SlideShare a Scribd company logo
1 of 142
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------0o0-----------
NGUYỄN THỊ NGỌC CẦM
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG
KIỂM TOÁN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------0o0-----------
NGUYỄN THỊ NGỌC CẦM
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG
KIỂM TOÁN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán (Hướng nghiên cứu)
Mã ngành: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KHÁNH LÂM
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến
chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn
khoa học của TS. Trần Khánh Lâm. Các thông tin, số liệu và kết quả trong luận văn là
hoàn toàn trung thực, khách quan và có trích dẫn rõ ràng về nguồn gốc.
Người cam đoan
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Ngọc Cầm
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
6. Những đóng góp của đề tài........................................................................................3
7. Kết cấu của luận văn..................................................................................................3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY..............................5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của
giới tính đến chất lượng kiểm toán...................................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................5
1.1.1.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán .....................................................5
1.1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính KTV tới chất lượng kiểm toán
................................................................................................................................. 12
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................................... 19
1.1.2.1. Các nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân KTV ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán .................................................................................................................19
1.1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính...............................................21
1.2. Xác định khe hổng nghiên cứu................................................................................22
1.2.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu những nghiên cứu trước.................................22
1.2.2. Xác định khe hổng nghiên cứu .........................................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................24
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................25
2.1. Các khái niệm căn bản ............................................................................................25
2.1.1. Định nghĩa chất lượng.......................................................................................25
2.1.2. Định nghĩa CLKT .............................................................................................26
2.1.3. Khuôn mẫu CLKT ............................................................................................26
2.2. Các lý thuyết nền tảng.............................................................................................30
2.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm...........................................................................................30
2.2.2. Lý thuyết đồng cảm (Empathy theory) và lý thuyết xã hội hóa vai trò giới tính
(Socialization of gender roles theory).........................................................................32
2.2.3. Lý thuyết tín hiệu..............................................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................34
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................35
3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn .........................................................................35
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................................36
3.2.1. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................36
3.2.1.1. Tại sao lại đo lường CLKT bằng chất lượng BCTC? ................................36
3.2.1.2. Mô hình định lượng chất lượng kiểm toán.................................................37
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................45
3.2.2.1. Sự khác biệt về giới tính trong một số đặc tính nghề nghiệp.....................45
3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm có liên quan...........................................47
3.2.2.3. Một số lý thuyết liên quan..........................................................................48
3.3. Mẫu..........................................................................................................................48
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu.............................................................49
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................49
3.4.2. Phân tích tương quan ........................................................................................49
3.4.3. Kiểm định mô hình hồi quy..............................................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................51
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................52
4.1. Phân tích thống kê mô tả.........................................................................................52
4.2. Phân tích tương quan và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến..................................54
4.3. Phân tích mô hình hồi quy ......................................................................................57
4.3.1. Kiểm định Hausman .........................................................................................57
4.3.2. Kiểm định F-test ...............................................................................................58
4.3.3. Kiểm định phương sai thay đổi.........................................................................58
4.3.4. Kiểm định tự tương quan..................................................................................59
4.3.5. Phân tích hồi quy ..............................................................................................60
4.4. Nghiên cứu mở rộng................................................................................................63
4.4.1.Nghiên cứu mở rộng thứ nhất: Sử dụng biến trình bày lại để đo lường CLKT63
4.4.2. Nghiên cứu mở rộng thứ hai: Phân tích với một mẫu thay đổi ........................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................69
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................70
5.1. Bàn luận kết quả......................................................................................................70
5.2. Gợi ý các chính sách ...............................................................................................72
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
AO Audit opinion – Ý kiến kiểm toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCKT Báo cáo kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
BGĐ Ban Giám đốc
CEO Chief Executive Officer - Giám đốc điều hành
CFO
Cash flows from operating – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh
CLKT Chất lượng kiểm toán
DA Discretionary accruals: Các khoản dồn tích tự định
DNKT Doanh nghiệp kiểm toán
GCO
Going concern opinion – Ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn
mạnh về khả năng hoạt động liên tục
GĐTC Giám đốc tài chính
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐQT Hội đồng quản trị
IAASB
International Auditing and Assurance Standards Board - Ủy
ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế
KSCL Kiểm soát chất lượng
KTV Kiểm toán viên
LCTT Lưu chuyển tiền tệ
NDA
Non - Discretionary accruals: Các khoản dồn tích không tự
định
TA Total accrual – Tổng các khoản dồn tích
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSNH Tài sản ngắn hạn
VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến........................................................................................44
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả cho các biến trong mô hình (1).......................................52
Bảng 4.2: Bảng hệ số tương quan của mô hình (1)...........................................................54
Bảng 4.3: Bảng hệ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình (1).................................57
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman của mô hình (1) ..................................................57
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định F - test của mô hình (1) ......................................................58
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Wald test - Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi ........58
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wooldridge – kiểm tra hiện tượng tự tương quan..............59
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình (1).............................................................................60
Bảng 4.9: Bảng dấu của các biến kiểm soát trong mô hình (1).........................................63
Bảng 4.10: Bảng thống kê mô tả cho biến trong mô hình (2) ...........................................64
Bảng 4.11: Hệ số tương quan của các biến trong mô hình (2) ..........................................65
Bảng 4.12: Hệ số phóng đại phương sai của mô hình (2) .................................................65
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy logistic cho mô hình nghiên cứu mở rộng thứ nhất..............66
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy nghiên cứu mở rộng thứ hai .................................................68
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu..........................................................................................35
Hình 3.2 Sơ đồ tổng quan về mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân, đặc điểm của cá
nhân KTV, quá trình đánh giá và ra quyết định của KTV và CLKT ................................ 46
TÓM TẮT
Chúng ta có nên mong đợi một sự ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất
lượng dịch vụ kiểm toán? Các nghiên cứu trước đã đưa ra những kết quả khác nhau cho
câu hỏi này. Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ 2014 – 2018 với mẫu gồm 152
doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và sử dụng chất lượng báo cáo tài chính của khách
hàng được đo lường bằng các khoản dồn tích tự định (DA) làm thước đo chất lượng kiểm
toán cho thấy KTV nữ cung cấp chất lượng kiểm toán cao hơn KTV nam. Kết quả nghiên
cứu này giúp các công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán lựa chọn KTV phù hợp, các doanh
nghiệp kiểm toán phân công nhân sự hợp lý và có các cách thức để kiểm soát chất lượng
hiệu quả.
Từ khóa: Chất lượng kiểm toán, giới tính, kiểm toán viên.
ABSTRACT
Should we expect an impact of the gender of the auditor on the quality of the audit
service? Previous studies have given different results for this question. This study was
conducted in the period of 2014 - 2018 in Vietnam using a sample of 152 listed
enterprises and taking the quality of the client's financial statements measured by
discretionary accruals as a measurement for audit quality shows that female auditor
provided higher audit quality than male auditor. This study’s enables companies using
auditing services select appropriate auditorsauditing firms assign personnel properly and
have effective ways to control quality.
Keywords: Audit quality, auditor, gender.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Kiểm toán đóng vai trò cơ bản trong kế hoạch quản trị doanh nghiệp để đảm bảo
chất lượng BCTC. CLKT cao hơn đảm bảo chất lượng BCTC cao hơn. Sau nhiều vụ bê
bối, đặc biệt là vụ Enron, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách đã đặc biệt
quan tâm đến chất lượng dịch vụ kiểm toán, thể hiện ở việc Đạo luật SOX được ban hành
năm 2002, hay gần đây là Khuôn mẫu về CLKT do IAASB ban hành năm 2014 và Chỉ
thị 2014/56/EU về CLKT. Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này được thực
hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là các nghiên cứu về cách định nghĩa, đo lường, và đặc
biệt là các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT.
Ban đầu, các nghiên cứu thường được thực hiện ở cấp độ công ty, ví dụ như
nghiên cứu về ảnh hưởng quy mô, danh tiếng của công ty, các hoạt động kiểm soát chất
lượng của công ty kiểm toán,… đến CLKT. Sau đó, DeFond và J. Francis (2005) chỉ ra
rằng các nghiên cứu về CLKT cần được đẩy xuống thấp hơn, từ cấp độ công ty xuống
cấp độ cá nhân KTV, bởi vì KTV riêng lẻ có thể khác nhau về cả hai yếu tố quyết định
chất lượng, tính độc lập và năng lực kiểm toán. Theo Mark Nelson và Hun Tong Tan
(2005) thì KTV cần thực hiện nhiều công việc khác nhau để có thể đưa ra ý kiến kiểm
toán thích hợp. Như vậy, các thuộc tính cá nhân khác nhau của KTV (ví dụ: giới tính, kỹ
năng và tính cách) sẽ có ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. Cá nhân KTV cũng có thể
đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định trong quá trình kiểm toán. Các thuộc
tính cá nhân của các KTV riêng lẻ như phản ứng với rủi ro, kinh nghiệm và động cơ có
thể có ảnh hưởng đáng kể đến CLKT.
Dựa trên tài liệu tâm lý học, gần đây, một số nhà nghiên cứu (ví dụ Gold và cộng
sự, 2009) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giới tính trong đặc điểm cá nhân của KTV (ví dụ:
cách phản ứng với rủi ro), dẫn đến sự khác nhau trong cách đánh giá và quyết định của
KTV. Vì kiểm toán vốn dĩ là một quá trình đánh giá và ra quyết định, do đó CLKT phụ
thuộc vào chất lượng của đánh giá và quyết định của KTV (Knechel, 2000). Vì vậy mà
CLKT phụ thuộc vào sự thay đổi các đặc điểm của KTV thông qua khả năng phát hiện
2
và báo cáo sai sót trọng yếu phụ thuộc vào chuyên môn kỹ thuật, khả năng giải quyết vấn
đề, cách phản ứng và khẩu vị rủi ro và kinh nghiệm.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các đặc điểm của cá nhân KTV ảnh hưởng đến
CLKT chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm về tính độc
lập, năng lực chuyên môn, thái độ hoài nghi nghề nghiệp, nhiệm kỳ của cá nhân KTV mà
chưa thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nào liên quan đến các thuộc tính cá nhân
KTV như giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh sống,…. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị vì
kết luận của nghiên cứu sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự lựa chọn KTV bởi các doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán, việc phân công nhân sự cho các nhiệm vụ kiểm toán,
các hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán và đưa ra những ý kiến góp ý
chính sách cho các cơ quan quản lý nhằm nâng cao CLKT. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài
“Ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu
thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để
thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xem xét ảnh hưởng của giới tính KTV đến CLKT.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Liệu giới tính KTV có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán không?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là giới tính KTV và CLKT.
Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn chỉ tập trung vào hoạt động kiểm toán độc
lập, không nghiên cứu đối với hoạt động kiểm toán nhà nước cũng như kiểm toán nội bộ.
Luận văn sử dụng dữ liệu của các công ty niêm yết tại sàn chứng khoán TP. HCM
(HOSE), sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn Upcom (Thị trường công ty đại chúng
chưa niêm yết) trong giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2018. Dữ liệu thu thập được lấy trên
Báo cáo thường niên, Báo cáo kiểm toán và BCTC đã được kiểm toán. Phạm vi dữ liệu
nghiên cứu không bao gồm các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các ngân hàng và
công ty bảo hiểm vì các đối tượng này lập và trình bày BCTC theo chế độ kế toán khác
với chế độ kế toán dành cho các công ty.
3
CLKT được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau. Ở bài luận văn này, tác giả
đo lường CLKT thông qua chất lượng BCTC được đo lường bằng thước đo các biến dồn
tích bất thường và thước đo trình bày lại BCTC.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đưa ra, bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng, phân tích các dữ liệu thứ cấp, đó là các thông tin liên quan đến các KTV và các
khách hàng của họ. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể mà luận văn sử dụng là:
- Phân tích thống kê mô tả.
- Phân tích tương quan.
- Kiểm định mô hình hồi quy FEM, REM và Pool OLS.
- Hồi quy Logistic.
6. Những đóng góp của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận văn đã đóng góp một số điểm
mới về mặt khoa học. Khác với những nghiên cứu trước, nghiên cứu thực nghiệm này
trực tiếp kiểm tra các tác động khác nhau của giới tính của KTV tới CLKT bằng lý thuyết
đồng cảm và lý thuyết xã hội hóa vai trò giới tính. Bên cạnh các lý thuyết về việc phản
ứng với rủi ro dựa trên tài liệu chính thống, lý thuyết đồng cảm và lý thuyết xã hội hóa
vai trò giới tính có thể giúp hiểu sâu sắc hơn cơ chế bên trong của giới tính tác động đến
CLKT.
Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp một số điểm về mặt thực tiễn như:
Đối với các công ty kiểm toán, dựa trên kết quả nghiên cứu này mà lựa chọn, phân
công công việc phù hợp cho các KTV, có những hoạt động kiểm soát chất lượng phù
hợp.
Đối với các công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán, kết quả của nghiên cứu này sẽ
giúp họ lựa chọn cũng như yêu cầu KTV thực hiện kiểm toán phù hợp với nhu cầu.
Đối với các cơ quan quản lý hoạt động kiểm toán độc lập sẽ có những chính sách
cũng như các chương trình hoạt động nhằm kiểm soát và nâng cao CLKT.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết cấu luận văn gồm 5 chương:
4
- Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương này sẽ trình bày về tổng quan và nhận xét nội dung của các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện có liên quan đến đề tài đồng thời xác định
những kết quả đạt được và xác định khe hỏng nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này sẽ trình bày về các khái niệm nền tảng như CLKT, giới tính.
Ngoài ra chương này còn trình bày các lý thuyết nền tảng giải thích sự ảnh hưởng
của giới tính KTV đến CLKT, ví dụ như lý thuyết đại diện giải thích tại sao phải yêu cầu
CLKT cao hay lý thuyết về đồng cảm để giải thích về các biểu hiện của giới tính của
KTV.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Từ phần tổng quan các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết, chương này sẽ trình
bày về: các giả thuyết nghiên cứu, đề xuất phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình
nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và mô tả các biến cũng như phương pháp kiểm định để giải
quyết cụ thể cho mục tiêu nghiên cứu đưa ra.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu thu được và bàn luận kết quả này.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này sẽ tóm tắt nghiên cứu, thảo luận các vấn đề xoay quanh kết quả đạt
được, cũng như so sánh kết quả nghiên cứu thực nghiệm này khi được thực hiện tại Việt
Nam với kết quả của nghiên cứu gốc, đề xuất một số kiến nghị và trình bày về hạn chế
của nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.
5
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của
giới tính đến chất lượng kiểm toán
Trong phần này, các nghiên cứu được phân ra thành nghiên cứu ở nước ngoài và
nghiên cứu trong nước. Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài, trước tiên, chủ đề CLKT sẽ
được thảo luận, đây là các nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm, cách đo lường CLKT. Sau
đó, đi đến các nghiên cứu về giới tính của KTV ảnh hưởng đến CLKT như thế nào. Ở
phần nghiên cứu trong nước, do các nghiên cứu còn hạn chế nên bài nghiên cứu sẽ trình
bày một số nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của giới tính trong một số lĩnh vực như
tài chính ngân hàng hay kế toán.
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán
DeFond và Zhang (2014) đã tổng hợp các nghiên cứu về kiểm toán với trọng tâm
tập trung vào định nghĩa và cách đo lường CLKT với bốn câu hỏi chính là: CLKT là gì?
Điều gì thúc đẩy người sử dụng BCTC có nhu cầu về CLKT? Điều gì thúc đẩy KTV cung
cấp CLKT? Và các cơ quan quản lý có liên quan đến CLKT như thế nào?
CLKT là gì? Hầu hết các nghiên cứu sử dụng định nghĩa CLKT là khả năng KTV
phát hiện sai phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo sai phạm đó
(DeAngelo, 1981). Bài viết lập luận rằng CLKT cao hơn cung cấp sự đảm bảo cao hơn về
chất lượng BCTC. Tuy nhiên, ý kiến kiểm toán không có nghĩa là chỉ ra mức độ CLKT.
Thay vào đó, nó thông báo sự đảm bảo của KTV rằng BCTC tuân thủ GAAP. CLKT đề
cập đến chất lượng của ý kiến KTV (tức là mức độ đảm bảo), chứ không phải ý kiến.
Chất lượng ý kiến của KTV có thể khác nhau, với các KTV chất lượng cao cung cấp sự
đảm bảo cao hơn rằng BCTC phản ánh trung thực tình hình kinh tế cơ bản của công ty.
CLKT là một thành phần của chất lượng BCTC, bởi vì CLKT cao làm tăng độ tin
cậy của BCTC. Sự tín nhiệm tăng lên này phát sinh thông qua sự đảm bảo lớn hơn rằng
BCTC phản ánh trung thực tình hình của công ty. Tuy nhiên, CLKT không phải là thành
phần duy nhất của chất lượng BCTC. Chất lượng BCTC cũng bị ảnh hưởng bởi chất
lượng của BCTC trước kiểm toán, vốn là đầu vào của quy trình kiểm toán. Chất lượng
6
𝒊=𝟏
của báo cáo trước kiểm toán bị ảnh hưởng thêm bởi hệ thống BCTC của công ty, thể hiện
tình hình kinh tế vào BCTC cũng như là các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp. Do đó,
chất lượng BCTC (FRQ) là một hàm số của CLKT (AQ), chất lượng của hệ thống BCTC
(R) và các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp (I). Được thể hiện như sau: FRQ = f(AQ,
R, I).
CLKT rất khó để đo lường vì mức độ đảm bảo mà dịch vụ kiểm toán cung cấp
không thể quan sát được. Bài nghiên cứu đưa ra các cách đo lường CLKT như đo lường
dựa trên đầu ra như các sai sót trọng yếu (có dẫn đến trình bày lại BCTC), ý kiến kiểm
toán, chất lượng BCTC và đo lường dựa trên đầu vào như đặc điểm của công ty kiểm
toán, như quy mô của công ty kiểm toán (auditor size), có phải là thành viên của Big N
hay không? Đây có thể dùng làm một thước đo cho CLKT vì những công ty kiểm toán
càng lớn thì càng có động cơ và sự cạnh tranh để cung cấp CLKT cao hơn (DeAngelo,
1981). Đặc điểm của hợp đồng kiểm toán như phí kiểm toán cũng được dùng để đo
CLKT bởi họ muốn thông qua phí kiểm toán có thể đo lường được mức độ cố gắng của
KTV, một yếu tố đầu vào trong quá trình kiểm toán có liên quan một cách trực quan đến
CLKT. Bài nghiên cứu cũng dẫn ra mô hình thường được dùng để đo CLKT.
AQ = α + β x (Treatment variable) +∑𝒏
𝜸 x (Control variablei) + ε
Như vậy thước đo nào là tốt nhất? Thước đo CLKT nào cũng có ưu và nhược điểm
riêng. Mục tiêu quan trọng nhất trong việc lựa chọn thước đo CLKT là sử dụng các thước
đo phù hợp nhất cho nghiên cứu. Các thước đo dựa trên đầu ra thường phù hợp nhất cho
các thử nghiệm kiểm tra việc cung cấp CLKT, trong khi các thước đo dựa trên đầu vào
thường phù hợp nhất với các thử nghiệm kiểm tra nhu cầu về CLKT. Tuy nhiên, dựa trên
đánh giá của tác giả, rõ ràng là không có thước đo duy nhất nào có khả năng vẽ nên một
bức tranh hoàn chỉnh về CLKT. Do đó, đối với các nghiên cứu về nguồn cung, tác giả
khuyên nên chọn kết hợp các thước đo đo lường đầu ra sẽ khả thi. Cuối cùng, tác giả
khuyến khích các nhà nghiên cứu đánh giá và đưa ra một cách cẩn thận những suy luận
có thể và không thể được suy ra từ các thước đo dựa trên các điểm mạnh và điểm yếu
riêng biệt của chúng vì các tài liệu thường thiếu thảo luận như vậy.
7
Điều gì thúc đẩy nhu cầu CLKT của khách hàng? Liệu kiểm toán có tạo ra thêm
giá trị? Bài nghiên cứu thống kê lại các nghiên cứu trước chứng minh rằng kiểm toán tạo
thêm giá trị, đó là khi so sánh giữa báo cáo đã được kiểm toán và báo cáo chưa được
kiểm toán, cho thấy rằng kiểm toán làm giảm chi phí sử dụng nợ, cải thiện xếp hạng tín
dụng và việc kiểm toán hàng quý giúp giảm các điều chỉnh kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm
toán khu vực công còn giúp cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực.
Các yếu tố nào thúc đẩy KTV cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng? Động cơ
thúc đẩy KTV cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng liên quan đến rủi ro hợp đồng
và năng lực của KTV. Tuy nhiên, tác giả lưu ý rằng năng lực của KTV không độc lập với
các động cơ của họ. Những động cơ lớn hơn để cung cấp CLKT cao cũng thúc đẩy các
KTV phát triển các năng lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp CLKT cao hơn.
Tương tự, năng lực cao hơn trong việc cung cấp CLKT cao dự kiến sẽ tăng vốn danh
tiếng của KTV, từ đó cung cấp các động cơ lớn hơn để cung cấp CLKT cao hơn.
Việc tổng hợp cho thấy một số đặc điểm cũng như đóng góp của các nghiên cứu
trước cũng như hướng nghiên cứu trong tương lai. Thứ nhất, xác định CLKT cao hơn là
đảm bảo chất lượng BCTC cao hơn. Định nghĩa này phản ánh bản chất của CLKT, bao
gồm các trách nhiệm rộng lớn của KTV và công nhận rõ ràng CLKT là một thành phần
của chất lượng BCTC. Thứ hai, họ xem xét các mô hình CLKT thường được sử dụng và
kết luận rằng nghiên cứu trong tương lai sẽ được hưởng lợi từ hướng dẫn cơ sở luận
(conceptual guidance) nhiều hơn trong việc giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa CLKT
và chất lượng BCTC. Thứ ba, họ nhận thấy rằng các nghiên cứu trước tập trung chủ yếu
vào khả năng cung cấp CLKT của KTV mà ít chú ý đến yếu tố nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, họ khuyến khích các nhà nghiên cứu trong tương lai tiếp tục mở rộng kiến thức
về các yếu tố phía cầu. Thứ tư, họ lưu ý rằng các nghiên cứu trước đây thường tập trung
vào các động cơ thúc đẩy CLKT mà ít chú ý đến năng lực. Các nghiên cứu về chuyên
môn của ủy ban kiểm toán khách hàng và chuyên môn ngành kiểm toán là ngoại lệ, và họ
kêu gọi các nhà nghiên cứu trong tương lai khám phá các yếu tố bổ sung liên quan đến
năng lực. Cuối cùng, họ quan sát thấy nguy cơ rất cao sự can thiệp pháp lý nhắm vào cả
động cơ và năng lực của KTV để cung cấp và đáp ứng nhu cầu yêu cầu CLKT của khách
8
hàng. Do đó, nghiên cứu trong tương lai tìm cách hiểu rõ hơn về quy trình quản lý là rất
quan trọng để hiểu được ảnh hưởng của nó đối với CLKT.
Hoa Pham, Pesi Amaria, Thanh Bui, Sang Tran (2014) đã thực hiện bài nghiên
cứu về CLKT tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra nhận thức của KTV
về CLKT và các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã cố gắng
nâng cao hiểu biết của KTV về CLKT, năng lực KTV và tính độc lập của KTV.
Với bảy câu hỏi nghiên cứu xoay quanh các vấn đề liên quan đến những ảnh
hưởng của quy mô công ty kiểm toán, các yếu tố thuộc về công ty kiểm toán (doanh thu),
làm việc cho khách hàng của công ty sau khi thực hiện kiểm toán (employment with
client of the audit firm), KTV là chuyên gia trong ngành/ lĩnh vực sẽ kiểm toán, chuyên
môn, năng lực của KTV, cạnh tranh, nhiệm kỳ, việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán
tới CLKT và phạm vi (dimension) ảnh hưởng của chúng?
Kết quả từ phân tích tương quan và mô tả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến
CLKT tại Việt Nam. Thứ nhất, đấu thầu cạnh tranh để tham gia kiểm toán ảnh hưởng đến
CLKT tại Việt Nam. Thứ hai, các hợp đồng kiểm toán dài hạn ảnh hưởng đến CLKT.
Thứ ba, quy định của các dịch vụ phi kiểm toán bổ sung ảnh hưởng đến CLKT. Kết quả
cho thấy có mối tương quan tích cực giữa (a) quy mô công ty kiểm toán và CLKT, (b)
KTV có chuyên môn về ngành sẽ kiểm toán và CLKT. Nghiên cứu cũng cho thấy doanh
thu của nhân viên và làm việc với khách hàng kiểm toán có tác động tiêu cực đến CLKT
tại Việt Nam.
Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng khảo sát là người quản lý, điều hành và
người sử dụng báo cáo, cũng như thêm biến tính cạnh tranh về năng lực của các công ty
kiểm toán để đánh giá toán diện hơn chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam.
Nghiên cứu này cũng có giới hạn khi chỉ tập trung vào nhận thức của KTV Việt
Nam về CLKT và các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam. Kết quả không dựa trên
chất lượng thực tế của các công ty kiểm toán tại Việt Nam hoặc dữ liệu dự đoán thực tế
tại Việt Nam. Những kết quả này không nên được khái quát thành nhận thức của những
người sử dụng BCTC được kiểm toán và cơ quan quản lý về CLKT và các yếu tố ảnh
hưởng đến CLKT tại Việt Nam.
9
Chadegani (2011) đã tổng hợp lại những nghiên cứu thực nghiệm trong vòng mười
năm trên thế giới, từ đó đánh giá được những gì mà các nhà nghiên cứu đã làm được và
xác định lỗ hỏng nghiên cứu cho các nghiên cứu trong tương lai. Bài viết gồm bảy phần
chính, đó là dùng thước đo trực tiếp hay gián tiếp để đo lường CLKT? Các nghiên cứu
dựa trên các nguồn lực khác nhau? Các nghiên cứu dựa trên đầu ra, quy trình và đầu vào?
Quan điểm về hành vi và CLKT. Nhận thức khác nhau về CLKT và những nghiên cứu
khác.
Công cụ đo lường CLKT trực tiếp chính là sự phù hợp của BCTC với các nguyên
tắc kế toán được thừa nhận – GAAP hay ý kiến về khả năng hoạt động liên tục, hoặc sự
phá sản. Công cụ đo gián tiếp chính là quy mô, danh tiếng, phí dịch vụ, nhiệm kỳ, khả
năng chuyên môn hóa.
Các nghiên cứu về nguồn gốc của các sự khác biệt giữa thể chế các quốc gia, sự
khác biệt về cách thực hiện kiểm toán giữa các cá nhân do chuyên môn hóa.
Các nghiên cứu dựa trên đầu ra là ý kiến kiểm toán, quá trình kiểm toán là môi
trường, quá trình thực hiện kiểm toán, dự đoán và quản trị doanh thu và đầu vào là nhận
thức của KTV.
Các khía cạnh của tổ chức bao gồm công ty và đội ngũ kiểm toán.
Quan điểm về hành vi và CLKT: giảm CLKT, đạo đức, mối quan hệ giữa hành vi
và đạo đức của KTV, chất lượng dịch vụ, chất lượng kỹ thuật, danh tiếng, kinh nghiệm,
năng lực và độc lập.
Các nhận thức của các bên khác về CLKT như nhận thức của cổ đông, nhà phân
tích, chủ tịch ủy ban kiểm toán, khách hàng,…
DeFond và Francis (2005) xác định một số lĩnh vực chủ chốt, thảo luận một số vấn
đề nghiên cứu, và cung cấp một số gợi ý cho các nhà nghiên cứu sau khi Đạo luật SOX
được ban hành. Trong lịch sử, nghề kiểm toán thường bị chỉ trích dữ dội sau các cuộc
khủng hoảng kinh tế, những lời chỉ trích thể hiện trong SOX rất dữ dội. Họ khuyến khích
các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp khoa học để mang lại sự nghiêm ngặt và kỷ
luật để giải quyết những chỉ trích ngầm trong SOX. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng các nhà
10
nghiên cứu kiểm toán phải hết sức cẩn thận để duy trì sự độc lập của họ với nghề kiểm
toán, tránh bị tổn hại về uy tín cũng như niềm tin.
SOX chuyển đổi kiểm toán từ một ngành tự điều chỉnh được giám sát bởi một cơ
quan chính phủ, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), sang một ngành mà hiện
được kiểm soát trực tiếp bởi một cơ quan chính phủ, Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty
đại chúng (PCAOB). Vì vậy, họ khuyến khích các nhà nghiên cứu tập trung vào các vấn
đề liên quan đến thay đổi cơ bản này, có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy việc thiếu tự
giám sát hoặc thiết lập tiêu chuẩn kém đã góp phần vào những thất bại kế toán và kiểm
toán gần đây không? Trong tương lai, có nên kỳ vọng những thay đổi về thể chế do SOX
ủy nhiệm để cải thiện chất lượng kiểm toán không, và vai trò và tầm quan trọng của kiện
tụng trong việc duy trì chất lượng kiểm toán như thế nào.
SOX đã thực hiện nhiều thay đổi với mục đích cuối cùng là cải thiện tính độc lập
của KTV như việc cấm KTV thực hiện các dịch vụ phi kiểm toán, luân chuyển bắt buộc,
… Họ khuyến khích các nhà nghiên cứu giải quyết các câu hỏi như: liệu mối quan hệ
được tạo ra từ các dịch vụ phi kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV không?
Phí của các dịch vụ phi kiểm toán có tạo ra sự phụ thuộc tài chính hay không? Và khuyến
khích nghiên cứu nhiều hơn ảnh hưởng của việc luân chuyển KTV bắt buộc.
Có nhiều vấn đề về chất lượng kiểm toán không được đề cập trực tiếp trong SOX.
Có một vài vấn đề quan trọng cần nghiên cứu sâu hơn. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng
nhiều thước đo khác nhau để đo lường CLKT, bao gồm các khoản dồn tích bất thường,
trình bày lại và GCO. Mặc dù có những điểm yếu trong các thước đo này, nhưng chúng
đều là những thước đo hợp lý và có giá trị. Họ khuyến khích các nhà nghiên cứu trong
tương lai khám phá thêm những thước đo CLKT khác và khuyến khích sử dụng dữ liệu
xuyên quốc gia.
Bài nghiên cứu cũng đưa ra một câu hỏi chưa được trả lời, đó là “Mức độ tối ưu
của CLKT là gì?” Việc tăng phí có làm tăng CLKT không? Một thách thức thực sự đối
với các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà nghiên cứu, là xử lý tốt hơn về giá
trị kinh tế của kiểm toán đối với nền kinh tế so với chi phí mà nó đặt ra.
11
Jere R. Francis (2004) đã tổng hợp những nghiên cứu về CLKT trong vòng hai
mươi lăm (25) năm trước, đặc biệt tập trung vào nghiên cứu thực nghiệm ở Hoa Kỳ, để
đánh giá những hiểu biết về CLKT đối với các công ty niêm yết. Bài nghiên cứu này
không nhằm đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ mà thay vào đó là một cuộc khảo sát
chọn lọc hơn với mục đích xác định và đánh giá một loạt bằng chứng về CLKT từ các
nghiên cứu học thuật.
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng rất khó để đánh giá CLKT vì kết quả duy nhất có thể
quan sát được của kiểm toán là BCKT là một mẫu chung và phần lớn các báo cáo là ý
kiến trung trực và hợp lý. Một sự phát triển quan trọng trong nghiên cứu CLKT dựa trên
tiền đề rằng ‘sự khác biệt’ về CLKT tồn tại và có thể được suy ra bằng cách so sánh các
công ty hoặc nhóm KTV khác nhau. Nghiên cứu này mặc nhiên giả định rằng tất cả các
cuộc kiểm toán đều đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý và chuyên môn tối thiểu (tất nhiên trừ
trường hợp thất bại kiểm toán hoàn toàn), và do đó nghiên cứu tập trung vào CLKT khác
biệt trên mức tối thiểu theo yêu cầu pháp lý.
Bài nghiên cứu này đã cho thấy rằng hóa ra chúng ta biết nhiều hơn về CLKT hơn
chúng ta tưởng:
+ Bằng chứng chỉ ra rằng tỷ lệ thất bại kiểm toán hoàn toàn không thường xuyên,
ít hơn 1% hàng năm và phí kiểm toán khá nhỏ, chưa đến 0,1% tổng doanh thu của khách
hàng. Điều này cho thấy có thể có một mức CLKT chấp nhận được với chi phí tương đối
thấp. Thất bại kiểm toán với hậu quả kinh tế nghiêm trọng là rất không thường xuyên.
+ Cũng có bằng chứng về CLKT khác biệt (trên mức tối thiểu theo yêu cầu pháp
lý) cùng với một số khía cạnh như quy mô doanh nghiệp, chuyên môn hóa ngành, đặc
điểm văn phòng và sự khác biệt giữa các quốc gia trong hệ thống pháp lý và trách nhiệm
của KTV. Tuy nhiên, không biết mức độ tối ưu của CLKT là bao nhiêu?
+ BCKT mang nhiều thông tin, có sự hiện diện của cả thông tin tích cực và tiêu
cực;
+ CLKT gắn liền với chất lượng thu nhập;
+ CLKT bị ảnh hưởng bởi các chế độ pháp lý và các ưu đãi, động cơ mà họ tạo ra;
12
+ Có bằng chứng về sự khác biệt trong CLKT của các công ty Big 4 và giữa các
văn phòng của các công ty Big 4 và qua các chế độ pháp lý khác nhau;
+ Nghiên cứu học thuật ít có tác động đến các quy định và hoạch định chính sách
ở Mỹ, mặc dù nó có thể có ảnh hưởng nhiều hơn ở các quốc gia khác như Anh;
+ Cuối cùng, trong khi các cải cách đã thu hẹp phạm vi của các dịch vụ phi kiểm
toán do lo ngại độc lập, một trường hợp có thể được đưa ra là CLKT sẽ luôn bị nghi ngờ
nếu các dịch vụ khác được cung cấp có khả năng ảnh hưởng đến tính khách quan và sự
hoài nghi của KTV.
Favere – Marchesi, M. (2000) đã nghiên cứu về CLKT tại các nước ASEAN. Đầu
tiên, bài nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về môi trường pháp lý từ luật pháp,
quy định, các chuẩn mực chuyên môn tại các quốc gia. Thứ hai, cung cấp một phân tích
kinh tế về sự khác biệt chính giữa các quốc gia và từ đó thấy được sự khác nhau trong
chức năng của thị trường kiểm toán, với tiềm năng về CLKT không đồng đều trong khu
vực. Phân tích dữ liệu cho thấy môi trường pháp lý đa dạng giữa các nước ASEAN có thể
tạo ra môi trường kiểm toán với chất lượng khác biệt. Nhiều sự khác biệt đã được quan
sát trong các yêu cầu về năng lực của KTV, các yêu cầu liên quan đến việc thực hiện
kiểm toán và nghĩa vụ báo cáo. Hơn nữa, CLKT ở một số quốc gia bị tổn hại nghiêm
trọng do thiếu các quy tắc đảm bảo tính độc lập của KTV. Cuối cùng, một số yêu cầu
pháp lý ở một số nước ASEAN không tạo áp lực cho các KTV cung cấp dịch vụ kiểm
toán chất lượng. Một số khuyến nghị được đưa ra để cải thiện môi trường pháp lý bằng
cách đưa luật pháp và quy định quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế sẽ
mang lại CLKT thống nhất hơn trong toàn ASEAN.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính KTV tới chất lượng kiểm toán
J. Garcia-Blandon và các cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu để kiểm định
liệu giới tính của KTV có ảnh hưởng đến CLKT hay không? Bằng nghiên cứu thực
nghiệm với mẫu là các công ty niêm yết ở Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2015 và sử dụng chất lượng BCTC của khách hàng (được đo lường bằng các khoản
dồn tích tự định) để đo lường CLKT, kết quả cho thấy rằng KTV nữ cung cấp hoạt động
13
kiểm toán có chất lượng cao hơn. Hơn nữa, hiệu ứng giới tính này còn xảy ra ngay ở năm
đầu tiên khi bổ nhiệm KTV nữ thay thế KTV nam.
Shixin Yang, Yunguo Liu, Qiongdan Mai (2018) đã nghiên cứu liệu KTV nữ
mang đến CLKT tốt hơn hay không và bằng cách nào. Nghiên cứu này lần đầu tiên giải
thích các hành vi, tâm lý khác nhau giữa nam và nữ bằng lý thuyết đồng cảm (empathy
theory) và lý thuyết về xã hội hóa vai trò của giới tính (gender role socialization theory).
Bài viết sử dụng kết hợp các khoản dồn tích bất thường theo mô hình Jones (1991) và ý
kiến kiểm toán để đo lường CLKT, đó là sự kết hợp giữa chất lượng BCTC và tính độc
lập của KTV. Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm với mẫu nghiên cứu lớn
gồm 9.861 quan sát là các BCKT và BCTC đã được kiểm toán đính kèm của các công ty
niêm yết của Trung Quốc trong giai đoạn 2011 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
CLKT của KTV nam vượt xa KTV nữ. Tác giả còn phân tích kỹ hơn khi phân tích khách
hàng điều chỉnh tăng thu nhập thì CLKT ngang bằng giữa KTV nam và nữ, nhưng khi
khách hàng điều chỉnh giảm thu nhập thì CLKT của KTV nữ thấp hơn đáng kể so với
KTV nam. Sau khi kiểm soát độ tuổi và vị trí của KTV, tác giả cũng thấy rằng sự khác
biệt về giới tính KTV ảnh hưởng đến CLKT giảm đáng kể hoặc thậm chí biến mất khi
KTV vượt 45 tuổi và / hoặc vị trí của họ là người quản lý trở lên.
Khlif, H., & Achek, I, (2017), đã tổng hợp các nghiên cứu về các vấn đề về giới
tính trong các nghiên cứu về kế toán trong giai đoạn 1994-2016. Trong 25 năm đã có 64
bài nghiên cứu được công bố. Có ba luồng nghiên cứu chính về giới tính trong lĩnh vực
kế toán liên quan đến BCTC (ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng thu nhập, tính bảo
thủ và mức độ công bố thông tin tự nguyện), trong kiểm toán (ảnh hưởng của giới tính
đến phí kiểm toán, ý kiến kiểm toán, độ trễ BCKT) và các chủ đề hỗn hợp khác. Các
nghiên cứu về giới tính trong kế toán thường sử dụng phân tích thực nghiệm, dựa theo
kinh nghiệm và phỏng vấn. Phần lớn các nghiên cứu (92%) được thực hiện ở các nền
kinh tế phát triển, ảnh hưởng của giới tính đã được thể hiện thông qua đại diện nữ trong
các bộ máy quản trị nội bộ (BGĐ, ủy ban kiểm toán) (Gul và cộng sự, 2011; Kyaw và
cộng sự, 2015), quản lý cấp cao (CEO, GĐTC) (Harjoto và cộng sự, 2015; Francis và
14
cộng sự, 2013), giới tính của KTV (Ittonen và Peni, 2012; Ittonen và cộng sự, 2013) và
sự tương tác giữa khách hàng và giới KTV (Gold và cộng sự, 2009).
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đại diện nữ trong hội đồng
quản trị, ủy ban kiểm toán và quản lý cấp cao dẫn đến:
• báo cáo bảo thủ hơn thông qua việc tăng tính bảo thủ kế toán;
• mức độ công bố thông tin tự nguyện cao hơn;
• ít gây hấn với thuế hơn và ít có ý định thực hiện gian lận trong BCTC; và
• phí kiểm toán cao hơn.
Hơn nữa, KTV nữ ảnh hưởng đến CLKT thông qua:
• các khoản dồn tích bất thường (abnormal accruals) thấp hơn và phát hành BCKT
kịp thời, đúng hạn hợp đồng (shorter audit report lag);
• khả năng đưa ra ý kiến kiểm toán bất lợi cao hơn (ví dụ: ý kiến kiểm toán có
đoạn nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục); và
• phí kiểm toán cao hơn.
Đối với các nghiên cứu hỗn hợp khác thì thường sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn,
phân tích thực nghiệm, kể chuyện (storytelling), tập trung vào chủ yếu là tình trạng của
giới tính nữ trong nghề kế toán và kiểm toán.
Bài viết cũng chỉ ra hạn chế cho dòng nghiên cứu về giới tính trong kế toán là sự
phụ thuộc vào mô hình giới tính nhị nguyên đơn giản (biến giả: 1 nếu là nữ và 0 nếu là
nam). Một chỉ trích lớn khác có thể được giải quyết trong nghiên cứu về giới tính trong
kế toán là tập trung vào loại giới tính (nam so với nữ) mà không xem xét đến định hướng
giới tính. Bên cạnh đó, Ely và Meyerson (2003) cho rằng các yếu tố khác như giáo dục,
tuổi tác, nền tảng chức năng, kinh nghiệm làm việc có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành
vi bên cạnh các vấn đề giới tính.
Nghiên cứu này góp phần đánh giá, thông báo cho các nhà hoạch định chính sách
về tác động của đại diện nữ đối với các hoạt động kế toán và kiểm toán được đưa ra trong
cuộc tranh luận chính trị được hình thành chủ yếu bởi các lập luận chống phân biệt đối xử
liên quan đến phụ nữ trong các ngành quản lý và kiểm toán.
15
Hardies, K. và cộng sự (2015) nghiên cứu liệu có tồn tại phí kiểm toán cao hơn đối
với KTV nữ hay không? Bằng cách tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả giải thích
việc phí kiểm toán đối với KTV nữ có thể do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, các nghiên
cứu cho thấy các KTV nữ hạn chế quản lý thu nhập và cung cấp CLKT cao hơn (Hardies
và cộng sự, 2014). Nếu khách hàng nhận ra CLKT của KTV nữ cao hơn, thì phí kiểm
toán cao hơn là hợp lý. Thứ hai, vì phụ nữ thường được cho là dễ chịu hơn, ấm áp và cởi
mở với cảm xúc (Costa, Terracciano và McCrae, 2001), nên KTV nữ có thể có liên quan
đến sự hài lòng của khách hàng cao hơn. Sự hài lòng của khách hàng chủ yếu bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố liên quan đến mối quan hệ làm việc của KTV (ví dụ, sự chú ý cá
nhân của KTV dành cho khách hàng, xem Reheul, Van Caneghem và Verbruggen, 2013).
Thứ ba, nhu cầu đối với KTV nữ cũng có thể là một phản ứng đối với các ưu tiên nội bộ
và / hoặc áp lực bên ngoài (xem Farrell và Hersch, 2005). Thông qua nghiên cứu thực
nghiệm bằng phương pháp định lượng, nhóm tác giả phân tích 57.723 quan sát là các
công ty Bỉ đã được kiểm toán bởi 93 KTV nữ và 599 KTV nam trong giai đoạn 2008 -
2015. Kết quả cho thấy các công ty khách hàng phải trả phí kiểm toán cao hơn (khoảng
7%) cho các KTV nữ. Khoản phí chênh lệch này có thể tồn tại do sự khác biệt về giới
tính trong kiến thức, kỹ năng, khả năng, sở thích và hành vi hoặc do các yếu tố phía cung
(ví dụ: nhu cầu về sự đa dạng, nhận thức giới tính về CLKT hoặc sự hài lòng của khách
hàng).
Hardies, K. và cộng sự (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu của Bỉ để kiểm định xem liệu
KTV nam hay nữ có ảnh hưởng đến CLKT không thông qua đánh giá việc KTV phát
hành ý kiến có đoạn nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục cho các khách hàng đang
gặp khó khăn tài chính. Họ tập trung vào giới tính KTV trong nghiên cứu này bởi vì giới
tính là một đặc điểm cá nhân của KTV ảnh hưởng đến CLKT, thông qua việc giới tính có
tác động đến đánh giá và ra quyết định của KTV, ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi
ro. Ở bài nghiên cứu này, theo những nghiên cứu trước (Knechel & Vanstraelen, 2007;
Ruiz-Barbadillo, Go´mez-Aguilar, De Fuentes-Barbera´, & Garcı´a-Benau, 2004), tác giả
đo lường CLKT bằng cách kiểm tra khả năng KTV phát hành một ý kiến có đoạn nhấn
mạnh về khả năng hoạt động liên tục (going – concern opinion – GCO) cho công ty đang
16
gặp khó khăn tài chính,và khả năng KTV phát hành GCO tùy vào điều kiện tài chính của
khách hàng, có mối tương quan tích cực đến tính độc lập của KTV, và do đó ảnh hưởng
đến CLKT. Tác giả sử dụng một mẫu 7.105 công ty tư nhân Bỉ khó khăn về tài chính để
phân tích thực nghiệm. Kết quả cho thấy, khi các yếu tố khác không thay đổi, các KTV
nữ, có nhiều khả năng phát hành GCO cho các công ty khó khăn về tài chính hơn so với
KTV nam. Trong các phân tích bổ sung, họ cũng cung cấp một số bằng chứng cho thấy
các quyết định của KTV nữ chính xác hơn. Nói chung, các kết quả này cho thấy CLKT
của KTV nữ cao hơn bởi vì họ độc lập hơn và không thích rủi ro.
Kangtao Ye, Yingli Cheng, Jingyu Gao (2014) đã nghiên cứu về các đặc điểm cá
nhân của KTV như trình độ học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm, giới tính, độ tuổi ảnh
hưởng đến các sai phạm trong kiểm toán (audit failure) như thế nào. Bằng nghiên cứu
thực nghiệm với mẫu là các trường hợp KTV bị Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung
Quốc xử phạt trong giai đoạn 2000 – 2009. Kết quả cho thấy KTV nữ có tương quan
dương với các sai phạm trong kiểm toán. Điều này phù hợp với dự đoán của Niskanen và
cộng sự (2011) rằng các KTV nữ cho phép khách hàng nhiều tự do hơn. Điều này cũng
cho thấy KTV nữ cung cấp CLKT thấp hơn KTV nam.
Ferdinand A. Gul, Donghui Wu, Zhifeng Yang (2013) đã kiểm tra xem liệu CLKT
có khác nhau giữa các cá nhân KTV hay không và các đặc điểm nhân khẩu học của KTV
như nền tảng học thức, hoàn cảnh sống, giới tính, kinh nghiệm làm việc tại các công ty
Big N có ảnh hưởng đến CLKT hay không bằng bộ dữ liệu lưu trữ lớn ở Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ Bộ dữ liệu thị trường
chứng khoán và nghiên cứu kế toán Trung Quốc (China Stock Market and Accounting
Research Data Base – CSMAR). Họ phân tích khoảng 800 KTV riêng lẻ và thấy rằng có
sự khác nhau đáng kể về CLKT. Những ảnh hưởng mà các KTV cá nhân đối với CLKT
đều có ý nghĩa về mặt kinh tế và thống kê, được phát hiện ở cả công ty lớn và công ty
nhỏ. Họ cũng thấy rằng các tác động của cá nhân KTV cũng có thể được giải thích một
phần bởi các đặc điểm nhân khẩu học của KTV, chẳng hạn như nền tảng giáo dục, có
kinh nghiệm làm việc tại các công ty kiểm toán thuộc Big N hay không, và các liên kết
chính trị. Phát hiện của họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét và hiểu về CLKT
17
ở cấp độ cá nhân KTV. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về giới tính của KTV cho thấy KTV
nữ cung cấp CLKT thấp hơn KTV nam.
Nghiên cứu này cũng có những hạn chế như những đặc điểm nhân khẩu học mà họ
kiểm tra chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều đặc điểm cá nhân có thể liên quan đến đánh
giá và ra quyết định của KTV. Các nghiên cứu trong tương lai nên điều tra xem các đặc
điểm khác, chẳng hạn như kinh nghiệm nghề nghiệp, quan hệ xã hội và nền tảng gia đình,
có đóng góp vào sự thay đổi về CLKT giữa các KTV hay không. Một câu hỏi quan trọng
khác chưa được trả lời là liệu các công ty kiểm toán có chiến lược phù hợp cho KTV với
các phong cách khác nhau để giảm thiểu sự chênh lệch giữa chất lượng của các hợp đồng
kiểm toán riêng lẻ và CLKT mong muốn của các công ty kiểm toán hay không.
Một hạn chế nữa của nghiên cứu này mà nhóm nghiên cứu đã chỉ ra, đó là những
phát hiện của họ ở thị trường Trung Quốc có thể không dễ dàng được khái quát hóa ở
Hoa Kỳ bởi hai lý do chính. Đầu tiên, một số phân tích của họ, đặc biệt là các phân tích
về mối liên hệ giữa các hiệu ứng cá nhân và đặc điểm nhân khẩu học của KTV, là bản
chất thăm dò. Như vậy, những phát hiện từ các phân tích này có thể là mẫu hoặc thời gian
cụ thể, hoặc gây ra bởi các biến tương quan bị bỏ qua. Thứ hai và quan trọng hơn, đó là ở
thị trường kiểm toán Trung Quốc thì các công ty Big N chỉ chiếm một thị phần nhỏ so
với các công ty còn lại. Hơn nữa, sức mạnh của các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán khác,
chẳng hạn như sự giám sát theo quy định của Hội nghề kiểm toán, cũng khác nhau giữa
Trung Quốc và các nước phương Tây, điều này có thể hạn chế hơn nữa tính tổng quát của
những phát hiện của người viết.
Hardies, K. và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu về tính quá tự tin của KTV,
liệu KTV nam hay nữ sẽ quá tự tin hơn? Quá tự tin là một chủ đề nóng trong các nghiên
cứu về đánh giá và ra quyết định của KTV. Tính quá tự tin được mô tả là xu hướng của
mọi người tin rằng xét đoán của họ là chính xác hơn thực tế. Sự tự tin quá mức của KTV
có thể khiến cuộc kiểm toán không hiệu quả và có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý, phân
công nhân sự không phù hợp, sử dụng công nghệ không hiệu quả và phân bổ sai nguồn
lực kiểm toán. Một KTV quá tự tin cũng có thể chấp nhận sai các khách hàng mới nhưng
vẫn cố biện minh cho hành động của mình dựa trên sự phụ thuộc vào một số kỹ thuật
18
hoặc công nghệ kiểm toán hiện đại, ngay cả khi rõ ràng rằng khách hàng không nên được
chấp nhận. KTV quá tự tin có thể không tìm kiếm sự tư vấn khi điều đó là cần thiết. Hơn
nữa, KTV quá tự tin có thể tập trung nhiều hơn vào dữ liệu tài chính và ít hơn vào dữ liệu
phi tài chính hoặc ngược lại. Bài nghiên cứu muốn đánh giá sự khác biệt về giới tính có
ảnh hưởng đến sự tự tin thái quá của KTV hay không? Trong bài báo này, hai thí nghiệm
(122 người tham gia và 597 người tham gia) được trình bày để kiểm tra mức độ tự tin của
KTV nam và nữ. Trái với dự đoán, kết quả của họ không cung cấp bằng chứng cho sự
khác biệt giới tính có ảnh hưởng đến sự tự tin thái quá trong cộng đồng KTV.
Hardies, K. và cộng sự (2010) phân tích sự khác nhau trong giới tính của KTV liệu
có ảnh hưởng đến CLKT hay không? Bài viết đã phân tích CLKT bị ảnh hưởng bởi tổng
hợp các đặc điểm của cá nhân KTV (chuyên môn, khả năng giải quyết vấn đề, phản ứng
với rủi ro, kinh nghiệm và tính độc lập), đặc điểm của nhóm kiểm toán (thành phần
nhóm, sự thân thuộc), các yếu tố thuộc về công ty (văn hóa công ty, quy mô công ty, giá
phí, các dịch vụ phi kiểm toán) và các yếu tố bên ngoài (ủy ban kiểm toán, các quy định
và áp lực thời gian). Trong đó, tác giả đã phân tích sâu vào các đặc điểm cá nhân, tác giả
sử dụng bảng câu hỏi để kiểm tra ba khía cạnh: phản ứng với rủi ro (ác cảm hay đồng
cảm), khả năng giải quyết vấn đề (bao gồm cả khả năng toán học) và tính độc lập. Kết
quả khảo sát cho thấy rằng, KTV nữ có phần không thích rủi ro hơn so với KTV nam,
nhưng họ không tìm thấy sự khác biệt giới tính trong các đặc điểm cá nhân khác.
Theo Chin, Chen-lung and Chi, Hsin-Yi (2008), các nghiên cứu trước đây cho
thấy, nói chung, phụ nữ thường không thích rủi ro và hành động có đạo đức hơn nam
giới. Mục tiêu của bài viết này là kiểm tra ảnh hưởng của giới đến CLKT, được đo lường
bằng các khoản dồn tích tự định và khả năng đưa ra ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh
về khả năng hoạt động liên tục (Going concern opinion – GCO). Bài viết này sử dụng
một mẫu duy nhất của các công ty niêm yết ở Đài Loan, nơi các BCTC phải được kiểm
toán và chứng nhận dưới tên của hai KTV cũng như tên của một công ty kiểm toán. Kết
quả cho thấy khách hàng có các khoản dồn tích tự định thấp hơn khi được kiểm toán bởi
các KTV nữ, chủ phần hùn hoặc KTV. Ngoài ra, khách hàng có các khoản dồn tích tự
định thấp nhất khi cả chủ phần hùn và KTV là nữ. Cuối cùng, nghiên cứu này cũng chỉ ra
19
rằng phương sai trong các khoản dồn tích tăng đơn điệu với số lượng KTV nam. Là một
thước đo thay thế cho CLKT, tác giả cũng kiểm tra và thấy rằng các KTV nữ có nhiều
khả năng đưa ra GCO hơn so với KTV nam. Tuy nhiên, tác giả cũng thấy rằng xu hướng
KTV nữ phát hành GCO được thúc đẩy chủ yếu bởi các công ty Big 4. Các phân tích sâu
hơn cho thấy rằng không có sự khác biệt về chuyên môn trong ngành giữa các chủ phần
hùn nữ và nam; do đó, kết quả không bị chi phối bởi chuyên môn trong ngành. Cuối
cùng, tác giả thấy rằng mặc dù các KTV nữ lựa chọn khách hàng dễ và đơn giản hơn, kết
luận chính vẫn không thay đổi sau khi kiểm soát rủi ro tài chính của khách hàng. Các kết
quả này cùng nhau cung cấp bằng chứng nhất quán rằng giới tính của KTV ký BCKT có
ảnh hưởng đến sự khác biệt của CLKT, ít nhất là đối với các khoản tích lũy tự định và
khả năng phát hành GCO.
Janne Chung and Gary S. Monroe (2001) nghiên cứu xem xét ảnh hưởng giới tính
và độ phức tạp của nhiệm vụ đối với tính chính xác của các xét đoán. Những người tham
gia được yêu cầu đánh giá liệu khoản mục hàng tồn kho có được trình bày trung thực hay
không trong tình huống có sai sót trọng yếu trong khoản mục hàng tồn kho. Kết quả cho
thấy, KTV nữ ra quyết định chính xác hơn trong các nhiệm vụ phức tạp hơn. Tương tự,
Ed O'Donnell, Eric N. Johnson (2003) cũng thực hiện nghiên cứu này ở Mỹ. Với mẫu 28
KTV tham gia (gồm 16 nam và 12 nữ), với trung bình là ba năm kinh nghiệm, đến từ các
công ty kiểm toán thuộc nhóm Big5. Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự
cho các ứng viên tham gia các thủ tục phân tích dữ liệu với mức độ phức tạp tăng dần,
với những thông tin khách hàng cung cấp như nhau. Kết quả cho thấy, KTV nữ thể hiện
hiệu quả cao hơn trong xử lý thông tin đối với nhiệm vụ phức tạp hơn so với nhiệm vụ ít
phức tạp hơn, trong khi nam giới thể hiện hiệu quả cao hơn đối với nhiệm vụ ít phức tạp
hơn so với nhiệm vụ phức tạp hơn.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Các nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân KTV ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm toán
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về CLKT đã được thực hiện nhiều, tuy nhiên các
nghiên cứu về đặc điểm cá nhân KTV mới chỉ dừng lại ở các đặc điểm được quy định
20
trong chuẩn mực, như tính độc lập, thái độ hoài nghi nghề nghiệp, năng lực chuyên
môn,… và các yếu tố ảnh hưởng đến các yếu tố này làm ảnh hưởng đến CLKT. Có một
vài nghiên cứu có nhắc đến các đặc điểm cá nhân của KTV nhưng chỉ đơn thuần là khảo
sát để khẳng định lại những đặc điểm quan trọng mà KTV cần có. Sau đây là một số
nghiên cứu nổi bật có liên quan đến bài nghiên cứu:
Hoàng Thị Thu Hương (2016) nghiên cứu tác động của tính độc lập, kinh nghiệm
và tinh thần trách nhiệm của KTV đến CLKT BCTC bằng nghiên cứu thực nghiệm tại
các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn TP. HCM. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách
nhiệm của KTV đến CLKT BCTC. Đồng thời xác định nhân tố nào trong ba nhân tố trên
ảnh hưởng mạnh nhất đến CLKT dựa trên khảo sát thực tế dưới góc nhìn của các KTV tại
các CTKT độc lập tại TP. HCM. Cả ba giả thuyết đưa ra đều là các biến này có mối quan
hệ đồng biến với CLKT. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi và thang đo dựa trên nghiên cứu
của DeAngelo (1981) và Beatty (1989) và các quy định trong Chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp. Qua dữ liệu thu thập được từ mẫu 205 KTV tại các công ty kiểm toán độc lập tại
TP. HCM và thực hiện các bước xử lý số liệu, kết quả cho thấy cả ba nhân tố đều ảnh
hưởng thuận chiều đến CLKT với mức độ khác nhau. Theo đó, nhân tố tinh thần trách
nhiệm có mức ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là tính độc lập và kinh nghiệm. Kết quả này
tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Suyono (2011).
Nguyễn Thị Ngọc Mai (2013) nghiên cứu tầm quan trọng của một số thuộc tính cá
nhân KTV đối với CLKT của các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Nghiên cứu này
được thực hiện trên ba nhóm đối tượng gồm nhóm KTV nhiều kinh nghiệm và kiến thức
nhất, trưởng nhóm và nhóm trợ lý KTV. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi dựa trên nền của
20 thuộc tính được rút ra từ nghiên cứu của hai tác giả Mohammad J. Abdolmohammadi
và James Shanteau. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm năm thuộc tính cá nhân quan
trọng nhất được lựa chọn bao gồm khả năng chịu đựng được áp lực, tinh thần trách
nhiệm, tính cẩn thận, tinh thần đồng đội và khả năng quản lý thời gian. Từ đó, tác giả đưa
ra các đề xuất, kiến nghị cho bản thân KTV, công ty kiểm toán và các đối tượng khác có
liên quan. Hạn chế của nghiên cứu này là tác giả thực hiện khảo sát để đánh giá mức độ
21
quan trọng của các thuộc tính cá nhân ảnh hưởng đến CLKT mà không định lượng mức
độ ảnh hưởng của từng thuộc tính là như thế nào? Bên cạnh đó việc khảo sát lúc này cũng
có nhược điểm là người được khảo sát chỉ liệt kê mà không giải thích lý do tại sao.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính
Ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính, phần nhiều
các nghiên cứu này được thực hiện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Một số nghiên
cứu nổi bật ở Việt Nam sẽ được trình bày dưới đây.
Đinh Ngọc Tú (2016) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính nữ trong Hội
đồng quản trị và BGĐ đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bằng nghiên cứu thực nghiệm
với dữ liệu là 163 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM (HOSE)
giai đoạn 2010 – 2015 tương ứng với 978 quan sát, và biến phụ thuộc là hành vi điều
chỉnh lợi nhuận được đo lường thông qua biến dồn tích có điều chỉnh (DA). Kết quả
nghiên cứu khá thú vị khi cho thấy rằng công ty có từ ba nữ trong HĐQT trở lên thì làm
giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận, số lượng thành viên nữ điều hành trong HĐQT càng
cao thì càng làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Có mối quan hệ nghịch chiều giữa
chủ tịch HĐQT, CEO, GĐTC là nữ với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Hoàng Thị Phương Thảo và các cộng sự (2015) đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm
hiểu mối quan hệ giữa đa dạng hóa giới tính trong bộ máy quản lý doanh nghiệp và thành
quả của công ty. Bằng nghiên cứu thực nghiệm với mẫu là 699 công ty phi tài chính niêm
yết trên sàn chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ 2007
đến 2013, tác giả đã cho thấy rằng CEO là nữ giới có xu hướng chấp nhận rủi ro thấp hơn
so với CEO là nam giới, nhưng lại tạo ra thành quả cao hơn. Tỷ lệ nữ giới trong hội đồng
quản trị không có tác động cải thiện thành quả công ty.
Nguyễn Thị Mộng Thúy (2015) đã thực hiện nghiên cứu về sự đa dạng giới tính
trong ban điều hành ảnh hưởng đến chi phí đại diện như thế nào? Tác giả sử dụng dữ liệu
từ 80 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE từ năm 2006 đến năm
2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa giới tính làm giảm chi phí đại diện và
nâng cao hiệu quả hoạt động, do giới tính đa dạng mang lại sự đa dạng về quan điểm và
22
nâng cao chất lượng ra quyết định của ban điều hành và bên cạnh đó các thành viên nữ
được tìm thấy đã nỗ lực nhiều hơn đến việc giám sát hoạt động của công ty.
1.2. Xác định khe hổng nghiên cứu
1.2.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu những nghiên cứu trước
Về CLKT, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện cả ở những nước phát triển
và đang phát triển, rất nhiều khái niệm và cách đo lường CLKT được đưa ra. Trong đó,
được sử dụng nhiều nhất có lẽ là định nghĩa của DeAngelo (1981), rằng “CLKT là khả
năng KTV phát hiện sai sót trên BCTC của khách hàng và báo cáo sai sót đó” và sử dụng
nhiều thước đo để đo lường CLKT.
Đi sâu vào các nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân KTV ảnh hưởng đến CLKT,
đặc biệt là các nghiên cứu về giới tính của KTV. Các nghiên cứu này trên thế giới được
thực hiện khá nhiều. Trong giai đoạn 1994 – 2016 (25 năm), đã có 64 bài nghiên cứu
được công bố (Khlif, H., & Achek, I, (2017)).
Kiểm toán là một quá trình xét đoán và ra quyết định của KTV. Vì vậy, sự khác
nhau của giới tính ảnh hưởng đến xét đoán của KTV cũng ảnh hưởng đến CLKT.
Như DeFond và Zhang (2014) đã tổng hợp, có nhiều thước đo CLKT được sử
dụng, như đo lường dựa trên đầu ra: GCO, trình bày lại BCTC, hay chất lượng BCTC.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác định ảnh hưởng của giới tính KTV đến
CLKT dựa trên những thước đo này.
Các nghiên cứu được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, cả định tính
và định lượng. Nhìn chung hầu hết các nghiên cứu trước đây đều lập luận rằng phụ nữ
thường kỹ tính, cẩn thận, không thích mạo hiểm, rủi ro, hành xử và giao tiếp mềm mỏng,
khả năng chịu áp lực trong công việc cao nên thường có khả năng sắp xếp tốt, chú ý đến
chất lượng nhiều hơn nên CLKT mà các KTV nữ cung cấp cao hơn KTV nam. Tuy
nhiên, gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về các lý thuyết tâm lý học, các
nghiên cứu về sinh lý để giải thích nhiều hơn về cách hành xử khác nhau của giới tính
nam và nữ, điển hình là nghiên cứu của Shixin Yang, Yunguo Liu, Qiongdan Mai (2018).
Các nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều thời điểm và không gian khác nhau đem lại
23
những kết quả khác nhau nhưng đều có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định.
(Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam được tóm tắt ở phụ lục số 1).
1.2.2. Xác định khe hổng nghiên cứu
Qua tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về CLKT nói chung và đặc
biệt là các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính KTV đến CLKT, tác giả thấy rằng, trên
thế giới, các nghiên cứu về vấn đề này rất nhiều, tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu
này còn khá hạn chế và chưa được thực hiện nhiều.
Hơn nữa các nghiên cứu tại Việt Nam đánh giá CLKT ở cấp độ cá nhân KTV chủ
yếu thực hiện đo lường bằng dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi về tính độc lập, thái
độ hoài nghi nghề nghiệp, … Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu
hỏi như thế cũng có nhiều điểm yếu, đặc biệt là bảng câu hỏi được sử dụng để tìm hiểu về
tính cách, kết quả thường thể hiện tính cách mà người được khảo sát muốn hướng đến
chứ không hẳn là tính cách thực của họ, hơn nữa, người nghiên cứu sẽ không kiểm soát
được kết quả khảo sát do có thể người được khảo sát trả lời cho có, dẫn đến kết quả
nghiên cứu chỉ mang ý nghĩa lý luận mà chưa có nhiều ý nghĩa thực tế.
Các nghiên cứu về giới tính tại Việt Nam phần nhiều được tìm thấy ở chuyên
ngành tài chính ngân hàng với các chủ đề chính như ảnh hưởng của giới tính nữ hay sự
đang dạng hóa giới tính trong HĐQT, hay ban điều hành ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của công ty hay ảnh hưởng đến chi phí đại diện. Một số nghiên cứu khác được tìm
thấy trong lĩnh vực kế toán, đó là các nghiên cứu về giới tính nữ trong HĐQT, ban điều
hành, CEO, GĐTC ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Vì vậy, để đóng góp
thêm vào kho tàng những nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính, tác giả lựa chọn đề tài:
“Ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu
thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm
luận văn thạc sĩ của mình. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị vì kết luận của nghiên
cứu sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự lựa chọn KTV bởi các doanh nghiệp sử dụng
dịch vụ kiểm toán, việc phân công nhân sự cho các nhiệm vụ kiểm toán, các hoạt động
kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán và đưa ra những ý kiến góp ý chính sách cho
các cơ quan quản lý nhằm nâng cao CLKT.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương này, tác giả đã trình bày tổng quan một số nghiên cứu được công bố
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu như CLKT, các yếu tố ảnh hưởng
đến CLKT, đặc biệt là giới tính. Từ đó, nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu để làm
cơ sở chứng minh cho tính cần thiết khi lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Chương tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và các khái niệm cơ bản có liên quan
đến đề tài để làm khung lý thuyết khi thực hiện nghiên cứu.
25
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này gồm 2 phần: phần đầu tiên đề cập đến các khái niệm liên quan như:
chất lượng, CLKT, khuôn mẫu về CLKT và khái niệm về giới tính. Phần tiếp theo sẽ
trình bày các lý thuyết nền tảng giải thích về nhu cầu kiểm toán, nhu cầu về CLKT, vai
trò của các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT và các lý thuyết về tâm lý học để giải thích sự
khác nhau giữa giới tính nam và nữ.
2.1. Các khái niệm căn bản
2.1.1. Định nghĩa chất lượng
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt (2010, trang 578) thì “Chất lượng là một
phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính
ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính
khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái
liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao
quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì
không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật
về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng
của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống
nhất của chất lượng và số lượng”.
Theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015 (mục 2.2.1: Các khái niệm cơ bản) đã định
nghĩa “Một tổ chức định hướng vào chất lượng sẽ thúc đẩy văn hóa giúp dẫn đến hành
vi, thái độ, hoạt động và quá trình mang lại giá trị thông qua việc đáp ứng nhu cầu và
mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm khác có liên quan. Chất lượng sản phẩm
và dịch vụ của tổ chức được xác định bằng khả năng thỏa mãn khách hàng và ảnh hưởng
mong muốn và không mong muốn tới các bên quan tâm liên quan. Chất lượng của sản
phẩm và dịch vụ không chỉ bao gồm chức năng và công dụng dự kiến mà còn bao gồm cả
giá trị và lợi ích được cảm nhận đối với khách hàng.”
Như vậy, ta có thể thấy có khá nhiều các khái niệm chất lượng khác nhau tồn tại,
chưa có sự thống nhất cụ thể, vì đứng ở những giác độ khác nhau, sẽ cho ta những góc
nhìn và quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các khái
26
niệm về chất lượng đều có đặc điểm chung là tập hợp các đặc tính của thực thể thể hiện
khả năng thỏa mãn nhu cầu và phù hợp với nhu cầu. Vì không riêng bất kỳ một loại sản
phẩm hay một dịch vụ nào, nếu không thỏa mãn và phù hợp với nhu cầu của người sử
dụng thì khó có thể tồn tại lâu dài.
2.1.2. Định nghĩa CLKT
Trong bài nghiên cứu tổng hợp về CLKT của Ann L. Watkins, William Hillison,
Susan E. Morecroft (2004) đã tổng hợp rằng: nhiều tài liệu thường định nghĩa CLKT
tương ứng với mức độ mà kiểm toán phù hợp với chuẩn mực kiểm toán hiện hành.
(Krishnan và Schauer, 2001; Tie, 1999; McConnell và Banks, 1998; Aldhizer và cộng sự,
1995 và Cook, 1987). Ngược lại, các nhà nghiên cứu kế toán xác định nhiều khía cạnh
của CLKT và các khía cạnh này thường dẫn đến các định nghĩa dường như khác nhau.
Một số định nghĩa phổ biến hơn về CLKT bao gồm (1) khả năng KTV phát hiện ra sai sót
của khách hàng và báo cáo những sai sót đó (DeAngelo, 1981); (2) CLKT là xác suất mà
một KTV sẽ lưu ý phát hành một báo cáo không phải dạng chấp nhận toàn phần vì trong
đó có chứa sai sót trọng yếu (Lee và cộng sự, 1999); (3) CLKT là tính chính xác của
thông tin được báo cáo bởi KTV (Titman và Trueman, 1986; Beatty, 1989; Krinsky và
Rotenberg, 1989; Davidson và Neu, 1993), và (4) CLKT là thước đo khả năng của kiểm
toán để giảm độ nhiễu (noise), sự thiên lệch (bias) và cải thiện tính chất trong dữ liệu kế
toán (Wallace,1980).
Nói chung, CLKT là một khái niệm khá rộng và trừu tượng. Tùy thuộc vào góc
nhìn khác nhau, mục đích hướng tới khác nhau dẫn tới khái niệm khác nhau.
2.1.3. Khuôn mẫu CLKT
Nền kinh tế ngày càng phát triển, các yêu cầu về thông tin kế toán ngày càng cao,
đặc biệt về mặt chất lượng. Mục đích kiểm toán là nâng cao độ tin cậy của thông tin kế
toán vì vậy nghiên cứu để nâng cao CLKT luôn được quan tâm và vô cũng cần thiết.
Nhiều nghiên cứu đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về CLKT cũng như nhiều cách đo
lường CLKT. Vì vậy càng thấy rằng CLKT là một chủ đề phức tạp và không có định
nghĩa hay phân tích nào về nó đã đạt được sự công nhận phổ quát, việc áp dụng các
nghiên cứu cũng gặp khó khăn. Nắm bắt được vấn đề đó, năm 2014, sau quá trình xây
27
dựng, thu thập ý kiến đóng góp của các công ty kiểm toán lớn cũng như các nhà nghiên
cứu, IAASB đã ban hành khuôn khổ về CLKT với tên gọi: A framework Audit quality:
Key elements that create an environment for Audit quality (tạm dịch là: Một khuôn mẫu
về CLKT: Những yếu tố chính tạo ra môi trường cho CLKT). Đây là tài liệu chính thức
đầu tiên về CLKT được công bố bởi tổ chức quốc tế chính quy – IAASB. Tài liệu mang
tính chất tham khảo tạo môi trường trao đổi, thảo luận của những chuyên gia trên thế giới
để nhằm cải tiến nâng cao liên tục CLKT, và không dùng thay thế cho chuẩn mực kiểm
toán hay chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các quy định khác.
Khuôn mẫu về CLKT được xây dựng với ba mục tiêu chính:
+ Nâng cao nhận thức về các yếu tố chính của CLKT,
+ Khuyến khích các bên liên quan chính tìm ra giải pháp để nâng cao CLKT,
+Tạo điều kiện đối thoại tốt hơn giữa các bên liên quan chính về chủ đề này.
Theo quan điểm của IAASB, có thể đạt được một cuộc kiểm toán chất lượng khi ý
kiến của KTV về BCTC được dựa trên bằng chứng kiểm toán thích hợp có được bởi một
nhóm tham gia:
• Thể hiện các giá trị, đạo đức và thái độ phù hợp;
• Có đủ kiến thức và kinh nghiệm và có đủ thời gian phân bổ để thực hiện công
việc kiểm toán;
• Áp dụng một quy trình kiểm toán và quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt;
• Cung cấp các báo cáo có giá trị và kịp thời; và
• Tương tác thích hợp với nhiều bên liên quan khác nhau.
Nhiều yếu tố góp phần làm tăng CLKT được thực hiện một cách nhất quán.
IAASB tin rằng việc mô tả các yếu tố này rất có ích trong việc khuyến khích các công ty
kiểm toán và các bên liên quan khác thử thách bản thân về việc liệu họ có thể làm gì
nhiều hơn để tăng CLKT trong môi trường cụ thể của họ.
Các yếu tố chính của CLKT được xác định bởi Khuôn khổ là:
(a) Các nhân tố đầu vào
(b) Nhân tố quy trình
(c) Các nhân tố đầu ra
28
chain)
(d) Các tương tác chính trong Chuỗi cung ứng BCTC (financial reporting supply
(e) Các nhân tố bối cảnh.
Với mục tiêu và nội dung cụ thể, IAASB mong muốn nâng cao chất lượng và tính
thống nhất trong việc thực hiện kiểm toán và củng cố niềm tin của công chúng đối với
hoạt động kiểm toán trên thế giới. Khuôn mẫu được áp dụng cho các cấp độ: nhóm kiểm
toán, doanh nghiệp kiểm toán và quốc gia.
(a) Các yếu tố đầu vào
Đầu vào được nhóm thành các yếu tố đầu vào sau:
- Các giá trị, đạo đức và thái độ của KTV, do đó, bị ảnh hưởng bởi văn hóa trong
công ty kiểm toán; và
- Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của KTV và thời gian dành cho họ để thực
hiện kiểm toán.
Trong các yếu tố đầu vào ở trên, các thuộc tính chất lượng được tổ chức thêm giữa
các yếu tố áp dụng trực tiếp tại:
- Mức độ nhóm kiểm toán;
- Cấp độ của một công ty kiểm toán, và do đó gián tiếp đối với tất cả các cuộc
kiểm toán được thực hiện bởi công ty kiểm toán đó; và
- Cấp quốc gia (hoặc quyền tài phán) và do đó gián tiếp cho tất cả các công ty
kiểm toán hoạt động tại quốc gia đó và các cuộc kiểm toán mà họ thực hiện.
(b) Nhân tố quy trình
Sự nghiêm ngặt của quy trình kiểm toán và quy trình kiểm soát chất lượng ảnh
hưởng đến CLKT.
(c) Các nhân tố đầu ra
Các kết quả đầu ra bao gồm BCKT, BCTC đã được kiểm toán, báo cáo minh bạch,
báo cáo kiểm soát CLKT, và thông tin tư vấn khách hàng sau khi thực hiện kiểm toán.
Các nhân tố đầu ra liên quan đến chuỗi cung ứng của BCTC, đều tác động và chịu ảnh
hưởng bởi các bên có liên quan như: KTV, DNKT, khách hàng và các quy định về kiểm
29
toán. Việc kiểm soát chất lượng sẽ đảm bảo kết quả đầu ra là hữu ích, kịp thời, đáng tin
cậy và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
(d) Các tương tác chính trong Chuỗi cung ứng BCTC
Trong báo cáo năm 2008 của IFAC “Chuỗi cung ứng báo cáo tài chính: Quan
điểm và định hướng trong ngắn hạn” đã mô tả chuỗi cung ứng báo cáo tài chính là những
người và các quy trình liên quan đến việc chuẩn bị, phê duyệt, kiểm toán, phân tích và sử
dụng báo cáo tài chính.
Mặc dù mỗi bên liên quan trong chuỗi đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
nâng cao chất lượng BCTC, cách thức mà các bên liên quan tương tác có thể có tác động
cụ thể đến CLKT. Các tương tác này, bao gồm cả chính thức và không chính thức, sẽ bị
ảnh hưởng bởi bối cảnh kiểm toán được thực hiện và cho phép tồn tại mối quan hệ động
giữa đầu vào và đầu ra. Ví dụ, các cuộc thảo luận giữa KTV và ủy ban kiểm toán của một
công ty niêm yết ở giai đoạn lập kế hoạch có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các kỹ năng
chuyên môn (đầu vào), hình thức và nội dung của báo cáo KTV đối với những người chịu
trách nhiệm quản trị (đầu ra). Ngược lại, đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân,
có thể có sự gần gũi với các chủ sở hữu trong quá trình kiểm toán. Trong những trường
hợp này, có thể có các giao tiếp không chính thức thường xuyên, làm ảnh hưởng đến
CLKT.
(e) Yếu tố hoàn cảnh
Có một số yếu tố môi trường hoặc bối cảnh, chẳng hạn như luật pháp, quy định và
quản trị doanh nghiệp, có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC, do đó có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến CLKT. Khi thích hợp, KTV phản ứng với các yếu tố
này khi xác định cách tốt nhất để có đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.
IAASB tuyên bố rằng mặc dù chất lượng của một cuộc kiểm toán riêng lẻ sẽ bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào, quy trình, đầu ra và tương tác được mô tả trong Khuôn
khổ này, nhưng bản thân Khuôn khổ CLKT không đủ để đánh giá chất lượng của một cá
nhân KTV. Điều này là do cần phải xem xét chi tiết các vấn đề như tính chất, thời gian và
mức độ của bằng chứng kiểm toán để tránh các rủi ro sai sót trọng yếu trong một cuộc
30
kiểm toán cụ thể, sự phù hợp của các phán quyết kiểm toán và tuân thủ chuẩn mực có liên
quan.
Tóm lại, khuôn mẫu CLKT được xây dựng và công bố bởi IAASB là cơ sở quan
trọng góp phần xác định đầy đủ, rõ nét hơn về kiểm soát chất lượng và góp phần nâng
cao CLKT vì nó đã:
- Nâng cao mức độ nhận thức và hiểu biết giữa các bên liên quan và các yếu tố cấu
thành quan trọng của CLKT.
- Cho phép các bên liên quan nhận ra các yếu tố nên được quan tâm, để từ đó
khuyến khích các hành động thiết thực nâng cao và truyền đạt thông tin tốt hơn về
CLKT, nâng cao CLKT, củng cố lòng tin của người sử dụng.
- Hỗ trợ thiết lập chuẩn mực ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Thúc đẩy các nhà nghiên
cứu tiếp tục nghiên cứu sâu và mở rộng hơn về chủ đề này.
- Tạo điều kiện cho sự trao đổi và mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa IAASB và các bên
liên quan chính và giữa các bên liên quan chính với nhau.
- Mở ra một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa những hiểu biết đầy đủ hơn,
và nguyên tắc cơ bản trong ngành nghề kiểm toán, từ đó góp phần không nhỏ đến
việc nâng cao CLKT trong tương lai.
2.2. Các lý thuyết nền tảng
2.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm
Đây là lý thuyết đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích nhu cầu kiểm toán,
nhu cầu về CLKT và vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT.
Lý thuyết ủy nhiệm hay còn gọi là lý thuyết đại diện (Agency theory) được xây
dựng đầu tiên bởi Ross (1973) và sau đó được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976).
Lý thuyết này đề cập đến mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy
nhiệm (agent) thông qua hợp đồng. Trong đó, bên được ủy nhiệm sẽ thực hiện một số
công việc đại diện cho bên ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy
nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, dẫn đến nảy sinh
những xung đột lợi ích. Mâu thuẫn quyền lợi này còn được gọi là vấn đề của người ủy
31
nhiệm và người được ủy nhiệm. Mối quan hệ ủy nhiệm xuất hiện rõ trong hai trường hợp
đó là xung đột giữa cổ đông và nhà quản lý và giữa chủ nợ và con nợ (công ty).
Thông thường, bên được ủy nhiệm (người quản lý hay con nợ) được mong đợi sẽ
hành xử theo hướng mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm (cổ đông hay chủ nợ)
nhưng bản thân bên được ủy nhiệm cũng theo đuổi những lợi ích riêng. Bên được ủy
nhiệm có thể đưa ra những quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và có
xu hướng quên đi lợi ích của bên ủy nhiệm để đạt được mức lợi ích nào đó. Trong bối
cảnh đó, hiện tượng bất cân xứng thông tin là điều không thể tránh khỏi. Tất cả những tổn
thất về giá trị do mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm được xem là chi
phí ủy nhiệm. Có ba loại chi phí ủy nhiệm, đó là chi phí giám sát, chi phí liên kết, các chi
phí khác. Những chi phí này để đầu tư vào hệ thống kiểm soát cần thiết để giảm thiểu
việc thiếu thông tin của bên ủy nhiệm và giảm thiểu rủi ro thông tin qua việc chia sẻ rủi
ro với bên được ủy nhiệm nhờ những biện pháp kích thích dựa trên kết quả đầu ra.
Theo Healy và Palepu (2001), kiểm toán được xem là yếu tố thiết yếu trong việc
giám sát các mối quan hệ ủy nhiệm và công bố thông tin phát sinh từ sự bất cân xứng
thông tin và xung đột lợi ích giữa hai bên. Vì vậy, bất kỳ một mong muốn tác động lên
BCTC theo hướng có lợi cho bất kỳ một bên nào không trung thực và hợp lý, sẽ được
loại trừ khi BCTC được kiểm toán. Vì vậy, vai trò của kiểm toán có liên quan đến hai vấn
đề mâu thuẫn về lợi ích và thông tin bất cân xứng trên hợp đồng ủy nhiệm.
Theo Jensen và Meckling (1976) cũng cho rằng kiểm toán giảm thiểu xung đột
giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Kiểm toán đóng vai trò vừa làm giám sát cho
bên ủy nhiệm vừa là giúp cho bên được ủy nhiệm khẳng định là không làm sai vì KTV sẽ
báo cáo phát hiện những sai sót trọng yếu trong BCTC đã được kiểm toán.
Xuất phát từ sự bất đồng trong việc ủy nhiệm, mâu thuẫn của sự ủy nhiệm càng
cao càng làm tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo của bên thứ ba, theo đó yêu cầu về CLKT
sẽ cao hơn, yêu cầu này là định hướng quan trọng trong nhu cầu của khách hàng về
CLKT thông qua việc lựa chọn công ty kiểm toán quy mô lớn hoặc công ty kiểm toán có
danh tiếng hơn, KTV có năng lực, kinh nghiệm hoặc chuyên môn cao hơn.
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán

More Related Content

What's hot

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...NOT
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfGiao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfNgaL139233
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Mua Lặp Lại Sản Phẩm
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Mua Lặp Lại Sản PhẩmLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Mua Lặp Lại Sản Phẩm
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Mua Lặp Lại Sản Phẩm
 
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty trách nhiệm ...
 
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAYLuận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bê tông, HAY
 
Khóa Luận Đánh Giá Hiệu Quả Quản trị Nhân Lực qua Chỉ Số Kpi
Khóa Luận Đánh Giá Hiệu Quả Quản trị Nhân Lực qua Chỉ Số KpiKhóa Luận Đánh Giá Hiệu Quả Quản trị Nhân Lực qua Chỉ Số Kpi
Khóa Luận Đánh Giá Hiệu Quả Quản trị Nhân Lực qua Chỉ Số Kpi
 
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!
ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm phomai con bò cười!
 
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Mobifone
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại MobifoneLuận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Mobifone
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Mobifone
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH Lan Phố, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH Lan Phố, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH Lan Phố, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH Lan Phố, HAY
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAYNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty bê tông, 9đ
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty bê tông, 9đLuận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty bê tông, 9đ
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty bê tông, 9đ
 
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfGiao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
 

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán

Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...hieu anh
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...hieu anh
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Hài Lòng Của Công Chức Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Hài Lòng Của Công Chức Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Hài Lòng Của Công Chức Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Hài Lòng Của Công Chức Tại Ngân Hàng
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm YếtLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lƣợng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Sự Tuân Thủ Công Bố Thông Tin Bắt Buộc...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Độ...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -----------0o0----------- NGUYỄN THỊ NGỌC CẦM ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -----------0o0----------- NGUYỄN THỊ NGỌC CẦM ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán (Hướng nghiên cứu) Mã ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KHÁNH LÂM TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Khánh Lâm. Các thông tin, số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực, khách quan và có trích dẫn rõ ràng về nguồn gốc. Người cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Ngọc Cầm
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3 6. Những đóng góp của đề tài........................................................................................3 7. Kết cấu của luận văn..................................................................................................3 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY..............................5 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng kiểm toán...................................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................5 1.1.1.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán .....................................................5 1.1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính KTV tới chất lượng kiểm toán ................................................................................................................................. 12 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................................... 19 1.1.2.1. Các nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân KTV ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán .................................................................................................................19
  • 5. 1.1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính...............................................21 1.2. Xác định khe hổng nghiên cứu................................................................................22 1.2.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu những nghiên cứu trước.................................22 1.2.2. Xác định khe hổng nghiên cứu .........................................................................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................24 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................25 2.1. Các khái niệm căn bản ............................................................................................25 2.1.1. Định nghĩa chất lượng.......................................................................................25 2.1.2. Định nghĩa CLKT .............................................................................................26 2.1.3. Khuôn mẫu CLKT ............................................................................................26 2.2. Các lý thuyết nền tảng.............................................................................................30 2.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm...........................................................................................30 2.2.2. Lý thuyết đồng cảm (Empathy theory) và lý thuyết xã hội hóa vai trò giới tính (Socialization of gender roles theory).........................................................................32 2.2.3. Lý thuyết tín hiệu..............................................................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................34 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................35 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn .........................................................................35 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................................36 3.2.1. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................36 3.2.1.1. Tại sao lại đo lường CLKT bằng chất lượng BCTC? ................................36 3.2.1.2. Mô hình định lượng chất lượng kiểm toán.................................................37 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................45 3.2.2.1. Sự khác biệt về giới tính trong một số đặc tính nghề nghiệp.....................45 3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm có liên quan...........................................47 3.2.2.3. Một số lý thuyết liên quan..........................................................................48 3.3. Mẫu..........................................................................................................................48 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu.............................................................49 3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................49
  • 6. 3.4.2. Phân tích tương quan ........................................................................................49 3.4.3. Kiểm định mô hình hồi quy..............................................................................49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................51 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................52 4.1. Phân tích thống kê mô tả.........................................................................................52 4.2. Phân tích tương quan và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến..................................54 4.3. Phân tích mô hình hồi quy ......................................................................................57 4.3.1. Kiểm định Hausman .........................................................................................57 4.3.2. Kiểm định F-test ...............................................................................................58 4.3.3. Kiểm định phương sai thay đổi.........................................................................58 4.3.4. Kiểm định tự tương quan..................................................................................59 4.3.5. Phân tích hồi quy ..............................................................................................60 4.4. Nghiên cứu mở rộng................................................................................................63 4.4.1.Nghiên cứu mở rộng thứ nhất: Sử dụng biến trình bày lại để đo lường CLKT63 4.4.2. Nghiên cứu mở rộng thứ hai: Phân tích với một mẫu thay đổi ........................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................69 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................70 5.1. Bàn luận kết quả......................................................................................................70 5.2. Gợi ý các chính sách ...............................................................................................72 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung AO Audit opinion – Ý kiến kiểm toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám đốc CEO Chief Executive Officer - Giám đốc điều hành CFO Cash flows from operating – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh CLKT Chất lượng kiểm toán DA Discretionary accruals: Các khoản dồn tích tự định DNKT Doanh nghiệp kiểm toán GCO Going concern opinion – Ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục GĐTC Giám đốc tài chính HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị IAASB International Auditing and Assurance Standards Board - Ủy ban chuẩn mực kiểm toán quốc tế KSCL Kiểm soát chất lượng KTV Kiểm toán viên LCTT Lưu chuyển tiền tệ NDA Non - Discretionary accruals: Các khoản dồn tích không tự định TA Total accrual – Tổng các khoản dồn tích
  • 8. TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến........................................................................................44 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả cho các biến trong mô hình (1).......................................52 Bảng 4.2: Bảng hệ số tương quan của mô hình (1)...........................................................54 Bảng 4.3: Bảng hệ số phóng đại phương sai (VIF) của mô hình (1).................................57 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman của mô hình (1) ..................................................57 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định F - test của mô hình (1) ......................................................58 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Wald test - Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi ........58 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wooldridge – kiểm tra hiện tượng tự tương quan..............59 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình (1).............................................................................60 Bảng 4.9: Bảng dấu của các biến kiểm soát trong mô hình (1).........................................63 Bảng 4.10: Bảng thống kê mô tả cho biến trong mô hình (2) ...........................................64 Bảng 4.11: Hệ số tương quan của các biến trong mô hình (2) ..........................................65 Bảng 4.12: Hệ số phóng đại phương sai của mô hình (2) .................................................65 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy logistic cho mô hình nghiên cứu mở rộng thứ nhất..............66 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy nghiên cứu mở rộng thứ hai .................................................68
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu..........................................................................................35 Hình 3.2 Sơ đồ tổng quan về mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân, đặc điểm của cá nhân KTV, quá trình đánh giá và ra quyết định của KTV và CLKT ................................ 46
  • 11. TÓM TẮT Chúng ta có nên mong đợi một sự ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất lượng dịch vụ kiểm toán? Các nghiên cứu trước đã đưa ra những kết quả khác nhau cho câu hỏi này. Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ 2014 – 2018 với mẫu gồm 152 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và sử dụng chất lượng báo cáo tài chính của khách hàng được đo lường bằng các khoản dồn tích tự định (DA) làm thước đo chất lượng kiểm toán cho thấy KTV nữ cung cấp chất lượng kiểm toán cao hơn KTV nam. Kết quả nghiên cứu này giúp các công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán lựa chọn KTV phù hợp, các doanh nghiệp kiểm toán phân công nhân sự hợp lý và có các cách thức để kiểm soát chất lượng hiệu quả. Từ khóa: Chất lượng kiểm toán, giới tính, kiểm toán viên.
  • 12. ABSTRACT Should we expect an impact of the gender of the auditor on the quality of the audit service? Previous studies have given different results for this question. This study was conducted in the period of 2014 - 2018 in Vietnam using a sample of 152 listed enterprises and taking the quality of the client's financial statements measured by discretionary accruals as a measurement for audit quality shows that female auditor provided higher audit quality than male auditor. This study’s enables companies using auditing services select appropriate auditorsauditing firms assign personnel properly and have effective ways to control quality. Keywords: Audit quality, auditor, gender.
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Kiểm toán đóng vai trò cơ bản trong kế hoạch quản trị doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng BCTC. CLKT cao hơn đảm bảo chất lượng BCTC cao hơn. Sau nhiều vụ bê bối, đặc biệt là vụ Enron, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ kiểm toán, thể hiện ở việc Đạo luật SOX được ban hành năm 2002, hay gần đây là Khuôn mẫu về CLKT do IAASB ban hành năm 2014 và Chỉ thị 2014/56/EU về CLKT. Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là các nghiên cứu về cách định nghĩa, đo lường, và đặc biệt là các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT. Ban đầu, các nghiên cứu thường được thực hiện ở cấp độ công ty, ví dụ như nghiên cứu về ảnh hưởng quy mô, danh tiếng của công ty, các hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán,… đến CLKT. Sau đó, DeFond và J. Francis (2005) chỉ ra rằng các nghiên cứu về CLKT cần được đẩy xuống thấp hơn, từ cấp độ công ty xuống cấp độ cá nhân KTV, bởi vì KTV riêng lẻ có thể khác nhau về cả hai yếu tố quyết định chất lượng, tính độc lập và năng lực kiểm toán. Theo Mark Nelson và Hun Tong Tan (2005) thì KTV cần thực hiện nhiều công việc khác nhau để có thể đưa ra ý kiến kiểm toán thích hợp. Như vậy, các thuộc tính cá nhân khác nhau của KTV (ví dụ: giới tính, kỹ năng và tính cách) sẽ có ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. Cá nhân KTV cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định trong quá trình kiểm toán. Các thuộc tính cá nhân của các KTV riêng lẻ như phản ứng với rủi ro, kinh nghiệm và động cơ có thể có ảnh hưởng đáng kể đến CLKT. Dựa trên tài liệu tâm lý học, gần đây, một số nhà nghiên cứu (ví dụ Gold và cộng sự, 2009) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giới tính trong đặc điểm cá nhân của KTV (ví dụ: cách phản ứng với rủi ro), dẫn đến sự khác nhau trong cách đánh giá và quyết định của KTV. Vì kiểm toán vốn dĩ là một quá trình đánh giá và ra quyết định, do đó CLKT phụ thuộc vào chất lượng của đánh giá và quyết định của KTV (Knechel, 2000). Vì vậy mà CLKT phụ thuộc vào sự thay đổi các đặc điểm của KTV thông qua khả năng phát hiện
  • 14. 2 và báo cáo sai sót trọng yếu phụ thuộc vào chuyên môn kỹ thuật, khả năng giải quyết vấn đề, cách phản ứng và khẩu vị rủi ro và kinh nghiệm. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các đặc điểm của cá nhân KTV ảnh hưởng đến CLKT chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm về tính độc lập, năng lực chuyên môn, thái độ hoài nghi nghề nghiệp, nhiệm kỳ của cá nhân KTV mà chưa thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nào liên quan đến các thuộc tính cá nhân KTV như giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh sống,…. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị vì kết luận của nghiên cứu sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự lựa chọn KTV bởi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán, việc phân công nhân sự cho các nhiệm vụ kiểm toán, các hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán và đưa ra những ý kiến góp ý chính sách cho các cơ quan quản lý nhằm nâng cao CLKT. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xem xét ảnh hưởng của giới tính KTV đến CLKT. 3. Câu hỏi nghiên cứu Liệu giới tính KTV có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán không? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là giới tính KTV và CLKT. Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn chỉ tập trung vào hoạt động kiểm toán độc lập, không nghiên cứu đối với hoạt động kiểm toán nhà nước cũng như kiểm toán nội bộ. Luận văn sử dụng dữ liệu của các công ty niêm yết tại sàn chứng khoán TP. HCM (HOSE), sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn Upcom (Thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết) trong giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2018. Dữ liệu thu thập được lấy trên Báo cáo thường niên, Báo cáo kiểm toán và BCTC đã được kiểm toán. Phạm vi dữ liệu nghiên cứu không bao gồm các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các ngân hàng và công ty bảo hiểm vì các đối tượng này lập và trình bày BCTC theo chế độ kế toán khác với chế độ kế toán dành cho các công ty.
  • 15. 3 CLKT được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau. Ở bài luận văn này, tác giả đo lường CLKT thông qua chất lượng BCTC được đo lường bằng thước đo các biến dồn tích bất thường và thước đo trình bày lại BCTC. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đưa ra, bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích các dữ liệu thứ cấp, đó là các thông tin liên quan đến các KTV và các khách hàng của họ. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể mà luận văn sử dụng là: - Phân tích thống kê mô tả. - Phân tích tương quan. - Kiểm định mô hình hồi quy FEM, REM và Pool OLS. - Hồi quy Logistic. 6. Những đóng góp của đề tài Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận văn đã đóng góp một số điểm mới về mặt khoa học. Khác với những nghiên cứu trước, nghiên cứu thực nghiệm này trực tiếp kiểm tra các tác động khác nhau của giới tính của KTV tới CLKT bằng lý thuyết đồng cảm và lý thuyết xã hội hóa vai trò giới tính. Bên cạnh các lý thuyết về việc phản ứng với rủi ro dựa trên tài liệu chính thống, lý thuyết đồng cảm và lý thuyết xã hội hóa vai trò giới tính có thể giúp hiểu sâu sắc hơn cơ chế bên trong của giới tính tác động đến CLKT. Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp một số điểm về mặt thực tiễn như: Đối với các công ty kiểm toán, dựa trên kết quả nghiên cứu này mà lựa chọn, phân công công việc phù hợp cho các KTV, có những hoạt động kiểm soát chất lượng phù hợp. Đối với các công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán, kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp họ lựa chọn cũng như yêu cầu KTV thực hiện kiểm toán phù hợp với nhu cầu. Đối với các cơ quan quản lý hoạt động kiểm toán độc lập sẽ có những chính sách cũng như các chương trình hoạt động nhằm kiểm soát và nâng cao CLKT. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, kết cấu luận văn gồm 5 chương:
  • 16. 4 - Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương này sẽ trình bày về tổng quan và nhận xét nội dung của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện có liên quan đến đề tài đồng thời xác định những kết quả đạt được và xác định khe hỏng nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương này sẽ trình bày về các khái niệm nền tảng như CLKT, giới tính. Ngoài ra chương này còn trình bày các lý thuyết nền tảng giải thích sự ảnh hưởng của giới tính KTV đến CLKT, ví dụ như lý thuyết đại diện giải thích tại sao phải yêu cầu CLKT cao hay lý thuyết về đồng cảm để giải thích về các biểu hiện của giới tính của KTV. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Từ phần tổng quan các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết, chương này sẽ trình bày về: các giả thuyết nghiên cứu, đề xuất phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và mô tả các biến cũng như phương pháp kiểm định để giải quyết cụ thể cho mục tiêu nghiên cứu đưa ra. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu thu được và bàn luận kết quả này. - Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chương này sẽ tóm tắt nghiên cứu, thảo luận các vấn đề xoay quanh kết quả đạt được, cũng như so sánh kết quả nghiên cứu thực nghiệm này khi được thực hiện tại Việt Nam với kết quả của nghiên cứu gốc, đề xuất một số kiến nghị và trình bày về hạn chế của nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 17. 5 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng kiểm toán Trong phần này, các nghiên cứu được phân ra thành nghiên cứu ở nước ngoài và nghiên cứu trong nước. Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài, trước tiên, chủ đề CLKT sẽ được thảo luận, đây là các nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm, cách đo lường CLKT. Sau đó, đi đến các nghiên cứu về giới tính của KTV ảnh hưởng đến CLKT như thế nào. Ở phần nghiên cứu trong nước, do các nghiên cứu còn hạn chế nên bài nghiên cứu sẽ trình bày một số nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của giới tính trong một số lĩnh vực như tài chính ngân hàng hay kế toán. 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1.1. Các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán DeFond và Zhang (2014) đã tổng hợp các nghiên cứu về kiểm toán với trọng tâm tập trung vào định nghĩa và cách đo lường CLKT với bốn câu hỏi chính là: CLKT là gì? Điều gì thúc đẩy người sử dụng BCTC có nhu cầu về CLKT? Điều gì thúc đẩy KTV cung cấp CLKT? Và các cơ quan quản lý có liên quan đến CLKT như thế nào? CLKT là gì? Hầu hết các nghiên cứu sử dụng định nghĩa CLKT là khả năng KTV phát hiện sai phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo sai phạm đó (DeAngelo, 1981). Bài viết lập luận rằng CLKT cao hơn cung cấp sự đảm bảo cao hơn về chất lượng BCTC. Tuy nhiên, ý kiến kiểm toán không có nghĩa là chỉ ra mức độ CLKT. Thay vào đó, nó thông báo sự đảm bảo của KTV rằng BCTC tuân thủ GAAP. CLKT đề cập đến chất lượng của ý kiến KTV (tức là mức độ đảm bảo), chứ không phải ý kiến. Chất lượng ý kiến của KTV có thể khác nhau, với các KTV chất lượng cao cung cấp sự đảm bảo cao hơn rằng BCTC phản ánh trung thực tình hình kinh tế cơ bản của công ty. CLKT là một thành phần của chất lượng BCTC, bởi vì CLKT cao làm tăng độ tin cậy của BCTC. Sự tín nhiệm tăng lên này phát sinh thông qua sự đảm bảo lớn hơn rằng BCTC phản ánh trung thực tình hình của công ty. Tuy nhiên, CLKT không phải là thành phần duy nhất của chất lượng BCTC. Chất lượng BCTC cũng bị ảnh hưởng bởi chất lượng của BCTC trước kiểm toán, vốn là đầu vào của quy trình kiểm toán. Chất lượng
  • 18. 6 𝒊=𝟏 của báo cáo trước kiểm toán bị ảnh hưởng thêm bởi hệ thống BCTC của công ty, thể hiện tình hình kinh tế vào BCTC cũng như là các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp. Do đó, chất lượng BCTC (FRQ) là một hàm số của CLKT (AQ), chất lượng của hệ thống BCTC (R) và các đặc điểm vốn có của doanh nghiệp (I). Được thể hiện như sau: FRQ = f(AQ, R, I). CLKT rất khó để đo lường vì mức độ đảm bảo mà dịch vụ kiểm toán cung cấp không thể quan sát được. Bài nghiên cứu đưa ra các cách đo lường CLKT như đo lường dựa trên đầu ra như các sai sót trọng yếu (có dẫn đến trình bày lại BCTC), ý kiến kiểm toán, chất lượng BCTC và đo lường dựa trên đầu vào như đặc điểm của công ty kiểm toán, như quy mô của công ty kiểm toán (auditor size), có phải là thành viên của Big N hay không? Đây có thể dùng làm một thước đo cho CLKT vì những công ty kiểm toán càng lớn thì càng có động cơ và sự cạnh tranh để cung cấp CLKT cao hơn (DeAngelo, 1981). Đặc điểm của hợp đồng kiểm toán như phí kiểm toán cũng được dùng để đo CLKT bởi họ muốn thông qua phí kiểm toán có thể đo lường được mức độ cố gắng của KTV, một yếu tố đầu vào trong quá trình kiểm toán có liên quan một cách trực quan đến CLKT. Bài nghiên cứu cũng dẫn ra mô hình thường được dùng để đo CLKT. AQ = α + β x (Treatment variable) +∑𝒏 𝜸 x (Control variablei) + ε Như vậy thước đo nào là tốt nhất? Thước đo CLKT nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Mục tiêu quan trọng nhất trong việc lựa chọn thước đo CLKT là sử dụng các thước đo phù hợp nhất cho nghiên cứu. Các thước đo dựa trên đầu ra thường phù hợp nhất cho các thử nghiệm kiểm tra việc cung cấp CLKT, trong khi các thước đo dựa trên đầu vào thường phù hợp nhất với các thử nghiệm kiểm tra nhu cầu về CLKT. Tuy nhiên, dựa trên đánh giá của tác giả, rõ ràng là không có thước đo duy nhất nào có khả năng vẽ nên một bức tranh hoàn chỉnh về CLKT. Do đó, đối với các nghiên cứu về nguồn cung, tác giả khuyên nên chọn kết hợp các thước đo đo lường đầu ra sẽ khả thi. Cuối cùng, tác giả khuyến khích các nhà nghiên cứu đánh giá và đưa ra một cách cẩn thận những suy luận có thể và không thể được suy ra từ các thước đo dựa trên các điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt của chúng vì các tài liệu thường thiếu thảo luận như vậy.
  • 19. 7 Điều gì thúc đẩy nhu cầu CLKT của khách hàng? Liệu kiểm toán có tạo ra thêm giá trị? Bài nghiên cứu thống kê lại các nghiên cứu trước chứng minh rằng kiểm toán tạo thêm giá trị, đó là khi so sánh giữa báo cáo đã được kiểm toán và báo cáo chưa được kiểm toán, cho thấy rằng kiểm toán làm giảm chi phí sử dụng nợ, cải thiện xếp hạng tín dụng và việc kiểm toán hàng quý giúp giảm các điều chỉnh kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm toán khu vực công còn giúp cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực. Các yếu tố nào thúc đẩy KTV cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng? Động cơ thúc đẩy KTV cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng liên quan đến rủi ro hợp đồng và năng lực của KTV. Tuy nhiên, tác giả lưu ý rằng năng lực của KTV không độc lập với các động cơ của họ. Những động cơ lớn hơn để cung cấp CLKT cao cũng thúc đẩy các KTV phát triển các năng lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp CLKT cao hơn. Tương tự, năng lực cao hơn trong việc cung cấp CLKT cao dự kiến sẽ tăng vốn danh tiếng của KTV, từ đó cung cấp các động cơ lớn hơn để cung cấp CLKT cao hơn. Việc tổng hợp cho thấy một số đặc điểm cũng như đóng góp của các nghiên cứu trước cũng như hướng nghiên cứu trong tương lai. Thứ nhất, xác định CLKT cao hơn là đảm bảo chất lượng BCTC cao hơn. Định nghĩa này phản ánh bản chất của CLKT, bao gồm các trách nhiệm rộng lớn của KTV và công nhận rõ ràng CLKT là một thành phần của chất lượng BCTC. Thứ hai, họ xem xét các mô hình CLKT thường được sử dụng và kết luận rằng nghiên cứu trong tương lai sẽ được hưởng lợi từ hướng dẫn cơ sở luận (conceptual guidance) nhiều hơn trong việc giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa CLKT và chất lượng BCTC. Thứ ba, họ nhận thấy rằng các nghiên cứu trước tập trung chủ yếu vào khả năng cung cấp CLKT của KTV mà ít chú ý đến yếu tố nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, họ khuyến khích các nhà nghiên cứu trong tương lai tiếp tục mở rộng kiến thức về các yếu tố phía cầu. Thứ tư, họ lưu ý rằng các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào các động cơ thúc đẩy CLKT mà ít chú ý đến năng lực. Các nghiên cứu về chuyên môn của ủy ban kiểm toán khách hàng và chuyên môn ngành kiểm toán là ngoại lệ, và họ kêu gọi các nhà nghiên cứu trong tương lai khám phá các yếu tố bổ sung liên quan đến năng lực. Cuối cùng, họ quan sát thấy nguy cơ rất cao sự can thiệp pháp lý nhắm vào cả động cơ và năng lực của KTV để cung cấp và đáp ứng nhu cầu yêu cầu CLKT của khách
  • 20. 8 hàng. Do đó, nghiên cứu trong tương lai tìm cách hiểu rõ hơn về quy trình quản lý là rất quan trọng để hiểu được ảnh hưởng của nó đối với CLKT. Hoa Pham, Pesi Amaria, Thanh Bui, Sang Tran (2014) đã thực hiện bài nghiên cứu về CLKT tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra nhận thức của KTV về CLKT và các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã cố gắng nâng cao hiểu biết của KTV về CLKT, năng lực KTV và tính độc lập của KTV. Với bảy câu hỏi nghiên cứu xoay quanh các vấn đề liên quan đến những ảnh hưởng của quy mô công ty kiểm toán, các yếu tố thuộc về công ty kiểm toán (doanh thu), làm việc cho khách hàng của công ty sau khi thực hiện kiểm toán (employment with client of the audit firm), KTV là chuyên gia trong ngành/ lĩnh vực sẽ kiểm toán, chuyên môn, năng lực của KTV, cạnh tranh, nhiệm kỳ, việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán tới CLKT và phạm vi (dimension) ảnh hưởng của chúng? Kết quả từ phân tích tương quan và mô tả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam. Thứ nhất, đấu thầu cạnh tranh để tham gia kiểm toán ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam. Thứ hai, các hợp đồng kiểm toán dài hạn ảnh hưởng đến CLKT. Thứ ba, quy định của các dịch vụ phi kiểm toán bổ sung ảnh hưởng đến CLKT. Kết quả cho thấy có mối tương quan tích cực giữa (a) quy mô công ty kiểm toán và CLKT, (b) KTV có chuyên môn về ngành sẽ kiểm toán và CLKT. Nghiên cứu cũng cho thấy doanh thu của nhân viên và làm việc với khách hàng kiểm toán có tác động tiêu cực đến CLKT tại Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng khảo sát là người quản lý, điều hành và người sử dụng báo cáo, cũng như thêm biến tính cạnh tranh về năng lực của các công ty kiểm toán để đánh giá toán diện hơn chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam. Nghiên cứu này cũng có giới hạn khi chỉ tập trung vào nhận thức của KTV Việt Nam về CLKT và các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam. Kết quả không dựa trên chất lượng thực tế của các công ty kiểm toán tại Việt Nam hoặc dữ liệu dự đoán thực tế tại Việt Nam. Những kết quả này không nên được khái quát thành nhận thức của những người sử dụng BCTC được kiểm toán và cơ quan quản lý về CLKT và các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT tại Việt Nam.
  • 21. 9 Chadegani (2011) đã tổng hợp lại những nghiên cứu thực nghiệm trong vòng mười năm trên thế giới, từ đó đánh giá được những gì mà các nhà nghiên cứu đã làm được và xác định lỗ hỏng nghiên cứu cho các nghiên cứu trong tương lai. Bài viết gồm bảy phần chính, đó là dùng thước đo trực tiếp hay gián tiếp để đo lường CLKT? Các nghiên cứu dựa trên các nguồn lực khác nhau? Các nghiên cứu dựa trên đầu ra, quy trình và đầu vào? Quan điểm về hành vi và CLKT. Nhận thức khác nhau về CLKT và những nghiên cứu khác. Công cụ đo lường CLKT trực tiếp chính là sự phù hợp của BCTC với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận – GAAP hay ý kiến về khả năng hoạt động liên tục, hoặc sự phá sản. Công cụ đo gián tiếp chính là quy mô, danh tiếng, phí dịch vụ, nhiệm kỳ, khả năng chuyên môn hóa. Các nghiên cứu về nguồn gốc của các sự khác biệt giữa thể chế các quốc gia, sự khác biệt về cách thực hiện kiểm toán giữa các cá nhân do chuyên môn hóa. Các nghiên cứu dựa trên đầu ra là ý kiến kiểm toán, quá trình kiểm toán là môi trường, quá trình thực hiện kiểm toán, dự đoán và quản trị doanh thu và đầu vào là nhận thức của KTV. Các khía cạnh của tổ chức bao gồm công ty và đội ngũ kiểm toán. Quan điểm về hành vi và CLKT: giảm CLKT, đạo đức, mối quan hệ giữa hành vi và đạo đức của KTV, chất lượng dịch vụ, chất lượng kỹ thuật, danh tiếng, kinh nghiệm, năng lực và độc lập. Các nhận thức của các bên khác về CLKT như nhận thức của cổ đông, nhà phân tích, chủ tịch ủy ban kiểm toán, khách hàng,… DeFond và Francis (2005) xác định một số lĩnh vực chủ chốt, thảo luận một số vấn đề nghiên cứu, và cung cấp một số gợi ý cho các nhà nghiên cứu sau khi Đạo luật SOX được ban hành. Trong lịch sử, nghề kiểm toán thường bị chỉ trích dữ dội sau các cuộc khủng hoảng kinh tế, những lời chỉ trích thể hiện trong SOX rất dữ dội. Họ khuyến khích các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp khoa học để mang lại sự nghiêm ngặt và kỷ luật để giải quyết những chỉ trích ngầm trong SOX. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng các nhà
  • 22. 10 nghiên cứu kiểm toán phải hết sức cẩn thận để duy trì sự độc lập của họ với nghề kiểm toán, tránh bị tổn hại về uy tín cũng như niềm tin. SOX chuyển đổi kiểm toán từ một ngành tự điều chỉnh được giám sát bởi một cơ quan chính phủ, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), sang một ngành mà hiện được kiểm soát trực tiếp bởi một cơ quan chính phủ, Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty đại chúng (PCAOB). Vì vậy, họ khuyến khích các nhà nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến thay đổi cơ bản này, có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy việc thiếu tự giám sát hoặc thiết lập tiêu chuẩn kém đã góp phần vào những thất bại kế toán và kiểm toán gần đây không? Trong tương lai, có nên kỳ vọng những thay đổi về thể chế do SOX ủy nhiệm để cải thiện chất lượng kiểm toán không, và vai trò và tầm quan trọng của kiện tụng trong việc duy trì chất lượng kiểm toán như thế nào. SOX đã thực hiện nhiều thay đổi với mục đích cuối cùng là cải thiện tính độc lập của KTV như việc cấm KTV thực hiện các dịch vụ phi kiểm toán, luân chuyển bắt buộc, … Họ khuyến khích các nhà nghiên cứu giải quyết các câu hỏi như: liệu mối quan hệ được tạo ra từ các dịch vụ phi kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV không? Phí của các dịch vụ phi kiểm toán có tạo ra sự phụ thuộc tài chính hay không? Và khuyến khích nghiên cứu nhiều hơn ảnh hưởng của việc luân chuyển KTV bắt buộc. Có nhiều vấn đề về chất lượng kiểm toán không được đề cập trực tiếp trong SOX. Có một vài vấn đề quan trọng cần nghiên cứu sâu hơn. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều thước đo khác nhau để đo lường CLKT, bao gồm các khoản dồn tích bất thường, trình bày lại và GCO. Mặc dù có những điểm yếu trong các thước đo này, nhưng chúng đều là những thước đo hợp lý và có giá trị. Họ khuyến khích các nhà nghiên cứu trong tương lai khám phá thêm những thước đo CLKT khác và khuyến khích sử dụng dữ liệu xuyên quốc gia. Bài nghiên cứu cũng đưa ra một câu hỏi chưa được trả lời, đó là “Mức độ tối ưu của CLKT là gì?” Việc tăng phí có làm tăng CLKT không? Một thách thức thực sự đối với các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà nghiên cứu, là xử lý tốt hơn về giá trị kinh tế của kiểm toán đối với nền kinh tế so với chi phí mà nó đặt ra.
  • 23. 11 Jere R. Francis (2004) đã tổng hợp những nghiên cứu về CLKT trong vòng hai mươi lăm (25) năm trước, đặc biệt tập trung vào nghiên cứu thực nghiệm ở Hoa Kỳ, để đánh giá những hiểu biết về CLKT đối với các công ty niêm yết. Bài nghiên cứu này không nhằm đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ mà thay vào đó là một cuộc khảo sát chọn lọc hơn với mục đích xác định và đánh giá một loạt bằng chứng về CLKT từ các nghiên cứu học thuật. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng rất khó để đánh giá CLKT vì kết quả duy nhất có thể quan sát được của kiểm toán là BCKT là một mẫu chung và phần lớn các báo cáo là ý kiến trung trực và hợp lý. Một sự phát triển quan trọng trong nghiên cứu CLKT dựa trên tiền đề rằng ‘sự khác biệt’ về CLKT tồn tại và có thể được suy ra bằng cách so sánh các công ty hoặc nhóm KTV khác nhau. Nghiên cứu này mặc nhiên giả định rằng tất cả các cuộc kiểm toán đều đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý và chuyên môn tối thiểu (tất nhiên trừ trường hợp thất bại kiểm toán hoàn toàn), và do đó nghiên cứu tập trung vào CLKT khác biệt trên mức tối thiểu theo yêu cầu pháp lý. Bài nghiên cứu này đã cho thấy rằng hóa ra chúng ta biết nhiều hơn về CLKT hơn chúng ta tưởng: + Bằng chứng chỉ ra rằng tỷ lệ thất bại kiểm toán hoàn toàn không thường xuyên, ít hơn 1% hàng năm và phí kiểm toán khá nhỏ, chưa đến 0,1% tổng doanh thu của khách hàng. Điều này cho thấy có thể có một mức CLKT chấp nhận được với chi phí tương đối thấp. Thất bại kiểm toán với hậu quả kinh tế nghiêm trọng là rất không thường xuyên. + Cũng có bằng chứng về CLKT khác biệt (trên mức tối thiểu theo yêu cầu pháp lý) cùng với một số khía cạnh như quy mô doanh nghiệp, chuyên môn hóa ngành, đặc điểm văn phòng và sự khác biệt giữa các quốc gia trong hệ thống pháp lý và trách nhiệm của KTV. Tuy nhiên, không biết mức độ tối ưu của CLKT là bao nhiêu? + BCKT mang nhiều thông tin, có sự hiện diện của cả thông tin tích cực và tiêu cực; + CLKT gắn liền với chất lượng thu nhập; + CLKT bị ảnh hưởng bởi các chế độ pháp lý và các ưu đãi, động cơ mà họ tạo ra;
  • 24. 12 + Có bằng chứng về sự khác biệt trong CLKT của các công ty Big 4 và giữa các văn phòng của các công ty Big 4 và qua các chế độ pháp lý khác nhau; + Nghiên cứu học thuật ít có tác động đến các quy định và hoạch định chính sách ở Mỹ, mặc dù nó có thể có ảnh hưởng nhiều hơn ở các quốc gia khác như Anh; + Cuối cùng, trong khi các cải cách đã thu hẹp phạm vi của các dịch vụ phi kiểm toán do lo ngại độc lập, một trường hợp có thể được đưa ra là CLKT sẽ luôn bị nghi ngờ nếu các dịch vụ khác được cung cấp có khả năng ảnh hưởng đến tính khách quan và sự hoài nghi của KTV. Favere – Marchesi, M. (2000) đã nghiên cứu về CLKT tại các nước ASEAN. Đầu tiên, bài nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về môi trường pháp lý từ luật pháp, quy định, các chuẩn mực chuyên môn tại các quốc gia. Thứ hai, cung cấp một phân tích kinh tế về sự khác biệt chính giữa các quốc gia và từ đó thấy được sự khác nhau trong chức năng của thị trường kiểm toán, với tiềm năng về CLKT không đồng đều trong khu vực. Phân tích dữ liệu cho thấy môi trường pháp lý đa dạng giữa các nước ASEAN có thể tạo ra môi trường kiểm toán với chất lượng khác biệt. Nhiều sự khác biệt đã được quan sát trong các yêu cầu về năng lực của KTV, các yêu cầu liên quan đến việc thực hiện kiểm toán và nghĩa vụ báo cáo. Hơn nữa, CLKT ở một số quốc gia bị tổn hại nghiêm trọng do thiếu các quy tắc đảm bảo tính độc lập của KTV. Cuối cùng, một số yêu cầu pháp lý ở một số nước ASEAN không tạo áp lực cho các KTV cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng. Một số khuyến nghị được đưa ra để cải thiện môi trường pháp lý bằng cách đưa luật pháp và quy định quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế sẽ mang lại CLKT thống nhất hơn trong toàn ASEAN. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính KTV tới chất lượng kiểm toán J. Garcia-Blandon và các cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu để kiểm định liệu giới tính của KTV có ảnh hưởng đến CLKT hay không? Bằng nghiên cứu thực nghiệm với mẫu là các công ty niêm yết ở Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015 và sử dụng chất lượng BCTC của khách hàng (được đo lường bằng các khoản dồn tích tự định) để đo lường CLKT, kết quả cho thấy rằng KTV nữ cung cấp hoạt động
  • 25. 13 kiểm toán có chất lượng cao hơn. Hơn nữa, hiệu ứng giới tính này còn xảy ra ngay ở năm đầu tiên khi bổ nhiệm KTV nữ thay thế KTV nam. Shixin Yang, Yunguo Liu, Qiongdan Mai (2018) đã nghiên cứu liệu KTV nữ mang đến CLKT tốt hơn hay không và bằng cách nào. Nghiên cứu này lần đầu tiên giải thích các hành vi, tâm lý khác nhau giữa nam và nữ bằng lý thuyết đồng cảm (empathy theory) và lý thuyết về xã hội hóa vai trò của giới tính (gender role socialization theory). Bài viết sử dụng kết hợp các khoản dồn tích bất thường theo mô hình Jones (1991) và ý kiến kiểm toán để đo lường CLKT, đó là sự kết hợp giữa chất lượng BCTC và tính độc lập của KTV. Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm với mẫu nghiên cứu lớn gồm 9.861 quan sát là các BCKT và BCTC đã được kiểm toán đính kèm của các công ty niêm yết của Trung Quốc trong giai đoạn 2011 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng CLKT của KTV nam vượt xa KTV nữ. Tác giả còn phân tích kỹ hơn khi phân tích khách hàng điều chỉnh tăng thu nhập thì CLKT ngang bằng giữa KTV nam và nữ, nhưng khi khách hàng điều chỉnh giảm thu nhập thì CLKT của KTV nữ thấp hơn đáng kể so với KTV nam. Sau khi kiểm soát độ tuổi và vị trí của KTV, tác giả cũng thấy rằng sự khác biệt về giới tính KTV ảnh hưởng đến CLKT giảm đáng kể hoặc thậm chí biến mất khi KTV vượt 45 tuổi và / hoặc vị trí của họ là người quản lý trở lên. Khlif, H., & Achek, I, (2017), đã tổng hợp các nghiên cứu về các vấn đề về giới tính trong các nghiên cứu về kế toán trong giai đoạn 1994-2016. Trong 25 năm đã có 64 bài nghiên cứu được công bố. Có ba luồng nghiên cứu chính về giới tính trong lĩnh vực kế toán liên quan đến BCTC (ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng thu nhập, tính bảo thủ và mức độ công bố thông tin tự nguyện), trong kiểm toán (ảnh hưởng của giới tính đến phí kiểm toán, ý kiến kiểm toán, độ trễ BCKT) và các chủ đề hỗn hợp khác. Các nghiên cứu về giới tính trong kế toán thường sử dụng phân tích thực nghiệm, dựa theo kinh nghiệm và phỏng vấn. Phần lớn các nghiên cứu (92%) được thực hiện ở các nền kinh tế phát triển, ảnh hưởng của giới tính đã được thể hiện thông qua đại diện nữ trong các bộ máy quản trị nội bộ (BGĐ, ủy ban kiểm toán) (Gul và cộng sự, 2011; Kyaw và cộng sự, 2015), quản lý cấp cao (CEO, GĐTC) (Harjoto và cộng sự, 2015; Francis và
  • 26. 14 cộng sự, 2013), giới tính của KTV (Ittonen và Peni, 2012; Ittonen và cộng sự, 2013) và sự tương tác giữa khách hàng và giới KTV (Gold và cộng sự, 2009). Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đại diện nữ trong hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán và quản lý cấp cao dẫn đến: • báo cáo bảo thủ hơn thông qua việc tăng tính bảo thủ kế toán; • mức độ công bố thông tin tự nguyện cao hơn; • ít gây hấn với thuế hơn và ít có ý định thực hiện gian lận trong BCTC; và • phí kiểm toán cao hơn. Hơn nữa, KTV nữ ảnh hưởng đến CLKT thông qua: • các khoản dồn tích bất thường (abnormal accruals) thấp hơn và phát hành BCKT kịp thời, đúng hạn hợp đồng (shorter audit report lag); • khả năng đưa ra ý kiến kiểm toán bất lợi cao hơn (ví dụ: ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục); và • phí kiểm toán cao hơn. Đối với các nghiên cứu hỗn hợp khác thì thường sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn, phân tích thực nghiệm, kể chuyện (storytelling), tập trung vào chủ yếu là tình trạng của giới tính nữ trong nghề kế toán và kiểm toán. Bài viết cũng chỉ ra hạn chế cho dòng nghiên cứu về giới tính trong kế toán là sự phụ thuộc vào mô hình giới tính nhị nguyên đơn giản (biến giả: 1 nếu là nữ và 0 nếu là nam). Một chỉ trích lớn khác có thể được giải quyết trong nghiên cứu về giới tính trong kế toán là tập trung vào loại giới tính (nam so với nữ) mà không xem xét đến định hướng giới tính. Bên cạnh đó, Ely và Meyerson (2003) cho rằng các yếu tố khác như giáo dục, tuổi tác, nền tảng chức năng, kinh nghiệm làm việc có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi bên cạnh các vấn đề giới tính. Nghiên cứu này góp phần đánh giá, thông báo cho các nhà hoạch định chính sách về tác động của đại diện nữ đối với các hoạt động kế toán và kiểm toán được đưa ra trong cuộc tranh luận chính trị được hình thành chủ yếu bởi các lập luận chống phân biệt đối xử liên quan đến phụ nữ trong các ngành quản lý và kiểm toán.
  • 27. 15 Hardies, K. và cộng sự (2015) nghiên cứu liệu có tồn tại phí kiểm toán cao hơn đối với KTV nữ hay không? Bằng cách tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả giải thích việc phí kiểm toán đối với KTV nữ có thể do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, các nghiên cứu cho thấy các KTV nữ hạn chế quản lý thu nhập và cung cấp CLKT cao hơn (Hardies và cộng sự, 2014). Nếu khách hàng nhận ra CLKT của KTV nữ cao hơn, thì phí kiểm toán cao hơn là hợp lý. Thứ hai, vì phụ nữ thường được cho là dễ chịu hơn, ấm áp và cởi mở với cảm xúc (Costa, Terracciano và McCrae, 2001), nên KTV nữ có thể có liên quan đến sự hài lòng của khách hàng cao hơn. Sự hài lòng của khách hàng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến mối quan hệ làm việc của KTV (ví dụ, sự chú ý cá nhân của KTV dành cho khách hàng, xem Reheul, Van Caneghem và Verbruggen, 2013). Thứ ba, nhu cầu đối với KTV nữ cũng có thể là một phản ứng đối với các ưu tiên nội bộ và / hoặc áp lực bên ngoài (xem Farrell và Hersch, 2005). Thông qua nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp định lượng, nhóm tác giả phân tích 57.723 quan sát là các công ty Bỉ đã được kiểm toán bởi 93 KTV nữ và 599 KTV nam trong giai đoạn 2008 - 2015. Kết quả cho thấy các công ty khách hàng phải trả phí kiểm toán cao hơn (khoảng 7%) cho các KTV nữ. Khoản phí chênh lệch này có thể tồn tại do sự khác biệt về giới tính trong kiến thức, kỹ năng, khả năng, sở thích và hành vi hoặc do các yếu tố phía cung (ví dụ: nhu cầu về sự đa dạng, nhận thức giới tính về CLKT hoặc sự hài lòng của khách hàng). Hardies, K. và cộng sự (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu của Bỉ để kiểm định xem liệu KTV nam hay nữ có ảnh hưởng đến CLKT không thông qua đánh giá việc KTV phát hành ý kiến có đoạn nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục cho các khách hàng đang gặp khó khăn tài chính. Họ tập trung vào giới tính KTV trong nghiên cứu này bởi vì giới tính là một đặc điểm cá nhân của KTV ảnh hưởng đến CLKT, thông qua việc giới tính có tác động đến đánh giá và ra quyết định của KTV, ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro. Ở bài nghiên cứu này, theo những nghiên cứu trước (Knechel & Vanstraelen, 2007; Ruiz-Barbadillo, Go´mez-Aguilar, De Fuentes-Barbera´, & Garcı´a-Benau, 2004), tác giả đo lường CLKT bằng cách kiểm tra khả năng KTV phát hành một ý kiến có đoạn nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục (going – concern opinion – GCO) cho công ty đang
  • 28. 16 gặp khó khăn tài chính,và khả năng KTV phát hành GCO tùy vào điều kiện tài chính của khách hàng, có mối tương quan tích cực đến tính độc lập của KTV, và do đó ảnh hưởng đến CLKT. Tác giả sử dụng một mẫu 7.105 công ty tư nhân Bỉ khó khăn về tài chính để phân tích thực nghiệm. Kết quả cho thấy, khi các yếu tố khác không thay đổi, các KTV nữ, có nhiều khả năng phát hành GCO cho các công ty khó khăn về tài chính hơn so với KTV nam. Trong các phân tích bổ sung, họ cũng cung cấp một số bằng chứng cho thấy các quyết định của KTV nữ chính xác hơn. Nói chung, các kết quả này cho thấy CLKT của KTV nữ cao hơn bởi vì họ độc lập hơn và không thích rủi ro. Kangtao Ye, Yingli Cheng, Jingyu Gao (2014) đã nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của KTV như trình độ học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm, giới tính, độ tuổi ảnh hưởng đến các sai phạm trong kiểm toán (audit failure) như thế nào. Bằng nghiên cứu thực nghiệm với mẫu là các trường hợp KTV bị Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc xử phạt trong giai đoạn 2000 – 2009. Kết quả cho thấy KTV nữ có tương quan dương với các sai phạm trong kiểm toán. Điều này phù hợp với dự đoán của Niskanen và cộng sự (2011) rằng các KTV nữ cho phép khách hàng nhiều tự do hơn. Điều này cũng cho thấy KTV nữ cung cấp CLKT thấp hơn KTV nam. Ferdinand A. Gul, Donghui Wu, Zhifeng Yang (2013) đã kiểm tra xem liệu CLKT có khác nhau giữa các cá nhân KTV hay không và các đặc điểm nhân khẩu học của KTV như nền tảng học thức, hoàn cảnh sống, giới tính, kinh nghiệm làm việc tại các công ty Big N có ảnh hưởng đến CLKT hay không bằng bộ dữ liệu lưu trữ lớn ở Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ Bộ dữ liệu thị trường chứng khoán và nghiên cứu kế toán Trung Quốc (China Stock Market and Accounting Research Data Base – CSMAR). Họ phân tích khoảng 800 KTV riêng lẻ và thấy rằng có sự khác nhau đáng kể về CLKT. Những ảnh hưởng mà các KTV cá nhân đối với CLKT đều có ý nghĩa về mặt kinh tế và thống kê, được phát hiện ở cả công ty lớn và công ty nhỏ. Họ cũng thấy rằng các tác động của cá nhân KTV cũng có thể được giải thích một phần bởi các đặc điểm nhân khẩu học của KTV, chẳng hạn như nền tảng giáo dục, có kinh nghiệm làm việc tại các công ty kiểm toán thuộc Big N hay không, và các liên kết chính trị. Phát hiện của họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét và hiểu về CLKT
  • 29. 17 ở cấp độ cá nhân KTV. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về giới tính của KTV cho thấy KTV nữ cung cấp CLKT thấp hơn KTV nam. Nghiên cứu này cũng có những hạn chế như những đặc điểm nhân khẩu học mà họ kiểm tra chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều đặc điểm cá nhân có thể liên quan đến đánh giá và ra quyết định của KTV. Các nghiên cứu trong tương lai nên điều tra xem các đặc điểm khác, chẳng hạn như kinh nghiệm nghề nghiệp, quan hệ xã hội và nền tảng gia đình, có đóng góp vào sự thay đổi về CLKT giữa các KTV hay không. Một câu hỏi quan trọng khác chưa được trả lời là liệu các công ty kiểm toán có chiến lược phù hợp cho KTV với các phong cách khác nhau để giảm thiểu sự chênh lệch giữa chất lượng của các hợp đồng kiểm toán riêng lẻ và CLKT mong muốn của các công ty kiểm toán hay không. Một hạn chế nữa của nghiên cứu này mà nhóm nghiên cứu đã chỉ ra, đó là những phát hiện của họ ở thị trường Trung Quốc có thể không dễ dàng được khái quát hóa ở Hoa Kỳ bởi hai lý do chính. Đầu tiên, một số phân tích của họ, đặc biệt là các phân tích về mối liên hệ giữa các hiệu ứng cá nhân và đặc điểm nhân khẩu học của KTV, là bản chất thăm dò. Như vậy, những phát hiện từ các phân tích này có thể là mẫu hoặc thời gian cụ thể, hoặc gây ra bởi các biến tương quan bị bỏ qua. Thứ hai và quan trọng hơn, đó là ở thị trường kiểm toán Trung Quốc thì các công ty Big N chỉ chiếm một thị phần nhỏ so với các công ty còn lại. Hơn nữa, sức mạnh của các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán khác, chẳng hạn như sự giám sát theo quy định của Hội nghề kiểm toán, cũng khác nhau giữa Trung Quốc và các nước phương Tây, điều này có thể hạn chế hơn nữa tính tổng quát của những phát hiện của người viết. Hardies, K. và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu về tính quá tự tin của KTV, liệu KTV nam hay nữ sẽ quá tự tin hơn? Quá tự tin là một chủ đề nóng trong các nghiên cứu về đánh giá và ra quyết định của KTV. Tính quá tự tin được mô tả là xu hướng của mọi người tin rằng xét đoán của họ là chính xác hơn thực tế. Sự tự tin quá mức của KTV có thể khiến cuộc kiểm toán không hiệu quả và có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý, phân công nhân sự không phù hợp, sử dụng công nghệ không hiệu quả và phân bổ sai nguồn lực kiểm toán. Một KTV quá tự tin cũng có thể chấp nhận sai các khách hàng mới nhưng vẫn cố biện minh cho hành động của mình dựa trên sự phụ thuộc vào một số kỹ thuật
  • 30. 18 hoặc công nghệ kiểm toán hiện đại, ngay cả khi rõ ràng rằng khách hàng không nên được chấp nhận. KTV quá tự tin có thể không tìm kiếm sự tư vấn khi điều đó là cần thiết. Hơn nữa, KTV quá tự tin có thể tập trung nhiều hơn vào dữ liệu tài chính và ít hơn vào dữ liệu phi tài chính hoặc ngược lại. Bài nghiên cứu muốn đánh giá sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng đến sự tự tin thái quá của KTV hay không? Trong bài báo này, hai thí nghiệm (122 người tham gia và 597 người tham gia) được trình bày để kiểm tra mức độ tự tin của KTV nam và nữ. Trái với dự đoán, kết quả của họ không cung cấp bằng chứng cho sự khác biệt giới tính có ảnh hưởng đến sự tự tin thái quá trong cộng đồng KTV. Hardies, K. và cộng sự (2010) phân tích sự khác nhau trong giới tính của KTV liệu có ảnh hưởng đến CLKT hay không? Bài viết đã phân tích CLKT bị ảnh hưởng bởi tổng hợp các đặc điểm của cá nhân KTV (chuyên môn, khả năng giải quyết vấn đề, phản ứng với rủi ro, kinh nghiệm và tính độc lập), đặc điểm của nhóm kiểm toán (thành phần nhóm, sự thân thuộc), các yếu tố thuộc về công ty (văn hóa công ty, quy mô công ty, giá phí, các dịch vụ phi kiểm toán) và các yếu tố bên ngoài (ủy ban kiểm toán, các quy định và áp lực thời gian). Trong đó, tác giả đã phân tích sâu vào các đặc điểm cá nhân, tác giả sử dụng bảng câu hỏi để kiểm tra ba khía cạnh: phản ứng với rủi ro (ác cảm hay đồng cảm), khả năng giải quyết vấn đề (bao gồm cả khả năng toán học) và tính độc lập. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, KTV nữ có phần không thích rủi ro hơn so với KTV nam, nhưng họ không tìm thấy sự khác biệt giới tính trong các đặc điểm cá nhân khác. Theo Chin, Chen-lung and Chi, Hsin-Yi (2008), các nghiên cứu trước đây cho thấy, nói chung, phụ nữ thường không thích rủi ro và hành động có đạo đức hơn nam giới. Mục tiêu của bài viết này là kiểm tra ảnh hưởng của giới đến CLKT, được đo lường bằng các khoản dồn tích tự định và khả năng đưa ra ý kiến kiểm toán có đoạn nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục (Going concern opinion – GCO). Bài viết này sử dụng một mẫu duy nhất của các công ty niêm yết ở Đài Loan, nơi các BCTC phải được kiểm toán và chứng nhận dưới tên của hai KTV cũng như tên của một công ty kiểm toán. Kết quả cho thấy khách hàng có các khoản dồn tích tự định thấp hơn khi được kiểm toán bởi các KTV nữ, chủ phần hùn hoặc KTV. Ngoài ra, khách hàng có các khoản dồn tích tự định thấp nhất khi cả chủ phần hùn và KTV là nữ. Cuối cùng, nghiên cứu này cũng chỉ ra
  • 31. 19 rằng phương sai trong các khoản dồn tích tăng đơn điệu với số lượng KTV nam. Là một thước đo thay thế cho CLKT, tác giả cũng kiểm tra và thấy rằng các KTV nữ có nhiều khả năng đưa ra GCO hơn so với KTV nam. Tuy nhiên, tác giả cũng thấy rằng xu hướng KTV nữ phát hành GCO được thúc đẩy chủ yếu bởi các công ty Big 4. Các phân tích sâu hơn cho thấy rằng không có sự khác biệt về chuyên môn trong ngành giữa các chủ phần hùn nữ và nam; do đó, kết quả không bị chi phối bởi chuyên môn trong ngành. Cuối cùng, tác giả thấy rằng mặc dù các KTV nữ lựa chọn khách hàng dễ và đơn giản hơn, kết luận chính vẫn không thay đổi sau khi kiểm soát rủi ro tài chính của khách hàng. Các kết quả này cùng nhau cung cấp bằng chứng nhất quán rằng giới tính của KTV ký BCKT có ảnh hưởng đến sự khác biệt của CLKT, ít nhất là đối với các khoản tích lũy tự định và khả năng phát hành GCO. Janne Chung and Gary S. Monroe (2001) nghiên cứu xem xét ảnh hưởng giới tính và độ phức tạp của nhiệm vụ đối với tính chính xác của các xét đoán. Những người tham gia được yêu cầu đánh giá liệu khoản mục hàng tồn kho có được trình bày trung thực hay không trong tình huống có sai sót trọng yếu trong khoản mục hàng tồn kho. Kết quả cho thấy, KTV nữ ra quyết định chính xác hơn trong các nhiệm vụ phức tạp hơn. Tương tự, Ed O'Donnell, Eric N. Johnson (2003) cũng thực hiện nghiên cứu này ở Mỹ. Với mẫu 28 KTV tham gia (gồm 16 nam và 12 nữ), với trung bình là ba năm kinh nghiệm, đến từ các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big5. Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự cho các ứng viên tham gia các thủ tục phân tích dữ liệu với mức độ phức tạp tăng dần, với những thông tin khách hàng cung cấp như nhau. Kết quả cho thấy, KTV nữ thể hiện hiệu quả cao hơn trong xử lý thông tin đối với nhiệm vụ phức tạp hơn so với nhiệm vụ ít phức tạp hơn, trong khi nam giới thể hiện hiệu quả cao hơn đối với nhiệm vụ ít phức tạp hơn so với nhiệm vụ phức tạp hơn. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Các nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân KTV ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Ở Việt Nam, các nghiên cứu về CLKT đã được thực hiện nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu về đặc điểm cá nhân KTV mới chỉ dừng lại ở các đặc điểm được quy định
  • 32. 20 trong chuẩn mực, như tính độc lập, thái độ hoài nghi nghề nghiệp, năng lực chuyên môn,… và các yếu tố ảnh hưởng đến các yếu tố này làm ảnh hưởng đến CLKT. Có một vài nghiên cứu có nhắc đến các đặc điểm cá nhân của KTV nhưng chỉ đơn thuần là khảo sát để khẳng định lại những đặc điểm quan trọng mà KTV cần có. Sau đây là một số nghiên cứu nổi bật có liên quan đến bài nghiên cứu: Hoàng Thị Thu Hương (2016) nghiên cứu tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV đến CLKT BCTC bằng nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn TP. HCM. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV đến CLKT BCTC. Đồng thời xác định nhân tố nào trong ba nhân tố trên ảnh hưởng mạnh nhất đến CLKT dựa trên khảo sát thực tế dưới góc nhìn của các KTV tại các CTKT độc lập tại TP. HCM. Cả ba giả thuyết đưa ra đều là các biến này có mối quan hệ đồng biến với CLKT. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi và thang đo dựa trên nghiên cứu của DeAngelo (1981) và Beatty (1989) và các quy định trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Qua dữ liệu thu thập được từ mẫu 205 KTV tại các công ty kiểm toán độc lập tại TP. HCM và thực hiện các bước xử lý số liệu, kết quả cho thấy cả ba nhân tố đều ảnh hưởng thuận chiều đến CLKT với mức độ khác nhau. Theo đó, nhân tố tinh thần trách nhiệm có mức ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là tính độc lập và kinh nghiệm. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Suyono (2011). Nguyễn Thị Ngọc Mai (2013) nghiên cứu tầm quan trọng của một số thuộc tính cá nhân KTV đối với CLKT của các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện trên ba nhóm đối tượng gồm nhóm KTV nhiều kinh nghiệm và kiến thức nhất, trưởng nhóm và nhóm trợ lý KTV. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi dựa trên nền của 20 thuộc tính được rút ra từ nghiên cứu của hai tác giả Mohammad J. Abdolmohammadi và James Shanteau. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm năm thuộc tính cá nhân quan trọng nhất được lựa chọn bao gồm khả năng chịu đựng được áp lực, tinh thần trách nhiệm, tính cẩn thận, tinh thần đồng đội và khả năng quản lý thời gian. Từ đó, tác giả đưa ra các đề xuất, kiến nghị cho bản thân KTV, công ty kiểm toán và các đối tượng khác có liên quan. Hạn chế của nghiên cứu này là tác giả thực hiện khảo sát để đánh giá mức độ
  • 33. 21 quan trọng của các thuộc tính cá nhân ảnh hưởng đến CLKT mà không định lượng mức độ ảnh hưởng của từng thuộc tính là như thế nào? Bên cạnh đó việc khảo sát lúc này cũng có nhược điểm là người được khảo sát chỉ liệt kê mà không giải thích lý do tại sao. 1.1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính Ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính, phần nhiều các nghiên cứu này được thực hiện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Một số nghiên cứu nổi bật ở Việt Nam sẽ được trình bày dưới đây. Đinh Ngọc Tú (2016) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính nữ trong Hội đồng quản trị và BGĐ đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bằng nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu là 163 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM (HOSE) giai đoạn 2010 – 2015 tương ứng với 978 quan sát, và biến phụ thuộc là hành vi điều chỉnh lợi nhuận được đo lường thông qua biến dồn tích có điều chỉnh (DA). Kết quả nghiên cứu khá thú vị khi cho thấy rằng công ty có từ ba nữ trong HĐQT trở lên thì làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận, số lượng thành viên nữ điều hành trong HĐQT càng cao thì càng làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Có mối quan hệ nghịch chiều giữa chủ tịch HĐQT, CEO, GĐTC là nữ với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Hoàng Thị Phương Thảo và các cộng sự (2015) đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa đa dạng hóa giới tính trong bộ máy quản lý doanh nghiệp và thành quả của công ty. Bằng nghiên cứu thực nghiệm với mẫu là 699 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ 2007 đến 2013, tác giả đã cho thấy rằng CEO là nữ giới có xu hướng chấp nhận rủi ro thấp hơn so với CEO là nam giới, nhưng lại tạo ra thành quả cao hơn. Tỷ lệ nữ giới trong hội đồng quản trị không có tác động cải thiện thành quả công ty. Nguyễn Thị Mộng Thúy (2015) đã thực hiện nghiên cứu về sự đa dạng giới tính trong ban điều hành ảnh hưởng đến chi phí đại diện như thế nào? Tác giả sử dụng dữ liệu từ 80 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE từ năm 2006 đến năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa giới tính làm giảm chi phí đại diện và nâng cao hiệu quả hoạt động, do giới tính đa dạng mang lại sự đa dạng về quan điểm và
  • 34. 22 nâng cao chất lượng ra quyết định của ban điều hành và bên cạnh đó các thành viên nữ được tìm thấy đã nỗ lực nhiều hơn đến việc giám sát hoạt động của công ty. 1.2. Xác định khe hổng nghiên cứu 1.2.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu những nghiên cứu trước Về CLKT, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện cả ở những nước phát triển và đang phát triển, rất nhiều khái niệm và cách đo lường CLKT được đưa ra. Trong đó, được sử dụng nhiều nhất có lẽ là định nghĩa của DeAngelo (1981), rằng “CLKT là khả năng KTV phát hiện sai sót trên BCTC của khách hàng và báo cáo sai sót đó” và sử dụng nhiều thước đo để đo lường CLKT. Đi sâu vào các nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân KTV ảnh hưởng đến CLKT, đặc biệt là các nghiên cứu về giới tính của KTV. Các nghiên cứu này trên thế giới được thực hiện khá nhiều. Trong giai đoạn 1994 – 2016 (25 năm), đã có 64 bài nghiên cứu được công bố (Khlif, H., & Achek, I, (2017)). Kiểm toán là một quá trình xét đoán và ra quyết định của KTV. Vì vậy, sự khác nhau của giới tính ảnh hưởng đến xét đoán của KTV cũng ảnh hưởng đến CLKT. Như DeFond và Zhang (2014) đã tổng hợp, có nhiều thước đo CLKT được sử dụng, như đo lường dựa trên đầu ra: GCO, trình bày lại BCTC, hay chất lượng BCTC. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để xác định ảnh hưởng của giới tính KTV đến CLKT dựa trên những thước đo này. Các nghiên cứu được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, cả định tính và định lượng. Nhìn chung hầu hết các nghiên cứu trước đây đều lập luận rằng phụ nữ thường kỹ tính, cẩn thận, không thích mạo hiểm, rủi ro, hành xử và giao tiếp mềm mỏng, khả năng chịu áp lực trong công việc cao nên thường có khả năng sắp xếp tốt, chú ý đến chất lượng nhiều hơn nên CLKT mà các KTV nữ cung cấp cao hơn KTV nam. Tuy nhiên, gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về các lý thuyết tâm lý học, các nghiên cứu về sinh lý để giải thích nhiều hơn về cách hành xử khác nhau của giới tính nam và nữ, điển hình là nghiên cứu của Shixin Yang, Yunguo Liu, Qiongdan Mai (2018). Các nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều thời điểm và không gian khác nhau đem lại
  • 35. 23 những kết quả khác nhau nhưng đều có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định. (Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam được tóm tắt ở phụ lục số 1). 1.2.2. Xác định khe hổng nghiên cứu Qua tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về CLKT nói chung và đặc biệt là các nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính KTV đến CLKT, tác giả thấy rằng, trên thế giới, các nghiên cứu về vấn đề này rất nhiều, tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu này còn khá hạn chế và chưa được thực hiện nhiều. Hơn nữa các nghiên cứu tại Việt Nam đánh giá CLKT ở cấp độ cá nhân KTV chủ yếu thực hiện đo lường bằng dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi về tính độc lập, thái độ hoài nghi nghề nghiệp, … Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi như thế cũng có nhiều điểm yếu, đặc biệt là bảng câu hỏi được sử dụng để tìm hiểu về tính cách, kết quả thường thể hiện tính cách mà người được khảo sát muốn hướng đến chứ không hẳn là tính cách thực của họ, hơn nữa, người nghiên cứu sẽ không kiểm soát được kết quả khảo sát do có thể người được khảo sát trả lời cho có, dẫn đến kết quả nghiên cứu chỉ mang ý nghĩa lý luận mà chưa có nhiều ý nghĩa thực tế. Các nghiên cứu về giới tính tại Việt Nam phần nhiều được tìm thấy ở chuyên ngành tài chính ngân hàng với các chủ đề chính như ảnh hưởng của giới tính nữ hay sự đang dạng hóa giới tính trong HĐQT, hay ban điều hành ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty hay ảnh hưởng đến chi phí đại diện. Một số nghiên cứu khác được tìm thấy trong lĩnh vực kế toán, đó là các nghiên cứu về giới tính nữ trong HĐQT, ban điều hành, CEO, GĐTC ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Vì vậy, để đóng góp thêm vào kho tàng những nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính, tác giả lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của giới tính kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán – Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị vì kết luận của nghiên cứu sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự lựa chọn KTV bởi các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán, việc phân công nhân sự cho các nhiệm vụ kiểm toán, các hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán và đưa ra những ý kiến góp ý chính sách cho các cơ quan quản lý nhằm nâng cao CLKT.
  • 36. 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương này, tác giả đã trình bày tổng quan một số nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu như CLKT, các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT, đặc biệt là giới tính. Từ đó, nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu để làm cơ sở chứng minh cho tính cần thiết khi lựa chọn đề tài nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài để làm khung lý thuyết khi thực hiện nghiên cứu.
  • 37. 25 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này gồm 2 phần: phần đầu tiên đề cập đến các khái niệm liên quan như: chất lượng, CLKT, khuôn mẫu về CLKT và khái niệm về giới tính. Phần tiếp theo sẽ trình bày các lý thuyết nền tảng giải thích về nhu cầu kiểm toán, nhu cầu về CLKT, vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT và các lý thuyết về tâm lý học để giải thích sự khác nhau giữa giới tính nam và nữ. 2.1. Các khái niệm căn bản 2.1.1. Định nghĩa chất lượng Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt (2010, trang 578) thì “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng”. Theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015 (mục 2.2.1: Các khái niệm cơ bản) đã định nghĩa “Một tổ chức định hướng vào chất lượng sẽ thúc đẩy văn hóa giúp dẫn đến hành vi, thái độ, hoạt động và quá trình mang lại giá trị thông qua việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm khác có liên quan. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức được xác định bằng khả năng thỏa mãn khách hàng và ảnh hưởng mong muốn và không mong muốn tới các bên quan tâm liên quan. Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ không chỉ bao gồm chức năng và công dụng dự kiến mà còn bao gồm cả giá trị và lợi ích được cảm nhận đối với khách hàng.” Như vậy, ta có thể thấy có khá nhiều các khái niệm chất lượng khác nhau tồn tại, chưa có sự thống nhất cụ thể, vì đứng ở những giác độ khác nhau, sẽ cho ta những góc nhìn và quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các khái
  • 38. 26 niệm về chất lượng đều có đặc điểm chung là tập hợp các đặc tính của thực thể thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu và phù hợp với nhu cầu. Vì không riêng bất kỳ một loại sản phẩm hay một dịch vụ nào, nếu không thỏa mãn và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng thì khó có thể tồn tại lâu dài. 2.1.2. Định nghĩa CLKT Trong bài nghiên cứu tổng hợp về CLKT của Ann L. Watkins, William Hillison, Susan E. Morecroft (2004) đã tổng hợp rằng: nhiều tài liệu thường định nghĩa CLKT tương ứng với mức độ mà kiểm toán phù hợp với chuẩn mực kiểm toán hiện hành. (Krishnan và Schauer, 2001; Tie, 1999; McConnell và Banks, 1998; Aldhizer và cộng sự, 1995 và Cook, 1987). Ngược lại, các nhà nghiên cứu kế toán xác định nhiều khía cạnh của CLKT và các khía cạnh này thường dẫn đến các định nghĩa dường như khác nhau. Một số định nghĩa phổ biến hơn về CLKT bao gồm (1) khả năng KTV phát hiện ra sai sót của khách hàng và báo cáo những sai sót đó (DeAngelo, 1981); (2) CLKT là xác suất mà một KTV sẽ lưu ý phát hành một báo cáo không phải dạng chấp nhận toàn phần vì trong đó có chứa sai sót trọng yếu (Lee và cộng sự, 1999); (3) CLKT là tính chính xác của thông tin được báo cáo bởi KTV (Titman và Trueman, 1986; Beatty, 1989; Krinsky và Rotenberg, 1989; Davidson và Neu, 1993), và (4) CLKT là thước đo khả năng của kiểm toán để giảm độ nhiễu (noise), sự thiên lệch (bias) và cải thiện tính chất trong dữ liệu kế toán (Wallace,1980). Nói chung, CLKT là một khái niệm khá rộng và trừu tượng. Tùy thuộc vào góc nhìn khác nhau, mục đích hướng tới khác nhau dẫn tới khái niệm khác nhau. 2.1.3. Khuôn mẫu CLKT Nền kinh tế ngày càng phát triển, các yêu cầu về thông tin kế toán ngày càng cao, đặc biệt về mặt chất lượng. Mục đích kiểm toán là nâng cao độ tin cậy của thông tin kế toán vì vậy nghiên cứu để nâng cao CLKT luôn được quan tâm và vô cũng cần thiết. Nhiều nghiên cứu đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về CLKT cũng như nhiều cách đo lường CLKT. Vì vậy càng thấy rằng CLKT là một chủ đề phức tạp và không có định nghĩa hay phân tích nào về nó đã đạt được sự công nhận phổ quát, việc áp dụng các nghiên cứu cũng gặp khó khăn. Nắm bắt được vấn đề đó, năm 2014, sau quá trình xây
  • 39. 27 dựng, thu thập ý kiến đóng góp của các công ty kiểm toán lớn cũng như các nhà nghiên cứu, IAASB đã ban hành khuôn khổ về CLKT với tên gọi: A framework Audit quality: Key elements that create an environment for Audit quality (tạm dịch là: Một khuôn mẫu về CLKT: Những yếu tố chính tạo ra môi trường cho CLKT). Đây là tài liệu chính thức đầu tiên về CLKT được công bố bởi tổ chức quốc tế chính quy – IAASB. Tài liệu mang tính chất tham khảo tạo môi trường trao đổi, thảo luận của những chuyên gia trên thế giới để nhằm cải tiến nâng cao liên tục CLKT, và không dùng thay thế cho chuẩn mực kiểm toán hay chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các quy định khác. Khuôn mẫu về CLKT được xây dựng với ba mục tiêu chính: + Nâng cao nhận thức về các yếu tố chính của CLKT, + Khuyến khích các bên liên quan chính tìm ra giải pháp để nâng cao CLKT, +Tạo điều kiện đối thoại tốt hơn giữa các bên liên quan chính về chủ đề này. Theo quan điểm của IAASB, có thể đạt được một cuộc kiểm toán chất lượng khi ý kiến của KTV về BCTC được dựa trên bằng chứng kiểm toán thích hợp có được bởi một nhóm tham gia: • Thể hiện các giá trị, đạo đức và thái độ phù hợp; • Có đủ kiến thức và kinh nghiệm và có đủ thời gian phân bổ để thực hiện công việc kiểm toán; • Áp dụng một quy trình kiểm toán và quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt; • Cung cấp các báo cáo có giá trị và kịp thời; và • Tương tác thích hợp với nhiều bên liên quan khác nhau. Nhiều yếu tố góp phần làm tăng CLKT được thực hiện một cách nhất quán. IAASB tin rằng việc mô tả các yếu tố này rất có ích trong việc khuyến khích các công ty kiểm toán và các bên liên quan khác thử thách bản thân về việc liệu họ có thể làm gì nhiều hơn để tăng CLKT trong môi trường cụ thể của họ. Các yếu tố chính của CLKT được xác định bởi Khuôn khổ là: (a) Các nhân tố đầu vào (b) Nhân tố quy trình (c) Các nhân tố đầu ra
  • 40. 28 chain) (d) Các tương tác chính trong Chuỗi cung ứng BCTC (financial reporting supply (e) Các nhân tố bối cảnh. Với mục tiêu và nội dung cụ thể, IAASB mong muốn nâng cao chất lượng và tính thống nhất trong việc thực hiện kiểm toán và củng cố niềm tin của công chúng đối với hoạt động kiểm toán trên thế giới. Khuôn mẫu được áp dụng cho các cấp độ: nhóm kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán và quốc gia. (a) Các yếu tố đầu vào Đầu vào được nhóm thành các yếu tố đầu vào sau: - Các giá trị, đạo đức và thái độ của KTV, do đó, bị ảnh hưởng bởi văn hóa trong công ty kiểm toán; và - Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của KTV và thời gian dành cho họ để thực hiện kiểm toán. Trong các yếu tố đầu vào ở trên, các thuộc tính chất lượng được tổ chức thêm giữa các yếu tố áp dụng trực tiếp tại: - Mức độ nhóm kiểm toán; - Cấp độ của một công ty kiểm toán, và do đó gián tiếp đối với tất cả các cuộc kiểm toán được thực hiện bởi công ty kiểm toán đó; và - Cấp quốc gia (hoặc quyền tài phán) và do đó gián tiếp cho tất cả các công ty kiểm toán hoạt động tại quốc gia đó và các cuộc kiểm toán mà họ thực hiện. (b) Nhân tố quy trình Sự nghiêm ngặt của quy trình kiểm toán và quy trình kiểm soát chất lượng ảnh hưởng đến CLKT. (c) Các nhân tố đầu ra Các kết quả đầu ra bao gồm BCKT, BCTC đã được kiểm toán, báo cáo minh bạch, báo cáo kiểm soát CLKT, và thông tin tư vấn khách hàng sau khi thực hiện kiểm toán. Các nhân tố đầu ra liên quan đến chuỗi cung ứng của BCTC, đều tác động và chịu ảnh hưởng bởi các bên có liên quan như: KTV, DNKT, khách hàng và các quy định về kiểm
  • 41. 29 toán. Việc kiểm soát chất lượng sẽ đảm bảo kết quả đầu ra là hữu ích, kịp thời, đáng tin cậy và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. (d) Các tương tác chính trong Chuỗi cung ứng BCTC Trong báo cáo năm 2008 của IFAC “Chuỗi cung ứng báo cáo tài chính: Quan điểm và định hướng trong ngắn hạn” đã mô tả chuỗi cung ứng báo cáo tài chính là những người và các quy trình liên quan đến việc chuẩn bị, phê duyệt, kiểm toán, phân tích và sử dụng báo cáo tài chính. Mặc dù mỗi bên liên quan trong chuỗi đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng BCTC, cách thức mà các bên liên quan tương tác có thể có tác động cụ thể đến CLKT. Các tương tác này, bao gồm cả chính thức và không chính thức, sẽ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kiểm toán được thực hiện và cho phép tồn tại mối quan hệ động giữa đầu vào và đầu ra. Ví dụ, các cuộc thảo luận giữa KTV và ủy ban kiểm toán của một công ty niêm yết ở giai đoạn lập kế hoạch có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng các kỹ năng chuyên môn (đầu vào), hình thức và nội dung của báo cáo KTV đối với những người chịu trách nhiệm quản trị (đầu ra). Ngược lại, đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, có thể có sự gần gũi với các chủ sở hữu trong quá trình kiểm toán. Trong những trường hợp này, có thể có các giao tiếp không chính thức thường xuyên, làm ảnh hưởng đến CLKT. (e) Yếu tố hoàn cảnh Có một số yếu tố môi trường hoặc bối cảnh, chẳng hạn như luật pháp, quy định và quản trị doanh nghiệp, có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC, do đó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến CLKT. Khi thích hợp, KTV phản ứng với các yếu tố này khi xác định cách tốt nhất để có đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. IAASB tuyên bố rằng mặc dù chất lượng của một cuộc kiểm toán riêng lẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào, quy trình, đầu ra và tương tác được mô tả trong Khuôn khổ này, nhưng bản thân Khuôn khổ CLKT không đủ để đánh giá chất lượng của một cá nhân KTV. Điều này là do cần phải xem xét chi tiết các vấn đề như tính chất, thời gian và mức độ của bằng chứng kiểm toán để tránh các rủi ro sai sót trọng yếu trong một cuộc
  • 42. 30 kiểm toán cụ thể, sự phù hợp của các phán quyết kiểm toán và tuân thủ chuẩn mực có liên quan. Tóm lại, khuôn mẫu CLKT được xây dựng và công bố bởi IAASB là cơ sở quan trọng góp phần xác định đầy đủ, rõ nét hơn về kiểm soát chất lượng và góp phần nâng cao CLKT vì nó đã: - Nâng cao mức độ nhận thức và hiểu biết giữa các bên liên quan và các yếu tố cấu thành quan trọng của CLKT. - Cho phép các bên liên quan nhận ra các yếu tố nên được quan tâm, để từ đó khuyến khích các hành động thiết thực nâng cao và truyền đạt thông tin tốt hơn về CLKT, nâng cao CLKT, củng cố lòng tin của người sử dụng. - Hỗ trợ thiết lập chuẩn mực ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Thúc đẩy các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sâu và mở rộng hơn về chủ đề này. - Tạo điều kiện cho sự trao đổi và mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa IAASB và các bên liên quan chính và giữa các bên liên quan chính với nhau. - Mở ra một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa những hiểu biết đầy đủ hơn, và nguyên tắc cơ bản trong ngành nghề kiểm toán, từ đó góp phần không nhỏ đến việc nâng cao CLKT trong tương lai. 2.2. Các lý thuyết nền tảng 2.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm Đây là lý thuyết đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích nhu cầu kiểm toán, nhu cầu về CLKT và vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT. Lý thuyết ủy nhiệm hay còn gọi là lý thuyết đại diện (Agency theory) được xây dựng đầu tiên bởi Ross (1973) và sau đó được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976). Lý thuyết này đề cập đến mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent) thông qua hợp đồng. Trong đó, bên được ủy nhiệm sẽ thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, dẫn đến nảy sinh những xung đột lợi ích. Mâu thuẫn quyền lợi này còn được gọi là vấn đề của người ủy
  • 43. 31 nhiệm và người được ủy nhiệm. Mối quan hệ ủy nhiệm xuất hiện rõ trong hai trường hợp đó là xung đột giữa cổ đông và nhà quản lý và giữa chủ nợ và con nợ (công ty). Thông thường, bên được ủy nhiệm (người quản lý hay con nợ) được mong đợi sẽ hành xử theo hướng mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm (cổ đông hay chủ nợ) nhưng bản thân bên được ủy nhiệm cũng theo đuổi những lợi ích riêng. Bên được ủy nhiệm có thể đưa ra những quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và có xu hướng quên đi lợi ích của bên ủy nhiệm để đạt được mức lợi ích nào đó. Trong bối cảnh đó, hiện tượng bất cân xứng thông tin là điều không thể tránh khỏi. Tất cả những tổn thất về giá trị do mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm được xem là chi phí ủy nhiệm. Có ba loại chi phí ủy nhiệm, đó là chi phí giám sát, chi phí liên kết, các chi phí khác. Những chi phí này để đầu tư vào hệ thống kiểm soát cần thiết để giảm thiểu việc thiếu thông tin của bên ủy nhiệm và giảm thiểu rủi ro thông tin qua việc chia sẻ rủi ro với bên được ủy nhiệm nhờ những biện pháp kích thích dựa trên kết quả đầu ra. Theo Healy và Palepu (2001), kiểm toán được xem là yếu tố thiết yếu trong việc giám sát các mối quan hệ ủy nhiệm và công bố thông tin phát sinh từ sự bất cân xứng thông tin và xung đột lợi ích giữa hai bên. Vì vậy, bất kỳ một mong muốn tác động lên BCTC theo hướng có lợi cho bất kỳ một bên nào không trung thực và hợp lý, sẽ được loại trừ khi BCTC được kiểm toán. Vì vậy, vai trò của kiểm toán có liên quan đến hai vấn đề mâu thuẫn về lợi ích và thông tin bất cân xứng trên hợp đồng ủy nhiệm. Theo Jensen và Meckling (1976) cũng cho rằng kiểm toán giảm thiểu xung đột giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Kiểm toán đóng vai trò vừa làm giám sát cho bên ủy nhiệm vừa là giúp cho bên được ủy nhiệm khẳng định là không làm sai vì KTV sẽ báo cáo phát hiện những sai sót trọng yếu trong BCTC đã được kiểm toán. Xuất phát từ sự bất đồng trong việc ủy nhiệm, mâu thuẫn của sự ủy nhiệm càng cao càng làm tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo của bên thứ ba, theo đó yêu cầu về CLKT sẽ cao hơn, yêu cầu này là định hướng quan trọng trong nhu cầu của khách hàng về CLKT thông qua việc lựa chọn công ty kiểm toán quy mô lớn hoặc công ty kiểm toán có danh tiếng hơn, KTV có năng lực, kinh nghiệm hoặc chuyên môn cao hơn.