SlideShare a Scribd company logo
1 of 202
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------
NGUYỄN HỮU LỄ
ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VIỆT NAM
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 62 22 01 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Thái Học
HUẾ - 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế,
Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thành,
PGS.TS. Hồ Thế Hà, TS. Hà Ngọc Hòa, TS. Tôn Thất Dụng, TS. Lê
Thị Hường, cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn của hai trường:
Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm và Phòng Sau đại
học - Trường Đại học Khoa học Huế đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.
TS. Trần Thái Học - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án này.
Huế, tháng 8 năm 2015
Nguyễn Hữu Lễ
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận án này là trung thực. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN HỮU LỄ
iv
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 4
5. Đóng góp mới của luận án........................................................................................ 4
6. Cấu trúc luận án........................................................................................................ 5
NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.Về khái niệm và thể loại của du kí...................................................................... 6
1.1.1. Ở nước ngoài.................................................................................................. 6
1.1.2. Ở trong nước .................................................................................................. 11
1.2. Về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX............................................................... 17
1.2.1. Ở nước ngoài.................................................................................................. 17
1.2.2. Ở trong nước .................................................................................................. 18
1.3. Nhận định về những vấn đề đặt ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu......... 21
Chương 2: VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT THỂ LOẠI VÀ LỊCH SỬ DU KÍ VIỆT NAM
2.1. Thi pháp thể loại du kí ........................................................................................ 27
2.1.1. Cốt truyện....................................................................................................... 28
2.1.2. Kết cấu ........................................................................................................... 32
2.1.3. Điểm nhìn trần thuật....................................................................................... 36
2.1.4. Thời gian và không gian................................................................................. 40
2.1.5. Ngôn từ........................................................................................................... 43
2.2. Khái quát quá trình lịch sử của du kí Việt Nam .............................................. 49
2.2.1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII............................................................ 49
2.2.2. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX ................................................ 51
2.2.3. Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX.......................................................................... 57
2.2.4. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX (cho đến hết thập niên 80)............................... 63
2.2.5. Giai đoạn thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay .............................................. 65
v
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
3.1. Sự phong phú về đề tài....................................................................................68
3.1.1. Đề tài khảo cứu văn hóa.............................................................................68
3.1.2. Đề tài lịch sử ..............................................................................................71
3.1.3. Đề tài danh lam thắng cảnh........................................................................73
3.1.4. Đề tài quốc tế .............................................................................................76
3.1.5. Đề tài dân tộc thiểu số................................................................................79
3.2. Sự đa dạng về cảm hứng.................................................................................83
3.2.1. Cảm hứng viễn du ......................................................................................84
3.2.2. Cảm hứng yêu nước ...................................................................................87
3.2.3. Cảm hứng tâm linh.....................................................................................92
3.2.4. Cảm hứng trữ tình .....................................................................................94
3.2.5. Cảm hứng thế sự ........................................................................................97
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
4.1. Cốt truyện.........................................................................................................99
4.1.1. Cốt truyện hành trình .................................................................................99
4.1.2. Cốt truyện sự tích – huyền thoại ................................................................105
4.2. Kết cấu..............................................................................................................107
4.2.1. Kết cấu khung ............................................................................................107
4.2.2. Kết cấu trực quan .......................................................................................114
4.2.3. Kết cấu nhật trình – sự kiện .......................................................................115
4.2.4. Kết cấu tự sự – trữ tình...............................................................................118
4.3. Điểm nhìn trần thuật.......................................................................................122
4.3.1. Điểm nhìn đa diện đối với hiện thực..........................................................123
4.3.2. Điểm nhìn dịch chuyển của người kể chuyện............................................125
4.4. Ngôn từ .............................................................................................................127
4.4.1. Sự kết hợp các ngôn ngữ............................................................................127
4.4.2. Sự đa dạng của văn phong .........................................................................132
vi
Chương 5: NHỮNG TÁC GIẢ DU KÍ VIỆT NAM TIÊU BIỂU NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
5.1. Nguyễn Đôn Phục – phong cách truyền thống..............................................136
5.1.1. Triết lí về "sự đi"........................................................................................136
5.1.2. Tiếp cận đối tượng trên phương diện lịch sử .............................................139
5.1.3. Ngôn từ cổ kính và biểu cảm .....................................................................143
5.2. Phạm Quỳnh – phong cách hiện đại ..............................................................151
5.2.1. Văn du kí mang tính tư tưởng ....................................................................152
5.2.2. Kết cấu và ngôn ngữ mang tính hiện đại ...................................................155
5.2.3. Văn du kí giàu chất triệt luận.....................................................................162
5.3. Mãn Khánh Dương Kỵ – phong cách huyền thoại hóa................................166
5.3.1. Cảm quan lịch sử và bút pháp huyền thoại hóa .........................................166
5.3.2. Nghệ thuật dựng cảnh và tạo không khí lịch sử.........................................170
5.3.3. Ngôn từ giàu tính tạo hình .........................................................................172
KẾT LUẬN ..............................................................................................................176
NHỮNGCÔNGTRÌNHKHOAHỌCCỦATÁCGIẢLIÊNQUANĐẾNLUẬNÁN.......180
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................181
PHỤ LỤC .................................................................................................................186
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt
trong quá trình phát triển của văn học dân tộc. Sự xuất hiện các trào lưu văn học với
nhiều nhà văn tầm cỡ đã trở thành tâm điểm của nghiên cứu văn học vào những thập
niên cuối của thế kỉ XX. Trong nghiên cứu văn học, xu hướng tập trung vào những đối
tượng mang tính truyền thống cùng với các hiện tượng văn học được nhận thức đầy đủ
trở nên phổ biến, còn những bộ phận văn học nằm giữa lằn ranh như du kí thường bị bỏ
quên. Đối với vấn đề nghiên cứu thể loại, khi chú trọng vào những thể loại chính thống
như tiểu thuyết, truyện, thơ, kịch,... thì khả năng bỏ qua các thể loại cận văn chương như
tản văn, bút kí, hồi kí, du kí,... là không thể tránh khỏi. Hiện tượng tập trung vào một số
đối tượng trong nghiên cứu văn học đã bỏ qua một số bộ phận văn học mang tính đại
chúng, đồng nghĩa với việc tách văn học ra khỏi văn hóa, môi trường phát triển của nó.
Tính phổ biến của nghiên cứu văn học đã làm cho thể loại du kí nói chung, du kí Việt
Nam nửa đầu thế kỉ XX nói riêng chưa trở thành dấu ấn để thu hút được nhiều nhà
nghiên cứu. Bước sang thời đại thông tin, nghiên cứu văn học chịu sự tác động bởi nhiều
yếu tố không chỉ trong lãnh địa của mình mà còn vươn ra các lĩnh vực khác như văn
hóa, kinh tế, chính trị, du lịch,… nên du kí đã có cơ hội trở thành đối tượng của nghiên
cứu văn học.
1.2. Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, du kí đã trở thành hiện tượng văn học
thu hút nhiều nhà nghiên cứu, học giả ở Việt Nam quan tâm. Du kí đã từng có mặt trong
tiến trình của lịch sử văn học Việt Nam ở các dạng thức khác nhau. Trong văn học trung
đại Việt Nam, du kí được viết bằng chữ Hán dưới hình thức của các thể loại thơ, phú,
kí. Trước khi có nền văn học Quốc ngữ, trong văn học Việt Nam đã từng xuất hiện văn
bản có dạng du kí viết bằng chữ Quốc ngữ. Cho đến nay, du kí đã từng bùng phát hai
lần trong lịch sử văn học dân tộc: lần thứ nhất vào nửa đầu thế kỉ XX, lần thứ hai vào
đầu thế kỉ XXI. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, du kí chưa được nghiên cứu một
cách đầy đủ và nghiêm túc nên chưa có công trình lí luận và lịch sử dành riêng cho nó.
Vì thế, quan điểm thể loại về du kí ở Việt Nam chưa thống nhất. Trong các công trình lí
luận văn học của các học giả Việt Nam, du kí là tiểu loại nằm trong thể loại kí cùng với
các tiểu loại: kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, bút kí, tùy bút, kí hành, truyện kí, tản văn...
2
Trong khi đó, ranh giới giữa các tiểu loại của kí cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng
chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. Tưởng rằng trong những cuốn sách lí luận và sách giáo
khoa, sự phân chia thể loại đã rạch ròi, nhưng thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố
ngoại biên, yếu tố mờ hay nhòe giữa các thể loại với nhau, nhất là đối với tác phẩm của
những nhà văn có năng khiếu đặc biệt và có sự linh hoạt cao độ khi cầm bút. Vì thế, vấn
đề đặt ra đối với nghiên cứu du kí là phải phân định những đường ranh thể loại của nó
với các thể loại khác trong văn học Việt Nam, không phải bằng sự suy lí mà bằng cách
khảo cứu đặc điểm của du kí qua thực tiễn sáng tác.
1.3. Trải qua quá trình phát triển và hình thành thể loại, du kí Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX xuất hiện trở lại với nhiều tác giả, tác phẩm đăng trên các báo và tạp chí đương
thời. Thể loại này đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách đến với du kí
bởi sự mới mẻ và hấp dẫn của nó. Xét trong bối cảnh của quá trình hiện đại hóa văn học
nửa đầu thế kỉ XX, du kí là bộ phận văn học đã từng có vị thế trên văn đàn, nhưng bộ
phận văn học này, nói như Nguyễn Hữu Sơn, "còn chưa được chú ý đúng mức" [65,
tr.13], và tính cấp thiết của nó như ý kiến của Phong Lê: "…du ký trong hai thập niên
trước mốc lịch sử 1930, thì đến bây giờ mới được làm, trong khi đáng lẽ có thể làm sớm
hơn …" [30, tr.65]. Đã đến lúc du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX cần phải được nghiên
cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc để làm minh bạch một số vấn đề về loại hình, thể
loại, đặc trưng và vị trí của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài "Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX", công việc nghiên cứu
của luận án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
2.1. Xác lập cách hiểu hợp lí về thể loại, khái niệm du kí, xây dựng các vấn đề lí
thuyết về thể loại của du kí để làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử vận động
hình thành thể loại và đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
2.2. Xác định những đặc điểm cơ bản của du kí Việt Nam về nội dung và hình
thức để thấy được những đóng góp của nó trong quá trình hiện đại hóa văn học và làm
phong phú diện mạo văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
2.3. Chỉ ra được các phong cách tiêu biểu để góp phần minh chứng cho sự phát
triển của thể loại du kí trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX,
bao gồm những tác phẩm du kí đăng trên các báo và tạp chí nửa đầu thế kỉ XX: Nam Kỳ
tuần báo, An Nam tạp chí, Nam Phong tạp chí, Phụ nữ Tân văn, Tri Tân, Thanh Nghị,
Tao Đàn, Phong hóa, … và các ấn phẩm du kí xuất bản từ trước tới nay được sáng tác
trong giai đoạn này.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu lí thuyết của luận án là những vấn đề lí thuyết về loại
thể và lịch sử văn học. Từ yêu cầu của đề tài, luận án giải quyết hai nội dung cơ bản:
những vấn đề lí luận xung quanh thể loại du kí, quá trình hình thành, phát triển và những
đặc điểm của du kí trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Việc xác định đặc trưng
thể loại có ý nghĩa định hướng cho việc khảo sát những đóng góp của du kí ở thực tế
sáng tác.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu tư liệu của luận án bao gồm các tác gia tiêu biểu và
những tác phẩm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
- Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có rất nhiều tác phẩm của nhiều tác giả. Mặc
dù bộ Du kí Việt Nam do Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm giới thiệu với 62 tác phẩm đăng trên
Nam Phong tạp chí thì chỉ là một phần của du kí Việt Nam trong giai đoạn này. Vì thế,
chúng tôi phải sưu tầm và khảo sát thêm nhiều tác phẩm du kí khác đã đăng trên các báo
và tạp chí đương thời hoặc đã xuất bản thành sách.
- Để đảm bảo tính hệ thống, chúng tôi điểm qua những tác phẩm du kí Việt Nam
trước thế kỉ XX, lấy đó làm cơ sở nhằm nghiên cứu sự vận động thể loại của du kí Việt
Nam nửa đầu thế kỉ XX.
- Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có sự phong phú về nội dung, đa dạng về
hình thức và đặc biệt xuất hiện nhiều tác giả với những phong cách khác nhau. Trong
một phạm vi tương đối, dựa trên xu hướng sáng tác, chúng tôi nhận thấy du kí giai đoạn
này có ba loại hình: du kí có yếu tố Hán, du kí mang phong cách hiện đại, du kí chứa
yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Nhiệm vụ đặt ra của Luận án là phải lựa chọn các tác giả
tiêu biểu để khảo sát nhằm làm rõ đặc điểm phong cách tương ứng với ba loại hình nói
trên.
4
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, để đáp ứng yêu cầu và
đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra, trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi vận dụng
những phương pháp và thao tác chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp lịch sử: là phương pháp tiếp cận sự vật, hiện tượng trong quá
trình hình thành và phát triển của nó. Phương pháp này yêu cầu khi xem xét đối tượng
phải đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể và lịch sử phát triển. Sử dụng phương pháp này,
chúng tôi xem xét sự phát sinh và hình thành của du kí qua các giai đoạn phát triển trong
hoàn cảnh lịch sử, văn hóa nhất định.
4.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Nghiên cứu đặc điểm du kí Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XX như một chỉnh thể hoàn chỉnh, như một cấu trúc chặt chẽ, hợp logic
trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố, giữa lí thuyết và thực tiễn sáng tác.
4.3. Phân tích - tổng hợp: Phân tích các phương diện, các quan niệm cụ thể về lí
thuyết du kí, từ đó tổng hợp, khái quát theo các bình diện nghiên cứu đặc điểm du kí
Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Phương pháp này con được vận dụng trong việc nghiên
cứu sáng tác các phong cách du kí tiêu biểu.
4.4. So sánh đối chiếu (đồng đại và lịch đại):
Về đồng đại : so sánh, đối chiếu các tác giả, tác phẩm; thể loại du kí với một số
thể loại khác trong cùng một thời kì để chỉ ra những chỗ giống và khác nhau ở mỗi đối
tượng, làm rõ đặc trưng cơ bản của các đối tượng đó.
Về lịch đại : so sánh đối chiếu thể loại du kí qua các thời kì về lí thuyết lẫn sáng
tác để thấy được sự tiếp biến của nó.
4.5. Các phương pháp liên ngành: Thi pháp học, Phong cách học, Văn bản học,
Mĩ học tiếp nhận được chúng tôi sử dụng trong luận án để khảo sát các vấn đề lí thuyết
thể loại và sáng tác du kí theo yêu cầu của đề tài đặt ra.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về lí luận
- Trên cơ sở khảo sát những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về du kí,
Luận án chỉ ra những điểm chưa thống nhất trong cách hiểu khái niệm và xác định loại
hình của thể loại du kí. Từ đó, Luận án đi đến xác lập một quan niệm mới về loại hình
của du kí trong văn học: du kí là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình tự sự mang đầy
đủ đặc điểm của một thể loại và có khả năng tiếp nhận phương thức phản ánh hiện thực
5
của một số thể loại và loại hình nghệ thuật gần với nó, đồng thời ảnh hưởng trở lại với
những thể loại khác.
- Trong quá trình nghiên cứu lí thuyết để làm cơ sở phương pháp luận cho nghiên
cứu đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Luận án đã xây dựng được một số vấn
đề lí thuyết thể loại của du kí, điều mà từ trước tới nay trong các sách lí luận văn học ở
Việt Nam chưa thực hiện được.
5.2. Về thực tiễn
- Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm được một số lượng
tác phẩm du kí, nhất là những tác phẩm chưa được phát hiện hay bị bỏ quên trong quá
khứ. Đây là những sản phẩm quí giá làm giàu di sản văn học dân tộc trong quá khứ.
- Từ việc phân tích các đặc điểm phong cách thể loại, chúng tôi đưa ra những căn
cứ để phân định tác phẩm du kí, đồng thời chỉ ra những tác phẩm không phải là du kí
mà lâu nay nhiều người đã ngộ nhận nó. Luận án cũng xác định một số tác phẩm du kí
mà từ trước tới nay người ta coi nó thuộc thể loại khác như: tùy bút, tản văn, tiểu
thuyết,…
- Xác định đặc điểm của du kí, chúng tôi tiếp cận trên phương diện nội dung và
hình thức, qua đó chúng tôi dựng lại diện mạo của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
với những đặc trưng cơ bản của nó. Cùng với việc nghiên cứu về phong cách tác giả,
chúng tôi đi đến khẳng định: du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là một bộ phận không
nhỏ của văn học dân tộc, có vị trí quan trọng trong văn học ở giai đoạn văn học dân tộc
trên con đường hiện đại hóa mà từ trước đến nay ít được đề cập trong các công trình văn
học sử.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để biên
soạn giáo trình, tài liệu học tập và nghiên cứu cho các ngành: văn học, văn hóa học, du
lịch.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận án có tất cả 5
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Vấn đề lí thuyết thể loại và lịch sử du kí Việt Nam
Chương 3: Đặc điểm nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
Chương 4: Đặc điểm hình thức của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
Chương 5: Các phong cách du kí Việt Nam tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX
6
NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Du kí là một hiện tượng của văn học đương đại. Vào giữa thập niên cuối của thế
kỉ XX, du kí đã được các nhà nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới chú ý. Ở Việt
Nam, từ giữa thập niên đầu của thế kỉ XXI, du kí bắt đầu được quan tâm như là một hiện
tượng của lịch sử văn học dân tộc. Bởi vì sự mới mẻ của đối tượng nghiên cứu nên cho
đến nay, nhiều vấn đề lịch sử và lí luận về du kí ở Việt Nam đang còn để ngõ. Trong
chương tổng quan này, chúng tôi tổng thuật tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án như: khái
niệm, vấn đề thể loại, xu hướng nghiên cứu và cách tiếp cận.
1.1. Về khái niệm và thể loại của du kí
1.1.1. Ở nước ngoài
Những năm 90 của thế kỉ XX, sự trổi dậy của nghiên cứu và phê bình du kí như
là cuộc điều tra học thuật với nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế, các sách chuyên khảo,
các tạp chí và thu hút nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa học quan tâm. Sự ra đời của
Hiệp hội Du kí Quốc tế (ISTW – International Society for Travel Writing) với định kì
mỗi năm tổ chức hai hội nghị đã minh chứng cho sức mạnh và sự đa dạng ở một lĩnh
vực nghiên cứu văn học rộng lớn và còn được mở rộng trong khả năng thâm nhập vào
các ngành khác. Những vấn đề như: du kí thuộc loại hình văn học hay phi văn học, là
thể loại hay thể tài, là tiểu loại hay thể loại, hư cấu hay phi hư cấu, tính trung gian và
đường biên thể loại... là nội dung của tranh luận mang tính học thuật. Xu hướng nghiên
cứu liên ngành đã đặt du kí vào một số trường hợp đặc biệt, không những giải quyết
những bí ẩn của nó bằng lí luận mà còn mở ra hưởng phát triển của nó trong tương lai.
Hiện nay, nhiều học giả trên thế giới xem du kí là một thể loại thuộc loại hình văn học
du lịch và các khái niệm về du kí cũng xoay quanh đặc điểm của loại hình văn học này.
Mở đầu cho bài viết Mấy vấn đề lí thuyết về thể loại du kí (旅 游 文 学 论 纲),
Xu Zong Yuan (许 宗 元) đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: "Định nghĩa về văn
học du lịch giữa những năm 80 của thế kỉ XX đã có những nhận thức khác nhau. Sau 20
năm tư duy hợp lí, hôm nay nó đã được định nghĩa như là một khoa học của thời gian"
[114]. Dựa trên kết luận Hội thảo Quốc tế về Văn học du lịch 1/11/2005, tổ chức tại Hoa
Kì, Xu Zong Yuan đã đưa ra định nghĩa: "Du kí là những câu chuyện du lịch mô tả,
7
tường thuật cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của nơi mà tác giả đến, qua đó để đánh
giá, cảm quan về xã hội, phong tục, di tích,... là những tài liệu biểu hiện tư tưởng, cảm
xúc, cùng với những hiểu biết sâu sắc của tác giả" [114]. Yếu tố văn học trong văn bản
du lịch (tạm gọi là du kí), theo Xu Zong Yuan là đặc trưng thẩm mĩ, và theo ông hoạt
động du lịch cũng là hoạt động thẩm mĩ. Những vẻ đẹp của cảnh quan và thiên nhiên
biểu hiện bằng hình ảnh thông qua những cảm xúc trở thành nội dung thẩm mĩ của tác
phẩm du kí [114]. Định nghĩa của Xu Zong Yuan thiên về nội dung thẩm mĩ của du kí
nên chưa bao quát được các vấn đề thể loại mà chỉ dùng để làm căn cứ để phân kì lịch
sử và phân loại du kí Trung Quốc.
Tưởng chừng như du kí đã được định nghĩa một cách đầy đủ thì bốn năm sau,
vào năm 2009, V.A. Shachkova đã viết trong luận án tiến sĩ Thể loại du kí trong sáng
tác của Mark Twain những năm 60 – 70 thế kỉ XIX, đã cho rằng: "trong phê bình văn
học hiện đại, vẫn chưa có sự đồng thuận về ranh giới và dấu hiệu của du kí như là một
thể loại văn học". [110, tr.35]. Ông đã đưa ra định nghĩa về một tác phẩm văn học có
nội dung về một cuộc hành trình (tạm gọi là du kí) … "là sự kết hợp của các yếu tố kể
chuyện, thống kê, khoa học tự nhiên và xã hội biểu hiện bằng hình thức văn chương,
như là một câu chuyện về cuộc phiêu lưu, cảm xúc và suy nghĩ mang tính cá nhân về
điều có khả năng gây sự tò mò cho người khác – một cuộc hành trình được kết hợp bởi
các hình thức linh hoạt có nội dung phong phú và hấp dẫn" [110, tr.36]. Với quan niệm
lấy cuộc hành trình làm hạt nhân của tác phẩm du kí, khái niệm mà Shachkova đưa ra
bao gồm cả những tác phẩm du kí hư cấu, tức là cuộc hành trình tưởng tượng.
Trong cuốn Du kí đương đại châu Mỹ Latinh, bà Claire Linsay đã dẫn ra các quan
điểm về du kí của Patrick Holland, Graham Huggan, Jan Borm và đưa ra khái niệm ở
phương diện nhấn mạnh về đặc trưng của du kí: "Bất kì câu chuyện nào chi phối bởi các
đặc trưng: tính phi hư cấu, có nội dung liên quan đến một chuyến đi, một cuộc hành
trình diễn ra trong thực tế, trong đó tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính là một
hoặc giống hệt nhau" [91, tr.144]. Quan niệm của Claire Linsay đã bao quát được nhiều
vấn đề của thể loại du kí, tách du kí ra khỏi tiểu thuyết phiêu lưu và viễn tưởng.
Cũng đề cập đến đặc điểm của du kí, trong bài Nghiên cứu du kí Hungari - thách
thức, cơ hội và phát hiện, Balazs Venkovits, đã cho rằng: ngoài việc cung cấp cho độc
giả những câu chuyện về vùng đất mới, những phong tục và những con người kì lạ thì
du kí còn cung cấp cho độc giả những cơ hội để thoát khỏi những thực tế hàng ngày,
8
độc giả không cần phải đi mà cũng được làm quen với các vùng đất xa xôi qua những
kinh nghiệm và sự chia sẻ được tác giả nói đến trong các bài du kí. Thông tin trong các
bài du kí ở hai cấp độ: … "một mặt cung cấp cái nhìn sâu vào xã hội trong quá khứ mà
không có sẵn từ một nguồn nào trong cuộc sống về phong tục dân gian, sự kiện lịch sử,
xu hướng văn hóa,... mặt khác, trong những bài du kí không chỉ bao gồm những gì du
khách nhìn thấy mà còn ở nền văn hóa riêng của họ, tức là những kiến thức và định kiến
về những nơi mà họ đến thăm". Nhấn mạnh đến yếu tố nhận thức của du kí như là sự
mong đợi của xã hội về cuộc hành trình, Balazs Venkovits nhìn nhận du kí như là …
"một hiện tượng văn hóa trong văn học về các cuộc hành trình: văn hóa cá nhân" [99,
tr.122]. Quan niệm này của ông đã đề cao vai trò của chủ thể trong tác phẩm du kí.
Vấn đề định nghĩa du kí còn phục thuộc vào quan niệm về thể loại của du kí. Ở
nước ngoài, vấn đề khái niệm và thể loại của du kí được tiếp cận ở hai quan niệm: hư
cấu và không hư cấu.
Về quan niệm coi du kí không thuộc thể loại hư cấu, V. Guminski đã đưa ra định
nghĩa: "Du kí là một thể loại dựa trên những thông tin đáng tin cậy của nhân chứng về
bất cứ nơi đâu nhưng phải là đầu tiên, không quen thuộc hoặc ít biết đến đối với người
đọc. Du kí tồn tại ở các hình thức: tiểu luận, ghi chú, nhật ký, tạp chí, nghị luận, hồi ký.
Ngoài chức năng nhận thức về cuộc hành trình, du kí còn có các chức năng: thẩm mĩ,
chính trị, báo chí, triết học, và các nhiệm vụ khác. Là một thể loại đặc biệt của văn học
du lịch, những câu chuyện về hư cấu, hành trình tưởng tượng (...) với các yếu tố tư tưởng
và nghệ thuật chiếm ưu thế, ở các mức độ khác nhau, nguyên tắc mô tả một cuộc hành
trình chi phối việc xây dựng văn bản" [107, tr.314-315].
Trái với quan niệm của V. Guminski, trong luận án Sự phát triển của thể loại du
lịch trong các tác phẩm của các nhà văn Nga thế kỷ XVIII-XIX (1999), V. A. Mikhailov
đã đưa ra quan niệm: "Du kí - một thể loại tiểu thuyết, dựa trên mô tả của quan sát thực
sự hay tưởng tượng trong cuộc hành trình xác thực (real) hoặc hư cấu cuộc phiêu lưu
của người anh hùng (thường là nhân vật chính - người kể chuyện), với tư cách nhân
chứng. Thông qua mô tả về cuộc hành trình đến nơi ít được biết đến hoặc không biết mà
bộc lộ suy nghĩ riêng, cảm xúc và ấn tượng đã phát sinh trong quá trình du lịch, cũng
như câu chuyện về những sự kiện xảy ra tại thời điểm du lịch" [109, tr.45].
Còn E. Stetcenko trên cơ sở tiếp cận các tính năng tổng hợp của thể loại du kí,
cho rằng thể loại này là một “thể loại biện chứng” mà theo ông … “vì nó tạo ra một sự
9
tương tác phức tạp giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, thực tế và tưởng tượng, tĩnh
và động trong bức tranh mô tả cuộc hành trình,.... Đó là sự hình thành của một bức tranh
mạch lạc về sự tồn tại của các bộ phận khác nhau, cá nhân liên quan đến vũ trụ, các cá
nhân và các quốc gia đang trong quá trình tự khám phá" [106, tr.312].
Trong bài Du kí như là một thể loại hư cấu: những vấn đề lí thuyết, Shachkova
từ việc khái quát vấn đề của truyền thống văn học Xô-viết phản ánh trong các tác phẩm
của các học giả đi du lịch như W. Michelson, Kantorovich, D. Moldova, Boris
Kostelanetz", không xem xét các chuyến đi như một thể loại riêng biệt, độc lập, đề cập
đến nó chỉ như là một loại bài luận đã đưa ra kết luận về du kí: "… một cuộc hành trình
khám phá thiên nhiên đang trên bờ vực của nghệ thuật và khoa học, đó là kết hợp hữu
cơ những gì dường như là hai cực đối diện: tài liệu, số liệu, thống kê, thế giới của hình
ảnh, bao gồm tất cả các yếu tố của nó: chân dung, phong cảnh, nội thất và quan trọng
nhất, người kể chuyện mình là một yếu tố bắt buộc tạo nên cấu trúc của bất kì văn bản
trong thể loại du kí" [110, tr.278]. Tính hư cấu mà Shachkova đề cập ở đây là hư cấu
khách quan theo đặc trưng của thể loại, tức là dựa vào hai yếu tố bắt buộc: cuộc hành
trình và chủ thể là tác giả.
Đề cập du kí một cách "chuyên nghiệp" phải kể đến cuốn sách chuyên khảo Du
kí (Travel Writing) của Carl Thompson [97]. Trong cuốn sách này, Thompson đã bàn
về vấn đề thể loại của du kí, phác họa lại các cuộc tranh luận về định nghĩa, cung cấp
một cái nhìn tổng quan lịch sử rộng lớn của du kí từ thời trung cổ cho đến ngày nay, lí
giải những vấn đề tự truyện và hư cấu của du kí, đưa ra các vấn đề giới tính của tác giả
du kí, rút ra các đặc điểm của du kí thời kì thuộc địa và hậu thuộc địa. Trong chương
đầu: Xác định thể loại (Defining the genre), Thompson đã cho rằng: "vấn đề du kí có
một sự phát triển đặc biệt lây lan từ những nghiên cứu hậu thuộc địa (postcolonialism)
với những cuộc tranh luận về du kí không chỉ trong văn học mà cả văn hóa, chính trị,
lịch sử, nữ quyền, (…) và thể loại này đã gây ra cuộc tranh luận trong nghiên cứu văn
học về mối quan hệ giữa các hình thức thẩm mĩ và chức năng của văn bản, phân biệt
văn bản văn học và văn bản phi văn học" [97, tr.29]. Khi phân tích các cuộc tranh luận
đăng trên tạp chí Granta của nước Anh, ông đã nêu một số quan niệm của các nhà phê
bình du kí, trong khi Zweder Von Martels quan niệm: du kí (travel writing) có thể chấp
nhận các tài liệu khác nhau, từ sách hướng dẫn các tuyến đường, bản đồ cho đến câu
chuyện cuộc hành trình hay chỉ là kinh nghiệm khi ở nước ngoài… Bằng cách này, Von
10
Marktels cho rằng sách hướng dẫn và sách du lịch không phải là thể loại minh bạch mà
chỉ là hai nhánh của cùng thể loại. Còn nhà phê bình Fussell phân biệt sách hướng dẫn
du lịch và du kí, ở phương diện chức năng sách hướng dẫn du lịch định hướng hành
động còn sách du kí định hướng thẩm mĩ. Fussell trong khi bàn đến vấn đề hư cấu của
tác phẩm du kí đã cho rằng: loại du kí không hư cấu, người kể chuyện đóng vai trò là
phóng viên, nhưng việc mô tả phong cảnh của họ cũng để trang điểm cho những cảm
xúc của mình. Vai trò người kể chuyện sáng tạo, tức là nhà văn du kí tìm thấy chính
mình từ khi chuyến du lịch chưa bắt đầu còn người viết du kí nghiệp dư thì phải sau
chuyến du lịch. Còn Holland và Huggan cho rằng, phim du lịch có thể phục vụ như là
một phương tiện hữu ích để "thỏa mãn phần nào giới hạn những tham vọng của độc giả
và nhắc nhở những nhà văn du kí về trách nhiệm của mình" [97, tr.19]. Như vậy, những
vấn đề mà Thompson trình bày cho thấy, du kí là một thể loại khá lớn, đa dạng và phức
tạp, một thể loại mà trong đó bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau, kể cả các tiểu loại hư
cấu và phi hư cấu khi viết về cuộc hành trình với những hình thức, phương thức khác
nhau.
Trong cuốn giáo trình The Cambridge Introduction to Travel Writing, Tim
Youngs cho rằng du kí là: "một hình thức văn chương nằm ở đâu đó giữa quan sát khoa
học và tiểu thuyết" [100, tr.4]. Mở đầu chương 1, ông dẫn ra câu nói của Jonathan Raban,
nhà văn du kí Anh: "một thể loại mà tôi không tin" (a genre in which I don’t believe).
Raban từng tuyên bố rằng ông không tin vào sự khác biệt giữa thực tế và hư cấu trong
tác phẩm du kí. Trong các cuộc thảo luận về đặc trưng của tác phẩm du kí, Raban phát
biểu: "Như là một hình thức văn học, du kí là ngôi nhà mở nổi tiếng là nơi hào phóng
để các thể loại khác nhau cùng chung sống. Nó chứa cả nhật kí, tiểu luận, truyện ngắn,
bài thơ văn xuôi, những ghi chép, nói chuyện lịch sử…" [100, tr.12]. Sau khi phân tích
các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, phê bình về định nghĩa và thể loại của
du kí, Tim Youngs cho rằng: tác phẩm du kí hoặc thể loại du kí không có giới hạn
nghiêm ngặt có thể chấp nhận nhiều loại văn bản khác nhau … nhưng nó là một "thể
loại pha trộn" để tạo thành bản sắc riêng [100, tr.14].
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về du kí, thậm chí có khi trái ngược nhau
nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên cứu nước ngoài nói trên không coi du kí
là sự ghi chép của người du lịch mà quan niệm du kí là một thể loại văn học có sự dung
nạp các phương thức biểu hiện của các thể loại khác. Như vậy, nội dung của tác phẩm
11
du kí lớn hơn nhiều so với những gì mà tác giả thể hiện trong văn bản.
1.1.2. Ở trong nước
Trước khi du kí xuất hiện, trong văn học Việt Nam thời kì trung đại đã tồn tại
một số tác phẩm có phương thức sáng tác là ghi chép về những điều mắt thấy, tai nghe,
bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc trong những chuyến công cán hay đi du lịch. Qua sưu tầm và
khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ du kí xuất hiện đầu tiên vào đầu thế kỉ XIX trong tác
phẩm Tam Kiều nguyệt dạ du kí (1805) của Ngô Thị Hoàng, Tam Ngô du kí của Nguyễn
Văn Siêu ( ?). Nhưng những năm sau đó, nhiều tác phẩm mang tính ghi chép về một
cuộc hành trình cũng không gọi là du kí mà gọi là kí (Như Tây kí, (1864) của Ngụy Khắc
Đản), là nhật kí (Như Tây sứ trình nhật kí (1864) của Phạm Phú Thứ, Tây phù nhật kí
(1865) của Tôn Thọ Tường), hoặc là kỉ lược (Tây hành kiến văn kỉ lược (1831) của Lý
Văn Phức) hay là chí lược (Hải trình chí lược (1834) của Phan Huy Chú) hoặc không
kèm tên thể loại (Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký).... Khi du
kí xuất hiện trở lại ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thế kỉ XX, từ “du kí” được gọi trở lại (Hạn
mạn du ký của Nguyễn Bá Trác). Mặc dù vậy, từ "du kí" lúc này đang còn xa lạ với mọi
người, nhất là khi nền lí luận và phê bình văn học nước ta đang còn trong giai đoạn sơ
khai, nhiều lí thuyết văn học chưa xuất hiện. Đến năm 1923, Nguyễn Trọng Thuật gọi
“kí sự” là “du kí”, khi dịch Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác ra chữ Quốc ngữ với
tiêu đề : Một tập du kí của cụ Lãn Ông (đăng nhiều kì trên Nam Phong). Đến năm 1929,
trên tạp chí Phụ nữ Tân văn xuất hiện thiên du kí của Đào Trinh Nhất với bút danh là
Phạm Vân Anh có thêm phụ đính cho tựa đề là "tập du kí của một cô thiếu nữ". Từ năm
1930 trở về sau, những tên thể loại như: "du kí", "lữ kí" đã lần lượt xuất hiện trên một
số tạp chí như Tri Tân, Phụ nữ Tân văn, Thanh Nghị,... khi đứng trước các tiêu đề để
chỉ thể loại cũng như các thể loại khác: tiểu thuyết, tiểu thuyết tàu, truyện ngắn, thơ,...
Nửa đầu thế kỉ XX, người viết nhiều bài du kí nhất giai đoạn này là Phạm Quỳnh
đã nói lên quan niệm của mình về du kí. Ông cho rằng bài văn được gọi là du kí phải
gắn liền cuộc đi xa, dài ngày : "Đi sang Tây, sang Tàu, đi Phú Xuân, đi Đồng Nai, gọi
là cuộc "du lịch", trở về viết bài "du ký", còn do khả ; chớ đi tỉnh nọ sang tỉnh kia mà
nói "du lịch" với "du ký" thì tưởng cũng khí quá vậy" (Nam Phong, số 96, tr.507). Như
vậy, những bài viết sau cuộc đi tham quan phong cảnh tỉnh này, tỉnh kia không gọi là du
kí mà gọi là văn thuật sự đi chơi, thuộc loại văn kỉ sự. Nó về văn kỉ sự, theo Phạm Quỳnh
"… không phải là văn khảo cứu, nhà văn càng phải nên phân biệt lắm. Văn kỷ sự là cứ
12
sự thực mà thuật lại, cốt lấy tự nhiên giản dị, ngoài sự thực có thể điểm chút cảm tưởng
riêng, cũng là do sự thực mà phát ra, càng có cái vẻ thật thà mới mẻ lại càng hay, bất tất
phải bàng sư bác tập, điển cố xa xôi làm gì" (Nam Phong, số 96, tr.507). Trên quan niệm
của Phạm Quỳnh, chúng tôi nhận thấy từ kỉ sự (纪事) và kí sự (記事) có nghĩa giống
nhau: ghi chép sự việc theo thứ tự thời gian, nhưng ở từ kỉ sự (纪事) nhấn mạnh đến
tính phép tắc của văn chương. Cách gọi tên cho các bài viết sau chuyến du lịch của Phạm
Quỳnh dường như được người đương thời chấp nhận nên không thấy có sự trao đổi, bàn
cãi nào trên báo chí thời bấy giờ. Sau đó, trên văn đàn giai đoạn 1930 – 1945, không
thấy ai nói thêm về về du kí.
Sau những bài giới thiệu hay phê bình đăng trên Nam Phong, du kí Việt Nam
được nhắc đến trong một số công trình văn học sử, chủ yếu là nhìn nhận lại tính chất thể
loại của một vài tác phẩm cổ điển. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, điểm lại các tác phẩm
của Trương Vĩnh Ký, khi nói về Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), Vũ Ngọc Phan
đã viết: “Tập du kí này viết không có văn chương gì cả, nhưng tỏ ra ông là một người
có con mắt quan sát rất sành, vì cuộc du lịch của ông là cuộc du lịch lần đầu, ông lại đi
rất chóng. Tuy không có văn chương nhưng công nhận ngòi bút của ông rất linh hoạt”
[48, tr.24]. Sau khi nói về nội dung của tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan đã đưa ra nhận xét
về văn chương Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký: “…viết Quốc ngữ mà viết văn xuôi,
không ai cho là văn cả. Chỉ có làm thơ Nôm người ta mới chú ý đến, chứ viết Quốc ngữ
mà trơn tuồn tuột như lời nói, ai cũng cho là dễ dàng, đã được kể là " văn" đâu” [48,
tr.26]. Như vậy, với Vũ Ngọc Phan, những tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỉ XIX,
trong đó có bài Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi chưa mang tính văn chương. Nhưng khi
bàn đến Phạm Quỳnh với quyển Ba tháng ở Paris, ông cho rằng : “là một quyển du kí
rất thú vị, chuyện ông kể có duyên, lại vui, tường tận từng nơi từng chốn, làm cho người
chưa bước chân lên đất Pháp, chưa từng đến Paris, cũng tưởng tượng ra được những
thắng cảnh và nơi cổ tích của cái kinh thành ánh sáng dưới trời Tây và chia sẻ ít nhiều
cảm xúc cùng nhà du lịch” [48, tr. 29]. Điều này cho thấy, Vũ Ngọc Phan đã thừa nhận
có văn du kí để phân biệt giữa bài ghi chép cuộc hành trình với tác phẩm du kí nhưng
chưa khẳng định tính thể loại của du kí.
Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1961), trong "Chương IV: Truyện
ký", Phạm Thế Ngũ cho rằng Thượng kinh kí sự là "một truyện dài du kí", tức là “loại
du kí nhằm ghi chép những điều tai nghe mắt thấy, bước chân từng trải trong những dịp
13
đi xa. Đối với nhà văn ta xưa, mỗi khi đi đâu xa, hoặc đi công vụ, hoặc chỉ là phiếm du,
nếu không có "túi thơ bầu rượu" trên vai thì cũng có giấy bút tùy thân để dọc đường theo
hứng mà kí sự. Song trong các dịp ấy, các cụ thường chỉ hay làm những bài thơ ngắn để
vịnh. Còn nếu như lợi dụng sự quan chiêm lịch lãm, chép thành hẳn một pho du kí văn
xuôi, có đầu có đuôi như một truyện dài thì rất ít có. Hiện nay chỉ còn lưu lại một tập du
kí của bậc danh nho và danh y là cụ Hải-Thượng Lãn-Ông, kể ra cũng là một tác phẩm
hiếm có và đặc sắc về nhiều phương diện trong văn học sử chữ Hán nước ta xưa” [41,
tr.175]. Thượng kinh kí sự được xem là một tác phẩm du kí mà việc ghi ghép những điều
mắt thấy tai nghe chỉ là "lợi dụng sự quan chiêm", còn cái chính vẫn là giá trị tư tưởng
và ý đồ nghệ thuật mà tác giả thể hiện trong tác phẩm. Để cho phù hợp với sự tiếp nhận
đời sau, người dịch tác phẩm của cụ Lãn Ông đã tổ chức lại: “Tập Thượng kinh kí sự
viết theo lối du kí, theo thời gian chép việc trước việc sau. Tuy nhiên, tự sự cũng có
đoạn mạch. Ông Nguyễn Trọng Thuật đem dịch ra Việt văn có dựa theo mạch ý mà chia
làm mười lăm chương” [41, tr.176]. Trong việc phân tích các sự kiện, chi tiết, Phạm Thế
Ngũ chú trọng đến nhân vật kể chuyện trong tác phẩm và đưa ra nhận xét: “Bên cạnh
con người thầy thuốc ấy, ta còn thấy hiện rõ hơn con người nhân bản của đạo Nho, tới
lui hợp lễ nghĩa, xử sự có trung thứ, tính nết đôn hậu, tình cảm dồi dào. Lòng tha thiết
với quê hương bản quán của ông làm cho chúng ta cảm động” [41, tr.183].
Những kiến giải của Phạm Thế Ngũ cho thấy tính không đồng nhất trong quan
niệm thể loại về du kí mang tính lịch sử như trường hợp Thượng kinh kí sự, từ một bản
ghi chép của một bậc danh y đời trước, đã được người đời sau tiếp nhận, hoàn chỉnh để
trở thành tác phẩm văn học. Vì thế, Thượng kinh kí sự không chỉ được gọi là tập du kí
mà còn định danh bởi các thể loại khác như: kí sự, truyện kí lịch sử, bút kí,...
Du kí được giới nghiên cứu và phê bình văn học nói đến với tư cách thể loại vào
những năm 60 của thế kỉ XX. Dựa trên quan điểm của các nhà lí luận Liên Xô và Trung
Quốc, các học giả Việt Nam chia văn học thành bốn thể loại: thơ, truyện, kịch, kí. Du kí
được xem là tiểu loại của thể loại kí. Trong cách phân chia tiểu loại, cũng có sự khác
nhau khi đặt du kí vào các cấp độ của tiểu loại. Nam Mộc phân chia kí thành các tiểu
loại: phóng sự, kí sự, tùy bút, bút kí; trong bút kí lại có các tiểu loại nhỏ hơn: nhật kí, du
kí, hồi kí, tạp văn, tiểu phẩm,... Tầm Dương lại đặt du kí vào trong kí sự, đứng bên các
tiểu loại như: hồi kí, truyện kí. Trên quan điểm coi kí là thể loại viết về người thật việc
thật, những vấn đề mà các nhà nghiên cứu bàn đến trong giai đoạn này là vấn đề hư cấu
14
trong các tác phẩm kí. Nam Mộc cho rằng: "… người thật việc thật trong cuộc sống và
trong tác phẩm kí có thể hoàn toàn nhất trí với nhau, tương xứng với nhau nhưng không
thể đồng nhất với nhau, giống hệt nhau" [37, tr. 34]. Như vậy, du kí trong giai đoạn này
cũng được coi là tiểu loại của thể loại kí văn học mang tính phi hư cấu không hoàn toàn,
tức là không phải hư cấu đến mức cao như tiểu thuyết, nói như Phạm Hổ “… người viết
cũng cần cải biên, sắp xếp, đảo lộn trình tự của các sự việc, tô đậm những nét chính hay
xóa mờ những nét phụ của những con người, những cảnh vật đưa vào trong bài” (Phạm
Hổ) [23, tr.24]. Trong bài Về thể ký, đăng trên tạp chí Văn học số 2 năm 1967, khi phân
loại thể kí, Tầm Dương coi du kí là một phần của kí sự: "Du kí là “kí” lại các sự (những
điều mắt thấy tai nghe) trong lúc “du”" [7, tr.35]. Trong bài viết Thể ký và vấn đề viết
về người thật việc thật, đăng trên tạp chí Văn học, số 6 năm 1967, khi nêu vấn đề về thể
loại của kí Nam Mộc đã coi du kí là một dạng của bút kí: “Có thứ bút kí phản ánh người,
việc và cảm nghĩ diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du kí” [37,
tr.30].
Giống như các quan niệm nói trên, trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam 1900-1945 (2000), bàn về vị trí của thể loại du kí trong quá trình hiện đại hóa
văn học, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cho rằng: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng
chữ Quốc ngữ phải kể đến du kí. Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng
văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau. Nguồn
gốc của du kí cần tìm trong những hình thức tùy bút, kí sự truyền thống” [29, tr.44].
Vừa mang tính kế thừa vừa đưa ra quan điểm mới, trong cuốn Lược khảo lịch sử
văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ XX (2004), ở phần "Văn chương hiện
kim", mục "Những bước đầu của tiểu thuyết", Bùi Đức Tịnh coi du kí như những thiên
kí sự kể những chuyện của chính tác giả "Được xem như là một loại tiểu thuyết, chỉ tô
điểm thêm đôi chút những sự thật mà tác giả đã chứng kiến" [75, tr.363].
Gần đây nhất, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và
lí luận, ở "Chương I: Sự hình thành và phát triển của thể kí", khi nêu ra quan niệm về
thể kí cũng cho rằng “Kí là loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học. Kí bao
gồm nhiều thể dưới dạng văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự, tùy
bút và cả hồi kí tự truyện” [14, tr.373]. Như vậy, công trình nghiên cứu về lịch sử và lí
luận văn học Việt Nam trong những năm gần đây cũng không có gì thay đổi với quan
niệm thể loại của du kí như đã nói trên.
15
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nghiên cứu, phê bình văn học thế giới đang
sôi động đi tìm bản chất thể loại của du kí thì ở Việt Nam, du kí được xem là sự biểu
hiện hình thức của kí, một thể loại văn học có đặc trưng cơ bản: viết về người thật, việc
thật.
Mở đầu bài “Kí và tiểu luận (ét-xe)", in trong Năm bài giảng về thể loại của
Hoàng Ngọc Hiến đã giới thiệu về kí: “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại,
kí là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều thể hoặc
tiểu loại: bút kí, hồi kí, du kí, kí chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu
phẩm (ét-xe…)” [21, tr.7]. Theo quan điểm này, du kí là một tiểu loại của kí, nằm cùng
với các tiểu loại khác, trong đó có tiểu luận (essay), một tiểu loại mang tính tổng hợp:
triết luận, sáng tạo hình tượng nghệ thuật, tìm tòi nghiên cứu khoa học, không loại trừ
cảm hứng đạo đức, siêu nghiệm tôn giáo… và nó có đặc trưng riêng là “bố cục tự do”.
Như vậy, thuật ngữ ét-xe (essay) để chỉ cho một tiểu loại của kí có những điểm giống
với du kí, đó là sự vận dụng nhiều hình thức biểu hiện và mang tính tự do. Nếu xét vào
đặc trưng thể loại, có thể nhận ra du kí khác với ét-xe ở chỗ: cuộc hành trình và nhân
vật, người kể chuyện mình chi phối hình thức của tác phẩm.
Giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên – 1995) cũng xem du kí là
một trong các hình thức của thể loại kí, bởi vì … “kí không phải là một thể loại thuần
nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn
xuôi từ kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí, du kí, đến nhật kí, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút
kí chính luận...” [15, tr.215]. Đặc điểm bao quát của thể kí mà giáo trình đã nhấn mạnh
là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi, với nhiều dạng tường thuật, miêu
tả, biểu hiện và bình luận về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với
nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả.
Nhưng trong cuốn giáo trình Lí luận văn học cũng do Hà Minh Đức chủ biên
(2008), du kí đã được xem là một thể loại đứng độc lập cùng với các thể loại khác (kí
sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, bút kí, tùy bút, tản văn) trong loại hình kí và đã đưa ra khái
niệm mang tính mô tả: "là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc
đời, những cảm nhận suy tưởng của con người về những chuyến du ngoạm, du lịch..."
[16, tr.382]. Khái niệm này giống với định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, cũng
coi … “du kí là thể loại văn học thuộc loại hình kí, biểu hiện với sự đa dạng về hình
thức miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong
16
tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến. Trong cuốn từ điển này, còn nêu lên các dạng:
dạng đặc biệt của du kí là phát huy tính chất ghi chép ... về các xứ sở tưởng tượng, có
tính chất không tưởng hay viễn tưởng khoa học; dạng ghi chép cảm tưởng, nhận xét về
những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước” [19, tr.75].
Sở dĩ ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu coi du kí là tiểu loại của thể loại kí, là sự
ghi chép về người thật, việc thật của một cuộc hành trình nào đó vì du kí từ trước tới
nay chưa được xem là đối tượng nghiên cứu của văn học, nhiều tác phẩm du kí chưa
được sưu tầm, giới thiệu, lại chịu ảnh hưởng quá sâu của nghiên cứu và phê bình văn
học các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là vấn đề thể loại. Khi chưa có một khảo cứu nghiêm
túc về thực tiễn sáng tác thì mọi sự phán đoán dựa trên một số hiện tượng sẽ làm cho
người ta hoài nghi về loại hình và thể loại của du kí. Cho đến giữa thập niên đầu của thế
kỉ XXI, từ khi bộ Du kí Việt Nam - tạp chí Nam Phong 1917 - 1934 (2005) ra đời, chính
Nguyễn Hữu Sơn là người sưu tầm tuyển chọn cũng chưa mạnh dạn khẳng định du kí là
một thể loại mà chỉ "duy danh là thể tài du kí", tức là "nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía
nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi người viết" [65, tr.13].
Cho đến nay, ở Việt Nam, quan niệm về thể loại của du kí, mặc dù đã được dịch
chuyển từ tiểu loại sang thể tài, nhưng về bản chất, du kí vẫn là tiểu thể loại của loại
hình kí. Qua khảo sát sự vận động thể loại của du kí Việt Nam, tham khảo các tác phẩm
du kí nước ngoài, theo chúng tôi để định danh đúng vấn đề thể loại của du kí cần phải
căn cứ trên thực tiễn sáng tác chứ không nên suy đoán hay dựa trên một vài hiện tượng.
Nhìn chung, hướng nghiên cứu du kí trên phương diện thể tài được Nguyễn Hữu
Sơn khởi xướng đã được nhiều người chấp nhận. Từ các quan niệm truyền thống viết về
sự đi đến Nguyễn Hữu Sơn đã chuyển sang viết về nơi đến, mà nơi đó là những danh
thắng của đất nước như Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tiên,... hay những
cảnh vật, phong tục, nếp sống ở xứ người như ở Pháp, ở Thái lan, ở Lào, ở Trung Quốc,...
Trên phương diện thể loại, nhiều quan niệm cho rằng du kí nằm ở vùng giao thoa với sự
hỗn dung thể loại. Trong bài Thể tài du kí chữ Hán thế kỷ XVIII-XIX từ những đường
biên thể loại, Nguyễn Hữu Sơn cho rằng: du kí có sự thể hiện rõ đặc điểm giao thoa, đan
xen, thâm nhập, chuyển hóa, hỗn dung và tích hợp thể loại theo nhiều hình thức và mức
độ khác biệt nhau [64, tr.9]. Điều không rõ ràng về đặc trưng thể loại của du kí đã ảnh
hưởng đến việc tiếp nhận du kí xét trên nhiều phương diện. Đã đến lúc du kí cần được
làm sáng tỏ về mặt thể loại, để không những phù hợp với xu hướng nghiên cứu du kí
17
hiện nay mà còn là cơ sở xác định sự tồn tại của du kí trong lịch sử văn học dân tộc với
tư cách là một thể loại. Khi du kí đã được định danh một cách rõ ràng thì những vấn đề
về đặc điểm và cách tiếp cận nghiên cứu du kí không còn bị cản trở bởi sự giao thoa và
các lằn ranh thể loại cùng với các quan niệm mơ hồ về du kí.
1.2. Về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
1.2.1. Ở nước ngoài
Mặc dù du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trước đây ít được các nhà khoa học
trong nước nghiên cứu quan tâm nhưng trong một công trình nghiên cứu thực hiện ở
nước ngoài về tạp chí Nam Phong đã có điểm qua về vấn đề này. Trong chương III "Trào
lưu dung hòa: tản – văn" ở "Phần thứ ba" của luận án Tìm hiểu tạp chí Nam Phong,
Phạm Thị Ngoạn đã nói về du kí như sau:
"Chúng tôi đã ghi trên đây bài du ký của Lãn Ông, do Nguyễn Trọng Thuật dịch từ Hán
văn. Bài này ra mắt đã khuyến khích loại văn được phát triển. Nhưng Nam Phong còn
đưa ra nhiều khuôn mẫu khác nữa, dù là phiên dịch từ các tác giả Pháp văn; hay Phạm
Quỳnh khi ông ghi cảm tưởng nhân cuộc du lịch tại Pháp, trong “Pháp du hành trình
nhật kí”; hay trong “Hạn mạn du ký” Nguyễn Bá Trác nhắc nhở cuộc sống viễn du của
ông tại Trung Hoa và Nhật Bản. Có rất nhiều tác giả, và trong mỗi số Nam Phong đều
có nhiều trang dành cho các cuộc du ngoạn, các bài phóng sự, ghi lại những điều mất
thấy tai nghe, tả cảnh đất trời cũng như đời sống hàng ngày. Thật lý thú khi ta có dịp
đọc lại những bài như “Lời cảm cựu về mấy ngày chơi Bắc Ninh” của Nguyễn Đôn
Phục (NTR. số 100, tháng 10, 1925), “Qua chơi đất Ninh Bình” của Nguyễn Hữu Tiến
(NTR. số 94, tháng 4, 1925); “Sự du lịch đất Hải Ninh” của Trần Trọng Kim (NTR. số
71, tháng 5, 1923); “Bà Nà du kí” của Huỳnh Thị Bảo Hòa (NTR. số 163, tháng
6,1931) v.v. " [39, tr.205-206].
Phạm Thị Ngoạn đã cho rằng, tác phẩm Thượng kinh kí sự du kí của Lê Hữu Trác
được dịch ra chữ Quốc ngữ là tác nhân làm cho du kí nửa đầu thế kỉ XX hưng khởi.
Nhưng theo chúng tôi, trước khi "Một tập du kí của cụ Lãn Ông" xuất hiện trên Nam
Phong lần đầu tiên ở số 77 (tháng 11/1923) thì đã có 24 tác phẩm du kí đã được đăng
trên tạp chí này, chưa nói đến các tác phẩm du kí trong và ngoài nước đã được dịch như:
Sứ hoa nhàn vịnh (Phùng Khắc Khoan dịch), Du lịch về phía nam nước Tàu (Nguyễn
Đôn Phục dịch). Tác giả luận án này không đề cập đến thể loại du kí nhưng cũng đề cập
đến các khía cạnh của thể loại này như: về đề tài (các cuộc du ngoạn), về phương thức
18
phản ánh hiện thực (phóng sự, ghi chép, tả cảnh). Ngoài luận án này, chúng tôi không
tìm thấy thêm công trình nghiên cứu nào khác đề cập đến du kí Việt Nam nửa đầu thế
kỉ XX.
1.2.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam, vào thời điểm du kí phát triển mạnh mẽ ở nửa đầu thế kỉ XX, vấn
đề thể loại của du kí chưa được mọi người quan tâm. Có người xem du kí chỉ là chuyện
kể lại một chuyến hành trình. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề
lịch sử và lí luận do Phan Cự Đệ chủ biên, với quan niệm du kí như là một thể của kí,
khi nói về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, tác giả nhận định: “Một số tác phẩm đã
ghi lại được những tư tưởng và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và vấn
đề xã hội đương thời. Bên cạnh các tác phẩm mang hơi hướng tùy bút, đậm chất trữ tình
(các tác phẩm của Tương Phố, Đông Hồ) là các tác phẩm nặng về chất khảo cứu, biên
khảo, ghi chép phong tục (các tác phẩm của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác)” [14,
tr.377]. Các nhà nghiên cứu này đã chưa thấy hết lịch sử và qui mô của du kí Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XX, đó là du kí không phải dừng lại ở giai đoạn 1900 - 1930 mà vẫn tiếp
diễn trong cả giai đoạn sau đó (1930 – 1945), nhiều về số lượng tác phẩm, đa dạng về
nội dung và phong cách.
Mặc dù bộ Du kí Việt Nam - tạp chí Nam Phong 1917 – 1934 do Nguyễn Hữu
Sơn sưu tầm tuyển chọn ra mắt bạn đọc đã gây được sự chú ý của nhiều người nhưng
đang còn để ngỏ nhiều vấn đề về du kí Việt Nam nói chung và du kí Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX nói riêng. Qua khảo sát các bài báo khoa học, chúng tôi nhận thấy có một vài
hướng tiếp cận du kí nhưng phần lớn là tiếp cận trên phương diện thể tài, tức là về
phương diện nội dung của du kí.
Tiếp cận trên phương diện thể tài, Nguyễn Hữu Sơn có nhiều bài nghiên cứu
như: Thể tài du ký trên Tạp chí Nam phong (1917-1934) (Tạp chí Nghiên cứu Văn học
số 4/2007), Du ký về vùng văn hóa Sài Gòn – Nam Bộ trên Nam phong tạp chí (Tạp chí
Kiến thức ngày nay số 619), Du ký viết về Sài Gòn – Gia Định nửa đầu thế kỷ XX từ
điểm nhìn những năm đầu thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học xã hội số 11/2008), Du ký của
người Việt Nam viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt – Pháp giai đoạn cuối thế kỷ
XIX – nửa đầu thế kỷ XX (Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 “Việt Nam
hội nhập quốc tế và phát triển”), Du ký viết về Hà Tiên nửa đầu thế kỷ XX (Tạp chí Kiến
19
thức ngày nay số 688), Đạm Phương nữ sử và những trang du ký viết về xứ Huế (Tạp
chí Kiến thức ngày nay số 751), Du ký của người Việt Nam viết về các nước và và những
đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn thế kỷ XIX – đầu thế
kỷ XX (trong sách Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh do Đoàn Lê Giang chủ
biên), Thể tài văn xuôi du ký chữ Hán thế kỷ XVIII-XIX và những đường biên thể loại,
(Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 5/2012), Phạm Quỳnh và những trang du ký viết
về nước Pháp (Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 810).
Cũng theo hướng tiếp cận này, trong bài Nhân đọc du kí trên tạp chí Nam Phong,
Phong Lê đã đề xuất: “Do nhu cầu tìm hiểu về du kí nên trong bài này tôi muốn tìm một
cách tiếp cận với đặc trưng và mục tiêu của du kí qua các câu hỏi chung quanh việc Đi.
Đó là : Đi đâu ? Bằng phương tiện gì ? Ai đi và đi với ai ? Và đi với mục đích gì ? [32,
tr.52].
Cùng với các quan điểm nói trên, trong bài Du ký như một thể tài đăng trên báo
Thể thao và Văn hóa (26/4/2007), Phạm Xuân Nguyên quan niệm: “Du kí là thể tài
trung gian giữa thực và hư, tự truyện và dân tộc học, nó kết hợp nhiều bộ môn hàn lâm,
nhiều phạm trù văn học và nhiều mã xã hội. Nó cũng nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến
quyền lực và sự tu thân, đến sự biểu hiện văn hóa cũng như sự tưởng tượng. Tóm lại, Đi
và Thấy cảnh và người, sự và việc, rồi Viết ra cảnh ấy người ấy, sự ấy việc ấy, kèm
theo nghĩ suy, cảm xúc của mình, có khi còn là phân tích, khảo cứu, ấy là du kí.”[42].
Ông đã đề cập đến ba thành tố của sự “đi”: không gian đi, thời gian đi, thành phần người
đi để xác định tính chất của từng bài du kí. Cũng trên quan điểm tiếp nhận du kí trên
phương diện thể tài, trong bài Đọc sách để đi chơi đăng trên báo Tuổi trẻ (23/3/2007),
Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Đọc du kí, để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một
lẽ. Đọc những tác phẩm du kí này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con
người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm tới quốc dân
trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh” [43, tr.4].
Ngoài quan điểm tiếp cận du kí trên phương diện thể tài còn có một số cách tiếp
cận khác trong nghiên cứu du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tiếp cận trên phương diện
văn hóa, trong bài Giá trị văn hóa và văn học của du ký (khảo sát qua sách Du ký Việt
Nam), Nguyễn Thúy Hằng đã tập trung khảo sát các tác phẩm trong bộ Du kí Việt Nam
trên tạp chí Nam Phong ở ba phương diện: tác giả, bối cảnh văn hóa – xã hội và thể tài
để tìm ra những giá trị văn hóa và văn học của du kí [20]. Tiếp cận trên phương diện
20
ngôn ngữ, trong bài Nghệ thuật ngôn từ du ký Quốc ngữ Việt Nam giai đoạn giao thời,
Trần Thị Tú Nhi cho rằng: "ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm du kí luôn có sự hỗn
dung cả hai tư duy: truyện và nghiên cứu để thỏa mãn mục đích trình bày nhận thức và
thể hiện kỹ năng văn chương. Bất kỳ tác phẩm du ký nào cũng tồn tại hai hệ thống ngôn
từ: ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật" [45, tr.214]. Dựa trên quan điểm coi du kí
là tiểu loại của kí, tác giả đã phân tích ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật trong các
tác phẩm du kí viết bằng chữ Quốc ngữ ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau đó, đưa
ra những nhận định về các đặc điểm ngôn từ du kí giai đoạn này gồm ba vấn đề: hệ
thống từ Hán Việt và lối biểu đạt biền văn, hệ thống từ cổ và phong cách diễn đạt cũ kĩ,
lạc hậu, hệ thống từ ngữ và lối diễn đạt khúc chiết du nhập từ phương Tây. Một hướng
tiếp cận khác để tìm hiểu tính cách con người trong đối tượng phản ánh của du kí, Võ
Thị Thanh Tùng có bài Tính cách người Nam Bộ - dấu ấn đặc sắc trong du kí Nam Bộ
nửa đầu thế kỉ XX. Trên cơ sở khảo sát các tác phẩm du kí của Đông Hồ, Khuông Việt,
Phạm Quỳnh đăng trên tạp chí Nam Phong, tác giả đã phác họa tính cách con người
Nam Bộ với những vẻ đẹp như: lòng tốt, sự rộng rãi và hiếu khách, tâm hồn hào sảng,
nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài,... [79]
Còn nhiều bài viết khác bàn về du kí trên tạp chí Nam Phong đăng ở các báo như:
Du kí Việt Nam của Trần Hữu Tá (báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, 10/4/2007), Về
bộ sách du kí Việt Nam – Nam Phong tạp chí, khát vọng chân thành của người trí thức
của Thiên Lương (báo An ninh Thủ đô 15/4/2007), Chuyện đi xứ người của Nguyễn
Vĩnh Nguyên (báo Thể thao và Văn hóa, số 49 ngày 21/4/2007), Đọc du kí Việt Nam mà
thấy ngoài muôn dặm của Nguyễn Anh (báo Văn hóa, số 1355, 30/3/2007),... đều tiếp
cận ở phương diện thể tài. Những bài báo này thông qua việc bàn về nội dung của du kí,
người viết nói lên cảm nhận của mình về du kí Việt Nam (chủ yếu các tác phẩm đăng
trên tạp chí Nam Phong).
Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là đối tượng có khả năng thu hút sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng cho đến nay, việc nghiên cứu đối tượng
này chỉ dừng lại các bài báo có tính thông tin hoặc trao đổi ý kiến. Một số công trình
nghiên cứu đã tiếp cận du kí trên một số phương diện như văn hóa, ngôn ngữ nhưng
chưa vượt ra khỏi quan niệm coi du kí là một thể tài. Vì thế, cho đến nay, du kí Việt
Nam nửa đầu thế kỉ XX chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các yếu tố nội dung của du kí
như phân tích đề tài, mô tả đối tượng phản ánh. Ngay cả khi phân tích một số phương
21
diện hình thức của tác phẩm du kí như ngôn ngữ, nhiều người không đặt nó trong thuộc
tính của thể loại và yếu tính môi sinh văn hóa nên có những kiến giải lệch lạc hoặc đánh
giá thiên lệch về các giá trị mà du kí giai đoạn này có được; đồng nghĩa với việc không
thừa nhận sự đóng góp của du kí vào giai đoạn chuyển mình để hiện đại hóa văn học
dân tộc nửa đầu thế kỉ XX.
1.3. Nhận định về những vấn đề đặt ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu
So với tiểu thuyết, du kí ra đời sớm hơn nhưng lại được nghiên cứu muộn hơn.
Thể loại tiểu thuyết được M. Bakhtin nghiên cứu trong những năm 20 – 30 của thế kỉ
XX mà "nguyên tắc phức điệu" là phát hiện lớn nhất của Bakhtin về đặc trưng thể loại
này. Du kí đã được Hiệp hội Du kí Quốc tế nghiên cứu trong hơn hai thập niên gần đây
nhưng cũng chưa xác định được đặc trưng thể loại của nó. Những khái niệm của những
nhà nghiên cứu đưa ra mà nội hàm của nó không vượt qua giới hạn của sự ghi chép cuộc
hành trình khách quan (có thể có sự chủ quan khi quan sát) về những gì mà tác giả chứng
kiến. Du kí đã vượt qua giới hạn của thể loại văn học để tham gia vào nhiều lĩnh vực:
văn hóa, du lịch, chính trị, chủng tộc, hải quan,... như là một nơi cung cấp thông tin, tư
liệu mang tính cá nhân về những nơi giả định rằng chưa ai biết đến với những gì còn
đang bí ẩn, gây sự tò mò. Bị ám ảnh bởi "sự di chuyển" hay sự thay đổi không gian theo
trật tự thời gian mà chủ thể thực hiện trong một lộ trình đã làm cho nhiều nhà khoa học
văn chương hoài nghi về tất cả những văn bản có nội dung về cuộc hành trình, những
câu chuyện kể lại các sự kiện xảy ra trong cuộc hành trình đều thuộc về văn học hành
trình hay văn học du lịch. Sự sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện của cuộc hành
trình thông qua câu chuyện được kể lại, hoặc đang kể của người tham gia hành trình,
cũng là nhân vật kể chuyện và nhân vật chính đều trở thành cốt truyện của tác phẩm du
kí. Với ý nghĩa ấy, từ câu chuyện vượt biển trở về quê hương của người anh hùng
Odissey huyền thoại trong văn học cổ đại Hy Lạp cho đến những ghi chép của những
nhà thám hiểm như Christophoro Colombo ở thế kỉ XV về lục địa mới, những bài tiểu
luận ghi lại cảm xúc du ngoạm cảnh vật giống như Petrarch’s khi leo lên đỉnh Ventoux
vào năm 1336, những câu chuyện được kể lại về chuyến hành trình dài ngày giống như
chuyến hành trình sang các nước Ấn Độ, Pakistan, Srilanca của nhà sư Huyền Trang thế
kỉ VI, cuộc hành trình của Marco Polo ở thế kỉ XIII đều được coi là những tác phẩm du
kí trứ danh. Việc qui về một mối mọi sự ghi chép ở cái gọi là cuộc hành trình để gán
cho nó một loại hình văn học mới, văn học của những lằn ranh, đã làm rối tung lên
22
những vấn đề của thể loại văn học. Nghiên cứu du kí không còn được soi sáng bởi các
lí thuyết văn học như Cấu trúc học, Thi pháp học mà giới nghiên cứu thường làm đối
với thơ hay tiểu thuyết mà nó được nghiên cứu bởi các lí thuyết văn học đã biến tướng
thành vô vàn học thuyết khác nhau, với nhiều trường phái đan xen, lẫn lộn với nhau, đến
nổi người ta không biết đứng về bên nào hay nên đứng ở vị trí trung gian để nghiên cứu
hết mọi yếu tố và bản chất của đối tượng ? Khi nghiên cứu về thi pháp tiểu thuyết, M.
Bakhtin từng than về cái khó khăn đặc biệt chính là: tiểu thuyết là một thể loại văn
chương duy nhất đang biến chuyển mà còn chưa định hình. Vậy thì, ai dám đảm bảo
rằng, đã gần một thế kỉ, kể từ sau công trình thi pháp tiểu thuyết ra đời, tiểu thuyết không
còn biến chuyển nữa để nhường lại cho một thể loại khác ra đời muộn hơn, hay những
vấn đề mà Bakhtin nêu ra đã trở thành chân lí cất trong bảo tàng của mọi lí lẽ bất chấp
thời đại mà khoa học công nghệ không chỉ là phương tiện mà còn là yếu tố can thiệp cả
vào đời sống văn chương và phê bình văn học.
Thể loại văn học mang tính lịch sử. Thể loại ra đời, mất đi hay biến đổi đều không
thể vượt ra khỏi cái gọi là qui luật của lịch sử. Lotman từng nói: khi chúng ta nhìn về
phía trước, ta sẽ thấy những cái ngẫu nhiên, nhìn lại phía sau thì những ngẫu nhiên ấy
lại trở thành quy luật. Vì thế mà nhà lịch sử hầu như luôn luôn nhìn thấy quy luật và do
đó anh ta không thể viết được cái lịch sử như nó đã không xảy ra. Thế nhưng trên thực
tế, theo quan điểm này, thì lịch sử chỉ là một trong vô vàn con đường có thể đi. Một con
đường đã đi thì đồng thời là một sự đánh mất các con đường khác. Chúng ta lúc nào
cũng tìm được một cái gì và đồng thời đánh mất một cái gì đó. Mỗi bước ta đi tới đều là
một sự đánh mất. Và thế là chính ở đây ta "bắt gặp tính tất yếu của nghệ thuật" [33,
tr.433]. Tomachevski cũng đã đưa ra luận điểm về sự vận động của thể loại văn học vào
thời kì một thể loại nào đó tan rã, nó chuyển dịch từ trung tâm ra ngoại biên, thay thế vị
trí nó là những cái không đáng kể của văn học, "Từ các sân sau, dưới đáy của văn học,
hiện tượng mới ngoi lên và tiến vào trung tâm" [112, tr.134]. Theo quan điểm của
Tomachevski, trong quá trình phát triển của văn học, sẽ không có thể loại nào là tinh
anh, mà là quá trình thay thế thường xuyên các thể loại tao nhã bằng các thể loại phàm
tục; và sự thay thế này xảy ra ở hai hình thức, hoặc là thay thế hoàn toàn, hoặc là “sự
thâm nhập các biện pháp phàm tục vào thể loại tao nhã” [112, tr.205]. Tính lịch sử của
thể loại du kí không phải ở thời gian nó hình thành mà là thời gian tồn tại và biến chuyển
của nó từ hiện tượng được coi là tiểu loại, là thể tài, đang dịch chuyển vào trung tâm của
23
các thể loại. Du kí chỉ tồn tại khi sự di chuyển của con người đến những nơi ít người
biết đến, sự phát triển của du lịch, những cuộc hành trình đang được khích lệ và trở
thành đề tài không chỉ đối với văn học mà cả với nhiều lĩnh vực của đời sống và lịch sử.
Trong lịch sử phát triển của du kí, từ khởi thủy cho đến nay, thế kỉ nào cũng có
những nhà văn du kí trứ danh cùng với những tác phẩm xuất chúng, nhưng chỉ trong
những thời điểm nhất định, du kí mới hưng khởi như những trào lưu, sau đó chìm xuống,
có lúc tưởng chừng như mất đi. Trong văn học thế giới, với sự trổi dậy của đế chế Anh
ở thế kỉ XIX đã tạo cơ hội cho nhiều người, trong đó có nhiều nhà văn đi đến những
vùng đất khác nhau với những mục đích khác nhau đã hình thành nên một trào lưu du
kí trong văn học Anh mà sự lan tỏa của nó đến nhiều quốc gia khác cho đến thế kỉ XX.
Xét về lịch đại, du kí được xem là thể loại văn học ra đời vào thời kì bình minh của văn
học viết. Những ghi chép về các cuộc hành trình, khám phá vùng đất mới, thăm dò thuộc
địa, truyền giáo, hành hương đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm truyện kể.
Những cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên trong trong các cuộc chu du
thiên hạ đã là đề tài cho nhiều bài thơ, phú, ca, từ. Du kí ra đời sớm trong lịch sử văn
học nhân loại, và tồn tại trong suốt quá trình văn học cho đến ngày nay. Tuy nhiên, đã
có một thời gian khá dài, du kí không được coi trọng như nhiều thể loại văn học.
Ở Việt Nam, với chính sách khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã phát triển
ngành giao thông và du lịch ở Việt Nam, tạo cơ hội cho nhiều trí thức, nhà văn được di
chuyển đến những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước, đi ra nước ngoài để chiêm
ngưỡng các nền văn hóa nên đã bùng nổ thể loại du kí trên báo chí và văn đàn Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XX. Phát triển trong bối cảnh các thể loại văn học khác đã định hình và
chiếm vị thế tối ưu, du kí phải chấp nhận sự đánh mất của lịch sử, để rồi khi tính tất yếu
của nghệ thuật đã trở nên quá lớn, nó phải tìm lại những gì đã đánh mất. Như vậy, khi
nghiên cứu bất cứ một thể loại văn học nào cũng không tránh khỏi tính phức tạp của nó,
kể cả những thể loại (về quan niệm) nó chưa được định hình. Điều này cũng lí giải được
tại sao giới phê bình văn học các nước trên thế giới cho rằng du kí còn lớn hơn cả thể
loại, tức là nó thuộc về một loại hình văn học mà chứa đựng trong nó các hình thức thể
loại khác nhau (ghi chép, nhật kí, tiểu luận, tiểu thuyết, thơ, phú,...), còn các học giả
trong nước thì chỉ coi du kí là tiểu loại của một thể loại văn học: thể loại kí. Những yếu
tố thuộc về cuộc hành trình như: con đường, địa danh, địa điểm, sự kiện, hình ảnh,
không gian, thời gian,... nằm trong cấu trúc tác phẩm du kí thì ở Việt Nam, các nhà
24
nghiên cứu coi đó là thể tài. Tính bất nhất của lịch sử tiếp nhận đã minh chứng cho một
qui mô lớn về thể loại của du kí mà không đơn giản chỉ vài câu có thể định danh hay
phác họa bản chất, đặc trưng của nó được.
Một vấn đề liên quan đến thể loại của du kí là sự hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật
và sự hư cấu trong tác phẩm du kí. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại tính phi hư cấu của
du kí khi mà nhiều người đã quá thiên lệch nhìn nhận du kí như một sự ghi chép thông
thường về các cuộc hành trình theo kiểu "kí", cũng không bàn về mức độ hư cấu như
nhiều người đã bàn về tác phẩm kí, mà chỉ đề cập đến phương thức phản ánh của tác
phẩm thuộc thể loại văn học này. Hư cấu không đơn thuần là sáng tạo trong hoạt động
nghệ thuật mà hư cấu còn là phương thức phản ánh thế giới, phản ánh hiện thực. Theo
quan điểm "nhận thức luận" của Mác, thế giới trong nhận thức của con người không
phải là cái thế giới tự nhiên ở ngoài con người, tồn tại như một thực thể tự thân chưa có
sự tham gia của con người, có trước lịch sử con người, mà “tổng số những hoạt động
sống và cảm giác được của những cá nhân hợp thành thế giới ấy” [9, tr.326]. Trong hoạt
động thực tiễn, con người luôn luôn phản ánh thế giới để nhận thức và cải biến nó theo
nhu cầu và qui luật phát triển. Lịch sử nhân loại là lịch sử của một quá trình phản ánh
thế giới và sự tiến bộ của lịch sử chính là sự thay đổi của các phương tiện phản ánh.
Trong xã hội hiện đại, để phản ánh thế giới một cách tinh vi hơn, người ta sáng chế ra
các phương tiện vật lí, điện tử, thì sự sáng chế này cũng là một dạng của phản ánh. Khi
người ta dùng camera để ghi hình một cảnh vật, lúc đó thế giới chỉ là khoảng không gian
lưu lại bằng hình ảnh trong phạm vi ống kính. Nếu dùng bất cứ phương tiện gì để phản
ánh thế giới, không ai đảm bảo rằng việc phản ánh đó hoàn toàn khách quan, nằm ngoài
ý muốn của con người. Khi chụp một bức ảnh về bốn người đang ngồi trên một chiếu
bạc thì bức ảnh đó có thể là tư liệu về một canh bạc, để sử dụng làm kỉ niệm hay làm
bằng chứng phạm tội. Nhưng nếu đặt góc chụp từ trên xuống và xoay ống kín khi bấm
máy, thì bức ảnh đã trở thành một một tác phẩm nghệ thuật, mà bức ảnh đó đã ghi lại
hiện thực một cách đầy ẩn ý: bốn cái đầu cúi xuống chăm chú, những lá bài tây, bàn tay
đưa ra, bàn tay đè xuống, tất cả mờ ảo trong một vòng xoáy... để hướng về một đề tài:
canh bạc cuộc đời. Những kẻ say mê nghề đỏ đen đã trở thành những biểu tượng mới;
thông điệp cũ (tư liệu) biến mất để nhường chỗ cho vô vàn thông điệp mới, ở phía khán
giả dành cho nó. Đó là thông điệp nghệ thuật xuất hiện nhờ sự phản ánh thế giới bằng
nghệ thuật. Hư cấu chính là sự phản ánh thế giới bằng nghệ thuật. Với ý tưởng về "canh
25
bạc" và "vòng xoáy", mỗi nghệ sĩ có thể chọn cho mình đề tài "canh bạc cuộc đời" và
thể hiện đề tài đó bằng các chất liệu nghệ thuật khác nhau: chất liệu ngôn từ có truyện
ngắn "Canh bạc cuộc đời" của Lê Quang Xuân, chất liệu điện ảnh có bộ phim "Canh
bạc cuộc đời" của đạo diễn Lưu Gia Hào, chất liệu hội họa có bức tranh "Vòng xoáy
cuộc đời" của Hữu Ước. Như vậy, sự phản ánh thế giới của con người bằng nghệ thuật
mang tính cá thể và hư cấu chính là bản năng của nghệ thuật. Quay trở lại vấn đề hư cấu
của du kí. Mỗi tác phẩm du kí là một sự phản ánh thế giới của nhà văn trong việc cá thể
hóa sử dụng chất liệu ngôn từ để ứng xử với thế giới mà mình nhận thức, nên không thể
phủ nhận được sự hư cấu của du kí. Vì thế, du kí không bị đông cứng bằng một hình
thức thể loại cố định, cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ đề tài nào định sẵn mà nhờ
"cơ duyên" nào đó mà nhà văn có dịp phản ánh thế giới bằng viết tác phẩm du kí. Mọi
sự hư cấu đều có một quá trình tích lũy. Tích lũy trong sáng tác du kí chính là ghi chép,
nhật kí, hồi tưởng, tưởng tượng và đọc những tác phẩm du kí khác trước đó. Chỉ khi nào
hội tụ đủ mọi yếu tố cần thiết thì quá trình sáng tác mới được bắt đầu. Không có nhà văn
nào vừa đi du lịch, thám hiểm vừa sáng tác cả. Nếu có thì cũng chỉ ở giai đoạn tích lũy
mà thôi. Với quan điểm phản ánh luận, du kí cũng là một loại hình văn học và không
thể không hư cấu, nhưng đó là một kiểu hư cấu đặc trưng của thể loại này.
Trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc các thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước,
chúng tôi khẳng định du kí là một thể loại văn học với những đặc trưng riêng của nó.
Những đặc trưng của thể loại du kí sẽ được trình bày trong chương tiếp theo. Với quan
niệm du kí là thể loại văn học, chúng tôi đưa ra khái niệm sau đây:
Du kí là thể loại văn học, viết về cuộc hành trình hay liên quan đến cuộc hành
trình với mục đích nào đó và thường phản ánh hiện thực bằng các phương thức tự sự
và phi tự sự như: ghi chép, miêu tả, tường thuật, kể chuyện, dựng đối thoại,... Trong một
số trường hợp, du kí có thể vận dụng các phương thức phản ánh của hội họa, nhiếp ảnh,
điện ảnh, truyền hình, ... các phương thức thu nhận thông tin khoa học như: khảo cứu,
điều tra, thống kê tư liệu,… có khi đi kèm với các phương thức biểu cảm. Nhân vật trung
tâm của tác phẩm du kí vừa là chủ thể, vừa là khách thể, đồng thời là người kể chuyện.
Ngoài nội dung thông tin, nội dung biểu cảm, tác phẩm du kí còn chứa đựng văn hóa cá
nhân tại thời điểm tiếp xúc văn hóa của chủ thể với hiện thực ở nơi mà lần đầu tiên chủ
thể khám phá hoặc trải nghiệm nó.
Đối với những tác phẩm du kí sử dụng chất liệu ngôn từ, du kí chịu ảnh hưởng
26
của các thể loại khác như: bút kí, hồi kí, tùy bút, tản văn, biền văn, phóng sự, kí sự,...
nên trong một số tác phẩm đã có hiện tượng giao thoa thể loại. Dựa trên những đặc
trưng phổ quát, du kí có thể phân biệt được với các thể loại gần gũi với nó. Du kí bao
giờ cũng tồn tại trong một cấu trúc bị chi phối bởi cuộc hành trình. Những yếu tố như
thời gian, không gian, nhân vật trong tác phẩm du kí luôn đảm bảo tính khách quan.
*
* *
Du kí là thể loại văn học xuất hiện sớm nhưng định danh về thể loại của du kí là
vấn đề của văn học đương đại. Trên thế giới, từ những năm 90 của thế kỉ XX, du kí đã
trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Mặc dù có
nhiều quan điểm khác nhau về đặc điểm loại hình và khái niệm của du kí, nhưng các
nhà nghiên cứu đều coi du kí là một thể loại văn học gắn bó mật thiết với các hoạt động
liên quan đến du lịch. Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, du kí được xem là tiểu loại
của kí và quan niệm du kí như một thể tài. Với quan niệm này, du kí Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX chủ yếu được tiếp cận trên phương diện thể tài. Cách tiếp cận này chưa thấy
được tầm vóc, qui mô phát triển của du kí và sự đóng góp của nó đối với quá trình hiện
đại hóa văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX.
27
Chương 2: VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT THỂ LOẠI VÀ LỊCH SỬ DU KÍ VIỆT NAM
2.1. Thi pháp thể loại du kí
Thi pháp học với những ứng dụng của nó có thể tiếp cận vào nhiều phương diện
của văn học, trong đó có thể loại. Khi tiếp cận thể loại, Gasparov đã xác định: "thể loại
là kiểu phản ánh thế giới đặc thù của nghệ thuật" [87, tr.127]. Tiếp cận thi pháp học có
khả năng lí giải được các hiện tượng phức tạp của các lằn ranh và sự ảnh hưởng của thể
loại này với các thể loại khác. Du kí là hiện tượng khá phức tạp của thể loại đã làm cho
không chỉ độc giả mà ngay cả nhà phê bình cũng phải rơi vào tình trạng bối rối, thậm
chí có khi đã ngộ nhận cả những tác phẩm không thuộc về du kí khi có đề tài giống như
du kí. Không chỉ tiểu thuyết là thể loại chưa bị "đông cứng" như Bakhtin đã nói, mà cả
du kí cũng vậy, không phải là ý niệm đơn giản du kí như là một sự ghi chép về cuộc
hành trình mà sự thật là trong lịch sử phát triển của mình, du kí đã có tham vọng xóa
nhòa ra giới của nó với tiểu thuyết. Trong khi tiểu thuyết còn nhận ra được những dấu
hiệu của thể loại thì du kí đã làm cho người ta mơ hồ về thể loại của nó. Cái công thức
đơn giản của du kí chỉ còn đọng lại trong ý niệm về nó ở hai yếu tố: chủ thể và kiểu sáng
tác (style of writing); chủ thể là người đi du lịch và kiểu sáng tác là tính không ràng buộc
của phong cách văn bản. Tiếp cận du kí trên phương diện thi pháp học sẽ làm minh bạch
một số vấn đề thể loại của du kí.
Không thể phủ nhận sự tồn tại của du kí trong văn học như là một sự hiển nhiên
của phương thức phản ánh hiện thực bằng ngôn từ. Nhưng sự tồn tại của du kí ở phương
diện loại hình đang là vấn đề chưa đi đến thống nhất. Trong đó, hai vấn đề nổi lên liên
quan đến đặc điểm của du kí: du kí thuộc loại loại hình văn học phi hư cấu (non-
fiction) hay bao gồm cả những tác phẩm hư cấu (fiction)? Du kí là thể loại hay chỉ là thể
tài văn học?
Nếu coi du kí là phương thức phản ánh nghệ thuật phi hư cấu, thì trong mối quan
hệ với hiện thực, du kí không chỉ đơn thuần là loại văn tư liệu, loại văn được coi là đơn
điệu, nghèo nàn, thiếu sinh động và hạn chế về thế giới nhân vật như người ta từng xem
thường nó, mà là một kiểu phản ánh nghệ thuật đặc thù tham chiếu bởi hoạt động du
lịch. Cơ sở hiện thực của du kí là những thông tin của cuộc hành trình tồn tại dưới hình
thức chuyện kể mà những thông tin đó "không thể tồn tại hoặc được chuyển giao bên
ngoài cấu trúc" [34, tr.112]. Nếu du kí bao gồm cả tác phẩm hư cấu thì sự hư cấu ở
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY
Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY

More Related Content

What's hot

Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắclongvanhien
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtnataliej4
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namHeli Sama
 

What's hot (20)

Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAYLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
 
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà NẵngLuận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 

Similar to Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY

Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfMan_Ebook
 
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...nataliej4
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhMan_Ebook
 

Similar to Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY (20)

Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt NamLuận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
 
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú YênKhai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
 
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAYLuận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
 
Những cánh cửa Hòa Bình trong quan hệ Israel – Palestine
Những cánh cửa Hòa Bình trong quan hệ Israel – PalestineNhững cánh cửa Hòa Bình trong quan hệ Israel – Palestine
Những cánh cửa Hòa Bình trong quan hệ Israel – Palestine
 
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
 
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
 
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình DươngLuận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
 
Th s17.023 từ láy trong thơ văn nguyễn đình chiểu
Th s17.023 từ láy trong thơ văn nguyễn đình chiểuTh s17.023 từ láy trong thơ văn nguyễn đình chiểu
Th s17.023 từ láy trong thơ văn nguyễn đình chiểu
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngàyLuận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
 
Hoạt động thương mại - truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở Việt Nam
Hoạt động thương mại - truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở Việt NamHoạt động thương mại - truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở Việt Nam
Hoạt động thương mại - truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở Việt Nam
 
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAYLuận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
 
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa KhangẢnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 

Luận án: Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, HAY

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------- NGUYỄN HỮU LỄ ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thái Học HUẾ - 2015
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thành, PGS.TS. Hồ Thế Hà, TS. Hà Ngọc Hòa, TS. Tôn Thất Dụng, TS. Lê Thị Hường, cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn của hai trường: Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm và Phòng Sau đại học - Trường Đại học Khoa học Huế đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thái Học - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án này. Huế, tháng 8 năm 2015 Nguyễn Hữu Lễ
  • 3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN HỮU LỄ
  • 4. iv MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án........................................................................................ 4 6. Cấu trúc luận án........................................................................................................ 5 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Về khái niệm và thể loại của du kí...................................................................... 6 1.1.1. Ở nước ngoài.................................................................................................. 6 1.1.2. Ở trong nước .................................................................................................. 11 1.2. Về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX............................................................... 17 1.2.1. Ở nước ngoài.................................................................................................. 17 1.2.2. Ở trong nước .................................................................................................. 18 1.3. Nhận định về những vấn đề đặt ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu......... 21 Chương 2: VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT THỂ LOẠI VÀ LỊCH SỬ DU KÍ VIỆT NAM 2.1. Thi pháp thể loại du kí ........................................................................................ 27 2.1.1. Cốt truyện....................................................................................................... 28 2.1.2. Kết cấu ........................................................................................................... 32 2.1.3. Điểm nhìn trần thuật....................................................................................... 36 2.1.4. Thời gian và không gian................................................................................. 40 2.1.5. Ngôn từ........................................................................................................... 43 2.2. Khái quát quá trình lịch sử của du kí Việt Nam .............................................. 49 2.2.1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII............................................................ 49 2.2.2. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX ................................................ 51 2.2.3. Giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX.......................................................................... 57 2.2.4. Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX (cho đến hết thập niên 80)............................... 63 2.2.5. Giai đoạn thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay .............................................. 65
  • 5. v Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 3.1. Sự phong phú về đề tài....................................................................................68 3.1.1. Đề tài khảo cứu văn hóa.............................................................................68 3.1.2. Đề tài lịch sử ..............................................................................................71 3.1.3. Đề tài danh lam thắng cảnh........................................................................73 3.1.4. Đề tài quốc tế .............................................................................................76 3.1.5. Đề tài dân tộc thiểu số................................................................................79 3.2. Sự đa dạng về cảm hứng.................................................................................83 3.2.1. Cảm hứng viễn du ......................................................................................84 3.2.2. Cảm hứng yêu nước ...................................................................................87 3.2.3. Cảm hứng tâm linh.....................................................................................92 3.2.4. Cảm hứng trữ tình .....................................................................................94 3.2.5. Cảm hứng thế sự ........................................................................................97 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA DU KÍ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 4.1. Cốt truyện.........................................................................................................99 4.1.1. Cốt truyện hành trình .................................................................................99 4.1.2. Cốt truyện sự tích – huyền thoại ................................................................105 4.2. Kết cấu..............................................................................................................107 4.2.1. Kết cấu khung ............................................................................................107 4.2.2. Kết cấu trực quan .......................................................................................114 4.2.3. Kết cấu nhật trình – sự kiện .......................................................................115 4.2.4. Kết cấu tự sự – trữ tình...............................................................................118 4.3. Điểm nhìn trần thuật.......................................................................................122 4.3.1. Điểm nhìn đa diện đối với hiện thực..........................................................123 4.3.2. Điểm nhìn dịch chuyển của người kể chuyện............................................125 4.4. Ngôn từ .............................................................................................................127 4.4.1. Sự kết hợp các ngôn ngữ............................................................................127 4.4.2. Sự đa dạng của văn phong .........................................................................132
  • 6. vi Chương 5: NHỮNG TÁC GIẢ DU KÍ VIỆT NAM TIÊU BIỂU NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 5.1. Nguyễn Đôn Phục – phong cách truyền thống..............................................136 5.1.1. Triết lí về "sự đi"........................................................................................136 5.1.2. Tiếp cận đối tượng trên phương diện lịch sử .............................................139 5.1.3. Ngôn từ cổ kính và biểu cảm .....................................................................143 5.2. Phạm Quỳnh – phong cách hiện đại ..............................................................151 5.2.1. Văn du kí mang tính tư tưởng ....................................................................152 5.2.2. Kết cấu và ngôn ngữ mang tính hiện đại ...................................................155 5.2.3. Văn du kí giàu chất triệt luận.....................................................................162 5.3. Mãn Khánh Dương Kỵ – phong cách huyền thoại hóa................................166 5.3.1. Cảm quan lịch sử và bút pháp huyền thoại hóa .........................................166 5.3.2. Nghệ thuật dựng cảnh và tạo không khí lịch sử.........................................170 5.3.3. Ngôn từ giàu tính tạo hình .........................................................................172 KẾT LUẬN ..............................................................................................................176 NHỮNGCÔNGTRÌNHKHOAHỌCCỦATÁCGIẢLIÊNQUANĐẾNLUẬNÁN.......180 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................181 PHỤ LỤC .................................................................................................................186
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là giai đoạn có ý nghĩa bước ngoặt trong quá trình phát triển của văn học dân tộc. Sự xuất hiện các trào lưu văn học với nhiều nhà văn tầm cỡ đã trở thành tâm điểm của nghiên cứu văn học vào những thập niên cuối của thế kỉ XX. Trong nghiên cứu văn học, xu hướng tập trung vào những đối tượng mang tính truyền thống cùng với các hiện tượng văn học được nhận thức đầy đủ trở nên phổ biến, còn những bộ phận văn học nằm giữa lằn ranh như du kí thường bị bỏ quên. Đối với vấn đề nghiên cứu thể loại, khi chú trọng vào những thể loại chính thống như tiểu thuyết, truyện, thơ, kịch,... thì khả năng bỏ qua các thể loại cận văn chương như tản văn, bút kí, hồi kí, du kí,... là không thể tránh khỏi. Hiện tượng tập trung vào một số đối tượng trong nghiên cứu văn học đã bỏ qua một số bộ phận văn học mang tính đại chúng, đồng nghĩa với việc tách văn học ra khỏi văn hóa, môi trường phát triển của nó. Tính phổ biến của nghiên cứu văn học đã làm cho thể loại du kí nói chung, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nói riêng chưa trở thành dấu ấn để thu hút được nhiều nhà nghiên cứu. Bước sang thời đại thông tin, nghiên cứu văn học chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố không chỉ trong lãnh địa của mình mà còn vươn ra các lĩnh vực khác như văn hóa, kinh tế, chính trị, du lịch,… nên du kí đã có cơ hội trở thành đối tượng của nghiên cứu văn học. 1.2. Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, du kí đã trở thành hiện tượng văn học thu hút nhiều nhà nghiên cứu, học giả ở Việt Nam quan tâm. Du kí đã từng có mặt trong tiến trình của lịch sử văn học Việt Nam ở các dạng thức khác nhau. Trong văn học trung đại Việt Nam, du kí được viết bằng chữ Hán dưới hình thức của các thể loại thơ, phú, kí. Trước khi có nền văn học Quốc ngữ, trong văn học Việt Nam đã từng xuất hiện văn bản có dạng du kí viết bằng chữ Quốc ngữ. Cho đến nay, du kí đã từng bùng phát hai lần trong lịch sử văn học dân tộc: lần thứ nhất vào nửa đầu thế kỉ XX, lần thứ hai vào đầu thế kỉ XXI. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, du kí chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc nên chưa có công trình lí luận và lịch sử dành riêng cho nó. Vì thế, quan điểm thể loại về du kí ở Việt Nam chưa thống nhất. Trong các công trình lí luận văn học của các học giả Việt Nam, du kí là tiểu loại nằm trong thể loại kí cùng với các tiểu loại: kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, bút kí, tùy bút, kí hành, truyện kí, tản văn...
  • 8. 2 Trong khi đó, ranh giới giữa các tiểu loại của kí cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. Tưởng rằng trong những cuốn sách lí luận và sách giáo khoa, sự phân chia thể loại đã rạch ròi, nhưng thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, yếu tố mờ hay nhòe giữa các thể loại với nhau, nhất là đối với tác phẩm của những nhà văn có năng khiếu đặc biệt và có sự linh hoạt cao độ khi cầm bút. Vì thế, vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu du kí là phải phân định những đường ranh thể loại của nó với các thể loại khác trong văn học Việt Nam, không phải bằng sự suy lí mà bằng cách khảo cứu đặc điểm của du kí qua thực tiễn sáng tác. 1.3. Trải qua quá trình phát triển và hình thành thể loại, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX xuất hiện trở lại với nhiều tác giả, tác phẩm đăng trên các báo và tạp chí đương thời. Thể loại này đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du khách đến với du kí bởi sự mới mẻ và hấp dẫn của nó. Xét trong bối cảnh của quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỉ XX, du kí là bộ phận văn học đã từng có vị thế trên văn đàn, nhưng bộ phận văn học này, nói như Nguyễn Hữu Sơn, "còn chưa được chú ý đúng mức" [65, tr.13], và tính cấp thiết của nó như ý kiến của Phong Lê: "…du ký trong hai thập niên trước mốc lịch sử 1930, thì đến bây giờ mới được làm, trong khi đáng lẽ có thể làm sớm hơn …" [30, tr.65]. Đã đến lúc du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc để làm minh bạch một số vấn đề về loại hình, thể loại, đặc trưng và vị trí của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài "Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX", công việc nghiên cứu của luận án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây: 2.1. Xác lập cách hiểu hợp lí về thể loại, khái niệm du kí, xây dựng các vấn đề lí thuyết về thể loại của du kí để làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử vận động hình thành thể loại và đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 2.2. Xác định những đặc điểm cơ bản của du kí Việt Nam về nội dung và hình thức để thấy được những đóng góp của nó trong quá trình hiện đại hóa văn học và làm phong phú diện mạo văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 2.3. Chỉ ra được các phong cách tiêu biểu để góp phần minh chứng cho sự phát triển của thể loại du kí trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
  • 9. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, bao gồm những tác phẩm du kí đăng trên các báo và tạp chí nửa đầu thế kỉ XX: Nam Kỳ tuần báo, An Nam tạp chí, Nam Phong tạp chí, Phụ nữ Tân văn, Tri Tân, Thanh Nghị, Tao Đàn, Phong hóa, … và các ấn phẩm du kí xuất bản từ trước tới nay được sáng tác trong giai đoạn này. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu lí thuyết của luận án là những vấn đề lí thuyết về loại thể và lịch sử văn học. Từ yêu cầu của đề tài, luận án giải quyết hai nội dung cơ bản: những vấn đề lí luận xung quanh thể loại du kí, quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm của du kí trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Việc xác định đặc trưng thể loại có ý nghĩa định hướng cho việc khảo sát những đóng góp của du kí ở thực tế sáng tác. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu tư liệu của luận án bao gồm các tác gia tiêu biểu và những tác phẩm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. - Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có rất nhiều tác phẩm của nhiều tác giả. Mặc dù bộ Du kí Việt Nam do Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm giới thiệu với 62 tác phẩm đăng trên Nam Phong tạp chí thì chỉ là một phần của du kí Việt Nam trong giai đoạn này. Vì thế, chúng tôi phải sưu tầm và khảo sát thêm nhiều tác phẩm du kí khác đã đăng trên các báo và tạp chí đương thời hoặc đã xuất bản thành sách. - Để đảm bảo tính hệ thống, chúng tôi điểm qua những tác phẩm du kí Việt Nam trước thế kỉ XX, lấy đó làm cơ sở nhằm nghiên cứu sự vận động thể loại của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. - Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và đặc biệt xuất hiện nhiều tác giả với những phong cách khác nhau. Trong một phạm vi tương đối, dựa trên xu hướng sáng tác, chúng tôi nhận thấy du kí giai đoạn này có ba loại hình: du kí có yếu tố Hán, du kí mang phong cách hiện đại, du kí chứa yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Nhiệm vụ đặt ra của Luận án là phải lựa chọn các tác giả tiêu biểu để khảo sát nhằm làm rõ đặc điểm phong cách tương ứng với ba loại hình nói trên.
  • 10. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, để đáp ứng yêu cầu và đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra, trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi vận dụng những phương pháp và thao tác chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp lịch sử: là phương pháp tiếp cận sự vật, hiện tượng trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Phương pháp này yêu cầu khi xem xét đối tượng phải đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể và lịch sử phát triển. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi xem xét sự phát sinh và hình thành của du kí qua các giai đoạn phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, văn hóa nhất định. 4.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Nghiên cứu đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX như một chỉnh thể hoàn chỉnh, như một cấu trúc chặt chẽ, hợp logic trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố, giữa lí thuyết và thực tiễn sáng tác. 4.3. Phân tích - tổng hợp: Phân tích các phương diện, các quan niệm cụ thể về lí thuyết du kí, từ đó tổng hợp, khái quát theo các bình diện nghiên cứu đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Phương pháp này con được vận dụng trong việc nghiên cứu sáng tác các phong cách du kí tiêu biểu. 4.4. So sánh đối chiếu (đồng đại và lịch đại): Về đồng đại : so sánh, đối chiếu các tác giả, tác phẩm; thể loại du kí với một số thể loại khác trong cùng một thời kì để chỉ ra những chỗ giống và khác nhau ở mỗi đối tượng, làm rõ đặc trưng cơ bản của các đối tượng đó. Về lịch đại : so sánh đối chiếu thể loại du kí qua các thời kì về lí thuyết lẫn sáng tác để thấy được sự tiếp biến của nó. 4.5. Các phương pháp liên ngành: Thi pháp học, Phong cách học, Văn bản học, Mĩ học tiếp nhận được chúng tôi sử dụng trong luận án để khảo sát các vấn đề lí thuyết thể loại và sáng tác du kí theo yêu cầu của đề tài đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về lí luận - Trên cơ sở khảo sát những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về du kí, Luận án chỉ ra những điểm chưa thống nhất trong cách hiểu khái niệm và xác định loại hình của thể loại du kí. Từ đó, Luận án đi đến xác lập một quan niệm mới về loại hình của du kí trong văn học: du kí là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình tự sự mang đầy đủ đặc điểm của một thể loại và có khả năng tiếp nhận phương thức phản ánh hiện thực
  • 11. 5 của một số thể loại và loại hình nghệ thuật gần với nó, đồng thời ảnh hưởng trở lại với những thể loại khác. - Trong quá trình nghiên cứu lí thuyết để làm cơ sở phương pháp luận cho nghiên cứu đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Luận án đã xây dựng được một số vấn đề lí thuyết thể loại của du kí, điều mà từ trước tới nay trong các sách lí luận văn học ở Việt Nam chưa thực hiện được. 5.2. Về thực tiễn - Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm được một số lượng tác phẩm du kí, nhất là những tác phẩm chưa được phát hiện hay bị bỏ quên trong quá khứ. Đây là những sản phẩm quí giá làm giàu di sản văn học dân tộc trong quá khứ. - Từ việc phân tích các đặc điểm phong cách thể loại, chúng tôi đưa ra những căn cứ để phân định tác phẩm du kí, đồng thời chỉ ra những tác phẩm không phải là du kí mà lâu nay nhiều người đã ngộ nhận nó. Luận án cũng xác định một số tác phẩm du kí mà từ trước tới nay người ta coi nó thuộc thể loại khác như: tùy bút, tản văn, tiểu thuyết,… - Xác định đặc điểm của du kí, chúng tôi tiếp cận trên phương diện nội dung và hình thức, qua đó chúng tôi dựng lại diện mạo của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX với những đặc trưng cơ bản của nó. Cùng với việc nghiên cứu về phong cách tác giả, chúng tôi đi đến khẳng định: du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là một bộ phận không nhỏ của văn học dân tộc, có vị trí quan trọng trong văn học ở giai đoạn văn học dân tộc trên con đường hiện đại hóa mà từ trước đến nay ít được đề cập trong các công trình văn học sử. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình, tài liệu học tập và nghiên cứu cho các ngành: văn học, văn hóa học, du lịch. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận án có tất cả 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Vấn đề lí thuyết thể loại và lịch sử du kí Việt Nam Chương 3: Đặc điểm nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Chương 4: Đặc điểm hình thức của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Chương 5: Các phong cách du kí Việt Nam tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX
  • 12. 6 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Du kí là một hiện tượng của văn học đương đại. Vào giữa thập niên cuối của thế kỉ XX, du kí đã được các nhà nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới chú ý. Ở Việt Nam, từ giữa thập niên đầu của thế kỉ XXI, du kí bắt đầu được quan tâm như là một hiện tượng của lịch sử văn học dân tộc. Bởi vì sự mới mẻ của đối tượng nghiên cứu nên cho đến nay, nhiều vấn đề lịch sử và lí luận về du kí ở Việt Nam đang còn để ngõ. Trong chương tổng quan này, chúng tôi tổng thuật tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án như: khái niệm, vấn đề thể loại, xu hướng nghiên cứu và cách tiếp cận. 1.1. Về khái niệm và thể loại của du kí 1.1.1. Ở nước ngoài Những năm 90 của thế kỉ XX, sự trổi dậy của nghiên cứu và phê bình du kí như là cuộc điều tra học thuật với nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế, các sách chuyên khảo, các tạp chí và thu hút nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa học quan tâm. Sự ra đời của Hiệp hội Du kí Quốc tế (ISTW – International Society for Travel Writing) với định kì mỗi năm tổ chức hai hội nghị đã minh chứng cho sức mạnh và sự đa dạng ở một lĩnh vực nghiên cứu văn học rộng lớn và còn được mở rộng trong khả năng thâm nhập vào các ngành khác. Những vấn đề như: du kí thuộc loại hình văn học hay phi văn học, là thể loại hay thể tài, là tiểu loại hay thể loại, hư cấu hay phi hư cấu, tính trung gian và đường biên thể loại... là nội dung của tranh luận mang tính học thuật. Xu hướng nghiên cứu liên ngành đã đặt du kí vào một số trường hợp đặc biệt, không những giải quyết những bí ẩn của nó bằng lí luận mà còn mở ra hưởng phát triển của nó trong tương lai. Hiện nay, nhiều học giả trên thế giới xem du kí là một thể loại thuộc loại hình văn học du lịch và các khái niệm về du kí cũng xoay quanh đặc điểm của loại hình văn học này. Mở đầu cho bài viết Mấy vấn đề lí thuyết về thể loại du kí (旅 游 文 学 论 纲), Xu Zong Yuan (许 宗 元) đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: "Định nghĩa về văn học du lịch giữa những năm 80 của thế kỉ XX đã có những nhận thức khác nhau. Sau 20 năm tư duy hợp lí, hôm nay nó đã được định nghĩa như là một khoa học của thời gian" [114]. Dựa trên kết luận Hội thảo Quốc tế về Văn học du lịch 1/11/2005, tổ chức tại Hoa Kì, Xu Zong Yuan đã đưa ra định nghĩa: "Du kí là những câu chuyện du lịch mô tả,
  • 13. 7 tường thuật cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của nơi mà tác giả đến, qua đó để đánh giá, cảm quan về xã hội, phong tục, di tích,... là những tài liệu biểu hiện tư tưởng, cảm xúc, cùng với những hiểu biết sâu sắc của tác giả" [114]. Yếu tố văn học trong văn bản du lịch (tạm gọi là du kí), theo Xu Zong Yuan là đặc trưng thẩm mĩ, và theo ông hoạt động du lịch cũng là hoạt động thẩm mĩ. Những vẻ đẹp của cảnh quan và thiên nhiên biểu hiện bằng hình ảnh thông qua những cảm xúc trở thành nội dung thẩm mĩ của tác phẩm du kí [114]. Định nghĩa của Xu Zong Yuan thiên về nội dung thẩm mĩ của du kí nên chưa bao quát được các vấn đề thể loại mà chỉ dùng để làm căn cứ để phân kì lịch sử và phân loại du kí Trung Quốc. Tưởng chừng như du kí đã được định nghĩa một cách đầy đủ thì bốn năm sau, vào năm 2009, V.A. Shachkova đã viết trong luận án tiến sĩ Thể loại du kí trong sáng tác của Mark Twain những năm 60 – 70 thế kỉ XIX, đã cho rằng: "trong phê bình văn học hiện đại, vẫn chưa có sự đồng thuận về ranh giới và dấu hiệu của du kí như là một thể loại văn học". [110, tr.35]. Ông đã đưa ra định nghĩa về một tác phẩm văn học có nội dung về một cuộc hành trình (tạm gọi là du kí) … "là sự kết hợp của các yếu tố kể chuyện, thống kê, khoa học tự nhiên và xã hội biểu hiện bằng hình thức văn chương, như là một câu chuyện về cuộc phiêu lưu, cảm xúc và suy nghĩ mang tính cá nhân về điều có khả năng gây sự tò mò cho người khác – một cuộc hành trình được kết hợp bởi các hình thức linh hoạt có nội dung phong phú và hấp dẫn" [110, tr.36]. Với quan niệm lấy cuộc hành trình làm hạt nhân của tác phẩm du kí, khái niệm mà Shachkova đưa ra bao gồm cả những tác phẩm du kí hư cấu, tức là cuộc hành trình tưởng tượng. Trong cuốn Du kí đương đại châu Mỹ Latinh, bà Claire Linsay đã dẫn ra các quan điểm về du kí của Patrick Holland, Graham Huggan, Jan Borm và đưa ra khái niệm ở phương diện nhấn mạnh về đặc trưng của du kí: "Bất kì câu chuyện nào chi phối bởi các đặc trưng: tính phi hư cấu, có nội dung liên quan đến một chuyến đi, một cuộc hành trình diễn ra trong thực tế, trong đó tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính là một hoặc giống hệt nhau" [91, tr.144]. Quan niệm của Claire Linsay đã bao quát được nhiều vấn đề của thể loại du kí, tách du kí ra khỏi tiểu thuyết phiêu lưu và viễn tưởng. Cũng đề cập đến đặc điểm của du kí, trong bài Nghiên cứu du kí Hungari - thách thức, cơ hội và phát hiện, Balazs Venkovits, đã cho rằng: ngoài việc cung cấp cho độc giả những câu chuyện về vùng đất mới, những phong tục và những con người kì lạ thì du kí còn cung cấp cho độc giả những cơ hội để thoát khỏi những thực tế hàng ngày,
  • 14. 8 độc giả không cần phải đi mà cũng được làm quen với các vùng đất xa xôi qua những kinh nghiệm và sự chia sẻ được tác giả nói đến trong các bài du kí. Thông tin trong các bài du kí ở hai cấp độ: … "một mặt cung cấp cái nhìn sâu vào xã hội trong quá khứ mà không có sẵn từ một nguồn nào trong cuộc sống về phong tục dân gian, sự kiện lịch sử, xu hướng văn hóa,... mặt khác, trong những bài du kí không chỉ bao gồm những gì du khách nhìn thấy mà còn ở nền văn hóa riêng của họ, tức là những kiến thức và định kiến về những nơi mà họ đến thăm". Nhấn mạnh đến yếu tố nhận thức của du kí như là sự mong đợi của xã hội về cuộc hành trình, Balazs Venkovits nhìn nhận du kí như là … "một hiện tượng văn hóa trong văn học về các cuộc hành trình: văn hóa cá nhân" [99, tr.122]. Quan niệm này của ông đã đề cao vai trò của chủ thể trong tác phẩm du kí. Vấn đề định nghĩa du kí còn phục thuộc vào quan niệm về thể loại của du kí. Ở nước ngoài, vấn đề khái niệm và thể loại của du kí được tiếp cận ở hai quan niệm: hư cấu và không hư cấu. Về quan niệm coi du kí không thuộc thể loại hư cấu, V. Guminski đã đưa ra định nghĩa: "Du kí là một thể loại dựa trên những thông tin đáng tin cậy của nhân chứng về bất cứ nơi đâu nhưng phải là đầu tiên, không quen thuộc hoặc ít biết đến đối với người đọc. Du kí tồn tại ở các hình thức: tiểu luận, ghi chú, nhật ký, tạp chí, nghị luận, hồi ký. Ngoài chức năng nhận thức về cuộc hành trình, du kí còn có các chức năng: thẩm mĩ, chính trị, báo chí, triết học, và các nhiệm vụ khác. Là một thể loại đặc biệt của văn học du lịch, những câu chuyện về hư cấu, hành trình tưởng tượng (...) với các yếu tố tư tưởng và nghệ thuật chiếm ưu thế, ở các mức độ khác nhau, nguyên tắc mô tả một cuộc hành trình chi phối việc xây dựng văn bản" [107, tr.314-315]. Trái với quan niệm của V. Guminski, trong luận án Sự phát triển của thể loại du lịch trong các tác phẩm của các nhà văn Nga thế kỷ XVIII-XIX (1999), V. A. Mikhailov đã đưa ra quan niệm: "Du kí - một thể loại tiểu thuyết, dựa trên mô tả của quan sát thực sự hay tưởng tượng trong cuộc hành trình xác thực (real) hoặc hư cấu cuộc phiêu lưu của người anh hùng (thường là nhân vật chính - người kể chuyện), với tư cách nhân chứng. Thông qua mô tả về cuộc hành trình đến nơi ít được biết đến hoặc không biết mà bộc lộ suy nghĩ riêng, cảm xúc và ấn tượng đã phát sinh trong quá trình du lịch, cũng như câu chuyện về những sự kiện xảy ra tại thời điểm du lịch" [109, tr.45]. Còn E. Stetcenko trên cơ sở tiếp cận các tính năng tổng hợp của thể loại du kí, cho rằng thể loại này là một “thể loại biện chứng” mà theo ông … “vì nó tạo ra một sự
  • 15. 9 tương tác phức tạp giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, thực tế và tưởng tượng, tĩnh và động trong bức tranh mô tả cuộc hành trình,.... Đó là sự hình thành của một bức tranh mạch lạc về sự tồn tại của các bộ phận khác nhau, cá nhân liên quan đến vũ trụ, các cá nhân và các quốc gia đang trong quá trình tự khám phá" [106, tr.312]. Trong bài Du kí như là một thể loại hư cấu: những vấn đề lí thuyết, Shachkova từ việc khái quát vấn đề của truyền thống văn học Xô-viết phản ánh trong các tác phẩm của các học giả đi du lịch như W. Michelson, Kantorovich, D. Moldova, Boris Kostelanetz", không xem xét các chuyến đi như một thể loại riêng biệt, độc lập, đề cập đến nó chỉ như là một loại bài luận đã đưa ra kết luận về du kí: "… một cuộc hành trình khám phá thiên nhiên đang trên bờ vực của nghệ thuật và khoa học, đó là kết hợp hữu cơ những gì dường như là hai cực đối diện: tài liệu, số liệu, thống kê, thế giới của hình ảnh, bao gồm tất cả các yếu tố của nó: chân dung, phong cảnh, nội thất và quan trọng nhất, người kể chuyện mình là một yếu tố bắt buộc tạo nên cấu trúc của bất kì văn bản trong thể loại du kí" [110, tr.278]. Tính hư cấu mà Shachkova đề cập ở đây là hư cấu khách quan theo đặc trưng của thể loại, tức là dựa vào hai yếu tố bắt buộc: cuộc hành trình và chủ thể là tác giả. Đề cập du kí một cách "chuyên nghiệp" phải kể đến cuốn sách chuyên khảo Du kí (Travel Writing) của Carl Thompson [97]. Trong cuốn sách này, Thompson đã bàn về vấn đề thể loại của du kí, phác họa lại các cuộc tranh luận về định nghĩa, cung cấp một cái nhìn tổng quan lịch sử rộng lớn của du kí từ thời trung cổ cho đến ngày nay, lí giải những vấn đề tự truyện và hư cấu của du kí, đưa ra các vấn đề giới tính của tác giả du kí, rút ra các đặc điểm của du kí thời kì thuộc địa và hậu thuộc địa. Trong chương đầu: Xác định thể loại (Defining the genre), Thompson đã cho rằng: "vấn đề du kí có một sự phát triển đặc biệt lây lan từ những nghiên cứu hậu thuộc địa (postcolonialism) với những cuộc tranh luận về du kí không chỉ trong văn học mà cả văn hóa, chính trị, lịch sử, nữ quyền, (…) và thể loại này đã gây ra cuộc tranh luận trong nghiên cứu văn học về mối quan hệ giữa các hình thức thẩm mĩ và chức năng của văn bản, phân biệt văn bản văn học và văn bản phi văn học" [97, tr.29]. Khi phân tích các cuộc tranh luận đăng trên tạp chí Granta của nước Anh, ông đã nêu một số quan niệm của các nhà phê bình du kí, trong khi Zweder Von Martels quan niệm: du kí (travel writing) có thể chấp nhận các tài liệu khác nhau, từ sách hướng dẫn các tuyến đường, bản đồ cho đến câu chuyện cuộc hành trình hay chỉ là kinh nghiệm khi ở nước ngoài… Bằng cách này, Von
  • 16. 10 Marktels cho rằng sách hướng dẫn và sách du lịch không phải là thể loại minh bạch mà chỉ là hai nhánh của cùng thể loại. Còn nhà phê bình Fussell phân biệt sách hướng dẫn du lịch và du kí, ở phương diện chức năng sách hướng dẫn du lịch định hướng hành động còn sách du kí định hướng thẩm mĩ. Fussell trong khi bàn đến vấn đề hư cấu của tác phẩm du kí đã cho rằng: loại du kí không hư cấu, người kể chuyện đóng vai trò là phóng viên, nhưng việc mô tả phong cảnh của họ cũng để trang điểm cho những cảm xúc của mình. Vai trò người kể chuyện sáng tạo, tức là nhà văn du kí tìm thấy chính mình từ khi chuyến du lịch chưa bắt đầu còn người viết du kí nghiệp dư thì phải sau chuyến du lịch. Còn Holland và Huggan cho rằng, phim du lịch có thể phục vụ như là một phương tiện hữu ích để "thỏa mãn phần nào giới hạn những tham vọng của độc giả và nhắc nhở những nhà văn du kí về trách nhiệm của mình" [97, tr.19]. Như vậy, những vấn đề mà Thompson trình bày cho thấy, du kí là một thể loại khá lớn, đa dạng và phức tạp, một thể loại mà trong đó bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau, kể cả các tiểu loại hư cấu và phi hư cấu khi viết về cuộc hành trình với những hình thức, phương thức khác nhau. Trong cuốn giáo trình The Cambridge Introduction to Travel Writing, Tim Youngs cho rằng du kí là: "một hình thức văn chương nằm ở đâu đó giữa quan sát khoa học và tiểu thuyết" [100, tr.4]. Mở đầu chương 1, ông dẫn ra câu nói của Jonathan Raban, nhà văn du kí Anh: "một thể loại mà tôi không tin" (a genre in which I don’t believe). Raban từng tuyên bố rằng ông không tin vào sự khác biệt giữa thực tế và hư cấu trong tác phẩm du kí. Trong các cuộc thảo luận về đặc trưng của tác phẩm du kí, Raban phát biểu: "Như là một hình thức văn học, du kí là ngôi nhà mở nổi tiếng là nơi hào phóng để các thể loại khác nhau cùng chung sống. Nó chứa cả nhật kí, tiểu luận, truyện ngắn, bài thơ văn xuôi, những ghi chép, nói chuyện lịch sử…" [100, tr.12]. Sau khi phân tích các quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, phê bình về định nghĩa và thể loại của du kí, Tim Youngs cho rằng: tác phẩm du kí hoặc thể loại du kí không có giới hạn nghiêm ngặt có thể chấp nhận nhiều loại văn bản khác nhau … nhưng nó là một "thể loại pha trộn" để tạo thành bản sắc riêng [100, tr.14]. Mặc dù có những quan niệm khác nhau về du kí, thậm chí có khi trái ngược nhau nhưng những định nghĩa của những nhà nghiên cứu nước ngoài nói trên không coi du kí là sự ghi chép của người du lịch mà quan niệm du kí là một thể loại văn học có sự dung nạp các phương thức biểu hiện của các thể loại khác. Như vậy, nội dung của tác phẩm
  • 17. 11 du kí lớn hơn nhiều so với những gì mà tác giả thể hiện trong văn bản. 1.1.2. Ở trong nước Trước khi du kí xuất hiện, trong văn học Việt Nam thời kì trung đại đã tồn tại một số tác phẩm có phương thức sáng tác là ghi chép về những điều mắt thấy, tai nghe, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc trong những chuyến công cán hay đi du lịch. Qua sưu tầm và khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ du kí xuất hiện đầu tiên vào đầu thế kỉ XIX trong tác phẩm Tam Kiều nguyệt dạ du kí (1805) của Ngô Thị Hoàng, Tam Ngô du kí của Nguyễn Văn Siêu ( ?). Nhưng những năm sau đó, nhiều tác phẩm mang tính ghi chép về một cuộc hành trình cũng không gọi là du kí mà gọi là kí (Như Tây kí, (1864) của Ngụy Khắc Đản), là nhật kí (Như Tây sứ trình nhật kí (1864) của Phạm Phú Thứ, Tây phù nhật kí (1865) của Tôn Thọ Tường), hoặc là kỉ lược (Tây hành kiến văn kỉ lược (1831) của Lý Văn Phức) hay là chí lược (Hải trình chí lược (1834) của Phan Huy Chú) hoặc không kèm tên thể loại (Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký).... Khi du kí xuất hiện trở lại ở Việt Nam vào đầu thế kỉ thế kỉ XX, từ “du kí” được gọi trở lại (Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác). Mặc dù vậy, từ "du kí" lúc này đang còn xa lạ với mọi người, nhất là khi nền lí luận và phê bình văn học nước ta đang còn trong giai đoạn sơ khai, nhiều lí thuyết văn học chưa xuất hiện. Đến năm 1923, Nguyễn Trọng Thuật gọi “kí sự” là “du kí”, khi dịch Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác ra chữ Quốc ngữ với tiêu đề : Một tập du kí của cụ Lãn Ông (đăng nhiều kì trên Nam Phong). Đến năm 1929, trên tạp chí Phụ nữ Tân văn xuất hiện thiên du kí của Đào Trinh Nhất với bút danh là Phạm Vân Anh có thêm phụ đính cho tựa đề là "tập du kí của một cô thiếu nữ". Từ năm 1930 trở về sau, những tên thể loại như: "du kí", "lữ kí" đã lần lượt xuất hiện trên một số tạp chí như Tri Tân, Phụ nữ Tân văn, Thanh Nghị,... khi đứng trước các tiêu đề để chỉ thể loại cũng như các thể loại khác: tiểu thuyết, tiểu thuyết tàu, truyện ngắn, thơ,... Nửa đầu thế kỉ XX, người viết nhiều bài du kí nhất giai đoạn này là Phạm Quỳnh đã nói lên quan niệm của mình về du kí. Ông cho rằng bài văn được gọi là du kí phải gắn liền cuộc đi xa, dài ngày : "Đi sang Tây, sang Tàu, đi Phú Xuân, đi Đồng Nai, gọi là cuộc "du lịch", trở về viết bài "du ký", còn do khả ; chớ đi tỉnh nọ sang tỉnh kia mà nói "du lịch" với "du ký" thì tưởng cũng khí quá vậy" (Nam Phong, số 96, tr.507). Như vậy, những bài viết sau cuộc đi tham quan phong cảnh tỉnh này, tỉnh kia không gọi là du kí mà gọi là văn thuật sự đi chơi, thuộc loại văn kỉ sự. Nó về văn kỉ sự, theo Phạm Quỳnh "… không phải là văn khảo cứu, nhà văn càng phải nên phân biệt lắm. Văn kỷ sự là cứ
  • 18. 12 sự thực mà thuật lại, cốt lấy tự nhiên giản dị, ngoài sự thực có thể điểm chút cảm tưởng riêng, cũng là do sự thực mà phát ra, càng có cái vẻ thật thà mới mẻ lại càng hay, bất tất phải bàng sư bác tập, điển cố xa xôi làm gì" (Nam Phong, số 96, tr.507). Trên quan niệm của Phạm Quỳnh, chúng tôi nhận thấy từ kỉ sự (纪事) và kí sự (記事) có nghĩa giống nhau: ghi chép sự việc theo thứ tự thời gian, nhưng ở từ kỉ sự (纪事) nhấn mạnh đến tính phép tắc của văn chương. Cách gọi tên cho các bài viết sau chuyến du lịch của Phạm Quỳnh dường như được người đương thời chấp nhận nên không thấy có sự trao đổi, bàn cãi nào trên báo chí thời bấy giờ. Sau đó, trên văn đàn giai đoạn 1930 – 1945, không thấy ai nói thêm về về du kí. Sau những bài giới thiệu hay phê bình đăng trên Nam Phong, du kí Việt Nam được nhắc đến trong một số công trình văn học sử, chủ yếu là nhìn nhận lại tính chất thể loại của một vài tác phẩm cổ điển. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, điểm lại các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, khi nói về Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), Vũ Ngọc Phan đã viết: “Tập du kí này viết không có văn chương gì cả, nhưng tỏ ra ông là một người có con mắt quan sát rất sành, vì cuộc du lịch của ông là cuộc du lịch lần đầu, ông lại đi rất chóng. Tuy không có văn chương nhưng công nhận ngòi bút của ông rất linh hoạt” [48, tr.24]. Sau khi nói về nội dung của tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan đã đưa ra nhận xét về văn chương Quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký: “…viết Quốc ngữ mà viết văn xuôi, không ai cho là văn cả. Chỉ có làm thơ Nôm người ta mới chú ý đến, chứ viết Quốc ngữ mà trơn tuồn tuột như lời nói, ai cũng cho là dễ dàng, đã được kể là " văn" đâu” [48, tr.26]. Như vậy, với Vũ Ngọc Phan, những tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỉ XIX, trong đó có bài Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi chưa mang tính văn chương. Nhưng khi bàn đến Phạm Quỳnh với quyển Ba tháng ở Paris, ông cho rằng : “là một quyển du kí rất thú vị, chuyện ông kể có duyên, lại vui, tường tận từng nơi từng chốn, làm cho người chưa bước chân lên đất Pháp, chưa từng đến Paris, cũng tưởng tượng ra được những thắng cảnh và nơi cổ tích của cái kinh thành ánh sáng dưới trời Tây và chia sẻ ít nhiều cảm xúc cùng nhà du lịch” [48, tr. 29]. Điều này cho thấy, Vũ Ngọc Phan đã thừa nhận có văn du kí để phân biệt giữa bài ghi chép cuộc hành trình với tác phẩm du kí nhưng chưa khẳng định tính thể loại của du kí. Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1961), trong "Chương IV: Truyện ký", Phạm Thế Ngũ cho rằng Thượng kinh kí sự là "một truyện dài du kí", tức là “loại du kí nhằm ghi chép những điều tai nghe mắt thấy, bước chân từng trải trong những dịp
  • 19. 13 đi xa. Đối với nhà văn ta xưa, mỗi khi đi đâu xa, hoặc đi công vụ, hoặc chỉ là phiếm du, nếu không có "túi thơ bầu rượu" trên vai thì cũng có giấy bút tùy thân để dọc đường theo hứng mà kí sự. Song trong các dịp ấy, các cụ thường chỉ hay làm những bài thơ ngắn để vịnh. Còn nếu như lợi dụng sự quan chiêm lịch lãm, chép thành hẳn một pho du kí văn xuôi, có đầu có đuôi như một truyện dài thì rất ít có. Hiện nay chỉ còn lưu lại một tập du kí của bậc danh nho và danh y là cụ Hải-Thượng Lãn-Ông, kể ra cũng là một tác phẩm hiếm có và đặc sắc về nhiều phương diện trong văn học sử chữ Hán nước ta xưa” [41, tr.175]. Thượng kinh kí sự được xem là một tác phẩm du kí mà việc ghi ghép những điều mắt thấy tai nghe chỉ là "lợi dụng sự quan chiêm", còn cái chính vẫn là giá trị tư tưởng và ý đồ nghệ thuật mà tác giả thể hiện trong tác phẩm. Để cho phù hợp với sự tiếp nhận đời sau, người dịch tác phẩm của cụ Lãn Ông đã tổ chức lại: “Tập Thượng kinh kí sự viết theo lối du kí, theo thời gian chép việc trước việc sau. Tuy nhiên, tự sự cũng có đoạn mạch. Ông Nguyễn Trọng Thuật đem dịch ra Việt văn có dựa theo mạch ý mà chia làm mười lăm chương” [41, tr.176]. Trong việc phân tích các sự kiện, chi tiết, Phạm Thế Ngũ chú trọng đến nhân vật kể chuyện trong tác phẩm và đưa ra nhận xét: “Bên cạnh con người thầy thuốc ấy, ta còn thấy hiện rõ hơn con người nhân bản của đạo Nho, tới lui hợp lễ nghĩa, xử sự có trung thứ, tính nết đôn hậu, tình cảm dồi dào. Lòng tha thiết với quê hương bản quán của ông làm cho chúng ta cảm động” [41, tr.183]. Những kiến giải của Phạm Thế Ngũ cho thấy tính không đồng nhất trong quan niệm thể loại về du kí mang tính lịch sử như trường hợp Thượng kinh kí sự, từ một bản ghi chép của một bậc danh y đời trước, đã được người đời sau tiếp nhận, hoàn chỉnh để trở thành tác phẩm văn học. Vì thế, Thượng kinh kí sự không chỉ được gọi là tập du kí mà còn định danh bởi các thể loại khác như: kí sự, truyện kí lịch sử, bút kí,... Du kí được giới nghiên cứu và phê bình văn học nói đến với tư cách thể loại vào những năm 60 của thế kỉ XX. Dựa trên quan điểm của các nhà lí luận Liên Xô và Trung Quốc, các học giả Việt Nam chia văn học thành bốn thể loại: thơ, truyện, kịch, kí. Du kí được xem là tiểu loại của thể loại kí. Trong cách phân chia tiểu loại, cũng có sự khác nhau khi đặt du kí vào các cấp độ của tiểu loại. Nam Mộc phân chia kí thành các tiểu loại: phóng sự, kí sự, tùy bút, bút kí; trong bút kí lại có các tiểu loại nhỏ hơn: nhật kí, du kí, hồi kí, tạp văn, tiểu phẩm,... Tầm Dương lại đặt du kí vào trong kí sự, đứng bên các tiểu loại như: hồi kí, truyện kí. Trên quan điểm coi kí là thể loại viết về người thật việc thật, những vấn đề mà các nhà nghiên cứu bàn đến trong giai đoạn này là vấn đề hư cấu
  • 20. 14 trong các tác phẩm kí. Nam Mộc cho rằng: "… người thật việc thật trong cuộc sống và trong tác phẩm kí có thể hoàn toàn nhất trí với nhau, tương xứng với nhau nhưng không thể đồng nhất với nhau, giống hệt nhau" [37, tr. 34]. Như vậy, du kí trong giai đoạn này cũng được coi là tiểu loại của thể loại kí văn học mang tính phi hư cấu không hoàn toàn, tức là không phải hư cấu đến mức cao như tiểu thuyết, nói như Phạm Hổ “… người viết cũng cần cải biên, sắp xếp, đảo lộn trình tự của các sự việc, tô đậm những nét chính hay xóa mờ những nét phụ của những con người, những cảnh vật đưa vào trong bài” (Phạm Hổ) [23, tr.24]. Trong bài Về thể ký, đăng trên tạp chí Văn học số 2 năm 1967, khi phân loại thể kí, Tầm Dương coi du kí là một phần của kí sự: "Du kí là “kí” lại các sự (những điều mắt thấy tai nghe) trong lúc “du”" [7, tr.35]. Trong bài viết Thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật, đăng trên tạp chí Văn học, số 6 năm 1967, khi nêu vấn đề về thể loại của kí Nam Mộc đã coi du kí là một dạng của bút kí: “Có thứ bút kí phản ánh người, việc và cảm nghĩ diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du kí” [37, tr.30]. Giống như các quan niệm nói trên, trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945 (2000), bàn về vị trí của thể loại du kí trong quá trình hiện đại hóa văn học, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân cho rằng: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến du kí. Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau. Nguồn gốc của du kí cần tìm trong những hình thức tùy bút, kí sự truyền thống” [29, tr.44]. Vừa mang tính kế thừa vừa đưa ra quan điểm mới, trong cuốn Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ XX (2004), ở phần "Văn chương hiện kim", mục "Những bước đầu của tiểu thuyết", Bùi Đức Tịnh coi du kí như những thiên kí sự kể những chuyện của chính tác giả "Được xem như là một loại tiểu thuyết, chỉ tô điểm thêm đôi chút những sự thật mà tác giả đã chứng kiến" [75, tr.363]. Gần đây nhất, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận, ở "Chương I: Sự hình thành và phát triển của thể kí", khi nêu ra quan niệm về thể kí cũng cho rằng “Kí là loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học. Kí bao gồm nhiều thể dưới dạng văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự, tùy bút và cả hồi kí tự truyện” [14, tr.373]. Như vậy, công trình nghiên cứu về lịch sử và lí luận văn học Việt Nam trong những năm gần đây cũng không có gì thay đổi với quan niệm thể loại của du kí như đã nói trên.
  • 21. 15 Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nghiên cứu, phê bình văn học thế giới đang sôi động đi tìm bản chất thể loại của du kí thì ở Việt Nam, du kí được xem là sự biểu hiện hình thức của kí, một thể loại văn học có đặc trưng cơ bản: viết về người thật, việc thật. Mở đầu bài “Kí và tiểu luận (ét-xe)", in trong Năm bài giảng về thể loại của Hoàng Ngọc Hiến đã giới thiệu về kí: “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, kí là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều thể hoặc tiểu loại: bút kí, hồi kí, du kí, kí chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (ét-xe…)” [21, tr.7]. Theo quan điểm này, du kí là một tiểu loại của kí, nằm cùng với các tiểu loại khác, trong đó có tiểu luận (essay), một tiểu loại mang tính tổng hợp: triết luận, sáng tạo hình tượng nghệ thuật, tìm tòi nghiên cứu khoa học, không loại trừ cảm hứng đạo đức, siêu nghiệm tôn giáo… và nó có đặc trưng riêng là “bố cục tự do”. Như vậy, thuật ngữ ét-xe (essay) để chỉ cho một tiểu loại của kí có những điểm giống với du kí, đó là sự vận dụng nhiều hình thức biểu hiện và mang tính tự do. Nếu xét vào đặc trưng thể loại, có thể nhận ra du kí khác với ét-xe ở chỗ: cuộc hành trình và nhân vật, người kể chuyện mình chi phối hình thức của tác phẩm. Giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên – 1995) cũng xem du kí là một trong các hình thức của thể loại kí, bởi vì … “kí không phải là một thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí, du kí, đến nhật kí, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút kí chính luận...” [15, tr.215]. Đặc điểm bao quát của thể kí mà giáo trình đã nhấn mạnh là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi, với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện và bình luận về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả. Nhưng trong cuốn giáo trình Lí luận văn học cũng do Hà Minh Đức chủ biên (2008), du kí đã được xem là một thể loại đứng độc lập cùng với các thể loại khác (kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, bút kí, tùy bút, tản văn) trong loại hình kí và đã đưa ra khái niệm mang tính mô tả: "là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận suy tưởng của con người về những chuyến du ngoạm, du lịch..." [16, tr.382]. Khái niệm này giống với định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, cũng coi … “du kí là thể loại văn học thuộc loại hình kí, biểu hiện với sự đa dạng về hình thức miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong
  • 22. 16 tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến. Trong cuốn từ điển này, còn nêu lên các dạng: dạng đặc biệt của du kí là phát huy tính chất ghi chép ... về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay viễn tưởng khoa học; dạng ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước” [19, tr.75]. Sở dĩ ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu coi du kí là tiểu loại của thể loại kí, là sự ghi chép về người thật, việc thật của một cuộc hành trình nào đó vì du kí từ trước tới nay chưa được xem là đối tượng nghiên cứu của văn học, nhiều tác phẩm du kí chưa được sưu tầm, giới thiệu, lại chịu ảnh hưởng quá sâu của nghiên cứu và phê bình văn học các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là vấn đề thể loại. Khi chưa có một khảo cứu nghiêm túc về thực tiễn sáng tác thì mọi sự phán đoán dựa trên một số hiện tượng sẽ làm cho người ta hoài nghi về loại hình và thể loại của du kí. Cho đến giữa thập niên đầu của thế kỉ XXI, từ khi bộ Du kí Việt Nam - tạp chí Nam Phong 1917 - 1934 (2005) ra đời, chính Nguyễn Hữu Sơn là người sưu tầm tuyển chọn cũng chưa mạnh dạn khẳng định du kí là một thể loại mà chỉ "duy danh là thể tài du kí", tức là "nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi người viết" [65, tr.13]. Cho đến nay, ở Việt Nam, quan niệm về thể loại của du kí, mặc dù đã được dịch chuyển từ tiểu loại sang thể tài, nhưng về bản chất, du kí vẫn là tiểu thể loại của loại hình kí. Qua khảo sát sự vận động thể loại của du kí Việt Nam, tham khảo các tác phẩm du kí nước ngoài, theo chúng tôi để định danh đúng vấn đề thể loại của du kí cần phải căn cứ trên thực tiễn sáng tác chứ không nên suy đoán hay dựa trên một vài hiện tượng. Nhìn chung, hướng nghiên cứu du kí trên phương diện thể tài được Nguyễn Hữu Sơn khởi xướng đã được nhiều người chấp nhận. Từ các quan niệm truyền thống viết về sự đi đến Nguyễn Hữu Sơn đã chuyển sang viết về nơi đến, mà nơi đó là những danh thắng của đất nước như Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tiên,... hay những cảnh vật, phong tục, nếp sống ở xứ người như ở Pháp, ở Thái lan, ở Lào, ở Trung Quốc,... Trên phương diện thể loại, nhiều quan niệm cho rằng du kí nằm ở vùng giao thoa với sự hỗn dung thể loại. Trong bài Thể tài du kí chữ Hán thế kỷ XVIII-XIX từ những đường biên thể loại, Nguyễn Hữu Sơn cho rằng: du kí có sự thể hiện rõ đặc điểm giao thoa, đan xen, thâm nhập, chuyển hóa, hỗn dung và tích hợp thể loại theo nhiều hình thức và mức độ khác biệt nhau [64, tr.9]. Điều không rõ ràng về đặc trưng thể loại của du kí đã ảnh hưởng đến việc tiếp nhận du kí xét trên nhiều phương diện. Đã đến lúc du kí cần được làm sáng tỏ về mặt thể loại, để không những phù hợp với xu hướng nghiên cứu du kí
  • 23. 17 hiện nay mà còn là cơ sở xác định sự tồn tại của du kí trong lịch sử văn học dân tộc với tư cách là một thể loại. Khi du kí đã được định danh một cách rõ ràng thì những vấn đề về đặc điểm và cách tiếp cận nghiên cứu du kí không còn bị cản trở bởi sự giao thoa và các lằn ranh thể loại cùng với các quan niệm mơ hồ về du kí. 1.2. Về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX 1.2.1. Ở nước ngoài Mặc dù du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trước đây ít được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu quan tâm nhưng trong một công trình nghiên cứu thực hiện ở nước ngoài về tạp chí Nam Phong đã có điểm qua về vấn đề này. Trong chương III "Trào lưu dung hòa: tản – văn" ở "Phần thứ ba" của luận án Tìm hiểu tạp chí Nam Phong, Phạm Thị Ngoạn đã nói về du kí như sau: "Chúng tôi đã ghi trên đây bài du ký của Lãn Ông, do Nguyễn Trọng Thuật dịch từ Hán văn. Bài này ra mắt đã khuyến khích loại văn được phát triển. Nhưng Nam Phong còn đưa ra nhiều khuôn mẫu khác nữa, dù là phiên dịch từ các tác giả Pháp văn; hay Phạm Quỳnh khi ông ghi cảm tưởng nhân cuộc du lịch tại Pháp, trong “Pháp du hành trình nhật kí”; hay trong “Hạn mạn du ký” Nguyễn Bá Trác nhắc nhở cuộc sống viễn du của ông tại Trung Hoa và Nhật Bản. Có rất nhiều tác giả, và trong mỗi số Nam Phong đều có nhiều trang dành cho các cuộc du ngoạn, các bài phóng sự, ghi lại những điều mất thấy tai nghe, tả cảnh đất trời cũng như đời sống hàng ngày. Thật lý thú khi ta có dịp đọc lại những bài như “Lời cảm cựu về mấy ngày chơi Bắc Ninh” của Nguyễn Đôn Phục (NTR. số 100, tháng 10, 1925), “Qua chơi đất Ninh Bình” của Nguyễn Hữu Tiến (NTR. số 94, tháng 4, 1925); “Sự du lịch đất Hải Ninh” của Trần Trọng Kim (NTR. số 71, tháng 5, 1923); “Bà Nà du kí” của Huỳnh Thị Bảo Hòa (NTR. số 163, tháng 6,1931) v.v. " [39, tr.205-206]. Phạm Thị Ngoạn đã cho rằng, tác phẩm Thượng kinh kí sự du kí của Lê Hữu Trác được dịch ra chữ Quốc ngữ là tác nhân làm cho du kí nửa đầu thế kỉ XX hưng khởi. Nhưng theo chúng tôi, trước khi "Một tập du kí của cụ Lãn Ông" xuất hiện trên Nam Phong lần đầu tiên ở số 77 (tháng 11/1923) thì đã có 24 tác phẩm du kí đã được đăng trên tạp chí này, chưa nói đến các tác phẩm du kí trong và ngoài nước đã được dịch như: Sứ hoa nhàn vịnh (Phùng Khắc Khoan dịch), Du lịch về phía nam nước Tàu (Nguyễn Đôn Phục dịch). Tác giả luận án này không đề cập đến thể loại du kí nhưng cũng đề cập đến các khía cạnh của thể loại này như: về đề tài (các cuộc du ngoạn), về phương thức
  • 24. 18 phản ánh hiện thực (phóng sự, ghi chép, tả cảnh). Ngoài luận án này, chúng tôi không tìm thấy thêm công trình nghiên cứu nào khác đề cập đến du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 1.2.2. Ở trong nước Ở Việt Nam, vào thời điểm du kí phát triển mạnh mẽ ở nửa đầu thế kỉ XX, vấn đề thể loại của du kí chưa được mọi người quan tâm. Có người xem du kí chỉ là chuyện kể lại một chuyến hành trình. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận do Phan Cự Đệ chủ biên, với quan niệm du kí như là một thể của kí, khi nói về du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, tác giả nhận định: “Một số tác phẩm đã ghi lại được những tư tưởng và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và vấn đề xã hội đương thời. Bên cạnh các tác phẩm mang hơi hướng tùy bút, đậm chất trữ tình (các tác phẩm của Tương Phố, Đông Hồ) là các tác phẩm nặng về chất khảo cứu, biên khảo, ghi chép phong tục (các tác phẩm của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác)” [14, tr.377]. Các nhà nghiên cứu này đã chưa thấy hết lịch sử và qui mô của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đó là du kí không phải dừng lại ở giai đoạn 1900 - 1930 mà vẫn tiếp diễn trong cả giai đoạn sau đó (1930 – 1945), nhiều về số lượng tác phẩm, đa dạng về nội dung và phong cách. Mặc dù bộ Du kí Việt Nam - tạp chí Nam Phong 1917 – 1934 do Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm tuyển chọn ra mắt bạn đọc đã gây được sự chú ý của nhiều người nhưng đang còn để ngỏ nhiều vấn đề về du kí Việt Nam nói chung và du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nói riêng. Qua khảo sát các bài báo khoa học, chúng tôi nhận thấy có một vài hướng tiếp cận du kí nhưng phần lớn là tiếp cận trên phương diện thể tài, tức là về phương diện nội dung của du kí. Tiếp cận trên phương diện thể tài, Nguyễn Hữu Sơn có nhiều bài nghiên cứu như: Thể tài du ký trên Tạp chí Nam phong (1917-1934) (Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4/2007), Du ký về vùng văn hóa Sài Gòn – Nam Bộ trên Nam phong tạp chí (Tạp chí Kiến thức ngày nay số 619), Du ký viết về Sài Gòn – Gia Định nửa đầu thế kỷ XX từ điểm nhìn những năm đầu thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học xã hội số 11/2008), Du ký của người Việt Nam viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt – Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX (Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 “Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển”), Du ký viết về Hà Tiên nửa đầu thế kỷ XX (Tạp chí Kiến
  • 25. 19 thức ngày nay số 688), Đạm Phương nữ sử và những trang du ký viết về xứ Huế (Tạp chí Kiến thức ngày nay số 751), Du ký của người Việt Nam viết về các nước và và những đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt giai đoạn thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (trong sách Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh do Đoàn Lê Giang chủ biên), Thể tài văn xuôi du ký chữ Hán thế kỷ XVIII-XIX và những đường biên thể loại, (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 5/2012), Phạm Quỳnh và những trang du ký viết về nước Pháp (Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 810). Cũng theo hướng tiếp cận này, trong bài Nhân đọc du kí trên tạp chí Nam Phong, Phong Lê đã đề xuất: “Do nhu cầu tìm hiểu về du kí nên trong bài này tôi muốn tìm một cách tiếp cận với đặc trưng và mục tiêu của du kí qua các câu hỏi chung quanh việc Đi. Đó là : Đi đâu ? Bằng phương tiện gì ? Ai đi và đi với ai ? Và đi với mục đích gì ? [32, tr.52]. Cùng với các quan điểm nói trên, trong bài Du ký như một thể tài đăng trên báo Thể thao và Văn hóa (26/4/2007), Phạm Xuân Nguyên quan niệm: “Du kí là thể tài trung gian giữa thực và hư, tự truyện và dân tộc học, nó kết hợp nhiều bộ môn hàn lâm, nhiều phạm trù văn học và nhiều mã xã hội. Nó cũng nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến quyền lực và sự tu thân, đến sự biểu hiện văn hóa cũng như sự tưởng tượng. Tóm lại, Đi và Thấy cảnh và người, sự và việc, rồi Viết ra cảnh ấy người ấy, sự ấy việc ấy, kèm theo nghĩ suy, cảm xúc của mình, có khi còn là phân tích, khảo cứu, ấy là du kí.”[42]. Ông đã đề cập đến ba thành tố của sự “đi”: không gian đi, thời gian đi, thành phần người đi để xác định tính chất của từng bài du kí. Cũng trên quan điểm tiếp nhận du kí trên phương diện thể tài, trong bài Đọc sách để đi chơi đăng trên báo Tuổi trẻ (23/3/2007), Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Đọc du kí, để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du kí này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm tới quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh” [43, tr.4]. Ngoài quan điểm tiếp cận du kí trên phương diện thể tài còn có một số cách tiếp cận khác trong nghiên cứu du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tiếp cận trên phương diện văn hóa, trong bài Giá trị văn hóa và văn học của du ký (khảo sát qua sách Du ký Việt Nam), Nguyễn Thúy Hằng đã tập trung khảo sát các tác phẩm trong bộ Du kí Việt Nam trên tạp chí Nam Phong ở ba phương diện: tác giả, bối cảnh văn hóa – xã hội và thể tài để tìm ra những giá trị văn hóa và văn học của du kí [20]. Tiếp cận trên phương diện
  • 26. 20 ngôn ngữ, trong bài Nghệ thuật ngôn từ du ký Quốc ngữ Việt Nam giai đoạn giao thời, Trần Thị Tú Nhi cho rằng: "ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm du kí luôn có sự hỗn dung cả hai tư duy: truyện và nghiên cứu để thỏa mãn mục đích trình bày nhận thức và thể hiện kỹ năng văn chương. Bất kỳ tác phẩm du ký nào cũng tồn tại hai hệ thống ngôn từ: ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật" [45, tr.214]. Dựa trên quan điểm coi du kí là tiểu loại của kí, tác giả đã phân tích ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật trong các tác phẩm du kí viết bằng chữ Quốc ngữ ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau đó, đưa ra những nhận định về các đặc điểm ngôn từ du kí giai đoạn này gồm ba vấn đề: hệ thống từ Hán Việt và lối biểu đạt biền văn, hệ thống từ cổ và phong cách diễn đạt cũ kĩ, lạc hậu, hệ thống từ ngữ và lối diễn đạt khúc chiết du nhập từ phương Tây. Một hướng tiếp cận khác để tìm hiểu tính cách con người trong đối tượng phản ánh của du kí, Võ Thị Thanh Tùng có bài Tính cách người Nam Bộ - dấu ấn đặc sắc trong du kí Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX. Trên cơ sở khảo sát các tác phẩm du kí của Đông Hồ, Khuông Việt, Phạm Quỳnh đăng trên tạp chí Nam Phong, tác giả đã phác họa tính cách con người Nam Bộ với những vẻ đẹp như: lòng tốt, sự rộng rãi và hiếu khách, tâm hồn hào sảng, nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài,... [79] Còn nhiều bài viết khác bàn về du kí trên tạp chí Nam Phong đăng ở các báo như: Du kí Việt Nam của Trần Hữu Tá (báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, 10/4/2007), Về bộ sách du kí Việt Nam – Nam Phong tạp chí, khát vọng chân thành của người trí thức của Thiên Lương (báo An ninh Thủ đô 15/4/2007), Chuyện đi xứ người của Nguyễn Vĩnh Nguyên (báo Thể thao và Văn hóa, số 49 ngày 21/4/2007), Đọc du kí Việt Nam mà thấy ngoài muôn dặm của Nguyễn Anh (báo Văn hóa, số 1355, 30/3/2007),... đều tiếp cận ở phương diện thể tài. Những bài báo này thông qua việc bàn về nội dung của du kí, người viết nói lên cảm nhận của mình về du kí Việt Nam (chủ yếu các tác phẩm đăng trên tạp chí Nam Phong). Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là đối tượng có khả năng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng cho đến nay, việc nghiên cứu đối tượng này chỉ dừng lại các bài báo có tính thông tin hoặc trao đổi ý kiến. Một số công trình nghiên cứu đã tiếp cận du kí trên một số phương diện như văn hóa, ngôn ngữ nhưng chưa vượt ra khỏi quan niệm coi du kí là một thể tài. Vì thế, cho đến nay, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các yếu tố nội dung của du kí như phân tích đề tài, mô tả đối tượng phản ánh. Ngay cả khi phân tích một số phương
  • 27. 21 diện hình thức của tác phẩm du kí như ngôn ngữ, nhiều người không đặt nó trong thuộc tính của thể loại và yếu tính môi sinh văn hóa nên có những kiến giải lệch lạc hoặc đánh giá thiên lệch về các giá trị mà du kí giai đoạn này có được; đồng nghĩa với việc không thừa nhận sự đóng góp của du kí vào giai đoạn chuyển mình để hiện đại hóa văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX. 1.3. Nhận định về những vấn đề đặt ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu So với tiểu thuyết, du kí ra đời sớm hơn nhưng lại được nghiên cứu muộn hơn. Thể loại tiểu thuyết được M. Bakhtin nghiên cứu trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX mà "nguyên tắc phức điệu" là phát hiện lớn nhất của Bakhtin về đặc trưng thể loại này. Du kí đã được Hiệp hội Du kí Quốc tế nghiên cứu trong hơn hai thập niên gần đây nhưng cũng chưa xác định được đặc trưng thể loại của nó. Những khái niệm của những nhà nghiên cứu đưa ra mà nội hàm của nó không vượt qua giới hạn của sự ghi chép cuộc hành trình khách quan (có thể có sự chủ quan khi quan sát) về những gì mà tác giả chứng kiến. Du kí đã vượt qua giới hạn của thể loại văn học để tham gia vào nhiều lĩnh vực: văn hóa, du lịch, chính trị, chủng tộc, hải quan,... như là một nơi cung cấp thông tin, tư liệu mang tính cá nhân về những nơi giả định rằng chưa ai biết đến với những gì còn đang bí ẩn, gây sự tò mò. Bị ám ảnh bởi "sự di chuyển" hay sự thay đổi không gian theo trật tự thời gian mà chủ thể thực hiện trong một lộ trình đã làm cho nhiều nhà khoa học văn chương hoài nghi về tất cả những văn bản có nội dung về cuộc hành trình, những câu chuyện kể lại các sự kiện xảy ra trong cuộc hành trình đều thuộc về văn học hành trình hay văn học du lịch. Sự sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện của cuộc hành trình thông qua câu chuyện được kể lại, hoặc đang kể của người tham gia hành trình, cũng là nhân vật kể chuyện và nhân vật chính đều trở thành cốt truyện của tác phẩm du kí. Với ý nghĩa ấy, từ câu chuyện vượt biển trở về quê hương của người anh hùng Odissey huyền thoại trong văn học cổ đại Hy Lạp cho đến những ghi chép của những nhà thám hiểm như Christophoro Colombo ở thế kỉ XV về lục địa mới, những bài tiểu luận ghi lại cảm xúc du ngoạm cảnh vật giống như Petrarch’s khi leo lên đỉnh Ventoux vào năm 1336, những câu chuyện được kể lại về chuyến hành trình dài ngày giống như chuyến hành trình sang các nước Ấn Độ, Pakistan, Srilanca của nhà sư Huyền Trang thế kỉ VI, cuộc hành trình của Marco Polo ở thế kỉ XIII đều được coi là những tác phẩm du kí trứ danh. Việc qui về một mối mọi sự ghi chép ở cái gọi là cuộc hành trình để gán cho nó một loại hình văn học mới, văn học của những lằn ranh, đã làm rối tung lên
  • 28. 22 những vấn đề của thể loại văn học. Nghiên cứu du kí không còn được soi sáng bởi các lí thuyết văn học như Cấu trúc học, Thi pháp học mà giới nghiên cứu thường làm đối với thơ hay tiểu thuyết mà nó được nghiên cứu bởi các lí thuyết văn học đã biến tướng thành vô vàn học thuyết khác nhau, với nhiều trường phái đan xen, lẫn lộn với nhau, đến nổi người ta không biết đứng về bên nào hay nên đứng ở vị trí trung gian để nghiên cứu hết mọi yếu tố và bản chất của đối tượng ? Khi nghiên cứu về thi pháp tiểu thuyết, M. Bakhtin từng than về cái khó khăn đặc biệt chính là: tiểu thuyết là một thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển mà còn chưa định hình. Vậy thì, ai dám đảm bảo rằng, đã gần một thế kỉ, kể từ sau công trình thi pháp tiểu thuyết ra đời, tiểu thuyết không còn biến chuyển nữa để nhường lại cho một thể loại khác ra đời muộn hơn, hay những vấn đề mà Bakhtin nêu ra đã trở thành chân lí cất trong bảo tàng của mọi lí lẽ bất chấp thời đại mà khoa học công nghệ không chỉ là phương tiện mà còn là yếu tố can thiệp cả vào đời sống văn chương và phê bình văn học. Thể loại văn học mang tính lịch sử. Thể loại ra đời, mất đi hay biến đổi đều không thể vượt ra khỏi cái gọi là qui luật của lịch sử. Lotman từng nói: khi chúng ta nhìn về phía trước, ta sẽ thấy những cái ngẫu nhiên, nhìn lại phía sau thì những ngẫu nhiên ấy lại trở thành quy luật. Vì thế mà nhà lịch sử hầu như luôn luôn nhìn thấy quy luật và do đó anh ta không thể viết được cái lịch sử như nó đã không xảy ra. Thế nhưng trên thực tế, theo quan điểm này, thì lịch sử chỉ là một trong vô vàn con đường có thể đi. Một con đường đã đi thì đồng thời là một sự đánh mất các con đường khác. Chúng ta lúc nào cũng tìm được một cái gì và đồng thời đánh mất một cái gì đó. Mỗi bước ta đi tới đều là một sự đánh mất. Và thế là chính ở đây ta "bắt gặp tính tất yếu của nghệ thuật" [33, tr.433]. Tomachevski cũng đã đưa ra luận điểm về sự vận động của thể loại văn học vào thời kì một thể loại nào đó tan rã, nó chuyển dịch từ trung tâm ra ngoại biên, thay thế vị trí nó là những cái không đáng kể của văn học, "Từ các sân sau, dưới đáy của văn học, hiện tượng mới ngoi lên và tiến vào trung tâm" [112, tr.134]. Theo quan điểm của Tomachevski, trong quá trình phát triển của văn học, sẽ không có thể loại nào là tinh anh, mà là quá trình thay thế thường xuyên các thể loại tao nhã bằng các thể loại phàm tục; và sự thay thế này xảy ra ở hai hình thức, hoặc là thay thế hoàn toàn, hoặc là “sự thâm nhập các biện pháp phàm tục vào thể loại tao nhã” [112, tr.205]. Tính lịch sử của thể loại du kí không phải ở thời gian nó hình thành mà là thời gian tồn tại và biến chuyển của nó từ hiện tượng được coi là tiểu loại, là thể tài, đang dịch chuyển vào trung tâm của
  • 29. 23 các thể loại. Du kí chỉ tồn tại khi sự di chuyển của con người đến những nơi ít người biết đến, sự phát triển của du lịch, những cuộc hành trình đang được khích lệ và trở thành đề tài không chỉ đối với văn học mà cả với nhiều lĩnh vực của đời sống và lịch sử. Trong lịch sử phát triển của du kí, từ khởi thủy cho đến nay, thế kỉ nào cũng có những nhà văn du kí trứ danh cùng với những tác phẩm xuất chúng, nhưng chỉ trong những thời điểm nhất định, du kí mới hưng khởi như những trào lưu, sau đó chìm xuống, có lúc tưởng chừng như mất đi. Trong văn học thế giới, với sự trổi dậy của đế chế Anh ở thế kỉ XIX đã tạo cơ hội cho nhiều người, trong đó có nhiều nhà văn đi đến những vùng đất khác nhau với những mục đích khác nhau đã hình thành nên một trào lưu du kí trong văn học Anh mà sự lan tỏa của nó đến nhiều quốc gia khác cho đến thế kỉ XX. Xét về lịch đại, du kí được xem là thể loại văn học ra đời vào thời kì bình minh của văn học viết. Những ghi chép về các cuộc hành trình, khám phá vùng đất mới, thăm dò thuộc địa, truyền giáo, hành hương đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm truyện kể. Những cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên trong trong các cuộc chu du thiên hạ đã là đề tài cho nhiều bài thơ, phú, ca, từ. Du kí ra đời sớm trong lịch sử văn học nhân loại, và tồn tại trong suốt quá trình văn học cho đến ngày nay. Tuy nhiên, đã có một thời gian khá dài, du kí không được coi trọng như nhiều thể loại văn học. Ở Việt Nam, với chính sách khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã phát triển ngành giao thông và du lịch ở Việt Nam, tạo cơ hội cho nhiều trí thức, nhà văn được di chuyển đến những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước, đi ra nước ngoài để chiêm ngưỡng các nền văn hóa nên đã bùng nổ thể loại du kí trên báo chí và văn đàn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Phát triển trong bối cảnh các thể loại văn học khác đã định hình và chiếm vị thế tối ưu, du kí phải chấp nhận sự đánh mất của lịch sử, để rồi khi tính tất yếu của nghệ thuật đã trở nên quá lớn, nó phải tìm lại những gì đã đánh mất. Như vậy, khi nghiên cứu bất cứ một thể loại văn học nào cũng không tránh khỏi tính phức tạp của nó, kể cả những thể loại (về quan niệm) nó chưa được định hình. Điều này cũng lí giải được tại sao giới phê bình văn học các nước trên thế giới cho rằng du kí còn lớn hơn cả thể loại, tức là nó thuộc về một loại hình văn học mà chứa đựng trong nó các hình thức thể loại khác nhau (ghi chép, nhật kí, tiểu luận, tiểu thuyết, thơ, phú,...), còn các học giả trong nước thì chỉ coi du kí là tiểu loại của một thể loại văn học: thể loại kí. Những yếu tố thuộc về cuộc hành trình như: con đường, địa danh, địa điểm, sự kiện, hình ảnh, không gian, thời gian,... nằm trong cấu trúc tác phẩm du kí thì ở Việt Nam, các nhà
  • 30. 24 nghiên cứu coi đó là thể tài. Tính bất nhất của lịch sử tiếp nhận đã minh chứng cho một qui mô lớn về thể loại của du kí mà không đơn giản chỉ vài câu có thể định danh hay phác họa bản chất, đặc trưng của nó được. Một vấn đề liên quan đến thể loại của du kí là sự hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật và sự hư cấu trong tác phẩm du kí. Ở đây, chúng tôi không nhắc lại tính phi hư cấu của du kí khi mà nhiều người đã quá thiên lệch nhìn nhận du kí như một sự ghi chép thông thường về các cuộc hành trình theo kiểu "kí", cũng không bàn về mức độ hư cấu như nhiều người đã bàn về tác phẩm kí, mà chỉ đề cập đến phương thức phản ánh của tác phẩm thuộc thể loại văn học này. Hư cấu không đơn thuần là sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật mà hư cấu còn là phương thức phản ánh thế giới, phản ánh hiện thực. Theo quan điểm "nhận thức luận" của Mác, thế giới trong nhận thức của con người không phải là cái thế giới tự nhiên ở ngoài con người, tồn tại như một thực thể tự thân chưa có sự tham gia của con người, có trước lịch sử con người, mà “tổng số những hoạt động sống và cảm giác được của những cá nhân hợp thành thế giới ấy” [9, tr.326]. Trong hoạt động thực tiễn, con người luôn luôn phản ánh thế giới để nhận thức và cải biến nó theo nhu cầu và qui luật phát triển. Lịch sử nhân loại là lịch sử của một quá trình phản ánh thế giới và sự tiến bộ của lịch sử chính là sự thay đổi của các phương tiện phản ánh. Trong xã hội hiện đại, để phản ánh thế giới một cách tinh vi hơn, người ta sáng chế ra các phương tiện vật lí, điện tử, thì sự sáng chế này cũng là một dạng của phản ánh. Khi người ta dùng camera để ghi hình một cảnh vật, lúc đó thế giới chỉ là khoảng không gian lưu lại bằng hình ảnh trong phạm vi ống kính. Nếu dùng bất cứ phương tiện gì để phản ánh thế giới, không ai đảm bảo rằng việc phản ánh đó hoàn toàn khách quan, nằm ngoài ý muốn của con người. Khi chụp một bức ảnh về bốn người đang ngồi trên một chiếu bạc thì bức ảnh đó có thể là tư liệu về một canh bạc, để sử dụng làm kỉ niệm hay làm bằng chứng phạm tội. Nhưng nếu đặt góc chụp từ trên xuống và xoay ống kín khi bấm máy, thì bức ảnh đã trở thành một một tác phẩm nghệ thuật, mà bức ảnh đó đã ghi lại hiện thực một cách đầy ẩn ý: bốn cái đầu cúi xuống chăm chú, những lá bài tây, bàn tay đưa ra, bàn tay đè xuống, tất cả mờ ảo trong một vòng xoáy... để hướng về một đề tài: canh bạc cuộc đời. Những kẻ say mê nghề đỏ đen đã trở thành những biểu tượng mới; thông điệp cũ (tư liệu) biến mất để nhường chỗ cho vô vàn thông điệp mới, ở phía khán giả dành cho nó. Đó là thông điệp nghệ thuật xuất hiện nhờ sự phản ánh thế giới bằng nghệ thuật. Hư cấu chính là sự phản ánh thế giới bằng nghệ thuật. Với ý tưởng về "canh
  • 31. 25 bạc" và "vòng xoáy", mỗi nghệ sĩ có thể chọn cho mình đề tài "canh bạc cuộc đời" và thể hiện đề tài đó bằng các chất liệu nghệ thuật khác nhau: chất liệu ngôn từ có truyện ngắn "Canh bạc cuộc đời" của Lê Quang Xuân, chất liệu điện ảnh có bộ phim "Canh bạc cuộc đời" của đạo diễn Lưu Gia Hào, chất liệu hội họa có bức tranh "Vòng xoáy cuộc đời" của Hữu Ước. Như vậy, sự phản ánh thế giới của con người bằng nghệ thuật mang tính cá thể và hư cấu chính là bản năng của nghệ thuật. Quay trở lại vấn đề hư cấu của du kí. Mỗi tác phẩm du kí là một sự phản ánh thế giới của nhà văn trong việc cá thể hóa sử dụng chất liệu ngôn từ để ứng xử với thế giới mà mình nhận thức, nên không thể phủ nhận được sự hư cấu của du kí. Vì thế, du kí không bị đông cứng bằng một hình thức thể loại cố định, cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ đề tài nào định sẵn mà nhờ "cơ duyên" nào đó mà nhà văn có dịp phản ánh thế giới bằng viết tác phẩm du kí. Mọi sự hư cấu đều có một quá trình tích lũy. Tích lũy trong sáng tác du kí chính là ghi chép, nhật kí, hồi tưởng, tưởng tượng và đọc những tác phẩm du kí khác trước đó. Chỉ khi nào hội tụ đủ mọi yếu tố cần thiết thì quá trình sáng tác mới được bắt đầu. Không có nhà văn nào vừa đi du lịch, thám hiểm vừa sáng tác cả. Nếu có thì cũng chỉ ở giai đoạn tích lũy mà thôi. Với quan điểm phản ánh luận, du kí cũng là một loại hình văn học và không thể không hư cấu, nhưng đó là một kiểu hư cấu đặc trưng của thể loại này. Trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc các thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi khẳng định du kí là một thể loại văn học với những đặc trưng riêng của nó. Những đặc trưng của thể loại du kí sẽ được trình bày trong chương tiếp theo. Với quan niệm du kí là thể loại văn học, chúng tôi đưa ra khái niệm sau đây: Du kí là thể loại văn học, viết về cuộc hành trình hay liên quan đến cuộc hành trình với mục đích nào đó và thường phản ánh hiện thực bằng các phương thức tự sự và phi tự sự như: ghi chép, miêu tả, tường thuật, kể chuyện, dựng đối thoại,... Trong một số trường hợp, du kí có thể vận dụng các phương thức phản ánh của hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh, truyền hình, ... các phương thức thu nhận thông tin khoa học như: khảo cứu, điều tra, thống kê tư liệu,… có khi đi kèm với các phương thức biểu cảm. Nhân vật trung tâm của tác phẩm du kí vừa là chủ thể, vừa là khách thể, đồng thời là người kể chuyện. Ngoài nội dung thông tin, nội dung biểu cảm, tác phẩm du kí còn chứa đựng văn hóa cá nhân tại thời điểm tiếp xúc văn hóa của chủ thể với hiện thực ở nơi mà lần đầu tiên chủ thể khám phá hoặc trải nghiệm nó. Đối với những tác phẩm du kí sử dụng chất liệu ngôn từ, du kí chịu ảnh hưởng
  • 32. 26 của các thể loại khác như: bút kí, hồi kí, tùy bút, tản văn, biền văn, phóng sự, kí sự,... nên trong một số tác phẩm đã có hiện tượng giao thoa thể loại. Dựa trên những đặc trưng phổ quát, du kí có thể phân biệt được với các thể loại gần gũi với nó. Du kí bao giờ cũng tồn tại trong một cấu trúc bị chi phối bởi cuộc hành trình. Những yếu tố như thời gian, không gian, nhân vật trong tác phẩm du kí luôn đảm bảo tính khách quan. * * * Du kí là thể loại văn học xuất hiện sớm nhưng định danh về thể loại của du kí là vấn đề của văn học đương đại. Trên thế giới, từ những năm 90 của thế kỉ XX, du kí đã trở thành đối tượng được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về đặc điểm loại hình và khái niệm của du kí, nhưng các nhà nghiên cứu đều coi du kí là một thể loại văn học gắn bó mật thiết với các hoạt động liên quan đến du lịch. Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, du kí được xem là tiểu loại của kí và quan niệm du kí như một thể tài. Với quan niệm này, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX chủ yếu được tiếp cận trên phương diện thể tài. Cách tiếp cận này chưa thấy được tầm vóc, qui mô phát triển của du kí và sự đóng góp của nó đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ XX.
  • 33. 27 Chương 2: VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT THỂ LOẠI VÀ LỊCH SỬ DU KÍ VIỆT NAM 2.1. Thi pháp thể loại du kí Thi pháp học với những ứng dụng của nó có thể tiếp cận vào nhiều phương diện của văn học, trong đó có thể loại. Khi tiếp cận thể loại, Gasparov đã xác định: "thể loại là kiểu phản ánh thế giới đặc thù của nghệ thuật" [87, tr.127]. Tiếp cận thi pháp học có khả năng lí giải được các hiện tượng phức tạp của các lằn ranh và sự ảnh hưởng của thể loại này với các thể loại khác. Du kí là hiện tượng khá phức tạp của thể loại đã làm cho không chỉ độc giả mà ngay cả nhà phê bình cũng phải rơi vào tình trạng bối rối, thậm chí có khi đã ngộ nhận cả những tác phẩm không thuộc về du kí khi có đề tài giống như du kí. Không chỉ tiểu thuyết là thể loại chưa bị "đông cứng" như Bakhtin đã nói, mà cả du kí cũng vậy, không phải là ý niệm đơn giản du kí như là một sự ghi chép về cuộc hành trình mà sự thật là trong lịch sử phát triển của mình, du kí đã có tham vọng xóa nhòa ra giới của nó với tiểu thuyết. Trong khi tiểu thuyết còn nhận ra được những dấu hiệu của thể loại thì du kí đã làm cho người ta mơ hồ về thể loại của nó. Cái công thức đơn giản của du kí chỉ còn đọng lại trong ý niệm về nó ở hai yếu tố: chủ thể và kiểu sáng tác (style of writing); chủ thể là người đi du lịch và kiểu sáng tác là tính không ràng buộc của phong cách văn bản. Tiếp cận du kí trên phương diện thi pháp học sẽ làm minh bạch một số vấn đề thể loại của du kí. Không thể phủ nhận sự tồn tại của du kí trong văn học như là một sự hiển nhiên của phương thức phản ánh hiện thực bằng ngôn từ. Nhưng sự tồn tại của du kí ở phương diện loại hình đang là vấn đề chưa đi đến thống nhất. Trong đó, hai vấn đề nổi lên liên quan đến đặc điểm của du kí: du kí thuộc loại loại hình văn học phi hư cấu (non- fiction) hay bao gồm cả những tác phẩm hư cấu (fiction)? Du kí là thể loại hay chỉ là thể tài văn học? Nếu coi du kí là phương thức phản ánh nghệ thuật phi hư cấu, thì trong mối quan hệ với hiện thực, du kí không chỉ đơn thuần là loại văn tư liệu, loại văn được coi là đơn điệu, nghèo nàn, thiếu sinh động và hạn chế về thế giới nhân vật như người ta từng xem thường nó, mà là một kiểu phản ánh nghệ thuật đặc thù tham chiếu bởi hoạt động du lịch. Cơ sở hiện thực của du kí là những thông tin của cuộc hành trình tồn tại dưới hình thức chuyện kể mà những thông tin đó "không thể tồn tại hoặc được chuyển giao bên ngoài cấu trúc" [34, tr.112]. Nếu du kí bao gồm cả tác phẩm hư cấu thì sự hư cấu ở