SlideShare a Scribd company logo
1 of 220
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------
NGÔ THỊ THANH VÂN
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội-2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------
NGÔ THỊ THANH VÂN
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Lê Quang Thiêm
Hà Nội-2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
các tác giả khác công bố.
Tác giả luận án
Ngô Thị Thanh Vân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Ngôn
ngữ học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã
truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và nghiên
cứu.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi tới thầy giáo hướng dẫn, GS.TS Lê
Quang Thiêm, người thầy uyên bác và rất mực nhân từ đã tận tình chỉ bảo và
động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Công đoàn, đồng nghiệp và
bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập.
Lời cảm ơn đặc biệt xin gửi tới những người thân yêu trong gia đình đã
chia sẻ khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận án.
Tác giả luận án
Ngô Thị Thanh Vân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ............................................. 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam .............................................. 9
1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 15
1.2.1 Thuật ngữ và các khái niệm liên quan ....................................................... 15
1.2.2. Ngôn ngữ học đối chiếu ............................................................................ 24
1.2.3. Lý thuyết định danh .................................................................................. 29
1.2.4. Quan niệm về dịch thuật ........................................................................... 37
Tiểu kết................................................................................................................ 43
CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ XÃ
HỘI HỌC ANH -VIỆT ....................................................................................... 44
2.1. Quan niệm về thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ........................................ 44
2.1.1. Khái niệm từ và cụm từ tiếng Anh và tiếng Việt...................................... 44
2.1.2. Các thành tố trực tiếp cấu tạo thuật ngữ ................................................... 53
2.1.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt.................................... 56
2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ ............................... 58
2.2.1. Quan niệm về mô hình cấu tạo.................................................................. 58
2.2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ đơn ..................... 58
2.2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ ghép ................... 59
2.2.4. Tương đồng và khác biệt về cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là
từ.......................................................................................................................... 75
2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt là cụm từ ...................... 77
2.3.1. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là cụm danh từ............ 77
2.3.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là cụm động từ ........... 82
2.3.3. Tương đồng và khác biệt về cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là
cụm từ.................................................................................................................. 84
Tiểu kết................................................................................................................ 85
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC TRƯNG ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ XÃ
HỘI HỌC ANH -VIỆT ....................................................................................... 87
3.1. Đặc trưng định danh..................................................................................... 87
3.1.1. Đặc trưng định danh thuật ngữ.................................................................. 87
3.1.2. Đặc trưng định danh thuật ngữ xã hội học Anh- Việt............................... 89
3.1.3. Các phạm vi nội dung chính của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt............. 90
3.2. Đặc trưng đơn vị định danh thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ....................... 91
3.2.1. Đặc trưng đơn vị định danh cơ bản của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt.. 91
3.2.2. Đặc trưng đơn vị định danh thứ cấp của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt 92
3.3. Đối chiếu các đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt... 117
Tiểu kết.............................................................................................................. 120
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH VÀ CHUẨN HÓA KẾT QUẢ ĐỐI DỊCH THUẬT
NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT ..................................................................... 122
4.1. Tương đương dịch thuật............................................................................. 122
4.1.1. Khái niệm tương đương trong dịch thuật................................................ 122
4.1.2. Tương đương dịch thuật ngữ................................................................... 125
4.2. Kiểm định kết quả dịch thuật ngữ xã hội học Anh-Việt............................ 126
4.2.1. Những biểu thức ngôn ngữ đích không đưa vào đối chiếu..................... 127
4.2.2. Về cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt.............................................. 128
4.2.3. Về nội dung được biểu đạt của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ............. 133
4.3. Chuẩn hóa thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ................................................ 136
4.3.1. Khái niệm chuẩn hóa............................................................................... 136
4.3.2. Chuẩn hóa về cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ........................... 138
4.3.3. Chuẩn hóa về nội dung thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ........................ 141
4.3.4. Kết quả chuẩn hoá TNXHH Anh-Việt.................................................... 145
Tiểu kết.............................................................................................................. 146
KẾT LUẬN....................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ý nghĩa
C Thành tố chính
P Thành tố phụ
TNXHH Thuật ngữ xã hội học
DANH MỤC BẢNG
Tên gọi Trang
Bảng 2.1. Thành tố cấu tạo TNXHH Anh- Việt là từ 55
Bảng 2.2. Thành tố cấu tạo TNXHH Anh- Việt là cụm từ 55
Bảng 2.3. Cấu tạo TNXHH Anh-Việt 57
Bảng 2.4. TNXHH Anh -Việt là từ đơn 59
Bảng 2.5. TNXHH Anh-Việt là từ ghép 60
Bảng 2.6. TNXHH Anh-Việt từ ghép đẳng lập 61
Bảng 2.7. Từ loại của TNXHH Anh- Việt từ ghép đẳng lập 62
Bảng 2.8. TNXHH Anh-Việt là từ ghép chính phụ 65
Bảng 2.9. TNXHH Anh-Việt cấu tạo theo mô hình chính phụ 65
Bảng 2.10. TNXHH Anh-Việt cấu tạo theo mô hình phụ chính 70
Bảng 2.11. Mô hình cấu tạo TNXHH Anh-Việt là từ ghép chính phụ 74
Bảng 2.12. TNXHH Anh- Việt là cụm từ 77
Bảng 2.13. TNXHH Anh- Việt là cụm danh từ 81
Bảng 3.1. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về các khái niệm
xã hội học
98
Bảng 3.2. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về phương pháp
nghiên cứu xã hội học
101
Bảng 3.3. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về hành động và
tương tác xã hội
103
Bảng 3.4. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về tổ chức xã hội
và thiết chế xã hội
107
Bảng 3.5. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về cơ cấu xã hội 110
Bảng 3.6. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về văn hóa 112
Bảng 3.7. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về cá nhân và xã
hội hoá
114
Bảng 3.8. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về biến đổi xã hội 116
Bảng 3.9. Tổng hợp đơn vị định danh TNXHH Anh- Việt 117
Bảng 3.10. Tổng hợp đặc trưng đơn vị định danh thứ cấp của TNXHH
Anh-Việt
118
Bảng 4.1. Tương đương đơn vị dịch TNXHH Anh- Việt 129
Bảng 4.2. THXHH Anh- Việt cần được chuẩn hóa 135
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị các khái niệm, đối tượng của một ngành khoa
học cụ thể. Thuật ngữ là phần rất quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn trong hệ thống từ
vựng của một ngành khoa học và phản ánh trình độ phát triển của ngành đó. Tuy
nhiên, cấu trúc thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ của một ngành khoa học được
thể hiện trong các ngôn ngữ khác nhau. Bởi vậy, sự chuyển giao thuật ngữ chính
là sự chuyển giao tri thức. Một ngành khoa học muốn phát triển phải có một hệ
thống thuật ngữ phong phú và đủ mạnh phản ánh hệ thống khái niệm của ngành
khoa học đó.
Xã hội học xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ XIX. Tuy ra đời muộn hơn so
với các ngành khoa học khác, nhưng ngành xã hội học phát triển nhanh và trở
thành một trong các ngành khoa học mũi nhọn trong hệ thống các khoa học xã
hội. Xã hội học là ngành khoa học gắn liền với quá trình phát triển và biến đổi
xã hội. Xã hội học hình thành và phát triển trong mối quan hệ với nhiều ngành
khoa học xã hội khác như triết học, kinh tế học, luật học v.v.
Được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Việt Nam những năm 1990, xã
hội học dần được quan tâm và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ
thống khoa học trong nước. Đến nay, xã hội học không ngừng phát triển và đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người. Các nghiên cứu về xã hội
học xuất phát từ hiện thực xã hội và đã giải đáp được những câu hỏi cuộc sống
sinh động đặt ra. Xã hội học dần dần khẳng định được vị trí quan trọng của mình
trong hệ thống các ngành khoa học và giành được sự quan tâm của các nhà khoa
học và xã hội. Bởi vậy, Nghị quyết 26 của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam khóa V đã khẳng định xã hội học là một trong bốn ngành cần
được phát triển nhanh.
Hệ thống thuật ngữ là công cụ, là bộ phận cấu thành nên tri thức của một
ngành khoa học. Hiện nay, ngành xã hội học ở Việt Nam đang phát triển nhanh
và cần một hệ thống thuật ngữ khoa học phong phú và chuẩn mực. Tuy vậy, hệ
thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện nay với số lượng thuật ngữ hạn chế chưa
2
đáp ứng được yêu cầu đó. Để phục vụ cho sự phát triển nhanh của ngành xã hội
học trong nước thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ của ngành là một
việc làm cần thiết.
Các công trình nghiên cứu về thuật ngữ xã hội học ở Việt Nam có số
lượng khiêm tốn và số lượng thuật ngữ xã hội học được chuyển dịch từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt chưa nhiều. Việc vay mượn thuật ngữ tiếng Anh nói
chung còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và thuật ngữ xã
hội học tiếng Việt. Để thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong sự phát
triển của xã hội, cũng như để ngày càng phát triển lớn mạnh, xã hội học đặc biệt
là hệ thuật ngữ xã hội học cần được nghiên cứu sâu rộng hơn cả về lý luận và
thực tiễn. Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình và
ngữ hệ. Vì vậy, con đường duy nhất để nghiên cứu hai hệ thuật ngữ là so sánh,
đối chiếu để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.
Vì những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu thuật ngữ xã
hội học Anh- Việt” làm đề tài nghiên cứu luận án. Luận án tập trung nghiên cứu,
đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt về cấu tạo và ngữ nghĩa nhằm đưa ra
điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo và đặc trưng định danh của thuật ngữ xã
hội học tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng lý luận của ngôn ngữ học so sánh
đối chiếu. Từ đó, luận án sẽ góp phần xây dựng lý thuyết chung về thuật ngữ học,
xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ về
mặt cấu tạo, đặc trưng định danh của hệ thống thuật ngữ xã hội học trong hai
ngôn ngữ Anh và Việt. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các biện pháp cụ thể để
chuẩn hóa hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
3
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống hóa các quan điểm lý luận
về thuật ngữ khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu
- Miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ xã hội
học tiếng Anh và tiếng Việt
- Đối chiếu đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học trong hai ngôn
ngữ Anh và Việt
- Kiểm định thuật ngữ xã hội học Anh-Việt về mặt nội dung và cấu tạo và
đề xuất biện pháp chuẩn hoá thuật ngữ xã hội học tiếng Việt trên hai phương
diện này
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ xã hội học tiếng Anh
và thuật ngữ xã hội học tiếng Việt được lấy trong các từ điển, các giáo trình và
tài liệu chuyên ngành. Chúng tôi quan niệm thuật ngữ xã hội học là những từ và
cụm từ cố định biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực xã hội học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu các thuật ngữ xã hội học
bằng tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng trong từ điển thuật ngữ xã hội học và
các văn bản khoa học về lĩnh vực xã hội học để tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt giữa những thuật ngữ này trong hai ngôn ngữ Anh- Việt trên bình diện đồng
đại của chúng. Ngôn ngữ cơ sở là tiếng Anh và ngôn ngữ đối chiếu là tiếng Việt.
Các thuật ngữ xã hội học trong các ngôn ngữ khác, tên riêng các tổ chức
và tên các nhân vật lịch sử liên quan đến lĩnh vực xã hội học không nằm trong
phạm vi nghiên cứu của luận án.
4. Phương pháp và ngữ liệu nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo chung
của nhóm thuật ngữ. Phương pháp này giải đáp các câu hỏi: các thành tố nào cấu
tạo nên thuật ngữ, các mô hình kết hợp các thành tố của nhóm thuật ngữ. Bằng
4
cách sử dụng phương pháp này luận án sẽ chỉ ra các đặc trưng cấu tạo, cũng như
các đặc điểm định danh, những bất cập và cách chuẩn hoá thuật ngữ xã hội học.
4.2. Phương pháp đối chiếu
Phương pháp đối chiếu đặt các đặc điểm hình thái, cấu trúc, ngữ nghĩa của
thuật ngữ xã hội học của hai ngôn ngữ Anh- Việt để xem xét điểm tương đồng
và khác biệt. Đồng thời, phương pháp đối chiếu được sử dụng để đưa ra các thủ
pháp chuyển dịch chính xác thuật ngữ xã hội học tiếng Anh, tạo ra thuật ngữ xã
hội học tiếng Việt phù hợp, xử lý những trường hợp không có tương đương
trong tiếng Việt. Từ đó, luận án đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất cách xây
dựng thuật ngữ xã hội học chuẩn mực tiếng Việt.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng đồng thời các phương
pháp trên. Tất cả các phương pháp sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau để giải quyết
hiệu quả nhiệm vụ đề ra.
4.3. Thủ pháp nghiên cứu
Luận án cũng vận dụng thủ pháp thống kê định lượng, phân tích thành tố,
mô hình hóa để giúp cho việc định tính và so sánh đối chiếu sáng tỏ.
4.4. Ngữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu ngôn ngữ học, ngữ liệu nghiên cứu có vai trò rất quan
trọng. Đây là các minh chứng sinh động, cụ thể được sử dụng để tính toán, phân
tích, đánh giá và đưa ra các kết luận khoa học có chất lượng. Nguồn ngữ liệu
nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn trên cơ sở lí luận về thuật ngữ, là công trình
nghiên cứu của các nhà chuyên môn uy tín, có chất lượng khoa học. Quan điểm
của chúng tôi trong định hướng và lựa chọn thuật ngữ đưa vào đối chiếu là các
TNXHH tiếng Anh và các kết quả tương đương dịch tiếng Việt, không sử dụng
các kết quả dịch để nguyên dạng, phiên âm, định nghĩa hay giải thích.
Nguồn ngữ liệu được chúng tôi sử dụng trong luận án là một số cuốn từ
điển TNXHH tiêu biểu, giáo trình và tạp chí chuyên ngành trong đó TNXHH
được thể hiện bằng tiếng Anh và Việt tương ứng. Tiêu biểu là các cuốn từ điển
chuyên ngành:
- Từ điển xã hội học do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên năm 1994 do
5
nhà xuất bản Thế giới ấn hành. Công trình gồm 208 TNXHH Việt-Anh được
xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
- Từ điển xã hội học do Ngụy Hữu Tâm, Nguyễn Hoài Bão biên dịch năm
2002, nhà xuất bản thế giới ấn hành. Số lượng TNXHH trong từ điển là 235,
cung cấp các khái niệm, phạm trù, nội dung …cơ bản của xã hội học.
- Từ điển xã hội học Oxford, xuất bản năm 2012, do nhóm tác giả Bùi Thế
Cường, Đặng Thị Việt Phương và Trịnh Huy Hóa biên dịch do Ford Foundation
tài trợ, thuộc trường Đại học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách gồm 525 thuật ngữ, được biên dịch từ cuốn Oxford Dictionary of
Sociology do Gordon Marshall chủ biên, nhà xuất bản Oxford University ấn
hành năm 1998 (tái bản).
Để làm phong phú thêm ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập thêm
thuật ngữ xã hội học từ giáo trình và tài liệu chuyên ngành xã hội học và Tạp chí
xã hội học. (Xem ngữ liệu nghiên cứu) Số lượng thuật ngữ thu được từ các giáo
trình, tài liệu này là 514 thuật ngữ ….
Tổng số thuật ngữ thu được từ các từ điển xã hội học và tài liệu chuyên
ngành là 1482 thuật ngữ, trong đó có 1 thuật ngữ được chuyển nguyên dạng, 13
từ, cụm từ là danh pháp cùng với 258 thuật ngữ trùng nhau. Với các thuật ngữ
trùng nhau, chúng tôi sẽ chọn một thuật ngữ. Sau khi loại bỏ từ, cụm từ danh
pháp hoặc chuyển dịch nguyên dạng, các thuật ngữ trùng nhau, chúng tôi thu
được 1339 thuật ngữ đưa vào nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Có thể nói đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam khảo sát và đối chiếu
tương đối toàn diện, có hệ thống các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ xã hội học
tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu tạo và định danh. Luận án chỉ ra
những yếu tố từ vựng tạo thành hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt,
các mô hình cấu tạo, phương thức cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữ xã
hội học tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt.
Dựa vào kết quả khảo sát và nghiên cứu, luận án sẽ đề xuất các biện pháp
khả thi nhằm chuẩn hoá các thuật ngữ xã hội học được dịch từ tiếng Anh sang
6
tiếng Việt, góp phần chuẩn hoá hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt nói riêng và
phát triển ngành xã hội học Việt Nam nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần vào xây dựng cơ sở lý luận hệ thuật ngữ xã hội học
đang hình thành và phát triển ở Việt Nam hiện nay.
- Vận dụng lý thuyết nghiên cứu đối chiếu vào phân tích hệ thuật ngữ xã
hội học Anh- Việt, hai ngôn ngữ khác loại hình và nguồn gốc, mở đường cho
việc tiếp nhận, chuyển dịch thuật ngữ xã hội học.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ thêm lý thuyết về đối chiếu,
chuyển dịch thuật ngữ khoa học, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuật ngữ xã
hội học tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ:
- Là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện từ điển thuật ngữ xã hội học tiếng
Việt phục vụ cho sự phát triển ngành xã hội học nước ta
- Đóng góp thiết thực cho việc chỉnh lí để chuẩn hoá hệ thống thuật ngữ
xã hội học tiếng Việt hiện có
- Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình, tài liệu xã
hội học.
Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân, các
nhà nghiên cứu thuật ngữ học, các nhà xã hội học.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục các công trình đã công
bố liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án
CHƯƠNG 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt
CHƯƠNG 3: Đối chiếu đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt
CHƯƠNG 4: Kiểm định và chuẩn hóa kết quả đối dịch thuật ngữ xã hội học
Anh-Việt
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Dẫn nhập
Thuật ngữ là từ ngữ khoa học, là tấm gương phản chiếu sự phát triển của
một ngành khoa học cụ thể. Nghiên cứu về thuật ngữ đã bắt đầu từ lâu nhưng
gần đây mới được thực hiện một cách hệ thống và khoa học với tên gọi thuật
ngữ học. Nghiên cứu về thuật ngữ phát triển song hành cùng với sự phát triển
của khoa học, công nghệ. Vì vậy, công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ có
ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển khoa học công nghệ của một quốc gia.
Trong chương 1, chúng tôi chúng tôi tổng thuật tình hình nghiên cứu
thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam, quan niệm và các tiêu chuẩn thuật ngữ.
Chúng tôi cũng đưa ra khung lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu, lý thuyết định
danh, lý thuyết dịch thuật làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận án.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Thuật ngữ là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ, là tấm gương phản
chiếu nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ của quốc gia. “Thuật ngữ khoa học ra
đời trong quá trình thực nghiệm, khám phá tự nhiên và xã hội, trong quá trình
lao động sản xuất và đấu tranh của con người nhằm ghi lại và củng cố khái
niệm, củng cố nhận thức của con người về sự vật và hiện tượng giúp cho sự
thông báo nhận xét và tư tưởng của người này cho người khác, giúp cho thế hệ
sau kế thừa được kinh nghiệm của các thế hệ trước.” [35, tr16]
Vào thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, các nhà khoa học là những chuyên gia
về thuật ngữ. Tuy vậy, vào thời điểm đó họ mới quan tâm đến sự tăng lên nhanh
chóng của số lượng thuật ngữ, sự đa dạng về hình thái và mối quan hệ giữa hình
thái và khái niệm thuật ngữ mà họ chưa để ý đến bản chất của khái niệm và nền
tảng của việc tạo ra thuật ngữ mới.
Theo (Cabre, 1992), sự phát triển của thuật ngữ học hiện đại có 4 giai
đoạn chính:
- Giai đoạn hình thành (1930-1960)
8
- Giai đoạn cấu trúc (1960-1975)
- Giai đoạn bùng nổ (1975- 1985)
- Giai đoạn phát triển (1985- đến nay)
Đầu thế kỷ XX, thuật ngữ học chưa được các nhà khoa học và ngôn ngữ
học chú ý đến. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ không chỉ
đề ra yêu cầu đặt tên cho các khái niệm mới mà còn cần thống nhất trong việc sử
dụng các thuật ngữ. Thuật ngữ học hiện đại hình thành vào những năm 1930.
Giai đoạn hình thành thuật ngữ học hiện đại (1930- 1960) được đánh dấu
bởi các công trình của Wuster và Lotte về các phương pháp tạo thành hệ thống
thuật ngữ. Wuster, nhà ngôn ngữ học người Áo, được coi là cha đẻ của ngành
thuật ngữ học. Công trình của Eugen Wuster được xem là nền tảng cho sự khởi
đầu của khoa học thuật ngữ, cũng như lý thuyết chung về thuật ngữ. Công trình
của Wuster cũng đề cập đến ba trường phái thuật ngữ cổ điển, trường phái Áo
(Viên), trường phái Xô viết và trường phái Tiệp Khắc (Praha).
Hoạt động nghiên cứu thuật ngữ ở mỗi quốc gia nhằm những mục đích
khác nhau. Khi nghiên cứu về thuật ngữ, các nhà khoa học Áo quan tâm đến
phương pháp xử lý dữ liệu thuật ngữ. E.Wuster, người đứng đầu trung tâm
nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở Áo, cho rằng việc đưa được ra các nguyên
tắc thuật ngữ học và từ điển học là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì đó là cơ sở
cho hoạt động nghiên cứu và biên soạn thuật ngữ ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
Trong khi đó, các nhà khoa học Liên Xô tập trung nghiên cứu về quốc
tế hoá thuật ngữ. Theo nhà thuật ngữ học Canada G.Rondo, Liên Xô là cái nôi
của ra đời của bộ môn thuật ngữ học với tư cách là một chuyên ngành khoa
học. Trung tâm thuật ngữ học Xô Viết gắn với tên tuổi các nhà khoa học nổi
tiếng như S.A. Chaplugin, Đ.S.Lotte, S.I. Corsunop, T.L.Kandelaki… Còn
các nhà thuật ngữ Tiệp Khắc lại chú trọng vào việc xây dựng các yếu tố tương
đương của quốc gia- các thuật ngữ gốc Slavơ, đối lập với các thuật ngữ Đức
và Hi lạp- Latinh.
Theo Wuster [dẫn theo 94, tr5] bốn học giả được cho là người sáng lập ra
lý thuyết thuật ngữ học là: Alfred Schloman, người Đức, là người đầu tiên đề
9
cập đến bản chất hệ thống của các thuật ngữ đặc biệt, nhà ngôn ngữ học người
Thuỵ Sĩ Ferdinand de Saussure là người đầu tiên chú ý đến bản chất hệ thống
của ngôn ngữ, E Dresen, người Nga, là người đi tiên phong trong việc nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc hệ thống hoá thuật ngữ, và J.E. Homlstrom, một
học giả Anh làm việc cho UNESCO đã có công lớn trong việc đưa thuật ngữ học
lên tầm quốc tế.
Giai đoạn cấu trúc (1960-1975) là giai đoạn đổi mới quan trọng nhất của
thuật ngữ học nhờ sự phát triển của máy tính và và các kỹ thuật xử lý dữ liệu.
Vào thời điểm này, các ngân hàng dữ liệu đầu tiên đã xuất hiện, và một tập hợp
quy tắc quốc tế về xử lý thuật ngữ đã ra đời. Trong giai đoạn này, các bước
tiếp cận đầu tiên với việc chuẩn hoá thuật ngữ trong một ngôn ngữ đã được
hình thành.
Giai đoạn bùng nổ (1975- 1985) được đánh dấu bởi sự gia tăng của các
công trình về thuật ngữ. Trong giai đoạn này, tầm quan trọng về vai trò của thuật
ngữ trong ngôn ngữ hiện đại được đề cao. Sự phổ biến của máy tính cá nhân đã
mang lại sự thay đổi lớn trong việc xử lý các dữ liệu thuật ngữ.
Giai đoạn phát triển (1985- đến nay), chúng ta đề cập đến một số sự kiện
lớn. Tin học là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi của
thuật ngữ học. Các nhà thuật ngữ học đã có một công cụ đáp ứng yêu cầu của
mình một cách hiệu quả hơn. Thuật ngữ học giành được ưu thế trong ngôn ngữ
học. Hợp tác quốc tế được củng cố và mở rộng khi các hệ thống quốc tế được
tạo ra để kết nối các cơ quan, các quốc gia có chung mục đích nghiên cứu về
thuật ngữ học.
Trong những thập kỷ gần đây thuật ngữ trở thành đề tài của nhiều cuộc
tranh luận và hội thảo trong nước và quốc tế. Nhiều công trình nghiên cứu về
thuật ngữ và nhiều từ điển thuật ngữ ra đời đáp ứng nhu cầu phát triển của các
ngành khoa học.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam có thể chia thành các
giai đoạn:
10
- Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Do đặc điểm lịch sử và xã hội thuật ngữ khoa học ở Việt Nam xuất hiện
khá muộn. Đầu thế kỷ XX, thuật ngữ khoa học tiếng Việt hầu như chưa được
chú ý. Thời kỳ này có rất ít các bài báo viết về thuật ngữ, nổi bật là bài viết của
các tác giả Dương Quảng Hàm, Nguyễn Ứng…Xem [23], [52], [70], [87]
Các bài viết của các tác giả trên về thuật ngữ chủ yếu đề cập đến cuộc
tranh luận nên dùng tiếng Pháp, tiếng Hán hay tiếng Latinh, Hy Lạp để đặt cho
thuật ngữ khoa học.
Vào những năm 1930, với chủ trương đúng đắn “đấu tranh vì tiếng nói,
chữ viết, thống nhất và làm giàu tiếng nói” thuật ngữ khoa học bắt đầu xuất hiện
bằng tiếng Việt. Ban đầu chủ yếu là các thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là
thuật ngữ chính trị và triết học sau đó mới phát triển sang thuật ngữ các ngành
khoa học khác. Các nhà khoa học đã chú ý đến việc đặt thuật ngữ bằng tiếng
Việt. Đáng chú ý là quan điểm của tác giả Hoàng Xuân Hãn. Trong tác phẩm
Danh từ khoa học [24], ông đã đặt dấu mốc quan trọng trong việc biên soạn,
nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt. Ông đã đưa ra “8 tính cách” và 3 phương sách
đặt thuật ngữ khoa học. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ khoa học được xem xét
một cách tương đối hệ thống.
- Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975
Sau Cách mạng tháng Tám miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, miền Nam trong giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước. Vấn
đề xây dựng và thống nhất thuật ngữ trở thành mối quan tâm lớn của các nhà
khoa học Việt nam thời kỳ này. Ở miền Nam, Lê Văn Thới đã soạn thảo
“danh từ chuyên môn” để chính thức hoá bản nguyên tắc dùng làm tài liệu
hướng dẫn việc xây dựng thuật ngữ ở miền Nam. Đây là bản nguyên tắc hoàn
thiện nhất tính đến thời điểm đó và được áp dụng để biên soạn hơn 50 cuốn
thuật ngữ đối chiếu.
Ở miền Bắc, các công trình tiêu biểu của các tác giả nghiên cứu cơ sở lý
luận về thuật ngữ, xây dựng hệ thống thuật ngữ và biên soạn từ điển như Đỗ
Hữu Châu, Lê Khả Kế, Nguyễn Văn Tu...xem [4], [34], [35],[68].
11
Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa có sự thống nhất trong xây dựng thuật
ngữ. Bởi vậy, năm 1960 Uỷ ban khoa học nhà nước đã ban hành Quy định tạm
thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên” [dẫn theo79], và một
bản nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học xã hội. Bên cạnh đó, các hội nghị
về vấn đề thuật ngữ được tổ chức như Hội nghị bàn về xây dựng thuật ngữ khoa
học năm 1964, Hội nghị trưng cầu ý kiến về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học
năm 1965. Hội đồng Thuật ngữ- Từ điển khoa học được thành lập đã công bố
Đề án về quy tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt năm 1966
và Bản quy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt.
Các quy định này đã đưa ra được các tiêu chuẩn cần thiết của thuật ngữ khoa
học và việc phiên chuyển thuật ngữ nước ngoài một cách sáng tạo để chúng trở
thành thuật ngữ của dân tộc, đồng hoá vào tiếng Việt. Điều này góp phần thúc
đẩy các chuyên ngành xây dựng thuật ngữ một các thống nhất hơn và gần 40 tập
thuật ngữ đối chiếu đã được biên soạn.
Tuy đất nước bị chia cắt làm hai miền nhưng các nhà khoa học miền Bắc
và miền Nam có quan điểm giống nhau trong cách xử lý thuật ngữ nước ngoài
trong tiếng Việt. Đó là cách phiên các thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt.
[dẫn theo 38, tr49]
- Giai đoạn từ 1975 đến nay
Khi đất nước thống nhất, việc xây dựng thuật ngữ khoa học là một công
tác hàng đầu trong công cuộc phát triển khoa học kỹ thuật của nước ta. Để có sự
thống nhất trong sử dụng thuật ngữ các nhà khoa học, các nhà ngôn ngữ học cả
nước tập trung nghiên cứu chuẩn hoá thuật ngữ, vay mượn thuật ngữ nước ngoài
thế nào. Đáng chú ý là các công trình của các tác giả Lưu Vân Lăng, Lê Khả Kế,
Hoàng Văn Hành… và nhiều bài báo bàn về thuật ngữ.v.v.. Xem [15], [18],
[25], [36],[37], [41], [43], [73].
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ
của Việt Nam tập trung vào việc khái quát về thuật ngữ tiếng Việt, nghiên cứu
thuật ngữ từ bối cảnh xã hội. Năm 1991, tác giả Vũ Quang Hào với Hệ thuật
ngữ quân sự tiếng Việt: đặc điểm và cấu tạo, là một công trình mở đầu một
12
khuynh hướng mới nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo về thuật ngữ. Công trình này
không dừng lại ở các vấn đề lý luận chung về thuật ngữ mà đưa ra được những
đánh giá xác đáng về cấu tạo và đặc điểm, góp phần vào việc xây dựng, thống
nhất các vấn đề cụ thể trong một hệ thuật ngữ cụ thể. Tiếp đó là một số bài viết
về chuẩn hoá thuật ngữ và xử lý thuật ngữ là từ nước ngoài sang tiếng Việt.
Xem [38], [40], [89]
Bên cạnh đó, đáng chú ý các nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ của các
tác giả Lê Quang Thiêm, Hà Quang Năng, Nguyễn Đức Tồn… Xem [1], [2],
[50], [51], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [77], [79], [80], [82], [83]. Đây là
các công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu, tổng kết một số vấn đề lý
luận cơ bản về thuật ngữ học, những vấn đề lý luận và thực tiễn của từ điển học
thuật ngữ ở Việt Nam và nước ngoài, quan điểm mới về chuẩn hoá thuật ngữ...
Bên cạnh các công trình nghiên cứu lí luận về thuật ngữ, một số công
trình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam tiếp tục theo hướng khai thác đặc điểm
cấu tạo, đối chiếu thuật ngữ tiếng Việt với thuật ngữ tiếng nước ngoài, chuẩn
hoá thuật ngữ tiếng Việt trong một số ngành khoa học cụ thể.
Năm 2000, Nguyễn Thị Bích Hà trong công trình nghiên cứu “So sánh
cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện
đại” đã phân tích, đối chiếu làm sáng tỏ đặc trưng về phương diện cấu tạo hệ
thống thương mại trong hai ngôn ngữ Nhật và Việt để đề xuất phương hướng,
biện pháp xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ thương mại tiếng Việt. [22]
Tiếp theo là một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ của
một ngành khoa học cụ thể. [Xem danh mục luận án]. Có thể nhận thấy, mục
đích của các công trình trên đều là xây dựng và chuẩn hoá hệ thuật ngữ của một
ngành khoa học cụ thể. Các công trình này tập trung chủ yếu vào việc phân tích
đặc điểm cấu tạo, đối chiếu mô hình cấu tạo, định danh của thuật ngữ tiếng Việt
và so sánh chúng với thuật ngữ nước ngoài và cách phiên chuyển các thuật ngữ
nước ngoài sang tiếng Việt.Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh với tiếng Việt.
13
1.1.3. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ xã hội học trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ xã hội học trên thế giới
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và
đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch
sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy
luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các
dân tộc. Các nhà xã hội học Anh cũng đã khẳng định "Xã hội học không chỉ đơn
thuần là một ngành khoa học lý giải và phân tích đời sống xã hội, mà còn là
phương tiện thay đổi xã hội". [dẫn theo Wikipedia]
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ngành xã hội học ra đời và đưa vào
giảng dạy ở trường đại học một số quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Pháp…Cùng
với sự phát triển của ngành hệ thuật ngữ xã hội học cũng từng bước được hoàn
thiện. Sự hợp tác quốc tế về xã hội học bắt đầu năm 1893 khi Rene Worms
thành lập viện xã hội học quốc tế. Năm 1949, sự lớn mạnh của ngành xã hội học
được đánh dấu bằng sự ra đời của Hiệp hội xã hội học thế giới (ISA). Ngày nay,
xã hội học được nghiên cứu và học tập ở các châu lục và rất nhiều trường đại
học lớn trên thế giới.
Nước Anh là một thành viên của viện nghiên cứu thuật ngữ quốc tế (IITF)
được thành lập năm 1989 với hơn 100 thành viên từ 40 quốc gia. Các nhà
nghiên cứu Anh đã triển khai các nghiên cứu về thuật ngữ tập trung vào các nội
dung sau: quan điểm về thuật ngữ của các nhà thuật ngữ học; các định nghĩa về
thuật ngữ, phân biệt hệ thống thuật ngữ với hệ thống từ vựng; các tiêu chuẩn để
đánh giá thuật ngữ và tạo thuật ngữ; hình thành mạng lưới trung tâm tiêu chuẩn
để đánh giá, thẩm định thuật ngữ trong cả nước về cả lĩnh vực tự nhiên và xã
hội. Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu lý luận nào dành cho thuật
ngữ xã hội học. Ở Anh, việc nghiên cứu thuật ngữ xã hội học chú trọng vào giải
thích các khái niệm, các vấn đề của xã hội học. Đây là thành quả của các công
trình nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng về thuật ngữ học và từ điển học. Nổi bật
là các cuốn từ điển của các tác giả William Outhwaite, Tom Bottomore, David
14
Jary- Julia Jary, Bryan S. Turner, John Scott, Gordon Marshall. Xem [93], [97],
[100], [109].
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ xã hội học ở ViệtNam
Sự phát triển của xã hội học ở Việt Nam là một bước tiến với rất nhiều
chặng đường khác nhau. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX tri thức xã hội
học đã được nghiên cứu, giảng dạy ở miền Nam Việt Nam, tuy đối tượng tiếp
cận không nhiều, nhưng nó đã tạo ra được một tiền lệ cho việc nghiên cứu xã
hội học ở Việt Nam về sau. Đến năm 1977, Ban Xã hội học - tiền thân của Viện
Xã hội học ngày nay thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập,
đã tạo cơ sở cho sự phát triển của xã hội học Việt Nam, trong đó có việc thúc
đẩy biên soạn và giảng dạy Xã hội học đại cương tại các Viện, trường Đại học,
cao đẳng trong cả nước. Bước sang đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Tạp chí Xã
hội học ra đời (1983), thuộc Viện Xã hội học là một sự kiện quan trọng nhằm
tạo ra một diễn đàn học thuật về xã hội học ở Việt Nam. Chính điều này đã thúc
đẩy không chỉ các nghiên cứu xã hội học mà còn cả công tác biên soạn và giảng
dạy xã hội học đại cương. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, hợp tác đào tạo và
dịch thuật cũng được chú trọng. Việc biên soạn và giảng dạy xã hội học ở Việt
Nam trong thời gian này đã được xúc tiến ở khá nhiều nơi trên cả nước.
Đến năm 1991, Khoa Xã hội học-Tâm lý của Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội, cơ sở đào tạo cử nhân Xã hội học chính quy đầu tiên trong cả nước
được thành lập đã đánh dấu một bước phát triển xã hội học ở nước ta. Xã hội
học đã khẳng định vị thế quan trọng của mình trong hệ thống các ngành khoa
học và ngày càng được xã hội quan tâm.
Bước sang thế kỷ mới, ngành xã hội học cũng đã có những bước chuyển
mình, dần trưởng thành và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong xã hội.
Những thành tựu to lớn của các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm với nhiều đề
tài được triển khai, mang lại những kết quả hết sức ý nghĩa cho các nhà quản lý
xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Ngoài việc biên soạn
công tác dịch thuật các tài liệu về xã hội học cũng không ngừng được đẩy mạnh.
Không chỉ có các Viện nghiên cứu, mà các trường đại học cũng tham gia tích
15
cực vào hoạt động này. Việc biên soạn và dịch thuật các tài liệu xã hội học đại
cương phục vụ cho công tác giảng dạy cho thấy phần nào sự phát triển cả về sự
phổ biến lẫn chiều sâu tri thức. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ
xã hội học chưa nhiều. Có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu về thuật ngữ
xã hội học là các cuốn từ điển giải thích được các tác giả Nguyễn Khắc Viện,
Thanh Lê, Nguỵ Hữu Tâm, Bùi Thế Cường biên soạn hoặc chuyển dịch từ tiếng
Đức, Anh sang tiếng Việt. Xem [2], [4], [10], [15] phần ngữ liệu nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu về thuật ngữ xã hội học ở Việt Nam có số
lượng khá khiêm tốn và số lượng thuật ngữ xã hội học được chuyển dịch từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt chưa nhiều. Việc vay mượn thuật ngữ tiếng Anh nói
chung còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu về đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt. Để
thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của xã hội, cũng
như để ngày càng phát triển lớn mạnh, xã hội học đặc biệt là hệ thuật ngữ xã hội
học cần được nghiên cứu sâu rộng hơn cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì các lí
do này, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ xã hội học
Anh-Việt” để nghiên cứu đối chiếu.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1 Thuật ngữ và các khái niệm liên quan
1.2.1.1. Khái niệm thuật ngữ
Cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam đưa ra nhiều
quan niệm về thuật ngữ. Xuất phát từ cách nhìn khác nhau mà các nhà khoa học
đã đưa ra cách hiểu khác nhau về thuật ngữ. Từ góc độ ngôn ngữ học, các nhà
nghiên cứu đưa ra định nghĩa thuật ngữ gắn với nội dung khái niệm mà nó biểu
thị. Một số tác giả lại lấy chức năng của thuật ngữ tạo nét khu biệt hình thành
khái niệm của nó.
Đại diện cho xu hướng định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm mà nó
biểu đạt là các nhà nghiên cứu Xô Viết. Tác giả V.P. Danilenko cho rằng “Thuật
ngữ dù là từ (ghép hay đơn) hay cụm từ đều là một ký hiệu mà một khái niệm
tương ứng với nó” và “Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn
16
toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân”. Hay “Thuật ngữ
gọi tên khái niệm chuyên môn. Đặc trưng của khái niệm này là ở chỗ nó không
bị mất tính hoàn chỉnh dù nội dung của khái niệm được diễn đạt bằng bất kỳ
phương tiện nào, phương thức nào” [dẫn theo 27, tr12-18].
Các nhà ngôn ngữ học Âu Mỹ cũng xem xét thuật ngữ trong mối quan hệ
với khái niệm. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), định nghĩa thuật ngữ chuyên
ngành như sau: “Hệ thuật ngữ là một tập hợp các thuật ngữ đại diện cho một hệ
thống các khái niệm của một lĩnh vực chuyên ngành đặc biệt” (ISO 1087: 1990).
Trong bài nghiên cứu của mình, Erhart Oeser và Gerhart Budin định nghĩa:
“Thuật ngữ là một tập hợp các khái niệm, trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành đều
có các mô hình cấu trúc đại diện cho tập hợp các khái niệm. Kiến thức khoa học
được sắp xếp thành các cấu trúc khái niệm, các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ
và ký hiệu tương ứng được sử dụng trong văn phong khoa học để thông tin với
người khác về kết quả khoa học và bình luận các ngôn bản khác.” [98, tr12].
Dafydd khi nói về tầm quan trọng của thuật ngữ và tiêu chuẩn của thuật
ngữ đã cho rằng thuật ngữ là “một tập hợp các khái niệm và biểu đạt của nó (bao
gồm các ký tự, các thuật ngữ và đơn vị cụm từ) trong một lĩnh vực chuyên
ngành đặc biệt” [96, tr15].
Một số nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đưa ra quan điểm về thuật ngữ
như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Lưu Vân Lăng, Như Ý, Hoàng Văn
Hành…Xem [4], [6], [25], [41], [84], [85]
Năm 1985, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đưa ra quan niệm ngắn gọn nhưng
nêu bật được vị trí của thuật ngữ trong một ngôn ngữ và các đặc trưng cần có
của thuật ngữ. Có thể nói đây là định nghĩa đầy đủ nhất về thuật ngữ ở nước ta
tính đến thời điểm này: “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó
bao gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác các loại khái niệm và
các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [18, tr108-309]
Quan niệm của các tác giả trên đề cập đến thuật ngữ với các đặc trưng sau:
- Là một bộ phận đặc biệt của ngôn ngữ
17
- Nội hàm của thuật ngữ là nội dung khái niệm của một ngành khoa học mà
nó biểu thị
- Một số đặc trưng của thuật ngữ như tính đơn nghĩa, tính hệ thống.
Đại diện cho xu hướng thuật ngữ gắn với chức năng là các nhà thuật ngữ
học như G.O Vinokur, V.K. Nikiforov, V.V. Vinogradov, L.A. Kapatnadze,
X.M. Burdin, A.G Acnexov, N.A. Baxkakov, V.A. Zoveginxev. [dẫn theo 27,
tr12-18], Các nhà nghiên cứu thuật ngữ theo xu hướng này nhấn mạnh chức
năng cơ bản của thuật ngữ là chức năng định danh. Thuật ngữ là phương tiện
biểu thị của định nghĩa logic hay gọi tên khái niệm. Đây là một đặc điểm quan
trọng để phân biệt thuật ngữ với từ thông thường.
Các tác giả theo xu hướng thứ 3 định nghĩa thuật ngữ trong sự phân biệt với
các “từ ngữ phi thuật ngữ”. Trong cuốn “Những vấn đề của ngôn ngữ học cấu
trúc dưới ánh sáng lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại”, tác giả Nguyễn Đức Tồn
cho rằng: “Định nghĩa thuật ngữ chỉ cần chỉ ra những đặc trưng bản chất nhất
thuộc về bản thể của nó, làm nó khác biệt với các từ phi thuật ngữ (như từ toàn
dân (hay còn gọi là từ thông thường), từ nghề nghiệp, từ tiếng lóng…)”. Những
phẩm chất thứ yếu không đủ khu biệt thuật ngữ với các đơn vị từ vựng phi thuật
ngữ hoặc những thuộc tính không thuộc về bản thể của thuật ngữ mà do nhận
thức chủ quan hoặc áp đặt của người sử dụng thì nhất quyết không đưa vào nội
dung định nghĩa thuật ngữ. Do vậy, “Thuật ngữ là từ và cụm từ biểu hiện khái
niệm hoặc biểu thị đối tượng trong phạm vi một lĩnh vực khoa học, công nghệ
hoặc lĩnh vực chuyên môn.” [81, tr342]
Quan niệm của các nhà khoa học về thuật ngữ giúp chúng ta có cái nhìn đa
chiều và toàn diện về thuật ngữ. Tuy có cách tiếp cận khái niệm thuật ngữ khác
nhau nhưng các tác giả đều thống nhất quan điểm thuật ngữ là một bộ phận quan
trọng của ngôn ngữ. Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ định danh biểu thị chính xác
khái niệm, thuộc tính, đối tượng, sự vật, hiện tượng …thuộc lĩnh vực khoa học,
hoặc chuyên môn nhất định. Đây cũng là khái niệm về thuật ngữ chúng tôi sử
dụng làm cơ sở nghiên cứu trong luận án.
18
1.2.1.2. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ
Khi nghiên cứu về thuật ngữ, các nhà khoa học cũng rất chú ý để xác định
các tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ nhằm phục vụ cho việc xây dựng và
chuẩn hoá chúng.
Quan điểm về tiêu chuẩn thuật ngữ của một số tác giả nước ngoài khá
phong phú. Theo tác giả S.I. Corsunov và G. Xumburova, thuật ngữ cần có các
tiêu chuẩn đơn nghĩa, có hệ thống và phản ánh đặc trưng cần và đủ của khái
niệm. [dẫn theo 13, tr419]
Nhóm tác giả V.S. Kulebakin và I.A. Klimovitskij cho rằng thuật ngữ
phải đáp ứng các tiêu chuẩn như tính đơn nghĩa, tính chính xác, tính hệ thống,
tính ngắn gọn. [dẫn theo 44, tr420].
Sager cho rằng các nước thành viên của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế phải
tuân thủ tuyệt đối các qui định về việc đặt thuật ngữ do tổ chức này đưa ra. Tổ
chức này đưa ra 12 tiêu chuẩn đặt thuật ngữ, nhấn mạnh tính chính xác, tính đơn
nghĩa, tính hệ thống của thuật ngữ. Bên cạnh đó, thuật ngữ phải có liên hệ trực
tiếp với khái niệm, tuân theo các nguyên tắc chung về hình thành thuật ngữ của
mỗi ngôn ngữ, có khả năng sản sinh dựa trên phụ tố, không có từ đồng nghĩa và
đồng âm, không có biến thể và nên độc lập với ngữ cảnh. Dẫn theo tài liệu của
Sager, xem [105, tr89-90]
Ở Việt Nam, hệ thuật ngữ khoa học được xây dựng theo phương châm
khoa học, dân tộc, đại chúng của Đề cương Văn hóa. [9] Bản đề cương thể hiện
đường lối văn hóa của Đảng và sau này là chính sách, quan điểm của nhà nước.
Theo tác giả Lê Quang Thiêm “Chính ba nguyên tắc, định hướng của bản đề
cương về sau cũng được vận dụng thành tiêu chuẩn, nguyên tắc đặt thuật ngữ
sau năm 1945, những năm 60 của thế kỷ XX và cả một phần cho đến nay.” [69,
tr107- 120]
Hoàng Xuân Hãn là người đầu tiên đưa ra các tiêu chuẩn thuật ngữ khá
đầy đủ và hệ thống. Năm 1948, trong “Danh từ khoa học”, tác giả đưa ra các
tiêu chuẩn đầu tiên của thuật ngữ. [dẫn theo 36, tr32] Về vấn đề tiêu chuẩn của
thuật ngữ, tại hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ do Uỷ ban khoa học
19
Nhà nước tiệu tập năm 1964 tại Hà Nội các tiêu chuẩn chung và cụ thể của thuật
ngữ, nêu trong bản báo cáo chính:
- Tính khoa học, cụ thể phải chính xác, có hệ thống ngắn gọn
- Tính dân tộc nghĩa là có màu sắc ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc
điểm tiếng Việt
- Tính đại chúng nghĩa là quần chúng dễ dùng (dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói, dễ
viết, dễ đọc) [dẫn theo 43, tr1]
Các tác giả Nguyễn Văn Tu, Lê Văn Thới, Như Ý, Lưu Vân Lăng, Hồng
Dân, Lê Khả Kế, Nguyễn Thiện Giáp đưa ra các tiêu chuẩn tính chính xác, tính
hệ thống, tính ngắn gọn, tính dân tộc của thuật ngữ. Trong đó, quan điểm của
Lưu Vân Lăng về tiêu chuẩn thuật ngữ khá toàn diện. Trong “Thống nhất quan
niệm về tiêu chuẩn thuật ngữ khoa học”. Lưu Vân Lăng đưa ra quan điểm của
mình, ông nhấn mạnh vào tiêu chuẩn chính xác của thuật ngữ “thuật ngữ tiếng
Việt cũng như thuật ngữ nhiều nước phương Đông, cần phải: 1) chính xác, 2) có
hệ thống, 3) có tính bản ngữ (tính chất ngôn ngữ dân tộc), 4) ngắn gọn (cô
đọng), 5) dễ dùng (dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói, dễ viết, dễ đọc). Trong 5 tiêu chuẩn
này thì 3 tiêu chuẩn đầu là tiêu chuẩn cơ bản, trong đó tính chính xác là quan
trọng bậc nhất.” [dẫn theo19] Xem [14], [36], [43], [71], [85].
Trên cơ sở hệ thống và phân tích các tiêu chuẩn của thuật ngữ của các nhà
nghiên cứu nước ngoài và trong nước chúng tôi nhận thấy tiêu chuẩn cơ bản của
thuật ngữ bao gồm:
- Tính khoa học (chính xác, hệ thống, ngắn gọn)
- Tính quốc tế
- Tính dân tộc
Đây cũng là cơ sở lý luận để khảo sát, đối chiếu và chuẩn hoá thuật ngữ
xã hội học của luận án.
Để đảm bảo tính khoa học, thuật ngữ phải đảm bảo các yêu cầu: tính
chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn. Tính chính xác là tiêu chuẩn quan
trọng nhất của thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ phải biểu hiện đúng khái niệm khoa học
để không gây nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác. Theo Đỗ Hữu
20
Châu, tính chính xác của thuật ngữ thể hiện ở hai mặt: ngữ nghĩa và hình thức.
Về mặt ngữ nghĩa, tính chính xác của thuật ngữ là: “biểu thị cho đúng khái niệm
(đúng hoặc sai) mà chúng gọi tên. Một thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ khi
nói, viết ra, người nghe, người đọc hiểu một và chỉ một khái niệm khoa học
(đúng hoặc sai) ứng với nó mà thôi.” [6, tr242-243]. Tính chính xác của thuật
ngữ thể hiện ở chỗ nghĩa của thuật ngữ luôn cố định và không bị ngữ cảnh làm
sai lạc nội dung mà nó biểu thị. Như vậy, “một thuật ngữ lý tưởng là thuật ngữ
phản ánh được đặc trưng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm mà nó biểu
hiện.” [81, tr346]. Để đảm bảo tính chính xác của thuật ngữ trong một ngành
khoa học, mỗi khái niệm chỉ có một thuật ngữ tương ứng và mỗi thuật ngữ chỉ
có một khái niệm. Tính chính xác về mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ đòi hỏi hình
thức của chúng cũng phải chính xác, tức là phải có sự phù hợp giữa nội dung và
hình thức của khái niệm. Chức năng của thuật ngữ là định danh, do vậy để hiểu
chính xác khái niệm thì thuật ngữ phải đơn nghĩa trong hệ thuật ngữ nào đó.
Hệ thuật ngữ là là một tập hợp các đơn vị thuật ngữ. Các thuật ngữ này
không đơn lẻ mà trong mối quan hệ với các thuật ngữ khác trong hệ thống. Tính
hệ thống của thuật ngữ cho thấy mỗi thuật ngữ là một bộ phận cần thiết, không
thể tách rời trong một chỉnh thể của hệ thuật ngữ. Nghĩa là, mỗi thuật ngữ chỉ
biểu thị một khái niệm nhất định, có một vị trí nhất định trong một hệ thuật ngữ
cụ thể. Tính hệ thống về nội dung của thuật ngữ qui định tính hệ thống về hình
thức của thuật ngữ. Các nghĩa của thuật ngữ nằm trong phạm vi các tiểu hệ
thống, các nhóm tách biệt, tạo thành hệ thuật ngữ của mỗi ngành cụ thể, có liên
hệ chặt chẽ với nhau. Theo Lưu Vân Lăng, khi xây dựng hệ thống thuật ngữ,
trước khi đặt hệ thống kí hiệu (về hình thức) cần xác định cho được hệ thống
khái niệm (về nội dung) của nó. Không thể tách rời từng khái niệm ra để đặt
thuật ngữ, mà phải hình dung, xác định vị trí của nó trong toàn bộ hệ thống khái
niệm. [dẫn theo 44, tr51] Ông cũng cho rằng: “thuật ngữ khoa học cũng chỉ là
“cái vỏ” chứa đựng một khái niệm khoa học nhất định….vì khái niệm khoa học
là cái được biểu đạt mà thuật ngữ khoa học là cái biểu đạt”. [42, tr43] Tác giả
Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “khi nói đến tính hệ thống của thuật ngữ cần phải
21
chú ý đến cả hai mặt: tính hệ thống khái niệm (tức là xét về nội dung) và hệ
thống cách biểu thị (xét về hình thức).” [81, tr348]. Tính hệ thống của thuật ngữ
làm tăng khả năng sản sinh của thuật ngữ. Vì vậy, khi đặt thuật ngữ không thể
tách rời từng khái niệm để định kí hiệu, mà phải đặt nó trong tổng thể, phải nghĩ
đến hệ thống khái niệm.
Thuật ngữ mang tính chất định danh nên phải ngắn gọn. Một thuật ngữ
ngắn gọn, cô đọng sẽ có nội hàm thông tin cao. “Một thuật ngữ dài dòng thì
thường có tính chất miêu tả đối tượng hay định nghĩa khái niệm khoa học. Tính
chất dài dòng này không những làm cho hệ thống ký hiệu của thuật ngữ bị huỷ
hoại, mà có khi còn làm lu mờ, thậm chí phá vỡ tính chất của bản thân nó. Do
đó, muốn cho kết cấu của thuật ngữ được chặt chẽ, đảm bảo tính chất định danh
của thuật ngữ thì về mặt hình thức đòi hỏi thuật ngữ phải ngắn gọn, chặt chẽ, cô
đọng. Thuật ngữ có dạng lý tưởng nhất xét theo tiêu chuẩn này là thuật ngữ có
dạng từ (từ đơn hoặc từ ghép)……các thuật ngữ có dạng cụm từ cố định gồm 3-
4 âm tiết là phổ biến nhất.” [81, tr348]. Muốn thuật ngữ ngắn gọn khi đặt thuật
ngữ phải lựa chọn yếu tố cốt lõi, súc tích nhất đồng thời loại bỏ những yếu tố
rườm rà, không cần thiết.
Tính quốc tế là một đặc điểm quan trọng của nội dung thuật ngữ. Thuật
ngữ là bộ phận của ngôn ngữ biểu đạt các khái niệm khoa học mà khái niệm
khoa học là tri thức chung của nhân loại. Chủ thể sử dụng thuật ngữ là các nhà
khoa học, các nhà chuyên môn có thể ở các quốc gia khác nhau và họ phải hiểu
như nhau về cùng một khái niệm đúng như nó được quy ước và định nghĩa trong
khoa học. Bởi vậy, có thể nói thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khoa học
chung cho những người nói các thứ tiếng khác nhau. “Sự thống nhất thuật ngữ
giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này tạo nên tính quốc tế của
thuật ngữ….Nếu chú ý tới mặt nội dung của thuật ngữ thì phải thừa nhận rằng
tính quốc tế của thuật ngữ là một nội dung quan trọng, phân biệt thuật ngữ với
các bộ phận từ vựng khác” [19, tr275].
Tính quốc tế của thuật ngữ còn thể hiện ở hình thức cấu tạo của nó: các
ngôn ngữ dùng các thuật ngữ giống hoặc tương tự nhau, cùng xuất phát từ một
22
gốc chung …Trên thực tế, về hình thức cấu tạo, tính quốc tế của thuật ngữ chỉ
mang tính tương đối. Nói chung, không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất
cả các ngôn ngữ. Mức độ thống nhất của các thuật ngữ là khác nhau, có thuật
ngữ thống nhất trong phạm vi rộng, có thuật ngữ thống nhất trong phạm vi hẹp
do truyền thống lịch sử hình thành các khu vực văn hoá khác nhau cũng như đặc
trưng của mỗi ngành khoa học” [19, tr274]. “Tính quốc tế của thuật ngữ còn thể
hiện ở phương thức sao chép hay là phương thức dịch thuật ở nước này sang
thuật ngữ của nước mình.” [19, tr244-245].
Theo Nguyễn Đức Tồn: “Tính quốc tế của thuật ngữ không phải chỉ được
thể hiện ở mặt hình thức cấu tạo ngữ âm hoặc chữ viết, mà đặc biệt còn được thể
hiện ở hình thái bên trong của thuật ngữ (nghĩa là cách chọn đặc trưng của sự
vật, khái niệm… làm cơ sở định danh khi đặt thuật ngữ). Nói cụ thể hơn, tính
quốc tế của nội dung thuật ngữ còn được thể hiện ở chỗ: cùng một khái niệm
hay đối tượng trong một lĩnh vực khoa học/ chuyên môn, các ngôn ngữ chọn
cùng một đặc trưng nào đó làm cơ sở định danh, đưa vào tên gọi/ thuật ngữ làm
thành hình thái bên trong của tên gọi/ thuật ngữ ấy.” [81, tr349]
Thuật ngữ là những từ, cụm từ biểu thị các khái niệm của một ngành khoa
học hoặc một lĩnh vực chuyên môn. Thuật ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ và
chịu sự chi phối bởi qui luật ngôn ngữ của một dân tộc đó. Mỗi ngôn ngữ có
màu sắc riêng, đặc điểm riêng. Để giữ được linh hồn, tinh hoa của một ngôn ngữ
thì phải giữ gìn được bản sắc dân tộc của thuật ngữ khoa học. “Thuật ngữ dù
thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nhất thiết phải là một bộ phận của ngôn
ngữ dân tộc. Do đó, thuật ngữ phải có tính chất dân tộc, mang màu sắc ngôn ngữ
dân tộc…muốn bảo vệ được tính chất dân tộc của thuật ngữ phải hết sức tận
dụng vốn từ quý báu và phong phú mà ông cha ta đã mất bao nhiêu thời gian và
công phu để sáng tạo và gom góp nên.” [42, tr58-60]. Tuy vậy, đề cao tính dân
tộc của thuật ngữ không có nghĩa là loại bỏ hết các từ Hán -Việt, chỉ dùng các từ
thuần Việt. Song song với việc khai thác, sử dụng các từ sẵn có trong ngôn ngữ
dân tộc thì việc vay mượn các từ ngữ nước ngoài một cách chừng mực là điều
hết sức cần thiết để phát triển hệ thuật ngữ.
23
Tính dân tộc của thuật ngữ phải được thể hiện ở nhiều mặt:
“a, Bản chất của yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ (tức là mặt từ vựng)
b,Cách cấu tạo, sắp xếp các yếu tố đó (tức là mặt ngữ pháp)
c, Âm hưởng của những yếu tố đó (tức là mặt ngữ âm)” [42, tr63]
Tính dân tộc và tính quốc tế không mâu thuẫn với nhau mà cùng tồn tại và
bổ sung cho nhau. Về mặt nội dung thuật ngữ thì tính quốc tế nên được nhấn
mạnh để đảm bảo khái niệm mà thuật ngữ phản ánh được hiểu đúng trong các
ngôn ngữ khác nhau. Về mặt hình thức tính dân tộc được đề cao bởi thuật ngữ
phải sử dụng các chất liệu của ngôn ngữ dân tộc như ngữ âm, văn tự cú pháp để
cấu tạo nên. “Ý nghĩa của thuật ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau nếu biểu hiện
cùng một khái niệm khoa học thì phải trùng nhau hoàn toàn, tuy về hình thức
thuật ngữ có thể khác nhau.” ” [81, tr359]
1.2.1.3. Khái niệm thuật ngữ xã hội học
Xã hội học (sociology) có gốc ghép chữ Latin là Socius hay Societas
nghĩa là xã hội với chữ Hy lạp là Ology hay Logos có nghĩa là học thuyết,
nghiên cứu. Xã hội học được Auguste Comte sáng lập vào năm 1839 được hiểu
là học thuyết, nghiên cứu về xã hội. [dẫn theo 16, tr4]
“Xã hội học là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên
cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách có hệ
thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi, hoạt
động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội. Mối tương tác này
liên hệ với nền văn hóa rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu xã hội.”[30,tr6-7]
Theo cách tiếp cận vĩ mô, xã hội học nghiên cứu các hệ thống xã hội và
cơ cấu xã hội. Theo cách tiếp cận vi mô, xã hội học nghiên cứu hành vi xã hội
hay hành động xã hội của con người. Theo cách tiếp cận tổng hợp, xã hội học
nghiên cứu cả xã hội loài người và hành vi xã hội của của người. [17, tr11]
Dựa trên các quan điểm của các nhà ngôn ngữ học về thuật ngữ và các
định nghĩa về xã hội học, chúng tôi đưa ra định nghĩa về thuật ngữ xã hội học
như sau: Thuật ngữ xã hội học là từ hoặc cụm từ biểu thị chính xác khái niệm,
thuộc tính, đối tượng, sự vật, hiện tượng …thuộc lĩnh vực xã hội học.
24
TNXHH được hiểu là các từ và cụm từ định danh biểu đạt các khái niệm
chuyên ngành của xã hội học. TNXHH không chấp nhận các từ, cụm từ là danh
pháp, cụm từ giải thích, định nghĩa hay bình luận. Các TNXHH phải đáp ứng
các tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ khoa học là tính khoa học (chính xác, hệ
thống, ngắn gọn), tính quốc tế và tính dân tộc.
1.2.2. Ngôn ngữ học đối chiếu
1.2.2.1. Khái niệm đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều
ngôn ngữ và nhiều nền văn hoá. Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào
lưu nghiên cứu so sánh chung. Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ, bất luận
ngôn ngữ đó cùng hay khác loại hình và ngữ hệ. Nghiên cứu đối chiếu hình
thành một cách trực tiếp trong tiến trình tìm tòi của con người để nắm ngoại ngữ
một cách nhanh hơn, tốt hơn và hiểu sâu sắc hơn về tiếng mẹ đẻ.
Do nhu cầu giao lưu, trao đổi của các nền văn minh, văn hoá và do chính
nhu cầu kết hợp những nghiên cứu lý luận cũng như yêu cầu phát triển nội tại
của ngôn ngữ học, yêu cầu nâng cao hiệu quả dạy tiếng, học tiếng, biên soạn
sách, dịch thuật…. mà ngôn ngữ học đối chiếu ngày càng khẳng định tầm quan
trọng của mình. Một nhà ngôn ngữ học đã khẳng định: “Trong giới ngôn ngữ
học ngày càng có sự khẳng định nhiều hơn ý kiến cho rằng: ngôn ngữ học đối
chiếu là một bộ phận độc lập của ngôn ngữ học, cần thiết phải có các tiền đề lý
luận nhất định và có sự lựa chọn những phương pháp đặc trưng riêng cho sự
phân tích tài liệu ngôn ngữ; còn như những ứng dụng thực tiễn của nó thì vô
cùng rộng lớn, thuộc phạm vi nào là do kết quả nghiên cứu định hướng của nó
quyết định.” [31,tr5].
Ngoài tên gọi ngôn ngữ học đối chiếu, phân ngành này còn có nhiều tên
gọi khác như phân tích đối chiếu, nghiên cứu đối chiếu, nghiên cứu xuyên ngôn
ngữ….Tuy vậy, trên thế giới và ở Việt Nam thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu
vẫn phổ biến hơn cả.
Đối chiếu là việc xuất phát từ một ngôn ngữ để xem xét phương thức thể
hiện các phạm trù tương ứng ở một ngôn ngữ khác, chỉ ra sự tương đồng và khác
25
biệt trong những phương thức đó. Ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ phận của
ngôn ngữ học đồng đại. Theo tác giả Lê Quang Thiêm: “mục đích của so sánh
đối chiếu là làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau hoặc chỉ làm sáng
tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc đối chiếu chủ yếu là nguyên tắc
đồng đại” [61, tr37]
Chúng ta cũng cần phân biệt hai khái niệm so sánh và đối chiếu. Khái
niệm so sánh là “xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau
hoặc sự hơn kém nhau” [91, tr1448]. Đối chiếu là “so sánh giữa các cá thể với
nhau, trong đó có một cái làm chuẩn nhằm tìm ra những chỗ giống, khác nhau
giữa chúng” [91, tr657].
Trong cách dùng thông thường, qua cách giải thích của nhiều từ điển Tiếng
Việt, sự khác biệt giữa hai từ so sánh và đối chiếu hết sức tinh tế. “So sánh là
xem xét cái này với cái kia để thấy được sự giống nhau và khác nhau….còn đối
chiếu là so sánh cái này với một cái khác, thường được lấy làm chuẩn để từ những
điểm giống nhau và khác nhau mà biết rõ hơn đặc trưng của cái được so
sánh….Sự khác biệt tinh tế giữa hai khái niệm so sánh và đối chiếu được thể hiện
ở chỗ: đối chiếu cũng là so sánh, nhưng là so sánh giữa hai đối tượng trong đó có
một được lấy làm chuẩn. Có thể lấy khái niệm so sánh để giải thích khái niệm đối
chiếu, nhưng không thể lấy khái niệm đối chiếu để giải thích khái niệm so sánh.
Nói cách khác, so sánh có nghĩa rộng hơn đối chiếu” [28, tr149]
Theo tác giả Lê Quang Thiêm, sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu
trải qua ba giai đoạn chính. Trong giai đoạn đầu các công trình đối chiếu tiêu
biểu là các từ điển đa nghĩa cỡ lớn thực hiện đối chiếu hàng trăm ngôn ngữ
thuộc các khu vực địa lí, ngữ hệ, loại hình khác nhau. Giai đoạn hai, sự phát
triển của ngôn ngữ đối chiếu là thời kỳ của ngôn ngữ học so sánh- lịch sử và
triết học ngôn ngữ thế kỷ XIX. Thời kỳ này ngôn ngữ học đối chiếu chịu ảnh
hưởng sâu sắc của nghiên cứu so sánh-lịch sử. Đến cuối thế kỷ XIX, ngôn ngữ
học so sánh-lịch sử xác định được phạm vi, phương pháp nghiên cứu riêng để
trở thành một phân ngành độc lập. Giai đoạn ba, bước vào thế kỷ XX, cùng với
sự phát triển của lịch sử, khoa học, công nghệ, kinh tế…ngôn ngữ học đối chiếu
26
có tiền đề để phát triển. Những công trình nghiên cứu trở nên phong phú gắn với
nhiều các nghiên cứu miêu tả và loại hình hoặc cấu trúc. Bên cạnh lý luận, các
nghiên cứu đối chiếu đặc biệt chú ý đến thực tiễn vận dụng. Ở nước ngoài, nhiều
trung tâm đối chiếu được hình thành đáp ứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật
và nhu cầu giao lưu, trao đổi của các dân tộc với những công trình đa dạng.
Ngôn ngữ học đối chiếu trở thành một phân ngành độc lập của ngôn ngữ học
hiện đại.
Ngôn ngữ học đối chiếu được đưa vào Việt Nam những năm 1980 với bài
viết của tác giả Lê Quang Thiêm “Nhận xét nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ”
đăng trên tạp chí khoa học của Đại học Tổng hợp. [59] Là một chuyên gia hàng
đầu về lĩnh vực so sánh, đối chiếu, ông có nhiều công trình, bài viết về lĩnh vực
này. Tiêu biểu là công trình Đối chiếu các ngôn ngữ (1989), tái bản năm 2004
với tên gọi Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Cuốn sách đề cập đến những
kiến thức cần thiết về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu và một số thủ pháp,
phương pháp thường được sử dụng trong phân ngành này. [61]Tác giả cũng có
nhiều nghiên cứu về so sánh đối chiếu thuật ngữ như Biến đổi trong tiếp nhận và
hội nhập của hệ thuật ngữ tiếng Việt [62, tr1-5], Về “kho báu” của hệ thống
thuật ngữ ngôn ngữ học tiếng Việt [63, tr8-15]. Đến nay, đã có một số công trình
nghiên cứu chuyên sâu về so sánh đối chiếu như Ngôn ngữ học đối chiếu của
Bùi Mạnh Hùng, Ngôn ngữ học đối chiếu cú pháp tiếng Anh- Việt của Trần Hữu
Mạnh, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam của Vương Toàn…Xem
[28], [47], [74]
Ở Việt Nam, trong những năm trở lại đây nghiên cứu đối chiếu được đặc
biệt quan tâm. Các nghiên cứu đối chiếu tập trung vào hai mảng đề tài lớn là đối
chiếu tiếng Việt với những ngôn ngữ không cùng ngữ hệ và loại hình có cùng
phạm vi sử dụng rộng rãi như tiếng Anh, tiếng Pháp… mang lại các ứng dụng
thiết thực trong dạy học ngoại ngữ và dịch thuật và các nghiên cứu so sánh, đối
chiếu tiếng Việt với ngôn ngữ các dân tộc anh em trong nước và các nước trong
khu vực.
27
1.2.2.2. Các nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu
Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả Bùi mạnh Hùng đưa ra một số nguyên tắc
cơ bản mà các công trình đối chiếu cần tuân thủ:
Nguyên tắc 1: Bảo đảm các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải
được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc trước khi tiến hành đối
chiếu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
Nguyên tắc 2: Việc nghiên cứu đối chiếu không thể chỉ chú ý đến các
phương tiện ngôn ngữ một cách tách biệt mà phải đặt trong hệ thống.
Nguyên tắc 3: Phải xem xét các đối tượng đối chiếu không chỉ trong hệ
thống ngôn ngữ mà còn trong hoạt động giao tiếp.
Nguyên tắc 4: Phải đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái
niệm và mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.
Nguyên tắc 5: Phải tính đến các mức độ gần gũi về loại hình giữa các
ngôn ngữ cần đối chiếu. [28, tr131-146]
1.2.2.3. Các bước phân tích đối chiếu
Trong ngôn ngữ học, phương pháp đối chiếu là một kiểu riêng của
phương pháp so sánh. Việc phân tích đối chiếu thường được chia thành hai giai
đoạn: miêu tả và đối chiếu. Hai giai đoạn này có thể phân chia chi tiết hơn thành
ba bước: miêu tả, xác định những gì có thể đối chiếu với nhau và đối chiếu. Các
bước này không phải lúc nào cũng được phân biệt rạch ròi và hiển ngôn.
Theo Bùi Mạnh Hùng, phân tích đối chiếu gồm 3 bước:
- Miêu tả: Đây là cơ sở của nghiên cứu đối chiếu. Nhà nghiên cứu có thể
sử dụng kết quả miêu tả do mình xác lập hoặc kết quả miêu tả của người khác và
trình bày lại dưới hình thức phù hợp cho mục đích đối chiếu của mình. Bước
miêu tả trong nghiên cứu đối chiếu phụ thuộc rất nhiều vào ngữ liệu thu thập
được. Để việc miêu tả đảm bảo tính khách quan thì các ngữ liệu thu thập được
phải đảm bảo sự chính xác, tin cậy.
- Xác định những gì có thể đối chiếu với nhau: Việc này phụ thuộc nhiều
vào khả năng suy xét có tính trực giác của nhà nghiên cứu trong đó năng lực
song ngữ của nhà nghiên cứu có vai trò quyết định. Cơ sở ngữ liệu chính xác, tin
28
cậy là cơ sở quan trọng để nhà nghiên cứu xác định các yếu tố tương đương có
thể so sánh được với nhau.
- Đối chiếu: Đây là bước quan trọng nhất của quá trình nghiên cứu đối
chiếu. Trong bước này, chúng ta có thể xác định ba khả năng cơ bản khi đối
chiếu hai ngôn ngữ:
Cũng theo tác giả, khi đối chiếu sẽ xảy ra ba khả năng. Khả năng 1 là khi
một đơn vị X nào đó trong ngôn ngữ 1 có thể đồng nhất về một phương diện nào
đó với cái tương đương trong ngôn ngữ 2. Khả năng 2 là đơn vị X trong ngôn
ngữ 1 có thể có sự khác biệt về một phương diện nào đó với cái tương đương
trong ngôn ngữ 2. Khả năng 3 đơn vị X trong ngôn ngữ 1 không có cái tương
đương trong ngôn ngữ 2. [28, tr151-159]
1.2.3.4. Phạm vi đối chiếu
Phạm vi nghiên cứu đối chiếu thường là hai (rất ít khi nhiều hơn hai) ngôn
ngữ để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó. Một
số tác giả phân biệt đối chiếu hệ thống và đối chiếu bộ phận. Đối chiếu hệ thống
là đối chiếu tổng thể hai ngôn ngữ với nhau. Đối chiếu bộ phận là là đối chiếu
các đơn vị, phạm trù, hiện tượng cụ thể của hai ngôn ngữ. Trong thực tế, không
thể có sự đối chiếu hai ngôn ngữ như những tổng thể bởi không thể đối chiếu
một cách đầy đủ, toàn diện ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác.
Có nhiều cách phân biệt đối chiếu bộ phận. Theo Krzeszowski, T (1990), đối
chiếu có ba lĩnh vực: đối chiếu những hệ thống tương đương, đối chiếu các kết cấu
tương đương và đối chiếu các quy tắc tương đương của hai ngôn ngữ. [101]
Tác giả Lê Quang Thiêm phân biệt đối chiếu theo cách khác. Theo ông,
có đối chiếu phạm trù, đối chiếu cấu trúc hệ thống, đối chiếu chức năng và hoạt
động, đối chiếu phong cách, đối chiếu lịch sử- phát triển. [61] Tác giả Bùi Mạnh
Hùng, các phạm vi đối chiếu cần xác định trên cơ sở phân biệt các bình diện
ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng. [28]
Có thể nhận thấy đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh-Việt thuộc phạm vi
đối chiếu từ vựng, cụ thể là đối chiếu về cấu tạo và ngữ nghĩa. Đối tượng của
phân tích đối chiếu thuật ngữ khoa học Anh- Việt là các thuật ngữ xã hội học là
29
từ và cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là sự đối chiếu để tìm ra những
điểm giống và khác nhau trong hai hệ thống thuật ngữ này nhằm xây dựng và
chuẩn hoá hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt.
1.2.3. Lý thuyết định danh
1.2.3.1. Khái niệm định danh
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là
hiện thực trực tiếp của tư tưởng của con người. Trong quá trình sinh sống và
phát triển và chinh phục thế giới khách quan con người cần xác định, đặt tên,
phân biệt các sự vật, hiện tượng… của thế giới xung quanh. Nói cách khác, mỗi
sự vật hiện tượng …của thế giới khách quan đều được phản chiếu trong ngôn
ngữ. Đặt tên cho sự vật, hiện tượng… là nhu cầu cần thiết của con người “con
người cần đến tên gọi các đối tượng xung quanh như cần không khí.” [7 tr167]
Theo Đỗ Hữu Châu, “nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan
tồn tại trong lí trí của chúng ta, phân biệt với các sự vật, hiện tượng khác cùng
loại và khác loại.” và “các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch sáng sủa”
[6, tr98-99]
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, định danh là “sự cấu tạo
các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện
thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng
dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu” [90, tr89]
Tác giả Nguyễn Đức Tồn quan niệm: “Định danh chính là đặt tên gọi cho
sự vật, hiện tượng” [76, tr162]. Ông đã cụ thể hoá quan niệm của mình về định
danh: “Định danh là gắn cho một ký hiệu ngôn ngữ một khái niệm-biểu niệm
phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật- các thuộc tính, phẩm chất
và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần,
nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố của nội dung giao tiếp ngôn
từ.” [75, tr34]
Tuy có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng về bản chất định danh theo
quan niệm của G.V. Konsansky “là sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn
ngữ một khái niệm -biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định
30
của biểu vật (denotat)- các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng
và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo
thành những yếu tố nội dung giao tiếp của ngôn từ.” [dẫn theo 76, tr162]
1.2.3.2. Quá trình định danh
Ngôn ngữ phản ánh thế giới khách quan và là cầu nối con người với hiện
thực. Con người tạo ra ngôn ngữ bằng tri giác, phân cách hiện thực khách quan,
gọi tên hiện thực để tạo ra đơn vị từ vựng, và ghép các tên gọi ấy lại để tạo ra
cụm từ và câu. Quá trình con người đặt tên cho sự vật, hiện tượng… tồn tại
trong thế giới khách quan gọi là quá trình định danh.
Đỗ Hữu Châu cho rằng định danh là nhu cầu của con người trước thế giới
khách quan bởi “với khả năng đặt tên sự vật, con người hoàn toàn chiếm lĩnh
được thế giới tự nhiên cả trong tồn tại cảm tính và cả trong tồn tại lí tính của
nó.” [7, tr194]. Tham gia vào quá trình định danh là chủ thể định danh và đối
tượng được định danh. Chủ thể định danh có thể là một người, một nhóm người
hoặc cộng động ngôn ngữ. Đối tượng được định danh là sự vật, hiện tượng, tính
chất… của thế giới khách quan. Trong quá trình định danh, chủ thể sử dụng đơn
vị của ngôn ngữ là từ, ngữ… làm phương tiện đặt tên sự vật, hiện tượng… cần
định danh.
Tác giả Trịnh Sâm quan niệm ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao
tiếp, phương tiện tư duy của con người mà còn là “quan niệm của chính con
người với tư cách là chủ thể tri nhận và phân cách hiện thực bằng các mã của
mỗi ngôn ngữ.” [57, tr32]
Tác giả Rozdextvenxki nhìn nhận về quá trình định danh dưới góc độ các
thành tố cấu tạo quá trình định danh. Theo ông, định danh gồm ba yếu tố “thứ
nhất, một dãy âm tố có liên hệ với nhau, tạo thành từ với mặt bên ngoài của nó,
tức là vỏ âm thanh, vỏ ngữ âm của từ, hoặc là từ ngữ âm; thứ hai, sự vật được
gọi bằng từ đó; thứ ba, ý nghĩa của từ gây ra trong ý thức chúng ta. Tất cả ba yếu
tố này gắn với nhau.” [56, tr34]
Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn, quá trình định danh bao gồm hai giai
đoạn: quy loại khái niệm của đối tượng được định danh và lựa chọn đặc trưng
31
của đối tượng làm tên gọi cho nó. Việc quy loại khái niệm định danh diễn ra linh
hoạt, người ta có thể thêm hay bớt các đặc trưng của sự vật hiện tượng để chọn
được những đặc trưng tiêu biểu nhất, phân biệt sự vật, hiện tượng đó với sự vật,
hiện tượng khác.
Để định danh người ta chỉ chọn đặc trưng nào thấy là tiêu biểu, dễ khu
biệt sự vật, hiện tượng với đối tượng khác và đặc trưng ấy đã có tên gọi trong
ngôn ngữ. Ví dụ “bộ phận chứa bột của cây lúa kết thành bông được người Việt
quy vào khái niệm “hạt” nên gọi là hạt thóc, trong khi đó trên thực tế, theo thực
vật học thì nó thuộc loại khái niệm “quả”.” [76, tr162-164]
Trong một bộ đặc trưng của sự vật, hiện tượng được đưa ra, để định danh
đối tượng con người phải lựa chọn đặc trưng nào đó thể hiện “chất” của đối
tượng định danh, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác để làm cơ sở cho tên
gọi của nó. Bản chất của tên gọi là phân biệt sự vật hay hiện tượng này với sự
vật, hiện tượng khác. Do vậy, khi định danh một sự vật “không có gì lí tưởng
hơn là chọn ra được đặc trưng nào đó thuộc đặc trưng bản chất của sự vật để làm
cơ sở gọi tên nó.” [76, tr166] Những đặc trưng bản chất là đặc trưng gắn bó, tiêu
biểu cho sự vật, không có nó sự vật không thể tồn tại.
1.2.3.3. Đặc điểm định danh
Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng để định danh đối tượng, thường người
ta chỉ chọn đặc trưng nào đó trong số những đặc trưng quan trọng, cơ bản hơn.
Sự lựa chọn này bị qui định bởi một loạt các nhân tố, trong đó có một phần
thuộc về những đặc điểm sinh lí của con người, một phần thuộc về các chức
năng và cơ chế của lời nói…Nhưng B.A. Sereprennhikov khẳng định “việc tạo
ra từ theo đặc trưng nào đó chỉ là biện pháp thuần tuý kĩ thuật ngôn ngữ. Đặc
trưng được chọn chỉ để tạo ra vỏ ngữ âm của từ. Đặc trưng được chọn để gọi tên
hoàn toàn không nói hết toàn bộ bản chất của đối tượng, không bộc lộ hết tất cả
các đặc trưng của nó. Ngoài ra, đặc trưng được chọn có thể là không căn bản,
không quan trọng về mặt thực tiễn.” [dẫn theo 76, tr165]
Mỗi sự vât, hiện tượng bao gồm nhiều đặc trưng (thuộc tính). “ Mỗi thuộc
tính là một một mặt, một bộ phận của chất… Có thuộc tính căn bản, có thuộc
32
tính không căn bản” [46, tr134]. Các đặc trưng căn bản không chỉ bao gồm các
yếu tố riêng biệt giúp phân biệt đối tượng này với đối tượng kia, mà còn bao
hàm các yếu tố chung, giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
Tuy vậy, đây không phải hai mặt đối lập nhau, loại trừ nhau. Nguyễn Đức
Tồn cho rằng “Hai quan điểm trên về việc lựa chọn đặc trưng định danh thực
chất là hai mặt của một quá trình định danh thống nhất. Trong thực tế, quá trình
lựa chọn đặc trưng đối tượng để gọi tên không chỉ là chọn đặc trưng căn bản của
nó, hoặc chỉ là có tính chất “kĩ thuật” ngôn ngữ “thuần tuý”, mà bao gồm sự
thống nhất biện chứng của cả hai thái cực đó.” [76, tr165].
Khi sự vật, hiện tượng cần định danh có những đặc trưng căn bản giống
với sự vật, hiện tượng khác thì lúc này người ta phải chọn đặc trưng “không căn
bản” nhưng có giá trị khu biệt làm cơ sở cho việc đặt tên. Đặc trưng “không căn
bản” này vẫn thuộc “chất” của sự vật, hiện tượng và giúp phân biệt nó với các sự
vật, hiện tượng có cùng đặc trưng căn bản khác.
Humboldt khẳng định “ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc”. Quá trình định
danh phản ánh văn hoá và chịu ảnh hưởng nền văn hoá của một dân tộc. Quá
trình định danh phản ánh tư duy, sự độc đáo về văn hoá của cộng đồng ngôn
ngữ. Một sự vật, hiện tượng được phản chiếu vào mỗi ngôn ngữ một cách khác
nhau. Mỗi cộng đồng ngôn ngữ có thể lựa chọn đặc trưng khác nhau để đặt tên
cho sự vật, hiện tượng. Sự phản ánh thế giới khách quan không giống nhau là do
sự nhìn nhận sự vật, hiện tượng khác nhau. V. G. Gac chỉ ra rằng “các đặc trưng
được tách ra từ trong các hiện tượng sẽ làm cơ sở cho sự hình thành nên những
khái niệm, và do sự khác nhau của đặc trưng được lựa chọn mà ý nghĩa của các
từ trong ngôn ngữ khác nhau có thể không trùng nhau hoàn toàn.” [dẫn theo 76,
tr214]. Chủ thể dịnh danh càng nhìn nhận sự vật sâu sắc thì hệ thống từ vựng
định danh càng phong phú. Hệ thống từ vựng càng phong phú thì chủ thể định
danh càng nhìn thế giới sâu sắc.
Tóm lại, quá trình định danh một sự vật hiện tượng gồm hai bước: quy
loại khái niệm và chọn đặc trưng khu biệt. Nếu một trong hai bước này có biến
thể thì một vật hay quá trình… sẽ mang (những) tên gọi khác nhau. Không phải
33
chỉ danh từ mới có chức năng định danh. Động từ, tính từ, trạng từ cũng là
những tên gọi các thuộc tính, quá trình và các biểu hiện của các thuộc tính, quá
trình. Trong thực tế đời sống không phải sự vật, hiện tượng nào cũng cần được
đặt tên. “Chỉ khi nào sự vật, hiện tượng đó trở thành cần thiết trong sinh hoạt xã
hội, lặp đi lặp lại “thoả mãn được nhu cầu của con người”, phân biệt được với sự
vật khác, và trở thành hiển nhiên thì nhu cầu phải được gọi tên mới nảy sinh.
Khi đã được định danh, sự vật, hiện tượng đó trở thành sự vật, hiện tượng được
nhận thức, có ranh giới, có đời sống riêng, có cá tính, không lẫn vào trong sự
chung chung với những sự vật hiện tượng khác trong tư duy.” [48, tr33-34] Sự
định danh từ toàn dân mang tính dân tộc còn việc định danh thuật ngữ chủ yếu
mang tính quốc tế.
1.2.3.4. Đơn vị định danh
Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng từ và ngữ là các đơn vị có chức năng
định danh, tức là gọi tên sự vật, hiện tượng, quá trình…và vốn từ ngữ của một
dân tộc sẽ là hệ thống của các đơn vị định danh. Tuy vậy, có một số tác giả như
G.V. Cônsanski chia định danh thành ba dạng:
- Định danh bằng từ và từ tổ (định danh từ vựng)
- Định danh bằng câu (mệnh đề)
- Định danh bằng văn bản
Tư tưởng này được các đại biểu trường phái ngôn ngữ học Praha phát
triển. [dẫn theo 76, tr 222] Ở Việt Nam, tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng cả từ
và câu có chức năng định danh. “Từ được dùng để định danh sự vật hiện tượng,
quá trình…câu được dùng để định danh cảnh huống.” [26, tr22]. Ông cũng nhấn
mạnh là ở từ chức năng định danh là chủ đạo, còn chức năng thông báo là tiềm
ẩn. Ở câu, chức năng thông báo là chủ đạo, chức năng định danh là tiềm ẩn.
Tuy vậy, theo chúng tôi chỉ có đơn vị từ và ngữ có chức năng định danh,
còn câu có chức năng thông báo. Đơn vị định danh là từ bao gồm từ đơn, từ
ghép, từ láy. Từ đơn là đơn vị từ vựng cấu tạo bằng một hình vị, hay một tiếng
và có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt. Từ đơn thuộc vốn từ cơ bản
và được dùng làm cơ sở để cấu tạo ra những đơn vị từ vựng khác. Theo Hoàng
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
 
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAYLuận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
 
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong quảng cáo tiếng Việt và tiếng Anh
Đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong quảng cáo tiếng Việt và tiếng AnhĐối chiếu ẩn dụ ý niệm trong quảng cáo tiếng Việt và tiếng Anh
Đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong quảng cáo tiếng Việt và tiếng Anh
 
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng ViệtLuận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt
 
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà NẵngLuận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
 
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáoLuận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
 
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuậtLuận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
 
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổiLuận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
 
Luận văn: Nghiên cứu thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt, HAY
Luận văn: Nghiên cứu thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt, HAYLuận văn: Nghiên cứu thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt, HAY
Luận văn: Nghiên cứu thuật ngữ máy xây dựng tiếng Việt, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chèCấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
 
Luận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt
 
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
Luận án: Phát triển kinh tế biên giới Việt – Trung (Tỉnh Quảng Ninh)
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
 

Similar to Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY

Similar to Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY (20)

Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - ViệtLuận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
 
Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu
 
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
 
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
 
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAYPhân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
 
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdfPHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
 
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
 
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016 ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
 
Luận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAY
Luận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAYLuận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAY
Luận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAY
 
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAYLuận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
 
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tưLuận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
 
THÀNH PHẦN PHỤ CỦA CÂU TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KẾT TRỊ CỦA TỪ.pdf
THÀNH PHẦN PHỤ CỦA CÂU TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KẾT TRỊ CỦA TỪ.pdfTHÀNH PHẦN PHỤ CỦA CÂU TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KẾT TRỊ CỦA TỪ.pdf
THÀNH PHẦN PHỤ CỦA CÂU TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KẾT TRỊ CỦA TỪ.pdf
 
Đề tài: Thành phần phụ của câu tiếng Việt từ kết trị của từ, HAY
Đề tài: Thành phần phụ của câu tiếng Việt từ kết trị của từ, HAYĐề tài: Thành phần phụ của câu tiếng Việt từ kết trị của từ, HAY
Đề tài: Thành phần phụ của câu tiếng Việt từ kết trị của từ, HAY
 
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng ViệtLuận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
 
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAYLuận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 

Luận án: Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------- NGÔ THỊ THANH VÂN ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội-2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------- NGÔ THỊ THANH VÂN ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Lê Quang Thiêm Hà Nội-2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được các tác giả khác công bố. Tác giả luận án Ngô Thị Thanh Vân
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và nghiên cứu. Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi tới thầy giáo hướng dẫn, GS.TS Lê Quang Thiêm, người thầy uyên bác và rất mực nhân từ đã tận tình chỉ bảo và động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Công đoàn, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập. Lời cảm ơn đặc biệt xin gửi tới những người thân yêu trong gia đình đã chia sẻ khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án Ngô Thị Thanh Vân
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ............................................. 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam .............................................. 9 1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 15 1.2.1 Thuật ngữ và các khái niệm liên quan ....................................................... 15 1.2.2. Ngôn ngữ học đối chiếu ............................................................................ 24 1.2.3. Lý thuyết định danh .................................................................................. 29 1.2.4. Quan niệm về dịch thuật ........................................................................... 37 Tiểu kết................................................................................................................ 43 CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH -VIỆT ....................................................................................... 44 2.1. Quan niệm về thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ........................................ 44 2.1.1. Khái niệm từ và cụm từ tiếng Anh và tiếng Việt...................................... 44 2.1.2. Các thành tố trực tiếp cấu tạo thuật ngữ ................................................... 53 2.1.3. Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt.................................... 56 2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ ............................... 58 2.2.1. Quan niệm về mô hình cấu tạo.................................................................. 58 2.2.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ đơn ..................... 58 2.2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ ghép ................... 59 2.2.4. Tương đồng và khác biệt về cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là từ.......................................................................................................................... 75
  • 6. 2.3. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt là cụm từ ...................... 77 2.3.1. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là cụm danh từ............ 77 2.3.2. Đối chiếu cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là cụm động từ ........... 82 2.3.3. Tương đồng và khác biệt về cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt là cụm từ.................................................................................................................. 84 Tiểu kết................................................................................................................ 85 CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC TRƯNG ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH -VIỆT ....................................................................................... 87 3.1. Đặc trưng định danh..................................................................................... 87 3.1.1. Đặc trưng định danh thuật ngữ.................................................................. 87 3.1.2. Đặc trưng định danh thuật ngữ xã hội học Anh- Việt............................... 89 3.1.3. Các phạm vi nội dung chính của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt............. 90 3.2. Đặc trưng đơn vị định danh thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ....................... 91 3.2.1. Đặc trưng đơn vị định danh cơ bản của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt.. 91 3.2.2. Đặc trưng đơn vị định danh thứ cấp của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt 92 3.3. Đối chiếu các đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt... 117 Tiểu kết.............................................................................................................. 120 CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH VÀ CHUẨN HÓA KẾT QUẢ ĐỐI DỊCH THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH-VIỆT ..................................................................... 122 4.1. Tương đương dịch thuật............................................................................. 122 4.1.1. Khái niệm tương đương trong dịch thuật................................................ 122 4.1.2. Tương đương dịch thuật ngữ................................................................... 125 4.2. Kiểm định kết quả dịch thuật ngữ xã hội học Anh-Việt............................ 126 4.2.1. Những biểu thức ngôn ngữ đích không đưa vào đối chiếu..................... 127 4.2.2. Về cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh-Việt.............................................. 128 4.2.3. Về nội dung được biểu đạt của thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ............. 133 4.3. Chuẩn hóa thuật ngữ xã hội học Anh-Việt ................................................ 136 4.3.1. Khái niệm chuẩn hóa............................................................................... 136 4.3.2. Chuẩn hóa về cấu tạo thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ........................... 138 4.3.3. Chuẩn hóa về nội dung thuật ngữ xã hội học Anh- Việt ........................ 141
  • 7. 4.3.4. Kết quả chuẩn hoá TNXHH Anh-Việt.................................................... 145 Tiểu kết.............................................................................................................. 146 KẾT LUẬN....................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa C Thành tố chính P Thành tố phụ TNXHH Thuật ngữ xã hội học
  • 9. DANH MỤC BẢNG Tên gọi Trang Bảng 2.1. Thành tố cấu tạo TNXHH Anh- Việt là từ 55 Bảng 2.2. Thành tố cấu tạo TNXHH Anh- Việt là cụm từ 55 Bảng 2.3. Cấu tạo TNXHH Anh-Việt 57 Bảng 2.4. TNXHH Anh -Việt là từ đơn 59 Bảng 2.5. TNXHH Anh-Việt là từ ghép 60 Bảng 2.6. TNXHH Anh-Việt từ ghép đẳng lập 61 Bảng 2.7. Từ loại của TNXHH Anh- Việt từ ghép đẳng lập 62 Bảng 2.8. TNXHH Anh-Việt là từ ghép chính phụ 65 Bảng 2.9. TNXHH Anh-Việt cấu tạo theo mô hình chính phụ 65 Bảng 2.10. TNXHH Anh-Việt cấu tạo theo mô hình phụ chính 70 Bảng 2.11. Mô hình cấu tạo TNXHH Anh-Việt là từ ghép chính phụ 74 Bảng 2.12. TNXHH Anh- Việt là cụm từ 77 Bảng 2.13. TNXHH Anh- Việt là cụm danh từ 81 Bảng 3.1. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về các khái niệm xã hội học 98 Bảng 3.2. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về phương pháp nghiên cứu xã hội học 101 Bảng 3.3. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về hành động và tương tác xã hội 103 Bảng 3.4. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 107 Bảng 3.5. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về cơ cấu xã hội 110 Bảng 3.6. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về văn hóa 112
  • 10. Bảng 3.7. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về cá nhân và xã hội hoá 114 Bảng 3.8. Đặc trưng định danh TNXHH Anh-Việt về biến đổi xã hội 116 Bảng 3.9. Tổng hợp đơn vị định danh TNXHH Anh- Việt 117 Bảng 3.10. Tổng hợp đặc trưng đơn vị định danh thứ cấp của TNXHH Anh-Việt 118 Bảng 4.1. Tương đương đơn vị dịch TNXHH Anh- Việt 129 Bảng 4.2. THXHH Anh- Việt cần được chuẩn hóa 135
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị các khái niệm, đối tượng của một ngành khoa học cụ thể. Thuật ngữ là phần rất quan trọng và chiếm tỉ lệ lớn trong hệ thống từ vựng của một ngành khoa học và phản ánh trình độ phát triển của ngành đó. Tuy nhiên, cấu trúc thuật ngữ và hệ thống thuật ngữ của một ngành khoa học được thể hiện trong các ngôn ngữ khác nhau. Bởi vậy, sự chuyển giao thuật ngữ chính là sự chuyển giao tri thức. Một ngành khoa học muốn phát triển phải có một hệ thống thuật ngữ phong phú và đủ mạnh phản ánh hệ thống khái niệm của ngành khoa học đó. Xã hội học xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ XIX. Tuy ra đời muộn hơn so với các ngành khoa học khác, nhưng ngành xã hội học phát triển nhanh và trở thành một trong các ngành khoa học mũi nhọn trong hệ thống các khoa học xã hội. Xã hội học là ngành khoa học gắn liền với quá trình phát triển và biến đổi xã hội. Xã hội học hình thành và phát triển trong mối quan hệ với nhiều ngành khoa học xã hội khác như triết học, kinh tế học, luật học v.v. Được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Việt Nam những năm 1990, xã hội học dần được quan tâm và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ thống khoa học trong nước. Đến nay, xã hội học không ngừng phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người. Các nghiên cứu về xã hội học xuất phát từ hiện thực xã hội và đã giải đáp được những câu hỏi cuộc sống sinh động đặt ra. Xã hội học dần dần khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong hệ thống các ngành khoa học và giành được sự quan tâm của các nhà khoa học và xã hội. Bởi vậy, Nghị quyết 26 của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa V đã khẳng định xã hội học là một trong bốn ngành cần được phát triển nhanh. Hệ thống thuật ngữ là công cụ, là bộ phận cấu thành nên tri thức của một ngành khoa học. Hiện nay, ngành xã hội học ở Việt Nam đang phát triển nhanh và cần một hệ thống thuật ngữ khoa học phong phú và chuẩn mực. Tuy vậy, hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện nay với số lượng thuật ngữ hạn chế chưa
  • 12. 2 đáp ứng được yêu cầu đó. Để phục vụ cho sự phát triển nhanh của ngành xã hội học trong nước thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thuật ngữ của ngành là một việc làm cần thiết. Các công trình nghiên cứu về thuật ngữ xã hội học ở Việt Nam có số lượng khiêm tốn và số lượng thuật ngữ xã hội học được chuyển dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt chưa nhiều. Việc vay mượn thuật ngữ tiếng Anh nói chung còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và thuật ngữ xã hội học tiếng Việt. Để thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của xã hội, cũng như để ngày càng phát triển lớn mạnh, xã hội học đặc biệt là hệ thuật ngữ xã hội học cần được nghiên cứu sâu rộng hơn cả về lý luận và thực tiễn. Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình và ngữ hệ. Vì vậy, con đường duy nhất để nghiên cứu hai hệ thuật ngữ là so sánh, đối chiếu để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Vì những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt” làm đề tài nghiên cứu luận án. Luận án tập trung nghiên cứu, đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh- Việt về cấu tạo và ngữ nghĩa nhằm đưa ra điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo và đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng lý luận của ngôn ngữ học so sánh đối chiếu. Từ đó, luận án sẽ góp phần xây dựng lý thuyết chung về thuật ngữ học, xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ về mặt cấu tạo, đặc trưng định danh của hệ thống thuật ngữ xã hội học trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các biện pháp cụ thể để chuẩn hóa hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
  • 13. 3 - Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống hóa các quan điểm lý luận về thuật ngữ khoa học trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu - Miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt - Đối chiếu đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học trong hai ngôn ngữ Anh và Việt - Kiểm định thuật ngữ xã hội học Anh-Việt về mặt nội dung và cấu tạo và đề xuất biện pháp chuẩn hoá thuật ngữ xã hội học tiếng Việt trên hai phương diện này 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và thuật ngữ xã hội học tiếng Việt được lấy trong các từ điển, các giáo trình và tài liệu chuyên ngành. Chúng tôi quan niệm thuật ngữ xã hội học là những từ và cụm từ cố định biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực xã hội học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu các thuật ngữ xã hội học bằng tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng trong từ điển thuật ngữ xã hội học và các văn bản khoa học về lĩnh vực xã hội học để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa những thuật ngữ này trong hai ngôn ngữ Anh- Việt trên bình diện đồng đại của chúng. Ngôn ngữ cơ sở là tiếng Anh và ngôn ngữ đối chiếu là tiếng Việt. Các thuật ngữ xã hội học trong các ngôn ngữ khác, tên riêng các tổ chức và tên các nhân vật lịch sử liên quan đến lĩnh vực xã hội học không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án. 4. Phương pháp và ngữ liệu nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo chung của nhóm thuật ngữ. Phương pháp này giải đáp các câu hỏi: các thành tố nào cấu tạo nên thuật ngữ, các mô hình kết hợp các thành tố của nhóm thuật ngữ. Bằng
  • 14. 4 cách sử dụng phương pháp này luận án sẽ chỉ ra các đặc trưng cấu tạo, cũng như các đặc điểm định danh, những bất cập và cách chuẩn hoá thuật ngữ xã hội học. 4.2. Phương pháp đối chiếu Phương pháp đối chiếu đặt các đặc điểm hình thái, cấu trúc, ngữ nghĩa của thuật ngữ xã hội học của hai ngôn ngữ Anh- Việt để xem xét điểm tương đồng và khác biệt. Đồng thời, phương pháp đối chiếu được sử dụng để đưa ra các thủ pháp chuyển dịch chính xác thuật ngữ xã hội học tiếng Anh, tạo ra thuật ngữ xã hội học tiếng Việt phù hợp, xử lý những trường hợp không có tương đương trong tiếng Việt. Từ đó, luận án đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất cách xây dựng thuật ngữ xã hội học chuẩn mực tiếng Việt. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng đồng thời các phương pháp trên. Tất cả các phương pháp sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau để giải quyết hiệu quả nhiệm vụ đề ra. 4.3. Thủ pháp nghiên cứu Luận án cũng vận dụng thủ pháp thống kê định lượng, phân tích thành tố, mô hình hóa để giúp cho việc định tính và so sánh đối chiếu sáng tỏ. 4.4. Ngữ liệu nghiên cứu Trong nghiên cứu ngôn ngữ học, ngữ liệu nghiên cứu có vai trò rất quan trọng. Đây là các minh chứng sinh động, cụ thể được sử dụng để tính toán, phân tích, đánh giá và đưa ra các kết luận khoa học có chất lượng. Nguồn ngữ liệu nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn trên cơ sở lí luận về thuật ngữ, là công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn uy tín, có chất lượng khoa học. Quan điểm của chúng tôi trong định hướng và lựa chọn thuật ngữ đưa vào đối chiếu là các TNXHH tiếng Anh và các kết quả tương đương dịch tiếng Việt, không sử dụng các kết quả dịch để nguyên dạng, phiên âm, định nghĩa hay giải thích. Nguồn ngữ liệu được chúng tôi sử dụng trong luận án là một số cuốn từ điển TNXHH tiêu biểu, giáo trình và tạp chí chuyên ngành trong đó TNXHH được thể hiện bằng tiếng Anh và Việt tương ứng. Tiêu biểu là các cuốn từ điển chuyên ngành: - Từ điển xã hội học do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên năm 1994 do
  • 15. 5 nhà xuất bản Thế giới ấn hành. Công trình gồm 208 TNXHH Việt-Anh được xếp theo thứ tự bảng chữ cái. - Từ điển xã hội học do Ngụy Hữu Tâm, Nguyễn Hoài Bão biên dịch năm 2002, nhà xuất bản thế giới ấn hành. Số lượng TNXHH trong từ điển là 235, cung cấp các khái niệm, phạm trù, nội dung …cơ bản của xã hội học. - Từ điển xã hội học Oxford, xuất bản năm 2012, do nhóm tác giả Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương và Trịnh Huy Hóa biên dịch do Ford Foundation tài trợ, thuộc trường Đại học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách gồm 525 thuật ngữ, được biên dịch từ cuốn Oxford Dictionary of Sociology do Gordon Marshall chủ biên, nhà xuất bản Oxford University ấn hành năm 1998 (tái bản). Để làm phong phú thêm ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập thêm thuật ngữ xã hội học từ giáo trình và tài liệu chuyên ngành xã hội học và Tạp chí xã hội học. (Xem ngữ liệu nghiên cứu) Số lượng thuật ngữ thu được từ các giáo trình, tài liệu này là 514 thuật ngữ …. Tổng số thuật ngữ thu được từ các từ điển xã hội học và tài liệu chuyên ngành là 1482 thuật ngữ, trong đó có 1 thuật ngữ được chuyển nguyên dạng, 13 từ, cụm từ là danh pháp cùng với 258 thuật ngữ trùng nhau. Với các thuật ngữ trùng nhau, chúng tôi sẽ chọn một thuật ngữ. Sau khi loại bỏ từ, cụm từ danh pháp hoặc chuyển dịch nguyên dạng, các thuật ngữ trùng nhau, chúng tôi thu được 1339 thuật ngữ đưa vào nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Có thể nói đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam khảo sát và đối chiếu tương đối toàn diện, có hệ thống các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu tạo và định danh. Luận án chỉ ra những yếu tố từ vựng tạo thành hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt, các mô hình cấu tạo, phương thức cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữ xã hội học tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt. Dựa vào kết quả khảo sát và nghiên cứu, luận án sẽ đề xuất các biện pháp khả thi nhằm chuẩn hoá các thuật ngữ xã hội học được dịch từ tiếng Anh sang
  • 16. 6 tiếng Việt, góp phần chuẩn hoá hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt nói riêng và phát triển ngành xã hội học Việt Nam nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án góp phần vào xây dựng cơ sở lý luận hệ thuật ngữ xã hội học đang hình thành và phát triển ở Việt Nam hiện nay. - Vận dụng lý thuyết nghiên cứu đối chiếu vào phân tích hệ thuật ngữ xã hội học Anh- Việt, hai ngôn ngữ khác loại hình và nguồn gốc, mở đường cho việc tiếp nhận, chuyển dịch thuật ngữ xã hội học. - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ thêm lý thuyết về đối chiếu, chuyển dịch thuật ngữ khoa học, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuật ngữ xã hội học tiếng Việt. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ: - Là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện từ điển thuật ngữ xã hội học tiếng Việt phục vụ cho sự phát triển ngành xã hội học nước ta - Đóng góp thiết thực cho việc chỉnh lí để chuẩn hoá hệ thống thuật ngữ xã hội học tiếng Việt hiện có - Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình, tài liệu xã hội học. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân, các nhà nghiên cứu thuật ngữ học, các nhà xã hội học. 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm 4 chương: CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án CHƯƠNG 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt CHƯƠNG 3: Đối chiếu đặc trưng định danh của thuật ngữ xã hội học Anh- Việt CHƯƠNG 4: Kiểm định và chuẩn hóa kết quả đối dịch thuật ngữ xã hội học Anh-Việt
  • 17. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN Dẫn nhập Thuật ngữ là từ ngữ khoa học, là tấm gương phản chiếu sự phát triển của một ngành khoa học cụ thể. Nghiên cứu về thuật ngữ đã bắt đầu từ lâu nhưng gần đây mới được thực hiện một cách hệ thống và khoa học với tên gọi thuật ngữ học. Nghiên cứu về thuật ngữ phát triển song hành cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ. Vì vậy, công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển khoa học công nghệ của một quốc gia. Trong chương 1, chúng tôi chúng tôi tổng thuật tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam, quan niệm và các tiêu chuẩn thuật ngữ. Chúng tôi cũng đưa ra khung lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu, lý thuyết định danh, lý thuyết dịch thuật làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận án. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Thuật ngữ là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ, là tấm gương phản chiếu nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ của quốc gia. “Thuật ngữ khoa học ra đời trong quá trình thực nghiệm, khám phá tự nhiên và xã hội, trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh của con người nhằm ghi lại và củng cố khái niệm, củng cố nhận thức của con người về sự vật và hiện tượng giúp cho sự thông báo nhận xét và tư tưởng của người này cho người khác, giúp cho thế hệ sau kế thừa được kinh nghiệm của các thế hệ trước.” [35, tr16] Vào thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, các nhà khoa học là những chuyên gia về thuật ngữ. Tuy vậy, vào thời điểm đó họ mới quan tâm đến sự tăng lên nhanh chóng của số lượng thuật ngữ, sự đa dạng về hình thái và mối quan hệ giữa hình thái và khái niệm thuật ngữ mà họ chưa để ý đến bản chất của khái niệm và nền tảng của việc tạo ra thuật ngữ mới. Theo (Cabre, 1992), sự phát triển của thuật ngữ học hiện đại có 4 giai đoạn chính: - Giai đoạn hình thành (1930-1960)
  • 18. 8 - Giai đoạn cấu trúc (1960-1975) - Giai đoạn bùng nổ (1975- 1985) - Giai đoạn phát triển (1985- đến nay) Đầu thế kỷ XX, thuật ngữ học chưa được các nhà khoa học và ngôn ngữ học chú ý đến. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ không chỉ đề ra yêu cầu đặt tên cho các khái niệm mới mà còn cần thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ. Thuật ngữ học hiện đại hình thành vào những năm 1930. Giai đoạn hình thành thuật ngữ học hiện đại (1930- 1960) được đánh dấu bởi các công trình của Wuster và Lotte về các phương pháp tạo thành hệ thống thuật ngữ. Wuster, nhà ngôn ngữ học người Áo, được coi là cha đẻ của ngành thuật ngữ học. Công trình của Eugen Wuster được xem là nền tảng cho sự khởi đầu của khoa học thuật ngữ, cũng như lý thuyết chung về thuật ngữ. Công trình của Wuster cũng đề cập đến ba trường phái thuật ngữ cổ điển, trường phái Áo (Viên), trường phái Xô viết và trường phái Tiệp Khắc (Praha). Hoạt động nghiên cứu thuật ngữ ở mỗi quốc gia nhằm những mục đích khác nhau. Khi nghiên cứu về thuật ngữ, các nhà khoa học Áo quan tâm đến phương pháp xử lý dữ liệu thuật ngữ. E.Wuster, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở Áo, cho rằng việc đưa được ra các nguyên tắc thuật ngữ học và từ điển học là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì đó là cơ sở cho hoạt động nghiên cứu và biên soạn thuật ngữ ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Trong khi đó, các nhà khoa học Liên Xô tập trung nghiên cứu về quốc tế hoá thuật ngữ. Theo nhà thuật ngữ học Canada G.Rondo, Liên Xô là cái nôi của ra đời của bộ môn thuật ngữ học với tư cách là một chuyên ngành khoa học. Trung tâm thuật ngữ học Xô Viết gắn với tên tuổi các nhà khoa học nổi tiếng như S.A. Chaplugin, Đ.S.Lotte, S.I. Corsunop, T.L.Kandelaki… Còn các nhà thuật ngữ Tiệp Khắc lại chú trọng vào việc xây dựng các yếu tố tương đương của quốc gia- các thuật ngữ gốc Slavơ, đối lập với các thuật ngữ Đức và Hi lạp- Latinh. Theo Wuster [dẫn theo 94, tr5] bốn học giả được cho là người sáng lập ra lý thuyết thuật ngữ học là: Alfred Schloman, người Đức, là người đầu tiên đề
  • 19. 9 cập đến bản chất hệ thống của các thuật ngữ đặc biệt, nhà ngôn ngữ học người Thuỵ Sĩ Ferdinand de Saussure là người đầu tiên chú ý đến bản chất hệ thống của ngôn ngữ, E Dresen, người Nga, là người đi tiên phong trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hệ thống hoá thuật ngữ, và J.E. Homlstrom, một học giả Anh làm việc cho UNESCO đã có công lớn trong việc đưa thuật ngữ học lên tầm quốc tế. Giai đoạn cấu trúc (1960-1975) là giai đoạn đổi mới quan trọng nhất của thuật ngữ học nhờ sự phát triển của máy tính và và các kỹ thuật xử lý dữ liệu. Vào thời điểm này, các ngân hàng dữ liệu đầu tiên đã xuất hiện, và một tập hợp quy tắc quốc tế về xử lý thuật ngữ đã ra đời. Trong giai đoạn này, các bước tiếp cận đầu tiên với việc chuẩn hoá thuật ngữ trong một ngôn ngữ đã được hình thành. Giai đoạn bùng nổ (1975- 1985) được đánh dấu bởi sự gia tăng của các công trình về thuật ngữ. Trong giai đoạn này, tầm quan trọng về vai trò của thuật ngữ trong ngôn ngữ hiện đại được đề cao. Sự phổ biến của máy tính cá nhân đã mang lại sự thay đổi lớn trong việc xử lý các dữ liệu thuật ngữ. Giai đoạn phát triển (1985- đến nay), chúng ta đề cập đến một số sự kiện lớn. Tin học là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi của thuật ngữ học. Các nhà thuật ngữ học đã có một công cụ đáp ứng yêu cầu của mình một cách hiệu quả hơn. Thuật ngữ học giành được ưu thế trong ngôn ngữ học. Hợp tác quốc tế được củng cố và mở rộng khi các hệ thống quốc tế được tạo ra để kết nối các cơ quan, các quốc gia có chung mục đích nghiên cứu về thuật ngữ học. Trong những thập kỷ gần đây thuật ngữ trở thành đề tài của nhiều cuộc tranh luận và hội thảo trong nước và quốc tế. Nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ và nhiều từ điển thuật ngữ ra đời đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành khoa học. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn:
  • 20. 10 - Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 Do đặc điểm lịch sử và xã hội thuật ngữ khoa học ở Việt Nam xuất hiện khá muộn. Đầu thế kỷ XX, thuật ngữ khoa học tiếng Việt hầu như chưa được chú ý. Thời kỳ này có rất ít các bài báo viết về thuật ngữ, nổi bật là bài viết của các tác giả Dương Quảng Hàm, Nguyễn Ứng…Xem [23], [52], [70], [87] Các bài viết của các tác giả trên về thuật ngữ chủ yếu đề cập đến cuộc tranh luận nên dùng tiếng Pháp, tiếng Hán hay tiếng Latinh, Hy Lạp để đặt cho thuật ngữ khoa học. Vào những năm 1930, với chủ trương đúng đắn “đấu tranh vì tiếng nói, chữ viết, thống nhất và làm giàu tiếng nói” thuật ngữ khoa học bắt đầu xuất hiện bằng tiếng Việt. Ban đầu chủ yếu là các thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ chính trị và triết học sau đó mới phát triển sang thuật ngữ các ngành khoa học khác. Các nhà khoa học đã chú ý đến việc đặt thuật ngữ bằng tiếng Việt. Đáng chú ý là quan điểm của tác giả Hoàng Xuân Hãn. Trong tác phẩm Danh từ khoa học [24], ông đã đặt dấu mốc quan trọng trong việc biên soạn, nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt. Ông đã đưa ra “8 tính cách” và 3 phương sách đặt thuật ngữ khoa học. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ khoa học được xem xét một cách tương đối hệ thống. - Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975 Sau Cách mạng tháng Tám miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam trong giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước. Vấn đề xây dựng và thống nhất thuật ngữ trở thành mối quan tâm lớn của các nhà khoa học Việt nam thời kỳ này. Ở miền Nam, Lê Văn Thới đã soạn thảo “danh từ chuyên môn” để chính thức hoá bản nguyên tắc dùng làm tài liệu hướng dẫn việc xây dựng thuật ngữ ở miền Nam. Đây là bản nguyên tắc hoàn thiện nhất tính đến thời điểm đó và được áp dụng để biên soạn hơn 50 cuốn thuật ngữ đối chiếu. Ở miền Bắc, các công trình tiêu biểu của các tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận về thuật ngữ, xây dựng hệ thống thuật ngữ và biên soạn từ điển như Đỗ Hữu Châu, Lê Khả Kế, Nguyễn Văn Tu...xem [4], [34], [35],[68].
  • 21. 11 Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa có sự thống nhất trong xây dựng thuật ngữ. Bởi vậy, năm 1960 Uỷ ban khoa học nhà nước đã ban hành Quy định tạm thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên” [dẫn theo79], và một bản nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học xã hội. Bên cạnh đó, các hội nghị về vấn đề thuật ngữ được tổ chức như Hội nghị bàn về xây dựng thuật ngữ khoa học năm 1964, Hội nghị trưng cầu ý kiến về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học năm 1965. Hội đồng Thuật ngữ- Từ điển khoa học được thành lập đã công bố Đề án về quy tắc phiên thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt năm 1966 và Bản quy định tạm thời về quy tắc phiên thuật ngữ nước ngoài ra tiếng Việt. Các quy định này đã đưa ra được các tiêu chuẩn cần thiết của thuật ngữ khoa học và việc phiên chuyển thuật ngữ nước ngoài một cách sáng tạo để chúng trở thành thuật ngữ của dân tộc, đồng hoá vào tiếng Việt. Điều này góp phần thúc đẩy các chuyên ngành xây dựng thuật ngữ một các thống nhất hơn và gần 40 tập thuật ngữ đối chiếu đã được biên soạn. Tuy đất nước bị chia cắt làm hai miền nhưng các nhà khoa học miền Bắc và miền Nam có quan điểm giống nhau trong cách xử lý thuật ngữ nước ngoài trong tiếng Việt. Đó là cách phiên các thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt. [dẫn theo 38, tr49] - Giai đoạn từ 1975 đến nay Khi đất nước thống nhất, việc xây dựng thuật ngữ khoa học là một công tác hàng đầu trong công cuộc phát triển khoa học kỹ thuật của nước ta. Để có sự thống nhất trong sử dụng thuật ngữ các nhà khoa học, các nhà ngôn ngữ học cả nước tập trung nghiên cứu chuẩn hoá thuật ngữ, vay mượn thuật ngữ nước ngoài thế nào. Đáng chú ý là các công trình của các tác giả Lưu Vân Lăng, Lê Khả Kế, Hoàng Văn Hành… và nhiều bài báo bàn về thuật ngữ.v.v.. Xem [15], [18], [25], [36],[37], [41], [43], [73]. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ của Việt Nam tập trung vào việc khái quát về thuật ngữ tiếng Việt, nghiên cứu thuật ngữ từ bối cảnh xã hội. Năm 1991, tác giả Vũ Quang Hào với Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt: đặc điểm và cấu tạo, là một công trình mở đầu một
  • 22. 12 khuynh hướng mới nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo về thuật ngữ. Công trình này không dừng lại ở các vấn đề lý luận chung về thuật ngữ mà đưa ra được những đánh giá xác đáng về cấu tạo và đặc điểm, góp phần vào việc xây dựng, thống nhất các vấn đề cụ thể trong một hệ thuật ngữ cụ thể. Tiếp đó là một số bài viết về chuẩn hoá thuật ngữ và xử lý thuật ngữ là từ nước ngoài sang tiếng Việt. Xem [38], [40], [89] Bên cạnh đó, đáng chú ý các nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ của các tác giả Lê Quang Thiêm, Hà Quang Năng, Nguyễn Đức Tồn… Xem [1], [2], [50], [51], [64], [65], [66], [67], [68], [69], [77], [79], [80], [82], [83]. Đây là các công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu, tổng kết một số vấn đề lý luận cơ bản về thuật ngữ học, những vấn đề lý luận và thực tiễn của từ điển học thuật ngữ ở Việt Nam và nước ngoài, quan điểm mới về chuẩn hoá thuật ngữ... Bên cạnh các công trình nghiên cứu lí luận về thuật ngữ, một số công trình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam tiếp tục theo hướng khai thác đặc điểm cấu tạo, đối chiếu thuật ngữ tiếng Việt với thuật ngữ tiếng nước ngoài, chuẩn hoá thuật ngữ tiếng Việt trong một số ngành khoa học cụ thể. Năm 2000, Nguyễn Thị Bích Hà trong công trình nghiên cứu “So sánh cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại” đã phân tích, đối chiếu làm sáng tỏ đặc trưng về phương diện cấu tạo hệ thống thương mại trong hai ngôn ngữ Nhật và Việt để đề xuất phương hướng, biện pháp xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ thương mại tiếng Việt. [22] Tiếp theo là một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ của một ngành khoa học cụ thể. [Xem danh mục luận án]. Có thể nhận thấy, mục đích của các công trình trên đều là xây dựng và chuẩn hoá hệ thuật ngữ của một ngành khoa học cụ thể. Các công trình này tập trung chủ yếu vào việc phân tích đặc điểm cấu tạo, đối chiếu mô hình cấu tạo, định danh của thuật ngữ tiếng Việt và so sánh chúng với thuật ngữ nước ngoài và cách phiên chuyển các thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt.Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh với tiếng Việt.
  • 23. 13 1.1.3. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ xã hội học trên thế giới và Việt Nam 1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ xã hội học trên thế giới Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc. Các nhà xã hội học Anh cũng đã khẳng định "Xã hội học không chỉ đơn thuần là một ngành khoa học lý giải và phân tích đời sống xã hội, mà còn là phương tiện thay đổi xã hội". [dẫn theo Wikipedia] Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ngành xã hội học ra đời và đưa vào giảng dạy ở trường đại học một số quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Pháp…Cùng với sự phát triển của ngành hệ thuật ngữ xã hội học cũng từng bước được hoàn thiện. Sự hợp tác quốc tế về xã hội học bắt đầu năm 1893 khi Rene Worms thành lập viện xã hội học quốc tế. Năm 1949, sự lớn mạnh của ngành xã hội học được đánh dấu bằng sự ra đời của Hiệp hội xã hội học thế giới (ISA). Ngày nay, xã hội học được nghiên cứu và học tập ở các châu lục và rất nhiều trường đại học lớn trên thế giới. Nước Anh là một thành viên của viện nghiên cứu thuật ngữ quốc tế (IITF) được thành lập năm 1989 với hơn 100 thành viên từ 40 quốc gia. Các nhà nghiên cứu Anh đã triển khai các nghiên cứu về thuật ngữ tập trung vào các nội dung sau: quan điểm về thuật ngữ của các nhà thuật ngữ học; các định nghĩa về thuật ngữ, phân biệt hệ thống thuật ngữ với hệ thống từ vựng; các tiêu chuẩn để đánh giá thuật ngữ và tạo thuật ngữ; hình thành mạng lưới trung tâm tiêu chuẩn để đánh giá, thẩm định thuật ngữ trong cả nước về cả lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu lý luận nào dành cho thuật ngữ xã hội học. Ở Anh, việc nghiên cứu thuật ngữ xã hội học chú trọng vào giải thích các khái niệm, các vấn đề của xã hội học. Đây là thành quả của các công trình nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng về thuật ngữ học và từ điển học. Nổi bật là các cuốn từ điển của các tác giả William Outhwaite, Tom Bottomore, David
  • 24. 14 Jary- Julia Jary, Bryan S. Turner, John Scott, Gordon Marshall. Xem [93], [97], [100], [109]. 1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ xã hội học ở ViệtNam Sự phát triển của xã hội học ở Việt Nam là một bước tiến với rất nhiều chặng đường khác nhau. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX tri thức xã hội học đã được nghiên cứu, giảng dạy ở miền Nam Việt Nam, tuy đối tượng tiếp cận không nhiều, nhưng nó đã tạo ra được một tiền lệ cho việc nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam về sau. Đến năm 1977, Ban Xã hội học - tiền thân của Viện Xã hội học ngày nay thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập, đã tạo cơ sở cho sự phát triển của xã hội học Việt Nam, trong đó có việc thúc đẩy biên soạn và giảng dạy Xã hội học đại cương tại các Viện, trường Đại học, cao đẳng trong cả nước. Bước sang đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Tạp chí Xã hội học ra đời (1983), thuộc Viện Xã hội học là một sự kiện quan trọng nhằm tạo ra một diễn đàn học thuật về xã hội học ở Việt Nam. Chính điều này đã thúc đẩy không chỉ các nghiên cứu xã hội học mà còn cả công tác biên soạn và giảng dạy xã hội học đại cương. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, hợp tác đào tạo và dịch thuật cũng được chú trọng. Việc biên soạn và giảng dạy xã hội học ở Việt Nam trong thời gian này đã được xúc tiến ở khá nhiều nơi trên cả nước. Đến năm 1991, Khoa Xã hội học-Tâm lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cơ sở đào tạo cử nhân Xã hội học chính quy đầu tiên trong cả nước được thành lập đã đánh dấu một bước phát triển xã hội học ở nước ta. Xã hội học đã khẳng định vị thế quan trọng của mình trong hệ thống các ngành khoa học và ngày càng được xã hội quan tâm. Bước sang thế kỷ mới, ngành xã hội học cũng đã có những bước chuyển mình, dần trưởng thành và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Những thành tựu to lớn của các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm với nhiều đề tài được triển khai, mang lại những kết quả hết sức ý nghĩa cho các nhà quản lý xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Ngoài việc biên soạn công tác dịch thuật các tài liệu về xã hội học cũng không ngừng được đẩy mạnh. Không chỉ có các Viện nghiên cứu, mà các trường đại học cũng tham gia tích
  • 25. 15 cực vào hoạt động này. Việc biên soạn và dịch thuật các tài liệu xã hội học đại cương phục vụ cho công tác giảng dạy cho thấy phần nào sự phát triển cả về sự phổ biến lẫn chiều sâu tri thức. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ xã hội học chưa nhiều. Có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu về thuật ngữ xã hội học là các cuốn từ điển giải thích được các tác giả Nguyễn Khắc Viện, Thanh Lê, Nguỵ Hữu Tâm, Bùi Thế Cường biên soạn hoặc chuyển dịch từ tiếng Đức, Anh sang tiếng Việt. Xem [2], [4], [10], [15] phần ngữ liệu nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về thuật ngữ xã hội học ở Việt Nam có số lượng khá khiêm tốn và số lượng thuật ngữ xã hội học được chuyển dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt chưa nhiều. Việc vay mượn thuật ngữ tiếng Anh nói chung còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đối chiếu hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Anh và tiếng Việt. Để thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của xã hội, cũng như để ngày càng phát triển lớn mạnh, xã hội học đặc biệt là hệ thuật ngữ xã hội học cần được nghiên cứu sâu rộng hơn cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì các lí do này, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh-Việt” để nghiên cứu đối chiếu. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1 Thuật ngữ và các khái niệm liên quan 1.2.1.1. Khái niệm thuật ngữ Cho đến nay, các nhà ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam đưa ra nhiều quan niệm về thuật ngữ. Xuất phát từ cách nhìn khác nhau mà các nhà khoa học đã đưa ra cách hiểu khác nhau về thuật ngữ. Từ góc độ ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa thuật ngữ gắn với nội dung khái niệm mà nó biểu thị. Một số tác giả lại lấy chức năng của thuật ngữ tạo nét khu biệt hình thành khái niệm của nó. Đại diện cho xu hướng định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm mà nó biểu đạt là các nhà nghiên cứu Xô Viết. Tác giả V.P. Danilenko cho rằng “Thuật ngữ dù là từ (ghép hay đơn) hay cụm từ đều là một ký hiệu mà một khái niệm tương ứng với nó” và “Bản chất của thuật ngữ với tư cách là một khái niệm hoàn
  • 26. 16 toàn không trùng với từ thông thường của ngôn ngữ toàn dân”. Hay “Thuật ngữ gọi tên khái niệm chuyên môn. Đặc trưng của khái niệm này là ở chỗ nó không bị mất tính hoàn chỉnh dù nội dung của khái niệm được diễn đạt bằng bất kỳ phương tiện nào, phương thức nào” [dẫn theo 27, tr12-18]. Các nhà ngôn ngữ học Âu Mỹ cũng xem xét thuật ngữ trong mối quan hệ với khái niệm. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), định nghĩa thuật ngữ chuyên ngành như sau: “Hệ thuật ngữ là một tập hợp các thuật ngữ đại diện cho một hệ thống các khái niệm của một lĩnh vực chuyên ngành đặc biệt” (ISO 1087: 1990). Trong bài nghiên cứu của mình, Erhart Oeser và Gerhart Budin định nghĩa: “Thuật ngữ là một tập hợp các khái niệm, trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành đều có các mô hình cấu trúc đại diện cho tập hợp các khái niệm. Kiến thức khoa học được sắp xếp thành các cấu trúc khái niệm, các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ và ký hiệu tương ứng được sử dụng trong văn phong khoa học để thông tin với người khác về kết quả khoa học và bình luận các ngôn bản khác.” [98, tr12]. Dafydd khi nói về tầm quan trọng của thuật ngữ và tiêu chuẩn của thuật ngữ đã cho rằng thuật ngữ là “một tập hợp các khái niệm và biểu đạt của nó (bao gồm các ký tự, các thuật ngữ và đơn vị cụm từ) trong một lĩnh vực chuyên ngành đặc biệt” [96, tr15]. Một số nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đưa ra quan điểm về thuật ngữ như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Lưu Vân Lăng, Như Ý, Hoàng Văn Hành…Xem [4], [6], [25], [41], [84], [85] Năm 1985, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đưa ra quan niệm ngắn gọn nhưng nêu bật được vị trí của thuật ngữ trong một ngôn ngữ và các đặc trưng cần có của thuật ngữ. Có thể nói đây là định nghĩa đầy đủ nhất về thuật ngữ ở nước ta tính đến thời điểm này: “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [18, tr108-309] Quan niệm của các tác giả trên đề cập đến thuật ngữ với các đặc trưng sau: - Là một bộ phận đặc biệt của ngôn ngữ
  • 27. 17 - Nội hàm của thuật ngữ là nội dung khái niệm của một ngành khoa học mà nó biểu thị - Một số đặc trưng của thuật ngữ như tính đơn nghĩa, tính hệ thống. Đại diện cho xu hướng thuật ngữ gắn với chức năng là các nhà thuật ngữ học như G.O Vinokur, V.K. Nikiforov, V.V. Vinogradov, L.A. Kapatnadze, X.M. Burdin, A.G Acnexov, N.A. Baxkakov, V.A. Zoveginxev. [dẫn theo 27, tr12-18], Các nhà nghiên cứu thuật ngữ theo xu hướng này nhấn mạnh chức năng cơ bản của thuật ngữ là chức năng định danh. Thuật ngữ là phương tiện biểu thị của định nghĩa logic hay gọi tên khái niệm. Đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt thuật ngữ với từ thông thường. Các tác giả theo xu hướng thứ 3 định nghĩa thuật ngữ trong sự phân biệt với các “từ ngữ phi thuật ngữ”. Trong cuốn “Những vấn đề của ngôn ngữ học cấu trúc dưới ánh sáng lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại”, tác giả Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Định nghĩa thuật ngữ chỉ cần chỉ ra những đặc trưng bản chất nhất thuộc về bản thể của nó, làm nó khác biệt với các từ phi thuật ngữ (như từ toàn dân (hay còn gọi là từ thông thường), từ nghề nghiệp, từ tiếng lóng…)”. Những phẩm chất thứ yếu không đủ khu biệt thuật ngữ với các đơn vị từ vựng phi thuật ngữ hoặc những thuộc tính không thuộc về bản thể của thuật ngữ mà do nhận thức chủ quan hoặc áp đặt của người sử dụng thì nhất quyết không đưa vào nội dung định nghĩa thuật ngữ. Do vậy, “Thuật ngữ là từ và cụm từ biểu hiện khái niệm hoặc biểu thị đối tượng trong phạm vi một lĩnh vực khoa học, công nghệ hoặc lĩnh vực chuyên môn.” [81, tr342] Quan niệm của các nhà khoa học về thuật ngữ giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và toàn diện về thuật ngữ. Tuy có cách tiếp cận khái niệm thuật ngữ khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất quan điểm thuật ngữ là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ. Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ định danh biểu thị chính xác khái niệm, thuộc tính, đối tượng, sự vật, hiện tượng …thuộc lĩnh vực khoa học, hoặc chuyên môn nhất định. Đây cũng là khái niệm về thuật ngữ chúng tôi sử dụng làm cơ sở nghiên cứu trong luận án.
  • 28. 18 1.2.1.2. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ Khi nghiên cứu về thuật ngữ, các nhà khoa học cũng rất chú ý để xác định các tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ nhằm phục vụ cho việc xây dựng và chuẩn hoá chúng. Quan điểm về tiêu chuẩn thuật ngữ của một số tác giả nước ngoài khá phong phú. Theo tác giả S.I. Corsunov và G. Xumburova, thuật ngữ cần có các tiêu chuẩn đơn nghĩa, có hệ thống và phản ánh đặc trưng cần và đủ của khái niệm. [dẫn theo 13, tr419] Nhóm tác giả V.S. Kulebakin và I.A. Klimovitskij cho rằng thuật ngữ phải đáp ứng các tiêu chuẩn như tính đơn nghĩa, tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn. [dẫn theo 44, tr420]. Sager cho rằng các nước thành viên của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế phải tuân thủ tuyệt đối các qui định về việc đặt thuật ngữ do tổ chức này đưa ra. Tổ chức này đưa ra 12 tiêu chuẩn đặt thuật ngữ, nhấn mạnh tính chính xác, tính đơn nghĩa, tính hệ thống của thuật ngữ. Bên cạnh đó, thuật ngữ phải có liên hệ trực tiếp với khái niệm, tuân theo các nguyên tắc chung về hình thành thuật ngữ của mỗi ngôn ngữ, có khả năng sản sinh dựa trên phụ tố, không có từ đồng nghĩa và đồng âm, không có biến thể và nên độc lập với ngữ cảnh. Dẫn theo tài liệu của Sager, xem [105, tr89-90] Ở Việt Nam, hệ thuật ngữ khoa học được xây dựng theo phương châm khoa học, dân tộc, đại chúng của Đề cương Văn hóa. [9] Bản đề cương thể hiện đường lối văn hóa của Đảng và sau này là chính sách, quan điểm của nhà nước. Theo tác giả Lê Quang Thiêm “Chính ba nguyên tắc, định hướng của bản đề cương về sau cũng được vận dụng thành tiêu chuẩn, nguyên tắc đặt thuật ngữ sau năm 1945, những năm 60 của thế kỷ XX và cả một phần cho đến nay.” [69, tr107- 120] Hoàng Xuân Hãn là người đầu tiên đưa ra các tiêu chuẩn thuật ngữ khá đầy đủ và hệ thống. Năm 1948, trong “Danh từ khoa học”, tác giả đưa ra các tiêu chuẩn đầu tiên của thuật ngữ. [dẫn theo 36, tr32] Về vấn đề tiêu chuẩn của thuật ngữ, tại hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ do Uỷ ban khoa học
  • 29. 19 Nhà nước tiệu tập năm 1964 tại Hà Nội các tiêu chuẩn chung và cụ thể của thuật ngữ, nêu trong bản báo cáo chính: - Tính khoa học, cụ thể phải chính xác, có hệ thống ngắn gọn - Tính dân tộc nghĩa là có màu sắc ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc điểm tiếng Việt - Tính đại chúng nghĩa là quần chúng dễ dùng (dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói, dễ viết, dễ đọc) [dẫn theo 43, tr1] Các tác giả Nguyễn Văn Tu, Lê Văn Thới, Như Ý, Lưu Vân Lăng, Hồng Dân, Lê Khả Kế, Nguyễn Thiện Giáp đưa ra các tiêu chuẩn tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn, tính dân tộc của thuật ngữ. Trong đó, quan điểm của Lưu Vân Lăng về tiêu chuẩn thuật ngữ khá toàn diện. Trong “Thống nhất quan niệm về tiêu chuẩn thuật ngữ khoa học”. Lưu Vân Lăng đưa ra quan điểm của mình, ông nhấn mạnh vào tiêu chuẩn chính xác của thuật ngữ “thuật ngữ tiếng Việt cũng như thuật ngữ nhiều nước phương Đông, cần phải: 1) chính xác, 2) có hệ thống, 3) có tính bản ngữ (tính chất ngôn ngữ dân tộc), 4) ngắn gọn (cô đọng), 5) dễ dùng (dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nói, dễ viết, dễ đọc). Trong 5 tiêu chuẩn này thì 3 tiêu chuẩn đầu là tiêu chuẩn cơ bản, trong đó tính chính xác là quan trọng bậc nhất.” [dẫn theo19] Xem [14], [36], [43], [71], [85]. Trên cơ sở hệ thống và phân tích các tiêu chuẩn của thuật ngữ của các nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước chúng tôi nhận thấy tiêu chuẩn cơ bản của thuật ngữ bao gồm: - Tính khoa học (chính xác, hệ thống, ngắn gọn) - Tính quốc tế - Tính dân tộc Đây cũng là cơ sở lý luận để khảo sát, đối chiếu và chuẩn hoá thuật ngữ xã hội học của luận án. Để đảm bảo tính khoa học, thuật ngữ phải đảm bảo các yêu cầu: tính chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn. Tính chính xác là tiêu chuẩn quan trọng nhất của thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ phải biểu hiện đúng khái niệm khoa học để không gây nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác. Theo Đỗ Hữu
  • 30. 20 Châu, tính chính xác của thuật ngữ thể hiện ở hai mặt: ngữ nghĩa và hình thức. Về mặt ngữ nghĩa, tính chính xác của thuật ngữ là: “biểu thị cho đúng khái niệm (đúng hoặc sai) mà chúng gọi tên. Một thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ khi nói, viết ra, người nghe, người đọc hiểu một và chỉ một khái niệm khoa học (đúng hoặc sai) ứng với nó mà thôi.” [6, tr242-243]. Tính chính xác của thuật ngữ thể hiện ở chỗ nghĩa của thuật ngữ luôn cố định và không bị ngữ cảnh làm sai lạc nội dung mà nó biểu thị. Như vậy, “một thuật ngữ lý tưởng là thuật ngữ phản ánh được đặc trưng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm mà nó biểu hiện.” [81, tr346]. Để đảm bảo tính chính xác của thuật ngữ trong một ngành khoa học, mỗi khái niệm chỉ có một thuật ngữ tương ứng và mỗi thuật ngữ chỉ có một khái niệm. Tính chính xác về mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ đòi hỏi hình thức của chúng cũng phải chính xác, tức là phải có sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của khái niệm. Chức năng của thuật ngữ là định danh, do vậy để hiểu chính xác khái niệm thì thuật ngữ phải đơn nghĩa trong hệ thuật ngữ nào đó. Hệ thuật ngữ là là một tập hợp các đơn vị thuật ngữ. Các thuật ngữ này không đơn lẻ mà trong mối quan hệ với các thuật ngữ khác trong hệ thống. Tính hệ thống của thuật ngữ cho thấy mỗi thuật ngữ là một bộ phận cần thiết, không thể tách rời trong một chỉnh thể của hệ thuật ngữ. Nghĩa là, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm nhất định, có một vị trí nhất định trong một hệ thuật ngữ cụ thể. Tính hệ thống về nội dung của thuật ngữ qui định tính hệ thống về hình thức của thuật ngữ. Các nghĩa của thuật ngữ nằm trong phạm vi các tiểu hệ thống, các nhóm tách biệt, tạo thành hệ thuật ngữ của mỗi ngành cụ thể, có liên hệ chặt chẽ với nhau. Theo Lưu Vân Lăng, khi xây dựng hệ thống thuật ngữ, trước khi đặt hệ thống kí hiệu (về hình thức) cần xác định cho được hệ thống khái niệm (về nội dung) của nó. Không thể tách rời từng khái niệm ra để đặt thuật ngữ, mà phải hình dung, xác định vị trí của nó trong toàn bộ hệ thống khái niệm. [dẫn theo 44, tr51] Ông cũng cho rằng: “thuật ngữ khoa học cũng chỉ là “cái vỏ” chứa đựng một khái niệm khoa học nhất định….vì khái niệm khoa học là cái được biểu đạt mà thuật ngữ khoa học là cái biểu đạt”. [42, tr43] Tác giả Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “khi nói đến tính hệ thống của thuật ngữ cần phải
  • 31. 21 chú ý đến cả hai mặt: tính hệ thống khái niệm (tức là xét về nội dung) và hệ thống cách biểu thị (xét về hình thức).” [81, tr348]. Tính hệ thống của thuật ngữ làm tăng khả năng sản sinh của thuật ngữ. Vì vậy, khi đặt thuật ngữ không thể tách rời từng khái niệm để định kí hiệu, mà phải đặt nó trong tổng thể, phải nghĩ đến hệ thống khái niệm. Thuật ngữ mang tính chất định danh nên phải ngắn gọn. Một thuật ngữ ngắn gọn, cô đọng sẽ có nội hàm thông tin cao. “Một thuật ngữ dài dòng thì thường có tính chất miêu tả đối tượng hay định nghĩa khái niệm khoa học. Tính chất dài dòng này không những làm cho hệ thống ký hiệu của thuật ngữ bị huỷ hoại, mà có khi còn làm lu mờ, thậm chí phá vỡ tính chất của bản thân nó. Do đó, muốn cho kết cấu của thuật ngữ được chặt chẽ, đảm bảo tính chất định danh của thuật ngữ thì về mặt hình thức đòi hỏi thuật ngữ phải ngắn gọn, chặt chẽ, cô đọng. Thuật ngữ có dạng lý tưởng nhất xét theo tiêu chuẩn này là thuật ngữ có dạng từ (từ đơn hoặc từ ghép)……các thuật ngữ có dạng cụm từ cố định gồm 3- 4 âm tiết là phổ biến nhất.” [81, tr348]. Muốn thuật ngữ ngắn gọn khi đặt thuật ngữ phải lựa chọn yếu tố cốt lõi, súc tích nhất đồng thời loại bỏ những yếu tố rườm rà, không cần thiết. Tính quốc tế là một đặc điểm quan trọng của nội dung thuật ngữ. Thuật ngữ là bộ phận của ngôn ngữ biểu đạt các khái niệm khoa học mà khái niệm khoa học là tri thức chung của nhân loại. Chủ thể sử dụng thuật ngữ là các nhà khoa học, các nhà chuyên môn có thể ở các quốc gia khác nhau và họ phải hiểu như nhau về cùng một khái niệm đúng như nó được quy ước và định nghĩa trong khoa học. Bởi vậy, có thể nói thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người nói các thứ tiếng khác nhau. “Sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này tạo nên tính quốc tế của thuật ngữ….Nếu chú ý tới mặt nội dung của thuật ngữ thì phải thừa nhận rằng tính quốc tế của thuật ngữ là một nội dung quan trọng, phân biệt thuật ngữ với các bộ phận từ vựng khác” [19, tr275]. Tính quốc tế của thuật ngữ còn thể hiện ở hình thức cấu tạo của nó: các ngôn ngữ dùng các thuật ngữ giống hoặc tương tự nhau, cùng xuất phát từ một
  • 32. 22 gốc chung …Trên thực tế, về hình thức cấu tạo, tính quốc tế của thuật ngữ chỉ mang tính tương đối. Nói chung, không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các ngôn ngữ. Mức độ thống nhất của các thuật ngữ là khác nhau, có thuật ngữ thống nhất trong phạm vi rộng, có thuật ngữ thống nhất trong phạm vi hẹp do truyền thống lịch sử hình thành các khu vực văn hoá khác nhau cũng như đặc trưng của mỗi ngành khoa học” [19, tr274]. “Tính quốc tế của thuật ngữ còn thể hiện ở phương thức sao chép hay là phương thức dịch thuật ở nước này sang thuật ngữ của nước mình.” [19, tr244-245]. Theo Nguyễn Đức Tồn: “Tính quốc tế của thuật ngữ không phải chỉ được thể hiện ở mặt hình thức cấu tạo ngữ âm hoặc chữ viết, mà đặc biệt còn được thể hiện ở hình thái bên trong của thuật ngữ (nghĩa là cách chọn đặc trưng của sự vật, khái niệm… làm cơ sở định danh khi đặt thuật ngữ). Nói cụ thể hơn, tính quốc tế của nội dung thuật ngữ còn được thể hiện ở chỗ: cùng một khái niệm hay đối tượng trong một lĩnh vực khoa học/ chuyên môn, các ngôn ngữ chọn cùng một đặc trưng nào đó làm cơ sở định danh, đưa vào tên gọi/ thuật ngữ làm thành hình thái bên trong của tên gọi/ thuật ngữ ấy.” [81, tr349] Thuật ngữ là những từ, cụm từ biểu thị các khái niệm của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn. Thuật ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ và chịu sự chi phối bởi qui luật ngôn ngữ của một dân tộc đó. Mỗi ngôn ngữ có màu sắc riêng, đặc điểm riêng. Để giữ được linh hồn, tinh hoa của một ngôn ngữ thì phải giữ gìn được bản sắc dân tộc của thuật ngữ khoa học. “Thuật ngữ dù thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nhất thiết phải là một bộ phận của ngôn ngữ dân tộc. Do đó, thuật ngữ phải có tính chất dân tộc, mang màu sắc ngôn ngữ dân tộc…muốn bảo vệ được tính chất dân tộc của thuật ngữ phải hết sức tận dụng vốn từ quý báu và phong phú mà ông cha ta đã mất bao nhiêu thời gian và công phu để sáng tạo và gom góp nên.” [42, tr58-60]. Tuy vậy, đề cao tính dân tộc của thuật ngữ không có nghĩa là loại bỏ hết các từ Hán -Việt, chỉ dùng các từ thuần Việt. Song song với việc khai thác, sử dụng các từ sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc thì việc vay mượn các từ ngữ nước ngoài một cách chừng mực là điều hết sức cần thiết để phát triển hệ thuật ngữ.
  • 33. 23 Tính dân tộc của thuật ngữ phải được thể hiện ở nhiều mặt: “a, Bản chất của yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ (tức là mặt từ vựng) b,Cách cấu tạo, sắp xếp các yếu tố đó (tức là mặt ngữ pháp) c, Âm hưởng của những yếu tố đó (tức là mặt ngữ âm)” [42, tr63] Tính dân tộc và tính quốc tế không mâu thuẫn với nhau mà cùng tồn tại và bổ sung cho nhau. Về mặt nội dung thuật ngữ thì tính quốc tế nên được nhấn mạnh để đảm bảo khái niệm mà thuật ngữ phản ánh được hiểu đúng trong các ngôn ngữ khác nhau. Về mặt hình thức tính dân tộc được đề cao bởi thuật ngữ phải sử dụng các chất liệu của ngôn ngữ dân tộc như ngữ âm, văn tự cú pháp để cấu tạo nên. “Ý nghĩa của thuật ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau nếu biểu hiện cùng một khái niệm khoa học thì phải trùng nhau hoàn toàn, tuy về hình thức thuật ngữ có thể khác nhau.” ” [81, tr359] 1.2.1.3. Khái niệm thuật ngữ xã hội học Xã hội học (sociology) có gốc ghép chữ Latin là Socius hay Societas nghĩa là xã hội với chữ Hy lạp là Ology hay Logos có nghĩa là học thuyết, nghiên cứu. Xã hội học được Auguste Comte sáng lập vào năm 1839 được hiểu là học thuyết, nghiên cứu về xã hội. [dẫn theo 16, tr4] “Xã hội học là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác xã hội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội. Mối tương tác này liên hệ với nền văn hóa rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu xã hội.”[30,tr6-7] Theo cách tiếp cận vĩ mô, xã hội học nghiên cứu các hệ thống xã hội và cơ cấu xã hội. Theo cách tiếp cận vi mô, xã hội học nghiên cứu hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người. Theo cách tiếp cận tổng hợp, xã hội học nghiên cứu cả xã hội loài người và hành vi xã hội của của người. [17, tr11] Dựa trên các quan điểm của các nhà ngôn ngữ học về thuật ngữ và các định nghĩa về xã hội học, chúng tôi đưa ra định nghĩa về thuật ngữ xã hội học như sau: Thuật ngữ xã hội học là từ hoặc cụm từ biểu thị chính xác khái niệm, thuộc tính, đối tượng, sự vật, hiện tượng …thuộc lĩnh vực xã hội học.
  • 34. 24 TNXHH được hiểu là các từ và cụm từ định danh biểu đạt các khái niệm chuyên ngành của xã hội học. TNXHH không chấp nhận các từ, cụm từ là danh pháp, cụm từ giải thích, định nghĩa hay bình luận. Các TNXHH phải đáp ứng các tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ khoa học là tính khoa học (chính xác, hệ thống, ngắn gọn), tính quốc tế và tính dân tộc. 1.2.2. Ngôn ngữ học đối chiếu 1.2.2.1. Khái niệm đối chiếu Ngôn ngữ học đối chiếu ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều ngôn ngữ và nhiều nền văn hoá. Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lưu nghiên cứu so sánh chung. Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ, bất luận ngôn ngữ đó cùng hay khác loại hình và ngữ hệ. Nghiên cứu đối chiếu hình thành một cách trực tiếp trong tiến trình tìm tòi của con người để nắm ngoại ngữ một cách nhanh hơn, tốt hơn và hiểu sâu sắc hơn về tiếng mẹ đẻ. Do nhu cầu giao lưu, trao đổi của các nền văn minh, văn hoá và do chính nhu cầu kết hợp những nghiên cứu lý luận cũng như yêu cầu phát triển nội tại của ngôn ngữ học, yêu cầu nâng cao hiệu quả dạy tiếng, học tiếng, biên soạn sách, dịch thuật…. mà ngôn ngữ học đối chiếu ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình. Một nhà ngôn ngữ học đã khẳng định: “Trong giới ngôn ngữ học ngày càng có sự khẳng định nhiều hơn ý kiến cho rằng: ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ phận độc lập của ngôn ngữ học, cần thiết phải có các tiền đề lý luận nhất định và có sự lựa chọn những phương pháp đặc trưng riêng cho sự phân tích tài liệu ngôn ngữ; còn như những ứng dụng thực tiễn của nó thì vô cùng rộng lớn, thuộc phạm vi nào là do kết quả nghiên cứu định hướng của nó quyết định.” [31,tr5]. Ngoài tên gọi ngôn ngữ học đối chiếu, phân ngành này còn có nhiều tên gọi khác như phân tích đối chiếu, nghiên cứu đối chiếu, nghiên cứu xuyên ngôn ngữ….Tuy vậy, trên thế giới và ở Việt Nam thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu vẫn phổ biến hơn cả. Đối chiếu là việc xuất phát từ một ngôn ngữ để xem xét phương thức thể hiện các phạm trù tương ứng ở một ngôn ngữ khác, chỉ ra sự tương đồng và khác
  • 35. 25 biệt trong những phương thức đó. Ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ phận của ngôn ngữ học đồng đại. Theo tác giả Lê Quang Thiêm: “mục đích của so sánh đối chiếu là làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc đối chiếu chủ yếu là nguyên tắc đồng đại” [61, tr37] Chúng ta cũng cần phân biệt hai khái niệm so sánh và đối chiếu. Khái niệm so sánh là “xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém nhau” [91, tr1448]. Đối chiếu là “so sánh giữa các cá thể với nhau, trong đó có một cái làm chuẩn nhằm tìm ra những chỗ giống, khác nhau giữa chúng” [91, tr657]. Trong cách dùng thông thường, qua cách giải thích của nhiều từ điển Tiếng Việt, sự khác biệt giữa hai từ so sánh và đối chiếu hết sức tinh tế. “So sánh là xem xét cái này với cái kia để thấy được sự giống nhau và khác nhau….còn đối chiếu là so sánh cái này với một cái khác, thường được lấy làm chuẩn để từ những điểm giống nhau và khác nhau mà biết rõ hơn đặc trưng của cái được so sánh….Sự khác biệt tinh tế giữa hai khái niệm so sánh và đối chiếu được thể hiện ở chỗ: đối chiếu cũng là so sánh, nhưng là so sánh giữa hai đối tượng trong đó có một được lấy làm chuẩn. Có thể lấy khái niệm so sánh để giải thích khái niệm đối chiếu, nhưng không thể lấy khái niệm đối chiếu để giải thích khái niệm so sánh. Nói cách khác, so sánh có nghĩa rộng hơn đối chiếu” [28, tr149] Theo tác giả Lê Quang Thiêm, sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu trải qua ba giai đoạn chính. Trong giai đoạn đầu các công trình đối chiếu tiêu biểu là các từ điển đa nghĩa cỡ lớn thực hiện đối chiếu hàng trăm ngôn ngữ thuộc các khu vực địa lí, ngữ hệ, loại hình khác nhau. Giai đoạn hai, sự phát triển của ngôn ngữ đối chiếu là thời kỳ của ngôn ngữ học so sánh- lịch sử và triết học ngôn ngữ thế kỷ XIX. Thời kỳ này ngôn ngữ học đối chiếu chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghiên cứu so sánh-lịch sử. Đến cuối thế kỷ XIX, ngôn ngữ học so sánh-lịch sử xác định được phạm vi, phương pháp nghiên cứu riêng để trở thành một phân ngành độc lập. Giai đoạn ba, bước vào thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của lịch sử, khoa học, công nghệ, kinh tế…ngôn ngữ học đối chiếu
  • 36. 26 có tiền đề để phát triển. Những công trình nghiên cứu trở nên phong phú gắn với nhiều các nghiên cứu miêu tả và loại hình hoặc cấu trúc. Bên cạnh lý luận, các nghiên cứu đối chiếu đặc biệt chú ý đến thực tiễn vận dụng. Ở nước ngoài, nhiều trung tâm đối chiếu được hình thành đáp ứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu giao lưu, trao đổi của các dân tộc với những công trình đa dạng. Ngôn ngữ học đối chiếu trở thành một phân ngành độc lập của ngôn ngữ học hiện đại. Ngôn ngữ học đối chiếu được đưa vào Việt Nam những năm 1980 với bài viết của tác giả Lê Quang Thiêm “Nhận xét nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ” đăng trên tạp chí khoa học của Đại học Tổng hợp. [59] Là một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực so sánh, đối chiếu, ông có nhiều công trình, bài viết về lĩnh vực này. Tiêu biểu là công trình Đối chiếu các ngôn ngữ (1989), tái bản năm 2004 với tên gọi Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Cuốn sách đề cập đến những kiến thức cần thiết về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu và một số thủ pháp, phương pháp thường được sử dụng trong phân ngành này. [61]Tác giả cũng có nhiều nghiên cứu về so sánh đối chiếu thuật ngữ như Biến đổi trong tiếp nhận và hội nhập của hệ thuật ngữ tiếng Việt [62, tr1-5], Về “kho báu” của hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học tiếng Việt [63, tr8-15]. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về so sánh đối chiếu như Ngôn ngữ học đối chiếu của Bùi Mạnh Hùng, Ngôn ngữ học đối chiếu cú pháp tiếng Anh- Việt của Trần Hữu Mạnh, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam của Vương Toàn…Xem [28], [47], [74] Ở Việt Nam, trong những năm trở lại đây nghiên cứu đối chiếu được đặc biệt quan tâm. Các nghiên cứu đối chiếu tập trung vào hai mảng đề tài lớn là đối chiếu tiếng Việt với những ngôn ngữ không cùng ngữ hệ và loại hình có cùng phạm vi sử dụng rộng rãi như tiếng Anh, tiếng Pháp… mang lại các ứng dụng thiết thực trong dạy học ngoại ngữ và dịch thuật và các nghiên cứu so sánh, đối chiếu tiếng Việt với ngôn ngữ các dân tộc anh em trong nước và các nước trong khu vực.
  • 37. 27 1.2.2.2. Các nguyên tắc nghiên cứu đối chiếu Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả Bùi mạnh Hùng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản mà các công trình đối chiếu cần tuân thủ: Nguyên tắc 1: Bảo đảm các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng. Nguyên tắc 2: Việc nghiên cứu đối chiếu không thể chỉ chú ý đến các phương tiện ngôn ngữ một cách tách biệt mà phải đặt trong hệ thống. Nguyên tắc 3: Phải xem xét các đối tượng đối chiếu không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ mà còn trong hoạt động giao tiếp. Nguyên tắc 4: Phải đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu. Nguyên tắc 5: Phải tính đến các mức độ gần gũi về loại hình giữa các ngôn ngữ cần đối chiếu. [28, tr131-146] 1.2.2.3. Các bước phân tích đối chiếu Trong ngôn ngữ học, phương pháp đối chiếu là một kiểu riêng của phương pháp so sánh. Việc phân tích đối chiếu thường được chia thành hai giai đoạn: miêu tả và đối chiếu. Hai giai đoạn này có thể phân chia chi tiết hơn thành ba bước: miêu tả, xác định những gì có thể đối chiếu với nhau và đối chiếu. Các bước này không phải lúc nào cũng được phân biệt rạch ròi và hiển ngôn. Theo Bùi Mạnh Hùng, phân tích đối chiếu gồm 3 bước: - Miêu tả: Đây là cơ sở của nghiên cứu đối chiếu. Nhà nghiên cứu có thể sử dụng kết quả miêu tả do mình xác lập hoặc kết quả miêu tả của người khác và trình bày lại dưới hình thức phù hợp cho mục đích đối chiếu của mình. Bước miêu tả trong nghiên cứu đối chiếu phụ thuộc rất nhiều vào ngữ liệu thu thập được. Để việc miêu tả đảm bảo tính khách quan thì các ngữ liệu thu thập được phải đảm bảo sự chính xác, tin cậy. - Xác định những gì có thể đối chiếu với nhau: Việc này phụ thuộc nhiều vào khả năng suy xét có tính trực giác của nhà nghiên cứu trong đó năng lực song ngữ của nhà nghiên cứu có vai trò quyết định. Cơ sở ngữ liệu chính xác, tin
  • 38. 28 cậy là cơ sở quan trọng để nhà nghiên cứu xác định các yếu tố tương đương có thể so sánh được với nhau. - Đối chiếu: Đây là bước quan trọng nhất của quá trình nghiên cứu đối chiếu. Trong bước này, chúng ta có thể xác định ba khả năng cơ bản khi đối chiếu hai ngôn ngữ: Cũng theo tác giả, khi đối chiếu sẽ xảy ra ba khả năng. Khả năng 1 là khi một đơn vị X nào đó trong ngôn ngữ 1 có thể đồng nhất về một phương diện nào đó với cái tương đương trong ngôn ngữ 2. Khả năng 2 là đơn vị X trong ngôn ngữ 1 có thể có sự khác biệt về một phương diện nào đó với cái tương đương trong ngôn ngữ 2. Khả năng 3 đơn vị X trong ngôn ngữ 1 không có cái tương đương trong ngôn ngữ 2. [28, tr151-159] 1.2.3.4. Phạm vi đối chiếu Phạm vi nghiên cứu đối chiếu thường là hai (rất ít khi nhiều hơn hai) ngôn ngữ để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó. Một số tác giả phân biệt đối chiếu hệ thống và đối chiếu bộ phận. Đối chiếu hệ thống là đối chiếu tổng thể hai ngôn ngữ với nhau. Đối chiếu bộ phận là là đối chiếu các đơn vị, phạm trù, hiện tượng cụ thể của hai ngôn ngữ. Trong thực tế, không thể có sự đối chiếu hai ngôn ngữ như những tổng thể bởi không thể đối chiếu một cách đầy đủ, toàn diện ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác. Có nhiều cách phân biệt đối chiếu bộ phận. Theo Krzeszowski, T (1990), đối chiếu có ba lĩnh vực: đối chiếu những hệ thống tương đương, đối chiếu các kết cấu tương đương và đối chiếu các quy tắc tương đương của hai ngôn ngữ. [101] Tác giả Lê Quang Thiêm phân biệt đối chiếu theo cách khác. Theo ông, có đối chiếu phạm trù, đối chiếu cấu trúc hệ thống, đối chiếu chức năng và hoạt động, đối chiếu phong cách, đối chiếu lịch sử- phát triển. [61] Tác giả Bùi Mạnh Hùng, các phạm vi đối chiếu cần xác định trên cơ sở phân biệt các bình diện ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng. [28] Có thể nhận thấy đối chiếu thuật ngữ xã hội học Anh-Việt thuộc phạm vi đối chiếu từ vựng, cụ thể là đối chiếu về cấu tạo và ngữ nghĩa. Đối tượng của phân tích đối chiếu thuật ngữ khoa học Anh- Việt là các thuật ngữ xã hội học là
  • 39. 29 từ và cụm từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là sự đối chiếu để tìm ra những điểm giống và khác nhau trong hai hệ thống thuật ngữ này nhằm xây dựng và chuẩn hoá hệ thuật ngữ xã hội học tiếng Việt. 1.2.3. Lý thuyết định danh 1.2.3.1. Khái niệm định danh Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà còn là hiện thực trực tiếp của tư tưởng của con người. Trong quá trình sinh sống và phát triển và chinh phục thế giới khách quan con người cần xác định, đặt tên, phân biệt các sự vật, hiện tượng… của thế giới xung quanh. Nói cách khác, mỗi sự vật hiện tượng …của thế giới khách quan đều được phản chiếu trong ngôn ngữ. Đặt tên cho sự vật, hiện tượng… là nhu cầu cần thiết của con người “con người cần đến tên gọi các đối tượng xung quanh như cần không khí.” [7 tr167] Theo Đỗ Hữu Châu, “nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan tồn tại trong lí trí của chúng ta, phân biệt với các sự vật, hiện tượng khác cùng loại và khác loại.” và “các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch sáng sủa” [6, tr98-99] Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, định danh là “sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu” [90, tr89] Tác giả Nguyễn Đức Tồn quan niệm: “Định danh chính là đặt tên gọi cho sự vật, hiện tượng” [76, tr162]. Ông đã cụ thể hoá quan niệm của mình về định danh: “Định danh là gắn cho một ký hiệu ngôn ngữ một khái niệm-biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật- các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố của nội dung giao tiếp ngôn từ.” [75, tr34] Tuy có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng về bản chất định danh theo quan niệm của G.V. Konsansky “là sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm -biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định
  • 40. 30 của biểu vật (denotat)- các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung giao tiếp của ngôn từ.” [dẫn theo 76, tr162] 1.2.3.2. Quá trình định danh Ngôn ngữ phản ánh thế giới khách quan và là cầu nối con người với hiện thực. Con người tạo ra ngôn ngữ bằng tri giác, phân cách hiện thực khách quan, gọi tên hiện thực để tạo ra đơn vị từ vựng, và ghép các tên gọi ấy lại để tạo ra cụm từ và câu. Quá trình con người đặt tên cho sự vật, hiện tượng… tồn tại trong thế giới khách quan gọi là quá trình định danh. Đỗ Hữu Châu cho rằng định danh là nhu cầu của con người trước thế giới khách quan bởi “với khả năng đặt tên sự vật, con người hoàn toàn chiếm lĩnh được thế giới tự nhiên cả trong tồn tại cảm tính và cả trong tồn tại lí tính của nó.” [7, tr194]. Tham gia vào quá trình định danh là chủ thể định danh và đối tượng được định danh. Chủ thể định danh có thể là một người, một nhóm người hoặc cộng động ngôn ngữ. Đối tượng được định danh là sự vật, hiện tượng, tính chất… của thế giới khách quan. Trong quá trình định danh, chủ thể sử dụng đơn vị của ngôn ngữ là từ, ngữ… làm phương tiện đặt tên sự vật, hiện tượng… cần định danh. Tác giả Trịnh Sâm quan niệm ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy của con người mà còn là “quan niệm của chính con người với tư cách là chủ thể tri nhận và phân cách hiện thực bằng các mã của mỗi ngôn ngữ.” [57, tr32] Tác giả Rozdextvenxki nhìn nhận về quá trình định danh dưới góc độ các thành tố cấu tạo quá trình định danh. Theo ông, định danh gồm ba yếu tố “thứ nhất, một dãy âm tố có liên hệ với nhau, tạo thành từ với mặt bên ngoài của nó, tức là vỏ âm thanh, vỏ ngữ âm của từ, hoặc là từ ngữ âm; thứ hai, sự vật được gọi bằng từ đó; thứ ba, ý nghĩa của từ gây ra trong ý thức chúng ta. Tất cả ba yếu tố này gắn với nhau.” [56, tr34] Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn, quá trình định danh bao gồm hai giai đoạn: quy loại khái niệm của đối tượng được định danh và lựa chọn đặc trưng
  • 41. 31 của đối tượng làm tên gọi cho nó. Việc quy loại khái niệm định danh diễn ra linh hoạt, người ta có thể thêm hay bớt các đặc trưng của sự vật hiện tượng để chọn được những đặc trưng tiêu biểu nhất, phân biệt sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Để định danh người ta chỉ chọn đặc trưng nào thấy là tiêu biểu, dễ khu biệt sự vật, hiện tượng với đối tượng khác và đặc trưng ấy đã có tên gọi trong ngôn ngữ. Ví dụ “bộ phận chứa bột của cây lúa kết thành bông được người Việt quy vào khái niệm “hạt” nên gọi là hạt thóc, trong khi đó trên thực tế, theo thực vật học thì nó thuộc loại khái niệm “quả”.” [76, tr162-164] Trong một bộ đặc trưng của sự vật, hiện tượng được đưa ra, để định danh đối tượng con người phải lựa chọn đặc trưng nào đó thể hiện “chất” của đối tượng định danh, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác để làm cơ sở cho tên gọi của nó. Bản chất của tên gọi là phân biệt sự vật hay hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Do vậy, khi định danh một sự vật “không có gì lí tưởng hơn là chọn ra được đặc trưng nào đó thuộc đặc trưng bản chất của sự vật để làm cơ sở gọi tên nó.” [76, tr166] Những đặc trưng bản chất là đặc trưng gắn bó, tiêu biểu cho sự vật, không có nó sự vật không thể tồn tại. 1.2.3.3. Đặc điểm định danh Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng để định danh đối tượng, thường người ta chỉ chọn đặc trưng nào đó trong số những đặc trưng quan trọng, cơ bản hơn. Sự lựa chọn này bị qui định bởi một loạt các nhân tố, trong đó có một phần thuộc về những đặc điểm sinh lí của con người, một phần thuộc về các chức năng và cơ chế của lời nói…Nhưng B.A. Sereprennhikov khẳng định “việc tạo ra từ theo đặc trưng nào đó chỉ là biện pháp thuần tuý kĩ thuật ngôn ngữ. Đặc trưng được chọn chỉ để tạo ra vỏ ngữ âm của từ. Đặc trưng được chọn để gọi tên hoàn toàn không nói hết toàn bộ bản chất của đối tượng, không bộc lộ hết tất cả các đặc trưng của nó. Ngoài ra, đặc trưng được chọn có thể là không căn bản, không quan trọng về mặt thực tiễn.” [dẫn theo 76, tr165] Mỗi sự vât, hiện tượng bao gồm nhiều đặc trưng (thuộc tính). “ Mỗi thuộc tính là một một mặt, một bộ phận của chất… Có thuộc tính căn bản, có thuộc
  • 42. 32 tính không căn bản” [46, tr134]. Các đặc trưng căn bản không chỉ bao gồm các yếu tố riêng biệt giúp phân biệt đối tượng này với đối tượng kia, mà còn bao hàm các yếu tố chung, giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Tuy vậy, đây không phải hai mặt đối lập nhau, loại trừ nhau. Nguyễn Đức Tồn cho rằng “Hai quan điểm trên về việc lựa chọn đặc trưng định danh thực chất là hai mặt của một quá trình định danh thống nhất. Trong thực tế, quá trình lựa chọn đặc trưng đối tượng để gọi tên không chỉ là chọn đặc trưng căn bản của nó, hoặc chỉ là có tính chất “kĩ thuật” ngôn ngữ “thuần tuý”, mà bao gồm sự thống nhất biện chứng của cả hai thái cực đó.” [76, tr165]. Khi sự vật, hiện tượng cần định danh có những đặc trưng căn bản giống với sự vật, hiện tượng khác thì lúc này người ta phải chọn đặc trưng “không căn bản” nhưng có giá trị khu biệt làm cơ sở cho việc đặt tên. Đặc trưng “không căn bản” này vẫn thuộc “chất” của sự vật, hiện tượng và giúp phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng có cùng đặc trưng căn bản khác. Humboldt khẳng định “ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc”. Quá trình định danh phản ánh văn hoá và chịu ảnh hưởng nền văn hoá của một dân tộc. Quá trình định danh phản ánh tư duy, sự độc đáo về văn hoá của cộng đồng ngôn ngữ. Một sự vật, hiện tượng được phản chiếu vào mỗi ngôn ngữ một cách khác nhau. Mỗi cộng đồng ngôn ngữ có thể lựa chọn đặc trưng khác nhau để đặt tên cho sự vật, hiện tượng. Sự phản ánh thế giới khách quan không giống nhau là do sự nhìn nhận sự vật, hiện tượng khác nhau. V. G. Gac chỉ ra rằng “các đặc trưng được tách ra từ trong các hiện tượng sẽ làm cơ sở cho sự hình thành nên những khái niệm, và do sự khác nhau của đặc trưng được lựa chọn mà ý nghĩa của các từ trong ngôn ngữ khác nhau có thể không trùng nhau hoàn toàn.” [dẫn theo 76, tr214]. Chủ thể dịnh danh càng nhìn nhận sự vật sâu sắc thì hệ thống từ vựng định danh càng phong phú. Hệ thống từ vựng càng phong phú thì chủ thể định danh càng nhìn thế giới sâu sắc. Tóm lại, quá trình định danh một sự vật hiện tượng gồm hai bước: quy loại khái niệm và chọn đặc trưng khu biệt. Nếu một trong hai bước này có biến thể thì một vật hay quá trình… sẽ mang (những) tên gọi khác nhau. Không phải
  • 43. 33 chỉ danh từ mới có chức năng định danh. Động từ, tính từ, trạng từ cũng là những tên gọi các thuộc tính, quá trình và các biểu hiện của các thuộc tính, quá trình. Trong thực tế đời sống không phải sự vật, hiện tượng nào cũng cần được đặt tên. “Chỉ khi nào sự vật, hiện tượng đó trở thành cần thiết trong sinh hoạt xã hội, lặp đi lặp lại “thoả mãn được nhu cầu của con người”, phân biệt được với sự vật khác, và trở thành hiển nhiên thì nhu cầu phải được gọi tên mới nảy sinh. Khi đã được định danh, sự vật, hiện tượng đó trở thành sự vật, hiện tượng được nhận thức, có ranh giới, có đời sống riêng, có cá tính, không lẫn vào trong sự chung chung với những sự vật hiện tượng khác trong tư duy.” [48, tr33-34] Sự định danh từ toàn dân mang tính dân tộc còn việc định danh thuật ngữ chủ yếu mang tính quốc tế. 1.2.3.4. Đơn vị định danh Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng từ và ngữ là các đơn vị có chức năng định danh, tức là gọi tên sự vật, hiện tượng, quá trình…và vốn từ ngữ của một dân tộc sẽ là hệ thống của các đơn vị định danh. Tuy vậy, có một số tác giả như G.V. Cônsanski chia định danh thành ba dạng: - Định danh bằng từ và từ tổ (định danh từ vựng) - Định danh bằng câu (mệnh đề) - Định danh bằng văn bản Tư tưởng này được các đại biểu trường phái ngôn ngữ học Praha phát triển. [dẫn theo 76, tr 222] Ở Việt Nam, tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng cả từ và câu có chức năng định danh. “Từ được dùng để định danh sự vật hiện tượng, quá trình…câu được dùng để định danh cảnh huống.” [26, tr22]. Ông cũng nhấn mạnh là ở từ chức năng định danh là chủ đạo, còn chức năng thông báo là tiềm ẩn. Ở câu, chức năng thông báo là chủ đạo, chức năng định danh là tiềm ẩn. Tuy vậy, theo chúng tôi chỉ có đơn vị từ và ngữ có chức năng định danh, còn câu có chức năng thông báo. Đơn vị định danh là từ bao gồm từ đơn, từ ghép, từ láy. Từ đơn là đơn vị từ vựng cấu tạo bằng một hình vị, hay một tiếng và có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt. Từ đơn thuộc vốn từ cơ bản và được dùng làm cơ sở để cấu tạo ra những đơn vị từ vựng khác. Theo Hoàng