SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả đạt được trong công trình này là sự nỗ lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của
ThS. Lê Thị Hồng Liễu. Trong đó, những phần có sử dụng tài liệu tham khảo sẽ được
trích dẫn theo đúng quy định. Đồng thời, những số liệu hay kết quả trình bày trong
khóa luận đều mang tính chất trung thực, đáng tin cậy.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với kết quả nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
NGUYỄN ĐỨC SƠN
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh, bằng sự biết ơn và kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám
hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã
nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
làm khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới Cô Lê Thị
Hồng Liễu, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, do điều kiện về năng lực bản thân còn
hạn chế, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các quý Thầy, Cô để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA
NGƯỜI ĐỒNG TÍNH .........................................................................................................10
1.1. Khái niệm về tính dục, xu hướng tính dục và người đồng tính.............................10
1.1.1. Tính dục và xu hướng tính dục ..........................................................................10
1.1.2. Người đồng tính ...................................................................................................12
1.2. Đặc điểm về quyền của người đồng tính..................................................................15
1.2.1. Quyền của người đồng tính bản chất là quyền con người ..............................15
1.2.2. Quyền của người đồng tính là quyền mang tính tất yếu.................................17
1.3. Quyền của người đồng tính trong một số văn kiện quốc tế...................................19
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của
người đồng tính...................................................................................................................25
1.4.1. Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi
hành pháp luật về quyền của người đồng tính ............................................................25
1.4.2. Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp
luật về quyền của người đồng tính ...............................................................................27
1.4.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về
quyền của người đồng tính ............................................................................................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM .............32
2.1. Thực trạng pháp luật về quyền của người đồng tính ..............................................32
2.1.1. Pháp luật một số quốc gia ủng hộ người đồng tính trên thế giới...................32
2.1.2. Pháp luật một số quốc gia không ủng hộ hôn nhân đồng giới .......................36
2.2. Thực trạng pháp luật về quyền của người đồng tính tại Việt Nam.......................39
2.2.1. Quyền của người đồng tính trong vấn đề bình đẳng, không bị phân biệt
đối xử ...............................................................................................................................40
2.2.2. Quyền của người đồng tính trong quan hệ hôn nhân và gia đình..................43
2.2.3. Quyền của người đồng tính trong pháp luật hình sự .......................................45
2.3. Sự cần thiết của việc ban hành pháp luật về quyền của người đồng tính ............48
iv
2.3.1. Lý do pháp luật cần ghi nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính............48
2.3.2. Những vấn đề pháp luật cần ghi nhận về quyền của người đồng tính ..........50
2.3.3. Quá trình pháp luật xem xét, ghi nhận và thi hành quyền của người
đồng tính ..........................................................................................................................50
2.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền của người đồng tính tại Việt
Nam ......................................................................................................................................51
2.4.1. Giải pháp về mặt pháp lý ....................................................................................52
2.4.2. Giải pháp về mặt xã hội ......................................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................60
KẾT LUẬN ............................................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG
ANH (nếu có)
TỪ/CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ
LGBT Lesbian, Gay, Bisexual,
Transgender
Đồng tính nữ, đồng tính
nam, song tính,
chuyển giới.
Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành năm 2013.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất
yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu
hạnh phúc”1. Như vậy, có thể hiểu rằng không một ai trong chúng ta có quyền được lựa
chọn giới tính của mình, dù là nam hay nữ, hay người đồng tính, tất cả đều xứng đáng
nhận được những quyền cơ bản nhất của con người.
Quyền con người là giá trị cao quý, là thành quả kết tinh của một quá trình phát
triển lịch sử và đấu tranh lâu dài của nhân loại. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, đặc biệt là
kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập năm 1945, cộng đồng quốc tế đã không ngừng
khẳng định, thúc đẩy và bảo vệ các quyền của con người. Sự minh chứng này được thể
hiện qua các văn kiện pháp lý hữu hiệu đảm bảo quyền con người trên phạm vi toàn
cầu, như là Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948; Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa năm 1966;... Có thể thấy, mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp
luật riêng dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống
văn hóa của quốc gia để bảo đảm các quyền con người được thực hiện một cách tốt
nhất và đầy đủ nhất.
Trong pháp luật quốc tế về nhân quyền, phần quyền của các nhóm người dễ bị tổn
thương cấu thành một bộ phận quan trọng trong xã hội cần được bảo vệ đặc biệt, người
đồng tính cũng không ngoại lệ. Vào những thập kỷ gần đây, quyền của người đồng tính
đã trở thành vấn đề gây tranh luận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, người
đồng tính vẫn là một nhóm người chiếm thiểu số về dân số và ngày càng hiện diện rõ
nét hơn trong xã hội. Đồng thời, họ cũng là đối tượng ngày càng được giới khoa học
cũng như các cơ quan hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Mặc dù
1 Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948
2
Việt Nam cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn đối với người đồng tính thông qua việc sửa
đổi bổ sung luật liên quan đến quyền của người đồng tính trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện một số văn bản pháp luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao
động, Luật hôn nhân và gia đình,… Tuy nhiên, vì nhiều lý do nào đó mà quyền của
người đồng tính tại Việt Nam vẫn chưa được thừa nhận và bảo vệ một số quyền cơ bản
của con người như: quyền được kết hôn đồng giới, quyền cùng nhận nuôi con nuôi,
quyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử và một số quyền liên quan đến lĩnh vực tư pháp
hình sự, dân sự, quyền trợ giúp pháp lý, quyền trong quan hệ lao động, y tế, giáo dục,...
Trong bối cảnh đó, năm 2013, sau khi được sửa đổi và bổ sung, Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhấn mạnh rằng : “Các quyền con người, quyền
công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”2 và “Mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội”3. Các quy định mới này trong Hiến pháp đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về quyền con người nói chung và quyền của người đồng tính
nói riêng.
Với sự bất cập trong chính sách pháp luật về quyền dành cho người đồng tính tại
Việt Nam, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người
đồng tính tại Việt Nam. Kinh nghiệm pháp luật một số nước trên thế giới” để triển khai
nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền
con người, nâng cao giá trị đời sống xã hội của người dân Việt Nam phù hợp với xu
hướng chung của thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước:
2 Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
3 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
3
Về thực tế, các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền của người đồng tính
trong nước còn hạn chế. Nhằm phục vụ việc nghiên cứu chủ đề khóa luận, tác giả đã
lựa chọn ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài khóa luận.
Các tài liệu khoa học được viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE,
Hà Nội) dịch và biên soạn: “Trả lời các câu hỏi của bạn về đồng tính và xu hướng tính
dục”(http://isee.org.vn/Content/Home/Library/459/tra-loi-cac-cau-hoi-cua-ban-ve-
dong-tinh-va-xu-huong-tinh-duc..pdf); “Hỏi nhanh đáp gọn về đồng tính, song tính,…”
Các tài liệu này cung cấp những kiến thức cơ bản về người đồng tính, giúp định hướng
quan niệm đúng đắn về người đồng đồng tính cũng như quyền này.
Các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề lý luận về quyền của người đồng
tính như: Tác giả Trương Hồng Quang (2012), “Cơ sở lý luận về quyền của người
đồng tính”, Tạp chí Nghiên cứu của lập pháp (Văn phòng Quốc Hội), số 24; Tác giả
Dương Hoán (2010), Quyền kết hôn của người đồng tính, Kỷ yếu tọa đàm khoa học
“Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm quyền của các nhóm Xã hội dễ bị tổn
thương”, TP.HCM ngày 4/12/2010; Trường Đại học Luật Hà Nội 2015, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường “Quyền của nhóm LGBT- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Các công trình nghiên cứu này đã chứng minh rằng đây là nhóm quyền tự nhiên, vốn
có trong xã hội và rất cần được nhà nước công nhận, bảo vệ và đảm bảo thực thi pháp
luật về quyền dành cho nhóm người này.
Kế đến là một số tài liệu nghiên cứu đã cung cấp thông tin pháp luật quốc tế và
dẫn chứng ra pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính
như: Tác giá Nguyễn Thị Thu Nam (2013), “Hôn nhân cùng giới xu hướng thế giới và
kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật (Bộ Tư Pháp); Viện Khoa
học pháp lý – Bộ tư pháp (2013), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nhận diện các
vấn đề pháp lý về cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam hiện
nay”, Hà Nội, Chủ nhiệm: Trương Hồng Quang; Tác giả Trương Hồng Quang (2012),
“Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính”, Tạp chí Nhà
4
nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật). Các nghiên cứu này chủ yếu tập
trung đề cập đến các vấn đề của người đồng tính dựa trên các nội dung của pháp luật
quốc tế, tình hình hợp pháp hóa hôn nhân của người cùng giới ở Việt Nam cũng như ở
nước ngoài và các vấn đề liên quan đến y tế, giáo dục.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về thực trạng người đồng tính tại
Việt Nam như: Năm 2009 tác giả Nguyễn Quốc Cường công bố “Nghiên cứu trực
tuyến đặc điểm nhân khẩu – xã hội của nam giới có quan hệ đồng giới ở Việt Nam”;
Trung tâm sáng kiến và sức khỏe dân số cũng có một số báo cáo nghiên cứu liên quan
như: Báo cáo nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới ở
Việt Nam”, Hà Nội, 2010. Khác với người dị tính, người đồng tính không phải lúc nào
cũng thể hiện xu hướng tính dục ra bên ngoài nên việc đánh giá về thực trạng người
đồng tính là rất khó. Những công trình này tập trung vào vấn đề nhận diện người đồng
tính tại Việt Nam (số lượng, xu hướng tính dục, nghề nghiệp, bạo hành,…).
Bên cạnh đó, một số công trình đưa ra những giải pháp cho tương lai như: Cao
Vũ Minh (2014), “Các hình thức công nhận hôn nhân đồng giới trên thế giới và sự lựa
chọn cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật);
Cao Vũ Minh, Nguyễn Đức Nguyên Vỵ (2014), “Nên thừa nhận chế định kết hợp dân
sự giữa hai người cùng giới tính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Viện nghiên cứu lập
pháp); Trương Hồng Quang (2014), “Quyền kết hôn của người đồng tính”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp (Viện nghiên cứu lập pháp); Bùi Thị Mừng (2015), “Chế định kết
hôn trong Luật hôn nhân và gia đình – Vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,… Các công trình nghiên cứu này đã nêu ra
những điểm mới trong pháp luật về quyền của người đồng tính trên thế giới và đưa ra
những đề xuất phù hợp nhất cho bối cảnh pháp luật Việt Nam trong vấn đề hôn nhân
đồng giới. Đồng thời cũng đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
quyền dành cho người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam.
5
Ngoài các công trình nghiên cứu về lý luận, lập pháp và giải pháp nêu trên thì còn
có một số công trình nghiên cứu về các quyền khác của người đồng tính, mặc dù còn ít
và chưa được sâu sắc. Ví dụ như:
Quyền về con cái (nuôi con nuôi, mang thai hộ, sinh con theo phương pháp khoa
học): UNDP-USAID Vietnam, “Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính
và chuyển giới tại Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị”, Hà Nội; Trương Hồng
Quang, “Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam, những vấn đề đổi mới
pháp luật”, Sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội….
Bảo vệ quyền nhân thân: Trần Thị Hà, “Phương thức bảo vệ quyền nhân thân
trong pháp luật dân sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc
sỹ Luật học, Chuyên ngành Luật dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội; Vũ Thị Hải Yến,
“Pháp điển hóa và hoàn thiện các quy định về quyền nhân thân trong dự thảo Bộ luật
Dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Luật học (Trường Đại học Luật Hà Nội),…
Các nghiên cứu này hầu hết cũng chỉ đưa ra những vấn đề lý luận về quyền của
người đồng tính, nhấn mạnh về quyền con người và quyền chống phân biệt đối xử, kỳ
thị trong các lĩnh vực nhận nuôi con nuôi, quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt
nam. Qua đó, tác giả thấy được pháp luật Việt Nam thời gian qua vẫn chưa có nhiều sự
thay đổi trong các lĩnh vực này.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền của người
đồng tính dưới các góc độ khác nhau, dưới đây là một số công trình nghiên cứu được
công bố.
Bài viết “Definition of Term: Sex, Gender, Gender Identity, Sexual Orientation”
(Định nghĩa về: Giới tính, Giới, Bản dạng giới, Xu hướng tính dục). Bài viết giải mã
các khái niệm về giới, giới tính, bản dạng giới và xu hướng tính dục; Bài viết “Sexual
6
orientation and gender identity” (xu hướng tính dục và bản dạng giới). Bài viết này
chính là nền tảng để hiểu đúng về cộng đồng LGBT.
Một số nghiên cứu khác liên quan đến tôn giáo và LGBT như: Mark Barwick,
“LGBT People, the Religions & Human Rights in Europe” (Người LGBT, Tôn giáo và
Quyền con người ở Châu Âu),…Có thể nhận thấy, người đồng tính không chỉ là vấn đề
gây tranh cãi trong xã hội mà còn đối với một số tôn giáo.
Nancy G.Maxwell, “Opening civil marriage to same-gender couples: A
Netherlands – United states comparison” (Hợp pháp hóa hôn nhân dân sự cho cặp đôi
cùng giới: Một nghiên cứu so sánh giữa Hà lan và Mỹ), The Electronic Journal
o/Comparative Law, vol. 4.3 (Nov.2000): Bài viết này so sánh sự phát triển về pháp lý
ở Hoa Kỳ và Hà Lan liên quan đến quyền của cặp đôi cùng giới kết hôn.
Ngoài ra còn có những bài báo cáo liên quan đến người đồng tính khi nuôi con
như là Báo cáo “The effects of lesbian and gay parenting on children’s development”
(Những ảnh hưởng của cha mẹ đồng tính đến sự phát triển của con cái). Báo cáo này
cho rằng cặp cha mẹ là người đồng tính có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
sự phát triển của con cái…
Tất cả các nghiên cứu nêu trên đã cung cấp cho tác giả một lượng kiến thức đa
dạng và phong phú từ vấn đề lý luận, pháp lý và cả thực tiễn về quyền của người đồng
tính. Ngoài ra, tác giả còn được hiểu biết thêm những thông tin rất hữu ích để phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu vấn đề lý luận, pháp lý và thực
trạng thi hành quyền dành cho người đồng tính tại Việt Nam, so sánh và lấy kinh
nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm thực thi
7
hóa các quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ những quyền cơ bản của người
đồng tính.
Để thực hiện mục đích trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, làm rõ vấn đề lý luận về quyền của người đồng tính theo pháp luật Việt
Nam, những yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận các quyền của các đối tượng này.
Hai là, nghiên cứu thực tiễn pháp luật về quyền của người đồng tính tại Việt Nam
trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Ba là, đánh giá thực trạng về việc thực thi quyền dành cho người đồng tính trong
một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất giải pháp về mặt pháp lý và xã
hội nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người đồng tính.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là vấn đề lý luận, pháp lý, thực trạng
thực thi pháp luật về quyền của người đồng tính trong hệ thống pháp luật quốc tế (Hiến
chương Liên hợp quốc năm 1945; Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948;
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966;…) và quốc gia (Bộ luật dân sự, Bộ luật
hình sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật nuôi con nuôi…). Từ đó
đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
5. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu quyền của người đồng tính trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, trọng tâm đánh giá là các quyền đặc thù, đang bị hạn chế, chưa được ghi nhận
hoặc đã được ghi nhận nhưng có nhiều vấn đề trong thực tế, có đối chiếu với pháp luật
quốc tế, pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính. Tác giả
chọn luật Hà Lan, Canada và Đài Loan để có thể thấy được những điểm mới và tư duy
8
hiện đại trong việc ghi nhận và xây dựng pháp luật ở nước họ. Từ đó đưa ra những kiến
giải phù hợp với tình hình pháp luật Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp này
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài để làm sáng tỏ được các vấn đề lý luận, pháp lý
về quyền dành cho người đồng tính và tổng hợp các giải pháp kiến nghị phù hợp cho
Việt Nam.
- Phương pháp luật so sánh: để làm sáng tỏ sự phát triển của pháp luật về quyền
của người đồng tính trên thế giới thời gian qua và những bài học kinh nghiệm phù hợp
với tình hình Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: được sử dụng chủ yếu trong tất cả các
chương nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng
người đồng tính; quan điểm về người đồng tính và quan điểm về một số vấn đề liên
quan đến pháp luật về quyền của người đồng tính tại Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp phân tích tình huống thực tiễn: được sử dụng chủ yếu trong
chương 2 nhằm làm rõ thực trạng người đồng tính; thực tiễn thi hành pháp luật về
quyền của các đối tượng này và có thêm các cơ sở để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện
pháp luật và thi hành pháp luật.
7. Tính mới, ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:
Tính mới của đề tài
Khóa luận được tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện theo góc độ luật học
và xã hội học, tâm lý học, nhân học, triết học... Hướng nghiên cứu đa ngành, liên
ngành (Y tế, Giáo dục,…) đã tạo điều kiện cho tác giả khóa luận có cái nhìn tổng thể
về vấn đề nghiên cứu.
9
Khóa luận đã xây dựng, bổ sung và làm sâu sắc thêm hệ thống lý luận, pháp lý về
quyền dành cho người đồng tính; đánh giá được thực trạng người đồng tính tại Việt
Nam; phân tích thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quyền của người đồng
tính trong thời gian qua. Từ đó rút ra nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn và bước
đầu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền dành cho người đồng tính.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về phương diện lý luận, khóa luận đưa ra được các quan điểm để củng cố và hoàn
thiện pháp luật về quyền của người đồng tính dưới góc nhìn tổng thể, đồng bộ và phù
hợp với điều kiện của Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn, khóa luận góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập
của pháp luật về quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay bằng việc đưa ra các
giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, thi hành pháp luật dựa trên các yêu cầu về
công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu của khóa luận có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu và giảng dạy về pháp luật và quyền con người.
8. Bố cục của khóa luận
Khóa luận được thiết kế thành 03 phần, gồm: Phần mở đầu, nội dung và kết luận,
trong đó phần nội dung gồm 02 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của người đồng tính.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của
người đồng tính tại Việt Nam.
10
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN
CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
1.1. Khái niệm về tính dục, xu hướng tính dục và người đồng tính
1.1.1. Tính dục và xu hướng tính dục
Đồng tính luôn là một chủ đề thời sự liên quan đến vấn đề nhân quyền, pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia. Ngày nay, không ít quan điểm cho rằng đồng tính là điều
trái với tự nhiên, là những người thuộc thế giới thứ ba hoặc bị bệnh tâm thần,… Mặc
dù vậy, vẫn có nhiều quan điểm cho rằng đồng tính là những điều hoàn toàn tự nhiên
của xã hội. Xét dưới góc độ khoa học, để hiểu về đồng tính trước hết cần hiểu về thuật
ngữ tính dục và xu hướng tính dục.
“Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai
hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách
con người không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân
cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của
đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ
giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội”4. Như vậy, tính dục là toàn bộ
con người đó như là người nam hay người nữ và những yếu tố tạo nên tính dục cũng là
những thành phần làm nên nhân cách - tổng thể những phẩm chất tâm lý đặc trưng ở
một con người, thể hiện ra bằng hành vi ứng xử.
Xu hướng tính dục5 là một trong các yếu tố tạo nên tính dục, “chỉ việc chịu sự
hấp dẫn về tình cảm, sự lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về tình dục của một người đối
với đối tượng thuộc giới nào đó”6. Xu hướng tính dục bao gồm giới tính sinh học
4 Theo Hội đồng giáo dục và thông tin về tình dục ở Mỹ (Sexuality Information and Education Council of the
United States – SIECUS)
5 Có nhiều người đã sử dụng thuật ngữ “xu hướng tình dục” nhưng thuật ngữ này chỉ mang màu sắc thiên về sinh
lý và nhu cầu tình dục. Còn ở đây tác giả khóa luận đề cập đến thuật ngữ “xu hướng tính dục”, nó sẽ bao gồm về
cả mặt tâm tư tình cảm, sinh lý và nhu cầu tình dục của con người.
6 APA (2011), Definition of Terms: Sex, Gender, Gender Identity, Sexual Orientation.
11
(Biological Sex/ Sex)7, bản dạng giới (Gender Identity)8 và thể hiện giới (Gender
Role)9. Hiện nay có các xu hướng tính dục thường gặp là:
Heterosexual – Xu hướng tính dục khác giới: Đây là xu hướng tính dục phổ biến
nhất của con người. Người có xu hướng tính dục này sẽ bị hấp dẫn bởi những người
khác giới tính.
Homosexual – Xu hướng tính dục đồng giới: Đây là xu hướng tính dục chỉ bị hấp
dẫn bởi những người có cùng giới tính, thể hiện ở cả nam giới (Gay)10 và nữ giới
(Lesbian)11, được gọi chung là người đồng tính.
Bisexual – Xu hướng tính dục song tính: Người có xu hướng tính dục song tính
không mang trong mình hai giới tính, về giới tính sinh học họ vẫn là nam giới hoặc nữ
giới, nhưng họ bị hấp dẫn bởi hai xu hướng tính dục khác giới (dị tính) và xu hướng
tính dục đồng giới (đồng tính).
Asexual – Vô tính: Người vô tính sẽ không bị hấp dẫn tình dục bởi bất kỳ giới
tính nào, tình dục đối với họ là một khái niệm xa lạ và không cần thiết trong cuộc sống.
Có thể thấy, xu hướng tính dục là những điều hoàn toàn tự nhiên của loài người
và đó không phải là một căn bệnh. Một người có giới tính nam hoặc nữ hoàn toàn có
thể là người dị tính, đồng tính, song tính hoặc vô tính, hay còn gọi là LGBT12. Bên
cạnh đó, xu hướng tính dục của con người không phải lúc nào cũng được biểu lộ ra bên
ngoài, điển hình là xu hướng tính dục đồng tính. Vì xu hướng tính dục này thường
chiếm số ít trong xã hội, dễ bị phân biệt đối xử và kỳ thị nên đa phần họ sẽ không
muốn hoặc không dám công khai. Hoặc nhiều người phải đến lúc trưởng thành mới
7 Giới tính sinh học còn được gọi là giới tính khi sinh ra, các bác sĩ, mọi người nhìn vào những đặc điểm sinh học
(bộ phận sinh dục, đặc điểm gen, hormone,…) để xác định người đó là nam, nữ hay liên giới tính.
8 Bản dạng giới là sự cảm nhận, là cách mỗi người nhìn nhận về giới tính của mình là gì.
9 Thể hiện giới là cách một người thể hiện bản dạng giới ra ngoài. Nó bao gồm các biểu hiện về vật chất như
trang phục,kiểu tóc, cách trang điểm, và những biểu hiện xã hội như tên và cách chọn danh xưng.
10 Gay: Đồng tính nam
11 Lesbian: Đồng tính nữ
12 LGBT: Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender
12
nhận dạng đầy đủ xu hướng tính dục của mình vì sự hình thành và phát triển xu hướng
tính dục ở mỗi người là không giống nhau, có người nhận biết được xu hướng tính dục
của mình từ rất sớm nhưng có người lại nhận biết từ rất muộn. Một số người cũng đã
thử thay đổi xu hướng tính dục từ đồng giới (đồng tính) sang khác giới (dị tính) nhưng
không thành công. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã chứng minh rằng xu hướng tính
dục có tính chất cố định, không phải là sự lựa chọn của cá nhân.. Do đó, có thể hiểu
rằng bản chất của xu hướng tính dục chính là tự nhiên, vốn có của con người ngay từ
khi sinh ra, không phải một sự lựa chọn mà người ta có thể thay đổi tùy ý được.
1.1.2. Người đồng tính
Theo cách tiếp cận truyền thống và được nhiều người chấp nhận thì giới tính của
con người gồm có giới tính nam và nữ, những người này đều có xu hướng tính dục dị
tính, nghĩa là chỉ bị hấp dẫn về tình dục với những người khác giới. Tuy nhiên, trong
lịch sử nhân loại vẫn luôn tồn tại một nhóm người thiểu số có xu hướng tính dục khác
so với hầu hết những người còn lại trong xã hội, đó là người đồng tính.
Có thể hiểu người đồng tính (Homosexual)13 là “một người nam hoặc nữ, có sự
hấp dẫn về cảm xúc, tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới”14. Người đồng tính
nam được gọi là “gay”, người đồng tính nữ được gọi là “lesbian”. Người đồng tính
trước tiên là một con người với tư cách là thể nhân trong cộng đồng, do đó những đặc
tính về quyền con người của người đồng tính cũng tương đương với quyền con người
của những chủ thể khác trong xã hội, cần được pháp luật quan tâm và bảo vệ như nhau.
Để hiểu rõ khái niệm người đồng tính, tác giả khóa luận sẽ đề cập một số vấn đề liên
quan đến quyền con người.
13 Đồng tính hay đồng tính luyến ái là vấn đề xuất hiện từ rất lâu trong xã hội, nhưng mãi đến giữa thế kỷ 19,
thuật ngữ đồng tính luyến ái mới lần đầu được biết đến bởi một bác sĩ người Hungary, Benkart (với bút danh là
K.M.Kertbeny). Xem: J.Lauritsen and D.Thorstad, The Early Homosexual Rights Movement (1864-1935).
14 https://www.google.com.vn/amp/s/luathinhsusite.wordpress.com/2016/09/02/bao-dam-quyen-cua-nguoi-dong-
tinh-song-tinh-chuyen-gioi-va-van-de-sua-doi-hien-phap/amp/
13
“Quyền con người” hay “Nhân quyền”, cả hai đều có nội hàm giống nhau, có thể
xem là đồng nghĩa15 và được định nghĩa khái quát là “những quyền bẩm sinh, vốn có
của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con
người”16. Bên cạnh đó, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc cho rằng: “Quyền con người
là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản
của con người”17. Như vậy, có thể hiểu, nhân quyền hay quyền con người đều là những
đặc quyền tự nhiên, thiêng liêng vốn có của con người, không ai được phép xâm phạm
đến quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người khác.
Quyền con người được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Cụ thể
trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 nhấn mạnh: “Mọi người sinh ra tự
do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với
nhau trong tình bác ái”18. Hay pháp luật Việt Nam qua lời nói đầu tiên trong bản
Tuyên ngôn độc lập như sau: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo
hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Thiết nghĩ, mọi người ở
đây nghĩa là bất kể ai, độ tuổi, giới tính nào, bao gồm cả những người thuộc cộng đồng
LGBT, với tư cách là một con người thì đương nhiên họ được hưởng tất cả các quyền
cơ bản của con người như tất cả mọi người nói chung.
Vấn đề người đồng tính xét dưới góc độ khoa học, hiện nay không ít những
nghiên cứu đã chứng minh rằng “đồng tính không phải là một căn bệnh và không thể
nào chữa trị được”19. Đồng tính cũng hoàn toàn không phải là một sự rối loạn tâm lý
mà đó là một hiện tượng sinh học tự nhiên, chịu sự tác động qua lại phức tạp của các
15 Đại từ điển Tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học.
16 United Nations, Human Rights: Questions and Answer, New York and Geneva, 2006.
17 Hỏi đáp về Quyền con người – nhóm tác giả Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội biên soạn,Nxb CAND Quý
1/2010.
18 Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948.
19 Theo quan điểm của Hiệp hội tâm lý học Mỹ (American Psychological Association – APA)
14
yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử cung trong giai đoạn đầu ở thai nhi20. Các
hành vi tình dục đồng giới, quan hệ yêu đương đồng giới là một trong các dạng hình
thức gắn bó bình thường để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về tình yêu, về
sự gần gũi và quan tâm như các cặp đôi dị tính khác. Qua rất nhiều cuộc nghiên cứu và
khảo sát về đồng tính, các nhà nghiên cứu tâm thần học đều khẳng định rằng chỉ nên
kết luận đồng tính là một biểu hiện của xu hướng tính dục tương tự như dị tính chứ
không nên kết luận đó là sự biến thái, suy đồi đạo đức hay thế giới thứ ba. Trước đây,
người đồng tính bị xã hội coi là “lệch lạc tình dục, bệnh hoạn, biến thái” và cần chữa trị.
Năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã nghiên cứu và loại đồng tính ra
khỏi danh sách các chứng rối loạn tâm thần trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Bệnh
Tâm thần của tổ chức này và xếp đồng tính vào nhóm “rối loạn định hướng tình dục”.
Năm 1983, họ chia người đồng tính thành 2 nhóm: nhóm hài lòng với chính mình và
nhóm không hài lòng với chính mình, các nhà khoa học cho rằng có thể chữa trị cho
nhóm không hài lòng với mình để họ trở nên yêu người khác giới21. Đến Năm 1990, Tổ
chức Y tế Thế giới WHO ra quyết định loại bỏ đồng tính khỏi danh sách bệnh tâm thần
của loài người. Vì đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể
làm cách nào thay đổi được.
Ở một khía cạnh khác, dưới cái nhìn của những nhà cầm quyền của một quốc gia,
Hillary Clinton – Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã có một phát ngôn để đời đặc biệt là đối với
cộng đồng những người đồng tính trên thế giới nói chung và những người đồng tính
nước Mỹ nói riêng: “Đồng tính không phải được phát minh ra, mà đó là bản chất của
con người”. Quả thật, về mặt sinh học, người đồng tính họ vẫn là nam giới hay nữ giới
rõ ràng, họ chỉ khác với đại đa số người ở xu hướng tính dục. Sự khác biệt này không
phải là sự lựa chọn do ý thức cá nhân mà chính là bản chất con người ngay từ khi sinh
ra đã được tạo hóa mặc định, cá nhân người đồng tính và cha mẹ họ hoàn toàn không
thể kiểm soát được và không chịu trách nhiệm về xu hướng tính dục này.
20 Royal College of Psychiatrists, Submission to the Church of England’s Listening Exercise on Human Sexuality,
http://www.rcpsych.ac.uk/members/specialinterestgroups/gaylesbian/submissiontothe cofe.aspx.
21 http://sgtt.vn/oldweb/camnangtieudung/2005_1_2/p82_83_dongtinhcophailabenh.htm
15
Tóm lại, đồng tính không phải là giới tính thứ ba như suy nghĩ của nhiều người
và cũng không phải là một trào lưu, không phải là một căn bệnh và cũng không thể lây
từ người này sang người khác. Đồng tính nam hay đồng tính nữ đều là những khuynh
hướng tính dục bình thường cần được pháp luật bảo vệ và cần được xã hội tôn trọng
như nhau.
1.2. Đặc điểm về quyền của người đồng tính
1.2.1. Quyền của người đồng tính bản chất là quyền con người
Đầu tiên cho đến sau cùng, người đồng tính cũng là con người, người đồng tính
cũng phải được hưởng tất cả những quyền mà mọi người đều có, trong đó mang tính
chất trụ cột nhất là “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và
các quyền”22. Mặc dù Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc
không có giá trị ràng buộc pháp lý nhưng sau đó đã được cụ thể hóa bằng hai công ước
quan trọng về nhân quyền có giá trị ràng buộc pháp lý đó là: Công ước Quốc tế về các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966; Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và
Chính trị 1966. Năm 1982, Việt Nam đã ký kết hai công ước này đồng nghĩa với việc
chấp thuận các nghĩa vụ thúc đẩy và bảo vệ quyền, đảm bảo sự tôn trọng quyền trong
các chính sách, pháp luật và thực thi của quốc gia mình. Để bảo vệ và thúc đẩy các
quyền trong chính sách đặc biệt là quyền con người, cần đảm bảo hai yếu tố: Sự công
bằng trong quyền được sống và tự do; Quyền mưu cầu hạnh phúc.
Về sự công bằng trong quyền được sống và được tự do, người đồng tính cũng là
một con người, họ xứng đáng được nhận được những quyền cơ bản như được sống là
chính mình và được tự do thể hiện xu hướng tính dục của mình. Ngay trong ngày đầu
tiên lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã trịnh
trọng tuyên bố với toàn thế giới về quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền tự do với
mong muốn toàn nhân dân ai ai cũng được sống trong độc lập, trong tự do hạnh phúc.
Người đồng tính với tư cách là một con người, đương nhiên họ xứng đáng được nhận
22 Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền 1948
16
những quyền cơ bản này và cần phải được pháp luật và xã hội bảo vệ bởi những định
kiến và kỳ thị.
Quyền tự nhiên cho rằng “Con người sinh ra tự do”23 và theo John Locke thì “tự
do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà không gặp
bất kỳ cản trở nào”24. Như vậy, quyền được công khai xu hướng tính dục, bản dạng
giới của mình và sống theo bản năng của xu hướng tính dục, bản dạng giới đó là một
phần của tự do. Nhưng trên thực tế người đồng tính khi công khai xu hướng tính dục và
bản dạng giới của mình, thực hiện “quyền tự do” nói trên lại gặp nhiều các thành kiến
xã hội và các quan điểm sai lầm dẫn đến những thiệt thòi cho họ. Theo tác giả, quan
điểm trên của John Locke đã đề cao quá mức sự tự do của cá nhân mà không để ý đến
quan điểm và lợi ích của các cá nhân khác trong xã hội. Tuy nhiên, nếu xét điều đó với
việc được xã hội công nhận thì đòi hỏi này của người đồng tính hoàn toàn không ảnh
hưởng hay đe dọa gì đến lợi ích hợp pháp của cá nhân nào khác cả.
Về quyền mưu cầu hạnh phúc, cũng giống những cặp đôi người dị tính, người
đồng tính cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Quyền mưu cầu hạnh
phúc là một trong những mục tiêu cơ bản của cả dân tộc, trong Tuyên ngôn Độc lập
năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng quyền mưu cầu hạnh phúc là quyền sung
sướng không chỉ của người Mỹ từ năm 1776 mà còn của người Việt Nam từ năm 1945.
Ngoài ra, đó cũng là quyền sung sướng của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới. Năm
2013, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết công bố ngày 20
tháng 3 hằng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness) khẳng
định việc theo đuổi hạnh phúc chính là mục tiêu cơ bản của con người. Có thể hiểu,
hạnh phúc không phải là một điều phù phiếm, cũng không phải là một điều xa xỉ. Hạnh
phúc là khát khao giản đơn của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Hạnh phúc
càng không nên từ chối một ai và tất cả mọi người trong xã hội đều xứng đáng nhận
được sự hạnh phúc. Đối với người đồng tính, về bản chất họ cũng là con người, có cảm
23 Jean Jacques Rousseau:Khế ước xã hội, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, 1992.
24 John Locke (1632 – 1704) – Nhà triết học, chính trị học người Anh
17
xúc và hơn ai hết, họ bị thiệt thòi rất nhiều về mặt tình cảm, bị kỳ thị xa lánh, đó là
điều hiển nhiên trong mọi chế độ chính trị - xã hội. Một trong các giá trị để tạo ra hạnh
phúc đơn giản là từ việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc và được nhà nước tôn
trọng, bảo vệ quan hệ hôn nhân. Nhưng với người đồng tính, kết hôn lại là điều tương
đối khó khăn bởi không phải ở quốc gia nào cũng ghi nhận hình thức hôn nhân này.
Tuy bản chất quyền của người đồng tính là nhu cầu tự nhiên nhưng trên thực tế
việc ghi nhận các quyền này chưa bao giờ đầy đủ như các chủ thể khác trong xã hội.
Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như truyền thống, chính trị, tôn
giáo… tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực.
1.2.2. Quyền của người đồng tính là quyền mang tính tất yếu
Quyền của người đồng tính cũng tương tự như quyền của các chủ thể khác trong
xã hội như: quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền kết hôn, quyền có việc làm, quyền học
tập,... Các quyền này được xem là các quyền cơ bản nhất, chuẩn mực nhất cần phải có
của con người. Tuy nhiên, mức độ ghi nhận và bảo vệ các quyền này của người đồng
tính ở các quốc gia khác nhau là không giống nhau. Trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo
dục, lao động thì người đồng tính luôn luôn gặp phải các vấn đề như: sự kỳ thị, phân
biệt đối xử, thậm chí là miệt thị, bạo lực học đường, bạo lực ở bất kể môi trường, tầng
lớp nào trong xã hội. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với các nhóm yếu thế khác
như: trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật…Về bản chất, trong cộng đồng LGBT
vẫn còn có đối tượng trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ,… Do vậy, từ trước
đến nay, người đồng tính luôn được xếp vào nhóm người dễ bị tổn thương. Dựa vào
các nguồn tư liệu và thực tiễn về quyền con người, có thể hiểu rằng đây là nhóm người
có vị thế về kinh tế, chính trị, xã hội thấp hơn các nhóm chủ thể khác, từ đó khiến họ
có nguy cơ cao bị bỏ quên hoặc bị vi phạm các quyền con người, vì vậy họ cần được
đặc biệt chú ý và bảo vệ hơn so với các nhóm, cộng đồng người khác trong xã hội25.
25 Khoa luật – ĐHQG Hà Nội, Đỗ Hồng Thơm, Vũ Công Giao, Luật Quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị
tổn thương, Sách tham khảo, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2011.
18
Quyền của nhóm người dễ bị tổn thương từ lâu đã cấu thành một bộ phận quan
trọng của luật quốc tế về quyền con người. Đa số trong hàng trăm văn kiện quốc tế về
quyền con người được Liên hợp quốc thông qua sau hai Công ước cơ bản về các quyền
dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1996 là để pháp điển hóa các quyền áp
dụng với nhóm người dễ bị tổn thương. Lý do chính dẫn đến việc xác lập những quy
phạm và cơ chế để bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương
(bên cạnh các quy phạm và cơ chế quốc tế đã được xác lập để bảo vệ và thúc đẩy các
quyền áp dụng chung cho tất cả mọi người) đó là: hệ thống các quy phạm và cơ chế
quốc tế về quyền con người nói chung cơ bản là không đủ, thậm chí đôi khi không phù
hợp nếu áp dụng một cách máy móc với nhóm người dễ bị tổn thương. Hoặc trong hệ
thống các quyền về tự do cơ bản của con người ở nhiều quốc gia không có một số
quyền được coi là rất cần thiết với người LGBT chẳng hạn là quyền kết hôn cùng giới,
quyền chuyển đổi giới tính, quyền tình dục nói chung...
Trên thực tế, hầu như các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người đều đề
cập đến các quyền cá nhân và quyền của nhóm. Liên quan đến sự phát triển về quyền
của nhóm, hiện tại, quyền của người đồng tính là một trong những loại quyền đang
được vận động để pháp điển hóa trong luật quốc tế. Đây là một vấn đề gây tranh cãi
trong nhiều thập kỷ. Những người thuộc cộng đồng LGBT, những người ủng hộ LGBT
và những người làm luật đã thành lập các tổ chức với quy mô lớn nhỏ và phát động
phong trào trên toàn cầu để thúc đẩy việc thừa nhận và pháp điển hóa các quyền được
kết hôn giữa những người cùng giới tính; quyền được nhận nuôi con nuôi; và quyền tự
do cơ bản không bị phân biệt đối xử của người đồng tính… Sở dĩ trong cộng đồng
LGBT vẫn luôn tồn tại những người già, trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật,… họ cần
được đặc biệt quan tâm, chăm sóc về tinh thần nhiều hơn và phải chắc chắn rằng không
một ai trong số họ bị bỏ rơi. Vì vậy, việc hối thúc và mong muốn xã hội, pháp luật
công nhận quyền cho người đồng tính là một điều tất yếu, văn minh và nhân đạo.
Qua đó có thể nhấn mạnh rằng, tuy quyền của người đồng tính được xem là
quyền của nhóm nhưng cũng có những điểm đặc thù riêng. Dù là quyền chung hay
19
quyền riêng, người đồng tính cũng cần được hưởng đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất các
quyền và giá trị cơ bản mà một con người cần phải có, bởi đó là một điều tất yếu.
1.3. Quyền của người đồng tính trong một số văn kiện quốc tế
Trong thời gian qua, pháp luật quốc tế đã có sự phát triển khá mạnh mẽ trong việc
bảo vệ quyền của người đồng tính. Các quy định, khuyến nghị của pháp luật quốc tế đã
có nhiều ảnh hưởng đến pháp luật của các quốc gia về quyền của người đồng tính. Đây
thực sự đã trở thành một vấn đề nhân quyền rất cần được quan tâm hiện nay.
Dưới đây tác giả sẽ điểm ra một số văn kiện pháp lý quốc tế thúc đẩy quyền con
người.
Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945
Tổ chức Liên hợp quốc là một tổ chức đứng đầu thế giới về việc bảo vệ quyền
con người, Hiến chương Liên hợp quốc là một văn kiện quan trọng nhất trong việc
nâng cao nhận thức luật quốc tế về quyền con người. Trên thực tế, Hiến chương không
áp đặt các nước thành viên phải có nghĩa vụ đặc biệt nào đối với quyền con người cả.
Nhưng có thể thấy, một trong những nguyên tắc cơ bản mà Hiến chương đưa ra đó là
bình đẳng, không phân biệt đối với tất cả mọi cá nhân. Lời nói đầu của Hiến chương
trịnh trọng tuyên bố rằng: “Công nhận các quyền cơ bản của con người, phẩm chất và
giá trị của con người, và quyền bình đằng giữa nam và nữ…”. Theo đó, tại Điều 1 Hiến
chương cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh và động viên sự tôn trọng các quyền con người và sự
tự do cơ bản đối với tất cả mọi người, không có bất cứ sự phân biệt nào về giới tính,
ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Mặc dù Hiến chương đã khẳng định quyền bình đẳng là
“không có bất cứ sự phân biệt nào về giới tính”, nhưng điều đó mới chỉ dừng lại ở việc
thừa nhận chung chung, do đó bắt buộc Hiến chương phải có những quy định cụ thể
hơn dành cho những cá nhân có xu hướng tính dục khác dị tính để đảm bảo được tính
bình đẳng trong Hiến chương Liên hợp quốc.
20
Thực tế, nhiều quốc gia ở Châu Á trong đó có Việt Nam vẫn đang xuất hiện tình
trạng trọng nam khinh nữ. Hiến chương Liên hợp quốc ra đời đồng thời cũng là để
ngăn chặn vấn nạn này. Nhưng hiện nay, xã hội đã và đang tồn tại song song một xu
hướng tính dục khác (đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính) cho nên việc đòi
hỏi Hiến chương phải quy định thêm những điều luật để bảo vệ cho các xu hướng tính
dục này là một điều cấp thiết. Thực ra trong suốt nhiều thập kỷ qua, Liên hợp quốc vẫn
luôn cố gắng để công nhận đồng tính là một xu hướng tính dục, nhưng trong Hiến
chương vẫn chưa có quy định nào về chống phân biệt đối xử và bảo vệ bình đẳng giữa
những xu hướng tính dục. Chính vì vậy, đối với những quốc gia cởi mở với đồng tính,
họ sẽ hiểu “bình đẳng giới” trong Hiến Chương bao gồm cả bình đẳng giữa nam, nữ và
xu hướng tính dục đồng tính. Còn đối với những quốc gia không công nhận đồng tính
thì họ chỉ xem “bình đẳng giới” trong Hiến chương chỉ là bình đẳng giữa giới tính nam
và nữ. Sự mâu thuẫn này đặt ra nhiều hối thúc cho Liên hợp quốc cần phải có những
biện pháp cứng rắn hơn nữa để bảo vệ con người khỏi những nạn phân biệt đối xử nói
chung và bảo vệ người đồng tính nói riêng.
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948
Ngày 10/12/1948 tại Pháp, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền được ra đời, nêu
rõ: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”26 và “Ai
cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt
đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính
kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình
thân trạng khác”27. Mặc dù Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền đã khẳng định quyền
con người nói chung, trong đó có cả quyền của người đồng tính, nhưng sự kỳ thị, phân
biệt đối xử và bạo hành đối với họ vẫn là nổi ám ảnh chưa hồi kết, trở thành một mối
quan tâm đặc biệt về nhân quyền đối với Liên hợp quốc ở những năm 90 của thế kỷ
XX.
26 Điều 1 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948)
27 Điều 2 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948)
21
Tháng 3/2011, 85 nhà nước và vùng lãnh thổ đã ký vào bản tuyên bố chung về
việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính
dục và bản dạng giới (SOGI). Tháng 6/2011, một bản Nghị quyết (Resolution 17/19)
được thông thông qua tại phiên họp thứ 17 đề cập đến bạo lực người đồng tính như
sau: “Mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục như thế nào”28.
Nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thành viên Hội đồng ở khắp nơi đã cho ra đời
một Báo cáo chi tiết đầu tiên của Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc
(A/HRC/19/41) vào tháng 11/2011, tổng kết lại vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử đối
với người đồng tính trên khắp thế giới. Tại phiên họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền
tháng 3/2011, Navanethem Pillay29 (Cao ủy Nhân quyền của Văn phòng Cao ủy nhân
quyền Liên hợp quốc) đã yêu cầu các nước chấm dứt ngay bạo lực và bất bình đẳng đối
với những người đồng tính. Cũng tại phiên họp này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban-
Ki-Moon đã có bài phát biểu, mô tả những hành vi bạo lực và phân biệt đối xử đối với
những người đồng tính là “Tấn bi kịch lớn đối với ai có lương tri và là vết nhơ đối với
lương tâm chúng ta”, “Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn quốc tế về Nhân
quyền năm 1948 đã chỉ rõ phải bảo vệ quyền của mọi người, ở mọi nơi. Chúng ta đang
chứng kiến nhiều sự xâm phạm và sự kỳ thị hướng vào người đồng tính, song tính,
chuyển giới,…”30. Tháng 6/2012, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc đã
xuất bản cuốn Cẩm nang “Sinh ra tự do và bình đẳng – Xu hướng tính dục và bản dạng
giới trong Luật Nhân quyền quốc tế”31 (HR/PUB/12/06) với nội dung cơ bản rằng
muốn bảo vệ các cá nhân dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới không nhất
thiết phải ban hành một bộ luật riêng dành cho LGBT, mà chỉ cần pháp luật đảm bảo
sự thực thi của các quyền không phân biệt đới xử trong văn kiện quốc tế, cẩm nang
nhấn mạnh vào sự vi phạm nhân quyền và yêu cầu nhà nước thực hiện nghĩa vụ đối với
những vi phạm đó.
28 https://www.right-docs.org/doc/a-hrc-res-17-19/?path=doc/a-hrc-res-17-19
29 Bà là người đứng đầu Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc,vốn là luật sư người Nam Phi, bắt đầu
nhiệm kỳ tại Văn phòng từ năm 2008
30 Trích phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon, tháng 3/2012
31 http://www.ohchr.org/Documents/Publications/BornFreeAndEqualLowRes.pdf
22
Như vậy, có thể thấy Liên Hợp Quốc đã từng bước nỗ lực trong việc chỉ ra những
sai phạm về quyền đối với những người đồng tính, đồng thời cũng yêu cầu các quốc
gia phải có những hành động cụ thể để chấm dứt vấn nạn xâm phạm nhân quyền này.
Hy vọng một ngày nào đó không xa, người đồng tính ở trên khắp thế giới đều có một
tương lai tự do, không phải chịu những áp lực, những định kiến xã hội gay gắt này nữa.
Bộ nguyên tắc Yogyakarta
Bộ nguyên tắc Yogyakarta về việc áp dụng Luật nhân quyền quốc tế liên quan
đến khuynh hướng tính dục và bản dạng giới được đưa ra bởi một nhóm các chuyên gia
nhân quyền như một tuyên bố toàn cầu về quyền của người đồng tính vào ngày
26/03/2007 tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (United Nations Human Rights
Council – HRC). Bộ nguyên tắc một lần nữa khẳng định con người, bao gồm người
đồng tính, khi sinh ra tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền, đồng thời đưa ra các
đề xuất về nghĩa vụ của các quốc gia trong việc đảm bảo sự tự do và bình đẳng đó.
Trong đó, vấn đề bảo vệ và đảm bảo quyền của người đồng tính được thể hiện rõ nhất
ở một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Quyền được hưởng thụ mọi quyền con người trên toàn cầu
Mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về quyền và phẩm giá. Mọi người, bất
kể khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới nào cũng đều được hưởng đầy đủ các
quyền con người.
Có thể thấy, nguyên tắc này đã khẳng định con người sinh ra đều bình đẳng về
mọi mặt, bất kể giới tính nào vào có xu hướng tính dục như thế nào cũng đều được
hưởng quyền như nhau. Nguyên tắc này cũng nhằm khuyến khích các quốc gia thành
viên cải thiện việc lập pháp, bao gồm cả luật hình sự để đảm bảo cho sự thụ hưởng của
các quyền con người trên toàn cầu.
Nguyên tắc 2: Các quyền về bình đẳng và không phân biệt đối xử
23
Mọi người đều có quyền được hưởng thụ mọi quyền con người mà không bị phân
biệt đối xử vì khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới của họ. Mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ mà không bị phân biệt đối xử vì những
lý do trên, bất kể các quyền con người khác có đồng thời bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt
đối xử đó hay không. Pháp luật nghiêm cấm những sự phân biệt đối xử như trên và
đảm bảo rằng mọi người đều được bảo vệ một cách công bằng và hiệu quả trước những
sự phân biệt đối xử đó.
Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới bao gồm mọi
sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc thiên vị dựa trên khuynh hướng giới tính hoặc bản
dạng giới nhằm mục đích vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu sự bình đẳng trước pháp luật,
sự công nhận, quyền thụ hưởng và thực thi một cách bình đẳng mọi quyền con người
và quyền tự do cơ bản. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay bản dạng
giới có thể bao gồm những sự phân biệt đối xử dựa trên những cơ sở khác như giới tính,
chủng tộc, tuổi tác, tôn giáo, khiếm khuyết cơ thể, sức khỏe và tình trạng kinh tế.
Nguyên tắc 3: Quyền được công nhận trước pháp luật
Mọi người ở mọi nơi đều có quyền được công nhận là một cá nhân trước pháp
luật. Những cá nhân thuộc các nhóm khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới khác
nhau đều được hưởng năng lực pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống. Khuynh
hướng tính dục và bản dạng giới của riêng mỗi người là một phần không thể tách rời
với nhân cách của họ và là một trong những bộ phận cơ bản nhất của sự quyết tâm cá
nhân, phẩm giá và tự do. Không ai bị buộc phải trải qua các thủ tục y tế, phẫu thuật xác
định lại giới tính, triệt sản hoặc liệu pháp hormone để bản dạng giới của họ được thừa
nhận trước pháp luật. Không tình trạng cá nhân nào, chẳng hạn như tình trạng hôn nhân
hoặc con cái có thể được viện dẫn như một lý do ngăn chặn sự thừa nhận bản dạng giới
của một người trước pháp luật. Không ai phải chịu áp lực buộc phải che giấu, kìm nén
hoặc chối bỏ khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của mình.
24
Nhìn chung, các văn kiện quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 hay
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã ghi nhận những quyền cơ bản của
người đồng tính. Tuy nhiên hai văn kiện này chỉ đề cập đến các quyền của nhóm đối
tượng này một cách gián tiếp, chung chung, không cụ thể. Nhưng qua đó có thể thấy
được Bộ nguyên tắc Yogyakarta là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận và bảo vệ
quyền của người đồng tính. Bộ nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiến
tới xóa bỏ hoàn toàn sự kỳ thị người đồng tính trên thế giới. Các quốc gia đang xem xét,
xây dựng Luật cho người đồng tính có thể xem bộ nguyên tắc này như một nguồn luật
đáng tin cậy để xây dựng văn bản pháp luật phù hợp nhất cho quốc gia mình nhưng vẫn
đảm bảo không vi phạm pháp luật quốc tế.
Bên cạnh đó, tháng 9/2015, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, 12 tổ chức của
Liên hợp quốc đã đưa ra khuyến nghị kêu gọi 193 quốc gia thành viên cùng nhau hành
động và bảo vệ quyền cho những người thuộc cộng đồng LGBT32. Bản khuyến nghị
nhấn mạnh rằng tất cả con người đều có quyền bình đẳng, được sống một cuộc sống
không bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử. Luật nhân quyền quốc tế được tạo ra nhằm
đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được hưởng những quyền lợi nói trên và không
được đi ngược lại những nguyên tắc của luật này. Liên hợp quốc cho biết sẽ hỗ trợ và
giúp đỡ hết mình trong quá trình thực hiện bản khuyến nghị, bao gồm cả việc thay đổi
luật pháp quốc gia, chính sách, thể chế đào tạo, giáo dục nhằm thúc đẩy, bảo vệ và phát
triển nhân quyền cho người LGBT.
Có thể nhận thấy, các văn kiện quốc tế hay các tổ chức quốc tế cũng đã ghi nhận
sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và bản dạng giới nhằm chống lại sự phân biệt
đối xử, kỳ thị. Càng khẳng định rằng, người đồng tính thực sự là một trong những mối
quan tâm và lo ngại hàng đầu của các tổ chức thế giới. Trong đó quyền được sống,
được tự do và quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn nhất đến
chất lượng nhân quyền của những người đồng tính trong xã hội. Việt Nam thời gian
32 https://m.kenh14.vn/the-gioi/lien-hop-quoc-keu-goi-193-quoc-gia-bao-ve-cong-dong-lgbti-
20150930024622554.chn
25
qua cũng đã có những động thái tích cực hơn trong việc hoàn thiện pháp luật về quyền
của người đồng tính. Ví dụ trong Luật Hôn nhân Gia đình 2014 đã bỏ quy định cấm kết
hôn giữa những người cùng giới, mặc dù trên thực tế vẫn không thừa nhận, nhưng điều
đó cũng giúp góp phần giảm thiểu sự kỳ thị, phân biệt đối xử người đồng tính trong xã
hội. Việt Nam cần xem xét và cân nhắc đưa ra những thay đổi nhất định để hòa nhập
với sự thay đổi về Nhân quyền trên thế giới ngày nay.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của
người đồng tính
Trong quá trình thúc đẩy sự công nhận và ban hành pháp luật về quyền của người
đồng tính ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đa phần đều gặp vô kể
những khó khăn thử thách. Bởi quan niệm về vấn đề này ở mỗi quốc gia, mỗi thành
phần xã hội và nhóm dân cư khác nhau luôn có những ý kiến trái chiều, đối nghịch
nhau. Có thể thấy những yếu tố làm ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình xây dựng và
công nhận quyền này đó là: Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán; yếu tố tín ngưỡng, tôn
giáo; yếu tố chủ nghĩa độc tôn dị tính; những yếu tố khác.
1.4.1. Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành
pháp luật về quyền của người đồng tính
Có thể thấy ở các quốc gia Châu Á hay Việt Nam nói riêng, gia đình là sự kết hợp
giữa nam và nữ, nhằm mục đích duy trì nòi giống, đó cũng là kiểu gia đình truyền
thống của Việt Nam. Việc tiếp nhận mô hình gia đình giữa những cặp đôi cùng giới đối
với họ có lẽ là việc khá là phi lý. Dường như các nước phương Tây lại khác, họ có sự
chấp nhận dễ dàng hơn đối với những cặp đôi cùng giới. Tuy nhiên phải hiểu rằng, văn
hóa và phong tục tập quán chính là những nề nếp, thói quen lâu đời do con người thế
hệ trước tạo ra để thế hệ sau noi gương, học tập và phát triển. Phong tục không được
tạo ra để trói buộc con người vào trong những khuôn phép quá khắt khe. Người đồng
tính được nhìn nhận với tư cách là một con người biết yêu thương, không thể gọi họ là
trái với văn hóa đạo lý được. Mặt khác, không có nét thuần phong mỹ tục nào của
người Việt Nam mà chấp nhận việc đi xem thường giá trị và nhân cách của người khác,
26
cho dù họ là ai, giới tính nào, tầng lớp nào. Càng không thể ngăn cấm quyền tự do yêu
thương giữa những con người lương thiện với nhau.
Trang Social Science Research có đăng tải một nghiên cứu của ông Mark
Regnerus – giáo sư ngành xã hội học trường Đại học Texas, Hoa Kỳ cho thấy, hơn
50% đứa trẻ được nuôi dạy trong gia đình có cha mẹ là người đồng tính thì đứa trẻ đó
sẽ có xu hướng đồng tính, song tính hoặc vô tính. Hay trên trang Enewamerica, tiến sĩ
– giáo sư xã hội học Tryce Hansen khẳng định rằng hôn nhân đồng giới thực sự không
tốt cho trẻ em. Nhà xã hội học đã viện dẫn các luận chứng, luận cứ chứng minh rằng
môi trường tốt nhất và lý tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ đó là một gia đình có sự
hiện diện của người cha và người mẹ theo đúng nghĩa đen của nó. Ông khẳng định:
“Hai người phụ nữ có thể là mẹ tốt nhưng một trong hai không thể là một người cha
hoàn hảo”33. Tuy nhiên, cũng không ít những nghiên cứu cho rằng việc nuôi dạy con
cái trong môi trường có cha mẹ đồng tính thực sự không có vấn đề gì cả. Điển hình
như: Một nghiên cứu từ các giáo sư trường Đại học Melbone – Australia trên trang
Nydailynews cho thấy, những đứa trẻ lớn lên trong sự chăm sóc của những cặp đôi
đồng tính đều phát triển bình thường, thậm chí còn khỏe mạnh và rất gần gũi với gia
đình. Đây là một cuộc nghiên cứu có thể coi là lớn nhất thế giới về vấn đề sức khỏe của
trẻ em trong gia đình đồng tính. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của hơn 500 trẻ em trong
độ tuổi từ 5-17 tuổi và 315 cha mẹ thuộc cộng đồng LGBT. Ngoài ra, một nghiên cứu
khác của đại học Massachusetts tại Amherst – Mỹ đã chứng minh những đứa trẻ sinh ra
trong gia đình có cha mẹ đồng tính phần lớn chỉ bị tác động bởi mối quan hệ và tình
cảm của cha mẹ chúng chứ không bởi giới tính của họ34.
Có thể nhận thấy, thử thách lớn nhất cho những cặp đôi đồng tính đó là sự ít
được chào đón, không công nhận hoặc thậm chí còn bị kỳ thị. Vì vậy, để thực hiện
thiên chức làm cha mẹ, người đồng tính cần chuẩn bị cho mình một tinh thần rắn thép
để có thể vượt qua cản trở ấy. Tuy nhiên, phải khẳng định một điều rằng không thể vì
33 Mỹ Hạnh (2013), Lo ngại xung quanh việc người đồng tính nhận nuôi con, http://doisong.vnexpress.net/tin-
tuc/gioi-tinh/lo-ngai-xung-quanh-viec-nguoi-dong-tinh-nhan-nuoi-con-2892081.html.
34 Mỹ Hạnh (2013), Lo ngại xung quanh việc người đồng tính nhận nuôi con, http://doisong.vnexpress.net/tin-
tuc/gioi-tinh/lo-ngai-xung-quanh-viec-nguoi-dong-tinh-nhan-nuoi-con-2892081.html.
27
sống chung với người đồng tính mà trở thành người xấu hay là người đồng tính được,
vì đồng tính là giới tính tự nhiên, bản chất của con người ngay từ khi sinh ra.
1.4.2. Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp
luật về quyền của người đồng tính
Về tín ngưỡng, với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người
xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp
như trời, trăng, đất, rừng, song, núi,… để được phù hộ. Niềm tin đó được hiện thực hóa
qua việc thờ cúng, nghi lễ, tập tục,…tất cả điều đó làm nên tín ngưỡng dân gian. Một
trong những nét văn hóa cổ điển của Việt Nam phải kể đến tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng này thờ cơ quan sinh dục của nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối. Tuy nhiên,
việc thờ hành vi giao phối không mang nghĩa xấu mà nó coi trọng việc giao phối giữa
nam và nữ để kích hoạt sự sinh sôi nảy nở, duy trì giống nòi cho nhân loại35. Tín
ngưỡng phồn thực tuy không cấm mối quan hệ đồng tính nhưng lại xem nó như là một
điều trái tự nhiên và đi ngược lại với tín ngưỡng.
Về tôn giáo, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và hiện nay có 06 tôn giáo lớn:
Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo36. Mặc dù các tôn giáo đều
khác nhau về những vị thần được thờ phụng, nhưng mục đích của các tôn giáo đều
hướng tới những điều lành, dạy cho con người những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
Do đó, chính những quan niệm về tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm của người
dân khi xem xét, đánh giá về các mối quan hệ đồng tính hiện nay.
Ở các nước Phương Đông, trong đó có Việt Nam, quan niệm Nho giáo chi phối
hầu hết các mối quan hệ vợ chồng, con cái, như là mô hình gia đình truyền thống sẽ là
người chồng là trụ cột, quyết định tất cả mọi công việc từ kinh tế xã hội đến gia đình,
người vợ chỉ có việc ở nhà nội trợ, nghe lời chồng, sinh con, nuôi con. Chính vì vậy,
kiểu gia đình cặp đôi đồng tính thật sự rất khó để chấp nhận ở các nước Phương Đông
vì quan niệm truyền thống kia đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Đối với Phật Giáo,
35 Tìm hiểu về tín ngưỡng phồn thực của người Việt, http://redsvn.net/tim-hieu-ve-tin-nguong-phon-thuc-cua-
nguoi-viet3/
36 https://asean2020.vn/web/asean/tin-nguong-ton-giao
28
luôn đề cao long từ bi hỷ xả, yêu thương tất cả loài chúng sinh thì dù là nam hay nữ, xu
hướng tính dục nào khác thì họ cũng xứng đáng được tôn trọng, yêu thương nhưng
những loài chúng sanh khác. Đối với Thiên chúa giáo, thời trước có thể có những phản
đối cực đoan với người đồng tính, đồng tính đã được cho là kê gian (quan hệ đồng tính
vô đạo đức). Nhưng sau này rất nhiều nhánh của Thiên Chúa giáo chấp nhận người
đồng tính như: United Church of Christ, Giáo hội trưởng lão, Anh giáo, Lutheran…
Đối với Giáo hội Công giáo: Đồng tính là nằm ngoài lựa chọn của họ, và xu hướng tính
dục không là tội lỗi nhưng những hành vi quan hệ tình dục giữa những người đồng tính
được cho là sai về mặt luận lý và tự nhiên, nhưng họ cũng đề nghị các môn đồ đối xử
tốt và tế nhị với người có xu hướng tính dục đồng tính. Về Hồi giáo, tại nhiều nước có
tôn giáo là đạo Hồi, quan hệ đồng tính là bất hợp pháp, người vi phạm có thể đi tù và
nặng nhất là hình phạt tử hình. Việc tử hình thường có 04 loại: Cả dân làng cùng ném
đá đến chết; Bị treo cổ; Bị chặt đầu; Hoặc bị gột rửa bằng phương pháp đẩy từ một
tầng cao của một công trình kiến trúc. Hiện nay có một số quốc gia áp dụng hình phạt
tử hình dành cho đối tượng đồng tính như: Yemen, Sudan, Iran, Iraq, Quatar,…. Tháng
4 năm 2012, một giáo sĩ truyền đạo Hồi giáo trên một kênh truyền hình của nước Anh
đã nhận xét rằng: “Nên làm gì với những kẻ đồng tính? Tra tấn nó; trừng phạt nó; đánh
nó; dùng tra tấn tâm lý cho bọn nó!”. Năm 2016, sau cuộc thảm sát ở Florida, một
người lãnh đạo Hồi giáo được mời phát biểu, người này nói việc giết chết những người
đồng tính là hành động từ bi. Nhưng ở Đạo Hồi cũng có những nhóm dám tự nhận
mình là người đồng tính nam, nữ. Quan điểm của họ là “Allah đã tạo ra chúng ta, vì
ngài đã tạo ra chúng ta không hoàn hảo, nên ngài sẽ chịu trách nhiệm, tha thứ về sự tạo
hóa mà ngài đã ban cho chúng ta”.37
Suy cho cùng, mỗi người đều có tín ngưỡng và tôn giáo riêng cho bản thân mình.
Các tôn giáo đều có những định kiến riêng và được lưu truyền trong sách vở, đều có
mục đích chung là khiến con người sống một cách thuần khiết, khuôn mẫu và có đạo
đức. Con người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, tuy nhiên, nếu pháp luật xem
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là tất yếu thì quyền của người đồng tính cũng cần
37 Đọc Gaysthetix: Đồng tính luyến ái trong Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
29
được bảo vệ, để họ có môi trường an toàn nhất khi tham gia vào các hoạt động tín
ngưỡng tôn giáo. Các phân tích trên cho thấy người đồng tính vẫn chưa được đón nhận
trong Hồi giáo, việc này là vô tình hay cố ý không chấp nhận thì đối với những nhà làm
luật hay người đồng tính vẫn là một câu hỏi rất lớn. Người đồng tính bản chất là con
người, họ xứng đáng được xã hội yêu thương và công nhận từ sớm hơn để không dẫn
đến nhiều hậu quả đáng tiếc từ việc phân biệt đối xử và kỳ thị. Các tôn giáo cần có cái
nhìn rộng mở hơn, thay đổi tư duy hiện đại hơn để phù hợp với xu thế chung của thế
giới. Chính vì vậy, tín ngưỡng tôn giáo là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình pháp điển hóa về quyền dành cho người đồng tính.
1.4.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về
quyền của người đồng tính
Yếu tố truyền thông cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhận
thức người dân và việc thi hành quyền cho người đồng tính. Nếu báo chí truyền tải
những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về LGBT thì xã hội sẽ có nhìn nhận tích cực và chào
đón cộng đồng LGBT hơn. Ngược lại, nếu báo chí chỉ tập trung đánh giá vào những
góc khuất hoặc đưa thông tin sai lệch thì sẽ tạo ra nhiều định kiến cho xã hội hơn nữa.
Vì vậy, truyền thông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và xây dựng
pháp luật cho người đồng tính.
Các yếu tố về khoa học công nghệ, y học cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình
thành quan niệm về người đồng tính. Sự phân biệt đối xử với người đồng tính, đặc biệt
là việc hình sự hóa đồng tính luyến ái tại nhiều quốc gia đã hạn chế cơ hội để người
đồng tính được tiếp cận và hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế. Người đồng tính hạn chế
tìm đến các trung tâm y tế hay bệnh viện khi có nhu cầu vì nỗi sợ hãi phải đối mặt với
sự kỳ thị, đó là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng
đồng người đồng tính là rất cao, đặc biệt là đồng tính nam. Theo nghiên cứu của Trung
tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (Disease Control and Prevention – CDC),
những người đồng tính nam và song tính nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV hơn bất
kỳ nhóm nào khác ở Hoa Kỳ. Năm 2010, ước tính người đồng tính nam và song tính
30
nam chiếm 63% tỷ lệ nhiễm HIV mới ở Hoa Kỳ38. Năm 2011, thống kê của CDC cho
biết người đồng tính nam có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 44 đến 86 lần so với nam giới
dị tính và cao gấp 40 đến 77 lần so với nữ giới dị tính39. Sự quan tâm chưa đúng mực
của các quốc gia dẫn đến các chính sách y tế của chính phủ, chương trình y tế quốc gia
không đề cập đến những nhu cầu chăm sóc y tế đặc thù của người đồng tính. Mặc dù
đồng tính không phải là một căn bệnh nhưng những áp lực mà người đồng tính phải
gánh chịu từ phía gia đình và xã hội là rất nặng nề, đôi khi đó chỉ là những áp lực vô
hình không ai nhìn thấy được. Có thể thấy, y tế là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình xây dựng pháp luật dành cho người đồng tính. Nhà nước và xã hội cần quan tâm
nhiều hơn nữa, đặc biệt là sớm ban hành biện pháp chấm dứt tình trạng kỳ thị để người
đồng tính có thể tự tin tìm đến các trung tâm y tế và thăm khám một cách tốt nhất.
38 http://www.cdc.gov/hiv/risk/gender/msm/facts/index.html
39 National HIV/AIDS strategy for The United States (Chiến lược quốc gia Hoa Kỳ về HIV/AIDS), The White
house,2010
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của người đồng tính đã khẳng định
rằng, đồng tính là một giới tính hoàn toàn tự nhiên trong sự hình thành và phát triển
của con người. Đó không phải là một căn bệnh, không trái với quy luật của tự nhiên và
chắc chắn không phải là một sản phẩm được du nhập từ phương Tây. Về cơ bản, quyền
của người đồng tính cũng giống như các quyền của chủ thể khác trong xã hội như:
quyền bình đẳng, quyền không phân biệt đối xử, quyền kết hôn, quyền con cái,… Ở
chương 1, tác giả đã làm rõ các khái niệm về tính dục, xu hướng tính dục và quyền con
người để từ đó xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về người đồng tính, cũng như các vấn
đề về quyền và pháp luật mà họ đang hàng ngày phải đấu tranh. Để bảo vệ và đảm bảo
các quyền cho người đồng tính thì pháp luật chính là công cụ quan trọng nhất. Khi
pháp luật ghi nhận sẽ giải quyết được những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình họ đi
tìm kiếm hạnh phúc, tự do và bình đẳng cho mình.
Người đồng tính từ lâu đã trở thành vấn đề đáng quan tâm liên quan đến nhân
quyền trên thế giới, trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia. Các tổ
chức quốc tế, điển hình là Liên hợp quốc cũng đã có nhận thức đúng đắn về người
đồng tính thông qua các văn kiện và những phát ngôn trên diễn đàn quốc tế. Có thể
thấy, đa số các quốc gia đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi quyền cho
người đồng tính. Nhưng qua đó cũng có thể thấy được càng ngày càng có rất nhiều
quốc gia ghi nhận, đảm bảo và thực thi về quyền này. Tất cả những nghiên cứu tại
chương 1 sẽ là cơ sở và nền tảng để phục vụ tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng,
đồng thời đưa ra những giải pháp thực thi, kiến nghị trong chương tiếp theo.
32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI
VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật về quyền của người đồng tính trên thế giới
2.1.1. Pháp luật một số quốc gia ủng hộ người đồng tính trên thế giới
Từ thế kỷ XIX trở về trước, nhiều quốc gia đã đưa đồng tính vào danh sách các
bệnh về tâm thần. Quan niệm đồng tính luyến ái là chứng rối loạn tâm lý trở thành một
quan niệm phổ biến ở phương Tây từ thế kỷ XIX và sang đến một phần thế kỷ XX.
Đến những thập niên cuối thế kỷ XX, khoa học đã khẳng định đồng tính luyến ái
không phải là bệnh. Nhiều nước lần lượt loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách
bệnh tâm thần, bắt đầu là Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã loại đồng tính ra khỏi danh sách
bệnh tâm thần vào năm 1973. Vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính đang dần trở
thành một trong những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó,
quyền được sống, được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng như các chủ thể
khác trong xã hội và quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến
chất lượng nhân quyền của những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Ví dụ như
hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính. Dưới đây là một số quốc gia lớn tiêu biểu
cho việc bảo vệ và hợp pháp hóa quyền dành cho người đồng tính:
Tại Hà Lan, hôn nhân đồng giới đang là vấn đề không chỉ được cộng đồng LGBT
rất quan tâm mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hà Lan chính là quốc gia
đầu tiên trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 200140. Đầu những năm
1980, một nhóm các nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính, đứng đầu bởi Henk
Krol - tổng biên tập của Gay Krant, đã yêu cầu Chính phủ cho phép các cặp đồng tính
kết hôn. Quốc hội Hà Lan đã quyết định thành lập một Uỷ ban đặc biệt vào năm 1995
nhằm điều tra khả năng kết hôn đồng tính. Ủy ban đã hoàn thành công việc của mình
vào năm 1997 và kết luận rằng hôn nhân dân sự nên được mở rộng bao gồm cả các cặp
40 http://www.cpcs.vn/ha-lan-la-quoc-gia-dau-tien-cong-nhan-hon-nhan-dong-gioi-d9242.html.
33
vợ chồng cùng giới tính. Tháng 9 năm 2000, dự thảo luật cuối cùng được thảo luận tại
Nghị viện Hà Lan. Ngày 12 tháng 9 năm 2000 Dự thảo luật về hôn nhân đã thông qua
Hạ viện với 109 phiếu bầu. Thượng viện phê duyệt dự luật vào ngày 19 tháng 12 năm
2000 với 49/26 phiếu. Luật bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 năm 2001. Luật tại
Hà Lan yêu cầu một trong hai đối tác phải có quốc tịch Hà Lan hoặc có nhà ở tại Hà
Lan. Độ tuổi kết hôn ở Hà Lan là 18 tuổi, hoặc dưới 18 tuổi với sự đồng ý của cha mẹ.
Hôn nhân đồng giới chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ châu Âu của Hà Lan và trên quần đảo
Caribê Bonaire, Sint Eustatius và Saba. Cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên được thực
hiện trên đảo Saba vào ngày 4 tháng 12 năm 2012 giữa hai người đàn ông, một người
Hà Lan và một người Venezuela41.
Ngày nay, thủ đô Amsterdam là một trong những thành phố dành cho cộng đồng
LGBT nổi tiếng và phổ biến nhất thế giới. Tại thành phố này có hơn 100 cửa hàng,
quán bar, câu lạc bộ và khách sạn dành riêng cho cộng đồng. Nơi đây còn có khu vực
Homomonument dùng để tưởng niệm người đồng tính trên khắp thế giới. Ngoài
Amsterdam còn có các thành phố khác như Utercht, Hague, Rotterdam cũng có môi
trường an toàn cho người LGBT42. Vì Hà Lan là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới nên có lẽ đây là chính là thiên đường dành cho người đồng tính ở khắp
mọi nơi. Kể từ khi Hà Lan công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2001 thì đã có thêm
rất nhiều quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới. Điều này thể hiện sự tôn trọng và
bảo vệ của pháp luật dành cho cộng đồng LGBT cũng như đảm bảo nhân quyền trên
toàn thế giới.
Canada có thể được coi là một trong những quốc gia thân thiện với người đồng
tính trên thế giới. Quyền LGBT ở Canada là một trong những quyền tiến bộ ở Châu
Mỹ. Từ năm 1982, Hiếp pháp Canada đã đảm bảo các quyền cơ bản của con người đối
với cộng đồng LGBT. Hoạt động tình dục đồng giới tại Canada được hợp pháp hóa
vào ngày 27 tháng 6 năm 196943. Ngày 10 tháng 6 năm 2003, Tòa phúc thẩm quyết
định ngay lập tức hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới tại Ontario, trở thành tỉnh bang đầu
41 http://www.cpcs.vn/ha-lan-la-quoc-gia-dau-tien-cong-nhan-hon-nhan-dong-gioi-d9242.html.
42 http://www.cpcs.vn/ha-lan-la-quoc-gia-dau-tien-cong-nhan-hon-nhan-dong-gioi-d9242.html.
43 Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính.
34
tiên hợp pháp hóa về quyền này. Năm 2005, Canada chính thức hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới trên toàn quốc và trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới và là quốc gia đầu
tiên bên ngoài Châu Âu, thừa nhận hợp pháp hôn nhân đồng giới sau khi Thượng nghị
viện nước này bỏ phiếu tán thành đạo luật hôn nhân đồng giới. Mặc dù trong quá trình
khảo sát và lấy ý kiến, đạo luật này nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều và tranh luận
kịch liệt. Nhưng Thượng viện đã bỏ phiếu tán thành với tỷ lệ 47/21 phiếu để thông qua
đạo luật hôn nhân đồng giới.
Có thể nhận thấy, Thượng viện nước này đã bất chấp những làn sóng phản đối
gay gắt từ các nghị sĩ Đảng bảo thủ và các tôn giáo, đây như một đòn đánh công kích
vào trật tự của các tôn giáo. Tuy nhiên, pháp luật cho người đồng tính nam và đồng
tính nữ quyền được tiến hành hôn lễ như các cặp hôn phối bình thường, nhưng tổ chức
giáo hội sẽ không cho phép các cặp đồng giới được kết hôn trong nhà thờ. Do đó, từ
trước đến nay, yếu tố tôn giáo vẫn luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thừa
nhận và thực thi quyền cho người đồng tính. Ngày nay, tại một số thành phố lớn của
Canada đã thành lập những khu phố dành cho cộng đồng người đồng tính nam như là
Nhà thờ Wellesley ở Toronto, khu thương mại Gay Village ở Montreal, Davie Village
ở Vancouver và Bank Street Gay Village ở Ottawa. Mỗi mùa hè, cộng đồng LGBT
Canada sẽ kỷ niệm “niềm tự hào đồng tính” ở các bang, tỉnh và thành phố lớn. Canada
cũng là quốc gia có môi trường an toàn để du học sinh sống thoải mái với xu hướng
tính dục của mình, Canada cũng được xếp vào vị trí thứ ba trong danh sách những quốc
gia đáng sống dành cho người đồng tính.
Đối với Đài Loan, ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức loại
bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách “Phân loại bệnh tâm thần quốc tế”. Ngày 17/5
trở thành cột mốc quan trọng của cộng đồng người LGBT nói chung. Liên hợp quốc
cũng lấy ngày này là “Ngày Quốc tế chống kỳ thị Đồng tính, Song tính và Chuyển
giới”. Lúc 13h chiều ngày 17 tháng 5 năm 2019, ngày mà cách đây vừa tròn 15 năm đã
được chọn làm “Ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính, song tính và chuyển giới”
- IDAHOT (International Day Against Homophobia & Transphobia) nghị viện Đài
Loan đã thông qua luật cho phép các cặp đồng tính được phép kết hôn với kết quả áp
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx

More Related Content

What's hot

Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...hanhha12
 

What's hot (20)

Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn NhânLuận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
 
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt NamLuận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
 
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
 
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOTLuận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự, HOT
 
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOTHoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đìnhĐề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niênLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 

Similar to Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx

KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾKHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾOnTimeVitThu
 

Similar to Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx (20)

Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docxQuyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
Quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.docx
 
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAYVai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
Vai trò của Quốc hội về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAYLuận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
 
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con ngườiVai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
 
Luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOT
Luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOTLuận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOT
Luận văn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyền an tử, HOT
 
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
 
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOTĐề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
Đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật, HOT
 
Pháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOT
Pháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOTPháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOT
Pháp luật về bình đẳng giới trong dân sự, hôn nhân gia đình, HOT
 
Luận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOT
Luận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOTLuận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOT
Luận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOT
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾKHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
 
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.doc
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.docHoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.doc
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.doc
 
Bảo vệ hiến pháp Bằng pháp luật tại việt nam hiện nay.doc
Bảo vệ hiến pháp Bằng pháp luật tại việt nam hiện nay.docBảo vệ hiến pháp Bằng pháp luật tại việt nam hiện nay.doc
Bảo vệ hiến pháp Bằng pháp luật tại việt nam hiện nay.doc
 
Những bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAY
Những bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAYNhững bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAY
Những bất cập trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự 2005, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý, HOT
Luận văn: Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý, HOTLuận văn: Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý, HOT
Luận văn: Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý, HOT
 
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.docLuận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
 
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMTỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
 
Khóa luận - Bảo đảm quyền tự do lập hội theo hiến pháp 2013.doc
Khóa luận - Bảo đảm quyền tự do lập hội theo hiến pháp 2013.docKhóa luận - Bảo đảm quyền tự do lập hội theo hiến pháp 2013.doc
Khóa luận - Bảo đảm quyền tự do lập hội theo hiến pháp 2013.doc
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxDV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149 (20)

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
 
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docxTải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
 
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docxKhóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
 
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docxDanh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
 
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docxBáo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docxBáo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docxLuận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
 
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
 
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docxĐề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
 
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docxĐề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
 
Đề tài Giải Pháp Xây Dựng Digital Marketing Cho Aeon Mall Bình Tân.docx
Đề tài Giải Pháp Xây Dựng Digital Marketing Cho Aeon Mall Bình Tân.docxĐề tài Giải Pháp Xây Dựng Digital Marketing Cho Aeon Mall Bình Tân.docx
Đề tài Giải Pháp Xây Dựng Digital Marketing Cho Aeon Mall Bình Tân.docx
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả đạt được trong công trình này là sự nỗ lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê Thị Hồng Liễu. Trong đó, những phần có sử dụng tài liệu tham khảo sẽ được trích dẫn theo đúng quy định. Đồng thời, những số liệu hay kết quả trình bày trong khóa luận đều mang tính chất trung thực, đáng tin cậy. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với kết quả nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN NGUYỄN ĐỨC SƠN
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Sau bốn năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, bằng sự biết ơn và kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới Cô Lê Thị Hồng Liễu, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, do điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các quý Thầy, Cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH .........................................................................................................10 1.1. Khái niệm về tính dục, xu hướng tính dục và người đồng tính.............................10 1.1.1. Tính dục và xu hướng tính dục ..........................................................................10 1.1.2. Người đồng tính ...................................................................................................12 1.2. Đặc điểm về quyền của người đồng tính..................................................................15 1.2.1. Quyền của người đồng tính bản chất là quyền con người ..............................15 1.2.2. Quyền của người đồng tính là quyền mang tính tất yếu.................................17 1.3. Quyền của người đồng tính trong một số văn kiện quốc tế...................................19 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính...................................................................................................................25 1.4.1. Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính ............................................................25 1.4.2. Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính ...............................................................................27 1.4.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính ............................................................................................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM .............32 2.1. Thực trạng pháp luật về quyền của người đồng tính ..............................................32 2.1.1. Pháp luật một số quốc gia ủng hộ người đồng tính trên thế giới...................32 2.1.2. Pháp luật một số quốc gia không ủng hộ hôn nhân đồng giới .......................36 2.2. Thực trạng pháp luật về quyền của người đồng tính tại Việt Nam.......................39 2.2.1. Quyền của người đồng tính trong vấn đề bình đẳng, không bị phân biệt đối xử ...............................................................................................................................40 2.2.2. Quyền của người đồng tính trong quan hệ hôn nhân và gia đình..................43 2.2.3. Quyền của người đồng tính trong pháp luật hình sự .......................................45 2.3. Sự cần thiết của việc ban hành pháp luật về quyền của người đồng tính ............48
  • 6. iv 2.3.1. Lý do pháp luật cần ghi nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính............48 2.3.2. Những vấn đề pháp luật cần ghi nhận về quyền của người đồng tính ..........50 2.3.3. Quá trình pháp luật xem xét, ghi nhận và thi hành quyền của người đồng tính ..........................................................................................................................50 2.4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền của người đồng tính tại Việt Nam ......................................................................................................................................51 2.4.1. Giải pháp về mặt pháp lý ....................................................................................52 2.4.2. Giải pháp về mặt xã hội ......................................................................................58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................60 KẾT LUẬN ............................................................................................................................61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG ANH (nếu có) TỪ/CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ LGBT Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender Đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới. Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013.
  • 8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”1. Như vậy, có thể hiểu rằng không một ai trong chúng ta có quyền được lựa chọn giới tính của mình, dù là nam hay nữ, hay người đồng tính, tất cả đều xứng đáng nhận được những quyền cơ bản nhất của con người. Quyền con người là giá trị cao quý, là thành quả kết tinh của một quá trình phát triển lịch sử và đấu tranh lâu dài của nhân loại. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, đặc biệt là kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập năm 1945, cộng đồng quốc tế đã không ngừng khẳng định, thúc đẩy và bảo vệ các quyền của con người. Sự minh chứng này được thể hiện qua các văn kiện pháp lý hữu hiệu đảm bảo quyền con người trên phạm vi toàn cầu, như là Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966;... Có thể thấy, mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia để bảo đảm các quyền con người được thực hiện một cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Trong pháp luật quốc tế về nhân quyền, phần quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương cấu thành một bộ phận quan trọng trong xã hội cần được bảo vệ đặc biệt, người đồng tính cũng không ngoại lệ. Vào những thập kỷ gần đây, quyền của người đồng tính đã trở thành vấn đề gây tranh luận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, người đồng tính vẫn là một nhóm người chiếm thiểu số về dân số và ngày càng hiện diện rõ nét hơn trong xã hội. Đồng thời, họ cũng là đối tượng ngày càng được giới khoa học cũng như các cơ quan hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Mặc dù 1 Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948
  • 9. 2 Việt Nam cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn đối với người đồng tính thông qua việc sửa đổi bổ sung luật liên quan đến quyền của người đồng tính trong quá trình xây dựng và hoàn thiện một số văn bản pháp luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình,… Tuy nhiên, vì nhiều lý do nào đó mà quyền của người đồng tính tại Việt Nam vẫn chưa được thừa nhận và bảo vệ một số quyền cơ bản của con người như: quyền được kết hôn đồng giới, quyền cùng nhận nuôi con nuôi, quyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử và một số quyền liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự, dân sự, quyền trợ giúp pháp lý, quyền trong quan hệ lao động, y tế, giáo dục,... Trong bối cảnh đó, năm 2013, sau khi được sửa đổi và bổ sung, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhấn mạnh rằng : “Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”2 và “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”3. Các quy định mới này trong Hiến pháp đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người nói chung và quyền của người đồng tính nói riêng. Với sự bất cập trong chính sách pháp luật về quyền dành cho người đồng tính tại Việt Nam, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người đồng tính tại Việt Nam. Kinh nghiệm pháp luật một số nước trên thế giới” để triển khai nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền con người, nâng cao giá trị đời sống xã hội của người dân Việt Nam phù hợp với xu hướng chung của thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu trong nước: 2 Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 3 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
  • 10. 3 Về thực tế, các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền của người đồng tính trong nước còn hạn chế. Nhằm phục vụ việc nghiên cứu chủ đề khóa luận, tác giả đã lựa chọn ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài khóa luận. Các tài liệu khoa học được viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE, Hà Nội) dịch và biên soạn: “Trả lời các câu hỏi của bạn về đồng tính và xu hướng tính dục”(http://isee.org.vn/Content/Home/Library/459/tra-loi-cac-cau-hoi-cua-ban-ve- dong-tinh-va-xu-huong-tinh-duc..pdf); “Hỏi nhanh đáp gọn về đồng tính, song tính,…” Các tài liệu này cung cấp những kiến thức cơ bản về người đồng tính, giúp định hướng quan niệm đúng đắn về người đồng đồng tính cũng như quyền này. Các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề lý luận về quyền của người đồng tính như: Tác giả Trương Hồng Quang (2012), “Cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính”, Tạp chí Nghiên cứu của lập pháp (Văn phòng Quốc Hội), số 24; Tác giả Dương Hoán (2010), Quyền kết hôn của người đồng tính, Kỷ yếu tọa đàm khoa học “Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm quyền của các nhóm Xã hội dễ bị tổn thương”, TP.HCM ngày 4/12/2010; Trường Đại học Luật Hà Nội 2015, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Quyền của nhóm LGBT- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Các công trình nghiên cứu này đã chứng minh rằng đây là nhóm quyền tự nhiên, vốn có trong xã hội và rất cần được nhà nước công nhận, bảo vệ và đảm bảo thực thi pháp luật về quyền dành cho nhóm người này. Kế đến là một số tài liệu nghiên cứu đã cung cấp thông tin pháp luật quốc tế và dẫn chứng ra pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính như: Tác giá Nguyễn Thị Thu Nam (2013), “Hôn nhân cùng giới xu hướng thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật (Bộ Tư Pháp); Viện Khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2013), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nhận diện các vấn đề pháp lý về cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam hiện nay”, Hà Nội, Chủ nhiệm: Trương Hồng Quang; Tác giả Trương Hồng Quang (2012), “Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính”, Tạp chí Nhà
  • 11. 4 nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung đề cập đến các vấn đề của người đồng tính dựa trên các nội dung của pháp luật quốc tế, tình hình hợp pháp hóa hôn nhân của người cùng giới ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài và các vấn đề liên quan đến y tế, giáo dục. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về thực trạng người đồng tính tại Việt Nam như: Năm 2009 tác giả Nguyễn Quốc Cường công bố “Nghiên cứu trực tuyến đặc điểm nhân khẩu – xã hội của nam giới có quan hệ đồng giới ở Việt Nam”; Trung tâm sáng kiến và sức khỏe dân số cũng có một số báo cáo nghiên cứu liên quan như: Báo cáo nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới ở Việt Nam”, Hà Nội, 2010. Khác với người dị tính, người đồng tính không phải lúc nào cũng thể hiện xu hướng tính dục ra bên ngoài nên việc đánh giá về thực trạng người đồng tính là rất khó. Những công trình này tập trung vào vấn đề nhận diện người đồng tính tại Việt Nam (số lượng, xu hướng tính dục, nghề nghiệp, bạo hành,…). Bên cạnh đó, một số công trình đưa ra những giải pháp cho tương lai như: Cao Vũ Minh (2014), “Các hình thức công nhận hôn nhân đồng giới trên thế giới và sự lựa chọn cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật); Cao Vũ Minh, Nguyễn Đức Nguyên Vỵ (2014), “Nên thừa nhận chế định kết hợp dân sự giữa hai người cùng giới tính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Viện nghiên cứu lập pháp); Trương Hồng Quang (2014), “Quyền kết hôn của người đồng tính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Viện nghiên cứu lập pháp); Bùi Thị Mừng (2015), “Chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình – Vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,… Các công trình nghiên cứu này đã nêu ra những điểm mới trong pháp luật về quyền của người đồng tính trên thế giới và đưa ra những đề xuất phù hợp nhất cho bối cảnh pháp luật Việt Nam trong vấn đề hôn nhân đồng giới. Đồng thời cũng đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền dành cho người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam.
  • 12. 5 Ngoài các công trình nghiên cứu về lý luận, lập pháp và giải pháp nêu trên thì còn có một số công trình nghiên cứu về các quyền khác của người đồng tính, mặc dù còn ít và chưa được sâu sắc. Ví dụ như: Quyền về con cái (nuôi con nuôi, mang thai hộ, sinh con theo phương pháp khoa học): UNDP-USAID Vietnam, “Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị”, Hà Nội; Trương Hồng Quang, “Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam, những vấn đề đổi mới pháp luật”, Sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội…. Bảo vệ quyền nhân thân: Trần Thị Hà, “Phương thức bảo vệ quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Chuyên ngành Luật dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội; Vũ Thị Hải Yến, “Pháp điển hóa và hoàn thiện các quy định về quyền nhân thân trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Luật học (Trường Đại học Luật Hà Nội),… Các nghiên cứu này hầu hết cũng chỉ đưa ra những vấn đề lý luận về quyền của người đồng tính, nhấn mạnh về quyền con người và quyền chống phân biệt đối xử, kỳ thị trong các lĩnh vực nhận nuôi con nuôi, quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt nam. Qua đó, tác giả thấy được pháp luật Việt Nam thời gian qua vẫn chưa có nhiều sự thay đổi trong các lĩnh vực này. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền của người đồng tính dưới các góc độ khác nhau, dưới đây là một số công trình nghiên cứu được công bố. Bài viết “Definition of Term: Sex, Gender, Gender Identity, Sexual Orientation” (Định nghĩa về: Giới tính, Giới, Bản dạng giới, Xu hướng tính dục). Bài viết giải mã các khái niệm về giới, giới tính, bản dạng giới và xu hướng tính dục; Bài viết “Sexual
  • 13. 6 orientation and gender identity” (xu hướng tính dục và bản dạng giới). Bài viết này chính là nền tảng để hiểu đúng về cộng đồng LGBT. Một số nghiên cứu khác liên quan đến tôn giáo và LGBT như: Mark Barwick, “LGBT People, the Religions & Human Rights in Europe” (Người LGBT, Tôn giáo và Quyền con người ở Châu Âu),…Có thể nhận thấy, người đồng tính không chỉ là vấn đề gây tranh cãi trong xã hội mà còn đối với một số tôn giáo. Nancy G.Maxwell, “Opening civil marriage to same-gender couples: A Netherlands – United states comparison” (Hợp pháp hóa hôn nhân dân sự cho cặp đôi cùng giới: Một nghiên cứu so sánh giữa Hà lan và Mỹ), The Electronic Journal o/Comparative Law, vol. 4.3 (Nov.2000): Bài viết này so sánh sự phát triển về pháp lý ở Hoa Kỳ và Hà Lan liên quan đến quyền của cặp đôi cùng giới kết hôn. Ngoài ra còn có những bài báo cáo liên quan đến người đồng tính khi nuôi con như là Báo cáo “The effects of lesbian and gay parenting on children’s development” (Những ảnh hưởng của cha mẹ đồng tính đến sự phát triển của con cái). Báo cáo này cho rằng cặp cha mẹ là người đồng tính có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của con cái… Tất cả các nghiên cứu nêu trên đã cung cấp cho tác giả một lượng kiến thức đa dạng và phong phú từ vấn đề lý luận, pháp lý và cả thực tiễn về quyền của người đồng tính. Ngoài ra, tác giả còn được hiểu biết thêm những thông tin rất hữu ích để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu vấn đề lý luận, pháp lý và thực trạng thi hành quyền dành cho người đồng tính tại Việt Nam, so sánh và lấy kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm thực thi
  • 14. 7 hóa các quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ những quyền cơ bản của người đồng tính. Để thực hiện mục đích trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, làm rõ vấn đề lý luận về quyền của người đồng tính theo pháp luật Việt Nam, những yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận các quyền của các đối tượng này. Hai là, nghiên cứu thực tiễn pháp luật về quyền của người đồng tính tại Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Ba là, đánh giá thực trạng về việc thực thi quyền dành cho người đồng tính trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất giải pháp về mặt pháp lý và xã hội nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người đồng tính. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là vấn đề lý luận, pháp lý, thực trạng thực thi pháp luật về quyền của người đồng tính trong hệ thống pháp luật quốc tế (Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945; Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966;…) và quốc gia (Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật nuôi con nuôi…). Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. 5. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu quyền của người đồng tính trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trọng tâm đánh giá là các quyền đặc thù, đang bị hạn chế, chưa được ghi nhận hoặc đã được ghi nhận nhưng có nhiều vấn đề trong thực tế, có đối chiếu với pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính. Tác giả chọn luật Hà Lan, Canada và Đài Loan để có thể thấy được những điểm mới và tư duy
  • 15. 8 hiện đại trong việc ghi nhận và xây dựng pháp luật ở nước họ. Từ đó đưa ra những kiến giải phù hợp với tình hình pháp luật Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài để làm sáng tỏ được các vấn đề lý luận, pháp lý về quyền dành cho người đồng tính và tổng hợp các giải pháp kiến nghị phù hợp cho Việt Nam. - Phương pháp luật so sánh: để làm sáng tỏ sự phát triển của pháp luật về quyền của người đồng tính trên thế giới thời gian qua và những bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình Việt Nam. - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: được sử dụng chủ yếu trong tất cả các chương nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng người đồng tính; quan điểm về người đồng tính và quan điểm về một số vấn đề liên quan đến pháp luật về quyền của người đồng tính tại Việt Nam hiện nay. - Phương pháp phân tích tình huống thực tiễn: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 nhằm làm rõ thực trạng người đồng tính; thực tiễn thi hành pháp luật về quyền của các đối tượng này và có thêm các cơ sở để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật. 7. Tính mới, ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài: Tính mới của đề tài Khóa luận được tiếp cận một cách có hệ thống và toàn diện theo góc độ luật học và xã hội học, tâm lý học, nhân học, triết học... Hướng nghiên cứu đa ngành, liên ngành (Y tế, Giáo dục,…) đã tạo điều kiện cho tác giả khóa luận có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu.
  • 16. 9 Khóa luận đã xây dựng, bổ sung và làm sâu sắc thêm hệ thống lý luận, pháp lý về quyền dành cho người đồng tính; đánh giá được thực trạng người đồng tính tại Việt Nam; phân tích thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính trong thời gian qua. Từ đó rút ra nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn và bước đầu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền dành cho người đồng tính. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Về phương diện lý luận, khóa luận đưa ra được các quan điểm để củng cố và hoàn thiện pháp luật về quyền của người đồng tính dưới góc nhìn tổng thể, đồng bộ và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Về phương diện thực tiễn, khóa luận góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay bằng việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, thi hành pháp luật dựa trên các yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật và quyền con người. 8. Bố cục của khóa luận Khóa luận được thiết kế thành 03 phần, gồm: Phần mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó phần nội dung gồm 02 chương cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của người đồng tính. Chương 2: Thực trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của người đồng tính tại Việt Nam.
  • 17. 10 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH 1.1. Khái niệm về tính dục, xu hướng tính dục và người đồng tính 1.1.1. Tính dục và xu hướng tính dục Đồng tính luôn là một chủ đề thời sự liên quan đến vấn đề nhân quyền, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Ngày nay, không ít quan điểm cho rằng đồng tính là điều trái với tự nhiên, là những người thuộc thế giới thứ ba hoặc bị bệnh tâm thần,… Mặc dù vậy, vẫn có nhiều quan điểm cho rằng đồng tính là những điều hoàn toàn tự nhiên của xã hội. Xét dưới góc độ khoa học, để hiểu về đồng tính trước hết cần hiểu về thuật ngữ tính dục và xu hướng tính dục. “Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con người không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội”4. Như vậy, tính dục là toàn bộ con người đó như là người nam hay người nữ và những yếu tố tạo nên tính dục cũng là những thành phần làm nên nhân cách - tổng thể những phẩm chất tâm lý đặc trưng ở một con người, thể hiện ra bằng hành vi ứng xử. Xu hướng tính dục5 là một trong các yếu tố tạo nên tính dục, “chỉ việc chịu sự hấp dẫn về tình cảm, sự lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về tình dục của một người đối với đối tượng thuộc giới nào đó”6. Xu hướng tính dục bao gồm giới tính sinh học 4 Theo Hội đồng giáo dục và thông tin về tình dục ở Mỹ (Sexuality Information and Education Council of the United States – SIECUS) 5 Có nhiều người đã sử dụng thuật ngữ “xu hướng tình dục” nhưng thuật ngữ này chỉ mang màu sắc thiên về sinh lý và nhu cầu tình dục. Còn ở đây tác giả khóa luận đề cập đến thuật ngữ “xu hướng tính dục”, nó sẽ bao gồm về cả mặt tâm tư tình cảm, sinh lý và nhu cầu tình dục của con người. 6 APA (2011), Definition of Terms: Sex, Gender, Gender Identity, Sexual Orientation.
  • 18. 11 (Biological Sex/ Sex)7, bản dạng giới (Gender Identity)8 và thể hiện giới (Gender Role)9. Hiện nay có các xu hướng tính dục thường gặp là: Heterosexual – Xu hướng tính dục khác giới: Đây là xu hướng tính dục phổ biến nhất của con người. Người có xu hướng tính dục này sẽ bị hấp dẫn bởi những người khác giới tính. Homosexual – Xu hướng tính dục đồng giới: Đây là xu hướng tính dục chỉ bị hấp dẫn bởi những người có cùng giới tính, thể hiện ở cả nam giới (Gay)10 và nữ giới (Lesbian)11, được gọi chung là người đồng tính. Bisexual – Xu hướng tính dục song tính: Người có xu hướng tính dục song tính không mang trong mình hai giới tính, về giới tính sinh học họ vẫn là nam giới hoặc nữ giới, nhưng họ bị hấp dẫn bởi hai xu hướng tính dục khác giới (dị tính) và xu hướng tính dục đồng giới (đồng tính). Asexual – Vô tính: Người vô tính sẽ không bị hấp dẫn tình dục bởi bất kỳ giới tính nào, tình dục đối với họ là một khái niệm xa lạ và không cần thiết trong cuộc sống. Có thể thấy, xu hướng tính dục là những điều hoàn toàn tự nhiên của loài người và đó không phải là một căn bệnh. Một người có giới tính nam hoặc nữ hoàn toàn có thể là người dị tính, đồng tính, song tính hoặc vô tính, hay còn gọi là LGBT12. Bên cạnh đó, xu hướng tính dục của con người không phải lúc nào cũng được biểu lộ ra bên ngoài, điển hình là xu hướng tính dục đồng tính. Vì xu hướng tính dục này thường chiếm số ít trong xã hội, dễ bị phân biệt đối xử và kỳ thị nên đa phần họ sẽ không muốn hoặc không dám công khai. Hoặc nhiều người phải đến lúc trưởng thành mới 7 Giới tính sinh học còn được gọi là giới tính khi sinh ra, các bác sĩ, mọi người nhìn vào những đặc điểm sinh học (bộ phận sinh dục, đặc điểm gen, hormone,…) để xác định người đó là nam, nữ hay liên giới tính. 8 Bản dạng giới là sự cảm nhận, là cách mỗi người nhìn nhận về giới tính của mình là gì. 9 Thể hiện giới là cách một người thể hiện bản dạng giới ra ngoài. Nó bao gồm các biểu hiện về vật chất như trang phục,kiểu tóc, cách trang điểm, và những biểu hiện xã hội như tên và cách chọn danh xưng. 10 Gay: Đồng tính nam 11 Lesbian: Đồng tính nữ 12 LGBT: Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender
  • 19. 12 nhận dạng đầy đủ xu hướng tính dục của mình vì sự hình thành và phát triển xu hướng tính dục ở mỗi người là không giống nhau, có người nhận biết được xu hướng tính dục của mình từ rất sớm nhưng có người lại nhận biết từ rất muộn. Một số người cũng đã thử thay đổi xu hướng tính dục từ đồng giới (đồng tính) sang khác giới (dị tính) nhưng không thành công. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã chứng minh rằng xu hướng tính dục có tính chất cố định, không phải là sự lựa chọn của cá nhân.. Do đó, có thể hiểu rằng bản chất của xu hướng tính dục chính là tự nhiên, vốn có của con người ngay từ khi sinh ra, không phải một sự lựa chọn mà người ta có thể thay đổi tùy ý được. 1.1.2. Người đồng tính Theo cách tiếp cận truyền thống và được nhiều người chấp nhận thì giới tính của con người gồm có giới tính nam và nữ, những người này đều có xu hướng tính dục dị tính, nghĩa là chỉ bị hấp dẫn về tình dục với những người khác giới. Tuy nhiên, trong lịch sử nhân loại vẫn luôn tồn tại một nhóm người thiểu số có xu hướng tính dục khác so với hầu hết những người còn lại trong xã hội, đó là người đồng tính. Có thể hiểu người đồng tính (Homosexual)13 là “một người nam hoặc nữ, có sự hấp dẫn về cảm xúc, tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới”14. Người đồng tính nam được gọi là “gay”, người đồng tính nữ được gọi là “lesbian”. Người đồng tính trước tiên là một con người với tư cách là thể nhân trong cộng đồng, do đó những đặc tính về quyền con người của người đồng tính cũng tương đương với quyền con người của những chủ thể khác trong xã hội, cần được pháp luật quan tâm và bảo vệ như nhau. Để hiểu rõ khái niệm người đồng tính, tác giả khóa luận sẽ đề cập một số vấn đề liên quan đến quyền con người. 13 Đồng tính hay đồng tính luyến ái là vấn đề xuất hiện từ rất lâu trong xã hội, nhưng mãi đến giữa thế kỷ 19, thuật ngữ đồng tính luyến ái mới lần đầu được biết đến bởi một bác sĩ người Hungary, Benkart (với bút danh là K.M.Kertbeny). Xem: J.Lauritsen and D.Thorstad, The Early Homosexual Rights Movement (1864-1935). 14 https://www.google.com.vn/amp/s/luathinhsusite.wordpress.com/2016/09/02/bao-dam-quyen-cua-nguoi-dong- tinh-song-tinh-chuyen-gioi-va-van-de-sua-doi-hien-phap/amp/
  • 20. 13 “Quyền con người” hay “Nhân quyền”, cả hai đều có nội hàm giống nhau, có thể xem là đồng nghĩa15 và được định nghĩa khái quát là “những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người”16. Bên cạnh đó, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc cho rằng: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người”17. Như vậy, có thể hiểu, nhân quyền hay quyền con người đều là những đặc quyền tự nhiên, thiêng liêng vốn có của con người, không ai được phép xâm phạm đến quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người khác. Quyền con người được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Cụ thể trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 nhấn mạnh: “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái”18. Hay pháp luật Việt Nam qua lời nói đầu tiên trong bản Tuyên ngôn độc lập như sau: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Thiết nghĩ, mọi người ở đây nghĩa là bất kể ai, độ tuổi, giới tính nào, bao gồm cả những người thuộc cộng đồng LGBT, với tư cách là một con người thì đương nhiên họ được hưởng tất cả các quyền cơ bản của con người như tất cả mọi người nói chung. Vấn đề người đồng tính xét dưới góc độ khoa học, hiện nay không ít những nghiên cứu đã chứng minh rằng “đồng tính không phải là một căn bệnh và không thể nào chữa trị được”19. Đồng tính cũng hoàn toàn không phải là một sự rối loạn tâm lý mà đó là một hiện tượng sinh học tự nhiên, chịu sự tác động qua lại phức tạp của các 15 Đại từ điển Tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học. 16 United Nations, Human Rights: Questions and Answer, New York and Geneva, 2006. 17 Hỏi đáp về Quyền con người – nhóm tác giả Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội biên soạn,Nxb CAND Quý 1/2010. 18 Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948. 19 Theo quan điểm của Hiệp hội tâm lý học Mỹ (American Psychological Association – APA)
  • 21. 14 yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử cung trong giai đoạn đầu ở thai nhi20. Các hành vi tình dục đồng giới, quan hệ yêu đương đồng giới là một trong các dạng hình thức gắn bó bình thường để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về tình yêu, về sự gần gũi và quan tâm như các cặp đôi dị tính khác. Qua rất nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát về đồng tính, các nhà nghiên cứu tâm thần học đều khẳng định rằng chỉ nên kết luận đồng tính là một biểu hiện của xu hướng tính dục tương tự như dị tính chứ không nên kết luận đó là sự biến thái, suy đồi đạo đức hay thế giới thứ ba. Trước đây, người đồng tính bị xã hội coi là “lệch lạc tình dục, bệnh hoạn, biến thái” và cần chữa trị. Năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã nghiên cứu và loại đồng tính ra khỏi danh sách các chứng rối loạn tâm thần trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Bệnh Tâm thần của tổ chức này và xếp đồng tính vào nhóm “rối loạn định hướng tình dục”. Năm 1983, họ chia người đồng tính thành 2 nhóm: nhóm hài lòng với chính mình và nhóm không hài lòng với chính mình, các nhà khoa học cho rằng có thể chữa trị cho nhóm không hài lòng với mình để họ trở nên yêu người khác giới21. Đến Năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới WHO ra quyết định loại bỏ đồng tính khỏi danh sách bệnh tâm thần của loài người. Vì đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được. Ở một khía cạnh khác, dưới cái nhìn của những nhà cầm quyền của một quốc gia, Hillary Clinton – Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã có một phát ngôn để đời đặc biệt là đối với cộng đồng những người đồng tính trên thế giới nói chung và những người đồng tính nước Mỹ nói riêng: “Đồng tính không phải được phát minh ra, mà đó là bản chất của con người”. Quả thật, về mặt sinh học, người đồng tính họ vẫn là nam giới hay nữ giới rõ ràng, họ chỉ khác với đại đa số người ở xu hướng tính dục. Sự khác biệt này không phải là sự lựa chọn do ý thức cá nhân mà chính là bản chất con người ngay từ khi sinh ra đã được tạo hóa mặc định, cá nhân người đồng tính và cha mẹ họ hoàn toàn không thể kiểm soát được và không chịu trách nhiệm về xu hướng tính dục này. 20 Royal College of Psychiatrists, Submission to the Church of England’s Listening Exercise on Human Sexuality, http://www.rcpsych.ac.uk/members/specialinterestgroups/gaylesbian/submissiontothe cofe.aspx. 21 http://sgtt.vn/oldweb/camnangtieudung/2005_1_2/p82_83_dongtinhcophailabenh.htm
  • 22. 15 Tóm lại, đồng tính không phải là giới tính thứ ba như suy nghĩ của nhiều người và cũng không phải là một trào lưu, không phải là một căn bệnh và cũng không thể lây từ người này sang người khác. Đồng tính nam hay đồng tính nữ đều là những khuynh hướng tính dục bình thường cần được pháp luật bảo vệ và cần được xã hội tôn trọng như nhau. 1.2. Đặc điểm về quyền của người đồng tính 1.2.1. Quyền của người đồng tính bản chất là quyền con người Đầu tiên cho đến sau cùng, người đồng tính cũng là con người, người đồng tính cũng phải được hưởng tất cả những quyền mà mọi người đều có, trong đó mang tính chất trụ cột nhất là “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”22. Mặc dù Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc không có giá trị ràng buộc pháp lý nhưng sau đó đã được cụ thể hóa bằng hai công ước quan trọng về nhân quyền có giá trị ràng buộc pháp lý đó là: Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966; Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966. Năm 1982, Việt Nam đã ký kết hai công ước này đồng nghĩa với việc chấp thuận các nghĩa vụ thúc đẩy và bảo vệ quyền, đảm bảo sự tôn trọng quyền trong các chính sách, pháp luật và thực thi của quốc gia mình. Để bảo vệ và thúc đẩy các quyền trong chính sách đặc biệt là quyền con người, cần đảm bảo hai yếu tố: Sự công bằng trong quyền được sống và tự do; Quyền mưu cầu hạnh phúc. Về sự công bằng trong quyền được sống và được tự do, người đồng tính cũng là một con người, họ xứng đáng được nhận được những quyền cơ bản như được sống là chính mình và được tự do thể hiện xu hướng tính dục của mình. Ngay trong ngày đầu tiên lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã trịnh trọng tuyên bố với toàn thế giới về quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền tự do với mong muốn toàn nhân dân ai ai cũng được sống trong độc lập, trong tự do hạnh phúc. Người đồng tính với tư cách là một con người, đương nhiên họ xứng đáng được nhận 22 Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền 1948
  • 23. 16 những quyền cơ bản này và cần phải được pháp luật và xã hội bảo vệ bởi những định kiến và kỳ thị. Quyền tự nhiên cho rằng “Con người sinh ra tự do”23 và theo John Locke thì “tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào”24. Như vậy, quyền được công khai xu hướng tính dục, bản dạng giới của mình và sống theo bản năng của xu hướng tính dục, bản dạng giới đó là một phần của tự do. Nhưng trên thực tế người đồng tính khi công khai xu hướng tính dục và bản dạng giới của mình, thực hiện “quyền tự do” nói trên lại gặp nhiều các thành kiến xã hội và các quan điểm sai lầm dẫn đến những thiệt thòi cho họ. Theo tác giả, quan điểm trên của John Locke đã đề cao quá mức sự tự do của cá nhân mà không để ý đến quan điểm và lợi ích của các cá nhân khác trong xã hội. Tuy nhiên, nếu xét điều đó với việc được xã hội công nhận thì đòi hỏi này của người đồng tính hoàn toàn không ảnh hưởng hay đe dọa gì đến lợi ích hợp pháp của cá nhân nào khác cả. Về quyền mưu cầu hạnh phúc, cũng giống những cặp đôi người dị tính, người đồng tính cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Quyền mưu cầu hạnh phúc là một trong những mục tiêu cơ bản của cả dân tộc, trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng quyền mưu cầu hạnh phúc là quyền sung sướng không chỉ của người Mỹ từ năm 1776 mà còn của người Việt Nam từ năm 1945. Ngoài ra, đó cũng là quyền sung sướng của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới. Năm 2013, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết công bố ngày 20 tháng 3 hằng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness) khẳng định việc theo đuổi hạnh phúc chính là mục tiêu cơ bản của con người. Có thể hiểu, hạnh phúc không phải là một điều phù phiếm, cũng không phải là một điều xa xỉ. Hạnh phúc là khát khao giản đơn của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Hạnh phúc càng không nên từ chối một ai và tất cả mọi người trong xã hội đều xứng đáng nhận được sự hạnh phúc. Đối với người đồng tính, về bản chất họ cũng là con người, có cảm 23 Jean Jacques Rousseau:Khế ước xã hội, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, 1992. 24 John Locke (1632 – 1704) – Nhà triết học, chính trị học người Anh
  • 24. 17 xúc và hơn ai hết, họ bị thiệt thòi rất nhiều về mặt tình cảm, bị kỳ thị xa lánh, đó là điều hiển nhiên trong mọi chế độ chính trị - xã hội. Một trong các giá trị để tạo ra hạnh phúc đơn giản là từ việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc và được nhà nước tôn trọng, bảo vệ quan hệ hôn nhân. Nhưng với người đồng tính, kết hôn lại là điều tương đối khó khăn bởi không phải ở quốc gia nào cũng ghi nhận hình thức hôn nhân này. Tuy bản chất quyền của người đồng tính là nhu cầu tự nhiên nhưng trên thực tế việc ghi nhận các quyền này chưa bao giờ đầy đủ như các chủ thể khác trong xã hội. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như truyền thống, chính trị, tôn giáo… tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực. 1.2.2. Quyền của người đồng tính là quyền mang tính tất yếu Quyền của người đồng tính cũng tương tự như quyền của các chủ thể khác trong xã hội như: quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền kết hôn, quyền có việc làm, quyền học tập,... Các quyền này được xem là các quyền cơ bản nhất, chuẩn mực nhất cần phải có của con người. Tuy nhiên, mức độ ghi nhận và bảo vệ các quyền này của người đồng tính ở các quốc gia khác nhau là không giống nhau. Trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, lao động thì người đồng tính luôn luôn gặp phải các vấn đề như: sự kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí là miệt thị, bạo lực học đường, bạo lực ở bất kể môi trường, tầng lớp nào trong xã hội. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với các nhóm yếu thế khác như: trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật…Về bản chất, trong cộng đồng LGBT vẫn còn có đối tượng trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ,… Do vậy, từ trước đến nay, người đồng tính luôn được xếp vào nhóm người dễ bị tổn thương. Dựa vào các nguồn tư liệu và thực tiễn về quyền con người, có thể hiểu rằng đây là nhóm người có vị thế về kinh tế, chính trị, xã hội thấp hơn các nhóm chủ thể khác, từ đó khiến họ có nguy cơ cao bị bỏ quên hoặc bị vi phạm các quyền con người, vì vậy họ cần được đặc biệt chú ý và bảo vệ hơn so với các nhóm, cộng đồng người khác trong xã hội25. 25 Khoa luật – ĐHQG Hà Nội, Đỗ Hồng Thơm, Vũ Công Giao, Luật Quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Sách tham khảo, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2011.
  • 25. 18 Quyền của nhóm người dễ bị tổn thương từ lâu đã cấu thành một bộ phận quan trọng của luật quốc tế về quyền con người. Đa số trong hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người được Liên hợp quốc thông qua sau hai Công ước cơ bản về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1996 là để pháp điển hóa các quyền áp dụng với nhóm người dễ bị tổn thương. Lý do chính dẫn đến việc xác lập những quy phạm và cơ chế để bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương (bên cạnh các quy phạm và cơ chế quốc tế đã được xác lập để bảo vệ và thúc đẩy các quyền áp dụng chung cho tất cả mọi người) đó là: hệ thống các quy phạm và cơ chế quốc tế về quyền con người nói chung cơ bản là không đủ, thậm chí đôi khi không phù hợp nếu áp dụng một cách máy móc với nhóm người dễ bị tổn thương. Hoặc trong hệ thống các quyền về tự do cơ bản của con người ở nhiều quốc gia không có một số quyền được coi là rất cần thiết với người LGBT chẳng hạn là quyền kết hôn cùng giới, quyền chuyển đổi giới tính, quyền tình dục nói chung... Trên thực tế, hầu như các văn kiện quốc tế hiện hành về quyền con người đều đề cập đến các quyền cá nhân và quyền của nhóm. Liên quan đến sự phát triển về quyền của nhóm, hiện tại, quyền của người đồng tính là một trong những loại quyền đang được vận động để pháp điển hóa trong luật quốc tế. Đây là một vấn đề gây tranh cãi trong nhiều thập kỷ. Những người thuộc cộng đồng LGBT, những người ủng hộ LGBT và những người làm luật đã thành lập các tổ chức với quy mô lớn nhỏ và phát động phong trào trên toàn cầu để thúc đẩy việc thừa nhận và pháp điển hóa các quyền được kết hôn giữa những người cùng giới tính; quyền được nhận nuôi con nuôi; và quyền tự do cơ bản không bị phân biệt đối xử của người đồng tính… Sở dĩ trong cộng đồng LGBT vẫn luôn tồn tại những người già, trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật,… họ cần được đặc biệt quan tâm, chăm sóc về tinh thần nhiều hơn và phải chắc chắn rằng không một ai trong số họ bị bỏ rơi. Vì vậy, việc hối thúc và mong muốn xã hội, pháp luật công nhận quyền cho người đồng tính là một điều tất yếu, văn minh và nhân đạo. Qua đó có thể nhấn mạnh rằng, tuy quyền của người đồng tính được xem là quyền của nhóm nhưng cũng có những điểm đặc thù riêng. Dù là quyền chung hay
  • 26. 19 quyền riêng, người đồng tính cũng cần được hưởng đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất các quyền và giá trị cơ bản mà một con người cần phải có, bởi đó là một điều tất yếu. 1.3. Quyền của người đồng tính trong một số văn kiện quốc tế Trong thời gian qua, pháp luật quốc tế đã có sự phát triển khá mạnh mẽ trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính. Các quy định, khuyến nghị của pháp luật quốc tế đã có nhiều ảnh hưởng đến pháp luật của các quốc gia về quyền của người đồng tính. Đây thực sự đã trở thành một vấn đề nhân quyền rất cần được quan tâm hiện nay. Dưới đây tác giả sẽ điểm ra một số văn kiện pháp lý quốc tế thúc đẩy quyền con người. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 Tổ chức Liên hợp quốc là một tổ chức đứng đầu thế giới về việc bảo vệ quyền con người, Hiến chương Liên hợp quốc là một văn kiện quan trọng nhất trong việc nâng cao nhận thức luật quốc tế về quyền con người. Trên thực tế, Hiến chương không áp đặt các nước thành viên phải có nghĩa vụ đặc biệt nào đối với quyền con người cả. Nhưng có thể thấy, một trong những nguyên tắc cơ bản mà Hiến chương đưa ra đó là bình đẳng, không phân biệt đối với tất cả mọi cá nhân. Lời nói đầu của Hiến chương trịnh trọng tuyên bố rằng: “Công nhận các quyền cơ bản của con người, phẩm chất và giá trị của con người, và quyền bình đằng giữa nam và nữ…”. Theo đó, tại Điều 1 Hiến chương cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh và động viên sự tôn trọng các quyền con người và sự tự do cơ bản đối với tất cả mọi người, không có bất cứ sự phân biệt nào về giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Mặc dù Hiến chương đã khẳng định quyền bình đẳng là “không có bất cứ sự phân biệt nào về giới tính”, nhưng điều đó mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận chung chung, do đó bắt buộc Hiến chương phải có những quy định cụ thể hơn dành cho những cá nhân có xu hướng tính dục khác dị tính để đảm bảo được tính bình đẳng trong Hiến chương Liên hợp quốc.
  • 27. 20 Thực tế, nhiều quốc gia ở Châu Á trong đó có Việt Nam vẫn đang xuất hiện tình trạng trọng nam khinh nữ. Hiến chương Liên hợp quốc ra đời đồng thời cũng là để ngăn chặn vấn nạn này. Nhưng hiện nay, xã hội đã và đang tồn tại song song một xu hướng tính dục khác (đồng tính, song tính, chuyển giới, liên giới tính) cho nên việc đòi hỏi Hiến chương phải quy định thêm những điều luật để bảo vệ cho các xu hướng tính dục này là một điều cấp thiết. Thực ra trong suốt nhiều thập kỷ qua, Liên hợp quốc vẫn luôn cố gắng để công nhận đồng tính là một xu hướng tính dục, nhưng trong Hiến chương vẫn chưa có quy định nào về chống phân biệt đối xử và bảo vệ bình đẳng giữa những xu hướng tính dục. Chính vì vậy, đối với những quốc gia cởi mở với đồng tính, họ sẽ hiểu “bình đẳng giới” trong Hiến Chương bao gồm cả bình đẳng giữa nam, nữ và xu hướng tính dục đồng tính. Còn đối với những quốc gia không công nhận đồng tính thì họ chỉ xem “bình đẳng giới” trong Hiến chương chỉ là bình đẳng giữa giới tính nam và nữ. Sự mâu thuẫn này đặt ra nhiều hối thúc cho Liên hợp quốc cần phải có những biện pháp cứng rắn hơn nữa để bảo vệ con người khỏi những nạn phân biệt đối xử nói chung và bảo vệ người đồng tính nói riêng. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 Ngày 10/12/1948 tại Pháp, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền được ra đời, nêu rõ: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”26 và “Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình thân trạng khác”27. Mặc dù Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền đã khẳng định quyền con người nói chung, trong đó có cả quyền của người đồng tính, nhưng sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành đối với họ vẫn là nổi ám ảnh chưa hồi kết, trở thành một mối quan tâm đặc biệt về nhân quyền đối với Liên hợp quốc ở những năm 90 của thế kỷ XX. 26 Điều 1 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) 27 Điều 2 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948)
  • 28. 21 Tháng 3/2011, 85 nhà nước và vùng lãnh thổ đã ký vào bản tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới (SOGI). Tháng 6/2011, một bản Nghị quyết (Resolution 17/19) được thông thông qua tại phiên họp thứ 17 đề cập đến bạo lực người đồng tính như sau: “Mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục như thế nào”28. Nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thành viên Hội đồng ở khắp nơi đã cho ra đời một Báo cáo chi tiết đầu tiên của Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc (A/HRC/19/41) vào tháng 11/2011, tổng kết lại vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử đối với người đồng tính trên khắp thế giới. Tại phiên họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền tháng 3/2011, Navanethem Pillay29 (Cao ủy Nhân quyền của Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc) đã yêu cầu các nước chấm dứt ngay bạo lực và bất bình đẳng đối với những người đồng tính. Cũng tại phiên họp này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban- Ki-Moon đã có bài phát biểu, mô tả những hành vi bạo lực và phân biệt đối xử đối với những người đồng tính là “Tấn bi kịch lớn đối với ai có lương tri và là vết nhơ đối với lương tâm chúng ta”, “Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 đã chỉ rõ phải bảo vệ quyền của mọi người, ở mọi nơi. Chúng ta đang chứng kiến nhiều sự xâm phạm và sự kỳ thị hướng vào người đồng tính, song tính, chuyển giới,…”30. Tháng 6/2012, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc đã xuất bản cuốn Cẩm nang “Sinh ra tự do và bình đẳng – Xu hướng tính dục và bản dạng giới trong Luật Nhân quyền quốc tế”31 (HR/PUB/12/06) với nội dung cơ bản rằng muốn bảo vệ các cá nhân dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới không nhất thiết phải ban hành một bộ luật riêng dành cho LGBT, mà chỉ cần pháp luật đảm bảo sự thực thi của các quyền không phân biệt đới xử trong văn kiện quốc tế, cẩm nang nhấn mạnh vào sự vi phạm nhân quyền và yêu cầu nhà nước thực hiện nghĩa vụ đối với những vi phạm đó. 28 https://www.right-docs.org/doc/a-hrc-res-17-19/?path=doc/a-hrc-res-17-19 29 Bà là người đứng đầu Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc,vốn là luật sư người Nam Phi, bắt đầu nhiệm kỳ tại Văn phòng từ năm 2008 30 Trích phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon, tháng 3/2012 31 http://www.ohchr.org/Documents/Publications/BornFreeAndEqualLowRes.pdf
  • 29. 22 Như vậy, có thể thấy Liên Hợp Quốc đã từng bước nỗ lực trong việc chỉ ra những sai phạm về quyền đối với những người đồng tính, đồng thời cũng yêu cầu các quốc gia phải có những hành động cụ thể để chấm dứt vấn nạn xâm phạm nhân quyền này. Hy vọng một ngày nào đó không xa, người đồng tính ở trên khắp thế giới đều có một tương lai tự do, không phải chịu những áp lực, những định kiến xã hội gay gắt này nữa. Bộ nguyên tắc Yogyakarta Bộ nguyên tắc Yogyakarta về việc áp dụng Luật nhân quyền quốc tế liên quan đến khuynh hướng tính dục và bản dạng giới được đưa ra bởi một nhóm các chuyên gia nhân quyền như một tuyên bố toàn cầu về quyền của người đồng tính vào ngày 26/03/2007 tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (United Nations Human Rights Council – HRC). Bộ nguyên tắc một lần nữa khẳng định con người, bao gồm người đồng tính, khi sinh ra tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền, đồng thời đưa ra các đề xuất về nghĩa vụ của các quốc gia trong việc đảm bảo sự tự do và bình đẳng đó. Trong đó, vấn đề bảo vệ và đảm bảo quyền của người đồng tính được thể hiện rõ nhất ở một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Quyền được hưởng thụ mọi quyền con người trên toàn cầu Mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về quyền và phẩm giá. Mọi người, bất kể khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới nào cũng đều được hưởng đầy đủ các quyền con người. Có thể thấy, nguyên tắc này đã khẳng định con người sinh ra đều bình đẳng về mọi mặt, bất kể giới tính nào vào có xu hướng tính dục như thế nào cũng đều được hưởng quyền như nhau. Nguyên tắc này cũng nhằm khuyến khích các quốc gia thành viên cải thiện việc lập pháp, bao gồm cả luật hình sự để đảm bảo cho sự thụ hưởng của các quyền con người trên toàn cầu. Nguyên tắc 2: Các quyền về bình đẳng và không phân biệt đối xử
  • 30. 23 Mọi người đều có quyền được hưởng thụ mọi quyền con người mà không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới của họ. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ mà không bị phân biệt đối xử vì những lý do trên, bất kể các quyền con người khác có đồng thời bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử đó hay không. Pháp luật nghiêm cấm những sự phân biệt đối xử như trên và đảm bảo rằng mọi người đều được bảo vệ một cách công bằng và hiệu quả trước những sự phân biệt đối xử đó. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới bao gồm mọi sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc thiên vị dựa trên khuynh hướng giới tính hoặc bản dạng giới nhằm mục đích vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu sự bình đẳng trước pháp luật, sự công nhận, quyền thụ hưởng và thực thi một cách bình đẳng mọi quyền con người và quyền tự do cơ bản. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay bản dạng giới có thể bao gồm những sự phân biệt đối xử dựa trên những cơ sở khác như giới tính, chủng tộc, tuổi tác, tôn giáo, khiếm khuyết cơ thể, sức khỏe và tình trạng kinh tế. Nguyên tắc 3: Quyền được công nhận trước pháp luật Mọi người ở mọi nơi đều có quyền được công nhận là một cá nhân trước pháp luật. Những cá nhân thuộc các nhóm khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới khác nhau đều được hưởng năng lực pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống. Khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của riêng mỗi người là một phần không thể tách rời với nhân cách của họ và là một trong những bộ phận cơ bản nhất của sự quyết tâm cá nhân, phẩm giá và tự do. Không ai bị buộc phải trải qua các thủ tục y tế, phẫu thuật xác định lại giới tính, triệt sản hoặc liệu pháp hormone để bản dạng giới của họ được thừa nhận trước pháp luật. Không tình trạng cá nhân nào, chẳng hạn như tình trạng hôn nhân hoặc con cái có thể được viện dẫn như một lý do ngăn chặn sự thừa nhận bản dạng giới của một người trước pháp luật. Không ai phải chịu áp lực buộc phải che giấu, kìm nén hoặc chối bỏ khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của mình.
  • 31. 24 Nhìn chung, các văn kiện quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 hay Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã ghi nhận những quyền cơ bản của người đồng tính. Tuy nhiên hai văn kiện này chỉ đề cập đến các quyền của nhóm đối tượng này một cách gián tiếp, chung chung, không cụ thể. Nhưng qua đó có thể thấy được Bộ nguyên tắc Yogyakarta là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính. Bộ nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự kỳ thị người đồng tính trên thế giới. Các quốc gia đang xem xét, xây dựng Luật cho người đồng tính có thể xem bộ nguyên tắc này như một nguồn luật đáng tin cậy để xây dựng văn bản pháp luật phù hợp nhất cho quốc gia mình nhưng vẫn đảm bảo không vi phạm pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, tháng 9/2015, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, 12 tổ chức của Liên hợp quốc đã đưa ra khuyến nghị kêu gọi 193 quốc gia thành viên cùng nhau hành động và bảo vệ quyền cho những người thuộc cộng đồng LGBT32. Bản khuyến nghị nhấn mạnh rằng tất cả con người đều có quyền bình đẳng, được sống một cuộc sống không bạo hành, kỳ thị, phân biệt đối xử. Luật nhân quyền quốc tế được tạo ra nhằm đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được hưởng những quyền lợi nói trên và không được đi ngược lại những nguyên tắc của luật này. Liên hợp quốc cho biết sẽ hỗ trợ và giúp đỡ hết mình trong quá trình thực hiện bản khuyến nghị, bao gồm cả việc thay đổi luật pháp quốc gia, chính sách, thể chế đào tạo, giáo dục nhằm thúc đẩy, bảo vệ và phát triển nhân quyền cho người LGBT. Có thể nhận thấy, các văn kiện quốc tế hay các tổ chức quốc tế cũng đã ghi nhận sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và bản dạng giới nhằm chống lại sự phân biệt đối xử, kỳ thị. Càng khẳng định rằng, người đồng tính thực sự là một trong những mối quan tâm và lo ngại hàng đầu của các tổ chức thế giới. Trong đó quyền được sống, được tự do và quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng nhân quyền của những người đồng tính trong xã hội. Việt Nam thời gian 32 https://m.kenh14.vn/the-gioi/lien-hop-quoc-keu-goi-193-quoc-gia-bao-ve-cong-dong-lgbti- 20150930024622554.chn
  • 32. 25 qua cũng đã có những động thái tích cực hơn trong việc hoàn thiện pháp luật về quyền của người đồng tính. Ví dụ trong Luật Hôn nhân Gia đình 2014 đã bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới, mặc dù trên thực tế vẫn không thừa nhận, nhưng điều đó cũng giúp góp phần giảm thiểu sự kỳ thị, phân biệt đối xử người đồng tính trong xã hội. Việt Nam cần xem xét và cân nhắc đưa ra những thay đổi nhất định để hòa nhập với sự thay đổi về Nhân quyền trên thế giới ngày nay. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính Trong quá trình thúc đẩy sự công nhận và ban hành pháp luật về quyền của người đồng tính ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đa phần đều gặp vô kể những khó khăn thử thách. Bởi quan niệm về vấn đề này ở mỗi quốc gia, mỗi thành phần xã hội và nhóm dân cư khác nhau luôn có những ý kiến trái chiều, đối nghịch nhau. Có thể thấy những yếu tố làm ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình xây dựng và công nhận quyền này đó là: Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán; yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo; yếu tố chủ nghĩa độc tôn dị tính; những yếu tố khác. 1.4.1. Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính Có thể thấy ở các quốc gia Châu Á hay Việt Nam nói riêng, gia đình là sự kết hợp giữa nam và nữ, nhằm mục đích duy trì nòi giống, đó cũng là kiểu gia đình truyền thống của Việt Nam. Việc tiếp nhận mô hình gia đình giữa những cặp đôi cùng giới đối với họ có lẽ là việc khá là phi lý. Dường như các nước phương Tây lại khác, họ có sự chấp nhận dễ dàng hơn đối với những cặp đôi cùng giới. Tuy nhiên phải hiểu rằng, văn hóa và phong tục tập quán chính là những nề nếp, thói quen lâu đời do con người thế hệ trước tạo ra để thế hệ sau noi gương, học tập và phát triển. Phong tục không được tạo ra để trói buộc con người vào trong những khuôn phép quá khắt khe. Người đồng tính được nhìn nhận với tư cách là một con người biết yêu thương, không thể gọi họ là trái với văn hóa đạo lý được. Mặt khác, không có nét thuần phong mỹ tục nào của người Việt Nam mà chấp nhận việc đi xem thường giá trị và nhân cách của người khác,
  • 33. 26 cho dù họ là ai, giới tính nào, tầng lớp nào. Càng không thể ngăn cấm quyền tự do yêu thương giữa những con người lương thiện với nhau. Trang Social Science Research có đăng tải một nghiên cứu của ông Mark Regnerus – giáo sư ngành xã hội học trường Đại học Texas, Hoa Kỳ cho thấy, hơn 50% đứa trẻ được nuôi dạy trong gia đình có cha mẹ là người đồng tính thì đứa trẻ đó sẽ có xu hướng đồng tính, song tính hoặc vô tính. Hay trên trang Enewamerica, tiến sĩ – giáo sư xã hội học Tryce Hansen khẳng định rằng hôn nhân đồng giới thực sự không tốt cho trẻ em. Nhà xã hội học đã viện dẫn các luận chứng, luận cứ chứng minh rằng môi trường tốt nhất và lý tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ đó là một gia đình có sự hiện diện của người cha và người mẹ theo đúng nghĩa đen của nó. Ông khẳng định: “Hai người phụ nữ có thể là mẹ tốt nhưng một trong hai không thể là một người cha hoàn hảo”33. Tuy nhiên, cũng không ít những nghiên cứu cho rằng việc nuôi dạy con cái trong môi trường có cha mẹ đồng tính thực sự không có vấn đề gì cả. Điển hình như: Một nghiên cứu từ các giáo sư trường Đại học Melbone – Australia trên trang Nydailynews cho thấy, những đứa trẻ lớn lên trong sự chăm sóc của những cặp đôi đồng tính đều phát triển bình thường, thậm chí còn khỏe mạnh và rất gần gũi với gia đình. Đây là một cuộc nghiên cứu có thể coi là lớn nhất thế giới về vấn đề sức khỏe của trẻ em trong gia đình đồng tính. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của hơn 500 trẻ em trong độ tuổi từ 5-17 tuổi và 315 cha mẹ thuộc cộng đồng LGBT. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của đại học Massachusetts tại Amherst – Mỹ đã chứng minh những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có cha mẹ đồng tính phần lớn chỉ bị tác động bởi mối quan hệ và tình cảm của cha mẹ chúng chứ không bởi giới tính của họ34. Có thể nhận thấy, thử thách lớn nhất cho những cặp đôi đồng tính đó là sự ít được chào đón, không công nhận hoặc thậm chí còn bị kỳ thị. Vì vậy, để thực hiện thiên chức làm cha mẹ, người đồng tính cần chuẩn bị cho mình một tinh thần rắn thép để có thể vượt qua cản trở ấy. Tuy nhiên, phải khẳng định một điều rằng không thể vì 33 Mỹ Hạnh (2013), Lo ngại xung quanh việc người đồng tính nhận nuôi con, http://doisong.vnexpress.net/tin- tuc/gioi-tinh/lo-ngai-xung-quanh-viec-nguoi-dong-tinh-nhan-nuoi-con-2892081.html. 34 Mỹ Hạnh (2013), Lo ngại xung quanh việc người đồng tính nhận nuôi con, http://doisong.vnexpress.net/tin- tuc/gioi-tinh/lo-ngai-xung-quanh-viec-nguoi-dong-tinh-nhan-nuoi-con-2892081.html.
  • 34. 27 sống chung với người đồng tính mà trở thành người xấu hay là người đồng tính được, vì đồng tính là giới tính tự nhiên, bản chất của con người ngay từ khi sinh ra. 1.4.2. Yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính Về tín ngưỡng, với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, song, núi,… để được phù hộ. Niềm tin đó được hiện thực hóa qua việc thờ cúng, nghi lễ, tập tục,…tất cả điều đó làm nên tín ngưỡng dân gian. Một trong những nét văn hóa cổ điển của Việt Nam phải kể đến tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng này thờ cơ quan sinh dục của nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối. Tuy nhiên, việc thờ hành vi giao phối không mang nghĩa xấu mà nó coi trọng việc giao phối giữa nam và nữ để kích hoạt sự sinh sôi nảy nở, duy trì giống nòi cho nhân loại35. Tín ngưỡng phồn thực tuy không cấm mối quan hệ đồng tính nhưng lại xem nó như là một điều trái tự nhiên và đi ngược lại với tín ngưỡng. Về tôn giáo, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và hiện nay có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo36. Mặc dù các tôn giáo đều khác nhau về những vị thần được thờ phụng, nhưng mục đích của các tôn giáo đều hướng tới những điều lành, dạy cho con người những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Do đó, chính những quan niệm về tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm của người dân khi xem xét, đánh giá về các mối quan hệ đồng tính hiện nay. Ở các nước Phương Đông, trong đó có Việt Nam, quan niệm Nho giáo chi phối hầu hết các mối quan hệ vợ chồng, con cái, như là mô hình gia đình truyền thống sẽ là người chồng là trụ cột, quyết định tất cả mọi công việc từ kinh tế xã hội đến gia đình, người vợ chỉ có việc ở nhà nội trợ, nghe lời chồng, sinh con, nuôi con. Chính vì vậy, kiểu gia đình cặp đôi đồng tính thật sự rất khó để chấp nhận ở các nước Phương Đông vì quan niệm truyền thống kia đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Đối với Phật Giáo, 35 Tìm hiểu về tín ngưỡng phồn thực của người Việt, http://redsvn.net/tim-hieu-ve-tin-nguong-phon-thuc-cua- nguoi-viet3/ 36 https://asean2020.vn/web/asean/tin-nguong-ton-giao
  • 35. 28 luôn đề cao long từ bi hỷ xả, yêu thương tất cả loài chúng sinh thì dù là nam hay nữ, xu hướng tính dục nào khác thì họ cũng xứng đáng được tôn trọng, yêu thương nhưng những loài chúng sanh khác. Đối với Thiên chúa giáo, thời trước có thể có những phản đối cực đoan với người đồng tính, đồng tính đã được cho là kê gian (quan hệ đồng tính vô đạo đức). Nhưng sau này rất nhiều nhánh của Thiên Chúa giáo chấp nhận người đồng tính như: United Church of Christ, Giáo hội trưởng lão, Anh giáo, Lutheran… Đối với Giáo hội Công giáo: Đồng tính là nằm ngoài lựa chọn của họ, và xu hướng tính dục không là tội lỗi nhưng những hành vi quan hệ tình dục giữa những người đồng tính được cho là sai về mặt luận lý và tự nhiên, nhưng họ cũng đề nghị các môn đồ đối xử tốt và tế nhị với người có xu hướng tính dục đồng tính. Về Hồi giáo, tại nhiều nước có tôn giáo là đạo Hồi, quan hệ đồng tính là bất hợp pháp, người vi phạm có thể đi tù và nặng nhất là hình phạt tử hình. Việc tử hình thường có 04 loại: Cả dân làng cùng ném đá đến chết; Bị treo cổ; Bị chặt đầu; Hoặc bị gột rửa bằng phương pháp đẩy từ một tầng cao của một công trình kiến trúc. Hiện nay có một số quốc gia áp dụng hình phạt tử hình dành cho đối tượng đồng tính như: Yemen, Sudan, Iran, Iraq, Quatar,…. Tháng 4 năm 2012, một giáo sĩ truyền đạo Hồi giáo trên một kênh truyền hình của nước Anh đã nhận xét rằng: “Nên làm gì với những kẻ đồng tính? Tra tấn nó; trừng phạt nó; đánh nó; dùng tra tấn tâm lý cho bọn nó!”. Năm 2016, sau cuộc thảm sát ở Florida, một người lãnh đạo Hồi giáo được mời phát biểu, người này nói việc giết chết những người đồng tính là hành động từ bi. Nhưng ở Đạo Hồi cũng có những nhóm dám tự nhận mình là người đồng tính nam, nữ. Quan điểm của họ là “Allah đã tạo ra chúng ta, vì ngài đã tạo ra chúng ta không hoàn hảo, nên ngài sẽ chịu trách nhiệm, tha thứ về sự tạo hóa mà ngài đã ban cho chúng ta”.37 Suy cho cùng, mỗi người đều có tín ngưỡng và tôn giáo riêng cho bản thân mình. Các tôn giáo đều có những định kiến riêng và được lưu truyền trong sách vở, đều có mục đích chung là khiến con người sống một cách thuần khiết, khuôn mẫu và có đạo đức. Con người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, tuy nhiên, nếu pháp luật xem quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là tất yếu thì quyền của người đồng tính cũng cần 37 Đọc Gaysthetix: Đồng tính luyến ái trong Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
  • 36. 29 được bảo vệ, để họ có môi trường an toàn nhất khi tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Các phân tích trên cho thấy người đồng tính vẫn chưa được đón nhận trong Hồi giáo, việc này là vô tình hay cố ý không chấp nhận thì đối với những nhà làm luật hay người đồng tính vẫn là một câu hỏi rất lớn. Người đồng tính bản chất là con người, họ xứng đáng được xã hội yêu thương và công nhận từ sớm hơn để không dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc từ việc phân biệt đối xử và kỳ thị. Các tôn giáo cần có cái nhìn rộng mở hơn, thay đổi tư duy hiện đại hơn để phù hợp với xu thế chung của thế giới. Chính vì vậy, tín ngưỡng tôn giáo là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình pháp điển hóa về quyền dành cho người đồng tính. 1.4.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xây dựng và thi hành pháp luật về quyền của người đồng tính Yếu tố truyền thông cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhận thức người dân và việc thi hành quyền cho người đồng tính. Nếu báo chí truyền tải những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về LGBT thì xã hội sẽ có nhìn nhận tích cực và chào đón cộng đồng LGBT hơn. Ngược lại, nếu báo chí chỉ tập trung đánh giá vào những góc khuất hoặc đưa thông tin sai lệch thì sẽ tạo ra nhiều định kiến cho xã hội hơn nữa. Vì vậy, truyền thông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và xây dựng pháp luật cho người đồng tính. Các yếu tố về khoa học công nghệ, y học cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành quan niệm về người đồng tính. Sự phân biệt đối xử với người đồng tính, đặc biệt là việc hình sự hóa đồng tính luyến ái tại nhiều quốc gia đã hạn chế cơ hội để người đồng tính được tiếp cận và hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế. Người đồng tính hạn chế tìm đến các trung tâm y tế hay bệnh viện khi có nhu cầu vì nỗi sợ hãi phải đối mặt với sự kỳ thị, đó là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng người đồng tính là rất cao, đặc biệt là đồng tính nam. Theo nghiên cứu của Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (Disease Control and Prevention – CDC), những người đồng tính nam và song tính nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV hơn bất kỳ nhóm nào khác ở Hoa Kỳ. Năm 2010, ước tính người đồng tính nam và song tính
  • 37. 30 nam chiếm 63% tỷ lệ nhiễm HIV mới ở Hoa Kỳ38. Năm 2011, thống kê của CDC cho biết người đồng tính nam có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 44 đến 86 lần so với nam giới dị tính và cao gấp 40 đến 77 lần so với nữ giới dị tính39. Sự quan tâm chưa đúng mực của các quốc gia dẫn đến các chính sách y tế của chính phủ, chương trình y tế quốc gia không đề cập đến những nhu cầu chăm sóc y tế đặc thù của người đồng tính. Mặc dù đồng tính không phải là một căn bệnh nhưng những áp lực mà người đồng tính phải gánh chịu từ phía gia đình và xã hội là rất nặng nề, đôi khi đó chỉ là những áp lực vô hình không ai nhìn thấy được. Có thể thấy, y tế là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng pháp luật dành cho người đồng tính. Nhà nước và xã hội cần quan tâm nhiều hơn nữa, đặc biệt là sớm ban hành biện pháp chấm dứt tình trạng kỳ thị để người đồng tính có thể tự tin tìm đến các trung tâm y tế và thăm khám một cách tốt nhất. 38 http://www.cdc.gov/hiv/risk/gender/msm/facts/index.html 39 National HIV/AIDS strategy for The United States (Chiến lược quốc gia Hoa Kỳ về HIV/AIDS), The White house,2010
  • 38. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của người đồng tính đã khẳng định rằng, đồng tính là một giới tính hoàn toàn tự nhiên trong sự hình thành và phát triển của con người. Đó không phải là một căn bệnh, không trái với quy luật của tự nhiên và chắc chắn không phải là một sản phẩm được du nhập từ phương Tây. Về cơ bản, quyền của người đồng tính cũng giống như các quyền của chủ thể khác trong xã hội như: quyền bình đẳng, quyền không phân biệt đối xử, quyền kết hôn, quyền con cái,… Ở chương 1, tác giả đã làm rõ các khái niệm về tính dục, xu hướng tính dục và quyền con người để từ đó xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về người đồng tính, cũng như các vấn đề về quyền và pháp luật mà họ đang hàng ngày phải đấu tranh. Để bảo vệ và đảm bảo các quyền cho người đồng tính thì pháp luật chính là công cụ quan trọng nhất. Khi pháp luật ghi nhận sẽ giải quyết được những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình họ đi tìm kiếm hạnh phúc, tự do và bình đẳng cho mình. Người đồng tính từ lâu đã trở thành vấn đề đáng quan tâm liên quan đến nhân quyền trên thế giới, trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia. Các tổ chức quốc tế, điển hình là Liên hợp quốc cũng đã có nhận thức đúng đắn về người đồng tính thông qua các văn kiện và những phát ngôn trên diễn đàn quốc tế. Có thể thấy, đa số các quốc gia đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi quyền cho người đồng tính. Nhưng qua đó cũng có thể thấy được càng ngày càng có rất nhiều quốc gia ghi nhận, đảm bảo và thực thi về quyền này. Tất cả những nghiên cứu tại chương 1 sẽ là cơ sở và nền tảng để phục vụ tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng, đồng thời đưa ra những giải pháp thực thi, kiến nghị trong chương tiếp theo.
  • 39. 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng pháp luật về quyền của người đồng tính trên thế giới 2.1.1. Pháp luật một số quốc gia ủng hộ người đồng tính trên thế giới Từ thế kỷ XIX trở về trước, nhiều quốc gia đã đưa đồng tính vào danh sách các bệnh về tâm thần. Quan niệm đồng tính luyến ái là chứng rối loạn tâm lý trở thành một quan niệm phổ biến ở phương Tây từ thế kỷ XIX và sang đến một phần thế kỷ XX. Đến những thập niên cuối thế kỷ XX, khoa học đã khẳng định đồng tính luyến ái không phải là bệnh. Nhiều nước lần lượt loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần, bắt đầu là Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào năm 1973. Vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính đang dần trở thành một trong những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền được sống, được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội và quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân quyền của những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Ví dụ như hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính. Dưới đây là một số quốc gia lớn tiêu biểu cho việc bảo vệ và hợp pháp hóa quyền dành cho người đồng tính: Tại Hà Lan, hôn nhân đồng giới đang là vấn đề không chỉ được cộng đồng LGBT rất quan tâm mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hà Lan chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 200140. Đầu những năm 1980, một nhóm các nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính, đứng đầu bởi Henk Krol - tổng biên tập của Gay Krant, đã yêu cầu Chính phủ cho phép các cặp đồng tính kết hôn. Quốc hội Hà Lan đã quyết định thành lập một Uỷ ban đặc biệt vào năm 1995 nhằm điều tra khả năng kết hôn đồng tính. Ủy ban đã hoàn thành công việc của mình vào năm 1997 và kết luận rằng hôn nhân dân sự nên được mở rộng bao gồm cả các cặp 40 http://www.cpcs.vn/ha-lan-la-quoc-gia-dau-tien-cong-nhan-hon-nhan-dong-gioi-d9242.html.
  • 40. 33 vợ chồng cùng giới tính. Tháng 9 năm 2000, dự thảo luật cuối cùng được thảo luận tại Nghị viện Hà Lan. Ngày 12 tháng 9 năm 2000 Dự thảo luật về hôn nhân đã thông qua Hạ viện với 109 phiếu bầu. Thượng viện phê duyệt dự luật vào ngày 19 tháng 12 năm 2000 với 49/26 phiếu. Luật bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 năm 2001. Luật tại Hà Lan yêu cầu một trong hai đối tác phải có quốc tịch Hà Lan hoặc có nhà ở tại Hà Lan. Độ tuổi kết hôn ở Hà Lan là 18 tuổi, hoặc dưới 18 tuổi với sự đồng ý của cha mẹ. Hôn nhân đồng giới chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ châu Âu của Hà Lan và trên quần đảo Caribê Bonaire, Sint Eustatius và Saba. Cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên được thực hiện trên đảo Saba vào ngày 4 tháng 12 năm 2012 giữa hai người đàn ông, một người Hà Lan và một người Venezuela41. Ngày nay, thủ đô Amsterdam là một trong những thành phố dành cho cộng đồng LGBT nổi tiếng và phổ biến nhất thế giới. Tại thành phố này có hơn 100 cửa hàng, quán bar, câu lạc bộ và khách sạn dành riêng cho cộng đồng. Nơi đây còn có khu vực Homomonument dùng để tưởng niệm người đồng tính trên khắp thế giới. Ngoài Amsterdam còn có các thành phố khác như Utercht, Hague, Rotterdam cũng có môi trường an toàn cho người LGBT42. Vì Hà Lan là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới nên có lẽ đây là chính là thiên đường dành cho người đồng tính ở khắp mọi nơi. Kể từ khi Hà Lan công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2001 thì đã có thêm rất nhiều quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới. Điều này thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ của pháp luật dành cho cộng đồng LGBT cũng như đảm bảo nhân quyền trên toàn thế giới. Canada có thể được coi là một trong những quốc gia thân thiện với người đồng tính trên thế giới. Quyền LGBT ở Canada là một trong những quyền tiến bộ ở Châu Mỹ. Từ năm 1982, Hiếp pháp Canada đã đảm bảo các quyền cơ bản của con người đối với cộng đồng LGBT. Hoạt động tình dục đồng giới tại Canada được hợp pháp hóa vào ngày 27 tháng 6 năm 196943. Ngày 10 tháng 6 năm 2003, Tòa phúc thẩm quyết định ngay lập tức hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới tại Ontario, trở thành tỉnh bang đầu 41 http://www.cpcs.vn/ha-lan-la-quoc-gia-dau-tien-cong-nhan-hon-nhan-dong-gioi-d9242.html. 42 http://www.cpcs.vn/ha-lan-la-quoc-gia-dau-tien-cong-nhan-hon-nhan-dong-gioi-d9242.html. 43 Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính.
  • 41. 34 tiên hợp pháp hóa về quyền này. Năm 2005, Canada chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn quốc và trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới và là quốc gia đầu tiên bên ngoài Châu Âu, thừa nhận hợp pháp hôn nhân đồng giới sau khi Thượng nghị viện nước này bỏ phiếu tán thành đạo luật hôn nhân đồng giới. Mặc dù trong quá trình khảo sát và lấy ý kiến, đạo luật này nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều và tranh luận kịch liệt. Nhưng Thượng viện đã bỏ phiếu tán thành với tỷ lệ 47/21 phiếu để thông qua đạo luật hôn nhân đồng giới. Có thể nhận thấy, Thượng viện nước này đã bất chấp những làn sóng phản đối gay gắt từ các nghị sĩ Đảng bảo thủ và các tôn giáo, đây như một đòn đánh công kích vào trật tự của các tôn giáo. Tuy nhiên, pháp luật cho người đồng tính nam và đồng tính nữ quyền được tiến hành hôn lễ như các cặp hôn phối bình thường, nhưng tổ chức giáo hội sẽ không cho phép các cặp đồng giới được kết hôn trong nhà thờ. Do đó, từ trước đến nay, yếu tố tôn giáo vẫn luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thừa nhận và thực thi quyền cho người đồng tính. Ngày nay, tại một số thành phố lớn của Canada đã thành lập những khu phố dành cho cộng đồng người đồng tính nam như là Nhà thờ Wellesley ở Toronto, khu thương mại Gay Village ở Montreal, Davie Village ở Vancouver và Bank Street Gay Village ở Ottawa. Mỗi mùa hè, cộng đồng LGBT Canada sẽ kỷ niệm “niềm tự hào đồng tính” ở các bang, tỉnh và thành phố lớn. Canada cũng là quốc gia có môi trường an toàn để du học sinh sống thoải mái với xu hướng tính dục của mình, Canada cũng được xếp vào vị trí thứ ba trong danh sách những quốc gia đáng sống dành cho người đồng tính. Đối với Đài Loan, ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách “Phân loại bệnh tâm thần quốc tế”. Ngày 17/5 trở thành cột mốc quan trọng của cộng đồng người LGBT nói chung. Liên hợp quốc cũng lấy ngày này là “Ngày Quốc tế chống kỳ thị Đồng tính, Song tính và Chuyển giới”. Lúc 13h chiều ngày 17 tháng 5 năm 2019, ngày mà cách đây vừa tròn 15 năm đã được chọn làm “Ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính, song tính và chuyển giới” - IDAHOT (International Day Against Homophobia & Transphobia) nghị viện Đài Loan đã thông qua luật cho phép các cặp đồng tính được phép kết hôn với kết quả áp