SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.021
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... 5
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1.......................................................................................................................... 8
NHỮNGVẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNGTY CHỨNGKHOÁN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN........................................................ 8
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNGKHOÁN........................................ 8
1.1.1. Khái niệm và mô hình tổ chức CTCK............................................................................ 8
1.1.1.1. Khái niệm. ............................................................................................................ 8
1.1.1.2. Mô hình tổ chức. ................................................................................................... 8
1.1.2. Các nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán......................................................11
1.1.2.1. Nguyên tắc tài chính ......................................................................................11
1.1.2.2. Nguyên tắc đạo đức........................................................................................13
1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chủ yếu của công ty chứng khoán. .......14
1.1.3.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.....................................................................14
1.1.3.2. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán ....................................................15
1.1.3.3. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán .............................................................17
1.1.3.4. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán....................................................................19
1.1.3.5. Các nghiệp vụ khác........................................................................................21
1.1.4 Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán.....................................22
1.1.4.1 Vai trò huy động vốn..........................................................................................22
1.1.4.2 Vai trò hình thành giá cả chứng khoán................................................................23
1.1.4.3 Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán......................................................23
1.1.4.4 Vai trò thực hiện tư vấn đầu tư. ..........................................................................23
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONGHOẠT ĐỘNGKINH DOANHCỦA CÔNGTY
CHỨNG KHOÁN. ..................................................................................................................24
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. ...........24
1.2.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán ..................................24
1.2.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK. ........................................26
1.2.2 Quản trịrủiro trong hoạtđộng kinh doanhcủa côngty chứng khoán..................................30
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.022
1.2.2.1 Khái niệmvà sự cần thiết của tăng cường quản trị rủi ro trong KDCK của công ty
chứng khoán. ...................................................................................................................30
1.2.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán............................33
1.2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng
khoán của công ty chứng khoán.........................................................................................44
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT.............46
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty................................................46
2.2. THỰC TRẠNGHOẠT ĐỘNGKINH DOANH VÀ QUẢNTRỊ RỦI RO TẠI CÔNG
TY CỔPHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.................53
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt ...........53
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tại Công ty chứng khoán Rồng Việt....................................57
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.57
2.2.2.2. Thực trạng của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
chứng khoán Rồng Việt........................................................................................................60
2.2.2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần chứng khoán Rồng Việt ............................................................................................64
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA VDS. ..........................................................................................................68
CHƯƠNG III.......................................................................................................................71
GIẢI PHÁP TĂNGCƯỜNGQUẢNTRỊ RỦI RO TRONGHOẠT ĐỘNGKINH DOANHTẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNGKHOÁN RỒNG VIỆT.............................................................71
3.1. ĐỊNH HƯỚNGPHÁTTRIỂN THỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁNVÀĐỊNHHƯỚNG
PHÁT TRIỂN CÔNGTY CHỨNGKHOÁN RỒNGVIỆT. ..........................................................71
3.1.1. Định hướng phát triển thịtrườngchứng khoán giaiđoạn 2011 – 2020................................71
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt trong giai đoạn
2015-2020...........................................................................................................................74
3.2. GIẢI PHÁP TĂNGCƯỜNGQUẢNTRỊ RỦI RO TRONGKINH DOANH CHỨNG
KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔPHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT. ......................................75
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.............................................................................................76
3.3.1. Kiến nghị với Ủy Ban Chứng Khoán...................................................................76
Giải pháp điều kiện và hỗ trợ.................................................................................................77
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.023
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC
BCTN
CTCK
CTCP
TTCK
UBCKNN
VDS
QTRR
HĐQT
TCBL
TCPH
HĐKD
Báo cáo tài chính
Báo cáo thường niên
Công ty chứng khoán
Công ty cổ phần
Thị trường chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Viet Dragon Securities Corporation
Quản trị rủi ro
Hội đồng quản trị
Tổ chức bảo lãnh
Tổ chức phát hành
Hoạt động kinh doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.024
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của
CTCK
Bảng 2: Bảng cân đốikế toán tổng quát giai đoạn 2010-2014
Bảng 3: Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn giai đoạn 2010-2014
Bảng 4: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2014
Bảng 5: Tỷ suất sinh lời giai đoạn 2010-2014
Bảng 6: Tỷ lệ an toàn tài chính giai đoạn 2012-2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.025
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh
Hình 2: Sơ đồ hoạt động môi giới
Hình 3: Quy trình quản trị rủi ro
Hình 4: phương pháp PEST
Hình 5: phương pháp Phân tích SWOT
Hình 6: Cơ cấu QTRR trong công ty chứng khoán
Hình 7: Hội sở và các chi nhánh trên cả nước
Hình 8: Cơ cấu bộ máy quản lý
Hình 9: Cơ cấu lao động của VDS năm 2014
Hình 10: Cơ cấu doanh thu của Rồng Việt giai đoạn 2012-2014
Hình 11: Một số dấu mốc hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro
Hình 12: Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng
Hình 13: Hệ thống quản trị rủi ro của Rồng Việt từ năm 2013
Hình 14: Thống kê giá trị rủi ro theo dõi năm 2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.026
LỜI MỞ ĐẦU
Được thành lập năm 2000, trải qua hơn 1 thập kỉ hình thành và phát
triển, TTCK Việt Nam dù không có lịch sử phát triển quá dài như các TTCK
phát triển trên thế giới tuy nhiên cũng bước đầu chứng minh là kênh huy động
vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thu hút được đông đảo nhà đầu tư tham
gia cũng như sự quan tâm chú ý của công chúng. Sự tăng trưởng của TTCK
với tốc độ phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn đã làm xuất hiện hàng loạt các
tổ chức trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó
có các công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các công ty chứng khoán
Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà
còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho
khách hàng, mô hình hoạt động… Các CTCK hoạt động với mục tiêu mang
lại hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán cao, nhằm tối đa hóa lợi
nhuận và giúp cho TTCK hoạt động công bằng, minh bạch và hiệu quả. Tuy
nhiên, các công ty chứng khoán hầu như có lãi lớn và ngày càng mở rộng hoạt
động kinh doanh trong khi không lường trước được những rủi ro của thị
trường. Cho đến khi thị trường bước sang thời kì suy thoái thì hầu hết các
công ty chứng khoán trong tình trạng mới thành lập, chưa có một quy trình
với những nguyên tắc quản lí rủi ro hiệu quả. Hậu quả là nhiều công ty rơi
vào tình trạng thua lỗ liên tục, phải giải thể, phá sản và đóng cửa. Đây cũng là
lí do khiến tâm lí nhà đầu tư trở nên e ngại và bi quan khi tham gia vào thị
trường.
Với mong muốn góp phần cải thiện hiệu quả của công tác quản trị rủi ro
ở công ty Cổ phần chứng khoán Rồng Việt nói riêng và các công ty chứng
khoán khác nói chung em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Tăng
cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần
chứng khoán Rồng Việt”.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.027
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn để
đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra một số
giải pháp Tăng cường quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần chứng khoán Rồng
Việt trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu đề tài là những kiến thức cơ bản về thị trường
chứng khoán, hoạt động của công ty chứng khoán mà cụ thể là hoạt động kinh
doanh của VDS.
Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán và quản trị
rủi ro trong hoạt động kinhdoanhcủa công ty chứng khoán
Chương 2: thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt.
Chương 3: giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanhcủa công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt.
Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian thực tập có
hạn nên bài viết chắc sẽ không tránh khỏi một vài thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các anh chị làm việc tại Công ty
Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em
xin cảm ơn!
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.028
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN.
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
1.1.1. Khái niệm và môhình tổ chức CTCK.
1.1.1.1. Kháiniệm.
Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Thông qua các công ty chứng khoán hoạt động mua bán các loại chứng khoán
được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, giúp cho dòng vốn trong nền
kinh tế được luân chuyển từ nơi dư thừa vốn đến nơi thiếu vốn.
Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán
thông qua việc thực hiện một hoặc một số dịch vụ chứng khoán với mục đích
tìm kiếm lợi nhuận.
Ở Việt Nam, Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh
nghiệp. Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động
cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời cũng là giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Tùy theo quy mô vốn điều lệ và đăng kí kinh doanh mà
công ty được thực hiện một, một số hay toàn bộ các hoạt động: môi giới, tư
vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng
khoán…
1.1.1.2. Mô hình tổ chức.
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức công ty chứng khoán:
là mô hình công ty chứng khoán đa năng và mô hình công ty chứng khoán
chuyên doanh.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.029
 Mô hình công ty đa năng: theo mô hình này các ngân hàng
thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo
hiểm và kinh doanh tiền tệ.
Ngân hàng thương mại là những công ty có số vốn lớn và sẵn sàng tham
gia những ngành có lợi nhuận cao. Với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và chuyên
môn trên thị trường tài chính các ngân hàng thương mại sẽ dễ dàng trong kinh
doanh, cung ứng dịch vụ tài chính đa dạng phong phú liên quan tới tài chính
tiền tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động khác trong lĩnh vực tài
chính.
Mô hình CTCK đa năng chia thành 2 loại:
- Loại đa năng một phần: các ngân hàng thương mại muốn kinh doanh
phải thành lập công ty độc lập hoạt động tách rời.
- Loại đa năng toàn phần: các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán,
kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ.
Mô hình công ty chứng khoán đa năng có ưu điểm là kết hợp được nhiều
lĩnh vực kinh doanh nên sẽ giảm thiểu bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh
chung, tận dụng được các lợi thế về vốn, kinh nghiệm và chuyên môn trong
KDCK. Tuy nhiên, với mô hình này thì các ngân hàng có thể sẽ lợi dụng
những ưu thế của mình để lũng đoạn thị trường.
 Mô hình công ty chuyên doanh: Theo mô hình này, hoạt động
chuyên doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong
lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh
doanh chứng khoán. Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình công
ty chứng khoán đa năng, giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện
cho chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0210
Hình 1: Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG MÔI GIỚI PHÒNG BLPH
PHÒNG QUẢN LÝ PHÒNG TỰ DOANH
TÀI SẢN
PHONG TƯ VẤN
Ngày nay với sự phát triển của thị trường chứng khoán, để tận dụng thế
mạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán, các quốc gia có xu hướng
nới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán, bằng cách cho
phép hình thành mô hình công ty đa năng 1 phần, các NHTM thành lập công
ty con để chuyên kinh doanh chứng khoán.
HĐQT
BAN LÃNH ĐẠO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0211
1.1.2. Các nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán
Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các CTCK dựa trên 2 nhóm
nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc tài chính và nguyên tắc đạo đức.
1.1.2.1. Nguyên tắc tài chính
Ở hầu hếtcác quốc gia trên thế giới quy định rất chặt chẽ về vấnđề tài chính
đốivớicác CTCK. ThôngthườngcácCTCKphảiđảmbảo cáctiêuchí sau:
- Mức vốn hoạt động: Vốn của CTCK nhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài
sản cần tài trợ, loại tài sản này lại được quyết định bởi loại hình nghiệp vụ
thực hiện.
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về việc
thi hành 1 số điều Luật chứng khoán năm 2006, vốn pháp định cho các nghiệp
vụ kinh doanh chứng khoán của CTCK, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, chi
nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể:
Bảng 1: Vốnpháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của CTCK
Môi giới chứng khoán 25 tỷ VNĐ
Tự doanh chứng khoán 100 tỷ VNĐ
Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỷ VNĐ
Tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ VNĐ
Nguồn:Luậtchứng khoán năm 2006
Trường hợp công ty chứng khoán muốn thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh
doanh, thì vốnphápđịnhlà tổngsố vốnpháp địnhtươngứngvớitừng nghiệp vụ.
- Cơ cấu vốn: Cũng như các tổ chức kinh doanh khác việc huy động vốn
của CTCK được thực hiện qua việc nhận vốn góp từ các cổ đông (trường hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0212
công ty cổ phần) hoặc huy động từ bên ngoài tùy theo mô hình và tính chất
của nó. CTCK là công ty trách nhiệm hữu hạn phải dựa vào vốn của các thành
viên, vào khoản vay ngân hàng hoặc thỏa thuận cho thuê khác. Việc huy động
vốn và cơ cấu vốn của CTCKcó 1 số đặc điểm:
+ Tổ chức kinhdoanhchứngkhoánphụthuộcvào cáckhoảnvayngắnhạn.
+ Chứng khoán có thể mua bán, trao đổi trên thị trường chiếm phần lớn
trongtổnggiá trị tài sản(khoảng40-60%)vàtổnggiá trị cổ phiếu(khoảng90%)
+ Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản ròng phải duy trì ở mức độ nhất định.
- Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Bên cạnh việc đáp ứng về tiêu chí
mức vốn hoạt động, cơ cấu vốn, CTCK còn phải tuân thủ các nguyên tắc về sử
dụng vốn và các hạn mức trong kinh doanh. Các nguyên tắc này khác nhau tùy
thuộc vào đặc điểm từng nghiệp vụ mà tổ chức kinh doanh chứng khoán thực
hiện. Nhìn chung nguyên tắc sử dụng vốn mà pháp luật đặt ra đối với công ty
chứng khoán gồm: cơ cấu vốn( tỷ lệ nợ so với VCSH), mức vốn khả dụng phải
duytrì, tríchlập quỹbùđắp rủiro, quỹdựtrữbổ sungvốnđiềulệ…
Đối với việc quản lý hạn mức kinh doanh, tùy từng nước mà có quy định
khác nhau, thông thường các nước quy định một số hạn mức sau để hạn chế
rủi ro đốivới CTCK cũng như hạn chế các xung độtlợi ích có thể xảy ra:
+ Hạn chế mức độ mua sắm tài sản cố định theo một tỷ lệ phần trăm trên
vốn điều lệ.
+ Hạn mức đầu tư vào mỗi loại chứng khoán: thường hạn mức đầu tư
vào các loại chứng khoán niêm yết cao hơn hạn mức đầu tư vào các loại
chứng khoán không niêm yết.
+ Hạn mức đầu tư vào 1 số tài sản rủi ro cao như các loại trái phiếu có
định mức tín nhiệm thấp hay cổ phiếu của những công ty đang phát triển.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0213
+ Hạn mức bảo lãnh phát hành: vì hoạt động bảo lãnh phát hành có mức
độ rủi ro tương đối cao nên quy định hạn mức này nhằm giới hạn tổng mức
bảo lãnh trong cùng một thời điểm của CTCK.
+ Hạn mức hoặc hạn chế đầu tư vào các quỹ đầu tư do công ty chứng
khoán quản lý.
Ngoài ra có thể đặt thêm những hạn mức khác cho CTCK như hạn mức
đầu tư vào công ty trong cùng tập đoàn, trong cùng một ngành nghề…
Trong quản lý vốn của CTCK ngoài việc xác định tỷ lệ nợ, các CTCK
còn phải duy trì một mức vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán cho
người đầu tư.
1.1.2.2. Nguyên tắc đạo đức.
Các CTCKcần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức sau:
+ Hoạt động trên nguyên tắc tận tụy, trung thực, bảo vệ và vì quyền lợi,
lợi íchhợp pháp của khách hàng trước lợi íchcủa chính mình.
+ Có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng và chỉ được tiết lộ thông tin của
khách hàng trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
+ Giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không sử dụng bất kỳ hành động
lừa đảo phi pháp nào, có trách nhiệm thông báo đầy đủ cho khách hàng các
thông tin trong trường hợp có thể xảy ra xung đột lợi ích.
+ Không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính kinh doanh,
ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùngphục vụ cho giao dịch củakhách hàng.
+ Phải quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của mình và
tài sản của khách hàng khác.
+ Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn, CTCK phải cung cấp đầy đủ thông tin
cho khách hàng và giải thích rõ về rủi ro mà khách hàng có thể phải gánh
chịu, đồng thời không được khẳng định về lợi nhuận của khoản đầu tư mà họ
tư vấn.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0214
+ Không được phép nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài thù lao thông
thường cho dịch vụ của mình.
Một số nước có các điều khoản chống thao túng thị trường như hạn chế
sự hợp tác của các công ty chứng khoán, cấm các giao dịch mua bán giả tạo
và khớp lệnh với mục đích tạo ra một trạng thái giao dịch tích cực bề ngoài.
Các CTCK cũng không được đưa ra các lời đồn đại, gian lận, xúi giục hoặc
làm các hành vi lừa đảo khác trong giao dịch chứng khoán.
Bên cạnh quy định về thao túng giá thị trường, giao dịch nội gián cũng là
những vấn đề được quản lý chặt chẽ. Công ty chứng khoán không được phép
sử dụng thông tin nội bộ mà mình có được để mua bán chứng khoán cho
chính mình, gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chủ yếu của công ty
chứng khoán.
1.1.3.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Là hoạt động KDCK trong đó CTCK đứng ra làm đại diện cho khách
hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng
khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm về
kết quả giao dịch đó. Người môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của
khách hàng để hưởng phí hoa hồng, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động
giao dịch đó. Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ chủ yếu của CTCK, nghiệp vụ
này bao gồm thực hiện lệnh giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng,
thanh toán và quyết toán các giao dịch.
Hoạt động môi giới chứng khoán tuân theo một số nguyên tắc: ký kết
hợp đồng dịch vụ với khách hàng, mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho
khách hàng, nhận lệnh mua, bán của khách hàng; thanh toán và quyết toán các
dịch vụ, cung cấp các giấp chứng nhận chứng khoán.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0215
Với tư cách là người môi giới, ngoài việc tiến hành giao dịch theo lệnh
của khách hàng, công ty chứng khoán thường cung ứng các dịch vụ tiện ích
khác:
- Quản lý tài khoản tiền gửi, tài khoản chứng khoán cho khách hàng.
- Quản lý các lệnh giao dịch cho khách hàng.
- Vận hành các đầu mối thông tin và tư vấn cho khách hàng về đầu tư
chứng khoán.
Hình 2:Sơ đồ hoạt động môi giới
(2)
(1)
(5)
(4)
Bước 1: Mở tài khoản (1)
Bước 2: Nhận lệnh (2)
Bước 3: Chuyển lệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện lệnh (3)
Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh cho khách hàng.(4)
Bước 5: Thanh toán và giao hàng (5)
1.1.3.2. Nghiệp vụ bảo lãnh pháthành chứng khoán
Là cam kết giữa tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành về việc
sẽ bán hết hoặc bán một phần số lượng chứng khoán dự định phát hành.
Tổ chức bảo lãnh sẽ tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá
trình phát hành chứng khoán nhằm tư vấn tài chính cho nhà phát hành, giúp
nhà phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức
Khách hàng CTCK
(3)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0216
việc phân phối chứng khoán và góp phần bình ổn giá chứng khoán trong thời
gian sau đợt phát hành.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành bởi đội ngũ chuyên gia giỏi về chứng
khoán, am hiểu thị trường và có năng lực tài chính. Họ thường có một mạng
lưới bán hàng rộng khắp để đảm bảo cho đợt phát hành thành công. Vì vậy
thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, rủi ro của đợt phát hành sẽ giảm đi.
Cung ứng dịch vụ này cho khách hàng, CTCK được nhận tiền hoa hồng bảo
lãnh. Tiền hoa hồng bảo lãnh được xác định theo sự thỏa thuận giữa nhà phát
hành với nhà bảo lãnh.
Theo Luật chứng khoán Việt Nam năm 2006:
- Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công
chúng.
- Tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoán được phép thực
hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại
được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát trái phiếu theo
điều kiện do Bộ Tài Chính quy định.
- Tổ chức bảo lãnh chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán
của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán và
hưởng hoa hồng.
- Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc 1 tỷ lệ
hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát
hành là chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ
chức phát hành nhận được.
Việc bảo lãnh phát hành có thể thực hiện theo một trong các phương
thức sau:
+ Bảo lãnh cam kết chắc chắn: TCBL cam kết sẽ mua toàn bộ chứng
khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0217
Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo cam kết chắc chắn, một nhóm các
TCBL hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của TCPH với giá chiết
khấu so với giá chào bán ra công chúng và bán lại các chứng khoán đó theo
giá chào bán. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các TCBL và chào
bán ra công chúng là tiền hoa hồng bảo lãnh.
+ Bảo lãnh theo phương thức cố gắng cao nhất: TCBL thỏa thuận là đại
lý cho TCPH, TCBL không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết
sẽ cố gắng tối đa để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân
phối hết sẽ trả lại cho TCPHphần còn lại.
+ Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không: TCPH yêu cầu TCBL
bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ
hủy bỏ toàn bộ đợt phát hành.
+ Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian
giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh tất
cả hoặc không. TCPH yêu cầu TCBL bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán
nhất định ( mức sàn). Vượt trên mức ấy, TCBL được tự do chào bán chứng
khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được
đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.
1.1.3.3. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động tư vấn liên quan đến chứng
khoan hoặc công bố và phát hành các báo cáo tài chính, đưa ra lời khuyên có
liên quan đến chứng khoán hoặc thực hiện một số công việc có tính chất dịch
vụ cho khách hàng. Tư vấn đầu tư bao gồm tư vấn mua bán chứng khoán, tạo
dựng danh mục đầu tư và quản trị điều hành tài sản đầu tư.
Công ty chứng khoán muốn thực hiện hoạt động tư vấn phải đảm bảo các
điều kiện do pháp luật quy định, hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết và
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0218
được cấp giấy phép hành nghề. Đối với nhà tư vấn khi hành nghề phải tuân
thủ các nguyên tắc nhất định.
- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán vì nó thường xuyên
thay đổi.
- Nguyên tắc tư vấn khách quan: Không được mời gọi khách hàng mua
hay bán một loaj chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải khách quan, có
cơ sở phân tích khoa học và tổng hợp. Khách hàng cần được thông báo rõ về
những lợi thế và bất lợi của các loại hình đầu tư vốn, những lời tư vấn có thể
không hoàn toàn chính xác.
- Nguyên tắc tư vấn theo khả năng của khách hàng:
+ Tôn trọng nguyên tắc và mục đíchđầu tư cá nhân của khách hàng
+ Quan tâm tới thực tế tài sản và thu nhập của cá nhân khách hàng
+ Lưu ý tới đốitượng chịu thuế của khách hàng
- Nguyên tắc thông tin hỗ trợ: Công việc tư vấn đầu tư không chỉ dừng
lại khi khách hàng quyết định đầu tư, mà cần tạo cho khách hàng cảm giác
luôn được hỗ trợ trong công việc đầu tư của mình. Do vậy, tổ chức tư vấn
luôn phải bao quát trong thời gian dài diễn biến thực tế liên quan đến vấn đề
mình tư vấn và quyết định đầu tư của khách hàng, thông báo kịp thời cho
khách hàng những thông tin sau:
+ Những thay đổi pháp lý liên quan tới nhà đầu tư như tăng thuế thu
nhập hay được truy hoàn thuế.
+ Những thay đổi về điều kiện giao dịch gây bất lợi cho hoạt động đầu tư
đã được thực hiện.
+ Khối lượng tiền đầu tư của khách hàng gia tăng do khối lượng lớn chứng
khoán đếnhạn hay bị thanh toán hoàntrả( như trái phiếu quay hồisố thu).
+ Những khả năng đầutư mới có lợi khi khách hàng chuyểnhướng đầu tư.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0219
Thành công của hoạt đông tư vấn là khi làm cho khách hàng hài lòng về
quyết định đầu tư của họ.
1.1.3.4.Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Là hoạt động công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình
để hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư chứng khoán mang lại như chênh lệch giá, cổ
tức, lãi trái phiếu và các quyền khác kèm theo việc sở hữu chứng khoán.
Hoạt động tự doanh công ty phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định
của mình, tự gánh chịu rủi ro từ các quyết định mua, bán chứng khoán của
mình. Hoạt động này thường song hành với hoạt động môi giới. Vì vậy, khi
thực hiện hoạt động này có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa công ty chứng
khoán và khách hàng. Để tránh trường hợp này thông thường các thị trường
đều có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công
ty chứng khoán.
Mục đích của hoạt động tự doanh của CTCK là thu lợi nhuận cho chính
mình. Tuy nhiên để đảm bảo tính minh bạch và sự ổn định cho thị trường, thì
pháp luật các nước đều yêu cầu CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải
đáp ứng những điều kiện về vốn và con người :
- Tách biệt quản lý: Khi CTCK thực hiện đồng thời 2 nghiệp vụ là môi
giới và tự doanh chứng khoán thì phải tách biệt quản lý tài để đảm bảo tính
minh bạch trong hoạt động bao gồm tách biệt về yếu tố con người, quy trình
nghiệp vụ, vốn và tài sản. Nhân viên làm tự doanh không qyan hệ với bộ phận
môi giới, không trao đổivới khu vực làm việc khác.
- Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán luôn phải ưu tiên khách
hàng, tức là thực hiện lệnh của khách hàng trước trước khi thực hiện nghiệp
vụ tự doanh trong trường hợp lệnh của khách hàng và lệnh công ty có cùng
mức giá, khối lượng cũng như thời gian. Điều này đảm bảo tính công bằng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0220
trong giao dịch chứng khoán khi công ty chứng khoán có nhiều lợi thế hơn
khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường.
- Góp phần bình ổn thị trường: Để góp phần bình ổn thị trường, CTCK
phải thực hiện giao dịch theo luật định trong giới hạn mà luật cho phép, tức là
mua bán chứng khoán trong giới hạn quy định của luật pháp nhằm góp phần
bình ổn giá thị trường. Đây không phải là nguyên tắc bắt buộc trong hệ thống
luật pháp các nước, nhưng là nguyên tắc nghề nghiệp do Hiệp hội chứng
khoán đưa ra.
- Hoạt động tạo thị trường: CTCK thực hiện tự doanh đối với chứng
khoán mới phát hành và chưa có thị trường giao dịch nhằm tạo ra thị trường
cấp 2 cho chúng.
Ngoài ra, các CTCK còn thực hiện 1 số quy định khác như giới hạn về
đầu tư, lĩnh vực đầu tư… Tất cả những quy định này nhằm tạo độ an toàn cho
các CTCK, và do đó góp phần bình ổn TTCK.
HoạtđộngtựdoanhcủaCTCKcóthểlà giao dịchtrực tiếp hoặc gián tiếp.
- Giao dịch gián tiếp: CTCK đặt lệnh mua bán của mình trên Sở giao
dịch chứng khoán, lệnh của họ có thể thực hiện với bất cứ khách hàng nào
không xác định trước.
- Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán
hay giữa CTCK với khách hàng thông qua thương lượng. Đối tượng giao dịch
thường là các loại trái phiếu, các cổ phiếu đăng kí giao dịch ở thị trường phi
tập trung.
Quá trình tự doanh có thể chia thành 1 số giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược đầu tư.
Giai đoạn 2: Khaithác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư.
Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá chấtlượng các cơ hội đầu tư.
Giai đoạn 4: Thực hiện đầu tư.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0221
Giai đoạn 5: Quản lý đầu tư và thu hồi vốn.
1.1.3.5. Các nghiệp vụ khác.
 Lưu ký chứng khoán
Là việc bảo quản, lưu trữ các chứng khoán của khách hàng thông qua
các tài khoản lưu ký chứng khoán tại công ty. Đây là quy định bắt buộc trong
giao dịch chứng khoán bởi vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung
là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứng
khoán tại công ty chứng khoán (nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức
ghi sổ) hoặc ký gửi các chứng khoán (nếu chứng khoán phát hành dưới hình
thức chứng chỉ vật chất). Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho
khách hàng, công ty chứng khoán sẽ phải thu phí lưu ký chứng khoán như:
phí chuyển nhượng chứng khoán, phí gửi chứng khoán, phí rút chứng khoán.
 Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý tổ chức)
Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng
khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, trả cổ tức của chứng khoán được thường
xuyên và là người đứng ra làm dịch vụ nhận hộ và chi trả cổ tức cho khách
hàng thông qua tài khoản giao dịch của khách hàng.
 Hoạt động tín dụng (mua bán chịu)
Khách hàng có ý định mua bán chứng khoán nhưng không đủ tiền thanh
toán, công ty chứng khoán sẽ mua bán chứng khoán qua thị trường giao dịch
mua bán chịu. Thị trường này mang tính chất như một thị trường giao dịch
bằng tiền mặt, mà có thể được hiểu là giao dịch kỳ hạn. Mua bán chịu là việc
ngăn chặn lên giá chứng khoán trong tương lai và giúp cho việc lưu hành
chứng khoán được dễ dàng hơn thông qua việc hỗ trợ giao dịch thị trường
bằng tiền mặt.
Đối với các thị trường chứng khoán phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi
giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, các công ty chứng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0222
khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện
bán khống chứng khoán hoặc cho vay để khách hàng thực hiện mua ký quỹ.
Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán thực
hiện cho khách hàng của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng chứng
khoán đó làm vật thế chấp cho khoản vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một
phần, số còn lại sẽ do công ty chứng khoán ứng trước thanh toán. Đến hạn
thanh toán, khách hàng phải hoàn trả số vốn gốc đã vay cùng với khoản lãi
cho công ty chứng khoán. Trường hợp khách hàng không hoàn trả số nợ thì
công ty sẽ phát mãi số chứng khoán đó để thu hồi nợ.
1.1.4 Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng phát hành chứng khoán nhưng
họ không thể tự đi bán số chứng khoán đó. Còn nhà đầu tư không thể tự đến
sở giao dịch chứng khoán để mua bán vì họ không có chuyên môn, chưa hiểu
hết các quy định và với quá nhiều nhà đầu tư sẽ việc mua bán sẽ trở nên lộn
xộn. Vì vậy các công ty chứng khoán sẽ là trung gian môi giới mua bán, bảo
lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác
cho cả nhà đầu tư và người phát hành. Vai trò của công ty chứng khoán được
thể hiện thông qua một số nội dung như: huy động vốn, hình thành giá chứng
khoán, thực thi tính hoán tệ,tư vấn đầu tư và tạo ra một số sản phẩm mới.
1.1.4.1 Vai trò huy động vốn.
Công ty chứng khoán là một trong những trung gian tài chính có chức
năng huy động vốn. CTCK có vai trò làm chiếc cầu nối và là kênh dẫn cho vốn
chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn đến các
bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn. CTCK thường đảm nhận vai trò
này thông qua hoạt độngbảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0223
1.1.4.2 Vai trò hình thành giá cả chứng khoán.
Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành
chứng khoán cho tổ chức phát hành, CTCK thực hiện vai trò hình thành giá cả
thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành
hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành.
Trên thị trường thứ cấp, dù là thị trường đấu lệnh hay đấu giá, công ty
chứng khoán luôn có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và
chính xác giá trị các khoản đầu tư của mình.
CTCK còn có chức năng quan trọng là can thiệp trên thị trường, góp
phần điều tiết giá cả chứng khoán trên thị trường. Các CTCK bắt buộc phải
dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi
giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá chứng khoán
tăng cao.
1.1.4.3 Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán.
Các nhà đầu tư luôn muốn có khả năng chuyển tiền mặt thành chứng
khoán và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định. Các CTCK đảm
nhận chức năng này, giúp nhà đầu tư ít phải chịu thiệt hại nhất khi đầu tư.
Trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở Sở giao dịch chứng khoán và thị trường
phi tập chung, nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển đổi từ tiền mặt thành
chứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị
khoản đầu tư của mình. Có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến
giá trị đầu tư nhưng giá trị đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế giao
dịch của thị trường.
1.1.4.4 Vai trò thực hiện tư vấn đầu tư.
Các CTCK không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng mà còn tham
gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0224
rồi cung cấp thông tin cho các công ty và cá nhân đầu tư. Dịch vụ tư vấn có
thể gồm:
+ Thu thập thông tin phục vụ cho mục đíchcủa khách hàng.
+ Cung cấp thông tin về các khả năng đầu tư khác nhau cũng như triển
vọng ngắn hạn và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai.
+ Cung cấp thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ có
liên quan đến các khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc.
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh
chứng khoán.
1.2.1.1 Kháiniệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
Rủi ro là một khái niệm không còn xa lạ trong đời sống hiện tại. Mỗi
một ngành nghề kinh doanh, hoạt động diễn ra trong xã hội đều có thể chịu
tác động của rủi ro. Con người luôn cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu về rủi ro
để có thể hạn chế, khắc phục hay thậm chí là tận dụng rủi ro để đạt được
những mục tiêu đặt ra. Từ xưa tới nay, khi nói tới rủi ro thì có rất nhiều những
quan điểm và ý kiến khác nhau. Định nghĩa về rủi ro rất đa dạng và phong
phú nhưng tựu chung lại thì có thể chia thành hai trường phái lớn đó là:
 Theo trường phái chuyền thống: Rủi ro được xem là sự không
may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành,
không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản, hay là sự giảm sút của
lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro có thể hiểu là những bất
trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh
nghiệp, tác động xấu tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và theo
quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát nguy hiểm, khó khăn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0225
hoặc những điều không chắc chắn có thể xảy ra và gây ảnh hưởng xấu tới đối
tượng gánh chịu rủi ro.
 Theo trường phái hiện đại: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới
tổn thất, thiệt hại cho con người nhưng cũng có thể mang lại những cơ hội và
lợi ích. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro có thể tìm ra những biện pháp phòng
ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực đề đónnhận những cơ hội mang lại kết quả tốt.
Với hai trường phái chủ đạo về rủi ro như trên thì con người có nhiều
cách để nói về rủi ro như:
- Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố
mà ta hoàn toàn không biết trước.
- Rủi ro gắn với sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro không
đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với dự đoán.
- Khi nói tới rủi ro, người ta thường coi:
+ Rủi ro là sự không chắc chắn hoặc các mối nguy hiểm
+ Các kết quả thực tế chênh lệch so với dự báo.
+ Rủi ro là “tổn thất, thiệt hại, điều không may, sự phá hoại”
- Rủi ro chỉ liên quan tới thiệt hại – rủi ro không đối xứng: Với quan
điểm này, có thể thấy một số khái niệm rủi rot tương ứng như: rủi ro là toàn
bộ biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động lên quá trình đầu tư làm thay đổi kết
quả theo chiều hướng bất lợi; rủi ro là khả năng xảy ra sự cố không may hoặc
rủi ro là sự kết hợp của nguy cơ vì vậy thông thường ta coi rủi ro là sự cố
ngẫu nhiên, sự cố gây tổn thất và là sự kiện ngoài mong muốn.
- Rủi ro liên quan đến cả thiệt hại và sự may mắn – rủi ro đối xứng: Đây
là cách nhìn nhận rủi ro khái quát hơn. Rủi ro là sai lệch giữa giá trị thực tế và
kỳ vọng. Sai lệch này có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Sai lệch càng
lớn thì rủi ro càng cao.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0226
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu khái niệm về rủi ro một cách khái
quát như sau:
“Rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ
vọng. Các biến động xảy ra không như dự đoán làm thay đổi giá trị mong
đợi của một chiến lược kinh doanh/đầu tư.”
Dù muốn hay không thì mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư đều chứa
đựng rủi ro. Do đó, không có cách nào khác là chúng ta chấp nhận sự xuất
hiện của rủi ro như một tất yếu. Điều quan trọng là chúng ta cần tìm hiểu về
bản chất, đặc điểm của từng loại rủi ro để xác định mức độ rủi ro của công cụ
mà chúng ta đầu tư.
Kinh doanh chứng khoán cũng là một lĩnh vực ngành nghề trong nền
kinh tế và nó cũng có những rủi ro riêng tác động tới.
Có thể hiểu: “Rủi ro trong hoạt động KDCK là các sự kiện không
chắc chắn có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, gây ảnh hưởng bất
lợi tới việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của công ty chứng khoán.”
1.2.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK.
Chứng khoán là một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ trong nền kinh
tế Việt Nam. Đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với bất kỳ một cá
nhân hay tổ chức nào muốn tham gia. Thực tế thế giới và thậm chí ngay cả
Việt Nam đã chứng kiên rất nhiều các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ và các
nhà đầu tư đã phá sản, giải thể khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Rủi
ro và lợi nhuận là hai mặt khó tách rời, nơi nào lợi nhuận cao thì cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Và rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán có những
điểm riêng biệt bởi hàng hóa và các quy tắc khi tham gia lĩnh vực này có
những đặc thù mà các ngành kinh doanh khác không có. Rủi ro trong kinh
doanh mà các công ty chứng khoán có thể phải đối mặt gồm một số loại rủi ro
chủ yếu như:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0227
Rủi ro thanh toán: Là rủi ro xảy ra khi đối tác không thể thanh toán
đúng hạn hoặc không thể chuyển giao tài sản đúng hạn như cam kết.
Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán cho khách hàng sử dụng tỷ lệ đòn
bẩy tài chính nhất định và đặc biệt là đối với các khách hàng lớn thì tỷ lệ này
đôi khi còn cao hơn rất nhiều. Do đó các CTCK sẽ dễ phải gánh chịu những
khoản lỗ nếu như khách hàng mất khả năng thanh toán.
Rủi ro thanh khoản: Là rủi ro xảy ra khi CTCK không thể thanh toán
các nghĩa vụ tài chính đến hạn hoặc không thể chuyển đổi các công cụ tài
chính thành tiền mặt với giá trị hợp lý trong ngắn hạn do thiếu hụt thanh
khoản trong thị trường. Khi thanh khoản thị trường biến động đột ngột và bất
thường thì rủi ro cho CTCK là rất lớn với nghiệp vụ tự doanh và cho vay ký
quỹ hay trong tương lai là các hoạt động vay mượn chứng khoán và sản phẩm
quyền chọn.
Rủi ro tín dụng: Là rủi ro mà công ty chứng khoán có khả năng không
thu được nợ hoặc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Rủi ro này xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ kỹ quỹ (Margin) cho
khách hàng, nhiều CTCK đã phải chấp nhận một khoản lỗ lớn vì nắm giữ một
lượng lớn cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá gốc khi khách hàng chối bỏ trách
nhiệm nộp thêm tiền vào tài khoản. Mặc dù giao dịch ký quỹ là một công cụ
tốt để cạnh tranh và hỗ trợ cho việc mở rộng thị phần của các CTCK nhưng
cần phải quản trị rủi ro này tốt để tránh được khoản lỗ lớn.
Rủi ro hoạt động: Là rủi ro mà mọi công ty đều nhận thức được và sẵn
sàng chấp nhận để có được những cơ hội kinh doanh và gia tăng giá trị cho cổ
đông (rủi ro xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ…).
Tâm điểm của mọi hoạt động kinh doanh là khả năng xử lý rủi ro kinh doanh
khéo léo, bao gồm rủi ro kinh tế vĩ mô.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0228
Rủi ro tài chính: Là loại rủi ro phi kinh doanh. Đó là thiệt hại tiềm năng
do những thay đổi trên thị trường tài chính gây ra. Trong rủi ro tài chính lại
chia thành nhiều loại rủi ro khác nhau như: rủi ro thị trường, rủi ro tín nhiệm,
rủi ro thanh khoản, rủi ro nghiệp vụ và rủi ro pháp lý. Các rủi ro này không
hoàn toàn độc lập mà thường có mối quan hệ tương tác với nhau.
Rủi ro thị trường: Là những thiệt hại tiềm năng do những thay đổi của
sự biến động giá hay sự thay đổigiá gây ra.
Rủi ro thị trường có thể được xác định theo hai hình thức: rủi ro tuyệt đối
và rủi ro tương đối. Rủi ro tuyệt đối được quy đổi theo đơn vị tiền tệ, còn rủi
ro tương đối được xác định tương đối căn cứ vào một chỉ số chuẩn, cho biết
độ lệch giữa lợi nhuận và chỉ số chuẩn. Ngoài ra, rủi ro thị trường còn có thể
phân thành rủi ro định hướng và rủi ro bất định hướng. Rủi ro có định hướng
là rủi ro có liên quan đến sự biến động giá của các loại chứng khoán. Rủi ro
này xác định thông qua phương pháp tuyến tính. Rủi ro bất định hướng là rủi
ro có mối tương tác phi tuyến với độ biến động giá. Ngoài ra trong rủi ro thị
trường người ta có thể nói đến rủi ro cơ bản là những biến chuyển bất ngờ của
các đại lượng tương đối.
Trong rủi ro thị trường, cònphải kể đến rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua.
 Rủi ro lãi suất: là rủi ro khi lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến
giá cả chứng khoán. Lãi suất thị trường và giá chứng khoán có mối quan hệ tỷ
lệ nghịch với nhau. Lãi suất tăng ảnh hưởng gián tiếp tới sự sụt giảm giá
chứng khoán ở chỗ các nhà đầu cơ vay tiền mua chứng khoán sẽ bị ảnh
hưởng, và nhiều công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn vay sẽ làm cho chi phí
vốn tăng.
 Rủi ro sức mua: là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư.
Lợi tức thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả của lợi tức danh nghĩa sau
khi trừ đi lạm phát. Như vậy khi có lạm phát thì lợi tức thực tế giảm.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0229
Rủi ro tín nhiệm: là rủi ro thường thấy ở bất kỳ loại hình kinh doanh
nào, rủi ro có liên quan đến những hợp đồng đã ký kết nhưng bên đối tác lại
không muốn hay không có khả năng thực hiện những cam kết ghi trong hợp
đồng, kéo theo những tổn thất tài chính nhất định. Một hình thức rủi ro tín
nhiệm khác đó là rủi ro không thanh toán, đặc biệt đối với hai khoản thanh
toán phải cùng thực hiện trong một ngày. Rủi ro xảy ra khi một bên hoặc
không muốn hoặc thực sự là không có khả năng thanh toán hợp đồng cho dù
đối tác bên kia đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình.
Rủi ro kỹ thuật: là rủi ro gây ra bởi lỗi kỹ thuật do máy móc hoặc con
người gây ra.
Chúng bao gồm cả sự lừa đảo (trường hợp mà nhà kinh doanh cố ý làm
sai lệch thông tin), thất bại trong quản lý, thiệt hại do quy trình giám sát lỏng
lẻo. Những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh từ hỏng hóc trong hệ thống thông tin,
giao dịch, thanh toán… hoặc lỗi của hệ thống trợ giúp. Rủi ro kỹ thuật có thể
dẫn đến rủi ro thị trường và rủi ro tín nhiệm.
Việc định giá chứng khoán phái sinh phức tạp cũng có thể tạo ra những
vấn đề kỹ thuật tiềm năng. Rủi ro mô hình là một mối nguy hiểm ngầm do sử
dụng các mô hình không hợp lý để định giá vị thế đầu tư. Rủi ro mô hình
thường rất khó phát hiện. Để hạn chế phần nào rủi ro mô hình, các mô hình
cần phải thẩm định độc lập, sử dụng các dữ liệu thị trường.
Rủi ro pháp lý: là rủi ro phát sinh từ việc không tuân thủ các quy định
pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, và từ việc hủy bỏ hợp đồng do
hợp đồng bất hợp pháp, vượt quá quyền hạn, thiếu sót các điều khoản hoặc
chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn hoặc do nguyên nhân khác.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0230
1.2.2 Quảntrịrủiro trong hoạtđộngkinhdoanhcủacôngtychứngkhoán.
1.2.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của tăng cường quản trị rủi ro trong
KDCK của công ty chứng khoán.
 Kháiniệm.
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, để có thể gia tăng khả năng cạnh
tranh giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển cũng như tận dụng được các
cơ hội tốt hơn thì công tác quản trị kinh doanh và đặc biệt là quản trị rủi ro
ngày càng được coi trọng và đầu tư hơn.
Có nhiều quan điểm cũng như ý kiến khác nhau khi nói về quản trị rủi
ro.
Theo Merna & F.Al-Thani(2005) thì quản trị rủi ro là một quy trình cho
phép xác định và đánh giá, hoạch định, quản lý các loại rủi ro. Do đó, quản trị
rủi ro hướng tới ba mục tiêu: phải xác định được rủi ro, thực hiện phân tích
khách quan về các loại rủi ro đặc thù đối với tổ chức, và ứng phó với những
rủi ro đó theo các phương cách hữu hiệu và phù hợp.
Chapman(2006) đã định nghĩa quản trị rủi ro kinh doanh (ERM) là: “một
khuôn khổ tích hợp và toàn vẹn nhằm quản trị rủi ro trong toàn doanh nghiệp
nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.”
Cũng có ý kiến cho rằng, quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro
và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng
quát, đây là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các
nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có sự chuẩn bị các
hành động để hạn chế những rủi ro đó ở mức thấp nhất.
Từ một số quan điểm trên, có thể hiểu một cách khái quát: “Quản trị rủi
ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm
kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0231
ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những
cơ hội thành công.”
Mỗi một lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế thì việc xây dựng nội
dung quản trị rủi ro ngoài việc dựa trên những điều căn bản thì còn có sự phân
tách rõ ràng trong nội dung quản trị.
Như trong ngành hải quan có nêu: “ Quản trị rủi ro là việc áp dụng có hệ
thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan hải
quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với
các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro.”
Còn trong hệ thống ngân hàng thì quan tâm tới quản trị rủi ro tín dụng.
Nội dung hướng tới việc theo dõi, đánh giá và xử lý các rủi ro liên quan tới
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Rủi ro xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân
hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết.
Theo Ủy ban chứng khoán quy định riêng cho các công ty chứng khoán
thì hệ thống quản trị rủi ro là một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, một cơ chế vận
hành thống nhất và một bộ quy trình quản trị rủi ro ít nhất xử lý được 5 loại
rủi ro trọng yếu: rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro
hoạt động và rủi ro pháp lý.
 Sự cần thiết của tăng cường quản trị rủi ro trong KDCK.
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh chứng khoán nói
riêng thì mọi cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. Vì vậy việc nhận biết, đo lường và
hạn chế rủi ro là điều cần thiết để kinh doanh thành công. Lĩnh vực kinh
doanh chứng khoán là một lĩnh vực có độ rủi ro cao vì vậy công tác quản trị
rủi ro càng phải được chú ý nhiều hơn. Xuất phát từ những lợi ích sau của
quản trị rủi ro thì việc tăng cường công tác quản trị rủi ro là một điều tất yếu:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0232
- Quản trị rủi ro nhằm hạn chế những bất ngờ xảy ra và tập trung nguồn
lực vào những nội dung quan trọng đã được thống nhất, cung cấp các báo cáo
ngắn gọn cho thành viên HĐQT/HĐTV và BGĐ để phục vụ cho mục đích
giám sát hoạt động của công ty chứng khoán.
- Thực hiện việc rà soát các rủi ro trong các hoạt động kinh doanh như
các hoạt động chiến lược, các hoạt động chuyển đổi quan trọng hoặc các hoạt
động đòi hỏi phải được đánh giá sâu như mua bán, sáp nhập.
- Các quy trình kinh doanh sẽ phối hợp tốt hơn: bao gồm các quy trình
hoạch định chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và đo lường kết quả hoạt
động.
- Định hướng nhu cầu cần phải thay đổi đối với hoạt động của CTCK
như: các hoạt động kinh doanh chính , cấu trúc tổ chức, quy trình hoạt động
và kiểm soát…
- Tạo điều kiện cho việc thống nhất hoạt động giám sát với các chứng
năng kiểm toán, kiểm soát.
Công tác quản trị rủi ro được thực hiện tốt sẽ giúp tăng khả năng:
+ Đặt mục tiêu mức độ chịu đựng rủi ro và chiến lược kinh doanh.
+ Tối thiểu hóa những bất ngờ trong hoạt động để từ đó giảm thiểu rủi
ro.
+ Tăng tính chính xác cho các quyết định phản ứng trước rủi ro.
+ Quản lý nguồn lực cho phòng chống rủi ro.
+ Xác định và quản lý những rủi ro công ty có thể gặp phải.
+ Liên kết mức tăng trưởng, rủi ro và lợi nhuận.
+ Xác định mức vốn cần huy động và nắm bắt thời cơ.
Quản trị rủi ro góp phần tăng tính hiệu quả, hiệu lực tổ chức và báo cáo
rủi ro tốt hơn, giúp doanh nghiệp chủ động trong quá trình xử lý rủi ro tránh
bị bất ngờ khi rủi ro xảy ra. Vì vậy tăng cường công tác quản trị rủi ro trong
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0233
một lĩnh vực hết sức nhảy cảm như chứng khoán là điều kiện tiên quyết để
các công ty chứng khoán có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
1.2.2.2 Nội dung quảntrị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán.
Quản trị rủi ro là một quá trình bao gồm nhiều bước được tiến hành với
mục tiêu cuối cùng là phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Nội dung quản trị rủi ro
xoay quanh những vấn đề cơ bản đó là: phân tích, nhận diện rủi ro, đánh giá
rủi ro, lượng hóa rủi ro, kế hoạch hóa rủi ro và cuối cùng là quản lý rủi ro.
Hình 3: Quy trình quản trị rủi ro
Đầu tiên cần tiến hành hoạt động phân tích rủi ro: Làm sáng tỏ nguồn
gốc của rủi ro. Rủi ro có thể đến từ môi trường vi mô hoặc vĩ mô.
+ Nguồn rủi ro vi mô: là những nguồn đến từ nội tại của doanh nghiệp mà
banquảnlý có thểtác độngđểthayđổinên còngọilà nguồnrủiro bêntrong.
+ Nguồn rủi ro vĩ mô: là những nguồn đến từ môi trường kinh doanh mà
doanh nghiệp không có khả năng tác động tới hay còn gọi là nguồn rủi ro từ
bên ngoài.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0234
Với các nguồn khác nhau thì sử dụng những phương pháp phân tích khác
nhau: phương pháp PEST cho nguồn vĩ mô, phương pháp SWOT cho nguồn
vi mô.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0235
Hình 4: phương pháp PEST
 Political (Chính trị)
 Economic (Kinh tế)
 Social (Xã hội)
 Technology (Công nghệ)
Mở rộng:
- SLEPT: thêm Legal( pháp luật)
- SLEEPT: thêm Enviromental (môi trường)
Hình 5: phương pháp Phân tích SWOT
YẾU TỐ NỘI TẠI
STRENGTHS
(Điểm mạnh)
WEAKNESS
(Điểm yếu)
OPPORTUNITIES
(Cơ hội)
THREATS
(Nguy cơ)
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
P
E S
T
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0236
Có thể sử dụng mô hình này để kết hợp điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp với những cơ hội, thách thức nhằm tối thiểu hóa rủi ro và gia tăng lợi
íchcho công ty.
Liệt kê các cơ hội – O Liệt kê các nguy cơ – T
Liệt
kê
điểm
mạnh
– S
Chiến lược SO:
+ Sử dụng điểm mạnh để tận
dụng cơ hội
+ Ví dụ: tài chính mạnh, thị
trường chưa bão hòa thì thực
hiện chiến lược phát triển thị
trường
Chiến lược ST:
+ Tận dụng điểm mạnh để vượt
qua những bất trắc
+ Ví dụ: mạnh về hệ thống
phân phối, quy định của Chính
Phủ nới rộng lớn thì thực hiện
đa dạng hóa, đưa SP ra TT mới
Liệt
kê
điểm
yếu –
W
Chien lược WO:
+ Tận dụng cơ hội để hạn chế
điểm yếu
+ Thiếu chuyên môn kỹ thuật,
nhu cầu DV máy tính tăng,
chiến lược mua lại công ty kỹ
thuật cao nhưng đang khó khăn
Chiến lược WT:
+ Tối thiểu hóa điểm yếu để
thoát khỏi nguy cơ.
+ VD: chất lượng SP kém và
nhà phân phối không đáng tin
cậy, chiến lược cải tiến chất
lượng SP, tìm kiếm nhà phân
phối mới.
Nhận diện rủi ro: Sau khi phân tích rủi ro thì cần xác định một cách cụ
thể từng loại rủi ro mà công ty có thể phải đốimặt.
- Rủi ro từ các yếu tố vi mô: rủi ro tài chính, rủi ro trong điều hành, rủi ro
công nghệ.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0237
 Rủi ro tài chính: là sự xuất hiện các tình huống làm suy giảm khả
năng sinh lời của DN và trong tình huống đặc biệt có thể làm DN phá sản.
Phạm vi rủi ro tài chính gồm có rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi
suất, lạm phát, rủi ro tỷ giá, rủi ro vay nợ, rủi ro đầu tư nước ngoài, rủi ro phái
sinh, rủi ro đối tác…
 Rủi ro trong điều hành: có nhiều định nghĩa khác nhau.
+ Nguy cơ thiệt hại do những sai sót của con người, của các quá trình,
công nghệ, của những mối quan hệ phụ thuộc bên ngoài.
+ Nguy cơ thiệt hại do những trục trặc của các quá trình bên trong do
con người và hệ thống hoặc các sự kiện bên ngoài.
+ Phạm vi rủi ro điều hành bao gồm rủi ro kinh doanh, rủi ro tội phạm
(trộm cắp, gian lận…), các tai họa ( cháy nổ, lũ lụt, thiên tai khác …); rủi ro
công nghệ thông tin, rủi ro pháp lý, rủi ro điều tiết; rủi ro uy tín …
 Rủi ro công nghệ: có thể xem là các sự kiện dẫn đến việc đầu tư
không hiệu quả, không phù hợp với công nghệ. Các sản phẩm công nghệ, quy
trình quản lý bị trục trặc, có lỗi … Phạm vi của rủi ro công nghệ bao gồm:
+ Thiếu sự đầu tư vào công nghệ làm giảm khả năng cạnh tranh.
+ Quản lý côngnghệ yếu kém, đặc biệt là CNTT.
+ Côngnghệ thôngtin khôngtươngthíchvớimục tiêu củadoanhnghiệp.
+ Thiếu sự phòng vệ chống virus, “tin tặc”, tiết lộ thông tin.
+ Tính linh hoạt trong quá trình hoạt động thấp.
- Rủi ro từ các yếu tố vĩ mô: môi trường kinh doanh, tình hình kinh tế
chính trị xã hội, luật pháp, thị trường.
Đo lường rủi ro: Nhằm lượng hóa hay tính toán, ước lượng rủi ro. Có
thể sử dụng phương pháp định lượng hay định tính để đo lường rủi ro nhưng
thường ưu tiên sử dụng các phương pháp định lượng để xác định được mức
độ tổn thất và có những điều chỉnh kịp thời khi rủi ro xảy ra. Một số mô hình
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0238
đã được nghiên cứu và áp dụng để đo lường rủi ro trong kinh doanh chứng
khoán. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên cần
được xem xét kỹ lưỡng khi lựa chọn sử dụng. Ví dụ như:
 Mô hình chỉ số đơn (SIM) trong đo lường rủi ro cổ phiếu ngành
xây dựng:
Mô hình đề cập tới mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ suất lợi tức tài sản và
tỷ suất lợi tức chỉ số thị trường để làm cơ sở tính toán DMĐT hiệu quả.
Công thức: Ri = αi +βi*Rm+εi
Trong đó:
- αi : Tỷ suất lợi tức cố định, riêng có của tài sảng
- βi: Hệ số đo lường độ nhạy của tỷ suất lợi tức tài sản i với tỷ suất lợi
tức chỉ số thị trường.
- εi: phần tỷ suất lợi tức không kỳ vọng, đại diện cho phần biến ngẫu
nhiên riêng có của tài sản.
- Ri, Rm: Tỷ suất lợi tức tài sản i và tỷ suất lợi tức chỉ số thị trường.
Từ công thức trên lấy phương sai hai vế được:
Var(Rit) = βi
2Var(Rmt) + Var(εi)
 Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM):
Lợi nhuận kỳ vọng của tài sản i:
E(Ri) = Rf + βim[E(Rm) – Rf]
β =
Cov(Ri,Rm)
Var(Rm)
Hệ số β của mô hình CAPM được sử dụng để phân tích và dự báo rủi ro
của các công ty trên TTCK.
Hệ số β ngành có thể so sánh mức độ rủi ro của các công ty trong ngành
đó với thị trường. Hệ số β ngành có thể dùng thay thế cho hệ số β của công ty.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0239
Trong một số trường hợp hệ số β ngành phản ánh chính xác sự biến động của
cổ phiếu hơn là hệ số β của từng công ty.
CTCK phải thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với
điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty, tối thiểu đáp ứng được các quy
định trong các văn bản pháp luật.
Hệ thống quản trị rủi ro của CTCK phải bao gồm một cơ cấu tổ chức
hoàn chỉnh, một cơ chế vận hành thống nhất, và một bộ quy trình quản trị rủi
ro ít nhất xử lý năm loại rủi ro trọng yếu sau: rủi ro thị trường, rủi ro thanh
toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. CTCK phải quản
lý trạng thái tập trung rủi ro gắn với các rủi ro trọng yếu. Hệ thống quản trị rủi
ro của CTCKphải đảm bảo các yếu tố:
Sự giám sát của Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát
nội bộ.
Chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch được Hội đồng quản trị
hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua.
Kế hoạch triển khai thông qua các chính sách, quy trình đầy đủ.
Công tác quản lý, kiểm tra, rà soát thường xuyên của Tổng giám đốc
(Giám đốc).
Ban hành và kiểm tra đầy đủ các chính sách, quy trình quản trị rủi ro và
các hạn mức rủi ro, thiết lập hoạt động thông tin quản trị rủi ro phù hợp.
Hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập phải đảm bảo CTCK có khả năng
xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý hiệu
quả các rủi ro trọng yếu đồng thời đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ của
mình tại mọi thời điểm. Cơ cấu QTRR trong công ty chứng khoán có thể
được mô tả bằng hình sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0240
Hình 6: Cơ cấu QTRR trong công ty chứng khoán
CTCK phải đảm bảo công tác quản trị rủi ro được thực hiện độc lập,
khách quan, trung thực, thống nhất và phải được thể hiện bằng văn bản.
CTCK phải đảm bảo các bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản trị rủi ro
được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau, và người phụ trách bộ phận tác
nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản trị rủi ro và ngược lại.
Chính sách, cơ chế quản trị rủi ro.
a) Chính sách quản trị rủi ro.
Hàng năm, CTCK phải xây dựng và ban hành chính sách rủi ro làm cơ
sở cho hoạt động quản trị rủi ro thường xuyên.
Chính sách rủi ro được thực hiện và rà soát thường xuyên sau khi Hội
đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phê duyệt
thông qua đề xuất của Tổng giám đốc (Giám đốc).
Chính sách rủi ro phải đảm bảo các rủi ro trọng yếu được phát hiện sớm
và được kiểm soát đầy đủ, được báo cáo kịp thời cho HĐQT hoặc Hội đồng
thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán.
Chính sách rủi ro được xây dựng dựa trên các yếu tố:
Chiến lược hoạt động của công ty.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0241
Khả năng chấp nhận rủi ro của công ty.
Các công cụ tài chính chịu rủi ro.
Chất lượng của các thủ tục kiểm soátnội bộ.
Khả năng giám sát rủi ro và tính hoàn thiện của hệ thống quản trị rủi ro
và các thủ tục liên quan.
Mức độ chuyên nghiệp về quản trị rủi ro.
Hoạt động quản trị rủi ro trong quá khứ.
Quy định pháp lý.
Các vấn đề khác liên quan đến quản trị rủi ro.
Chính sách rủi ro phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị rủi ro trong CTCK. Nhiệm vụ và
trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong hệ thống quản trị rủi ro đảm bảo
yêu cầu phân tách chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Các phương pháp xác định và đo lường rủi ro;
Các phương pháp xác định hạn mức rủi ro.
Cơ chế xử lý vi phạm về hạn mức rủi ro và các ngoại lệ đối với chính
sách rủi ro và quy trình quản trị rủi ro;
Hệ thống thông tin quản lý, các mẫu báo cáo và quy trình, cơ chế báo
cáo phục vụ vận hành hệ thống quản trị rủi ro;
Cơ chế phân cấp phê duyệt hạn mức rủi ro.
Hạn mức rủi ro.
Tùy thuộc vào bản chất loại rủi ro, CTCK phải có phương pháp xác định
hạn mức rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của mình, hạn mức rủi ro cho
các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, cá nhân tham gia vào các giao dịch chịu
rủi ro.
CTCK có thể phân bổ vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty và
từng bộ phận nghiệp vụ kinh doanh dựa trên các mục tiêu chiến lược của hoạt
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0242
động kinh doanh. Đồng thời việc phân bổ vốn phải trong hạn mức rủi ro trên
cơ sở các nguyên tắc:
Việc phân bổ vốn phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên
hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua trên cơ sở đề xuất của Tổng
giám đốc (Giám đốc).
Tổng giám đốc (Giám đốc) phải giám sát và kiểm soát các hạn mức rủi
ro để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty không vượt quá mức độ
rủi ro chấp nhận được.
Bộ phận quản trị rủi ro chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các bộ
phận nghiệp vụ kinh doanh trong việc tính toán hạn mức rủi ro và lên kế
hoạch phân bổ vốn, báo cáo Tổng giám đốc (Giám đốc).
CTCK phải đảm bảo nguyên tắc không có hoạt động kinh doanh nào
được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa xác định trước.
CTCK phải đảm bảo các bộ phận và các cá nhân có liên quan hiểu rõ các
hạn mức rủi ro, các quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải tuân thủ và các hoạt
động mà các bộ phận, cá nhân đó được phép thực hiện.
Quản lý hạn mức rủi ro.
CTCKphải xây dựng quy trình quản lý hạn mức rủi ro.
Quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải bao gồm các phương pháp tính
toán, phương pháp phân bổ và thực hiện giám sát:
Hạn mức rủi ro được xác định bằng phương pháp định tính và định
lượng. Trong đó ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng. Mối tương quan
giữa các rủi ro cũng phải được xác định.
Việc xác định và phân bổ hạn mức rủi ro có thể được thực hiện trên cơ
sở các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, hoặc trên cơ sở các loại sản phẩm, độ
dài của kỳ hạn, mức độ tập trung của một vị thế nắm giữ, hoặc sự khác biệt về
nhân tố rủi ro hoặc nhu cầu của từng CTCK.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0243
Sau khi xác định hạn mức rủi ro, CTCK phải tiếp tục đánh giá về tính
hợp lý để tiếp tục thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Việc điều chỉnh hạn mức
rủi ro phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu
công ty thông qua.
b) Quy trình quản trị rủi ro.
Nguyên tắc chung:
Quy trình quản trị rủi ro của một CTCK bao gồm các nội dung xác định
rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý rủi ro.
CTCK phải thiết lập một hệ thống thông tin quản trị rủi ro phục vụ cho
việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro.
 Xác định rủi ro.
CTCKphải quy định bằng văn bản quy trình xác định rủi ro.
Các rủi ro chính mà CTCK có thể phải đối mặt là rủi ro thị trường, rủi ro
thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro tập
trung và các rủi ro khác theo phân loại của từng CTCK.
 Đo lường rủi ro.
Công ty chứng khoán phải xây dựng và sử dụng các phương pháp đo
lường rủi ro thích hợp để làm cơ sở quản trị rủi ro.
CTCK có thể sử dụng phương pháp định tính hoặc định lượng tương ứng
với các loại rủi ro khác nhau.
 Theo dõi rủi ro.
Các CTCK phải quy định bằng văn bản quy trình theo dõi quản trị rủi ro
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp xử lý, cũng như
hiểu và đánh giá việc thực hiện sau khi đưa vào thực thi các biện pháp xử lý
đó.
 Báo cáo rủi ro.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0244
CTCK phải quy định bằng văn bản quy trình báo cáo rủi ro, đảm bảo tất
cả các thiếu sót được phát hiện qua quá trình theo dõi rủi ro phải được báo
cáo.
 Xử lý rủi ro.
CTCK phải quy định bằng văn bản quy trình xử lý đối với từng rủi ro mà
công ty chứng khoán gặp phải.
Sau khi đánh giá và tổng kết rủi ro, CTCK phải áp dụng các biện pháp
xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải.
c) Các bướccầnthiếtđểlựa chọnvàthực hiện các biệnpháp xửlý rủi ro:
Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có: Đánh giá ưu nhược điểm của
mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử
dụng ngân sách.
Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro:
- Tránh rủi ro: áp dụng các biện pháp để tránh bất kỳ hoạt động nào có
thể gây ra rủi ro;
- Giảm thiểu rủi ro: áp dụng các biện pháp để giảm tác động của rủi ro
hoặc khả năng xảy ra của chúng;
- Chia sẻrủi ro:chuyểnmộtphầnhoặc toànbộrủiro cho đốitượngkhác;
- Chấp nhận rủi ro: không có biện pháp để thay đổi xác suất và tác động
của rủi ro.
1.2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.
1.2.2.3.1 Các nhân tố chủ quan
Những nhân tố chủ quan xuất phát từ nội tại bên trong doanh nghiệp
Rủi ro xuất phát từ đội ngũ nhân viên, hệ thống công nghệ của công ty,
các tác động khách quan khác. Trong đó có một số trường hợp như nhân viên
gian lận, môi giới giả mạo chữ ký khách hàng hay của công ty để rút tiền, đặt
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0245
nhầm lệnh, tự doanh dùng tiền của công ty mua chứng khoán bên ngoài và
bán lại cho công ty để ăn chênh lệch…
Rủi ro tín dụng nảy sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ ký quỹ
(margin) cho khách hàng, nhiều công ty đã phải chấp nhận khoản lỗ lớn vì
nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu thị giá thấp hơn giá gốc khi khách hàng chối
bỏ trách nhiệm nộp thêm tiền vào tài khoản.
CTCK đối mặt với rủi ro thanh toán do cho phép khách hàng sử dụng
đòn bẩy tài chính cao mà chưa coi trọng quản trị rủi ro nên phải gánh chịu các
khoản lỗ khi khách hàng mất khả năng thanh toán; cũng có trường hợp công
ty muốn gia tăng lợi nhuận trong khi nguồn tài chính hạn hẹp bằng cách vay
vốn ngân hàng phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ, trường hợp này rủi ro của
CTCK sẽ lớn hơn do sử dụng đòn bẩy tài chính; hay dùng tiền và chứng
khoán trong tài khoản ít giao dịch để bù đắp giao dịch tạm thời, điều này hết
sức rủi ro khi khách hàng giao dịch trở lại hay rút tiền.
Một số CTCK bất chấp quy định chưa cho phép mà vẫn cung cấp những
sản phẩm dịch vụ như cho vay giao dịch ký quỹ trước đây đã gây ra tổn thất
nặng nề là bài học lớn cần ghi nhớ.
1.2.2.3.2 Các nhân tố khách quan
Khi thanh khoản biến động thất thường và đột ngột thì rủi ro cho CTCK
là rất lớn với nghiệp vụ tự doanh, cho vay kí quỹ hay trong tương lai là các
hoạt động vay mượn chứng khoán và các sản phẩm quyền chọn.
Rủi ro từ những biến động của nền kinh tế vĩ mô là loại rủi ro không thể
loại bỏ được, do CTCK cũng không thể dự báo tất cả các diễn biến của giá
chứng khoán khi những nhân tố vĩ mô thay đổi: lãi suất, tỉ giá, tốc độ tăng
trưởng kinh tế, lạm phát, chỉ số CPI, các chính sách tiền tệ, tài khóa của Nhà
nước…
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0246
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
RỒNG VIỆT
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty.
 Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (Rồng Việt) được thành lập
theo Giấy phép hoạt động kinh doanh khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp ngày
21/12/2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng.
 Ngày 26/04/2007, Rồng Việt chính thức khai trương đi vào hoạt động.
 Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (gọi tắt là Rồng Việt) là một
trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại thị trường tài chính Việt Nam,
hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới
chứng khoán; Tư vấn Tài chính & Tư vấn đầu tư chứng khoán; Tự doanh;
Bảo lãnh phát hành; Lưu ký chứng khoán.
 Được thành lập từ tháng 12/2006 với các cổ đông sáng lập là các tổ
chức tài chính, thương mại hàng đầu Việt Nam như Ngân hàng Thương mại
cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Tổng Công ty Thương Mại
Sài Gòn (Satra) kết hợp với các chuyên gia uy tín và giàu kinh nghiệm trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Từ mức vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng,
đến tháng 8/2010, Rồng Việt đã tăng vốn điều lệ lên 349,8 tỷ đồng, trở thành
một trong những công ty chứng khoán có năng lực tài chính vững mạnh trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.
 Sau hơn ba năm hoạt động, Rồng Việt đã tạo dựng nên một thương
hiệu uy tín trên thị trường với việc ba năm liền (2008, 2009&2010) đoạt giải
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0247
thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín”. Vào ngày 25/05/2010, Rồng Việt
đã chính thức niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội với mã chứng khoán là VDS.
 Định hướng của Rồng Việt là trở thành một trong những ngân hàng
đầu tư hàng đầu và tốt nhất tại thị trường Việt Nam
Hình 7: Hội sở và các chi nhánh trên cả nước
Nguồn BCTNVDS 2012
Từ khi thành lập cho đến nay với hội sở chính ở thành phố Hồ Chí Minh,
công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động tại các địa bàn khác trên cả nước là các
chi nhánh và đại lý tại Cần Thơ, Bình Dương, Sài Gòn , Hà Nội, Đà Nẵng và
Nha Trang.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
2.1.2.1. Mô hình quản trị và bộ máy quản lý
Rồng Việt xác định mô hình quản trị doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi để
đảm bảo sự hoạt động, phát triển, tăng trưởng ổn định, bền vững. Mô hình
quản trị doanh nghiệp của Rồng Việt được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các
quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và theo định hướng vận dụng các
thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của Rồng
Việt đều được thực hiện căn cứ và tuân thủ đầy đủ Điều lệ Tổ chức hoạt động
đã được Đại hội Đồng Cổ đông thông qua. Công ty cũng ban hành một hệ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0248
thống quy chế quản trị nội bộ được áp dụng thống nhất, và xuyên suốt khắp
các Phòng/Ban, các chi nhánh.
Các cơ quan trong mô hình quản trị của Rồng Việt bao gồm:
- Đại hội Đồng cổ đông là cơ quan bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu
quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông
họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần.
- Ban kiểm soát Rồng Việt do Đại hội Đồng cổ đông bầu, là cơ quan
thực hiện công việc giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc trong việc
quản lý và điều hành Công ty. Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2012-2016 tại ngày
31/12/2014 gồm 2 thành viên, do ông Nguyễn Văn Minh làm Trưởng Ban
kiểm soát.
- Hội đồng quản trị Rồng Việt do Đại hội đồng cổ đông bầu, là cơ quan
quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng Quản trị của Rồng Việt nhiệm kỳ 2012-
2016 tại ngày 31/12/2014 gồm 5 thành viên do ông Nguyễn Miên Tuấn là
Chủ tịch Hội đồng Quản trị;
- Các tiểu ban thuộc Hội đồng Quản trị: do Hội đồng Quản trị thành lập
và có chức năng tư vấn, tham mưu hỗ trợ hoạt động của Hội đồng Quản trị.
Các tiểu ban trực thuộc Hội đồng Quản trị của Rồng Việt bao gồm: Tiểu ban
Quản trị rủi ro, Tiểu ban Nhân sự và Lương – Thưởng, Hội đồng đầu tư.
- Ban Tổng Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và chịu
trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Rồng Việt.
Tổng Giám đốc – ông Nguyễn Hiếu
- là người đứng đầu Ban Tổng Giám đốc, giúp việc cho Tổng Giám đốc
có 02 Phó Tổng Giám đốc. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Tổng Giám
đốc do Tổng Giám đốc phân công, chỉ đạo.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0249
- Các Đơn vị: Chức năng hoạt động của các Đơn vị được quy định căn
cứ Điều lệ Tổ chức hoạt động được Đại hội Đồng cổ đông phê duyệt và
Quy chế Tổ chức hoạt động được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Nguyên tắc
tổ chức các Đơn vị như sau:
+ Các Đơn vị được tổ chức, sắp xếp nhằm đảm bảo có sự tách bạch rõ rệt
giữa các mảng: Kinh doanh – Giám sát – Hỗ trợ.
+ Đứng đầu các Đơn vị là các Trưởng Đơn vị do Tổng Giám đốc phân
công cụ thể. Các Trưởng Đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ của đơn vị mình và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc hoặc người
được Tổng Giám đốc phân công ủy quyền về mọi mặt hoạt động của đơn vị
mình phụ trách.
+ Việc điều hành hoạt động của các Đơn vị được thực hiện theo hướng
phân công cụ thể, có đầu mối để báo cáo, xử lý công việc và chịu trách nhiệm
cụ thể.
+ Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các Đơn vị phải theo hướng
chuẩn hóa tối đa bằng các quy định, quy trình cụ thể.
Cơ cấu bộ máy quản lý
Mô hình quản trị doanh nghiệp của Rồng Việt thể hiện cụ thể qua lưu đồ:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0250
Hình 8: Cơ cấu bộ máy quản lý
Nguồn: Quy chế Tổ chức hoạt động của VDS, ban hành kèm Quyết
định26/2014/QĐ-HĐQTngày31/12/2014của Hội đồng Quản trị về việc
Ban hành Quy chế hoạt động Công ty.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0251
- Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất Công ty, gồm tất cả các
cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất
thường; ít nhất mỗi năm họp một lần.
- Hội đồng quản trị Rồng Việt do Đại hội đồng cổ đông bầu, là cơ quan
quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng Quản trị của Rồng Việt nhiệm kỳ 2012-
2016 tại ngày 31/12/2013 gồm 5 thành viên do ông Nguyễn Miên Tuấn là
Chủ tịch Hội đồng Quản trị; số lượng thành viên không điều hành là 4 người,
số lượng thành viên điều hành là 1 người.
- Ban kiểm soát Rồng Việt do Đại hội đồng cổ đông bầu, có nhiệm vụ
kiểm soát mọi mặt công tác quản trị và điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của Rồng Việt. Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2012-2016 gồm 3 thành viên,
do ông Nguyễn Văn Minh làm Trưởng Ban kiểm soát.
- Ban Tổng Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, gồm 1
Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc chịu trách
nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Rồng Việt thông
qua việc phân cấp, phân quyền để trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của
Công ty thông qua các Giám đốc phụ trách Khối, Giám đốc Chi nhánh, các
Trưởng phòng, Trưởng bộ phận.
2.1.2.2. Thôngtin về nhân sự
Danh sách Ban điều hành
1. Ông Lê Minh Hiền - Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng
2. Ông Nguyễn Hiếu - Tổng Giám đốc
3. Ông Nguyễn Minh Nhựt - Phó Tổng Giám đốc
4. Ông Nguyễn Chí Trung - Phó Tổng Giám đốc
Số lượng cán bộ và nhân viên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0252
Tính đến ngày 31/12/2014, tổng số lao động của công ty cổ phần chứng
khoán Rồng Việt là 171 người với cơ cấu lao động như sau:
Hình 9: Cơ cấu lao động của VDS năm 2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính
SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0253
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT
TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán
Rồng Việt
Dưới đây là tổng quát về bảng cân đốikế toán của VDS năm 2010 đến 2014:
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán tổng quát giai đoạn 2010-2014
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...luanvantrust
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Thanh Hoa
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng HoàngĐề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng HoàngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
 
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh chứng khoán của công ty
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh chứng khoán của công tyĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh chứng khoán của công ty
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh chứng khoán của công ty
 
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOTĐề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
Đề tài: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, HOT
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
 
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoánNâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty Chứng khoán, 9đ - Gửi miễn ...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
 
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
Luận văn: Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài c...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng HoàngĐề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc HàĐề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân độiLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
 

Similar to Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVDLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt Nam
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt NamĐề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt Nam
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt Nam
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Nâng cao kinh doanh chứng khoán tại Công ty Chứng khoán
Đề tài: Nâng cao kinh doanh chứng khoán tại Công ty Chứng khoánĐề tài: Nâng cao kinh doanh chứng khoán tại Công ty Chứng khoán
Đề tài: Nâng cao kinh doanh chứng khoán tại Công ty Chứng khoán
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
 
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.021 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... 5 LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1.......................................................................................................................... 8 NHỮNGVẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNGTY CHỨNGKHOÁN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN........................................................ 8 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNGKHOÁN........................................ 8 1.1.1. Khái niệm và mô hình tổ chức CTCK............................................................................ 8 1.1.1.1. Khái niệm. ............................................................................................................ 8 1.1.1.2. Mô hình tổ chức. ................................................................................................... 8 1.1.2. Các nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán......................................................11 1.1.2.1. Nguyên tắc tài chính ......................................................................................11 1.1.2.2. Nguyên tắc đạo đức........................................................................................13 1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chủ yếu của công ty chứng khoán. .......14 1.1.3.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.....................................................................14 1.1.3.2. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán ....................................................15 1.1.3.3. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán .............................................................17 1.1.3.4. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán....................................................................19 1.1.3.5. Các nghiệp vụ khác........................................................................................21 1.1.4 Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán.....................................22 1.1.4.1 Vai trò huy động vốn..........................................................................................22 1.1.4.2 Vai trò hình thành giá cả chứng khoán................................................................23 1.1.4.3 Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán......................................................23 1.1.4.4 Vai trò thực hiện tư vấn đầu tư. ..........................................................................23 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONGHOẠT ĐỘNGKINH DOANHCỦA CÔNGTY CHỨNG KHOÁN. ..................................................................................................................24 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. ...........24 1.2.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán ..................................24 1.2.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK. ........................................26 1.2.2 Quản trịrủiro trong hoạtđộng kinh doanhcủa côngty chứng khoán..................................30
  • 2. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.022 1.2.2.1 Khái niệmvà sự cần thiết của tăng cường quản trị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán. ...................................................................................................................30 1.2.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán............................33 1.2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.........................................................................................44 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT.............46 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty................................................46 2.2. THỰC TRẠNGHOẠT ĐỘNGKINH DOANH VÀ QUẢNTRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔPHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.................53 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt ...........53 2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tại Công ty chứng khoán Rồng Việt....................................57 2.2.2.1. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.57 2.2.2.2. Thực trạng của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt........................................................................................................60 2.2.2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt ............................................................................................64 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VDS. ..........................................................................................................68 CHƯƠNG III.......................................................................................................................71 GIẢI PHÁP TĂNGCƯỜNGQUẢNTRỊ RỦI RO TRONGHOẠT ĐỘNGKINH DOANHTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNGKHOÁN RỒNG VIỆT.............................................................71 3.1. ĐỊNH HƯỚNGPHÁTTRIỂN THỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁNVÀĐỊNHHƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNGTY CHỨNGKHOÁN RỒNGVIỆT. ..........................................................71 3.1.1. Định hướng phát triển thịtrườngchứng khoán giaiđoạn 2011 – 2020................................71 3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt trong giai đoạn 2015-2020...........................................................................................................................74 3.2. GIẢI PHÁP TĂNGCƯỜNGQUẢNTRỊ RỦI RO TRONGKINH DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔPHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT. ......................................75 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.............................................................................................76 3.3.1. Kiến nghị với Ủy Ban Chứng Khoán...................................................................76 Giải pháp điều kiện và hỗ trợ.................................................................................................77
  • 3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.023 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC BCTN CTCK CTCP TTCK UBCKNN VDS QTRR HĐQT TCBL TCPH HĐKD Báo cáo tài chính Báo cáo thường niên Công ty chứng khoán Công ty cổ phần Thị trường chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Viet Dragon Securities Corporation Quản trị rủi ro Hội đồng quản trị Tổ chức bảo lãnh Tổ chức phát hành Hoạt động kinh doanh
  • 4. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.024 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của CTCK Bảng 2: Bảng cân đốikế toán tổng quát giai đoạn 2010-2014 Bảng 3: Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn giai đoạn 2010-2014 Bảng 4: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2014 Bảng 5: Tỷ suất sinh lời giai đoạn 2010-2014 Bảng 6: Tỷ lệ an toàn tài chính giai đoạn 2012-2014
  • 5. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.025 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh Hình 2: Sơ đồ hoạt động môi giới Hình 3: Quy trình quản trị rủi ro Hình 4: phương pháp PEST Hình 5: phương pháp Phân tích SWOT Hình 6: Cơ cấu QTRR trong công ty chứng khoán Hình 7: Hội sở và các chi nhánh trên cả nước Hình 8: Cơ cấu bộ máy quản lý Hình 9: Cơ cấu lao động của VDS năm 2014 Hình 10: Cơ cấu doanh thu của Rồng Việt giai đoạn 2012-2014 Hình 11: Một số dấu mốc hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro Hình 12: Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng Hình 13: Hệ thống quản trị rủi ro của Rồng Việt từ năm 2013 Hình 14: Thống kê giá trị rủi ro theo dõi năm 2014
  • 6. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.026 LỜI MỞ ĐẦU Được thành lập năm 2000, trải qua hơn 1 thập kỉ hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam dù không có lịch sử phát triển quá dài như các TTCK phát triển trên thế giới tuy nhiên cũng bước đầu chứng minh là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thu hút được đông đảo nhà đầu tư tham gia cũng như sự quan tâm chú ý của công chúng. Sự tăng trưởng của TTCK với tốc độ phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn đã làm xuất hiện hàng loạt các tổ chức trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó có các công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các công ty chứng khoán Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, mô hình hoạt động… Các CTCK hoạt động với mục tiêu mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán cao, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giúp cho TTCK hoạt động công bằng, minh bạch và hiệu quả. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán hầu như có lãi lớn và ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh trong khi không lường trước được những rủi ro của thị trường. Cho đến khi thị trường bước sang thời kì suy thoái thì hầu hết các công ty chứng khoán trong tình trạng mới thành lập, chưa có một quy trình với những nguyên tắc quản lí rủi ro hiệu quả. Hậu quả là nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ liên tục, phải giải thể, phá sản và đóng cửa. Đây cũng là lí do khiến tâm lí nhà đầu tư trở nên e ngại và bi quan khi tham gia vào thị trường. Với mong muốn góp phần cải thiện hiệu quả của công tác quản trị rủi ro ở công ty Cổ phần chứng khoán Rồng Việt nói riêng và các công ty chứng khoán khác nói chung em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần chứng khoán Rồng Việt”.
  • 7. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.027 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp Tăng cường quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần chứng khoán Rồng Việt trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu đề tài là những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán, hoạt động của công ty chứng khoán mà cụ thể là hoạt động kinh doanh của VDS. Đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán và quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanhcủa công ty chứng khoán Chương 2: thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt. Chương 3: giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanhcủa công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt. Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bài viết chắc sẽ không tránh khỏi một vài thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các anh chị làm việc tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!
  • 8. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.028 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 1.1.1. Khái niệm và môhình tổ chức CTCK. 1.1.1.1. Kháiniệm. Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Thông qua các công ty chứng khoán hoạt động mua bán các loại chứng khoán được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, giúp cho dòng vốn trong nền kinh tế được luân chuyển từ nơi dư thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc một số dịch vụ chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Ở Việt Nam, Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời cũng là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tùy theo quy mô vốn điều lệ và đăng kí kinh doanh mà công ty được thực hiện một, một số hay toàn bộ các hoạt động: môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán… 1.1.1.2. Mô hình tổ chức. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức công ty chứng khoán: là mô hình công ty chứng khoán đa năng và mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh.
  • 9. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.029  Mô hình công ty đa năng: theo mô hình này các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng thương mại là những công ty có số vốn lớn và sẵn sàng tham gia những ngành có lợi nhuận cao. Với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và chuyên môn trên thị trường tài chính các ngân hàng thương mại sẽ dễ dàng trong kinh doanh, cung ứng dịch vụ tài chính đa dạng phong phú liên quan tới tài chính tiền tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động khác trong lĩnh vực tài chính. Mô hình CTCK đa năng chia thành 2 loại: - Loại đa năng một phần: các ngân hàng thương mại muốn kinh doanh phải thành lập công ty độc lập hoạt động tách rời. - Loại đa năng toàn phần: các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ. Mô hình công ty chứng khoán đa năng có ưu điểm là kết hợp được nhiều lĩnh vực kinh doanh nên sẽ giảm thiểu bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, tận dụng được các lợi thế về vốn, kinh nghiệm và chuyên môn trong KDCK. Tuy nhiên, với mô hình này thì các ngân hàng có thể sẽ lợi dụng những ưu thế của mình để lũng đoạn thị trường.  Mô hình công ty chuyên doanh: Theo mô hình này, hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình công ty chứng khoán đa năng, giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán.
  • 10. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0210 Hình 1: Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh BAN KIỂM SOÁT PHÒNG MÔI GIỚI PHÒNG BLPH PHÒNG QUẢN LÝ PHÒNG TỰ DOANH TÀI SẢN PHONG TƯ VẤN Ngày nay với sự phát triển của thị trường chứng khoán, để tận dụng thế mạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán, các quốc gia có xu hướng nới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán, bằng cách cho phép hình thành mô hình công ty đa năng 1 phần, các NHTM thành lập công ty con để chuyên kinh doanh chứng khoán. HĐQT BAN LÃNH ĐẠO
  • 11. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0211 1.1.2. Các nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các CTCK dựa trên 2 nhóm nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc tài chính và nguyên tắc đạo đức. 1.1.2.1. Nguyên tắc tài chính Ở hầu hếtcác quốc gia trên thế giới quy định rất chặt chẽ về vấnđề tài chính đốivớicác CTCK. ThôngthườngcácCTCKphảiđảmbảo cáctiêuchí sau: - Mức vốn hoạt động: Vốn của CTCK nhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ, loại tài sản này lại được quyết định bởi loại hình nghiệp vụ thực hiện. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành 1 số điều Luật chứng khoán năm 2006, vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của CTCK, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể: Bảng 1: Vốnpháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của CTCK Môi giới chứng khoán 25 tỷ VNĐ Tự doanh chứng khoán 100 tỷ VNĐ Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỷ VNĐ Tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ VNĐ Nguồn:Luậtchứng khoán năm 2006 Trường hợp công ty chứng khoán muốn thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh, thì vốnphápđịnhlà tổngsố vốnpháp địnhtươngứngvớitừng nghiệp vụ. - Cơ cấu vốn: Cũng như các tổ chức kinh doanh khác việc huy động vốn của CTCK được thực hiện qua việc nhận vốn góp từ các cổ đông (trường hợp
  • 12. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0212 công ty cổ phần) hoặc huy động từ bên ngoài tùy theo mô hình và tính chất của nó. CTCK là công ty trách nhiệm hữu hạn phải dựa vào vốn của các thành viên, vào khoản vay ngân hàng hoặc thỏa thuận cho thuê khác. Việc huy động vốn và cơ cấu vốn của CTCKcó 1 số đặc điểm: + Tổ chức kinhdoanhchứngkhoánphụthuộcvào cáckhoảnvayngắnhạn. + Chứng khoán có thể mua bán, trao đổi trên thị trường chiếm phần lớn trongtổnggiá trị tài sản(khoảng40-60%)vàtổnggiá trị cổ phiếu(khoảng90%) + Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản ròng phải duy trì ở mức độ nhất định. - Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Bên cạnh việc đáp ứng về tiêu chí mức vốn hoạt động, cơ cấu vốn, CTCK còn phải tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng vốn và các hạn mức trong kinh doanh. Các nguyên tắc này khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm từng nghiệp vụ mà tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện. Nhìn chung nguyên tắc sử dụng vốn mà pháp luật đặt ra đối với công ty chứng khoán gồm: cơ cấu vốn( tỷ lệ nợ so với VCSH), mức vốn khả dụng phải duytrì, tríchlập quỹbùđắp rủiro, quỹdựtrữbổ sungvốnđiềulệ… Đối với việc quản lý hạn mức kinh doanh, tùy từng nước mà có quy định khác nhau, thông thường các nước quy định một số hạn mức sau để hạn chế rủi ro đốivới CTCK cũng như hạn chế các xung độtlợi ích có thể xảy ra: + Hạn chế mức độ mua sắm tài sản cố định theo một tỷ lệ phần trăm trên vốn điều lệ. + Hạn mức đầu tư vào mỗi loại chứng khoán: thường hạn mức đầu tư vào các loại chứng khoán niêm yết cao hơn hạn mức đầu tư vào các loại chứng khoán không niêm yết. + Hạn mức đầu tư vào 1 số tài sản rủi ro cao như các loại trái phiếu có định mức tín nhiệm thấp hay cổ phiếu của những công ty đang phát triển.
  • 13. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0213 + Hạn mức bảo lãnh phát hành: vì hoạt động bảo lãnh phát hành có mức độ rủi ro tương đối cao nên quy định hạn mức này nhằm giới hạn tổng mức bảo lãnh trong cùng một thời điểm của CTCK. + Hạn mức hoặc hạn chế đầu tư vào các quỹ đầu tư do công ty chứng khoán quản lý. Ngoài ra có thể đặt thêm những hạn mức khác cho CTCK như hạn mức đầu tư vào công ty trong cùng tập đoàn, trong cùng một ngành nghề… Trong quản lý vốn của CTCK ngoài việc xác định tỷ lệ nợ, các CTCK còn phải duy trì một mức vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán cho người đầu tư. 1.1.2.2. Nguyên tắc đạo đức. Các CTCKcần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức sau: + Hoạt động trên nguyên tắc tận tụy, trung thực, bảo vệ và vì quyền lợi, lợi íchhợp pháp của khách hàng trước lợi íchcủa chính mình. + Có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng và chỉ được tiết lộ thông tin của khách hàng trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. + Giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không sử dụng bất kỳ hành động lừa đảo phi pháp nào, có trách nhiệm thông báo đầy đủ cho khách hàng các thông tin trong trường hợp có thể xảy ra xung đột lợi ích. + Không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùngphục vụ cho giao dịch củakhách hàng. + Phải quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của mình và tài sản của khách hàng khác. + Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn, CTCK phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng và giải thích rõ về rủi ro mà khách hàng có thể phải gánh chịu, đồng thời không được khẳng định về lợi nhuận của khoản đầu tư mà họ tư vấn.
  • 14. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0214 + Không được phép nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài thù lao thông thường cho dịch vụ của mình. Một số nước có các điều khoản chống thao túng thị trường như hạn chế sự hợp tác của các công ty chứng khoán, cấm các giao dịch mua bán giả tạo và khớp lệnh với mục đích tạo ra một trạng thái giao dịch tích cực bề ngoài. Các CTCK cũng không được đưa ra các lời đồn đại, gian lận, xúi giục hoặc làm các hành vi lừa đảo khác trong giao dịch chứng khoán. Bên cạnh quy định về thao túng giá thị trường, giao dịch nội gián cũng là những vấn đề được quản lý chặt chẽ. Công ty chứng khoán không được phép sử dụng thông tin nội bộ mà mình có được để mua bán chứng khoán cho chính mình, gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng. 1.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chủ yếu của công ty chứng khoán. 1.1.3.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán Là hoạt động KDCK trong đó CTCK đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả giao dịch đó. Người môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí hoa hồng, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó. Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ chủ yếu của CTCK, nghiệp vụ này bao gồm thực hiện lệnh giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng, thanh toán và quyết toán các giao dịch. Hoạt động môi giới chứng khoán tuân theo một số nguyên tắc: ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng, mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng, nhận lệnh mua, bán của khách hàng; thanh toán và quyết toán các dịch vụ, cung cấp các giấp chứng nhận chứng khoán.
  • 15. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0215 Với tư cách là người môi giới, ngoài việc tiến hành giao dịch theo lệnh của khách hàng, công ty chứng khoán thường cung ứng các dịch vụ tiện ích khác: - Quản lý tài khoản tiền gửi, tài khoản chứng khoán cho khách hàng. - Quản lý các lệnh giao dịch cho khách hàng. - Vận hành các đầu mối thông tin và tư vấn cho khách hàng về đầu tư chứng khoán. Hình 2:Sơ đồ hoạt động môi giới (2) (1) (5) (4) Bước 1: Mở tài khoản (1) Bước 2: Nhận lệnh (2) Bước 3: Chuyển lệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện lệnh (3) Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh cho khách hàng.(4) Bước 5: Thanh toán và giao hàng (5) 1.1.3.2. Nghiệp vụ bảo lãnh pháthành chứng khoán Là cam kết giữa tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành về việc sẽ bán hết hoặc bán một phần số lượng chứng khoán dự định phát hành. Tổ chức bảo lãnh sẽ tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình phát hành chứng khoán nhằm tư vấn tài chính cho nhà phát hành, giúp nhà phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức Khách hàng CTCK (3)
  • 16. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0216 việc phân phối chứng khoán và góp phần bình ổn giá chứng khoán trong thời gian sau đợt phát hành. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành bởi đội ngũ chuyên gia giỏi về chứng khoán, am hiểu thị trường và có năng lực tài chính. Họ thường có một mạng lưới bán hàng rộng khắp để đảm bảo cho đợt phát hành thành công. Vì vậy thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, rủi ro của đợt phát hành sẽ giảm đi. Cung ứng dịch vụ này cho khách hàng, CTCK được nhận tiền hoa hồng bảo lãnh. Tiền hoa hồng bảo lãnh được xác định theo sự thỏa thuận giữa nhà phát hành với nhà bảo lãnh. Theo Luật chứng khoán Việt Nam năm 2006: - Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng. - Tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoán được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài Chính quy định. - Tổ chức bảo lãnh chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán và hưởng hoa hồng. - Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc 1 tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát hành là chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được. Việc bảo lãnh phát hành có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau: + Bảo lãnh cam kết chắc chắn: TCBL cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không.
  • 17. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0217 Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo cam kết chắc chắn, một nhóm các TCBL hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của TCPH với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng và bán lại các chứng khoán đó theo giá chào bán. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các TCBL và chào bán ra công chúng là tiền hoa hồng bảo lãnh. + Bảo lãnh theo phương thức cố gắng cao nhất: TCBL thỏa thuận là đại lý cho TCPH, TCBL không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng tối đa để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho TCPHphần còn lại. + Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không: TCPH yêu cầu TCBL bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ hủy bỏ toàn bộ đợt phát hành. + Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh tất cả hoặc không. TCPH yêu cầu TCBL bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định ( mức sàn). Vượt trên mức ấy, TCBL được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ. 1.1.3.3. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động tư vấn liên quan đến chứng khoan hoặc công bố và phát hành các báo cáo tài chính, đưa ra lời khuyên có liên quan đến chứng khoán hoặc thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Tư vấn đầu tư bao gồm tư vấn mua bán chứng khoán, tạo dựng danh mục đầu tư và quản trị điều hành tài sản đầu tư. Công ty chứng khoán muốn thực hiện hoạt động tư vấn phải đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định, hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết và
  • 18. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0218 được cấp giấy phép hành nghề. Đối với nhà tư vấn khi hành nghề phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. - Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán vì nó thường xuyên thay đổi. - Nguyên tắc tư vấn khách quan: Không được mời gọi khách hàng mua hay bán một loaj chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải khách quan, có cơ sở phân tích khoa học và tổng hợp. Khách hàng cần được thông báo rõ về những lợi thế và bất lợi của các loại hình đầu tư vốn, những lời tư vấn có thể không hoàn toàn chính xác. - Nguyên tắc tư vấn theo khả năng của khách hàng: + Tôn trọng nguyên tắc và mục đíchđầu tư cá nhân của khách hàng + Quan tâm tới thực tế tài sản và thu nhập của cá nhân khách hàng + Lưu ý tới đốitượng chịu thuế của khách hàng - Nguyên tắc thông tin hỗ trợ: Công việc tư vấn đầu tư không chỉ dừng lại khi khách hàng quyết định đầu tư, mà cần tạo cho khách hàng cảm giác luôn được hỗ trợ trong công việc đầu tư của mình. Do vậy, tổ chức tư vấn luôn phải bao quát trong thời gian dài diễn biến thực tế liên quan đến vấn đề mình tư vấn và quyết định đầu tư của khách hàng, thông báo kịp thời cho khách hàng những thông tin sau: + Những thay đổi pháp lý liên quan tới nhà đầu tư như tăng thuế thu nhập hay được truy hoàn thuế. + Những thay đổi về điều kiện giao dịch gây bất lợi cho hoạt động đầu tư đã được thực hiện. + Khối lượng tiền đầu tư của khách hàng gia tăng do khối lượng lớn chứng khoán đếnhạn hay bị thanh toán hoàntrả( như trái phiếu quay hồisố thu). + Những khả năng đầutư mới có lợi khi khách hàng chuyểnhướng đầu tư.
  • 19. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0219 Thành công của hoạt đông tư vấn là khi làm cho khách hàng hài lòng về quyết định đầu tư của họ. 1.1.3.4.Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán Là hoạt động công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư chứng khoán mang lại như chênh lệch giá, cổ tức, lãi trái phiếu và các quyền khác kèm theo việc sở hữu chứng khoán. Hoạt động tự doanh công ty phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, tự gánh chịu rủi ro từ các quyết định mua, bán chứng khoán của mình. Hoạt động này thường song hành với hoạt động môi giới. Vì vậy, khi thực hiện hoạt động này có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán và khách hàng. Để tránh trường hợp này thông thường các thị trường đều có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty chứng khoán. Mục đích của hoạt động tự doanh của CTCK là thu lợi nhuận cho chính mình. Tuy nhiên để đảm bảo tính minh bạch và sự ổn định cho thị trường, thì pháp luật các nước đều yêu cầu CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải đáp ứng những điều kiện về vốn và con người : - Tách biệt quản lý: Khi CTCK thực hiện đồng thời 2 nghiệp vụ là môi giới và tự doanh chứng khoán thì phải tách biệt quản lý tài để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động bao gồm tách biệt về yếu tố con người, quy trình nghiệp vụ, vốn và tài sản. Nhân viên làm tự doanh không qyan hệ với bộ phận môi giới, không trao đổivới khu vực làm việc khác. - Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán luôn phải ưu tiên khách hàng, tức là thực hiện lệnh của khách hàng trước trước khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh trong trường hợp lệnh của khách hàng và lệnh công ty có cùng mức giá, khối lượng cũng như thời gian. Điều này đảm bảo tính công bằng
  • 20. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0220 trong giao dịch chứng khoán khi công ty chứng khoán có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường. - Góp phần bình ổn thị trường: Để góp phần bình ổn thị trường, CTCK phải thực hiện giao dịch theo luật định trong giới hạn mà luật cho phép, tức là mua bán chứng khoán trong giới hạn quy định của luật pháp nhằm góp phần bình ổn giá thị trường. Đây không phải là nguyên tắc bắt buộc trong hệ thống luật pháp các nước, nhưng là nguyên tắc nghề nghiệp do Hiệp hội chứng khoán đưa ra. - Hoạt động tạo thị trường: CTCK thực hiện tự doanh đối với chứng khoán mới phát hành và chưa có thị trường giao dịch nhằm tạo ra thị trường cấp 2 cho chúng. Ngoài ra, các CTCK còn thực hiện 1 số quy định khác như giới hạn về đầu tư, lĩnh vực đầu tư… Tất cả những quy định này nhằm tạo độ an toàn cho các CTCK, và do đó góp phần bình ổn TTCK. HoạtđộngtựdoanhcủaCTCKcóthểlà giao dịchtrực tiếp hoặc gián tiếp. - Giao dịch gián tiếp: CTCK đặt lệnh mua bán của mình trên Sở giao dịch chứng khoán, lệnh của họ có thể thực hiện với bất cứ khách hàng nào không xác định trước. - Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán hay giữa CTCK với khách hàng thông qua thương lượng. Đối tượng giao dịch thường là các loại trái phiếu, các cổ phiếu đăng kí giao dịch ở thị trường phi tập trung. Quá trình tự doanh có thể chia thành 1 số giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Xây dựng chiến lược đầu tư. Giai đoạn 2: Khaithác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Giai đoạn 3: Phân tích, đánh giá chấtlượng các cơ hội đầu tư. Giai đoạn 4: Thực hiện đầu tư.
  • 21. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0221 Giai đoạn 5: Quản lý đầu tư và thu hồi vốn. 1.1.3.5. Các nghiệp vụ khác.  Lưu ký chứng khoán Là việc bảo quản, lưu trữ các chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán tại công ty. Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng khoán bởi vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại công ty chứng khoán (nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ) hoặc ký gửi các chứng khoán (nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất). Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ phải thu phí lưu ký chứng khoán như: phí chuyển nhượng chứng khoán, phí gửi chứng khoán, phí rút chứng khoán.  Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý tổ chức) Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, trả cổ tức của chứng khoán được thường xuyên và là người đứng ra làm dịch vụ nhận hộ và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản giao dịch của khách hàng.  Hoạt động tín dụng (mua bán chịu) Khách hàng có ý định mua bán chứng khoán nhưng không đủ tiền thanh toán, công ty chứng khoán sẽ mua bán chứng khoán qua thị trường giao dịch mua bán chịu. Thị trường này mang tính chất như một thị trường giao dịch bằng tiền mặt, mà có thể được hiểu là giao dịch kỳ hạn. Mua bán chịu là việc ngăn chặn lên giá chứng khoán trong tương lai và giúp cho việc lưu hành chứng khoán được dễ dàng hơn thông qua việc hỗ trợ giao dịch thị trường bằng tiền mặt. Đối với các thị trường chứng khoán phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, các công ty chứng
  • 22. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0222 khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện bán khống chứng khoán hoặc cho vay để khách hàng thực hiện mua ký quỹ. Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty chứng khoán thực hiện cho khách hàng của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng chứng khoán đó làm vật thế chấp cho khoản vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do công ty chứng khoán ứng trước thanh toán. Đến hạn thanh toán, khách hàng phải hoàn trả số vốn gốc đã vay cùng với khoản lãi cho công ty chứng khoán. Trường hợp khách hàng không hoàn trả số nợ thì công ty sẽ phát mãi số chứng khoán đó để thu hồi nợ. 1.1.4 Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng phát hành chứng khoán nhưng họ không thể tự đi bán số chứng khoán đó. Còn nhà đầu tư không thể tự đến sở giao dịch chứng khoán để mua bán vì họ không có chuyên môn, chưa hiểu hết các quy định và với quá nhiều nhà đầu tư sẽ việc mua bán sẽ trở nên lộn xộn. Vì vậy các công ty chứng khoán sẽ là trung gian môi giới mua bán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả nhà đầu tư và người phát hành. Vai trò của công ty chứng khoán được thể hiện thông qua một số nội dung như: huy động vốn, hình thành giá chứng khoán, thực thi tính hoán tệ,tư vấn đầu tư và tạo ra một số sản phẩm mới. 1.1.4.1 Vai trò huy động vốn. Công ty chứng khoán là một trong những trung gian tài chính có chức năng huy động vốn. CTCK có vai trò làm chiếc cầu nối và là kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn. CTCK thường đảm nhận vai trò này thông qua hoạt độngbảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán.
  • 23. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0223 1.1.4.2 Vai trò hình thành giá cả chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành, CTCK thực hiện vai trò hình thành giá cả thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành. Trên thị trường thứ cấp, dù là thị trường đấu lệnh hay đấu giá, công ty chứng khoán luôn có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác giá trị các khoản đầu tư của mình. CTCK còn có chức năng quan trọng là can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá cả chứng khoán trên thị trường. Các CTCK bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá chứng khoán tăng cao. 1.1.4.3 Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán. Các nhà đầu tư luôn muốn có khả năng chuyển tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định. Các CTCK đảm nhận chức năng này, giúp nhà đầu tư ít phải chịu thiệt hại nhất khi đầu tư. Trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở Sở giao dịch chứng khoán và thị trường phi tập chung, nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình. Có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư nhưng giá trị đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế giao dịch của thị trường. 1.1.4.4 Vai trò thực hiện tư vấn đầu tư. Các CTCK không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường
  • 24. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0224 rồi cung cấp thông tin cho các công ty và cá nhân đầu tư. Dịch vụ tư vấn có thể gồm: + Thu thập thông tin phục vụ cho mục đíchcủa khách hàng. + Cung cấp thông tin về các khả năng đầu tư khác nhau cũng như triển vọng ngắn hạn và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai. + Cung cấp thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ có liên quan đến các khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc. 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. 1.2.1.1 Kháiniệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán Rủi ro là một khái niệm không còn xa lạ trong đời sống hiện tại. Mỗi một ngành nghề kinh doanh, hoạt động diễn ra trong xã hội đều có thể chịu tác động của rủi ro. Con người luôn cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu về rủi ro để có thể hạn chế, khắc phục hay thậm chí là tận dụng rủi ro để đạt được những mục tiêu đặt ra. Từ xưa tới nay, khi nói tới rủi ro thì có rất nhiều những quan điểm và ý kiến khác nhau. Định nghĩa về rủi ro rất đa dạng và phong phú nhưng tựu chung lại thì có thể chia thành hai trường phái lớn đó là:  Theo trường phái chuyền thống: Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản, hay là sự giảm sút của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro có thể hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát nguy hiểm, khó khăn
  • 25. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0225 hoặc những điều không chắc chắn có thể xảy ra và gây ảnh hưởng xấu tới đối tượng gánh chịu rủi ro.  Theo trường phái hiện đại: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới tổn thất, thiệt hại cho con người nhưng cũng có thể mang lại những cơ hội và lợi ích. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực đề đónnhận những cơ hội mang lại kết quả tốt. Với hai trường phái chủ đạo về rủi ro như trên thì con người có nhiều cách để nói về rủi ro như: - Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết trước. - Rủi ro gắn với sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro không đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với dự đoán. - Khi nói tới rủi ro, người ta thường coi: + Rủi ro là sự không chắc chắn hoặc các mối nguy hiểm + Các kết quả thực tế chênh lệch so với dự báo. + Rủi ro là “tổn thất, thiệt hại, điều không may, sự phá hoại” - Rủi ro chỉ liên quan tới thiệt hại – rủi ro không đối xứng: Với quan điểm này, có thể thấy một số khái niệm rủi rot tương ứng như: rủi ro là toàn bộ biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động lên quá trình đầu tư làm thay đổi kết quả theo chiều hướng bất lợi; rủi ro là khả năng xảy ra sự cố không may hoặc rủi ro là sự kết hợp của nguy cơ vì vậy thông thường ta coi rủi ro là sự cố ngẫu nhiên, sự cố gây tổn thất và là sự kiện ngoài mong muốn. - Rủi ro liên quan đến cả thiệt hại và sự may mắn – rủi ro đối xứng: Đây là cách nhìn nhận rủi ro khái quát hơn. Rủi ro là sai lệch giữa giá trị thực tế và kỳ vọng. Sai lệch này có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Sai lệch càng lớn thì rủi ro càng cao.
  • 26. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0226 Từ những quan điểm trên, có thể hiểu khái niệm về rủi ro một cách khái quát như sau: “Rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. Các biến động xảy ra không như dự đoán làm thay đổi giá trị mong đợi của một chiến lược kinh doanh/đầu tư.” Dù muốn hay không thì mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư đều chứa đựng rủi ro. Do đó, không có cách nào khác là chúng ta chấp nhận sự xuất hiện của rủi ro như một tất yếu. Điều quan trọng là chúng ta cần tìm hiểu về bản chất, đặc điểm của từng loại rủi ro để xác định mức độ rủi ro của công cụ mà chúng ta đầu tư. Kinh doanh chứng khoán cũng là một lĩnh vực ngành nghề trong nền kinh tế và nó cũng có những rủi ro riêng tác động tới. Có thể hiểu: “Rủi ro trong hoạt động KDCK là các sự kiện không chắc chắn có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, gây ảnh hưởng bất lợi tới việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của công ty chứng khoán.” 1.2.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK. Chứng khoán là một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ trong nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia. Thực tế thế giới và thậm chí ngay cả Việt Nam đã chứng kiên rất nhiều các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ và các nhà đầu tư đã phá sản, giải thể khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Rủi ro và lợi nhuận là hai mặt khó tách rời, nơi nào lợi nhuận cao thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán có những điểm riêng biệt bởi hàng hóa và các quy tắc khi tham gia lĩnh vực này có những đặc thù mà các ngành kinh doanh khác không có. Rủi ro trong kinh doanh mà các công ty chứng khoán có thể phải đối mặt gồm một số loại rủi ro chủ yếu như:
  • 27. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0227 Rủi ro thanh toán: Là rủi ro xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc không thể chuyển giao tài sản đúng hạn như cam kết. Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán cho khách hàng sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhất định và đặc biệt là đối với các khách hàng lớn thì tỷ lệ này đôi khi còn cao hơn rất nhiều. Do đó các CTCK sẽ dễ phải gánh chịu những khoản lỗ nếu như khách hàng mất khả năng thanh toán. Rủi ro thanh khoản: Là rủi ro xảy ra khi CTCK không thể thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn hoặc không thể chuyển đổi các công cụ tài chính thành tiền mặt với giá trị hợp lý trong ngắn hạn do thiếu hụt thanh khoản trong thị trường. Khi thanh khoản thị trường biến động đột ngột và bất thường thì rủi ro cho CTCK là rất lớn với nghiệp vụ tự doanh và cho vay ký quỹ hay trong tương lai là các hoạt động vay mượn chứng khoán và sản phẩm quyền chọn. Rủi ro tín dụng: Là rủi ro mà công ty chứng khoán có khả năng không thu được nợ hoặc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Rủi ro này xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ kỹ quỹ (Margin) cho khách hàng, nhiều CTCK đã phải chấp nhận một khoản lỗ lớn vì nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá gốc khi khách hàng chối bỏ trách nhiệm nộp thêm tiền vào tài khoản. Mặc dù giao dịch ký quỹ là một công cụ tốt để cạnh tranh và hỗ trợ cho việc mở rộng thị phần của các CTCK nhưng cần phải quản trị rủi ro này tốt để tránh được khoản lỗ lớn. Rủi ro hoạt động: Là rủi ro mà mọi công ty đều nhận thức được và sẵn sàng chấp nhận để có được những cơ hội kinh doanh và gia tăng giá trị cho cổ đông (rủi ro xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ…). Tâm điểm của mọi hoạt động kinh doanh là khả năng xử lý rủi ro kinh doanh khéo léo, bao gồm rủi ro kinh tế vĩ mô.
  • 28. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0228 Rủi ro tài chính: Là loại rủi ro phi kinh doanh. Đó là thiệt hại tiềm năng do những thay đổi trên thị trường tài chính gây ra. Trong rủi ro tài chính lại chia thành nhiều loại rủi ro khác nhau như: rủi ro thị trường, rủi ro tín nhiệm, rủi ro thanh khoản, rủi ro nghiệp vụ và rủi ro pháp lý. Các rủi ro này không hoàn toàn độc lập mà thường có mối quan hệ tương tác với nhau. Rủi ro thị trường: Là những thiệt hại tiềm năng do những thay đổi của sự biến động giá hay sự thay đổigiá gây ra. Rủi ro thị trường có thể được xác định theo hai hình thức: rủi ro tuyệt đối và rủi ro tương đối. Rủi ro tuyệt đối được quy đổi theo đơn vị tiền tệ, còn rủi ro tương đối được xác định tương đối căn cứ vào một chỉ số chuẩn, cho biết độ lệch giữa lợi nhuận và chỉ số chuẩn. Ngoài ra, rủi ro thị trường còn có thể phân thành rủi ro định hướng và rủi ro bất định hướng. Rủi ro có định hướng là rủi ro có liên quan đến sự biến động giá của các loại chứng khoán. Rủi ro này xác định thông qua phương pháp tuyến tính. Rủi ro bất định hướng là rủi ro có mối tương tác phi tuyến với độ biến động giá. Ngoài ra trong rủi ro thị trường người ta có thể nói đến rủi ro cơ bản là những biến chuyển bất ngờ của các đại lượng tương đối. Trong rủi ro thị trường, cònphải kể đến rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua.  Rủi ro lãi suất: là rủi ro khi lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán. Lãi suất thị trường và giá chứng khoán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Lãi suất tăng ảnh hưởng gián tiếp tới sự sụt giảm giá chứng khoán ở chỗ các nhà đầu cơ vay tiền mua chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng, và nhiều công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn vay sẽ làm cho chi phí vốn tăng.  Rủi ro sức mua: là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Lợi tức thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả của lợi tức danh nghĩa sau khi trừ đi lạm phát. Như vậy khi có lạm phát thì lợi tức thực tế giảm.
  • 29. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0229 Rủi ro tín nhiệm: là rủi ro thường thấy ở bất kỳ loại hình kinh doanh nào, rủi ro có liên quan đến những hợp đồng đã ký kết nhưng bên đối tác lại không muốn hay không có khả năng thực hiện những cam kết ghi trong hợp đồng, kéo theo những tổn thất tài chính nhất định. Một hình thức rủi ro tín nhiệm khác đó là rủi ro không thanh toán, đặc biệt đối với hai khoản thanh toán phải cùng thực hiện trong một ngày. Rủi ro xảy ra khi một bên hoặc không muốn hoặc thực sự là không có khả năng thanh toán hợp đồng cho dù đối tác bên kia đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình. Rủi ro kỹ thuật: là rủi ro gây ra bởi lỗi kỹ thuật do máy móc hoặc con người gây ra. Chúng bao gồm cả sự lừa đảo (trường hợp mà nhà kinh doanh cố ý làm sai lệch thông tin), thất bại trong quản lý, thiệt hại do quy trình giám sát lỏng lẻo. Những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh từ hỏng hóc trong hệ thống thông tin, giao dịch, thanh toán… hoặc lỗi của hệ thống trợ giúp. Rủi ro kỹ thuật có thể dẫn đến rủi ro thị trường và rủi ro tín nhiệm. Việc định giá chứng khoán phái sinh phức tạp cũng có thể tạo ra những vấn đề kỹ thuật tiềm năng. Rủi ro mô hình là một mối nguy hiểm ngầm do sử dụng các mô hình không hợp lý để định giá vị thế đầu tư. Rủi ro mô hình thường rất khó phát hiện. Để hạn chế phần nào rủi ro mô hình, các mô hình cần phải thẩm định độc lập, sử dụng các dữ liệu thị trường. Rủi ro pháp lý: là rủi ro phát sinh từ việc không tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, và từ việc hủy bỏ hợp đồng do hợp đồng bất hợp pháp, vượt quá quyền hạn, thiếu sót các điều khoản hoặc chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn hoặc do nguyên nhân khác.
  • 30. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0230 1.2.2 Quảntrịrủiro trong hoạtđộngkinhdoanhcủacôngtychứngkhoán. 1.2.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của tăng cường quản trị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán.  Kháiniệm. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, để có thể gia tăng khả năng cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển cũng như tận dụng được các cơ hội tốt hơn thì công tác quản trị kinh doanh và đặc biệt là quản trị rủi ro ngày càng được coi trọng và đầu tư hơn. Có nhiều quan điểm cũng như ý kiến khác nhau khi nói về quản trị rủi ro. Theo Merna & F.Al-Thani(2005) thì quản trị rủi ro là một quy trình cho phép xác định và đánh giá, hoạch định, quản lý các loại rủi ro. Do đó, quản trị rủi ro hướng tới ba mục tiêu: phải xác định được rủi ro, thực hiện phân tích khách quan về các loại rủi ro đặc thù đối với tổ chức, và ứng phó với những rủi ro đó theo các phương cách hữu hiệu và phù hợp. Chapman(2006) đã định nghĩa quản trị rủi ro kinh doanh (ERM) là: “một khuôn khổ tích hợp và toàn vẹn nhằm quản trị rủi ro trong toàn doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.” Cũng có ý kiến cho rằng, quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đây là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có sự chuẩn bị các hành động để hạn chế những rủi ro đó ở mức thấp nhất. Từ một số quan điểm trên, có thể hiểu một cách khái quát: “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những
  • 31. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0231 ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.” Mỗi một lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế thì việc xây dựng nội dung quản trị rủi ro ngoài việc dựa trên những điều căn bản thì còn có sự phân tách rõ ràng trong nội dung quản trị. Như trong ngành hải quan có nêu: “ Quản trị rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro.” Còn trong hệ thống ngân hàng thì quan tâm tới quản trị rủi ro tín dụng. Nội dung hướng tới việc theo dõi, đánh giá và xử lý các rủi ro liên quan tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Rủi ro xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết. Theo Ủy ban chứng khoán quy định riêng cho các công ty chứng khoán thì hệ thống quản trị rủi ro là một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, một cơ chế vận hành thống nhất và một bộ quy trình quản trị rủi ro ít nhất xử lý được 5 loại rủi ro trọng yếu: rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý.  Sự cần thiết của tăng cường quản trị rủi ro trong KDCK. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh chứng khoán nói riêng thì mọi cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. Vì vậy việc nhận biết, đo lường và hạn chế rủi ro là điều cần thiết để kinh doanh thành công. Lĩnh vực kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực có độ rủi ro cao vì vậy công tác quản trị rủi ro càng phải được chú ý nhiều hơn. Xuất phát từ những lợi ích sau của quản trị rủi ro thì việc tăng cường công tác quản trị rủi ro là một điều tất yếu:
  • 32. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0232 - Quản trị rủi ro nhằm hạn chế những bất ngờ xảy ra và tập trung nguồn lực vào những nội dung quan trọng đã được thống nhất, cung cấp các báo cáo ngắn gọn cho thành viên HĐQT/HĐTV và BGĐ để phục vụ cho mục đích giám sát hoạt động của công ty chứng khoán. - Thực hiện việc rà soát các rủi ro trong các hoạt động kinh doanh như các hoạt động chiến lược, các hoạt động chuyển đổi quan trọng hoặc các hoạt động đòi hỏi phải được đánh giá sâu như mua bán, sáp nhập. - Các quy trình kinh doanh sẽ phối hợp tốt hơn: bao gồm các quy trình hoạch định chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và đo lường kết quả hoạt động. - Định hướng nhu cầu cần phải thay đổi đối với hoạt động của CTCK như: các hoạt động kinh doanh chính , cấu trúc tổ chức, quy trình hoạt động và kiểm soát… - Tạo điều kiện cho việc thống nhất hoạt động giám sát với các chứng năng kiểm toán, kiểm soát. Công tác quản trị rủi ro được thực hiện tốt sẽ giúp tăng khả năng: + Đặt mục tiêu mức độ chịu đựng rủi ro và chiến lược kinh doanh. + Tối thiểu hóa những bất ngờ trong hoạt động để từ đó giảm thiểu rủi ro. + Tăng tính chính xác cho các quyết định phản ứng trước rủi ro. + Quản lý nguồn lực cho phòng chống rủi ro. + Xác định và quản lý những rủi ro công ty có thể gặp phải. + Liên kết mức tăng trưởng, rủi ro và lợi nhuận. + Xác định mức vốn cần huy động và nắm bắt thời cơ. Quản trị rủi ro góp phần tăng tính hiệu quả, hiệu lực tổ chức và báo cáo rủi ro tốt hơn, giúp doanh nghiệp chủ động trong quá trình xử lý rủi ro tránh bị bất ngờ khi rủi ro xảy ra. Vì vậy tăng cường công tác quản trị rủi ro trong
  • 33. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0233 một lĩnh vực hết sức nhảy cảm như chứng khoán là điều kiện tiên quyết để các công ty chứng khoán có thể tồn tại và phát triển lâu dài. 1.2.2.2 Nội dung quảntrị rủi ro trong KDCK của công ty chứng khoán. Quản trị rủi ro là một quá trình bao gồm nhiều bước được tiến hành với mục tiêu cuối cùng là phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Nội dung quản trị rủi ro xoay quanh những vấn đề cơ bản đó là: phân tích, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, lượng hóa rủi ro, kế hoạch hóa rủi ro và cuối cùng là quản lý rủi ro. Hình 3: Quy trình quản trị rủi ro Đầu tiên cần tiến hành hoạt động phân tích rủi ro: Làm sáng tỏ nguồn gốc của rủi ro. Rủi ro có thể đến từ môi trường vi mô hoặc vĩ mô. + Nguồn rủi ro vi mô: là những nguồn đến từ nội tại của doanh nghiệp mà banquảnlý có thểtác độngđểthayđổinên còngọilà nguồnrủiro bêntrong. + Nguồn rủi ro vĩ mô: là những nguồn đến từ môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp không có khả năng tác động tới hay còn gọi là nguồn rủi ro từ bên ngoài.
  • 34. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0234 Với các nguồn khác nhau thì sử dụng những phương pháp phân tích khác nhau: phương pháp PEST cho nguồn vĩ mô, phương pháp SWOT cho nguồn vi mô.
  • 35. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0235 Hình 4: phương pháp PEST  Political (Chính trị)  Economic (Kinh tế)  Social (Xã hội)  Technology (Công nghệ) Mở rộng: - SLEPT: thêm Legal( pháp luật) - SLEEPT: thêm Enviromental (môi trường) Hình 5: phương pháp Phân tích SWOT YẾU TỐ NỘI TẠI STRENGTHS (Điểm mạnh) WEAKNESS (Điểm yếu) OPPORTUNITIES (Cơ hội) THREATS (Nguy cơ) YẾU TỐ BÊN NGOÀI P E S T
  • 36. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0236 Có thể sử dụng mô hình này để kết hợp điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp với những cơ hội, thách thức nhằm tối thiểu hóa rủi ro và gia tăng lợi íchcho công ty. Liệt kê các cơ hội – O Liệt kê các nguy cơ – T Liệt kê điểm mạnh – S Chiến lược SO: + Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội + Ví dụ: tài chính mạnh, thị trường chưa bão hòa thì thực hiện chiến lược phát triển thị trường Chiến lược ST: + Tận dụng điểm mạnh để vượt qua những bất trắc + Ví dụ: mạnh về hệ thống phân phối, quy định của Chính Phủ nới rộng lớn thì thực hiện đa dạng hóa, đưa SP ra TT mới Liệt kê điểm yếu – W Chien lược WO: + Tận dụng cơ hội để hạn chế điểm yếu + Thiếu chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu DV máy tính tăng, chiến lược mua lại công ty kỹ thuật cao nhưng đang khó khăn Chiến lược WT: + Tối thiểu hóa điểm yếu để thoát khỏi nguy cơ. + VD: chất lượng SP kém và nhà phân phối không đáng tin cậy, chiến lược cải tiến chất lượng SP, tìm kiếm nhà phân phối mới. Nhận diện rủi ro: Sau khi phân tích rủi ro thì cần xác định một cách cụ thể từng loại rủi ro mà công ty có thể phải đốimặt. - Rủi ro từ các yếu tố vi mô: rủi ro tài chính, rủi ro trong điều hành, rủi ro công nghệ.
  • 37. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0237  Rủi ro tài chính: là sự xuất hiện các tình huống làm suy giảm khả năng sinh lời của DN và trong tình huống đặc biệt có thể làm DN phá sản. Phạm vi rủi ro tài chính gồm có rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, lạm phát, rủi ro tỷ giá, rủi ro vay nợ, rủi ro đầu tư nước ngoài, rủi ro phái sinh, rủi ro đối tác…  Rủi ro trong điều hành: có nhiều định nghĩa khác nhau. + Nguy cơ thiệt hại do những sai sót của con người, của các quá trình, công nghệ, của những mối quan hệ phụ thuộc bên ngoài. + Nguy cơ thiệt hại do những trục trặc của các quá trình bên trong do con người và hệ thống hoặc các sự kiện bên ngoài. + Phạm vi rủi ro điều hành bao gồm rủi ro kinh doanh, rủi ro tội phạm (trộm cắp, gian lận…), các tai họa ( cháy nổ, lũ lụt, thiên tai khác …); rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro pháp lý, rủi ro điều tiết; rủi ro uy tín …  Rủi ro công nghệ: có thể xem là các sự kiện dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả, không phù hợp với công nghệ. Các sản phẩm công nghệ, quy trình quản lý bị trục trặc, có lỗi … Phạm vi của rủi ro công nghệ bao gồm: + Thiếu sự đầu tư vào công nghệ làm giảm khả năng cạnh tranh. + Quản lý côngnghệ yếu kém, đặc biệt là CNTT. + Côngnghệ thôngtin khôngtươngthíchvớimục tiêu củadoanhnghiệp. + Thiếu sự phòng vệ chống virus, “tin tặc”, tiết lộ thông tin. + Tính linh hoạt trong quá trình hoạt động thấp. - Rủi ro từ các yếu tố vĩ mô: môi trường kinh doanh, tình hình kinh tế chính trị xã hội, luật pháp, thị trường. Đo lường rủi ro: Nhằm lượng hóa hay tính toán, ước lượng rủi ro. Có thể sử dụng phương pháp định lượng hay định tính để đo lường rủi ro nhưng thường ưu tiên sử dụng các phương pháp định lượng để xác định được mức độ tổn thất và có những điều chỉnh kịp thời khi rủi ro xảy ra. Một số mô hình
  • 38. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0238 đã được nghiên cứu và áp dụng để đo lường rủi ro trong kinh doanh chứng khoán. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên cần được xem xét kỹ lưỡng khi lựa chọn sử dụng. Ví dụ như:  Mô hình chỉ số đơn (SIM) trong đo lường rủi ro cổ phiếu ngành xây dựng: Mô hình đề cập tới mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ suất lợi tức tài sản và tỷ suất lợi tức chỉ số thị trường để làm cơ sở tính toán DMĐT hiệu quả. Công thức: Ri = αi +βi*Rm+εi Trong đó: - αi : Tỷ suất lợi tức cố định, riêng có của tài sảng - βi: Hệ số đo lường độ nhạy của tỷ suất lợi tức tài sản i với tỷ suất lợi tức chỉ số thị trường. - εi: phần tỷ suất lợi tức không kỳ vọng, đại diện cho phần biến ngẫu nhiên riêng có của tài sản. - Ri, Rm: Tỷ suất lợi tức tài sản i và tỷ suất lợi tức chỉ số thị trường. Từ công thức trên lấy phương sai hai vế được: Var(Rit) = βi 2Var(Rmt) + Var(εi)  Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM): Lợi nhuận kỳ vọng của tài sản i: E(Ri) = Rf + βim[E(Rm) – Rf] β = Cov(Ri,Rm) Var(Rm) Hệ số β của mô hình CAPM được sử dụng để phân tích và dự báo rủi ro của các công ty trên TTCK. Hệ số β ngành có thể so sánh mức độ rủi ro của các công ty trong ngành đó với thị trường. Hệ số β ngành có thể dùng thay thế cho hệ số β của công ty.
  • 39. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0239 Trong một số trường hợp hệ số β ngành phản ánh chính xác sự biến động của cổ phiếu hơn là hệ số β của từng công ty. CTCK phải thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty, tối thiểu đáp ứng được các quy định trong các văn bản pháp luật. Hệ thống quản trị rủi ro của CTCK phải bao gồm một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, một cơ chế vận hành thống nhất, và một bộ quy trình quản trị rủi ro ít nhất xử lý năm loại rủi ro trọng yếu sau: rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. CTCK phải quản lý trạng thái tập trung rủi ro gắn với các rủi ro trọng yếu. Hệ thống quản trị rủi ro của CTCKphải đảm bảo các yếu tố: Sự giám sát của Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua. Kế hoạch triển khai thông qua các chính sách, quy trình đầy đủ. Công tác quản lý, kiểm tra, rà soát thường xuyên của Tổng giám đốc (Giám đốc). Ban hành và kiểm tra đầy đủ các chính sách, quy trình quản trị rủi ro và các hạn mức rủi ro, thiết lập hoạt động thông tin quản trị rủi ro phù hợp. Hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập phải đảm bảo CTCK có khả năng xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý hiệu quả các rủi ro trọng yếu đồng thời đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ của mình tại mọi thời điểm. Cơ cấu QTRR trong công ty chứng khoán có thể được mô tả bằng hình sau:
  • 40. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0240 Hình 6: Cơ cấu QTRR trong công ty chứng khoán CTCK phải đảm bảo công tác quản trị rủi ro được thực hiện độc lập, khách quan, trung thực, thống nhất và phải được thể hiện bằng văn bản. CTCK phải đảm bảo các bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản trị rủi ro được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau, và người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản trị rủi ro và ngược lại. Chính sách, cơ chế quản trị rủi ro. a) Chính sách quản trị rủi ro. Hàng năm, CTCK phải xây dựng và ban hành chính sách rủi ro làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro thường xuyên. Chính sách rủi ro được thực hiện và rà soát thường xuyên sau khi Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phê duyệt thông qua đề xuất của Tổng giám đốc (Giám đốc). Chính sách rủi ro phải đảm bảo các rủi ro trọng yếu được phát hiện sớm và được kiểm soát đầy đủ, được báo cáo kịp thời cho HĐQT hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán. Chính sách rủi ro được xây dựng dựa trên các yếu tố: Chiến lược hoạt động của công ty.
  • 41. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0241 Khả năng chấp nhận rủi ro của công ty. Các công cụ tài chính chịu rủi ro. Chất lượng của các thủ tục kiểm soátnội bộ. Khả năng giám sát rủi ro và tính hoàn thiện của hệ thống quản trị rủi ro và các thủ tục liên quan. Mức độ chuyên nghiệp về quản trị rủi ro. Hoạt động quản trị rủi ro trong quá khứ. Quy định pháp lý. Các vấn đề khác liên quan đến quản trị rủi ro. Chính sách rủi ro phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị rủi ro trong CTCK. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong hệ thống quản trị rủi ro đảm bảo yêu cầu phân tách chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Các phương pháp xác định và đo lường rủi ro; Các phương pháp xác định hạn mức rủi ro. Cơ chế xử lý vi phạm về hạn mức rủi ro và các ngoại lệ đối với chính sách rủi ro và quy trình quản trị rủi ro; Hệ thống thông tin quản lý, các mẫu báo cáo và quy trình, cơ chế báo cáo phục vụ vận hành hệ thống quản trị rủi ro; Cơ chế phân cấp phê duyệt hạn mức rủi ro. Hạn mức rủi ro. Tùy thuộc vào bản chất loại rủi ro, CTCK phải có phương pháp xác định hạn mức rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của mình, hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, cá nhân tham gia vào các giao dịch chịu rủi ro. CTCK có thể phân bổ vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty và từng bộ phận nghiệp vụ kinh doanh dựa trên các mục tiêu chiến lược của hoạt
  • 42. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0242 động kinh doanh. Đồng thời việc phân bổ vốn phải trong hạn mức rủi ro trên cơ sở các nguyên tắc: Việc phân bổ vốn phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua trên cơ sở đề xuất của Tổng giám đốc (Giám đốc). Tổng giám đốc (Giám đốc) phải giám sát và kiểm soát các hạn mức rủi ro để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty không vượt quá mức độ rủi ro chấp nhận được. Bộ phận quản trị rủi ro chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh trong việc tính toán hạn mức rủi ro và lên kế hoạch phân bổ vốn, báo cáo Tổng giám đốc (Giám đốc). CTCK phải đảm bảo nguyên tắc không có hoạt động kinh doanh nào được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa xác định trước. CTCK phải đảm bảo các bộ phận và các cá nhân có liên quan hiểu rõ các hạn mức rủi ro, các quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải tuân thủ và các hoạt động mà các bộ phận, cá nhân đó được phép thực hiện. Quản lý hạn mức rủi ro. CTCKphải xây dựng quy trình quản lý hạn mức rủi ro. Quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải bao gồm các phương pháp tính toán, phương pháp phân bổ và thực hiện giám sát: Hạn mức rủi ro được xác định bằng phương pháp định tính và định lượng. Trong đó ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng. Mối tương quan giữa các rủi ro cũng phải được xác định. Việc xác định và phân bổ hạn mức rủi ro có thể được thực hiện trên cơ sở các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, hoặc trên cơ sở các loại sản phẩm, độ dài của kỳ hạn, mức độ tập trung của một vị thế nắm giữ, hoặc sự khác biệt về nhân tố rủi ro hoặc nhu cầu của từng CTCK.
  • 43. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0243 Sau khi xác định hạn mức rủi ro, CTCK phải tiếp tục đánh giá về tính hợp lý để tiếp tục thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Việc điều chỉnh hạn mức rủi ro phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua. b) Quy trình quản trị rủi ro. Nguyên tắc chung: Quy trình quản trị rủi ro của một CTCK bao gồm các nội dung xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý rủi ro. CTCK phải thiết lập một hệ thống thông tin quản trị rủi ro phục vụ cho việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro.  Xác định rủi ro. CTCKphải quy định bằng văn bản quy trình xác định rủi ro. Các rủi ro chính mà CTCK có thể phải đối mặt là rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro tập trung và các rủi ro khác theo phân loại của từng CTCK.  Đo lường rủi ro. Công ty chứng khoán phải xây dựng và sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro thích hợp để làm cơ sở quản trị rủi ro. CTCK có thể sử dụng phương pháp định tính hoặc định lượng tương ứng với các loại rủi ro khác nhau.  Theo dõi rủi ro. Các CTCK phải quy định bằng văn bản quy trình theo dõi quản trị rủi ro để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp xử lý, cũng như hiểu và đánh giá việc thực hiện sau khi đưa vào thực thi các biện pháp xử lý đó.  Báo cáo rủi ro.
  • 44. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0244 CTCK phải quy định bằng văn bản quy trình báo cáo rủi ro, đảm bảo tất cả các thiếu sót được phát hiện qua quá trình theo dõi rủi ro phải được báo cáo.  Xử lý rủi ro. CTCK phải quy định bằng văn bản quy trình xử lý đối với từng rủi ro mà công ty chứng khoán gặp phải. Sau khi đánh giá và tổng kết rủi ro, CTCK phải áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải. c) Các bướccầnthiếtđểlựa chọnvàthực hiện các biệnpháp xửlý rủi ro: Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có: Đánh giá ưu nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách. Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro: - Tránh rủi ro: áp dụng các biện pháp để tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra rủi ro; - Giảm thiểu rủi ro: áp dụng các biện pháp để giảm tác động của rủi ro hoặc khả năng xảy ra của chúng; - Chia sẻrủi ro:chuyểnmộtphầnhoặc toànbộrủiro cho đốitượngkhác; - Chấp nhận rủi ro: không có biện pháp để thay đổi xác suất và tác động của rủi ro. 1.2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán. 1.2.2.3.1 Các nhân tố chủ quan Những nhân tố chủ quan xuất phát từ nội tại bên trong doanh nghiệp Rủi ro xuất phát từ đội ngũ nhân viên, hệ thống công nghệ của công ty, các tác động khách quan khác. Trong đó có một số trường hợp như nhân viên gian lận, môi giới giả mạo chữ ký khách hàng hay của công ty để rút tiền, đặt
  • 45. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0245 nhầm lệnh, tự doanh dùng tiền của công ty mua chứng khoán bên ngoài và bán lại cho công ty để ăn chênh lệch… Rủi ro tín dụng nảy sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ ký quỹ (margin) cho khách hàng, nhiều công ty đã phải chấp nhận khoản lỗ lớn vì nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu thị giá thấp hơn giá gốc khi khách hàng chối bỏ trách nhiệm nộp thêm tiền vào tài khoản. CTCK đối mặt với rủi ro thanh toán do cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao mà chưa coi trọng quản trị rủi ro nên phải gánh chịu các khoản lỗ khi khách hàng mất khả năng thanh toán; cũng có trường hợp công ty muốn gia tăng lợi nhuận trong khi nguồn tài chính hạn hẹp bằng cách vay vốn ngân hàng phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ, trường hợp này rủi ro của CTCK sẽ lớn hơn do sử dụng đòn bẩy tài chính; hay dùng tiền và chứng khoán trong tài khoản ít giao dịch để bù đắp giao dịch tạm thời, điều này hết sức rủi ro khi khách hàng giao dịch trở lại hay rút tiền. Một số CTCK bất chấp quy định chưa cho phép mà vẫn cung cấp những sản phẩm dịch vụ như cho vay giao dịch ký quỹ trước đây đã gây ra tổn thất nặng nề là bài học lớn cần ghi nhớ. 1.2.2.3.2 Các nhân tố khách quan Khi thanh khoản biến động thất thường và đột ngột thì rủi ro cho CTCK là rất lớn với nghiệp vụ tự doanh, cho vay kí quỹ hay trong tương lai là các hoạt động vay mượn chứng khoán và các sản phẩm quyền chọn. Rủi ro từ những biến động của nền kinh tế vĩ mô là loại rủi ro không thể loại bỏ được, do CTCK cũng không thể dự báo tất cả các diễn biến của giá chứng khoán khi những nhân tố vĩ mô thay đổi: lãi suất, tỉ giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, chỉ số CPI, các chính sách tiền tệ, tài khóa của Nhà nước…
  • 46. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0246 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty.  Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (Rồng Việt) được thành lập theo Giấy phép hoạt động kinh doanh khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp ngày 21/12/2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng.  Ngày 26/04/2007, Rồng Việt chính thức khai trương đi vào hoạt động.  Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (gọi tắt là Rồng Việt) là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại thị trường tài chính Việt Nam, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán; Tư vấn Tài chính & Tư vấn đầu tư chứng khoán; Tự doanh; Bảo lãnh phát hành; Lưu ký chứng khoán.  Được thành lập từ tháng 12/2006 với các cổ đông sáng lập là các tổ chức tài chính, thương mại hàng đầu Việt Nam như Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn (Satra) kết hợp với các chuyên gia uy tín và giàu kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ mức vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, đến tháng 8/2010, Rồng Việt đã tăng vốn điều lệ lên 349,8 tỷ đồng, trở thành một trong những công ty chứng khoán có năng lực tài chính vững mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Sau hơn ba năm hoạt động, Rồng Việt đã tạo dựng nên một thương hiệu uy tín trên thị trường với việc ba năm liền (2008, 2009&2010) đoạt giải
  • 47. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0247 thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín”. Vào ngày 25/05/2010, Rồng Việt đã chính thức niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội với mã chứng khoán là VDS.  Định hướng của Rồng Việt là trở thành một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu và tốt nhất tại thị trường Việt Nam Hình 7: Hội sở và các chi nhánh trên cả nước Nguồn BCTNVDS 2012 Từ khi thành lập cho đến nay với hội sở chính ở thành phố Hồ Chí Minh, công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động tại các địa bàn khác trên cả nước là các chi nhánh và đại lý tại Cần Thơ, Bình Dương, Sài Gòn , Hà Nội, Đà Nẵng và Nha Trang. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 2.1.2.1. Mô hình quản trị và bộ máy quản lý Rồng Việt xác định mô hình quản trị doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự hoạt động, phát triển, tăng trưởng ổn định, bền vững. Mô hình quản trị doanh nghiệp của Rồng Việt được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và theo định hướng vận dụng các thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của Rồng Việt đều được thực hiện căn cứ và tuân thủ đầy đủ Điều lệ Tổ chức hoạt động đã được Đại hội Đồng Cổ đông thông qua. Công ty cũng ban hành một hệ
  • 48. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0248 thống quy chế quản trị nội bộ được áp dụng thống nhất, và xuyên suốt khắp các Phòng/Ban, các chi nhánh. Các cơ quan trong mô hình quản trị của Rồng Việt bao gồm: - Đại hội Đồng cổ đông là cơ quan bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần. - Ban kiểm soát Rồng Việt do Đại hội Đồng cổ đông bầu, là cơ quan thực hiện công việc giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty. Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2012-2016 tại ngày 31/12/2014 gồm 2 thành viên, do ông Nguyễn Văn Minh làm Trưởng Ban kiểm soát. - Hội đồng quản trị Rồng Việt do Đại hội đồng cổ đông bầu, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng Quản trị của Rồng Việt nhiệm kỳ 2012- 2016 tại ngày 31/12/2014 gồm 5 thành viên do ông Nguyễn Miên Tuấn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị; - Các tiểu ban thuộc Hội đồng Quản trị: do Hội đồng Quản trị thành lập và có chức năng tư vấn, tham mưu hỗ trợ hoạt động của Hội đồng Quản trị. Các tiểu ban trực thuộc Hội đồng Quản trị của Rồng Việt bao gồm: Tiểu ban Quản trị rủi ro, Tiểu ban Nhân sự và Lương – Thưởng, Hội đồng đầu tư. - Ban Tổng Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Rồng Việt. Tổng Giám đốc – ông Nguyễn Hiếu - là người đứng đầu Ban Tổng Giám đốc, giúp việc cho Tổng Giám đốc có 02 Phó Tổng Giám đốc. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Tổng Giám đốc do Tổng Giám đốc phân công, chỉ đạo.
  • 49. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0249 - Các Đơn vị: Chức năng hoạt động của các Đơn vị được quy định căn cứ Điều lệ Tổ chức hoạt động được Đại hội Đồng cổ đông phê duyệt và Quy chế Tổ chức hoạt động được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Nguyên tắc tổ chức các Đơn vị như sau: + Các Đơn vị được tổ chức, sắp xếp nhằm đảm bảo có sự tách bạch rõ rệt giữa các mảng: Kinh doanh – Giám sát – Hỗ trợ. + Đứng đầu các Đơn vị là các Trưởng Đơn vị do Tổng Giám đốc phân công cụ thể. Các Trưởng Đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị mình và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc phân công ủy quyền về mọi mặt hoạt động của đơn vị mình phụ trách. + Việc điều hành hoạt động của các Đơn vị được thực hiện theo hướng phân công cụ thể, có đầu mối để báo cáo, xử lý công việc và chịu trách nhiệm cụ thể. + Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các Đơn vị phải theo hướng chuẩn hóa tối đa bằng các quy định, quy trình cụ thể. Cơ cấu bộ máy quản lý Mô hình quản trị doanh nghiệp của Rồng Việt thể hiện cụ thể qua lưu đồ:
  • 50. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0250 Hình 8: Cơ cấu bộ máy quản lý Nguồn: Quy chế Tổ chức hoạt động của VDS, ban hành kèm Quyết định26/2014/QĐ-HĐQTngày31/12/2014của Hội đồng Quản trị về việc Ban hành Quy chế hoạt động Công ty.
  • 51. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0251 - Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần. - Hội đồng quản trị Rồng Việt do Đại hội đồng cổ đông bầu, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng Quản trị của Rồng Việt nhiệm kỳ 2012- 2016 tại ngày 31/12/2013 gồm 5 thành viên do ông Nguyễn Miên Tuấn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị; số lượng thành viên không điều hành là 4 người, số lượng thành viên điều hành là 1 người. - Ban kiểm soát Rồng Việt do Đại hội đồng cổ đông bầu, có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt công tác quản trị và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Rồng Việt. Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2012-2016 gồm 3 thành viên, do ông Nguyễn Văn Minh làm Trưởng Ban kiểm soát. - Ban Tổng Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, gồm 1 Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Rồng Việt thông qua việc phân cấp, phân quyền để trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của Công ty thông qua các Giám đốc phụ trách Khối, Giám đốc Chi nhánh, các Trưởng phòng, Trưởng bộ phận. 2.1.2.2. Thôngtin về nhân sự Danh sách Ban điều hành 1. Ông Lê Minh Hiền - Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng 2. Ông Nguyễn Hiếu - Tổng Giám đốc 3. Ông Nguyễn Minh Nhựt - Phó Tổng Giám đốc 4. Ông Nguyễn Chí Trung - Phó Tổng Giám đốc Số lượng cán bộ và nhân viên
  • 52. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0252 Tính đến ngày 31/12/2014, tổng số lao động của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt là 171 người với cơ cấu lao động như sau: Hình 9: Cơ cấu lao động của VDS năm 2014
  • 53. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Học viện Tài chính SV: ĐÔNG THỊ QUẾ Lớp: CQ48/17.0253 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt Dưới đây là tổng quát về bảng cân đốikế toán của VDS năm 2010 đến 2014: Bảng 2: Bảng cân đối kế toán tổng quát giai đoạn 2010-2014