SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN KIẾM PHONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
TRONG NÔNG NHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN KIẾM PHONG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
TRONG NÔNG NHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HÀ QUANG THANH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và khách quan và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả
Trần Kiếm Phong
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia,
Khoa sau Đại học, Lãnh đạo huyện ủy U Minh Thượng đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được tham dự và hoàn thành khóa học thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý công.
Luận văn sẽ không hoàn thành được nếu không có sự giúp đỡ nhiệt
tình từ thầy TS. Hà Quang Thanh đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Hà Quang Thanh cùng các
thầy cô trong Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi những kiến
thức để làm cơ sở cho tôi thực hiện thành công luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của
Huyện, Xã và bạn bè đồng nghiệp… đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo
sát, thu thập số liệu và phân tích thực trạng QLNN đối với hợp tác xã trong
nông nghiệp trên địa bàn Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Học viên Trần Kiếm Phong
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HTX: Hợp tác xã
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .........................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ..................6
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn..............................................6
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................6
Chương 1......................................................................................................8
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP
TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP..........................................................8
1.1. Những vấn đề chung về HTX trong nông nghiệp .............................8
1.1.1 Khái niệm HTX.............................................................................8
1.1.2 Hợp tác xã trong nông nghiệp...................................................... 10
1.1.3 Vai trò hợp tác xã nông nghiệp.................................................... 14
1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông
nghiệp .........................................................................................................16
1.2.1 Văn bản quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp......... 16
1.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp ..... 22
1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan quản lý
nhà nới đồi với HTX ............................................................................. 23
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp tại
một số địa phương.....................................................................................26
1.3.1 Kinh nghiệm tại các địa phương.................................................. 26
1.3.2 Bài học kinh nghiệm.................................................................... 29
Tiểu kết chương 1......................................................................................31
Chương 2....................................................................................................32
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH
THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG..............................................................32
2.1. Tổng quan về quá trình xây dựng HTX trong nông nghiệp trên địa
bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang ........................................32
2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện U Minh Thượng.................. 32
2.1.2. Quá trình xây dựng HTX nông nghiệp........................................ 33
2.2. Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với HTX trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng...........................................42
2.2.1. Về thực hiện và ban hành văn bản pháp lý, quản lý HTX trong
nông nghiệp........................................................................................... 42
2.2.2. Việc xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương
trình chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX.......................................... 44
2.2.3. Về tổ chức và hướng dẫn đăng ký HTX...................................... 47
2.2.4. Về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với HTX; xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật của HTX, của cá nhân và tổ chức có liên
quan theo quy định của pháp luật .......................................................... 48
2.2.5. Hợp tác quốc tế về phát triển HTX ............................................. 49
2.3. Đánh giá chung...................................................................................50
2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................... 50
2.3.2. Hạn chế ...................................................................................... 51
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên của công tác quản lý nhà
nước trên địa bàn huyện đó gồm: .......................................................... 54
Tiểu kết chương 2......................................................................................56
Chương 3....................................................................................................57
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH
THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG..............................................................57
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ GIA ĐOẠN 2016-
2020.............................................................................................................57
3.1.1. Quan điểm phát triển .................................................................. 57
3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu:....................................................................... 58
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP......................................58
3.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý, cơ chế chính sách phát triển HTX... 58
3.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý và tăng cường công tác đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, công chức quản lý HTX ................................................. 59
3.2.3. Hoàn thiện thủ tục đăng ký hoạt động của HTX nông nghiệp..... 61
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cấp.......................... 62
3.2.5. Hỗ trợ chính sách để HTX nông nghiệp thích ứng với cơ chế phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ........................................... 63
3.2.6. Xây dựng mô hình chuẩn về HTX nông nghiệp.......................... 64
Tiểu kết chương 3......................................................................................66
KẾT LUẬN................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................68
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế hợp tác mà trọng tâm là hợp tác xã (sau đây viết tắt là HTX)
là hình thức tổ chức thích hợp để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, cải
thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo một
cách bền vững, dần đưa tinh thần hợp tác thành văn hóa trong xã hội. Thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011- 2020. Chủ trương
của Đảng về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là một trong
những biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tổng kết
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể, trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực tiễn
hoạt động của HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2003, Quốc hội đã thông
qua Luật HTX sửa đổi năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7
năm 2013.
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế hợp tác và HTX của Đảng, hầu
hết các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX kiểu cũ sang
HTX kiểu mới cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và đặc điểm của hộ
kinh tế cá thể dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ đặc
điểm kinh tế xã hội của từng địa phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối
đổi mới HTX của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, việc chuyển đổi các
HTX đã diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Đáng chú ý là đã xuất hiện
nhiều mô hình HTX kiểu mới làm ăn có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và
lợi ích của xã viên đặc biệt trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông
nghiệp hàng hóa. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế HTX vẫn là vấn đề cấp
bách cả về lý luận và thực tiễn.
2
U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang là huyện nông nghiệp, có điều kiện
tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sản
xuất hàng hóa. Từ khi Luật HTX đi vào thực tiễn, cùng với cả nước, HTX
trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng đã có những bước
phát triển đáng ghi nhận, đáp ứng được một phần nhu cầu của những người
lao động, hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào
quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động, HTX nông nghiệp ở huyện còn bộc lộ nhiều hạn chế và
yếu kém, cụ thể là:
- Cấp ủy chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của HTX nông nghiệp. Ở một số xã vẫn coi HTX nông nghiệp
như công cụ của chính quyền, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính
quyền cấp xã, hơn là một tổ chức kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Có
nơi cấp ủy và chính quyền can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của HTX nông nghiệp, hoặc thiếu sự quan tâm buông lỏng quản lý
đối với HTX nông nghiệp, khiến nhiều HTX nông nghiệp hoạt động không
hiệu quả, trông chờ vào chính sách ưu đãi của nhà nước.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp chưa
có sự phân công rạch ròi; đội ngũ cán bộ theo dõi chuyên trách về HTX
nông nghiệp còn thiếu kiến thức, phương pháp và kỹ năng, nghiệp vụ.
- Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện Luật HTX, thực hiện chính
sách đối với HTX nông nghiệp, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tuyên
truyền nhân rộng các mô hình hiểu quả chưa được đia phương quan tâm
thực hiện đúng mức.
Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho thực trạng đó, nhưng trong đó
có thể khẳng định, quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn nhiều yếu kém
như:
3
- Thể chế pháp luật chưa rõ ràng, nhiều quy định chồng chéo khó
thực hiện; các văn bản hướng dẫn thực hiện luật HTX ban hành chậm, trên
lĩnh vực HTX nông nghiệp chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện riêng.
- Bộ máy quản lý HTX trong nông nghiệp vừa thiếu, vừa yếu; đầu tư
công trình hạ tầng nông nghiệp hạn chế
Từ đó cho thấy, đây là những trở ngại lớn cho phát triển HTX trong
nông nghiệp. Hướng tới hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX trong
nông nghiệp, chúng tôi chọn đề tài:"Quản lý nhà nước đối với HTX trong
nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang" làm
luận văn thạc sĩ Quản lý công, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề
đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian vừa qua vấn đề kinh tế hợp tác và HTX nói chung đã trở
thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều góc
độ, phạm vi khác nhau. Tiêu biểu là những công trình đã được công bố
như:
- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỳ: "Kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp nước ta hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2003. Các tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn
về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô
hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế nông
nghiệp nông thôn nước ta. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển các mô
hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp nông thôn ở Việt nam hiện
nay.
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã: "Đổi mới tổ chức và quản lý
các HTX trong nông nghiệp, nông thôn", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.
Trong công trình này, các tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để
4
phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; khái
quát quá trình phát triển các hình thức tổ chức và quản lý HTX giai đoạn
trước năm 1986 và từ năm 1986 đến nay. Từ thực trạng phát triển mô hình
tổ chức quản lý các HTX ở nông thôn của một số địa phương miền bắc tiêu
biểu, các tác giả cũng đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể
để xây dựng mô hình tổ chức và quản lý có hiệu quả các HTX.
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng: "Kinh tế hợp
tác, HTX ở Việt Nam-Thực trạng và định hướng phát triển", Nxb nông
nghiệp, Hà Nội, 2001. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành,
phát triển các loại mô hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt
Nam với những thành công và tồn tại, từ đó xây dựng những định hướng
phát triển phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời
kỳ quá độ.
- Hồ Văn Vĩnh: "Phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, số 8-2005. Ở bài
viết này, tác giả đã bàn đến những cách thức chuyển đổi HTX nông nghiệp
kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới trên cơ sở quán triệt đường lối đổi
mới HTX nông nghiệp của Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ tác
động qua lại giữa HTX nông nghiệp và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra
những nguyên nhân của sự khó khăn khi phát triển HTX nông nghiệp trong
thời kỳ mới và những giải pháp tháo gỡ những khó khăn này.
Cùng một số luận văn, luận án bàn về kinh tế tập thể nói chung,
HTX nói riêng.
Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía
cạnh của kinh tế hợp tác và HTX, song chưa có đề tài, công trình nào
nghiên cứu cụ thể về HTX nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở một huyện nông nghiệp
5
một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống. Do đó vấn đề mà luận văn
nghiên cứu mang tính cấp thiết và không trùng lắp.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và
pháp lý (cơ sở khoa học) của quản lý nhà nước đối với HTX trong nông
nghiệp trên địa bàn cấp huyện, nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh
Thượng, tỉnh Kiên Giang.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với HTX
trong nông nghiiệp trên đia bàn cấp huyện
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông
nghiệp trên đia bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX trong
nông nghiệp huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước đối với HTX
trong nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện
4.2. Phạm vị nghiên cứu
- Về không gian: trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên
Giang.
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay .
6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp lý luận
Luận văn lấy Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tương Hồ Chí Minh; đường
lối, quan điểm của Đảng và những chính sách, pháp luật của Nhà nước về
nhà nước và pháp luật làm cơ sở phương pháp luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, các phương pháp nghiên cứu
khoa học chuyên ngành đều được áp dụng gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp gồm các báo cáo, chương
trình, kế hoạch về kinh tế tập thể của địa phương.
- Phương pháp thống kê các số liệu, đánh giá tình hình kết quả thực
hiện quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp của địa phương.
- Phương pháp so sánh các số liệu HTX nông nghiệp qua các thời kỳ.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về HTX trong nông
nghiệp, về hoạt động quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp.
6.2. Về thực tiễn
Luận văn là nguồn tư liệu bổ sung phục vụ quá trình nghiên cứu, tìm
hiểu về hoạt động quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Kết quả
nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu
giãng dạy tại các cơ sở đào tạo về hành chính, quản lý Nhà nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu 3 chương gồm:
Chương 1: cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với HTX trong
nông nghiệp trên đia bàn huyện;
7
Chương 2: thực trạng quản lý nhà nước đối với HTX trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện U minh Thượng tỉnh Kiên Giang;
Chương 3: hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX trong nông
nghiệp trên đia bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
8
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP
TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về HTX trong nông nghiệp
1.1.1 .Khái niệm HTX
HTX xuất hiện trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (giữa
thế kỷ XIX), bởi trong nền kinh tế tự do cạnh tranh để có thể tồn tại và phát
triển, những người sản xuất nhỏ cần phải hợp sức, hợp vốn với nhau chống
lại sự chèn ép, khống chế và bần cùng hóa của tư bản lớn. Trên thực tế, ở
mỗi nước có những điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau, nên sự ra đời và
phát triển của các HTX có những đặc điểm khác nhau. Có nhiều định nghĩa
về HTX, tiêu biểu là định nghĩa của Liên minh HTX quốc tế (ICA), của Tổ
chức lao động quốc tế (ILO).
Liên minh HTX quốc tế (International Cooperative Alliancc-ICA) đã
định nghĩa HTX như sau: “HTX là một hình thức tự trị của những người tự
nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ
về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí nghiệp cùng sỡ hữu và quản
lý dân chủ” [6, tr.18].
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: HTX là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện
liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài
sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với nhu cầu chung và giải
quyết những khó đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng
cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho
lợi ích vật chất và tinh thần chung.
Ở nước ta khi bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta
thường dùng các khái niệm: tổ đổi công, tập đoàn sản xuất, HTX bậc thấp,
9
bậc cao. Khái niệm “HTX” ít được đề cập đến, nhiều nhận thức không
đúng về kinh tế hợp tác cùng với những lúng túng trong việc tìm tòi, thử
nghiệm mô hình HTX kiểu mới đã đặc ra yêu cầu phải đổi mới cả về nội
dung và phương thức hoạt động của HTX cho phù hợp với cơ chế kinh tế
mới khi đất nước bước vào thời kỳ mới.
Trước yêu cầu đó của thực tiễn, tháng 3 năm 1996, tại kỳ họp thứ 9,
Quốc hội khóa IX đã ban hành Luật HTX. Theo đó, HTX được định nghĩa:
HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích
chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật
để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực
hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải
thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước [18, tr.6].
Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi, thành lập HTX theo Luật
HTX năm 1996. Ngày 26-11-2003, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XI đã
thông qua Luật HTX sửa đổi, bổ sung (Luật HTX năm 2003). Theo đó,
HTX được định nghĩa:
HTX là tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập
thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị
vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định
của pháp luật [22, tr.6].
10
Qua thời gian thực hiện Luật HTX năm 2003, đã bộc lộ những bất
cập, để xây dựng và phát triển HTX trong điều kiện tình hình kinh tế mới,
ngày 20-11-2012 Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật HTX mới. Theo luật
này, HTX được định nghĩa: HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu,
có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp
tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX.
1.1.2 . Hợp tác xã trong nông nghiệp
1.1.2.1. Các mô hình hợp tác xã nông nghiệp
Trong quá trình hình thành và phát triển HTX trong nông nghiệp đã
có những mô hình khác nhau, từ thấp đến cao. Tùy theo điều kiện kinh tế
xã hội, Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách để xây dựng và
phát triển HTX trong nông nghiệp. Qua thực tiễn của nước ta cụ thể là ở
các tỉnh phía nam có thể nêu một số mô hình HTX nông nghiệp sau đây:
- Tập đoàn sản xuất nông nghiệp: đây là mô hình hợp tác sản xuất
trong nông nghiệp giai đoạn sau giải phóng năm 1975 đến khoảng năm
1980.
Tập đoàn được thành lập theo đơn vị ấp, hoặc xã tùy quy mô số
lượng dân số, diện tích đất đai. Tất cả nông dân lao động và người lao động
làm thuê ở tại chổ (theo khu vực Tập đoàn) có lao động, nghề nghiệp, từ 16
tuổi trở lên tự nguyện xin vào Tập đoàn, thì đều có thể được xét kết nạp
vào Tập đoàn. Tập đoàn thực hiện tập thể hóa về đất đai, máy móc công cụ,
trâu bò cày kéo, phân phối thu nhập theo nguyên tắc công bằng, hợp lý,
quản lý dân chủ mỗi hộ, mỗi người lao động cần đăng ký lao động và tự
nguyện thực hiện đúng và tốt việc đăng ký lao động đó. Tập đoàn tạo mọi
điều kiện thực hiện đúng và tốt quản lý lao động có định mức, khoán việc
11
đúng mức, hạch toán công-điều chính xác, kịp thời, đảm bảo ăn chia phân
phối công bằng hợp lý.
- Về mô hình HTX nông nghiệp: chia làm hai loại HTX nông
nghiệp kiểu cũ và HTX kiểu mới.
HTX nông nghiệp kiểu cũ, là mô hình HTX nông nghiệp trước khi
có Luật HTX hay nói cách khác đây là mô hình HTX nông nghiệp trước
khoán 10 của Bộ Chính trị. Thành viên của HTX nông nghiệp theo mô hình
này chỉ là gồm các cá nhân, sở hữu cá nhân của người nông dân không
được thừa nhận, sở hữu của các gia đình bị xóa bỏ, chỉ thừa nhận chế độ sở
hữu tập thể về tư liệu sản xuất, người nông dân vào HTX phải góp ruộng
dất, trâu bò, công cụ sản xuất chủ yếu. Quan hệ xã viên với HTX là quan hệ
phụ thuộc, xã viên bị tách rời tư liệu sản xuất trở thành người lao động làm
công theo sự điều hành của HTX, tính chất HTX đích thực trong HTX
không còn, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán lỗ lãi, phân phối,
giá cả...của HTX đều theo sự chỉ huy của cơ quan quản lý cấp trên theo kế
hoạch của Nhà nước. Chế độ phân phối mang nặng tính bình quân bao cấp,
chủ yếu phân phối theo công lao động, việc phân phối theo vốn góp gần
như không thực hiện.
HTX nông nghiệp kiểu mới, là mô hình HTX nông nghiệp khi có
Luật HTX năm 1996 và sau đó sửa đổi bổ sung Luật năm 2003 và hiện nay
là Luật HTX năm 2012.
Theo mô hình HTX kiểu mới, thành viên HTX gồm cá nhân, hộ gia
đình và pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất
kinh doanh, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh
tế...) là người có ít vốn và người có nhiều vốn có nhu cầu tự nguyện cùng
lập ra và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của
pháp luật về HTX. Trong HTX, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của các
12
thành viên được phân định rõ. Thành viên khi tham gia HTX nông nghiệp
không phải góp ruộng đất và các công cụ sản xuất mà điều kiện tiên quyết
là phải góp vốn theo quy định của điều lệ HTX, suất vốn góp không hạn
chế song không vượt quá 20% so với tổng số vốn góp của các thành viên
(vốn điều lệ của HTX). Trong HTX nông nghiệp kiểu mới, mọi trói buộc
cứng nhắc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã được
tháo bỏ. Các HTX thực sự là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ có đầy đủ
tư cách pháp nhân trong cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật như
các doanh nghiệp, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh dịch vụ, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với
nhà nước và trách nhiệm đối với thành viên.
HTX kiểu mới quy mô và phạm vi hoạt động của HTX không còn bị
giới hạn như HTX kiểu cũ. Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực
khác nhau, không giới hạn địa giới hành chính mô hình hợp tác linh hoạt,
đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành với
nhiều trình độ phát triển khác nhau từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào,
đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, của các thành viên, đến
mở mang ngành nghề, vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành các
doanh nghiệp trực thuộc; Từ HTX phát triển thành các liên hiệp HTX.
HTX đăng ký hoạt động theo Luật HTX năm 2012, tuy vẫn còn
mang tính xã hội, nhưng trước hết là một tổ chức kinh tế. HTX chỉ thực
hiện nghĩa vụ xã hội trên cơ sở hoạt động kinh tế có hiệu quả. Những chăm
lo về mặt xã hội trước hết cũng dành cho các thành viên HTX. Đây cũng là
đặc điểm mới mà chính quyền các cấp phải lưu ý trong khi thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước đối với HTX.
- Về mô hình liên HTX, đây là tổ chức kinh tế tập thể đồng sở hữu,
có tư cách pháp nhân, do ít nhất 4 HTX tự nguyện thành lập và HTX tương
13
trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp
ứng nhu cầu chung của các HTX thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẵng, dân chủ trong trong quản lý liên HTX.
Liên hiệp HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các
doanh nghiệp của HTX, liện hiệp HTX, doanh nghiệp của HTX hoạt động
theo Luật doanh nghiệp.
1.1.2.2. Đặc điểm
Từ các mô hình HTX nông nghiệp có thể rút ra đặc điểm của HTX
nông nghiệp như sau:
- Cơ sở hình thành và phát triển kinh tế HTX nông nghiệp là kinh tế
hộ nông dân.
- HTX trong nông nghiệp đã ra đời, tồn tại, phát triển và ngày càng
hoàn thiện xuất phát từ yêu cầu sản xuất hàng hóa, từ nhu cầu sản xuất kinh
doanh và đời sống quần chúng nhân dân. HTX là hình thức tổ chức và biện
pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, hợp tác xả cũng là
con đường để xã hội hóa sản xuất nông nghiệp.
- HTX không thể là một sự áp đặt duy ý chí từ trên xuống mà là sự tự
nguyện của nông dân khi nảy sinh nhu cầu kinh tế khách quan trong quá
trình phát triển sản xuất kinh doanh.
- Do những đặc thù của sản xuất nông nghiệp mà HTX trong nông
nghiệp, về cơ bản không phải là các HTX sản xuất (làm ăn tập thể) mà là
các HTX làm chức năng dịch vụ phục vụ cho sản xuất còn việc trực tiếp
sản xuất là các hộ tự chủ.
- Trên thực tế đã tồn tại rất đa dạng các loại hình HTX với quy mô
rất khác nhau, tất cả đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất vào điều kiện cụ thể của từng nơi. Mỗi nông dân có thể tham gia
nhiều HTX.
14
- Về cơ bản, các HTX được hình thành không phải trên cơ sở tập thể
hóa mà theo con đường góp vốn và phân chia lợi ích. Nó không động chạm
đến quyền sở hữu của từng hộ gia đình (nông trại) nhưng lại tạo điều kiện
tăng thêm năng lực sản xuất, lợi ích của từng hộ. Chính điều này là cho
người nông dân dễ dàng chấp nhận tự nguyện tham gia.
- Các HTX thường liên kết với nhau thành lập các hiệp hội ở từng
địa phương và ở trong cả nước. Nhà nước tác động, kiểm tra, kiểm soát các
HTX theo quy định chung của pháp luật. Nhà nước không can thiệp vào
các hoạt động kinh doanh của các HTX. Các liên minh HTX ở cấp toàn
quốc có quyền thay mặt xã viên HTX ngành mình để tham gia với nhà
nước trong việc nghiên cứu ban hành các chính sách bảo vệ quyền lợi của
các nông trại và các HTX.
1.1.3. Vai trò hợp tác xã nông nghiệp
HTX nông nghiệp có vai trò cụ thể dưới đây:
Thứ nhất, là một tổ chức kinh tế như tổ chức kinh tế khác, nó tham
gia vào các hoạt động kinh tế và đem lại lợi ích cho các thành viên, xã hội
và nhà nước, góp phần tích cực vào công việc phát triển kinh tế ở địa
phương, đặc biệt thông qua hoạt động cho vay tín dụng của nó làm đòn bẩy
cho nền kinh tế phát triển. Các HTX nông nghiệp là kênh dẫn vốn, huy
động vốn quan trọng tạo huyết mạch cho nền kinh tế, đặc biệt là ở vùng địa
phương điều kiện phát triển còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Thứ hai, thu hút đa phần cá nhân và hộ gia đình tại một địa phương
tham gia. HTX nông nghiệp phát triển góp phần duy trì và nâng cao mức
sống của thành viên. Nó góp phần duy trì và ổn định trật tự xã hội trên địa
bàn, đặc biệt thông qua các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của HTX
nông nghiệp, các mối quan hệ xã hội trên các giá trị tinh thần đoàn kết, tình
làng nghĩa xóm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau thông qua HTX
15
nông nghiệp vì thế cần được giữ gìn và tôn trọng để các giá trị về đạo đức
xã hội của HTX nông nghiệp được bảo tồn và phát huy, góp phần tạo ra
một xã hội dân chủ, công bằng và phồn thịnh.
Thứ ba, gắn bó với người dân địa phương và cũng trở thành yếu tố
tinh thần không thể thiếu được của địa phương, những nét văn hóa, truyền
thống tốt đẹp như tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái...được tiếp tục
duy trì, chăm sóc và phát triển trong các HTX nông nghiệp.
Thứ tư, thông qua HTX nông nghiệp mà các thành viên có thể tương
trợ, giúp đỡ được cho nhau, có điều kiện tiếp cận với các loại thị trường
(thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, thị trường dịch vụ, sản phẩm
đầu ra) nhờ có mô hình kinh tế HTX nói chung và thông qua mô hình HTX
nông nghiệp nói riêng, các thành viên đã có điều kiện tiếp cận với các sản
phẩm và dịch vụ của thị trường tín dụng, ngân hàng. Như vậy các thành
viên sẽ được hưởng các sản phẩm dịch vụ mà tổ chức tín dụng hợp tác của
họ tạo ra và cung cấp một cách kịp thời, thuận tiện với mức giá chấp nhận
được với tư cách là khách hàng. Thành viên cũng được tư vấn, thông tin,
trao đổi kinh nghiệm thông qua HTX nông nghiệp, vì đó cũng thường là
nơi tập hợp kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm làm ăn của cả địa phương, họ
sẽ tự tạo ra công ăn, việc làm cho bản thân và có thể cho lao động khác ở
địa phương nữa. Họ cũng được hưởng những quyền lợi từ HTX nông
nghiệp với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức, được quyền tham
gia biểu quyết, quyết định các chính sách kinh doanh của HTX nông
nghiệp thông qua các bộ máy, cơ quan lãnh đạo để HTX nông nghiệp ngày
càng phục vụ họ đắc lực hơn và tốt hơn. Qua sự hỗ trợ này mà các hoạt
động kinh tế, sản xuất, kinh doanh của các thành viên đã được hỗ trợ thiết
thực, cuộc sống của họ được cải thiện và có những tích lũy.
16
Thứ năm, cung cấp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho dân cư trên
địa bàn hoạt động. Bất kể người dân nào cũng sẽ được hưởng các sản
phẩm, dịch vụ của HTX nông nghiệp với tư cách là khách hàng. Qua hoạt
động của HTX nông nghiệp, ý thức tiết kiệm và tích lũy của người dân
được nâng cao. Những đồng vốn nhàn rổi được huy động đưa vào đầu tư
phục vụ cho phát triển, giảm sự lãng phí tài nguyên. HTX nông nghiệp vừa
là người quản lý tài sản của thành viên, dân cư, vừa là nhà đầu tư trên địa
bàn. Đó cũng là nơi học nghề cho nhiều người, trình độ và nhận thức của
người dân trên địa bàn cũng sẽ được nâng cao thông qua các hoạt động tư
vấn, thông tin của bản thân HTX nông nghiệp, góp phần nâng cao trình độ
dân trí, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật cho người dân. Khi địa
phương có HTX nông nghiệp hoạt động góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ
trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng.
Thứ sáu, HTX nông nghiệp đóng góp một cách đáng kể vào các
khoản thuế hàng năm của địa phương, thông qua hoạt động sản xuất, kinh
doanh HTX nông nghiệp góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
cho địa phương. Các HTX nông nghiệp là những tổ chức hoạt động tại địa
phương bám sát địa bàn, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế-
xã hội của địa phương, hỗ trợ đắc lực nhất cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế của địa phương.
1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước đối với HTX trong
nông nghiệp
1.2.1. Văn bản quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp
- Sau nhiều năm tiến hành củng cố, hoàn thiện tổ chức và quản lý
khu vực HTX bằng các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và chính
phủ. Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở những chủ trương, đường lối lớn của
17
Đảng đã khẳng định: kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác
sản xuất, kinh doanh. HTX được tổ chức với nhiều hình thức trên nguyên
tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố
và mở rộng các HTX hoạt động có hiệu quả. Điều đó là kết quả của một
thời gian dài vận động thực tiễn và tổng kết lý luận của Đảng và Nhà nước
ta về HTX. Sự khẳng định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo đà cho sự đổi
mới không ngừng về cơ chế quản lý phát triển HTX của Nhà nước. Trên cơ
sở những quy định về kinh tế tập thể tại Hiến pháp năm 1992. Ngày 20-3-
1996 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa IX Luật HTX được thông qua. Năm
1996 Luật HTX ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1997 đã đặt cơ
sở pháp lý đầu tiên cho quá trình đổi mới mạnh mẽ tư duy về bản chất của
loại hình tổ chức kinh tế này. Điều cơ bản nhất mà Luật HTX năm 1996 là
đã đổi mới tư duy về bản chất HTX được thông qua định nghĩa: “HTX là tổ
chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự
nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát
huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có
hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời
sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước...”
Định nghĩa này khẳng định những người lao động có nhu cầu và tự
nguyện tuân thủ các nguyên tắc HTX đều có thể thành lập và tham gia
HTX. Các nguyên tắc cơ bản để thành lập và phát triển HTX là: tự nguyện
gia nhập và ra HTX; quản lý dân chủ và bình đẳng; tự chịu trách nhiệm và
cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng.
Với sự khẳng định HTX là “Tổ chức kinh tế tự chủ” thì HTX được
hiểu là tổ chức kinh tế của chính những người lập ra và tham gia là xã viên,
HTX không phải do Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị xã hội nào đó lập
ra. Sự khẳng định này đã từng bước giúp các HTX cũ thoát khỏi tư duy
18
xem HTX nặng về chức năng xã hội, đồng thời giúp các HTX được giải
phóng khỏi những can thiệp hành chính và không đúng của các cơ quan
Đảng và chính quyền vào công việc nội bộ của nó. Luật HTX ra đời còn
thúc đẩy đổi mới tư duy không coi các bộ, ngành, chính quyền địa phương
các cấp là “Các cơ quan chủ quản HTX”, sự vận động và phát triển của
HTX được điều chỉnh bởi khung luật pháp chặt chẽ, trong đó quy định rõ
về nguyên tắc tổ chức, các quan hệ nội bộ và vị trí của HTX trong quan hệ
với các tổ chức kinh tế khác.
Để thực hiện Luật HTX năm 1996, Chính phủ đã ban hành một loạt
các văn bản dưới luật như: (1) Nghị định 15/1997/NĐ-CP ngày 21-1-1997
quy định chính sách khuyến khích phát triển HTX; (2) Nghị định
16/1997/NĐ-CP ngày 21-2-1997 về xử lý công nợ của HTX cũ chuyển đổi
sang hoạt động theo luật; (3) Thông tư 14/1997/TT-BKHĐT ngày 29-3-
1997 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký
HTX..v.v...
- Đút kết rút ra từ thực tiễn sau một thời gian thực hiện Luật HTX
năm 1996, ngày 26/11/2003, Luật HTX đã được sửa đổi và được Quốc hội
khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ tư và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-
2004.
Luật HTX năm 2003, tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các HTX
tiếp tục phát triển trong điều kiện mới, đã có nhiều thay đổi tích cực hơn so
với Luật năm 1996, Luật năm 2003 đã làm rõ hơn các nguyên tắc tổ chức
và quản lý HTX, đồng thời xác định HTX hoạt động như một loại hình
doanh nghiệp, có nghĩa là các HTX được tổ chức theo những quy định đặc
thù của loại hình kinh tế đang mang tính dân chủ và tập thể rất cao, nhưng
hoạt động thì phải tuân thủ các quy luật thị trường, chấp nhận cạnh tranh
như các doanh nghiệp khác để không ngừng vươn lên nâng cao hiệu quả về
19
mọi mặt, với Luật HTX năm 2003 các HTX có được khuôn khổ pháp lý
hoàn chỉnh, phù hợp hơn với cơ chế thị trường và các chuẩn mực quốc tế.
Phạm vi hoạt động của các HTX đã được mở rộng không chỉ giới
hạn trong ngành nông nghiệp mà đã lan rộng sang các ngành và các lĩnh
vực khác trong nền kinh tế.
Nếu chỉ xét riêng lĩnh vực Nông nghiệp, khu vực có nhiều HTX
nhất, thì hầu hết các HTX đã đảm nhiệm nhiều dịch vụ nông nghiệp phục
vụ các hộ xã viên và cạnh tranh với các cơ sở dịch vụ khác trên cùng địa
bàn. Bên cạnh đó các HTX đã không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của
mình trong nội bộ ngành mà đã mở rộng sang cung cấp dịch vụ tổng hợp
cho các xã viên của mình và cho thị trường.
Qua những năm đầu triển khai tổ chức thực hiện, Luật HTX năm
2003 đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận, song bên cạnh đó cũng bộc
lộ những hạn chế. Để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
tế tập thể. Dự án Luật HTX trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá
XII, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII và tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá
XIII (Tháng 11-2012) đã thông qua dự án Luật HTX (Sửa đổi).
- Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013. Để
hướng dẫn thi hành Luật HTX, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
193/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2013, quy định chi tiết một số
điều của Luật HTX, có hiệu lực thi hành từ ngày 27/01/2013; Chỉ thị số
19/CT-TTg, ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển
khai thi hành Luật HTX; Quyết đinh số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2016-
2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2014/TT-
BKHĐT, hướng dẫn đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động
của HTX. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Quyết đinh
20
số 710/QĐ-BNN-KTHT, ngày 10/4/2014 về kế hoạch đổi mới phát triển
các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Thông báo số
24/TB-VPCP ngày 29.1.2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp triển khai Kết luận số 56-
KL/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về việc đẩy mạnh triển khai thi hành luật HTX; Quyết định số 445/QĐ-TTg
ngày 21.3.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm hoàn
thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại Vùng đồng bằng sông Cữu
Long giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 3951/QĐ-BNN-KTKT ngày
26.9.2016 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch
triển khai, thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29.2.2016 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của
HTX, thành lập mới HTX, tổ chức lại hoạt động của HTX theo chương
trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020; Công văn 464/BKHĐT-
HTX ngày 17.01.2017 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hỗ trợ phát triển
HTX giai đoạn 2016-2020.
Luật HTX năm 2012 có nhiều điểm mới mang tính đột phá, nhằm
định huớng cho các HTX hoạt động và phát triển theo đúng bản chất của
HTX.
Luật HTX năm 2012 không xác định HTX hoạt động như một loại
hình doanh nghiệp mà là tổ chức kinh tế tập thể, do các thành viên có
chung nhu cầu, lợi ích tự nguyên hợp tác, thành lập và tự quản lý nhằm
tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho
thành viên tham gia cùng phát triển. HTX được thành lập để hợp tác tương
trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, quản lý theo nguyên tắc đối nhân,
khác với doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tối đa lợi nhuận và quản lý
21
theo nguyên tắc đối vốn. HTX phải hoạt động hiệu quả, có lãi, nhưng còn
phải tuân theo mục tiêu cao hơn là đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm,
dịch vụ của thành viên.
Tuy nhiên, khi HTX, liên HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ
hình thành các doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp.
Luật HTX năm 2012 đã làm rõ hơn về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi
của Nhà nước bao gồm 6 danh mục chính sách hỗ trợ; 02 danh mục chính
sách ưu đãi chung cho các loại hình HTX; đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài các chính sách hỗ trợ,
ưu đãi trên HTX còn được thêm 5 mục ưu đãi nữa về đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động; tín dụng; vốn;
giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; những chính sách này sẽ
được Chính phủ quy đinh cụ thể.
Luật HTX năm 2012 quy định Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền
sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của HTX,
liên hiệp HTX, bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng giữa
HTX, liên hiệp HTX với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế
khác; bảo đảm quyền tự chủ; tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào
hoạt động hợp pháp của HTX, liên hiệp HTX. Chính phủ thống nhất quản
lý Nhà nước về HTX; Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất
quản lý Nhà nước về HTX, liên hiệp HTX trên phạm vi cả nước; đồng thời
quy định riêng về kiểm tra., thanh tra, giám sát việc thi hành Luật HTX để
nâng cao tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát thi hành luật. Luật
cũng quy định về Liên minh HTX tổ chức đại diện của HTX hoạt động trên
nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và theo điều lệ hoạt động được cơ quan Nhà
nước phê duyệt.
22
1.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông
nghiệp
Để phát triển có hiệu quả mô hình HTX, Nhà nước đã ban hành hệ
thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho quản lý Nhà nước đối với HTX, nội
dung quản lý nhà nước đối với HTX nói chung bao gồm:
- Ban hành, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật về HTX, liên hiệp HTX và văn bản pháp luật có liên quan
- Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình,
chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, liên hiệp HTX
- Tổ chức và hướng dẫn đăng ký HTX, liên hiệp HTX
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với HTX, liên hiệp
HTX; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của HTX, liên hiệp HTX, của cá
nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật
- Hợp tác quốc tế về phát triển HTX, liên hiệp HTX
Chi tiết quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp ở cấp
huyện bao gồm các nội dung sau đây:
Một là, việc xây dựng các chương trình, kế hoạch để phát triển và
quản lý HTX nông nghiệp trong từng giai đoạn; việc tổ chức thực hiện các
văn bản pháp luật, các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ ngành
Trung ương và của tỉnh.
Hai là, phân công chức năng nhiệm vụ cho các phòng ban và bố trí
cán bộ phụ trách tham mưu cho UBND trong quản lý Nhà nước đối với
HTX nông nghiệp; vận dụng tổ chúc triển khai thực hiện các chính sách
của Trung ương, của tỉnh trong hỗ trợ ưu đãi đối với HTX nông nghiệp.
Ba là, tổ chức hướng dẫn và đăng ký HTX, hướng dẫn việc thành lập
mới, chuyển đổi và giải thể HTX.
23
Bốn là, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với HTX liên
HTX, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của HTX liên HTX, của cá nhân
và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Năm là, có chính sách tạo điều kiện cho HTX liên doanh liên kết với
các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổ chức cho các HTX học tập rút
kinh nghiệm những HTX làm ăn có hiệu quả để áp dụng và nhân rộng trên
địa bàn huyện.
1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nới đồi với HTX
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với HTX. Bộ Kế hoạch
và đầu tư được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước
về HTX, Liên hiệp HTX.
Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý nhà nước về HTX. Liên
hiệp HTX được quy định như sau:
Chủ trì nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản
pháp luật về HTX, Liên hiệp HTX và văn bản pháp luật có liên quan;
Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản luật về HTX và
văn bản pháp luật có liên quan;
Thống nhất tổ chức thực hiện việc đăng ký HTX, Liên hiệp HTX
trên phạm vi toàn quốc;
Thống nhất tiếp nhận quản lý, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm
của HTX, Liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật; xây dựng hệ thống
thông tin về HTX, Liên hiệp HTX trên phạm vi toàn quốc;
Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính
sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, Liên hiệp HTX; chủ trì việc tổng kết, xây
dựng kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, Liên
hiệp HTX;
24
Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các mô hình thí điểm và nhân rộng
các mô hình HTX, Liên hiệp HTX phát triển có hiệu quả;
Chủ trì phối hợp với các cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về HTX đối với các HTX, Liên hiệp HTX.
Xử lý và hướng dẫn xử lý các hành vì vi phạm pháp luật của HTX,
Liên hiệp HTX, của các nhân và tổ chức có hiệu quả theo quy định của
pháp luật; giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định
của pháp luật về HTX, Liên hiệp HTX.
Chủ trì công tác hợp tác quốc tế về phát triển HTX, Liên hiệp HTX.
Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với HTX, Liên hiệp HTX.
Phối hợp với các cơ quan tài chính các cấp hướng dẫn và kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với HTX, Liên hiệp HTX theo
quy định của pháp luật.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên Mặt trận
Tổ quốc tổ chức thi hành pháp luật về HTX. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân tham
gia xây dựng và phát triển HTX, Liên hiệp HTX; tham gia với cơ quan nhà
nước trong việc xây dựng chính sách và giám sát thi hành pháp luật về
HTX; triển khai các chương trình, dự án phát triển HTX, Liên hiệp HTX.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX, Liên hiệp
HTX:
Phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư trong việc thực hiện hoàn thiện
các quy định pháp luật về HTX, xây dựng chiến lược, chính sách, chương
trình, kế hoạch phát triển HTX, Liên hiệp HTX.
25
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với HTX, Liên hiệp HTX
theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
Thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân, tổ chức tham
gia và thành lập HTX.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, Liên hiệp
HTX trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của minh.
Tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, Liên hiệp HTX tham gia các chương
trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước
đối với HTX, Liên hiệp HTX.
Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của
cơ quan quản lý nhà nước về HTX trên địa bàn.
Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát
triển HTX trên địa bàn.
Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham
gia và thành lập HTX.
Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ HTX, Liên hiệp HTX
theo thẩm quyền.
Tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, Liên hiệp HTX tham gia các
chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương.
Phối hợp, hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên ở các cấp, các tổ chức xã hội khác trong khu vực. Tổ chức thi hành
pháp luật về HTX, Liên hiệp HTX; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
HTX, Liên hiệp HTX; triển khai các chương trình, dự án phát triển HTX,
Liên hiệp HTX; khuyến khích thành viên của tổ chức mình tham gia HTX.
26
Chính phủ quy định cụ thể việc phân công, phân cấp giữa các Bộ, cơ
quan ngang Bộ và địa phương trong quản lý nhà nước đối với HTX, Liên
hiệp HTX như trên là để thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX, Liên
hiệp HTX một các thống nhất, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ, thẩm
quyền hoặc buông lỏng trong quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, Liên hiệp HTX hoạt động và phát
triển.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với HTX trong nông
nghiệp tại một số địa phương
1.3.1. Kinh nghiệm tại các địa phương
1.3.1.1. Tại tỉnh Tiền Giang
Củng cố bộ máy hiện có như Sở Kế hoạch đầu tư là cơ quan đầu mối
giúp UND tỉnh quản lý nhà nước đối với HTX, thành lập một phòng
chuyên trách theo dõi, quản lý HTX, các Sở ngành cấp tỉnh bố trí một cán
bộ chuyên trách theo dõi HTX trong lĩnh vực ngành quản lý. Cấp huyện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về HTX đưa về một đầu mối là giao cho Phòng
Tài chính kế hoạch huyện và đảm bảo có cán bộ chuyên trách theo dõi
HTX lĩnh vực ngành phụ trách. Ở cấp xã bố trí một cán bộ chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm tùy quy mô, số lương HTX tại địa phương giúp cho các
ngành, địa phương nắm chắc được tình hình hoạt động của các HTX trên
địa bàn, lĩnh vực phụ trách từ đó làm tham mưu cho UBND các cấp thực
hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về HTX, cũng như kịp thời giải quyết
những khó khăn vướng mắc của các HTX, giúp các HTX hoạt động đúng
Luật và có hiệu quả.
Các Sở, ban ngành, UBND các cấp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức về kinh tế tập thể, bản chất HTX kiểu mới cho cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế tập thể; việc tham gia các lớp tập huấn này mang
27
tính bắt buộc, xem như một tiêu chí đánh giá cán bộ hàng năm; tổ chức sơ
kết, tổng kết, đánh giá tình hình kinh tế tập thể trên địa bàn, nhân rộng
những mô hình HTX kiểu mới, hoạt động có hiệu quả, đồng thời giải quyết
những khó khăn vướng mắc của các HTX, xử lý những vi phạm, tạo điều
kiện thuận lợi để các HTX hoạt động đúng quy định của pháp luật về HTX.
Có cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật cũng như xây dựng chế tài xử lý trong trường hợp các
cơ quan chức năng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách
nhiệm của mình.
1.3.1.2. Tại tỉnh Vĩnh Long
Thực hiện Kết Luận 56-KL/TW, ngày 21-2-2013, của Bộ Chính trị
về “Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ
chức triển khai, quán triệt nội dung Kết luận trong toàn Đảng bộ với 6.726
cuộc cho 196.990 lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân tham dự; đồng thời
ban hành Kế hoạch số 85-KH/TU cụ thể hóa Kết luận số 56-KL/TW cùng
với Quyết định số 780-QD/TU, ngày 30-12-2014, về việc kiện toàn Ban
Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2011-2015. Đến nay, tỉnh đã tổ
chức được 20 lớp tập huấn, bồi dưỡng về kinh tế tập thể cho 2.371 lượt cán
bộ, công chức các cấp, cán bộ chủ chốt các HTX, ban quản lý các tổ hợp
tác; 72 cuộc kiểm tra Luật HTX năm 2012 cùng với các nghị định của
Chính phủ và thông tư của các bộ, ngành Trung ương về hướng dẫn thực
hiện Luật cho 2.736 lượt cán bộ, công chức, thành viên Hội đồng quản trị,
ban kiểm soát, thành viên các HTX, Liên hiệp HTX tham dự. Tỉnh đã ban
hành một số chính sách để hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị kinh tế tập thể
phát triển; xem xét điều chỉnh, bổ sung một số chính sách hỗ trợ, khuyến
28
khích kinh tế tập thể phù hợp với quy định của Luật HTX năm 2012; xúc
tiến thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh.
Sau 3 năm triển khai Kết luận số 56-KL/TW, thành phần kinh tế tập
thể của tỉnh đã có bước chuyển tích cực: thành lập mới 31 HTX và giải thể
23 HTX, tính đến tháng 12-2015, toàn tỉnh có 110 HTX (tăng 6,7% so với
năm 2012) và 1 Liên hiệp HTX; thu hút 7.088 thành viên, giải quyết việc
làm cho 6.972 lao động; tổng vốn hoạt động năm 2015 của các HTX, Liên
hiệp HTX đạt trên 335,5 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 167,6 tỷ đồng
(tăng 17,5% so với năm 2012).
Nhiều HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã được tập trung củng cố để
nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng dịch vụ cung cấp cho thành
viên, mạnh dạn đầu tư vốn, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với
các doanh nghiệp; hoạt động sản xuất gắn kết với thương mại dịch vụ; tham
gia các chương trình khuyến nông, đầu tư sản xuất sạch theo tiêu chuẩn
VietGap, GlobalGap, đăng ký thương hiệu sản phẩm.
1.3.1.3. Tại tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp đang thúc đẩy kinh tế hợp tác, ban hành nhiều cơ chế,
chính sách hỗ trợ HTX. Tỉnh đã lập Quỹ hỗ trợ HTX để tạo điều kiện cho
các HTX tiếp cận được nguồn sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chú trọng
nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ lãnh đạo và các chức danh khác của
HTX. Đặc biệt có chương trình đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp; sinh
viên tốt nghiệp các ngành liên quan đến nông nghiệp, quản trị kinh doanh
được biệt phái về xã đảm nhận chức danh Phó giám đốc HTX trong thời
gian 3-5 năm.
Hiện nay, Đồng Tháp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư theo
hướng liên kết bền vững, đầu tư công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất
29
nông nghiệp. Đã có nhiều doanh nghiệp tham gia mua cổ phần trong các
HTX để gắn bó lâu bền hơn với người nông dân. Đó là tín hiệu mới, cho
thấy ý thức cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẽ lợi nhuận và rũi ro giữa các
tác nhân tham gia chuỗi ngành hàng đã hình thành.
Đối với HTX chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, sẽ được hỗ trợ
kiện toàn nhân lực cho các HTX, giúp các HTX xây dựng chiến lược phát
triển dài hạn. Bên cạnh đó tỉnh cũng sẽ hỗ trợ hình thành các "doanh
nghiệp nông nghiệp" khi đủ điều kiện.
Đồng Tháp tham gia Dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tổng vốn
tài trợ cho Đồng Tháp thực hiện Dự án khoảng 340 tỷ đồng. Để thực hiện
tốt Dự án, tỉnh đã chọn 6 địa phương tham gia thực hiện gồm: Tân Hồng,
Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh với tổng diện
tích trên 37.000ha ở 39 HTX và 01 tổ hợp tác. Dự kiến, Dự án sẽ hỗ trợ cho
HTX 60% chi phí để đầu tư máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy trang
phẳng đồng ruộng...không quá 80% chi phí đầu tư trạm bơm điện, thủy lợi,
giao thông nối các khu sản xuất...Ngoài ra, HTX có 50% nông dân áp dụng
3 giảm 3 tăng, Dự án sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hàng hóa thiết bị; nếu HTX
có 50% nông dân áp dụng 1 phải 5 giảm thì Dự án sẽ hỗ trợ hợp đồng liên
kết, xây dựng tiêu thụ, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp...
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
Khảo cứu về quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp tại
các địa phương nêu trên cho thấy:
Thứ nhất, để phát triển HTX địa phương đều nhận thức rõ về vị trí,
vai trò của HTX, bắt đầu từ việc quán triệt các nghị quyết của Đảng, xây
dựng được chương trình hành động toàn diện, cụ thể; đề ra các chỉ tiêu và
biện pháp sát thực tế, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, đi kèm theo đó là cân
đối được các nguồn lực, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
30
Thứ hai, có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền
các cấp, nhất là người đứng đầu. Trong những năm qua, những địa phương
có HTX nông nghiệp phát triển đều có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp
ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân; có sự phân
công cán bộ trực tiếp chỉ đạo một số chương trình trọng điểm trong nông
nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với phát triển HTX, tổ
chức thực thi các chính sách hỗ trợ HTX một cách đồng bộ, có trọng tâm,
trọng điểm.
Thứ ba, trên cơ sở các chính sách hỗ trợ do Trung ương quy định,
tỉnh cần xây dựng các chính sách đặc thù, các giải pháp đột phá giúp HTX
phát triển. Cụ thể, tăng đầu tư từ ngân sách cho công tác tuyên truyền hỗ
trợ thành lập HTX; có chính sách hỗ trợ về đất đai làm trụ sở, cơ sở sản
xuất, hỗ trợ lãi suất vay vốn, hỗ trợ nhân lực quản trị HTX... Đồng thời, đổi
mới cơ chế chính sách khuyến khích các HTX liên kết với doanh nghiệp
trong tổ chức sản xuất tiêu thụ chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất của
HTX và thành viên.
Thứ tư, trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển HTX phải xuất phát từ như
cầu của thực tiễn, tôn trọng các quy luật khách quan, không gò ép, chạy
theo thành tích mà phát triển HTX, nhưng cũng không buông lỏng lãnh
đạo, chỉ đạo, quản lý hỗ trợ, tạo điều kiện để HTX phát triển bền vững.
Nhiều địa phương đã chú trọng đến phát triển kinh tế tập thể, HTX, tổng
kết, đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình mới, hiệu quả.
Thứ năm, ở từng cấp tỉnh, huyện, xã cần có phân công cơ quan quản
lý HTX thống nhất, các sở của tỉnh có phòng chuyên môn quản lý chuyên
trách, ở huyện phân công Phòng Tài chính kế hoạch tham mưu cho UBND
huyện quản lý Nhà nước về HTX nói chung, giao cho Phòng Nông nghiệp
31
và phát triển nông thôn trực tiếp theo dõi, quản lý, hướng dẫn và thực hiện
các chính sách hỗ trợ đối với HTX nông nghiệp.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã đi sâu vào phân tích khái niệm của HTX, khái quát một
số mô hình HTX ở Việt Nam, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong quản
lý nhà nước về HTX. Nêu lên cơ sở pháp lý của việc xây dựng và phát triển
HTX và những nội dung quản lý nhà nước đối với HTX, trong đó có đi vào
những nội dung cụ thể của quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở
cấp huyện. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của HTX nông nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tham khảo kinh nghiệm quản lý
nhà nước đối với HTX nông nghiệp của một số địa phương, từ đó rút ra
kinh nghiệm. Đây là cơ sở khoa học cho việc xây dựng và phát triển HTX
nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng, đồng thời là cơ sở để đối chiếu
công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trong thực tiễn.
32
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH
THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Tổng quan về quá trình xây dựng HTX trong nông nghiệp
trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện U Minh Thượng
Diện tích tự nhiên của huyện là 43.270 ha; huyện U Minh Thượng
sản xuất nông nghiệp là chính, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp, cụ thể như diện tích đất nông nghiệp chiếm 40.750 ha, còn lại là đất
phi nông nghiệp. Khí hậu ở huyện U Minh Thượng ấm áp quanh năm rất
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản. Người dân U Minh vốn có truyền thống cần cù, không ngại gian khổ
khó khăn, sáng tạo trong sản xuất và xây dựng, từng thời kỳ đã đầu tư khai
thác tiềm năng sẳn có không ngừng đưa kinh tế - xã hội của huyện ngày
một phát triển đi lên.
Với diện tích đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp 40.750 ha, chiếm
78% diện tích tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp 32750 ha, đất lâm nghiệp
8.000 ha. Do đặc diểm, điều kiện tự nhiên chi phối, sản xuất nông nghiệp ở
huyện hình thành 2 vùng sinh thái lớn gồm: vùng nước ngọt trong vùng
đệm vườn quốc gia và vùng nhiễm mặn thuộc các xã trên địa bàn huyện.
Do đó, tiềm năng phát triển nông nghiệp ở huyện phong phú, đa dạng bao
gồm: sản xuất lúa, trồng mía, khóm, rau màu, cây ăn trái, nuôi tôm, cá
đồng, rừng và các đặc sản vườn rừng..v..v... diện tích gieo trồng lúa là
21.000 ha, sản lượng 220.000 tấn, diện tích mía 3500 ha, sản lượng
245.000 tấn, là vùng nguyên liệu mía của hai nhà máy đường ở Cà Mau và
Hậu Giang; diện tích chuối và cây ăn trái khác 1.200 ha, sản lượng 20.700
33
tấn; khóm diện tích 525 ha, sản lượng 12.600 tấn. Các loại gia súc, gia cầm
cho sản lượng thịt hàng năm 17.600 tấn. Ngoài ra còn có 7200 ha nuôi tôm,
sản lượng 2160 tấn, có 3200 ha diện tích cá đồng nuôi xen trong ruộng lúa,
nương mía, nương chuối, liếp khóm và rừng tràm sản lượng 640 tấn.
Dân số huyện U Minh Thượng năm 2015 là 81000 người, với mật độ
160 người/ 1km2
. Trong đó người kinh chiếm 89 %, Khơmer chiếm 8,2 %
và người hoa chiếm 2,8 %. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
là chủ yếu chiếm 80 %.
Tóm lại, huyện U Minh Thượng có đủ điều kiện để phát triển một
nền kinh tế - xã hội toàn diện với thế mạnh nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, khai thác tiềm năng du lịch từ Vườn Quốc Gia và các sản phẫm từ
rừng.
Tuy nhiên là huyện nghèo, cơ sở hạ tầng thấp kém, sản xuất phụ
thuộc vào thiên nhiên là chính, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn mặn vào
mùa khô, việc bố trí sản xuất phải chú ý đến đất đai từng vùng. Là huyện
có hệ thống sông ngòi chằng chịch, tuy nhiên do lượng dòng chảy chậm,
nên độ bồi lắng nhanh, rất tốn kém trong việc đầu tư nạo vét các kệnh thuỷ
lợi hàng năm. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ và mặt bằng dân trí
thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao (10,8% năm 2016), đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế này ít nhiều tác động đến quá trình
quản lý và phát triển kinh tế hợp tác nói chung và HTX trong nông nghiệp
trên địa bàn huyện nói riêng.
2.1.2. Quá trình xây dựng HTX nông nghiệp
- Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1980
Khi Miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất Tỉnh Kiên
Giang trong đó có huyện U Minh Thượng thực hiện Chỉ thị 43 của Ban bí
thư Trung ương Đảng, Quyết định 118 của Chính phủ, đã tiến hành điều
34
chỉnh lại ruộng đất, trang trãi đất đai cho các hộ nông dân không có đất
hoặc thiếu đất sản xuất. Trên cơ sở đó huyện đã tiến hành quy hoạch lại sản
xuất, đẩy mạnh khai hoang phục hoá, thâm canh tăng vụ. Đồng thời, chuẩn
bị mọi mặt để tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông
nghiệp.
Giai đoạn này huyện đã xây dựng được 55 tập đoàn sản xuất, trong
những năm đầu các tập đoàn này được sự giúp đở và hỗ trợ của Nhà nước
về nhiều mặt như thuỷ lợi, cơ giới, giống, thuốc trừ sâu và nguồn
vốn..v.v…. Cho nên phong trào lúc đó có phát huy những mặt tác dụng tích
cực.
Tuy nhiên, đến năm 1979 phong trào hợp tác hoá giảm sút, có nhiều
tập đoàn bị tan rã, sở dĩ có tình hình trên là vì trong quá trình tổ chức thực
hiện nhà nước mắc phải những sai lầm thiếu sót như: chủ quan nóng vội,
muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội, làm sai với những điều nguyên lý
chủ nghĩa Mac – Lê Nin đưa ra như: thiếu dân chủ đối với nông dân, gò ép
cưỡng bức họ vào các tập đoàn sản xuất, phân phối sản phẫm thiếu bình
đẳng, xây dựng quan hệ sản xuất quá cao trong khi tính chất và trình độ lực
lượng sản xuất ở mức thấp.
- Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1985
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Huyện U
Minh Thượng tiếp tục vận động nông dân vào con đường làm ăn tập thể,
với Chỉ thị 100 của Ban Bí thư nội dung nói về “Khoán sản phẫm đến
nhóm lao động và người lao động”.
Chỉ thị ra đời là một bước đổi mới trong lĩnh vực quản lý và một
phần về tổ chức của mô hình hợp tác hoá Nông nghiệp, người nông dân
nhận phần đất khoán, họ có quan tâm hơn đối với mảnh ruộng, miếng
vườn, từ đó năng suất lao động tăng hơn, một số đơn vị kinh tế tập thể làm
35
ăn hiệu quả hơn như tập đoàn sản xuất: Quyết tâm xã Thạnh Yên, HTX
kinh 1B xã Đông Yên, Tập đoàn sản xuất Thành Công xã Thạnh Yên..v.v..
Chỉ thị 100 đã tạo nên không khí phấn khởi trong nông dân, người nông
dân hăng hái nhiệt tình hơn đối với tập đoàn sản xuất, HTX.
- Giai đoạn 1986 đến năm 1990
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 tạo ra bước ngoặc trên
con đường đổi mới mà trọng tâm là đổi mới tư duy về kinh tế trên mặt trận
sản xuất nông nghiệp, có nhiều diễn biến mới, cơ chế khoán sản phẫm theo
tinh thần Chỉ thị 100 lúc đầu có phát huy tốt tác dụng, bên cạnh đó Bộ
Chính trị đã tổng kết Chị thị 100 và ngày 5/4/1988 đã ban hành Nghị quyết
10 “Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá VI, Tỉnh uỷ Kiên Giang có
kế hoạch chỉ đạo cũng cố phong trào hợp tác hoá, nhưng nghị quyết Trung
ương 8 không được triển khai và tổ chức thực hiện đến nơi đến chốn trên
địa bàn huyện, cho nên sau những vụ tranh chấp ruộng đất, tranh chấp về tư
liệu sản xuất nhiều tập đoàn sản xuất, HTX sa sút trong tổ chức quản lý và
hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, đến năm 1990 các xã trên địa bàn
huyện đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng hợp tác hoá trong nông nghiệp
với 6 HTX nông nghiệp và 24 tập đoàn sản xuất dựa trên cơ sở tập thể hoá
về ruộng đất, đưa hơn 90% diện tích đất sản xuất lúa vào hợp tác hoá,
phong trào kinh tế hợp tác và HTX cũng đạt được những kết quả bước đầu
trong việc phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật như: mở mang
thuỷ lợi, cải tạo mặt bằng đồng ruộng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, đào tạo đội ngũ cán bộ; đặc biệt là góp phần xoá bỏ tập quán sản
xuất quản canh một vụ năng suất thấp, thúc đấy phong trào thâm canh tăng
vụ, tăng năng suất.
- Giai đoạn 1991 đến năm 1995
36
Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định vai
trò, vị trí của kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, với
thời gian khá lâu Đảng, Chính phủ và các ngành chức năng mới ra các văn
bản để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội VII về phát triển kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp.
Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo cho các ngành chức
năng rà soát lại các loại hình kinh tế hợp tác trước đây để tiến hành củng cố
xây dựng và phát triển phù hợp với cơ chế quản lý mới.
Nhìn chung, đây là các tổ chức được quần chúng các giới tham gia,
trên tinh thần tự nguyện, dân chủ cùng có lợi. Đó cũng chính là tiền đề, là
cơ sở để xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác ở mức cao hơn.
- Giai đoạn từ 1997 đến 2003
Triển khai Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
"Phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế", tỉnh Kiên
Giang đã xây dựng Chương trình hành động về đổi mới và phát triển kinh
tế hợp tác đa dạng trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang,
Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 68 và chỉ đạo các
Huyện cũng phải thành lập Ban Chỉ đạo, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ
cần phải tập trung thực hiện để phát triển và quản lý HTX trong nông
nghiệp. Có thể khẳn định giai đoạn này quản lý nhà nước gặp nhiều khó
khăn, nhưng với quyết tâm trong triển khai thực tế và tổng kết thực tiển đã
cho thấy nhiều tiềm năng để phát triển HTX bậc cao trong thời gian tiếp
theo.
- Giai đoạn từ năm 2003 đến 2012
Quán triệt Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18-3-2002 của Hội nghị
lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) và Chỉ thị số 20-
37
CT/TW ngày 02-01-2007 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Huyện U Minh Thượng đã tập trung chỉ
đạo phát triển kinh tế tập thể trên các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp, nông
thôn và đã có bước chuyển biến tích cực. Kinh tế HTX đã góp phần chuyển
dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập của hộ nông dân, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Nhận thức được vai trò quan trọng của HTX trong sản xuất nông
nghiệp, khi Luật HTX sửa đổi năm 2006 ban hành và có hiệu lực, Huyện
đã quan tâm chỉ đạo củng cố kiện toàn tổ chức HTX hiện có và chuyển đổi,
xây dựng mới theo Luật HTX năm 2006. Kết quả đến năm 2010 toàn
Huyện có 12 HTX nông nghiệp, tăng 3 HTX so với trước năm 2006 (chủ
yếu được hình thành từ các Tổ hợp tác, Tổ nhân dân tự quản, Câu lạc bộ
khuyến nông, Chi hội làm vườn ...) với 1.520 hộ xã viên, thu hút 4.560 lao
động trong HTX. Tổng vốn điều lệ 2.400 triệu đồng, với 2.370ha đất sản
xuất nông nghiệp.
Các HTX chuyển đổi và được thành lập mới xuất phát từ nguyện
vọng của các hộ nông dân và người lao động. Các HTX hoạt động theo
nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thỏa thuận mức góp vốn, thống
nhất phương hướng mục tiêu sản xuất, kinh doanh. Đại hội xã viên thông
qua vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý và điều hành của Ban chủ nhiệm;
nội dung hoạt động của HTX được cụ thể hóa và bàn bạc dân chủ từ khâu
xây dựng kế hoạch, phân công người chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức sản
xuất kinh doanh, có báo cáo hàng tháng, quý và hạch toán lợi nhuận cả mùa
vụ. chính vì vậy hầu hết các HTX nông nghiệm làm ăn có hiệu quả. Từng
bước đã có những liên doanh, liên kết với nhau giữa HTX với HTX, giữa
HTX với các doanh nghiệp. Thông qua các hình thức liên doanh liên kết
38
các HTX đảm bảo được việc cung ứng kịp thời. Có kế hoạch các loại giống
cây trồng, vậy nuôi, vật tư nguyên liệu, phục vụ cho sản xuất, ký kết hợp
đồng bao tiêu sản phẩm quy mô lớn. Điển hình là trong thời gia qua, Công
ty mía đường Hậu Giang và Cà Mau đã ký hợp đồng với các HTX trồng
mía bao tiêu sản phẩm hết sản lượng mía trên địa bàn Huyện; Công ty
Thương mại dịch vụ Kiên Giang ký kết với một số HTX trồng lúa theo
phương thức Công ty bán phân bón, thuốc trừ sâu trả chậm trong thời gian
4 tháng, hoặc theo thời vụ. Về phía HTX, có nghĩa vụ bán lại lúa cho Công
ty theo giá thỏa thuận. Từ chổ các xã viên được HTX cung cấp phân bón,
thuốc trừ sâu trả chậm với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo và không phải
cầm cố, thế chấp tài sản, đã giúp xã viên yên tâm đầu tư sản xuất, kinh
doanh, hạn chế việc ép giá và cho vay nặng lãi ở nông thôn... góp phần
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh
và giải quyết ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp làm ra.
Qua khảo sát phân loại, theo số liệu thống kê của Huyện, các HTX
hoạt động sản xuất kinh doanh khá giỏi ngày càng tăng. Năm 2006 HTX
khá chiếm 35,34%, trung bình chiếm 52,58%; yếu kém 12,06%. Năm 2012,
HTX khá giỏi chiếm 61,20%; trung bình chiếm 35,07%; yếu kém giảm còn
3,73%. Điều hành của HTX giỏi trong sản xuất nông nghiệp là: HTX Công
sự (xã An Minh Bắc); HTX Tiên Phong (xã Minh Thuận); HTX Thuận Yên
(xã Thạnh Yên).v.v...
Đi đôi với củng cố, phát triển HTX, Thực hiện theo sự chỉ đạo của
Tỉnh, Huyện U Minh Thượng đã quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ
về vốn, kỹ thuật, khuyến nông, môi giới thông tin thị trường, đầu tư xây
dựng trạm bơm, xuống điện phục vụ bơm tưới...góp phần nâng cao năng
suất, tăng giá trị sản phẩm cho xã viên. Ví dụ về hỗ trợ tín dụng, đầu tư
công nghệ mới, Tỉnh có chủ trương hỡ trợ lãi xuất cho vay(hình thức tính
39
chấp) đới với Tổ hợp tác, HTX để nông dân tiếp cận nguồn vốn vay mua
máy cày, máy xới, máy sấy, máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa...Từng
bước cơ giới hóa nông nghiệp, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẽ, thủ công,
tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Huyện cử cán bộ khoa
học-kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y trực tiếp hướng dẫn xã viên
HTX. Góp phần nâng cao năng lực, quy mô trình độ cơ giới hóa sản xuất
của nông dân trong Huyện. Giai đoạn này, toàn Huyện thực hiện cơ giới
hóa khâu làm đất đạt 95% diện tích sản xuất lúa, 30% diện tích gieo sạ
bằng công cụ cải tiến (sạ hàng) 100% khâu tuốt hạt, 90% diện tích bơm
tưới bằng điện, động lực. (Trong đó có 25% diện tích đặt bơm tưới bằng
động cơ điện) 70% sản lượng lúa được sấy bằng máy; 50% diện tích được
thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.
Mặc dù tình hình sản xuất, kinh doanh của HTX ở Huyện đã đạt
được một số kết quả tích cực. Song vẫn còn những tồn tại, hạn chế, tiềm ẩn
nhiều rủi ro, thiếu bền vững, đó là: HTX tuy có bước phát triển nhưng còn
chậm, hiệu quả chưa cao; chất lượng, số lượng, giá trị sản phẩm nông
nghiệp của các HTX còn đơn điệu, bó hẹp cả về quy mô và địa bàn; hầu hết
các HTX chưa tổ chức được các dịch vụ gia tăng thu nhập cho xã viên (như
dịch vụ sơ chế sản phẩm rau quả, tổ chức sản xuất các sản phẩm phụ từ
nông nghiệp như trồng nấm rơm, kết hợp sử dụng sản phẩm phế thải của
nông nghiệp để chăn nuôi gia súc, gia cầm.v.v...) do đó chưa phát huy hết
nguồn nhân lực dư thừa. Một số HTX chưa chú trọng khâu tích lũy vốn
(chia hết lợi nhuận). Hầu hết các HTX chưa chú trọng đến việc xây dựng
cơ sở vật chất (văn phòng, trụ sở HTX), cũng như thiếu quan tâm đến việc
xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương. Qua đó quảng bá hình ảnh, thương
hiệu, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân góp phần hiện đại hóa nông
thôn. Cho đến nay các HTX phải mượn trụ sở ấp hoặc nhà riêng để làm nơi
40
giao dịch, hội họp, vì vậy sự thu hút các hộ nông dân vào HTX còn yếu.
Những bất cập này được đúc kết từ thực tiển làm cơ sở cho việc ban hành
các chính sách mới để quản lý và phát triển HTX trong nông nghiệp.
- Giai đoạn năm 2012 đến nay
Thực hiện Luật HTX năm 2012 và các nghị định, quyết định của
Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Luật HTX
năm 2012, trong đó có Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10-4-2014
của Bộ Nông nghiệp & PTNT về kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức
tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Huyện U Minh Thượng tập
trung chỉ đạo chuyển đổi, xây dựng mới HTX nông nghiệp theo quy định
của luật. Tính đến cuối năm 2016 toàn huyện có 11 HTX trong nông
nghiệp. Trong đó có 9 HTX cũ chuyển đổi đăng ký lại hoạt động, 2 HTX
mới thành lập, (có 3 HTX trước đây hoạt động không hiệu quả đã làm thủ
tục giải thể).
Về thành viên và hoạt động của HTX: Hiện toàn huyện có 1.650 hộ
thành viên HTX nông nghiệp, chiếm 10,6% số hộ trong huyện, trung bình
150 thành viên/HTX. Giá trị sản xuất kinh doanh khoảng 1 tỷ đồng 1 HTX,
lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu đồng/HTX/năm. Thu nhập bình quân
của các thành viên và người lao động ước đạt trên dưới 1 triệu
đồng/người/tháng. Đa số các HTX nông nghiệp thực hiện các dịch vụ phục
vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn bao gồm: cung ứng các
dịch vụ đầu vào (giống, phân bón, tưới tiêu), tiêu thụ nông sản quản lý và
khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết
với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản. Một số HTX
nông nghiệp có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, do đó đã nâng
41
cao được hiệu quả hoạt động của HTX, thu nhập của các thành viên và
khẳng định được vai trò kinh tế hợp tác cho các hộ gia đình thành viên.
Về tình hình vốn, quỹ của HTX: nhìn chung các HTX nông nghiệp
đều thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh. Mức vốn trung bình của HTX đều
rất thấp và chủ yếu là vốn tài sản cố định đã sử dụng lâu năm như Trạm
bơm, máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng đã xuống
cấp, lạc hậu. Các HTX nông nghiệp thường rất khó tiếp cận được với
nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp, hoạt
động sản xuất kinh doanh rủi ro cao, sổ sách kế toán chưa minh bạch và
chưa xây dựng được phương án kinh doanh khả thi. Trong khi đó huy động
vốn đóng góp của các thành viên rất khó khăn. Nhiều HTX thiếu chủ động,
trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Những hạn chế chính của các HTX nông nghiệp hiện nay là:
Việc tổ chức lại HTX hoạt động theo Luật năm 2012 còn chậm. Đến
gần nữa năm 2016 các HTX mới chuyển đổi xong. Phần lớn các HTX đăng
ký lại hoạt động còn mang tính hình thức, hoạt động vẫn chưa có sự thay
đổi, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức
HTX cũ.
Đa số các HTX nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động
đối với các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: cung ứng giống,
vật tự, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng…; còn các dịch vụ
quan trọng như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm,
chỉ một số HTX trồng mía mới thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Từ đó chưa hỗ trợ cho việc gia tăng sản lượng và giá trị sản xuất nông
nghiệp. Bên cạnh đó, một số HTX được hình thành không đúng bản chất
của HTX theo luật quy định, chủ yếu là để hưởng các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước.
42
Nhiều HTX nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động
và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để
đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa HTX
với thành viên; vốn ít, doanh thu thấp nên hiệu quả hoạt động chưa cao,
một số hoạt động hình thức. Nếu xem xét trên góc độ về khả năng tái mở
rộng các hoạt động dịch vụ sản xuất và lợi ít mà HTX mang lại cho thành
viên thì hiện mới chỉ có khoảng trên 10% HTX hoạt động đạt hiệu quả cao;
khoảng 80% hoạt động trung bình và yếu; trên 8% HTX hoạt động kém
hoặc ngừng hoạt động. Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ít mang lại cho
thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó
với HTX.
Tổng quan về quá trình xây dựng và hoạt động của HTX trong nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung và cụ thể đối với huyện U
Minh Thượng, với trãi nghiệm 42 năm, trong đó có những thành tựu, hạn
chế sẽ là kinh nghiệm tốt cho quản lý nhà nước về lính vực này trong giai
đoạn mới.
2.2. Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với HTX trong
nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng
2.2.1. Về thực hiện và ban hành văn bản pháp lý, quản lý HTX
trong nông nghiệp
- Sau khi Luật HTX năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày
21-11-2013 của Chính phủ được ban hành. Tỉnh ủy đã xây dựng Nghị
quyết về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; UBND
tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy. Thực
hiện chỉ đạo của tỉnh, huyện đã có kế hoạch tổ chức triển khai quán triệt và
tổ chức thực hiện Luật trên địa bàn huyện.
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOTLuận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOTĐề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 

Similar to Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT

Similar to Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT (20)

Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
 
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên GiangĐề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
 
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
 
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồn...
 
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOTĐề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
Đề tài: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Quận Gò Vấp, HOT
 
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểmLuận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
 
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAYLuận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên GiangĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN KIẾM PHONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN KIẾM PHONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ QUANG THANH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Trần Kiếm Phong
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa sau Đại học, Lãnh đạo huyện ủy U Minh Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được tham dự và hoàn thành khóa học thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Luận văn sẽ không hoàn thành được nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy TS. Hà Quang Thanh đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Hà Quang Thanh cùng các thầy cô trong Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi những kiến thức để làm cơ sở cho tôi thực hiện thành công luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của Huyện, Xã và bạn bè đồng nghiệp… đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu và phân tích thực trạng QLNN đối với hợp tác xã trong nông nghiệp trên địa bàn Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Học viên Trần Kiếm Phong
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HTX: Hợp tác xã
  • 6. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .........................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ..................6 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn..............................................6 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................6 Chương 1......................................................................................................8 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP..........................................................8 1.1. Những vấn đề chung về HTX trong nông nghiệp .............................8 1.1.1 Khái niệm HTX.............................................................................8 1.1.2 Hợp tác xã trong nông nghiệp...................................................... 10 1.1.3 Vai trò hợp tác xã nông nghiệp.................................................... 14 1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp .........................................................................................................16 1.2.1 Văn bản quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp......... 16 1.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp ..... 22 1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nới đồi với HTX ............................................................................. 23 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp tại một số địa phương.....................................................................................26
  • 7. 1.3.1 Kinh nghiệm tại các địa phương.................................................. 26 1.3.2 Bài học kinh nghiệm.................................................................... 29 Tiểu kết chương 1......................................................................................31 Chương 2....................................................................................................32 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG..............................................................32 2.1. Tổng quan về quá trình xây dựng HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang ........................................32 2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện U Minh Thượng.................. 32 2.1.2. Quá trình xây dựng HTX nông nghiệp........................................ 33 2.2. Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng...........................................42 2.2.1. Về thực hiện và ban hành văn bản pháp lý, quản lý HTX trong nông nghiệp........................................................................................... 42 2.2.2. Việc xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX.......................................... 44 2.2.3. Về tổ chức và hướng dẫn đăng ký HTX...................................... 47 2.2.4. Về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với HTX; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của HTX, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật .......................................................... 48 2.2.5. Hợp tác quốc tế về phát triển HTX ............................................. 49 2.3. Đánh giá chung...................................................................................50 2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................... 50 2.3.2. Hạn chế ...................................................................................... 51
  • 8. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên của công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện đó gồm: .......................................................... 54 Tiểu kết chương 2......................................................................................56 Chương 3....................................................................................................57 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG..............................................................57 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ GIA ĐOẠN 2016- 2020.............................................................................................................57 3.1.1. Quan điểm phát triển .................................................................. 57 3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu:....................................................................... 58 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP......................................58 3.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý, cơ chế chính sách phát triển HTX... 58 3.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý và tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý HTX ................................................. 59 3.2.3. Hoàn thiện thủ tục đăng ký hoạt động của HTX nông nghiệp..... 61 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cấp.......................... 62 3.2.5. Hỗ trợ chính sách để HTX nông nghiệp thích ứng với cơ chế phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ........................................... 63 3.2.6. Xây dựng mô hình chuẩn về HTX nông nghiệp.......................... 64 Tiểu kết chương 3......................................................................................66 KẾT LUẬN................................................................................................67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................68
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế hợp tác mà trọng tâm là hợp tác xã (sau đây viết tắt là HTX) là hình thức tổ chức thích hợp để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, dần đưa tinh thần hợp tác thành văn hóa trong xã hội. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011- 2020. Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là một trong những biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước. Tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2003, Quốc hội đã thông qua Luật HTX sửa đổi năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế hợp tác và HTX của Đảng, hầu hết các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và đặc điểm của hộ kinh tế cá thể dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương, sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới HTX của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, việc chuyển đổi các HTX đã diễn ra hết sức đa dạng và phong phú. Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới làm ăn có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của xã viên đặc biệt trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế HTX vẫn là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
  • 10. 2 U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang là huyện nông nghiệp, có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Từ khi Luật HTX đi vào thực tiễn, cùng với cả nước, HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, đáp ứng được một phần nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, HTX nông nghiệp ở huyện còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém, cụ thể là: - Cấp ủy chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HTX nông nghiệp. Ở một số xã vẫn coi HTX nông nghiệp như công cụ của chính quyền, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền cấp xã, hơn là một tổ chức kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Có nơi cấp ủy và chính quyền can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp, hoặc thiếu sự quan tâm buông lỏng quản lý đối với HTX nông nghiệp, khiến nhiều HTX nông nghiệp hoạt động không hiệu quả, trông chờ vào chính sách ưu đãi của nhà nước. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp chưa có sự phân công rạch ròi; đội ngũ cán bộ theo dõi chuyên trách về HTX nông nghiệp còn thiếu kiến thức, phương pháp và kỹ năng, nghiệp vụ. - Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện Luật HTX, thực hiện chính sách đối với HTX nông nghiệp, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tuyên truyền nhân rộng các mô hình hiểu quả chưa được đia phương quan tâm thực hiện đúng mức. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho thực trạng đó, nhưng trong đó có thể khẳng định, quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn nhiều yếu kém như:
  • 11. 3 - Thể chế pháp luật chưa rõ ràng, nhiều quy định chồng chéo khó thực hiện; các văn bản hướng dẫn thực hiện luật HTX ban hành chậm, trên lĩnh vực HTX nông nghiệp chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện riêng. - Bộ máy quản lý HTX trong nông nghiệp vừa thiếu, vừa yếu; đầu tư công trình hạ tầng nông nghiệp hạn chế Từ đó cho thấy, đây là những trở ngại lớn cho phát triển HTX trong nông nghiệp. Hướng tới hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp, chúng tôi chọn đề tài:"Quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang" làm luận văn thạc sĩ Quản lý công, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu Thời gian vừa qua vấn đề kinh tế hợp tác và HTX nói chung đã trở thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Tiêu biểu là những công trình đã được công bố như: - Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỳ: "Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Các tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp nông thôn ở Việt nam hiện nay. - Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã: "Đổi mới tổ chức và quản lý các HTX trong nông nghiệp, nông thôn", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1999. Trong công trình này, các tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để
  • 12. 4 phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; khái quát quá trình phát triển các hình thức tổ chức và quản lý HTX giai đoạn trước năm 1986 và từ năm 1986 đến nay. Từ thực trạng phát triển mô hình tổ chức quản lý các HTX ở nông thôn của một số địa phương miền bắc tiêu biểu, các tác giả cũng đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể để xây dựng mô hình tổ chức và quản lý có hiệu quả các HTX. - Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng: "Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam-Thực trạng và định hướng phát triển", Nxb nông nghiệp, Hà Nội, 2001. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại mô hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó xây dựng những định hướng phát triển phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ. - Hồ Văn Vĩnh: "Phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, số 8-2005. Ở bài viết này, tác giả đã bàn đến những cách thức chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới trên cơ sở quán triệt đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ tác động qua lại giữa HTX nông nghiệp và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên nhân của sự khó khăn khi phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ mới và những giải pháp tháo gỡ những khó khăn này. Cùng một số luận văn, luận án bàn về kinh tế tập thể nói chung, HTX nói riêng. Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu, đề cập đến nhiều khía cạnh của kinh tế hợp tác và HTX, song chưa có đề tài, công trình nào nghiên cứu cụ thể về HTX nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở một huyện nông nghiệp
  • 13. 5 một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống. Do đó vấn đề mà luận văn nghiên cứu mang tính cấp thiết và không trùng lắp. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý (cơ sở khoa học) của quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện, nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiiệp trên đia bàn cấp huyện - Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên đia bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện 4.2. Phạm vị nghiên cứu - Về không gian: trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang. - Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay .
  • 14. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp lý luận Luận văn lấy Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tương Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng và những chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhà nước và pháp luật làm cơ sở phương pháp luận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đều được áp dụng gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp gồm các báo cáo, chương trình, kế hoạch về kinh tế tập thể của địa phương. - Phương pháp thống kê các số liệu, đánh giá tình hình kết quả thực hiện quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp của địa phương. - Phương pháp so sánh các số liệu HTX nông nghiệp qua các thời kỳ. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về HTX trong nông nghiệp, về hoạt động quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp. 6.2. Về thực tiễn Luận văn là nguồn tư liệu bổ sung phục vụ quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu giãng dạy tại các cơ sở đào tạo về hành chính, quản lý Nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu 3 chương gồm: Chương 1: cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên đia bàn huyện;
  • 15. 7 Chương 2: thực trạng quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U minh Thượng tỉnh Kiên Giang; Chương 3: hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên đia bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
  • 16. 8 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về HTX trong nông nghiệp 1.1.1 .Khái niệm HTX HTX xuất hiện trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (giữa thế kỷ XIX), bởi trong nền kinh tế tự do cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển, những người sản xuất nhỏ cần phải hợp sức, hợp vốn với nhau chống lại sự chèn ép, khống chế và bần cùng hóa của tư bản lớn. Trên thực tế, ở mỗi nước có những điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau, nên sự ra đời và phát triển của các HTX có những đặc điểm khác nhau. Có nhiều định nghĩa về HTX, tiêu biểu là định nghĩa của Liên minh HTX quốc tế (ICA), của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Liên minh HTX quốc tế (International Cooperative Alliancc-ICA) đã định nghĩa HTX như sau: “HTX là một hình thức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí nghiệp cùng sỡ hữu và quản lý dân chủ” [6, tr.18]. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung. Ở nước ta khi bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta thường dùng các khái niệm: tổ đổi công, tập đoàn sản xuất, HTX bậc thấp,
  • 17. 9 bậc cao. Khái niệm “HTX” ít được đề cập đến, nhiều nhận thức không đúng về kinh tế hợp tác cùng với những lúng túng trong việc tìm tòi, thử nghiệm mô hình HTX kiểu mới đã đặc ra yêu cầu phải đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động của HTX cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới khi đất nước bước vào thời kỳ mới. Trước yêu cầu đó của thực tiễn, tháng 3 năm 1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa IX đã ban hành Luật HTX. Theo đó, HTX được định nghĩa: HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước [18, tr.6]. Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi, thành lập HTX theo Luật HTX năm 1996. Ngày 26-11-2003, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật HTX sửa đổi, bổ sung (Luật HTX năm 2003). Theo đó, HTX được định nghĩa: HTX là tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vị vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật [22, tr.6].
  • 18. 10 Qua thời gian thực hiện Luật HTX năm 2003, đã bộc lộ những bất cập, để xây dựng và phát triển HTX trong điều kiện tình hình kinh tế mới, ngày 20-11-2012 Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật HTX mới. Theo luật này, HTX được định nghĩa: HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX. 1.1.2 . Hợp tác xã trong nông nghiệp 1.1.2.1. Các mô hình hợp tác xã nông nghiệp Trong quá trình hình thành và phát triển HTX trong nông nghiệp đã có những mô hình khác nhau, từ thấp đến cao. Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách để xây dựng và phát triển HTX trong nông nghiệp. Qua thực tiễn của nước ta cụ thể là ở các tỉnh phía nam có thể nêu một số mô hình HTX nông nghiệp sau đây: - Tập đoàn sản xuất nông nghiệp: đây là mô hình hợp tác sản xuất trong nông nghiệp giai đoạn sau giải phóng năm 1975 đến khoảng năm 1980. Tập đoàn được thành lập theo đơn vị ấp, hoặc xã tùy quy mô số lượng dân số, diện tích đất đai. Tất cả nông dân lao động và người lao động làm thuê ở tại chổ (theo khu vực Tập đoàn) có lao động, nghề nghiệp, từ 16 tuổi trở lên tự nguyện xin vào Tập đoàn, thì đều có thể được xét kết nạp vào Tập đoàn. Tập đoàn thực hiện tập thể hóa về đất đai, máy móc công cụ, trâu bò cày kéo, phân phối thu nhập theo nguyên tắc công bằng, hợp lý, quản lý dân chủ mỗi hộ, mỗi người lao động cần đăng ký lao động và tự nguyện thực hiện đúng và tốt việc đăng ký lao động đó. Tập đoàn tạo mọi điều kiện thực hiện đúng và tốt quản lý lao động có định mức, khoán việc
  • 19. 11 đúng mức, hạch toán công-điều chính xác, kịp thời, đảm bảo ăn chia phân phối công bằng hợp lý. - Về mô hình HTX nông nghiệp: chia làm hai loại HTX nông nghiệp kiểu cũ và HTX kiểu mới. HTX nông nghiệp kiểu cũ, là mô hình HTX nông nghiệp trước khi có Luật HTX hay nói cách khác đây là mô hình HTX nông nghiệp trước khoán 10 của Bộ Chính trị. Thành viên của HTX nông nghiệp theo mô hình này chỉ là gồm các cá nhân, sở hữu cá nhân của người nông dân không được thừa nhận, sở hữu của các gia đình bị xóa bỏ, chỉ thừa nhận chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, người nông dân vào HTX phải góp ruộng dất, trâu bò, công cụ sản xuất chủ yếu. Quan hệ xã viên với HTX là quan hệ phụ thuộc, xã viên bị tách rời tư liệu sản xuất trở thành người lao động làm công theo sự điều hành của HTX, tính chất HTX đích thực trong HTX không còn, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán lỗ lãi, phân phối, giá cả...của HTX đều theo sự chỉ huy của cơ quan quản lý cấp trên theo kế hoạch của Nhà nước. Chế độ phân phối mang nặng tính bình quân bao cấp, chủ yếu phân phối theo công lao động, việc phân phối theo vốn góp gần như không thực hiện. HTX nông nghiệp kiểu mới, là mô hình HTX nông nghiệp khi có Luật HTX năm 1996 và sau đó sửa đổi bổ sung Luật năm 2003 và hiện nay là Luật HTX năm 2012. Theo mô hình HTX kiểu mới, thành viên HTX gồm cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất kinh doanh, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế...) là người có ít vốn và người có nhiều vốn có nhu cầu tự nguyện cùng lập ra và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật về HTX. Trong HTX, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của các
  • 20. 12 thành viên được phân định rõ. Thành viên khi tham gia HTX nông nghiệp không phải góp ruộng đất và các công cụ sản xuất mà điều kiện tiên quyết là phải góp vốn theo quy định của điều lệ HTX, suất vốn góp không hạn chế song không vượt quá 20% so với tổng số vốn góp của các thành viên (vốn điều lệ của HTX). Trong HTX nông nghiệp kiểu mới, mọi trói buộc cứng nhắc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã được tháo bỏ. Các HTX thực sự là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ có đầy đủ tư cách pháp nhân trong cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật như các doanh nghiệp, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước và trách nhiệm đối với thành viên. HTX kiểu mới quy mô và phạm vi hoạt động của HTX không còn bị giới hạn như HTX kiểu cũ. Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không giới hạn địa giới hành chính mô hình hợp tác linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng ngành với nhiều trình độ phát triển khác nhau từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, của các thành viên, đến mở mang ngành nghề, vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành các doanh nghiệp trực thuộc; Từ HTX phát triển thành các liên hiệp HTX. HTX đăng ký hoạt động theo Luật HTX năm 2012, tuy vẫn còn mang tính xã hội, nhưng trước hết là một tổ chức kinh tế. HTX chỉ thực hiện nghĩa vụ xã hội trên cơ sở hoạt động kinh tế có hiệu quả. Những chăm lo về mặt xã hội trước hết cũng dành cho các thành viên HTX. Đây cũng là đặc điểm mới mà chính quyền các cấp phải lưu ý trong khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với HTX. - Về mô hình liên HTX, đây là tổ chức kinh tế tập thể đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 4 HTX tự nguyện thành lập và HTX tương
  • 21. 13 trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các HTX thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẵng, dân chủ trong trong quản lý liên HTX. Liên hiệp HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, liện hiệp HTX, doanh nghiệp của HTX hoạt động theo Luật doanh nghiệp. 1.1.2.2. Đặc điểm Từ các mô hình HTX nông nghiệp có thể rút ra đặc điểm của HTX nông nghiệp như sau: - Cơ sở hình thành và phát triển kinh tế HTX nông nghiệp là kinh tế hộ nông dân. - HTX trong nông nghiệp đã ra đời, tồn tại, phát triển và ngày càng hoàn thiện xuất phát từ yêu cầu sản xuất hàng hóa, từ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống quần chúng nhân dân. HTX là hình thức tổ chức và biện pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, hợp tác xả cũng là con đường để xã hội hóa sản xuất nông nghiệp. - HTX không thể là một sự áp đặt duy ý chí từ trên xuống mà là sự tự nguyện của nông dân khi nảy sinh nhu cầu kinh tế khách quan trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. - Do những đặc thù của sản xuất nông nghiệp mà HTX trong nông nghiệp, về cơ bản không phải là các HTX sản xuất (làm ăn tập thể) mà là các HTX làm chức năng dịch vụ phục vụ cho sản xuất còn việc trực tiếp sản xuất là các hộ tự chủ. - Trên thực tế đã tồn tại rất đa dạng các loại hình HTX với quy mô rất khác nhau, tất cả đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào điều kiện cụ thể của từng nơi. Mỗi nông dân có thể tham gia nhiều HTX.
  • 22. 14 - Về cơ bản, các HTX được hình thành không phải trên cơ sở tập thể hóa mà theo con đường góp vốn và phân chia lợi ích. Nó không động chạm đến quyền sở hữu của từng hộ gia đình (nông trại) nhưng lại tạo điều kiện tăng thêm năng lực sản xuất, lợi ích của từng hộ. Chính điều này là cho người nông dân dễ dàng chấp nhận tự nguyện tham gia. - Các HTX thường liên kết với nhau thành lập các hiệp hội ở từng địa phương và ở trong cả nước. Nhà nước tác động, kiểm tra, kiểm soát các HTX theo quy định chung của pháp luật. Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh của các HTX. Các liên minh HTX ở cấp toàn quốc có quyền thay mặt xã viên HTX ngành mình để tham gia với nhà nước trong việc nghiên cứu ban hành các chính sách bảo vệ quyền lợi của các nông trại và các HTX. 1.1.3. Vai trò hợp tác xã nông nghiệp HTX nông nghiệp có vai trò cụ thể dưới đây: Thứ nhất, là một tổ chức kinh tế như tổ chức kinh tế khác, nó tham gia vào các hoạt động kinh tế và đem lại lợi ích cho các thành viên, xã hội và nhà nước, góp phần tích cực vào công việc phát triển kinh tế ở địa phương, đặc biệt thông qua hoạt động cho vay tín dụng của nó làm đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển. Các HTX nông nghiệp là kênh dẫn vốn, huy động vốn quan trọng tạo huyết mạch cho nền kinh tế, đặc biệt là ở vùng địa phương điều kiện phát triển còn nhiều khó khăn, hạn chế. Thứ hai, thu hút đa phần cá nhân và hộ gia đình tại một địa phương tham gia. HTX nông nghiệp phát triển góp phần duy trì và nâng cao mức sống của thành viên. Nó góp phần duy trì và ổn định trật tự xã hội trên địa bàn, đặc biệt thông qua các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của HTX nông nghiệp, các mối quan hệ xã hội trên các giá trị tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau thông qua HTX
  • 23. 15 nông nghiệp vì thế cần được giữ gìn và tôn trọng để các giá trị về đạo đức xã hội của HTX nông nghiệp được bảo tồn và phát huy, góp phần tạo ra một xã hội dân chủ, công bằng và phồn thịnh. Thứ ba, gắn bó với người dân địa phương và cũng trở thành yếu tố tinh thần không thể thiếu được của địa phương, những nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp như tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái...được tiếp tục duy trì, chăm sóc và phát triển trong các HTX nông nghiệp. Thứ tư, thông qua HTX nông nghiệp mà các thành viên có thể tương trợ, giúp đỡ được cho nhau, có điều kiện tiếp cận với các loại thị trường (thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, thị trường dịch vụ, sản phẩm đầu ra) nhờ có mô hình kinh tế HTX nói chung và thông qua mô hình HTX nông nghiệp nói riêng, các thành viên đã có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của thị trường tín dụng, ngân hàng. Như vậy các thành viên sẽ được hưởng các sản phẩm dịch vụ mà tổ chức tín dụng hợp tác của họ tạo ra và cung cấp một cách kịp thời, thuận tiện với mức giá chấp nhận được với tư cách là khách hàng. Thành viên cũng được tư vấn, thông tin, trao đổi kinh nghiệm thông qua HTX nông nghiệp, vì đó cũng thường là nơi tập hợp kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm làm ăn của cả địa phương, họ sẽ tự tạo ra công ăn, việc làm cho bản thân và có thể cho lao động khác ở địa phương nữa. Họ cũng được hưởng những quyền lợi từ HTX nông nghiệp với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức, được quyền tham gia biểu quyết, quyết định các chính sách kinh doanh của HTX nông nghiệp thông qua các bộ máy, cơ quan lãnh đạo để HTX nông nghiệp ngày càng phục vụ họ đắc lực hơn và tốt hơn. Qua sự hỗ trợ này mà các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh của các thành viên đã được hỗ trợ thiết thực, cuộc sống của họ được cải thiện và có những tích lũy.
  • 24. 16 Thứ năm, cung cấp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho dân cư trên địa bàn hoạt động. Bất kể người dân nào cũng sẽ được hưởng các sản phẩm, dịch vụ của HTX nông nghiệp với tư cách là khách hàng. Qua hoạt động của HTX nông nghiệp, ý thức tiết kiệm và tích lũy của người dân được nâng cao. Những đồng vốn nhàn rổi được huy động đưa vào đầu tư phục vụ cho phát triển, giảm sự lãng phí tài nguyên. HTX nông nghiệp vừa là người quản lý tài sản của thành viên, dân cư, vừa là nhà đầu tư trên địa bàn. Đó cũng là nơi học nghề cho nhiều người, trình độ và nhận thức của người dân trên địa bàn cũng sẽ được nâng cao thông qua các hoạt động tư vấn, thông tin của bản thân HTX nông nghiệp, góp phần nâng cao trình độ dân trí, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật cho người dân. Khi địa phương có HTX nông nghiệp hoạt động góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng. Thứ sáu, HTX nông nghiệp đóng góp một cách đáng kể vào các khoản thuế hàng năm của địa phương, thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh HTX nông nghiệp góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cho địa phương. Các HTX nông nghiệp là những tổ chức hoạt động tại địa phương bám sát địa bàn, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, hỗ trợ đắc lực nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. 1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp 1.2.1. Văn bản quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp - Sau nhiều năm tiến hành củng cố, hoàn thiện tổ chức và quản lý khu vực HTX bằng các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và chính phủ. Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở những chủ trương, đường lối lớn của
  • 25. 17 Đảng đã khẳng định: kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh. HTX được tổ chức với nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các HTX hoạt động có hiệu quả. Điều đó là kết quả của một thời gian dài vận động thực tiễn và tổng kết lý luận của Đảng và Nhà nước ta về HTX. Sự khẳng định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo đà cho sự đổi mới không ngừng về cơ chế quản lý phát triển HTX của Nhà nước. Trên cơ sở những quy định về kinh tế tập thể tại Hiến pháp năm 1992. Ngày 20-3- 1996 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa IX Luật HTX được thông qua. Năm 1996 Luật HTX ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1997 đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho quá trình đổi mới mạnh mẽ tư duy về bản chất của loại hình tổ chức kinh tế này. Điều cơ bản nhất mà Luật HTX năm 1996 là đã đổi mới tư duy về bản chất HTX được thông qua định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước...” Định nghĩa này khẳng định những người lao động có nhu cầu và tự nguyện tuân thủ các nguyên tắc HTX đều có thể thành lập và tham gia HTX. Các nguyên tắc cơ bản để thành lập và phát triển HTX là: tự nguyện gia nhập và ra HTX; quản lý dân chủ và bình đẳng; tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng. Với sự khẳng định HTX là “Tổ chức kinh tế tự chủ” thì HTX được hiểu là tổ chức kinh tế của chính những người lập ra và tham gia là xã viên, HTX không phải do Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị xã hội nào đó lập ra. Sự khẳng định này đã từng bước giúp các HTX cũ thoát khỏi tư duy
  • 26. 18 xem HTX nặng về chức năng xã hội, đồng thời giúp các HTX được giải phóng khỏi những can thiệp hành chính và không đúng của các cơ quan Đảng và chính quyền vào công việc nội bộ của nó. Luật HTX ra đời còn thúc đẩy đổi mới tư duy không coi các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp là “Các cơ quan chủ quản HTX”, sự vận động và phát triển của HTX được điều chỉnh bởi khung luật pháp chặt chẽ, trong đó quy định rõ về nguyên tắc tổ chức, các quan hệ nội bộ và vị trí của HTX trong quan hệ với các tổ chức kinh tế khác. Để thực hiện Luật HTX năm 1996, Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản dưới luật như: (1) Nghị định 15/1997/NĐ-CP ngày 21-1-1997 quy định chính sách khuyến khích phát triển HTX; (2) Nghị định 16/1997/NĐ-CP ngày 21-2-1997 về xử lý công nợ của HTX cũ chuyển đổi sang hoạt động theo luật; (3) Thông tư 14/1997/TT-BKHĐT ngày 29-3- 1997 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký HTX..v.v... - Đút kết rút ra từ thực tiễn sau một thời gian thực hiện Luật HTX năm 1996, ngày 26/11/2003, Luật HTX đã được sửa đổi và được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ tư và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7- 2004. Luật HTX năm 2003, tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các HTX tiếp tục phát triển trong điều kiện mới, đã có nhiều thay đổi tích cực hơn so với Luật năm 1996, Luật năm 2003 đã làm rõ hơn các nguyên tắc tổ chức và quản lý HTX, đồng thời xác định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có nghĩa là các HTX được tổ chức theo những quy định đặc thù của loại hình kinh tế đang mang tính dân chủ và tập thể rất cao, nhưng hoạt động thì phải tuân thủ các quy luật thị trường, chấp nhận cạnh tranh như các doanh nghiệp khác để không ngừng vươn lên nâng cao hiệu quả về
  • 27. 19 mọi mặt, với Luật HTX năm 2003 các HTX có được khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, phù hợp hơn với cơ chế thị trường và các chuẩn mực quốc tế. Phạm vi hoạt động của các HTX đã được mở rộng không chỉ giới hạn trong ngành nông nghiệp mà đã lan rộng sang các ngành và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Nếu chỉ xét riêng lĩnh vực Nông nghiệp, khu vực có nhiều HTX nhất, thì hầu hết các HTX đã đảm nhiệm nhiều dịch vụ nông nghiệp phục vụ các hộ xã viên và cạnh tranh với các cơ sở dịch vụ khác trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó các HTX đã không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình trong nội bộ ngành mà đã mở rộng sang cung cấp dịch vụ tổng hợp cho các xã viên của mình và cho thị trường. Qua những năm đầu triển khai tổ chức thực hiện, Luật HTX năm 2003 đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận, song bên cạnh đó cũng bộc lộ những hạn chế. Để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Dự án Luật HTX trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII và tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIII (Tháng 11-2012) đã thông qua dự án Luật HTX (Sửa đổi). - Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013. Để hướng dẫn thi hành Luật HTX, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2013, quy định chi tiết một số điều của Luật HTX, có hiệu lực thi hành từ ngày 27/01/2013; Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật HTX; Quyết đinh số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2016- 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2014/TT- BKHĐT, hướng dẫn đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Quyết đinh
  • 28. 20 số 710/QĐ-BNN-KTHT, ngày 10/4/2014 về kế hoạch đổi mới phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Thông báo số 24/TB-VPCP ngày 29.1.2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp triển khai Kết luận số 56- KL/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành luật HTX; Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21.3.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại Vùng đồng bằng sông Cữu Long giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 3951/QĐ-BNN-KTKT ngày 26.9.2016 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29.2.2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của HTX, thành lập mới HTX, tổ chức lại hoạt động của HTX theo chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020; Công văn 464/BKHĐT- HTX ngày 17.01.2017 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2016-2020. Luật HTX năm 2012 có nhiều điểm mới mang tính đột phá, nhằm định huớng cho các HTX hoạt động và phát triển theo đúng bản chất của HTX. Luật HTX năm 2012 không xác định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp mà là tổ chức kinh tế tập thể, do các thành viên có chung nhu cầu, lợi ích tự nguyên hợp tác, thành lập và tự quản lý nhằm tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho thành viên tham gia cùng phát triển. HTX được thành lập để hợp tác tương trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, quản lý theo nguyên tắc đối nhân, khác với doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tối đa lợi nhuận và quản lý
  • 29. 21 theo nguyên tắc đối vốn. HTX phải hoạt động hiệu quả, có lãi, nhưng còn phải tuân theo mục tiêu cao hơn là đáp ứng nhu cầu chung về sản phẩm, dịch vụ của thành viên. Tuy nhiên, khi HTX, liên HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Luật HTX năm 2012 đã làm rõ hơn về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước bao gồm 6 danh mục chính sách hỗ trợ; 02 danh mục chính sách ưu đãi chung cho các loại hình HTX; đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài các chính sách hỗ trợ, ưu đãi trên HTX còn được thêm 5 mục ưu đãi nữa về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động; tín dụng; vốn; giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; những chính sách này sẽ được Chính phủ quy đinh cụ thể. Luật HTX năm 2012 quy định Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của HTX, liên hiệp HTX, bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng giữa HTX, liên hiệp HTX với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác; bảo đảm quyền tự chủ; tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của HTX, liên hiệp HTX. Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về HTX; Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về HTX, liên hiệp HTX trên phạm vi cả nước; đồng thời quy định riêng về kiểm tra., thanh tra, giám sát việc thi hành Luật HTX để nâng cao tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát thi hành luật. Luật cũng quy định về Liên minh HTX tổ chức đại diện của HTX hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và theo điều lệ hoạt động được cơ quan Nhà nước phê duyệt.
  • 30. 22 1.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp Để phát triển có hiệu quả mô hình HTX, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho quản lý Nhà nước đối với HTX, nội dung quản lý nhà nước đối với HTX nói chung bao gồm: - Ban hành, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về HTX, liên hiệp HTX và văn bản pháp luật có liên quan - Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, liên hiệp HTX - Tổ chức và hướng dẫn đăng ký HTX, liên hiệp HTX - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với HTX, liên hiệp HTX; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của HTX, liên hiệp HTX, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật - Hợp tác quốc tế về phát triển HTX, liên hiệp HTX Chi tiết quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp ở cấp huyện bao gồm các nội dung sau đây: Một là, việc xây dựng các chương trình, kế hoạch để phát triển và quản lý HTX nông nghiệp trong từng giai đoạn; việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và của tỉnh. Hai là, phân công chức năng nhiệm vụ cho các phòng ban và bố trí cán bộ phụ trách tham mưu cho UBND trong quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp; vận dụng tổ chúc triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh trong hỗ trợ ưu đãi đối với HTX nông nghiệp. Ba là, tổ chức hướng dẫn và đăng ký HTX, hướng dẫn việc thành lập mới, chuyển đổi và giải thể HTX.
  • 31. 23 Bốn là, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với HTX liên HTX, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của HTX liên HTX, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Năm là, có chính sách tạo điều kiện cho HTX liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổ chức cho các HTX học tập rút kinh nghiệm những HTX làm ăn có hiệu quả để áp dụng và nhân rộng trên địa bàn huyện. 1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nới đồi với HTX - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với HTX. Bộ Kế hoạch và đầu tư được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về HTX, Liên hiệp HTX. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý nhà nước về HTX. Liên hiệp HTX được quy định như sau: Chủ trì nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về HTX, Liên hiệp HTX và văn bản pháp luật có liên quan; Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản luật về HTX và văn bản pháp luật có liên quan; Thống nhất tổ chức thực hiện việc đăng ký HTX, Liên hiệp HTX trên phạm vi toàn quốc; Thống nhất tiếp nhận quản lý, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của HTX, Liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật; xây dựng hệ thống thông tin về HTX, Liên hiệp HTX trên phạm vi toàn quốc; Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, Liên hiệp HTX; chủ trì việc tổng kết, xây dựng kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, Liên hiệp HTX;
  • 32. 24 Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình HTX, Liên hiệp HTX phát triển có hiệu quả; Chủ trì phối hợp với các cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về HTX đối với các HTX, Liên hiệp HTX. Xử lý và hướng dẫn xử lý các hành vì vi phạm pháp luật của HTX, Liên hiệp HTX, của các nhân và tổ chức có hiệu quả theo quy định của pháp luật; giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về HTX, Liên hiệp HTX. Chủ trì công tác hợp tác quốc tế về phát triển HTX, Liên hiệp HTX. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với HTX, Liên hiệp HTX. Phối hợp với các cơ quan tài chính các cấp hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với HTX, Liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên Mặt trận Tổ quốc tổ chức thi hành pháp luật về HTX. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và phát triển HTX, Liên hiệp HTX; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách và giám sát thi hành pháp luật về HTX; triển khai các chương trình, dự án phát triển HTX, Liên hiệp HTX. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX, Liên hiệp HTX: Phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư trong việc thực hiện hoàn thiện các quy định pháp luật về HTX, xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển HTX, Liên hiệp HTX.
  • 33. 25 Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với HTX, Liên hiệp HTX theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công. Thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập HTX. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, Liên hiệp HTX trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của minh. Tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, Liên hiệp HTX tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội. - Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước đối với HTX, Liên hiệp HTX. Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về HTX trên địa bàn. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển HTX trên địa bàn. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập HTX. Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ HTX, Liên hiệp HTX theo thẩm quyền. Tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, Liên hiệp HTX tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Phối hợp, hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở các cấp, các tổ chức xã hội khác trong khu vực. Tổ chức thi hành pháp luật về HTX, Liên hiệp HTX; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về HTX, Liên hiệp HTX; triển khai các chương trình, dự án phát triển HTX, Liên hiệp HTX; khuyến khích thành viên của tổ chức mình tham gia HTX.
  • 34. 26 Chính phủ quy định cụ thể việc phân công, phân cấp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trong quản lý nhà nước đối với HTX, Liên hiệp HTX như trên là để thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX, Liên hiệp HTX một các thống nhất, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền hoặc buông lỏng trong quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, Liên hiệp HTX hoạt động và phát triển. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp tại một số địa phương 1.3.1. Kinh nghiệm tại các địa phương 1.3.1.1. Tại tỉnh Tiền Giang Củng cố bộ máy hiện có như Sở Kế hoạch đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UND tỉnh quản lý nhà nước đối với HTX, thành lập một phòng chuyên trách theo dõi, quản lý HTX, các Sở ngành cấp tỉnh bố trí một cán bộ chuyên trách theo dõi HTX trong lĩnh vực ngành quản lý. Cấp huyện nhiệm vụ quản lý nhà nước về HTX đưa về một đầu mối là giao cho Phòng Tài chính kế hoạch huyện và đảm bảo có cán bộ chuyên trách theo dõi HTX lĩnh vực ngành phụ trách. Ở cấp xã bố trí một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tùy quy mô, số lương HTX tại địa phương giúp cho các ngành, địa phương nắm chắc được tình hình hoạt động của các HTX trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách từ đó làm tham mưu cho UBND các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về HTX, cũng như kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của các HTX, giúp các HTX hoạt động đúng Luật và có hiệu quả. Các Sở, ban ngành, UBND các cấp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể, bản chất HTX kiểu mới cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; việc tham gia các lớp tập huấn này mang
  • 35. 27 tính bắt buộc, xem như một tiêu chí đánh giá cán bộ hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình kinh tế tập thể trên địa bàn, nhân rộng những mô hình HTX kiểu mới, hoạt động có hiệu quả, đồng thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của các HTX, xử lý những vi phạm, tạo điều kiện thuận lợi để các HTX hoạt động đúng quy định của pháp luật về HTX. Có cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc thực hiện các quy định của pháp luật cũng như xây dựng chế tài xử lý trong trường hợp các cơ quan chức năng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm của mình. 1.3.1.2. Tại tỉnh Vĩnh Long Thực hiện Kết Luận 56-KL/TW, ngày 21-2-2013, của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức triển khai, quán triệt nội dung Kết luận trong toàn Đảng bộ với 6.726 cuộc cho 196.990 lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân tham dự; đồng thời ban hành Kế hoạch số 85-KH/TU cụ thể hóa Kết luận số 56-KL/TW cùng với Quyết định số 780-QD/TU, ngày 30-12-2014, về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2011-2015. Đến nay, tỉnh đã tổ chức được 20 lớp tập huấn, bồi dưỡng về kinh tế tập thể cho 2.371 lượt cán bộ, công chức các cấp, cán bộ chủ chốt các HTX, ban quản lý các tổ hợp tác; 72 cuộc kiểm tra Luật HTX năm 2012 cùng với các nghị định của Chính phủ và thông tư của các bộ, ngành Trung ương về hướng dẫn thực hiện Luật cho 2.736 lượt cán bộ, công chức, thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, thành viên các HTX, Liên hiệp HTX tham dự. Tỉnh đã ban hành một số chính sách để hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị kinh tế tập thể phát triển; xem xét điều chỉnh, bổ sung một số chính sách hỗ trợ, khuyến
  • 36. 28 khích kinh tế tập thể phù hợp với quy định của Luật HTX năm 2012; xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh. Sau 3 năm triển khai Kết luận số 56-KL/TW, thành phần kinh tế tập thể của tỉnh đã có bước chuyển tích cực: thành lập mới 31 HTX và giải thể 23 HTX, tính đến tháng 12-2015, toàn tỉnh có 110 HTX (tăng 6,7% so với năm 2012) và 1 Liên hiệp HTX; thu hút 7.088 thành viên, giải quyết việc làm cho 6.972 lao động; tổng vốn hoạt động năm 2015 của các HTX, Liên hiệp HTX đạt trên 335,5 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 167,6 tỷ đồng (tăng 17,5% so với năm 2012). Nhiều HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã được tập trung củng cố để nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng dịch vụ cung cấp cho thành viên, mạnh dạn đầu tư vốn, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp; hoạt động sản xuất gắn kết với thương mại dịch vụ; tham gia các chương trình khuyến nông, đầu tư sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, đăng ký thương hiệu sản phẩm. 1.3.1.3. Tại tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp đang thúc đẩy kinh tế hợp tác, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ HTX. Tỉnh đã lập Quỹ hỗ trợ HTX để tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận được nguồn sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chú trọng nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ lãnh đạo và các chức danh khác của HTX. Đặc biệt có chương trình đào tạo cán bộ ngành nông nghiệp; sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan đến nông nghiệp, quản trị kinh doanh được biệt phái về xã đảm nhận chức danh Phó giám đốc HTX trong thời gian 3-5 năm. Hiện nay, Đồng Tháp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư theo hướng liên kết bền vững, đầu tư công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất
  • 37. 29 nông nghiệp. Đã có nhiều doanh nghiệp tham gia mua cổ phần trong các HTX để gắn bó lâu bền hơn với người nông dân. Đó là tín hiệu mới, cho thấy ý thức cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẽ lợi nhuận và rũi ro giữa các tác nhân tham gia chuỗi ngành hàng đã hình thành. Đối với HTX chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, sẽ được hỗ trợ kiện toàn nhân lực cho các HTX, giúp các HTX xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Bên cạnh đó tỉnh cũng sẽ hỗ trợ hình thành các "doanh nghiệp nông nghiệp" khi đủ điều kiện. Đồng Tháp tham gia Dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tổng vốn tài trợ cho Đồng Tháp thực hiện Dự án khoảng 340 tỷ đồng. Để thực hiện tốt Dự án, tỉnh đã chọn 6 địa phương tham gia thực hiện gồm: Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh với tổng diện tích trên 37.000ha ở 39 HTX và 01 tổ hợp tác. Dự kiến, Dự án sẽ hỗ trợ cho HTX 60% chi phí để đầu tư máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy trang phẳng đồng ruộng...không quá 80% chi phí đầu tư trạm bơm điện, thủy lợi, giao thông nối các khu sản xuất...Ngoài ra, HTX có 50% nông dân áp dụng 3 giảm 3 tăng, Dự án sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hàng hóa thiết bị; nếu HTX có 50% nông dân áp dụng 1 phải 5 giảm thì Dự án sẽ hỗ trợ hợp đồng liên kết, xây dựng tiêu thụ, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp... 1.3.2. Bài học kinh nghiệm Khảo cứu về quản lý Nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp tại các địa phương nêu trên cho thấy: Thứ nhất, để phát triển HTX địa phương đều nhận thức rõ về vị trí, vai trò của HTX, bắt đầu từ việc quán triệt các nghị quyết của Đảng, xây dựng được chương trình hành động toàn diện, cụ thể; đề ra các chỉ tiêu và biện pháp sát thực tế, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, đi kèm theo đó là cân đối được các nguồn lực, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
  • 38. 30 Thứ hai, có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu. Trong những năm qua, những địa phương có HTX nông nghiệp phát triển đều có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân; có sự phân công cán bộ trực tiếp chỉ đạo một số chương trình trọng điểm trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với phát triển HTX, tổ chức thực thi các chính sách hỗ trợ HTX một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Thứ ba, trên cơ sở các chính sách hỗ trợ do Trung ương quy định, tỉnh cần xây dựng các chính sách đặc thù, các giải pháp đột phá giúp HTX phát triển. Cụ thể, tăng đầu tư từ ngân sách cho công tác tuyên truyền hỗ trợ thành lập HTX; có chính sách hỗ trợ về đất đai làm trụ sở, cơ sở sản xuất, hỗ trợ lãi suất vay vốn, hỗ trợ nhân lực quản trị HTX... Đồng thời, đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích các HTX liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất tiêu thụ chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất của HTX và thành viên. Thứ tư, trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển HTX phải xuất phát từ như cầu của thực tiễn, tôn trọng các quy luật khách quan, không gò ép, chạy theo thành tích mà phát triển HTX, nhưng cũng không buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hỗ trợ, tạo điều kiện để HTX phát triển bền vững. Nhiều địa phương đã chú trọng đến phát triển kinh tế tập thể, HTX, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình mới, hiệu quả. Thứ năm, ở từng cấp tỉnh, huyện, xã cần có phân công cơ quan quản lý HTX thống nhất, các sở của tỉnh có phòng chuyên môn quản lý chuyên trách, ở huyện phân công Phòng Tài chính kế hoạch tham mưu cho UBND huyện quản lý Nhà nước về HTX nói chung, giao cho Phòng Nông nghiệp
  • 39. 31 và phát triển nông thôn trực tiếp theo dõi, quản lý, hướng dẫn và thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với HTX nông nghiệp. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã đi sâu vào phân tích khái niệm của HTX, khái quát một số mô hình HTX ở Việt Nam, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về HTX. Nêu lên cơ sở pháp lý của việc xây dựng và phát triển HTX và những nội dung quản lý nhà nước đối với HTX, trong đó có đi vào những nội dung cụ thể của quản lý Nhà nước đối với HTX nông nghiệp ở cấp huyện. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của HTX nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp của một số địa phương, từ đó rút ra kinh nghiệm. Đây là cơ sở khoa học cho việc xây dựng và phát triển HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng, đồng thời là cơ sở để đối chiếu công tác quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp trong thực tiễn.
  • 40. 32 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN U MINH THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Tổng quan về quá trình xây dựng HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện U Minh Thượng Diện tích tự nhiên của huyện là 43.270 ha; huyện U Minh Thượng sản xuất nông nghiệp là chính, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cụ thể như diện tích đất nông nghiệp chiếm 40.750 ha, còn lại là đất phi nông nghiệp. Khí hậu ở huyện U Minh Thượng ấm áp quanh năm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Người dân U Minh vốn có truyền thống cần cù, không ngại gian khổ khó khăn, sáng tạo trong sản xuất và xây dựng, từng thời kỳ đã đầu tư khai thác tiềm năng sẳn có không ngừng đưa kinh tế - xã hội của huyện ngày một phát triển đi lên. Với diện tích đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp 40.750 ha, chiếm 78% diện tích tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp 32750 ha, đất lâm nghiệp 8.000 ha. Do đặc diểm, điều kiện tự nhiên chi phối, sản xuất nông nghiệp ở huyện hình thành 2 vùng sinh thái lớn gồm: vùng nước ngọt trong vùng đệm vườn quốc gia và vùng nhiễm mặn thuộc các xã trên địa bàn huyện. Do đó, tiềm năng phát triển nông nghiệp ở huyện phong phú, đa dạng bao gồm: sản xuất lúa, trồng mía, khóm, rau màu, cây ăn trái, nuôi tôm, cá đồng, rừng và các đặc sản vườn rừng..v..v... diện tích gieo trồng lúa là 21.000 ha, sản lượng 220.000 tấn, diện tích mía 3500 ha, sản lượng 245.000 tấn, là vùng nguyên liệu mía của hai nhà máy đường ở Cà Mau và Hậu Giang; diện tích chuối và cây ăn trái khác 1.200 ha, sản lượng 20.700
  • 41. 33 tấn; khóm diện tích 525 ha, sản lượng 12.600 tấn. Các loại gia súc, gia cầm cho sản lượng thịt hàng năm 17.600 tấn. Ngoài ra còn có 7200 ha nuôi tôm, sản lượng 2160 tấn, có 3200 ha diện tích cá đồng nuôi xen trong ruộng lúa, nương mía, nương chuối, liếp khóm và rừng tràm sản lượng 640 tấn. Dân số huyện U Minh Thượng năm 2015 là 81000 người, với mật độ 160 người/ 1km2 . Trong đó người kinh chiếm 89 %, Khơmer chiếm 8,2 % và người hoa chiếm 2,8 %. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu chiếm 80 %. Tóm lại, huyện U Minh Thượng có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế - xã hội toàn diện với thế mạnh nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác tiềm năng du lịch từ Vườn Quốc Gia và các sản phẫm từ rừng. Tuy nhiên là huyện nghèo, cơ sở hạ tầng thấp kém, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên là chính, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn mặn vào mùa khô, việc bố trí sản xuất phải chú ý đến đất đai từng vùng. Là huyện có hệ thống sông ngòi chằng chịch, tuy nhiên do lượng dòng chảy chậm, nên độ bồi lắng nhanh, rất tốn kém trong việc đầu tư nạo vét các kệnh thuỷ lợi hàng năm. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ và mặt bằng dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao (10,8% năm 2016), đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế này ít nhiều tác động đến quá trình quản lý và phát triển kinh tế hợp tác nói chung và HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng. 2.1.2. Quá trình xây dựng HTX nông nghiệp - Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1980 Khi Miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất Tỉnh Kiên Giang trong đó có huyện U Minh Thượng thực hiện Chỉ thị 43 của Ban bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 118 của Chính phủ, đã tiến hành điều
  • 42. 34 chỉnh lại ruộng đất, trang trãi đất đai cho các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Trên cơ sở đó huyện đã tiến hành quy hoạch lại sản xuất, đẩy mạnh khai hoang phục hoá, thâm canh tăng vụ. Đồng thời, chuẩn bị mọi mặt để tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp. Giai đoạn này huyện đã xây dựng được 55 tập đoàn sản xuất, trong những năm đầu các tập đoàn này được sự giúp đở và hỗ trợ của Nhà nước về nhiều mặt như thuỷ lợi, cơ giới, giống, thuốc trừ sâu và nguồn vốn..v.v…. Cho nên phong trào lúc đó có phát huy những mặt tác dụng tích cực. Tuy nhiên, đến năm 1979 phong trào hợp tác hoá giảm sút, có nhiều tập đoàn bị tan rã, sở dĩ có tình hình trên là vì trong quá trình tổ chức thực hiện nhà nước mắc phải những sai lầm thiếu sót như: chủ quan nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội, làm sai với những điều nguyên lý chủ nghĩa Mac – Lê Nin đưa ra như: thiếu dân chủ đối với nông dân, gò ép cưỡng bức họ vào các tập đoàn sản xuất, phân phối sản phẫm thiếu bình đẳng, xây dựng quan hệ sản xuất quá cao trong khi tính chất và trình độ lực lượng sản xuất ở mức thấp. - Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1985 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Huyện U Minh Thượng tiếp tục vận động nông dân vào con đường làm ăn tập thể, với Chỉ thị 100 của Ban Bí thư nội dung nói về “Khoán sản phẫm đến nhóm lao động và người lao động”. Chỉ thị ra đời là một bước đổi mới trong lĩnh vực quản lý và một phần về tổ chức của mô hình hợp tác hoá Nông nghiệp, người nông dân nhận phần đất khoán, họ có quan tâm hơn đối với mảnh ruộng, miếng vườn, từ đó năng suất lao động tăng hơn, một số đơn vị kinh tế tập thể làm
  • 43. 35 ăn hiệu quả hơn như tập đoàn sản xuất: Quyết tâm xã Thạnh Yên, HTX kinh 1B xã Đông Yên, Tập đoàn sản xuất Thành Công xã Thạnh Yên..v.v.. Chỉ thị 100 đã tạo nên không khí phấn khởi trong nông dân, người nông dân hăng hái nhiệt tình hơn đối với tập đoàn sản xuất, HTX. - Giai đoạn 1986 đến năm 1990 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 tạo ra bước ngoặc trên con đường đổi mới mà trọng tâm là đổi mới tư duy về kinh tế trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, có nhiều diễn biến mới, cơ chế khoán sản phẫm theo tinh thần Chỉ thị 100 lúc đầu có phát huy tốt tác dụng, bên cạnh đó Bộ Chính trị đã tổng kết Chị thị 100 và ngày 5/4/1988 đã ban hành Nghị quyết 10 “Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá VI, Tỉnh uỷ Kiên Giang có kế hoạch chỉ đạo cũng cố phong trào hợp tác hoá, nhưng nghị quyết Trung ương 8 không được triển khai và tổ chức thực hiện đến nơi đến chốn trên địa bàn huyện, cho nên sau những vụ tranh chấp ruộng đất, tranh chấp về tư liệu sản xuất nhiều tập đoàn sản xuất, HTX sa sút trong tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, đến năm 1990 các xã trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng hợp tác hoá trong nông nghiệp với 6 HTX nông nghiệp và 24 tập đoàn sản xuất dựa trên cơ sở tập thể hoá về ruộng đất, đưa hơn 90% diện tích đất sản xuất lúa vào hợp tác hoá, phong trào kinh tế hợp tác và HTX cũng đạt được những kết quả bước đầu trong việc phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật như: mở mang thuỷ lợi, cải tạo mặt bằng đồng ruộng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đào tạo đội ngũ cán bộ; đặc biệt là góp phần xoá bỏ tập quán sản xuất quản canh một vụ năng suất thấp, thúc đấy phong trào thâm canh tăng vụ, tăng năng suất. - Giai đoạn 1991 đến năm 1995
  • 44. 36 Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, với thời gian khá lâu Đảng, Chính phủ và các ngành chức năng mới ra các văn bản để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội VII về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo cho các ngành chức năng rà soát lại các loại hình kinh tế hợp tác trước đây để tiến hành củng cố xây dựng và phát triển phù hợp với cơ chế quản lý mới. Nhìn chung, đây là các tổ chức được quần chúng các giới tham gia, trên tinh thần tự nguyện, dân chủ cùng có lợi. Đó cũng chính là tiền đề, là cơ sở để xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác ở mức cao hơn. - Giai đoạn từ 1997 đến 2003 Triển khai Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Phát triển kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế", tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Chương trình hành động về đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác đa dạng trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 68 và chỉ đạo các Huyện cũng phải thành lập Ban Chỉ đạo, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ cần phải tập trung thực hiện để phát triển và quản lý HTX trong nông nghiệp. Có thể khẳn định giai đoạn này quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm trong triển khai thực tế và tổng kết thực tiển đã cho thấy nhiều tiềm năng để phát triển HTX bậc cao trong thời gian tiếp theo. - Giai đoạn từ năm 2003 đến 2012 Quán triệt Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18-3-2002 của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) và Chỉ thị số 20-
  • 45. 37 CT/TW ngày 02-01-2007 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Huyện U Minh Thượng đã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể trên các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp, nông thôn và đã có bước chuyển biến tích cực. Kinh tế HTX đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập của hộ nông dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. Nhận thức được vai trò quan trọng của HTX trong sản xuất nông nghiệp, khi Luật HTX sửa đổi năm 2006 ban hành và có hiệu lực, Huyện đã quan tâm chỉ đạo củng cố kiện toàn tổ chức HTX hiện có và chuyển đổi, xây dựng mới theo Luật HTX năm 2006. Kết quả đến năm 2010 toàn Huyện có 12 HTX nông nghiệp, tăng 3 HTX so với trước năm 2006 (chủ yếu được hình thành từ các Tổ hợp tác, Tổ nhân dân tự quản, Câu lạc bộ khuyến nông, Chi hội làm vườn ...) với 1.520 hộ xã viên, thu hút 4.560 lao động trong HTX. Tổng vốn điều lệ 2.400 triệu đồng, với 2.370ha đất sản xuất nông nghiệp. Các HTX chuyển đổi và được thành lập mới xuất phát từ nguyện vọng của các hộ nông dân và người lao động. Các HTX hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thỏa thuận mức góp vốn, thống nhất phương hướng mục tiêu sản xuất, kinh doanh. Đại hội xã viên thông qua vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý và điều hành của Ban chủ nhiệm; nội dung hoạt động của HTX được cụ thể hóa và bàn bạc dân chủ từ khâu xây dựng kế hoạch, phân công người chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức sản xuất kinh doanh, có báo cáo hàng tháng, quý và hạch toán lợi nhuận cả mùa vụ. chính vì vậy hầu hết các HTX nông nghiệm làm ăn có hiệu quả. Từng bước đã có những liên doanh, liên kết với nhau giữa HTX với HTX, giữa HTX với các doanh nghiệp. Thông qua các hình thức liên doanh liên kết
  • 46. 38 các HTX đảm bảo được việc cung ứng kịp thời. Có kế hoạch các loại giống cây trồng, vậy nuôi, vật tư nguyên liệu, phục vụ cho sản xuất, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm quy mô lớn. Điển hình là trong thời gia qua, Công ty mía đường Hậu Giang và Cà Mau đã ký hợp đồng với các HTX trồng mía bao tiêu sản phẩm hết sản lượng mía trên địa bàn Huyện; Công ty Thương mại dịch vụ Kiên Giang ký kết với một số HTX trồng lúa theo phương thức Công ty bán phân bón, thuốc trừ sâu trả chậm trong thời gian 4 tháng, hoặc theo thời vụ. Về phía HTX, có nghĩa vụ bán lại lúa cho Công ty theo giá thỏa thuận. Từ chổ các xã viên được HTX cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu trả chậm với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo và không phải cầm cố, thế chấp tài sản, đã giúp xã viên yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, hạn chế việc ép giá và cho vay nặng lãi ở nông thôn... góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và giải quyết ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp làm ra. Qua khảo sát phân loại, theo số liệu thống kê của Huyện, các HTX hoạt động sản xuất kinh doanh khá giỏi ngày càng tăng. Năm 2006 HTX khá chiếm 35,34%, trung bình chiếm 52,58%; yếu kém 12,06%. Năm 2012, HTX khá giỏi chiếm 61,20%; trung bình chiếm 35,07%; yếu kém giảm còn 3,73%. Điều hành của HTX giỏi trong sản xuất nông nghiệp là: HTX Công sự (xã An Minh Bắc); HTX Tiên Phong (xã Minh Thuận); HTX Thuận Yên (xã Thạnh Yên).v.v... Đi đôi với củng cố, phát triển HTX, Thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh, Huyện U Minh Thượng đã quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, khuyến nông, môi giới thông tin thị trường, đầu tư xây dựng trạm bơm, xuống điện phục vụ bơm tưới...góp phần nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm cho xã viên. Ví dụ về hỗ trợ tín dụng, đầu tư công nghệ mới, Tỉnh có chủ trương hỡ trợ lãi xuất cho vay(hình thức tính
  • 47. 39 chấp) đới với Tổ hợp tác, HTX để nông dân tiếp cận nguồn vốn vay mua máy cày, máy xới, máy sấy, máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa...Từng bước cơ giới hóa nông nghiệp, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẽ, thủ công, tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Huyện cử cán bộ khoa học-kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y trực tiếp hướng dẫn xã viên HTX. Góp phần nâng cao năng lực, quy mô trình độ cơ giới hóa sản xuất của nông dân trong Huyện. Giai đoạn này, toàn Huyện thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất đạt 95% diện tích sản xuất lúa, 30% diện tích gieo sạ bằng công cụ cải tiến (sạ hàng) 100% khâu tuốt hạt, 90% diện tích bơm tưới bằng điện, động lực. (Trong đó có 25% diện tích đặt bơm tưới bằng động cơ điện) 70% sản lượng lúa được sấy bằng máy; 50% diện tích được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Mặc dù tình hình sản xuất, kinh doanh của HTX ở Huyện đã đạt được một số kết quả tích cực. Song vẫn còn những tồn tại, hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững, đó là: HTX tuy có bước phát triển nhưng còn chậm, hiệu quả chưa cao; chất lượng, số lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp của các HTX còn đơn điệu, bó hẹp cả về quy mô và địa bàn; hầu hết các HTX chưa tổ chức được các dịch vụ gia tăng thu nhập cho xã viên (như dịch vụ sơ chế sản phẩm rau quả, tổ chức sản xuất các sản phẩm phụ từ nông nghiệp như trồng nấm rơm, kết hợp sử dụng sản phẩm phế thải của nông nghiệp để chăn nuôi gia súc, gia cầm.v.v...) do đó chưa phát huy hết nguồn nhân lực dư thừa. Một số HTX chưa chú trọng khâu tích lũy vốn (chia hết lợi nhuận). Hầu hết các HTX chưa chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất (văn phòng, trụ sở HTX), cũng như thiếu quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương. Qua đó quảng bá hình ảnh, thương hiệu, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân góp phần hiện đại hóa nông thôn. Cho đến nay các HTX phải mượn trụ sở ấp hoặc nhà riêng để làm nơi
  • 48. 40 giao dịch, hội họp, vì vậy sự thu hút các hộ nông dân vào HTX còn yếu. Những bất cập này được đúc kết từ thực tiển làm cơ sở cho việc ban hành các chính sách mới để quản lý và phát triển HTX trong nông nghiệp. - Giai đoạn năm 2012 đến nay Thực hiện Luật HTX năm 2012 và các nghị định, quyết định của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2012, trong đó có Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10-4-2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Huyện U Minh Thượng tập trung chỉ đạo chuyển đổi, xây dựng mới HTX nông nghiệp theo quy định của luật. Tính đến cuối năm 2016 toàn huyện có 11 HTX trong nông nghiệp. Trong đó có 9 HTX cũ chuyển đổi đăng ký lại hoạt động, 2 HTX mới thành lập, (có 3 HTX trước đây hoạt động không hiệu quả đã làm thủ tục giải thể). Về thành viên và hoạt động của HTX: Hiện toàn huyện có 1.650 hộ thành viên HTX nông nghiệp, chiếm 10,6% số hộ trong huyện, trung bình 150 thành viên/HTX. Giá trị sản xuất kinh doanh khoảng 1 tỷ đồng 1 HTX, lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu đồng/HTX/năm. Thu nhập bình quân của các thành viên và người lao động ước đạt trên dưới 1 triệu đồng/người/tháng. Đa số các HTX nông nghiệp thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn bao gồm: cung ứng các dịch vụ đầu vào (giống, phân bón, tưới tiêu), tiêu thụ nông sản quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản. Một số HTX nông nghiệp có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, do đó đã nâng
  • 49. 41 cao được hiệu quả hoạt động của HTX, thu nhập của các thành viên và khẳng định được vai trò kinh tế hợp tác cho các hộ gia đình thành viên. Về tình hình vốn, quỹ của HTX: nhìn chung các HTX nông nghiệp đều thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh. Mức vốn trung bình của HTX đều rất thấp và chủ yếu là vốn tài sản cố định đã sử dụng lâu năm như Trạm bơm, máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng đã xuống cấp, lạc hậu. Các HTX nông nghiệp thường rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp, hoạt động sản xuất kinh doanh rủi ro cao, sổ sách kế toán chưa minh bạch và chưa xây dựng được phương án kinh doanh khả thi. Trong khi đó huy động vốn đóng góp của các thành viên rất khó khăn. Nhiều HTX thiếu chủ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Những hạn chế chính của các HTX nông nghiệp hiện nay là: Việc tổ chức lại HTX hoạt động theo Luật năm 2012 còn chậm. Đến gần nữa năm 2016 các HTX mới chuyển đổi xong. Phần lớn các HTX đăng ký lại hoạt động còn mang tính hình thức, hoạt động vẫn chưa có sự thay đổi, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp theo phương thức HTX cũ. Đa số các HTX nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động đối với các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: cung ứng giống, vật tự, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng…; còn các dịch vụ quan trọng như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, chỉ một số HTX trồng mía mới thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Từ đó chưa hỗ trợ cho việc gia tăng sản lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, một số HTX được hình thành không đúng bản chất của HTX theo luật quy định, chủ yếu là để hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
  • 50. 42 Nhiều HTX nông nghiệp còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa HTX với thành viên; vốn ít, doanh thu thấp nên hiệu quả hoạt động chưa cao, một số hoạt động hình thức. Nếu xem xét trên góc độ về khả năng tái mở rộng các hoạt động dịch vụ sản xuất và lợi ít mà HTX mang lại cho thành viên thì hiện mới chỉ có khoảng trên 10% HTX hoạt động đạt hiệu quả cao; khoảng 80% hoạt động trung bình và yếu; trên 8% HTX hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động. Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ít mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó với HTX. Tổng quan về quá trình xây dựng và hoạt động của HTX trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung và cụ thể đối với huyện U Minh Thượng, với trãi nghiệm 42 năm, trong đó có những thành tựu, hạn chế sẽ là kinh nghiệm tốt cho quản lý nhà nước về lính vực này trong giai đoạn mới. 2.2. Đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện U Minh Thượng 2.2.1. Về thực hiện và ban hành văn bản pháp lý, quản lý HTX trong nông nghiệp - Sau khi Luật HTX năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ được ban hành. Tỉnh ủy đã xây dựng Nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, huyện đã có kế hoạch tổ chức triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Luật trên địa bàn huyện.