SlideShare a Scribd company logo
1 of 230
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRẦN XUÂN ĐỨC
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRẦN XUÂN ĐỨC
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 9850103
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN NGỌC NÔNG
2. TS. NGUYỄN TIẾ N SỸ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng sử dụng để
bảo vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Trần Xuân Đức
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn
đến tập thể các thầy, cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên, Ban Quản lý đào tạo, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Ngọc Nông,
TS. Nguyễn Tiến Sỹ - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ
ra những ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án.
Tôi cũng xin được gửi lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo các Phòng ban, người
dân địa phương huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện để tôi điều tra, thu thập
số liệu và thực hiện, theo dõi mô hình thí nghiệm phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể và cơ quan, ban, ngành, bạn
bè và người thân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể
và cá nhân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án
Trần Xuân Đức
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iii
PHỤ LỤC ........................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................3
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ...............4
1.1.1. Khái niệm về đất, đất đai, đất sản xuất nông nghiệp.............................................4
1.1.2. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững.........................................................5
1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp..........................................................7
1.1.4. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững.................13
1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .26
1.2.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới ......................................................................26
1.2.2. Tình hình sử dụng đất tại Việt Nam ....................................................................31
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM..................................................34
1.3.1. Những nghiên đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền
vững ở Việt Nam ..........................................................................................................34
1.3.2. Những nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp
bền vững trên địa bàn Hà Tĩnh ......................................................................................40
1.4. NHỮNG NHẬN XÉT RÚT RA TỪ NHỮNG NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VÀ
HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................43
iv
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................45
2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .....................................45
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................45
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................45
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................45
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn.......................................45
2.2.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn .................46
2.2.3. Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn..........................46
2.2.4. Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện
Hương Sơn.....................................................................................................................47
2.2.5. Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững
huyện Hương Sơn..........................................................................................................47
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................48
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................48
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................................48
2.3.3. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp....................................................................50
2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các loại, kiểu sử dụng đất...49
2.3.5. Phương pháp điều tra, chỉnh lý bản đồ đất và lấy mẫu đất phân tích..................54
2.3.6. Phương pháp phân tích đất ..................................................................................55
2.3.7. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp ...............................56
2.3.8. Phương pháp xây dựng bản đồ ............................................................................56
2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................58
2.3.10. Phương pháp chuyên gia ...................................................................................59
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................60
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HƯƠNG SƠN.............60
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................60
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội......................................................................................64
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn ........69
3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
HƯƠNG SƠN................................................................................................................70
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .....................................................70
3.2.2. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2015 .................71
3.2.3. Hiện trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn..73
v
3.2.4. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các loại sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp huyện Hương Sơn..............................................................................................75
3.2.5. Đánh giá một số tồn tại, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn.102
3.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN
HƯƠNG SƠN.............................................................................................................105
3.3.1. Đặc điểm, tính chất của các loại đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp huyện
Hương Sơn...................................................................................................................105
3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................112
3.3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai đối với các loại sử dụng đất ..................................120
3.4. KẾT QUẢ THEO DÕI MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN ..........................................................128
3.4.1. Mô hình 1: Chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa) ....................................................128
3.4.2. Mô hình 2: Chuyên màu (Lạc - Đậu - Ngô)......................................................130
3.4.3. Mô hình 3: Chuyên cỏ (Cỏ Mulato 2) ...............................................................134
3.4.4. Mô hình 4: Cây công nghiệp lâu năm (Chè CLV18) ........................................136
3.4.5. Mô hình 5: Cây ăn quả (Cam bù) ......................................................................138
3.4.6. Những nhận xét rút ra sau khi theo dõi các mô hình sử dụng đất.....................141
3.5. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN HƯƠNG SƠN ............................................142
3.5.1. Đề xuất định hướng sử dụng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện
Hương Sơn...................................................................................................................142
3.5.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên
địa bàn huyện Hương Sơn ...........................................................................................147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................151
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................151
2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
AHP Phương pháp phân tích thứ bậc (Analitic Hierichy Process)
BVTV Bảo vệ thực vật
CLĐ Công lao động
CLĐGĐ Công lao động gia đình
CPTG Chi phí trung gian
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CPTG Chi phí trung gian
CT Chỉ thị
DTTN Diện tích tự nhiên
FAO Tổ chức Nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)
GTNC Giá trị ngày công
GTSX Giá trị sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
HQMT Hiệu quả môi trường
HQKT Hiệu quả kinh tế
HQXH Hiệu quả xã hội
HSĐV Hiệu suất đồng vốn
HTX Hợp tác xã
ISRIC Trung tâm Thông tin tài nguyên đất Quốc tế
(International Soil Reference and Information Centre)
IUCN Hiệp hội quốc tế các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên môi
trường (International Union for Conservation of Nature)
LUT Loại sử dụng đất (Land use type)
MCE Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (Multi- Criteria Evalue)
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NS Năng suất
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
PTBV Phát triển bền vững
PTNT Phát triển Nông thôn
vii
PTNNBV Phát triển nông nghiệp bền vững
SDĐ Sử dụng đất
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TBKHKT Tiến bộ khoa học kỹ thuật
TV1 Tiểu vùng 1
TV2 Tiểu vùng 2
TV3 Tiểu vùng 3
TW Trung ương
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
(United Nations Development Programme)
UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
(United Nations Environment Programme)
WCED Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới
(World Commission on Environment and Development)
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác nông nghiệp trên thế giới .......28
Bảng 1.2. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác nông nghiệp .............................28
tại một số nước Đông Nam Á........................................................................................28
Bảng 1.3. Biến động về dân số và diện tích đất canh tác trên thế giới (giai đoạn 1960 -
2050)..............................................................................................................................29
Bảng 1.4. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp toàn quốc năm 2015...............................31
Bảng 1.5. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015.......................................32
Bảng 2.1. Phân bố số phiếu điều tra theo tiểu vùng huyện Hương Sơn........................49
Bảng 2.2. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn...................................................51
Bảng 2.3. Bảng phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất trên địa
bàn huyện Hương Sơn ...................................................................................................51
Bảng 2.4. Bảng phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất trên
địa bàn huyện Hương Sơn .............................................................................................52
Bảng 2.5. Phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu trong đánh giá tính bền vững của các
LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn..............................................................53
Bảng 2.6. Ma trận so sánh cặp đôi.................................................................................58
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của các ngành giai đoạn 2010-2016 huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ..........................................................................................................66
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số giai đoạn 2010-2016.........................................67
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất có tiềm năng chuyển đổi
sang đất sản xuất nông nghiệp đến 31/12/2015 huyện Hương Sơn ..............................71
Bảng 3.4. Tình hình biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất.....................72
có tiềm năng chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn......................72
Bảng 3.5. Hiện trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn .........74
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV1.........76
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV2.........77
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV3.........78
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện
Hương Sơn.....................................................................................................................79
ix
Bảng 3.10. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 1......................82
Bảng 3.11. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2......................83
Bảng 3.12. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 3......................84
Bảng 3.13. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn ..........86
Bảng 3.14. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng so với mức khuyến cáo trên
địa bàn huyện Hương Sơn .............................................................................................88
Bảng 3.15. Phân cấp khả năng duy trì độ phì dựa theo liều lượng phân bón thực tế và
khuyến cáo cho các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Hương Sơn ....................92
Bảng 3.16. Phân cấp khả năng bảo vệ đất dựa theo tỉ lệ thời gian che phủ mặt đất trong
năm của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất ..............................................................93
Bảng 3.17. Hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện
Hương Sơn.....................................................................................................................94
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế của các LUTs và kiểu sử
dụng đất .........................................................................................................................96
Bảng 3.19. Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt xã hội của LUTs và kiểu sử dụng đất.....97
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt môi trường của các LUT và kiểu sử
dụng đất .........................................................................................................................99
Bảng 3.21. Trọng số của các chỉ tiêu tham gia đánh giá tính bền vững của các LUT sản
xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn...........................................................................100
Bảng 3.22. Đánh giá tổng hợp tính bền vững của các LUT sản xuất nông nghiệp huyện
Hương Sơn...................................................................................................................101
Bảng 3.23. Tình hình tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ............................................103
trong sản xuất của các hộ gia đình huyện Hương Sơn ................................................103
Bảng 3.24. Tổng hợp số thửa đất sản xuất nông nghiệp của.......................................104
các hộ gia đình hiện đang được quản lý và sản xuất...................................................104
Bảng 3.25. Phân loại các nhóm đất trên địa bàn huyện Hương Sơn...........................106
Bảng 3.26. Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất huyện Hương Sơn .114
Bảng 3.27. Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất ...............................................114
Bảng 3.28. Các chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và tổng hợp diện tích
theo phân cấp tại vùng nghiên cứu huyện Hương Sơn................................................116
Bảng 3.29. Tổng hợp quy mô diện tích và đặc tính của đơn vị đất đai.......................117
x
vùng nghiên cứu huyện Hương Sơn............................................................................117
Bảng 3.30. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp......122
Bảng 3.31. Kết quả phân hạng thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp đã được chọn tại địa bàn huyện Hương Sơn...........................................124
Bảng 3.32. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên lúa (2014-2016)............................129
Bảng 3.33. Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên lúa (2014 - 2016)...........................129
Bảng 3.34. Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên lúa (2014-2016).....................130
Bảng 3.35. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên màu (2014 - 2016)........................132
Bảng 3.36. Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên màu (2014-2016)...........................133
Bảng 3.37. Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên màu (2014-2016)...................134
Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế của mô hình cỏ Mulato 2 (2014-2016)..........................135
Bảng 3.39. Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên cỏ (2014-2016)..............................135
Bảng 3.40. Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên cỏ (2014-2016)......................136
Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của mô hình chè công nghiệp CLV18 (2014-2016)......137
Bảng 3.42. Hiệu quả xã hội của mô hình chè công nghiệp CLV18 (2014-2016).......138
Bảng 3.43. Hiệu quả môi trường của mô hình chè công nghiệp CLV18 (2014-2016)....138
Bảng 3.44. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam bù (2014-2016)........................140
Bảng 3.45. Hiệu quả xã hội của mô hình trồng cam bù (2014-2016) .........................140
Bảng 3.46. Hiệu quả môi trường của mô hình trồng cam bù (2014-2016).................141
Bảng 3.47. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các mô hình sử dụng đất .......................141
Bảng 3.48. Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững đến năm 2020 trên địa
bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh...........................................................................145
Bảng 3.49. Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo các kiểu sử dụng đất huyện
Hương Sơn đến năm 2020...........................................................................................146
Bảng 3.50. Diện tích đề xuất phát triển các LUT theo mức độ thích hợp và yếu tố hạn
chế chính......................................................................................................................147
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất .....................................................8
Hình 1.2. Cấu trúc của phân hạng thích hợp đất đai theo FAO .........................21
Hình 1.3. Quy trình đánh giá đất theo FAO.......................................................22
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ...........................60
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Hương Sơn giai đoạn 2010-2016 .......65
Hình 3.3. Hình ảnh mô hình chuyên lúa...........................................................128
Hình 3.4. Hình ảnh mô hình chuyên màu.........................................................131
Hình 3.5. Hình ảnh mô hình chuyên trồng cỏ ..................................................134
Hình 3.6. Hình ảnh mô hình cây công nghiệp lâu năm (Chè CLV18).............137
Hình 3.7. Hình ảnh mô hình cây ăn quả (Cam bù)...........................................139
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tư liệu đầu vào của nền kinh tế và là tư liệu đặc biệt quan trọng
trong hoạt động sản xuất, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên do đất đai là tài nguyên không tái tạo và rất hạn chế nhưng dân số ngày
càng gia tăng, kéo theo yêu cầu về lương thực, thực phẩm tăng đòi hỏi phải khai thác,
sử dụng triệt để tiềm năng đất cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy để phát triển bền
vững cần phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Ngành nông nghiệp tại Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng, có nhiệm vụ tạo ra
lượng thực, thực phẩm cho nhu cầu của hơn 93 triệu người, nguyên liệu cho chế biến,
mặt khác còn tham gia vào thị trường xuất khẩu. So với các quốc gia trên thế giới, diện
tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp với 11.505.796 ha
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016) [15]. Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp (2017) [87], tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2006 –
2015 đạt 4,46%/năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,12%/năm và giai đoạn 2011
- 2015 bình quân mỗi năm tăng 3,81%. Ngành nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất liên
tục xuất siêu với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao kể cả trong những giai đoạn
kinh tế gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2016 chiếm 18,2% kim
ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp 17% trong tổng GDP cả nước (năm 2005: 19,3%,
năm 2010: 18,4%), đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia. Tuy đạt
được những thành tựu to lớn nhưng sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng đang phải
đối mặt với nhiều thách thức và có xu hướng không bền vững do sản xuất nhỏ, manh
mún, mức độ cơ giới hoá thấp nên năng suất lao động trong nông nghiệp cũng thấp, chất
lượng nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, liên kết trong chuỗi giá
trị sản xuất còn thấp và khả năng cạnh tranh yếu.
Hương Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là
109.679,50ha, diện tích đất nông nghiệp có 100.024,56ha, trong đó có 16.532,49ha đất
sản xuất nông nghiệp (Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2015) [25], hiện đang sử dụng cho
gieo trồng lúa, các cây chuyên màu, trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, chè,
cây ăn quả, đặc biệt là quả cam Bù nổi tiếng đã gắn liền với địa danh của huyện; năng
2
suất và chất lượng của cây trồng ngày càng gia tăng, góp phần tăng thu nhập cho hộ
nông dân nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội của huyện nói chung. Quá trình canh
tác nông nghiệp đã không chú ý đến biện pháp bồi dưỡng, cải tạo và bảo vệ nên đất bị
bạc màu hoá. Sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh yếu, giá trị gia tăng thấp và có
xu hướng không bền vững. Trong khi đó cũng chính trên địa bàn huyện Hương Sơn đã
có một số mô hình sử dụng đất hiệu quả nhưng sức lan toả thấp. Do vậy, Uỷ ban nhân
dân huyện Hương Sơn đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, với cây lâu năm
là chè, cao su, cây ăn quả là cam Bù và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa và nuôi
Hươu (UBND huyện Hương Sơn, 2014b) [82]. Tuy nhiên, chuyển đổi ở loại đất nào
và quy mô diện tích của từng loại sử dụng đất cần phải được xác định nên cần thiết
phải có một nghiên cứu toàn diện bao gồm cả hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm, tính
chất đất, khí hậu và điều kiện về nước nhằm xác định được tiềm năng đất phát triển
sản xuất nông nghiệp bền vững dựa trên phương pháp khoa học. Xuất phát từ tình hình
thực tiễn trên, việc thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng
sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” là
cần thiết và có ý nghĩa.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tiềm năng phát triển các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề
xuất định hướng sử dụng đất gắn với các giải pháp thực hiện trên địa bàn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;
- Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp, xác định được các loại sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;
- Đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững đến năm
2020 và các giải pháp thực hiện trên địa bàn huyện Hương Sơn.
3
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học
Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về đánh giá tiềm năng đất đai
phục vụ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững địa trên bàn nghiên cứu và các
huyện miền núi biên giới có điều kiện sinh thái tương tự.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các cấp quản lý ở địa phương có cơ sở
khoa học hoạch định khai thác, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả, tiết
kiệm và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Luận án đã lựa chọn và xác định được các chỉ tiêu định lượng, định tính trong
đánh giá tính bền vững của các LUTs phù hợp với điều kiện một huyện miền núi, biên
giới vùng Bắc Trung Bộ.
- Bổ sung, hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ
định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1.1. Khái niệm về đất, đất đai, đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1.1. Đất (thổ nhưỡng, soil)
Docutraiep, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất
cho rằng: “Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là
thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là
khác biệt bởi với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo
thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (dẫn theo Vũ Ngọc Tuyên,
1994) [78].
Theo Wiliam “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm
cho cây trồng” (dẫn theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009a) [12].
1.1.1.2. Đất đai (land)
Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm
tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa
hình, hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể
động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng
bậc thang, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995) [108].
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan, đất được coi là “vật mang” (Carrier)
của hệ sinh thái (Lê Văn Khoa, 2000) [40]. Trong đánh giá đất, đất đai được định nghĩa
là những khoanh/vạt đất được xác định trên bản đồ với những đặc tính và tính chất
riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình, chế độ nước… (Đào Châu Thu
và Nguyễn Khang, 1998) [64].
Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích
nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên
mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các
5
thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản
xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
1.1.1.3. Đất sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp và còn được gọi là ruộng đất, còn đất sản xuất nông nghiệp bao
gồm đất sản xuất cây hàng năm, đất sản xuất cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả
(Nguyễn Công Thắng, 2014) [63].
Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta với hơn
70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Lê Du
Phong, 2007) [53]. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất
sản xuất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần
làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xãhội.
1.1.2. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững
Theo Bill Mollison và Mia Slay (1994) [5], nông nghiệp bền vững là một hệ
thống được thiết kế để chọn môi trường bền vững cho sự sống của con người. Đó là
một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn
những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi
trường. Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi
kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp
nhất, nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú
trong thiên nhiên một cách bền vững mà không liên tục huỷ diệt sự sống trên trái đất.
Theo Dumanski (2000) [98], nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững là duy
trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất, nước và tính đa dạng
gen. Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu: quản lý đất bền vững,
công nghệ được cải tiến và hiệu quả kinh tế phải nâng cao, trong đó quản lý đất đai bền
vững được đặt lên hàng đầu. Nông nghiệp giữ vai trò động lực cho phát triển kinh tế ở hầu
6
hết các nước đang phát triển. Một nền nông nghiệp bền vững hơn rất cần thiết để tạo ra
những lợi ích lâu dài, góp phần vào phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo.
Theo Conway và Barier (1990) [96] thì xu hướng chung hiện nay trên thế giới,
các chủ trương và biện pháp nhằm PTNNBV cần phải đồng thời hướng đến ba mục
tiêu chính gồm:
- Phát triển bền vững về kinh tế: Trong nông nghiệp, bền vững về kinh tế được
hiểu là sự tăng lên ổn định của năng suất và sản lượng các loại cây trồng, các con
vật nuôi trong từng giai đoạn nhất định. Sở dĩ phải tính theo từng giai đoạn, chứ
không tính theo từng năm riêng biệt, vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nặng nề
vào điều kiện tự nhiên. Có thể, năm nay do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với việc
canh tác tốt của người nông dân, sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất và sản
lượng cây trồng nhờ đó đều tăng hơn so với năm trước; những năm tiếp theo, người
nông dân vẫn thực hiện tốt các quy trình canh tác, song do thời tiết, khí hậu diễn biến
bất thường, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, tàn phá nặng nề đối với các loại cây
trồng và con vật nuôi. Hậu quả là cả năng suất và sản lượng các sản phẩm nông
nghiệp trong năm đó đều bị giảm sút. Chính vì thế, đánh giá tính bền vững trong
phát triển nông nghiệp phải căn cứ vào từng giai đoạn, ít nhất phải là từ 3 - 5 năm.
- Phát triển bền vững về mặt xã hội: Sản xuất nông nghiệp chủ yếu diễn ra trong
khu vực nông thôn và do người nông dân thực hiện. Ở các nước có nền kinh tế chậm
phát triển, hoặc đang phát triển, nông nghiệp, nông thôn, nông dân tuy rất quan trọng
(chiếm phần lớn diện tích, dân số và lao động của quốc gia), nhưng lại là khu vực hết
sức lạc hậu. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của nông thôn vừa thiếu, vừa yếu; cơ sở vật
chất kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí của người dân thấp kém,
người lao động đa phần là chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy, bảo
đảm tính bền vững về xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp là đòi hỏi vô cùng
bức xúc của các quốc gia này. Có nhiều yêu cầu về mặt xã hội đối với bền vững phát
triển nông nghiệp, song quan trọng nhất là nâng cao nhanh thu nhập cho người dân và
bảo đảm tính công bằng trong việc hưởng thụ các thành quả do phát triển mang lại.
- Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường: Sản xuất nông nghiệp là
ngành có liên quan nhiều nhất đến các nguồn lực tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên
7
đất, tài nguyên nước và tài nguyên rừng, và cũng là ngành chịu sự tác động nặng nề
nhất của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thời tiết và khí hậu. Bởi vậy, hơn bất kỳ
ngành nào khác, nông nghiệp phải là ngành số một bảo đảm tính bền vững về môi
trường trong phát triển. Có rất nhiều yêu cầu về bảo vệ môi trường trong phát triển
nông nghiệp, trong đó ba vấn đề được đặt lên hàng đầu là: (1) bảo vệ và không ngừng
nâng cao độ phì nhiêu của đất; (2) bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng của
nguồn nước; (3) bảo vệ rừng.
Tóm lại, đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đảm bảo
khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không bị suy giảm
theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con
người, các sinh vật.
1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất
Theo Nguyễn Như Ý (2001) [91], hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của
công việc mang lại. Theo Đỗ Kim Chung và cs (1997) [22], hiệu quả sử dụng đất phải
là kết quả của quá trình sử dụng đất. Theo Vũ Thị Bình (1995a) [7], hiệu quả sử dụng
đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật,
quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều
kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các
ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.
Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [57], tiêu chí đánh giá phát triển
nông nghiệp bền vững: Tốt về môi trường, có hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu xã
hội, nhạy cảm về văn hóa, áp dụng các công nghệ thích hợp, có cơ sở khoa học hoàn
thiện và đem lại sự phát triển chung cho cộng đồng.
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất
bền vững không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải
xem xét trên tổng thể các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường (Hình 1.1).
8
Hình 1.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất
Như vậy, vấn đề tiêu chí để xem xét, chấp nhận một loại sử dụng đất có bền
vững hay không phải dựa vào 3 tiêu chí là kinh tế, xã hội và môi trường. Trong mỗi
tiêu chí lại có các chỉ tiêu khác nhau. Đây cũng là vấn đề được cộng đồng các nhà
khoa học quan tâm và nghiên cứu.
1.1.3.2. Các loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là mục tiêu của người sản xuất, là thước đo phản ánh mức
độ thành công của sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu. Hiệu
quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được
một trong hai hiệu quả, hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ thì mới
chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho hiệu quả kinh tế. Chỉ
khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Như vậy, để đạt được
hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải đạt được cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (Đỗ Kim Chung và cs., 1997) [22].
9
Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt kinh tế
và chi phí sản xuất bỏ ra. HQKT đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động sản
xuất. HQKT là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả, nó có vai trò quyết định đối
với các loại hiệu quả khác. HQKT là loại hiệu quả có khả năng lượng hóa, được tính
toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu. Khi đánh giá HQKT
sử dụng đất có thể dùng nhiều chỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vào mục
đích và phạm vi nghiên cứu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009b) [13].
Phan Văn Khuê và cs (2016) [41], khi đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất
nông nghiệp tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã chọn 5 chỉ tiêu gồm: tổng giá trị
sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, giá trị ngày công và hiệu quả đồng vốn.
Đào Đức Mẫn (2014) [42] thì chỉ chọn 4 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu giá trị ngày công
không được chọn để đánh giá. Theo Lê Văn Khoa (2000) [40], khi xác định hiệu quả
kinh tế cần lựa chọn các chỉ tiêu định lượng được (giá trị tuyệt đối) bằng tiền
theo thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao,
thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn
b. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và
tổng chi phí bỏ ra (FAO, 1990) [106]. Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp
chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp
(Nguyễn Duy Tính, 1995) [67]. Theo FAO (1990) [106], các chỉ tiêu để đánh giá hiệu
quả xã hội gồm: trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội. Theo Hội Khoa học Đất
(2000) [31], hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu như: đảm bảo an toàn
lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; đáp ứng được mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế của vùng; thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho
nông dân; góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật..., tăng
cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu.
Tùy vào yêu cầu nghiên cứu hay mục tiêu xây dựng dự án, người đánh giá có
thể lựa chọn chỉ tiêu khác nhau để đưa vào phân tích, đánh giá (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, 2009b) [13]. Theo Nguyễn Thị Vòng, Trần Thị Hương Giang
(2017) [89], hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: khả năng thu hút lao
10
động, mức độ chấp nhận và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Phan Văn Khuê và cs (2016)
[41], Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Quang Tiến (2017) [46] khi đánh giá hiệu quả xã hội của
mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã lựa chọn 2 chỉ tiêu gồm: công lao động
và giá trị ngày công lao động. Nguyễn Minh Thanh (2016) [61], khi nghiên cứu đánh
giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã sử
dụng các chỉ tiêu: Ngày công sử dụng, số loại sản phẩm và mức độ chấp nhận của
người dân.
c. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh
học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất
trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả
hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu
quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật
chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là
hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu
quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi
trường dẫn đến (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992) [21].
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền
vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; đánh
giá các nguồn tài nguyên nước bền vững; đánh giá quản lý đất đai; đánh giá hệ
thống sản xuất cây trồng; đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì
của đất và bảo vệ cây trồng; đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; sự thích hợp
với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông
nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích
trong một thời gian dài (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000) [31].
Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo
chiều hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, tính chất của
đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất,
phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng
11
rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây
nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường (Đỗ
Nguyên Hải, 1999) [29]. Theo Phan Văn Khuê và cs (2016) [41], hiệu quả môi trường
được đánh giá dựa vào mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng
và mức độ che phủ đất, bảo vệ đất, chống xói mòn. Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Quang Tiến
(2017) [46] đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
theo 3 tiêu chí gồm: mức sử dụng phân bón, mức sử dụng thuốc BVTV và khả năng
chống xói mòn đất thông qua thời gian che phủ đất. Lê Cảnh Định, Trần Trọng Đức
(2011) [28] cũng dựa vào 3 chỉ tiêu gồm: lượng thuốc trừ sâu và phân bón đưa vào đất,
nâng cao đa dạng sinh học và độ che phủ khi nghiên cứu về tiêu chí môi trường
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
a. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [67], điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu,
thời tiết...) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nên cần đánh giá đúng
điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng, vật nuôi phù hợp và định hướng
đầu tư thâm canh.
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo
N.Borlang - người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước đang phát
triển cho rằng: Yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế
giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất
(dẫn theo Nguyễn Duy Tính, 1995) [67].
b. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật
Các biện pháp kỹ thuật của con người tác động vào đất đai, cây trồng, vật nuôi
nhằm tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Đây là những tác động có sự hiểu biết
sâu sắc về đối tượng sản xuất, thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo
thông minh sắc sảo (Đường Hồng Dật và cs., 1994) [26].
Frank Ellis và Douglass C.North cho rằng ở các nước phát triển, khi có sự tác
động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra
yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất (World Bank, 1992) [126].
12
Đến thế kỷ 21, nông nghiệp nước ta đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất, góp phần tăng cao đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp
kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
c. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
- Công tác quy hoạch bố trí sản xuất: Thực hiện công tác quy hoạch phân vùng
sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và
đánh giá nhu cầu của thị trường, gắn với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chế
biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp bảo vệ tài nguyên,
môi trường. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi và khai thác đất một
cách đầy đủ, hợp lý. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành
tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá.
- Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì thế,
phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất là
rất cần thiết. Muốn vậy, cần phải đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông
nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ
giữa các hình thức đó.
Nông nghiệp nước ta thời kỳ 1958 - 1980 là thời kỳ xây dựng HTX nông
nghiệp đã phát triển với nhiều hình thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ
đến vừa và lớn và đã trải qua nhiều cuộc vận động, củng cố và mở rộng quy mô ô thửa
tương đối lớn, đã tạo điều kiện tốt cho việc cơ giới hoá và áp dụng tiến bộ kỹ thuật
trong sản xuất. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp nên sức sản xuất
trong nông thôn bị kìm hãm, năng suất lao động thấp, công tác quản lý của Ban quản
lý HTX cồng kềnh. Đời sống nông dân nhất là xã viên HTX vẫn thấp, làm không đủ
ăn, mô hình HTX kiểu cũ đã tỏ ra không còn phù hợp (Nguyễn Khánh Bật, 2001) [4].
Thời kỳ từ 1981 đến nay là thời kỳ đổi mới từng bước cơ chế quản lý HTX
nông nghiệp gắn liền với cơ chế đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thời kỳ này
được mở đầu bằng Chỉ thị 100 CT/TW của Ban bí thư TW Đảng ngày 13/01/1981. Sau
13
đó, thực hiện Nghị quyết 10, theo tinh thần đổi mới đã giải phóng được sức sản xuất,
năng suất lao động cao. Tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ và vai trò của hộ nông
dân được khẳng định như là một thành phần kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, nông
thôn. Tuy nhiên, sau khi thực hiện khoán hộ ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún đã gây
cản trở đến quá trình hiện đại hoá nông nghiệp. Vì vậy, trong tương lai cần tạo dựng
cơ sở nền tảng từng bước phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn, đó là hình
thành nên quy mô sản xuất trên ô thửa lớn bằng việc tích tụ ruộng đất và dồn ô đổi
thửa, cùng với việc xác lập các hệ thống tổ chức sản xuất như HTX kiểu mới, hình
thành các trang trại tập trung để phát triển sản xuất (Nguyễn Văn Khánh, 2001) [36].
d. Nhóm các yếu tố xã hội
- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường
nông sản phẩm. Có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
là: Năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu
thụ sản phẩm đầu ra (Nguyễn Duy Tính, 1995) [67].
- Hệ thống chính sách (chính sách đất đai, giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định
lâu dài, chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp...)
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
sản xuất nông nghiệp của Nhà nước.
- Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các
chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.
1.1.4. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững
1.1.4.1. Khái niệm
Tiềm năng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, tiềm năng có thể là những
khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biết đến hoặc
chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con người (Bùi Văn Sỹ,
2012) [59].
Đánh giá tiềm năng đất đai là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất liên
quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai
thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ
14
dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hóa… để có thể lựa
chọn những loại hình sử dụng đất phù hợp. Đánh giá tiềm năng đất đai cung cấp về
mă ̣t số lượng, chất lượng đất gắn với mục đích sử dụng, mứ c độthích hợp và thuâ ̣n lợi,
đây là cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững. Đánh giá tiềm
năng đất đai là cơ sở cho quy hoa ̣ch phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phát huy lợi
thế so sánh theo đă ̣c trưng vùng, miền (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005) [56].
Mục đích của đánh giá tiềm năng đất đai là đánh giá được sự thích hợp của
vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục đích và nhu cầu của con người;
xác định những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa chọn
(Bùi Văn Sỹ, 2012) [59]. Xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử
dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu
cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005) [56].
Như vậy, đánh giá đất đai thực chất là đánh giá tiềm năng đất đai và đều dựa trên
việc so sánh đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của cây trồng với những đặc điểm
đất đai của khoanh đất, vạt đất với một cây trồng cụ thể.
1.1.4.2. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai của một số nước trên thế giới
a. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai tại Mỹ
Đánh giá tiềm năng đất đai của Mỹ dựa trên những yếu tố hạn chế gây trở ngại
cho việc sử dụng đất. Trong đó có những loại hạn chế lâu dài và những loại hạn chế
tạm thời. Những hạn chế lâu dài là những hạn chế nếu chỉ tác động bằng cải tạo nhỏ
thì không giải quyết được nên đòi hỏi đầu tư lớn. Những hạn chế tạm thời là những
hạn chế có thể cải tạo bằng những biện pháp kỹ thuật và quản lý, ít tốn kém. Do vậy
khi xác định tiềm năng đất đai đòi hỏi phải xem xét từng khoanh đất, vạt đất. Những
khoanh đất có mức độ hạn chế lớn, chi phối mạnh đến sử dụng đất cho một loại cây
trồng cần đưa vào sản xuất thì khoanh đất đó sẽ không có tiềm năng hay không thích
hợp đối với loại cây trồng đó mà không cần xem xét các yếu tố thuận lợi khác có trong
đất. Hiện nay tại Mỹ đang sử dụng 2 phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai gồm:
- Phương pháp tổng hợp: Phân chia phức hệ lãnh thổ tự nhiên và đánh giá tiềm
năng đất đai theo năng suất cây trồng trong nhiều năm (10 năm trở lên). Khi tiến hành
15
đánh giá tiềm năng đất đai, các nhà khoa học đã tiến hành phân hạng đất đai cho từng
loại cây trồng chính, đặc biệt là cây lúa mì và xác định mối tương quan giữa đất đai
với các giống lúa mì được trồng trên đó để đề ra những biện pháp thâm canh tăng năng
suất (Đoàn Công Quỳ, 2000) [55].
- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê yếu tố tự nhiên và kinh tế để so
sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác (Huỳnh
Văn Chương, 2011) [24].
Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất
phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất. Người ta chia đất đai
trong lãnh thổ Mỹ thành 8 nhóm khác nhau: Bốn nhóm đầu là thích hợp cho sản xuất
nông nghiệp và bốn nhóm sau là những nhóm không thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp được dùng vào các mục đích sử dụng khác. Bốn nhóm đầu có mức thích hợp từ
cao đến thấp, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Bao gồm những loại đất không có trở ngại gì trong khi sử dụng, thích
hợp với nhiều loại cây trồng. Đặc điểm là tầng đất dày, không bị xói mòn, dễ canh tác,
không đòi hỏi nhiều biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất.
Nhóm 2: Bao gồm những loại đất cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng,
nhưng có chất lượng kém hơn nhóm 1, thể hiện một số hạn chế nhỏ.
Nhóm 3: Thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhưng khi sản xuất phải tuân thủ
một số biện pháp bảo vệ đất, mức độ hạn chế của các yếu tố đã tăng lên.
Nhóm 4: Gồm những loại đất thích hợp với một số loại cây trồng nhưng không
thường xuyên, do đó phải có nhiều biện pháp cải tạo mới sử dụng có hiệu quả.
Phương pháp đánh giá đất của Mỹ có hạn chế là không đi sâu vào nghiên cứu
từng LUT cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế, xã hội. Tuy nhiên,
phương pháp này rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế trong quản lý và sử dụng đất
có tính đến các vấn đề về môi trường, đây cũng chính là điểm mạnh của phương pháp
nhằm mục đích duy trì và sử dụng đất bền vững (Đỗ Nguyên Hải, 2000) [30].
b. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai ở Liên Xô (cũ)
Đây là trường phái đánh giá tiềm năng đất theo quan điểm phát sinh, phát triển
16
của Docuchaep ... Đánh giá đất dựa trên cơ sở các đặc tính khí hậu, địa hình, địa mạo,
thổ nhưỡng, nước ngầm và thực vật. Phương pháp đánh giá được hình thành từ đầu
những năm 50, sau đó đã được phát triển và hoàn thiện vào năm 1986 để tiến hành
đánh giá và thống kê chất lượng tài nguyên đất đai nhằm phục vụ cho mục đích xây
dựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên
lãnh thổ Liên bang Xô viết. Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho điểm
các yếu tố trên cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất. Đối chiếu giữa
tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa chọn
để phân hạng đánh giá đất. Đơn vị đánh giá đất là các chủng loại đất, quy định đánh
giá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ. Chỉ tiêu
đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm, mức hoàn vốn, địa tô cấp sai (phần lãi
thuần túy) (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [64]. Nguyên tắc đánh giá mức độ
sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ theo các
nhóm và các lớp thích hợp.
- Nhóm đất thích hợp được phân theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên,
trên phạm vi vùng rộng lớn.
- Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ
nhưỡng như điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nước. Trong
cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật
cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện theo 3 bước: (1) Đánh giá lớp
phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên); (2) Đánh giá
khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp với khí hậu, độ ẩm, địa
hình…); (3) Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất
đai) (Huỳnh Văn Chương, 2011) [24].
Đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh của Liên Xô cũ đã được sử dụng rộng
rãi ở các nước thuộc hệ thống XHCN cũ, ở Đông Âu và một vài nước khác ở châu Á,
châu Phi. Kết quả đánh giá đất đã giúp cho việc hoạch định chiến lược sử dụng và
quản lý nguồn tài nguyên đất theo các phân vùng nông nghiệp tự nhiên hướng tới mục
đích sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất hợp lý. Tuy nhiên, phương pháp này thuần túy quan
17
tâm đến các yếu tố tự nhiên của đối tượng đất đai, mà chưa xem xét đầy đủ đến yếu tố
kinh tế, xã hội. Đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng thích
hợp chưa đi sâu đánh giá phân loại riêng rẽ cho từng loại hình sử dụng, do đó sẽ không
tránh khỏi chủ quan trong đánh giá.
c. Phương đánh giá tiềm năng đất ở Ấn Độ và các nước nhiệt đới ẩm châu Phi
Ở Ấn Độ và các nước nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương pháp
tham biến trong đánh giá đất. Đối với Ấn Độ, người ta dùng hàm toán học biểu thị
mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng các phương trình toán học.Trong đó, kết
quả phân hạng đất được thể hiện ở dạng % hoặc cho điểm, được chia thành 6
nhóm: (1) Nhóm thượng hảo hạng: Đất đạt 80% -100%, có thể trồng bất kỳ loại
cây gì cũng cho năng suất cao; (2) Nhóm tốt: Đất đạt 60% - 79%, có thể trồng bất
kỳ cây gì nhưng cho năng suất thấp hơn; (3) Bốn nhóm còn lại là nhóm trung
bình, nhóm nghèo, nhóm rất nghèo và nhóm không thể dùng vào sản xuất nông
nghiệp. Tại các nước nhiệt đới ẩm châu Phi, việc áp dụng tham biến có tính đến
sự phụ thuộc vào một số tính chất sức sản xuất của đất. Sức sản xuất của đất phụ
thuộc vào đặc tính thổ nhưỡng như: Sự phát triển của phẫu diện đất, sự có mặt của
tầng đất chặt trong phẫu diện đất, màu sắc của đất và điều kiện thoát nước, độ
chua và độ no bazơ, mức phát triển của tầng mùn trong đất.... Tất cả những đặc
tính trên được thể hiện bằng các phương trình toán học và từ đó tính ra được sức
sản xuất của đất đai (Huỳnh Văn Chương, 2011) [24].
1.1.4.3. Phương pháp đá nh giá đất theo hướng dẫn của FAO
Đánh giá đất theo hướng dẫn của FAO thực chất là đánh giá tiềm năng đất, là sự
kế thừa, kết hợp được những điểm mạnh của cả 2 phương pháp đánh giá đất của Liên
Xô (cũ) và Mỹ, đồng thời có sự bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất đai
cho các mục đích sử dụng khác nhau. Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang tính
quốc tế đã giúp cho các nhà khoa học có tiếng nói chung, và bớt đi những trở ngại trên
các phương diện trao đổi thông tin cũng như kiến thức trong đánh giá sử dụng đất. Điểm
nổi bật của phương pháp đánh giá đất theo FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh
giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp
bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ.
18
Theo bản Đề cương lần đầu tiên của FAO (1976) [100] thì đánh giá đất đai
(Land Evaluation - LE) là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của
khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất cần phải có.
Như vậy đánh giá đất đai thực chất là đánh giá tiềm năng đất đai. Dẫn theo Đỗ Nguyên
Hải, (2000) [30] thì "đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối
với các mục tiêu sử dụng của con người trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
lợi, quy hoạch vùng và bảo tồn thiên nhiên..."
Trước tình hình suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ và ngày một tăng (đặc biệt là đất
nông nghiệp), tổ chức FAO đã có quá trình thử nghiệm đánh giá đất tại nhiều vùng
khác nhau trên thế giới và đã thu được những kết quả nhất định. Từ những năm 70,
nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng phát triển hệ thống đánh giá đất đai của họ, và
người ta nhận thức được tầm quan trọng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn
sản xuất đặt ra là phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và
ngăn chặn những tổn thất đối với tài nguyên đất đai. Các nhà khoa học nghiên cứu về
đánh giá đất trên thế giới nhận thấy phải có một sự nỗ lực không chỉ đơn phương ở
một quốc gia riêng rẽ, mà phải thống nhất và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá đất đai trên
phạm vi toàn cầu. Kết quả là ủy ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất đã được thành
lập tại Rome (Ý) của tổ chức FAO và cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên
vào năm 1972. Sau đó được BlinKman và Smyth soạn thảo lại và in ấn năm 1973.
Năm 1975, tại hội nghị Rome, những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm 1973 đã
được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO (K.J.Beek, J.Berema,
P.J.Mabiler, G.A.Smyth...) biên soạn lại để hình thành nội dung phương pháp đánh giá
đất đai đầu tiên của tổ chức FAO công bố năm 1976 (FAO, 1976) [100]. Tài liệu này
được thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển và tiếp tục được bổ sung, hoàn
thiện vào các năm sau đó để áp dụng đánh giá đất cho từng đối tượng chuyên biệt cụ
thể như: đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước trời (FAO, 1983) [101]; đánh
giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (FAO - 1985) [102]; đánh giá đất đai vì sự phát
triển (FAO, 1986) [103]; đánh giá đất đai cho phát triển nông thôn (FAO, 1988) [104];
đánh giá đất cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (FAO, 1989) [105]; đánh giá đất đai và
phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1994) [107].
Theo FAO (1976) [100] thì đánh giá đất đai được định nghĩa như sau: “Đánh
19
giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất, khoanh
đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”.
Đánh giá đất đai là một phần trong tiến trình quy hoạch sử dụng đất (Beek and
Berema, 1972) [93]. Khi tiến hành đánh giá đất cụ thể cho các đối tượng sản xuất
nông, lâm kết hợp thì đất đai được nhìn nhận như là một vạt đất xác định về mặt địa lý,
là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay
đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trong, bên trên và bên
dưới như không khí, loại đất, hình dạng, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực
vật, những hoạt động tác động từ trước và hiện tại của con người phát triển ở chừng
mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong
hiện tại và tương lai. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rộng
rãi bao gồm cả về không gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc
điểm đánh giá đất đai của FAO là những tính chất của đất có thể đo lường hoặc ước
lượng được. Vì vậy cần có sự lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá mà có sự tác động đến
vùng đất hay khu vực nghiên cứu (Dent, 1992) [97].
Ngoài việc xem xét xét kỹ về điều kiện tự nhiên thì phương pháp đánh giá đất
theo FAO rất chú trọng tới điều kiện kinh tế - xã hội. Các số liệu sinh học cùng các
yếu tố kinh tế - xã hội như sở hữu đất đai, khả năng lao động, những quyết định về mặt
chính sách, luật pháp, hệ thống giao thông, thủy lợi, các cơ sở chế biến, thị trường,
vốn... là những kết quả để giúp cho việc đánh giá đất đai mang tính thực tiễn hơn
(Julian Dumanski, 1998) [112].
Phương pháp đánh giá đất theo FAO dựa trên cơ sở phân hạng đất thích hợp với
nền tảng là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của cây trồng với chất lượng đất đai
xác định theo các bản đồ đơn vị đất đai. Ngoài ra, đánh giá đất còn gắn liền với việc
phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng
đất thích hợp nhất. Ngoài việc đề cập đến các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên đối với đất
đai, phương pháp này còn đề cập tới các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có liên quan đến khả
năng sử dụng đất và sinh lợi của chúng.... Đặc biệt, phương pháp đánh giá đất theo
FAO rất coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì, bảo vệ tài nguyên
đất đai nhằm tập trung những giải pháp cho mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp.
20
* Nguyên tắc đánh giá đất theo hướng dẫn của FAO:
- Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các
loại hình sử dụng đất cụ thể. Việc đánh giá đất đai đòi hỏi phải có sự so sánh giữa lợi
nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau
(phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, chi phí máy móc...)
- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp trong đánh giá đất, nghĩa là phải có sự
phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học.
Việc đánh giá đất đai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng/
khu vực cần nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp của các LUT đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền
vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được cân nhắc để quyết định. Đánh
giá đất tập trung so sánh giữa các sử dụng đất của các LUT khác nhau.
* Cấu trúc
Cấu trúc phân hạng của FAO được phân chia thành hai bậc gồm: thích hợp (S)
và không thích hợp (N). Hình 1.2.
- Bậc thích hợp được chia thành 3 hạng:
+ Rất thích hợp (S1): đất không có những hạn chế hoặc chỉ có hạn chế không
đáng kể đối với loại hình sử dụng đất đã xác định. Nhưng hạn chế đó không làm giảm
năng suất hoặc lợi nhuận, không làm tăng thêm đầu tư vốn tối thiểu hoặc định kỳ để
sản xuất và bảo vệ sản xuất.
+ Thích hợp (S2): đất có những hạn chế vừa phải cho một loại sử dụng đất.
Nhưng hạn chế đó đã làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm tăng đầu tư vốn tối
thiểu hoặc định kỳ để sản xuất và bảo vệ sản xuất; mặc dù vậy lợi nhuận thu được vẫn
có lãi nhưng so với loại S1 thì thấp hơn nhiều.
+ Ít thích hợp (S3): đất có những hạn chế nặng cho một loại sử dụng đất xác
định. Những hạn chế này đã làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận, làm tăng đầu tư để
sản xuất và bảo vệ sản xuất mà tiêu phí này chỉ vừa đủ bù lại mà không có lãi
21
- Bậc không thích hợp được chia thành 2 hạng
+ Không thích hợp hiện tại (N1): đất có những hạn chế nhưng có thể khắc
phục được bằng các biện pháp có mức đầu tư chi phí thấp nên có thể chấp nhận được.
+ Không thích hợp vĩnh viễn (N2): đất có những hạn chế nghiêm trọng đến
mức không có khả năng đưa vào sử dụng cho nông nghiệp.
Từ lớp nhỏ lại phân ra lớp phụ theo yếu tố hạn chế chính, số lượng lớp phụ
không hạn chế tuỳ thuộc vào sự xuất hiện của yếu tố hạn chế chính.
Từ lớp phụ phân chia nhỏ thành đơn vị thích hợp theo yêu cầu của công tác
quản lý chăm sóc, mức độ chi tiết phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu.
Nguyên tắc đánh giá khả năng thích hợp của một loại sử dụng đất, kiểu sử
dụng đất nào đó được FAO đề nghị là “phương pháp kết hợp theo yếu tố hạn chế
chính". Nghĩa là trong mỗi đơn vị đất đai có các yếu tố đã được lựa chọn để tạo lập
thành đơn vị đất đai đó, mỗi yếu tố này đều được chia thành 4 mức độ, trong đó có
những yếu tố chính, yếu tố bình thường. Việc phân chia yếu tố chính hay yếu tố bình
thường là dựa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng hoặc nhóm cây trồng lựa
chọn để đề xuất phát triển. Đây là nguyên tắc để xây dựng cây quyết định trong đánh
giá đất tự động với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phần mềm đánh
giá đất tự động (ALES).
Hình 1.2. Cấu trúc của phân hạng thích hợp đất đai theo FAO
* Trình tự đá nh giá đất theo FAO
Theo FAO (1976) [100], trình tự đánh giá đất được trình bày cụ thể tại hình 1.3.
22
Trong quy trình đánh giá đất của FAO thì bước điều tra xác định các loại hình sử dụng
đất được xem là một phần thiết yếu, quan trọng của công việc đánh giá đất và đánh giá
đất đai là kết quả của việc cân nhắc đánh giá các tiềm năng của đất đai cho một hay
nhiều loại hình sử dụng. Vì thế đánh giá đất yêu cầu thu thập những thông tin từ nhiều
phương diện của đất đai gồm thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí
hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật và các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường có liên
quan đến mục đích sử dụng đất (Phạm Quang Khánh, 1994) [37].
Nội dung chủ yếu của phương pháp đánh giá đất theo FAO gồm: (1) đánh giá
hiện trạng sử dụng đất để lựa chọn các loại hình sử dụng đất phục vụ đánh giá đất; (2)
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; (3) phân hạng thích hợp đất đai.
Hình 1.3. Quy trình đánh giá đất theo FAO
1.1.4.4. Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong đánh giá tiềm năng đất đai phục
vụ sản xuất nông nghiệp bền vững
23
Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (Multi- Criteria Evalue - MCE) là một kỹ
thuật phân tích đa tiêu chí cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng
của các tiêu chí khác nhau (Lootsma, 1999) [113]. Việc ra quyết định dựa trên đa chỉ
tiêu có thể được hiểu như một tập hợp các khái niệm, phương pháp tiếp cận, các mô
hình và phương pháp trợ giúp đánh giá (thể hiện qua trọng số, giá trị hoặc sự ưu tiên
hơn) theo nhiều tiêu chí (Barredo, 1996) [94].
Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu là phương thức đơn giản của quá trình thu
thập và xử lý hệ thống các thông tin khách quan và thể hiện quyết định chủ quan thông
qua việc lựa chọn một phương án tối ưu từ một tập hợp các chỉ tiêu ảnh hưởng đến
một số đối tượng phân tích. Điều này giúp cho việc đưa ra quyết định của các cá nhân
hoặc nhóm người một cách có hiệu quả hơn (Sharifi và cs., 2004) [122].
Trong thực tiễn, có 4 phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu gồm (Saaty,1980) [117]:
- Phương pháp phân tích thứ bậc (so sánh cặp đôi): Các chỉ tiêu được so sánh
tầm quan trọng từng cặp với nhau trong ma trận cặp đôi.
- Phương pháp xếp hạng theo thứ tự (Ranking): Mức độ quan trọng của các chỉ
tiêu được xếp hạng theo thứ tự 1, 2, 3,…
- Phương pháp thỏa hiệp (Trade-off): Sử dụng sự đánh giá trực tiếp sự thỏa mãn
sẵn sang thay thế một phương án lựa chọn khác.
- Phương pháp sắp xếp tỷ lệ (Rating): Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu được
đánh giá bằng %, tổng số là 100% cho các chỉ tiêu
Trong phân tích đa chỉ tiêu, phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy
Process - AHP) là phương pháp thường được sử dụng nhất.
Quá trình phân tích thứ bậc được phát triển bởi các nhà toán học Saaty là một
phương pháp thiết thực và hiệu quả để giải quyết các vấn đề ra quyết định dựa trên đa chỉ
tiêu thông qua việc sử dụng các cấu trúc phân cấp đại diện cho một vấn đề và sau đó xác
định mức độ ưu tiên cho các chỉ tiêu khác nhau dựa trên kinh nghiệm của người ra quyết
định (Saaty, 1980; Saaty, 1991; Saaty, 2000; Saaty, 2008) [117] [118] [119] [120].
Nghiên cứu của Weerakoon (2002) [125] đã chỉ ra rằng các quá trình phân tích
thứ bậc là phương pháp thường được sử dụng trong việc ra quyết định và thông qua
24
thực nghiệm cho thấy phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu là một phương pháp hữu ích
để xác định trọng số. So với các phương pháp khác được sử dụng để xác định trọng
lượng thì phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu ưu việt hơn vì nó có thể xử lý các kết quả
không phù hợp và cung cấp một thước đo của sự thiếu nhất quán khi xác định các giá
trị thực tế của các chỉ tiêu thông qua ý kiến của người trả lời.
Trên thế giới, phương pháp AHP tích hợp với công nghệ GIS đã được sử dụng
nhiều trong đánh giá bền vững đất nông nghiệp, (Zabihi H và cs., 2015) [127]; (Zolekar
và Bhagat, 2015) [128]). Kỹ thuật này đã được sử dụng rộng rãi để phân tích tính bền
vững của đất đai ở cấp địa phương và vùng cho quy hoạch nông nghiệp (Akinci và cs.,
2013) [92]; Motuma và cs., 2016 [114]). Các chỉ tiêu sinh lý như: độ che phủ đất, độ
dốc, độ cao, các tính chất đất (độ sâu, độ ẩm, kết cấu và loại đất) thường được sử dụng
để đánh giá tính bền vững của đất đai (Zolekar và Bhagat, 2015) [128]).
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã sử dụng phân tích đa chỉ tiêu để xác định
trọng số của các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong xác định tính bền vững trong
sử dụng đất. Tác giả Rezaei và cs (2008) [115], đã sử dụng phương pháp phân tích thứ
bậc (AHP) để lựa chọn mô hình phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Fars, Iran.
Nghiên cứu đã lấy ý kiến chuyên gia gồm: các nhà bảo vệ môi trường, hội viên hợp tác
xã, chuyên gia từ tổ chức nông nghiệp của tỉnh và nông dân để tham gia vào đánh giá
thứ bậc giữa các yếu tố. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các tiêu chí về sinh thái,
bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm là những tiêu chí quan trọng nhất cho nông
nghiệp bền vững tại vùng nghiên cứu, sau đó là các tiêu chí về kinh tế và xã hội.
Heini Ahtiainen và cs (2014) [110] đã vận dụng phương pháp phân tích AHP
xác định tầm quan trọng của các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong phát
triển nông nghiệp với trọng số lần lượt là 0,338; 0,324 và 0,338. Trong các mục tiêu
môi trường, chỉ tiêu quản lý tài nguyên bền vững có trọng số cao nhất. Đồng thời,
nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các khái niệm đa chỉ tiêu và tính bền vững đã hình
thành một bộ nghiên cứu thống nhất trong đánh giá sản xuất nông nghiệp.
Shahla Davarpanah và cs (2016) [121] đã sử dụng 3 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội,
môi trường với 17 chỉ tiêu con để đánh giá về tính bền vững trong nông nghiệp tại tỉnh
Ardebil, Iran bằng phương pháp phân tích AHP. Kết quả đã xác định được chỉ tiêu môi
25
trường có trọng số cao nhất với 0,443; tiếp đến là chỉ tiêu kinh tế với trọng số 0,387;
chỉ tiêu xã hội có trọng số thấp nhất với 0,169. Trong 8 chỉ tiêu thuộc nhóm môi
trường thì 2 chỉ tiêu lượng sử dụng phân bón và lượng sử dụng thuốc trừ sâu có trọng
số cao nhất với 0,158. Trong 5 chỉ tiêu thuộc nhóm kinh tế thì chỉ tiêu tổng giá trị sản
xuất có trọng số cao nhất là 0,295. Trong nhóm chỉ tiêu xã hội thì chỉ tiêu lớp tăng
cường tính bền vững có trọng số cao nhất với 0,337.
Ở Việt Nam, phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu mới được áp dụng vào đầu
những năm 2000. Nghiên cứu của Võ Quang Minh và cs (2003) [124] tại huyện Châu
Thành, thành phố Cần Thơ đã đề xuất nên kết hợp các đặc điểm tự nhiên với các đặc
điểm kinh tế - xã hội khi xác định yêu cầu sử dụng đất trong với phương pháp phân
tích đa chỉ tiêu.
Nghiên cứu về đánh giá thích hợp đất đai đa tiêu chí phục vụ cho việc lựa chọn
loại cây ăn quả ở vùng đồi miền Trung Việt Nam (áp dụng cho xã Thủy Bằng và xã
Hương Bình, tỉnh Thừa Thiên Huế) của Huỳnh Văn Chương (2008) [111] cũng đã tiến
hành lựa chọn các chỉ tiêu về kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường và sử dụng
phương pháp so sánh cặp đôi trong AHP để xác định trọng số của các chỉ tiêu trong
đánh giá thích nghi đất đai.
Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Chương (2009) [23] cũng đã thực hiện
nghiên cứu đánh giá thích hợp đất cho cây trồng nông nghiệp phục vụ phát triển bền
vững theo 2 giai đoạn: đánh giá sự thích hợp của điều kiện tự nhiên, tiếp đến là đánh
giá sự thích hợp cả tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hương Bình, huyện Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả đã xác định được 17 tiêu chí con, 3 tiêu chí chính đó là
điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội và điều kiện môi trường cho cây
trồng có múi. Trong đó, tiêu chí về điều kiện kinh tế - cơ sở hạng tầng có tầm quan trọng
lớn hơn so với các tiêu chí còn lại.
Nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai cho tỉnh Lâm Đồng, tác giả Lê Cảnh
Định, Trần Trọng Đức (2011) [28] đã xác định 3 nhóm yếu tố cấp 1 trong đánh giá
tính bền vững gồm kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, sử dụng
phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số của các yếu tố. Kết quả đã
xác định trọng số của yếu tố kinh tế là 0,449, yếu tố xã hội là 0,200, yếu tố tài nguyên
26
thiên nhiên và môi trường có trọng số là 0,351.
Nguyễn Thị Thu Trang và cs., (2014) [75], đã áp dụng phương pháp MCE để
đánh giá tính bền vững cho các kiểu sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt theo từng khu vực
khai thác sử dụng đất cho thấy: Trong 13 kiểu sử dụng đất có 4 kiểu sử dụng có tính
bền vững cao là chuyên lúa, chuyên rau màu, cây ăn quả và lúa - tôm sú; 2 kiểu sử
dụng có tính bền vững rất cao là rừng ngập mặn và tôm - rừng ngập mặn, cá, cua; 3
kiểu sử dụng có tính bền vững trung bình là rừng phi lao, tôm - rừng ngập mặn và tôm
sinh thái; các kiểu sử dụng còn lại ở các khu vực nghiên cứu khác nhau có thể mức độ
bền vững khác nhau như: kiểu sử dụng tôm - rau câu và chuyên ngao có tính bền vững
từ trung bình đến cao, kiểu sử dụng tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh có tính
bền vững từ thấp đến trung bình tùy theo từng khu vực. Hướng sử dụng đất nông
nghiệp của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy sẽ tập trung vào một số LUT có tính
thích hợp và bền vững cao như: rừng ngập mặn, rừng phi lao ở khu vực bảo vệ nghiêm
ngặt, tôm - rừng ngập mặn cá, cua, lúa - tôm ở khu vực khai thác tích cực và hạn
chế, chuyên rau màu ở vùng đệm. Các LUT có tính bền vững cao nhưng diện tích
thích hợp hạn chế được đề xuất giữ ổn định như chuyên lúa và cây ăn quả.
Nhìn chung, kỹ thuật phân tích đa chỉ tiêu trong đánh giá tính bền vững của một
mô hình sử dụng đất nông nghiệp đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phần lớn các
nghiên cứu mới đây đã sử dụng phương pháp này để xác định trọng số của các nhóm
yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong phân tích, đánh giá tính bền vững trong
nông nghiệp, tuy nhiên mỗi nghiên cứu đều sử dụng những yếu tố con khác nhau trong
đánh giá, tùy vào điều kiện thực tế tại mỗi khu vực nghiên cứu mà sẽ có các yếu tố cụ
thể và trọng số đánh giá cũng sẽ khác nhau.
1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
1.2.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới
Theo Nguyễn Đình Bồng và cs (2014) [17]: “Lịch sử phát triển của nhân loại gắn
liền với công cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày
càng tăng về số lượng và chất lượng nguồn năng lượng hóa thạch và các sản phẩm sinh
học cho con người. Khai khẩn đất đai mở mang diện tích canh tác là mục tiêu hàng đầu
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếBntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (15)

Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanhCông tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam ĐảoSinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
 
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
 
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
 
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đLuận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
 
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phườngLuận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
 
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếBntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
 
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú ThọĐề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
 
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểuLuận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
 

Similar to Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh

Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...hieu anh
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...hieu anh
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Man_Ebook
 

Similar to Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh (20)

Đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân SơnĐa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, HAY!
 
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ ThủyQuản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOTĐề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Đông Triều,...
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
Luận án: Nghiên cứu đánh giá tai biến môi trường liên quan đến hoạt động kh...
Luận án:  Nghiên cứu đánh giá tai biến môi trường liên quan đến hoạt động kh...Luận án:  Nghiên cứu đánh giá tai biến môi trường liên quan đến hoạt động kh...
Luận án: Nghiên cứu đánh giá tai biến môi trường liên quan đến hoạt động kh...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOTLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 

Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRẦN XUÂN ĐỨC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRẦN XUÂN ĐỨC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 9850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS NGUYỄN NGỌC NÔNG 2. TS. NGUYỄN TIẾ N SỸ THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Trần Xuân Đức
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy, cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên, Ban Quản lý đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Ngọc Nông, TS. Nguyễn Tiến Sỹ - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án. Tôi cũng xin được gửi lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo các Phòng ban, người dân địa phương huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điều kiện để tôi điều tra, thu thập số liệu và thực hiện, theo dõi mô hình thí nghiệm phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể và cơ quan, ban, ngành, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Trần Xuân Đức
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC..................................................................................................................... iii PHỤ LỤC ........................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................3 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ...............4 1.1.1. Khái niệm về đất, đất đai, đất sản xuất nông nghiệp.............................................4 1.1.2. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững.........................................................5 1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp..........................................................7 1.1.4. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững.................13 1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .26 1.2.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới ......................................................................26 1.2.2. Tình hình sử dụng đất tại Việt Nam ....................................................................31 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM..................................................34 1.3.1. Những nghiên đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam ..........................................................................................................34 1.3.2. Những nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn Hà Tĩnh ......................................................................................40 1.4. NHỮNG NHẬN XÉT RÚT RA TỪ NHỮNG NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................43
  • 6. iv Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................45 2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .....................................45 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................45 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................45 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................45 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn.......................................45 2.2.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn .................46 2.2.3. Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn..........................46 2.2.4. Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn.....................................................................................................................47 2.2.5. Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn..........................................................................................................47 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................48 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................48 2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................................48 2.3.3. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp....................................................................50 2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các loại, kiểu sử dụng đất...49 2.3.5. Phương pháp điều tra, chỉnh lý bản đồ đất và lấy mẫu đất phân tích..................54 2.3.6. Phương pháp phân tích đất ..................................................................................55 2.3.7. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp ...............................56 2.3.8. Phương pháp xây dựng bản đồ ............................................................................56 2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................58 2.3.10. Phương pháp chuyên gia ...................................................................................59 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................60 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HƯƠNG SƠN.............60 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................60 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội......................................................................................64 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn ........69 3.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN................................................................................................................70 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .....................................................70 3.2.2. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2015 .................71 3.2.3. Hiện trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn..73
  • 7. v 3.2.4. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn..............................................................................................75 3.2.5. Đánh giá một số tồn tại, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn.102 3.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN HƯƠNG SƠN.............................................................................................................105 3.3.1. Đặc điểm, tính chất của các loại đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn...................................................................................................................105 3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................112 3.3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai đối với các loại sử dụng đất ..................................120 3.4. KẾT QUẢ THEO DÕI MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN ..........................................................128 3.4.1. Mô hình 1: Chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa) ....................................................128 3.4.2. Mô hình 2: Chuyên màu (Lạc - Đậu - Ngô)......................................................130 3.4.3. Mô hình 3: Chuyên cỏ (Cỏ Mulato 2) ...............................................................134 3.4.4. Mô hình 4: Cây công nghiệp lâu năm (Chè CLV18) ........................................136 3.4.5. Mô hình 5: Cây ăn quả (Cam bù) ......................................................................138 3.4.6. Những nhận xét rút ra sau khi theo dõi các mô hình sử dụng đất.....................141 3.5. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN HƯƠNG SƠN ............................................142 3.5.1. Đề xuất định hướng sử dụng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn...................................................................................................................142 3.5.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hương Sơn ...........................................................................................147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................151 1. KẾT LUẬN .............................................................................................................151 2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ AHP Phương pháp phân tích thứ bậc (Analitic Hierichy Process) BVTV Bảo vệ thực vật CLĐ Công lao động CLĐGĐ Công lao động gia đình CPTG Chi phí trung gian CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CPTG Chi phí trung gian CT Chỉ thị DTTN Diện tích tự nhiên FAO Tổ chức Nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization) GTNC Giá trị ngày công GTSX Giá trị sản xuất GTGT Giá trị gia tăng HQMT Hiệu quả môi trường HQKT Hiệu quả kinh tế HQXH Hiệu quả xã hội HSĐV Hiệu suất đồng vốn HTX Hợp tác xã ISRIC Trung tâm Thông tin tài nguyên đất Quốc tế (International Soil Reference and Information Centre) IUCN Hiệp hội quốc tế các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên môi trường (International Union for Conservation of Nature) LUT Loại sử dụng đất (Land use type) MCE Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (Multi- Criteria Evalue) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NS Năng suất NTTS Nuôi trồng thuỷ sản PTBV Phát triển bền vững PTNT Phát triển Nông thôn
  • 9. vii PTNNBV Phát triển nông nghiệp bền vững SDĐ Sử dụng đất SXNN Sản xuất nông nghiệp TBKHKT Tiến bộ khoa học kỹ thuật TV1 Tiểu vùng 1 TV2 Tiểu vùng 2 TV3 Tiểu vùng 3 TW Trung ương UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme) UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (United Nations Environment Programme) WCED Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới (World Commission on Environment and Development)
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác nông nghiệp trên thế giới .......28 Bảng 1.2. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác nông nghiệp .............................28 tại một số nước Đông Nam Á........................................................................................28 Bảng 1.3. Biến động về dân số và diện tích đất canh tác trên thế giới (giai đoạn 1960 - 2050)..............................................................................................................................29 Bảng 1.4. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp toàn quốc năm 2015...............................31 Bảng 1.5. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015.......................................32 Bảng 2.1. Phân bố số phiếu điều tra theo tiểu vùng huyện Hương Sơn........................49 Bảng 2.2. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn...................................................51 Bảng 2.3. Bảng phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Hương Sơn ...................................................................................................51 Bảng 2.4. Bảng phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Hương Sơn .............................................................................................52 Bảng 2.5. Phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu trong đánh giá tính bền vững của các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn..............................................................53 Bảng 2.6. Ma trận so sánh cặp đôi.................................................................................58 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của các ngành giai đoạn 2010-2016 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ..........................................................................................................66 Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số giai đoạn 2010-2016.........................................67 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất có tiềm năng chuyển đổi sang đất sản xuất nông nghiệp đến 31/12/2015 huyện Hương Sơn ..............................71 Bảng 3.4. Tình hình biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất.....................72 có tiềm năng chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn......................72 Bảng 3.5. Hiện trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn .........74 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV1.........76 Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV2.........77 Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV3.........78 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Hương Sơn.....................................................................................................................79
  • 11. ix Bảng 3.10. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 1......................82 Bảng 3.11. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2......................83 Bảng 3.12. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 3......................84 Bảng 3.13. Hiệu quả xã hội các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn ..........86 Bảng 3.14. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng so với mức khuyến cáo trên địa bàn huyện Hương Sơn .............................................................................................88 Bảng 3.15. Phân cấp khả năng duy trì độ phì dựa theo liều lượng phân bón thực tế và khuyến cáo cho các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Hương Sơn ....................92 Bảng 3.16. Phân cấp khả năng bảo vệ đất dựa theo tỉ lệ thời gian che phủ mặt đất trong năm của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất ..............................................................93 Bảng 3.17. Hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn.....................................................................................................................94 Bảng 3.18. Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế của các LUTs và kiểu sử dụng đất .........................................................................................................................96 Bảng 3.19. Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt xã hội của LUTs và kiểu sử dụng đất.....97 Bảng 3.20. Kết quả đánh giá tính bền vững về mặt môi trường của các LUT và kiểu sử dụng đất .........................................................................................................................99 Bảng 3.21. Trọng số của các chỉ tiêu tham gia đánh giá tính bền vững của các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn...........................................................................100 Bảng 3.22. Đánh giá tổng hợp tính bền vững của các LUT sản xuất nông nghiệp huyện Hương Sơn...................................................................................................................101 Bảng 3.23. Tình hình tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ............................................103 trong sản xuất của các hộ gia đình huyện Hương Sơn ................................................103 Bảng 3.24. Tổng hợp số thửa đất sản xuất nông nghiệp của.......................................104 các hộ gia đình hiện đang được quản lý và sản xuất...................................................104 Bảng 3.25. Phân loại các nhóm đất trên địa bàn huyện Hương Sơn...........................106 Bảng 3.26. Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất huyện Hương Sơn .114 Bảng 3.27. Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất ...............................................114 Bảng 3.28. Các chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và tổng hợp diện tích theo phân cấp tại vùng nghiên cứu huyện Hương Sơn................................................116 Bảng 3.29. Tổng hợp quy mô diện tích và đặc tính của đơn vị đất đai.......................117
  • 12. x vùng nghiên cứu huyện Hương Sơn............................................................................117 Bảng 3.30. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp......122 Bảng 3.31. Kết quả phân hạng thích hợp của đất đai với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã được chọn tại địa bàn huyện Hương Sơn...........................................124 Bảng 3.32. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên lúa (2014-2016)............................129 Bảng 3.33. Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên lúa (2014 - 2016)...........................129 Bảng 3.34. Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên lúa (2014-2016).....................130 Bảng 3.35. Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên màu (2014 - 2016)........................132 Bảng 3.36. Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên màu (2014-2016)...........................133 Bảng 3.37. Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên màu (2014-2016)...................134 Bảng 3.38. Hiệu quả kinh tế của mô hình cỏ Mulato 2 (2014-2016)..........................135 Bảng 3.39. Hiệu quả xã hội của mô hình chuyên cỏ (2014-2016)..............................135 Bảng 3.40. Hiệu quả môi trường của mô hình chuyên cỏ (2014-2016)......................136 Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của mô hình chè công nghiệp CLV18 (2014-2016)......137 Bảng 3.42. Hiệu quả xã hội của mô hình chè công nghiệp CLV18 (2014-2016).......138 Bảng 3.43. Hiệu quả môi trường của mô hình chè công nghiệp CLV18 (2014-2016)....138 Bảng 3.44. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cam bù (2014-2016)........................140 Bảng 3.45. Hiệu quả xã hội của mô hình trồng cam bù (2014-2016) .........................140 Bảng 3.46. Hiệu quả môi trường của mô hình trồng cam bù (2014-2016).................141 Bảng 3.47. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các mô hình sử dụng đất .......................141 Bảng 3.48. Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững đến năm 2020 trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh...........................................................................145 Bảng 3.49. Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo các kiểu sử dụng đất huyện Hương Sơn đến năm 2020...........................................................................................146 Bảng 3.50. Diện tích đề xuất phát triển các LUT theo mức độ thích hợp và yếu tố hạn chế chính......................................................................................................................147
  • 13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất .....................................................8 Hình 1.2. Cấu trúc của phân hạng thích hợp đất đai theo FAO .........................21 Hình 1.3. Quy trình đánh giá đất theo FAO.......................................................22 Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ...........................60 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Hương Sơn giai đoạn 2010-2016 .......65 Hình 3.3. Hình ảnh mô hình chuyên lúa...........................................................128 Hình 3.4. Hình ảnh mô hình chuyên màu.........................................................131 Hình 3.5. Hình ảnh mô hình chuyên trồng cỏ ..................................................134 Hình 3.6. Hình ảnh mô hình cây công nghiệp lâu năm (Chè CLV18).............137 Hình 3.7. Hình ảnh mô hình cây ăn quả (Cam bù)...........................................139
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tư liệu đầu vào của nền kinh tế và là tư liệu đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên do đất đai là tài nguyên không tái tạo và rất hạn chế nhưng dân số ngày càng gia tăng, kéo theo yêu cầu về lương thực, thực phẩm tăng đòi hỏi phải khai thác, sử dụng triệt để tiềm năng đất cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy để phát triển bền vững cần phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Ngành nông nghiệp tại Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng, có nhiệm vụ tạo ra lượng thực, thực phẩm cho nhu cầu của hơn 93 triệu người, nguyên liệu cho chế biến, mặt khác còn tham gia vào thị trường xuất khẩu. So với các quốc gia trên thế giới, diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp với 11.505.796 ha (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016) [15]. Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2017) [87], tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2006 – 2015 đạt 4,46%/năm, trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,12%/năm và giai đoạn 2011 - 2015 bình quân mỗi năm tăng 3,81%. Ngành nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất liên tục xuất siêu với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2016 chiếm 18,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp 17% trong tổng GDP cả nước (năm 2005: 19,3%, năm 2010: 18,4%), đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia. Tuy đạt được những thành tựu to lớn nhưng sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và có xu hướng không bền vững do sản xuất nhỏ, manh mún, mức độ cơ giới hoá thấp nên năng suất lao động trong nông nghiệp cũng thấp, chất lượng nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất còn thấp và khả năng cạnh tranh yếu. Hương Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 109.679,50ha, diện tích đất nông nghiệp có 100.024,56ha, trong đó có 16.532,49ha đất sản xuất nông nghiệp (Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2015) [25], hiện đang sử dụng cho gieo trồng lúa, các cây chuyên màu, trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, chè, cây ăn quả, đặc biệt là quả cam Bù nổi tiếng đã gắn liền với địa danh của huyện; năng
  • 15. 2 suất và chất lượng của cây trồng ngày càng gia tăng, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội của huyện nói chung. Quá trình canh tác nông nghiệp đã không chú ý đến biện pháp bồi dưỡng, cải tạo và bảo vệ nên đất bị bạc màu hoá. Sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh yếu, giá trị gia tăng thấp và có xu hướng không bền vững. Trong khi đó cũng chính trên địa bàn huyện Hương Sơn đã có một số mô hình sử dụng đất hiệu quả nhưng sức lan toả thấp. Do vậy, Uỷ ban nhân dân huyện Hương Sơn đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, với cây lâu năm là chè, cao su, cây ăn quả là cam Bù và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa và nuôi Hươu (UBND huyện Hương Sơn, 2014b) [82]. Tuy nhiên, chuyển đổi ở loại đất nào và quy mô diện tích của từng loại sử dụng đất cần phải được xác định nên cần thiết phải có một nghiên cứu toàn diện bao gồm cả hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm, tính chất đất, khí hậu và điều kiện về nước nhằm xác định được tiềm năng đất phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững dựa trên phương pháp khoa học. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, việc thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” là cần thiết và có ý nghĩa. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá tiềm năng phát triển các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất định hướng sử dụng đất gắn với các giải pháp thực hiện trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; - Đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp, xác định được các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; - Đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện trên địa bàn huyện Hương Sơn.
  • 16. 3 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững địa trên bàn nghiên cứu và các huyện miền núi biên giới có điều kiện sinh thái tương tự. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các cấp quản lý ở địa phương có cơ sở khoa học hoạch định khai thác, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Luận án đã lựa chọn và xác định được các chỉ tiêu định lượng, định tính trong đánh giá tính bền vững của các LUTs phù hợp với điều kiện một huyện miền núi, biên giới vùng Bắc Trung Bộ. - Bổ sung, hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  • 17. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.1.1. Khái niệm về đất, đất đai, đất sản xuất nông nghiệp 1.1.1.1. Đất (thổ nhưỡng, soil) Docutraiep, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: “Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt bởi với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (dẫn theo Vũ Ngọc Tuyên, 1994) [78]. Theo Wiliam “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng” (dẫn theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009a) [12]. 1.1.1.2. Đất đai (land) Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng bậc thang, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995) [108]. Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan, đất được coi là “vật mang” (Carrier) của hệ sinh thái (Lê Văn Khoa, 2000) [40]. Trong đánh giá đất, đất đai được định nghĩa là những khoanh/vạt đất được xác định trên bản đồ với những đặc tính và tính chất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình, chế độ nước… (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998) [64]. Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các
  • 18. 5 thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. 1.1.1.3. Đất sản xuất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp và còn được gọi là ruộng đất, còn đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất cây hàng năm, đất sản xuất cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (Nguyễn Công Thắng, 2014) [63]. Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta với hơn 70% dân số làm nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Lê Du Phong, 2007) [53]. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất sản xuất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xãhội. 1.1.2. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững Theo Bill Mollison và Mia Slay (1994) [5], nông nghiệp bền vững là một hệ thống được thiết kế để chọn môi trường bền vững cho sự sống của con người. Đó là một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp nhất, nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú trong thiên nhiên một cách bền vững mà không liên tục huỷ diệt sự sống trên trái đất. Theo Dumanski (2000) [98], nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất, nước và tính đa dạng gen. Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu: quản lý đất bền vững, công nghệ được cải tiến và hiệu quả kinh tế phải nâng cao, trong đó quản lý đất đai bền vững được đặt lên hàng đầu. Nông nghiệp giữ vai trò động lực cho phát triển kinh tế ở hầu
  • 19. 6 hết các nước đang phát triển. Một nền nông nghiệp bền vững hơn rất cần thiết để tạo ra những lợi ích lâu dài, góp phần vào phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Theo Conway và Barier (1990) [96] thì xu hướng chung hiện nay trên thế giới, các chủ trương và biện pháp nhằm PTNNBV cần phải đồng thời hướng đến ba mục tiêu chính gồm: - Phát triển bền vững về kinh tế: Trong nông nghiệp, bền vững về kinh tế được hiểu là sự tăng lên ổn định của năng suất và sản lượng các loại cây trồng, các con vật nuôi trong từng giai đoạn nhất định. Sở dĩ phải tính theo từng giai đoạn, chứ không tính theo từng năm riêng biệt, vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nặng nề vào điều kiện tự nhiên. Có thể, năm nay do điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với việc canh tác tốt của người nông dân, sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất và sản lượng cây trồng nhờ đó đều tăng hơn so với năm trước; những năm tiếp theo, người nông dân vẫn thực hiện tốt các quy trình canh tác, song do thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tục, tàn phá nặng nề đối với các loại cây trồng và con vật nuôi. Hậu quả là cả năng suất và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp trong năm đó đều bị giảm sút. Chính vì thế, đánh giá tính bền vững trong phát triển nông nghiệp phải căn cứ vào từng giai đoạn, ít nhất phải là từ 3 - 5 năm. - Phát triển bền vững về mặt xã hội: Sản xuất nông nghiệp chủ yếu diễn ra trong khu vực nông thôn và do người nông dân thực hiện. Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, hoặc đang phát triển, nông nghiệp, nông thôn, nông dân tuy rất quan trọng (chiếm phần lớn diện tích, dân số và lao động của quốc gia), nhưng lại là khu vực hết sức lạc hậu. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của nông thôn vừa thiếu, vừa yếu; cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trình độ dân trí của người dân thấp kém, người lao động đa phần là chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Chính vì vậy, bảo đảm tính bền vững về xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp là đòi hỏi vô cùng bức xúc của các quốc gia này. Có nhiều yêu cầu về mặt xã hội đối với bền vững phát triển nông nghiệp, song quan trọng nhất là nâng cao nhanh thu nhập cho người dân và bảo đảm tính công bằng trong việc hưởng thụ các thành quả do phát triển mang lại. - Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường: Sản xuất nông nghiệp là ngành có liên quan nhiều nhất đến các nguồn lực tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên
  • 20. 7 đất, tài nguyên nước và tài nguyên rừng, và cũng là ngành chịu sự tác động nặng nề nhất của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thời tiết và khí hậu. Bởi vậy, hơn bất kỳ ngành nào khác, nông nghiệp phải là ngành số một bảo đảm tính bền vững về môi trường trong phát triển. Có rất nhiều yêu cầu về bảo vệ môi trường trong phát triển nông nghiệp, trong đó ba vấn đề được đặt lên hàng đầu là: (1) bảo vệ và không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất; (2) bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng của nguồn nước; (3) bảo vệ rừng. Tóm lại, đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không bị suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, các sinh vật. 1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất Theo Nguyễn Như Ý (2001) [91], hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại. Theo Đỗ Kim Chung và cs (1997) [22], hiệu quả sử dụng đất phải là kết quả của quá trình sử dụng đất. Theo Vũ Thị Bình (1995a) [7], hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế. Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [57], tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững: Tốt về môi trường, có hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu xã hội, nhạy cảm về văn hóa, áp dụng các công nghệ thích hợp, có cơ sở khoa học hoàn thiện và đem lại sự phát triển chung cho cộng đồng. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất bền vững không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường (Hình 1.1).
  • 21. 8 Hình 1.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất Như vậy, vấn đề tiêu chí để xem xét, chấp nhận một loại sử dụng đất có bền vững hay không phải dựa vào 3 tiêu chí là kinh tế, xã hội và môi trường. Trong mỗi tiêu chí lại có các chỉ tiêu khác nhau. Đây cũng là vấn đề được cộng đồng các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. 1.1.3.2. Các loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp a. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là mục tiêu của người sản xuất, là thước đo phản ánh mức độ thành công của sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai hiệu quả, hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (Đỗ Kim Chung và cs., 1997) [22].
  • 22. 9 Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt kinh tế và chi phí sản xuất bỏ ra. HQKT đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động sản xuất. HQKT là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả, nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. HQKT là loại hiệu quả có khả năng lượng hóa, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu. Khi đánh giá HQKT sử dụng đất có thể dùng nhiều chỉ tiêu và cách xác định các chỉ tiêu tùy thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên cứu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009b) [13]. Phan Văn Khuê và cs (2016) [41], khi đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã chọn 5 chỉ tiêu gồm: tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, giá trị ngày công và hiệu quả đồng vốn. Đào Đức Mẫn (2014) [42] thì chỉ chọn 4 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu giá trị ngày công không được chọn để đánh giá. Theo Lê Văn Khoa (2000) [40], khi xác định hiệu quả kinh tế cần lựa chọn các chỉ tiêu định lượng được (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn b. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra (FAO, 1990) [106]. Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995) [67]. Theo FAO (1990) [106], các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội gồm: trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội. Theo Hội Khoa học Đất (2000) [31], hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu như: đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng; thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật..., tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu. Tùy vào yêu cầu nghiên cứu hay mục tiêu xây dựng dự án, người đánh giá có thể lựa chọn chỉ tiêu khác nhau để đưa vào phân tích, đánh giá (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009b) [13]. Theo Nguyễn Thị Vòng, Trần Thị Hương Giang (2017) [89], hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: khả năng thu hút lao
  • 23. 10 động, mức độ chấp nhận và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Phan Văn Khuê và cs (2016) [41], Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Quang Tiến (2017) [46] khi đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã lựa chọn 2 chỉ tiêu gồm: công lao động và giá trị ngày công lao động. Nguyễn Minh Thanh (2016) [61], khi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã sử dụng các chỉ tiêu: Ngày công sử dụng, số loại sản phẩm và mức độ chấp nhận của người dân. c. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992) [21]. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng của môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; đánh giá các nguồn tài nguyên nước bền vững; đánh giá quản lý đất đai; đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng; đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất và bảo vệ cây trồng; đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000) [31]. Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng
  • 24. 11 rất khác nhau đến môi trường. Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 1999) [29]. Theo Phan Văn Khuê và cs (2016) [41], hiệu quả môi trường được đánh giá dựa vào mức độ sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng và mức độ che phủ đất, bảo vệ đất, chống xói mòn. Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Quang Tiến (2017) [46] đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo 3 tiêu chí gồm: mức sử dụng phân bón, mức sử dụng thuốc BVTV và khả năng chống xói mòn đất thông qua thời gian che phủ đất. Lê Cảnh Định, Trần Trọng Đức (2011) [28] cũng dựa vào 3 chỉ tiêu gồm: lượng thuốc trừ sâu và phân bón đưa vào đất, nâng cao đa dạng sinh học và độ che phủ khi nghiên cứu về tiêu chí môi trường 1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp a. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [67], điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết...) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nên cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng, vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh. Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo N.Borlang - người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước đang phát triển cho rằng: Yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất (dẫn theo Nguyễn Duy Tính, 1995) [67]. b. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật Các biện pháp kỹ thuật của con người tác động vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Đây là những tác động có sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh sắc sảo (Đường Hồng Dật và cs., 1994) [26]. Frank Ellis và Douglass C.North cho rằng ở các nước phát triển, khi có sự tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất (World Bank, 1992) [126].
  • 25. 12 Đến thế kỷ 21, nông nghiệp nước ta đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng cao đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. c. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức - Công tác quy hoạch bố trí sản xuất: Thực hiện công tác quy hoạch phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu của thị trường, gắn với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá. - Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì thế, phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất là rất cần thiết. Muốn vậy, cần phải đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó. Nông nghiệp nước ta thời kỳ 1958 - 1980 là thời kỳ xây dựng HTX nông nghiệp đã phát triển với nhiều hình thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến vừa và lớn và đã trải qua nhiều cuộc vận động, củng cố và mở rộng quy mô ô thửa tương đối lớn, đã tạo điều kiện tốt cho việc cơ giới hoá và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp nên sức sản xuất trong nông thôn bị kìm hãm, năng suất lao động thấp, công tác quản lý của Ban quản lý HTX cồng kềnh. Đời sống nông dân nhất là xã viên HTX vẫn thấp, làm không đủ ăn, mô hình HTX kiểu cũ đã tỏ ra không còn phù hợp (Nguyễn Khánh Bật, 2001) [4]. Thời kỳ từ 1981 đến nay là thời kỳ đổi mới từng bước cơ chế quản lý HTX nông nghiệp gắn liền với cơ chế đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thời kỳ này được mở đầu bằng Chỉ thị 100 CT/TW của Ban bí thư TW Đảng ngày 13/01/1981. Sau
  • 26. 13 đó, thực hiện Nghị quyết 10, theo tinh thần đổi mới đã giải phóng được sức sản xuất, năng suất lao động cao. Tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ và vai trò của hộ nông dân được khẳng định như là một thành phần kinh tế tự chủ trong nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, sau khi thực hiện khoán hộ ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún đã gây cản trở đến quá trình hiện đại hoá nông nghiệp. Vì vậy, trong tương lai cần tạo dựng cơ sở nền tảng từng bước phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn, đó là hình thành nên quy mô sản xuất trên ô thửa lớn bằng việc tích tụ ruộng đất và dồn ô đổi thửa, cùng với việc xác lập các hệ thống tổ chức sản xuất như HTX kiểu mới, hình thành các trang trại tập trung để phát triển sản xuất (Nguyễn Văn Khánh, 2001) [36]. d. Nhóm các yếu tố xã hội - Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường nông sản phẩm. Có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: Năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra (Nguyễn Duy Tính, 1995) [67]. - Hệ thống chính sách (chính sách đất đai, giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài, chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp...) - Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước. - Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư. 1.1.4. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững 1.1.4.1. Khái niệm Tiềm năng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, tiềm năng có thể là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con người (Bùi Văn Sỹ, 2012) [59]. Đánh giá tiềm năng đất đai là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất liên quan đến mục đích của đất được sử dụng. Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất như độ
  • 27. 14 dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hóa… để có thể lựa chọn những loại hình sử dụng đất phù hợp. Đánh giá tiềm năng đất đai cung cấp về mă ̣t số lượng, chất lượng đất gắn với mục đích sử dụng, mứ c độthích hợp và thuâ ̣n lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho quy hoa ̣ch phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đă ̣c trưng vùng, miền (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005) [56]. Mục đích của đánh giá tiềm năng đất đai là đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục đích và nhu cầu của con người; xác định những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa chọn (Bùi Văn Sỹ, 2012) [59]. Xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005) [56]. Như vậy, đánh giá đất đai thực chất là đánh giá tiềm năng đất đai và đều dựa trên việc so sánh đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của cây trồng với những đặc điểm đất đai của khoanh đất, vạt đất với một cây trồng cụ thể. 1.1.4.2. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai của một số nước trên thế giới a. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai tại Mỹ Đánh giá tiềm năng đất đai của Mỹ dựa trên những yếu tố hạn chế gây trở ngại cho việc sử dụng đất. Trong đó có những loại hạn chế lâu dài và những loại hạn chế tạm thời. Những hạn chế lâu dài là những hạn chế nếu chỉ tác động bằng cải tạo nhỏ thì không giải quyết được nên đòi hỏi đầu tư lớn. Những hạn chế tạm thời là những hạn chế có thể cải tạo bằng những biện pháp kỹ thuật và quản lý, ít tốn kém. Do vậy khi xác định tiềm năng đất đai đòi hỏi phải xem xét từng khoanh đất, vạt đất. Những khoanh đất có mức độ hạn chế lớn, chi phối mạnh đến sử dụng đất cho một loại cây trồng cần đưa vào sản xuất thì khoanh đất đó sẽ không có tiềm năng hay không thích hợp đối với loại cây trồng đó mà không cần xem xét các yếu tố thuận lợi khác có trong đất. Hiện nay tại Mỹ đang sử dụng 2 phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai gồm: - Phương pháp tổng hợp: Phân chia phức hệ lãnh thổ tự nhiên và đánh giá tiềm năng đất đai theo năng suất cây trồng trong nhiều năm (10 năm trở lên). Khi tiến hành
  • 28. 15 đánh giá tiềm năng đất đai, các nhà khoa học đã tiến hành phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính, đặc biệt là cây lúa mì và xác định mối tương quan giữa đất đai với các giống lúa mì được trồng trên đó để đề ra những biện pháp thâm canh tăng năng suất (Đoàn Công Quỳ, 2000) [55]. - Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác (Huỳnh Văn Chương, 2011) [24]. Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất. Người ta chia đất đai trong lãnh thổ Mỹ thành 8 nhóm khác nhau: Bốn nhóm đầu là thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bốn nhóm sau là những nhóm không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp được dùng vào các mục đích sử dụng khác. Bốn nhóm đầu có mức thích hợp từ cao đến thấp, cụ thể như sau: Nhóm 1: Bao gồm những loại đất không có trở ngại gì trong khi sử dụng, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đặc điểm là tầng đất dày, không bị xói mòn, dễ canh tác, không đòi hỏi nhiều biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất. Nhóm 2: Bao gồm những loại đất cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhưng có chất lượng kém hơn nhóm 1, thể hiện một số hạn chế nhỏ. Nhóm 3: Thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhưng khi sản xuất phải tuân thủ một số biện pháp bảo vệ đất, mức độ hạn chế của các yếu tố đã tăng lên. Nhóm 4: Gồm những loại đất thích hợp với một số loại cây trồng nhưng không thường xuyên, do đó phải có nhiều biện pháp cải tạo mới sử dụng có hiệu quả. Phương pháp đánh giá đất của Mỹ có hạn chế là không đi sâu vào nghiên cứu từng LUT cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, phương pháp này rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế trong quản lý và sử dụng đất có tính đến các vấn đề về môi trường, đây cũng chính là điểm mạnh của phương pháp nhằm mục đích duy trì và sử dụng đất bền vững (Đỗ Nguyên Hải, 2000) [30]. b. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai ở Liên Xô (cũ) Đây là trường phái đánh giá tiềm năng đất theo quan điểm phát sinh, phát triển
  • 29. 16 của Docuchaep ... Đánh giá đất dựa trên cơ sở các đặc tính khí hậu, địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, nước ngầm và thực vật. Phương pháp đánh giá được hình thành từ đầu những năm 50, sau đó đã được phát triển và hoàn thiện vào năm 1986 để tiến hành đánh giá và thống kê chất lượng tài nguyên đất đai nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên lãnh thổ Liên bang Xô viết. Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố trên cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất. Đối chiếu giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa chọn để phân hạng đánh giá đất. Đơn vị đánh giá đất là các chủng loại đất, quy định đánh giá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ. Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm, mức hoàn vốn, địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy) (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [64]. Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp. - Nhóm đất thích hợp được phân theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên, trên phạm vi vùng rộng lớn. - Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhưỡng như điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nước. Trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện theo 3 bước: (1) Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên); (2) Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp với khí hậu, độ ẩm, địa hình…); (3) Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai) (Huỳnh Văn Chương, 2011) [24]. Đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh của Liên Xô cũ đã được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc hệ thống XHCN cũ, ở Đông Âu và một vài nước khác ở châu Á, châu Phi. Kết quả đánh giá đất đã giúp cho việc hoạch định chiến lược sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất theo các phân vùng nông nghiệp tự nhiên hướng tới mục đích sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất hợp lý. Tuy nhiên, phương pháp này thuần túy quan
  • 30. 17 tâm đến các yếu tố tự nhiên của đối tượng đất đai, mà chưa xem xét đầy đủ đến yếu tố kinh tế, xã hội. Đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng thích hợp chưa đi sâu đánh giá phân loại riêng rẽ cho từng loại hình sử dụng, do đó sẽ không tránh khỏi chủ quan trong đánh giá. c. Phương đánh giá tiềm năng đất ở Ấn Độ và các nước nhiệt đới ẩm châu Phi Ở Ấn Độ và các nước nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương pháp tham biến trong đánh giá đất. Đối với Ấn Độ, người ta dùng hàm toán học biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng các phương trình toán học.Trong đó, kết quả phân hạng đất được thể hiện ở dạng % hoặc cho điểm, được chia thành 6 nhóm: (1) Nhóm thượng hảo hạng: Đất đạt 80% -100%, có thể trồng bất kỳ loại cây gì cũng cho năng suất cao; (2) Nhóm tốt: Đất đạt 60% - 79%, có thể trồng bất kỳ cây gì nhưng cho năng suất thấp hơn; (3) Bốn nhóm còn lại là nhóm trung bình, nhóm nghèo, nhóm rất nghèo và nhóm không thể dùng vào sản xuất nông nghiệp. Tại các nước nhiệt đới ẩm châu Phi, việc áp dụng tham biến có tính đến sự phụ thuộc vào một số tính chất sức sản xuất của đất. Sức sản xuất của đất phụ thuộc vào đặc tính thổ nhưỡng như: Sự phát triển của phẫu diện đất, sự có mặt của tầng đất chặt trong phẫu diện đất, màu sắc của đất và điều kiện thoát nước, độ chua và độ no bazơ, mức phát triển của tầng mùn trong đất.... Tất cả những đặc tính trên được thể hiện bằng các phương trình toán học và từ đó tính ra được sức sản xuất của đất đai (Huỳnh Văn Chương, 2011) [24]. 1.1.4.3. Phương pháp đá nh giá đất theo hướng dẫn của FAO Đánh giá đất theo hướng dẫn của FAO thực chất là đánh giá tiềm năng đất, là sự kế thừa, kết hợp được những điểm mạnh của cả 2 phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và Mỹ, đồng thời có sự bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau. Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang tính quốc tế đã giúp cho các nhà khoa học có tiếng nói chung, và bớt đi những trở ngại trên các phương diện trao đổi thông tin cũng như kiến thức trong đánh giá sử dụng đất. Điểm nổi bật của phương pháp đánh giá đất theo FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ.
  • 31. 18 Theo bản Đề cương lần đầu tiên của FAO (1976) [100] thì đánh giá đất đai (Land Evaluation - LE) là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất cần phải có. Như vậy đánh giá đất đai thực chất là đánh giá tiềm năng đất đai. Dẫn theo Đỗ Nguyên Hải, (2000) [30] thì "đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối với các mục tiêu sử dụng của con người trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, quy hoạch vùng và bảo tồn thiên nhiên..." Trước tình hình suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ và ngày một tăng (đặc biệt là đất nông nghiệp), tổ chức FAO đã có quá trình thử nghiệm đánh giá đất tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới và đã thu được những kết quả nhất định. Từ những năm 70, nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng phát triển hệ thống đánh giá đất đai của họ, và người ta nhận thức được tầm quan trọng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất đặt ra là phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với tài nguyên đất đai. Các nhà khoa học nghiên cứu về đánh giá đất trên thế giới nhận thấy phải có một sự nỗ lực không chỉ đơn phương ở một quốc gia riêng rẽ, mà phải thống nhất và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá đất đai trên phạm vi toàn cầu. Kết quả là ủy ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất đã được thành lập tại Rome (Ý) của tổ chức FAO và cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó được BlinKman và Smyth soạn thảo lại và in ấn năm 1973. Năm 1975, tại hội nghị Rome, những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO (K.J.Beek, J.Berema, P.J.Mabiler, G.A.Smyth...) biên soạn lại để hình thành nội dung phương pháp đánh giá đất đai đầu tiên của tổ chức FAO công bố năm 1976 (FAO, 1976) [100]. Tài liệu này được thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng đánh giá đất cho từng đối tượng chuyên biệt cụ thể như: đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước trời (FAO, 1983) [101]; đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (FAO - 1985) [102]; đánh giá đất đai vì sự phát triển (FAO, 1986) [103]; đánh giá đất đai cho phát triển nông thôn (FAO, 1988) [104]; đánh giá đất cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (FAO, 1989) [105]; đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1994) [107]. Theo FAO (1976) [100] thì đánh giá đất đai được định nghĩa như sau: “Đánh
  • 32. 19 giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”. Đánh giá đất đai là một phần trong tiến trình quy hoạch sử dụng đất (Beek and Berema, 1972) [93]. Khi tiến hành đánh giá đất cụ thể cho các đối tượng sản xuất nông, lâm kết hợp thì đất đai được nhìn nhận như là một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trong, bên trên và bên dưới như không khí, loại đất, hình dạng, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những hoạt động tác động từ trước và hiện tại của con người phát triển ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và tương lai. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rộng rãi bao gồm cả về không gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc điểm đánh giá đất đai của FAO là những tính chất của đất có thể đo lường hoặc ước lượng được. Vì vậy cần có sự lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá mà có sự tác động đến vùng đất hay khu vực nghiên cứu (Dent, 1992) [97]. Ngoài việc xem xét xét kỹ về điều kiện tự nhiên thì phương pháp đánh giá đất theo FAO rất chú trọng tới điều kiện kinh tế - xã hội. Các số liệu sinh học cùng các yếu tố kinh tế - xã hội như sở hữu đất đai, khả năng lao động, những quyết định về mặt chính sách, luật pháp, hệ thống giao thông, thủy lợi, các cơ sở chế biến, thị trường, vốn... là những kết quả để giúp cho việc đánh giá đất đai mang tính thực tiễn hơn (Julian Dumanski, 1998) [112]. Phương pháp đánh giá đất theo FAO dựa trên cơ sở phân hạng đất thích hợp với nền tảng là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của cây trồng với chất lượng đất đai xác định theo các bản đồ đơn vị đất đai. Ngoài ra, đánh giá đất còn gắn liền với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất thích hợp nhất. Ngoài việc đề cập đến các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên đối với đất đai, phương pháp này còn đề cập tới các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có liên quan đến khả năng sử dụng đất và sinh lợi của chúng.... Đặc biệt, phương pháp đánh giá đất theo FAO rất coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì, bảo vệ tài nguyên đất đai nhằm tập trung những giải pháp cho mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp.
  • 33. 20 * Nguyên tắc đánh giá đất theo hướng dẫn của FAO: - Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại hình sử dụng đất cụ thể. Việc đánh giá đất đai đòi hỏi phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại hình sử dụng đất (LUT) khác nhau (phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, chi phí máy móc...) - Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp trong đánh giá đất, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học. Việc đánh giá đất đai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng/ khu vực cần nghiên cứu. - Khả năng thích hợp của các LUT đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được cân nhắc để quyết định. Đánh giá đất tập trung so sánh giữa các sử dụng đất của các LUT khác nhau. * Cấu trúc Cấu trúc phân hạng của FAO được phân chia thành hai bậc gồm: thích hợp (S) và không thích hợp (N). Hình 1.2. - Bậc thích hợp được chia thành 3 hạng: + Rất thích hợp (S1): đất không có những hạn chế hoặc chỉ có hạn chế không đáng kể đối với loại hình sử dụng đất đã xác định. Nhưng hạn chế đó không làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận, không làm tăng thêm đầu tư vốn tối thiểu hoặc định kỳ để sản xuất và bảo vệ sản xuất. + Thích hợp (S2): đất có những hạn chế vừa phải cho một loại sử dụng đất. Nhưng hạn chế đó đã làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm tăng đầu tư vốn tối thiểu hoặc định kỳ để sản xuất và bảo vệ sản xuất; mặc dù vậy lợi nhuận thu được vẫn có lãi nhưng so với loại S1 thì thấp hơn nhiều. + Ít thích hợp (S3): đất có những hạn chế nặng cho một loại sử dụng đất xác định. Những hạn chế này đã làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận, làm tăng đầu tư để sản xuất và bảo vệ sản xuất mà tiêu phí này chỉ vừa đủ bù lại mà không có lãi
  • 34. 21 - Bậc không thích hợp được chia thành 2 hạng + Không thích hợp hiện tại (N1): đất có những hạn chế nhưng có thể khắc phục được bằng các biện pháp có mức đầu tư chi phí thấp nên có thể chấp nhận được. + Không thích hợp vĩnh viễn (N2): đất có những hạn chế nghiêm trọng đến mức không có khả năng đưa vào sử dụng cho nông nghiệp. Từ lớp nhỏ lại phân ra lớp phụ theo yếu tố hạn chế chính, số lượng lớp phụ không hạn chế tuỳ thuộc vào sự xuất hiện của yếu tố hạn chế chính. Từ lớp phụ phân chia nhỏ thành đơn vị thích hợp theo yêu cầu của công tác quản lý chăm sóc, mức độ chi tiết phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu. Nguyên tắc đánh giá khả năng thích hợp của một loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nào đó được FAO đề nghị là “phương pháp kết hợp theo yếu tố hạn chế chính". Nghĩa là trong mỗi đơn vị đất đai có các yếu tố đã được lựa chọn để tạo lập thành đơn vị đất đai đó, mỗi yếu tố này đều được chia thành 4 mức độ, trong đó có những yếu tố chính, yếu tố bình thường. Việc phân chia yếu tố chính hay yếu tố bình thường là dựa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng hoặc nhóm cây trồng lựa chọn để đề xuất phát triển. Đây là nguyên tắc để xây dựng cây quyết định trong đánh giá đất tự động với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phần mềm đánh giá đất tự động (ALES). Hình 1.2. Cấu trúc của phân hạng thích hợp đất đai theo FAO * Trình tự đá nh giá đất theo FAO Theo FAO (1976) [100], trình tự đánh giá đất được trình bày cụ thể tại hình 1.3.
  • 35. 22 Trong quy trình đánh giá đất của FAO thì bước điều tra xác định các loại hình sử dụng đất được xem là một phần thiết yếu, quan trọng của công việc đánh giá đất và đánh giá đất đai là kết quả của việc cân nhắc đánh giá các tiềm năng của đất đai cho một hay nhiều loại hình sử dụng. Vì thế đánh giá đất yêu cầu thu thập những thông tin từ nhiều phương diện của đất đai gồm thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật và các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến mục đích sử dụng đất (Phạm Quang Khánh, 1994) [37]. Nội dung chủ yếu của phương pháp đánh giá đất theo FAO gồm: (1) đánh giá hiện trạng sử dụng đất để lựa chọn các loại hình sử dụng đất phục vụ đánh giá đất; (2) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; (3) phân hạng thích hợp đất đai. Hình 1.3. Quy trình đánh giá đất theo FAO 1.1.4.4. Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững
  • 36. 23 Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (Multi- Criteria Evalue - MCE) là một kỹ thuật phân tích đa tiêu chí cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng của các tiêu chí khác nhau (Lootsma, 1999) [113]. Việc ra quyết định dựa trên đa chỉ tiêu có thể được hiểu như một tập hợp các khái niệm, phương pháp tiếp cận, các mô hình và phương pháp trợ giúp đánh giá (thể hiện qua trọng số, giá trị hoặc sự ưu tiên hơn) theo nhiều tiêu chí (Barredo, 1996) [94]. Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu là phương thức đơn giản của quá trình thu thập và xử lý hệ thống các thông tin khách quan và thể hiện quyết định chủ quan thông qua việc lựa chọn một phương án tối ưu từ một tập hợp các chỉ tiêu ảnh hưởng đến một số đối tượng phân tích. Điều này giúp cho việc đưa ra quyết định của các cá nhân hoặc nhóm người một cách có hiệu quả hơn (Sharifi và cs., 2004) [122]. Trong thực tiễn, có 4 phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu gồm (Saaty,1980) [117]: - Phương pháp phân tích thứ bậc (so sánh cặp đôi): Các chỉ tiêu được so sánh tầm quan trọng từng cặp với nhau trong ma trận cặp đôi. - Phương pháp xếp hạng theo thứ tự (Ranking): Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu được xếp hạng theo thứ tự 1, 2, 3,… - Phương pháp thỏa hiệp (Trade-off): Sử dụng sự đánh giá trực tiếp sự thỏa mãn sẵn sang thay thế một phương án lựa chọn khác. - Phương pháp sắp xếp tỷ lệ (Rating): Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu được đánh giá bằng %, tổng số là 100% cho các chỉ tiêu Trong phân tích đa chỉ tiêu, phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) là phương pháp thường được sử dụng nhất. Quá trình phân tích thứ bậc được phát triển bởi các nhà toán học Saaty là một phương pháp thiết thực và hiệu quả để giải quyết các vấn đề ra quyết định dựa trên đa chỉ tiêu thông qua việc sử dụng các cấu trúc phân cấp đại diện cho một vấn đề và sau đó xác định mức độ ưu tiên cho các chỉ tiêu khác nhau dựa trên kinh nghiệm của người ra quyết định (Saaty, 1980; Saaty, 1991; Saaty, 2000; Saaty, 2008) [117] [118] [119] [120]. Nghiên cứu của Weerakoon (2002) [125] đã chỉ ra rằng các quá trình phân tích thứ bậc là phương pháp thường được sử dụng trong việc ra quyết định và thông qua
  • 37. 24 thực nghiệm cho thấy phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu là một phương pháp hữu ích để xác định trọng số. So với các phương pháp khác được sử dụng để xác định trọng lượng thì phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu ưu việt hơn vì nó có thể xử lý các kết quả không phù hợp và cung cấp một thước đo của sự thiếu nhất quán khi xác định các giá trị thực tế của các chỉ tiêu thông qua ý kiến của người trả lời. Trên thế giới, phương pháp AHP tích hợp với công nghệ GIS đã được sử dụng nhiều trong đánh giá bền vững đất nông nghiệp, (Zabihi H và cs., 2015) [127]; (Zolekar và Bhagat, 2015) [128]). Kỹ thuật này đã được sử dụng rộng rãi để phân tích tính bền vững của đất đai ở cấp địa phương và vùng cho quy hoạch nông nghiệp (Akinci và cs., 2013) [92]; Motuma và cs., 2016 [114]). Các chỉ tiêu sinh lý như: độ che phủ đất, độ dốc, độ cao, các tính chất đất (độ sâu, độ ẩm, kết cấu và loại đất) thường được sử dụng để đánh giá tính bền vững của đất đai (Zolekar và Bhagat, 2015) [128]). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã sử dụng phân tích đa chỉ tiêu để xác định trọng số của các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong xác định tính bền vững trong sử dụng đất. Tác giả Rezaei và cs (2008) [115], đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn mô hình phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Fars, Iran. Nghiên cứu đã lấy ý kiến chuyên gia gồm: các nhà bảo vệ môi trường, hội viên hợp tác xã, chuyên gia từ tổ chức nông nghiệp của tỉnh và nông dân để tham gia vào đánh giá thứ bậc giữa các yếu tố. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các tiêu chí về sinh thái, bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm là những tiêu chí quan trọng nhất cho nông nghiệp bền vững tại vùng nghiên cứu, sau đó là các tiêu chí về kinh tế và xã hội. Heini Ahtiainen và cs (2014) [110] đã vận dụng phương pháp phân tích AHP xác định tầm quan trọng của các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển nông nghiệp với trọng số lần lượt là 0,338; 0,324 và 0,338. Trong các mục tiêu môi trường, chỉ tiêu quản lý tài nguyên bền vững có trọng số cao nhất. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các khái niệm đa chỉ tiêu và tính bền vững đã hình thành một bộ nghiên cứu thống nhất trong đánh giá sản xuất nông nghiệp. Shahla Davarpanah và cs (2016) [121] đã sử dụng 3 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường với 17 chỉ tiêu con để đánh giá về tính bền vững trong nông nghiệp tại tỉnh Ardebil, Iran bằng phương pháp phân tích AHP. Kết quả đã xác định được chỉ tiêu môi
  • 38. 25 trường có trọng số cao nhất với 0,443; tiếp đến là chỉ tiêu kinh tế với trọng số 0,387; chỉ tiêu xã hội có trọng số thấp nhất với 0,169. Trong 8 chỉ tiêu thuộc nhóm môi trường thì 2 chỉ tiêu lượng sử dụng phân bón và lượng sử dụng thuốc trừ sâu có trọng số cao nhất với 0,158. Trong 5 chỉ tiêu thuộc nhóm kinh tế thì chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có trọng số cao nhất là 0,295. Trong nhóm chỉ tiêu xã hội thì chỉ tiêu lớp tăng cường tính bền vững có trọng số cao nhất với 0,337. Ở Việt Nam, phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu mới được áp dụng vào đầu những năm 2000. Nghiên cứu của Võ Quang Minh và cs (2003) [124] tại huyện Châu Thành, thành phố Cần Thơ đã đề xuất nên kết hợp các đặc điểm tự nhiên với các đặc điểm kinh tế - xã hội khi xác định yêu cầu sử dụng đất trong với phương pháp phân tích đa chỉ tiêu. Nghiên cứu về đánh giá thích hợp đất đai đa tiêu chí phục vụ cho việc lựa chọn loại cây ăn quả ở vùng đồi miền Trung Việt Nam (áp dụng cho xã Thủy Bằng và xã Hương Bình, tỉnh Thừa Thiên Huế) của Huỳnh Văn Chương (2008) [111] cũng đã tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu về kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường và sử dụng phương pháp so sánh cặp đôi trong AHP để xác định trọng số của các chỉ tiêu trong đánh giá thích nghi đất đai. Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Chương (2009) [23] cũng đã thực hiện nghiên cứu đánh giá thích hợp đất cho cây trồng nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững theo 2 giai đoạn: đánh giá sự thích hợp của điều kiện tự nhiên, tiếp đến là đánh giá sự thích hợp cả tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Hương Bình, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả đã xác định được 17 tiêu chí con, 3 tiêu chí chính đó là điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội và điều kiện môi trường cho cây trồng có múi. Trong đó, tiêu chí về điều kiện kinh tế - cơ sở hạng tầng có tầm quan trọng lớn hơn so với các tiêu chí còn lại. Nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai cho tỉnh Lâm Đồng, tác giả Lê Cảnh Định, Trần Trọng Đức (2011) [28] đã xác định 3 nhóm yếu tố cấp 1 trong đánh giá tính bền vững gồm kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số của các yếu tố. Kết quả đã xác định trọng số của yếu tố kinh tế là 0,449, yếu tố xã hội là 0,200, yếu tố tài nguyên
  • 39. 26 thiên nhiên và môi trường có trọng số là 0,351. Nguyễn Thị Thu Trang và cs., (2014) [75], đã áp dụng phương pháp MCE để đánh giá tính bền vững cho các kiểu sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt theo từng khu vực khai thác sử dụng đất cho thấy: Trong 13 kiểu sử dụng đất có 4 kiểu sử dụng có tính bền vững cao là chuyên lúa, chuyên rau màu, cây ăn quả và lúa - tôm sú; 2 kiểu sử dụng có tính bền vững rất cao là rừng ngập mặn và tôm - rừng ngập mặn, cá, cua; 3 kiểu sử dụng có tính bền vững trung bình là rừng phi lao, tôm - rừng ngập mặn và tôm sinh thái; các kiểu sử dụng còn lại ở các khu vực nghiên cứu khác nhau có thể mức độ bền vững khác nhau như: kiểu sử dụng tôm - rau câu và chuyên ngao có tính bền vững từ trung bình đến cao, kiểu sử dụng tôm sú công nghiệp, tôm cua quảng canh có tính bền vững từ thấp đến trung bình tùy theo từng khu vực. Hướng sử dụng đất nông nghiệp của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy sẽ tập trung vào một số LUT có tính thích hợp và bền vững cao như: rừng ngập mặn, rừng phi lao ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, tôm - rừng ngập mặn cá, cua, lúa - tôm ở khu vực khai thác tích cực và hạn chế, chuyên rau màu ở vùng đệm. Các LUT có tính bền vững cao nhưng diện tích thích hợp hạn chế được đề xuất giữ ổn định như chuyên lúa và cây ăn quả. Nhìn chung, kỹ thuật phân tích đa chỉ tiêu trong đánh giá tính bền vững của một mô hình sử dụng đất nông nghiệp đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phần lớn các nghiên cứu mới đây đã sử dụng phương pháp này để xác định trọng số của các nhóm yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong phân tích, đánh giá tính bền vững trong nông nghiệp, tuy nhiên mỗi nghiên cứu đều sử dụng những yếu tố con khác nhau trong đánh giá, tùy vào điều kiện thực tế tại mỗi khu vực nghiên cứu mà sẽ có các yếu tố cụ thể và trọng số đánh giá cũng sẽ khác nhau. 1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1.Tình hình sử dụng đất trên thế giới Theo Nguyễn Đình Bồng và cs (2014) [17]: “Lịch sử phát triển của nhân loại gắn liền với công cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nguồn năng lượng hóa thạch và các sản phẩm sinh học cho con người. Khai khẩn đất đai mở mang diện tích canh tác là mục tiêu hàng đầu