SlideShare a Scribd company logo
1 of 187
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
HÀ QUANG TRUNG
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN- 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
HÀ QUANG TRUNG
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN
2. TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN
THÁI NGUYÊN- 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chƣa
từng đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án
Hà Quang Trung
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ, tập thể các
nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã là nguồn cổ vũ, động viên
quan trọng để tôi hoàn thành luận án của mình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Đại
học Thái Nguyên, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên, trƣờng
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học,
Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp, UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội, Cục
Thống kê, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ban Giảm nghèo, UBND các huyện Ba
Bể, Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Bạch Thông, Thị xã
Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Chí Thiện, TS.
Trần Đình Tuấn trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, GS.TS. Mai
Ngọc Cƣờng trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hƣớng dẫn và giúp
đỡ để tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các nhà khoa học, các thầy, cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và sinh viên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 03 năm 2014
Tác giả luận án
Hà Quang Trung
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...........................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH, HỘP, ĐỒ THỊ..................................................................... x
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 4
4. Kết cấu của Luận án...................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG.......... 5
1.1. Khái niệm về đói nghèo, tiêu chí đói nghèo và chuẩn nghèo.................... 5
1.1.1. Khái niệm về đói nghèo trên thế giới...................................................... 5
1.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam ..................................................... 7
1.1.3. Tiêu chí đánh giá đói nghèo và chuẩn nghèo.......................................... 7
1.2. Các nguyên nhân của đói nghèo và vấn đề giảm nghèo bền vững.......... 12
1.2.1. Các nguyên nhân của đói nghèo ........................................................... 12
1.2.2. Động thái và nguyên nhân của một số hiện tƣợng nghèo ở Việt Nam. 17
1.2.3. Vấn đề về giảm nghèo bền vững........................................................... 20
1.3.2. Kết quả giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 2011 ................ 31
1.3.3. Kết quả giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2012 ....................... 34
1.3.4. Đánh giá sự giảm nghèo thiếu bền vững ở Việt Nam........................... 34
1.3.5. Các thách thức trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam...................... 36
1.4. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới và ở Việt Nam............................ 39
1.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới ................................................. 39
1.4.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam.................................................. 47
1.5. Cơ sở khoa học của giảm nghèo bền vững .............................................. 51
1.5.1. Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững............................................ 51
iv
1.5.2. Các nhân tố của việc giảm nghèo bền vững.......................................... 53
Tóm tắt chƣơng 1 .......................................................................................... 54
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 55
2.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án............................................................... 55
2.2. Khung phân tích của luận án.................................................................... 55
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 55
2.3.1. Các phƣơng pháp tiếp cận..................................................................... 55
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 57
2.4. Chọn vùng nghiên cứu và thu thập thông tin........................................... 58
2.4.1. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu..................................................... 58
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin............................................................ 61
2.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu................................................... 63
2.5.1. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 63
2.5.2. Phƣơng pháp phân tích.......................................................................... 63
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 66
2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tƣ cho giảm nghèo................... 66
2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tƣ cho giảm nghèo...................... 66
2.6.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh giảm nghèo bền vững.............................. 67
2.6.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập .................. 68
2.6.5. Phân biệt đơn vị tính phần trăm và điểm phần trăm của giảm nghèo... 68
Tóm tắt chƣơng 2 .......................................................................................... 69
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC KẠN .... 70
3.1. Đánh giá các nguồn lực cho giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn........................... 70
3.1.1. Nguồn lực về điều kiện tự nhiên........................................................... 70
3.1.2. Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của Bắc Kạn .......................... 73
3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.................... 83
3.2.1. Khái quát các chƣơng chƣơng trình giảm nghèo của Bắc Kạn............. 83
3.2.2. Tình hình đầu tƣ cho các chƣơng trình giảm nghèo của tỉnh ............... 89
3.2.3. Kết quả sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh Bắc
Kạn sau khi thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo.......................... 91
v
3.2.4. Kết quả giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2010 ............... 93
3.2.5. Kết quả giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2012...................... 95
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh
và bền vững” tại hai huyện nghèo trong chƣơng trình 30a..................... 97
3.3.1. Quá trình tổ chức triển khai chƣơng trình 30a tại hai huyện nghèo ..... 97
3.3.2. Tình hình thực hiện chƣơng trình 30a tại hai huyện nghèo.................. 98
3.3.3. Đánh giá công tác tuyên truyền, quảng bá và sự nhận thức, hiểu biết
của hộ nông dân về chƣơng trình 30a................................................. 102
3.3.4. Đánh giá chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên
của các huyện nghèo ........................................................................... 103
3.4. Đánh giá kết quả giảm nghèo qua điều tra hộ nông dân........................ 107
3.4.1. Tình hình cơ bản các hộ điều tra......................................................... 107
3.4.2. Nguyên nhân đói nghèo của các hộ điều tra ....................................... 107
3.4.3. Tình hình đói nghèo của các hộ điều tra phân theo dân tộc............... 108
3.4.4. Phân tích cơ cấu thu nhập từ các hộ điều tra ...................................... 109
3.4.5. Nguyện vọng của các hộ điều tra........................................................ 110
3.4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ nông dân ......... 111
3.5. Đánh giá sự thiếu bền vững trong giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn ......... 115
3.6. Nguyên nhân hạn chế và bài học kinh nghiệm cho giảm nghèo bền
vững cho các hộ nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................. 121
3.6.1. Những thuận lợi và khó khăn đến giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn ...... 121
3.6.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế ............................................ 122
3.6.3. Bài học kinh nghiệm cho giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Kạn ..... 123
Tóm tắt chƣơng 3 ....................................................................................... 125
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ................. 126
4.1. Định hƣớng và mục tiêu của giảm nghèo bền vững .............................. 126
4.1.1. Định hƣớng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn........................................................................................ 126
4.1.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững cho các hộ nông trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn............................................................................................... 129
vi
4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn............................................................................................... 130
4.2.1. Các nhóm giải pháp chung.................................................................. 130
Tóm tắt chƣơng 4 ........................................................................................ 140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 141
1. Kết luận ..................................................................................................... 141
2. Kiến nghị................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 148
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 159
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu và chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
BCĐ Ban chỉ đạo
BQ Bình quân
CN Công nghiệp
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CT Chƣơng trình
DA Dự án
DH Duyên hải
DN Doanh nghiệp
DTTS Dân tộc thiểu số
GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc
KP Kinh phí
KPĐT Kinh phí đầu tƣ
LN Lâm nghiệp
NCS Nghiên cứu sinh
NLN Nông lâm nghiệp
PTCS Phổ thông cơ sở
PTTH Phổ thông trung học
SP Sản phẩm
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TS Thủy sản
THPT Trung học phổ thông
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
XD Xây dựng
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
XH Xã hội
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam đƣợc xác định qua các thời kỳ.......... 11
Bảng 1.2. Tỉ lệ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010............................. 31
Bảng 1.3. Hệ số Gini chia theo khu vực thành thị, nông thôn và 6 vùng....... 33
Bảng 1.4. Bình quân thu nhập của 5 nhóm thu nhập 2002-2010.................... 33
Bảng 1.5. Kết quả rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo ở Việt Nam 2010 - 2012..... 34
Bảng 1.6. So sánh giữa tăng trƣởng thu nhập và mức tăng chuẩn nghèo....... 36
Bảng 2.1. Phân vùng kinh tế tỉnh Bắc Kạn..................................................... 59
Bảng 2.2. Khái quát các chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..... 60
Bảng 2.3. Số lƣợng mẫu điều tra theo địa phƣơng và theo nhóm hộ ............. 63
Bảng 2.4: Mô tả các biến sử dụng trong hàm ................................................ 66
Bảng 3.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai tỉnh Bắc Kạn........................... 73
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn ................................... 74
Bảng 3.3a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn theo khu vực kinh tế .. 76
Bảng 3.3b. Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn theo khu vực kinh tế....... 77
Bảng 3.4. Hiện trạng giáo dục tỉnh Bắc Kạn năm 2012 ................................. 77
Bảng 3.5b. Cơ cấu đội ngũ cán bộ ngành Y tế của tỉnh Bắc Kạn................... 79
Bảng 3.5c. Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2012....... 79
Bảng 3.6a. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức theo giới tính và dân tộc......... 81
Bảng 3.6b. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức phân theo độ tuổi.................... 82
Bảng 3.6c. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức theo trình độ chuyên môn....... 82
Bảng 3.7. Tình hình đầu tƣ cho giảm nghèo giai đoạn 2008 - 2011............... 90
Bảng 3.8. Phân bổ vốn theo các mục tiêu của tỉnh Bắc Kạn (2008-2011).... 91
Bảng 3.9. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn................... 92
Bảng 3.10. Giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp của Bắc Kạn......................... 93
Bảng 3.11. Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010.............. 94
Bảng 3.12. Kết quả rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo của tỉnh Bắc Kạn
năm 2010 (theo chuẩn nghèo mới) ............................................. 95
Bảng 3.13. Tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Kạn giai đoạn 2011-2012 ...................... 96
Bảng 3.15. Tình hình đầu tƣ chƣơng trình 30a tại Ba Bể và Pác Nặm giai
đoạn 2009-2011*
......................................................................... 98
ix
Bảng 3.16. Kết quả chƣơng trình 30a tại huyện Ba Bể đến hết năm 2011... 100
Bảng 3.17. Kết quả chƣơng trình 30a tại huyện Pác Nặm đến hết năm 2011.... 101
Bảng 3.18. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra.......................................... 107
Bảng 3.19. Đánh giá nguyên nhân đói nghèo tại các hộ điều tra.................. 108
Bảng 3.20. Cơ cấu hộ nghèo phân theo dân tộc tại các hộ điều tra.............. 109
Bảng 3.21a. Thực trạng thu nhập của các hộ điều tra................................... 110
Bảng 3.22. Nguyện vọng của các hộ điều tra ............................................... 111
Bảng 3.23a. Kết quả hàm CD về các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập ......... 112
Bảng 3.23b. Hiệu suất biên của các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân....... 113
Bảng 3.23c. Kết quả chạyhàmlogit về mức tác động đến xác suất sự nghèo ......... 114
Bảng 3.23d. Hiệu ứng biên của từng yếu tố đến xác suất thoát nghèo......... 115
Bảng 3.24. Chênh lệch thu nhập và chi tiêu bình quân ngƣời trên tháng
theo nhóm thu nhập của Bắc Kạn............................................. 117
Bảng 3.25. Mức thu nhập bình quân ngƣời trên tháng theo nhóm thu nhập 118
x
DANH MỤC HÌNH, HỘP, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Các nhân tố của sự đói nghèo (Phil Bartle) .................................... 13
Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững (theo vietnamreview.com) [132]...... 24
Hình 1.3. Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững...................................... 52
Hình 2.1. Khung phân tích giảm nghèo bền vững.......................................... 56
Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bắc Kạn....................................................................... 70
Hộp 1.1: Xoá đói giảm nghèo với việc tăng GDP bền vững .......................... 25
Đồ thị 3.1. Đồ thị về mức chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu của các
nhóm thu nhập tỉnh Bắc Kạn 2006-2012.................................. 117
Đồ thị 3.2. Đƣờng cong Lozen của Bắc Kạn năm 2008 ............................... 119
Đồ thị 3.3. Đƣờng cong Lozen của Bắc Kạn năm 2010 ............................... 119
Đồ thị 3.4. Đƣờng cong Lozen của Bắc Kạn năm 2012 ............................... 120
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xoá đói giảm nghèo luôn đƣợc coi là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi
quốc gia và trên toàn thế giới. Với ý nghĩa đó Liên hiệp Quốc đã lấy ngày 17
tháng 10 hằng năm làm ngày “Thế giới chống đói nghèo” nhằm khuyến cáo và
kêu gọi sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng c hung tay xoá đói, giảm nghèo. Ở
Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lấy ngày 17 tháng 10 là “Ngày vì
người nghèo”, qua đó vận động toàn dân với tinh thần “tương thân, tương ái”,
“nhường cơm, sẻ áo”, chung tay giúp đỡ ngƣời nghèo thực hiện xoá đói giảm
nghèo vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đƣợc khởi xƣớng từ
những ngày đầu khi giành đƣợc độc lập bằng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là “diệt giặc đói, diệt giặc dốt”. Sau ngày đất nƣớc thống nhất, Đảng,
Nhà nƣớc và nhân dân ta cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc đó
là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Các chủ trƣơng,
đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc luôn bám sát mục tiêu “Dân
giàu, Nước mạnh”, mặc dù có những lúc thực hiện chƣa phù hợp trong thực
tiễn, nhƣng chúng ta đã kịp thời sửa chữa và đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Bắt
đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (1986) [34], Đảng ta đã thực hiện công
cuộc đổi mới nền kinh tế đất nƣớc và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về phát
triển kinh tế và an sinh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một dân số bộ
phận không nhỏ sống trong tình trạng đói nghèo. Từ những năm đầu của thập
kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nƣớc đã thực hiện nhiều chính sách nhằm
xoá đói giảm nghèo, từ việc ban hành chuẩn nghèo năm 1993 đến việc thực
hiện hàng loạt các chƣơng trình nhƣ Chƣơng trình 120, Chƣơng trình 134,
Chƣơng trình 135, tiếp đó là việc Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đã phê
duyệt "Chương trình Nghị 21 của Việ Nam", ngày 20/07/2004 [59].
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều chính sách
nhằm xoá đói giảm nghèo và đã thu đƣợc thành tựu đáng kể đƣợc cộng đồng
Thế giới công nhận, tỉ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh và liên tục. Theo Bộ Lao
2
động - Thƣơng binh và Xã hội thì tỉ lệ hộ nghèo (tính theo chuẩn nghèo quốc
tế) đã giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống còn 58% năm 1993,
37% năm 1998, 32% năm 2000 và 18,1% năm 2004. Theo đánh giá của Ngân
hàng thế giới thì “kết quả chương trình xoá đó i giả m nghè o giai đoạ n 2005-
2010, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước giảm xuống từ 22% năm 2005 còn 9,45%
năm 2010, đã vượ t mụ c tiêu Quố c hộ i đề ra là 10%”[51].
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, tuy
nhiên kết quả giảm nghèo của Việt Nam còn thiếu bền vững. Trong Nghị quyết
80/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/05/2011 đã khẳng định: kết quả giảm nghèo
chƣa thực sự bền vững, các hộ đã thoát nghèo nhƣng mức thu nhập nằm sát
chuẩn nghèo còn lớn, tỉ lệ hộ tái nghèo còn cao. Sự chênh lệch giàu - nghèo giữa
các vùng, nhóm dân cƣ vẫn còn khá lớn, đời sống ngƣời nghèo còn nhiều khó
khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số[16].
Mặt khác, trong thực tế vẫn tồn tại nguy cơ các hộ thoát nghèo có thể vẫn trở lại
tái nghèo khi chuẩn nghèo thay đổi và nguy cơ nghèo tương đối xuất hiện nhiều
trong đời sống dân cƣ. Trong đó, đặc biệt là tỉ lệ hộ nghèo là ngƣời dân tộc thiểu
số có xu hƣớng gia tăng trong tổng số hộ nghèo.
Bắc Kạn là một tỉnh nghèo thuộc khu vực miền núi phía Bắc, mới đƣợc
tái lập từ ngày 1/1/1997, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX ngày 6/11/1996.
Đến nay tỉnh có 8 huyện và thị xã với 122 xã, phƣờng, thị trấn. Trong đó có
02 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và 74 xã đặc biệt khó khăn. Tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh là 4.859,41 km2
, dân số trung bình đến năm 2012 là
302.500 ngƣời, trong đó trên 80% là ngƣời dân tộc thiểu số [24].
Việc thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
đã thu đƣợc nhiều kết quả, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh (tỉ lệ hộ nghèo năm 2008
là 41,47% giảm xuống còn 29,79% năm 2009 và đến năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo
giảm xuống còn 17,6%. đời sống kính tế ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao,
an sinh xã hội ngày càng ổn định. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ cận nghèo còn cao (theo
3
chuẩn nghèo mới thì tỉ lệ hộ cận nghèo năm 2010 của Bắc Kạn trên 16%), nguy
cơ tái nghèo luôn tồn tại, tính bền vững trong giảm nghèo chƣa đƣợc khẳng
định, đặc biệt là đối với các hộ nông dân và dân tộ thiểu số.
Vấn đề đặt ra là: Thực trạng việc giảm nghèo bền vững của các hộ
nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang diễn ra nhƣ thế nào? Làm thế nào để
thực hiện giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn? Giải pháp nào để thực hiện thành công việc giảm nghèo bền vững cho
các hộ nông dân trên địa bàn? Các câu hỏi này đƣợc nêu lên nhƣ là một thách
thức lớn đối với công cuộc giảm nghèo bền vững của tỉnh Bắc Kạn nói riêng
và của Việt Nam nói chung.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu "Cơ sở khoa học của
việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn"
làm đề tài luận án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Từ việc phân tích nguồn lực và đánh giá thực trạng việc giảm nghèo
bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, chỉ ra nguyên nhân
hạn chế và bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện
việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giảm
nghèo bền vững cho các hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng, nguyên nhân
hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm của việc giảm nghèo bền vững cho
các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ nông
dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các địa bàn có điều kiện tƣơng
đồng nói chung.
4
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho các
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các nguồn lực cho giảm nghèo và thực trạng giảm nghèo
bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích các nguyên nhân hạn chế, các yếu tố ảnh hƣởng và rút ra bài
học kinh nghiệm của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc giảm nghèo bền
vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong đó chọn mẫu điều tra
tại 3 huyện: Ba Bể, Na Rì và Chợ Mới.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong giai đoạn 2008 - 2012.
- Số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện trong năm 2011.
4. Kết cấu của Luận án
Luận án đƣợc kết cấu gồm 2 phần và 4 chƣơng:
Phần: Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề đói nghèo và giảm nghèo bền vững
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn
Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ
nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Phần: Kết luận và kiến nghị
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm về đói nghèo, tiêu chí đói nghèo và chuẩn nghèo
1.1.1. Khái niệm về đói nghèo trên thế giới
Tại Hội nghị bàn về đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng
do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993 đã đƣa ra khái
niệm về đói nghèo nhƣ sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ
không đƣợc hƣởng và thoả mãn nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc xã
hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập
quán của từng địa phƣơng”.
Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội ở Copenhaghen,
Đan Mạch năm 1995 đã đƣa ra khái niệm về ngƣời nghèo nhƣ sau: “Ngƣời
nghèo là tất cả những ai có thu nhập thấp hơn dƣới 1 USD mỗi ngày cho mỗi
ngƣời, số tiền đƣợc coi nhƣ đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Về vấn đề này Ngân hàng thế giới (WB) cũng đƣa ra khái niệm về đói
nghèo là: “Đói nghèo là sự thiếu hụt không thể chấp nhận đƣợc trong phúc lợi
xã hội của con ngƣời, bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xã hội học”. Sự
thiếu hụt về sinh lý học là không đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và sinh học
nhƣ dinh dƣỡng, sức khoẻ, giáo dục và nhà ở. Sự thiếu hụt về mặt xã hội học
liên quan đến các vấn đề nhƣ bình đẳng, rủi ro và đƣợc tự chủ, tôn trọng trong
xã hội.
Từ những khái niệm trên, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã tách
riêng hai khái niệm đó là khái niệm đói và khái niệm nghèo:
- Khái niệm đói: “Đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống
dƣới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo cho nhu cầu về vật chất để
duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cƣ hàng năm thiếu ăn, thƣờng vay nợ
cộng đồng và thiếu khả năng chi trả”.
- Khái niệm nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không có khả
năng thoả mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện” [1], [4], [27].
6
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đƣa ra khái niệm về nghèo theo thu
nhập là: “Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tƣơng
ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định”. Thƣớc đo các tiêu chuẩn tối thiểu
đế xác định nghèo thay đổi tuỳ theo từng vùng, từng địa phƣơng và theo các
giai đoạn thời gian. Có thể đƣợc hiểu một ngƣời là nghèo khi thu nhập hàng
tháng của họ thấp hơn một nửa thu nhập bình quân theo ngƣời trên tháng của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá, phân loại sự
nghèo đói còn phụ thuộc và từng vùng, từng điều kiện lịch sử nhất định.
Trên góc độ khác Liên hợp Quốc đã đƣa ra hai khái niệm về nghèo đó là
nghèo tuyệt đối và nghèo tƣơng đối nhƣ sau:
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng
những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những
đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục.
Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu tối thiểu bao
gồm quyền đƣợc tham gia vào các quyết định của cộng đồng.
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới
mức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tƣơng đối
phát triển theo không gian và thời gian nhất định tuỳ thuộc vào mức sống
chung của xã hội. Nhƣ vậy, nghèo tƣơng đối gắn liền với sự chênh lệch về
mức sống của một bộ phận dân cƣ so với mức sống trung bình của địa
phƣơng ở một thời kỳ nhất định.
Từ những đánh giá trên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xoá dần
nghèo tuyệt đối là công việc có thể làm, còn nghèo tƣơng đối là hiện tƣợng
thƣờng có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh
lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hoá giàu nghèo.
Thực tế cho thấy có sự không thống nhất về quan điểm, khái niệm và đối
với từng quốc gia khác nhau sẽ có chuẩn mực đánh giá khác nhau. Vì thế, trên
cơ sở thống nhất chung về mặt định tính, cần phải xác định thƣớc đo mức nghèo
đói của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng.
7
1.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam
Nhìn chung, khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam tƣơng đồng với những
khái niệm về đói nghèo đƣợc thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Hiện nay, Việt
Nam đã thừa nhận khái niệm chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói
nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc,
Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc
hƣởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này
đã đƣợc xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong
tục tập quán của địa phƣơng” [27], [29]. Tƣơng tự, có thể định nghĩa đói
nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phƣơng diện, thu nhập hạn chế, hoặc
thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc
khó khăn và dễ bị tổn thƣơng trƣớc những đột biến bất lợi, ít có khả năng
truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới ngƣời có khả năng giải quyết, ít
đƣợc tham gia vào quá trình ra quyết định.
Nhƣ vậy, đói nghèo ở Việt Nam không chỉ đƣợc nhìn nhận ở phƣơng
diện thiếu thốn những nhu cầu vật chất tối thiểu nhƣ ăn mặc, giáo dục, y tế mà
ở cả phƣơng diện thiếu những cơ hội tạo thu nhập, dễ bị tổn thƣơng, ít có khả
năng tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến bản thân.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá đói nghèo và chuẩn nghèo
1.1.3.1. Tiêu chí đánh giá và chuẩn nghèo trên thế giới
Thứ nhất là, tiêu chí chỉ số phát triển con người (HDI - Human
Development Index) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
(UNDP): Là chỉ số so sánh dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản nhƣ tuổi thọ
dân cƣ trung bình, tình trạng biết chữ của ngƣời lớn, thu nhập bình quân
trên đầu ngƣời trong năm. Chỉ số này đƣợc sử dụng trong “Báo cáo phát
triển con ngƣời” năm 1997 của UNDP. Bao gồm các nhân tố cụ thể:
(i) Một cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, đƣợc đo bằng tuổi thọ.
(ii) Kiến thức, đƣợc đo bằng tỉ lệ ngƣời lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và
tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
8
(iii) Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu ngƣời theo sức mua tƣơng
đƣơng tính bằng đô-la Mỹ.
Thứ hai là, tiêu chí đánh giá nghèo theo đường nghèo: Tiêu chí này
đƣợc Ngân hàng Thế giới phân chia đƣờng nghèo theo hai mức: đƣờng nghèo
về lƣơng thực thực phẩm và đƣờng nghèo chung. Trong đó đƣờng nghèo về
lƣơng thực thực phẩm đƣợc xác định dựa trên lƣợng calo tối thiểu cho một
ngƣời/một ngày. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số tổ chức khác
xác định mức calo tối thiểu và sử dụng hiện nay là 2100 calo/ngƣời/ngày. Tuy
nhiên, trên thực tế ở mỗi nƣớc có mức điều chỉnh khác nhau cho phù hợp.
Chẳng hạn mức calo tối thiểu ở Trung Quốc là 2150 calo/ngày/ngƣời, ở Thái
Lan là 1978 calo/ngƣời/ngày và Việt Nam là 2100 calo/ngƣời/ngày…
Thứ ba là, tiêu chí đánh giá nghèo theo mức chi tiêu tối thiểu cho các
nhu cầu cơ bản của con người: Theo tiêu chí này, năm 1997 Ngân hàng Thế
giới đã đƣa ra mức chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tƣơng đƣơng của
địa phƣơng so với thế giới để thoả mãn nhu cầu sống, theo đó mức chi tối thiểu
tổng quát cho mức nghèo khổ tuyệt đối là 1 USD/ngƣời/ngày; mức nghèo là 2
USD/ ngƣời/ngày trở xuống cho các nƣớc châu Mỹ Latinh và vùng Caribe;
mức 4 USD/ngƣời/ngày trở xuống cho những nƣớc Đông Âu. Từ năm 2005,
Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã áp dụng mức chuẩn nghèo
đối với các nƣớc đang phát triển là 1,25 USD/ngƣời/ngày cho chi tiêu nhu cầu
cơ bản tính theo sức mua tƣơng đƣơng thay cho mức chuẩn nghèo trƣớc đó vẫn
dùng là mức 1 USD/ngƣời/ngày theo mức giá năm 1993.
Thứ tư là, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập bình quân đầu người:
Năm 1997 Ngân hàng thế giới đã đƣa ra chuẩn nghèo chung cho thế giới là
mức thu nhập bình quân dƣới 370 USD/ngƣời/năm. Bên cạnh đó khi sử dụng
chỉ tiêu này các quốc gia thƣờng xác định thu nhập bình quân của hộ gia đình
so sánh với thu nhập bình quân đầu ngƣời của quốc gia. Hộ có thu nhập bình
quân đầu ngƣời ít hơn 1/2 hoặc 1/3 thu nhập bình quân đầu ngƣời của quốc
gia đƣợc coi là hộ nghèo [4], [30]. Hiện nay, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu
nhập đang đƣợc sử dụng khá phổ biến ở các nƣớc trên thế giới vì nó có ƣu
9
điểm là dễ sử dụng. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì nếu chỉ xét về thu nhập
bình quân đầu ngƣời sẽ không phản ánh đầy đủ đƣợc sự thoả mãn các nhu cầu
cơ bản của con ngƣời. Do vậy, cần phải có sự tiếp cận khác toàn diện hơn,
đầy đủ hơn để đánh giá sự đói nghèo.
Thứ năm là, chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI- Human P overty Index),
chỉ số HPI đo lƣờng sự nghèo khổ của con ngƣời trên hai lĩnh vực chính là
giáo dục và y tế. Cụ thể, các chỉ số HPI-1 và HPI-2 cùng đo lƣờng qua những
chiều cạnh sau:
(i) Sự thiếu thốn liên quan đến sự tồn tại: do có thể bị chết sớm đƣợc
thể hiện qua khả năng không sống đến tuổi 40 (đối với HPI-1) và tuổi 60
(đối với HPI-2);
(ii) Sự thiếu thốn liên quan đến tri thức: do bị loại trừ khỏi thế giới đọc
và giao tiếp, đƣợc đo lƣờng bằng tỉ lệ ngƣời lớn mù chữ (đối với HPI-1) và tỉ
lệ ngƣời lớn trong độ tuổi 16 - 65 thiếu các kỹ năng biết chữ thiết thực, có thể
dùng để làm việc (đối với HPI-2);
(iii) Sự thiếu thốn liên quan đến chất lƣợng cuộc sống tốt, cụ thể là sự
cung cấp về kinh tế toàn diện. Điều này đƣợc thể hiện trong sự tổng hợp ba
biến số: tỉ lệ ngƣời tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận với
các dịch vụ nƣớc sạch, tỉ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị thiếu cân và suy sinh dƣỡng;
(iv) Ngoài ba lĩnh vực trên, chỉ số HPI-2 còn đo lƣờng một chiều cạnh
thứ tƣ, đó là sự loại trừ xã hội. Nội dung này đƣợc đo lƣờng qua chỉ số tỉ lệ
ngƣời dân bị thất nghiệp lâu dài (từ 12 tháng trở lên).
Thứ sáu là, chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI- Multidimensional Poverty
Index), chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI) đƣợc phát triển, ứng dụng bởi OPHDI
(Oxford Poverty and Human Development Initiative) trực thuộc trƣờng đại học
Oxford, MPI thay thể chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) đã đƣợc nêu trong các
báo cáo phát triển con ngƣời thƣờng niên từ 1997 và đƣợc sự dụng khá phổ
biến trong các báo cáo về đói nghèo từ năm 2010. MPI đánh giá đƣợc một loạt
các yếu tố quyết định hay những thiếu thốn, túng quẫn theo các cấp độ của hộ
gia đình trên 3 khía cạnh đó là: giáo dục, sức khoẻ và mức sống.
10
(i) Khía cạnh Giáo dục có hai đại lƣợng chỉ thị đó là số năm đi học và
việc đến lớp của trẻ em.
(ii) Khía cạnh Sức khoẻ có hai đại lƣợng chỉ thị đó là số trẻ tử vong và
sự suy dinh dƣỡng.
(iii) Khía cạnh Mức sống có 6 đại lƣợng chỉ thị đó là mức sử dụng điện,
đồ gia dụng tiện ích (tiên tiến), việc sử dụng nƣớc sạch, sàn nhà ở, nguồn
năng lƣợng sinh hoạt và giá trị tài sản sở hữu.
Chỉ số nghèo khổ đa chiều là một khái niệm mới đƣợc WB và UNDP
quan tâm và sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong phƣơng
pháp xác định MPI do cần phải xác định đƣợc “điểm cắt chỉ thị” của sự nghèo
khổ cho từng đại lƣợng chỉ thị, trong khi các thông tin này đòi hỏi phải đƣợc
xác định khá phức tạp, nên tiêu chí hiện nay chƣa đƣợc sử dụng nhiều trong
các nghiên cứu về đói nghèo.
1.1.3.2. Chuẩn nghèo ở Việt Nam
Để xác định đƣợc ngƣỡng đói nghèo thì điểm mấu chốt của vấn đề phải
xác định đƣợc chuẩn đói nghèo. Chuẩn đói nghèo biến động theo thời gian và
không gian, nên không thể đƣa ra đƣợc một chuẩn mực chung cho đói nghèo
để áp dụng trong công tác xoá đói giảm nghèo, mà cần phải có chỉ tiêu, tiêu
chí riêng cho từng vùng, miền ở từng thời kỳ lịch sử. Nó là một khái niệm
động, do vậy phải căn cứ vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nguồn lực tài chính
và qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu nƣớc ta đã đƣa ra mức chuẩn về đói
nghèo phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong từng giai đoạn.
Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu vẫn xác định chuẩn nghèo theo chỉ tiêu
thu nhập bình quân đầu ngƣời theo tháng hoặc theo năm. Chỉ tiêu này đƣợc
tính bằng giá trị hoặc bằng hiện vật quy đổi, thƣờng lấy lƣơng thực quy thóc
để đánh giá. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu chế độ dinh dƣỡng (calo/ngƣời),
mức chi nhà ở, chi ăn mặc, chi tƣ liệu sản xuất, điều kiện học tập, điều kiện
chữa bệnh, đi lại. Các tiêu chí đánh giá nghèo khác nhƣ HDI, HPI cũng đã
đƣợc sử dụng, nhƣng chủ yếu là sử dụng trong các công trình nghiên cứu kinh
tế xã hội hoặc tính toán trên phạm vi quốc gia để xác định mức độ phát triển
trong so sánh với các nƣớc khác trên thế giới.
11
Tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan đƣợc
Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc điều tra, khảo sát các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội, nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ, căn cứ vào đề xuất đó
Chính phủ công bố mức chuẩn nghèo cho từng giai đoạn (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam đƣợc xác định qua các thời kỳ
Giai đoạn Đơn vị tính Hộ đói Hộ nghèo
1. Giai đoạn 1993-1994 ≤ mức ≤ mức
Vùng nông thôn kg gạo/ngƣời/tháng 8 15
Vùng thành thị kg gạo/ngƣời/tháng 13 20
2. Giai đoạn 1995-1997
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo kg gạo/ngƣời/tháng 13 15
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du kg gạo/ngƣời/tháng 13 20
Vùng thành thị kg gạo/ngƣời/tháng 13 25
3. Giai đoạn 1998-2000
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo đồng/ngƣời/tháng 45.000 55.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du đồng/ngƣời/tháng 45.000 70.000
Vùng thành thị đồng/ngƣời/tháng 45.000 90.000
4. Giai đoạn 2001-2005
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo đồng/ngƣời/tháng 80.000
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du đồng/ngƣời/tháng 100.000
Vùng thành thị đồng/ngƣời/tháng 150.000
5. Giai đoạn 2006-2010
Vùng nông thôn đồng/ngƣời/tháng 200.000
Vùng thành thị đồng/ngƣời/tháng 260.000
6. Giai đoạn 2011-2015
Vùng nông thôn đồng/ngƣời/tháng 400.000
Vùng thành thị đồng/ngƣời/tháng 500.000
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Từ năm 1993 đến nay Việt Nam đã có 6 lần thay đổi chuẩn nghèo, các
mức chuẩn nghèo của Việt Nam trong 3 giai đoạn đầu: giai đoạn 1993-1994,
giai đoạn 1995-1997 và giai đoạn 1998-2000 chúng ta sử dụng mức chuẩn
12
nghèo theo thu nhập bình quân đầu ngƣời trên tháng nhƣng đƣợc tính quy đổi
bằng gạo (kg/ngƣời/tháng). Từ năm 2000 trở đi ở nƣớc ta về cơ bản đã xoá
đƣợc tình trạng đói, do đó mức chuẩn nghèo các giai đoạn 2001-2005 và giai
đoạn 2006 - 2010 vẫn đƣợc tính theo thu nhập bình quân đầu ngƣời trên
tháng nhƣng đƣợc tính bằng giá trị (đồng/ngƣời/tháng).
Giai đoạn gần đây nhất theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ ngày 30/01/2011 đã ban hành tiêu chuẩn nghèo giai đoạn
2011-2015. Theo đó, mức chuẩn hộ nghèo trong giai đoạn 2011-2015 là hộ có
mức thu nhập bình quân đến 400.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn
và đến 500.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn hộ cận nghèo
là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000
đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn và từ 501.000 đồng đến 650.000
đồng/ngƣời/tháng ở khu vực thành thị.
Sự thay đổi từ việc lấy mức chuẩn nghèo bằng hiện vật (gạo) sang
chuẩn nghèo bằng giá trị (tiền) đã cho thấy công cuộc giảm nghèo của Việt
Nam có một bƣớc tiến mới, thể hiện sự tiến bộ trong tiêu chuẩn đánh giá đói
nghèo. Mặt khác, chuẩn nghèo Việt Nam thƣờng xuyên đƣợc nâng lên nhằm
tiếp cận với chuẩn nghèo thế giới khẳng định quyết tâm xóa đói giảm nghèo
của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Trong những năm gần đây, Chính phủ
thƣờng công bố thay đổi tăng mức chuẩn nghèo 5 năm một lần và trƣớc kỳ
Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử Quốc hội là một căn cứ quan trọng cho các
định hƣớng và giải pháp giảm nghèo trong từng giai đoạn của Việt Nam. Bên
cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế Việt Nam cũng
đang tiếp cận đến vấn đề nghèo đa chiều trong chuẩn nghèo của Việt Nam.
1.2. Các nguyên nhân của đói nghèo và vấn đề giảm nghèo bền vững
1.2.1. Các nguyên nhân của đói nghèo
1.2.1.1. Nguyên nhân của đói nghèo trên thế giới
Qua nghiên cứu các tài liệu và tham khảo ý kiến các chuyên gia kinh tế,
hiện nay có thể khái quát các nguyên nhân của sự đói nghèo gồm 5 yếu tố
(xem hình 1.1)
13
Sự thiếu hiểu biết: Sự thiếu hiểu biết ở đây đƣợc hiểu là sự thiếu thông
tin và kiến thức. Việc thiếu thông tin, kiến thức ảnh hƣởng lớn đến tƣ duy,
nhận thức và cách ứng xử của con ngƣời đối với các tác động bên ngoài. Điều
quan trọng là phải xác định những thông tin mà ngƣời nghèo đang bị thiếu hụt
để có giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Hình 1.1: Các nhân tố của sự đói nghèo (Phil Bartle)
Bệnh tật: Khi trong một cộng đồng dân cƣ có tỉ lệ bệnh tật cao, dẫn đến
sự thiếu vắng lao động có chất lƣợng cao, năng suất lao động sẽ giảm sút nhƣ
vậy của cải vật chất đƣợc tạo ra sẽ ít đi, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã
hội. Bệnh tật không chỉ gây ra sự khổ cực, đau buồn, chết chóc, bệnh tật còn
là một nhân tố chính của sự đói nghèo, nó làm cho ngƣời nghèo không thoát
ra khỏi sự nghèo và ngày càng nghèo hơn.
Sự thờ ơ: Sự thờ ơ, sự bàng quan, sự không quan tâm hoặc cảm thấy
bất lực, không muốn thay đổi dù là sửa chữa sai lầm hay cải thiện điều kiện
hiện tại của bản thân con ngƣời. Họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không
đấu tranh, không phấn đấu để thoát nghèo, ỷ lại cho cộng đồng. Điều đó càng
Bệnh tật
Sự thiếu
hiểu biết
Sự thờ ơ
Phụ thuộc Tính
không
thành thật
SỰ ĐÓI NGHÈO
14
thể hiện rõ khi chúng ta đã và đang thực hiện nhiều chƣơng trình hỗ trợ cho
ngƣời nghèo.
Tính không thành thật: Đó là sự thiếu trung thực trong thực hiện các
chƣơng trình giảm nghèo, khi các nguồn lực đƣợc huy động cho chƣơng trình
dự án nhƣng lại bị một ngƣời có quyền lực sử dụng cho mục đích cá nhân thì
điều đó không chỉ là vấn đề quyền lợi mà còn là vấn đề đạo lý. Ở đây chúng ta
chƣa bàn đến vấn đề tốt hay xấu mà chỉ muốn chỉ ra rằng sự gian lận, tính
không thành thật hay nói cách khác là tệ nạn tham nhũng, lãng phí là một trong
những nguyên nhân của đói nghèo và kìm hãm công cuộc xoá đói giảm nghèo
của các quốc gia, của từng địa phƣơng và của cộng đồng ngƣời nghèo.
Sự phụ thuộc: Sự phụ thuộc bắt nguồn từ việc cộng đồng ngƣời nghèo
chỉ đƣợc coi nhƣ là bên tiếp nhận viện trợ. Tuy nhiên trong ngắn hạn, sự viện
trợ có ý nghĩa rất quan trọng với sự sống còn của cộng đồng ngƣời nghèo,
nhƣng trong dài hạn, viện trợ đặc biệt là các khoản viện trợ theo kiểu ”cho
không” sẽ ngày càng làm họ phụ thuộc, ỷ lại, đến khi không còn viện trợ thì
không đủ khả năng ứng phó với sự thay đổi trong cuộc sống dẫn họ đến vòng
luẩn quẩn của sự đói nghèo [117].
Các yếu tố trên không tác động độc lập đến đói nghèo mà nó có sự tác
động qua lại lẫn nhau tạo ra mối quan hệ đa chiều, phức tạp: bệnh tật dẫn đến
sự thiếu hiểu biết và v.v., sự thiếu hiểu biết dẫn đến sự thờ ơ v.v., sự thờ ơ dẫn
đến sự thiếu trung thực v.v., sự thiếu trung thực dẫn đến bệnh tật và phụ
thuộc, v.v..
1.2.1.2. Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam
a) Một số nguyên nhân có tính lịch sử
Một là, Việt Nam xuất phát từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, lại phải
trải qua nhiều cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, những tổn thất về con
ngƣời, về vật chất và tinh thần do chiến tranh để lại là trở ngại ảnh hƣởng lớn
đến việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Hai là, sau khi thống nhất, Nhà nƣớc Việt Nam đã thực thi một số
chính sách kinh tế không thành công đã để lại tác động xấu đến nền kinh tế
làm suy kiệt nguồn lực của Nhà nƣớc và Nhân dân.
15
Ba là, các ngành sản xuất ở Việt Nam xuất phát điểm là yếu kém, cụ
thể: sản xuất nông nghiệp đơn điệu, sản xuất công nghiệp thiếu hiệu quả, nền
thƣơng nghiệp tƣ nhân không phát triển, nền thƣơng nghiệp quốc doanh
không đủ sức cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu xã hội.
Bốn là, một bộ phận lao động dƣ thừa ở nông thôn không đƣợc đào tạo,
không đƣợc khuyến khích ra thành thị lao động. Thất nghiệp tăng cao trong
thời gian trƣớc đổi mới [32].
b) Một số nguyên nhân từ thực tiễn
Một là, do Chính phủ thƣờng xuyên điều chỉnh chuẩn nghèo cho gần
với chuẩn nghèo thế giới, đối với các nƣớc đang phát triển hiện nay ở mức là
1USD/ngƣời/ngày [3].
Hai là, số lƣợng dân cƣ sống ở các vùng nông thôn cao 68,06% (năm
2012), trong khi đó tổng sản phẩm quốc dân ở khu vực nông thôn rất thấp. Hệ
số Gini là 0,434 và hệ số chênh lệch thu nhập giữa các nhóm thu nhập là 9,35
nên sự bất bình đẳng cao [82].
Ba là, ngƣời dân, đặc biệt là nông dân chịu nhiều rủi ro, thiên tai, dịch
bệnh, thất nghiệp, giá cả tăng cao, chính sách thay đổi, hệ thống hành chính
kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng, do đó nguy cơ tái nghèo cao.
Bốn là, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhƣng chƣa nhanh và
không đảm bảo tính bền vững. Liên tục xảy ra sự không ổn định nguy cơ lạm
phát và giảm phát cao, tình trạng thất nghiệp có xu hƣớng gia tăng.
Năm là, có sự chênh lệch lớn về điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng
miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc.
Sáu là, môi trƣờng bị phá hoại ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp,
trong khi đa số ngƣời nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp. Tình trạng lạm
dụng sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp còn khá phổ biến, còn sử
dụng các kỹ thuật canh tác không phù hợp với việc bảo vệ môi trƣờng, thảm
thực vật bị phá hoại, tỉ lệ che phủ rừng bị giảm do tình trạng phá rừng. Những
việc làm đó làm chất lƣợng của môi trƣờng đất, nƣớc và tài nguyên sinh vật.
16
Bảy là, hiệu năng quản lý hành chính thấp, tình trạng thất thoát vốn
trong đầu tƣ xảy ra nhiều nơi, các dự án phát triển hạ tầng còn nhiều bất cập,
vẫn còn nhiều dự án “quy hoạch treo”, còn tình trạng tham ô, lãng phí, gây
mất lòng tin trong nhân dân [32].
1.2.1.3. Các nguyên nhân đói nghèo của hộ nông dân
Nghiên cứu về đặc điểm của ngƣời nghèo ở nông thôn để có cách nhìn
cụ thể, thực tế hơn trong việc xác định nguyên nhân về đói nghèo của nông
dân và nông thôn. Theo “Báo cáo tổng hợp Đánh giá nghèo có sự tham gia
của người dân” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam – VASS thì ngƣời nghèo
ở nông thôn có một số đặc tính đó là:
(i) Về nhân khẩu: Các hộ nghèo ở nông thôn đa số là các hộ có nhiều
con do ảnh hƣởng quan điểm, tập tục lạc hậu và không có thói quen thực hiện
kế hoạch hoá gia đình. Một số trƣờng hợp mới tách hộ, con nhỏ không có
điều kiện về sinh kế.
(ii) Về lao động và việc làm: Các hộ nông dân nghèo do hoàn cảnh
thiếu lao động hoặc thiếu việc làm trong khi đó sinh kế của gia đình chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp và coi cây lúa là sản phẩm chủ yếu, sản xuất
chỉ với mục đích tự cung tự tiêu là chủ yếu.
(iii) Về đất đai: Đối với các hộ nghèo một số không nhỏ là nguyên nhân
thiếu đất, đất đai có chất lƣợng thấp dẫn đến năng suất cây trồng thấp, diện
tích đất dốc nhiều khó canh tác, đất thƣờng xuyên bị ngập úng hoặc khô hạn
làm cho năng suất thấp có khi mất trắng. Bên cạnh đó có thể do nguyên nhân
sử dụng đất không hiệu quả, không có hiểu biết khoa học kỹ thuật hoặc không
sử dụng đƣợc các công nghệ tiên tiến.
(iv) Về tài sản: Do điều kiện thiếu tài sản, thiếu vốn đầu tƣ cho sản
xuất, đầu tƣ chăn nuôi gia súc ít thậm chí không có chăn nuôi, đầu tƣ cho lâm
nghiệp thấp, không tạo ra đƣợc sản phẩm hàng hoá cũng dẫn đến nghèo.
(v) Về vốn con người: Ở đây chúng ta nói đến sự thiếu hiểu biết, trình
độ văn hoá thấp, nhất là trong nhóm các dân tộc thiểu số. Thậm chí còn có
17
trƣờng hợp chƣa hiểu tiếng Việt, không tiếp thu đƣợc kiến thức khoa học kỹ
thuật, không có ý thức học hỏi do đó năng lực sản xuất kém dẫn đến nghèo
(vi) Về độ gắn kết với bên ngoài: Nguyên nhân này phổ biến trong
nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn, không có điều kiện tiếp cận với bên ngoài, thiếu thông tin vê mọi
mặt nhất là thông tin về giá cả thị trƣờng, không có cơ hội tạo dựng sinh kế,
thu nhập thấp dẫn đến nghèo.
(vii) Về vốn thể chế: Các hộ nghèo ở nông thôn còn do hạn chế sự tiếp
cận với các chính sách của Nhà nƣớc, thiếu hiểu biết về pháp luật dễ bị phải
tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ với giá cao, nhƣng chỉ bán đƣợc sản phẩm
với giá thấp hơn giá thị trƣờng, bị lợi dụng.
(viii) Về vốn xã hội: Nguyên nhân này thể hiện sự thiếu hiểu biết về xã
hội, lạc hậu, duy trì và tồn tại các tai tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, rƣợu chè, ma
tuý còn xảy ra trong một bộ phận ngƣời nghèo [110].
Tuy nhiên, trong thực tế ở từng vùng khác nhau, từng địa phƣơng khác
nhau, từng nhóm cộng đồng khác nhau, từng thời kỳ khác nhau sẽ có các mức
độ biểu hiện khác nhau về đặc tính của họ. Trong đó, ở từng nơi, trong từng
nhóm dân tộc, ở từng điều kiện khác nhau họ sẽ có sự thể hiện những đặc tính
khác nhau. Ví dụ nhƣ ở đối với vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn các yếu tố trên thể hiện rõ nét hơn, đầy đủ
hơn, toàn diện hơn, dễ quan sát hơn. Đối với các vùng đồng bằng, vùng đô thị,
thì các đặc điểm trên biểu hiện ít hơn, khó phát hiện hơn và có sự khác biệt về
cách biểu hiện so với vùng cao, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Quan tâm,
nghiên cứu những điểm khác nhau đó sẽ giúp cho chúng ta có các cách đánh
giá khách quan hơn, có cách tiếp cận phù hợp hơn, từ đó có phƣơng pháp ứng
xử khác nhau phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phƣơng,
từng nhóm cộng đồng, để từ đó việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững đƣợc khả thi hơn.
1.2.2. Động thái và nguyên nhân của một số hiện tượng nghèo ở Việt Nam
Theo “Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân” của Viện Khoa
học xã hội Việt Nam năm 2008, các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra một số động
18
thái và nguyên nhân của các trƣờng hợp thoát nghèo thành công, các hộ mới
rơi xuống hộ nghèo và các hộ không thoát nghèo nhƣ sau:
1.2.2.1. Động thái và nguyên nhân của các trường hợp thoát nghèo thành
công (giảm nghèo bền vững)
- Về vốn tài chính: Chủ động cao trong việc tự đi xin vay hay trong việc
sử dụng vốn vay đƣợc để giảm nghèo hiệu quả; Có yếu tố khách quan bổ sung
vốn nhƣ nhận đƣợc tiền bồi thƣờng cho đất đai khi địa phƣơng thu hồi để sử
dụng vào mục đích khác; Có tiền tiết kiệm.
- Về lao động: Có thể có nhiều con nhƣng con cái đã lớn, có trình độ
học vấn cao hơn, có việc làm và có khả năng hỗ trợ gia đình; Cha mẹ có sức
khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc.
- Về điều kiện tự nhiên: Ít thiên tai và bệnh dịch trong cây trồng, vật nuôi
trong các năm gần đây (tại một số địa bàn); Có đất và có nhiều tài sản phục vụ
cho sản xuất, bao gồm cả việc đất đai thuận lợi canh tác, có giá trị hoặc có chất
lƣợng cao, hay đất ở các vị trí thuận lợi để làm cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Về nhận thức, lối sống: Có quyết tâm thoát nghèo cao, có ý chí học
hỏi các kỹ thuật mới, có nhận thức tốt; Năng động và biết cân bằng hợp lý
giữa tiêu dùng và tiết kiệm để có vốn đầu tƣ vào sản xuất trong tƣơng lai;
Không có tệ nạn xã hội; Có độ tin cậy tín dụng cao.
- Về hỗ trợ bên ngoài: Các chƣơng trình giảm nghèo, đặc biệt là các
chƣơng trình liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ tích cực cho
sản xuất hoặc hỗ trợ hạ giá thành sản phẩm; Đồng bào dân tộc thiểu số nhận
đƣợc hỗ trợ đáng kể từ Nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức khác thông qua các
chƣơng trình giảm nghèo chung cho ngƣời dân lẫn các chƣơng trình dành
riêng cho các dân tộc thiểu số. Tận dụng đƣợc tốt hỗ trợ của Nhà nƣớc (tại
một số địa bàn); Nhà nƣớc phối hợp thực hiện các biện pháp và chƣơng trình
giảm nghèo với sự tham gia của toàn thể cộng đồng; Các chính sách và
chƣơng trình trợ giúp tạo việc làm ổn định; Các chƣơng trình cho vay vốn để
sản xuất và kinh doanh; Tiếp cận đƣợc với các chƣơng trình đào tạo và vận
dụng đƣợc các kiến thức mới học đƣợc vào sản xuất.
19
- Về sinh kế mới, hình thức sản xuất hay giống mới: Một số ngƣời dân
tộc thiểu số mà nhận thức tốt, làm việc chăm chỉ nắm vững ngôn ngữ tiếng
Việt đƣợc chọn để thử nghiệm các hình thức trồng trọt hay chăn nuôi mới.
Việc sử dụng giống mới, cây trồng năng suất cao, mở rộng đất canh tác, giá
thành sản phẩm trồng trọt trên thị trƣờng tăng.
- Về năng lực: Tận dụng triệt để và khai thác có hiệu quả các cơ hội từ các
chƣơng trình và chính sách giảm nghèo (tại một số địa bàn); Tiếp cận đƣợc tốt với
các nguồn thông tin và quyết định đƣợc đúng đắn về các vấn đề liên quan đến sản
xuất [110], [111].
1.2.2.2. Động thái và nguyên nhân của các trường hợp mới rơi xuống dưới
ngưỡng nghèo (nghèo mới)
- Rủi ro: Tai nạn bất thƣờng xảy ra trong sản xuất và kinh doanh; việc
mắc phải bệnh nặng hoặc bệnh kinh niên, mất đi lao động chủ chốt trong gia
đình; thiên tai, bệnh dịch trong cây trồng hay vật nuôi, mất mùa; các rủi ro
khác trong sản xuất.
- Lao động, việc làm: Tình trạng thiếu lao động; thói quen lƣời làm
việc; trình độ học vấn thấp.
- Thay đổi về nhân khẩu: Có nhiều con cái hoặc ngƣời phụ thuộc; hộ
gia đình mới chia tách.
- Tác động xã hội: Do bị bắt buộc phải tổ chức hoặc tham gia vào một
số nghi lễ lớn nhƣ ma chay, cƣới hỏi, những chi phí tốn kém này đôi khi
khiến cho các hộ cận nghèo, thậm chí các hộ trung bình khá bị đẩy vào cảnh
nợ nần, nghèo túng. Mặt khác các tệ nạn của xã hội nhƣ rƣợu chè, cờ bạc
cũng có ảnh hƣởng lớn đến thu nhập và chi tiêu của hộ [110], [111].
1.2.2.3. Động thái và nguyên nhân của các trường hợp vẫn nằm dưới ngưỡng
nghèo (nghèo kinh niên)
- Vốn tài chính và điều kiện tự nhiên: Không có đất hoặc thiếu đất canh
tác, thiếu vốn và thiếu tài sản có thể sử dụng cho sản xuất; Có đất nhƣng thiếu
vốn để đầu tƣ, quá lƣời biếng.
- Lao động, việc làm: Không có việc làm ổn định hoặc ít việc làm, lệ
thuộc vào việc làm tự do, thu nhập bấp bênh, không chủ động trong chi tiêu.
20
- Nhận thức, lối sống: Trình độ học vấn và nhận thức thấp; Thiếu tính
năng động, chủ động trong quyết tâm giảm nghèo; Trông chờ ỷ lại vào Nhà
nƣớc, xã hội và cộng đồng [110], [111].
1.2.3. Vấn đề về giảm nghèo bền vững
1.2.3.1. Một số trao đổi về khái niệm giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là một khái niệm mới và trong thời gian gần đây
đƣợc đƣa vào sử dụng trên các diễn đàn, trên các hội nghị, hội thảo và các chính
sách vĩ mô về công tác xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn
chƣa có một khái niệm cụ thể nào về thuật ngữ này. Do vậy, để tìm hiểu khái
niệm về giảm nghèo bền vững chúng ta cần phải tìm hiểu rộng hơn về các vấn đề
này, nó bao gồm các nội dung về giảm nghèo và phát triển bền vững.
Trƣớc khi bàn về giảm nghèo và phát triển bền vững, cần có những trao
đổi về một số thuật ngữ hay sử dụng nhƣ nghèo kinh niên, thoát nghèo, tái
nghèo, rơi xuống nghèo và thoát nghèo bền vững, Hiện nay, chƣa có các văn
bản chính thức đƣa ra các khái niệm này, nhƣng để phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài cần thiết phải làm rõ các nội dung này. Qua tham khảo các tài liệu
và một số công trình nghiên cứu đẫ công bố, có thể khái quát các khái niệm
trên nhƣ sau [1], [46], [52]:
Nghèo kinh niên: Một hộ đƣợc coi là nghèo kinh niên là hộ chƣa bao giờ
có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho
từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau.
Thoát nghèo: Một hộ đƣợc coi là thoát nghèo khi hộ đang là hộ nghèo
theo chuẩn nghèo, đã có đƣợc thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn mức
nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau.
Trong giai đoạn 2011-2015 hộ thoát nghèo là những hộ đang là hộ nghèo
vƣơn lên hộ có mức thu nhập trên 400.000 đồng/ngƣời/tháng đối với khu vực
nông thôn và trên 500.000 đồng/ngƣời/tháng đối với thành thị đƣợc coi là hộ
thoát nghèo.
Tái nghèo: Một hộ đƣợc gọi là tái nghèo khi hộ đó đã thoát nghèo nhƣng
vì nguyên nhân nào đó đã không còn đủ khả năng ứng phó với những bất lợi
21
trong cuộc sống dẫn đến đói nghèo, tức là có mức thu nhập thấp hơn mức
chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn. Hiện tƣợng này xảy ra
khá phổ biến khi có các tác động của thiên tai, rủi ro, bệnh tật hoặc do chuẩn
nghèo thay đổi lên mức cao hơn.
Rơi xuống nghèo: Một hộ đƣợc gọi là rơi xuống nghèo nếu là hộ thƣờng
xuyên có thu nhập ở trên mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và
trong từng giai đoạn khác nhau, nhƣng vì một lý do nào đó hộ không còn đủ cơ
hội để ứng phó với những bất lợi trong cuộc sống hoặc có thu nhập của hộ chỉ
thấp hơn mức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn.
Thoát nghèo bền vững: Một hộ đƣợc gọi là thoát nghèo bền vững nếu
đang là hộ nghèo đã có thu nhập ổn định và phát triển có mức thu nhập trên
mức chuẩn nghèo cho từng khu vực, trong từng giai đoạn (kể cả việc tăng
mức chuẩn nghèo), họ không bị tái nghèo và có các kỹ năng, đủ năng lực để
ứng phó với những bất lợi xảy ra.
1.2.3.2. Vấn đề giảm nghèo bền vững
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đói nghèo và các khía cạnh
của giảm nghèo, có thể nêu khái quát một số công trình nhƣ:
- Đề tài “Tín dụng cho người nghèo, các quỹ xoá đói giảm nghèo ở
nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Trung Tăng, bảo vệ tại Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2002. Đề tài đã đƣa ra các khái
niệm về đói nghèo, vai trò của vốn cho nông dân nghèo, đánh giá thực trạng
sử dụng vốn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín
dụng cho nông dân nghèo. Tuy nhiên, đề tài mới dừng lại ở góc độ sử dụng
vốn tín dụng cho nông dân nghèo mà chƣa quan tâm đến các khía cạnh khác
của vấn đề đói nghèo và giảm nghèo.
- Đề tài: “ Phân tích nguyên nhân, giải pháp xoá đói giảm nghèo cho
hộ nông dân huyện Định Hoá - Thái Nguyên”, luận văn Thạc sĩ của học
viên cao học Nguyễn Quang Hợp bảo vệ tài trƣờng Đại học Kinh tế và Quản
trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên năm 2006. Đề tài đã hệ thống hoá một
số lý luận về đói nghèo, đã phân tích đƣợc nguyên nhân đói nghèo và đề xuất
22
các giải pháp xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện
Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Những giải pháp của tác giả nhƣ chuyển dịch cơ
cấu nông lâm nghiệp, phát triển ngành trồng trọt chăn nuôi, phát triển rừng
hay giải pháp về vốn đã góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nông dân trên địa
bàn. Tuy nhiên, đề tài chƣa giải quyết các các nguyên nhân của đói nghèo và
chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp [45].
- Hai tác giả Ninh Thị Hồng Phấn và Trƣơng Thu Hƣơng đã quan tâm
nghiên cứu đến vấn đề giảm nghèo bền vững với các đề tài: Nghiên cứu giải
pháp và triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững trên địa bàn huyện, tại hai huyện Ba Bể và Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
(luận văn Thạc sĩ bảo vệ tại trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh -
Đại học Thái Nguyên năm 2011). Các tác giả đã bƣớc đầu quan tâm đến lý
luận về Giảm nghèo bền vững trên cơ sở đó đã đánh giá đƣợc thực trạng triển
khai chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” theo tinh thần
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và đề xuất các giải pháp triển
khai có hiệu quả chƣơng trình 30a trên địa bàn huyện Ba Bể và huyện Pác
Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Những kết quả của đề tài góp phần thúc đẩy việc giảm
nghèo nhanh và bền vững trên địa nghiên cứu, chỉ ra những thiếu khuyết
trong việc thực hiện chƣơng trình 30a. Tuy nhiên, việc giảm nghèo bền vững
vẫn chƣa đƣợc xem xét một cách toàn diện, khách quan, các giải pháp chỉ sử
dụng trong phạm vi chƣơng trình 30a cho hai huyện nghèo, chƣa khái quát
cho tỉnh Bắc Kạn [46], [52].
Ngoài ra còn có nhiều chƣơng trình, công trình, hội thảo khác cũng quan
tâm đến vấn đề giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, ví dụ: (i) Báo cáo "Policy
Recommendations from the Poor" của Shanks, Edwin và Carrie Turk, 2002.
Tổng hợp các kết quả điều tra, báo cáo khoa học chuẩn bị cho Nhóm hành động
chống đói nghèo. Đóng góp: Đƣa ra các khuyến nghị chính sách ban đầu cho
việc xây dựng Chiến lƣợc Toàn diện về Tăng trƣởng và Xoá đói giảm nghèo
(CPRGS) của Việt Nam [119]; (ii) Báo cáo của Bộ LĐ-TB & XH (2009), “Nhìn
lại quá khứ đối mặt thách thức mới - Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu
23
quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006-2008 [7]; (iii) Báo cáo chung của các nhà
tài trợ “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 - Nghèo” tại Hội nghị Tƣ vấn các nhà
tài trợ Việt Nam [44]; (iv) Báo cáo “Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và
thách thức” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam [111]; (v) Báo cáo “đánh giá
nghèo Việt Nam năm 2012” của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; Các công
trình nghiên cứu đã khái quát khá đầy đủ, khách quan các khía cạnh của đói
nghèo ở Việt Nam và các vùng nghiên cứu [51].
Nhƣng vấn đề giảm nghèo bền vững nói chung và giảm nghèo bền vững ở
Việt Nam nói riêng vẫn chƣa đƣợc kết luận dƣới góc độ là một khoa học từ khái
niệm, nội dung và các yếu tố cấu thành khác.
Trƣớc khi tìm hiểu các vấn đề về giảm nghèo bền vững, chúng ta tìm
những yếu tố có liên quan đến nội dung này. Trƣớc hết, thuật ngữ phát triển
bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt
trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tƣơng lai xa.
Thuật ngữ “phát triển bền vững” đƣợc Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung: “Sự phát triển của nhân
loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái
học”. Khái niệm này đƣợc sử dụng phổ biến hơn vào năm 1987 trong báo cáo
của Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới - WCED, trong báo cáo đã nêu
rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng đến những khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ
tương lai”[44]. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát
triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ.
Tại Việt Nam trong “Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam” đƣợc ban
hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004,
Chính phủ Việt Nam đã đƣa vấn đề phát triển bền vững thành mục tiêu phát
triển của Việt Nam [59].
24
Có thể khái quát khái niệm về phát triển bền vững qua hình 1.2. Nhƣ vậy
có thể hiểu để phát triển bền vững chính là sự phát triển bền vững ba thành phần
cơ bản: Kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường bền vững.
Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững (theo vietnamreview.com) [132]
- Kinh tế bền vững: có ý nghĩa quyết định trong phát triển bền vững.
Đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế cần tạo điều kiện thuận lợi trong
việc phát triển xã hội bền vững và môi trƣờng bền vững.
- Xã hội bền vững: đòi hỏi sự phát triển sự công bằng và xã hội phải
chú trọng cho phát triển con ngƣời, tạo điều kiện cho tất cả mọi ngƣời có cơ
hội phát triển tiềm năng và có điều kiện sống ngày càng tốt hơn.
- Môi trường bền vững: phải đảm bảo sự cân bằng giữa yêu cầu bảo vệ
môi trƣờng với nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sự
phát triển xã hội và lợi ích của con ngƣời.
Tại Hội nghị thƣợng đỉnh Liên hiệp quốc lần thứ 3 về phát triển bền
vững (Rio+20) tháng 12 năm 2012, Tổng thƣ ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon
đã nhấn mạnh, Rio+20 là cơ hội chỉ có một lần trong một thế hệ con ngƣời để
MÔI TRƢỜNG BỀN VỮNG
- Thống nhất hệ sinh thái
- Đa dạng sinh học
- Khả năng chuyển hóa
KINH TẾ BỀN VỮNG
- Sự tăng trƣởng
- Sự phát triển
- Hiệu quả
XÃ HỘI BỀN VỮNG
- Bản sắc văn hóa
- Khả năng tiếp cận
- Sự ổn định
Điểm tối ƣu cho con ngƣời và khung
thể chế cho phát triển bền vững
Môi trƣờng
Kinh tế Xã hội
25
hƣớng thế giới vào con đƣờng phát triển bền vững và phổ quát, trong đó là
các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng và phúc lợi đƣợc cân bằng [125]. Tại
Hội nghị cũng đã chỉ ra 6 lĩnh vực cần ƣu tiên quan tâm để phát triển bền
vững, đó là: (i) Việc làm; (ii) Năng lượng; (iii) Đô thị; (iv) An ninh lương
thực và nông nghiệp bền vững; (v) Đại dương và (vi) Khả năng sẵn sàng đối
phó với các thảm hoạ thiên tai [66].
Trong tuyên bố chung của Hội nghị thƣởng đỉnh Rio+20 (12/2012) đã
khẳng định: “không thể phát triển bền vững chừng nào thế giới còn đói nghèo
và cùng khổ” [66]. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc chúng ta thực hiện phát
triển bền vững đồng thời với việc xoá đói giảm nghèo.
Dƣới một góc độ khác Phạm Ngọc Kiểm [44] xem xét về vấn đề xoá
đói giảm nghèo với việc tăng trƣởng kinh tế bền vững (xem hộp 1.1):
Trên giác độ tổng cung xoá đói giảm nghèo sẽ bơm thêm vào luồng
cung hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Điều này đƣợc thể hiện là hầu hết các
hộ đói nghèo do thiếu điều kiện để sản xuất. Ngƣời ta cần “cái cần câu cá
hơn là xâu cá”. Vì thế, Nhà nƣớc đã cung cấp cho họ “cái cần câu cá”
thông qua trợ cấp vốn xoá đói giảm nghèo để họ sản xuất, kinh doanh. Mặt
khác xét trên giác độ tổng cầu, để tăng trƣởng 1% GDP cần tăng trƣởng tiêu
dùng 2,1 đến 2,2% (kể cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống).
Khi khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển sẽ làm tổng cầu tăng nhanh, thực hiện
đƣợc chủ trƣơng kích cầu của Nhà nƣớc bởi:
(i) Một là, do mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu các yếu tố đầu vào tăng;
(ii) Hai là, thu nhập của hộ dân cƣ tăng lên do: Số ngƣời lao động và thời gian
làm việc tăng hoặc do sản xuất phát triển làm cho thu nhập tăng thêm.
[vienthongke.vn; cập nhật ngày 19 tháng 01 năm 2012 lúc 08:05]
Hộp 1.1: Xoá đói giảm nghèo với việc tăng GDP bền vững
Cùng với quan điểm Nhà nƣớc cần cung cấp “cái cần câu cá” cho
ngƣời nghèo, Trần Đình Thiên đề xuất: “Không thể giúp ngƣời nghèo thoát
nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phƣơng tiện sống, v.v.. Đây là cách xoá
nghèo nhanh nhƣng chỉ tức thời, không bền vững”. Nhƣ vậy, muốn giảm
26
nghèo bền vững, Nhà nƣớc, cơ quan chức năng trong thực hiện các chƣơng
trình giảm nghèo cần quan tâm đến việc phải cấp cho ngƣời nghèo một
phƣơng thức phát triển mới, để họ có thể tiếp cận và duy trì. Bên cạnh đó cần
quan tâm đến sự hỗ trợ, ngăn ngừa và loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không
để xảy ra rủi ro sau đó đi khắc phục hậu quả. Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo
cần đƣợc ƣu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và
có thể lan toả sang các vùng lân cận [47].
Hiện nay, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình mục tiêu
Quốc gia Xoá đói Giảm nghèo, các chính sách đầu tƣ hỗ trợ, các chƣơng trình
xoá đói giảm nghèo và nhiều chƣơng trình khác của các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế xã hội đã và đang thực hiện với mục tiêu cho hộ nghèo “cái cần
câu cá” nhƣ quan điểm trên.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn tình trạng ở địa
phƣơng này, ở nơi này còn biểu hiện tiêu cực, dẫn đến tình trạng chƣa thực
hiện có hiệu quả mục tiêu các chƣơng trình đặt ra.
1.3. Thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam
1.3.1. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.3.1.1. Các chương trình mục tiêu quốc gia là tiền đề cho giảm nghèo bền vững
Từ những năm 90 của thế kỷ 20, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm
đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của mục tiêu
xoá đói giảm nghèo, ngày 09 tháng 04 năm 1998 Chính phủ đã thành lập Ban
chủ nhiệm Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xoá đói Giảm nghèo tại quyết
định số 80/1998/QĐ-TTg. Đến ngày 23 tháng 07 năm 1998 Chính phủ đã phê
duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xoá đói Giảm nghèo giai đoạn 1998 -
2000 tại quyết định số 133/1998/QĐ-TTg. Ngày 04 tháng 05 năm 2001 tại
Quyết định số 71/2001/ QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về các chƣơng
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 đã phê duyệt 6 chƣơng trình mục
tiêu quốc gia gồm: (1) Chương trình mực tiêu quốc gia Giảm nghèo và Việc
27
làm; (2) Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn; (3) Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia
đình; (4) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội,
bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; (5) Chương trình mục tiêu quốc gia Văn
hoá; (6). Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo.
Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia có các nội dung và hình thức tổ
chức thực hiện khác nhau, đƣợc phân công cụ thể cho các Bộ, Ngành, các cơ
quan ngang Bộ chủ trì và phối hợp tổ chức thực hiện. Mục tiêu bao trùm là
phát triển Kinh tế - xã hội, Xoá đói Giảm nghèo, An sinh xã hội và giữ vững
an ninh quốc phòng. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia đã khẳng định đƣợc
tính thực tiễn, tính khoa học và góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát
triển của đất nƣớc.
Qua mỗi giai đoạn phát triển, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia ngày
càng cụ thể hơn, sát với thực hơn và có mối quan hệ đa chiều giữa các chƣơng
trình với nhau. Trong giai đoạn 2006-2010 Chính phủ đã tách Chương trình
mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và Việc làm thành: Chương trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm để xác
định rõ hơn tính cần thiết về mục tiêu của các chƣơng trình, bên cạnh đó cũng
bổ sung Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống ma tuý đến năm 2010.
Ngày 18 tháng 12 năm 2011 Chính phủ đã ban hành quyết định số 2406/QĐ-
TTg về việc ban hành danh mục các chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2012-2015 gồm 16 chƣơng trình: (1) Chương trình mục tiêu quốc gia Việc
làm và Dạy nghề; (2) Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững;
(3) Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông
thôn; (4) Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế; (5) Chương trình mục tiêu
quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình; (6) Chương trình mục tiêu quốc
gia Vệ sinh an toàn thực phẩm; (7) Chương trình mục êu quốc gia Văn hoá;
(8) Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo; (9) Chương trình
mục tiêu quốc gia Phòng, chống ma tuý; (10) Chương trình mục tiêu quốc gia
Phòng, chống tội phạm; (11) Chương trình mục tiêu quốc gia Sử dụng năng
28
lượng tiết kiệm và hiệu quả; (12) Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó
với biến đổi khí hậu; (13) Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông
thôn mới; (14) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS; (15)
Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới và hải đảo; (16) Chương trình mục tiêu quốc gia Khắc
phục và cải thiện ô nhiễm môi trường.
1.3.1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo khẳng định tính
khoa học và phù hợp với thực tiễn giảm nghèo ở Việt Nam
Công cuộc xóa đói giảm nghèo trở nên cấp thiết bắt đầu từ việc thành
lập Ban chủ nhiệm Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xoá đói Giảm nghèo giai
đoạn 1998-2000 theo Quyết định số 80/1998/QĐ-TTg, Đảng và Nhà nƣớc ta
đƣa việc xóa đói giảm nghèo vào chƣơng trình hành động của Chính phủ.
Tiếp theo đó là Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về Xoá đói Giảm nghèo và
Việc làm giai đoạn 2001-2005 đƣợc phê duyệt tại quyết định số
143/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 09 năm 2001. Mục tiêu tổng quát của
chƣơng trình là: Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói Giảm nghèo và Việc
làm giai đoạn 2001-2005 là một chương trình tổng hợp có tính chất liên
ngành trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm tạo
các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo
phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, xoá đói giảm
nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỉ lệ sử dụng
thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp
với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Kết thúc giai đoạn 2001-2005, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt
đƣợc của chƣơng trình, về cơ bản chúng ta đã không còn số hộ đói, vấn đề
việc làm cũng đƣợc cải thiện, kinh tế tăng trƣởng nhanh (bình quân hằng năm
đạt 7,5%). Nhằm đáp ứng các yêu cầu trong thực tiễn đặc biệt là vấn đề việc
làm, Chính phủ đã tách vấn đề Việc làm thành một chƣơng trình mới và phê
duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 theo
29
Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 với mục tiêu tổng quát là:
Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng cố thành quả giảm
nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước
điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng
cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa
đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.
Nội dung chƣơng trình và các chỉ tiêu cũng nhƣ các biện pháp tổ chức
thực hiện đã bám sát vào thực tiễn điều kiện kinh tế xã hội của nƣớc ta.
Chƣơng trình đã đem lại kết quả đáng kể, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh (đến năm
2010 tỉ lệ hộ nghèo còn 9,6%). Tuy nhiên, việc giảm nghèo của Việt Nam
nhanh nhƣng chƣa thực sự bền vững, tỉ lệ hộ cận nghèo và số hộ tái nghèo
cao, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số.
Theo đánh giá của Chính phủ tại Nghị quyết số 30a/NQ-CP, đối với các
huyện nghèo hầu hết đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên
rộng, nhƣng diện tích đất canh tác ít; Điều kiện thời tiết không thuận lợi,
thƣờng xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; Dân số gồm 2,4 triệu ngƣời, trong đó
trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thu nhập thấp (bình
quân 2,5 triệu đồng/ngƣời/năm) chủ yếu từ nông nghiệp nhƣng trình độ sản
xuất còn lạc hậu; Cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; Thu ngân sách trên địa
bàn mỗi huyện bình quân 3 tỷ đồng/năm; Các nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc còn
phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chƣa hỗ trợ đúng mức cho phát triển
sản xuất; Đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật,
chƣa thu hút đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội. Bên
cạnh đó, tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc ở một
bộ phận cán bộ và dân cƣ còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ
lực vƣơn lên [15].
Xuất phát từ thực tiễn đó ngày 27 tháng 12 năm 2008 Chính phủ đã ra
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về việc Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
30
vững cho 61 huyện nghèo. Mục tiêu tổng quát của Chƣơng trình là: Tạo sự
chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng
bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang
bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh
của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm
của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ;
bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng [15].
Chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” đƣợc coi là một
khâu đột phá trong chiến lƣợc giảm nghèo của Việt Nam. Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia về Giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và chƣơng trình “Hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững” một lần nữa đã khẳng định hƣớng đi đúng
đắn, đáp ứng sự cần thiết, đảm bảo tính khoa học và có sự sáng tạo trong
chính sách giảm nghèo của Việt Nam.
Để tiếp tục thực hiện chiến lƣợc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững,
ngày 19 tháng 05 năm 2011 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 80/NQ-CP về
Định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Mục
tiêu tổng quát là: Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng
cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng
nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các
vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư [16].
Định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
đƣợc đánh giá nhƣ là một giải pháp cơ bản, toàn diện, khâu nối tổng hợp các
chƣơng trình giảm nghèo và lồng ghép các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Để cụ thể hoá chiến lƣợc
giảm nghèo bền vững ngày 8/10/2012 Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình
quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2115. Mục tiêu chung là: Cải
31
thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, ƣu tiên ngƣời
nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số , ngƣời nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên
giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ , toàn diện về công tá c giả m nghè o ở
các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mƣ́ c số ng giữa
thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ.
1.3.2. Kết quả giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn trước năm 2011
Qua bảng 1.2 cho thấy tỉ lệ nghèo cả nƣớc đã giảm liên tục từ 18,1%
năm 2004 xuống còn 10,7% năm 2010. Đến hết năm 2010 qua kết quả điều
tra, rà soát theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 thì tỉ lệ hộ nghèo cả
nƣớc là 14,2%. Việc giảm nghèo diễn ra ở tất cả các nhóm dân cƣ, thành thị,
nông thôn và ở các vùng địa lý.
Trong thời kỳ 2004-2010 tỉ lệ nghèo nói chung giảm đáng kể: ở khu
vực thành thị giảm từ 8,6% xuống 5,1%, khu vực nông thôn giảm từ 21,2%
xuống còn 13,2%. Xét theo vùng địa lý thì tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là ở vùng
Đông Nam Bộ (năm 2004 là 4,6%; năm 2010 là 1,3%), tỉ lệ hộ nghèo cao
nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (năm 2004 là 29,4%; năm 2010
là 22,5%) và vùng Tây Nguyên (năm 2004 là 29,2%; năm 2010 là 17,1%).
Bảng 1.2. Tỉ lệ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010
(Đơn vị tính: %)
Phân khu vực và vùng 2004 2006 2008 2010 2010*
CẢ NƢỚC 18,1 15,5 13,4 10,7 14,2
1. Thành thị- Nông thôn
- Thành thị 8,6 7,7 6,7 5,1 6,9
- Nông thôn 21,2 18,0 16,1 13,2 17,4
2. Phân theo 6 vùng
- Đồng bằng sông Hồng 12,7 10,0 8,6 6,4 8,3
- Trung du và miền núi phía Bắc 29,4 27,5 25,1 22,5 29,4
- Bắc Trung bộ và DH miền Trung 25,3 22,2 19,2 16,0 20,4
- Tây Nguyên 29,2 24,0 21,0 17,1 22,2
- Đông Nam Bộ 4,6 3,1 2,5 1,3 2,3
- Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 11,4 8,9 12,6
Nguồn: Tổng Cục thống kê; *Tính theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn

More Related Content

What's hot

Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạ...
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạ...Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạ...
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfnataliej4
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảihttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAYLuận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
Thuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiển
Thuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiểnThuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiển
Thuật toán giảm bậc mô hình và ứng dụng cho bài toán điều khiển
 
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạ...
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạ...Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạ...
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạ...
 
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOTLuận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOTLuận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
 
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cựcLuận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 

Similar to Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn

Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...nataliej4
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn (20)

Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Luận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
Luận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạngLuận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
Luận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam ĐịnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Nam Định
 
Luận văn: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HÀ QUANG TRUNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN- 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HÀ QUANG TRUNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN 2. TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN THÁI NGUYÊN- 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Hà Quang Trung
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ, tập thể các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã là nguồn cổ vũ, động viên quan trọng để tôi hoàn thành luận án của mình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên, trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế, Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp, UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội, Cục Thống kê, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Ban Giảm nghèo, UBND các huyện Ba Bể, Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Bạch Thông, Thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Chí Thiện, TS. Trần Đình Tuấn trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, GS.TS. Mai Ngọc Cƣờng trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và sinh viên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 03 năm 2014 Tác giả luận án Hà Quang Trung
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii MỤC LỤC .........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...........................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................viii DANH MỤC HÌNH, HỘP, ĐỒ THỊ..................................................................... x MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 4 4. Kết cấu của Luận án...................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG.......... 5 1.1. Khái niệm về đói nghèo, tiêu chí đói nghèo và chuẩn nghèo.................... 5 1.1.1. Khái niệm về đói nghèo trên thế giới...................................................... 5 1.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam ..................................................... 7 1.1.3. Tiêu chí đánh giá đói nghèo và chuẩn nghèo.......................................... 7 1.2. Các nguyên nhân của đói nghèo và vấn đề giảm nghèo bền vững.......... 12 1.2.1. Các nguyên nhân của đói nghèo ........................................................... 12 1.2.2. Động thái và nguyên nhân của một số hiện tƣợng nghèo ở Việt Nam. 17 1.2.3. Vấn đề về giảm nghèo bền vững........................................................... 20 1.3.2. Kết quả giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 2011 ................ 31 1.3.3. Kết quả giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2012 ....................... 34 1.3.4. Đánh giá sự giảm nghèo thiếu bền vững ở Việt Nam........................... 34 1.3.5. Các thách thức trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam...................... 36 1.4. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới và ở Việt Nam............................ 39 1.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới ................................................. 39 1.4.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam.................................................. 47 1.5. Cơ sở khoa học của giảm nghèo bền vững .............................................. 51 1.5.1. Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững............................................ 51
  • 6. iv 1.5.2. Các nhân tố của việc giảm nghèo bền vững.......................................... 53 Tóm tắt chƣơng 1 .......................................................................................... 54 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 55 2.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án............................................................... 55 2.2. Khung phân tích của luận án.................................................................... 55 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 55 2.3.1. Các phƣơng pháp tiếp cận..................................................................... 55 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 57 2.4. Chọn vùng nghiên cứu và thu thập thông tin........................................... 58 2.4.1. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu..................................................... 58 2.4.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin............................................................ 61 2.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu................................................... 63 2.5.1. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 63 2.5.2. Phƣơng pháp phân tích.......................................................................... 63 2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 66 2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tƣ cho giảm nghèo................... 66 2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tƣ cho giảm nghèo...................... 66 2.6.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh giảm nghèo bền vững.............................. 67 2.6.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập .................. 68 2.6.5. Phân biệt đơn vị tính phần trăm và điểm phần trăm của giảm nghèo... 68 Tóm tắt chƣơng 2 .......................................................................................... 69 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC KẠN .... 70 3.1. Đánh giá các nguồn lực cho giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn........................... 70 3.1.1. Nguồn lực về điều kiện tự nhiên........................................................... 70 3.1.2. Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của Bắc Kạn .......................... 73 3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.................... 83 3.2.1. Khái quát các chƣơng chƣơng trình giảm nghèo của Bắc Kạn............. 83 3.2.2. Tình hình đầu tƣ cho các chƣơng trình giảm nghèo của tỉnh ............... 89 3.2.3. Kết quả sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh Bắc Kạn sau khi thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo.......................... 91
  • 7. v 3.2.4. Kết quả giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2010 ............... 93 3.2.5. Kết quả giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2012...................... 95 3.3. Đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” tại hai huyện nghèo trong chƣơng trình 30a..................... 97 3.3.1. Quá trình tổ chức triển khai chƣơng trình 30a tại hai huyện nghèo ..... 97 3.3.2. Tình hình thực hiện chƣơng trình 30a tại hai huyện nghèo.................. 98 3.3.3. Đánh giá công tác tuyên truyền, quảng bá và sự nhận thức, hiểu biết của hộ nông dân về chƣơng trình 30a................................................. 102 3.3.4. Đánh giá chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên của các huyện nghèo ........................................................................... 103 3.4. Đánh giá kết quả giảm nghèo qua điều tra hộ nông dân........................ 107 3.4.1. Tình hình cơ bản các hộ điều tra......................................................... 107 3.4.2. Nguyên nhân đói nghèo của các hộ điều tra ....................................... 107 3.4.3. Tình hình đói nghèo của các hộ điều tra phân theo dân tộc............... 108 3.4.4. Phân tích cơ cấu thu nhập từ các hộ điều tra ...................................... 109 3.4.5. Nguyện vọng của các hộ điều tra........................................................ 110 3.4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ nông dân ......... 111 3.5. Đánh giá sự thiếu bền vững trong giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn ......... 115 3.6. Nguyên nhân hạn chế và bài học kinh nghiệm cho giảm nghèo bền vững cho các hộ nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................. 121 3.6.1. Những thuận lợi và khó khăn đến giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn ...... 121 3.6.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế ............................................ 122 3.6.3. Bài học kinh nghiệm cho giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Kạn ..... 123 Tóm tắt chƣơng 3 ....................................................................................... 125 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ................. 126 4.1. Định hƣớng và mục tiêu của giảm nghèo bền vững .............................. 126 4.1.1. Định hƣớng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn........................................................................................ 126 4.1.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững cho các hộ nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................................................................................... 129
  • 8. vi 4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn............................................................................................... 130 4.2.1. Các nhóm giải pháp chung.................................................................. 130 Tóm tắt chƣơng 4 ........................................................................................ 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 141 1. Kết luận ..................................................................................................... 141 2. Kiến nghị................................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 148 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 159
  • 9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu và chữ viết tắt Nội dung đầy đủ BCĐ Ban chỉ đạo BQ Bình quân CN Công nghiệp CNXH Chủ nghĩa xã hội CT Chƣơng trình DA Dự án DH Duyên hải DN Doanh nghiệp DTTS Dân tộc thiểu số GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc KP Kinh phí KPĐT Kinh phí đầu tƣ LN Lâm nghiệp NCS Nghiên cứu sinh NLN Nông lâm nghiệp PTCS Phổ thông cơ sở PTTH Phổ thông trung học SP Sản phẩm SXNN Sản xuất nông nghiệp TS Thủy sản THPT Trung học phổ thông UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng XĐGN Xóa đói giảm nghèo XH Xã hội
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam đƣợc xác định qua các thời kỳ.......... 11 Bảng 1.2. Tỉ lệ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010............................. 31 Bảng 1.3. Hệ số Gini chia theo khu vực thành thị, nông thôn và 6 vùng....... 33 Bảng 1.4. Bình quân thu nhập của 5 nhóm thu nhập 2002-2010.................... 33 Bảng 1.5. Kết quả rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo ở Việt Nam 2010 - 2012..... 34 Bảng 1.6. So sánh giữa tăng trƣởng thu nhập và mức tăng chuẩn nghèo....... 36 Bảng 2.1. Phân vùng kinh tế tỉnh Bắc Kạn..................................................... 59 Bảng 2.2. Khái quát các chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn..... 60 Bảng 2.3. Số lƣợng mẫu điều tra theo địa phƣơng và theo nhóm hộ ............. 63 Bảng 2.4: Mô tả các biến sử dụng trong hàm ................................................ 66 Bảng 3.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai tỉnh Bắc Kạn........................... 73 Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn ................................... 74 Bảng 3.3a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn theo khu vực kinh tế .. 76 Bảng 3.3b. Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn theo khu vực kinh tế....... 77 Bảng 3.4. Hiện trạng giáo dục tỉnh Bắc Kạn năm 2012 ................................. 77 Bảng 3.5b. Cơ cấu đội ngũ cán bộ ngành Y tế của tỉnh Bắc Kạn................... 79 Bảng 3.5c. Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2012....... 79 Bảng 3.6a. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức theo giới tính và dân tộc......... 81 Bảng 3.6b. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức phân theo độ tuổi.................... 82 Bảng 3.6c. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức theo trình độ chuyên môn....... 82 Bảng 3.7. Tình hình đầu tƣ cho giảm nghèo giai đoạn 2008 - 2011............... 90 Bảng 3.8. Phân bổ vốn theo các mục tiêu của tỉnh Bắc Kạn (2008-2011).... 91 Bảng 3.9. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn................... 92 Bảng 3.10. Giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp của Bắc Kạn......................... 93 Bảng 3.11. Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006 - 2010.............. 94 Bảng 3.12. Kết quả rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo của tỉnh Bắc Kạn năm 2010 (theo chuẩn nghèo mới) ............................................. 95 Bảng 3.13. Tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Kạn giai đoạn 2011-2012 ...................... 96 Bảng 3.15. Tình hình đầu tƣ chƣơng trình 30a tại Ba Bể và Pác Nặm giai đoạn 2009-2011* ......................................................................... 98
  • 11. ix Bảng 3.16. Kết quả chƣơng trình 30a tại huyện Ba Bể đến hết năm 2011... 100 Bảng 3.17. Kết quả chƣơng trình 30a tại huyện Pác Nặm đến hết năm 2011.... 101 Bảng 3.18. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra.......................................... 107 Bảng 3.19. Đánh giá nguyên nhân đói nghèo tại các hộ điều tra.................. 108 Bảng 3.20. Cơ cấu hộ nghèo phân theo dân tộc tại các hộ điều tra.............. 109 Bảng 3.21a. Thực trạng thu nhập của các hộ điều tra................................... 110 Bảng 3.22. Nguyện vọng của các hộ điều tra ............................................... 111 Bảng 3.23a. Kết quả hàm CD về các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập ......... 112 Bảng 3.23b. Hiệu suất biên của các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân....... 113 Bảng 3.23c. Kết quả chạyhàmlogit về mức tác động đến xác suất sự nghèo ......... 114 Bảng 3.23d. Hiệu ứng biên của từng yếu tố đến xác suất thoát nghèo......... 115 Bảng 3.24. Chênh lệch thu nhập và chi tiêu bình quân ngƣời trên tháng theo nhóm thu nhập của Bắc Kạn............................................. 117 Bảng 3.25. Mức thu nhập bình quân ngƣời trên tháng theo nhóm thu nhập 118
  • 12. x DANH MỤC HÌNH, HỘP, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Các nhân tố của sự đói nghèo (Phil Bartle) .................................... 13 Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững (theo vietnamreview.com) [132]...... 24 Hình 1.3. Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững...................................... 52 Hình 2.1. Khung phân tích giảm nghèo bền vững.......................................... 56 Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bắc Kạn....................................................................... 70 Hộp 1.1: Xoá đói giảm nghèo với việc tăng GDP bền vững .......................... 25 Đồ thị 3.1. Đồ thị về mức chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu của các nhóm thu nhập tỉnh Bắc Kạn 2006-2012.................................. 117 Đồ thị 3.2. Đƣờng cong Lozen của Bắc Kạn năm 2008 ............................... 119 Đồ thị 3.3. Đƣờng cong Lozen của Bắc Kạn năm 2010 ............................... 119 Đồ thị 3.4. Đƣờng cong Lozen của Bắc Kạn năm 2012 ............................... 120
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xoá đói giảm nghèo luôn đƣợc coi là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Với ý nghĩa đó Liên hiệp Quốc đã lấy ngày 17 tháng 10 hằng năm làm ngày “Thế giới chống đói nghèo” nhằm khuyến cáo và kêu gọi sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng c hung tay xoá đói, giảm nghèo. Ở Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lấy ngày 17 tháng 10 là “Ngày vì người nghèo”, qua đó vận động toàn dân với tinh thần “tương thân, tương ái”, “nhường cơm, sẻ áo”, chung tay giúp đỡ ngƣời nghèo thực hiện xoá đói giảm nghèo vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đƣợc khởi xƣớng từ những ngày đầu khi giành đƣợc độc lập bằng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “diệt giặc đói, diệt giặc dốt”. Sau ngày đất nƣớc thống nhất, Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc luôn bám sát mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh”, mặc dù có những lúc thực hiện chƣa phù hợp trong thực tiễn, nhƣng chúng ta đã kịp thời sửa chữa và đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (1986) [34], Đảng ta đã thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nƣớc và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một dân số bộ phận không nhỏ sống trong tình trạng đói nghèo. Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nƣớc đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xoá đói giảm nghèo, từ việc ban hành chuẩn nghèo năm 1993 đến việc thực hiện hàng loạt các chƣơng trình nhƣ Chƣơng trình 120, Chƣơng trình 134, Chƣơng trình 135, tiếp đó là việc Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt "Chương trình Nghị 21 của Việ Nam", ngày 20/07/2004 [59]. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xoá đói giảm nghèo và đã thu đƣợc thành tựu đáng kể đƣợc cộng đồng Thế giới công nhận, tỉ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh và liên tục. Theo Bộ Lao
  • 14. 2 động - Thƣơng binh và Xã hội thì tỉ lệ hộ nghèo (tính theo chuẩn nghèo quốc tế) đã giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống còn 58% năm 1993, 37% năm 1998, 32% năm 2000 và 18,1% năm 2004. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì “kết quả chương trình xoá đó i giả m nghè o giai đoạ n 2005- 2010, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước giảm xuống từ 22% năm 2005 còn 9,45% năm 2010, đã vượ t mụ c tiêu Quố c hộ i đề ra là 10%”[51]. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, tuy nhiên kết quả giảm nghèo của Việt Nam còn thiếu bền vững. Trong Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/05/2011 đã khẳng định: kết quả giảm nghèo chƣa thực sự bền vững, các hộ đã thoát nghèo nhƣng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỉ lệ hộ tái nghèo còn cao. Sự chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ vẫn còn khá lớn, đời sống ngƣời nghèo còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số[16]. Mặt khác, trong thực tế vẫn tồn tại nguy cơ các hộ thoát nghèo có thể vẫn trở lại tái nghèo khi chuẩn nghèo thay đổi và nguy cơ nghèo tương đối xuất hiện nhiều trong đời sống dân cƣ. Trong đó, đặc biệt là tỉ lệ hộ nghèo là ngƣời dân tộc thiểu số có xu hƣớng gia tăng trong tổng số hộ nghèo. Bắc Kạn là một tỉnh nghèo thuộc khu vực miền núi phía Bắc, mới đƣợc tái lập từ ngày 1/1/1997, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX ngày 6/11/1996. Đến nay tỉnh có 8 huyện và thị xã với 122 xã, phƣờng, thị trấn. Trong đó có 02 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và 74 xã đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.859,41 km2 , dân số trung bình đến năm 2012 là 302.500 ngƣời, trong đó trên 80% là ngƣời dân tộc thiểu số [24]. Việc thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã thu đƣợc nhiều kết quả, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh (tỉ lệ hộ nghèo năm 2008 là 41,47% giảm xuống còn 29,79% năm 2009 và đến năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 17,6%. đời sống kính tế ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, an sinh xã hội ngày càng ổn định. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ cận nghèo còn cao (theo
  • 15. 3 chuẩn nghèo mới thì tỉ lệ hộ cận nghèo năm 2010 của Bắc Kạn trên 16%), nguy cơ tái nghèo luôn tồn tại, tính bền vững trong giảm nghèo chƣa đƣợc khẳng định, đặc biệt là đối với các hộ nông dân và dân tộ thiểu số. Vấn đề đặt ra là: Thực trạng việc giảm nghèo bền vững của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang diễn ra nhƣ thế nào? Làm thế nào để thực hiện giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn? Giải pháp nào để thực hiện thành công việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn? Các câu hỏi này đƣợc nêu lên nhƣ là một thách thức lớn đối với công cuộc giảm nghèo bền vững của tỉnh Bắc Kạn nói riêng và của Việt Nam nói chung. Với những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu "Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" làm đề tài luận án của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Từ việc phân tích nguồn lực và đánh giá thực trạng việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, chỉ ra nguyên nhân hạn chế và bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân. - Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng, nguyên nhân hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các địa bàn có điều kiện tƣơng đồng nói chung.
  • 16. 4 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu - Đánh giá các nguồn lực cho giảm nghèo và thực trạng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Phân tích các nguyên nhân hạn chế, các yếu tố ảnh hƣởng và rút ra bài học kinh nghiệm của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 3.2.2. Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong đó chọn mẫu điều tra tại 3 huyện: Ba Bể, Na Rì và Chợ Mới. 3.2.3. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong giai đoạn 2008 - 2012. - Số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện trong năm 2011. 4. Kết cấu của Luận án Luận án đƣợc kết cấu gồm 2 phần và 4 chƣơng: Phần: Mở đầu Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề đói nghèo và giảm nghèo bền vững Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Phần: Kết luận và kiến nghị
  • 17. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm về đói nghèo, tiêu chí đói nghèo và chuẩn nghèo 1.1.1. Khái niệm về đói nghèo trên thế giới Tại Hội nghị bàn về đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993 đã đƣa ra khái niệm về đói nghèo nhƣ sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phƣơng”. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội ở Copenhaghen, Đan Mạch năm 1995 đã đƣa ra khái niệm về ngƣời nghèo nhƣ sau: “Ngƣời nghèo là tất cả những ai có thu nhập thấp hơn dƣới 1 USD mỗi ngày cho mỗi ngƣời, số tiền đƣợc coi nhƣ đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Về vấn đề này Ngân hàng thế giới (WB) cũng đƣa ra khái niệm về đói nghèo là: “Đói nghèo là sự thiếu hụt không thể chấp nhận đƣợc trong phúc lợi xã hội của con ngƣời, bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xã hội học”. Sự thiếu hụt về sinh lý học là không đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và sinh học nhƣ dinh dƣỡng, sức khoẻ, giáo dục và nhà ở. Sự thiếu hụt về mặt xã hội học liên quan đến các vấn đề nhƣ bình đẳng, rủi ro và đƣợc tự chủ, tôn trọng trong xã hội. Từ những khái niệm trên, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã tách riêng hai khái niệm đó là khái niệm đói và khái niệm nghèo: - Khái niệm đói: “Đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo cho nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cƣ hàng năm thiếu ăn, thƣờng vay nợ cộng đồng và thiếu khả năng chi trả”. - Khái niệm nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không có khả năng thoả mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện” [1], [4], [27].
  • 18. 6 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đƣa ra khái niệm về nghèo theo thu nhập là: “Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tƣơng ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định”. Thƣớc đo các tiêu chuẩn tối thiểu đế xác định nghèo thay đổi tuỳ theo từng vùng, từng địa phƣơng và theo các giai đoạn thời gian. Có thể đƣợc hiểu một ngƣời là nghèo khi thu nhập hàng tháng của họ thấp hơn một nửa thu nhập bình quân theo ngƣời trên tháng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá, phân loại sự nghèo đói còn phụ thuộc và từng vùng, từng điều kiện lịch sử nhất định. Trên góc độ khác Liên hợp Quốc đã đƣa ra hai khái niệm về nghèo đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tƣơng đối nhƣ sau: - Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu. Nhu cầu cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục. Ngoài những nhu cầu cơ bản trên, cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu tối thiểu bao gồm quyền đƣợc tham gia vào các quyết định của cộng đồng. - Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới mức trung bình của cộng đồng và ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tƣơng đối phát triển theo không gian và thời gian nhất định tuỳ thuộc vào mức sống chung của xã hội. Nhƣ vậy, nghèo tƣơng đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cƣ so với mức sống trung bình của địa phƣơng ở một thời kỳ nhất định. Từ những đánh giá trên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc xoá dần nghèo tuyệt đối là công việc có thể làm, còn nghèo tƣơng đối là hiện tƣợng thƣờng có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hoá giàu nghèo. Thực tế cho thấy có sự không thống nhất về quan điểm, khái niệm và đối với từng quốc gia khác nhau sẽ có chuẩn mực đánh giá khác nhau. Vì thế, trên cơ sở thống nhất chung về mặt định tính, cần phải xác định thƣớc đo mức nghèo đói của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng.
  • 19. 7 1.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam Nhìn chung, khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam tƣơng đồng với những khái niệm về đói nghèo đƣợc thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã thừa nhận khái niệm chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phƣơng” [27], [29]. Tƣơng tự, có thể định nghĩa đói nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phƣơng diện, thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thƣơng trƣớc những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới ngƣời có khả năng giải quyết, ít đƣợc tham gia vào quá trình ra quyết định. Nhƣ vậy, đói nghèo ở Việt Nam không chỉ đƣợc nhìn nhận ở phƣơng diện thiếu thốn những nhu cầu vật chất tối thiểu nhƣ ăn mặc, giáo dục, y tế mà ở cả phƣơng diện thiếu những cơ hội tạo thu nhập, dễ bị tổn thƣơng, ít có khả năng tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến bản thân. 1.1.3. Tiêu chí đánh giá đói nghèo và chuẩn nghèo 1.1.3.1. Tiêu chí đánh giá và chuẩn nghèo trên thế giới Thứ nhất là, tiêu chí chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP): Là chỉ số so sánh dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản nhƣ tuổi thọ dân cƣ trung bình, tình trạng biết chữ của ngƣời lớn, thu nhập bình quân trên đầu ngƣời trong năm. Chỉ số này đƣợc sử dụng trong “Báo cáo phát triển con ngƣời” năm 1997 của UNDP. Bao gồm các nhân tố cụ thể: (i) Một cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, đƣợc đo bằng tuổi thọ. (ii) Kiến thức, đƣợc đo bằng tỉ lệ ngƣời lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
  • 20. 8 (iii) Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu ngƣời theo sức mua tƣơng đƣơng tính bằng đô-la Mỹ. Thứ hai là, tiêu chí đánh giá nghèo theo đường nghèo: Tiêu chí này đƣợc Ngân hàng Thế giới phân chia đƣờng nghèo theo hai mức: đƣờng nghèo về lƣơng thực thực phẩm và đƣờng nghèo chung. Trong đó đƣờng nghèo về lƣơng thực thực phẩm đƣợc xác định dựa trên lƣợng calo tối thiểu cho một ngƣời/một ngày. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số tổ chức khác xác định mức calo tối thiểu và sử dụng hiện nay là 2100 calo/ngƣời/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế ở mỗi nƣớc có mức điều chỉnh khác nhau cho phù hợp. Chẳng hạn mức calo tối thiểu ở Trung Quốc là 2150 calo/ngày/ngƣời, ở Thái Lan là 1978 calo/ngƣời/ngày và Việt Nam là 2100 calo/ngƣời/ngày… Thứ ba là, tiêu chí đánh giá nghèo theo mức chi tiêu tối thiểu cho các nhu cầu cơ bản của con người: Theo tiêu chí này, năm 1997 Ngân hàng Thế giới đã đƣa ra mức chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tƣơng đƣơng của địa phƣơng so với thế giới để thoả mãn nhu cầu sống, theo đó mức chi tối thiểu tổng quát cho mức nghèo khổ tuyệt đối là 1 USD/ngƣời/ngày; mức nghèo là 2 USD/ ngƣời/ngày trở xuống cho các nƣớc châu Mỹ Latinh và vùng Caribe; mức 4 USD/ngƣời/ngày trở xuống cho những nƣớc Đông Âu. Từ năm 2005, Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã áp dụng mức chuẩn nghèo đối với các nƣớc đang phát triển là 1,25 USD/ngƣời/ngày cho chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tƣơng đƣơng thay cho mức chuẩn nghèo trƣớc đó vẫn dùng là mức 1 USD/ngƣời/ngày theo mức giá năm 1993. Thứ tư là, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập bình quân đầu người: Năm 1997 Ngân hàng thế giới đã đƣa ra chuẩn nghèo chung cho thế giới là mức thu nhập bình quân dƣới 370 USD/ngƣời/năm. Bên cạnh đó khi sử dụng chỉ tiêu này các quốc gia thƣờng xác định thu nhập bình quân của hộ gia đình so sánh với thu nhập bình quân đầu ngƣời của quốc gia. Hộ có thu nhập bình quân đầu ngƣời ít hơn 1/2 hoặc 1/3 thu nhập bình quân đầu ngƣời của quốc gia đƣợc coi là hộ nghèo [4], [30]. Hiện nay, tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập đang đƣợc sử dụng khá phổ biến ở các nƣớc trên thế giới vì nó có ƣu
  • 21. 9 điểm là dễ sử dụng. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì nếu chỉ xét về thu nhập bình quân đầu ngƣời sẽ không phản ánh đầy đủ đƣợc sự thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời. Do vậy, cần phải có sự tiếp cận khác toàn diện hơn, đầy đủ hơn để đánh giá sự đói nghèo. Thứ năm là, chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI- Human P overty Index), chỉ số HPI đo lƣờng sự nghèo khổ của con ngƣời trên hai lĩnh vực chính là giáo dục và y tế. Cụ thể, các chỉ số HPI-1 và HPI-2 cùng đo lƣờng qua những chiều cạnh sau: (i) Sự thiếu thốn liên quan đến sự tồn tại: do có thể bị chết sớm đƣợc thể hiện qua khả năng không sống đến tuổi 40 (đối với HPI-1) và tuổi 60 (đối với HPI-2); (ii) Sự thiếu thốn liên quan đến tri thức: do bị loại trừ khỏi thế giới đọc và giao tiếp, đƣợc đo lƣờng bằng tỉ lệ ngƣời lớn mù chữ (đối với HPI-1) và tỉ lệ ngƣời lớn trong độ tuổi 16 - 65 thiếu các kỹ năng biết chữ thiết thực, có thể dùng để làm việc (đối với HPI-2); (iii) Sự thiếu thốn liên quan đến chất lƣợng cuộc sống tốt, cụ thể là sự cung cấp về kinh tế toàn diện. Điều này đƣợc thể hiện trong sự tổng hợp ba biến số: tỉ lệ ngƣời tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận với các dịch vụ nƣớc sạch, tỉ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị thiếu cân và suy sinh dƣỡng; (iv) Ngoài ba lĩnh vực trên, chỉ số HPI-2 còn đo lƣờng một chiều cạnh thứ tƣ, đó là sự loại trừ xã hội. Nội dung này đƣợc đo lƣờng qua chỉ số tỉ lệ ngƣời dân bị thất nghiệp lâu dài (từ 12 tháng trở lên). Thứ sáu là, chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI- Multidimensional Poverty Index), chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI) đƣợc phát triển, ứng dụng bởi OPHDI (Oxford Poverty and Human Development Initiative) trực thuộc trƣờng đại học Oxford, MPI thay thể chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) đã đƣợc nêu trong các báo cáo phát triển con ngƣời thƣờng niên từ 1997 và đƣợc sự dụng khá phổ biến trong các báo cáo về đói nghèo từ năm 2010. MPI đánh giá đƣợc một loạt các yếu tố quyết định hay những thiếu thốn, túng quẫn theo các cấp độ của hộ gia đình trên 3 khía cạnh đó là: giáo dục, sức khoẻ và mức sống.
  • 22. 10 (i) Khía cạnh Giáo dục có hai đại lƣợng chỉ thị đó là số năm đi học và việc đến lớp của trẻ em. (ii) Khía cạnh Sức khoẻ có hai đại lƣợng chỉ thị đó là số trẻ tử vong và sự suy dinh dƣỡng. (iii) Khía cạnh Mức sống có 6 đại lƣợng chỉ thị đó là mức sử dụng điện, đồ gia dụng tiện ích (tiên tiến), việc sử dụng nƣớc sạch, sàn nhà ở, nguồn năng lƣợng sinh hoạt và giá trị tài sản sở hữu. Chỉ số nghèo khổ đa chiều là một khái niệm mới đƣợc WB và UNDP quan tâm và sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong phƣơng pháp xác định MPI do cần phải xác định đƣợc “điểm cắt chỉ thị” của sự nghèo khổ cho từng đại lƣợng chỉ thị, trong khi các thông tin này đòi hỏi phải đƣợc xác định khá phức tạp, nên tiêu chí hiện nay chƣa đƣợc sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về đói nghèo. 1.1.3.2. Chuẩn nghèo ở Việt Nam Để xác định đƣợc ngƣỡng đói nghèo thì điểm mấu chốt của vấn đề phải xác định đƣợc chuẩn đói nghèo. Chuẩn đói nghèo biến động theo thời gian và không gian, nên không thể đƣa ra đƣợc một chuẩn mực chung cho đói nghèo để áp dụng trong công tác xoá đói giảm nghèo, mà cần phải có chỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng, miền ở từng thời kỳ lịch sử. Nó là một khái niệm động, do vậy phải căn cứ vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nguồn lực tài chính và qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu nƣớc ta đã đƣa ra mức chuẩn về đói nghèo phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong từng giai đoạn. Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu vẫn xác định chuẩn nghèo theo chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời theo tháng hoặc theo năm. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng giá trị hoặc bằng hiện vật quy đổi, thƣờng lấy lƣơng thực quy thóc để đánh giá. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu chế độ dinh dƣỡng (calo/ngƣời), mức chi nhà ở, chi ăn mặc, chi tƣ liệu sản xuất, điều kiện học tập, điều kiện chữa bệnh, đi lại. Các tiêu chí đánh giá nghèo khác nhƣ HDI, HPI cũng đã đƣợc sử dụng, nhƣng chủ yếu là sử dụng trong các công trình nghiên cứu kinh tế xã hội hoặc tính toán trên phạm vi quốc gia để xác định mức độ phát triển trong so sánh với các nƣớc khác trên thế giới.
  • 23. 11 Tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc điều tra, khảo sát các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ, căn cứ vào đề xuất đó Chính phủ công bố mức chuẩn nghèo cho từng giai đoạn (xem bảng 1.1). Bảng 1.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam đƣợc xác định qua các thời kỳ Giai đoạn Đơn vị tính Hộ đói Hộ nghèo 1. Giai đoạn 1993-1994 ≤ mức ≤ mức Vùng nông thôn kg gạo/ngƣời/tháng 8 15 Vùng thành thị kg gạo/ngƣời/tháng 13 20 2. Giai đoạn 1995-1997 Vùng nông thôn miền núi, hải đảo kg gạo/ngƣời/tháng 13 15 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du kg gạo/ngƣời/tháng 13 20 Vùng thành thị kg gạo/ngƣời/tháng 13 25 3. Giai đoạn 1998-2000 Vùng nông thôn miền núi, hải đảo đồng/ngƣời/tháng 45.000 55.000 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du đồng/ngƣời/tháng 45.000 70.000 Vùng thành thị đồng/ngƣời/tháng 45.000 90.000 4. Giai đoạn 2001-2005 Vùng nông thôn miền núi, hải đảo đồng/ngƣời/tháng 80.000 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du đồng/ngƣời/tháng 100.000 Vùng thành thị đồng/ngƣời/tháng 150.000 5. Giai đoạn 2006-2010 Vùng nông thôn đồng/ngƣời/tháng 200.000 Vùng thành thị đồng/ngƣời/tháng 260.000 6. Giai đoạn 2011-2015 Vùng nông thôn đồng/ngƣời/tháng 400.000 Vùng thành thị đồng/ngƣời/tháng 500.000 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Từ năm 1993 đến nay Việt Nam đã có 6 lần thay đổi chuẩn nghèo, các mức chuẩn nghèo của Việt Nam trong 3 giai đoạn đầu: giai đoạn 1993-1994, giai đoạn 1995-1997 và giai đoạn 1998-2000 chúng ta sử dụng mức chuẩn
  • 24. 12 nghèo theo thu nhập bình quân đầu ngƣời trên tháng nhƣng đƣợc tính quy đổi bằng gạo (kg/ngƣời/tháng). Từ năm 2000 trở đi ở nƣớc ta về cơ bản đã xoá đƣợc tình trạng đói, do đó mức chuẩn nghèo các giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006 - 2010 vẫn đƣợc tính theo thu nhập bình quân đầu ngƣời trên tháng nhƣng đƣợc tính bằng giá trị (đồng/ngƣời/tháng). Giai đoạn gần đây nhất theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 30/01/2011 đã ban hành tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Theo đó, mức chuẩn hộ nghèo trong giai đoạn 2011-2015 là hộ có mức thu nhập bình quân đến 400.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn và đến 500.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn và từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực thành thị. Sự thay đổi từ việc lấy mức chuẩn nghèo bằng hiện vật (gạo) sang chuẩn nghèo bằng giá trị (tiền) đã cho thấy công cuộc giảm nghèo của Việt Nam có một bƣớc tiến mới, thể hiện sự tiến bộ trong tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo. Mặt khác, chuẩn nghèo Việt Nam thƣờng xuyên đƣợc nâng lên nhằm tiếp cận với chuẩn nghèo thế giới khẳng định quyết tâm xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Trong những năm gần đây, Chính phủ thƣờng công bố thay đổi tăng mức chuẩn nghèo 5 năm một lần và trƣớc kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử Quốc hội là một căn cứ quan trọng cho các định hƣớng và giải pháp giảm nghèo trong từng giai đoạn của Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế Việt Nam cũng đang tiếp cận đến vấn đề nghèo đa chiều trong chuẩn nghèo của Việt Nam. 1.2. Các nguyên nhân của đói nghèo và vấn đề giảm nghèo bền vững 1.2.1. Các nguyên nhân của đói nghèo 1.2.1.1. Nguyên nhân của đói nghèo trên thế giới Qua nghiên cứu các tài liệu và tham khảo ý kiến các chuyên gia kinh tế, hiện nay có thể khái quát các nguyên nhân của sự đói nghèo gồm 5 yếu tố (xem hình 1.1)
  • 25. 13 Sự thiếu hiểu biết: Sự thiếu hiểu biết ở đây đƣợc hiểu là sự thiếu thông tin và kiến thức. Việc thiếu thông tin, kiến thức ảnh hƣởng lớn đến tƣ duy, nhận thức và cách ứng xử của con ngƣời đối với các tác động bên ngoài. Điều quan trọng là phải xác định những thông tin mà ngƣời nghèo đang bị thiếu hụt để có giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Hình 1.1: Các nhân tố của sự đói nghèo (Phil Bartle) Bệnh tật: Khi trong một cộng đồng dân cƣ có tỉ lệ bệnh tật cao, dẫn đến sự thiếu vắng lao động có chất lƣợng cao, năng suất lao động sẽ giảm sút nhƣ vậy của cải vật chất đƣợc tạo ra sẽ ít đi, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Bệnh tật không chỉ gây ra sự khổ cực, đau buồn, chết chóc, bệnh tật còn là một nhân tố chính của sự đói nghèo, nó làm cho ngƣời nghèo không thoát ra khỏi sự nghèo và ngày càng nghèo hơn. Sự thờ ơ: Sự thờ ơ, sự bàng quan, sự không quan tâm hoặc cảm thấy bất lực, không muốn thay đổi dù là sửa chữa sai lầm hay cải thiện điều kiện hiện tại của bản thân con ngƣời. Họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không đấu tranh, không phấn đấu để thoát nghèo, ỷ lại cho cộng đồng. Điều đó càng Bệnh tật Sự thiếu hiểu biết Sự thờ ơ Phụ thuộc Tính không thành thật SỰ ĐÓI NGHÈO
  • 26. 14 thể hiện rõ khi chúng ta đã và đang thực hiện nhiều chƣơng trình hỗ trợ cho ngƣời nghèo. Tính không thành thật: Đó là sự thiếu trung thực trong thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo, khi các nguồn lực đƣợc huy động cho chƣơng trình dự án nhƣng lại bị một ngƣời có quyền lực sử dụng cho mục đích cá nhân thì điều đó không chỉ là vấn đề quyền lợi mà còn là vấn đề đạo lý. Ở đây chúng ta chƣa bàn đến vấn đề tốt hay xấu mà chỉ muốn chỉ ra rằng sự gian lận, tính không thành thật hay nói cách khác là tệ nạn tham nhũng, lãng phí là một trong những nguyên nhân của đói nghèo và kìm hãm công cuộc xoá đói giảm nghèo của các quốc gia, của từng địa phƣơng và của cộng đồng ngƣời nghèo. Sự phụ thuộc: Sự phụ thuộc bắt nguồn từ việc cộng đồng ngƣời nghèo chỉ đƣợc coi nhƣ là bên tiếp nhận viện trợ. Tuy nhiên trong ngắn hạn, sự viện trợ có ý nghĩa rất quan trọng với sự sống còn của cộng đồng ngƣời nghèo, nhƣng trong dài hạn, viện trợ đặc biệt là các khoản viện trợ theo kiểu ”cho không” sẽ ngày càng làm họ phụ thuộc, ỷ lại, đến khi không còn viện trợ thì không đủ khả năng ứng phó với sự thay đổi trong cuộc sống dẫn họ đến vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo [117]. Các yếu tố trên không tác động độc lập đến đói nghèo mà nó có sự tác động qua lại lẫn nhau tạo ra mối quan hệ đa chiều, phức tạp: bệnh tật dẫn đến sự thiếu hiểu biết và v.v., sự thiếu hiểu biết dẫn đến sự thờ ơ v.v., sự thờ ơ dẫn đến sự thiếu trung thực v.v., sự thiếu trung thực dẫn đến bệnh tật và phụ thuộc, v.v.. 1.2.1.2. Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam a) Một số nguyên nhân có tính lịch sử Một là, Việt Nam xuất phát từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, những tổn thất về con ngƣời, về vật chất và tinh thần do chiến tranh để lại là trở ngại ảnh hƣởng lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Hai là, sau khi thống nhất, Nhà nƣớc Việt Nam đã thực thi một số chính sách kinh tế không thành công đã để lại tác động xấu đến nền kinh tế làm suy kiệt nguồn lực của Nhà nƣớc và Nhân dân.
  • 27. 15 Ba là, các ngành sản xuất ở Việt Nam xuất phát điểm là yếu kém, cụ thể: sản xuất nông nghiệp đơn điệu, sản xuất công nghiệp thiếu hiệu quả, nền thƣơng nghiệp tƣ nhân không phát triển, nền thƣơng nghiệp quốc doanh không đủ sức cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu xã hội. Bốn là, một bộ phận lao động dƣ thừa ở nông thôn không đƣợc đào tạo, không đƣợc khuyến khích ra thành thị lao động. Thất nghiệp tăng cao trong thời gian trƣớc đổi mới [32]. b) Một số nguyên nhân từ thực tiễn Một là, do Chính phủ thƣờng xuyên điều chỉnh chuẩn nghèo cho gần với chuẩn nghèo thế giới, đối với các nƣớc đang phát triển hiện nay ở mức là 1USD/ngƣời/ngày [3]. Hai là, số lƣợng dân cƣ sống ở các vùng nông thôn cao 68,06% (năm 2012), trong khi đó tổng sản phẩm quốc dân ở khu vực nông thôn rất thấp. Hệ số Gini là 0,434 và hệ số chênh lệch thu nhập giữa các nhóm thu nhập là 9,35 nên sự bất bình đẳng cao [82]. Ba là, ngƣời dân, đặc biệt là nông dân chịu nhiều rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, thất nghiệp, giá cả tăng cao, chính sách thay đổi, hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng, do đó nguy cơ tái nghèo cao. Bốn là, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhƣng chƣa nhanh và không đảm bảo tính bền vững. Liên tục xảy ra sự không ổn định nguy cơ lạm phát và giảm phát cao, tình trạng thất nghiệp có xu hƣớng gia tăng. Năm là, có sự chênh lệch lớn về điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc. Sáu là, môi trƣờng bị phá hoại ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, trong khi đa số ngƣời nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp. Tình trạng lạm dụng sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp còn khá phổ biến, còn sử dụng các kỹ thuật canh tác không phù hợp với việc bảo vệ môi trƣờng, thảm thực vật bị phá hoại, tỉ lệ che phủ rừng bị giảm do tình trạng phá rừng. Những việc làm đó làm chất lƣợng của môi trƣờng đất, nƣớc và tài nguyên sinh vật.
  • 28. 16 Bảy là, hiệu năng quản lý hành chính thấp, tình trạng thất thoát vốn trong đầu tƣ xảy ra nhiều nơi, các dự án phát triển hạ tầng còn nhiều bất cập, vẫn còn nhiều dự án “quy hoạch treo”, còn tình trạng tham ô, lãng phí, gây mất lòng tin trong nhân dân [32]. 1.2.1.3. Các nguyên nhân đói nghèo của hộ nông dân Nghiên cứu về đặc điểm của ngƣời nghèo ở nông thôn để có cách nhìn cụ thể, thực tế hơn trong việc xác định nguyên nhân về đói nghèo của nông dân và nông thôn. Theo “Báo cáo tổng hợp Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam – VASS thì ngƣời nghèo ở nông thôn có một số đặc tính đó là: (i) Về nhân khẩu: Các hộ nghèo ở nông thôn đa số là các hộ có nhiều con do ảnh hƣởng quan điểm, tập tục lạc hậu và không có thói quen thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Một số trƣờng hợp mới tách hộ, con nhỏ không có điều kiện về sinh kế. (ii) Về lao động và việc làm: Các hộ nông dân nghèo do hoàn cảnh thiếu lao động hoặc thiếu việc làm trong khi đó sinh kế của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và coi cây lúa là sản phẩm chủ yếu, sản xuất chỉ với mục đích tự cung tự tiêu là chủ yếu. (iii) Về đất đai: Đối với các hộ nghèo một số không nhỏ là nguyên nhân thiếu đất, đất đai có chất lƣợng thấp dẫn đến năng suất cây trồng thấp, diện tích đất dốc nhiều khó canh tác, đất thƣờng xuyên bị ngập úng hoặc khô hạn làm cho năng suất thấp có khi mất trắng. Bên cạnh đó có thể do nguyên nhân sử dụng đất không hiệu quả, không có hiểu biết khoa học kỹ thuật hoặc không sử dụng đƣợc các công nghệ tiên tiến. (iv) Về tài sản: Do điều kiện thiếu tài sản, thiếu vốn đầu tƣ cho sản xuất, đầu tƣ chăn nuôi gia súc ít thậm chí không có chăn nuôi, đầu tƣ cho lâm nghiệp thấp, không tạo ra đƣợc sản phẩm hàng hoá cũng dẫn đến nghèo. (v) Về vốn con người: Ở đây chúng ta nói đến sự thiếu hiểu biết, trình độ văn hoá thấp, nhất là trong nhóm các dân tộc thiểu số. Thậm chí còn có
  • 29. 17 trƣờng hợp chƣa hiểu tiếng Việt, không tiếp thu đƣợc kiến thức khoa học kỹ thuật, không có ý thức học hỏi do đó năng lực sản xuất kém dẫn đến nghèo (vi) Về độ gắn kết với bên ngoài: Nguyên nhân này phổ biến trong nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, không có điều kiện tiếp cận với bên ngoài, thiếu thông tin vê mọi mặt nhất là thông tin về giá cả thị trƣờng, không có cơ hội tạo dựng sinh kế, thu nhập thấp dẫn đến nghèo. (vii) Về vốn thể chế: Các hộ nghèo ở nông thôn còn do hạn chế sự tiếp cận với các chính sách của Nhà nƣớc, thiếu hiểu biết về pháp luật dễ bị phải tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ với giá cao, nhƣng chỉ bán đƣợc sản phẩm với giá thấp hơn giá thị trƣờng, bị lợi dụng. (viii) Về vốn xã hội: Nguyên nhân này thể hiện sự thiếu hiểu biết về xã hội, lạc hậu, duy trì và tồn tại các tai tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, rƣợu chè, ma tuý còn xảy ra trong một bộ phận ngƣời nghèo [110]. Tuy nhiên, trong thực tế ở từng vùng khác nhau, từng địa phƣơng khác nhau, từng nhóm cộng đồng khác nhau, từng thời kỳ khác nhau sẽ có các mức độ biểu hiện khác nhau về đặc tính của họ. Trong đó, ở từng nơi, trong từng nhóm dân tộc, ở từng điều kiện khác nhau họ sẽ có sự thể hiện những đặc tính khác nhau. Ví dụ nhƣ ở đối với vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn các yếu tố trên thể hiện rõ nét hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn, dễ quan sát hơn. Đối với các vùng đồng bằng, vùng đô thị, thì các đặc điểm trên biểu hiện ít hơn, khó phát hiện hơn và có sự khác biệt về cách biểu hiện so với vùng cao, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Quan tâm, nghiên cứu những điểm khác nhau đó sẽ giúp cho chúng ta có các cách đánh giá khách quan hơn, có cách tiếp cận phù hợp hơn, từ đó có phƣơng pháp ứng xử khác nhau phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phƣơng, từng nhóm cộng đồng, để từ đó việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đƣợc khả thi hơn. 1.2.2. Động thái và nguyên nhân của một số hiện tượng nghèo ở Việt Nam Theo “Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2008, các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra một số động
  • 30. 18 thái và nguyên nhân của các trƣờng hợp thoát nghèo thành công, các hộ mới rơi xuống hộ nghèo và các hộ không thoát nghèo nhƣ sau: 1.2.2.1. Động thái và nguyên nhân của các trường hợp thoát nghèo thành công (giảm nghèo bền vững) - Về vốn tài chính: Chủ động cao trong việc tự đi xin vay hay trong việc sử dụng vốn vay đƣợc để giảm nghèo hiệu quả; Có yếu tố khách quan bổ sung vốn nhƣ nhận đƣợc tiền bồi thƣờng cho đất đai khi địa phƣơng thu hồi để sử dụng vào mục đích khác; Có tiền tiết kiệm. - Về lao động: Có thể có nhiều con nhƣng con cái đã lớn, có trình độ học vấn cao hơn, có việc làm và có khả năng hỗ trợ gia đình; Cha mẹ có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc. - Về điều kiện tự nhiên: Ít thiên tai và bệnh dịch trong cây trồng, vật nuôi trong các năm gần đây (tại một số địa bàn); Có đất và có nhiều tài sản phục vụ cho sản xuất, bao gồm cả việc đất đai thuận lợi canh tác, có giá trị hoặc có chất lƣợng cao, hay đất ở các vị trí thuận lợi để làm cơ sở sản xuất kinh doanh. - Về nhận thức, lối sống: Có quyết tâm thoát nghèo cao, có ý chí học hỏi các kỹ thuật mới, có nhận thức tốt; Năng động và biết cân bằng hợp lý giữa tiêu dùng và tiết kiệm để có vốn đầu tƣ vào sản xuất trong tƣơng lai; Không có tệ nạn xã hội; Có độ tin cậy tín dụng cao. - Về hỗ trợ bên ngoài: Các chƣơng trình giảm nghèo, đặc biệt là các chƣơng trình liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ tích cực cho sản xuất hoặc hỗ trợ hạ giá thành sản phẩm; Đồng bào dân tộc thiểu số nhận đƣợc hỗ trợ đáng kể từ Nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức khác thông qua các chƣơng trình giảm nghèo chung cho ngƣời dân lẫn các chƣơng trình dành riêng cho các dân tộc thiểu số. Tận dụng đƣợc tốt hỗ trợ của Nhà nƣớc (tại một số địa bàn); Nhà nƣớc phối hợp thực hiện các biện pháp và chƣơng trình giảm nghèo với sự tham gia của toàn thể cộng đồng; Các chính sách và chƣơng trình trợ giúp tạo việc làm ổn định; Các chƣơng trình cho vay vốn để sản xuất và kinh doanh; Tiếp cận đƣợc với các chƣơng trình đào tạo và vận dụng đƣợc các kiến thức mới học đƣợc vào sản xuất.
  • 31. 19 - Về sinh kế mới, hình thức sản xuất hay giống mới: Một số ngƣời dân tộc thiểu số mà nhận thức tốt, làm việc chăm chỉ nắm vững ngôn ngữ tiếng Việt đƣợc chọn để thử nghiệm các hình thức trồng trọt hay chăn nuôi mới. Việc sử dụng giống mới, cây trồng năng suất cao, mở rộng đất canh tác, giá thành sản phẩm trồng trọt trên thị trƣờng tăng. - Về năng lực: Tận dụng triệt để và khai thác có hiệu quả các cơ hội từ các chƣơng trình và chính sách giảm nghèo (tại một số địa bàn); Tiếp cận đƣợc tốt với các nguồn thông tin và quyết định đƣợc đúng đắn về các vấn đề liên quan đến sản xuất [110], [111]. 1.2.2.2. Động thái và nguyên nhân của các trường hợp mới rơi xuống dưới ngưỡng nghèo (nghèo mới) - Rủi ro: Tai nạn bất thƣờng xảy ra trong sản xuất và kinh doanh; việc mắc phải bệnh nặng hoặc bệnh kinh niên, mất đi lao động chủ chốt trong gia đình; thiên tai, bệnh dịch trong cây trồng hay vật nuôi, mất mùa; các rủi ro khác trong sản xuất. - Lao động, việc làm: Tình trạng thiếu lao động; thói quen lƣời làm việc; trình độ học vấn thấp. - Thay đổi về nhân khẩu: Có nhiều con cái hoặc ngƣời phụ thuộc; hộ gia đình mới chia tách. - Tác động xã hội: Do bị bắt buộc phải tổ chức hoặc tham gia vào một số nghi lễ lớn nhƣ ma chay, cƣới hỏi, những chi phí tốn kém này đôi khi khiến cho các hộ cận nghèo, thậm chí các hộ trung bình khá bị đẩy vào cảnh nợ nần, nghèo túng. Mặt khác các tệ nạn của xã hội nhƣ rƣợu chè, cờ bạc cũng có ảnh hƣởng lớn đến thu nhập và chi tiêu của hộ [110], [111]. 1.2.2.3. Động thái và nguyên nhân của các trường hợp vẫn nằm dưới ngưỡng nghèo (nghèo kinh niên) - Vốn tài chính và điều kiện tự nhiên: Không có đất hoặc thiếu đất canh tác, thiếu vốn và thiếu tài sản có thể sử dụng cho sản xuất; Có đất nhƣng thiếu vốn để đầu tƣ, quá lƣời biếng. - Lao động, việc làm: Không có việc làm ổn định hoặc ít việc làm, lệ thuộc vào việc làm tự do, thu nhập bấp bênh, không chủ động trong chi tiêu.
  • 32. 20 - Nhận thức, lối sống: Trình độ học vấn và nhận thức thấp; Thiếu tính năng động, chủ động trong quyết tâm giảm nghèo; Trông chờ ỷ lại vào Nhà nƣớc, xã hội và cộng đồng [110], [111]. 1.2.3. Vấn đề về giảm nghèo bền vững 1.2.3.1. Một số trao đổi về khái niệm giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững là một khái niệm mới và trong thời gian gần đây đƣợc đƣa vào sử dụng trên các diễn đàn, trên các hội nghị, hội thảo và các chính sách vĩ mô về công tác xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chƣa có một khái niệm cụ thể nào về thuật ngữ này. Do vậy, để tìm hiểu khái niệm về giảm nghèo bền vững chúng ta cần phải tìm hiểu rộng hơn về các vấn đề này, nó bao gồm các nội dung về giảm nghèo và phát triển bền vững. Trƣớc khi bàn về giảm nghèo và phát triển bền vững, cần có những trao đổi về một số thuật ngữ hay sử dụng nhƣ nghèo kinh niên, thoát nghèo, tái nghèo, rơi xuống nghèo và thoát nghèo bền vững, Hiện nay, chƣa có các văn bản chính thức đƣa ra các khái niệm này, nhƣng để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài cần thiết phải làm rõ các nội dung này. Qua tham khảo các tài liệu và một số công trình nghiên cứu đẫ công bố, có thể khái quát các khái niệm trên nhƣ sau [1], [46], [52]: Nghèo kinh niên: Một hộ đƣợc coi là nghèo kinh niên là hộ chƣa bao giờ có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau. Thoát nghèo: Một hộ đƣợc coi là thoát nghèo khi hộ đang là hộ nghèo theo chuẩn nghèo, đã có đƣợc thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn 2011-2015 hộ thoát nghèo là những hộ đang là hộ nghèo vƣơn lên hộ có mức thu nhập trên 400.000 đồng/ngƣời/tháng đối với khu vực nông thôn và trên 500.000 đồng/ngƣời/tháng đối với thành thị đƣợc coi là hộ thoát nghèo. Tái nghèo: Một hộ đƣợc gọi là tái nghèo khi hộ đó đã thoát nghèo nhƣng vì nguyên nhân nào đó đã không còn đủ khả năng ứng phó với những bất lợi
  • 33. 21 trong cuộc sống dẫn đến đói nghèo, tức là có mức thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn. Hiện tƣợng này xảy ra khá phổ biến khi có các tác động của thiên tai, rủi ro, bệnh tật hoặc do chuẩn nghèo thay đổi lên mức cao hơn. Rơi xuống nghèo: Một hộ đƣợc gọi là rơi xuống nghèo nếu là hộ thƣờng xuyên có thu nhập ở trên mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau, nhƣng vì một lý do nào đó hộ không còn đủ cơ hội để ứng phó với những bất lợi trong cuộc sống hoặc có thu nhập của hộ chỉ thấp hơn mức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn. Thoát nghèo bền vững: Một hộ đƣợc gọi là thoát nghèo bền vững nếu đang là hộ nghèo đã có thu nhập ổn định và phát triển có mức thu nhập trên mức chuẩn nghèo cho từng khu vực, trong từng giai đoạn (kể cả việc tăng mức chuẩn nghèo), họ không bị tái nghèo và có các kỹ năng, đủ năng lực để ứng phó với những bất lợi xảy ra. 1.2.3.2. Vấn đề giảm nghèo bền vững Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đói nghèo và các khía cạnh của giảm nghèo, có thể nêu khái quát một số công trình nhƣ: - Đề tài “Tín dụng cho người nghèo, các quỹ xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Trung Tăng, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2002. Đề tài đã đƣa ra các khái niệm về đói nghèo, vai trò của vốn cho nông dân nghèo, đánh giá thực trạng sử dụng vốn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho nông dân nghèo. Tuy nhiên, đề tài mới dừng lại ở góc độ sử dụng vốn tín dụng cho nông dân nghèo mà chƣa quan tâm đến các khía cạnh khác của vấn đề đói nghèo và giảm nghèo. - Đề tài: “ Phân tích nguyên nhân, giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Định Hoá - Thái Nguyên”, luận văn Thạc sĩ của học viên cao học Nguyễn Quang Hợp bảo vệ tài trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên năm 2006. Đề tài đã hệ thống hoá một số lý luận về đói nghèo, đã phân tích đƣợc nguyên nhân đói nghèo và đề xuất
  • 34. 22 các giải pháp xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Những giải pháp của tác giả nhƣ chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp, phát triển ngành trồng trọt chăn nuôi, phát triển rừng hay giải pháp về vốn đã góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nông dân trên địa bàn. Tuy nhiên, đề tài chƣa giải quyết các các nguyên nhân của đói nghèo và chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp [45]. - Hai tác giả Ninh Thị Hồng Phấn và Trƣơng Thu Hƣơng đã quan tâm nghiên cứu đến vấn đề giảm nghèo bền vững với các đề tài: Nghiên cứu giải pháp và triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện, tại hai huyện Ba Bể và Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn (luận văn Thạc sĩ bảo vệ tại trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên năm 2011). Các tác giả đã bƣớc đầu quan tâm đến lý luận về Giảm nghèo bền vững trên cơ sở đó đã đánh giá đƣợc thực trạng triển khai chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và đề xuất các giải pháp triển khai có hiệu quả chƣơng trình 30a trên địa bàn huyện Ba Bể và huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Những kết quả của đề tài góp phần thúc đẩy việc giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa nghiên cứu, chỉ ra những thiếu khuyết trong việc thực hiện chƣơng trình 30a. Tuy nhiên, việc giảm nghèo bền vững vẫn chƣa đƣợc xem xét một cách toàn diện, khách quan, các giải pháp chỉ sử dụng trong phạm vi chƣơng trình 30a cho hai huyện nghèo, chƣa khái quát cho tỉnh Bắc Kạn [46], [52]. Ngoài ra còn có nhiều chƣơng trình, công trình, hội thảo khác cũng quan tâm đến vấn đề giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, ví dụ: (i) Báo cáo "Policy Recommendations from the Poor" của Shanks, Edwin và Carrie Turk, 2002. Tổng hợp các kết quả điều tra, báo cáo khoa học chuẩn bị cho Nhóm hành động chống đói nghèo. Đóng góp: Đƣa ra các khuyến nghị chính sách ban đầu cho việc xây dựng Chiến lƣợc Toàn diện về Tăng trƣởng và Xoá đói giảm nghèo (CPRGS) của Việt Nam [119]; (ii) Báo cáo của Bộ LĐ-TB & XH (2009), “Nhìn lại quá khứ đối mặt thách thức mới - Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu
  • 35. 23 quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006-2008 [7]; (iii) Báo cáo chung của các nhà tài trợ “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 - Nghèo” tại Hội nghị Tƣ vấn các nhà tài trợ Việt Nam [44]; (iv) Báo cáo “Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam [111]; (v) Báo cáo “đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012” của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; Các công trình nghiên cứu đã khái quát khá đầy đủ, khách quan các khía cạnh của đói nghèo ở Việt Nam và các vùng nghiên cứu [51]. Nhƣng vấn đề giảm nghèo bền vững nói chung và giảm nghèo bền vững ở Việt Nam nói riêng vẫn chƣa đƣợc kết luận dƣới góc độ là một khoa học từ khái niệm, nội dung và các yếu tố cấu thành khác. Trƣớc khi tìm hiểu các vấn đề về giảm nghèo bền vững, chúng ta tìm những yếu tố có liên quan đến nội dung này. Trƣớc hết, thuật ngữ phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tƣơng lai xa. Thuật ngữ “phát triển bền vững” đƣợc Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Khái niệm này đƣợc sử dụng phổ biến hơn vào năm 1987 trong báo cáo của Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới - WCED, trong báo cáo đã nêu rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến những khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thế hệ tương lai”[44]. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ. Tại Việt Nam trong “Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam” đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã đƣa vấn đề phát triển bền vững thành mục tiêu phát triển của Việt Nam [59].
  • 36. 24 Có thể khái quát khái niệm về phát triển bền vững qua hình 1.2. Nhƣ vậy có thể hiểu để phát triển bền vững chính là sự phát triển bền vững ba thành phần cơ bản: Kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường bền vững. Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững (theo vietnamreview.com) [132] - Kinh tế bền vững: có ý nghĩa quyết định trong phát triển bền vững. Đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển xã hội bền vững và môi trƣờng bền vững. - Xã hội bền vững: đòi hỏi sự phát triển sự công bằng và xã hội phải chú trọng cho phát triển con ngƣời, tạo điều kiện cho tất cả mọi ngƣời có cơ hội phát triển tiềm năng và có điều kiện sống ngày càng tốt hơn. - Môi trường bền vững: phải đảm bảo sự cân bằng giữa yêu cầu bảo vệ môi trƣờng với nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sự phát triển xã hội và lợi ích của con ngƣời. Tại Hội nghị thƣợng đỉnh Liên hiệp quốc lần thứ 3 về phát triển bền vững (Rio+20) tháng 12 năm 2012, Tổng thƣ ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã nhấn mạnh, Rio+20 là cơ hội chỉ có một lần trong một thế hệ con ngƣời để MÔI TRƢỜNG BỀN VỮNG - Thống nhất hệ sinh thái - Đa dạng sinh học - Khả năng chuyển hóa KINH TẾ BỀN VỮNG - Sự tăng trƣởng - Sự phát triển - Hiệu quả XÃ HỘI BỀN VỮNG - Bản sắc văn hóa - Khả năng tiếp cận - Sự ổn định Điểm tối ƣu cho con ngƣời và khung thể chế cho phát triển bền vững Môi trƣờng Kinh tế Xã hội
  • 37. 25 hƣớng thế giới vào con đƣờng phát triển bền vững và phổ quát, trong đó là các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng và phúc lợi đƣợc cân bằng [125]. Tại Hội nghị cũng đã chỉ ra 6 lĩnh vực cần ƣu tiên quan tâm để phát triển bền vững, đó là: (i) Việc làm; (ii) Năng lượng; (iii) Đô thị; (iv) An ninh lương thực và nông nghiệp bền vững; (v) Đại dương và (vi) Khả năng sẵn sàng đối phó với các thảm hoạ thiên tai [66]. Trong tuyên bố chung của Hội nghị thƣởng đỉnh Rio+20 (12/2012) đã khẳng định: “không thể phát triển bền vững chừng nào thế giới còn đói nghèo và cùng khổ” [66]. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc chúng ta thực hiện phát triển bền vững đồng thời với việc xoá đói giảm nghèo. Dƣới một góc độ khác Phạm Ngọc Kiểm [44] xem xét về vấn đề xoá đói giảm nghèo với việc tăng trƣởng kinh tế bền vững (xem hộp 1.1): Trên giác độ tổng cung xoá đói giảm nghèo sẽ bơm thêm vào luồng cung hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Điều này đƣợc thể hiện là hầu hết các hộ đói nghèo do thiếu điều kiện để sản xuất. Ngƣời ta cần “cái cần câu cá hơn là xâu cá”. Vì thế, Nhà nƣớc đã cung cấp cho họ “cái cần câu cá” thông qua trợ cấp vốn xoá đói giảm nghèo để họ sản xuất, kinh doanh. Mặt khác xét trên giác độ tổng cầu, để tăng trƣởng 1% GDP cần tăng trƣởng tiêu dùng 2,1 đến 2,2% (kể cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống). Khi khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển sẽ làm tổng cầu tăng nhanh, thực hiện đƣợc chủ trƣơng kích cầu của Nhà nƣớc bởi: (i) Một là, do mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu các yếu tố đầu vào tăng; (ii) Hai là, thu nhập của hộ dân cƣ tăng lên do: Số ngƣời lao động và thời gian làm việc tăng hoặc do sản xuất phát triển làm cho thu nhập tăng thêm. [vienthongke.vn; cập nhật ngày 19 tháng 01 năm 2012 lúc 08:05] Hộp 1.1: Xoá đói giảm nghèo với việc tăng GDP bền vững Cùng với quan điểm Nhà nƣớc cần cung cấp “cái cần câu cá” cho ngƣời nghèo, Trần Đình Thiên đề xuất: “Không thể giúp ngƣời nghèo thoát nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phƣơng tiện sống, v.v.. Đây là cách xoá nghèo nhanh nhƣng chỉ tức thời, không bền vững”. Nhƣ vậy, muốn giảm
  • 38. 26 nghèo bền vững, Nhà nƣớc, cơ quan chức năng trong thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo cần quan tâm đến việc phải cấp cho ngƣời nghèo một phƣơng thức phát triển mới, để họ có thể tiếp cận và duy trì. Bên cạnh đó cần quan tâm đến sự hỗ trợ, ngăn ngừa và loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không để xảy ra rủi ro sau đó đi khắc phục hậu quả. Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo cần đƣợc ƣu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan toả sang các vùng lân cận [47]. Hiện nay, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình mục tiêu Quốc gia Xoá đói Giảm nghèo, các chính sách đầu tƣ hỗ trợ, các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo và nhiều chƣơng trình khác của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đã và đang thực hiện với mục tiêu cho hộ nghèo “cái cần câu cá” nhƣ quan điểm trên. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn tình trạng ở địa phƣơng này, ở nơi này còn biểu hiện tiêu cực, dẫn đến tình trạng chƣa thực hiện có hiệu quả mục tiêu các chƣơng trình đặt ra. 1.3. Thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam 1.3.1. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 1.3.1.1. Các chương trình mục tiêu quốc gia là tiền đề cho giảm nghèo bền vững Từ những năm 90 của thế kỷ 20, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất quan tâm đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ngày 09 tháng 04 năm 1998 Chính phủ đã thành lập Ban chủ nhiệm Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xoá đói Giảm nghèo tại quyết định số 80/1998/QĐ-TTg. Đến ngày 23 tháng 07 năm 1998 Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xoá đói Giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 tại quyết định số 133/1998/QĐ-TTg. Ngày 04 tháng 05 năm 2001 tại Quyết định số 71/2001/ QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về các chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005 đã phê duyệt 6 chƣơng trình mục tiêu quốc gia gồm: (1) Chương trình mực tiêu quốc gia Giảm nghèo và Việc
  • 39. 27 làm; (2) Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; (3) Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình; (4) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; (5) Chương trình mục tiêu quốc gia Văn hoá; (6). Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia có các nội dung và hình thức tổ chức thực hiện khác nhau, đƣợc phân công cụ thể cho các Bộ, Ngành, các cơ quan ngang Bộ chủ trì và phối hợp tổ chức thực hiện. Mục tiêu bao trùm là phát triển Kinh tế - xã hội, Xoá đói Giảm nghèo, An sinh xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia đã khẳng định đƣợc tính thực tiễn, tính khoa học và góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất nƣớc. Qua mỗi giai đoạn phát triển, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia ngày càng cụ thể hơn, sát với thực hơn và có mối quan hệ đa chiều giữa các chƣơng trình với nhau. Trong giai đoạn 2006-2010 Chính phủ đã tách Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và Việc làm thành: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm để xác định rõ hơn tính cần thiết về mục tiêu của các chƣơng trình, bên cạnh đó cũng bổ sung Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống ma tuý đến năm 2010. Ngày 18 tháng 12 năm 2011 Chính phủ đã ban hành quyết định số 2406/QĐ- TTg về việc ban hành danh mục các chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015 gồm 16 chƣơng trình: (1) Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề; (2) Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; (3) Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; (4) Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế; (5) Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình; (6) Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm; (7) Chương trình mục êu quốc gia Văn hoá; (8) Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo; (9) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống ma tuý; (10) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống tội phạm; (11) Chương trình mục tiêu quốc gia Sử dụng năng
  • 40. 28 lượng tiết kiệm và hiệu quả; (12) Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu; (13) Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; (14) Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS; (15) Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; (16) Chương trình mục tiêu quốc gia Khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường. 1.3.1.2. Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo khẳng định tính khoa học và phù hợp với thực tiễn giảm nghèo ở Việt Nam Công cuộc xóa đói giảm nghèo trở nên cấp thiết bắt đầu từ việc thành lập Ban chủ nhiệm Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xoá đói Giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 theo Quyết định số 80/1998/QĐ-TTg, Đảng và Nhà nƣớc ta đƣa việc xóa đói giảm nghèo vào chƣơng trình hành động của Chính phủ. Tiếp theo đó là Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về Xoá đói Giảm nghèo và Việc làm giai đoạn 2001-2005 đƣợc phê duyệt tại quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 09 năm 2001. Mục tiêu tổng quát của chƣơng trình là: Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói Giảm nghèo và Việc làm giai đoạn 2001-2005 là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, xoá đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Kết thúc giai đoạn 2001-2005, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình, về cơ bản chúng ta đã không còn số hộ đói, vấn đề việc làm cũng đƣợc cải thiện, kinh tế tăng trƣởng nhanh (bình quân hằng năm đạt 7,5%). Nhằm đáp ứng các yêu cầu trong thực tiễn đặc biệt là vấn đề việc làm, Chính phủ đã tách vấn đề Việc làm thành một chƣơng trình mới và phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 theo
  • 41. 29 Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 với mục tiêu tổng quát là: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Nội dung chƣơng trình và các chỉ tiêu cũng nhƣ các biện pháp tổ chức thực hiện đã bám sát vào thực tiễn điều kiện kinh tế xã hội của nƣớc ta. Chƣơng trình đã đem lại kết quả đáng kể, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh (đến năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo còn 9,6%). Tuy nhiên, việc giảm nghèo của Việt Nam nhanh nhƣng chƣa thực sự bền vững, tỉ lệ hộ cận nghèo và số hộ tái nghèo cao, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo đánh giá của Chính phủ tại Nghị quyết số 30a/NQ-CP, đối với các huyện nghèo hầu hết đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng, nhƣng diện tích đất canh tác ít; Điều kiện thời tiết không thuận lợi, thƣờng xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống; Dân số gồm 2,4 triệu ngƣời, trong đó trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán, thu nhập thấp (bình quân 2,5 triệu đồng/ngƣời/năm) chủ yếu từ nông nghiệp nhƣng trình độ sản xuất còn lạc hậu; Cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; Thu ngân sách trên địa bàn mỗi huyện bình quân 3 tỷ đồng/năm; Các nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chƣa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; Đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật, chƣa thu hút đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc ở một bộ phận cán bộ và dân cƣ còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vƣơn lên [15]. Xuất phát từ thực tiễn đó ngày 27 tháng 12 năm 2008 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về việc Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
  • 42. 30 vững cho 61 huyện nghèo. Mục tiêu tổng quát của Chƣơng trình là: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng [15]. Chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” đƣợc coi là một khâu đột phá trong chiến lƣợc giảm nghèo của Việt Nam. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” một lần nữa đã khẳng định hƣớng đi đúng đắn, đáp ứng sự cần thiết, đảm bảo tính khoa học và có sự sáng tạo trong chính sách giảm nghèo của Việt Nam. Để tiếp tục thực hiện chiến lƣợc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, ngày 19 tháng 05 năm 2011 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 80/NQ-CP về Định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát là: Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư [16]. Định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 đƣợc đánh giá nhƣ là một giải pháp cơ bản, toàn diện, khâu nối tổng hợp các chƣơng trình giảm nghèo và lồng ghép các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Để cụ thể hoá chiến lƣợc giảm nghèo bền vững ngày 8/10/2012 Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2115. Mục tiêu chung là: Cải
  • 43. 31 thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, ƣu tiên ngƣời nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số , ngƣời nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ , toàn diện về công tá c giả m nghè o ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mƣ́ c số ng giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ. 1.3.2. Kết quả giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn trước năm 2011 Qua bảng 1.2 cho thấy tỉ lệ nghèo cả nƣớc đã giảm liên tục từ 18,1% năm 2004 xuống còn 10,7% năm 2010. Đến hết năm 2010 qua kết quả điều tra, rà soát theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 thì tỉ lệ hộ nghèo cả nƣớc là 14,2%. Việc giảm nghèo diễn ra ở tất cả các nhóm dân cƣ, thành thị, nông thôn và ở các vùng địa lý. Trong thời kỳ 2004-2010 tỉ lệ nghèo nói chung giảm đáng kể: ở khu vực thành thị giảm từ 8,6% xuống 5,1%, khu vực nông thôn giảm từ 21,2% xuống còn 13,2%. Xét theo vùng địa lý thì tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là ở vùng Đông Nam Bộ (năm 2004 là 4,6%; năm 2010 là 1,3%), tỉ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (năm 2004 là 29,4%; năm 2010 là 22,5%) và vùng Tây Nguyên (năm 2004 là 29,2%; năm 2010 là 17,1%). Bảng 1.2. Tỉ lệ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010 (Đơn vị tính: %) Phân khu vực và vùng 2004 2006 2008 2010 2010* CẢ NƢỚC 18,1 15,5 13,4 10,7 14,2 1. Thành thị- Nông thôn - Thành thị 8,6 7,7 6,7 5,1 6,9 - Nông thôn 21,2 18,0 16,1 13,2 17,4 2. Phân theo 6 vùng - Đồng bằng sông Hồng 12,7 10,0 8,6 6,4 8,3 - Trung du và miền núi phía Bắc 29,4 27,5 25,1 22,5 29,4 - Bắc Trung bộ và DH miền Trung 25,3 22,2 19,2 16,0 20,4 - Tây Nguyên 29,2 24,0 21,0 17,1 22,2 - Đông Nam Bộ 4,6 3,1 2,5 1,3 2,3 - Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 11,4 8,9 12,6 Nguồn: Tổng Cục thống kê; *Tính theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015