SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƢƠNG THỊ LAN
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƢƠNG THỊ LAN
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM NĂM 2014
Chuyên ngành : Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số : 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Hồng
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Trƣơng Thị Lan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................i
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................i
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................ii
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài ......................................................iii
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. v
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... v
6. Kết cấu Luận văn .........................................................................................vi
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP
ĐỊNH ................................................................................................................ 1
1.1. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG.................................... 1
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ
CHỒNG PHÁP ĐỊNH .................................................................................... 3
1.2.1 Khái niệm................................................................................................. 3
1.2.2. Đặc điểm ................................................................................................. 7
1.2.3. Ý nghĩa.................................................................................................... 9
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM............................................................. 11
1.3.1. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam................. 11
1.3.2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc .............. 13
1.3.3. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định ở miền Nam giai đoạn 1954-1975
(chế độ ngụy quyền Sài Gòn).......................................................................... 16
1.3.4. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của Nhà
nƣớc ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay .......................................................... 18
1.4. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP
LUẬT HN&GĐ CỦA MỘT SỐ NƢỚC...................................................... 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 28
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH
THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014............................................................. 30
2.1. NHƢ̃NG QUY ĐI ̣NH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀ I SẢ N VỢ CHỒ NG...30
2.2. TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG................................................. 35
2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng .......................................... 35
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung ....................... 41
2.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng........................................................... 48
2.3. TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG.................................................. 63
2.3.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng........................................... 63
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng........................ 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 72
CHƢƠNG 3: THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾ N CHẾ ĐỘ TÀ I
SẢN CỦA VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH VÀ MỘT SỐ KIẾ N NGHI ̣............. 74
3.1. THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾ N CHẾ ĐỘ TÀ I SẢ N CỦ A
VỢ CHỒ NG PHÁP ĐỊNH............................................................................ 74
3.2. MỘT SỐ KIẾ N NGHI ̣.......................................................................... 81
3.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng........................................ 81
3.2.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng......................................... 85
3.2.3. Quy đi ̣nh ha ̣n chế quyền tài sản riêng của vợ, chồng ........................... 86
3.2.4. Chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân..................... 86
3.2.5. Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ............. 87
KẾ T LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 88
KẾT LUẬN.................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự
DLBK: Dân luật Bắc kỳ
DLGY: Dân luật giản yếu
DLTK: Dân luật Trung kỳ
HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình
Luật GĐ: Luật gia đình
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày
03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình.
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi gia
đình. Bởi lẽ, trong cuộc sống chung, vợ và chồng phải thực hiện những quan hệ
về tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Những quan
hệ này đƣợc pháp luật HN&GĐ của mỗi nƣớc điều chỉnh phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội, truyền thống, đạo đức, tập quán của quốc gia đó.
Mặt khác, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai
bên vợ, chồng, mà còn liên quan đến ngƣời thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng
tham gia vào hoạt động giao dịch dân sự, kinh doanh thƣơng mại. Chính vì
thế mà vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, phổ biến nhất là
sau khi vợ chồng ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp
của vợ chồng có liên quan đến tài sản.
Theo đó, chế độ tài sản của vợ chồng đã trở thành một trong những nội
dung quan trọng mà Luật HN&GĐ cần xây dựng, hoàn thiện. Chế độ tài sản
của vợ chồng bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập
tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng,
nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng. Giữa các nƣớc khác nhau thƣờng có
những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng, tuy nhiên, về cơ bản chế độ
tài sản của vợ chồng đƣợc xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thoả thuận bằng
văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ƣớc định) và theo các quy định của pháp
luật (chế độ tài sản pháp định).
Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể về chế độ tài sản của vợ
chồng. Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ tài sản vợ
chồng pháp định trên cơ sở Luật HN&GĐ năm 2000.
Việc phân tích những vấn đề lý luận và nội dung của chế độ tài sản vợ
chồng pháp định trong Luật HN&GĐ năm 2014 là một vấn đề mang tính
ii
khách quan và cấp thiết hiện nay nhằm hiểu rõ hơn quy định pháp luật về chế độ
tài sản vợ chồng pháp định, không ngừng hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản
của vợ chồng nói riêng và hoàn thiện pháp luật HN&GĐ Việt Nam nói chung.
Qua đó góp phần xây dựng và phát triển gia đình hạnh phúc, bền vững.
Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Luận văn là nghiên cứu khái niệm, đặc điểm
của chế độ tài sản vợ chồng pháp định; chế độ tài sản vợ chồng pháp định
trong pháp luật Việt Nam và trong pháp luật ở một số nƣớc; phân tích những
quy định cụ thể chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật hiện hành,
nhận thức rõ nội dung, ý nghĩa của những quy định đó; tìm hiểu thực tiễn xét
xƣ̉ liên quan đến chế độtài sản vợchồng để thấy đƣợc nhƣ̃ ng tồn ta ̣i, hạn chế,
vƣớng mắc trong quá trình áp dụng , qua đó , đề xuất m ột số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng, góp phần xây dựng hành lang pháp
lý để phát triển gia đình hạnh phúc, ổn định, bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, Luận văn thực hiện những mục
tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Nghiên cứu những vẫn đề lý luận về chế độ tài sản vợ chồng pháp
định. Cụ thể là đƣa ra một số khái niệm khoa học trong nội hàm chế độ tài sản
vợ chồng pháp định; các đặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng pháp định đối
với sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội.
- Tìm hiểu một cách có hệ thống về lịch sử phát triển của chế độ tài sản
vợ chồng pháp định trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và trong pháp
luật ở một số nƣớc trên thế giới.
iii
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài sản vợ
chồng pháp định. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này, Luận văn đi sâu vào phân
tích nội dung các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng pháp định theo
Luật HN&GĐ năm 2014; tìm hiểu mục đích, cơ sở của việc quy định các điều
luật này; đồng thời, phân tích tính kế thừa, phát triển và những điểm mới của
chế độ tài sản của vợ chồng pháp định trong Luật HN&GĐ năm 2014.
- Tìm hiểu thực tiễn xét xử liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng pháp
định, chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế của những quy định này. Qua đó, đề
xuất những kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản vợ chồng pháp định.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
3.1. Tính mới của đề tài
Trong khoa học pháp lý ở nƣớc ta, từ trƣớc đến nay, ngoài những văn
bản hƣớng dẫn áp dụng Luật HN &GĐ, đã có nhƣ̃ng công trình , bài viết
nghiên cƣ́ u, đề xuất kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của
vợchồng. Trƣớc hết là các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo
luật học, nhƣ giáo trình Luật dân sự Việt Nam, giáo trình Luật HN&GĐ Việt
Nam… đã đề câ ̣p đến chế độtài sản vợchồng một cách cơ bản , phổ thông và
khái quát nhất.
Việc nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng cũng đã đƣợc nhiều tác
giả đề cập đến trong một số cuốn sách hoă ̣c luâ ̣n văn cao ho ̣c luâ ̣t. Ví dụ: Sách
chuyên khảo của tác giả Nguyễn Văn Cừ về “Chế độ tài sản của vợ chồng
theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam” đƣợc Nhà xuất bản Tƣ pháp xuất bản năm
2008; Luận văn thạc sỹ năm 2002 của tác giả Nguyễn Hồng Hải về “Xác định
tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Bài viết của tác giả
Bùi Minh Hồng về “Ch ế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng trong pháp
luật cộng hoà Pháp và pháp luật Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học số 11
năm 2009; Bài viết của tác giả Đoàn Thị Phƣơng Diệp về “Chế độ tài sản giữa
vợ chồng trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình” đăng
iv
trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 08 năm 2014; Hoặc một số bài viết về chế
độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt nam khác trên các Tạp chí Luật
học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật… Các cuốn
sách, luâ ̣n văn, bài viết nêu trên đều nghiên cứu c hế đô ̣tài sản của vợchồng
dƣ̣a trên Luâ ̣t HN&GĐ Viê ̣t Nam và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, cho đến
trƣớc ngày Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành(01/01/2015).
Vƣ̀ a qua, có một số luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu chế độ tài sản vợ
chồng theo Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 nhƣ: Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ năm 2014 của tác
giả Nguyễn Thị Kim Dung về "Chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận trong
pháp luật Việt Nam"; Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Thu
Thủy về “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2014”... Song các luâ ̣n văn này chỉ nghiên cƣ́ u chuyên
sâu về chế độtài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n.
Theo đó , chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế độ tài sản
vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014. Luận văn là
công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về chế độ tài sản
vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 một cách toàn
diện, đầy đủ trong hệ thống khoa học pháp lý Việt Nam.
3.2. Những đóng góp của đề tài
Với tƣ cách là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên
sâu về Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm
2014, luận văn có những đóng góp quan trọng đối với khoa học pháp lý của
nƣớc ta, cụ thể nhƣ sau:
- Luận văn phân tích khái niệm và đ ặc điểm của chế độ tài sản vợ
chồng pháp định, đồng thời, đánh giá sự cần thiết của việc quy định chế độ tài
sản vợ chồng đối với sự ổn định, phát triển của gia đình và xã hội.
- Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển chế độ tài sản vợ chồng pháp
định trong pháp luật của Viê ̣t Nam và c ủa một số nƣớc trên thế giới, so sánh
v
chế độ tài sản vợ chồng pháp định giƣ̃a các nƣớc để thấy đƣợc sự tƣơng đồng
và sự khác biệt mang tính dân tộc.
- Phân tích nội dung Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật
HN&GĐ Việt Nam năm 2014 để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chế độ tài sản
vợchồng pháp đi ̣nh ; đồng thời, phân tích tính kế thừa, phát triển và những
điểm mới quy định về chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Việt Nam năm 2014.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử liên quan đến chế độ tài sản vợ
chồng pháp định, Luận văn chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế của những quy
định này, đồng thời, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản vợ
chồng pháp định, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật HN&GĐ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả sẽ phân tích, đánh giá
nhƣ̃ng vấn đề lý luâ ̣n, nhƣ̃ng quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t và thƣ̣c tiễn áp dụng chế độ
tài sản vợ chồng pháp định với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng.
Luận văn không nghiên cứu về quan hệ cấp dƣỡng và quyền thừa kế tài
sản của nhau giữa vợ chồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu trong phạm vi những quy định của pháp luật
Việt Nam về chế độ tài sản vợ chồng; một số nội dung cơ bản của chế độ tài
sản vợ chồng trong BLDS Pháp, Bộ luật dân sự và thƣơng mại Thái Lan, Luật
hôn nhân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; thực tiễn áp dụng các quy định
pháp luật hiện hành về chế độ tài sản vợ chồng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn đã vận dụng một số phƣơng pháp
nhƣ: phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử để thấy
đƣợc sự phù hợp của các quy định pháp luật đối với xã hội, giữa chúng có
vi
mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, hay nói cách khác pháp luật là tấm gƣơng
phản chiếu xã hội, còn xã hội là cơ sở thực tiễn của pháp luật.
Đồng thời, luận văn cũng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Việt Nam về xây dựng và phát
triển gia đình.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu,
phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp và
một số phƣơng pháp khác. Trong đó, phƣơng pháp chính là tổng hợp và phân
tích. Cụ thể là tổng hợp và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật,
những thông tin thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sau đó, phân tích
và đƣa ra đánh giá về từng vấn đề. Cuối cùng rút ra kết luận chung về vấn đề
đã nghiên cứu.
6. Kết cấu Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về chế độ tài sản vợ chồng pháp định
Chƣơng 2: Nội dung quy định chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong
Luâ ̣t HN&GĐ Viê ̣t Nam năm 2014.
Chƣơng 3: Thƣ̣c tiễn xét xƣ̉ liên quan đến chế độtài sản của vợchồng
và một số kiến nghị.
1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT V Ề CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ
CHỒNG PHÁP ĐỊNH
1.1. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG
Tài sản là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Kể
tƣ̀ khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân , vợchồng phải cùng nhau lao động , sản
xuất, kinh doanh…để ta ̣o ra của cải vâ ̣t chất , đảm bảo nhu cầu thiế t yếu của
vợchồng, con cái và cả gia đình , đảm bảo điều kiê ̣n cần thiết để chăm sóc ,
giáo dục con cái. Vì vậy, bên ca ̣nh quan hê ̣nhân thân , giƣ̃a vợchồng còn tồn
tại quan hệ tài s ản. Trong đó, quan hệ tài sản hiểu theo nghĩa hẹp chính là
quan hệ sở hữu tài sản. Nội dung của quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản giƣ̃a vợchồng
bao gồm: viê ̣c xác đi ̣nh tài sản là tài sản chung của vợchồng hay tài sản riêng
của vợ, tài sản riêng của chồng ; xác định quyền và nghĩa vụ đối với tài sản
chung, tài sản riêng của vợ , chồng; và việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong nhƣ̃ng trƣờng hợp nhất đi ̣nh. Vâ ̣y nhƣ̃ng quy đi ̣nh điều chỉnh quan hê ̣sở
hƣ̃u tài sản giƣ̃a vợchồng nhƣ thế nào?
Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi ngƣời có quyền
sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tƣ liệu sinh hoạt, tƣ liệu
sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác”. Bên cạnh đó, BLDS cũng quy định cụ thể quyền sở hữu (chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt) của cá nhân. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: thu nhập hợp pháp, của cải để
dành, tài sản do mình tạo ra, tài sản đƣợc thừa kế, tặng cho.
Vợ chồng với tƣ cách là một cá nhân, có quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Xét về mặt lý thuyết,
có thể áp dụng các quy định của Hiến pháp và BLDS đ ể điều chỉnh quan hệ
sở hƣ̃u tài s ản giữa vợ, chồng nhƣ những công dân khác không phải là vợ,
chồng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, do tính chất đặc biệt trong quan hê ̣hôn
nhân gia đình là vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng lao động tạo ra
2
của cải vật chất để duy trì, phát triển gia đình, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục
con cái, nên quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản giƣ̃a vợchồng ngoài viê ̣c đảm bảo quyền
sở hƣ̃u tài sản của cá nhân vợ, chồng, phải đồng thời đảm bảo lợi ích chung của
vợ chồng (đảm bảo đời sống chung của vợ chồng). Do đó, không thể áp dụng
các quy định của Hiến pháp và BLDS đ ể điều chỉnh quan hệ sở hƣ̃u tài s ản
giữa vợ và chồng. Nói cách khác, tính chất đặc biệt của mối quan hệ giữa vợ và
chồng đòi hỏi nhƣ̃ng quy đi ̣nh riêng nh ằm điều chỉnh quan hệ sở hƣ̃u tài s ản
của vợ chồng. Tổng hợp nhƣ̃ng quy đi ̣nh này chính là chế độ tài sản vợ chồng
[26, tr. 9-10]. Có thể đƣa ra khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng nhƣ sau:
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật hoặc
thỏa thuận của vợ chồng về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, gồm: căn cứ
xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài
sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng luôn có vai trò quan trọng trong pháp luật
HN&GĐ của tất cả các quốc gia trên thế giới. Pháp luật của mỗi quốc gia điều
chỉnh chế độ tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, đạo
đức, tập quán… của mình. Thông thƣờng pháp luâ ̣t các nƣớc quy đi ̣nh hai loa ̣i
chế độtài sản vợchồ ng là chế độtài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n (chế độtài
sản ƣớc định) và chế độ tài sản vợ chồng pháp định . Sở dĩ có hai loa ̣i chế đô ̣
tài sản vợ chồng là vì hôn nhân đƣợc xác lâ ̣p do hai bên nam , nữ thỏa thuận,
giao ƣớc trên cơ sở t ự do, tự nguyện. Theo đó, vợ, chồng đƣơng nhiên có
quyền thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến quan đến quyền và lợi
ích của mình, trong đó có quan hệ tài sản giƣ̃a vợvà chồng . Vì vậy, một mă ̣t
pháp luật dƣ̣ liê ̣u một chế đô ̣tài sản của vợchồng , mă ̣t khác quy đi ̣nh vợ ,
chồng có quyền thỏa thuâ ̣n với nhau về tài sản (lâ ̣p hôn ƣớc). Chế đô ̣tài sản
do pháp luâ ̣t dƣ̣ liê ̣u có hiê ̣u lƣ̣c khi hai vợchồng không lâ ̣p hôn nƣớc hoă ̣c
hôn ƣớc đã lâ ̣p bi ̣vô hiê ̣u do vi pha ̣m nhƣ̃ng quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t.
3
Ở Việt Nam, trƣớc khi Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực, duy trì duy
nhất một chế độtài sản pháp đi ̣nh đối với vợchồng . Chế độtài sản vợchồng
theo thỏa thuâ ̣n đƣợ c quy đi ̣nh lần đầu tiên ta ̣i Luâ ̣t HN &GĐ năm 2014 với
nội dung trƣớc khi kết hôn, vợ, chồng có thể th ỏa thuận với nhau về tài sản
chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung,
tài sản riêng; các trƣờng hợp và nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và
chồng. Trong bản thỏa thuâ ̣n, vợchồng thỏa thuâ ̣n lƣ̣a cho ̣n chế độcô ̣ng đồng
(có tài sản c hung) hoă ̣c chế đô ̣phân sản (không có tài sản chung) để duy trì và
đảm bảo thƣ̣c hiê ̣n trong suốt thời kỳ hôn nhân [28]. Trong chế đô ̣cộng đồng có
sƣ̣ tồn ta ̣i của khối tài sản chung của vợchồng, vợchồng sẽ thỏa thuâ ̣n với nhau
về thành phần khối tài sản chung của vợchồng, tài sản riêng của vợ, chồng (nếu
có), quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung , tài sản riêng, viê ̣c
phân chia tài sản chung của vợchồng… Trong chế độphân sản, giƣ̃a vợchồng
không tồn ta ̣i khối tài sản chung của vợchồng, vợchồng thỏa thuâ ̣n với nhau về
việc đóng góp tài sản riêng để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, chăm sóc,
nuôi dƣỡng, giáo dục con cái… [26, tr. 25]. Có thể thấy rằng, đă ̣c điểm của chế
đô ̣tài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n là viê ̣c thỏa thuâ ̣n giƣ̃avợchồng phải đƣợc
thƣ̣c hiê ̣n trƣớc khi kết hôn và nhƣ̃ng thỏa thuâ ̣n này sẽ đƣợc thƣ̣c hiê ̣n trong
suốt thời kỳ hôn nhân, trƣ̀ trƣờng hợp vợchồng thỏa thuâ ̣n sƣ̉ a đổi, thay đổi chế
đô ̣tài sản theo thỏa thuâ ̣n(sƣ̉ a đổi, thay đổi nội dung hôn ƣớc).
Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào khi xác lập quan hê ̣hôn nhân
cũng thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng. Do đó, pháp luật phải tạo ra một giải
pháp dành cho các cặp vợ chồng khi xác lập quan hê ̣hôn nhân không l ập hôn
ƣớc. Giải pháp này đƣợc gọi là chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Chế độtài
sản pháp đi ̣nh đƣợc tất cả các nƣớc dƣ̣ liê ̣u trong hê ̣thống pháp luâ ̣t của mình.
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ
CHỒNG PHÁP ĐỊNH
1.2.1 Khái niệm
4
Do tính chất phức tạp, nhạy cảm của quan hê ̣hôn nhân gia đình , đặc
biệt là vấn đề tài sản trong quan hê ̣hôn nhân gia đình , thực tiễn cho thấy hầu
hết các tranh chấp phát sinh trong quan hê ̣hôn nhân có liên quan đ ến tranh
chấp tài sản vợ chồng. Trong khi đó các tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng
luôn là loại việc phức tạp, khó khăn.
Đối với những cặp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng
trƣớc khi kết hôn thì viê ̣c giải quyết các vấn đề tài sản giƣ̃a vợvà chồng thƣ̣c
hiê ̣n theo thỏa thuâ ̣n của hai bên vợchồng. Tuy nhiên, thực tế không phải cặp
vợ chồng nào cũng thỏa thuận trƣớc về vấn đề tài sản của vợ chồng. Hoă ̣c có
trƣờng hợp thỏa thuâ ̣n về tài sản của vợchồng bi ̣vô hiê ̣u do vi pha ̣m các quy
đi ̣nh chung của pháp luâ ̣t. Vì thế, pháp luật đã dự liệu các quy định cụ thể để
áp dụng cho những cặp vợ, chồng không thỏa thuận trƣớc hoă ̣c thỏa thuâ ̣n bi ̣
vô hiê ̣u, nhằm điều chỉnh các quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản của vợchồng.
Các quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng phải đảm
bảo lợi ích chung của gia đình. Khi hôn nhân đƣợc xác lập, vợ chồng cùng
nhau xây dựng gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con cái, đảm bảo những nhu cầu
về vật chất và tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình. Đồng thời, trong
thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng thƣờng xuyên phải thực hiện các giao dịch liên
quan đến tài sản phục vụ cho sự tồn tại phát triển của gia đình. Để làm đƣợc
điều đó vợ chồng cần phải có tài sản, sản nghiệp chung. Do đó, cần thiết phải
có những quy định về tài sản chung của vợ chồng, cũng nhƣ quyền, nghĩa vụ
của vợ chồng đối với tài sản chung.
Bên cạnh việc đảm bảo lợi ích chung của gia đình, viê ̣c đảm bảo quyền
và lợi ích của cá nhân vợ , chồng là mô ̣t vấn đề quan trọn g. Vì quyền sở hữu
tài sản của mỗi cá nhân là quyền hiến định, việc xác lập quyền sở hữu riêng
đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải đƣợc Luật HN&GĐ tôn trọng.
Hơn nữa, ngoài việc chăm lo cho đời sống chung của gia đình, vợ, chồng còn
có những nhu cầu thiết yếu riêng, tài sản riêng của vợ, chồng đƣợc dùng để
5
đáp ứng nhu cầu riêng. Do đó, quy định về tài sản riêng của vợ chồng, quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng là tất yếu khách quan.
Các quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản vợ chồng còn phải đảm
bảo quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ khi nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời và bắt đầu từ Hiến pháp năm 1946, quyền bình đẳng của phụ nữ: “đàn bà
ngang quyền với đàn ông” đƣợc ghi nhận thành một nguyên tắc cơ bản. Pháp
luật HN&GĐ cũng cụ thể hóa nguyên tắc này thành những quy định cụ thể
trong quan hệ giữa vợ và chồng nói chung và trong quan hệ sở hữu tài sản vợ
chồng nói riêng. Trên cơ sở đó, quy đi ̣nh điều chỉnh quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản
của vợ chồng ra đời cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài
sản chung, tài sản riêng; các trƣờng hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và
chồng theo luật định. Nội dung của quyền bình đẳng giƣ̃a vợ , chồng trong
quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản , bao gồm: vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau về
quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, tài sản riêng, về phân chia tài sản
chung của vợ chồng.
Tổng hợp nhƣ̃ng quy đi ̣nh điều chỉnh quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản của vợ
chồng nêu trên ta ̣o thành chế đô ̣tài sản vợchồng pháp đi ̣nh.
Trong li ̣ch sƣ̉ lâ ̣p pháp của nhiều nƣớc trên th ế giới, trong đó có Việt
Nam tồn ta ̣i nhƣ̃ng loa ̣i chế đô ̣tài sản vợchồng cơ bản nhƣ sau:
- Chế độtài sản cộng đồng:
+ Chế độcộng đồng toàn sản: Nô ̣i dung của chế đô ̣cộng đồng toàn sản
là tất cả các tài sản mà vợ, chồng có đƣợc trƣớc và trong thời kỳ hôn nhân đều
là tài sản chung của vợ chồng . Trong quan hê ̣tài sản giƣ̃a vợ , chồng không
tồn ta ̣i tài sản riêng của vợchồng . Theo đó , tài sản chung của vợ chồng bao
gồm: tài sản vợ , chồng ta ̣o ra , đƣợc tă ̣ng cho , thƣ̀ a kế trƣớc khi kết hôn ; tài
sản do vợ chồng cùng nhau tạo ra trong thời kỳ hôn nhân , không tính đến
nguồn gốc, công sƣ́ c của mỗi bên; tài sản vợ, chồng đƣợc tă ̣ng cho riêng, thƣ̀ a
kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Ở Việt Nam, chế đô ̣cộng đồng toàn sản đƣợc
6
quy đi ̣nh trong Luâ ̣t GĐ của chính quyền Ngô Đình Diê ̣m, Luâ ̣t HN&GĐ năm
1959 [26, tr. 30 - 32].
+ Chế độcộng đồng đô ̣ng sản và ta ̣o sản là chế độtài sản trong đó, khối
tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả các động sản của vợ chồng có
trƣớc khi kết hôn , trong thời kỳ hôn nhân và bất đô ̣ng sản mà vợchồng có
đƣợc trong t hời kỳ hôn nhân . Chế độcộng đồng động sản vào ta ̣o sản đƣợc
quy đi ̣nh trong BLDS năm 1804 của Cộng hòa Pháp . Ở Việt Nam , dƣới chế
đô ̣ngụy quyền Sài Gòn , Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 đƣợc ban hành
dƣới chế độNguyễn Khán h và BLDS năm 1972 quy định chế độ tài sản vợ
chồng pháp định là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản. Theo đó, khối tài
sản chung của vợ chồng gồm có: Động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên
vợ, chồng khi kết hôn; các động sản do vợ, chồng đƣợc thừa kế, tặng cho
trong thời kỳ hôn nhân; động sản và bất động sản do vợ chồng có đƣợc trong
thời kỳ hôn nhân ; hoa lợi thu đƣợc từ tài sản mà vợ chồng có đƣợc trƣớc và
trong thời kỳ hôn nhân . Ngoài khối tài sản chung, vợ, chồng còn có tài sản
riêng là bất động sản của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn và bất động sản vợ,
chồng đƣợc tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Sắc luâ ̣t cũng quy
đi ̣nh quyền và nghĩa vụđối với tài sản chung, tài sản riêng [26, tr. 32 -33].
+ Chế độcộng đồng ta ̣o sản là chế độ tài sản , trong đó , khối tài sản
chung của vợchồng chỉ bao gồm tài sản mà vợchồng ta ̣o ra trong thời kỳ hôn
nhân và các loa ̣i hoa lợi , lợi tƣ́ c phát sinh tƣ̀ tài sản chung của vợchồng . Chế
đô ̣cộng đồng ta ̣o sản đƣợc quy đi ̣nh ta ̣i các điều tƣ̀ Điều 1400 đến Điều 1408
Đa ̣o luâ ̣t số 65-570 ngày 13/7/1965 của Pháp, Điều 13 Luâ ̣t Hôn nhân năm
1980 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Điều 762 BLDS Nhâ ̣t Bản và một số
văn bản luâ ̣t khác nhƣ Bộ luâ ̣t Dân sƣ̣ và thƣơng ma ̣i Thái Lan , LGĐ
Bungari... Ở Việt Nam , chế độcộng đồng ta ̣o sản đƣợc quy đi ̣nh ta ̣i Luâ ̣t
HN&GĐ năm 1986 (Điều 14, 15, 16) và Luật HN &GĐ năm 2000 (Điều 27,
28, 32, 33) [26, tr. 34 - 35].
7
- Chế độphân sản là chế đô ̣tài sản trong đó không tồn ta ̣i khối tài sản
chung của vợchồng, tất cả tài sản vợchồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn và sau
khi kết hôn đều là tài sản riêng của vợ , chồng. Đối với chế độ tài sản này ,
pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đóng góp
tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của vợ chồng , chăm sóc, nuôi dƣỡng,
giáo dục con cái , cấp dƣỡng lẫn nhau… Chế độtài sản này đã tƣ̀ ng đƣợc áp
dụng ở Italia và Anh [26, tr. 36 -37].
Nhìn chung, dù quy định loại chế độ tài sản nào thì pháp luật cũng dự
liê ̣u các căn cƣ́ xác đi ̣nh các loa ̣i tài sản , quyền và nghĩa vụcủa vợchồng đối
với tài sản và viê ̣c phân chia tài sản chung của vợchồng.
Nhƣ vậy, chế độ tài sản vợ chồng pháp định đƣợc pháp luật dự liệu từ
trƣớc do tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân gia đình, đồng thời phụ
thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn
hóa của mỗi quốc gia. Với tƣ cách là mô ̣t loa ̣i chế đô ̣tài sản vợchồng , chế độ
tài sản vợ chồng pháp định cũng bao gồm đầy đủ các nội dung của chế độ tài
sản vợ chồng nhƣ: quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của
vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trƣờng hợp và nguyên tắc
chia tài sản giữa vợ và chồng. Trên cơ sở những lập luận trên, sau đây chúng
tôi đƣa ra khái niệm chế độ tài sản vợ chồng pháp định:
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là chế độ tài sản vợ chồng do pháp
luật đã dự liệu từ trước về căn cứ xác định các loại tài sản chung và tài sản
riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng
loại tài sản đó trong mối quan hệ giữa hai vợ, chồng và trong quan hệ với
người thứ ba; các trường hợp và nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ
chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng
của vợ chồng.
1.2.2. Đặc điểm
8
Xuất phát từ tính chất đƣợc pháp luâ ̣t dƣ̣ liê ̣u tƣ̀ trƣớc, chế độ tài sản vợ chồng
pháp định có những đặc điểm riêng biệt so với chế độ tài sản ƣớc đi ̣nh, nhƣ sau:
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, chế độ tài sản pháp định đƣợc quy định
trong pháp luật HN&GĐ, trong đó, quy định cụ thể căn cứ xác lập, chấm dứt,
quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản, nguyên tắc phân chia tài sản.
Theo đó, chế độ tài sản vợ chồng pháp định khác biệt hoàn toàn so với chế độ tài
sản vợ chồng theo thỏa thuận ở tính chất tự do thỏa thuận của vợ chồng. Cụ thể
là, trong chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, vợ, chồng thỏa thuận với nhau
về tài sản chung, tài sản riêng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản
chung, tài sản riêng và các giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu
thiết yếu của gia đình; nguyên tắc phân chia tài sản. Còn trong chế độ tài sản vợ
chồng pháp định, các nội dung trên đƣợc pháp luật quy định cụ thể.
Thứ hai, về hình thức sở hữu đối vớ i tà i sản chung , ở Việt Nam, khác
với chế độtài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n là vợchồng có thể thỏa thuâ ̣n với
nhau về hình thƣ́ c sở hƣ̃u đối với tài sản chung , trong chế độ tài sản của vợ
chồng pháp định chỉ có duy nhất một hình thức là sở hữu chung hợp nhất.
Điều này xuất phát t ừ mục đích của quan hê ̣hôn nhân là v ợ, chồng yêu
thƣơng, chăm sóc lẫn nhau, chăm sóc, nuôi dạy con cái, vợ, chồng phải có
nghĩa vụ đóng góp tiền bạc đảm bảo đời sống chung của gia đình. Theo đó,
toàn bộ tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, quyền sử dụng đất vợ, chồng có đƣợc sau khi kết
hôn (trừ trƣờng hợp vợ hoặc chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng
hoặc có đƣợc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng), đều là tài sản chung của
vợ chồng không phân biệt công sức đóng góp của các bên.
Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong chế độ tài sản của
vợ chồng pháp định, theo pháp luật HN&GĐ, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ
bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
9
chung; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng không phân biệt giữa lao động trong
gia đình và lao động có thu nhập. Đối với tài sản riêng (nếu có), vợ, chồng có
quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với sản
riêng đó; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Tuy nhiên,
quyền sở hữu đối với tài sản riêng bị hạn chế trong một số trƣờng hợp, ví dụ
nhƣ: “Trong trƣờng hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài
sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này
phải có sự đồng ý của chồng, vợ” [19, Khoản 4 Điều 44]; “Trong trƣờng hợp
vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng
theo khả năng kinh tế của mỗi bên” [19, Khoản 2 Điều 30]. Trong khi đó, chế
đô ̣tài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n , quyền sở hƣ̃u đối với tài sản riêng của
vợ, chồng không bi ̣ha ̣n chế trong nhƣ̃ng trƣờng hợp nêu trên, vợchồng có thể
tƣ̣ do thỏa thuâ ̣n về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tƣ̀ ng loa ̣i tài sản.
1.2.3. Ý nghĩa
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định phản ánh trung thực và chính xác
trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của mỗi nƣớc .
Trong mỗi quốc gia , mỗi chế độ xã hội luôn có một chế độ HN&GĐ tƣơng
ứng đƣợc xác lập bằng quy định pháp luật hoặc thừa nhận bằng tập quán,
trong đó có chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Ví dụ nhƣ BLDS Pháp năm
1804 thể hiê ̣n quan điểm ngƣời phụnƣ̃ (ngƣời vợ) không có năng lƣ̣c pháp lý.
Trong xã hội phong kiến, pháp luật cũng thừa nhận và bảo vệ sự bất công, bất
bình đẳng giữa nam và nữ, ngƣời phụ nữ trong gia đình hoàn toàn bị lệ thuộc
vào ngƣời chồng. Ngƣời chồng là đại diện cho quyền lợi gia đình, đại diện cho ý
chí của gia đình, có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng, giao ƣớc liên quan đến tài sản
của vợ chồng mà không cần sự đồng ý của ngƣời vợ. Ngƣợc lại, ngƣời vợ phải
đƣợc chồng cho phép mới đƣợc ký kết, thƣ̣c hiê ̣n giao ƣớc, chỉ đƣợc đại diện
trong những nhu cầu gia vụ hoặc ký kết giao ƣớc trong trƣờng hợp ngƣời chồng
10
ủy quyền. Khi tiến lên xã hội Chủ nghĩa (XHCN), phụ nữ “được giải phóng”,
pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng của Nhà nƣớc XHCN đã ghi nhận
quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt là trong mối quan hệ vợ chồng, vợ,
chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản [26, tr. 19 -20].
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định có ý nghĩa quan trọng trong việc
điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ, chồng, tạo ra những nguyên tắc,
cách thức xử sự của vợ chồng trong quan hệ sở hữu tài sản, đảm bảo phù hợp
quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định quy định cụ thể căn cứ xác lập,
nguồn gốc, thành phần tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Khi xác lập
quan hệ hôn nhân, vợ, chồng dù lựa chọn chế độ tài sản pháp định hay ƣớc
định thì các quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng luôn đƣợc
xác định cụ thể.
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định có ý nghĩa xác định quyền, nghĩa vụ
của vợ, chồng với nhau và với ngƣời thứ ba. Trên cơ sở xác định tài sản
chung, tài sản riêng của vợ chồng, chế độ tài sản vợ chồng pháp định xác định
quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó. Quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng trong quan hệ tài sản đƣợc thể hiện nhƣ sau: vợ, chồng có
quyền sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung, một ngƣời không thể tự ý
định đoạt tài sản chung khi chƣa có sự đồng ý của ngƣời kia; có quyền sở hữu
riêng đối với tài sản riêng (nếu có) của mình, tuy nhiên, quyền sở hữu riêng
kèm theo những hạn chế về quyền sở hữu trong một số trƣờng hợp đặc biệt do
tính chất đặc biệt của quan hê ̣hôn nhân.
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh
chấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hoặc với ngƣời thứ ba tham gia
giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của vợ, chồng hoặc ngƣời thứ ba. Trên cơ sở các quy định của chế
độ tài sản vợ chồng pháp định, cơ quan áp dụng pháp luật có căn cứ, nguyên
11
tắc để giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng trong những trƣờng cụ
thể, ví dụ: vợ chồng ly hôn, vợ chồng phân chia tài sản trong thời kỳ hôn
nhân, vợ hoặc chồng chết trƣớc cần phân chia tài sản để chia thừa kế hoặc để
giải quyết nghĩa vụ về tài sản của ngƣời đã chết với ngƣời thứ ba…
Ngoài ra, chế độtài sản vợchồng pháp đi ̣nh còn là nhƣ̃ng quy đi ̣nh
mang tính đi ̣nh hƣớng cho các că ̣p vợchồng lƣ̣a chọn thỏa thuâ ̣n chế độtài
sản phù hợp quy định của pháp luật , đảm bảo thỏa thuâ ̣ n chế độtài sản vợ
chồng không bi ̣vô hiê ̣u do vi pha ̣m quy đi ̣nh pháp luâ ̣t.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP
ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.3.1. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam
Qua quá trình khảo cứu các quy định trong cổ luật Việt Nam, các nhà
nghiên cứu cho rằng các quy định pháp luật HN&GĐ là một phần quan trọng
trong hệ thống cổ luật, tuy nhiên, vấn đề tài sản của vợ chồng mặc dù đã đƣợc
quy định, nhƣng không rõ ràng, hệ thống cổ luật không có chế định riêng rẽ
và cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng [26, tr. 38]. Điều này đƣợc thể hiện trong
hai Bộ luật lớn nhất của hệ thống cổ luật Việt Nam (Quốc triều hình luật đƣợc
ban hành dƣới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1479),
HVLL đƣợc ban hành dƣới triều Nguyễn vào năm 1812) và những tục lệ cổ.
Quốc triều hình luật quy định nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn
nhân là hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trƣởng.
Bộ luật cũng đã có một số quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng nhƣ thành
phần khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Phu tông điền sản (tài sản của
chồng đƣợc thừa kế từ gia đình chồng); Thê điền sản (tài sản của vợ đƣợc
thừa kế từ gia đình); Tần tảo điền sản (tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời
kỳ hôn nhân), tất cả những tài sản này đều thuộc sự quản lý của ngƣời chồng
(chủ gia đình), ngƣời vợ đƣợc sử dụng tài sản chung của vợ chồng trong các
nhu cầu gia vụ đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, trong những giao dịch
12
có giá trị lớn (điền sản) thì phải có sự đồng ý của hai vợ chồng, Bộ luật cũng
quy định quyền phản đối của ngƣời vợ khi chồng sử dụng tài sản chung không
đảm bảo quyền lợi của các con và lợi ích của gia đình, tài sản chung của vợ
chồng đƣợc chia trong trƣờng hợp khi một bên vợ, chồng chết trƣớc mà giữa
họ không có con (Điều 374, 375, 376).
HVLL đƣợc chép nguyên văn luật nhà Thanh, ghi nhận lại tƣ tƣởng
phong kiến lạc hậu của Trung Quốc cùng thời. Theo HVLL, ngƣời vợ hoàn
toàn vô năng lực, phụ thuộc vào ngƣời chồng một cách tuyệt đối. Do đó, Bộ
luật này không có quy định nào về vấn đề tài sản của vợ chồng.
Ở thời kỳ này, tục lệ cũng chiếm một vị trí quan trọng chi phối hành vi
ứng xử trong quan hê ̣hôn nhân gia đình . Theo quan niệm truyền thống của
ngƣời phƣơng Đông, trong gia đình yếu tố tình cảm luôn đƣợc coi trọng hơn
vấn đề tài sản, gia đình đƣợc tạo nên với mục đích sinh con đẻ cái, giáo dục
con cái, vì lợi ích của gia đình và xã hội. Vì thế, vợ chồng cùng chung sức tạo
dựng tài sản và toàn bộ tài sản vợ, chồng tạo ra hợp nhất thành một khối để
nuôi dƣỡng, giáo dục con cái, khi cha, mẹ chết thì để lại cho con cái. Điều này
đƣợc thể hiê ̣n tâ ̣p ý kiến gồm 324 câu giải đáp do Ủ y ban tƣ vấn án lê ̣Bắc
Viê ̣t sƣu tầm và ghi chép tƣ̀ năm 1927 đến năm 1930 (trƣớc khi ban hành
DLBK), tại câu hỏi thƣ́ 31 có ghi:
Nguyên tắc căn bản vẫn còn đƣợc áp dụng trong gia đình Viê ̣t
Nam về chế độtài sản vợcủa vợchồng là tất cả các của cải của đôi
vợchồng, không phân biê ̣t bản chất và nguồn gốc , đều để dành cho
các con theo câu tục ngữ: cha me ̣làm viê ̣c để nuôi con, cho nên suốt
thời kỳ hôn thú, tất cả của cải là của chung[26, tr. 38 - 39].
Theo tƣ tƣởng nho giáo , ngƣời phụnƣ̃ khi đã lấy chồng thì thuộc hẳn
về nhà chồng, thuyết tam tòng buộc ho ̣phải tuân thủ ngƣời chồng , trong gia
đình ngƣời chồng đƣợc coi là chủ gia đình (trụ cột của gia đình) đƣơng nhiên
13
có quyền đại diện cho quyền lợi của gia đình, là chủ sở hữu các tài sản trong
gia đình, có quyền định đoạt tài sản của gia đình.
Nhƣ vậy, chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật và tục lệ ở
Việt nam là chế độ cộng đồng toàn sản, cụ thể là toàn bộ tài sản của vợ, chồng
trƣớc khi kết hôn và tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân t ạo
thành một khối tài sản chung của vợ chồng, khối tài sản này đƣợc đặt dƣới sự
quản lý của ngƣời chồng.
1.3.2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc
Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam kéo dài hơn tám mƣơi năm, kể từ năm
1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc đến năm 1945. Trong thời kỳ này,
thực dân Pháp áp dụng chính sách “chia để trị” chia nƣớc ta thành ba miền
(Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ). Vì thế, đối với mỗi miền, thực dân Pháp ban
hành và áp dụng các bộ luật riêng để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội,
trong đó có quan hê ̣hôn nhân gia đình : Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931
(DLBK); ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK); ở Nam Kỳ áp dụng
tập DLGY năm 1883 (DLGY) [34].
* Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ
DLBK và DLTK chịu sự ảnh hƣởng của BLDS Pháp năm 1804 nên có
những quy định tƣơng tự nhau về quan hê ̣hôn nhân gia đình nói chung và chế
độ tài sản vợ chồng pháp định nói riêng. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định
trong DLBK và DLTK đƣợc thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, về chế độ sở hữu trong chế độ tài sản vợ chồng pháp định.
Trên cơ sở ghi nhận tục lệ của ngƣời Việt Nam, mọi tài sản trong gia đình đều
là tài sản chung của vợ chồng, DLBK và DLTK quy định chế độ tài sản vợ
chồng pháp định đƣợc áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế (chế
độ tài sản ƣớc định) là chế độ cộng đồng toàn sản. Điều 106, 107 DLBK và
Điều 105 BLTK quy đi ̣nh: “Nếu hai vợchồng không có tƣ ƣớc với nhau thì
14
cƣ́ theo lê ̣hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của
vợ hợp làm một mà chung nhau”.
Thứ hai, về quy định thành phần khối tài sản chung. Nội dung của chế
độ cộng đồng toàn sản là tất cả của cải và hoa lợi của chồng và của vợ hợp
thành hợp thành khối tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, việc hợp nhất tài sản
riêng của vợ, chồng thành khối tài sản của vợ chồng chỉ mang tính tạm thời,
vì trong trƣờng hợp vợchồng ly hôn , Điều 112 DLBK và Điều 110 DLTK
quy đi ̣nh những tài sản riêng của vợ, chồng đã hợp nhất tạm thời vào khối tài
sản của vợ chồng sẽ đƣợc phân chia cho vợ, chồng theo nguyên tắc tài sản
riêng của bên nào thì bên đó lấy lại (nếu không có con chung ). Hai Điều này
cũng quy định nếu tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã đƣợc tu sửa , quản lý
bằng tài sản chung thì tài sản đó đƣợc tính vào tài sản chu ng của vợchồng .
Theo đó, chỉ những tài sản vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài
sản chung chính thức.
Thứ ba, quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài
sản. Đối với việc sử dụng, định đoạt tài sản để thực hiện những giao dịch
nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình nhƣ ăn, ở, chăm sóc,
nuôi dạy con cái vợ, chồng có thể tự mình đại diện cho gia đình (Điều 100,
111 DLBK và Điều 98, 109 DLTK). Ngoài những giao dịch đƣợc nêu ở trên,
thì việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải đƣợc sự đồng ý của hai vợ
chồng (Điều 109 DLBK và Điều 107 DLTK). Trong một số trƣờng hợp nhƣ
lập hội, thuê mƣớn, vay mƣợn, đi kiện… ngƣời chồng đƣợc phép tự mình
thực hiện; nhƣng, ngƣợc lại, ngƣời vợ lại không đƣợc tự ý thực hiện, ngƣời
vợ chỉ đƣợc thực hiện khi có sự đồng ý, cho phép của ngƣời chồng (Điều 98
DLBK và Điều 104 DLTK).
Bên cạnh đó, pháp luật cũng dự liệu các chế tài đối với vợ và chồng khi
vợ, chồng có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ nhƣ nếu ngƣời vợ cố ý thực
hiện những giao dịch khi chƣa đƣợc sự đồng ý của ngƣời chồng, ảnh hƣởng
15
tới quyền lợi của gia đình thì ngƣời chồng có quyền thu hồi một phần hoặc
toàn bộ quyền của ngƣời vợ (Điều 100 DLBK và Điều 98 DLTK); ngƣời
chồng không chu cấp để nuôi dƣỡng vợ, con hoặc có hành vi phá tán tài sản
của gia đình thì ngƣời vợ có quyền yêu cầu tòa án cấm ngƣời chồng sử dụng
phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và toàn bộ tài sản do ngƣời vợ
hành nghề tạo ra (Điều 110 DLBK và Điều 108 DLTK).
Thứ tư, quy định về nghĩa vụ đối với các khoản nợ. Theo Điều 111
DLBK và Điều 109 DLTK quy định khối tài sản chung phải có nghĩa vụ chi
trả các khoản nợ sau: Những khoản nợ của vợ chồng đã vay trƣớc khi kết hôn;
những khoản nợ của chồng vay trong thời kỳ hôn nhân ; những khoản nợ do
vợ vay với tƣ cách là đại diện cho gia đình hoặc đã đƣợc sự cho phép của
chồng, khoản nợ do vợ ký kết khi hành nghề buôn bán hoặc làm công nghệ
một cách hợp lệ; những khoản nợ do hành vi phạm pháp của vợ gây ra.
Thứ năm, quy định về phân chia tài sản của vợ chồng. DLBK và DLTK
đã có những quy định về phân chia tài sản của vợ chồng trong hai trƣờng hợp:
- Khi một bên vợ, chồng chết trƣớc. Trong trƣờng hợp ngƣời chồng chết
trƣớc, nếu ngƣời vợ không tái giá (đi lấy chồng mới) thì ngƣời vợ đƣợc thay
chồng quản lý tài sản chung. Trƣờng hợp ngƣời vợ chết trƣớc thì ngƣời chồng
đƣơng nhiên trở thành chủ sở hữu của toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng.
- Khi vợ chồng ly hôn. Khi vợ chồng ly hôn không có con chung, thì
ngƣời vợ đƣợc lấy lại tài sản riêng hiện còn của mình, nghĩa là những tài sản
đã đƣợc bán đi để chi dùng cho gia đình hoặc cho riêng ngƣời chồng thì
ngƣời vợ không đƣợc phép đòi lại, đồng thời bất cứ tài sản riêng nào của vợ
hoặc chồng đã đƣợc tu sửa, quản lý bằng tài sản chung của vợ chồng sẽ trở
thành tài sản chung của vợ chồng để phân chia khi ly hôn. Nguyên tắc phân
chia khi ly hôn là chia đều khối tài sản chung mỗi ngƣời một nửa sau khi hai
bên vợ, chồng đã lấy lại tài sản riêng của mình. Đối với trƣờng hợp vợ
chồng ly hôn khi đã có con chung, toàn bộ tài sản của vợ chồng do ngƣời
16
chồng quản lý và để dành cho các con, ngƣời vợ không đƣợc thu hồi bất cứ
tài sản riêng nào.
* Ở Nam Kỳ
Ở Nam Kỳ, quan hê ̣hôn nhân gia đình ch ịu sự điều chỉnh bởi tập
DLGY đƣợc ban hành ngày 03/10/1883 phỏng theo BLDS Pháp năm 1804,
gồm 3 tiết về thất tung, hôn thú, ly dị, phụ hệ, con nuôi, phu quyền, vị thành
niên, giám hộ. Về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, tập DLGY không có điều,
khoản nào quy định về tài sản, khế ƣớc và nghĩa vụ, đồng thời không có quy
định về chế độ tài sản của vợ chồng và di sản.
Ban đầu, các án lệ tại Nam Kỳ áp dụng quan niệm ngƣời vợ cũng có
của riêng và chế độ hôn sản giữa vợ chồng là chế độ cồng đồng toàn sản. Sau
đó, án lệ tại Nam Kỳ lại không công nhận quyền có tài sản riêng của ngƣời vợ
vì quan điểm ngƣời vợ không đƣợc ngang hàng với chồng [34, tr. 119-120].
1.3.3. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định ở miền Nam giai đoạn
1954-1975 (chế độ ngụy quyền Sài Gòn)
Ngay sau khi nƣớc ta đánh đuổi thực dân Pháp xâm lƣợc thành công, đế
quốc Mỹ lại âm mƣu tiến hành chiến tranh xâm lƣợc kiểu mới, mục đích là
chia cắt lâu dài nƣớc ta. Hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn này là thời kỳ quá
độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chế độ ngụy quyền Sài Gòn ở
miền Nam. Theo đó, quan hê ̣hôn nhân gia đình ở miền Nam nƣớc ta đƣợc
điều chỉnh bởi ba văn bản pháp luật, gồm: Luâ ̣t GĐ ngày 02/01/1959 đƣợc
ban hành dƣới chế độ Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964
đƣợc ban hành dƣới chế độ Nguyễn Khánh; BLDS ngày 20/12/1972 đƣợc ban
hành dƣới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Ba văn bản luật này có những quy định khác nhau về thành phần tài sản
trong khối cộng đồng, đồng thời, cũng có quy định khác nhau trong việc quản
lý, sử dụng, định đoạt và thanh toán khối tài sản, cụ thể nhƣ sau:
17
Luâ ̣t GĐ k ế thừa chế độ cộng đồng toàn sản của DLBK và DLTK.
Điểm tiến bộ hơn DLBK và DLTK của Luâ ̣t GĐ là quy đ ịnh quan hệ bình
đẳng giữa vợ chồng (Điều 43), vợ, chồng đều có quyền quản trị khối tài sản
cộng đồng (Điều 49). Tuy nhiên, Điều 39 lại quy định: “Người chồng là
trưởng gia đình”, nên trong thực tế, sự bình đẳng giữa vợ, chồng vẫn chƣa
đƣợc thực hiện. Đối với việc phân chia tài sản, Luâ ̣t GĐ ch ỉ quy định phân
chia tài sản khi một bên vợ hoặc chồng chết (do không thừa nhận việc ly hôn).
Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 quy định chế độ tài sản vợ chồng
pháp định khác với Luâ ̣t GĐ , đó là quy định chế độ cộng đồng động sản và
tạo sản. Theo đó, khối tài sản chung của vợ chồng gồm có: Động sản thuộc
quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn; các động sản do vợ, chồng
đƣợc thừa kế, tặng cho trong thời kỳ hôn nhân ; động sản và bất động sản do
vợ chồng có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân ; hoa lợi thu đƣợc từ tài sản mà vợ
chồng có đƣợc trƣớc và trong thời kỳ hôn nhân [33, Điều 54]. Ngoài khối tài
sản chung, vợ, chồng còn có tài sản riêng là bất động sản của vợ, chồng trƣớc
khi kết hôn và bất động sản vợ, chồng đƣợc tặng cho, thừa kế riêng trong thời
kỳ hôn nhân [32, Điều 55]. Về nghĩa vụ đối với những khoản nợ, khối tài sản
chung của vợ chồng phải thanh toán nợ của vợ, chồng đã vay trƣớc khi kết
hôn, trừ khoản nợ đƣợc bảo đảm bởi những quyền đối vật các bất động sản;
khoản nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ; khoản nợ do vợ, chồng vi
phạm pháp luật gây ra. Về quyền vợ chồng đối với tài sản, ngƣời vợ hoàn
toàn không có quyền hạn gì. Ngƣời chồng có toàn quyền quản lý tài sản
chung, thậm chí quản lý cả tài sản riêng của ngƣời vợ [33, Điều 61]. BLDS
năm 1972 ghi nhận lại chế độ cộng đồng động sản và tạo sản tại các Điều 150,
151, 152. Về phân chia tài sản, Sắc luật 15/64 chỉ quy định phân chia tài sản
khi ly hôn hoặc ly thân mà không quy định phân chia tài sản khi một bên vợ,
chồng chết; BLDS năm 1972 quy định phân chia tài sản trong ba trƣờng hợp:
vợ chồng ly thân, ly hôn hoặc một bên vợ, chồng chết. Nguyên tắc phân chia
18
tài sản là: tài sản riêng của bên nào thuộc quyên sở hữu của bên đó, tài sản
chung chia đều mỗi bên một nửa [26, tr. 55 - 58].
Từ những quy định trên đây, có thể thấy rằng chế độ tài sản vợ chồng
pháp định trong pháp luật dƣới chế độ nguy quyền Sài Gòn tƣơng đối cụ thể.
Tuy nhiên, những quy định này vẫn bảo vệ tƣ tƣởng phong kiến, gia trƣởng,
thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hê ̣hôn nhân cũng nhƣ
trong quan hệ tài sản.
1.3.4. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ
của Nhà nƣớc ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay
Ngày 02/9/1945, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đã ban hành
hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về HN&GĐ cùng các quy định về chế
độ tài sản vợ chồng.
* Sắc lệnh 97/SL, Sắc lệnh 159/SL
Trong hệ thống pháp luật của nƣớc ta từ năm 1945 đến nay, những văn
bản đầu tiên điều chỉnh về quan hê ̣hôn nhân gia đình là S ắc lệnh số 97/SL
ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950. Hai Sắc lệnh này đã
sửa đổi một số quy định trong dân luật, nhằm xóa bỏ, hạn chế ảnh hƣởng của
chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến. Quy định xóa bỏ, hạn chế ảnh hƣởng
của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến đầu tiên phải nói đến đó là quy
định cụ thể hóa Điều 9 Hiến pháp năm 1946: “đàn bà ngang quyền với đàn
ông về mọi phương diện”. Theo tinh thần này , Sắc lệnh 97/SL quy đi ̣nh :
“Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5),“người đàn bà có
chồng có toàn năng lực về mặt hộ”(Điều 6). Theo đó, vợ chồng bình đẳng về
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợ
chồng. Sắc lệnh 97/SL đã có quy đi ̣nh về viê ̣c vợchồng ly di ̣ . Sắc lệnh
159/SL có các quy định cụthể hơn v ề ly hôn, quyền ly hôn của vợ, chồng,
nghĩa vụ nuôi dƣỡng, dạy dỗ con cái sau khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, hai
19
Sắc lệnh này lại không quy định về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn,
nhƣng căn cứ vào quyền bình đẳng giữa vợ, chồng, có thể suy luận rằng, khi
ly hôn, tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đều cho vợ, chồng, mỗi bên một
nửa giá trị tài sản. Nói chung, Sắc lệnh 97/SL và Sắc lệnh 159/SL có ý nghĩa
to lớn trong việc khẳng định bản chất của nền pháp chế mới dân chủ, tiến bộ.
* Luật HN&GĐ năm 1959
Ngày 31/12/1959, Quốc hội khóa I tại kỳ họp thứ 11 thông qua bản
Hiến pháp thứ hai của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trên cơ sở những
nguyên tắc hiến định của bản Hiến pháp mới, ngày 29/12/1959, Quốc hội
khóa I, kỳ họp thứ 11 thông qua Luật HN&GĐ năm 1959, gồm 6 chƣơng, 35
điều. Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt Luật HN&GĐ năm 1959 là xóa bỏ tàn
dƣ của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu và xây dựng chế độ
HN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa.
Luâ ̣t quy đi ̣nh chế độtài sản vợchồng áp dụng chung cho các că ̣p vợ
chồng mà không quy đi ̣nh chế đô ̣tà i sản của vợchồng theo thỏa thuâ ̣n , Điều
15 Luật HN&GĐ năm 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu,
hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”.
Theo đó, khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản vợ, chồng có trƣớc
khi kết hôn, tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân , tài sản của vợ
chồng đƣợc tặng cho, thừa kế (cả trƣờng hợp đƣợc tặng cho, thừa kế chung và
trƣờng hợp đƣợc tặng cho, thừa kế riêng). Hay nói cách khác mọi tài sản của
vợ, chồng không phân biệt nguồn gốc tài sản, có trƣớc hay có trong thời kỳ
hôn nhân và công sức đóng góp đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
Nhƣ vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 kế thừa những quy định pháp luật
HN&GĐ trƣớc đây về chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn
sản, không có điều khoản nào nói đến tài sản riêng của vợ, chồng. Về quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản, vợ chồng có quyền ngang
nhau đối với tài sản chung. Chia tài sản chung của vợ chồng đƣợc thực hiện
20
khi vợ, chồng chết trƣớc hoặc khi vợ chồng ly hôn. Điều 29 quy định nguyên
tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhƣ sau: “Khi ly hôn, việc chia tài
sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản
và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao
động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và
lợi ích của việc sản xuất”.
Luật HN&GĐ năm 1959 đã có nhƣ̃ng đóng góp quan tro ̣ng trong viê ̣c xóa
bỏ tàn dƣ chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu, cũng nhƣ trong s ự
nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của ngƣời vợ trong gia đình. Tuy
nhiên, chế độ tài sản của vợ chồng trong luật HN&GĐ năm 1959 còn quá cô
đọng, khái quát, chƣa dự liệu đƣợc hết các vấn đề về chế độtài sản vợchồng.
* Luật HN&GĐ năm 1986
Ngày 30/4/1975, nƣớc ta hoàn toàn giải phóng, cả nƣớc độc lập tiến lên
chủ nghĩa xã hội, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc đổi tên thành nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để phù hợp với tình hình mới, ngày
18/12/1980, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua bản Hiến pháp thứ
ba của nƣớc ta, đó là Hiến pháp năm 1980. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên ghi
nhận những nguyên tắc cơ bản trong quan hê ̣hôn nhân gia đình:“Hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” thành một nguyên
tắc hiến định (Điều 64 Hiến pháp năm 1980). Để cụ thể hóa những nguyên tắc
này, ngày 29/12/1986, Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời, gồm 10 chƣơng, 57
điều. Bên cạnh Luâ ̣t HN&GĐ năm 1986, chế độ tài sản vợ chồng pháp định
còn đƣợc hƣớng dẫn bởi Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/01/1988 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn Tòa án các cấp áp
dụng một số quy định của Luâ ̣t HN&GĐ năm 1986.
Cũng nhƣ Luật HN &GĐ năm 1959, Luâ ̣t HN&GĐ năm 1986 không
quy đi ̣nh về chế độtài sả n của vợchồng theo thỏa thuâ ̣n, Điều 14, 15, 16, 17,
18, 42 Luật HN&GĐ năm 1986 quy đi ̣nh: Tài sản chung của vợ chồng gồm
21
tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập
hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng
đƣợc thừa kế chung hoặc đƣợc cho chung. Luật cũng xác định cụ thể quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung là vợ, chồng có quyền và
nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, việc mua bán, đổi, cho, vay,
mƣợn, và những giao dịch khác về tài sản có giá trị lớn thì phải đƣợc sự thoả
thuận của vợ, chồng. Bên cạnh đó, Luật quy định về tài sản riêng của vợ,
chồng là tài sản mà vợ hoặc chồng có trƣớc khi kết hôn, tài sản đƣợc thừa kế
riêng hoặc đƣợc cho riêng trong thời kỳ hôn nhân , vợ, chồng có quyền nhập
hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Quy định này là một điểm
mới của Luật HN&GĐ năm 1986 so với Luật HN&GĐ năm 1959 (không quy
định về tài sản riêng của vợ, chồng). Điểm mới thƣ́ hai c ủa Luật HN&GĐ
năm 1986 thể hiê ̣n trong quy định về chia tài s ản chung của vợ chồng, bổ
sung thêm một trƣờng hợp phân chia tài sản của vợ chồng là nếu một bên yêu
cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân . Đồng thời, Luật HN&GĐ năm 1986 cũng quy định cụ thể
hơn về nguyên tắc phân chia tài sản tại Điều 42.
Để quy đi ̣nh cụthể hơn về thành phần khối tài sản chung của vợchồng,
quyền và nghĩa v ụ của vợ chồng đối với tài sản chung điểm a m ục 3 Nghị
quyết số 01-NQ/HĐTP quy định:
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản thu nhập nhƣ
sau:
- Tiền lƣơng, tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền hƣu trí, tiền thu
nhập về sản xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ
chồng, không phân biệt mức thu nhập của mỗi bên;
- Các tài sản mà vợ chồng mua sắm đƣợc bằng những thu nhập
nói trên;
- Tài sản mà vợ chồng đƣợc cho hoặc đƣợc thừa kế chung.
22
Tài sản đƣợc sử dụng để đảm bảo những nhu cầu trong gia
đình, do đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài
sản đó. Vợ hoặc chồng sử dụng tài sản chung của gia đình đƣợc
đƣơng nhiên coi là sự thoả thuận của hai vợ chồng. Nhƣng việc
mua, bán, cho hoặc vay, mƣợn và những giao dịch khác có quan hệ
đến tài sản có giá trị lớn (nhƣ: nhà ở, gia súc chăn nuôi nhƣ trâu, bò,
tƣ liệu sinh hoạt có giá trị lớn nhƣ máy thu hình, tủ lạnh, xe máy
v.v...) thì phải có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng. Nếu là việc
mua, bán, cầm cố tài sản mà pháp luật quy định phải có hợp đồng
viết (nhƣ việc mua, bán nhà) thì vợ và chồng đều phải ký vào hợp
đồng và nếu chỉ có một bên ký thì phải có sự uỷ nhiệm của vợ,
chồng cho mình ký thay.
Điểm b mục 3 Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP hƣớng dẫn chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn, khi một bên chết hoặc một bên yêu cầu chia tài sản khi
hôn nhân còn tồn tại (chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân).
Nhƣ vậy, từ khi Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời, chế động cộng đồng toàn
sản ở Luật HN&GĐ năm 1959 đƣợc thay thế bằng chế độ cộng đồng tạo sản và
chế độ tài sản của vợ chồng pháp định đã đƣợc quy định rõ nét hơn, cụ thể hơn.
Tuy nhiên, nhiều quy đi ̣nh của Luâ ̣t vẫn mang tính khái quát, định khung, chƣa
dự liệu đƣợc hết các trƣờng hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa vợ,
chồng nên khi áp dụng vào thực tế còn nảy sinh nhiều khó khăn, vƣớng mắc.
* Luật HN&GĐ năm 2000
Luật HN&GĐ năm 2000 đƣợc Quốc hô ̣i khóa X , kỳ họp thứ 7 thông
qua ngày 09/6/2000. Luâ ̣t gồm 13 chƣơng 110 điều, là hệ thống các quy định
về chế độ HN&GĐ trên cơ sở pháp lý là Hiến pháp năm 1992.
Nhìn chung, Luật HN&GĐ năm 2000 kế thừa nhiều nội dung chế độ tài
sản vợ chồng pháp định của Luật HN&GĐ năm 1986, đồng thời bổ sung
những quy định mới nhằm giải quyết những khó khăn vƣớng mắc còn tồn tại
23
mà Luật HN&GĐ chƣa giải quyết đƣợc. Những nội dung đƣợc bổ sung cụ thể
là: Bổ sung nguyên tắc suy đoán tài sản chung tại khoản 3 Điều 27: “Trong
trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”; trách
nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện tại Điều
25; quy định việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan
đến tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản
chung để đầu tƣ kinh doanh phải đƣợc vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận tại khoản
3 Điều 28; chiếm hƣ̃u, sƣ̉ dụng, đi ̣nh đoa ̣t tài sản riêng t ại Điều 33; quy định
việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về
tài sản không đƣợc pháp luật công nhận tại khoản 2 Điều 29.
* Luật HN&GĐ năm 2014
Luật HN&GĐ năm 2014 đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp lần thứ 7
thông qua ngày 19/6/2014, gồm 9 chƣơng, 133 điều. Về chế độtài sản của vợ
chồng, Luâ ̣t bổ sung quy đi ̣nh về chế đô ̣tài sản của vợchồng theo thỏa thuâ ̣n .
Chế độ tài sản vợ chồng pháp định đƣợc quy định tại các điều từ Điều 29 đến
Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64. Theo Luật HN&GĐ năm 2014, chế độ tài
sản vợ chồng pháp định có những điểm mới nổi bật trong quy định thành phần
khối tài sản chung của vợ chồng; quy định về đăng ký quyền sở hữu đối với tài
sản chung; quy định về việc định đoạt tài sản chung; quy định về nghĩa vụ chung
về tài sản của vợ chồng; quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;
quy định về tài sản riêng và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng, cũng nhƣ
nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung…
Nói chung, so với các Luật HN&GĐ trƣớc đây, Luật HN&GĐ năm
2014 đã thể hiện đƣợc sự đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng,
giải quyết đƣợc các vấn đề còn vƣớng mắc, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
việc áp dụng pháp luật trong thực tế.
24
1.4. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP
LUẬT HN&GĐ CỦA MỘT SỐ NƢỚC
Trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán,
truyền thống văn hóa, các quốc gia quy định chế độ tài sản vợ chồng phù hợp.
Sau đây, xin đƣợc điểm qua một số nội dung cơ bản của chế độ tài sản vợ
chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của một số nƣớc:
* Cộng hòa Pháp
Giống nhƣ pháp lu ật của h ầu hết các quốc gia, BLDS Cô ̣ng hòa Pháp
dự liệu hai loại chế độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản vợ chồng pháp định
và chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận. Điều 1387, 1400 BLDS Cộng hòa
Pháp (Đa ̣o luật số 65-570 ngày 13/7/1965) quy định:
Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi
không có thỏa thuận riêng mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều
đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó không trái với thuần
phong mỹ tục và những quy đinh sau đây…(Điều 1387)
Chế độ cộng đồng tài sản đƣợc thiết lập khi không có hôn
ƣớc hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài
sản (Điều 1401).
Theo đó, chế độ tài sản vợ chồng pháp định đƣợc coi nhƣ một giải pháp
dành cho các cặp vợ chồng không xác lập hôn ƣớc, thỏa thuận về tài sản khi
xác lập quan hê ̣hôn nhân , chỉ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp vợ, chồng
không có thỏa thuận riêng điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản.
Nội dung của chế độ tài sản vợ chồng trong BLDS Cộng hòa Pháp là
chế độcộng đồng ta ̣o sản . Điều 1401 quy định: “Tài sản cộng đồng gồm
những thu nhập chung của hai vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng ngƣời
trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc làm ăn của họ, cũng nhƣ
từ những khoản tiết kiệm có đƣợc do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của họ”.
25
Ngoài ra, tại Điều 1402 BLDS Cộng hòa Pháp quy định về nguyên tắc
suy đoán tài sản chung của vợ chồng, nhƣ sau: “Mọi tài sản, dù là động sản
hay bất động sản, đều đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng, nếu không
chứng minh đƣợc đó là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng theo quy định của
pháp luật”.
Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đƣợc quy định tại các điều từ 212 đến
226 dựa trên nguyên tắc vợ chồng cùng nhau đảm bảo điều hành gia đình về
tinh thần và vật chất, chăm lo việc dạy dỗ và chuẩn bị tƣơng lai cho con cái
(Điều 213). Cụ thể là quy định việc đóng góp vào chi tiêu của gia đình, bảo vệ
chỗ ở của gia đình; quyền tự chủ của cá nhân vợ, chồng trong các giao dịch
dân sự vì nhu cầu của gia đình; quy định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.
* Thái Lan
Cũng giống nhƣ BLDS Cộng hòa Pháp, Bô ̣Luâ ̣t dân sƣ̣ và thƣơng ma ̣i
Thái Lan quy đ ịnh chế độ tài sản vợ chồng pháp định là giải pháp dành cho
các cặp vợ chồng không xác lập hôn ƣớc, thỏa thuận về tài sản [25]. Cụ thể
Điều 1465 quy định:
Khi vợ chồng không có thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ
trƣớc khi kết hôn, thì quan hệ giữa họ và tài sản sẽ đƣợc điều chỉnh
bởi những quy định của chƣơng này. Bất cứ thỏa thuận nào trong
điều khoản trƣớc khi thành hôn trái với trật tự công cộng, đạo đức
hoặc quy định là quan hệ giữa hai vợ chồng về tài sản đó sẽ đƣợc
điều chỉnh bởi pháp luật nƣớc ngoài thì vô hiệu
Bộ luật dân sự và thƣơng mại Thái Lan quy định tƣơng đối cụ thể về căn
cứ xác lập tài sản chung tại Điều1474, thành phần khối tài sản chung, bao gồm:
- Tài sản vợ chồng ta ̣o ra trong thời kì hôn nhân;
- Tài sản mà vợ chồng có đƣợc trong thời kì hôn nhân thông qua một di
chúc hoặc tặng cho đƣợc làm bằng văn bản nếu trong các văn bản này tuyên
bố rõ tài sản đó là tài sản chung;
26
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng;
- Tài sản có nguồn gốc hợp pháp khác nhƣng không chứng minh đƣợc
nó là của riêng một bên vợ, chồng thì tài sản đó dƣợc coi là tài sản chung.
Pháp luật Thái Lan cũng đã có những quy định về phân chia tài s ản
chung của vợ chồng. Trong đó, chỉ quy định chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân trong các trƣờng hợp cụ thể sau:
- Trƣờng hợp một bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản riêng nhƣng
không có hoặc không đủ tài sản riêng để thực hiện, phải thực hiện bằng phần
tài sản của mình trong khối tài sản chung (Điều 1488)
- Một bên vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lí tài sản
chung (Điều 1484)
- Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố phá sản (Điều 1491); bị tuyên mất
năng lực hành vi và ngƣời kia bị coi là không thích hợp để làm ngƣời giám hộ
(Điều 1598) [5].
* Trung Quốc
Khác với Pháp và Thái Lan, pháp luật HN&GĐ của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa quy định một loại chế độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản pháp
định. Đây là căn cứ duy nhất để xác định tài sản của vợ chồng với nội dung là
chế độ cộng đồng tạo sản. Điều 13 Luật hôn nhân năm 1980 của Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa quy định: “Tài sản của vợ chồng làm ra trong suốt thời
kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra, mỗi bên có thể có tài sản
riêng ngoài quy định trên” [25].
Về nội dung của chế độ tài sản, Điều 17 quy định:
Trong thời gian còn duy trì quan hệ hôn nhân những tài sản
dƣới đây thuộc về sở hữu chung của hai vợ chồng:
1. Lƣơng, tiền thƣởng;
2. Lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh;
3. Lợi nhuận từ quyền sở hữu tài sản trí thức;
27
4. Tài sản có đƣợc nhờ thừa kế, hiến tặng nhƣng ngoài quy
định tại điều 18 chƣơng 3 của luật này;
5. Những tài sản khác mà cần thuộc về sở hữu chung.
Đối với những tài sản thuộc sở hữu chung, hai vợ chồng bình
đẳng về quyền xử lí
Tuy nhiên, Luật Hôn nhân của Trung Hoa cũng đặt ra những quy định
mở, tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng, cụ thể: vợ chồng có thể thỏa thuận
với nhau để tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản của cá nhân vợ, chồng
theo quy định tại Điều 19:
Hai vợ chồng có thể quy ƣớc những tài sản có đƣợc trong
thời gian quan hệ hôn nhân còn duy trì và những tài sản trƣớc hôn
nhân thuộc về sở hữu cá nhân, sở hữu chung hoặc sở hữu cá nhân
bộ phận, sở hữu chung bộ phận. Quy ƣớc đƣợc ghi lại bằng văn
bản. Nếu không có quy ƣớc hoặc quy ƣớc không rõ ràng, áp dụng
thích hợp theo quy định của điều 17 và 18 luật này. Quy ƣớc về
những tài sản có đƣợc trong thời gian quan hệ hôn nhân đang đƣợc
duy trì và những tài sản trƣớc hôn nhân, có sức ràng buộc đối với cả
hai phía.
Luật cũng quy định về quyền có tài sản riêng của vợ, chồng tại Điều 18
nhƣ sau:
Với một trong những tình hình dƣới đây, tài sản thuộc về một
bên vợ hoặc chồng:
1, tài sản của một bên trƣớc hôn nhân;
2, một bên vì thân thể có thƣơng tích có đƣợc phí chữa trị,
phí trợ cấp cuộc sống của ngƣời tàn tật;
3, những tài sản mà trong di chúc hoặc văn bản hiến tặng xác
định là chỉ thuộc về một bên vợ hoặc chồng;
4, những nhu yếu phẩm chuyên dùng của một bên;
28
5, những tài sản khác mà cần thuộc về một bên.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. Chế độ tài sản của vợ chồng đƣợc quy định trong pháp luật nhƣ là
một tất yếu khách quan và là một chế định cơ bản, có vai trò quan trọng trong
pháp luật HN&GĐ của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia điều
chỉnh chế độ tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, đạo
đức, tập quán của mình.
2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là chế độ tài sản của vợ chồng do
pháp luật dự liệu trƣớc về căn cứ xác định các loại tài sản chung và tài sản
riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng
loại tài sản đó trong mối quan hệ giữa hai vợ, chồng và trong quan hệ với
ngƣời thứ ba; các trƣờng hợp và nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ
chồng; phƣơng thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng
của vợ chồng.
3. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định phản ánh trung thực và chính xác
trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của Nhà nƣớc;
quy định cụ thể căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng với nhau và với ngƣời thứ ba; tạo cơ
sở pháp lý để giải quyết tranh chấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
hoặc với ngƣời thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng;
là những quy định mang tính định hƣớng cho các cặp vợ chồng lựa chọn thỏa
thuâ ̣n chế độtài sản phù hợp quy đi ̣nh của pháp luật.
4. Hệ thống pháp luật HN&GĐ nói chung và chế độ tài sản vợ chồng
nói riêng ở nƣớc ta đã trải qua nhiều thời kỳ, chế độ tài sản pháp định đƣợc
quy định ngay cả trong cổ Luật, từ những quy định mang tính khái quát, cô
đọng, đã ngày càng đƣợc hoàn thiện, cụ thể qua các văn bản Luật HN&GĐ.
Về nội dung, chế độ tài sản vợ chồng pháp định đi từ chế độ cộng đồng toàn
29
sản, đến chế độ cộng đồng tạo sản với những quy định tiến bộ, phù hợp với sự
phát triển điều kiện kinh tế - xã hội.
5. Trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán,
truyền thống văn hóa, các quốc gia lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng pháp
định theo hình thức nhất định, trong đó có các loa ̣i chế đô ̣tài sản cơ bản nhƣ :
chế độc ộng đồng toàn sản; chế độ cộng đồng động sản và tạo sản; chế độ
cộng đồng tạo sản.
30
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG
PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014
2.1. NHƢ̃NG QUY ĐI ̣NH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀ I SẢ N VỢ
CHỒNG
Trƣớc khi Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 ra đời, pháp luật HN&GĐ của Viê ̣t
Nam qua các thời kỳ chỉ ghi nhâ ̣n mô ̣t loa ̣i chế độtài sản của vợchồng duy
nhất là chế độtài sản vợ chồng theo luật định.
Qua thƣ̣c tiễn áp dụng cho thấy , viê ̣c chỉ quy đi ̣nh chế đô ̣tài s ản vợ
chồng theo luật định đã không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội hiện nay , đồng thời không đảm bảo tôn trọng quyền của vợchồng
trong viê ̣c đi ̣nh đoa ̣t tài sản.
Do đó, giống nhƣ hầu hết các quốc gia trên thế giới, Luâ ̣t HN&GĐ Việt
Nam năm 2014 đã quy định hai loại chế độ tài sản trong quan hệ tài sản của
vợ chồng. Đây là một trong những điểm mới quan trọng của Luật HN&GĐ
năm 2014. Điều 28 Luật quy định nhƣ sau:
1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo
luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định đƣợc thực hiện theo
quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều
64 của Luật này.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận đƣợc thực hiện
theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.
2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này
đƣợc áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã
lựa chọn.
Điều 7 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy đi ̣nh: “Chế độ tài sản của vợ
chồng pháp định đƣợc áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ
31
tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhƣng
thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu” .
Theo Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014, tƣ̀ Điều 29 đến Điều 32 là các quy định
chung về chế độtài sản của vợchồng , tƣ̀ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59
đến Điều 64 là những quy định cụ thể về chế đô ̣tài sản vợchồng pháp đi ̣nh.
Điều 28 đã chỉ rõ hiệu lực áp dụng của các quy định chung là áp dụng
bắt buộc cho tất cả các cặp vợ chồng. Các quy đi ̣nh này đƣợc thƣ̣c hiê ̣n sẽ
đảm bảo chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm cả chế độtài sản pháp đi ̣nh và
chế độtài sản theo thỏa thuâ ̣n đƣ ợc thực hiện theo một trật tự phù hợp, hài
hòa giữa lợi ích của gia đình và lợi ích của cá nhân, mở rô ̣ng quyền tƣ̣ do đi ̣nh
đoa ̣t tài sản của vợchồng phải luôn đi cùng lợi ích của gia đình, quyền lợi của
các con và các thành viên khác trong gia đình . Đồng thời, cũng chính là để
luâ ̣t hóa quan điểm thừa nhận các quyền tự chủ của mỗi bên vợ, chồng trong
việc thực hiện các giao dịch với ngƣời thƣ́ ba ; đảm bảo tính an toàn của giao
dịch đƣợc ký kết giữa một bên vợ chồng với ngƣời thứ ba, bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của ngƣời thƣ́ ba trong giao di ̣ch với mô ̣t bên vợ, chồng, đă ̣c
biê ̣t là trong nhi ều trƣờng hợp, pháp luật không buộc các bên tham gia giao
dịch phải biết về tình trạng hôn nhân của nhau.
Nội dung của nhƣ̃ng quy đi ̣nh chung bao gồm: quy đi ̣nh về các loại chế
đô ̣ tài sản của vợ chồng; viê ̣c lƣ̣a cho ̣n chế đô ̣tài sản của vợchồng; nguyên tắc
chung về chế độtài sản của vợchồng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong viê ̣c
đáp ƣ́ ng nhu cầu thiết yếu của gia đình; giao di ̣ch liên quan đến nhà là nơi ở duy
nhất của vợchồng; giao di ̣ch với ngƣời thƣ́ ba ngay tình liên quan đến tài khoản
ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp
luâ ̣t không phải đăng ký quyền sởhƣ̃u, quyền sƣ̉ dụng.
Điều 29 Luâ ̣t HN&GĐ năm2014 quy đi ̣nhba nguyên tắc chung, nhƣ sau:
32
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong
việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không
phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và
của ngƣời khác thì phải bồi thƣờng.
Trong đó , mục đích của nguyên tắc thứ nhất (quy đi ̣nh lao động trong
gia đình đƣợc coi nhƣ lao động có thu nhập) chính là để bảo vệ quyền lợi cho
ngƣời vợ, chồng không tham gia vào các hoạt động tạo ra thu nhập mà thƣ̣c
hiê ̣n công việc nội trợ của gia đình, chăm lo cho cuộc sống của con cái và các
thành viên khác trong gia đình . Nguyên tắc này sẽ đảm bảo quyền và lợi ích
pháp của họ, đă ̣c biê ̣t là khi vợ, chồng thực hiện chế độ tách riêng tài sản (tài
sản do bên nào làm ra thuộc quyền sở hữu riêng của bên đó) thì ho ̣có quyền
yêu cầu bên kia thanh toán cho mình môt phần giá trị tài sản tƣơng đƣơng với
công sƣ́ c đóng góp của mình dành cho viê ̣c nội trợvà chăm sóc gia đình.
Nguyên tắc thƣ́ hai thể hiện sâu sắc nh ất tinh thần của Luâ ̣t HN &GĐ
năm 2014 khi thừa nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là phải
bảo đảm lợi ích chung của gia đình. Cùng với nguyên tắc này , Điều 30 Luâ ̣t
HN&GĐ năm 2014 quy đi ̣nh về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong viê ̣c đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, nhƣ sau:
1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
2. Trong trƣờng hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc
tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh
tế của mỗi bên.
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hônĐề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
 
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn NhânLuận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
 
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAYLuận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
 
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAYLuận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đìnhĐề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOTChế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
 
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhânLuận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
 
Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...
Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...
Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...
 
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAY
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAYLuận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAY
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà NộiLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
 

Similar to Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT

Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...hanhha12
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n... Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...hieu anh
 
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...nguyehieu1
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
Tìm hiểu về điều kiện kết hôn, các trường hợp kết hôn trái pháp luật và xử lý...
Tìm hiểu về điều kiện kết hôn, các trường hợp kết hôn trái pháp luật và xử lý...Tìm hiểu về điều kiện kết hôn, các trường hợp kết hôn trái pháp luật và xử lý...
Tìm hiểu về điều kiện kết hôn, các trường hợp kết hôn trái pháp luật và xử lý...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT (20)

Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAYLuận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
 
Hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng, HAY
Hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng, HAYHậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng, HAY
Hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng, HAY
 
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.docThực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
 
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
Luận văn: Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình...
 
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhânChế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n... Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
 
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 
 
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAYLuận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
 
Đề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
Đề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly HônĐề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
Đề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTĐề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn
 
Tìm hiểu về điều kiện kết hôn, các trường hợp kết hôn trái pháp luật và xử lý...
Tìm hiểu về điều kiện kết hôn, các trường hợp kết hôn trái pháp luật và xử lý...Tìm hiểu về điều kiện kết hôn, các trường hợp kết hôn trái pháp luật và xử lý...
Tìm hiểu về điều kiện kết hôn, các trường hợp kết hôn trái pháp luật và xử lý...
 
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia ĐìnhChia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƢƠNG THỊ LAN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƢƠNG THỊ LAN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 Chuyên ngành : Luật Dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Hồng Hà Nội – 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trƣơng Thị Lan
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...........................................................................................................i 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................i 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................ii 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài ......................................................iii 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. v 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... v 6. Kết cấu Luận văn .........................................................................................vi CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH ................................................................................................................ 1 1.1. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG.................................... 1 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH .................................................................................... 3 1.2.1 Khái niệm................................................................................................. 3 1.2.2. Đặc điểm ................................................................................................. 7 1.2.3. Ý nghĩa.................................................................................................... 9 1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM............................................................. 11 1.3.1. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam................. 11 1.3.2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc .............. 13 1.3.3. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 (chế độ ngụy quyền Sài Gòn).......................................................................... 16 1.3.4. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của Nhà nƣớc ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay .......................................................... 18 1.4. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HN&GĐ CỦA MỘT SỐ NƢỚC...................................................... 24
  • 5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 28 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014............................................................. 30 2.1. NHƢ̃NG QUY ĐI ̣NH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀ I SẢ N VỢ CHỒ NG...30 2.2. TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG................................................. 35 2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng .......................................... 35 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung ....................... 41 2.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng........................................................... 48 2.3. TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG.................................................. 63 2.3.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng........................................... 63 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng........................ 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 72 CHƢƠNG 3: THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾ N CHẾ ĐỘ TÀ I SẢN CỦA VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH VÀ MỘT SỐ KIẾ N NGHI ̣............. 74 3.1. THƢ̣C TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾ N CHẾ ĐỘ TÀ I SẢ N CỦ A VỢ CHỒ NG PHÁP ĐỊNH............................................................................ 74 3.2. MỘT SỐ KIẾ N NGHI ̣.......................................................................... 81 3.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng........................................ 81 3.2.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng......................................... 85 3.2.3. Quy đi ̣nh ha ̣n chế quyền tài sản riêng của vợ, chồng ........................... 86 3.2.4. Chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân..................... 86 3.2.5. Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ............. 87 KẾ T LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 88 KẾT LUẬN.................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự DLBK: Dân luật Bắc kỳ DLGY: Dân luật giản yếu DLTK: Dân luật Trung kỳ HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình Luật GĐ: Luật gia đình Nghị định số 70/2001/NĐ-CP: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Nghị định số 126/2014/NĐ-CP: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi gia đình. Bởi lẽ, trong cuộc sống chung, vợ và chồng phải thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Những quan hệ này đƣợc pháp luật HN&GĐ của mỗi nƣớc điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, đạo đức, tập quán của quốc gia đó. Mặt khác, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên vợ, chồng, mà còn liên quan đến ngƣời thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động giao dịch dân sự, kinh doanh thƣơng mại. Chính vì thế mà vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, phổ biến nhất là sau khi vợ chồng ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp của vợ chồng có liên quan đến tài sản. Theo đó, chế độ tài sản của vợ chồng đã trở thành một trong những nội dung quan trọng mà Luật HN&GĐ cần xây dựng, hoàn thiện. Chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng. Giữa các nƣớc khác nhau thƣờng có những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng, tuy nhiên, về cơ bản chế độ tài sản của vợ chồng đƣợc xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ƣớc định) và theo các quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định). Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng. Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ tài sản vợ chồng pháp định trên cơ sở Luật HN&GĐ năm 2000. Việc phân tích những vấn đề lý luận và nội dung của chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong Luật HN&GĐ năm 2014 là một vấn đề mang tính
  • 8. ii khách quan và cấp thiết hiện nay nhằm hiểu rõ hơn quy định pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng pháp định, không ngừng hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng và hoàn thiện pháp luật HN&GĐ Việt Nam nói chung. Qua đó góp phần xây dựng và phát triển gia đình hạnh phúc, bền vững. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của Luận văn là nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng pháp định; chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật Việt Nam và trong pháp luật ở một số nƣớc; phân tích những quy định cụ thể chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật hiện hành, nhận thức rõ nội dung, ý nghĩa của những quy định đó; tìm hiểu thực tiễn xét xƣ̉ liên quan đến chế độtài sản vợchồng để thấy đƣợc nhƣ̃ ng tồn ta ̣i, hạn chế, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng , qua đó , đề xuất m ột số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng, góp phần xây dựng hành lang pháp lý để phát triển gia đình hạnh phúc, ổn định, bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, Luận văn thực hiện những mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Nghiên cứu những vẫn đề lý luận về chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Cụ thể là đƣa ra một số khái niệm khoa học trong nội hàm chế độ tài sản vợ chồng pháp định; các đặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng pháp định đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội. - Tìm hiểu một cách có hệ thống về lịch sử phát triển của chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và trong pháp luật ở một số nƣớc trên thế giới.
  • 9. iii - Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này, Luận văn đi sâu vào phân tích nội dung các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ năm 2014; tìm hiểu mục đích, cơ sở của việc quy định các điều luật này; đồng thời, phân tích tính kế thừa, phát triển và những điểm mới của chế độ tài sản của vợ chồng pháp định trong Luật HN&GĐ năm 2014. - Tìm hiểu thực tiễn xét xử liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng pháp định, chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế của những quy định này. Qua đó, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản vợ chồng pháp định. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài 3.1. Tính mới của đề tài Trong khoa học pháp lý ở nƣớc ta, từ trƣớc đến nay, ngoài những văn bản hƣớng dẫn áp dụng Luật HN &GĐ, đã có nhƣ̃ng công trình , bài viết nghiên cƣ́ u, đề xuất kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của vợchồng. Trƣớc hết là các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học, nhƣ giáo trình Luật dân sự Việt Nam, giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam… đã đề câ ̣p đến chế độtài sản vợchồng một cách cơ bản , phổ thông và khái quát nhất. Việc nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng cũng đã đƣợc nhiều tác giả đề cập đến trong một số cuốn sách hoă ̣c luâ ̣n văn cao ho ̣c luâ ̣t. Ví dụ: Sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Văn Cừ về “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam” đƣợc Nhà xuất bản Tƣ pháp xuất bản năm 2008; Luận văn thạc sỹ năm 2002 của tác giả Nguyễn Hồng Hải về “Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Bài viết của tác giả Bùi Minh Hồng về “Ch ế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng trong pháp luật cộng hoà Pháp và pháp luật Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học số 11 năm 2009; Bài viết của tác giả Đoàn Thị Phƣơng Diệp về “Chế độ tài sản giữa vợ chồng trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình” đăng
  • 10. iv trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 08 năm 2014; Hoặc một số bài viết về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt nam khác trên các Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật… Các cuốn sách, luâ ̣n văn, bài viết nêu trên đều nghiên cứu c hế đô ̣tài sản của vợchồng dƣ̣a trên Luâ ̣t HN&GĐ Viê ̣t Nam và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, cho đến trƣớc ngày Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thi hành(01/01/2015). Vƣ̀ a qua, có một số luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu chế độ tài sản vợ chồng theo Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 nhƣ: Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung về "Chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận trong pháp luật Việt Nam"; Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy về “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014”... Song các luâ ̣n văn này chỉ nghiên cƣ́ u chuyên sâu về chế độtài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n. Theo đó , chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 một cách toàn diện, đầy đủ trong hệ thống khoa học pháp lý Việt Nam. 3.2. Những đóng góp của đề tài Với tƣ cách là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, luận văn có những đóng góp quan trọng đối với khoa học pháp lý của nƣớc ta, cụ thể nhƣ sau: - Luận văn phân tích khái niệm và đ ặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng pháp định, đồng thời, đánh giá sự cần thiết của việc quy định chế độ tài sản vợ chồng đối với sự ổn định, phát triển của gia đình và xã hội. - Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật của Viê ̣t Nam và c ủa một số nƣớc trên thế giới, so sánh
  • 11. v chế độ tài sản vợ chồng pháp định giƣ̃a các nƣớc để thấy đƣợc sự tƣơng đồng và sự khác biệt mang tính dân tộc. - Phân tích nội dung Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chế độ tài sản vợchồng pháp đi ̣nh ; đồng thời, phân tích tính kế thừa, phát triển và những điểm mới quy định về chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014. - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử liên quan đến chế độ tài sản vợ chồng pháp định, Luận văn chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế của những quy định này, đồng thời, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản vợ chồng pháp định, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật HN&GĐ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả sẽ phân tích, đánh giá nhƣ̃ng vấn đề lý luâ ̣n, nhƣ̃ng quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t và thƣ̣c tiễn áp dụng chế độ tài sản vợ chồng pháp định với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ chồng. Luận văn không nghiên cứu về quan hệ cấp dƣỡng và quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu trong phạm vi những quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản vợ chồng; một số nội dung cơ bản của chế độ tài sản vợ chồng trong BLDS Pháp, Bộ luật dân sự và thƣơng mại Thái Lan, Luật hôn nhân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về chế độ tài sản vợ chồng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn đã vận dụng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử để thấy đƣợc sự phù hợp của các quy định pháp luật đối với xã hội, giữa chúng có
  • 12. vi mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, hay nói cách khác pháp luật là tấm gƣơng phản chiếu xã hội, còn xã hội là cơ sở thực tiễn của pháp luật. Đồng thời, luận văn cũng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Việt Nam về xây dựng và phát triển gia đình. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp thu thập tài liệu, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp và một số phƣơng pháp khác. Trong đó, phƣơng pháp chính là tổng hợp và phân tích. Cụ thể là tổng hợp và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, những thông tin thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sau đó, phân tích và đƣa ra đánh giá về từng vấn đề. Cuối cùng rút ra kết luận chung về vấn đề đã nghiên cứu. 6. Kết cấu Luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về chế độ tài sản vợ chồng pháp định Chƣơng 2: Nội dung quy định chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong Luâ ̣t HN&GĐ Viê ̣t Nam năm 2014. Chƣơng 3: Thƣ̣c tiễn xét xƣ̉ liên quan đến chế độtài sản của vợchồng và một số kiến nghị.
  • 13. 1 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT V Ề CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 1.1. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG Tài sản là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Kể tƣ̀ khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân , vợchồng phải cùng nhau lao động , sản xuất, kinh doanh…để ta ̣o ra của cải vâ ̣t chất , đảm bảo nhu cầu thiế t yếu của vợchồng, con cái và cả gia đình , đảm bảo điều kiê ̣n cần thiết để chăm sóc , giáo dục con cái. Vì vậy, bên ca ̣nh quan hê ̣nhân thân , giƣ̃a vợchồng còn tồn tại quan hệ tài s ản. Trong đó, quan hệ tài sản hiểu theo nghĩa hẹp chính là quan hệ sở hữu tài sản. Nội dung của quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản giƣ̃a vợchồng bao gồm: viê ̣c xác đi ̣nh tài sản là tài sản chung của vợchồng hay tài sản riêng của vợ, tài sản riêng của chồng ; xác định quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, tài sản riêng của vợ , chồng; và việc chia tài sản chung của vợ chồng trong nhƣ̃ng trƣờng hợp nhất đi ̣nh. Vâ ̣y nhƣ̃ng quy đi ̣nh điều chỉnh quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản giƣ̃a vợchồng nhƣ thế nào? Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi ngƣời có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tƣ liệu sinh hoạt, tƣ liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. Bên cạnh đó, BLDS cũng quy định cụ thể quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) của cá nhân. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tài sản do mình tạo ra, tài sản đƣợc thừa kế, tặng cho. Vợ chồng với tƣ cách là một cá nhân, có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Xét về mặt lý thuyết, có thể áp dụng các quy định của Hiến pháp và BLDS đ ể điều chỉnh quan hệ sở hƣ̃u tài s ản giữa vợ, chồng nhƣ những công dân khác không phải là vợ, chồng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, do tính chất đặc biệt trong quan hê ̣hôn nhân gia đình là vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng lao động tạo ra
  • 14. 2 của cải vật chất để duy trì, phát triển gia đình, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con cái, nên quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản giƣ̃a vợchồng ngoài viê ̣c đảm bảo quyền sở hƣ̃u tài sản của cá nhân vợ, chồng, phải đồng thời đảm bảo lợi ích chung của vợ chồng (đảm bảo đời sống chung của vợ chồng). Do đó, không thể áp dụng các quy định của Hiến pháp và BLDS đ ể điều chỉnh quan hệ sở hƣ̃u tài s ản giữa vợ và chồng. Nói cách khác, tính chất đặc biệt của mối quan hệ giữa vợ và chồng đòi hỏi nhƣ̃ng quy đi ̣nh riêng nh ằm điều chỉnh quan hệ sở hƣ̃u tài s ản của vợ chồng. Tổng hợp nhƣ̃ng quy đi ̣nh này chính là chế độ tài sản vợ chồng [26, tr. 9-10]. Có thể đƣa ra khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng nhƣ sau: Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật hoặc thỏa thuận của vợ chồng về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, gồm: căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng luôn có vai trò quan trọng trong pháp luật HN&GĐ của tất cả các quốc gia trên thế giới. Pháp luật của mỗi quốc gia điều chỉnh chế độ tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, đạo đức, tập quán… của mình. Thông thƣờng pháp luâ ̣t các nƣớc quy đi ̣nh hai loa ̣i chế độtài sản vợchồ ng là chế độtài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n (chế độtài sản ƣớc định) và chế độ tài sản vợ chồng pháp định . Sở dĩ có hai loa ̣i chế đô ̣ tài sản vợ chồng là vì hôn nhân đƣợc xác lâ ̣p do hai bên nam , nữ thỏa thuận, giao ƣớc trên cơ sở t ự do, tự nguyện. Theo đó, vợ, chồng đƣơng nhiên có quyền thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến quan đến quyền và lợi ích của mình, trong đó có quan hệ tài sản giƣ̃a vợvà chồng . Vì vậy, một mă ̣t pháp luật dƣ̣ liê ̣u một chế đô ̣tài sản của vợchồng , mă ̣t khác quy đi ̣nh vợ , chồng có quyền thỏa thuâ ̣n với nhau về tài sản (lâ ̣p hôn ƣớc). Chế đô ̣tài sản do pháp luâ ̣t dƣ̣ liê ̣u có hiê ̣u lƣ̣c khi hai vợchồng không lâ ̣p hôn nƣớc hoă ̣c hôn ƣớc đã lâ ̣p bi ̣vô hiê ̣u do vi pha ̣m nhƣ̃ng quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t.
  • 15. 3 Ở Việt Nam, trƣớc khi Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực, duy trì duy nhất một chế độtài sản pháp đi ̣nh đối với vợchồng . Chế độtài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n đƣợ c quy đi ̣nh lần đầu tiên ta ̣i Luâ ̣t HN &GĐ năm 2014 với nội dung trƣớc khi kết hôn, vợ, chồng có thể th ỏa thuận với nhau về tài sản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trƣờng hợp và nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng. Trong bản thỏa thuâ ̣n, vợchồng thỏa thuâ ̣n lƣ̣a cho ̣n chế độcô ̣ng đồng (có tài sản c hung) hoă ̣c chế đô ̣phân sản (không có tài sản chung) để duy trì và đảm bảo thƣ̣c hiê ̣n trong suốt thời kỳ hôn nhân [28]. Trong chế đô ̣cộng đồng có sƣ̣ tồn ta ̣i của khối tài sản chung của vợchồng, vợchồng sẽ thỏa thuâ ̣n với nhau về thành phần khối tài sản chung của vợchồng, tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có), quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung , tài sản riêng, viê ̣c phân chia tài sản chung của vợchồng… Trong chế độphân sản, giƣ̃a vợchồng không tồn ta ̣i khối tài sản chung của vợchồng, vợchồng thỏa thuâ ̣n với nhau về việc đóng góp tài sản riêng để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con cái… [26, tr. 25]. Có thể thấy rằng, đă ̣c điểm của chế đô ̣tài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n là viê ̣c thỏa thuâ ̣n giƣ̃avợchồng phải đƣợc thƣ̣c hiê ̣n trƣớc khi kết hôn và nhƣ̃ng thỏa thuâ ̣n này sẽ đƣợc thƣ̣c hiê ̣n trong suốt thời kỳ hôn nhân, trƣ̀ trƣờng hợp vợchồng thỏa thuâ ̣n sƣ̉ a đổi, thay đổi chế đô ̣tài sản theo thỏa thuâ ̣n(sƣ̉ a đổi, thay đổi nội dung hôn ƣớc). Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào khi xác lập quan hê ̣hôn nhân cũng thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng. Do đó, pháp luật phải tạo ra một giải pháp dành cho các cặp vợ chồng khi xác lập quan hê ̣hôn nhân không l ập hôn ƣớc. Giải pháp này đƣợc gọi là chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Chế độtài sản pháp đi ̣nh đƣợc tất cả các nƣớc dƣ̣ liê ̣u trong hê ̣thống pháp luâ ̣t của mình. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 1.2.1 Khái niệm
  • 16. 4 Do tính chất phức tạp, nhạy cảm của quan hê ̣hôn nhân gia đình , đặc biệt là vấn đề tài sản trong quan hê ̣hôn nhân gia đình , thực tiễn cho thấy hầu hết các tranh chấp phát sinh trong quan hê ̣hôn nhân có liên quan đ ến tranh chấp tài sản vợ chồng. Trong khi đó các tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng luôn là loại việc phức tạp, khó khăn. Đối với những cặp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng trƣớc khi kết hôn thì viê ̣c giải quyết các vấn đề tài sản giƣ̃a vợvà chồng thƣ̣c hiê ̣n theo thỏa thuâ ̣n của hai bên vợchồng. Tuy nhiên, thực tế không phải cặp vợ chồng nào cũng thỏa thuận trƣớc về vấn đề tài sản của vợ chồng. Hoă ̣c có trƣờng hợp thỏa thuâ ̣n về tài sản của vợchồng bi ̣vô hiê ̣u do vi pha ̣m các quy đi ̣nh chung của pháp luâ ̣t. Vì thế, pháp luật đã dự liệu các quy định cụ thể để áp dụng cho những cặp vợ, chồng không thỏa thuận trƣớc hoă ̣c thỏa thuâ ̣n bi ̣ vô hiê ̣u, nhằm điều chỉnh các quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản của vợchồng. Các quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng phải đảm bảo lợi ích chung của gia đình. Khi hôn nhân đƣợc xác lập, vợ chồng cùng nhau xây dựng gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con cái, đảm bảo những nhu cầu về vật chất và tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình. Đồng thời, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng thƣờng xuyên phải thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản phục vụ cho sự tồn tại phát triển của gia đình. Để làm đƣợc điều đó vợ chồng cần phải có tài sản, sản nghiệp chung. Do đó, cần thiết phải có những quy định về tài sản chung của vợ chồng, cũng nhƣ quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung. Bên cạnh việc đảm bảo lợi ích chung của gia đình, viê ̣c đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân vợ , chồng là mô ̣t vấn đề quan trọn g. Vì quyền sở hữu tài sản của mỗi cá nhân là quyền hiến định, việc xác lập quyền sở hữu riêng đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải đƣợc Luật HN&GĐ tôn trọng. Hơn nữa, ngoài việc chăm lo cho đời sống chung của gia đình, vợ, chồng còn có những nhu cầu thiết yếu riêng, tài sản riêng của vợ, chồng đƣợc dùng để
  • 17. 5 đáp ứng nhu cầu riêng. Do đó, quy định về tài sản riêng của vợ chồng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng là tất yếu khách quan. Các quy định điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản vợ chồng còn phải đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ khi nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và bắt đầu từ Hiến pháp năm 1946, quyền bình đẳng của phụ nữ: “đàn bà ngang quyền với đàn ông” đƣợc ghi nhận thành một nguyên tắc cơ bản. Pháp luật HN&GĐ cũng cụ thể hóa nguyên tắc này thành những quy định cụ thể trong quan hệ giữa vợ và chồng nói chung và trong quan hệ sở hữu tài sản vợ chồng nói riêng. Trên cơ sở đó, quy đi ̣nh điều chỉnh quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản của vợ chồng ra đời cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trƣờng hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định. Nội dung của quyền bình đẳng giƣ̃a vợ , chồng trong quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản , bao gồm: vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, tài sản riêng, về phân chia tài sản chung của vợ chồng. Tổng hợp nhƣ̃ng quy đi ̣nh điều chỉnh quan hê ̣sở hƣ̃u tài sản của vợ chồng nêu trên ta ̣o thành chế đô ̣tài sản vợchồng pháp đi ̣nh. Trong li ̣ch sƣ̉ lâ ̣p pháp của nhiều nƣớc trên th ế giới, trong đó có Việt Nam tồn ta ̣i nhƣ̃ng loa ̣i chế đô ̣tài sản vợchồng cơ bản nhƣ sau: - Chế độtài sản cộng đồng: + Chế độcộng đồng toàn sản: Nô ̣i dung của chế đô ̣cộng đồng toàn sản là tất cả các tài sản mà vợ, chồng có đƣợc trƣớc và trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng . Trong quan hê ̣tài sản giƣ̃a vợ , chồng không tồn ta ̣i tài sản riêng của vợchồng . Theo đó , tài sản chung của vợ chồng bao gồm: tài sản vợ , chồng ta ̣o ra , đƣợc tă ̣ng cho , thƣ̀ a kế trƣớc khi kết hôn ; tài sản do vợ chồng cùng nhau tạo ra trong thời kỳ hôn nhân , không tính đến nguồn gốc, công sƣ́ c của mỗi bên; tài sản vợ, chồng đƣợc tă ̣ng cho riêng, thƣ̀ a kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Ở Việt Nam, chế đô ̣cộng đồng toàn sản đƣợc
  • 18. 6 quy đi ̣nh trong Luâ ̣t GĐ của chính quyền Ngô Đình Diê ̣m, Luâ ̣t HN&GĐ năm 1959 [26, tr. 30 - 32]. + Chế độcộng đồng đô ̣ng sản và ta ̣o sản là chế độtài sản trong đó, khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả các động sản của vợ chồng có trƣớc khi kết hôn , trong thời kỳ hôn nhân và bất đô ̣ng sản mà vợchồng có đƣợc trong t hời kỳ hôn nhân . Chế độcộng đồng động sản vào ta ̣o sản đƣợc quy đi ̣nh trong BLDS năm 1804 của Cộng hòa Pháp . Ở Việt Nam , dƣới chế đô ̣ngụy quyền Sài Gòn , Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 đƣợc ban hành dƣới chế độNguyễn Khán h và BLDS năm 1972 quy định chế độ tài sản vợ chồng pháp định là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản. Theo đó, khối tài sản chung của vợ chồng gồm có: Động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn; các động sản do vợ, chồng đƣợc thừa kế, tặng cho trong thời kỳ hôn nhân; động sản và bất động sản do vợ chồng có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân ; hoa lợi thu đƣợc từ tài sản mà vợ chồng có đƣợc trƣớc và trong thời kỳ hôn nhân . Ngoài khối tài sản chung, vợ, chồng còn có tài sản riêng là bất động sản của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn và bất động sản vợ, chồng đƣợc tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Sắc luâ ̣t cũng quy đi ̣nh quyền và nghĩa vụđối với tài sản chung, tài sản riêng [26, tr. 32 -33]. + Chế độcộng đồng ta ̣o sản là chế độ tài sản , trong đó , khối tài sản chung của vợchồng chỉ bao gồm tài sản mà vợchồng ta ̣o ra trong thời kỳ hôn nhân và các loa ̣i hoa lợi , lợi tƣ́ c phát sinh tƣ̀ tài sản chung của vợchồng . Chế đô ̣cộng đồng ta ̣o sản đƣợc quy đi ̣nh ta ̣i các điều tƣ̀ Điều 1400 đến Điều 1408 Đa ̣o luâ ̣t số 65-570 ngày 13/7/1965 của Pháp, Điều 13 Luâ ̣t Hôn nhân năm 1980 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Điều 762 BLDS Nhâ ̣t Bản và một số văn bản luâ ̣t khác nhƣ Bộ luâ ̣t Dân sƣ̣ và thƣơng ma ̣i Thái Lan , LGĐ Bungari... Ở Việt Nam , chế độcộng đồng ta ̣o sản đƣợc quy đi ̣nh ta ̣i Luâ ̣t HN&GĐ năm 1986 (Điều 14, 15, 16) và Luật HN &GĐ năm 2000 (Điều 27, 28, 32, 33) [26, tr. 34 - 35].
  • 19. 7 - Chế độphân sản là chế đô ̣tài sản trong đó không tồn ta ̣i khối tài sản chung của vợchồng, tất cả tài sản vợchồng có đƣợc trƣớc khi kết hôn và sau khi kết hôn đều là tài sản riêng của vợ , chồng. Đối với chế độ tài sản này , pháp luật còn quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đóng góp tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của vợ chồng , chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục con cái , cấp dƣỡng lẫn nhau… Chế độtài sản này đã tƣ̀ ng đƣợc áp dụng ở Italia và Anh [26, tr. 36 -37]. Nhìn chung, dù quy định loại chế độ tài sản nào thì pháp luật cũng dự liê ̣u các căn cƣ́ xác đi ̣nh các loa ̣i tài sản , quyền và nghĩa vụcủa vợchồng đối với tài sản và viê ̣c phân chia tài sản chung của vợchồng. Nhƣ vậy, chế độ tài sản vợ chồng pháp định đƣợc pháp luật dự liệu từ trƣớc do tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân gia đình, đồng thời phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia. Với tƣ cách là mô ̣t loa ̣i chế đô ̣tài sản vợchồng , chế độ tài sản vợ chồng pháp định cũng bao gồm đầy đủ các nội dung của chế độ tài sản vợ chồng nhƣ: quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trƣờng hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng. Trên cơ sở những lập luận trên, sau đây chúng tôi đƣa ra khái niệm chế độ tài sản vợ chồng pháp định: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là chế độ tài sản vợ chồng do pháp luật đã dự liệu từ trước về căn cứ xác định các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó trong mối quan hệ giữa hai vợ, chồng và trong quan hệ với người thứ ba; các trường hợp và nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng. 1.2.2. Đặc điểm
  • 20. 8 Xuất phát từ tính chất đƣợc pháp luâ ̣t dƣ̣ liê ̣u tƣ̀ trƣớc, chế độ tài sản vợ chồng pháp định có những đặc điểm riêng biệt so với chế độ tài sản ƣớc đi ̣nh, nhƣ sau: Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, chế độ tài sản pháp định đƣợc quy định trong pháp luật HN&GĐ, trong đó, quy định cụ thể căn cứ xác lập, chấm dứt, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản, nguyên tắc phân chia tài sản. Theo đó, chế độ tài sản vợ chồng pháp định khác biệt hoàn toàn so với chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận ở tính chất tự do thỏa thuận của vợ chồng. Cụ thể là, trong chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, vợ, chồng thỏa thuận với nhau về tài sản chung, tài sản riêng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và các giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; nguyên tắc phân chia tài sản. Còn trong chế độ tài sản vợ chồng pháp định, các nội dung trên đƣợc pháp luật quy định cụ thể. Thứ hai, về hình thức sở hữu đối vớ i tà i sản chung , ở Việt Nam, khác với chế độtài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n là vợchồng có thể thỏa thuâ ̣n với nhau về hình thƣ́ c sở hƣ̃u đối với tài sản chung , trong chế độ tài sản của vợ chồng pháp định chỉ có duy nhất một hình thức là sở hữu chung hợp nhất. Điều này xuất phát t ừ mục đích của quan hê ̣hôn nhân là v ợ, chồng yêu thƣơng, chăm sóc lẫn nhau, chăm sóc, nuôi dạy con cái, vợ, chồng phải có nghĩa vụ đóng góp tiền bạc đảm bảo đời sống chung của gia đình. Theo đó, toàn bộ tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, quyền sử dụng đất vợ, chồng có đƣợc sau khi kết hôn (trừ trƣờng hợp vợ hoặc chồng đƣợc thừa kế riêng, đƣợc tặng cho riêng hoặc có đƣợc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng), đều là tài sản chung của vợ chồng không phân biệt công sức đóng góp của các bên. Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong chế độ tài sản của vợ chồng pháp định, theo pháp luật HN&GĐ, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
  • 21. 9 chung; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Đối với tài sản riêng (nếu có), vợ, chồng có quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với sản riêng đó; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Tuy nhiên, quyền sở hữu đối với tài sản riêng bị hạn chế trong một số trƣờng hợp, ví dụ nhƣ: “Trong trƣờng hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ” [19, Khoản 4 Điều 44]; “Trong trƣờng hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên” [19, Khoản 2 Điều 30]. Trong khi đó, chế đô ̣tài sản vợchồng theo thỏa thuâ ̣n , quyền sở hƣ̃u đối với tài sản riêng của vợ, chồng không bi ̣ha ̣n chế trong nhƣ̃ng trƣờng hợp nêu trên, vợchồng có thể tƣ̣ do thỏa thuâ ̣n về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tƣ̀ ng loa ̣i tài sản. 1.2.3. Ý nghĩa Chế độ tài sản vợ chồng pháp định phản ánh trung thực và chính xác trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của mỗi nƣớc . Trong mỗi quốc gia , mỗi chế độ xã hội luôn có một chế độ HN&GĐ tƣơng ứng đƣợc xác lập bằng quy định pháp luật hoặc thừa nhận bằng tập quán, trong đó có chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Ví dụ nhƣ BLDS Pháp năm 1804 thể hiê ̣n quan điểm ngƣời phụnƣ̃ (ngƣời vợ) không có năng lƣ̣c pháp lý. Trong xã hội phong kiến, pháp luật cũng thừa nhận và bảo vệ sự bất công, bất bình đẳng giữa nam và nữ, ngƣời phụ nữ trong gia đình hoàn toàn bị lệ thuộc vào ngƣời chồng. Ngƣời chồng là đại diện cho quyền lợi gia đình, đại diện cho ý chí của gia đình, có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng, giao ƣớc liên quan đến tài sản của vợ chồng mà không cần sự đồng ý của ngƣời vợ. Ngƣợc lại, ngƣời vợ phải đƣợc chồng cho phép mới đƣợc ký kết, thƣ̣c hiê ̣n giao ƣớc, chỉ đƣợc đại diện trong những nhu cầu gia vụ hoặc ký kết giao ƣớc trong trƣờng hợp ngƣời chồng
  • 22. 10 ủy quyền. Khi tiến lên xã hội Chủ nghĩa (XHCN), phụ nữ “được giải phóng”, pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng của Nhà nƣớc XHCN đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt là trong mối quan hệ vợ chồng, vợ, chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản [26, tr. 19 -20]. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ, chồng, tạo ra những nguyên tắc, cách thức xử sự của vợ chồng trong quan hệ sở hữu tài sản, đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định quy định cụ thể căn cứ xác lập, nguồn gốc, thành phần tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ, chồng dù lựa chọn chế độ tài sản pháp định hay ƣớc định thì các quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng luôn đƣợc xác định cụ thể. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định có ý nghĩa xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng với nhau và với ngƣời thứ ba. Trên cơ sở xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, chế độ tài sản vợ chồng pháp định xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản đƣợc thể hiện nhƣ sau: vợ, chồng có quyền sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung, một ngƣời không thể tự ý định đoạt tài sản chung khi chƣa có sự đồng ý của ngƣời kia; có quyền sở hữu riêng đối với tài sản riêng (nếu có) của mình, tuy nhiên, quyền sở hữu riêng kèm theo những hạn chế về quyền sở hữu trong một số trƣờng hợp đặc biệt do tính chất đặc biệt của quan hê ̣hôn nhân. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hoặc với ngƣời thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng hoặc ngƣời thứ ba. Trên cơ sở các quy định của chế độ tài sản vợ chồng pháp định, cơ quan áp dụng pháp luật có căn cứ, nguyên
  • 23. 11 tắc để giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng trong những trƣờng cụ thể, ví dụ: vợ chồng ly hôn, vợ chồng phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng chết trƣớc cần phân chia tài sản để chia thừa kế hoặc để giải quyết nghĩa vụ về tài sản của ngƣời đã chết với ngƣời thứ ba… Ngoài ra, chế độtài sản vợchồng pháp đi ̣nh còn là nhƣ̃ng quy đi ̣nh mang tính đi ̣nh hƣớng cho các că ̣p vợchồng lƣ̣a chọn thỏa thuâ ̣n chế độtài sản phù hợp quy định của pháp luật , đảm bảo thỏa thuâ ̣ n chế độtài sản vợ chồng không bi ̣vô hiê ̣u do vi pha ̣m quy đi ̣nh pháp luâ ̣t. 1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.3.1. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam Qua quá trình khảo cứu các quy định trong cổ luật Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng các quy định pháp luật HN&GĐ là một phần quan trọng trong hệ thống cổ luật, tuy nhiên, vấn đề tài sản của vợ chồng mặc dù đã đƣợc quy định, nhƣng không rõ ràng, hệ thống cổ luật không có chế định riêng rẽ và cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng [26, tr. 38]. Điều này đƣợc thể hiện trong hai Bộ luật lớn nhất của hệ thống cổ luật Việt Nam (Quốc triều hình luật đƣợc ban hành dƣới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1479), HVLL đƣợc ban hành dƣới triều Nguyễn vào năm 1812) và những tục lệ cổ. Quốc triều hình luật quy định nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân là hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trƣởng. Bộ luật cũng đã có một số quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng nhƣ thành phần khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Phu tông điền sản (tài sản của chồng đƣợc thừa kế từ gia đình chồng); Thê điền sản (tài sản của vợ đƣợc thừa kế từ gia đình); Tần tảo điền sản (tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân), tất cả những tài sản này đều thuộc sự quản lý của ngƣời chồng (chủ gia đình), ngƣời vợ đƣợc sử dụng tài sản chung của vợ chồng trong các nhu cầu gia vụ đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, trong những giao dịch
  • 24. 12 có giá trị lớn (điền sản) thì phải có sự đồng ý của hai vợ chồng, Bộ luật cũng quy định quyền phản đối của ngƣời vợ khi chồng sử dụng tài sản chung không đảm bảo quyền lợi của các con và lợi ích của gia đình, tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia trong trƣờng hợp khi một bên vợ, chồng chết trƣớc mà giữa họ không có con (Điều 374, 375, 376). HVLL đƣợc chép nguyên văn luật nhà Thanh, ghi nhận lại tƣ tƣởng phong kiến lạc hậu của Trung Quốc cùng thời. Theo HVLL, ngƣời vợ hoàn toàn vô năng lực, phụ thuộc vào ngƣời chồng một cách tuyệt đối. Do đó, Bộ luật này không có quy định nào về vấn đề tài sản của vợ chồng. Ở thời kỳ này, tục lệ cũng chiếm một vị trí quan trọng chi phối hành vi ứng xử trong quan hê ̣hôn nhân gia đình . Theo quan niệm truyền thống của ngƣời phƣơng Đông, trong gia đình yếu tố tình cảm luôn đƣợc coi trọng hơn vấn đề tài sản, gia đình đƣợc tạo nên với mục đích sinh con đẻ cái, giáo dục con cái, vì lợi ích của gia đình và xã hội. Vì thế, vợ chồng cùng chung sức tạo dựng tài sản và toàn bộ tài sản vợ, chồng tạo ra hợp nhất thành một khối để nuôi dƣỡng, giáo dục con cái, khi cha, mẹ chết thì để lại cho con cái. Điều này đƣợc thể hiê ̣n tâ ̣p ý kiến gồm 324 câu giải đáp do Ủ y ban tƣ vấn án lê ̣Bắc Viê ̣t sƣu tầm và ghi chép tƣ̀ năm 1927 đến năm 1930 (trƣớc khi ban hành DLBK), tại câu hỏi thƣ́ 31 có ghi: Nguyên tắc căn bản vẫn còn đƣợc áp dụng trong gia đình Viê ̣t Nam về chế độtài sản vợcủa vợchồng là tất cả các của cải của đôi vợchồng, không phân biê ̣t bản chất và nguồn gốc , đều để dành cho các con theo câu tục ngữ: cha me ̣làm viê ̣c để nuôi con, cho nên suốt thời kỳ hôn thú, tất cả của cải là của chung[26, tr. 38 - 39]. Theo tƣ tƣởng nho giáo , ngƣời phụnƣ̃ khi đã lấy chồng thì thuộc hẳn về nhà chồng, thuyết tam tòng buộc ho ̣phải tuân thủ ngƣời chồng , trong gia đình ngƣời chồng đƣợc coi là chủ gia đình (trụ cột của gia đình) đƣơng nhiên
  • 25. 13 có quyền đại diện cho quyền lợi của gia đình, là chủ sở hữu các tài sản trong gia đình, có quyền định đoạt tài sản của gia đình. Nhƣ vậy, chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật và tục lệ ở Việt nam là chế độ cộng đồng toàn sản, cụ thể là toàn bộ tài sản của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn và tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân t ạo thành một khối tài sản chung của vợ chồng, khối tài sản này đƣợc đặt dƣới sự quản lý của ngƣời chồng. 1.3.2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc Thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam kéo dài hơn tám mƣơi năm, kể từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc đến năm 1945. Trong thời kỳ này, thực dân Pháp áp dụng chính sách “chia để trị” chia nƣớc ta thành ba miền (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ). Vì thế, đối với mỗi miền, thực dân Pháp ban hành và áp dụng các bộ luật riêng để điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, trong đó có quan hê ̣hôn nhân gia đình : Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (DLBK); ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK); ở Nam Kỳ áp dụng tập DLGY năm 1883 (DLGY) [34]. * Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ DLBK và DLTK chịu sự ảnh hƣởng của BLDS Pháp năm 1804 nên có những quy định tƣơng tự nhau về quan hê ̣hôn nhân gia đình nói chung và chế độ tài sản vợ chồng pháp định nói riêng. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong DLBK và DLTK đƣợc thể hiện ở những nội dung sau: Thứ nhất, về chế độ sở hữu trong chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Trên cơ sở ghi nhận tục lệ của ngƣời Việt Nam, mọi tài sản trong gia đình đều là tài sản chung của vợ chồng, DLBK và DLTK quy định chế độ tài sản vợ chồng pháp định đƣợc áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế (chế độ tài sản ƣớc định) là chế độ cộng đồng toàn sản. Điều 106, 107 DLBK và Điều 105 BLTK quy đi ̣nh: “Nếu hai vợchồng không có tƣ ƣớc với nhau thì
  • 26. 14 cƣ́ theo lê ̣hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà chung nhau”. Thứ hai, về quy định thành phần khối tài sản chung. Nội dung của chế độ cộng đồng toàn sản là tất cả của cải và hoa lợi của chồng và của vợ hợp thành hợp thành khối tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, việc hợp nhất tài sản riêng của vợ, chồng thành khối tài sản của vợ chồng chỉ mang tính tạm thời, vì trong trƣờng hợp vợchồng ly hôn , Điều 112 DLBK và Điều 110 DLTK quy đi ̣nh những tài sản riêng của vợ, chồng đã hợp nhất tạm thời vào khối tài sản của vợ chồng sẽ đƣợc phân chia cho vợ, chồng theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bên đó lấy lại (nếu không có con chung ). Hai Điều này cũng quy định nếu tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã đƣợc tu sửa , quản lý bằng tài sản chung thì tài sản đó đƣợc tính vào tài sản chu ng của vợchồng . Theo đó, chỉ những tài sản vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Thứ ba, quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản. Đối với việc sử dụng, định đoạt tài sản để thực hiện những giao dịch nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình nhƣ ăn, ở, chăm sóc, nuôi dạy con cái vợ, chồng có thể tự mình đại diện cho gia đình (Điều 100, 111 DLBK và Điều 98, 109 DLTK). Ngoài những giao dịch đƣợc nêu ở trên, thì việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải đƣợc sự đồng ý của hai vợ chồng (Điều 109 DLBK và Điều 107 DLTK). Trong một số trƣờng hợp nhƣ lập hội, thuê mƣớn, vay mƣợn, đi kiện… ngƣời chồng đƣợc phép tự mình thực hiện; nhƣng, ngƣợc lại, ngƣời vợ lại không đƣợc tự ý thực hiện, ngƣời vợ chỉ đƣợc thực hiện khi có sự đồng ý, cho phép của ngƣời chồng (Điều 98 DLBK và Điều 104 DLTK). Bên cạnh đó, pháp luật cũng dự liệu các chế tài đối với vợ và chồng khi vợ, chồng có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ nhƣ nếu ngƣời vợ cố ý thực hiện những giao dịch khi chƣa đƣợc sự đồng ý của ngƣời chồng, ảnh hƣởng
  • 27. 15 tới quyền lợi của gia đình thì ngƣời chồng có quyền thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyền của ngƣời vợ (Điều 100 DLBK và Điều 98 DLTK); ngƣời chồng không chu cấp để nuôi dƣỡng vợ, con hoặc có hành vi phá tán tài sản của gia đình thì ngƣời vợ có quyền yêu cầu tòa án cấm ngƣời chồng sử dụng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và toàn bộ tài sản do ngƣời vợ hành nghề tạo ra (Điều 110 DLBK và Điều 108 DLTK). Thứ tư, quy định về nghĩa vụ đối với các khoản nợ. Theo Điều 111 DLBK và Điều 109 DLTK quy định khối tài sản chung phải có nghĩa vụ chi trả các khoản nợ sau: Những khoản nợ của vợ chồng đã vay trƣớc khi kết hôn; những khoản nợ của chồng vay trong thời kỳ hôn nhân ; những khoản nợ do vợ vay với tƣ cách là đại diện cho gia đình hoặc đã đƣợc sự cho phép của chồng, khoản nợ do vợ ký kết khi hành nghề buôn bán hoặc làm công nghệ một cách hợp lệ; những khoản nợ do hành vi phạm pháp của vợ gây ra. Thứ năm, quy định về phân chia tài sản của vợ chồng. DLBK và DLTK đã có những quy định về phân chia tài sản của vợ chồng trong hai trƣờng hợp: - Khi một bên vợ, chồng chết trƣớc. Trong trƣờng hợp ngƣời chồng chết trƣớc, nếu ngƣời vợ không tái giá (đi lấy chồng mới) thì ngƣời vợ đƣợc thay chồng quản lý tài sản chung. Trƣờng hợp ngƣời vợ chết trƣớc thì ngƣời chồng đƣơng nhiên trở thành chủ sở hữu của toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng. - Khi vợ chồng ly hôn. Khi vợ chồng ly hôn không có con chung, thì ngƣời vợ đƣợc lấy lại tài sản riêng hiện còn của mình, nghĩa là những tài sản đã đƣợc bán đi để chi dùng cho gia đình hoặc cho riêng ngƣời chồng thì ngƣời vợ không đƣợc phép đòi lại, đồng thời bất cứ tài sản riêng nào của vợ hoặc chồng đã đƣợc tu sửa, quản lý bằng tài sản chung của vợ chồng sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng để phân chia khi ly hôn. Nguyên tắc phân chia khi ly hôn là chia đều khối tài sản chung mỗi ngƣời một nửa sau khi hai bên vợ, chồng đã lấy lại tài sản riêng của mình. Đối với trƣờng hợp vợ chồng ly hôn khi đã có con chung, toàn bộ tài sản của vợ chồng do ngƣời
  • 28. 16 chồng quản lý và để dành cho các con, ngƣời vợ không đƣợc thu hồi bất cứ tài sản riêng nào. * Ở Nam Kỳ Ở Nam Kỳ, quan hê ̣hôn nhân gia đình ch ịu sự điều chỉnh bởi tập DLGY đƣợc ban hành ngày 03/10/1883 phỏng theo BLDS Pháp năm 1804, gồm 3 tiết về thất tung, hôn thú, ly dị, phụ hệ, con nuôi, phu quyền, vị thành niên, giám hộ. Về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, tập DLGY không có điều, khoản nào quy định về tài sản, khế ƣớc và nghĩa vụ, đồng thời không có quy định về chế độ tài sản của vợ chồng và di sản. Ban đầu, các án lệ tại Nam Kỳ áp dụng quan niệm ngƣời vợ cũng có của riêng và chế độ hôn sản giữa vợ chồng là chế độ cồng đồng toàn sản. Sau đó, án lệ tại Nam Kỳ lại không công nhận quyền có tài sản riêng của ngƣời vợ vì quan điểm ngƣời vợ không đƣợc ngang hàng với chồng [34, tr. 119-120]. 1.3.3. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 (chế độ ngụy quyền Sài Gòn) Ngay sau khi nƣớc ta đánh đuổi thực dân Pháp xâm lƣợc thành công, đế quốc Mỹ lại âm mƣu tiến hành chiến tranh xâm lƣợc kiểu mới, mục đích là chia cắt lâu dài nƣớc ta. Hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn này là thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chế độ ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam. Theo đó, quan hê ̣hôn nhân gia đình ở miền Nam nƣớc ta đƣợc điều chỉnh bởi ba văn bản pháp luật, gồm: Luâ ̣t GĐ ngày 02/01/1959 đƣợc ban hành dƣới chế độ Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 đƣợc ban hành dƣới chế độ Nguyễn Khánh; BLDS ngày 20/12/1972 đƣợc ban hành dƣới chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Ba văn bản luật này có những quy định khác nhau về thành phần tài sản trong khối cộng đồng, đồng thời, cũng có quy định khác nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt và thanh toán khối tài sản, cụ thể nhƣ sau:
  • 29. 17 Luâ ̣t GĐ k ế thừa chế độ cộng đồng toàn sản của DLBK và DLTK. Điểm tiến bộ hơn DLBK và DLTK của Luâ ̣t GĐ là quy đ ịnh quan hệ bình đẳng giữa vợ chồng (Điều 43), vợ, chồng đều có quyền quản trị khối tài sản cộng đồng (Điều 49). Tuy nhiên, Điều 39 lại quy định: “Người chồng là trưởng gia đình”, nên trong thực tế, sự bình đẳng giữa vợ, chồng vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Đối với việc phân chia tài sản, Luâ ̣t GĐ ch ỉ quy định phân chia tài sản khi một bên vợ hoặc chồng chết (do không thừa nhận việc ly hôn). Sắc luật số 15/64 và BLDS năm 1972 quy định chế độ tài sản vợ chồng pháp định khác với Luâ ̣t GĐ , đó là quy định chế độ cộng đồng động sản và tạo sản. Theo đó, khối tài sản chung của vợ chồng gồm có: Động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn; các động sản do vợ, chồng đƣợc thừa kế, tặng cho trong thời kỳ hôn nhân ; động sản và bất động sản do vợ chồng có đƣợc trong thời kỳ hôn nhân ; hoa lợi thu đƣợc từ tài sản mà vợ chồng có đƣợc trƣớc và trong thời kỳ hôn nhân [33, Điều 54]. Ngoài khối tài sản chung, vợ, chồng còn có tài sản riêng là bất động sản của vợ, chồng trƣớc khi kết hôn và bất động sản vợ, chồng đƣợc tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân [32, Điều 55]. Về nghĩa vụ đối với những khoản nợ, khối tài sản chung của vợ chồng phải thanh toán nợ của vợ, chồng đã vay trƣớc khi kết hôn, trừ khoản nợ đƣợc bảo đảm bởi những quyền đối vật các bất động sản; khoản nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ; khoản nợ do vợ, chồng vi phạm pháp luật gây ra. Về quyền vợ chồng đối với tài sản, ngƣời vợ hoàn toàn không có quyền hạn gì. Ngƣời chồng có toàn quyền quản lý tài sản chung, thậm chí quản lý cả tài sản riêng của ngƣời vợ [33, Điều 61]. BLDS năm 1972 ghi nhận lại chế độ cộng đồng động sản và tạo sản tại các Điều 150, 151, 152. Về phân chia tài sản, Sắc luật 15/64 chỉ quy định phân chia tài sản khi ly hôn hoặc ly thân mà không quy định phân chia tài sản khi một bên vợ, chồng chết; BLDS năm 1972 quy định phân chia tài sản trong ba trƣờng hợp: vợ chồng ly thân, ly hôn hoặc một bên vợ, chồng chết. Nguyên tắc phân chia
  • 30. 18 tài sản là: tài sản riêng của bên nào thuộc quyên sở hữu của bên đó, tài sản chung chia đều mỗi bên một nửa [26, tr. 55 - 58]. Từ những quy định trên đây, có thể thấy rằng chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật dƣới chế độ nguy quyền Sài Gòn tƣơng đối cụ thể. Tuy nhiên, những quy định này vẫn bảo vệ tƣ tƣởng phong kiến, gia trƣởng, thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hê ̣hôn nhân cũng nhƣ trong quan hệ tài sản. 1.3.4. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của Nhà nƣớc ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay Ngày 02/9/1945, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đã ban hành hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về HN&GĐ cùng các quy định về chế độ tài sản vợ chồng. * Sắc lệnh 97/SL, Sắc lệnh 159/SL Trong hệ thống pháp luật của nƣớc ta từ năm 1945 đến nay, những văn bản đầu tiên điều chỉnh về quan hê ̣hôn nhân gia đình là S ắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950. Hai Sắc lệnh này đã sửa đổi một số quy định trong dân luật, nhằm xóa bỏ, hạn chế ảnh hƣởng của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến. Quy định xóa bỏ, hạn chế ảnh hƣởng của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến đầu tiên phải nói đến đó là quy định cụ thể hóa Điều 9 Hiến pháp năm 1946: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Theo tinh thần này , Sắc lệnh 97/SL quy đi ̣nh : “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” (Điều 5),“người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”(Điều 6). Theo đó, vợ chồng bình đẳng về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng. Sắc lệnh 97/SL đã có quy đi ̣nh về viê ̣c vợchồng ly di ̣ . Sắc lệnh 159/SL có các quy định cụthể hơn v ề ly hôn, quyền ly hôn của vợ, chồng, nghĩa vụ nuôi dƣỡng, dạy dỗ con cái sau khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, hai
  • 31. 19 Sắc lệnh này lại không quy định về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, nhƣng căn cứ vào quyền bình đẳng giữa vợ, chồng, có thể suy luận rằng, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đều cho vợ, chồng, mỗi bên một nửa giá trị tài sản. Nói chung, Sắc lệnh 97/SL và Sắc lệnh 159/SL có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định bản chất của nền pháp chế mới dân chủ, tiến bộ. * Luật HN&GĐ năm 1959 Ngày 31/12/1959, Quốc hội khóa I tại kỳ họp thứ 11 thông qua bản Hiến pháp thứ hai của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trên cơ sở những nguyên tắc hiến định của bản Hiến pháp mới, ngày 29/12/1959, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 thông qua Luật HN&GĐ năm 1959, gồm 6 chƣơng, 35 điều. Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt Luật HN&GĐ năm 1959 là xóa bỏ tàn dƣ của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu và xây dựng chế độ HN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa. Luâ ̣t quy đi ̣nh chế độtài sản vợchồng áp dụng chung cho các că ̣p vợ chồng mà không quy đi ̣nh chế đô ̣tà i sản của vợchồng theo thỏa thuâ ̣n , Điều 15 Luật HN&GĐ năm 1959 quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Theo đó, khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản vợ, chồng có trƣớc khi kết hôn, tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân , tài sản của vợ chồng đƣợc tặng cho, thừa kế (cả trƣờng hợp đƣợc tặng cho, thừa kế chung và trƣờng hợp đƣợc tặng cho, thừa kế riêng). Hay nói cách khác mọi tài sản của vợ, chồng không phân biệt nguồn gốc tài sản, có trƣớc hay có trong thời kỳ hôn nhân và công sức đóng góp đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Nhƣ vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 kế thừa những quy định pháp luật HN&GĐ trƣớc đây về chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, không có điều khoản nào nói đến tài sản riêng của vợ, chồng. Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản, vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Chia tài sản chung của vợ chồng đƣợc thực hiện
  • 32. 20 khi vợ, chồng chết trƣớc hoặc khi vợ chồng ly hôn. Điều 29 quy định nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhƣ sau: “Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất”. Luật HN&GĐ năm 1959 đã có nhƣ̃ng đóng góp quan tro ̣ng trong viê ̣c xóa bỏ tàn dƣ chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu, cũng nhƣ trong s ự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của ngƣời vợ trong gia đình. Tuy nhiên, chế độ tài sản của vợ chồng trong luật HN&GĐ năm 1959 còn quá cô đọng, khái quát, chƣa dự liệu đƣợc hết các vấn đề về chế độtài sản vợchồng. * Luật HN&GĐ năm 1986 Ngày 30/4/1975, nƣớc ta hoàn toàn giải phóng, cả nƣớc độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc đổi tên thành nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để phù hợp với tình hình mới, ngày 18/12/1980, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua bản Hiến pháp thứ ba của nƣớc ta, đó là Hiến pháp năm 1980. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên ghi nhận những nguyên tắc cơ bản trong quan hê ̣hôn nhân gia đình:“Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” thành một nguyên tắc hiến định (Điều 64 Hiến pháp năm 1980). Để cụ thể hóa những nguyên tắc này, ngày 29/12/1986, Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời, gồm 10 chƣơng, 57 điều. Bên cạnh Luâ ̣t HN&GĐ năm 1986, chế độ tài sản vợ chồng pháp định còn đƣợc hƣớng dẫn bởi Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn Tòa án các cấp áp dụng một số quy định của Luâ ̣t HN&GĐ năm 1986. Cũng nhƣ Luật HN &GĐ năm 1959, Luâ ̣t HN&GĐ năm 1986 không quy đi ̣nh về chế độtài sả n của vợchồng theo thỏa thuâ ̣n, Điều 14, 15, 16, 17, 18, 42 Luật HN&GĐ năm 1986 quy đi ̣nh: Tài sản chung của vợ chồng gồm
  • 33. 21 tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng đƣợc thừa kế chung hoặc đƣợc cho chung. Luật cũng xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, việc mua bán, đổi, cho, vay, mƣợn, và những giao dịch khác về tài sản có giá trị lớn thì phải đƣợc sự thoả thuận của vợ, chồng. Bên cạnh đó, Luật quy định về tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản mà vợ hoặc chồng có trƣớc khi kết hôn, tài sản đƣợc thừa kế riêng hoặc đƣợc cho riêng trong thời kỳ hôn nhân , vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Quy định này là một điểm mới của Luật HN&GĐ năm 1986 so với Luật HN&GĐ năm 1959 (không quy định về tài sản riêng của vợ, chồng). Điểm mới thƣ́ hai c ủa Luật HN&GĐ năm 1986 thể hiê ̣n trong quy định về chia tài s ản chung của vợ chồng, bổ sung thêm một trƣờng hợp phân chia tài sản của vợ chồng là nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân . Đồng thời, Luật HN&GĐ năm 1986 cũng quy định cụ thể hơn về nguyên tắc phân chia tài sản tại Điều 42. Để quy đi ̣nh cụthể hơn về thành phần khối tài sản chung của vợchồng, quyền và nghĩa v ụ của vợ chồng đối với tài sản chung điểm a m ục 3 Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP quy định: Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản thu nhập nhƣ sau: - Tiền lƣơng, tiền thƣởng, tiền trợ cấp, tiền hƣu trí, tiền thu nhập về sản xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, không phân biệt mức thu nhập của mỗi bên; - Các tài sản mà vợ chồng mua sắm đƣợc bằng những thu nhập nói trên; - Tài sản mà vợ chồng đƣợc cho hoặc đƣợc thừa kế chung.
  • 34. 22 Tài sản đƣợc sử dụng để đảm bảo những nhu cầu trong gia đình, do đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài sản đó. Vợ hoặc chồng sử dụng tài sản chung của gia đình đƣợc đƣơng nhiên coi là sự thoả thuận của hai vợ chồng. Nhƣng việc mua, bán, cho hoặc vay, mƣợn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản có giá trị lớn (nhƣ: nhà ở, gia súc chăn nuôi nhƣ trâu, bò, tƣ liệu sinh hoạt có giá trị lớn nhƣ máy thu hình, tủ lạnh, xe máy v.v...) thì phải có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng. Nếu là việc mua, bán, cầm cố tài sản mà pháp luật quy định phải có hợp đồng viết (nhƣ việc mua, bán nhà) thì vợ và chồng đều phải ký vào hợp đồng và nếu chỉ có một bên ký thì phải có sự uỷ nhiệm của vợ, chồng cho mình ký thay. Điểm b mục 3 Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP hƣớng dẫn chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, khi một bên chết hoặc một bên yêu cầu chia tài sản khi hôn nhân còn tồn tại (chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân). Nhƣ vậy, từ khi Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời, chế động cộng đồng toàn sản ở Luật HN&GĐ năm 1959 đƣợc thay thế bằng chế độ cộng đồng tạo sản và chế độ tài sản của vợ chồng pháp định đã đƣợc quy định rõ nét hơn, cụ thể hơn. Tuy nhiên, nhiều quy đi ̣nh của Luâ ̣t vẫn mang tính khái quát, định khung, chƣa dự liệu đƣợc hết các trƣờng hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa vợ, chồng nên khi áp dụng vào thực tế còn nảy sinh nhiều khó khăn, vƣớng mắc. * Luật HN&GĐ năm 2000 Luật HN&GĐ năm 2000 đƣợc Quốc hô ̣i khóa X , kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09/6/2000. Luâ ̣t gồm 13 chƣơng 110 điều, là hệ thống các quy định về chế độ HN&GĐ trên cơ sở pháp lý là Hiến pháp năm 1992. Nhìn chung, Luật HN&GĐ năm 2000 kế thừa nhiều nội dung chế độ tài sản vợ chồng pháp định của Luật HN&GĐ năm 1986, đồng thời bổ sung những quy định mới nhằm giải quyết những khó khăn vƣớng mắc còn tồn tại
  • 35. 23 mà Luật HN&GĐ chƣa giải quyết đƣợc. Những nội dung đƣợc bổ sung cụ thể là: Bổ sung nguyên tắc suy đoán tài sản chung tại khoản 3 Điều 27: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”; trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện tại Điều 25; quy định việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tƣ kinh doanh phải đƣợc vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận tại khoản 3 Điều 28; chiếm hƣ̃u, sƣ̉ dụng, đi ̣nh đoa ̣t tài sản riêng t ại Điều 33; quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không đƣợc pháp luật công nhận tại khoản 2 Điều 29. * Luật HN&GĐ năm 2014 Luật HN&GĐ năm 2014 đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014, gồm 9 chƣơng, 133 điều. Về chế độtài sản của vợ chồng, Luâ ̣t bổ sung quy đi ̣nh về chế đô ̣tài sản của vợchồng theo thỏa thuâ ̣n . Chế độ tài sản vợ chồng pháp định đƣợc quy định tại các điều từ Điều 29 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64. Theo Luật HN&GĐ năm 2014, chế độ tài sản vợ chồng pháp định có những điểm mới nổi bật trong quy định thành phần khối tài sản chung của vợ chồng; quy định về đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung; quy định về việc định đoạt tài sản chung; quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng; quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; quy định về tài sản riêng và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng, cũng nhƣ nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung… Nói chung, so với các Luật HN&GĐ trƣớc đây, Luật HN&GĐ năm 2014 đã thể hiện đƣợc sự đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về chế độ tài sản vợ chồng, giải quyết đƣợc các vấn đề còn vƣớng mắc, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng pháp luật trong thực tế.
  • 36. 24 1.4. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HN&GĐ CỦA MỘT SỐ NƢỚC Trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, các quốc gia quy định chế độ tài sản vợ chồng phù hợp. Sau đây, xin đƣợc điểm qua một số nội dung cơ bản của chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của một số nƣớc: * Cộng hòa Pháp Giống nhƣ pháp lu ật của h ầu hết các quốc gia, BLDS Cô ̣ng hòa Pháp dự liệu hai loại chế độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản vợ chồng pháp định và chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận. Điều 1387, 1400 BLDS Cộng hòa Pháp (Đa ̣o luật số 65-570 ngày 13/7/1965) quy định: Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận riêng mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và những quy đinh sau đây…(Điều 1387) Chế độ cộng đồng tài sản đƣợc thiết lập khi không có hôn ƣớc hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản (Điều 1401). Theo đó, chế độ tài sản vợ chồng pháp định đƣợc coi nhƣ một giải pháp dành cho các cặp vợ chồng không xác lập hôn ƣớc, thỏa thuận về tài sản khi xác lập quan hê ̣hôn nhân , chỉ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp vợ, chồng không có thỏa thuận riêng điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản. Nội dung của chế độ tài sản vợ chồng trong BLDS Cộng hòa Pháp là chế độcộng đồng ta ̣o sản . Điều 1401 quy định: “Tài sản cộng đồng gồm những thu nhập chung của hai vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng ngƣời trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc làm ăn của họ, cũng nhƣ từ những khoản tiết kiệm có đƣợc do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của họ”.
  • 37. 25 Ngoài ra, tại Điều 1402 BLDS Cộng hòa Pháp quy định về nguyên tắc suy đoán tài sản chung của vợ chồng, nhƣ sau: “Mọi tài sản, dù là động sản hay bất động sản, đều đƣợc coi là tài sản chung của vợ chồng, nếu không chứng minh đƣợc đó là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng theo quy định của pháp luật”. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đƣợc quy định tại các điều từ 212 đến 226 dựa trên nguyên tắc vợ chồng cùng nhau đảm bảo điều hành gia đình về tinh thần và vật chất, chăm lo việc dạy dỗ và chuẩn bị tƣơng lai cho con cái (Điều 213). Cụ thể là quy định việc đóng góp vào chi tiêu của gia đình, bảo vệ chỗ ở của gia đình; quyền tự chủ của cá nhân vợ, chồng trong các giao dịch dân sự vì nhu cầu của gia đình; quy định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng. * Thái Lan Cũng giống nhƣ BLDS Cộng hòa Pháp, Bô ̣Luâ ̣t dân sƣ̣ và thƣơng ma ̣i Thái Lan quy đ ịnh chế độ tài sản vợ chồng pháp định là giải pháp dành cho các cặp vợ chồng không xác lập hôn ƣớc, thỏa thuận về tài sản [25]. Cụ thể Điều 1465 quy định: Khi vợ chồng không có thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ trƣớc khi kết hôn, thì quan hệ giữa họ và tài sản sẽ đƣợc điều chỉnh bởi những quy định của chƣơng này. Bất cứ thỏa thuận nào trong điều khoản trƣớc khi thành hôn trái với trật tự công cộng, đạo đức hoặc quy định là quan hệ giữa hai vợ chồng về tài sản đó sẽ đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật nƣớc ngoài thì vô hiệu Bộ luật dân sự và thƣơng mại Thái Lan quy định tƣơng đối cụ thể về căn cứ xác lập tài sản chung tại Điều1474, thành phần khối tài sản chung, bao gồm: - Tài sản vợ chồng ta ̣o ra trong thời kì hôn nhân; - Tài sản mà vợ chồng có đƣợc trong thời kì hôn nhân thông qua một di chúc hoặc tặng cho đƣợc làm bằng văn bản nếu trong các văn bản này tuyên bố rõ tài sản đó là tài sản chung;
  • 38. 26 - Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng; - Tài sản có nguồn gốc hợp pháp khác nhƣng không chứng minh đƣợc nó là của riêng một bên vợ, chồng thì tài sản đó dƣợc coi là tài sản chung. Pháp luật Thái Lan cũng đã có những quy định về phân chia tài s ản chung của vợ chồng. Trong đó, chỉ quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong các trƣờng hợp cụ thể sau: - Trƣờng hợp một bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản riêng nhƣng không có hoặc không đủ tài sản riêng để thực hiện, phải thực hiện bằng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung (Điều 1488) - Một bên vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lí tài sản chung (Điều 1484) - Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố phá sản (Điều 1491); bị tuyên mất năng lực hành vi và ngƣời kia bị coi là không thích hợp để làm ngƣời giám hộ (Điều 1598) [5]. * Trung Quốc Khác với Pháp và Thái Lan, pháp luật HN&GĐ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định một loại chế độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản pháp định. Đây là căn cứ duy nhất để xác định tài sản của vợ chồng với nội dung là chế độ cộng đồng tạo sản. Điều 13 Luật hôn nhân năm 1980 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: “Tài sản của vợ chồng làm ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra, mỗi bên có thể có tài sản riêng ngoài quy định trên” [25]. Về nội dung của chế độ tài sản, Điều 17 quy định: Trong thời gian còn duy trì quan hệ hôn nhân những tài sản dƣới đây thuộc về sở hữu chung của hai vợ chồng: 1. Lƣơng, tiền thƣởng; 2. Lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh; 3. Lợi nhuận từ quyền sở hữu tài sản trí thức;
  • 39. 27 4. Tài sản có đƣợc nhờ thừa kế, hiến tặng nhƣng ngoài quy định tại điều 18 chƣơng 3 của luật này; 5. Những tài sản khác mà cần thuộc về sở hữu chung. Đối với những tài sản thuộc sở hữu chung, hai vợ chồng bình đẳng về quyền xử lí Tuy nhiên, Luật Hôn nhân của Trung Hoa cũng đặt ra những quy định mở, tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng, cụ thể: vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản của cá nhân vợ, chồng theo quy định tại Điều 19: Hai vợ chồng có thể quy ƣớc những tài sản có đƣợc trong thời gian quan hệ hôn nhân còn duy trì và những tài sản trƣớc hôn nhân thuộc về sở hữu cá nhân, sở hữu chung hoặc sở hữu cá nhân bộ phận, sở hữu chung bộ phận. Quy ƣớc đƣợc ghi lại bằng văn bản. Nếu không có quy ƣớc hoặc quy ƣớc không rõ ràng, áp dụng thích hợp theo quy định của điều 17 và 18 luật này. Quy ƣớc về những tài sản có đƣợc trong thời gian quan hệ hôn nhân đang đƣợc duy trì và những tài sản trƣớc hôn nhân, có sức ràng buộc đối với cả hai phía. Luật cũng quy định về quyền có tài sản riêng của vợ, chồng tại Điều 18 nhƣ sau: Với một trong những tình hình dƣới đây, tài sản thuộc về một bên vợ hoặc chồng: 1, tài sản của một bên trƣớc hôn nhân; 2, một bên vì thân thể có thƣơng tích có đƣợc phí chữa trị, phí trợ cấp cuộc sống của ngƣời tàn tật; 3, những tài sản mà trong di chúc hoặc văn bản hiến tặng xác định là chỉ thuộc về một bên vợ hoặc chồng; 4, những nhu yếu phẩm chuyên dùng của một bên;
  • 40. 28 5, những tài sản khác mà cần thuộc về một bên. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 1. Chế độ tài sản của vợ chồng đƣợc quy định trong pháp luật nhƣ là một tất yếu khách quan và là một chế định cơ bản, có vai trò quan trọng trong pháp luật HN&GĐ của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia điều chỉnh chế độ tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, đạo đức, tập quán của mình. 2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định là chế độ tài sản của vợ chồng do pháp luật dự liệu trƣớc về căn cứ xác định các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó trong mối quan hệ giữa hai vợ, chồng và trong quan hệ với ngƣời thứ ba; các trƣờng hợp và nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng; phƣơng thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng. 3. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định phản ánh trung thực và chính xác trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của Nhà nƣớc; quy định cụ thể căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng với nhau và với ngƣời thứ ba; tạo cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hoặc với ngƣời thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng; là những quy định mang tính định hƣớng cho các cặp vợ chồng lựa chọn thỏa thuâ ̣n chế độtài sản phù hợp quy đi ̣nh của pháp luật. 4. Hệ thống pháp luật HN&GĐ nói chung và chế độ tài sản vợ chồng nói riêng ở nƣớc ta đã trải qua nhiều thời kỳ, chế độ tài sản pháp định đƣợc quy định ngay cả trong cổ Luật, từ những quy định mang tính khái quát, cô đọng, đã ngày càng đƣợc hoàn thiện, cụ thể qua các văn bản Luật HN&GĐ. Về nội dung, chế độ tài sản vợ chồng pháp định đi từ chế độ cộng đồng toàn
  • 41. 29 sản, đến chế độ cộng đồng tạo sản với những quy định tiến bộ, phù hợp với sự phát triển điều kiện kinh tế - xã hội. 5. Trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, các quốc gia lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo hình thức nhất định, trong đó có các loa ̣i chế đô ̣tài sản cơ bản nhƣ : chế độc ộng đồng toàn sản; chế độ cộng đồng động sản và tạo sản; chế độ cộng đồng tạo sản.
  • 42. 30 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014 2.1. NHƢ̃NG QUY ĐI ̣NH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀ I SẢ N VỢ CHỒNG Trƣớc khi Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 ra đời, pháp luật HN&GĐ của Viê ̣t Nam qua các thời kỳ chỉ ghi nhâ ̣n mô ̣t loa ̣i chế độtài sản của vợchồng duy nhất là chế độtài sản vợ chồng theo luật định. Qua thƣ̣c tiễn áp dụng cho thấy , viê ̣c chỉ quy đi ̣nh chế đô ̣tài s ản vợ chồng theo luật định đã không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay , đồng thời không đảm bảo tôn trọng quyền của vợchồng trong viê ̣c đi ̣nh đoa ̣t tài sản. Do đó, giống nhƣ hầu hết các quốc gia trên thế giới, Luâ ̣t HN&GĐ Việt Nam năm 2014 đã quy định hai loại chế độ tài sản trong quan hệ tài sản của vợ chồng. Đây là một trong những điểm mới quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2014. Điều 28 Luật quy định nhƣ sau: 1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định đƣợc thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận đƣợc thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này. 2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này đƣợc áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn. Điều 7 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy đi ̣nh: “Chế độ tài sản của vợ chồng pháp định đƣợc áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ
  • 43. 31 tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhƣng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu” . Theo Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014, tƣ̀ Điều 29 đến Điều 32 là các quy định chung về chế độtài sản của vợchồng , tƣ̀ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 là những quy định cụ thể về chế đô ̣tài sản vợchồng pháp đi ̣nh. Điều 28 đã chỉ rõ hiệu lực áp dụng của các quy định chung là áp dụng bắt buộc cho tất cả các cặp vợ chồng. Các quy đi ̣nh này đƣợc thƣ̣c hiê ̣n sẽ đảm bảo chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm cả chế độtài sản pháp đi ̣nh và chế độtài sản theo thỏa thuâ ̣n đƣ ợc thực hiện theo một trật tự phù hợp, hài hòa giữa lợi ích của gia đình và lợi ích của cá nhân, mở rô ̣ng quyền tƣ̣ do đi ̣nh đoa ̣t tài sản của vợchồng phải luôn đi cùng lợi ích của gia đình, quyền lợi của các con và các thành viên khác trong gia đình . Đồng thời, cũng chính là để luâ ̣t hóa quan điểm thừa nhận các quyền tự chủ của mỗi bên vợ, chồng trong việc thực hiện các giao dịch với ngƣời thƣ́ ba ; đảm bảo tính an toàn của giao dịch đƣợc ký kết giữa một bên vợ chồng với ngƣời thứ ba, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thƣ́ ba trong giao di ̣ch với mô ̣t bên vợ, chồng, đă ̣c biê ̣t là trong nhi ều trƣờng hợp, pháp luật không buộc các bên tham gia giao dịch phải biết về tình trạng hôn nhân của nhau. Nội dung của nhƣ̃ng quy đi ̣nh chung bao gồm: quy đi ̣nh về các loại chế đô ̣ tài sản của vợ chồng; viê ̣c lƣ̣a cho ̣n chế đô ̣tài sản của vợchồng; nguyên tắc chung về chế độtài sản của vợchồng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong viê ̣c đáp ƣ́ ng nhu cầu thiết yếu của gia đình; giao di ̣ch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợchồng; giao di ̣ch với ngƣời thƣ́ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luâ ̣t không phải đăng ký quyền sởhƣ̃u, quyền sƣ̉ dụng. Điều 29 Luâ ̣t HN&GĐ năm2014 quy đi ̣nhba nguyên tắc chung, nhƣ sau:
  • 44. 32 1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. 2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. 3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của ngƣời khác thì phải bồi thƣờng. Trong đó , mục đích của nguyên tắc thứ nhất (quy đi ̣nh lao động trong gia đình đƣợc coi nhƣ lao động có thu nhập) chính là để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời vợ, chồng không tham gia vào các hoạt động tạo ra thu nhập mà thƣ̣c hiê ̣n công việc nội trợ của gia đình, chăm lo cho cuộc sống của con cái và các thành viên khác trong gia đình . Nguyên tắc này sẽ đảm bảo quyền và lợi ích pháp của họ, đă ̣c biê ̣t là khi vợ, chồng thực hiện chế độ tách riêng tài sản (tài sản do bên nào làm ra thuộc quyền sở hữu riêng của bên đó) thì ho ̣có quyền yêu cầu bên kia thanh toán cho mình môt phần giá trị tài sản tƣơng đƣơng với công sƣ́ c đóng góp của mình dành cho viê ̣c nội trợvà chăm sóc gia đình. Nguyên tắc thƣ́ hai thể hiện sâu sắc nh ất tinh thần của Luâ ̣t HN &GĐ năm 2014 khi thừa nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là phải bảo đảm lợi ích chung của gia đình. Cùng với nguyên tắc này , Điều 30 Luâ ̣t HN&GĐ năm 2014 quy đi ̣nh về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong viê ̣c đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, nhƣ sau: 1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. 2. Trong trƣờng hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.