SlideShare a Scribd company logo
1
VỀ CẤU TRÚC TINH TẾ CỦA NGUYÊN TỬ HYDRO
ON THE FINE – STRUCTURE OF HYDROGEN ATOM
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
Tóm tắt
Cấu trúc năng lượng của nguyên tử hydro là một cấu trúc rất phức tạp. Tùy theo độ
chính xác trong việc đo đạc quang phổ vạch, các cấu trúc bên trong có thể quan sát
được: cấu trúc tinh tế, dịch chuyển Lamb, cấu trúc siêu tinh tế. Mỗi cấu trúc quan sát
được tương ứng với các lí thuyết nhằm giải thích các cấu trúc này. Trong bài báo
này, chúng tôi thảo luận về một vài lí thuyết về cấu trúc phổ năng lượng của nguyên
tử hydro bao gồm các lí thuyết lượng tử bán cổ điển: lí thuyết của Bohr [1], lí thuyết
của Sommerfeld [19] và các lí thuyết lượng tử: lí thuyết của Schrodinger [18], lí
thuyết nhiễu loạn của Darwin [3], lí thuyết Dirac của Gordon [4]. Ngoài ra, chúng
tôi cũng thảo luận về một số kết quả thực nghiệm về cấu trúc tinh tế của nguyên tử
hydro .
Abstract
Energy structure of hydrogen is a very- complicated-structure. Its internal structures:
fine-structure, Lamb shift, hyperfine-structure can be observed depends on the
accuracy of the measurement of spectral lines. Each observed structure can be
explained by approriate theory of hydrogen ‘s energy structure. In this review article,
we discuss about some theories of hydrogen ‘s energy structure include quantum
semiclassical theories like Bohr’s theory [1], Sommerfeld ‘s theory [19] and
quantum theories like Schrodinger ‘s theory [18], Darwin ‘s pertubation theory [3],
Gordon ‘s Dirac theory [4]. In addition, we also discuss a little about some
experiment result of hydrogen ‘s fine-structure.
1 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo các lí thuyết lượng
tử bán cổ điển và các lí thuyết lượng tử
Năm 1911, dựa vào kết quả thu được từ thí nghiệm tán xạ hạt  trên lá vàng (thực
hiện bởi Geiger và Marsden dưới sự hướng dẫn của Rutherford vào năm 1909), Ernest
Rutherford đã đề xuất mô hình về cấu trúc của nguyên tử được mô tả như sau: hạt
nhân rất nặng (mang hầu hết khối lượng của nguyên tử) mang điện tích dương Ze
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
2
đứng yên và các electron (rất nhẹ so với hạt nhân) mang điện tích âm e chuyển động
xung quanh hạt nhân theo tương tác Coulomb [17]
 
Z
V r c
r

 
   
 
. (1.1.1)
Nguyên tử có cấu trúc đơn giản nhất là nguyên tử hydro, do đó, bài toán nguyên tử
hydro (và các ion dạng hydro) được các nhà vật lí khảo sát đầu tiên.
Năm 1913, dựa vào mẫu nguyên tử Rutherford, Niels Bohr đã đưa ra lí thuyết nhằm
giải thích quang phổ vạch của nguyên tử hydro [1]. Mẫu nguyên tử hydro của Bohr
bao gồm một hạt nhân rất nặng mang điện tích dương Ze đứng yên và một electron)
mang điện tích âm e chuyển động tròn xung quanh hạt nhân theo tương tác
Coulomb (1.1.1). Tuy nhiên, electron không chuyển động trên quĩ đạo tùy ý mà phải
chuyển động trên các quĩ đạo dừng xác định tại đó nó không hấp thụ hay phát xạ bức
xạ điện từ (tiên đề 1 của Bohr); để electron chuyển từ các trạng thái dừng này sang
trạng thái dừng khác thì nó phải hấp thụ hay phát xạ các bức xạ điện từ có năng lượng
đúng bằng hiệu giữa hai mức năng lượng của hai trạng thái dừng trên (tiên đề 2 của
Bohr) [1]. Lí thuyết của Bohr tuy thành công khi giải thích được quang phổ vạch của
nguyên tử hydro nhưng không giải thích được các hiệu ứng tách vạch trong điện từ
trường do Stark và Zeeman lần lượt tìm ra, cũng như không giải thích được cấu trúc
tinh tế của nguyên tử hydro.
Năm 1916, Arnold Sommerfeld đã mở rộng lí thuyết của Bohr bằng cách xét thêm
các quĩ đạo dừng khác (elip) và tính thêm hiệu ứng tương đối tính [19]. Lí thuyết của
Sommerfeld giải thích được định tính cả các hiệu ứng tách vạch lẫn cấu trúc tinh tế
của nguyên tử hydro, tuy nhiên, vẫn chưa tính toán định lượng một cách chính xác (do
chưa tính đến spin).
Năm 1926, Erwin Schrodinger đưa ra phương trình Schrodinger – phương trình cơ
bản nhất của cơ học lượng tử. Ngay lập tức, ông đưa ra lời giải của phương trình
Schrodinger của bài toán nguyên tử hydro [18]. Phổ năng lượng theo lí thuyết của
Schrodinger trùng với phổ năng lượng trong lí thuyết của Bohr.
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
3
Năm 1928, Paul Dirac đưa ra phương trình cơ bản của cơ học lượng tử tương đối
tính áp dụng cho các hạt fermion (có spin bán nguyên) – phương trình Dirac. Ngay
trong năm đó, Charles Galton Darwin (cháu nội của nhà sinh học Charles Darwin) đã
đưa ra lời giải gần đúng phương trình Dirac của bài toán nguyên tử hydro. Lí thuyết
của Darwin tương đương với việc áp dụng lí thuyết nhiễu loạn trong đó có 3 thế nhiễu
loạn: hiệu chỉnh tương đối tính, tương tác giữa spin và moment quĩ đạo, thế nhiễu loạn
Darwin. Lí thuyết của Darwin đã chỉ ra được cấu trúc tinh tế của phổ năng lượng của
nguyên tử hydro [3].
Sau Darwin không lâu, Walter Gordon đã giải chính xác phương trình Dirac của bài
toán hydro. Phổ năng lượng theo lí thuyết lượng tử tương đối tính Dirac mà Gordon
đưa ra về mặt hình thức giống với phổ năng lượng theo lí thuyết của Sommerfeld
nhưng khác lí thuyết của Sommerfeld do có tính đến spin của electron [4]. Cấu trúc
phổ năng lượng của bài toán nguyên tử hydro đã được đưa ra một cách khá trọn vẹn.
Chúng tôi sẽ điểm lại những kết quả cơ bản nhất từ những lí thuyết trên. Những lí
thuyết phổ năng lượng nguyên tử hydro sau lí thuyết Dirac sẽ được tiếp tục thảo luận
ở phần 2.
Để thuận tiện cho việc biểu diễn, chúng tôi sử dụng một số hằng số sau [16]
 Hằng số cấu trúc tinh tế:
 
2
0
1
4 137,035999074 44
e
c


  ,
 Bán kính Bohr:   10
0 0,52917721092 17 10 m
e
a
m c

   ,
 Năng lượng Hatree:  2 2
27,21138505 60 eVHatree eE m c  ,
bởi vì khi làm việc với hệ đơn vị nguyên tử 1ec m e    thì bán kính Bohr và
năng lượng Hatree chính là đơn vị của chiều dài và năng lượng  0 1Hatreea E  và
hằng số cấu trúc tinh tế xuất hiện trong cường độ tương tác tĩnh điện (do  không có
thứ nguyên).
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
4
1.1 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết của Bohr
1.1.1 Mô hình bài toán
Một electron điện tích e chuyển động tròn với bán kính r xung quanh hạt nhân
Ze , tương tác giữa electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1). Theo các tiên
đề của Bohr, electron chuyển động trên các quĩ đạo dừng bán kính nr thỏa mãn điều
kiện lượng tử hóa Bohr [1]
nL n , (1.1.2)
với 1,2,3...n 
1.1.2 Lời giải bài toán
Quĩ đạo dừng thứ n có bán kính
2
0n
n
r a
Z
 , (1.1.3)
và năng lượng
2
2
2
n Hatree
Z
E E
n
  . (1.1.4)
1.2 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết của
Sommerfeld
1.2.1 Mô hình bài toán
Một electron điện tích e chuyển động trên các elip  r r  xung quanh hạt nhân
Ze , tương tác giữa electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1). Theo
Sommerfeld, electron chuyển động trên các quĩ đạo dừng bán kính nr thỏa mãn điều
kiện lượng tử hóa Wilson – Sommerfeld [19]
 2i i i
T
p dq n  , (1.2.1)
với 0,1,2,3...in  ứng với tọa độ suy rộng iq và động lượng suy rộng ip .
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
5
1.2.2 Lời giải bài toán
Mỗi trạng thái dừng phụ thuộc vào 3 số lượng tử , ,n k m thỏa [19]
1,2,3,...
1,2,3,...,
, 1,...,0,..., 1,
n
k n
m k k k k


    
. (1.2.2)
Quĩ đạo dừng thứ n có phương trình quĩ đạo [19]
  , ,
, ,
2 2
, , 2
1 cos 1
n k m
n k m
n k m
a
r
Z
k


 

 
  
 
 
, (1.2.3)
trong đó,
 
 
2 2
2 2 2 0
, , 2
2 2 2
1n k m
aZ
a k Z
Zn k k Z



 
 
   
   
 
, (1.2.4)
và
 
2 2 2
, , 2
2 2 2
1n k m
k Z
n k k Z




 
  
. (1.2.5)
Năng lượng tương ứng với trạng thái đó là [19]
 
, , 2 2 2
2
2 2 2
1 1
1
1
n k m HatreeE E
Z
n k k Z
 

 
 
 
   
 
 
    
 
. (1.2.6)
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
6
1.3 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết lượng tử
Schrödinger
1.3.1 Mô hình bài toán
Một electron điện tích e chuyển động xung quanh hạt nhân Ze , tương tác giữa
electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1). Hamiltonian của bài toán [18]
2
ˆˆ
2 e
p Z
H c
m r

 
   
 
, (1.3.1)
và phương trình Schrödinger dừng của bài toán
   ˆ , , , ,H r E r      . (1.3.2)
1.3.2 Lời giải bài toán
Mỗi trạng thái dừng phụ thuộc vào 4 số lượng tử , , , jn l j m (có tính đến spin của
electron
1
2
s  ) là các số nguyên thỏa [2]
1,2,3,...
0,1,2,..., 1
1
2
1
, 1,...,0,..., 1,
2
j l
n
l n
j l
m m j j j j

 
 
      
. (1.3.3)
Hàm sóng ở trạng thái dừng  , , , jn l j m là [2]
     ,
, , , , ,, , ,j l
j
m m
n l j m n j j lr R r Y     . (1.3.4)
Năng lượng ở trạng thái dừng  , , , jn l j m là [2]
2
, , , 2
2jn l j m Hatree
Z
E E
n
  , (1.3.5)
chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính n và trùng với kết quả của mẫu Bohr. Ở đây có
hiện tượng suy biến các mức năng lượng nE với bậc suy biến [2]
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
7
2
2ng n . (1.3.6)
1.4 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết nhiễu loạn của
Darwin
1.4.1 Mô hình bài toán
Một electron điện tích e chuyển động xung quanh hạt nhân Ze , tương tác giữa
electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1) có tính đến nhiễu loạn do hiệu ứng
tương đối tính và do tương tác spin – quỹ đạo (tiến động Thomas). Ngoài ra, trong thế
nhiễu loạn còn tính đến nhiễu loạn Darwin. Hamiltonian của bài toán [3]
0
ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ
rc spin orbit DarwinH H H H H    , (1.4.1)
với Hamiltonian của nguyên tử hydro
2
0
ˆˆ
2 e
p Z
H c
m r

 
   
 
, (1.4.2)
và hiệu chỉnh tương đối tính
2
2
2
ˆ1ˆ
2 2
rc
e e
p
H
m c m
 
  
 
, (1.4.3)
cùng với tương tác spin – quỹ đạo của electron
2 3
ˆˆ ˆ
2
spin orbit
e
Z
H
m c r

  L S , (1.4.4)
và thế nhiễu loạn Darwin
 
3
3
2
ˆ
2
Darwin
e
H Z
m c

 r . (1.4.5)
Hai thành phần đầu tiên trong thế nhiễu loạn có thể dễ dàng được giải thích như sau.
Hiệu chỉnh tương đối tính (1.4.3) chính là khai triển toán tử động năng
2 2 2 4 2ˆ ˆ e eT p c m c m c   đến gần đúng bậc 2. Hiệu ứng tương đối tính là rất nhỏ bởi
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
8
vì trung bình 1
e
p
m c
 . Thành phần tương tác giữa spin và momemt động lượng
quĩ đạo của electron (1.4.4) chính là tương tác Larmor do electron chuyển động sẽ tạo
ra từ trường tương tác với chính moment từ do spin của nó tạo ra [14]. Tuy nhiên, do
hiệu ứng tương đối tính của electron chuyển động có xét đến spin làm xuất hiện tiến
động Thomas [21] đúng bằng một nửa tương tác Larmor nên thành phần tương tác
Larmor bị giảm đi một nửa. Hiệu ứng này vẫn còn được gọi là giảm nửa do tiến động
Thomas. Thành phần thứ ba trong thế nhiễu loạn được đặt là thế nhiễu loạn Darwin,
nó xuất hiện do thực chất Darwin khai triển phương trình Dirac chứ không từ bất cứ
tương tác vật lí nào. Thế nhiễu loạn Darwin chỉ tương tác với orbital  0s l  [3].
Phương trình Schrödinger dừng của bài toán
   ˆ , , , ,H r E r      . (1.4.6)
1.4.2 Lời giải bài toán
Ở mẫu nguyên tử Bohr, ta thấy hàm sóng chưa nhiễu loạn ở trạng thái dừng
 , , , jn l j m là
 
     ,0
, , , , ,, , ,j l
j
m m
n l j m n j j lr R r Y     , (1.4.7)
năng lượng chưa nhiễu loạn ở trạng thái dừng  , , , jn l j m là
 
2
0
, , , 2
2jn l j m Hatree
Z
E E
n
  . (1.4.8)
Năng lượng của nguyên tử hydro khi có tính đến bổ chính bậc 1 là [3]
2
, 2 2
1 3
1
2 1 2 4
n j Hatree
n
E E
n n j
  
     
  
. (1.4.9)
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
9
1.5 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết lượng tử tương
đối tính Dirac
1.5.1 Mô hình bài toán
Một electron điện tích e chuyển động xung quanh hạt nhân Ze , tương tác giữa
electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1) ở giới hạn cơ học lượng tử tương
đối tính. Phương trình Dirac của nguyên tử hydro [4]
 
 1 2 32
1 2 3
, , ,
ˆ , , ,e
x x x tc
c m c x x x t i
r t


 
     
 
p , (1.5.1)
trong đó, hàm sóng lưỡng spinor của nguyên tử hydro có dạng
0
1
2
3
 
 
  
 
 
 
, (1.5.2)
và các ma trận
2
2
00
, ,
00
I
I

  
    
   



(1.5.3)
với  1 2 3, ,   là các ma trận Pauli và 2I là ma trận đơn vị 2 2 .
1.5.2 Lời giải bài toán
Mỗi trạng thái dừng phụ thuộc vào 4 số lượng tử , , , jn l j m (gián tiếp thông qua số
lượng tử k ) là các số nguyên thỏa [4]
1,2,3,...
0,1,2,..., 1
1
2
1
, 1,...,0,..., 1,
2
j l
n
l n
j l
m m j j j j

 
 
      
, (1.5.4)
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
10
và
1 2 khi 1 2
1 2 khi 1 2
j j l
k
j j l
   
 
  
.
Năng lượng ở trạng thái dừng , , , jn l j m là [4]
 
, , , 2 2 2
2
2 2 2
1 1
1
1
jn l j m HatreeE E
Z
n k k Z
 

 
 
 
   
 
 
    
 
1
, (1.5.5)
khai triển kết quả (1.5.5) sẽ nhận được (1.4.9).
1.6 Một vài kết quả bằng số
1.6.1 Năng lượng của nguyên tử hydro ở một vài mức
Dựa vào các phổ năng lượng tương ứng với các lí thuyết khác nhau, chúng tôi xác
định năng lượng của nguyên tử hydro ở các mức năng lượng thấp sau đây:
1 2 1 2 1 2 3 2 1 2 1 2 3 2 3 2 5 21 ,2 ,2 ,2 ,3 ,3 ,3 ,3 ,3s s p p s p p d d . Kết quả tính toán được chúng tôi
trình bày ở bảng sau
LT Bohr LT Sommerfeld LT Schrodinger LT Darwin LT Dirac
1s1/2 -13,60569253 eV -13,60587366 eV -13,60569253 eV -13,60587366 eV -13,60587366 eV
2s1/2
-03,40142313 eV
-03,40147974 eV
-03,40142313 eV
-03,40147974 eV -03,40147974 eV
2p1/2
-03,40143445 eV
2p3/2 -03,40143445 eV -03,40143445 eV
3s1/2
-01,51174361 eV
-01,51176374 eV
-01,51174361 eV
-01,51176374 eV -01,51176374 eV
3p1/2
-01,51175032 eV
3p3/2
-01,51175032 eV -01,51175032 eV
3d3/2
-01,51174585 eV
3d5/2 -01,51174585 eV -01,51174585 eV
1
Về hình thức, kết quả này giống với tính toán của Sommerfeld. Tuy nhiêu, k trong công thức của Gordon có
tính đến hiệu ứng do spin electron nên có bản chất khác với k trong công thức của Sommerfeld. Cụ thể: đối với
Sommerfeld k = l + 1 còn đối với Gordon k =l  1.
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
11
Từ các số liệu trên, chúng tôi vẽ giản đồ năng lượng mô tả sự tách mức ở các lí
thuyết khác nhau
Trong khi các mức có cùng j theo lí thuyết Darwin và lí thuyết Dirac có cùng
năng lượng thì theo lí thuyết Sommerfeld, mức nào có l cao hơn thì nằm cao hơn, ví
dụ như ở hai mức 1 22s và 1 22p . Ngoài ra, chúng tôi còn thấy có một nhận xét thú vị:
những trạng thái thỏa
1
2
j l  như 1 2 3 2 5 2, ,s p d thì các tính toán của Sommerfeld
rất khớp với kết quả theo lí thuyết Darwin và lí thuyết Dirac. Sự trùng nhau giữa các
kết quả gần đúng Darwin và chính xác Dirac cho thấy lí thuyết Darwin là đủ để giải
thích cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro với độ chính xác nhỏ hơn 8
10 eV
.
1.6.2 Về vạch H của nguyên tử hydro
Vạch H của nguyên tử hydro là 1 trong 4 vạch nhìn thấy được của nguyên tử hydro.
Nguyên tử hydro chuyển từ mức 3 về mức 2 sẽ phát ra vạch H . Từ lí thuyết Darwin
và lí thuyết Dirac, kết hợp với qui tắc lọc lựa 0, 1;0l    0 , dễ dàng nhận ra rằng
có 2 vạch H kí hiệu là H1
 và H2
. Đây chính là cấu trúc tinh tế của vạch H . Ở phần
2, chúng tôi sẽ bàn về kết quả thực nghiệm cấu trúc tinh tế của vạch H.
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
12
2 Thực nghiệm về cấu trúc năng lượng của nguyên tử hydro
2.1 Thực nghiệm về vạch H của nguyên tử hydro
2
Hình trên đây mô tả kết quả thực nghiệm về cấu trúc tinh tế của vạch H quan sát
được năm 1935 bởi giao thoa kết Perot – Fabry [20].
Người đầu tiên quan sát được cấu trúc tinh tế của vạch đỏ hydro (chính là vạch H)
chính là Michelson và Morley. Hai ông đã sử dụng giao thoa kế rất chính xác để kiểm
tra giả thuyết ether của Maxwell, và đồng thời hai ông cũng ghi nhận: “Nó có thể được
ghi nhận, đó là trường hợp của vạch đỏ hydro, hiện tượng giao thoa không xuất hiện
ở bước sóng 15000, và một lần nữa ở bước sóng 45000: vì thế vạch đỏ hidro phải là
vạch đôi với khoảng cách 1/60 tương tự như những vạch natri” [15]. Như vậy, cấu
trúc tinh tế của nguyên tử hydro đã được tìm ra từ rất sớm và được các nhà quang phổ
học nghiên cứu để tìm hiểu cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro.
2.2 Thực nghiệm về cấu trúc giữa hai mức 2s1/2 và 2p1/2
Phổ nguyên tử hidro cáo cấu trúc tinh tế theo phương trình Dirac cho 1e chuyển
động trong trường Coulomb là do những hiệu ứng kết hợp giữa sự biến thiên tương
đối tính của khối lượng với vận tốc và spin – orbit. Nó được xem là chiến thắng tuyệt
vời của lí thuyết Dirac vì nó đã đưa ra cấu trúc tinh tế đúng của các mức năng lượng
2
Spedding, F. H. and Shane, C. D. and Grace, N. S. (1935) “The Fine Structure of Hα”, Physical Review,
47(38), pp. 38 -44.
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
13
[5]. Theo lí thuyết Dirac, trạng thái 1 22s cùng năng lượng với trạng thái 1 22p (là trạng
thái thấp hơn trong 2 trạng thái 2p ).
Tuy nhiên, năm 1947, Wilis Eugene Lamb và Robert Retherford đã phát hiện ra
mức 1 22s có năng lượng lớn hơn mức 1 22p bằng phương pháp sử dụng vi sóng. Dịch
chuyển giữa hai mức 1 22s và mức 1 22p được gọi là dịch chuyển Lamb. Sau đó, Lamb
và các cộng sự liên tục nghiên cứu về sự dịch chuyển này đến năm 1953 [5, 6, 7, 8, 9,
10, 11]. Năm 1955, Lamb được nhận giải Nobel vật lí “cho những khám phá về cấu
trúc tinh tế của nguyên tử hydro”. Năm 1948, Thedore Allen Welton đã sử dụng điện
động lực học lượng tử (QED) để giải thích dịch chuyển Lamb [14]. Dịch chuyển
Lamb đánh dấu sự thành công của Điện động lực học lượng tử.
Sự tách mức được tính toán giữa mức 1 2 1 22 ,2s p với 3 22p là 1
0,365cm
tương ứng
với bước sóng là2,74cm . Trong khi đó, thành tựu trong thời chiến (1939 – 1945) tốt
nhất trong công nghệ vi sóng là bước sóng lân cận 3cm . Do đó, vào thời của Lamb,
các nhà thực nghiệm chỉ có thể nghiên cứu cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro ở
trạng thái 2n  . Mà trạng thái s nếu ko có điện trường là trạng thái giả bền bởi sự
chuyển dời bức xạ xuống trạng thái cơ bản 1 21s bị cấm vì qui tắc lọc lựa. Do đó, ta
không thể nhận biết chính xác mức 1 22s và cũng không thể kiểm chứng chính xác
rằng hai trạng thái 1 22s và 1 22p có cùng mức năng lượng hay không. Do đó, Lamb sử
dụng thêm các điện trường và từ trường nhiễu loạn để khảo sát hai trạng thái trên [5].
Mô hình thí nghiệm Lamb và Retherford sử dụng [13]:
với hình ảnh mặt cắt của các bộ phận chính [13]
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
14
3
Có thể tóm tắt thí nghiệm của Lamb như sau: tách phân tử hydro trong một lò, có
khoảng một phần trăm triệu trong số đó được kích thích đến trạng thái giả bền 1 22s .
Những nguyên tử giả bền di chuyển ra khỏi vùng bắn phá và được phát hiện bởi quá
trình phóng điện tử từ kim loại. Dòng electron được đo bởi ống electrometer FP – 54
và 1 điện kế. Sau đó, ông cho các nguyên tử hydro này vào một từ trường nhiễu loạn
để xem xét hiệu ứng tách vạch, từ đó suy ngược ra chênh lệch giữa hai mức 1 22s và
1 22p . Sử dụng ngoại suy, ông tính được chênh lệch giữa hai mức 1 22s và 1 22p . Kết
quả cho thấy: mức 1 22s cao hơn 1 22p khoảng 1
0,033cm
. Ngoài ra, ông cũng quan
sát được sự chuyển mức từ 1 22s xuống 1 22p (càng khẳng định hơn nữa mức 1 22s
nằm trên cao) [5].
4
Đồ thị trên có cho thấy chênh lệch giữa 1 22s và 1 22p khi có và không có từ trường.
3
Lamb, W. E. (1955), Nobel Lecture, Nobel Organization, Stockholm – Sweden.
4
Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1947), “Fine Structure of the Hydrogen Atom by a Microwave Method”,
Physical Review, 72 (3), pp. 241 – 243.
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
15
3 Kết luận
Chúng tôi đã sơ lược khảo sát một vài lí thuyết về cấu trúc phổ năng lượng của
nguyên tử hydro bao gồm các lí thuyết lượng tử bán cổ điển: lí thuyết của Bohr [1], lí
thuyết của Sommerfeld [19] và các lí thuyết lượng tử: lí thuyết của Schrodinger [18],
lí thuyết nhiễu loạn của Darwin [3], lí thuyết Dirac của Gordon [4].
Ngoài ra, chúng tôi cũng tóm lược lại một vài thành tựu về thực nghiệm cấu trúc
phổ năng lượng của nguyên tử hydro: vạch đôi H1
 và H2
 và dịch chuyển Lamb.
4 Phụ lục
4.1 Các bổ chính bậc 1 của Darwin
Các hệ thức sử dụng trong quá trình tính toán
    
2 3
2 2 3 2 3 3 3
0 0 0
1 1 1
; ;
1 2 1 1 2
Z Z Z
r n a r n a l r a n l l l
  
  
. (4.1.1)
Hiệu chỉnh tương đối tính
 
 
2
4 2 2
3 2 3 2 2
2 2 4
2 2 2
2 2 2 2 2
0 0
1 1 1ˆ ˆˆ ˆ ˆ
8 8 2
1 1 1 1ˆ ˆ2
2 2 2 16
rc
e e e
n
n n n
e e
H p p p E V
m c m c m c
Ze E Z e
E E V V E
m c m c r r
   
  
      
 
        
 
,
suy ra
2 2
2
4ˆ 3
4 1 2
rc n
Z n
H E
n l
  
   
. (4.1.2)
Tương tác spin – quĩ đạo
   
3
2 3 2 3
3 1ˆˆ ˆ 1 1
2 4 4
spin orbit
e e
Z Z
H j j l l
m c r m c r
 

 
        
L S ,
suy ra
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
16
   
  
2 2
0 khi 0,
ˆ 1 1 3 4
khi 0.
2 1 1 2
spin orbit
n
l
H Z j j l l
E l
nl l l



           
(4.1.3)
Nhiễu loạn Darwin
     
3 3
3 †
2 2
ˆ
2 2
Darwin
e e
Z Z
H
m c m c
 
   0 0r ,
suy ra
2
khi 0,ˆ
0 khi 0.
n
Darwin
E
l
H n
l

 
 
 
(4.1.4)
Phổ năng lượng của nguyên tử hydro tính đến bổ chính bậc 1
,
ˆ ˆ ˆ
n j n rc spin orbit DarwinE E H H H    , (4.1.5)
thu được công thức (1.4.9).
4.2 Khai triển trị riêng của Gordon
Từ công thức (1.5.5), khai triển theo Z
 
 
2 4 2 4 2
2
, , , 2 3 4
3
2 2 1 2 8jn l j m Hatree
Z Z Z
E E
n n j n
 

 
        
, (4.1.6)
ta thu được (1.4.9).
Tài liệu tham khảo
[1] Bohr, N. (1913), “On the constitution of atoms and molecules”, Philosophical
Magazine, 26 (151), pp. 1-25.
[2] Bethe, H. A. and Salpeter, E. E. (1957), Quantum mechanics of one- and two-
electron atoms, Springer, New York Academic Press.
[3] Darwin, C. G. (1928), “The wave equations of the electron”, Proc. R. Soc. Lond. A,
118, pp. 654 – 680.
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
17
[4] Gordon, W. (1928), “Die Energieniveaus des Wasserstoffatoms nach der
Diracschen Quantentheorie des Elektrons”, Zeitschrift für Physik A Hadrons and
Nuclei, 48 (1-2), pp. 11 – 14.
[5] Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1947), “Fine Structure of the Hydrogen Atom
by a Microwave Method”, Physical Review, 72 (3), pp. 241 – 243.
[6] Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1950), “Fine Structure of the Hydrogen Atom
Part I”, Physical Review, 79 (4), pp. 549 – 572.
[7] Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1951), “Fine Structure of the Hydrogen Atom
Part II”, Physical Review, 81 (2), pp. 222 – 232.
[8] Lamb, W.E. (1952), “Fine Structure of the Hydrogen Atom III”, Physical Review,
85 (2), pp. 259 – 276.
[9] Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1952), “Fine Structure of the Hydrogen Atom
IV”, Physical Review, 86 (6), pp. 1014 – 1022.
[10] Triebwasser, S. and Dayhoff , E. S. and Lamb, W.E. (1953), “Fine Structure of
the Hydrogen Atom V”, Physical Review, 89 (1), pp. 98 – 106.
[11] Dayhoff, E. S. and Triebwasser, S. and Lamb, W.E. (1953), “Fine Structure of
the Hydrogen Atom VI”, Physical Review, 89 (1), pp. 106– 115.
[12] Lamb, W.E. (1953), “Fine Structure of the Hydrogen Atom VI”, Physica, 19 (1),
pp. 832 – 832.
[13] Lamb, W. E. (1955), Nobel Lecture, Nobel Organization, Stockholm – Sweden.
[14] Lifshitz, E. M. and Berestetskii, V. B. and Pitaevskii, L. P. (1979), Quantum
electrodynamics (translated into English), Pergamon Press, London.
[15] Michelson, A. A. and Morley, E. W. (1887), “On a method of making the wave-
length of sodium light the actual and practical standard of length”, Philosophical
Magazine Series 5, 24 (151), pp. 427 – 430.
[16] Mohr, P. J. and Taylor, B. N. and Newell D. B. (2012), “CODATA
recommended values of the fundamental physical constants: 2010”, Reviews of
Modern Physics, 84, pp. 1527 – 1605.
Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam
18
[17] Rutherford, E. (1911), “The Scattering of α and β Particles by Matter and the
Structure of the Atom”, Philosophical Magazine, 21, pp. 669-688.
[18] Schrödinger, E. (1926), “Quantisierung als Eigenwertproblem”, Annalen der
Physik, 385 (13), pp. 437 – 490.
[19] Sommerfeld, A. (1916), “Zur Quantentheorie der Spektrallinien”, Annalen der
Physik, 356 (17), pp. 1 – 94.
[20] Spedding, F. H. and Shane, C. D. and Grace, N. S. (1935) “The Fine Structure of
Hα”, Physical Review, 47(38), pp. 38 -44.
[21] Thomas, L. H. (1926), “The motion of the spinning electron”, Nature, 117 (2945),
pp. 514 – 514.

More Related Content

What's hot

Nhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia XNhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia X
www. mientayvn.com
 
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comBài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
www. mientayvn.com
 
Quang phi tuyến
Quang phi tuyếnQuang phi tuyến
Quang phi tuyến
www. mientayvn.com
 
Giới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnGiới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyến
www. mientayvn.com
 
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của EinsteinTóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Lam Nguyen
 
Chuong iii -dao dong1_ma
Chuong iii -dao dong1_maChuong iii -dao dong1_ma
Chuong iii -dao dong1_ma
www. mientayvn.com
 
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sángTóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
tuituhoc
 
Trạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiều
Trạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiềuTrạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiều
Trạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiều
https://www.facebook.com/garmentspace
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1
myphuongblu
 
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
www. mientayvn.com
 
Phương pháp quang khắc
Phương pháp quang khắcPhương pháp quang khắc
Phương pháp quang khắc
www. mientayvn.com
 
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
www. mientayvn.com
 
PHUONG PHAP PHO CONG HUONG TU HAT NHAN PHO NMR.pptx
PHUONG PHAP PHO CONG HUONG TU HAT NHAN PHO NMR.pptxPHUONG PHAP PHO CONG HUONG TU HAT NHAN PHO NMR.pptx
PHUONG PHAP PHO CONG HUONG TU HAT NHAN PHO NMR.pptx
DaoHuutoan
 
ứNg dụng phép biến đổi laplace giải một lớp các phương trình toán lý
ứNg dụng phép biến đổi laplace giải một lớp các phương trình toán   lýứNg dụng phép biến đổi laplace giải một lớp các phương trình toán   lý
ứNg dụng phép biến đổi laplace giải một lớp các phương trình toán lý
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuong1 cacloaikhuyettat
Chuong1 cacloaikhuyettatChuong1 cacloaikhuyettat
Chuong1 cacloaikhuyettat
QE Lê
 
Chương 2.2 - Make by Ngo Thi Phuong
Chương 2.2 - Make by Ngo Thi PhuongChương 2.2 - Make by Ngo Thi Phuong
Chương 2.2 - Make by Ngo Thi Phuong
Hajunior9x
 
Qua trinh qua do
Qua trinh qua doQua trinh qua do
Qua trinh qua do
Nguyễn Văn Kiên
 

What's hot (20)

Chuong 4
Chuong 4Chuong 4
Chuong 4
 
Nhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia XNhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia X
 
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comBài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
 
Quang phi tuyến
Quang phi tuyếnQuang phi tuyến
Quang phi tuyến
 
Giới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnGiới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyến
 
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của EinsteinTóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
 
Chuong iii -dao dong1_ma
Chuong iii -dao dong1_maChuong iii -dao dong1_ma
Chuong iii -dao dong1_ma
 
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sángTóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
 
Trạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiều
Trạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiềuTrạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiều
Trạng thái liên kết của electron và lỗ trống trong bán dẫn hai chiều
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1
 
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
 
Phương pháp quang khắc
Phương pháp quang khắcPhương pháp quang khắc
Phương pháp quang khắc
 
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
 
PHUONG PHAP PHO CONG HUONG TU HAT NHAN PHO NMR.pptx
PHUONG PHAP PHO CONG HUONG TU HAT NHAN PHO NMR.pptxPHUONG PHAP PHO CONG HUONG TU HAT NHAN PHO NMR.pptx
PHUONG PHAP PHO CONG HUONG TU HAT NHAN PHO NMR.pptx
 
Phổ uv vis
Phổ uv  visPhổ uv  vis
Phổ uv vis
 
ứNg dụng phép biến đổi laplace giải một lớp các phương trình toán lý
ứNg dụng phép biến đổi laplace giải một lớp các phương trình toán   lýứNg dụng phép biến đổi laplace giải một lớp các phương trình toán   lý
ứNg dụng phép biến đổi laplace giải một lớp các phương trình toán lý
 
Chuong1 cacloaikhuyettat
Chuong1 cacloaikhuyettatChuong1 cacloaikhuyettat
Chuong1 cacloaikhuyettat
 
Dien phan-ltdh
Dien phan-ltdhDien phan-ltdh
Dien phan-ltdh
 
Chương 2.2 - Make by Ngo Thi Phuong
Chương 2.2 - Make by Ngo Thi PhuongChương 2.2 - Make by Ngo Thi Phuong
Chương 2.2 - Make by Ngo Thi Phuong
 
Qua trinh qua do
Qua trinh qua doQua trinh qua do
Qua trinh qua do
 

Similar to On the fine structure of hydrogen

Homework: Structure of atoms and molecules (Ph.D. course)
Homework: Structure of atoms and molecules (Ph.D. course)Homework: Structure of atoms and molecules (Ph.D. course)
Homework: Structure of atoms and molecules (Ph.D. course)
Lê Đại-Nam
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
Ngoan Pham Van
 
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tuHang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Lê Đại-Nam
 
Lecture note on Theory of Solid state Physics
Lecture note on Theory of Solid state PhysicsLecture note on Theory of Solid state Physics
Lecture note on Theory of Solid state Physics
Lê Đại-Nam
 
V ch o-2021
V ch o-2021V ch o-2021
V ch o-2021
DoAnh42
 
Tổng quan về quang phi tuyến
Tổng quan về quang phi tuyếnTổng quan về quang phi tuyến
Tổng quan về quang phi tuyến
www. mientayvn.com
 
76209115 baigiang-truyensong
76209115 baigiang-truyensong76209115 baigiang-truyensong
76209115 baigiang-truyensong
pnahuy
 
Hóa học đại cương chương 11.pptx
Hóa học đại cương chương 11.pptxHóa học đại cương chương 11.pptx
Hóa học đại cương chương 11.pptx
TrnHongAn2
 
Slides bai giang hoa dai cuong full
Slides bai giang hoa dai cuong fullSlides bai giang hoa dai cuong full
Slides bai giang hoa dai cuong full
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vật lý laser chương I
Vật lý laser chương IVật lý laser chương I
Vật lý laser chương I
Neo Đoàn
 
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tửVật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tửChien Dang
 
HÓA ĐẠI CƯƠNG (1).pptx
HÓA ĐẠI CƯƠNG (1).pptxHÓA ĐẠI CƯƠNG (1).pptx
HÓA ĐẠI CƯƠNG (1).pptx
LeDucAnh51
 
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phứcNăng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
nguyenthamhn
 
Đề tài: Lý thuyết áp dụng cho những hợp chất Perovskite, HAY, 9đ
Đề tài: Lý thuyết áp dụng cho những hợp chất Perovskite, HAY, 9đĐề tài: Lý thuyết áp dụng cho những hợp chất Perovskite, HAY, 9đ
Đề tài: Lý thuyết áp dụng cho những hợp chất Perovskite, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bai tap ve nguyen tu heli
Bai tap ve nguyen tu heliBai tap ve nguyen tu heli
Bai tap ve nguyen tu heli
Lê Đại-Nam
 
Cơ lượng tử tiểu luận2
Cơ lượng tử  tiểu luận2Cơ lượng tử  tiểu luận2
Cơ lượng tử tiểu luận2Linh Tinh Trần
 
[Nguoithay.org] de thi thu co dap an chi tiet
[Nguoithay.org] de thi thu co dap an chi tiet[Nguoithay.org] de thi thu co dap an chi tiet
[Nguoithay.org] de thi thu co dap an chi tiet
Phong Phạm
 
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptx
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptxChuong 1-1920-CLC_P2.pptx
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptx
Danh Bich Do
 
Essay in Electrodynamics: Electromagnetic radiation
Essay in Electrodynamics: Electromagnetic radiationEssay in Electrodynamics: Electromagnetic radiation
Essay in Electrodynamics: Electromagnetic radiation
Lê Đại-Nam
 
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-teTuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
Nguyễn Hải
 

Similar to On the fine structure of hydrogen (20)

Homework: Structure of atoms and molecules (Ph.D. course)
Homework: Structure of atoms and molecules (Ph.D. course)Homework: Structure of atoms and molecules (Ph.D. course)
Homework: Structure of atoms and molecules (Ph.D. course)
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tuHang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
 
Lecture note on Theory of Solid state Physics
Lecture note on Theory of Solid state PhysicsLecture note on Theory of Solid state Physics
Lecture note on Theory of Solid state Physics
 
V ch o-2021
V ch o-2021V ch o-2021
V ch o-2021
 
Tổng quan về quang phi tuyến
Tổng quan về quang phi tuyếnTổng quan về quang phi tuyến
Tổng quan về quang phi tuyến
 
76209115 baigiang-truyensong
76209115 baigiang-truyensong76209115 baigiang-truyensong
76209115 baigiang-truyensong
 
Hóa học đại cương chương 11.pptx
Hóa học đại cương chương 11.pptxHóa học đại cương chương 11.pptx
Hóa học đại cương chương 11.pptx
 
Slides bai giang hoa dai cuong full
Slides bai giang hoa dai cuong fullSlides bai giang hoa dai cuong full
Slides bai giang hoa dai cuong full
 
Vật lý laser chương I
Vật lý laser chương IVật lý laser chương I
Vật lý laser chương I
 
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tửVật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
 
HÓA ĐẠI CƯƠNG (1).pptx
HÓA ĐẠI CƯƠNG (1).pptxHÓA ĐẠI CƯƠNG (1).pptx
HÓA ĐẠI CƯƠNG (1).pptx
 
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phứcNăng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
Năng lượng và Lực Casimir trong trường vô hướng phức
 
Đề tài: Lý thuyết áp dụng cho những hợp chất Perovskite, HAY, 9đ
Đề tài: Lý thuyết áp dụng cho những hợp chất Perovskite, HAY, 9đĐề tài: Lý thuyết áp dụng cho những hợp chất Perovskite, HAY, 9đ
Đề tài: Lý thuyết áp dụng cho những hợp chất Perovskite, HAY, 9đ
 
Bai tap ve nguyen tu heli
Bai tap ve nguyen tu heliBai tap ve nguyen tu heli
Bai tap ve nguyen tu heli
 
Cơ lượng tử tiểu luận2
Cơ lượng tử  tiểu luận2Cơ lượng tử  tiểu luận2
Cơ lượng tử tiểu luận2
 
[Nguoithay.org] de thi thu co dap an chi tiet
[Nguoithay.org] de thi thu co dap an chi tiet[Nguoithay.org] de thi thu co dap an chi tiet
[Nguoithay.org] de thi thu co dap an chi tiet
 
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptx
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptxChuong 1-1920-CLC_P2.pptx
Chuong 1-1920-CLC_P2.pptx
 
Essay in Electrodynamics: Electromagnetic radiation
Essay in Electrodynamics: Electromagnetic radiationEssay in Electrodynamics: Electromagnetic radiation
Essay in Electrodynamics: Electromagnetic radiation
 
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-teTuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
Tuy en tap-de-thi-olympic-vat-ly-quoc-te
 

More from Lê Đại-Nam

[Essay] History of Classical Electrodynamics theory
[Essay] History of Classical Electrodynamics theory[Essay] History of Classical Electrodynamics theory
[Essay] History of Classical Electrodynamics theory
Lê Đại-Nam
 
Lecture on Relativity theory - Chapter 0 Introduction
Lecture on Relativity theory - Chapter 0 IntroductionLecture on Relativity theory - Chapter 0 Introduction
Lecture on Relativity theory - Chapter 0 Introduction
Lê Đại-Nam
 
Lecture on Relativity theory - Chapter 3 General Relativity
Lecture on Relativity theory - Chapter 3 General RelativityLecture on Relativity theory - Chapter 3 General Relativity
Lecture on Relativity theory - Chapter 3 General Relativity
Lê Đại-Nam
 
Lecture on Relativity theory - Chapter 1 Relativity before Einstein
Lecture on Relativity theory - Chapter 1 Relativity before EinsteinLecture on Relativity theory - Chapter 1 Relativity before Einstein
Lecture on Relativity theory - Chapter 1 Relativity before Einstein
Lê Đại-Nam
 
Lecture on Relativity theory - Chapter 2 Special Relativity
Lecture on Relativity theory - Chapter 2 Special RelativityLecture on Relativity theory - Chapter 2 Special Relativity
Lecture on Relativity theory - Chapter 2 Special Relativity
Lê Đại-Nam
 
Essay in Statistical Mechanics: Boltzmann transport equation
Essay in Statistical Mechanics: Boltzmann transport equationEssay in Statistical Mechanics: Boltzmann transport equation
Essay in Statistical Mechanics: Boltzmann transport equation
Lê Đại-Nam
 
Homework 5 of QFT
Homework 5 of QFTHomework 5 of QFT
Homework 5 of QFT
Lê Đại-Nam
 
Homework 4 of QFT
Homework 4 of QFTHomework 4 of QFT
Homework 4 of QFT
Lê Đại-Nam
 
Homework 3 of QFT
Homework 3 of QFTHomework 3 of QFT
Homework 3 of QFT
Lê Đại-Nam
 
Homework 2 of Unifying interaction
Homework 2 of Unifying interactionHomework 2 of Unifying interaction
Homework 2 of Unifying interaction
Lê Đại-Nam
 
Homework 6 of Optical Semiconductor
Homework 6 of Optical SemiconductorHomework 6 of Optical Semiconductor
Homework 6 of Optical Semiconductor
Lê Đại-Nam
 
Homework 5 of Optical Semiconductor
Homework 5 of Optical SemiconductorHomework 5 of Optical Semiconductor
Homework 5 of Optical Semiconductor
Lê Đại-Nam
 
Homework 4 of Optical Semiconductor
Homework 4 of Optical SemiconductorHomework 4 of Optical Semiconductor
Homework 4 of Optical Semiconductor
Lê Đại-Nam
 
Homework 2 of Optical Semiconductor
Homework 2 of Optical SemiconductorHomework 2 of Optical Semiconductor
Homework 2 of Optical Semiconductor
Lê Đại-Nam
 
Homework 1 of Optical Semiconductor
Homework 1 of Optical SemiconductorHomework 1 of Optical Semiconductor
Homework 1 of Optical Semiconductor
Lê Đại-Nam
 
Homework 3 of Optical Semiconductor
Homework 3 of Optical SemiconductorHomework 3 of Optical Semiconductor
Homework 3 of Optical Semiconductor
Lê Đại-Nam
 
Report on Computational Biophysics: MD simulation of Caspase protein.
Report on Computational Biophysics: MD simulation of Caspase protein.Report on Computational Biophysics: MD simulation of Caspase protein.
Report on Computational Biophysics: MD simulation of Caspase protein.
Lê Đại-Nam
 
on the unfinished beautiful theory gut su5
on the unfinished beautiful theory gut su5on the unfinished beautiful theory gut su5
on the unfinished beautiful theory gut su5
Lê Đại-Nam
 
Nguyen ly bat dinh Heisenberg va coherent states
Nguyen ly bat dinh Heisenberg va coherent statesNguyen ly bat dinh Heisenberg va coherent states
Nguyen ly bat dinh Heisenberg va coherent states
Lê Đại-Nam
 
the exact analytical solution of harmonic oscillator problem
the exact analytical solution of harmonic oscillator problemthe exact analytical solution of harmonic oscillator problem
the exact analytical solution of harmonic oscillator problem
Lê Đại-Nam
 

More from Lê Đại-Nam (20)

[Essay] History of Classical Electrodynamics theory
[Essay] History of Classical Electrodynamics theory[Essay] History of Classical Electrodynamics theory
[Essay] History of Classical Electrodynamics theory
 
Lecture on Relativity theory - Chapter 0 Introduction
Lecture on Relativity theory - Chapter 0 IntroductionLecture on Relativity theory - Chapter 0 Introduction
Lecture on Relativity theory - Chapter 0 Introduction
 
Lecture on Relativity theory - Chapter 3 General Relativity
Lecture on Relativity theory - Chapter 3 General RelativityLecture on Relativity theory - Chapter 3 General Relativity
Lecture on Relativity theory - Chapter 3 General Relativity
 
Lecture on Relativity theory - Chapter 1 Relativity before Einstein
Lecture on Relativity theory - Chapter 1 Relativity before EinsteinLecture on Relativity theory - Chapter 1 Relativity before Einstein
Lecture on Relativity theory - Chapter 1 Relativity before Einstein
 
Lecture on Relativity theory - Chapter 2 Special Relativity
Lecture on Relativity theory - Chapter 2 Special RelativityLecture on Relativity theory - Chapter 2 Special Relativity
Lecture on Relativity theory - Chapter 2 Special Relativity
 
Essay in Statistical Mechanics: Boltzmann transport equation
Essay in Statistical Mechanics: Boltzmann transport equationEssay in Statistical Mechanics: Boltzmann transport equation
Essay in Statistical Mechanics: Boltzmann transport equation
 
Homework 5 of QFT
Homework 5 of QFTHomework 5 of QFT
Homework 5 of QFT
 
Homework 4 of QFT
Homework 4 of QFTHomework 4 of QFT
Homework 4 of QFT
 
Homework 3 of QFT
Homework 3 of QFTHomework 3 of QFT
Homework 3 of QFT
 
Homework 2 of Unifying interaction
Homework 2 of Unifying interactionHomework 2 of Unifying interaction
Homework 2 of Unifying interaction
 
Homework 6 of Optical Semiconductor
Homework 6 of Optical SemiconductorHomework 6 of Optical Semiconductor
Homework 6 of Optical Semiconductor
 
Homework 5 of Optical Semiconductor
Homework 5 of Optical SemiconductorHomework 5 of Optical Semiconductor
Homework 5 of Optical Semiconductor
 
Homework 4 of Optical Semiconductor
Homework 4 of Optical SemiconductorHomework 4 of Optical Semiconductor
Homework 4 of Optical Semiconductor
 
Homework 2 of Optical Semiconductor
Homework 2 of Optical SemiconductorHomework 2 of Optical Semiconductor
Homework 2 of Optical Semiconductor
 
Homework 1 of Optical Semiconductor
Homework 1 of Optical SemiconductorHomework 1 of Optical Semiconductor
Homework 1 of Optical Semiconductor
 
Homework 3 of Optical Semiconductor
Homework 3 of Optical SemiconductorHomework 3 of Optical Semiconductor
Homework 3 of Optical Semiconductor
 
Report on Computational Biophysics: MD simulation of Caspase protein.
Report on Computational Biophysics: MD simulation of Caspase protein.Report on Computational Biophysics: MD simulation of Caspase protein.
Report on Computational Biophysics: MD simulation of Caspase protein.
 
on the unfinished beautiful theory gut su5
on the unfinished beautiful theory gut su5on the unfinished beautiful theory gut su5
on the unfinished beautiful theory gut su5
 
Nguyen ly bat dinh Heisenberg va coherent states
Nguyen ly bat dinh Heisenberg va coherent statesNguyen ly bat dinh Heisenberg va coherent states
Nguyen ly bat dinh Heisenberg va coherent states
 
the exact analytical solution of harmonic oscillator problem
the exact analytical solution of harmonic oscillator problemthe exact analytical solution of harmonic oscillator problem
the exact analytical solution of harmonic oscillator problem
 

Recently uploaded

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

On the fine structure of hydrogen

  • 1. 1 VỀ CẤU TRÚC TINH TẾ CỦA NGUYÊN TỬ HYDRO ON THE FINE – STRUCTURE OF HYDROGEN ATOM Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam Tóm tắt Cấu trúc năng lượng của nguyên tử hydro là một cấu trúc rất phức tạp. Tùy theo độ chính xác trong việc đo đạc quang phổ vạch, các cấu trúc bên trong có thể quan sát được: cấu trúc tinh tế, dịch chuyển Lamb, cấu trúc siêu tinh tế. Mỗi cấu trúc quan sát được tương ứng với các lí thuyết nhằm giải thích các cấu trúc này. Trong bài báo này, chúng tôi thảo luận về một vài lí thuyết về cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro bao gồm các lí thuyết lượng tử bán cổ điển: lí thuyết của Bohr [1], lí thuyết của Sommerfeld [19] và các lí thuyết lượng tử: lí thuyết của Schrodinger [18], lí thuyết nhiễu loạn của Darwin [3], lí thuyết Dirac của Gordon [4]. Ngoài ra, chúng tôi cũng thảo luận về một số kết quả thực nghiệm về cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro . Abstract Energy structure of hydrogen is a very- complicated-structure. Its internal structures: fine-structure, Lamb shift, hyperfine-structure can be observed depends on the accuracy of the measurement of spectral lines. Each observed structure can be explained by approriate theory of hydrogen ‘s energy structure. In this review article, we discuss about some theories of hydrogen ‘s energy structure include quantum semiclassical theories like Bohr’s theory [1], Sommerfeld ‘s theory [19] and quantum theories like Schrodinger ‘s theory [18], Darwin ‘s pertubation theory [3], Gordon ‘s Dirac theory [4]. In addition, we also discuss a little about some experiment result of hydrogen ‘s fine-structure. 1 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo các lí thuyết lượng tử bán cổ điển và các lí thuyết lượng tử Năm 1911, dựa vào kết quả thu được từ thí nghiệm tán xạ hạt  trên lá vàng (thực hiện bởi Geiger và Marsden dưới sự hướng dẫn của Rutherford vào năm 1909), Ernest Rutherford đã đề xuất mô hình về cấu trúc của nguyên tử được mô tả như sau: hạt nhân rất nặng (mang hầu hết khối lượng của nguyên tử) mang điện tích dương Ze
  • 2. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 2 đứng yên và các electron (rất nhẹ so với hạt nhân) mang điện tích âm e chuyển động xung quanh hạt nhân theo tương tác Coulomb [17]   Z V r c r          . (1.1.1) Nguyên tử có cấu trúc đơn giản nhất là nguyên tử hydro, do đó, bài toán nguyên tử hydro (và các ion dạng hydro) được các nhà vật lí khảo sát đầu tiên. Năm 1913, dựa vào mẫu nguyên tử Rutherford, Niels Bohr đã đưa ra lí thuyết nhằm giải thích quang phổ vạch của nguyên tử hydro [1]. Mẫu nguyên tử hydro của Bohr bao gồm một hạt nhân rất nặng mang điện tích dương Ze đứng yên và một electron) mang điện tích âm e chuyển động tròn xung quanh hạt nhân theo tương tác Coulomb (1.1.1). Tuy nhiên, electron không chuyển động trên quĩ đạo tùy ý mà phải chuyển động trên các quĩ đạo dừng xác định tại đó nó không hấp thụ hay phát xạ bức xạ điện từ (tiên đề 1 của Bohr); để electron chuyển từ các trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác thì nó phải hấp thụ hay phát xạ các bức xạ điện từ có năng lượng đúng bằng hiệu giữa hai mức năng lượng của hai trạng thái dừng trên (tiên đề 2 của Bohr) [1]. Lí thuyết của Bohr tuy thành công khi giải thích được quang phổ vạch của nguyên tử hydro nhưng không giải thích được các hiệu ứng tách vạch trong điện từ trường do Stark và Zeeman lần lượt tìm ra, cũng như không giải thích được cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro. Năm 1916, Arnold Sommerfeld đã mở rộng lí thuyết của Bohr bằng cách xét thêm các quĩ đạo dừng khác (elip) và tính thêm hiệu ứng tương đối tính [19]. Lí thuyết của Sommerfeld giải thích được định tính cả các hiệu ứng tách vạch lẫn cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro, tuy nhiên, vẫn chưa tính toán định lượng một cách chính xác (do chưa tính đến spin). Năm 1926, Erwin Schrodinger đưa ra phương trình Schrodinger – phương trình cơ bản nhất của cơ học lượng tử. Ngay lập tức, ông đưa ra lời giải của phương trình Schrodinger của bài toán nguyên tử hydro [18]. Phổ năng lượng theo lí thuyết của Schrodinger trùng với phổ năng lượng trong lí thuyết của Bohr.
  • 3. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 3 Năm 1928, Paul Dirac đưa ra phương trình cơ bản của cơ học lượng tử tương đối tính áp dụng cho các hạt fermion (có spin bán nguyên) – phương trình Dirac. Ngay trong năm đó, Charles Galton Darwin (cháu nội của nhà sinh học Charles Darwin) đã đưa ra lời giải gần đúng phương trình Dirac của bài toán nguyên tử hydro. Lí thuyết của Darwin tương đương với việc áp dụng lí thuyết nhiễu loạn trong đó có 3 thế nhiễu loạn: hiệu chỉnh tương đối tính, tương tác giữa spin và moment quĩ đạo, thế nhiễu loạn Darwin. Lí thuyết của Darwin đã chỉ ra được cấu trúc tinh tế của phổ năng lượng của nguyên tử hydro [3]. Sau Darwin không lâu, Walter Gordon đã giải chính xác phương trình Dirac của bài toán hydro. Phổ năng lượng theo lí thuyết lượng tử tương đối tính Dirac mà Gordon đưa ra về mặt hình thức giống với phổ năng lượng theo lí thuyết của Sommerfeld nhưng khác lí thuyết của Sommerfeld do có tính đến spin của electron [4]. Cấu trúc phổ năng lượng của bài toán nguyên tử hydro đã được đưa ra một cách khá trọn vẹn. Chúng tôi sẽ điểm lại những kết quả cơ bản nhất từ những lí thuyết trên. Những lí thuyết phổ năng lượng nguyên tử hydro sau lí thuyết Dirac sẽ được tiếp tục thảo luận ở phần 2. Để thuận tiện cho việc biểu diễn, chúng tôi sử dụng một số hằng số sau [16]  Hằng số cấu trúc tinh tế:   2 0 1 4 137,035999074 44 e c     ,  Bán kính Bohr:   10 0 0,52917721092 17 10 m e a m c     ,  Năng lượng Hatree:  2 2 27,21138505 60 eVHatree eE m c  , bởi vì khi làm việc với hệ đơn vị nguyên tử 1ec m e    thì bán kính Bohr và năng lượng Hatree chính là đơn vị của chiều dài và năng lượng  0 1Hatreea E  và hằng số cấu trúc tinh tế xuất hiện trong cường độ tương tác tĩnh điện (do  không có thứ nguyên).
  • 4. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 4 1.1 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết của Bohr 1.1.1 Mô hình bài toán Một electron điện tích e chuyển động tròn với bán kính r xung quanh hạt nhân Ze , tương tác giữa electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1). Theo các tiên đề của Bohr, electron chuyển động trên các quĩ đạo dừng bán kính nr thỏa mãn điều kiện lượng tử hóa Bohr [1] nL n , (1.1.2) với 1,2,3...n  1.1.2 Lời giải bài toán Quĩ đạo dừng thứ n có bán kính 2 0n n r a Z  , (1.1.3) và năng lượng 2 2 2 n Hatree Z E E n   . (1.1.4) 1.2 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết của Sommerfeld 1.2.1 Mô hình bài toán Một electron điện tích e chuyển động trên các elip  r r  xung quanh hạt nhân Ze , tương tác giữa electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1). Theo Sommerfeld, electron chuyển động trên các quĩ đạo dừng bán kính nr thỏa mãn điều kiện lượng tử hóa Wilson – Sommerfeld [19]  2i i i T p dq n  , (1.2.1) với 0,1,2,3...in  ứng với tọa độ suy rộng iq và động lượng suy rộng ip .
  • 5. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 5 1.2.2 Lời giải bài toán Mỗi trạng thái dừng phụ thuộc vào 3 số lượng tử , ,n k m thỏa [19] 1,2,3,... 1,2,3,..., , 1,...,0,..., 1, n k n m k k k k        . (1.2.2) Quĩ đạo dừng thứ n có phương trình quĩ đạo [19]   , , , , 2 2 , , 2 1 cos 1 n k m n k m n k m a r Z k               , (1.2.3) trong đó,     2 2 2 2 2 0 , , 2 2 2 2 1n k m aZ a k Z Zn k k Z                  , (1.2.4) và   2 2 2 , , 2 2 2 2 1n k m k Z n k k Z          . (1.2.5) Năng lượng tương ứng với trạng thái đó là [19]   , , 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 n k m HatreeE E Z n k k Z                         . (1.2.6)
  • 6. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 6 1.3 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết lượng tử Schrödinger 1.3.1 Mô hình bài toán Một electron điện tích e chuyển động xung quanh hạt nhân Ze , tương tác giữa electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1). Hamiltonian của bài toán [18] 2 ˆˆ 2 e p Z H c m r          , (1.3.1) và phương trình Schrödinger dừng của bài toán    ˆ , , , ,H r E r      . (1.3.2) 1.3.2 Lời giải bài toán Mỗi trạng thái dừng phụ thuộc vào 4 số lượng tử , , , jn l j m (có tính đến spin của electron 1 2 s  ) là các số nguyên thỏa [2] 1,2,3,... 0,1,2,..., 1 1 2 1 , 1,...,0,..., 1, 2 j l n l n j l m m j j j j             . (1.3.3) Hàm sóng ở trạng thái dừng  , , , jn l j m là [2]      , , , , , ,, , ,j l j m m n l j m n j j lr R r Y     . (1.3.4) Năng lượng ở trạng thái dừng  , , , jn l j m là [2] 2 , , , 2 2jn l j m Hatree Z E E n   , (1.3.5) chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính n và trùng với kết quả của mẫu Bohr. Ở đây có hiện tượng suy biến các mức năng lượng nE với bậc suy biến [2]
  • 7. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 7 2 2ng n . (1.3.6) 1.4 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết nhiễu loạn của Darwin 1.4.1 Mô hình bài toán Một electron điện tích e chuyển động xung quanh hạt nhân Ze , tương tác giữa electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1) có tính đến nhiễu loạn do hiệu ứng tương đối tính và do tương tác spin – quỹ đạo (tiến động Thomas). Ngoài ra, trong thế nhiễu loạn còn tính đến nhiễu loạn Darwin. Hamiltonian của bài toán [3] 0 ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ rc spin orbit DarwinH H H H H    , (1.4.1) với Hamiltonian của nguyên tử hydro 2 0 ˆˆ 2 e p Z H c m r          , (1.4.2) và hiệu chỉnh tương đối tính 2 2 2 ˆ1ˆ 2 2 rc e e p H m c m        , (1.4.3) cùng với tương tác spin – quỹ đạo của electron 2 3 ˆˆ ˆ 2 spin orbit e Z H m c r    L S , (1.4.4) và thế nhiễu loạn Darwin   3 3 2 ˆ 2 Darwin e H Z m c   r . (1.4.5) Hai thành phần đầu tiên trong thế nhiễu loạn có thể dễ dàng được giải thích như sau. Hiệu chỉnh tương đối tính (1.4.3) chính là khai triển toán tử động năng 2 2 2 4 2ˆ ˆ e eT p c m c m c   đến gần đúng bậc 2. Hiệu ứng tương đối tính là rất nhỏ bởi
  • 8. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 8 vì trung bình 1 e p m c  . Thành phần tương tác giữa spin và momemt động lượng quĩ đạo của electron (1.4.4) chính là tương tác Larmor do electron chuyển động sẽ tạo ra từ trường tương tác với chính moment từ do spin của nó tạo ra [14]. Tuy nhiên, do hiệu ứng tương đối tính của electron chuyển động có xét đến spin làm xuất hiện tiến động Thomas [21] đúng bằng một nửa tương tác Larmor nên thành phần tương tác Larmor bị giảm đi một nửa. Hiệu ứng này vẫn còn được gọi là giảm nửa do tiến động Thomas. Thành phần thứ ba trong thế nhiễu loạn được đặt là thế nhiễu loạn Darwin, nó xuất hiện do thực chất Darwin khai triển phương trình Dirac chứ không từ bất cứ tương tác vật lí nào. Thế nhiễu loạn Darwin chỉ tương tác với orbital  0s l  [3]. Phương trình Schrödinger dừng của bài toán    ˆ , , , ,H r E r      . (1.4.6) 1.4.2 Lời giải bài toán Ở mẫu nguyên tử Bohr, ta thấy hàm sóng chưa nhiễu loạn ở trạng thái dừng  , , , jn l j m là        ,0 , , , , ,, , ,j l j m m n l j m n j j lr R r Y     , (1.4.7) năng lượng chưa nhiễu loạn ở trạng thái dừng  , , , jn l j m là   2 0 , , , 2 2jn l j m Hatree Z E E n   . (1.4.8) Năng lượng của nguyên tử hydro khi có tính đến bổ chính bậc 1 là [3] 2 , 2 2 1 3 1 2 1 2 4 n j Hatree n E E n n j             . (1.4.9)
  • 9. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 9 1.5 Cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro theo lí thuyết lượng tử tương đối tính Dirac 1.5.1 Mô hình bài toán Một electron điện tích e chuyển động xung quanh hạt nhân Ze , tương tác giữa electron và hạt nhân là tương tác Coulomb (1.1.1) ở giới hạn cơ học lượng tử tương đối tính. Phương trình Dirac của nguyên tử hydro [4]    1 2 32 1 2 3 , , , ˆ , , ,e x x x tc c m c x x x t i r t             p , (1.5.1) trong đó, hàm sóng lưỡng spinor của nguyên tử hydro có dạng 0 1 2 3              , (1.5.2) và các ma trận 2 2 00 , , 00 I I                 (1.5.3) với  1 2 3, ,   là các ma trận Pauli và 2I là ma trận đơn vị 2 2 . 1.5.2 Lời giải bài toán Mỗi trạng thái dừng phụ thuộc vào 4 số lượng tử , , , jn l j m (gián tiếp thông qua số lượng tử k ) là các số nguyên thỏa [4] 1,2,3,... 0,1,2,..., 1 1 2 1 , 1,...,0,..., 1, 2 j l n l n j l m m j j j j             , (1.5.4)
  • 10. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 10 và 1 2 khi 1 2 1 2 khi 1 2 j j l k j j l          . Năng lượng ở trạng thái dừng , , , jn l j m là [4]   , , , 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 jn l j m HatreeE E Z n k k Z                         1 , (1.5.5) khai triển kết quả (1.5.5) sẽ nhận được (1.4.9). 1.6 Một vài kết quả bằng số 1.6.1 Năng lượng của nguyên tử hydro ở một vài mức Dựa vào các phổ năng lượng tương ứng với các lí thuyết khác nhau, chúng tôi xác định năng lượng của nguyên tử hydro ở các mức năng lượng thấp sau đây: 1 2 1 2 1 2 3 2 1 2 1 2 3 2 3 2 5 21 ,2 ,2 ,2 ,3 ,3 ,3 ,3 ,3s s p p s p p d d . Kết quả tính toán được chúng tôi trình bày ở bảng sau LT Bohr LT Sommerfeld LT Schrodinger LT Darwin LT Dirac 1s1/2 -13,60569253 eV -13,60587366 eV -13,60569253 eV -13,60587366 eV -13,60587366 eV 2s1/2 -03,40142313 eV -03,40147974 eV -03,40142313 eV -03,40147974 eV -03,40147974 eV 2p1/2 -03,40143445 eV 2p3/2 -03,40143445 eV -03,40143445 eV 3s1/2 -01,51174361 eV -01,51176374 eV -01,51174361 eV -01,51176374 eV -01,51176374 eV 3p1/2 -01,51175032 eV 3p3/2 -01,51175032 eV -01,51175032 eV 3d3/2 -01,51174585 eV 3d5/2 -01,51174585 eV -01,51174585 eV 1 Về hình thức, kết quả này giống với tính toán của Sommerfeld. Tuy nhiêu, k trong công thức của Gordon có tính đến hiệu ứng do spin electron nên có bản chất khác với k trong công thức của Sommerfeld. Cụ thể: đối với Sommerfeld k = l + 1 còn đối với Gordon k =l  1.
  • 11. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 11 Từ các số liệu trên, chúng tôi vẽ giản đồ năng lượng mô tả sự tách mức ở các lí thuyết khác nhau Trong khi các mức có cùng j theo lí thuyết Darwin và lí thuyết Dirac có cùng năng lượng thì theo lí thuyết Sommerfeld, mức nào có l cao hơn thì nằm cao hơn, ví dụ như ở hai mức 1 22s và 1 22p . Ngoài ra, chúng tôi còn thấy có một nhận xét thú vị: những trạng thái thỏa 1 2 j l  như 1 2 3 2 5 2, ,s p d thì các tính toán của Sommerfeld rất khớp với kết quả theo lí thuyết Darwin và lí thuyết Dirac. Sự trùng nhau giữa các kết quả gần đúng Darwin và chính xác Dirac cho thấy lí thuyết Darwin là đủ để giải thích cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro với độ chính xác nhỏ hơn 8 10 eV . 1.6.2 Về vạch H của nguyên tử hydro Vạch H của nguyên tử hydro là 1 trong 4 vạch nhìn thấy được của nguyên tử hydro. Nguyên tử hydro chuyển từ mức 3 về mức 2 sẽ phát ra vạch H . Từ lí thuyết Darwin và lí thuyết Dirac, kết hợp với qui tắc lọc lựa 0, 1;0l    0 , dễ dàng nhận ra rằng có 2 vạch H kí hiệu là H1  và H2 . Đây chính là cấu trúc tinh tế của vạch H . Ở phần 2, chúng tôi sẽ bàn về kết quả thực nghiệm cấu trúc tinh tế của vạch H.
  • 12. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 12 2 Thực nghiệm về cấu trúc năng lượng của nguyên tử hydro 2.1 Thực nghiệm về vạch H của nguyên tử hydro 2 Hình trên đây mô tả kết quả thực nghiệm về cấu trúc tinh tế của vạch H quan sát được năm 1935 bởi giao thoa kết Perot – Fabry [20]. Người đầu tiên quan sát được cấu trúc tinh tế của vạch đỏ hydro (chính là vạch H) chính là Michelson và Morley. Hai ông đã sử dụng giao thoa kế rất chính xác để kiểm tra giả thuyết ether của Maxwell, và đồng thời hai ông cũng ghi nhận: “Nó có thể được ghi nhận, đó là trường hợp của vạch đỏ hydro, hiện tượng giao thoa không xuất hiện ở bước sóng 15000, và một lần nữa ở bước sóng 45000: vì thế vạch đỏ hidro phải là vạch đôi với khoảng cách 1/60 tương tự như những vạch natri” [15]. Như vậy, cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro đã được tìm ra từ rất sớm và được các nhà quang phổ học nghiên cứu để tìm hiểu cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro. 2.2 Thực nghiệm về cấu trúc giữa hai mức 2s1/2 và 2p1/2 Phổ nguyên tử hidro cáo cấu trúc tinh tế theo phương trình Dirac cho 1e chuyển động trong trường Coulomb là do những hiệu ứng kết hợp giữa sự biến thiên tương đối tính của khối lượng với vận tốc và spin – orbit. Nó được xem là chiến thắng tuyệt vời của lí thuyết Dirac vì nó đã đưa ra cấu trúc tinh tế đúng của các mức năng lượng 2 Spedding, F. H. and Shane, C. D. and Grace, N. S. (1935) “The Fine Structure of Hα”, Physical Review, 47(38), pp. 38 -44.
  • 13. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 13 [5]. Theo lí thuyết Dirac, trạng thái 1 22s cùng năng lượng với trạng thái 1 22p (là trạng thái thấp hơn trong 2 trạng thái 2p ). Tuy nhiên, năm 1947, Wilis Eugene Lamb và Robert Retherford đã phát hiện ra mức 1 22s có năng lượng lớn hơn mức 1 22p bằng phương pháp sử dụng vi sóng. Dịch chuyển giữa hai mức 1 22s và mức 1 22p được gọi là dịch chuyển Lamb. Sau đó, Lamb và các cộng sự liên tục nghiên cứu về sự dịch chuyển này đến năm 1953 [5, 6, 7, 8, 9, 10, 11]. Năm 1955, Lamb được nhận giải Nobel vật lí “cho những khám phá về cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro”. Năm 1948, Thedore Allen Welton đã sử dụng điện động lực học lượng tử (QED) để giải thích dịch chuyển Lamb [14]. Dịch chuyển Lamb đánh dấu sự thành công của Điện động lực học lượng tử. Sự tách mức được tính toán giữa mức 1 2 1 22 ,2s p với 3 22p là 1 0,365cm tương ứng với bước sóng là2,74cm . Trong khi đó, thành tựu trong thời chiến (1939 – 1945) tốt nhất trong công nghệ vi sóng là bước sóng lân cận 3cm . Do đó, vào thời của Lamb, các nhà thực nghiệm chỉ có thể nghiên cứu cấu trúc tinh tế của nguyên tử hydro ở trạng thái 2n  . Mà trạng thái s nếu ko có điện trường là trạng thái giả bền bởi sự chuyển dời bức xạ xuống trạng thái cơ bản 1 21s bị cấm vì qui tắc lọc lựa. Do đó, ta không thể nhận biết chính xác mức 1 22s và cũng không thể kiểm chứng chính xác rằng hai trạng thái 1 22s và 1 22p có cùng mức năng lượng hay không. Do đó, Lamb sử dụng thêm các điện trường và từ trường nhiễu loạn để khảo sát hai trạng thái trên [5]. Mô hình thí nghiệm Lamb và Retherford sử dụng [13]: với hình ảnh mặt cắt của các bộ phận chính [13]
  • 14. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 14 3 Có thể tóm tắt thí nghiệm của Lamb như sau: tách phân tử hydro trong một lò, có khoảng một phần trăm triệu trong số đó được kích thích đến trạng thái giả bền 1 22s . Những nguyên tử giả bền di chuyển ra khỏi vùng bắn phá và được phát hiện bởi quá trình phóng điện tử từ kim loại. Dòng electron được đo bởi ống electrometer FP – 54 và 1 điện kế. Sau đó, ông cho các nguyên tử hydro này vào một từ trường nhiễu loạn để xem xét hiệu ứng tách vạch, từ đó suy ngược ra chênh lệch giữa hai mức 1 22s và 1 22p . Sử dụng ngoại suy, ông tính được chênh lệch giữa hai mức 1 22s và 1 22p . Kết quả cho thấy: mức 1 22s cao hơn 1 22p khoảng 1 0,033cm . Ngoài ra, ông cũng quan sát được sự chuyển mức từ 1 22s xuống 1 22p (càng khẳng định hơn nữa mức 1 22s nằm trên cao) [5]. 4 Đồ thị trên có cho thấy chênh lệch giữa 1 22s và 1 22p khi có và không có từ trường. 3 Lamb, W. E. (1955), Nobel Lecture, Nobel Organization, Stockholm – Sweden. 4 Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1947), “Fine Structure of the Hydrogen Atom by a Microwave Method”, Physical Review, 72 (3), pp. 241 – 243.
  • 15. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 15 3 Kết luận Chúng tôi đã sơ lược khảo sát một vài lí thuyết về cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro bao gồm các lí thuyết lượng tử bán cổ điển: lí thuyết của Bohr [1], lí thuyết của Sommerfeld [19] và các lí thuyết lượng tử: lí thuyết của Schrodinger [18], lí thuyết nhiễu loạn của Darwin [3], lí thuyết Dirac của Gordon [4]. Ngoài ra, chúng tôi cũng tóm lược lại một vài thành tựu về thực nghiệm cấu trúc phổ năng lượng của nguyên tử hydro: vạch đôi H1  và H2  và dịch chuyển Lamb. 4 Phụ lục 4.1 Các bổ chính bậc 1 của Darwin Các hệ thức sử dụng trong quá trình tính toán      2 3 2 2 3 2 3 3 3 0 0 0 1 1 1 ; ; 1 2 1 1 2 Z Z Z r n a r n a l r a n l l l       . (4.1.1) Hiệu chỉnh tương đối tính     2 4 2 2 3 2 3 2 2 2 2 4 2 2 2 2 2 2 2 2 0 0 1 1 1ˆ ˆˆ ˆ ˆ 8 8 2 1 1 1 1ˆ ˆ2 2 2 2 16 rc e e e n n n n e e H p p p E V m c m c m c Ze E Z e E E V V E m c m c r r                            , suy ra 2 2 2 4ˆ 3 4 1 2 rc n Z n H E n l        . (4.1.2) Tương tác spin – quĩ đạo     3 2 3 2 3 3 1ˆˆ ˆ 1 1 2 4 4 spin orbit e e Z Z H j j l l m c r m c r               L S , suy ra
  • 16. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 16        2 2 0 khi 0, ˆ 1 1 3 4 khi 0. 2 1 1 2 spin orbit n l H Z j j l l E l nl l l                (4.1.3) Nhiễu loạn Darwin       3 3 3 † 2 2 ˆ 2 2 Darwin e e Z Z H m c m c      0 0r , suy ra 2 khi 0,ˆ 0 khi 0. n Darwin E l H n l        (4.1.4) Phổ năng lượng của nguyên tử hydro tính đến bổ chính bậc 1 , ˆ ˆ ˆ n j n rc spin orbit DarwinE E H H H    , (4.1.5) thu được công thức (1.4.9). 4.2 Khai triển trị riêng của Gordon Từ công thức (1.5.5), khai triển theo Z     2 4 2 4 2 2 , , , 2 3 4 3 2 2 1 2 8jn l j m Hatree Z Z Z E E n n j n               , (4.1.6) ta thu được (1.4.9). Tài liệu tham khảo [1] Bohr, N. (1913), “On the constitution of atoms and molecules”, Philosophical Magazine, 26 (151), pp. 1-25. [2] Bethe, H. A. and Salpeter, E. E. (1957), Quantum mechanics of one- and two- electron atoms, Springer, New York Academic Press. [3] Darwin, C. G. (1928), “The wave equations of the electron”, Proc. R. Soc. Lond. A, 118, pp. 654 – 680.
  • 17. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 17 [4] Gordon, W. (1928), “Die Energieniveaus des Wasserstoffatoms nach der Diracschen Quantentheorie des Elektrons”, Zeitschrift für Physik A Hadrons and Nuclei, 48 (1-2), pp. 11 – 14. [5] Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1947), “Fine Structure of the Hydrogen Atom by a Microwave Method”, Physical Review, 72 (3), pp. 241 – 243. [6] Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1950), “Fine Structure of the Hydrogen Atom Part I”, Physical Review, 79 (4), pp. 549 – 572. [7] Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1951), “Fine Structure of the Hydrogen Atom Part II”, Physical Review, 81 (2), pp. 222 – 232. [8] Lamb, W.E. (1952), “Fine Structure of the Hydrogen Atom III”, Physical Review, 85 (2), pp. 259 – 276. [9] Lamb, W.E. and Retherford, R.C. (1952), “Fine Structure of the Hydrogen Atom IV”, Physical Review, 86 (6), pp. 1014 – 1022. [10] Triebwasser, S. and Dayhoff , E. S. and Lamb, W.E. (1953), “Fine Structure of the Hydrogen Atom V”, Physical Review, 89 (1), pp. 98 – 106. [11] Dayhoff, E. S. and Triebwasser, S. and Lamb, W.E. (1953), “Fine Structure of the Hydrogen Atom VI”, Physical Review, 89 (1), pp. 106– 115. [12] Lamb, W.E. (1953), “Fine Structure of the Hydrogen Atom VI”, Physica, 19 (1), pp. 832 – 832. [13] Lamb, W. E. (1955), Nobel Lecture, Nobel Organization, Stockholm – Sweden. [14] Lifshitz, E. M. and Berestetskii, V. B. and Pitaevskii, L. P. (1979), Quantum electrodynamics (translated into English), Pergamon Press, London. [15] Michelson, A. A. and Morley, E. W. (1887), “On a method of making the wave- length of sodium light the actual and practical standard of length”, Philosophical Magazine Series 5, 24 (151), pp. 427 – 430. [16] Mohr, P. J. and Taylor, B. N. and Newell D. B. (2012), “CODATA recommended values of the fundamental physical constants: 2010”, Reviews of Modern Physics, 84, pp. 1527 – 1605.
  • 18. Đặng Thị Xuân Diễm, Lê Đại Nam 18 [17] Rutherford, E. (1911), “The Scattering of α and β Particles by Matter and the Structure of the Atom”, Philosophical Magazine, 21, pp. 669-688. [18] Schrödinger, E. (1926), “Quantisierung als Eigenwertproblem”, Annalen der Physik, 385 (13), pp. 437 – 490. [19] Sommerfeld, A. (1916), “Zur Quantentheorie der Spektrallinien”, Annalen der Physik, 356 (17), pp. 1 – 94. [20] Spedding, F. H. and Shane, C. D. and Grace, N. S. (1935) “The Fine Structure of Hα”, Physical Review, 47(38), pp. 38 -44. [21] Thomas, L. H. (1926), “The motion of the spinning electron”, Nature, 117 (2945), pp. 514 – 514.