SlideShare a Scribd company logo
1 of 212
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HẢI BÌNH
ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG
THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI – 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------------------
TRẦN THỊ HẢI BÌNH
ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG
THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 9.22.20.24
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang
HÀ NỘI – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kì công trình khoa học nào.
Tác giả luận án
Trần Thị Hải Bình
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................1
3. Đối tƣợng , phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu nghiên cứu ................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................3
5. Cái mới của luận án..................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học của luận án..................................................................4
7. Bố cục luận án..........................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT...........................................................................................................6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và
trƣờng thị giác.............................................................................................. 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và
trƣờng thị giác.............................................................................................. 9
1.2. Cơ sở lý thuyết.........................................................................................13
1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa.............13
1.2.2. Lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ .........32
1.3. Thị giác và trƣờng từ vựng chỉ thị giác.................................................38
1.3.1. Thị giác.............................................................................................38
1.3.2. Khái niệm trƣờng thị giác ................................................................40
1.3.3. Các từ ngữ trong trƣờng thị giác......................................................41
1.4. Tiểu kết.....................................................................................................43
CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG-NGỮ NGHĨA
NHÓM TỪ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH...................................................................................................44
2.1. Giới hạn nghiên cứu và khảo sát ...........................................................44
2.2. Đối chiếu về từ vựng các từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh............................................................................................46
2.2.1. Nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của thị giác.....................46
2.2.2. Nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác ...................................48
2.2.3. Nhóm từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác ................................51
2.3. Đối chiếu ngữ nghĩa của nhóm từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh............................................................................................53
2.3.1. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và
bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh .....................55
2.3.2. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hoạt động của cơ
quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh...............................................63
2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ đặc điểm của cơ
quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh...............................................89
2.4. Tiểu kết...................................................................................................109
CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC
THAM GIA VÀO TẠO THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH.................................................................................................111
3.1. Giới hạn nghiên cứu..............................................................................111
3.1.1. Một số quan niệm về thành ngữ....................................................111
3.1.2. Giới hạn ngữ liệu nghiên cứu và cách thức tiến hành ...................116
3.2. Đối chiếu các từ ngữ thuộc trƣờng thị giác tham gia vào tạo thành
ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh ..............................................................117
3.2.1. Số lƣợng chung về thành ngữ và tần số xuất hiện của các đơn vị từ
thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh...............117
3.2.2. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng thị
giác trong tiếng Việt và tiếng Anh...........................................................119
3.2.3. Nhận xét .........................................................................................122
3.3. Đối chiếu phạm vi thể hiện của các thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng
thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh.................................126
3.3.2. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
thể hiện phạm vi vẻ bề ngoài của con ngƣời............................................127
3.3.3. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
thể hiện phạm vi tâm trạng, cảm xúc.......................................................133
3.4. Tiểu kết...................................................................................................144
KẾT LUẬN...................................................................................................147
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG QUY ƢỚC CÁCH VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
ĐHQG Đại học Quốc gia
ĐHSP Đại học Sƣ phạm
ĐH&THCN Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
HV Học viện
KHXH Khoa học Xã hội
Nxb Nhà xuất bản
Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh
CUP Cambridge University Press
OUP Oxford University Press
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1. Danh từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác...... 46
Bảng 2. 2. Động từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh................................................................................................. 49
Bảng 2. 3. Tính từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh................................................................................................. 52
Bảng 2. 4. Từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác trong
tiếng Việt và tiếng Anh........................................................................... 55
Bảng 2. 5. Từ chỉ cơ quan thị giác, bộ phận của cơ quan thị giác trong
tiếng Việt và nghĩa phái sinh .................................................................. 60
Bảng 2. 6. Từ chỉ cơ quan thị giác, bộ phận của cơ quan thị giác trong
tiếng Anh và nghĩa phái sinh .................................................................. 63
Bảng 2. 7. Nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh................................................................................................. 65
Bảng 2. 8. Các từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác và bộ phận của cơ
quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh ................................... 77
Bảng 2. 9. Các từ chỉ hoạt động của thị giác tiếng Anh và nghĩa phái sinh... 86
Bảng 2. 10 Từ chỉ đặc điểm liên quan đến cơ quan thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh .................................................................................... 89
Bảng 2. 11. Từ mô tả hình dạng/kích cỡ của mắt trong tiếng Việt và nghĩa
phái sinh .................................................................................................. 91
Bảng 2. 12. Từ mô tả hình dạng/kích cỡ của cơ quan thị giác trong tiếng
Anh và nghĩa phái sinh............................................................................ 93
Bảng 2. 13. Từ mô tả đặc điểm màu sắc của cơ quan thị giác trong tiếng
Việt và nghĩa phái sinh............................................................................ 97
Bảng 2. 14. Từ chỉ màu sắc của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa
phái sinh ................................................................................................ 101
Bảng 2. 15. Từ mô tả trạng thái của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và
nghĩa phái sinh ...................................................................................... 105
Bảng 2. 16. Từ mô tả trạng thái của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và
nghĩa phái sinh ...................................................................................... 107
Bảng 3. 1. Các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh............................................................................................... 116
Bảng 3. 2. Số lần xuất hiện và tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựng
thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Việt.................................. 118
Bảng 3. 3. Số lần xuất hiện và tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựng
thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Anh.................................. 118
Bảng 3. 4. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng
thị giác trong tiếng Việt ........................................................................ 119
Bảng 3. 5. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng
thị giác trong tiếng Anh ........................................................................ 120
Bảng 3. 6. So sánh số lần xuất hiện trong thành ngữ và số thành ngữ có
chứa đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt .......................... 121
Bảng 3. 7. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi vẻ bề ngoài trong tiếng Việt ............... 127
Bảng 3. 8. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi vẻ bề ngoài với nghĩa biểu thái khác
nhau trong tiếng Việt............................................................................. 128
Bảng 3. 9. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Việt... 133
Bảng 3. 10. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc với nghĩa biểu
thái khác nhau trong tiếng Việt............................................................. 134
Bảng 3. 11. Thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác biểu
thị tâm trạng, cảm xúc khác nhau trong tiếng Việt............................... 137
Bảng 3. 12. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Anh... 139
Bảng 3. 13. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác
trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc với nghĩa biểu
thái khác nhau trong tiếng Anh............................................................. 140
Bảng 3. 14. Thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác biểu
thị tâm trạng, cảm xúc khác nhau trong tiếng Anh............................... 142
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
PHỤ LỤC 1. DANH TỪ CHỈ THỊ GIÁC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ GIÁC
TRONG TIẾNG VIỆT .............................................................................................Pl.1
PHỤ LỤC 2. DANH TỪ CHỈ THỊ GIÁC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ GIÁC
TRONG TIẾNG ANH..............................................................................................Pl.3
PHỤ LỤC 3. ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT.Pl.5
PHỤ LỤC 4. ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH .Pl.8
PHỤ LỤC 5. TÍNH TỪ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN THỊ GIÁC TRONG
TIẾNG VIỆT..........................................................................................................Pl.13
PHỤ LỤC 6. TÍNH TỪ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN THỊ GIÁC TRONG
TIẾNG ANH ..........................................................................................................Pl.17
PHỤ LỤC 7. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG
THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT.........................................................................Pl.20
PHỤ LỤC 8. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG
THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH .........................................................................Pl.30
PHỤ LỤC 9. THÀNH NGỮ MÔ TẢ VẺ BỀ NGOÀI TRONG TIẾNG VIỆT..............Pl.36
PHỤ LỤC 10. THÀNH NGỮ MÔTẢTÂM TRẠNG,CẢM XÚC TRONGTIẾNGVIỆT..Pl.37
PHỤ LỤC 11. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÍNH CÁCH TRONG TIẾNG VIỆT ...............Pl.39
PHỤ LỤC 12. THÀNH NGỮ MÔ TẢ CÁCH ỨNG XỬ TRONG TIẾNG VIỆT.........Pl.40
PHỤ LỤC 13. THÀNH NGỮ THUỘC PHẠM VI KHÁC TRONG TIẾNG VIỆT.......Pl.41
PHỤ LỤC 14. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÂM TRẠNG, CẢM XÚC TRONG TIẾNG ANH.Pl.42
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trƣờng từ vựng ngữ nghĩa không phải là vấn đề mới mẻ trong lí thuyết
ngôn ngữ học. Các vấn đề của trƣờng từ vựng ngữ nghĩa đƣợc nghiên cứu từ
lâu, mang tính truyền thống và vì thế đã có rất nhiều nghiên cứu trƣờng từ
vựng ngữ nghĩa đƣợc thực hiện, trong đó có các nghiên cứu trƣờng từ vựng
ngữ nghĩa của một ngôn ngữ và nghiên cứu theo hƣớng đối chiếu.
Việc nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa theo hƣớng đối chiếu giúp
phát hiện những đặc điểm giống nhau và khác nhau, nhất là những điểm khác
nhau; từ đó chỉ ra đƣợc những đặc trƣng tƣ duy –văn hóa dân tộc. Với nhu
cầu học tiếng Anh và tìm hiểu văn hóa của các nƣớc nói tiếng Anh ở Việt
Nam hiện nay, nhiều nghiên cứu đối chiếu trƣờng từ vựng tiếng Việt và tiếng
Anh đã đƣợc thực hiện.
Khảo sát các từ chỉ cơ quan cảm giác của con ngƣời nhƣ thị giác, thính
giác, khứu giác, vị giác và xúc giác cho thấy số lƣợng các từ liên quan tới cơ
quan thị giác của con ngƣời có số lƣợng nhiều và có ý nghĩa đa dạng hơn cả.
Chỉ riêng về động từ, nghiên cứu của Hoàng Thị Hòa (2014) đã cho thấy số
lƣợng động từ thị giác nhiều hơn số lƣợng các động từ tri giác khác. Ngoài
chức năng là cơ quan thị giác, đôi mắt của con ngƣời còn có thể thực hiện
nhiều hoạt động khác liên quan đến phản xạ và biểu cảm nên các đơn vị từ
vựng chỉ cơ quan thị giác đƣợc sử dụng một cách phong phú. Tuy nhiên cho
đến nay, chƣa có những nghiên cứu đối chiếu chuyên sâu về nhóm từ này
trong tiếng Việt và tiếng Anh. Vì vậy, chúng tôi đã lấy các đơn vị từ thuộc
trƣờng thị giác để nghiên cứu nhằm chỉ ra các đặc điểm tƣ duy văn hóa dân
tộc của ngƣời Việt và ngƣời Anh, đồng thời tìm hiểu sự phát triển các nghĩa
mới và tham gia vào tạo các tổ hợp từ, thành ngữ dựa theo mối tƣ duy liên
tƣởng của mỗi dân tộc khi nghiên cứu nhóm từ này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu, khảo sát các đơn vị thuộc trƣờng
thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua đó, luận án góp phần làm
sáng tỏ lí thuyết về từ vựng ngữ nghĩa và đối chiếu ngôn ngữ. Cụ thể trong
2
luận án này là: chỉ ra đặc điểm nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ
phận của cơ quan thị giác, hoạt động của cơ quan thị giác, đặc điểm của cơ
quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh; từ đó làm sáng tỏ sự phát triển
nghĩa của nhóm từ này cũng nhƣ khả năng kết hợp của chúng theo tƣ duy liên
tƣởng của mỗi dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nhƣ trên nên nhiệm vụ đặt ra cho luận án là:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
- Xác lập nhóm từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh; đồng
thời chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ.
- Khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác trong
tiếng Việt và tiếng Anh; chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng
giữa hai ngôn ngữ.
- Khảo sát khả năng tham gia vào thành ngữ với tƣ cách là yếu tố cấu tạo
của các từ ngữ chỉ cơ quan thị giác của ngƣời trong tiếng Việt và tiếng
Anh; chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với nhiệm vụ đặt ra của đề tài, nhóm từ thuộc trƣờng thị giác đƣợc
nghiên cứu một cách hệ thống. Với đối tƣợng nghiên cứu là đơn vị từ thuộc
trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi nghiên cứu cấu trúc
nghĩa của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt, phƣơng thức
chuyển nghĩa, chuyển trƣờng; phát hiện các đặc điểm điển hình, đặc trƣng của
nhóm từ này, đồng thời nghiên cứu các đơn vị từ trong các tổ hợp từ, cụm từ
cố định là thành ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong Việt và
tiếng Anh. Do số lƣợng từ thuộc trƣờng thị giác khá lớn, trong giới hạn của
luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu 24 đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị
giác trong tiếng Việt, từ đó nghiên cứu so sánh – đối chiếu sang nhóm từ
tƣơng ứng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh.
3
3.3. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu của luận án là nhóm từ thuộc trƣờng thị giác đƣợc khảo
sát và nghiên cứu chủ yếu dựa trên các từ điển tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng
Việt – Anh, Anh –Việt, từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh của các nhà
xuất bản có uy tín.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án này sử một số phƣơng pháp và thủ pháp chủ yếu nhƣ: Phƣơng
pháp phân tích thành tố nghĩa; phƣơng pháp của ngôn ngữ học đối chiếu c ng
các phƣơng pháp thống kê, miêu tả.
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa
Phƣơng pháp này giúp cho việc phân chia trƣờng nghĩa thành các tiểu
trƣờng và nhóm từ, phân tích các hƣớng chuyển nghĩa của các đơn vị từ trong
trƣờng nghĩa thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Phương pháp miêu tả
Dựa trên nguồn ngữ liệu đã thu thập, các đặc điểm ngữ nghĩa của
trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh đƣợc miêu tả và phân tích
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Luận án sử dụng phƣơng pháp so sánh và đối chiếu để tìm ra những
điểm tƣơng đồng và khác biệt về số lƣợng từ, phạm vi biểu thị giữa các tiểu
trƣờng và các nhóm từ giữa tiếng Việt và tiếng Anh; góp thêm phần khẳng
định đặc trƣng văn hóa của ngƣời Việt và ngƣời Anh qua việc sử dụng các từ
trong trƣờng thị giác.
Thủ pháp thống kê
Thủ pháp thống kê đƣợc sử dụng trong luận án nhằm xác định số lƣợng
và tần số xuất hiện của các từ trong trƣờng nghĩa, thành ngữ, từ có thể so sánh
sự khác biệt về số lƣợng và đặc trƣng dân tộc. Việc thống kê các nghĩa
chuyển của các đơn vị từ cũng làm cơ sở cho các nhận định về đặc trƣng văn
hóa, ngôn ngữ và tƣ duy của ngƣời Việt và ngƣời Anh.
Ngoài các phƣơng pháp trên, luận án còn áp dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu ngôn ngữ khác nhƣ: phƣơng pháp phân tích ngữ cảnh, phƣơng
pháp nghiên cứu trƣờng hợp… để giải quyết các vấn đề cụ thể.
4
5. Cái mới của luận án
Đây là luận án nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống các đơn vị từ
thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh và tiếng Việt, gồm các từ loại: danh từ,
động từ và tính từ.
Luận án đã chỉ ra đƣợc sự giống nhau và khác nhau trong đặc điểm cấu
tạo và phƣơng thức chuyển nghĩa của các từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh. Luận án đồng thời cũng nghiên cứu ngữ nghĩa của nhóm từ
này trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để thấy đƣợc sự tƣơng đồng và
khác biệt trong tƣ duy, văn hóa của hai dân tộc.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án nghiên cứu chi tiết và có hệ thống về trƣờng thị giác trong
tiếng Việt bằng các phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ học và ngôn ngữ - văn
hóa học. Kết quả của luận án sẽ làm sáng tỏ một phần lý thuyết về trƣờng
nghĩa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Đồng thời, luận án
cũng có đóng góp về cơ sở lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn cho các nghiên cứu
về trƣờng nghĩa nói chung và trƣờng nghĩa tiếng Việt nói riêng có đối chiếu
so sánh với tiếng Anh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với nhu cầu học tiếng Anh hiện nay ở Việt Nam và nhu cầu học tiếng
Việt trên thế giới, kết quả của luận án sẽ giúp việc học, và dạy các từ thuộc
trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh thêm hiệu quả. Đồng thời, kết
quả nghiên cứu của luận án cũng có thể d ng nhƣ một tài liệu hỗ trợ công tác
biên soạn từ điển.
7. Bố cục luận án
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT
Trong chƣơng này chúng tôi đề cập đến một số vấn đề lý luận chung về
trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa, một số vấn đề liên quan đến đối chiếu đơn vị từ
vựng, trƣờng thị giác và các vấn đề đối chiếu các từ ngữ trong trƣờng thị giác.
5
Lịch sử phát triển và quan niệm về các vấn đề đƣợc chỉ ra trong chƣơng này.
Đồng thời, các nghiên cứu về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa, nghiên cứu so sánh
– đối chiếu về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa trên thế giới và tại Việt nam cũng
đƣợc đề cập tới; và c ng với lý thuyết đã đã đƣợc đƣa ra, trở thành cơ sở cho
nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ THUỘC
TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Dựa vào cơ sở lý luận và kết quả của các nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc
đề cập đến ở Chƣơng 1, chúng tôi xác lập các tiểu trƣờng thuộc trƣờng thị
giác trong tiếng Việt gồm: nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ
quan thị giác, nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác và nhóm từ chỉ đặc
điểm liên quan đến cơ quan thị giác (nhóm từ mô tả hình dạng, kích cỡ của
mắt, nhóm từ mô tả màu sắc của mắt và nhóm từ mô tả trạng thái của mắt), từ
đó xác định các đơn vị từ tƣơng đƣơng trong tiếng Anh. Dựa vào từ điển, cấu
trúc nghĩa và các kết hợp tổ hợp từ của các đơn vị từ trong tiếng Việt đƣợc
khảo sát và nghiên cứu, sau đó đối chiếu với tiếng Anh để tìm ra các điểm
tƣơng đồng và khác biệt. Nhờ vào các điểm tƣơng đồng và khác biệt này, các
đặc trƣng trong tƣ duy, của văn hóa của hai dân tộc đƣợc chỉ ra.
Chƣơng 3. ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC THAM
GIA VÀO TẠO THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Dựa vào các cuốn từ điển thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi
xây dựng ngữ liệu gồm các thành ngữ có chứa các đơn vị từ vựng thuộc
trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh (137 thành ngữ tiếng Việt, 134
thành ngữ tiếng Anh). Việc đối chiếu tần số xuất hiện của các đơn vị từ thuộc
trƣờng thị giác trong các thành ngữ, trong phạm vi thể hiện của các thành ngữ
và sự kết hợp của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác với các thành tố khác
trong các thành ngữ thuộc các phạm vi nghiên cứu đã làm nổi bật đặc trƣng
văn hóa dân tộc.
6
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về trường từ vựng ngữ nghĩa và
trường thị giác
Nhiều nghiên cứu về trƣờng nghĩa đã đƣợc thực hiện trên thế giới, vận
dụng lí thuyết về trƣờng nghĩa. A. Lehrer và L.P. Battan (1945) nghiên cứu
trƣờng từ vựng ngữ nghĩa chỉ động vật và phƣơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ
thông dụng (conventionalized animal metaphors). Theo các tác giả, nghiên
cứu trƣờng nghĩa chỉ động vật sẽ thấy đƣợc rõ nhất sự ảnh hƣởng trong
chuyển nghĩa của từ này ảnh hƣởng đến từ còn lại trong trƣờng. Ngữ liệu của
nghiên cứu là các đơn vị từ chỉ động vật đƣợc lấy trong các cuốn từ điển
American Heritage Dictionary và Oxford English Dictionary. Các đơn vị từ
đƣợc chia thành các tiểu trƣờng và các nghĩa chuyển tƣơng ứng (ví dụ nhƣ:
Chim chóc – Sự ngốc nghếch (Bird – Foolishness), Snake – Treachery (Rắn –
Sự phản bội), Động vật linh trưởng – Sự hung ác (Primate – Brutishness), ...)
để nghiên cứu sự phát triển của nghĩa theo lịch sử. Với mục đích nghiên cứu
các cặp từ đồng nghĩa và mối liên hệ với cú pháp, Li-li Chang, Keh-jiann
Chen, Chu-Ren Huang (1999) nghiên cứu trƣờng từ vựng các động từ chỉ
cảm xúc trong tiếng Trung Quốc phổ thông (Mandarin Verbs of Emotion).
Lấy 7 loại động từ cảm xúc làm gốc: vui, nản, buồn, tiếc, giận, sợ hãi và lo
lắng (happy, depressed, sad, regret, angry, afraid và worried), các tác giả tìm
tất cả các từ trong tiếng Trung Quốc phổ thông có nghĩa tƣơng đồng, sau đó
đặt các từ trong các kết hợp cụm từ, câu để tìm ra đặc điểm cú pháp chung
của nhóm từ. Theo hƣớng áp dụng trƣờng từ vựng ngữ nghĩa vào thực tiễn,
Chunming Gao và Bin Xu (2013), sau khi dựa vào lí thuyết về trƣờng từ vựng
ngữ nghĩa, đã tập trung vào các cụm từ, các từ đồng nghĩa và trái nghĩa, từ đó
7
đề xuất phƣơng pháp giảng dạy từ vựng tiếng Anh một cách hệ thống và hiệu
quả áp dụng các nhóm từ này. Hƣớng nghiên cứu tƣơng tự cũng đã đƣợc Ali
Nasser Harb Mansouri (1985) (Semantic field theory and the teaching of
English vocabulary, with special reference to Iraqui secondary school), Guo
Changhong (2010) (Application of the semantic field theory in college
English Vocabulary Instruction) và nhiều nhà nghiên cứu khác áp dụng.
So sánh trƣờng từ vựng của hai hoặc nhiều ngôn ngữ đã cho nhiều kết
quả có ý nghĩa lí luận cũng nhƣ thực tiễn, Ali Mansouri (2007) tìm cách giải
quyết vấn đề trong dịch thuật bằng cách lấp khoảng trống trong trƣờng nghĩa
của hai ngôn ngữ: tiếng Ả-rập và tiếng Anh. Tác giả đề xuất phân tích các
thành phần cấu thành của trƣờng nghĩa và của từ thuộc về để thấy đƣợc rõ
ràng khác biệt của một từ tƣởng nhƣ tƣơng đồng nhƣng lại không tƣơng đồng
trong hai ngôn ngữ.
Không chỉ so sánh hai ngôn ngữ, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu còn
cho phép so sánh đối chiếu nhiều đến năm ngôn ngữ nhƣ nghiên cứu của
Mary K. Bolin (2015). Tác giả đã nghiên cứu so sánh đối chiếu trƣờng từ
vựng ngữ nghĩa chỉ thái độ (grace) trong các ngôn ngữ Anh, Đức, Do Thái,
Hy Lạp và Latin (English, German, Hebrew, Greek, và Latin) với nguồn dữ
liệu đƣợc lấy các cuốn kinh thánh. Số lƣợng từ thuộc trƣờng đƣợc nghiên cứu
là 9 từ (trong tiếng Anh gồm: grace, mercy, kindness, favour, compassion and
pity, lovingkindness, goodness và thanks). Sau khi xác định trƣờng ngữ nghĩa
tƣơng ứng trong các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu, tác giả đã nhận xét về sự tƣơng
đồng và khác biệt trong nét nghĩa của các từ, các tần số xuất hiện của các từ
trong kinh thánh, phân tích sự phát triển nghĩa, đối chiếu, so sánh nét nghĩa
của từng theo từng cặp ngôn ngữ. Kết quả của nghiên cứu so sánh – đối chiếu
trƣờng từ vựng của hai ngôn ngữ làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt
trong tƣ duy của hai dân tộc. Trong nghiên cứu của mình về so sánh trƣờng từ
vựng, Asifa Majid (2009) đã đƣa ra các dẫn chứng khoa học về hai trƣờng từ
vựng ngữ nghĩa: trƣờng nhận thức và trƣờng cơ thể để minh chứng cho sự
tƣơng đồng và khác biệt của các ngôn ngữ trong hai trƣờng này. Chẳng hạn,
8
tác giả đã dẫn nghiên cứu của Burenhult (2006) cho thấy trong tiếng Jahai,
không có từ tƣơng ứng với bộ phận đầu (head), từ gần nghĩa nhất với đầu là
từ kuy – từ này tƣơng ứng với phần của đầu đƣợc bao phủ bởi tóc (da đầu)
(part of the head that is covered in hair (i.e., „scalp‟)) và điều ngạc nhiên hơn
nữa là trong tiếng Jahai không có từ tƣơng ứng với từ mặt (face).
Ngoài việc dựa vào các lớp nghĩa của từ có trong từ điển, trong nghiên
cứu trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa mắt trong tiếng Anh hiện đại và tiếng
Uzbekistan (lexico-semantic field eye in modern English and Uzbek) [98], tác
giả Sherali Shokirov (2017) còn quan tâm đến chức năng cấu tạo của các từ
liên quan đến từ mắt trong tiếng Anh và tiếng Uzbekistan. Để thực hiện
nghiên cứu, tác giả đã dựa vào từ điển để xác định nghĩa và nghĩa chuyển của
các từ này trong hai ngôn ngữ, sau đó chia trƣờng “mắt” làm 8 nhóm để so
sánh. Tác giả đã tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghĩa chuyển,
trong nghĩa của từ thuộc trƣờng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Uzbekistan
khi kết hợp tạo từ. Do tập trung vào chức năng của từ, nên nghiên cứu còn chỉ
ra điểm giống và khác biệt trong cấu trúc cụm từ và câu có từ chứa từ “mắt”.
Ngữ liệu của ngôn ngữ học đối chiếu khá đa dạng, với mục đích nghiên
cứu so sánh – đối chiếu trƣờng nghĩa của LOVE và ÄLSKA (tình yêu) trong
tiếng Anh và tiếng Thụy Điển, Jansson Kajsa (2017) đã sử dụng từ điển
Oxford Thesaurus (1991) và Nordstedts Svenska Synonymordbok (2009) để
tìm từ đồng nghĩa với từ LOVE và ÄLSKA, sau đó tìm và liệt kê tất cả các từ
này trong các cuốn truyện song ngữ Anh – Thụy Điển. Tác giả đã so sánh tìm
ra sự khác biệt và tƣơng đồng về tần số xuất hiện của các từ loại thuộc trƣờng
nghĩa và về nghĩa của từ trong ngôn ngữ gốc và từ đƣợc dịch sang ngôn ngữ
đích,.. Nghiên cứu đã cho thấy ngƣời Anh d ng động từ thuộc trƣờng nghĩa
“tình yêu” thƣờng xuyên hơn và với nghĩa rộng hơn ngƣời Thụy Điển, từ đó
tác giả đƣa ra các đề xuất về dịch thuật để chuyển tải đƣợc thông điệp chính
xác hơn khi dịch các đơn vị thuộc trƣờng nghĩa nghiên cứu.
Ngoài các nghiên cứu kế trên còn có rất nhiều các nghiên cứu về trƣờng
từ vụng ngữ nghĩa khác đã đƣợc thực hiện nhƣ: Ricardo Mairal Usón (1990)
9
nghiên cứu về trƣờng nghĩa chỉ ánh sáng và bóng tối trong thơ tiếng Tây Ban
Nha; Zhou và Weijie (2001) nghiên cứu trƣờng nghĩa trong tiếng Anh; Clark
E. V. (1972) nghiên cứu về sự thụ đắc từ trái nghĩa của trẻ em trong hai
trƣờng nghĩa liên quan đến chiều và không gian (dimensional and spatio-
temporal terms) [63] , ...Tuy chƣa tìm thấy nhiều nghiên cứu về trƣờng thị
giác, nhƣng các nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa nói chung trên thế
giới có nhiều ý nghĩa về về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu về trƣờng từ
vựng ngữ nghĩa là phổ biến và đƣợc triển khai với các ngôn ngữ khác nhau
với các phƣơng pháp khác nhau, kết quả của nghiên cứu không chỉ đóng góp
về mặt lí luận mà trong nhiều lĩnh vực thực tiễn nhƣ: biên soạn từ điển, dạy
ngoại ngữ, công tác dịch thuật, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, …
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về trường từ vựng ngữ nghĩa và
trường thị giác
Nhiều nghiên cứu trƣờng nghĩa đƣợc thực hiện ở Việt Nam, sử dụng các
phƣơng pháp khác nhau và có nhiều đóng góp về lí luận cũng nhƣ thực tiễn về
ngôn ngữ học đối chiếu và trƣờng nghĩa.
Một mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của trƣờng tên gọi động vật trong tiếng
Việt và tiếng Nga đã đƣợc Nguyễn Thúy Khanh (1996) xây dựng theo cách
phân tích nghĩa vị, tuân theo nguyên tắc cấu trúc ngữ nghĩa từ theo kiểu cấu
trúc hạt nhân nguyên tử: Phân tích các thành tố để xác định các thành tố/nét
nghĩa trung tâm và các thành tố/nét nghĩa ngoại vi _ giống nhƣ cấu tạo của hạt
nhân nguyên tử: có hạt nhân (ứng với nét nghĩa trung tâm/nét nghĩa hạt nhân)
với các điện tử bao quanh (ứng với các nét nghĩa ngoại vi) (áp dụng định
nghĩa của Steronhin. I. A.). Để phân tích các thành tố này thì cần phải tách
các nghĩa vị (phản ánh các đặc trƣng cụ thể của hiện tƣợng đƣợc từ biểu thị)
từ trong thành phần ý nghĩa của từ vựng. Các thành tố của các định nghĩa của
từ trong từ điển giải thích tiếng Việt và tiếng Nga đƣợc sử dụng và phân tích
để phân tách ra các nghĩa vị. Do các định nghĩa của các từ trong từ điển giải
thích đƣợc trình bày áp dụng tƣờng giải nghĩa theo lối miêu tả nên nghiên cứu
sử dụng một số lƣợng các tên gọi của các bộ phận cơ thể từ trong các cuốn từ
10
điển tiếng Việt và tiếng Nga để phân tích. Sau khi tìm đƣợc khoảng cách của
mỗi nghĩa vị tới hạt nhân của cấu trúc nghĩa toàn trƣờng, tác giả đã xác định
đƣợc sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể diễn ra trên cơ sở của các
nghĩa vị nào, các từ nào nằm ở hạt nhân, các từ nào nằm ở ngoại vi của
trƣờng. Dựa trên sự tƣơng đồng giữa sự lặp đi lặp lại của một từ trong văn
bản và sự lặp đi lặp lại của một quy luật chuyển nghĩa trong một trƣờng từ
vựng-ngữ nghĩa, ứng dụng công thức tính toán của ngôn ngữ học thống kê
vào nghiên cứu quy luật chuyển nghĩa, nhà nghiên cứu đã rút ra nhận xét về
độ phong phú quy luật chuyển nghĩa, độ phân tán quy luật chuyển nghĩa, độ
tập trung của các quy luật chuyển nghĩa và hệ số tƣơng quan giữa hai danh
sách quy luật chuyển nghĩa của tiếng Việt và tiếng Nga. Với phƣơng pháp
này, Cao Thị Thu (1996) đã thực hiện các nghiên cứu khác với trƣờng tên gọi
của cây, trƣờng tên gọi động vật. Điều quan trọng là kết quả của các nghiên
cứu này minh chứng: cấu trúc nghĩa của trƣờng từ vựng phản ánh tƣơng đối
chính xác đặc điểm tri nhận của ngƣời bản ngữ đối với khúc đoạn của thế giới
khách quan đƣợc trƣờng từ vựng này biểu thị [49]. Ví dụ nhƣ định nghĩa tên
gọi thực vật, các bộ phận thân, lá, quả đƣợc ngƣời Việt liên tƣởng / nghĩ đến
trƣớc tiên nhiều nhất, sau đó mới đến các bộ phận khác nhƣ: hoa, rễ, hạt, …
điều này có thể là do các bộ phận thân, lá, quả nói chung có vai trò quan trọng
và hữu ích lớn hơn nhiều so với các bộ phận còn lại của thực vật trong đời
sống văn hóa vật chất của ngƣời Việt. Hay việc xem xét và so sánh trƣờng chỉ
động vật trong tiếng Việt và tiếng Nga cho kết quả là các đặc trƣng đƣợc chọn
làm cơ sở để định danh con vật tr ng khớp, đáng kể với đặc trƣng khu biệt
(hay còn gọi là các nghĩa vị) trong cấu trúc ngữ nghĩa của trƣờng tên gọi động
vật.
Lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ đối tƣợng để đối chiếu sang tiếng Việt,
Hoàng Thị Hòa (2007) nghiên cứu lớp động từ tri giác trong tiếng Anh có liên
hệ tiếng Việt. Luận án đã khảo sát và thống kê trên cơ sở của ngôn ngữ học
chức năng các kết cấu ngữ pháp của các động từ tri giác, và dựa vào các kết
cấu này để so sánh, đối chiếu sang tiếng Việt; đồng thời khai thác trên cơ sở lí
11
thuyết của ngôn ngữ học Tri nhận để giải thích các hiện tƣợng chuyển nghĩa:
đa nghĩa (chủ yếu đƣợc tạo thành thông qua ẩn dụ nghiệm thân) và chuyển
loại của từ (chuyển loại từ và chuyển loại do ngữ pháp hóa) của một số động
từ tri giác tiêu biểu trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Khác với phƣơng pháp nghiên cứu trên, Đỗ Minh H ng (2009) trong
nghiên cứu về động từ chỉ hoạt động thị giác trong tiếng Anh và tiếng Việt đã
lập bảng đối chiếu các nét nghĩa của các động từ dựa vào hai cuốn từ điển: Từ
điển tiếng Việt [29] và từ điển tiếng Anh Oxford Advanced Learner‟s
Dictionary [74], từ đó nêu ra các thuận lợi và khó khăn cho ngƣời Việt khi
học sử dụng các từ này. Việc lập bảng đối chiếu các nét nghĩa đã giúp cho quá
trình phân tích, so sánh các nét nghĩa của các cặp động từ đƣợc chuyển dịch
trở nên rõ ràng hơn, từ đó dễ dàng nhận ra sự tƣơng đồng cũng nhƣ dị biệt của
các cặp từ.
Với thủ pháp phân tích nghĩa tố, Trần Thị Hƣờng (2009) nghiên cứu
nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con ngƣời trong tiếng Việt và tiếng
Pháp. Trong giới hạn của nghiên cứu, tác giả tập trung vào 12 từ vị biểu thị
hoạt động thị giác và các đơn vị từ vựng phái sinh. Ví dụ, vị từ nhìn có các
đơn vị phái sinh nhƣ: nhìn âu yếm, nhìn hau háu, nhìn soi mói, …Nghiên cứu
so sánh số lƣợng từ, số lƣợng nghĩa tố của mỗi từ trong trƣờng và các đơn vị
phái sinh, từ đó tìm ra đặc điểm khác biệt và tƣơng đồng trong nhóm từ chỉ
hoạt động thị giác của con ngƣời trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Trong khi đó,
nghiên cứu trƣờng từ vựng thị giác trong truyện Kiều, Nguyễn Thị Hƣởng
(2011) đã chia trƣờng từ vựng thị giác ra làm 3 tiểu trƣờng: (1) Danh từ chỉ cơ
quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác, (2) Động từ chỉ hoạt động của
cơ quan thị giác và (3) Tính từ chỉ năng lực cảm nhận của cơ quan thị giác.
Tác giả trƣớc hết đã nghiên cứu tần số xuất hiện của các đơn vị thuộc trƣờng
thị giác trong truyện Kiều, từ đó nghiên cứu về sự chuyển trƣờng của các đơn
vị từ tiêu biểu từ trƣờng thị giác sang trƣờng nghĩa tâm lí – tình cảm và
trƣờng nhận biết.
12
Theo cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng, Lại Thị Phƣơng Thảo
(2016) đã tiến hành đối chiếu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng
Việt. Trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp trong câu, động từ trải nghiệm
trong nghiên cứu đƣợc phân loại và nghiên cứu ở bốn tiểu lớp nhƣ sau: động
từ tri giác (perception verbs), động từ tri nhận (cognition verbs), động từ tình
cảm (emotion verbs), và động từ mong muốn (volition verbs). Không nghiên
cứu các nét nghĩa của từng lớp động từ hay nhóm động từ, luận án nghiên cứu
mỗi tiểu lớp động từ trải nghiệm trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu trên
bình diện ngữ nghĩa theo hƣớng ngữ pháp chức năng.
Còn nhiều các nghiên cứu so sánh đối chiếu trƣờng từ vựng tiếng Việt và
một ngôn ngữ khác đã đƣợc thực hiện nhƣ: Lê Thị Lệ Thanh (2001) “Trƣờng
từ vựng ngữ nghĩa của các từ biểu thị thời gian của tiếng Việt trong sự so sánh
với tiếng Đức”, Nguyễn Thị Bảo (2003) “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật
trong thành ngữ tiếng Việt có so sánh với thành ngữ tiếng Anh”, Nguyễn
Minh (2006) “Đối sánh nhóm động từ di chuyển trong tiếng Việt và tiếng
Anh”, ...
Sự phong phú và đa dạng của các nghiên cứu về trƣờng nghĩa ở Việt
Nam đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau này về trƣờng nghĩa trong tiếng
Việt, về so sánh-đối chiếu trƣờng nghĩa trong tiếng Việt và ngôn ngữ khác.
Nhận xét
Tổng quan các nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa nói chung và
trƣờng thị giác nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam đã giúp chúng tôi có cái
nhìn bao quát về nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và trƣờng thị giác.
Nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa trƣớc hết là nghiên cứu về các đơn
vị từ thuộc trƣờng. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng nghĩa t y thuộc vào mục
đích của nghiên cứu; có nghiên cứu trƣờng nghĩa kết hợp với cấu trúc ngữ
pháp, hoặc với cấu trúc từ, với ngữ âm học; có nghiên cứu theo hƣớng truyền
thống, hay tri nhận,…D phƣơng pháp khác nhau, nhƣng trƣờng từ vựng ngữ
nghĩa trong các nghiên cứu thƣờng đƣợc chia thành các tiểu trƣờng để công
tác khảo sát các đơn vị đƣợc chi tiết. Nguồn ngữ liệu cho nghiên cứu trƣờng
13
nghĩa cũng đa dạng, phần lớn các nghiên cứu lấy ngữ liệu từ các từ điển, một
số lấy ngữ liệu từ văn học. Nghiên cứu so sánh đối chiếu trƣờng nghĩa khá
phổ biến ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Việc đối chiếu trƣờng nghĩa
của làm sáng tỏ sự khác biệt và tƣơng đồng của các đơn vị từ trong trƣờng
nghĩa của ngôn ngữ khác nhau, giúp giải quyết các vấn đề về nghĩa. Tóm lại,
các nghiên cứu về trƣờng nghĩa nói chung và trƣờng thị giác nói riêng đã tạo
cơ sở cho các nghiên cứu về trƣờng nghĩa cũng nhƣ trƣờng thị giác sau này.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về trường từ vựng ngữ nghĩa
Trường từ vựng-ngữ nghĩa
Từ “Field” (trƣờng) lần đầu tiên trở thành một thuật ngữ trong ngôn ngữ
đƣợc nhiều ngƣời biết đến khi đƣợc Ispen G. (dẫn theo [94, tr.64]) sử dụng
trong cụm từ “semantic filed” (bedeutungsfeld) để mô tả một nhóm c ng tạo
ra một đơn vị nghĩa, ví dụ: từ “cừu” và “chăn nuôi cừu” trong từ vựng ngôn
ngữ Ấn-Âu. Theo Ispen, “semantic field” giống nhƣ một tranh bức khảm (a
mosaic) với những viên đá đặt kề bên nhau, từ đƣợc đặt với từ, mỗi từ có hình
dạng khác nhau, nhƣng có đƣờng viền khớp với nhau, tất cả tạo nên một
chỉnh thể có trật tự cao; chứ không phải là tạo ra một miền trừu tƣợng trống
rỗng.
Kể từ khi Ispen G. (dẫn theo [94]) đƣa ra thuật ngữ trƣờng ngữ nghĩa
(semantic field) và cho rằng trƣờng ngữ nghĩa thƣờng đƣợc sử dụng để nghiên
cứu bộ phận của từ vựng, thuật ngữ này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu sử
dụng và đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu về ngữ nghĩa. Trên cơ sở
của các tiền đề đã đƣợc xây dựng, các nhà ngôn ngữ học cấu trúc luận đã đề
xuất lí thuyết trƣờng nghĩa với ý nghĩa thực sự của nó và Trier J. (1931) với
quan điểm về trƣờng nghĩa đƣợc áp dụng đã “nâng ngữ nghĩa học lên một tầm
cao mới”. Trier J. đã sử dụng thuật ngữ “trƣờng ngôn ngữ” để mô tả quan hệ
về nghĩa giữa các từ. Theo ông, ý nghĩa của đơn vị từ vựng chính là khái niệm
và vì vậy trƣờng nghĩa đƣợc gọi là trƣờng khái niệm, trƣờng từ vựng bao phủ
lên trƣờng khái niệm đã bị chia thành từng phần. Quan điểm của Trier J. nhƣ
14
sau “Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận đƣợc ý nghĩa qua cái toàn thể. Có nghĩa
là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa; ngƣợc
lại, mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó.”
(dẫn theo [8, tr.39]). Do đó, các thuật ngữ trƣờng nghĩa, trƣờng khái niệm,
trƣờng từ vựng, thậm chí trƣờng ngôn ngữ có thể d ng thay thế cho nhau vì
dƣờng nhƣ các khái niệm này c ng mô tả một đối tƣợng nhƣng đứng ở các
góc độ khác nhau.
Hạn chế của Trier là ranh giới giữa trƣờng từ vựng và trƣờng nghĩa
không phân định rõ ràng. Trƣờng từ vựng là một nhóm từ thuộc về trƣờng
nghĩa, trong khi đó, trƣờng khái niệm bao gồm những khái niệm đƣợc bao
phủ bởi các từ đƣợc sử dụng trong trƣờng. Trƣờng từ vựng và trƣờng khái
niệm về thực chất khác nhau hoàn toàn, vì mỗi trƣờng đƣợc hình thành bởi
các thành phần khác nhau. Việc phân tích mối quan hệ tƣơng hỗ của hai
trƣờng này sẽ làm xuất hiện nhiều phƣơng diện thú vị của ngữ nghĩa từ vựng,
ví dụ nhƣ đa nghĩa và khả biến. Nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa phải thuộc
các trƣờng khái niệm khác nhau vì chúng đƣợc xác định trong các mối quan
hệ khác nhau với các từ khác nhau. Điều này phản ánh thực tế các từ đa nghĩa
có thể thuộc nhiều trƣờng từ vựng. Ngƣợc lại, tính khả biến đƣợc thể hiện
trong các từ đƣợc sử dụng đồng nghĩa c ng chung một khái niệm và vì vậy
mà phải thuộc về c ng một trƣờng từ vựng. Nhƣ vậy, việc nhóm các từ trong
trƣờng từ vựng liên quan đến nhận diện ý nghĩa của từ và để nhóm từ theo
trƣờng khái niệm thì phải hiểu đƣợc nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Tƣơng tự,
trƣờng nghĩa và trƣờng từ vựng cũng có nội dung khác nhau và không thể
thay thế cho nhau đƣợc.
Khái niệm trƣờng của Porzig (1934) có phần khác với khái niệm của
Trier. Porzig phát hiện ra mối quan hệ ngữ nghĩa mật thiết giữa động từ và
danh từ hoặc giữa tính từ và danh từ. Theo ông, động từ to go (đi) tiền giả
định cho danh từ the feet (chân), động từ to grasp (nắm) tiền giả định danh từ
the hand (tay), và tính từ blond (vàng hoe) tiền giả định danh từ the hair (tóc).
Những mối quan hệ nhƣ thế này tạo thành những liên kết cơ bản của hệ thống
15
nghĩa và đƣợc Porzig gọi là các trƣờng ngữ nghĩa cơ bản (elementare
Bedeutungsfelder). Trong đó, hạt nhân của một trƣờng ngữ nghĩa chỉ có thể
gồm một động từ hoặc một tính từ, bởi vì những lớp này của các từ có chức
năng vị ngữ và do đó ít mơ hồ hơn là danh từ. Ngƣời ta có thể chỉ nắm (grasp)
bằng tay (the hand), nhƣng ngƣời ta có thể làm nhiều thứ bằng tay (the hand).
Ý nghĩa của các từ lệ thuộc vào những liên kết cú pháp, và vì vậy mà trƣờng
nghĩa gồm các đơn vị từ có quan hệ đơn giản nhƣ động từ chỉ hành động,
danh từ bổ ngữ, danh từ chủ thể hành động, … Và nhƣ vậy, nghĩa của từ đƣợc
giới hạn bởi bối cảnh sử dụng và quy định bởi các từ xung quanh; điều đó có
nghĩa là, có một từ là trung tâm và các từ khác đƣợc xác định xung quanh từ
đó. Do đó, Porzig (1934) đề xuất sử dụng mối quan hệ ngữ đoạn để xác định
trƣờng từ vựng. Một trƣờng nghĩa là một tập hợp các từ có khả năng kết nối
có nghĩa với một từ cho trƣớc. Nói cách khác, các từ c ng thuộc một trƣờng
có mối quan hệ ngữ đoạn với một hay nhiều từ phổ biến, nhƣ một nhóm các
chủ ngữ và tân ngữ của một động từ nhất định, hay nhóm các danh từ mà có
thể đi c ng với một tính từ. Các từ trong c ng một trƣờng có thể đƣợc nhận
dạng bởi sự khác nhau trong mối quan hệ ngữ đoạn với các từ khác. Trƣờng
nghĩa đƣợc xây dựng dựa trên các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ nhƣ thế
này đƣợc gọi là “trƣờng từ vựng – cú pháp”. Nhƣ vậy, theo lí thuyết trƣờng
nghĩa cú pháp thì các thành phần trong một ngữ đoạn không chỉ có mối quan
hệ về ngữ pháp mà còn có quan hệ về ngữ nghĩa, các cặp từ có quan hệ tạo
thành trƣờng nghĩa và nhóm từ tạo thành trung tâm của trƣờng gọi là nhóm
kết hợp (paratactic) hay trƣờng kết hợp (paratactic fields), do đó trƣờng kết
hợp chứa các từ nằm trong trƣờng cú pháp.
Là ngƣời kế thừa quan niệm về trƣờng của Trier, Weisgerber (1950) cho
rằng ngôn ngữ ảnh hƣởng đến các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ bằng
các phƣơng tiện của trƣờng; đặc trƣng của từ tồn tại chỉ trong trƣờng, do đó
ông đề xuất trƣờng 3 chiều, và tỏa ra nhiều hƣớng khác. Để lấy dẫn chứng
cho việc khó có thể minh họa đƣợc sự phức tạp của trƣờng do luôn hiện hữu
và có sẵn trong ý thức của ngƣời nói, Weisgerber (1950) đã phân tích sự khác
16
biệt tinh tế giữa 49 từ trong trƣờng khái niệm offence (xúc phạm), những khác
biệt này khó có thể tƣơng ứng với cách phân chia trƣờng trong ý thức của bất
cứ ngƣời nói bình thƣờng nào (dẫn theo [94, tr.60-96]). Với “quan điểm về
nội dung”, Weisgerber (1962) ƣu ái thuật ngữ “trƣờng từ vựng” hay “trƣờng
ngôn ngữ”. Quan điểm này cho rằng ý nghĩa của từ đƣợc xác định không chỉ
bởi các mối quan hệ trong thực tế khách quan mà còn bởi những nguyên tắc
nằm trong bản thân ngôn ngữ, trong kết cấu ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Vì vậy,
hệ thống ngữ nghĩa của các dân tộc khác nhau, các trƣờng tạo cấu thành cũng
không giống nhau.
Xét về tính hệ thống của ngôn ngữ và phƣơng pháp cấu trúc trong nghiên
cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ, theo Saussure F. [35, tr.224] “giá
trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố ở xung quanh quy định”. Nói
một cách khác, giá trị của mỗi yếu tố ngôn ngữ đƣợc xác định trong mối quan
hệ với các yếu tố còn lại, giống nhƣ “mối quan hệ giữa các quân cờ trên bàn
cờ”, “cái quan trọng là những mối quan hệ giữa các quân cờ đang ở cái thế
hiện tại” [37, tr.11] và “phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để
phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [35, tr.220]. Tƣ tƣởng đó đã thúc
đẩy một cách quyết định sự hình thành lí thuyết về các trƣờng.
Để chứng minh có sự tƣơng đồng cao giữa các trƣờng nghĩa của các
ngôn ngữ khác nhau nhƣng sự tƣơng đồng đó không tồn tại giữa các từ đƣợc
sử dụng, Gliozzo A. và Strapparava C. (2009) đã đƣa ra ví dụ về trƣờng từ
vựng của màu sắc đƣợc cấu trúc khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau, có
những lúc rất khác đến nỗi khó và thậm chí không thể dịch tên màu sắc d
rằng quang phổ màu sắc (hay trƣờng khái niệm) đƣợc lĩnh hội giống nhau ở
các nƣớc khác nhau. Một số ngôn ngữ có nhiều từ khác nhau để thể hiện từ
white trong tiếng Anh, sự khác biệt trong mức độ trắng khác nhau không có
từ dịch tƣơng ứng trực tiếp nào trong tiếng Anh.
Ở Việt Nam, khái niệm trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa đƣợc Đỗ Hữu Châu
(1998) đề cập đến vì “tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng và quan hệ ngữ
nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ
17
nghĩa chứa chúng.” [2, tr.30] - điều này có nghĩa liên hệ về mặt ngữ nghĩa của
từ chỉ đƣợc thấy rõ khi đặt từ trong tiểu hệ thống ngữ nghĩa, hay trƣờng nghĩa.
Từ đó Đỗ Hữu Châu đƣa ra định nghĩa về trƣờng từ vựng nhƣ sau: “Trƣờng
từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào
đó về ngữ nghĩa” [2, tr.35]. Từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ thống
thƣờng gồm hàng trăm nghìn từ, mỗi từ trong hệ thống bao giờ cũng đối lập
với những từ còn lại và chỉ có giá trị khi đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với
các từ khác trong hệ thống, để hiểu đƣợc thấu đáo nghĩa của từ, không thể
tách từ ra khỏi hệ thống, càng không thể đặt từ vào mối liên hệ với các từ
chọn ngẫu nhiên.
Đề cập rõ hơn đến quan hệ của các đơn vị từ vựng trong định nghĩa
trƣờng từ vựng-ngữ nghĩa, Nguyễn Thiện Giáp (2001) cho rằng trƣờng nghĩa
là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về nghĩa, các đơn vị từ
vựng này có thể là một từ vị hay một đơn vị thành ngữ (ngữ vị). Qua trích dẫn
quan điểm của Trier, Nguyễn Thiện Giáp chỉ ra mối quan hệ lẫn nhau về
nghĩa trong định nghĩa trƣờng từ vựng “một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm ở trong
trƣờng, nhờ những quan hệ của nó với các từ khác cũng thuộc trƣờng ấy.
Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận đƣợc ý nghĩa qua cái toàn thể. Có nghĩa là từ
của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngƣợc lại
mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó” (dẫn
theo [8, tr.39]). Phân biệt trƣờng từ vựng và trƣờng nghĩa, tác giả Nguyễn
Thiện Giáp quan niệm: “Trƣờng nghĩa là phạm vi những đơn vị từ vựng có
quan hệ lẫn nhau về ý nghĩa”; còn “Trƣờng từ vựng của một trƣờng nghĩa là
tập hợp những từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở c ng thuộc trƣờng nghĩa
này”. [8, tr. 35].
C ng chung quan điểm với Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Việt Hùng (2011)
đề xuất tiêu chuẩn để nhóm các từ vào trƣờng khác nhau. Theo ông, “các đơn
vị từ vựng không tồn tại tách biệt, rời nhau mà luôn có những mối quan hệ
nhất định. Điều đó làm cho từ vựng không thuần túy chỉ là tập hợp các từ và
đơn vị tƣơng đƣơng với từ mà còn là một hệ thống với những mối quan hệ
18
nhất định. Quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng thƣờng đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và tập trung làm rõ. Các từ ngữ đồng nhất về nghĩa đƣợc
tập trung thành các nhóm đƣợc gọi là trƣờng nghĩa (hay là trƣờng từ vựng
hoặc trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa)” [19, tr.10], và vì vậy trong mỗi trƣờng
nghĩa các từ ngữ đƣợc chia làm các nhóm khác nhau: các từ ngữ trung tâm và
các từ ngữ ngoại vi. Các từ ngữ trung tâm là các từ khái quát, biểu thị các khái
niệm chung nhất, trừu tƣợng nhất và trung hòa có thể d ng làm cơ sở để xác
định ý nghĩa phạm tr chung và tập hợp các thành phần còn lại của trƣờng.
Và một từ không chỉ thuộc một trƣờng nghĩa mà có thể thuộc một hay nhiều
trƣờng nghĩa khác, các từ này thƣờng là các từ ngoại vi của một trƣờng. “Các
từ ngữ ngoại vi là các từ ngữ biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất, quan
hệ v.v. không chỉ thuộc về trƣờng nghĩa đó mà còn có thể thuộc về trƣờng
nghĩa (những trƣờng nghĩa) khác” [19, tr.25]. Quan điểm này tr ng với quan
niệm của Phạm Tất Thắng [41, tr.39] “Có thể xem trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa
nhƣ một hình chóp nón, mà đỉnh của nó là một từ chính , từ trung tâm hay từ
khoá (keyword) mang ý nghĩa bao tr m lên toàn bộ cơ cấu ngữ nghĩa của
những từ khác (gọi là từ ngoại vi) trong phạm vi ảnh hƣởng của nó”
Theo Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp [26, tr.339], “trƣờng ngữ
nghĩa (còn đƣợc gọi là trƣờng từ vựng) là những tiểu hệ thống, những tổ chức
của từ vựng, gồm những từ ngữ có quan hệ về nghĩa với nhau một cách có
hệ thống”.
Nhƣ vậy, tuy các nhà nghiên cứu có các cách định nghĩa khác nhau về
trƣờng từ vựng ngữ nghĩa, nhƣng quan niệm của họ đều có quan điểm chung
là một tập hợp từ có quan hệ với nhau về nghĩa, tạo thành một tiểu hệ thống
ngữ nghĩa đƣợc gọi là “trƣờng từ vựng”, “trƣờng nghĩa” hay “trƣờng từ vựng
- ngữ nghĩa”. Điều này thể hiện cô đọng trong định nghĩa của Đỗ Hữu Châu:
“Một tiểu hệ thống ngữ nghĩa đƣợc gọi là một trƣờng nghĩa. Đó là tập hợp
những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [2, tr.172]
19
Các từ trong một trƣờng cũng có quan hệ ngữ nghĩa với nhau, từ lâu các
nhà nghiên cứu đã liệt kê các mối quan hệ này và thƣờng quy về hai mối quan
hệ chính: quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tƣởng.
Quan niệm về quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng ngữ nghĩa
Theo F. de Saussure (1973) trong lời nói các từ kết lại với nhau, sự nối
tiếp này tạo thành những mối quan hệ dựa trên nguyên lí tuyến tính của ngôn
ngữ. Sự kết hợp dựa trên sự nối tiếp đó có thể gọi là những ngữ đoạn; nhƣ vậy
trong một ngữ đoạn, hai hay nhiều đơn vị kế tiếp nhau. “Nằm trong một ngữ
đoạn, một yếu tố sở dĩ có đƣợc giá trị của nó chỉ là vì nó đối lập với những cái
đi trƣớc hay đi sau nó, hoặc với cả hai” [35, tr.237].
Bên ngoài lời nói, các từ đƣợc liên kết lại trong ký ức thành các nhóm
khác nhau và trong đó có các mối liên hệ rất đa dạng. Mối quan hệ này không
phải là mối quan hệ theo sự liên kết nối tiếp trong không gian mà là mối quan
hệ phụ thuộc vào kho tàng ngôn ngữ bên trong của mỗi cá nhân. Những mối
quan hệ nhƣ thế này đƣợc Saussure F. (1973) gọi là mối quan hệ liên tƣởng.
Theo Saussure F., quan hệ liên tƣởng rộng hơn quan hệ tuyến tính do quan hệ
liên tƣởng là quan hệ hình thành do sự liên tƣởng, “quan hệ ngữ đoạn là một
quan hệ trên sự hiện diện trong lời nói; nó dựa trên hai hay nhiều yếu tố c ng
có mặt trong một ngữ đoạn hiện thực. Trái lại, quan hệ liên tƣởng nối liền
những yếu tố khiếm diện thuộc một hệ thống tiềm tàng trong ký ức” [35,
tr.239]
Do đƣợc hình thành từ sự liên tƣởng nên các nhóm quan hệ liên tƣởng
không chỉ có chung đặc điểm nào đó mà còn có bản chất của mối quan hệ
giữa các yếu tố trong từng trƣờng hợp. Số lƣợng chuỗi liên hệ suy tƣởng đƣợc
tạo ra từ số lƣợng các mối quan hệ. Nếu trong quan hệ ngữ đoạn, trật tự kế tục
sẽ giúp xác định một số yếu tố nhất định thì trong quan hệ liên tƣởng không
có một số lƣợng rõ ràng hay một trật tự nhất định của các yếu tố; “một yếu tố
nào đó cũng giống nhƣ trung tâm của một chòm sao, là cái điểm quy tụ của
những yếu tố khác liên hệ với nó, mà số lƣợng không đƣợc xác định” [35,
tr.243].
20
Căn cứ vào các dạng quan hệ ngữ nghĩa trong trƣờng từ vựng ngữ nghĩa,
các nhà ngôn ngữ có thể phân loại các trƣờng nghĩa thành các loại khác nhau.
Các nhà nghiên cứu nhƣ Wesigerber L. (1950) và Trier J. (1931) quan
niệm về trƣờng theo quan hệ dọc: trƣờng trực tuyến. Do lấy cơ sở ngôn ngữ là
khái niệm thế giới trung gian nên các ông tập trung vào việc phân tích khái
niệm nằm trong tinh thần của một ngôn ngữ, phủ nhận hiện tƣợng đa nghĩa và
đồng nghĩa của các đơn vị từ vựng.
Trong khi đó một khuynh hƣớng khác, có đại diện là Porzig W. (1934),
đã xây dựng khái niệm về trƣờng tuyến tính dựa theo quan hệ ngang, trƣờng
này còn đƣợc gọi là trƣờng từ vựng - cú pháp. Do chú ý đến hiện tƣợng nhiều
nghĩa, ông đã phân biệt trƣờng trung tâm và trƣờng chuyển nghĩa.
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu về trƣờng nghĩa trên thế giới, Đỗ Hữu
Châu (1981) cho rằng, do mỗi từ trong hệ thống bao giờ cũng đối lập với các
từ còn lại và chỉ có giá trị trong mối liên quan với các từ khác trong hệ thống
nên chỉ có thể hiểu rõ nghĩa của từ khi đặt nó trong hệ thống với những mối
quan hệ xác định. Từ quan điểm này và để nghiên cứu thấu đáo nghĩa của từ,
ông chia trƣờng nghĩa làm 3 loại: trƣờng đối vị, trƣờng tuyến tính/kết hợp và
trƣờng liên hội /tổng hợp.
Theo quan hệ dọc các đơn vị từ đƣợc chia tạo thành các trƣờng nghĩa
trực tuyến với nhiều cấp độ trên cơ sở các nét nghĩa phạm tr từ chung nhất,
nhỏ hơn, nét nghĩa loại, hạng và riêng biệt. Các trƣờng nghĩa này đƣợc gọi là
trƣờng nghĩa đối vị (trƣờng nghĩa dọc) và đƣợc chia làm hai loại trƣờng nghĩa
lớn dựa vào sự đồng nhất trong ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của từ:
trƣờng biểu vật và trƣờng biểu niệm. Một trƣờng biểu vật gồm các từ đồng
nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Đỗ Hữu Châu (1981) đề xuất lấy danh từ có tính
khái quát cao làm gốc để đƣa ra nghĩa biểu vật của các từ vào một trƣờng
thích hợp. Ví dụ, với từ “mắt”, có thể có các trƣờng biểu vật nhƣ sau:
- Bộ phận của mắt: lông mày, lông , mi, mí, mi, lòng trắng, lòng đen, con
ngươi, nước mắt, lệ, lụy, …
- Đặc điểm của mắt:
21
+ Đặc điểm ngoại hình: bồ câu. ốc nhồi, lợn luộc, dao cau, phượng,
(mày) ngài, lươn, lá răm, him, (mày) lưỡi mác, chổi xể, nhung, huyền, xanh,
đen, trắng dã, tròn, …
+ Đặc điểm về năng lực của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh, tốt, kém,
mù lòa, …
- Cảm giác về mắt: chói, quáng, hoa, cộm, xót, …
- Bệnh của mắt: quáng gà, mắt hột, thong manh, cận thị, viễn thị, vảy cá,
hạt gạo, …
- Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, ngó, liếc, nghé, nom, dòm, lúng
liếng, đong đưa, nhìn trộm, cụp mắt, trợn, trừng, quắc, …
[2, tr.177]
Dựa vào ý nghĩa biểu niệm của từ, các trƣờng biểu niệm đƣợc xác định
và vì cấu trúc biểu niệm là chung cho nhiều từ nên “một trƣờng biểu niệm là
một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm” [2, tr.179]. Do hiện
tƣợng nhiều nghĩa của từ nên một từ có thể thuộc nhiều trƣờng biểu vật khác
nhau hoặc trƣờng biểu niệm khác nhau, tạo ra hiện tƣợng giao trƣờng. Đặc
trƣng ngữ nghĩa của trƣờng thƣờng đƣợc quy định bởi một nhóm từ trung
tâm. Số lƣợng từ ngữ trong các trƣờng biểu vật không đồng đều, có những
trƣờng có nhiều từ biểu thị, có những trƣờng có ít từ biểu thị. Trong các ngôn
ngữ khác nhau, số lƣợng từ ngữ trong các trƣờng biểu vật cũng không giống
nhau. Có những phạm vi có từ biểu thị trong ngôn ngữ này, nhƣng không có
từ biểu thị trong ngôn ngữ kia. Đối với trƣờng biểu niệm và biểu vật, một
trƣờng lớn đều có thể chia thành các trƣờng nhỏ.
Trong quan hệ ngữ nghĩa ngang, các từ và đơn vị từ còn có khả năng
kết hợp với nhau theo trật tự trƣớc sau - kết hợp theo chiều ngang, chiều tuyến
tính tạo trƣờng nghĩa tuyến tính/kết hợp (trƣờng nghĩa ngang). Hay nói cách
khác, trƣờng tuyến tính kết hợp là tập hợp các đơn vị từ vựng có khả năng kết
hợp với một từ trung tâm (từ gốc) tạo thành chuỗi tuyến tính.
Ch. Bally (1932) là ngƣời đầu tiên đƣa ra lí thuyết về trƣờng liên tƣởng,
ông cho rằng „mỗi từ là một trung tâm của một nhóm từ có liên kết với nhau
22
hoặc giống nhau‟. Khi một từ đƣợc phát ra, ngƣời nghe sẽ lĩnh hội ý nghĩa
riêng của từ ấy, đồng thời cũng có thể liên tƣởng đến ý nghĩa khác có liên
quan đến nhiều sự kiện xã hội, cá nhân phong phú và sinh động. Tóm lại,
trƣờng liên tƣởng là tập hợp các đơn vị từ đƣợc gợi lên do sự liên tƣởng tự do
với một từ trung tâm. Nhƣ vậy, trƣờng liên tƣởng vừa có tính chất trƣờng
nghĩa dọc vừa có tính chất trƣờng nghĩa ngang do tính chất liên hội. Các từ
trong trƣờng có thể có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc gần nghĩa và có
khả năng kết hợp trong chuỗi lời nói. Bally C. (1932) cho rằng các mối liên
tƣởng có thể tác động đến sự phát triển nghĩa của từ. Do phạm vi liên tƣởng
rộng nên trƣờng liên tƣởng thƣờng không ổn định do có tính dân tộc, tính thời
đại và cá nhân.
Nguyễn Thiện Giáp [11] chỉ ra hai con đƣờng chủ yếu khi khảo sát các
trƣờng nghĩa: nghiên cứu các quan hệ đối vị giữa các đơn vị từ vựng của ngôn
ngữ (khảo sát các trƣờng đối vị) và nghiên cứu các mối quan hệ kết hợp giữa
các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ (khảo sát các trƣờng kết hợp).
Nghĩa của từ
Ngữ nghĩa là phƣơng diện phức tạp và sinh động nhất của ngôn ngữ vì
ngữ nghĩa có mối quan hệ trực tiếp với tƣ tƣởng, tình cảm và hiện thực, nhờ
mối quan hệ này mà ngôn ngữ trở thành công cụ của tƣ duy và giao tiếp. Theo
Đỗ Hữu Châu (1981), ý nghĩa của từ là tập hợp một số thành phần nhất định
gồm: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái và ý nghĩa ngữ
pháp; ngoài các ý nghĩa này ra cón có những ý nghĩa liên hội – là thƣờng là
những nghĩa biến động, mang tính chất xã hội – lịch sử - cá nhân, nằm ngoài
ý nghĩa ngôn ngữ. Trong nghiên cứu trƣờng nghĩa, việc xác định nghĩa biểu
vật và biểu niệm trở nên quan trọng trong việc xác định trƣờng nghĩa, phân
tích nghĩa và cơ cấu nghĩa của từ.
Nghĩa biểu vật của từ đƣợc tạo nên từ sự vật, hiện tƣợng ngoài ngôn
ngữ, hay nói cách khác, nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tƣợng, …
trong thực tế vào ngôn ngữ. Do là sự phản ánh của thực tế nên nghĩa biểu vật
23
của từ không hoàn toàn trùng với thực tế, điều này giải thích tại sao c ng một
thực thể khách quan nhƣng các ngôn ngữ lại có các tên gọi tƣơng ứng với các
đoạn cắt khác nhau, không tr ng hợp với ranh giới thực tế. Ví dụ, hành động
thực tế “đƣa mắt về một hƣớng để nhận biết” đƣợc biểu thị bằng động từ look
trong tiếng Anh, nhƣng trong tiếng Việt có hai động từ tƣơng ứng “nhìn” và
“ngó”. Ở tiếng Việt, để chỉ “đôi mắt có màu đỏ” có các từ đỏ đọc, đỏ hoe, đỏ
kè, đỏ ngầu và đỏ nọc nhƣng tiếng Anh chỉ có một từ: blood-shot. Nhƣ vậy,
c ng với một thực thể khách quan, số lƣợng từ phản ánh của ngôn ngữ này có
thể nhiều/ít hơn ngôn ngữ kia, hoặc ngôn ngữ này có từ biểu thị nhƣng ngôn
ngữ kia không có từ biểu thị. Trong ngôn ngữ, nghĩa biểu vật của từ có tính
khái quát nhƣng cách khái quát khác nhau ở phạm vi từ biểu thị và quan niệm
của ngôn ngữ khác nhau trong việc khái quát. Do mỗi từ đều chịu tác động
của sự khái quát hóa, của qui tắc cấu tạo từ và của các từ khác nên ý nghĩa
biểu niệm là một sự kiện ngôn ngữ.
Khái niệm đƣợc tạo ra nhờ sự phản ánh của thực tế khách quan vào tƣ
duy, ý nghĩa biểu niệm thông qua khái niệm để hiên hệ với sự vật, hiện tƣợng
ngoài ngôn ngữ, đồng thời thông qua ý nghĩa biểu vật để liên hệ với thực tế
khách quan. Các thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng khách quan đƣợc phản ánh
vào khái niệm và trở thành những dấu hiệu của khái niệm và những thuộc tính
thứ yếu (phản ánh hiểu biết chung nhất về sự vật, hiện tƣợng) trở thành các
dấu hiệu tạo nên hình ảnh gần đúng về ý nghĩa biểu niệm của từ. Ví dụ, trong
từ điển, từ mắt đƣợc giải thích nhƣ sau: MẮT: Cơ quan để nhìn của ngƣời hay
động vật. Nhƣ vậy hình ảnh gợi ra qua lời giải thích gần tƣơng đƣơng với ý
nghĩa biểu niệm của từ mắt với các dấu hiệu: “là cơ quan của ngƣời hay động
vật” và “để nhìn”. Mỗi dấu hiệu đƣợc đƣa vào ý nghĩa biểu niệm đƣợc gọi là
một nét nghĩa (Đỗ Hữu Châu, 1981); và theo đó thì ý nghĩa biểu niệm là tập
hợp của một số nét nghĩa và chỉ những thuộc tính tạo nên sự đồng nhất và đối
lập về ngữ nghĩa của các từ mới tạo thành nét nghĩa của ý nghĩa biểu niệm.
Giữa các nét nghĩa tạo thành nghĩa biểu niệm có quan hệ nhất định với nhau
24
và tạo thành một tập hợp có quy tắc. Các từ trong c ng một từ loại có cách tổ
chức nét nghĩa giống nhau. Ví dụ, các cặp từ: mắt/mũi, nhìn/ngó, sáng/mù,
…có tổ chức ý nghĩa biểu niệm giống nhau đối với các từ c ng cặp và khác
nhau đối với các từ khác cặp. Trong các nét nghĩa cấu tạo nên nghĩa biểu
niệm, có nét nghĩa mang tính khái quát cao và có nét nghĩa mang tính cụ thể,
nét nghĩa có tính khái quát là nét nghĩa có thể phân chia thành các nét nghĩa
cụ thể hơn. Tuy nhiên tính khái quát và cụ thể của nét nghĩa mang tính tƣơng
đối.
Theo Hoàng Phê (2008), nghiên cứu ngữ nghĩa (ngữ nghĩa học) cần
một quan điểm toàn diện, bao gồm nghiên cứu cả đơn vị ngôn ngữ và đơn vị
lời nói, và đồng thời nghiên cứu các mối quan hệ nghĩa của từ với nhận thức,
hiện tại, cấu trúc nội bộ, hệ thống và tổ hợp với nghĩa của từ khác.
Một từ có nhiều nghĩa và mỗi nghĩa của từ cũng đƣợc tạo ra từ những
thành tố nhỏ hơn đƣợc gọi là nghĩa tố hay nét nghĩa (seme). Hoàng Phê đƣa ra
định nghĩa nét nghĩa nhƣ sau: “nét nghĩa là những yếu tố ngữ nghĩa chung cho
nghĩa của các từ thuộc c ng nhóm từ, hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối
lập với nghĩa của các từ khác trong c ng một nhóm” [55, tr. 6] Mỗi nét nghĩa
lại có thể phân tích thành các nét nghĩa nhỏ hơn và có thể tiếp tục cho đến yếu
tố ngữ nghĩa cơ bản. Nhƣ vậy, về cơ bản, khi nghiên cứu cơ cấu nghĩa của từ,
nhà nghiên cứu xác định số lƣợng nghĩa của từ, số lƣợng thành tố (nét nghĩa)
của mỗi nghĩa và trật tự trong quan hệ với nhau. Ví dụ một nghĩa của từ mắt
trong tiếng Việt đƣợc viết là: cơ quan để nhìn của ngƣời hay động vật, giúp
phân biệt đƣợc màu sắc hay hình dáng. Trong nghĩa này có các dấu hiệu logic
tƣơng ứng với thuộc tính chung của mắt và có thể tƣơng ứng với 2 thành tố
nghĩa: nét nghĩa 1: cơ quan của ngƣời hay động vật (nét nghĩa chung cho
nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời hay động vật), nét nghĩa 2: để nhìn (nét
nghĩa khu biệt về chức năng khi so sánh với các từ còn lại trong nhóm từ chỉ
bộ phận cơ thể ngƣời và động vật). Về mặt nguyên tắc, việc phân tích nghĩa
25
phải phân tích đến nét nghĩa cuối c ng, không thể phân tích đƣợc nữa, nhƣng
trên thực tế việc phân tích này rất khó khăn.
Các nghĩa của một từ nhiều nghĩa và các thành tố cấu tạo của một
nghĩa không sắp xếp lộn xộn mà có quan hệ nhất định: trật tự và cấp bậc.
Trƣớc hết các nét nghĩa có quan hệ trật tự nhất định trong nội bộ nghĩa của từ:
nghĩa trƣớc là tiền đề cho nét nghĩa đứng sau và nghĩa đứng sau thuyết minh
cho nghĩa đứng trƣớc. Chẳng hạn, các nét nghĩa của từ mắt ở trên là một ví
dụ, nét nghĩa 1: cơ quan của ngƣời hay động vật (a) và nét nghĩa 2: có chức
năng nhìn (b), nét nghĩa (a) là tiền đề cho nét nghĩa (b) và nét nghĩa (b) thuyết
minh rõ cho nét nghĩa (a). Đối ngƣợc với mối quan hệ trật tự tĩnh, là mối
quan hệ động trong tổ hợp khi từ tham gia một ngữ - mối quan hệ cấp bậc
giữa các nét nghĩa về chức năng và hoạt động trong thông báo. Ví dụ, từ
“mắt” có nét nghĩa là cơ quan của ngƣời hay động vật, nhƣng trong “mắt
mũi”, “tai mắt”, “qua mắt” thì nét nghĩa của từ “mắt” thay đối, đƣợc hiện thực
hóa trong các ngữ.
Nhƣ vậy, cấu trúc nghĩa của từ không phải là một cấu trúc tĩnh mà là
một cấu trúc động. Điều này thể hiện ở tính độc lập tƣơng đối và khả năng
hiện thực hóa khác nhau của các nét nghĩa. Hoàng Phê (2008) khái quát nghĩa
của từ là:
a) một tập hợp các nét nghĩa có quan hệ định lẫn nhau;
b) giá trị của các nét nghĩa không nhƣ nhau (giữa các nét nghĩa có quan
hệ cấp bậc), biểu hiện khả năng khác nhau vào việc thực hiện chức năng
thông báo;
c) các nét nghĩa có tính độc lập tƣơng đối, biểu hiện ở khả năng độc lập
tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của từ khác khi từ tổ hợp với
nhau [55, tr.15].
Một phƣơng pháp xác định đặc điểm ngữ nghĩa của trƣờng nghĩa đƣợc
áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu so sánh đối chiếu là phân tách các yếu
tố nghĩa của từ. Các yếu tố nghĩa của từ là các đơn vị nghĩa phản ánh các đặc
26
trƣng cụ thể của hiện tƣợng, sự vật mà từ biểu thị, vì vậy sẽ đƣợc tách ra từ
thành phần ý nghĩa của từ vựng. Theo Nguyễn Thiện Giáp (2014), định nghĩa
của các từ trong từ điển giải thích đƣợc tƣờng giải theo lối miêu tả nên thƣờng
đƣợc d ng làm cơ sở phân tích các thành tố nghĩa. Từ việc phân tích các
thành tố nghĩa, nhà nghiên cứu có thể tìm ra hạt nhân nghĩa của toàn trƣờng,
mối quan hệ của các từ trong trƣờng, đó rút ra nhận xét phong phú về các quy
luật ngữ nghĩa của trƣờng.
Sự chuyển nghĩa của từ
Do nhu cầu giao tiếp, vốn từ vựng với nghĩa ban đầu không đủ để
chuyển tải thông tin ngày càng nhiều và đa dạng theo sự phát triển của xã hội,
do đó, các đơn vị từ dần dần đƣợc phát triển thêm các nghĩa mới với nhiều
phƣơng thức khác nhau. Sự phát triển và chuyển nghĩa của cấu trúc nghĩa của
một từ tạo ra sự biến đổi cả về chất lẫn lƣợng của toàn hệ thống từ vựng. Việc
hiểu đƣợc các phƣơng thức chuyển nghĩa của từ sẽ giúp hiểu đƣợc cấu trúc
nghĩa đƣợc phát triển cho tới thời điểm hiện tại.
Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến khá nhiều phƣơng thức chuyển nghĩa,
trong các phƣơng thức chuyển nghĩa, Arnold I. V. (1986) tập trung vào các
phƣơng thức: khu biệt hóa (specialization), khái quát hóa (generalization),
hoán dụ (metonymy) và ẩn dụ (metaphor). Trong các phƣơng thức này thì
hoán dụ và ẩn dụ là phƣơng thức phổ biến, đặc biệt là ẩn dụ - đƣợc coi là trái
ngọt của trí tƣởng tƣợng sáng tạo. Ẩn dụ (metarphor) là phƣơng thức chuyển
tên gọi dựa trên những mối liên hệ tƣơng đồng; chẳng hạn, ngƣời ta có thể gọi
một phụ nữ là một quả đào (a peach), một quả chanh (a lemon), một con mèo
(a cat) hay một con ngỗng (a goose), … [57, tr.64]. Mẫu giản đơn của ẩn dụ
là “X giống Y vì Z” (X is like Y in respect of Z). Hoán dụ (metonymy) thể
hiện mối liên hệ “tiếp giáp” (contiguity), giống nhƣ mối liên hệ phụ nữ - chân
váy, ông đã lấy ví dụ hoán dụ thể hiện trong trong vở kịch “the Hall of
Healing” (của Sean O‟Casey) khi nhà soạn kịch đặt tên các nhân vật dựa trên
những thứ họ mặc/đội/đeo trên ngƣời: Red Mufler, Grey Shawl, …
27
C ng có quan điểm tƣơng tự về chuyển nghĩa, Đỗ Hữu Châu cho rằng
hai phƣơng thức chuyển nghĩa chính của từ: chuyển nghĩa theo phƣơng thức
ẩn dụ và chuyển nghĩa theo phƣơng thức hoán dụ. Phƣơng thức ẩn dụ là
phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu nhƣ x và y
giống nhau. Các sự vật đƣợc gọi tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan,
chúng thuộc những phạm tr hoàn toàn khác nhau. “Sự chuyển tên gọi diễn ra
tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ quan của con ngƣời về sự giống
nhau giữa chúng” [2, tr.156].
Ví dụ, từ mắt có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể ngƣời hay động vật. Khi
chuyển nghĩa sang d ng để chỉ các sự vật, hiện tƣợng khác nhƣ: “mắt gió”,
“mắt xích”, “mắt bão”, … thì nét nghĩa về hình dáng tròn và có viền xung
quanh ra là tƣơng đồng.
Phƣơng thức hoán dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x
và y đi đôi với nhau trong thực tế. Mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là
có thật, không t y thuộc vào nhận thức của con ngƣời. Cho nên các hoán dụ
có tính khách quan hơn các ẩn dụ [2, tr.163-168]. Từ “mắt” có nghĩa gốc chỉ
bộ phận cơ thể ngƣời hay động vật, ở vị trí trên mặt, dƣới trán, có chức năng
nhìn đƣợc chuyển nghĩa cô gái có dung nhan xinh đẹp (“mắt phƣợng mày
ngài”). Từ “tay” cũng có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, đƣợc chuyển
nghĩa để chỉ bộ phận của trang phục (“tay áo”)…Hoán dụ thƣờng gồm 4 loại:
lấy một bộ phận để gọi tên toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị đựng,
lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tƣợng,
và thƣờng đƣợc thực hiện bằng các quan hệ cặp đôi nhƣ: bộ phận – toàn thể,
đồ vật – chất liệu, vật phẩm – ngƣời tạo ra vật phẩm.
Nhƣ vậy phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ là phƣơng thức chuyển từ ý
nghĩa biểu vật này sang ý nghĩa biểu vật khác. Các từ có c ng một phạm vi
biểu vật, thƣờng có các nghĩa chuyển (ẩn dụ hay hoán dụ) c ng hƣớng nhƣ
nhau do các từ này thƣờng chuyển biến ý nghĩa theo c ng một hƣớng. Hiện
tƣợng chuyển nghĩa của từ (ẩn dụ và hoán dụ) bị chi phối bởi quy luật nhận
thức. Do đó, các nghĩa chuyển (ẩn dụ và hoán dụ) có tính dân tộc sâu sắc. Mỗi
28
phƣơng thức chuyển nghĩa lại có những cơ chế chuyển nghĩa riêng rất đa
dạng. Nhƣ vậy, ẩn dụ và hoán dụ cũng phát triển dựa vào nét nghĩa cơ sở
trong cấu trúc biểu niệm, nhƣng tính đồng loạt của các hoán dụ rõ hơn, cao
hơn ẩn dụ. Vì vậy Đỗ Hữu Châu cho rằng, “tỉ số các từ chuyển nghĩa c ng
hƣớng theo phƣơng thức ẩn dụ thấp hơn tỉ số các từ chuyển nghĩa c ng hƣớng
theo hoán dụ. Bởi vậy, các ẩn dụ thƣờng có vẻ bất ngờ hơn các hoán dụ” [2,
tr.161].
Hiện tượng đa nghĩa của từ
Hiện tƣợng đa nghĩa hay còn gọi là hiện tƣợng nhiều nghĩa là một hiện
tƣợng mang tính phổ quát, bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp của con ngƣời và
thể hiện quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ là d ng cái hữu hạn để biểu hiện cái
vô hạn. Quy luật này thể hiện về mặt từ vựng là: c ng một hình thức ngữ âm
có thể diễn đạt đƣợc nhiều nội dung khác nhau (Nguyễn Thiện Giáp, 2014).
Theo Đỗ Hữu Châu (1981), các từ nhiều nghĩa khá phổ biến trong từ
vựng và ở tiếng Việt các từ đơn thƣờng nhiều nghĩa hơn các từ phức. Hiện
tƣợng nhiều nghĩa xảy ra với cả nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật và nghĩa biểu
thái. Từ nghiên cứu về từ nhiều nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm, ông thấy
rằng số lƣợng nghĩa biểu niệm thƣờng ít hơn số lƣợng nghĩa biểu vật, các
nghĩa biểu vật thƣờng đƣợc chia thành nhóm và mỗi nhóm xoay xung quanh
một nghĩa biểu niệm. Ví dụ, từ “mắt” có các nghĩa trong Từ điển tiếng Việt
của Hoàng Phê nhƣ sau:
MẮT
1. (Danh từ) cơ quan để nhìn của ngƣời hay động vật; thƣờng đƣợc coi
là biểu tƣợng cái nhìn của con ngƣời.
2. (Danh từ) Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi ở một số thân
cây.
3. (Danh từ) Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số quả
phức, ứng với một quả đơn.
4. (Danh từ) Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan.
5. (Danh từ) Mắt xích (nói tắt)
29
Có thể thấy nghĩa biểu niệm 1 của từ “mắt” có các nghĩa biểu vật nhƣ
“nhìn tận mắt”, “đẹp mắt”, “mắt nai”; nghĩa biểu niệm 2 có các nghĩa biểu vật
khác nhau trong “mắt tre”, “mắt khoai tây”; nghĩa biểu niệm 3 có các nghĩa
biểu vật khác nhau trong “mắt dứa”, “mắt na”; …
Nhƣ vậy có thể thấy các nghĩa biểu vật thƣờng đƣợc phát triển trên cơ
sở một hoặc vài nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm mà nhóm nghĩa biểu vật
lấy làm trung tâm.
Có c ng quan điểm với Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp (2010) cho
rằng hiện tƣợng đa nghĩa xảy ra chủ yếu ở các từ (đơn vị từ vựng có một âm
tiết) và do đặc điểm của tiếng Việt là có xu hƣớng tạo ra các đơn vị từ vựng
mới khi xuất hiện sự vật, hiện tƣợng hoặc khái niệm mới hơn là sử dụng các
đơn vị từ có sẵn nên số lƣợng từ có nhiều nghĩa cũng nhƣ số nghĩa có trong
các từ đa nghĩa ở tiếng Việt. Theo dữ liệu trích dẫn, số từ đa nghĩa trong tiếng
Việt chiếm khoảng 33% tổng số từ và có một từ nhiều nghĩa nhất với 19
nghĩa, động từ có tỉ lệ từ đa nghĩa nhiều nhất (32%), sau đó đến danh từ
(23%) và tính từ (20%) [10, tr. 150] . Theo ông, trong các nghĩa của một từ đa
nghĩa, bao giờ cũng có một nghĩa cơ bản, các nghĩa khác là nghĩa phái sinh.
Việc xác định kết cấu nghĩa của từ cần phải tách ra các nghĩa khác nhau, làm
sáng tỏ các mối liên hệ, quy định lẫn nhau giữa các nghĩa đó. Khi so sánh kết
cấu ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa tƣơng ứng ở các ngôn ngữ khác nhau sẽ
làm sáng tỏ nhiều điều thú vị. Nguyễn Thiện Giáp (2010) đƣa ra ví dụ về so
sánh từ “đầu” trong tiếng Việt với từ “túo” trong tiếng Hán hiện đại và từ
“голова” trong tiếng Nga với kết quả là: kết cấu nghĩa của ba từ tƣơng đối
đồng nhất, hƣớng phái sinh gần nhƣ hoàn toàn giống nhau, sự khác biệt chỉ có
ở số lƣợng nghĩa cụ thể.
Từ đa nghĩa trong tiếng Anh (polysemy – the multiplicity of meanings
of words) là một hiện tƣợng phổ biến và đã đƣợc nghiên cứu từ lâu. Theo
thống kê của Byrd et. al. (1987), với khoảng 60,000 mục trong từ điển
Webster‟s Seventh Dictionary thì có 21,488 (tƣơng đƣơng với 40%) từ có từ
hai nghĩa trở lên. Phần lớn các từ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên đều là từ đa
30
nghĩa; ví dụ, động từ “run” có 29 nghĩa cơ bản trong từ điển Webster và đƣợc
chia thành xấp xỉ 125 nghĩa cụ thể. Qua các bài viết về từ đa nghĩa, Yael
Ravin & Claudia Leacock (2002) kết luận các vấn đề của từ đa nghĩa thƣờng
đƣợc quan tâm nhiều nhất và đồng thời cũng là mối quan tâm của các nhà
nghiên cứu và từ từ điển học là bản chất của từ đa nghĩa, mối quan hệ giữa
các nghĩa, cách thức của các nghĩa đƣợc trình bày trong từ điển, các quy luật
ảnh hƣởng tới các quan hệ này và cơ chế tạo ra nghĩa mới. Các từ đa nghĩa có
xu hƣớng tạo nghĩa mới phổ quát cho nhiều ngôn ngữ, có thể kể đến xu
hƣớng chuyển nghĩa sau: (1) nghĩa chỉ bộ phận cơ thể chuyển thành bộ phận
của vật thể (legs of a tables, veins of gold), (2) các nghĩa chỉ động vật chuyển
thành chỉ tính cách con ngƣời (shew, fox, quiet as a fish), (3) nghĩa chỉ không
gian chuyển thành chỉ thời gian (long, plural, short), (4) nghĩa thuộc không
gian chuyển thành âm thanh (melt, rush), (5) nghĩa chỉ âm thanh chuyển thành
màu sắc (loud, clashing, mellow), (6) nghĩa chỉ tính chất vật lí, hữu hình
chuyển thành chỉ tính chất vô hình, thuộc về cảm xúc, trí tuệ (crushed, yellow,
green with envy).
Hiện tượng chuyển trường
Một đơn vị từ vựng có thể có nhiều nghĩa, do đó một đơn vị từ vựng
cũng có thể thuộc nhiều trƣờng nghĩa. Điều này liên quan đến một hiện tƣợng
phổ biến, đó là chuyển trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa (hiện tƣợng chuyển
trƣờng). Theo định nghĩa của Đỗ Hữu Châu, hiện tƣợng chuyển trƣờng xảy ra
khi “một từ ngữ thuộc trƣờng ý niệm này đƣợc chuyển sang d ng cho các sự
vật thuộc một trƣờng ý niệm khác” [2, tr.168].
Hiện tƣợng chuyển nghĩa của một từ là cơ sở của hiện tƣợng chuyển
trƣờng của từ. Ban đầu khi xuất hiện, một từ chỉ có một nghĩa biểu vật, nhƣng
do nhu cầu giao tiếp, đơn vị từ đó có thêm nghĩa biểu vật mới, và đây là sự
chuyển biến nghĩa biểu vật của từ. Nghĩa biểu niệm có thể thay đổi khi nghĩa
biệt vật của từ thay đổi, và do đó khả năng biểu thái cũng của từ cũng có thể
thay đổi. Tuy nhiên, không phải mọi hiện tƣợng chuyển nghĩa đều dẫn đến
hiện tƣợng chuyển trƣờng của từ. Khi từ chuyển nghĩa, có nghĩa nội dung
31
biểu thị của từ thay đổi, từ chuyển sang một trƣờng nghĩa mới tƣơng ứng với
nội dung biểu đạt mới. Do đó, hiện tƣợng chuyển trƣờng bắt nguồn từ hiện
tƣợng chuyển nghĩa.
Ví dụ, từ “mũi” có nhiều nghĩa, sự chuyển nghĩa làm cho từ “mũi” thuộc
các trƣờng nghĩa khác nhau.
1. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt ngƣời và động vật có xƣơng sống, d ng
để thở và ngửi. (Từ thuộc trƣờng con ngƣời hoặc động vật)
2. Bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trƣớc của một số đồ vật. (Từ thuộc
trƣờng đồ vật)
3. Bộ phận lực lƣợng có nhiệm vụ tiến công theo một hƣớng nhất định.
(Từ thuộc trƣờng quân đội)
…
Việc chuyển trƣờng làm tăng tác dụng gợi hình ảnh của từ ngữ. Khi từ
ngữ đƣợc sử dụng đúng trƣờng ý niệm cơ bản, do sự trung hòa về đối lập ngữ
cảnh, chúng không gợi hình ảnh. Trong số các đơn vị từ đồng nghĩa bao giờ
cũng có thể chọn đƣợc các đơn vị từ thay thế thể hiện hình ảnh tốt hơn, từ loại
biệt hơn, để thay thế. Khi chuyển trƣờng, từ vẫn mang yếu tố vốn có ở trƣờng
ban đầu sang trƣờng mới. Ở ví dụ từ “mũi” ở trên, nét nghĩa về hình dáng và
vị trí trong trƣờng đầu tiên đƣợc giữ nguyên trong các trong các trƣờng còn
lại.
Khi hiện tƣợng chuyển trƣờng của một từ càng mới mẻ thì năng lực gợi
hình ảnh của từ càng cao, và ngƣợc lại, hiện tƣợng chuyển trƣờng càng
thƣờng xuyên thì năng lực gợi hình ảnh càng mờ. Hiện tƣợng chuyển trƣờng
giống nhƣ hình thức mƣợn đơn vị từ vựng của trƣờng này để gọi tên sự vật,
hiện tƣợng thuộc một trƣờng khác. Nhƣng sự vay mƣợn này có sự kết hợp của
giá trị khái quát hay biểu trƣng của nghĩa. Hiện tƣợng chuyển trƣờng từ vựng
- ngữ nghĩa làm cho việc sử dụng từ ngữ trở nên phong phú và đa dạng.
Nhà nghiên cứu của Đỗ Việt H ng (2009) đƣa ra mô hình giao thoa giữa
hai trƣờng, các từ ngữ trung tâm, các từ ngữ ngoại vi và các khả năng khác
của từ ngữ trong trƣờng và giữa các trƣờng. Hiện tƣợng chuyển trƣờng xảy ra
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...PinkHandmade
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...jackjohn45
 

What's hot (20)

Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà NẵngLuận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
Luận án: Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp ở Quảng Nam - Đà Nẵng
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAYLuận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
 
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOTLuận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
 
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOTLuận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
Luận văn: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu, HOT
 
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOTKính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữLuận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
 
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAYLuận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
 
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáoLuận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
Luận án: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo
 
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng ViệtLuận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ cơ khí trong tiếng Anh và tiếng Việt
 
luan van thac si a study on translation of movie titles from english into vie...
luan van thac si a study on translation of movie titles from english into vie...luan van thac si a study on translation of movie titles from english into vie...
luan van thac si a study on translation of movie titles from english into vie...
 
Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học
Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu họcNghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học
Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán, HAY - Gửi m...
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán, HAY - Gửi m...Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán, HAY - Gửi m...
Đề tài: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty chứng khoán, HAY - Gửi m...
 
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
 

Similar to Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdf
Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdfỨng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdf
Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdfHanaTiti
 
Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuminhhdthvn
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...luanvantrust
 
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân HàngLuận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viênĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viênLuận Văn 1800
 
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.ssuser499fca
 

Similar to Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Ý niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng anh và tiếng việt
Ý niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng anh và tiếng việtÝ niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng anh và tiếng việt
Ý niệm về thị trường chứng khoán trong tiếng anh và tiếng việt
 
Đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việt
Đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việtĐặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việt
Đặc điểm tiếng anh chuyên ngành dược học đối chiếu với tiếng việt
 
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAYPhân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
Phân tích câu về cú pháp dựa vào thuộc tính kết trị của từ, HAY
 
Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdf
Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdfỨng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdf
Ứng dụng các yếu tố con người vào trong tổ chức HCI.pdf
 
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người ViệtLuận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
 
Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu
 
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
 
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAYKính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân HàngLuận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
 
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
 
Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và Anh
Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và AnhĐối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và Anh
Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và Anh
 
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAYLuận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
Luận án: Mạch lạc trong văn bản nghị luận tiếng Việt, HAY
 
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tưLuận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
Luận án: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư
 
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viênĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
 
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HẢI BÌNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------- TRẦN THỊ HẢI BÌNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang HÀ NỘI – 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Tác giả luận án Trần Thị Hải Bình
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................1 3. Đối tƣợng , phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu nghiên cứu ................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................3 5. Cái mới của luận án..................................................................................4 6. Ý nghĩa khoa học của luận án..................................................................4 7. Bố cục luận án..........................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT...........................................................................................................6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và trƣờng thị giác.............................................................................................. 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và trƣờng thị giác.............................................................................................. 9 1.2. Cơ sở lý thuyết.........................................................................................13 1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa.............13 1.2.2. Lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ .........32 1.3. Thị giác và trƣờng từ vựng chỉ thị giác.................................................38 1.3.1. Thị giác.............................................................................................38 1.3.2. Khái niệm trƣờng thị giác ................................................................40 1.3.3. Các từ ngữ trong trƣờng thị giác......................................................41 1.4. Tiểu kết.....................................................................................................43 CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG-NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH...................................................................................................44
  • 5. 2.1. Giới hạn nghiên cứu và khảo sát ...........................................................44 2.2. Đối chiếu về từ vựng các từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh............................................................................................46 2.2.1. Nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của thị giác.....................46 2.2.2. Nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác ...................................48 2.2.3. Nhóm từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác ................................51 2.3. Đối chiếu ngữ nghĩa của nhóm từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh............................................................................................53 2.3.1. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh .....................55 2.3.2. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh...............................................63 2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh...............................................89 2.4. Tiểu kết...................................................................................................109 CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC THAM GIA VÀO TẠO THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH.................................................................................................111 3.1. Giới hạn nghiên cứu..............................................................................111 3.1.1. Một số quan niệm về thành ngữ....................................................111 3.1.2. Giới hạn ngữ liệu nghiên cứu và cách thức tiến hành ...................116 3.2. Đối chiếu các từ ngữ thuộc trƣờng thị giác tham gia vào tạo thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh ..............................................................117 3.2.1. Số lƣợng chung về thành ngữ và tần số xuất hiện của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh...............117 3.2.2. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh...........................................................119 3.2.3. Nhận xét .........................................................................................122
  • 6. 3.3. Đối chiếu phạm vi thể hiện của các thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh.................................126 3.3.2. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác thể hiện phạm vi vẻ bề ngoài của con ngƣời............................................127 3.3.3. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác thể hiện phạm vi tâm trạng, cảm xúc.......................................................133 3.4. Tiểu kết...................................................................................................144 KẾT LUẬN...................................................................................................147 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. BẢNG QUY ƢỚC CÁCH VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHSP Đại học Sƣ phạm ĐH&THCN Đại học và Trung học Chuyên nghiệp HV Học viện KHXH Khoa học Xã hội Nxb Nhà xuất bản Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh CUP Cambridge University Press OUP Oxford University Press
  • 8. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2. 1. Danh từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác...... 46 Bảng 2. 2. Động từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh................................................................................................. 49 Bảng 2. 3. Tính từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh................................................................................................. 52 Bảng 2. 4. Từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh........................................................................... 55 Bảng 2. 5. Từ chỉ cơ quan thị giác, bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh .................................................................. 60 Bảng 2. 6. Từ chỉ cơ quan thị giác, bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa phái sinh .................................................................. 63 Bảng 2. 7. Nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh................................................................................................. 65 Bảng 2. 8. Các từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh ................................... 77 Bảng 2. 9. Các từ chỉ hoạt động của thị giác tiếng Anh và nghĩa phái sinh... 86 Bảng 2. 10 Từ chỉ đặc điểm liên quan đến cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................................... 89 Bảng 2. 11. Từ mô tả hình dạng/kích cỡ của mắt trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh .................................................................................................. 91 Bảng 2. 12. Từ mô tả hình dạng/kích cỡ của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa phái sinh............................................................................ 93 Bảng 2. 13. Từ mô tả đặc điểm màu sắc của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh............................................................................ 97 Bảng 2. 14. Từ chỉ màu sắc của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa phái sinh ................................................................................................ 101
  • 9. Bảng 2. 15. Từ mô tả trạng thái của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và nghĩa phái sinh ...................................................................................... 105 Bảng 2. 16. Từ mô tả trạng thái của cơ quan thị giác trong tiếng Anh và nghĩa phái sinh ...................................................................................... 107 Bảng 3. 1. Các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh............................................................................................... 116 Bảng 3. 2. Số lần xuất hiện và tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Việt.................................. 118 Bảng 3. 3. Số lần xuất hiện và tần số xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ tiếng Anh.................................. 118 Bảng 3. 4. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt ........................................................................ 119 Bảng 3. 5. Số lƣợng thành ngữ đƣợc phân loại theo từ ngữ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh ........................................................................ 120 Bảng 3. 6. So sánh số lần xuất hiện trong thành ngữ và số thành ngữ có chứa đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt .......................... 121 Bảng 3. 7. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi vẻ bề ngoài trong tiếng Việt ............... 127 Bảng 3. 8. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi vẻ bề ngoài với nghĩa biểu thái khác nhau trong tiếng Việt............................................................................. 128 Bảng 3. 9. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Việt... 133 Bảng 3. 10. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc với nghĩa biểu thái khác nhau trong tiếng Việt............................................................. 134 Bảng 3. 11. Thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác biểu thị tâm trạng, cảm xúc khác nhau trong tiếng Việt............................... 137
  • 10. Bảng 3. 12. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Anh... 139 Bảng 3. 13. Số lần xuất hiện của các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong thành ngữ thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc với nghĩa biểu thái khác nhau trong tiếng Anh............................................................. 140 Bảng 3. 14. Thành ngữ có chứa đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác biểu thị tâm trạng, cảm xúc khác nhau trong tiếng Anh............................... 142
  • 11. DANH MỤC PHỤ LỤC Trang PHỤ LỤC 1. DANH TỪ CHỈ THỊ GIÁC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT .............................................................................................Pl.1 PHỤ LỤC 2. DANH TỪ CHỈ THỊ GIÁC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH..............................................................................................Pl.3 PHỤ LỤC 3. ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT.Pl.5 PHỤ LỤC 4. ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH .Pl.8 PHỤ LỤC 5. TÍNH TỪ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT..........................................................................................................Pl.13 PHỤ LỤC 6. TÍNH TỪ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH ..........................................................................................................Pl.17 PHỤ LỤC 7. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT.........................................................................Pl.20 PHỤ LỤC 8. THÀNH NGỮ CHỨA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG ANH .........................................................................Pl.30 PHỤ LỤC 9. THÀNH NGỮ MÔ TẢ VẺ BỀ NGOÀI TRONG TIẾNG VIỆT..............Pl.36 PHỤ LỤC 10. THÀNH NGỮ MÔTẢTÂM TRẠNG,CẢM XÚC TRONGTIẾNGVIỆT..Pl.37 PHỤ LỤC 11. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÍNH CÁCH TRONG TIẾNG VIỆT ...............Pl.39 PHỤ LỤC 12. THÀNH NGỮ MÔ TẢ CÁCH ỨNG XỬ TRONG TIẾNG VIỆT.........Pl.40 PHỤ LỤC 13. THÀNH NGỮ THUỘC PHẠM VI KHÁC TRONG TIẾNG VIỆT.......Pl.41 PHỤ LỤC 14. THÀNH NGỮ MÔ TẢ TÂM TRẠNG, CẢM XÚC TRONG TIẾNG ANH.Pl.42
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trƣờng từ vựng ngữ nghĩa không phải là vấn đề mới mẻ trong lí thuyết ngôn ngữ học. Các vấn đề của trƣờng từ vựng ngữ nghĩa đƣợc nghiên cứu từ lâu, mang tính truyền thống và vì thế đã có rất nhiều nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa đƣợc thực hiện, trong đó có các nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ và nghiên cứu theo hƣớng đối chiếu. Việc nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa theo hƣớng đối chiếu giúp phát hiện những đặc điểm giống nhau và khác nhau, nhất là những điểm khác nhau; từ đó chỉ ra đƣợc những đặc trƣng tƣ duy –văn hóa dân tộc. Với nhu cầu học tiếng Anh và tìm hiểu văn hóa của các nƣớc nói tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay, nhiều nghiên cứu đối chiếu trƣờng từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh đã đƣợc thực hiện. Khảo sát các từ chỉ cơ quan cảm giác của con ngƣời nhƣ thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác cho thấy số lƣợng các từ liên quan tới cơ quan thị giác của con ngƣời có số lƣợng nhiều và có ý nghĩa đa dạng hơn cả. Chỉ riêng về động từ, nghiên cứu của Hoàng Thị Hòa (2014) đã cho thấy số lƣợng động từ thị giác nhiều hơn số lƣợng các động từ tri giác khác. Ngoài chức năng là cơ quan thị giác, đôi mắt của con ngƣời còn có thể thực hiện nhiều hoạt động khác liên quan đến phản xạ và biểu cảm nên các đơn vị từ vựng chỉ cơ quan thị giác đƣợc sử dụng một cách phong phú. Tuy nhiên cho đến nay, chƣa có những nghiên cứu đối chiếu chuyên sâu về nhóm từ này trong tiếng Việt và tiếng Anh. Vì vậy, chúng tôi đã lấy các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác để nghiên cứu nhằm chỉ ra các đặc điểm tƣ duy văn hóa dân tộc của ngƣời Việt và ngƣời Anh, đồng thời tìm hiểu sự phát triển các nghĩa mới và tham gia vào tạo các tổ hợp từ, thành ngữ dựa theo mối tƣ duy liên tƣởng của mỗi dân tộc khi nghiên cứu nhóm từ này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu, khảo sát các đơn vị thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua đó, luận án góp phần làm sáng tỏ lí thuyết về từ vựng ngữ nghĩa và đối chiếu ngôn ngữ. Cụ thể trong
  • 13. 2 luận án này là: chỉ ra đặc điểm nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác, hoạt động của cơ quan thị giác, đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh; từ đó làm sáng tỏ sự phát triển nghĩa của nhóm từ này cũng nhƣ khả năng kết hợp của chúng theo tƣ duy liên tƣởng của mỗi dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nhƣ trên nên nhiệm vụ đặt ra cho luận án là: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. - Xác lập nhóm từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh; đồng thời chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. - Khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh; chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. - Khảo sát khả năng tham gia vào thành ngữ với tƣ cách là yếu tố cấu tạo của các từ ngữ chỉ cơ quan thị giác của ngƣời trong tiếng Việt và tiếng Anh; chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt của chúng giữa hai ngôn ngữ. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với nhiệm vụ đặt ra của đề tài, nhóm từ thuộc trƣờng thị giác đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Với đối tƣợng nghiên cứu là đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi nghiên cứu cấu trúc nghĩa của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt, phƣơng thức chuyển nghĩa, chuyển trƣờng; phát hiện các đặc điểm điển hình, đặc trƣng của nhóm từ này, đồng thời nghiên cứu các đơn vị từ trong các tổ hợp từ, cụm từ cố định là thành ngữ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong Việt và tiếng Anh. Do số lƣợng từ thuộc trƣờng thị giác khá lớn, trong giới hạn của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu 24 đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt, từ đó nghiên cứu so sánh – đối chiếu sang nhóm từ tƣơng ứng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh.
  • 14. 3 3.3. Nguồn tư liệu nghiên cứu Nguồn tƣ liệu của luận án là nhóm từ thuộc trƣờng thị giác đƣợc khảo sát và nghiên cứu chủ yếu dựa trên các từ điển tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Việt – Anh, Anh –Việt, từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh của các nhà xuất bản có uy tín. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án này sử một số phƣơng pháp và thủ pháp chủ yếu nhƣ: Phƣơng pháp phân tích thành tố nghĩa; phƣơng pháp của ngôn ngữ học đối chiếu c ng các phƣơng pháp thống kê, miêu tả. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa Phƣơng pháp này giúp cho việc phân chia trƣờng nghĩa thành các tiểu trƣờng và nhóm từ, phân tích các hƣớng chuyển nghĩa của các đơn vị từ trong trƣờng nghĩa thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh. Phương pháp miêu tả Dựa trên nguồn ngữ liệu đã thu thập, các đặc điểm ngữ nghĩa của trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh đƣợc miêu tả và phân tích Phương pháp so sánh, đối chiếu Luận án sử dụng phƣơng pháp so sánh và đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt về số lƣợng từ, phạm vi biểu thị giữa các tiểu trƣờng và các nhóm từ giữa tiếng Việt và tiếng Anh; góp thêm phần khẳng định đặc trƣng văn hóa của ngƣời Việt và ngƣời Anh qua việc sử dụng các từ trong trƣờng thị giác. Thủ pháp thống kê Thủ pháp thống kê đƣợc sử dụng trong luận án nhằm xác định số lƣợng và tần số xuất hiện của các từ trong trƣờng nghĩa, thành ngữ, từ có thể so sánh sự khác biệt về số lƣợng và đặc trƣng dân tộc. Việc thống kê các nghĩa chuyển của các đơn vị từ cũng làm cơ sở cho các nhận định về đặc trƣng văn hóa, ngôn ngữ và tƣ duy của ngƣời Việt và ngƣời Anh. Ngoài các phƣơng pháp trên, luận án còn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ khác nhƣ: phƣơng pháp phân tích ngữ cảnh, phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp… để giải quyết các vấn đề cụ thể.
  • 15. 4 5. Cái mới của luận án Đây là luận án nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Anh và tiếng Việt, gồm các từ loại: danh từ, động từ và tính từ. Luận án đã chỉ ra đƣợc sự giống nhau và khác nhau trong đặc điểm cấu tạo và phƣơng thức chuyển nghĩa của các từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh. Luận án đồng thời cũng nghiên cứu ngữ nghĩa của nhóm từ này trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để thấy đƣợc sự tƣơng đồng và khác biệt trong tƣ duy, văn hóa của hai dân tộc. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án nghiên cứu chi tiết và có hệ thống về trƣờng thị giác trong tiếng Việt bằng các phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ học và ngôn ngữ - văn hóa học. Kết quả của luận án sẽ làm sáng tỏ một phần lý thuyết về trƣờng nghĩa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Đồng thời, luận án cũng có đóng góp về cơ sở lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn cho các nghiên cứu về trƣờng nghĩa nói chung và trƣờng nghĩa tiếng Việt nói riêng có đối chiếu so sánh với tiếng Anh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với nhu cầu học tiếng Anh hiện nay ở Việt Nam và nhu cầu học tiếng Việt trên thế giới, kết quả của luận án sẽ giúp việc học, và dạy các từ thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh thêm hiệu quả. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể d ng nhƣ một tài liệu hỗ trợ công tác biên soạn từ điển. 7. Bố cục luận án Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chƣơng này chúng tôi đề cập đến một số vấn đề lý luận chung về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa, một số vấn đề liên quan đến đối chiếu đơn vị từ vựng, trƣờng thị giác và các vấn đề đối chiếu các từ ngữ trong trƣờng thị giác.
  • 16. 5 Lịch sử phát triển và quan niệm về các vấn đề đƣợc chỉ ra trong chƣơng này. Đồng thời, các nghiên cứu về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa, nghiên cứu so sánh – đối chiếu về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa trên thế giới và tại Việt nam cũng đƣợc đề cập tới; và c ng với lý thuyết đã đã đƣợc đƣa ra, trở thành cơ sở cho nghiên cứu của luận án. Chƣơng 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Dựa vào cơ sở lý luận và kết quả của các nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc đề cập đến ở Chƣơng 1, chúng tôi xác lập các tiểu trƣờng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt gồm: nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác, nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác và nhóm từ chỉ đặc điểm liên quan đến cơ quan thị giác (nhóm từ mô tả hình dạng, kích cỡ của mắt, nhóm từ mô tả màu sắc của mắt và nhóm từ mô tả trạng thái của mắt), từ đó xác định các đơn vị từ tƣơng đƣơng trong tiếng Anh. Dựa vào từ điển, cấu trúc nghĩa và các kết hợp tổ hợp từ của các đơn vị từ trong tiếng Việt đƣợc khảo sát và nghiên cứu, sau đó đối chiếu với tiếng Anh để tìm ra các điểm tƣơng đồng và khác biệt. Nhờ vào các điểm tƣơng đồng và khác biệt này, các đặc trƣng trong tƣ duy, của văn hóa của hai dân tộc đƣợc chỉ ra. Chƣơng 3. ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC THAM GIA VÀO TẠO THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Dựa vào các cuốn từ điển thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi xây dựng ngữ liệu gồm các thành ngữ có chứa các đơn vị từ vựng thuộc trƣờng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh (137 thành ngữ tiếng Việt, 134 thành ngữ tiếng Anh). Việc đối chiếu tần số xuất hiện của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác trong các thành ngữ, trong phạm vi thể hiện của các thành ngữ và sự kết hợp của các đơn vị từ thuộc trƣờng thị giác với các thành tố khác trong các thành ngữ thuộc các phạm vi nghiên cứu đã làm nổi bật đặc trƣng văn hóa dân tộc.
  • 17. 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về trường từ vựng ngữ nghĩa và trường thị giác Nhiều nghiên cứu về trƣờng nghĩa đã đƣợc thực hiện trên thế giới, vận dụng lí thuyết về trƣờng nghĩa. A. Lehrer và L.P. Battan (1945) nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa chỉ động vật và phƣơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ thông dụng (conventionalized animal metaphors). Theo các tác giả, nghiên cứu trƣờng nghĩa chỉ động vật sẽ thấy đƣợc rõ nhất sự ảnh hƣởng trong chuyển nghĩa của từ này ảnh hƣởng đến từ còn lại trong trƣờng. Ngữ liệu của nghiên cứu là các đơn vị từ chỉ động vật đƣợc lấy trong các cuốn từ điển American Heritage Dictionary và Oxford English Dictionary. Các đơn vị từ đƣợc chia thành các tiểu trƣờng và các nghĩa chuyển tƣơng ứng (ví dụ nhƣ: Chim chóc – Sự ngốc nghếch (Bird – Foolishness), Snake – Treachery (Rắn – Sự phản bội), Động vật linh trưởng – Sự hung ác (Primate – Brutishness), ...) để nghiên cứu sự phát triển của nghĩa theo lịch sử. Với mục đích nghiên cứu các cặp từ đồng nghĩa và mối liên hệ với cú pháp, Li-li Chang, Keh-jiann Chen, Chu-Ren Huang (1999) nghiên cứu trƣờng từ vựng các động từ chỉ cảm xúc trong tiếng Trung Quốc phổ thông (Mandarin Verbs of Emotion). Lấy 7 loại động từ cảm xúc làm gốc: vui, nản, buồn, tiếc, giận, sợ hãi và lo lắng (happy, depressed, sad, regret, angry, afraid và worried), các tác giả tìm tất cả các từ trong tiếng Trung Quốc phổ thông có nghĩa tƣơng đồng, sau đó đặt các từ trong các kết hợp cụm từ, câu để tìm ra đặc điểm cú pháp chung của nhóm từ. Theo hƣớng áp dụng trƣờng từ vựng ngữ nghĩa vào thực tiễn, Chunming Gao và Bin Xu (2013), sau khi dựa vào lí thuyết về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa, đã tập trung vào các cụm từ, các từ đồng nghĩa và trái nghĩa, từ đó
  • 18. 7 đề xuất phƣơng pháp giảng dạy từ vựng tiếng Anh một cách hệ thống và hiệu quả áp dụng các nhóm từ này. Hƣớng nghiên cứu tƣơng tự cũng đã đƣợc Ali Nasser Harb Mansouri (1985) (Semantic field theory and the teaching of English vocabulary, with special reference to Iraqui secondary school), Guo Changhong (2010) (Application of the semantic field theory in college English Vocabulary Instruction) và nhiều nhà nghiên cứu khác áp dụng. So sánh trƣờng từ vựng của hai hoặc nhiều ngôn ngữ đã cho nhiều kết quả có ý nghĩa lí luận cũng nhƣ thực tiễn, Ali Mansouri (2007) tìm cách giải quyết vấn đề trong dịch thuật bằng cách lấp khoảng trống trong trƣờng nghĩa của hai ngôn ngữ: tiếng Ả-rập và tiếng Anh. Tác giả đề xuất phân tích các thành phần cấu thành của trƣờng nghĩa và của từ thuộc về để thấy đƣợc rõ ràng khác biệt của một từ tƣởng nhƣ tƣơng đồng nhƣng lại không tƣơng đồng trong hai ngôn ngữ. Không chỉ so sánh hai ngôn ngữ, ngôn ngữ học so sánh đối chiếu còn cho phép so sánh đối chiếu nhiều đến năm ngôn ngữ nhƣ nghiên cứu của Mary K. Bolin (2015). Tác giả đã nghiên cứu so sánh đối chiếu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa chỉ thái độ (grace) trong các ngôn ngữ Anh, Đức, Do Thái, Hy Lạp và Latin (English, German, Hebrew, Greek, và Latin) với nguồn dữ liệu đƣợc lấy các cuốn kinh thánh. Số lƣợng từ thuộc trƣờng đƣợc nghiên cứu là 9 từ (trong tiếng Anh gồm: grace, mercy, kindness, favour, compassion and pity, lovingkindness, goodness và thanks). Sau khi xác định trƣờng ngữ nghĩa tƣơng ứng trong các ngôn ngữ đƣợc đối chiếu, tác giả đã nhận xét về sự tƣơng đồng và khác biệt trong nét nghĩa của các từ, các tần số xuất hiện của các từ trong kinh thánh, phân tích sự phát triển nghĩa, đối chiếu, so sánh nét nghĩa của từng theo từng cặp ngôn ngữ. Kết quả của nghiên cứu so sánh – đối chiếu trƣờng từ vựng của hai ngôn ngữ làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong tƣ duy của hai dân tộc. Trong nghiên cứu của mình về so sánh trƣờng từ vựng, Asifa Majid (2009) đã đƣa ra các dẫn chứng khoa học về hai trƣờng từ vựng ngữ nghĩa: trƣờng nhận thức và trƣờng cơ thể để minh chứng cho sự tƣơng đồng và khác biệt của các ngôn ngữ trong hai trƣờng này. Chẳng hạn,
  • 19. 8 tác giả đã dẫn nghiên cứu của Burenhult (2006) cho thấy trong tiếng Jahai, không có từ tƣơng ứng với bộ phận đầu (head), từ gần nghĩa nhất với đầu là từ kuy – từ này tƣơng ứng với phần của đầu đƣợc bao phủ bởi tóc (da đầu) (part of the head that is covered in hair (i.e., „scalp‟)) và điều ngạc nhiên hơn nữa là trong tiếng Jahai không có từ tƣơng ứng với từ mặt (face). Ngoài việc dựa vào các lớp nghĩa của từ có trong từ điển, trong nghiên cứu trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa mắt trong tiếng Anh hiện đại và tiếng Uzbekistan (lexico-semantic field eye in modern English and Uzbek) [98], tác giả Sherali Shokirov (2017) còn quan tâm đến chức năng cấu tạo của các từ liên quan đến từ mắt trong tiếng Anh và tiếng Uzbekistan. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã dựa vào từ điển để xác định nghĩa và nghĩa chuyển của các từ này trong hai ngôn ngữ, sau đó chia trƣờng “mắt” làm 8 nhóm để so sánh. Tác giả đã tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghĩa chuyển, trong nghĩa của từ thuộc trƣờng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Uzbekistan khi kết hợp tạo từ. Do tập trung vào chức năng của từ, nên nghiên cứu còn chỉ ra điểm giống và khác biệt trong cấu trúc cụm từ và câu có từ chứa từ “mắt”. Ngữ liệu của ngôn ngữ học đối chiếu khá đa dạng, với mục đích nghiên cứu so sánh – đối chiếu trƣờng nghĩa của LOVE và ÄLSKA (tình yêu) trong tiếng Anh và tiếng Thụy Điển, Jansson Kajsa (2017) đã sử dụng từ điển Oxford Thesaurus (1991) và Nordstedts Svenska Synonymordbok (2009) để tìm từ đồng nghĩa với từ LOVE và ÄLSKA, sau đó tìm và liệt kê tất cả các từ này trong các cuốn truyện song ngữ Anh – Thụy Điển. Tác giả đã so sánh tìm ra sự khác biệt và tƣơng đồng về tần số xuất hiện của các từ loại thuộc trƣờng nghĩa và về nghĩa của từ trong ngôn ngữ gốc và từ đƣợc dịch sang ngôn ngữ đích,.. Nghiên cứu đã cho thấy ngƣời Anh d ng động từ thuộc trƣờng nghĩa “tình yêu” thƣờng xuyên hơn và với nghĩa rộng hơn ngƣời Thụy Điển, từ đó tác giả đƣa ra các đề xuất về dịch thuật để chuyển tải đƣợc thông điệp chính xác hơn khi dịch các đơn vị thuộc trƣờng nghĩa nghiên cứu. Ngoài các nghiên cứu kế trên còn có rất nhiều các nghiên cứu về trƣờng từ vụng ngữ nghĩa khác đã đƣợc thực hiện nhƣ: Ricardo Mairal Usón (1990)
  • 20. 9 nghiên cứu về trƣờng nghĩa chỉ ánh sáng và bóng tối trong thơ tiếng Tây Ban Nha; Zhou và Weijie (2001) nghiên cứu trƣờng nghĩa trong tiếng Anh; Clark E. V. (1972) nghiên cứu về sự thụ đắc từ trái nghĩa của trẻ em trong hai trƣờng nghĩa liên quan đến chiều và không gian (dimensional and spatio- temporal terms) [63] , ...Tuy chƣa tìm thấy nhiều nghiên cứu về trƣờng thị giác, nhƣng các nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa nói chung trên thế giới có nhiều ý nghĩa về về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa là phổ biến và đƣợc triển khai với các ngôn ngữ khác nhau với các phƣơng pháp khác nhau, kết quả của nghiên cứu không chỉ đóng góp về mặt lí luận mà trong nhiều lĩnh vực thực tiễn nhƣ: biên soạn từ điển, dạy ngoại ngữ, công tác dịch thuật, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, … 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về trường từ vựng ngữ nghĩa và trường thị giác Nhiều nghiên cứu trƣờng nghĩa đƣợc thực hiện ở Việt Nam, sử dụng các phƣơng pháp khác nhau và có nhiều đóng góp về lí luận cũng nhƣ thực tiễn về ngôn ngữ học đối chiếu và trƣờng nghĩa. Một mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của trƣờng tên gọi động vật trong tiếng Việt và tiếng Nga đã đƣợc Nguyễn Thúy Khanh (1996) xây dựng theo cách phân tích nghĩa vị, tuân theo nguyên tắc cấu trúc ngữ nghĩa từ theo kiểu cấu trúc hạt nhân nguyên tử: Phân tích các thành tố để xác định các thành tố/nét nghĩa trung tâm và các thành tố/nét nghĩa ngoại vi _ giống nhƣ cấu tạo của hạt nhân nguyên tử: có hạt nhân (ứng với nét nghĩa trung tâm/nét nghĩa hạt nhân) với các điện tử bao quanh (ứng với các nét nghĩa ngoại vi) (áp dụng định nghĩa của Steronhin. I. A.). Để phân tích các thành tố này thì cần phải tách các nghĩa vị (phản ánh các đặc trƣng cụ thể của hiện tƣợng đƣợc từ biểu thị) từ trong thành phần ý nghĩa của từ vựng. Các thành tố của các định nghĩa của từ trong từ điển giải thích tiếng Việt và tiếng Nga đƣợc sử dụng và phân tích để phân tách ra các nghĩa vị. Do các định nghĩa của các từ trong từ điển giải thích đƣợc trình bày áp dụng tƣờng giải nghĩa theo lối miêu tả nên nghiên cứu sử dụng một số lƣợng các tên gọi của các bộ phận cơ thể từ trong các cuốn từ
  • 21. 10 điển tiếng Việt và tiếng Nga để phân tích. Sau khi tìm đƣợc khoảng cách của mỗi nghĩa vị tới hạt nhân của cấu trúc nghĩa toàn trƣờng, tác giả đã xác định đƣợc sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể diễn ra trên cơ sở của các nghĩa vị nào, các từ nào nằm ở hạt nhân, các từ nào nằm ở ngoại vi của trƣờng. Dựa trên sự tƣơng đồng giữa sự lặp đi lặp lại của một từ trong văn bản và sự lặp đi lặp lại của một quy luật chuyển nghĩa trong một trƣờng từ vựng-ngữ nghĩa, ứng dụng công thức tính toán của ngôn ngữ học thống kê vào nghiên cứu quy luật chuyển nghĩa, nhà nghiên cứu đã rút ra nhận xét về độ phong phú quy luật chuyển nghĩa, độ phân tán quy luật chuyển nghĩa, độ tập trung của các quy luật chuyển nghĩa và hệ số tƣơng quan giữa hai danh sách quy luật chuyển nghĩa của tiếng Việt và tiếng Nga. Với phƣơng pháp này, Cao Thị Thu (1996) đã thực hiện các nghiên cứu khác với trƣờng tên gọi của cây, trƣờng tên gọi động vật. Điều quan trọng là kết quả của các nghiên cứu này minh chứng: cấu trúc nghĩa của trƣờng từ vựng phản ánh tƣơng đối chính xác đặc điểm tri nhận của ngƣời bản ngữ đối với khúc đoạn của thế giới khách quan đƣợc trƣờng từ vựng này biểu thị [49]. Ví dụ nhƣ định nghĩa tên gọi thực vật, các bộ phận thân, lá, quả đƣợc ngƣời Việt liên tƣởng / nghĩ đến trƣớc tiên nhiều nhất, sau đó mới đến các bộ phận khác nhƣ: hoa, rễ, hạt, … điều này có thể là do các bộ phận thân, lá, quả nói chung có vai trò quan trọng và hữu ích lớn hơn nhiều so với các bộ phận còn lại của thực vật trong đời sống văn hóa vật chất của ngƣời Việt. Hay việc xem xét và so sánh trƣờng chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Nga cho kết quả là các đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở để định danh con vật tr ng khớp, đáng kể với đặc trƣng khu biệt (hay còn gọi là các nghĩa vị) trong cấu trúc ngữ nghĩa của trƣờng tên gọi động vật. Lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ đối tƣợng để đối chiếu sang tiếng Việt, Hoàng Thị Hòa (2007) nghiên cứu lớp động từ tri giác trong tiếng Anh có liên hệ tiếng Việt. Luận án đã khảo sát và thống kê trên cơ sở của ngôn ngữ học chức năng các kết cấu ngữ pháp của các động từ tri giác, và dựa vào các kết cấu này để so sánh, đối chiếu sang tiếng Việt; đồng thời khai thác trên cơ sở lí
  • 22. 11 thuyết của ngôn ngữ học Tri nhận để giải thích các hiện tƣợng chuyển nghĩa: đa nghĩa (chủ yếu đƣợc tạo thành thông qua ẩn dụ nghiệm thân) và chuyển loại của từ (chuyển loại từ và chuyển loại do ngữ pháp hóa) của một số động từ tri giác tiêu biểu trong tiếng Anh và tiếng Việt. Khác với phƣơng pháp nghiên cứu trên, Đỗ Minh H ng (2009) trong nghiên cứu về động từ chỉ hoạt động thị giác trong tiếng Anh và tiếng Việt đã lập bảng đối chiếu các nét nghĩa của các động từ dựa vào hai cuốn từ điển: Từ điển tiếng Việt [29] và từ điển tiếng Anh Oxford Advanced Learner‟s Dictionary [74], từ đó nêu ra các thuận lợi và khó khăn cho ngƣời Việt khi học sử dụng các từ này. Việc lập bảng đối chiếu các nét nghĩa đã giúp cho quá trình phân tích, so sánh các nét nghĩa của các cặp động từ đƣợc chuyển dịch trở nên rõ ràng hơn, từ đó dễ dàng nhận ra sự tƣơng đồng cũng nhƣ dị biệt của các cặp từ. Với thủ pháp phân tích nghĩa tố, Trần Thị Hƣờng (2009) nghiên cứu nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con ngƣời trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Trong giới hạn của nghiên cứu, tác giả tập trung vào 12 từ vị biểu thị hoạt động thị giác và các đơn vị từ vựng phái sinh. Ví dụ, vị từ nhìn có các đơn vị phái sinh nhƣ: nhìn âu yếm, nhìn hau háu, nhìn soi mói, …Nghiên cứu so sánh số lƣợng từ, số lƣợng nghĩa tố của mỗi từ trong trƣờng và các đơn vị phái sinh, từ đó tìm ra đặc điểm khác biệt và tƣơng đồng trong nhóm từ chỉ hoạt động thị giác của con ngƣời trong tiếng Việt và tiếng Pháp. Trong khi đó, nghiên cứu trƣờng từ vựng thị giác trong truyện Kiều, Nguyễn Thị Hƣởng (2011) đã chia trƣờng từ vựng thị giác ra làm 3 tiểu trƣờng: (1) Danh từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác, (2) Động từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác và (3) Tính từ chỉ năng lực cảm nhận của cơ quan thị giác. Tác giả trƣớc hết đã nghiên cứu tần số xuất hiện của các đơn vị thuộc trƣờng thị giác trong truyện Kiều, từ đó nghiên cứu về sự chuyển trƣờng của các đơn vị từ tiêu biểu từ trƣờng thị giác sang trƣờng nghĩa tâm lí – tình cảm và trƣờng nhận biết.
  • 23. 12 Theo cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng, Lại Thị Phƣơng Thảo (2016) đã tiến hành đối chiếu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp trong câu, động từ trải nghiệm trong nghiên cứu đƣợc phân loại và nghiên cứu ở bốn tiểu lớp nhƣ sau: động từ tri giác (perception verbs), động từ tri nhận (cognition verbs), động từ tình cảm (emotion verbs), và động từ mong muốn (volition verbs). Không nghiên cứu các nét nghĩa của từng lớp động từ hay nhóm động từ, luận án nghiên cứu mỗi tiểu lớp động từ trải nghiệm trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu trên bình diện ngữ nghĩa theo hƣớng ngữ pháp chức năng. Còn nhiều các nghiên cứu so sánh đối chiếu trƣờng từ vựng tiếng Việt và một ngôn ngữ khác đã đƣợc thực hiện nhƣ: Lê Thị Lệ Thanh (2001) “Trƣờng từ vựng ngữ nghĩa của các từ biểu thị thời gian của tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Đức”, Nguyễn Thị Bảo (2003) “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt có so sánh với thành ngữ tiếng Anh”, Nguyễn Minh (2006) “Đối sánh nhóm động từ di chuyển trong tiếng Việt và tiếng Anh”, ... Sự phong phú và đa dạng của các nghiên cứu về trƣờng nghĩa ở Việt Nam đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau này về trƣờng nghĩa trong tiếng Việt, về so sánh-đối chiếu trƣờng nghĩa trong tiếng Việt và ngôn ngữ khác. Nhận xét Tổng quan các nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa nói chung và trƣờng thị giác nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam đã giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về nghiên cứu trƣờng từ vựng ngữ nghĩa và trƣờng thị giác. Nghiên cứu về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa trƣớc hết là nghiên cứu về các đơn vị từ thuộc trƣờng. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng nghĩa t y thuộc vào mục đích của nghiên cứu; có nghiên cứu trƣờng nghĩa kết hợp với cấu trúc ngữ pháp, hoặc với cấu trúc từ, với ngữ âm học; có nghiên cứu theo hƣớng truyền thống, hay tri nhận,…D phƣơng pháp khác nhau, nhƣng trƣờng từ vựng ngữ nghĩa trong các nghiên cứu thƣờng đƣợc chia thành các tiểu trƣờng để công tác khảo sát các đơn vị đƣợc chi tiết. Nguồn ngữ liệu cho nghiên cứu trƣờng
  • 24. 13 nghĩa cũng đa dạng, phần lớn các nghiên cứu lấy ngữ liệu từ các từ điển, một số lấy ngữ liệu từ văn học. Nghiên cứu so sánh đối chiếu trƣờng nghĩa khá phổ biến ở trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Việc đối chiếu trƣờng nghĩa của làm sáng tỏ sự khác biệt và tƣơng đồng của các đơn vị từ trong trƣờng nghĩa của ngôn ngữ khác nhau, giúp giải quyết các vấn đề về nghĩa. Tóm lại, các nghiên cứu về trƣờng nghĩa nói chung và trƣờng thị giác nói riêng đã tạo cơ sở cho các nghiên cứu về trƣờng nghĩa cũng nhƣ trƣờng thị giác sau này. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về trường từ vựng ngữ nghĩa Trường từ vựng-ngữ nghĩa Từ “Field” (trƣờng) lần đầu tiên trở thành một thuật ngữ trong ngôn ngữ đƣợc nhiều ngƣời biết đến khi đƣợc Ispen G. (dẫn theo [94, tr.64]) sử dụng trong cụm từ “semantic filed” (bedeutungsfeld) để mô tả một nhóm c ng tạo ra một đơn vị nghĩa, ví dụ: từ “cừu” và “chăn nuôi cừu” trong từ vựng ngôn ngữ Ấn-Âu. Theo Ispen, “semantic field” giống nhƣ một tranh bức khảm (a mosaic) với những viên đá đặt kề bên nhau, từ đƣợc đặt với từ, mỗi từ có hình dạng khác nhau, nhƣng có đƣờng viền khớp với nhau, tất cả tạo nên một chỉnh thể có trật tự cao; chứ không phải là tạo ra một miền trừu tƣợng trống rỗng. Kể từ khi Ispen G. (dẫn theo [94]) đƣa ra thuật ngữ trƣờng ngữ nghĩa (semantic field) và cho rằng trƣờng ngữ nghĩa thƣờng đƣợc sử dụng để nghiên cứu bộ phận của từ vựng, thuật ngữ này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu sử dụng và đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu về ngữ nghĩa. Trên cơ sở của các tiền đề đã đƣợc xây dựng, các nhà ngôn ngữ học cấu trúc luận đã đề xuất lí thuyết trƣờng nghĩa với ý nghĩa thực sự của nó và Trier J. (1931) với quan điểm về trƣờng nghĩa đƣợc áp dụng đã “nâng ngữ nghĩa học lên một tầm cao mới”. Trier J. đã sử dụng thuật ngữ “trƣờng ngôn ngữ” để mô tả quan hệ về nghĩa giữa các từ. Theo ông, ý nghĩa của đơn vị từ vựng chính là khái niệm và vì vậy trƣờng nghĩa đƣợc gọi là trƣờng khái niệm, trƣờng từ vựng bao phủ lên trƣờng khái niệm đã bị chia thành từng phần. Quan điểm của Trier J. nhƣ
  • 25. 14 sau “Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận đƣợc ý nghĩa qua cái toàn thể. Có nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa; ngƣợc lại, mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó.” (dẫn theo [8, tr.39]). Do đó, các thuật ngữ trƣờng nghĩa, trƣờng khái niệm, trƣờng từ vựng, thậm chí trƣờng ngôn ngữ có thể d ng thay thế cho nhau vì dƣờng nhƣ các khái niệm này c ng mô tả một đối tƣợng nhƣng đứng ở các góc độ khác nhau. Hạn chế của Trier là ranh giới giữa trƣờng từ vựng và trƣờng nghĩa không phân định rõ ràng. Trƣờng từ vựng là một nhóm từ thuộc về trƣờng nghĩa, trong khi đó, trƣờng khái niệm bao gồm những khái niệm đƣợc bao phủ bởi các từ đƣợc sử dụng trong trƣờng. Trƣờng từ vựng và trƣờng khái niệm về thực chất khác nhau hoàn toàn, vì mỗi trƣờng đƣợc hình thành bởi các thành phần khác nhau. Việc phân tích mối quan hệ tƣơng hỗ của hai trƣờng này sẽ làm xuất hiện nhiều phƣơng diện thú vị của ngữ nghĩa từ vựng, ví dụ nhƣ đa nghĩa và khả biến. Nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa phải thuộc các trƣờng khái niệm khác nhau vì chúng đƣợc xác định trong các mối quan hệ khác nhau với các từ khác nhau. Điều này phản ánh thực tế các từ đa nghĩa có thể thuộc nhiều trƣờng từ vựng. Ngƣợc lại, tính khả biến đƣợc thể hiện trong các từ đƣợc sử dụng đồng nghĩa c ng chung một khái niệm và vì vậy mà phải thuộc về c ng một trƣờng từ vựng. Nhƣ vậy, việc nhóm các từ trong trƣờng từ vựng liên quan đến nhận diện ý nghĩa của từ và để nhóm từ theo trƣờng khái niệm thì phải hiểu đƣợc nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Tƣơng tự, trƣờng nghĩa và trƣờng từ vựng cũng có nội dung khác nhau và không thể thay thế cho nhau đƣợc. Khái niệm trƣờng của Porzig (1934) có phần khác với khái niệm của Trier. Porzig phát hiện ra mối quan hệ ngữ nghĩa mật thiết giữa động từ và danh từ hoặc giữa tính từ và danh từ. Theo ông, động từ to go (đi) tiền giả định cho danh từ the feet (chân), động từ to grasp (nắm) tiền giả định danh từ the hand (tay), và tính từ blond (vàng hoe) tiền giả định danh từ the hair (tóc). Những mối quan hệ nhƣ thế này tạo thành những liên kết cơ bản của hệ thống
  • 26. 15 nghĩa và đƣợc Porzig gọi là các trƣờng ngữ nghĩa cơ bản (elementare Bedeutungsfelder). Trong đó, hạt nhân của một trƣờng ngữ nghĩa chỉ có thể gồm một động từ hoặc một tính từ, bởi vì những lớp này của các từ có chức năng vị ngữ và do đó ít mơ hồ hơn là danh từ. Ngƣời ta có thể chỉ nắm (grasp) bằng tay (the hand), nhƣng ngƣời ta có thể làm nhiều thứ bằng tay (the hand). Ý nghĩa của các từ lệ thuộc vào những liên kết cú pháp, và vì vậy mà trƣờng nghĩa gồm các đơn vị từ có quan hệ đơn giản nhƣ động từ chỉ hành động, danh từ bổ ngữ, danh từ chủ thể hành động, … Và nhƣ vậy, nghĩa của từ đƣợc giới hạn bởi bối cảnh sử dụng và quy định bởi các từ xung quanh; điều đó có nghĩa là, có một từ là trung tâm và các từ khác đƣợc xác định xung quanh từ đó. Do đó, Porzig (1934) đề xuất sử dụng mối quan hệ ngữ đoạn để xác định trƣờng từ vựng. Một trƣờng nghĩa là một tập hợp các từ có khả năng kết nối có nghĩa với một từ cho trƣớc. Nói cách khác, các từ c ng thuộc một trƣờng có mối quan hệ ngữ đoạn với một hay nhiều từ phổ biến, nhƣ một nhóm các chủ ngữ và tân ngữ của một động từ nhất định, hay nhóm các danh từ mà có thể đi c ng với một tính từ. Các từ trong c ng một trƣờng có thể đƣợc nhận dạng bởi sự khác nhau trong mối quan hệ ngữ đoạn với các từ khác. Trƣờng nghĩa đƣợc xây dựng dựa trên các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ nhƣ thế này đƣợc gọi là “trƣờng từ vựng – cú pháp”. Nhƣ vậy, theo lí thuyết trƣờng nghĩa cú pháp thì các thành phần trong một ngữ đoạn không chỉ có mối quan hệ về ngữ pháp mà còn có quan hệ về ngữ nghĩa, các cặp từ có quan hệ tạo thành trƣờng nghĩa và nhóm từ tạo thành trung tâm của trƣờng gọi là nhóm kết hợp (paratactic) hay trƣờng kết hợp (paratactic fields), do đó trƣờng kết hợp chứa các từ nằm trong trƣờng cú pháp. Là ngƣời kế thừa quan niệm về trƣờng của Trier, Weisgerber (1950) cho rằng ngôn ngữ ảnh hƣởng đến các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ bằng các phƣơng tiện của trƣờng; đặc trƣng của từ tồn tại chỉ trong trƣờng, do đó ông đề xuất trƣờng 3 chiều, và tỏa ra nhiều hƣớng khác. Để lấy dẫn chứng cho việc khó có thể minh họa đƣợc sự phức tạp của trƣờng do luôn hiện hữu và có sẵn trong ý thức của ngƣời nói, Weisgerber (1950) đã phân tích sự khác
  • 27. 16 biệt tinh tế giữa 49 từ trong trƣờng khái niệm offence (xúc phạm), những khác biệt này khó có thể tƣơng ứng với cách phân chia trƣờng trong ý thức của bất cứ ngƣời nói bình thƣờng nào (dẫn theo [94, tr.60-96]). Với “quan điểm về nội dung”, Weisgerber (1962) ƣu ái thuật ngữ “trƣờng từ vựng” hay “trƣờng ngôn ngữ”. Quan điểm này cho rằng ý nghĩa của từ đƣợc xác định không chỉ bởi các mối quan hệ trong thực tế khách quan mà còn bởi những nguyên tắc nằm trong bản thân ngôn ngữ, trong kết cấu ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Vì vậy, hệ thống ngữ nghĩa của các dân tộc khác nhau, các trƣờng tạo cấu thành cũng không giống nhau. Xét về tính hệ thống của ngôn ngữ và phƣơng pháp cấu trúc trong nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ, theo Saussure F. [35, tr.224] “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố ở xung quanh quy định”. Nói một cách khác, giá trị của mỗi yếu tố ngôn ngữ đƣợc xác định trong mối quan hệ với các yếu tố còn lại, giống nhƣ “mối quan hệ giữa các quân cờ trên bàn cờ”, “cái quan trọng là những mối quan hệ giữa các quân cờ đang ở cái thế hiện tại” [37, tr.11] và “phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” [35, tr.220]. Tƣ tƣởng đó đã thúc đẩy một cách quyết định sự hình thành lí thuyết về các trƣờng. Để chứng minh có sự tƣơng đồng cao giữa các trƣờng nghĩa của các ngôn ngữ khác nhau nhƣng sự tƣơng đồng đó không tồn tại giữa các từ đƣợc sử dụng, Gliozzo A. và Strapparava C. (2009) đã đƣa ra ví dụ về trƣờng từ vựng của màu sắc đƣợc cấu trúc khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau, có những lúc rất khác đến nỗi khó và thậm chí không thể dịch tên màu sắc d rằng quang phổ màu sắc (hay trƣờng khái niệm) đƣợc lĩnh hội giống nhau ở các nƣớc khác nhau. Một số ngôn ngữ có nhiều từ khác nhau để thể hiện từ white trong tiếng Anh, sự khác biệt trong mức độ trắng khác nhau không có từ dịch tƣơng ứng trực tiếp nào trong tiếng Anh. Ở Việt Nam, khái niệm trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa đƣợc Đỗ Hữu Châu (1998) đề cập đến vì “tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ
  • 28. 17 nghĩa chứa chúng.” [2, tr.30] - điều này có nghĩa liên hệ về mặt ngữ nghĩa của từ chỉ đƣợc thấy rõ khi đặt từ trong tiểu hệ thống ngữ nghĩa, hay trƣờng nghĩa. Từ đó Đỗ Hữu Châu đƣa ra định nghĩa về trƣờng từ vựng nhƣ sau: “Trƣờng từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa” [2, tr.35]. Từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ thống thƣờng gồm hàng trăm nghìn từ, mỗi từ trong hệ thống bao giờ cũng đối lập với những từ còn lại và chỉ có giá trị khi đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với các từ khác trong hệ thống, để hiểu đƣợc thấu đáo nghĩa của từ, không thể tách từ ra khỏi hệ thống, càng không thể đặt từ vào mối liên hệ với các từ chọn ngẫu nhiên. Đề cập rõ hơn đến quan hệ của các đơn vị từ vựng trong định nghĩa trƣờng từ vựng-ngữ nghĩa, Nguyễn Thiện Giáp (2001) cho rằng trƣờng nghĩa là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về nghĩa, các đơn vị từ vựng này có thể là một từ vị hay một đơn vị thành ngữ (ngữ vị). Qua trích dẫn quan điểm của Trier, Nguyễn Thiện Giáp chỉ ra mối quan hệ lẫn nhau về nghĩa trong định nghĩa trƣờng từ vựng “một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm ở trong trƣờng, nhờ những quan hệ của nó với các từ khác cũng thuộc trƣờng ấy. Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận đƣợc ý nghĩa qua cái toàn thể. Có nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngƣợc lại mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó” (dẫn theo [8, tr.39]). Phân biệt trƣờng từ vựng và trƣờng nghĩa, tác giả Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: “Trƣờng nghĩa là phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về ý nghĩa”; còn “Trƣờng từ vựng của một trƣờng nghĩa là tập hợp những từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở c ng thuộc trƣờng nghĩa này”. [8, tr. 35]. C ng chung quan điểm với Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Việt Hùng (2011) đề xuất tiêu chuẩn để nhóm các từ vào trƣờng khác nhau. Theo ông, “các đơn vị từ vựng không tồn tại tách biệt, rời nhau mà luôn có những mối quan hệ nhất định. Điều đó làm cho từ vựng không thuần túy chỉ là tập hợp các từ và đơn vị tƣơng đƣơng với từ mà còn là một hệ thống với những mối quan hệ
  • 29. 18 nhất định. Quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ vựng thƣờng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tập trung làm rõ. Các từ ngữ đồng nhất về nghĩa đƣợc tập trung thành các nhóm đƣợc gọi là trƣờng nghĩa (hay là trƣờng từ vựng hoặc trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa)” [19, tr.10], và vì vậy trong mỗi trƣờng nghĩa các từ ngữ đƣợc chia làm các nhóm khác nhau: các từ ngữ trung tâm và các từ ngữ ngoại vi. Các từ ngữ trung tâm là các từ khái quát, biểu thị các khái niệm chung nhất, trừu tƣợng nhất và trung hòa có thể d ng làm cơ sở để xác định ý nghĩa phạm tr chung và tập hợp các thành phần còn lại của trƣờng. Và một từ không chỉ thuộc một trƣờng nghĩa mà có thể thuộc một hay nhiều trƣờng nghĩa khác, các từ này thƣờng là các từ ngoại vi của một trƣờng. “Các từ ngữ ngoại vi là các từ ngữ biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ v.v. không chỉ thuộc về trƣờng nghĩa đó mà còn có thể thuộc về trƣờng nghĩa (những trƣờng nghĩa) khác” [19, tr.25]. Quan điểm này tr ng với quan niệm của Phạm Tất Thắng [41, tr.39] “Có thể xem trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa nhƣ một hình chóp nón, mà đỉnh của nó là một từ chính , từ trung tâm hay từ khoá (keyword) mang ý nghĩa bao tr m lên toàn bộ cơ cấu ngữ nghĩa của những từ khác (gọi là từ ngoại vi) trong phạm vi ảnh hƣởng của nó” Theo Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp [26, tr.339], “trƣờng ngữ nghĩa (còn đƣợc gọi là trƣờng từ vựng) là những tiểu hệ thống, những tổ chức của từ vựng, gồm những từ ngữ có quan hệ về nghĩa với nhau một cách có hệ thống”. Nhƣ vậy, tuy các nhà nghiên cứu có các cách định nghĩa khác nhau về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa, nhƣng quan niệm của họ đều có quan điểm chung là một tập hợp từ có quan hệ với nhau về nghĩa, tạo thành một tiểu hệ thống ngữ nghĩa đƣợc gọi là “trƣờng từ vựng”, “trƣờng nghĩa” hay “trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa”. Điều này thể hiện cô đọng trong định nghĩa của Đỗ Hữu Châu: “Một tiểu hệ thống ngữ nghĩa đƣợc gọi là một trƣờng nghĩa. Đó là tập hợp những từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [2, tr.172]
  • 30. 19 Các từ trong một trƣờng cũng có quan hệ ngữ nghĩa với nhau, từ lâu các nhà nghiên cứu đã liệt kê các mối quan hệ này và thƣờng quy về hai mối quan hệ chính: quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tƣởng. Quan niệm về quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng ngữ nghĩa Theo F. de Saussure (1973) trong lời nói các từ kết lại với nhau, sự nối tiếp này tạo thành những mối quan hệ dựa trên nguyên lí tuyến tính của ngôn ngữ. Sự kết hợp dựa trên sự nối tiếp đó có thể gọi là những ngữ đoạn; nhƣ vậy trong một ngữ đoạn, hai hay nhiều đơn vị kế tiếp nhau. “Nằm trong một ngữ đoạn, một yếu tố sở dĩ có đƣợc giá trị của nó chỉ là vì nó đối lập với những cái đi trƣớc hay đi sau nó, hoặc với cả hai” [35, tr.237]. Bên ngoài lời nói, các từ đƣợc liên kết lại trong ký ức thành các nhóm khác nhau và trong đó có các mối liên hệ rất đa dạng. Mối quan hệ này không phải là mối quan hệ theo sự liên kết nối tiếp trong không gian mà là mối quan hệ phụ thuộc vào kho tàng ngôn ngữ bên trong của mỗi cá nhân. Những mối quan hệ nhƣ thế này đƣợc Saussure F. (1973) gọi là mối quan hệ liên tƣởng. Theo Saussure F., quan hệ liên tƣởng rộng hơn quan hệ tuyến tính do quan hệ liên tƣởng là quan hệ hình thành do sự liên tƣởng, “quan hệ ngữ đoạn là một quan hệ trên sự hiện diện trong lời nói; nó dựa trên hai hay nhiều yếu tố c ng có mặt trong một ngữ đoạn hiện thực. Trái lại, quan hệ liên tƣởng nối liền những yếu tố khiếm diện thuộc một hệ thống tiềm tàng trong ký ức” [35, tr.239] Do đƣợc hình thành từ sự liên tƣởng nên các nhóm quan hệ liên tƣởng không chỉ có chung đặc điểm nào đó mà còn có bản chất của mối quan hệ giữa các yếu tố trong từng trƣờng hợp. Số lƣợng chuỗi liên hệ suy tƣởng đƣợc tạo ra từ số lƣợng các mối quan hệ. Nếu trong quan hệ ngữ đoạn, trật tự kế tục sẽ giúp xác định một số yếu tố nhất định thì trong quan hệ liên tƣởng không có một số lƣợng rõ ràng hay một trật tự nhất định của các yếu tố; “một yếu tố nào đó cũng giống nhƣ trung tâm của một chòm sao, là cái điểm quy tụ của những yếu tố khác liên hệ với nó, mà số lƣợng không đƣợc xác định” [35, tr.243].
  • 31. 20 Căn cứ vào các dạng quan hệ ngữ nghĩa trong trƣờng từ vựng ngữ nghĩa, các nhà ngôn ngữ có thể phân loại các trƣờng nghĩa thành các loại khác nhau. Các nhà nghiên cứu nhƣ Wesigerber L. (1950) và Trier J. (1931) quan niệm về trƣờng theo quan hệ dọc: trƣờng trực tuyến. Do lấy cơ sở ngôn ngữ là khái niệm thế giới trung gian nên các ông tập trung vào việc phân tích khái niệm nằm trong tinh thần của một ngôn ngữ, phủ nhận hiện tƣợng đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ vựng. Trong khi đó một khuynh hƣớng khác, có đại diện là Porzig W. (1934), đã xây dựng khái niệm về trƣờng tuyến tính dựa theo quan hệ ngang, trƣờng này còn đƣợc gọi là trƣờng từ vựng - cú pháp. Do chú ý đến hiện tƣợng nhiều nghĩa, ông đã phân biệt trƣờng trung tâm và trƣờng chuyển nghĩa. Kế thừa các thành tựu nghiên cứu về trƣờng nghĩa trên thế giới, Đỗ Hữu Châu (1981) cho rằng, do mỗi từ trong hệ thống bao giờ cũng đối lập với các từ còn lại và chỉ có giá trị trong mối liên quan với các từ khác trong hệ thống nên chỉ có thể hiểu rõ nghĩa của từ khi đặt nó trong hệ thống với những mối quan hệ xác định. Từ quan điểm này và để nghiên cứu thấu đáo nghĩa của từ, ông chia trƣờng nghĩa làm 3 loại: trƣờng đối vị, trƣờng tuyến tính/kết hợp và trƣờng liên hội /tổng hợp. Theo quan hệ dọc các đơn vị từ đƣợc chia tạo thành các trƣờng nghĩa trực tuyến với nhiều cấp độ trên cơ sở các nét nghĩa phạm tr từ chung nhất, nhỏ hơn, nét nghĩa loại, hạng và riêng biệt. Các trƣờng nghĩa này đƣợc gọi là trƣờng nghĩa đối vị (trƣờng nghĩa dọc) và đƣợc chia làm hai loại trƣờng nghĩa lớn dựa vào sự đồng nhất trong ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của từ: trƣờng biểu vật và trƣờng biểu niệm. Một trƣờng biểu vật gồm các từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Đỗ Hữu Châu (1981) đề xuất lấy danh từ có tính khái quát cao làm gốc để đƣa ra nghĩa biểu vật của các từ vào một trƣờng thích hợp. Ví dụ, với từ “mắt”, có thể có các trƣờng biểu vật nhƣ sau: - Bộ phận của mắt: lông mày, lông , mi, mí, mi, lòng trắng, lòng đen, con ngươi, nước mắt, lệ, lụy, … - Đặc điểm của mắt:
  • 32. 21 + Đặc điểm ngoại hình: bồ câu. ốc nhồi, lợn luộc, dao cau, phượng, (mày) ngài, lươn, lá răm, him, (mày) lưỡi mác, chổi xể, nhung, huyền, xanh, đen, trắng dã, tròn, … + Đặc điểm về năng lực của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh, tốt, kém, mù lòa, … - Cảm giác về mắt: chói, quáng, hoa, cộm, xót, … - Bệnh của mắt: quáng gà, mắt hột, thong manh, cận thị, viễn thị, vảy cá, hạt gạo, … - Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, ngó, liếc, nghé, nom, dòm, lúng liếng, đong đưa, nhìn trộm, cụp mắt, trợn, trừng, quắc, … [2, tr.177] Dựa vào ý nghĩa biểu niệm của từ, các trƣờng biểu niệm đƣợc xác định và vì cấu trúc biểu niệm là chung cho nhiều từ nên “một trƣờng biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm” [2, tr.179]. Do hiện tƣợng nhiều nghĩa của từ nên một từ có thể thuộc nhiều trƣờng biểu vật khác nhau hoặc trƣờng biểu niệm khác nhau, tạo ra hiện tƣợng giao trƣờng. Đặc trƣng ngữ nghĩa của trƣờng thƣờng đƣợc quy định bởi một nhóm từ trung tâm. Số lƣợng từ ngữ trong các trƣờng biểu vật không đồng đều, có những trƣờng có nhiều từ biểu thị, có những trƣờng có ít từ biểu thị. Trong các ngôn ngữ khác nhau, số lƣợng từ ngữ trong các trƣờng biểu vật cũng không giống nhau. Có những phạm vi có từ biểu thị trong ngôn ngữ này, nhƣng không có từ biểu thị trong ngôn ngữ kia. Đối với trƣờng biểu niệm và biểu vật, một trƣờng lớn đều có thể chia thành các trƣờng nhỏ. Trong quan hệ ngữ nghĩa ngang, các từ và đơn vị từ còn có khả năng kết hợp với nhau theo trật tự trƣớc sau - kết hợp theo chiều ngang, chiều tuyến tính tạo trƣờng nghĩa tuyến tính/kết hợp (trƣờng nghĩa ngang). Hay nói cách khác, trƣờng tuyến tính kết hợp là tập hợp các đơn vị từ vựng có khả năng kết hợp với một từ trung tâm (từ gốc) tạo thành chuỗi tuyến tính. Ch. Bally (1932) là ngƣời đầu tiên đƣa ra lí thuyết về trƣờng liên tƣởng, ông cho rằng „mỗi từ là một trung tâm của một nhóm từ có liên kết với nhau
  • 33. 22 hoặc giống nhau‟. Khi một từ đƣợc phát ra, ngƣời nghe sẽ lĩnh hội ý nghĩa riêng của từ ấy, đồng thời cũng có thể liên tƣởng đến ý nghĩa khác có liên quan đến nhiều sự kiện xã hội, cá nhân phong phú và sinh động. Tóm lại, trƣờng liên tƣởng là tập hợp các đơn vị từ đƣợc gợi lên do sự liên tƣởng tự do với một từ trung tâm. Nhƣ vậy, trƣờng liên tƣởng vừa có tính chất trƣờng nghĩa dọc vừa có tính chất trƣờng nghĩa ngang do tính chất liên hội. Các từ trong trƣờng có thể có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc gần nghĩa và có khả năng kết hợp trong chuỗi lời nói. Bally C. (1932) cho rằng các mối liên tƣởng có thể tác động đến sự phát triển nghĩa của từ. Do phạm vi liên tƣởng rộng nên trƣờng liên tƣởng thƣờng không ổn định do có tính dân tộc, tính thời đại và cá nhân. Nguyễn Thiện Giáp [11] chỉ ra hai con đƣờng chủ yếu khi khảo sát các trƣờng nghĩa: nghiên cứu các quan hệ đối vị giữa các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ (khảo sát các trƣờng đối vị) và nghiên cứu các mối quan hệ kết hợp giữa các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ (khảo sát các trƣờng kết hợp). Nghĩa của từ Ngữ nghĩa là phƣơng diện phức tạp và sinh động nhất của ngôn ngữ vì ngữ nghĩa có mối quan hệ trực tiếp với tƣ tƣởng, tình cảm và hiện thực, nhờ mối quan hệ này mà ngôn ngữ trở thành công cụ của tƣ duy và giao tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu (1981), ý nghĩa của từ là tập hợp một số thành phần nhất định gồm: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái và ý nghĩa ngữ pháp; ngoài các ý nghĩa này ra cón có những ý nghĩa liên hội – là thƣờng là những nghĩa biến động, mang tính chất xã hội – lịch sử - cá nhân, nằm ngoài ý nghĩa ngôn ngữ. Trong nghiên cứu trƣờng nghĩa, việc xác định nghĩa biểu vật và biểu niệm trở nên quan trọng trong việc xác định trƣờng nghĩa, phân tích nghĩa và cơ cấu nghĩa của từ. Nghĩa biểu vật của từ đƣợc tạo nên từ sự vật, hiện tƣợng ngoài ngôn ngữ, hay nói cách khác, nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tƣợng, … trong thực tế vào ngôn ngữ. Do là sự phản ánh của thực tế nên nghĩa biểu vật
  • 34. 23 của từ không hoàn toàn trùng với thực tế, điều này giải thích tại sao c ng một thực thể khách quan nhƣng các ngôn ngữ lại có các tên gọi tƣơng ứng với các đoạn cắt khác nhau, không tr ng hợp với ranh giới thực tế. Ví dụ, hành động thực tế “đƣa mắt về một hƣớng để nhận biết” đƣợc biểu thị bằng động từ look trong tiếng Anh, nhƣng trong tiếng Việt có hai động từ tƣơng ứng “nhìn” và “ngó”. Ở tiếng Việt, để chỉ “đôi mắt có màu đỏ” có các từ đỏ đọc, đỏ hoe, đỏ kè, đỏ ngầu và đỏ nọc nhƣng tiếng Anh chỉ có một từ: blood-shot. Nhƣ vậy, c ng với một thực thể khách quan, số lƣợng từ phản ánh của ngôn ngữ này có thể nhiều/ít hơn ngôn ngữ kia, hoặc ngôn ngữ này có từ biểu thị nhƣng ngôn ngữ kia không có từ biểu thị. Trong ngôn ngữ, nghĩa biểu vật của từ có tính khái quát nhƣng cách khái quát khác nhau ở phạm vi từ biểu thị và quan niệm của ngôn ngữ khác nhau trong việc khái quát. Do mỗi từ đều chịu tác động của sự khái quát hóa, của qui tắc cấu tạo từ và của các từ khác nên ý nghĩa biểu niệm là một sự kiện ngôn ngữ. Khái niệm đƣợc tạo ra nhờ sự phản ánh của thực tế khách quan vào tƣ duy, ý nghĩa biểu niệm thông qua khái niệm để hiên hệ với sự vật, hiện tƣợng ngoài ngôn ngữ, đồng thời thông qua ý nghĩa biểu vật để liên hệ với thực tế khách quan. Các thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng khách quan đƣợc phản ánh vào khái niệm và trở thành những dấu hiệu của khái niệm và những thuộc tính thứ yếu (phản ánh hiểu biết chung nhất về sự vật, hiện tƣợng) trở thành các dấu hiệu tạo nên hình ảnh gần đúng về ý nghĩa biểu niệm của từ. Ví dụ, trong từ điển, từ mắt đƣợc giải thích nhƣ sau: MẮT: Cơ quan để nhìn của ngƣời hay động vật. Nhƣ vậy hình ảnh gợi ra qua lời giải thích gần tƣơng đƣơng với ý nghĩa biểu niệm của từ mắt với các dấu hiệu: “là cơ quan của ngƣời hay động vật” và “để nhìn”. Mỗi dấu hiệu đƣợc đƣa vào ý nghĩa biểu niệm đƣợc gọi là một nét nghĩa (Đỗ Hữu Châu, 1981); và theo đó thì ý nghĩa biểu niệm là tập hợp của một số nét nghĩa và chỉ những thuộc tính tạo nên sự đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa của các từ mới tạo thành nét nghĩa của ý nghĩa biểu niệm. Giữa các nét nghĩa tạo thành nghĩa biểu niệm có quan hệ nhất định với nhau
  • 35. 24 và tạo thành một tập hợp có quy tắc. Các từ trong c ng một từ loại có cách tổ chức nét nghĩa giống nhau. Ví dụ, các cặp từ: mắt/mũi, nhìn/ngó, sáng/mù, …có tổ chức ý nghĩa biểu niệm giống nhau đối với các từ c ng cặp và khác nhau đối với các từ khác cặp. Trong các nét nghĩa cấu tạo nên nghĩa biểu niệm, có nét nghĩa mang tính khái quát cao và có nét nghĩa mang tính cụ thể, nét nghĩa có tính khái quát là nét nghĩa có thể phân chia thành các nét nghĩa cụ thể hơn. Tuy nhiên tính khái quát và cụ thể của nét nghĩa mang tính tƣơng đối. Theo Hoàng Phê (2008), nghiên cứu ngữ nghĩa (ngữ nghĩa học) cần một quan điểm toàn diện, bao gồm nghiên cứu cả đơn vị ngôn ngữ và đơn vị lời nói, và đồng thời nghiên cứu các mối quan hệ nghĩa của từ với nhận thức, hiện tại, cấu trúc nội bộ, hệ thống và tổ hợp với nghĩa của từ khác. Một từ có nhiều nghĩa và mỗi nghĩa của từ cũng đƣợc tạo ra từ những thành tố nhỏ hơn đƣợc gọi là nghĩa tố hay nét nghĩa (seme). Hoàng Phê đƣa ra định nghĩa nét nghĩa nhƣ sau: “nét nghĩa là những yếu tố ngữ nghĩa chung cho nghĩa của các từ thuộc c ng nhóm từ, hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lập với nghĩa của các từ khác trong c ng một nhóm” [55, tr. 6] Mỗi nét nghĩa lại có thể phân tích thành các nét nghĩa nhỏ hơn và có thể tiếp tục cho đến yếu tố ngữ nghĩa cơ bản. Nhƣ vậy, về cơ bản, khi nghiên cứu cơ cấu nghĩa của từ, nhà nghiên cứu xác định số lƣợng nghĩa của từ, số lƣợng thành tố (nét nghĩa) của mỗi nghĩa và trật tự trong quan hệ với nhau. Ví dụ một nghĩa của từ mắt trong tiếng Việt đƣợc viết là: cơ quan để nhìn của ngƣời hay động vật, giúp phân biệt đƣợc màu sắc hay hình dáng. Trong nghĩa này có các dấu hiệu logic tƣơng ứng với thuộc tính chung của mắt và có thể tƣơng ứng với 2 thành tố nghĩa: nét nghĩa 1: cơ quan của ngƣời hay động vật (nét nghĩa chung cho nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời hay động vật), nét nghĩa 2: để nhìn (nét nghĩa khu biệt về chức năng khi so sánh với các từ còn lại trong nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời và động vật). Về mặt nguyên tắc, việc phân tích nghĩa
  • 36. 25 phải phân tích đến nét nghĩa cuối c ng, không thể phân tích đƣợc nữa, nhƣng trên thực tế việc phân tích này rất khó khăn. Các nghĩa của một từ nhiều nghĩa và các thành tố cấu tạo của một nghĩa không sắp xếp lộn xộn mà có quan hệ nhất định: trật tự và cấp bậc. Trƣớc hết các nét nghĩa có quan hệ trật tự nhất định trong nội bộ nghĩa của từ: nghĩa trƣớc là tiền đề cho nét nghĩa đứng sau và nghĩa đứng sau thuyết minh cho nghĩa đứng trƣớc. Chẳng hạn, các nét nghĩa của từ mắt ở trên là một ví dụ, nét nghĩa 1: cơ quan của ngƣời hay động vật (a) và nét nghĩa 2: có chức năng nhìn (b), nét nghĩa (a) là tiền đề cho nét nghĩa (b) và nét nghĩa (b) thuyết minh rõ cho nét nghĩa (a). Đối ngƣợc với mối quan hệ trật tự tĩnh, là mối quan hệ động trong tổ hợp khi từ tham gia một ngữ - mối quan hệ cấp bậc giữa các nét nghĩa về chức năng và hoạt động trong thông báo. Ví dụ, từ “mắt” có nét nghĩa là cơ quan của ngƣời hay động vật, nhƣng trong “mắt mũi”, “tai mắt”, “qua mắt” thì nét nghĩa của từ “mắt” thay đối, đƣợc hiện thực hóa trong các ngữ. Nhƣ vậy, cấu trúc nghĩa của từ không phải là một cấu trúc tĩnh mà là một cấu trúc động. Điều này thể hiện ở tính độc lập tƣơng đối và khả năng hiện thực hóa khác nhau của các nét nghĩa. Hoàng Phê (2008) khái quát nghĩa của từ là: a) một tập hợp các nét nghĩa có quan hệ định lẫn nhau; b) giá trị của các nét nghĩa không nhƣ nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện khả năng khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo; c) các nét nghĩa có tính độc lập tƣơng đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của từ khác khi từ tổ hợp với nhau [55, tr.15]. Một phƣơng pháp xác định đặc điểm ngữ nghĩa của trƣờng nghĩa đƣợc áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu so sánh đối chiếu là phân tách các yếu tố nghĩa của từ. Các yếu tố nghĩa của từ là các đơn vị nghĩa phản ánh các đặc
  • 37. 26 trƣng cụ thể của hiện tƣợng, sự vật mà từ biểu thị, vì vậy sẽ đƣợc tách ra từ thành phần ý nghĩa của từ vựng. Theo Nguyễn Thiện Giáp (2014), định nghĩa của các từ trong từ điển giải thích đƣợc tƣờng giải theo lối miêu tả nên thƣờng đƣợc d ng làm cơ sở phân tích các thành tố nghĩa. Từ việc phân tích các thành tố nghĩa, nhà nghiên cứu có thể tìm ra hạt nhân nghĩa của toàn trƣờng, mối quan hệ của các từ trong trƣờng, đó rút ra nhận xét phong phú về các quy luật ngữ nghĩa của trƣờng. Sự chuyển nghĩa của từ Do nhu cầu giao tiếp, vốn từ vựng với nghĩa ban đầu không đủ để chuyển tải thông tin ngày càng nhiều và đa dạng theo sự phát triển của xã hội, do đó, các đơn vị từ dần dần đƣợc phát triển thêm các nghĩa mới với nhiều phƣơng thức khác nhau. Sự phát triển và chuyển nghĩa của cấu trúc nghĩa của một từ tạo ra sự biến đổi cả về chất lẫn lƣợng của toàn hệ thống từ vựng. Việc hiểu đƣợc các phƣơng thức chuyển nghĩa của từ sẽ giúp hiểu đƣợc cấu trúc nghĩa đƣợc phát triển cho tới thời điểm hiện tại. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến khá nhiều phƣơng thức chuyển nghĩa, trong các phƣơng thức chuyển nghĩa, Arnold I. V. (1986) tập trung vào các phƣơng thức: khu biệt hóa (specialization), khái quát hóa (generalization), hoán dụ (metonymy) và ẩn dụ (metaphor). Trong các phƣơng thức này thì hoán dụ và ẩn dụ là phƣơng thức phổ biến, đặc biệt là ẩn dụ - đƣợc coi là trái ngọt của trí tƣởng tƣợng sáng tạo. Ẩn dụ (metarphor) là phƣơng thức chuyển tên gọi dựa trên những mối liên hệ tƣơng đồng; chẳng hạn, ngƣời ta có thể gọi một phụ nữ là một quả đào (a peach), một quả chanh (a lemon), một con mèo (a cat) hay một con ngỗng (a goose), … [57, tr.64]. Mẫu giản đơn của ẩn dụ là “X giống Y vì Z” (X is like Y in respect of Z). Hoán dụ (metonymy) thể hiện mối liên hệ “tiếp giáp” (contiguity), giống nhƣ mối liên hệ phụ nữ - chân váy, ông đã lấy ví dụ hoán dụ thể hiện trong trong vở kịch “the Hall of Healing” (của Sean O‟Casey) khi nhà soạn kịch đặt tên các nhân vật dựa trên những thứ họ mặc/đội/đeo trên ngƣời: Red Mufler, Grey Shawl, …
  • 38. 27 C ng có quan điểm tƣơng tự về chuyển nghĩa, Đỗ Hữu Châu cho rằng hai phƣơng thức chuyển nghĩa chính của từ: chuyển nghĩa theo phƣơng thức ẩn dụ và chuyển nghĩa theo phƣơng thức hoán dụ. Phƣơng thức ẩn dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu nhƣ x và y giống nhau. Các sự vật đƣợc gọi tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm tr hoàn toàn khác nhau. “Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ quan của con ngƣời về sự giống nhau giữa chúng” [2, tr.156]. Ví dụ, từ mắt có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể ngƣời hay động vật. Khi chuyển nghĩa sang d ng để chỉ các sự vật, hiện tƣợng khác nhƣ: “mắt gió”, “mắt xích”, “mắt bão”, … thì nét nghĩa về hình dáng tròn và có viền xung quanh ra là tƣơng đồng. Phƣơng thức hoán dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế. Mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không t y thuộc vào nhận thức của con ngƣời. Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ [2, tr.163-168]. Từ “mắt” có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể ngƣời hay động vật, ở vị trí trên mặt, dƣới trán, có chức năng nhìn đƣợc chuyển nghĩa cô gái có dung nhan xinh đẹp (“mắt phƣợng mày ngài”). Từ “tay” cũng có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, đƣợc chuyển nghĩa để chỉ bộ phận của trang phục (“tay áo”)…Hoán dụ thƣờng gồm 4 loại: lấy một bộ phận để gọi tên toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tƣợng, và thƣờng đƣợc thực hiện bằng các quan hệ cặp đôi nhƣ: bộ phận – toàn thể, đồ vật – chất liệu, vật phẩm – ngƣời tạo ra vật phẩm. Nhƣ vậy phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ là phƣơng thức chuyển từ ý nghĩa biểu vật này sang ý nghĩa biểu vật khác. Các từ có c ng một phạm vi biểu vật, thƣờng có các nghĩa chuyển (ẩn dụ hay hoán dụ) c ng hƣớng nhƣ nhau do các từ này thƣờng chuyển biến ý nghĩa theo c ng một hƣớng. Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ (ẩn dụ và hoán dụ) bị chi phối bởi quy luật nhận thức. Do đó, các nghĩa chuyển (ẩn dụ và hoán dụ) có tính dân tộc sâu sắc. Mỗi
  • 39. 28 phƣơng thức chuyển nghĩa lại có những cơ chế chuyển nghĩa riêng rất đa dạng. Nhƣ vậy, ẩn dụ và hoán dụ cũng phát triển dựa vào nét nghĩa cơ sở trong cấu trúc biểu niệm, nhƣng tính đồng loạt của các hoán dụ rõ hơn, cao hơn ẩn dụ. Vì vậy Đỗ Hữu Châu cho rằng, “tỉ số các từ chuyển nghĩa c ng hƣớng theo phƣơng thức ẩn dụ thấp hơn tỉ số các từ chuyển nghĩa c ng hƣớng theo hoán dụ. Bởi vậy, các ẩn dụ thƣờng có vẻ bất ngờ hơn các hoán dụ” [2, tr.161]. Hiện tượng đa nghĩa của từ Hiện tƣợng đa nghĩa hay còn gọi là hiện tƣợng nhiều nghĩa là một hiện tƣợng mang tính phổ quát, bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp của con ngƣời và thể hiện quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ là d ng cái hữu hạn để biểu hiện cái vô hạn. Quy luật này thể hiện về mặt từ vựng là: c ng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt đƣợc nhiều nội dung khác nhau (Nguyễn Thiện Giáp, 2014). Theo Đỗ Hữu Châu (1981), các từ nhiều nghĩa khá phổ biến trong từ vựng và ở tiếng Việt các từ đơn thƣờng nhiều nghĩa hơn các từ phức. Hiện tƣợng nhiều nghĩa xảy ra với cả nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật và nghĩa biểu thái. Từ nghiên cứu về từ nhiều nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm, ông thấy rằng số lƣợng nghĩa biểu niệm thƣờng ít hơn số lƣợng nghĩa biểu vật, các nghĩa biểu vật thƣờng đƣợc chia thành nhóm và mỗi nhóm xoay xung quanh một nghĩa biểu niệm. Ví dụ, từ “mắt” có các nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê nhƣ sau: MẮT 1. (Danh từ) cơ quan để nhìn của ngƣời hay động vật; thƣờng đƣợc coi là biểu tƣợng cái nhìn của con ngƣời. 2. (Danh từ) Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi ở một số thân cây. 3. (Danh từ) Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số quả phức, ứng với một quả đơn. 4. (Danh từ) Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan. 5. (Danh từ) Mắt xích (nói tắt)
  • 40. 29 Có thể thấy nghĩa biểu niệm 1 của từ “mắt” có các nghĩa biểu vật nhƣ “nhìn tận mắt”, “đẹp mắt”, “mắt nai”; nghĩa biểu niệm 2 có các nghĩa biểu vật khác nhau trong “mắt tre”, “mắt khoai tây”; nghĩa biểu niệm 3 có các nghĩa biểu vật khác nhau trong “mắt dứa”, “mắt na”; … Nhƣ vậy có thể thấy các nghĩa biểu vật thƣờng đƣợc phát triển trên cơ sở một hoặc vài nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm mà nhóm nghĩa biểu vật lấy làm trung tâm. Có c ng quan điểm với Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp (2010) cho rằng hiện tƣợng đa nghĩa xảy ra chủ yếu ở các từ (đơn vị từ vựng có một âm tiết) và do đặc điểm của tiếng Việt là có xu hƣớng tạo ra các đơn vị từ vựng mới khi xuất hiện sự vật, hiện tƣợng hoặc khái niệm mới hơn là sử dụng các đơn vị từ có sẵn nên số lƣợng từ có nhiều nghĩa cũng nhƣ số nghĩa có trong các từ đa nghĩa ở tiếng Việt. Theo dữ liệu trích dẫn, số từ đa nghĩa trong tiếng Việt chiếm khoảng 33% tổng số từ và có một từ nhiều nghĩa nhất với 19 nghĩa, động từ có tỉ lệ từ đa nghĩa nhiều nhất (32%), sau đó đến danh từ (23%) và tính từ (20%) [10, tr. 150] . Theo ông, trong các nghĩa của một từ đa nghĩa, bao giờ cũng có một nghĩa cơ bản, các nghĩa khác là nghĩa phái sinh. Việc xác định kết cấu nghĩa của từ cần phải tách ra các nghĩa khác nhau, làm sáng tỏ các mối liên hệ, quy định lẫn nhau giữa các nghĩa đó. Khi so sánh kết cấu ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa tƣơng ứng ở các ngôn ngữ khác nhau sẽ làm sáng tỏ nhiều điều thú vị. Nguyễn Thiện Giáp (2010) đƣa ra ví dụ về so sánh từ “đầu” trong tiếng Việt với từ “túo” trong tiếng Hán hiện đại và từ “голова” trong tiếng Nga với kết quả là: kết cấu nghĩa của ba từ tƣơng đối đồng nhất, hƣớng phái sinh gần nhƣ hoàn toàn giống nhau, sự khác biệt chỉ có ở số lƣợng nghĩa cụ thể. Từ đa nghĩa trong tiếng Anh (polysemy – the multiplicity of meanings of words) là một hiện tƣợng phổ biến và đã đƣợc nghiên cứu từ lâu. Theo thống kê của Byrd et. al. (1987), với khoảng 60,000 mục trong từ điển Webster‟s Seventh Dictionary thì có 21,488 (tƣơng đƣơng với 40%) từ có từ hai nghĩa trở lên. Phần lớn các từ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên đều là từ đa
  • 41. 30 nghĩa; ví dụ, động từ “run” có 29 nghĩa cơ bản trong từ điển Webster và đƣợc chia thành xấp xỉ 125 nghĩa cụ thể. Qua các bài viết về từ đa nghĩa, Yael Ravin & Claudia Leacock (2002) kết luận các vấn đề của từ đa nghĩa thƣờng đƣợc quan tâm nhiều nhất và đồng thời cũng là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và từ từ điển học là bản chất của từ đa nghĩa, mối quan hệ giữa các nghĩa, cách thức của các nghĩa đƣợc trình bày trong từ điển, các quy luật ảnh hƣởng tới các quan hệ này và cơ chế tạo ra nghĩa mới. Các từ đa nghĩa có xu hƣớng tạo nghĩa mới phổ quát cho nhiều ngôn ngữ, có thể kể đến xu hƣớng chuyển nghĩa sau: (1) nghĩa chỉ bộ phận cơ thể chuyển thành bộ phận của vật thể (legs of a tables, veins of gold), (2) các nghĩa chỉ động vật chuyển thành chỉ tính cách con ngƣời (shew, fox, quiet as a fish), (3) nghĩa chỉ không gian chuyển thành chỉ thời gian (long, plural, short), (4) nghĩa thuộc không gian chuyển thành âm thanh (melt, rush), (5) nghĩa chỉ âm thanh chuyển thành màu sắc (loud, clashing, mellow), (6) nghĩa chỉ tính chất vật lí, hữu hình chuyển thành chỉ tính chất vô hình, thuộc về cảm xúc, trí tuệ (crushed, yellow, green with envy). Hiện tượng chuyển trường Một đơn vị từ vựng có thể có nhiều nghĩa, do đó một đơn vị từ vựng cũng có thể thuộc nhiều trƣờng nghĩa. Điều này liên quan đến một hiện tƣợng phổ biến, đó là chuyển trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa (hiện tƣợng chuyển trƣờng). Theo định nghĩa của Đỗ Hữu Châu, hiện tƣợng chuyển trƣờng xảy ra khi “một từ ngữ thuộc trƣờng ý niệm này đƣợc chuyển sang d ng cho các sự vật thuộc một trƣờng ý niệm khác” [2, tr.168]. Hiện tƣợng chuyển nghĩa của một từ là cơ sở của hiện tƣợng chuyển trƣờng của từ. Ban đầu khi xuất hiện, một từ chỉ có một nghĩa biểu vật, nhƣng do nhu cầu giao tiếp, đơn vị từ đó có thêm nghĩa biểu vật mới, và đây là sự chuyển biến nghĩa biểu vật của từ. Nghĩa biểu niệm có thể thay đổi khi nghĩa biệt vật của từ thay đổi, và do đó khả năng biểu thái cũng của từ cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên, không phải mọi hiện tƣợng chuyển nghĩa đều dẫn đến hiện tƣợng chuyển trƣờng của từ. Khi từ chuyển nghĩa, có nghĩa nội dung
  • 42. 31 biểu thị của từ thay đổi, từ chuyển sang một trƣờng nghĩa mới tƣơng ứng với nội dung biểu đạt mới. Do đó, hiện tƣợng chuyển trƣờng bắt nguồn từ hiện tƣợng chuyển nghĩa. Ví dụ, từ “mũi” có nhiều nghĩa, sự chuyển nghĩa làm cho từ “mũi” thuộc các trƣờng nghĩa khác nhau. 1. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt ngƣời và động vật có xƣơng sống, d ng để thở và ngửi. (Từ thuộc trƣờng con ngƣời hoặc động vật) 2. Bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trƣớc của một số đồ vật. (Từ thuộc trƣờng đồ vật) 3. Bộ phận lực lƣợng có nhiệm vụ tiến công theo một hƣớng nhất định. (Từ thuộc trƣờng quân đội) … Việc chuyển trƣờng làm tăng tác dụng gợi hình ảnh của từ ngữ. Khi từ ngữ đƣợc sử dụng đúng trƣờng ý niệm cơ bản, do sự trung hòa về đối lập ngữ cảnh, chúng không gợi hình ảnh. Trong số các đơn vị từ đồng nghĩa bao giờ cũng có thể chọn đƣợc các đơn vị từ thay thế thể hiện hình ảnh tốt hơn, từ loại biệt hơn, để thay thế. Khi chuyển trƣờng, từ vẫn mang yếu tố vốn có ở trƣờng ban đầu sang trƣờng mới. Ở ví dụ từ “mũi” ở trên, nét nghĩa về hình dáng và vị trí trong trƣờng đầu tiên đƣợc giữ nguyên trong các trong các trƣờng còn lại. Khi hiện tƣợng chuyển trƣờng của một từ càng mới mẻ thì năng lực gợi hình ảnh của từ càng cao, và ngƣợc lại, hiện tƣợng chuyển trƣờng càng thƣờng xuyên thì năng lực gợi hình ảnh càng mờ. Hiện tƣợng chuyển trƣờng giống nhƣ hình thức mƣợn đơn vị từ vựng của trƣờng này để gọi tên sự vật, hiện tƣợng thuộc một trƣờng khác. Nhƣng sự vay mƣợn này có sự kết hợp của giá trị khái quát hay biểu trƣng của nghĩa. Hiện tƣợng chuyển trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa làm cho việc sử dụng từ ngữ trở nên phong phú và đa dạng. Nhà nghiên cứu của Đỗ Việt H ng (2009) đƣa ra mô hình giao thoa giữa hai trƣờng, các từ ngữ trung tâm, các từ ngữ ngoại vi và các khả năng khác của từ ngữ trong trƣờng và giữa các trƣờng. Hiện tƣợng chuyển trƣờng xảy ra