SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
1
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO
ĐỨC TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐỨC, HUYỆN NINH
GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
2
MỤC LỤC
Trang
A- PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đíchnghiên cứu 5
3. Nhiệm vụ đề tài 6
4. Phạm vi, đốitượng nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu 6
B- PHẦN NỘI DUNG 8
Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 8
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức 8
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng 9
1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 12
Chương II:Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức-Ninh
Giang- Hải Dương.
16
2.1.Đặcđiểm tình hình chung 16
2.2.Thànhtựu vận dụng 18
2.2.1.Về vai trò của đạo đức 18
3
2.2.2.Về chuẩn mực đạo đức 18
2.2.3.Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 24
2.3.Hạnchế vận dụng 27
2.3.1.Về vai trò của đạo đức 27
2.3.2.Về chuẩn mực đạo đức 28
2.3.3.Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 29
Chương III. Mộtsố giảipháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trường
Tiểu học An Đức- Ninh Giang- Hải Dương
31
3.1. Phát huy vài trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối
sống của học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh
31
3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn đạo đức
để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức
33
3.3. Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn về giáo dục đạo
đức cho học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh
36
3.4. Giáo dục đạo đức thông qua đọc sách, kể chuyện, phim tư liệu
về Chủ tịch Hồ Chí Minh
37
3.5. Thông qua các hoạt động văn nghệ nhằm giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho học sinh
39
3.6. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- Nhà trường- Xã hội để nâng
cao hiệu quả
41
C- KẾT LUẬN 44
D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
4
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân, của dân
tộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới,
Người đã để lại một di sản lý luận quý báu, với hệ thống những luận điểm khoa
học rộng lớn, sâu sắc, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sốngxã hội, trong đó
có lĩnh vực đạo đức và tấm gương đạo đức trong sáng của người. Tưtưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng,
của dân tộc ta, tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà còn là tấm gương sáng trong việc
giáo dục đạo đức cho mọi người, đặc biệt là học sinh Tiểu học - những chủ nhân
tương lai của đất nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coitrọng giáo dục đạo đức và xem đó
là nền tảng của người cách mạng. Người luôn khẳng định, đạo đức là “gốc” của
người cách mạng. Người nhấn mạnh: “Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” .Theo Người,
thanh niên không chỉ có tài năng mà còn phải có đạo đức, bởi : “Cũng như sông
có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[trích nguồn].Tài năng phải gắn
chặt với đạo đức, Người chỉ rõ: “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh
tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì
ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví
như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người” [trích
nguồn].. Nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí
5
Minh, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong xã hội về ý thức tu
dưỡng, rèn luyện và noi theo, Bộ Chính trị đã chủ trương mở cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động này đã có sự
lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, có tác động rất tích cực đến học sinh, sinh viên
trong việc nâng cao nhận thức về đạo đức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói
riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, vẫn còn nhiều những hạn chế,
thiếu sót. Trên thực tế, do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, những
thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự du nhập của văn hóa phương
Tây cũng như của xu thế toàn cầu hóa; đặc biệt do không nghiêm túc trong rèn
luyện, phấn đấu, do thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng, mà một
bộ phận học sinh trung học phổ thông ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực,
đáng lo ngại như: suy thoái đạo đức, lối sống, thiếu chí tiến thủ, chạy theo lối sống
thực dụng, buông thả, thiếu ước mơ, hoài bão, lười học tập và tu dưỡng đạo đức,
xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, thờ ơ trước thời cuộc và vô cảm với
đồng loại. Sự vi phạm pháp luật ngày càng tăng ở lứa tuổi học trò, bạo lực học
đường có những diễn biến phức tạp với mức độ ngày càng trầm trọng. Bên cạnh
đó những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào học đường hủy hoại thể lực, trí
tuệ và đạo đức của học sinh làm cho các chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung và
đạo đức của nhà trường xuống cấp.
Trong bối cảnh hiện nay, những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa
trực tiếp đến tương lai của chínhbản thân các em, làm cho các em dễ có nhận thức,
suy nghĩ lệch lạc về nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội, đồng thời cản trở sự
phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. Mặt
khác, các thế lực thù địch vẫn luôn chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta
một cáchđiên cuồng, chúng lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành chiến lược
“diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách mạng
6
Việt Nam. Vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải nêu cao tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng noi theo,
để nâng cao lý tưởng và nhận thức của các em trong bối cảnh hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng lỗi lạc mà cả cuộc
đời Người còntoát lên một tấm gương đạo đức cao cả cho chúng ta học tập và noi
theo. Đốivới học sinh, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho các em nâng cao
thế giới quan, nhân sinh quan mà còn làm cho các em sống có lý tưởng, có nhận
thức đúng đắn, có lối sống lành mạnh, giúp các em hoàn thiện nhân cách.
Hiện nay trong các nhà trường nói chung và trường Tiểu học An Đức –
Huyện Ninh Giang nói riêng có dấu hiệu sa sút về đạo đức, về nhu cầu cá nhân
phát triển lệch lạc kém ý thức trong quan hệ cộng đồng , không có tính tự chủ dễ
bị lôi cuốn vào những việc xấu. Và nhà trường vốn là nơi hình thành nhân cách
đầu tiên cho học sinh nhưng sự quan tâm của nhà trường đến vấn đề đạo đức của
học sinh còn bị hạn chế, giáo viên vừa làm công tác chủ nhiệm vừa phụ trách Đội
trong lớp nên tổ chức các hoạt động còn lỏng lẻo chưa phát huy, chưa thực hiện
đúng chức năng của mình. Các đoànthể cònthiếu sựquan tâm đầu tư cho kế hoạch
trong hoạt động giáo dục. Sự quan tâm nhận thức của phụ huynh còn quá hời hợt.
Thêm vào đó trong phương pháp giáo dục còn để lại nhiều lỗ hổng, sự kết hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được nhịp nhàng, đồng bộ.Chính vì thế
mà ở học sinh tiểu học vấn đề về đạo đức các em đang xuống cấp. Cho nên giáo
dục đạo đức là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện nay cần được giải
quyết nhanh chóng và kịp thời.
Vì những lí do đó, em chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức, huyện
Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những nộidung cụthể của tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh,
đề tài góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh
7
Tiểu học ở trường Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương trong giai đoạnhiện
nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận chung về đạo đức và sự cần thiết phải giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho
học sinh ở trường Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương - Đề ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học
sinh Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như: logic với lịch sử,
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, điều tra so sánh, thu thập thông tin, nghiên cứu
tài liệu...
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc giáo dục tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh. Từ đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu ở
trường Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
gồm có: 3 chương, 8 tiết
Chương 1:Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng
8
1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Chương 2:Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo
dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương.
2.1. Thành tựu vận dụng
2.1.1. Về vai trò của đạo đức
2.1.2. Về chuẩn mực đạo đức
2.1.3. Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
2.2. Hạn chế vận dụng
2.2.1. Về vai trò của đạo đức
2.2.2. Về chuẩn mực đạo đức
2.2.3. Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trường Tiểu học An Đức, Ninh
Giang, Hải Dương.
3.1. Phát huy vài trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của
học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn đạo đức để nâng
cao giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học An Đức
3.3. Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn về giáo dục đạo đức cho học
sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3.4. Giáo dục đạo đức thông qua đọc sách, kể chuyện, phim tư liệu về Chủ tịch
Hồ Chí Minh
3.5. Thông qua các hoạt động văn nghệ nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
cho học sinh
3.6. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- Nhà trường- Xã hội để nâng cao hiệu quả
 Phần này có thể bỏ nhé
9
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức
10
Chủ tịch Hồ Chí Minh là mộttấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách
mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh
tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề
quan trọng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm
đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, Người khẳng định đạo
đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, là cái gốc của cây, ngọn
nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng
thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người
cáchmạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân” [trích nguồn]. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh,
nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc
thất bại, đều do cán bộ tốthay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh
không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài
mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng.
Như vậy trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên,
phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó:đức là gốc của tài, hồng là
gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức
trong hiệu quả hành động.
1.2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng
Theo Hồ Chí Minh thì những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng
Việt Nam gồm những điểm sau:
1.2.1.Trung với nước, hiếu với dân:
11
Đây là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, chi phối các phẩm chất khác.
Người làm cáchmạng phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết, sẵn
sàng hy sinh cái riêng vì lợi íchchung, phấn đấu hết mình vì Tổ quốc và nhân dân.
Do đó, Hồ Chí Minh nêu lên chuẩn mực đạo đức đầu tiên của người làm cách
mạng đó là “Trung với nước, hiếu với dân”. Khác với quan niệm cũ thì Chủ tịch
Hồ Chí Minh đưa ra phẩm chất đầu tiên và xuyên suốt của người làm cách mạng
đó là: Trung với nước, hiếu với dân. Từ trung với vua trở thành trung với nước,
hiếu với cha mẹ trở thành hiếu với nhân dân, Hồ Chí Minh đã không gạt bỏ hoàn
toàn hai chữ “trung” “hiếu” mà thêm vào đó một nội dung mới cách mạng, toàn
diện và cao rộng hơn. Đây cũng là một quan điểm mới, một cuộc cáchmạng trong
quan niệm đạo đức. Người nói: “Đạođức ngàynay cao rộng hơn, không phảichỉ
có hiếu với cha mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân” [trích nguồn].. Quan niệm
này thể hiện rõ mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội; đồng thời thể
hiện trách nhiệm của nhân dân với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và con đường
đi lên của đất nước.
1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:
Cần, kiệm, liêm, chính, chí côngvô tưlà những khái niệm đãcó trong truyền
thống đạo đức phương Đông và truyền thống đạo đức Việt Nam. Hồ Chí Minh đã
cải biến nội dung, phát triển và đưa những phẩm chất ấy lên một tầm cao mới.
Người nói: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm chính nhưng không
bao giờ làm mà bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng.
Ngày nay ta đềra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân
dân theo để lợi cho nước, cho dân”.
Theo Hồ Chí Minh, người làm cách mạng trước hết phải có đạo đức cách
mạng, đó là cần, kiệm, liêm, chính. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng đểxây dựng
đạo đức của người cách mạng, là nền tảng để xây dựng nhân cách của con người
mới xã hội chủ nghĩa, là nền tảng của phong trào thi đua yêu
nước.
12
Người nói:
“ Trời có bốn mùa:Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương:Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thìkhông thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”.
Đối với học sinh, Người cho rằng:
Cần là chăm chỉ, siêng năng trong học tập, không ngại khó, ngại khổ, phải
có kế hoạch và phương pháp học tập từng môn học để hiểu bài một cách kĩ càng
nhất. Phải có thái độ và ý thức học tập đúng đắn, không nản lòng và bỏ qua những
bài tập khó, nội dung khó. Phải biết tận dụng và tiếp thu những nguồn kiến thức
từ thầy cô, sách vở và bạn bè để học tập có kết quả cao nhất.
Kiệm là phải thi đua học tập, đồng thời, biết tiết kiệm giấy bút, sách vở, tiền
bạc, biết giữ kỷ luật… và đặc biệt phải quý trọng, tiết kiệm thời gian, tận dụng
những tháng ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để tích luỹ kiến thức cho mình.
Liêm là cần rèn luyện cho các em biết quý trọng và bảo vệ của công, biết tự
giác trong học tập, không ngừng rèn luyện về phẩm chất đạo đức để trở thành
những công dân có ích cho xã hội sau này. Cần giáo dục cho các em thái độ và
động cơ học tập đúng đắn: học để cầu tiến bộ, nâng cao hiểu biết. Từ đó làm cho
các em có ý chí vươn lên, không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm dành kết quả cao
nhất ở từng môn học.
Chính là luôn luôn cố gắng học tập để nắm vững kiến thức, nắm bắt khoa
học kỹ thuật. Vì vậy, mỗi học sinh phải khắc phục mọi khó khăn, chịu khó học
tập, học hỏi để không ngừng tiến bộ.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính là cái gốc quan trọng của đạo đức cách mạng, của
conngười Việt Nam mới, cũng là cái gốc đạo đức cách mạng của học sinh. Người
yêu cầu học sinh phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, chống kiêu
13
căng, tự mãn, chống lãng phí xa hoa, cần kiệm trong lao động, học tập, công tác.
Thực hành tự phê bình và phê bình thẳng thắn để giúp nhau cùng tiến bộ. Có Cần,
Kiệm, Liêm, Chính thì conngười mới thật sự trở nên chân chính, mới có thể sống
với bản lĩnh và nghị lực của mình. Những người như thế mới được mọi người
xung quanh thật sự tôn trọng và nể phục.
Bên cạnh đó thì chí công vô tư là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là
không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị. Người nói: “Đem lòng chí côngvô tư
mà đốivới người, với việc”, khi làm bất cứviệc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước,
khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, phải
hết lòng, hết sức vì công bằng, đặt lợi ích của tập thể, của Tổ quốc, của đảng, của
nhân dân lên trên lợi ích riêng tư, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn
cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không
hủ hoá.
1.2.3.Yêu thương con người:
Yêu thương conngười được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm
chất đạo đức cao đẹp nhất của mỗi con người. Tình yêu thương đó là tình cảm
rộng lớn được thể hiện trong các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, anh
em. Người căn dặn: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết
làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị
mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật
xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ
bằng cách làm cho cái phần thiện trong conngười nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ
không phải đập cho tơi bời” “phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau như anh, chị
em một nhà”. Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở Người bằng ham muốn tột
bậc là “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, người viết: “Cuối cùng, tôi
để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho
14
các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí,
các
bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.
1.2.4.Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung:
Trong suốt hành trình ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước của mình,
Người đã từng sống, ăn ở và làm việc cùng với người dân lao động ở nhiều nước
khác nhau. Người đã sớm tìm ra bản chất thật của chủ nghĩa tư bản là “conđỉahai
vòi” hút máu giai cấp vô sản ở cả thuộc địa và chính quốc. Và Người đã nhận ra
rằng “… dùmàu da có khác nhau, trên đờinày chỉ có hai giống người: giống người
bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà
thôi: tình hữu ái vô sản”.
Đốivới học sinh cần tíchcực học tập tiếp thu những tinh hoa của nhân loại,
không chỉ học tập văn hoá dân tộc mà còn học tập những tinh hoa của văn hoá
nước ngoài. Phải biết về lịch sử dân tộc gắn với lịch sử thế giới ở mỗi giai đoạn
nhất định. Cần phải học tập ngoại ngữ để có điều kiện giao lưu và tiếp thu những
giá trị tốt đẹp của văn hoá nước ngoài. Nhất là trong thời đại hội nhập ngày nay,
mỗi học sinh càng phải có tư tưởng bình đẳng dân tộc, không phân biệt màu da,
ngôn ngữ hay phong tục tập quán. Phải biết đối xử với bạn bè nước ngoài bằng
tình cảm chân thành nhất trên tinh thần “hoà nhập nhưng không hoà tan”.
1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
1.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm, Hồ Chủ tịch coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất
trong xây dựng một nền đạo đức mới. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương trong
sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm. Hồ Chí Minh cho rằng, hơn bất cứ
một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách
mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”. Người nói: “ Lấy gương người
tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để
xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng conngười mới, cuộc
15
sống mới” [trích nguồn].. Để làm được như thế, phải chú ý phát hiện, xây dựng
những điển hình người tốt, việc tốt rất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh
vực lao độngsản xuất, trong chiến đấu, trong học tập… bởi theo Người, từng giọt
nước chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, thành biển cả. không nhận
thức được điều này là “chỉ nhìn thấy ngọn mà quên mất gốc”.
1.3.2 Xây đi đôi với chống
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành
bằng công việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Hồ
Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải
biết làm cho phần tốt ở trong lòng mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và
phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [trích nguồn].. Bản
thân người tự giác cũng có một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi người,
mỗi tổ chức, trước hết là Đảng.
Bên cạnh đó, xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái
vô đạo đức trong đời sống hằng ngày. Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi
tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên
cơ sở kiên trì chống mục tiêu chủ nghĩa đế quốc, chốngnhững thói quen, tập quán
lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
1.3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người
mà đạo đức là do conngười tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân
tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh
cách mạng. Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cáchmạng không phải
trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển,
củng cố. Cũng như ngọc trai mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.” [trích
nguồn]. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Đảng và Nhà nước tiếp tục cổ
động phong trào thi đua yêu nước tỏng thời kỳ đổimới, biểu dương các tập thể, cá
16
nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, nêu gương
sáng đạo đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
AN ĐỨC- NINH GIANG- HẢI DƯƠNG
2.1. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường
Về đội ngũ:
- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 24 đồng chí. Trong đó:Biên chế: 18;
hợp đồng: 6
- Số CB, GV, NV có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn 100%.
17
Trong đó trình độ Đại học: 22/24 = 91,7%; Cao đẳng: 02/24 = 8,3 %
- Số Đảng viên : 18
Về học sinh:
Khối Số học sinh
(nữ)
Số lớp HSKT
1 100 (49) 3
2 103 (44) 3 1
3 81 (31) 2 2
4 93 (50) 3 1
5 76 (42) 2 2
453 (216) 13 6
* Đánh giá các môn học
- Môn Toán: Hoàn thành tốt và hoàn thành: 99,5 %.
Chưa hoàn thành: 0,5%
- Môn Tiếng Việt : Hoàn thành tốt và hoàn thành: 99,5%.
Chưa hoàn thành: 0,5 %
- Môn Tiếng Anh : Hoàn thành tốt và hoàn thành : 99,5%.
Chưa hoàn thành: 0,5 %
* Đánh giá năng lực phẩm chất
- Hoàn thành tốt và hoàn thành: 100%
Cơ sở vật chất :
- Trường có 13 phòng học ,1 phòng dạy tin học với 15 máy tính nối mạng tốc độ
cao phục vụ dạy tin học và các cuộc thi trên Internet; nhu cầu cần có thêm 1 phòng
nghệ thuật, phòng học ngoại ngữ.
- Trang thiết bị trong các phòng học : đủ bàn ghế, điện thắp sáng, quạt mát, có 2
phòng học được trang bị hệ thống ánh sáng hiện đại theo đề tài của sở KHCN Hải
Dương.
18
- Có hệ thống Camera giám sát gồm 18 mắt phục vụ giám sát các phòng học,
phòng máy tính, lán xe, cổng trường, nhu cầu cần bổ sung thêm 5 mắt cho hành
lang lớp học, bếp ăn bán trú,...
- Có khu bếp ăn bán trú cần đầu tư thiết bị phục vụ bán trú trong năm học 2019 -
2020
- Có đủ các công trình vệ sinh cho GV và HS ; có 1 công trình nước sạch lắp đặt
và đưa vào sử dụng đầu năm học; 2 hệ thống giếng khoan, bể lọc phục vụ GV và
học sinh.
- Có đủ các phòng hành chính, phòng chức năng đều được trang bị máy tính, máy
in bàn làm việc, bàn tiếp khách, hệ thống điện thắp sáng, quạt mát…phòng họp có
loa máy, ti vi phục vụ hội họp xong hiện trạng đều là phòng cấp 4, diện tích còn
nhỏ hẹp, nóng về mùa hè.
* Thuận lợi, khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp
giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo theo biên chế quy định. Tập thể đoàn
kết, phát huy tốt vai trò nhiệm vụ người giáo viên, chấp hành nghiêm túc các
quy định của nhà trường và của ngành đề ra.- Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và
trên chuẩn cao thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng
mũi nhọn.
- Phụ huynh đã phối hợp tốt với nhà trường động viên con em. Học sinh
ngoan, có ý thức trong học tập và các hoạt động.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đảm bảo, bàn ghế đủ để học sinh học 2
buổi/ngày.
b. Khó khăn:
- Cán bộ quản lý (HT, PHT) đều được bổ nhiệm mới nên trong công tác lãnh
đạo chỉ đạo cònnhiều khó khăn bỡ ngỡ.
19
- Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn khá nhiều, chính vì vậy điều kiện
quan tâm của một số gia đình đốivới học sinh cònhạn chế.
2.2.Thànhtựu vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểuhọc An Đức-Ninh Giang-Hải Dương
2.2.1.Về vai trò của đạo đức
Không thể phủ định được vai trò to lớn của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào sựnghiệp giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong những năm qua, tập thể
trường Tiểu học An Đức luôn định hướng cho học sinh trong việc tiếp thu những
nguồn thông tin. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, của Internet
mà học sinh có nhiều điều kiện, nhiều nguồn để tiếp cận thông tin, kể cả thông tin
chính thống cũng như những thông tin “rác”, thông tin phản động. Bác Hồ của
chúng ta là một người vĩ đại, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người không chỉ
là tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo, mà còn
được cả nhân loại tiến bộ ghi nhận. Nhờ tư tưởng của Người mà sự nghiệp cách
mạng của chúng ta thành công, đất nước ta có được vị thế như ngày nay. Songcác
thế lực thù địch vẫn điên cuồngchống phá cáchmạng Việt Nam, mục tiêu đầu tiên
và tiên quyết của chúng là chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh, tấn công mạnh mẽ
vào thế hệ trẻ bằng nhiều cáchthức và conđường khác nhau. Trongđó có thủ đoạn
tuyên truyền làm cho giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên hiểu sai lệch về Bác, về
sự nghiệp cách mạng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta. Ngoài
những thông tin định hướng của Đảng như báo chí, phát thanh, truyền hình, những
trang wed chính thống. Thì cũng có rất nhiều những thông tin phản động từ các
kênh tần số trên đài phát thanh, từ những bài viết, bài bình luận xuyên tạc của
những kẻ phản động sống lưu vong ở nước ngoài. Và vô số những thông tin rác
trên Internet bên cạnh những thông tin chính thống của chúng ta. Qua những luận
điệu xuyên tạc của chúng, chúng cố làm cho hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh xấu
đi, cố tình bóp méo, bôiđen một số sự việc. Những chuyện chúng thêu dệt về Bác
nhằm chống lại Đảng, Nhà nước ta đốivới những người từng trải, những người có
20
hiểu biết, nhận thức đúng đắn thì là sự lố bịch, trơ trẽn. Song đối với thế hệ trẻ,
nhất là học sinh lại rất dễ làm cho các em tin rằng đó là sự thật. Từ đó dẫn đến các
em nhận thức lệch lạc về Bác, về sự nghiệp cách mạng của Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước. Vì vậy để làm thất bại âm mưu thủ đoạn của các thế lực
thù địch, để các em học sinh có nhận thức đúng đắn về Đảng, về Bác, chúng ta cần
định hướng cho các em khi các em tiếp cận các nguồn tin, giúp các em nhận ra
được đâu là thông tin đúng đắn, đâu là thông tin sai lệch. Muốn vậy, cần tăng
cường tuyên truyền về Bác qua các hội thi cũng như các giáo viên môn xã hội lồng
ghép kể chuyện về Bác, về đường lối của Đảng và về luận điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch trong từng môn học. Để các em tự biết phân biệt đúng sai và có
nhận thức, hành động đúng đắn.
Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Bác, qua đó giúp học sinh hiểu rõ hơn
về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, tổ chức thi tìm hiểu về Bác là cần
thiết, bởi qua quá trình tìm tài liệu phục vụ cho hội thi mà các em có dịp học tập
và hiểu rõ hơn về Bác. Thông qua hội thi mà tư tưởng của Bác đến được với đông
đảo học sinh, đoànviên thanh niên. Cũng qua hội thi giúp lãnh đạo nhà trường và
thầy cô giáo kịp thời phát hiện những điều các em hiểu chưa đúng về Bác để chấn
chỉnh, uốn nắn kịp thời.
Giáo dục đạo đức cho học sinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tại đại hội
lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
đặc biệt là coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng,
đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành tác phong công nghiệp, ý
thức trách nhiệm xã hội”. Quán triệt tinh thần đó và thực hiện lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là cần phải chăm lo, giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Việt
Nam thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường
rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh và coi đây là trách nhiệm của
mọi thành viên trong nhà trường và đã đạt được hiệu quả cao. Thời gian qua tư
tưởng, thái độ của học sinh tiếp tục chuyển biến tích cực, đa số học sinh gương
21
mẫu, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo hướng dẫn, quy định của tổ chức
Đội, nội quy của lớp, của nhà trường. Tinh thần vươn lên trong học tập, đoàn kết,
ý thức tổ chức kỉ luật cao. Ý thức tự học, chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập,
rèn luyện ngày càng được khẳng định trong mỗi học sinh. Học sinh ngày càng gắn
bó với tổ chức Đội, mỗi học sinh luôn phấn đấu trở thành người đội viên tốt- con
ngoan- trò giỏi- cháu ngoan Bác Hồ . Trong công tác sinh hoạt tập thể: đa số các
em hăng hái tham gia công tác tuyên truyền, công tác phong trào, tích cực tham
gia các phong trào Đội. Vì vậy, chất lượng hoạt động Sao- Đội của nhà trường
ngày càng sôi nổi, hiệu quả hơn.
2.2.2.Về chuẩn mực của đạo đức
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm bồidưỡng thế hệ trẻ trở thành
những người vừa có tài, vừa có đức phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng,
phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Giữa tài và đức Người đặt đức lên trước
bởi theo Người “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có
tài thì làm việc gì cũng khó”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về phát triển con
người Việt Nam nói chung và phát triển thế hệ trẻ nói riêng, Đảng ta luôn xác
định: con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục
tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta.
Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo phát triển đờisống vật chất, tinh thần và
tầm vóc của người Việt Nam. Trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con
người phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định thanh niên giữ
vị trí trung tâm, là lực lượng có ý nghĩa quyết định đến tương lai và vận mệnh của
nước nhà. Để thực hiện chiến lược ấy, Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo
dục đào tạo là cơ sở để phát huy nguồn lực conngười. Bởi dân trí càng cao thì xã
hội càng văn minh và lực lượng lao động càng được đào tạo cơ bản, được chọn
lựa kỹ càng, có tay nghề và trình độ cao. Đảng ta xác định nhiệm vụ và mục đích
cơ bản của giáo dục Việt Nam là: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết
22
tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí
kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; CNH, HĐH đất nước; giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và conngười Việt Nam, có ý thức cộng đồng
và tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có
tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ
chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh việc giáo dục kiến thức cho học sinh, trường Tiểu học An Đức
luôn có định hướng giáo dục các em về đạo đức, lối sống. Giáo dục các em về lý
tưởng cách mạng để các em trở thành những người có đủ đức, đủ tài đáp ứng với
yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời đại hội nhập
ngày càng sâurộng với thế giới. Trường cũng tăng cường giáo dục cho các em chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường
giáo dục pháp luật, đạo đức, định hướng lối sống cho học sinh là một nhiệm vụ vô
cùng quan trọng và cấp thiết, góp phần to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ và
mục tiêu phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay là: thực hiện giáo dục toàn diện
đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục.
Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào gíao dục đạo đức cho học sinh
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới
cần giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức mới theo mục tiêu chung mà
nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đề ra
đó là:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và
CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu đoàn kết với
thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã
hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.
23
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và
cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng
suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ
thẩm mỹ và thể lực.
Để giáo dục cho các em có những phẩm chất trên, trường Tiểu học An Đức
luôn chú trọng:
Giáo dục toàn diện cho học sinh về chính trị, tư tưởng và đạo đức nhất là
tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó giúp các em có nhận thức
đúng đắn, sống có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão biết đặt mình vào tập thể để phấn
đấu vươn lên trong học tập cũng như trong rèn luyện. Giáo dục cho các em sự
trung thực, thẳng thắn, thật thà, biết phát hiện và bài trừ cái xấu, biết lắng nghe,
học hỏi những điều tốt đẹp. Biết vâng lời cha mẹ, kính trọng thầy cô và hoà nhã
với bạn bè.
Giáo dục cho các em nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật củaNhà nước về tính ưu việt của chế độ xã hộichủ nghĩa mà Đảng,
Bác Hồ và các thế hệ cha ông ta đã lựa chọn và hy sinh mới có được. Đồng thời,
cần giáo dục cho các em biết được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch về
những luận điệu mà chúng thường rêu rao để chống phá cách mạng nước ta. Điều
đó sẽ giúp các em có bản lĩnh chính trị vững vàng, có suy nghĩ và hành động đúng
đắn, góp phần đào tạo các em trở thành những chủnhân củađất nước, thế hệ tương
lai của Đảng, của cách mạng. Muốn vậy cần có sự quan tâm của lãnh đạo nhà
trường, cũng như sự gương mẫu, trách nhiệm, nhiệt tình của các thầy cô giáo và
của những người làm công tác giáo dục. Vì hơn ai hết, hơn bao giờ hết các em
nhìn vào thầy cô để học tập. Do vậy, lời nói và việc làm của thầy cô phải thống
nhất, phải chuẩn mực để các em noi theo.
24
Công tác giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
cần luôn được làm thường xuyên, liên tục, linh hoạt trong cách thức và phương
pháp giáo dục để các em cập nhật liên tục và từng ngày, từng giờ các em tự điều
chỉnh hành vi của mình theo những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, theo tấm gương đạo đức sáng ngời của chủ tịch Hồ Chí Minh, để các em trở
thành những công dân tốt cho xã hội, những chủ nhân của đất nước có đủ tài và
đức để đưa nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của
Bác.
Cụthể, năm học 2019- 2020, trường Tiểu học An Đức đãxây dựngkế hoạch
và triển khai nghiêm túc cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, ‘Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức cho học tập và noi
theo” trong toàn thể giáo viên và học sinh. Với phương châm: “Nói điđôivới làm”
và vận dụng nhiều phương thức giáo dục, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
ở trường Tiểu học An Đức diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú với
sự phối hợp tổ chức từ Ban giám hiệu, các tổ chức, đặc biệt là tổ chức Đội và mỗi
giáo viên chủ nhiệm. Có thể kể đến như: hoạt động tuyên truyền, tổ chức diễn đàn
“Học sinh trường Tiểu học An Đức học tập và làm theo lời Bác”, “ Ứng xử văn
hóa học đường”, “ Giao lưu văn nghệ- ủng hộ đoàn nghệ thuật người khuyết tật”;
đẩy mạnh các phongtrào|: “ Nói lời hay- Làm việc tốt”, “ Nuôi heo vì bạn nghèo”,
“ Đôi bạn cùng tiến”, “ Bạn giúp bạn”,… sinh hoạt đội, hoạt động ngoại khoá, kể
chuyện về Bác dưới cờ vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, lồng ghép vào các môn
học, xem và trao đổi về bộ phim “Hồ Chí Minh – chân dung một con người”.
Ngoài ra, vào những ngày lễ, kỷ niệm lịch sử trong năm, như ngày Nhà giáo Việt
Nam (20/11), ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh (26/3), ngày thống nhất Đất nước (30/4), ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19/5)… Để tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh tạo nên phong trào
thi đua sôi nổi giữa các khối lớp với nhau, Đội thiếu niên đã tổ chức các cuộc toạ
25
đàm, thi diễn văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, làm báo tường, các cuộc thi tìm
hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đểthông qua đó giúp học sinh nhận thức
sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về các giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Qua các hoạt động tuyên truyền vận động đã góp phần tạo sự chuyển
biến và nâng cao nhận thức trong mỗi đội viên, thiếu niên và nhi đồng học sinh về
giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.Từ đó mỗi học sinh nỗ lực không
ngừng trong học tập nâng cao trình độ và rèn luyện phẩm chất đạo đức trở thành
những học sinh phát triển toàn diện, xứng đáng là những người chủ tương lai của
đất nước.
2.2.3. Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh muốn đạt hiệu quả cao
thì việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
là rất quan trọng và cần thiết. Dựa trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức được xây
dựng để học sinh phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, qua
đó nhằm giáo dục học sinh thành con người có nhân cách toàn diện.
Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho học sinh phải dựa trên cơ sở tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nhiệm vụ của ngành giáo dục. Nội dung tiêu chuẩn đạo đức phải được đưa ra thảo
luận dân chủ, công khai, thẳng thắn trong hội đồng nhà trường, sau đó thống nhất
thành các chuẩn mực đạo đức để các em thực hiện. Trong quá trình xây dựng các
tiêu chuẩn đạo đức để học sinh tuân theo một cách dễ dàng, nhà trường cần phải
chú ý về mặt nội dung, nội dung các tiêu chí phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ thực hiện và sát với tình hình, đặc điểm tâm, sinh, lý của học sinh.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư
tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về
đạo đức. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Người đã có rất nhiều tác phẩm, bài
nói, bài viết chuyên về đạo đức. Ngay trong tác phẩm lý luận đầu tiên Người viết
26
cuốn “Đường kách mệnh”, vấn đề đầu tiên Người đề cập là tư cách người cách
mệnh. Tác phẩm sau cùng là bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân”, hay trong “Di chúc” thiêng liêng, khi nói về Đảng, Bác cũng căn
dặn Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên. Ở mỗi đốitượng, Bác đều đề cập đến những chuẩn mực đạo đức rất dễ
hiểu, dễ nhớ, ngắn gọn, súc tích và dễ thực hiện. Căn cứ vào lứa tuổi, Người cụ
thể hoá các phẩm chất thành những chuẩn mực cụ thể để mọi người thực hiện. Đối
với thiếu niên, nhi đồng, Bác yêu cầu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt,
lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh. Khiêm tốn, thật thà, dũng
cảm”.
Do đó, khi xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh để học sinh có tiêu chí phấn đấu thì chúng ta phải chú ý điều này của Bác.
Đối với học sinh là phải:
1. Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà
trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn
kết với các bạn, được các bạn tin yêu;
2. Tích cực rèn luyện thân thể, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị,
khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
3. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập;
4. Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy
định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh,
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử;
5. Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo
dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các
hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình;
6. Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống
theo nội dung môn Đạo Đức.
27
Sau khi xây dựng, thống nhất “khung chuẩn” về chuẩn mực đạo đức để học
sinh rèn luyện, phấn đấu thì phải có biện pháp theo dõi, giám sát để đánh giá, xếp
loại đúng, chínhxác, khách quan đạo đức củatừng em. Có như vậy mới động viên,
khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh
trong quá trình học tập ở trường cũng như mọi sinh hoạt tại gia đìnhvà cộng đồng
nơi cư trú. Trên cơ sở các tiêu chí đã đặt ra, trong các buổisinh hoạt Đội, sinh hoạt
lớp cần phải tổ chức kiểm điểm những việc chưa làm được và biện pháp để thực
hiện những việc chưa làm được trong thời gian tới.
Như vậy, việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là rất quan trọng. Nó làm cho học sinh thấy rõ được vai trò và trách
nhiệm của bản thân trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối
sống, ý thức tổ chức kỷ luật… để từ đó mỗi học sinh xem chuẩn mực là hướng
phấn đấu, là quy tắc ứng xử trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
Trong những năm qua, thày và trò trường Tiểu học An Đức-Ninh Giang luôn nêu
cao khẩu hiệu: “ Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là
một trong những cáchtốtnhất đểxây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cáchmạng,
xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Trong công tác giảng dạy luôn chú ý
phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt trong học tập đê nêu gương
nhân rộng. Cụ thể như phong trào: Nghìn việc tốt, Bạn giúp bạn, Nói lời hay- làm
việc tốtđể tuyên dươngtrước tập thể lớp, sinh hoạt dướicờ … Bên cạnh đó, trường
luôn xây dựng 1 đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên, vừa có tài vừa có tâm,
nhiệt huyết với nghề, yêu học sinh, luôn nêu cao tinh thần chống tiêu cực,chống
bệnh thành tích. Việc động viên cán bộ giáo viên đổi mới phương pháp, tiếp cận
công nghệ thông tin nhằm mang đến những phương pháp giản dạy hay, giúp học
sinh tiếp cận cái mới cũng được nhà
trường chú trọngphát triển.
Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người
mà đạo đức là do conngười tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân
28
tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh
cách mạng. Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cáchmạng không phải
trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển,
củng cố. Cũng như ngọc trai mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.” Học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Đảng và Nhà nước tiếp tục cổ độngphong trào
thi đua yêu nước tỏng thời kỳ đổi mới, tập thể nhà trường luôn cố gắng đổi mới,
vận dụng tối đa việc giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông
qua các tiết học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, biểu dương các tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, nêu gương sáng
đạo đức cách mạng để thày và trò nhà trường noi theo, tu dưỡng, phấn đấu và rèn
luyện .
2.3. Những hạn chế vận dụng
2.3.1. Về vai trò của đạo đức
Ban giám hiệu: Có nhận thức đúng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh,
song chưa thực hiện đủ chức năng và nhiệm vụ của mình; việc hướng dẫn và tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh còn mang tính tự phát,
thiếu kế hoạch. Một số giáo viên nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa đầy đủ, chưa thực sự tích cực tham gia
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chưa thấy rõ vai trò của công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh trong công tác chuyên môn của mình.
Nhà trường chưa có kế hoạch chi tiết bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên tổng phụ trách đội. Kế hoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện
khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồidưỡng giáo dục đạo
đức cho học sinh chưa được đề cập một cách đúng mức, chưa phân công cụ thể
người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến độ thời gian, chưa xây dựng kế hoạchchi tiết cho
học kỳ, quý, tháng, tuần.
Những nguyên nhân nêu trên khiến cho nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh cho học sinh trường Tiểu học An Đức- Ninh Giang bị hạn chế. Hầu
29
hết nội dung giáo dục cònmang tính chung chung chưa được cụ thể hóa, nội dung
chưa được sâu, chưa sát thực với đốitượng học sinh tiểu học, nó hơi quá tải so với
độ tuổi các em nên chưa mang lại hiệu quả cao.
2.3.2. Về chuẩn mực của đạo đức
Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường: mặt tích cực thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho cơ hội thực dụng, vụ lợi phát triển chủ
nghĩa cá nhân, ích kỷ, coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức
xã hội từ người lớn đến trẻ em và mọi mặt của xã hội.
- Trong gia đình ông bà, cha mẹ của một số học sinh thiếu gương mẫu về
đạo đức, chửi mắng lẫn nhau, có gia đình khoán trắng việc giáo dục con cái cho
nhà trường và xã hội, nuông chiều con cái quá mức, có những hành vi thiếu văn
hoá dẫn đến một số học sinh vô lễ với người lớn, nhiều em không nghe lời ông bà,
cha mẹ, thầy cô, lười lao động, lười học,lấy trộm đồ của bạn, trong giao tiếp nói
năng thô lỗ, cọc cằn.
- Ngoài xã hội: hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh, các tụ
điểm intenet tràn lan thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước gây ảnh hưởng lớn
đến hành vi đạo đức của các em.
- Trong nhà trường: Học sinh phần lớn là ngoan, biết vâng lời thầy cô, thực
hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách
khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm rất dễ thích ứng với các hiện
tượng tiêu cực ngoài xã hội như hiện tượng nói tục, gây gổ với bạn bè, các hành
vi thiếu văn hoá vẫn còn.
2.3.3. Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Trong những năm qua, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức học sinh. Song nhà trường còn 1 số
hạn chế trong nguyên tắc áp dụng: công tác tuyên truyền, nêu gương còntự phát,
chưa theo kế hoạch cụ thể. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục
đạo đức của trường có 1 số nội dung chưa thật sát đối tượng. Hoạt động của Đội
30
thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ với các giáo viên phụ trách, một số hoạt động chưa
có sự đầu tư, chưa có sự cuốn hút và mang tính giáo dục chiều sâu cho học sinh.
Một số hoạt động giáo dục đạo đức cònmang tính lý thuyết, học sinh không
biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chẳng hạn học sinh vừa được học bài
“ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng” nhưng lại mất trật tự trong giờ học hoặc vứt
rác bừa bãiở lớp học, sân trường. Hoặc vừa được học bài“ Lễ phép vâng lờithầy
cô giáo” nhưng lại chỉ chào hỏi thầy cô giáo dạy mình, không biết cảm ơn khi
được người khác giúp hoặc nói lời xin lỗi khi làm điều gì đó không phải đối với
người khác. Sở dĩ vẫn còn các hiện tượng trên là do gia đình chưa thật sự quan
tâm đến đờisống tinh thần của con cái. Do tác động mặttráicủa cơ chế thịtrường
vào môi trường sống của học sinh. Mặt khác do giáo viên chưa quan tâm nhiều
đến công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh mà chỉ quan tâm đến việc truyền thụ
kiến thức văn hoá, chưa thực sự chú trọng đến việc giảng dạytốtmôn học đạođức
cho các em. Nếu có dạy chỉ cung cấp cho các em về mặt lý thuyết mà coi nhẹthực
hành. Trong giờ học, giáo viên chủ yếu sử dụng phươngpháp thuyếttrình, giảng
giải, dạy qua loa môn đạo đức, ít chú ý rèn kĩ năng sống cho học sinh do tâm lí
coi nhẹcác môn phụ. Hình thứctổ chức dạyhọc đơn điệu, thựchiện việc học chưa
đi đôi với hành, bài soạn chưa sát với mục đích yêu cầu thực tế của học sinh.
Một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên
môn trong hoạt độnggiáo dục nhà trường; chưa thực sựthích thú và hăng hái tham
gia hoạt động thi đua về giáo dục đạo đức cho học sinh; biện pháp tổ chức chưa
phù hợp với mọi hoạt động nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi cá
nhân; việc xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm làm việc; trình độ,
năng lực của giáo viên trong trường cònhạn chế; hình thức độngviên khen thưởng
và nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực.
Do nhận thức chưa rõ ràng về vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh trong nhà trường nên chưa pháthuy được tính tíchcực, chủđộng,
sáng tạo của giáo viên đối với công tác chuyên môn. Hơn nữa, đa phần học sinh
31
là conem lao động, bố mẹ làm côngnhân nên ítcó thời gian chăm lo, chỉ bảo, rèn
luyện đạo đức tác phong cung như học tập cho con cái, điều này ảnh hưởng tới
chất lượng giáo dục đạo đức chung của Nhà trường.
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cán bộ quản lý nhà trường: Phải tích cực tổ
chức và bồi dưỡng trong việc giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của học sinh
trong trường ngay và lâu dài để có đội ngũ học sinh toàn diện về mọi mặt.
CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC
SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐỨC- NINH GIANG - HẢI DƯƠNG
3.1. Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của
học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Đây là giải pháp quan trọng nhất để giáo dục học sinh ý thức tự giác, tự tu
dưỡng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Học sinh với tư cách là chủ thể của
quá trình nhận thức, của hoạt độnghọc tập, được giáo dục bởi nhà trường, gia đình
và xã hội. Và theo Hồ Chí Minh, sự kết hợp giáo dục của nhà trường, gia đình và
xã hội là hết sức quan trọng, nhưng việc tự rèn luyện, tự giáo dục của học sinh giữ
vai trò quyết định. Bởi vì “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó
do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Qua việc giáo dục và tự giáo
dục đó mà học sinh với những nét đặc thù về tâm sinh lý lứa tuổi, với trình độ
nhận thức và tư duy nhất định sẽ tiếp thu, lĩnh hội tri thức, tự hoàn thiện nhân cách
32
của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Vì thế, đối với mỗi học sinh,
việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu
thương con người phải được thực hiện trong hoạt động học tập và mọi hoạt động
khác, trong mọi mối quan hệ từ gia đìnhđến xã hội, từ nhỏ đến lớn; từ quan hệ với
ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè…
Để có thái độ tự học tập đúng đắn, nghiêm túc cần phải xác định rõ các bước
cụ thể, mà Hồ Chủ Tịch là tấm gương sáng về ý chí tự học, tự rèn luyện mà học
sinh cần phải nghiên cứu học tập noi theo. Trong hoạt độnghọc tập cũng như trong
hoạt động thực tiễn, cần xác định mục đíchhọc tập, trên cơ sở đó xây dựng động
cơ học tập. Trong lời khuyên đối với một người tự học, việc xác định đúng đắn
mục đíchtự học được Bác Hồ nhắc đến đầu tiên: “Phải biết tự học tập”. Muốn vậy
phải hiểu rõ “Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng… Học để tu dưỡng đạo
đức cách mạng… Học để tin tưởng… Học để hành”. Người cho rằng học hỏi là
một việc suốtđời, theo Người, muốn “học suốtđời” thì phải tự học.Tấm gương tự
học của Người là tấm gương tự học với tinh thần bền bỉ, nhẫn nại với phương
châm:
“Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”
Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh được đặt trong ba
mối quan hệ chủ yếu là: đối với mình, đối với người và đối với việc.
Đốivới mình: học sinh cần rèn luyện thái độ nghiêm khắc đốivới chínhbản
thân, luôn chịu khó học tập, kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổicái dở của
bản thân; chống tự kiêu, tự mãn, vì người tự kiêu, tự mãn sẽ không nhận thấy cái
hay của người khác để học tập, cái dở, cái hạn chế của mình để khắc phục. Bên
cạnh đó, học sinh cần phải rèn luyện tính tự tin đểcó nghị lực vươn lên trong cuộc
sống.
Trong quan hệ với mọi người: học sinh cần có thái độ, hành vi ứng xử đúng
mực, khiêm nhường. Phải có lòng bao dung, vị tha, nhân ái, đoàn kết, biết quan
33
tâm và giúp đỡ mọi người; không đố kỵ, dối trá, khinh thường người khác cũng
như thái độ thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau, sự bất hạnh của con người.
Đối với việc: học sinh phải đặt việc học lên hàng đầu, phải rèn luyện tính
kiên trì, nhẫn nại, trung thực, say mê, sáng tạo trong học tập; không ngừng rèn
luyện đạo đức, tác phong, thực hành lối sống văn minh, tiến bộ.
Sự tự giáo dục và rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
theo nội dung đạo đức Hồ Chí Minh còn là quá trình học sinh từng bước xây dựng
cho mình thói quen, hành vi đạo đức theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Giáo dục những phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu thương
con người, tinh thần quốc tế trong sáng, có vai trò rất lớn trong việc hình thành
đạo đức cho học sinh, đó là một quá trình rèn luyện lâu dài, thường xuyên. Chính
vì thế, nên từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học sinh phải rèn luyện thật nghiêm
túc và thường xuyên phẩm chất này để trở thành một công dân có ích
cho xã hội.
Ngày nay, tình hình kinh tế - chính trị xã hội trong nước và trên thế giới
đang có những biến động mới, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự
giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Các thế lực thù địch vẫn điên cuồng
chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, với các thủ
đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và quyết liệt hơn. Chúng tấn công mạnh mẽ vào
thế hệ trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên. Điều đó, đang đặt ra cho cách mạng
nước ta những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới, đòi hỏi học sinh cũng phải
có những nhận thức mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, phải nêu cao ý
thức tự học tập, tu dưỡng và rèn luyện trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính
trị, trình độ trí tuệ đáp ứng ngày một cao của tình hình, nhiệm vụ mới.
3.2. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn Đạo Đức
để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất quan trọng nhất của
nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy,
34
ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là
trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội. Giáo dục đạo đức
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhằm hướng tới mục đích đào tạo những
con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành
người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để giáo dục đạo đức cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư đạt hiệu quả?
Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những công dân hữu ích cho xã hội,
góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó
là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển hài hoà trên tất
cả các mặt đức, trí, thể, mỹ; những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn
vinh. Để hình thành và phát triển những conngười như vậy, nhà trường phổ thông
phải có chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với đất nước, con người Việt
Nam, phù hợp với thời đại. Đạo Đức là môn khoa học xã hội, cùng với các môn
khoa học khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học,
vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có ý thức trách nhiệm với
cộng đồng, vừa có trách nhiệm với gia đình và với chính bản thân mình, vừa có
phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh xã hội, lịch sử đất nước và nhân loại.
Vì vậy, để thực hiện mục tiêu: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục
lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo
đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc, ý chí vươn lên vì
tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước” mà trong văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh thì chúng ta
cần phải nâng cao vai trò của môn Đạo Đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thông qua việc giảng dạy, học tập môn Đạo Đức, giáo viên sẽ giúp học sinh nắm
bắt một cách toàn diện, có hệ thống về những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc cơ
bản của đạo đức. Trên cơ sở đó hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin và tạo lập
những thói quen, hành vi có đạo đức, biết hành độngtheo lẽ phải và sự côngbằng,
35
biết sống vì người khác. Muốn vậy, chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến việc giáo
dục đạo đức cho học sinh không để ngành giáo dục vì quá tập trung “dạy chữ” mà
lơi lỏng việc “dạy người” như Hồ Chí Minh từng phê phán. Một trong những
phương hướng quan trọng nhất hiện nay là phải quán triệt sâu sắc các quan điểm
của Đảng, nâng cao nhận thức đốivới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, coi
công tác giáo dục đạo đức, lối sống là những nội dung giáo dục không thể thiếu
được đúng như ý kiến Bác đã đề xuất: “Đạo đức học phải là một ngành khoa học
xã hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa,
phải trở thành môn học không thể thiếu
được trong trường đại học và phổ thông”.
Bên cạnh đó, giáo viên lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vào môn Đạo Đức để giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, qua đó để giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu
thương con người cho học sinh. Có nhiều hình thức lồng ghép khác nhau tuỳ vào
từng bài học cụ thể. Giáo viên có thể cho học sinh phân tích một câu nói của Bác,
hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà sưu tầm những mẩu chuyện kể về Bác và
yêu cầu các em nêu ra được ý nghĩa của câu chuyện, bài học cho bản thân, các em
đã làm được gì và nên làm gì sau khi đọc câu chuyện đó.
Muốn giáo dục thành công đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư, lòng yêu thương con người cho học sinh đòi hỏi người giáo viên
khi giảng dạy môn học này phải “lấy học sinh làm trung tâm” còn “giáo viên là
chủ đạo”, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm phát huy cao độ tư duy
độc lập, sáng tạo và tự chủ của học sinh trong tiếp thu kiến thức cũng như xử lý
tình huống có vấn đề, trang bịcho các em thế giới quan và phương pháp luận khoa
học để các em tự giải đáp những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Muốn hoàn thành
nhiệm vụ đó, đội ngũ các thầy cô giáo phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt, cập nhật thông tin mới vào bài
giảng của mình, đồng thời phải thường xuyên trau dồi đạo đức của người giáo
36
viên, người giáo viên phải là tấm gương sáng cả về phẩm chất đạo đức lẫn chuyên
môn, từ đó mới có tác dụng giáo dục và cảm hoá đốivới học sinh. Sự gương mẫu,
lòng nhân ái bao dung, cách sống mẫu mực, tôn trọng và thương yêu học sinh…
sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cáchcho học sinh. Khi giảng dạy môn
Đạo Đức, người giáo viên có thể kết hợp phương tiện dạy học truyền thống với
phương tiện dạy học như các tranh ảnh, máy tính, máy chiếu projector và phần
mềm powerpoint để làm sinh động tiết học, biến quá trình nhận thức của học sinh
từ trực quan sinh độngđến tư duy trừu tượng, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức
lý tính. Ngoài ra giáo viên cònphải soạngiáo án, tài liệu phù hợp đểphục vụ giảng
dạy.
3.3. Đẩymạnh các hình thức hoạtđộng thực tiễn về giáo dục đạo đức cho học
sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cả
giáo viên và học sinh phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận
gắn liền với thực tiễn. Hồ Chí Minh quan niệm giáo dục không thể dừng lại ở việc
truyền đạt tri thức mà phải tiến tới hình thành năng lực thực hành cho người học.
Người học phải biết và có khả năng vận dụng những tri thức đã học ở nhà trường
vào hoạt động thực tiễn của mình trở thành hành vi ứng xử trong đời sống hàng
ngày. Bởi vì học và hành là hai khâu quan trọng của quá trình nhận thức, gắn bó
khăng khít với nhau “Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì
hành không trôi chảy” . Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Thực tiễn không có
lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn
là lý luận suông… Lý luận không phải cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý
luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra thực tiễn”.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nhà trường phải tăng
cường giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất là thông qua các hoạt động
thực tiễn như: tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham quan các di tíchlịch
sử, bảo tàng, thông qua các hoạt động từ thiện… Các hoạt động này giúp học sinh
37
liên hệ thực tiễn tránh được sựnặng nề thụ độngcủa phương pháp giáo dục truyền
thống. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh
rất đa dạng, có thể diễn ra trong lớp học, trong trường gắn liền với giáo dục nội
khoá và với học sinh ngày nay đó là mở rộng không gian giáo dục ra khỏi lớp học,
trong đó hoạt động ngoài trời, đi đến những di tích lịch sử, bảo tàng là một hình
thức giáo dục rất sinh động, rất hợp với tâm lý, sở thích và nhu cầu của học sinh
phổ thông. Chính nhu cầu, sở thích của các em được đáp ứng các em sẽ hứng thú
tìm hiểu và tiếp thu một cách tích cực, năng động. Thông qua những hoạt động
thực tiễn các em có dịp tự thể hiện và bộc lộ cảm xúc của mình trước tấm gương
sáng của Bác. Nhờ trực quan và xúc cảm mà sự hiểu biết của các em càng sinh
động, sâu sắc, đằm thắm hơn.
Với các hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay yêu cầu các thầy cô giáo, các cán bộ phụ trách Đoàn Đội và
ban giám hiệu nhà trường phải hết sức tìm tòi những sáng kiến có ý nghĩa thiết
thực tác độngmạnh mẽ đếntình cảm và hành độngcủacác em. Việc tổ chức những
hoạt động giáo dục này ngoài kiến thức, công phu chuẩn bị về nội dung còn phải
có sức lôi cuốn, hấp dẫn, nội dung nhẹ nhàng, vui nhộn gần gũi với suy nghĩ, tình
cảm của các em, tránh lý thuyết dài dòng, nặng nề mang tính thuyết giảng.
Một số hoạt động ngoại khoá có thể thực hiện giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh tại trường Tiểu học An Đức: “Ứng xử văn hóa học đường”,
Hội thi: Chúng em kể chuyện Bác Hồ, Thiếu nhi làm theo lời Bác dạy,...
3.4. Giáo dục đạo đức thông qua đọc sách, kể chuyện, phim tư liệu về Chủ
tịch Hồ Chí Minh
Đây là hình thức rất hiệu quả để giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cho học sinh. Có rất nhiều tác phẩm Người để lại cho Đảng và dân tộc ta nhắc nhở
mỗi cán bộ, đảng viên cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng về cần, kiệm, liêm,
chính, chí côngvô tư, yêu thương conngười. Ngoài ra, còncó rất nhiều những câu
chuyện cảm độngmà những thế hệ cách mạng đi trước được sống và làm việc bên
38
Bác đã ghi chép lại, như những câu chuyện về tình cảm của Bác đốivới một người
dân nghèo, một gia đình bác sĩ có con trai hy sinh trong kháng chiến, một chiến sĩ
bảo vệ… Qua những câu chuyện ấy, học sinh sẽ biết thêm về Bác - một lãnh tụ vĩ
đại nhưng lại quá đỗi giản dị, gần gũi với nhân dân. Từ đó, các em biết mình phải
sống, phải học tập và lao động như thế nào để trở thành những người công dân tốt,
có íchcho xã hội. Vì vậy, để việc đọc sách về Bác mang tính tổ chức rộng rãitrong
toàn trường thì đoàn trường cần phối hợp với thư viện trường giới thiệu sách hay,
tốt; những quyển sách về tiểu sử, thân thế, cuộc đời hoạt động cách mạng cũng
như những câu chuyện kể về phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của
Bác cho học sinh. Tổ chức cho học sinh đọc các tác phẩm của Hồ Chí Minh và
đọc các cuốnsáchvề đạo đức của Người. Mặt khác, để thực hiện tốtviệc đọc sách,
cần quan tâm củng cố, xây dựng thư viện của nhà trường khang trang, sạch đẹp,
đa dạng đầu sách để thu hút đông đảo học sinh đến đọc sách, tài liệu tham khảo.
Cần đầu tư mua thêm các loại sách báo có tác dụng giáo dục đạo đức, nhất là các
sách về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đọc sách của
học sinh. Vào những dịp đặc biệt trong năm học, nhà trường nên phát động rộng
rãi các cuộc thi đọc sáchvề đạo đức, thi viết bài, lựa chọn những bài hay để khen
thưởng.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”; nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu thân thế cuộc đời và sự
nghiệp của Bác, các chi đoàn tham gia kể chuyện “Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” dướicờ vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, saulễ chào cờ của học sinh. Thông
qua những câu chuyện ấy, những đức tính giản dị, mẫu mực, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, cũng như nhân cách, lối sống của Bác được khắc hoạ một
cách sinh động, mắt thấy, tai nghe đáp ứng được ba yêu cầu của nhận thức từ
“biết” đi đến “hiểu” và “làm theo”, cụ thể là Bác đã làm gì? Chúng ta học cái gì ở
Bác? phải hành động như thế nào để làm theo tấm gương đạo đức của Bác? Và
cuốicùng các em nhận thức được rằng: làm thế để học tốt hơn, để trường học thân
39
thiện hơn… tức là thực hiện cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… và xa hơn là để xây dựng đất
nước, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Những việc
mà trước đây các em chưa hiểu, làm chưa tốt thì bây giờ các em sẽ hiểu rõ hơn và
sẽ làm tốt hơn. Chuyên đề kể chuyện về Bác được tổ chức thường xuyên, có một
ý nghĩa rất quan trọng, vì trước thầy cô, trước tập thể bạn bè, học sinh hứa với Bác
sẽ học tập thật tốt, và luôn trau dồiđạo đức, lối sốngđể xứng đáng với mong muốn
của Bác.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, các
phương tiện thông tin đại chúng phát triển với nhiều chương trình phong phú, đa
dạng, hấp dẫn, tạo điều kiện cho mọi người dễ tiếp cận và hiểu biết sâu sắc hơn về
mọi mặt đờisống, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong và ngoài nước. Các kênh
truyền hình đã chiếu rất nhiều phóng sự, những bộ phim quý nói về Bác, nhưng
không phải lúc nào học sinh cũng được xem đầy đủ. Vì vậy nhà trường nên tổ
chức cho học sinh xem một số bộ phim tư liệu nói về Bác, về cuộc đời hoạt động
cách mạng của Bác vào các giờ ngoại khoá. Đây là hình thức tuyên truyền sinh
động, hấp dẫn, kích thích được sự chú ý của học sinh bằng những thước phim,
hình ảnh phản ánh thực tế cuộc sống, sinh hoạt và quá trình hoạt độngcách mạng
của Bác, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc hơn những kiến thức tiếp thu được trên lớp,
làm cho học sinh hiểu về Bác nhiều hơn. Với phương pháp giáo dục trực quan sinh
động như vậy sẽ tác động nhanh, sâu sắc đến nhận thức, tình cảm giúp học sinh tự
cảm nhận tư tưởng, đạo đức của Bác, là một trong những cách rất tốt để giáo dục
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh.
3.5.Thông qua các hoạt động văn hoá văn nghệ nhằm giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho học sinh
Đây là hình thức có nhiều lợi thế để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học
sinh vì văn hoá văn nghệ là một hoạt động văn hoá nghệ thuật thu hút đông đảo
học sinh tham gia. Là món ăn tinh thần không thể thiếu của giới trẻ hiện nay.
40
Thưởng thức các tác phẩm văn nghệ lành mạnh sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn
các em, giúp các em thêm yêu đời, yêu quê hương, đất nước, sống có trách nhiệm
hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, giúp các em quyết tâm học tập và
phấn đấu vươn lên. Hoạt động văn hoá văn nghệ còn là nơi giao lưu, gặp gỡ nảy
sinh văn hoá ứng xử. Do đó, thông qua văn hoá văn nghệ để giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh sẽ có tác dụng, hiệu quả cao.
Để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua văn hoá văn nghệ có hiệu quả
cao, nhà trường cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm chỉ đạo đoàn trường tổ chức các buổi
văn nghệ vào những ngày lễ trọng đại trong năm như chào mừng ngày nhà giáo
Việt Nam (20/11), hội diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân dịp tết nguyên đán;
văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng (03/02), ngày thành lập Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03), hay văn nghệ mừng sinh nhật Bác (19/5)…
cho học sinh các khối, lớp tham gia. Từ đó, lựa chọn những tiết mục hay, giàu ý
nghĩa để khen thưởng hoặc đi thi ở những cấp cao hơn. Chủ đề của chương trình
văn hoá văn nghệ là những bài hát, những bài thơ… ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca
ngợi những chiến công hiển hách của cha ông ta trong hai cuộc kháng chiến, thể
hiện tình yêu quê hương, đất nước. Từ lời ca tiếng hát của chính các em sẽ làm
cho các em xúc động và định hướng các em sống tốt hơn, trách nhiệm hơn.
Cần tìm ra các học sinh là hạt nhân văn nghệ ở các khối, lớp để biểu diễn
đan xen các tiết mục văn nghệ trong ngày khai giảng hay bế giảng năm học, trong
những ngày mít tinh, trong giờ chào cờ. Làm như vậy, sẽ có tác dụng thay đổi
không khí giúp học sinh bớt gò bó, căng thẳng, giải toả được sự căng thẳng của
học sinh trong quá trình học tập, lại vừa có tác dụng giáo dục đạo đức cho học
sinh, làm cho các em hứng khởi, thoải mái để học tập tốt hơn.
Như vậy, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua hoạt động
văn hoá văn nghệ có ý nghĩa to lớn và hiệu quả thiết thực. Góp phần xây dựng đạo
đức, lối sống, tâm hồn và tình cảm cho học sinh. Tạo cho các em có nhân cách tốt
41
đẹp, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống của cha
ông. Biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Giúp các em
biết phát hiện và ngăn chặn các văn hoá xấu, độc hại, đồitruỵ, góp phần phát triển
nhân cách của các em theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
3.6. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học
sinh trường Tiểu học An Đức, huyện Ninh Giang hiện nay, một trong những giải
pháp không thể thiếu đó là sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội
thành một thể thống nhất. Khi nói đếnsự cần thiết phải có sựkết hợp chặt chẽgiữa
gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu
cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại sẽ có những
ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục
các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp
chặt chẽ với nhau”. Sự kết hợp này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp tác động tích
cực đến quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả thì nhà trường cần phải chú
ý đến việc xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thành tập thể kiểu mẫu. Phải xây
dựng đội ngũ các thầy, cô giáo vừa có năng lực, vừa có phẩm chất đạo đức, yêu
nghề, thương yêu học sinh. Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng, là niềm tin,
là chuẩn mực đạo đức cho học sinh học tập, noi theo. Nhà trường phải xây dựng
nội quy, quy định học tập cho học sinh một cáchchặt chẽ. Nhà trường phải thường
xuyên liên lạc với gia đình học sinh, thông báo kịp thời kết quả học tập rèn luyện
của mỗi học sinh cho từng gia đình biết, mời phụ huynh, xử phạt nặng những học
sinh trốn học, bỏ tiết, trèo rào; những học sinh không học bài, đánh nhau, chửi
thề… để phối hợp giúp đỡ học sinh phấn đấu vươn lên, Đoàn thanh niên phải
thường xuyên kết hợp với quản sinh đi kiểm tra nề nếp, tác phong của học sinh,
những học sinh nào không mặc đúng đồngphục, thì không cho vào lớp… Để thực
42
hiện tốt việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thì nhà trường phải có
sự phốihợp thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và địa phương nhằm mở rộng
môi trường giáo dục. Cùng với gia đình, nhà trường, xã hội giữ vai trò hết sức
to lớn trong việc hoàn thiện và phát triển các phẩm chất đạo đức, lối sống của học
sinh, xã hội làm phong phú thêm những điều mà học sinh học được ở nhà trường.
Xã hội là nơi diễn ra mọi hoạt động đa dạng của con người, cũng là nơi thử thách
ý chí, bản lĩnh, năng lực của từng cá nhân. Xã hội vừa là nơi giáo dục, hoàn thiện,
kiểm định đạo đức cho con người; đồng thời cũng là nơi mà conngười dễ bị xoáy
mòn về đạo đức nếu như các em không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không có
kinh kỹ năng sống, nhất là khi các em đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin,
kinh tế phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay.
Quá trình giáo dục trong gia đình, nhà trường, xã hội có những đặc trưng,
ưu thế riêng nên phải phối hợp cả ba môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh.
Để nâng cao sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội cần thực hiện một số
vấn đề sau:
Thứ nhất, gia đình phải quan tâm đến con em mình, phải luôn nắm được
những thông tin từ phía nhà trường, không cản trở, đồng thời ủng hộ, động viên
con em mình tích cực tham gia các phong trào chính trị-xã hội, các hoạt động
ngoại khoá do đoàn thanh niên tổ chức.
Thứ hai, tăng cường ý thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội
trong việc giáo dục, quản lý học sinh. Nhà trường không chỉ dạy kiến thức, mà
phải có trách nhiệm giữ nề nếp, kỷ cương trong nhà trường, tạo môi trường trong
sạch, lành mạnh. Nhà trường cần phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương,
để quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thứ ba, học sinh ngày nay được sốngtrong môi trường văn hoá phong phú,
đa dạng, các em được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trong nước và quốc tế,
cả những thông tin tốt lẫn những thông tin xấu, được học hỏi giao lưu với nhiều
nền văn hoá khác nhau. Điều đó có tác động to lớn đến đời sống văn hoá tinh thần
43
và lối sống của học sinh, các em là những người hết sức nhạy cảm với tình hình
mới. Do đó, nhà trường phải phốihợp với các đơnvị bộ đội, côngan ở địa phương
tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù
hợp để học sinh tự ý thức rèn luyện cho bản thân mình và phải thường xuyên có
sự tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong sự phối hợp giữa ba môi trường giáo
dục này nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế, thiếu
sót.Vì vậy, công tác kết hợp giữa giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội là việc
làm rất quan trọng và không thể thiếu được.
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục

More Related Content

What's hot

Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...Man_Ebook
 
Chiến lược phát triển hệ thống bán hàng dựa trên ứng dụng di động - FPT Polyt...
Chiến lược phát triển hệ thống bán hàng dựa trên ứng dụng di động - FPT Polyt...Chiến lược phát triển hệ thống bán hàng dựa trên ứng dụng di động - FPT Polyt...
Chiến lược phát triển hệ thống bán hàng dựa trên ứng dụng di động - FPT Polyt...FPT Polytechnic
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcDiu Diu
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcnataliej4
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ nataliej4
 
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lựcQuản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lựcLanhs2Nang
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MAT102 LTTT TOÁN CC2
MAT102 LTTT TOÁN CC2MAT102 LTTT TOÁN CC2
MAT102 LTTT TOÁN CC2Yen Dang
 
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp ánMyLan2014
 
VIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
VIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNGVIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
VIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNGSoM
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Minh Nguyen A
 
Ngoai gio-len-lop-thang-3
Ngoai gio-len-lop-thang-3Ngoai gio-len-lop-thang-3
Ngoai gio-len-lop-thang-3Võ Tâm Long
 
Powerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebookPowerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebookNhung Lê
 
Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Bài trình bày
Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Bài trình bàyPhòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Bài trình bày
Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Bài trình bàyphongnq
 

What's hot (20)

Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOTLuận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
 
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
 
Chiến lược phát triển hệ thống bán hàng dựa trên ứng dụng di động - FPT Polyt...
Chiến lược phát triển hệ thống bán hàng dựa trên ứng dụng di động - FPT Polyt...Chiến lược phát triển hệ thống bán hàng dựa trên ứng dụng di động - FPT Polyt...
Chiến lược phát triển hệ thống bán hàng dựa trên ứng dụng di động - FPT Polyt...
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
 
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lựcQuản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
MAT102 LTTT TOÁN CC2
MAT102 LTTT TOÁN CC2MAT102 LTTT TOÁN CC2
MAT102 LTTT TOÁN CC2
 
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
VIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
VIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNGVIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
VIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
 
Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)Phương pháp dạy học tích cực (1)
Phương pháp dạy học tích cực (1)
 
Ngoai gio-len-lop-thang-3
Ngoai gio-len-lop-thang-3Ngoai gio-len-lop-thang-3
Ngoai gio-len-lop-thang-3
 
bài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketingbài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketing
 
Powerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebookPowerpoint Thuyết trình facebook
Powerpoint Thuyết trình facebook
 
Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Bài trình bày
Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Bài trình bàyPhòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Bài trình bày
Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em - Bài trình bày
 

Similar to Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục

Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...nataliej4
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfNgatHuong1
 
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...HanaTiti
 

Similar to Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục (20)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạoLuận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái NguyênLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên HoàGiáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
 
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAYPhát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
 
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAYLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh ở huyện Ứng Hòa, HAY
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đôngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt namLuanvantot.com 0934.573.149
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếLuanvantot.com 0934.573.149
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp Luanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Luanvantot.com 0934.573.149
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLuanvantot.com 0934.573.149
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149 (20)

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục

  • 1. 1 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐỨC, HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
  • 2. 2 MỤC LỤC Trang A- PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đíchnghiên cứu 5 3. Nhiệm vụ đề tài 6 4. Phạm vi, đốitượng nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu 6 B- PHẦN NỘI DUNG 8 Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 8 1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức 8 1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng 9 1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 12 Chương II:Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức-Ninh Giang- Hải Dương. 16 2.1.Đặcđiểm tình hình chung 16 2.2.Thànhtựu vận dụng 18 2.2.1.Về vai trò của đạo đức 18
  • 3. 3 2.2.2.Về chuẩn mực đạo đức 18 2.2.3.Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 24 2.3.Hạnchế vận dụng 27 2.3.1.Về vai trò của đạo đức 27 2.3.2.Về chuẩn mực đạo đức 28 2.3.3.Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 29 Chương III. Mộtsố giảipháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trường Tiểu học An Đức- Ninh Giang- Hải Dương 31 3.1. Phát huy vài trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh 31 3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn đạo đức để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức 33 3.3. Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn về giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh 36 3.4. Giáo dục đạo đức thông qua đọc sách, kể chuyện, phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh 37 3.5. Thông qua các hoạt động văn nghệ nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh 39 3.6. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- Nhà trường- Xã hội để nâng cao hiệu quả 41 C- KẾT LUẬN 44 D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
  • 4. 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Người đã để lại một di sản lý luận quý báu, với hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc, phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sốngxã hội, trong đó có lĩnh vực đạo đức và tấm gương đạo đức trong sáng của người. Tưtưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, của dân tộc ta, tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà còn là tấm gương sáng trong việc giáo dục đạo đức cho mọi người, đặc biệt là học sinh Tiểu học - những chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coitrọng giáo dục đạo đức và xem đó là nền tảng của người cách mạng. Người luôn khẳng định, đạo đức là “gốc” của người cách mạng. Người nhấn mạnh: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” .Theo Người, thanh niên không chỉ có tài năng mà còn phải có đạo đức, bởi : “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[trích nguồn].Tài năng phải gắn chặt với đạo đức, Người chỉ rõ: “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người” [trích nguồn].. Nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí
  • 5. 5 Minh, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong xã hội về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và noi theo, Bộ Chính trị đã chủ trương mở cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động này đã có sự lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, có tác động rất tích cực đến học sinh, sinh viên trong việc nâng cao nhận thức về đạo đức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, vẫn còn nhiều những hạn chế, thiếu sót. Trên thực tế, do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự du nhập của văn hóa phương Tây cũng như của xu thế toàn cầu hóa; đặc biệt do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, do thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng, mà một bộ phận học sinh trung học phổ thông ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực, đáng lo ngại như: suy thoái đạo đức, lối sống, thiếu chí tiến thủ, chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, thiếu ước mơ, hoài bão, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, thờ ơ trước thời cuộc và vô cảm với đồng loại. Sự vi phạm pháp luật ngày càng tăng ở lứa tuổi học trò, bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp với mức độ ngày càng trầm trọng. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào học đường hủy hoại thể lực, trí tuệ và đạo đức của học sinh làm cho các chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của nhà trường xuống cấp. Trong bối cảnh hiện nay, những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tương lai của chínhbản thân các em, làm cho các em dễ có nhận thức, suy nghĩ lệch lạc về nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn luôn chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta một cáchđiên cuồng, chúng lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách mạng
  • 6. 6 Việt Nam. Vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta phải nêu cao tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng noi theo, để nâng cao lý tưởng và nhận thức của các em trong bối cảnh hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng lỗi lạc mà cả cuộc đời Người còntoát lên một tấm gương đạo đức cao cả cho chúng ta học tập và noi theo. Đốivới học sinh, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho các em nâng cao thế giới quan, nhân sinh quan mà còn làm cho các em sống có lý tưởng, có nhận thức đúng đắn, có lối sống lành mạnh, giúp các em hoàn thiện nhân cách. Hiện nay trong các nhà trường nói chung và trường Tiểu học An Đức – Huyện Ninh Giang nói riêng có dấu hiệu sa sút về đạo đức, về nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc kém ý thức trong quan hệ cộng đồng , không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Và nhà trường vốn là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho học sinh nhưng sự quan tâm của nhà trường đến vấn đề đạo đức của học sinh còn bị hạn chế, giáo viên vừa làm công tác chủ nhiệm vừa phụ trách Đội trong lớp nên tổ chức các hoạt động còn lỏng lẻo chưa phát huy, chưa thực hiện đúng chức năng của mình. Các đoànthể cònthiếu sựquan tâm đầu tư cho kế hoạch trong hoạt động giáo dục. Sự quan tâm nhận thức của phụ huynh còn quá hời hợt. Thêm vào đó trong phương pháp giáo dục còn để lại nhiều lỗ hổng, sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được nhịp nhàng, đồng bộ.Chính vì thế mà ở học sinh tiểu học vấn đề về đạo đức các em đang xuống cấp. Cho nên giáo dục đạo đức là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện nay cần được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Vì những lí do đó, em chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những nộidung cụthể của tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đề tài góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh
  • 7. 7 Tiểu học ở trường Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương trong giai đoạnhiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận chung về đạo đức và sự cần thiết phải giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh ở trường Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như: logic với lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, điều tra so sánh, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu... 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu ở trường Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có: 3 chương, 8 tiết Chương 1:Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức 1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng
  • 8. 8 1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Chương 2:Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương. 2.1. Thành tựu vận dụng 2.1.1. Về vai trò của đạo đức 2.1.2. Về chuẩn mực đạo đức 2.1.3. Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 2.2. Hạn chế vận dụng 2.2.1. Về vai trò của đạo đức 2.2.2. Về chuẩn mực đạo đức 2.2.3. Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trường Tiểu học An Đức, Ninh Giang, Hải Dương. 3.1. Phát huy vài trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh 3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn đạo đức để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học An Đức 3.3. Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn về giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh 3.4. Giáo dục đạo đức thông qua đọc sách, kể chuyện, phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh 3.5. Thông qua các hoạt động văn nghệ nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh 3.6. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- Nhà trường- Xã hội để nâng cao hiệu quả  Phần này có thể bỏ nhé
  • 9. 9 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức
  • 10. 10 Chủ tịch Hồ Chí Minh là mộttấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan trọng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cáchmạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [trích nguồn]. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốthay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Như vậy trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó:đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả hành động. 1.2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng Theo Hồ Chí Minh thì những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau: 1.2.1.Trung với nước, hiếu với dân:
  • 11. 11 Đây là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, chi phối các phẩm chất khác. Người làm cáchmạng phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết, sẵn sàng hy sinh cái riêng vì lợi íchchung, phấn đấu hết mình vì Tổ quốc và nhân dân. Do đó, Hồ Chí Minh nêu lên chuẩn mực đạo đức đầu tiên của người làm cách mạng đó là “Trung với nước, hiếu với dân”. Khác với quan niệm cũ thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra phẩm chất đầu tiên và xuyên suốt của người làm cách mạng đó là: Trung với nước, hiếu với dân. Từ trung với vua trở thành trung với nước, hiếu với cha mẹ trở thành hiếu với nhân dân, Hồ Chí Minh đã không gạt bỏ hoàn toàn hai chữ “trung” “hiếu” mà thêm vào đó một nội dung mới cách mạng, toàn diện và cao rộng hơn. Đây cũng là một quan điểm mới, một cuộc cáchmạng trong quan niệm đạo đức. Người nói: “Đạođức ngàynay cao rộng hơn, không phảichỉ có hiếu với cha mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân” [trích nguồn].. Quan niệm này thể hiện rõ mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội; đồng thời thể hiện trách nhiệm của nhân dân với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và con đường đi lên của đất nước. 1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Cần, kiệm, liêm, chính, chí côngvô tưlà những khái niệm đãcó trong truyền thống đạo đức phương Đông và truyền thống đạo đức Việt Nam. Hồ Chí Minh đã cải biến nội dung, phát triển và đưa những phẩm chất ấy lên một tầm cao mới. Người nói: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm chính nhưng không bao giờ làm mà bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đềra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân”. Theo Hồ Chí Minh, người làm cách mạng trước hết phải có đạo đức cách mạng, đó là cần, kiệm, liêm, chính. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng đểxây dựng đạo đức của người cách mạng, là nền tảng để xây dựng nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền tảng của phong trào thi đua yêu nước.
  • 12. 12 Người nói: “ Trời có bốn mùa:Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương:Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thìkhông thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”. Đối với học sinh, Người cho rằng: Cần là chăm chỉ, siêng năng trong học tập, không ngại khó, ngại khổ, phải có kế hoạch và phương pháp học tập từng môn học để hiểu bài một cách kĩ càng nhất. Phải có thái độ và ý thức học tập đúng đắn, không nản lòng và bỏ qua những bài tập khó, nội dung khó. Phải biết tận dụng và tiếp thu những nguồn kiến thức từ thầy cô, sách vở và bạn bè để học tập có kết quả cao nhất. Kiệm là phải thi đua học tập, đồng thời, biết tiết kiệm giấy bút, sách vở, tiền bạc, biết giữ kỷ luật… và đặc biệt phải quý trọng, tiết kiệm thời gian, tận dụng những tháng ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để tích luỹ kiến thức cho mình. Liêm là cần rèn luyện cho các em biết quý trọng và bảo vệ của công, biết tự giác trong học tập, không ngừng rèn luyện về phẩm chất đạo đức để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này. Cần giáo dục cho các em thái độ và động cơ học tập đúng đắn: học để cầu tiến bộ, nâng cao hiểu biết. Từ đó làm cho các em có ý chí vươn lên, không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm dành kết quả cao nhất ở từng môn học. Chính là luôn luôn cố gắng học tập để nắm vững kiến thức, nắm bắt khoa học kỹ thuật. Vì vậy, mỗi học sinh phải khắc phục mọi khó khăn, chịu khó học tập, học hỏi để không ngừng tiến bộ. Cần, Kiệm, Liêm, Chính là cái gốc quan trọng của đạo đức cách mạng, của conngười Việt Nam mới, cũng là cái gốc đạo đức cách mạng của học sinh. Người yêu cầu học sinh phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, chống kiêu
  • 13. 13 căng, tự mãn, chống lãng phí xa hoa, cần kiệm trong lao động, học tập, công tác. Thực hành tự phê bình và phê bình thẳng thắn để giúp nhau cùng tiến bộ. Có Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì conngười mới thật sự trở nên chân chính, mới có thể sống với bản lĩnh và nghị lực của mình. Những người như thế mới được mọi người xung quanh thật sự tôn trọng và nể phục. Bên cạnh đó thì chí công vô tư là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị. Người nói: “Đem lòng chí côngvô tư mà đốivới người, với việc”, khi làm bất cứviệc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, phải hết lòng, hết sức vì công bằng, đặt lợi ích của tập thể, của Tổ quốc, của đảng, của nhân dân lên trên lợi ích riêng tư, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá. 1.2.3.Yêu thương con người: Yêu thương conngười được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của mỗi con người. Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn được thể hiện trong các mối quan hệ hàng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em. Người căn dặn: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong conngười nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời” “phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau như anh, chị em một nhà”. Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở Người bằng ham muốn tột bậc là “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, người viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho
  • 14. 14 các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. 1.2.4.Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung: Trong suốt hành trình ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước của mình, Người đã từng sống, ăn ở và làm việc cùng với người dân lao động ở nhiều nước khác nhau. Người đã sớm tìm ra bản chất thật của chủ nghĩa tư bản là “conđỉahai vòi” hút máu giai cấp vô sản ở cả thuộc địa và chính quốc. Và Người đã nhận ra rằng “… dùmàu da có khác nhau, trên đờinày chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Đốivới học sinh cần tíchcực học tập tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, không chỉ học tập văn hoá dân tộc mà còn học tập những tinh hoa của văn hoá nước ngoài. Phải biết về lịch sử dân tộc gắn với lịch sử thế giới ở mỗi giai đoạn nhất định. Cần phải học tập ngoại ngữ để có điều kiện giao lưu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của văn hoá nước ngoài. Nhất là trong thời đại hội nhập ngày nay, mỗi học sinh càng phải có tư tưởng bình đẳng dân tộc, không phân biệt màu da, ngôn ngữ hay phong tục tập quán. Phải biết đối xử với bạn bè nước ngoài bằng tình cảm chân thành nhất trên tinh thần “hoà nhập nhưng không hoà tan”. 1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 1.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Nói đi đôi với làm, Hồ Chủ tịch coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm. Hồ Chí Minh cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”. Người nói: “ Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng conngười mới, cuộc
  • 15. 15 sống mới” [trích nguồn].. Để làm được như thế, phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt rất gần gũi trong đời thường, trong các lĩnh vực lao độngsản xuất, trong chiến đấu, trong học tập… bởi theo Người, từng giọt nước chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, thành biển cả. không nhận thức được điều này là “chỉ nhìn thấy ngọn mà quên mất gốc”. 1.3.2 Xây đi đôi với chống Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằng công việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong lòng mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [trích nguồn].. Bản thân người tự giác cũng có một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi người, mỗi tổ chức, trước hết là Đảng. Bên cạnh đó, xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hằng ngày. Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì chống mục tiêu chủ nghĩa đế quốc, chốngnhững thói quen, tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân. 1.3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạo đức là do conngười tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cáchmạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc trai mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.” [trích nguồn]. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Đảng và Nhà nước tiếp tục cổ động phong trào thi đua yêu nước tỏng thời kỳ đổimới, biểu dương các tập thể, cá
  • 16. 16 nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, nêu gương sáng đạo đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐỨC- NINH GIANG- HẢI DƯƠNG 2.1. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường Về đội ngũ: - Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 24 đồng chí. Trong đó:Biên chế: 18; hợp đồng: 6 - Số CB, GV, NV có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn 100%.
  • 17. 17 Trong đó trình độ Đại học: 22/24 = 91,7%; Cao đẳng: 02/24 = 8,3 % - Số Đảng viên : 18 Về học sinh: Khối Số học sinh (nữ) Số lớp HSKT 1 100 (49) 3 2 103 (44) 3 1 3 81 (31) 2 2 4 93 (50) 3 1 5 76 (42) 2 2 453 (216) 13 6 * Đánh giá các môn học - Môn Toán: Hoàn thành tốt và hoàn thành: 99,5 %. Chưa hoàn thành: 0,5% - Môn Tiếng Việt : Hoàn thành tốt và hoàn thành: 99,5%. Chưa hoàn thành: 0,5 % - Môn Tiếng Anh : Hoàn thành tốt và hoàn thành : 99,5%. Chưa hoàn thành: 0,5 % * Đánh giá năng lực phẩm chất - Hoàn thành tốt và hoàn thành: 100% Cơ sở vật chất : - Trường có 13 phòng học ,1 phòng dạy tin học với 15 máy tính nối mạng tốc độ cao phục vụ dạy tin học và các cuộc thi trên Internet; nhu cầu cần có thêm 1 phòng nghệ thuật, phòng học ngoại ngữ. - Trang thiết bị trong các phòng học : đủ bàn ghế, điện thắp sáng, quạt mát, có 2 phòng học được trang bị hệ thống ánh sáng hiện đại theo đề tài của sở KHCN Hải Dương.
  • 18. 18 - Có hệ thống Camera giám sát gồm 18 mắt phục vụ giám sát các phòng học, phòng máy tính, lán xe, cổng trường, nhu cầu cần bổ sung thêm 5 mắt cho hành lang lớp học, bếp ăn bán trú,... - Có khu bếp ăn bán trú cần đầu tư thiết bị phục vụ bán trú trong năm học 2019 - 2020 - Có đủ các công trình vệ sinh cho GV và HS ; có 1 công trình nước sạch lắp đặt và đưa vào sử dụng đầu năm học; 2 hệ thống giếng khoan, bể lọc phục vụ GV và học sinh. - Có đủ các phòng hành chính, phòng chức năng đều được trang bị máy tính, máy in bàn làm việc, bàn tiếp khách, hệ thống điện thắp sáng, quạt mát…phòng họp có loa máy, ti vi phục vụ hội họp xong hiện trạng đều là phòng cấp 4, diện tích còn nhỏ hẹp, nóng về mùa hè. * Thuận lợi, khó khăn: a. Thuận lợi: - Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo theo biên chế quy định. Tập thể đoàn kết, phát huy tốt vai trò nhiệm vụ người giáo viên, chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà trường và của ngành đề ra.- Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. - Phụ huynh đã phối hợp tốt với nhà trường động viên con em. Học sinh ngoan, có ý thức trong học tập và các hoạt động. - Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đảm bảo, bàn ghế đủ để học sinh học 2 buổi/ngày. b. Khó khăn: - Cán bộ quản lý (HT, PHT) đều được bổ nhiệm mới nên trong công tác lãnh đạo chỉ đạo cònnhiều khó khăn bỡ ngỡ.
  • 19. 19 - Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn khá nhiều, chính vì vậy điều kiện quan tâm của một số gia đình đốivới học sinh cònhạn chế. 2.2.Thànhtựu vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểuhọc An Đức-Ninh Giang-Hải Dương 2.2.1.Về vai trò của đạo đức Không thể phủ định được vai trò to lớn của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sựnghiệp giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong những năm qua, tập thể trường Tiểu học An Đức luôn định hướng cho học sinh trong việc tiếp thu những nguồn thông tin. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, của Internet mà học sinh có nhiều điều kiện, nhiều nguồn để tiếp cận thông tin, kể cả thông tin chính thống cũng như những thông tin “rác”, thông tin phản động. Bác Hồ của chúng ta là một người vĩ đại, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người không chỉ là tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo, mà còn được cả nhân loại tiến bộ ghi nhận. Nhờ tư tưởng của Người mà sự nghiệp cách mạng của chúng ta thành công, đất nước ta có được vị thế như ngày nay. Songcác thế lực thù địch vẫn điên cuồngchống phá cáchmạng Việt Nam, mục tiêu đầu tiên và tiên quyết của chúng là chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh, tấn công mạnh mẽ vào thế hệ trẻ bằng nhiều cáchthức và conđường khác nhau. Trongđó có thủ đoạn tuyên truyền làm cho giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên hiểu sai lệch về Bác, về sự nghiệp cách mạng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta. Ngoài những thông tin định hướng của Đảng như báo chí, phát thanh, truyền hình, những trang wed chính thống. Thì cũng có rất nhiều những thông tin phản động từ các kênh tần số trên đài phát thanh, từ những bài viết, bài bình luận xuyên tạc của những kẻ phản động sống lưu vong ở nước ngoài. Và vô số những thông tin rác trên Internet bên cạnh những thông tin chính thống của chúng ta. Qua những luận điệu xuyên tạc của chúng, chúng cố làm cho hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh xấu đi, cố tình bóp méo, bôiđen một số sự việc. Những chuyện chúng thêu dệt về Bác nhằm chống lại Đảng, Nhà nước ta đốivới những người từng trải, những người có
  • 20. 20 hiểu biết, nhận thức đúng đắn thì là sự lố bịch, trơ trẽn. Song đối với thế hệ trẻ, nhất là học sinh lại rất dễ làm cho các em tin rằng đó là sự thật. Từ đó dẫn đến các em nhận thức lệch lạc về Bác, về sự nghiệp cách mạng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Vì vậy để làm thất bại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, để các em học sinh có nhận thức đúng đắn về Đảng, về Bác, chúng ta cần định hướng cho các em khi các em tiếp cận các nguồn tin, giúp các em nhận ra được đâu là thông tin đúng đắn, đâu là thông tin sai lệch. Muốn vậy, cần tăng cường tuyên truyền về Bác qua các hội thi cũng như các giáo viên môn xã hội lồng ghép kể chuyện về Bác, về đường lối của Đảng và về luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trong từng môn học. Để các em tự biết phân biệt đúng sai và có nhận thức, hành động đúng đắn. Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Bác, qua đó giúp học sinh hiểu rõ hơn về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, tổ chức thi tìm hiểu về Bác là cần thiết, bởi qua quá trình tìm tài liệu phục vụ cho hội thi mà các em có dịp học tập và hiểu rõ hơn về Bác. Thông qua hội thi mà tư tưởng của Bác đến được với đông đảo học sinh, đoànviên thanh niên. Cũng qua hội thi giúp lãnh đạo nhà trường và thầy cô giáo kịp thời phát hiện những điều các em hiểu chưa đúng về Bác để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời. Giáo dục đạo đức cho học sinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tại đại hội lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Quán triệt tinh thần đó và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cần phải chăm lo, giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh và coi đây là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường và đã đạt được hiệu quả cao. Thời gian qua tư tưởng, thái độ của học sinh tiếp tục chuyển biến tích cực, đa số học sinh gương
  • 21. 21 mẫu, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo hướng dẫn, quy định của tổ chức Đội, nội quy của lớp, của nhà trường. Tinh thần vươn lên trong học tập, đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật cao. Ý thức tự học, chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện ngày càng được khẳng định trong mỗi học sinh. Học sinh ngày càng gắn bó với tổ chức Đội, mỗi học sinh luôn phấn đấu trở thành người đội viên tốt- con ngoan- trò giỏi- cháu ngoan Bác Hồ . Trong công tác sinh hoạt tập thể: đa số các em hăng hái tham gia công tác tuyên truyền, công tác phong trào, tích cực tham gia các phong trào Đội. Vì vậy, chất lượng hoạt động Sao- Đội của nhà trường ngày càng sôi nổi, hiệu quả hơn. 2.2.2.Về chuẩn mực của đạo đức Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm bồidưỡng thế hệ trẻ trở thành những người vừa có tài, vừa có đức phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Giữa tài và đức Người đặt đức lên trước bởi theo Người “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về phát triển con người Việt Nam nói chung và phát triển thế hệ trẻ nói riêng, Đảng ta luôn xác định: con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo phát triển đờisống vật chất, tinh thần và tầm vóc của người Việt Nam. Trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định thanh niên giữ vị trí trung tâm, là lực lượng có ý nghĩa quyết định đến tương lai và vận mệnh của nước nhà. Để thực hiện chiến lược ấy, Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đào tạo là cơ sở để phát huy nguồn lực conngười. Bởi dân trí càng cao thì xã hội càng văn minh và lực lượng lao động càng được đào tạo cơ bản, được chọn lựa kỹ càng, có tay nghề và trình độ cao. Đảng ta xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết
  • 22. 22 tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; CNH, HĐH đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và conngười Việt Nam, có ý thức cộng đồng và tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh việc giáo dục kiến thức cho học sinh, trường Tiểu học An Đức luôn có định hướng giáo dục các em về đạo đức, lối sống. Giáo dục các em về lý tưởng cách mạng để các em trở thành những người có đủ đức, đủ tài đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời đại hội nhập ngày càng sâurộng với thế giới. Trường cũng tăng cường giáo dục cho các em chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường giáo dục pháp luật, đạo đức, định hướng lối sống cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết, góp phần to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay là: thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào gíao dục đạo đức cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới cần giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức mới theo mục tiêu chung mà nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đề ra đó là: - Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu đoàn kết với thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội. - Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.
  • 23. 23 - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực. Để giáo dục cho các em có những phẩm chất trên, trường Tiểu học An Đức luôn chú trọng: Giáo dục toàn diện cho học sinh về chính trị, tư tưởng và đạo đức nhất là tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó giúp các em có nhận thức đúng đắn, sống có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão biết đặt mình vào tập thể để phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như trong rèn luyện. Giáo dục cho các em sự trung thực, thẳng thắn, thật thà, biết phát hiện và bài trừ cái xấu, biết lắng nghe, học hỏi những điều tốt đẹp. Biết vâng lời cha mẹ, kính trọng thầy cô và hoà nhã với bạn bè. Giáo dục cho các em nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước về tính ưu việt của chế độ xã hộichủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ cha ông ta đã lựa chọn và hy sinh mới có được. Đồng thời, cần giáo dục cho các em biết được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch về những luận điệu mà chúng thường rêu rao để chống phá cách mạng nước ta. Điều đó sẽ giúp các em có bản lĩnh chính trị vững vàng, có suy nghĩ và hành động đúng đắn, góp phần đào tạo các em trở thành những chủnhân củađất nước, thế hệ tương lai của Đảng, của cách mạng. Muốn vậy cần có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, cũng như sự gương mẫu, trách nhiệm, nhiệt tình của các thầy cô giáo và của những người làm công tác giáo dục. Vì hơn ai hết, hơn bao giờ hết các em nhìn vào thầy cô để học tập. Do vậy, lời nói và việc làm của thầy cô phải thống nhất, phải chuẩn mực để các em noi theo.
  • 24. 24 Công tác giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cần luôn được làm thường xuyên, liên tục, linh hoạt trong cách thức và phương pháp giáo dục để các em cập nhật liên tục và từng ngày, từng giờ các em tự điều chỉnh hành vi của mình theo những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, theo tấm gương đạo đức sáng ngời của chủ tịch Hồ Chí Minh, để các em trở thành những công dân tốt cho xã hội, những chủ nhân của đất nước có đủ tài và đức để đưa nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Bác. Cụthể, năm học 2019- 2020, trường Tiểu học An Đức đãxây dựngkế hoạch và triển khai nghiêm túc cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ‘Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức cho học tập và noi theo” trong toàn thể giáo viên và học sinh. Với phương châm: “Nói điđôivới làm” và vận dụng nhiều phương thức giáo dục, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học An Đức diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú với sự phối hợp tổ chức từ Ban giám hiệu, các tổ chức, đặc biệt là tổ chức Đội và mỗi giáo viên chủ nhiệm. Có thể kể đến như: hoạt động tuyên truyền, tổ chức diễn đàn “Học sinh trường Tiểu học An Đức học tập và làm theo lời Bác”, “ Ứng xử văn hóa học đường”, “ Giao lưu văn nghệ- ủng hộ đoàn nghệ thuật người khuyết tật”; đẩy mạnh các phongtrào|: “ Nói lời hay- Làm việc tốt”, “ Nuôi heo vì bạn nghèo”, “ Đôi bạn cùng tiến”, “ Bạn giúp bạn”,… sinh hoạt đội, hoạt động ngoại khoá, kể chuyện về Bác dưới cờ vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, lồng ghép vào các môn học, xem và trao đổi về bộ phim “Hồ Chí Minh – chân dung một con người”. Ngoài ra, vào những ngày lễ, kỷ niệm lịch sử trong năm, như ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), ngày thống nhất Đất nước (30/4), ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5)… Để tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh tạo nên phong trào thi đua sôi nổi giữa các khối lớp với nhau, Đội thiếu niên đã tổ chức các cuộc toạ
  • 25. 25 đàm, thi diễn văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, làm báo tường, các cuộc thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đểthông qua đó giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về các giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua các hoạt động tuyên truyền vận động đã góp phần tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức trong mỗi đội viên, thiếu niên và nhi đồng học sinh về giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.Từ đó mỗi học sinh nỗ lực không ngừng trong học tập nâng cao trình độ và rèn luyện phẩm chất đạo đức trở thành những học sinh phát triển toàn diện, xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước. 2.2.3. Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh muốn đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết. Dựa trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức được xây dựng để học sinh phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, qua đó nhằm giáo dục học sinh thành con người có nhân cách toàn diện. Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho học sinh phải dựa trên cơ sở tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của ngành giáo dục. Nội dung tiêu chuẩn đạo đức phải được đưa ra thảo luận dân chủ, công khai, thẳng thắn trong hội đồng nhà trường, sau đó thống nhất thành các chuẩn mực đạo đức để các em thực hiện. Trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức để học sinh tuân theo một cách dễ dàng, nhà trường cần phải chú ý về mặt nội dung, nội dung các tiêu chí phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện và sát với tình hình, đặc điểm tâm, sinh, lý của học sinh. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Người đã có rất nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết chuyên về đạo đức. Ngay trong tác phẩm lý luận đầu tiên Người viết
  • 26. 26 cuốn “Đường kách mệnh”, vấn đề đầu tiên Người đề cập là tư cách người cách mệnh. Tác phẩm sau cùng là bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, hay trong “Di chúc” thiêng liêng, khi nói về Đảng, Bác cũng căn dặn Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Ở mỗi đốitượng, Bác đều đề cập đến những chuẩn mực đạo đức rất dễ hiểu, dễ nhớ, ngắn gọn, súc tích và dễ thực hiện. Căn cứ vào lứa tuổi, Người cụ thể hoá các phẩm chất thành những chuẩn mực cụ thể để mọi người thực hiện. Đối với thiếu niên, nhi đồng, Bác yêu cầu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Do đó, khi xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học sinh có tiêu chí phấn đấu thì chúng ta phải chú ý điều này của Bác. Đối với học sinh là phải: 1. Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu; 2. Tích cực rèn luyện thân thể, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, khiêm tốn, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; 3. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập; 4. Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử; 5. Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong Kế hoạch giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình; 6. Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Đạo Đức.
  • 27. 27 Sau khi xây dựng, thống nhất “khung chuẩn” về chuẩn mực đạo đức để học sinh rèn luyện, phấn đấu thì phải có biện pháp theo dõi, giám sát để đánh giá, xếp loại đúng, chínhxác, khách quan đạo đức củatừng em. Có như vậy mới động viên, khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh trong quá trình học tập ở trường cũng như mọi sinh hoạt tại gia đìnhvà cộng đồng nơi cư trú. Trên cơ sở các tiêu chí đã đặt ra, trong các buổisinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp cần phải tổ chức kiểm điểm những việc chưa làm được và biện pháp để thực hiện những việc chưa làm được trong thời gian tới. Như vậy, việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng. Nó làm cho học sinh thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật… để từ đó mỗi học sinh xem chuẩn mực là hướng phấn đấu, là quy tắc ứng xử trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Trong những năm qua, thày và trò trường Tiểu học An Đức-Ninh Giang luôn nêu cao khẩu hiệu: “ Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cáchtốtnhất đểxây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cáchmạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Trong công tác giảng dạy luôn chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt trong học tập đê nêu gương nhân rộng. Cụ thể như phong trào: Nghìn việc tốt, Bạn giúp bạn, Nói lời hay- làm việc tốtđể tuyên dươngtrước tập thể lớp, sinh hoạt dướicờ … Bên cạnh đó, trường luôn xây dựng 1 đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên, vừa có tài vừa có tâm, nhiệt huyết với nghề, yêu học sinh, luôn nêu cao tinh thần chống tiêu cực,chống bệnh thành tích. Việc động viên cán bộ giáo viên đổi mới phương pháp, tiếp cận công nghệ thông tin nhằm mang đến những phương pháp giản dạy hay, giúp học sinh tiếp cận cái mới cũng được nhà trường chú trọngphát triển. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạo đức là do conngười tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân
  • 28. 28 tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cáchmạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc trai mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.” Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Đảng và Nhà nước tiếp tục cổ độngphong trào thi đua yêu nước tỏng thời kỳ đổi mới, tập thể nhà trường luôn cố gắng đổi mới, vận dụng tối đa việc giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, nêu gương sáng đạo đức cách mạng để thày và trò nhà trường noi theo, tu dưỡng, phấn đấu và rèn luyện . 2.3. Những hạn chế vận dụng 2.3.1. Về vai trò của đạo đức Ban giám hiệu: Có nhận thức đúng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, song chưa thực hiện đủ chức năng và nhiệm vụ của mình; việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh còn mang tính tự phát, thiếu kế hoạch. Một số giáo viên nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa đầy đủ, chưa thực sự tích cực tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chưa thấy rõ vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong công tác chuyên môn của mình. Nhà trường chưa có kế hoạch chi tiết bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách đội. Kế hoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồidưỡng giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được đề cập một cách đúng mức, chưa phân công cụ thể người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến độ thời gian, chưa xây dựng kế hoạchchi tiết cho học kỳ, quý, tháng, tuần. Những nguyên nhân nêu trên khiến cho nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh trường Tiểu học An Đức- Ninh Giang bị hạn chế. Hầu
  • 29. 29 hết nội dung giáo dục cònmang tính chung chung chưa được cụ thể hóa, nội dung chưa được sâu, chưa sát thực với đốitượng học sinh tiểu học, nó hơi quá tải so với độ tuổi các em nên chưa mang lại hiệu quả cao. 2.3.2. Về chuẩn mực của đạo đức Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường: mặt tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho cơ hội thực dụng, vụ lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội từ người lớn đến trẻ em và mọi mặt của xã hội. - Trong gia đình ông bà, cha mẹ của một số học sinh thiếu gương mẫu về đạo đức, chửi mắng lẫn nhau, có gia đình khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội, nuông chiều con cái quá mức, có những hành vi thiếu văn hoá dẫn đến một số học sinh vô lễ với người lớn, nhiều em không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, lười lao động, lười học,lấy trộm đồ của bạn, trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cọc cằn. - Ngoài xã hội: hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh, các tụ điểm intenet tràn lan thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước gây ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em. - Trong nhà trường: Học sinh phần lớn là ngoan, biết vâng lời thầy cô, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội như hiện tượng nói tục, gây gổ với bạn bè, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. 2.3.3. Về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Trong những năm qua, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức học sinh. Song nhà trường còn 1 số hạn chế trong nguyên tắc áp dụng: công tác tuyên truyền, nêu gương còntự phát, chưa theo kế hoạch cụ thể. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức của trường có 1 số nội dung chưa thật sát đối tượng. Hoạt động của Đội
  • 30. 30 thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ với các giáo viên phụ trách, một số hoạt động chưa có sự đầu tư, chưa có sự cuốn hút và mang tính giáo dục chiều sâu cho học sinh. Một số hoạt động giáo dục đạo đức cònmang tính lý thuyết, học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chẳng hạn học sinh vừa được học bài “ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng” nhưng lại mất trật tự trong giờ học hoặc vứt rác bừa bãiở lớp học, sân trường. Hoặc vừa được học bài“ Lễ phép vâng lờithầy cô giáo” nhưng lại chỉ chào hỏi thầy cô giáo dạy mình, không biết cảm ơn khi được người khác giúp hoặc nói lời xin lỗi khi làm điều gì đó không phải đối với người khác. Sở dĩ vẫn còn các hiện tượng trên là do gia đình chưa thật sự quan tâm đến đờisống tinh thần của con cái. Do tác động mặttráicủa cơ chế thịtrường vào môi trường sống của học sinh. Mặt khác do giáo viên chưa quan tâm nhiều đến công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh mà chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức văn hoá, chưa thực sự chú trọng đến việc giảng dạytốtmôn học đạođức cho các em. Nếu có dạy chỉ cung cấp cho các em về mặt lý thuyết mà coi nhẹthực hành. Trong giờ học, giáo viên chủ yếu sử dụng phươngpháp thuyếttrình, giảng giải, dạy qua loa môn đạo đức, ít chú ý rèn kĩ năng sống cho học sinh do tâm lí coi nhẹcác môn phụ. Hình thứctổ chức dạyhọc đơn điệu, thựchiện việc học chưa đi đôi với hành, bài soạn chưa sát với mục đích yêu cầu thực tế của học sinh. Một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn trong hoạt độnggiáo dục nhà trường; chưa thực sựthích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về giáo dục đạo đức cho học sinh; biện pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi hoạt động nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi cá nhân; việc xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm làm việc; trình độ, năng lực của giáo viên trong trường cònhạn chế; hình thức độngviên khen thưởng và nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực. Do nhận thức chưa rõ ràng về vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường nên chưa pháthuy được tính tíchcực, chủđộng, sáng tạo của giáo viên đối với công tác chuyên môn. Hơn nữa, đa phần học sinh
  • 31. 31 là conem lao động, bố mẹ làm côngnhân nên ítcó thời gian chăm lo, chỉ bảo, rèn luyện đạo đức tác phong cung như học tập cho con cái, điều này ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đạo đức chung của Nhà trường. Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cán bộ quản lý nhà trường: Phải tích cực tổ chức và bồi dưỡng trong việc giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của học sinh trong trường ngay và lâu dài để có đội ngũ học sinh toàn diện về mọi mặt. CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐỨC- NINH GIANG - HẢI DƯƠNG 3.1. Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đây là giải pháp quan trọng nhất để giáo dục học sinh ý thức tự giác, tự tu dưỡng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Học sinh với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, của hoạt độnghọc tập, được giáo dục bởi nhà trường, gia đình và xã hội. Và theo Hồ Chí Minh, sự kết hợp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội là hết sức quan trọng, nhưng việc tự rèn luyện, tự giáo dục của học sinh giữ vai trò quyết định. Bởi vì “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Qua việc giáo dục và tự giáo dục đó mà học sinh với những nét đặc thù về tâm sinh lý lứa tuổi, với trình độ nhận thức và tư duy nhất định sẽ tiếp thu, lĩnh hội tri thức, tự hoàn thiện nhân cách
  • 32. 32 của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Vì thế, đối với mỗi học sinh, việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu thương con người phải được thực hiện trong hoạt động học tập và mọi hoạt động khác, trong mọi mối quan hệ từ gia đìnhđến xã hội, từ nhỏ đến lớn; từ quan hệ với ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè… Để có thái độ tự học tập đúng đắn, nghiêm túc cần phải xác định rõ các bước cụ thể, mà Hồ Chủ Tịch là tấm gương sáng về ý chí tự học, tự rèn luyện mà học sinh cần phải nghiên cứu học tập noi theo. Trong hoạt độnghọc tập cũng như trong hoạt động thực tiễn, cần xác định mục đíchhọc tập, trên cơ sở đó xây dựng động cơ học tập. Trong lời khuyên đối với một người tự học, việc xác định đúng đắn mục đíchtự học được Bác Hồ nhắc đến đầu tiên: “Phải biết tự học tập”. Muốn vậy phải hiểu rõ “Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng… Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng… Học để tin tưởng… Học để hành”. Người cho rằng học hỏi là một việc suốtđời, theo Người, muốn “học suốtđời” thì phải tự học.Tấm gương tự học của Người là tấm gương tự học với tinh thần bền bỉ, nhẫn nại với phương châm: “Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công” Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh được đặt trong ba mối quan hệ chủ yếu là: đối với mình, đối với người và đối với việc. Đốivới mình: học sinh cần rèn luyện thái độ nghiêm khắc đốivới chínhbản thân, luôn chịu khó học tập, kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổicái dở của bản thân; chống tự kiêu, tự mãn, vì người tự kiêu, tự mãn sẽ không nhận thấy cái hay của người khác để học tập, cái dở, cái hạn chế của mình để khắc phục. Bên cạnh đó, học sinh cần phải rèn luyện tính tự tin đểcó nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Trong quan hệ với mọi người: học sinh cần có thái độ, hành vi ứng xử đúng mực, khiêm nhường. Phải có lòng bao dung, vị tha, nhân ái, đoàn kết, biết quan
  • 33. 33 tâm và giúp đỡ mọi người; không đố kỵ, dối trá, khinh thường người khác cũng như thái độ thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau, sự bất hạnh của con người. Đối với việc: học sinh phải đặt việc học lên hàng đầu, phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, trung thực, say mê, sáng tạo trong học tập; không ngừng rèn luyện đạo đức, tác phong, thực hành lối sống văn minh, tiến bộ. Sự tự giáo dục và rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo nội dung đạo đức Hồ Chí Minh còn là quá trình học sinh từng bước xây dựng cho mình thói quen, hành vi đạo đức theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Giáo dục những phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng, có vai trò rất lớn trong việc hình thành đạo đức cho học sinh, đó là một quá trình rèn luyện lâu dài, thường xuyên. Chính vì thế, nên từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học sinh phải rèn luyện thật nghiêm túc và thường xuyên phẩm chất này để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Ngày nay, tình hình kinh tế - chính trị xã hội trong nước và trên thế giới đang có những biến động mới, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Các thế lực thù địch vẫn điên cuồng chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và quyết liệt hơn. Chúng tấn công mạnh mẽ vào thế hệ trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên. Điều đó, đang đặt ra cho cách mạng nước ta những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới, đòi hỏi học sinh cũng phải có những nhận thức mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, phải nêu cao ý thức tự học tập, tu dưỡng và rèn luyện trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ đáp ứng ngày một cao của tình hình, nhiệm vụ mới. 3.2. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn Đạo Đức để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy,
  • 34. 34 ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội. Giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đạt hiệu quả? Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những công dân hữu ích cho xã hội, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển hài hoà trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ; những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh. Để hình thành và phát triển những conngười như vậy, nhà trường phổ thông phải có chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với đất nước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại. Đạo Đức là môn khoa học xã hội, cùng với các môn khoa học khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, vừa có trách nhiệm với gia đình và với chính bản thân mình, vừa có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội, lịch sử đất nước và nhân loại. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước” mà trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh thì chúng ta cần phải nâng cao vai trò của môn Đạo Đức trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Thông qua việc giảng dạy, học tập môn Đạo Đức, giáo viên sẽ giúp học sinh nắm bắt một cách toàn diện, có hệ thống về những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc cơ bản của đạo đức. Trên cơ sở đó hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin và tạo lập những thói quen, hành vi có đạo đức, biết hành độngtheo lẽ phải và sự côngbằng,
  • 35. 35 biết sống vì người khác. Muốn vậy, chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh không để ngành giáo dục vì quá tập trung “dạy chữ” mà lơi lỏng việc “dạy người” như Hồ Chí Minh từng phê phán. Một trong những phương hướng quan trọng nhất hiện nay là phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, nâng cao nhận thức đốivới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, coi công tác giáo dục đạo đức, lối sống là những nội dung giáo dục không thể thiếu được đúng như ý kiến Bác đã đề xuất: “Đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành môn học không thể thiếu được trong trường đại học và phổ thông”. Bên cạnh đó, giáo viên lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Đạo Đức để giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó để giáo dục đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu thương con người cho học sinh. Có nhiều hình thức lồng ghép khác nhau tuỳ vào từng bài học cụ thể. Giáo viên có thể cho học sinh phân tích một câu nói của Bác, hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà sưu tầm những mẩu chuyện kể về Bác và yêu cầu các em nêu ra được ý nghĩa của câu chuyện, bài học cho bản thân, các em đã làm được gì và nên làm gì sau khi đọc câu chuyện đó. Muốn giáo dục thành công đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lòng yêu thương con người cho học sinh đòi hỏi người giáo viên khi giảng dạy môn học này phải “lấy học sinh làm trung tâm” còn “giáo viên là chủ đạo”, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm phát huy cao độ tư duy độc lập, sáng tạo và tự chủ của học sinh trong tiếp thu kiến thức cũng như xử lý tình huống có vấn đề, trang bịcho các em thế giới quan và phương pháp luận khoa học để các em tự giải đáp những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Muốn hoàn thành nhiệm vụ đó, đội ngũ các thầy cô giáo phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt, cập nhật thông tin mới vào bài giảng của mình, đồng thời phải thường xuyên trau dồi đạo đức của người giáo
  • 36. 36 viên, người giáo viên phải là tấm gương sáng cả về phẩm chất đạo đức lẫn chuyên môn, từ đó mới có tác dụng giáo dục và cảm hoá đốivới học sinh. Sự gương mẫu, lòng nhân ái bao dung, cách sống mẫu mực, tôn trọng và thương yêu học sinh… sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cáchcho học sinh. Khi giảng dạy môn Đạo Đức, người giáo viên có thể kết hợp phương tiện dạy học truyền thống với phương tiện dạy học như các tranh ảnh, máy tính, máy chiếu projector và phần mềm powerpoint để làm sinh động tiết học, biến quá trình nhận thức của học sinh từ trực quan sinh độngđến tư duy trừu tượng, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Ngoài ra giáo viên cònphải soạngiáo án, tài liệu phù hợp đểphục vụ giảng dạy. 3.3. Đẩymạnh các hình thức hoạtđộng thực tiễn về giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Hồ Chí Minh quan niệm giáo dục không thể dừng lại ở việc truyền đạt tri thức mà phải tiến tới hình thành năng lực thực hành cho người học. Người học phải biết và có khả năng vận dụng những tri thức đã học ở nhà trường vào hoạt động thực tiễn của mình trở thành hành vi ứng xử trong đời sống hàng ngày. Bởi vì học và hành là hai khâu quan trọng của quá trình nhận thức, gắn bó khăng khít với nhau “Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” . Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông… Lý luận không phải cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra thực tiễn”. Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nhà trường phải tăng cường giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất là thông qua các hoạt động thực tiễn như: tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham quan các di tíchlịch sử, bảo tàng, thông qua các hoạt động từ thiện… Các hoạt động này giúp học sinh
  • 37. 37 liên hệ thực tiễn tránh được sựnặng nề thụ độngcủa phương pháp giáo dục truyền thống. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh rất đa dạng, có thể diễn ra trong lớp học, trong trường gắn liền với giáo dục nội khoá và với học sinh ngày nay đó là mở rộng không gian giáo dục ra khỏi lớp học, trong đó hoạt động ngoài trời, đi đến những di tích lịch sử, bảo tàng là một hình thức giáo dục rất sinh động, rất hợp với tâm lý, sở thích và nhu cầu của học sinh phổ thông. Chính nhu cầu, sở thích của các em được đáp ứng các em sẽ hứng thú tìm hiểu và tiếp thu một cách tích cực, năng động. Thông qua những hoạt động thực tiễn các em có dịp tự thể hiện và bộc lộ cảm xúc của mình trước tấm gương sáng của Bác. Nhờ trực quan và xúc cảm mà sự hiểu biết của các em càng sinh động, sâu sắc, đằm thắm hơn. Với các hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay yêu cầu các thầy cô giáo, các cán bộ phụ trách Đoàn Đội và ban giám hiệu nhà trường phải hết sức tìm tòi những sáng kiến có ý nghĩa thiết thực tác độngmạnh mẽ đếntình cảm và hành độngcủacác em. Việc tổ chức những hoạt động giáo dục này ngoài kiến thức, công phu chuẩn bị về nội dung còn phải có sức lôi cuốn, hấp dẫn, nội dung nhẹ nhàng, vui nhộn gần gũi với suy nghĩ, tình cảm của các em, tránh lý thuyết dài dòng, nặng nề mang tính thuyết giảng. Một số hoạt động ngoại khoá có thể thực hiện giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh tại trường Tiểu học An Đức: “Ứng xử văn hóa học đường”, Hội thi: Chúng em kể chuyện Bác Hồ, Thiếu nhi làm theo lời Bác dạy,... 3.4. Giáo dục đạo đức thông qua đọc sách, kể chuyện, phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh Đây là hình thức rất hiệu quả để giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. Có rất nhiều tác phẩm Người để lại cho Đảng và dân tộc ta nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng về cần, kiệm, liêm, chính, chí côngvô tư, yêu thương conngười. Ngoài ra, còncó rất nhiều những câu chuyện cảm độngmà những thế hệ cách mạng đi trước được sống và làm việc bên
  • 38. 38 Bác đã ghi chép lại, như những câu chuyện về tình cảm của Bác đốivới một người dân nghèo, một gia đình bác sĩ có con trai hy sinh trong kháng chiến, một chiến sĩ bảo vệ… Qua những câu chuyện ấy, học sinh sẽ biết thêm về Bác - một lãnh tụ vĩ đại nhưng lại quá đỗi giản dị, gần gũi với nhân dân. Từ đó, các em biết mình phải sống, phải học tập và lao động như thế nào để trở thành những người công dân tốt, có íchcho xã hội. Vì vậy, để việc đọc sách về Bác mang tính tổ chức rộng rãitrong toàn trường thì đoàn trường cần phối hợp với thư viện trường giới thiệu sách hay, tốt; những quyển sách về tiểu sử, thân thế, cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như những câu chuyện kể về phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Bác cho học sinh. Tổ chức cho học sinh đọc các tác phẩm của Hồ Chí Minh và đọc các cuốnsáchvề đạo đức của Người. Mặt khác, để thực hiện tốtviệc đọc sách, cần quan tâm củng cố, xây dựng thư viện của nhà trường khang trang, sạch đẹp, đa dạng đầu sách để thu hút đông đảo học sinh đến đọc sách, tài liệu tham khảo. Cần đầu tư mua thêm các loại sách báo có tác dụng giáo dục đạo đức, nhất là các sách về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đọc sách của học sinh. Vào những dịp đặc biệt trong năm học, nhà trường nên phát động rộng rãi các cuộc thi đọc sáchvề đạo đức, thi viết bài, lựa chọn những bài hay để khen thưởng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu thân thế cuộc đời và sự nghiệp của Bác, các chi đoàn tham gia kể chuyện “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” dướicờ vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, saulễ chào cờ của học sinh. Thông qua những câu chuyện ấy, những đức tính giản dị, mẫu mực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, cũng như nhân cách, lối sống của Bác được khắc hoạ một cách sinh động, mắt thấy, tai nghe đáp ứng được ba yêu cầu của nhận thức từ “biết” đi đến “hiểu” và “làm theo”, cụ thể là Bác đã làm gì? Chúng ta học cái gì ở Bác? phải hành động như thế nào để làm theo tấm gương đạo đức của Bác? Và cuốicùng các em nhận thức được rằng: làm thế để học tốt hơn, để trường học thân
  • 39. 39 thiện hơn… tức là thực hiện cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… và xa hơn là để xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Những việc mà trước đây các em chưa hiểu, làm chưa tốt thì bây giờ các em sẽ hiểu rõ hơn và sẽ làm tốt hơn. Chuyên đề kể chuyện về Bác được tổ chức thường xuyên, có một ý nghĩa rất quan trọng, vì trước thầy cô, trước tập thể bạn bè, học sinh hứa với Bác sẽ học tập thật tốt, và luôn trau dồiđạo đức, lối sốngđể xứng đáng với mong muốn của Bác. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển với nhiều chương trình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, tạo điều kiện cho mọi người dễ tiếp cận và hiểu biết sâu sắc hơn về mọi mặt đờisống, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong và ngoài nước. Các kênh truyền hình đã chiếu rất nhiều phóng sự, những bộ phim quý nói về Bác, nhưng không phải lúc nào học sinh cũng được xem đầy đủ. Vì vậy nhà trường nên tổ chức cho học sinh xem một số bộ phim tư liệu nói về Bác, về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác vào các giờ ngoại khoá. Đây là hình thức tuyên truyền sinh động, hấp dẫn, kích thích được sự chú ý của học sinh bằng những thước phim, hình ảnh phản ánh thực tế cuộc sống, sinh hoạt và quá trình hoạt độngcách mạng của Bác, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc hơn những kiến thức tiếp thu được trên lớp, làm cho học sinh hiểu về Bác nhiều hơn. Với phương pháp giáo dục trực quan sinh động như vậy sẽ tác động nhanh, sâu sắc đến nhận thức, tình cảm giúp học sinh tự cảm nhận tư tưởng, đạo đức của Bác, là một trong những cách rất tốt để giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. 3.5.Thông qua các hoạt động văn hoá văn nghệ nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh Đây là hình thức có nhiều lợi thế để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh vì văn hoá văn nghệ là một hoạt động văn hoá nghệ thuật thu hút đông đảo học sinh tham gia. Là món ăn tinh thần không thể thiếu của giới trẻ hiện nay.
  • 40. 40 Thưởng thức các tác phẩm văn nghệ lành mạnh sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn các em, giúp các em thêm yêu đời, yêu quê hương, đất nước, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, giúp các em quyết tâm học tập và phấn đấu vươn lên. Hoạt động văn hoá văn nghệ còn là nơi giao lưu, gặp gỡ nảy sinh văn hoá ứng xử. Do đó, thông qua văn hoá văn nghệ để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh sẽ có tác dụng, hiệu quả cao. Để giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua văn hoá văn nghệ có hiệu quả cao, nhà trường cần thực hiện tốt những nội dung sau: Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm chỉ đạo đoàn trường tổ chức các buổi văn nghệ vào những ngày lễ trọng đại trong năm như chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), hội diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân dịp tết nguyên đán; văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng (03/02), ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03), hay văn nghệ mừng sinh nhật Bác (19/5)… cho học sinh các khối, lớp tham gia. Từ đó, lựa chọn những tiết mục hay, giàu ý nghĩa để khen thưởng hoặc đi thi ở những cấp cao hơn. Chủ đề của chương trình văn hoá văn nghệ là những bài hát, những bài thơ… ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi những chiến công hiển hách của cha ông ta trong hai cuộc kháng chiến, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Từ lời ca tiếng hát của chính các em sẽ làm cho các em xúc động và định hướng các em sống tốt hơn, trách nhiệm hơn. Cần tìm ra các học sinh là hạt nhân văn nghệ ở các khối, lớp để biểu diễn đan xen các tiết mục văn nghệ trong ngày khai giảng hay bế giảng năm học, trong những ngày mít tinh, trong giờ chào cờ. Làm như vậy, sẽ có tác dụng thay đổi không khí giúp học sinh bớt gò bó, căng thẳng, giải toả được sự căng thẳng của học sinh trong quá trình học tập, lại vừa có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh, làm cho các em hứng khởi, thoải mái để học tập tốt hơn. Như vậy, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua hoạt động văn hoá văn nghệ có ý nghĩa to lớn và hiệu quả thiết thực. Góp phần xây dựng đạo đức, lối sống, tâm hồn và tình cảm cho học sinh. Tạo cho các em có nhân cách tốt
  • 41. 41 đẹp, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống của cha ông. Biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Giúp các em biết phát hiện và ngăn chặn các văn hoá xấu, độc hại, đồitruỵ, góp phần phát triển nhân cách của các em theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. 3.6. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội Để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học An Đức, huyện Ninh Giang hiện nay, một trong những giải pháp không thể thiếu đó là sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội thành một thể thống nhất. Khi nói đếnsự cần thiết phải có sựkết hợp chặt chẽgiữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trẻ em trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em và kết quả cũng không tốt. Cho nên muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình, xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau”. Sự kết hợp này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp tác động tích cực đến quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả thì nhà trường cần phải chú ý đến việc xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thành tập thể kiểu mẫu. Phải xây dựng đội ngũ các thầy, cô giáo vừa có năng lực, vừa có phẩm chất đạo đức, yêu nghề, thương yêu học sinh. Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng, là niềm tin, là chuẩn mực đạo đức cho học sinh học tập, noi theo. Nhà trường phải xây dựng nội quy, quy định học tập cho học sinh một cáchchặt chẽ. Nhà trường phải thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh, thông báo kịp thời kết quả học tập rèn luyện của mỗi học sinh cho từng gia đình biết, mời phụ huynh, xử phạt nặng những học sinh trốn học, bỏ tiết, trèo rào; những học sinh không học bài, đánh nhau, chửi thề… để phối hợp giúp đỡ học sinh phấn đấu vươn lên, Đoàn thanh niên phải thường xuyên kết hợp với quản sinh đi kiểm tra nề nếp, tác phong của học sinh, những học sinh nào không mặc đúng đồngphục, thì không cho vào lớp… Để thực
  • 42. 42 hiện tốt việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thì nhà trường phải có sự phốihợp thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và địa phương nhằm mở rộng môi trường giáo dục. Cùng với gia đình, nhà trường, xã hội giữ vai trò hết sức to lớn trong việc hoàn thiện và phát triển các phẩm chất đạo đức, lối sống của học sinh, xã hội làm phong phú thêm những điều mà học sinh học được ở nhà trường. Xã hội là nơi diễn ra mọi hoạt động đa dạng của con người, cũng là nơi thử thách ý chí, bản lĩnh, năng lực của từng cá nhân. Xã hội vừa là nơi giáo dục, hoàn thiện, kiểm định đạo đức cho con người; đồng thời cũng là nơi mà conngười dễ bị xoáy mòn về đạo đức nếu như các em không có bản lĩnh chính trị vững vàng, không có kinh kỹ năng sống, nhất là khi các em đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay. Quá trình giáo dục trong gia đình, nhà trường, xã hội có những đặc trưng, ưu thế riêng nên phải phối hợp cả ba môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh. Để nâng cao sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội cần thực hiện một số vấn đề sau: Thứ nhất, gia đình phải quan tâm đến con em mình, phải luôn nắm được những thông tin từ phía nhà trường, không cản trở, đồng thời ủng hộ, động viên con em mình tích cực tham gia các phong trào chính trị-xã hội, các hoạt động ngoại khoá do đoàn thanh niên tổ chức. Thứ hai, tăng cường ý thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục, quản lý học sinh. Nhà trường không chỉ dạy kiến thức, mà phải có trách nhiệm giữ nề nếp, kỷ cương trong nhà trường, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh. Nhà trường cần phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương, để quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh. Thứ ba, học sinh ngày nay được sốngtrong môi trường văn hoá phong phú, đa dạng, các em được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trong nước và quốc tế, cả những thông tin tốt lẫn những thông tin xấu, được học hỏi giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Điều đó có tác động to lớn đến đời sống văn hoá tinh thần
  • 43. 43 và lối sống của học sinh, các em là những người hết sức nhạy cảm với tình hình mới. Do đó, nhà trường phải phốihợp với các đơnvị bộ đội, côngan ở địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp để học sinh tự ý thức rèn luyện cho bản thân mình và phải thường xuyên có sự tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục này nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế, thiếu sót.Vì vậy, công tác kết hợp giữa giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội là việc làm rất quan trọng và không thể thiếu được.