SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------
NGÔ THỊ MAI TRINH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng
phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công
bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022
Tác giả đề tài
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................3
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................................................3
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.......................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ..............................7
2.1 TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.............................................7
2.1.1 Khái niệm................................................................................................7
2.1.2 Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng .......................................8
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG .........................................................................................................9
2.2.1 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng ..........................9
2.2.2 Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng........................11
2.3 LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..........15
2.3.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước .................................................15
2.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước..................................................16
2.4 CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......19
2.4.1 Các vấn đề tồn tại..................................................................................19
2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu.................................................................19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM.......................................................................................................21
3.1 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG .........................................21
3.2 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ..................................23
3.3 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI NGÂN HÀNG ......................25
3.3.1 Quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu............25
3.3.2 Tăng trưởng tiền gửi ngân hàng............................................................26
3.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE.........................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ .........................................30
4.1 MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................30
4.1.1 Nguồn dữ liệu và đặc điểm dữ liệu.......................................................30
4.1.2 Xử lý dữ liệu .........................................................................................32
4.2 TỔNG QUÁT VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ................33
4.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .........................................................................33
4.3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài .............................................33
4.3.2 Mô tả chi tiết các biến...........................................................................35
4.4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH.........................................................40
4.4.1 Các thống kê mô tả và ma trận tương quan các biến............................40
4.4.2 Thực hiện kiểm định độ tin cậy trên dữ liệu.........................................44
4.4.3 Ước lượng phương trình hồi quy..........................................................47
4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................55
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................55
5.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................56
5.2.1 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại.......................................56
5.2.2 Kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách ................................57
5.3 NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NGHIÊN CỨU..........................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT
CG Credit Growth Tăng trưởng tín dụng
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
DG Deposit Growth Tăng trưởng tiền gửi
FEM Fixed effects model Mô hình các ảnh hưởng cố định
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GLS Generalized Least Square Mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
LIQ Liquidity Thanh khoản ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
OLS Ordinary Least Squares Mô hình bình phương nhỏ nhất
Pooled OLS Mô hình bình phương nhỏ nhất gộp
REM Random effects model Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê các chỉ số tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại giai
đoạn 2010 – 2018
Bảng 4.1: Danh sách tên các ngân hàng thương mại thuộc mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2: Các chỉ số thông kê mô tả dữ liệu các biến giai đoạn 2010 – 2018
Bảng 4.3: Ma trận tương quan trong mô hình
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (lần 1)
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (lần 2)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng với mô hình Pooled
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng với mô hình FEM
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng với mô hình REM
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Hausman
Bảng 4.12: Khắc phục mô hình bằng phương pháp GLS
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam 2010 – 2018
Hình 3.2: Tăng trưởng tín dụng và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
Hình 3.3: Quy mô ngân hàng và các tỷ lệ tài sản/ vốn tại ngân hàng thương mại Việt
Nam 2010 – 2018
Hình 3.4: Tăng trưởng tiền gửi tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Hình 3.5: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
TÓM TẮT
Luận văn nhằm mục tiêu nghiên cứu các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại
tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai
đoạn 2010 – 2018. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua các
mô hình OLS, FEM, REM, với dữ liệu nghiên cứu trên 26 ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. Dữ liệu ngân hàng được tác giả thu thập từ báo
cáo tài chính của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014.
Các dữ liệu vĩ mô được tổng hợp từ trang thông tin của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều của các biến tăng trưởng kinh tế
GDP và tăng trưởng tiền gửi ngân hàng đối với tăng trưởng tín dụng.
Từ khóa: Tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng thương mại, Tín dụng ngân hàng
ABSTRACT
This paper aims to study macro factors and internal factors affecting credit
growth in Vietnamese commercial banks in the period of 2010 – 2018. The paper is
done by Panel Data Regresion Model: OLS, FEM, REM models, with research data
from 20 Vietnamese commercial banks in the period of 2010 – 2018. Banking data
was accumulated from the finacial statements covering 2010 to 2014. Macro data are
aggregated from the website of the International Monetary Fund IMF. The research
results show that there is a positive relationship of GDP growth variables and bank
deposit growth to credit growth.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, bao gồm các phần: Đặt
vấn đề, trình bày mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đối với nền kinh tế nói chung, ngân hàng là kênh trung gian tài chính chiến
lược, đảm nhiệm chức năng luân chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế. Trong quá
trình đó, hoạt động tín dụng trở nên quan trọng vì là khoản mục sử dụng nguồn vốn
chủ yếu và là kênh mang lại tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng thương mại.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng liên tục và đều đặn là một trong các chỉ tiêu thể
hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, tín dụng ngân hàng tăng trưởng tạo tiền đề giúp các doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển chung của nền
kinh tế. Ngược lại, sự suy giảm của tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng gián tiếp đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi đi cùng với sự gia tăng về rủi ro tín dụng,
cơ cấu tín dụng bất ổn thì sẽ là dấu hiệu cho thấy tình trạng nền kinh tế đang gặp khó
khăn, suy thoái.
Đối với nhà hoạch định chính sách, tín dụng ngân hàng còn là đối tượng quan
trọng trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Tăng trưởng tín dụng chính
là biểu hiện của sự nới lỏng hoặc thắt chặt cung tiền. Sự gia tăng tín dụng sẽ tác động
tăng cung tiền, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Với những vai trò quan trọng của tăng trưởng tín dụng như trên, rất cần thiết
có những nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng
thương mại. Từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng có cơ sở đưa ra quyết định điều
chỉnh tăng trưởng tín dụng phù hợp theo định hướng quản trị của mình; đồng thời
2
giúp nhà hoạch định chính sách có những chiến lược điều hành chính sách tiền tệ phù
hợp.
Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm xem xét tác động
của các yếu tố vĩ mô cũng như nội tại ngân hàng đến việc tăng trưởng tín dụng ngân
hàng. Ngoài ý nghĩa cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam, nghiên
cứu cũng góp phần cung cấp cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp về tăng trưởng tín
dụng giúp các nhà quản trị ngân hàng và nhà hoạch định chính sách cân nhắc, xem
xét đưa ra những quyết định, chính sách tín dụng thích hợp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tác giả thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô
của nền kinh tế và nhân tố nội tại ngân hàng có tác động như thế nào đến tăng trưởng
tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua đó đề xuất một số kiến nghị từ khía
cạnh học thuật đối với các nhà quản trị ngân hàng và hàm ý chính sách.
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu này, tác giả tập trung trả lời ba câu hỏi:
Thứ nhất, các nhân tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng
thương mại Việt Nam?
Thứ hai, mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến tăng trưởng
tín dụng như thế nào?
Thứ ba, có những giải pháp và kiến nghị nào từ kết quả nghiên cứu trên?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam
trong mối tương quan với các nhân tố khác (nội tại và vĩ mô), trong giai đoạn 2010 –
2018.
3
Phạm vi nghiên cứu:
Tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu trên 26 ngân hàng thương mại hoạt động tại
Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. Đây là giai đoạn các ngân hàng thương mại
Việt Nam gặp khó khăn thử thách sau tái cơ cấu và dần đạt được những thành công
bước đầu.
Dữ liệu được tác giả tổng hợp từ thông tin công bố của các ngân hàng dựa trên
các tiêu chí sau:
- Các ngân hàng thương mại thực hiện công bố thông tin liên tục trong giai đoạn
2010 – 2018.
- Không sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các phương pháp phân
tích số liệu như sau:
- Tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu số liệu; kết hợp đồ thị, bảng
biểu minh họa.
- Phương pháp hồi quy: Thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo các phương pháp
OLS, FEM, REM. Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất với mẫu dữ liệu từ
3 mô hình trên để bàn luận.
- Phần mềm sử dụng: Stata 14
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính được các
ngân hàng thương mại công bố; các số liệu kinh tế vĩ mô được tổng hợp từ trang
thông tin của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho thấy tình hình phát triển
chung của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. Đây là
4
giai đoạn đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng tại Việt Nam vì là thời gian đầu chính
thức áp dụng Luật các tổ chức tín dụng 2010; đồng thời cũng là giai đoạn các ngân
hàng thương mại thực hiện tái cơ cấu, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương
mại dần đi vào ổn định và có nhiều kết quả khởi sắc. Khung thời gian nghiên cứu đến
2018 thể hiện tính cập nhật về thời gian của đề tài.
Luận văn góp phần đưa ra kết quả nghiên cứu học thuật dựa trên thông tin số
liệu thực tế từ các ngân hàng thương mại Việt Nam, cũng là cơ sở để nhà quản trị
ngân hàng và nhà hoạch định chính sách có thể xem xét trước khi ra quyết định thực
tiễn.
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được tác giả thiết kế gồm năm chương với nội như sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Trong chương này tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của
đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng tín dụng
Tác giả khái quát lý thuyết nền tảng về tăng trưởng tín dụng và các nhân tố
ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Đồng thời tác giả lược khảo các công trình
nghiên cứu trước đây tìm ra khe hở nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam
Tác giả tìm hiểu thực trạng tăng trưởng tín dụng và các nhân tố vĩ mô, nội tại
ngân hàng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2010 – 2018
5
Chương 4: Nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam
Trong chương này, tác giả tiến hành kiểm định kết quả nghiên cứu thực nghiệm
đối với trường hợp các NHTM Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận về các giả
thuyết nghiên cứu đã dặt ra, động thời đưa ra nhận định về tác động của các biến độc
lập đối với tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tác giả kết luận tổng quả từ kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trên cơ sở đó,
tác giả đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng ổn
định, an toàn đối với các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, chương này cũng chỉ sẽ những
điểm hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Cụ thể, tác giả đã giải thích lý do chọn đề tài xuất phát từ tầm quan trọng có ý nghĩa
chiến lược của tín dụng đối với hoạt động ngân hàng. Tác giả cũng đã trình bày mục
tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu xoay quanh tốc độ tăng trưởng tín
dụng tại các NHTM Việt Nam; phạm vi nghiên cứu là 26 NHTM Việt Nam trong giai
đoạn 2010 – 2018. Ngoài ra, tác giả cũng tổng quát về phương pháp nghiên cứu và ý
nghĩa thực tiễn của đề tài.
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
Trong chương này tác giả sẽ trình bày tổng quan về lý thuyết, các nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại; lược khảo các công trình
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; từ những vấn
đề còn tồn tại, qua đó tác giả xác định được các vấn đề chính cần giải quyết trong
luận văn để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp.
2.1 TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.1.1 Khái niệm
Trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế, nhà hoạch định chính sách luôn có những
chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng khác nhau; các nhà quản trị ngân hàng cũng
có những định hướng nhất định đối với hoạt động tín dụng của mình. Những chính
sách này biểu hiện qua sự thay đổi lượng cung tiền. Sự thay đổi lượng cung ứng tiền
tệ mà ngân hàng đưa ra nền kinh tế được gọi là tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tăng
trưởng tín dụng dương khi ngân hàng tăng thêm một lượng cung ứng tiền tệ đưa vào
lưu thông trong nền kinh tế, ngược lại, tăng trưởng tín dụng âm khi lượng cung ứng
tiền tệ sụt giảm, thể hiện xu hướng thắt chặt tiền tệ.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử
dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng,
chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có nhu cầu
vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường.
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng được hiểu là sự tăng lên của các khoản tín
dụng do hệ thống ngân hàng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác
trong nền kinh tế. Đây là điều rất cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn ngày
càng tăng trong quá trình phát triển của toàn xã hội.
8
Tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao sẽ mang đến hiệu quả hoạt động tín
dụng cao. Tín dụng có chất lượng là tín dụng mà ngân hàng cấp tín dụng đúng theo
các tiêu chuẩn quy định an toàn vốn của Ngân hàng nhà nước; quản lý chặt chẽ đảm
bảo người đi vay sử dụng vốn đúng mục đích. Nhờ đó đảm bảo thu hồi vốn và lãi
đúng thời hạn, hạn chế rủi ro mất vốn. Như vậy, việc tăng trưởng tín dụng có chất
lượng sẽ tăng thêm hiệu quả hoạt động tín dụng.
Đối với các nhà quản trị ngân hàng, việc duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng
song song với đảm bảo chất lượng tín dụng mang lại hiệu quả cao là hết sức quan
trọng. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cần đạt đến giới hạn dựa theo các yếu tố
nguồn lực vốn, nhân lực, công nghệ của ngân hàng đó. Nếu tăng trưởng tín dụng vượt
quá kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán, chất lượng
tín dụng giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, thậm chí gây thua lỗ.
Do đó, các nhà quản trị ngân hàng cần có những chính sách quản trị rủi ro phù hợp
với tình hình vĩ mô cũng như tình hình nội tại ngân hàng. Có như vậy thì tăng trưởng
tín dụng mới hiệu quả, đảm bảo sự phát triền bền vững của ngân hàng.
2.1.2 Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng
Mức độ tăng trưởng tín dụng được số hóa thành các giá trị đo lường cụ thể như
sau:
Quy mô tăng trưởng tín dụng: được xác định bằng cách tính số liệu chênh lệch
giữa tổng giá trị các khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ
so sánh, phản ánh mức độ tăng trưởng nhiều hay ít theo giá trị tuyệt đối. Được tính
theo công thức:
Quy mô tăng trưởng tín dụngkỳ t
= Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ t – Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ so sánh
Tốc độ tăng trưởng tín dụng: được xác định bằng cách tính số liệu tỷ lệ thay
đổi giữa giá trị khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so
9
sánh, phản ánh mức độ tăng trưởng nhiều hay ít theo giá trị tương đối. Được tính theo
công thức:
Tốc độ tăng trưởng tín dụngkỳ t =
[(Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ t / Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ so sánh) – 1]*100%
Trong đó Tổng giá trị cấp tín dụng tại các thời điểm so sánh được tính bằng
toàn bộ giá trị các khoản mục được xem là cấp tín dụng theo quy định của Luật các
tổ chức tín dụng (2010).
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG
2.2.1 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng
2.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng qua hai góc
độ. Thứ nhất, ở góc độ tiêu dùng cá nhân, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của
cá nhân và hộ gia đình được cải thiện, họ sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, qua đó
thúc đẩy tiêu dùng xã hội. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tăng lên trong xã hội, các
thành phần kinh tế sẽ có khuynh hướng tìm những nguồn tài trợ vốn cho tiêu dùng,
như tín dụng ngân hàng. Như vậy, từ góc độ chi tiêu cá nhân, tăng trưởng kinh tế và
kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động tới tăng trước tín dụng ngân hàng theo
hướng tích cực. Thứ hai, ở góc độ doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế giúp các doanh
nghiệp lạc quan hơn, nền kinh tế có triển vọng tăng trưởng càng nhiều thì cơ hội kinh
doanh càng nhiều và càng đáng giá để đầu tư hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có xu
hướng gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô đầu tư. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tín
dụng của các chủ thể này, qua đó làm gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Nghiên cứu của của Aydin B. (2008) cũng đã đưa ra kết luận rằng có một sự tác động
cùng chiều của tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đối với sự bùng nổ tín
dụng ở các nước khu vực Trung và Đông Âu trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
10
Kết quả này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Pouw và Kakes (2013) khi
nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến hoạt động của 28 ngân hàng quốc gia
trong giai đoạn 1980-2009. Hai tác giả đã nhận thấy có sự tương quan cùng chiều
giữa tăng trưởng GDP và hoạt động của các ngân hàng.
Tuy nhiên, cũng có những quan điểm trái ngược với lập luận này. Nghiên cứu
của Vu và Nahm (2013) đối với các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2000 – 2006 cho ra kết luận rằng, tăng trưởng
GDP sẽ có tác động ngược chiều với tăng trưởng trong các hoạt động của ngân hàng
thương mại. Điều này có thể nhìn nhận do tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự giàu có
của các thành phần kinh tế: khi xã hội giàu có hơn, dân cư sẽ có xu hướng chi tiêu,
đầu tư và tiết kiệm nhiều hơn. Khi đó, nếu khuynh hướng chi tiêu và đầu tư từ thu
nhập tăng lên nhiều hơn so với khuynh hướng tiết kiệm, việc vay mượn sẽ không gia
tăng đáng kể. Tăng trưởng tín dụng có thể âm nếu các thành phần kinh tế có xu hướng
sử dụng thu nhập của họ cho hoạt động chi tiêu và đầu tư.
2.2.1.2 Lạm phát
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả chứng minh lạm phát có ảnh hưởng
tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Điển hình như nghiên cứu của Pouw và
Kakes (2013), tác giả nhận thấy tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều tới hoạt động
của các ngân hàng. Nghiên cứu của Vu và Nahm (2013) đối với các nhân tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2000 – 2006 cũng
chứng minh kết quả tương tự, rằng tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động ngược chiều đối với
tăng trưởng trong các hoạt động của ngân hàng thương mại. Quan điểm này cũng
đúng với kết quả nghiên cứu của Singh A. & Sharma A. K. (2016), lạm phát tác động
tiêu cực đến thanh toán cũng như nguồn vốn huy động đổ vào ngân hàng, thông qua
đó sẽ dẫn đến tác động ngược chiều với khả năng mở rộng quy mô cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại.
Điều này có thể giải thích là do lạm phát hàng năm của nền kinh tế ảnh hưởng
đến hành vi của các chủ thể cung – cầu tín dụng, từ đó tác động đến độ lớn và tốc độ
11
tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Lạm phát gia tăng làm giảm thu nhập thực tế của các
cá nhân và hộ gia đình, nhu cầu tiết kiệm của họ cũng giảm xuống. Từ đó tác động
tiêu cực đến việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại, dẫn đến sự sụt giảm
của hoạt động tín dụng do nguồn cung vốn bị giảm.
Ngoài ra, lạm phát tăng và kéo dài sẽ kéo theo các động thái kiểm soát lạm
phát bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt. Thắt chặt tiền tệ làm
giảm cung tiền ra nền kinh tế, từ đó dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động tín dụng của
hệ thống ngân hàng.
2.2.1.3 Tỷ lệ thất nghiệp
Pouw và Kakes (2013) khi nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến hoạt
động của 28 ngân hàng quốc gia trong giai đoạn 1980 – 2009 đã kết luận rằng tỷ lệ
thất nghiệp có tác động tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng.
Về mặt vĩ mô, bất cứ giai đoạn nào mà tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và ở mức cao
cũng là một trong những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng
kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực với nền kinh tế, và trong đó bao gồm tăng trưởng tín
dụng ngân hàng. Cụ thể, đối với các cá nhân và hộ gia đình, khi tỷ lệ thất nghiệp gia
tăng, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của họ có xu hướng suy giảm. Điều này cũng kéo
theo sự giảm sút về nhu cầu tín dụng, từ đó làm giảm hoạt động tín dụng của các ngân
hàng thương mại. Đối với doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ khiến các doanh
nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt đầu tư. Điều
này cũng làm giảm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
2.2.2 Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng
2.2.2.1 Quy mô ngân hàng
Thông thường, các ngân hàng có quy mô lớn thường là các ngân hàng lớn đã
tạo ra được vị thế, danh tiếng trong ngành. Do đó, các ngân hàng này có lợi thế để
huy động được nhiều tiền gửi trong nền kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng lớn cũng
có lợi thế về hệ thống chi nhánh rộng khắp, đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệp, quy
12
trình nghiệp vụ hoàn thiện, nhờ đó họ dễ dàng tiếp cận được với các khách hàng có
nhu cầu sử dụng vốn hơn. Nghiên cứu của Chernykh và Theodossiou (2011) cho thấy
các ngân hàng lớn thường có nhiều cơ hội để đa dạng hơn và họ có nguồn vốn lớn,
khả năng tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng vay từ các công ty lớn với một số
dư nợ tín dụng cao. Ngoài ra, họ có đủ nguồn lực chi cho các hệ thống tiên tiến để
quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng. Điều này làm cho các ngân hàng lớn có thể đặt ra
mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn. Nghiên cứu của G.Meral (2015) khi xem xét
tác động của quy mô đến kênh cho vay của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ 2002 – 2008
và nghiên cứu của A. & Sharma A. K. (2016) cũng đều chứng minh tác động đồng
biến của quy mô và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm ngược lại cho rằng quy mô càng lớn thì càng
làm giảm tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tiêu biểu như nghiên cứu của Laidroo
(2015) khi phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng và kiểm định sự
ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với tăng trưởng tín dụng trong thời kỳ có và không
có khủng hoảng tài chính tại các ngân hàng thuộc khu vực CEE (11 nước khu vực
Đông và Trung Âu). Nghiên cứu chứng minh quy mô ngân hàng có tác động ngược
chiều đến tăng trưởng tín dụng. Điều này được giải thích rằng các ngân hàng thương
mại có quy mô lớn thường là các ngân hàng lớn, có uy tín. Thông thường, họ sẽ chỉ
chấp nhận cho vay các khoản nợ ít rủi ro. Ngược lại, các ngân hàng có quy mô nhỏ
thường dễ chấp nhận các khoản nợ rủi ro cao hơn nhằm đảm bảo mức tăng trưởng tín
dụng của mình. Như vậy, quy mô ngân hàng trong trường hợp này sẽ có tác động
ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
2.2.2.2 Tăng trưởng tiền gửi
Ngân hàng là định chế tài chính đặc biệt sử dụng nguồn vốn chủ yếu để cho
vay là từ nguồn vốn huy động. Như vậy, với vai trò là là đầu vào cho hoạt động cấp
tín dụng, nguồn vốn huy động tăng sẽ thúc đẩy khả năng tăng trưởng của hoạt động
cấp tín dụng. Lưu ý rằng, nguồn vốn huy động được nhắc đến ở đây là nguồn vốn có
thể sử dụng để cấp tín dụng, phân biệt với các nguồn vốn khác mà ngân hàng thương
13
mại có thể huy động được để tài trợ cho hoạt động của mình, như vốn điều lệ, các
quỹ, thặng dư vốn cổ phần, vốn của các tổ chức tín dụng khác hoặc các nguồn vốn có
tính chất chiếm dụng khác.
Aydin B. (2008) khi nghiên cứu các yếu tố góp phần dẫn đến đến hiện tượng
bùng nổ tín dụng trong giai đoạn những năm 1988 – 2005 của các ngân hàng tại các
quốc gia Trung và Đông Âu đã tìm thấy sự tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gửi
với sự bùng nổ tín dụng ở các nước này. Kết luận này cũng đúng với nghiên cứu của
Tracey (2011) khi xem xét các nhân tố nội tại tác động tới mức tín dụng tại các ngân
hàng ở Jamaica, Trinidad và Tobago. Tác giả đã nhận thấy rằng tại Jamaica, các khoản
vay tín dụng tại ngân hàng chịu tác động cùng chiều của tốc độ tăng trưởng tiền gửi.
Sharma và Gounder (2012) cũng cho ra kết quả nghiên cứu tương tự, tác giả xác định
rằng tiền gửi có đóng góp tích cực vào tăng trưởng tín dụng.
2.2.2.3 Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
Nghiên cứu của Aydin B. (2008) đã chứng minh chỉ số ROE có tác động cùng
chiều đối với tăng trưởng tín dụng. Chỉ số ROE dùng để đo lường suất sinh lời của
một đồng vốn mà ngân hàng đã bỏ ra. Như vậy, về mặt trực quan, khi chỉ số ROE
càng cao thì kỳ vọng lợi nhuận thu được từ hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng
càng cao. Do đó các ngân hàng sẽ có xu hướng tăng mạnh hoạt động tín dụng nhằm
đem lại lợi nhuận cao hơn cho mình.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Tôn Nữ Trang Đài (2015) về các nhân tố nội tại
tác động đến tăng tưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam 2006 –
2014 cũng đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa ROE và tăng trưởng tín dụng
ngân hàng.
2.2.2.4 Thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản của ngân hàng thể hiện khả năng chuyển đổi tiền mặt với thời
gian và chi phí thấp nhất.
14
Theo một số quan điểm, thanh khoản ngân hàng có tác động cùng chiều đến
tăng trưởng tín dụng. Điển hình như nghiên cứu của Guodong Chen và Yi Wu (2014)
khi xem xét tăng trưởng tín dụng tại các thị trường mới nổi trước, trong và sau khủng
hoảng tài chính 2008 – 2009, nghiên cứu đã kết luận rằng các ngân hàng có tỷ lệ thanh
khoản tốt hơn cũng có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn. Tương tự với kết quả
này, Laidroo (2015) cũng đã chứng minh rằng tăng trưởng tín dụng chịu tác động
cùng chiều của tỷ lệ thanh khoản.
Giải thích cho quan điểm này, khi chỉ số thanh khoản cao, ngân hàng đủ khả
năng đáp ứng các nhu cầu vốn vay của khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời,
tạo thuận lợi để tăng trưởng tín dụng. Trong tình trạng thanh khoản yếu, ngân hàng
không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, do đó thanh khoản yếu làm
giảm tăng trưởng tín dụng.
2.2.2.5 Vốn chủ sở hữu
Nghiên cứu của Carlson M. và cộng sự (2013) trên các ngân hàng Mỹ từ 2001
– 2011 đã nhận thấy có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến hoạt
động cấp tín dụng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016) giải thích mối quan
hệ này là vì khi tỷ lệ vốn tăng, ngân hàng có lớp đệm vốn an toàn nên nguy cơ rủi ro
cao trong hoạt động tín dụng giảm. Đến một điểm tới hạn thì ngân hàng trở nên hoạt
động không hiệu quả và phải nới rộng cho vay kéo theo sự tăng của hoạt động tín
dụng.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Foos D. và cộng sự (2010) lại chỉ ra một mối quan
hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng. Foos D và cộng sự
(2010) nghiên cứu trong giai đoạn khủng hoảng, các ngân hàng tăng dư nợ cấp tín
dụng lại là những ngân hàng có tỷ lệ nguồn vốn có khuynh hướng giảm, lý do là trong
khủng hoảng, các ngân hàng duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao đã thực sự phải
hứng chịu những tác động tiêu cực từ nợ xấu và thậm chí thâm vào vốn. Nghiên cứu
của Lê Tấn Phước (2017) cũng đồng quan điểm về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ
lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng. Tác giả giải thích nguyên nhân là vì các
15
ngân hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ quản lý tốt được các khoản tín dụng hiện hữu, từ đó
giảm việc tăng trưởng tín dụng.
2.3 LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Đối với đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng,
trước đây đã có không ít nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước. Tiêu biểu như một số
nghiên cứu sau đây:
2.3.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Burcu Aydin (2008) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng
tín dụng tại các nước Trung Âu và Đông Âu. Nghiên cứu kết luận có sự ảnh hưởng
của các nhân tố sau đến tăng trưởng tín dụng: tính chất sở hữu của các ngân hàng (sở
hữu nhà nước hay các ngân hàng nước ngoài), tỷ lệ sinh lời của ngân hàng ROE và
chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động.
P. K. Gupta và Ashima Jain (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến vấn đề
cho vay của các ngân hàng khu vực tư nhân tại Ấn Độ. Nghiên cứu tìm ra các yếu tố
tác động đến hoạt động cho vay như: kích thước của ngân hàng, thành phần danh mục
đầu tư, chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần, tỷ lệ an toàn vốn, tín dụng nhanh và mở
rộng chi nhánh.
Guo Kai và Stepanyan Vahram (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới
tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại tại 38 nước có nền kinh tế
mới nổi trong thập kỷ vừa qua. Nghiên cứu nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng tiền gửi và
tốc độ gia tăng nợ của ngân hàng có tác động cùng chiều có ý nghĩa tới tăng trưởng
tín dụng.
Kashif Imran và Mohammed Nishat (2013) nghiên cứu những yếu tố tác động
đến tín dụng ngân hàng từ năm 1971 đến 2010 tại Pakistan. Nghiên cứu đã đo lường
được xu hướng cũng như mức độ tác động của các biến. Cụ thể, các nhân tố có mối
liên kết đáng kể với tín dụng ngân hàng trong khu vực tư nhân tại Pakistan trong dài
hạn là: nhân tố vay nợ quốc tế, nguồn tiền huy động trong nước, tăng trưởng kinh tế
16
và tình hình thị trường tiền tệ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng lực tài
chính và thanh khoản có tác động lớn đến quyết định cho vay của các ngân hàng.
Guodong Chen và Yi Wu (2014) nghiên cứu cấu trúc sở hữu ngân hàng của
ba vùng Mỹ Latinh, Trung - Đông Âu và châu Á, phân tích các nhân tố tác động đến
tăng trưởng tín dụng theo từng vùng trong giai đoạn 2008 – 2011. Nghiên cứu kết
luận các biến có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng là biến giả sở hữu ngân hàng,
quy mô ngân hàng, thanh khoản, GDP.
Laivi Laidroo (2015) nghiên cứu có hay không sự tương quan giữa hình thức
sở hữu ngân hàng và tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng
được nghiên cứu với những hình thức sở hữu khác nhau không có sự khác biệt đáng
kể trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Ngoại ra, tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều
đến tăng trưởng tín dụng còn quy mô, rủi ro tín dụng và nguồn tài trợ từ bên ngoài
ngân hàng có tác động ngược chiều.
2.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) nghiên cứu các nhân tố tác động
đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011. Nghiên cứu chứng minh
có sự ảnh hưởng của các nhân tố sau đến tăng trưởng tín dụng: huy động vốn, thanh
khoản, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
Tôn Nữ Trang Đài (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nghiên cứu kết luận có sự tác
động của các nhân tố tăng trưởng tiền gửi, suất sinh lời ROE và thanh khoản ngân
hàng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Lê Tấn Phước (2017) nghiên cứu các yếu tố tác động tăng trưởng tín dụng
Ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2008 – 2015. Nghiên cứu chứng minh các yếu
tố có tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng gồm: Tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu,
tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, lãi suất, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.
17
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây
STT Tác giả
Quốc gia
nghiên cứu
Giai
đoạn
nghiên
cứu
Biến độc lập
Dấu
tác
động
1
Burcu Aydin
(2008)
10 nước
Trung
Âu và Đông
Âu
1988 –
2005
Tính chất sở hữu
Có tác
động
Quy mô +
Tỷ lệ nợ +
Tỷ lệ tiền gửi +
Tăng trưởng cung tiền +
Tăng trưởng GDP +
Lãi suất trong nước -
Chênh lệch lãi suất -
2
Foos D.,
Norden L., &
Weber M.
(2010)
16 quốc gia
lớn
1997 –
2007
Rủi ro khoản vay +
ROA -
Cấu trúc vốn -
3
Guo Kai và
Stepanyan
Vahram
(2011)
38 nước có
nền kinh tế
mới nổi
Tăng trưởng tiền gửi +
Tốc độ gia tăng nợ +
4 Tracey (2011)
Jamaica,
Trinidad và
Tobago
1996 –
2011
1995 –
2010
Tốc độ gia tăng vốn
-
/không
tác
động
Tốc độ gia tăng tiền gửi +
Tăng trưởng các khoản cho
vay an toàn
+/-
5
Imran K., &
Nishat M.
(2013)
Pakistan
1971 –
2010
Vay nợ quốc tế +
Nguồn tiền huy động trong
nước
+
GDP +
Tỷ giá hối đoái +
Cung tiền M2 +
Thanh khoản +
6
Pouw và
Kakes
(2013)
28 quốc gia
1980 –
2009
Tăng trưởng GDP +
Tỷ lệ thất nghiệp -
Lãi suất -
Lạm phát -
18
7
H. Vu và D.
Nahm (2013)
Việt Nam
2000 –
2006
Quy mô +
Khả năng quản trị +
Tăng trưởng GDP/người -
Lạm phát -
8
M. Carlson và
các cộng sự
(2013)
Mỹ
2001 –
2011
Vốn chủ sở hữu
+
/không
tác
động
Tỷ lệ nợ xấu -
Tỷ lệ xử lý nợ xấu -
9
Laidroo
(2015)
11 quốc gia
châu
Âu
2004 –
2012
Thanh khoản +
Quy mô -
Rủi ro tín dụng -
Cấu trúc sở hữu
Không
tác
động
Lãi suất tiền gửi -
10
Singh A. &
Sharma A. K.
(2016)
Ấn Độ
2000 –
2013
Quy mô +
Các khoản tiền gửi -
ROA -
Tỷ lệ an toàn vốn -
GDP +
Lạm phát -
11
Nguyễn Thùy
Dương và
Trần Hải Yến
(2011)
Việt Nam 2011
Huy động vốn +
Thanh khoản
Có tác
động
Chênh lệch giữa lãi suất vay
và tiền gửi
-
12
Tôn Nữ Trang
Đài (2015)
Việt Nam
Tăng trưởng tiền gửi +
ROE +
Thanh khoản +
13
Lê Tấn Phước
(2017)
Việt Nam
2008 –
2015
Tỷ lệ nợ xấu -
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu -
Thanh khoản +
Lãi suất danh nghĩa +
GDP +
Lạm phát -
19
2.4 CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4.1 Các vấn đề tồn tại
Tăng trưởng tín dụng là một đề tài phổ biến và từng được nghiên cứu rất nhiều
cả ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên 2010 – 2018 là giai đoạn đặc biệt khi mà các
ngân hàng đã dần có những bước phát triển khởi sắc sau khi tiến hành tái cơ cấu và
đặc biệt là giai đoạn đất nước có những biến chuyển kinh tế sau khủng hoảng kinh tế
thế giới 2008. Đây cũng là giai đoạn Luật các tổ chức tín dụng chính thức được áp
dụng từ ngày 01/01/2011 (sửa đổi bổ sung 2017).
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu với đề tài tương tự, tuy nhiên nhận thấy giai
đoạn 2010 – 2018 chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, vì thế, tác giả thực hiện
nghiên cứu đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn này với mong muốn có thêm một bằng chứng
thực nghiệm về tình hình tín dụng làm cơ sở giúp cho các tổ chức, cá nhân khi muốn
tìm hiểu tình hình tín dụng ngân hàng tại Việt Nam.
2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín
dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ 2010 – 2018. Các biến độc lập
mà tác giả đưa vào mô hình là: Tăng trưởng kinh tế, Lạm phát, Tỷ lệ thất nghiệp, Quy
mô ngân hàng, Tăng trưởng tiền gửi, Suất sinh lời trên vốn sở hữu ROE, Thanh khoản
ngân hàng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là hồi quy dữ liệu bảng theo các phương
pháp OLS, FEM, REM.
20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả khái quát lý thuyết nền tảng về tăng trưởng tín dụng
và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, tác giả tiến hành lược
khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tìm ra kẽ hỡ nghiên cứu
từ các vấn đề tồn tại và đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận văn của mình.
21
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Trong chương này tác giả sẽ phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng tín
dụng cũng như các nhân tố kinh tế vĩ mô và nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tăng trưởng
tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2010 – 2018.
3.1 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
Bảng 3.1: Thống kê các chỉ số tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương
mại giai đoạn 2010 – 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp (xem thêm tại Phụ lục 2)
Thống kê từ bảng 4.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng
trong giai đoạn 2010 – 2018 có giá trị trung bình xấp xỉ 23.82% và độ lệch chuẩn
22.83%. Mức tăng trưởng tín dụng trung bình của các ngân hàng trong mẫu nghiên
cứu được đánh giá là cao. Tuy nhiên có thể thấy rõ quá trình tăng trưởng tín dụng
không đồng đều qua các năm, trong đó từ 2010 – 2012 có sự giảm tốc độ tăng trưởng
22
Tăng trưởng tín dụng
60.00%
50.00% 49.31%
40.00%
30.00%
20.00%
18.69%
24.11%
13.07%
24.90% 26.33%
19.69%
23.06%
15.20%
10.00%
0.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
tín dụng trung bình đáng kể từ 49.31% năm 2010 xuống còn 13.07% năm 2011 và
18.69% năm 2012. Điều này có thể ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà
nước nhằm ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát sau giai đoạn tăng trưởng nóng
của nền kinh tế sau khủng hoảng. Từ 2013 trở đi tốc độ tăng trưởng tín dụng trung
bình mỗi năm xấp xỉ 20%, là giai đoạn khởi sắc và tăng dần tốc độ tăng trưởng tín
dụng trung bình. Riêng trong năm 2018 tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống mức
thấp còn 15.20%
Trong toàn bộ giai đoạn 2010 – 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất là
của Ngân hàng Bảo Việt vào năm 2010: tăng trưởng tín dụng 148.95% và thấp nhất
là của ngân hàng Tiên Phong năm 2011: giảm tín dụng 29.86%. Các chỉ số biến động
lớn này tập trung vào giai đoạn 2010 – 2011.
Nguyên nhân cho tình hình này là do giai đoạn 2010 – 2011 giai đoạn đầu áp
dụng Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các ngân hàng có thể chịu nhiều ảnh hưởng
từ các chính sách kính tế thắt chặt của Ngân hàng nhà nước giai đoạn này.
Hình 3.1: Tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam 2010 – 2018
23
3.2 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
Tình hình các nhân tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam 2010 – 2018 được khái quát
theo biểu đồ sau:
Hình 3.2: Tăng trưởng tín dụng và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam (xem
thêm Phụ lục 1)
Qua Hình 3.1, ta thấy tỷ lệ lạm giới ảnh hưởng phát tại Việt Nam trong năm
2010 – 2011 vẫn rất cao do tác động từ khủng hoảng kinh tế thế đến nền kinh tế Việt
Nam. Nhờ vào chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, từ 2012 đến 2015 lạm
phát đã giảm mạnh thậm chí đến mức thấp nhất chỉ 0.6% vào 2015. Từ 2016, đi cùng
các vào các chính sách kích cầu nhằm phục hồi và tăng trưởng kinh tế, lạm phát có
tăng nhẹ nhưng từ 2017 đến nay vẫn ổn định ở mức dưới 4%. Như vậy có thế thấy
nền tảng ổn định vĩ mô của Nhà nước đang thể hiện rõ nét và đi đúng theo mục tiêu
chính sách kính tế của Nhà nước.
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2018 có thể thấy luôn quan hệ mật thiết
với sự thay đổi của lạm phát. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam liên tục giảm
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ lệ tăng trưởng GDP
Tỷ lệ thất nghiệp UE
Tỷ lệ lạm phát CPI
Tăng trưởng tín dụng
24
từ 2010 – 2012, đây là hệ quả một phần từ tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới
2008, nhưng một phần cũng ảnh hưởng từ chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt
nhằm kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Tuy nhiên từ 2012 đến 2018, nền kinh tế
Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể mà biểu hiện rõ ràng là chỉ số GDP đã tăng lên qua
mỗi năm, đặc biệt 2018 chỉ số GDP tại Việt Nam đã tăng lên là 7.08%.
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ số có mối quan hệ ngược chiều khá rõ ràng với tăng
trưởng kinh tế GDP. Từ Hình 3.1 ta có thể thấy, đi cùng với sự khởi sắc của tăng
trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam ngày một cải thiện qua các năm
trong giai đoạn 2010 – 2018. Hầu hết chỉ số thất nghiệp đều dưới 3%.
Nguyên nhân của thực trạng này có thể kể đến do những hiệu quả trong chính
sách ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước, là tiền đề cho sự phát triển của các hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và tăng trưởng tín dụng ngân hàng nói riêng.
25
300,000 60.00%
250,000
272,882
50.00%
248,733
200,000 207,273 40.00%
174,275
150,000 160,522 30.00%
141,706
100,000 118,011
126,032
20.00%
93,625
50,000 10.00%
- 0.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng tài sản (Tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn CAP
Tỷ lệ thanh khoản LIQ
Tăng trưởng tín dụng
3.3 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI NGÂN HÀNG
3.3.1 Quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Hình 3.3: Quy mô ngân hàng và các tỷ lệ tài sản/ vốn tại ngân hàng thương mại
Việt Nam 2010 – 2018
Từ Hình 3.3 có thể thấy rõ quy mô trung bình của các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018 liên tục tăng qua các năm. Đến năm 2018,
tổng tài sản bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong mẫu nghiên
cứu đã đạt 272,882 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu lại không tăng
trưởng cùng tốc độ với tốc độ tăng của tài sản, mà ngược lại có xu hướng ngày một
giảm.
Nguyên nhân của thực trạng này là mặc dù tổng tài sản của các ngân hàng
tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng nhưng vốn tự có và tài sản ngắn hạn của các ngân
26
Tăng trưởng tiền gửi DG Tăng trưởng tín dụng
60.00%
50.00%
48.21%
40.00%
36.30%
30.00%
20.05%
25.74% 24.38%
20.00%
19.07%
21.71% 13.95%
10.00% 11.88%
0.00%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
hàng lại không thể tăng lên kịp với cùng tốc độ. Kết quả là từ 2010 đến 2018, tỷ lệ
thanh khoản trung bình của các ngân hàng đã nhanh chóng giảm từ mức cao (25.58%
2010, 27.27% 2011) xuống mức thấp hơn rất nhiều chỉ còn 15.39% năm 2018.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bình quân của các ngân hàng thương
mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 cũng giảm mạnh từ mức trung bình cao nhất
27.27% năm 2011 xuống chỉ còn dưới 10% giai đoạn từ 2014 – 2018.
Nguyên nhân đến từ sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHTM sau tái cơ
cấu trong giai đoạn 2014 – 2018 dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng của quy mô tổng
tài sản, trong khi đó vốn chủ sở hữu của NHTM cũng có tăng trưởng tuy nhiên không
theo kịp tốc độ tăng lên của tổng tài sản. Điều này khiến cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản bình quân của các ngân hàng có xu hướng giảm mặc dù giá trị tuyệt đối
của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản đều tăng.
3.3.2 Tăng trưởng tiền gửi ngân hàng
Hình 3.4: Tăng trưởng tiền gửi tại ngân hàng thương mại Việt Nam
27
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00% 14.89%
9.98% 12.14%
7.19% 6.53% 6.49%
5.54% 6.45% 6.45%
0.00%
2010 2011 2012
ROE
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tăng trưởng tín dụng
Qua Hình 3.4, ta có thể thấy tăng trưởng tiền gửi trung bình tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 có sự giảm sút qua các năm, từ mức rất
cao 48.21% năm 2010 xuống chỉ còn 11.88% năm 2018.
Nguyên nhân của tình hình này có thể kể đến do chính sách thắt chặt tiền tệ
và kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước 2010 – 2012 dẫn đến sự thu hẹp nguồn
tiền nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế. Một phần nguyên nhân khác làm giảm tăng
trưởng tiền gửi ngân hàng cũng có thể kể đến là vì các thành phần kinh tế có xu hướng
chuyển dịch nguồn tiền nhàn rỗi sang các hình thức đầu tư khác thay vì tiết kiệm.
Ngoài ra nhìn vào sự biến động tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng tín
dụng qua các năm trên biểu đồ, ta cũng có thể nhận ra sự biến động cùng chiều của
tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng tín dụng.
3.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Hình 3.5: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE trung bình
28
Hình 3.5 thể hiện sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
trung bình của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. Có thể
thấy ROE trung bình cũng các ngân hàng giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2015, từ
14.89% 2010 xuống chỉ còn 5.45% 2015. Từ năm 2015, các ngân hàng dần khởi sắc
và tăng lợi nhuận, cụ thể ROE trung bình của các ngân hàng đã tăng đều từ 2015 đến
2018, với mức ROE đạt được 2018 là 12.14%.
Nguyên nhân của tình hình này là vì trong giai đoạn 2010 – 2015 ngành ngân
hàng gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng từ tái cơ cấu và chính sách tài chính thắt chặt
của Nhà nước. Từ 2015, các ngân hàng dần khởi sắc và thu được những thành công
bước đầu sau tái cơ cấu và điều chỉnh mạnh mẽ hoạt động ngân hàng.
Dựa vào Hình 3.5, chưa thấy có mối tương quan rõ ràng giữa ROE và tăng
trưởng tín dụng ngân hàng. Tác giả sẽ kiểm định các giả thuyết sau khi thực hiện ước
lượng các mô hình hồi quy.
29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã khái quát thực trạng tăng trưởng tín dụng cũng
tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018. Trên cơ sở
dữ liệu từ báo cáo tài chính của các NHTM cùng với số liệu vĩ mô thu thập từ IMF,
tác giả đưa ra cái nhìn tổng quát về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng từ
năm 2011 đến năm 2018.
30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng của
luận văn. Bao gồm các thống kê mô tả dữ liệu, các kiểm định độ tin cậy và ước lượng
mô hình. Sau đó, tác giả thực hiện các kiểm định nhằm chọn ra mô hình hồi quy phù
hợp nhất và phân tích kết quả dựa trên mô hình hồi quy này.
4.1 MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
4.1.1 Nguồn dữ liệu và đặc điểm dữ liệu
Mẫu nghiên cứu được thu thập từ 26 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
trong giai đoạn từ 2010 – 2018. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo thường
niên, báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng thương mại cổ phần trong
nước.
Các dữ liệu kinh tế vĩ mô được lấy từ trang thông tin của Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF).
Giai đoạn nghiên cứu được chọn từ 2010 – 2018 vì đây là giai đoạn mà hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang dần có nhiều phát triển ổn định và
chuyển biến về chất sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nên tính đến
thời điểm này yếu tố khủng hoảng đã không còn ảnh hưởng lớn đến hành vi cần
nghiên cứu.
31
Bảng 4.1: Danh sách tên các ngân hàng thương mại thuộc mẫu nghiên cứu
STT Mã ngân hàng Tên ngân hàng
1 ABB NHTM cổ phần An Bình
2 ACB NHTM cổ phần Á Châu
3 BID NHTM cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
4 BVB NHTM cổ phần Bảo Việt
5 CTG NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam
6 EIB NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
7 HDB NHTM cổ phần Phát triển TP HCM
8 KLB NHTM cổ phần Kiên Long
9 LPB NHTM cổ phần Bưu điện Liên Việt
10 MBB NHTM cổ phần Quân Đội
11 MSB NHTM cổ phần Hàng Hải Việt Nam
12 NAB NHTM cổ phần Nam Á
13 NCB NHTM cổ phần Quốc Dân
14 OCB NHTM cổ phần Phương Đông
15 PGB NHTM cổ phần Xăng Dầu Petrolimex
16 SEAB NHTM cổ phần Đông Nam Á
17 SGB NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương
18 SHB NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
19 STB NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín
20 TCB NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
21 TPB NHTM cổ phần Tiên Phong
22 VAB NHTM cổ phần Việt Á
23 VCB NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
24 VCPB NHTM cổ phần Bản Việt
25 VIB NHTM cổ phần Quốc Tế
32
26 VPB NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
4.1.2 Xử lý dữ liệu
Để thống nhất và chuẩn hóa dữ liệu, tác giả chọn và xử lý dữ liệu theo các
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tác giả chỉ sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại công bố
thông tin theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Tác giả không sử dụng thông
tin của những ngân hàng thương mại có yếu tố sở hữu nhà nước và các ngân hàng
công bố thiếu hoặc không công bố thông tin tài chính. Việc chọn lọc dữ liệu này nhằm
chuẩn hóa thông tin cũng như thuận tiện trong việc thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Thứ hai, tác giả chỉ sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại cổ phần
công bố thông tin tài chính đầy đủ và liên tục trong giai đoạn nghiên cứu 2010 –
2018. Nếu ngân hàng nào không công bố thông tin tài chính hoặc công bố thiếu thông
tin, không đủ dữ liệu liên tục từ 2010 – 2018 thì không sử dụng dữ liệu của ngân hàng
đó.
Cuối cùng, tác giả không sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại 100%
vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nguyên nhân là vì khác biệt về
hoạt động kinh doanh cũng như khung pháp lý chung giữa các ngân hàng nước ngoài
và chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng trong nước nên để tránh không
đồng nhất điều kiện nghiên cứu, tác giả không sử dụng dữ liệu của các ngân hàng
nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoại.
Kết quả thu thập mẫu dữ liệu cho ra bảng dữ liệu cân bằng gồm 234 quan sát.
Dữ liệu có dạng bảng cân bằng hoàn toàn bao gồm 26 ngân hàng ở chiều không gian
và 9 năm ở chiều thời gian (2010 – 2018).
33
Các số liệu về Lạm phát (CPI), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tỷ lệ thất
nghiệp (UE) tác giả lấy số liệu từ IMF; số liệu được lấy theo năm từ 2010 – 2018
(Phụ Lục 1).
4.2 TỔNG QUÁT VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được tác giả khái quát theo sơ đồ sau:
4.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài
Dựa trên cơ sở lý thuyết và qua lược khảo các công trình nghiên cứu trong
nước và quốc tế, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên việc kết hợp nhân tố
trong các nghiên cứu thực nghiệm của Burcu Aydin (2008), Guo Kai và Stepanyan
Vahram (2011), Lê Tấn Phước (2017) đồng thời lựa chọn đưa vào mô hình các biến
độc lập mà tác giả kỳ vọng có ý nghĩa tương quan trong bối cảnh Việt Nam.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn dữ liệu nên tác giả chỉ lựa chọn những yếu tố
mang tính đại diện và có đầy đủ dữ liệu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng
34
thương mại. Cụ thể, tác giả lựa chọn 8 biến độc lập đại diện cho 2 nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại: nhóm các nhân tố vĩ mô
và nhóm các nhân tố nội tại ngân hàng.
Cụ thể:
Nhóm các nhân tố vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế, Lạm phát, Tỷ lệ thất nghiệp.
Nhóm các nhân tố nội tại ngân hàng: Quy mô ngân hàng, Tăng trưởng tiền gửi,
Suất sinh lời trên vốn sở hữu ROE, Thanh khoản ngân hàng, Tỷ lệ vốn, Tỷ lệ thanh
khoản, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
CGit = β0 + β1GDPt + β2CPIt + β3UEt + β4SIZEit + β5DGit + β6ROEit + β7LIQit +
β8CAPit + εit
Trong đó:
CGit (Credit Growth) là giá trị thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân
hàng i năm t
GDPt (Gross Domestic Product) là giá trị thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP
năm t
CPIt (Consumer Price Index) là giá trị thể hiện tỷ lệ lạm phát năm t
UEt (Unemployment Rate) là giá trị thể hiện tỷ lệ thất nghiệp năm t
SIZEit (Size) là giá trị thể hiện quy mô ngân hàng của ngân hàng i năm t
DGit (Deposit Growth) là giá trị thể hiện tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng i
năm t
ROEit là suất sinh lời trên vốn sở hữu của ngân hàng i năm t
LIQit (Liquidity) là giá trị thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng i năm t
CAPit là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i năm t
35
β0 : là hệ số chặn
β j (j = 1,8) là các hệ số hồi quy
ɛit là sai số (phần dư)
4.3.2 Mô tả chi tiết các biến
4.3.2.1 Biến phụ thuộc
Như đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết 2.1.2, tốc độ tăng trưởng tín dụng
được xác định bằng cách tính số liệu tỷ lệ thay đổi giữa giá trị khoản tín dụng ngân
hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so sánh. Ở đây tác giả lựa chọn phương
pháp tốc độ tăng trưởng liên hoàn để xác định giá trị của tăng trưởng tín dụng, tức là
tính tốc độ tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ so sánh với kỳ trước đó.
Mục đích là để tìm hiểu tình hình biến động của chỉ tiêu cấp tín dụng trong
giai đoạn nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết theo chuỗi thời gian.
Theo đó, giá trị biến phụ thuộc được nghiên cứu là tỷ lệ phần trăm tăng thêm
của tổng giá trị cấp tín dụng tại thời điểm tính tăng trưởng t (thường tính bằng năm)
với tổng giá trị cấp tín dụng tại thời điểm liền kề trước đó t - 1. Nếu kết quả tính toán
cho giá trị dương, tức ngân hàng thương mại đang tăng lượng cung tín dụng; còn nếu
kết quả cho giá trị âm, tức ngân hàng thương mại đang giảm cung tín dụng ra nền
kinh tế.
Công thức đo lường giá trị biến phụ thuộc CG như sau:
CGit = [(Tổng giá trị cấp tín dụng của ngân hàng inăm t /
Tổng giá trị cấp tín dụng của ngân hàng inăm t-1) – 1] * 100%
Trong đó Tổng giá trị cấp tín dụng tại các thời điểm so sánh được tính bằng
toàn bộ giá trị các khoản mục được xem là cấp tín dụng theo quy định của Luật các
tổ chức tín dụng (2010).
36
4.3.2.2 Biến độc lập
Tăng trưởng kinh tế GDP
Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.1.1 cũng như kết
quả nghiên cứu của Aydin B. (2008) và Imran và Nishatm (2013), nhận thấy rằng
tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Như
vậy, tác giả kỳ vọng rằng biến này có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng.
Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến GDP và CG:
Giả thuyết H1: Có mối tương quan cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và
tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Lạm phát CPI
Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.1.2 cũng như theo
kết quả nghiên cứu của Sharma và Gounder (2012), Pouw và Kakes (2013), Singh A.
và Sharma A. K. (2016), nhận thấy tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng
trưởng tín dụng. Như vậy, tác giả kỳ vọng rằng biến này có tác động ngược chiều đến
tăng trưởng tín dụng.
Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến CPI và CG:
Giả thuyết H2: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tăng
trưởng tín dụng ngân hàng.
Tỷ lệ thất nghiệp UE
Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.1.3 và theo kết quả
nghiên cứu của Pouw và Kakes (2013), nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp có tác động tiêu
cực đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, tác giả kỳ vọng rằng biến này có tác động
ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng.
Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến UE và CG:
Giả thuyết H3: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng
trưởng tín dụng ngân hàng.
37
Quy mô ngân hàng SIZE
Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.1 và theo kết quả
từ nghiên cứu của Chernykh và Theodossiou (2011) và G.Meral (2015), nhận thấy
các ngân hàng càng lớn càng có thể đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Như vậy, tác giả kỳ vọng rằng biến này có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín
dụng.
Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến SIZE và CG:
Giả thuyết H4: Có mối tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và tăng
trưởng tín dụng ngân hàng.
Giá trị của quy mô ngân hàng được tính toán trên cơ sở số liệu theo báo cáo
tài chính được công bố của các ngân hàng thương mại. Để phù hợp với đơn vị đo
lường của biến phụ thuộc, tác giả chuyển đổi giá trị dưới dạng logarithm tự nhiên
(logarithm cơ số e với e ~ 2.71828) của tổng tài sản.
Công thức đo lường giá trị biến SIZE như sau:
SIZEit = Ln (Tổng tài sản của ngân hàng inăm t)
Tăng trưởng tiền gửi DG
Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.2 và kết quả
nghiên cứu của Aydin B. (2008) và Tracey (2011), tác giả có cơ sở kỳ vọng về một
mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng tiền gửi với tăng trưởng tín dụng.
Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến DG và CG:
Giả thuyết H5: Có mối tương quan cùng chiều giữa tăng trưởng tiền gửi và
tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi được tính dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính
được công bố của các ngân hàng thương mại. Trong đó giá trị tiền gửi được tính bao
38
gồm các khoản mục: tiền gửi của khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư, huy động
từ phát hành giấy tờ có giá, nguồn vốn tài trợ và uỷ thác đầu tư.
Công thức đo lường giá trị biến DG như sau:
DGit = [(Giá trị tiền gửi của ngân hàng inăm t /
Giá trị tiền gửi của ngân hàng inăm t-1) - 1] * 100%
Suất sinh lời trên vốn sở hữu ROE
Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.3 và kết quả
nghiên cứu của Aydin B. (2008), tác giả kỳ vọng chỉ số ROE có tác động cùng chiều
đối với tăng trưởng tín dụng.
Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến ROE và CG:
Giả thuyết H6: Có mối tương quan cùng chiều giữa ROE và tăng trưởng tín
dụng ngân hàng.
Công thức đo lường giá trị biến ROE như sau:
ROEit = (Lợi nhuận ròng sau thuế của ngân hàng inăm t /
Tổng giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng inăm t) * 100%
Thanh khoản ngân hàng LIQ
Dựa trên phân tích của tác giả phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.4 và các nghiên cứu
của Laidroo (2015) và Goudong Chen và Yi Wu (2014) , tác giả kỳ vọng có mối quan
hệ cùng chiều giữa tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản cao với tăng trưởng tín dụng.
Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến LIQ và CG:
Giả thuyết H7: Có mối tương quan cùng chiều giữa thanh khoản ngân hàng
và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Giá trị đo lường chỉ số thanh khoản LIQ được tính toán trên cơ sở số liệu theo
báo cáo tài chính được công bố của các ngân hàng thương mại. LIQ là tỷ lệ các tài
39
sản thanh khoản so với tổng tài sản ngân hàng. Tài sản thanh khoản ở đây là các tài
sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh chóng dễ dàng với thời gian
chuyển đổi nhanh và chi phí thấp, gồm: tiền mặt và kim loại quý, tiền gửi tại Ngân
hàng nhà nước, tiền vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín
dụng khác, chứng khoán kinh doanh.
Công thức đo lường giá trị biến LIQ như sau:
LIQit = (Tài sản ngắn hạnit/Tổng tài sảnit) * 100%
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP
Dựa trên phân tích của tác giả phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.5 và kết quả nghiên
cứu của Lê Tấn Phước (2017), tác giả kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ
vốn chủ sở hữu với tăng trưởng tín dụng
Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến LIQ và CG:
Giả thuyết H8: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và
tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Giá trị đo lường tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP được tính toán trên cơ sở số liệu
theo báo cáo tài chính được công bố của các ngân hàng thương mại. CAP là tỷ vốn
chủ sở hữu so với tổng tài sản ngân hàng.
Công thức đo lường giá trị biến CAP như sau:
CAPit = (Vốn chủ sở hữuit/Tổng tài sảnit) * 100%
40
4.4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH
4.4.1 Các thống kê mô tả và ma trận tương quan các biến
4.4.1.1 Thống kê mô tả
Bảng 4.2: Các chỉ số thông kê mô tả dữ liệu các biến 2010 – 2018
Nguồn: Tác giả tổng hợp (xem thêm tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4)
Đối với nhóm biến thuộc nhân tố kinh tế vĩ mô, trị thống kê mô tả của các biến
này phần lớn đã bộc lộ được xu hướng của các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam
qua các năm – đó là xu hướng kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau
khủng hoảng kinh tế thế giới 2008.
Theo đó, với chính sách tiền tệ thắt chặt áp dụng từ năm 2011, mức lạm phát
trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 6.23%, và có xu hướng ngày càng giảm qua
các năm (xem thêm tại Phụ lục 1). Lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu có độ lệch
chuẩn 5.27%, trong đó mức lạm phát thấp nhất là 0.6% vào 2015, so với mức cao
nhất 18,13% của năm 2011 có thể thấy quyết tâm kiềm chế lạm phát của Nhà nước
41
trong giai đoạn nghiên cứu đã đem lại kết quả. Điều này cũng thể hiện rõ tác động
tích cực đến tình hình chung của xã hội qua sự giảm đáng kể của tỷ lệ thất nghiệp từ
mức cao nhất 4.51% năm 2011 xuống còn 2.1% năm 2014, và liên tục từ 2014 – 2018
tỷ lệ thất nghiệp đều xấp xỉ 2%.
Tuy nhiên, cùng với sự giảm mạnh của lạm phát qua các năm là sự giảm nhẹ
của tăng trưởng kinh tế GDP 2010 – 2013, sau đó dần khởi sắc và tăng đều từ 2014 -
2018. Cụ thể, GDP cao nhất là vào 2018 – 7.08% và thấp nhất là vào năm 2012 –
5.24%, mức GDP trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 5.86%, độ lệch chuẩn toàn
giai đoạn nghiên cứu là 0.58%. Điều này phần nào thể hiện được những hiệu quả
trong chính sách kinh tế và sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng
chung của kinh tế thế giới 2008.
Đối với nhóm biến thuộc về các nhân tố nội tại của ngân hàng, trị thống kê
mô tả của các biến DG đại diện cho tốc độ tăng trưởng tiền gửi, LIQ đại diện cho tỷ
lệ tài sản thanh khoản, ROE thể hiện tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và CAP thể
hiện tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu đem lại nhiều
ý nghĩa đáng quan tâm.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng tiền gửi DG tại các ngân hàng luôn duy trì ở mức
khá cao, tăng trưởng tiền gửi trung bình trong giai đoạn 2010 – 2018 là 24.59%. Với
độ lệch chuẩn trong toàn giai đoạn nghiên cứu là 25.9% đã thể hiện rõ sự phân hóa
về khả năng huy động vốn giữa các ngân hàng. Đáng chú ý có ngân hàng Bản Việt
vào năm 2010 đã đạt mức tăng trưởng tiền gửi cao nhất là 173.89%. Trong khi đó
toàn giai đoạn nghiên cứu có ngân hàng Việt Á lại giảm tốc độ tăng trưởng tiền gửi
với trị số giảm 22.86% vào năm 2011.
Yếu tố thanh khoản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu cũng có mức
trung bình khá cao 19.98%, trong đó có 92/234 quan sát trên giá trị trung bình. Tuy
nhiên với độ lệch chuẩn 9.21% cho thấy vẫn có một sự chênh lệch rất lớn về mức độ
thanh khoản giữa các ngân hàng, dù có những ngân hàng đạt tỷ lệ thanh khoản rất cao
như ngân hàng Đông Nam Á vào 2011 (đạt tỷ lệ thanh khoản cao nhất 61.1%), vẫn
42
có những ngân hàng duy trì tỷ lệ thanh khoản ở mức khá thấp (tiêu biểu như ngân
hàng Sài Gòn Thương Tín vào 2017 duy trì tỷ lệ thanh khoản thấp nhất là 4.52%).
Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE có mức trung bình khá cao 8.73%,
tuy nhiên sự phân hóa là rất lớn giữa các ngân hàng với độ lệch chuẩn 7.91%, trong
đó cao nhất là ngân hàng Sài Gòn Công Thương vào 2010 với ROE 29.12%, thấp
nhất là ngân hàng Tiên Phong vào 2011 với ROE -56.33%.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu đạt
10.21% với độ lệch chuẩn 5.44%. Trong đóc cao nhất là ngân hàng Quân đội vào
2018 với CAP đạt 45.58%, và thấp nhất là ngân hàng BIDV vào 2017 với CAP chỉ
4.06%.
4.4.1.2 Ma trận tương quan
Ma trận tương quan về cơ bản cung cấp thông tin về mức độ tương quan giữa
các cặp biến, là cơ sở để tác giả có giả thuyết về mối quan hệ có thể có giữa các biến
trong mô hình. Song song đó, dự kiến về khả năng dữ liệu có thể có hiện tượng đa
cộng tuyến giữa các biến trước khi thực hiện các kiểm định.
43
Bảng 4.3: Ma trận tương quan trong mô hình
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Cụ thể:
(i) Nhận xét mối quan hệ giữa biến CG và các biến độc lập: hệ số tương
quan từng cặp biến cho thấy các biến: biến DG, ROE, LIQ có tác động
mạnh và có ý nghĩa thống kê nhất đối với biến CG. Để có thể kết luận
các biến độc lập này có thực sự tác động có ý nghĩa đến biến phụ thuộc
44
CG hay không, tác giả sẽ tiếp tục thực hiện các ước lượng mô hình ở
phần sau của luận văn để kiểm định giả thuyết.
(ii) Nhận xét mối quan hệ giữa các cặp biến độc lập: từ bảng 4.3, có thể
thấy những cặp biến độc lập có hệ số tương quan lớn là các biến thuộc
nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô: GDP-CPI, GDP-UE, CPI-UE. Ngoài ra
cũng có sự tương quan lớn giữa biến ROE và các biến vĩ mô GDP, CPI,
UE, giữa ROE và SIZE. Tác giả sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm định
khác để đưa ra các kết luận chắc chắn.
4.4.2 Thực hiện kiểm định độ tin cậy trên dữ liệu
4.4.2.1 Thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Tác giả thực hiện kiểm định VIF để kết luận sự tin cậy của mô hình, đặc biệt
tránh trường hợp các biến bị trùng lắp hoặc có ý nghĩa tương tự nhau trong mô hình.
Tác giả trình bày kết quả thực hiện kiểm định đa cộng tuyến lần 1 trong bảng
dưới đây (sắp xếp theo chiều giảm dần trị số VIF):
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (lần 1)
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
45
Kết quả kiểm định VIF từ bảng 4.4 cho thấy các biến UE, GDP, SIZE và CPI
có trị số VIF > 10: cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, tác giả lần lượt bỏ
từng biến ra khỏi mô hình và kiểm định đa cộng tuyến lại. Cuối cùng, tác giả quyết
định loại bỏ 2 biến có trị số VIF > 10 khỏi mô hình là các biến: biến UE và SIZE. Tác
giả giữ lại biến GDP và CPI do xét thấy mối tương quan giữa biến này khá lớn với
biến chính CG.
Sau khi loại bỏ 3 biến khỏi mô hình, tác giả thực hiện kiểm định VIF lại một
lần nữa để kiểm chứng xem hiện tượng đa cộng tuyến đã được khắc phục hay chưa.
Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (lần 2)
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Như vậy sau khi loại những biến có hiện tượng đa cộng tuyến thì kết quả kiểm
định VIF lần 2 đã cho kết quả phù hợp hơn với tất cả các biến đều có hệ số VIF nhỏ
hơn 10. Điều này là cơ sở cho thấy có thể tiếp tục thực hiện các bước nghiên cứu tiếp
theo vì các biến trong mô hình đã không còn tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nữa.
46
4.4.2.2 Thực hiện các kiểm định độ tin cậy của dữ liệu
Tác giả sử dụng phần mềm STATA 14 thực hiện 2 kiểm định gồm Modified
Wald test và Wooldridge test để kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương
quan trên dữ liệu. Kết quả như sau:
+ Kết quả kiểm định phương sai thay đổi (Modified Wald test):
Tác giả thực hiện kiểm định giả thuyết H0: không có hiện tượng phương sai
thay đổi.
Kết quả kiểm định được ghi nhận theo bảng sau:
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Từ Bảng 4.5, ta có giá trị p-value = 0,0000 < 5% (mức ý nghĩa) của kiểm định.
Kết quả này cho thấy dữ liệu nghiên cứu đang có tồn tại hiện tượng phương
sai thay đổi. Tác giả đánh giá kết quả kiểm định là phù hợp. Theo đó, mỗi ngân hàng
sẽ có những ứng xử khác nhau cho mỗi tình huống, điều này khiến cho phương sai
của các chuỗi dữ liệu cũng sẽ khác nhau.
+ Kết quả kiểm định tự tương quan (Wooldridge test):
Tác giả thực hiện kiểm định giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương
quan.
Kết quả kiểm định được ghi nhận theo bảng sau:
47
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Từ Bảng 4.6, ta có giá trị p-value = 0,0161<5% (mức ý nghĩa) của kiểm định.
Kết quả này cho thấy dữ liệu nghiên cứu có tồn tại hiện tượng tự tương quan.
Tác giả đánh giá kết quả kiểm định là phù hợp với đặc thù dữ liệu vì dữ liệu các ngân
hàng và các chỉ số kinh tế đều có tồn tại yếu tố thời gian.
4.4.3 Ước lượng phương trình hồi quy
4.4.3.1 Ước lượng với mô hình Pooled Regression
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng với mô hình Pooled:
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
48
Qua kết quả ước lượng với mô hình Pooled từ bảng 4.8 cho thấy, các biến CPI,
ROE, LIQ, CAP không có ý nghĩa thống kê vì có giá trị kiểm định p > 5%. Trong khi
đó, 2 biến GDP và DG có mối tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc CG. Kết quả
ước lượng cho thấy tăng trưởng kinh tế GDP và tăng trưởng tiền gửi ngân hàng DG
đều có mối quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng CG, tức là tăng trưởng
kinh tế tăng thì tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng; tăng trưởng tiền gửi ngân hàng
cũng kéo theo một sự tăng lên của tăng trưởng tín dụng.
4.4.3.2 Ước lượng với mô hình FEM - Fixed effects model
Tác giả tiếp tục ước lượng với mô hình FEM được kết quả như sau:
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng với mô hình FEM
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
49
Ước lượng từ mô hình FEM Bảng 4.8 cho kết quả có khác biệt với mô hình
Pooled, với mức ý nghĩa 5%, các biến có ý nghĩa thống kê là DG, ROE và LIQ. Trong
đó DG và ROE có mối tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc CG, LIQ có mối
tương quan ngược chiều với CG.s
4.4.3.3 Ước lượng với mô hình REM – Random effects model
Tác giả tiếp tục ước lượng với mô hình REM được kết quả như sau:
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng với mô hình REM
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Ước lượng từ mô hình REM cho ra kết quả tương tự với kết quả ước lượng
của mô hình FEM, tức có 2 biến có tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc CG là:
GDP, DG; tuy nhiên chưa tìm thấy tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến LIQ và
CG.
50
So sánh giữa hai mô hình: FEM và REM
Ta dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM là mô hình
phù hợp để nghiên cứu với các giả thuyết:
H0: không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên
(Mô hình REM là phù hợp); H1: có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần
ngẫu nhiên (Mô hình FEM là phù hợp).
Kết quả kiểm định như bảng sau:
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Hausman
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị p-value bằng 0.0003 nhỏ hơn 5% nên bác
bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, tức mô hình FEM là mô hình phù hợp
để nghiên cứu.
51
4.4.3.4 Khắc phục hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Generalized
Least Square (GLS)
Các kiểm định tại phần 4.1.2.2 cho thấy dữ liệu đang gặp phải hiện tượng
phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Do đó tác giả sử dụng phương pháp
Generalized Least Square (GLS) để khắc phục hai hiện tượng này.
Kết quả ước lượng mô hình sau khi sử dụng phương pháp GLS như sau:
Bảng 4.12: Khắc phục mô hình bằng phương pháp GLS
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Như vậy sau khi sử dụng phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng tự tương
quan và hiện tượng phương sai thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và
hiệu quả, ta có kết quả phương trình hồi quy như sau:
CG = -34.16375 + 6.494434GDP + 0.6133098DG
52
Trong đó, với mức ý nghĩa 5%, các biến GDP, GD có tác động đến sự thay đổi
của biến CG trong giai đoạn 2010 – 2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tăng trưởng kinh
tế, tăng trưởng tiền gửi ngân hàng và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động
tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiền gửi
ngân hàng là các nhân tố có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng.
Tăng trưởng kinh tế là yếu tố có tác động cùng chiều mạnh nhất đến tăng
trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. Kết
quả này phù hợp với các nghiên cứu của Aydin B. (2008) và Pouw và Kakes (2013).
Áp dụng vào diễn biễn thực tế tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018,
dưới tình hình nền kinh tế tăng trưởng chậm do kết quả từ chính sách kiềm chế lạm
phát cũng như chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà nước, các cá nhân có xu hướng
tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu, các doanh nghiệp cũng hạn chế mở rộng sản xuất dẫn
đến lượng cầu tín dụng trong toàn nền kinh tế giảm, gây khó khăn cho việc tăng
trưởng tín dụng của các ngân hàng. Khi tăng trưởng kinh tế dần khởi sắc, thu nhập
của các cá nhân và hộ gia đình tăng, họ sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và tìm đến
những nguồn tài trợ vốn cho tiêu dùng; đồng thời, các doanh nghiệp cũng mở rộng
sản xuất kinh doanh, từ đó tăng cầu tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các
ngân hàng thương mại.
Tăng trưởng tiền gửi cũng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng tín dụng tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. Kết quả này cũng tương
đồng với các nghiên cứu của Aydin B. (2008), Tracey (2011) và Sharma và Gounder
(2012). Nguyên nhân là khi tăng trưởng tiền gửi tốt cũng tức là tăng lên đầu vào cho
các ngân hàng, khi có nguồn vốn dồi dào, các ngân hàng vừa có động lực vừa có áp
lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Khi đó, những ngân hàng đang thiếu vốn cho vay
sẽ có đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu vay nhiều hơn của các cá nhân và doanh
nghiệp. Trong trường hợp hoạt động tín dụng của ngân hàng đang trì trệ, tăng trưởng
53
tiền gửi lớn sẽ tạo áp lực để các ngân hàng năng động hơn, các ngân hàng sẽ cần có
những chính sách cải tiến, đa dạng về sản phẩm cũng như quy trình hỗ trợ hoạt động
tín dụng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng và tránh lãng phí nguồn tiền gửi.
Tỷ lệ lạm phát và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với
tăng trưởng tín dụng và không có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều đến tăng
trưởng tín dụng ngân hàng và không có ý nghĩa thống kê.
Đối chiếu với chương 4, có thể thấy kết quả nghiên cứu định lượng có tương
quan khá lớn với tình hình thực trạng tại NHTM giai đoạn 2010 – 2018. Cụ thể, qua
thực trạng quan sát được tại các NHTM Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng
tiền gửi đều có tương quan cùng chiều với tăng trưởng tín dụng trung bình giai đoạn
2010 – 2018. Kết quả nghiên cứu định lương cũng khẳng định mối quan hệ cùng
chiều của 2 yếu tố này với tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này
cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây tại
thị trường Việt Nam là Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Tôn Nữ Trang
Đài (2015) và Lê Tấn Phước (2017).
54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu định lượng của luận
văn. Bao gồm mô tả chi tiết về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, các kết quả ước
lượng mô hình. Về kết quả ước lượng mô hình, tác giả trình bày các thống kê mô tả
và ma trận tương quan các biến, các kiểm định độ tinh cậy của dữ liệu và kết quả ước
lượng phương trình hồi quy. Cuối cùng, ước lượng mô hình sau khi sử dụng phương
pháp GLS cho ra kết quả biến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiền gửi là có tác
động tích cực đến tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng

More Related Content

What's hot

Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưmaianhbang
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTuấn Phạm
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!
ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!
ĐỀ TÀI: tình hình huy động vốn tại ngân hàng, HAY!
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Tin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuoc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông ÁMô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng Đông Á
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng

Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngLuận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...nataliej4
 
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Man_Ebook
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng (20)

Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Thay Đổi Vốn Chủ Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Ngân ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngLuận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
 
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...
 
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân HàngLuận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
 
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGÔ THỊ MAI TRINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022 Tác giả đề tài
  • 3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................2 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................2 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................3 1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................................................3 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.......................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ..............................7 2.1 TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.............................................7 2.1.1 Khái niệm................................................................................................7 2.1.2 Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng .......................................8 2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .........................................................................................................9 2.2.1 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng ..........................9 2.2.2 Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng........................11 2.3 LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..........15 2.3.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước .................................................15
  • 4. 2.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước..................................................16 2.4 CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......19 2.4.1 Các vấn đề tồn tại..................................................................................19 2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu.................................................................19 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.......................................................................................................21 3.1 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG .........................................21 3.2 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ..................................23 3.3 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI NGÂN HÀNG ......................25 3.3.1 Quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu............25 3.3.2 Tăng trưởng tiền gửi ngân hàng............................................................26 3.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE.........................................27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ .........................................30 4.1 MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................30 4.1.1 Nguồn dữ liệu và đặc điểm dữ liệu.......................................................30 4.1.2 Xử lý dữ liệu .........................................................................................32 4.2 TỔNG QUÁT VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ................33 4.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .........................................................................33 4.3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài .............................................33 4.3.2 Mô tả chi tiết các biến...........................................................................35 4.4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH.........................................................40 4.4.1 Các thống kê mô tả và ma trận tương quan các biến............................40 4.4.2 Thực hiện kiểm định độ tin cậy trên dữ liệu.........................................44 4.4.3 Ước lượng phương trình hồi quy..........................................................47 4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................55 5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................55 5.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................56
  • 5. 5.2.1 Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại.......................................56 5.2.2 Kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách ................................57 5.3 NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU..........................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT CG Credit Growth Tăng trưởng tín dụng CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng DG Deposit Growth Tăng trưởng tiền gửi FEM Fixed effects model Mô hình các ảnh hưởng cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GLS Generalized Least Square Mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế LIQ Liquidity Thanh khoản ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại OLS Ordinary Least Squares Mô hình bình phương nhỏ nhất Pooled OLS Mô hình bình phương nhỏ nhất gộp REM Random effects model Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê các chỉ số tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại giai đoạn 2010 – 2018 Bảng 4.1: Danh sách tên các ngân hàng thương mại thuộc mẫu nghiên cứu Bảng 4.2: Các chỉ số thông kê mô tả dữ liệu các biến giai đoạn 2010 – 2018 Bảng 4.3: Ma trận tương quan trong mô hình Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (lần 1) Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (lần 2) Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Bảng 4.8: Kết quả ước lượng với mô hình Pooled Bảng 4.9: Kết quả ước lượng với mô hình FEM Bảng 4.10: Kết quả ước lượng với mô hình REM Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Hausman Bảng 4.12: Khắc phục mô hình bằng phương pháp GLS
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam 2010 – 2018 Hình 3.2: Tăng trưởng tín dụng và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam Hình 3.3: Quy mô ngân hàng và các tỷ lệ tài sản/ vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam 2010 – 2018 Hình 3.4: Tăng trưởng tiền gửi tại ngân hàng thương mại Việt Nam Hình 3.5: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
  • 9. TÓM TẮT Luận văn nhằm mục tiêu nghiên cứu các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua các mô hình OLS, FEM, REM, với dữ liệu nghiên cứu trên 26 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. Dữ liệu ngân hàng được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014. Các dữ liệu vĩ mô được tổng hợp từ trang thông tin của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều của các biến tăng trưởng kinh tế GDP và tăng trưởng tiền gửi ngân hàng đối với tăng trưởng tín dụng. Từ khóa: Tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng thương mại, Tín dụng ngân hàng
  • 10. ABSTRACT This paper aims to study macro factors and internal factors affecting credit growth in Vietnamese commercial banks in the period of 2010 – 2018. The paper is done by Panel Data Regresion Model: OLS, FEM, REM models, with research data from 20 Vietnamese commercial banks in the period of 2010 – 2018. Banking data was accumulated from the finacial statements covering 2010 to 2014. Macro data are aggregated from the website of the International Monetary Fund IMF. The research results show that there is a positive relationship of GDP growth variables and bank deposit growth to credit growth.
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, bao gồm các phần: Đặt vấn đề, trình bày mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đối với nền kinh tế nói chung, ngân hàng là kênh trung gian tài chính chiến lược, đảm nhiệm chức năng luân chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế. Trong quá trình đó, hoạt động tín dụng trở nên quan trọng vì là khoản mục sử dụng nguồn vốn chủ yếu và là kênh mang lại tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng thương mại. Tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng liên tục và đều đặn là một trong các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, tín dụng ngân hàng tăng trưởng tạo tiền đề giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngược lại, sự suy giảm của tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi đi cùng với sự gia tăng về rủi ro tín dụng, cơ cấu tín dụng bất ổn thì sẽ là dấu hiệu cho thấy tình trạng nền kinh tế đang gặp khó khăn, suy thoái. Đối với nhà hoạch định chính sách, tín dụng ngân hàng còn là đối tượng quan trọng trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Tăng trưởng tín dụng chính là biểu hiện của sự nới lỏng hoặc thắt chặt cung tiền. Sự gia tăng tín dụng sẽ tác động tăng cung tiền, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với những vai trò quan trọng của tăng trưởng tín dụng như trên, rất cần thiết có những nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại. Từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng có cơ sở đưa ra quyết định điều chỉnh tăng trưởng tín dụng phù hợp theo định hướng quản trị của mình; đồng thời
  • 12. 2 giúp nhà hoạch định chính sách có những chiến lược điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô cũng như nội tại ngân hàng đến việc tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Ngoài ý nghĩa cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam, nghiên cứu cũng góp phần cung cấp cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp về tăng trưởng tín dụng giúp các nhà quản trị ngân hàng và nhà hoạch định chính sách cân nhắc, xem xét đưa ra những quyết định, chính sách tín dụng thích hợp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tác giả thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế và nhân tố nội tại ngân hàng có tác động như thế nào đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua đó đề xuất một số kiến nghị từ khía cạnh học thuật đối với các nhà quản trị ngân hàng và hàm ý chính sách. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu này, tác giả tập trung trả lời ba câu hỏi: Thứ nhất, các nhân tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam? Thứ hai, mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến tăng trưởng tín dụng như thế nào? Thứ ba, có những giải pháp và kiến nghị nào từ kết quả nghiên cứu trên? 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam trong mối tương quan với các nhân tố khác (nội tại và vĩ mô), trong giai đoạn 2010 – 2018.
  • 13. 3 Phạm vi nghiên cứu: Tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu trên 26 ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. Đây là giai đoạn các ngân hàng thương mại Việt Nam gặp khó khăn thử thách sau tái cơ cấu và dần đạt được những thành công bước đầu. Dữ liệu được tác giả tổng hợp từ thông tin công bố của các ngân hàng dựa trên các tiêu chí sau: - Các ngân hàng thương mại thực hiện công bố thông tin liên tục trong giai đoạn 2010 – 2018. - Không sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các phương pháp phân tích số liệu như sau: - Tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu số liệu; kết hợp đồ thị, bảng biểu minh họa. - Phương pháp hồi quy: Thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo các phương pháp OLS, FEM, REM. Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất với mẫu dữ liệu từ 3 mô hình trên để bàn luận. - Phần mềm sử dụng: Stata 14 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính được các ngân hàng thương mại công bố; các số liệu kinh tế vĩ mô được tổng hợp từ trang thông tin của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). 1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Luận văn cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho thấy tình hình phát triển chung của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. Đây là
  • 14. 4 giai đoạn đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng tại Việt Nam vì là thời gian đầu chính thức áp dụng Luật các tổ chức tín dụng 2010; đồng thời cũng là giai đoạn các ngân hàng thương mại thực hiện tái cơ cấu, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại dần đi vào ổn định và có nhiều kết quả khởi sắc. Khung thời gian nghiên cứu đến 2018 thể hiện tính cập nhật về thời gian của đề tài. Luận văn góp phần đưa ra kết quả nghiên cứu học thuật dựa trên thông tin số liệu thực tế từ các ngân hàng thương mại Việt Nam, cũng là cơ sở để nhà quản trị ngân hàng và nhà hoạch định chính sách có thể xem xét trước khi ra quyết định thực tiễn. 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn được tác giả thiết kế gồm năm chương với nội như sau: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Trong chương này tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng Tác giả khái quát lý thuyết nền tảng về tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Đồng thời tác giả lược khảo các công trình nghiên cứu trước đây tìm ra khe hở nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam Tác giả tìm hiểu thực trạng tăng trưởng tín dụng và các nhân tố vĩ mô, nội tại ngân hàng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018
  • 15. 5 Chương 4: Nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam Trong chương này, tác giả tiến hành kiểm định kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với trường hợp các NHTM Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu đã dặt ra, động thời đưa ra nhận định về tác động của các biến độc lập đối với tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tác giả kết luận tổng quả từ kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng ổn định, an toàn đối với các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, chương này cũng chỉ sẽ những điểm hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 16. 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam”. Cụ thể, tác giả đã giải thích lý do chọn đề tài xuất phát từ tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược của tín dụng đối với hoạt động ngân hàng. Tác giả cũng đã trình bày mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu xoay quanh tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam; phạm vi nghiên cứu là 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. Ngoài ra, tác giả cũng tổng quát về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
  • 17. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG Trong chương này tác giả sẽ trình bày tổng quan về lý thuyết, các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại; lược khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài; từ những vấn đề còn tồn tại, qua đó tác giả xác định được các vấn đề chính cần giải quyết trong luận văn để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp. 2.1 TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2.1.1 Khái niệm Trong mỗi giai đoạn của nền kinh tế, nhà hoạch định chính sách luôn có những chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng khác nhau; các nhà quản trị ngân hàng cũng có những định hướng nhất định đối với hoạt động tín dụng của mình. Những chính sách này biểu hiện qua sự thay đổi lượng cung tiền. Sự thay đổi lượng cung ứng tiền tệ mà ngân hàng đưa ra nền kinh tế được gọi là tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng dương khi ngân hàng tăng thêm một lượng cung ứng tiền tệ đưa vào lưu thông trong nền kinh tế, ngược lại, tăng trưởng tín dụng âm khi lượng cung ứng tiền tệ sụt giảm, thể hiện xu hướng thắt chặt tiền tệ. Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng được hiểu là sự tăng lên của các khoản tín dụng do hệ thống ngân hàng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong nền kinh tế. Đây là điều rất cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng trong quá trình phát triển của toàn xã hội.
  • 18. 8 Tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao sẽ mang đến hiệu quả hoạt động tín dụng cao. Tín dụng có chất lượng là tín dụng mà ngân hàng cấp tín dụng đúng theo các tiêu chuẩn quy định an toàn vốn của Ngân hàng nhà nước; quản lý chặt chẽ đảm bảo người đi vay sử dụng vốn đúng mục đích. Nhờ đó đảm bảo thu hồi vốn và lãi đúng thời hạn, hạn chế rủi ro mất vốn. Như vậy, việc tăng trưởng tín dụng có chất lượng sẽ tăng thêm hiệu quả hoạt động tín dụng. Đối với các nhà quản trị ngân hàng, việc duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng song song với đảm bảo chất lượng tín dụng mang lại hiệu quả cao là hết sức quan trọng. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cần đạt đến giới hạn dựa theo các yếu tố nguồn lực vốn, nhân lực, công nghệ của ngân hàng đó. Nếu tăng trưởng tín dụng vượt quá kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán, chất lượng tín dụng giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng, thậm chí gây thua lỗ. Do đó, các nhà quản trị ngân hàng cần có những chính sách quản trị rủi ro phù hợp với tình hình vĩ mô cũng như tình hình nội tại ngân hàng. Có như vậy thì tăng trưởng tín dụng mới hiệu quả, đảm bảo sự phát triền bền vững của ngân hàng. 2.1.2 Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng Mức độ tăng trưởng tín dụng được số hóa thành các giá trị đo lường cụ thể như sau: Quy mô tăng trưởng tín dụng: được xác định bằng cách tính số liệu chênh lệch giữa tổng giá trị các khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so sánh, phản ánh mức độ tăng trưởng nhiều hay ít theo giá trị tuyệt đối. Được tính theo công thức: Quy mô tăng trưởng tín dụngkỳ t = Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ t – Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ so sánh Tốc độ tăng trưởng tín dụng: được xác định bằng cách tính số liệu tỷ lệ thay đổi giữa giá trị khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so
  • 19. 9 sánh, phản ánh mức độ tăng trưởng nhiều hay ít theo giá trị tương đối. Được tính theo công thức: Tốc độ tăng trưởng tín dụngkỳ t = [(Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ t / Tổng giá trị cấp tín dụngkỳ so sánh) – 1]*100% Trong đó Tổng giá trị cấp tín dụng tại các thời điểm so sánh được tính bằng toàn bộ giá trị các khoản mục được xem là cấp tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (2010). 2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2.2.1 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng 2.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng qua hai góc độ. Thứ nhất, ở góc độ tiêu dùng cá nhân, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của cá nhân và hộ gia đình được cải thiện, họ sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, qua đó thúc đẩy tiêu dùng xã hội. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tăng lên trong xã hội, các thành phần kinh tế sẽ có khuynh hướng tìm những nguồn tài trợ vốn cho tiêu dùng, như tín dụng ngân hàng. Như vậy, từ góc độ chi tiêu cá nhân, tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động tới tăng trước tín dụng ngân hàng theo hướng tích cực. Thứ hai, ở góc độ doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế giúp các doanh nghiệp lạc quan hơn, nền kinh tế có triển vọng tăng trưởng càng nhiều thì cơ hội kinh doanh càng nhiều và càng đáng giá để đầu tư hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô đầu tư. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tín dụng của các chủ thể này, qua đó làm gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu của của Aydin B. (2008) cũng đã đưa ra kết luận rằng có một sự tác động cùng chiều của tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đối với sự bùng nổ tín dụng ở các nước khu vực Trung và Đông Âu trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
  • 20. 10 Kết quả này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Pouw và Kakes (2013) khi nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến hoạt động của 28 ngân hàng quốc gia trong giai đoạn 1980-2009. Hai tác giả đã nhận thấy có sự tương quan cùng chiều giữa tăng trưởng GDP và hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm trái ngược với lập luận này. Nghiên cứu của Vu và Nahm (2013) đối với các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2000 – 2006 cho ra kết luận rằng, tăng trưởng GDP sẽ có tác động ngược chiều với tăng trưởng trong các hoạt động của ngân hàng thương mại. Điều này có thể nhìn nhận do tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự giàu có của các thành phần kinh tế: khi xã hội giàu có hơn, dân cư sẽ có xu hướng chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm nhiều hơn. Khi đó, nếu khuynh hướng chi tiêu và đầu tư từ thu nhập tăng lên nhiều hơn so với khuynh hướng tiết kiệm, việc vay mượn sẽ không gia tăng đáng kể. Tăng trưởng tín dụng có thể âm nếu các thành phần kinh tế có xu hướng sử dụng thu nhập của họ cho hoạt động chi tiêu và đầu tư. 2.2.1.2 Lạm phát Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả chứng minh lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Điển hình như nghiên cứu của Pouw và Kakes (2013), tác giả nhận thấy tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều tới hoạt động của các ngân hàng. Nghiên cứu của Vu và Nahm (2013) đối với các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2000 – 2006 cũng chứng minh kết quả tương tự, rằng tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động ngược chiều đối với tăng trưởng trong các hoạt động của ngân hàng thương mại. Quan điểm này cũng đúng với kết quả nghiên cứu của Singh A. & Sharma A. K. (2016), lạm phát tác động tiêu cực đến thanh toán cũng như nguồn vốn huy động đổ vào ngân hàng, thông qua đó sẽ dẫn đến tác động ngược chiều với khả năng mở rộng quy mô cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Điều này có thể giải thích là do lạm phát hàng năm của nền kinh tế ảnh hưởng đến hành vi của các chủ thể cung – cầu tín dụng, từ đó tác động đến độ lớn và tốc độ
  • 21. 11 tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Lạm phát gia tăng làm giảm thu nhập thực tế của các cá nhân và hộ gia đình, nhu cầu tiết kiệm của họ cũng giảm xuống. Từ đó tác động tiêu cực đến việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại, dẫn đến sự sụt giảm của hoạt động tín dụng do nguồn cung vốn bị giảm. Ngoài ra, lạm phát tăng và kéo dài sẽ kéo theo các động thái kiểm soát lạm phát bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt. Thắt chặt tiền tệ làm giảm cung tiền ra nền kinh tế, từ đó dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng. 2.2.1.3 Tỷ lệ thất nghiệp Pouw và Kakes (2013) khi nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến hoạt động của 28 ngân hàng quốc gia trong giai đoạn 1980 – 2009 đã kết luận rằng tỷ lệ thất nghiệp có tác động tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng. Về mặt vĩ mô, bất cứ giai đoạn nào mà tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và ở mức cao cũng là một trong những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực với nền kinh tế, và trong đó bao gồm tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Cụ thể, đối với các cá nhân và hộ gia đình, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của họ có xu hướng suy giảm. Điều này cũng kéo theo sự giảm sút về nhu cầu tín dụng, từ đó làm giảm hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đối với doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ khiến các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt đầu tư. Điều này cũng làm giảm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 2.2.2 Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng 2.2.2.1 Quy mô ngân hàng Thông thường, các ngân hàng có quy mô lớn thường là các ngân hàng lớn đã tạo ra được vị thế, danh tiếng trong ngành. Do đó, các ngân hàng này có lợi thế để huy động được nhiều tiền gửi trong nền kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng lớn cũng có lợi thế về hệ thống chi nhánh rộng khắp, đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệp, quy
  • 22. 12 trình nghiệp vụ hoàn thiện, nhờ đó họ dễ dàng tiếp cận được với các khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hơn. Nghiên cứu của Chernykh và Theodossiou (2011) cho thấy các ngân hàng lớn thường có nhiều cơ hội để đa dạng hơn và họ có nguồn vốn lớn, khả năng tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng vay từ các công ty lớn với một số dư nợ tín dụng cao. Ngoài ra, họ có đủ nguồn lực chi cho các hệ thống tiên tiến để quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng. Điều này làm cho các ngân hàng lớn có thể đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn. Nghiên cứu của G.Meral (2015) khi xem xét tác động của quy mô đến kênh cho vay của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ 2002 – 2008 và nghiên cứu của A. & Sharma A. K. (2016) cũng đều chứng minh tác động đồng biến của quy mô và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có quan điểm ngược lại cho rằng quy mô càng lớn thì càng làm giảm tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tiêu biểu như nghiên cứu của Laidroo (2015) khi phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng và kiểm định sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với tăng trưởng tín dụng trong thời kỳ có và không có khủng hoảng tài chính tại các ngân hàng thuộc khu vực CEE (11 nước khu vực Đông và Trung Âu). Nghiên cứu chứng minh quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng. Điều này được giải thích rằng các ngân hàng thương mại có quy mô lớn thường là các ngân hàng lớn, có uy tín. Thông thường, họ sẽ chỉ chấp nhận cho vay các khoản nợ ít rủi ro. Ngược lại, các ngân hàng có quy mô nhỏ thường dễ chấp nhận các khoản nợ rủi ro cao hơn nhằm đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng của mình. Như vậy, quy mô ngân hàng trong trường hợp này sẽ có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. 2.2.2.2 Tăng trưởng tiền gửi Ngân hàng là định chế tài chính đặc biệt sử dụng nguồn vốn chủ yếu để cho vay là từ nguồn vốn huy động. Như vậy, với vai trò là là đầu vào cho hoạt động cấp tín dụng, nguồn vốn huy động tăng sẽ thúc đẩy khả năng tăng trưởng của hoạt động cấp tín dụng. Lưu ý rằng, nguồn vốn huy động được nhắc đến ở đây là nguồn vốn có thể sử dụng để cấp tín dụng, phân biệt với các nguồn vốn khác mà ngân hàng thương
  • 23. 13 mại có thể huy động được để tài trợ cho hoạt động của mình, như vốn điều lệ, các quỹ, thặng dư vốn cổ phần, vốn của các tổ chức tín dụng khác hoặc các nguồn vốn có tính chất chiếm dụng khác. Aydin B. (2008) khi nghiên cứu các yếu tố góp phần dẫn đến đến hiện tượng bùng nổ tín dụng trong giai đoạn những năm 1988 – 2005 của các ngân hàng tại các quốc gia Trung và Đông Âu đã tìm thấy sự tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gửi với sự bùng nổ tín dụng ở các nước này. Kết luận này cũng đúng với nghiên cứu của Tracey (2011) khi xem xét các nhân tố nội tại tác động tới mức tín dụng tại các ngân hàng ở Jamaica, Trinidad và Tobago. Tác giả đã nhận thấy rằng tại Jamaica, các khoản vay tín dụng tại ngân hàng chịu tác động cùng chiều của tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Sharma và Gounder (2012) cũng cho ra kết quả nghiên cứu tương tự, tác giả xác định rằng tiền gửi có đóng góp tích cực vào tăng trưởng tín dụng. 2.2.2.3 Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE Nghiên cứu của Aydin B. (2008) đã chứng minh chỉ số ROE có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng tín dụng. Chỉ số ROE dùng để đo lường suất sinh lời của một đồng vốn mà ngân hàng đã bỏ ra. Như vậy, về mặt trực quan, khi chỉ số ROE càng cao thì kỳ vọng lợi nhuận thu được từ hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng càng cao. Do đó các ngân hàng sẽ có xu hướng tăng mạnh hoạt động tín dụng nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn cho mình. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Tôn Nữ Trang Đài (2015) về các nhân tố nội tại tác động đến tăng tưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam 2006 – 2014 cũng đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa ROE và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. 2.2.2.4 Thanh khoản ngân hàng Thanh khoản của ngân hàng thể hiện khả năng chuyển đổi tiền mặt với thời gian và chi phí thấp nhất.
  • 24. 14 Theo một số quan điểm, thanh khoản ngân hàng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Điển hình như nghiên cứu của Guodong Chen và Yi Wu (2014) khi xem xét tăng trưởng tín dụng tại các thị trường mới nổi trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, nghiên cứu đã kết luận rằng các ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản tốt hơn cũng có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn. Tương tự với kết quả này, Laidroo (2015) cũng đã chứng minh rằng tăng trưởng tín dụng chịu tác động cùng chiều của tỷ lệ thanh khoản. Giải thích cho quan điểm này, khi chỉ số thanh khoản cao, ngân hàng đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu vốn vay của khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời, tạo thuận lợi để tăng trưởng tín dụng. Trong tình trạng thanh khoản yếu, ngân hàng không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, do đó thanh khoản yếu làm giảm tăng trưởng tín dụng. 2.2.2.5 Vốn chủ sở hữu Nghiên cứu của Carlson M. và cộng sự (2013) trên các ngân hàng Mỹ từ 2001 – 2011 đã nhận thấy có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến hoạt động cấp tín dụng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016) giải thích mối quan hệ này là vì khi tỷ lệ vốn tăng, ngân hàng có lớp đệm vốn an toàn nên nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động tín dụng giảm. Đến một điểm tới hạn thì ngân hàng trở nên hoạt động không hiệu quả và phải nới rộng cho vay kéo theo sự tăng của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Foos D. và cộng sự (2010) lại chỉ ra một mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng. Foos D và cộng sự (2010) nghiên cứu trong giai đoạn khủng hoảng, các ngân hàng tăng dư nợ cấp tín dụng lại là những ngân hàng có tỷ lệ nguồn vốn có khuynh hướng giảm, lý do là trong khủng hoảng, các ngân hàng duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao đã thực sự phải hứng chịu những tác động tiêu cực từ nợ xấu và thậm chí thâm vào vốn. Nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2017) cũng đồng quan điểm về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng. Tác giả giải thích nguyên nhân là vì các
  • 25. 15 ngân hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ quản lý tốt được các khoản tín dụng hiện hữu, từ đó giảm việc tăng trưởng tín dụng. 2.3 LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Đối với đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng, trước đây đã có không ít nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước. Tiêu biểu như một số nghiên cứu sau đây: 2.3.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước Burcu Aydin (2008) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung Âu và Đông Âu. Nghiên cứu kết luận có sự ảnh hưởng của các nhân tố sau đến tăng trưởng tín dụng: tính chất sở hữu của các ngân hàng (sở hữu nhà nước hay các ngân hàng nước ngoài), tỷ lệ sinh lời của ngân hàng ROE và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. P. K. Gupta và Ashima Jain (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến vấn đề cho vay của các ngân hàng khu vực tư nhân tại Ấn Độ. Nghiên cứu tìm ra các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay như: kích thước của ngân hàng, thành phần danh mục đầu tư, chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần, tỷ lệ an toàn vốn, tín dụng nhanh và mở rộng chi nhánh. Guo Kai và Stepanyan Vahram (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại tại 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong thập kỷ vừa qua. Nghiên cứu nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của ngân hàng có tác động cùng chiều có ý nghĩa tới tăng trưởng tín dụng. Kashif Imran và Mohammed Nishat (2013) nghiên cứu những yếu tố tác động đến tín dụng ngân hàng từ năm 1971 đến 2010 tại Pakistan. Nghiên cứu đã đo lường được xu hướng cũng như mức độ tác động của các biến. Cụ thể, các nhân tố có mối liên kết đáng kể với tín dụng ngân hàng trong khu vực tư nhân tại Pakistan trong dài hạn là: nhân tố vay nợ quốc tế, nguồn tiền huy động trong nước, tăng trưởng kinh tế
  • 26. 16 và tình hình thị trường tiền tệ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng lực tài chính và thanh khoản có tác động lớn đến quyết định cho vay của các ngân hàng. Guodong Chen và Yi Wu (2014) nghiên cứu cấu trúc sở hữu ngân hàng của ba vùng Mỹ Latinh, Trung - Đông Âu và châu Á, phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng theo từng vùng trong giai đoạn 2008 – 2011. Nghiên cứu kết luận các biến có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng là biến giả sở hữu ngân hàng, quy mô ngân hàng, thanh khoản, GDP. Laivi Laidroo (2015) nghiên cứu có hay không sự tương quan giữa hình thức sở hữu ngân hàng và tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng được nghiên cứu với những hình thức sở hữu khác nhau không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Ngoại ra, tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng còn quy mô, rủi ro tín dụng và nguồn tài trợ từ bên ngoài ngân hàng có tác động ngược chiều. 2.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011. Nghiên cứu chứng minh có sự ảnh hưởng của các nhân tố sau đến tăng trưởng tín dụng: huy động vốn, thanh khoản, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Tôn Nữ Trang Đài (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nghiên cứu kết luận có sự tác động của các nhân tố tăng trưởng tiền gửi, suất sinh lời ROE và thanh khoản ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Lê Tấn Phước (2017) nghiên cứu các yếu tố tác động tăng trưởng tín dụng Ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2008 – 2015. Nghiên cứu chứng minh các yếu tố có tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng gồm: Tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, lãi suất, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.
  • 27. 17 Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây STT Tác giả Quốc gia nghiên cứu Giai đoạn nghiên cứu Biến độc lập Dấu tác động 1 Burcu Aydin (2008) 10 nước Trung Âu và Đông Âu 1988 – 2005 Tính chất sở hữu Có tác động Quy mô + Tỷ lệ nợ + Tỷ lệ tiền gửi + Tăng trưởng cung tiền + Tăng trưởng GDP + Lãi suất trong nước - Chênh lệch lãi suất - 2 Foos D., Norden L., & Weber M. (2010) 16 quốc gia lớn 1997 – 2007 Rủi ro khoản vay + ROA - Cấu trúc vốn - 3 Guo Kai và Stepanyan Vahram (2011) 38 nước có nền kinh tế mới nổi Tăng trưởng tiền gửi + Tốc độ gia tăng nợ + 4 Tracey (2011) Jamaica, Trinidad và Tobago 1996 – 2011 1995 – 2010 Tốc độ gia tăng vốn - /không tác động Tốc độ gia tăng tiền gửi + Tăng trưởng các khoản cho vay an toàn +/- 5 Imran K., & Nishat M. (2013) Pakistan 1971 – 2010 Vay nợ quốc tế + Nguồn tiền huy động trong nước + GDP + Tỷ giá hối đoái + Cung tiền M2 + Thanh khoản + 6 Pouw và Kakes (2013) 28 quốc gia 1980 – 2009 Tăng trưởng GDP + Tỷ lệ thất nghiệp - Lãi suất - Lạm phát -
  • 28. 18 7 H. Vu và D. Nahm (2013) Việt Nam 2000 – 2006 Quy mô + Khả năng quản trị + Tăng trưởng GDP/người - Lạm phát - 8 M. Carlson và các cộng sự (2013) Mỹ 2001 – 2011 Vốn chủ sở hữu + /không tác động Tỷ lệ nợ xấu - Tỷ lệ xử lý nợ xấu - 9 Laidroo (2015) 11 quốc gia châu Âu 2004 – 2012 Thanh khoản + Quy mô - Rủi ro tín dụng - Cấu trúc sở hữu Không tác động Lãi suất tiền gửi - 10 Singh A. & Sharma A. K. (2016) Ấn Độ 2000 – 2013 Quy mô + Các khoản tiền gửi - ROA - Tỷ lệ an toàn vốn - GDP + Lạm phát - 11 Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) Việt Nam 2011 Huy động vốn + Thanh khoản Có tác động Chênh lệch giữa lãi suất vay và tiền gửi - 12 Tôn Nữ Trang Đài (2015) Việt Nam Tăng trưởng tiền gửi + ROE + Thanh khoản + 13 Lê Tấn Phước (2017) Việt Nam 2008 – 2015 Tỷ lệ nợ xấu - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu - Thanh khoản + Lãi suất danh nghĩa + GDP + Lạm phát -
  • 29. 19 2.4 CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.4.1 Các vấn đề tồn tại Tăng trưởng tín dụng là một đề tài phổ biến và từng được nghiên cứu rất nhiều cả ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên 2010 – 2018 là giai đoạn đặc biệt khi mà các ngân hàng đã dần có những bước phát triển khởi sắc sau khi tiến hành tái cơ cấu và đặc biệt là giai đoạn đất nước có những biến chuyển kinh tế sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Đây cũng là giai đoạn Luật các tổ chức tín dụng chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2011 (sửa đổi bổ sung 2017). Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu với đề tài tương tự, tuy nhiên nhận thấy giai đoạn 2010 – 2018 chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, vì thế, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn này với mong muốn có thêm một bằng chứng thực nghiệm về tình hình tín dụng làm cơ sở giúp cho các tổ chức, cá nhân khi muốn tìm hiểu tình hình tín dụng ngân hàng tại Việt Nam. 2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ 2010 – 2018. Các biến độc lập mà tác giả đưa vào mô hình là: Tăng trưởng kinh tế, Lạm phát, Tỷ lệ thất nghiệp, Quy mô ngân hàng, Tăng trưởng tiền gửi, Suất sinh lời trên vốn sở hữu ROE, Thanh khoản ngân hàng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là hồi quy dữ liệu bảng theo các phương pháp OLS, FEM, REM.
  • 30. 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương này, tác giả khái quát lý thuyết nền tảng về tăng trưởng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, tác giả tiến hành lược khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tìm ra kẽ hỡ nghiên cứu từ các vấn đề tồn tại và đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận văn của mình.
  • 31. 21 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Trong chương này tác giả sẽ phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng tín dụng cũng như các nhân tố kinh tế vĩ mô và nhân tố nội tại ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2010 – 2018. 3.1 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG Bảng 3.1: Thống kê các chỉ số tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại giai đoạn 2010 – 2018 Nguồn: Tác giả tổng hợp (xem thêm tại Phụ lục 2) Thống kê từ bảng 4.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2018 có giá trị trung bình xấp xỉ 23.82% và độ lệch chuẩn 22.83%. Mức tăng trưởng tín dụng trung bình của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu được đánh giá là cao. Tuy nhiên có thể thấy rõ quá trình tăng trưởng tín dụng không đồng đều qua các năm, trong đó từ 2010 – 2012 có sự giảm tốc độ tăng trưởng
  • 32. 22 Tăng trưởng tín dụng 60.00% 50.00% 49.31% 40.00% 30.00% 20.00% 18.69% 24.11% 13.07% 24.90% 26.33% 19.69% 23.06% 15.20% 10.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 tín dụng trung bình đáng kể từ 49.31% năm 2010 xuống còn 13.07% năm 2011 và 18.69% năm 2012. Điều này có thể ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà nước nhằm ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát sau giai đoạn tăng trưởng nóng của nền kinh tế sau khủng hoảng. Từ 2013 trở đi tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình mỗi năm xấp xỉ 20%, là giai đoạn khởi sắc và tăng dần tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình. Riêng trong năm 2018 tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống mức thấp còn 15.20% Trong toàn bộ giai đoạn 2010 – 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất là của Ngân hàng Bảo Việt vào năm 2010: tăng trưởng tín dụng 148.95% và thấp nhất là của ngân hàng Tiên Phong năm 2011: giảm tín dụng 29.86%. Các chỉ số biến động lớn này tập trung vào giai đoạn 2010 – 2011. Nguyên nhân cho tình hình này là do giai đoạn 2010 – 2011 giai đoạn đầu áp dụng Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các ngân hàng có thể chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách kính tế thắt chặt của Ngân hàng nhà nước giai đoạn này. Hình 3.1: Tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam 2010 – 2018
  • 33. 23 3.2 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ Tình hình các nhân tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam 2010 – 2018 được khái quát theo biểu đồ sau: Hình 3.2: Tăng trưởng tín dụng và các nhân tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam (xem thêm Phụ lục 1) Qua Hình 3.1, ta thấy tỷ lệ lạm giới ảnh hưởng phát tại Việt Nam trong năm 2010 – 2011 vẫn rất cao do tác động từ khủng hoảng kinh tế thế đến nền kinh tế Việt Nam. Nhờ vào chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, từ 2012 đến 2015 lạm phát đã giảm mạnh thậm chí đến mức thấp nhất chỉ 0.6% vào 2015. Từ 2016, đi cùng các vào các chính sách kích cầu nhằm phục hồi và tăng trưởng kinh tế, lạm phát có tăng nhẹ nhưng từ 2017 đến nay vẫn ổn định ở mức dưới 4%. Như vậy có thế thấy nền tảng ổn định vĩ mô của Nhà nước đang thể hiện rõ nét và đi đúng theo mục tiêu chính sách kính tế của Nhà nước. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2018 có thể thấy luôn quan hệ mật thiết với sự thay đổi của lạm phát. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam liên tục giảm 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ tăng trưởng GDP Tỷ lệ thất nghiệp UE Tỷ lệ lạm phát CPI Tăng trưởng tín dụng
  • 34. 24 từ 2010 – 2012, đây là hệ quả một phần từ tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nhưng một phần cũng ảnh hưởng từ chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Tuy nhiên từ 2012 đến 2018, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể mà biểu hiện rõ ràng là chỉ số GDP đã tăng lên qua mỗi năm, đặc biệt 2018 chỉ số GDP tại Việt Nam đã tăng lên là 7.08%. Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ số có mối quan hệ ngược chiều khá rõ ràng với tăng trưởng kinh tế GDP. Từ Hình 3.1 ta có thể thấy, đi cùng với sự khởi sắc của tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam ngày một cải thiện qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2018. Hầu hết chỉ số thất nghiệp đều dưới 3%. Nguyên nhân của thực trạng này có thể kể đến do những hiệu quả trong chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước, là tiền đề cho sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tăng trưởng tín dụng ngân hàng nói riêng.
  • 35. 25 300,000 60.00% 250,000 272,882 50.00% 248,733 200,000 207,273 40.00% 174,275 150,000 160,522 30.00% 141,706 100,000 118,011 126,032 20.00% 93,625 50,000 10.00% - 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng tài sản (Tỷ đồng) Tỷ lệ vốn CAP Tỷ lệ thanh khoản LIQ Tăng trưởng tín dụng 3.3 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI NGÂN HÀNG 3.3.1 Quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Hình 3.3: Quy mô ngân hàng và các tỷ lệ tài sản/ vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam 2010 – 2018 Từ Hình 3.3 có thể thấy rõ quy mô trung bình của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018 liên tục tăng qua các năm. Đến năm 2018, tổng tài sản bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong mẫu nghiên cứu đã đạt 272,882 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu lại không tăng trưởng cùng tốc độ với tốc độ tăng của tài sản, mà ngược lại có xu hướng ngày một giảm. Nguyên nhân của thực trạng này là mặc dù tổng tài sản của các ngân hàng tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng nhưng vốn tự có và tài sản ngắn hạn của các ngân
  • 36. 26 Tăng trưởng tiền gửi DG Tăng trưởng tín dụng 60.00% 50.00% 48.21% 40.00% 36.30% 30.00% 20.05% 25.74% 24.38% 20.00% 19.07% 21.71% 13.95% 10.00% 11.88% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 hàng lại không thể tăng lên kịp với cùng tốc độ. Kết quả là từ 2010 đến 2018, tỷ lệ thanh khoản trung bình của các ngân hàng đã nhanh chóng giảm từ mức cao (25.58% 2010, 27.27% 2011) xuống mức thấp hơn rất nhiều chỉ còn 15.39% năm 2018. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 cũng giảm mạnh từ mức trung bình cao nhất 27.27% năm 2011 xuống chỉ còn dưới 10% giai đoạn từ 2014 – 2018. Nguyên nhân đến từ sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHTM sau tái cơ cấu trong giai đoạn 2014 – 2018 dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng của quy mô tổng tài sản, trong khi đó vốn chủ sở hữu của NHTM cũng có tăng trưởng tuy nhiên không theo kịp tốc độ tăng lên của tổng tài sản. Điều này khiến cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bình quân của các ngân hàng có xu hướng giảm mặc dù giá trị tuyệt đối của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản đều tăng. 3.3.2 Tăng trưởng tiền gửi ngân hàng Hình 3.4: Tăng trưởng tiền gửi tại ngân hàng thương mại Việt Nam
  • 37. 27 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 14.89% 9.98% 12.14% 7.19% 6.53% 6.49% 5.54% 6.45% 6.45% 0.00% 2010 2011 2012 ROE 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tăng trưởng tín dụng Qua Hình 3.4, ta có thể thấy tăng trưởng tiền gửi trung bình tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 có sự giảm sút qua các năm, từ mức rất cao 48.21% năm 2010 xuống chỉ còn 11.88% năm 2018. Nguyên nhân của tình hình này có thể kể đến do chính sách thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước 2010 – 2012 dẫn đến sự thu hẹp nguồn tiền nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế. Một phần nguyên nhân khác làm giảm tăng trưởng tiền gửi ngân hàng cũng có thể kể đến là vì các thành phần kinh tế có xu hướng chuyển dịch nguồn tiền nhàn rỗi sang các hình thức đầu tư khác thay vì tiết kiệm. Ngoài ra nhìn vào sự biến động tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng tín dụng qua các năm trên biểu đồ, ta cũng có thể nhận ra sự biến động cùng chiều của tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng tín dụng. 3.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE Hình 3.5: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE trung bình
  • 38. 28 Hình 3.5 thể hiện sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE trung bình của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. Có thể thấy ROE trung bình cũng các ngân hàng giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2015, từ 14.89% 2010 xuống chỉ còn 5.45% 2015. Từ năm 2015, các ngân hàng dần khởi sắc và tăng lợi nhuận, cụ thể ROE trung bình của các ngân hàng đã tăng đều từ 2015 đến 2018, với mức ROE đạt được 2018 là 12.14%. Nguyên nhân của tình hình này là vì trong giai đoạn 2010 – 2015 ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng từ tái cơ cấu và chính sách tài chính thắt chặt của Nhà nước. Từ 2015, các ngân hàng dần khởi sắc và thu được những thành công bước đầu sau tái cơ cấu và điều chỉnh mạnh mẽ hoạt động ngân hàng. Dựa vào Hình 3.5, chưa thấy có mối tương quan rõ ràng giữa ROE và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tác giả sẽ kiểm định các giả thuyết sau khi thực hiện ước lượng các mô hình hồi quy.
  • 39. 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương này, tác giả đã khái quát thực trạng tăng trưởng tín dụng cũng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018. Trên cơ sở dữ liệu từ báo cáo tài chính của các NHTM cùng với số liệu vĩ mô thu thập từ IMF, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quát về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng từ năm 2011 đến năm 2018.
  • 40. 30 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng của luận văn. Bao gồm các thống kê mô tả dữ liệu, các kiểm định độ tin cậy và ước lượng mô hình. Sau đó, tác giả thực hiện các kiểm định nhằm chọn ra mô hình hồi quy phù hợp nhất và phân tích kết quả dựa trên mô hình hồi quy này. 4.1 MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 4.1.1 Nguồn dữ liệu và đặc điểm dữ liệu Mẫu nghiên cứu được thu thập từ 26 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 – 2018. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Các dữ liệu kinh tế vĩ mô được lấy từ trang thông tin của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Giai đoạn nghiên cứu được chọn từ 2010 – 2018 vì đây là giai đoạn mà hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang dần có nhiều phát triển ổn định và chuyển biến về chất sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nên tính đến thời điểm này yếu tố khủng hoảng đã không còn ảnh hưởng lớn đến hành vi cần nghiên cứu.
  • 41. 31 Bảng 4.1: Danh sách tên các ngân hàng thương mại thuộc mẫu nghiên cứu STT Mã ngân hàng Tên ngân hàng 1 ABB NHTM cổ phần An Bình 2 ACB NHTM cổ phần Á Châu 3 BID NHTM cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 4 BVB NHTM cổ phần Bảo Việt 5 CTG NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam 6 EIB NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 7 HDB NHTM cổ phần Phát triển TP HCM 8 KLB NHTM cổ phần Kiên Long 9 LPB NHTM cổ phần Bưu điện Liên Việt 10 MBB NHTM cổ phần Quân Đội 11 MSB NHTM cổ phần Hàng Hải Việt Nam 12 NAB NHTM cổ phần Nam Á 13 NCB NHTM cổ phần Quốc Dân 14 OCB NHTM cổ phần Phương Đông 15 PGB NHTM cổ phần Xăng Dầu Petrolimex 16 SEAB NHTM cổ phần Đông Nam Á 17 SGB NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương 18 SHB NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội 19 STB NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín 20 TCB NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 21 TPB NHTM cổ phần Tiên Phong 22 VAB NHTM cổ phần Việt Á 23 VCB NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 24 VCPB NHTM cổ phần Bản Việt 25 VIB NHTM cổ phần Quốc Tế
  • 42. 32 26 VPB NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Nguồn: Tác giả tổng hợp 4.1.2 Xử lý dữ liệu Để thống nhất và chuẩn hóa dữ liệu, tác giả chọn và xử lý dữ liệu theo các nguyên tắc sau: Thứ nhất, tác giả chỉ sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại công bố thông tin theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Tác giả không sử dụng thông tin của những ngân hàng thương mại có yếu tố sở hữu nhà nước và các ngân hàng công bố thiếu hoặc không công bố thông tin tài chính. Việc chọn lọc dữ liệu này nhằm chuẩn hóa thông tin cũng như thuận tiện trong việc thu thập dữ liệu nghiên cứu. Thứ hai, tác giả chỉ sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại cổ phần công bố thông tin tài chính đầy đủ và liên tục trong giai đoạn nghiên cứu 2010 – 2018. Nếu ngân hàng nào không công bố thông tin tài chính hoặc công bố thiếu thông tin, không đủ dữ liệu liên tục từ 2010 – 2018 thì không sử dụng dữ liệu của ngân hàng đó. Cuối cùng, tác giả không sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nguyên nhân là vì khác biệt về hoạt động kinh doanh cũng như khung pháp lý chung giữa các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng trong nước nên để tránh không đồng nhất điều kiện nghiên cứu, tác giả không sử dụng dữ liệu của các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoại. Kết quả thu thập mẫu dữ liệu cho ra bảng dữ liệu cân bằng gồm 234 quan sát. Dữ liệu có dạng bảng cân bằng hoàn toàn bao gồm 26 ngân hàng ở chiều không gian và 9 năm ở chiều thời gian (2010 – 2018).
  • 43. 33 Các số liệu về Lạm phát (CPI), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tỷ lệ thất nghiệp (UE) tác giả lấy số liệu từ IMF; số liệu được lấy theo năm từ 2010 – 2018 (Phụ Lục 1). 4.2 TỔNG QUÁT VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU Quy trình nghiên cứu được tác giả khái quát theo sơ đồ sau: 4.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 4.3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài Dựa trên cơ sở lý thuyết và qua lược khảo các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên việc kết hợp nhân tố trong các nghiên cứu thực nghiệm của Burcu Aydin (2008), Guo Kai và Stepanyan Vahram (2011), Lê Tấn Phước (2017) đồng thời lựa chọn đưa vào mô hình các biến độc lập mà tác giả kỳ vọng có ý nghĩa tương quan trong bối cảnh Việt Nam. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn dữ liệu nên tác giả chỉ lựa chọn những yếu tố mang tính đại diện và có đầy đủ dữ liệu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng
  • 44. 34 thương mại. Cụ thể, tác giả lựa chọn 8 biến độc lập đại diện cho 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại: nhóm các nhân tố vĩ mô và nhóm các nhân tố nội tại ngân hàng. Cụ thể: Nhóm các nhân tố vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế, Lạm phát, Tỷ lệ thất nghiệp. Nhóm các nhân tố nội tại ngân hàng: Quy mô ngân hàng, Tăng trưởng tiền gửi, Suất sinh lời trên vốn sở hữu ROE, Thanh khoản ngân hàng, Tỷ lệ vốn, Tỷ lệ thanh khoản, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Mô hình nghiên cứu đề xuất: CGit = β0 + β1GDPt + β2CPIt + β3UEt + β4SIZEit + β5DGit + β6ROEit + β7LIQit + β8CAPit + εit Trong đó: CGit (Credit Growth) là giá trị thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i năm t GDPt (Gross Domestic Product) là giá trị thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP năm t CPIt (Consumer Price Index) là giá trị thể hiện tỷ lệ lạm phát năm t UEt (Unemployment Rate) là giá trị thể hiện tỷ lệ thất nghiệp năm t SIZEit (Size) là giá trị thể hiện quy mô ngân hàng của ngân hàng i năm t DGit (Deposit Growth) là giá trị thể hiện tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng i năm t ROEit là suất sinh lời trên vốn sở hữu của ngân hàng i năm t LIQit (Liquidity) là giá trị thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng i năm t CAPit là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i năm t
  • 45. 35 β0 : là hệ số chặn β j (j = 1,8) là các hệ số hồi quy ɛit là sai số (phần dư) 4.3.2 Mô tả chi tiết các biến 4.3.2.1 Biến phụ thuộc Như đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết 2.1.2, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định bằng cách tính số liệu tỷ lệ thay đổi giữa giá trị khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so sánh. Ở đây tác giả lựa chọn phương pháp tốc độ tăng trưởng liên hoàn để xác định giá trị của tăng trưởng tín dụng, tức là tính tốc độ tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ so sánh với kỳ trước đó. Mục đích là để tìm hiểu tình hình biến động của chỉ tiêu cấp tín dụng trong giai đoạn nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết theo chuỗi thời gian. Theo đó, giá trị biến phụ thuộc được nghiên cứu là tỷ lệ phần trăm tăng thêm của tổng giá trị cấp tín dụng tại thời điểm tính tăng trưởng t (thường tính bằng năm) với tổng giá trị cấp tín dụng tại thời điểm liền kề trước đó t - 1. Nếu kết quả tính toán cho giá trị dương, tức ngân hàng thương mại đang tăng lượng cung tín dụng; còn nếu kết quả cho giá trị âm, tức ngân hàng thương mại đang giảm cung tín dụng ra nền kinh tế. Công thức đo lường giá trị biến phụ thuộc CG như sau: CGit = [(Tổng giá trị cấp tín dụng của ngân hàng inăm t / Tổng giá trị cấp tín dụng của ngân hàng inăm t-1) – 1] * 100% Trong đó Tổng giá trị cấp tín dụng tại các thời điểm so sánh được tính bằng toàn bộ giá trị các khoản mục được xem là cấp tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (2010).
  • 46. 36 4.3.2.2 Biến độc lập Tăng trưởng kinh tế GDP Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.1.1 cũng như kết quả nghiên cứu của Aydin B. (2008) và Imran và Nishatm (2013), nhận thấy rằng tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Như vậy, tác giả kỳ vọng rằng biến này có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến GDP và CG: Giả thuyết H1: Có mối tương quan cùng chiều giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Lạm phát CPI Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.1.2 cũng như theo kết quả nghiên cứu của Sharma và Gounder (2012), Pouw và Kakes (2013), Singh A. và Sharma A. K. (2016), nhận thấy tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Như vậy, tác giả kỳ vọng rằng biến này có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng. Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến CPI và CG: Giả thuyết H2: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ thất nghiệp UE Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.1.3 và theo kết quả nghiên cứu của Pouw và Kakes (2013), nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. Như vậy, tác giả kỳ vọng rằng biến này có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng. Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến UE và CG: Giả thuyết H3: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
  • 47. 37 Quy mô ngân hàng SIZE Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.1 và theo kết quả từ nghiên cứu của Chernykh và Theodossiou (2011) và G.Meral (2015), nhận thấy các ngân hàng càng lớn càng có thể đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn. Như vậy, tác giả kỳ vọng rằng biến này có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến SIZE và CG: Giả thuyết H4: Có mối tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Giá trị của quy mô ngân hàng được tính toán trên cơ sở số liệu theo báo cáo tài chính được công bố của các ngân hàng thương mại. Để phù hợp với đơn vị đo lường của biến phụ thuộc, tác giả chuyển đổi giá trị dưới dạng logarithm tự nhiên (logarithm cơ số e với e ~ 2.71828) của tổng tài sản. Công thức đo lường giá trị biến SIZE như sau: SIZEit = Ln (Tổng tài sản của ngân hàng inăm t) Tăng trưởng tiền gửi DG Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.2 và kết quả nghiên cứu của Aydin B. (2008) và Tracey (2011), tác giả có cơ sở kỳ vọng về một mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng tiền gửi với tăng trưởng tín dụng. Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến DG và CG: Giả thuyết H5: Có mối tương quan cùng chiều giữa tăng trưởng tiền gửi và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi được tính dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính được công bố của các ngân hàng thương mại. Trong đó giá trị tiền gửi được tính bao
  • 48. 38 gồm các khoản mục: tiền gửi của khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư, huy động từ phát hành giấy tờ có giá, nguồn vốn tài trợ và uỷ thác đầu tư. Công thức đo lường giá trị biến DG như sau: DGit = [(Giá trị tiền gửi của ngân hàng inăm t / Giá trị tiền gửi của ngân hàng inăm t-1) - 1] * 100% Suất sinh lời trên vốn sở hữu ROE Dựa trên phân tích của tác giả tại phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.3 và kết quả nghiên cứu của Aydin B. (2008), tác giả kỳ vọng chỉ số ROE có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng tín dụng. Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến ROE và CG: Giả thuyết H6: Có mối tương quan cùng chiều giữa ROE và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Công thức đo lường giá trị biến ROE như sau: ROEit = (Lợi nhuận ròng sau thuế của ngân hàng inăm t / Tổng giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng inăm t) * 100% Thanh khoản ngân hàng LIQ Dựa trên phân tích của tác giả phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.4 và các nghiên cứu của Laidroo (2015) và Goudong Chen và Yi Wu (2014) , tác giả kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản cao với tăng trưởng tín dụng. Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến LIQ và CG: Giả thuyết H7: Có mối tương quan cùng chiều giữa thanh khoản ngân hàng và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Giá trị đo lường chỉ số thanh khoản LIQ được tính toán trên cơ sở số liệu theo báo cáo tài chính được công bố của các ngân hàng thương mại. LIQ là tỷ lệ các tài
  • 49. 39 sản thanh khoản so với tổng tài sản ngân hàng. Tài sản thanh khoản ở đây là các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh chóng dễ dàng với thời gian chuyển đổi nhanh và chi phí thấp, gồm: tiền mặt và kim loại quý, tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, tiền vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán kinh doanh. Công thức đo lường giá trị biến LIQ như sau: LIQit = (Tài sản ngắn hạnit/Tổng tài sảnit) * 100% Tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP Dựa trên phân tích của tác giả phần Cơ sở lý thuyết 2.2.2.5 và kết quả nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2017), tác giả kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu với tăng trưởng tín dụng Kỳ vọng (giả thuyết) về mối tương quan giữa biến LIQ và CG: Giả thuyết H8: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Giá trị đo lường tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP được tính toán trên cơ sở số liệu theo báo cáo tài chính được công bố của các ngân hàng thương mại. CAP là tỷ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản ngân hàng. Công thức đo lường giá trị biến CAP như sau: CAPit = (Vốn chủ sở hữuit/Tổng tài sảnit) * 100%
  • 50. 40 4.4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH 4.4.1 Các thống kê mô tả và ma trận tương quan các biến 4.4.1.1 Thống kê mô tả Bảng 4.2: Các chỉ số thông kê mô tả dữ liệu các biến 2010 – 2018 Nguồn: Tác giả tổng hợp (xem thêm tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4) Đối với nhóm biến thuộc nhân tố kinh tế vĩ mô, trị thống kê mô tả của các biến này phần lớn đã bộc lộ được xu hướng của các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam qua các năm – đó là xu hướng kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Theo đó, với chính sách tiền tệ thắt chặt áp dụng từ năm 2011, mức lạm phát trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 6.23%, và có xu hướng ngày càng giảm qua các năm (xem thêm tại Phụ lục 1). Lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu có độ lệch chuẩn 5.27%, trong đó mức lạm phát thấp nhất là 0.6% vào 2015, so với mức cao nhất 18,13% của năm 2011 có thể thấy quyết tâm kiềm chế lạm phát của Nhà nước
  • 51. 41 trong giai đoạn nghiên cứu đã đem lại kết quả. Điều này cũng thể hiện rõ tác động tích cực đến tình hình chung của xã hội qua sự giảm đáng kể của tỷ lệ thất nghiệp từ mức cao nhất 4.51% năm 2011 xuống còn 2.1% năm 2014, và liên tục từ 2014 – 2018 tỷ lệ thất nghiệp đều xấp xỉ 2%. Tuy nhiên, cùng với sự giảm mạnh của lạm phát qua các năm là sự giảm nhẹ của tăng trưởng kinh tế GDP 2010 – 2013, sau đó dần khởi sắc và tăng đều từ 2014 - 2018. Cụ thể, GDP cao nhất là vào 2018 – 7.08% và thấp nhất là vào năm 2012 – 5.24%, mức GDP trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 5.86%, độ lệch chuẩn toàn giai đoạn nghiên cứu là 0.58%. Điều này phần nào thể hiện được những hiệu quả trong chính sách kinh tế và sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng chung của kinh tế thế giới 2008. Đối với nhóm biến thuộc về các nhân tố nội tại của ngân hàng, trị thống kê mô tả của các biến DG đại diện cho tốc độ tăng trưởng tiền gửi, LIQ đại diện cho tỷ lệ tài sản thanh khoản, ROE thể hiện tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và CAP thể hiện tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu đem lại nhiều ý nghĩa đáng quan tâm. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tiền gửi DG tại các ngân hàng luôn duy trì ở mức khá cao, tăng trưởng tiền gửi trung bình trong giai đoạn 2010 – 2018 là 24.59%. Với độ lệch chuẩn trong toàn giai đoạn nghiên cứu là 25.9% đã thể hiện rõ sự phân hóa về khả năng huy động vốn giữa các ngân hàng. Đáng chú ý có ngân hàng Bản Việt vào năm 2010 đã đạt mức tăng trưởng tiền gửi cao nhất là 173.89%. Trong khi đó toàn giai đoạn nghiên cứu có ngân hàng Việt Á lại giảm tốc độ tăng trưởng tiền gửi với trị số giảm 22.86% vào năm 2011. Yếu tố thanh khoản của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu cũng có mức trung bình khá cao 19.98%, trong đó có 92/234 quan sát trên giá trị trung bình. Tuy nhiên với độ lệch chuẩn 9.21% cho thấy vẫn có một sự chênh lệch rất lớn về mức độ thanh khoản giữa các ngân hàng, dù có những ngân hàng đạt tỷ lệ thanh khoản rất cao như ngân hàng Đông Nam Á vào 2011 (đạt tỷ lệ thanh khoản cao nhất 61.1%), vẫn
  • 52. 42 có những ngân hàng duy trì tỷ lệ thanh khoản ở mức khá thấp (tiêu biểu như ngân hàng Sài Gòn Thương Tín vào 2017 duy trì tỷ lệ thanh khoản thấp nhất là 4.52%). Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE có mức trung bình khá cao 8.73%, tuy nhiên sự phân hóa là rất lớn giữa các ngân hàng với độ lệch chuẩn 7.91%, trong đó cao nhất là ngân hàng Sài Gòn Công Thương vào 2010 với ROE 29.12%, thấp nhất là ngân hàng Tiên Phong vào 2011 với ROE -56.33%. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu đạt 10.21% với độ lệch chuẩn 5.44%. Trong đóc cao nhất là ngân hàng Quân đội vào 2018 với CAP đạt 45.58%, và thấp nhất là ngân hàng BIDV vào 2017 với CAP chỉ 4.06%. 4.4.1.2 Ma trận tương quan Ma trận tương quan về cơ bản cung cấp thông tin về mức độ tương quan giữa các cặp biến, là cơ sở để tác giả có giả thuyết về mối quan hệ có thể có giữa các biến trong mô hình. Song song đó, dự kiến về khả năng dữ liệu có thể có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trước khi thực hiện các kiểm định.
  • 53. 43 Bảng 4.3: Ma trận tương quan trong mô hình Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Cụ thể: (i) Nhận xét mối quan hệ giữa biến CG và các biến độc lập: hệ số tương quan từng cặp biến cho thấy các biến: biến DG, ROE, LIQ có tác động mạnh và có ý nghĩa thống kê nhất đối với biến CG. Để có thể kết luận các biến độc lập này có thực sự tác động có ý nghĩa đến biến phụ thuộc
  • 54. 44 CG hay không, tác giả sẽ tiếp tục thực hiện các ước lượng mô hình ở phần sau của luận văn để kiểm định giả thuyết. (ii) Nhận xét mối quan hệ giữa các cặp biến độc lập: từ bảng 4.3, có thể thấy những cặp biến độc lập có hệ số tương quan lớn là các biến thuộc nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô: GDP-CPI, GDP-UE, CPI-UE. Ngoài ra cũng có sự tương quan lớn giữa biến ROE và các biến vĩ mô GDP, CPI, UE, giữa ROE và SIZE. Tác giả sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm định khác để đưa ra các kết luận chắc chắn. 4.4.2 Thực hiện kiểm định độ tin cậy trên dữ liệu 4.4.2.1 Thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Tác giả thực hiện kiểm định VIF để kết luận sự tin cậy của mô hình, đặc biệt tránh trường hợp các biến bị trùng lắp hoặc có ý nghĩa tương tự nhau trong mô hình. Tác giả trình bày kết quả thực hiện kiểm định đa cộng tuyến lần 1 trong bảng dưới đây (sắp xếp theo chiều giảm dần trị số VIF): Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (lần 1) Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
  • 55. 45 Kết quả kiểm định VIF từ bảng 4.4 cho thấy các biến UE, GDP, SIZE và CPI có trị số VIF > 10: cho thấy có hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, tác giả lần lượt bỏ từng biến ra khỏi mô hình và kiểm định đa cộng tuyến lại. Cuối cùng, tác giả quyết định loại bỏ 2 biến có trị số VIF > 10 khỏi mô hình là các biến: biến UE và SIZE. Tác giả giữ lại biến GDP và CPI do xét thấy mối tương quan giữa biến này khá lớn với biến chính CG. Sau khi loại bỏ 3 biến khỏi mô hình, tác giả thực hiện kiểm định VIF lại một lần nữa để kiểm chứng xem hiện tượng đa cộng tuyến đã được khắc phục hay chưa. Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (lần 2) Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Như vậy sau khi loại những biến có hiện tượng đa cộng tuyến thì kết quả kiểm định VIF lần 2 đã cho kết quả phù hợp hơn với tất cả các biến đều có hệ số VIF nhỏ hơn 10. Điều này là cơ sở cho thấy có thể tiếp tục thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo vì các biến trong mô hình đã không còn tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nữa.
  • 56. 46 4.4.2.2 Thực hiện các kiểm định độ tin cậy của dữ liệu Tác giả sử dụng phần mềm STATA 14 thực hiện 2 kiểm định gồm Modified Wald test và Wooldridge test để kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương quan trên dữ liệu. Kết quả như sau: + Kết quả kiểm định phương sai thay đổi (Modified Wald test): Tác giả thực hiện kiểm định giả thuyết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả kiểm định được ghi nhận theo bảng sau: Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Từ Bảng 4.5, ta có giá trị p-value = 0,0000 < 5% (mức ý nghĩa) của kiểm định. Kết quả này cho thấy dữ liệu nghiên cứu đang có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi. Tác giả đánh giá kết quả kiểm định là phù hợp. Theo đó, mỗi ngân hàng sẽ có những ứng xử khác nhau cho mỗi tình huống, điều này khiến cho phương sai của các chuỗi dữ liệu cũng sẽ khác nhau. + Kết quả kiểm định tự tương quan (Wooldridge test): Tác giả thực hiện kiểm định giả thuyết H0: không có hiện tượng tự tương quan. Kết quả kiểm định được ghi nhận theo bảng sau:
  • 57. 47 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Từ Bảng 4.6, ta có giá trị p-value = 0,0161<5% (mức ý nghĩa) của kiểm định. Kết quả này cho thấy dữ liệu nghiên cứu có tồn tại hiện tượng tự tương quan. Tác giả đánh giá kết quả kiểm định là phù hợp với đặc thù dữ liệu vì dữ liệu các ngân hàng và các chỉ số kinh tế đều có tồn tại yếu tố thời gian. 4.4.3 Ước lượng phương trình hồi quy 4.4.3.1 Ước lượng với mô hình Pooled Regression Bảng 4.8: Kết quả ước lượng với mô hình Pooled: Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
  • 58. 48 Qua kết quả ước lượng với mô hình Pooled từ bảng 4.8 cho thấy, các biến CPI, ROE, LIQ, CAP không có ý nghĩa thống kê vì có giá trị kiểm định p > 5%. Trong khi đó, 2 biến GDP và DG có mối tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc CG. Kết quả ước lượng cho thấy tăng trưởng kinh tế GDP và tăng trưởng tiền gửi ngân hàng DG đều có mối quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng CG, tức là tăng trưởng kinh tế tăng thì tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng; tăng trưởng tiền gửi ngân hàng cũng kéo theo một sự tăng lên của tăng trưởng tín dụng. 4.4.3.2 Ước lượng với mô hình FEM - Fixed effects model Tác giả tiếp tục ước lượng với mô hình FEM được kết quả như sau: Bảng 4.9: Kết quả ước lượng với mô hình FEM Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
  • 59. 49 Ước lượng từ mô hình FEM Bảng 4.8 cho kết quả có khác biệt với mô hình Pooled, với mức ý nghĩa 5%, các biến có ý nghĩa thống kê là DG, ROE và LIQ. Trong đó DG và ROE có mối tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc CG, LIQ có mối tương quan ngược chiều với CG.s 4.4.3.3 Ước lượng với mô hình REM – Random effects model Tác giả tiếp tục ước lượng với mô hình REM được kết quả như sau: Bảng 4.10: Kết quả ước lượng với mô hình REM Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Ước lượng từ mô hình REM cho ra kết quả tương tự với kết quả ước lượng của mô hình FEM, tức có 2 biến có tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc CG là: GDP, DG; tuy nhiên chưa tìm thấy tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến LIQ và CG.
  • 60. 50 So sánh giữa hai mô hình: FEM và REM Ta dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM là mô hình phù hợp để nghiên cứu với các giả thuyết: H0: không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Mô hình REM là phù hợp); H1: có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Mô hình FEM là phù hợp). Kết quả kiểm định như bảng sau: Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Hausman Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả kiểm định cho thấy giá trị p-value bằng 0.0003 nhỏ hơn 5% nên bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, tức mô hình FEM là mô hình phù hợp để nghiên cứu.
  • 61. 51 4.4.3.4 Khắc phục hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Generalized Least Square (GLS) Các kiểm định tại phần 4.1.2.2 cho thấy dữ liệu đang gặp phải hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Do đó tác giả sử dụng phương pháp Generalized Least Square (GLS) để khắc phục hai hiện tượng này. Kết quả ước lượng mô hình sau khi sử dụng phương pháp GLS như sau: Bảng 4.12: Khắc phục mô hình bằng phương pháp GLS Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Như vậy sau khi sử dụng phương pháp GLS để khắc phục hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, ta có kết quả phương trình hồi quy như sau: CG = -34.16375 + 6.494434GDP + 0.6133098DG
  • 62. 52 Trong đó, với mức ý nghĩa 5%, các biến GDP, GD có tác động đến sự thay đổi của biến CG trong giai đoạn 2010 – 2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tiền gửi ngân hàng và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. 4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiền gửi ngân hàng là các nhân tố có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố có tác động cùng chiều mạnh nhất đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Aydin B. (2008) và Pouw và Kakes (2013). Áp dụng vào diễn biễn thực tế tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018, dưới tình hình nền kinh tế tăng trưởng chậm do kết quả từ chính sách kiềm chế lạm phát cũng như chính sách tiền tệ thắt chặt của Nhà nước, các cá nhân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu, các doanh nghiệp cũng hạn chế mở rộng sản xuất dẫn đến lượng cầu tín dụng trong toàn nền kinh tế giảm, gây khó khăn cho việc tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Khi tăng trưởng kinh tế dần khởi sắc, thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình tăng, họ sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và tìm đến những nguồn tài trợ vốn cho tiêu dùng; đồng thời, các doanh nghiệp cũng mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó tăng cầu tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tăng trưởng tiền gửi cũng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu của Aydin B. (2008), Tracey (2011) và Sharma và Gounder (2012). Nguyên nhân là khi tăng trưởng tiền gửi tốt cũng tức là tăng lên đầu vào cho các ngân hàng, khi có nguồn vốn dồi dào, các ngân hàng vừa có động lực vừa có áp lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Khi đó, những ngân hàng đang thiếu vốn cho vay sẽ có đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu vay nhiều hơn của các cá nhân và doanh nghiệp. Trong trường hợp hoạt động tín dụng của ngân hàng đang trì trệ, tăng trưởng
  • 63. 53 tiền gửi lớn sẽ tạo áp lực để các ngân hàng năng động hơn, các ngân hàng sẽ cần có những chính sách cải tiến, đa dạng về sản phẩm cũng như quy trình hỗ trợ hoạt động tín dụng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng và tránh lãng phí nguồn tiền gửi. Tỷ lệ lạm phát và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với tăng trưởng tín dụng và không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng và không có ý nghĩa thống kê. Đối chiếu với chương 4, có thể thấy kết quả nghiên cứu định lượng có tương quan khá lớn với tình hình thực trạng tại NHTM giai đoạn 2010 – 2018. Cụ thể, qua thực trạng quan sát được tại các NHTM Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiền gửi đều có tương quan cùng chiều với tăng trưởng tín dụng trung bình giai đoạn 2010 – 2018. Kết quả nghiên cứu định lương cũng khẳng định mối quan hệ cùng chiều của 2 yếu tố này với tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây tại thị trường Việt Nam là Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Tôn Nữ Trang Đài (2015) và Lê Tấn Phước (2017).
  • 64. 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu định lượng của luận văn. Bao gồm mô tả chi tiết về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, các kết quả ước lượng mô hình. Về kết quả ước lượng mô hình, tác giả trình bày các thống kê mô tả và ma trận tương quan các biến, các kiểm định độ tinh cậy của dữ liệu và kết quả ước lượng phương trình hồi quy. Cuối cùng, ước lượng mô hình sau khi sử dụng phương pháp GLS cho ra kết quả biến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiền gửi là có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam.