SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------
BÙI CỬU LONG
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ
CẦN THƠ HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
HÀ NỘI - 2018
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------
BÙI CỬU LONG
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ
CẦN THƠ HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 8.22.90.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THỌ
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
HÀ NỘI - 2018
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thọ. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, các thông tin trích
dẫn trong luận văn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.”
Hà Nội, tháng 06 năm 2018
Tác giả
Bùi Cửu Long
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng
biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu,
phòng Sau đại học, quý Thầy Cô khoa Triết học Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội, với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.
Đặc biệt em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS
Nguyễn Thị Thọ - người đã dành mọi tâm huyết, sự tận tâm, nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành
luận văn.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
các bạn học viên đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt thời gian
qua để em có thể hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 06 năm 2018
Tác giả
Bùi Cửu Long
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................8
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................8
5. Giả thuyết khoa học.......................................................................................9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................9
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................9
8. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................9
9. Cấu trúc của luận văn...................................................................................10
10. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả .....................10
Chương 1: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN
GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................11
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................11
1.1.1. Khái niệm tôn giáo và công tác tôn giáo ...........................................11
1.1.2. Khái niệm hoạt động tôn giáo và chính sách tôn giáo.......................14
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo........................................15
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo ở nước
ta hiện nay................................................................................................25
1.4. Đặc điểm công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay...............30
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
1.5. Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn
giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay......................................................37
Tiểu kết chương 1...........................................................................................44
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN
GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP...............................................................................45
2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn
giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay.....................................................45
2.1.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân..................................45
2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế........................................56
2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ
hiện nay....................................................................................................59
2.2.1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
tôn giáo ..........................................................................................59
2.2.2. Làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện đúng quy
định của pháp luật trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ...............62
2.2.3. Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh trong vùng đồng bào
có đạo.............................................................................................64
2.2.4. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách cho cán bộ
làm công tác tôn giáo.....................................................................65
2.2.5. Tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng ở cơ sở ........67
Tiểu kết chương 2...........................................................................................70
KẾT LUẬN ........................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................72
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc và các cơ sở thờ
tự TP Cần Thơ...................................................................... 31
Bảng 1.2: Thống kê số lượng tín đồ, tăng ni, cơ sở thờ tự của
Phật giáo................................................................................ 35
Bảng 1.3: Thống kê số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc…của
Công giáo .............................................................................. 35
Bảng 1.4. Thống kê số lượng tín đồ, hệ phái, chi hội … của Tin lành........ 36
Bảng 1.5: Thống kê số lượng tín đồ, hệ phái, họ đạo … của Cao đài ....... 36
Bảng 1.6: Thống kê số lượng tín đồ, chức sắc … của các tôn
giáo khác............................................................................... 37
Bảng 2.1: Số liệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành tại thành phố Cần
Thơ năm 2015 ...................................................................... 46
Bảng 2.2: Số liệu các chức sắc, nhà tu hành được đào tạo, bồi
dưỡng ở cấp thành phố.......................................................... 47
Bảng 2.3: Số liệu các chức sắc, nhà tu hành được đào tạo, bồi
dưỡng ở cấp huyện................................................................ 47
Bảng 2.4: Số liệu các chức sắc, nhà tu hành được phong chức,
phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển ................................ 50
Bảng 2.5: Số liệu chi tiết về giải quyết các lễ nghi ngoài chương
trình đăng ký và ngoài cơ sở thờ tự của các tôn giáo
hàng năm ............................................................................... 51
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử của xã hội loài người và sẽ còn
tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
đông đảo nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với đạo đức xã
hội.”Trong giai đoạn hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ có ảnh hưởng
mạnh mẽ, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn có liên
quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều
nơi trong khu vực và trên thế giới. ”
“Nhận thức rõ điều đó, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra và
nhất quán thực hiện chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Quan
điểm, tư tưởng đúng đắn của Người đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn
kết toàn dân tộc, kháng chiến kiến quốc, giành độc lập tự do hoàn toàn cho
nước nhà, đoàn kết lương giáo, tạo sự ổn định và phát triển của đời sống xã
hội nói chung, đời sống của giáo dân nói riêng. Tiếp nối tư tưởng “tín ngưỡng
tự do, lương giáo đoàn kết” của“Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách đúng
đắn về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, công tác tôn giáo, như: Nghị quyết số 24-
NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về "Tăng cường công tác
tôn giáo trong tình hình mới "; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/03/2003
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Công tác tôn giáo; Pháp
lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/06/2004 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày
01/03/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ
tướng Chính phủ về Một số công tác với đạo Tin Lành; Chỉ thị số 1940/CT-
TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn
2
giáo; Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội về Tín ngưỡng,
tôn giáo...”.
“Những văn bản trên đã thể hiện những bước tiến rất quan trọng trong
nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và công
tác tôn giáo; thể hiện sự tôn trọng và đảm bảo về mặt pháp luật quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các
tôn giáo thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình và sống “tốt đời đẹp đạo”; tạo
hành lang pháp lý cho các ngành, các cấp giải quyết đúng đắn các vấn đề tín
ngưỡng, tôn giáo đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội. Điều này đã làm
cho công tác tôn giáo ở nước ta trong những năm qua đạt được những kết quả
hết sức khả quan. Các tổ chức tôn giáo đã xây dựng được đường hướng hành
đạo, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Các tôn giáo được Nhà nước công
nhận đã hành đạo đồng hành, gắn bó cùng dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”,
góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước. Đồng bào các tôn giáo
đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN. Các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ
trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tập trung phát triển kinh
tế, văn hóa - xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các
vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời có kế hoạch đấu tranh ngăn chặn, làm thất
bại âm mưu “diễn biến hòa bình” và những hoạt động lợi dụng tự do tín
ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta. ”
“Tuy nhiên, công tác tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua còn có
những diễn biến phức tạp cần phải tập trung giải quyết, đó là; Một số phần tử
xấu còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức truyền đạo, giảng đạo trái
phép nhằm lôi kéo quần chúng nhẹ dạ nghe theo, một số nơi tổ chức hành
nghề mê tín dị đoan (xem bói, cầu cơ, lên đồng…), thương mại hóa hoạt động
3
này; Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của
tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Việc giải quyết các
vấn đề có liên quan đến tôn giáo ở các địa phương chưa đồng bộ. Có nơi thì tỏ
ra quá khắt khe, có nơi thì chủ quan nóng vội giản đơn, có nơi thụ động hoặc
buông lỏng quản lý. Một số nơi (nhất là ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và
Tây Nam bộ) một số người đã lợi dụng tôn giáo để kích động tín đồ tiến hành
những hoạt động gây rối, chống phá Đảng và Nhà nước ta làm tiềm ẩn những
nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. ”
“Còn tồn tại những vấn đề trên là do: Các quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo chậm được cụ thể
hóa, thể chế hóa. Công tác tôn giáo chậm đổi mới về nội dung và phương thức
hoạt động, các thế lực thù địch ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi kéo quần
chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo tham gia tổ chức của họ. Một số cấp ủy, chính
quyền địa phương chưa nhận thức đúng đắn, chưa quán triệt đầy đủ quan
điểm, chủ trương và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Bộ máy làm
công tác tôn giáo của hệ thống chính trị chưa xác định rõ được mô hình, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp, thiếu sự quan tâm đầu tư bảo
đảm các điều kiện hoạt động. Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn thiếu
về số lượng, còn hạn chế về chất lượng, chưa được đào tạo kịp thời và chưa
được thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ...
nên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tuyên truyền, giáo dục, tập
hợp tín đồ, chức sắc tôn giáo và ứng xử với các hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo diễn ra trên địa bàn. ”
Thành phố Cần Thơ là nơi có đông đồng bào các tôn giáo sinh sống. Ở
đây có nhiều tôn giáo lớn cùng tồn tại, như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành,
Cao đài, Phật giáo Hòa hảo... Trong những năm qua, bên cạnh những mặt tích
4
cực, tình hình tôn giáo nơi đây cũng có những diễn biến phức tạp, thậm chí có
lúc đã gây ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội và đời sống của nhân dân.
“Tìm lại tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo chúng ta sẽ tìm
được những chỉ dẫn hết sức có ý nghĩa mà ngày nay chúng ta còn phải tiếp
tục đào sâu, nghiên cứu kỹ để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, góp
phần hạn chế, ngăn chặn và giải quyết những vấn đề phức tạp; nâng cao hiệu
quả của công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay.”
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay" làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
“Tôn giáo, công tác tôn giáo là vấn đề được nhiều người nghiên cứu
trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong những năm qua, ở nước ta và
trên thế giới đã có nhiều công trình, nhiều bài viết về tôn giáo, ảnh hưởng của
tôn giáo đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội và công tác tôn giáo. Liên
quan tới phạm vi luận văn này, có thể nêu ra một số công trình và tác phẩm
tiêu biểu sau đây:”
Thứnhất,nhómnhữngnghiêncứuvềtôngiáo,côngtáctôngiáonóichung
Trích tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo
(1996), do Bộ môn khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo thuộc Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh sưu tầm và tuyển chọn từ các trước tác của C. Mác,
Ph. Ăng ghen và V.I.Lê nin.“Nội dung cuốn sách gồm 4 phần: Nguồn gốc bản
chất của tôn giáo; Vai trò chính trị - xã hội của tôn giáo; Quan hệ giữa các
hình thái ý thức - xã hội khác với tôn giáo; Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với tín
ngưỡng và không tín ngưỡng.
Bộ môn khoa học về tín ngưỡng tôn giáo - Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, “Trích tác phẩm của C. Mác - Ph. Ăng ghen, VI. Lê nin và
5
Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo” (1998). Cuốn sách được tuyển chọn ngắn
gọn, dễ hiểu từ những đoạn trích, những câu nói tiêu biểu, súc tích của C.
Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lê nin và Hồ Chí Minh về bản chất, nguồn gốc, tính
chất và vai trò của tôn giáo, cũng như những luận điểm có tính nguyên tắc và
phương pháp trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Đây là tập tài liệu tham
khảo, chủ yếu phục vụ cho đối tượng là những cán bộ lãnh đạo và quản lý
đang công tác tại các địa phương không có điều kiện nghiên cứu sâu về vấn
đề tôn giáo.
Ban tư tưởng - văn hóa trung ương (2002), Vấn đề về tôn giáo và chính
sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
Cuốn sách đã làm rõ một số nội dung cơ bản sau: “Tôn giáo trong đời sống xã
hội; Tình hình tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta; Đảng viên với tín ngưỡng tôn giáo. Cuốn sách cung cấp cho tác giả
những tư liệu cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài này.”
Đỗ Quang Hưng, “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận
và thực tiễn” (2008).“Đây là công trình nghiên cứu có tính tổng hợp và toàn
diện nhất từ trước đến nay về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng. Nội
dung cuốn sách bao gồm: Bối cảnh quốc tế của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam;
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; Quá trình nhận
thức, phát triển quan điểm, đường lối về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, từng bước hoàn thiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam... Cuốn sách là tài
liệu tham khảo rất cần thiết đối với các nhà nghiên cứu và quản lý về công tác
tôn giáo ở nước ta hiện nay.”
Nguyễn Đức Lữ, “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam” (2011). Tác phẩm đã giới thiệu: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo; Tình hình tôn giáo trên thế giới và
6
một số đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách và việc thực hiện chính
sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay... Cuốn sách là tài
liệu tham khảo hữu ích phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu và đáp ứng nhu
cầu nâng cao sự hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo cho người học và cho tất cả
những ai quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Nguyễn Thanh Xuân (2012), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn
Giáo. Tác giả giới thiệu lịch sử ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách
thức hành đạo, cơ cấu tổ chức của các tôn giáo trong và ngoài nước, đưa đến
cho người đọc, các nhà quản lý, những người làm công tác tôn giáo và đặc
biệt là các chức sắc, chức việc, tín đồ của các tôn giáo một bức tranh sinh
động, khái quát về các tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam.
Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước - Giáo hội
là có tính cốt lõi trong việc hoàn thiện chính sách tôn giáo trên cơ sở quan hệ
mật thiết giữa chính sách tôn giáo và thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam.
Thứ hai, nhóm những nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo
Hồ Chí Minh, “Về công tác tôn giáo” (2003). Cuốn sách giới thiệu các
bài nói, bài viết, các bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia sưu tầm và tuyển chọn từ bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập.
Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
và công tác tôn giáo” (2003). Cuốn sách giới thiệu những bài viết tham gia
hội thảo Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác
tôn giáo, do Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức
nhân dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những bài
viết trong cuốn sách được chia làm 2 phần: Hồ Chí Minh về tôn giáo và Hồ
Chí Minh về công tác tôn giáo. Khi mới xuất bản, cuốn sách đã góp phần tạo
7
ra sự thống nhất về nhận thức tư tưởng và phương pháp giải quyết vấn đề tôn
giáo trong tình hình mới; phục vụ trực tiếp cho việc chuẩn bị nghiên cứu, triển
khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX về công tác tôn giáo. Và cho đến nay cuốn sách này vẫn là hành trang cần
thiết cho những ai quan tâm nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
công tác tôn giáo, nhất là đối với đội ngũ cán bộ đang làm công tác tôn giáo.”
Ban Văn hóa Trung ương - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, “Chủ tịch Hồ
Chí Minh với Phật giáo” (2011). Cuốn sách đã tập hợp những bài viết xuất
sắc của các chức sắc Phật giáo, tăng ni Phật tử và các nhà nghiên cứu tôn giáo
... tại Hội thảo Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam do
Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo tổ chức. Nội dung của cuốn sách
được trình bày theo các chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh với Phật giáo; Chính
sách của Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch về Phật giáo; Hồ Chủ tịch với công
tác vận động tăng ni, tín đồ Phật giáo ... Đây là một cuốn sách hay, có giá trị
tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, học tập và tìm hiểu về
Tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực, đặc biệt là tư tưởng của Người về
tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Thứ ba, nhóm những nghiên cứu về công tác tôn giáo ở Cần Thơ
Về nghiên cứu tôn giáo ở Cần Thơ, công trình Nhìn lại tôn giáo Cần
Thơ qua các thời kỳ (2003), đã trình bày về lịch sử của tôn giáo Cần Thơ từ
thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và những đóng góp của tôn giáo
đến cuộc sống của người dân Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới.
Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2007 của
UBND TP. Cần Thơ, “về việc ban hành quy định phân cấp quản lý và thẩm
quyền giải quyết những vấn đề về tôn giáo trên địa bàn TP. Cần thơ”.
Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quá trình đồng hành cùng dân tộc của đạo
Công giáo Tây Nam bộ” (2013) của Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ thành phố Cần
8
Thơ. Trong kỷ yếu này nói lên quá trình đồng hành cùng dân tộc trong tham
gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ và trong giai đoạn cách mạng hiện nay của
đạo Công giáo vùng Tây Nam bộ.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công
giáo ở thành phố Cần Thơ” (2014), của tác giả Trần Trường Phục. Trong
luận văn này, tác giả đã làm rõ lý luận về công tác quản lý Nhà nước đối với
hoạt động của đạo Công giáo và đặc điểm của đạo Công giáo ở thành phố Cần
Thơ hiện nay. Cũng như chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ở thành phố Cần
Thơ hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau
của tôn giáo và công tác tôn giáo. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công
trình nào đề cập đến vấn đề “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn
giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay”. Do đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc
kết quả nghiên cứu của những người đi trước và bằng những nghiên cứu của
mình tác giả muốn góp phần lấp đầy khoảng trống này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu và làm sáng rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
tôn giáo, từ đó vận dụng vào công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay,
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tôn giáo nơi đây theo tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về tôn giáo.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo”
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần
Thơ hiện nay.”
9
5. Giả thuyết khoa học
Công tác tôn giáo có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của các tôn
giáo và có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nói chung. Nếu thực hiện
tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo sẽ nâng cao hiệu quả của công
tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ và sẽ góp phần tạo nên sự ổn định, phát
triển của đời sống những người theo các tôn giáo nói riêng và đời sống xã hội
ở thành phố Cần Thơ nói chung.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo.
- Tìm hiểu quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo.
- Tìm hiểu đặc điểm công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, sự cần
thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần
Thơ hiện nay.
- Chỉ rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn
giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ trong những năm tới.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn
giáo và thực trạng vận dụng tư tưởng đó đối với công tác tôn giáo ở thành phố
Cần Thơ từ năm 2012 đến nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về
công tác tôn giáo. Bên cạnh đó sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân
tích - tổng hợp, lôgíc - lịch sử, khái quát hóa...
- Ngoài việc sử dụng đồng bộ các phương pháp trên, luận văn còn tham
khảo ý kiến của các cán bộ đang trực tiếp làm công tác tôn giáo ở thành phố
Cần Thơ hiện nay.
10
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 02 chương, 07 tiết.
10. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
* Tóm tắt các luận điểm cơ bản
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo có vai trò quan trọng, chỉ
dẫn cho hoạt động công tác tôn giáo được thực hiện có hiệu quả, hướng người
dân theo các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, “lương giáo đoàn kết”.
Công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ trong những năm qua bên cạnh
những kết quả đạt được thì vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần
Thơ hiện nay nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tôn
giáo nơi đây theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về tôn giáo
là một việc làm hết sức cần thiết.
* Đóng góp mới của tác giả
Về mặt lý luận:
Luận văn góp phần tìm hiểu và làm sáng rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác tôn giáo và đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng đó đối với công
tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ từ năm 2012 đến nay. Đề xuất một số giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ trong những năm tới.
Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho những người làm công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay. Có ý
nghĩa kiến nghị với thành ủy, Ban tôn giáo thành phố để có những chính sách
cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác tôn giáo ở thành phố
Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.
11
Chương 1
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tôn giáo và công tác tôn giáo
Khái niệm tôn giáo: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại hàng
nghìn năm. Kể từ khi xuất hiện, tôn giáo đã trở thành một yếu tố tham gia vào
các quá trình xã hội, ảnh hưởng đến nhiều phương diện của đời sống con
người. Tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, với mong
muốn tìm ra tiếng nói chung nhất về tôn giáo. Tuy nhiên đến nay, khái niệm
tôn giáo vẫn đang là vấn đề tranh cãi trong giới nghiên cứu.
Thuật ngữ tôn giáo bắt nguồn từ tiếng Latinh “Religion” có nghĩa là sự
ràng buộc giữa cái hiện thực và cái hư ảo, siêu nhiên. Trong lịch sử, xuất phát
từ những tín ngưỡng rất sơ khai. Tôn giáo của người Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy
Lạp - La Mã hay Giéc-manh..., đều là những tôn giáo đa thần (polytheism)
mang màu sắc tín ngưỡng "vạn vật hữu linh"; các thần thánh đều đại diện cho
những lực lượng thiên nhiên, và "những lực lượng thiên nhiên ấy đã được
nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp" [26, tr. 437].
Định nghĩa về tôn giáo phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp tiếp
cận của các nhà nghiên cứu.
- Có khá nhiều quan niệm về tôn giáo.
Các nhà duy tâm thần học xem tôn giáo là sản phẩm có nguồn gốc siêu
nhiên, nó là sản phẩm “bẩm sinh” chứ không phải là kết quả của sự vận động xã
hội. Tôn giáo có vai trò sáng tạo ra loài người, xã hội, quy định hoạt động, quyết
định số phận của các cá nhân và xu hướng vận động của xã hội.
12
Những người theo chủ nghĩa vô thần: Thời cổ đại, E-pi-quya phủ nhận
sự can thiệp của thần thánh vào sự phát triển của tự nhiên và số phận con
người, xã hội. Con người muốn được hưởng tự do thì phải thoát khỏi sự sợ
hãi trước thần linh. Thời khai sáng Điđrô kịch liệt chống lại tôn giáo, ông cho
rằng tôn giáo là một trong hai sợi dây thắt cổ, muốn chống lại sự áp bức phải
cắt đi trước hết sợi dây tôn giáo.
Tác phẩm Chống Đuyrinh chính là nơi Ăngghen đã đưa ra những nhận
định quan trọng vào loại bậc nhất của những người cộng sản về vấn đề tôn
giáo. Trong tác phẩm này, Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo như sau:
tôn giáo là "sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những
lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản
ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng
siêu trần thế " [26, tr. 476]. Còn Mác trong tác phẩm Góp phần phê phán Triết
học pháp quyền của Hêghen cũng đã khẳng định rằng "con người sáng tạo ra
tôn giáo"[xem 26, tr. 569].
Từ khi triết học Mác ra đời, chủ nghĩa vô thần chuyển sang một giai đoạn
mới, đó là chủ nghĩa vô thần khoa học. Mác - Ăngghen chỉ rõ bản chất, nguồn
gốc, chức năng của tôn giáo. Chủ nghĩa Mác cho rằng “sự nghèo nàn của tôn
giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực vừa là sự phản kháng chống lại
sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là
trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự
không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [26, tr. 570]. Nhận
định này đã toát lên đầy đủ tính xã hội của tôn giáo. Nó là sự đền bù lại cho
sự nghèo nàn của hiện thực xã hội - với những nghèo nàn của tri thức để lý
giải thế giới, tôn giáo lấp đầy vào đó bằng những huyền thoại: thế giới được
tạo thành ra sao? mây, gió, sấm, chớp sự thực là thế nào?... và với những sự
nghèo nàn trong đời sống do sự thấp kém của trình độ khoa học kỹ thuật cùng
13
sự bất công, bạo ngược của xã hội đương thời, tôn giáo như một liều thuốc an
thần xoa dịu những vết đau của con người.” Lời khẳng định "Tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân" quả thực là hoàn toàn chính xác
Từ điển Triết học đã định nghĩa như sau: "Tôn giáo là sự phản ánh hư
ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc
sống hàng ngày, sự phản ánh trong đó các lực lượng trần thế mang hình thức
các lực lượng siêu phàm. Chủ nghĩa Mác coi tôn giáo là một hiện tượng xã
hội chế định và vì vậy là một hiện tượng nhất thời trong lịch sử. Trong suốt
một thời kỳ lịch sử lâu dài của loài người, người ta không hề biết đến một tôn
giáo nào cả. Tôn giáo xuất hiện trong một giai đoạn nhất định của chế độ
công xã nguyên thủy với tư cách là sự phản ánh tình trạng bất lực của con
người trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên" [80, tr.588].
Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật - lịch sử, có thể hiểu:“Tôn giáo
là một hình thái ý thức xã hội, đã tồn tại và phát triển cách đây hàng nghìn
năm. Tôn giáo phản ánh xã hội một cách hư ảo, được một bộ phận quần
chúng tin theo, tôn thờ theo những lễ nghi, lề luật chặt chẽ; nó còn là một thực
thể xã hội được xác định dựa trên các dấu hiệu: có giáo lý, giáo luật, giáo lễ,
có hình thức tổ chức quản lý và hình thành cộng đồng tín đồ và cơ sở vật chất
nhất định”[81, tr 14].
Công tác tôn giáo:“Công tác tôn giáo phải quán triệt nội dung cốt lõi là
vận động quần chúng, trên cơ sở đó tạo sự thống nhất giữa các cấp, các ngành
về quan điểm, nhận thức, biện pháp vận động quần chúng và giải quyết những
vấn đề liên quan đến tôn giáo. Trong công tác tôn giáo, đặc biệt đối với vấn đề
lý luận cần phải có sự tìm tòi, đưa ra được những căn cứ lý luận chỉ dẫn xác
đáng, có chiều sâu hơn, không dừng lại như là sự giải thích các quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Quan trọng hơn, nó
phải được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công tác tôn giáo của cả hệ thống
14
chính trị. Làm như vậy và theo hướng đó, công tác lý luận sẽ là cơ sở khoa
học vững chắc, tin cậy cho việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với tín
ngưỡng, tôn giáo; sẽ là những định hướng đúng đắn, đầy tính sáng tạo cho
công tác tôn giáo hiện nay, đồng thời tạo ra sự thống nhất cao hơn về nhận
thức và hành động trên vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của hệ thống
chính trị hiện nay.”
1.1.2. Khái niệm hoạt động tôn giáo và chính sách tôn giáo
Hoạt động tôn giáo: Theo điều 3 của Pháp lệnh số: 21/2004/PL-
UBTVQH11 ngày 18/06/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Tín
ngưỡng, tôn giáo thì: Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lí,
giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo [69].
Theo điều 2 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, do Quốc Hội ban hành số:
02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 cho rằng, hoạt động tôn giáo là hoạt động
truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo [103].
Chủ thể của hoạt động tôn giáo: Là các tín đồ, nhà tu hành, các chức
sắc và các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước ta công nhận.
Đối tượng của hoạt động tôn giáo: Là việc truyền bá, thực hành giáo lí,
giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo. Truyền bá giáo lí, giáo luật
(hay còn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền những lí lẽ về niềm tin, về
luật lệ của tôn giáo. Thông qua hoạt động truyền đạo, niềm tin tôn giáo của tín
đồ được củng cố, luật lệ trong tôn giáo được tín đồ thực hiện. Đối với những
người chưa phải là tín đồ, hoạt động truyền đạo giúp họ hiểu, tin và theo tôn
giáo. Các tổ chức tôn giáo thường thông qua hoạt động truyền đạo để phát
triển số lượng tín đồ. Thực hành giáo luật, lễ nghi (còn gọi là hành đạo) là
hoạt động của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo
luật, thỏa mãn đức tin tôn giáo của cá nhân tôn giáo hay của cộng đồng tín đồ.
Hoạt động quản lí của của tôn giáo nhằm thực hiện qui định của giáo
luật, thực hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật
15
tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo. Trong các hoạt động tôn giáo, việc phân
định giữa hoạt động truyền đạo với hoạt động hành đạo cũng chỉ là tương đối,
có không ít trường hợp trong hoạt động hành đạo có hoạt động truyền đạo.
Chính sách tôn giáo: Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là
“sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào
đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” [104].
Trong thực tế, nhà nước, đảng phái, các tổ chức, các công ty ... đều là
các chủ thể của chính sách. Do đó, trong thực tế, có hai loại chính sách là:
chính sách tư và chính sách công. Chính sách công là tổng thể các quan điểm
tư tưởng, các quy định pháp lý do Nhà nước đề ra, thể hiện thái độ, lập trường
chính thức, lâu dài, nhất quán của người cầm quyền; thông qua đó người cầm
quyền định hướng, lãnh đạo, quản lý các hoạt động xã hội nhằm đạt đến mục
tiêu nhất định. Vì thế, chúng ta có thể hiểu: Chính sách tôn giáo là tổng thể
các quan điểm tư tưởng, các quy định pháp lý ... có liên quan đến lĩnh vực tôn
giáo do Nhà nước đề ra, thể hiện thái độ, lập trường chính thức, lâu dài, nhất
quán của người cầm quyền; thông qua đó người cầm quyền định hướng, lãnh
đạo, quản lý các hoạt động tôn giáo nhằm đạt đến mục tiêu nhất định.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi các giá trị nhân bản của các tôn giáo là
những di sản vǎn hóa tinh thần quý báu của nhân loại, bằng tri thức cách
mạng, vốn hiểu biết về vǎn hóa sâu sắc và cái nhìn duy vật biện chứng, Người
đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt lõi nhân vǎn trong các tôn
giáo. Người đã viết:
"Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức
cá nhân
Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.
16
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với
điều kiện nước ta.
“Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó
sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn
sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung
sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm
người học trò nhỏ của các vị ấy" [47, tr.272].
Vì vậy, không ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh - Người cộng sản, lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc Việt Nam không dưới một lần ca ngợi những“người sáng
lập ra các tôn giáo một cách thành kính: Chúa Giê su dạy đạo đức và bác ái.
Phật thích ca dạy đạo đức và từ bi. Khổng Tử dạy đạo đức và nhân nghĩa.”
Người đã nhấn mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với
tôn giáo và các học thuyết có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài
người. Đây là một đặc điểm lớn được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt
để và tài tình trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Tình cảm trân trọng và sự ngưỡng mộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với giá trị nhân vǎn của tôn giáo, khác với đức tin của các tín đồ của các tôn
giáo ấy, nó xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo có sẵn trong con người Hồ Chí
Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô thần đầy tư tưởng bao dung, không
giáo điều, cục bộ, hẹp hòi; Người đã khéo léo vận dụng chủ nghĩa duy vật của
Mác để "gạn đục khơi trong", kế thừa những giá trị vǎn hóa mang tính nhân
vǎn cao đẹp của các tôn giáo. Điều đó làm cho các tôn giáo không hoàn toàn
đối lập với chế độ xã hội chủ nghĩa, trái lại một số giá trị vǎn hóa, đạo đức tôn
giáo có thể hòa nhập cùng dân tộc trên con đường xây dựng một xã hội dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vǎn minh; xây dựng một nền
vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đấy chính là sự vận dụng những
quan điểm mác-xít hết sức xuất sắc và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh
vào hoàn cảnh thực tế nước ta.
17
Có thể nói, ở Hồ Chí Minh tư tưởng và hành động của Người là sự
dung hợp những giá trị tư tưởng nhân vǎn cao cả trên nền tảng của chủ nghĩa
yêu nước, chủ nghĩa cộng sản vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con
người. Trong sự dung hòa đó các giá trị nhân bản của tôn giáo được Hồ Chí
Minh kế thừa, nâng cao trên cơ sở bổ sung những nội dung mới phù hợp với
từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thời đại.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo là những nội dung có ý
nghĩa quan trọng mà ngày nay, những nội dung đó vẫn tiếp tục cần đào sâu,
nghiên cứu kỹ. Hồ Chí Minh là một người cán bộ làm công tác tôn giáo
không những giỏi nghệ thuật quản lý mà còn giỏi về việc vận động đồng bào
có đạo với những phương thức”linh hoạt. “Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã
hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của chúa,
triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của người chủ
gia tộc. Tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên” [78, tr.19].
“Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhắn nhủ đồng bào cả nước, Người nói phải đoàn kết chặt chẽ không phân
biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo, đoàn kết tức là lực lượng, chia rẽ tức là yếu
hèn. Bởi vậy, làm cách mạng là để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân, muốn cách mạng thắng lợi, không có con đường
nào khác là phải tập hợp được sức mạnh của toàn dân. Trong khi đó, đồng bào
các tôn giáo cũng là một bộ phận đáng kể trong cộng đồng nên không thể để
các tín đồ tôn giáo đứng ngoài cuộc đấu tranh này, càng không thể để kẻ địch
lôi kéo, lợi dụng. Do vậy, làm tốt công tác tôn giáo là một trong những mục
tiêu và nhiệm vụ xuyên suốt của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.”
“Người khẳng định tuy tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật nhưng
tôn giáo lại hàm chứa những giá trị nhân văn, làm cách mạng, chúng ta nên sử
18
dụng những giá trị nhân văn của tôn giáo để cổ vũ, khích lệ đồng bào các tôn
giáo phát huy những giá trị đó.”
Người viết về mục đích của Chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền
độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Song để đạt tới hạnh phúc đó cho
mọi người cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu đức Giêsu sinh ra vào
thời đại chúng ta và phải đặt mình vào nỗi khổ đau của người đương thời,
chắc ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm đường cứu khổ loài người,
Người khẳng định các tôn giáo chân chính xét đến cùng đều mong muốn con
người được sung sướng tự do,” hạnh phúc: “Phật sinh ra để lợi lạc quần sinh,
vô ngã vị tha; Đức Giêsu hy sinh là vì muốn loài người được tự do, hạnh
phúc; Khổng Tử sinh ra cũng là để giúp con người sống nhân nghĩa vì một
thế giới đại đồng” [64, tr.85] .
Trên cơ sở đánh giá những giá trị tích cực của các tôn giáo, Người luôn
có niềm tin vào đồng bào các tôn giáo, trong kháng chiến đã có một số vụ xô
xát giữa tín đồ và chính quyền nhưng Người luôn có niềm tin vào phần lớn
đồng bào các tôn giáo đều yêu nước kháng chiến, như Công giáo, Cao đài
kháng chiến…Trong số các đồng bào công giáo bị địch lợi dụng như ngụy
quân Cao đài, Hòa Hảo, Công giáo Nam bộ, một số đồng bào Công giáo,
Người khẳng định một số đồng bào tôn giáo tuy bản chất thì tốt, nhưng bị bọn
cầm đầu phản động lung lạc, vì vậy ảnh hưởng đến niềm tin vào chính sách
của Đảng và Chính phủ. Để củng cố niềm tin của đồng bào các công giáo,
Người đã bố trí nhiều người có đạo vào giữ các chức vụ cao cấp trong Chính
phủ, Quốc hội như Giám mục Lê Hữu Từ, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn là cố vấn
tối cao cho Chính phủ, linh mục Phạm Bá Trực là Phó ban Thường trực Quốc
hội, các trí thức Công giáo như ông Nguyễn Mạnh Hà, Ngô Tử Hạ, Vũ Đình
Tụng là Bộ trưởng trong Chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
ông Cao Triều Phát - Chủ tịch Hội Cao đài cứu quốc 12 phái hiệp nhất là Cố
vấn Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ…”
19
Để cho đồng bào các tôn giáo thật sự tin tưởng vào đường lối của
Đảng, Nhà nước, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã long trọng tuyên bố:”“Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”.
“Lập trường này được mau chóng thể chế hóa bằng một Sắc lệnh sau đó do
chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ký mà tiêu biểu nhất là Sắc lệnh 234 ngày 14-6-
1955. Sắc lệnh này vừa giúp các tôn giáo có cơ sở pháp lý để hoạt động vừa
đảm bảo cho đồng bào các tôn giáo có thể sinh hoạt tôn giáo bình thường mà
không bị ai ngăn cản. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thư gửi
Giám Mục Lê Hữu Từ ngày 1-2-1947:”“Trong Hiến pháp ta đã định rõ: tín
ngưỡng tự do. Nếu ai làm sai Hiến pháp, khiêu khích Công giáo thì sẽ bị
phạt”.“Tinh thần cơ bản của Sắc lệnh này trong giai đoạn hiện nay vẫn có giá
trị lý luận và thực tiễn to lớn”.
Trong mệnh lệnh của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành
ngày 9-9-1952 có viết:”“Chính quyền, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng tín
ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào”. “Ở đây đã thể hiện rõ quan điểm
của công tác tôn giáo là nhiệm vụ của mọi người, mọi đoàn thể chính trị, xã
hội. Người đã nhiều lần đề cập đến tôn giáo và công tác tôn giáo ở nhiều hội
nghị từ Đại hội Đảng đến hội nghị tập huấn cán bộ phụ nữ, thanh niên, công
an, Mặt trận, nông dân…”
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ một số khuyết điểm mà nhiều cán bộ làm
công tác tôn giáo cần phải khắc phục, đó là thái độ định kiến, hẹp hòi với
đồng bào có đạo, nếu không khắc phục được khuyết điểm này thì đây là kẻ
thù bên trong rất đáng sợ”“vì nó phá hoại từ trong phá ra”.
Người viết: “Tư tưởng hẹp hòi thì hành động cũng hẹp hòi. Tư tưởng
hẹp hòi thì nhiều thù mà ít bạn (như vấn đề tôn giáo)”[100].
Người cũng chỉ ra, không nên có quan niệm thành kiến sai lầm, cho
rằng “đồng bào Công giáo là lạc hậu, là khó vận động”[100], khi tới nhà
20
đồng bào có đạo không nên nằm trước bàn thờ, mà cần phải tuyên truyền
chính sách cũng phải thận trọng, ý tứ. Người phê phán “Đồng thời vì cán bộ
ta kém, có nơi có những hành động lố lăng, phạm đến tín ngưỡng và quyền
lợi của đồng bào tôn giáo” [100].“Cán bộ làm công tác tôn giáo chỉ có nhiệm
vụ vận động đồng bào có đạo tham gia kháng chiến kiến quốc,”đó là “đẹp
đời”, mà không chăm lo tới công việc của họ, cho rằng đã có tôn giáo lo, đó là
“tốt đạo”. Người phê phán và cho rằng đây là một quan niệm thiếu biện chứng
triết học, “tốt đạo” và “đẹp đời” luôn gắn bó khăng khít với nhau. “Tốt
đạo”“khi đồng bào có nơi thờ tự khang trang, nhà thờ của đồng bào cũng là
một công trình văn hóa, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của địa phương cho nên
nó góp phần làm đẹp cho xã hội, cổ vũ động viên đồng bào có đạo phấn khởi
thi đua xây dựng đất nước, góp phần khẳng định chính sách tôn giáo đúng đắn
của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến đâu Người cũng sâu sát, tìm ra
những điển hình mà biểu dương. Người biểu dương đồng chí Lý An khi về
Thanh Hóa, đồng chí không chỉ biết giúp nhà dân mà còn biết giúp nhà thờ
trang hoàng bàn thờ ngày lễ Giáng sinh. Người biểu dương nữ đồng chí
Nguyễn Thị Kim khi Người về Nam Định,”đồng chí đã “đi sát với quần chúng,
hiểu rõ tâm trạng của quần chúng, giúp đỡ quần chúng thiết thực giải quyết
những thắc mắc và những khó khăn trong đời sống hàng ngày” [ 100].“Người
nhắc nhở cán bộ làm công tác mặt trận cần chú ý đến việc nâng cao đời sống
của đồng bào các tôn giáo vì nguyện vọng của các tín đồ chỉ đơn giản”là “phần
xác ấm no, phần hồn thong dong”. “Ở Việt Nam, có vấn đề tôn giáo, đặc biệt là
Thiên Chúa giáo: nơi nào cán bộ tốt, tổ chức hợp tác xã đưa lại quyền lợi cho
giáo dân thì giáo dân rất đồng tình…Ta quan tâm đời sống quần chúng thì
quần chúng sẽ theo ta. Ta được lòng dân thì không sợ gì cả” [ 100].
Đầu năm 1947, một số giáo dân bị bắt vì có hành vi chống đối chính
quyền kháng chiến Tại Văn Hải, Phát Diệm (Ninh Bình), Giám mục Lê Hữu
21
Từ đã đề nghị bảo lãnh, Người đã ra lệnh thả ngay và cử đặc phái viên là ông
Vũ Đình Huỳnh kiểm tra lệnh này với lời nhắn nhủ:”“Chú nói với Ủy ban
hành chính tỉnh, gọi làng Văn Hải cho họ đảm bảo 4 người còn bị giữ lại vì
án sát nhân. Bảo làng làm giấy cam đoan, bao giờ Chính phủ xét hỏi, thì làng
phải đem 4 người đó ra để tòa án xét hỏi” [100].
Công tác tôn giáo vận trong tình hình kháng chiến rất khó khăn phức
tạp Người đã khéo léo “phối hợp với các chức sắc tôn giáo để làm việc này.
Trong thư trao đổi với Giám mục Lê Hữu Từ ngày 23-3-1947, Người phân
tích nguyên nhân của những vụ lộn xộn ở vùng giáo:”“Một đằng có những
người Công giáo nhẹ dạ, dễ tin; đằng khác có những cán bộ cấp thấp của
Chính phủ thiếu tế nhị, rồi những kẻ gây rối lợi dụng khai thác hai yếu tố
trên, nhằm tạo ra bầu không khí không lành mạnh” [100] rồi đề ra biện pháp
khắc phục: “Một đằng, chúng ta cần giải thích cho người Công giáo hiểu rõ chủ
trương chính sách của Chính phủ như Đức cha đã làm. Đằng khác, cần giáo dục
cán bộ của Chính phủ, như bản thân tôi đang làm. Như vậy thì bọn gây rối sẽ
không còn có thể chia rẽ chúng ta và sự đoàn kết toàn dân sẽ được thực hiện”
[100]. Giải thích cho mọi người biết rằng: Đó là do lòng khoan hồng của Chính
phủ và do sự tận tâm của cụ Từ” [100]. Người thông báo tình hình chiến sự với
Giám mục Lê Hữu Từ và đề nghị: “Bao giờ vì chiến thuật mà cần phá cầu Trì
Chính, thì cụ sẽ bảo đồng bào địa phương Phát Diệm tự phá giùm. Vậy nhờ cụ
báo cho đồng bào phá cầu ấy đi. Đồng thời làm cây cầu phao bằng tre, để dân
đi lại cho tiện. Đến khi cấp bách, sẽ phá cầu phao” [100]. Một lãnh đạo Nhà
nước bắt tay, cộng tác mật thiết với các chức sắc cao cấp của các tôn giáo đã thể
hiện sự khéo léo, tài giỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để vận động đồng bào các tôn giáo tham gia các phong trào kháng
chiến, kiến quốc, như phong trào cứu đói, mùa đông binh sĩ, cầu hồn cho các
liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc… Người đã hiểu rõ giáo lý “thương người như
22
thể thương thân” của đạo Công giáo, “lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha” của
Phật giáo…vì vậy, đồng bào các tôn giáo nô nức hưởng ứng. Bên cạnh đó, để
quyên góp tiền ủng hộ quỹ “Mùa đông binh sĩ”, Người viết thư biểu dương
linh mục Lê Văn Yên ở Bắc Ninh luôn chăm sóc thương binh, khen giáo dân
xứ Văn Giáo (Nghĩa Hưng, Nam Định) đã tiết kiệm chi tiêu. Cuối tháng 9-
1945, Người chủ trì 2 phiên họp của Chính phủ, tạo điều kiện cho các Giám
mục Việt Nam gửi hai bức điện văn cho Tòa thánh và giáo dân toàn thế giới
đề nghị ủng hộ nền độc lập của nước Việt Nam mới.”
Vào các ngày lễ lớn của đông bào các tôn giáo, Người viết thư thăm
hỏi, chúc mừng khi lễ Giáng sinh, lễ Phật đản. Với Công giáo, Chủ tịch Hồ
Chí Minh kêu gọi họ “Phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc”, “Kính chúa, yêu
nước”. Trong một bức thư gửi đồng bào Công giáo nhân Lễ Giáng sinh, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Thượng đế và Tổ quốc muôn năm”[64, tr. 25],
đồng thời Người cũng yêu cầu phải sớm ngăn chặn những âm mưu lợi dụng
tôn giáo của kẻ địch, “kiên quyết trừng trị những kẻ mượn đạo làm nhục
Chúa, làm hại dân” [82, tr.25 ]. Với đồng bào Phật giáo, Người động viên các
tín đồ hãy hành động theo lời Đức Phật: “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”.
Còn với đồng bào Cao đài, Hòa Hảo, Người thúc đẩy lòng “ái quốc”… Người
kế thừa những giá trị tích cực của học thuyết Khổng Tử, “Tuy Khổng Tử là
phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng
song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”[100]. Linh mục Giáo sư,
Viện sĩ Trần Tam Tỉnh đã nhận xét: “Các lời lẽ Cụ phê phán Giáo hội không
bao giờ chạm tới khía cạnh đức tin nhưng chỉ nằm ở phạm vi các vấn đề cơ
chế và chính trị” [100]. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác vận động đối
với đồng bào các tôn giáo. Người luôn biểu lộ sự tôn trọng, quan tâm đối với
tôn giáo, đồng bào công giáo tìm cách tốt nhất để tranh thủ họ; song cũng
phải có thái độ dứt khoát, kiên quyết trừng trị những kẻ mượn đạo làm hại
23
đạo, làm hại dân. Người chỉ rõ, Chính phủ sẽ nghiêm trị những kẻ lừa bịp,
cưỡng bức đồng bào phải lìa bỏ quê hương, sa vào một đời sống tối tăm cực
khổ về phần xác cũng như phần hồn.”
Hồ Chí Minh khẳng định khi làm công tác tôn giáo là luôn phải quan
tâm đến mọi sự kiện liên quan đến đồng bào các tôn giáo. Khi linh mục
Nguyễn Duy Lộc ra vùng kháng chiến để đi theo cách mạng năm 1946, Người
gửi lời động viên và chia vui. Khi các Giám mục, linh mục, giáo dân ở Vinh
bị thương do bom đạn giặc Mỹ năm 1968…Người gửi lời chia buồn. Người
luôn quan tâm đến nhu cầu của đồng bào các tôn giáo từ chuyện sắp xếp chỗ
làm lễ cho các linh mục theo kháng chiến đến cho phép linh mục Nguyễn Văn
Ngọc được phép mang lương thực, thực phẩm vào tiếp tế cho 600 linh mục,
chúng sinh ở Huế đầu năm 1949 vì lý do chiến sự đang diễn ra, từ việc khen
thưởng kịp thời cho những giáo sĩ, tín đồ có thành tích xuất sắc đến lắng nghe
tâm tư, nguyện vọng của bà con khi Người về các địa phương…”
Trong thư chúc mừng lễ Giáng sinh năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: “Hôm nay, đồng bào lễ Chúa trong một bầu khí chiến tranh, vì giặc
Pháp đang còn giày xéo trên đất nước ta. Song rồi đây, thắng lợi sẽ cho
chúng ta lễ Chúa long trọng hơn, trong một bầu không khí vui vẻ và tươi sáng
của một nước hoàn toàn thống nhất và độc lập” [100]. Quan điểm của Người
khẳng định, tôn giáo phải gắn liền với độc lập dân tộc. Ngay từ thời kỳ đầu
chống thực dân Pháp, Người đã nhận ra nếu đất nước không được độc lập thì
nhân dân không được tự do, trong đó có tự do tôn giáo. Vì thế, độc lập dân
tộc và tự do của Tổ quốc là nguyện vọng thiết tha của mọi người dân Việt
Nam, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Tháng 1/1946, khi thực dân Pháp
lăm le quay lại xâm chiếm nước ta, một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định:”“Nước không được độc lập, thì tôn giáo không được tự do, nên chúng
ta phải làm cho nước độc lập đã” [64, tr. 172]. Đặc biệt là, trong cuộc kháng
24
chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch còn tin tưởng Chúa sẽ phù hộ nhân
dân Việt Nam kháng chiến thắng lợi. Cụ thể, Người viết: “Chúng ta toàn dân,
giáo cũng như lương, đoàn kết kháng chiến để Tổ quốc được độc lập, tôn giáo
được tự do. Đức Chúa phù hộ chúng ta, chúng ta chắc thắng lợi”[64, tr. 173].
Hồ Chí Minh luôn đề cao cái chung, không kể lương hay giáo căn bản
nhất là lòng yêu nước. Còn cái riêng, cái dị biệt về đức tin, lối sống của đồng
bào theo hoặc không theo các tôn giáo chỉ là sự khác biệt nhỏ, không căn bản.
Do đó, đồng bào cần phải bỏ qua cái dị biệt nhỏ, giữ lại cái tương đồng lớn.
Người luôn coi công tác vận động đối với đồng bào công giáo. Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn chăm lo đến đời sống của đồng bào tôn giáo, cả phần xác lẫn
phần hồn, bởi phần xác có no ấm thì phần hồn mới thong dong. Từ đó, Người
chỉ đạo Chính phủ cần có chính sách cụ thể để cải thiện, nâng cao cuộc sống
cho đồng bào. Người nói, phải ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất,
tăng thu nhập cho xã viên; đồng thời phải đảm bảo tín ngưỡng tự do. Những
hoạt động tôn giáo không được cản trở sản xuất của nhân dân, không được
trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Đối với phần hồn của đồng bào tôn giáo, Hồ Chủ tịch không chỉ đánh
giá cao giá trị của văn hóa tôn giáo, mà còn trực tiếp quan tâm tới sinh hoạt
tôn giáo. Người đã nhiều lần đến cơ sở thờ tự với tấm lòng thành kính dự các
lễ nghi tôn giáo như Lễ Phật đản, Lễ Giáng sinh,... Người luôn động viên,
khích lệ chức sắc và tín đồ các tôn giáo phát huy giá trị tôn giáo tốt đẹp để
thực hiện cuộc sống tốt đời, đẹp đạo.
“Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về công tác tôn giáo thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, tôn trọng những giá
trị của tôn giáo với đời sống xã hội, là đỉnh cao trong vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo để giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo phù
hợp với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng
25
Việt Nam. Tư tưởng ấy còn nguyên giá trị trong công tác tôn giáo ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.”
1.3. Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về
công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay
“Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và đoàn kết dân tộc qua các thời kỳ cách mạng, trong công
cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về công tác tôn giáo.”
“Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16-10-1990,”của Bộ Chính trị khóa
VI “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” đã nêu hai luận
điểm mang tính đột phá: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân” và “Tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp
với chế độ mới”.
“Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, Đảng ta đã thông qua Nghị quyết số
25-NQ/TW, ngày 12-3-2003,” “Về công tác tôn giáo”.
“Từ khi có Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12-3-2003 của Trung ương
Đảng về công tác tôn giáo, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành từng bước cụ
thể hóa các quan điểm, giải pháp và các nhiệm vụ chủ yếu trong Nghị quyết
của Đảng thành các quy định của pháp luật, các kế hoạch, giải pháp, cơ chế.
Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là khi có Nghị quyết 25/NQ-TW cũng như
Chương trình hành động của Chính phủ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định,
việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và chương trình phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó có
đồng bào các tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác tôn giáo.”
“Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo đã được ghi nhận và cân đối
trong các kế hoạch, cơ chế, chính sách của các bộ, ngành liên quan và của Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là cơ sở để cân
đối và bảo đảm nguồn lực phát triển hài hòa của hệ thống chính sách của Nhà
26
nước. Kết quả thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội thời gian qua với số
vốn hàng trăm tỉ đồng đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội của đồng bào nói chung, đồng bào các tôn giáo nói riêng, góp phần ổn
định và phát triển, làm cho đồng bào an tâm, đoàn kết xây dựng đời sống “tốt
đời, đẹp đạo”. Một bộ phận lớn đồng bào dân tộc, tôn giáo được giao đất ở,
đất sản xuất; được hướng dẫn kỹ thuật, được vay vốn, nhận các điều kiện hỗ
trợ cần thiết để sản xuất, tăng thu nhập; tích cực tham gia xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư, góp phần giữ vững ổn định tình hình xã hội vùng giáo,
vùng đồng bào dân tộc.”
Quán triệt quan điểm “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị” để tạo ra sự phối hợp “thống nhất hơn nữa trong công tác tôn
giáo cần phải xây dựng, quy định chức năng, nhiệm vụ làm công tác tôn giáo
của các cấp, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt quan tâm
đến cấp cơ sở. Trong sự phối hợp cũng cần quy định về quyền hạn, trách
nhiệm chính cho mỗi tổ chức, qua đó mà nâng cao trách nhiệm của mỗi tổ
chức trong hệ thống chính trị. Trong quan điểm này quy định cả yếu tố thời
gian, nhất là khi giải quyết vụ việc cụ thể, tránh tình trạng mất quá nhiều thời
gian để tạo ra sự phối hợp thống nhất, làm mất thời cơ và có khi vi phạm quy
định pháp lý về mốc thời gian phải giải quyết.
Hiện nay, việc ký kết phối hợp giữa Ban Tôn giáo, Ban Dân vận với
các tổ chức chính trị - xã hội ở nhiều cấp, địa phương, chứng tỏ rất rõ về trách
nhiệm và quyết tâm phối hợp trong công tác tôn giáo của hệ thống chính trị.
Nhưng vẫn cần khắc phục tính hình thức,” chỉ “phát” mà không “động”, hay
“động” mà không “mở” hoặc dừng lại là việc của những người đứng đầu mỗi
tổ chức. Sự phối hợp thống nhất trong công tác tôn giáo không nên nhận thức
như sự thỏa hiệp, dung hòa một cách chủ quan của các tổ chức thuộc hệ thống
chính trị, mà căn bản là, phải dựa trên cơ sở là những chủ trương, chính sách,
pháp luật hiện hành.”
27
Điều 5, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18/6/2004, khẳng
định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “tôn trọng giá trị văn
hóa, đạo đức tôn giáo; giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền
thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với
nước, với cộng đồng nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân” [69].
“Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam (tháng 4/2006) tiếp tục khẳng định: đồng bào các tôn giáo là bộ phận
quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Nhà nước thực hiện nhất quán chính
sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn
giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật; đoàn
kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào
không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các
tôn giáo.”Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống
"tốt đời, đẹp đạo".“Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và
được pháp luật bảo hộ… Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan,
các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của
đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân [35, tr.122-123].”
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng khẳng định:”“Phát huy
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức
tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [36, tr.245].
Gần đây nhất, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),”Đảng ta tiếp tục nhất
quán khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và
không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu
28
tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và
nhân dân” [36, tr.81]. “Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm đoàn kết dân tộc,
đoàn kết tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta - giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính
sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng.
Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên
các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng
góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo
điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ
chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết
dân tộc” [34, tr.245].
Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác
tôn giáo thể hiện tập trung ở những nội dung chủ yếu: Xây dựng hệ thống
chính sách, pháp luật để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân; thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ của công dân để các chức sắc, nhà tu
hành, tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”; “phát huy những giá trị văn
hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong xây dựng xã hội mới; công tác
vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ
thống chính trị; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực
thù địch lợi dụng và sử dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân
dân; xây dựng bộ máy làm công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước, các đoàn
thể nhân dân năng động, hoạt động hiệu quả, với đội ngũ cán bộ có tri thức,
giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng, có uy tín trong đồng
bào tôn giáo,…”
29
Từ đó cho thấy cần nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của
cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể đối với
công tác tôn giáo. Trên cơ sở triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng về tôn giáo, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân làm cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ yêu cầu nhiệm vụ của
công tác tôn giáo trong tình hình mới.Đẩy mạnh công tác tham mưu, từng bước
hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác tôn giáo, tích cực tham gia xây
dựng các văn bản pháp luật về tôn giáo, đồng thời bổ sung kịp thời những chính
sách đối với tôn giáo ở những vùng, miền khác nhau. Trước mắt, làm tốt công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo để thống nhất nhận thức về công
tác tôn giáo trong hệ thống chính trị, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập
trung tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo; Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với
đạo Tin lành; các địa phương đảm bảo tốt thông tin hai chiều, tập trung giải
quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong công tác tôn giáo như:
đất đai, cơ sở thờ tự, tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.”
Công tác tôn giáo trong những năm gần đây của Đảng và Nhà nước ta có
nhiều thành tựu và nhiều bài học kinh nghiệm quý. Những thành tựu và kinh
nghiệm ấy đã và đang được đúc kết thành những bài học để làm cơ sở cho những
năm tới thực hiện tốt hơn. Chỉ với một số mặt rất cơ bản nêu trên, đã chứng tỏ
Đảng và Nhà nước ta rất tôn trọng tự do tín ngưỡng, quan tâm sâu sắc đến đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động, trong đó có cả đồng bào có đạo.
Rõ ràng, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là nhân đạo, đúng đắn, là phù hợp
với xu thế tiến bộ của nhân loại. Không thể chỉ vì vừa qua, một vài tín đồ vi
phạm luật pháp, bị Nhà nước Việt Nam trừng trị theo luật pháp mà phủ nhận
thành tựu của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo.”
30
1.4. Đặc điểm công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay
Thành phố Cần Thơ có 12 tôn giáo được công nhận, có 5 tôn giáo có
đông số lượng tín đồ như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo
Hòa Hảo. Sự hình thành và phát triển các tôn giáo trong thành phố Cần Thơ
khá đa dạng.”
Phật giáo có mặt ở Cần Thơ ngay từ khi vùng đất này được khai mở, do
những di dân từ miền Bắc, miền Trung đem theo tôn giáo này từ nguyên quán
đến vùng đất mới. Phật giáo Théravada tồn tại lâu đời trong đồng bào Khmer.
Công giáo được các giáo sĩ người Pháp truyền vào Cần Thơ cuối thế kỷ XIX.
Những xứ đạo được thành lập sớm ở Cần Thơ như Trà Long (1878), Đức Bà
(1880), Bò Ớt (1883), Láng Sen (1881)…Sau năm 1954, đồng bào Công giáo
miền Bắc di cư lập khu dinh điền Cái Sắn, hình thành nên cộng đồng Công
giáo người Việt gốc Bắc. Đạo Tin lành phát triển đến tỉnh Cần Thơ năm 1921,
do một mục sư người Pháp làm công việc truyền giáo, nhưng đạo Tin lành
phát triển mạnh trong thời kỳ đế quốc Mỹ thực hiện chính sách thực dân kiểu
mới tại miền Nam (1954 - 1975). Đạo Cao đài ra đời năm 1926 tại Tây Ninh,
thì trong năm đã phát triển đến Cần Thơ. Quá trình phát triển đạo Cao đài
cũng là quá trình phân hóa thành nhiều hệ phái. Trong năm 1926, ông Ngô
Minh Chiêu, người anh cả trong 12 vị sáng lập đạo Cao đài đã tách ra, về Cần
Thơ, lập phái Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, Cao đài Ban Chỉnh đạo phát
triển đến Cần Thơ năm 1928, Cao đài Tiên Thiên, Cao Đài Tây Ninh truyền
đến Cần Thơ năm 1930…Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại An Giang năm 1939
và truyền đến Cần Thơ năm 1940, nhưng phát triển mạnh vào những năm ông
Huỳnh Phú Sổ đi “khuyến nông” nhiều nơi ở Cần Thơ.”
Thành phố Cần Thơ là trung tâm Kinh tế - Văn hóa - Xã hội khu vực
Đồng bằng sông Cửu long, các tổ chức tôn giáo cũng có nhiều cơ sở đào tạo
người chuyên hoạt động tôn giáo như: Đại Chủng viện Thánh Quý, Học viện
Phật giáo Nam tông Khmer, các trường trung cấp, cao đẳng của Phật giáo.
31
Hoạt động của các tôn giáo ngày một sôi động hơn, mở rộng về qui mô và
phạm vi, từ đó các nhu cầu tôn giáo trên nhiều lĩnh vực như: xây dựng, đất
đai, thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở trực thuộc, hoạt động tôn giáo, các tổ
chức tôn giáo nước ngoài đến sinh hoạt tôn giáo.”
Bảng 1.1: Số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc và các cơ sở thờ tự
TP Cần Thơ
Stt Tôn giáo
Tín đồ
(người)
Chức
sắc
(người)
Chức việc
(người)
Cơ sở
thờ tự
01 Phật giáo 114.519 453 110 168
02 Công giáo 94.519 116 313 77
03 Tin lành 18.044 50 119 10
04 Cao đài 18.139 309 408 27
05 Phật giáo Hòa Hảo 233.553 0 415 7
Tổng cộng 478.774 928 1.365 289
(Nguồn: Ban tôn giáo thành phố Cần Thơ 2017)
Tổng số tín đồ 5 tôn giáo chiếm 32,88% dân số của thành phố (3) đại
đa số là nông dân và tầng lớp lao động, ở mức độ khác nhau, các tôn giáo
đang đẩy mạnh công tác truyền giáo, tỷ lệ gia tăng tín đồ năm 2017 của 5 tôn
giáo ở Cần Thơ như sau: Tin lành 11,63%, Công giáo 2,56%, Phật giáo
2,06%, Cao đài 2,04%, Phật giáo Hòa Hảo 1,15% (8).” Trên địa bàn thành
phố Cần Thơ có 12/15 tôn giáo với tổng số tín đồ tôn giáo là 487.892 người
chiếm 40% dân số, 380 cơ sở thờ tự (có 78 cơ sở tín ngưỡng), 939 chức sắc,
1.492 chức việc, 517 nhà tu hành.Với tỉ lệ tín đồ khá đông so với dân số của
thành phố, vấn đề đặt ra là phải đạt mục tiêu vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng,
tôn giáo, vừa đảm bảo an ninh trật tự và huy động được sự đóng góp của một
bộ phận không nhỏ đồng bào tôn giáo góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ
tiêu kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố.
32
“Hiện nay, dưới tác động thành quả của công cuộc đổi mới của Đảng
và Nhà nước, sự tự thân vận động của các giáo hội, các tôn giáo trong thành
phố Cần Thơ đang có những biến đổi nhiều mặt: ”
“Thứ nhất, những sinh hoạt tôn giáo thuần túy diễn ra bình thường trong
khuôn viên cơ sở thờ tự, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của người có
đạo. Các sinh hoạt tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc những
sinh hoạt tôn giáo mà người chủ trì cơ sở thờ tự chưa đăng ký hàng năm có chiều
hướng gia tăng. ”
“Thứ hai, các phong trào yêu nước trong đồng bào các tôn giáo ngày
càng tăng về số và chất. Các báo cáo của các hội nghị tổng kết phong trào yêu
nước trong các tôn giáo thành phố Cần Thơ, như Đại hội mừng công của
những người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình tỉnh
Cần Thơ (tổ chức năm 1995), Phật giáo tỉnh Cần Thơ 25 năm một chặng
đường (tổ chức năm 2000), Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước của
các phái đạo Cao đài (năm 2000), Đại hội phát huy truyền thống “Tốt đời,
Đẹp đạo” của các tôn giáo tỉnh Cần Thơ, đã nói lên rất rõ xu hướng này. ”
“Thứ ba, hoạt động từ thiện xã hội do các tổ chức và cá nhân tôn giáo
đạt kết quả khá cao, các công trình phúc lợi xã hội trong vùng có đông đồng
bào tôn giáo được xây dựng ngày càng nhiều. Công tác từ thiện được thực
hiện với 2 xu hướng: làm từ thiện để cứu khổ nhơn sinh, lập công bồi đức và
làm từ thiện để phát triển đạo. Hai xu hướng trên thể hiện ở các tôn giáo cũng
khác nhau: Phật giáo và Cao đài làm từ thiện chủ yếu để cứu khổ nhơn sinh
(trừ nhóm chống đối trong Phật giáo), Công giáo, Tinh lành, Phật giáo Hòa
Hảo làm từ thiện chủ yếu để phát triển đạo. ”
“Nguyên nhân của những biến đổi có tính tích cực trong các tôn giáo
thành phố Cần Thơ thời gian qua là do Đảng và nhà nước có đường lối, chủ
trương, chính sách tôn giáo đúng đắn, được thành ủy Cần Thơ quán triệt và vận
dụng thực hiện một cách phù hợp, sáng tạo: như thành ủy ban hành Quy chế 04
33
quy định hệ thống chính trị trong thành phố tham gia làm công tác tôn giáo,
thành lập ban chỉ đạo công tác tôn giáo, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành
Bản quy định về phân cấp quản lý giải quyết những vấn đề tôn giáo, Ban Tôn
giáo chỉ ra quy chế hoạt động của Tổ công tác tôn giáo ở xã, phường, thị trấn…
làm cho cả hệ thống chính trị các cấp trong thành phố Cần Thơ tác động vào
các tôn giáo trong tỉnh bằng tăng cường các cuộc sinh hoạt học tập, thực hiện
tốt chủ trương, chính sách đáp ứng nhu cầu hợp lý của các tôn giáo tập hợp
đoàn kết, chăm lo đời sống, xây dựng lực lượng ở cơ sở, cốt cán v.v…”
“Các cơ sở thờ tự được xây dựng sửa chữa, tăng cường đào tạo chức
sắc, phát huy các hoạt động văn hóa xã hội để mở rộng ảnh hưởng, có những
hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp. Công giáo, Tin lành hoạt động
truyền đạo đạt tỷ lệ phát triển tân tòng cao. Hoạt động quan hệ quốc tế của các
tôn giáo ngày càng mở rộng và có chiều hướng phức tạp hơn, nhưng vẫn nổi
trội ở Công giáo, Tin lành và Phật giáo. Hoạt động mê tín dị đoan tăng. Xuất
hiện một số tổ chức mới mang màu sắc tôn giáo hoạt động trên địa bàn Cần
Thơ. Một số tôn giáo có từ trước nhưng hoạt động yếu nay phục hồi, hoạt
động mạnh như: Baha’i, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương. Một số hệ
phái Tin lành từ thành phố Hồ Chí Minh tăng cường về Cần Thơ hoạt động
như Báp típ, Ngũ Tuần, chứng nhân Giêhôva.”
“Thứ tư, sự tác động của hệ thống chính trị, thành quả của công cuộc đổi
mới, pháp luật nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, công tác tôn giáo đi dần vào nề
nếp, làm cho xu hướng đồng hành cùng dân tộc, tán thành đường lối đổi mới,
tuân thủ luật pháp của các tôn giáo trong thành phố Cần Thơ ngày càng mang
tính tự giác cao hơn. Xu hướng đoàn kết trong nội bộ các tôn giáo, đoàn kết
lương giáo tiếp tục được cải thiện, nhưng xu hướng phân hóa trong các tôn giáo
vẫn tồn tại. Trong những năm tới, số lượng tín đồ các tôn giáo tiếp tục gia tăng,
tạo ra nhu cầu xây dựng những cơ sở thờ tự mới. Tin lành và Công giáo tiếp tục
giữ tốc độ phát triển tín đồ nhanh. Nông thôn vẫn là địa bàn phát triển chính
34
của các tôn giáo trong nhiều năm, tuy nhiên quá trình đô thị hóa ở Cần Thơ 5
năm tới sẽ hình thành các cụm dân cư mới cùng với những cụm dân cư mới có
đạo cũng sẽ hình thành. Sự phát triển kinh tế, xã hội làm cho dân trí ngày càng
cao tác động làm cho xu hướng thế tục hóa trong các tôn giáo diễn ra nhanh
hơn. Hoạt động quan hệ quốc tế của các tôn giáo tiếp tục mở rộng, nhiều loại
hình đa dạng làm cho công tác quản lý trở nên khó khăn hơn. Các tổ chức
mang màu sắc tôn giáo tiếp tục xuất hiện, một số hệ phái của các tôn giáo tiếp
tục khôi phục hoạt động, hoặc từ nơi khác phát triển đến Cần Thơ, Phật giáo,
Phật giáo Hòa Hảo và một số phái Cao đài, khi hình thành giáo hội và có pháp
nhân hoạt động đã xuất hiện những nhóm đối lập, hoạt động chống lại chính
sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và nhà nước, là nhân tố gây mất ổn
định, là yếu tố dễ bị địch và bọn xấu lợi dụng. ”
“Ngày nay, trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố
Cần Thơ, các tôn giáo bao gồm chức sắc, chức việc và tín đồ chiếm tỷ lệ
đáng kể trong dân số của thành phố, là nguồn lực quan trọng, là đối tượng
đặc biệt. Chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo có niềm tin, nhu cầu tôn
giáo, hình thành nên nét riêng ở từng tôn giáo. Tín đồ chịu ảnh hưởng giáo
lý và bị lệ thuộc ở mức độ khác nhau vào giáo hội các tôn giáo. Kể cả các
tôn giáo có hệ thống tổ chức giáo hội quốc tế. Chức sắc là tầng lớp trên, có
ảnh hưởng chi phối nhiều mặt đối với tín đồ. Việc lợi dụng tôn giáo để
chống phá công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước là những yếu tố cần
phải tính đến trong quá trình làm công tác vận động cách mạng đối với tôn
giáo trong giai đoạn hiện nay. ”
“Thực tiễn công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ cho thấy hệ thống
chính trị của thành phố có thể tác động làm cho tôn giáo biến đổi nhanh hơn
theo hướng các yếu tố tích cực ngày càng nhiều, các yếu tố tiêu cực ngày
càng giảm, làm cho sự tồn tại của tôn giáo đem lại lợi ích nhiều hơn cho công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.”
35
Số liệu về một số tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay:
Bảng 1.2: Thống kê số lượng tín đồ, tăng ni, cơ sở thờ tự của Phật giáo
Năm 2015
(người)
Năm 2016
(người)
Năm 2017
(người)
Dân số 1.232.000 1.371.544 1.450.000
Số lượng Tín đồ 114.498 114519 114.519
Số lượng cơ sở thờ tự 158 164 268
Số lượng Hòa thượng 8 9 9
Số lượng Thượng tọa 12 14 14
Số lượng Ni trưởng 3 4 4
Số lượng Ni sư 30 33 33
Số lượng Tỳ kheo 110 112 112
Số lượng Tỳ kheo Ni 162 169 169
Số lượng Thức xoa 22 23 23
Số lượng Tăng, Ni 447 453 453
(Nguồn: Báo cáo của Ban Tôn giáo 2017)
Bảng 1.3: Thống kê số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc…của Công giáo
Năm 2015
(người)
Năm 2016
(người)
Năm 2017
(người)
Dân số 1.232.000 1.371.544 1.450.000
Số lượng Tín đồ 94.468 94.519 94.519
Số lượng cơ sở thờ tự 77 77 77
Số lượng Chức sắc 115 116 116
Số lượng Chức việc 310 313 313
Số lượng nhà tu hành 308 410 410
Số Chức sắc được phong phẩm 4 5 2
Số Chức sắc được bổ nhiệm 5 7 3
Số Chức sắc thuyên chuyển 4 3 6
(Nguồn: Báo cáo của Ban Tôn giáo 2017)
36
Bảng 1.4. Thống kê số lượng tín đồ, hệ phái, chi hội … của Tin lành
Năm 2015
(người)
Năm 2016
(người)
Năm 2017
(người)
Dân số 1.232.000 1.371.544 1.450.000
Số lượng Tín đồ 5.213 5.730 6.055
Số lượng cơ sở thờ tự 12 12 12
Số lượng Hệ phái 26 27 27
Số lượng Chi hội 57 59 63
Số lượng Điểm nhóm 130 130 150
Số lượng Mục sư 34 34 24
Số lượng Truyền đạo 99 99 99
Số lượng chức việc 100 113 124
(Nguồn: Báo cáo của Ban Tôn giáo 2017)
Bảng 1.5: Thống kê số lượng tín đồ, hệ phái, họ đạo … của Cao đài
Năm 2015
(người)
Năm 2016
(người)
Năm 2017
(người)
Dân số 1.232.000 1.371.544 1.450.000
Số lượng Tín đồ 32.100 32.730 33.821
Số lượng cơ sở thờ tự 43 45 46
Số lượng Hệ phái 05 04 04
Số lượng Họ đạo 08 08 08
Số lượng Giáo sư 02 02 02
Số lượng Giáo hữu 04 04 15
Số lượng Lễ sanh 132 132 132
Số lượng chức việc 340 400 457
(Nguồn: Báo cáo của Ban tôn giáo 2017)
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ  CẦN THƠ HIỆN NAY

More Related Content

Similar to VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY

Quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Lập Thạch...
Quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Lập Thạch...Quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Lập Thạch...
Quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Lập Thạch...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Tại Ủy Ban Nhân Dân
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Tại Ủy Ban Nhân DânNâng Cao Chất Lượng Công Tác Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Tại Ủy Ban Nhân Dân
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Tại Ủy Ban Nhân DânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhĐồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất th...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất th...Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất th...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất th...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí ng...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí ng...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí ng...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí ng...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Na Hang, Tuyên Qu...
Khóa Luận Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Na Hang, Tuyên Qu...Khóa Luận Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Na Hang, Tuyên Qu...
Khóa Luận Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Na Hang, Tuyên Qu...sividocz
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình SơnNăng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơnlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đặc điểm dân số và nguồn lao đông̣ Của thành phố viêng chăn nước cộng hòa Dâ...
Đặc điểm dân số và nguồn lao đông̣ Của thành phố viêng chăn nước cộng hòa Dâ...Đặc điểm dân số và nguồn lao đông̣ Của thành phố viêng chăn nước cộng hòa Dâ...
Đặc điểm dân số và nguồn lao đông̣ Của thành phố viêng chăn nước cộng hòa Dâ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại chi nhánh...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại chi nhánh...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại chi nhánh...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại chi nhánh...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái...Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái...luanvantrust
 

Similar to VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY (20)

Quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Lập Thạch...
Quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Lập Thạch...Quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Lập Thạch...
Quản lý Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên huyện Lập Thạch...
 
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Tại Ủy Ban Nhân Dân
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Tại Ủy Ban Nhân DânNâng Cao Chất Lượng Công Tác Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Tại Ủy Ban Nhân Dân
Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Tại Ủy Ban Nhân Dân
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhĐồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
 
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAY
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAYBÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAY
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
 
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
Các Yêu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Xăng Dầu...
 
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất th...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất th...Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất th...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất th...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí ng...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí ng...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí ng...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí ng...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Na Hang, Tuyên Qu...
Khóa Luận Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Na Hang, Tuyên Qu...Khóa Luận Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Na Hang, Tuyên Qu...
Khóa Luận Tìm Hiểu Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Na Hang, Tuyên Qu...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về báo chí tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
 
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình SơnNăng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Năng suất cảm nhận và ứng dụng tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
 
Đặc điểm dân số và nguồn lao đông̣ Của thành phố viêng chăn nước cộng hòa Dâ...
Đặc điểm dân số và nguồn lao đông̣ Của thành phố viêng chăn nước cộng hòa Dâ...Đặc điểm dân số và nguồn lao đông̣ Của thành phố viêng chăn nước cộng hòa Dâ...
Đặc điểm dân số và nguồn lao đông̣ Của thành phố viêng chăn nước cộng hòa Dâ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại chi nhánh...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại chi nhánh...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại chi nhánh...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại chi nhánh...
 
Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí...
Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí...Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí...
Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái...Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cấp nước Thái...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe ChàmKhóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàmlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
 
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
 
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe ChàmKhóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
 
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 

Recently uploaded

Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận 1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần ...
Khóa luận 1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần ...Khóa luận 1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần ...
Khóa luận 1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án tốt nghiệp Marketing du lịch Hoàn thiện hoạt động quản trị quan hệ khác...
Đồ án tốt nghiệp Marketing du lịch Hoàn thiện hoạt động quản trị quan hệ khác...Đồ án tốt nghiệp Marketing du lịch Hoàn thiện hoạt động quản trị quan hệ khác...
Đồ án tốt nghiệp Marketing du lịch Hoàn thiện hoạt động quản trị quan hệ khác...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cả...
Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cả...Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cả...
Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cả...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VIC
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VICHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VIC
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VIClamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Chiến lược ứng dụng Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ...
Khoá luận Chiến lược ứng dụng Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ...Khoá luận Chiến lược ứng dụng Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ...
Khoá luận Chiến lược ứng dụng Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty T...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty T...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty T...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công...
 
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
 
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
Khóa luận Nghiên cứu tình hình ứng dụng Digital Marketing trong hoạt động kin...
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
 
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
 
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
 
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
Đồ án Thiết kế bộ điều khiển cho tốc độ động cơ một chiều theo thuật toán log...
 
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
 
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG MẠNG...
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
 
Khóa luận 1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần ...
Khóa luận 1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần ...Khóa luận 1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần ...
Khóa luận 1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa tại công ty cổ phần ...
 
Đồ án tốt nghiệp Marketing du lịch Hoàn thiện hoạt động quản trị quan hệ khác...
Đồ án tốt nghiệp Marketing du lịch Hoàn thiện hoạt động quản trị quan hệ khác...Đồ án tốt nghiệp Marketing du lịch Hoàn thiện hoạt động quản trị quan hệ khác...
Đồ án tốt nghiệp Marketing du lịch Hoàn thiện hoạt động quản trị quan hệ khác...
 
Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cả...
Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cả...Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cả...
Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cả...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VIC
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VICHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VIC
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VIC
 
Khoá luận Chiến lược ứng dụng Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ...
Khoá luận Chiến lược ứng dụng Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ...Khoá luận Chiến lược ứng dụng Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ...
Khoá luận Chiến lược ứng dụng Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty T...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty T...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty T...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty T...
 

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- BÙI CỬU LONG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net HÀ NỘI - 2018
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- BÙI CỬU LONG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 8.22.90.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THỌ
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net HÀ NỘI - 2018
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thọ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, các thông tin trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.” Hà Nội, tháng 06 năm 2018 Tác giả Bùi Cửu Long
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, phòng Sau đại học, quý Thầy Cô khoa Triết học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Đặc biệt em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thị Thọ - người đã dành mọi tâm huyết, sự tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn. Lời cuối cùng, em xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn học viên đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 06 năm 2018 Tác giả Bùi Cửu Long
  • 7. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................4 3. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................8 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................8 5. Giả thuyết khoa học.......................................................................................9 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................9 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................9 8. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................9 9. Cấu trúc của luận văn...................................................................................10 10. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả .....................10 Chương 1: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................................11 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................11 1.1.1. Khái niệm tôn giáo và công tác tôn giáo ...........................................11 1.1.2. Khái niệm hoạt động tôn giáo và chính sách tôn giáo.......................14 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo........................................15 1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay................................................................................................25 1.4. Đặc điểm công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay...............30
  • 8. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 1.5. Sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay......................................................37 Tiểu kết chương 1...........................................................................................44 Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP...............................................................................45 2.1. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay.....................................................45 2.1.1. Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân..................................45 2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế........................................56 2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay....................................................................................................59 2.2.1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo ..........................................................................................59 2.2.2. Làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện đúng quy định của pháp luật trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ...............62 2.2.3. Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh trong vùng đồng bào có đạo.............................................................................................64 2.2.4. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách cho cán bộ làm công tác tôn giáo.....................................................................65 2.2.5. Tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng ở cơ sở ........67 Tiểu kết chương 2...........................................................................................70 KẾT LUẬN ........................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................72
  • 9. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
  • 10. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 11. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc và các cơ sở thờ tự TP Cần Thơ...................................................................... 31 Bảng 1.2: Thống kê số lượng tín đồ, tăng ni, cơ sở thờ tự của Phật giáo................................................................................ 35 Bảng 1.3: Thống kê số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc…của Công giáo .............................................................................. 35 Bảng 1.4. Thống kê số lượng tín đồ, hệ phái, chi hội … của Tin lành........ 36 Bảng 1.5: Thống kê số lượng tín đồ, hệ phái, họ đạo … của Cao đài ....... 36 Bảng 1.6: Thống kê số lượng tín đồ, chức sắc … của các tôn giáo khác............................................................................... 37 Bảng 2.1: Số liệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành tại thành phố Cần Thơ năm 2015 ...................................................................... 46 Bảng 2.2: Số liệu các chức sắc, nhà tu hành được đào tạo, bồi dưỡng ở cấp thành phố.......................................................... 47 Bảng 2.3: Số liệu các chức sắc, nhà tu hành được đào tạo, bồi dưỡng ở cấp huyện................................................................ 47 Bảng 2.4: Số liệu các chức sắc, nhà tu hành được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển ................................ 50 Bảng 2.5: Số liệu chi tiết về giải quyết các lễ nghi ngoài chương trình đăng ký và ngoài cơ sở thờ tự của các tôn giáo hàng năm ............................................................................... 51
  • 12. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử của xã hội loài người và sẽ còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với đạo đức xã hội.”Trong giai đoạn hiện nay, tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn có liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi trong khu vực và trên thế giới. ” “Nhận thức rõ điều đó, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra và nhất quán thực hiện chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Quan điểm, tư tưởng đúng đắn của Người đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân tộc, kháng chiến kiến quốc, giành độc lập tự do hoàn toàn cho nước nhà, đoàn kết lương giáo, tạo sự ổn định và phát triển của đời sống xã hội nói chung, đời sống của giáo dân nói riêng. Tiếp nối tư tưởng “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” của“Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách đúng đắn về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, công tác tôn giáo, như: Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới "; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/03/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Công tác tôn giáo; Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/06/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Một số công tác với đạo Tin Lành; Chỉ thị số 1940/CT- TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn
  • 14. 2 giáo; Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc hội về Tín ngưỡng, tôn giáo...”. “Những văn bản trên đã thể hiện những bước tiến rất quan trọng trong nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo; thể hiện sự tôn trọng và đảm bảo về mặt pháp luật quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các tôn giáo thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình và sống “tốt đời đẹp đạo”; tạo hành lang pháp lý cho các ngành, các cấp giải quyết đúng đắn các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội. Điều này đã làm cho công tác tôn giáo ở nước ta trong những năm qua đạt được những kết quả hết sức khả quan. Các tổ chức tôn giáo đã xây dựng được đường hướng hành đạo, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hành đạo đồng hành, gắn bó cùng dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước. Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tập trung phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời có kế hoạch đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” và những hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta. ” “Tuy nhiên, công tác tôn giáo ở nước ta trong thời gian qua còn có những diễn biến phức tạp cần phải tập trung giải quyết, đó là; Một số phần tử xấu còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức truyền đạo, giảng đạo trái phép nhằm lôi kéo quần chúng nhẹ dạ nghe theo, một số nơi tổ chức hành nghề mê tín dị đoan (xem bói, cầu cơ, lên đồng…), thương mại hóa hoạt động
  • 15. 3 này; Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo ở các địa phương chưa đồng bộ. Có nơi thì tỏ ra quá khắt khe, có nơi thì chủ quan nóng vội giản đơn, có nơi thụ động hoặc buông lỏng quản lý. Một số nơi (nhất là ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ) một số người đã lợi dụng tôn giáo để kích động tín đồ tiến hành những hoạt động gây rối, chống phá Đảng và Nhà nước ta làm tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. ” “Còn tồn tại những vấn đề trên là do: Các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo chậm được cụ thể hóa, thể chế hóa. Công tác tôn giáo chậm đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, các thế lực thù địch ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi kéo quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo tham gia tổ chức của họ. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng đắn, chưa quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Bộ máy làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị chưa xác định rõ được mô hình, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp, thiếu sự quan tâm đầu tư bảo đảm các điều kiện hoạt động. Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn thiếu về số lượng, còn hạn chế về chất lượng, chưa được đào tạo kịp thời và chưa được thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ... nên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tuyên truyền, giáo dục, tập hợp tín đồ, chức sắc tôn giáo và ứng xử với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra trên địa bàn. ” Thành phố Cần Thơ là nơi có đông đồng bào các tôn giáo sinh sống. Ở đây có nhiều tôn giáo lớn cùng tồn tại, như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo... Trong những năm qua, bên cạnh những mặt tích
  • 16. 4 cực, tình hình tôn giáo nơi đây cũng có những diễn biến phức tạp, thậm chí có lúc đã gây ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội và đời sống của nhân dân. “Tìm lại tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo chúng ta sẽ tìm được những chỉ dẫn hết sức có ý nghĩa mà ngày nay chúng ta còn phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, góp phần hạn chế, ngăn chặn và giải quyết những vấn đề phức tạp; nâng cao hiệu quả của công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay.” Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu “Tôn giáo, công tác tôn giáo là vấn đề được nhiều người nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong những năm qua, ở nước ta và trên thế giới đã có nhiều công trình, nhiều bài viết về tôn giáo, ảnh hưởng của tôn giáo đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội và công tác tôn giáo. Liên quan tới phạm vi luận văn này, có thể nêu ra một số công trình và tác phẩm tiêu biểu sau đây:” Thứnhất,nhómnhữngnghiêncứuvềtôngiáo,côngtáctôngiáonóichung Trích tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo (1996), do Bộ môn khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sưu tầm và tuyển chọn từ các trước tác của C. Mác, Ph. Ăng ghen và V.I.Lê nin.“Nội dung cuốn sách gồm 4 phần: Nguồn gốc bản chất của tôn giáo; Vai trò chính trị - xã hội của tôn giáo; Quan hệ giữa các hình thái ý thức - xã hội khác với tôn giáo; Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với tín ngưỡng và không tín ngưỡng. Bộ môn khoa học về tín ngưỡng tôn giáo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Trích tác phẩm của C. Mác - Ph. Ăng ghen, VI. Lê nin và
  • 17. 5 Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo” (1998). Cuốn sách được tuyển chọn ngắn gọn, dễ hiểu từ những đoạn trích, những câu nói tiêu biểu, súc tích của C. Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lê nin và Hồ Chí Minh về bản chất, nguồn gốc, tính chất và vai trò của tôn giáo, cũng như những luận điểm có tính nguyên tắc và phương pháp trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Đây là tập tài liệu tham khảo, chủ yếu phục vụ cho đối tượng là những cán bộ lãnh đạo và quản lý đang công tác tại các địa phương không có điều kiện nghiên cứu sâu về vấn đề tôn giáo. Ban tư tưởng - văn hóa trung ương (2002), Vấn đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HN. Cuốn sách đã làm rõ một số nội dung cơ bản sau: “Tôn giáo trong đời sống xã hội; Tình hình tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; Đảng viên với tín ngưỡng tôn giáo. Cuốn sách cung cấp cho tác giả những tư liệu cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài này.” Đỗ Quang Hưng, “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận và thực tiễn” (2008).“Đây là công trình nghiên cứu có tính tổng hợp và toàn diện nhất từ trước đến nay về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng. Nội dung cuốn sách bao gồm: Bối cảnh quốc tế của vấn đề tôn giáo ở Việt Nam; Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; Quá trình nhận thức, phát triển quan điểm, đường lối về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bước hoàn thiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam... Cuốn sách là tài liệu tham khảo rất cần thiết đối với các nhà nghiên cứu và quản lý về công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay.” Nguyễn Đức Lữ, “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” (2011). Tác phẩm đã giới thiệu: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo; Tình hình tôn giáo trên thế giới và
  • 18. 6 một số đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay... Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo cho người học và cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Nguyễn Thanh Xuân (2012), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn Giáo. Tác giả giới thiệu lịch sử ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức của các tôn giáo trong và ngoài nước, đưa đến cho người đọc, các nhà quản lý, những người làm công tác tôn giáo và đặc biệt là các chức sắc, chức việc, tín đồ của các tôn giáo một bức tranh sinh động, khái quát về các tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam. Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước - Giáo hội là có tính cốt lõi trong việc hoàn thiện chính sách tôn giáo trên cơ sở quan hệ mật thiết giữa chính sách tôn giáo và thực tiễn đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Thứ hai, nhóm những nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo Hồ Chí Minh, “Về công tác tôn giáo” (2003). Cuốn sách giới thiệu các bài nói, bài viết, các bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sưu tầm và tuyển chọn từ bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập. Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo” (2003). Cuốn sách giới thiệu những bài viết tham gia hội thảo Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, do Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức nhân dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những bài viết trong cuốn sách được chia làm 2 phần: Hồ Chí Minh về tôn giáo và Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo. Khi mới xuất bản, cuốn sách đã góp phần tạo
  • 19. 7 ra sự thống nhất về nhận thức tư tưởng và phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo trong tình hình mới; phục vụ trực tiếp cho việc chuẩn bị nghiên cứu, triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo. Và cho đến nay cuốn sách này vẫn là hành trang cần thiết cho những ai quan tâm nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, nhất là đối với đội ngũ cán bộ đang làm công tác tôn giáo.” Ban Văn hóa Trung ương - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo” (2011). Cuốn sách đã tập hợp những bài viết xuất sắc của các chức sắc Phật giáo, tăng ni Phật tử và các nhà nghiên cứu tôn giáo ... tại Hội thảo Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo tổ chức. Nội dung của cuốn sách được trình bày theo các chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh với Phật giáo; Chính sách của Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch về Phật giáo; Hồ Chủ tịch với công tác vận động tăng ni, tín đồ Phật giáo ... Đây là một cuốn sách hay, có giá trị tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, học tập và tìm hiểu về Tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực, đặc biệt là tư tưởng của Người về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Thứ ba, nhóm những nghiên cứu về công tác tôn giáo ở Cần Thơ Về nghiên cứu tôn giáo ở Cần Thơ, công trình Nhìn lại tôn giáo Cần Thơ qua các thời kỳ (2003), đã trình bày về lịch sử của tôn giáo Cần Thơ từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và những đóng góp của tôn giáo đến cuộc sống của người dân Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới. Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2007 của UBND TP. Cần Thơ, “về việc ban hành quy định phân cấp quản lý và thẩm quyền giải quyết những vấn đề về tôn giáo trên địa bàn TP. Cần thơ”. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quá trình đồng hành cùng dân tộc của đạo Công giáo Tây Nam bộ” (2013) của Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ thành phố Cần
  • 20. 8 Thơ. Trong kỷ yếu này nói lên quá trình đồng hành cùng dân tộc trong tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ và trong giai đoạn cách mạng hiện nay của đạo Công giáo vùng Tây Nam bộ. Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ở thành phố Cần Thơ” (2014), của tác giả Trần Trường Phục. Trong luận văn này, tác giả đã làm rõ lý luận về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo và đặc điểm của đạo Công giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay. Cũng như chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của tôn giáo và công tác tôn giáo. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay”. Do đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những người đi trước và bằng những nghiên cứu của mình tác giả muốn góp phần lấp đầy khoảng trống này. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu và làm sáng rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo, từ đó vận dụng vào công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tôn giáo nơi đây theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về tôn giáo. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo” 4.2. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay.”
  • 21. 9 5. Giả thuyết khoa học Công tác tôn giáo có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của các tôn giáo và có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nói chung. Nếu thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo sẽ nâng cao hiệu quả của công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ và sẽ góp phần tạo nên sự ổn định, phát triển của đời sống những người theo các tôn giáo nói riêng và đời sống xã hội ở thành phố Cần Thơ nói chung. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo. - Tìm hiểu quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo. - Tìm hiểu đặc điểm công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ, sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay. - Chỉ rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ trong những năm tới. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và thực trạng vận dụng tư tưởng đó đối với công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ từ năm 2012 đến nay. 8. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo. Bên cạnh đó sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích - tổng hợp, lôgíc - lịch sử, khái quát hóa... - Ngoài việc sử dụng đồng bộ các phương pháp trên, luận văn còn tham khảo ý kiến của các cán bộ đang trực tiếp làm công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay.
  • 22. 10 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 02 chương, 07 tiết. 10. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả * Tóm tắt các luận điểm cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo có vai trò quan trọng, chỉ dẫn cho hoạt động công tác tôn giáo được thực hiện có hiệu quả, hướng người dân theo các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, “lương giáo đoàn kết”. Công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ trong những năm qua bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tôn giáo nơi đây theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về tôn giáo là một việc làm hết sức cần thiết. * Đóng góp mới của tác giả Về mặt lý luận: Luận văn góp phần tìm hiểu và làm sáng rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo và đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng đó đối với công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ từ năm 2012 đến nay. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ trong những năm tới. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay. Có ý nghĩa kiến nghị với thành ủy, Ban tôn giáo thành phố để có những chính sách cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay.
  • 23. 11 Chương 1 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm tôn giáo và công tác tôn giáo Khái niệm tôn giáo: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đã tồn tại hàng nghìn năm. Kể từ khi xuất hiện, tôn giáo đã trở thành một yếu tố tham gia vào các quá trình xã hội, ảnh hưởng đến nhiều phương diện của đời sống con người. Tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, với mong muốn tìm ra tiếng nói chung nhất về tôn giáo. Tuy nhiên đến nay, khái niệm tôn giáo vẫn đang là vấn đề tranh cãi trong giới nghiên cứu. Thuật ngữ tôn giáo bắt nguồn từ tiếng Latinh “Religion” có nghĩa là sự ràng buộc giữa cái hiện thực và cái hư ảo, siêu nhiên. Trong lịch sử, xuất phát từ những tín ngưỡng rất sơ khai. Tôn giáo của người Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp - La Mã hay Giéc-manh..., đều là những tôn giáo đa thần (polytheism) mang màu sắc tín ngưỡng "vạn vật hữu linh"; các thần thánh đều đại diện cho những lực lượng thiên nhiên, và "những lực lượng thiên nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp" [26, tr. 437]. Định nghĩa về tôn giáo phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp tiếp cận của các nhà nghiên cứu. - Có khá nhiều quan niệm về tôn giáo. Các nhà duy tâm thần học xem tôn giáo là sản phẩm có nguồn gốc siêu nhiên, nó là sản phẩm “bẩm sinh” chứ không phải là kết quả của sự vận động xã hội. Tôn giáo có vai trò sáng tạo ra loài người, xã hội, quy định hoạt động, quyết định số phận của các cá nhân và xu hướng vận động của xã hội.
  • 24. 12 Những người theo chủ nghĩa vô thần: Thời cổ đại, E-pi-quya phủ nhận sự can thiệp của thần thánh vào sự phát triển của tự nhiên và số phận con người, xã hội. Con người muốn được hưởng tự do thì phải thoát khỏi sự sợ hãi trước thần linh. Thời khai sáng Điđrô kịch liệt chống lại tôn giáo, ông cho rằng tôn giáo là một trong hai sợi dây thắt cổ, muốn chống lại sự áp bức phải cắt đi trước hết sợi dây tôn giáo. Tác phẩm Chống Đuyrinh chính là nơi Ăngghen đã đưa ra những nhận định quan trọng vào loại bậc nhất của những người cộng sản về vấn đề tôn giáo. Trong tác phẩm này, Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo như sau: tôn giáo là "sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế " [26, tr. 476]. Còn Mác trong tác phẩm Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen cũng đã khẳng định rằng "con người sáng tạo ra tôn giáo"[xem 26, tr. 569]. Từ khi triết học Mác ra đời, chủ nghĩa vô thần chuyển sang một giai đoạn mới, đó là chủ nghĩa vô thần khoa học. Mác - Ăngghen chỉ rõ bản chất, nguồn gốc, chức năng của tôn giáo. Chủ nghĩa Mác cho rằng “sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [26, tr. 570]. Nhận định này đã toát lên đầy đủ tính xã hội của tôn giáo. Nó là sự đền bù lại cho sự nghèo nàn của hiện thực xã hội - với những nghèo nàn của tri thức để lý giải thế giới, tôn giáo lấp đầy vào đó bằng những huyền thoại: thế giới được tạo thành ra sao? mây, gió, sấm, chớp sự thực là thế nào?... và với những sự nghèo nàn trong đời sống do sự thấp kém của trình độ khoa học kỹ thuật cùng
  • 25. 13 sự bất công, bạo ngược của xã hội đương thời, tôn giáo như một liều thuốc an thần xoa dịu những vết đau của con người.” Lời khẳng định "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" quả thực là hoàn toàn chính xác Từ điển Triết học đã định nghĩa như sau: "Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hàng ngày, sự phản ánh trong đó các lực lượng trần thế mang hình thức các lực lượng siêu phàm. Chủ nghĩa Mác coi tôn giáo là một hiện tượng xã hội chế định và vì vậy là một hiện tượng nhất thời trong lịch sử. Trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài của loài người, người ta không hề biết đến một tôn giáo nào cả. Tôn giáo xuất hiện trong một giai đoạn nhất định của chế độ công xã nguyên thủy với tư cách là sự phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng khiếp và bí ẩn của tự nhiên" [80, tr.588]. Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật - lịch sử, có thể hiểu:“Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đã tồn tại và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Tôn giáo phản ánh xã hội một cách hư ảo, được một bộ phận quần chúng tin theo, tôn thờ theo những lễ nghi, lề luật chặt chẽ; nó còn là một thực thể xã hội được xác định dựa trên các dấu hiệu: có giáo lý, giáo luật, giáo lễ, có hình thức tổ chức quản lý và hình thành cộng đồng tín đồ và cơ sở vật chất nhất định”[81, tr 14]. Công tác tôn giáo:“Công tác tôn giáo phải quán triệt nội dung cốt lõi là vận động quần chúng, trên cơ sở đó tạo sự thống nhất giữa các cấp, các ngành về quan điểm, nhận thức, biện pháp vận động quần chúng và giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Trong công tác tôn giáo, đặc biệt đối với vấn đề lý luận cần phải có sự tìm tòi, đưa ra được những căn cứ lý luận chỉ dẫn xác đáng, có chiều sâu hơn, không dừng lại như là sự giải thích các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Quan trọng hơn, nó phải được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công tác tôn giáo của cả hệ thống
  • 26. 14 chính trị. Làm như vậy và theo hướng đó, công tác lý luận sẽ là cơ sở khoa học vững chắc, tin cậy cho việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo; sẽ là những định hướng đúng đắn, đầy tính sáng tạo cho công tác tôn giáo hiện nay, đồng thời tạo ra sự thống nhất cao hơn về nhận thức và hành động trên vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của hệ thống chính trị hiện nay.” 1.1.2. Khái niệm hoạt động tôn giáo và chính sách tôn giáo Hoạt động tôn giáo: Theo điều 3 của Pháp lệnh số: 21/2004/PL- UBTVQH11 ngày 18/06/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Tín ngưỡng, tôn giáo thì: Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo [69]. Theo điều 2 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, do Quốc Hội ban hành số: 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 cho rằng, hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo [103]. Chủ thể của hoạt động tôn giáo: Là các tín đồ, nhà tu hành, các chức sắc và các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước ta công nhận. Đối tượng của hoạt động tôn giáo: Là việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo. Truyền bá giáo lí, giáo luật (hay còn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền những lí lẽ về niềm tin, về luật lệ của tôn giáo. Thông qua hoạt động truyền đạo, niềm tin tôn giáo của tín đồ được củng cố, luật lệ trong tôn giáo được tín đồ thực hiện. Đối với những người chưa phải là tín đồ, hoạt động truyền đạo giúp họ hiểu, tin và theo tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo thường thông qua hoạt động truyền đạo để phát triển số lượng tín đồ. Thực hành giáo luật, lễ nghi (còn gọi là hành đạo) là hoạt động của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thỏa mãn đức tin tôn giáo của cá nhân tôn giáo hay của cộng đồng tín đồ. Hoạt động quản lí của của tôn giáo nhằm thực hiện qui định của giáo luật, thực hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật
  • 27. 15 tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo. Trong các hoạt động tôn giáo, việc phân định giữa hoạt động truyền đạo với hoạt động hành đạo cũng chỉ là tương đối, có không ít trường hợp trong hoạt động hành đạo có hoạt động truyền đạo. Chính sách tôn giáo: Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” [104]. Trong thực tế, nhà nước, đảng phái, các tổ chức, các công ty ... đều là các chủ thể của chính sách. Do đó, trong thực tế, có hai loại chính sách là: chính sách tư và chính sách công. Chính sách công là tổng thể các quan điểm tư tưởng, các quy định pháp lý do Nhà nước đề ra, thể hiện thái độ, lập trường chính thức, lâu dài, nhất quán của người cầm quyền; thông qua đó người cầm quyền định hướng, lãnh đạo, quản lý các hoạt động xã hội nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. Vì thế, chúng ta có thể hiểu: Chính sách tôn giáo là tổng thể các quan điểm tư tưởng, các quy định pháp lý ... có liên quan đến lĩnh vực tôn giáo do Nhà nước đề ra, thể hiện thái độ, lập trường chính thức, lâu dài, nhất quán của người cầm quyền; thông qua đó người cầm quyền định hướng, lãnh đạo, quản lý các hoạt động tôn giáo nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh coi các giá trị nhân bản của các tôn giáo là những di sản vǎn hóa tinh thần quý báu của nhân loại, bằng tri thức cách mạng, vốn hiểu biết về vǎn hóa sâu sắc và cái nhìn duy vật biện chứng, Người đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt lõi nhân vǎn trong các tôn giáo. Người đã viết: "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.
  • 28. 16 Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. “Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy" [47, tr.272]. Vì vậy, không ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh - Người cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam không dưới một lần ca ngợi những“người sáng lập ra các tôn giáo một cách thành kính: Chúa Giê su dạy đạo đức và bác ái. Phật thích ca dạy đạo đức và từ bi. Khổng Tử dạy đạo đức và nhân nghĩa.” Người đã nhấn mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tôn giáo và các học thuyết có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Đây là một đặc điểm lớn được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để và tài tình trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Tình cảm trân trọng và sự ngưỡng mộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giá trị nhân vǎn của tôn giáo, khác với đức tin của các tín đồ của các tôn giáo ấy, nó xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo có sẵn trong con người Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô thần đầy tư tưởng bao dung, không giáo điều, cục bộ, hẹp hòi; Người đã khéo léo vận dụng chủ nghĩa duy vật của Mác để "gạn đục khơi trong", kế thừa những giá trị vǎn hóa mang tính nhân vǎn cao đẹp của các tôn giáo. Điều đó làm cho các tôn giáo không hoàn toàn đối lập với chế độ xã hội chủ nghĩa, trái lại một số giá trị vǎn hóa, đạo đức tôn giáo có thể hòa nhập cùng dân tộc trên con đường xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vǎn minh; xây dựng một nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đấy chính là sự vận dụng những quan điểm mác-xít hết sức xuất sắc và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh thực tế nước ta.
  • 29. 17 Có thể nói, ở Hồ Chí Minh tư tưởng và hành động của Người là sự dung hợp những giá trị tư tưởng nhân vǎn cao cả trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong sự dung hòa đó các giá trị nhân bản của tôn giáo được Hồ Chí Minh kế thừa, nâng cao trên cơ sở bổ sung những nội dung mới phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thời đại. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo là những nội dung có ý nghĩa quan trọng mà ngày nay, những nội dung đó vẫn tiếp tục cần đào sâu, nghiên cứu kỹ. Hồ Chí Minh là một người cán bộ làm công tác tôn giáo không những giỏi nghệ thuật quản lý mà còn giỏi về việc vận động đồng bào có đạo với những phương thức”linh hoạt. “Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của người chủ gia tộc. Tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên” [78, tr.19]. “Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn nhủ đồng bào cả nước, Người nói phải đoàn kết chặt chẽ không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo, đoàn kết tức là lực lượng, chia rẽ tức là yếu hèn. Bởi vậy, làm cách mạng là để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, muốn cách mạng thắng lợi, không có con đường nào khác là phải tập hợp được sức mạnh của toàn dân. Trong khi đó, đồng bào các tôn giáo cũng là một bộ phận đáng kể trong cộng đồng nên không thể để các tín đồ tôn giáo đứng ngoài cuộc đấu tranh này, càng không thể để kẻ địch lôi kéo, lợi dụng. Do vậy, làm tốt công tác tôn giáo là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ xuyên suốt của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.” “Người khẳng định tuy tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật nhưng tôn giáo lại hàm chứa những giá trị nhân văn, làm cách mạng, chúng ta nên sử
  • 30. 18 dụng những giá trị nhân văn của tôn giáo để cổ vũ, khích lệ đồng bào các tôn giáo phát huy những giá trị đó.” Người viết về mục đích của Chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Song để đạt tới hạnh phúc đó cho mọi người cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu đức Giêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình vào nỗi khổ đau của người đương thời, chắc ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm đường cứu khổ loài người, Người khẳng định các tôn giáo chân chính xét đến cùng đều mong muốn con người được sung sướng tự do,” hạnh phúc: “Phật sinh ra để lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha; Đức Giêsu hy sinh là vì muốn loài người được tự do, hạnh phúc; Khổng Tử sinh ra cũng là để giúp con người sống nhân nghĩa vì một thế giới đại đồng” [64, tr.85] . Trên cơ sở đánh giá những giá trị tích cực của các tôn giáo, Người luôn có niềm tin vào đồng bào các tôn giáo, trong kháng chiến đã có một số vụ xô xát giữa tín đồ và chính quyền nhưng Người luôn có niềm tin vào phần lớn đồng bào các tôn giáo đều yêu nước kháng chiến, như Công giáo, Cao đài kháng chiến…Trong số các đồng bào công giáo bị địch lợi dụng như ngụy quân Cao đài, Hòa Hảo, Công giáo Nam bộ, một số đồng bào Công giáo, Người khẳng định một số đồng bào tôn giáo tuy bản chất thì tốt, nhưng bị bọn cầm đầu phản động lung lạc, vì vậy ảnh hưởng đến niềm tin vào chính sách của Đảng và Chính phủ. Để củng cố niềm tin của đồng bào các công giáo, Người đã bố trí nhiều người có đạo vào giữ các chức vụ cao cấp trong Chính phủ, Quốc hội như Giám mục Lê Hữu Từ, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn là cố vấn tối cao cho Chính phủ, linh mục Phạm Bá Trực là Phó ban Thường trực Quốc hội, các trí thức Công giáo như ông Nguyễn Mạnh Hà, Ngô Tử Hạ, Vũ Đình Tụng là Bộ trưởng trong Chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông Cao Triều Phát - Chủ tịch Hội Cao đài cứu quốc 12 phái hiệp nhất là Cố vấn Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ…”
  • 31. 19 Để cho đồng bào các tôn giáo thật sự tin tưởng vào đường lối của Đảng, Nhà nước, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố:”“Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”. “Lập trường này được mau chóng thể chế hóa bằng một Sắc lệnh sau đó do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ký mà tiêu biểu nhất là Sắc lệnh 234 ngày 14-6- 1955. Sắc lệnh này vừa giúp các tôn giáo có cơ sở pháp lý để hoạt động vừa đảm bảo cho đồng bào các tôn giáo có thể sinh hoạt tôn giáo bình thường mà không bị ai ngăn cản. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thư gửi Giám Mục Lê Hữu Từ ngày 1-2-1947:”“Trong Hiến pháp ta đã định rõ: tín ngưỡng tự do. Nếu ai làm sai Hiến pháp, khiêu khích Công giáo thì sẽ bị phạt”.“Tinh thần cơ bản của Sắc lệnh này trong giai đoạn hiện nay vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn”. Trong mệnh lệnh của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành ngày 9-9-1952 có viết:”“Chính quyền, quân đội và đoàn thể phải tôn trọng tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào”. “Ở đây đã thể hiện rõ quan điểm của công tác tôn giáo là nhiệm vụ của mọi người, mọi đoàn thể chính trị, xã hội. Người đã nhiều lần đề cập đến tôn giáo và công tác tôn giáo ở nhiều hội nghị từ Đại hội Đảng đến hội nghị tập huấn cán bộ phụ nữ, thanh niên, công an, Mặt trận, nông dân…” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ một số khuyết điểm mà nhiều cán bộ làm công tác tôn giáo cần phải khắc phục, đó là thái độ định kiến, hẹp hòi với đồng bào có đạo, nếu không khắc phục được khuyết điểm này thì đây là kẻ thù bên trong rất đáng sợ”“vì nó phá hoại từ trong phá ra”. Người viết: “Tư tưởng hẹp hòi thì hành động cũng hẹp hòi. Tư tưởng hẹp hòi thì nhiều thù mà ít bạn (như vấn đề tôn giáo)”[100]. Người cũng chỉ ra, không nên có quan niệm thành kiến sai lầm, cho rằng “đồng bào Công giáo là lạc hậu, là khó vận động”[100], khi tới nhà
  • 32. 20 đồng bào có đạo không nên nằm trước bàn thờ, mà cần phải tuyên truyền chính sách cũng phải thận trọng, ý tứ. Người phê phán “Đồng thời vì cán bộ ta kém, có nơi có những hành động lố lăng, phạm đến tín ngưỡng và quyền lợi của đồng bào tôn giáo” [100].“Cán bộ làm công tác tôn giáo chỉ có nhiệm vụ vận động đồng bào có đạo tham gia kháng chiến kiến quốc,”đó là “đẹp đời”, mà không chăm lo tới công việc của họ, cho rằng đã có tôn giáo lo, đó là “tốt đạo”. Người phê phán và cho rằng đây là một quan niệm thiếu biện chứng triết học, “tốt đạo” và “đẹp đời” luôn gắn bó khăng khít với nhau. “Tốt đạo”“khi đồng bào có nơi thờ tự khang trang, nhà thờ của đồng bào cũng là một công trình văn hóa, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của địa phương cho nên nó góp phần làm đẹp cho xã hội, cổ vũ động viên đồng bào có đạo phấn khởi thi đua xây dựng đất nước, góp phần khẳng định chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến đâu Người cũng sâu sát, tìm ra những điển hình mà biểu dương. Người biểu dương đồng chí Lý An khi về Thanh Hóa, đồng chí không chỉ biết giúp nhà dân mà còn biết giúp nhà thờ trang hoàng bàn thờ ngày lễ Giáng sinh. Người biểu dương nữ đồng chí Nguyễn Thị Kim khi Người về Nam Định,”đồng chí đã “đi sát với quần chúng, hiểu rõ tâm trạng của quần chúng, giúp đỡ quần chúng thiết thực giải quyết những thắc mắc và những khó khăn trong đời sống hàng ngày” [ 100].“Người nhắc nhở cán bộ làm công tác mặt trận cần chú ý đến việc nâng cao đời sống của đồng bào các tôn giáo vì nguyện vọng của các tín đồ chỉ đơn giản”là “phần xác ấm no, phần hồn thong dong”. “Ở Việt Nam, có vấn đề tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo: nơi nào cán bộ tốt, tổ chức hợp tác xã đưa lại quyền lợi cho giáo dân thì giáo dân rất đồng tình…Ta quan tâm đời sống quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta. Ta được lòng dân thì không sợ gì cả” [ 100]. Đầu năm 1947, một số giáo dân bị bắt vì có hành vi chống đối chính quyền kháng chiến Tại Văn Hải, Phát Diệm (Ninh Bình), Giám mục Lê Hữu
  • 33. 21 Từ đã đề nghị bảo lãnh, Người đã ra lệnh thả ngay và cử đặc phái viên là ông Vũ Đình Huỳnh kiểm tra lệnh này với lời nhắn nhủ:”“Chú nói với Ủy ban hành chính tỉnh, gọi làng Văn Hải cho họ đảm bảo 4 người còn bị giữ lại vì án sát nhân. Bảo làng làm giấy cam đoan, bao giờ Chính phủ xét hỏi, thì làng phải đem 4 người đó ra để tòa án xét hỏi” [100]. Công tác tôn giáo vận trong tình hình kháng chiến rất khó khăn phức tạp Người đã khéo léo “phối hợp với các chức sắc tôn giáo để làm việc này. Trong thư trao đổi với Giám mục Lê Hữu Từ ngày 23-3-1947, Người phân tích nguyên nhân của những vụ lộn xộn ở vùng giáo:”“Một đằng có những người Công giáo nhẹ dạ, dễ tin; đằng khác có những cán bộ cấp thấp của Chính phủ thiếu tế nhị, rồi những kẻ gây rối lợi dụng khai thác hai yếu tố trên, nhằm tạo ra bầu không khí không lành mạnh” [100] rồi đề ra biện pháp khắc phục: “Một đằng, chúng ta cần giải thích cho người Công giáo hiểu rõ chủ trương chính sách của Chính phủ như Đức cha đã làm. Đằng khác, cần giáo dục cán bộ của Chính phủ, như bản thân tôi đang làm. Như vậy thì bọn gây rối sẽ không còn có thể chia rẽ chúng ta và sự đoàn kết toàn dân sẽ được thực hiện” [100]. Giải thích cho mọi người biết rằng: Đó là do lòng khoan hồng của Chính phủ và do sự tận tâm của cụ Từ” [100]. Người thông báo tình hình chiến sự với Giám mục Lê Hữu Từ và đề nghị: “Bao giờ vì chiến thuật mà cần phá cầu Trì Chính, thì cụ sẽ bảo đồng bào địa phương Phát Diệm tự phá giùm. Vậy nhờ cụ báo cho đồng bào phá cầu ấy đi. Đồng thời làm cây cầu phao bằng tre, để dân đi lại cho tiện. Đến khi cấp bách, sẽ phá cầu phao” [100]. Một lãnh đạo Nhà nước bắt tay, cộng tác mật thiết với các chức sắc cao cấp của các tôn giáo đã thể hiện sự khéo léo, tài giỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để vận động đồng bào các tôn giáo tham gia các phong trào kháng chiến, kiến quốc, như phong trào cứu đói, mùa đông binh sĩ, cầu hồn cho các liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc… Người đã hiểu rõ giáo lý “thương người như
  • 34. 22 thể thương thân” của đạo Công giáo, “lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha” của Phật giáo…vì vậy, đồng bào các tôn giáo nô nức hưởng ứng. Bên cạnh đó, để quyên góp tiền ủng hộ quỹ “Mùa đông binh sĩ”, Người viết thư biểu dương linh mục Lê Văn Yên ở Bắc Ninh luôn chăm sóc thương binh, khen giáo dân xứ Văn Giáo (Nghĩa Hưng, Nam Định) đã tiết kiệm chi tiêu. Cuối tháng 9- 1945, Người chủ trì 2 phiên họp của Chính phủ, tạo điều kiện cho các Giám mục Việt Nam gửi hai bức điện văn cho Tòa thánh và giáo dân toàn thế giới đề nghị ủng hộ nền độc lập của nước Việt Nam mới.” Vào các ngày lễ lớn của đông bào các tôn giáo, Người viết thư thăm hỏi, chúc mừng khi lễ Giáng sinh, lễ Phật đản. Với Công giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi họ “Phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc”, “Kính chúa, yêu nước”. Trong một bức thư gửi đồng bào Công giáo nhân Lễ Giáng sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Thượng đế và Tổ quốc muôn năm”[64, tr. 25], đồng thời Người cũng yêu cầu phải sớm ngăn chặn những âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch, “kiên quyết trừng trị những kẻ mượn đạo làm nhục Chúa, làm hại dân” [82, tr.25 ]. Với đồng bào Phật giáo, Người động viên các tín đồ hãy hành động theo lời Đức Phật: “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”. Còn với đồng bào Cao đài, Hòa Hảo, Người thúc đẩy lòng “ái quốc”… Người kế thừa những giá trị tích cực của học thuyết Khổng Tử, “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”[100]. Linh mục Giáo sư, Viện sĩ Trần Tam Tỉnh đã nhận xét: “Các lời lẽ Cụ phê phán Giáo hội không bao giờ chạm tới khía cạnh đức tin nhưng chỉ nằm ở phạm vi các vấn đề cơ chế và chính trị” [100]. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác vận động đối với đồng bào các tôn giáo. Người luôn biểu lộ sự tôn trọng, quan tâm đối với tôn giáo, đồng bào công giáo tìm cách tốt nhất để tranh thủ họ; song cũng phải có thái độ dứt khoát, kiên quyết trừng trị những kẻ mượn đạo làm hại
  • 35. 23 đạo, làm hại dân. Người chỉ rõ, Chính phủ sẽ nghiêm trị những kẻ lừa bịp, cưỡng bức đồng bào phải lìa bỏ quê hương, sa vào một đời sống tối tăm cực khổ về phần xác cũng như phần hồn.” Hồ Chí Minh khẳng định khi làm công tác tôn giáo là luôn phải quan tâm đến mọi sự kiện liên quan đến đồng bào các tôn giáo. Khi linh mục Nguyễn Duy Lộc ra vùng kháng chiến để đi theo cách mạng năm 1946, Người gửi lời động viên và chia vui. Khi các Giám mục, linh mục, giáo dân ở Vinh bị thương do bom đạn giặc Mỹ năm 1968…Người gửi lời chia buồn. Người luôn quan tâm đến nhu cầu của đồng bào các tôn giáo từ chuyện sắp xếp chỗ làm lễ cho các linh mục theo kháng chiến đến cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được phép mang lương thực, thực phẩm vào tiếp tế cho 600 linh mục, chúng sinh ở Huế đầu năm 1949 vì lý do chiến sự đang diễn ra, từ việc khen thưởng kịp thời cho những giáo sĩ, tín đồ có thành tích xuất sắc đến lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con khi Người về các địa phương…” Trong thư chúc mừng lễ Giáng sinh năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Hôm nay, đồng bào lễ Chúa trong một bầu khí chiến tranh, vì giặc Pháp đang còn giày xéo trên đất nước ta. Song rồi đây, thắng lợi sẽ cho chúng ta lễ Chúa long trọng hơn, trong một bầu không khí vui vẻ và tươi sáng của một nước hoàn toàn thống nhất và độc lập” [100]. Quan điểm của Người khẳng định, tôn giáo phải gắn liền với độc lập dân tộc. Ngay từ thời kỳ đầu chống thực dân Pháp, Người đã nhận ra nếu đất nước không được độc lập thì nhân dân không được tự do, trong đó có tự do tôn giáo. Vì thế, độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc là nguyện vọng thiết tha của mọi người dân Việt Nam, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Tháng 1/1946, khi thực dân Pháp lăm le quay lại xâm chiếm nước ta, một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:”“Nước không được độc lập, thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã” [64, tr. 172]. Đặc biệt là, trong cuộc kháng
  • 36. 24 chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch còn tin tưởng Chúa sẽ phù hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến thắng lợi. Cụ thể, Người viết: “Chúng ta toàn dân, giáo cũng như lương, đoàn kết kháng chiến để Tổ quốc được độc lập, tôn giáo được tự do. Đức Chúa phù hộ chúng ta, chúng ta chắc thắng lợi”[64, tr. 173]. Hồ Chí Minh luôn đề cao cái chung, không kể lương hay giáo căn bản nhất là lòng yêu nước. Còn cái riêng, cái dị biệt về đức tin, lối sống của đồng bào theo hoặc không theo các tôn giáo chỉ là sự khác biệt nhỏ, không căn bản. Do đó, đồng bào cần phải bỏ qua cái dị biệt nhỏ, giữ lại cái tương đồng lớn. Người luôn coi công tác vận động đối với đồng bào công giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo đến đời sống của đồng bào tôn giáo, cả phần xác lẫn phần hồn, bởi phần xác có no ấm thì phần hồn mới thong dong. Từ đó, Người chỉ đạo Chính phủ cần có chính sách cụ thể để cải thiện, nâng cao cuộc sống cho đồng bào. Người nói, phải ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên; đồng thời phải đảm bảo tín ngưỡng tự do. Những hoạt động tôn giáo không được cản trở sản xuất của nhân dân, không được trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đối với phần hồn của đồng bào tôn giáo, Hồ Chủ tịch không chỉ đánh giá cao giá trị của văn hóa tôn giáo, mà còn trực tiếp quan tâm tới sinh hoạt tôn giáo. Người đã nhiều lần đến cơ sở thờ tự với tấm lòng thành kính dự các lễ nghi tôn giáo như Lễ Phật đản, Lễ Giáng sinh,... Người luôn động viên, khích lệ chức sắc và tín đồ các tôn giáo phát huy giá trị tôn giáo tốt đẹp để thực hiện cuộc sống tốt đời, đẹp đạo. “Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, tôn trọng những giá trị của tôn giáo với đời sống xã hội, là đỉnh cao trong vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo để giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng
  • 37. 25 Việt Nam. Tư tưởng ấy còn nguyên giá trị trong công tác tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.” 1.3. Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay “Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đoàn kết dân tộc qua các thời kỳ cách mạng, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về công tác tôn giáo.” “Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16-10-1990,”của Bộ Chính trị khóa VI “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” đã nêu hai luận điểm mang tính đột phá: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” và “Tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới”. “Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, Đảng ta đã thông qua Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12-3-2003,” “Về công tác tôn giáo”. “Từ khi có Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12-3-2003 của Trung ương Đảng về công tác tôn giáo, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành từng bước cụ thể hóa các quan điểm, giải pháp và các nhiệm vụ chủ yếu trong Nghị quyết của Đảng thành các quy định của pháp luật, các kế hoạch, giải pháp, cơ chế. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là khi có Nghị quyết 25/NQ-TW cũng như Chương trình hành động của Chính phủ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định, việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác tôn giáo.” “Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo đã được ghi nhận và cân đối trong các kế hoạch, cơ chế, chính sách của các bộ, ngành liên quan và của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là cơ sở để cân đối và bảo đảm nguồn lực phát triển hài hòa của hệ thống chính sách của Nhà
  • 38. 26 nước. Kết quả thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội thời gian qua với số vốn hàng trăm tỉ đồng đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào nói chung, đồng bào các tôn giáo nói riêng, góp phần ổn định và phát triển, làm cho đồng bào an tâm, đoàn kết xây dựng đời sống “tốt đời, đẹp đạo”. Một bộ phận lớn đồng bào dân tộc, tôn giáo được giao đất ở, đất sản xuất; được hướng dẫn kỹ thuật, được vay vốn, nhận các điều kiện hỗ trợ cần thiết để sản xuất, tăng thu nhập; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần giữ vững ổn định tình hình xã hội vùng giáo, vùng đồng bào dân tộc.” Quán triệt quan điểm “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” để tạo ra sự phối hợp “thống nhất hơn nữa trong công tác tôn giáo cần phải xây dựng, quy định chức năng, nhiệm vụ làm công tác tôn giáo của các cấp, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt quan tâm đến cấp cơ sở. Trong sự phối hợp cũng cần quy định về quyền hạn, trách nhiệm chính cho mỗi tổ chức, qua đó mà nâng cao trách nhiệm của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong quan điểm này quy định cả yếu tố thời gian, nhất là khi giải quyết vụ việc cụ thể, tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian để tạo ra sự phối hợp thống nhất, làm mất thời cơ và có khi vi phạm quy định pháp lý về mốc thời gian phải giải quyết. Hiện nay, việc ký kết phối hợp giữa Ban Tôn giáo, Ban Dân vận với các tổ chức chính trị - xã hội ở nhiều cấp, địa phương, chứng tỏ rất rõ về trách nhiệm và quyết tâm phối hợp trong công tác tôn giáo của hệ thống chính trị. Nhưng vẫn cần khắc phục tính hình thức,” chỉ “phát” mà không “động”, hay “động” mà không “mở” hoặc dừng lại là việc của những người đứng đầu mỗi tổ chức. Sự phối hợp thống nhất trong công tác tôn giáo không nên nhận thức như sự thỏa hiệp, dung hòa một cách chủ quan của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, mà căn bản là, phải dựa trên cơ sở là những chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành.”
  • 39. 27 Điều 5, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18/6/2004, khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo; giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân” [69]. “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4/2006) tiếp tục khẳng định: đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật; đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.”Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo".“Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ… Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân [35, tr.122-123].” Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng khẳng định:”“Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [36, tr.245]. Gần đây nhất, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),”Đảng ta tiếp tục nhất quán khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu
  • 40. 28 tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân” [36, tr.81]. “Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta - giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” [34, tr.245]. Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo thể hiện tập trung ở những nội dung chủ yếu: Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ của công dân để các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”; “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong xây dựng xã hội mới; công tác vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng và sử dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng bộ máy làm công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân năng động, hoạt động hiệu quả, với đội ngũ cán bộ có tri thức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng, có uy tín trong đồng bào tôn giáo,…”
  • 41. 29 Từ đó cho thấy cần nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể đối với công tác tôn giáo. Trên cơ sở triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tôn giáo, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ yêu cầu nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong tình hình mới.Đẩy mạnh công tác tham mưu, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác tôn giáo, tích cực tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về tôn giáo, đồng thời bổ sung kịp thời những chính sách đối với tôn giáo ở những vùng, miền khác nhau. Trước mắt, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo để thống nhất nhận thức về công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập trung tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành; các địa phương đảm bảo tốt thông tin hai chiều, tập trung giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong công tác tôn giáo như: đất đai, cơ sở thờ tự, tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.” Công tác tôn giáo trong những năm gần đây của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thành tựu và nhiều bài học kinh nghiệm quý. Những thành tựu và kinh nghiệm ấy đã và đang được đúc kết thành những bài học để làm cơ sở cho những năm tới thực hiện tốt hơn. Chỉ với một số mặt rất cơ bản nêu trên, đã chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta rất tôn trọng tự do tín ngưỡng, quan tâm sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động, trong đó có cả đồng bào có đạo. Rõ ràng, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là nhân đạo, đúng đắn, là phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại. Không thể chỉ vì vừa qua, một vài tín đồ vi phạm luật pháp, bị Nhà nước Việt Nam trừng trị theo luật pháp mà phủ nhận thành tựu của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo.”
  • 42. 30 1.4. Đặc điểm công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay Thành phố Cần Thơ có 12 tôn giáo được công nhận, có 5 tôn giáo có đông số lượng tín đồ như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo. Sự hình thành và phát triển các tôn giáo trong thành phố Cần Thơ khá đa dạng.” Phật giáo có mặt ở Cần Thơ ngay từ khi vùng đất này được khai mở, do những di dân từ miền Bắc, miền Trung đem theo tôn giáo này từ nguyên quán đến vùng đất mới. Phật giáo Théravada tồn tại lâu đời trong đồng bào Khmer. Công giáo được các giáo sĩ người Pháp truyền vào Cần Thơ cuối thế kỷ XIX. Những xứ đạo được thành lập sớm ở Cần Thơ như Trà Long (1878), Đức Bà (1880), Bò Ớt (1883), Láng Sen (1881)…Sau năm 1954, đồng bào Công giáo miền Bắc di cư lập khu dinh điền Cái Sắn, hình thành nên cộng đồng Công giáo người Việt gốc Bắc. Đạo Tin lành phát triển đến tỉnh Cần Thơ năm 1921, do một mục sư người Pháp làm công việc truyền giáo, nhưng đạo Tin lành phát triển mạnh trong thời kỳ đế quốc Mỹ thực hiện chính sách thực dân kiểu mới tại miền Nam (1954 - 1975). Đạo Cao đài ra đời năm 1926 tại Tây Ninh, thì trong năm đã phát triển đến Cần Thơ. Quá trình phát triển đạo Cao đài cũng là quá trình phân hóa thành nhiều hệ phái. Trong năm 1926, ông Ngô Minh Chiêu, người anh cả trong 12 vị sáng lập đạo Cao đài đã tách ra, về Cần Thơ, lập phái Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, Cao đài Ban Chỉnh đạo phát triển đến Cần Thơ năm 1928, Cao đài Tiên Thiên, Cao Đài Tây Ninh truyền đến Cần Thơ năm 1930…Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại An Giang năm 1939 và truyền đến Cần Thơ năm 1940, nhưng phát triển mạnh vào những năm ông Huỳnh Phú Sổ đi “khuyến nông” nhiều nơi ở Cần Thơ.” Thành phố Cần Thơ là trung tâm Kinh tế - Văn hóa - Xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu long, các tổ chức tôn giáo cũng có nhiều cơ sở đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo như: Đại Chủng viện Thánh Quý, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, các trường trung cấp, cao đẳng của Phật giáo.
  • 43. 31 Hoạt động của các tôn giáo ngày một sôi động hơn, mở rộng về qui mô và phạm vi, từ đó các nhu cầu tôn giáo trên nhiều lĩnh vực như: xây dựng, đất đai, thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở trực thuộc, hoạt động tôn giáo, các tổ chức tôn giáo nước ngoài đến sinh hoạt tôn giáo.” Bảng 1.1: Số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc và các cơ sở thờ tự TP Cần Thơ Stt Tôn giáo Tín đồ (người) Chức sắc (người) Chức việc (người) Cơ sở thờ tự 01 Phật giáo 114.519 453 110 168 02 Công giáo 94.519 116 313 77 03 Tin lành 18.044 50 119 10 04 Cao đài 18.139 309 408 27 05 Phật giáo Hòa Hảo 233.553 0 415 7 Tổng cộng 478.774 928 1.365 289 (Nguồn: Ban tôn giáo thành phố Cần Thơ 2017) Tổng số tín đồ 5 tôn giáo chiếm 32,88% dân số của thành phố (3) đại đa số là nông dân và tầng lớp lao động, ở mức độ khác nhau, các tôn giáo đang đẩy mạnh công tác truyền giáo, tỷ lệ gia tăng tín đồ năm 2017 của 5 tôn giáo ở Cần Thơ như sau: Tin lành 11,63%, Công giáo 2,56%, Phật giáo 2,06%, Cao đài 2,04%, Phật giáo Hòa Hảo 1,15% (8).” Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 12/15 tôn giáo với tổng số tín đồ tôn giáo là 487.892 người chiếm 40% dân số, 380 cơ sở thờ tự (có 78 cơ sở tín ngưỡng), 939 chức sắc, 1.492 chức việc, 517 nhà tu hành.Với tỉ lệ tín đồ khá đông so với dân số của thành phố, vấn đề đặt ra là phải đạt mục tiêu vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, vừa đảm bảo an ninh trật tự và huy động được sự đóng góp của một bộ phận không nhỏ đồng bào tôn giáo góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố.
  • 44. 32 “Hiện nay, dưới tác động thành quả của công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự tự thân vận động của các giáo hội, các tôn giáo trong thành phố Cần Thơ đang có những biến đổi nhiều mặt: ” “Thứ nhất, những sinh hoạt tôn giáo thuần túy diễn ra bình thường trong khuôn viên cơ sở thờ tự, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của người có đạo. Các sinh hoạt tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc những sinh hoạt tôn giáo mà người chủ trì cơ sở thờ tự chưa đăng ký hàng năm có chiều hướng gia tăng. ” “Thứ hai, các phong trào yêu nước trong đồng bào các tôn giáo ngày càng tăng về số và chất. Các báo cáo của các hội nghị tổng kết phong trào yêu nước trong các tôn giáo thành phố Cần Thơ, như Đại hội mừng công của những người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình tỉnh Cần Thơ (tổ chức năm 1995), Phật giáo tỉnh Cần Thơ 25 năm một chặng đường (tổ chức năm 2000), Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước của các phái đạo Cao đài (năm 2000), Đại hội phát huy truyền thống “Tốt đời, Đẹp đạo” của các tôn giáo tỉnh Cần Thơ, đã nói lên rất rõ xu hướng này. ” “Thứ ba, hoạt động từ thiện xã hội do các tổ chức và cá nhân tôn giáo đạt kết quả khá cao, các công trình phúc lợi xã hội trong vùng có đông đồng bào tôn giáo được xây dựng ngày càng nhiều. Công tác từ thiện được thực hiện với 2 xu hướng: làm từ thiện để cứu khổ nhơn sinh, lập công bồi đức và làm từ thiện để phát triển đạo. Hai xu hướng trên thể hiện ở các tôn giáo cũng khác nhau: Phật giáo và Cao đài làm từ thiện chủ yếu để cứu khổ nhơn sinh (trừ nhóm chống đối trong Phật giáo), Công giáo, Tinh lành, Phật giáo Hòa Hảo làm từ thiện chủ yếu để phát triển đạo. ” “Nguyên nhân của những biến đổi có tính tích cực trong các tôn giáo thành phố Cần Thơ thời gian qua là do Đảng và nhà nước có đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo đúng đắn, được thành ủy Cần Thơ quán triệt và vận dụng thực hiện một cách phù hợp, sáng tạo: như thành ủy ban hành Quy chế 04
  • 45. 33 quy định hệ thống chính trị trong thành phố tham gia làm công tác tôn giáo, thành lập ban chỉ đạo công tác tôn giáo, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Bản quy định về phân cấp quản lý giải quyết những vấn đề tôn giáo, Ban Tôn giáo chỉ ra quy chế hoạt động của Tổ công tác tôn giáo ở xã, phường, thị trấn… làm cho cả hệ thống chính trị các cấp trong thành phố Cần Thơ tác động vào các tôn giáo trong tỉnh bằng tăng cường các cuộc sinh hoạt học tập, thực hiện tốt chủ trương, chính sách đáp ứng nhu cầu hợp lý của các tôn giáo tập hợp đoàn kết, chăm lo đời sống, xây dựng lực lượng ở cơ sở, cốt cán v.v…” “Các cơ sở thờ tự được xây dựng sửa chữa, tăng cường đào tạo chức sắc, phát huy các hoạt động văn hóa xã hội để mở rộng ảnh hưởng, có những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp. Công giáo, Tin lành hoạt động truyền đạo đạt tỷ lệ phát triển tân tòng cao. Hoạt động quan hệ quốc tế của các tôn giáo ngày càng mở rộng và có chiều hướng phức tạp hơn, nhưng vẫn nổi trội ở Công giáo, Tin lành và Phật giáo. Hoạt động mê tín dị đoan tăng. Xuất hiện một số tổ chức mới mang màu sắc tôn giáo hoạt động trên địa bàn Cần Thơ. Một số tôn giáo có từ trước nhưng hoạt động yếu nay phục hồi, hoạt động mạnh như: Baha’i, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương. Một số hệ phái Tin lành từ thành phố Hồ Chí Minh tăng cường về Cần Thơ hoạt động như Báp típ, Ngũ Tuần, chứng nhân Giêhôva.” “Thứ tư, sự tác động của hệ thống chính trị, thành quả của công cuộc đổi mới, pháp luật nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, công tác tôn giáo đi dần vào nề nếp, làm cho xu hướng đồng hành cùng dân tộc, tán thành đường lối đổi mới, tuân thủ luật pháp của các tôn giáo trong thành phố Cần Thơ ngày càng mang tính tự giác cao hơn. Xu hướng đoàn kết trong nội bộ các tôn giáo, đoàn kết lương giáo tiếp tục được cải thiện, nhưng xu hướng phân hóa trong các tôn giáo vẫn tồn tại. Trong những năm tới, số lượng tín đồ các tôn giáo tiếp tục gia tăng, tạo ra nhu cầu xây dựng những cơ sở thờ tự mới. Tin lành và Công giáo tiếp tục giữ tốc độ phát triển tín đồ nhanh. Nông thôn vẫn là địa bàn phát triển chính
  • 46. 34 của các tôn giáo trong nhiều năm, tuy nhiên quá trình đô thị hóa ở Cần Thơ 5 năm tới sẽ hình thành các cụm dân cư mới cùng với những cụm dân cư mới có đạo cũng sẽ hình thành. Sự phát triển kinh tế, xã hội làm cho dân trí ngày càng cao tác động làm cho xu hướng thế tục hóa trong các tôn giáo diễn ra nhanh hơn. Hoạt động quan hệ quốc tế của các tôn giáo tiếp tục mở rộng, nhiều loại hình đa dạng làm cho công tác quản lý trở nên khó khăn hơn. Các tổ chức mang màu sắc tôn giáo tiếp tục xuất hiện, một số hệ phái của các tôn giáo tiếp tục khôi phục hoạt động, hoặc từ nơi khác phát triển đến Cần Thơ, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo và một số phái Cao đài, khi hình thành giáo hội và có pháp nhân hoạt động đã xuất hiện những nhóm đối lập, hoạt động chống lại chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và nhà nước, là nhân tố gây mất ổn định, là yếu tố dễ bị địch và bọn xấu lợi dụng. ” “Ngày nay, trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Cần Thơ, các tôn giáo bao gồm chức sắc, chức việc và tín đồ chiếm tỷ lệ đáng kể trong dân số của thành phố, là nguồn lực quan trọng, là đối tượng đặc biệt. Chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo có niềm tin, nhu cầu tôn giáo, hình thành nên nét riêng ở từng tôn giáo. Tín đồ chịu ảnh hưởng giáo lý và bị lệ thuộc ở mức độ khác nhau vào giáo hội các tôn giáo. Kể cả các tôn giáo có hệ thống tổ chức giáo hội quốc tế. Chức sắc là tầng lớp trên, có ảnh hưởng chi phối nhiều mặt đối với tín đồ. Việc lợi dụng tôn giáo để chống phá công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước là những yếu tố cần phải tính đến trong quá trình làm công tác vận động cách mạng đối với tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. ” “Thực tiễn công tác tôn giáo ở thành phố Cần Thơ cho thấy hệ thống chính trị của thành phố có thể tác động làm cho tôn giáo biến đổi nhanh hơn theo hướng các yếu tố tích cực ngày càng nhiều, các yếu tố tiêu cực ngày càng giảm, làm cho sự tồn tại của tôn giáo đem lại lợi ích nhiều hơn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.”
  • 47. 35 Số liệu về một số tôn giáo ở thành phố Cần Thơ hiện nay: Bảng 1.2: Thống kê số lượng tín đồ, tăng ni, cơ sở thờ tự của Phật giáo Năm 2015 (người) Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Dân số 1.232.000 1.371.544 1.450.000 Số lượng Tín đồ 114.498 114519 114.519 Số lượng cơ sở thờ tự 158 164 268 Số lượng Hòa thượng 8 9 9 Số lượng Thượng tọa 12 14 14 Số lượng Ni trưởng 3 4 4 Số lượng Ni sư 30 33 33 Số lượng Tỳ kheo 110 112 112 Số lượng Tỳ kheo Ni 162 169 169 Số lượng Thức xoa 22 23 23 Số lượng Tăng, Ni 447 453 453 (Nguồn: Báo cáo của Ban Tôn giáo 2017) Bảng 1.3: Thống kê số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc…của Công giáo Năm 2015 (người) Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Dân số 1.232.000 1.371.544 1.450.000 Số lượng Tín đồ 94.468 94.519 94.519 Số lượng cơ sở thờ tự 77 77 77 Số lượng Chức sắc 115 116 116 Số lượng Chức việc 310 313 313 Số lượng nhà tu hành 308 410 410 Số Chức sắc được phong phẩm 4 5 2 Số Chức sắc được bổ nhiệm 5 7 3 Số Chức sắc thuyên chuyển 4 3 6 (Nguồn: Báo cáo của Ban Tôn giáo 2017)
  • 48. 36 Bảng 1.4. Thống kê số lượng tín đồ, hệ phái, chi hội … của Tin lành Năm 2015 (người) Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Dân số 1.232.000 1.371.544 1.450.000 Số lượng Tín đồ 5.213 5.730 6.055 Số lượng cơ sở thờ tự 12 12 12 Số lượng Hệ phái 26 27 27 Số lượng Chi hội 57 59 63 Số lượng Điểm nhóm 130 130 150 Số lượng Mục sư 34 34 24 Số lượng Truyền đạo 99 99 99 Số lượng chức việc 100 113 124 (Nguồn: Báo cáo của Ban Tôn giáo 2017) Bảng 1.5: Thống kê số lượng tín đồ, hệ phái, họ đạo … của Cao đài Năm 2015 (người) Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Dân số 1.232.000 1.371.544 1.450.000 Số lượng Tín đồ 32.100 32.730 33.821 Số lượng cơ sở thờ tự 43 45 46 Số lượng Hệ phái 05 04 04 Số lượng Họ đạo 08 08 08 Số lượng Giáo sư 02 02 02 Số lượng Giáo hữu 04 04 15 Số lượng Lễ sanh 132 132 132 Số lượng chức việc 340 400 457 (Nguồn: Báo cáo của Ban tôn giáo 2017)