SlideShare a Scribd company logo
1 of 170
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
ĐỐI CHIẾU NHÓM ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG
ĐA HƢỚNG ANH – VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
ĐỐI CHIẾU NHÓM ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG
ĐA HƢỚNG ANH – VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học So sánh – Đối chiếu
Mã số: 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG SỬU
2. PGS. TS PHẠM TẤT THẮNG
Hà Nội - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
của ai. Các kết quả khảo sát và miêu tả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Huyền
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN.....6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................6
1.1.1 Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động trên thế giới .......6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động ở Việt Nam.......9
1.2. Cơ sở lí luận ....................................................................................................11
1.2.1. Phạm trù từ loại động từ.........................................................................11
1.2.2. Khái niệm cụm từ ...................................................................................26
1.2.3. Nghĩa của từ............................................................................................28
1.2.4. Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ ..............................38
1.2.5. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa .................................................40
1.3 Tiểu kết.............................................................................................................42
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ
CHUYỂN ĐỘNG ĐA HƢỚNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ....43
2.1. Dẫn nhập.........................................................................................................43
2.2. Đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hƣớng trong tiếng
Anh và tiếng Việt...................................................................................................43
2.2.1 Đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh....43
2.2.2. Đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Việt...49
2.2.3 Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng
trong tiếng Anh và tiếng Việt ...........................................................................55
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hƣớng trong tiếng
Anh và tiếng Việt...................................................................................................57
2.3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh...57
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Việt....67
2.3.3 Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng
trong tiếng Anh và tiếng Việt ...........................................................................73
2.4 Tiểu kết.............................................................................................................88
Chƣơng 3: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG ĐA
HƢỚNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..........................................90
3.1 Dẫn nhập..........................................................................................................90
iii
3.2. Hoạt động của động từ chuyển động đa hƣớng trong tác phẩm văn
học tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................90
3.2.1. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn
học tiếng Anh....................................................................................................90
3.2.2. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn
học tiếng Việt....................................................................................................98
3.2.3. Đối chiếu hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác
phẩm văn học tiếng Anh và tiếng Việt ...........................................................104
3.3. Hoạt động của động từ chuyển động đa hƣớng trong thành ngữ tiếng
Anh và tiếng Việt.................................................................................................106
3.3.1. Khái niệm về thành ngữ........................................................................106
3.3.2. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ
tiếng Anh........................................................................................................107
3.3.3. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ
tiếng Việt .......................................................................................................125
3.3.4 Đối chiếu khả năng hoạt động của động từ chuyển động đa hướng
trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................135
3.4 Tiểu kết...........................................................................................................146
KẾT LUẬN..........................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ NỘI DUNG LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................152
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Số lượng và tỷ lệ động từ cụm (phrasal verbs) của động từ chuyển động đa
hướng tiếng Anh...............................................................................................45
Bảng 2.2 Phân bố số lượng nghĩa của 10 động từ chuyển động đa hướng tiếng Anh
và tiếng Việt .....................................................................................................74
Bảng 3.1. Tần số xuất hiện của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn
học tiếng Anh ...................................................................................................91
Bảng 3.2 Tần số xuất hiện của động từ chuyển động đa hướng trong các tác phẩm
văn học tiếng Việt.............................................................................................98
Bảng 3.3. Số lượng thành ngữ có chứa động từ chuyển động đa hướng trong tiếng
Anh và tiếng Việt............................................................................................136
Bảng 3.4. Hoạt động nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ
tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................137
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐT Động từ
ĐTCĐ Động từ chuyển động
ĐTCĐĐH Động từ chuyển động đa hướng
TĐTA Từ điển tiếng Anh
TĐTV Từ điển tiếng Việt
TV Tiếng Việt
TA Tiếng Anh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ, động từ là từ loại thực từ cực kỳ phức tạp
xét trên phương diện ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa. Tính phức tạp ấy có nguồn gốc từ
bản chất ngữ nghĩa của từ loại này. Ở bậc khái quát nhất, ý nghĩa của động từ là ý nghĩa
vận động; động từ chỉ ra hành động, trạng thái như một quá trình của các đối tượng, sự
vật, hiện tượng nằm trong phạm trù thực thể có thể diễn đạt bằng danh từ. Trong hoạt
động hành chức, động từ có chức năng chủ yếu làm vị ngữ trong câu. Đồng thời động từ
có khả năng kết hợp rất đa dạng, phong phú, có thể đảm nhận và chi phối nhiều thành
phần cú pháp quan trọng trong câu. Do đó, đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa
của từ loại động từ nói chung, một nhóm động từ nói riêng, trong các ngôn ngữ thuộc
loại hình khác nhau là hướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2. Ở nhiều ngôn ngữ, các động từ chuyển động có những đặc điểm ngữ
nghĩa và ngữ pháp riêng biệt, tạo thành một phạm trù riêng trong nội bộ động từ.
Trong nhiều ngôn ngữ châu Âu, nhóm động từ này đã được các nhà ngôn ngữ học
nghiên cứu từ rất lâu, chủ yếu tập trung vào bình diện ngữ pháp, khả năng kết hợp,
đặc điểm ý nghĩa trong quan hệ với các thành phần khác trong câu. Trong tiếng
Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động hình thành một danh sách dài và đa
dạng. Ngoài các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động (như đi, chạy,
nhảy, bay, bò, leo, trượt,...), có một nhóm động từ chuyển động có nội dung ngữ
nghĩa khá đặc biệt. Đó là các động từ chuyển động bao hàm cả hướng chuyển động
trong nội dung ngữ nghĩa của chúng, như: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, tới,
về,... Nhóm động từ chuyển động này trong tiếng Việt đã được Nguyễn Lai (1990)
nghiên cứu sâu và toàn diện [44]. Tuy nhiên, các động từ trong tiếng Việt chỉ các
dạng chuyển động bao hàm theo các hướng khác nhau (được gọi là các động từ
chuyển động đa hướng) lại chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ
thống. Mặc dù đã có những nghiên cứu về động từ chuyển động đa hướng trong
tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng các nghiên cứu này phần nhiều mới chỉ tập trung
vào miêu tả, phân tích chúng trong từng ngôn ngữ riêng lẻ. Nhìn chung, chưa có
nhiều các công trình nghiên cứu đối chiếu động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói
2
chung, đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu đối chiếu một cách toàn diện, có
hệ thống về nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Việc nghiên cứu đối chiếu này nếu thực hiện tốt có thể được xem như là một mẫu
về cách thức đối chiếu có thể áp dụng sang các tiểu nhóm động từ khác. Vì vậy,
việc nghiên cứu đối chiếu các động từ chuyển động đa hướng này trong hai ngôn
ngữ là cần thiết.
1.3. Nghiên cứu đối chiếu một nhóm động từ cụ thể của hai ngôn ngữ thuộc
loại hình khác nhau như tiếng Anh và tiếng Việt, ngoài ý nghĩa lí luận như được chỉ
ra cụ thể ở mục 6 dưới đây còn giúp ích cho việc giảng dạy tiếng Anh, tiếng Việt
như một ngoại ngữ, trong công tác biên dịch, biên soạn giáo trình và biên soạn từ
điển đối chiếu.
Từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài "Đối chiếu nhóm động từ
chuyển động đa hướng Anh - Việt" cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xác định rõ được những điểm giống nhau
và khác nhau về phương diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của các động từ chuyển động
đa hướng trong hai ngôn ngữ, dưới tác động, ảnh hưởng của loại hình ngôn ngữ.
Đồng thời, bước đầu nêu lên được những đặc điểm của các động từ này về phương
diện ngữ pháp, ngữ nghĩa thông qua hoạt động hành chức của chúng trong các thành
ngữ và một số tác phẩm văn học của hai ngôn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về động từ chuyển động trong và ngoài
nước; xác định cơ sở lí luận cho luận án;
- Miêu tả và phân tích đặc điểm ngữ pháp của các động từ chuyển động đa
hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt; đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và
khác biệt về đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ này trong hai ngôn ngữ;
- Miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng
trong tiếng Anh và tiếng Việt; đối chiếu để tìm ra những tương đồng và khác biệt về
nghĩa và quá trình phát triển nghĩa của nhóm động từ này trong hai ngôn ngữ;
3
- Tìm hiểu khả năng hoạt động của các động từ chuyển động đa hướng trong
một số tác phẩm văn học và trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Đối tƣợng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng ngiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các động từ chuyển động đa hướng trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các
động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời luận án
cũng tìm hiểu hoạt động của các động từ này trong một số tác phẩm văn học và
thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt để thấy được những đặc điểm của các động từ
này về phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa thông qua hoạt động hành chức của chúng
trong các thành ngữ và một số tác phẩm văn học của hai ngôn ngữ. Nhóm động từ
chuyển động đa hướng được chọn nghiên cứu gồm 10 động từ tiếng Anh (run, go,
walk, jump, creep, climb, step, dive, swim, fly) và 10 động từ tiếng Việt (chạy, đi,
nhảy, bò, trèo, leo, bước, lặn, bơi, bay).
3.3 Ngữ liệu nghiên cứu
Luận án thống kê các động từ chuyển động đa hướng từ các nguồn ngữ liệu
nghiên cứu sau:
* Các từ điển giải thích:
- Từ điển tiếng Anh: Advanced Learner‟s Dictionary , Nxb. ĐH Oxford, tb
2015[131];
- Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) Nxb. Từ điển Bách Khoa, 2012 [58].
Đây là hai cuốn từ điển giải thích có chất lượng và uy tính nhất so với các từ
điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt hiện có.
Để tìm hiểu hoạt động của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và
tiếng Việt, luận án khảo sát hoạt động của các động từ này trong một số tác phẩm văn
học và trong các thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Cụ thể là 4 tác phẩm văn học,
trong đó, 2 tác phẩm viết về các sự kiện xảy ra trong những thập niên 30 của thế kỉ XX
và 2 tác phẩm viết về các sự kiện xảy ra trong những thập niên 80 của thế kỉ XX. Luận
án còn thu thập các động từ này trong 14 từ điển thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
4
Trong luận án, tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chuẩn hay mẫu (etalon) và
tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu, có nghĩa là việc đối chiếu - so sánh được thực hiện
một chiều Anh - Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được nhiệm vụ của luận án,
chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm
ngữ pháp, ngữ nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng của hai ngôn ngữ khi nằm
trong hệ thống và khi sử dụng.
4.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Phương pháp này được sử dụng
phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từng động từ để thấy được các nét nghĩa/nghĩa vị
và cơ sở sự phát triển nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh
và tiếng Việt.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Luận án sử dụng phương pháp này để
tìm ra những tương đồng và khác biệt về các phương diện khả năng tạo tổ hợp và
ngữ nghĩa của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong hai ngôn ngữ, từ đó bước
đầu đưa ra những nhận xét về đặc điểm tư duy và văn hóa của hai dân tộc.
4.4. Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng nhằm thống
kê, phân loại các động từ chuyển động đa hướng theo những đặc trưng ngữ nghĩa,
ngữ pháp của chúng phục vụ cho việc nghiên cứu đối chiếu của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đối chiếu có hệ thống
và chuyên sâu động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt ở bình
diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của luận án, ở một mức độ nhất
định, có những đóng góp vào việc nghiên cứu lí thuyết của ngôn ngữ học đối chiếu
nói chung, vào đối chiếu một nhóm từ nói riêng của các ngôn ngữ thuộc loại hình
khác nhau. Việc chỉ rõ những sự tương đồng và khác biệt về các bình diện ngữ pháp
và ngữ nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt
là cơ sở để làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy thể hiện qua ngữ
nghĩa của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong hai ngôn ngữ.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
5
Luận án góp thêm những cơ sở lí luận cách thức nghiên cứu đối chiếu động từ
trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung, nhóm động từ chuyển động đa hướng nói
riêng; chỉ ra những tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của
10 động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và 10 động từ chuyển động đa
hướng trong tiếng Việt. Từ đó, có thể nhận thấy một số đặc trưng văn hóa và tư duy
thể hiện qua phân tích và luận giải về sự phát triển nghĩa, về sự hoạt động của nhóm
động từ này trong tác phẩm văn chương và trong thành ngữ của hai ngôn ngữ Anh
và Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đối chiếu nhóm động từ này trong tiếng Anh và tiếng Việt
có những đóng góp thiết thực cho việc dạy và học tiếng Anh, giúp cho người học
tiếng Anh tiếp thu và sử dụng tiếng Anh được thuận lợi trong quá trình học tập. Kết
quả nghiên cứu của luận án cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dịch thuật
cũng như công tác biên soạn từ điển Anh - Việt và Việt - Anh.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2. Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của nhóm động từ chuyển động
đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 3. Hoạt động của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng
Anh và tiếng Việt
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động trên thế giới
Là một trong các từ loại thực từ trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ, động từ luôn
là đối tượng được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Xét về mặt lịch sử, việc
nghiên cứu trên thế giới về động từ nói chung và động từ chuyển động nói riêng được
bắt đầu chú trọng vào những năm 70 của thế kỷ XX và được tiến hành theo các hướng
khác nhau. Các học giả nghiên cứu theo hướng cấu trúc luận tiêu biểu như Ju.X.
Xtepanov (1977), Frawley (1992), Levin & Rappaport Hovav (1992), Delahunty (1994).
Van Valin (1997) nghiên cứu theo hướng ngữ pháp chức năng. R. M. W. Dixon (2005)
thuộc trường phái ngữ pháp dựa trên ngữ nghĩa. Tiêu biểu cho các nghiên cứu về động từ
chuyển động theo hướng tri nhận phải kể đến Miller & Johnson-Laird (1987),
Kudrnáčová ( 2005, 2008), Talmy (1985, 1991, 2000) và Slobin (2004).v.v.
Các tác giả nghiên cứu động từ theo hướng cấu trúc luận truyền thống bao
gồm Delahunty (1994), Frawley (1992), có chung quan điểm cho rằng động từ là từ
hoặc cụm từ chỉ hành động (acts); quá trình (process), trạng thái (states); nguyên
nhân (cause) chuyển động … và mô tả động từ chuyển động là sự chuyển dịch vị
trí của một thực thể. Tiếp theo, Biber (1999) đã chia động từ ra làm bảy loại chính về
mặt ngữ nghĩa, bao gồm: activity verbs (động từ hoạt động), communication verbs
(động từ giao tiếp), mental verbs ( động từ tinh thần), causative verbs (động từ gây
khiến), occurrence verbs (động từ xuất hiện), existence verbs (động từ tồn tại) và
aspectual verb (động từ có (phạm trù) thể) . Trong đó động từ chuyển động được xếp
vào nhóm động từ hoạt động (activity verbs).
R.M.W. Dixon (2005) cho rằng ngôn ngữ bao gồm từ vựng và ngữ pháp. Ngữ
pháp gồm hai phần: Hình thái học (morphology) giải quyết cấu trúc của từ và cú
pháp (syntax) giải quyết cách mà từ được kết hợp với nhau [108, 6]. Theo đó, tác
giả khẳng định trong tiếng Anh tính từ phải đứng trước danh từ và mạo từ đứng
trước tính từ trong ngữ danh từ (noun phrase), động từ (verb) hoặc ngữ động từ
(verb phrase) phải theo sau một ngữ danh từ (noun phrase) và khẳng định ― động từ
là trung tâm của mệnh đề. Một động từ có thể nói đến một hoạt động và phải có một
số người tham gia có vai trò trong hoạt động đó; hoặc một trạng thái mà người
tham gia trải qua [108, 6-7].
7
Ngoài những nghiên cứu về động từ nói chung, một số nghiên cứu đi sâu vào
nhóm động từ chuyển động cũng đã được thực hiện. Động từ chuyển động được
hiểu một cách đơn giản là động từ biểu thị hành động đưa chủ thể hành động từ một
địa điểm này đến địa điểm khác trong không gian, ví dụ như go (đi), run (chạy),
jump (nhảy), swim (bơi), ... . Động từ chuyển động cũng đã được các nhà ngôn ngữ
học nước ngoài, nhất là phương Tây, nghiên cứu từ rất lâu.
Trong các học giả nghiên cứu về động từ chuyển động theo hướng truyền thống
trước hết phải kể đến Ju.X. Xtepanov (1977) trong công trình Những cơ sở của ngôn
ngữ học đại cương. Ông đã phân tích ngữ nghĩa của một số động từ chuyển động trong
tiếng Nga khi bàn về các nhóm từ phản nghĩa - đồng nghĩa; những khái niệm về thế đối
lập, đặc trưng khu biệt, kết cấu và hệ thống [90,92-95] và về tam giác ngữ nghĩa; khái
niệm về cái biểu đạt [90, 97-98]. Ông đã chỉ ra ngữ nghĩa của các động từ này như sau:
идти (idti) [Đi]- di chuyển được (trên mặt đất; không có phương tiện giúp đỡ);
bằng chân.
ехать (ekhat‟)[Đi] - di chuyển được (trên mặt đất; có các phương tiện giúp
đỡ); bằng xe.
лететь (letet') [Bay] - di chuyển được (không phải trên mặt đất; có các phương
tiện giúp đỡ); trên không trung hoặc trong vũ trụ.
плыть (plưt‟) [Bơi]- di chuyển được (không phải trên mặt đất; không có các
phương tiện giúp đỡ); trên mặt nước hoặc trong nước [90, 97].
Miller & Johnson-Laird (1987) cho rằng động từ chuyển động là ―những
động từ được miêu tả, được học đầu tiên, được sử dụng thường xuyên nhất và
được quan niệm là nổi trội nhất”. Nói chung, các động từ chuyển động cả nội
động từ và ngoại động từ điển hình chỉ diễn tả một trong ba thực thể ngữ nghĩa,
đường đi, phương thức chuyển động, hoặc cách thức chuyển động và xu hướng
phân tích các động từ chuyển động là tách riêng các động từ chuyển động có
hướng với các động từ chuyển động không hướng/ đa hướng [129,527].
Theo Levin & Rappaport Hovav (1992), các động từ chuyển động có thể được
mô tả chính xác hơn bằng cách xác định thành tố nghĩa nào được từ vựng hóa trong
bản thân động từ thay vì xác định vai trò đề ngữ (theme) theo giả thuyết Bất đổi cách.
Van Valin (1997) cho rằng ―đối với các động từ chuyển động, chúng ta cần nêu
chuyển động và sự thay đổi vị trí theo thời gian‖. Động từ chuyển động tiếng Anh có xu
hướng kết hợp chặt chẽ với một số thành phần hoặc nét đặc trưng ngữ nghĩa cụ thể nhất
8
định như là phương thức chuyển động trong các động từ như run (chạy), swim (bơi), fly
(bay ), gây khiến chuyển động như blow (thổi), pull (kéo), kick (đá), hay hướng chuyển
động như enter (vào), exit (ra), lên (ascend), descend (xuống) [152, 109].
Beth Levin (1993) có công trình nghiên cứu chuyên sâu về động từ chuyển
động trong tiếng Anh là ―Các lớp động từ trong tiếng Anh và sự chuyển đổi: Nghiên
cứu sơ bộ” (English Verb Classes and Alternations: A preliminary investigation).
Sự phân loại động từ chuyển động tiếng Anh của tác giả đã được nhiều nhà nghiên
cứu đi sau tiếp thu. Các nghiên cứu của tác giả về động từ chuyển động được định
hướng bởi lý thuyết nghĩa của động từ chịu sự ảnh hưởng của hình thái cú pháp.
Kudrnáčová ( 2005) khi nghiên cứu về động từ chuyển động đã cho rằng đặc
tính ngữ nghĩa của động từ chuyển động tiếng Anh là phức tạp và thể hiện một số
cấp độ cấu tạo khác nhau. Động từ chuyển động cũng đã được mô tả là những hoạt
động tiến triển về không gian và/ hoặc tiến triển về thời gian. Kudrnáčová đã phân
biệt giữa chuyển động thuần túy ―pure motion‖ và chuyển động như một hoạt động
― motion as an activity‖ [121, 23].
Trong số các nhà nghiên cứu động từ nói chung và động từ chuyển động nói
riêng theo hướng tri nhận phải kể đến Talmy (1985, 1991, 2000) và Slobin (2004).
Talmy đã có những công trình nghiên cứu về sự chuyển động dựa vào mối quan hệ
giữa các yếu tố ngữ nghĩa gắn với sự kiện chuyển động như mục đích chuyển động,
thực thể chuyển động, thực thể quy chiếu, hướng hay quỹ đạo chuyển động, cách
thức và/hoặc nguyên nhân chuyển động, v.v. Ông cũng nêu rõ có ba hệ thống động
từ chuyển động có sự hòa nhập. Đó là: động từ hòa nhập có hướng chuyển động
(path-conflating verbs), động từ hòa nhập biểu thị cách thức chuyển động (manner-
conflating verbs) và động từ hòa nhập thực thể chuyển động (figure-conflating
verbs). Đây cũng là ba kiểu hình của động từ chính được tìm thấy ở nhiều ngôn
ngữ. Talmy (2000) đã phân biệt hai loại ngôn ngữ là ngôn ngữ định khung phụ từ
(satellite-framed) và ngôn ngữ định khung động từ (verb-framed languages) theo
cách mà các yếu tố của ngữ cảnh chuyển động khác nhau được sắp đặt theo yếu tố
ngôn ngữ. Tiếng Anh được coi là loại ngôn ngữ định khung phụ từ (satellite-
framed) vì đa số các động từ chuyển động có thành phần cốt lõi của sự chuyển
động nhưng hướng hoặc quỹ đạo chuyển động lại được thể hiện trong các từ
(thường là giới từ) đi kèm như up, down… hoặc trong các cụm giới từ như into/out
of (vào trong, ra ngoài), còn các động từ thì tự do thể hiện cách thức chuyển động.
9
Slobin (2004) cho rằng cách thức của chuyển động dễ dàng được mã hóa bao
nhiêu thì lượng thông tin được đưa ra càng phong phú bấy nhiêu. Theo ông, cách
thức của chuyển động dễ dàng được mã hóa hơn khi nó được thể hiện bằng (1)
một động từ xác định thay vì một động từ không xác định, (2) một từ đơn thay vì
một cụm từ hoặc một mệnh đề, (3) một đơn vị từ có tần số xuất hiện cao thay vì
một đơn vị từ có tần số xuất hiện thấp [138].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động ở Việt Nam
Cũng như các nghiên cứu về động từ nói chung và động từ chuyển động nói
riêng trên thế giới, các công trình nghiên cứu từ loại động từ nói chung, động từ
chuyển động ở Việt Nam nói riêng được tiếp cận theo hai hướng: nghiên cứu theo
ngữ pháp truyền thống (cấu trúc) coi động từ là một phạm trù từ loại và nghiên cứu
theo hướng ngôn ngữ học tri nhận. Các công trình nghiên cứu về động từ của
Nguyễn Kim Thản (1962, 1977), Nguyễn Tài Cẩn (1975), Đái Xuân Ninh (1978),
các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt (Ủy ban Khoa học xã hội, 1983), Đinh Văn Đức
(1986), Lê Biên (1999), Diệp Quang Ban (2003, 2004), v.v. đều nghiên cứu đặc
điểm ngữ pháp của động từ theo hướng cấu trúc luận. Trong những năm 90 của thế
kỷ XX, do ảnh hưởng của ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới, một số nhà nghiên
cứu ngôn ngữ ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng của hướng nghiên cứu tri nhận học
thể hiện trong một số nghiên cứu của Nguyễn Lai (1990), Lý Toàn Thắng (2015)
và Hoàng Tuyết Minh (2014, 2015).
Mặc dù động từ và động từ chuyển động ít nhiều được các tác giả nêu trên đề cập
đến trong công trình nghiên cứu của mình, tuy nhiên từ trước đến nay có rất ít nghiên
cứu chuyên sâu về động từ và động từ chuyển động. Nguyễn Kim Thản (1977) với
chuyên luận ―Động từ trong tiếng Việt” là người đầu tiên có công trình nghiên cứu
chuyên sâu về động từ trong tiếng Việt. Các tác giả như Đái Xuân Ninh (1978), Đinh
Văn Đức (2010), Diệp Quang Ban (2003, 2004), Nguyễn Tài Cẩn (2004) có nghiên
cứu về động từ, nhưng không phải là chuyên luận về động từ mà động từ chỉ là một từ
loại đặt trong hệ thống từ loại của tiếng Việt. Nguyễn Thị Quy (1995) đã nghiên cứu vị
từ trong đó có động từ chuyển động theo hướng ngữ pháp chức năng với công trình ―Vị
từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó‖ đã chia vị từ hành động thành năm
nhóm, trong đó động từ chuyển động bao gồm động từ chuyển động đa hướng được
xếp vào nhóm 1(-Tác động; - Mục tiêu; một diễn tố) [64, 89].
10
Trong bài "Một cách lí giải mối quan hệ ngữ nghĩa giữa động từ chuyển động có
định hướng và từ chỉ hướng trong tiếng Việt" [51, 48 - 52], Hà Quang Năng đã phân
tích đặc điểm ngữ nghĩa của các động từ chuyển động có định hướng trong tiếng Việt
(ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về , lại, đến, tới), chỉ ra bốn nét nghĩa cần yếu, bắt buộc
luôn có trong cấu trúc nghĩa khái quát của các động từ này: [(hoạt động) (vận động di
chuyển) (hướng trong không gian) (điểm đến)] [51, 49]. Tác giả cũng chỉ rõ, các động
từ này, trong cấu trúc nghĩa của mình, không chứa nét nghĩa biểu thị cách thức của hoạt
động di chuyển mà chỉ có nét nghĩa chỉ hướng hoạt động. Ngược lại, các động từ
chuyển động kiểu: đi, chạy, bò, nhảy, trèo, bước,...thì nét nghĩa cách thức chuyển động
luôn luôn có mặt trong cấu trúc nghĩa của mình, nhưng lại hoàn toàn không hàm chứa
nét nghĩa biểu thị hướng chuyển động [51, 51]. Như vậy, sự khác nhau chủ yếu về
nghĩa giữa động từ chuyển động có định hướng với các động từ chuyển động biểu thị
những dạng chuyển động cụ thể khác trong tiếng Việt là do sự có mặt hai nét nghĩa
"cách thức chuyển động" và "môi trường của hoạt động" ở động từ như đi, chạy, bay
và hai nét nghĩa "hướng chuyển động trong không gian" và "đích, điểm đến của hoạt
động" ở các động từ chuyển động có định hướng như ra, vào, về quy định.
Trong công trình ―Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt‖ [1990], Nguyễn
Lai đã mô tả và phân tích chi tiết nhóm từ chỉ hướng chuyển động trong tiếng Việt theo
cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận. Gọi là nhóm động từ từ đa phương/ đa hướng,
ông đã chia động từ chuyển động thành hai nhóm là động từ vận động không / đa hướng
như chạy, nhảy, bay, bò, leo, v.v. và động từ vận động có hướng (tự thân mang hướng)
như ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, tới,... Trong đó ông đã chú trọng nhiều hơn đến
nhóm thứ hai do các đặc trưng ngữ nghĩa và cú pháp đặc biệt của chúng.
Nguyễn Văn Hiệp (2013 ), trong ―Sự phát triển ngữ nghĩa của các từ RA, VÀO
trong tiếng Việt từ góc độ nghiệm thân‖ đã nghiên cứu sự phát triển nghĩa của hai từ
này theo hướng của ngôn ngữ học tri nhận. Theo đó, trên cơ sở phân tích con đường
phát triển nghĩa của các từ này, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự phát triển
nghĩa của chúng. [32]
Gần đây, Hoàng Tuyết Minh (2014; 2015) với hai nghiên cứu về động từ
chuyển động theo hướng tri nhận: ―Nghiên cứu động từ thể hiện sự tình chuyển
động tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (có đối chiếu với tiếng
Anh), [47] và ―Thành tố nghĩa và phạm trù nghĩa của động từ chuyển động có
hướng trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)” [48]. Trong các nghiên cứu này,
11
động từ chuyển động tiếng Việt nói chung và động từ chuyển động có hướng nói
riêng đã được nghiên cứu dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận và được đối
chiếu với tiếng Anh để tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.
Đây cũng là những nghiên cứu chuyên sâu về động từ chuyển động trong tiếng Việt
dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận.
Ngoài những công trình đã nêu trên, còn có một số bài viết về động từ chuyển
động trong các tạp chí như "Phân tích đối chiếu một số động từ chuyển động đa nghĩa
Pháp - Việt và đánh giá khả năng nhận hiểu từ đa nghĩa của sinh viên" [31, 16 - 23]; ;
"Kiểu hình của động từ chuyển động tiếng Việt có sự liên hệ với tiếng Anh" [82]; "Luận
giải sự phát triển nghĩa của động từ “chạy” theo hướng tri nhận" [15, 45 - 57].
Mặc dù đã có những nghiên cứu về động từ chuyển động tiếng Anh và tiếng
Việt, song cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đối chiếu có hệ
thống và chuyên sâu về nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và
tiếng Việt. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi tập trung đối chiếu nhóm
động chuyển động đa hướng chỉ động tác vận động bao gồm 10 động từ run, go,
walk, jump, creep, climp, step, dive, swim, fly trong tiếng Anh và 10 động từ chạy,
đi, nhảy, bò, leo, trèo, bước, lặn, bơi, bay trong tiếng Việt trên phương diện ngữ
pháp và ngữ nghĩa để tìm ra những tương đồng và khác biệt của nhóm động từ này
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Phạm trù từ loại động từ
1.2.1.1. Động từ tiếng Anh
a. Khái niệm động từ tiếng Anh
Theo từ điển tiếng Anh (Oxford Advanced learner‘s Dictionary): Động từ là
một từ hoặc một nhóm từ diễn tả một hành động (eat), một sự kiện/ sự việc
(happen) hoặc một trạng thái (exist). [131, 1735]. Trong Ngữ pháp tiếng Anh
Longman (Longman English Grammar), động từ cũng được định nghĩa ― là một từ
(run) hoặc một cụm từ (run out of) diễn tả sự tồn tại của một trạng thái (love, seem)
hay việc thực hiện một hành động (take, play)‖[94, 159]. Delahunty (1994) đã đưa
ra định nghĩa chi tiết hơn về động từ ―động từ là những từ chỉ hành động (kiss, run,
walk), sự tiến triển (grow, change), trải nghiệm (know), hay trạng thái. Chức năng
ngữ nghĩa của động từ là miêu tả một chuyển động, một hành động, sự việc hay
12
trạng thái‖ [106, 117]. Như vậy, có thể nói hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Anh
đều cho rằng động từ là từ hoặc nhóm từ chỉ hành động, sự việc hay trạng thái.
b. Phân loại động từ tiếng Anh
Từ trước đến nay, động từ trong tiếng Anh đã được nhiều nhà ngôn ngữ học
phân chia theo nhiều cách khác nhau tùy theo quan điểm và mục đích nghiên cứu.
Kudrnácová [120, 54] đã chia động từ từ vựng thành bốn nhóm: trạng thái (state)
như knowing the answer, hoạt động (activities) như running(chạy), hoàn thành
(accomplishment) như running a mile (chạy một dặm) và hành động đạt được
(achievement) như reaching the border (tới được biên giới). Một trong những nhà
nghiên cứu đã phân chia động từ một cách tương đối chi tiết và cụ thể, trong đó có
động từ chuyển động, là Frawley [110, 140]. Ông đã chia động từ thành bốn loại
chính là: hành động (acts); trạng thái (states); gây khiến (causes) và chuyển động.
Động từ trong tiếng Anh còn được phân loại dựa vào ý nghĩa bao gồm: động
từ thể chất (Physical verbs) mô tả hành động cụ thể của vật chủ, đó có thể là chuyển
động của cơ thể hay sử dụng một vật nào đó gây ra hành động hoàn chỉnh; động từ
trạng thái bao gồm những động từ được bổ sung bởi các tính từ dùng để chỉ sự tồn
tại của một tình huống nào đó và động từ chỉ hoạt động nhận thức (Mental verbs)
bao gồm những từ diễn tả hành động (liên quan đến nhận thức) như khám phá, hiểu
biết hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
Một trong số các nhà nghiên cứu sâu về ngữ pháp tiếng Anh là Randolph
Quirk (1976) đã dựa vào tân ngữ (objects) và bổ ngữ của động từ để chia động từ
tiếng Anh thành hai loại: động từ nội hƣớng (intensive verbs) và động từ ngoại
hƣớng (extensive verbs).Trong đó, động từ nội hướng được dùng để mô tả chủ ngữ,
nghĩa là chỉ nhấn mạnh và bản thân chúng không mang nhiều ý nghĩa mà chỉ thể
hiện sự kết nối giữa chủ ngữ và bổ ngữ cho chủ ngữ. Trong khi động từ ngoại
hướng được dùng để diễn tả điều chủ ngữ đang làm và không có bổ ngữ cho chủ
ngữ. Cách phân loại động từ này được Quirk R. thể hiện trong các cấu trúc câu sau
[134, 167]:
(1) SVA S Vintens A place
Mary is in the house
(2) SVC S Vintens Cs
13
Mary is kind
a nurse
(3) SVO S Vmonotrans Od
Somebody caught the ball
(4) SVOA S Vcomplex trans Od Aplace
I put the plate on the table
(5) SVOC S Vcomplex trans Od Co
We have proved him wrong
a fool
(6) SVOO S Vditrans Oi Od
She gives me expensive presents
(7) SV S Vintrans
The child laughed
(S: chủ ngữ; Vintens: động từ nội hướng; Aplace: trạng ngữ nơi chốn; Vmonotrans:
động từ có một tân ngữ; Vditrans: động từ có hai tân ngữ; Vcomplex trans: động từ
phức hợp có một tân ngữ và một trạng ngữ; Vintrans: nội động từ; Cs: bổ ngữ chủ
ngữ; Co: bổ ngữ tân ngữ; Od: tân ngữ trực tiếp; Oi: tân ngữ gián tiếp)
Dựa vào chức năng của động từ trong ngữ động từ (verb phrase), Randolph
Quirk đã chia động từ tiếng Anh thành hai loại chính bao gồm động từ đầy đủ ý
nghĩa hay động từ từ vựng (Full / lexical verbs ) và trợ động từ (auxiliary verbs).
Trợ động từ gồm hai loại: Trợ động từ căn bản (Primary auxilary verbs) và trợ
động từ tình thái (Modal auxiliary verbs). [134, 26]:
LEXICAL: walk, write, play, beautify, etc.
(động từ từ vựng) (đi bộ, viết, chơi, làm đẹp, v.v.)
AUXILIARY: Primary (trợ động từ cơ bản): do, have, be
(trợ động từ) Modal (trợ động từ tình thái): can, may, shall, will
could, might, should, would
must, ought to, used to, need, dare
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không đi sâu tìm hiểu hoạt động và chức
năng của động từ trong cấu trúc mệnh đề hoặc cấu trúc câu mà chỉ tập trung vào
14
chức năng của động từ trong ngữ động từ (vern phrase). Theo cách phân loại động
từ này của Quirk R., đối tượng nghiên cứu của luận án là nhóm động từ chuyển
động đa hướng trong tiếng Anh thuộc nhóm động từ từ vựng (lexical verbs).
c. Đặc điểm của động từ tiếng Anh
Dựa vào khái niệm về động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nêu trên, có thể
thấy ngay sự khác biệt giữa động từ tiếng Anh và động từ tiếng Việt. Động từ tiếng
Anh được định nghĩa là từ hoặc cụm từ trong khi tiếng Việt động từ chỉ là từ. Sự
khác biệt ở đây là trong tiếng Anh có động từ cụm (phrasal verbs). Loại động từ này
gồm có động từ chính và giới từ hoặc trạng từ hoặc cả hai. Nghĩa của động từ cụm
không phải là nghĩa do các từ thành phần tạo nên mà là nghĩa chung của cả cụm
không liên quan đến nghĩa của các từ thành phần chẳng hạn như look after (trông
nom/ chăm sóc), look for (tìm kiếm), get up (ngủ dậy), grow up (trưởng thành), ….
Về ngữ nghĩa, động từ trong tiếng Anh được định nghĩa là những từ chỉ hành
động, quá trình, những trải nghiệm hoặc trạng thái, theo Delahunty (1994),
Frawley (1992), Quirk R. và nhiều nhà nghiên cứu tiếng Anh khác.
Về mặt hình thức, động từ trong tiếng Anh trực tiếp làm vị ngữ trong câu;
đứng sau các trợ động từ tình thái và biến đổi hình thái theo ngôi, thì, thể,…
giống như các ngôn ngữ hòa kết khác. Hầu hết động từ từ vựng (lexical verbs)
trong tiếng Anh có năm hình thức: the base (nguyên thể), the –S form (thêm s vào
ngôi thứ 3 số ít) ; the past( quá khứ), the –ing participale (phân từ hiện tại thêm –
ing), và –ed participle (phân từ quá khứ thêm –ed). Đối với các động từ quy
tắc(regular verbs) thì quá thứ và phân từ quá khứ có hình thức giống nhau là thêm –
ed.
1.2.1.2 Động từ tiếng Việt
a. Khái niệm động từ tiếng Việt
Trong giới Việt ngữ học, động từ cũng được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ
đưa ra định nghĩa khác nhau. Nguyễn Kim Thản cho rằng: "Động từ là loại từ biểu
thị quá trình (sự hoạt động, động tác, hành vi, biến hóa và trạng thái), trước hết có
những đặc trưng ngữ pháp trái ngược với danh từ, nghĩa là:
- Nó có thể tự do, trực tiếp làm vị ngữ của câu, không cần phải có hệ từ là làm
môi giới;
- Nó không thể kết hợp với những từ kiểm nghiệm của danh từ, nghĩa là không
thể đứng sau số từ, lượng từ, các phó danh từ và trước các đại từ chỉ định" [69, 200].
15
Đái Xuân Ninh (1978), trong ―Hoạt động của từ tiếng Việt”, chỉ ra rằng ―về
mặt ý nghĩa, động từ biểu thị hoạt động và trạng thái v.v.‖ [53, 86-87]. Đinh Văn
Đức (2010), trong Ngữ pháp tiếng Việt cũng đã khẳng định động từ chỉ các hành
động (chạy, đọc), trạng thái (ngủ, thức), các liên hệ dưới dạng tiến trình (yêu, hiểu)
có mối quan hệ với chủ thể và diễn ra trong thời gian và cho rằng ý nghĩa của động
từ trên bậc khái quát nhất là ý nghĩa vận động - động từ chỉ các dạng vận động khác
nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể (thực thể về mặt từ loại là
khái niệm có thể diễn đạt bằng danh từ) [17, 127- 128]. Diệp Quang Ban (2013),
trong Ngữ pháp tiếng Việt,(Tập 1) cho rằng: ― Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa
khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của
thực thể. Đó là ý nghĩa hành động. Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối
liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian‖ [2, 103].
Như vậy, có thể thấy hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Việt đều cho rằng động
từ là từ biểu thị hành động, trạng thái và quá trình hay sự tiến triển.
b. Phân loại động từ tiếng Việt
Với chuyên luận ― Động từ trong tiếng Việt‖, Nguyễn Kim Thản là người đầu
tiên và cũng là người duy nhất cho đến nay có công trình nghiên cứu chuyên sâu về
động từ trong tiếng Việt. Ông áp dụng cách phân loại hai chiều để phân loại các
động từ trong tiếng Việt:
1. Phân loại theo sự phân phối của các hư từ phục vụ động từ [68, 98]
2. Phân loại theo tính chất chi phối của động từ [68, 123]
Theo đó, ông đã chia động từ tiếng Việt thành 6 nhóm. Tuy nhiên, nhóm động
từ chuyển động không được ông đề cập đến thành nhóm riêng.
Đái Xuân Ninh (1978), trong Hoạt động của từ tiếng Việt, cũng chia động từ
thành hai loại là động từ được xác định và động từ không được xác định. [53,86-87] .
Diệp Quang Ban (2013) trong Ngữ pháp tiếng Việt, (Tập 1) đã chia động từ
thành hai lớp con: lớp động từ không độc lập và lớp động từ độc lập. Động từ
không độc lập là những động từ về mặt ý nghĩa, chưa biểu thị trọn vẹn, chưa đầy đủ
và khi làm thành phần câu thì thường đòi hỏi kết hợp với thực từ hay tổ hợp thực từ.
Động từ độc lập là những động từ biểu thị ý nghĩa quá trình (hành động hoặc trạng
thái), có thể nhận thức được tương đối rõ ngay cả khi không có từ khác đi kèm và
có đầy đủ khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của động từ [2,104,109,110].
16
Đinh Văn Đức cho rằng ―việc phân loại động từ trong các ngôn ngữ nói chung
và trong tiếng Việt nói riêng là một việc phức tạp‖ [17,136]. Tuy nhiên ông cũng
phân chúng thành một vài loại cơ bản bao gồm : động từ nội động (không cần bổ
ngữ) và động từ ngoại động (đòi hỏi bắt buộc phải có bổ ngữ); động từ tình thái-
ngữ pháp (Động từ trống nghĩa như cần, muốn, phải, có thể …); động từ tổng hợp
(là những động từ có cấu trúc song tiết, trong đó các tiếng một được đặt đẳng lập
như: cày cấy, ca hát, trò truyện hoặc chính phụ như : viết lách, nói năng, làm
lụng,…); và các động từ chuyển động. Ông cho rằng : ―Trong tiếng Việt, các động
từ với ý nghĩa chuyển động hình thành một danh sách dài và đa dạng‖[17,141]. Và
ông cũng phân chia động từ chuyển động thành động từ chỉ các dạng khác nhau của
chuyển động và động từ chuyển động bao hàm cả hướng chuyển động. Theo cách
phân loại của ông, nhóm động từ chuyển động đa hướng, đối tượng của luận án nằm
trong nhóm động từ chuyển động này.
c. Đặc điểm của động từ tiếng Việt
Trong khi tiếng Anh, ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa ngữ pháp như thời, thể,
thức, dạng … được thể hiện bằng các phương tiện hình thái học của động từ thì
tiếng Việt, ngôn ngữ đơn lập, thể hiện các ý nghĩa này bằng các phương tiện từ
vựng như hư từ (đa, đang, sẽ, …) và trật tự từ.
Nguyễn Kim Thản (1977) cho rằng động từ tiếng Việt mang những đặc điểm
chính của động từ trong một loạt các ngôn ngữ cùng loại hình như tiếng Hán, tiếng
Thái, tiếng Lào, tiếng Tày, tiếng Mèo, với những đặc điểm sau:
- Về mặt ý nghĩa, chúng biểu thị quá trình, cũng tức là biểu hoạt động hay
trạng thái nhất định của sự vật trong quá trình.
- Về mặt hình thức, ngoài những đặc điểm chung của vị từ (có khả năng trực
tiếp làm vị ngữ), chúng còn có thể đặt sau những hư từ chỉ sự cầu khiến hãy, đừng,
chớ. [68, 23-24]
Trong ―Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)‖, Đinh Văn Đức cho rằng ― Động từ có
một khả năng kết hợp đa dạng và phong phú . Các khả năng kết hợp của động từ
được khái quát hóa trong cấu trúc của đoản ngữ động từ (gọi tắt là động ngữ)” .
Ông cũng cho rằng: “Động ngữ là cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp tự do theo
quan hệ chính phụ do động từ làm trung tâm, chung quanh nó là các thành tố phụ
thuộc nhiều kiểu loại‖[17, 131]. Cấu trúc cụm động từ gồm có thành tố chính và các
17
thành tố phụ; thành tố chính ở trung tâm, thành tố phụ được phân bố ở vị trí trước
và sau trung tâm:
Ví dụ: (xe) đã chạy rồi
Thành tố phụ của cụm động từ có loại cố định và có loại di động từ phía trước
ra phía sau trung tâm và ngược lại:
(xe) chạy băng băng - (xe) băng băng chạy
Mỗi từ loại trong hoạt động của lời nói có cả một chùm chức năng cú pháp đặc trưng
cho chức năng của từ loại đó. Trong chùm chức năng của mỗi từ loại bao giờ cũng có một
chức năng nổi lên như là chức năng trung tâm, tiêu biểu. Đối với động từ, chức năng đó là
vị ngữ. "Động từ trong tiếng tiếng Việt giữ chức năng vị ngữ là chủ yếu. Theo thống kê, có
tới 99% câu đơn tiếng Việt có vị ngữ do động từ đảm nhận" [17, 132].
+ Động từ trong tiếng Việt làm vị ngữ trực tiếp không có hệ từ. Ví dụ:
(1). Người bồi chạy lên gác một lúc [Giông tố, 187]
(2). Long đi một lúc thì đến bến đò [Giông tố, 284]
+ Động từ trong chức năng chủ ngữ là rất hiếm hoi. Ví dụ:
(3) Đi có thế mà lâu thế [Giông tố, 387]
(4) Đi bộ cũng là một thứ rèn luyện thể lực [Phố, 16].
(5) Đi xuất khẩu lao động là để cứu nhà [Phố, 49]
+ Động từ cũng có thể đảm nhận chức năng định ngữ. Ví dụ:
(6) Ngôi nhà mới làm (chưa quét vôi);
(7) Cuốn sách vừa mới xuất bản.
Trong tiếng Việt, động từ, trong khi làm định ngữ cho danh từ, có khả năng
kết hợp chặt chẽ với danh từ tới mức trở thành từ ghép, nhất là các tổ hợp song tiết:
nhà ăn, trường học, bàn viết, chậu giặt, xe đẩy, kim khâu, dao mổ,...
Động từ trong chức năng bổ ngữ và trạng ngữ là những thành tố phụ trong
quan hệ với động từ trung tâm của đoản ngữ/ cụm từ. Các động từ khi đứng làm
trung tâm đoản ngữ/ cụm từ có thể tiếp nhận những động từ khác làm thành tố phụ.
Các thành tố phụ này xét về phương diện chức năng có thể xem là bổ ngữ (kiểu
Động ngữ
thành tố phụ trung tâm thành tố phụ
18
như: tập nói, bắt làm, mời ăn, dạy hát, xin nghỉ, cấm đi, đòi xem, giục về,...), hoặc
trạng ngữ (kiểu như: chạy ra, làm nhanh, hát hay, tìm được, teo lại, bám lấy, ...),
tùy theo khả năng và kiểu bổ sung chi tiết cho động từ chính.
1.2.1.3. Động từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt
a. Động từ chuyển động trong tiếng Anh
+ Khái niệm động từ chuyển động trong tiếng Anh
Như đã thể hiện rõ ràng trong chính tên gọi của nó, động từ chuyển động là
những động từ diễn tả một loại chuyển động như go (đi), run (chạy), jump (nhảy),
swim (bơi) … .
Van Valin [152, 109] cho rằng đối với các động từ chuyển động, chúng cần
thể hiện sự chuyển động cộng với sự thay đổi vị trí theo thời gian. Động từ
chuyển động tiếng Anh có xu hướng kết hợp chặt chẽ với các thành phần hay đặc
điểm ngữ nghĩa như là cách thức chuyển động thể hiện trong các động từ như run
(chạy), slide (trượt), fly (bay), nguyên nhân như (blow), thổi (blow), kéo (pull), đá
(kick), hay hướng chuyển động như enter (vào), rise (lên), follow (theo sau).
Talmy‘s (2000) cho rằng động từ chuyển động tiếng Anh có thể được hiểu là thể
hiện ba loại về mặt ngữ nghĩa. Đó là cách thức chuyển động như hop (nhảy lò cò),
nguyên nhân chuyển động như kick (đá) và hướng chuyển động như exit (ra),
enter(vào). Mặt khác, yếu tố hướng chuyển động có để được diễn tả trong tiếng Anh
bằng động từ và bằng các giới từ, ví dụ như out, into(ra ngoài,vào trong). Điều đó có
nghĩa là hướng chuyển động có thể được thể hiện bằng hai yếu tố ngôn ngữ khác nhau.
Theo Kudrnáčová (2005), động từ chuyển động mô tả những hoạt động tiến
triển về không gian và/ hoặc tiến triển về thời gian. Kudrnáčová (2008) đã phân biệt
giữa chuyển động thuần túy ( pure motion) và chuyển động như một hoạt động
(motion as an activity). Thuật ngữ chuyển động thuần túy ( pure motion) ở đây biểu
thị chuyển động như là thay đổi vị trí/ địa điểm theo thời gian – một hiện tượng
thuộc động lực thực sự, ví dụ: Peter walked to the bank (Peter đi bộ đến ngân
hàng) và thuật ngữ chuyển động như một hoạt động (motion as an activity). Ở đây
biểu thị sự chuyển động hoàn thành một vai trò nguyên nhân dẫn đến thay đổi về
trạng thái của tác nhân, ví dụ: Tom walked himself to exhaustion (Tom đi bộ đến kiệt
sức)[120, 23].
+ Phân loại động từ chuyển động tiếng Anh
19
Từ trước đến nay đã có rất nhiều sự phân loại động từ chuyển động, tiêu biểu
như sự phân loại động từ chuyển động trong tiếng Anh của Levin & Rappaport –
Hovav (1992), Levin (1993), Cifuentes – Honrubia (1999) và De Miguel (1999),
Morimoto (2001) đối với động từ tiếng Tây Ban Nha.
Levin and Rappaport-Hovav [126, 252-253] đã đưa ra 3 nhóm nội động từ
chuyển động như sau:
- Lớp động từ chuyển động đến (arrive class): arrive (đi đến), come (đi tới), go
(đi), depart (ra đi/rời khỏi), fall (rơi xuống), return (trở lại),… . Những động từ này
không có đối cách và thể hiện định hướng vốn có ngay trong động từ, vì nghĩa của
những động từ này bản thân nó đã bao gồm hướng chuyển động xác định.
- Lớp động từ chuyển động cuộn (roll class): roll (cuộn), slide (trượt), move
(di chuyển), swing (đu đưa), spin (quay), rotate (xoay),… . Những động từ này là
động từ không có đối cách chỉ ra cách thức cũng như nguyên nhân trực tiếp bên
ngoài của chuyển động, nghĩa là, hành động được những động từ này biểu thị chịu
sự tác động trực tiếp của các tác nhân bên ngoài. Tác giả Levin và Rappaport-
Hovav đã chỉ ra rằng, một đặc điểm thú vị của các động từ chỉ cách thức chuyển
động bị tác động của các tác nhân bên ngoài là chúng có thể được sử dụng như cả
ngoại động từ và nội động từ.Ví dụ:
- Andrew rolled Bill down the hill (Andrew đã lăn Bill xuống sườn đồi)
- Bill rolled down the hill (Bill đã lăn xuống sườn đồi)
Cách sử dụng động từ như thế này có thể thấy trong rất nhiều ngôn ngữ (Hale
và Keyser, 1987, 1992)
- Lớp động từ chuyển động chạy (Run class): run (chạy), walk (đi bộ), gallop
(phi nước đại), jump (nhảy), swim (bơi),… . Những động từ này thể hiện cách thức
của chuyển động nhưng không thể hiện nguyên nhân tác động trực tiếp từ bên ngoài
(ví dụ: các hành động tự phát). Chủ thể cú pháp kiểm soát trực tiếp các hành động
do chủ thể tạo ra.
Mặc dù động từ chuyển động được các nhà ngôn ngữ học phân loại theo nhiều
cách khác nhau nhưng sự phân loại động từ chuyển động tiếng Anh của Beth Levin
(1993) là rõ ràng và cụ thể. Beth Levin (1993) trong Các lớp động từ trong tiếng
Anh và sự thay thế: Nghiên cứu sơ bộ (English Verb Classes and Alternations: A
preliminary investigation) đã nghiên cứu sâu về động từ tiếng Anh trong đó có động
từ chuyển động. Nghiên cứu của tác giả được định hướng bằng lý thuyết nghĩa của
20
động từ chịu sự ảnh hưởng của hình thái cú pháp. Levin chỉ ra việc xác định động từ
bằng thay thế cú pháp tương đồng (similar syntactic alternations) tạo ra phương
thức hiệu quả cho việc phân loại động từ chặt chẽ theo ngữ nghĩa. Theo đó, nội
động từ chuyển động và ngoại động từ chuyển động đã được phân chia thành 9
nhóm [125, 263-270], (xem phụ lục I) bao gồm:
1. Nhóm động từ bản thân nó đã có định hƣớng chuyển động (Inherently
directed motion): advance (tiến tới), arrive (đi đến), ascend (lên), come (đến),
depart (ra đi/rời khỏi), descend (xuống), enter (vào), escape (thoát khỏi), exit (ra)…
Nghĩa của các động từ này bao gồm chiều hướng chuyển động rõ ràng ngay cả khi
không có bổ ngữ chỉ phương hướng.
2. Nhóm động biểu thị chuyển động dời chỗ (leave verbs): abandon (bỏ đi),
desert (trốn khỏi), leave ( rời đi…). Các động từ này không chỉ rõ cách thức của
chuyển động; chúng chỉ biểu thị có một hành động đã diễn ra, di chuyển từ vị trí
này sang vị trí khác. Hướng chuyển động của chủ thể của những động từ này được
hiểu là xuất phát từ vị trí ban đầu của chủ thể trước khi rời đi. Vị trí đó không thể
được thể hiện trong cụm giới từ.
3. Nhóm động từ biểu thị chuyển động cuốn/cuộn (roll verbs): bounce (vụt
lên), drift (cuốn đi), drop (rớt xuống), float (nổi lên), … và cả những động từ mô tả
chuyển động xung quanh một trục như: coil ( cuộn/quấn), revolve (quay tròn),
rotate (xoay), spin (quay), twirl (bện lại), twist (vặn lại), whirl (xoay tít), wind
(quấn lại) … . Loại động từ chuyển động cuộn này chỉ rõ cách thức chuyển động
cũng như đặc tính vốn có của thực thể, nghĩa là, thực thể chuyển động không nhất
thiết phải kiểm soát chuyển động của nó.
4. Nhóm động từ biểu thị chuyển động chạy (Run verbs): amble (đi nước kiệu),
bolt (chạy lao đi/lồng lên), climb (trèo), crawl (bò), fly (bay) jump (nhảy), walk (đi
bộ)… .
Hầu hết các động từ này đều miêu tả cách thức mà các thực thể chuyển động,
mặc dù một vài trong số các động từ trên có thể sử dụng để miêu tả cả chuyển động
của các thực thể vô tri vô giác. Hơn nữa, nếu động từ không xuất hiện trong các
cụm giới từ thì không suy ra được một chuyển động định hướng xác định nào.
5. Nhóm động từ là tên phương tiện chuyển động: (Verbs that are Vehicle
names): balloon (đi bằng khí cầu), bicycle (đi xe đạp), boat (đi bằng thuyền), bus
21
(đi xe buýt), motobike (đi xe máy), skate (trượt băng), ski (trượt tuyết), yarcht (đi du
thuyền), … .
Những động từ này có tên gọi là tên phương tiện chuyển động. Về mặt nguyên tắc,
trong loại động từ này, có rất nhiều trường hợp người ta có thể sử dụng bất kỳ tên
phương tiện nào để làm động từ. Loại động từ là tên phương tiện cũng không thể hiện
được hướng của chuyển động nếu không có sự xuất hiện của các cụm từ chỉ phương
hướng rõ ràng nên chúng cũng là những động từ chuyển động đa hướng.
6. Nhóm động từ chuyển động bằng phương tiện không phải là tên phương
tiện chuyển động: (Verbs that are not vehicle names):
Trong tiếng Anh vẫn có một số động từ biểu thị hoạt động di chuyển bằng phương
tiện, nhưng động từ không phải là tên phương tiện chuyển động (Verbs that are not vehicle
names) như cruise (đi chơi biển), drive(lái xe), fly (bay), row (đi thuyền), sail (đi tàu thủy),
tack (đổi hải trình),… . Nhóm động từ này chỉ ra chuyển động dùng phương tiện gì để di
chuyển nhưng tên của phương tiện không trùng với động từ.
7. Nhóm động từ biểu thị “vũ điệu” (waltz verbs): boogie (nhảy điệu bugi-ugi),
pop (nhảy điệu pop), cancan (nhảy điệu căng-căng), tango (nhảy điệu tăng-gô),
tapdance (nhảy điệu clacket/nhảy thiết hài), waltz (nhảy điệu van-xơ), … .
Hướng cụ thể của chuyển động sẽ không suy ra được nếu không có sự xuất
hiện của các cụm từ chỉ phương hướng rõ ràng. Bất kỳ tên một điệu nhảy nào cũng
có thể sử dụng như động từ chuyển động.
8. Nhóm động từ biểu thị chuyển động đi kèm (accompany verbs):
accompany (kèm theo), conduct ( tiến hành), escort (hộ tống), guide (hướng dẫn),
lead (dấn dắt), shepherd dẫn đi), … . Các động từ này liên quan đến hành động một
người đi kèm/giúp người khác di chuyển từ vị trí này tới ví trí khác .
9. Nhóm động từ biểu thị chuyển động theo đuổi (chase verbs): chase (đuổi
theo), follow (đi theo), pursue (theo đuổi), shadow (theo dõi), tail (bám đuôi), track
(theo dấu vết), trail (truy lùng),… . Đây là những ngoại động từ tiêu biểu, với
chaser là chủ thể theo đuổi, và người bị theo đuổi là đối tượng của động từ.
Theo một cách tiếp cận khác, nhiều nhà nghiên cứu về động từ chuyển động, trong
đó có Levin (1993) và Kudrnáčová (2008), đã cho rằng động từ chuyển động tiếng Anh
có thể được chia thành 2 loại chính với những đặc tính và hoạt động riêng biệt. Hai loại
này gồm động từ chuyển động có hướng/ đường chuyển động (path verbs) và động từ
22
chuyển động không mang hướng hay còn gọi là động từ chuyển động đa hướng chuyển
động theo kiểu, cách thức chuyển động (manner of motion verbs).
 Động từ chuyển động có hướng (Path Verbs)
Trong tiếng Anh, loại động từ chuyển động có hướng gồm tất cả các động từ
tự thân chứa hướng chuyển động bởi vì hướng chuyển động tiêu biểu cho đặc điểm
cơ bản của loại động từ này đã được xác định ngay trong chính động từ chuyển
động mà không cần có giới từ chỉ hướng đi kèm, ví dụ như các động từ arrive (đi
đến), leave (rời đi), come (đến), ascend (lên), descend (xuống), enter (vào), escape
(thoát khỏi), exit (ra), …. Những động từ chuyển động có hướng này trong tiếng
Anh được gọi là “Path verbs”. Động từ có hướng khác với các động từ dời chỗ tức
là những động từ chuyển động chỉ thể hiện sự rời chỗ chuyển động mà không mang
hướng trong động từ. Đây là những động từ chuyển động đa hướng. Khi muốn thể
hiện hướng chuyển động chúng thường đi với giới từ chỉ hướng, ví dụ như các động
từ run (chạy), walk (đi bộ), swim (bơi), fly (bay), …. Chúng có thể kết hợp với các
giới từ chỉ hướng, ví dụ: He ran into the room ten minutes ago (Anh ấy đã chạy vào
phòng cách đây mười phút) hay She is walking along the street (Cô ấy đang đi bộ
dọc theo phố).
Kudrnáčová (2008) đã chỉ ra rằng: ―Động từ có hướng không cung cấp gì về
cách thức chuyển động (manner of motion) mà chỉ cung cấp thông tin về hướng
chuyển động. Ví dụ John left (John rời đi); John arrived (John đã đến)[121, 7].
Levin (1993) khi nói về nhóm động từ chuyển động có hướng cũng cho rằng
―Nghĩa của những động từ này bao gồm chi tiết cụ thể về hướng chuyển động thậm
chí ngay cả khi không có bổ ngữ chỉ hướng‖ [125, 263]. Levin (1993) đã xác định
về ngữ nghĩa học thì động từ chuyển động có hướng khác về cơ bản so với các động
từ chỉ cách thức chuyển động (manner of motion verbs). Động từ có hướng không
thể dùng một mình trong câu vì nó chỉ nêu hướng chuyển động và luôn phải cần đến
điểm không gian mà nó chuyển động đến. Nói cách khác, nó chỉ đơn thuần diễn tả
sự dời chỗ bằng cách nêu cụ thể sự chuyển động của một thực thể như là sự thay đổi
vị trí của thực thể đó với một điểm không gian được nêu cụ thể. [121, 35]. Vì vậy ta
không thể nói một thực thể chỉ là đến „come‟ mà phải nêu rõ đến một nơi nào đó
‗come to (/into) a place‟ hoặc rời ‗leave‘ mà phải nói rời chỗ nào ‗leave a place‟.
Như vậy, động từ có thể được dùng với những địa điểm không gian cụ thể tùy vào
ngữ cảnh cụ thể. Levin (1993) đã liệt kê một danh mục các động từ chuyển động có
23
hướng trong tiếng Anh gồm các động từ như sau: advance (tiến tới), arrive (đi đến),
ascend (lên), come (đến), depart (ra đi/rời khỏi), descend (xuống), enter (vào),
escape (thoát khỏi), exit (ra), … .
Kudrnáčová (2008) đã nêu một loạt các ví dụ về các cấu trúc câu có thể có
động từ chuyển động có hướng và đa hướng tham gia. Theo các ví dụ này thì động
từ chuyển động có hướng tham gia vào ít loại cấu trúc câu hơn là động từ chuyển
động đa hướng thể hiện cách thức chuyển động. Để giải thích hiện tượng này , tác
giả đã trích dẫn lời của Rappaport Hovav và Levin, những người đã giải thích sự
khuôn phép về cú pháp của động từ chuyển động có hướng bằng cách đưa ra nhóm
động từ kết quả mà chứa nhóm động từ chuyển động có hướng để giải thích. Động
từ chuyển động có hướng từ vựng hóa kết quả của sự kiện, trong khi động từ
chuyển động không mang hướng thể hiện cách thức chuyển động lại từ vựng hóa
loại quy trình dẫn đến kết quả và như vậy nó sẵn sàng xuất hiện trong nhiều cấu trúc
cú pháp [121, 9]. Tác giả đã đưa ra một số ví dụ để chứng minh cho điều này và nêu
rõ: Có thể sử dụng động từ thể hiện cách thức chuyển động run (chạy) trong câu Pat
ran herself ragged nhưng lại không thể sử dụng động từ chuyển động có hướng
arive/ leave (đến/ rời đi) trong câu như sau : John arrived / left himself ragged.
 Động từ chuyển động đa hướng thể hiện cách thức chuyển động (Manner
of Motion Verbs)
Động từ chuyển động chỉ phương thức chuyển động cho thấy thông tin về
cách thức chuyển động nhưng khác với động từ có hướng (động từ tự thân mang
hướng chuyển động) là không cho biết thông tin về hướng chuyển động cụ thể, ví
dụ như He is running (Anh ấy đang chạy) hay She has gone (Cô ấy đã đi rồi) trừ
khi chúng được kết hợp với các cụm từ chỉ hướng. Ví dụ như trong câu He is
running to the store (Anh ấy đang chạy đến cửa hàng) hay She has gone to London
(Cô ấy đã đi Luân Đôn).
Những động từ này bản thân nó đã bao gồm khái niệm truyền lực từ người/vật
tham gia này đến người/vật tham gia khác (cũng có thể hai người/ vật tham gia này
là một, nghĩa là tự người / vật đó tác động vào bản thân). Ví dụ: John walked
himself to the station)‖ (John đã tự đi bộ đến ga) [121, 10]. Do có khả năng kết hợp
với các cụm từ chỉ hướng và ý nghĩa của nó, động từ chuyển động chỉ cách thức
chuyển động được sử dụng trong nhiều cấu trúc khác nhau hơn là nhóm động từ
chuyển động có hướng. Nhóm ĐTCĐĐH mà luận án nghiên cứu thuộc loại thứ hai,
24
tức là loại động từ chuyển động chỉ cách thức chuyển động không mang một hướng
cụ thể nào nhưng có thể kết hợp với các từ chỉ hướng khác nhau để thể hiện
nhiều/đa hướng chuyển động .
b. Động từ chuyển động trong tiếng Việt
Trên thế giới, nhóm động từ chuyển động được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và ít nhiều đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về động từ. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, nhóm động từ chuyển động này chưa được các nhà ngôn ngữ quan tâm nhiều.
Chỉ có một số ít các nhà nghiên cứu như Nguyễn Lai, Đinh Văn Đức, Nguyễn Thị Quy
và một số ít các nhà ngôn ngữ khác đề cập đến trong các nghiên cứu của mình.
Trong chuyên khảo Động từ trong tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản khi phân loại
động từ trong tiếng Việt tuy không xếp thành nhóm riêng nhưng ông cũng cho rằng:
―Trong những động từ thuần, có một nhóm động từ đặc biệt là những động từ vận động
có phương hướng xác định: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại tới, đến‖ [68, 101].
Trong công trình Hoạt động của từ tiếng Việt [53] Đái Xuân Ninh đã chỉ ra
mối quan hệ giữa nhóm động từ chuyển động với các từ chỉ phương hướng trong
tiếng Việt để diễn tả sự chuyển động. Nguyễn Thị Quy (1995), trong nghiên cứu Vị
từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, đã phân chia vị từ hành động thành
các nhóm : Các vị từ hành động (- Tác động; - Mục tiêu) một diễn tố, các vị từ hành
động (- Tác động; + Mục tiêu) hai diễn tố, các vị từ tạo tác hai diễn tố, các vị từ (+
Tác động) hai diễn tố, các vị từ (+ Tác động) ba diễn tố [64].
Trong Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Đinh Văn Đức phân chia động từ thành các
tiểu loại dựa vào đặc trưng ngữ pháp của động từ, vì theo ông, "đặc trưng ngữ pháp của
mỗi một động từ được quy định bởi bản chất ngữ pháp của bản thân từ đó và theo lớp,
loại mà nó có quan hệ, tức là các tiểu loại, các phạm trù từ vựng - ngữ pháp bộ phận"
[17, 114]. Vì vậy, dựa vào đặc trưng ngữ pháp, ông đã phân chia động từ tiếng Việt
thành một vài tiểu loại cơ bản, trong đó có động từ chuyển động. Cụ thể là:
- Động từ nội động và động từ ngoại động;
- Các động từ tình thái - ngữ pháp;
- Các động từ tổng hợp;
- Các động từ chuyển động [17, 114 - 120].
Ông cho rằng: "Trong nhiều ngôn ngữ, các động từ chuyển động được phân
loại thành một nhóm riêng với một số đặc điểm ngữ pháp riêng biệt. Trong tiếng
Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động hình thành một danh sách dài và đa
25
dạng. Ngoài các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động (đi, chạy, bay,
leo, bò,...) có một nhóm động từ chuyển động có ngữ nghĩa khá đặc biệt. Đó là các
động từ chuyển động bao hàm cả hướng chuyển động: ra, vào, lên, xuống, qua, lại,
tới, đến, về,..."[17, 141-142]. Chúng tôi lựa chọn cách phân loại động từ tiếng Việt
của Đinh Văn Đức, vì cách phân loại này cho phép xác định rõ đối tượng nghiên
cứu của luận án là các động từ chuyển động đa hướng là các động từ chỉ các dạng
khác nhau của chuyển động (đi, chạy, bay, bò, leo, bơi,..) đối lập với nhóm động từ
bao hàm cả hướng chuyển động (ra, vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, về,...)
trong nội bộ nhóm động từ chuyển động trong tiếng Việt.
1.2.1.4. Động từ chuyển động đa hướng
Động từ chuyển động đa hướng được khảo sát trong luận án được hiểu là các
động từ chuyển động từ hai hướng trở lên như run (chạy), swim (bơi), fly (bay), go
(đi),... trong tiếng Anh, đi, chạy, bơi, bay, bò, trèo,…trong tiếng Việt. Tuy cùng
thuộc nhóm động từ chuyển động, nhưng động từ chuyển động đa hướng khác với
các động từ chuyển động có bao hàm cả hướng chuyển động trong nội dung ý nghĩa
của mình như exit (ra), enter (vào), ascend (lên), descend (xuống),… trong tiếng
Anh hay ra, vào, lên, xuống, tới, đến, lại, về,…trong tiếng Việt. Trong phạm vi của
luận án, các ĐTCĐĐH được lựa chọn khảo sát là các động từ dịch chuyển vị trí từ
hai hướng trở lên, tự thân vận động trong các môi trường chuyển động như trên cạn,
trên không và dưới nước. Các động từ này chỉ các phương thức khác nhau của
chuyển động; sự chuyển động đều được thực hiện bằng các bộ phận của cơ thể
người/động vật. Vì vậy, để xác định được các động từ chuyển động đa hướng khảo
sát cần phải dựa vào một tập hợp các tiêu chí: nội dung ý nghĩa và đặc điểm ngữ
pháp của các động từ này. Cụ thể là:
- Về phương diện ngữ pháp, các động từ này là những động từ có đầy đủ
những đặc điểm cơ bản về khả năng kết hợp, chức năng cú pháp của từ loại động từ;
- Về phương diện ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa của các động từ này luôn có mặt
hai nét nghĩa "cách thức chuyển động" biểu thị động tác của các bộ phận cơ thể
người/động vật và nét nghĩa "môi trường mà chuyển động diễn ra".
Dựa vào các tiêu chí này, chúng tôi đã xác lập được danh sách các động từ
chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và trong tiếng Việt làm đối tượng nghiên
cứu của luận án. Theo đó, thuộc nhóm động từ này trong tiếng Anh có 10 động từ:
run (chạy), go (đi), walk (đi bộ), jump (nhảy), climb (trèo), creep (bò), step (bước),
26
dive (lặn), swim (bơi), fly (bay); trong tiếng Việt có 10 động từ: chạy, đi, bay, bò,
bơi, bước, trèo, leo, lặn, nhảy.
1.2.2. Khái niệm cụm từ
Từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và có ý nghĩa làm thành những cụm từ ,
tức là những kiến trúc lớn hơn từ. Mỗi từ trong cụm từ là một thành tố. Cụm từ có
thể có cấu trúc tương đương với câu nhưng chưa thành câu, cũng có thể là một đoạn
có nghĩa của câu. Các cụm từ chưa thành câu được gọi chung là cụm từ tự do hay
được gọi là cụm từ. Khi đề cập đến đơn vị này, các nhà Việt ngữ đã đưa ra những
thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khác nhau cả về nội hàm và ngoại diên. Lê
Văn Lý gọi phrase là nhóm từ ngữ, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê gọi là từ
kết, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu lại gọi là từ tổ, Nguyễn Tài Cẩn và các tác
giả công trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt gọi là đoản ngữ, Cao Xuân Hạo gọi
là ngữ đoạn,...Các tác giả Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cho rằng:
―Ngữ kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có quan hệ
với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là
tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan” [92, 176]. Diệp
Quang Ban cho rằng: "Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp tự do
với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở
đầu (để chỉ chức năng ngữ pháp của kiến trúc này)" [2, 6]. Theo ông, quan hệ giữa
các thành tố trong cụm từ , ngoài tính chất lỏng (cụm từ tự do, cụm từ) và chặt
(cụm từ cố định), còn được xét ở kiểu quan hệ. Các thành tố trong một cụm từ nhỏ
nhất của tiếng Việt có thể có ba kiểu quan hệ cú pháp: quan hệ chủ - vị (quan hệ
giữa chủ ngữ với vị ngữ); quan hệ chính- phụ (quan hệ giữa thành tố chính với
thành tố phụ; quan hệ bình đẳng (quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ
pháp).
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng, với 3 loại quan hệ khác nhau sẽ có 3 loại tổ hợp tự
do khác nhau: "loại tổ hợp gồm nhiều trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ
đẳng lập gọi là liên hợp, loại tổ hợp gồm hai trung tâm nối liền với nhau bằng quan
hệ tường thuật gọi là mệnh đề và loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các
thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ gọi là đoản ngữ (hoặc ngữ)" [4, 148].
Như vậy, qua các định nghĩa, ta thấy cụm từ (ngữ) có những đặc điểm sau:
i. Về cấu tạo: Cụm từ là một kiểu kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc
nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp, chi phối
27
hay liên hợp. Trong một cụm từ, từ đóng vai trò chủ yếu về ngữ nghĩa và ngữ pháp gọi
là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính là thành tố phụ. Thành tố chính
của cụm từ có thể là danh từ (tạo nên cụm danh từ hay danh ngữ), động từ (tạo nên
cụm động từ hay cụm động từ ngữ), tính từ (tạo nên cụm tính từ hay tính ngữ).
ii. Về quan hệ giữa các thành tố: Xét quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống
ngữ pháp, các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có 3 kiểu
quan hệ cú pháp phổ biến sau đây:
- Quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ - vị.
- Quan hệ giữa thành tố chính và thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là quan hệ
chính phụ.
- Quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp, gọi là quan hệ
đẳng lập.
Tương ứng với 3 kiểu quan hệ cú pháp đó là 3 kiểu loại cụm từ sau: cụm chủ -
vị, cụm chính - phụ, cụm đẳng lập.
Vì cụm từ đẳng lập thường đơn giản về mặt cấu trúc, đặc trưng của toàn tổ hợp
không khác với đặc trưng của từng thành tố của chúng, nên có thể dùng cả tổ hợp
thay thế cho mỗi thành tố. Trái lại, cụm từ chủ vị thì đặc trưng của toàn tổ hợp hoàn
toàn khác với đặc trưng của từng thành tố chính của nó, nên không thể dùng từng
thành tố chính thay cho toàn tổ hợp và quan hệ chủ vị lại là một trong những quan hệ
chính của nòng cốt câu. Còn cụm từ chính phụ bao giờ cũng chỉ có một thành tố
chính nên giới ngôn ngữ học thường quan tâm nhiều đến loại cụm từ này. Cụm từ
chính phụ là một loại tổ hợp tự do có 3 đặc điểm:
- "Nó gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quây quần
xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết về mặt ý nghĩa;
- Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại chi tiết rất khác
nhau, nhưng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ chính phụ;
- Toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có nghĩa đầy đủ hơn một mình
trung tâm nhưng nó vẫn giữ được các đặc trưng ngữ pháp của trung tâm;
- Trung tâm thuộc từ loại nào thì toàn đoản ngữ cũng giữ các đặc trưng của từ
loại đó. Vì vậy có thể căn cứ vào trung tâm để phân loại đoản ngữ thành đoản ngữ
danh từ (danh ngữ), đoản ngữ động từ (động ngữ), đoản ngữ tính từ (tính ngữ)"
[4,149 - 150]. Cụm từ chính phụ thường được phân chia thành ba phần rõ rệt: phần
28
phụ trước, phần trung tâm, phần phụ sau. Theo đó, người ta căn cứ vào từ loại của
thành phần trung tâm của cụm từ để gọi tên cụm từ đó.
iii. Về chức năng: Cũng giống như từ, cụm từ cũng là phương tiện định danh biểu
thị sự vật, hiện tượng, quá trình, phẩm chất, trạng thái,...Ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ
được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một
kiểu liên hệ nào đó giữa chúng.
Cụm từ thường được chia ra thành hai kiểu: cụm từ tự do và cụm từ cố định. Cụm
từ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo thành cụm từ
đó; mỗi liên hệ cú pháp của các yếu tố trong cụm từ tự do là mối liên hệ linh hoạt và có
sức sản sinh. Còn trong cụm từ cố định thì tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả
hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của cụm từ cố định trở nên giống
như ý nghĩa của một từ riêng biệt. Cụm từ, ngoài chức năng định danh giống như các
thực từ (thường là các cụm từ chính phụ , cụm từ đẳng lập), còn có chức năng khác như
chức năng biểu thị sự tình các quan hệ trong phát ngôn hay trong câu, chức năng làm
thành phần khác nhau trong câu.
Cụm từ cố định (còn gọi là từ tổ cố định) là "các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là
ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố định hóa, cho nên cũng
có tính chất chặt chẽ, có sẵn, bắt buộc có tính chất xã hội như từ" [11, 72]. Về hình
thức, cụm từ cố định có hình thức cố định, nghĩa là các từ tạo nên nó, trật tự và quan hệ
giữa các từ là cố định. Về mặt ngữ nghĩa, nghĩa của cụm từ cố định có: "a. tính biểu
trưng; b. tính dân tộc; c. tính hình tượng và tính cụ thể; d. tính biểu thái" [11, 82 - 86].
Động từ cụm (phrasal verb) hay còn được gọi là ngữ vị từ trong tiếng Anh là sự
kết hợp giữa một động từ và tiểu từ (particle). Tiểu từ này có thể là một trạng từ
(adverb), hay là một giới từ (preposition) hoặc cả hai. Động từ cụm có vai trò:
- là ngoại động từ (transitive) theo sau là một danh từ hoặc một đại từ làm chức
năng tân ngữ (object) của động từ.
Ví dụ: He listens to pop music every day( Anh ấy nghe nhạc pop hàng ngày)
- là nội động từ (intransstive) không có túc từ theo sau.
Ví dụ: The plane is taking off (Máy bay đang cất cánh)
1.2.3. Nghĩa của từ
1.2.3.1. Khái niệm về nghĩa của từ
Trong các tài liệu về ngữ nghĩa học, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa
từ vựng của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước. Trong số các tác giả nước
29
ngoài có ảnh hưởng đến cách hiểu nghĩa từ vựng ở Việt Nam phải kể đến trước hết
là A.I.Smirnitski. Ông cho rằng: ―Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự
vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo tâm lý tương tự về tính
chất, hình thành trên sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấu
trúc của từ với tư cách là mặt bên trong của từ‖ [Dẫn theo 20,119].
Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng có nhiều quan điểm và định nghĩa
khác nhau về nghĩa của từ, nhưng, tựu trung lại, có thể phân thành ba nhóm: (i)
Nhóm thứ nhất coi nghĩa của từ là một bản thể nào đó; (ii) Nhóm thứ hai coi nghĩa
của từ là một quan hệ nào đó; (iii) Nhóm thứ ba coi nghĩa của từ là một thực thể
tinh thần
Nguyễn Thiện Giáp (2008) trong Giáo trình ngữ nghĩa học cho rằng cấu trúc ý
nghĩa của từ rất phức tạp, trong đó có cả nhân tố từ vựng lẫn nhân tố ngữ pháp. Ông
đã tổng kết khá đầy đủ với tám quan niệm về nghĩa của từ. Theo ông, nhìn chung có
thể thấy các ý kiến bàn về nghĩa của từ và các đơn vị ngôn ngữ khác nổi lên hai
khuynh hướng: (1) cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tượng,khái niệm, sự
phản ánh...); cho nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối tượng,
hoặc quan hệ của từ với khái niệm,...).
Đỗ Hữu Châu (1981), trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, khi nghiên cứu
chức năng tín hiệu học của từ đã cho rằng: ―nghĩa của từ là một thực thể tinh thần‖.
Theo ông, nghĩa của từ gồm 4 thành phần tương ứng với 4 chức năng quan trọng mà từ
đảm nhận. Đó là: ―a. Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật. b. Ý nghĩa biểu niệm
ứng với chức năng biểu niệm. c. Ý nghĩa biểu thái tương ứng với chức năng biểu thái.
Ba thành phần ý nghĩa trên được gọi chung là ý nghĩa từ vựng”. Còn “d. Ý nghĩa ngữ
pháp ứng với chức năng ngữ pháp‖ [11, 97]. Cùng quan điểm với Đỗ Hữu Châu, Đỗ
Việt Hùng (2013) cho rằng: “Nghĩa của từ là một thực thể tinh thần có quan hệ ổn
định với hình thức từ” [35, 37]. Hoàng Văn Hành cũng đã đưa ra quan niệm về nghĩa
của từ: ―Nghĩa của từ không phải chỉ là hệ quả của quá trình nhận thức, mà còn là hệ
quả của những quá trình có tính chất tâm lý xã hội, có tính chất lịch sử nữa‖ [25,9].
Gần đây, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các công trình nghiên cứu ngữ nghĩa học của
các tác giả trong và ngoài nước, Lê Quang Thiêm (2013) trong công trình Ngữ nghĩa
học đã đưa ra kiến giải về 3 tầng và 6 kiểu nghĩa chức năng từ vựng một cách chi tiết
và bao quát bản chất tinh thần - xã hội của nội dung nghĩa từ vựng của ngôn ngữ
[75,122-123].
30
Luận án theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu về nghĩa của từ: ―nghĩa của từ là
một thực thể tinh thần‖ với 4 thành phần đã nêu để miêu tả, phân tích các nét nghĩa
của nhóm động từ chuyển động đa hướng là đối tượng nghiên cứu của luận án.
1.2.3.2. Các thành phần nghĩa của từ và cấu trúc nghĩa của từ
a. Các thành phần nghĩa của từ
Theo hình tháp nghĩa hình học không gian mà Đỗ Hữu Châu (2005) đã đưa ra,
có thể thấy rõ mối quan hệ giữa từ và các nhân tố tạo thành ý nghĩa. Ông khẳng
định từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu vật, từ mối quan hệ
của từ với khái niệm sẽ hình thành các ý nghĩa biểu niệm, từ mối quan hệ với nhân
tố người dùng hình thành các ý nghĩa phong cách và liên hội, từ mối quan hệ với
cấu trúc của ngôn ngữ với các từ khác sẽ hình thành các ý nghĩa, cấu trúc và quan
hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thành các ý nghĩa cấu tạo từ,
các ý nghĩa ngữ pháp [10]. Như vậy, dựa trên sự phân định trên của Đỗ Hữu Châu
(2005), ta có thể thấy rằng có hai thành phần nghĩa lớn: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa
ngữ pháp. Trong đó ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa của riêng từ, còn ý nghĩa ngữ pháp
là ý nghĩa mang tính đồng loạt chung cho nhiều từ. Theo ông, nghĩa của từ định
danh là một thể thống nhất gồm bốn thành phần nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu
niệm, nghĩa ngữ pháp và nghĩa biểu thái.Trong đó ba thành phần nghĩa nghĩa biểu
vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái tạo thành ý nghĩa từ vựng của từ.
- Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là thành phần nghĩa của từ liên quan
đến sự vật hoặc phạm vi sự vật mà từ đó được sử dụng trong thế giới mà từ gợi ra
khi ta tiếp xúc với nó. Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.
- Nghĩa biểu niệm (signicative meaning): Là thành phần nghĩa của từ liên quan
đến hiểu biết về ý nghĩa biểu vật của từ. Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
có các thuộc tính được phản ánh vào tư duy và hình thành nên khái niệm. Vì vậy,
khái niệm là một phạm trù của tư duy được hình thành từ những hiểu biết trong thực
tế. Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng. Khi các dấu hiệu bản chất
đó được phản ánh vào ngôn ngữ sẽ hình thành nên các nét nghĩa. Tập hợp các nét
nghĩa đó trong ngôn ngữ chính là ý nghĩa biểu niệm của từ.
- Nghĩa biểu thái (pragmatical meaning): Là phần nghĩa của từ có liên quan
đến thái độ, cảm xúc, cách đánh giá. Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn
ngữ đều là những sự vật, hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con
người.
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt
Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt

More Related Content

What's hot

Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietatcak11
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...nataliej4
 
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdfNghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdfHanaTiti
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2QuangLong Dinh
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG Lê Thương
 
Hệ thống âm vị tiếng việt
Hệ thống âm vị tiếng việtHệ thống âm vị tiếng việt
Hệ thống âm vị tiếng việtNhi Nguyễn
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...nataliej4
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9thu ha
 
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...nataliej4
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcLee Inxu
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thanh Đỗ
 
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả nataliej4
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữCaoThuNgan
 

What's hot (20)

Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác, HAY - Gửi miễn p...
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng viet
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
 
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdfNghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt.pdf
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
 
Hệ thống âm vị tiếng việt
Hệ thống âm vị tiếng việtHệ thống âm vị tiếng việt
Hệ thống âm vị tiếng việt
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Luận văn: Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngàn...
Luận văn: Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngàn...Luận văn: Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngàn...
Luận văn: Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngàn...
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9
 
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAYLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
 
Phân loại ngôn ngữ
Phân loại ngôn ngữPhân loại ngôn ngữ
Phân loại ngôn ngữ
 

Similar to Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt

Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...HanaTiti
 
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...HanaTiti
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...HanaTiti
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...nataliej4
 
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...jackjohn45
 
Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuminhhdthvn
 

Similar to Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt (20)

Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng ViệtLuận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
 
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAYLuận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
Luận án: Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trang phục, HAY
 
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
 
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
 
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAYLuận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
 
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ CHỈ HOA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
Luận án: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - vă...
 
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đLuận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
 
Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học
Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu họcNghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học
Nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá trong sách giáo khoa bậc tiểu học
 
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOTKính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
 
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAYKính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
Kính ngữ tiếng Hàn và biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, HAY
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAYLuận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
Luận án: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HAY
 
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOTLuận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
Luận văn: Ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị, HOT
 
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
Luận án: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tạ...
 
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữLuận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ báo chí Anh - Việt và chuyển dịch thuật ngữ
 
Ngôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận án: Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------- NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN ĐỐI CHIẾU NHÓM ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG ĐA HƢỚNG ANH – VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------------- NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN ĐỐI CHIẾU NHÓM ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG ĐA HƢỚNG ANH – VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học So sánh – Đối chiếu Mã số: 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG SỬU 2. PGS. TS PHẠM TẤT THẮNG Hà Nội - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các kết quả khảo sát và miêu tả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Huyền
  • 4. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN.....6 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................6 1.1.1 Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động trên thế giới .......6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động ở Việt Nam.......9 1.2. Cơ sở lí luận ....................................................................................................11 1.2.1. Phạm trù từ loại động từ.........................................................................11 1.2.2. Khái niệm cụm từ ...................................................................................26 1.2.3. Nghĩa của từ............................................................................................28 1.2.4. Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ ..............................38 1.2.5. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa .................................................40 1.3 Tiểu kết.............................................................................................................42 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG ĐA HƢỚNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ....43 2.1. Dẫn nhập.........................................................................................................43 2.2. Đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hƣớng trong tiếng Anh và tiếng Việt...................................................................................................43 2.2.1 Đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh....43 2.2.2. Đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Việt...49 2.2.3 Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt ...........................................................................55 2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hƣớng trong tiếng Anh và tiếng Việt...................................................................................................57 2.3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh...57 2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Việt....67 2.3.3 Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt ...........................................................................73 2.4 Tiểu kết.............................................................................................................88 Chƣơng 3: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG ĐA HƢỚNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..........................................90 3.1 Dẫn nhập..........................................................................................................90
  • 5. iii 3.2. Hoạt động của động từ chuyển động đa hƣớng trong tác phẩm văn học tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................90 3.2.1. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn học tiếng Anh....................................................................................................90 3.2.2. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn học tiếng Việt....................................................................................................98 3.2.3. Đối chiếu hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn học tiếng Anh và tiếng Việt ...........................................................104 3.3. Hoạt động của động từ chuyển động đa hƣớng trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.................................................................................................106 3.3.1. Khái niệm về thành ngữ........................................................................106 3.3.2. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ tiếng Anh........................................................................................................107 3.3.3. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ tiếng Việt .......................................................................................................125 3.3.4 Đối chiếu khả năng hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................135 3.4 Tiểu kết...........................................................................................................146 KẾT LUẬN..........................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................152
  • 6. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Số lượng và tỷ lệ động từ cụm (phrasal verbs) của động từ chuyển động đa hướng tiếng Anh...............................................................................................45 Bảng 2.2 Phân bố số lượng nghĩa của 10 động từ chuyển động đa hướng tiếng Anh và tiếng Việt .....................................................................................................74 Bảng 3.1. Tần số xuất hiện của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn học tiếng Anh ...................................................................................................91 Bảng 3.2 Tần số xuất hiện của động từ chuyển động đa hướng trong các tác phẩm văn học tiếng Việt.............................................................................................98 Bảng 3.3. Số lượng thành ngữ có chứa động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt............................................................................................136 Bảng 3.4. Hoạt động nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................137
  • 7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐT Động từ ĐTCĐ Động từ chuyển động ĐTCĐĐH Động từ chuyển động đa hướng TĐTA Từ điển tiếng Anh TĐTV Từ điển tiếng Việt TV Tiếng Việt TA Tiếng Anh
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ, động từ là từ loại thực từ cực kỳ phức tạp xét trên phương diện ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa. Tính phức tạp ấy có nguồn gốc từ bản chất ngữ nghĩa của từ loại này. Ở bậc khái quát nhất, ý nghĩa của động từ là ý nghĩa vận động; động từ chỉ ra hành động, trạng thái như một quá trình của các đối tượng, sự vật, hiện tượng nằm trong phạm trù thực thể có thể diễn đạt bằng danh từ. Trong hoạt động hành chức, động từ có chức năng chủ yếu làm vị ngữ trong câu. Đồng thời động từ có khả năng kết hợp rất đa dạng, phong phú, có thể đảm nhận và chi phối nhiều thành phần cú pháp quan trọng trong câu. Do đó, đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ loại động từ nói chung, một nhóm động từ nói riêng, trong các ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau là hướng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. 1.2. Ở nhiều ngôn ngữ, các động từ chuyển động có những đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp riêng biệt, tạo thành một phạm trù riêng trong nội bộ động từ. Trong nhiều ngôn ngữ châu Âu, nhóm động từ này đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu từ rất lâu, chủ yếu tập trung vào bình diện ngữ pháp, khả năng kết hợp, đặc điểm ý nghĩa trong quan hệ với các thành phần khác trong câu. Trong tiếng Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động hình thành một danh sách dài và đa dạng. Ngoài các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động (như đi, chạy, nhảy, bay, bò, leo, trượt,...), có một nhóm động từ chuyển động có nội dung ngữ nghĩa khá đặc biệt. Đó là các động từ chuyển động bao hàm cả hướng chuyển động trong nội dung ngữ nghĩa của chúng, như: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, tới, về,... Nhóm động từ chuyển động này trong tiếng Việt đã được Nguyễn Lai (1990) nghiên cứu sâu và toàn diện [44]. Tuy nhiên, các động từ trong tiếng Việt chỉ các dạng chuyển động bao hàm theo các hướng khác nhau (được gọi là các động từ chuyển động đa hướng) lại chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Mặc dù đã có những nghiên cứu về động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng các nghiên cứu này phần nhiều mới chỉ tập trung vào miêu tả, phân tích chúng trong từng ngôn ngữ riêng lẻ. Nhìn chung, chưa có nhiều các công trình nghiên cứu đối chiếu động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói
  • 9. 2 chung, đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu đối chiếu một cách toàn diện, có hệ thống về nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt. Việc nghiên cứu đối chiếu này nếu thực hiện tốt có thể được xem như là một mẫu về cách thức đối chiếu có thể áp dụng sang các tiểu nhóm động từ khác. Vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu các động từ chuyển động đa hướng này trong hai ngôn ngữ là cần thiết. 1.3. Nghiên cứu đối chiếu một nhóm động từ cụ thể của hai ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau như tiếng Anh và tiếng Việt, ngoài ý nghĩa lí luận như được chỉ ra cụ thể ở mục 6 dưới đây còn giúp ích cho việc giảng dạy tiếng Anh, tiếng Việt như một ngoại ngữ, trong công tác biên dịch, biên soạn giáo trình và biên soạn từ điển đối chiếu. Từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài "Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng Anh - Việt" cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là xác định rõ được những điểm giống nhau và khác nhau về phương diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong hai ngôn ngữ, dưới tác động, ảnh hưởng của loại hình ngôn ngữ. Đồng thời, bước đầu nêu lên được những đặc điểm của các động từ này về phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa thông qua hoạt động hành chức của chúng trong các thành ngữ và một số tác phẩm văn học của hai ngôn ngữ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về động từ chuyển động trong và ngoài nước; xác định cơ sở lí luận cho luận án; - Miêu tả và phân tích đặc điểm ngữ pháp của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt; đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ này trong hai ngôn ngữ; - Miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt; đối chiếu để tìm ra những tương đồng và khác biệt về nghĩa và quá trình phát triển nghĩa của nhóm động từ này trong hai ngôn ngữ;
  • 10. 3 - Tìm hiểu khả năng hoạt động của các động từ chuyển động đa hướng trong một số tác phẩm văn học và trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Đối tƣợng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng ngiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời luận án cũng tìm hiểu hoạt động của các động từ này trong một số tác phẩm văn học và thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt để thấy được những đặc điểm của các động từ này về phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa thông qua hoạt động hành chức của chúng trong các thành ngữ và một số tác phẩm văn học của hai ngôn ngữ. Nhóm động từ chuyển động đa hướng được chọn nghiên cứu gồm 10 động từ tiếng Anh (run, go, walk, jump, creep, climb, step, dive, swim, fly) và 10 động từ tiếng Việt (chạy, đi, nhảy, bò, trèo, leo, bước, lặn, bơi, bay). 3.3 Ngữ liệu nghiên cứu Luận án thống kê các động từ chuyển động đa hướng từ các nguồn ngữ liệu nghiên cứu sau: * Các từ điển giải thích: - Từ điển tiếng Anh: Advanced Learner‟s Dictionary , Nxb. ĐH Oxford, tb 2015[131]; - Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) Nxb. Từ điển Bách Khoa, 2012 [58]. Đây là hai cuốn từ điển giải thích có chất lượng và uy tính nhất so với các từ điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt hiện có. Để tìm hiểu hoạt động của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án khảo sát hoạt động của các động từ này trong một số tác phẩm văn học và trong các thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Cụ thể là 4 tác phẩm văn học, trong đó, 2 tác phẩm viết về các sự kiện xảy ra trong những thập niên 30 của thế kỉ XX và 2 tác phẩm viết về các sự kiện xảy ra trong những thập niên 80 của thế kỉ XX. Luận án còn thu thập các động từ này trong 14 từ điển thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
  • 11. 4 Trong luận án, tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chuẩn hay mẫu (etalon) và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu, có nghĩa là việc đối chiếu - so sánh được thực hiện một chiều Anh - Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được nhiệm vụ của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 4.1. Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng của hai ngôn ngữ khi nằm trong hệ thống và khi sử dụng. 4.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Phương pháp này được sử dụng phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từng động từ để thấy được các nét nghĩa/nghĩa vị và cơ sở sự phát triển nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Luận án sử dụng phương pháp này để tìm ra những tương đồng và khác biệt về các phương diện khả năng tạo tổ hợp và ngữ nghĩa của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong hai ngôn ngữ, từ đó bước đầu đưa ra những nhận xét về đặc điểm tư duy và văn hóa của hai dân tộc. 4.4. Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng nhằm thống kê, phân loại các động từ chuyển động đa hướng theo những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của chúng phục vụ cho việc nghiên cứu đối chiếu của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đối chiếu có hệ thống và chuyên sâu động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt ở bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của luận án, ở một mức độ nhất định, có những đóng góp vào việc nghiên cứu lí thuyết của ngôn ngữ học đối chiếu nói chung, vào đối chiếu một nhóm từ nói riêng của các ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau. Việc chỉ rõ những sự tương đồng và khác biệt về các bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt là cơ sở để làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy thể hiện qua ngữ nghĩa của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong hai ngôn ngữ. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận
  • 12. 5 Luận án góp thêm những cơ sở lí luận cách thức nghiên cứu đối chiếu động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung, nhóm động từ chuyển động đa hướng nói riêng; chỉ ra những tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của 10 động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và 10 động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Việt. Từ đó, có thể nhận thấy một số đặc trưng văn hóa và tư duy thể hiện qua phân tích và luận giải về sự phát triển nghĩa, về sự hoạt động của nhóm động từ này trong tác phẩm văn chương và trong thành ngữ của hai ngôn ngữ Anh và Việt. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đối chiếu nhóm động từ này trong tiếng Anh và tiếng Việt có những đóng góp thiết thực cho việc dạy và học tiếng Anh, giúp cho người học tiếng Anh tiếp thu và sử dụng tiếng Anh được thuận lợi trong quá trình học tập. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dịch thuật cũng như công tác biên soạn từ điển Anh - Việt và Việt - Anh. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2. Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương 3. Hoạt động của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt
  • 13. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động trên thế giới Là một trong các từ loại thực từ trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ, động từ luôn là đối tượng được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Xét về mặt lịch sử, việc nghiên cứu trên thế giới về động từ nói chung và động từ chuyển động nói riêng được bắt đầu chú trọng vào những năm 70 của thế kỷ XX và được tiến hành theo các hướng khác nhau. Các học giả nghiên cứu theo hướng cấu trúc luận tiêu biểu như Ju.X. Xtepanov (1977), Frawley (1992), Levin & Rappaport Hovav (1992), Delahunty (1994). Van Valin (1997) nghiên cứu theo hướng ngữ pháp chức năng. R. M. W. Dixon (2005) thuộc trường phái ngữ pháp dựa trên ngữ nghĩa. Tiêu biểu cho các nghiên cứu về động từ chuyển động theo hướng tri nhận phải kể đến Miller & Johnson-Laird (1987), Kudrnáčová ( 2005, 2008), Talmy (1985, 1991, 2000) và Slobin (2004).v.v. Các tác giả nghiên cứu động từ theo hướng cấu trúc luận truyền thống bao gồm Delahunty (1994), Frawley (1992), có chung quan điểm cho rằng động từ là từ hoặc cụm từ chỉ hành động (acts); quá trình (process), trạng thái (states); nguyên nhân (cause) chuyển động … và mô tả động từ chuyển động là sự chuyển dịch vị trí của một thực thể. Tiếp theo, Biber (1999) đã chia động từ ra làm bảy loại chính về mặt ngữ nghĩa, bao gồm: activity verbs (động từ hoạt động), communication verbs (động từ giao tiếp), mental verbs ( động từ tinh thần), causative verbs (động từ gây khiến), occurrence verbs (động từ xuất hiện), existence verbs (động từ tồn tại) và aspectual verb (động từ có (phạm trù) thể) . Trong đó động từ chuyển động được xếp vào nhóm động từ hoạt động (activity verbs). R.M.W. Dixon (2005) cho rằng ngôn ngữ bao gồm từ vựng và ngữ pháp. Ngữ pháp gồm hai phần: Hình thái học (morphology) giải quyết cấu trúc của từ và cú pháp (syntax) giải quyết cách mà từ được kết hợp với nhau [108, 6]. Theo đó, tác giả khẳng định trong tiếng Anh tính từ phải đứng trước danh từ và mạo từ đứng trước tính từ trong ngữ danh từ (noun phrase), động từ (verb) hoặc ngữ động từ (verb phrase) phải theo sau một ngữ danh từ (noun phrase) và khẳng định ― động từ là trung tâm của mệnh đề. Một động từ có thể nói đến một hoạt động và phải có một số người tham gia có vai trò trong hoạt động đó; hoặc một trạng thái mà người tham gia trải qua [108, 6-7].
  • 14. 7 Ngoài những nghiên cứu về động từ nói chung, một số nghiên cứu đi sâu vào nhóm động từ chuyển động cũng đã được thực hiện. Động từ chuyển động được hiểu một cách đơn giản là động từ biểu thị hành động đưa chủ thể hành động từ một địa điểm này đến địa điểm khác trong không gian, ví dụ như go (đi), run (chạy), jump (nhảy), swim (bơi), ... . Động từ chuyển động cũng đã được các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, nhất là phương Tây, nghiên cứu từ rất lâu. Trong các học giả nghiên cứu về động từ chuyển động theo hướng truyền thống trước hết phải kể đến Ju.X. Xtepanov (1977) trong công trình Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. Ông đã phân tích ngữ nghĩa của một số động từ chuyển động trong tiếng Nga khi bàn về các nhóm từ phản nghĩa - đồng nghĩa; những khái niệm về thế đối lập, đặc trưng khu biệt, kết cấu và hệ thống [90,92-95] và về tam giác ngữ nghĩa; khái niệm về cái biểu đạt [90, 97-98]. Ông đã chỉ ra ngữ nghĩa của các động từ này như sau: идти (idti) [Đi]- di chuyển được (trên mặt đất; không có phương tiện giúp đỡ); bằng chân. ехать (ekhat‟)[Đi] - di chuyển được (trên mặt đất; có các phương tiện giúp đỡ); bằng xe. лететь (letet') [Bay] - di chuyển được (không phải trên mặt đất; có các phương tiện giúp đỡ); trên không trung hoặc trong vũ trụ. плыть (plưt‟) [Bơi]- di chuyển được (không phải trên mặt đất; không có các phương tiện giúp đỡ); trên mặt nước hoặc trong nước [90, 97]. Miller & Johnson-Laird (1987) cho rằng động từ chuyển động là ―những động từ được miêu tả, được học đầu tiên, được sử dụng thường xuyên nhất và được quan niệm là nổi trội nhất”. Nói chung, các động từ chuyển động cả nội động từ và ngoại động từ điển hình chỉ diễn tả một trong ba thực thể ngữ nghĩa, đường đi, phương thức chuyển động, hoặc cách thức chuyển động và xu hướng phân tích các động từ chuyển động là tách riêng các động từ chuyển động có hướng với các động từ chuyển động không hướng/ đa hướng [129,527]. Theo Levin & Rappaport Hovav (1992), các động từ chuyển động có thể được mô tả chính xác hơn bằng cách xác định thành tố nghĩa nào được từ vựng hóa trong bản thân động từ thay vì xác định vai trò đề ngữ (theme) theo giả thuyết Bất đổi cách. Van Valin (1997) cho rằng ―đối với các động từ chuyển động, chúng ta cần nêu chuyển động và sự thay đổi vị trí theo thời gian‖. Động từ chuyển động tiếng Anh có xu hướng kết hợp chặt chẽ với một số thành phần hoặc nét đặc trưng ngữ nghĩa cụ thể nhất
  • 15. 8 định như là phương thức chuyển động trong các động từ như run (chạy), swim (bơi), fly (bay ), gây khiến chuyển động như blow (thổi), pull (kéo), kick (đá), hay hướng chuyển động như enter (vào), exit (ra), lên (ascend), descend (xuống) [152, 109]. Beth Levin (1993) có công trình nghiên cứu chuyên sâu về động từ chuyển động trong tiếng Anh là ―Các lớp động từ trong tiếng Anh và sự chuyển đổi: Nghiên cứu sơ bộ” (English Verb Classes and Alternations: A preliminary investigation). Sự phân loại động từ chuyển động tiếng Anh của tác giả đã được nhiều nhà nghiên cứu đi sau tiếp thu. Các nghiên cứu của tác giả về động từ chuyển động được định hướng bởi lý thuyết nghĩa của động từ chịu sự ảnh hưởng của hình thái cú pháp. Kudrnáčová ( 2005) khi nghiên cứu về động từ chuyển động đã cho rằng đặc tính ngữ nghĩa của động từ chuyển động tiếng Anh là phức tạp và thể hiện một số cấp độ cấu tạo khác nhau. Động từ chuyển động cũng đã được mô tả là những hoạt động tiến triển về không gian và/ hoặc tiến triển về thời gian. Kudrnáčová đã phân biệt giữa chuyển động thuần túy ―pure motion‖ và chuyển động như một hoạt động ― motion as an activity‖ [121, 23]. Trong số các nhà nghiên cứu động từ nói chung và động từ chuyển động nói riêng theo hướng tri nhận phải kể đến Talmy (1985, 1991, 2000) và Slobin (2004). Talmy đã có những công trình nghiên cứu về sự chuyển động dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố ngữ nghĩa gắn với sự kiện chuyển động như mục đích chuyển động, thực thể chuyển động, thực thể quy chiếu, hướng hay quỹ đạo chuyển động, cách thức và/hoặc nguyên nhân chuyển động, v.v. Ông cũng nêu rõ có ba hệ thống động từ chuyển động có sự hòa nhập. Đó là: động từ hòa nhập có hướng chuyển động (path-conflating verbs), động từ hòa nhập biểu thị cách thức chuyển động (manner- conflating verbs) và động từ hòa nhập thực thể chuyển động (figure-conflating verbs). Đây cũng là ba kiểu hình của động từ chính được tìm thấy ở nhiều ngôn ngữ. Talmy (2000) đã phân biệt hai loại ngôn ngữ là ngôn ngữ định khung phụ từ (satellite-framed) và ngôn ngữ định khung động từ (verb-framed languages) theo cách mà các yếu tố của ngữ cảnh chuyển động khác nhau được sắp đặt theo yếu tố ngôn ngữ. Tiếng Anh được coi là loại ngôn ngữ định khung phụ từ (satellite- framed) vì đa số các động từ chuyển động có thành phần cốt lõi của sự chuyển động nhưng hướng hoặc quỹ đạo chuyển động lại được thể hiện trong các từ (thường là giới từ) đi kèm như up, down… hoặc trong các cụm giới từ như into/out of (vào trong, ra ngoài), còn các động từ thì tự do thể hiện cách thức chuyển động.
  • 16. 9 Slobin (2004) cho rằng cách thức của chuyển động dễ dàng được mã hóa bao nhiêu thì lượng thông tin được đưa ra càng phong phú bấy nhiêu. Theo ông, cách thức của chuyển động dễ dàng được mã hóa hơn khi nó được thể hiện bằng (1) một động từ xác định thay vì một động từ không xác định, (2) một từ đơn thay vì một cụm từ hoặc một mệnh đề, (3) một đơn vị từ có tần số xuất hiện cao thay vì một đơn vị từ có tần số xuất hiện thấp [138]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động ở Việt Nam Cũng như các nghiên cứu về động từ nói chung và động từ chuyển động nói riêng trên thế giới, các công trình nghiên cứu từ loại động từ nói chung, động từ chuyển động ở Việt Nam nói riêng được tiếp cận theo hai hướng: nghiên cứu theo ngữ pháp truyền thống (cấu trúc) coi động từ là một phạm trù từ loại và nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận. Các công trình nghiên cứu về động từ của Nguyễn Kim Thản (1962, 1977), Nguyễn Tài Cẩn (1975), Đái Xuân Ninh (1978), các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt (Ủy ban Khoa học xã hội, 1983), Đinh Văn Đức (1986), Lê Biên (1999), Diệp Quang Ban (2003, 2004), v.v. đều nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp của động từ theo hướng cấu trúc luận. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, do ảnh hưởng của ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới, một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng của hướng nghiên cứu tri nhận học thể hiện trong một số nghiên cứu của Nguyễn Lai (1990), Lý Toàn Thắng (2015) và Hoàng Tuyết Minh (2014, 2015). Mặc dù động từ và động từ chuyển động ít nhiều được các tác giả nêu trên đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình, tuy nhiên từ trước đến nay có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về động từ và động từ chuyển động. Nguyễn Kim Thản (1977) với chuyên luận ―Động từ trong tiếng Việt” là người đầu tiên có công trình nghiên cứu chuyên sâu về động từ trong tiếng Việt. Các tác giả như Đái Xuân Ninh (1978), Đinh Văn Đức (2010), Diệp Quang Ban (2003, 2004), Nguyễn Tài Cẩn (2004) có nghiên cứu về động từ, nhưng không phải là chuyên luận về động từ mà động từ chỉ là một từ loại đặt trong hệ thống từ loại của tiếng Việt. Nguyễn Thị Quy (1995) đã nghiên cứu vị từ trong đó có động từ chuyển động theo hướng ngữ pháp chức năng với công trình ―Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó‖ đã chia vị từ hành động thành năm nhóm, trong đó động từ chuyển động bao gồm động từ chuyển động đa hướng được xếp vào nhóm 1(-Tác động; - Mục tiêu; một diễn tố) [64, 89].
  • 17. 10 Trong bài "Một cách lí giải mối quan hệ ngữ nghĩa giữa động từ chuyển động có định hướng và từ chỉ hướng trong tiếng Việt" [51, 48 - 52], Hà Quang Năng đã phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các động từ chuyển động có định hướng trong tiếng Việt (ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về , lại, đến, tới), chỉ ra bốn nét nghĩa cần yếu, bắt buộc luôn có trong cấu trúc nghĩa khái quát của các động từ này: [(hoạt động) (vận động di chuyển) (hướng trong không gian) (điểm đến)] [51, 49]. Tác giả cũng chỉ rõ, các động từ này, trong cấu trúc nghĩa của mình, không chứa nét nghĩa biểu thị cách thức của hoạt động di chuyển mà chỉ có nét nghĩa chỉ hướng hoạt động. Ngược lại, các động từ chuyển động kiểu: đi, chạy, bò, nhảy, trèo, bước,...thì nét nghĩa cách thức chuyển động luôn luôn có mặt trong cấu trúc nghĩa của mình, nhưng lại hoàn toàn không hàm chứa nét nghĩa biểu thị hướng chuyển động [51, 51]. Như vậy, sự khác nhau chủ yếu về nghĩa giữa động từ chuyển động có định hướng với các động từ chuyển động biểu thị những dạng chuyển động cụ thể khác trong tiếng Việt là do sự có mặt hai nét nghĩa "cách thức chuyển động" và "môi trường của hoạt động" ở động từ như đi, chạy, bay và hai nét nghĩa "hướng chuyển động trong không gian" và "đích, điểm đến của hoạt động" ở các động từ chuyển động có định hướng như ra, vào, về quy định. Trong công trình ―Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt‖ [1990], Nguyễn Lai đã mô tả và phân tích chi tiết nhóm từ chỉ hướng chuyển động trong tiếng Việt theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận. Gọi là nhóm động từ từ đa phương/ đa hướng, ông đã chia động từ chuyển động thành hai nhóm là động từ vận động không / đa hướng như chạy, nhảy, bay, bò, leo, v.v. và động từ vận động có hướng (tự thân mang hướng) như ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, tới,... Trong đó ông đã chú trọng nhiều hơn đến nhóm thứ hai do các đặc trưng ngữ nghĩa và cú pháp đặc biệt của chúng. Nguyễn Văn Hiệp (2013 ), trong ―Sự phát triển ngữ nghĩa của các từ RA, VÀO trong tiếng Việt từ góc độ nghiệm thân‖ đã nghiên cứu sự phát triển nghĩa của hai từ này theo hướng của ngôn ngữ học tri nhận. Theo đó, trên cơ sở phân tích con đường phát triển nghĩa của các từ này, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nghĩa của chúng. [32] Gần đây, Hoàng Tuyết Minh (2014; 2015) với hai nghiên cứu về động từ chuyển động theo hướng tri nhận: ―Nghiên cứu động từ thể hiện sự tình chuyển động tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (có đối chiếu với tiếng Anh), [47] và ―Thành tố nghĩa và phạm trù nghĩa của động từ chuyển động có hướng trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)” [48]. Trong các nghiên cứu này,
  • 18. 11 động từ chuyển động tiếng Việt nói chung và động từ chuyển động có hướng nói riêng đã được nghiên cứu dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận và được đối chiếu với tiếng Anh để tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Đây cũng là những nghiên cứu chuyên sâu về động từ chuyển động trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Ngoài những công trình đã nêu trên, còn có một số bài viết về động từ chuyển động trong các tạp chí như "Phân tích đối chiếu một số động từ chuyển động đa nghĩa Pháp - Việt và đánh giá khả năng nhận hiểu từ đa nghĩa của sinh viên" [31, 16 - 23]; ; "Kiểu hình của động từ chuyển động tiếng Việt có sự liên hệ với tiếng Anh" [82]; "Luận giải sự phát triển nghĩa của động từ “chạy” theo hướng tri nhận" [15, 45 - 57]. Mặc dù đã có những nghiên cứu về động từ chuyển động tiếng Anh và tiếng Việt, song cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đối chiếu có hệ thống và chuyên sâu về nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi tập trung đối chiếu nhóm động chuyển động đa hướng chỉ động tác vận động bao gồm 10 động từ run, go, walk, jump, creep, climp, step, dive, swim, fly trong tiếng Anh và 10 động từ chạy, đi, nhảy, bò, leo, trèo, bước, lặn, bơi, bay trong tiếng Việt trên phương diện ngữ pháp và ngữ nghĩa để tìm ra những tương đồng và khác biệt của nhóm động từ này trong tiếng Anh và tiếng Việt. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Phạm trù từ loại động từ 1.2.1.1. Động từ tiếng Anh a. Khái niệm động từ tiếng Anh Theo từ điển tiếng Anh (Oxford Advanced learner‘s Dictionary): Động từ là một từ hoặc một nhóm từ diễn tả một hành động (eat), một sự kiện/ sự việc (happen) hoặc một trạng thái (exist). [131, 1735]. Trong Ngữ pháp tiếng Anh Longman (Longman English Grammar), động từ cũng được định nghĩa ― là một từ (run) hoặc một cụm từ (run out of) diễn tả sự tồn tại của một trạng thái (love, seem) hay việc thực hiện một hành động (take, play)‖[94, 159]. Delahunty (1994) đã đưa ra định nghĩa chi tiết hơn về động từ ―động từ là những từ chỉ hành động (kiss, run, walk), sự tiến triển (grow, change), trải nghiệm (know), hay trạng thái. Chức năng ngữ nghĩa của động từ là miêu tả một chuyển động, một hành động, sự việc hay
  • 19. 12 trạng thái‖ [106, 117]. Như vậy, có thể nói hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Anh đều cho rằng động từ là từ hoặc nhóm từ chỉ hành động, sự việc hay trạng thái. b. Phân loại động từ tiếng Anh Từ trước đến nay, động từ trong tiếng Anh đã được nhiều nhà ngôn ngữ học phân chia theo nhiều cách khác nhau tùy theo quan điểm và mục đích nghiên cứu. Kudrnácová [120, 54] đã chia động từ từ vựng thành bốn nhóm: trạng thái (state) như knowing the answer, hoạt động (activities) như running(chạy), hoàn thành (accomplishment) như running a mile (chạy một dặm) và hành động đạt được (achievement) như reaching the border (tới được biên giới). Một trong những nhà nghiên cứu đã phân chia động từ một cách tương đối chi tiết và cụ thể, trong đó có động từ chuyển động, là Frawley [110, 140]. Ông đã chia động từ thành bốn loại chính là: hành động (acts); trạng thái (states); gây khiến (causes) và chuyển động. Động từ trong tiếng Anh còn được phân loại dựa vào ý nghĩa bao gồm: động từ thể chất (Physical verbs) mô tả hành động cụ thể của vật chủ, đó có thể là chuyển động của cơ thể hay sử dụng một vật nào đó gây ra hành động hoàn chỉnh; động từ trạng thái bao gồm những động từ được bổ sung bởi các tính từ dùng để chỉ sự tồn tại của một tình huống nào đó và động từ chỉ hoạt động nhận thức (Mental verbs) bao gồm những từ diễn tả hành động (liên quan đến nhận thức) như khám phá, hiểu biết hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Một trong số các nhà nghiên cứu sâu về ngữ pháp tiếng Anh là Randolph Quirk (1976) đã dựa vào tân ngữ (objects) và bổ ngữ của động từ để chia động từ tiếng Anh thành hai loại: động từ nội hƣớng (intensive verbs) và động từ ngoại hƣớng (extensive verbs).Trong đó, động từ nội hướng được dùng để mô tả chủ ngữ, nghĩa là chỉ nhấn mạnh và bản thân chúng không mang nhiều ý nghĩa mà chỉ thể hiện sự kết nối giữa chủ ngữ và bổ ngữ cho chủ ngữ. Trong khi động từ ngoại hướng được dùng để diễn tả điều chủ ngữ đang làm và không có bổ ngữ cho chủ ngữ. Cách phân loại động từ này được Quirk R. thể hiện trong các cấu trúc câu sau [134, 167]: (1) SVA S Vintens A place Mary is in the house (2) SVC S Vintens Cs
  • 20. 13 Mary is kind a nurse (3) SVO S Vmonotrans Od Somebody caught the ball (4) SVOA S Vcomplex trans Od Aplace I put the plate on the table (5) SVOC S Vcomplex trans Od Co We have proved him wrong a fool (6) SVOO S Vditrans Oi Od She gives me expensive presents (7) SV S Vintrans The child laughed (S: chủ ngữ; Vintens: động từ nội hướng; Aplace: trạng ngữ nơi chốn; Vmonotrans: động từ có một tân ngữ; Vditrans: động từ có hai tân ngữ; Vcomplex trans: động từ phức hợp có một tân ngữ và một trạng ngữ; Vintrans: nội động từ; Cs: bổ ngữ chủ ngữ; Co: bổ ngữ tân ngữ; Od: tân ngữ trực tiếp; Oi: tân ngữ gián tiếp) Dựa vào chức năng của động từ trong ngữ động từ (verb phrase), Randolph Quirk đã chia động từ tiếng Anh thành hai loại chính bao gồm động từ đầy đủ ý nghĩa hay động từ từ vựng (Full / lexical verbs ) và trợ động từ (auxiliary verbs). Trợ động từ gồm hai loại: Trợ động từ căn bản (Primary auxilary verbs) và trợ động từ tình thái (Modal auxiliary verbs). [134, 26]: LEXICAL: walk, write, play, beautify, etc. (động từ từ vựng) (đi bộ, viết, chơi, làm đẹp, v.v.) AUXILIARY: Primary (trợ động từ cơ bản): do, have, be (trợ động từ) Modal (trợ động từ tình thái): can, may, shall, will could, might, should, would must, ought to, used to, need, dare Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không đi sâu tìm hiểu hoạt động và chức năng của động từ trong cấu trúc mệnh đề hoặc cấu trúc câu mà chỉ tập trung vào
  • 21. 14 chức năng của động từ trong ngữ động từ (vern phrase). Theo cách phân loại động từ này của Quirk R., đối tượng nghiên cứu của luận án là nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh thuộc nhóm động từ từ vựng (lexical verbs). c. Đặc điểm của động từ tiếng Anh Dựa vào khái niệm về động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nêu trên, có thể thấy ngay sự khác biệt giữa động từ tiếng Anh và động từ tiếng Việt. Động từ tiếng Anh được định nghĩa là từ hoặc cụm từ trong khi tiếng Việt động từ chỉ là từ. Sự khác biệt ở đây là trong tiếng Anh có động từ cụm (phrasal verbs). Loại động từ này gồm có động từ chính và giới từ hoặc trạng từ hoặc cả hai. Nghĩa của động từ cụm không phải là nghĩa do các từ thành phần tạo nên mà là nghĩa chung của cả cụm không liên quan đến nghĩa của các từ thành phần chẳng hạn như look after (trông nom/ chăm sóc), look for (tìm kiếm), get up (ngủ dậy), grow up (trưởng thành), …. Về ngữ nghĩa, động từ trong tiếng Anh được định nghĩa là những từ chỉ hành động, quá trình, những trải nghiệm hoặc trạng thái, theo Delahunty (1994), Frawley (1992), Quirk R. và nhiều nhà nghiên cứu tiếng Anh khác. Về mặt hình thức, động từ trong tiếng Anh trực tiếp làm vị ngữ trong câu; đứng sau các trợ động từ tình thái và biến đổi hình thái theo ngôi, thì, thể,… giống như các ngôn ngữ hòa kết khác. Hầu hết động từ từ vựng (lexical verbs) trong tiếng Anh có năm hình thức: the base (nguyên thể), the –S form (thêm s vào ngôi thứ 3 số ít) ; the past( quá khứ), the –ing participale (phân từ hiện tại thêm – ing), và –ed participle (phân từ quá khứ thêm –ed). Đối với các động từ quy tắc(regular verbs) thì quá thứ và phân từ quá khứ có hình thức giống nhau là thêm – ed. 1.2.1.2 Động từ tiếng Việt a. Khái niệm động từ tiếng Việt Trong giới Việt ngữ học, động từ cũng được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đưa ra định nghĩa khác nhau. Nguyễn Kim Thản cho rằng: "Động từ là loại từ biểu thị quá trình (sự hoạt động, động tác, hành vi, biến hóa và trạng thái), trước hết có những đặc trưng ngữ pháp trái ngược với danh từ, nghĩa là: - Nó có thể tự do, trực tiếp làm vị ngữ của câu, không cần phải có hệ từ là làm môi giới; - Nó không thể kết hợp với những từ kiểm nghiệm của danh từ, nghĩa là không thể đứng sau số từ, lượng từ, các phó danh từ và trước các đại từ chỉ định" [69, 200].
  • 22. 15 Đái Xuân Ninh (1978), trong ―Hoạt động của từ tiếng Việt”, chỉ ra rằng ―về mặt ý nghĩa, động từ biểu thị hoạt động và trạng thái v.v.‖ [53, 86-87]. Đinh Văn Đức (2010), trong Ngữ pháp tiếng Việt cũng đã khẳng định động từ chỉ các hành động (chạy, đọc), trạng thái (ngủ, thức), các liên hệ dưới dạng tiến trình (yêu, hiểu) có mối quan hệ với chủ thể và diễn ra trong thời gian và cho rằng ý nghĩa của động từ trên bậc khái quát nhất là ý nghĩa vận động - động từ chỉ các dạng vận động khác nhau của tất cả những gì nằm trong phạm trù thực thể (thực thể về mặt từ loại là khái niệm có thể diễn đạt bằng danh từ) [17, 127- 128]. Diệp Quang Ban (2013), trong Ngữ pháp tiếng Việt,(Tập 1) cho rằng: ― Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể. Đó là ý nghĩa hành động. Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian‖ [2, 103]. Như vậy, có thể thấy hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Việt đều cho rằng động từ là từ biểu thị hành động, trạng thái và quá trình hay sự tiến triển. b. Phân loại động từ tiếng Việt Với chuyên luận ― Động từ trong tiếng Việt‖, Nguyễn Kim Thản là người đầu tiên và cũng là người duy nhất cho đến nay có công trình nghiên cứu chuyên sâu về động từ trong tiếng Việt. Ông áp dụng cách phân loại hai chiều để phân loại các động từ trong tiếng Việt: 1. Phân loại theo sự phân phối của các hư từ phục vụ động từ [68, 98] 2. Phân loại theo tính chất chi phối của động từ [68, 123] Theo đó, ông đã chia động từ tiếng Việt thành 6 nhóm. Tuy nhiên, nhóm động từ chuyển động không được ông đề cập đến thành nhóm riêng. Đái Xuân Ninh (1978), trong Hoạt động của từ tiếng Việt, cũng chia động từ thành hai loại là động từ được xác định và động từ không được xác định. [53,86-87] . Diệp Quang Ban (2013) trong Ngữ pháp tiếng Việt, (Tập 1) đã chia động từ thành hai lớp con: lớp động từ không độc lập và lớp động từ độc lập. Động từ không độc lập là những động từ về mặt ý nghĩa, chưa biểu thị trọn vẹn, chưa đầy đủ và khi làm thành phần câu thì thường đòi hỏi kết hợp với thực từ hay tổ hợp thực từ. Động từ độc lập là những động từ biểu thị ý nghĩa quá trình (hành động hoặc trạng thái), có thể nhận thức được tương đối rõ ngay cả khi không có từ khác đi kèm và có đầy đủ khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của động từ [2,104,109,110].
  • 23. 16 Đinh Văn Đức cho rằng ―việc phân loại động từ trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng là một việc phức tạp‖ [17,136]. Tuy nhiên ông cũng phân chúng thành một vài loại cơ bản bao gồm : động từ nội động (không cần bổ ngữ) và động từ ngoại động (đòi hỏi bắt buộc phải có bổ ngữ); động từ tình thái- ngữ pháp (Động từ trống nghĩa như cần, muốn, phải, có thể …); động từ tổng hợp (là những động từ có cấu trúc song tiết, trong đó các tiếng một được đặt đẳng lập như: cày cấy, ca hát, trò truyện hoặc chính phụ như : viết lách, nói năng, làm lụng,…); và các động từ chuyển động. Ông cho rằng : ―Trong tiếng Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động hình thành một danh sách dài và đa dạng‖[17,141]. Và ông cũng phân chia động từ chuyển động thành động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động và động từ chuyển động bao hàm cả hướng chuyển động. Theo cách phân loại của ông, nhóm động từ chuyển động đa hướng, đối tượng của luận án nằm trong nhóm động từ chuyển động này. c. Đặc điểm của động từ tiếng Việt Trong khi tiếng Anh, ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa ngữ pháp như thời, thể, thức, dạng … được thể hiện bằng các phương tiện hình thái học của động từ thì tiếng Việt, ngôn ngữ đơn lập, thể hiện các ý nghĩa này bằng các phương tiện từ vựng như hư từ (đa, đang, sẽ, …) và trật tự từ. Nguyễn Kim Thản (1977) cho rằng động từ tiếng Việt mang những đặc điểm chính của động từ trong một loạt các ngôn ngữ cùng loại hình như tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Tày, tiếng Mèo, với những đặc điểm sau: - Về mặt ý nghĩa, chúng biểu thị quá trình, cũng tức là biểu hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật trong quá trình. - Về mặt hình thức, ngoài những đặc điểm chung của vị từ (có khả năng trực tiếp làm vị ngữ), chúng còn có thể đặt sau những hư từ chỉ sự cầu khiến hãy, đừng, chớ. [68, 23-24] Trong ―Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)‖, Đinh Văn Đức cho rằng ― Động từ có một khả năng kết hợp đa dạng và phong phú . Các khả năng kết hợp của động từ được khái quát hóa trong cấu trúc của đoản ngữ động từ (gọi tắt là động ngữ)” . Ông cũng cho rằng: “Động ngữ là cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp tự do theo quan hệ chính phụ do động từ làm trung tâm, chung quanh nó là các thành tố phụ thuộc nhiều kiểu loại‖[17, 131]. Cấu trúc cụm động từ gồm có thành tố chính và các
  • 24. 17 thành tố phụ; thành tố chính ở trung tâm, thành tố phụ được phân bố ở vị trí trước và sau trung tâm: Ví dụ: (xe) đã chạy rồi Thành tố phụ của cụm động từ có loại cố định và có loại di động từ phía trước ra phía sau trung tâm và ngược lại: (xe) chạy băng băng - (xe) băng băng chạy Mỗi từ loại trong hoạt động của lời nói có cả một chùm chức năng cú pháp đặc trưng cho chức năng của từ loại đó. Trong chùm chức năng của mỗi từ loại bao giờ cũng có một chức năng nổi lên như là chức năng trung tâm, tiêu biểu. Đối với động từ, chức năng đó là vị ngữ. "Động từ trong tiếng tiếng Việt giữ chức năng vị ngữ là chủ yếu. Theo thống kê, có tới 99% câu đơn tiếng Việt có vị ngữ do động từ đảm nhận" [17, 132]. + Động từ trong tiếng Việt làm vị ngữ trực tiếp không có hệ từ. Ví dụ: (1). Người bồi chạy lên gác một lúc [Giông tố, 187] (2). Long đi một lúc thì đến bến đò [Giông tố, 284] + Động từ trong chức năng chủ ngữ là rất hiếm hoi. Ví dụ: (3) Đi có thế mà lâu thế [Giông tố, 387] (4) Đi bộ cũng là một thứ rèn luyện thể lực [Phố, 16]. (5) Đi xuất khẩu lao động là để cứu nhà [Phố, 49] + Động từ cũng có thể đảm nhận chức năng định ngữ. Ví dụ: (6) Ngôi nhà mới làm (chưa quét vôi); (7) Cuốn sách vừa mới xuất bản. Trong tiếng Việt, động từ, trong khi làm định ngữ cho danh từ, có khả năng kết hợp chặt chẽ với danh từ tới mức trở thành từ ghép, nhất là các tổ hợp song tiết: nhà ăn, trường học, bàn viết, chậu giặt, xe đẩy, kim khâu, dao mổ,... Động từ trong chức năng bổ ngữ và trạng ngữ là những thành tố phụ trong quan hệ với động từ trung tâm của đoản ngữ/ cụm từ. Các động từ khi đứng làm trung tâm đoản ngữ/ cụm từ có thể tiếp nhận những động từ khác làm thành tố phụ. Các thành tố phụ này xét về phương diện chức năng có thể xem là bổ ngữ (kiểu Động ngữ thành tố phụ trung tâm thành tố phụ
  • 25. 18 như: tập nói, bắt làm, mời ăn, dạy hát, xin nghỉ, cấm đi, đòi xem, giục về,...), hoặc trạng ngữ (kiểu như: chạy ra, làm nhanh, hát hay, tìm được, teo lại, bám lấy, ...), tùy theo khả năng và kiểu bổ sung chi tiết cho động từ chính. 1.2.1.3. Động từ chuyển động trong tiếng Anh và tiếng Việt a. Động từ chuyển động trong tiếng Anh + Khái niệm động từ chuyển động trong tiếng Anh Như đã thể hiện rõ ràng trong chính tên gọi của nó, động từ chuyển động là những động từ diễn tả một loại chuyển động như go (đi), run (chạy), jump (nhảy), swim (bơi) … . Van Valin [152, 109] cho rằng đối với các động từ chuyển động, chúng cần thể hiện sự chuyển động cộng với sự thay đổi vị trí theo thời gian. Động từ chuyển động tiếng Anh có xu hướng kết hợp chặt chẽ với các thành phần hay đặc điểm ngữ nghĩa như là cách thức chuyển động thể hiện trong các động từ như run (chạy), slide (trượt), fly (bay), nguyên nhân như (blow), thổi (blow), kéo (pull), đá (kick), hay hướng chuyển động như enter (vào), rise (lên), follow (theo sau). Talmy‘s (2000) cho rằng động từ chuyển động tiếng Anh có thể được hiểu là thể hiện ba loại về mặt ngữ nghĩa. Đó là cách thức chuyển động như hop (nhảy lò cò), nguyên nhân chuyển động như kick (đá) và hướng chuyển động như exit (ra), enter(vào). Mặt khác, yếu tố hướng chuyển động có để được diễn tả trong tiếng Anh bằng động từ và bằng các giới từ, ví dụ như out, into(ra ngoài,vào trong). Điều đó có nghĩa là hướng chuyển động có thể được thể hiện bằng hai yếu tố ngôn ngữ khác nhau. Theo Kudrnáčová (2005), động từ chuyển động mô tả những hoạt động tiến triển về không gian và/ hoặc tiến triển về thời gian. Kudrnáčová (2008) đã phân biệt giữa chuyển động thuần túy ( pure motion) và chuyển động như một hoạt động (motion as an activity). Thuật ngữ chuyển động thuần túy ( pure motion) ở đây biểu thị chuyển động như là thay đổi vị trí/ địa điểm theo thời gian – một hiện tượng thuộc động lực thực sự, ví dụ: Peter walked to the bank (Peter đi bộ đến ngân hàng) và thuật ngữ chuyển động như một hoạt động (motion as an activity). Ở đây biểu thị sự chuyển động hoàn thành một vai trò nguyên nhân dẫn đến thay đổi về trạng thái của tác nhân, ví dụ: Tom walked himself to exhaustion (Tom đi bộ đến kiệt sức)[120, 23]. + Phân loại động từ chuyển động tiếng Anh
  • 26. 19 Từ trước đến nay đã có rất nhiều sự phân loại động từ chuyển động, tiêu biểu như sự phân loại động từ chuyển động trong tiếng Anh của Levin & Rappaport – Hovav (1992), Levin (1993), Cifuentes – Honrubia (1999) và De Miguel (1999), Morimoto (2001) đối với động từ tiếng Tây Ban Nha. Levin and Rappaport-Hovav [126, 252-253] đã đưa ra 3 nhóm nội động từ chuyển động như sau: - Lớp động từ chuyển động đến (arrive class): arrive (đi đến), come (đi tới), go (đi), depart (ra đi/rời khỏi), fall (rơi xuống), return (trở lại),… . Những động từ này không có đối cách và thể hiện định hướng vốn có ngay trong động từ, vì nghĩa của những động từ này bản thân nó đã bao gồm hướng chuyển động xác định. - Lớp động từ chuyển động cuộn (roll class): roll (cuộn), slide (trượt), move (di chuyển), swing (đu đưa), spin (quay), rotate (xoay),… . Những động từ này là động từ không có đối cách chỉ ra cách thức cũng như nguyên nhân trực tiếp bên ngoài của chuyển động, nghĩa là, hành động được những động từ này biểu thị chịu sự tác động trực tiếp của các tác nhân bên ngoài. Tác giả Levin và Rappaport- Hovav đã chỉ ra rằng, một đặc điểm thú vị của các động từ chỉ cách thức chuyển động bị tác động của các tác nhân bên ngoài là chúng có thể được sử dụng như cả ngoại động từ và nội động từ.Ví dụ: - Andrew rolled Bill down the hill (Andrew đã lăn Bill xuống sườn đồi) - Bill rolled down the hill (Bill đã lăn xuống sườn đồi) Cách sử dụng động từ như thế này có thể thấy trong rất nhiều ngôn ngữ (Hale và Keyser, 1987, 1992) - Lớp động từ chuyển động chạy (Run class): run (chạy), walk (đi bộ), gallop (phi nước đại), jump (nhảy), swim (bơi),… . Những động từ này thể hiện cách thức của chuyển động nhưng không thể hiện nguyên nhân tác động trực tiếp từ bên ngoài (ví dụ: các hành động tự phát). Chủ thể cú pháp kiểm soát trực tiếp các hành động do chủ thể tạo ra. Mặc dù động từ chuyển động được các nhà ngôn ngữ học phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng sự phân loại động từ chuyển động tiếng Anh của Beth Levin (1993) là rõ ràng và cụ thể. Beth Levin (1993) trong Các lớp động từ trong tiếng Anh và sự thay thế: Nghiên cứu sơ bộ (English Verb Classes and Alternations: A preliminary investigation) đã nghiên cứu sâu về động từ tiếng Anh trong đó có động từ chuyển động. Nghiên cứu của tác giả được định hướng bằng lý thuyết nghĩa của
  • 27. 20 động từ chịu sự ảnh hưởng của hình thái cú pháp. Levin chỉ ra việc xác định động từ bằng thay thế cú pháp tương đồng (similar syntactic alternations) tạo ra phương thức hiệu quả cho việc phân loại động từ chặt chẽ theo ngữ nghĩa. Theo đó, nội động từ chuyển động và ngoại động từ chuyển động đã được phân chia thành 9 nhóm [125, 263-270], (xem phụ lục I) bao gồm: 1. Nhóm động từ bản thân nó đã có định hƣớng chuyển động (Inherently directed motion): advance (tiến tới), arrive (đi đến), ascend (lên), come (đến), depart (ra đi/rời khỏi), descend (xuống), enter (vào), escape (thoát khỏi), exit (ra)… Nghĩa của các động từ này bao gồm chiều hướng chuyển động rõ ràng ngay cả khi không có bổ ngữ chỉ phương hướng. 2. Nhóm động biểu thị chuyển động dời chỗ (leave verbs): abandon (bỏ đi), desert (trốn khỏi), leave ( rời đi…). Các động từ này không chỉ rõ cách thức của chuyển động; chúng chỉ biểu thị có một hành động đã diễn ra, di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Hướng chuyển động của chủ thể của những động từ này được hiểu là xuất phát từ vị trí ban đầu của chủ thể trước khi rời đi. Vị trí đó không thể được thể hiện trong cụm giới từ. 3. Nhóm động từ biểu thị chuyển động cuốn/cuộn (roll verbs): bounce (vụt lên), drift (cuốn đi), drop (rớt xuống), float (nổi lên), … và cả những động từ mô tả chuyển động xung quanh một trục như: coil ( cuộn/quấn), revolve (quay tròn), rotate (xoay), spin (quay), twirl (bện lại), twist (vặn lại), whirl (xoay tít), wind (quấn lại) … . Loại động từ chuyển động cuộn này chỉ rõ cách thức chuyển động cũng như đặc tính vốn có của thực thể, nghĩa là, thực thể chuyển động không nhất thiết phải kiểm soát chuyển động của nó. 4. Nhóm động từ biểu thị chuyển động chạy (Run verbs): amble (đi nước kiệu), bolt (chạy lao đi/lồng lên), climb (trèo), crawl (bò), fly (bay) jump (nhảy), walk (đi bộ)… . Hầu hết các động từ này đều miêu tả cách thức mà các thực thể chuyển động, mặc dù một vài trong số các động từ trên có thể sử dụng để miêu tả cả chuyển động của các thực thể vô tri vô giác. Hơn nữa, nếu động từ không xuất hiện trong các cụm giới từ thì không suy ra được một chuyển động định hướng xác định nào. 5. Nhóm động từ là tên phương tiện chuyển động: (Verbs that are Vehicle names): balloon (đi bằng khí cầu), bicycle (đi xe đạp), boat (đi bằng thuyền), bus
  • 28. 21 (đi xe buýt), motobike (đi xe máy), skate (trượt băng), ski (trượt tuyết), yarcht (đi du thuyền), … . Những động từ này có tên gọi là tên phương tiện chuyển động. Về mặt nguyên tắc, trong loại động từ này, có rất nhiều trường hợp người ta có thể sử dụng bất kỳ tên phương tiện nào để làm động từ. Loại động từ là tên phương tiện cũng không thể hiện được hướng của chuyển động nếu không có sự xuất hiện của các cụm từ chỉ phương hướng rõ ràng nên chúng cũng là những động từ chuyển động đa hướng. 6. Nhóm động từ chuyển động bằng phương tiện không phải là tên phương tiện chuyển động: (Verbs that are not vehicle names): Trong tiếng Anh vẫn có một số động từ biểu thị hoạt động di chuyển bằng phương tiện, nhưng động từ không phải là tên phương tiện chuyển động (Verbs that are not vehicle names) như cruise (đi chơi biển), drive(lái xe), fly (bay), row (đi thuyền), sail (đi tàu thủy), tack (đổi hải trình),… . Nhóm động từ này chỉ ra chuyển động dùng phương tiện gì để di chuyển nhưng tên của phương tiện không trùng với động từ. 7. Nhóm động từ biểu thị “vũ điệu” (waltz verbs): boogie (nhảy điệu bugi-ugi), pop (nhảy điệu pop), cancan (nhảy điệu căng-căng), tango (nhảy điệu tăng-gô), tapdance (nhảy điệu clacket/nhảy thiết hài), waltz (nhảy điệu van-xơ), … . Hướng cụ thể của chuyển động sẽ không suy ra được nếu không có sự xuất hiện của các cụm từ chỉ phương hướng rõ ràng. Bất kỳ tên một điệu nhảy nào cũng có thể sử dụng như động từ chuyển động. 8. Nhóm động từ biểu thị chuyển động đi kèm (accompany verbs): accompany (kèm theo), conduct ( tiến hành), escort (hộ tống), guide (hướng dẫn), lead (dấn dắt), shepherd dẫn đi), … . Các động từ này liên quan đến hành động một người đi kèm/giúp người khác di chuyển từ vị trí này tới ví trí khác . 9. Nhóm động từ biểu thị chuyển động theo đuổi (chase verbs): chase (đuổi theo), follow (đi theo), pursue (theo đuổi), shadow (theo dõi), tail (bám đuôi), track (theo dấu vết), trail (truy lùng),… . Đây là những ngoại động từ tiêu biểu, với chaser là chủ thể theo đuổi, và người bị theo đuổi là đối tượng của động từ. Theo một cách tiếp cận khác, nhiều nhà nghiên cứu về động từ chuyển động, trong đó có Levin (1993) và Kudrnáčová (2008), đã cho rằng động từ chuyển động tiếng Anh có thể được chia thành 2 loại chính với những đặc tính và hoạt động riêng biệt. Hai loại này gồm động từ chuyển động có hướng/ đường chuyển động (path verbs) và động từ
  • 29. 22 chuyển động không mang hướng hay còn gọi là động từ chuyển động đa hướng chuyển động theo kiểu, cách thức chuyển động (manner of motion verbs).  Động từ chuyển động có hướng (Path Verbs) Trong tiếng Anh, loại động từ chuyển động có hướng gồm tất cả các động từ tự thân chứa hướng chuyển động bởi vì hướng chuyển động tiêu biểu cho đặc điểm cơ bản của loại động từ này đã được xác định ngay trong chính động từ chuyển động mà không cần có giới từ chỉ hướng đi kèm, ví dụ như các động từ arrive (đi đến), leave (rời đi), come (đến), ascend (lên), descend (xuống), enter (vào), escape (thoát khỏi), exit (ra), …. Những động từ chuyển động có hướng này trong tiếng Anh được gọi là “Path verbs”. Động từ có hướng khác với các động từ dời chỗ tức là những động từ chuyển động chỉ thể hiện sự rời chỗ chuyển động mà không mang hướng trong động từ. Đây là những động từ chuyển động đa hướng. Khi muốn thể hiện hướng chuyển động chúng thường đi với giới từ chỉ hướng, ví dụ như các động từ run (chạy), walk (đi bộ), swim (bơi), fly (bay), …. Chúng có thể kết hợp với các giới từ chỉ hướng, ví dụ: He ran into the room ten minutes ago (Anh ấy đã chạy vào phòng cách đây mười phút) hay She is walking along the street (Cô ấy đang đi bộ dọc theo phố). Kudrnáčová (2008) đã chỉ ra rằng: ―Động từ có hướng không cung cấp gì về cách thức chuyển động (manner of motion) mà chỉ cung cấp thông tin về hướng chuyển động. Ví dụ John left (John rời đi); John arrived (John đã đến)[121, 7]. Levin (1993) khi nói về nhóm động từ chuyển động có hướng cũng cho rằng ―Nghĩa của những động từ này bao gồm chi tiết cụ thể về hướng chuyển động thậm chí ngay cả khi không có bổ ngữ chỉ hướng‖ [125, 263]. Levin (1993) đã xác định về ngữ nghĩa học thì động từ chuyển động có hướng khác về cơ bản so với các động từ chỉ cách thức chuyển động (manner of motion verbs). Động từ có hướng không thể dùng một mình trong câu vì nó chỉ nêu hướng chuyển động và luôn phải cần đến điểm không gian mà nó chuyển động đến. Nói cách khác, nó chỉ đơn thuần diễn tả sự dời chỗ bằng cách nêu cụ thể sự chuyển động của một thực thể như là sự thay đổi vị trí của thực thể đó với một điểm không gian được nêu cụ thể. [121, 35]. Vì vậy ta không thể nói một thực thể chỉ là đến „come‟ mà phải nêu rõ đến một nơi nào đó ‗come to (/into) a place‟ hoặc rời ‗leave‘ mà phải nói rời chỗ nào ‗leave a place‟. Như vậy, động từ có thể được dùng với những địa điểm không gian cụ thể tùy vào ngữ cảnh cụ thể. Levin (1993) đã liệt kê một danh mục các động từ chuyển động có
  • 30. 23 hướng trong tiếng Anh gồm các động từ như sau: advance (tiến tới), arrive (đi đến), ascend (lên), come (đến), depart (ra đi/rời khỏi), descend (xuống), enter (vào), escape (thoát khỏi), exit (ra), … . Kudrnáčová (2008) đã nêu một loạt các ví dụ về các cấu trúc câu có thể có động từ chuyển động có hướng và đa hướng tham gia. Theo các ví dụ này thì động từ chuyển động có hướng tham gia vào ít loại cấu trúc câu hơn là động từ chuyển động đa hướng thể hiện cách thức chuyển động. Để giải thích hiện tượng này , tác giả đã trích dẫn lời của Rappaport Hovav và Levin, những người đã giải thích sự khuôn phép về cú pháp của động từ chuyển động có hướng bằng cách đưa ra nhóm động từ kết quả mà chứa nhóm động từ chuyển động có hướng để giải thích. Động từ chuyển động có hướng từ vựng hóa kết quả của sự kiện, trong khi động từ chuyển động không mang hướng thể hiện cách thức chuyển động lại từ vựng hóa loại quy trình dẫn đến kết quả và như vậy nó sẵn sàng xuất hiện trong nhiều cấu trúc cú pháp [121, 9]. Tác giả đã đưa ra một số ví dụ để chứng minh cho điều này và nêu rõ: Có thể sử dụng động từ thể hiện cách thức chuyển động run (chạy) trong câu Pat ran herself ragged nhưng lại không thể sử dụng động từ chuyển động có hướng arive/ leave (đến/ rời đi) trong câu như sau : John arrived / left himself ragged.  Động từ chuyển động đa hướng thể hiện cách thức chuyển động (Manner of Motion Verbs) Động từ chuyển động chỉ phương thức chuyển động cho thấy thông tin về cách thức chuyển động nhưng khác với động từ có hướng (động từ tự thân mang hướng chuyển động) là không cho biết thông tin về hướng chuyển động cụ thể, ví dụ như He is running (Anh ấy đang chạy) hay She has gone (Cô ấy đã đi rồi) trừ khi chúng được kết hợp với các cụm từ chỉ hướng. Ví dụ như trong câu He is running to the store (Anh ấy đang chạy đến cửa hàng) hay She has gone to London (Cô ấy đã đi Luân Đôn). Những động từ này bản thân nó đã bao gồm khái niệm truyền lực từ người/vật tham gia này đến người/vật tham gia khác (cũng có thể hai người/ vật tham gia này là một, nghĩa là tự người / vật đó tác động vào bản thân). Ví dụ: John walked himself to the station)‖ (John đã tự đi bộ đến ga) [121, 10]. Do có khả năng kết hợp với các cụm từ chỉ hướng và ý nghĩa của nó, động từ chuyển động chỉ cách thức chuyển động được sử dụng trong nhiều cấu trúc khác nhau hơn là nhóm động từ chuyển động có hướng. Nhóm ĐTCĐĐH mà luận án nghiên cứu thuộc loại thứ hai,
  • 31. 24 tức là loại động từ chuyển động chỉ cách thức chuyển động không mang một hướng cụ thể nào nhưng có thể kết hợp với các từ chỉ hướng khác nhau để thể hiện nhiều/đa hướng chuyển động . b. Động từ chuyển động trong tiếng Việt Trên thế giới, nhóm động từ chuyển động được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và ít nhiều đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về động từ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhóm động từ chuyển động này chưa được các nhà ngôn ngữ quan tâm nhiều. Chỉ có một số ít các nhà nghiên cứu như Nguyễn Lai, Đinh Văn Đức, Nguyễn Thị Quy và một số ít các nhà ngôn ngữ khác đề cập đến trong các nghiên cứu của mình. Trong chuyên khảo Động từ trong tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản khi phân loại động từ trong tiếng Việt tuy không xếp thành nhóm riêng nhưng ông cũng cho rằng: ―Trong những động từ thuần, có một nhóm động từ đặc biệt là những động từ vận động có phương hướng xác định: ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại tới, đến‖ [68, 101]. Trong công trình Hoạt động của từ tiếng Việt [53] Đái Xuân Ninh đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhóm động từ chuyển động với các từ chỉ phương hướng trong tiếng Việt để diễn tả sự chuyển động. Nguyễn Thị Quy (1995), trong nghiên cứu Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, đã phân chia vị từ hành động thành các nhóm : Các vị từ hành động (- Tác động; - Mục tiêu) một diễn tố, các vị từ hành động (- Tác động; + Mục tiêu) hai diễn tố, các vị từ tạo tác hai diễn tố, các vị từ (+ Tác động) hai diễn tố, các vị từ (+ Tác động) ba diễn tố [64]. Trong Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Đinh Văn Đức phân chia động từ thành các tiểu loại dựa vào đặc trưng ngữ pháp của động từ, vì theo ông, "đặc trưng ngữ pháp của mỗi một động từ được quy định bởi bản chất ngữ pháp của bản thân từ đó và theo lớp, loại mà nó có quan hệ, tức là các tiểu loại, các phạm trù từ vựng - ngữ pháp bộ phận" [17, 114]. Vì vậy, dựa vào đặc trưng ngữ pháp, ông đã phân chia động từ tiếng Việt thành một vài tiểu loại cơ bản, trong đó có động từ chuyển động. Cụ thể là: - Động từ nội động và động từ ngoại động; - Các động từ tình thái - ngữ pháp; - Các động từ tổng hợp; - Các động từ chuyển động [17, 114 - 120]. Ông cho rằng: "Trong nhiều ngôn ngữ, các động từ chuyển động được phân loại thành một nhóm riêng với một số đặc điểm ngữ pháp riêng biệt. Trong tiếng Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động hình thành một danh sách dài và đa
  • 32. 25 dạng. Ngoài các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động (đi, chạy, bay, leo, bò,...) có một nhóm động từ chuyển động có ngữ nghĩa khá đặc biệt. Đó là các động từ chuyển động bao hàm cả hướng chuyển động: ra, vào, lên, xuống, qua, lại, tới, đến, về,..."[17, 141-142]. Chúng tôi lựa chọn cách phân loại động từ tiếng Việt của Đinh Văn Đức, vì cách phân loại này cho phép xác định rõ đối tượng nghiên cứu của luận án là các động từ chuyển động đa hướng là các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động (đi, chạy, bay, bò, leo, bơi,..) đối lập với nhóm động từ bao hàm cả hướng chuyển động (ra, vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, về,...) trong nội bộ nhóm động từ chuyển động trong tiếng Việt. 1.2.1.4. Động từ chuyển động đa hướng Động từ chuyển động đa hướng được khảo sát trong luận án được hiểu là các động từ chuyển động từ hai hướng trở lên như run (chạy), swim (bơi), fly (bay), go (đi),... trong tiếng Anh, đi, chạy, bơi, bay, bò, trèo,…trong tiếng Việt. Tuy cùng thuộc nhóm động từ chuyển động, nhưng động từ chuyển động đa hướng khác với các động từ chuyển động có bao hàm cả hướng chuyển động trong nội dung ý nghĩa của mình như exit (ra), enter (vào), ascend (lên), descend (xuống),… trong tiếng Anh hay ra, vào, lên, xuống, tới, đến, lại, về,…trong tiếng Việt. Trong phạm vi của luận án, các ĐTCĐĐH được lựa chọn khảo sát là các động từ dịch chuyển vị trí từ hai hướng trở lên, tự thân vận động trong các môi trường chuyển động như trên cạn, trên không và dưới nước. Các động từ này chỉ các phương thức khác nhau của chuyển động; sự chuyển động đều được thực hiện bằng các bộ phận của cơ thể người/động vật. Vì vậy, để xác định được các động từ chuyển động đa hướng khảo sát cần phải dựa vào một tập hợp các tiêu chí: nội dung ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của các động từ này. Cụ thể là: - Về phương diện ngữ pháp, các động từ này là những động từ có đầy đủ những đặc điểm cơ bản về khả năng kết hợp, chức năng cú pháp của từ loại động từ; - Về phương diện ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa của các động từ này luôn có mặt hai nét nghĩa "cách thức chuyển động" biểu thị động tác của các bộ phận cơ thể người/động vật và nét nghĩa "môi trường mà chuyển động diễn ra". Dựa vào các tiêu chí này, chúng tôi đã xác lập được danh sách các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và trong tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu của luận án. Theo đó, thuộc nhóm động từ này trong tiếng Anh có 10 động từ: run (chạy), go (đi), walk (đi bộ), jump (nhảy), climb (trèo), creep (bò), step (bước),
  • 33. 26 dive (lặn), swim (bơi), fly (bay); trong tiếng Việt có 10 động từ: chạy, đi, bay, bò, bơi, bước, trèo, leo, lặn, nhảy. 1.2.2. Khái niệm cụm từ Từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và có ý nghĩa làm thành những cụm từ , tức là những kiến trúc lớn hơn từ. Mỗi từ trong cụm từ là một thành tố. Cụm từ có thể có cấu trúc tương đương với câu nhưng chưa thành câu, cũng có thể là một đoạn có nghĩa của câu. Các cụm từ chưa thành câu được gọi chung là cụm từ tự do hay được gọi là cụm từ. Khi đề cập đến đơn vị này, các nhà Việt ngữ đã đưa ra những thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khác nhau cả về nội hàm và ngoại diên. Lê Văn Lý gọi phrase là nhóm từ ngữ, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê gọi là từ kết, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu lại gọi là từ tổ, Nguyễn Tài Cẩn và các tác giả công trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt gọi là đoản ngữ, Cao Xuân Hạo gọi là ngữ đoạn,...Các tác giả Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cho rằng: ―Ngữ kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan” [92, 176]. Diệp Quang Ban cho rằng: "Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp tự do với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức năng ngữ pháp của kiến trúc này)" [2, 6]. Theo ông, quan hệ giữa các thành tố trong cụm từ , ngoài tính chất lỏng (cụm từ tự do, cụm từ) và chặt (cụm từ cố định), còn được xét ở kiểu quan hệ. Các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có ba kiểu quan hệ cú pháp: quan hệ chủ - vị (quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ); quan hệ chính- phụ (quan hệ giữa thành tố chính với thành tố phụ; quan hệ bình đẳng (quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp). Nguyễn Tài Cẩn cho rằng, với 3 loại quan hệ khác nhau sẽ có 3 loại tổ hợp tự do khác nhau: "loại tổ hợp gồm nhiều trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ đẳng lập gọi là liên hợp, loại tổ hợp gồm hai trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ tường thuật gọi là mệnh đề và loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ gọi là đoản ngữ (hoặc ngữ)" [4, 148]. Như vậy, qua các định nghĩa, ta thấy cụm từ (ngữ) có những đặc điểm sau: i. Về cấu tạo: Cụm từ là một kiểu kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp, chi phối
  • 34. 27 hay liên hợp. Trong một cụm từ, từ đóng vai trò chủ yếu về ngữ nghĩa và ngữ pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính là thành tố phụ. Thành tố chính của cụm từ có thể là danh từ (tạo nên cụm danh từ hay danh ngữ), động từ (tạo nên cụm động từ hay cụm động từ ngữ), tính từ (tạo nên cụm tính từ hay tính ngữ). ii. Về quan hệ giữa các thành tố: Xét quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống ngữ pháp, các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có 3 kiểu quan hệ cú pháp phổ biến sau đây: - Quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ - vị. - Quan hệ giữa thành tố chính và thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là quan hệ chính phụ. - Quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp, gọi là quan hệ đẳng lập. Tương ứng với 3 kiểu quan hệ cú pháp đó là 3 kiểu loại cụm từ sau: cụm chủ - vị, cụm chính - phụ, cụm đẳng lập. Vì cụm từ đẳng lập thường đơn giản về mặt cấu trúc, đặc trưng của toàn tổ hợp không khác với đặc trưng của từng thành tố của chúng, nên có thể dùng cả tổ hợp thay thế cho mỗi thành tố. Trái lại, cụm từ chủ vị thì đặc trưng của toàn tổ hợp hoàn toàn khác với đặc trưng của từng thành tố chính của nó, nên không thể dùng từng thành tố chính thay cho toàn tổ hợp và quan hệ chủ vị lại là một trong những quan hệ chính của nòng cốt câu. Còn cụm từ chính phụ bao giờ cũng chỉ có một thành tố chính nên giới ngôn ngữ học thường quan tâm nhiều đến loại cụm từ này. Cụm từ chính phụ là một loại tổ hợp tự do có 3 đặc điểm: - "Nó gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quây quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết về mặt ý nghĩa; - Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại chi tiết rất khác nhau, nhưng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ chính phụ; - Toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có nghĩa đầy đủ hơn một mình trung tâm nhưng nó vẫn giữ được các đặc trưng ngữ pháp của trung tâm; - Trung tâm thuộc từ loại nào thì toàn đoản ngữ cũng giữ các đặc trưng của từ loại đó. Vì vậy có thể căn cứ vào trung tâm để phân loại đoản ngữ thành đoản ngữ danh từ (danh ngữ), đoản ngữ động từ (động ngữ), đoản ngữ tính từ (tính ngữ)" [4,149 - 150]. Cụm từ chính phụ thường được phân chia thành ba phần rõ rệt: phần
  • 35. 28 phụ trước, phần trung tâm, phần phụ sau. Theo đó, người ta căn cứ vào từ loại của thành phần trung tâm của cụm từ để gọi tên cụm từ đó. iii. Về chức năng: Cũng giống như từ, cụm từ cũng là phương tiện định danh biểu thị sự vật, hiện tượng, quá trình, phẩm chất, trạng thái,...Ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng. Cụm từ thường được chia ra thành hai kiểu: cụm từ tự do và cụm từ cố định. Cụm từ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo thành cụm từ đó; mỗi liên hệ cú pháp của các yếu tố trong cụm từ tự do là mối liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh. Còn trong cụm từ cố định thì tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của cụm từ cố định trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt. Cụm từ, ngoài chức năng định danh giống như các thực từ (thường là các cụm từ chính phụ , cụm từ đẳng lập), còn có chức năng khác như chức năng biểu thị sự tình các quan hệ trong phát ngôn hay trong câu, chức năng làm thành phần khác nhau trong câu. Cụm từ cố định (còn gọi là từ tổ cố định) là "các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố định hóa, cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, có sẵn, bắt buộc có tính chất xã hội như từ" [11, 72]. Về hình thức, cụm từ cố định có hình thức cố định, nghĩa là các từ tạo nên nó, trật tự và quan hệ giữa các từ là cố định. Về mặt ngữ nghĩa, nghĩa của cụm từ cố định có: "a. tính biểu trưng; b. tính dân tộc; c. tính hình tượng và tính cụ thể; d. tính biểu thái" [11, 82 - 86]. Động từ cụm (phrasal verb) hay còn được gọi là ngữ vị từ trong tiếng Anh là sự kết hợp giữa một động từ và tiểu từ (particle). Tiểu từ này có thể là một trạng từ (adverb), hay là một giới từ (preposition) hoặc cả hai. Động từ cụm có vai trò: - là ngoại động từ (transitive) theo sau là một danh từ hoặc một đại từ làm chức năng tân ngữ (object) của động từ. Ví dụ: He listens to pop music every day( Anh ấy nghe nhạc pop hàng ngày) - là nội động từ (intransstive) không có túc từ theo sau. Ví dụ: The plane is taking off (Máy bay đang cất cánh) 1.2.3. Nghĩa của từ 1.2.3.1. Khái niệm về nghĩa của từ Trong các tài liệu về ngữ nghĩa học, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa từ vựng của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước. Trong số các tác giả nước
  • 36. 29 ngoài có ảnh hưởng đến cách hiểu nghĩa từ vựng ở Việt Nam phải kể đến trước hết là A.I.Smirnitski. Ông cho rằng: ―Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức (hay là sự cấu tạo tâm lý tương tự về tính chất, hình thành trên sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấu trúc của từ với tư cách là mặt bên trong của từ‖ [Dẫn theo 20,119]. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ, nhưng, tựu trung lại, có thể phân thành ba nhóm: (i) Nhóm thứ nhất coi nghĩa của từ là một bản thể nào đó; (ii) Nhóm thứ hai coi nghĩa của từ là một quan hệ nào đó; (iii) Nhóm thứ ba coi nghĩa của từ là một thực thể tinh thần Nguyễn Thiện Giáp (2008) trong Giáo trình ngữ nghĩa học cho rằng cấu trúc ý nghĩa của từ rất phức tạp, trong đó có cả nhân tố từ vựng lẫn nhân tố ngữ pháp. Ông đã tổng kết khá đầy đủ với tám quan niệm về nghĩa của từ. Theo ông, nhìn chung có thể thấy các ý kiến bàn về nghĩa của từ và các đơn vị ngôn ngữ khác nổi lên hai khuynh hướng: (1) cho nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tượng,khái niệm, sự phản ánh...); cho nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối tượng, hoặc quan hệ của từ với khái niệm,...). Đỗ Hữu Châu (1981), trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, khi nghiên cứu chức năng tín hiệu học của từ đã cho rằng: ―nghĩa của từ là một thực thể tinh thần‖. Theo ông, nghĩa của từ gồm 4 thành phần tương ứng với 4 chức năng quan trọng mà từ đảm nhận. Đó là: ―a. Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật. b. Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm. c. Ý nghĩa biểu thái tương ứng với chức năng biểu thái. Ba thành phần ý nghĩa trên được gọi chung là ý nghĩa từ vựng”. Còn “d. Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp‖ [11, 97]. Cùng quan điểm với Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2013) cho rằng: “Nghĩa của từ là một thực thể tinh thần có quan hệ ổn định với hình thức từ” [35, 37]. Hoàng Văn Hành cũng đã đưa ra quan niệm về nghĩa của từ: ―Nghĩa của từ không phải chỉ là hệ quả của quá trình nhận thức, mà còn là hệ quả của những quá trình có tính chất tâm lý xã hội, có tính chất lịch sử nữa‖ [25,9]. Gần đây, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa các công trình nghiên cứu ngữ nghĩa học của các tác giả trong và ngoài nước, Lê Quang Thiêm (2013) trong công trình Ngữ nghĩa học đã đưa ra kiến giải về 3 tầng và 6 kiểu nghĩa chức năng từ vựng một cách chi tiết và bao quát bản chất tinh thần - xã hội của nội dung nghĩa từ vựng của ngôn ngữ [75,122-123].
  • 37. 30 Luận án theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu về nghĩa của từ: ―nghĩa của từ là một thực thể tinh thần‖ với 4 thành phần đã nêu để miêu tả, phân tích các nét nghĩa của nhóm động từ chuyển động đa hướng là đối tượng nghiên cứu của luận án. 1.2.3.2. Các thành phần nghĩa của từ và cấu trúc nghĩa của từ a. Các thành phần nghĩa của từ Theo hình tháp nghĩa hình học không gian mà Đỗ Hữu Châu (2005) đã đưa ra, có thể thấy rõ mối quan hệ giữa từ và các nhân tố tạo thành ý nghĩa. Ông khẳng định từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu vật, từ mối quan hệ của từ với khái niệm sẽ hình thành các ý nghĩa biểu niệm, từ mối quan hệ với nhân tố người dùng hình thành các ý nghĩa phong cách và liên hội, từ mối quan hệ với cấu trúc của ngôn ngữ với các từ khác sẽ hình thành các ý nghĩa, cấu trúc và quan hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thành các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp [10]. Như vậy, dựa trên sự phân định trên của Đỗ Hữu Châu (2005), ta có thể thấy rằng có hai thành phần nghĩa lớn: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Trong đó ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa của riêng từ, còn ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa mang tính đồng loạt chung cho nhiều từ. Theo ông, nghĩa của từ định danh là một thể thống nhất gồm bốn thành phần nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa ngữ pháp và nghĩa biểu thái.Trong đó ba thành phần nghĩa nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái tạo thành ý nghĩa từ vựng của từ. - Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là thành phần nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật mà từ đó được sử dụng trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó. Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật. - Nghĩa biểu niệm (signicative meaning): Là thành phần nghĩa của từ liên quan đến hiểu biết về ý nghĩa biểu vật của từ. Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính được phản ánh vào tư duy và hình thành nên khái niệm. Vì vậy, khái niệm là một phạm trù của tư duy được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế. Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng. Khi các dấu hiệu bản chất đó được phản ánh vào ngôn ngữ sẽ hình thành nên các nét nghĩa. Tập hợp các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ chính là ý nghĩa biểu niệm của từ. - Nghĩa biểu thái (pragmatical meaning): Là phần nghĩa của từ có liên quan đến thái độ, cảm xúc, cách đánh giá. Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người.