SlideShare a Scribd company logo
1 of 162
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI THỊ HẠNH LÊ
TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.
DOSTOIEVSKI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
Ngành: Triết học
Mã số: 9.22.90.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên
HÀ NỘI- 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các dữ liệu nêu trong luận án là trung thực, những kết luận của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tác giả
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
CNCS: Chủ nghĩa cộng sản
CNTD: Chủ nghĩa tự do
CNXHKT: Chú nghĩa xã hội không tưởng
Nxb: Nhà xuất bản
TDTT: Tự do tinh thần
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI LUẬN ÁN
7
1.1. Tình hình nghiên cứu về sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của
F.M.Dostoievski
7
1.2. Tình hình nghiên cứu về nội dung tư tưởng tự do tinh thần của
F.M.Dostoievski
15
1.3.Tình hình nghiên cứu về giá trị của tư tưởng tự do tinh thần của
F.M.Dostoievski
23
1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận
án
29
Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA
F.M.DOSTOIEVSKI
33
2.1. Những yếu tố lịch sử- xã hội đương thời ảnh hưởng tới sự hình
thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
33
2.2. Những yếu tố lý luận ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do
tinh thần của F.M.Dostoievski
43
2.3. Nhân tố chủ quan tác động đến sự hình thành tư tưởng tự do tinh
thần của F.M.Dostoievski
57
Chương 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG
TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.DOSTOIEVSKI
67
3.1. Quan niệm về tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
3.2. Tự do tinh thần chứa đựng khát vọng con người được là chính mình
67
72
3.3. Tự do tinh thần là thể phức hợp của chứa đựng sự “giằng xé” giữa
các yếu tố nội tâm
83
3.4. Sự lựa chọn các giá trị của chủ thể hiện sinh để đạt được tự do tinh
thần
88
3.5. Tư tưởng về con đường đạt tới tự do tinh thần 96
Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA
F.M.DOSTOIEVSKI
107
4.1. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần phát triển
nhận thức về tự do
107
4.2. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần phát triển
xã hội Nga thông qua lựa chọn các giá trị
115
4.3. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần phát triển
nghệ thuật
127
4.4. Một số hạn chế trong tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 139
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ thời đại nào, tự do tinh thần (TDTT) và vấn đề TDTT của con người,
của xã hội cũng là vấn đề cốt lõi và bức thiết. Nhận thức về vai trò của tinh thần
trong xã hội hiện đại càng là vấn đề quan trọng và bức thiết, đặc biệt nhu cầu kinh
tế và điều kiện vật chất lấn át đời sống tinh thần, trở thành nhân tố trực tiếp dẫn đến
sự khủng hoảng về đời sống tinh thần của con người, của mỗi cộng đồng và của cả
nhân loại.
Trong thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đặc biệt là cuộc
cách mạng công nghệ 4.0, một mặt nâng cao các điều kiện vật chất, tinh thần của
con người, song đồng thời nó cũng làm thay đổi, thậm chí xáo trộn đời sống hoạt
động của tư duy con người. Hệ giá trị sống được thiết lập mới, nhiều xu hướng giá
trị của con người được hình thành. Giá trị vật chất và giá trị tinh thần nhiều khi khó
phân biệt. Lựa chọn giá trị đúng đắn và phù hợp với thời đại của mỗi cá nhân là vấn
đề hết sức quan trọng đối với hiện tại và tương lai. Nghiên cứu để hiểu đúng bản
chất và tầm quan trọng của TDTT vì vậy không chỉ có ý nghĩa lý luận mà cả ý nghĩa
thực tiễn của mỗi con người nói riêng, xã hội nói chung.
Ở Việt Nam, nghiên cứu tư tưởng triết học về tự do và TDTT đã đạt những
thành tựu đáng kể. Tuy vậy, nhận thức, quan niệm về TDTT cho đến nay vẫn chưa
thống nhất, nghiên cứu về TDTT nhiều khi còn dè dặt, chưa thật sự đi vào thực tiễn
của vấn đề, còn tư duy giản đơn hoặc một chiều, chưa dám nhìn thẳng vào vào sự
thật có tính mẫu thuẫn triết học của đời sống tinh thần con người. Điều đó hạn chế
rất lớn đến nhận thức và thực tiễn xây dựng đời sống tinh thần của xã hội xã hội chủ
nghĩa của chúng ta hiện nay. Nghiên cứu về tự do và TDTT đúng với triết học
macxit, cùng với đó là nghiên cứu TDTT trong nhiều trường phái triết học khác
nhau trong lịch sử tư tưởng nhân loại, góp phần xóa bỏ sự nghèo nàn trong quan
niệm về văn hóa tinh thần và gợi mở, thu hút các nguồn lực tinh thần phát triển đất
nước, con người Việt Nam hiện nay.
2
Trong bối cảnh xây dựng đất nước, thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay,
việc nghiên cứu vấn đề TDTT có lúc bị hiểu nhầm, do sự xuyên tạc, lợi dụng TDTT
như là một công cụ, phương cách thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch. Vì vậy, để thực hiện định hướng tiến bộ của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải nhận thức đúng đắn và phân
tích vấn đề TDTT giúp cho sự lựa chọn những giá trị tích cực và tư tưởng của nhân
loại bồi đắp và làm phong phú hệ giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Fiodos Mikhailovich Dostoievski (1821-1881) nhà văn, nhà triết học hiện sinh
Nga thế kỷ XIX- người khai sáng những tư tưởng cho chủ nghĩa hiện sinh tại Nga.
Tuy vậy, việc nghiên cứu về Dostoievski ở Việt Nam trên phương diện triết học,
nhất là sự đánh giá những đóng góp về tư tưởng triết học, trong đó có tư tưởng
TDTT của ông còn chưa thật thỏa đáng. Việc nâng cao chất lượng khoa học trong
nghiên cứu triết học ở nước ta đòi hỏi nghiên cứu một cách có hệ thống trên tinh
thần khoa học nhằm tiếp thu tinh hoa triết học nhân loại, trong đó có tư tưởng
TDTT của Dostoievski.
Tiếp thu tư tưởng của Dostoievski phù hợp với triết học mac xit, với quan
điểm của Đảng về nắm bắt cái mới, có thái độ đúng mực với sự sáng tạo, độc đáo
trong mỗi sáng kiến của cá nhân. Tư tưởng của Dostoievski có điểm rất gần gũi với
một số ngành như tâm lý học lâm sàng, giáo dục học. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng
TDTT của Dostoievski không chỉ góp phần làm rõ giá trị tư tưởng của ông trong
triết học mà còn cả trong sự phát triển của các khoa học liên ngành.
Việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị tinh thần cho họ là một
nhiệm vụ cấp thiết. Bởi vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đúng tư tưởng TDTT của
Dostoievski sẽ góp phần vào sự nghiệp xây dựng các hệ giá trị con người và văn
hóa dân tộc, vào sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc, đồng thời góp phần phát
triển tư tưởng triết học mang tính nhân văn ở Việt Nam.
Từ những lý do có tính thiết thực và cấp bách trên, nghiên cứu sinh chọn đề
tài: “Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị của nó” để làm luận
án tiến sĩ triết học của mình.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu, phân tích và khái quát một số nội dung chủ yếu của tư
tưởng TDTTtừ góc độ triết học của Dostoievski, trên cơ sở đó phân tích để rút ra
những giá trị của tư tưởng TDTT của ông.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề
đặt ra đối với luận án.
Phân tích, làm rõ nhữngyếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng
TDTT của Dostoievski.
Phân tích khái quát những nội dung chủ yếu trong tư tưởng TDTT của
Dostoievski.
- Rút ra những giá trị cơ bản của tư tưởng TDTT của Dostoievski.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng của Dostoievski là rất phong phú được thể hiện ở nhiều khía cạnh
và nội dung khác nhau, luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng TDTT từ dóc độ triết
học của ông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng của Dostoievski được thể hiện ở nhiều lĩnh vực như văn học, tâm lý
học, văn hóa học. Luận án chỉ nghiên cứu tư tưởng TDTT của Dostoievski từ góc
độ triết học, qua các tác phẩm văn chương và tài liệu về tiểu sử của ông.
Các tác phẩm được nghiên cứu sinh lựa chọn để hoàn thành luận án là các tác
phẩm tiêu biểu của ông, thể hiện tư tưởng TDTT của Dostoievski: “Bút ký dưới
hầm” (truyện vừa, trích trong tập “Trái tim yếu mềm”), “Lũ người quỷ ám”, “Anh
em nhà Caramazov”, “Đầu xanh tuổi trẻ”, “Gã khờ”, “Con bạc”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đời sống tinh thần của
4
con người, về văn hóa. Luận án cũng sử dụng những thành quả lý luận của các công
trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng triết học của Dostoievski trên thế giới.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp liên ngành (văn- sử- triết): đối tượng nghiên cứu của luận án là
tư tưởng triết học qua các tác phẩm văn học của một nhà văn trong lịch sử. Phương
pháp liên ngành văn- sử - triết sẽ đem lại hiệu quả cao.
Phương pháp văn học:thông qua văn bản của các tác phẩm tiêu biểu của
Dostoievski (tiểu thuyết, bút ký, truyện ngắn...) phân tích hình tượng nhân vật, từ đó
khái quát những tư tưởng và TDTT của ông.
Phương pháp lịch sử: nghiên cứu từ góc độ văn học sử- lịch sử ra đời của tác
phẩm gắn với bối cảnh văn học đương thời (thế kỷ XIX), từ đó khái quát có căn cứ
lý luận và thực tiễn những nội dung trong TDTT của đại văn hào Dostoievski.
Phương pháp triết học: trên cơ sở cứ liệu lịch sử và văn học của nước Nga thế
kỷ XIX, bằng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, NCS xác
định được ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo đối với sự
hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski, nhận định các nội dung triết học trong
tác phẩm, tìm ra trong các tầng ngữ nghĩa của tác phẩm hàm ý tư tưởng sâu xa của
Dostoievski gửi gắm nhân loại thông qua các hình tượng nhân vật.
Trong phương pháp triết học, luận án sử dụng phương pháp cụ thể: lịch sử-
logic, phân tích-tổng hợp, so sánh khái quát hóa.
Phương pháp lịch sử và logic: có vai trò hữu hiệu trong việc khái quát những
vấn đề, những nội dung trong tư tưởng TDTT của nhà văn, sự hình thành và nội
dung của các tư tưởng đó chỉ được khái quát có căn cứ và thuyết phục trên cơ sở cứ
liệu lịch sử và phân tích khách quan của sự vận động logic.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích sẽ làm rõ chiều
sâu các khía cạnh của nội dung tư tưởng TDTT của Dostoievski. Sự khái quát nội
5
dung tư tưởng đó chỉ được thực hiện bằng sự tổng hợp những kết luận chính xác và
thuyết phục khi đã phân tích các sự kiện, hiện tượng, suy nghĩ và hành vi của đối
tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: dùng để so sánh, đối chiếu tư tưởng của Dostoievski
với tư tưởng TDTT của các nhà tư tưởng trong quá khứ, bằng phương pháp so sánh,
những căn cứ, những giá trị sáng tạo của Dostoievski mới hiện diện rõ ràng và
thuyết phục.
Phương pháp khái quát hóa: Các kết quả của phân tích và tổng hợp, nghiên
cứu sinh sẽ được khái quát hóa để xác định các nội dung đặc sắc trong tư tưởng
TDTT cũng như giá trị thời đại của tư tưởng TDTT của Dostoievski.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành tư
tưởng TDTT của Dostoievski, đó là yếu tố lịch sử- xã hội Nga thế kỷ XIX, yếu tố tư
tưởng lý luận đương thời như chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, triết học Khai
sáng Anh, Kito giáo Nga; đặc biệt nhân tố chủ quan của bản thân Dostoievski.
- Luận án đã phân tích và khái quát được một số nội dung chủ yếu của tư
tưởng TDTT của Dostoievski, quan niệm triết học về TDTT, TDTT là một thể phức
hợp của sự giằng xé, tư tưởng về sự lựa chọn các giá trị và con đường đạt tới TDTT.
- Luận án đã rút ra được một số giá trị quan trọng của tư tưởng TDTT của
Dostoievski như: góp phần phát triển nhận thức về tự do; góp phần vào sự tiến bộ
xã hội Nga và sự phát triển nghệ thuật; bên cạnh đó nêu được những hạn chế của tư
tưởng đó.
6. Ý nghĩa của luận án
- Ý nghĩa lý luận
Với những kết quảcó được, luận án đã làm rõ, sâu sắc hơn và phong phú thêm
tư tưởng triết học của nhà văn- nhà tư tưởng lỗi lạc Nga thế kỷ XIX; cụ thể trong đã
từ góc độ triết học đi sâu vào bản chất và khái quát được nội dung cốt lõi của tư
tưởng TDTT; làm phong phú và sâu sắc thêm tư tưởng triết học của Dostoievski;
khẳng định giá trị tư tưởng đặc sắc của ông về mặt triết học.
6
Luận án góp phần bổ sung nhận thức về con đường phát triển đời sống tinh
thần Nga, đồng thời gợi mở về mặt phương pháp luận cho việc nghiên cứu con
đường phát triển tinh thần Nga trong thế kỷ mới.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành 4 chương, với 16 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của
F.M.Dostoievski
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố lịch sử- xã hội đến sự
hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
Dostoievski là nhà văn hiện thực đồng thời là một nhà tư tưởng, nhà triết học
hiện sinh, tư tưởng của ông không tách khỏi bối cảnh xã hội nước Nga thế kỷ XIX.
Nghiên cứu về điều kiện lịch sử- xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng
TDTT của Dostoievski cần phải nói đến các công trình sau:
- Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Tại Nga. năm 1883, sau 2 năm ngày mất của Dostoievski Vladiamir Soloviev
đã viết bài“Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski”, về sau, bài này được in trong cuốn
sách “Siêu lý tình yêu” (tập 3), (Phạm Vĩnh Cư dịch và tổng hợp, Nxb Tri thức, 2011,
tr.81-117). Bài viết thể hiện nhận thức sâu sắc về tư tưởng Dostoievski, chỉ ra đặc
điểm tinh thần của nước Nga trong thời đại Alexandre đệ nhị, đó là việc tạo ra “ngoại
hình tự nhiên của nước Nga, sự định hình thân thể của nó và, trong đau đớn và bệnh
hoạn, bắt đầu một quá trình sinh nở tinh thần” [88, tr.102]. Trong công trình này
Soloviev đã chỉ ra rằng, điều kiện địa lý tự nhiên rộng lớn, lịch sử chinh phạt của
nước Nga đã ảnh hưởng đến tư tưởng người Nga nói chung, tư tưởng của Dostoievski
nói riêng về tự do.
Tại Nga, trong những năm đầu thế kỷ XX, Leonid Grossman đã công bố công
trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Dostoievski có tên“Đôxtôiepski-
Cuộc đời và sự nghiệp”. Sau này cuốn sách được in ra và dịch ra tiếng Việt,
(L.Grôxman, Nxb Văn hóa, 2007), với hơn 700 trang của cuốn sách, Grossman đã
dành phần lớn cho việc chỉ ra điều kiện lịch sử - xã hội dẫn đến sự xuất hiện tư
tưởng tự do của Dostoievski. Đây là công trình đề cập đến những lĩnh vực liên quan
8
đến sự xuất hiện tư tưởng tự do của Dostoievski. Tiếp đó, có nhiều công trình bàn
đến nhân tố lịch sử- xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng TDTT của
Dostoievski của hàng loạt các nhà nghiên cứu Nga và Việt Nam trong thế kỷ XX.
Cuốn “Đôxtôiepski- Cuộc đời và sự nghiệp” là công trình tiêu biểu, đã chứa
đựng nhiều tư liệu quý hiếm về Dostoievski được Grossman truyền tải thông tin về
bối cảnh xã hội, gia đình, môi trường mà Dostoievski làm việc, họat động sau này.
Công trình này đã gián tiếp chỉ ra đặc điểm của xã hội Nga thế kỷ XIX, xu hướng
sản xuất của phương thức sản xuất phong kiến biến đổi, xuất hiện khuynh hướng
sản xuất tư bản, mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và vô sản, giữa địa chủ và nông nô,
nông dân Nga ngày càng sâu sắc. Công trình phân tích xu hướng vận động, phát
triển của xã hội Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX về biến đổi lực lượng sản xuất
vật chất, tồn tại xã hội Nga dẫn đến những biến đổi lớn trong đời sống tinh thần của
con người, của xã hội Nga đương thời. Chính sách của Sa hoàng đã tác động mạnh
đến sự biến đổi trong đời sống tinh thần của dân chúng Nga. Bối cảnh lịch sử trên
và những sự kiện trọng đại trong cuộc đời Dostoievski như ông hội văn chương, hội
tuyên truyền, những năm ông bị lưu đày đã ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng
TDTT. Cuốn “Đôxtôiepski- Cuộc đời và sự nghiệp” của Leonid Grossman là công
trình chi tiết nhất về hoàn cảnh môi trường sống và tư tưởng ảnh hưởng đối với sự
hình thành tư tưởng tự do của Dostoievski.
Năm 1923, N.A.Berdyaev (1874-1948) xuất bản cuốn sách viết về Dostoievski
tại Pragne (dẫn theo Nguyễn Hữu Hiệu) [15, tr.761]. Cuốn sách sau này được dịch
tại Việt Nam bởi Nguyễn Văn Trọng, với tên là: “Thế giới quan của Dostoevsky”
của N.A.Berdyaev (Nxb Tri thức, 2017). Đây là công trình nghiên cứu sự vận động
về tư tưởng của Dostoievski. Trong công trình này, do mục đích của Berdyaev là
phân tích bản chất sự vận động của tư tưởng về tự do của Dostoievski nên ông chỉ
đưa ra một vài trình bày về hoàn cảnh sống của Dostoievski. Berdyaev thấy được sự
chấn động của Dostoievski sau khi ông được thay hình phạt tử hình bằng án khổ sai.
Vì vậy, tác giả cho rằng đây là bước ngoặt nhận thức của Dostoievski dần thay đổi,
để rồi sau này ông đề cao Kito giáo.
9
Tập tiểu luận “Về trí thức Nga” của tập thể tác giả (Nxb Tri thức, 2014), là công
trình xoay quanh những dữ kiện của lịch sử Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Công trình đánh dấu bước nghiên cứu rõ nét hơn về xã hội Nga, nhất là thông qua
nghiên cứu một nhóm người- trí thức Nga, các tác giả đã phân tích tư tưởng của trí
thức Nga dưới ảnh hưởng của biến đổi xã hội, tham chiếu tư tưởng của Dostoievski
với trí thức Nga thế kỷ XIX. Từ đó, các tác giả đã đánh giá mức độ phản ánh thời đại
của Dostoievski trên những chân dung tinh thần của trí thức Nga.
- Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam:
Cuốn “Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX”, (Nguyễn Hải Hà, chủ biên) xuất bản
lần đầu tiên năm 1978 tại Nxb Giáo dục, (có bản tái bản của Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2002), đã nghiên cứu rất nhiều vấn đề về lịch sử văn học Nga phản ánh lối
sống và tư tưởng dân tộc Nga trong đó chỉ ảnh hưởng của thời đại đến tư tưởng của
các nhà văn Nga thế kỷ XIX nói chung và tư tưởng của Dostoievski nói riêng.
Cuốn sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch với chủ đề: “Khái quát
văn học Nga và Lep Tônxtôi” (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1986) đã phân tích
làm rõ bối cảnh văn học Nga trong thế kỷ XIX tác động tới sự nghiệp văn chương
của Dostoievski. Công trình chỉ ra sự phức tạp về bối cảnh xã hội Nga tạo ra sự
phức tạp về tinh thần, tư tưởng ở nước Nga. Trong đó có sự phức tạp, đa chiều
trong tư tưởng của Dostoievski.
Trong cuốn sách“Diện mạo triết học phương Tây hiện đại” (2006, Nxb Hà
Nội), tác giả Đỗ Minh Hợp đã mô tả nhiều trường phái triết học, nhiều nhà triết học
phương Tây hiện đại, trong đó có bàn đến triết học Dostoievski. Về Dostoievski, tác
giả đã khái quát điều kiện lịch sử- xã hội dẫn đến sự phát triển của luồng tư tưởng tự
do hiện sinh nói chung và tư tưởng triết học của Dostoievski nói riêng.
Công trình lớn của nhiều nhà nghiên cứu là cuốn “Lịch sử văn học Nga”,
(đồng tác giả Nguyễn Kim Đính, Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc
Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Nxb Giáo dục, 2006), xuất bản lần đầu năm
1997 và tái bản nhiều lần. Đây là công trình nghiên cứu sự vận động của các tư
tưởng trong văn học Nga. Tại công trình này, tác giả Nguyễn Kim Đính dành trọn
32 trang viết về Dostoievski đã giới thiệu các điều kiện hình thành, nội dung tư
10
tưởng của Dostoievski [11, tr.355-386]. Bài viết của Nguyễn Kim Đính đã chỉ ra
giai đoạn vận động lịch sử mà Dostoievski đang sống, đồng thời những biến đổi của
tình hình cách mạng tại châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Nga đã thúc
đẩy khuynh hướng nhận thức về tự do của Dostoievski.
Công trình “Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX
nửa đầu thế kỷ XX” của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn
Thanh, (Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2008), phân tích cho rằng tư tưởng TDTT
của Dostoievski như một vấn đề tiềm năng của triết học hiện sinh. Công trình đã giới
thiệu giúp cho giới nghiên cứu nắm bắt một cách tổng thể xã hội phương Tây cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đồng thời phân tích sâu sắc ảnh hưởng của xã hội đối
với triết học hiện sinh nói chung, tư tưởng TDTT của Dostoievski nói riêng.
Bài nghiên cứu của Phạm Vĩnh Cư với tựa đề: “Dostoievski- sự nghiệp và di
sản”, (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6, 2001), đã luận giải các yếu tố tương tác
dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng tự do của Dostoievski. Công trình chỉ ra rằng, xu
hướng mất tự do, dân chủ của đa số nhân dân Nga ở thế kỷ XIX là điều kiện để
Dostoievski bàn tới tự do. Tại trang 145, tác giả viết: “sau này, nhiều năm sống ở
Tây Âu, quan sát tận mắt hiện thực xã hội ở những nước đã làm cách mạng tư sản,
Dostoievski nhận thấy lý tưởng tự do công bằng bác ái ở đây bị phản bội, quyền lợi
của con người lao động không được tôn trọng, các đảng phái chính trị lợi dụng sự
tín nhiệm của nhân dân theo đuổi những mục tiêu vị kỷ hẹp hòi của họ” [13,tr.145].
Đặc biệt, công trình này đã lý giải hai lý do làm cho việc Dostoievski thay đổi
lập trường chính trị, đó là chính sách mới của AlexandreII và thời gian bị cầm tù ở
Syberi giúp Dostoievski hiểu biết, yêu mến quần chúng lao động Nga. Công trình
bước đầu lý giải được bản chất của tự do mà Dostoievski đưa ra ở hai giai đoạn
(trước và sau những năm 60 của thế kỷ XIX) là khác nhau.
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu lịch sử nước Nga
vào cuối thế kỷ XIX đã chỉ ra bản chất giả tạo của cuộc cải cách nông nô dẫn tới
xuất hiện luồng tư tưởng cấp tiến tại Nga, trong đó có tư tưởng về tự do của
Dostoievski. Các công trình đều phân tích và thống nhất đánh giá rằng, những chính
sách cai trị của Sa hoàng là kết hợp cải cách và trấn áp. Năm 1825, Nikolai I lên nối
11
ngôi thay Hoàng đế Aleksander I đã phải đối phó với các cuộc nổi dậy. Tiêu biểu là
nhóm nhỏ quý tộc và sĩ quan quân đội theo đường lối tự do muốn đưa em trai của
Nikolai I, vốn là người theo chủ thuyết dân chủ và ôn hòa, lên làm hoàng đế lập hiến.
Lúc này Nikolai I trở nên chuyên chế hơn, trấn áp các cuộc khởi nghĩa. Sự trấn áp của
Nikolai I đối với phong trào tự do lại có tác dụng trở lại, kích thích tinh thần tự do
của nhân dân Nga trỗi dậy. Trong nhiều nhóm tham gia vào phong trào tự do, nhóm
Petrashshevski của Plekhanov đã khiến Dostoievski chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và tin
theo. Thời kỳ đầu, tư tưởng tự do của Dostoievski mang khuynh hướng tự do chính
trị, ông còn tham gia tổ chức đấu tranh đòi tự do, chống lại Sa hoàng.
Các công trình trên đã phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nửa cuối
thế kỷ XIX, khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ điều kiện vật chất, kinh tế Nga
phát triển về cơ cấu ngành, số lượng hàng hóa làm nảy sinh nhiều nhu cầu về vật
chất và tinh thần ở mức độ cao hơn. Các công trình đã chỉ ra tác động của điều kiện
lịch sử- xã hội dẫn đến sự phân hóa trong triết học, sự xuất hiện các nhánh hiện sinh
và kỹ trị, nhánh kỹ trị luôn tiếp cận vấn đề trên dòng thác của khoa học kỹ thuật,
còn nhánh hiện sinh tiếp cận vấn đề từ những biến đổi đa chiều của đời sống con
người, đặc biệt là cái bản ngã. Các công trình này đã phân tích điều kiện kinh tế- xã
hội mà Dostoievski sống, từ đó chỉ ra rằng: những hạn chế và sự kìm kẹp của chuyên
chế phong kiến hay tính lợi ích trong chủ nghĩa tư bản theo khuynh hướng độc quyền
đã kích thích tư tưởng tự do và hành động nhằm đạt tới tự do của nhân dân. Một số
công trình liên quan đã lý giải sự thay đổi chính sách cai trị của Nga hoàng, biến cố
cuộc đời của Dostoievski đã ảnh hưởng tới luồng tư tưởng của ông. Nhiều công trình
khác đóng góp quan trọng vào việc luận chứng các điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan tới sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các tư tưởng dẫn đến sự
hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
Nghiên cứu về khía cạnh này chủ yếu là các công trình của các học giả nước
ngoài, tiêu biểu như L.Grossman, Berdyaev, Soloviev, Bakhtin. Công trình đồ sộ
của L.Grossman đã phân tích sâu xu hướng ảnh hưởng Kito giáo của Dostoievski;
công trình tiêu biểu của Berdyaev đã tập trung đánh giá những tư tưởng ảnh hưởng
12
tới tư tưởng tự do của Dostoievski; một số công trình của Soloviev quan tâm đến
hầu hết sự vận động tư tưởng của Dostoievski.
- Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài:
Cuốn “Triết học của tự do” của N.A.Berdyaev xuất bản lần đầu tiên tại Nxb
Con đường ở Nga, năm 1911( bản tiếng Việt tại Việt Nam do Đỗ Minh Hợp dịch,
Nguyễn Trọng Chuẩn hiệu đính, Nxb Tri thức, 2015) được giới nghiên cứu ở Việt
Nam mới đây đón nhận. Đây là một trong những công trình khảo cứu về bản diện cá
nhân và TDTT của chủ nghĩa hiện sinh. Trong công trình này, Berdyaev chỉ ra sự
ảnh hưởng của Kito giáo đối với sự hình thành tư tưởng tự do của Dostoievski.
Berdyaev đã luận giải sự ảnh hưởng đặc biệt của Kito giáo đối với đời sống tinh
thần, khát vọng vươn tới TDTT của con người. Ông cho rằng, giữa lúc mà con
người muốn tự do về vật chất và thỏa mãn điều kiện vật chất thì con người vẫn khát
khao tự do của Chúa, tự do theo tinh thần Kito giáo. Dostoievski nhận thấy khoa học
tạo ra và nhận thức được các dạng vật chất mới, nhưng theo ông, khoa học tự nhiên
vẫn còn bất lực trong khi giải thích sáng tỏ thế giới, chưa tạo được niềm tin trấn an
con người. Công trình chịu ảnh hưởng nặng nề của lập trường duy tâm tôn giáo nên
chưa chỉ ra được đầy đủ nội hàm khái niệm TDTT mà Dostoievski đã đưa ra.
Cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” của N.A.Berdyaev, (Nxb Tri thức,
2017) là một trong những cuốn sách có giá trị và được viết sớm về vai trò của Kito
giáo đối với sự hình thành tư tưởng tự do và TDTT của Dostoievski.
Cuốn “Đôxtôiepxki- Cuộc đời và sự nghiệp” của L.Grossman (đã giới thiệu ở
trên) đã phân tích, chứng minh một cách tỉ mỉ những thay đổi trong đời sống tinh
thần của Dostoievski. Trong cuốn này, Grossman đã sử dụng nhiều tư liệu quý để
minh chứng, luận giải từ cuốn “Hồi ức về F.M.Dostoievski của Soloviev”, xuất bản
năm 1881. Công trình cũng đã nêu ảnh hưởng của tư tưởng XHCNKT và Kito giáo
đối với Dostoievski. Công trình dẫn nhập nhiều tư liệu quý về ảnh hưởng tư tưởng
XHCN đối với Dostoievski. Trong 68 trang của công trình, (từ trang 103 đến trang
171), Grossman đã chỉ ra sự chuyển hướng tư tưởng của Dostoievski vào khoảng
những năm 40 của thế kỷ XIX. Dostoievski gặp gỡ Belinski, tìm hiểu tư tưởng dân
chủ và xã hội, theo nhóm Petrashshevski, chịu ảnh hưởng của CNXHKT mà Fuorier
13
xây dựng nên. Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng ở việc phân tích giai đoạn đầu
hình thành tư duy về tự do của Dostoievski, chưa chú ý đến tư duy về tự do của
Dostoievski ở giai đoạn sau. Trong khi, ở giai đoạn sau (tức là từ thập niên 60 trở
đi) những biến cố cuộc đời khiến Dostoievski chịu ảnh hưởng Kito giáo sâu sắc,
đấy mới là giai đoạn thể hiện rõ nhất tư tưởng TDTT của Dostoievski.
Trong thập niên đầu thế kỷ XX, L.Shestov đã có bài đầu tiên chỉ ra ảnh hưởng
của Kito giáo đối với Dostoievski, đó là bài: “Dostoievski và Nietzsch”, (dẫn theo
Nguyễn Hữu Hiệu), [15, tr.777].
Hai công trình lớn và tiêu biểu của L.Grossman và N.A.Berdyaev có cách tiếp
cận vấn đề khác nhau. Nếu như Grossman nhận thấy vai trò của Fuorier và các nhà
CNXHKT thì Berdyaev nhận thấy ảnh hưởng của Kito giáo đối với sự xuất hiện tư
tưởng TDTT của Dostoievski. Grossman liệt kê hầu hết các sự kiện về cuộc đời của
Dostoievski trong những năm 40, 50 của thế kỷ XIX, để nói rõ sức ảnh hưởng của
trào lưu CNXHKT đối với Dostoievski, còn Berdyaev chú trọng đến mức độ ảnh
hưởng của Kito giáo đối với Dostoievski.
- Các công trình tiêu biểu ở trong nước:
Công trình “Triết học hiện sinh” của tác giả Trần Thái Đỉnh xuất bản lần đầu
tiên tại Nxb Thời mới ở Sài Gòn năm 1967, bản tái bản của Nxb Tri thức, 2008).
Tác giả chú trọng làm rõ hơn vấn đề hiện sinh, ông cho rằng, sự hình thành tư duy
tự do hiện sinh chính là khởi nguồn từ Kant với những tri thức tiên nghiệm. Tuy
nhiên, tác giả chưa làm rõ quan điểm này ở trường hợp của Dostoievski.
Trong cuốn sách: “Lịch sử văn học Nga”, (đã giới thiệu trên) có một phần
trình bày về Dostoievski của Nguyễn Kim Đính. Tác giả Nguyễn Kim Đính đã chỉ
ra rằng, Dostoievski ảnh hưởng tư tưởng của các bậc tiền bối vốn là những nhà văn,
nhà thơ lớn như: W.Shakespear (1564-1616), A.S.Pushkin (1799-1837), N.V.Gogol
(1809-1852), H.Balzac (1799-1850), V.Hugo (1802-1885). Tài liệu này là cơ sở để
tác giả luận án vận dụng đối sánh bước phát triển về tư tưởng triết học của
Dostoievski trong giới văn sĩ.
14
Trong các công trình nghiên cứu về tiền đề tư tưởng đối với sự hình thành tư
tưởng TDTT của Dostoievski, cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky”, (Nxb Tri
thức, 2017), của Berdyaev là công trình phân tích chi tiết và sâu sắc về ảnh hưởng
của chính thống giáo đối với Dostoievski; ở đây tác giả đưa ra những đánh giá
thuyết phục về sự kế thừa tư tưởng của Dostoievski từ chính thống giáo Nga.
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích bước ngoặt quan trọng trong tư
tưởng TDTT của Dostoievski, từ tự do chính trị, Dostoievski đã chuyển sang coi tự
do tinh thần Kito.Tuy nhiên, các công trình kể trên chưa làm rõ được bản chất và
nguyên nhân sự chuyển biến tư tưởng tự do của Dostoievski, từ chỗ mong ước xây
dựng một xã hội lý tưởng với nhiều phúc lợi về vật chất, đến tư tưởng TDTT, đề
cao lối sống hiện sinh, ngầm phê phán những lối tư duy, phi nhân tính, phi thực tế.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới sự hình
thành tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski
- Các công trình ở nước ngoài:
Cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” được Berdyaev xuất bản từ năm 1923
tại Nga và mới xuất bản lần đầu bằng tiếng Việt tại Việt Nam (Nxb Tri thức, 2017)
đã chỉ ra một số nét về sự khác biệt của nhân cách Dostoievski, căn bệnh của ông,
lòng tốt và cả thói phiêu lưu mạo hiểm của ông đã ảnh hưởng tới sự hình thành tư
tưởng TDTT của ông ra sao.
Trong cuốn: “Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía” (Trung tâm khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin KHXH, (1998) có bài viết:
“Dostoievski và số phận nước Nga” của Volgin [96,tr.62-68]. Bài viết phân tích
nhân tố chủ quan của Dostoievski đối với sự hình thành tư tưởng của ông. Một số
bài viết trích từ cuốn sách trên là những công trình chỉ ra sự vận động trong tư
tưởng của Dostoievski nói chung, tư tưởng TDTT của ông nói riêng.
Cuốn “Đốtxtôiepxki- Cuộc đời và sự nghiệp, ( Leonid Grossman, Nxb Văn
hóa, 2007) đã chuyển tải nhiều tư liệu quý hiếm về gia đình của Dostoievski. Công
trình chỉ ra những áp lực trong môi trường gia đình, chủ yếu là sự thô lỗ, tàn bạo
của người cha đã tạo nên tính cách cậu bé Dostoievski ít nói, nhút nhát. Tác giả của
15
công trình này đã liệt kê các chi tiết quan trọng như: Dostoievski từng bị thay thế
bản án tử hình bằng việc đi đày, ông bị bệnh động kinh nên sống biệt lập, thường
suy tưởng, chiêm nghiệm, chịu đựng giày vò. Tuy vậy, cuốn sách này còn hạn chế
khi luận chứng cho tư tưởng tự do, phần lớn được viết dưới dạng liệt kê, kể lại toàn
bộ cuộc đời và sự nghiệp của Dostoievski.
- Một số công trình ở Việt Nam:
Bài viết “Dostoievski- sự nghiệp và di sản” của Phạm Vĩnh Cư, (Tạp chí Văn
học nước ngoài, số 6, 2001) đã trình bày khái quát những nhân tố tác động đến sự
hình thành tư tưởng của Dostoievski như hoàn cảnh gia đình, nhân tố chủ quan của
Dostoievski. Công trình cũng chỉ ra hai lý do dẫn đến sự thay đổi thế giới quan của
Dostoievski vào những năm sáu mươi của thế kỷ XIX đó là bệnh tật và việc ông trải
nghiệm cuộc sống tử tù.
Những nghiên cứu về cuộc đời của Dostoievski đã chỉ ra những ảnh hưởng
đến sự hình thành tư tưởng TDTT của ông, đặc biệt là các cuộc chơi bạc và tình yêu
của Dostoievski dành cho cô thư ký Anna. Những nghiên cứu trên đây mới chỉ
mang tính gợi mở, mới chỉ thấy được một góc độ ảnh hưởng nào đó của tư tưởng
nhân loại đối với tư tưởng Dostoievski, chưa làm rõ được hết mức độ ảnh hưởng đối
với sự ra đời tư tưởng TDTT trong hệ thống các tác phầm của F.M.Dostoievski.
1.2. Tình hình nghiên cứu về nội dung tư tưởng tự do tinh thần của
Dostoievski
Cho đến nay có rất nhiều các công trình bàn đến tự do. Bởi vì, tự do là khát
vọng của loài người. Triết học lấy con người làm đối tượng nghiên cứu nên trong
lịch sử triết học nhiều tác giả bàn về tự do như: E. Kant, Hegel, F.Engels, C.Marx
và rất nhiều chính trị gia khác cũng bàn về vấn đề này. Cùng và sau Dostoievski có
thể kể đến một số công trình mới, nổi bật bàn về tự do.
- Những nghiên cứu về vấn đề tự do, TDTT:
Trong số rất nhiều công trình bàn về tự do, có công trình nổi bật của John
Stuart Mill là “Bàn về tự do”, xuất bản bằng lần đầu bằng tiếng Anh năm 1859, (
Nxb Tri thức, 2005) là công trình được nhiều người đọc quan tâm, nghiên cứu và
16
đối sánh nhất. Trong công trình này, J.S.Mill đã trình bày khái niệm tự do như là
một thành tố của an sinh. Mill chú trọng làm rõ tự do tư tưởng và tự do thảo luận.
J.S.Mill đã giải thích về chân lý trong mối quan hệ với các yếu tố: lòng tin chung
chung, lòng tin tôn giáo. Tư tưởng của J.S.Mill có nhiều nét đối lập với Dostoievski
trong khi bàn về tự do tư tưởng, TDTT về đối tượng và phương cách tiếp cận.
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, I.Berlin xuất bản cuốn “Bốn tiểu luận
về tự do”, (sau này xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam, Nxb Tri thức, 2015).
Berlin cho rằng, tự do thuộc phạm trù đạo đức của mỗi người, tự do là đạt được
mục đích của mình. Nhưng ông cũng chỉ ra rằng đạt đến tự do triệt để không có
nghĩa là đạt đến bình đẳng triệt để. Về tính chất, đây là công trình bàn về tự do có
điểm tương đồng với quan điểm tự do của Dostoievski ở giai đoạn trước năm1860.
Một công trình tiêu biểu khác đó là cuốn sách “Chủ nghĩa tự do truyền thống”
của Ludwig von Mises xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức, năm 1927, (sau này bản in
tiếng Việt tại Việt Nam, Nxb Tri thức, 2015). Công trình đã trình bày quan điểm về
tự do, chủ nghĩa tự do (CNTD) dựa trên căn cứ là mối quan hệ với tư liệu sản xuất.
L.V.Mises cho rằng, CNTD không phải là một học thuyết hoàn chỉnh hay một giáo
điều, bất di bất dịch. Ngược lại, đây chính là áp dụng lý thuyết khoa học và đời sống
xã hội của con người. Công trình này đã trình bày các nội dung về ảnh hưởng của
các thiết chế đối với sự xuất hiện tự do, đó là nhà nước, đảng chính trị, giới hạn của
nhà nước; đồng thờì công trình này cũng chỉ ra một số phương diện tự do như tự do
đi lại, tự do thương mại.
Các công trình kể trên đã chỉ ra những cơ sở của tự do công dân. Tuy nhiên,
những nghiên cứu này chỉ có ý nghĩa tham khảo để tác giả đề tài tiếp tục đi sâu
nghiên cứu tư tưởng TDTT của Dostoievski. Các công trình trên đã tập trung nghiên
cứu về CNTD truyền thống, như: tự do thể xác, tự do công dân. Trong đó, quan
điểm của Mill đã trình bày về tự do tư tưởng, nhưng cũng chỉ ở phạm vi liên quan
đến quy tắc xã hội. Chỉ có quan điểm của I.Berlin là trình bày về tự do mang tính
khoan dung, tự do của tư tưởng, tinh thần. Tuy nhiên các công trình này chưa làm
rõ được khái niệm tinh thần và bản chất của TDTT.
17
Đóng vai trò là cơ sở để tác giả nghiên cứu tư tưởng TDTT là khái niệm tinh
thần được trình bày trong cuốn “Từ điển triết học”, (Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1986)
đã xác định: theo nghĩa hẹp thì tinh thần рồng nghĩa với tэ duy, theo nghĩa rộng thì
tinh thần đồng nghĩa với ý thức. “Cái tinh thần là chức năng của vật chất có tổ chức
cao, là kết quả của thực tiễn vật chất, lịch sử xã hội của con người. Đời sống tinh
thần của xã hội- ý thức xã hội- phản ánh tồn tại xã hội.1
”
Matsuhita Konosuke đã viết cuốn “Mạn đàm nhân sinh” (Nxb Hà Nội, 2008),
tập trung luận giải vấn đề con người, xã hội. Công trình chỉ ra được yếu tố tinh thần
là điều quan trọng của xã hội loài người.
Tại công trình “Con người trong thế giới tinh thần” (Nxb Tri thức, 2015),
Berdyaev đưa quan niệm TDTT là tự do lựa chọn. Công trình “Thuyết hiện sinh là
một thuyết nhân bản”, (Jean Paul Satre, Nxb Tri thức, 2015), đã phân tích, luận giải
về mối quan hệ của con người với đời sống tinh thần của mình.
- Những nghiên cứu quan điểm của Dostoievski về TDTT:
+ Các tài liệu nước ngoài tiêu biểu là:
Nghiên cứu về Dostoievski tuy không rộng rãi, nhưng những công trình bàn
về tư tưởng của ông mang khuynh hướng phân cực. Các công trình chủ yếu là:
Công trình đầu tiên và nổi bật bàn về vấn đề này là bài viết: “Ba diễn từ tưởng
niệm Dostoievski” (năm 1883), sau này in trong cuốn sách “Siêu lý tình yêu” (tập 3)
của Vladiamir Soloviev, (Nxb Tri thức, 2011, Phạm Vĩnh Cư dịch) có nêu lên tư
tưởng tự do tôn giáo của Dostoievski. Tác giả đã chỉ ra điểm nổi bật trong tư tưởng
của Dostoievski là tinh thần đoàn kết, bác ái của tôn giáo mang đến niềm tin của nhân
dân Nga. Soloviev đánh giá tư tưởng của Dostoievski trên phương diện đấu tranh vì
tự do ở Nga cuối thế kỷ XIX. Dù bàn về lĩnh vực này không nhiều, nhưng Soloviev
cực kỳ sâu sắc khi lựa chọn những chi tiết quan trọng nhất trong cuộc đời, sự nghiệp
của Dostoievski và bối cảnh xã hội, từ đó liên hệ với tư tưởng tự do của Dostoievski.
Cuốn “Sáng tác của Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía”, (Trung tâm
khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin KHXH, 1998), tập hợp từ
1
Từ điển triết học,(1986), Nxb Tiến bộ Matxcova.
18
nhiều bài viết của nhiều tác giả. Các bài viết: “Sáng tác của Dostoievski trong sự
đánh giá của giới phê bình tôn giáo- triết học Nga”, Mizannishkova, [96, tr.9-tr.61] ,
“Quan điểm về sự cứu rỗi” của Irving Howe, [96;tr.116-tr.135] đã tập trung phân
tích về tư tưởng tự do của Dostoievski. Bài viết “Dostoievski và số phận nước Nga”
của Volgin [96;tr.62-68] chỉ ra hướng lựa chọn con đường tới tự do của
Dostoievski. Các bài viết khác như: bài của M.Khrapchenko với tựa đề “Dostoevski
và di sản văn học của ông”, bài viết của Iring Home “Quan điểm về sự cứu rỗi”, bài
“Những bài học của Dostoevski” của D.Granin, bài “Người uy tụ trái tim Nga” của
Andregide là những bài viết chỉ ra xu hướng TDTT thông qua sự phân đôi tâm lý,
phân cực của nhân cách con người.
Trong cuốn “Con người trong thế giới tinh thần” (Nxb Tri thức, 2015)
Berdyaev cũng trình bày về đặc điểm đời sống của con người, gồm có đời sống vật
chất và đời sống tinh thần. Công trình khảo cứu về lĩnh vực tinh thần của con người.
Berdyaev nói đến đời sống tinh thần như một bản diện của con người. Bên cạnh đời
sống vật chất đáp ứng nhu cầu bản năng của con người thì đời sống tinh thần mới là
cơ sở bộc lộ tính người - bản diện cá nhân. Tinh thần là khái niệm chỉ yếu tố bên
trong của con người, trong đó có nhiều mâu thuẫn và phản cực, nó tạo ra những liên
kết nội tại của tư duy. Tuy thế, Berdyaev đã thấy được tinh thần có ảnh hưởng lớn
như thế nào đến thể xác, chính tinh thần tạo ra gương mặt hiện hữu, bản diện của cá
nhân. “Tinh thần bao gồm trong nó cả thể xác, nó tinh thần hóa thể xác, truyền cho
thể xác một phẩm chất khác” [3, tr.53]. Tác giả cũng chỉ ra đó là “xung đột của tình
yêu đối với thế giới cao cả, đối với đỉnh cao, và lòng thương xót đối với thế giới
thấp hèn, đối với thế giới đau khổ” [3, tr.24]. Trong công trình này N.A.Berdyaev
đã quan niệm TDTT là tự do lựa chọn. Nhận thức của Berdyaev về Dostoievski thể
hiện trong cuốn sách này là tự do gắn với một tồn tại xã hội, đặc biệt là một tồn tại
nhà nước cụ thể nhất định; tự do được tham chiếu trong mối quan hệ với thượng đế,
tự nhiên, xã hội và văn minh; bản diện cá nhân và tự do trong chủ nghĩa hiện sinh,
công trình này chỉ ra được phát hiện của Dostoievski về khởi nguyên bi thảm trong
con người và tính mâu thuẫn trong bản chất của nó, bản chất con người với tự do [3,
19
tr.294]. Berdyaev cho rằng, tư tưởng của Dostoievski gắn với sự đau khổ và giày vò
ở con người [3, tr.38], xu hướng tự do gắn với nổi loạn, con đường đến TDTT cũng
là con đường theo đuổi hài hòa (tại trang 79,114,122,123,124). Trong công trình
này, Berdyaev đã có sự khái quát, so sánh tư tưởng tự do của Dostoievski gần gũi
với của Kierkegaard, Nietzsche và liên hệ với một số tư tưởng khác.
Công trình “Triết học của tự do” của N.A.Berdyaev, (Nxb Tri thức, 2015) (Đỗ
Minh Hợp dịch, Nguyễn Trọng Chuẩn hiệu đính) nghiên cứu sâu về vấn đề tự do
nói chung và cho rằng TDTT của Dostoievski là bản chất của con người. Tại các
trang 241, 254, 284 tác giả Berdyaev đã nhận thấy sự khác biệt về tư tưởng tự do
của Dostoievski khác lý tưởng tự do cơ giới ở châu Âu, nó tiêu biểu cho chủ nghĩa
Slavo, chủ nghĩa phi chính phủ, khát vọng tự do. Tuy nhiên, những vấn đề này
trong tác phẩm chỉ được Berdyaev chỉ ra một cách khái lược, còn thiếu sự phân tích,
minh chứng từ các tác phẩm của Dostoievski. Công trình của N.A.Berdyaev đã
dành nhiều trang chỉ ra đặc điểm tư tưởng của Dostoievski: cơ sở của tư tưởng tự do
của Dostoievski là tư duy của E.Kant [4, tr.42]. Dostoievski kế thừa nhận thức về tự
do có thành tố niềm tin, tuy nhiên vấn đề tự do của Kant còn chung chung, không
giới hạn về mặt tinh thần. Berdyaev đã thấy được TDTT của Dostoievski có đề cao
tự do triết học, liên quan đến Kito giáo [4, tr.32]. Là một công trình đặc sắc khi bàn
về tự do, tuy nhiên, công trình này mới chỉ điểm đến tư tưởng TDTT của
Dostoievski về tự do, cái ác...[4, tr.172] và trách nhiệm [4, tr.244].
Nét đặc sắc trong công trình kể trên của Berdyaev là trình bày được mối quan
hệ giữa tinh thần của các cuộc cách mạng với tinh thần của con người. Ông đồng
nhất các phong trào cách mạng, kể cả “cuộc cách mạng lớn thứ hai của Nga”2
.
Tư duy về tinh thần của Berdyaev là cơ sở để bổ sung nhận thức về triết lý của
Dostoievski. Bên cạnh những ưu điểm trên, công trình có hạn chế ở chỗ còn
mang tính kinh nghiệm, là những tri thức tư biện nên còn thiếu cái nhìn khách
quan về xã hội.
20
Trong cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky”, (Nxb Tri thức, 2017), Berdyaev
đã dày công nghiên cứu, với 369 trang, kết cấu 9 chương, gồm các vấn đề: hình
tượng tinh thần của Dostoievski; con người; tự do; cái ác; tình yêu; cách mạng
XHCN; nước Nga; Viên Đại pháp quan, thần -Nhân và Nhân- thần; Dostoievski và
chúng ta. Cả 9 chương đều chú trọng đến những gì liên quan đến TDTT. Đặc biệt,
tại chương thứ ba (Tự do, tr.107-142) chủ yếu TDTT được nhận diện rằng: tự do
gắn với Kito, con đường tự do sẽ trải qua bi kịch.Trong cuốn sách này, tác giả
Berdyaev cho rằng tư tưởng TDTT có tính biện chứng về mặt xã hội con người và
về mặt thần học. Xu hướng đạt TDTT của Dostoievski là xu hướng đạt đến sự hòa
ái xã hội từ trong tâm, trong bản diện mỗi người.
Một số ít công trình tìm ra sự riêng biệt của Dostoievki so với các nhà tư
tưởng khác. Các nhà nghiên cứu đã so sánh Dostoievski với một số nhà tư tưởng
khác như Belinski, Lev Tolstoi, để thấy được bản chất trong tư duy triết học của
ông. Cuốn biên khảo nổi tiếng của Georges Steiner viết năm 1959 có tựa đề:
"Tolstoi hay Dostoievski” có viết: "Tolstoi, tinh thần bị ám ảnh bởi lý trí và sự kiện;
Dostoievski kẻ miệt thị chủ nghĩa duy lý, người vô cùng yêu chuộng sự nghịch lý,
Dostoievski thích thà chống lại chân lý còn hơn chống lại đấng Chúa, coi thường
cái gì hoàn toàn dễ hiểu và chủ thuyết huyền bí” (dẫn theo Nguyễn Hữu Hiệu, giới
thiệu về Dostoievski) [15, tr.802].
Merezhkovsky, tác giả bài viết “L.Tolstoi và Dostoievski” đã khẳng định ở
Dostoievski có tư tưởng tự do, đấu tranh chống chủ nghĩa duy lý (dẫn theo
Berdyaev) [5, tr.96].
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vai trò của Chúa trong thế giới
tinh thần của Dostoievski, đã đưa ra những phát hiện về ảnh hưởng của Chúa đối
với con người, việc Chúa đón nhận người tự do, mở ra mảnh đất tôn giáo cho loài
người yêu mến tự do, phê phán những tư tưởng đạt đến tự do bằng cưỡng chế. Theo
Dostoievski, con người cần phải gánh vác gánh nặng của tự do để được cứu độ.
Các công trình trên cũng chỉ ra được rằng, bản chất của TDTT là tự do lựa
chọn, tự do tư duy của cá thể, không phải là của tập thể. TDTT đã biểu đạt giá trị
sống của cá thể hiện sinh.
21
Trong cuốn sách của có tựa đề “Tất định luận và tự do lựa chọn”, (Isaiah
Berlin, Nxb Tri thức, 2015) đã xem xét TDTT của Dostoievski ở góc độ tri thức.
Trong cuốn “Từ điển triết học”, (Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975), tại trang 186
có ghi rằng, “Dostoievski bàn về đạo đức xã hội, phê phán chủ nghĩa ích kỷ, thái độ
vô liêm sỉ, chế độ nô lệ, sự chia rẽ, tệ mua chuộc vốn có của nền văn minh tư sản,
rất đau xót về sự đổ nát đạo đức”. Đoạn trích này đánh giá thế giới quan của
Dostoievski. Dostoievski đòi hỏi nguyên tắc đạo đức cao cả và nghiêm khắc: phải là
con người giữa những con người.
+ Các tài liệu tại Việt Nam:
Trong cuốn sách “Lịch sử văn học Nga”, (đồng tác giả Đỗ Hồng Chung,
Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy
Liên), (Nxb Giáo dục, 2006), có bài giới thiệu về F.M.Dostoievski của tác giả
Nguyễn Kim Đính. Tác giả đã lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu của Dostoievski,
từ đó khái quát tinh thần của Dostoievski. Cụ thể là, Nguyễn Kim Đính nghiên cứu
các tác phẩm “Những ghi chép về ngôi nhà chết”, “Nhật ký nhà văn”, “Những bút
ký mùa đông và những cảm tưởng mùa hè”, “Chàng ngốc”. Từ đó tác giả cho rằng,
TDTT của Dostoievski được xem xét như xu hướng đa thanh, phức điệu của nghệ
thuật viết văn, truyền tải thông điệp sự phức tạp trong mối quan hệ đan chéo chằng
chịt, phê phán CNTD cực đoan, tự do là tự nhận thức chính mình. Công trình của
Nguyễn Kim Đính đưa ra những nhận định công tâm, khách quan trong cách đánh
giá về Dostoievski.
Trong cuốn “Triết học phương Tây hiện đại qua một số tác phẩm tiêu biểu”,
(Nxb Khoa học xã hội, 2014), tác giả Đỗ Minh Hợp và Vũ Mạnh Toàn đã chỉ ra sự
phê phán con người tập thể, xác định sự khác biệt giữa TDTT của cá thể hiện sinh
với con người đại chúng. Trong công trình này, nhóm tác giả đã đề cập được bản
chất của TDTT là tự do tư tưởng, khác với tự do công dân. TDTT là tự do mong
muốn, tự do khát vọng. Công trình chỉ ra rằng, Dostoievski khởi đầu cho xu hướng
hiện sinh, do vậy nhận thức sự vật bị chi phối bởi những quy luật tất yếu nên không
có tự do. Còn con người coi ý thức là trực giác, chứ tuyệt nhiên không phải là lý trí,
22
cho nên có tự do. Là hành động bản năng, tự do mang tính tự phát, nó không có
nguyên động lực nào khác ngoài chính nó; tự do là tự thể hiện, tự do luôn luôn là dự
phóng và chỉ có dự phóng mới tạo điều kiện cho tự do được bảo đảm bởi vì nếu con
người đạt tới mục đích rồi thì không còn tự do. Theo Dostoievski, tự do cá nhân
không phải chỉ là nguồn gốc của cái thiện mà còn là nguồn gốc của cái ác. Tự do vô
hạn hay sự nổi loạn cá nhân chủ nghĩa chống lại những quan hệ đã hình thành càng
dẫn đến chuyên quyền, sự chia rẽ con người, sự đau khổ, sự sụp đổ đạo đức của cá
nhân, thậm chí dẫn đến cái chết. Vì mục đích bàn về triết học phương Tây hiện đại
qua một số tác phẩm tiêu biểu, nên công trình này dành rất ít cho việc bàn về tư
tưởng của Dostoievski. Công trình chưa làm rõ được toàn bộ nội hàm của TDTT
cũng như con đường hình thành tư duy về tự do và con đường đạt tới TDTT của
Dostoievski.
Bài “Đốt- xtôi” của Nguyễn Tuân được công bố lần đầu vào năm 1982, sau
này được tập hợp và xuất bản trong cuốn “Sáng tác của Dostoievski- những tiếp cận
từ nhiều phía” (Nhà in Viện Thông tin KHXH Trung tâm khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia, Viện thông tin KHXH, 1998). Bài viết đã phân tích một vài luận điểm
trong tư tưởng tự do của Dostoievsi.
Bài viết của Phạm Vĩnh Cư “Dostoievski- sự nghiệp và di sản” (Tạp chí Văn
học nước ngoài, số 6, 2001) chỉ ra bản chất của TDTT chính là bản chất người,
Dostoievski yêu quý cá nhân và tự do cá nhân nhưng lên án mạnh mẽ chủ nghĩa cá
nhân. TDTT phê phán cưỡng bức lương tâm, TDTT đòi hỏi đức tin tôn giáo.
Bài viết của Mai Thị Hạnh Lê có tựa đề “Quan điểm của Dostoievski về tự do
tinh thần” (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 8/2015), trong 7 trang của bài báo,
tác giả tóm tắt tư tưởng TDTT của Dostoievski, nhấn mạnh tự do là bản chất người.
Tác giả viết: “Tự do là bản chất người- sự dung hòa những yếu tố của cuộc sống
phong phú đa dạng- chính cái đa dạng trong tinh thần cá nhân sẽ làm cho đời sống
xã hội trở nên phong phú. Tự do là cái quý báu nhất, quan trọng nhất, có nhân tính
nhất trong con người” [65, tr.119].
23
Bài viết cung cấp dẫn chứng về tư tưởng của Dostoievski đối với vấn đề này.
Tuy nhiên, bài báo này chủ yếu lấy căn cứ từ một tác phẩm của Dostoievski - “Bút
ký dưới hầm” - nên còn chưa chỉ ra đầy đủ nội hàm của trư tưởng TDTT. Các bài
báo sau đó của Mai Thị Hạnh Lê “Giá trị nhân văn trong triết lý về TDTT của
F.M.Dostoevsky”, (Tạp chí Triết học, số 4/2018, tr.82-88) và bài “Giá trị trong tư
tưởng của F.M.Dostoevsky”, (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6/2018. tr.92-
97) đều nêu lên bản chất của TDTT.
Những nghiên cứu này, một mặt đã phân tích được tác động của đời sống vật
chất, đời sống ngoại cảnh đến tinh thần con người, luận giải khái niệm tinh thần;
mặt khác, các nghiên cứu này cũng đã chỉ ra sự cần thiết của đời sống tinh thần đối
với con người, từ đó tìm ra cơ sở của TDTT.
1.3. Tình hình nghiên cứu về giá trị của tư tưởng tự do tinh thần của
Dostoievski
Nghiên cứu về TDTT của Dostoievski là vấn đề được quan tâm từ thế kỷ XX.
Sau khi Dostoievski mất, giới trí thức Nga cảm thấy hụt hẫng. Họ viết nhiều công trình
để tưởng niệm F.M. Dostoievski, coi ông như người khai mở các giá trị đích thực của
xã hội đương thời cũng như toàn bộ sự vĩ đại của một nhà tư tưởng truyền tải thông
điệp tư tưởng triết học bằng nghệ thuật tiểu thuyết. Trong số rất nhiều các công trình
viết về Dostoievski, tác giả luận án xin được trình bày một số công trình sau:
- Các tài liệu nước ngoài tiêu biểu là:
Cuốn “Sáng tác của Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía” (Nhà in Viện
Thông tin KHXH Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin
KHXH, 1998) bao gồm nhiều bài viết tiêu biểu của các tác giả Nga và trên thế giới.
Trong đó bài viết của M.Khrapchenko với tựa đề “Dostoevski và di sản văn học của
ông”, bài viết của Iring Home: “Quan điểm về sự cứu rỗi”, bài “Những bài học của
Dostoevski” của D.Granin, bài “Người quy tụ trái tim Nga” của Andregide là các
bài viết nhấn mạnh giá trị tư tưởng cả Dostoievski về mặt mỹ học, triết học, xã hội
học. Các công trình này chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng về tự do của Dostoievski như:
nhân văn, khơi gợi sự sáng tạo cũng sự hài hòa hoàn mỹ của con người.
24
L.Shestov (1866-1938) có bài: “Dostoievski và Nietzsch”,(dẫn theo Nguyễn
Hữu Hiệu) [15, tr.777]. Bài viết đã khẳng định Dostoievski là đại biểu của tôn giáo
mới ngoại lý và phi khoa học trong so sánh giữa Dostoievski và Nietzche (1903).
Về phương diện triết học, Shestov cho rằng các chủ đề tư tưởng lớn của Dostoievski
như quan niệm về tự do, sự phản kháng, viễn quan khải huyền thần bí về cơn đại
biến động, sự khẩn thiết của quan niệm nhân sinh và đức lý mới có ý nghĩa cho
những triết gia hiện sinh sau này.
Công trình tiêu biểu của Soloviev được tập hợp từ các bài viết trong thập niên
hai mươi của thế kỷ XX, mới được dịch và xuất bản tại Việt Nam có tên: “Siêu lý
tình yêu”, (Nxb Tri thức, 2011, Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu, tập 3) là công
trình bộc lộ tâm huyết và có khái quát xuất sắc khi bàn về giá trị của tư tưởng
TDTT của Dostoievski. Soloviev đã tìm thấy giá trị trong tư tưởng TDTT của
Dostoievski ở những điểm khác biệt trong sự hình thành, kiến tạo xã hội. Soloviev
cho rằng, Dostoievski đã phản ánh sự biến đổi của tư tưởng xã hội, đặc biệt của bộ
phận giai tầng trong xã hội Nga từ những năm 40 đến sau những năm 60 của thế kỷ
XIX. Soloviev phân tích nội lực đời sống nội tâm của Dostoievski phong phú, đã
ảnh hưởng một cách chân thực và mạnh mẽ đến phần lớn loài người khao khát chân
lý và công lý. So với các công trình của Berdyaev, Soloviev đã chỉ ra được mối liên
hệ giữa tôn giáo và tư tưởng triết học, tư tưởng TDTT của Dostoievski vừa làm
nhiệm vụ chính trị, vừa làm nhiệm vụ của văn hóa và tôn giáo. Soloviev viết bài
tưởng niệm sau 3 năm ngày mất của Dostoievski, nhưng ông đã bao quát và làm rõ
giá trị tư tưởng của Dostoievski trước một bước so với với các công trình khác, (kể
cả sau này). Soloviev cho rằng, Dostoievski đã nhận thức con đường đạt tới TDTT
là sự vận động, sự phủ định những kiến tạo thông qua bạo lực, còn việc giải cứu thế
giới phải từ nội lực nhân hậu bên trong mỗi con người.
Công trình “Triết học của tự do” của N.Berdyaev, (Đỗ Minh Hợp dịch,
Nguyễn Trọng Chuẩn hiệu đính, Nxb Tri thức, 2015), đã đánh giá tư tưởng của
Dostoievski “có ý nghĩa quan trọng vì nó đặt ra một cách gay gắt vấn đề mục đích
tâm linh của lịch sử, vấn đề về phương Đông và phương Tây, vấn đề về chủ nghĩa
25
duy cứu độ dân tộc, tức là vấn đề về Khải huyền” [4, tr.284]. Berdyaev cho rằng,
tinh thần của Dostoievski chính là tinh thần thần bí của dân tộc Nga.
Trong công trình “Con người trong thế giới tinh thần” (Nxb Tri thức, 2015),
N.Berdyaev đã đánh giá về giá trị tư tưởng tinh thần của Dostoievski, đề cao tầm
ảnh hưởng của Dostoievski đối với tư tưởng của ông một cách sâu sắc. Ông cho
rằng, Dostoievski đã hiểu rất rõ sự khác biệt giữa văn hóa và văn minh, rằng không
ai đặt ra vấn đề đau khổ một cách biện chứng và gay gắt như Dostoievski [3,
tr.122]. Ông cũng thể hiện rõ sự yêu mến đối với Dostoievski. Và tại một công trình
khác Berdyaev khẳng định sự ảnh hưởng to lớn của Dostoievski đối với ông. Ông
cho rằng: “tôi là con đẻ của Dostoievski” [3, tr.10].
Berdyaev nhận thấy vai trò của Dostoievski: “Những nhà sáng lập ra chủ
nghĩa Slave là Kirrevski và Khomyakov đã chỉ ra con đường này, những vì sao như
Dostoievski và VI.Soloviev đã đi theo con đường này, đại diện cho trào lưu thần bí
hiện đại ở nước ta muốn đi theo” [3, tr.10]. Ở một phương diện khác, Berdyaev
nhận thấy và đánh giá cao dự cảm trong tư tưởng TDTT của Dostoievski: “Vốn
mang sắc thái thảm họa, chứa đầy lo âu và linh cảm của thế gian, tinh thần
Dostoievski chính là tinh thần thần bí của dân tộc chúng ta” [3, tr.295].
Trong cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” (Nxb Tri thức, 2017), Nicolas
Berdyaev đã đánh giá cao những nội dung và giá trị tư tưởng của Dostoievski.
N.Berdyaev phân tích, làm rõ giá trị về mặt phản ánh tồn tại xã hội Nga và chỉ ra ý
nghĩa nhân văn trong các tác phẩm của Dostoievski. Những đánh giá này có điểm
tương đồng với phân tích của Soloviev. Nhưng khác với Soloviev, công trình của
N.Berdyaev thể hiện rõ lập trường của mình trong việc đánh giá Dostoievski. Ông
cho rằng, Dostoievski đã quyết định trong đời sống tinh thần của ông, trong việc
ông lựa chọn hướng nghiên cứu về triết học tinh thần, đặc biệt là Dostoievski tiếp
nhận, phát triển các giá trị tốt đẹp của tinh thần Kito giáo. N.Berdyaev chỉ ra rằng,
tư duy của Dostoievski không những phản ánh về bộ mặt của chính sách nông nô
Nga, cấu trúc xã hội Nga mà còn nêu những tư tưởng đấu tranh chống hiện thực ấy
[5, tr.29]. Trong cuộc đấu tranh này, Dostoievski mong muốn chống lại những trật
26
tự hiện hữu, chống những gì đi ngược lại với bản chất người, với đời sống tinh thần
của con người, vốn đa dạng, không phải là trật tự và quy tắc. Công trình này đã gián
tiếp chỉ ra xu hướng phản tư trong những tư tưởng tự do của F.M.Dostoievski và
cho rằng bộ mặt tinh thần của cá nhân có ảnh hưởng đến bộ mặt thể xác. Đây là
những tri thức quý giá để chúng ta thấy được những giá trị về mặt tư tưởng của
Dostoievski không chỉ trên phương diện triết học mà còn trên các phương diện
khác, như tâm lý học, luật học.
Khái quát về vị trí của Dostoievski về mặt triết học, năm 1946 Jean Paul Satre
xuất bản tác phẩm “Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản”, cuốn sách này được
xuất bản tại Việt Nam (năm 2015, Nxb Tri thức). Satre bám vào câu nói trong tác
phẩm “Anh em nhà Caramazov”3
đã cho rằng Dostoievski là người đưa ra nguyên
lý khởi điểm của thuyết hiện sinh.[85]
- Các tài liệu ở Việt Nam:
Trong cuốn sách “Lịch sử văn học Nga” (Nguyễn Kim Đính, Đỗ Hồng Chung,
Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Nxb Giáo dục,
2006), tác giả Nguyễn Kim Đính dành 11 trang nhận định giá trị của tư tưởng của
Dostoievski như: tư tưởng có giá trị tố cáo mạnh mẽ tâm địa tàn bạo của giai cấp
thống trị, chỉ ra xu hướng phải diệt trừ tận gốc tội ác, diệt trừ chủ nghĩa cá nhân.
Nguyễn Kim Đính mới dừng ở việc giới thiệu nhận định và chủ yếu các đánh giá
của ông trên phương diện văn chương.
Công trình “Triết học phương Tây hiện đại qua những tác phẩm tiêu biểu”
(Đỗ Minh Hợp, Vũ Mạnh Toàn, Nxb Khoa học xã hội, 2014), đã bước đầu khái
quát giá trị nổi bật của tư tưởng TDTT của Dostoievski là vấn đề mục đích của tồn
tại người, khẳng định tồn tại người khác tồn tại xã hội. Nhóm tác giả cũng gợi ý về
sự sáng tạo vĩ đại và tính thuyết phục của tư tưởng của Dostoievski khiến cho các
nhà nghiên cứu triết học phương Tây quay trở lại quan tâm đến ông. Các tác giả đã
thống nhất với quan điểm của N.A.Berdyaev và cho rằng: Dostoievski mở đầu cho
3
Nhân vật Ivan trong tác phẩm “Anh em nhà Caramazov” quan niệm: “Nếu không có Thượng đế tất cả đều
được phép”.
27
tư tưởng triết học hiện sinh. Các tác giả giành một trang (trang 26) bình luận về giá
trị của tư tưởng về tự do của Dostoievski, như: giá trị về sự phân tích mâu thuẫn của
đời sống xã hội, cuộc đấu tranh chống lại hiện thực và trật tự xã hội. Công trình này
mang đến những dữ liệu quý giá về quan niệm tự do của Dostoievski, nó cũng đã
đánh giá khả năng vượt trước của Dostoievski so với tư tưởng của nhân loại, những
tư tưởng mà sau này rất phổ biến trong triết học, khoa học nhân văn và trong đời
sống. Công trình cho rằng, Dostoievski là nhà tiên phong của CNTD hiện sinh.
Công trình “Triết học phương Tây hiện đại qua một số tác phẩm tiêu biểu” đã bước
đầu phân tích giá trị phản ánh tồn tại xã hội Nga cuối thế kỷ XIX, giá trị đạo đức và
nhân văn của tư tưởng này. Công trình nhận thức được nhiều quan điểm sâu sắc về
triết học tinh thần, triết học xã hội, mỹ học, triết học lịch sử...Từ đó, công trình đánh
giá những quan điểm nhân học của Dostoievski vẫn giữ vị trí trung tâm, để từ đây
Dostoievski khảo cứu nhiều vấn đề khác của tồn tại như vấn đề đạo đức, vấn đề tâm
lý. Tuy nhiên, công trình chưa thấy được những giá trị khảo cứu vấn đề giai cấp, tôn
giáo; đặc biệt chưa đi sâu luận giải được giá trị mang tính tiên tri của tư tưởng
TDTT của Dostoievski, những dự cảm mang tính thời đại.
Trong công trình chuyên khảo trên, các tác giả Đỗ Minh Hợp và Vũ Mạnh
Toàn đã trình bày các giá trị đạt được ở khía cạnh: là cơ sở cho dòng tư tưởng triết
học hiện sinh, giá trị nhân văn của tư tưởng. Bên cạnh đó, công trình cũng phân tích
được một số hạn chế của tư tưởng này. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chưa phân tích
được sự ảnh hưởng Kito giáo đối với tư tưởng của Dostoievski. Việc phải phân tích
cho được giá trị về mặt tư tưởng đối với tư tưởng tự do về tinh thần của Dostoievski
cũng mới dừng ở bước đầu nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Hữu Hiệu có bài viết “Dostoievski và thế giới” in trong lời
giới thiệu tác phẩm “Đầu xanh tuổi trẻ” (Nxb Nguồn sáng, 1964). Trong bài viết
này, dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu đã đặt Dostoievski lên vị trí người phát ngôn của
dân tộc Nga, đại diện chính thống giáo và chính sách bảo thủ, đối đầu với các chủ
trương thân Tây phương, hư vô chủ nghĩa và cách mạng tả khuynh. Nguyễn Hữu
Hiệu giới thiệu nhà văn cực tả của phái duy dân, ông coi Dostoievski là một thiên
28
tài. Ảnh hưởng từ Dostoievski là những người theo nhóm tân – duy tâm như:
LeoShestov, Andre Biely, Vyacheslav Ivanov, cho rằng họ sinh ra từ tinh thần của
Dostoievski.
Bài viết “Dostoievski- sự nghiệp và di sản” của Phạm Vĩnh Cư (đã giới thiệu)
đánh giá danh tiếng của Dostoievski so với giới nhà văn Nga đương thời, khẳng
định sức ảnh hưởng của Dostoievski đối với một số tên tuổi như Akutagawa (Nhật
Bản), Lão Xá (Trung Quốc), Nam Cao (Việt Nam). Trong công trình này, tác giả
chỉ ra giá trị nhân văn trong tư tưởng TDTT của Dostoievski.
Trong bài viết của Mai Thị Hạnh Lê (2015), “Quan điểm của F.M.Dostoievski
về tự do tinh thần” (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8/2015, tr.113-119) đã
chỉ ra giá trị về mặt nhân học (xu hướng đòi quyền làm người, giữa cuộc đấu tranh
đòi TDTT, cuộc đấu tranh chống lại văn hóa hiện tồn), giá trị về mặt dự báo và
cảnh báo của Dostoievski đối với xã hội đương đại.
Các bài viết sau đó của Mai Thị Hạnh Lê như “Giá trị nhân văn trong triết
lý về tự do tinh thần của F.M. Dostoevsky” (Tạp chí Triết học, số 4/2018, tr.82-
88); bài “Giá trị trong tư tưởng của F.M.Dostoevsky”, (Tạp chí Khoa học xã hội
Việt Nam, số 6/2018. tr.92-97) đều tập trung vào trình bày giá trị phản ánh tồn
tại xã hội Nga đương đại, giá trị nhân văn, khả năng định hướng giá trị mới của
tư tưởng TDTT.
Bàn về tư tưởng TDTT của Dostoievski còn thể hiện rải rác ở nhiều bài báo, tạp
chí, các lời tựa cho tác phẩm xuất bản của ông. Trong bài khảo luận chủ đề của tác
phẩm là “Bóng hay là hình”, Chizhevski đã so sánh quan niệm đức lý của Dostoievski
với Kant, Fichter, Niztsche; cho rằng một trong những cột mốc có ý nghĩa lớn nhất
trong cuộc đấu tranh tư tưởng của thế kỷ XIX chống lại đức duy lý [28].
Leonid Grossman được đánh giá là nhà nghiên cứu có lượng công trình về
Dotoievski nhiều nhất. Cùng với việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của
Dostoievski, L.Grossman đã có những đánh giá sâu sắc về giá trị triết học mà
Dostoievski mang lại. Tuy nhiên, những đánh giá của L.Grossman về Dostoievski
còn thiên về đánh giá trên phương diện văn chương.
29
Ngoài ra, có một số công trình, tuy không bàn trực tiếp đến tư tưởng TDTT
của Dostoievski nhưng phân tích triết học sâu sắc về tự do, TDTT, như cuốn “Triết
lý phát triển C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh” (Nguyễn Văn Huyên
chủ biên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2000); cuốn “Triết học trong kỷ nguyên toàn
cầu”, (Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Nxb Khoa học xã hội, 2007); “Triết học
hiện sinh”, (Nxb Văn học, 2008) của Trần Thái Đỉnh; cuốn “Hiện tượng con người”,
(P.T.D.Chardin, Nxb Tri thức, 2014); “Tất định luận và tự do lựa chọn”, và “Bốn
tiểu luận về tự do”, (Isaiah Berlin, Nxb Tri thức, 2015). Các công trình này giúp
nghiên cứu sinh có cơ sở để tìm hiểu các khái niệm công cụ cho luận án, đồng thời
có nghiên cứu so sánh, luận giải tư tưởng của Dostoievski, so sánh để thấy được giá
trị trong tư tưởng TDTT của Dostoievski.
1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án
- Đánh giá chung tình hình nghiên cứu:
Thứ nhất: Các công trình đã làm sáng tỏ dấu ấn của lịch sử xã hội Nga thế kỷ
XIX đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng tự do của Dostoievski. Các công
trình chỉ ra hệ quả của chính sách cai trị của Sa hoàng. Các nghiên cứu cho thấy,
những biến cố trong cuộc đời của Dostoievski chính là gốc rễ của tư tưởng tự do
tinh thần.
Các công trình đã nghiên cứu những tiền đề tư tưởng dẫn đến sự hình thành tư
tưởng tự do của Dostoievski, trào lưu CNXHKT, tư duy của Kant và Kito giáo.
Trong các công trình này, chỉ có N.A.Berdyaev và L.Grossman là nêu được nhiều
hơn, nhưng vì mục đích tiếp cận khác nhau nên mới ở mức độ nhất định. Chưa có
công trình nào phân tích một cách hệ thống, chặt chẽ về sự ảnh hưởng của các yếu
tố tư tưởng đối với Dostoievski như thế nào, nhất là những ảnh hưởng tư tưởng
mang tính thời điểm.
Thứ hai: Các công trình đã phân tích và làm rõ được một số vấn đề về tư
tưởng tự do của Dostoievski, như: tự do lựa chọn, tự do tư tưởng. Nhiều công trình
đã chỉ ra một số thành tố tạo nên TDTT như: lo âu, niềm tin..., chỉ ra yếu tố niềm tin
từ Kito giáo. Các công trình đã chỉ ra được mục đích của tự do và khả năng không
đạt tới TDTT.
30
Thứ ba: Các tác giả như Soloviev, Berdyaev, Bathkin đã có những đánh giá
cao những tư tưởng của Dostoievski về phương diện triết học, văn học, mỹ học.
Trong đó, các công trình đã chỉ ra, TDTT của Dostoievski có giá trị nhân văn, giá
trị hiện thực phê phán. Soloviev và Berdyaev đã có những nhận thức về vị trí của
Dostoievski đối với nền văn học nói chung và đối với sự chuyển biến tư tưởng của
các ông. Một vài tác giả gợi mở đến sự ảnh hưởng của Dostoievski đối với triết học
hiện sinh, đối với tư tưởng của mình, giá trị đạo đức của tư tưởng.
Tóm lại, các công trình trên đã đề cập đến nhiều vấn đề trong tư tưởng của
Dosoievski, song trong đó việc nghiên cứu tập trung ở tư tưởng về chính trị, tôn
giáo, chú trọng các giá trị văn học, hoặc những nghiên cứu mang tầm vĩ mô. Do
vậy, việc nghiên cứu tư tưởng TDTT của Dosoievski và giá trị của nó là trên
phương diện triết học, không trùng lắp với các công trình đã kể.
- Những điểm chưa sáng tỏ
Thứ nhất: Các công trình kể trên chưa phân tích và chưa hệ thống hóa được
các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski.
Thứ hai: Các công trình chưa phân tích một cách hệ thống được bản chất của
TDTT theo quan điểm của Dostoievski có sự vận động trong hai giai đoạn; chưa
luận giải được sự đổi thay của nội hàm khái niệm tự do của Dostoievski thông qua
hai giai đoạn. Hầu hết các công trình chưa đối sánh để thấy được: tình trạng nô lệ
về tinh thần nói chung là gì, trong quan niệm của Dostoievski nô lệ về tinh thần
diễn ra như thế nào? Mục đích ấy quy định nội dung vấn đề này ra sao? Đặc biệt,
các công trình tuy có kể đến nhưng chưa khái quát được tính chất giai cấp mà
Dostoievski thể hiện trong quan điểm TDTT là gì; tính chất tôn giáo mà
Dostoievski thể hiện trong tư tưởng của mình có khác gì tính tôn giáo trong các tư
tưởng khác về tự do, chưa hệ thống hóa các thành tố của khái niệm TDTT mà
Dostoievski quan niệm.
Thứ ba: Các công trình trên chưa hệ thống hóa được một số giá trị của tư
tưởng TDTT của Dostoievski đối với xã hội đương đại.
Các công trình nghiên cứu về Dostoievski ở Việt Nam còn ít và hạn chế về các
phương diện nghiên cứu, chủ yếu trên phương diện văn chương, đánh giá các thi
31
pháp của Dostoievski, nổi bật có công trình của Nguyễn Tuân, Phạm Vĩnh Cư về
giá trị tư tưởng của Dostoievski đối với văn học và thực tiễn Việt Nam trong thế kỷ
XX. Một số tác phẩm nghiên cứu Dostoievski đặt trong phạm vi của triết học hiện
sinh, chủ yếu mang tính đối sánh, gợi mở về quan điểm triết học của Dostoievski.
Đặt trong bối cảnh hiện thực xã hội cũng như quá trình phát triển tư tưởng, nhiều
nội dung tư tưởng của Dostoievski vẫn đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc.
- Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu:
Trên cơ sở tiếp thu những công trình đã nghiên cứu về Dostoievski, tác giả
luận án thấy cần đặt ra một số vấn đề để hoàn thiện nghiên cứu về tư tưởng TDTT
của Dostoievski, bao gồm:
Thứ nhất: Làm sáng tỏ những cơ sở ảnh hưởng đến sự ra đời tư tưởng TDTT
của Dostoievski bao gồm: các điều kiện kinh tế- xã hội, tiền đề tư tưởng, nhân tố
chủ quan.
Thứ hai: Làm sáng tỏ nội dung tư tưởng TDTT của Dostoievski: làm rõ các
phạm trù, các giá trị của tự do và mối quan hệ giữa chúng. Cụ thể, làm rõ các khái
niệm: tự do, TDTT; làm rõ mục đích của tư tưởng và bản chất của TDTT trong mối
tương quan với các tư tưởng triết học khác về vấn đề này của Dostoievski; làm rõ
tính chất giai cấp, tính chất tôn giáo trong tư tưởng TDTT; làm rõ nội dung của
TDTT, cấu trúc của tư tưởng TDTT, trong đó phân tích các yếu tố: lo âu, giằng xé,
niềm tin; phân tích con đường đạt đến TDTT: niềm tin của Kito giáo.
Thứ ba: Làm sáng tỏ giá trị tư tưởng TDTT của Dostoievski như: giá trị phát
triển quan niệm về tự do, nó có ý nghĩa tiền đề đối với các tư tưởng triết học hiện
sinh sau đó; góp phần phát triển tiến bộ xã hội Nga, giá trị phản ánh tồn tại xã hội
Nga cuối thế kỷ XIX; trong đó, đóng góp của Dostoievski về mặt đạo đức hiện đại
và mỹ học về cái đẹp, đau khổ của con người hiện sinh, làm rõ tư tưởng TDTT của
Dostoievski đã giải quyết được một phần những trọng trách của con người đối với
bản thân, đối với xã hội, đấu tranh với những quan điểm xây dựng motif con người
xã hội, những gì đi ngược với hạnh phúc thật sự của con người, phân tích giá trị về
mặt tâm lý, luật học hiện đại, chỉ ra tư tưởng TDTT là cơ sở để hoàn thiện các quy
tắc luật hiện nay nhằm nâng cao, hoàn thiện quyền con người.
32
Tiểu kết chương 1
Trong quá trình tiếp cận các tài liệu tham khảo liên quan đến luận án, nghiên
cứu sinh nhận thấy nổi bật là các tài liệu chỉ ra điều kiện, tiền đề đối với sự hình
thành tư tưởng TDTT của Dostoievski như: điều kiện kinh tế- xã hội Nga thế kỷ
XIX, tư tưởng CNXHKT, Kito giáo, nhân tố chủ quan đối với sự hình thành tư
tưởng TDTT của Dostoievski. Trong các nguồn tài liệu này, ở nước ngoài tiêu biểu
là Grossman, ở Việt Nam có tài liệu của Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn
Kim Đính.
Bàn về một số vấn đề liên quan đến nội dung tư tưởng TDTT của Dostoievski
có nhiều công trình tiêu biểu của Soloviev, Berdyaev, Bakhtin, Phạm Vĩnh Cư,
Nguyễn Tuân. Các tác giả trên đã đi sâu nghiên cứu sự phức tạp của tự do lựa chọn,
con đường đi tới TDTT.
Bàn về giá trị của tư tưởng TDTT của Dostoievski chỉ được đề cập rải rác trên
các tài liệu của Soloviev, Berdyaev, Bakhtin, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Tuân, các
công trình cho thấy sự khác biệt về tư tưởng của Dostoievski so với tư tưởng thời
đại, đặc biệt là so sánh với các nhà tư tưởng Nga lúc bấy giờ, Dostoievski dược
đánh giá là nhạy bén, đi trước.
Những nghiên cứu về điều kiện, tiền đề hình thành và nội dung tư tưởng
TDTT đóng vai trò quan trọng đối với công trình nghiên cứu của tôi. Tình hình
nghiên cứu về những yếu tố hình thành, về những vấn đề của tư tưởng TDTT cũng
như đánh giá giá trị của tư tưởng TDTT của Dostoievski trong thời gian qua, ở
trong và ngoài nước là tư liệu quý báu đối với việc thực hiện đề tài luận án. Những
thành tựu đạt được là cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh phát triển trong luận án,
những hạn chế và những vấn đề còn trống vắng sẽ được luận án tiếp tục nghiên cứu,
bổ sung để tiến tới một luận án đầy đủ hơn, hệ thống hơn và sâu sắc thêm về đề tài
của luận án.
33
Chương 2
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.DOSTOIEVSKI
2.1. Những yếu tố lịch sử- xã hội đương thời ảnh hưởng tới sự hình thành
tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
2.1.1. Lịch sử nước Nga thế kỷ XIX ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng
về tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kỳ chế độ phong kiến tan rã ở châu
Âu bởi các cuộc cách mạng tư sản. CNTB đã chuyển sang thời kỳ mới từ nửa sau
thế kỷ XIX, do vậy khoa học kỹ thuật luôn thúc đẩy nhịp sống cũng như quá trình
nhận thức của con người. Tư tưởng về con người, vốn là một đối tượng của triết
học, ngày càng được nghiên cứu theo chiều hướng mới, đa dạng, độc đáo, khao khát
tự do bản ngã.
Xã hội Nga thế kỷ XIX là xã hội phong kiến chuyên chế nên áp đặt, nô lệ con
người về thể xác và ý chí. Dostoievski không phải là nhà tư tưởng đầu tiên bàn về
tự do, nhưng khác với các nhà tư tưởng đương thời ở chỗ: ông bàn về TDTT. Ông
đề cập đến TDTT trong hơn mười tác phẩm vốn trở thành tư tưởng xuyên suốt cuộc
đời viết văn của mình. Các tác phẩm của ông phản ánh, phê phán sâu sắc và độc đáo
đời sống bức bối của xã hội Nga. Thế kỷ XIX, nước Nga chứa đựng nhiều những
giả dối, bất công về mặt chính sách, để biến nhân dân Nga thành những nô lệ kiểu
mới, do đó nhân dân Nga khao khát và sùng bái tự do.
Trong các nghiên cứu về nước Nga, các nhà nghiên cứu đã khái quát: lịch sử
của nước Nga là lịch sử của rất nhiều cuộc chinh phạt. Sự xuất hiện của đế quốc
Nga trong suốt 2 thế kỷ XVIII, XIX (1721-1917) có ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng
của nhân dân Nga và bản thân Dostoievski. Trong một số tác phẩm, Dostoievski để
nhân vật nói lên ý nghĩ của mình, họ cho rằng nước Nga vĩ đại là hình ảnh, tấm
gương sáng của mọi dân tộc noi theo. Nga có khát vọng chinh phạt, lập các trật tự
của riêng mình. Do vậy, tâm hồn, tính cách con người Nga vừa như trầm mặc suy
tưởng, vừa khao khát nổi loạn, để mong lập lại trật tự cho chính mình và xã hội. Tự
34
do của giai cấp phong kiến Nga thế kỷ XIX là không có biên giới, không có giới
hạn, nó cũng như tham vọng mở rộng chinh phạt và nổi loạn. Trong khi đó, đại bộ
phận nhân dân Nga thì bị chèn ép, nô lệ bởi những chính sách giả trá nên họ càng
khao khát tự do.
Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Nga vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
Việc tồn tại giai cấp nông nô, giai cấp tư sản cùng với quan hệ giai cấp cơ bản là địa
chủ - nông dân đã tạo nên phương thức sản xuất phong kiến mang tính đặc thù của
Nga. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Hà đã khái quát sự phát triển của tư sản Nga trở
thành căn nguyên của các cuộc áp bức. Ông dẫn chứng:
“Dưới chế độ Nga hoàng vốn đã nhiều sự khác biệt, đã tồn tại và phát sinh
nhiều phương cách bóc lột vừa hiện đại vừa man rợ. Giai cấp tư sản Nga xuất hiện
vào đầu thế kỷ XIX, năm 1810 mới có 6,5% dân số, sống chủ yếu ở thành thị và
quản lý 2500 xí nghiệp. Đến năm 1825 số xí nghiệp tăng lên 5261” [39, tr.10].
Chính vì vậy, toàn bộ giai cấp tư sản Nga hồi ấy phải ra sức sử dụng những
tiến bộ của nền sản xuất mới. Đối lập với tư tưởng tiến bộ của tư sản và trí thức Nga
là sự lạc hậu của hệ tư tưởng phong kiến. Chính quyền phong kiến Nga vận dụng
các thể chế để đàn áp xu hướng tiến bộ, bảo vệ hệ tư tưởng và lợi ích kinh tế của
giai cấp địa chủ. Điển hình như Alexander I đưa ra các đạo dụ về cuộc cải cách
nông nô, giả danh tự do chủ nghĩa. Tuy nhiên, các đạo dụ của Sa hoàng thời ấy đều
không thực hiện. Những cải cách nông nô cũng không bàn gì về lợi ích của giai cấp
nông nô và nông dân. Năm 1812, thắng lợi của cuộc chiến tranh của nhân dân Nga
đánh bại hơn 60 vạn quân xâm lược của Napoleon đã tạo cho nước Nga một biến
đổi nhận thức lớn lao. Những mâu thuẫn tích tụ, biến thành hàng trăm cuộc biến
động. Năm 1825, dưới thời Nikolai, cuộc khởi nghĩa tháng Chạp diễn ra trong ngày
26 tháng 12 năm 1825 (ngày 14 tháng 12 năm 1825, lịch Nga), đây là bước tiến
nhận thức của nhân dân Nga. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa này thất bại vì thiếu kinh
nghiệm về tổ chức và phương pháp đấu tranh. Nikolai I thay thế (1825-1855) đã mở
đầu con đường trị vì bằng hàng loạt cuộc khủng bố tàn nhẫn, tạo ra một thời kỳ tàn
bạo chưa từng thấy trong lịch sử nước Nga. Nikolai I đã dốc sức vào bạo lực, trong
35
14 năm (1825-1839) ông ta chỉ huy đàn áp 145 vụ. Năm 1842, tuyên bố mới của Sa
hoàng Nikolai I về sở hữu đất đai càng thể hiện rõ tính chuyên chế của chính quyền
đương thời. Thêm vào đó, cơ quan mật thám được lập ra nhằm theo dõi chặt chẽ,
quản lý nghiêm ngặt và ngăn chặn mọi biến động xã hội. Trước sự đàn áp của
Nikolai I, nhân dân Nga đã nổi dậy với trên 348 vụ đấu tranh, gấp hơn 2 lần số cuộc
đấu tranh giai đoạn 1826-1839.
Như vậy, toàn bộ các cuộc đấu tranh của nhân dân Nga trong thế kỷ XIX đã
gián tiếp vạch ra cho các nhà tư tưởng ở Nga (trong đó có Dostoievski) một sự thật:
những điều kiện tối thiểu về kinh tế không được đáp ứng, sẽ dần nuôi dưỡng những
phong trào tự do, dân chủ. Vì vậy, thời kỳ đầu hình thành tư tưởng về tự do của
Dostoievski thiên về tự do chính trị, tự do thể xác. Tự do gắn với đòi hỏi những giá
trị chân thực trước mắt về con người.
2.1.2. Nhu cầu tìm kiếm giá trị mới của dân tộc Nga ảnh hưởng tới sự hình
thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski
Giữa thế kỷ XIX, xu hướng phát triển của phong trào đấu tranh của nông nô
Nga như đòn giáng vào mô hình xã hội chuyên chế của Sa hoàng. Tuy nhiên, trước
sức tấn công mạnh mẽ của nhân dân Nga, chính quyền Sa hoàng lại tăng thêm mức
chuyên chế, sử dụng các chiêu bài chính trị và tôn giáo, trong đó sử dụng chính sách
văn hóa như một phương cách để trị dân.
Dostoievski từng nói: “Vì mọi người Nga chân chính đều là triết gia” [25,
tr.892]. Câu nói này khẳng định tư duy Nga là tư duy chiều sâu triết học. Nhân dân
Nga luôn chiêm nghiệm, lý giải và tìm ra hướng đi cho dân tộc. Bối cảnh thời đại
dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh tư tưởng đã diễn ra, nhưng dừng ở sự khủng hoảng
thế giới quan triết học Nga đương đại. Các cuộc đấu tranh diễn ra, hoặc ôn hòa hoặc
bạo lực, nhưng đều chung mục tiêu là phải xóa bỏ chế độ nông nô kèm theo giải
quyết vấn đề ruộng đất. Cao trào của cuộc đấu tranh cũng như sức ảnh hưởng của
cách mạng Pháp đã khiến vấn đề đặt ra cho nước Nga thời ấy: người Nga phải sống
ra sao, làm thế nào để có tự do chân chính, nước Nga sẽ đi đến đâu và đi theo con
đường nào? Câu hỏi này chi phối thế giới quan của Dostoievski ở giai đoạn đầu.
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị

More Related Content

What's hot

Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ PhủThanh Cong Ma
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 

What's hot (20)

Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 

Similar to Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị

Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...nataliej4
 
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheVan de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheMan_Ebook
 
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học nataliej4
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp nataliej4
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhMan_Ebook
 
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI nataliej4
 
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lêninTai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lênin2356181040
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmacleninPhi Phi
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhTrung Huynh
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnhoQucVnhA0887
 

Similar to Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị (20)

Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
 
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheVan de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
 
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
 
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAYLuận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
 
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
 
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lêninTai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
Tai lieu doc them chương 1 triết mác lênin
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.docQuan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
 
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.docQuan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
Luận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOT
Luận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOTLuận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOT
Luận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOT
 
Luận án: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HAY
Luận án: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HAYLuận án: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HAY
Luận án: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HAY
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự doQuan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
 
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAYLuận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 

Recently uploaded (20)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ HẠNH LÊ TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M. DOSTOIEVSKI VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ Ngành: Triết học Mã số: 9.22.90.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên HÀ NỘI- 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu nêu trong luận án là trung thực, những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tác giả
  • 3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT CNCS: Chủ nghĩa cộng sản CNTD: Chủ nghĩa tự do CNXHKT: Chú nghĩa xã hội không tưởng Nxb: Nhà xuất bản TDTT: Tự do tinh thần
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 7 1.1. Tình hình nghiên cứu về sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 7 1.2. Tình hình nghiên cứu về nội dung tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 15 1.3.Tình hình nghiên cứu về giá trị của tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 23 1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án 29 Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.DOSTOIEVSKI 33 2.1. Những yếu tố lịch sử- xã hội đương thời ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 33 2.2. Những yếu tố lý luận ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 43 2.3. Nhân tố chủ quan tác động đến sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 57 Chương 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.DOSTOIEVSKI 67 3.1. Quan niệm về tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 3.2. Tự do tinh thần chứa đựng khát vọng con người được là chính mình 67 72 3.3. Tự do tinh thần là thể phức hợp của chứa đựng sự “giằng xé” giữa các yếu tố nội tâm 83
  • 5. 3.4. Sự lựa chọn các giá trị của chủ thể hiện sinh để đạt được tự do tinh thần 88 3.5. Tư tưởng về con đường đạt tới tự do tinh thần 96 Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.DOSTOIEVSKI 107 4.1. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần phát triển nhận thức về tự do 107 4.2. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần phát triển xã hội Nga thông qua lựa chọn các giá trị 115 4.3. Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski góp phần phát triển nghệ thuật 127 4.4. Một số hạn chế trong tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 139 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở bất kỳ thời đại nào, tự do tinh thần (TDTT) và vấn đề TDTT của con người, của xã hội cũng là vấn đề cốt lõi và bức thiết. Nhận thức về vai trò của tinh thần trong xã hội hiện đại càng là vấn đề quan trọng và bức thiết, đặc biệt nhu cầu kinh tế và điều kiện vật chất lấn át đời sống tinh thần, trở thành nhân tố trực tiếp dẫn đến sự khủng hoảng về đời sống tinh thần của con người, của mỗi cộng đồng và của cả nhân loại. Trong thế kỷ XXI, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, một mặt nâng cao các điều kiện vật chất, tinh thần của con người, song đồng thời nó cũng làm thay đổi, thậm chí xáo trộn đời sống hoạt động của tư duy con người. Hệ giá trị sống được thiết lập mới, nhiều xu hướng giá trị của con người được hình thành. Giá trị vật chất và giá trị tinh thần nhiều khi khó phân biệt. Lựa chọn giá trị đúng đắn và phù hợp với thời đại của mỗi cá nhân là vấn đề hết sức quan trọng đối với hiện tại và tương lai. Nghiên cứu để hiểu đúng bản chất và tầm quan trọng của TDTT vì vậy không chỉ có ý nghĩa lý luận mà cả ý nghĩa thực tiễn của mỗi con người nói riêng, xã hội nói chung. Ở Việt Nam, nghiên cứu tư tưởng triết học về tự do và TDTT đã đạt những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, nhận thức, quan niệm về TDTT cho đến nay vẫn chưa thống nhất, nghiên cứu về TDTT nhiều khi còn dè dặt, chưa thật sự đi vào thực tiễn của vấn đề, còn tư duy giản đơn hoặc một chiều, chưa dám nhìn thẳng vào vào sự thật có tính mẫu thuẫn triết học của đời sống tinh thần con người. Điều đó hạn chế rất lớn đến nhận thức và thực tiễn xây dựng đời sống tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay. Nghiên cứu về tự do và TDTT đúng với triết học macxit, cùng với đó là nghiên cứu TDTT trong nhiều trường phái triết học khác nhau trong lịch sử tư tưởng nhân loại, góp phần xóa bỏ sự nghèo nàn trong quan niệm về văn hóa tinh thần và gợi mở, thu hút các nguồn lực tinh thần phát triển đất nước, con người Việt Nam hiện nay.
  • 7. 2 Trong bối cảnh xây dựng đất nước, thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc nghiên cứu vấn đề TDTT có lúc bị hiểu nhầm, do sự xuyên tạc, lợi dụng TDTT như là một công cụ, phương cách thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Vì vậy, để thực hiện định hướng tiến bộ của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải nhận thức đúng đắn và phân tích vấn đề TDTT giúp cho sự lựa chọn những giá trị tích cực và tư tưởng của nhân loại bồi đắp và làm phong phú hệ giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Fiodos Mikhailovich Dostoievski (1821-1881) nhà văn, nhà triết học hiện sinh Nga thế kỷ XIX- người khai sáng những tư tưởng cho chủ nghĩa hiện sinh tại Nga. Tuy vậy, việc nghiên cứu về Dostoievski ở Việt Nam trên phương diện triết học, nhất là sự đánh giá những đóng góp về tư tưởng triết học, trong đó có tư tưởng TDTT của ông còn chưa thật thỏa đáng. Việc nâng cao chất lượng khoa học trong nghiên cứu triết học ở nước ta đòi hỏi nghiên cứu một cách có hệ thống trên tinh thần khoa học nhằm tiếp thu tinh hoa triết học nhân loại, trong đó có tư tưởng TDTT của Dostoievski. Tiếp thu tư tưởng của Dostoievski phù hợp với triết học mac xit, với quan điểm của Đảng về nắm bắt cái mới, có thái độ đúng mực với sự sáng tạo, độc đáo trong mỗi sáng kiến của cá nhân. Tư tưởng của Dostoievski có điểm rất gần gũi với một số ngành như tâm lý học lâm sàng, giáo dục học. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng TDTT của Dostoievski không chỉ góp phần làm rõ giá trị tư tưởng của ông trong triết học mà còn cả trong sự phát triển của các khoa học liên ngành. Việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị tinh thần cho họ là một nhiệm vụ cấp thiết. Bởi vậy, việc nghiên cứu, đánh giá đúng tư tưởng TDTT của Dostoievski sẽ góp phần vào sự nghiệp xây dựng các hệ giá trị con người và văn hóa dân tộc, vào sự nghiệp phát triển văn hóa của dân tộc, đồng thời góp phần phát triển tư tưởng triết học mang tính nhân văn ở Việt Nam. Từ những lý do có tính thiết thực và cấp bách trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị của nó” để làm luận án tiến sĩ triết học của mình.
  • 8. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án nghiên cứu, phân tích và khái quát một số nội dung chủ yếu của tư tưởng TDTTtừ góc độ triết học của Dostoievski, trên cơ sở đó phân tích để rút ra những giá trị của tư tưởng TDTT của ông. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt mục đích trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề đặt ra đối với luận án. Phân tích, làm rõ nhữngyếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski. Phân tích khái quát những nội dung chủ yếu trong tư tưởng TDTT của Dostoievski. - Rút ra những giá trị cơ bản của tư tưởng TDTT của Dostoievski. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1.Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng của Dostoievski là rất phong phú được thể hiện ở nhiều khía cạnh và nội dung khác nhau, luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng TDTT từ dóc độ triết học của ông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tư tưởng của Dostoievski được thể hiện ở nhiều lĩnh vực như văn học, tâm lý học, văn hóa học. Luận án chỉ nghiên cứu tư tưởng TDTT của Dostoievski từ góc độ triết học, qua các tác phẩm văn chương và tài liệu về tiểu sử của ông. Các tác phẩm được nghiên cứu sinh lựa chọn để hoàn thành luận án là các tác phẩm tiêu biểu của ông, thể hiện tư tưởng TDTT của Dostoievski: “Bút ký dưới hầm” (truyện vừa, trích trong tập “Trái tim yếu mềm”), “Lũ người quỷ ám”, “Anh em nhà Caramazov”, “Đầu xanh tuổi trẻ”, “Gã khờ”, “Con bạc”. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đời sống tinh thần của
  • 9. 4 con người, về văn hóa. Luận án cũng sử dụng những thành quả lý luận của các công trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng triết học của Dostoievski trên thế giới. 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp liên ngành (văn- sử- triết): đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng triết học qua các tác phẩm văn học của một nhà văn trong lịch sử. Phương pháp liên ngành văn- sử - triết sẽ đem lại hiệu quả cao. Phương pháp văn học:thông qua văn bản của các tác phẩm tiêu biểu của Dostoievski (tiểu thuyết, bút ký, truyện ngắn...) phân tích hình tượng nhân vật, từ đó khái quát những tư tưởng và TDTT của ông. Phương pháp lịch sử: nghiên cứu từ góc độ văn học sử- lịch sử ra đời của tác phẩm gắn với bối cảnh văn học đương thời (thế kỷ XIX), từ đó khái quát có căn cứ lý luận và thực tiễn những nội dung trong TDTT của đại văn hào Dostoievski. Phương pháp triết học: trên cơ sở cứ liệu lịch sử và văn học của nước Nga thế kỷ XIX, bằng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, NCS xác định được ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo đối với sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski, nhận định các nội dung triết học trong tác phẩm, tìm ra trong các tầng ngữ nghĩa của tác phẩm hàm ý tư tưởng sâu xa của Dostoievski gửi gắm nhân loại thông qua các hình tượng nhân vật. Trong phương pháp triết học, luận án sử dụng phương pháp cụ thể: lịch sử- logic, phân tích-tổng hợp, so sánh khái quát hóa. Phương pháp lịch sử và logic: có vai trò hữu hiệu trong việc khái quát những vấn đề, những nội dung trong tư tưởng TDTT của nhà văn, sự hình thành và nội dung của các tư tưởng đó chỉ được khái quát có căn cứ và thuyết phục trên cơ sở cứ liệu lịch sử và phân tích khách quan của sự vận động logic. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích sẽ làm rõ chiều sâu các khía cạnh của nội dung tư tưởng TDTT của Dostoievski. Sự khái quát nội
  • 10. 5 dung tư tưởng đó chỉ được thực hiện bằng sự tổng hợp những kết luận chính xác và thuyết phục khi đã phân tích các sự kiện, hiện tượng, suy nghĩ và hành vi của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp so sánh: dùng để so sánh, đối chiếu tư tưởng của Dostoievski với tư tưởng TDTT của các nhà tư tưởng trong quá khứ, bằng phương pháp so sánh, những căn cứ, những giá trị sáng tạo của Dostoievski mới hiện diện rõ ràng và thuyết phục. Phương pháp khái quát hóa: Các kết quả của phân tích và tổng hợp, nghiên cứu sinh sẽ được khái quát hóa để xác định các nội dung đặc sắc trong tư tưởng TDTT cũng như giá trị thời đại của tư tưởng TDTT của Dostoievski. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đã phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski, đó là yếu tố lịch sử- xã hội Nga thế kỷ XIX, yếu tố tư tưởng lý luận đương thời như chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, triết học Khai sáng Anh, Kito giáo Nga; đặc biệt nhân tố chủ quan của bản thân Dostoievski. - Luận án đã phân tích và khái quát được một số nội dung chủ yếu của tư tưởng TDTT của Dostoievski, quan niệm triết học về TDTT, TDTT là một thể phức hợp của sự giằng xé, tư tưởng về sự lựa chọn các giá trị và con đường đạt tới TDTT. - Luận án đã rút ra được một số giá trị quan trọng của tư tưởng TDTT của Dostoievski như: góp phần phát triển nhận thức về tự do; góp phần vào sự tiến bộ xã hội Nga và sự phát triển nghệ thuật; bên cạnh đó nêu được những hạn chế của tư tưởng đó. 6. Ý nghĩa của luận án - Ý nghĩa lý luận Với những kết quảcó được, luận án đã làm rõ, sâu sắc hơn và phong phú thêm tư tưởng triết học của nhà văn- nhà tư tưởng lỗi lạc Nga thế kỷ XIX; cụ thể trong đã từ góc độ triết học đi sâu vào bản chất và khái quát được nội dung cốt lõi của tư tưởng TDTT; làm phong phú và sâu sắc thêm tư tưởng triết học của Dostoievski; khẳng định giá trị tư tưởng đặc sắc của ông về mặt triết học.
  • 11. 6 Luận án góp phần bổ sung nhận thức về con đường phát triển đời sống tinh thần Nga, đồng thời gợi mở về mặt phương pháp luận cho việc nghiên cứu con đường phát triển tinh thần Nga trong thế kỷ mới. - Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, sáng tạo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, với 16 tiết.
  • 12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu về sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố lịch sử- xã hội đến sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski Dostoievski là nhà văn hiện thực đồng thời là một nhà tư tưởng, nhà triết học hiện sinh, tư tưởng của ông không tách khỏi bối cảnh xã hội nước Nga thế kỷ XIX. Nghiên cứu về điều kiện lịch sử- xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski cần phải nói đến các công trình sau: - Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Tại Nga. năm 1883, sau 2 năm ngày mất của Dostoievski Vladiamir Soloviev đã viết bài“Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski”, về sau, bài này được in trong cuốn sách “Siêu lý tình yêu” (tập 3), (Phạm Vĩnh Cư dịch và tổng hợp, Nxb Tri thức, 2011, tr.81-117). Bài viết thể hiện nhận thức sâu sắc về tư tưởng Dostoievski, chỉ ra đặc điểm tinh thần của nước Nga trong thời đại Alexandre đệ nhị, đó là việc tạo ra “ngoại hình tự nhiên của nước Nga, sự định hình thân thể của nó và, trong đau đớn và bệnh hoạn, bắt đầu một quá trình sinh nở tinh thần” [88, tr.102]. Trong công trình này Soloviev đã chỉ ra rằng, điều kiện địa lý tự nhiên rộng lớn, lịch sử chinh phạt của nước Nga đã ảnh hưởng đến tư tưởng người Nga nói chung, tư tưởng của Dostoievski nói riêng về tự do. Tại Nga, trong những năm đầu thế kỷ XX, Leonid Grossman đã công bố công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Dostoievski có tên“Đôxtôiepski- Cuộc đời và sự nghiệp”. Sau này cuốn sách được in ra và dịch ra tiếng Việt, (L.Grôxman, Nxb Văn hóa, 2007), với hơn 700 trang của cuốn sách, Grossman đã dành phần lớn cho việc chỉ ra điều kiện lịch sử - xã hội dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng tự do của Dostoievski. Đây là công trình đề cập đến những lĩnh vực liên quan
  • 13. 8 đến sự xuất hiện tư tưởng tự do của Dostoievski. Tiếp đó, có nhiều công trình bàn đến nhân tố lịch sử- xã hội ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski của hàng loạt các nhà nghiên cứu Nga và Việt Nam trong thế kỷ XX. Cuốn “Đôxtôiepski- Cuộc đời và sự nghiệp” là công trình tiêu biểu, đã chứa đựng nhiều tư liệu quý hiếm về Dostoievski được Grossman truyền tải thông tin về bối cảnh xã hội, gia đình, môi trường mà Dostoievski làm việc, họat động sau này. Công trình này đã gián tiếp chỉ ra đặc điểm của xã hội Nga thế kỷ XIX, xu hướng sản xuất của phương thức sản xuất phong kiến biến đổi, xuất hiện khuynh hướng sản xuất tư bản, mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và vô sản, giữa địa chủ và nông nô, nông dân Nga ngày càng sâu sắc. Công trình phân tích xu hướng vận động, phát triển của xã hội Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX về biến đổi lực lượng sản xuất vật chất, tồn tại xã hội Nga dẫn đến những biến đổi lớn trong đời sống tinh thần của con người, của xã hội Nga đương thời. Chính sách của Sa hoàng đã tác động mạnh đến sự biến đổi trong đời sống tinh thần của dân chúng Nga. Bối cảnh lịch sử trên và những sự kiện trọng đại trong cuộc đời Dostoievski như ông hội văn chương, hội tuyên truyền, những năm ông bị lưu đày đã ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng TDTT. Cuốn “Đôxtôiepski- Cuộc đời và sự nghiệp” của Leonid Grossman là công trình chi tiết nhất về hoàn cảnh môi trường sống và tư tưởng ảnh hưởng đối với sự hình thành tư tưởng tự do của Dostoievski. Năm 1923, N.A.Berdyaev (1874-1948) xuất bản cuốn sách viết về Dostoievski tại Pragne (dẫn theo Nguyễn Hữu Hiệu) [15, tr.761]. Cuốn sách sau này được dịch tại Việt Nam bởi Nguyễn Văn Trọng, với tên là: “Thế giới quan của Dostoevsky” của N.A.Berdyaev (Nxb Tri thức, 2017). Đây là công trình nghiên cứu sự vận động về tư tưởng của Dostoievski. Trong công trình này, do mục đích của Berdyaev là phân tích bản chất sự vận động của tư tưởng về tự do của Dostoievski nên ông chỉ đưa ra một vài trình bày về hoàn cảnh sống của Dostoievski. Berdyaev thấy được sự chấn động của Dostoievski sau khi ông được thay hình phạt tử hình bằng án khổ sai. Vì vậy, tác giả cho rằng đây là bước ngoặt nhận thức của Dostoievski dần thay đổi, để rồi sau này ông đề cao Kito giáo.
  • 14. 9 Tập tiểu luận “Về trí thức Nga” của tập thể tác giả (Nxb Tri thức, 2014), là công trình xoay quanh những dữ kiện của lịch sử Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Công trình đánh dấu bước nghiên cứu rõ nét hơn về xã hội Nga, nhất là thông qua nghiên cứu một nhóm người- trí thức Nga, các tác giả đã phân tích tư tưởng của trí thức Nga dưới ảnh hưởng của biến đổi xã hội, tham chiếu tư tưởng của Dostoievski với trí thức Nga thế kỷ XIX. Từ đó, các tác giả đã đánh giá mức độ phản ánh thời đại của Dostoievski trên những chân dung tinh thần của trí thức Nga. - Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam: Cuốn “Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX”, (Nguyễn Hải Hà, chủ biên) xuất bản lần đầu tiên năm 1978 tại Nxb Giáo dục, (có bản tái bản của Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002), đã nghiên cứu rất nhiều vấn đề về lịch sử văn học Nga phản ánh lối sống và tư tưởng dân tộc Nga trong đó chỉ ảnh hưởng của thời đại đến tư tưởng của các nhà văn Nga thế kỷ XIX nói chung và tư tưởng của Dostoievski nói riêng. Cuốn sách của nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch với chủ đề: “Khái quát văn học Nga và Lep Tônxtôi” (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1986) đã phân tích làm rõ bối cảnh văn học Nga trong thế kỷ XIX tác động tới sự nghiệp văn chương của Dostoievski. Công trình chỉ ra sự phức tạp về bối cảnh xã hội Nga tạo ra sự phức tạp về tinh thần, tư tưởng ở nước Nga. Trong đó có sự phức tạp, đa chiều trong tư tưởng của Dostoievski. Trong cuốn sách“Diện mạo triết học phương Tây hiện đại” (2006, Nxb Hà Nội), tác giả Đỗ Minh Hợp đã mô tả nhiều trường phái triết học, nhiều nhà triết học phương Tây hiện đại, trong đó có bàn đến triết học Dostoievski. Về Dostoievski, tác giả đã khái quát điều kiện lịch sử- xã hội dẫn đến sự phát triển của luồng tư tưởng tự do hiện sinh nói chung và tư tưởng triết học của Dostoievski nói riêng. Công trình lớn của nhiều nhà nghiên cứu là cuốn “Lịch sử văn học Nga”, (đồng tác giả Nguyễn Kim Đính, Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Nxb Giáo dục, 2006), xuất bản lần đầu năm 1997 và tái bản nhiều lần. Đây là công trình nghiên cứu sự vận động của các tư tưởng trong văn học Nga. Tại công trình này, tác giả Nguyễn Kim Đính dành trọn 32 trang viết về Dostoievski đã giới thiệu các điều kiện hình thành, nội dung tư
  • 15. 10 tưởng của Dostoievski [11, tr.355-386]. Bài viết của Nguyễn Kim Đính đã chỉ ra giai đoạn vận động lịch sử mà Dostoievski đang sống, đồng thời những biến đổi của tình hình cách mạng tại châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Nga đã thúc đẩy khuynh hướng nhận thức về tự do của Dostoievski. Công trình “Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX” của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Thanh, (Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2008), phân tích cho rằng tư tưởng TDTT của Dostoievski như một vấn đề tiềm năng của triết học hiện sinh. Công trình đã giới thiệu giúp cho giới nghiên cứu nắm bắt một cách tổng thể xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đồng thời phân tích sâu sắc ảnh hưởng của xã hội đối với triết học hiện sinh nói chung, tư tưởng TDTT của Dostoievski nói riêng. Bài nghiên cứu của Phạm Vĩnh Cư với tựa đề: “Dostoievski- sự nghiệp và di sản”, (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6, 2001), đã luận giải các yếu tố tương tác dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng tự do của Dostoievski. Công trình chỉ ra rằng, xu hướng mất tự do, dân chủ của đa số nhân dân Nga ở thế kỷ XIX là điều kiện để Dostoievski bàn tới tự do. Tại trang 145, tác giả viết: “sau này, nhiều năm sống ở Tây Âu, quan sát tận mắt hiện thực xã hội ở những nước đã làm cách mạng tư sản, Dostoievski nhận thấy lý tưởng tự do công bằng bác ái ở đây bị phản bội, quyền lợi của con người lao động không được tôn trọng, các đảng phái chính trị lợi dụng sự tín nhiệm của nhân dân theo đuổi những mục tiêu vị kỷ hẹp hòi của họ” [13,tr.145]. Đặc biệt, công trình này đã lý giải hai lý do làm cho việc Dostoievski thay đổi lập trường chính trị, đó là chính sách mới của AlexandreII và thời gian bị cầm tù ở Syberi giúp Dostoievski hiểu biết, yêu mến quần chúng lao động Nga. Công trình bước đầu lý giải được bản chất của tự do mà Dostoievski đưa ra ở hai giai đoạn (trước và sau những năm 60 của thế kỷ XIX) là khác nhau. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu lịch sử nước Nga vào cuối thế kỷ XIX đã chỉ ra bản chất giả tạo của cuộc cải cách nông nô dẫn tới xuất hiện luồng tư tưởng cấp tiến tại Nga, trong đó có tư tưởng về tự do của Dostoievski. Các công trình đều phân tích và thống nhất đánh giá rằng, những chính sách cai trị của Sa hoàng là kết hợp cải cách và trấn áp. Năm 1825, Nikolai I lên nối
  • 16. 11 ngôi thay Hoàng đế Aleksander I đã phải đối phó với các cuộc nổi dậy. Tiêu biểu là nhóm nhỏ quý tộc và sĩ quan quân đội theo đường lối tự do muốn đưa em trai của Nikolai I, vốn là người theo chủ thuyết dân chủ và ôn hòa, lên làm hoàng đế lập hiến. Lúc này Nikolai I trở nên chuyên chế hơn, trấn áp các cuộc khởi nghĩa. Sự trấn áp của Nikolai I đối với phong trào tự do lại có tác dụng trở lại, kích thích tinh thần tự do của nhân dân Nga trỗi dậy. Trong nhiều nhóm tham gia vào phong trào tự do, nhóm Petrashshevski của Plekhanov đã khiến Dostoievski chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và tin theo. Thời kỳ đầu, tư tưởng tự do của Dostoievski mang khuynh hướng tự do chính trị, ông còn tham gia tổ chức đấu tranh đòi tự do, chống lại Sa hoàng. Các công trình trên đã phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nửa cuối thế kỷ XIX, khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ điều kiện vật chất, kinh tế Nga phát triển về cơ cấu ngành, số lượng hàng hóa làm nảy sinh nhiều nhu cầu về vật chất và tinh thần ở mức độ cao hơn. Các công trình đã chỉ ra tác động của điều kiện lịch sử- xã hội dẫn đến sự phân hóa trong triết học, sự xuất hiện các nhánh hiện sinh và kỹ trị, nhánh kỹ trị luôn tiếp cận vấn đề trên dòng thác của khoa học kỹ thuật, còn nhánh hiện sinh tiếp cận vấn đề từ những biến đổi đa chiều của đời sống con người, đặc biệt là cái bản ngã. Các công trình này đã phân tích điều kiện kinh tế- xã hội mà Dostoievski sống, từ đó chỉ ra rằng: những hạn chế và sự kìm kẹp của chuyên chế phong kiến hay tính lợi ích trong chủ nghĩa tư bản theo khuynh hướng độc quyền đã kích thích tư tưởng tự do và hành động nhằm đạt tới tự do của nhân dân. Một số công trình liên quan đã lý giải sự thay đổi chính sách cai trị của Nga hoàng, biến cố cuộc đời của Dostoievski đã ảnh hưởng tới luồng tư tưởng của ông. Nhiều công trình khác đóng góp quan trọng vào việc luận chứng các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan tới sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các tư tưởng dẫn đến sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski Nghiên cứu về khía cạnh này chủ yếu là các công trình của các học giả nước ngoài, tiêu biểu như L.Grossman, Berdyaev, Soloviev, Bakhtin. Công trình đồ sộ của L.Grossman đã phân tích sâu xu hướng ảnh hưởng Kito giáo của Dostoievski; công trình tiêu biểu của Berdyaev đã tập trung đánh giá những tư tưởng ảnh hưởng
  • 17. 12 tới tư tưởng tự do của Dostoievski; một số công trình của Soloviev quan tâm đến hầu hết sự vận động tư tưởng của Dostoievski. - Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài: Cuốn “Triết học của tự do” của N.A.Berdyaev xuất bản lần đầu tiên tại Nxb Con đường ở Nga, năm 1911( bản tiếng Việt tại Việt Nam do Đỗ Minh Hợp dịch, Nguyễn Trọng Chuẩn hiệu đính, Nxb Tri thức, 2015) được giới nghiên cứu ở Việt Nam mới đây đón nhận. Đây là một trong những công trình khảo cứu về bản diện cá nhân và TDTT của chủ nghĩa hiện sinh. Trong công trình này, Berdyaev chỉ ra sự ảnh hưởng của Kito giáo đối với sự hình thành tư tưởng tự do của Dostoievski. Berdyaev đã luận giải sự ảnh hưởng đặc biệt của Kito giáo đối với đời sống tinh thần, khát vọng vươn tới TDTT của con người. Ông cho rằng, giữa lúc mà con người muốn tự do về vật chất và thỏa mãn điều kiện vật chất thì con người vẫn khát khao tự do của Chúa, tự do theo tinh thần Kito giáo. Dostoievski nhận thấy khoa học tạo ra và nhận thức được các dạng vật chất mới, nhưng theo ông, khoa học tự nhiên vẫn còn bất lực trong khi giải thích sáng tỏ thế giới, chưa tạo được niềm tin trấn an con người. Công trình chịu ảnh hưởng nặng nề của lập trường duy tâm tôn giáo nên chưa chỉ ra được đầy đủ nội hàm khái niệm TDTT mà Dostoievski đã đưa ra. Cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” của N.A.Berdyaev, (Nxb Tri thức, 2017) là một trong những cuốn sách có giá trị và được viết sớm về vai trò của Kito giáo đối với sự hình thành tư tưởng tự do và TDTT của Dostoievski. Cuốn “Đôxtôiepxki- Cuộc đời và sự nghiệp” của L.Grossman (đã giới thiệu ở trên) đã phân tích, chứng minh một cách tỉ mỉ những thay đổi trong đời sống tinh thần của Dostoievski. Trong cuốn này, Grossman đã sử dụng nhiều tư liệu quý để minh chứng, luận giải từ cuốn “Hồi ức về F.M.Dostoievski của Soloviev”, xuất bản năm 1881. Công trình cũng đã nêu ảnh hưởng của tư tưởng XHCNKT và Kito giáo đối với Dostoievski. Công trình dẫn nhập nhiều tư liệu quý về ảnh hưởng tư tưởng XHCN đối với Dostoievski. Trong 68 trang của công trình, (từ trang 103 đến trang 171), Grossman đã chỉ ra sự chuyển hướng tư tưởng của Dostoievski vào khoảng những năm 40 của thế kỷ XIX. Dostoievski gặp gỡ Belinski, tìm hiểu tư tưởng dân chủ và xã hội, theo nhóm Petrashshevski, chịu ảnh hưởng của CNXHKT mà Fuorier
  • 18. 13 xây dựng nên. Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng ở việc phân tích giai đoạn đầu hình thành tư duy về tự do của Dostoievski, chưa chú ý đến tư duy về tự do của Dostoievski ở giai đoạn sau. Trong khi, ở giai đoạn sau (tức là từ thập niên 60 trở đi) những biến cố cuộc đời khiến Dostoievski chịu ảnh hưởng Kito giáo sâu sắc, đấy mới là giai đoạn thể hiện rõ nhất tư tưởng TDTT của Dostoievski. Trong thập niên đầu thế kỷ XX, L.Shestov đã có bài đầu tiên chỉ ra ảnh hưởng của Kito giáo đối với Dostoievski, đó là bài: “Dostoievski và Nietzsch”, (dẫn theo Nguyễn Hữu Hiệu), [15, tr.777]. Hai công trình lớn và tiêu biểu của L.Grossman và N.A.Berdyaev có cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Nếu như Grossman nhận thấy vai trò của Fuorier và các nhà CNXHKT thì Berdyaev nhận thấy ảnh hưởng của Kito giáo đối với sự xuất hiện tư tưởng TDTT của Dostoievski. Grossman liệt kê hầu hết các sự kiện về cuộc đời của Dostoievski trong những năm 40, 50 của thế kỷ XIX, để nói rõ sức ảnh hưởng của trào lưu CNXHKT đối với Dostoievski, còn Berdyaev chú trọng đến mức độ ảnh hưởng của Kito giáo đối với Dostoievski. - Các công trình tiêu biểu ở trong nước: Công trình “Triết học hiện sinh” của tác giả Trần Thái Đỉnh xuất bản lần đầu tiên tại Nxb Thời mới ở Sài Gòn năm 1967, bản tái bản của Nxb Tri thức, 2008). Tác giả chú trọng làm rõ hơn vấn đề hiện sinh, ông cho rằng, sự hình thành tư duy tự do hiện sinh chính là khởi nguồn từ Kant với những tri thức tiên nghiệm. Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ quan điểm này ở trường hợp của Dostoievski. Trong cuốn sách: “Lịch sử văn học Nga”, (đã giới thiệu trên) có một phần trình bày về Dostoievski của Nguyễn Kim Đính. Tác giả Nguyễn Kim Đính đã chỉ ra rằng, Dostoievski ảnh hưởng tư tưởng của các bậc tiền bối vốn là những nhà văn, nhà thơ lớn như: W.Shakespear (1564-1616), A.S.Pushkin (1799-1837), N.V.Gogol (1809-1852), H.Balzac (1799-1850), V.Hugo (1802-1885). Tài liệu này là cơ sở để tác giả luận án vận dụng đối sánh bước phát triển về tư tưởng triết học của Dostoievski trong giới văn sĩ.
  • 19. 14 Trong các công trình nghiên cứu về tiền đề tư tưởng đối với sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski, cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky”, (Nxb Tri thức, 2017), của Berdyaev là công trình phân tích chi tiết và sâu sắc về ảnh hưởng của chính thống giáo đối với Dostoievski; ở đây tác giả đưa ra những đánh giá thuyết phục về sự kế thừa tư tưởng của Dostoievski từ chính thống giáo Nga. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng TDTT của Dostoievski, từ tự do chính trị, Dostoievski đã chuyển sang coi tự do tinh thần Kito.Tuy nhiên, các công trình kể trên chưa làm rõ được bản chất và nguyên nhân sự chuyển biến tư tưởng tự do của Dostoievski, từ chỗ mong ước xây dựng một xã hội lý tưởng với nhiều phúc lợi về vật chất, đến tư tưởng TDTT, đề cao lối sống hiện sinh, ngầm phê phán những lối tư duy, phi nhân tính, phi thực tế. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski - Các công trình ở nước ngoài: Cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” được Berdyaev xuất bản từ năm 1923 tại Nga và mới xuất bản lần đầu bằng tiếng Việt tại Việt Nam (Nxb Tri thức, 2017) đã chỉ ra một số nét về sự khác biệt của nhân cách Dostoievski, căn bệnh của ông, lòng tốt và cả thói phiêu lưu mạo hiểm của ông đã ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng TDTT của ông ra sao. Trong cuốn: “Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía” (Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin KHXH, (1998) có bài viết: “Dostoievski và số phận nước Nga” của Volgin [96,tr.62-68]. Bài viết phân tích nhân tố chủ quan của Dostoievski đối với sự hình thành tư tưởng của ông. Một số bài viết trích từ cuốn sách trên là những công trình chỉ ra sự vận động trong tư tưởng của Dostoievski nói chung, tư tưởng TDTT của ông nói riêng. Cuốn “Đốtxtôiepxki- Cuộc đời và sự nghiệp, ( Leonid Grossman, Nxb Văn hóa, 2007) đã chuyển tải nhiều tư liệu quý hiếm về gia đình của Dostoievski. Công trình chỉ ra những áp lực trong môi trường gia đình, chủ yếu là sự thô lỗ, tàn bạo của người cha đã tạo nên tính cách cậu bé Dostoievski ít nói, nhút nhát. Tác giả của
  • 20. 15 công trình này đã liệt kê các chi tiết quan trọng như: Dostoievski từng bị thay thế bản án tử hình bằng việc đi đày, ông bị bệnh động kinh nên sống biệt lập, thường suy tưởng, chiêm nghiệm, chịu đựng giày vò. Tuy vậy, cuốn sách này còn hạn chế khi luận chứng cho tư tưởng tự do, phần lớn được viết dưới dạng liệt kê, kể lại toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Dostoievski. - Một số công trình ở Việt Nam: Bài viết “Dostoievski- sự nghiệp và di sản” của Phạm Vĩnh Cư, (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6, 2001) đã trình bày khái quát những nhân tố tác động đến sự hình thành tư tưởng của Dostoievski như hoàn cảnh gia đình, nhân tố chủ quan của Dostoievski. Công trình cũng chỉ ra hai lý do dẫn đến sự thay đổi thế giới quan của Dostoievski vào những năm sáu mươi của thế kỷ XIX đó là bệnh tật và việc ông trải nghiệm cuộc sống tử tù. Những nghiên cứu về cuộc đời của Dostoievski đã chỉ ra những ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng TDTT của ông, đặc biệt là các cuộc chơi bạc và tình yêu của Dostoievski dành cho cô thư ký Anna. Những nghiên cứu trên đây mới chỉ mang tính gợi mở, mới chỉ thấy được một góc độ ảnh hưởng nào đó của tư tưởng nhân loại đối với tư tưởng Dostoievski, chưa làm rõ được hết mức độ ảnh hưởng đối với sự ra đời tư tưởng TDTT trong hệ thống các tác phầm của F.M.Dostoievski. 1.2. Tình hình nghiên cứu về nội dung tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski Cho đến nay có rất nhiều các công trình bàn đến tự do. Bởi vì, tự do là khát vọng của loài người. Triết học lấy con người làm đối tượng nghiên cứu nên trong lịch sử triết học nhiều tác giả bàn về tự do như: E. Kant, Hegel, F.Engels, C.Marx và rất nhiều chính trị gia khác cũng bàn về vấn đề này. Cùng và sau Dostoievski có thể kể đến một số công trình mới, nổi bật bàn về tự do. - Những nghiên cứu về vấn đề tự do, TDTT: Trong số rất nhiều công trình bàn về tự do, có công trình nổi bật của John Stuart Mill là “Bàn về tự do”, xuất bản bằng lần đầu bằng tiếng Anh năm 1859, ( Nxb Tri thức, 2005) là công trình được nhiều người đọc quan tâm, nghiên cứu và
  • 21. 16 đối sánh nhất. Trong công trình này, J.S.Mill đã trình bày khái niệm tự do như là một thành tố của an sinh. Mill chú trọng làm rõ tự do tư tưởng và tự do thảo luận. J.S.Mill đã giải thích về chân lý trong mối quan hệ với các yếu tố: lòng tin chung chung, lòng tin tôn giáo. Tư tưởng của J.S.Mill có nhiều nét đối lập với Dostoievski trong khi bàn về tự do tư tưởng, TDTT về đối tượng và phương cách tiếp cận. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, I.Berlin xuất bản cuốn “Bốn tiểu luận về tự do”, (sau này xuất bản bằng tiếng Việt tại Việt Nam, Nxb Tri thức, 2015). Berlin cho rằng, tự do thuộc phạm trù đạo đức của mỗi người, tự do là đạt được mục đích của mình. Nhưng ông cũng chỉ ra rằng đạt đến tự do triệt để không có nghĩa là đạt đến bình đẳng triệt để. Về tính chất, đây là công trình bàn về tự do có điểm tương đồng với quan điểm tự do của Dostoievski ở giai đoạn trước năm1860. Một công trình tiêu biểu khác đó là cuốn sách “Chủ nghĩa tự do truyền thống” của Ludwig von Mises xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức, năm 1927, (sau này bản in tiếng Việt tại Việt Nam, Nxb Tri thức, 2015). Công trình đã trình bày quan điểm về tự do, chủ nghĩa tự do (CNTD) dựa trên căn cứ là mối quan hệ với tư liệu sản xuất. L.V.Mises cho rằng, CNTD không phải là một học thuyết hoàn chỉnh hay một giáo điều, bất di bất dịch. Ngược lại, đây chính là áp dụng lý thuyết khoa học và đời sống xã hội của con người. Công trình này đã trình bày các nội dung về ảnh hưởng của các thiết chế đối với sự xuất hiện tự do, đó là nhà nước, đảng chính trị, giới hạn của nhà nước; đồng thờì công trình này cũng chỉ ra một số phương diện tự do như tự do đi lại, tự do thương mại. Các công trình kể trên đã chỉ ra những cơ sở của tự do công dân. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ có ý nghĩa tham khảo để tác giả đề tài tiếp tục đi sâu nghiên cứu tư tưởng TDTT của Dostoievski. Các công trình trên đã tập trung nghiên cứu về CNTD truyền thống, như: tự do thể xác, tự do công dân. Trong đó, quan điểm của Mill đã trình bày về tự do tư tưởng, nhưng cũng chỉ ở phạm vi liên quan đến quy tắc xã hội. Chỉ có quan điểm của I.Berlin là trình bày về tự do mang tính khoan dung, tự do của tư tưởng, tinh thần. Tuy nhiên các công trình này chưa làm rõ được khái niệm tinh thần và bản chất của TDTT.
  • 22. 17 Đóng vai trò là cơ sở để tác giả nghiên cứu tư tưởng TDTT là khái niệm tinh thần được trình bày trong cuốn “Từ điển triết học”, (Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1986) đã xác định: theo nghĩa hẹp thì tinh thần рồng nghĩa với tэ duy, theo nghĩa rộng thì tinh thần đồng nghĩa với ý thức. “Cái tinh thần là chức năng của vật chất có tổ chức cao, là kết quả của thực tiễn vật chất, lịch sử xã hội của con người. Đời sống tinh thần của xã hội- ý thức xã hội- phản ánh tồn tại xã hội.1 ” Matsuhita Konosuke đã viết cuốn “Mạn đàm nhân sinh” (Nxb Hà Nội, 2008), tập trung luận giải vấn đề con người, xã hội. Công trình chỉ ra được yếu tố tinh thần là điều quan trọng của xã hội loài người. Tại công trình “Con người trong thế giới tinh thần” (Nxb Tri thức, 2015), Berdyaev đưa quan niệm TDTT là tự do lựa chọn. Công trình “Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản”, (Jean Paul Satre, Nxb Tri thức, 2015), đã phân tích, luận giải về mối quan hệ của con người với đời sống tinh thần của mình. - Những nghiên cứu quan điểm của Dostoievski về TDTT: + Các tài liệu nước ngoài tiêu biểu là: Nghiên cứu về Dostoievski tuy không rộng rãi, nhưng những công trình bàn về tư tưởng của ông mang khuynh hướng phân cực. Các công trình chủ yếu là: Công trình đầu tiên và nổi bật bàn về vấn đề này là bài viết: “Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski” (năm 1883), sau này in trong cuốn sách “Siêu lý tình yêu” (tập 3) của Vladiamir Soloviev, (Nxb Tri thức, 2011, Phạm Vĩnh Cư dịch) có nêu lên tư tưởng tự do tôn giáo của Dostoievski. Tác giả đã chỉ ra điểm nổi bật trong tư tưởng của Dostoievski là tinh thần đoàn kết, bác ái của tôn giáo mang đến niềm tin của nhân dân Nga. Soloviev đánh giá tư tưởng của Dostoievski trên phương diện đấu tranh vì tự do ở Nga cuối thế kỷ XIX. Dù bàn về lĩnh vực này không nhiều, nhưng Soloviev cực kỳ sâu sắc khi lựa chọn những chi tiết quan trọng nhất trong cuộc đời, sự nghiệp của Dostoievski và bối cảnh xã hội, từ đó liên hệ với tư tưởng tự do của Dostoievski. Cuốn “Sáng tác của Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía”, (Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin KHXH, 1998), tập hợp từ 1 Từ điển triết học,(1986), Nxb Tiến bộ Matxcova.
  • 23. 18 nhiều bài viết của nhiều tác giả. Các bài viết: “Sáng tác của Dostoievski trong sự đánh giá của giới phê bình tôn giáo- triết học Nga”, Mizannishkova, [96, tr.9-tr.61] , “Quan điểm về sự cứu rỗi” của Irving Howe, [96;tr.116-tr.135] đã tập trung phân tích về tư tưởng tự do của Dostoievski. Bài viết “Dostoievski và số phận nước Nga” của Volgin [96;tr.62-68] chỉ ra hướng lựa chọn con đường tới tự do của Dostoievski. Các bài viết khác như: bài của M.Khrapchenko với tựa đề “Dostoevski và di sản văn học của ông”, bài viết của Iring Home “Quan điểm về sự cứu rỗi”, bài “Những bài học của Dostoevski” của D.Granin, bài “Người uy tụ trái tim Nga” của Andregide là những bài viết chỉ ra xu hướng TDTT thông qua sự phân đôi tâm lý, phân cực của nhân cách con người. Trong cuốn “Con người trong thế giới tinh thần” (Nxb Tri thức, 2015) Berdyaev cũng trình bày về đặc điểm đời sống của con người, gồm có đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Công trình khảo cứu về lĩnh vực tinh thần của con người. Berdyaev nói đến đời sống tinh thần như một bản diện của con người. Bên cạnh đời sống vật chất đáp ứng nhu cầu bản năng của con người thì đời sống tinh thần mới là cơ sở bộc lộ tính người - bản diện cá nhân. Tinh thần là khái niệm chỉ yếu tố bên trong của con người, trong đó có nhiều mâu thuẫn và phản cực, nó tạo ra những liên kết nội tại của tư duy. Tuy thế, Berdyaev đã thấy được tinh thần có ảnh hưởng lớn như thế nào đến thể xác, chính tinh thần tạo ra gương mặt hiện hữu, bản diện của cá nhân. “Tinh thần bao gồm trong nó cả thể xác, nó tinh thần hóa thể xác, truyền cho thể xác một phẩm chất khác” [3, tr.53]. Tác giả cũng chỉ ra đó là “xung đột của tình yêu đối với thế giới cao cả, đối với đỉnh cao, và lòng thương xót đối với thế giới thấp hèn, đối với thế giới đau khổ” [3, tr.24]. Trong công trình này N.A.Berdyaev đã quan niệm TDTT là tự do lựa chọn. Nhận thức của Berdyaev về Dostoievski thể hiện trong cuốn sách này là tự do gắn với một tồn tại xã hội, đặc biệt là một tồn tại nhà nước cụ thể nhất định; tự do được tham chiếu trong mối quan hệ với thượng đế, tự nhiên, xã hội và văn minh; bản diện cá nhân và tự do trong chủ nghĩa hiện sinh, công trình này chỉ ra được phát hiện của Dostoievski về khởi nguyên bi thảm trong con người và tính mâu thuẫn trong bản chất của nó, bản chất con người với tự do [3,
  • 24. 19 tr.294]. Berdyaev cho rằng, tư tưởng của Dostoievski gắn với sự đau khổ và giày vò ở con người [3, tr.38], xu hướng tự do gắn với nổi loạn, con đường đến TDTT cũng là con đường theo đuổi hài hòa (tại trang 79,114,122,123,124). Trong công trình này, Berdyaev đã có sự khái quát, so sánh tư tưởng tự do của Dostoievski gần gũi với của Kierkegaard, Nietzsche và liên hệ với một số tư tưởng khác. Công trình “Triết học của tự do” của N.A.Berdyaev, (Nxb Tri thức, 2015) (Đỗ Minh Hợp dịch, Nguyễn Trọng Chuẩn hiệu đính) nghiên cứu sâu về vấn đề tự do nói chung và cho rằng TDTT của Dostoievski là bản chất của con người. Tại các trang 241, 254, 284 tác giả Berdyaev đã nhận thấy sự khác biệt về tư tưởng tự do của Dostoievski khác lý tưởng tự do cơ giới ở châu Âu, nó tiêu biểu cho chủ nghĩa Slavo, chủ nghĩa phi chính phủ, khát vọng tự do. Tuy nhiên, những vấn đề này trong tác phẩm chỉ được Berdyaev chỉ ra một cách khái lược, còn thiếu sự phân tích, minh chứng từ các tác phẩm của Dostoievski. Công trình của N.A.Berdyaev đã dành nhiều trang chỉ ra đặc điểm tư tưởng của Dostoievski: cơ sở của tư tưởng tự do của Dostoievski là tư duy của E.Kant [4, tr.42]. Dostoievski kế thừa nhận thức về tự do có thành tố niềm tin, tuy nhiên vấn đề tự do của Kant còn chung chung, không giới hạn về mặt tinh thần. Berdyaev đã thấy được TDTT của Dostoievski có đề cao tự do triết học, liên quan đến Kito giáo [4, tr.32]. Là một công trình đặc sắc khi bàn về tự do, tuy nhiên, công trình này mới chỉ điểm đến tư tưởng TDTT của Dostoievski về tự do, cái ác...[4, tr.172] và trách nhiệm [4, tr.244]. Nét đặc sắc trong công trình kể trên của Berdyaev là trình bày được mối quan hệ giữa tinh thần của các cuộc cách mạng với tinh thần của con người. Ông đồng nhất các phong trào cách mạng, kể cả “cuộc cách mạng lớn thứ hai của Nga”2 . Tư duy về tinh thần của Berdyaev là cơ sở để bổ sung nhận thức về triết lý của Dostoievski. Bên cạnh những ưu điểm trên, công trình có hạn chế ở chỗ còn mang tính kinh nghiệm, là những tri thức tư biện nên còn thiếu cái nhìn khách quan về xã hội.
  • 25. 20 Trong cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky”, (Nxb Tri thức, 2017), Berdyaev đã dày công nghiên cứu, với 369 trang, kết cấu 9 chương, gồm các vấn đề: hình tượng tinh thần của Dostoievski; con người; tự do; cái ác; tình yêu; cách mạng XHCN; nước Nga; Viên Đại pháp quan, thần -Nhân và Nhân- thần; Dostoievski và chúng ta. Cả 9 chương đều chú trọng đến những gì liên quan đến TDTT. Đặc biệt, tại chương thứ ba (Tự do, tr.107-142) chủ yếu TDTT được nhận diện rằng: tự do gắn với Kito, con đường tự do sẽ trải qua bi kịch.Trong cuốn sách này, tác giả Berdyaev cho rằng tư tưởng TDTT có tính biện chứng về mặt xã hội con người và về mặt thần học. Xu hướng đạt TDTT của Dostoievski là xu hướng đạt đến sự hòa ái xã hội từ trong tâm, trong bản diện mỗi người. Một số ít công trình tìm ra sự riêng biệt của Dostoievki so với các nhà tư tưởng khác. Các nhà nghiên cứu đã so sánh Dostoievski với một số nhà tư tưởng khác như Belinski, Lev Tolstoi, để thấy được bản chất trong tư duy triết học của ông. Cuốn biên khảo nổi tiếng của Georges Steiner viết năm 1959 có tựa đề: "Tolstoi hay Dostoievski” có viết: "Tolstoi, tinh thần bị ám ảnh bởi lý trí và sự kiện; Dostoievski kẻ miệt thị chủ nghĩa duy lý, người vô cùng yêu chuộng sự nghịch lý, Dostoievski thích thà chống lại chân lý còn hơn chống lại đấng Chúa, coi thường cái gì hoàn toàn dễ hiểu và chủ thuyết huyền bí” (dẫn theo Nguyễn Hữu Hiệu, giới thiệu về Dostoievski) [15, tr.802]. Merezhkovsky, tác giả bài viết “L.Tolstoi và Dostoievski” đã khẳng định ở Dostoievski có tư tưởng tự do, đấu tranh chống chủ nghĩa duy lý (dẫn theo Berdyaev) [5, tr.96]. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vai trò của Chúa trong thế giới tinh thần của Dostoievski, đã đưa ra những phát hiện về ảnh hưởng của Chúa đối với con người, việc Chúa đón nhận người tự do, mở ra mảnh đất tôn giáo cho loài người yêu mến tự do, phê phán những tư tưởng đạt đến tự do bằng cưỡng chế. Theo Dostoievski, con người cần phải gánh vác gánh nặng của tự do để được cứu độ. Các công trình trên cũng chỉ ra được rằng, bản chất của TDTT là tự do lựa chọn, tự do tư duy của cá thể, không phải là của tập thể. TDTT đã biểu đạt giá trị sống của cá thể hiện sinh.
  • 26. 21 Trong cuốn sách của có tựa đề “Tất định luận và tự do lựa chọn”, (Isaiah Berlin, Nxb Tri thức, 2015) đã xem xét TDTT của Dostoievski ở góc độ tri thức. Trong cuốn “Từ điển triết học”, (Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1975), tại trang 186 có ghi rằng, “Dostoievski bàn về đạo đức xã hội, phê phán chủ nghĩa ích kỷ, thái độ vô liêm sỉ, chế độ nô lệ, sự chia rẽ, tệ mua chuộc vốn có của nền văn minh tư sản, rất đau xót về sự đổ nát đạo đức”. Đoạn trích này đánh giá thế giới quan của Dostoievski. Dostoievski đòi hỏi nguyên tắc đạo đức cao cả và nghiêm khắc: phải là con người giữa những con người. + Các tài liệu tại Việt Nam: Trong cuốn sách “Lịch sử văn học Nga”, (đồng tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên), (Nxb Giáo dục, 2006), có bài giới thiệu về F.M.Dostoievski của tác giả Nguyễn Kim Đính. Tác giả đã lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu của Dostoievski, từ đó khái quát tinh thần của Dostoievski. Cụ thể là, Nguyễn Kim Đính nghiên cứu các tác phẩm “Những ghi chép về ngôi nhà chết”, “Nhật ký nhà văn”, “Những bút ký mùa đông và những cảm tưởng mùa hè”, “Chàng ngốc”. Từ đó tác giả cho rằng, TDTT của Dostoievski được xem xét như xu hướng đa thanh, phức điệu của nghệ thuật viết văn, truyền tải thông điệp sự phức tạp trong mối quan hệ đan chéo chằng chịt, phê phán CNTD cực đoan, tự do là tự nhận thức chính mình. Công trình của Nguyễn Kim Đính đưa ra những nhận định công tâm, khách quan trong cách đánh giá về Dostoievski. Trong cuốn “Triết học phương Tây hiện đại qua một số tác phẩm tiêu biểu”, (Nxb Khoa học xã hội, 2014), tác giả Đỗ Minh Hợp và Vũ Mạnh Toàn đã chỉ ra sự phê phán con người tập thể, xác định sự khác biệt giữa TDTT của cá thể hiện sinh với con người đại chúng. Trong công trình này, nhóm tác giả đã đề cập được bản chất của TDTT là tự do tư tưởng, khác với tự do công dân. TDTT là tự do mong muốn, tự do khát vọng. Công trình chỉ ra rằng, Dostoievski khởi đầu cho xu hướng hiện sinh, do vậy nhận thức sự vật bị chi phối bởi những quy luật tất yếu nên không có tự do. Còn con người coi ý thức là trực giác, chứ tuyệt nhiên không phải là lý trí,
  • 27. 22 cho nên có tự do. Là hành động bản năng, tự do mang tính tự phát, nó không có nguyên động lực nào khác ngoài chính nó; tự do là tự thể hiện, tự do luôn luôn là dự phóng và chỉ có dự phóng mới tạo điều kiện cho tự do được bảo đảm bởi vì nếu con người đạt tới mục đích rồi thì không còn tự do. Theo Dostoievski, tự do cá nhân không phải chỉ là nguồn gốc của cái thiện mà còn là nguồn gốc của cái ác. Tự do vô hạn hay sự nổi loạn cá nhân chủ nghĩa chống lại những quan hệ đã hình thành càng dẫn đến chuyên quyền, sự chia rẽ con người, sự đau khổ, sự sụp đổ đạo đức của cá nhân, thậm chí dẫn đến cái chết. Vì mục đích bàn về triết học phương Tây hiện đại qua một số tác phẩm tiêu biểu, nên công trình này dành rất ít cho việc bàn về tư tưởng của Dostoievski. Công trình chưa làm rõ được toàn bộ nội hàm của TDTT cũng như con đường hình thành tư duy về tự do và con đường đạt tới TDTT của Dostoievski. Bài “Đốt- xtôi” của Nguyễn Tuân được công bố lần đầu vào năm 1982, sau này được tập hợp và xuất bản trong cuốn “Sáng tác của Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía” (Nhà in Viện Thông tin KHXH Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin KHXH, 1998). Bài viết đã phân tích một vài luận điểm trong tư tưởng tự do của Dostoievsi. Bài viết của Phạm Vĩnh Cư “Dostoievski- sự nghiệp và di sản” (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6, 2001) chỉ ra bản chất của TDTT chính là bản chất người, Dostoievski yêu quý cá nhân và tự do cá nhân nhưng lên án mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân. TDTT phê phán cưỡng bức lương tâm, TDTT đòi hỏi đức tin tôn giáo. Bài viết của Mai Thị Hạnh Lê có tựa đề “Quan điểm của Dostoievski về tự do tinh thần” (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 8/2015), trong 7 trang của bài báo, tác giả tóm tắt tư tưởng TDTT của Dostoievski, nhấn mạnh tự do là bản chất người. Tác giả viết: “Tự do là bản chất người- sự dung hòa những yếu tố của cuộc sống phong phú đa dạng- chính cái đa dạng trong tinh thần cá nhân sẽ làm cho đời sống xã hội trở nên phong phú. Tự do là cái quý báu nhất, quan trọng nhất, có nhân tính nhất trong con người” [65, tr.119].
  • 28. 23 Bài viết cung cấp dẫn chứng về tư tưởng của Dostoievski đối với vấn đề này. Tuy nhiên, bài báo này chủ yếu lấy căn cứ từ một tác phẩm của Dostoievski - “Bút ký dưới hầm” - nên còn chưa chỉ ra đầy đủ nội hàm của trư tưởng TDTT. Các bài báo sau đó của Mai Thị Hạnh Lê “Giá trị nhân văn trong triết lý về TDTT của F.M.Dostoevsky”, (Tạp chí Triết học, số 4/2018, tr.82-88) và bài “Giá trị trong tư tưởng của F.M.Dostoevsky”, (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6/2018. tr.92- 97) đều nêu lên bản chất của TDTT. Những nghiên cứu này, một mặt đã phân tích được tác động của đời sống vật chất, đời sống ngoại cảnh đến tinh thần con người, luận giải khái niệm tinh thần; mặt khác, các nghiên cứu này cũng đã chỉ ra sự cần thiết của đời sống tinh thần đối với con người, từ đó tìm ra cơ sở của TDTT. 1.3. Tình hình nghiên cứu về giá trị của tư tưởng tự do tinh thần của Dostoievski Nghiên cứu về TDTT của Dostoievski là vấn đề được quan tâm từ thế kỷ XX. Sau khi Dostoievski mất, giới trí thức Nga cảm thấy hụt hẫng. Họ viết nhiều công trình để tưởng niệm F.M. Dostoievski, coi ông như người khai mở các giá trị đích thực của xã hội đương thời cũng như toàn bộ sự vĩ đại của một nhà tư tưởng truyền tải thông điệp tư tưởng triết học bằng nghệ thuật tiểu thuyết. Trong số rất nhiều các công trình viết về Dostoievski, tác giả luận án xin được trình bày một số công trình sau: - Các tài liệu nước ngoài tiêu biểu là: Cuốn “Sáng tác của Dostoievski- những tiếp cận từ nhiều phía” (Nhà in Viện Thông tin KHXH Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện thông tin KHXH, 1998) bao gồm nhiều bài viết tiêu biểu của các tác giả Nga và trên thế giới. Trong đó bài viết của M.Khrapchenko với tựa đề “Dostoevski và di sản văn học của ông”, bài viết của Iring Home: “Quan điểm về sự cứu rỗi”, bài “Những bài học của Dostoevski” của D.Granin, bài “Người quy tụ trái tim Nga” của Andregide là các bài viết nhấn mạnh giá trị tư tưởng cả Dostoievski về mặt mỹ học, triết học, xã hội học. Các công trình này chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng về tự do của Dostoievski như: nhân văn, khơi gợi sự sáng tạo cũng sự hài hòa hoàn mỹ của con người.
  • 29. 24 L.Shestov (1866-1938) có bài: “Dostoievski và Nietzsch”,(dẫn theo Nguyễn Hữu Hiệu) [15, tr.777]. Bài viết đã khẳng định Dostoievski là đại biểu của tôn giáo mới ngoại lý và phi khoa học trong so sánh giữa Dostoievski và Nietzche (1903). Về phương diện triết học, Shestov cho rằng các chủ đề tư tưởng lớn của Dostoievski như quan niệm về tự do, sự phản kháng, viễn quan khải huyền thần bí về cơn đại biến động, sự khẩn thiết của quan niệm nhân sinh và đức lý mới có ý nghĩa cho những triết gia hiện sinh sau này. Công trình tiêu biểu của Soloviev được tập hợp từ các bài viết trong thập niên hai mươi của thế kỷ XX, mới được dịch và xuất bản tại Việt Nam có tên: “Siêu lý tình yêu”, (Nxb Tri thức, 2011, Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu, tập 3) là công trình bộc lộ tâm huyết và có khái quát xuất sắc khi bàn về giá trị của tư tưởng TDTT của Dostoievski. Soloviev đã tìm thấy giá trị trong tư tưởng TDTT của Dostoievski ở những điểm khác biệt trong sự hình thành, kiến tạo xã hội. Soloviev cho rằng, Dostoievski đã phản ánh sự biến đổi của tư tưởng xã hội, đặc biệt của bộ phận giai tầng trong xã hội Nga từ những năm 40 đến sau những năm 60 của thế kỷ XIX. Soloviev phân tích nội lực đời sống nội tâm của Dostoievski phong phú, đã ảnh hưởng một cách chân thực và mạnh mẽ đến phần lớn loài người khao khát chân lý và công lý. So với các công trình của Berdyaev, Soloviev đã chỉ ra được mối liên hệ giữa tôn giáo và tư tưởng triết học, tư tưởng TDTT của Dostoievski vừa làm nhiệm vụ chính trị, vừa làm nhiệm vụ của văn hóa và tôn giáo. Soloviev viết bài tưởng niệm sau 3 năm ngày mất của Dostoievski, nhưng ông đã bao quát và làm rõ giá trị tư tưởng của Dostoievski trước một bước so với với các công trình khác, (kể cả sau này). Soloviev cho rằng, Dostoievski đã nhận thức con đường đạt tới TDTT là sự vận động, sự phủ định những kiến tạo thông qua bạo lực, còn việc giải cứu thế giới phải từ nội lực nhân hậu bên trong mỗi con người. Công trình “Triết học của tự do” của N.Berdyaev, (Đỗ Minh Hợp dịch, Nguyễn Trọng Chuẩn hiệu đính, Nxb Tri thức, 2015), đã đánh giá tư tưởng của Dostoievski “có ý nghĩa quan trọng vì nó đặt ra một cách gay gắt vấn đề mục đích tâm linh của lịch sử, vấn đề về phương Đông và phương Tây, vấn đề về chủ nghĩa
  • 30. 25 duy cứu độ dân tộc, tức là vấn đề về Khải huyền” [4, tr.284]. Berdyaev cho rằng, tinh thần của Dostoievski chính là tinh thần thần bí của dân tộc Nga. Trong công trình “Con người trong thế giới tinh thần” (Nxb Tri thức, 2015), N.Berdyaev đã đánh giá về giá trị tư tưởng tinh thần của Dostoievski, đề cao tầm ảnh hưởng của Dostoievski đối với tư tưởng của ông một cách sâu sắc. Ông cho rằng, Dostoievski đã hiểu rất rõ sự khác biệt giữa văn hóa và văn minh, rằng không ai đặt ra vấn đề đau khổ một cách biện chứng và gay gắt như Dostoievski [3, tr.122]. Ông cũng thể hiện rõ sự yêu mến đối với Dostoievski. Và tại một công trình khác Berdyaev khẳng định sự ảnh hưởng to lớn của Dostoievski đối với ông. Ông cho rằng: “tôi là con đẻ của Dostoievski” [3, tr.10]. Berdyaev nhận thấy vai trò của Dostoievski: “Những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Slave là Kirrevski và Khomyakov đã chỉ ra con đường này, những vì sao như Dostoievski và VI.Soloviev đã đi theo con đường này, đại diện cho trào lưu thần bí hiện đại ở nước ta muốn đi theo” [3, tr.10]. Ở một phương diện khác, Berdyaev nhận thấy và đánh giá cao dự cảm trong tư tưởng TDTT của Dostoievski: “Vốn mang sắc thái thảm họa, chứa đầy lo âu và linh cảm của thế gian, tinh thần Dostoievski chính là tinh thần thần bí của dân tộc chúng ta” [3, tr.295]. Trong cuốn “Thế giới quan của Dostoevsky” (Nxb Tri thức, 2017), Nicolas Berdyaev đã đánh giá cao những nội dung và giá trị tư tưởng của Dostoievski. N.Berdyaev phân tích, làm rõ giá trị về mặt phản ánh tồn tại xã hội Nga và chỉ ra ý nghĩa nhân văn trong các tác phẩm của Dostoievski. Những đánh giá này có điểm tương đồng với phân tích của Soloviev. Nhưng khác với Soloviev, công trình của N.Berdyaev thể hiện rõ lập trường của mình trong việc đánh giá Dostoievski. Ông cho rằng, Dostoievski đã quyết định trong đời sống tinh thần của ông, trong việc ông lựa chọn hướng nghiên cứu về triết học tinh thần, đặc biệt là Dostoievski tiếp nhận, phát triển các giá trị tốt đẹp của tinh thần Kito giáo. N.Berdyaev chỉ ra rằng, tư duy của Dostoievski không những phản ánh về bộ mặt của chính sách nông nô Nga, cấu trúc xã hội Nga mà còn nêu những tư tưởng đấu tranh chống hiện thực ấy [5, tr.29]. Trong cuộc đấu tranh này, Dostoievski mong muốn chống lại những trật
  • 31. 26 tự hiện hữu, chống những gì đi ngược lại với bản chất người, với đời sống tinh thần của con người, vốn đa dạng, không phải là trật tự và quy tắc. Công trình này đã gián tiếp chỉ ra xu hướng phản tư trong những tư tưởng tự do của F.M.Dostoievski và cho rằng bộ mặt tinh thần của cá nhân có ảnh hưởng đến bộ mặt thể xác. Đây là những tri thức quý giá để chúng ta thấy được những giá trị về mặt tư tưởng của Dostoievski không chỉ trên phương diện triết học mà còn trên các phương diện khác, như tâm lý học, luật học. Khái quát về vị trí của Dostoievski về mặt triết học, năm 1946 Jean Paul Satre xuất bản tác phẩm “Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản”, cuốn sách này được xuất bản tại Việt Nam (năm 2015, Nxb Tri thức). Satre bám vào câu nói trong tác phẩm “Anh em nhà Caramazov”3 đã cho rằng Dostoievski là người đưa ra nguyên lý khởi điểm của thuyết hiện sinh.[85] - Các tài liệu ở Việt Nam: Trong cuốn sách “Lịch sử văn học Nga” (Nguyễn Kim Đính, Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Nxb Giáo dục, 2006), tác giả Nguyễn Kim Đính dành 11 trang nhận định giá trị của tư tưởng của Dostoievski như: tư tưởng có giá trị tố cáo mạnh mẽ tâm địa tàn bạo của giai cấp thống trị, chỉ ra xu hướng phải diệt trừ tận gốc tội ác, diệt trừ chủ nghĩa cá nhân. Nguyễn Kim Đính mới dừng ở việc giới thiệu nhận định và chủ yếu các đánh giá của ông trên phương diện văn chương. Công trình “Triết học phương Tây hiện đại qua những tác phẩm tiêu biểu” (Đỗ Minh Hợp, Vũ Mạnh Toàn, Nxb Khoa học xã hội, 2014), đã bước đầu khái quát giá trị nổi bật của tư tưởng TDTT của Dostoievski là vấn đề mục đích của tồn tại người, khẳng định tồn tại người khác tồn tại xã hội. Nhóm tác giả cũng gợi ý về sự sáng tạo vĩ đại và tính thuyết phục của tư tưởng của Dostoievski khiến cho các nhà nghiên cứu triết học phương Tây quay trở lại quan tâm đến ông. Các tác giả đã thống nhất với quan điểm của N.A.Berdyaev và cho rằng: Dostoievski mở đầu cho 3 Nhân vật Ivan trong tác phẩm “Anh em nhà Caramazov” quan niệm: “Nếu không có Thượng đế tất cả đều được phép”.
  • 32. 27 tư tưởng triết học hiện sinh. Các tác giả giành một trang (trang 26) bình luận về giá trị của tư tưởng về tự do của Dostoievski, như: giá trị về sự phân tích mâu thuẫn của đời sống xã hội, cuộc đấu tranh chống lại hiện thực và trật tự xã hội. Công trình này mang đến những dữ liệu quý giá về quan niệm tự do của Dostoievski, nó cũng đã đánh giá khả năng vượt trước của Dostoievski so với tư tưởng của nhân loại, những tư tưởng mà sau này rất phổ biến trong triết học, khoa học nhân văn và trong đời sống. Công trình cho rằng, Dostoievski là nhà tiên phong của CNTD hiện sinh. Công trình “Triết học phương Tây hiện đại qua một số tác phẩm tiêu biểu” đã bước đầu phân tích giá trị phản ánh tồn tại xã hội Nga cuối thế kỷ XIX, giá trị đạo đức và nhân văn của tư tưởng này. Công trình nhận thức được nhiều quan điểm sâu sắc về triết học tinh thần, triết học xã hội, mỹ học, triết học lịch sử...Từ đó, công trình đánh giá những quan điểm nhân học của Dostoievski vẫn giữ vị trí trung tâm, để từ đây Dostoievski khảo cứu nhiều vấn đề khác của tồn tại như vấn đề đạo đức, vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, công trình chưa thấy được những giá trị khảo cứu vấn đề giai cấp, tôn giáo; đặc biệt chưa đi sâu luận giải được giá trị mang tính tiên tri của tư tưởng TDTT của Dostoievski, những dự cảm mang tính thời đại. Trong công trình chuyên khảo trên, các tác giả Đỗ Minh Hợp và Vũ Mạnh Toàn đã trình bày các giá trị đạt được ở khía cạnh: là cơ sở cho dòng tư tưởng triết học hiện sinh, giá trị nhân văn của tư tưởng. Bên cạnh đó, công trình cũng phân tích được một số hạn chế của tư tưởng này. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chưa phân tích được sự ảnh hưởng Kito giáo đối với tư tưởng của Dostoievski. Việc phải phân tích cho được giá trị về mặt tư tưởng đối với tư tưởng tự do về tinh thần của Dostoievski cũng mới dừng ở bước đầu nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Hữu Hiệu có bài viết “Dostoievski và thế giới” in trong lời giới thiệu tác phẩm “Đầu xanh tuổi trẻ” (Nxb Nguồn sáng, 1964). Trong bài viết này, dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu đã đặt Dostoievski lên vị trí người phát ngôn của dân tộc Nga, đại diện chính thống giáo và chính sách bảo thủ, đối đầu với các chủ trương thân Tây phương, hư vô chủ nghĩa và cách mạng tả khuynh. Nguyễn Hữu Hiệu giới thiệu nhà văn cực tả của phái duy dân, ông coi Dostoievski là một thiên
  • 33. 28 tài. Ảnh hưởng từ Dostoievski là những người theo nhóm tân – duy tâm như: LeoShestov, Andre Biely, Vyacheslav Ivanov, cho rằng họ sinh ra từ tinh thần của Dostoievski. Bài viết “Dostoievski- sự nghiệp và di sản” của Phạm Vĩnh Cư (đã giới thiệu) đánh giá danh tiếng của Dostoievski so với giới nhà văn Nga đương thời, khẳng định sức ảnh hưởng của Dostoievski đối với một số tên tuổi như Akutagawa (Nhật Bản), Lão Xá (Trung Quốc), Nam Cao (Việt Nam). Trong công trình này, tác giả chỉ ra giá trị nhân văn trong tư tưởng TDTT của Dostoievski. Trong bài viết của Mai Thị Hạnh Lê (2015), “Quan điểm của F.M.Dostoievski về tự do tinh thần” (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8/2015, tr.113-119) đã chỉ ra giá trị về mặt nhân học (xu hướng đòi quyền làm người, giữa cuộc đấu tranh đòi TDTT, cuộc đấu tranh chống lại văn hóa hiện tồn), giá trị về mặt dự báo và cảnh báo của Dostoievski đối với xã hội đương đại. Các bài viết sau đó của Mai Thị Hạnh Lê như “Giá trị nhân văn trong triết lý về tự do tinh thần của F.M. Dostoevsky” (Tạp chí Triết học, số 4/2018, tr.82- 88); bài “Giá trị trong tư tưởng của F.M.Dostoevsky”, (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6/2018. tr.92-97) đều tập trung vào trình bày giá trị phản ánh tồn tại xã hội Nga đương đại, giá trị nhân văn, khả năng định hướng giá trị mới của tư tưởng TDTT. Bàn về tư tưởng TDTT của Dostoievski còn thể hiện rải rác ở nhiều bài báo, tạp chí, các lời tựa cho tác phẩm xuất bản của ông. Trong bài khảo luận chủ đề của tác phẩm là “Bóng hay là hình”, Chizhevski đã so sánh quan niệm đức lý của Dostoievski với Kant, Fichter, Niztsche; cho rằng một trong những cột mốc có ý nghĩa lớn nhất trong cuộc đấu tranh tư tưởng của thế kỷ XIX chống lại đức duy lý [28]. Leonid Grossman được đánh giá là nhà nghiên cứu có lượng công trình về Dotoievski nhiều nhất. Cùng với việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của Dostoievski, L.Grossman đã có những đánh giá sâu sắc về giá trị triết học mà Dostoievski mang lại. Tuy nhiên, những đánh giá của L.Grossman về Dostoievski còn thiên về đánh giá trên phương diện văn chương.
  • 34. 29 Ngoài ra, có một số công trình, tuy không bàn trực tiếp đến tư tưởng TDTT của Dostoievski nhưng phân tích triết học sâu sắc về tự do, TDTT, như cuốn “Triết lý phát triển C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh” (Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2000); cuốn “Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu”, (Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Nxb Khoa học xã hội, 2007); “Triết học hiện sinh”, (Nxb Văn học, 2008) của Trần Thái Đỉnh; cuốn “Hiện tượng con người”, (P.T.D.Chardin, Nxb Tri thức, 2014); “Tất định luận và tự do lựa chọn”, và “Bốn tiểu luận về tự do”, (Isaiah Berlin, Nxb Tri thức, 2015). Các công trình này giúp nghiên cứu sinh có cơ sở để tìm hiểu các khái niệm công cụ cho luận án, đồng thời có nghiên cứu so sánh, luận giải tư tưởng của Dostoievski, so sánh để thấy được giá trị trong tư tưởng TDTT của Dostoievski. 1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án - Đánh giá chung tình hình nghiên cứu: Thứ nhất: Các công trình đã làm sáng tỏ dấu ấn của lịch sử xã hội Nga thế kỷ XIX đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng tự do của Dostoievski. Các công trình chỉ ra hệ quả của chính sách cai trị của Sa hoàng. Các nghiên cứu cho thấy, những biến cố trong cuộc đời của Dostoievski chính là gốc rễ của tư tưởng tự do tinh thần. Các công trình đã nghiên cứu những tiền đề tư tưởng dẫn đến sự hình thành tư tưởng tự do của Dostoievski, trào lưu CNXHKT, tư duy của Kant và Kito giáo. Trong các công trình này, chỉ có N.A.Berdyaev và L.Grossman là nêu được nhiều hơn, nhưng vì mục đích tiếp cận khác nhau nên mới ở mức độ nhất định. Chưa có công trình nào phân tích một cách hệ thống, chặt chẽ về sự ảnh hưởng của các yếu tố tư tưởng đối với Dostoievski như thế nào, nhất là những ảnh hưởng tư tưởng mang tính thời điểm. Thứ hai: Các công trình đã phân tích và làm rõ được một số vấn đề về tư tưởng tự do của Dostoievski, như: tự do lựa chọn, tự do tư tưởng. Nhiều công trình đã chỉ ra một số thành tố tạo nên TDTT như: lo âu, niềm tin..., chỉ ra yếu tố niềm tin từ Kito giáo. Các công trình đã chỉ ra được mục đích của tự do và khả năng không đạt tới TDTT.
  • 35. 30 Thứ ba: Các tác giả như Soloviev, Berdyaev, Bathkin đã có những đánh giá cao những tư tưởng của Dostoievski về phương diện triết học, văn học, mỹ học. Trong đó, các công trình đã chỉ ra, TDTT của Dostoievski có giá trị nhân văn, giá trị hiện thực phê phán. Soloviev và Berdyaev đã có những nhận thức về vị trí của Dostoievski đối với nền văn học nói chung và đối với sự chuyển biến tư tưởng của các ông. Một vài tác giả gợi mở đến sự ảnh hưởng của Dostoievski đối với triết học hiện sinh, đối với tư tưởng của mình, giá trị đạo đức của tư tưởng. Tóm lại, các công trình trên đã đề cập đến nhiều vấn đề trong tư tưởng của Dosoievski, song trong đó việc nghiên cứu tập trung ở tư tưởng về chính trị, tôn giáo, chú trọng các giá trị văn học, hoặc những nghiên cứu mang tầm vĩ mô. Do vậy, việc nghiên cứu tư tưởng TDTT của Dosoievski và giá trị của nó là trên phương diện triết học, không trùng lắp với các công trình đã kể. - Những điểm chưa sáng tỏ Thứ nhất: Các công trình kể trên chưa phân tích và chưa hệ thống hóa được các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski. Thứ hai: Các công trình chưa phân tích một cách hệ thống được bản chất của TDTT theo quan điểm của Dostoievski có sự vận động trong hai giai đoạn; chưa luận giải được sự đổi thay của nội hàm khái niệm tự do của Dostoievski thông qua hai giai đoạn. Hầu hết các công trình chưa đối sánh để thấy được: tình trạng nô lệ về tinh thần nói chung là gì, trong quan niệm của Dostoievski nô lệ về tinh thần diễn ra như thế nào? Mục đích ấy quy định nội dung vấn đề này ra sao? Đặc biệt, các công trình tuy có kể đến nhưng chưa khái quát được tính chất giai cấp mà Dostoievski thể hiện trong quan điểm TDTT là gì; tính chất tôn giáo mà Dostoievski thể hiện trong tư tưởng của mình có khác gì tính tôn giáo trong các tư tưởng khác về tự do, chưa hệ thống hóa các thành tố của khái niệm TDTT mà Dostoievski quan niệm. Thứ ba: Các công trình trên chưa hệ thống hóa được một số giá trị của tư tưởng TDTT của Dostoievski đối với xã hội đương đại. Các công trình nghiên cứu về Dostoievski ở Việt Nam còn ít và hạn chế về các phương diện nghiên cứu, chủ yếu trên phương diện văn chương, đánh giá các thi
  • 36. 31 pháp của Dostoievski, nổi bật có công trình của Nguyễn Tuân, Phạm Vĩnh Cư về giá trị tư tưởng của Dostoievski đối với văn học và thực tiễn Việt Nam trong thế kỷ XX. Một số tác phẩm nghiên cứu Dostoievski đặt trong phạm vi của triết học hiện sinh, chủ yếu mang tính đối sánh, gợi mở về quan điểm triết học của Dostoievski. Đặt trong bối cảnh hiện thực xã hội cũng như quá trình phát triển tư tưởng, nhiều nội dung tư tưởng của Dostoievski vẫn đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc. - Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu: Trên cơ sở tiếp thu những công trình đã nghiên cứu về Dostoievski, tác giả luận án thấy cần đặt ra một số vấn đề để hoàn thiện nghiên cứu về tư tưởng TDTT của Dostoievski, bao gồm: Thứ nhất: Làm sáng tỏ những cơ sở ảnh hưởng đến sự ra đời tư tưởng TDTT của Dostoievski bao gồm: các điều kiện kinh tế- xã hội, tiền đề tư tưởng, nhân tố chủ quan. Thứ hai: Làm sáng tỏ nội dung tư tưởng TDTT của Dostoievski: làm rõ các phạm trù, các giá trị của tự do và mối quan hệ giữa chúng. Cụ thể, làm rõ các khái niệm: tự do, TDTT; làm rõ mục đích của tư tưởng và bản chất của TDTT trong mối tương quan với các tư tưởng triết học khác về vấn đề này của Dostoievski; làm rõ tính chất giai cấp, tính chất tôn giáo trong tư tưởng TDTT; làm rõ nội dung của TDTT, cấu trúc của tư tưởng TDTT, trong đó phân tích các yếu tố: lo âu, giằng xé, niềm tin; phân tích con đường đạt đến TDTT: niềm tin của Kito giáo. Thứ ba: Làm sáng tỏ giá trị tư tưởng TDTT của Dostoievski như: giá trị phát triển quan niệm về tự do, nó có ý nghĩa tiền đề đối với các tư tưởng triết học hiện sinh sau đó; góp phần phát triển tiến bộ xã hội Nga, giá trị phản ánh tồn tại xã hội Nga cuối thế kỷ XIX; trong đó, đóng góp của Dostoievski về mặt đạo đức hiện đại và mỹ học về cái đẹp, đau khổ của con người hiện sinh, làm rõ tư tưởng TDTT của Dostoievski đã giải quyết được một phần những trọng trách của con người đối với bản thân, đối với xã hội, đấu tranh với những quan điểm xây dựng motif con người xã hội, những gì đi ngược với hạnh phúc thật sự của con người, phân tích giá trị về mặt tâm lý, luật học hiện đại, chỉ ra tư tưởng TDTT là cơ sở để hoàn thiện các quy tắc luật hiện nay nhằm nâng cao, hoàn thiện quyền con người.
  • 37. 32 Tiểu kết chương 1 Trong quá trình tiếp cận các tài liệu tham khảo liên quan đến luận án, nghiên cứu sinh nhận thấy nổi bật là các tài liệu chỉ ra điều kiện, tiền đề đối với sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski như: điều kiện kinh tế- xã hội Nga thế kỷ XIX, tư tưởng CNXHKT, Kito giáo, nhân tố chủ quan đối với sự hình thành tư tưởng TDTT của Dostoievski. Trong các nguồn tài liệu này, ở nước ngoài tiêu biểu là Grossman, ở Việt Nam có tài liệu của Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Kim Đính. Bàn về một số vấn đề liên quan đến nội dung tư tưởng TDTT của Dostoievski có nhiều công trình tiêu biểu của Soloviev, Berdyaev, Bakhtin, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Tuân. Các tác giả trên đã đi sâu nghiên cứu sự phức tạp của tự do lựa chọn, con đường đi tới TDTT. Bàn về giá trị của tư tưởng TDTT của Dostoievski chỉ được đề cập rải rác trên các tài liệu của Soloviev, Berdyaev, Bakhtin, Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Tuân, các công trình cho thấy sự khác biệt về tư tưởng của Dostoievski so với tư tưởng thời đại, đặc biệt là so sánh với các nhà tư tưởng Nga lúc bấy giờ, Dostoievski dược đánh giá là nhạy bén, đi trước. Những nghiên cứu về điều kiện, tiền đề hình thành và nội dung tư tưởng TDTT đóng vai trò quan trọng đối với công trình nghiên cứu của tôi. Tình hình nghiên cứu về những yếu tố hình thành, về những vấn đề của tư tưởng TDTT cũng như đánh giá giá trị của tư tưởng TDTT của Dostoievski trong thời gian qua, ở trong và ngoài nước là tư liệu quý báu đối với việc thực hiện đề tài luận án. Những thành tựu đạt được là cơ sở khoa học cho nghiên cứu sinh phát triển trong luận án, những hạn chế và những vấn đề còn trống vắng sẽ được luận án tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để tiến tới một luận án đầy đủ hơn, hệ thống hơn và sâu sắc thêm về đề tài của luận án.
  • 38. 33 Chương 2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TỰ DO TINH THẦN CỦA F.M.DOSTOIEVSKI 2.1. Những yếu tố lịch sử- xã hội đương thời ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski 2.1.1. Lịch sử nước Nga thế kỷ XIX ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng về tự do tinh thần của F.M.Dostoievski Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kỳ chế độ phong kiến tan rã ở châu Âu bởi các cuộc cách mạng tư sản. CNTB đã chuyển sang thời kỳ mới từ nửa sau thế kỷ XIX, do vậy khoa học kỹ thuật luôn thúc đẩy nhịp sống cũng như quá trình nhận thức của con người. Tư tưởng về con người, vốn là một đối tượng của triết học, ngày càng được nghiên cứu theo chiều hướng mới, đa dạng, độc đáo, khao khát tự do bản ngã. Xã hội Nga thế kỷ XIX là xã hội phong kiến chuyên chế nên áp đặt, nô lệ con người về thể xác và ý chí. Dostoievski không phải là nhà tư tưởng đầu tiên bàn về tự do, nhưng khác với các nhà tư tưởng đương thời ở chỗ: ông bàn về TDTT. Ông đề cập đến TDTT trong hơn mười tác phẩm vốn trở thành tư tưởng xuyên suốt cuộc đời viết văn của mình. Các tác phẩm của ông phản ánh, phê phán sâu sắc và độc đáo đời sống bức bối của xã hội Nga. Thế kỷ XIX, nước Nga chứa đựng nhiều những giả dối, bất công về mặt chính sách, để biến nhân dân Nga thành những nô lệ kiểu mới, do đó nhân dân Nga khao khát và sùng bái tự do. Trong các nghiên cứu về nước Nga, các nhà nghiên cứu đã khái quát: lịch sử của nước Nga là lịch sử của rất nhiều cuộc chinh phạt. Sự xuất hiện của đế quốc Nga trong suốt 2 thế kỷ XVIII, XIX (1721-1917) có ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng của nhân dân Nga và bản thân Dostoievski. Trong một số tác phẩm, Dostoievski để nhân vật nói lên ý nghĩ của mình, họ cho rằng nước Nga vĩ đại là hình ảnh, tấm gương sáng của mọi dân tộc noi theo. Nga có khát vọng chinh phạt, lập các trật tự của riêng mình. Do vậy, tâm hồn, tính cách con người Nga vừa như trầm mặc suy tưởng, vừa khao khát nổi loạn, để mong lập lại trật tự cho chính mình và xã hội. Tự
  • 39. 34 do của giai cấp phong kiến Nga thế kỷ XIX là không có biên giới, không có giới hạn, nó cũng như tham vọng mở rộng chinh phạt và nổi loạn. Trong khi đó, đại bộ phận nhân dân Nga thì bị chèn ép, nô lệ bởi những chính sách giả trá nên họ càng khao khát tự do. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Nga vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Việc tồn tại giai cấp nông nô, giai cấp tư sản cùng với quan hệ giai cấp cơ bản là địa chủ - nông dân đã tạo nên phương thức sản xuất phong kiến mang tính đặc thù của Nga. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Hà đã khái quát sự phát triển của tư sản Nga trở thành căn nguyên của các cuộc áp bức. Ông dẫn chứng: “Dưới chế độ Nga hoàng vốn đã nhiều sự khác biệt, đã tồn tại và phát sinh nhiều phương cách bóc lột vừa hiện đại vừa man rợ. Giai cấp tư sản Nga xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX, năm 1810 mới có 6,5% dân số, sống chủ yếu ở thành thị và quản lý 2500 xí nghiệp. Đến năm 1825 số xí nghiệp tăng lên 5261” [39, tr.10]. Chính vì vậy, toàn bộ giai cấp tư sản Nga hồi ấy phải ra sức sử dụng những tiến bộ của nền sản xuất mới. Đối lập với tư tưởng tiến bộ của tư sản và trí thức Nga là sự lạc hậu của hệ tư tưởng phong kiến. Chính quyền phong kiến Nga vận dụng các thể chế để đàn áp xu hướng tiến bộ, bảo vệ hệ tư tưởng và lợi ích kinh tế của giai cấp địa chủ. Điển hình như Alexander I đưa ra các đạo dụ về cuộc cải cách nông nô, giả danh tự do chủ nghĩa. Tuy nhiên, các đạo dụ của Sa hoàng thời ấy đều không thực hiện. Những cải cách nông nô cũng không bàn gì về lợi ích của giai cấp nông nô và nông dân. Năm 1812, thắng lợi của cuộc chiến tranh của nhân dân Nga đánh bại hơn 60 vạn quân xâm lược của Napoleon đã tạo cho nước Nga một biến đổi nhận thức lớn lao. Những mâu thuẫn tích tụ, biến thành hàng trăm cuộc biến động. Năm 1825, dưới thời Nikolai, cuộc khởi nghĩa tháng Chạp diễn ra trong ngày 26 tháng 12 năm 1825 (ngày 14 tháng 12 năm 1825, lịch Nga), đây là bước tiến nhận thức của nhân dân Nga. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa này thất bại vì thiếu kinh nghiệm về tổ chức và phương pháp đấu tranh. Nikolai I thay thế (1825-1855) đã mở đầu con đường trị vì bằng hàng loạt cuộc khủng bố tàn nhẫn, tạo ra một thời kỳ tàn bạo chưa từng thấy trong lịch sử nước Nga. Nikolai I đã dốc sức vào bạo lực, trong
  • 40. 35 14 năm (1825-1839) ông ta chỉ huy đàn áp 145 vụ. Năm 1842, tuyên bố mới của Sa hoàng Nikolai I về sở hữu đất đai càng thể hiện rõ tính chuyên chế của chính quyền đương thời. Thêm vào đó, cơ quan mật thám được lập ra nhằm theo dõi chặt chẽ, quản lý nghiêm ngặt và ngăn chặn mọi biến động xã hội. Trước sự đàn áp của Nikolai I, nhân dân Nga đã nổi dậy với trên 348 vụ đấu tranh, gấp hơn 2 lần số cuộc đấu tranh giai đoạn 1826-1839. Như vậy, toàn bộ các cuộc đấu tranh của nhân dân Nga trong thế kỷ XIX đã gián tiếp vạch ra cho các nhà tư tưởng ở Nga (trong đó có Dostoievski) một sự thật: những điều kiện tối thiểu về kinh tế không được đáp ứng, sẽ dần nuôi dưỡng những phong trào tự do, dân chủ. Vì vậy, thời kỳ đầu hình thành tư tưởng về tự do của Dostoievski thiên về tự do chính trị, tự do thể xác. Tự do gắn với đòi hỏi những giá trị chân thực trước mắt về con người. 2.1.2. Nhu cầu tìm kiếm giá trị mới của dân tộc Nga ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski Giữa thế kỷ XIX, xu hướng phát triển của phong trào đấu tranh của nông nô Nga như đòn giáng vào mô hình xã hội chuyên chế của Sa hoàng. Tuy nhiên, trước sức tấn công mạnh mẽ của nhân dân Nga, chính quyền Sa hoàng lại tăng thêm mức chuyên chế, sử dụng các chiêu bài chính trị và tôn giáo, trong đó sử dụng chính sách văn hóa như một phương cách để trị dân. Dostoievski từng nói: “Vì mọi người Nga chân chính đều là triết gia” [25, tr.892]. Câu nói này khẳng định tư duy Nga là tư duy chiều sâu triết học. Nhân dân Nga luôn chiêm nghiệm, lý giải và tìm ra hướng đi cho dân tộc. Bối cảnh thời đại dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh tư tưởng đã diễn ra, nhưng dừng ở sự khủng hoảng thế giới quan triết học Nga đương đại. Các cuộc đấu tranh diễn ra, hoặc ôn hòa hoặc bạo lực, nhưng đều chung mục tiêu là phải xóa bỏ chế độ nông nô kèm theo giải quyết vấn đề ruộng đất. Cao trào của cuộc đấu tranh cũng như sức ảnh hưởng của cách mạng Pháp đã khiến vấn đề đặt ra cho nước Nga thời ấy: người Nga phải sống ra sao, làm thế nào để có tự do chân chính, nước Nga sẽ đi đến đâu và đi theo con đường nào? Câu hỏi này chi phối thế giới quan của Dostoievski ở giai đoạn đầu.