SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
LÊ THỊ KIM NGỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
LÊ THỊ KIM NGỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THIỆN PHONG
CẦN THƠ, 2020
i
XÁC NHẬN HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với tựa đề là “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long” do học viên Lê Thị Kim
Ngọc thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thiện Phong. Luận văn đã được
báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 01/11/2020.
Ủy viên
(Ký tên)
…………………………..
Ủy viên – Thư ký
(Ký tên)
…………………………..
Phản biện 1
(Ký tên)
…………………………..
Phản biện 2
(Ký tên)
…………………………..
Người hướng dẫn khoa học
(Ký tên)
TS. Nguyễn Thiện Phong
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)
PGS. TS Đào Huy Huân
ii
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép học viên xin được cám ơn Quý Thầy Cô trường Đại học
Tây Đô đã truyền đạt các kiến thức cho học viên trong thời gian vừa qua.
Học viên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thiện Phong đã tận tình
hướng dẫn học viên trong suốt thời kỳ làm Đề cương đến hoàn thiện Luận văn và chân
thành cảm ơn Chủ tịch Hội đồng cũng như các Thầy trong Hội đồng đã nhận xét, góp
ý Luận văn để học viên hoàn chỉnh tốt hơn.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Bệnh viện Hoàn
Mỹ Cửu Long đã giúp đỡ, chia sẽ, hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập
dữ liệu cho Luận văn.
Sau cùng, học viên xin được trân trọng cảm ơn gia đình luôn động viên, giúp đỡ
về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù học viên đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện bài nghiên cứu này nhưng
vẫn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, học viên mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của Hội đồng.
Xin kính chúc Quý Thầy cô lời chúc sức khoẻ và thành đạt.
Chân thành cảm ơn.
Trân trọng./
Cần Thơ, ngày …… tháng ….. năm 2020
Tác giả thực hiện luận văn
Lê Thị Kim Ngọc
iii
TÓM TẮT
Đề tài luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long”. Dựa trên cơ sở nền tảng thuyết cơ bản
của COSO 2013 để nghiên cứu về hệ thống KSNB. Kết hợp với nghiên cứu định tính
đề tài xác định 5 nhân tố: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Hoạt động
kiểm soát (4) Thông tin & truyền thông và (5) Giám sát có ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, thành phố Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu
định tính nhằm làm rõ nghĩa, xác nhận, hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường
các khái niệm trong mô hình lý thuyết. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với 218
quan sát là nhân viên tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phiếu khảo sát ý kiến để đánh
giá thang đo và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố cho thấy thang đo sử dụng trong nghiên cứu là
phù hợp. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có 5 nhân tố có tác động cùng
chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long là: Môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, Thông tin-truyền thông và
giám sát.
Xác định và hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra
một số kiến nghị giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và qua đó nâng cao
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của
đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
iv
ABSTRACT
Thesis topic “Factors affecting the effectiveness of the internal control system at
Hoan My Cuu Long hospital”. Based on the theory of COSO 2013 to study internal
control system, combined with a qualitative study authors identified 5 independent
factors: (1) Environmental control; (2) Risk assessment; (3) control activities; (4)
information & communication and (5) supervision activities affecting the effectiveness
of the internal control system of Hoan My Cuu Long hospital in Can Tho city.
Mixed methods of qualitative and quantitative research was used. Qualitative
research aims to clarify meaning, validation, editing and supplementing the observed
variables measuring concepts in modeling studies in theoretical research models.
Quantitative research was conducted with a sample of 218 staffs in Hoan My Cuu
Long hospital through survey questionnaires to measure and evaluate the reliability
and validity of the study. The results of analysis Cronbach's Alpha and Exploratory
Factor Analysis shows the scale used in the study was consistent. Results of
multivariate regression showed five positive factors affecting the effectiveness of the
internal control system of Hoan My Cuu Long e.i: (1) Environmental control; (2) Risk
assessment; (3) control activities; (4) information & communication and (5)
supervision activities.
Identify and understand the factors affecting the effectiveness of the internal
control system at Hoan My Cuu Long Hospital. From the research results, the author
has made a number of recommendations to help managers and policy makers and
thereby improve the effectiveness of the internal control system.
v
CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long” là công trình nghiên cứu
của riêng tác giả. Các số liệu, tài liệu và kết quả nêu trong luận văn đảm bảo chính xác,
tin cậy và trung thực. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham
chiếu đầy đủ.
Trân trọng!
Cần Thơ, ngày …… tháng …. năm 2020
Tác giả thực hiện luận văn
Lê Thị Kim Ngọc
vi
MỤC LỤC
XÁC NHẬN HỘI ĐỒNG...............................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................v
MỤC LỤC .....................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
1.4.1 Phạm vi về nội dung ......................................................................................2
1.4.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................................2
1.4.3 Phạm vi về không gian ..................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................3
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................................3
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................3
1.7 Kết cấu luận văn..................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................5
2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết ..................................................................................5
2.1.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ......................................................................5
2.1.2 Khái niệm về kiểm soát nội bộ ......................................................................6
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB .................................10
2.1.4 Báo cáo COSO 2013....................................................................................14
2.1.5 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB............................21
2.1.6 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB..............................................................22
2.1.7 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ............................23
2.2 Loại hình hoạt động của các tập đoàn theo luật doanh nghiệp ....................24
2.2.1 Loại hình hoạt động Công ty mẹ, Công ty con............................................24
vii
2.2.2 Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con ........................25
2.3 Lược khảo tài liệu..............................................................................................25
2.4 Đề xuất mô hình dự kiến và giả thuyết nghiên cứu .......................................28
2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................28
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................29
Tóm tắt chương 2.........................................................................................................31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................32
3.1 Quy trình nghiên cứu........................................................................................32
3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................32
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính..............................................................32
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng...........................................................33
3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................37
3.3.1 Phân tích thống kê mô tả .............................................................................37
3.3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.........................................38
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................38
3.3.4 Phân tích hồi quy đa biến.............................................................................39
3.3.5 Phân tích phương sai (ANOVA) .................................................................40
Tóm tắt chương 3.........................................................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................43
4.1 Tổng quan Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.....................................................43
4.1.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long...............................43
4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long......................45
4.1.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế .............................................................47
4.1.4 Dịch vụ khám chữa bệnh .............................................................................47
4.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bội tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long 48
4.2.1 Về môi trường kiểm soát .............................................................................48
4.2.2 Về đánh giá rủi ro ........................................................................................49
4.2.3 Về hoạt động kiểm soát ...............................................................................49
4.2.4 Về thông tin và truyền thông .......................................................................49
4.2.5 Về hoạt động giám sát .................................................................................49
4.2.6 Thực trạng đánh giá về hệ thống KSNB qua số liệu khảo sát.....................49
4.3 Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................50
4.3.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................50
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..............................................................53
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá.........................................................................57
4.3.4 Phân tích hồi quy đa biến.............................................................................61
viii
4.3.5 Dò tìm các quy phạm giả định cần thiết ......................................................62
4.3.6 Kiểm định độ phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .............64
4.3.7 Phân tích phương sai ANOVA ....................................................................65
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................66
Tóm tắt chương 4.........................................................................................................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................68
5.1 Kết luận..............................................................................................................68
5.2. Hàm ý quản trị .................................................................................................68
5.2.1 Đối với yếu tố “Thông tin và truyền thông”................................................69
5.2.2 Đối với yếu tố “Hoạt động kiểm soát” ........................................................69
5.2.3 Đối với yếu tố “Môi trường kiểm soát”.......................................................70
5.2.4 Đối với yếu tố “Đánh giá rủi ro” .................................................................71
5.2.5 Đối với yếu tố “Hoạt động giám sát” ..........................................................71
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................72
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................73
PHỤ LỤC ....................................................................................................................75
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013 ...............................................................16
Bảng 2.2: Tổng hợp các yếu tố từ nghiên cứu trước .....................................................28
Bảng 3.1: Phân bổ số lượng quan sát cho các đơn vị....................................................34
Bảng 3.2: Thang đo và mã hóa thang đo.......................................................................35
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại Bệnh viện .........................50
Bảng 4.2: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu...................................................52
Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha biến “Môi trường kiểm soát”..........................................53
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha biến “Đánh giá rủi ro” ....................................................54
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha biến “Hoạt động kiểm soát”............................................54
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha biến “Thông tin và truyền thông”...................................55
Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha biến “Hoạt động giám sát”..............................................56
Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha biến “Tính hữu hiệu” ......................................................56
Bảng 4.9: Tổng hợp Cronbach’s Alpha các khái niệm nghiên cứu...............................57
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định hệ số KMO và Barlett’s Test của các biến độc lập ......58
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hệ số Eigenvalues cho biến độc lập...............................58
Bảng 4.12: Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố .....................................................59
Bảng 4.13: Bảng tóm tắt kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập...................60
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định hệ số KMO và Barlett’s Test của biến phụ thuộc ........61
Bảng 4.15: Các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy ............................61
Bảng 4.16: Kết quả tóm tắt mô hình trong phân tích hồi quy.......................................64
Bảng 4.17: Kết quả phân tích phương sai .....................................................................65
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt...................................................................65
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố ....................................16
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................29
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................32
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long............................................44
Hình 4.2: Biểu đồ kết quả khảo sát theo nhóm tuổi ......................................................51
Hình 4.3: Biểu đồ kết quả khảo sát theo học vấn..........................................................51
Hình 4.4: Biểu đồ kết quả khảo sát theo thu nhập.........................................................52
Hình 4.5: Mô hình kết quả hồi quy................................................................................62
Hình 4.6: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn.......................63
Hình 4.7: Biểu đồ tầng số của phần dư chuẩn hóa ........................................................63
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai
BCTC Báo cáo Tài chính
CP Cổ phần
NV Nhân viên
ĐVT Đơn vị tính
EFA Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân
tố khám phá
HMCL Hoàn Mỹ Cửu Long
KMO Kaiser – Meyer – Olkin
measure of sampling
adecquacy
là một chỉ số dùng để xem xét
sự thích hợp của phân tích
nhân tố
KSNB Internal System Kiểm soát nội bộ
Sig Observed significance level Mức ý nghĩa quan sát
SPSS Statistical Package for the
Social Sciences
Phần mềm thống kê cho khoa
học xã hội
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
HĐQT Hội đồng quản trị
VIF Variance Inflation Factor Hệ số nhân tố phóng đại
phương sai
1
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là hệ thống các quy định, quy trình, chính
sách, thủ tục kiểm soát do doanh nghiệp xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm: tuân
thủ pháp luật và các quy định; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận,
sai sót; lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lý; bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu
quả tài sản của doanh nghiệp; với thành phần bao gồm: môi trường kiểm soát; quy
trình đánh giá rủi ro; hệ thống thông tin và truyền thông; các chính sách và thủ tục
kiểm soát; giám sát kiểm soát. Hệ thống này có ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao hiệu
quả hoạt động, hiệu lực quản lý, cũng như tạo niềm tin cho những người quan tâm
tới hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống KSNB được thiết kế nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các
mục tiêu đề ra như: bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của hệ thống
thông tin, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy
định của pháp luật, và quan trọng hơn nữa, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp
được thực hiện một cách hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của hệ thống
KSNB không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo mà còn mở rộng sang cả vai trò hỗ trợ và
tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Hệ thống KSNB có ảnh hưởng lớn đến lòng
tin của các nhà đầu tư về sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Khi hệ thống KSNB
yếu kém, rõ ràng việc đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra sẽ rất khó
khăn. Trên cơ sở hệ thống KSNB vững mạnh, sẽ giúp cho DN hoạt động hiệu quả,
sử dụng tối ưu các nguồn lực, có khả năng đảm bảo an ninh tài chính, đảm bảo
khả năng hoạt động liên tục, đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị
trường phát triển và hội nhập. Nhằm đạt được những mục tiêu mà tổ chức đề ra, xây
dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ là một trong những biện pháp cần thiết
vì chúng sẽ giúp ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm thiểu tổn thất,
nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết trong
việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện.
Chính vì thế, tác giả đã chọn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long” để làm đề tài luận văn
của mình, qua đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp nhà quản lý nâng cao tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
2
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Luận văn sẽ giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Đánh giá thực trạng của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
(3) Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp nhà quản lý nâng cao tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải trả lời những câu hỏi nghiên
cứu cụ thể sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu tại
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long như thế nào?
Câu hỏi 2: Các yếu tố nào đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện
Hoàn Mỹ Cửu Long?
Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị nào được đề xuất để nâng cao tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
Đối tượng khảo sát là nhà quản lý, lãnh đạo, trưởng khoa, tập thể y bác sĩ, nhân
viên kế toán công tác tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở thu thập số liệu báo cáo
của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long từ năm 2017 đến năm 2019.
Số liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phỏng vấn nhân viên trong thời gian thực hiện
từ tháng 02/2020 đến tháng 4/2020.
3
3
1.4.3 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại trong phạm vi các phòng, ban, đơn vị thuộc Bệnh
viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp cả phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các yếu tố của hệ
thống KSNB ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại bệnh viện Hoàn Mỹ
Cửu Long. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phóng vấn nhà quản lý, lãnh đạo,
trưởng khoa, tập thể y bác sĩ, nhân viên kế toán công tác tại các đơn vị này, đề xuất mô
hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của bệnh viện.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu: do giới hạn về thời gian và chi phí, mẫu trong nghiên
cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi
xác suất.
Thang đo được sử dụng trong mô hình là thang đo Litkert 5 cấp độ từ 1: hoàn
toàn không ảnh hưởng cho đến 5: rất ảnh hưởng.
Phương pháp thu thập thông tin: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu
thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ website tổ
chức,… Dữ liệu sơ cấp được tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, lãnh
đạo, trưởng khoa, tập thể y bác sĩ, nhân viên kế toán đang làm việc tại Bệnh viện Hoàn
Mỹ Cửu Long.
Xử lý dữ liệu thông qua công cụ phân tích SPSS: Sau khi thu thập dữ liệu từ các
bảng hỏi, toàn bộ dữ liệu được làm sạch, mã hóa rồi xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm
SPSS. Các phương pháp phân tích dữ liệu chính sau: thống kê mô tả; đánh giá độ tin
cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA
và phân tích hồi quy tuyến tính.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Vận dụng được cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB và kết quả khảo sát để phát
triển mô hình hoàn thiện hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
- Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường
mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ
Cửu Long.
- Luận văn đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin
4
4
cậy của chúng. Xác định được yếu tố nào của hệ thống KSNB có ảnh hưởng mạnh
nhất tới Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Từ đó giúp Ban lãnh đạo có những chính sách
phù hợp để hoàn thiện hệ thống KSNB của Bệnh viện.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn này được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị
5
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ
2.1.1.1 Khái niệm về kiểm soát
Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản khoa học xã hội: “Kiểm soát là một
phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối
tượng nào đó” từ điển tiếng Việt 2000, tr 3 ; kiểm soát là “xét xem có gì sai quy tắc,
điều lệ, k luật không” từ điển tiếng Việt 2000, tr 684 .
Kiểm soát là một trong năm chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, chỉ huy,
phối hợp và kiểm soát. Kiểm soát từ lâu đã trở thành công cụ được các nhà quản trị sử
dụng để giám sát nhân viên và kiểm soát hoạt động của chính họ. Ngày nay, kiểm soát
càng trở nên cần thiết và có tính tất yếu đối với một tổ chức, doanh nghiệp.
Theo tác giả Henri Fayol: “Kiểm soát là việc kiểm tra để kh ng định mọi việc có
thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay
không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên
nhân để ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” HenriFayol, 1949, tr 49 .
Theo tác giả Nguyễn Quang Quynh: “Kiểm soát không phải là một pha hay một
giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức n ng không thể tách rời của quản lý,
trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt
động, định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó. Một
cách tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và
điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý” Nguyễn Quang Quynh, 2014, tr 9 .
Từ những quan điểm trên, ta có thể rút ra khái niệm về kiểm soát
Kiểm soát là quá trình áp dụng những cơ chế và phương pháp để đảm bảo rằng
các hoạt động và kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã định và các
chuẩn mực đặt ra của tổ chức.
2.1.1.2 Vai trò của kiểm soát
Kiểm soát không chỉ là những biện pháp được sử dụng để giám sát nhân viên
dưới quyền mà còn được dùng để giám sát các hoạt động của chính các nhà quản trị.
Kiểm soát không có nghĩa về sự kiềm chế, ngăn cản, theo dõi nhằm chế ngự người
khác, kiểm soát hữu hiệu sẽ giúp các nhà quản trị đạt được mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra.
Kiểm soát có vai trò:
- Bảo đảm các nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu.
6
6
- Phát hiện kịp thời những vấn đề sai lệch, những khó kh n trong quá trình thực
hiện mục tiêu.
- Kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết để đạt được mục tiêu.
2.1.1.3 Các loại kiểm soát
Có 2 loại kiểm soát là kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát hiệu chỉnh.
a. Kiểm soát phòng ngừa:
Kiểm soát phòng ngừa được thực hiện nhằm làm giảm các sai lầm, các rủi ro có
thể xảy ra. Các hoạt động của kiểm soát phòng ngừa có tác dụng định hướng, giới hạn
hành vi của nhân viên và các nhà quản trị.
Các hoạt động của kiểm soát phòng ngừa bao gồm việc ban hành các quy định và
nguyên tắc, các tiêu chuẩn, các thủ tục tuyển chọn nhân sự, các chương trình huấn
luyện và phát triển nguồn lực. Nếu nhân viên nghiêm chỉnh tuân theo các quy định này
thì tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra, Quy trình kiểm soát được thiết lập để
đảm bảo các quy định, nguyên tắc của tổ chức được thực hiện đầy đủ.
b. Kiểm soát hiệu chỉnh
Kiểm soát hiệu chỉnh nhằm làm thay đổi những hành vi không mong muốn và
đem lại hiệu quả phù hợp với những tiêu chuẩn hay nguyên tắc đã được vạch ra. Các
hoạt động kiểm soát hiệu chỉnh bao gồm việc thay đổi chính sách nhân sự, k luật
nhân viên vi phạm, …
2.1.1.4 Quy trình kiểm soát
Quy trình kiểm soát gồm 3 bước: thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát, đo lường, điều
chỉnh các sai lệch.
Thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát: Thiết lập tiêu chuẩn là thiết lập quy định về đặc
tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế
- xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng này.
Đo lường: Việc đo lường là việc tiến hành kiểm soát và so sánh kết quả đã đạt
được với những tiêu chuẩn đã định.
Điều chỉnh các sai lệch: từ kết quả thực tế, so sánh với tiêu chuẩn, tìm ra các sai
lệch và đưa ra chương trình điều chỉnh các sai lệch đó.
2.1.2 Khái niệm về kiểm soát nội bộ
Nói về hệ thống KSNB là nói đến hệ thống các chính sách, thủ tục, các bước
kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong
đơn vị. Hệ thống KSNB bao gồm cả KSNB và bản thân con người cùng với những
phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm soát mang tính bền vững,
7
7
ổn định, đảm bảo và lâu dài. Hệ thống KSNB thường được bản thân các lãnh đạo đơn
vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt động trong phạm vi và trách nhiệm
của đơn vị.
Hệ thống này không đo đếm kết quả dựa trên các con số tăng trưởng, mà chỉ
giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng ban của công ty đang vận hành ra sao
và, nếu vẫn giữ nguyên cách làm đó, thì có khả năng hoàn thành kế hoạch không.
Ngoài ra, thiết lập được một hệ thống KSBN hữu hiệu sẽ hạn chế đến mức thấp nhất
việc thất thoát tài sản công ty.
Hệ thống KSNB là hệ thống kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp đồng thời
cũng kiểm soát tuân thủ trong quản lý của các nhà quản trị. Nó vừa đồng thời kiểm
soát cấp dưới và kiểm soát cả chính nhà quản trị với mục tiêu bảo vệ nguồn lực của
đơn vi, tránh rủi ro có thể xảy ra và hướng doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
Bản thân các đơn vị phải có trách nhiệm xây dựng, duy trì một hệ thống KSNB
khoa học, phù hợp và hiệu quả để đảm bảo kiểm soát hoạt động trong phạm vi đơn vị,
ngăn ngừa sai phạm, đạt được mục tiêu, yêu cầu mà đơn vị đặt ra. Tuy nhiên, một hệ
thống KSNB có khoa học và hiệu lực, hiệu quả đến đâu cũng luôn có những hạn chế
vốn có của nó không thể tránh khỏi.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 315 ban hành kèm theo Thông tư số
214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính): “Kiểm soát nội
bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết
kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu
của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả,
hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”.
Luật Kế toán 2015: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ
đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định
của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được
yêu cầu đề ra.” (Quốc hội, Luật Kế toán - Điều 39).
Lý luận về KSNB trong ngân hàng theo báo cáo của ủy ban Basel như sau:
“KSNB là quá trình được thực hiện bởi HĐQT, ban điều hành và toàn thể nhân viên,
đó không chỉ là một thủ tục hoặc một chính sách được thực hiện tại một thời điểm nào
đó, mà còn tiếp diễn ở tất cả các cấp trong ngân hàng. HĐQT và Ban điều hành thiết
lập môi trường văn hóa tạo thuận lợi cho quá trình KSNB được hiệu quả và việc theo
dõi sự hiệu quả đó được diễn ra liên tục, mỗi cá nhân trong một tổ chức phải tham gia
vào quá trình đó”.
Theo quan điểm của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “Kiểm soát nội bộ là
một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ
tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo
8
8
hiệu quả của hoạt động”
Theo quan điểm của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) năm
1936: KSNB “…là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện
trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác
trong ghi chép sổ sách”
Theo báo cáo COSO 2013: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh
hưởng bởi HĐQT, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung
cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu:
1. Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
2. Sự tin cậy của BCTC
3. Sự tuân thủ các luật lệ và quy định”
Bốn nội dung cơ bản là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu được
hiểu như sau:
KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện
diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống
nhất. Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu
của mình.
KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: KSNB không chỉ đơn thuần là
những chính sách, thủ tục, biểu mẫu,... mà chủ yếu là do những con người trong tổ
chức như Ban giám đốc và các nhân viên thực thi, chính họ sẽ định ra mục tiêu,
thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng.
KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
chứ không phải đảm bảo tuyệt đối các mục tiêu sẽ đạt được. Vì khi vận hành hệ
thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người…nên
dẫn đến không đạt được các mục tiêu. KSNB có thể ngăn chặn và phát hiện những sai
phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa, một nguyên
tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát
không vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Do đó, tuy người
quản lý có thể nhận thức đầy đủ các rủi ro, thế nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm
soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro.
Các mục tiêu của KSNB:
- Đối với mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: KSNB giúp đơn
vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở
rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh.
- Đối với mục tiêu sự tin cậy của BCTC: KSNB phải đảm bảo về tính trung thực
và đáng tin cậy, bởi vì chính người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập BCTC phù
9
9
hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Đối với mục tiêu tuân thủ: KSNB trước hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp
hành luật pháp và các quy định. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của nhà quản lý đối
với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB còn phải hướng
mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn
vị, qua đó đảm bảo được những mục tiêu của đơn vị.
- Bảo vệ tài sản của đơn vị: Hệ thống KSNB sẽ bảo vệ các tài sản của đơn vị
(bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cả các tài sản phi vật
chất như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng,… khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bị
lạm dụng vào những mục đích khác nhau.
Qua nghiên cứu các khái niệm nêu trên về KSNB, quan điểm của tác giả đồng
thuận cao với khái niệm của COSO kết hợp với sự phát triển của các nhà khoa học,
đặc biệt tác giả obert . Moeller và Ủy ban BASEL về KSNB trong đơn vị, tổ chức.
Theo tác giả, có thể khái quát hóa về KSNB như sau:
KSNB là một quá trình: Mọi đơn vị, tổ chức muốn đạt được các mục tiêu đã đề
ra thì đơn vị, tổ chức phải kiểm soát được các hoạt động của mình trong tất cả các
khâu, đồng thời các hoạt động kiểm soát phải được có mặt và diễn ra liên tục ở mọi bộ
phận trong đơn vị;
Mục tiêu của KSNB mà các nhà quản lý thường quan tâm đến là: (1) Mục tiêu về
BCTC (nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập BCTC trung thực, hợp lý); (2)
Mục tiêu về sự tuân thủ (nhằm thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật) và (3) Mục tiêu về
hoạt động (nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả về mặt điều hành và sử dụng các
nguồn lực trong đơn vị ,trong đó bao gồm cả mục tiêu bảo vệ tài sản của đơn vị). Do
vậy, KSNB không chỉ có chức năng quản lý về kế toán mà còn đảm nhiệm nhiều chức
năng khác nữa trong đơn vị như: tổ chức nhân sự, kế hoạch phát triển đơn vị, …
Để đảm bảo phát triển bền vững, các đơn vị phải thiết kế và thực hiện các chính
sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh,
mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị, đảm bảo mục
tiêu về tính chính trực và giá trị đạo đức.
KSNB trong đơn vị gắn liền với quản trị rủi ro, là việc thiết lập và tổ chức thực
hiện các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp
luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề
ra”.
KSNB đảm bảo tính hợp lý cho nhà quản lý mà không đảm bảo tuyệt đối việc
thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý vì KSNB luôn luôn có những hạn chế vốn có
như: Xu hướng tiết kiệm chi phí cho hoạt động kiểm soát; Phần lớn các quy chế kiểm
soát được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại hơn là cho các
1
0
10
nghiệp vụ không thường xuyên; Do bản thân con người luôn tồn tại những hạn chế cố
hữu như thiếu tập trung, hạn chế về năng lực, ... dẫn đến mắc sai phạm trong quá trình
kiểm soát (tự kiểm soát hay kiểm soát con người, bộ phận khác); Khả năng hệ thống
KSNB không phát hiện được sự thông đồng giữa những người có liên quan trong đơn
vị khi họ tham ô, trục lợi cho lợi ích cá nhân của từng người hay một nhóm người;
Khả năng người thực hiện kiểm soát lạm dụng đặc quyền của mình để tham ô, trục lợi
cho lợi ích cá nhân của họ và do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ
tục kiểm soát bị lạc hậu. Điều này dẫn đến phát sinh hoặc bỏ lọt sai phạm.
Tóm lại, một cách tổng quát nhất KSNB là những biện pháp, kế hoạch, nội quy
và chính sách được Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân thiết kế và duy trì để
đảm bảo một cách hợp lý về việc ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót nhằm đạt được
các mục tiêu tuân thủ, hoạt động và báo cáo. Kiểm soát nội bộ là công cụ được nhà
quản sử dụng, không thay thế được nhà quản lý.
Như vậy, KSNB là khâu quan trọng trong quản lý mọi quy trình hoạt động của
DN, do đó các nhà quản lý DN thường chú tâm đến việc xây dựng và duy trì sự hữu
hiệu của hệ thống KSNB trong DN để đạt được các mục tiêu của DN.
KSNB của một DN vững mạnh sẽ có những tác dụng như sau:
Đảm bảo tính tin cậy của các số liệu kế toán và BCTC của DN: Nếu KSNB của
DN nói chung, trong đó có hệ thống kế toán luôn được coi trọng thì sẽ đảm bảo thực
hiện được các mục tiêu kiểm soát chi tiết như: tính có thực của nghiệp vụ; sự phê
chuẩn hợp lý; tính đầy đủ; sự đánh giá và tính toán; sự phân loại; tính đúng k và kịp
thời; quá trình chuyển sổ và tổng hợp, do vậy sẽ giúp cho DN có được các số liệu kế
toán và BCTC đầy đủ, tin cậy, kịp thời.
Đảm bảo DN tuân thủ các quy định của luật pháp và các cơ quan chuyên môn,
của bản thân DN đưa ra, tuân thủ đúng các quy trình hoạt động, qua đó giảm bớt rủi ro
sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho DN như chậm hoàn thành
kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm,… trong SXKD của DN. Đồng
thời tăng cường giám sát lẫn nhau giúp giảm rủi ro do gian lận thông tin hoặc trộm cắp
tài sản do bên thứ ba hoặc nhân viên của DN gây ra, …
Đảm bảo cho CBCNV trong DN sử dụng tiết kiệm nguồn lực, thực hiện các
hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của DN đặt ra đồng thời
tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, các chủ sở hữu của DN.
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB
2.1.3.1 Giai đoạn sơ khai
Sự quan tâm ban đầu của Kiểm toán độc lập về KSNB là kiểm soát tiền. Đến
năm 1905, xuất hiện từ KSNB trong “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” của Robert
Montgomery.
1
1
11
Năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố: KSNB là công cụ để bảo vệ
tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động.
Năm 1936, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa KỲ (AICPA) công bố:
KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ
chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép
của sổ sách. KSNB ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặt biệt là sau sự thất bại trong
các cuộc kiểm toán.
2.1.3.2 Giai đoạn hình thành
Năm 1949, công trình nghiên cứu của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
(AICPA) định nghĩa: “KSNB là cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan
được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính
xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến
khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”.
Năm 1958, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAP 29)
1. Kiểm soát kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên
hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán.
2. Kiểm soát quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên
quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị.
Năm 1962, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAP 33):
3. KSNB về kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính: kiểm toán viên
cần đánh giá KSNB.
4. KSNB về quản lý liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính: kiểm toán viên sẽ
không bị buộc phải đánh giá chúng. Yêu cầu công ty kiểm toán giới hạn nghiên cứu
chỉ ở KSNB về kế toán.
Năm 1973, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAS 1), duyệt xét lại SAP 54
5. Kiểm soát quản lý, không chỉ hạn chế ở kế hoạch tổ chức và các thủ tục, mà
còn bao gồm quá trình ra quyết định cho phép thực hiện nghiệp vụ của nhà quản lý.
Kiểm soát kế toán bao gồm các thủ tục và cách thức tổ chức ghi nhận vào sổ sách
để bảo vệ tài sản, tính đáng tin cậy của số liệu.
Các mục tiêu kiểm soát kế toán (SAS 1)
a. Các nghiệp vụ thực hiện phù hợp với sự ủy quyền và xét duyệt của Ban
giám đốc.
b. Các nghiệp vụ được ghi nhận để:
+ Lập BCTC phù hợp với chuẩn mực kế toán hay các quy định có liên quan
1
2
12
+ Thực hiện trách nhiệm báo cáo
c. Việc tiếp cận tài sản chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của Ban giám đốc
d. Các báo cáo về tài sản phải được so sánh với tài sản hiện hữu trong thực tế và
cần có biện pháp xử lý thích hợp đối với các chênh lệch.
Kết luận: Trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB đã không ngừng
được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy
nhiên, trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, thì KSNB vẫn mới dừng lại như là
một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong việc kiểm toán BCTC.
2.1.3.3 Giai đoạn phát triển
Sau vụ bê bối Watergate (1973), vào năm 1977, Luật về chống hối lộ nước
ngoài (Foreign Corrupt practices act) ra đời, điều này nhấn mạnh việc KSNB nhằm
ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp, lần đầu tiên, khái niệm KSNB
được đề cập trong một văn bản pháp luật.
Năm 1979, SEC bắt buộc các công ty phải báo cáo về hệ thống KSNB đối với
công tác kế toán.
Năm 1985, thành lập UB COSO bao gồm: AICPA, AAA, IIA, FEI, IMA.
Năm 1992, Báo cáo COSO được ban hành. KSNB gồm: môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám
sát. Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị,
trong đó KSNB không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng
ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ. COSO đã sử dụng chính thức từ KSNB
thay vì KSNB về kế toán. Báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần:
Phần 1: Tóm tắt dành cho nhà quản lý
Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quát về KSNB ở mức độ cao dành riêng
cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành, ban giám đốc, các nghị sĩ và cơ quan quản lý
nhà nước.
Phần 2: Khuôn mẫu chung của KSNB
Đây là phần cơ bản nhất của Báo cáo COSO, trong đó có định nghĩa về KSNB,
mô tả các bộ phận hợp thành của KSNB, đưa ra các tiêu chí giúp ban giám đốc, nhà
quản lý và các đối tượng khác đánh giá hệ thống KSNB.
Phần 3: Báo cáo cho bên ngoài
Đây là tài liệu bổ sung, cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức cách thức báo cáo
cho các đối tượng bên ngoài về hệ thống KSNB cho mục tiêu BCTC.
Phần 4: Công cụ đánh giá hệ thống KSNB
1
3
13
Đưa ra các hướng dẫn, gợi ý rất thiết thực cho việc đánh giá hệ thống KSNB.
AICPA không sử dụng từ kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý.
SAS 55, 4.1988 “Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC” đưa ra ba nhân tố
của KSNB là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
2.1.3.4 Giai đoạn hiện đại
Phát triển theo hướng công nghệ thông tin: Năm 1996, CoBIT do ISACA ban
hành. CoBIT nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học (CIS –Computer
Information System), bao gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển
khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát.
Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập:
+ SAS 78 (1995): Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC (điều chỉnh SAS 55).
Các định nghĩa, nhân tố của KSNB trong báo cáo COSO (1992) đã được đưa vào
chuẩn mực này.
SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB
trong kiểm toán BCTC.
ISA 315: Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và
đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu, định nghĩa KSNB dựa trên định nghĩa của COSO
1992. Các nhân tố cấu thành KSNB dựa trên Báo cáo COSO 1992.
ISA 265 thông báo về những khiếm khuyết của KSNB đã xác định việc quan
tâm của kiểm toán viên và thông báo về khiếm khuyết KSNB phát hiện.
Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA)
định nghĩa các mục tiêu của KSNB bao gồm: Độ tin cậy và tính trung thực của thông
tin; Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định; Bảo vệ tài sản;
Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực; Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho
các hoạt động hoặc chương trình.
Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: Báo cáo
Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, các nhân tố của KSNB: Sự
giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát; Ghi nhận và đánh giá rủi ro; Các
hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm; Thông tin và truyền thông; Giám sát và
điều chỉnh sai sót.
Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB: Dựa trên khuôn mẫu COSO 1992
giúp các tổ chức giám sát chất lượng của chính hệ thống KSNB của họ.
Phát triển về phía quản trị: Năm 2001, Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp
(ERM - Enterprise isk Management Framework) hình thành trên cơ sở Báo cáo
COSO 1992, ban hành 2004. E M gồm 8 nhân tố: Môi trường nội bộ, thiết lập mục
1
4
14
tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông
tin truyền thông và giám sát.
Phát triển cho DN nhỏ: Cách thức áp dụng KSNB trong các công ty cổ phần đại
chúng nhỏ (smaller publicly traded companies) được ban hành năm 2006.
Năm 2013, cập nhật khuôn mẫu COSO 2013 đưa ra nguyên tắc tiếp cận mới cho
nhà quản lý với năm thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc, thông qua đó nhà quản lý sẽ
thiết kế và thực thi hệ thống KSNB tại đơn vị mình trong điều kiện mới
Như vậy, báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định
nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật là tầm nhìn rộng,
mang tính quản trị, đề cập các vấn đề liên quan BCTC, hoạt động và tuân thủ. Tuy nó
chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng tạo lập một cơ sở lý thuyết rất cơ bản về KSNB. Để
phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, tác giả đã chọn báo cáo COSO 2013 làm cơ sở
lý luận của đề tài.
Các báo cáo KSNB của các quốc gia: COSO (Hoa Kỳ) (1992&2013); COCO
(Canada) (1995); ACFE (Hoa KỲ) (1998); TU NBULL (Anh) (1999); MBNQA
(Nhật).
2.1.4 Báo cáo COSO 2013
2.1.4.1 Lý do cập nhật Báo cáo COSO 2013
Sau 21 năm kể từ khi Ủy ban COSO ban hành báo cáo COSO 1992, môi
trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi như sự toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra trên
diện rộng, công nghệ thông tin ngày càng phát triển,… đã ảnh hưởng đến cách thức
kinh doanh, nhận diện, đánh giá và ứng phó rủi ro của doanh nghiệp. Việc toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới, đã đưa đến yêu cầu cao về tính minh bạch thông tin.
Chính vì vậy, vào năm 2013, Ủy ban COSO đã cập nhật và cải tiến báo cáo ban
hành 1992 nhằm gia tăng sự dễ hiểu, rõ ràng và dễ áp dụng vào thực tế. Mục tiêu
của Ủy ban COSO 2013 là thiết lập các khuôn mẫu và đưa ra các hướng dẫn về
quản trị rủi ro, KSNB và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu
quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức.
2.1.4.2 Mục tiêu của Báo cáo COSO 2013
So với Báo cáo COSO 1992, Báo cáo COSO 2013 vẫn đưa ra ba mục tiêu cơ
bản mà hệ thống KSNB cần hướng đến đó là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC,
mục tiêu tuân thủ. Tuy nhiên, ở mục tiêu BCTC, Báo cáo COSO 2013 nhấn mạnh
đến BCTC cho người bên ngoài.
2.1.4.3 Nội dung của Báo cáo COSO (2013) gồm 4 phần
Phần 1: Tóm tắt cho nhà điều hành (Executive Summary)
Trình bày tóm lược những nội dung của Khuôn mẫu KSNB (Framework) giành
1
5
15
cho Giám đốc điều hành, thành viên ban quản trị và các vị trí quản lý cấp cao khác.
Phần 2: Khuôn mẫu KSNB và phụ lục
Trình bày chi tiết khuôn mẫu KSNB bao gồm: định nghĩa KSNB, đưa ra những
yêu cầu của một hệ thống KSNB hữu hiệu gồm các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
và các nguyên tắc KNSB, cung cấp định hướng cho nhà quản lý ở mọi cấp trong đơn
vị biết các thiết kế, thực hiện và đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Khuôn mẫu KSNB là nội dung chính yếu nhất của Báo cáo COSO 2013. Phần
phụ lục cung cấp thêm thông tin tham khảo bao gồm: Từ điển thuật ngữ, các lưu ý cho
doanh nghiệp nhỏ và tóm tắt những thay đổi của Báo cáo COSO 2013 so với báo cáo
1992 (Phụ lục không được coi là một phần của Khuôn mẫu).
Phần 3: Công cụ đánh giá sự hữu hiệu của KSNB
Phần này cung cấp các mẫu biểu (templates) và những ví dụ thực tế để hỗ trợ nhà
quản lý trong việc áp dụng khuông mẫu KSNB đặc biệt là khi đánh giá sự hữu hiệu
của KSNB.
Phần 4: KSNB cho việc lập báo cáo tài chính cho bên ngoài
Phần này cung cấp phương pháp và ví dụ thực tế về việc áp dụng những yêu cầu
của KSNB (bao gồm các bộ phận và các nguyên tắc KSNB) vào việc chuẩn bị các báo
cáo tài chính cho bên ngoài.
Theo COSO 2013, khuôn khổ chung của KSNB là nội dung quan trọng nhất, đã
đưa ra định nghĩa về KSNB và tiêu chí về các bộ phận hợp thành một hệ thống KSNB.
COSO 2013 không chỉ phục vụ cho công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng đối
với phạm vi toàn doanh nghiệp (điều chỉnh 7 quan điểm cơ bản và đưa ra 17 nguyên
tắc mở rộng theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu thành KSNB dựa theo COSO
1992).
2.1.4.4 Các thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 2013
Trong khuôn mẫu báo cáo COSO 2013, hệ thống KSNB có 5 thành tố và 17
nguyên tắc nhằm giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc thiết lập hệ thống
KSNB.
1
6
16
Hình 2.1: Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố
(Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary)
Bảng 2.1: Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013
(Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary)
a. Môi trường kiểm soát
Là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức tác động đến ý thức kiểm soát của
toàn bộ thành viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho bốn bộ phận
còn lại của hệ thống KSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động
phù hợp.
Môi trường kiểm soát được thể hiện thông qua tính k luật, cơ cấu tổ chức, giá trị
1
7
17
đạo đức, tính trung thực, triết lý quản lý, phong cách điều hành. Môi trường kiểm soát
ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của một tổ chức, đến các mục tiêu được 15 thiết
lập, đến các bộ phận còn lại của hệ thống KSNB. Điều này không chỉ đúng trong giai
đoạn thiết kế mà cả trong hoạt động hàng ngày của DN. Các nhân tố trong môi trường
kiểm soát nêu trên đều quan trọng, nhưng mức độ quan trọng của mỗi nhân tố tùy
thuộc vào từng DN. Theo COSO 2013, Môi trường kiểm soát gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Đơn vị chứng minh các cam kết về tính trung thực và giá trị
đạo đức. Điều này thể hiện rằng người quản lý phải chứng tỏ đơn vị quan tâm đến
tính trung thực và giá trị đạo đức.
Nguyên tắc 2: HĐQT phải chứng tỏ sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm
chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.
Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của HĐQT cần thiết lập cơ cấu tổ
chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu
của đơn vị.
Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có
năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục
tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách
nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
b. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng
đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Mỗi đơn vị luôn phải
đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều kiện tiên quyết để đánh
giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau
và phải nhất quán. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những
quy định luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự
thay đổi này. Tất cả các đơn vị, bất kể quy mô, cấu trúc, ... đều phát sinh rủi ro ở tất
cả các mức độ. ủi ro ảnh hưởng đến sự tồn tại của mỗi đơn vị, đến sự thành công,
tình hình tài chính, hình ảnh của đơn vị. Không có cách nào để triệt tiêu rủi ro vì
vậy nhà quản lý phải quyết định một cách thận trọng mức rủi ro như thế nào là có
thể chấp nhận được và cố gắng duy trì rủi ro ở mức cho phép. Theo COSO 2013,
đánh giá rủi ro gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để nhận diện và
đánh giá rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Các mục tiêu đơn vị
thường thiết lập bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC và phi tài chính
cho người bên ngoài và bên trong DN, mục tiêu tuân thủ.
Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của đơn
1
8
18
vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản trị.
Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro
không đạt được mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường
ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Các thay đổi bao gồm thay đổi từ môi trường bên
ngoài (kinh tế, chính trị....), thay đổi từ cách thức kinh doanh (loại hình kinh doanh
mới, kỹ thuật mới....), thay đổi từ cách thức quản lý, từ thái độ và triết lý của người
quản lý về hệ thống KSNB.
c. Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục đảm bảo cho các chỉ
thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó
với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát tồn
tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị. Mọi hoạt động kiểm soát
đều bao gồm hai nhân tố là:
+ Chính sách kiểm soát: Là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực
hiện các thủ tục kiểm soát. Chính sách kiểm soát có thể được tài liệu hóa đầy đủ và
có hệ thống hoặc được lưu hành theo kiểu truyền miệng.
Thủ tục kiểm soát: Là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm soát.
Một thủ tục sẽ không có tác dụng nếu áp dụng một cách máy móc mà không tập trung
vào những yêu cầu nhà quản lý đã đề ra thông qua các chính sách. Việc thiết lập các
thủ tục kiểm soát cần phải cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, cân đối giữa
hoạt động kiểm soát và rủi ro phát sinh.
Theo COSO 2013, hoạt động kiểm soát gồm những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để
góp phần hạn chế các rủi ro giúp đơn vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận
được.
Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với
công nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các
chính sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục.
d. Thông tin truyền thông
Thông tin và truyền thông chính là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết
lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành
các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động, tài chính và sự tuân thủ, bao gồm
cả bên trong lẫn bên ngoài DN. Mọi bộ phận và cá nhân trong DN đều phải có
những thông tin cần thiết giúp thực hiện trách nhiệm của mình. Vì vậy những thông
1
9
19
tin cần thiết cần phải được xác định, thu thập và truyền đạt tới những cá nhân, bộ
phận có liên quan một cách kịp thời và thích hợp. Hệ thống thông tin của DN tạo ra
các báo cáo, trong đó chứa đựng những thông tin về tài chính, hoạt động hay tuân
thủ, giúp cho nhà quản lý điều hành và kiểm soát DN. Các thông tin dù có nguồn
gốc bên trong hay bên ngoài DN, các thông tin tài chính hay phi tài chính đều cần
thiết cho cả ba mục tiêu của DN. Thông tin phải được truyền đạt, phổ biến trong
toàn tổ chức, thông điệp từ quản lý phải được cung cấp một cách kịp thời tới mọi
nhân viên. Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để
nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Liên quan đến vấn đề này cần
lưu ý những khía cạnh sau:
+ Trách nhiệm của mỗi cá nhân rõ ràng, tiếp nhận đầy đủ và chính xác chỉ
thị của cấp trên. Truyền thông giúp cho mỗi cá nhân trong DN hiểu rõ công việc
của mình cũng như ảnh hưởng của nó đến cá nhân khác.
Các thông tin từ bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp,...) cũng phải được
ghi nhận một cách trung thực và đầy đủ nhờ đó đơn vị mới có thể phản ứng kịp thời.
Các thông tin bên ngoài (nhà nước, cổ đông) cũng cần được truyền đạt kịp thời, đảm
bảo thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật. Trong hệ thống thông tin, hệ thống thông
tin kế toán là một phân hệ rất quan trọng, đầu vào của hệ thống là các sự kiện kinh tế
được biểu hiện dưới dạng nghiệp vụ kế toán, đầu ra của hệ thống là các báo cáo kế
toán, những báo cáo này có tính chất quan trọng trong việc tuân thủ quy định của
pháp luật cũng như việc ra quyết định của nhà quản trị DN. Nhằm đáp ứng yêu cầu
của các đối tượng sử dụng, các mục tiêu của hệ thống thông tin cần đạt được như
sau:
Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật.
Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết, đầy đủ để cho phép phân loại đúng
đắn nghiệp vụ.
Đo lường giá trị của các nghiệp vụ để ghi chép đúng giá trị.
+ Xác định đúng thời gian của nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để ghi chép
đúng Kỳ.
+ Trình bày đúng đắn và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trên BCTC.
Theo COSO 2013, Thông tin và truyền thông gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có
chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác thuộc hệ thống KSNB.
Nguyên tắc 14: Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết
nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát.
Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các bên liên quan, các đối tượng bên
2
0
20
ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động KSNB như cổ đông, chủ sở hữu, khách
hàng, nhà cung cấp.
e. Giám sát
Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian.
Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Thông thường, cần kết
hợp cả giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ mới đảm bảo tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB. Việc giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt
động hàng ngày của đơn vị, bao gồm các hoạt động giám sát, quản lý thường
nhật và các hoạt động khác. Phạm vi và mức độ thường xuyên của việc giám sát
định kỳ phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh giá rủi ro và sự hữu hiệu của các hoạt động
giám sát thường xuyên. Qua giám sát, các khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần
được báo cáo lên cấp trên và nếu là những vấn đề quan trọng hơn sẽ báo cáo cho ban
giám đốc hay HĐQT.
Mục tiêu chính của việc giám sát là nhằm đảm bảo hệ thống KSNB luôn hoạt
động hữu hiệu do vậy cần giám sát tất cả các hoạt động trong đơn vị và đôi khi còn áp
dụng cho các đối tượng bên ngoài đơn vị như nhà cung cấp, khách hàng,...
Nếu hoạt động giám sát thường xuyên càng hữu hiệu thì giám sát định kỳ sẽ
giảm đi. Việc tổ chức giám sát định kỳ hoàn toàn là do xét đoán của người quản lý
dựa trên các nhân tố: bản chất và mức độ của các thay đổi và những rủi ro, năng lực và
kinh nghiệm của người thực hiện kiểm soát, kết quả của các hoạt động giám sát
thường xuyên. Giám sát thường xuyên được thực hiện ngay trong các hoạt động
thường ngày và được lặp đi lặp lại, do vậy sẽ hiệu quả hơn so với giám sát định kỳ.
Giám sát thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai được sử dụng để xác định xem
mỗi thành phần trong năm thành phần của KSNB có được thực hiện đầy đủ không.
Giám sát định kỳ được tiến hành định kỳ, sẽ thay đổi trong phạm vi và tần số phụ
thuộc vào đánh giá rủi ro, hiệu quả của việc đánh giá liên tục và sự cân nhắc trong
quản lý. Kết quả phát hiện được đánh giá theo tiêu chuẩn của nhà quản lý, và những
thiếu sót sẽ được truyền đạt đến ban quản lý và ban giám đốc. Theo COSO 2013,
Giám sát gồm những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá
liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những bộ phận của hệ thống KSNB có
hiện hữu và đang vận hành đúng.
Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của hệ thống
KSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và HĐQT để có
những biện pháp khắc phục.
Tóm lại, trên đây là 5 thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc và thuộc tính của
các thành phần cơ bản của hệ thống KSNB. KSNB không phải là một chuỗi quá
2
1
21
trình nối tiếp, mà đó là một quá trình lặp đi lặp lại, đa chiều mỗi thành phần có thể tác
động qua lại lẫn nhau.
2.1.5 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB
2.1.5.1 Những lợi ích của hệ thống KSNB
Bất kỳ một DN nào trong quá trình hoạt động cũng tồn tại những xung đột
quyền lợi giữa những người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì điều này
mà nhiều lúc người lao động chỉ chú tâm vào quyền lợi của riêng mình cố tình vi
phạm hoặc có những hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tổ
chức. KSNB sẽ giúp nhà quản trị giảm thiểu được những rủi ro thông qua việc phân
quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không
phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính. Một hệ thống KSNB vững mạnh và hữu
hiệu sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như:
Giảm bớt nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh như sai sót vô
tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, bảo vệ tài sản khỏi bị hư
hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp.
Đảm bảo tính chính xác và đúng theo quy định của các số liệu kế toán và
BCTC.
Tạo ra cơ chế vận hành minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý điều
hành.
Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ
chức cũng như các quy định của pháp luật.
Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được
mục tiêu đặt ra là bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối
với họ đặc biệt là với những công ty đại chúng.
Khi DN phát triển thì lợi ích của một hệ thống KSNB cũng trở nên to lớn vì
người quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro
ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của DN.
Như vậy, một hệ thống KSNB vững mạnh là một nhân tố của hệ thống quản trị
DN vững mạnh và điều này rất quan trọng đối với DN khi thu hút các nhà đầu tư
bên ngoài.
2.1.5.2 Những hạn chế của hệ thống KSNB
Mặc dù có những lợi ích nhất định, tuy nhiên hệ thống KSNB cũng còn những
hạn chế. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 315 đã nêu ra những hạn chế tiềm tàng của
hệ thống KSNB như sau:
KSNB, dù hiệu quả đến mức nào, cũng chỉ có thể cung cấp cho đơn vị một sự
2
2
22
đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị.
Khả năng đạt được mục tiêu chịu ảnh hưởng bởi những hạn chế vốn có của KSNB.
Các hạn chế này bao gồm việc con người có thể có sai lầm khi đưa ra quyết định và sự
thất bại của KSNB có thể xảy ra do sai sót của con người, ví dụ có thể có sai sót
trong việc thiết kế hoặc thay đổi một kiểm soát. Tương tự, một kiểm soát có thể hoạt
động không hiệu quả, như thông tin thu thập phục vụ việc KSNB không được sử
dụng hợp lý do người chịu trách nhiệm rà soát thông tin này không hiểu rõ mục
đích của thông tin hoặc không có những hành động phù hợp.
Ngoài ra, các kiểm soát có thể bị vô hiệu hóa do sự thông đồng của hai hay
nhiều người hoặc bị Ban Giám đốc khống chế. Ví dụ, Ban Giám đốc có thể có các
“thỏa thuận phụ” với khách hàng nhằm thay đổi các điều khoản trong hợp đồng bán
hàng mẫu của đơn vị, dẫn đến việc ghi nhận doanh thu không chính xác. Cũng như
vậy, chức năng của phần mềm máy tính giúp phát hiện và báo cáo về các giao dịch
vượt hạn mức tín dụng cho phép có thể bị khống chế hoặc vô hiệu hóa.
Bên cạnh đó, khi thiết kế và thực hiện các kiểm soát, Ban Giám đốc có thể
thực hiện các xét đoán về phạm vi, mức độ các kiểm soát mà Ban Giám đốc lựa
chọn thực hiện và về phạm vi, mức độ rủi ro mà họ quyết định chấp nhận.
Tóm lại, chính những hạn chế tiềm tàng nêu trên là nguyên nhân khiến cho
KSNB không thể đảm bảo tuyệt đối. Hệ thống KSNB dù được thiết kế và hoạt động
tốt đến đâu cũng chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho nhà quản lý để đạt được
các mục tiêu cho DN. Tất cả các hệ thống KSNB đều chứa đựng những hạn chế
tiềm tàng vốn có của nó.
2.1.6 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
2.1.6.1 Tính hữu hiệu
Theo từ điển Tiếng Việt, tính hữu hiệu có nghĩa là có hiệu lực, có hiệu quả,
trái với vô hiệu (Từ điển Tiếng Việt, 2012).
Hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn hiệu quả được
tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (Business dictionary).
2.1.6.2 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Theo Gilles Hồng Tuấn, chủ nhiệm Bộ phận dịch vụ tư vấn rủi ro của Công ty
TNHH Ernst & Young Việt Nam nhận định một hệ thồng KSNB hữu hiệu phải chứa
đựng bốn đặc điểm:
- Căn cứ trên rủi ro: có khả năng nhận diện rủi ro tác động đến mục tiêu kinh
doanh.
- Được “lồng” vào trong các hoạt động của doanh nghiệp và là một bộ phận văn
hóa của doanh nghiệp.
2
3
23
- Đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ về việc hình thành một bộ phận kiểm toán nội bộ,
đem lại cho HĐQT sự đảm bảo độc lập, thường xuyên về hệ thống KSNB.
- Được HĐQT thường xuyên kiểm tra. Do chiến lược và mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp thường xuyên biến đổi, cho nên các rủi ro cũng vậy. Điều này
nhấn mạnh nhu cầu thường xuyên kiểm tra, tái cân đối các hoạt động kiểm soát về
mặt tổ chức, nhằm đảm bảo rằng khung cơ sở hệ thống KSNB đem đến nhiều lợi ích
cho doanh nghiệp”.
Theo báo cáo COSO 1992, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được xem như
“một trạng thái hay điều kiện của quá trình có hiệu lực tại một thời điểm”. Để kết luận
hệ thống KSNB có hữu hiệu hay không là một nhận định mang tính chủ quan, thông
qua việc đánh giá các bộ phận cấu thành hệ thống, cùng với đó là chương trình được
thiết kế để đánh giá phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Trên nền tảng báo cáo của COSO, nghiên cứu của Amudo và Inanga (2009),
Sultana và Haque (2011) cho rằng hệ thống KSNB hữu hiệu khi nó đạt được ba mục
tiêu sau đây:
- Các hoạt động đạt được hiệu quả và hiệu năng.
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.
COSO 2013 đã liệt kê 3 loại mục tiêu ( COSO 1992 cũng tương tự), sự hữu
hiệu của một hệ thống KSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục
tiêu khác nhau nếu HĐQT và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng:
- Mục tiêu hoạt động - liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của
tổ chức, bao gồm các mục tiêu về hoạt động và tài chính, và bảo vệ tài sản chống
mất mát (Trong báo cáo COSO 1992, mục tiêu hoạt động được giới hạn ở chỗ sử
dụng có hiệu quả và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức).
- Mục tiêu báo cáo: Mục tiêu này liên quan đến BCTC và phi tài chính trong và
ngoài nước cho các bên liên quan, bao gồm độ tin cậy, tính kịp thời, minh bạch, hoặc
các điều khoản khác được thành lập bởi các nhà quản lý, người thiết lập tiêu chuẩn
hoặc các chính sách của tổ chức (Trong báo cáo COSO 1992, mục tiêu báo cáo được
gọi là mục tiêu BCTC liên quan đến việc lập các BCTC đáng tin cậy).
- Mục tiêu tuân thủ: liên quan đến các luật và quy định mà tổ chức phải tuân
theo, liên quan đến sự tuân thủ pháp luật, các luật và quy định hiện hành.
2.1.7 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Theo Báo cáo COSO 2013 để đánh giá một hệ thống KSNB là hữu hiệu thì
ngoài việc đánh giá hộ thống này đảm bảo ở mức độ hợp lý đã giúp tổ chức đạt
được 3 mục tiêu: mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và mục tiêu tuân thủ thì
2
4
24
cần phải đánh giá thêm là: Năm bộ phận cấu thành, 17 nguyên tắc của hệ thống
KSNB có hiện hữu hay không? Nếu có, thì chúng có đang hoạt động hữu hiệu.
Vậy 5 bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí để
đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đó. Tuy nhiên 5 tiêu chí trên cần được
thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thì điều này không có nghĩa
là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau
hoặc cùng mức độ ở các tổ chức khác nhau. Lý do nêu ra trong Báo cáo COSO là: Có
sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của hệ thống KSNB. KSNB phục vụ cho nhiều
mục đích vì vậy việc kiểm soát ở bộ phận này có thể phục vụ cho yêu cầu kiểm soát ở
bộ phận kia.
Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm
soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Các nhân tố này sẽ làm cho 5 tiêu chí trên
được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các
bộ phận.
Năm bộ phận cấu thành hệ thống KSNB và 5 tiêu chí trên áp dụng cho toàn bộ hệ
thống KSNB hoặc cho một hoặc một số nhóm mục tiêu. Khi xem xét một trong 3
nhóm mục tiêu, ch ng hạn KSNB đối với việc lập BCTC thì cả 5 tiêu chí nêu trên đều
phải được thỏa mãn để giúp chúng ta đưa ra nhận xét rằng KSNB đối với việc lập
BCTC là hữu hiệu.
2.2 Loại hình hoạt động của các tập đoàn theo luật doanh nghiệp
Các tập đoàn hoạt động và bị chi phối theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam
theo các Điều luật 189 và Đều luật 190 của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam theo số
68/2014/QH13. Cụ thể như sau:
2.2.1 Loại hình hoạt động Công ty mẹ, Công ty con
Điều 189 quy định một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
(b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành
viên HĐQT, Giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó
(c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công
ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở
hữu chéo lẫn nhau.
Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65%
vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định
của luật này.
2
5
25
Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2.2.2 Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
Điều 190 quy định quyền và trách nhiệm của Công ty mẹ với công ty con. Tùy
thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty
con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải
được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đ ng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ
thể pháp lý độc lập.
Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên
hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông
lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù
hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ
phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty
con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng
công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3
Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của
công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty
mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty
con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công
ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản nợ được hưởng
đó cho công ty con bị thiệt hại.
2.3 Lược khảo tài liệu
Nguyễn Thị Phương Dung (2016), nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 25 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung 1. Qua thống kê phân
tích bảng trả lời câu hỏi, nghiên cứu kết luận tất cả 5 nhân tố cấu thành hệ thống
KSNB đều ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, trong đó Đánh giá rủi ro
(Beta = 0,714) có tác động mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố môi trường kiểm soát (Beta
= 0,265), thông tin và truyền thông (Beta = 0,253), kiểm soát (Beta = 0,221) và cuối
cùng là hoạt động kiểm soát (Beta = 0,179) . Từ những thực trạng, tác giả đã kiến nghị
một số giải pháp cụ thể cho 5 nhân tố để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tại các doanh nghiệp này.
Nguyễn Ngọc Lý (2016), dựa trên báo cáo COSO, tác giả xây dựng giả thuyết
2
6
26
năm nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tác giả sử dụng kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tiến hành khảo sát bằng phương
pháp phỏng vấn chuyên gia và thống kê phân tích bảng trả lời câu hỏi. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ
chưa thực sự hữu hiệu, do đó các doanh nghiệp cần chú trọng quan tâm hơn đến năm
nhân tố của hệ thống KSNB.
Hồ Tuấn Vũ (2016), tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, dựa trên nền tảng lý thuyết của báo cáo COSO, BASEL và các nghiên cứu
trước. Ngoài 5 nhân tố cấu thành của hệ thống KSNB, tác giả đã khám phá ra 2 nhân
tố mới có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là tổ chức chính trị và lợi ích
nhóm. Từ đó, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Nguyễn Hoàng Phương Linh (2017), tác giả phát hiện được các nhân tố tác động
đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB bao gồm Môi trường kiểm soát (hệ số Beta =
0,403), Hoạt động kiểm soát (hệ số Beta = 0,258), Đánh giá rủi ro (hệ số Beta =
0,201), Giám sát (hệ số Beta = 0,132) và hệ thống thông tin và truyền thông (hệ số
Beta = 0,076). Trong đó, môi trường kiểm soát có tác động mạnh nhất đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB. Thông qua kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số kiến
nghị nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN có vốn đầu tư
trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam.
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017), thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng tác giả đã chỉ rõ thực trạng của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản
xuất nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu kết luận có 5 nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi nhân tố có mức độ tác động đến tính hữu hiệu khác
nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: đánh giá rủi ro, hoạt
động kiểm soát, giám sát, thông tin truyền thông và môi trường kiểm soát. Thông qua
kết quả trên giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đỗ Tuấn Dũng (2018), với mục tiêu của nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả
nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Tp. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy
có 6 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ hống KSNB tại các doanh nghiệp
thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đó là Môi trường kiểm soát (Beta =
0,305); Đánh giá rủi ro (Beta = 0,252); Thông tin và truyền thông (có hệ số Beta =
0,223); Đặc điểm doanh nghiệp thương mại (Beta = 0,195); Hoạt động giám sát (Beta
= 0,173); Hoạt động kiểm soát (Beta = 0,131). Từ đó tác giả đã đề xuất hàm ý chính
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thu chi tài chính tại Bệnh viện Ph...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thu chi tài chính tại Bệnh viện Ph...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thu chi tài chính tại Bệnh viện Ph...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thu chi tài chính tại Bệnh viện Ph...Man_Ebook
 
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Đàm Thế Ngọc
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...jackjohn45
 
Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015...
 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015... Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015...
Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015...anh hieu
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...nataliej4
 

What's hot (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị chất lượng, MỚI NHẤT
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị chất lượng, MỚI NHẤTBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị chất lượng, MỚI NHẤT
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị chất lượng, MỚI NHẤT
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thu chi tài chính tại Bệnh viện Ph...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thu chi tài chính tại Bệnh viện Ph...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thu chi tài chính tại Bệnh viện Ph...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong thu chi tài chính tại Bệnh viện Ph...
 
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
Đề tài Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thương mại sản...
 
Đề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOT
Đề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOTĐề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOT
Đề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOT
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
 
BÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANHBÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO NHẬN THỨC ĐẠI HỌC HSU - NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
 
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
đốT nhà
đốT nhàđốT nhà
đốT nhà
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 
Luận văn: Hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Luận văn: Hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015Luận văn: Hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Luận văn: Hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanhLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
 
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đNhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm.doc
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm.docLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm.doc
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm.doc
 
Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015...
 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015... Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015...
Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015...
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
 

Similar to Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Man_Ebook
 
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...Man_Ebook
 
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Man_Ebook
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019hanhha12
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương nataliej4
 
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ... Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...hieu anh
 
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...hieu anh
 
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức hieu anh
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏeCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏeViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Cac yeu to anh huong den van hoa an toan nguoi benh nghien cuu truong hop ben...
Cac yeu to anh huong den van hoa an toan nguoi benh nghien cuu truong hop ben...Cac yeu to anh huong den van hoa an toan nguoi benh nghien cuu truong hop ben...
Cac yeu to anh huong den van hoa an toan nguoi benh nghien cuu truong hop ben...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf (20)

Luận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh việnLuận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện
 
Sự hài lòng về công việc của nhân viên Bệnh viện tỉnh Sóc Trăng
Sự hài lòng về công việc của nhân viên Bệnh viện tỉnh Sóc TrăngSự hài lòng về công việc của nhân viên Bệnh viện tỉnh Sóc Trăng
Sự hài lòng về công việc của nhân viên Bệnh viện tỉnh Sóc Trăng
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
 
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân, 9 ĐIỂM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban ...
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh việnLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại bệnh viện
 
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh nội trú tại Bệnh viện Quốc ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
 
Luận Văn Về Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Về Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Về Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Về Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
 
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
Các Yếu Tố Chất Lượng Dịch Vụ Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Tại Bộ ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ... Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụ...
 
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại bệnh ...
 
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
Chất lượng dịch vụ của bệnh viện đa khoa Thủ Đức
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏeCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
 
Cac yeu to anh huong den van hoa an toan nguoi benh nghien cuu truong hop ben...
Cac yeu to anh huong den van hoa an toan nguoi benh nghien cuu truong hop ben...Cac yeu to anh huong den van hoa an toan nguoi benh nghien cuu truong hop ben...
Cac yeu to anh huong den van hoa an toan nguoi benh nghien cuu truong hop ben...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ LÊ THỊ KIM NGỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ LÊ THỊ KIM NGỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THIỆN PHONG CẦN THƠ, 2020
  • 3. i XÁC NHẬN HỘI ĐỒNG Luận văn này, với tựa đề là “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long” do học viên Lê Thị Kim Ngọc thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thiện Phong. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 01/11/2020. Ủy viên (Ký tên) ………………………….. Ủy viên – Thư ký (Ký tên) ………………………….. Phản biện 1 (Ký tên) ………………………….. Phản biện 2 (Ký tên) ………………………….. Người hướng dẫn khoa học (Ký tên) TS. Nguyễn Thiện Phong Chủ tịch Hội đồng (Ký tên) PGS. TS Đào Huy Huân
  • 4. ii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, cho phép học viên xin được cám ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Tây Đô đã truyền đạt các kiến thức cho học viên trong thời gian vừa qua. Học viên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thiện Phong đã tận tình hướng dẫn học viên trong suốt thời kỳ làm Đề cương đến hoàn thiện Luận văn và chân thành cảm ơn Chủ tịch Hội đồng cũng như các Thầy trong Hội đồng đã nhận xét, góp ý Luận văn để học viên hoàn chỉnh tốt hơn. Học viên cũng xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã giúp đỡ, chia sẽ, hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho Luận văn. Sau cùng, học viên xin được trân trọng cảm ơn gia đình luôn động viên, giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù học viên đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện bài nghiên cứu này nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, học viên mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng. Xin kính chúc Quý Thầy cô lời chúc sức khoẻ và thành đạt. Chân thành cảm ơn. Trân trọng./ Cần Thơ, ngày …… tháng ….. năm 2020 Tác giả thực hiện luận văn Lê Thị Kim Ngọc
  • 5. iii TÓM TẮT Đề tài luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long”. Dựa trên cơ sở nền tảng thuyết cơ bản của COSO 2013 để nghiên cứu về hệ thống KSNB. Kết hợp với nghiên cứu định tính đề tài xác định 5 nhân tố: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Hoạt động kiểm soát (4) Thông tin & truyền thông và (5) Giám sát có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, thành phố Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm làm rõ nghĩa, xác nhận, hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình lý thuyết. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với 218 quan sát là nhân viên tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phiếu khảo sát ý kiến để đánh giá thang đo và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố cho thấy thang đo sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có 5 nhân tố có tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long là: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, Thông tin-truyền thông và giám sát. Xác định và hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và qua đó nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
  • 6. iv ABSTRACT Thesis topic “Factors affecting the effectiveness of the internal control system at Hoan My Cuu Long hospital”. Based on the theory of COSO 2013 to study internal control system, combined with a qualitative study authors identified 5 independent factors: (1) Environmental control; (2) Risk assessment; (3) control activities; (4) information & communication and (5) supervision activities affecting the effectiveness of the internal control system of Hoan My Cuu Long hospital in Can Tho city. Mixed methods of qualitative and quantitative research was used. Qualitative research aims to clarify meaning, validation, editing and supplementing the observed variables measuring concepts in modeling studies in theoretical research models. Quantitative research was conducted with a sample of 218 staffs in Hoan My Cuu Long hospital through survey questionnaires to measure and evaluate the reliability and validity of the study. The results of analysis Cronbach's Alpha and Exploratory Factor Analysis shows the scale used in the study was consistent. Results of multivariate regression showed five positive factors affecting the effectiveness of the internal control system of Hoan My Cuu Long e.i: (1) Environmental control; (2) Risk assessment; (3) control activities; (4) information & communication and (5) supervision activities. Identify and understand the factors affecting the effectiveness of the internal control system at Hoan My Cuu Long Hospital. From the research results, the author has made a number of recommendations to help managers and policy makers and thereby improve the effectiveness of the internal control system.
  • 7. v CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, tài liệu và kết quả nêu trong luận văn đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Trân trọng! Cần Thơ, ngày …… tháng …. năm 2020 Tác giả thực hiện luận văn Lê Thị Kim Ngọc
  • 8. vi MỤC LỤC XÁC NHẬN HỘI ĐỒNG...............................................................................................i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii ABSTRACT ..................................................................................................................iv CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................v MỤC LỤC .....................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................xi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2 1.4.1 Phạm vi về nội dung ......................................................................................2 1.4.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................................2 1.4.3 Phạm vi về không gian ..................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính................................................................3 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng.............................................................3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................3 1.7 Kết cấu luận văn..................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................5 2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết ..................................................................................5 2.1.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ......................................................................5 2.1.2 Khái niệm về kiểm soát nội bộ ......................................................................6 2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB .................................10 2.1.4 Báo cáo COSO 2013....................................................................................14 2.1.5 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB............................21 2.1.6 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB..............................................................22 2.1.7 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ............................23 2.2 Loại hình hoạt động của các tập đoàn theo luật doanh nghiệp ....................24 2.2.1 Loại hình hoạt động Công ty mẹ, Công ty con............................................24
  • 9. vii 2.2.2 Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con ........................25 2.3 Lược khảo tài liệu..............................................................................................25 2.4 Đề xuất mô hình dự kiến và giả thuyết nghiên cứu .......................................28 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................28 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................29 Tóm tắt chương 2.........................................................................................................31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................32 3.1 Quy trình nghiên cứu........................................................................................32 3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................32 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính..............................................................32 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng...........................................................33 3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................37 3.3.1 Phân tích thống kê mô tả .............................................................................37 3.3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.........................................38 3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................38 3.3.4 Phân tích hồi quy đa biến.............................................................................39 3.3.5 Phân tích phương sai (ANOVA) .................................................................40 Tóm tắt chương 3.........................................................................................................42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................43 4.1 Tổng quan Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.....................................................43 4.1.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long...............................43 4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long......................45 4.1.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế .............................................................47 4.1.4 Dịch vụ khám chữa bệnh .............................................................................47 4.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bội tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long 48 4.2.1 Về môi trường kiểm soát .............................................................................48 4.2.2 Về đánh giá rủi ro ........................................................................................49 4.2.3 Về hoạt động kiểm soát ...............................................................................49 4.2.4 Về thông tin và truyền thông .......................................................................49 4.2.5 Về hoạt động giám sát .................................................................................49 4.2.6 Thực trạng đánh giá về hệ thống KSNB qua số liệu khảo sát.....................49 4.3 Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................50 4.3.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................50 4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..............................................................53 4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá.........................................................................57 4.3.4 Phân tích hồi quy đa biến.............................................................................61
  • 10. viii 4.3.5 Dò tìm các quy phạm giả định cần thiết ......................................................62 4.3.6 Kiểm định độ phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .............64 4.3.7 Phân tích phương sai ANOVA ....................................................................65 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................66 Tóm tắt chương 4.........................................................................................................67 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................68 5.1 Kết luận..............................................................................................................68 5.2. Hàm ý quản trị .................................................................................................68 5.2.1 Đối với yếu tố “Thông tin và truyền thông”................................................69 5.2.2 Đối với yếu tố “Hoạt động kiểm soát” ........................................................69 5.2.3 Đối với yếu tố “Môi trường kiểm soát”.......................................................70 5.2.4 Đối với yếu tố “Đánh giá rủi ro” .................................................................71 5.2.5 Đối với yếu tố “Hoạt động giám sát” ..........................................................71 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................72 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................73 PHỤ LỤC ....................................................................................................................75
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013 ...............................................................16 Bảng 2.2: Tổng hợp các yếu tố từ nghiên cứu trước .....................................................28 Bảng 3.1: Phân bổ số lượng quan sát cho các đơn vị....................................................34 Bảng 3.2: Thang đo và mã hóa thang đo.......................................................................35 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại Bệnh viện .........................50 Bảng 4.2: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu...................................................52 Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha biến “Môi trường kiểm soát”..........................................53 Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha biến “Đánh giá rủi ro” ....................................................54 Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha biến “Hoạt động kiểm soát”............................................54 Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha biến “Thông tin và truyền thông”...................................55 Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha biến “Hoạt động giám sát”..............................................56 Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha biến “Tính hữu hiệu” ......................................................56 Bảng 4.9: Tổng hợp Cronbach’s Alpha các khái niệm nghiên cứu...............................57 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định hệ số KMO và Barlett’s Test của các biến độc lập ......58 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hệ số Eigenvalues cho biến độc lập...............................58 Bảng 4.12: Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố .....................................................59 Bảng 4.13: Bảng tóm tắt kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập...................60 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định hệ số KMO và Barlett’s Test của biến phụ thuộc ........61 Bảng 4.15: Các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy ............................61 Bảng 4.16: Kết quả tóm tắt mô hình trong phân tích hồi quy.......................................64 Bảng 4.17: Kết quả phân tích phương sai .....................................................................65 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt...................................................................65
  • 12. x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố ....................................16 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................29 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................32 Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long............................................44 Hình 4.2: Biểu đồ kết quả khảo sát theo nhóm tuổi ......................................................51 Hình 4.3: Biểu đồ kết quả khảo sát theo học vấn..........................................................51 Hình 4.4: Biểu đồ kết quả khảo sát theo thu nhập.........................................................52 Hình 4.5: Mô hình kết quả hồi quy................................................................................62 Hình 4.6: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn.......................63 Hình 4.7: Biểu đồ tầng số của phần dư chuẩn hóa ........................................................63
  • 13. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai BCTC Báo cáo Tài chính CP Cổ phần NV Nhân viên ĐVT Đơn vị tính EFA Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân tố khám phá HMCL Hoàn Mỹ Cửu Long KMO Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adecquacy là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố KSNB Internal System Kiểm soát nội bộ Sig Observed significance level Mức ý nghĩa quan sát SPSS Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên HĐQT Hội đồng quản trị VIF Variance Inflation Factor Hệ số nhân tố phóng đại phương sai
  • 14. 1 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là hệ thống các quy định, quy trình, chính sách, thủ tục kiểm soát do doanh nghiệp xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm: tuân thủ pháp luật và các quy định; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lý; bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp; với thành phần bao gồm: môi trường kiểm soát; quy trình đánh giá rủi ro; hệ thống thông tin và truyền thông; các chính sách và thủ tục kiểm soát; giám sát kiểm soát. Hệ thống này có ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu lực quản lý, cũng như tạo niềm tin cho những người quan tâm tới hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống KSNB được thiết kế nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra như: bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của hệ thống thông tin, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, và quan trọng hơn nữa, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của hệ thống KSNB không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo mà còn mở rộng sang cả vai trò hỗ trợ và tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Hệ thống KSNB có ảnh hưởng lớn đến lòng tin của các nhà đầu tư về sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Khi hệ thống KSNB yếu kém, rõ ràng việc đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra sẽ rất khó khăn. Trên cơ sở hệ thống KSNB vững mạnh, sẽ giúp cho DN hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực, có khả năng đảm bảo an ninh tài chính, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập. Nhằm đạt được những mục tiêu mà tổ chức đề ra, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ là một trong những biện pháp cần thiết vì chúng sẽ giúp ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết trong việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện. Chính vì thế, tác giả đã chọn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long” để làm đề tài luận văn của mình, qua đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp nhà quản lý nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
  • 15. 2 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Luận văn sẽ giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: (1) Đánh giá thực trạng của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. (3) Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp nhà quản lý nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải trả lời những câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau: Câu hỏi 1: Thực trạng của hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long như thế nào? Câu hỏi 2: Các yếu tố nào đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long? Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị nào được đề xuất để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về nội dung Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Đối tượng khảo sát là nhà quản lý, lãnh đạo, trưởng khoa, tập thể y bác sĩ, nhân viên kế toán công tác tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. 1.4.2 Phạm vi về thời gian Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở thu thập số liệu báo cáo của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long từ năm 2017 đến năm 2019. Số liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phỏng vấn nhân viên trong thời gian thực hiện từ tháng 02/2020 đến tháng 4/2020.
  • 16. 3 3 1.4.3 Phạm vi về không gian Nghiên cứu được thực hiện tại trong phạm vi các phòng, ban, đơn vị thuộc Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phóng vấn nhà quản lý, lãnh đạo, trưởng khoa, tập thể y bác sĩ, nhân viên kế toán công tác tại các đơn vị này, đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của bệnh viện. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp chọn mẫu: do giới hạn về thời gian và chi phí, mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Thang đo được sử dụng trong mô hình là thang đo Litkert 5 cấp độ từ 1: hoàn toàn không ảnh hưởng cho đến 5: rất ảnh hưởng. Phương pháp thu thập thông tin: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ website tổ chức,… Dữ liệu sơ cấp được tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, lãnh đạo, trưởng khoa, tập thể y bác sĩ, nhân viên kế toán đang làm việc tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Xử lý dữ liệu thông qua công cụ phân tích SPSS: Sau khi thu thập dữ liệu từ các bảng hỏi, toàn bộ dữ liệu được làm sạch, mã hóa rồi xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Các phương pháp phân tích dữ liệu chính sau: thống kê mô tả; đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Vận dụng được cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB và kết quả khảo sát để phát triển mô hình hoàn thiện hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. - Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. - Luận văn đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin
  • 17. 4 4 cậy của chúng. Xác định được yếu tố nào của hệ thống KSNB có ảnh hưởng mạnh nhất tới Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Từ đó giúp Ban lãnh đạo có những chính sách phù hợp để hoàn thiện hệ thống KSNB của Bệnh viện. 1.7 Kết cấu luận văn Luận văn này được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị
  • 18. 5 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết 2.1.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ 2.1.1.1 Khái niệm về kiểm soát Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản khoa học xã hội: “Kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó” từ điển tiếng Việt 2000, tr 3 ; kiểm soát là “xét xem có gì sai quy tắc, điều lệ, k luật không” từ điển tiếng Việt 2000, tr 684 . Kiểm soát là một trong năm chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Kiểm soát từ lâu đã trở thành công cụ được các nhà quản trị sử dụng để giám sát nhân viên và kiểm soát hoạt động của chính họ. Ngày nay, kiểm soát càng trở nên cần thiết và có tính tất yếu đối với một tổ chức, doanh nghiệp. Theo tác giả Henri Fayol: “Kiểm soát là việc kiểm tra để kh ng định mọi việc có thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên nhân để ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn” HenriFayol, 1949, tr 49 . Theo tác giả Nguyễn Quang Quynh: “Kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức n ng không thể tách rời của quản lý, trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động, định hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó. Một cách tổng hợp nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý” Nguyễn Quang Quynh, 2014, tr 9 . Từ những quan điểm trên, ta có thể rút ra khái niệm về kiểm soát Kiểm soát là quá trình áp dụng những cơ chế và phương pháp để đảm bảo rằng các hoạt động và kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đã định và các chuẩn mực đặt ra của tổ chức. 2.1.1.2 Vai trò của kiểm soát Kiểm soát không chỉ là những biện pháp được sử dụng để giám sát nhân viên dưới quyền mà còn được dùng để giám sát các hoạt động của chính các nhà quản trị. Kiểm soát không có nghĩa về sự kiềm chế, ngăn cản, theo dõi nhằm chế ngự người khác, kiểm soát hữu hiệu sẽ giúp các nhà quản trị đạt được mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra. Kiểm soát có vai trò: - Bảo đảm các nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu.
  • 19. 6 6 - Phát hiện kịp thời những vấn đề sai lệch, những khó kh n trong quá trình thực hiện mục tiêu. - Kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết để đạt được mục tiêu. 2.1.1.3 Các loại kiểm soát Có 2 loại kiểm soát là kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát hiệu chỉnh. a. Kiểm soát phòng ngừa: Kiểm soát phòng ngừa được thực hiện nhằm làm giảm các sai lầm, các rủi ro có thể xảy ra. Các hoạt động của kiểm soát phòng ngừa có tác dụng định hướng, giới hạn hành vi của nhân viên và các nhà quản trị. Các hoạt động của kiểm soát phòng ngừa bao gồm việc ban hành các quy định và nguyên tắc, các tiêu chuẩn, các thủ tục tuyển chọn nhân sự, các chương trình huấn luyện và phát triển nguồn lực. Nếu nhân viên nghiêm chỉnh tuân theo các quy định này thì tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra, Quy trình kiểm soát được thiết lập để đảm bảo các quy định, nguyên tắc của tổ chức được thực hiện đầy đủ. b. Kiểm soát hiệu chỉnh Kiểm soát hiệu chỉnh nhằm làm thay đổi những hành vi không mong muốn và đem lại hiệu quả phù hợp với những tiêu chuẩn hay nguyên tắc đã được vạch ra. Các hoạt động kiểm soát hiệu chỉnh bao gồm việc thay đổi chính sách nhân sự, k luật nhân viên vi phạm, … 2.1.1.4 Quy trình kiểm soát Quy trình kiểm soát gồm 3 bước: thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát, đo lường, điều chỉnh các sai lệch. Thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát: Thiết lập tiêu chuẩn là thiết lập quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng này. Đo lường: Việc đo lường là việc tiến hành kiểm soát và so sánh kết quả đã đạt được với những tiêu chuẩn đã định. Điều chỉnh các sai lệch: từ kết quả thực tế, so sánh với tiêu chuẩn, tìm ra các sai lệch và đưa ra chương trình điều chỉnh các sai lệch đó. 2.1.2 Khái niệm về kiểm soát nội bộ Nói về hệ thống KSNB là nói đến hệ thống các chính sách, thủ tục, các bước kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Hệ thống KSNB bao gồm cả KSNB và bản thân con người cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm soát mang tính bền vững,
  • 20. 7 7 ổn định, đảm bảo và lâu dài. Hệ thống KSNB thường được bản thân các lãnh đạo đơn vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt động trong phạm vi và trách nhiệm của đơn vị. Hệ thống này không đo đếm kết quả dựa trên các con số tăng trưởng, mà chỉ giám sát nhân viên, chính sách, hệ thống, phòng ban của công ty đang vận hành ra sao và, nếu vẫn giữ nguyên cách làm đó, thì có khả năng hoàn thành kế hoạch không. Ngoài ra, thiết lập được một hệ thống KSBN hữu hiệu sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thoát tài sản công ty. Hệ thống KSNB là hệ thống kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp đồng thời cũng kiểm soát tuân thủ trong quản lý của các nhà quản trị. Nó vừa đồng thời kiểm soát cấp dưới và kiểm soát cả chính nhà quản trị với mục tiêu bảo vệ nguồn lực của đơn vi, tránh rủi ro có thể xảy ra và hướng doanh nghiệp theo mục tiêu đã định. Bản thân các đơn vị phải có trách nhiệm xây dựng, duy trì một hệ thống KSNB khoa học, phù hợp và hiệu quả để đảm bảo kiểm soát hoạt động trong phạm vi đơn vị, ngăn ngừa sai phạm, đạt được mục tiêu, yêu cầu mà đơn vị đặt ra. Tuy nhiên, một hệ thống KSNB có khoa học và hiệu lực, hiệu quả đến đâu cũng luôn có những hạn chế vốn có của nó không thể tránh khỏi. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 315 ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính): “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. Luật Kế toán 2015: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.” (Quốc hội, Luật Kế toán - Điều 39). Lý luận về KSNB trong ngân hàng theo báo cáo của ủy ban Basel như sau: “KSNB là quá trình được thực hiện bởi HĐQT, ban điều hành và toàn thể nhân viên, đó không chỉ là một thủ tục hoặc một chính sách được thực hiện tại một thời điểm nào đó, mà còn tiếp diễn ở tất cả các cấp trong ngân hàng. HĐQT và Ban điều hành thiết lập môi trường văn hóa tạo thuận lợi cho quá trình KSNB được hiệu quả và việc theo dõi sự hiệu quả đó được diễn ra liên tục, mỗi cá nhân trong một tổ chức phải tham gia vào quá trình đó”. Theo quan điểm của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “Kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo
  • 21. 8 8 hiệu quả của hoạt động” Theo quan điểm của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) năm 1936: KSNB “…là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách” Theo báo cáo COSO 2013: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: 1. Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động 2. Sự tin cậy của BCTC 3. Sự tuân thủ các luật lệ và quy định” Bốn nội dung cơ bản là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu được hiểu như sau: KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu của mình. KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: KSNB không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu,... mà chủ yếu là do những con người trong tổ chức như Ban giám đốc và các nhân viên thực thi, chính họ sẽ định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo tuyệt đối các mục tiêu sẽ đạt được. Vì khi vận hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người…nên dẫn đến không đạt được các mục tiêu. KSNB có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa, một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Do đó, tuy người quản lý có thể nhận thức đầy đủ các rủi ro, thế nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro. Các mục tiêu của KSNB: - Đối với mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: KSNB giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh. - Đối với mục tiêu sự tin cậy của BCTC: KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy, bởi vì chính người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập BCTC phù
  • 22. 9 9 hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Đối với mục tiêu tuân thủ: KSNB trước hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của nhà quản lý đối với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB còn phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị, qua đó đảm bảo được những mục tiêu của đơn vị. - Bảo vệ tài sản của đơn vị: Hệ thống KSNB sẽ bảo vệ các tài sản của đơn vị (bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cả các tài sản phi vật chất như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng,… khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bị lạm dụng vào những mục đích khác nhau. Qua nghiên cứu các khái niệm nêu trên về KSNB, quan điểm của tác giả đồng thuận cao với khái niệm của COSO kết hợp với sự phát triển của các nhà khoa học, đặc biệt tác giả obert . Moeller và Ủy ban BASEL về KSNB trong đơn vị, tổ chức. Theo tác giả, có thể khái quát hóa về KSNB như sau: KSNB là một quá trình: Mọi đơn vị, tổ chức muốn đạt được các mục tiêu đã đề ra thì đơn vị, tổ chức phải kiểm soát được các hoạt động của mình trong tất cả các khâu, đồng thời các hoạt động kiểm soát phải được có mặt và diễn ra liên tục ở mọi bộ phận trong đơn vị; Mục tiêu của KSNB mà các nhà quản lý thường quan tâm đến là: (1) Mục tiêu về BCTC (nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập BCTC trung thực, hợp lý); (2) Mục tiêu về sự tuân thủ (nhằm thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật) và (3) Mục tiêu về hoạt động (nhằm tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả về mặt điều hành và sử dụng các nguồn lực trong đơn vị ,trong đó bao gồm cả mục tiêu bảo vệ tài sản của đơn vị). Do vậy, KSNB không chỉ có chức năng quản lý về kế toán mà còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác nữa trong đơn vị như: tổ chức nhân sự, kế hoạch phát triển đơn vị, … Để đảm bảo phát triển bền vững, các đơn vị phải thiết kế và thực hiện các chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị, đảm bảo mục tiêu về tính chính trực và giá trị đạo đức. KSNB trong đơn vị gắn liền với quản trị rủi ro, là việc thiết lập và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”. KSNB đảm bảo tính hợp lý cho nhà quản lý mà không đảm bảo tuyệt đối việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý vì KSNB luôn luôn có những hạn chế vốn có như: Xu hướng tiết kiệm chi phí cho hoạt động kiểm soát; Phần lớn các quy chế kiểm soát được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại hơn là cho các
  • 23. 1 0 10 nghiệp vụ không thường xuyên; Do bản thân con người luôn tồn tại những hạn chế cố hữu như thiếu tập trung, hạn chế về năng lực, ... dẫn đến mắc sai phạm trong quá trình kiểm soát (tự kiểm soát hay kiểm soát con người, bộ phận khác); Khả năng hệ thống KSNB không phát hiện được sự thông đồng giữa những người có liên quan trong đơn vị khi họ tham ô, trục lợi cho lợi ích cá nhân của từng người hay một nhóm người; Khả năng người thực hiện kiểm soát lạm dụng đặc quyền của mình để tham ô, trục lợi cho lợi ích cá nhân của họ và do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu. Điều này dẫn đến phát sinh hoặc bỏ lọt sai phạm. Tóm lại, một cách tổng quát nhất KSNB là những biện pháp, kế hoạch, nội quy và chính sách được Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân thiết kế và duy trì để đảm bảo một cách hợp lý về việc ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót nhằm đạt được các mục tiêu tuân thủ, hoạt động và báo cáo. Kiểm soát nội bộ là công cụ được nhà quản sử dụng, không thay thế được nhà quản lý. Như vậy, KSNB là khâu quan trọng trong quản lý mọi quy trình hoạt động của DN, do đó các nhà quản lý DN thường chú tâm đến việc xây dựng và duy trì sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong DN để đạt được các mục tiêu của DN. KSNB của một DN vững mạnh sẽ có những tác dụng như sau: Đảm bảo tính tin cậy của các số liệu kế toán và BCTC của DN: Nếu KSNB của DN nói chung, trong đó có hệ thống kế toán luôn được coi trọng thì sẽ đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kiểm soát chi tiết như: tính có thực của nghiệp vụ; sự phê chuẩn hợp lý; tính đầy đủ; sự đánh giá và tính toán; sự phân loại; tính đúng k và kịp thời; quá trình chuyển sổ và tổng hợp, do vậy sẽ giúp cho DN có được các số liệu kế toán và BCTC đầy đủ, tin cậy, kịp thời. Đảm bảo DN tuân thủ các quy định của luật pháp và các cơ quan chuyên môn, của bản thân DN đưa ra, tuân thủ đúng các quy trình hoạt động, qua đó giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho DN như chậm hoàn thành kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm,… trong SXKD của DN. Đồng thời tăng cường giám sát lẫn nhau giúp giảm rủi ro do gian lận thông tin hoặc trộm cắp tài sản do bên thứ ba hoặc nhân viên của DN gây ra, … Đảm bảo cho CBCNV trong DN sử dụng tiết kiệm nguồn lực, thực hiện các hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của DN đặt ra đồng thời tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, các chủ sở hữu của DN. 2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB 2.1.3.1 Giai đoạn sơ khai Sự quan tâm ban đầu của Kiểm toán độc lập về KSNB là kiểm soát tiền. Đến năm 1905, xuất hiện từ KSNB trong “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” của Robert Montgomery.
  • 24. 1 1 11 Năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố: KSNB là công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động. Năm 1936, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa KỲ (AICPA) công bố: KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách. KSNB ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặt biệt là sau sự thất bại trong các cuộc kiểm toán. 2.1.3.2 Giai đoạn hình thành Năm 1949, công trình nghiên cứu của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) định nghĩa: “KSNB là cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”. Năm 1958, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAP 29) 1. Kiểm soát kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán. 2. Kiểm soát quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị. Năm 1962, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAP 33): 3. KSNB về kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính: kiểm toán viên cần đánh giá KSNB. 4. KSNB về quản lý liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính: kiểm toán viên sẽ không bị buộc phải đánh giá chúng. Yêu cầu công ty kiểm toán giới hạn nghiên cứu chỉ ở KSNB về kế toán. Năm 1973, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAS 1), duyệt xét lại SAP 54 5. Kiểm soát quản lý, không chỉ hạn chế ở kế hoạch tổ chức và các thủ tục, mà còn bao gồm quá trình ra quyết định cho phép thực hiện nghiệp vụ của nhà quản lý. Kiểm soát kế toán bao gồm các thủ tục và cách thức tổ chức ghi nhận vào sổ sách để bảo vệ tài sản, tính đáng tin cậy của số liệu. Các mục tiêu kiểm soát kế toán (SAS 1) a. Các nghiệp vụ thực hiện phù hợp với sự ủy quyền và xét duyệt của Ban giám đốc. b. Các nghiệp vụ được ghi nhận để: + Lập BCTC phù hợp với chuẩn mực kế toán hay các quy định có liên quan
  • 25. 1 2 12 + Thực hiện trách nhiệm báo cáo c. Việc tiếp cận tài sản chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của Ban giám đốc d. Các báo cáo về tài sản phải được so sánh với tài sản hiện hữu trong thực tế và cần có biện pháp xử lý thích hợp đối với các chênh lệch. Kết luận: Trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB đã không ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên, trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, thì KSNB vẫn mới dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong việc kiểm toán BCTC. 2.1.3.3 Giai đoạn phát triển Sau vụ bê bối Watergate (1973), vào năm 1977, Luật về chống hối lộ nước ngoài (Foreign Corrupt practices act) ra đời, điều này nhấn mạnh việc KSNB nhằm ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp, lần đầu tiên, khái niệm KSNB được đề cập trong một văn bản pháp luật. Năm 1979, SEC bắt buộc các công ty phải báo cáo về hệ thống KSNB đối với công tác kế toán. Năm 1985, thành lập UB COSO bao gồm: AICPA, AAA, IIA, FEI, IMA. Năm 1992, Báo cáo COSO được ban hành. KSNB gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát. Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ. COSO đã sử dụng chính thức từ KSNB thay vì KSNB về kế toán. Báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần: Phần 1: Tóm tắt dành cho nhà quản lý Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quát về KSNB ở mức độ cao dành riêng cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành, ban giám đốc, các nghị sĩ và cơ quan quản lý nhà nước. Phần 2: Khuôn mẫu chung của KSNB Đây là phần cơ bản nhất của Báo cáo COSO, trong đó có định nghĩa về KSNB, mô tả các bộ phận hợp thành của KSNB, đưa ra các tiêu chí giúp ban giám đốc, nhà quản lý và các đối tượng khác đánh giá hệ thống KSNB. Phần 3: Báo cáo cho bên ngoài Đây là tài liệu bổ sung, cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức cách thức báo cáo cho các đối tượng bên ngoài về hệ thống KSNB cho mục tiêu BCTC. Phần 4: Công cụ đánh giá hệ thống KSNB
  • 26. 1 3 13 Đưa ra các hướng dẫn, gợi ý rất thiết thực cho việc đánh giá hệ thống KSNB. AICPA không sử dụng từ kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý. SAS 55, 4.1988 “Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC” đưa ra ba nhân tố của KSNB là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. 2.1.3.4 Giai đoạn hiện đại Phát triển theo hướng công nghệ thông tin: Năm 1996, CoBIT do ISACA ban hành. CoBIT nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học (CIS –Computer Information System), bao gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát. Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập: + SAS 78 (1995): Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC (điều chỉnh SAS 55). Các định nghĩa, nhân tố của KSNB trong báo cáo COSO (1992) đã được đưa vào chuẩn mực này. SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC. ISA 315: Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu, định nghĩa KSNB dựa trên định nghĩa của COSO 1992. Các nhân tố cấu thành KSNB dựa trên Báo cáo COSO 1992. ISA 265 thông báo về những khiếm khuyết của KSNB đã xác định việc quan tâm của kiểm toán viên và thông báo về khiếm khuyết KSNB phát hiện. Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) định nghĩa các mục tiêu của KSNB bao gồm: Độ tin cậy và tính trung thực của thông tin; Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định; Bảo vệ tài sản; Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực; Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động hoặc chương trình. Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, các nhân tố của KSNB: Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát; Ghi nhận và đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm; Thông tin và truyền thông; Giám sát và điều chỉnh sai sót. Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB: Dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 giúp các tổ chức giám sát chất lượng của chính hệ thống KSNB của họ. Phát triển về phía quản trị: Năm 2001, Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM - Enterprise isk Management Framework) hình thành trên cơ sở Báo cáo COSO 1992, ban hành 2004. E M gồm 8 nhân tố: Môi trường nội bộ, thiết lập mục
  • 27. 1 4 14 tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Phát triển cho DN nhỏ: Cách thức áp dụng KSNB trong các công ty cổ phần đại chúng nhỏ (smaller publicly traded companies) được ban hành năm 2006. Năm 2013, cập nhật khuôn mẫu COSO 2013 đưa ra nguyên tắc tiếp cận mới cho nhà quản lý với năm thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc, thông qua đó nhà quản lý sẽ thiết kế và thực thi hệ thống KSNB tại đơn vị mình trong điều kiện mới Như vậy, báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật là tầm nhìn rộng, mang tính quản trị, đề cập các vấn đề liên quan BCTC, hoạt động và tuân thủ. Tuy nó chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng tạo lập một cơ sở lý thuyết rất cơ bản về KSNB. Để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, tác giả đã chọn báo cáo COSO 2013 làm cơ sở lý luận của đề tài. Các báo cáo KSNB của các quốc gia: COSO (Hoa Kỳ) (1992&2013); COCO (Canada) (1995); ACFE (Hoa KỲ) (1998); TU NBULL (Anh) (1999); MBNQA (Nhật). 2.1.4 Báo cáo COSO 2013 2.1.4.1 Lý do cập nhật Báo cáo COSO 2013 Sau 21 năm kể từ khi Ủy ban COSO ban hành báo cáo COSO 1992, môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi như sự toàn cầu hóa nền kinh tế diễn ra trên diện rộng, công nghệ thông tin ngày càng phát triển,… đã ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh, nhận diện, đánh giá và ứng phó rủi ro của doanh nghiệp. Việc toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, đã đưa đến yêu cầu cao về tính minh bạch thông tin. Chính vì vậy, vào năm 2013, Ủy ban COSO đã cập nhật và cải tiến báo cáo ban hành 1992 nhằm gia tăng sự dễ hiểu, rõ ràng và dễ áp dụng vào thực tế. Mục tiêu của Ủy ban COSO 2013 là thiết lập các khuôn mẫu và đưa ra các hướng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức. 2.1.4.2 Mục tiêu của Báo cáo COSO 2013 So với Báo cáo COSO 1992, Báo cáo COSO 2013 vẫn đưa ra ba mục tiêu cơ bản mà hệ thống KSNB cần hướng đến đó là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC, mục tiêu tuân thủ. Tuy nhiên, ở mục tiêu BCTC, Báo cáo COSO 2013 nhấn mạnh đến BCTC cho người bên ngoài. 2.1.4.3 Nội dung của Báo cáo COSO (2013) gồm 4 phần Phần 1: Tóm tắt cho nhà điều hành (Executive Summary) Trình bày tóm lược những nội dung của Khuôn mẫu KSNB (Framework) giành
  • 28. 1 5 15 cho Giám đốc điều hành, thành viên ban quản trị và các vị trí quản lý cấp cao khác. Phần 2: Khuôn mẫu KSNB và phụ lục Trình bày chi tiết khuôn mẫu KSNB bao gồm: định nghĩa KSNB, đưa ra những yêu cầu của một hệ thống KSNB hữu hiệu gồm các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB và các nguyên tắc KNSB, cung cấp định hướng cho nhà quản lý ở mọi cấp trong đơn vị biết các thiết kế, thực hiện và đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Khuôn mẫu KSNB là nội dung chính yếu nhất của Báo cáo COSO 2013. Phần phụ lục cung cấp thêm thông tin tham khảo bao gồm: Từ điển thuật ngữ, các lưu ý cho doanh nghiệp nhỏ và tóm tắt những thay đổi của Báo cáo COSO 2013 so với báo cáo 1992 (Phụ lục không được coi là một phần của Khuôn mẫu). Phần 3: Công cụ đánh giá sự hữu hiệu của KSNB Phần này cung cấp các mẫu biểu (templates) và những ví dụ thực tế để hỗ trợ nhà quản lý trong việc áp dụng khuông mẫu KSNB đặc biệt là khi đánh giá sự hữu hiệu của KSNB. Phần 4: KSNB cho việc lập báo cáo tài chính cho bên ngoài Phần này cung cấp phương pháp và ví dụ thực tế về việc áp dụng những yêu cầu của KSNB (bao gồm các bộ phận và các nguyên tắc KSNB) vào việc chuẩn bị các báo cáo tài chính cho bên ngoài. Theo COSO 2013, khuôn khổ chung của KSNB là nội dung quan trọng nhất, đã đưa ra định nghĩa về KSNB và tiêu chí về các bộ phận hợp thành một hệ thống KSNB. COSO 2013 không chỉ phục vụ cho công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng đối với phạm vi toàn doanh nghiệp (điều chỉnh 7 quan điểm cơ bản và đưa ra 17 nguyên tắc mở rộng theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu thành KSNB dựa theo COSO 1992). 2.1.4.4 Các thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 2013 Trong khuôn mẫu báo cáo COSO 2013, hệ thống KSNB có 5 thành tố và 17 nguyên tắc nhằm giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc thiết lập hệ thống KSNB.
  • 29. 1 6 16 Hình 2.1: Mô hình mối quan hệ giữa mục tiêu và các thành tố (Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary) Bảng 2.1: Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013 (Nguồn: COSO 2013. Internal Control – Integrated Framework Executive Summary) a. Môi trường kiểm soát Là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho bốn bộ phận còn lại của hệ thống KSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp. Môi trường kiểm soát được thể hiện thông qua tính k luật, cơ cấu tổ chức, giá trị
  • 30. 1 7 17 đạo đức, tính trung thực, triết lý quản lý, phong cách điều hành. Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của một tổ chức, đến các mục tiêu được 15 thiết lập, đến các bộ phận còn lại của hệ thống KSNB. Điều này không chỉ đúng trong giai đoạn thiết kế mà cả trong hoạt động hàng ngày của DN. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát nêu trên đều quan trọng, nhưng mức độ quan trọng của mỗi nhân tố tùy thuộc vào từng DN. Theo COSO 2013, Môi trường kiểm soát gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đơn vị chứng minh các cam kết về tính trung thực và giá trị đạo đức. Điều này thể hiện rằng người quản lý phải chứng tỏ đơn vị quan tâm đến tính trung thực và giá trị đạo đức. Nguyên tắc 2: HĐQT phải chứng tỏ sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB. Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của HĐQT cần thiết lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. b. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này. Tất cả các đơn vị, bất kể quy mô, cấu trúc, ... đều phát sinh rủi ro ở tất cả các mức độ. ủi ro ảnh hưởng đến sự tồn tại của mỗi đơn vị, đến sự thành công, tình hình tài chính, hình ảnh của đơn vị. Không có cách nào để triệt tiêu rủi ro vì vậy nhà quản lý phải quyết định một cách thận trọng mức rủi ro như thế nào là có thể chấp nhận được và cố gắng duy trì rủi ro ở mức cho phép. Theo COSO 2013, đánh giá rủi ro gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để nhận diện và đánh giá rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Các mục tiêu đơn vị thường thiết lập bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC và phi tài chính cho người bên ngoài và bên trong DN, mục tiêu tuân thủ. Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của đơn
  • 31. 1 8 18 vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản trị. Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro không đạt được mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến hệ thống KSNB. Các thay đổi bao gồm thay đổi từ môi trường bên ngoài (kinh tế, chính trị....), thay đổi từ cách thức kinh doanh (loại hình kinh doanh mới, kỹ thuật mới....), thay đổi từ cách thức quản lý, từ thái độ và triết lý của người quản lý về hệ thống KSNB. c. Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị. Mọi hoạt động kiểm soát đều bao gồm hai nhân tố là: + Chính sách kiểm soát: Là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát. Chính sách kiểm soát có thể được tài liệu hóa đầy đủ và có hệ thống hoặc được lưu hành theo kiểu truyền miệng. Thủ tục kiểm soát: Là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm soát. Một thủ tục sẽ không có tác dụng nếu áp dụng một cách máy móc mà không tập trung vào những yêu cầu nhà quản lý đã đề ra thông qua các chính sách. Việc thiết lập các thủ tục kiểm soát cần phải cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, cân đối giữa hoạt động kiểm soát và rủi ro phát sinh. Theo COSO 2013, hoạt động kiểm soát gồm những nguyên tắc sau: Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đơn vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được. Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với công nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục. d. Thông tin truyền thông Thông tin và truyền thông chính là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động, tài chính và sự tuân thủ, bao gồm cả bên trong lẫn bên ngoài DN. Mọi bộ phận và cá nhân trong DN đều phải có những thông tin cần thiết giúp thực hiện trách nhiệm của mình. Vì vậy những thông
  • 32. 1 9 19 tin cần thiết cần phải được xác định, thu thập và truyền đạt tới những cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời và thích hợp. Hệ thống thông tin của DN tạo ra các báo cáo, trong đó chứa đựng những thông tin về tài chính, hoạt động hay tuân thủ, giúp cho nhà quản lý điều hành và kiểm soát DN. Các thông tin dù có nguồn gốc bên trong hay bên ngoài DN, các thông tin tài chính hay phi tài chính đều cần thiết cho cả ba mục tiêu của DN. Thông tin phải được truyền đạt, phổ biến trong toàn tổ chức, thông điệp từ quản lý phải được cung cấp một cách kịp thời tới mọi nhân viên. Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Liên quan đến vấn đề này cần lưu ý những khía cạnh sau: + Trách nhiệm của mỗi cá nhân rõ ràng, tiếp nhận đầy đủ và chính xác chỉ thị của cấp trên. Truyền thông giúp cho mỗi cá nhân trong DN hiểu rõ công việc của mình cũng như ảnh hưởng của nó đến cá nhân khác. Các thông tin từ bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp,...) cũng phải được ghi nhận một cách trung thực và đầy đủ nhờ đó đơn vị mới có thể phản ứng kịp thời. Các thông tin bên ngoài (nhà nước, cổ đông) cũng cần được truyền đạt kịp thời, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật. Trong hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán là một phân hệ rất quan trọng, đầu vào của hệ thống là các sự kiện kinh tế được biểu hiện dưới dạng nghiệp vụ kế toán, đầu ra của hệ thống là các báo cáo kế toán, những báo cáo này có tính chất quan trọng trong việc tuân thủ quy định của pháp luật cũng như việc ra quyết định của nhà quản trị DN. Nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng, các mục tiêu của hệ thống thông tin cần đạt được như sau: Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật. Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết, đầy đủ để cho phép phân loại đúng đắn nghiệp vụ. Đo lường giá trị của các nghiệp vụ để ghi chép đúng giá trị. + Xác định đúng thời gian của nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để ghi chép đúng Kỳ. + Trình bày đúng đắn và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trên BCTC. Theo COSO 2013, Thông tin và truyền thông gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác thuộc hệ thống KSNB. Nguyên tắc 14: Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát. Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các bên liên quan, các đối tượng bên
  • 33. 2 0 20 ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động KSNB như cổ đông, chủ sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp. e. Giám sát Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Thông thường, cần kết hợp cả giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ mới đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Việc giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt động hàng ngày của đơn vị, bao gồm các hoạt động giám sát, quản lý thường nhật và các hoạt động khác. Phạm vi và mức độ thường xuyên của việc giám sát định kỳ phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh giá rủi ro và sự hữu hiệu của các hoạt động giám sát thường xuyên. Qua giám sát, các khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được báo cáo lên cấp trên và nếu là những vấn đề quan trọng hơn sẽ báo cáo cho ban giám đốc hay HĐQT. Mục tiêu chính của việc giám sát là nhằm đảm bảo hệ thống KSNB luôn hoạt động hữu hiệu do vậy cần giám sát tất cả các hoạt động trong đơn vị và đôi khi còn áp dụng cho các đối tượng bên ngoài đơn vị như nhà cung cấp, khách hàng,... Nếu hoạt động giám sát thường xuyên càng hữu hiệu thì giám sát định kỳ sẽ giảm đi. Việc tổ chức giám sát định kỳ hoàn toàn là do xét đoán của người quản lý dựa trên các nhân tố: bản chất và mức độ của các thay đổi và những rủi ro, năng lực và kinh nghiệm của người thực hiện kiểm soát, kết quả của các hoạt động giám sát thường xuyên. Giám sát thường xuyên được thực hiện ngay trong các hoạt động thường ngày và được lặp đi lặp lại, do vậy sẽ hiệu quả hơn so với giám sát định kỳ. Giám sát thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai được sử dụng để xác định xem mỗi thành phần trong năm thành phần của KSNB có được thực hiện đầy đủ không. Giám sát định kỳ được tiến hành định kỳ, sẽ thay đổi trong phạm vi và tần số phụ thuộc vào đánh giá rủi ro, hiệu quả của việc đánh giá liên tục và sự cân nhắc trong quản lý. Kết quả phát hiện được đánh giá theo tiêu chuẩn của nhà quản lý, và những thiếu sót sẽ được truyền đạt đến ban quản lý và ban giám đốc. Theo COSO 2013, Giám sát gồm những nguyên tắc sau: Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những bộ phận của hệ thống KSNB có hiện hữu và đang vận hành đúng. Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của hệ thống KSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và HĐQT để có những biện pháp khắc phục. Tóm lại, trên đây là 5 thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc và thuộc tính của các thành phần cơ bản của hệ thống KSNB. KSNB không phải là một chuỗi quá
  • 34. 2 1 21 trình nối tiếp, mà đó là một quá trình lặp đi lặp lại, đa chiều mỗi thành phần có thể tác động qua lại lẫn nhau. 2.1.5 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB 2.1.5.1 Những lợi ích của hệ thống KSNB Bất kỳ một DN nào trong quá trình hoạt động cũng tồn tại những xung đột quyền lợi giữa những người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì điều này mà nhiều lúc người lao động chỉ chú tâm vào quyền lợi của riêng mình cố tình vi phạm hoặc có những hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tổ chức. KSNB sẽ giúp nhà quản trị giảm thiểu được những rủi ro thông qua việc phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính. Một hệ thống KSNB vững mạnh và hữu hiệu sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh như sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác và đúng theo quy định của các số liệu kế toán và BCTC. Tạo ra cơ chế vận hành minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý điều hành. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của pháp luật. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra là bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ đặc biệt là với những công ty đại chúng. Khi DN phát triển thì lợi ích của một hệ thống KSNB cũng trở nên to lớn vì người quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của DN. Như vậy, một hệ thống KSNB vững mạnh là một nhân tố của hệ thống quản trị DN vững mạnh và điều này rất quan trọng đối với DN khi thu hút các nhà đầu tư bên ngoài. 2.1.5.2 Những hạn chế của hệ thống KSNB Mặc dù có những lợi ích nhất định, tuy nhiên hệ thống KSNB cũng còn những hạn chế. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 315 đã nêu ra những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB như sau: KSNB, dù hiệu quả đến mức nào, cũng chỉ có thể cung cấp cho đơn vị một sự
  • 35. 2 2 22 đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị. Khả năng đạt được mục tiêu chịu ảnh hưởng bởi những hạn chế vốn có của KSNB. Các hạn chế này bao gồm việc con người có thể có sai lầm khi đưa ra quyết định và sự thất bại của KSNB có thể xảy ra do sai sót của con người, ví dụ có thể có sai sót trong việc thiết kế hoặc thay đổi một kiểm soát. Tương tự, một kiểm soát có thể hoạt động không hiệu quả, như thông tin thu thập phục vụ việc KSNB không được sử dụng hợp lý do người chịu trách nhiệm rà soát thông tin này không hiểu rõ mục đích của thông tin hoặc không có những hành động phù hợp. Ngoài ra, các kiểm soát có thể bị vô hiệu hóa do sự thông đồng của hai hay nhiều người hoặc bị Ban Giám đốc khống chế. Ví dụ, Ban Giám đốc có thể có các “thỏa thuận phụ” với khách hàng nhằm thay đổi các điều khoản trong hợp đồng bán hàng mẫu của đơn vị, dẫn đến việc ghi nhận doanh thu không chính xác. Cũng như vậy, chức năng của phần mềm máy tính giúp phát hiện và báo cáo về các giao dịch vượt hạn mức tín dụng cho phép có thể bị khống chế hoặc vô hiệu hóa. Bên cạnh đó, khi thiết kế và thực hiện các kiểm soát, Ban Giám đốc có thể thực hiện các xét đoán về phạm vi, mức độ các kiểm soát mà Ban Giám đốc lựa chọn thực hiện và về phạm vi, mức độ rủi ro mà họ quyết định chấp nhận. Tóm lại, chính những hạn chế tiềm tàng nêu trên là nguyên nhân khiến cho KSNB không thể đảm bảo tuyệt đối. Hệ thống KSNB dù được thiết kế và hoạt động tốt đến đâu cũng chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho nhà quản lý để đạt được các mục tiêu cho DN. Tất cả các hệ thống KSNB đều chứa đựng những hạn chế tiềm tàng vốn có của nó. 2.1.6 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 2.1.6.1 Tính hữu hiệu Theo từ điển Tiếng Việt, tính hữu hiệu có nghĩa là có hiệu lực, có hiệu quả, trái với vô hiệu (Từ điển Tiếng Việt, 2012). Hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn hiệu quả được tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (Business dictionary). 2.1.6.2 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Theo Gilles Hồng Tuấn, chủ nhiệm Bộ phận dịch vụ tư vấn rủi ro của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam nhận định một hệ thồng KSNB hữu hiệu phải chứa đựng bốn đặc điểm: - Căn cứ trên rủi ro: có khả năng nhận diện rủi ro tác động đến mục tiêu kinh doanh. - Được “lồng” vào trong các hoạt động của doanh nghiệp và là một bộ phận văn hóa của doanh nghiệp.
  • 36. 2 3 23 - Đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ về việc hình thành một bộ phận kiểm toán nội bộ, đem lại cho HĐQT sự đảm bảo độc lập, thường xuyên về hệ thống KSNB. - Được HĐQT thường xuyên kiểm tra. Do chiến lược và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên biến đổi, cho nên các rủi ro cũng vậy. Điều này nhấn mạnh nhu cầu thường xuyên kiểm tra, tái cân đối các hoạt động kiểm soát về mặt tổ chức, nhằm đảm bảo rằng khung cơ sở hệ thống KSNB đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp”. Theo báo cáo COSO 1992, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được xem như “một trạng thái hay điều kiện của quá trình có hiệu lực tại một thời điểm”. Để kết luận hệ thống KSNB có hữu hiệu hay không là một nhận định mang tính chủ quan, thông qua việc đánh giá các bộ phận cấu thành hệ thống, cùng với đó là chương trình được thiết kế để đánh giá phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Trên nền tảng báo cáo của COSO, nghiên cứu của Amudo và Inanga (2009), Sultana và Haque (2011) cho rằng hệ thống KSNB hữu hiệu khi nó đạt được ba mục tiêu sau đây: - Các hoạt động đạt được hiệu quả và hiệu năng. - Báo cáo tài chính đáng tin cậy. - Pháp luật và các quy định được tuân thủ. COSO 2013 đã liệt kê 3 loại mục tiêu ( COSO 1992 cũng tương tự), sự hữu hiệu của một hệ thống KSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục tiêu khác nhau nếu HĐQT và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng: - Mục tiêu hoạt động - liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của tổ chức, bao gồm các mục tiêu về hoạt động và tài chính, và bảo vệ tài sản chống mất mát (Trong báo cáo COSO 1992, mục tiêu hoạt động được giới hạn ở chỗ sử dụng có hiệu quả và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức). - Mục tiêu báo cáo: Mục tiêu này liên quan đến BCTC và phi tài chính trong và ngoài nước cho các bên liên quan, bao gồm độ tin cậy, tính kịp thời, minh bạch, hoặc các điều khoản khác được thành lập bởi các nhà quản lý, người thiết lập tiêu chuẩn hoặc các chính sách của tổ chức (Trong báo cáo COSO 1992, mục tiêu báo cáo được gọi là mục tiêu BCTC liên quan đến việc lập các BCTC đáng tin cậy). - Mục tiêu tuân thủ: liên quan đến các luật và quy định mà tổ chức phải tuân theo, liên quan đến sự tuân thủ pháp luật, các luật và quy định hiện hành. 2.1.7 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Theo Báo cáo COSO 2013 để đánh giá một hệ thống KSNB là hữu hiệu thì ngoài việc đánh giá hộ thống này đảm bảo ở mức độ hợp lý đã giúp tổ chức đạt được 3 mục tiêu: mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và mục tiêu tuân thủ thì
  • 37. 2 4 24 cần phải đánh giá thêm là: Năm bộ phận cấu thành, 17 nguyên tắc của hệ thống KSNB có hiện hữu hay không? Nếu có, thì chúng có đang hoạt động hữu hiệu. Vậy 5 bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đó. Tuy nhiên 5 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thì điều này không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các tổ chức khác nhau. Lý do nêu ra trong Báo cáo COSO là: Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của hệ thống KSNB. KSNB phục vụ cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm soát ở bộ phận này có thể phục vụ cho yêu cầu kiểm soát ở bộ phận kia. Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Các nhân tố này sẽ làm cho 5 tiêu chí trên được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận. Năm bộ phận cấu thành hệ thống KSNB và 5 tiêu chí trên áp dụng cho toàn bộ hệ thống KSNB hoặc cho một hoặc một số nhóm mục tiêu. Khi xem xét một trong 3 nhóm mục tiêu, ch ng hạn KSNB đối với việc lập BCTC thì cả 5 tiêu chí nêu trên đều phải được thỏa mãn để giúp chúng ta đưa ra nhận xét rằng KSNB đối với việc lập BCTC là hữu hiệu. 2.2 Loại hình hoạt động của các tập đoàn theo luật doanh nghiệp Các tập đoàn hoạt động và bị chi phối theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo các Điều luật 189 và Đều luật 190 của Luật Doanh Nghiệp Việt Nam theo số 68/2014/QH13. Cụ thể như sau: 2.2.1 Loại hình hoạt động Công ty mẹ, Công ty con Điều 189 quy định một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó; (b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty đó (c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật này.
  • 38. 2 5 25 Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2.2.2 Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con Điều 190 quy định quyền và trách nhiệm của Công ty mẹ với công ty con. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đ ng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản nợ được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại. 2.3 Lược khảo tài liệu Nguyễn Thị Phương Dung (2016), nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 25 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất Linh Trung 1. Qua thống kê phân tích bảng trả lời câu hỏi, nghiên cứu kết luận tất cả 5 nhân tố cấu thành hệ thống KSNB đều ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, trong đó Đánh giá rủi ro (Beta = 0,714) có tác động mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố môi trường kiểm soát (Beta = 0,265), thông tin và truyền thông (Beta = 0,253), kiểm soát (Beta = 0,221) và cuối cùng là hoạt động kiểm soát (Beta = 0,179) . Từ những thực trạng, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp cụ thể cho 5 nhân tố để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp này. Nguyễn Ngọc Lý (2016), dựa trên báo cáo COSO, tác giả xây dựng giả thuyết
  • 39. 2 6 26 năm nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thống kê phân tích bảng trả lời câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ chưa thực sự hữu hiệu, do đó các doanh nghiệp cần chú trọng quan tâm hơn đến năm nhân tố của hệ thống KSNB. Hồ Tuấn Vũ (2016), tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, dựa trên nền tảng lý thuyết của báo cáo COSO, BASEL và các nghiên cứu trước. Ngoài 5 nhân tố cấu thành của hệ thống KSNB, tác giả đã khám phá ra 2 nhân tố mới có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là tổ chức chính trị và lợi ích nhóm. Từ đó, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nguyễn Hoàng Phương Linh (2017), tác giả phát hiện được các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB bao gồm Môi trường kiểm soát (hệ số Beta = 0,403), Hoạt động kiểm soát (hệ số Beta = 0,258), Đánh giá rủi ro (hệ số Beta = 0,201), Giám sát (hệ số Beta = 0,132) và hệ thống thông tin và truyền thông (hệ số Beta = 0,076). Trong đó, môi trường kiểm soát có tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Thông qua kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN có vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn các tỉnh phía Nam. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017), thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng tác giả đã chỉ rõ thực trạng của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu kết luận có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi nhân tố có mức độ tác động đến tính hữu hiệu khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, giám sát, thông tin truyền thông và môi trường kiểm soát. Thông qua kết quả trên giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Đỗ Tuấn Dũng (2018), với mục tiêu của nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Tp. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ hống KSNB tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đó là Môi trường kiểm soát (Beta = 0,305); Đánh giá rủi ro (Beta = 0,252); Thông tin và truyền thông (có hệ số Beta = 0,223); Đặc điểm doanh nghiệp thương mại (Beta = 0,195); Hoạt động giám sát (Beta = 0,173); Hoạt động kiểm soát (Beta = 0,131). Từ đó tác giả đã đề xuất hàm ý chính