SlideShare a Scribd company logo
1 of 270
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHO CÁC TỈNH THÀNH KHU VỰC PHÍA NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hằng Nga
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHO CÁC TỈNH THÀNH KHU VỰC PHÍA NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. PHẠM NGỌC TOÀN
2. TS. TRẦN ANH HOA
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện theo sự hướng dẫn của tập thể người hướng dẫn khoa học. Những số liệu và kết
quả được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong các
công trình khoa học khác, trừ một số bài báo được tôi rút trích từ kết quả nghiên
cứu. Những nội dung được kế thừa từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn và ghi
nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Nguyễn Thị Hằng Nga
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các nhà khoa học của
Khoa Kế toán và Quý thầy cô tham gia giảng dạy các học phần trong chương trình
đào tạo NCS của trường Đại học Kinh tế TP HCM đã cung cấp các kiến thức nền
tảng và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu cho tác giả.
Luận án được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của hai nhà khoa học là
T.S Phạm Ngọc Toàn và T.S Trần Anh Hoa. Em xin trân trọng cảm ơn thầy, cảm
ơn cô!
Tác giả cảm ơn các chuyên gia của Viện Đào tạo Sau Đại học trường Đại học
Kinh tế TP HCM vì những giúp đỡ hữu ích, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho
tác giả.
Tác giả cũng xin được cảm ơn vì tất cả những giúp đỡ từ Quý chuyên gia,
các đồng nghiệp và các đơn vị tham gia hỗ trợ khảo sát.
Tác giả muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến nhà khoa học PGS.TS. Hạ Thị Thiều
Dao vì những khuyến khích của cô đã giúp tác giả tự tin và kiên định hơn trong
nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin được đặc biệt gửi tình cảm thân thương đến gia đình,
bố mẹ, chồng và hai con đã là điểm tựa vững chắc, động viên, khích lệ tác giả hoàn
thành luận án!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
5.1 Ý nghĩa khoa học
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện Kế toán quản trị môi trường
1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2 Các nghiên cứu vận dụng Kế toán quản trị môi trường
1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
1.2.1 Các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế (Institutional Context)
1.2.1.1 Áp lực cưỡng ép
1.2.1.2 Áp lực quy chuẩn
1.2.1.3 Áp lực mô phỏng
i
ii
iii
v
vi
vi
ix
x
x
x
x
xi
xii
1
1
1
1
3
5
5
8
9
12
13
15
17
1.2.2 Các nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức (Organizational Context)
1.2.2.1 Nhận thức về sự biến động của MTKD
1.2.2.2 Chiến lược môi trường
1.2.2.3 Sự phức tạp của nhiệm vụ
1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Về đối tượng khảo sát
1.3.2 Về kết quả nghiên cứu
1.3.2.1 Đối với nhân tố áp lực cưỡng ép
1.3.2.2 Đối với nhân tố áp lực quy chuẩn
1.3.2.3 Đối với nhân tố áp lực mô phỏng
1.3.2.4 Đối với nhân tố nhận thức về sự biến động của MTKD
1.3.2.5 Đối với nhân tố chiến lược môi trường
1.3.2.6 Đối với nhân tố sự phức tạp của nhiệm vụ
1.3.3 Về số lượng các nghiên cứu
1.4 KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TÁC GIẢ
1.4.1 Khe hổng nghiên cứu
1.4.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả
1.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Định nghĩa và phân loại KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG
2.1.3 Định nghĩa Kế toán quản trị môi trường
2.1.4 Đối tượng của Kế toán quản trị môi trường
2.1.5 Các loại thông tin của Kế toán quản trị môi trường
2.2.5.1 Thông tin phi tiền tệ
2.2.5.2 Thông tin Tiền tệ
2.1.6 Nội dung Kế toán quản trị môi trường
2.1.6.1 Xác định chi phí, thu nhập môi trường
2.1.6.2 Xử lý thông tin chi phí, thu nhập môi trường
2.1.6.3 Phân tích hiệu quả hoạt động môi trường
2.1.6.4 Báo cáo Kế toán quản trị môi trường
19
20
21
22
24
24
24
24
25
25
26
26
26
27
29
29
30
30
31
31
31
34
36
38
39
39
40
41
42
42
44
44
2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN CÓ LIÊN QUAN
2.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional theory)
2.2.1.1 Khái niệm lý thuyết thể chế
2.2.1.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết thể chế
2.2.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT
2.2.1.4 Vận dụng lý thuyết thể chế cho nghiên cứu này
2.2.2 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory)
2.2.2.1 Khái niệm lý thuyết ngẫu nhiên
2.2.2.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết ngẫu nhiên
2.2.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến thực hiện KTQTMT
2.2.2.4 Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên cho nghiên cứu này
2.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ THUỘC LÝ THUYẾT NGẪU
NHIÊN VÀ LÝ THUYẾT THỂ CHẾ
2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KTQTMT TỪ CƠ
SỞ LÝ THUYẾT
2.4.1 Thực hiện Kế toán quản trị môi trường
2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT
2.5 PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.5.1 Ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT
2.5.1.1 Áp lực cưỡng ép
2.5.1.2 Áp lực quy chuẩn
2.5.1.3 Áp lực mô phỏng
2.5.1.4 Nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh
2.5.1.5 Chiến lược môi trường
2.5.1.6 Sự phức tạp của nhiệm vụ
2.5.2 Ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT
2.5.2.1 Ảnh hưởng gián tiếp của Áp lực cưỡng ép thông qua vai trò
trung gian của Áp lực quy chuẩn
2.5.2.2 Ảnh hưởng gián tiếp của Áp lực quy chuẩn thông qua vai trò
trung gian của Áp lực mô phỏng
2.5.2.3 Ảnh hưởng gián tiếp của nhận thức về sự biến động của môi
trường kinh doanh thông qua vai trò trung gian của Áp lực mô phỏng
2.5.2.4 Ảnh hưởng gián tiếp của nhận thức về sự biến động của MTKD
thông qua vai trò trung gian của Chiến lược môi trường
45
45
45
46
49
50
51
51
53
56
57
58
60
60
60
62
62
62
62
63
63
64
65
65
65
66
66
67
2.6 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.7 TÓM TẮT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.1 Xác định phương pháp
3.1.2 Biện minh cho thiết kế nghiên cứu hỗn hợp
3.1.3 Quy trình nghiên cứu hỗn hợp tuần tự
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
3.3.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu
3.3.2.1 Số lượng mẫu
3.3.2.2 Chọn chuyên gia cho nghiên cứu
3.3.3 Các giai đoạn thiết yếu trước phỏng vấn
3.3.3.1 Xác định các câu hỏi cần điều tra
3.3.3.2 Xác định loại câu hỏi cho nghiên cứu tình huống
3.3.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn
3.3.4 Các bước Phỏng vấn chuyên gia
3.3.4.1 Liên hệ không chính thức
3.3.4.2 Phỏng vấn thử
3.3.4.3 Phỏng vấn chính thức
3.3.4.4 Tổng hợp dữ liệu
3.3.5 Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 1
3.3.5.1 Lời lẽ và ngôn từ
3.3.5.2 Loại câu hỏi cho Bảng câu hỏi khảo sát
3.3.5.3 Trình tự của các câu hỏi
3.3.5.4. Đo lường các mục hỏi
3.3.5.5 Phát triển Thang đo
3.3.6 Khảo sát thử
3.3.7 Kết quả nghiên cứu định tính
3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
3.4.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
69
72
73
73
73
74
74
75
75
75
77
77
77
78
78
80
81
84
84
84
85
85
85
85
86
86
86
87
87
88
88
88
3.4.1.1 Mẫu nghiên cứu
3.4.1.2 Phương pháp phân tích
3.4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức
3.4.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
3.4.2.2 Quá trình khảo sát
3.4.2.3 Các bước phân tích dữ liệu
3.5 TÓM TẮT
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
4.1.1 Thang đo thực hiện KTQTMT
4.1.2 Thang đo Áp lực cưỡng ép
4.1.3 Thang đo Áp lực quy chuẩn
4.1.4 Thang đo Áp lực mô phỏng
4.1.5 Thang đo nhận thức về sự biến động của MTKD
4.1.6 Thang đo chiến lược môi trường
4.1.7 Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ
4.2.1 Kết quả Phân tích độ tin cậy thang đo
4.2.2 Kết quả Phân tích nhân tố khám phá
4.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC
4.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
4.4.2 Phân tích thống kê mô tả
4.4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá
(EFA)
4.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo
4.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.4.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
4.4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
4.4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết
4.4.5.2. Kiểm định các ước lượng của mô hình lý thuyết bằng Bootstrap
4.4.5.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
88
89
90
90
90
93
96
99
100
100
100
101
102
103
103
104
104
105
105
107
109
111
111
115
118
118
120
122
125
125
129
130
4.4.6 Phân tích sự khác biệt (phân tích ANOVA)
4.4.6.1. Phân tích sự khác biệt theo lĩnh vực kinh doanh
4.4.6.2. Phân tích sự khác biệt theo nhóm hình thức sở hữu
4.4.6.3 Phân tích sự khác biệt theo quy mô tài sản
4.5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5.1 Các kết quả chính từ nghiên cứu
4.5.2 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết thể chế
4.5.3 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết ngẫu nhiên
4.5.4 So sánh mức độ giải thích của lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế
4.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 4
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý
5.1 KẾT LUẬN
5.1.1 Về mục tiêu nghiên cứu
5.1.2 Về các phát hiện chính rút ra từ nghiên cứu
5.1.3 Về đóng góp của nghiên cứu
5.2 MỘT SỐ HÀM Ý RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU
5.2.1 Các hàm ý được phát triển từ lý thuyết thể chế
5.2.2 Các hàm ý được phát triển từ lý thuyết ngẫu nhiên
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
5.3.1 Hạn chế của đề tài
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt
2. Tiếng Anh
135
135
136
137
138
138
142
143
145
147
149
149
149
150
151
152
152
154
155
155
156
157
158
159
159
162
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách chuyên gia
Phụ lục 2A: Dàn bài thảo luận chuyên gia
Phụ lục 2B: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính
Phụ lục 3A: Danh sách các doanh nghiệp tham gia khảo sát
Phụ lục 3B: Phiếu khảo sát doanh nghiệp
Phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố sơ bộ thang đo
Phụ lục 5: Kết quả phân tích thống kê mô tả
Phụ lục 6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Phụ lục 7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phụ lục 8: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Phụ lục 9: Ma trận hệ số tương quan
Phụ lục 10: Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc (SEM)
Phụ lục 11: Kết quả phân tích ANOVA
Phụ lục 12A: Các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT
Phụ lục 12B: Các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT
Phụ lục 13: Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế
toán quản trị môi trường
1/PL
2/PL
7/PL
15/PL
28/PL
31/PL
34/PL
39/PL
47/PL
49/PL
51/PL
52/PL
63/PL
66/PL
67/PL
68/PL
i
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ALCE Áp lực cưỡng ép
ALMP Áp lực mô phỏng
ALQC Áp lực quy chuẩn
BVMT Bảo vệ môi trường
CLMT Chiến lược môi trường
CP Chi phí
CPMT Chi phí môi trường
DN Doanh nghiệp
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
HĐMT Hoạt động môi trường
HQKT Hiệu quả kinh tế
HQMT Hiệu quả môi trường
HTKT Hệ thống kế toán
KD Kinh doanh
KT Kế toán
KTCP Kế toán chi phí
KTMT Kế toán môi trường
KTQT Kế toán quản trị
KTQTMT Kế toán quản trị môi trường
KTTC Kế toán tài chính
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
LT Lý thuyết
MT Môi trường
MTKD Môi trường kinh doanh
NCĐL Nghiên cứu định lượng
NCĐT Nghiên cứu định tính
PPNC Phương pháp nghiên cứu
QLMT Quản lý môi trường
SP Sản phẩm
SXKD Sản xuất kinh doanh
TN Thu nhập
TTMT Thông tin môi trường
ii
CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
Tiếng Anh Tiếng Việt Chữ viết
tắt (nếu có)
Activity Based Cost Phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động ABC
Business environmental
uncertainty
Sự biến động của Môi trường kinh
doanh
Coercive pressure Áp lực cưỡng ép ALCE
Contingency Theory Lý thuyết ngẫu nhiên
Environmental strategy Chiến lược môi trường CLMT
Full cost Assessment Phương pháp chi phí toàn bộ FCA
Federal Environment
Ministry - Germany
Bộ môi trường Đức FEM
Institutional Context Bối cảnh thể chế
International Federation of
Accountants
Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC
Input Output Analysis Phân tích đầu vào – đầu ra IOA
Institutional theory Lý thuyết thể chế
International Standards
Organization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO
Life Cycle Cost Phân tích chi phí vòng đời sản phẩm LCC
Material Flow Cost
Accounting
Phân tích dòng chi phí nguyên vật liệu MFCA
Mimetic pressure Áp lực mô phỏng ALMP
Normative pressure Áp lực quy chuẩn ALQC
Organizational Context Bối cảnh tổ chức
Task complexity Sự phức tạp của nhiệm vụ
Total Cost Assessment Phương pháp tổng chi phí TCA
United Nations Division for
Sustainable Development
Ủy ban Phát triển bền vững của Liên
hiệp quốc
UNDSD
United States Environmental
Protection Agency
Ủy ban Bảo vệ môi trường của Mỹ USEPA
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT
Bảng 2.1: Phân loại Kế toán môi trường
Bảng 2.2: Một số định nghĩa về Kế toán môi trường
Bảng 2.3: Danh mục các định nghĩa Kế toán quản trị môi trường
Bảng 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện Kế toán quản trị môi trường
Bảng 2.5: Các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 2.6: Ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của các nhân tố trung gian trong mô hình cấu trúc
Bảng 2.8: Ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT
Bảng 3.1: Câu hỏi và mục đích phỏng vấn
Bảng 3.2: Xác định kích thước mẫu
Bảng 4.1: Thang đo thực hiện KTQTMT
Bảng 4.2: Thang đo Áp lực cưỡng ép
Bảng 4.3: Thang đo Áp lực quy chuẩn
Bảng 4.4: Thang đo Áp lực mô phỏng
Bảng 4.5: Thang đo nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh
Bảng 4.6: Thang đo chiến lược môi trường
Bảng 4.7: Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ
Bảng 4.8: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha – Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Bảng 4.9: Ma trận nhân tố đã xoay của các biến độc lập
Bảng 4.10: Ma trận nhân tố đã xoay của biến phụ thuộc
Bảng 4.11: Các giả thuyết nghiên cứu – mô hình chính thức
10
34
35
37
60
68
70
70
71
81
91
100
102
102
103
104
104
105
105
107
108
109
iv
Bảng 4.12: Thống kê theo giới tính, học vấn, độ tuổi, chức vụ và thâm niên
Bảng 4.13: Quy mô tài sản của các doanh nghiệp
Bảng 4.14.A: Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp
Bảng 4.14.B: Địa chỉ trụ sở hoạt động của các doanh nghiệp
Bảng 4.15: Thống kê mô tả các biến quan sát
Bảng 4.16: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Bảng 4.17: Ma trận nhân tố đã xoay của phân tích nhân tố khám phá
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt trong mô hình tới hạn
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định độ tin cậy trong mô hình tới hạn
Bảng 4.20: Mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm (chưa chuẩn hóa)
Bảng 4.21: Mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm (chuẩn hóa)
Bảng 4.22: Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Bootsrap với mẫu lặp lại N=500
Bảng 4.24 Kết quả kiểm định các ảnh hưởng trực tiếp
Bảng 4.25 Kết quả kiểm định các ảnh hưởng trung gian
Bảng 4.26. Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo ngành nghề
Bảng 4.27. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo ngành nghề
Bảng 4.28. Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo hình thức sở hữu
Bảng 4.29. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo hình thức sở hữu
Bảng 4.30. Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo quy mô tài sản
Bảng 4.31. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo quy mô tài sản
111
113
113
114
117
119
121
124
125
127
128
128
129
130
133
135
135
136
136
137
137
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến hành vi tổ chức
Hình 2.2: Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT
Hình 2.3: Vận dụng lý thuyết thể chế cho nghiên cứu
Hình 2.4: Ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến hành vi tổ chức
Hình 2.5: Ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến thực hiện KTQTMT
Hình 2.6: Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên cho nghiên cứu
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết
thể chế
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu hỗn hợp tuần tự
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức
Hình 4.2A: Phân theo ngành nghề
Hình 4.2B: Phân theo hình thức sở hữu
Hình 4.3: Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn
Hình 4.4: Kết quả SEM mô hình lý thuyết chuẩn hóa
46
50
51
52
57
58
59
69
74
75
109
115
115
123
126
vi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển bền vững là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, đó
là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Keeble, 1988, tr.20). Theo
Keit (2011, tr.6), “phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu
quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ”. Thách thức hiện nay là
phải cân bằng giữa ba trụ cột: hiệu quả kinh tế (HQKT), công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường (BVMT). Nếu có một sự đột phá ở một trụ cột nào sẽ ảnh hưởng đến
các mục tiêu còn lại (Keit, 2011).
Theo O’Neill và cộng sự (2005), mặc dù phát triển kinh tế xanh đã trở thành
xu hướng kinh doanh (KD) ở các nước phát triển, nhưng phần lớn các nước đang
phát triển lại tạm thời ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, và hoạt động của
các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt cho môi
trường (MT). Tuy nhiên dưới áp lực của tất cả các bên liên quan, các doanh nghiệp
(DN) đã tiến hành KD ngày càng có trách nhiệm hơn. Kärnä và cộng sự (2003) cho
rằng, các chủ thể kinh tế trong quá trình ra quyết định phải thực hiện trách nhiệm xã
hội xanh, bằng việc đảm bảo các giá trị đạo đức, tuân thủ các yêu cầu pháp lý, tôn
trọng người dân, cộng đồng và MT. Đây chính là những giá trị nền tảng quan trọng
cho phát triển bền vững. Hơn bao giờ hết, nhà quản trị hiểu rằng các khoản tiền
dành cho việc kiểm soát và giảm bớt ô nhiễm MT không hoàn toàn là chi phí (CP)
mà chính là một khoản đầu tư cho tương lai, nhằm gia tăng giá trị, hình ảnh, thương
hiệu cho DN. Vì vậy, để phục vụ cho việc ra quyết định KD, ngoài các thông tin về
doanh thu, CP, lợi nhuận như trước đây, nhà quản trị còn cần thêm các thông tin
liên quan đến MT. Kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) xuất hiện vào những
năm 1970, có thể cung cấp thông tin để đáp ứng yêu cầu này (Mohd và cộng sự,
2012).
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC (2005, tr.19), KTQTMT là một công
cụ "Quản lý hiệu quả môi trường và kinh tế thông qua việc thực hiện các HTKT liên
vii
quan đến MT". Mục tiêu của KTQTMT là nâng cao trách nhiệm giải trình nội bộ về
các tác động MT và đảm bảo rằng nhà quản trị có những thông tin cần thiết để tăng
cường quyết định về MT (Wilmshurst và Frost 2001). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
lợi ích tiềm năng của việc tổ chức thực hiện KTQTMT là rất lớn. Những lợi ích này
bao gồm việc giảm tổng CP, gia tăng giá trị cho sản phẩm (SP), thu hút nguồn nhân
lực, và nâng cao uy tín của một tổ chức (IFAC, 2005; De Beer và Friend, 2006).
Một số nghiên cứu khác cho thấy việc thực hiện KTQTMT có thể dẫn đến cải thiện
hiệu quả hoạt động của tổ chức khi sử dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết
định (IFAC, 2005; Jasch, 2006). Ví dụ, thông tin do KTQTMT cung cấp có thể
được sử dụng để cải thiện quá trình xử lý chất thải, giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng
lượng và làm cho các quy trình của tổ chức trở nên thân thiện hơn với MT (Ferreira
và cộng sự, 2010). Vì vậy, thực hiện KTQTMT không chỉ giúp tuân thủ luật pháp
về bảo vệ MT mà còn mang lại cho nhiều lợi ích cho tổ chức, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển bền vững (Delmas và Toffel, 2008).
Ngày nay, ô nhiễm MT đang là vấn đề được toàn cầu quan tâm, vì vậy trách
nhiệm xã hội của DN thường chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc thảo luận
(Sadeghzadeh, 1995). Ở Việt Nam, thời gian qua tình hình ô nhiễm MT ngày càng
diễn biến phức tạp, các vụ việc ô nhiễm MT gây bức xúc dư luận có chiều hướng
gia tăng. Theo Bộ tài nguyên và MT (2016, tr.28) “Ô nhiễm đất do chất thải từ các
hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt thể hiện rõ nhất ở các vùng ven các đô
thị lớn hoặc các vùng tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng”,
bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất
thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác.
Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là một vùng kinh tế có đóng góp
lớn vào tăng trưởng kinh tế (TTKT) của cả nước. Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản
xuất công nghiệp toàn vùng đạt mức tăng trưởng trung bình 10,23%/năm, cao hơn
mức trung bình 8,6%/năm của cả nước (Nguyễn Chí Hải và Huỳnh Ngọc Chương,
2018). Năm 2016, mức TTKT của vùng gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nước, tỷ
lệ đóng góp vào ngân sách chiếm tới 60%, thu hút hơn 50% số vốn đầu tư nước
viii
ngoài vào Việt Nam (Bùi Ngọc Hiền, 2017). Tuy nhiên, cùng với quá trình phát
triển, vùng KTTĐ phía Nam đã và đang chịu nhiều áp lực về MT. Vấn đề ô nhiễm
MT, đặc biệt là ô nhiễm không khí và nguồn nước, có xu hướng gia tăng tại hầu hết
khu công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai, các khu vực dọc quốc lộ 51. Theo các số liệu công bố, ở nhiều
nơi mức ô nhiễm cao hơn 4 – 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép (Huỳnh Đức Thiện
và Trần Hán Biên, 2012; Mạc Thị Minh Trà, 2014). Trước tình hình này việc giám
sát của chính phủ, các cơ quan quản lý, truyền thông và công chúng đối với việc
chấp hành pháp luật về BVMT của các DN, tổ chức và cá nhân sẽ ngày càng gia
tăng.
Với vai trò là phương tiện để các DN có thể quản lý hoạt động KD và MT,
KTQTMT đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của các cơ quan chức năng,
các DN và nhà nghiên cứu. Từ đây, khoa học kế toán (KT) đã tiến thêm một bước
tiến mới, hướng đến việc kiểm soát và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên,
giảm bớt tác động không mong muốn đến MT, giúp cải thiện hình ảnh và chuẩn hóa
hoạt động của DN (Zutshi, 2004).
Là một nhánh KT tương đối mới, các nghiên cứu liên quan đến KTQTMT
vẫn còn rất khiêm tốn (Bouma và Van der Veen, 2002). Vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu về thực hiện KTQTMT ở các nước đang phát triển (Herzig và cộng sự, 2012).
Riêng ở Việt Nam, KTQTMT là một lĩnh vực mới cả trong nghiên cứu lẫn ứng
dụng thực tiễn. Theo Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), KTQTMT vẫn chưa
phổ biến ở các DN và có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về KTQTMT. Một số
nghiên cứu tiếp cận theo hướng tầm quan trọng của KTQTMT (ví dụ như nghiên
cứu của Nguyễn Vân Trâm, 2016); hay nghiên cứu về “KTMT của các quốc gia trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (Huỳnh Đức Lộng, 2015). Thời
gian gần đây, đã có một vài nghiên cứu về Kế toán quản trị (KTQT) chi phí môi
trường (CPMT), là một nội dung thuộc KTQTMT, và cũng chỉ nghiên cứu cho một
lĩnh vực sản xuất cụ thể nào đó. Ví dụ như Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016)
nghiên cứu về KTQT CPMT trong DNSX gạch, Nguyễn Thị Nga (2016) nghiên
ix
cứu về “các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT CPMT trong các
DNSX thép”, hoặc nghiên cứu về đặc điểm công ty và mức độ tổ chức thực hiện
KTQTMT (Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự, 2017). Như vậy, các nghiên cứu về
KTQTMT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá mờ nhạt và thiếu tính hệ thống. Thực
tế này để lại một khoảng trống đáng kể trong các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng
đến thực hiện KTQTMT tại các DN ở Việt Nam.
Như vậy, với các lý do: (1) Xu hướng phát triển bền vững của xã hội hiện đại;
(2) Vai trò và lợi ích của KTQTMT; (3) Nhu cầu cần thông tin về MT của nhà quản
trị; (4) Thực trạng ô nhiễm MT ở Việt Nam; và (5) Thiếu các nghiên cứu về nhân tố
ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT, tác giả đã thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất
ở Việt Nam – Nghiên cứu cho các tỉnh thành khu vực phía Nam”. Nghiên cứu
này sẽ khám phá mối liên hệ giữa các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX
ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các
DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến thực hiện KTQTMT
tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
2. Đo lường mức độ ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) của các nhân tố đến thực
hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
1. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh
thành khu vực phía Nam?
2. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở
các tỉnh thành khu vực phía Nam hiện nay như thế nào?
x
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Việc thực hiện KTQTMT và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
KTQTMT.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được giới hạn trong phạm vi các DNSX ở các tỉnh thành, vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Thời gian nghiên cứu trong khoảng từ 12/2014 đến 4/2018.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng, được thực hiện thông qua 2 giai đoạn.
1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với kỹ thuật phỏng vấn
chuyên gia. Giai đoạn nghiên cứu định tính nhằm giải quyết mục tiêu: (1) Xác định
các nhân tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến thực hiện KTQTMT tại các
DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam, (2) hoàn thiện thang đo thực hiện
KTQTMT và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT.
2. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc thu thập dữ
liệu nghiên cứu bằng phiếu khảo sát và sử dụng các phần mềm SPSS, AMOS để hỗ
trợ xử lý dữ liệu. Giai đoạn nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết mục tiêu: Đo
lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở
các tỉnh thành khu vực phía Nam.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1 Ý nghĩa khoa học
Thứ nhất, nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về các nhân
tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT. Bởi vì, cho đến nay, các nhân tố có thể
ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT vẫn chưa được khám phá đầy đủ, và kết
quả trong các nghiên cứu trước vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất.
xi
Thứ hai, mặc dù các nghiên cứu trước cho thấy tiềm năng của lý thuyết ngẫu
nhiên và lý thuyết thể chế trong giải thích việc thực hiện KTQTMT, nhưng cho đến
nay các nghiên cứu kết hợp hai lý thuyết này để phân tích các ảnh hưởng đến thực
hiện KTQTMT tại các DNSX vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Các
nghiên cứu trước, mới chỉ phân tích ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến việc
thực hiện KTQTMT. Nghiên cứu này, phân tích thêm ảnh hưởng gián tiếp của các
nhân tố đến việc thực hiện KTQTMT.
Thứ ba, nghiên cứu này bổ sung vào các nghiên cứu trước, bằng cách phân
tích về mối quan hệ giữa các nhân tố từ hai bối cảnh khác nhau (bối cảnh tổ chức
với các nhân tố được xây dựng từ lý thuyết ngẫu nhiên và bối cảnh thể chế với các
nhân tố được xây dựng từ lý thuyết thể chế), thông qua việc kiểm tra ảnh hưởng của
nhân tố “nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh” đến nhân tố “áp
lực mô phỏng” trong quá trình đẩy mạnh việc thực hiện KTQTMT.
Như vậy, các kết quả của nghiên cứu này không chỉ bổ sung vào khoảng
trống trong nghiên cứu, mà còn cung cấp một khuôn khổ lý thuyết giúp giải thích
việc thực hiện KTQTMT, làm cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu về
KTQTMT trong tương lai.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Ở Việt Nam, KTQTMT là một lĩnh vực nghiên cứu mới và chưa thu hút
được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu này được coi là kịp thời và phù hợp. Kết quả
nghiên cứu sẽ cung cấp các hàm ý cho các bên liên quan trong việc đẩy mạnh thực
hiện KTQTMT tại DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
Nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức cho nhà quản trị tại các
DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam trong việc sản xuất kinh doanh (SXKD)
có trách nhiệm với MT. Kiến thức thu được từ nghiên cứu có thể thúc đẩy thực hiện
KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam nhằm hướng tới mục
tiêu gia tăng lợi ích kinh tế, BVMT và phát triển bền vững.
xii
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Luận án có kết cấu 5 chương, cụ thể như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và một số hàm ý
Kết luận
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trong chương 1 trình bày: (1) Các nghiên cứu về KTQTMT và (2) Các
nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT.
Đối với nội dung các nghiên cứu về KTQTMT, tác giả phân nhóm thành 2
dòng nghiên cứu cơ bản là (1) Các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT; (2)
Các nghiên cứu vận dụng KTQTMT trong các tổ chức khác nhau. Trong mỗi dòng
nghiên cứu đều bao gồm các nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu trong nước.
Đối với nội dung các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
KTQTMT, tác giả khảo lược các nghiên cứu trước theo từng nhân tố có khả năng
ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Và vì khảo lược theo từng nhân tố nên tác giả
không phân chia thành các nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu ở trong nước.
Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả rút ra các nhận xét về các
nghiên cứu đã thực hiện, xác định khe hổng nghiên cứu từ đó hình thành nên định
hướng cho nghiên cứu.
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
Tại các quốc gia phát triển KTQTMT nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1997 đến nay (Schaltegger và cộng sự,
2011). Các nghiên cứu chung về KTQTMT, bao gồm hai dòng nghiên cứu chính là
các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT và các nghiên cứu vận dụng
KTQTMT tại một đơn vị, tổ chức cụ thể. Phần dưới đây trình bày lược khảo một số
nghiên cứu tiêu biểu thuộc hai dòng nghiên cứu chính này.
1.1.1 Các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT
1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT đã trình bày khái niệm,
các tiêu thức phân loại thông tin MT, phương pháp xác định CP, thu nhập (TN) MT
và các hướng dẫn về KTQTMT. Có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như: Ủy
ban Bảo vệ môi trường Mỹ USEPA (1995); Sefcek và cộng sự (1997); Elkington
(1997); Ủy ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc UNDSD (2001); Burritt và
cộng sự (2002); Lamberton (2005); IFAC (2005). Các nghiên cứu này đã trình bày
2
nhiều khái niệm về KTQTMT và hiện nay vẫn chưa có khái niệm được thống nhất
chung. Tuy nhiên, những khái niệm do UNDSD (2001) và khái niệm do IFAC
(2005) đề xuất được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về KTQTMT (Schaltegger
và cộng sự, 2011).
Thuộc nhóm các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT còn có các
nghiên cứu về phương pháp xác định CPMT. Trong đó có thể kể đến các dòng
nghiên cứu như: (1) Kế toán chi phí (KTCP) theo dòng vật liệu (UNDSD, 2001; Bộ
Môi trường Đức FEM, 2003; IFAC, 2005; Schaltegger và Buritt, 2017); (2) KTCP
theo chu kỳ sống (Parker, 2000; Schaltegger và Buritt, 2017), (3) KTCP theo mức
độ hoạt động (Stuart và cộng sự, 1999), (4) KTCP đầy đủ (Epstein,1996);
Bebbington và cộng sự, 2001), và (5) KTCP toàn bộ (USEPA, 1995). Các nghiên
cứu phân loại CP theo nhóm (1), (2) và (3) nhằm phục vụ cho mục tiêu phân tích
CP, còn các nghiên cứu phân loại theo nhóm (4) và (5) nhằm phục vụ cho mục tiêu
thẩm định dự án đầu tư.
USEPA (1995) đã phân loại CPMT theo mức độ và phạm vi sử dụng thông
tin. Theo đó, CPMT trong phạm vi nội bộ DN bao gồm: (1) CP truyền thống; (2) CP
ẩn; (3) CP tiềm tàng; (4) CP hình ảnh và CPMT ngoài phạm vi DN là CP xã hội. Từ
đây, USEPA (1995) đưa ra hướng dẫn về xác định và phân bổ CPMT cho các dự án
đầu tư dài hạn.
Nghiên cứu của Sefcek và cộng sự (1997) là một đóng góp của Mỹ cho dòng
nghiên cứu này. Tuy nhiên, các tác giả không đề cập đến các vấn đề đạo đức mà các
tác giả khác đã sử dụng để thúc đẩy KTMT (ví dụ Gray và Bebbington, 2001). Thay
vào đó, Sefcek và cộng sự (1997) soạn thảo các hướng dẫn về KTMT từ quan điểm
của các bên liên quan và trách nhiệm giải trình.
Elkington (1997) biên soạn một cuốn sách dài hơn 400 trang, phác thảo tầm
nhìn về tương lai của nền kinh tế công nghiệp phương Tây. Quyển sách này thâm
nhập tất cả các khía cạnh của hoạt động KD bao gồm: công nghệ vòng đời, đổi mới
quản trị nội bộ, hoàn thiện SP, dịch vụ, tuân thủ các quy định và trách nhiệm giải
3
trình. Theo tác giả, khi thực hiện tất cả các hướng dẫn trên, các tập đoàn sẽ tồn tại
và phát triển bền vững.
UNDSD (2001) cũng phân loại CPMT theo CP nội bộ trong DN và CP bên
ngoài liên quan đến CP ngoại tác, CP BVMT tương tự như USEPA (1995). Tuy
nhiên, trong hướng dẫn của UNDSD (2001), CPMT được giới hạn trong phạm vi
CP trong DN. Theo đó, CPMT bao gồm: CP xử lý chất thải, CP quản lý ô nhiễm
MT, CP NVL và CP chế biến của đầu ra phi SP. UNDSD (2001) đưa ra các hướng
dẫn về xác định CPMT theo dòng NVL, phân bổ CP theo mức độ hoạt động và lập
báo cáo CPMT.
Burritt và cộng sự (2002) đề xuất một khuôn khổ toàn diện cung cấp các
hướng dẫn cho nhà quản trị sử dụng các công cụ đa dạng của KTQTMT với mục
đích khuyến khích việc áp dụng chúng. Trong khi đó Lamberton (2005), đề xuất
một khung KT nhằm cung cấp thông tin phù hợp cho quản trị nội bộ và các đối
tượng sử dụng tiềm năng khác.
IFAC (2005), kế thừa định nghĩa, cách phân loại thông tin KTQTMT của
UNDSD (2001), nhưng trình bày chi tiết hơn về thông tin KTQTMT theo thước đo
hiện vật và KTQTMT theo thước đo giá trị. Từ đó, IFAC (2005) đưa ra các ví dụ
minh họa áp dụng KTQTMT cho quản trị nội bộ.
1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT chủ
yếu dựa vào nghiên cứu của UNDSD (2001) và IFAC (2005). Các nghiên cứu này
tập trung vào khái niệm, phân loại, phương pháp xác định CP, TN môi trường và
hạch toán các khoản CP, TN môi trường, hoặc rút ra bài học kinh nghiệm từ các
quốc gia khác để hình thành những hướng dẫn về KTQTMT. Có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu nổi bật sau đây:
Nguyễn Chí Quang (2003), đã trình bày cơ sở lý thuyết về KTMT trong
DN. Trong đó tác giả giới thiệu các tiêu thức phân loại và xác định CPMT, phương
pháp hạch toán KTCP đầy đủ. Tuy nhiên nghiên cứu chưa trình bày rõ về phương
pháp xử lý và cung cấp thông tin môi trường (TTMT) trên các báo cáo.
4
Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Mai (2012) đề xuất cách phân loại CPMT
theo tiêu thức phân loại CP truyền thống và phương pháp xác định CPMT theo chu
kỳ sống, phân bổ CP theo mức độ hoạt động. Nghiên cứu này chưa trình bày đầy đủ
các tiêu thức phân loại CPMT và chưa trình bày phương pháp KTCP theo dòng vật
liệu như hướng dẫn KTMT của UNDSD (2001) và IFAC (2005).
Phạm Đức Hiếu (2010) chỉ ra những điểm khác nhau về cách hạch toán CP
xử lý chất thải giữa KTCP truyền thống và KTCP môi trường. Nghiên cứu đi đến đề
xuất các DN cần thực hiện KTCP môi trường nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho
người sử dụng.
Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Đức Loan (2013), đã trình bày định nghĩa, phân
loại thông tin KTMT và các điều kiện để tổ chức KTMT ở Việt Nam nói chung.
Nhóm tác giả chưa đi sâu nghiên cứu cho từng nhóm Kế toán tài chính (KTTC) môi
trường và KTQTMT.
Trong nghiên cứu “KTMT của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam”, tác giả Huỳnh Đức Lộng (2015) đã tổng kết kinh nghiệm
thực hiện KTMT của Mỹ, Nhật, Đức và Hàn Quốc, từ đó rút ra nhận xét: yếu tố
thúc đẩy việc thực hiện KTMT trong các DN là: hệ thống các văn bản chính sách,
pháp luật; sự phối hợp của cơ quan chức năng, tổ chức MT và hiệp hội nghề nghiệp;
sự hỗ trợ tài chính của các tổ chức khác. Tác giả cũng cho biết, khi thực hiện
KTMT hiệu quả KD của DN sẽ tăng lên, từ đó tạo động lực cho các DN khác thực
hiện KTMT. Tùy theo đặc điểm riêng về lĩnh vực KD, năng lực của KT và trình độ
của nhà quản trị, mà mỗi DN có thể thực hiện một hoặc nhiều nội dung của KTMT,
bao gồm: Phân tích dòng CP nguyên vật liệu (NVL); Phân tích CP vòng đời SP; KT
thu nhập về MT; Đánh giá hiệu quả hoạt động MT; Trình bày TTMT.
Hoàng Thị Bích Ngọc (2014) đã nghiên cứu thực hiện KTQTMT tại Nhật
Bản và rút ra một số bài học cho Việt Nam. Nghiên cứu đi đến nhận xét KTQTMT
thường được áp dụng tại các DNSX có quy mô lớn và cần có sự hỗ trợ của các các
cơ quan chức năng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn.
5
Ngoài ra, còn có nghiên cứu về “Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thành quả
HĐMT của DN” của Huỳnh Đức Lộng (2016). Trong nghiên cứu này, tác giả đã
khái quát các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐMT và các chỉ tiêu đánh giá HQKT môi
trường, nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá thành quả hoạt động của DN.
1.1.2 Các nghiên cứu vận dụng Kế toán quản trị môi trường
1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Thời gian qua, rất nhiều tác giá quan tâm đến việc vận dụng KTQTMT trong
các tổ chức khác nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Brown và
Deegan (1998); Verschoor (1998); Bartolomeo và cộng sự (2000); Frost và
Wilmshurst (2000); Frost và Seamer (2002); Burritt và cộng sự (2002); Masanet-
Llodra (2006); Burritt và Saka (2006); Kokubu và Nashioka (2008).
Brown và Deegan (1998) đã kiểm tra việc công khai thông tin về hiệu quả
HĐMT theo lý thuyết cơ chế truyền thông và lý thuyết hợp pháp. Chín ngành công
nghiệp đã được xem xét trong giai đoạn 1981-1994. Các tác giả lập luận rằng các
phương tiện truyền thông có thể thúc đẩy mối quan tâm của cộng đồng về HQMT
của các tổ chức, dẫn đến việc tiết lộ thông tin về MT trong báo cáo hàng
năm. Trong phần lớn các ngành công nghiệp nghiên cứu, mức độ quan tâm của giới
truyền thông cao hơn có liên quan đáng kể với mức độ tiết lộ TTMT hàng năm cao
hơn. Những phát hiện quan trọng đã ủng hộ giả thuyết với 5 trong số 9 ngành công
nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho thấy một số hạn chế của nghiên cứu. Thứ
nhất, nguồn phương tiện truyền thông bị hạn chế về tính sẵn có, và cũng không xác
định được đâu là nguồn thông tin có ảnh hưởng lớn nhất ở Australia. Thứ hai, các
phương tiện truyền thông chú ý đến các sự kiện cụ thể không liên quan đến việc tiết
lộ TTMT. Mặc dù có những hạn chế này, nhưng đây là một nghiên cứu thú vị,
khẳng định tính hữu ích của lý thuyết hợp pháp về việc giải thích sự tiết lộ TTMT
trên các báo cáo hàng năm trong một số trường hợp.
Verschoor (1998) nghiên cứu mối liên hệ có thể có giữa hiệu quả tài chính
của các công ty có cam kết đạo đức về MT. Trọng tâm của nghiên cứu là tìm ra mối
liên hệ giữa hiệu quả tài chính và nhấn mạnh vào đạo đức MT như một khía cạnh
6
của quản trị DN. Verschoor nhận thấy rằng 26,8% trong số 500 công ty lớn nhất của
Mỹ có cam kết về MT đối với các bên liên quan, hoặc tuân thủ các quy tắc về
MT. Hoạt động tài chính của các tập đoàn này đứng ở vị trí cao hơn so với các tập
đoàn khác không hành xử theo cách này, với mức ý nghĩa thống kê là 1%.
Bartolomeo và cộng sự (2000) đã trình bày kết quả khảo sát về thực trạng
thực hiện KTQTMT và tiềm năng trong tương lai của 84 công ty ở Đức, Ý, Hà Lan
và Anh - về hóa chất, dược phẩm, năng lượng và ngành in. Kết quả cho thấy các
công ty ở Châu Âu đã có sự quan tâm đến KTQTMT ở mức vừa phải nhưng có xu
hướng tăng lên theo thời gian. Phần lớn các công ty trong mẫu nghiên cứu có chiến
lược môi trường (CLMT) riêng, hơn một nửa số công ty đã có một hệ thống quản lý
môi trường (QLMT) và nhân viên kỹ thuật MT. Trong mẫu nghiên cứu, các công ty
quan tâm nhiều hơn về kiểm soát ô nhiễm, việc thực hiện phân bổ CPMT chỉ ở mức
hạn chế, và hầu hết các công ty chỉ tập trung vào việc ra quyết định ngắn hạn.
Nghiên cứu này cũng tiết lộ rằng các công ty trong nghiên cứu chỉ thực hiện việc đo
lường các tác động bên ngoài ở mức không đáng kể là vì tốn quá nhiều thời
gian và công sức, thiếu các thiết bị kỹ thuật để đo lường các thông số MT và bản
thân các công ty cũng ít quan tâm đến các ngoại tác.
Frost và Wilmshurst (2000) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực hiện
KTQTMT với lĩnh vực KD nhạy cảm hay không nhạy cảm với MT của 121 công ty
lớn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Úc. Nhìn chung thực hiện KTQTMT
của các công ty này vẫn còn hạn chế. Các tác giả đã so sánh giữa các công ty trong
ngành công nghiệp nhạy cảm với MT và ít nhạy cảm với MT, có một sự khác biệt
đáng kể đã được tìm thấy cho thực hiện KTQTMT đối với các lĩnh vực liên quan
đến ô nhiễm và xử lý ô nhiễm. Đối với các lĩnh vực liên quan đến các vấn đề MT
nói chung như năng lượng, chất thải và tái chế, không có sự khác biệt đáng kể nào.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty trong ngành công nghiệp nhạy cảm
với MT nhận thức được nhiều hơn về CPMT do bản chất của hoạt động KD của họ
gắn liền với việc thực hiện kiểm toán MT nhiều hơn.
7
Frost và Seamer (2002) phân tích hoạt động quản lý và báo cáo về MT của
các thực thể thuộc khu vực công ở New South Wales, Australia. Bằng cách khảo sát
35 nhà quản lý khu vực công thông qua bảng câu hỏi và phân tích nội dung của báo
cáo KT hàng năm, kết quả của nghiên cứu cho biết một nửa số đơn vị trong mẫu
khảo sát đã xây dựng CLMT riêng. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm
với MT và các đơn vị thưc hiện dịch vụ công gắn liền với mức độ công bố TTMT.
Các tác giả cũng đã phát hiện ra mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa
các đơn vị hoạt động trong ngành nhạy cảm với MT và các đơn vị có quy mô lớn
với việc thực hiện hệ thống QLMT.
Masanet-Llodra (2006) báo cáo kết quả của một nghiên cứu tình huống
chuyên sâu về mối quan hệ giữa chiến lược đổi mới với thực hiện KTQTMT của
một công ty trong lĩnh vực gạch men là ngành công nghiệp nhạy cảm với MT và là
ngành công nghiệp có những tiêu chuẩn, quy định rất khắt khe. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng sự phát triển của các chỉ số MT khi thực hiện KTQTMT đã giúp cải
thiện hiệu quả KD. Và chiến lược chung của công ty là đầu tư vào MT. Tuy nhiên,
nghiên cứu phát hiện ra rằng công ty không có bất kỳ sự quan tâm nào trong việc
tiết lộ TTMT trong các báo cáo hàng năm. Mặc dù công ty tuyên bố muốn tiết lộ
TTMT như là một cam kết với các bên liên quan, nhưng thực tế cho thấy các TTMT
được công bố của công ty chỉ giới hạn đối với các phản hồi đặc biệt đối với cá nhân
yêu cầu thay vì cung cấp thông tin tổng quát, và cũng không công khai TTMT trong
các báo cáo hàng năm.
Burritt và Saka (2006) đã báo cáo một nghiên cứu tình huống được thực hiện
với sự tham gia của 6 công ty ở Nhật Bản về ứng dụng KTQTMT và hiệu quả sinh
thái. Do không có hướng dẫn chung làm cơ sở để phân tích và so sánh hiệu quả KD
hoặc SP sinh thái ở Nhật Bản, các công ty hàng đầu đã phát triển các chỉ số sinh thái
và hiệu quả sinh thái của riêng mình. Những khác biệt về thực tiễn hoạt động
KTQTMT cho thấy cần phải thúc đẩy hơn nữa khái niệm về hiệu quả sinh thái và
các khuôn mẫu lý thuyết cho thực hành KTQTMT.
8
Kokubu và Nashioka (2008) đã nghiên cứu thực hiện KTQTMT tại 75 công
ty mẹ và 255 công ty con thuộc lĩnh vực sản xuất ở Nhật bản. Đối với các công ty
con, sự phát triển của KTMT được thúc đẩy bởi sự cần thiết phải gửi dữ liệu đến
công ty mẹ. Trong khi đó các công ty mẹ lại quan tâm nhiều đến mục đích công bố
thông tin bên ngoài nhiều hơn là mục đích quản lý nội bộ. Hầu hết các công ty mẹ
đã tuân theo các văn bản hướng dẫn thực hiện KTMT để cung cấp các báo cáo môi
trường (BCMT) ra bên ngoài.
1.1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), hiện nay ở Việt Nam, các
nghiên cứu vận dụng KTQTMT trong các DN vẫn còn rất ít. Các nghiên cứu này
chủ yếu đề cập đến phương pháp hạch toán CPMT tại các DN thuộc một lĩnh vực
cụ thể. Thuộc nhóm này, có các nghiên cứu sau:
Nguyễn Ánh Tuyết và Nguyễn Chí Quang (2006) đã phân tích cơ cấu giá
thành của một số SP tại công ty Machino. Kết quả cho thấy CPMT (chủ yếu là CP
năng lượng và CP xử lý chất thải rắn) chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành
SP. Nghiên cứu cũng đề xuất về việc áp dụng KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam.
Thông qua phân tích thực trạng tổ chức công tác KTMT tại các DNSX ở
Quảng Ngãi, Phạm Hoài Nam (2016), đã xác định quy trình ghi nhận, xử lý, phân
tích và cung cấp các thông tin KT, gồm: tài sản, nợ phải trả, CP, TN môi trường.
Nghiên cứu cũng phân tích nguyên nhân của các hạn chế trong công tác KTMT và
đề xuất các giải pháp nâng cao việc thực hiện KTMT tại các DNSX trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi.
Hoàng Thị Bích Ngọc (2017) đã khảo sát và đánh giá thực trạng về hệ
thống KTQT CPMT tại các DN chế biến dầu khí - Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp và lộ trình phù hợp để áp dụng KTQT CPMT
cho các DN chế biến dầu khí - Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
9
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
Theo nhiều tác giả, KTQTMT được coi là một sự đổi mới về quản lý và là
một hiện tượng gần đây trong lĩnh vực KT (Rikhardsson và cộng sự, 2005; Ferreira
và cộng sự, 2008, 2010; Christ và Buritt, 2013). Tuy có nhiều nghiên cứu chứng
minh lợi ích của KTQTMT, nhưng việc áp dụng và thực hiện KTQTMT ở các tổ
chức thuộc nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển vẫn còn rất hạn chế
và đang ở trong giai đoạn khởi đầu (Burritt, 2004; IFAC, 2005; Ambe, 2007;
Chang, 2007; Christ và Buritt, 2013). Cho đến nay, số lượng các nghiên cứu đã
được thực hiện liên quan đến việc chấp nhận và thực hiện KTQTMT hoặc liên quan
đến các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT còn rất khiêm tốn và hầu hết
thực hiện theo phương pháp tiếp cận lý thuyết hoặc nghiên cứu tình huống (Christ
và Burritt, 2013; Ferreira và cộng sự, 2010). Mặc dù các nghiên cứu hướng dẫn thực
hiện KTQTMT và nghiên cứu vận dụng KTQTMT vào các tổ chức đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm và kiến
thức liên quan đến KTQTMT (Burritt, 2004; Burritt và cộng sự, 2009; Jasch và
cộng sự, 2010), nhưng cũng cần bổ sung các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện KTQTMT để mở rộng kiến thức hiện tại về KTQTMT trong thực tế và
làm tăng tính khái quát cho vấn đề nghiên cứu (Chang, 2007; Christ và Burritt,
2013). Hiện nay đã có một vài nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện KTQTMT tại các DN. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện KTQTMT của các tác giả như: Ferreira và cộng sự (2010); Chang (2007);
Qian (2007); Jalaludin và cộng sự (2011); Christ và Burritt (2013); Alkisher
(2013); Jamil và cộng sự (2015); Mokhtar và cộng sự (2016); Phạm Thị Bích Chi và
cộng sự (2016); Nguyễn Thị Nga (2016); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a); Nguyễn
Thị Hằng Nga (2018b) …v.v sẽ cung cấp bằng chứng và sự hiểu biết toàn diện hơn
cho những nhà hoạch định chính sách và những người ủng hộ thực hiện KTQTMT.
Bảng 1.1 dưới đây sẽ tóm tắt các nghiên cứu nổi bật trước đây về nhân tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện KTQTMT.
10
Bảng 1.1 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT
Tác giả Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp
nghiên cứu
Lý thuyết
(LT) sử dụng
Kết quả nghiên cứu về
nhân tố ảnh hưởng
Ferreira
và cộng
sự (2010
Nghiên cứu vai trò
của chiến lược với
việc thực hiện
KTQTMT và đổi mới
Sử dụng bảng
câu hỏi khảo
sát và hồi quy
cấu trúc SEM.
LT ngẫu nhiên CLMT
Chang
(2007)
Khám phá các yếu tố
ảnh hưởng đến việc
thực hiện KTQTMT
tại Đại học RMIT
Phỏng vấn
chuyên gia và
phân tích
thống kê mô tả
LT ngẫu nhiên,
LT thể chế,
LT các bên liên
quan
CLMT,
ALCE,
Nhiệm vụ phức tạp,
Nhận thức nhà QT,
Hỗ trợ của nhà QT
Qian
(2007)
Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện KTQTMT
trong quản lý chất xả
thải
Nghiên cứu
tình huống
LT ngẫu nhiên,
LT thể chế
Sự biến động của
MTKD,
CLMT,
Nhiệm vụ phức tạp,
ALCE,
ALQC,
ALMP
Jalaludin
và cộng
sự (2011)
Nghiên cứu ảnh
hưởng của Áp lực thể
chế với việc thực hiện
KTQTMT
Sử dụng Bảng
câu hỏi khảo
sát và hồi quy
tuyến tính OLS
LT thể chế ALQC
Christ và
Burritt
(2013)
Phân tích ảnh hưởng
của đặc điểm tổ chức
đến thực hiện
KTQTMT
Khảo sát trực
tuyến và hồi
quy tuyến tính
OLS
LT ngẫu nhiên CLMT,
Lĩnh vực KD,
Quy mô DN
11
Alkisher
(2013)
Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến việc
áp dụng KTQTMT
Sử dụng bảng
câu hỏi khảo
sát và hồi quy
tuyến tính OLS
LT ngẫu nhiên,
LT thể chế,
LT hợp pháp,
LT các bên liên
quan,
LT lan truyền
sự đổi mới
CLMT,
ALCE,
ALQC,
Cơ cấu tổ chức,
Văn hóa tổ chức,
Hỗ trợ của nhà quản trị,
Cân nhắc tính hợp pháp,
Áp lực các bên liên quan
Jamil và
cộng sự
(2015)
Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến thực
hiện KTQTMT
Sử dụng bảng
câu hỏi khảo
sát và hồi quy
tuyến tính OLS
LT thể chế ALCE
Mokhtar
và cộng
sự (2016)
Phân tích ảnh hưởng
của đặc điểm DN đến
việc thực hiện
KTQTMT
Khảo sát các
DN niêm yết
và hồi quy
tuyến tính OLS
LT ngẫu nhiên Hình thức sở hữu
Phạm
Thị Bích
Chi và
cộng sự
(2016)
Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện KTQT
CPMT
Điều tra khảo
sát và phân
tích nhân tố
khám phá EFA
LT ngẫu nhiên,
LT thể chế
ALCE,
ALQC,
ALMP,
Nhận thức nhà QT,
CLMT,
Văn hóa tổ chức,
Nguồn lực
12
Nguyễn
Thị Nga
(2016)
Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện KTQT
CPMT
Điều tra khảo
sát và hồi quy
tuyến tính OLS
LT ngẫu nhiên,
LT thể chế,
LT lan truyền
sự đổi mới
Nhận thức nhà QT,
Vai trò của KTQT,
Truyền thông nội bộ,
ALCE
Nguyễn
Thị Hằng
Nga
(2018a)
Nghiên cứu áp lực thể
chế ảnh hưởng đến
việc thực hiện
KTQTMT
Sử dụng bảng
câu hỏi khảo
sát và hồi quy
cấu trúc SEM
LT thể chế ALCE,
ALQC,
ALMP
Nguyễn
Thị Hằng
Nga
(2018b)
Phân tích ảnh hưởng
của sự biến động về
MTKD và CLKD đến
thực hiện KTQTMT
Sử dụng bảng
câu hỏi khảo
sát và hồi quy
cấu trúc SEM
LT ngẫu nhiên Nhận thức về sự biến
động của MTKD,
CLMT
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Qua bảng 1.1 có thể thấy các nghiên cứu trước chủ yếu sử dụng lý thuyết
ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế để giải thích việc thực hiện KTQTMT. Trong số các
nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT được rút ra từ các nghiên cứu trước, có
6 nhân tố phổ biến được nhiều tác giả ủng hộ, đó là: ALCE, ALQC, ALMP, nhận
thức về sự biến động của MTKD, CLMT và sự phức tạp của nhiệm vụ. Theo đề
xuất của Al Kisher (2013), có thể phân loại các nhân tố này thành hai nhóm, bao
gồm: nhóm nhân tố thuộc lý thuyết ngẫu nhiên (bối cảnh tổ chức) và nhóm nhân tố
thuộc lý thuyết thể chế (bối cảnh thể chế). Tuy nhiên, không phải tất cả các kết quả
nghiên cứu đều thống nhất với nhau về ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện
KTQTMT. Điều này sẽ được trình bày cụ thể ở các mục 1.2.1 và 1.2.2 ở dưới đây.
1.2.1 Các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế (Institutional Context)
Dựa trên nghiên cứu trước đây sử dụng lý thuyết thể chế để phân tích mức độ
ảnh hưởng của áp lực bên ngoài đến các tổ chức trong thực hiện KTQTMT, có ba
nhân tố chính thuộc bối cảnh thể chế được lựa chọn để phân tích. Các nhân tố này
bao gồm ALCE, ALQC và ALMP. Tuy nhiên ảnh hưởng của những nhân tố này
đến việc tổ chức thực hiện KTQTMT trong các nghiên cứu trước là chưa thống nhất
13
và cần được phân tích sâu hơn. Nghiên cứu này khám phá mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố này đến ý định tổ chức thực hiện KTQTMT của các DNSX. Phần tiếp
theo trình bày tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế.
1.2.1.1 Áp lực cưỡng ép (Coercive pressure)
ALCE là một nhân tố quan trọng của lý thuyết thể chế để giải thích sự đổi
mới ở một tổ chức (DiMaggio và Powell, 1983; Hoffman, 2001; Delmas, 2002;
Delmas và Toffel, 2004b; Delmas và Toffel, 2008). Áp lực này có thể đến từ sức ép
chính thức (chính phủ, cơ quan quản lý) hoặc không chính thức (khách hàng, nhà
cung cấp,..) nhằm điều chỉnh các hoạt động của DN.
Theo DiMaggio và Powell (1983), các tổ chức có thể thay đổi hệ thống của
họ để phù hợp với chính sách của chính phủ nhằm tuân thủ pháp luật hoặc đảm bảo
hỗ trợ kinh phí. Ví dụ, các tổ chức thường tìm cách áp dụng công nghệ mới để kiểm
soát ô nhiễm nhằm tuân thủ các quy định về MT. Các tổ chức hoạt động trong khu
vực công cũng có xu hướng tuân thủ chính sách và các yêu cầu của chính phủ, do sự
phụ thuộc của họ vào sự hỗ trợ tài chính được cung cấp bởi chính phủ.
Theo nghiên cứu của Delmas (2002), sự ưu đãi hoặc hỗ trợ kỹ thuật, hoặc
các quy định cưỡng ép bằng văn bản do các chính phủ khác nhau ở châu Âu thực
hiện đã đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của các DN về việc áp dụng
tiêu chuẩn MT. Các nghiên cứu của Delmas và Toffel (2004b), và Hoffman (2001)
cũng cho thấy ALCE là động lực quan trọng nhất trong số áp lực các bên liên quan
có ảnh hưởng đến các HĐMT của các tổ chức.
Một số nghiên cứu cho thấy luật pháp là một trong những nhân tố quan trọng
đối với nhiều tổ chức để giải quyết các vấn đề MT (Gadenne và Zaman, 2002;
Delmas, 2002; Delmas và Toffel, 2004a; Delmas và Toffel, 2004b). Tăng cường
luật MT ở nhiều quốc gia thúc đẩy các tổ chức áp dụng các sáng kiến và các chương
trình về MT nhằm giảm thiểu tác động MT, tiết kiệm CP và đạt được sự phát triển
bền vững (UNDSD, 2000). Welford và Gouldson (1993) tuyên bố rằng luật MT là
một trong những nhân tố quan trọng nhất buộc các tổ chức phải giải quyết các vấn
đề MT.
14
Vì vậy, ALCE là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện
KTQTMT. Theo Burritt và Saka (2006) nhiều chính phủ, chính quyền địa phương
đã đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy các DN thực hiện KTQTMT. Chính phủ
một số nước như: Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Philippines, Nhật, Đức, Phần Lan, Cộng
hòa Séc, Canada, Áo, Úc, Nam Phi và Argentina nhận ra tầm quan trọng của
KTQTMT, và công bố nhiều chủ trương, dự án thí điểm và thực hiện các nghiên
cứu điển hình quốc gia nhằm hướng dẫn các tổ chức chấp nhận và áp dụng
KTQTMT (UNDSD, 2000; Burritt và Saka, 2006).
Các nghiên cứu trước đây đã quan tâm đến nhân tố sự ưu đãi và hỗ trợ do
chính phủ cung cấp vì nó có thể thúc đẩy việc áp dụng và sử dụng KTQTMT.
Kokubu và cộng sự (2003) nhận thấy rằng các sáng kiến và sự hỗ trợ của chính phủ
Nhật Bản khuyến khích áp dụng các thông lệ MT và báo cáo về MT của một số
lượng lớn các công ty Nhật Bản. Tương tự, theo (Chang, 2007) việc thiếu những áp
lực, hoặc trợ giúp của chính phủ có thể cản trở việc áp dụng KTQTMT trong các tổ
chức.
Tuy nhiên, việc tuân thủ pháp luật về MT dẫn đến các tổ chức phải chịu
nhiều gánh nặng và CP, và do đó làm tăng sự quan tâm của tổ chức đến hệ thống
KTMT nói chung và KTQTMT nói riêng. Sendroiu và cộng sự (2006) tuyên bố
rằng luật pháp nghiêm ngặt ở nhiều nước phát triển như các nước châu Âu, Mỹ,
Nhật đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện KTQTMT, bởi vì
CP và khoản nợ phát sinh từ trách nhiệm MT rất lớn, làm cho DN nhận ra tầm quan
trọng của việc sử dụng KTQTMT trong việc theo dõi, quản lý CP và nợ phải trả về
MT. Phát hiện này làm nổi bật vai trò quan trọng của ALCE trong việc tiếp thu và
áp dụng KTQTMT. Nghiên cứu thực nghiệm của (Kokubu và cộng sự, 2003;
Kokubu và Nashioka, 2006) đã được tiến hành để kiểm tra ảnh hưởng của ALCE
đến việc chấp nhận và thực hiện KTQTMT.
Nghiên cứu của Kokubu và cộng sự (2003) cho thấy nhân tố ALCE của
chính phủ Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc các DN áp dụng KTQTMT. Kết
quả này được hỗ trợ bởi Kokubu và Nashioka (2006) khi tìm thấy mối quan hệ cùng
chiều giữa ALCE với thực hiện KTQTMT của các DN. Ở Việt Nam, một số nghiên
15
cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của nhân tố ALCE đến thực hiện
KTQTMT. Ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2016), nghiên cứu của
Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga
(2018a). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Ambe (2007); Chang (2007), Qian
(2007), Alkisher (2013), Jamil và cộng sự (2015) về vai trò quan trọng của ALCE
ảnh hưởng đến quyết định của một tổ chức chấp nhận và thực hiện KTQTMT. Các
kết quả trên cũng phù hợp với cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng
ALCE có thể đóng một vai trò rất lớn trong việc khuyến khích các tổ chức chấp
nhận và thực hiện KTQTMT (UNDSD, 2000). Trong khi đó, Jalaludin và cộng sự
(2011) phát hiện ra rằng ALCE đã không có một ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng
KTQTMT trong các trường đại học tại Austrailia. Phát hiện của Jalaludin và cộng
sự (2011) đã mâu thuẫn với sự mong đợi và những phát hiện được cung cấp bởi các
nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu này tiếp tục khám phá ảnh hưởng của ALCE đến
thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
1.2.1.2 Áp lực quy chuẩn (Normative pressure)
Sức ép ALQC của các hiệp hội nghề nghiệp là một nhân tố thuộc bối cảnh
thể chế, rất quan trọng trong các nghiên cứu trước (DiMaggio và Powell, 1983;
IFAC, 2005; Chang, 2007). Theo Chang (2007), hiệp hội nghề nghiệp góp phần
thúc đẩy các DN thực hiện thay đổi, trong đó có đổi mới về KT. Với sự quan tâm về
MT ngày càng tăng, một số cơ quan chuyên môn như ISO (International Standards
Organization - Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế) và GRI (global reporting initiative
– Sáng kiến báo cáo toàn cầu) đã phát triển các hướng dẫn, các tiêu chuẩn liên quan
đến quản lý TTMT, và phát triển các chỉ số hiệu quả HĐMT (Li, 2004). Sự hiện
diện của các hướng dẫn và tiêu chuẩn như vậy đã tạo điều kiện khuyến khích việc
áp dụng hệ thống QLMT trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.
Trong bối cảnh của KTQTMT, một số hiệp hội KT chuyên nghiệp như Hiệp
hội Kế toán công chứng Anh ACCA (Association of Chartered Certified
Accountants) và Liên đoàn Kế toán Quốc tế IFAC (International Federation of
Accountants) cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy KTQTMT.
Các cơ quan này đã công bố một số sáng kiến, tài liệu hướng dẫn về KTQTMT, và
16
dành nguồn lực đáng kể cho mục đích này. Ví dụ, IFAC đã công bố tài liệu hướng
dẫn nghiên cứu và thực hành cho tổ chức và cá nhân về KTQTMT.
Bên cạnh đó, một nhóm chuyên gia quốc tế của tổ chức phát triển bền vững
Liên Hiệp Quốc đã công bố tài liệu “Kế toán quản trị môi trường: Thủ tục và
nguyên tắc” để giải thích các khái niệm về KTQTMT và cung cấp một số nguyên
tắc hướng dẫn áp dụng KTQTMT (UNDSD, 2001). Việc các tổ chức KT và các
hiệp hội nghề nghiệp thúc đẩy và hỗ trợ KTQTMT đã đặt các tổ chức ở nhiều quốc
gia, đặc biệt là các nước phát triển trước áp lực chấp nhận và thực hiện KTQTMT
(Chang, 2007). Áp lực này là từ hành vi của tổ chức đối với các vấn đề MT, và
những nỗ lực nhằm đưa ra các thay đổi cơ bản và những đổi mới mới cho hệ thống
của họ, bao gồm cả hệ thống KT, nhằm tuân thủ các hướng dẫn và tiêu chuẩn được
tạo ra bởi các tổ chức nghề nghiệp (Chang, 2007).
Bên cạnh đó, các luận điểm trong lý thuyết thể chế được cung cấp bởi
DiMaggio và Powell (1983), đề xuất rằng các cơ quan chuyên môn và giáo dục
chính thức có thể tạo ra ALQC cho những thay đổi đối với hành vi của tổ chức.
Delmas (2002) cũng cho rằng nhà quản trị có xu hướng phụ thuộc vào kinh nghiệm
của họ để xây dựng các kịch bản thích hợp cho việc ra quyết định trong trường hợp
các thông tin cần thiết không dễ dàng có sẵn, hoặc khi CP cho việc có được thông
tin là không lý tưởng. Theo Delmas (2002), hành vi của các cá nhân trong việc xử lý
các vấn đề khác nhau thường bị ảnh hưởng bởi nền tảng giáo dục chính thức mà họ
tiếp nhận. Theo Bennett và cộng sự (2006), nền tảng giáo dục khác nhau của các cá
nhân dẫn đến các ý kiến khác nhau về một số vấn đề nhất định, ví dụ như công tác
quản lý HĐMT. Tương tự, Chang (2007) cũng lập luận rằng các hiệp hội chuyên
nghiệp và giáo dục chính thức có thể đóng một vai trò cơ bản trong việc tăng cường
chấp nhận và áp dụng KTQTMT.
Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của sức ép ALQC, các nghiên cứu xem
xét ảnh hưởng của ALQC về chấp nhận và thực hiện KTQTMT còn chưa nhiều và
kết quả cũng không thống nhất. Chang (2007) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
(PPNC) trường hợp, thông qua các cuộc phỏng vấn mặt đối mặt để nghiên cứu ảnh
hưởng của các nhân tố như ALQC, ALMP, áp lực các bên liên quan đến thực hiện
17
KTQTMT. Trái với kỳ vọng, nghiên cứu này cho thấy áp lực của các hiệp hội nghề
nghiệp và giáo dục chính thức không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc áp dụng
KTQTMT. Nghiên cứu của Jamil và cộng sự ( 2015) cũng tương đồng với kết quả
của Chang (2007), khi không tìm thấy ảnh hưởng của ALQC đến thực hiện
KTQTMT tại các DNSX vừa và nhỏ ở Malaysia. Trong khi đó, Ambe (2007), Qian
(2007), Jalaludin và cộng sự (2011) phát hiện thấy nhận thức và giáo dục cộng đồng
(ALQC) là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Gần đây hơn
Alkisher (2013), Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga
(2018a) nhận thấy rằng mức độ thực hiện KTQTMT bị ảnh hưởng đáng kể bởi
ALQC. Nghiên cứu này, tiếp tục điều tra thêm ảnh hưởng của ALQC đến thực hiện
KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
1.2.1.3 Áp lực mô phỏng (Mimetic pressure)
ALMP là phản ứng bắt chước các tổ chức khác trong xã hội của DN đối với
các kỹ thuật, phương pháp đã được chấp nhận, áp dụng, hoặc được xem là chuẩn
mực trong ngành (DiMaggio và Powell, 1983).
Theo Scott (1995) các thể chế thiết lập trong từng bối cảnh xã hội đã ràng
buộc hành động của các tổ chức, để các hoạt động này phù hợp với một tập hợp quy
tắc và thông lệ hợp pháp được xác định bởi xã hội. Để không bị coi là người ngoài
cuộc, một tổ chức sẽ chọn "bắt chước" như một chiến lược an toàn và có hiệu
quả. Bắt chước có nhiều khả năng xảy ra hơn khi không có các tiêu chí rõ ràng
trong quá trình thực hiện hoặc khi các tổ chức không hiểu về các phương pháp, quy
trình, công nghệ được sử dụng (DiMaggio và Powell 1983). Khi sự phát triển
của KTMT vẫn còn rất mới, không nhiều tổ chức am hiểu rõ ràng về các tiêu chí và
phương pháp KTMT. Điều này tạo điều kiện cho việc bắt chước thực hiện KTMT
giữa các tổ chức. Powell (1991) nhận thấy rằng một trong những động lực chính
cho việc sử dụng thông tin trong quản lý chất xả thải tại các chính quyền địa
phương ở Anh là việc bắt chước phương pháp của các hội đồng địa phương khác vì
họ muốn được xem như là những người tiên phong và "làm những điều tốt đẹp"
thay vì là “lạc hậu” nhất.
18
Theo Zucker (1987), mức độ mà một tổ chức hoạt động theo các quy tắc và
thông lệ của nhóm ngành KD phụ thuộc vào đặc điểm thành viên, mật độ tương tác
của tổ chức, và các luồng thông tin lưu chuyển. Các nghiên cứu tình huống tiết
lộ rằng các áp lực nhận thức (ALMP) về KTMT đã được dự báo trên cơ sở những
thay đổi trong ba khía cạnh này.
Thứ nhất, về đặc điểm của thành viên. DiMaggio và Powell (1983), nhận xét
một tổ chức có xu hướng tìm kiếm bản sắc của mình trong nhóm ngành KD bằng
cách bắt chước các thành viên trong nhóm và áp dụng các thông lệ đã được các
thành viên khác chấp nhận. Tương tự, Abrahamson (1996), lập luận rằng nếu một tổ
chức không chấp nhận sự đổi mới như các tổ chức khác thì sẽ mất đi tư cách thành
viên và sự hỗ trợ từ các tổ chức và các bên liên quan khác.
Thứ hai, về mật độ tương tác giữa các thành viên trong tổ chức. Các tổ chức
có nhiều khả năng bắt chước hành vi của các tổ chức có liên hệ chặt chẽ với họ,
chẳng hạn như các tổ chức trong cùng ngành hoặc vị trí địa lý (DiMaggio và
Powell, 1983; Covaleski và Dirsmith, 1988).
Các cuộc phỏng vấn trong nghiên cứu tình huống của (Qian, 2007) cho
thấy các quy tắc được công nhận và phổ biến trong các chính quyền địa phương lân
cận có ảnh hưởng tích cực đến các HĐMT của từng địa phương trong quản lý chất
xả thải, bao gồm cả thay đổi KTMT.
Thứ ba, các luồng thông tin lưu giữa các thành viên trong cùng nhóm ngành
hoặc lĩnh vực KD. Theo Oliver (1991), nếu một tổ chức nhận thấy các thành viên
khác đã thông qua một quy tắc, một hoạt động hoặc một công nghệ nào thì sẽ bắt
chước áp dụng mà không xem xét về lợi ích do hoạt động đó mang lại. Sự xuất hiện
và phát triển của KTQTMT trong những năm gần đây làm cho các tổ chức có thể
nhận được nhiều thông tin về HĐMT của nhóm ngành KD. Các luồng thông tin như
vậy tạo thuận lợi cho việc so sánh giữa bản thân và các tổ chức khác, từ đó có thể áp
dụng việc thực hiện KTQTMT theo hướng thống nhất. Gần đây, nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) cũng đã tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của ALMP
đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam.
19
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, một số nghiên cứu trong thời gian gần đây đã
chỉ ra rằng sự gia tăng ALMP không có đóng góp đáng kể trong việc tạo ra động lực
cho các tổ chức dành sự quan tâm và thực hiện KTQTMT trong tổ chức. Kết quả
nghiên cứu của Chang (2007) cho thấy ALCE, ALQC và ALMP không có ảnh
hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT. Tương tự, các kết quả của Jalaludin và
cộng sự (2011), Jamil và cộng sự (2015) cũng cho thấy ALMP đều không đóng góp
đáng kể đến thực hiện KTQTMT.
Do mâu thuẫn này trong những phát hiện của các nghiên cứu trước đây,
nghiên cứu này tiếp tục xem xét ảnh hưởng của ALMP đến thực hiện KTQTMT của
các DNSX tại Việt Nam.
1.2.2 Các nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức (Organizational Context)
Các tác giả Tabak và Barr (1999), Gurd và cộng sự (2002), Ferreira và cộng
sự (2010), Chang (2007), Qian (2007), Alkisher (2013), Christ và Burritt (2013),
Mokhtar và cộng sự (2016) đã nghiên cứu rất nhiều các nhân tố thuộc bối cảnh tổ
chức ảnh hưởng đến việc cải tiến kỹ thuật và đổi mới hành chính tại các DN. Các
nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức rất đa dạng, ví dụ: MTKD, chiến lược của DN, sự
phức tạp của nhiệm vụ, quy mô DN, lĩnh vực KD, hình thức sở hữu, … (Saleh và
Wang, 1993). Những nhân tố này có thể được phân thành bốn nhóm chính là môi
trường, chiến lược, nhiệm vụ và đặc điểm của tổ chức (Tabak và Barr, 1999).
Dựa trên các tài liệu liên quan đến thực hiện KTQTMT, ba nhân tố chính
thuộc bối cảnh tổ chức được lựa chọn để phân tích thực hiện KTQTMT tại các
DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam, đó là: CLMT, nhận thức về sự biến
động của MTKD và sự phức tạp của nhiệm vụ. Các nhân tố này được chọn bởi vì
trong các nghiên cứu trước, đây là các nhân tố quan trọng đã được đề xuất hoặc
được phát hiện có ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Tuy nhiên, không phải tất cả
các kết quả nghiên cứu đều thống nhất với nhau về ảnh hưởng của các nhân tố.
Nghiên cứu này tìm hiểu những nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện
KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam - một nước có nền kinh tế đang phát triển.
20
1.2.2.1 Nhận thức về sự biến động của Môi trường kinh doanh (Business
environmental uncertainty)
MTKD là một nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức trong các nghiên cứu sử dụng
lý thuyết ngẫu nhiên (Chenhall, 2003). Nghiên cứu của Dill (1958) cho biết MTKD
có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của tổ chức, đó là một tập hợp các tác nhân trực
tiếp liên quan đến luồng công việc của tổ chức. Các tình huống bất lợi về MT có thể
được coi là những trở ngại cũng như cơ hội cho bất kỳ tổ chức nào (Lawrence và
Lorsch, 1986, dẫn theo Qian, 2007).
Theo Daft và cộng sự (2010) MTKD là "tất cả các yếu tố tồn tại bên ngoài
ranh giới của tổ chức và có tiềm năng ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ tổ
chức". Khía cạnh được nghiên cứu rộng rãi nhất của MTKD trong các nghiên cứu
về KTQT là sự biến động của MTKD (Chenhall 2003). Nếu mức độ biến động của
MTKD được giảm thiểu thì sẽ thuận lợi hơn cho tổ chức trong quá trình ra quyết
định, đảm bảo hiệu quả hoạt động. Sự biến động của MTKD, đã được công nhận là
một biến ngữ cảnh quan trọng trong thiết kế hệ thống thông tin KT (Chenhall,
2003).
Sự biến động của MTKD được hiểu là mức độ mà các trạng thái trong tương
lai của MTKD không thể kiểm soát hoặc dự đoán chính xác được (Thompson, 1967;
Gordon và Narayanan, 1984; Gul và Chia, 1994). Các tác giả lập luận rằng nếu một
tổ chức trải qua mức độ biến động về MTKD cao, nó có thể phải đổi mới hệ thống
KT nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc ra quyết định để giảm thiểu tác động
của MTKD và để quản lý các CP liên quan trong quá trình hoạt động.
Nhận thức về sự biến động bao gồm hai khía cạnh: nhận thức về sự phức tạp
và nhận thức về sự biến đổi (Duncan, 1972; Child, 1975). Nhận thức về sự phức tạp
và sự biến đổi của MTKD đòi hỏi một tổ chức phải đáp ứng nhanh chóng những
thay đổi không lường trước được. Vì vậy, nhà quản trị cấp cao cần được cung cấp
thêm thông tin để giảm sự không chắc chắn trong quá trình ra quyết định. Nghiên
cứu của Thompson (1967) cũng chỉ ra rằng, nhận thức về sự biến động của MTKD
cao sẽ gây áp lực lên các nhà quản trị và tạo ra nhu cầu xử lý thông tin về CPMT để
21
đánh giá hiệu quả MT. Vì KTQTMT giúp cung cấp thông tin về MT, nên hệ thống
KTQTMT sẽ được thực hiện khi các nhà quản trị cảm nhận được mức độ biến động
của MTKD cao.
Ngược lại, Osborn (2005) lập luận rằng ảnh hưởng của nhận thức về sự biến
động của MTKD đến thực hiện KTQTMT không ảnh hưởng mạnh so với các biến
số ngẫu nhiên khác. Tương tự, Chang (2007) không phát hiện thấy ảnh hưởng của
nhận thức về sự biến động của MTKD đến thực hiện KTQTMT. Tương đồng với
kết quả này, nghiên cứu của Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) cũng không tìm
thấy bằng chứng về ảnh hưởng của nhận thức về sự biến động của MTKD đến việc
thực hiện KTQT CPMT.
Trong khi đó nhận thức về sự biến động của MTKD được tìm thấy là biến
giải thích lớn đối với thực hiện KTQTMT (Chenhall, 2003; Qian, 2007; Nguyễn Thị
Hằng Nga, 2018b).
Như vậy, mối quan hệ giữa nhận thức về sự biến động của MTKD và thực
hiện KTQTMT vẫn cần điều tra thêm. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về mối quan
hệ này để bổ sung thêm kiến thức và sự hiểu biết về ảnh hưởng giữa nhận thức về
sự biến động của MTKD đối với thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh
thành khu vực phía Nam.
1.2.2.2 Chiến lược môi trường (Environmental strategy)
Chiến lược, tiếng Hy Lạp là “StratAgos”, được sử dụng lần đầu tiên vào
khoảng cuối thế kỳ 18, theo nghĩa hẹp là "nghệ thuật của tổng thể", liên quan đến
các kế hoạch và mưu đồ mà theo đó một vị tướng đã tìm cách đánh lừa một kẻ thù
(Kareem, 2013).
Trong lĩnh vực KTQT, Rao và Krishana (2009) cho rằng chiến lược là một
kế hoạch tổng thể của DN, nhằm triển khai nguồn lực để thiết lập một vị trí thuận
lợi và cạnh tranh thành công với các đối thủ khác. Nghĩa là chiến lược mô tả một
khuôn khổ và biểu đồ hành động của DN làm thế nào để đối phó với sự thay đổi của
MT bên ngoài và các đối thủ cạnh tranh.
22
Do đó, có thể hiểu CLMT là một kế hoạch tổng thể của DN có liên quan đến
các vấn đề MT, nhằm nhằm triển khai nguồn lực để thiết lập một vị trí thuận lợi và
cạnh tranh thành công về vấn đề MT với các đối thủ khác.
Kết quả nghiên cứu của Bjornenak (1997); Gosselin (1997) cho thấy chiến
lược của DN là một nhân tố quan trọng liên quan đến việc áp dụng và khuếch tán
quá trình đổi mới KT.
Liên quan đến KTQTMT, Parker (1997) cho thấy thực hiện KTQTMT có thể
tùy thuộc vào CLMT của tổ chức. Sự hỗ trợ thêm cho việc đưa CLMT vào khuôn
khổ nghiên cứu có thể được tìm thấy trong các nghiên cứu của Qian (2007), trong
đó các tác giả đã tìm thấy ảnh hưởng của CLMT đến việc thực hiện KTMT trong
quản lý chất xả thải tại các chính quyền địa phương. Kết quả này cũng được khẳng
định trong nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2010), Cadez và Guilding (2012),
Christ và Burritt (2013), Alkisher (2013). Gần đây, Phạm Thị Bích Chi và cộng sự
(2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018b) đã tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của
CLMT đến thực hiện KTQT CPMT tại các DNSX ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả
từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của CLMT đến việc áp dụng
KTQTMT, là chưa thống nhất. Ví dụ như, Chang (2007) cho rằng CLMT có thể tác
động đến thực hiện KTQTMT nhưng đó không phải là một yếu tố mạnh và ảnh
hưởng của nó vẫn chưa được rõ ràng, do số lượng chuyên gia tham gia trong nghiên
cứu không đủ lớn. Như vậy, mối quan hệ giữa CLMT và thực hiện KTQTMT vẫn
cần điều tra thêm. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ này để bổ sung
thêm kiến thức và sự hiểu biết về ảnh hưởng của CLMT đối với việc áp dụng
KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
1.2.2.3 Sự phức tạp của nhiệm vụ (Task complexity)
Công việc của tổ chức (thường được gọi là nhiệm vụ tổ chức) liên quan đến
loại công việc được thực hiện bởi một tổ chức (Daft và Macintosh, 1978). Kết quả
của một số nghiên cứu cho thấy nhiệm vụ tổ chức đã được coi là một nhân tố quan
23
trọng ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống KTQT (Daft và Macintosh, 1981; Hirst,
1981; Qian, 2007).
Các nghiên cứu trước đây của KTQT đã khám phá và thử nghiệm các đặc
tính khác nhau của nhiệm vụ tổ chức, chẳng hạn như sự phức tạp, sự khó khăn, sự
đa dạng và sự biến đổi (Daft và Macintosh, 1981; Van de Ven và Delbecq,
1974). Trước đó, Perrow (1967) đã phân tích nhiệm vụ bao gồm các thành phần:
mức độ phức tạp của quá trình thực hiện nhiệm vụ, số lượng thời gian suy nghĩ cần
thiết để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc, và kiến thức cần có để thực
hiện nhiệm vụ. Van de Ven và Delbecq (1974) cho rằng "sự khó khăn trong công
việc" phụ thuộc vào bản thân công việc và quy trình các bước cần tuân theo trong
khi thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, sự đa dạng trong số lượng các trường hợp ngoại
lệ gặp phải đòi hỏi các phương pháp hoặc thủ tục khác nhau để hoàn thành công
việc cũng được xem là sự phức tạp của nhiệm vụ (Perrow, 1967; Van de Ven và
Delbecq, 1974). Nếu số trường hợp không mong muốn cao (biến đổi cao), người
tham gia có xu hướng cảm nhận được nhiệm vụ là ít có khả năng phân tích, và từ đó
cảm nhận nhiệm vụ phức tạp hơn (Withey và cộng sự, 1983). Các tính chất nhiệm
vụ khó khăn, phức tạp, da dạng và biến đổi thường có thể tác động lẫn nhau và liên
kết chặt chẽ với nhau.
Liên quan đến KTQT và quá trình đổi mới, Chang (2007), Qian (2007) cho
rằng thực hiện KTQTMT có liên quan chặt chẽ đến sự phức tạp của nhiệm vụ.
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Damanpour và Schneider (2006) lại chỉ tìm
thấy một ảnh hưởng cùng chiều đối với giai đoạn khởi đầu của sự đổi mới (tức là
các đổi mới hành chính) chứ chưa tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sự phức
tạp của nhiệm vụ đến việc thực hiện.
Như vậy, mối quan hệ giữa sự phức tạp của nhiệm vụ và thực hiện KTQTMT
vẫn cần điều tra thêm. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ này trong bối
cảnh các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
24
1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Từ đánh giá về các nghiên cứu trước đã thực hiện, có thể rút ra một số kết
luận sau đây:
1.3.1 Về đối tượng khảo sát
Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng và thực hiện KTQTMT
trong các tổ chức đã chú ý nhiều đến quan điểm của nhà quản trị hơn so với đối
tượng khác. Ví dụ, Chang (2007) đã phỏng vấn 27 cán bộ quản lý tại năm trường
đại học tại Úc và Đài Loan. Ambe (2007) phỏng vấn các nhà QLMT tại 37 công ty
ở Nam Phi. Kokubu và Nashioka (2006) khảo sát quan điểm của 303 nhà quản lý tại
136 công ty Nhật Bản. Cũng ở Nhật Bản, Kokubu và cộng sự (2003) sử dụng một
mẫu của 184 nhà QLMT từ 184 các công ty trong cuộc khảo sát của mình.
Bartolomeo và cộng sự (2000) đã phân tích những quan điểm của các nhà QLMT từ
84 doanh nghiệp trong bốn quốc gia châu Âu trong đó có Vương quốc Anh, Hà Lan,
Ý và Đức. Việc chỉ tập trung nghiên cứu dựa vào quan điểm của nhà quản trị là
chưa đủ để giải thích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng và thực hiện
các KTQTMT, do đó cần phải có thêm những nghiên cứu dựa trên quan điểm của
các đối tượng khác. Chang (2007) và Ambe (2007), cũng đề xuất rằng cần xem xét
những quan điểm của các đối tượng khác liên quan đến việc áp dụng và sử dụng
KTQTMT như: các KT viên, các tổ chức và chính phủ. Điều này sẽ cung cấp cho
một sự hiểu biết tốt hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thông qua KTQTMT, và
sự lan tỏa của nó trên toàn thế giới.
1.3.2 Về kết quả của các nghiên cứu
1.3.2.1 Đối với nhân tố áp lực cưỡng ép (Coercive pressure)
Có một số khác biệt giữa các nghiên cứu trước đây về ALCE trong việc thúc
đẩy các công ty chấp nhận và thực hiện KTQTMT. Nghiên cứu của Kokubu và
cộng sự (2003); Kokubu và Nashioka (2006) cho thấy, chủ trương, chính sách của
chính phủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chấp nhận và sử dụng KTQTMT cho cả
mục đích báo cáo ra bên ngoài lẫn quản trị nội bộ trong tổ chức. Các tác giả Ambe
25
(2007), Chang (2007), Alkisher (2013), Jamil và cộng sự (2015), cũng phát hiện
thấy ALCE là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của tổ
chức về việc thông qua và thực hiện KTQTMT. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu
cũng tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của nhân tố ALCE đến thực hiện KTQTMT.
Ví dụ như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2016), Phạm Thị Bích Chi và cộng
sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a). Kết quả như vậy là phù hợp với nhận
định của lý thuyết và những phát hiện của các nghiên cứu trước, chỉ ra rằng ALCE
có thể đóng vai trò hiệu quả để thúc đẩy các tổ chức thực hiện KTQTMT (UNDSD,
2000). Tuy nhiên, nghiên cứu của Jalaludin và cộng sự (2011) cho thấy ALCE đã
không có một ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT.
1.3.2.2 Đối với nhân tố áp lực quy chuẩn (Normative pressure)
Trái với kỳ vọng, nghiên cứu của Chang (2007), Jamil và cộng sự (2015) cho
thấy áp lực của các hiệp hội nghề nghiệp và giáo dục chính thức không có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến việc áp dụng KTQTMT. Trong khi đó, Ambe (2007); Qian
(2007); Jalaludin và cộng sự (2011) tìm thấy ALQC là một trong những nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Gần đây hơn, Alkisher (2013);
Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) nhận thấy
rằng mức độ áp dụng KTQTMT bị ảnh hưởng đáng kể bởi ALQC.
1.3.2.3 Đối với nhân tố áp lực mô phỏng (Mimetic pressure)
Nghiên cứu tình huống của (Qian, 2007) cho thấy các quy tắc được công
nhận và phổ biến trong các chính quyền địa phương lân cận có ảnh hưởng cùng
chiều đến các HĐMT của từng địa phương trong quản lý chất xả thải, bao gồm cả
thay đổi KTMT. Gần đây, nghiên cứu của Alkisher (2013); Nguyễn Thị Hằng Nga
(2018a) cũng đã tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của ALMP đến thực hiện
KTQTMT. Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu của Chang (2007), Jalaludin và
cộng sự (2011), Jamil và cộng sự (2015); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) cho
thấy ALMP không có ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường

More Related Content

What's hot

Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 
บันทึกข้อความขอความอนุเคราะห์ให้ศูนย์เทคโนโลยีสารสนเทศช่วยตรวจสอบแก้ไข
บันทึกข้อความขอความอนุเคราะห์ให้ศูนย์เทคโนโลยีสารสนเทศช่วยตรวจสอบแก้ไขบันทึกข้อความขอความอนุเคราะห์ให้ศูนย์เทคโนโลยีสารสนเทศช่วยตรวจสอบแก้ไข
บันทึกข้อความขอความอนุเคราะห์ให้ศูนย์เทคโนโลยีสารสนเทศช่วยตรวจสอบแก้ไขสภานักเรียน ส.ป. samutprakanstudentcouncil
 
Giáo Trình Kinh Tế Lao Động.pdf
Giáo Trình Kinh Tế Lao Động.pdfGiáo Trình Kinh Tế Lao Động.pdf
Giáo Trình Kinh Tế Lao Động.pdfMan_Ebook
 
Chuong 3 phan tich cvp
Chuong 3 phan tich cvpChuong 3 phan tich cvp
Chuong 3 phan tich cvpatulavt01
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Man_Ebook
 
พยางค์และคำ ๑
พยางค์และคำ ๑พยางค์และคำ ๑
พยางค์และคำ ๑Aunop Nop
 
Kế toán môi trường
Kế toán môi trườngKế toán môi trường
Kế toán môi trườngLinh Vu
 
แบบสรุปพฤติกรรมตามค่านิยม12ประการ ท.2
แบบสรุปพฤติกรรมตามค่านิยม12ประการ ท.2แบบสรุปพฤติกรรมตามค่านิยม12ประการ ท.2
แบบสรุปพฤติกรรมตามค่านิยม12ประการ ท.2Noppawan Chantasan
 
Giáo trình vẽ mỹ thuật 3,4 vẽ màu - đại học đà nẵng
Giáo trình vẽ mỹ thuật 3,4   vẽ màu - đại học đà nẵngGiáo trình vẽ mỹ thuật 3,4   vẽ màu - đại học đà nẵng
Giáo trình vẽ mỹ thuật 3,4 vẽ màu - đại học đà nẵngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
พหุปัญญา แผนการจัดกาเรียนรู้ที่ 2 เงิน
พหุปัญญา แผนการจัดกาเรียนรู้ที่ 2 เงินพหุปัญญา แผนการจัดกาเรียนรู้ที่ 2 เงิน
พหุปัญญา แผนการจัดกาเรียนรู้ที่ 2 เงินDolonk
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanleehaxu
 
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2Học Huỳnh Bá
 
Hướng dẫn sử dụng máy photocopy canon ir 1024
Hướng dẫn sử dụng máy photocopy canon ir 1024Hướng dẫn sử dụng máy photocopy canon ir 1024
Hướng dẫn sử dụng máy photocopy canon ir 1024Tí Tí
 
Đề Cương Ôn Tập Tin Học Ứng Dụng (Có Đáp Án)
Đề Cương Ôn Tập Tin Học Ứng Dụng (Có Đáp Án) Đề Cương Ôn Tập Tin Học Ứng Dụng (Có Đáp Án)
Đề Cương Ôn Tập Tin Học Ứng Dụng (Có Đáp Án) nataliej4
 
โครงการใช้เงินรายได้สถานศึกษา ต่อจากกลยุทธ์ ที่ 5น 306
โครงการใช้เงินรายได้สถานศึกษา ต่อจากกลยุทธ์ ที่ 5น 306โครงการใช้เงินรายได้สถานศึกษา ต่อจากกลยุทธ์ ที่ 5น 306
โครงการใช้เงินรายได้สถานศึกษา ต่อจากกลยุทธ์ ที่ 5น 306จุลี สร้อยญานะ
 

What's hot (20)

Ddkd vincom
Ddkd   vincomDdkd   vincom
Ddkd vincom
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
บันทึกข้อความขอความอนุเคราะห์ให้ศูนย์เทคโนโลยีสารสนเทศช่วยตรวจสอบแก้ไข
บันทึกข้อความขอความอนุเคราะห์ให้ศูนย์เทคโนโลยีสารสนเทศช่วยตรวจสอบแก้ไขบันทึกข้อความขอความอนุเคราะห์ให้ศูนย์เทคโนโลยีสารสนเทศช่วยตรวจสอบแก้ไข
บันทึกข้อความขอความอนุเคราะห์ให้ศูนย์เทคโนโลยีสารสนเทศช่วยตรวจสอบแก้ไข
 
Giáo Trình Kinh Tế Lao Động.pdf
Giáo Trình Kinh Tế Lao Động.pdfGiáo Trình Kinh Tế Lao Động.pdf
Giáo Trình Kinh Tế Lao Động.pdf
 
Chuong 3 phan tich cvp
Chuong 3 phan tich cvpChuong 3 phan tich cvp
Chuong 3 phan tich cvp
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
 
งานสารบรรณ
งานสารบรรณงานสารบรรณ
งานสารบรรณ
 
พยางค์และคำ ๑
พยางค์และคำ ๑พยางค์และคำ ๑
พยางค์และคำ ๑
 
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệpLuận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Luận văn: Nguồn vốn, phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
 
Kế toán môi trường
Kế toán môi trườngKế toán môi trường
Kế toán môi trường
 
แบบสรุปพฤติกรรมตามค่านิยม12ประการ ท.2
แบบสรุปพฤติกรรมตามค่านิยม12ประการ ท.2แบบสรุปพฤติกรรมตามค่านิยม12ประการ ท.2
แบบสรุปพฤติกรรมตามค่านิยม12ประการ ท.2
 
Bai 06 thiet bi luu tru
Bai 06  thiet bi luu truBai 06  thiet bi luu tru
Bai 06 thiet bi luu tru
 
Giáo trình vẽ mỹ thuật 3,4 vẽ màu - đại học đà nẵng
Giáo trình vẽ mỹ thuật 3,4   vẽ màu - đại học đà nẵngGiáo trình vẽ mỹ thuật 3,4   vẽ màu - đại học đà nẵng
Giáo trình vẽ mỹ thuật 3,4 vẽ màu - đại học đà nẵng
 
Sách new cutting edge - pre intermediate -Book
Sách new cutting edge - pre intermediate -BookSách new cutting edge - pre intermediate -Book
Sách new cutting edge - pre intermediate -Book
 
พหุปัญญา แผนการจัดกาเรียนรู้ที่ 2 เงิน
พหุปัญญา แผนการจัดกาเรียนรู้ที่ 2 เงินพหุปัญญา แผนการจัดกาเรียนรู้ที่ 2 เงิน
พหุปัญญา แผนการจัดกาเรียนรู้ที่ 2 เงิน
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toan
 
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
 
Hướng dẫn sử dụng máy photocopy canon ir 1024
Hướng dẫn sử dụng máy photocopy canon ir 1024Hướng dẫn sử dụng máy photocopy canon ir 1024
Hướng dẫn sử dụng máy photocopy canon ir 1024
 
Đề Cương Ôn Tập Tin Học Ứng Dụng (Có Đáp Án)
Đề Cương Ôn Tập Tin Học Ứng Dụng (Có Đáp Án) Đề Cương Ôn Tập Tin Học Ứng Dụng (Có Đáp Án)
Đề Cương Ôn Tập Tin Học Ứng Dụng (Có Đáp Án)
 
โครงการใช้เงินรายได้สถานศึกษา ต่อจากกลยุทธ์ ที่ 5น 306
โครงการใช้เงินรายได้สถานศึกษา ต่อจากกลยุทธ์ ที่ 5น 306โครงการใช้เงินรายได้สถานศึกษา ต่อจากกลยุทธ์ ที่ 5น 306
โครงการใช้เงินรายได้สถานศึกษา ต่อจากกลยุทธ์ ที่ 5น 306
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường

Luận Văn Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sản Phẩm Thực Phẩm Và Đồ Uống
Luận Văn Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sản Phẩm Thực Phẩm Và Đồ UốngLuận Văn Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sản Phẩm Thực Phẩm Và Đồ Uống
Luận Văn Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sản Phẩm Thực Phẩm Và Đồ UốngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoYeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoHoàng Lê
 
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoYeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoHoàng Lê
 
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoYeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoHoàng Lê
 
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Man_Ebook
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...nataliej4
 
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ SởThực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...TieuNgocLy
 
Đề tài: Sự gắn kết công việc của người lao động với công ty - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Sự gắn kết công việc của người lao động với công ty - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Sự gắn kết công việc của người lao động với công ty - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Sự gắn kết công việc của người lao động với công ty - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường (20)

Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Công Bố Thông Tin Kế Toán Môi Trường
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Công Bố Thông Tin Kế Toán Môi TrườngCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Công Bố Thông Tin Kế Toán Môi Trường
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Công Bố Thông Tin Kế Toán Môi Trường
 
Luận Văn Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sản Phẩm Thực Phẩm Và Đồ Uống
Luận Văn Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sản Phẩm Thực Phẩm Và Đồ UốngLuận Văn Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sản Phẩm Thực Phẩm Và Đồ Uống
Luận Văn Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sản Phẩm Thực Phẩm Và Đồ Uống
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoYeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
 
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoYeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
 
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharcoYeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
Yeu to anh huong den su hai long cua nha thuoc doi voi pymepharco
 
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...
LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...
LA01.047_Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN...
 
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ SởThực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
 
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại T...
 
Bài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ đại học Cần Thơ, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu Luận văn quản trị kinh doanh đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài mẫu Luận văn quản trị kinh doanh đại học Bách Khoa Hà NộiBài mẫu Luận văn quản trị kinh doanh đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài mẫu Luận văn quản trị kinh doanh đại học Bách Khoa Hà Nội
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết công việc ở công ty
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết công việc ở công tyLuận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết công việc ở công ty
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết công việc ở công ty
 
Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết công việc của người lao động
Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết công việc của người lao độngNhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết công việc của người lao động
Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết công việc của người lao động
 
Đề tài: Sự gắn kết công việc của người lao động với công ty - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Sự gắn kết công việc của người lao động với công ty - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Sự gắn kết công việc của người lao động với công ty - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Sự gắn kết công việc của người lao động với công ty - Gửi miễn phí qu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Kế Toán Quản Trị Môi Trường

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẰNG NGA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM NGHIÊN CỨU CHO CÁC TỈNH THÀNH KHU VỰC PHÍA NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hằng Nga CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM NGHIÊN CỨU CHO CÁC TỈNH THÀNH KHU VỰC PHÍA NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. PHẠM NGỌC TOÀN 2. TS. TRẦN ANH HOA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện theo sự hướng dẫn của tập thể người hướng dẫn khoa học. Những số liệu và kết quả được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khoa học khác, trừ một số bài báo được tôi rút trích từ kết quả nghiên cứu. Những nội dung được kế thừa từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Nguyễn Thị Hằng Nga
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các nhà khoa học của Khoa Kế toán và Quý thầy cô tham gia giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo NCS của trường Đại học Kinh tế TP HCM đã cung cấp các kiến thức nền tảng và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu cho tác giả. Luận án được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của hai nhà khoa học là T.S Phạm Ngọc Toàn và T.S Trần Anh Hoa. Em xin trân trọng cảm ơn thầy, cảm ơn cô! Tác giả cảm ơn các chuyên gia của Viện Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Kinh tế TP HCM vì những giúp đỡ hữu ích, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho tác giả. Tác giả cũng xin được cảm ơn vì tất cả những giúp đỡ từ Quý chuyên gia, các đồng nghiệp và các đơn vị tham gia hỗ trợ khảo sát. Tác giả muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến nhà khoa học PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao vì những khuyến khích của cô đã giúp tác giả tự tin và kiên định hơn trong nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin được đặc biệt gửi tình cảm thân thương đến gia đình, bố mẹ, chồng và hai con đã là điểm tựa vững chắc, động viên, khích lệ tác giả hoàn thành luận án!
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 5.1 Ý nghĩa khoa học 5.2 Ý nghĩa thực tiễn 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG 1.1.1 Các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện Kế toán quản trị môi trường 1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.2 Các nghiên cứu vận dụng Kế toán quản trị môi trường 1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG 1.2.1 Các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế (Institutional Context) 1.2.1.1 Áp lực cưỡng ép 1.2.1.2 Áp lực quy chuẩn 1.2.1.3 Áp lực mô phỏng i ii iii v vi vi ix x x x x xi xii 1 1 1 1 3 5 5 8 9 12 13 15 17
  • 6. 1.2.2 Các nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức (Organizational Context) 1.2.2.1 Nhận thức về sự biến động của MTKD 1.2.2.2 Chiến lược môi trường 1.2.2.3 Sự phức tạp của nhiệm vụ 1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.3.1 Về đối tượng khảo sát 1.3.2 Về kết quả nghiên cứu 1.3.2.1 Đối với nhân tố áp lực cưỡng ép 1.3.2.2 Đối với nhân tố áp lực quy chuẩn 1.3.2.3 Đối với nhân tố áp lực mô phỏng 1.3.2.4 Đối với nhân tố nhận thức về sự biến động của MTKD 1.3.2.5 Đối với nhân tố chiến lược môi trường 1.3.2.6 Đối với nhân tố sự phức tạp của nhiệm vụ 1.3.3 Về số lượng các nghiên cứu 1.4 KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TÁC GIẢ 1.4.1 Khe hổng nghiên cứu 1.4.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả 1.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2 Định nghĩa và phân loại KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG 2.1.3 Định nghĩa Kế toán quản trị môi trường 2.1.4 Đối tượng của Kế toán quản trị môi trường 2.1.5 Các loại thông tin của Kế toán quản trị môi trường 2.2.5.1 Thông tin phi tiền tệ 2.2.5.2 Thông tin Tiền tệ 2.1.6 Nội dung Kế toán quản trị môi trường 2.1.6.1 Xác định chi phí, thu nhập môi trường 2.1.6.2 Xử lý thông tin chi phí, thu nhập môi trường 2.1.6.3 Phân tích hiệu quả hoạt động môi trường 2.1.6.4 Báo cáo Kế toán quản trị môi trường 19 20 21 22 24 24 24 24 25 25 26 26 26 27 29 29 30 30 31 31 31 34 36 38 39 39 40 41 42 42 44 44
  • 7. 2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN CÓ LIÊN QUAN 2.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional theory) 2.2.1.1 Khái niệm lý thuyết thể chế 2.2.1.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết thể chế 2.2.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT 2.2.1.4 Vận dụng lý thuyết thể chế cho nghiên cứu này 2.2.2 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) 2.2.2.1 Khái niệm lý thuyết ngẫu nhiên 2.2.2.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết ngẫu nhiên 2.2.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến thực hiện KTQTMT 2.2.2.4 Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên cho nghiên cứu này 2.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ THUỘC LÝ THUYẾT NGẪU NHIÊN VÀ LÝ THUYẾT THỂ CHẾ 2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KTQTMT TỪ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.4.1 Thực hiện Kế toán quản trị môi trường 2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT 2.5 PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.5.1 Ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT 2.5.1.1 Áp lực cưỡng ép 2.5.1.2 Áp lực quy chuẩn 2.5.1.3 Áp lực mô phỏng 2.5.1.4 Nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh 2.5.1.5 Chiến lược môi trường 2.5.1.6 Sự phức tạp của nhiệm vụ 2.5.2 Ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT 2.5.2.1 Ảnh hưởng gián tiếp của Áp lực cưỡng ép thông qua vai trò trung gian của Áp lực quy chuẩn 2.5.2.2 Ảnh hưởng gián tiếp của Áp lực quy chuẩn thông qua vai trò trung gian của Áp lực mô phỏng 2.5.2.3 Ảnh hưởng gián tiếp của nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh thông qua vai trò trung gian của Áp lực mô phỏng 2.5.2.4 Ảnh hưởng gián tiếp của nhận thức về sự biến động của MTKD thông qua vai trò trung gian của Chiến lược môi trường 45 45 45 46 49 50 51 51 53 56 57 58 60 60 60 62 62 62 62 63 63 64 65 65 65 66 66 67
  • 8. 2.6 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 2.7 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1.1 Xác định phương pháp 3.1.2 Biện minh cho thiết kế nghiên cứu hỗn hợp 3.1.3 Quy trình nghiên cứu hỗn hợp tuần tự 3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 3.3.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu 3.3.2.1 Số lượng mẫu 3.3.2.2 Chọn chuyên gia cho nghiên cứu 3.3.3 Các giai đoạn thiết yếu trước phỏng vấn 3.3.3.1 Xác định các câu hỏi cần điều tra 3.3.3.2 Xác định loại câu hỏi cho nghiên cứu tình huống 3.3.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn 3.3.4 Các bước Phỏng vấn chuyên gia 3.3.4.1 Liên hệ không chính thức 3.3.4.2 Phỏng vấn thử 3.3.4.3 Phỏng vấn chính thức 3.3.4.4 Tổng hợp dữ liệu 3.3.5 Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 1 3.3.5.1 Lời lẽ và ngôn từ 3.3.5.2 Loại câu hỏi cho Bảng câu hỏi khảo sát 3.3.5.3 Trình tự của các câu hỏi 3.3.5.4. Đo lường các mục hỏi 3.3.5.5 Phát triển Thang đo 3.3.6 Khảo sát thử 3.3.7 Kết quả nghiên cứu định tính 3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 3.4.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 69 72 73 73 73 74 74 75 75 75 77 77 77 78 78 80 81 84 84 84 85 85 85 85 86 86 86 87 87 88 88 88
  • 9. 3.4.1.1 Mẫu nghiên cứu 3.4.1.2 Phương pháp phân tích 3.4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 3.4.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.4.2.2 Quá trình khảo sát 3.4.2.3 Các bước phân tích dữ liệu 3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 4.1.1 Thang đo thực hiện KTQTMT 4.1.2 Thang đo Áp lực cưỡng ép 4.1.3 Thang đo Áp lực quy chuẩn 4.1.4 Thang đo Áp lực mô phỏng 4.1.5 Thang đo nhận thức về sự biến động của MTKD 4.1.6 Thang đo chiến lược môi trường 4.1.7 Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ 4.2.1 Kết quả Phân tích độ tin cậy thang đo 4.2.2 Kết quả Phân tích nhân tố khám phá 4.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC 4.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 4.4.2 Phân tích thống kê mô tả 4.4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) 4.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo 4.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 4.4.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 4.4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) 4.4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết 4.4.5.2. Kiểm định các ước lượng của mô hình lý thuyết bằng Bootstrap 4.4.5.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 88 89 90 90 90 93 96 99 100 100 100 101 102 103 103 104 104 105 105 107 109 111 111 115 118 118 120 122 125 125 129 130
  • 10. 4.4.6 Phân tích sự khác biệt (phân tích ANOVA) 4.4.6.1. Phân tích sự khác biệt theo lĩnh vực kinh doanh 4.4.6.2. Phân tích sự khác biệt theo nhóm hình thức sở hữu 4.4.6.3 Phân tích sự khác biệt theo quy mô tài sản 4.5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.5.1 Các kết quả chính từ nghiên cứu 4.5.2 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết thể chế 4.5.3 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết ngẫu nhiên 4.5.4 So sánh mức độ giải thích của lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế 4.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 5.1 KẾT LUẬN 5.1.1 Về mục tiêu nghiên cứu 5.1.2 Về các phát hiện chính rút ra từ nghiên cứu 5.1.3 Về đóng góp của nghiên cứu 5.2 MỘT SỐ HÀM Ý RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU 5.2.1 Các hàm ý được phát triển từ lý thuyết thể chế 5.2.2 Các hàm ý được phát triển từ lý thuyết ngẫu nhiên 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.3.1 Hạn chế của đề tài 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt 2. Tiếng Anh 135 135 136 137 138 138 142 143 145 147 149 149 149 150 151 152 152 154 155 155 156 157 158 159 159 162
  • 11. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách chuyên gia Phụ lục 2A: Dàn bài thảo luận chuyên gia Phụ lục 2B: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính Phụ lục 3A: Danh sách các doanh nghiệp tham gia khảo sát Phụ lục 3B: Phiếu khảo sát doanh nghiệp Phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố sơ bộ thang đo Phụ lục 5: Kết quả phân tích thống kê mô tả Phụ lục 6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Phụ lục 7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phụ lục 8: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Phụ lục 9: Ma trận hệ số tương quan Phụ lục 10: Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc (SEM) Phụ lục 11: Kết quả phân tích ANOVA Phụ lục 12A: Các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Phụ lục 12B: Các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Phụ lục 13: Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị môi trường 1/PL 2/PL 7/PL 15/PL 28/PL 31/PL 34/PL 39/PL 47/PL 49/PL 51/PL 52/PL 63/PL 66/PL 67/PL 68/PL
  • 12. i CÁC TỪ VIẾT TẮT ALCE Áp lực cưỡng ép ALMP Áp lực mô phỏng ALQC Áp lực quy chuẩn BVMT Bảo vệ môi trường CLMT Chiến lược môi trường CP Chi phí CPMT Chi phí môi trường DN Doanh nghiệp DNSX Doanh nghiệp sản xuất HĐMT Hoạt động môi trường HQKT Hiệu quả kinh tế HQMT Hiệu quả môi trường HTKT Hệ thống kế toán KD Kinh doanh KT Kế toán KTCP Kế toán chi phí KTMT Kế toán môi trường KTQT Kế toán quản trị KTQTMT Kế toán quản trị môi trường KTTC Kế toán tài chính KTTĐ Kinh tế trọng điểm LT Lý thuyết MT Môi trường MTKD Môi trường kinh doanh NCĐL Nghiên cứu định lượng NCĐT Nghiên cứu định tính PPNC Phương pháp nghiên cứu QLMT Quản lý môi trường SP Sản phẩm SXKD Sản xuất kinh doanh TN Thu nhập TTMT Thông tin môi trường
  • 13. ii CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH Tiếng Anh Tiếng Việt Chữ viết tắt (nếu có) Activity Based Cost Phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động ABC Business environmental uncertainty Sự biến động của Môi trường kinh doanh Coercive pressure Áp lực cưỡng ép ALCE Contingency Theory Lý thuyết ngẫu nhiên Environmental strategy Chiến lược môi trường CLMT Full cost Assessment Phương pháp chi phí toàn bộ FCA Federal Environment Ministry - Germany Bộ môi trường Đức FEM Institutional Context Bối cảnh thể chế International Federation of Accountants Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC Input Output Analysis Phân tích đầu vào – đầu ra IOA Institutional theory Lý thuyết thể chế International Standards Organization Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO Life Cycle Cost Phân tích chi phí vòng đời sản phẩm LCC Material Flow Cost Accounting Phân tích dòng chi phí nguyên vật liệu MFCA Mimetic pressure Áp lực mô phỏng ALMP Normative pressure Áp lực quy chuẩn ALQC Organizational Context Bối cảnh tổ chức Task complexity Sự phức tạp của nhiệm vụ Total Cost Assessment Phương pháp tổng chi phí TCA United Nations Division for Sustainable Development Ủy ban Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc UNDSD United States Environmental Protection Agency Ủy ban Bảo vệ môi trường của Mỹ USEPA
  • 14. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Bảng 2.1: Phân loại Kế toán môi trường Bảng 2.2: Một số định nghĩa về Kế toán môi trường Bảng 2.3: Danh mục các định nghĩa Kế toán quản trị môi trường Bảng 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện Kế toán quản trị môi trường Bảng 2.5: Các giả thuyết nghiên cứu Bảng 2.6: Ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT Bảng 2.7: Ảnh hưởng của các nhân tố trung gian trong mô hình cấu trúc Bảng 2.8: Ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT Bảng 3.1: Câu hỏi và mục đích phỏng vấn Bảng 3.2: Xác định kích thước mẫu Bảng 4.1: Thang đo thực hiện KTQTMT Bảng 4.2: Thang đo Áp lực cưỡng ép Bảng 4.3: Thang đo Áp lực quy chuẩn Bảng 4.4: Thang đo Áp lực mô phỏng Bảng 4.5: Thang đo nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh Bảng 4.6: Thang đo chiến lược môi trường Bảng 4.7: Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ Bảng 4.8: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha – Nghiên cứu định lượng sơ bộ Bảng 4.9: Ma trận nhân tố đã xoay của các biến độc lập Bảng 4.10: Ma trận nhân tố đã xoay của biến phụ thuộc Bảng 4.11: Các giả thuyết nghiên cứu – mô hình chính thức 10 34 35 37 60 68 70 70 71 81 91 100 102 102 103 104 104 105 105 107 108 109
  • 15. iv Bảng 4.12: Thống kê theo giới tính, học vấn, độ tuổi, chức vụ và thâm niên Bảng 4.13: Quy mô tài sản của các doanh nghiệp Bảng 4.14.A: Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp Bảng 4.14.B: Địa chỉ trụ sở hoạt động của các doanh nghiệp Bảng 4.15: Thống kê mô tả các biến quan sát Bảng 4.16: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha Bảng 4.17: Ma trận nhân tố đã xoay của phân tích nhân tố khám phá Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt trong mô hình tới hạn Bảng 4.19: Kết quả kiểm định độ tin cậy trong mô hình tới hạn Bảng 4.20: Mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm (chưa chuẩn hóa) Bảng 4.21: Mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm (chuẩn hóa) Bảng 4.22: Ma trận hệ số tương quan Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Bootsrap với mẫu lặp lại N=500 Bảng 4.24 Kết quả kiểm định các ảnh hưởng trực tiếp Bảng 4.25 Kết quả kiểm định các ảnh hưởng trung gian Bảng 4.26. Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo ngành nghề Bảng 4.27. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo ngành nghề Bảng 4.28. Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo hình thức sở hữu Bảng 4.29. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo hình thức sở hữu Bảng 4.30. Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo quy mô tài sản Bảng 4.31. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo quy mô tài sản 111 113 113 114 117 119 121 124 125 127 128 128 129 130 133 135 135 136 136 137 137
  • 16. v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến hành vi tổ chức Hình 2.2: Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT Hình 2.3: Vận dụng lý thuyết thể chế cho nghiên cứu Hình 2.4: Ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến hành vi tổ chức Hình 2.5: Ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến thực hiện KTQTMT Hình 2.6: Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên cho nghiên cứu Hình 2.7: Mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu hỗn hợp tuần tự Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức Hình 4.2A: Phân theo ngành nghề Hình 4.2B: Phân theo hình thức sở hữu Hình 4.3: Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn Hình 4.4: Kết quả SEM mô hình lý thuyết chuẩn hóa 46 50 51 52 57 58 59 69 74 75 109 115 115 123 126
  • 17. vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển bền vững là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, đó là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Keeble, 1988, tr.20). Theo Keit (2011, tr.6), “phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ”. Thách thức hiện nay là phải cân bằng giữa ba trụ cột: hiệu quả kinh tế (HQKT), công bằng xã hội và bảo vệ môi trường (BVMT). Nếu có một sự đột phá ở một trụ cột nào sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu còn lại (Keit, 2011). Theo O’Neill và cộng sự (2005), mặc dù phát triển kinh tế xanh đã trở thành xu hướng kinh doanh (KD) ở các nước phát triển, nhưng phần lớn các nước đang phát triển lại tạm thời ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt cho môi trường (MT). Tuy nhiên dưới áp lực của tất cả các bên liên quan, các doanh nghiệp (DN) đã tiến hành KD ngày càng có trách nhiệm hơn. Kärnä và cộng sự (2003) cho rằng, các chủ thể kinh tế trong quá trình ra quyết định phải thực hiện trách nhiệm xã hội xanh, bằng việc đảm bảo các giá trị đạo đức, tuân thủ các yêu cầu pháp lý, tôn trọng người dân, cộng đồng và MT. Đây chính là những giá trị nền tảng quan trọng cho phát triển bền vững. Hơn bao giờ hết, nhà quản trị hiểu rằng các khoản tiền dành cho việc kiểm soát và giảm bớt ô nhiễm MT không hoàn toàn là chi phí (CP) mà chính là một khoản đầu tư cho tương lai, nhằm gia tăng giá trị, hình ảnh, thương hiệu cho DN. Vì vậy, để phục vụ cho việc ra quyết định KD, ngoài các thông tin về doanh thu, CP, lợi nhuận như trước đây, nhà quản trị còn cần thêm các thông tin liên quan đến MT. Kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) xuất hiện vào những năm 1970, có thể cung cấp thông tin để đáp ứng yêu cầu này (Mohd và cộng sự, 2012). Theo Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC (2005, tr.19), KTQTMT là một công cụ "Quản lý hiệu quả môi trường và kinh tế thông qua việc thực hiện các HTKT liên
  • 18. vii quan đến MT". Mục tiêu của KTQTMT là nâng cao trách nhiệm giải trình nội bộ về các tác động MT và đảm bảo rằng nhà quản trị có những thông tin cần thiết để tăng cường quyết định về MT (Wilmshurst và Frost 2001). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích tiềm năng của việc tổ chức thực hiện KTQTMT là rất lớn. Những lợi ích này bao gồm việc giảm tổng CP, gia tăng giá trị cho sản phẩm (SP), thu hút nguồn nhân lực, và nâng cao uy tín của một tổ chức (IFAC, 2005; De Beer và Friend, 2006). Một số nghiên cứu khác cho thấy việc thực hiện KTQTMT có thể dẫn đến cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức khi sử dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định (IFAC, 2005; Jasch, 2006). Ví dụ, thông tin do KTQTMT cung cấp có thể được sử dụng để cải thiện quá trình xử lý chất thải, giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng và làm cho các quy trình của tổ chức trở nên thân thiện hơn với MT (Ferreira và cộng sự, 2010). Vì vậy, thực hiện KTQTMT không chỉ giúp tuân thủ luật pháp về bảo vệ MT mà còn mang lại cho nhiều lợi ích cho tổ chức, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững (Delmas và Toffel, 2008). Ngày nay, ô nhiễm MT đang là vấn đề được toàn cầu quan tâm, vì vậy trách nhiệm xã hội của DN thường chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc thảo luận (Sadeghzadeh, 1995). Ở Việt Nam, thời gian qua tình hình ô nhiễm MT ngày càng diễn biến phức tạp, các vụ việc ô nhiễm MT gây bức xúc dư luận có chiều hướng gia tăng. Theo Bộ tài nguyên và MT (2016, tr.28) “Ô nhiễm đất do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt thể hiện rõ nhất ở các vùng ven các đô thị lớn hoặc các vùng tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng”, bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là một vùng kinh tế có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế (TTKT) của cả nước. Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt mức tăng trưởng trung bình 10,23%/năm, cao hơn mức trung bình 8,6%/năm của cả nước (Nguyễn Chí Hải và Huỳnh Ngọc Chương, 2018). Năm 2016, mức TTKT của vùng gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nước, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách chiếm tới 60%, thu hút hơn 50% số vốn đầu tư nước
  • 19. viii ngoài vào Việt Nam (Bùi Ngọc Hiền, 2017). Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, vùng KTTĐ phía Nam đã và đang chịu nhiều áp lực về MT. Vấn đề ô nhiễm MT, đặc biệt là ô nhiễm không khí và nguồn nước, có xu hướng gia tăng tại hầu hết khu công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, các khu vực dọc quốc lộ 51. Theo các số liệu công bố, ở nhiều nơi mức ô nhiễm cao hơn 4 – 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép (Huỳnh Đức Thiện và Trần Hán Biên, 2012; Mạc Thị Minh Trà, 2014). Trước tình hình này việc giám sát của chính phủ, các cơ quan quản lý, truyền thông và công chúng đối với việc chấp hành pháp luật về BVMT của các DN, tổ chức và cá nhân sẽ ngày càng gia tăng. Với vai trò là phương tiện để các DN có thể quản lý hoạt động KD và MT, KTQTMT đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng của các cơ quan chức năng, các DN và nhà nghiên cứu. Từ đây, khoa học kế toán (KT) đã tiến thêm một bước tiến mới, hướng đến việc kiểm soát và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm bớt tác động không mong muốn đến MT, giúp cải thiện hình ảnh và chuẩn hóa hoạt động của DN (Zutshi, 2004). Là một nhánh KT tương đối mới, các nghiên cứu liên quan đến KTQTMT vẫn còn rất khiêm tốn (Bouma và Van der Veen, 2002). Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thực hiện KTQTMT ở các nước đang phát triển (Herzig và cộng sự, 2012). Riêng ở Việt Nam, KTQTMT là một lĩnh vực mới cả trong nghiên cứu lẫn ứng dụng thực tiễn. Theo Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), KTQTMT vẫn chưa phổ biến ở các DN và có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về KTQTMT. Một số nghiên cứu tiếp cận theo hướng tầm quan trọng của KTQTMT (ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Vân Trâm, 2016); hay nghiên cứu về “KTMT của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (Huỳnh Đức Lộng, 2015). Thời gian gần đây, đã có một vài nghiên cứu về Kế toán quản trị (KTQT) chi phí môi trường (CPMT), là một nội dung thuộc KTQTMT, và cũng chỉ nghiên cứu cho một lĩnh vực sản xuất cụ thể nào đó. Ví dụ như Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) nghiên cứu về KTQT CPMT trong DNSX gạch, Nguyễn Thị Nga (2016) nghiên
  • 20. ix cứu về “các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT CPMT trong các DNSX thép”, hoặc nghiên cứu về đặc điểm công ty và mức độ tổ chức thực hiện KTQTMT (Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự, 2017). Như vậy, các nghiên cứu về KTQTMT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá mờ nhạt và thiếu tính hệ thống. Thực tế này để lại một khoảng trống đáng kể trong các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT tại các DN ở Việt Nam. Như vậy, với các lý do: (1) Xu hướng phát triển bền vững của xã hội hiện đại; (2) Vai trò và lợi ích của KTQTMT; (3) Nhu cầu cần thông tin về MT của nhà quản trị; (4) Thực trạng ô nhiễm MT ở Việt Nam; và (5) Thiếu các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT, tác giả đã thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam – Nghiên cứu cho các tỉnh thành khu vực phía Nam”. Nghiên cứu này sẽ khám phá mối liên hệ giữa các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 2. Đo lường mức độ ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như sau: 1. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam? 2. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam hiện nay như thế nào?
  • 21. x 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện KTQTMT và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong phạm vi các DNSX ở các tỉnh thành, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thời gian nghiên cứu trong khoảng từ 12/2014 đến 4/2018. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, được thực hiện thông qua 2 giai đoạn. 1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia. Giai đoạn nghiên cứu định tính nhằm giải quyết mục tiêu: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam, (2) hoàn thiện thang đo thực hiện KTQTMT và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. 2. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng phiếu khảo sát và sử dụng các phần mềm SPSS, AMOS để hỗ trợ xử lý dữ liệu. Giai đoạn nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết mục tiêu: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1 Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT. Bởi vì, cho đến nay, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT vẫn chưa được khám phá đầy đủ, và kết quả trong các nghiên cứu trước vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất.
  • 22. xi Thứ hai, mặc dù các nghiên cứu trước cho thấy tiềm năng của lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế trong giải thích việc thực hiện KTQTMT, nhưng cho đến nay các nghiên cứu kết hợp hai lý thuyết này để phân tích các ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Các nghiên cứu trước, mới chỉ phân tích ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố đến việc thực hiện KTQTMT. Nghiên cứu này, phân tích thêm ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố đến việc thực hiện KTQTMT. Thứ ba, nghiên cứu này bổ sung vào các nghiên cứu trước, bằng cách phân tích về mối quan hệ giữa các nhân tố từ hai bối cảnh khác nhau (bối cảnh tổ chức với các nhân tố được xây dựng từ lý thuyết ngẫu nhiên và bối cảnh thể chế với các nhân tố được xây dựng từ lý thuyết thể chế), thông qua việc kiểm tra ảnh hưởng của nhân tố “nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh” đến nhân tố “áp lực mô phỏng” trong quá trình đẩy mạnh việc thực hiện KTQTMT. Như vậy, các kết quả của nghiên cứu này không chỉ bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu, mà còn cung cấp một khuôn khổ lý thuyết giúp giải thích việc thực hiện KTQTMT, làm cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu về KTQTMT trong tương lai. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn Ở Việt Nam, KTQTMT là một lĩnh vực nghiên cứu mới và chưa thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu này được coi là kịp thời và phù hợp. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các hàm ý cho các bên liên quan trong việc đẩy mạnh thực hiện KTQTMT tại DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. Nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức cho nhà quản trị tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam trong việc sản xuất kinh doanh (SXKD) có trách nhiệm với MT. Kiến thức thu được từ nghiên cứu có thể thúc đẩy thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam nhằm hướng tới mục tiêu gia tăng lợi ích kinh tế, BVMT và phát triển bền vững.
  • 23. xii 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Luận án có kết cấu 5 chương, cụ thể như sau: Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và một số hàm ý Kết luận
  • 24. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Trong chương 1 trình bày: (1) Các nghiên cứu về KTQTMT và (2) Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Đối với nội dung các nghiên cứu về KTQTMT, tác giả phân nhóm thành 2 dòng nghiên cứu cơ bản là (1) Các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT; (2) Các nghiên cứu vận dụng KTQTMT trong các tổ chức khác nhau. Trong mỗi dòng nghiên cứu đều bao gồm các nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu trong nước. Đối với nội dung các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT, tác giả khảo lược các nghiên cứu trước theo từng nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Và vì khảo lược theo từng nhân tố nên tác giả không phân chia thành các nghiên cứu trên thế giới và các nghiên cứu ở trong nước. Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả rút ra các nhận xét về các nghiên cứu đã thực hiện, xác định khe hổng nghiên cứu từ đó hình thành nên định hướng cho nghiên cứu. 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG Tại các quốc gia phát triển KTQTMT nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1997 đến nay (Schaltegger và cộng sự, 2011). Các nghiên cứu chung về KTQTMT, bao gồm hai dòng nghiên cứu chính là các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT và các nghiên cứu vận dụng KTQTMT tại một đơn vị, tổ chức cụ thể. Phần dưới đây trình bày lược khảo một số nghiên cứu tiêu biểu thuộc hai dòng nghiên cứu chính này. 1.1.1 Các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT 1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới Những nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT đã trình bày khái niệm, các tiêu thức phân loại thông tin MT, phương pháp xác định CP, thu nhập (TN) MT và các hướng dẫn về KTQTMT. Có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như: Ủy ban Bảo vệ môi trường Mỹ USEPA (1995); Sefcek và cộng sự (1997); Elkington (1997); Ủy ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc UNDSD (2001); Burritt và cộng sự (2002); Lamberton (2005); IFAC (2005). Các nghiên cứu này đã trình bày
  • 25. 2 nhiều khái niệm về KTQTMT và hiện nay vẫn chưa có khái niệm được thống nhất chung. Tuy nhiên, những khái niệm do UNDSD (2001) và khái niệm do IFAC (2005) đề xuất được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về KTQTMT (Schaltegger và cộng sự, 2011). Thuộc nhóm các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT còn có các nghiên cứu về phương pháp xác định CPMT. Trong đó có thể kể đến các dòng nghiên cứu như: (1) Kế toán chi phí (KTCP) theo dòng vật liệu (UNDSD, 2001; Bộ Môi trường Đức FEM, 2003; IFAC, 2005; Schaltegger và Buritt, 2017); (2) KTCP theo chu kỳ sống (Parker, 2000; Schaltegger và Buritt, 2017), (3) KTCP theo mức độ hoạt động (Stuart và cộng sự, 1999), (4) KTCP đầy đủ (Epstein,1996); Bebbington và cộng sự, 2001), và (5) KTCP toàn bộ (USEPA, 1995). Các nghiên cứu phân loại CP theo nhóm (1), (2) và (3) nhằm phục vụ cho mục tiêu phân tích CP, còn các nghiên cứu phân loại theo nhóm (4) và (5) nhằm phục vụ cho mục tiêu thẩm định dự án đầu tư. USEPA (1995) đã phân loại CPMT theo mức độ và phạm vi sử dụng thông tin. Theo đó, CPMT trong phạm vi nội bộ DN bao gồm: (1) CP truyền thống; (2) CP ẩn; (3) CP tiềm tàng; (4) CP hình ảnh và CPMT ngoài phạm vi DN là CP xã hội. Từ đây, USEPA (1995) đưa ra hướng dẫn về xác định và phân bổ CPMT cho các dự án đầu tư dài hạn. Nghiên cứu của Sefcek và cộng sự (1997) là một đóng góp của Mỹ cho dòng nghiên cứu này. Tuy nhiên, các tác giả không đề cập đến các vấn đề đạo đức mà các tác giả khác đã sử dụng để thúc đẩy KTMT (ví dụ Gray và Bebbington, 2001). Thay vào đó, Sefcek và cộng sự (1997) soạn thảo các hướng dẫn về KTMT từ quan điểm của các bên liên quan và trách nhiệm giải trình. Elkington (1997) biên soạn một cuốn sách dài hơn 400 trang, phác thảo tầm nhìn về tương lai của nền kinh tế công nghiệp phương Tây. Quyển sách này thâm nhập tất cả các khía cạnh của hoạt động KD bao gồm: công nghệ vòng đời, đổi mới quản trị nội bộ, hoàn thiện SP, dịch vụ, tuân thủ các quy định và trách nhiệm giải
  • 26. 3 trình. Theo tác giả, khi thực hiện tất cả các hướng dẫn trên, các tập đoàn sẽ tồn tại và phát triển bền vững. UNDSD (2001) cũng phân loại CPMT theo CP nội bộ trong DN và CP bên ngoài liên quan đến CP ngoại tác, CP BVMT tương tự như USEPA (1995). Tuy nhiên, trong hướng dẫn của UNDSD (2001), CPMT được giới hạn trong phạm vi CP trong DN. Theo đó, CPMT bao gồm: CP xử lý chất thải, CP quản lý ô nhiễm MT, CP NVL và CP chế biến của đầu ra phi SP. UNDSD (2001) đưa ra các hướng dẫn về xác định CPMT theo dòng NVL, phân bổ CP theo mức độ hoạt động và lập báo cáo CPMT. Burritt và cộng sự (2002) đề xuất một khuôn khổ toàn diện cung cấp các hướng dẫn cho nhà quản trị sử dụng các công cụ đa dạng của KTQTMT với mục đích khuyến khích việc áp dụng chúng. Trong khi đó Lamberton (2005), đề xuất một khung KT nhằm cung cấp thông tin phù hợp cho quản trị nội bộ và các đối tượng sử dụng tiềm năng khác. IFAC (2005), kế thừa định nghĩa, cách phân loại thông tin KTQTMT của UNDSD (2001), nhưng trình bày chi tiết hơn về thông tin KTQTMT theo thước đo hiện vật và KTQTMT theo thước đo giá trị. Từ đó, IFAC (2005) đưa ra các ví dụ minh họa áp dụng KTQTMT cho quản trị nội bộ. 1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT chủ yếu dựa vào nghiên cứu của UNDSD (2001) và IFAC (2005). Các nghiên cứu này tập trung vào khái niệm, phân loại, phương pháp xác định CP, TN môi trường và hạch toán các khoản CP, TN môi trường, hoặc rút ra bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác để hình thành những hướng dẫn về KTQTMT. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nổi bật sau đây: Nguyễn Chí Quang (2003), đã trình bày cơ sở lý thuyết về KTMT trong DN. Trong đó tác giả giới thiệu các tiêu thức phân loại và xác định CPMT, phương pháp hạch toán KTCP đầy đủ. Tuy nhiên nghiên cứu chưa trình bày rõ về phương pháp xử lý và cung cấp thông tin môi trường (TTMT) trên các báo cáo.
  • 27. 4 Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Mai (2012) đề xuất cách phân loại CPMT theo tiêu thức phân loại CP truyền thống và phương pháp xác định CPMT theo chu kỳ sống, phân bổ CP theo mức độ hoạt động. Nghiên cứu này chưa trình bày đầy đủ các tiêu thức phân loại CPMT và chưa trình bày phương pháp KTCP theo dòng vật liệu như hướng dẫn KTMT của UNDSD (2001) và IFAC (2005). Phạm Đức Hiếu (2010) chỉ ra những điểm khác nhau về cách hạch toán CP xử lý chất thải giữa KTCP truyền thống và KTCP môi trường. Nghiên cứu đi đến đề xuất các DN cần thực hiện KTCP môi trường nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Đức Loan (2013), đã trình bày định nghĩa, phân loại thông tin KTMT và các điều kiện để tổ chức KTMT ở Việt Nam nói chung. Nhóm tác giả chưa đi sâu nghiên cứu cho từng nhóm Kế toán tài chính (KTTC) môi trường và KTQTMT. Trong nghiên cứu “KTMT của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tác giả Huỳnh Đức Lộng (2015) đã tổng kết kinh nghiệm thực hiện KTMT của Mỹ, Nhật, Đức và Hàn Quốc, từ đó rút ra nhận xét: yếu tố thúc đẩy việc thực hiện KTMT trong các DN là: hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật; sự phối hợp của cơ quan chức năng, tổ chức MT và hiệp hội nghề nghiệp; sự hỗ trợ tài chính của các tổ chức khác. Tác giả cũng cho biết, khi thực hiện KTMT hiệu quả KD của DN sẽ tăng lên, từ đó tạo động lực cho các DN khác thực hiện KTMT. Tùy theo đặc điểm riêng về lĩnh vực KD, năng lực của KT và trình độ của nhà quản trị, mà mỗi DN có thể thực hiện một hoặc nhiều nội dung của KTMT, bao gồm: Phân tích dòng CP nguyên vật liệu (NVL); Phân tích CP vòng đời SP; KT thu nhập về MT; Đánh giá hiệu quả hoạt động MT; Trình bày TTMT. Hoàng Thị Bích Ngọc (2014) đã nghiên cứu thực hiện KTQTMT tại Nhật Bản và rút ra một số bài học cho Việt Nam. Nghiên cứu đi đến nhận xét KTQTMT thường được áp dụng tại các DNSX có quy mô lớn và cần có sự hỗ trợ của các các cơ quan chức năng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn.
  • 28. 5 Ngoài ra, còn có nghiên cứu về “Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thành quả HĐMT của DN” của Huỳnh Đức Lộng (2016). Trong nghiên cứu này, tác giả đã khái quát các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐMT và các chỉ tiêu đánh giá HQKT môi trường, nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá thành quả hoạt động của DN. 1.1.2 Các nghiên cứu vận dụng Kế toán quản trị môi trường 1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới Thời gian qua, rất nhiều tác giá quan tâm đến việc vận dụng KTQTMT trong các tổ chức khác nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Brown và Deegan (1998); Verschoor (1998); Bartolomeo và cộng sự (2000); Frost và Wilmshurst (2000); Frost và Seamer (2002); Burritt và cộng sự (2002); Masanet- Llodra (2006); Burritt và Saka (2006); Kokubu và Nashioka (2008). Brown và Deegan (1998) đã kiểm tra việc công khai thông tin về hiệu quả HĐMT theo lý thuyết cơ chế truyền thông và lý thuyết hợp pháp. Chín ngành công nghiệp đã được xem xét trong giai đoạn 1981-1994. Các tác giả lập luận rằng các phương tiện truyền thông có thể thúc đẩy mối quan tâm của cộng đồng về HQMT của các tổ chức, dẫn đến việc tiết lộ thông tin về MT trong báo cáo hàng năm. Trong phần lớn các ngành công nghiệp nghiên cứu, mức độ quan tâm của giới truyền thông cao hơn có liên quan đáng kể với mức độ tiết lộ TTMT hàng năm cao hơn. Những phát hiện quan trọng đã ủng hộ giả thuyết với 5 trong số 9 ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho thấy một số hạn chế của nghiên cứu. Thứ nhất, nguồn phương tiện truyền thông bị hạn chế về tính sẵn có, và cũng không xác định được đâu là nguồn thông tin có ảnh hưởng lớn nhất ở Australia. Thứ hai, các phương tiện truyền thông chú ý đến các sự kiện cụ thể không liên quan đến việc tiết lộ TTMT. Mặc dù có những hạn chế này, nhưng đây là một nghiên cứu thú vị, khẳng định tính hữu ích của lý thuyết hợp pháp về việc giải thích sự tiết lộ TTMT trên các báo cáo hàng năm trong một số trường hợp. Verschoor (1998) nghiên cứu mối liên hệ có thể có giữa hiệu quả tài chính của các công ty có cam kết đạo đức về MT. Trọng tâm của nghiên cứu là tìm ra mối liên hệ giữa hiệu quả tài chính và nhấn mạnh vào đạo đức MT như một khía cạnh
  • 29. 6 của quản trị DN. Verschoor nhận thấy rằng 26,8% trong số 500 công ty lớn nhất của Mỹ có cam kết về MT đối với các bên liên quan, hoặc tuân thủ các quy tắc về MT. Hoạt động tài chính của các tập đoàn này đứng ở vị trí cao hơn so với các tập đoàn khác không hành xử theo cách này, với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Bartolomeo và cộng sự (2000) đã trình bày kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện KTQTMT và tiềm năng trong tương lai của 84 công ty ở Đức, Ý, Hà Lan và Anh - về hóa chất, dược phẩm, năng lượng và ngành in. Kết quả cho thấy các công ty ở Châu Âu đã có sự quan tâm đến KTQTMT ở mức vừa phải nhưng có xu hướng tăng lên theo thời gian. Phần lớn các công ty trong mẫu nghiên cứu có chiến lược môi trường (CLMT) riêng, hơn một nửa số công ty đã có một hệ thống quản lý môi trường (QLMT) và nhân viên kỹ thuật MT. Trong mẫu nghiên cứu, các công ty quan tâm nhiều hơn về kiểm soát ô nhiễm, việc thực hiện phân bổ CPMT chỉ ở mức hạn chế, và hầu hết các công ty chỉ tập trung vào việc ra quyết định ngắn hạn. Nghiên cứu này cũng tiết lộ rằng các công ty trong nghiên cứu chỉ thực hiện việc đo lường các tác động bên ngoài ở mức không đáng kể là vì tốn quá nhiều thời gian và công sức, thiếu các thiết bị kỹ thuật để đo lường các thông số MT và bản thân các công ty cũng ít quan tâm đến các ngoại tác. Frost và Wilmshurst (2000) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực hiện KTQTMT với lĩnh vực KD nhạy cảm hay không nhạy cảm với MT của 121 công ty lớn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Úc. Nhìn chung thực hiện KTQTMT của các công ty này vẫn còn hạn chế. Các tác giả đã so sánh giữa các công ty trong ngành công nghiệp nhạy cảm với MT và ít nhạy cảm với MT, có một sự khác biệt đáng kể đã được tìm thấy cho thực hiện KTQTMT đối với các lĩnh vực liên quan đến ô nhiễm và xử lý ô nhiễm. Đối với các lĩnh vực liên quan đến các vấn đề MT nói chung như năng lượng, chất thải và tái chế, không có sự khác biệt đáng kể nào. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty trong ngành công nghiệp nhạy cảm với MT nhận thức được nhiều hơn về CPMT do bản chất của hoạt động KD của họ gắn liền với việc thực hiện kiểm toán MT nhiều hơn.
  • 30. 7 Frost và Seamer (2002) phân tích hoạt động quản lý và báo cáo về MT của các thực thể thuộc khu vực công ở New South Wales, Australia. Bằng cách khảo sát 35 nhà quản lý khu vực công thông qua bảng câu hỏi và phân tích nội dung của báo cáo KT hàng năm, kết quả của nghiên cứu cho biết một nửa số đơn vị trong mẫu khảo sát đã xây dựng CLMT riêng. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm với MT và các đơn vị thưc hiện dịch vụ công gắn liền với mức độ công bố TTMT. Các tác giả cũng đã phát hiện ra mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa các đơn vị hoạt động trong ngành nhạy cảm với MT và các đơn vị có quy mô lớn với việc thực hiện hệ thống QLMT. Masanet-Llodra (2006) báo cáo kết quả của một nghiên cứu tình huống chuyên sâu về mối quan hệ giữa chiến lược đổi mới với thực hiện KTQTMT của một công ty trong lĩnh vực gạch men là ngành công nghiệp nhạy cảm với MT và là ngành công nghiệp có những tiêu chuẩn, quy định rất khắt khe. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển của các chỉ số MT khi thực hiện KTQTMT đã giúp cải thiện hiệu quả KD. Và chiến lược chung của công ty là đầu tư vào MT. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng công ty không có bất kỳ sự quan tâm nào trong việc tiết lộ TTMT trong các báo cáo hàng năm. Mặc dù công ty tuyên bố muốn tiết lộ TTMT như là một cam kết với các bên liên quan, nhưng thực tế cho thấy các TTMT được công bố của công ty chỉ giới hạn đối với các phản hồi đặc biệt đối với cá nhân yêu cầu thay vì cung cấp thông tin tổng quát, và cũng không công khai TTMT trong các báo cáo hàng năm. Burritt và Saka (2006) đã báo cáo một nghiên cứu tình huống được thực hiện với sự tham gia của 6 công ty ở Nhật Bản về ứng dụng KTQTMT và hiệu quả sinh thái. Do không có hướng dẫn chung làm cơ sở để phân tích và so sánh hiệu quả KD hoặc SP sinh thái ở Nhật Bản, các công ty hàng đầu đã phát triển các chỉ số sinh thái và hiệu quả sinh thái của riêng mình. Những khác biệt về thực tiễn hoạt động KTQTMT cho thấy cần phải thúc đẩy hơn nữa khái niệm về hiệu quả sinh thái và các khuôn mẫu lý thuyết cho thực hành KTQTMT.
  • 31. 8 Kokubu và Nashioka (2008) đã nghiên cứu thực hiện KTQTMT tại 75 công ty mẹ và 255 công ty con thuộc lĩnh vực sản xuất ở Nhật bản. Đối với các công ty con, sự phát triển của KTMT được thúc đẩy bởi sự cần thiết phải gửi dữ liệu đến công ty mẹ. Trong khi đó các công ty mẹ lại quan tâm nhiều đến mục đích công bố thông tin bên ngoài nhiều hơn là mục đích quản lý nội bộ. Hầu hết các công ty mẹ đã tuân theo các văn bản hướng dẫn thực hiện KTMT để cung cấp các báo cáo môi trường (BCMT) ra bên ngoài. 1.1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam Theo Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu vận dụng KTQTMT trong các DN vẫn còn rất ít. Các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến phương pháp hạch toán CPMT tại các DN thuộc một lĩnh vực cụ thể. Thuộc nhóm này, có các nghiên cứu sau: Nguyễn Ánh Tuyết và Nguyễn Chí Quang (2006) đã phân tích cơ cấu giá thành của một số SP tại công ty Machino. Kết quả cho thấy CPMT (chủ yếu là CP năng lượng và CP xử lý chất thải rắn) chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành SP. Nghiên cứu cũng đề xuất về việc áp dụng KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam. Thông qua phân tích thực trạng tổ chức công tác KTMT tại các DNSX ở Quảng Ngãi, Phạm Hoài Nam (2016), đã xác định quy trình ghi nhận, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin KT, gồm: tài sản, nợ phải trả, CP, TN môi trường. Nghiên cứu cũng phân tích nguyên nhân của các hạn chế trong công tác KTMT và đề xuất các giải pháp nâng cao việc thực hiện KTMT tại các DNSX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Hoàng Thị Bích Ngọc (2017) đã khảo sát và đánh giá thực trạng về hệ thống KTQT CPMT tại các DN chế biến dầu khí - Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp và lộ trình phù hợp để áp dụng KTQT CPMT cho các DN chế biến dầu khí - Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
  • 32. 9 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG Theo nhiều tác giả, KTQTMT được coi là một sự đổi mới về quản lý và là một hiện tượng gần đây trong lĩnh vực KT (Rikhardsson và cộng sự, 2005; Ferreira và cộng sự, 2008, 2010; Christ và Buritt, 2013). Tuy có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của KTQTMT, nhưng việc áp dụng và thực hiện KTQTMT ở các tổ chức thuộc nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển vẫn còn rất hạn chế và đang ở trong giai đoạn khởi đầu (Burritt, 2004; IFAC, 2005; Ambe, 2007; Chang, 2007; Christ và Buritt, 2013). Cho đến nay, số lượng các nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến việc chấp nhận và thực hiện KTQTMT hoặc liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT còn rất khiêm tốn và hầu hết thực hiện theo phương pháp tiếp cận lý thuyết hoặc nghiên cứu tình huống (Christ và Burritt, 2013; Ferreira và cộng sự, 2010). Mặc dù các nghiên cứu hướng dẫn thực hiện KTQTMT và nghiên cứu vận dụng KTQTMT vào các tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm và kiến thức liên quan đến KTQTMT (Burritt, 2004; Burritt và cộng sự, 2009; Jasch và cộng sự, 2010), nhưng cũng cần bổ sung các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT để mở rộng kiến thức hiện tại về KTQTMT trong thực tế và làm tăng tính khái quát cho vấn đề nghiên cứu (Chang, 2007; Christ và Burritt, 2013). Hiện nay đã có một vài nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT tại các DN. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT của các tác giả như: Ferreira và cộng sự (2010); Chang (2007); Qian (2007); Jalaludin và cộng sự (2011); Christ và Burritt (2013); Alkisher (2013); Jamil và cộng sự (2015); Mokhtar và cộng sự (2016); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Nga (2016); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018b) …v.v sẽ cung cấp bằng chứng và sự hiểu biết toàn diện hơn cho những nhà hoạch định chính sách và những người ủng hộ thực hiện KTQTMT. Bảng 1.1 dưới đây sẽ tóm tắt các nghiên cứu nổi bật trước đây về nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT.
  • 33. 10 Bảng 1.1 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Tác giả Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Lý thuyết (LT) sử dụng Kết quả nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng Ferreira và cộng sự (2010 Nghiên cứu vai trò của chiến lược với việc thực hiện KTQTMT và đổi mới Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và hồi quy cấu trúc SEM. LT ngẫu nhiên CLMT Chang (2007) Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT tại Đại học RMIT Phỏng vấn chuyên gia và phân tích thống kê mô tả LT ngẫu nhiên, LT thể chế, LT các bên liên quan CLMT, ALCE, Nhiệm vụ phức tạp, Nhận thức nhà QT, Hỗ trợ của nhà QT Qian (2007) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT trong quản lý chất xả thải Nghiên cứu tình huống LT ngẫu nhiên, LT thể chế Sự biến động của MTKD, CLMT, Nhiệm vụ phức tạp, ALCE, ALQC, ALMP Jalaludin và cộng sự (2011) Nghiên cứu ảnh hưởng của Áp lực thể chế với việc thực hiện KTQTMT Sử dụng Bảng câu hỏi khảo sát và hồi quy tuyến tính OLS LT thể chế ALQC Christ và Burritt (2013) Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức đến thực hiện KTQTMT Khảo sát trực tuyến và hồi quy tuyến tính OLS LT ngẫu nhiên CLMT, Lĩnh vực KD, Quy mô DN
  • 34. 11 Alkisher (2013) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQTMT Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và hồi quy tuyến tính OLS LT ngẫu nhiên, LT thể chế, LT hợp pháp, LT các bên liên quan, LT lan truyền sự đổi mới CLMT, ALCE, ALQC, Cơ cấu tổ chức, Văn hóa tổ chức, Hỗ trợ của nhà quản trị, Cân nhắc tính hợp pháp, Áp lực các bên liên quan Jamil và cộng sự (2015) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và hồi quy tuyến tính OLS LT thể chế ALCE Mokhtar và cộng sự (2016) Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm DN đến việc thực hiện KTQTMT Khảo sát các DN niêm yết và hồi quy tuyến tính OLS LT ngẫu nhiên Hình thức sở hữu Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT CPMT Điều tra khảo sát và phân tích nhân tố khám phá EFA LT ngẫu nhiên, LT thể chế ALCE, ALQC, ALMP, Nhận thức nhà QT, CLMT, Văn hóa tổ chức, Nguồn lực
  • 35. 12 Nguyễn Thị Nga (2016) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT CPMT Điều tra khảo sát và hồi quy tuyến tính OLS LT ngẫu nhiên, LT thể chế, LT lan truyền sự đổi mới Nhận thức nhà QT, Vai trò của KTQT, Truyền thông nội bộ, ALCE Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) Nghiên cứu áp lực thể chế ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQTMT Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và hồi quy cấu trúc SEM LT thể chế ALCE, ALQC, ALMP Nguyễn Thị Hằng Nga (2018b) Phân tích ảnh hưởng của sự biến động về MTKD và CLKD đến thực hiện KTQTMT Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và hồi quy cấu trúc SEM LT ngẫu nhiên Nhận thức về sự biến động của MTKD, CLMT Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua bảng 1.1 có thể thấy các nghiên cứu trước chủ yếu sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế để giải thích việc thực hiện KTQTMT. Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT được rút ra từ các nghiên cứu trước, có 6 nhân tố phổ biến được nhiều tác giả ủng hộ, đó là: ALCE, ALQC, ALMP, nhận thức về sự biến động của MTKD, CLMT và sự phức tạp của nhiệm vụ. Theo đề xuất của Al Kisher (2013), có thể phân loại các nhân tố này thành hai nhóm, bao gồm: nhóm nhân tố thuộc lý thuyết ngẫu nhiên (bối cảnh tổ chức) và nhóm nhân tố thuộc lý thuyết thể chế (bối cảnh thể chế). Tuy nhiên, không phải tất cả các kết quả nghiên cứu đều thống nhất với nhau về ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT. Điều này sẽ được trình bày cụ thể ở các mục 1.2.1 và 1.2.2 ở dưới đây. 1.2.1 Các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế (Institutional Context) Dựa trên nghiên cứu trước đây sử dụng lý thuyết thể chế để phân tích mức độ ảnh hưởng của áp lực bên ngoài đến các tổ chức trong thực hiện KTQTMT, có ba nhân tố chính thuộc bối cảnh thể chế được lựa chọn để phân tích. Các nhân tố này bao gồm ALCE, ALQC và ALMP. Tuy nhiên ảnh hưởng của những nhân tố này đến việc tổ chức thực hiện KTQTMT trong các nghiên cứu trước là chưa thống nhất
  • 36. 13 và cần được phân tích sâu hơn. Nghiên cứu này khám phá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định tổ chức thực hiện KTQTMT của các DNSX. Phần tiếp theo trình bày tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế. 1.2.1.1 Áp lực cưỡng ép (Coercive pressure) ALCE là một nhân tố quan trọng của lý thuyết thể chế để giải thích sự đổi mới ở một tổ chức (DiMaggio và Powell, 1983; Hoffman, 2001; Delmas, 2002; Delmas và Toffel, 2004b; Delmas và Toffel, 2008). Áp lực này có thể đến từ sức ép chính thức (chính phủ, cơ quan quản lý) hoặc không chính thức (khách hàng, nhà cung cấp,..) nhằm điều chỉnh các hoạt động của DN. Theo DiMaggio và Powell (1983), các tổ chức có thể thay đổi hệ thống của họ để phù hợp với chính sách của chính phủ nhằm tuân thủ pháp luật hoặc đảm bảo hỗ trợ kinh phí. Ví dụ, các tổ chức thường tìm cách áp dụng công nghệ mới để kiểm soát ô nhiễm nhằm tuân thủ các quy định về MT. Các tổ chức hoạt động trong khu vực công cũng có xu hướng tuân thủ chính sách và các yêu cầu của chính phủ, do sự phụ thuộc của họ vào sự hỗ trợ tài chính được cung cấp bởi chính phủ. Theo nghiên cứu của Delmas (2002), sự ưu đãi hoặc hỗ trợ kỹ thuật, hoặc các quy định cưỡng ép bằng văn bản do các chính phủ khác nhau ở châu Âu thực hiện đã đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của các DN về việc áp dụng tiêu chuẩn MT. Các nghiên cứu của Delmas và Toffel (2004b), và Hoffman (2001) cũng cho thấy ALCE là động lực quan trọng nhất trong số áp lực các bên liên quan có ảnh hưởng đến các HĐMT của các tổ chức. Một số nghiên cứu cho thấy luật pháp là một trong những nhân tố quan trọng đối với nhiều tổ chức để giải quyết các vấn đề MT (Gadenne và Zaman, 2002; Delmas, 2002; Delmas và Toffel, 2004a; Delmas và Toffel, 2004b). Tăng cường luật MT ở nhiều quốc gia thúc đẩy các tổ chức áp dụng các sáng kiến và các chương trình về MT nhằm giảm thiểu tác động MT, tiết kiệm CP và đạt được sự phát triển bền vững (UNDSD, 2000). Welford và Gouldson (1993) tuyên bố rằng luật MT là một trong những nhân tố quan trọng nhất buộc các tổ chức phải giải quyết các vấn đề MT.
  • 37. 14 Vì vậy, ALCE là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Theo Burritt và Saka (2006) nhiều chính phủ, chính quyền địa phương đã đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy các DN thực hiện KTQTMT. Chính phủ một số nước như: Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Philippines, Nhật, Đức, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Canada, Áo, Úc, Nam Phi và Argentina nhận ra tầm quan trọng của KTQTMT, và công bố nhiều chủ trương, dự án thí điểm và thực hiện các nghiên cứu điển hình quốc gia nhằm hướng dẫn các tổ chức chấp nhận và áp dụng KTQTMT (UNDSD, 2000; Burritt và Saka, 2006). Các nghiên cứu trước đây đã quan tâm đến nhân tố sự ưu đãi và hỗ trợ do chính phủ cung cấp vì nó có thể thúc đẩy việc áp dụng và sử dụng KTQTMT. Kokubu và cộng sự (2003) nhận thấy rằng các sáng kiến và sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản khuyến khích áp dụng các thông lệ MT và báo cáo về MT của một số lượng lớn các công ty Nhật Bản. Tương tự, theo (Chang, 2007) việc thiếu những áp lực, hoặc trợ giúp của chính phủ có thể cản trở việc áp dụng KTQTMT trong các tổ chức. Tuy nhiên, việc tuân thủ pháp luật về MT dẫn đến các tổ chức phải chịu nhiều gánh nặng và CP, và do đó làm tăng sự quan tâm của tổ chức đến hệ thống KTMT nói chung và KTQTMT nói riêng. Sendroiu và cộng sự (2006) tuyên bố rằng luật pháp nghiêm ngặt ở nhiều nước phát triển như các nước châu Âu, Mỹ, Nhật đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện KTQTMT, bởi vì CP và khoản nợ phát sinh từ trách nhiệm MT rất lớn, làm cho DN nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng KTQTMT trong việc theo dõi, quản lý CP và nợ phải trả về MT. Phát hiện này làm nổi bật vai trò quan trọng của ALCE trong việc tiếp thu và áp dụng KTQTMT. Nghiên cứu thực nghiệm của (Kokubu và cộng sự, 2003; Kokubu và Nashioka, 2006) đã được tiến hành để kiểm tra ảnh hưởng của ALCE đến việc chấp nhận và thực hiện KTQTMT. Nghiên cứu của Kokubu và cộng sự (2003) cho thấy nhân tố ALCE của chính phủ Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc các DN áp dụng KTQTMT. Kết quả này được hỗ trợ bởi Kokubu và Nashioka (2006) khi tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa ALCE với thực hiện KTQTMT của các DN. Ở Việt Nam, một số nghiên
  • 38. 15 cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của nhân tố ALCE đến thực hiện KTQTMT. Ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2016), nghiên cứu của Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Ambe (2007); Chang (2007), Qian (2007), Alkisher (2013), Jamil và cộng sự (2015) về vai trò quan trọng của ALCE ảnh hưởng đến quyết định của một tổ chức chấp nhận và thực hiện KTQTMT. Các kết quả trên cũng phù hợp với cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng ALCE có thể đóng một vai trò rất lớn trong việc khuyến khích các tổ chức chấp nhận và thực hiện KTQTMT (UNDSD, 2000). Trong khi đó, Jalaludin và cộng sự (2011) phát hiện ra rằng ALCE đã không có một ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT trong các trường đại học tại Austrailia. Phát hiện của Jalaludin và cộng sự (2011) đã mâu thuẫn với sự mong đợi và những phát hiện được cung cấp bởi các nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu này tiếp tục khám phá ảnh hưởng của ALCE đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 1.2.1.2 Áp lực quy chuẩn (Normative pressure) Sức ép ALQC của các hiệp hội nghề nghiệp là một nhân tố thuộc bối cảnh thể chế, rất quan trọng trong các nghiên cứu trước (DiMaggio và Powell, 1983; IFAC, 2005; Chang, 2007). Theo Chang (2007), hiệp hội nghề nghiệp góp phần thúc đẩy các DN thực hiện thay đổi, trong đó có đổi mới về KT. Với sự quan tâm về MT ngày càng tăng, một số cơ quan chuyên môn như ISO (International Standards Organization - Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế) và GRI (global reporting initiative – Sáng kiến báo cáo toàn cầu) đã phát triển các hướng dẫn, các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý TTMT, và phát triển các chỉ số hiệu quả HĐMT (Li, 2004). Sự hiện diện của các hướng dẫn và tiêu chuẩn như vậy đã tạo điều kiện khuyến khích việc áp dụng hệ thống QLMT trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Trong bối cảnh của KTQTMT, một số hiệp hội KT chuyên nghiệp như Hiệp hội Kế toán công chứng Anh ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) và Liên đoàn Kế toán Quốc tế IFAC (International Federation of Accountants) cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy KTQTMT. Các cơ quan này đã công bố một số sáng kiến, tài liệu hướng dẫn về KTQTMT, và
  • 39. 16 dành nguồn lực đáng kể cho mục đích này. Ví dụ, IFAC đã công bố tài liệu hướng dẫn nghiên cứu và thực hành cho tổ chức và cá nhân về KTQTMT. Bên cạnh đó, một nhóm chuyên gia quốc tế của tổ chức phát triển bền vững Liên Hiệp Quốc đã công bố tài liệu “Kế toán quản trị môi trường: Thủ tục và nguyên tắc” để giải thích các khái niệm về KTQTMT và cung cấp một số nguyên tắc hướng dẫn áp dụng KTQTMT (UNDSD, 2001). Việc các tổ chức KT và các hiệp hội nghề nghiệp thúc đẩy và hỗ trợ KTQTMT đã đặt các tổ chức ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển trước áp lực chấp nhận và thực hiện KTQTMT (Chang, 2007). Áp lực này là từ hành vi của tổ chức đối với các vấn đề MT, và những nỗ lực nhằm đưa ra các thay đổi cơ bản và những đổi mới mới cho hệ thống của họ, bao gồm cả hệ thống KT, nhằm tuân thủ các hướng dẫn và tiêu chuẩn được tạo ra bởi các tổ chức nghề nghiệp (Chang, 2007). Bên cạnh đó, các luận điểm trong lý thuyết thể chế được cung cấp bởi DiMaggio và Powell (1983), đề xuất rằng các cơ quan chuyên môn và giáo dục chính thức có thể tạo ra ALQC cho những thay đổi đối với hành vi của tổ chức. Delmas (2002) cũng cho rằng nhà quản trị có xu hướng phụ thuộc vào kinh nghiệm của họ để xây dựng các kịch bản thích hợp cho việc ra quyết định trong trường hợp các thông tin cần thiết không dễ dàng có sẵn, hoặc khi CP cho việc có được thông tin là không lý tưởng. Theo Delmas (2002), hành vi của các cá nhân trong việc xử lý các vấn đề khác nhau thường bị ảnh hưởng bởi nền tảng giáo dục chính thức mà họ tiếp nhận. Theo Bennett và cộng sự (2006), nền tảng giáo dục khác nhau của các cá nhân dẫn đến các ý kiến khác nhau về một số vấn đề nhất định, ví dụ như công tác quản lý HĐMT. Tương tự, Chang (2007) cũng lập luận rằng các hiệp hội chuyên nghiệp và giáo dục chính thức có thể đóng một vai trò cơ bản trong việc tăng cường chấp nhận và áp dụng KTQTMT. Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của sức ép ALQC, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của ALQC về chấp nhận và thực hiện KTQTMT còn chưa nhiều và kết quả cũng không thống nhất. Chang (2007) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu (PPNC) trường hợp, thông qua các cuộc phỏng vấn mặt đối mặt để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố như ALQC, ALMP, áp lực các bên liên quan đến thực hiện
  • 40. 17 KTQTMT. Trái với kỳ vọng, nghiên cứu này cho thấy áp lực của các hiệp hội nghề nghiệp và giáo dục chính thức không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc áp dụng KTQTMT. Nghiên cứu của Jamil và cộng sự ( 2015) cũng tương đồng với kết quả của Chang (2007), khi không tìm thấy ảnh hưởng của ALQC đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX vừa và nhỏ ở Malaysia. Trong khi đó, Ambe (2007), Qian (2007), Jalaludin và cộng sự (2011) phát hiện thấy nhận thức và giáo dục cộng đồng (ALQC) là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Gần đây hơn Alkisher (2013), Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) nhận thấy rằng mức độ thực hiện KTQTMT bị ảnh hưởng đáng kể bởi ALQC. Nghiên cứu này, tiếp tục điều tra thêm ảnh hưởng của ALQC đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 1.2.1.3 Áp lực mô phỏng (Mimetic pressure) ALMP là phản ứng bắt chước các tổ chức khác trong xã hội của DN đối với các kỹ thuật, phương pháp đã được chấp nhận, áp dụng, hoặc được xem là chuẩn mực trong ngành (DiMaggio và Powell, 1983). Theo Scott (1995) các thể chế thiết lập trong từng bối cảnh xã hội đã ràng buộc hành động của các tổ chức, để các hoạt động này phù hợp với một tập hợp quy tắc và thông lệ hợp pháp được xác định bởi xã hội. Để không bị coi là người ngoài cuộc, một tổ chức sẽ chọn "bắt chước" như một chiến lược an toàn và có hiệu quả. Bắt chước có nhiều khả năng xảy ra hơn khi không có các tiêu chí rõ ràng trong quá trình thực hiện hoặc khi các tổ chức không hiểu về các phương pháp, quy trình, công nghệ được sử dụng (DiMaggio và Powell 1983). Khi sự phát triển của KTMT vẫn còn rất mới, không nhiều tổ chức am hiểu rõ ràng về các tiêu chí và phương pháp KTMT. Điều này tạo điều kiện cho việc bắt chước thực hiện KTMT giữa các tổ chức. Powell (1991) nhận thấy rằng một trong những động lực chính cho việc sử dụng thông tin trong quản lý chất xả thải tại các chính quyền địa phương ở Anh là việc bắt chước phương pháp của các hội đồng địa phương khác vì họ muốn được xem như là những người tiên phong và "làm những điều tốt đẹp" thay vì là “lạc hậu” nhất.
  • 41. 18 Theo Zucker (1987), mức độ mà một tổ chức hoạt động theo các quy tắc và thông lệ của nhóm ngành KD phụ thuộc vào đặc điểm thành viên, mật độ tương tác của tổ chức, và các luồng thông tin lưu chuyển. Các nghiên cứu tình huống tiết lộ rằng các áp lực nhận thức (ALMP) về KTMT đã được dự báo trên cơ sở những thay đổi trong ba khía cạnh này. Thứ nhất, về đặc điểm của thành viên. DiMaggio và Powell (1983), nhận xét một tổ chức có xu hướng tìm kiếm bản sắc của mình trong nhóm ngành KD bằng cách bắt chước các thành viên trong nhóm và áp dụng các thông lệ đã được các thành viên khác chấp nhận. Tương tự, Abrahamson (1996), lập luận rằng nếu một tổ chức không chấp nhận sự đổi mới như các tổ chức khác thì sẽ mất đi tư cách thành viên và sự hỗ trợ từ các tổ chức và các bên liên quan khác. Thứ hai, về mật độ tương tác giữa các thành viên trong tổ chức. Các tổ chức có nhiều khả năng bắt chước hành vi của các tổ chức có liên hệ chặt chẽ với họ, chẳng hạn như các tổ chức trong cùng ngành hoặc vị trí địa lý (DiMaggio và Powell, 1983; Covaleski và Dirsmith, 1988). Các cuộc phỏng vấn trong nghiên cứu tình huống của (Qian, 2007) cho thấy các quy tắc được công nhận và phổ biến trong các chính quyền địa phương lân cận có ảnh hưởng tích cực đến các HĐMT của từng địa phương trong quản lý chất xả thải, bao gồm cả thay đổi KTMT. Thứ ba, các luồng thông tin lưu giữa các thành viên trong cùng nhóm ngành hoặc lĩnh vực KD. Theo Oliver (1991), nếu một tổ chức nhận thấy các thành viên khác đã thông qua một quy tắc, một hoạt động hoặc một công nghệ nào thì sẽ bắt chước áp dụng mà không xem xét về lợi ích do hoạt động đó mang lại. Sự xuất hiện và phát triển của KTQTMT trong những năm gần đây làm cho các tổ chức có thể nhận được nhiều thông tin về HĐMT của nhóm ngành KD. Các luồng thông tin như vậy tạo thuận lợi cho việc so sánh giữa bản thân và các tổ chức khác, từ đó có thể áp dụng việc thực hiện KTQTMT theo hướng thống nhất. Gần đây, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) cũng đã tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của ALMP đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam.
  • 42. 19 Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, một số nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng sự gia tăng ALMP không có đóng góp đáng kể trong việc tạo ra động lực cho các tổ chức dành sự quan tâm và thực hiện KTQTMT trong tổ chức. Kết quả nghiên cứu của Chang (2007) cho thấy ALCE, ALQC và ALMP không có ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT. Tương tự, các kết quả của Jalaludin và cộng sự (2011), Jamil và cộng sự (2015) cũng cho thấy ALMP đều không đóng góp đáng kể đến thực hiện KTQTMT. Do mâu thuẫn này trong những phát hiện của các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tiếp tục xem xét ảnh hưởng của ALMP đến thực hiện KTQTMT của các DNSX tại Việt Nam. 1.2.2 Các nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức (Organizational Context) Các tác giả Tabak và Barr (1999), Gurd và cộng sự (2002), Ferreira và cộng sự (2010), Chang (2007), Qian (2007), Alkisher (2013), Christ và Burritt (2013), Mokhtar và cộng sự (2016) đã nghiên cứu rất nhiều các nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức ảnh hưởng đến việc cải tiến kỹ thuật và đổi mới hành chính tại các DN. Các nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức rất đa dạng, ví dụ: MTKD, chiến lược của DN, sự phức tạp của nhiệm vụ, quy mô DN, lĩnh vực KD, hình thức sở hữu, … (Saleh và Wang, 1993). Những nhân tố này có thể được phân thành bốn nhóm chính là môi trường, chiến lược, nhiệm vụ và đặc điểm của tổ chức (Tabak và Barr, 1999). Dựa trên các tài liệu liên quan đến thực hiện KTQTMT, ba nhân tố chính thuộc bối cảnh tổ chức được lựa chọn để phân tích thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam, đó là: CLMT, nhận thức về sự biến động của MTKD và sự phức tạp của nhiệm vụ. Các nhân tố này được chọn bởi vì trong các nghiên cứu trước, đây là các nhân tố quan trọng đã được đề xuất hoặc được phát hiện có ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Tuy nhiên, không phải tất cả các kết quả nghiên cứu đều thống nhất với nhau về ảnh hưởng của các nhân tố. Nghiên cứu này tìm hiểu những nhân tố này ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở Việt Nam - một nước có nền kinh tế đang phát triển.
  • 43. 20 1.2.2.1 Nhận thức về sự biến động của Môi trường kinh doanh (Business environmental uncertainty) MTKD là một nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức trong các nghiên cứu sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên (Chenhall, 2003). Nghiên cứu của Dill (1958) cho biết MTKD có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của tổ chức, đó là một tập hợp các tác nhân trực tiếp liên quan đến luồng công việc của tổ chức. Các tình huống bất lợi về MT có thể được coi là những trở ngại cũng như cơ hội cho bất kỳ tổ chức nào (Lawrence và Lorsch, 1986, dẫn theo Qian, 2007). Theo Daft và cộng sự (2010) MTKD là "tất cả các yếu tố tồn tại bên ngoài ranh giới của tổ chức và có tiềm năng ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ tổ chức". Khía cạnh được nghiên cứu rộng rãi nhất của MTKD trong các nghiên cứu về KTQT là sự biến động của MTKD (Chenhall 2003). Nếu mức độ biến động của MTKD được giảm thiểu thì sẽ thuận lợi hơn cho tổ chức trong quá trình ra quyết định, đảm bảo hiệu quả hoạt động. Sự biến động của MTKD, đã được công nhận là một biến ngữ cảnh quan trọng trong thiết kế hệ thống thông tin KT (Chenhall, 2003). Sự biến động của MTKD được hiểu là mức độ mà các trạng thái trong tương lai của MTKD không thể kiểm soát hoặc dự đoán chính xác được (Thompson, 1967; Gordon và Narayanan, 1984; Gul và Chia, 1994). Các tác giả lập luận rằng nếu một tổ chức trải qua mức độ biến động về MTKD cao, nó có thể phải đổi mới hệ thống KT nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc ra quyết định để giảm thiểu tác động của MTKD và để quản lý các CP liên quan trong quá trình hoạt động. Nhận thức về sự biến động bao gồm hai khía cạnh: nhận thức về sự phức tạp và nhận thức về sự biến đổi (Duncan, 1972; Child, 1975). Nhận thức về sự phức tạp và sự biến đổi của MTKD đòi hỏi một tổ chức phải đáp ứng nhanh chóng những thay đổi không lường trước được. Vì vậy, nhà quản trị cấp cao cần được cung cấp thêm thông tin để giảm sự không chắc chắn trong quá trình ra quyết định. Nghiên cứu của Thompson (1967) cũng chỉ ra rằng, nhận thức về sự biến động của MTKD cao sẽ gây áp lực lên các nhà quản trị và tạo ra nhu cầu xử lý thông tin về CPMT để
  • 44. 21 đánh giá hiệu quả MT. Vì KTQTMT giúp cung cấp thông tin về MT, nên hệ thống KTQTMT sẽ được thực hiện khi các nhà quản trị cảm nhận được mức độ biến động của MTKD cao. Ngược lại, Osborn (2005) lập luận rằng ảnh hưởng của nhận thức về sự biến động của MTKD đến thực hiện KTQTMT không ảnh hưởng mạnh so với các biến số ngẫu nhiên khác. Tương tự, Chang (2007) không phát hiện thấy ảnh hưởng của nhận thức về sự biến động của MTKD đến thực hiện KTQTMT. Tương đồng với kết quả này, nghiên cứu của Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) cũng không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của nhận thức về sự biến động của MTKD đến việc thực hiện KTQT CPMT. Trong khi đó nhận thức về sự biến động của MTKD được tìm thấy là biến giải thích lớn đối với thực hiện KTQTMT (Chenhall, 2003; Qian, 2007; Nguyễn Thị Hằng Nga, 2018b). Như vậy, mối quan hệ giữa nhận thức về sự biến động của MTKD và thực hiện KTQTMT vẫn cần điều tra thêm. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ này để bổ sung thêm kiến thức và sự hiểu biết về ảnh hưởng giữa nhận thức về sự biến động của MTKD đối với thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 1.2.2.2 Chiến lược môi trường (Environmental strategy) Chiến lược, tiếng Hy Lạp là “StratAgos”, được sử dụng lần đầu tiên vào khoảng cuối thế kỳ 18, theo nghĩa hẹp là "nghệ thuật của tổng thể", liên quan đến các kế hoạch và mưu đồ mà theo đó một vị tướng đã tìm cách đánh lừa một kẻ thù (Kareem, 2013). Trong lĩnh vực KTQT, Rao và Krishana (2009) cho rằng chiến lược là một kế hoạch tổng thể của DN, nhằm triển khai nguồn lực để thiết lập một vị trí thuận lợi và cạnh tranh thành công với các đối thủ khác. Nghĩa là chiến lược mô tả một khuôn khổ và biểu đồ hành động của DN làm thế nào để đối phó với sự thay đổi của MT bên ngoài và các đối thủ cạnh tranh.
  • 45. 22 Do đó, có thể hiểu CLMT là một kế hoạch tổng thể của DN có liên quan đến các vấn đề MT, nhằm nhằm triển khai nguồn lực để thiết lập một vị trí thuận lợi và cạnh tranh thành công về vấn đề MT với các đối thủ khác. Kết quả nghiên cứu của Bjornenak (1997); Gosselin (1997) cho thấy chiến lược của DN là một nhân tố quan trọng liên quan đến việc áp dụng và khuếch tán quá trình đổi mới KT. Liên quan đến KTQTMT, Parker (1997) cho thấy thực hiện KTQTMT có thể tùy thuộc vào CLMT của tổ chức. Sự hỗ trợ thêm cho việc đưa CLMT vào khuôn khổ nghiên cứu có thể được tìm thấy trong các nghiên cứu của Qian (2007), trong đó các tác giả đã tìm thấy ảnh hưởng của CLMT đến việc thực hiện KTMT trong quản lý chất xả thải tại các chính quyền địa phương. Kết quả này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2010), Cadez và Guilding (2012), Christ và Burritt (2013), Alkisher (2013). Gần đây, Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018b) đã tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của CLMT đến thực hiện KTQT CPMT tại các DNSX ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của CLMT đến việc áp dụng KTQTMT, là chưa thống nhất. Ví dụ như, Chang (2007) cho rằng CLMT có thể tác động đến thực hiện KTQTMT nhưng đó không phải là một yếu tố mạnh và ảnh hưởng của nó vẫn chưa được rõ ràng, do số lượng chuyên gia tham gia trong nghiên cứu không đủ lớn. Như vậy, mối quan hệ giữa CLMT và thực hiện KTQTMT vẫn cần điều tra thêm. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ này để bổ sung thêm kiến thức và sự hiểu biết về ảnh hưởng của CLMT đối với việc áp dụng KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 1.2.2.3 Sự phức tạp của nhiệm vụ (Task complexity) Công việc của tổ chức (thường được gọi là nhiệm vụ tổ chức) liên quan đến loại công việc được thực hiện bởi một tổ chức (Daft và Macintosh, 1978). Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy nhiệm vụ tổ chức đã được coi là một nhân tố quan
  • 46. 23 trọng ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống KTQT (Daft và Macintosh, 1981; Hirst, 1981; Qian, 2007). Các nghiên cứu trước đây của KTQT đã khám phá và thử nghiệm các đặc tính khác nhau của nhiệm vụ tổ chức, chẳng hạn như sự phức tạp, sự khó khăn, sự đa dạng và sự biến đổi (Daft và Macintosh, 1981; Van de Ven và Delbecq, 1974). Trước đó, Perrow (1967) đã phân tích nhiệm vụ bao gồm các thành phần: mức độ phức tạp của quá trình thực hiện nhiệm vụ, số lượng thời gian suy nghĩ cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc, và kiến thức cần có để thực hiện nhiệm vụ. Van de Ven và Delbecq (1974) cho rằng "sự khó khăn trong công việc" phụ thuộc vào bản thân công việc và quy trình các bước cần tuân theo trong khi thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, sự đa dạng trong số lượng các trường hợp ngoại lệ gặp phải đòi hỏi các phương pháp hoặc thủ tục khác nhau để hoàn thành công việc cũng được xem là sự phức tạp của nhiệm vụ (Perrow, 1967; Van de Ven và Delbecq, 1974). Nếu số trường hợp không mong muốn cao (biến đổi cao), người tham gia có xu hướng cảm nhận được nhiệm vụ là ít có khả năng phân tích, và từ đó cảm nhận nhiệm vụ phức tạp hơn (Withey và cộng sự, 1983). Các tính chất nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, da dạng và biến đổi thường có thể tác động lẫn nhau và liên kết chặt chẽ với nhau. Liên quan đến KTQT và quá trình đổi mới, Chang (2007), Qian (2007) cho rằng thực hiện KTQTMT có liên quan chặt chẽ đến sự phức tạp của nhiệm vụ. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Damanpour và Schneider (2006) lại chỉ tìm thấy một ảnh hưởng cùng chiều đối với giai đoạn khởi đầu của sự đổi mới (tức là các đổi mới hành chính) chứ chưa tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sự phức tạp của nhiệm vụ đến việc thực hiện. Như vậy, mối quan hệ giữa sự phức tạp của nhiệm vụ và thực hiện KTQTMT vẫn cần điều tra thêm. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ này trong bối cảnh các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.
  • 47. 24 1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Từ đánh giá về các nghiên cứu trước đã thực hiện, có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1.3.1 Về đối tượng khảo sát Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng và thực hiện KTQTMT trong các tổ chức đã chú ý nhiều đến quan điểm của nhà quản trị hơn so với đối tượng khác. Ví dụ, Chang (2007) đã phỏng vấn 27 cán bộ quản lý tại năm trường đại học tại Úc và Đài Loan. Ambe (2007) phỏng vấn các nhà QLMT tại 37 công ty ở Nam Phi. Kokubu và Nashioka (2006) khảo sát quan điểm của 303 nhà quản lý tại 136 công ty Nhật Bản. Cũng ở Nhật Bản, Kokubu và cộng sự (2003) sử dụng một mẫu của 184 nhà QLMT từ 184 các công ty trong cuộc khảo sát của mình. Bartolomeo và cộng sự (2000) đã phân tích những quan điểm của các nhà QLMT từ 84 doanh nghiệp trong bốn quốc gia châu Âu trong đó có Vương quốc Anh, Hà Lan, Ý và Đức. Việc chỉ tập trung nghiên cứu dựa vào quan điểm của nhà quản trị là chưa đủ để giải thích các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng và thực hiện các KTQTMT, do đó cần phải có thêm những nghiên cứu dựa trên quan điểm của các đối tượng khác. Chang (2007) và Ambe (2007), cũng đề xuất rằng cần xem xét những quan điểm của các đối tượng khác liên quan đến việc áp dụng và sử dụng KTQTMT như: các KT viên, các tổ chức và chính phủ. Điều này sẽ cung cấp cho một sự hiểu biết tốt hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thông qua KTQTMT, và sự lan tỏa của nó trên toàn thế giới. 1.3.2 Về kết quả của các nghiên cứu 1.3.2.1 Đối với nhân tố áp lực cưỡng ép (Coercive pressure) Có một số khác biệt giữa các nghiên cứu trước đây về ALCE trong việc thúc đẩy các công ty chấp nhận và thực hiện KTQTMT. Nghiên cứu của Kokubu và cộng sự (2003); Kokubu và Nashioka (2006) cho thấy, chủ trương, chính sách của chính phủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chấp nhận và sử dụng KTQTMT cho cả mục đích báo cáo ra bên ngoài lẫn quản trị nội bộ trong tổ chức. Các tác giả Ambe
  • 48. 25 (2007), Chang (2007), Alkisher (2013), Jamil và cộng sự (2015), cũng phát hiện thấy ALCE là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của tổ chức về việc thông qua và thực hiện KTQTMT. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của nhân tố ALCE đến thực hiện KTQTMT. Ví dụ như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2016), Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a). Kết quả như vậy là phù hợp với nhận định của lý thuyết và những phát hiện của các nghiên cứu trước, chỉ ra rằng ALCE có thể đóng vai trò hiệu quả để thúc đẩy các tổ chức thực hiện KTQTMT (UNDSD, 2000). Tuy nhiên, nghiên cứu của Jalaludin và cộng sự (2011) cho thấy ALCE đã không có một ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT. 1.3.2.2 Đối với nhân tố áp lực quy chuẩn (Normative pressure) Trái với kỳ vọng, nghiên cứu của Chang (2007), Jamil và cộng sự (2015) cho thấy áp lực của các hiệp hội nghề nghiệp và giáo dục chính thức không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc áp dụng KTQTMT. Trong khi đó, Ambe (2007); Qian (2007); Jalaludin và cộng sự (2011) tìm thấy ALQC là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTMT. Gần đây hơn, Alkisher (2013); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) nhận thấy rằng mức độ áp dụng KTQTMT bị ảnh hưởng đáng kể bởi ALQC. 1.3.2.3 Đối với nhân tố áp lực mô phỏng (Mimetic pressure) Nghiên cứu tình huống của (Qian, 2007) cho thấy các quy tắc được công nhận và phổ biến trong các chính quyền địa phương lân cận có ảnh hưởng cùng chiều đến các HĐMT của từng địa phương trong quản lý chất xả thải, bao gồm cả thay đổi KTMT. Gần đây, nghiên cứu của Alkisher (2013); Nguyễn Thị Hằng Nga (2018a) cũng đã tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của ALMP đến thực hiện KTQTMT. Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu của Chang (2007), Jalaludin và cộng sự (2011), Jamil và cộng sự (2015); Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) cho thấy ALMP không có ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng KTQTMT.