SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
ĐỖ MINH SƠN
PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG
HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2013
3
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
ĐỖ MINH SƠN
PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG
HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 60 22 03 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN PHÚC THĂNG
HÀ NỘI - 2013
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY
ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ
BƯU CHÍNH -VIỄN THÔNG 10
1.1. Thực chất sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên
Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông 10
1.2. Những nhân tố quy định sự phát triển ý thức chính trị của
sinh viên Học viện Côngnghệ Bưu chính - Viễn thông 23
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Ý
THỨC CHÍNHTRỊCỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG 37
2.1. Thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên
Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay 37
2.2. Những quan điểm và giải pháp phát triển ý thức chính
trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính -
Viễn thông. 58
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 83
5
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế sâu rộng của đất nước nguồn nhân lực trở thành nhân tố quyết định
chủ yếu đến sự phát triển kinh tế-xã hội, trong xây dựng và bảo về Tổ quốc.
Hồ Chủ tịch đã từng khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của
nước nhà. Thậtvậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là
do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì
ngayhiện tại phảirèn luyện cả tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm
việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó” [22,tr. 185]. Nhiệm vụ giáo dục đào
tạo thế hệ trẻ là công việc của toàn xã hội, do đó các Học viện, các trường đại
học và cao đẳng bên cạnh mục tiêu đào tạo chuyên môn, còn có nhiệm vụ
nặng nề phát triển ý thức chính trị cho các đối tượng sinh viên.
Ý thức chínhtrịlà một loại hình ý thức xã hội có vai trò quan trọng trong
việc định hướng vềchínhtrịtrongquátrìnhtồntạivà pháttriển củaxã hội. Trong
thờiđạingày nay, ý thức chínhtrịcủagiai cấp côngnhânlà loại hìnhý thức chính
trị tiên tiến định hướng cho quá trình tồn tại và phát triển của xã hội xã hội chủ
nghĩa. Đối với sinh viên các học viện, các trường đại học và cao đẳng trong và
ngoàiquânđộiở Việt Nam, ý thức chínhtrịlà cơ sở hình thành thế giới quan duy
vật biện chứng, phươngphápluậnkhoahọc;ýthức chính trị là nền tảng quy định
quátrìnhhìnhthành, pháttriển phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn của
mỗisinh viên. Chínhvì vậy, đồngthờivớiquátrình đào tạo chuyên môn các học
viện, các trường đai học phải phát triển ý thức chính trị cho các đối tượng sinh
viên nhằm đào tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên.
Trong điều kiện hiện nay, chủ nghĩa đế quốc tiếp tục đẩy mạnh chiến
lược diễn biến hòa bình với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại nhằm biến quá
trình diễn biến hòa bình thành quá trình tự diễn biến ở các nước này. Trọng
6
tâm củachiến lược diễn biếnhòabìnhlàtập trung vào công tác tuyên truyền, tấn
côngvào lĩnhvực tưtưởng, lĩnhvực lý luận. Đốitượng và địa bàn chống phá của
chủnghĩađếquốc hiệnnay tập trung vào đội ngũ trí thức, đội ngũ sinh viên của
các nhàtrường, đối tượng có trình độ nhận thức, tiếp nhận nhanh cái mới, nhạy
cảm với các vấn đề của đời sống xã hội, có khả năng lan tỏa tư tưởng nhanh…
Mặt khác, khi Việt Nam bước vào cơ chế thị trường, cả mặt tích cực và
tiêu cực của cơ chế thị trường tác động đến tư tưởng tình cảm và hành động
của con người. Trong sự tác động đó, có tác động tiêu cực đến việc phát triển
ý thức chính trị của sinh viên nên việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên
các Học viện, trường đại học là một nhiệm vụ cấp bách trong điều kiện hiện
nay. Bởi vậy, yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách hiện nay đối với Học viện công
nghệ Bưu chính - Viễn thông là phát triển ý thức chính trị cho sinh viên đảm
bảo cho họ có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn đáp ứng với
mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Xuất phát từ thực trạng của việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên
Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông.Từ khi thành lập đến nay, dưới
sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của ban Giám đốc, cùng với sự nỗ lực
của các lực lượng giáo dục, cũng như quá trình tự đào tạo của sinh viên trong
Học viện, việc xây dựng và phát triển ý thức chính trị của sinh viên đã có
những kết quả nhất định. Đa số sinh viên khi tốt nghiệp ra trường với các
trình độ khác nhau đã có những hiểu biết tương đối tốt về chủ nghĩa Mác-Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước, tin vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới của đất nước.
Hầu hết sinh viên sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của thị trường sau khi tốt
nghiệp, hòa nhập với công việc nhanh chóng. Tuy nhiên, do những điều kiện
khách quan cùng những nhân tố chủ quan, do đặc thù của ngành nghề đào tạo
tác động, dẫn đến sự phát triển ý thức chính trị của bộ phận sinh viên vẫn còn
7
những hạn chế. Đặc biệt, sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, xác định động cơ, mục tiêu
phấn đấu, rèn luyện chưa rõ ràng, ý chí khắc phục khó khăn của một số sinh
viên chưa cao... Bên cạnh đó, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn phát triển ý thức chính trị cho sinh viên chưa được các lực lượng giáo dục
trong Học viện quan tâm, nghiên cứu và thực hiện đồng bộ, đúng mức.
Xuất phát từ thực tiễn tham gia giảng dạy trong và ngoài quân đội từ
1987 đến nay của bản thân, tác giả thấy rõ tính cấp thiết của việc phát triển ý
thức chính trị của sinh viên trong điều kiện hiện nay.
Với các lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển ý thức chính trị
của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay” nhằm
luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình phát
triển ý thức chính trị cho sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn
thông hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng
và giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các
trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội thời gian gần đây đang được
nhiều người quan tâm, nên đã xuất hiện nhiều bài báo viết về vấn đề này trên
các góc độ nghiên cứu khác nhau.
Về các bài viết có liên quan đến giáo dục ý thức chính trị, các môn
Mác-Lê nin, triết học có: Tham luận của GS.TSKH Bành Tiến Long (2008)
“Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng cho học sinh, sinh viên
trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” trong kỷ
yếu Hội thảo khoa học Ban tuyên giáo Trung ương; Tác giả Nguyễn Lương
Bằng: “Đổi mới phương phápgiảngdạylý luận Mác-Lê nin ở các trường đại
học hiện nay” Tạp chí lý luận chính trị, số 7-2000; Tác giả Lương Minh Cừ:
8
“Một số ý kiến về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện
nay”Tạp chí Giáo dục số 60 tháng 6- 2003; Tác giả Nguyễn Văn Hiền “ Về
phương pháp so sánh trong dạy học các môn khoa học Mác-Lê nin”, tạp chí
Giáo dục, số 110 tháng 3-2005. Đề tài: “Phát triển ý thức chính trị xã hội chủ
nghĩa trong xã hội và ngoài quân đội trong thời kỳ đổi” của PGS. TS Lê Văn
Quang, Nxb QĐND, H 2001; Ngoài ra, vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng
còncó các côngtrìnhtập thểkhác cũng đềcập tới. Đềtài:“Công tác tư tưởng và
giảngdạylýluận trong trường đại học và cao đẳng” do Phạm Văn Năng chủ
biên, Nxb thành phố Hồ Chí Minh; đề tài:“Một số ý kiến trao đổi về phương
phápgiảngdạycácmôn khoa họclý luận Mác-Lê nin ở đại học và cao đẳng”
của tập thể tác giả Lê Xuân Nam, Lê Thanh Sinh, Nguyễn Thanh, Lương Minh
Cừ, Hoàng Trung(đồng chủ biên), Nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002; đề
tài:“ Một số vấn đề về lý luận và thựctiễn về dạyvà họcmôn họcMác-Lênin và
tư tưởng HồChíMinh trong cáctrườngđạihọc”do Nguyễn Duy Bắc chủ biên,
Nxb chínhtrị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004… nhìn chung các bài báo, các tham
luận đã đưa ra những cơ sở lý luận về đổi mới nội dung giảng dạy lý luận chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh góp phầngiáo dục chính trị, phát triển
ý thức chính trị của học sinh, sinh viên trong điều kiện hiện nay.
Nghiên cứu vấn đề ở trình độ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có các công trình
tiêu biểu như: đề tài “ Bản chất quá trình phát triển ý thức xã hội chủ nghĩa
của sĩ quan cấp phân độiQuân đội nhân dân Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của
Trần Xuân Bình, Học viện Chính trị- quân sự; đề tài “Quá trình phát triển ý
thức chính trị ở học viên sĩ quan pháo binh hiện nay” của Phùng Văn Ngọc,
Học viện Chính trị- quân sự.
Đề tài: “Tăng cường công tác giáodục chính trị, tư tưởng cho sinh viên
nước ta trong giai đoạn hiện nay” luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Hữu
Vị, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, đại học Quốc
9
gia, Hà Nội, năm 2006; đềtài: “Côngtácgiáodụcphẩmchấtchínhtrị, đạọ đức,
lối sống cho sinh viên ở trường đại học Tây nguyên”, luận văn tiến sĩ triết học
của Hoàng Anh, năm 2006; đề tài: “Giảng dạy triết học Mác-Lê nin với việc
nângcaonăng lựctư duy biện chứng cho sinh viên các trường đại học”, luận
văn thạc sĩ triết học của HoàngThúc Lân, năm 2003; đềtài: “ Thôngtin vớihoạt
động giảng dạy lý luận Mác-Lê nin ở các trường đại học (Qua thực tế các
trường đạihọc ở Hà Nội)”, luận văn thác sĩ triết học của Phan Thị Thanh Hải,
năm 2003. Các luận văn trên đãđưa ra một cáchcó hệ thống cơ sở lý luận và đề
xuất một số biện pháp nâng cao chấtlượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh
viên thông qua giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các công trình nói trên, tiếp cận phát triển ý thức chính trị từ nhiều góc
độ nhưng đã chỉ rõ bản chất của quá trình phát triển ý thức chính trị, phát triển
ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa trong xã hội và trong quân đội; đồng thời
luận giả khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ý thức chính trị cho
học viên sĩ quan trong quân đội cũng như sinh viên tại các trường đại học và
cao đẳng trong cả nước. Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị số 2516/ BGD &
ĐT ngày 18/5/2007 về việc thực hiện cuộc vận động“Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục.
Vấn đề phát triển ý thức chính trị cho sinh viên các trường đại học và
cao đẳng đã được quan tâm từ lâu nay càng phải quan tâm nhiều hơn. Cho đến
nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu về phát triển ý thức
chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông.
Những công trình khoa học đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng
để tác giả phát triển đề tài“ Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện
Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay”
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích: Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực
tiễn phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính -
10
Viễn thông, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ý thức chính trị của sinh
viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay.
Nhiệm vụ:
Một là, làm rõ thực chất phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện
Công nghệ Bưu chính - Viễn thông.
Hai là, đánh giá thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện
Công nghệ Bưu chính - Viễn thông.
Ba là, một số quan điểm và giải pháp cơ bản phát triển ý thức chính trị của
sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: ý thức chính trị của Sinh viên Học viện Công
nghệ Bưu chính - Viễn thông.
Phạm vi nghiên cứu: phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện
Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay mà không nghiên cứu sang các
hoạt động khác của sinh viên, trong lịch sử phát triển của Học viện.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Một là, Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính
trị, ý thức chính trị, phát triển ý thức chính trị; các văn kiện nghị quyết
của Đảng bộ khối kinh tế trung ương, đảng bộ tập đoàn về xây dựng Học
viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông; các công trình nghiên cứu có
liên quan trực tiếp đến đề tài.
Hai là, Luận văn dựa trên cơ sở thực tiễn chủ yếu là tình hình thực tế
của các hệ đào tạo sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, các
văn bản của Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn Thông cũng như kết quả
khảo sát điều tra trực tiếp của tác giả về thực trạng phát triển ý thức chính trị
của sinh viên Học viện.
11
Ba là, Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là kết hợp
phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử với
các phương pháp: điều tra xã hội học; phỏng vấn, so sánh và thực tiễn quá
trình giáo dục đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, trên
cơ sở giảng dạy, quản lý của tác giả.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo toàn diện của Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, đặc biệt là
phát triển ý thức chính trị của sinh viên của Học viện Công nghệ Bưu chính-
Viễn thông trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn sau khi đã hoàn thành có thể dùng làm tài liệu tham khảo để
nghiên cứu và vận dụng vào hoạt động giáo dục, đào tạo tại các cơ sở đào tạo
của Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông cũng như các trường đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành Bưu chính - Viễn thông.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương ( 4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
12
Chương 1
THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN
Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ
BƯU CHÍNH- VIỄN THÔNG
1.1.Thực chất sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên học viện
Công nghệ Bưu chính- Viễn thông
1.1.1.Ý thức chính trị.
Khái niệm ý thức chính trị
Chính trị là một trong bốn lĩnh vực cơ bản cấu thành xã hội: lĩnh vực
kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tinh thần, lĩnh vực xã hội. Chính trị phản
ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia. Về bản chất
các mối quan hệ đó là các vấn đề về nhà nước.
Chính trị, theo Lê nin, đó là mối quan hệ giữa các giai cấp, các đảng
phái, các dân tộc về mặt nhà nước: “ Chính trị là sự biểu hiện tập trung của
kinh tế” [15,tr. 349]. Chính trị của một giai cấp được quy định bởi địa vị kinh
tế- xã hội của giai cấp đó trong nền sản xuất xã hội. Quan hệ giữa các giai
cấp, các đảng phái trong việc đấu tranh để giành và giữ chính quyền phụ
thuộc vào quyền sở hữu của giai cấp đó đối với tư liệu sản xuất chủ yếu của
xã hội. Giai cấp chiếm địa vị thống trị về kinh tế sẽ trở thành giai cấp thống trị
về chính trị trong xã hội. Chính quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước của
giai cấp đảm bảo cho sự thống trị về kinh tế của giai cấp đó. Nhà nước là
công cụ chủ yếu để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị của mình đối với xã
hội, do đó trong quan hệ giữa các giai cấp, các chính đảng vấn đề chính quyền
nhà nước luôn được quan tâm hàng đầu. Bàn về vấn đề này, Lê nin đã chỉ rõ:
“ Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế” [15,tr. 349].
Một giai cấp thống trị về kinh tế muốn trở thành giai cấp thống trị trong xã
hội phải tổ chức một cuộc cách mạng xã hội để giành chính quyền nhà nước,
13
qua nhà nước, qua các công cụ bạo lực của nhà nước để thống trị toàn bộ xã
hội theo lợi ích của giai cấp mình.
Hồ Chí Minh khi bàn về chính trị đã chỉ rõ những nội dung cơ bản của
chínhtrị. Theo Người, trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, biểu hiện đầu
tiên của chínhtrị là yêu nước, thươngdân, lấy dân làm gốc. Đạiđoànkết dân tộc
và sức mạnh dân tộc để giữ nước và dựng nước. Yêu nước phải thương dân,
không thương dân thì không có gì để nói về yêu nước cả. Dân là số đông, làm
cho số đôngaicũng có cơmăn áo mặc, ai cũng được học hành, sống tự do hạnh
phúc. Hồ Chí Minh chủ trương xây nền chính trị của dân, do dân, vì dân. Điều
quan trọnglà Hồ Chí Minh đưa truyền thống yêu nước, thương dân và hệ thống
hoạtđộngcủa dân, do dân, vì dânthành mộtnội dung cơ bản để xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam và chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam.
Sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân với tính dân tộc là đặc trưng
tiêu biểu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị. Độc lập dân tộc phải đem
lại quyền lợi cho nhân dân: “ Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [21, tr. 56]. Chế độ
chính trị, hệ thống chính trị phải thực hiện nội dung cơ bản: “Bao nhiêu lợi
ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” [ 23, tr.698]. Chính vì nhà
nước là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị nên phải xây dựng một nhà
nước trong sạch, sáng suốt.
Từ các quan điểm trên có thể khẳng định Hồ Chí Minh đã vận dụng
sáng tạo quan điểm chính trị của chủ nghĩa Mác-Lê nin về chính trị vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam.
Như vậy, chính trị hiểu một cách đầy đủ là toàn bộ những hoạt động
của các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội trong việc giành, sử dụng
và giữ chính quyền nhà nước. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế.
Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước.
14
Chính trị có cấu trúc phức tạp gồm: ý thức chính trị, tổ chức thể chế
chính trị, quan hệ chính trị và hoạt động chính trị.
Ý thức chínhtrịlà mộthìnhtháiý thức xã hộichủyếu, phản ánh tồn tại xã
hội. Ý thức chínhtrịphảnánh các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội giữa các giai
cấp, cácdântộc,các quốc gia đồng thời cũng phản ánh thái độ của các giai cấp
đốivới quyền lực chính trị. Đặc trưng của ý thức chính trị thể hiện tập trung và
trực tiếp nhất quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp.
Ý thức chính trị là một loại hình ý thức xã hội, là hệ thống những quan
điểm, tư tưởng lý luận, tâm lý và tình cảm của một giai cấp về địa vị, vai trò
lịch sử, về mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, về đường lối chiến lược và sách
lược của giai cấp đó trong một giai đoạn nhất định của lịch sử.
Ý thức chính trị cũng phản ánh tồn tại xã hội như các hình thái ý thức
xã hội khác nhưng ý thức chính trị và ý thức pháp quyền gần với cơ sở kinh tế
hơn cả và giữ vai trò chi phối mạnh mẽ nhất đối với tồn tại xã hội.
Kết cấu của ý thức chính trị
Ý thức chính trị được tạo thành trong sự thống nhất, tác động biện
chứng của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản là: tri thức chính trị,
tình cảm, ý chí chính trị và niềm tin chính trị.
Trithức chínhtrịlà yếu tố cơ bản, cốtlõinhất củaý thức chínhtrị. Tri thức
chínhtrịlà những hiểu biết củacon người về lý luận và thực tiễn của tổ chức thể
chếchínhtrị, quanhệ chínhtrịvà hoạtđộngchínhtrị. Trithức chính trị phản ánh,
củng cố và thực hiện trên thực tế lợi ích của các giai cấp và của toàn xã hội.
Tình cảm ý thức chính trị là một hình thái đặc biệt nói lên thái độ của
con người với những hiện tượng chính trị khác nhau trong đời sống xã hội.
Niềm tin chính trị đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, nó
có thể quy định mục đích hành vi cá nhân và tập thể, tập đoàn xã hội trong
hoạt động chính trị, định hướng sự tìm kiếm những phương tiện để đạt mục
đích lợi ích chính trị.
15
Ý chí chính trị là sự hội tụ của tri thức chính trị và tình cảm chính trị
hướng vào hoạt động của con người. Ý chí là hiện tượng tâm lý, điều chỉn
hành vi của con người. Ý chí biến đổi dưới sự tác động của điều kiện lịch sử,
xã hội. Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện qua năng lực thực hiện
những hành động có mục đích.
Lý tưởngchínhtrịlà mục tiêu chungcao nhấtvàhoànthiện nhất mà mộtcá
nhân, một giai cấp cụ thể phấn đấu để đạt tới với quyết tâm cao nhất trong quá
trìnhhoạtđộngchínhtrị. Lýtưởngchínhtrịđược hình thành thông qua quá trình
nhận thức, giáo dục vàhoạtđộngchínhtrị, nó hướng toàn bộ hoạt động của một
cánhân hay mộttập đoàn vào một mục tiêu chính trị xác định. Như vậy, ý thức
chínhtrịngoàinhân tố tri thức cầnphảicó sự chuyển hóa từ tri thức để xuất hiện
tình cảm, ý chí, niềm tin, lý tưởng chính trị để cho nó trở thành hiện thực.
Ý thức chính trị cũng có hai cấp độ phản ánh tồn tại xã hội gồm ý thức
chính trị thông thường và ý thức chính trị lý luận. Ý thức chính trị thông
thường nảy sinh tự phát từ hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm xã hội trong
môi trưởng kinh tế - xã hội trực tiếp hàng ngày. Ý thức chính trị thông thường
chứa đựng các yếu tố tâm lý, kinh nghiệm cảm tính, nhận thức theo thói quen
những biểu hiện bên ngoài của hoạt động chính trị mà chủ thể tham gia nên
thường thiếu hệ thống, thiếu sâu sắc do vậy thường thiếu sự ổn định. Ý thức
chính trị lý luận là trình độ cao của ý thức chính trị, nó được hình thành tự
giác, được các nhà tư tưởng của một giai cấp xây dựng và truyền bá trong xã
hội. Ý thức chính trị lý luận được diễn tả trong các học thuyết chính trị - xã
hội, được thể hiện trong đường lối, cương lĩnh của các chính đảng và các giai
cấp khác nhau trong xã hội có giai cấp khác nhau cũng như được cụ thể hóa
trong luật pháp, chính sách của nhà nước - công cụ của giai cấp thống trị.
Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị có tính giai cấp. Tính giai cấp
biểu hiện ở cả ý thức chính trị thông thường và ý thức chính trị lý luận. Ở
16
trình độ lý luận chính trị thì tính giai cấp biểu hiện sâu sắc hơn. Trong xã hội
có đối kháng giai cấp, những tư tưởng thống trị xã hội bao gời cũng là tư
tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị của xã hội đó. Các Mác và
Ăng ghen đã từng khẳng định: “ Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai
cấp thống trị là những tư tưởng thống trị” [16, tr. 66]. Trong quá trình thống
trị xã hội, các giai cấp thống trị, bóc lột thường tìm cách phủ nhận, xuyên tạc
tính giai cấp của ý thức chính trị và tìm mọi cách chứng minh tư tưởng của họ
là tư tưởng phản ánh lợi ích chung của xã hội. Ý thức chính trị về bản chất là
sự cô đọng lợi ích kinh tế của giai cấp này trong mối quan hệ với giai cấp
khác. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị về kinh tế, nắm cơ sở kinh tế
cũng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng, trong đó có bộ phận
cực kỳ quan trọng là nhà nước. Thông qua việc sử dụng công cụ nhà nước,
giai cấp thống trị về kinh tế thống trị xã hội cả về vật chất và tinh thần. Do đó,
ý thức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế cũng là ý thức chính trị trong
toàn xã hội. Các Mác và Ăng ghen đã khẳng định: “ Giai cấp nào chi phối
những tư liệu sản xuất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh
thần, thành thử nói chung tư tưởng của những người không có tư liệu sản xuất
tinh thần cũng đồng thời là bị giai cấp thống trị đó chi phối” [16, tr. 66].
Trong xã hội có giai cấp, mỗi cá nhân đều thuộc về một giai cấp, một
tầng lớp xã hội nhất định, có cùng kiểu sinh hoạt vật chất và bị ý thức chính
trị của cộng đồng (xã hội, giai cấp, tầng lớp) chi phối. Mặt khác, trong xã hội
có giai cấp, mỗi cá nhân ngoài những điều kiện sinh hoạt vật chất chung của
xã hội, giai cấp, tầng lớp còn có điều kiện, hoàn cảnh sống cụ thể, khác biệt;
do đó trong ý thức chính trị cá nhân có dấu ấn của ý thức cộng đồng.
Ý thức chính trị cộng đồng là ý thức chính trị phản ánh điều kiện sinh
hoạt vật chất của cộng đồng, nảy sinh từ nhu cầu, lợi ích chính trị đồng thời
giúp cho ý thức của cộng đồng. Ý thức chính trị cá nhân là những nhận thức,
17
thái độ, niềm tin, ý chí của từng cá nhân về những vấn đề chính trị cụ thể, vì
thế nó rất phong phú và đa dạng. Rõ ràng, nếu ý thức chính trị cộng đồng là
những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tâm lý chínhtrị củasố đôngthì ý thức chính
trị của cá nhân lại bao gồm những hiểu biết, quan niệm, quan điểm cũng như
tình cảm, thái độ, niềm tin chính trị của từng cá nhân cụ thể trong cộng đồng.
Ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Ý thức chính trị cộng đồng cũng là ý thức chính trị của con
người, tồn tại, phát triển thông qua ý thức của mỗi cá nhân.
Tóm lại, ý thức chính trị cá nhân và ý thức chính trị cộng đồng tồn tại
trong xã hội có giai cấp, trong mối liên hệ biện chứng, tác động và chuyển
hóa lẫn nhau. Chính vì vậy, để nghiên cứu ý thức chính trị của một cộng đồng
hoặc một cá nhân nào đó trong một xã hội cụ thể trong một giai đoạn cụ thể
cần phải xem xét ở nhiều góc độ, các khía cạnh, phải tập trung vào những
quan hệ lớn phản ánh đời sống kinh tế, đời sống chính trị.
Tính độc lập tương đối của ý thức chính trị
Ý thức chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, phản ánh cơ
sở hạ tầng và thực tiễn chính trị của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất
định. Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội nên luôn bị chi phối bởi
các quy luật ý thức xã hội nói chung, đặc biệt khi đặt nó trong mối quan hệ
với tồn tại xã hội.Tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy, tồn tại xã hội quyết
định thực tiễn chính trị, thực tiễn chính trị nào thì ý thức chính trị đó. Chính
tồn tại xã hội, tổ chức thể chế chính trị, quan hệ chính trị và hoạt động chính
trị gồm các sự kiện, tình huống chính trị là cái quyết định ý thức chính trị.
Tuy nhiên, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức chính trị
có tính độc lập tương đối. Ý thức chính trị cũng có tính lạc hậu, tính kế thừa
và tính vượt trước, có mối quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác như ý
thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thầm mỹ, ý thức tôn giáo…và trong
18
thời đại ngày nay nó vẫn giữ vai trò chi phối đối với sự hình thành, phát triển
ý thức xã hội nói chung.
Ý thức chính trị có tính lạc hậu so với tồn tại xã hội. Sự lạc hậu đó bị
quy định bởi quan hệ lợi ích. Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị thường
gắn với lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội nhất định. Chính vì vậy,
những tư tưởng chính trị cũ, lạc hậu thường được các lực lượng phản tiến bộ
lưu giữ, tuyên truyền.
Tính vượt trước của ý thức chính trị thể hiện trong các học thuyết, các
tư tưởng chính trị khoa học phản ánh đúng những mối liên hệ bản chất, tất
yếu của đời sống chính trị, dự báo tương lai và có tác dụng chỉ đạo hoạt động
thực tiễn của con người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, ý thức chính trị
không chỉ phản ánh đời sống chính trị đương đại mà còn lưu giữ, kết hợp,
phát triển các yếu tố hợp lý từ ý thức chính trị trong quá khứ và cả các yếu tố
tiên tiến của ý thức chính trị bên ngoài mảnh đất hiện thực mà nó xuất hiện.
Ý thức chính trị cũng mang tính kế thừa. Trong quá trình phản ánh tồn
tại xã hội cũng như trong quá trình phát triển ý thức chính trị luôn kế thừa các
tư tưởng chính trị của nhân loại. Ý thức chính trị cũng kế thừa các tư tưởng
chính trị truyền thống. Sự kế thừa đó tùy thuộc vào vị trị, lợi ích của giai cấp
thống trị xã hội. Chính sự kế thừa đó làm điều kiện để giai cấp thống trị xã hội
nắm quyền thống trị xã hội cả về vật chất và tinh thần, củng cố vững chắc địa
vị thống trị của mình trong xã hội.
Trong các hình thái của ý thức xã hội, thì ý thức chính trị có tầm quan
trọng đặc biệt, nó quyết định xu hướng và bản chất của các hình thái ý thức xã
hội khác vì sự gắn bó chặt chẽ của nó đối với tồn tại xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị bằng cách này hay cách khác
tác động mạnh mẽ trở lại đối với thực tiễn chính trị. Hình thành từ thực tiễn
chính trị đến lượt mình, ý thức chính trị lại thâu tóm, chi phối các tình huống
19
và các quá trình xã hội. Ý thức chính trị tác động trở lại tồn tại xã hội, trong
đó tác động đến cơ sở kinh tế, tác động đến các giai cấp, cá nhân trong xã hội.
Hệ tư tưởng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Thông qua tổ chức nhà nước, nó tác động trở lại cơ sở kinh tế, và “ Có thể
trong những giới hạn nhất làm thay đổi cả cơ sở kinh tế” [9, tr.101]. Học
thuyết chính trị phản ánh đúng hoặc sai lệch hiện thực khách quan sẽ có tác
động thúc đẩy hoặc kìm hãm lịch sử.
Hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị giữ vai trò chủ đạo trong
đời sống tinh thần của xã hội. Hệ tư tưởng quy định phương hướng chính trị
của các hoạt động tinh thần. Hệ tư tưởng là cơ sở lý luận để đề ra đường lối
chính trị, hình thành các thiết chế chính trị và các nguyên tắc hoạt động của
hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước. Tác động tích cực hay tiêu cực của hệ
tư tưởng chính trị cũng như ý thức chính trị nói chung phụ thuộc vào tính chất
tiến bộ, cách mạng hoặc phản tiến bộ, phản cách mạng của hệ tư tưởng đó.
Trongxãhội có giai cấp, giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất sản
xuất tiên tiến sẽ đề ra hệ tư tưởng chính trị tiến bộ, cách mạng phù hợp với nhu
cầugiải phónglực lượngsảnxuất, đưaxã hội tiến lên. Khi giai cấp đó trở nên lạc
hậu, phảnđộngthì hệ tư tưởng chính trị của giai cấp đó cũng mang tính lạc hậu
phản động và có tác động tiêu cực kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Trong thế giới hiện đại, giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản
tiên tiến, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật
chất và cải tạo các quan hệ xã hội, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân là hệ tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Hệ tư tưởng đó là lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là thế giới
quan, phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung
cốt lõi nhất trong hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân là mục tiêu, con
đường, biện pháp để thực hiện cuộc đấu tranh xóa bỏ tình trạng áp bức giai
20
cấp, áp bứcdântộc,áp bứcconngười, xóabỏ chủ nghĩa tư bản tiến tới xây dựng
mộtxã hộikhôngcó giai cấp. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô
sảnhàng trăm năm nay diễn ra gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh
vực hệ tư tưởng. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản vẫn đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.
Thực tiễn cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam hiện nay đòi hỏi
phải nâng cao vai trò hệ tư tưởng của giai cấp công nhân- hệ tư tưởng chính
trị xã hội chủ nghĩa. Từ phân tíchtrên có thể kết luận ý thức chính trị của sinh
viên Học viện Công nghệBưu chính – Viễn thông là những tư tưởng tình cảm,
tâm lý chính trị phản ánh trình độ nhận thức, thái độ trách nhiệm chính trị
của họ trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt
Nam được hình thành, phát triển chủ yếu trong quá trình học tập, rèn luyện
tại Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông.
1.1.2.Vai trò của việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học
viện công nghệ Bưu chính – Viễn thông hiện nay
Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính- Viễn thông là những người
có đủ tiêu chuẩn qua thi tuyển, cử tuyển, được đào tạo tích hợp khối kiến thức
viễn thông - công nghệ- kế toán tài chính - quản trị kinh doanh để trở thành
những người có trình độ cử nhân, kỹ sư đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoàn thành khóa học sinh viên có trình độ cử
nhân với quản trị kinh doanh, kế toán tài chính, kỹ sư với các ngành Công
nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kỹ thuật điện tử, đáp ứng với yêu cầu
ngày càng phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
hướng tới xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế tri thức.
Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến
rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển theo quan điểm duy vật
biện chứng là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
21
thiện hơn. Lê nin đãchỉ rõ:“Pháttriển là một cuộc “ đấutranh” giữa các mặt đối
lập” [9, tr. 379]. Rõ ràng, Pháttriển của sự vật là quá trình tự thân, tồn tại khách
quan độc lập bên ngoài ý thức con người. Phát triển làm cho sự vật hoàn thiện
hơn, đa dạng hơn về cấu trúc, về mối liên hệ. Phát triển của sự vật là quá trình
đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trongbản thân nó. Phát triển ý thức chính trị
là quá trìnhlàm biến đổivề chất trong nhận thức, tình cảm chính trị, hình thành
nên các quan điểm chính trị, đời sống tâm lý, tình cảm tốt đẹp về chính trị của
giai cấp cầm quyền nhằm duy trì sự thống trị của giai cấp trong xã hội.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu
chính - Viễn thông là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và đối
tượng giáo dục nhằm biến đổi về chất trong nhận thức chính trị, tình cảm, ý
chí, niềm tin chính trị hình thành nên các quan điểm chính trị, đời sống tâm
lý, tình cảm tốt đẹp về chính trị của giai cấp công nhân thông qua quá trình
học tập, rèn luyện tại trường của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-
Viễn thông nhằm hoàn thành mục tiêu của chương trình đào tạo.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính
- Viễn thông là quá trình tác động biện chứng giữa các chủ thể giáo dục của
Học viện bao gồm nhiều bộ phận với những chức năng riêng, tác động theo
những phương thức khác nhau, tác động đến sinh viên, cùng với quá trình tự
giáo dục, rèn luyện của sinh viên nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư
tưởng, tâm lý, tình cảm chính trị của sinh viên.
Trong cam kết đầu ra của sinh viên Học viện có mục tiêu về hành vi,
mục tiêu này chỉ rõ:Sinhviên được trangbịnhững kiến thức cơ bản, hệ thống về
chủnghĩaMác - Lê nin và tư tưởngHồ Chí Minh, có phẩmchấtđạo đức tốt, tính
kỷ luật cao, biết làm việc tập thểtheo nhóm, theo dự án, say mê khoa học, tự rèn
luyện phẩmchấtchínhtrịvà năng lực chuyênmôn. Sinh viên hiểu biết về các giá
trị đạo đức nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của
22
các giải pháp kỹthuậttrongbối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và bối
cảnhriêng củađấtnước. Sinhviên sẽý thức được sựcầnthiếtphải nâng cao trình
độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để học suốt đời.
Hiện nay, đối tượng đào tạo của Học Viện mở rộng không chỉ thêm
một số nghành mới mà còn mở rộng ở đối tượng phục vụ. Từ chỗ chỉ đào tạo
ra những cánbộ hoạtđộngtrong ngành Bưu chính - Viễn thông mà còn đào tạo
những cán bộ đáp ứng yêu cầu cho toàn xã hội. Nhiều sinh viên sau khi tốt
nghiệp được tuyểnchọn vào Quân đội, Công an, những lĩnh vực đòi hỏi ý thức
chínhtrị cao. Do đó việc phát triển ý thức chính trị cho sinh viên trong quá trình
học tập, rèn luyện tại trường là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành
thường xuyên liên tục. Vì vậy, thực chất của việc phát triển ý thức chính trị của
sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay là:
Một là, pháttriển ý thức chính trị là nâng caotrình độ nhận thức, trình
độ tư duy chính trị của sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính-Viễn thông.
Đó là sựxác lập, củngcố, thế giới quanduy vật biện chứng, phương pháp
luận khoa học cho sinh viên, củng cố, phát triển niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng CộngsảnViệt Nam, kiên định đitheo con đường độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩaxã hội. Đó là quátrìnhlàm cho sinh viên nhận thức về tính tất yếu
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về những khó khăn, thuận
lợi trongquá trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa…Trên
cơ sở đó hình thành, nâng cao niềm tin, ý chí phấn đấu của mỗi sinh viên vì
những lý tưởng xã hội cao đẹp, đồng thời tạo ra những động lực, khả năng để
hiện thực hóa lý tưởng đó cũng như điều chỉnh hành vi cho phù hợp với những
chuẩn mực xã hộinói chung, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Hai là, pháttriển ý thức chính trị là củng cố xu hướng nghềnghiệp, xác
định đúng thái độ, động cơ học tập và rèn luyện.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện giúp sinh viên nhận
thức về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam; về nhiệm vụ
23
chínhtrịcủacác lực lượng, tổ chức đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.
Quahọc tập, nghiêncứuvề lý luận chínhtrịcũng giúp sinh viên hiểu biết sâu sắc
về chiến lược Hội nhập và phát triển của ngành, của Học viện Công nghệ Bưu
chính - Viễn thông. Từ những hiểu biết đó sinh viên Học viện xác định tốt mục
tiêu, thái độ, động cơ học tập, rèn luyện tại Học viện. Phát triển ý thức chính trị
giúp sinh viên nêu cao ýchí tựlực, tựcườngkhông cam chịu đói nghèo, lạc hậu,
tự tin vượtquakhó khăn. Đó là nhữngcơ sở đểhìnhthànhđộnglực phấnđấu, rèn
luyện vượtquanhững khó khăn củabảnthân, củaHọc viện đểphấnđấuvươn lên.
Ba là, phát triển ý thức chính trị là tạo cơ sở lý luận để sinh viên Học
viện Công nghệBưu chính-Viễn thông miễn dịch với ảnh hưởng của các hệ tư
tưởng chính trị thù địch, những tiêu cực của xã hội.
Hiện nay, các thếlực thù địch đẩy mạnh âm mưu diễn biến hòa bình vào
nước ta nhằm tạo ra quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa. Sinh viên Học viện
muốncó đủsức miễndịchvớinhữngtác độngcủatưtưởngchính trị tư sản, phản
động, các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội thì điều kiện tiên quyết là phải
pháttriển ý thức chínhtrịcho toànbộsinhviên Học viện. Thông qua phát triển ý
thức chính trị của sinh viên giúp sinh viên phân biệt rõ tính chất của các hệ tư
tưởngtrongthờiđại ngày nay, khẳng định tính chất tiên tiến của ý thức chính trị
củagiai cấp côngnhân, tínhchấtlạc hậuphảnđộngcủacác tưtưởng chính trị phi
xã hộichủnghĩa;giúp sinh viên nhận thức được âmmưu, thủ đoạncủacácthếlực
thù địch đối với cách mạng Việt Nam; giúp sinh viên nêu cao cảnh giác, tránh
được sựtác độngtiêucực trong cuộc tấn công của các thế lực thù địch vào các
lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lớp trẻ hiện nay ở Việt Nam.
Bốn là, pháttriển ý thức chính trị là cung cấp cơ sở lý luận hình thành
phẩm chất đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng của sinh viên
Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xét về bản chất nhân
văn chính là khoa học làm người, góp phần hình thành tư tưởng, đạo đức, lối
24
sống mới tiến bộ của con người. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Nhân dân ta từ lâu
đã sống với nhau như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa
ấy càng cao đẹp hơn, trở thành nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu
bốn biển như một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê nin là phải sống với nhau là
phải sống với nhau có nghĩa có tình. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống
không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê nin được” [26,
tr. 554]. Những chuẩn mực đạo đức của giai cấp công nhân sẽ trở thành chuẩn
mực đạo đức của xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ
sở những phẩm chất đạo đức chung sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên. Truyền thống tốt đẹp của ngành: Trung thành,
dũng cảm, tận tụy, sáng tạo, nghĩa tình phải trở thành tiêu chí phát triển đạo
đức của sinh viên, phải đáp ứng với yêu cầu: nhanhchóng, chính xác, bí mật,
an toàn, hiệu quả của ngành Bưu chính - Viễn thông.
Phát triển ý thức chính trị phải tập trung vào các nội dung sau:
Một là, phát triển ý thức chính trị phải làm cho sinh viên thấm nhuần
đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của nhà
nước, sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, hăng hái, tích cực học
tập, rèn luyện, lao động sản xuất xây dựng đất nước, xung kích trong thực
hiện chủ chương chính sách của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là kết quả sự
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam. Nâng cao nhận về đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức đầy đủ hơn về quy luật phát triển khách quan
của xã hội, những yêu cầu khách quan của công cuộc công nghiêp hóa, hiện
đại hóa đất nước cũng như quyền lợi và trách nhiệm của bản thân đối với sự
nghiệp cách mạng Việt Nam.
25
Hailà, phát triển ý thức chính trị của sinh viên phải làm cho sinh viên có
nhận thức đúng đắnhơn về chủ nghĩa xã hội, về xu hướng phát triển tất yếu của
loài người; về tính tất yếu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về
những thời cơ và thách thức trong quá trình mở cửa và hội nhập ở Việt Nam.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng
Việt Nam. Mục tiêu này đã được ĐảngvàHồ Chí Minh cũngnhư nhân dân ta lựa
chọntừ1930 đếnnay, sựlựa chọnđólà phùhợp với xu thế phát triển tất yếu của
loài người. Chỉ có kiênđịnh conđườngxãhội chủ nghĩa chúng ta mới có thể tận
dụng được thời cơ, tránh được nguy cơ trong quá trình phát triển.
Ba là, phát triển ý thức chính trị của sinh viên nhằm củng cố cho sinh
viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào tương lai
phát triển của đất nước, vào sự phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông,
vào sự trưởng thành của Học viện.
Niềm tin tác động mạnh mẽ đến nhận thức và thái độ của sinh viên. Có
định hướng tốt, ý thức phấn đấutốt sinh viên sẽhành độngmạnh mẽ, kiên quyết,
tự giác. Ngược lại, nếu không tin tưởngvào sựnghiệp cáchmạng thì sinh viên sẽ
nảy sinh thái độ thờ ơ, thụ động trong học tập, rèn luyện, dẫn tới mất lý tưởng
cách mạng. Chính vì vậy thái độ tích cực với công cuộc đổi mới là nội dung
không thể thiếu trong quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên.
Bốn là, phát triển ý thức chính trị phải nâng cao chất lượng giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó xác lập thế giới
quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học để sinh viên có sự nhìn
nhận đúng đắn về tự nhiên, xã hội, con người, có niềm tin khoa học vào mục
tiêu cách mạng và hành động đạt hiệu quả cao.
1.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ý thức chính trị
của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông
1.2.1. Đặc điểm của sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính-Viễn thông
Học viện Công nghệ Bưu chính- Viễn thông được thành lập theo quyết
định số 516/TTgcủaThủtướngchínhphủngày11/7/1997. Nguyêntắc hoạtđộng
26
củaHọc Viện là gắn kết giữa Nghiên cứu- đào tạo -sảnxuất hướng mục tiêu đào
tạo ra những chủnhân tươnglai củanền kinh tế tri thức và tạo ra những sản phẩm
chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông gồm hai trụ sở: Trụ sở
chính tại 122 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh tại 11 Nguyễn Đình Chiểu,
phường Đa Kao, thành phố Hồ Chí Minh.
Học viện có hai cơ sở đào tạo: Cơ sở Đào tạo phía Bắc tại km 10,
đường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Nội, cơ sở đào tạo phía nam tại đường
Man Thiện, quận 9 phường Hiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, với nhiều mục tiêu cụ thể khác
nhau, nhưng có chung một chủ thể đào tạo, chung chương trình đào tạo trình
độ sơ cấp chính trị nên sinh viên Học viện có cùng nội dung phát triển về ý
thức chính trị. Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông là bộ
phận của sinh viên Việt Nam, mang đầy đủ đặc điểm của sinh viên Việt Nam,
nhưng do đặc thù của ngành đào tạo, sinh viên Học viện có những đặc điểm
riêng biệt sau đây:
Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông vừa có đặc
điểm của sinh viên khối nghành kỹ thuật ( vì có các chuyên ngành: kỹ thuật
điện tử, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông) vừa có đặc điểm của khối
kinh tế ( vì có đào tạo chuyên ngành: tài chính kế toán, quản trị kinh doanh),
đồng thời có đặc điểm của ngành văn hóa – kỹ thuật – giải trí vì có đào tạo
chuyên ngành thiết kế đa phương tiện, an toàn thông tin mạng. Đây là một
khó khăn khi phát triển ý thức chính trị của sinh viên vì mục tiêu đào tạo khác
nhau, nhận thức xã hội khác nhau, đặc thù ngành đào tạo khác nhau, chương
trình đào tạo cũng khác nhau. Phát triển ý thức chính trị cần phải lưu ý đến
những đặc điểm đó.
27
Đa phần sinh viên Học viện yêu thích công nghệ thông tin, say mê,
miệt mài nghiên cứu, coi đó là cánh cửa đi vào các lĩnh vực khác. Học tập, tự
nghiên cứu, tự do sáng tạo trong lĩnh vực nghành học của mình, đưa ra các
giải pháp trong hoạt động nhóm, qua đó nắm bắt kiến thức nghành học, từ đó
đi sang các lĩnh vực khác. Đây là một thuận lợi lớn để xây dựng các phẩm
chất của người cán bộ kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin
của các ngành kinh tế - xã hội, phát triển nghiên cứu khoa học sau này.
Do là khốingành kinh tế kỹ thuật tuyểnchọntheo khốiA (toán – lý – hóa),
khốiA1 (toán– lý – ngoạingữ) nên các em không quan tâm nhiều đến kiến thức
củakhốixã hội, thậm chí rấtsợ, ngại, né tránh các môn học thuộc khối này. Đây
là mộtkhó khăn trongquátrìnhpháttriển ý thức chínhtrịcủa sinh viên Học viện.
Sinh viên Học viện học tập, nghiên cứu, làm việc trên máy tính là chủ
yếu nên nắm bắt thông tin rất nhanh chóng, nhiều chiều, đương nhiên họ tiếp
cận với cả thông tin chính thức lẫn những thông tin không chính thức chưa có
sự chọn lọc nên dẫn tới khó khăn trong quá trình định hướng nhận thức, định
hướng ý thức chính trị. Do thông tin qua mạng nên họ cũng dễ tham gia vào
các diễn đàn, công khai bày tỏ quan điểm, trong những quan điểm đó không
phải lúc nào cũng đúng đắn, phù hợp.
Điểm đầu vào của sinh viên Học viện thường nằm trong tốp đầu của
các trường đại học và cao đẳng nên nhận thức của sinh viên cơ bản là cao.
Đây là một thuận lợi trong quá trình giáo dục đào tạo, nhưng cũng đặt ra
thách thức cho chủ thể giáo dục trong quá trình phát triển ý thức chính trị của
sinh viên. Bên cạnh đó, đầu vào còn có đối tượng cử tuyển, còn có sinh viên
bạn Lào, nhận thức thấp, quan hệ xã hội phức tạp dẫn đến khó khăn trong việc
phát triển ý thức chính trị cho đối tượng này.
Đặc điểm của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông là
cơ sở thực tiễn quan trọng để xác định việc lựa chọn chương trình, nội dung,
phương pháp, hình thức phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện.
28
1.2.2. Pháttriểnýthức chínhtrị của sinhviênHọcviệnCông nghệ Bưu
chính- Viễn thôngphụthuộcchủ yếu vàohoạtđộnggiáodụccủa nhà trường
Tham gia vào quá trình giáo dục, phát triển ý thức chính trị của sinh
viên Học viện là đội ngũ các nhà giáo dục trong toàn Học viện: mỗi một vị trí
đều có vai trò khác nhau đối với việc tác động đến nhận thức, tình cảm, ý chí
của sinh viên qua đó phát triển ý thức chính trị của sinh viên.
Pháttriển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệBưu chính
- Viễn thông phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đào tạo các môn Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong các môn học tại trường, các môn khoa học Mác-Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh , đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò
đặc biệt quan trọng, đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển ý thức chính trị
của sinh viên Học viện. Chất lượng đào tạo các môn lý luận phụ thuộc vào:
Chương trình, đề cương môn học, giáo trình, bài giảng, giáo án của
chính môn học đó.
Chương trình phù hợp, trình bày những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam sẽ trang bị đồng bộ nhận thức cho sinh viên trong quá trình xây
dựng, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa
học, giúp sinh viên có phương pháp nhìn nhận, giải quyết các vấn đề của xã
hội, của dân tộc, những vấn đề của hiện tại, quá khứ và tương lai. Cắt xén,
tích hợp một cách kiên cưỡng sẽ không đạt kết quả như mong muốn.
Dung lượng thời gian cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo các môn lý luận chính trị. Thời gian tất yếu phải đảm bảo: thời gian tối
thiểu để giảng viên trình bày các vấn đề cơ bản của môn học, sinh viên thảo
luận, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sự hỗ trợ của các
phương tiện, tài liệu học tập.
29
Phương pháp giảng dạy. Chất lượng môn học các môn lý luận chính
trị, qua đó quyết định chất lượng ý thức chính trị của sinh viên còn phụ thuộc
vào phương pháp truyền tải của giảng viên. Trình bày vấn đề lôi cuốn, khúc
triết, liên hệ thực tiễn, gợi mở, giải quyết thắc mắc kịp thời sẽ trực tiếp định
hướng cho sinh viên về ý thức chính trị. Tuy nhiên nội dung, mục tiêu, đối
tượng quy định phương pháp giảng dạy, lựa chọn phương pháp nào phải căn
cứ vào đầy đủ các yếu tố.
Đội ngũ giảng viên các môn Lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - những người trực
tiếp quyết định chất lượng truyền tải tri thức lý luận cho sinh viên, qua đó
phát triển ý thức chính trị cho sinh viên. Đội ngũ giảng viên có trình độ, năng
lực, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng
trong hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa
học cho sinh viên. Lực lượng giảng viên này cần đảm bảo cả về số lượng lẫn
chất lượng. Nếu số lượng giảng viên quá ít dẫn đến hiện tượng: các giảng viên
lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy một môn
mà phải đảm nhận nhiều môn học, thậm chí có những giảng viên phải đảm
nhận tất cả các môn học lý luận chính trị, sẽ bị căng ra trong quá trình giảng
dạy, dẫn đến ít nghiên cứu khoa học, không có thời gian nâng cao trình độ
mọi mặt, về lâu dài sẽ không đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Ngược lại, sẽ dẫn
đến lãng phí lực lượng, mặc dù đảm bảo được chất lượng. Để đảm bảo chất
lượng các môn lý luận chính trị tùy theo quy mô đào tạo mà xây dựng số
lượng giảng viên phù hợp. Hiện nay, các trường đại học chú trọng chủ yếu
đến các giảng viên của các chuyên nghành đào tạo, mà ít quan tâm đến giảng
viên các môn lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính bài toán về
số lượng không giải quyết khoa học nên một hệ quả tất yếu là chất lượng các
môn học này rõ ràng bị ảnh hưởng xấu khi một giảng viên không thể đảm bảo
30
chất lượng như nhau khi họ chỉ được đào tạo một chuyên ngành mà phải giảng
dạy nhiều chuyên ngành. Chất lượng của đội ngũ giảng viên các môn lý luận
chínhtrị phụthuộc vào quátrình được đàotạo, đàotạo, tự đào tạo, đào tạo lại.
Quá trình tổ chức đào tạo các môn lý luận chính trị.
Chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị còn phụ thuộc vào quá
trình tổ chức đào tạo các môn lý luận chính trị. Tổ chức tốt theo một lô gic
chặt chẽ, khoa học sẽ góp phần xây dựng, phát triển ý thức chính trị của sinh
viên Học viện, ngược lại sẽ giảm hiệu quả, thậm chí triệt tiêu tác dụng của
nhau. Theo lộ trình của chương trình đào tạo tại các trường đại học, môn
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin I phải được bố trí đầu
tiên, đó là điều kiện tiên quyết để tiếp tục tiếp cận tri thức của môn học
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin II, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lộ trình đó sẽ
đảm bảo hệ thống tri thức lý luận đến với sinh viên một cách đồng bộ, cơ bản,
trên cơ sở đó xây dựng, củng cố thế giới quan duy vật biện chứng, phương
pháp luận khoa học cho sinh viên. Ngược lại, nếu quá trình tổ chức đào tạo
không phù hợp, chồng chéo sẽ dẫn đến hiệu quả không cao, không vững chắc.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện còn phụ thuộc vào
hoạt động giảng dạy của các khoa, bộ môn khác. Mặc dù các khoa chuyên
ngành chủ yếu đào tạo chuyên môn nhưng chính thông qua đào tạo chuyên
môn mà hình thành nên những phẩm chất nghề nghiệp, qua đó xây dựng
những phẩm chất đạo đức cho sinh viên. Do đó, phát triển ý thức chính trị cần
phải có sự tham gia của các khoa chuyên ngành để rèn luyện cho sinh viên.
Pháttriển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệBưu chính
- Viễn thông phụ thuộc vào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của
Học viện, các hội của sinh viên.
Hoạt động của các tổ chức trong Học viện như Đảng bộ, Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các hội của sinh viên có tác động rất lớn đến
việc hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện.
31
Đảng ủy Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông đóng vai trò xây
dựng các chương trình hoạt động lớn, định hướng phát triển của Học viện
trong quá trình phát triển nói chung, các chương trình tác động đến phát triển
ý thức chính trị của sinh viên.
Ban giám đốc Học viện: Trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy Học viện,
triển khai thực hiện đưa nghị quyết của Đảng ủy thành hiện thực trong việc
phát triển tư tưởng, chính trị của sinh viên. Chi bộ phòng Giáo vụ và Công tác
sinh viên. Các sinh viên là Đảng viên tham gia sinh hoạt tại chi bộ phòng. Đây
là chi bộ có hai mảng nhiệm vụ đều liên quan đến hoạt động học tập và rèn
luyện của sinh viên tại Học viện. Chi bộ phòng triển khai trực tiếp nghị quyết
của Đảng ủy Học viện đến các đảng viên trong chi bộ, trong đó có các sinh
viên là đảng viên đồng thời triển khai nghị quyết của Đảng ủy Học viện, chi
bộ phòng đến các chi đoàn sinh viên của Học viện. Quản lý trực tiếp sinh viên
trong quá trình học tập, rèn luyện là phòng, với đội ngũ chuyên viên đảm
nhận các công tác chuyên môn đồng thời kiêm nhiệm giáo viên chủ nhiệm,
thực hiện mọi chủ trương, chính sách liên quan đến chế độ chính sách của
sinh viên. Mọi hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên được theo dõi
một cách sát sao, chính xác, được giải quyết kịp thời. Phòng Giáo vụ và Công
tác sinh viên là một phòng có tác động lớn đến quá trình hình thành nhân
cách, phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị của sinh viên.
Phòng Thanhtra và Công tác chính trị: Tham mưu cho cấp ủy Đảng về
các hoạt động chính trị, tư tưởng. Kiểm tra kiểm soát các hoạt động thường
xuyên của Học viện dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đóng vai trò chủ yếu trong
quá trình biến nghị quyết của Đảng ủy thành các phong trào hoạt động sôi nổi,
thiết thực của sinh viên. Thông qua hoạt động của các chi đoàn thu hút đông
đảo sinh viên tham gia. Đây là môi trường hoạt động tích cực để sinh viên rèn
luyện ý thức chính trị tại trường cũng như tại các địa phương mà các em đến
32
khi tham gia hoạt động của Đoàn thanh niên, qua đó sinh viên rèn luyện ý
thức, xây dựng các phẩm chất tốt đẹp, qua đó phát triển ý thức chính trị.
Hoạt động của các hội sinh viên.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện còn chịu tác động
trong hoạt động của các hội sinh viên. Đây là các tổ chức tự nguyện, quy nạp
những người cùng chí hướng trong những hoạt động cụ thể, có tác dụng xây
dựng ý chí, quyết tâm, rèn luyện các kỹ năng trong giao tiếp cho sinh viên.
Thông qua bản tin nội bộ sinh viên có dịp trình bày quan điểm của mình trước
các vấn đề đang diễn ra tại Học viện. Diễn đàn sinh viên trên mạng là nơi sinh
viên trao đổithôngtin, tìnhcảm, nguyệnvọng, đánhgiá, bình luận về các sự kiện
diễn ra trong trường cũng như các vấn đề xã hội. Qua diễn đàn tâm tư, nguyện
vọng, ýthức chínhtrịcủasinhviên được bộc lộ rõ, đây chính là một kênh thông
tin quan trọng để định hướng, phát triển ý thức chính trị của sinh viên.
Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Hoạt động của Trung tâm khảo thí không đơn thuần chỉ là nơi đánh giá
kết quả học tập của sinh viên thông qua tổ chức các kỳ thi, mà đây cũng chính
là một bộ phận xây dựng, phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện.
Thực hiện quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục đào tạo trong đánh giá kết quả
học tập của sinh viên là nhiệm vụ chính của trung tâm này. Rèn luyện việc
thực hiện quy chế thi chính là xây dựng ý thức chấp hành kỷ luật, ý thức công
đồng cho sinh viên. Trung tâm khảo thí còn có nhiệm vụ lấy ý kiến phản hồi
của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua phiếu ý kiến
phản hồi, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện là kết quả tổng hợp
của sự tác động biện chứng giữa các chủ thể giáo dục của Học viện, mỗi bộ
phận có chức năng, nhiệm vụ, vai trò riêng nhưng đều có mục tiêu chung là
trang bị kiến thức để đảm bảo mục tiêu khóa học đồng thời phát triển ý thức
chính trị của sinh viên.
33
1.2.2. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ
Bưu chính - Viễn thông phụ thuộc trực tiếp vàotinh thần tự giác rèn luyện
của sinh viên
Giáo dục, đào tạo là quá trình chuyển đào tạo thành quá trình tự giáo
dục, tự đào tạo. Các trường Đại học sử dụng quan niệm ngắn gọn đại học =
tự học. Điều đó cho thấy vai trò của tinh thần tự phấn đấu, rèn luyện của sinh
viên đóng vai trò trực tiếp quyết định đến phát triển ý thức chính trị của họ.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện phụ thuộc vào quá trình đấu
tranh giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường với
điều kiện, khả năng mọi mặt của bản thân sinh viên, đó là quá trình giải quyết
mâu thuẫn giữa cái tôi của bản thân sinh viên với cái ta của Học viện, cái
chúng ta của xã hội. Trên cơ sở mâu thuẫn của quá trình học tập, rèn luyện
của mình, sinh viên xác định vị trí, nhiệm vụ của mình trong quá trình học
tập, rèn luyện tại trường cũng như trách nhiệm của họ trước mắt cũng như sau
khi tốt nghiệp. Tinh thần phấn đấu tự thân trong học tập, rèn luyện của sinh
viên quyết định trực tiếp quá trình xây dựng, phát triển ý thức chính trị của
sinh viên Học viện. Mỗi sinh viên lại là một chủ thể giải quyết vấn đề nội tâm
để giải quyết mâu thuẫn trong từng môn học, từng hoạt động, từng năm học
để xây dựng và phát triển ý thức chính trị, hoàn thành mục tiêu khóa học.
1.2.3. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ
Bưu chính-Viễn thông phụ thuộc vào môi trường xã hội
Một là, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội
Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của hoàn cảnh. C.Mác đã
từng khẳng định: “ Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của
họ; trái lại, tồn tại xã hội quyết định ý thức của họ” [16.tr 15]. Theo đó, sự
phát triển của mỗi con người trong xã hội chịu sự tác động mạnh mẽ, toàn
diện của điều kiện kinh tế- xã hội.
34
Sinh viên Học viện về cơ bản là những học sinh phổ thông vừa ghế nhà
trường phổ thông. Sinh ra cơ bản trong quá trình đất nước đổi mới toàn diện
dể xây dựng chủ nghĩa xã hội nên chịu tác động, ảnh hưởng của điều kiện
kinh tế xã hội của đất nước thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước đã khẳng
định trên thực tế, mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam: “Dân giàu, nước
mạnh,dânchủ, công bằng, văn minh” [5, tr.17] là có cơ sở khoa học và thực
tiễn. Những thành tựu đó là cơ sở để xây dựng niềm tin của sinh viên vào sự
lãnh đạo của Đảng, vào khả năng vượt qua được những khó khăn, thử thách
của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây chính là cơ sở vững
chắc tạo nên sự tin tưởng của sinh viên Học viện vào chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên, trong đời sống tinh thần của xã hội xuất hiện nhiều hiện
tượng báo động: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên gắn với tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, vẫn nghiêm trọng , làm giảm sút niềm tin của nhân
dân vào Đảng và nhà nước” [6, tr. 319]. Những hiện tượng tiêu cực đó
phần nào làm phai nhạt niềm tin của sinh viên vào chế độ xã hội, vào niềm
tin vào sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.Trong quá trình phát triển ý
thức chính trị của sinh viên Học viện nếu không tiến hành đồng bộ, triệt để
các biện pháp, không khơi dậy tính tích cực của các chủ thể giáo dục cũng
như sự năng động của sinh viên Học viện thì không thể phát triển được ý
thức chính trị cho sinh viên.
Hai là, phụ thuộc vào các quan hệ xã hội
Khi bàn về bản chất con người, C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng:
“Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”[17,tr.23].
35
Trong các quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp đóng vai
trò quyết định nhất. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện phải đặt
trong các mối quan hệ xã hội mà họ tham gia.
Sự đa dạng môi trường làm việc trước và sau khi tốt nghiệp đặt sinh
viên phải giải quyết các mối quan hệ cụ thể mà họ tham gia, chính những mối
quan hệ cụ thể đó ảnh hưởng tới ý thức chính trị của họ. Nếu sau khi tốt
nghiệp, các sinh viên đi làm cho các doanh nghiệp nhà nước có điều kiện
thuận lợi hơn khi phát triển ý thức chính trị. Nhưng khi làm thuê cho các
doanh nghiệp tư nhân họ lại thấy họ là người bị bóc lột, người nắm tư liệu sản
xuất mới là ông chủ. Thực tế đó sẽ làm phai nhạt ý thức chính trị mà họ được
xây dựng trong học tập, rèn luyện tại trường. Tham gia vào mối quan hệ xã
hội, sinh viên Học viện sẽ đối mặt với những quan điểm, tư tưởng, những
định hướng giá trị không phù hợp với quan điểm của giai cấp công nhân,
thậm chí xuyên tạc phủ nhận lịch sử, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Đi sâu vào quá trình đổi mới càng xuất hiện các tệ nạn xã
hội, các hiện tượng tiêu cực mới với sự tinh vi, xảo quyệt, đa dạng hơn ở các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Nổi bật là hiện tượng tham nhũng đã trở thành
quốc nạn. Những hiện tượng đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển ý thức
chính trị của sinh viên Học viện.
1.2.4. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ
Bưu chính-Viễn thông chịu những ảnh hưởng quốc tế
Sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra khả năng giúp các nước
chậm phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu tận dụng
được cơ hội, đi tắt, đón đầu. Nhưng cũng đặt ra nguy cơ tụt hậu nếu nước nào
đứng ngoài cuộc hoặc không tận dụng được thời cơ.
Ngành Bưu chính - Viễn thông cũng chịu tác động của quá trình này
trên hai khía cạnh: mặt tích cực của công nghệ thông tin thế giới là tìm tòi,
36
sáng tạo, vận dụng vào thực tiễn hướng đi mới đồng thời cũng chịu tác ðộng
tiêu cực bởi là nước đi sau, lạc hậu về công nghệ, khó cạnh tranh với những
cường quốc về công nghệ thông tin. Đây là một thách thức lớn nếu không có
bản lĩnh, không có ý chí, không có quyết tâm cao sẽ khó vượt qua được thử
thách. Ngành Bưu chính – Viễn thông đang đặt trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt về cuộc chạy đua công nghệ, chạy đua dịch vụ đi kèm. Cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đã đưa ra những công nghệ mới với tính ưu việt nổi
trội, kéo theo là quy trình công nghệ mới, điều đó đòi hỏi quá trình đào tạo
chuyên ngành kỹ thuật vừa phải đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, vừa phải đảm
bảo tính cập nhật kịp thời với công nghệ tiên tiến. Đây là một thách thức rất lớn
đối với quá trình đào tạo nói chung, quá trình phát triển ý thức chính trị nói
riêng. Trong quá trình đào tạo công nghệ thông tin đã có những nghịch lý ảnh
hưởng đến phát triển ý thức chínhtrị của sinh viên đó là những tiến sĩ được đào
tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa trước kia, là những người có kinh nghiệm, có
kiến thức cơ bản nhưng có phần lép vế trước lớp trẻ được đào tạo tại Anh, Mỹ,
Nhật, Hàn Quốc trở về. Thầy già, con hát trẻ đã không đúng với nhiều trường
hợp. Khi công nghệ thông tin phát triển, một số nước tiên tiến như nước Anh
đã đào tạo kỹ sư côngnghệ chỉ có ba năm, trong khi đó Học viện vẫn thực hiện
đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin với 4,5 năm, tạo nên sự thắc mắc khó giải
thích đối với sinh viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp.
Thêm vào đó, trong quá trình tiếp cận thông tin mọi mặt, do cả nguyên
nhân khách quan cũng như chủ quan, sinh viên Học viện phải tiếp cận với
lượng thông tin nhiều chiều, đa dạng chưa có sự định hướng, thậm chí thông
tin được lái đi theo một hướng khác. Do vậy, để phát triển ý thức chính trị
của sinh viên phải tiến hành song song hai nhiệm vụ: một, tăng cường khả
năng miễn dịch cho sinh viên bằng cách trang bị cho họ thế giới quan duy vật
biện chứng, phương pháp luận khoa học, hai cần định hướng kịp thời về nhận
thức, định hướng tư tưởng, định hướng hành động cho sinh viên.
37
Ảnh hưởng của những tư tưởng chính trị, văn hóa nước ngoài.
Hiện nay công tác tư tưởng nói chung, công tác lý luận nói riêng đang
đứng trước những kẻ thù tư tưởng nguy hiểm. Diễn biến hòa bình tiếp tục
được đẩy mạnh với những phương thức mới tinh vi hơn. Quá trình tự diễn
biến hòa bình gặm nhấm từ từ vào tư tưởng, hành động của người dân Việt
Nam, vào các đối tượng trong xã hội từ nông dân, công nhân đến trí thức,
thậm chí cán bộ, đảng viên. Trong những quan điểm chống phá chủ nghĩa
Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáng lưu ý là các quan điểm sau đây:
Quan điểm Chủ nghĩa xã hội đẻ non, thuyết Học bù, thuyết Liên Xô sụp đổ-
sự cáo chung của Chủ nghĩa xã hội, thuyết Kinh tế thị trường không dung
hợp với chủ nghĩa xã hội. Thuyết Đảng trị, (diễn đàn 11-1992). Nghị quyết
đòi Việt Nam phải cho tôn giáo độc lập với chính quyền. Những tư tưởng
ngoại lai đó được sử dụng bằng nhiều con đường khác nhau tấn công vào lĩnh
vực tư tưởng của nhân dân ta.
*
* *
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu
chính-Viễn thông là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và đối tượng
giáo dục làm biến đổi về chất trong nhận thức, tình cảm, ý chí chính trị, hình
thành nên các quan điểm chính trị, đời sống tâm lý, tình cảm tốt đẹp về ý thức
chính trị của giai cấp công nhân thông qua quá trình học tập, rèn luyện tại
trường của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông nhằm hoàn
thành mục tiêu của chương trình đào tạo.
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu
chính-Viễn thông có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nguồn
nhân lực cho sự phát triển của ngành Bưu chính-Viễn thông, cho sự nghiệp
phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Phát triển ý thức chính trị
38
góp phần nâng cao trình độ tư duy nói chung, đặc biệt là nâng cao trình độ tư
duy chính trị của sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính-Viễn thông; phát
triển ý thức chính trị trực tiếp góp phần củng cố xu hướng nghề nghiệp, xác
định đúng thái độ, động cơ học tập, rèn luyên đúng đắn; phát triển ý thức
chính trị là cơ sở lý luận hình thành phấm chất đạo đức nói chung, đạo đức
nghề nghiệp nói riêng của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn
thông; phát triển ý thức chính trị là cơ sở để sinh viên Học viện Công nghệ
Bưu chính-Viễn thông miễn dịch với ảnh hưởng của các hệ tư tưởng chính trị
thù địch, những tiêu cực của xã hội và nghành tác động đến. Phát triển ý thức
chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông phụ thuộc
vào nhiều yếu tố cả trong nước và ngoài nước, trong Học viện và ngoài Học
viện, chủ thể giáo dục và người được giáo dục. Đó là cơ sở lý luận để nhìn
nhận, đánh giá việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công
nghệ Bưu chính-Viễn thông hiện nay.
39
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG
2.1. Thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên học viện
Công nghệ Bưu chính- Viễn thông
Từ khi Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông thành lập đến nay,
vấn đề phát triển ý thức chính trị luôn là một nội dung cơ bản của chương
trình giáo dục. Điều đó thể hiện không những ở nội dung, chương trình giáo
dục chính trị của bộ môn lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn
thể hiện ở hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể của Học viện,
của chính bản thân sinh viên. Điều đó đã tạo nên những kết quả cụ thể trong
quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu
chính - Viễn thông.
2.1.1.Nội dungchương trình, phương pháp giảng dạy các môn khoa
học Mác-Lê nin với việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện
Công nghệ Bưu chính - Viễn thông
Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông có đội ngũ cán bộ, giảng
viên được giáo dục và đào tạo cơ bản. Cho đến nay, Học viện đã có đội ngũ
cán bộ giảng dạy đủ tiêu chuẩn, có 3 tiến sĩ khoa học, 74 tiến sĩ, 4 giáo sư, 11
phó giáo sư, 50 giảng viên đang nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, số
lượng Đảng viên rải khắp các khoa, viện tham gia giảng dạy. Các giảng viên
đều có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giảng viên đóng vai trò chủ
yếu trong việc thực hiện công tác giáo dục, đào tạo. Tùy theo đối tượng, lĩnh
vực, đội ngũ giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu góp
phần vào phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện.
Hoạt động nhận thức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam của sinh viên
40
trực tiếp phụ thuộc vào nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy các
môn Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chương trình, nội dung.
Mục tiêu đào tạo về trình độ lý luận chính trị của sinh viên Học viện
Công nghệ Bưu chính-Viễn thông là đạt trình độ sơ cấp về chính trị. Khi tiến
hành công cuộc đổi mới bộ Giáo dục đào tạo đã có sự điều chỉnh về nội dung
chương trình các môn lý luận. Với thời lượng đã thay đổi, theo quan điểm của
Bộ Giáo dục và đào tạo đủ thời lượng để trang bị cho sinh viên các trường đại
học và cao đẳng trình độ sơ cấp chính trị. Giáo trình Các môn lý luận của Học
viện là bộ giáo trình dùng cho các trường khối kinh tế và kỹ thuật.
Các môn lý luận chính trị trong các trường Đại học trang bị thế giới
quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học cho sinh viên, từ đó
giúp sinh viên có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng để phân
tích, xem xét giải quyết các vấn đề của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Do đặc thù các môn lý luận trình bày các vấn đề của thế giới bằng lý
luận nên bản thân nó luôn khô khan, trừu tượng, khó hiểu, khó tiếp thu đối
với sinh viên của khối chuyên nghành kỹ thuật. Nội dung các môn lý luận
không thể ngay lập tức trở thành tri thức với ai tự giác nghiên cứu nó chứ
chưa nói đến những ai phải học nó. Nội dung chương trình đóng vai trò nền
tảng quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy và học các môn lý luận
Mác - Lê nin. Trong những năm gần đây, nội dung chương trình, giáo trình đã
có sự thay đổi nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp đào tạo.
Tuy nhiên, chương trình, nội dung, giáo trình của các môn lý luận Mác - Lê
nin đã bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Giáo trình chưa đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn, còn lạc hậu chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn của khoa học
hiện đại. Hiện chưa có sự phân biệt về chương trình các môn lý luận Mác
– Lê nin giữa khối ngành không chuyên của khối khoa học xã hội nhân
41
văn với khối ngành kinh tế, kỹ thuật Nhiều nội dung còn có sự chồng chéo
giữa các bộ môn.
Hệ thống bài giảng, giáo án chính là sự cụ thể hóa giáo trình nhưng
những nguyên lý lý luận chính trị được trình bày chung chung, chưa có sự
ngành hóa, do nhiều nguyên nhân nên chưa tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn
đối với sinh viên. Ngoài nội dung của giáo trình, bài giảng cần có những
tài liệu tham khảo. Nguồn tài liệu này có thể lấy từ thư viện nhưng thư
viện chủ yếu phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo còn bộ môn Mác - Lê
nin thì thiếu cả về số, chất lượng.
Về tổ chức đào tạo.Giáo trình, chương trình các môn Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
được thốngnhất trong giáo trìnhcủa Bộ giáo dục đào tạo. Khi tổ chức thực hiện
tại Học viện lại có sựđiều chỉnh. Cụthể môn Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lê nin Nguyên lý I- quy định của Bộ giáo dục đào tạo là 45 tiết,
nhưng Học viện bố trí lên lớp 30 tiết, 15 tiết sinh viên tự học. Nguyên lý II- lên
lớp 30 tiết, 45 tiết tự học, môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam 60 tiết, lên lớp 30 tiết, tự học 30 tiết. Điều đáng nói là số tiết tự học của
sinh viên không có ai quảnlý, muốn học thì học, muốn chơi cũng không ai cấm.
Cách tính điểm: trước điểm thái độ chuyên cần với ba đầu điểm: thái độ
lên lớp 10%, điểm kiểm tra 10%, điểm tiểu luận 10%, thi 70% ; nay thực hiện
theo quy định mới điểm thái độ chuyên cần là 50%, thi 50%.Với cách tính
điểm như vậy nên có những sinh viên khi thi chỉ cần được đạt 2 điểm, sinh
viên đã hoàn thành môn học trong quá trình đào tạo.
Thêm vào đó, khi áp dụng chương trình đào tạo mới đối với các môn lý
luận, Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức lớp tập huấn trong thời gian một tuần
và cấp chứng chỉ đào tạo các môn Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các
giáo sinh và đương nhiên các giảng viên có quyền lên lớp các môn học này
mặc dù không được đào tạo chuyên sâu.
42
Đối với đội ngũ giảng viên các môn lý luận Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh của Học viện. Với số lượng sinh viên hiện có, theo quy định của Bộ
giáo dục đào tạo phải thành lập khoa, nhưng số lượng hiện tại chỉ là Tổ bộ
môn. Số lượng giảng viên quá mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ nhưng chưa
được bổ xung mặc dù bộ môn đã có đề nghị từ nhiều năm.Với số lượng, chất
lượng giảng viên như vậy, nên không thể tiến hành các hoạt động ngoại khóa
thường xuyên, bổ xung cho các hoạt động giảng dạy. Hoạt động chuyên môn
của bộ môn không được thực hiện thường xuyên vì hoạt động giảng dạy của
các giảng viên quá nhiều, với cường độ quá cao. Một điều ảnh hưởng đến chất
lượng giảng dạy các môn Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là có giảng
viên giảng dạy trái với chuyên nghành đào tạo, thậm chí có giảng viên chưa là
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong môi trường giáo dục, các hiện tượng tiêu cực như chạy trường,
chạy điểm, đổi tình lấy điểm, mua bán bằng cấp, suy thoái đạo đức, quan hệ
thầy trò méo mó, tội phạm trong học đường…tác động rất xấu đến nhận thức,
niềm tin, tình cảm với chính môi trường mình học tập, rèn luyện của sinh
viên. Trong môi trường giáo dục của Học viện về cơ bản các thầy cô là những
tấm gương sáng về chuẩn mực tri thức, đạo đức, lối sống, tuy nhiên cũng như
các cơ sở giáo dục trong xã hội, vẫn tồn tại những “ lời đồn thổi” không hay
về thầy nọ, cô kia có những hành vi chưa đúng mực.
Theo quy chế 25 của Bộ giáo dục đào tạo, thành phần điểm lên lớp của
sinh viên có tỷ lệ điểm Thái độ chuyên cần giảng viên yêu cầu sinh viên có
thái độ học tập nghiêm túc: đi học đủ, đúng giờ, trong khi yêu cầu sinh viên
thực hiện nghiêm túc nhưng có giảng viên lại tự cho mình quyền đi muộn, về
sớm, sinh viên nghĩ gì khi thầy nói một đằng lại làm một nẻo. Vẫn có hiện
tượng vi phạm kỷ luật của giảng viên như bỏ giờ không lý do, đổi giời tùy
tiện dẫn đến những suy nghĩ sai lệch trong sinh viên về tính mô phạm của
người thầy. Những thiếu sót đó của các giảng viên cùng với sự phục vụ chưa
43
chuyên nghiệp của bộ phận phục vụ dẫn đến làm giảm niềm tin của sinh viên
vào sự minh bạch trong quá trình giáo dục.
Quy định của Bộ giáo dục đào tạo về phụ cấp đứng lớp của giảng viên
các môn lý luận Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hệ số đứng lớp lên đến
45%, các môn học còn lại 25%. Số tiền tuy không lớn nhưng đó là đãi ngộ
của nhà nước đối với những người tham gia giảng dạy, nó là danh dự, uy tín
của nhà giáo, đồng thời là sự động viên của xã hội đối với hoạt động trồng
người trong xã hội. Việc không thực hiện phụ cấp đối với giảng viên nói
chung, giảng viên Mác-Lê nin nói riêng làm giảm đi uy tín, sự nhiệt tình,
trách nhiệm của họ đối với hoạt động giảng dạy của nhà trường, qua đó ảnh
hưởng đến phát triển ý thức chính tri của sinh viên Học viện.
Về phương pháp giảngdạycác môn Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng là cách thức tác động đến sinh
viên Học viện nhằm nâng cao trình độ nhận chính trị, xây dựng thế giới quan
duy vật biện chứng, niềm tin cách mạng và những phẩm chất của con người
mới xã hội chủ nghĩa. Phương pháp bị quy định bởi nội dung, phương pháp
giáo dục cũng bị chi phối bởi đối tượng giáo dục. Phương pháp giáo dục để
phát triển ý thức chính trị của sinh viên được hiểu trên hai hoạt động: Giảng
dạy trên lớp và phương pháp ở các hình thức giáo dục khác. Phương pháp
truyền thống giảng dạy các môn khoa học Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
chủ yếu là thuyết trình. Giảng viên trên lớp cung cấp mẫu biểu, sinh viên ghi
chép, nhớ. Phương pháp truyền thống đã bỏ quên tính tích cực của sinh viên.
Khi khoa học công nghệ phát triển, với quan điểm lấy người học làm
trung tâm, kích thích tính tích cực, tự giác của sinh viên. Phương pháp power
point được đem vào áp dụng như một phát hiện mới. Phương pháp này trên
thực tế đã phát huy tác dụng tích cực với các môn kỹ thuật, nhưng với các
môn khoa học Mác-Lê nin mới chỉ dừng lại ở việc tránh thầy đọc, trò ghi.
Thời lượng quá ít nên giảng viên phải dùng phương pháp trình chiếu.
Lạm dụng phương pháp này, giảng viên chỉ cần trình chiếu mà ít giảng giải,
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY

More Related Content

What's hot

NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...hieu anh
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (14)

Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viênLuận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng HòaLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Ứng Hòa
 
Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng tại đại học quốc gia
Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng tại đại học quốc giaLuận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng tại đại học quốc gia
Luận văn HAY, HOT: Quản lý hoạt động giáo dục quốc phòng tại đại học quốc gia
 
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trịVấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
Vấn đề giảng dạy môn triết học Mác-Lênin tại Trường Chính trị
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAYBạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
 
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
 
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên TPHCM, HOT
 
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
 
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuậtQuản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
Quản lí phương tiện kỹ thuật dạy học ở Trường Trung cấp Kỹ thuật
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộLuận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
 
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...
 

Similar to Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY

Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...jackjohn45
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...hieu anh
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcLuanvantot.com 0934.573.149
 
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfNgnNK
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.docKhanhNguyn38918
 
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfNgatHuong1
 

Similar to Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY (20)

Đề tài: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Viễn thông
Đề tài: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Viễn thôngĐề tài: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Viễn thông
Đề tài: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Viễn thông
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ... Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đBiện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
 
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOTĐề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
 
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
 
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAYTổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
 
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐỖ MINH SƠN PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2013
  • 2. 3 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐỖ MINH SƠN PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60 22 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN PHÚC THĂNG HÀ NỘI - 2013
  • 3. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH -VIỄN THÔNG 10 1.1. Thực chất sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông 10 1.2. Những nhân tố quy định sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Côngnghệ Bưu chính - Viễn thông 23 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNHTRỊCỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG 37 2.1. Thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay 37 2.2. Những quan điểm và giải pháp phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. 58 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 83
  • 4. 5 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước nguồn nhân lực trở thành nhân tố quyết định chủ yếu đến sự phát triển kinh tế-xã hội, trong xây dựng và bảo về Tổ quốc. Hồ Chủ tịch đã từng khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thậtvậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngayhiện tại phảirèn luyện cả tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó” [22,tr. 185]. Nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ là công việc của toàn xã hội, do đó các Học viện, các trường đại học và cao đẳng bên cạnh mục tiêu đào tạo chuyên môn, còn có nhiệm vụ nặng nề phát triển ý thức chính trị cho các đối tượng sinh viên. Ý thức chínhtrịlà một loại hình ý thức xã hội có vai trò quan trọng trong việc định hướng vềchínhtrịtrongquátrìnhtồntạivà pháttriển củaxã hội. Trong thờiđạingày nay, ý thức chínhtrịcủagiai cấp côngnhânlà loại hìnhý thức chính trị tiên tiến định hướng cho quá trình tồn tại và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đối với sinh viên các học viện, các trường đại học và cao đẳng trong và ngoàiquânđộiở Việt Nam, ý thức chínhtrịlà cơ sở hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, phươngphápluậnkhoahọc;ýthức chính trị là nền tảng quy định quátrìnhhìnhthành, pháttriển phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn của mỗisinh viên. Chínhvì vậy, đồngthờivớiquátrình đào tạo chuyên môn các học viện, các trường đai học phải phát triển ý thức chính trị cho các đối tượng sinh viên nhằm đào tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên. Trong điều kiện hiện nay, chủ nghĩa đế quốc tiếp tục đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại nhằm biến quá trình diễn biến hòa bình thành quá trình tự diễn biến ở các nước này. Trọng
  • 5. 6 tâm củachiến lược diễn biếnhòabìnhlàtập trung vào công tác tuyên truyền, tấn côngvào lĩnhvực tưtưởng, lĩnhvực lý luận. Đốitượng và địa bàn chống phá của chủnghĩađếquốc hiệnnay tập trung vào đội ngũ trí thức, đội ngũ sinh viên của các nhàtrường, đối tượng có trình độ nhận thức, tiếp nhận nhanh cái mới, nhạy cảm với các vấn đề của đời sống xã hội, có khả năng lan tỏa tư tưởng nhanh… Mặt khác, khi Việt Nam bước vào cơ chế thị trường, cả mặt tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường tác động đến tư tưởng tình cảm và hành động của con người. Trong sự tác động đó, có tác động tiêu cực đến việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên nên việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên các Học viện, trường đại học là một nhiệm vụ cấp bách trong điều kiện hiện nay. Bởi vậy, yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách hiện nay đối với Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông là phát triển ý thức chính trị cho sinh viên đảm bảo cho họ có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn đáp ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường. Xuất phát từ thực trạng của việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông.Từ khi thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của ban Giám đốc, cùng với sự nỗ lực của các lực lượng giáo dục, cũng như quá trình tự đào tạo của sinh viên trong Học viện, việc xây dựng và phát triển ý thức chính trị của sinh viên đã có những kết quả nhất định. Đa số sinh viên khi tốt nghiệp ra trường với các trình độ khác nhau đã có những hiểu biết tương đối tốt về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tin vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới của đất nước. Hầu hết sinh viên sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của thị trường sau khi tốt nghiệp, hòa nhập với công việc nhanh chóng. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan cùng những nhân tố chủ quan, do đặc thù của ngành nghề đào tạo tác động, dẫn đến sự phát triển ý thức chính trị của bộ phận sinh viên vẫn còn
  • 6. 7 những hạn chế. Đặc biệt, sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, xác định động cơ, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện chưa rõ ràng, ý chí khắc phục khó khăn của một số sinh viên chưa cao... Bên cạnh đó, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ý thức chính trị cho sinh viên chưa được các lực lượng giáo dục trong Học viện quan tâm, nghiên cứu và thực hiện đồng bộ, đúng mức. Xuất phát từ thực tiễn tham gia giảng dạy trong và ngoài quân đội từ 1987 đến nay của bản thân, tác giả thấy rõ tính cấp thiết của việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên trong điều kiện hiện nay. Với các lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay” nhằm luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình phát triển ý thức chính trị cho sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội thời gian gần đây đang được nhiều người quan tâm, nên đã xuất hiện nhiều bài báo viết về vấn đề này trên các góc độ nghiên cứu khác nhau. Về các bài viết có liên quan đến giáo dục ý thức chính trị, các môn Mác-Lê nin, triết học có: Tham luận của GS.TSKH Bành Tiến Long (2008) “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” trong kỷ yếu Hội thảo khoa học Ban tuyên giáo Trung ương; Tác giả Nguyễn Lương Bằng: “Đổi mới phương phápgiảngdạylý luận Mác-Lê nin ở các trường đại học hiện nay” Tạp chí lý luận chính trị, số 7-2000; Tác giả Lương Minh Cừ:
  • 7. 8 “Một số ý kiến về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện nay”Tạp chí Giáo dục số 60 tháng 6- 2003; Tác giả Nguyễn Văn Hiền “ Về phương pháp so sánh trong dạy học các môn khoa học Mác-Lê nin”, tạp chí Giáo dục, số 110 tháng 3-2005. Đề tài: “Phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa trong xã hội và ngoài quân đội trong thời kỳ đổi” của PGS. TS Lê Văn Quang, Nxb QĐND, H 2001; Ngoài ra, vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng còncó các côngtrìnhtập thểkhác cũng đềcập tới. Đềtài:“Công tác tư tưởng và giảngdạylýluận trong trường đại học và cao đẳng” do Phạm Văn Năng chủ biên, Nxb thành phố Hồ Chí Minh; đề tài:“Một số ý kiến trao đổi về phương phápgiảngdạycácmôn khoa họclý luận Mác-Lê nin ở đại học và cao đẳng” của tập thể tác giả Lê Xuân Nam, Lê Thanh Sinh, Nguyễn Thanh, Lương Minh Cừ, Hoàng Trung(đồng chủ biên), Nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002; đề tài:“ Một số vấn đề về lý luận và thựctiễn về dạyvà họcmôn họcMác-Lênin và tư tưởng HồChíMinh trong cáctrườngđạihọc”do Nguyễn Duy Bắc chủ biên, Nxb chínhtrị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004… nhìn chung các bài báo, các tham luận đã đưa ra những cơ sở lý luận về đổi mới nội dung giảng dạy lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh góp phầngiáo dục chính trị, phát triển ý thức chính trị của học sinh, sinh viên trong điều kiện hiện nay. Nghiên cứu vấn đề ở trình độ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có các công trình tiêu biểu như: đề tài “ Bản chất quá trình phát triển ý thức xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân độiQuân đội nhân dân Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của Trần Xuân Bình, Học viện Chính trị- quân sự; đề tài “Quá trình phát triển ý thức chính trị ở học viên sĩ quan pháo binh hiện nay” của Phùng Văn Ngọc, Học viện Chính trị- quân sự. Đề tài: “Tăng cường công tác giáodục chính trị, tư tưởng cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay” luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Hữu Vị, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, đại học Quốc
  • 8. 9 gia, Hà Nội, năm 2006; đềtài: “Côngtácgiáodụcphẩmchấtchínhtrị, đạọ đức, lối sống cho sinh viên ở trường đại học Tây nguyên”, luận văn tiến sĩ triết học của Hoàng Anh, năm 2006; đề tài: “Giảng dạy triết học Mác-Lê nin với việc nângcaonăng lựctư duy biện chứng cho sinh viên các trường đại học”, luận văn thạc sĩ triết học của HoàngThúc Lân, năm 2003; đềtài: “ Thôngtin vớihoạt động giảng dạy lý luận Mác-Lê nin ở các trường đại học (Qua thực tế các trường đạihọc ở Hà Nội)”, luận văn thác sĩ triết học của Phan Thị Thanh Hải, năm 2003. Các luận văn trên đãđưa ra một cáchcó hệ thống cơ sở lý luận và đề xuất một số biện pháp nâng cao chấtlượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên thông qua giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các công trình nói trên, tiếp cận phát triển ý thức chính trị từ nhiều góc độ nhưng đã chỉ rõ bản chất của quá trình phát triển ý thức chính trị, phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa trong xã hội và trong quân đội; đồng thời luận giả khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ý thức chính trị cho học viên sĩ quan trong quân đội cũng như sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị số 2516/ BGD & ĐT ngày 18/5/2007 về việc thực hiện cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục. Vấn đề phát triển ý thức chính trị cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng đã được quan tâm từ lâu nay càng phải quan tâm nhiều hơn. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu về phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. Những công trình khoa học đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả phát triển đề tài“ Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay” 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Mục đích: Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính -
  • 9. 10 Viễn thông, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay. Nhiệm vụ: Một là, làm rõ thực chất phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. Hai là, đánh giá thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. Ba là, một số quan điểm và giải pháp cơ bản phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: ý thức chính trị của Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. Phạm vi nghiên cứu: phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay mà không nghiên cứu sang các hoạt động khác của sinh viên, trong lịch sử phát triển của Học viện. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài Một là, Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị, ý thức chính trị, phát triển ý thức chính trị; các văn kiện nghị quyết của Đảng bộ khối kinh tế trung ương, đảng bộ tập đoàn về xây dựng Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông; các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài. Hai là, Luận văn dựa trên cơ sở thực tiễn chủ yếu là tình hình thực tế của các hệ đào tạo sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, các văn bản của Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn Thông cũng như kết quả khảo sát điều tra trực tiếp của tác giả về thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện.
  • 10. 11 Ba là, Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là kết hợp phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử với các phương pháp: điều tra xã hội học; phỏng vấn, so sánh và thực tiễn quá trình giáo dục đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, trên cơ sở giảng dạy, quản lý của tác giả. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo toàn diện của Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, đặc biệt là phát triển ý thức chính trị của sinh viên của Học viện Công nghệ Bưu chính- Viễn thông trong giai đoạn hiện nay. Luận văn sau khi đã hoàn thành có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu và vận dụng vào hoạt động giáo dục, đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông cũng như các trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Bưu chính - Viễn thông. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương ( 4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 11. 12 Chương 1 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH- VIỄN THÔNG 1.1.Thực chất sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên học viện Công nghệ Bưu chính- Viễn thông 1.1.1.Ý thức chính trị. Khái niệm ý thức chính trị Chính trị là một trong bốn lĩnh vực cơ bản cấu thành xã hội: lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tinh thần, lĩnh vực xã hội. Chính trị phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia. Về bản chất các mối quan hệ đó là các vấn đề về nhà nước. Chính trị, theo Lê nin, đó là mối quan hệ giữa các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc về mặt nhà nước: “ Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” [15,tr. 349]. Chính trị của một giai cấp được quy định bởi địa vị kinh tế- xã hội của giai cấp đó trong nền sản xuất xã hội. Quan hệ giữa các giai cấp, các đảng phái trong việc đấu tranh để giành và giữ chính quyền phụ thuộc vào quyền sở hữu của giai cấp đó đối với tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Giai cấp chiếm địa vị thống trị về kinh tế sẽ trở thành giai cấp thống trị về chính trị trong xã hội. Chính quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước của giai cấp đảm bảo cho sự thống trị về kinh tế của giai cấp đó. Nhà nước là công cụ chủ yếu để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị của mình đối với xã hội, do đó trong quan hệ giữa các giai cấp, các chính đảng vấn đề chính quyền nhà nước luôn được quan tâm hàng đầu. Bàn về vấn đề này, Lê nin đã chỉ rõ: “ Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế” [15,tr. 349]. Một giai cấp thống trị về kinh tế muốn trở thành giai cấp thống trị trong xã hội phải tổ chức một cuộc cách mạng xã hội để giành chính quyền nhà nước,
  • 12. 13 qua nhà nước, qua các công cụ bạo lực của nhà nước để thống trị toàn bộ xã hội theo lợi ích của giai cấp mình. Hồ Chí Minh khi bàn về chính trị đã chỉ rõ những nội dung cơ bản của chínhtrị. Theo Người, trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, biểu hiện đầu tiên của chínhtrị là yêu nước, thươngdân, lấy dân làm gốc. Đạiđoànkết dân tộc và sức mạnh dân tộc để giữ nước và dựng nước. Yêu nước phải thương dân, không thương dân thì không có gì để nói về yêu nước cả. Dân là số đông, làm cho số đôngaicũng có cơmăn áo mặc, ai cũng được học hành, sống tự do hạnh phúc. Hồ Chí Minh chủ trương xây nền chính trị của dân, do dân, vì dân. Điều quan trọnglà Hồ Chí Minh đưa truyền thống yêu nước, thương dân và hệ thống hoạtđộngcủa dân, do dân, vì dânthành mộtnội dung cơ bản để xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam. Sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân với tính dân tộc là đặc trưng tiêu biểu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị. Độc lập dân tộc phải đem lại quyền lợi cho nhân dân: “ Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [21, tr. 56]. Chế độ chính trị, hệ thống chính trị phải thực hiện nội dung cơ bản: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” [ 23, tr.698]. Chính vì nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị nên phải xây dựng một nhà nước trong sạch, sáng suốt. Từ các quan điểm trên có thể khẳng định Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm chính trị của chủ nghĩa Mác-Lê nin về chính trị vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Như vậy, chính trị hiểu một cách đầy đủ là toàn bộ những hoạt động của các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội trong việc giành, sử dụng và giữ chính quyền nhà nước. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước.
  • 13. 14 Chính trị có cấu trúc phức tạp gồm: ý thức chính trị, tổ chức thể chế chính trị, quan hệ chính trị và hoạt động chính trị. Ý thức chínhtrịlà mộthìnhtháiý thức xã hộichủyếu, phản ánh tồn tại xã hội. Ý thức chínhtrịphảnánh các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội giữa các giai cấp, cácdântộc,các quốc gia đồng thời cũng phản ánh thái độ của các giai cấp đốivới quyền lực chính trị. Đặc trưng của ý thức chính trị thể hiện tập trung và trực tiếp nhất quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp. Ý thức chính trị là một loại hình ý thức xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng lý luận, tâm lý và tình cảm của một giai cấp về địa vị, vai trò lịch sử, về mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, về đường lối chiến lược và sách lược của giai cấp đó trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Ý thức chính trị cũng phản ánh tồn tại xã hội như các hình thái ý thức xã hội khác nhưng ý thức chính trị và ý thức pháp quyền gần với cơ sở kinh tế hơn cả và giữ vai trò chi phối mạnh mẽ nhất đối với tồn tại xã hội. Kết cấu của ý thức chính trị Ý thức chính trị được tạo thành trong sự thống nhất, tác động biện chứng của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản là: tri thức chính trị, tình cảm, ý chí chính trị và niềm tin chính trị. Trithức chínhtrịlà yếu tố cơ bản, cốtlõinhất củaý thức chínhtrị. Tri thức chínhtrịlà những hiểu biết củacon người về lý luận và thực tiễn của tổ chức thể chếchínhtrị, quanhệ chínhtrịvà hoạtđộngchínhtrị. Trithức chính trị phản ánh, củng cố và thực hiện trên thực tế lợi ích của các giai cấp và của toàn xã hội. Tình cảm ý thức chính trị là một hình thái đặc biệt nói lên thái độ của con người với những hiện tượng chính trị khác nhau trong đời sống xã hội. Niềm tin chính trị đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, nó có thể quy định mục đích hành vi cá nhân và tập thể, tập đoàn xã hội trong hoạt động chính trị, định hướng sự tìm kiếm những phương tiện để đạt mục đích lợi ích chính trị.
  • 14. 15 Ý chí chính trị là sự hội tụ của tri thức chính trị và tình cảm chính trị hướng vào hoạt động của con người. Ý chí là hiện tượng tâm lý, điều chỉn hành vi của con người. Ý chí biến đổi dưới sự tác động của điều kiện lịch sử, xã hội. Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện qua năng lực thực hiện những hành động có mục đích. Lý tưởngchínhtrịlà mục tiêu chungcao nhấtvàhoànthiện nhất mà mộtcá nhân, một giai cấp cụ thể phấn đấu để đạt tới với quyết tâm cao nhất trong quá trìnhhoạtđộngchínhtrị. Lýtưởngchínhtrịđược hình thành thông qua quá trình nhận thức, giáo dục vàhoạtđộngchínhtrị, nó hướng toàn bộ hoạt động của một cánhân hay mộttập đoàn vào một mục tiêu chính trị xác định. Như vậy, ý thức chínhtrịngoàinhân tố tri thức cầnphảicó sự chuyển hóa từ tri thức để xuất hiện tình cảm, ý chí, niềm tin, lý tưởng chính trị để cho nó trở thành hiện thực. Ý thức chính trị cũng có hai cấp độ phản ánh tồn tại xã hội gồm ý thức chính trị thông thường và ý thức chính trị lý luận. Ý thức chính trị thông thường nảy sinh tự phát từ hoạt động thực tiễn và kinh nghiệm xã hội trong môi trưởng kinh tế - xã hội trực tiếp hàng ngày. Ý thức chính trị thông thường chứa đựng các yếu tố tâm lý, kinh nghiệm cảm tính, nhận thức theo thói quen những biểu hiện bên ngoài của hoạt động chính trị mà chủ thể tham gia nên thường thiếu hệ thống, thiếu sâu sắc do vậy thường thiếu sự ổn định. Ý thức chính trị lý luận là trình độ cao của ý thức chính trị, nó được hình thành tự giác, được các nhà tư tưởng của một giai cấp xây dựng và truyền bá trong xã hội. Ý thức chính trị lý luận được diễn tả trong các học thuyết chính trị - xã hội, được thể hiện trong đường lối, cương lĩnh của các chính đảng và các giai cấp khác nhau trong xã hội có giai cấp khác nhau cũng như được cụ thể hóa trong luật pháp, chính sách của nhà nước - công cụ của giai cấp thống trị. Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị có tính giai cấp. Tính giai cấp biểu hiện ở cả ý thức chính trị thông thường và ý thức chính trị lý luận. Ở
  • 15. 16 trình độ lý luận chính trị thì tính giai cấp biểu hiện sâu sắc hơn. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, những tư tưởng thống trị xã hội bao gời cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị của xã hội đó. Các Mác và Ăng ghen đã từng khẳng định: “ Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị” [16, tr. 66]. Trong quá trình thống trị xã hội, các giai cấp thống trị, bóc lột thường tìm cách phủ nhận, xuyên tạc tính giai cấp của ý thức chính trị và tìm mọi cách chứng minh tư tưởng của họ là tư tưởng phản ánh lợi ích chung của xã hội. Ý thức chính trị về bản chất là sự cô đọng lợi ích kinh tế của giai cấp này trong mối quan hệ với giai cấp khác. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị về kinh tế, nắm cơ sở kinh tế cũng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng, trong đó có bộ phận cực kỳ quan trọng là nhà nước. Thông qua việc sử dụng công cụ nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế thống trị xã hội cả về vật chất và tinh thần. Do đó, ý thức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế cũng là ý thức chính trị trong toàn xã hội. Các Mác và Ăng ghen đã khẳng định: “ Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung tư tưởng của những người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời là bị giai cấp thống trị đó chi phối” [16, tr. 66]. Trong xã hội có giai cấp, mỗi cá nhân đều thuộc về một giai cấp, một tầng lớp xã hội nhất định, có cùng kiểu sinh hoạt vật chất và bị ý thức chính trị của cộng đồng (xã hội, giai cấp, tầng lớp) chi phối. Mặt khác, trong xã hội có giai cấp, mỗi cá nhân ngoài những điều kiện sinh hoạt vật chất chung của xã hội, giai cấp, tầng lớp còn có điều kiện, hoàn cảnh sống cụ thể, khác biệt; do đó trong ý thức chính trị cá nhân có dấu ấn của ý thức cộng đồng. Ý thức chính trị cộng đồng là ý thức chính trị phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của cộng đồng, nảy sinh từ nhu cầu, lợi ích chính trị đồng thời giúp cho ý thức của cộng đồng. Ý thức chính trị cá nhân là những nhận thức,
  • 16. 17 thái độ, niềm tin, ý chí của từng cá nhân về những vấn đề chính trị cụ thể, vì thế nó rất phong phú và đa dạng. Rõ ràng, nếu ý thức chính trị cộng đồng là những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tâm lý chínhtrị củasố đôngthì ý thức chính trị của cá nhân lại bao gồm những hiểu biết, quan niệm, quan điểm cũng như tình cảm, thái độ, niềm tin chính trị của từng cá nhân cụ thể trong cộng đồng. Ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ý thức chính trị cộng đồng cũng là ý thức chính trị của con người, tồn tại, phát triển thông qua ý thức của mỗi cá nhân. Tóm lại, ý thức chính trị cá nhân và ý thức chính trị cộng đồng tồn tại trong xã hội có giai cấp, trong mối liên hệ biện chứng, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Chính vì vậy, để nghiên cứu ý thức chính trị của một cộng đồng hoặc một cá nhân nào đó trong một xã hội cụ thể trong một giai đoạn cụ thể cần phải xem xét ở nhiều góc độ, các khía cạnh, phải tập trung vào những quan hệ lớn phản ánh đời sống kinh tế, đời sống chính trị. Tính độc lập tương đối của ý thức chính trị Ý thức chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng và thực tiễn chính trị của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội nên luôn bị chi phối bởi các quy luật ý thức xã hội nói chung, đặc biệt khi đặt nó trong mối quan hệ với tồn tại xã hội.Tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy, tồn tại xã hội quyết định thực tiễn chính trị, thực tiễn chính trị nào thì ý thức chính trị đó. Chính tồn tại xã hội, tổ chức thể chế chính trị, quan hệ chính trị và hoạt động chính trị gồm các sự kiện, tình huống chính trị là cái quyết định ý thức chính trị. Tuy nhiên, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức chính trị có tính độc lập tương đối. Ý thức chính trị cũng có tính lạc hậu, tính kế thừa và tính vượt trước, có mối quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác như ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thầm mỹ, ý thức tôn giáo…và trong
  • 17. 18 thời đại ngày nay nó vẫn giữ vai trò chi phối đối với sự hình thành, phát triển ý thức xã hội nói chung. Ý thức chính trị có tính lạc hậu so với tồn tại xã hội. Sự lạc hậu đó bị quy định bởi quan hệ lợi ích. Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị thường gắn với lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội nhất định. Chính vì vậy, những tư tưởng chính trị cũ, lạc hậu thường được các lực lượng phản tiến bộ lưu giữ, tuyên truyền. Tính vượt trước của ý thức chính trị thể hiện trong các học thuyết, các tư tưởng chính trị khoa học phản ánh đúng những mối liên hệ bản chất, tất yếu của đời sống chính trị, dự báo tương lai và có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, ý thức chính trị không chỉ phản ánh đời sống chính trị đương đại mà còn lưu giữ, kết hợp, phát triển các yếu tố hợp lý từ ý thức chính trị trong quá khứ và cả các yếu tố tiên tiến của ý thức chính trị bên ngoài mảnh đất hiện thực mà nó xuất hiện. Ý thức chính trị cũng mang tính kế thừa. Trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội cũng như trong quá trình phát triển ý thức chính trị luôn kế thừa các tư tưởng chính trị của nhân loại. Ý thức chính trị cũng kế thừa các tư tưởng chính trị truyền thống. Sự kế thừa đó tùy thuộc vào vị trị, lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Chính sự kế thừa đó làm điều kiện để giai cấp thống trị xã hội nắm quyền thống trị xã hội cả về vật chất và tinh thần, củng cố vững chắc địa vị thống trị của mình trong xã hội. Trong các hình thái của ý thức xã hội, thì ý thức chính trị có tầm quan trọng đặc biệt, nó quyết định xu hướng và bản chất của các hình thái ý thức xã hội khác vì sự gắn bó chặt chẽ của nó đối với tồn tại xã hội. Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị bằng cách này hay cách khác tác động mạnh mẽ trở lại đối với thực tiễn chính trị. Hình thành từ thực tiễn chính trị đến lượt mình, ý thức chính trị lại thâu tóm, chi phối các tình huống
  • 18. 19 và các quá trình xã hội. Ý thức chính trị tác động trở lại tồn tại xã hội, trong đó tác động đến cơ sở kinh tế, tác động đến các giai cấp, cá nhân trong xã hội. Hệ tư tưởng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Thông qua tổ chức nhà nước, nó tác động trở lại cơ sở kinh tế, và “ Có thể trong những giới hạn nhất làm thay đổi cả cơ sở kinh tế” [9, tr.101]. Học thuyết chính trị phản ánh đúng hoặc sai lệch hiện thực khách quan sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm lịch sử. Hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Hệ tư tưởng quy định phương hướng chính trị của các hoạt động tinh thần. Hệ tư tưởng là cơ sở lý luận để đề ra đường lối chính trị, hình thành các thiết chế chính trị và các nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước. Tác động tích cực hay tiêu cực của hệ tư tưởng chính trị cũng như ý thức chính trị nói chung phụ thuộc vào tính chất tiến bộ, cách mạng hoặc phản tiến bộ, phản cách mạng của hệ tư tưởng đó. Trongxãhội có giai cấp, giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất sản xuất tiên tiến sẽ đề ra hệ tư tưởng chính trị tiến bộ, cách mạng phù hợp với nhu cầugiải phónglực lượngsảnxuất, đưaxã hội tiến lên. Khi giai cấp đó trở nên lạc hậu, phảnđộngthì hệ tư tưởng chính trị của giai cấp đó cũng mang tính lạc hậu phản động và có tác động tiêu cực kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong thế giới hiện đại, giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là hệ tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Hệ tư tưởng đó là lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cốt lõi nhất trong hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân là mục tiêu, con đường, biện pháp để thực hiện cuộc đấu tranh xóa bỏ tình trạng áp bức giai
  • 19. 20 cấp, áp bứcdântộc,áp bứcconngười, xóabỏ chủ nghĩa tư bản tiến tới xây dựng mộtxã hộikhôngcó giai cấp. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sảnhàng trăm năm nay diễn ra gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hệ tư tưởng. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản vẫn đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Thực tiễn cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải nâng cao vai trò hệ tư tưởng của giai cấp công nhân- hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa. Từ phân tíchtrên có thể kết luận ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệBưu chính – Viễn thông là những tư tưởng tình cảm, tâm lý chính trị phản ánh trình độ nhận thức, thái độ trách nhiệm chính trị của họ trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành, phát triển chủ yếu trong quá trình học tập, rèn luyện tại Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông. 1.1.2.Vai trò của việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính – Viễn thông hiện nay Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính- Viễn thông là những người có đủ tiêu chuẩn qua thi tuyển, cử tuyển, được đào tạo tích hợp khối kiến thức viễn thông - công nghệ- kế toán tài chính - quản trị kinh doanh để trở thành những người có trình độ cử nhân, kỹ sư đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoàn thành khóa học sinh viên có trình độ cử nhân với quản trị kinh doanh, kế toán tài chính, kỹ sư với các ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kỹ thuật điện tử, đáp ứng với yêu cầu ngày càng phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế tri thức. Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
  • 20. 21 thiện hơn. Lê nin đãchỉ rõ:“Pháttriển là một cuộc “ đấutranh” giữa các mặt đối lập” [9, tr. 379]. Rõ ràng, Pháttriển của sự vật là quá trình tự thân, tồn tại khách quan độc lập bên ngoài ý thức con người. Phát triển làm cho sự vật hoàn thiện hơn, đa dạng hơn về cấu trúc, về mối liên hệ. Phát triển của sự vật là quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trongbản thân nó. Phát triển ý thức chính trị là quá trìnhlàm biến đổivề chất trong nhận thức, tình cảm chính trị, hình thành nên các quan điểm chính trị, đời sống tâm lý, tình cảm tốt đẹp về chính trị của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì sự thống trị của giai cấp trong xã hội. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và đối tượng giáo dục nhằm biến đổi về chất trong nhận thức chính trị, tình cảm, ý chí, niềm tin chính trị hình thành nên các quan điểm chính trị, đời sống tâm lý, tình cảm tốt đẹp về chính trị của giai cấp công nhân thông qua quá trình học tập, rèn luyện tại trường của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính- Viễn thông nhằm hoàn thành mục tiêu của chương trình đào tạo. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông là quá trình tác động biện chứng giữa các chủ thể giáo dục của Học viện bao gồm nhiều bộ phận với những chức năng riêng, tác động theo những phương thức khác nhau, tác động đến sinh viên, cùng với quá trình tự giáo dục, rèn luyện của sinh viên nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, tâm lý, tình cảm chính trị của sinh viên. Trong cam kết đầu ra của sinh viên Học viện có mục tiêu về hành vi, mục tiêu này chỉ rõ:Sinhviên được trangbịnhững kiến thức cơ bản, hệ thống về chủnghĩaMác - Lê nin và tư tưởngHồ Chí Minh, có phẩmchấtđạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thểtheo nhóm, theo dự án, say mê khoa học, tự rèn luyện phẩmchấtchínhtrịvà năng lực chuyênmôn. Sinh viên hiểu biết về các giá trị đạo đức nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của
  • 21. 22 các giải pháp kỹthuậttrongbối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và bối cảnhriêng củađấtnước. Sinhviên sẽý thức được sựcầnthiếtphải nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để học suốt đời. Hiện nay, đối tượng đào tạo của Học Viện mở rộng không chỉ thêm một số nghành mới mà còn mở rộng ở đối tượng phục vụ. Từ chỗ chỉ đào tạo ra những cánbộ hoạtđộngtrong ngành Bưu chính - Viễn thông mà còn đào tạo những cán bộ đáp ứng yêu cầu cho toàn xã hội. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp được tuyểnchọn vào Quân đội, Công an, những lĩnh vực đòi hỏi ý thức chínhtrị cao. Do đó việc phát triển ý thức chính trị cho sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên liên tục. Vì vậy, thực chất của việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông hiện nay là: Một là, pháttriển ý thức chính trị là nâng caotrình độ nhận thức, trình độ tư duy chính trị của sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính-Viễn thông. Đó là sựxác lập, củngcố, thế giới quanduy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học cho sinh viên, củng cố, phát triển niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng CộngsảnViệt Nam, kiên định đitheo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩaxã hội. Đó là quátrìnhlàm cho sinh viên nhận thức về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về những khó khăn, thuận lợi trongquá trình xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa…Trên cơ sở đó hình thành, nâng cao niềm tin, ý chí phấn đấu của mỗi sinh viên vì những lý tưởng xã hội cao đẹp, đồng thời tạo ra những động lực, khả năng để hiện thực hóa lý tưởng đó cũng như điều chỉnh hành vi cho phù hợp với những chuẩn mực xã hộinói chung, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Hai là, pháttriển ý thức chính trị là củng cố xu hướng nghềnghiệp, xác định đúng thái độ, động cơ học tập và rèn luyện. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện giúp sinh viên nhận thức về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam; về nhiệm vụ
  • 22. 23 chínhtrịcủacác lực lượng, tổ chức đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Quahọc tập, nghiêncứuvề lý luận chínhtrịcũng giúp sinh viên hiểu biết sâu sắc về chiến lược Hội nhập và phát triển của ngành, của Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. Từ những hiểu biết đó sinh viên Học viện xác định tốt mục tiêu, thái độ, động cơ học tập, rèn luyện tại Học viện. Phát triển ý thức chính trị giúp sinh viên nêu cao ýchí tựlực, tựcườngkhông cam chịu đói nghèo, lạc hậu, tự tin vượtquakhó khăn. Đó là nhữngcơ sở đểhìnhthànhđộnglực phấnđấu, rèn luyện vượtquanhững khó khăn củabảnthân, củaHọc viện đểphấnđấuvươn lên. Ba là, phát triển ý thức chính trị là tạo cơ sở lý luận để sinh viên Học viện Công nghệBưu chính-Viễn thông miễn dịch với ảnh hưởng của các hệ tư tưởng chính trị thù địch, những tiêu cực của xã hội. Hiện nay, các thếlực thù địch đẩy mạnh âm mưu diễn biến hòa bình vào nước ta nhằm tạo ra quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa. Sinh viên Học viện muốncó đủsức miễndịchvớinhữngtác độngcủatưtưởngchính trị tư sản, phản động, các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội thì điều kiện tiên quyết là phải pháttriển ý thức chínhtrịcho toànbộsinhviên Học viện. Thông qua phát triển ý thức chính trị của sinh viên giúp sinh viên phân biệt rõ tính chất của các hệ tư tưởngtrongthờiđại ngày nay, khẳng định tính chất tiên tiến của ý thức chính trị củagiai cấp côngnhân, tínhchấtlạc hậuphảnđộngcủacác tưtưởng chính trị phi xã hộichủnghĩa;giúp sinh viên nhận thức được âmmưu, thủ đoạncủacácthếlực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; giúp sinh viên nêu cao cảnh giác, tránh được sựtác độngtiêucực trong cuộc tấn công của các thế lực thù địch vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lớp trẻ hiện nay ở Việt Nam. Bốn là, pháttriển ý thức chính trị là cung cấp cơ sở lý luận hình thành phẩm chất đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng của sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông. Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xét về bản chất nhân văn chính là khoa học làm người, góp phần hình thành tư tưởng, đạo đức, lối
  • 23. 24 sống mới tiến bộ của con người. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển như một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê nin là phải sống với nhau là phải sống với nhau có nghĩa có tình. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê nin được” [26, tr. 554]. Những chuẩn mực đạo đức của giai cấp công nhân sẽ trở thành chuẩn mực đạo đức của xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở những phẩm chất đạo đức chung sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Truyền thống tốt đẹp của ngành: Trung thành, dũng cảm, tận tụy, sáng tạo, nghĩa tình phải trở thành tiêu chí phát triển đạo đức của sinh viên, phải đáp ứng với yêu cầu: nhanhchóng, chính xác, bí mật, an toàn, hiệu quả của ngành Bưu chính - Viễn thông. Phát triển ý thức chính trị phải tập trung vào các nội dung sau: Một là, phát triển ý thức chính trị phải làm cho sinh viên thấm nhuần đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của nhà nước, sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, hăng hái, tích cực học tập, rèn luyện, lao động sản xuất xây dựng đất nước, xung kích trong thực hiện chủ chương chính sách của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nâng cao nhận về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức đầy đủ hơn về quy luật phát triển khách quan của xã hội, những yêu cầu khách quan của công cuộc công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như quyền lợi và trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
  • 24. 25 Hailà, phát triển ý thức chính trị của sinh viên phải làm cho sinh viên có nhận thức đúng đắnhơn về chủ nghĩa xã hội, về xu hướng phát triển tất yếu của loài người; về tính tất yếu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về những thời cơ và thách thức trong quá trình mở cửa và hội nhập ở Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Mục tiêu này đã được ĐảngvàHồ Chí Minh cũngnhư nhân dân ta lựa chọntừ1930 đếnnay, sựlựa chọnđólà phùhợp với xu thế phát triển tất yếu của loài người. Chỉ có kiênđịnh conđườngxãhội chủ nghĩa chúng ta mới có thể tận dụng được thời cơ, tránh được nguy cơ trong quá trình phát triển. Ba là, phát triển ý thức chính trị của sinh viên nhằm củng cố cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào tương lai phát triển của đất nước, vào sự phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông, vào sự trưởng thành của Học viện. Niềm tin tác động mạnh mẽ đến nhận thức và thái độ của sinh viên. Có định hướng tốt, ý thức phấn đấutốt sinh viên sẽhành độngmạnh mẽ, kiên quyết, tự giác. Ngược lại, nếu không tin tưởngvào sựnghiệp cáchmạng thì sinh viên sẽ nảy sinh thái độ thờ ơ, thụ động trong học tập, rèn luyện, dẫn tới mất lý tưởng cách mạng. Chính vì vậy thái độ tích cực với công cuộc đổi mới là nội dung không thể thiếu trong quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Bốn là, phát triển ý thức chính trị phải nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó xác lập thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học để sinh viên có sự nhìn nhận đúng đắn về tự nhiên, xã hội, con người, có niềm tin khoa học vào mục tiêu cách mạng và hành động đạt hiệu quả cao. 1.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông 1.2.1. Đặc điểm của sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính-Viễn thông Học viện Công nghệ Bưu chính- Viễn thông được thành lập theo quyết định số 516/TTgcủaThủtướngchínhphủngày11/7/1997. Nguyêntắc hoạtđộng
  • 25. 26 củaHọc Viện là gắn kết giữa Nghiên cứu- đào tạo -sảnxuất hướng mục tiêu đào tạo ra những chủnhân tươnglai củanền kinh tế tri thức và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học viện công nghệ Bưu chính - Viễn thông gồm hai trụ sở: Trụ sở chính tại 122 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh tại 11 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, thành phố Hồ Chí Minh. Học viện có hai cơ sở đào tạo: Cơ sở Đào tạo phía Bắc tại km 10, đường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Nội, cơ sở đào tạo phía nam tại đường Man Thiện, quận 9 phường Hiệp, thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, với nhiều mục tiêu cụ thể khác nhau, nhưng có chung một chủ thể đào tạo, chung chương trình đào tạo trình độ sơ cấp chính trị nên sinh viên Học viện có cùng nội dung phát triển về ý thức chính trị. Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông là bộ phận của sinh viên Việt Nam, mang đầy đủ đặc điểm của sinh viên Việt Nam, nhưng do đặc thù của ngành đào tạo, sinh viên Học viện có những đặc điểm riêng biệt sau đây: Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông vừa có đặc điểm của sinh viên khối nghành kỹ thuật ( vì có các chuyên ngành: kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông) vừa có đặc điểm của khối kinh tế ( vì có đào tạo chuyên ngành: tài chính kế toán, quản trị kinh doanh), đồng thời có đặc điểm của ngành văn hóa – kỹ thuật – giải trí vì có đào tạo chuyên ngành thiết kế đa phương tiện, an toàn thông tin mạng. Đây là một khó khăn khi phát triển ý thức chính trị của sinh viên vì mục tiêu đào tạo khác nhau, nhận thức xã hội khác nhau, đặc thù ngành đào tạo khác nhau, chương trình đào tạo cũng khác nhau. Phát triển ý thức chính trị cần phải lưu ý đến những đặc điểm đó.
  • 26. 27 Đa phần sinh viên Học viện yêu thích công nghệ thông tin, say mê, miệt mài nghiên cứu, coi đó là cánh cửa đi vào các lĩnh vực khác. Học tập, tự nghiên cứu, tự do sáng tạo trong lĩnh vực nghành học của mình, đưa ra các giải pháp trong hoạt động nhóm, qua đó nắm bắt kiến thức nghành học, từ đó đi sang các lĩnh vực khác. Đây là một thuận lợi lớn để xây dựng các phẩm chất của người cán bộ kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin của các ngành kinh tế - xã hội, phát triển nghiên cứu khoa học sau này. Do là khốingành kinh tế kỹ thuật tuyểnchọntheo khốiA (toán – lý – hóa), khốiA1 (toán– lý – ngoạingữ) nên các em không quan tâm nhiều đến kiến thức củakhốixã hội, thậm chí rấtsợ, ngại, né tránh các môn học thuộc khối này. Đây là mộtkhó khăn trongquátrìnhpháttriển ý thức chínhtrịcủa sinh viên Học viện. Sinh viên Học viện học tập, nghiên cứu, làm việc trên máy tính là chủ yếu nên nắm bắt thông tin rất nhanh chóng, nhiều chiều, đương nhiên họ tiếp cận với cả thông tin chính thức lẫn những thông tin không chính thức chưa có sự chọn lọc nên dẫn tới khó khăn trong quá trình định hướng nhận thức, định hướng ý thức chính trị. Do thông tin qua mạng nên họ cũng dễ tham gia vào các diễn đàn, công khai bày tỏ quan điểm, trong những quan điểm đó không phải lúc nào cũng đúng đắn, phù hợp. Điểm đầu vào của sinh viên Học viện thường nằm trong tốp đầu của các trường đại học và cao đẳng nên nhận thức của sinh viên cơ bản là cao. Đây là một thuận lợi trong quá trình giáo dục đào tạo, nhưng cũng đặt ra thách thức cho chủ thể giáo dục trong quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Bên cạnh đó, đầu vào còn có đối tượng cử tuyển, còn có sinh viên bạn Lào, nhận thức thấp, quan hệ xã hội phức tạp dẫn đến khó khăn trong việc phát triển ý thức chính trị cho đối tượng này. Đặc điểm của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông là cơ sở thực tiễn quan trọng để xác định việc lựa chọn chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện.
  • 27. 28 1.2.2. Pháttriểnýthức chínhtrị của sinhviênHọcviệnCông nghệ Bưu chính- Viễn thôngphụthuộcchủ yếu vàohoạtđộnggiáodụccủa nhà trường Tham gia vào quá trình giáo dục, phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện là đội ngũ các nhà giáo dục trong toàn Học viện: mỗi một vị trí đều có vai trò khác nhau đối với việc tác động đến nhận thức, tình cảm, ý chí của sinh viên qua đó phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Pháttriển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệBưu chính - Viễn thông phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đào tạo các môn Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong các môn học tại trường, các môn khoa học Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh , đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện. Chất lượng đào tạo các môn lý luận phụ thuộc vào: Chương trình, đề cương môn học, giáo trình, bài giảng, giáo án của chính môn học đó. Chương trình phù hợp, trình bày những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ trang bị đồng bộ nhận thức cho sinh viên trong quá trình xây dựng, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học, giúp sinh viên có phương pháp nhìn nhận, giải quyết các vấn đề của xã hội, của dân tộc, những vấn đề của hiện tại, quá khứ và tương lai. Cắt xén, tích hợp một cách kiên cưỡng sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Dung lượng thời gian cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo các môn lý luận chính trị. Thời gian tất yếu phải đảm bảo: thời gian tối thiểu để giảng viên trình bày các vấn đề cơ bản của môn học, sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sự hỗ trợ của các phương tiện, tài liệu học tập.
  • 28. 29 Phương pháp giảng dạy. Chất lượng môn học các môn lý luận chính trị, qua đó quyết định chất lượng ý thức chính trị của sinh viên còn phụ thuộc vào phương pháp truyền tải của giảng viên. Trình bày vấn đề lôi cuốn, khúc triết, liên hệ thực tiễn, gợi mở, giải quyết thắc mắc kịp thời sẽ trực tiếp định hướng cho sinh viên về ý thức chính trị. Tuy nhiên nội dung, mục tiêu, đối tượng quy định phương pháp giảng dạy, lựa chọn phương pháp nào phải căn cứ vào đầy đủ các yếu tố. Đội ngũ giảng viên các môn Lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - những người trực tiếp quyết định chất lượng truyền tải tri thức lý luận cho sinh viên, qua đó phát triển ý thức chính trị cho sinh viên. Đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học cho sinh viên. Lực lượng giảng viên này cần đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Nếu số lượng giảng viên quá ít dẫn đến hiện tượng: các giảng viên lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy một môn mà phải đảm nhận nhiều môn học, thậm chí có những giảng viên phải đảm nhận tất cả các môn học lý luận chính trị, sẽ bị căng ra trong quá trình giảng dạy, dẫn đến ít nghiên cứu khoa học, không có thời gian nâng cao trình độ mọi mặt, về lâu dài sẽ không đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Ngược lại, sẽ dẫn đến lãng phí lực lượng, mặc dù đảm bảo được chất lượng. Để đảm bảo chất lượng các môn lý luận chính trị tùy theo quy mô đào tạo mà xây dựng số lượng giảng viên phù hợp. Hiện nay, các trường đại học chú trọng chủ yếu đến các giảng viên của các chuyên nghành đào tạo, mà ít quan tâm đến giảng viên các môn lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính bài toán về số lượng không giải quyết khoa học nên một hệ quả tất yếu là chất lượng các môn học này rõ ràng bị ảnh hưởng xấu khi một giảng viên không thể đảm bảo
  • 29. 30 chất lượng như nhau khi họ chỉ được đào tạo một chuyên ngành mà phải giảng dạy nhiều chuyên ngành. Chất lượng của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chínhtrị phụthuộc vào quátrình được đàotạo, đàotạo, tự đào tạo, đào tạo lại. Quá trình tổ chức đào tạo các môn lý luận chính trị. Chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị còn phụ thuộc vào quá trình tổ chức đào tạo các môn lý luận chính trị. Tổ chức tốt theo một lô gic chặt chẽ, khoa học sẽ góp phần xây dựng, phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện, ngược lại sẽ giảm hiệu quả, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Theo lộ trình của chương trình đào tạo tại các trường đại học, môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin I phải được bố trí đầu tiên, đó là điều kiện tiên quyết để tiếp tục tiếp cận tri thức của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin II, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lộ trình đó sẽ đảm bảo hệ thống tri thức lý luận đến với sinh viên một cách đồng bộ, cơ bản, trên cơ sở đó xây dựng, củng cố thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học cho sinh viên. Ngược lại, nếu quá trình tổ chức đào tạo không phù hợp, chồng chéo sẽ dẫn đến hiệu quả không cao, không vững chắc. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện còn phụ thuộc vào hoạt động giảng dạy của các khoa, bộ môn khác. Mặc dù các khoa chuyên ngành chủ yếu đào tạo chuyên môn nhưng chính thông qua đào tạo chuyên môn mà hình thành nên những phẩm chất nghề nghiệp, qua đó xây dựng những phẩm chất đạo đức cho sinh viên. Do đó, phát triển ý thức chính trị cần phải có sự tham gia của các khoa chuyên ngành để rèn luyện cho sinh viên. Pháttriển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệBưu chính - Viễn thông phụ thuộc vào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của Học viện, các hội của sinh viên. Hoạt động của các tổ chức trong Học viện như Đảng bộ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các hội của sinh viên có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện.
  • 30. 31 Đảng ủy Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông đóng vai trò xây dựng các chương trình hoạt động lớn, định hướng phát triển của Học viện trong quá trình phát triển nói chung, các chương trình tác động đến phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Ban giám đốc Học viện: Trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy Học viện, triển khai thực hiện đưa nghị quyết của Đảng ủy thành hiện thực trong việc phát triển tư tưởng, chính trị của sinh viên. Chi bộ phòng Giáo vụ và Công tác sinh viên. Các sinh viên là Đảng viên tham gia sinh hoạt tại chi bộ phòng. Đây là chi bộ có hai mảng nhiệm vụ đều liên quan đến hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên tại Học viện. Chi bộ phòng triển khai trực tiếp nghị quyết của Đảng ủy Học viện đến các đảng viên trong chi bộ, trong đó có các sinh viên là đảng viên đồng thời triển khai nghị quyết của Đảng ủy Học viện, chi bộ phòng đến các chi đoàn sinh viên của Học viện. Quản lý trực tiếp sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện là phòng, với đội ngũ chuyên viên đảm nhận các công tác chuyên môn đồng thời kiêm nhiệm giáo viên chủ nhiệm, thực hiện mọi chủ trương, chính sách liên quan đến chế độ chính sách của sinh viên. Mọi hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên được theo dõi một cách sát sao, chính xác, được giải quyết kịp thời. Phòng Giáo vụ và Công tác sinh viên là một phòng có tác động lớn đến quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị của sinh viên. Phòng Thanhtra và Công tác chính trị: Tham mưu cho cấp ủy Đảng về các hoạt động chính trị, tư tưởng. Kiểm tra kiểm soát các hoạt động thường xuyên của Học viện dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đóng vai trò chủ yếu trong quá trình biến nghị quyết của Đảng ủy thành các phong trào hoạt động sôi nổi, thiết thực của sinh viên. Thông qua hoạt động của các chi đoàn thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Đây là môi trường hoạt động tích cực để sinh viên rèn luyện ý thức chính trị tại trường cũng như tại các địa phương mà các em đến
  • 31. 32 khi tham gia hoạt động của Đoàn thanh niên, qua đó sinh viên rèn luyện ý thức, xây dựng các phẩm chất tốt đẹp, qua đó phát triển ý thức chính trị. Hoạt động của các hội sinh viên. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện còn chịu tác động trong hoạt động của các hội sinh viên. Đây là các tổ chức tự nguyện, quy nạp những người cùng chí hướng trong những hoạt động cụ thể, có tác dụng xây dựng ý chí, quyết tâm, rèn luyện các kỹ năng trong giao tiếp cho sinh viên. Thông qua bản tin nội bộ sinh viên có dịp trình bày quan điểm của mình trước các vấn đề đang diễn ra tại Học viện. Diễn đàn sinh viên trên mạng là nơi sinh viên trao đổithôngtin, tìnhcảm, nguyệnvọng, đánhgiá, bình luận về các sự kiện diễn ra trong trường cũng như các vấn đề xã hội. Qua diễn đàn tâm tư, nguyện vọng, ýthức chínhtrịcủasinhviên được bộc lộ rõ, đây chính là một kênh thông tin quan trọng để định hướng, phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục. Hoạt động của Trung tâm khảo thí không đơn thuần chỉ là nơi đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua tổ chức các kỳ thi, mà đây cũng chính là một bộ phận xây dựng, phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện. Thực hiện quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục đào tạo trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên là nhiệm vụ chính của trung tâm này. Rèn luyện việc thực hiện quy chế thi chính là xây dựng ý thức chấp hành kỷ luật, ý thức công đồng cho sinh viên. Trung tâm khảo thí còn có nhiệm vụ lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua phiếu ý kiến phản hồi, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện là kết quả tổng hợp của sự tác động biện chứng giữa các chủ thể giáo dục của Học viện, mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, vai trò riêng nhưng đều có mục tiêu chung là trang bị kiến thức để đảm bảo mục tiêu khóa học đồng thời phát triển ý thức chính trị của sinh viên.
  • 32. 33 1.2.2. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông phụ thuộc trực tiếp vàotinh thần tự giác rèn luyện của sinh viên Giáo dục, đào tạo là quá trình chuyển đào tạo thành quá trình tự giáo dục, tự đào tạo. Các trường Đại học sử dụng quan niệm ngắn gọn đại học = tự học. Điều đó cho thấy vai trò của tinh thần tự phấn đấu, rèn luyện của sinh viên đóng vai trò trực tiếp quyết định đến phát triển ý thức chính trị của họ. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện phụ thuộc vào quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường với điều kiện, khả năng mọi mặt của bản thân sinh viên, đó là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa cái tôi của bản thân sinh viên với cái ta của Học viện, cái chúng ta của xã hội. Trên cơ sở mâu thuẫn của quá trình học tập, rèn luyện của mình, sinh viên xác định vị trí, nhiệm vụ của mình trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường cũng như trách nhiệm của họ trước mắt cũng như sau khi tốt nghiệp. Tinh thần phấn đấu tự thân trong học tập, rèn luyện của sinh viên quyết định trực tiếp quá trình xây dựng, phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện. Mỗi sinh viên lại là một chủ thể giải quyết vấn đề nội tâm để giải quyết mâu thuẫn trong từng môn học, từng hoạt động, từng năm học để xây dựng và phát triển ý thức chính trị, hoàn thành mục tiêu khóa học. 1.2.3. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông phụ thuộc vào môi trường xã hội Một là, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của hoàn cảnh. C.Mác đã từng khẳng định: “ Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội quyết định ý thức của họ” [16.tr 15]. Theo đó, sự phát triển của mỗi con người trong xã hội chịu sự tác động mạnh mẽ, toàn diện của điều kiện kinh tế- xã hội.
  • 33. 34 Sinh viên Học viện về cơ bản là những học sinh phổ thông vừa ghế nhà trường phổ thông. Sinh ra cơ bản trong quá trình đất nước đổi mới toàn diện dể xây dựng chủ nghĩa xã hội nên chịu tác động, ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội của đất nước thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế. Những thành tựu của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước đã khẳng định trên thực tế, mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh,dânchủ, công bằng, văn minh” [5, tr.17] là có cơ sở khoa học và thực tiễn. Những thành tựu đó là cơ sở để xây dựng niềm tin của sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào khả năng vượt qua được những khó khăn, thử thách của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây chính là cơ sở vững chắc tạo nên sự tin tưởng của sinh viên Học viện vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, trong đời sống tinh thần của xã hội xuất hiện nhiều hiện tượng báo động: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vẫn nghiêm trọng , làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước” [6, tr. 319]. Những hiện tượng tiêu cực đó phần nào làm phai nhạt niềm tin của sinh viên vào chế độ xã hội, vào niềm tin vào sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.Trong quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện nếu không tiến hành đồng bộ, triệt để các biện pháp, không khơi dậy tính tích cực của các chủ thể giáo dục cũng như sự năng động của sinh viên Học viện thì không thể phát triển được ý thức chính trị cho sinh viên. Hai là, phụ thuộc vào các quan hệ xã hội Khi bàn về bản chất con người, C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”[17,tr.23].
  • 34. 35 Trong các quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp đóng vai trò quyết định nhất. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện phải đặt trong các mối quan hệ xã hội mà họ tham gia. Sự đa dạng môi trường làm việc trước và sau khi tốt nghiệp đặt sinh viên phải giải quyết các mối quan hệ cụ thể mà họ tham gia, chính những mối quan hệ cụ thể đó ảnh hưởng tới ý thức chính trị của họ. Nếu sau khi tốt nghiệp, các sinh viên đi làm cho các doanh nghiệp nhà nước có điều kiện thuận lợi hơn khi phát triển ý thức chính trị. Nhưng khi làm thuê cho các doanh nghiệp tư nhân họ lại thấy họ là người bị bóc lột, người nắm tư liệu sản xuất mới là ông chủ. Thực tế đó sẽ làm phai nhạt ý thức chính trị mà họ được xây dựng trong học tập, rèn luyện tại trường. Tham gia vào mối quan hệ xã hội, sinh viên Học viện sẽ đối mặt với những quan điểm, tư tưởng, những định hướng giá trị không phù hợp với quan điểm của giai cấp công nhân, thậm chí xuyên tạc phủ nhận lịch sử, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đi sâu vào quá trình đổi mới càng xuất hiện các tệ nạn xã hội, các hiện tượng tiêu cực mới với sự tinh vi, xảo quyệt, đa dạng hơn ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nổi bật là hiện tượng tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Những hiện tượng đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện. 1.2.4. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông chịu những ảnh hưởng quốc tế Sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra khả năng giúp các nước chậm phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu tận dụng được cơ hội, đi tắt, đón đầu. Nhưng cũng đặt ra nguy cơ tụt hậu nếu nước nào đứng ngoài cuộc hoặc không tận dụng được thời cơ. Ngành Bưu chính - Viễn thông cũng chịu tác động của quá trình này trên hai khía cạnh: mặt tích cực của công nghệ thông tin thế giới là tìm tòi,
  • 35. 36 sáng tạo, vận dụng vào thực tiễn hướng đi mới đồng thời cũng chịu tác ðộng tiêu cực bởi là nước đi sau, lạc hậu về công nghệ, khó cạnh tranh với những cường quốc về công nghệ thông tin. Đây là một thách thức lớn nếu không có bản lĩnh, không có ý chí, không có quyết tâm cao sẽ khó vượt qua được thử thách. Ngành Bưu chính – Viễn thông đang đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt về cuộc chạy đua công nghệ, chạy đua dịch vụ đi kèm. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đưa ra những công nghệ mới với tính ưu việt nổi trội, kéo theo là quy trình công nghệ mới, điều đó đòi hỏi quá trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật vừa phải đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, vừa phải đảm bảo tính cập nhật kịp thời với công nghệ tiên tiến. Đây là một thách thức rất lớn đối với quá trình đào tạo nói chung, quá trình phát triển ý thức chính trị nói riêng. Trong quá trình đào tạo công nghệ thông tin đã có những nghịch lý ảnh hưởng đến phát triển ý thức chínhtrị của sinh viên đó là những tiến sĩ được đào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa trước kia, là những người có kinh nghiệm, có kiến thức cơ bản nhưng có phần lép vế trước lớp trẻ được đào tạo tại Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc trở về. Thầy già, con hát trẻ đã không đúng với nhiều trường hợp. Khi công nghệ thông tin phát triển, một số nước tiên tiến như nước Anh đã đào tạo kỹ sư côngnghệ chỉ có ba năm, trong khi đó Học viện vẫn thực hiện đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin với 4,5 năm, tạo nên sự thắc mắc khó giải thích đối với sinh viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp. Thêm vào đó, trong quá trình tiếp cận thông tin mọi mặt, do cả nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, sinh viên Học viện phải tiếp cận với lượng thông tin nhiều chiều, đa dạng chưa có sự định hướng, thậm chí thông tin được lái đi theo một hướng khác. Do vậy, để phát triển ý thức chính trị của sinh viên phải tiến hành song song hai nhiệm vụ: một, tăng cường khả năng miễn dịch cho sinh viên bằng cách trang bị cho họ thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học, hai cần định hướng kịp thời về nhận thức, định hướng tư tưởng, định hướng hành động cho sinh viên.
  • 36. 37 Ảnh hưởng của những tư tưởng chính trị, văn hóa nước ngoài. Hiện nay công tác tư tưởng nói chung, công tác lý luận nói riêng đang đứng trước những kẻ thù tư tưởng nguy hiểm. Diễn biến hòa bình tiếp tục được đẩy mạnh với những phương thức mới tinh vi hơn. Quá trình tự diễn biến hòa bình gặm nhấm từ từ vào tư tưởng, hành động của người dân Việt Nam, vào các đối tượng trong xã hội từ nông dân, công nhân đến trí thức, thậm chí cán bộ, đảng viên. Trong những quan điểm chống phá chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáng lưu ý là các quan điểm sau đây: Quan điểm Chủ nghĩa xã hội đẻ non, thuyết Học bù, thuyết Liên Xô sụp đổ- sự cáo chung của Chủ nghĩa xã hội, thuyết Kinh tế thị trường không dung hợp với chủ nghĩa xã hội. Thuyết Đảng trị, (diễn đàn 11-1992). Nghị quyết đòi Việt Nam phải cho tôn giáo độc lập với chính quyền. Những tư tưởng ngoại lai đó được sử dụng bằng nhiều con đường khác nhau tấn công vào lĩnh vực tư tưởng của nhân dân ta. * * * Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và đối tượng giáo dục làm biến đổi về chất trong nhận thức, tình cảm, ý chí chính trị, hình thành nên các quan điểm chính trị, đời sống tâm lý, tình cảm tốt đẹp về ý thức chính trị của giai cấp công nhân thông qua quá trình học tập, rèn luyện tại trường của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông nhằm hoàn thành mục tiêu của chương trình đào tạo. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành Bưu chính-Viễn thông, cho sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Phát triển ý thức chính trị
  • 37. 38 góp phần nâng cao trình độ tư duy nói chung, đặc biệt là nâng cao trình độ tư duy chính trị của sinh viên Học viện công nghệ Bưu chính-Viễn thông; phát triển ý thức chính trị trực tiếp góp phần củng cố xu hướng nghề nghiệp, xác định đúng thái độ, động cơ học tập, rèn luyên đúng đắn; phát triển ý thức chính trị là cơ sở lý luận hình thành phấm chất đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông; phát triển ý thức chính trị là cơ sở để sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông miễn dịch với ảnh hưởng của các hệ tư tưởng chính trị thù địch, những tiêu cực của xã hội và nghành tác động đến. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả trong nước và ngoài nước, trong Học viện và ngoài Học viện, chủ thể giáo dục và người được giáo dục. Đó là cơ sở lý luận để nhìn nhận, đánh giá việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông hiện nay.
  • 38. 39 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG 2.1. Thực trạng phát triển ý thức chính trị của sinh viên học viện Công nghệ Bưu chính- Viễn thông Từ khi Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông thành lập đến nay, vấn đề phát triển ý thức chính trị luôn là một nội dung cơ bản của chương trình giáo dục. Điều đó thể hiện không những ở nội dung, chương trình giáo dục chính trị của bộ môn lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn thể hiện ở hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể của Học viện, của chính bản thân sinh viên. Điều đó đã tạo nên những kết quả cụ thể trong quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. 2.1.1.Nội dungchương trình, phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lê nin với việc phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông có đội ngũ cán bộ, giảng viên được giáo dục và đào tạo cơ bản. Cho đến nay, Học viện đã có đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ tiêu chuẩn, có 3 tiến sĩ khoa học, 74 tiến sĩ, 4 giáo sư, 11 phó giáo sư, 50 giảng viên đang nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, số lượng Đảng viên rải khắp các khoa, viện tham gia giảng dạy. Các giảng viên đều có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giảng viên đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện công tác giáo dục, đào tạo. Tùy theo đối tượng, lĩnh vực, đội ngũ giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu góp phần vào phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện. Hoạt động nhận thức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam của sinh viên
  • 39. 40 trực tiếp phụ thuộc vào nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy các môn Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương trình, nội dung. Mục tiêu đào tạo về trình độ lý luận chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông là đạt trình độ sơ cấp về chính trị. Khi tiến hành công cuộc đổi mới bộ Giáo dục đào tạo đã có sự điều chỉnh về nội dung chương trình các môn lý luận. Với thời lượng đã thay đổi, theo quan điểm của Bộ Giáo dục và đào tạo đủ thời lượng để trang bị cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng trình độ sơ cấp chính trị. Giáo trình Các môn lý luận của Học viện là bộ giáo trình dùng cho các trường khối kinh tế và kỹ thuật. Các môn lý luận chính trị trong các trường Đại học trang bị thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học cho sinh viên, từ đó giúp sinh viên có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng để phân tích, xem xét giải quyết các vấn đề của tự nhiên, xã hội và tư duy. Do đặc thù các môn lý luận trình bày các vấn đề của thế giới bằng lý luận nên bản thân nó luôn khô khan, trừu tượng, khó hiểu, khó tiếp thu đối với sinh viên của khối chuyên nghành kỹ thuật. Nội dung các môn lý luận không thể ngay lập tức trở thành tri thức với ai tự giác nghiên cứu nó chứ chưa nói đến những ai phải học nó. Nội dung chương trình đóng vai trò nền tảng quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy và học các môn lý luận Mác - Lê nin. Trong những năm gần đây, nội dung chương trình, giáo trình đã có sự thay đổi nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp đào tạo. Tuy nhiên, chương trình, nội dung, giáo trình của các môn lý luận Mác - Lê nin đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Giáo trình chưa đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, còn lạc hậu chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn của khoa học hiện đại. Hiện chưa có sự phân biệt về chương trình các môn lý luận Mác – Lê nin giữa khối ngành không chuyên của khối khoa học xã hội nhân
  • 40. 41 văn với khối ngành kinh tế, kỹ thuật Nhiều nội dung còn có sự chồng chéo giữa các bộ môn. Hệ thống bài giảng, giáo án chính là sự cụ thể hóa giáo trình nhưng những nguyên lý lý luận chính trị được trình bày chung chung, chưa có sự ngành hóa, do nhiều nguyên nhân nên chưa tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với sinh viên. Ngoài nội dung của giáo trình, bài giảng cần có những tài liệu tham khảo. Nguồn tài liệu này có thể lấy từ thư viện nhưng thư viện chủ yếu phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo còn bộ môn Mác - Lê nin thì thiếu cả về số, chất lượng. Về tổ chức đào tạo.Giáo trình, chương trình các môn Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thốngnhất trong giáo trìnhcủa Bộ giáo dục đào tạo. Khi tổ chức thực hiện tại Học viện lại có sựđiều chỉnh. Cụthể môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin Nguyên lý I- quy định của Bộ giáo dục đào tạo là 45 tiết, nhưng Học viện bố trí lên lớp 30 tiết, 15 tiết sinh viên tự học. Nguyên lý II- lên lớp 30 tiết, 45 tiết tự học, môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 60 tiết, lên lớp 30 tiết, tự học 30 tiết. Điều đáng nói là số tiết tự học của sinh viên không có ai quảnlý, muốn học thì học, muốn chơi cũng không ai cấm. Cách tính điểm: trước điểm thái độ chuyên cần với ba đầu điểm: thái độ lên lớp 10%, điểm kiểm tra 10%, điểm tiểu luận 10%, thi 70% ; nay thực hiện theo quy định mới điểm thái độ chuyên cần là 50%, thi 50%.Với cách tính điểm như vậy nên có những sinh viên khi thi chỉ cần được đạt 2 điểm, sinh viên đã hoàn thành môn học trong quá trình đào tạo. Thêm vào đó, khi áp dụng chương trình đào tạo mới đối với các môn lý luận, Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức lớp tập huấn trong thời gian một tuần và cấp chứng chỉ đào tạo các môn Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho các giáo sinh và đương nhiên các giảng viên có quyền lên lớp các môn học này mặc dù không được đào tạo chuyên sâu.
  • 41. 42 Đối với đội ngũ giảng viên các môn lý luận Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện. Với số lượng sinh viên hiện có, theo quy định của Bộ giáo dục đào tạo phải thành lập khoa, nhưng số lượng hiện tại chỉ là Tổ bộ môn. Số lượng giảng viên quá mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ nhưng chưa được bổ xung mặc dù bộ môn đã có đề nghị từ nhiều năm.Với số lượng, chất lượng giảng viên như vậy, nên không thể tiến hành các hoạt động ngoại khóa thường xuyên, bổ xung cho các hoạt động giảng dạy. Hoạt động chuyên môn của bộ môn không được thực hiện thường xuyên vì hoạt động giảng dạy của các giảng viên quá nhiều, với cường độ quá cao. Một điều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy các môn Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là có giảng viên giảng dạy trái với chuyên nghành đào tạo, thậm chí có giảng viên chưa là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong môi trường giáo dục, các hiện tượng tiêu cực như chạy trường, chạy điểm, đổi tình lấy điểm, mua bán bằng cấp, suy thoái đạo đức, quan hệ thầy trò méo mó, tội phạm trong học đường…tác động rất xấu đến nhận thức, niềm tin, tình cảm với chính môi trường mình học tập, rèn luyện của sinh viên. Trong môi trường giáo dục của Học viện về cơ bản các thầy cô là những tấm gương sáng về chuẩn mực tri thức, đạo đức, lối sống, tuy nhiên cũng như các cơ sở giáo dục trong xã hội, vẫn tồn tại những “ lời đồn thổi” không hay về thầy nọ, cô kia có những hành vi chưa đúng mực. Theo quy chế 25 của Bộ giáo dục đào tạo, thành phần điểm lên lớp của sinh viên có tỷ lệ điểm Thái độ chuyên cần giảng viên yêu cầu sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc: đi học đủ, đúng giờ, trong khi yêu cầu sinh viên thực hiện nghiêm túc nhưng có giảng viên lại tự cho mình quyền đi muộn, về sớm, sinh viên nghĩ gì khi thầy nói một đằng lại làm một nẻo. Vẫn có hiện tượng vi phạm kỷ luật của giảng viên như bỏ giờ không lý do, đổi giời tùy tiện dẫn đến những suy nghĩ sai lệch trong sinh viên về tính mô phạm của người thầy. Những thiếu sót đó của các giảng viên cùng với sự phục vụ chưa
  • 42. 43 chuyên nghiệp của bộ phận phục vụ dẫn đến làm giảm niềm tin của sinh viên vào sự minh bạch trong quá trình giáo dục. Quy định của Bộ giáo dục đào tạo về phụ cấp đứng lớp của giảng viên các môn lý luận Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh hệ số đứng lớp lên đến 45%, các môn học còn lại 25%. Số tiền tuy không lớn nhưng đó là đãi ngộ của nhà nước đối với những người tham gia giảng dạy, nó là danh dự, uy tín của nhà giáo, đồng thời là sự động viên của xã hội đối với hoạt động trồng người trong xã hội. Việc không thực hiện phụ cấp đối với giảng viên nói chung, giảng viên Mác-Lê nin nói riêng làm giảm đi uy tín, sự nhiệt tình, trách nhiệm của họ đối với hoạt động giảng dạy của nhà trường, qua đó ảnh hưởng đến phát triển ý thức chính tri của sinh viên Học viện. Về phương pháp giảngdạycác môn Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng là cách thức tác động đến sinh viên Học viện nhằm nâng cao trình độ nhận chính trị, xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng, niềm tin cách mạng và những phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa. Phương pháp bị quy định bởi nội dung, phương pháp giáo dục cũng bị chi phối bởi đối tượng giáo dục. Phương pháp giáo dục để phát triển ý thức chính trị của sinh viên được hiểu trên hai hoạt động: Giảng dạy trên lớp và phương pháp ở các hình thức giáo dục khác. Phương pháp truyền thống giảng dạy các môn khoa học Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu là thuyết trình. Giảng viên trên lớp cung cấp mẫu biểu, sinh viên ghi chép, nhớ. Phương pháp truyền thống đã bỏ quên tính tích cực của sinh viên. Khi khoa học công nghệ phát triển, với quan điểm lấy người học làm trung tâm, kích thích tính tích cực, tự giác của sinh viên. Phương pháp power point được đem vào áp dụng như một phát hiện mới. Phương pháp này trên thực tế đã phát huy tác dụng tích cực với các môn kỹ thuật, nhưng với các môn khoa học Mác-Lê nin mới chỉ dừng lại ở việc tránh thầy đọc, trò ghi. Thời lượng quá ít nên giảng viên phải dùng phương pháp trình chiếu. Lạm dụng phương pháp này, giảng viên chỉ cần trình chiếu mà ít giảng giải,