SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN VĂN THANH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ TẬP THỂTRONG
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG
RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG
MÃ TÀI LIỆU: 80456
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN VĂN THANH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ TẬP THỂ
TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS TRẦN VĂN GIAO
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Luận văn
được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Văn Giao.
Tài liệu và số liệu trích dẫn trong đề tài là hoàn toàn trung thực và đáng tin
cậy. Kết luận của Luận văn không trùng lặp với những công trình đã được
công bố trước đây.
Tác giả luận văn
Trần Văn Thanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP CẤP
HUYỆN..................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan về các loại hình KTTT trong nông nghiệp cấp huyện.......... 8
1.1.1. Một số vấn đề chung về kinh tế tập thể và các loại hình kinh tế
tập thể 8
1.1.2. Sự cần thiết tồn tại của các loại hình Kinh tế tập thể trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội................... 14
1.1.3. Vai trò của kinh tế tập thể trong nông nghiệp đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội.......................................................................................... 16
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại hình Kinh tế
tập thể trong nông nghiệp cấp huyện......................................................... 18
1.2. Quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp
cấp huyện ................................................................................................21
1.2.1. Khái quát chung quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh tế
tập thể trong nông nghiệp .......................................................................... 21
1.2.2. Mục tiêu, nội dung quản lý nhà nước đốivới các loại hình kinh tế
tập thể trong nông nghiệp ở cấp huyện.......................................................23
1.2.3. Vai trò, yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh
tế tập thể trong nông nghiệp...................................................................... 30
1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể
trong nông nghiệp ở một số địa phương trong cả nước và những bài học kinh
nghiệm rút ra cho huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.............................36
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập
thể trong nông nghiệp ở một số địa phương trong cả nước ......................... 36
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang 43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC
LOẠI HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG...........................46
2.1. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang..............................................................................................46
2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang 46
2.1.2. Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giồng Riềng,
tỉnh Kiên Giang ......................................................................................51
2.1.3. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện KT - XH đến phát
triển KTTT trongnôngnghiệp củahuyện GiồngRiềng, tỉnhKiên Giang......54
2.2. Tình hình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở huyện Giồng
Riềng, tỉnh Kiên Giang.............................................................................57
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các loại hình KTTT trong
nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang................................... 57
2.2.2. Tình hình hoạt động của HTX NN ở huyện Giồng Riềng .........67
2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông
nghiệp ở huyện Giồng Riềng.................................................................... 73
2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở huyện
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang...................................................................75
2.3.1. Về cụ thể hóa, triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về KTTT trong nông nghiệp 75
2.3.2. Về xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương
trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông
nghiệp 78
2.3.3. Công tác tổ chức và hướng dẫn đăng ký thành lập hợp tác xã
nông nghiệp .............................................................................................82
2.3.4.Về tổ chức đàotạo,bồidưỡngnghiệp vụ, nângcaotrìnhđộchocánbộ
quản lý và các kiến thức cần thiết cho thành viên hợp tác xã nông nghiệp .......83
2.3.5. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức tham gia và
thành lập hợp tác xã nông nghiệp.............................................................. 84
2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của hợp tác
xã theo quy định của pháp luật ................................................................. 84
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập
thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang 85
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................... 85
2.4.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.................................. 88
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ
TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG,
TỈNH KIÊN GIANG...............................................................................93
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu của Đảng, Nhà nước về quản lý
Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp...............93
3.1.1. Quan điểm, chủ trương phát triển hợp tác xã nông nghiệp của
Đảng và Nhà nước.................................................................................... 93
3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020.................... 97
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập
thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang 100
3.2.1. Nhóm giải pháp về cụ thể hóa, triển khai và tổ chức thực hiện các
chính sách, văn bản pháp luật đối với hợp tác xã nông nghiệp .................. 100
3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước
và hướng dẫn, đăng ký thành lập đối với các loại hình kinh tế tập thể trong
nông nghiệp ........................................................................................... 104
3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình
độ cho cán bộ quản lý và các kiến thức cần thiết cho thành viên HTX NN và
người nông dân........................................................................................108
3.2.4. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận động thành lập THT, HTX
NN và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra..........................................110
3.2.5. Nhóm các giải pháp khác .....................................................114
3.3. Một số kiến nghị..............................................................................121
3.3.1. Đốivới Trung ương ............................................................. 121
3.3.2. Đốivới tỉnh Kiên Giang ....................................................... 123
3.3.3. Đốivới huyện Giồng Riềng ...................................................123
KẾT LUẬN ............................................................................................126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................128
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
ĐBSCL
GAP
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Đồng bằng sông Cửu Long
: Good Agriculture Practices (Thực hành canh tác tốt)
HTX : Hợp tác xã
HTX NN : Hợp tác xã nông nghiệp
KTTT : Kinh tế tập thể
KT - XH : Kinh tế - xã hội
NN&PTNT : Nông nghiệp & phát triển nông thôn
QLHCNN : Quản lý hành chính Nhà nước
QLNN : Quản lý Nhà nước
SXKD : Sản xuất - kinh doanh
THT : Tổ hợp tác
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện................................... 48
Bảng 2.2.1: Phân loại các loại hình hợp tác xã nông nghiệp năm 2016........ 69
Bảng 2.2.2:Trìnhđộ, văn hóachuyên môn củacánbộ quảnlý HTX NN....... 72
Bảng 2.3. Kết quả và hiệu quả kinh doanh bình quân của một hợp tác xã nông
nghiệp ở huyện Giồng Riềng năm 2016 .................................................... 73
Bảng 2.4. Bảng xếp loại hợp tác xã nông nghiệp từ 2010- 2016 ................. 74
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Tình hình phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng
Riềng giai đoạn 2010 - 2016..................................................................... 67
Biểu 2: Số lượng thành viên và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn huyện Giồng Riềng giai đoạn 2010 - 2016.............................. 71
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có trên 70% dân số sống ở nông thôn, cuộc
sống chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế là nhiệm vụ quan trọng trước hết của các địa phương trong cả nước.
Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, không thể bỏ qua nhiệm vụ
phát triển KTTT trong nông nghiệp. Bởi KTTT trong nông nông nghiệp có
vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, giúp cho nông dân tiếp cận được với các chủ trương, đường lối, chính
sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta, định hướng sản xuất
nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn; đồng thời là nơi tổ chức, giúp đỡ, tư
vấn, hướng dẫn, cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ sản xuất cho xã viên, hộ nông
dân. Tuy nhiên, thực tế phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp ở
nước ta còn chậm, những HTX, THT điển hình tiến tiến, SXKD có hiệu quả
trong nông nghiệp còn ít, còn tồn tại nhiều HTX NN trong tình trạng yếu kém
kéo dài.
Tỉnh Kiên Giang nói chung, huyện Giồng Riềng nói riêng, là nơi có nền
kinh tế nông nghiệp phát triển khá toàn diện ở vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp
hàng hóa đa dạng. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, yêu cầu hội nhập
quốc tế, kinh tế nông hộ đã tỏ ra có nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất nhỏ
bởi đất đai manh mún, thiếu vốn, tập quán sản xuất riêng lẻ, sản lượng không
đủ lớn, chất lượng, sức cạnh tranh kém. Do đó, KTTT trong nông nghiệp hình
thành và phát triển là con đường, là chiếc cầu nối liên kết nông dân để hướng
2
đến nền nông nghiệp địa phương phát triển toàn diện, sẵn sàng đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH và hội nhập.
Thời gian qua, KTTT trong nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang đã nhận được nhiều chính sách ưu đãi, sự hỗ trợ của Nhà nước, tạo
điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, KTTT trong nông nghiệp, nhất là các HTX
NN vẫn đang gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động thấp; công tác QLNN
đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế, bất cập.
Để hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình KTTT trong
nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng - tỉnh Kiên Giang, sự định
hướng, quản lý của chính quyền địa phương là hết sức cần thiết. Ở góc độ
QLNN, các cơ quan QLNN cần có những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó
khăn, có những chính sách hỗ trợ kịp thời để giúp cho các loại hình KTTT
trong nông nghiệp phát triển bền vững và hội nhập được với thị trường nông
sản thế giới.
Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý Nhà nước
về kinhtế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành quản lý công là phù
hợp với chuyên ngành đào tạo, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả HTX nông nghiệp là một
trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong suốt quá trình
cách mạng XHCN ở nước ta, vấn đề HTX nông nghiệp là chủ đề được nhiều
cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi
và mức độ khác nhau.
Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như:
3
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999) “Đổi mới tổ chức và quản
lý HTX trong nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả
đã khái quát toàn bộ quá trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý
các HTX trong nông thôn Việt Nam từ trước đến khi chuyển sang kinh tế thị
trường và phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa
phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó phác họa một số phương hướng và giải pháp
chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX.
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001),“ Kinh tế
hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát
triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam với
những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng phát triển phù hợp
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ 9 (2003), “Kinh tế hợp
tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các tác giả tập trung trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế
hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp
tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta, đề
xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Minh Tâm (2000), “Phát
triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và
giải pháp”. Tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp
tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp phát triển.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thùy Hương (2003), “Kinh tế
tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”. Tác giả trình
4
bày vai trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể; đánh giá
thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- PGS.TS Vũ Văn Phúc (2002), “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước
ta”; Tạp chí Lý luận chính trị, số 1.
- Nguyễn Văn Tuất (2002), “Hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long-Nhìn từ thực tiễn”; Tạp chí Khoa học về chính trị, số 3.
Một số bài viết của các tác giả như:
- "Kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", năm 2001
của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà.
- "Những hình thức kinh tế hợp tác ở đồng bằng sông Cửu Long hiện
nay", năm 1997, của Thạc sĩ Lê Công Đấu.
Nhìn chung, các công trình kể trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của
kinh tế hợp tác, một số loại hình KTTT trong nông nghiệp, HTX NN; trong
đó, các công trình nghiên cứu trước năm 2001 chủ yếu đi vào làm rõ những
yếu kém của mô hình HTX kiểu cũ, luận giải sự cần thiết, thực trạng chuyển
đổi mô hình HTX theo Luật HTX (1996); các công trình nghiên cứu sau năm
2001, nghiêng về nghiên cứu sự phát triển của KTTT theo tinh thần Nghị
quyếtĐạihộiĐạibiểu toànquốc lầnthứ IX củaĐảng. Cho đếnnaychưacó đề tài
nghiên cứu cụthể về QLNN đốivớicác loại hìnhKTTT, mà điển hình là THT và
HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về KTTT trong nông nghiệp và công tác QLNN về
KTTT trong nông nghiệp cấp huyện, luận văn nghiên cứu thực trạng công tác
QLNN về KTTT trong nông nghiệp tại huyện Giồng Riềng từ năm 2013 (từ
5
khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01-7-2013) đến nay và đề xuất
một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về KTTT trong
nông nghiệp của huyện.
3.2. Nhiệm vụ
Để phù hợp và đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về KTTT trong nông nghiệp, QLNN về
KTTT trong nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng hoạt động của KTTT trong nông nghiệp, công tác
QLNN về KTTT trong nông nghiệp ở địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang từ 2013 đến nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường QLNN đối với KTTT
trong nông nghiệp để tiếp tục phát triển KTTT trong nông nghiệp ở huyện
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Về lý luận và thực tiễn công tác QLNN đối với
KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Trong đó, trọng tâm lý luận và thực tiễn công tác QLNN đối với một số loại
hình KTTT mà chủ yếu là loại hình HTX canh tác lúa trên địa bàn huyện
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
- Về thời gian: từ năm 2013 (từ khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực)
đến nay.
5. Phƣơng phápluận và phƣơng pháp nghiên cứu
6
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn:
- Phươngpháp địnhtính:Tổnghợp, phântích, so sánh, kháiquát vấn đề…
để khái quát một số vấn đề lý luận và thực trạng QLNN về KTTT trong nông
nghiệp.
- Phương pháp định lượng: Thống kê, khảo sát thực tế… để đánh giá
thực trạng phát triển và thực trạng QLNN về KTTT trong nông nghiệp trên
địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Lần đầu tiên, công tác Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang được nghiên cứu
một cách có hệ thống; phân tích có phê phán cơ sở lý thuyết về KTTT trong
nông nghiệp ở nước ta; góp phần đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề
đang đặt ra về KTTT trong nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang. Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh
hơn nữa KTTT trong nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với kết quả nghiên cứu đạt được, Luận văn có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho các cấp ủy huyện, thị, thành phố; xã, phường, thị trấn; các
HTX NN trong tỉnh; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề
7
này. Đồng thời, có thể là tài liệu có giá trị trong công tác nghiên cứu, giảng
dạy môn Quản lý Nhà nước ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện và góp
phần quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện Giồng Riềng, nhiệm kỳ 2015-2020 về “Đẩy mạnh
phát triển kinh tế tập thể, giai đoạn 2016-2020”.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với các loại hình
kinh tế tập thể trong nông nghiệp cấp huyện .
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế
tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước
đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp tại huyện Giồng Riềng,
tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐIVỚI CÁC LOẠI
HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan về các loạihình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở
cấp huyện
1.1.1. Một số vấn đề chung về kinhtế tập thể và các loại hình kinhtế
tập thể
1.1.1.1. Một số vấn đề chung về kinh tế tập thể
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người trải qua các
hình thái KT - XH khác nhau và ở mỗi hình thái KT - XH đó sự phát triển của
lực lượng sản xuất luôn đi cùng là một quan hệ sản xuất phù hợp. Chính vì
vậy sự hợp tác giữa con người với con người trong quá trình sản xuất là một
tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, từ nhu cầu của cuộc
sống để nương tựa lẫn nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ nhau trong cuộc sống cũng
như trong sản xuất.
Thông qua hợp tác sức lực của các cá nhân sẽ được kết hợp lại lớn
mạnh hơn để nhằm thực hiện các công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động
riêng rẽ rất khó khăn mà thậm chí là không thể làm được. Chính vì vậy, cùng
với tiến trình phát triển của xã hội loài người, quá trình phân công lao động và
chuyên môn hoá trong sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng đã thúc đẩy quá
trình hợp tác ngày càng tăng. Sự hợp tác không chỉ được giới hạn ở phạm vi
vùng, quốc gia mà còn được mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Một minh chứng
cụ thể cho quá trình hợp tác tất yếu phải diễn ra trên phạm vi thế giới đó là
quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… đã làm cho sức ép cạnh tranh ngày
càng gay gắt không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm
9
vi toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp đều phải thay đổi chiến lược sản xuất
kinh doanh của mình cho phù hợp với xu thế mới.
Kinh tế tập thể là hình thức liên kết tự nguyện, rộng rãi của người lao
động, dựa trên sở hữu tập thể (cả sở hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế) để
phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ nhau nhằm giải quyết tốt hơn những vấn đề của
SXKD và đời sống.
Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế của những người lao động sản
xuất nhỏ trên con đường đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, bao gồm nông
dân, thợ thủ công, người buôn bán và người làm dịch vụ nhỏ, cùng nhau làm
ăn tập thể.
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là
HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi
những người lao động, các hộ SXKD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các
thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực, địa bàn (trừ một số lĩnh
vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ
tham gia dịch vụ.
Hoạt động theo các nguyên tắc: hợp tác tự nguyện; dân chủ, bình đẳng
và công khai; tự chủ, phát triển cộng đồng.
1.1.1.2. Các loại hình Kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban
hành Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18-3-2002 về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Trong đó nêu rõ: Kinh tế tập thể
với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và hợp tác xã; trong lĩnh vực nông
nghiệp, trước hết tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành
nghề, sản xuất, kinh doanh, tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ
10
chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên
kết kinh tế giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Khi hợp tác xã phát
triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã,
các liên hiệp hợp tác xã.
Hợp tác, kinh tế hợp tác:
Hợp tác là sự kết hợp sức lực của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên
sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt
động riêng lẻ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được hoặc thực
hiện được nhưng kém hiệu quả hơn. Hợp tác là hình thức tất yếu trong lao
động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người.
Kinh tế hợp tác là phạm trù hẹp hơn, phản ánh một phạm vi hợp tác -
hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh
tế tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp
sức mạnh của từng thành viên với ưu thế và sức mạnh của tập thể để giải
quyết tốt hơn các vấn đề SXKD và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động và lợi ích của từng thành viên.
Trong nền kinh tế nước ta hiện đang tồn tại nhiều loại hình kinh tế hợp
tác. Mỗi loại hình lại phản ánh đặc điểm, trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và phân công lao động tương ứng. Cụ thể là:
Kinh tế hợp tác giản đơn: là các tổ, hội, nhóm hợp tác được hình thành
trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể kinh tế độc lập và có mục đích, hoạt
động kinh doanh giống nhau, nhằm cộng tác, trao đổi những kinh nghiệm,
giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động SXKD.
Kinh tế hợp tác giản đơn: có các hình thức như: Tổ, hội nghề nghiệp;
Tổ nhóm hợp tác; Tổ kinh tế hợp tác, thường gọi tắc là “Tổ hợp tác”.
11
Tổ hợp tác là hình thức tổ chức dân sự, người dân thành lập tổ giải
quyết các nhu cầu sản xuất, đời sống theo hướng thoả thuận dân sự, là đầu
mối liên kết với chính quyền cơ sở, đối tác của các chương trình dự án cộng
đồng, là khách hàng của các doanh nghiệp, nhà cung cấp hàng hoá, nơi thực
hiện công tác vận động xã hội, xây dựng cụm, tuyến dân cư, làng, bản văn
hoá,…
Theo Điều 111 đến 120 của Bộ Luật Dân sự năm 2005: “Tổ hợp tác
được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản,
công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng
chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”.
Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn
tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác (THT) với những đặc điểm cơ bản:
+ THT do các cá nhân tự nguyên thành lập, là một loại hình của kinh tế
tập thể, của tổ chức xã hội dân sự số lượng thành viên tối thiểu là 3 người,
UBND cấp xã chứng thực hợp đồng hợp tác;
+ THT không phải là pháp nhân, hoạt động vì mục đích KT - XH, sở
thích nhóm không trái với pháp luật.
Hợp tác xã: HTX là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao
hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn.
Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì: “Hợp tác xã
là một tổ chức tự chủ của những ngườitình nguyện liên kết lại với nhau nhằm
thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua
việc thành lập một doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng,
chấp nhận cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các
thành viên trong việc điều hành và quản lý dân chủ.”
12
Theo Khoản 1, Điều 3, luật Hợp tác xã năm 2012: “Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành
viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên,
trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý
hợp tác xã.”
Theo luật, HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách
pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm
vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định
của pháp luật.
HTX hoạt động theo nguyên tắc cơ bản là tự nguyện, bình đẳng, cùng
có lợi và quản lý dân chủ.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để phân loạiHTX, ngườita căn cứ vào:
- Theo chức năng hoạt động, tính chất, tình hình hoạt động của các
HTX, thì HTX baogồm:
+ HTX dịch vụ, gồm: HTX dịch vụ từng khâu, HTX dịch vụ tổng hợp
đa chức năng, HTX dịch vụ “đơn mục đích” hay “chuyên ngành”.
+ HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ.
+ HTX SXKD ở mức độ hợp tác toàn diện.
- Theo ngành nghề SXKD, thì có các loại HTX sau:
+ HTX nông nghiệp;
+ HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp;
+ HTX thương mại, dịch vụ;
+ HTX xây dựng;
13
+ HTX giao thông vận tải;
+ HTX khoa học-côngnghệ;
+ HTX giáo dục - đào tạo…
* Hợp tác xã nông nghiệp:
Theo “Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp”, PGS.TS. Trần
Quốc Khánh (chủ biên): “Hợp tác xã nông nghiệp là một trong các hình thức
cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những hộ
nông dân cá nhân, pháp nhân, có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện
liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn
nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các
nguyên tắc luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân.” [28, tr.42]
Từ định nghĩa trên, HTX NN có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
+ HTX NN là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông hộ,
nông trại có chung yêu cầu về dịch vụ cho SXKD và đời sống của mình mà
bản thân từng hộ không làm được hoặc làm được nhưng kém hiệu quả.
+ Các thành viên HTX NN được mở rộng: ngoài nông hộ, nông trại còn
có các cá nhân và pháp nhân khác cùng góp vốn và đều bình đẳng với nhau
trong việc tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát và có quyền ngang nhau theo
nguyên tắc mỗi người một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp là
ít hay nhiều.
+ Mục đích thành lập của HTX NN trước hết là nhằm phục vụ cho
thành viên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đáp ứng đầy đủ, kịp thời về
số lượng, chất lượng của những dịch vụ, đồng thời tuân theo những nguyên
tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá nội bộ
thấp hơn giá thị trường. Phân phối lãi theo nguyên tắc: lãi chia cho thành viên
14
theo vốn góp cổ phần và mức độ sử dụng dịch vụ là có giới hạn còn trích lại
vào các quỹ chung của HTX NN.
+ HTX NN là một tổ chức liên kết kinh tế của thành viên thực sự có
nhu cầu, không phụ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần
thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh.
* Các hình thức của hợp tác xã nông nghiệp
- HTX NN làm dịch vụ: Đây là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp làm
chức năng dịch vụ cho nông nghiệp, bao gồm:
+ Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (các HTX cung
ứng vật tư, giống…).
+ Dịch vụ các khâu cho quá trình sản xuất nông nghiệp (HTX làm đất,
tưới nước, bảo vệ thực vật…).
+ Dịch vụ quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông nghiệp (HTX
chế biến, tiêu thụ sản phẩm…).
1.1.2. Sự cần thiết tồn tại của các loại hình Kinh tế tập thể trong
nông nghiệp trên địa bàn huyện đối với sự pháttriển kinhtế - xã hội
KTTT chính là con đường thúc đẩy sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn
phát triển. Các loại hình KTTT trong nông nghiệp đã và đang là nhu cầu tất
yếu khách quan, là nhu cầu không thể thiếu trong việc phát triển KT - XH của
nước ta hiện nay nói chung, ở huyện Giồng Riềng nói riêng. Sở dĩ nói như
vậy bởi vì những lý do sau đây:
- KTTT trong nông nghiệp chính là con đường mà các hộ sản xuất, hộ
nông dân, hộ tiểu chủ, những đối tượng chiếm số đông nhưng lại có tiềm lực
yếu, năng lực cạnh tranh thấp, dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường,
cần lựa chọn để tồn tại và phát triển.
15
- Thành viên trongcác loạihình KTTT, thành viên HTX NN tập hợp nhau
lại trên các nguyên tắc hợp tác để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, lưu
thông, đốiphó lại những khó khăn củatự nhiên, với sức ép của kinh tế thịtrường,
sự cạnh tranh của các đốithủ kinh tế nhằm bảo vệ lợiích của chính mình.
- KTTT trong nông nghiệp là một hình thức tổ chức nhân dân sống và
làm việc theo tinh thần công bằng, nhân ái, là phương thức để Đảng và Nhà
nước tập hợp, tổ chức và bảo hộ quyền tự do dân chủ của người lao động.
Thực tiễn Việt Nam cũng đã có hàng trăm HTX và các loại hình KTTT
trong nông nghiệp khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hỗ trợ các hộ
nông dân vươn lên làm giàu, giảm nghèo và tạo dựng bộ mặt nông thôn mới.
Ở Việt Nam hiện nay nói chung, trên địa bàn huyện Giồng Riềng nói
riêng, một trong những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn quan
trọng là nâng cao mức sống cho thành viên HTX và thành viên trong các loại
hình KTTT trong nông nghiệp thông qua việc nâng cao năng lực và tổ chức
của HTX và các loại hình KTTT trong nông nghiệp. Phát triển KTTT trong
nông nghiệp được coi là cốt lõi trong phát triển kinh tế nông nghiệp của
huyện. Để giúp nông dân nâng cao thu nhập từ nông nghiệp thì phải giúp họ
bán được nông sản với giá hợp lý và mua được vật tư đầu vào chất lượng; vay
những khoản vay dài hạn lãi suất thấp; tiếp cận khoa học-kỹ thuật. Để làm
được những việc này, nông dân không thể tự mình đơn lẻ thực hiện. Do đó,
muốn nâng cao vị thế giao dịch cho nông dân phải nâng cao quy mô hoạt
động thông qua hợp tác tự nguyện với nhau. Đây là lý do cơ bản phải củng cố
và tiếp tục phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp. KTTT trong
nông nghiệp có phát triển thì nông dân mới có vốn, có kiến thức, có thị
trường, có nguồn cung - cầu dồi dào và bền vững. KTTT trong nông nghiệp
có phát triển thì phong trào xây dựng “Nông thôn mới” mới khởi sắc.
16
1.1.3. Vai trò của kinh tế tập thể trong nông nghiệp đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội
Với nền tảng tư tưởng hợp tác và phong trào HTX gần 200 năm qua,
KTTT nói chung, KTTT trong nông nghiệp nói riêng đã trở thành một loại
hình tổ chức phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, có ý nghĩa kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội to lớn đối với từng quốc gia. Không những thế,
KTTT trong nông nghiệp còn trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết
trong tổ chức Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Cooperative
Allien). Đối với nước ta, phát triển KTTT trong nông nghiệp là một tất yếu
khách quan trong sự nghiệp phát triển KT - XH và củng cố nền quốc phòng -
an ninh đất nước, là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về kinh tế: KTTT trong nông nghiệp đóng góp quan trọng cho GDP
của cả nước trên hai kênh: trực tiếp và gián tiếp thông qua việc nâng cao hiệu
quả của kinh tế thành viên tổ chức KTTT. Kinh tế thành viên tổ chức KTTT
là bộ phận hữu cơ của KTTT.
- Về xã hội: KTTT trong nông nghiệp tạo việc làm, góp phần tăng thu
nhập cho thành viên và người lao động, cung cấp hàng hoá và dịch vụ xã hội.
Đến cuối năm 2014, cả nước có 10.446 hợp tác xã nông nghiệp.
Tổng số xã viên hợp tác xã nông nghiệp khoảng 6,7 triệu người. Bình
quân một hợp tác xã nông nghiệp có 660 xã viên. Tỷ lệ hộ nông dân
tham gia hợp tác xã nông nghiệp khoảng 45%. [35]
Thông qua việc đạt được lợi ích chung về kinh tế, thành viên tổ chức
KTTT tăng thu nhập, gắn kết hơn với nhau, mở rộng các sinh hoạt cộng đồng,
giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động SXKD, cải thiện đờisống văn hoá.
17
- Về chính trị, văn hoá: KTTT trong nông nghiệp hướng tới phát huy
vai trò trong phát triển tinh thần “hợp tác”, cộng đồng, từng bước hiện thức
hoá các giá trị đạo đức cao đẹp và các nguyên tắc HTX; nâng cao trách nhiệm
xã hội của từng công dân cũng như của cộng đồng; tạo điều kiện cho cộng
đồng ngày càng ổn định và gắn kết với nhau hơn. Thông qua các loại hình
KTTT trong nông nghiệp, thành viên của cộng đồng có thể cùng nhau giải
quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ, góp phần giải quyết các
mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội, nhất là ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc.
- Về thể chế: KTTT trong nông nghiệp, một mặt tạo ra kênh mới trong
huy động nguồn lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác thúc
đẩy sự hợp tác giữa các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng
thành viên; vừa góp phần tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế, vừa giảm sự
khắc nghiệt và cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên; vừa phát huy
cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên, vừa tạo ra sự hợp tác,
giúp đỡ lẫn nhau.
Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, KTTT trong nông nghiệp chính là
conđường đưa nông dân đến giàu có, văn minh, từng bước nâng cao mức sống
của người nông dân và đổimới bộ mặt nông thôn, thể hiện ở một số mặt sau:
- KTTT trong nông nghiệp sản xuất phục vụ nhu cầu của thành viên
trong tập thể và xã hội; hỗ trợ người nông dân về nhiều mặt như: dịch vụ đầu
vào, dịch vụ đầu ra, dịch vụ bảo vệ thực vật, tưới tiêu… tạo điều kiện để hộ
nông dân SXKD tốt, khai thác được thị trường trong và ngoài nước, góp phần
cải thiện và không ngừng nâng cao mức sống của người dân ở nông thôn.
- Hoạt động của các loại hình KTTT trong nông nghiệp là cung cấp
dịch vụ cho toàn bộ thành viên có nhu cầu, nên đòi hỏi sản xuất của nông dân
18
phải được thực hiện theo hướng tập trung. Mặt khác, tập trung sản xuất sẽ tạo
điều kiện cho HTX cũng như các loại hình KTTT dễ dàng quản lý và điều
hành sản xuất, từ đó tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, nâng cao
năng suất cây trồng, có điều kiện để chuyên môn hóa, phát triển ưu thế cây
trồng địa phương.
- KTTT trong nông nghiệp (chủ yếu là HTX NN) là nơi tiếp nhận những
trợ giúp của Nhà nước tới người nông dân. Vì vậy, hoạt động của HTX NN có
vai trò là cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệu quả.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việclựa chọn các loại hình Kinh
tế tập thể trong nông nghiệp cấp huyện
1.1.4.1. Trình độ phát triển nông nghiệp hàng hoá
Lý luận và thực tiễn chứng tỏ là khi nền kinh tế còn mang nặng tính
chất tự cấp, tự túc, mục tiêu của người nông dân là tối đa hoá lợi ích, chứ
không phải tối đa hoá lợi nhuận nên nhu cầu hợp tác của họ chủ yếu ở khâu
đầu vào, với qui mô rất nhỏ bé. Do đó các hình thức tổ chức KTTT thường rất
đơn giản. Khi sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, mục tiêu của người dân là
tối đa hoá thu nhập, nên nhu cầu hợp tác của họ ở đầu ra nảy sinh và ngày
càng bức xúc trên qui mô lớn.
Điều đó cho thấy:
Sự phát triển có hiệu quả các hình thức kinh tế tập thể sẽ tạo điều
kiện thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển. Như vậy các giải
pháp phát triển kinh tế tập thể không thể tách rời giải pháp phát triển
nền nông nghiệp hàng hoá, trong đó bao gồm cả biện pháp phát triển
kinh tế nông hộ và trang trại sản xuất hàng hoá. Bởi vì phát triển kinh
tế nông hộ, trang trại, gia đình vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thúc
19
đẩy sự ra đời và phát triển các loại hình kinh tế tập thể trong nông
nghiệp [21, tr.195].
1.1.4.2. Nhu cầu và mức sống của nông dân
Với quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, mức độ cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường sẽ gay gắt hơn; mức sống của nông dân có liên quan đến sự
phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Nông dân có xu hướng liên kết, hợp tác với
nhau để tồn tại và phát triển. Do đó nhu cầu phát triển KTTT trong nông
nghiệp càng trở nên bức xúc, cấp thiết đối với những hộ kinh doanh cá thể,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.1.4.3. Chính sách của Nhà nước đối với các loại hình KTTT trong
nông nghiệp
Đâylà yếu tố tác động quan trọng đến quá trình hình thành, tồn tạivà phát
triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp và là yếu tố quan trọng cho quá
trình chuyển đổi, xây dựng HTX nông nghiệp kiểu mớitrong cơ chế thịtrường.
Lịch sử quá trình hình thành, phát triển KTTT nói chung, HTX NN nói
riêng đã chứng minh điều đó.
Những quan điểm cơ bản về hợp tác hoá nông nghiệp lần đầu tiên được
nêu lên khá toàn diện và đầy đủ là Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 16 (khoá II) với 20 điểm lớn, qui định từ mục đích, yêu
cầu, đường lối giai cấp trong vận động hợp tác hoá đến phương châm, nguyên
tắc, bước đi, qui mô tổ chức, chính sách… trong quá trình hợp tác hoá nông
nghiệp. Và ngày càng được khẳng định trong các Nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, chính sách của Nhà nước.
Tuy vậy, mô hình hợp tác hóa này đã bộc lộ nhiều nhược điểm đã kìm
hãm sản xuất. Cho đến khi Chỉ thị số 100/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí
20
thư Trung ương ra đời – là một quyết định mang tính đột phá mở đầu công
cuộc đổi mới KTTT, mà trước hết là HTX trong nông nghiệp. Và đây chính là
điểm mở đầu cho việc ra đời Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khóa VI
(4/1988), đánh dấu một giai đoạn chuyển biến quan trọng của mô hình HTX
kiểu cũ, cũng chính là bước chuẩn bị quan trọng cho sự ra đời của Luật HTX
(năm 1996) và sau đó là Luật HTX (năm 2003, năm 2012) tạo khuôn khổ
pháp lý cơ bản để HTX hoạt động phù hợp với thực tiễn đặt ra.
1.1.4.4. Bối cảnh kinh tế - xã hội
“Sự phát triển các lĩnh vực hợp tác, các hình thức hợp tác và quy
mô hợp tác ở những mức độ khác nhau là xuất phát từ quy luật quan hệ
sản xuất nhất thiết phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất” [30, tr. 24].
Mặt khác, nó còn chịu sự tác động của môi trường, điều kiện đặc thù
của từng địa phương, đó là trình độ dân trí, văn hóa, truyền thống, tâm lý, tính
cộng đồng, sự hiểu biết, tính năng động sáng tạo trong hoạt động SXKD dưới
tác động của nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hội nhập với khu vực
và thế giới, v.v… [21, tr. 98].
1.1.4.5. Thị trường đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp
Trong điều kiện kinh tế thị trường cùng với xu thế hội nhập, kinh tế
nông hộ không thể tự thân trở thành một đơn vị kinh tế hàng hóa phát triển
trong nền kinh tế thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các
doanh nghiệp lớn, trước hết trong dịch vụ đầu vào, đầu ra của kinh tế nông
hộ. Do vậy, tất yếu các nông hộ phải liên kết lại với nhau trong các tổ chức
KTTT của mình, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường, tự bảo đảm hoạt động
dịch vụ đầu vào, đầu ra cho kinh tế hộ đạt kết quả cao hơn. Vì thế, KTTT
trong nông nghiệp trở thành chỗ dựa vững chắc để kinh tế hộ trở thành đơn vị
21
sản xuất hàng hóa tự chủ có khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong nền
kinh tế thị trường và xu thế hội nhập.
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với các loại hình kinh tế tập thể trong
nông nghiệp ở cấp huyện
1.2.1. Khái quátchung quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh
tế tập thể trong nông nghiệp
Thuật ngữ Quản lý có nội dung rất rộng và phong phú. Trên thực tiễn
khi sử dụng thuật ngữ này người ta thường gắn với đối tượng hay khách thể
quản lý tạo nên cụm thuật ngữ kép như: Quản lý kinh tế, Quản lý văn hoá - an
ninh - quốc phòng, Quản lý tài chính, Quản lý sản xuất - kinh doanh, Quản lý
thiết bị v.v... Như vậy, thuật ngữ Quản lý phản ánh mối quan hệ biện chứng
giữa chủ thể và khách thể quản lý trong quá trình phát triển.
Quản lý Nhà nước (QLNN) là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước
của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nhằm thực hiện những chức năng đối
nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển của xã hội,
nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước.
Hoạt động QLNN được bao quát trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã
hội, trong đó QLNN về kinh tế là một trong những lĩnh vực quan trọng.
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được
các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở
rộng giao lưu quốc tế.
Quản lý Nhà nước về kinh tế nhằm hỗ trợ, đảm bảo, tạo điều kiện thuận
lợi cho các thành phần kinh tế phát triển đồng đều. Trong nền kinh tế thị
22
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta xác định kinh tế
Nhà nước và KTTT ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Do đó, KTTT nói chung, KTTT trong nông nghiệp nói riêng cũng là một đối
tượng cần được quan tâm của các cơ quan QLNN.
Quản lý Nhà nước về KTTT trong nông nghiệp là sự tác động có chủ
đích, có tổ chức và bằng phápquyền Nhà nước lên các loại hình KTTT trong
nông nghiệp nhằm định hướng, hỗ trợ để các loại hình KTTT trong nông
nghiệp tồn tại, phát triển trong khuôn khổ pháp luật vì mục tiêu phát triển
nông nghiệp, nông thôn và phát triển triển KT - XH nói chung.
Quản lý Nhà nước về KTTT trong nông nghiệp như việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ để KTTT trong nông nghiệp hoạt
động; ban hành, thực thi các chính sách hỗ trợ, xây dựng chiến lược định
hướng phát triển, tổ chức bộ máy quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của
KTTT trong nông nghiệp. Nói chung, QLNN mang tính định hướng, hỗ trợ để
các loại hình KTTT tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Quản lý Nhà nước về KTTT trong nông nghiệp có sự khác biệt với quản
lý SXKD của các đơn vị hay tổ chức kinh tế trong nông nghiệp. Các tổ chức
kinh tế trong nông nghiệp thực hiện việc tự chủ quản lý SXKD của mình
gồm: xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất, thực hiện hạch
toán kinh tế... tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu xã hội.
Hoạt động SXKD của các đơn vị, các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp phải
tuân thủ pháp luật và chính sách của Nhà nước.
QLNN về KTTT trong nông nghiệp và quản lý SXKD của các đơn vị,
các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp là hai khái niệm khác nhau nhưng có
quan hệ biện chứng với nhau. QLNN về KTTT trong nông nghiệp thực hiện
23
tốt sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho quản lý SXKD của đơn vị tiến hành thuận lợi,
có hiệu quả. Ngược lại, việc quản lý SXKD tốt vừa thể hiện hiệu lực của
QLNN, vừa tạo điều kiện phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đầy đủ
hơn và có hiệu quả hơn, đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn bộ nông
nghiệp và nông thôn. QLNN về KTTT trong nông nghiệp thừa nhận và tôn
trọng quyền tự chủ kinh doanh của các đơn vị, các tổ chức kinh tế, nhưng
không buông trôi mà thực hiện việc kiểm soát chúng về mặt Nhà nước, nghĩa
là thực hiện việc QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu, nội dung quảnlýnhà nước đối với các loại hình kinh
tế tập thể trong nông nghiệp ở cấp huyện
1.2.2.1. Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế
tập thể trong nông nghiệp
Mục tiêu Quản lý nhà nước đối với các loại hình KTTT trong nông
nghiệp là nhằm đạt mục tiêu chiến lược của Nhà nước về phát triển quy mô,
chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình KTTT trong nông nghiệp,
góp phần quan trọng trong việc đưa nền nông nghiệp của huyện nhà phát triển
toàn diện, nâng sức cạnh tranh. QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông
nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Hoạch định phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp
QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp là một bộ phận
quan trọng của QLNN về kinh tế nói chung và là sự tác động có tổ chức và
bằng pháp quyền của bộ máy Nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc
bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả và minh bạch đối với các loại hình KTTT
trong nông nghiệp thông qua đưa các nội dung phát triển các loại hình KTTT
trong nông nghiệp vào các Đề án, chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH
chung của địa phương.
24
- Tổ chức phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp
Phát triển KTTT là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đồng thời cũng
là sự nghiệp hết sức khó khăn đòi hỏi phải kiên trì, xuất phát từ nhu cầu thực
tế, phù hợp với đặc điểm của từng ngành, địa phương và từng lĩnh vực kinh
tế. Phải tuân thủ các quy định của Luật HTX và các quy định khác có liên
quan, đảm bảo các loại hình KTTT trong nông nghiệp là tổ chức KTTT đồng
sở hữu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm do các thành viên tự nguyện thành lập,
trên cơ sở bình đẳng, dân chủ cùng có lợi. Xây dựng và phát triển KTTT phải
gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và các
chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương.
Kế hoạch phát triển KTTT bám sát và cụ thể hóa các mục tiêu được xác
định trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010 – 2020 của tỉnh, Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành, địa phương; các
chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình giảm nghèo.
Phát triển KTTT, HTX phải xuất phát từ nhu cầu chung, thực tế
của các thành viên; theo đúng các giá trị và nguyên tắc cơ bản của
HTX, đồng thời có tác động trực tiếp đối với thành viên HTX, các
HTX, THT trên địa bàn huyện. Thông qua HTX, thành viên, nhất là
nông dân với quy mô sản xuất nhỏ có thể liên kết lại với nhau nhằm
phát huy lợi thế của kinh tế theo quy mô, tăng cường năng lực và hiệu
quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. [38].
- Tổ chức đánh giá việc phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp
Việc tổ chức đánh giá quá trình, kết quả phát triển các loại hình KTTT
trong nông nghiệp là vô cùng cần thiết. Mục tiêu của việc tổ chức đánh giá
này là xem xét chủ trương phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp
25
hiện nay đã phù hợp chưa; quy mô và chất lượng hoạt động; việc vận dụng
các chính sách và nguồn lực đầu tư của nhà nước vào KTTT trong nông
nghiệp, hiệu quả đầu tư...
1.2.2.2. Nội dung quảnlý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể
trong nông nghiệp cấp huyện
QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp bao gồm nhiều
nội dung, liên quan đến nhiều cơ quan, các cấp, các ngành. Căn cứ vào phân
cấp, thẩm quyền, nội dung QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông
nghiệp của chính quyền địa phương cấp huyện được cụ thể hóa thành các nội
dung chủ yếu như sau:
- Triển khai, phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật có liên quan đến các loại hình KTTT trong nông nghiệp
Các văn bản pháp luật về KTTT trong nông nghiệp và các văn bản pháp
luật có liên quan khác là khung pháp lý cần thiết để tiến hành hoạt động
QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp. Do đó, chính quyền
địa phương cấp huyện nhất thiết phải cụ thể hóa, tổ chức triển khai, phổ biến,
tuyên truyền và thực hiện các văn bản pháp luật đối với các loại hình KTTT
trong nông nghiệp một cách phù hợp.
Theo Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định một số nội dung chi tiết của Luật
Hợp tác xã năm 2012, là những văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều
chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và HTX NN cho đến thời điểm hiện nay.
Dựa trên Luật này, các cơ quan nhà nước theo thẩm quyền mà ban hành các
văn bản hướng dẫn, thực thi.
Dựa trên chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ quy định và yêu cầu phát
triển HTX, Bộ NN&PTNT cùng các Bộ, Ngành có liên quan có trách nhiệm
26
nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật trình Chính phủ ban hành (hoặc ban
hành theo thẩm quyền), sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật
nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy HTX và các loại hình
KTTT khác phát triển, nhất là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thuế,
tín dụng, khoa học - công nghệ, thông tin, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quàn lý
của các loại hình KTTT trong nông nghiệp.
Chính quyền địa phương cấp huyện có trách nhiệm nghiên cứu, cụ thể
hóa, tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật về KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn huyện. Việc cụ thể các
văn bản pháp luật yêu cầu phải sát tình hình thực tế của địa phương, phù hợp
với tình hình, thực trạng về hoạt động của các loại hình KTTT trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện.
Hệ thống văn bản thực thi pháp luật ở địa phương phải đồng bộ, chặt
chẽ, thống nhất; thủ tục hành chính đơn giản, khoa học và luôn được hoàn
thiện thì sẽ mang đến hiệu quả quản lý cao.
- Củng cố, kiện toàn bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương
trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp
+ Củng cố, kiện toàn bộ máy QLNN đối với các loại hình KTTT trong
nông nghiệp
Củng cố, kiện toàn bộ máy QLNN đối với các loại hình KTTT trong
nông nghiệp là cách sắp xếp, bố trí, phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn cùng cơ chế phối hợp thực hiện theo những nguyên tắc nhất định để đảm
bảo cho bộ máy đó thực hiện tốt nhất chức năng quản lý của mình.
Củng cố, kiện toàn bộ máy QLNN đối với các loại hình KTTT trong
nông nghiệp ở cấp huyện là việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chỉ
đạo về phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp, xem xét, lựa chọn,
27
bố trí nhân sự, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đảm bảo đội
ngũ cán bộ có trình độ, năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Để mang lại hiệu quả cho hoạt động QLNN đối với các loại hình KTTT
trong nông nghiệp, bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, phối hợp nhịp nhàng giữa
các cơ quan hữu quan và có đội ngũ cán bộ côngchức tận tụy, có chuyên môn
đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi
đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp
Để tạo điều kiện phát triển, Nhà nước có các chính sách để hỗ trợ đối
với các loại hình KTTT trong nông nghiệp như: đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học, kỹ
thuật và công nghệ mới, tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển các loại hình
KTTT trong nông nghiệp, tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu,
chương trình phát triển KT - XH, chính sách thành lập mới HTX, liên hiệp
HTX, THT…. Ngoài ra, các loại hình KTTT trong nông nghiệp cũng cần có
những chính sách về: hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho
thuê đất để phục vụ hoạt động của các loại hình KTTT; ưu đãi về tín dụng; hỗ
trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ chế biến sản
phẩm…
Các cơ quan chức năng cần hướng dẫn các loại hình KTTT trong nông
nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ, các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo
cơ chế thông thoáng để các loại hình KTTT trong nông nghiệp được hưởng
các chính sách đó một cách hiệu quả nhất.
+ Tổ chức và hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho các HTX NN
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp, thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các HTX NN; xét cấp, thu hồi giấy phép
28
hoạt động chi nhánh, văn phòng, đơn vị trực thuộc HTX NN đăng ký kinh
doanh trên địa bàn địa phương.
Cấp, thu hồi giấy phép mở chi nhánh, văn phòng, đơn vị trực thuộc
HTX NN trên địa bàn quản lý.
Việc tổ chức và hướng dẫn đăng ký thành lập HTX NN phải dựa trên
nhu cầu hợp tác của các xã viên. Các cơ quan Nhà nước không làm thay,
không chạy theo số lượng mà gượng ép trong việc thành lập mới các HTX
NN ở địa phương.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ
quản lý ở các loại hình KTTT trong nông nghiệp, các kiến thức cần thiết cho
xã viên HTX và hộ nông dân
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ
quản lý, điều hành ở các loại hình KTTT trong nông nghiệp, các kiến thức cần
thiết cho xã viên HTX NN và hộ nông dân.
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng chế độ và tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng các chức danh quản lý và điều hành ở các loại hình KTTT
trong nông nghiệp.
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng các
chức danh quản lý và điều hành ở các loại hình KTTT trong nông nghiệp
được triển khai trên địa bàn.
Không chỉ tập trung bồi dưỡng các kiến thức quản lý, mà cần phải mở
thêm những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất mới, ứng
dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất tốt (GAP, VietGAP)…
Tổng kết, đánh giá kết quả bồi dưỡng, đào tạo sau các khóa học.
29
+ Tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức tham gia và thành lập các
loại hình KTTT trong nông nghiệp
Phát triển KTTT trong nông nghiệp là do Nhà nước xây dựng và định
hướng, với chủ thể thực hiện là người dân. Nhà nước phải tổ chức tuyên
truyền trong cán bộ, công chức và người dân am hiểu về bản chất, vai trò, tính
tất yếu của KTTT trong nông nghiệp, đặc biệt là tuyên truyền cho người dân
nhận thức được họ sẽ được hưởng lợi ích gì khi tham gia vào các loại hình
KTTT trong nông nghiệp. Chỉ khi nào người dân nhận thức đầy đủ về vị trí,
vai trò, tầm quan trọng của KTTT trong nông nghiệp cũng như sẽ mang lại lợi
ích chính đáng nào cho các thành viên và hộ nông dân thì mới có thể thu hút
được họ tham gia xây dựng, phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp,
giúp nông dân làm giàu, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương
của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật HTX, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế
hoạch của UBND tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ,
đảng viên và các xã viên, hộ nông dân để nâng cao nhận thức đầy đủ về bản
chất tốt đẹp của các loại hình KTTT trong nông nghiệp.
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luậtcủa Nhà nước
có liên quan đến KTTT trong nông nghiệp
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển khai, thực hiện pháp luật của
Nhà nước đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp, nhất là các HTX
NN theo quy định của pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Nhà
nước đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp, ngăn ngừa các hiện
tượng vi phạm pháp luật, tạo điều kiện tốt cho các loại hình KTTT trong nông
nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng định hướng mà Đảng, Nhà nước đề ra.
30
Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của xã viên, hộ nông
dân, các HTX NN về các hành vi vi phạm pháp luật về HTX; bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của xã viên HTX NN và người lao động trong HTX NN.
1.2.3. Vai trò, yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với các loại hình
kinh tế tập thể trong nông nghiệp
1.2.3.1. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập
thể trong nông nghiệp
- Ban hành và thực hiện các chính sách, các chương trình hỗ trợ phát
triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp về đào tạo cán bộ; phát triển
nguồn nhân lực; đất đai; tài chính; tín dụng; xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển
các loại hình KTTT trong nông nghiệp;áp dụng khoa học và công nghệ; tiếp
thị và mở rộng thị trường; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện để
các loại hình KTTT trong nông nghiệp được tham gia các chương trình phát
triển KT - XH của Nhà nước.
Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở vùng
nông thôn, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại hình KTTT trong nông
nghiệp. Thu hút đầu tư và có những chính sách khuyến khích các loại hình
KTTT trong nông nghiệp có thể tồn tại và hoạt động theo đúng ngành nghề đã
đăng ký hoạt động.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các loại hình KTTT trong
nông nghiệp phát triển
Ngày nay, trong xu thế hội nhập của thế giới, Việt Nam đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cam kết thực hiện các hiệp định đối tác thế
hệ mới. Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng vừa là thách thức cho các
loại hình KTTT trong nông nghiệp, nhất là các HTX NN phát triển. Do năng
lực hoạt động, nguồn lực tài chính có hạn, lại chưa có kinh nghiệm trong hợp
31
tác quốc tế nên các HTX NN dễ bị thua thiệt trong cạnh tranh, do đó, cần thiết
phải có Nhà nước tác động thông qua những chính sách để nhằm giảm thiểu
rủi ro cho các HTX NN; áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản
xuất của các HTX NN, cung cấp thông tin cho HTX NN hoạt động, bảo vệ
quyền và bảo hộ hàng hóa sản phẩm của các HTX NN, tạo điều kiện cho
HTX NN nói riêng và KT- XH quốc gia có thể phát triển được.
- Bảo đảm địa vị pháp lý và điều kiện sản xuất, kinh doanh của các loại
hình KTTT trong nông nghiệp bình đẳngvớicác loại hình doanh nghiệp khác
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế, chính sách, hành lang pháp lý; đẩy
mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều
kiện thuận lợi cho các loạihình KTTT trong nông nghiệp hoạt động hiệu quả.
Tạo môi trường chính trị, kinh tế - xã hội, thông tin, cung cấp các dịch
vụ thuận lợi, để các loại hình KTTT trong nông nghiệp hoạt động ổn định.
- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các loại hình KTTT trong nông
nghiệp theo qui định của pháp luật
Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển cho các loại hình KTTT
trong nông nhiệp có thể tồn tại và hoạt động được.
Hoạch định chiến lược phát triển các loại hình KTTT trong nông
nghiệp theo các quan điểm chiến lược phát triển KT - XH mà Nhà nước đã
định ra.
1.2.3.2. Yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập
thể trong nông nghiệp
QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp là một nhu cầu
tất yếu thể hiện chức năng của Nhà nước cũng như mong muốn của KTTT
32
trong nông nghiệp. Theo đó, QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông
nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp bằng pháp luật,
theo pháp luật và tăng cường pháp chế
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chức năng của mình liên quan đến
KTTT trong nông nghiệp, các cơ quan QLNN phải chấp hành Luật HTX và
các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Khi hoạch định, ban hành và tổ chức thực thi các chính sách đối với
KTTT trong nông nghiệp phải dựa trên cơ sở pháp luật, không được tự ý ban
hành các văn bản trái thẩm quyền, trái quy định của pháp luật.
Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các loại
hình KTTT trong SXKD; được quyền bình đẳng như những thành phần kinh
tế khác trong các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.
Nhà nước không can thiệp vào việc quản lý và hoạt động hợp pháp của
KTTT trong nông nghiệp. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến khi giải thể, các
loại hình KTTT trong nông nghiệp, nhất là HTX NN không nằm ngoài sự
quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan hành chính Nhà nước phải
được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
- Đảm bảo khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, bao
gồm các quan hệ liên doanh, liên kết giữa các loại hình KTTT trong nông
nghiệp với các thành phần kinh tế khác, qua đó khai thác mọi nguồn lực, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội
33
Để khuyến khích KTTT trong nông nghiệp phát triển theo đúng chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, hoạt động QLNN cần phải tuân theo
những yêu cầu sau:
+ Tạo hành lang pháp lý an toàn và môi trường hoạt động bền vững cho
các loại hình KTTT trong nông nghiệp phát triển. Đó là điều kiện quan trọng
để cho các loại hình KTTT trong nông nghiệp tồn tại, hoạt động ổn định trên
cơ sở phát triển chung của thành phần KTTT.
+ Xây dựng và ban hành một hệ thống chính sách cho phù hợp, đặc biệt
là chính sách thuế, đất đai, đào tạo cán bộ, vốn tín dụng...
+ Các chính sách của Nhà nước đối với các loại hình KTTT trong nông
nghiệp phải gắn với lợi ích kinh tế thiết thực, có tác dụng khuyến khích sự
phát triển của thành phần KTTT trên các lĩnh vực, chứ không vì phát triển các
loại hình KTTT trong nông nghiệp.
- QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp phải được thực
hiện mộtcách thường xuyên và cósựphốihợp đồng bộgiữa cácngành, các cấp
Để kịp thời định hướng, hỗ trợ và quản lý sự phát triển của các loại
hình KTTT trong nông nghiệp, thì hoạt động QLNN phải được tiến hành một
cách thường xuyên, đồng bộ trên nhiều mặt.
Hoạt động QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp phải
được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương.
Vì vậy, nếu không được thực hiện đồng bộ, phối hợp một cách nhịp nhàng sẽ
không đem lại hiệu quả.
- Đảm bảo sự bình đẳng giữa KTTT với các thành phần kinh tế khác,
hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường
34
Trong quá trình quản lý và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
thuộc tất cả các thành phần kinh tế bằng công cụ hành chính, pháp luật và đòn
bẩy kinh tế, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm giữ vững kỷ luật, kỷ cương
của nhà nước, điều tiết các lợi ích để đảm bảo công bằng xã hội.
QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp phải góp phần
hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường cạnh tranh không lành mạnh.
- Tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các loại
hình KTTT trong SXKD; không can thiệp vào công việc quản lý nội bộ và
hoạt động hợp pháp của các loại hình KTTT trong nông nghiệp
Thực tế tổng hợp gần 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
IX) về KTTT cho thấy, rào cản phát triển HTX lớn nhất là việc tổ chức thực
hiện Luật HTX chưa nghiêm túc, có nơi QLNN lại buông lỏng, có nơi lại can
thiệp quá sâu vào HTX, nhất là nhận thức xã hội chưa thật sự đúng đắn, đầy đủ
về HTX.
Bởi thế, theo một số chuyên gia về KTTT, vấn đề hiện nay là phải tăng
cường hơn nữa công tác QLNN về KTTT nói chung, các loại hình KTTT
trong nông nghiệp nói riêng, vấn đề này chính là việc thể chế Nghị định thi
hành Luật HTX 2012 cần lưu ý tham khảo hài hòa với Nghị định 45/CP-NĐ
ngày 21/4/2010 của Chính phủ, tổ chức hội đặc thù được "Tham gia thực hiện
một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực của hội theo
quy định của pháp luật".
Qua phân tích cụ thể, các Luật HTX đến nay đều ra đời trong bối cảnh
đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, khác hẳn thời bao cấp. Đáng ra Luật
HTX cần tuyên truyền sâu rộng đến người dân để đi vào cuộc sống, thì việc
này chỉ làm bó hẹp trong một số cán bộ, đảng viên, cơ quan Đảng, chính
35
quyền và cán bộ HTX. Thế nên, xã viên HTX và các tầng lớp nhân dân chưa
thực sự hiểu về mô hình HTX kiểu mới, bị nhầm lẫn với HTX kiểu cũ.
Ví dụ ở đâu cũng có và ai cũng thấy rõ, việc chuyển đổi HTX cũ phổ
biến mang tính hình thức, nhức nhối nhất là việc cho phép chuyển đổi cả các
HTX yếu kém, chưa xử lý dứt điểm tồn đọng cũ. Chính sự tồn tại các HTX
yếu kém này đã gây ra mặc cảm xã hội, hiểu sai lệch về HTX. Một hạn chế
lớn đến nay chưa ai xác định được "liều lượng" tác động trong QLNN đối với
HTX như thế nào cho phù hợp. Có thời kỳ quá thắt chặt QLNN làm cho HTX
bị "hành chính hoá". Khi nhận ra, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào
HTX, thì sự QLNN lại giảm sút đến mức buông lỏng. Hệ lụy vừa làm cho
HTX không có nơi giúp đỡ khi cần, vừa làm cho cơ quan QLNN không nắm
rõ tình hình HTX và rất khó đưa ra các chính sách phù hợp.
Về vấn đề nhận thức, không chỉ người dân, các tầng lớp xã hội, mà
nhiều cán bộ trong các cơ quan nhà nước vẫn chưa hiểu đúng về bản chất và
nguyên tắc tổ chức, hoạt động của mô hình HTX kiểu mới, dẫn đến vừa coi
thường vừa can thiệp không đúng vào quyền tự chủ, tự quyết của từng HTX.
Nói về QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp nói
chung, HTX NN nói riêng tới đây, quan điểm một số chuyên gia cho rằng:
Phải tôn trọng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của KTTT, HTX. Nhà nước hỗ
trợ và thúc đẩy HTX phát triển, nhưng cần xóa bỏ sự can thiệp của Nhà nước
vào các hoạt động nội bộ của các HTX, ví như về nhân sự, tiền lương và giá
dịch vụ do các HTX tạo ra... Thực tiễn HTX ở những nơi được chính quyền
địa phương quan tâm đúng hướng, thì HTX phát triển và mang nhiều lợi ích
thiết thực cho cộng đồng.
36
1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với các loạihình kinh tế tập
thể trong nông nghiệp ở một số địa phƣơng trong cả nƣớc và những bài
học kinh nghiệm rút ra cho huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế
tập thể trong nông nghiệp ở một số địa phương trong cả nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp
Tính đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 200 HTX, trong đó hơn 170
HTX NN và đã giải thể 06 HTX. Không những vậy, công tác củng cố HTX
được tiến hành tại 34 HTX yếu kém và thực hiện kiểm tra 18 HTX. Sau khi
củng cố thì có đến 17 HTX được đề nghị giải thể. Điều này cho thấy, chất
lượng hoạt động là mục tiêu được quan tâm hàng đầu.
Đơn cử như tại huyện Tháp Mười, Uỷ ban nhân dân huyện đã thành lập
lại Ban chỉ đạo KTTT để xây dựng kế hoạch củng cố và tổ chức lại các HTX
này. Hiện tại, địa phương đang làm thủ tục để sáp nhập 04 HTX, bao gồm
HTX Toàn Thắng (xã Láng Biển) sáp nhập với Hợp tác xã Thắng Lợi (xã Mỹ
Đông) và HTX Rạng Đông (xã Mỹ Quý) được sáp nhập với HTX Mỹ Đông 2
(xã Mỹ Đông). Huyện cũng đang hoàn tất thủ tục giải thể tự nguyện 07 HTX
để chuyển sang hình thức Tổ hợp tác và tiến hành các bước giải thể bắt buộc
đối với 02 HTX.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc HTX nông nghiệp Thắng Lợi chia
sẻ: “Việc sáp nhập này sẽ làm mất đi quyền lợi của một số cá nhân, nhưng vì
lợi ích chung của tập thể và sự phát triển lâu dài của tổ chức nên phải sáp
nhập để hoạt động hiệu quả hơn”.
Để trở thành HTX mạnh thì không thể chỉ có vài chục thành viên với
hơn 200 ha đất sản xuất và một vài dịch vụ được. Chính vì xuất phát từ nhu
37
cầu mở rộng sản xuất và nâng cao lợi nhuận của xã viên nên việc sáp nhập
Thắng Lợi và Toàn Thắng là điều tất yếu.
Hợp tác xã Toàn Thắng hiện chỉ thực hiện dịch vụ tưới tiêu. Sau khi
hoàn tất việc sáp nhập, HTX Thắng Lợi (tên mới của HTX được sáp nhập) sẽ
tiến đến xây dựng cánh đồng lớn, thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân,
sản xuất lúa theo hướng VietGAP và mở thêm dịch vụ cung ứng vật tư nông
nghiệp cho xã viên.
Việc sáp nhập các HTX trên địa bàn huyện thời gian qua nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các HTX mở rộng quy mô, diện tích sản xuất và đa dạng
các dịch vụ, từ đó tăng sức cạnh tranh cho HTX. Mục tiêu của việc giải thể
HTX là nhằm giải quyết dứt điểm những tồn tại, yếu kém kéo dài không thể
khắc phục được để hướng các HTX đi theo con đường liên kết, hợp nhất để
mở rộng quy mô và phát triển đa dịch vụ.
Cũng với mục tiêu trên, huyện Hồng Ngự cũng đã tổ chức hợp nhất 04
HTX nông nghiệp trên địa bàn xã Thường Phước 2 và xã Thường Thới Tiền
thành HTX Phước Tiền với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng, hoạt động trên 8 lĩnh
vực dịch vụ gồm: tưới tiêu, làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, thu
hoạch, sau thu hoạch, tín dụng nội bộ, chăn nuôi và mua bán nông sản.
Lý giải vì sao nhiều HTX của tỉnh cần phải củng cố tổ chức, hoạt động,
ông Phạm Tấn Tho – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho rằng, không ít những
HTX khó khăn, yếu kém về năng lực nội tại, cơ sở vật chất, hoạt động chưa
tương xứng với tiềm năng nông nghiệp của tỉnh nên quá trình liên kết sản
xuất giữa HTX và doanh nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ và vai trò làm cầu nối
giữa nông dân và doanh nghiệp chưa phát huy mạnh mẽ.
Ngoài ra, một số HTX hình thành vội vàng, chưa xuất phát từ nhu cầu
thực tế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành của Hội
38
đồng quản trị còn yếu và thiếu đội ngũ kế thừa, nhiều nơi chưa thực thích
nghi với cơ chế thị trường.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh An Giang
Là tỉnh có tỷ lệ hộ dân sinh sống bằng nghề nông khá cao ở đồng bằng
sông Cửu Long, An Giang cũng là một trong những địa phương có phong trào
kinh tế hợp tác, HTX NN phát triển khá mạnh trong vùng. Hoạt động của
HTX tỉnh An Giang tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực góp phần không
nhỏ vào sự nghiệp phát triển KT - XH, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu
vực nông thôn; đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hướng dẫn, chuyển
giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, tiến hành quy hoạch lại sản xuất, cải tạo đồng ruộng hình thành những
vùng tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản phẩm
trên một đơn vị diện tích cho nông dân.
Trong thời gian qua, các HTX ở An Giang phát triển đa dạng ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, luôn khẳng định được vai trò, vị trí của mình, đóng góp
quan trọng vào quá trình phát triển KT - XH ở địa phương. Các HTX đã tổ
chức được các dịch vụ kinh tế hộ xã viên, tổ chức tập trung sản xuất tạo ra các
sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống xã hội, liên kết hợp tác giữa những người
lao động và các đơn vị kinh tế.
Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh, toàn tỉnh An Giang hiện có 142
HTX, liên hiệp HTX, hơn 1.175 THT, câu lạc bộ nông dân... với hàng nghìn
tổ viên tham gia. Về cơ bản, các tổ chức này đều hoạt động tương đối ổn định,
đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã viên.
Ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã thành lập 14 THT sản xuất có 368
tổ viên, với hơn 5.500 ha đất sản xuất, vốn góp xấp xỉ 5 tỷ đồng. Toàn huyện
duy trì hoạt động 18 HTX NN có 1.687 xã viên, với hơn 14.400 ha đất sản
39
xuất và vốn góp theo điều lệ gần 10 tỷ đồng. Các THT và HTX phục vụ tưới
tiêu cho hơn 19.800 ha đất sản xuất (chiếm hơn 88% diện tích đất toàn
huyện), tạo điều kiện cho nông dân tham gia sản xuất lúa và lúa nếp chất
lượng cao. Các HTX nông nghiệp đều thực hiện tốt chức năng quản lý và điều
hành sản xuất trong các khâu: Làm đất, bơm tưới, chăm sóc, thu hoạch và bảo
quản sau thu hoạch. Ðây là yếu tố quan trọng trong việc giảm chi phí giá
thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy đời sống nông dân Phú
Tân ngày thêm sung túc.
Ở huyện An Phú, các HTX đẩy mạnh ứng dụng chương trình "3 giảm,
3 tăng"1 và "1 phải, 5 giảm"2, nông dân huyện An Phú được hưởng lợi tăng
thêm khoảng 75 tỷ đồng/năm (bình quân 2,5 triệu đồng/ha/vụ). Ðặc biệt, toàn
huyện cũng đã quy hoạch 4 tiểu vùng rau màu, tổ chức lại sản xuất hơn 800
ha để khai thác lợi thế hướng sang thị trường Cam-pu-chia. Tiếp tục phối hợp
với các ngành và Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm nông dân, An
Phú tổ chức 53 lớp dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm... cho
khoảng 1.600 hội viên nông dân.
Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở ấp Tân Lợi, xã Tân Phú, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang cũng đang hoạt động có hiệu quả. Đây là mô hình sản
xuất tập trung và có sự liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà. Mô hình này còn là
điều kiện ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, tạo ra chuỗi giá trị sản
phẩm hợp lý, giúp người trồng lúa yên tâm hơn. Do thấy được lợi ích, nhiều
hộ nông dân trong ấp đã tích cực tham gia mở rộng "Cánh đồng mẫu lớn" và
1 3 giảm: Giảm lượng giống gieo sạ - Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh - Giảm lượng phân đạm; 3 tăng: Tăng
năng suất lúa - Tăng chất lượng lúa gạo - Tăng hiệu quả kinh tế.
2
1 phải: Phải sử dụng giống tốt,giống xác nhận; 5 giảm: Giảm giống - Giảm lượng phân đạm - Giảm lượng
thuốc bảo vệ thực vật - Giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới - Giảm thất thoát trong và sau thu hoạch.
40
phát triển ứng dụng chương trình "1 phải, 5 giảm" nâng lên được 370 ha,
chiếm 57% diện tích sản xuất của ấp Tân Lợi.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn,
diện tích sản xuất lúa toàn huyện tăng lên khoảng 4%, nhiều xã, thị trấn phát
huy được ưu thế mô hình và nhân rộng từng địa phương. Ðiển hình như ở
Vĩnh Khánh có Tổ sản xuất lúa giống Phan Ðức Minh và tại Mỹ Phú Ðông có
Tổ sản xuất lúa giống của Nguyễn Ngọc Thuận, từ chỗ ban đầu chỉ vài chục
ha thì đến nay mỗi tổ tăng lên hơn 200 ha. Ðiều có ý nghĩa đặc biệt hơn,
những tổ sản xuất lúa giống đã giải quyết cho hàng trăm lao động thời vụ và
làm dịch vụ cấy lúa giống.
HTX nông nghiệp Vĩnh Trạch, đơn vị tiến lên từ THT sản xuất lúa
giống và tổ đường nước bơm tưới, đến nay có vốn điều lệ 2,5 tỷ đồng và
tương đương 1.443 cổ phần. Năm 2011, tổng doanh thu hơn 1,6 tỷ đồng, sau
khi trừ chi phí, lợi nhuận xấp xỉ 242 triệu đồng. Hiện tại, HTX thực hiện được
các khâu công việc như: Bơm tiêu úng vụ thu đông, kinh doanh lúa giống,
dịch vụ vật tư nông nghiệp và hoạt động tín dụng nội bộ. Như vậy, trong bốn
khâu công việc thì có dịch vụ bơm nước là hoạt động chủ yếu, các dịch vụ
khác còn ở dạng nhỏ lẻ nhưng cũng rất có hiệu quả, được nông dân đồng tình,
các ngành và các cấp ủng hộ.
Tuy nhiên, các HTX trong tỉnh vẫn còn một số hạn chế cần tiếp tục
được khắc phục như: nguồn hỗ trợ còn ít; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực, các hoạt động tư vấn, hỗ trợ… Một số HTX còn thụ động trong việc
tìm ra cách làm ăn mới, chỉ dừng lại ở vài khâu dịch vụ nên hiệu quả kinh tế
chưa cao, chưa thu hút được người dân, v.v.. Từ đó mô hình HTX NN ở tỉnh
An Giang chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra hiện nay.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hậu Giang
41
Hậu Giang là tỉnh thuần nông, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng
70% và trên 70% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Hậu Giang là
tỉnh đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích, sản
lượng, cơ cấu cây trồng và vật nuôi.
Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh năm 2016, số lượng THT, HTX
hoạt động có hiệu quả tăng lên so với năm 2015; tỷ lệ THT, HTX yếu kém
giảm xuống còn 8,87%; đặc biệt, có sự xuất hiện HTX mạnh dạn thực hiện
dịch vụ cung cấp đầu vào, đầu ra… đã đảm bảo được sự ổn định trong hoạt
động và phát triển của HTX.
Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý quỹ,
đảm bảo tiến độ, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn cho các HTX trên địa bàn tỉnh.
Công tác củng cố, nâng chất lượng hoạt động của các THT, HTX được
quan tâm: tỷ lệ HTX đã thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012
đạt 81,28%.
Công tác thực hiện 06 nội dung đề án “Về nâng cao chất lượng hoạt
động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2014 - 2016 và
định hướng đến năm 2020” bước đầu đã đạt được một số kết quả như đã nêu
trong báo cáo, cụ thể: chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được
quan tâm (tổ chức 11 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ HTX, với
trên 391 học viên tham dự; 07 lớp đào tạo kiến thức cho 366 cán bộ về quản
lý HTX, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật); chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa
học, kỹ thuật và công nghệ mới (hỗ trợ 02 HTX thực hiện Dự án “Nâng cao
năng suất, chất lượng đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tại HTX sản xuất
Cam Xoàn Phương Phú và Quýt Đường Long Trị, tỉnh Hậu Giang”; hỗ trợ 02
HTX đăng ký nhãn hiệu sản phẩm (HTX Cam Xoàn Phương Phú, xã Phương
Phú, huyện Phụng Hiệp đăng ký nhãn hiệu Cam Xoàn Phụng Hiệp và HTX
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

More Related Content

Similar to Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Similar to Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang (20)

Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
Luận án: Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái BìnhLiên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển trồng trọt tỉnh Thái Bình
 
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
 
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên GiangĐề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAYĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
 
Chính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Chính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và MỹChính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Chính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
 
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 

Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

  • 1. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VĂN THANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ TẬP THỂTRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG MÃ TÀI LIỆU: 80456 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN VĂN THANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS TRẦN VĂN GIAO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Văn Giao. Tài liệu và số liệu trích dẫn trong đề tài là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy. Kết luận của Luận văn không trùng lặp với những công trình đã được công bố trước đây. Tác giả luận văn Trần Văn Thanh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP CẤP HUYỆN..................................................................................................... 8 1.1. Tổng quan về các loại hình KTTT trong nông nghiệp cấp huyện.......... 8 1.1.1. Một số vấn đề chung về kinh tế tập thể và các loại hình kinh tế tập thể 8 1.1.2. Sự cần thiết tồn tại của các loại hình Kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội................... 14 1.1.3. Vai trò của kinh tế tập thể trong nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.......................................................................................... 16 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại hình Kinh tế tập thể trong nông nghiệp cấp huyện......................................................... 18 1.2. Quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp cấp huyện ................................................................................................21 1.2.1. Khái quát chung quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp .......................................................................... 21 1.2.2. Mục tiêu, nội dung quản lý nhà nước đốivới các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở cấp huyện.......................................................23 1.2.3. Vai trò, yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp...................................................................... 30 1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở một số địa phương trong cả nước và những bài học kinh
  • 5. nghiệm rút ra cho huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.............................36 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở một số địa phương trong cả nước ......................... 36 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang 43 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG...........................46 2.1. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang..............................................................................................46 2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang 46 2.1.2. Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang ......................................................................................51 2.1.3. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện KT - XH đến phát triển KTTT trongnôngnghiệp củahuyện GiồngRiềng, tỉnhKiên Giang......54 2.2. Tình hình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.............................................................................57 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các loại hình KTTT trong nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang................................... 57 2.2.2. Tình hình hoạt động của HTX NN ở huyện Giồng Riềng .........67 2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng.................................................................... 73 2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang...................................................................75
  • 6. 2.3.1. Về cụ thể hóa, triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về KTTT trong nông nghiệp 75 2.3.2. Về xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp 78 2.3.3. Công tác tổ chức và hướng dẫn đăng ký thành lập hợp tác xã nông nghiệp .............................................................................................82 2.3.4.Về tổ chức đàotạo,bồidưỡngnghiệp vụ, nângcaotrìnhđộchocánbộ quản lý và các kiến thức cần thiết cho thành viên hợp tác xã nông nghiệp .......83 2.3.5. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức tham gia và thành lập hợp tác xã nông nghiệp.............................................................. 84 2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của hợp tác xã theo quy định của pháp luật ................................................................. 84 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang 85 2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................... 85 2.4.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.................................. 88 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG...............................................................................93 3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu của Đảng, Nhà nước về quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp...............93 3.1.1. Quan điểm, chủ trương phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Đảng và Nhà nước.................................................................................... 93 3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
  • 7. ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020.................... 97 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang 100 3.2.1. Nhóm giải pháp về cụ thể hóa, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật đối với hợp tác xã nông nghiệp .................. 100 3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước và hướng dẫn, đăng ký thành lập đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ........................................................................................... 104 3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và các kiến thức cần thiết cho thành viên HTX NN và người nông dân........................................................................................108 3.2.4. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận động thành lập THT, HTX NN và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra..........................................110 3.2.5. Nhóm các giải pháp khác .....................................................114 3.3. Một số kiến nghị..............................................................................121 3.3.1. Đốivới Trung ương ............................................................. 121 3.3.2. Đốivới tỉnh Kiên Giang ....................................................... 123 3.3.3. Đốivới huyện Giồng Riềng ...................................................123 KẾT LUẬN ............................................................................................126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................128
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH ĐBSCL GAP : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Đồng bằng sông Cửu Long : Good Agriculture Practices (Thực hành canh tác tốt) HTX : Hợp tác xã HTX NN : Hợp tác xã nông nghiệp KTTT : Kinh tế tập thể KT - XH : Kinh tế - xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp & phát triển nông thôn QLHCNN : Quản lý hành chính Nhà nước QLNN : Quản lý Nhà nước SXKD : Sản xuất - kinh doanh THT : Tổ hợp tác
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện................................... 48 Bảng 2.2.1: Phân loại các loại hình hợp tác xã nông nghiệp năm 2016........ 69 Bảng 2.2.2:Trìnhđộ, văn hóachuyên môn củacánbộ quảnlý HTX NN....... 72 Bảng 2.3. Kết quả và hiệu quả kinh doanh bình quân của một hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng năm 2016 .................................................... 73 Bảng 2.4. Bảng xếp loại hợp tác xã nông nghiệp từ 2010- 2016 ................. 74 DANH MỤC BIỂU Biểu 1: Tình hình phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng giai đoạn 2010 - 2016..................................................................... 67 Biểu 2: Số lượng thành viên và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng giai đoạn 2010 - 2016.............................. 71
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia có trên 70% dân số sống ở nông thôn, cuộc sống chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là nhiệm vụ quan trọng trước hết của các địa phương trong cả nước. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, không thể bỏ qua nhiệm vụ phát triển KTTT trong nông nghiệp. Bởi KTTT trong nông nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, giúp cho nông dân tiếp cận được với các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta, định hướng sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn; đồng thời là nơi tổ chức, giúp đỡ, tư vấn, hướng dẫn, cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ sản xuất cho xã viên, hộ nông dân. Tuy nhiên, thực tế phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp ở nước ta còn chậm, những HTX, THT điển hình tiến tiến, SXKD có hiệu quả trong nông nghiệp còn ít, còn tồn tại nhiều HTX NN trong tình trạng yếu kém kéo dài. Tỉnh Kiên Giang nói chung, huyện Giồng Riềng nói riêng, là nơi có nền kinh tế nông nghiệp phát triển khá toàn diện ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, yêu cầu hội nhập quốc tế, kinh tế nông hộ đã tỏ ra có nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất nhỏ bởi đất đai manh mún, thiếu vốn, tập quán sản xuất riêng lẻ, sản lượng không đủ lớn, chất lượng, sức cạnh tranh kém. Do đó, KTTT trong nông nghiệp hình thành và phát triển là con đường, là chiếc cầu nối liên kết nông dân để hướng
  • 11. 2 đến nền nông nghiệp địa phương phát triển toàn diện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập. Thời gian qua, KTTT trong nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã nhận được nhiều chính sách ưu đãi, sự hỗ trợ của Nhà nước, tạo điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, KTTT trong nông nghiệp, nhất là các HTX NN vẫn đang gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động thấp; công tác QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế, bất cập. Để hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng - tỉnh Kiên Giang, sự định hướng, quản lý của chính quyền địa phương là hết sức cần thiết. Ở góc độ QLNN, các cơ quan QLNN cần có những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, có những chính sách hỗ trợ kịp thời để giúp cho các loại hình KTTT trong nông nghiệp phát triển bền vững và hội nhập được với thị trường nông sản thế giới. Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về kinhtế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành quản lý công là phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả HTX nông nghiệp là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong suốt quá trình cách mạng XHCN ở nước ta, vấn đề HTX nông nghiệp là chủ đề được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như:
  • 12. 3 - Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999) “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã khái quát toàn bộ quá trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam từ trước đến khi chuyển sang kinh tế thị trường và phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó phác họa một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX. - Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001),“ Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng phát triển phù hợp đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. - Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ 9 (2003), “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả tập trung trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta, đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay. - Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Minh Tâm (2000), “Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”. Tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp phát triển. - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thùy Hương (2003), “Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”. Tác giả trình
  • 13. 4 bày vai trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể; đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương. - PGS.TS Vũ Văn Phúc (2002), “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta”; Tạp chí Lý luận chính trị, số 1. - Nguyễn Văn Tuất (2002), “Hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long-Nhìn từ thực tiễn”; Tạp chí Khoa học về chính trị, số 3. Một số bài viết của các tác giả như: - "Kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", năm 2001 của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà. - "Những hình thức kinh tế hợp tác ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay", năm 1997, của Thạc sĩ Lê Công Đấu. Nhìn chung, các công trình kể trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của kinh tế hợp tác, một số loại hình KTTT trong nông nghiệp, HTX NN; trong đó, các công trình nghiên cứu trước năm 2001 chủ yếu đi vào làm rõ những yếu kém của mô hình HTX kiểu cũ, luận giải sự cần thiết, thực trạng chuyển đổi mô hình HTX theo Luật HTX (1996); các công trình nghiên cứu sau năm 2001, nghiêng về nghiên cứu sự phát triển của KTTT theo tinh thần Nghị quyếtĐạihộiĐạibiểu toànquốc lầnthứ IX củaĐảng. Cho đếnnaychưacó đề tài nghiên cứu cụthể về QLNN đốivớicác loại hìnhKTTT, mà điển hình là THT và HTX trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về KTTT trong nông nghiệp và công tác QLNN về KTTT trong nông nghiệp cấp huyện, luận văn nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về KTTT trong nông nghiệp tại huyện Giồng Riềng từ năm 2013 (từ
  • 14. 5 khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01-7-2013) đến nay và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về KTTT trong nông nghiệp của huyện. 3.2. Nhiệm vụ Để phù hợp và đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về KTTT trong nông nghiệp, QLNN về KTTT trong nông nghiệp. - Phân tích thực trạng hoạt động của KTTT trong nông nghiệp, công tác QLNN về KTTT trong nông nghiệp ở địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang từ 2013 đến nay. - Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường QLNN đối với KTTT trong nông nghiệp để tiếp tục phát triển KTTT trong nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Về lý luận và thực tiễn công tác QLNN đối với KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Trong đó, trọng tâm lý luận và thực tiễn công tác QLNN đối với một số loại hình KTTT mà chủ yếu là loại hình HTX canh tác lúa trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. - Về thời gian: từ năm 2013 (từ khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực) đến nay. 5. Phƣơng phápluận và phƣơng pháp nghiên cứu
  • 15. 6 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn: - Phươngpháp địnhtính:Tổnghợp, phântích, so sánh, kháiquát vấn đề… để khái quát một số vấn đề lý luận và thực trạng QLNN về KTTT trong nông nghiệp. - Phương pháp định lượng: Thống kê, khảo sát thực tế… để đánh giá thực trạng phát triển và thực trạng QLNN về KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. 6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài Lần đầu tiên, công tác Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang được nghiên cứu một cách có hệ thống; phân tích có phê phán cơ sở lý thuyết về KTTT trong nông nghiệp ở nước ta; góp phần đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề đang đặt ra về KTTT trong nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh hơn nữa KTTT trong nông nghiệp ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Với kết quả nghiên cứu đạt được, Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy huyện, thị, thành phố; xã, phường, thị trấn; các HTX NN trong tỉnh; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề
  • 16. 7 này. Đồng thời, có thể là tài liệu có giá trị trong công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Quản lý Nhà nước ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện và góp phần quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Giồng Riềng, nhiệm kỳ 2015-2020 về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, giai đoạn 2016-2020”. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp cấp huyện . Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
  • 17. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐIVỚI CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan về các loạihình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở cấp huyện 1.1.1. Một số vấn đề chung về kinhtế tập thể và các loại hình kinhtế tập thể 1.1.1.1. Một số vấn đề chung về kinh tế tập thể Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người trải qua các hình thái KT - XH khác nhau và ở mỗi hình thái KT - XH đó sự phát triển của lực lượng sản xuất luôn đi cùng là một quan hệ sản xuất phù hợp. Chính vì vậy sự hợp tác giữa con người với con người trong quá trình sản xuất là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, từ nhu cầu của cuộc sống để nương tựa lẫn nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ nhau trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Thông qua hợp tác sức lực của các cá nhân sẽ được kết hợp lại lớn mạnh hơn để nhằm thực hiện các công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng rẽ rất khó khăn mà thậm chí là không thể làm được. Chính vì vậy, cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng đã thúc đẩy quá trình hợp tác ngày càng tăng. Sự hợp tác không chỉ được giới hạn ở phạm vi vùng, quốc gia mà còn được mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Một minh chứng cụ thể cho quá trình hợp tác tất yếu phải diễn ra trên phạm vi thế giới đó là quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… đã làm cho sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm
  • 18. 9 vi toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp đều phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với xu thế mới. Kinh tế tập thể là hình thức liên kết tự nguyện, rộng rãi của người lao động, dựa trên sở hữu tập thể (cả sở hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế) để phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ nhau nhằm giải quyết tốt hơn những vấn đề của SXKD và đời sống. Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế của những người lao động sản xuất nhỏ trên con đường đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, bao gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và người làm dịch vụ nhỏ, cùng nhau làm ăn tập thể. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ SXKD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực, địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ. Hoạt động theo các nguyên tắc: hợp tác tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, phát triển cộng đồng. 1.1.1.2. Các loại hình Kinh tế tập thể trong nông nghiệp Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18-3-2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Trong đó nêu rõ: Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và hợp tác xã; trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ
  • 19. 10 chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã. Hợp tác, kinh tế hợp tác: Hợp tác là sự kết hợp sức lực của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng lẻ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng kém hiệu quả hơn. Hợp tác là hình thức tất yếu trong lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người. Kinh tế hợp tác là phạm trù hẹp hơn, phản ánh một phạm vi hợp tác - hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu thế và sức mạnh của tập thể để giải quyết tốt hơn các vấn đề SXKD và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của từng thành viên. Trong nền kinh tế nước ta hiện đang tồn tại nhiều loại hình kinh tế hợp tác. Mỗi loại hình lại phản ánh đặc điểm, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động tương ứng. Cụ thể là: Kinh tế hợp tác giản đơn: là các tổ, hội, nhóm hợp tác được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể kinh tế độc lập và có mục đích, hoạt động kinh doanh giống nhau, nhằm cộng tác, trao đổi những kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động SXKD. Kinh tế hợp tác giản đơn: có các hình thức như: Tổ, hội nghề nghiệp; Tổ nhóm hợp tác; Tổ kinh tế hợp tác, thường gọi tắc là “Tổ hợp tác”.
  • 20. 11 Tổ hợp tác là hình thức tổ chức dân sự, người dân thành lập tổ giải quyết các nhu cầu sản xuất, đời sống theo hướng thoả thuận dân sự, là đầu mối liên kết với chính quyền cơ sở, đối tác của các chương trình dự án cộng đồng, là khách hàng của các doanh nghiệp, nhà cung cấp hàng hoá, nơi thực hiện công tác vận động xã hội, xây dựng cụm, tuyến dân cư, làng, bản văn hoá,… Theo Điều 111 đến 120 của Bộ Luật Dân sự năm 2005: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”. Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác (THT) với những đặc điểm cơ bản: + THT do các cá nhân tự nguyên thành lập, là một loại hình của kinh tế tập thể, của tổ chức xã hội dân sự số lượng thành viên tối thiểu là 3 người, UBND cấp xã chứng thực hợp đồng hợp tác; + THT không phải là pháp nhân, hoạt động vì mục đích KT - XH, sở thích nhóm không trái với pháp luật. Hợp tác xã: HTX là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn. Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì: “Hợp tác xã là một tổ chức tự chủ của những ngườitình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong việc điều hành và quản lý dân chủ.”
  • 21. 12 Theo Khoản 1, Điều 3, luật Hợp tác xã năm 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.” Theo luật, HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật. HTX hoạt động theo nguyên tắc cơ bản là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để phân loạiHTX, ngườita căn cứ vào: - Theo chức năng hoạt động, tính chất, tình hình hoạt động của các HTX, thì HTX baogồm: + HTX dịch vụ, gồm: HTX dịch vụ từng khâu, HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng, HTX dịch vụ “đơn mục đích” hay “chuyên ngành”. + HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ. + HTX SXKD ở mức độ hợp tác toàn diện. - Theo ngành nghề SXKD, thì có các loại HTX sau: + HTX nông nghiệp; + HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; + HTX thương mại, dịch vụ; + HTX xây dựng;
  • 22. 13 + HTX giao thông vận tải; + HTX khoa học-côngnghệ; + HTX giáo dục - đào tạo… * Hợp tác xã nông nghiệp: Theo “Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp”, PGS.TS. Trần Quốc Khánh (chủ biên): “Hợp tác xã nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những hộ nông dân cá nhân, pháp nhân, có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân.” [28, tr.42] Từ định nghĩa trên, HTX NN có những đặc trưng chủ yếu sau đây: + HTX NN là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông hộ, nông trại có chung yêu cầu về dịch vụ cho SXKD và đời sống của mình mà bản thân từng hộ không làm được hoặc làm được nhưng kém hiệu quả. + Các thành viên HTX NN được mở rộng: ngoài nông hộ, nông trại còn có các cá nhân và pháp nhân khác cùng góp vốn và đều bình đẳng với nhau trong việc tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát và có quyền ngang nhau theo nguyên tắc mỗi người một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp là ít hay nhiều. + Mục đích thành lập của HTX NN trước hết là nhằm phục vụ cho thành viên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đáp ứng đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng của những dịch vụ, đồng thời tuân theo những nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá nội bộ thấp hơn giá thị trường. Phân phối lãi theo nguyên tắc: lãi chia cho thành viên
  • 23. 14 theo vốn góp cổ phần và mức độ sử dụng dịch vụ là có giới hạn còn trích lại vào các quỹ chung của HTX NN. + HTX NN là một tổ chức liên kết kinh tế của thành viên thực sự có nhu cầu, không phụ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh. * Các hình thức của hợp tác xã nông nghiệp - HTX NN làm dịch vụ: Đây là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp làm chức năng dịch vụ cho nông nghiệp, bao gồm: + Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (các HTX cung ứng vật tư, giống…). + Dịch vụ các khâu cho quá trình sản xuất nông nghiệp (HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật…). + Dịch vụ quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông nghiệp (HTX chế biến, tiêu thụ sản phẩm…). 1.1.2. Sự cần thiết tồn tại của các loại hình Kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn huyện đối với sự pháttriển kinhtế - xã hội KTTT chính là con đường thúc đẩy sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn phát triển. Các loại hình KTTT trong nông nghiệp đã và đang là nhu cầu tất yếu khách quan, là nhu cầu không thể thiếu trong việc phát triển KT - XH của nước ta hiện nay nói chung, ở huyện Giồng Riềng nói riêng. Sở dĩ nói như vậy bởi vì những lý do sau đây: - KTTT trong nông nghiệp chính là con đường mà các hộ sản xuất, hộ nông dân, hộ tiểu chủ, những đối tượng chiếm số đông nhưng lại có tiềm lực yếu, năng lực cạnh tranh thấp, dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, cần lựa chọn để tồn tại và phát triển.
  • 24. 15 - Thành viên trongcác loạihình KTTT, thành viên HTX NN tập hợp nhau lại trên các nguyên tắc hợp tác để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, lưu thông, đốiphó lại những khó khăn củatự nhiên, với sức ép của kinh tế thịtrường, sự cạnh tranh của các đốithủ kinh tế nhằm bảo vệ lợiích của chính mình. - KTTT trong nông nghiệp là một hình thức tổ chức nhân dân sống và làm việc theo tinh thần công bằng, nhân ái, là phương thức để Đảng và Nhà nước tập hợp, tổ chức và bảo hộ quyền tự do dân chủ của người lao động. Thực tiễn Việt Nam cũng đã có hàng trăm HTX và các loại hình KTTT trong nông nghiệp khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hỗ trợ các hộ nông dân vươn lên làm giàu, giảm nghèo và tạo dựng bộ mặt nông thôn mới. Ở Việt Nam hiện nay nói chung, trên địa bàn huyện Giồng Riềng nói riêng, một trong những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn quan trọng là nâng cao mức sống cho thành viên HTX và thành viên trong các loại hình KTTT trong nông nghiệp thông qua việc nâng cao năng lực và tổ chức của HTX và các loại hình KTTT trong nông nghiệp. Phát triển KTTT trong nông nghiệp được coi là cốt lõi trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Để giúp nông dân nâng cao thu nhập từ nông nghiệp thì phải giúp họ bán được nông sản với giá hợp lý và mua được vật tư đầu vào chất lượng; vay những khoản vay dài hạn lãi suất thấp; tiếp cận khoa học-kỹ thuật. Để làm được những việc này, nông dân không thể tự mình đơn lẻ thực hiện. Do đó, muốn nâng cao vị thế giao dịch cho nông dân phải nâng cao quy mô hoạt động thông qua hợp tác tự nguyện với nhau. Đây là lý do cơ bản phải củng cố và tiếp tục phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp. KTTT trong nông nghiệp có phát triển thì nông dân mới có vốn, có kiến thức, có thị trường, có nguồn cung - cầu dồi dào và bền vững. KTTT trong nông nghiệp có phát triển thì phong trào xây dựng “Nông thôn mới” mới khởi sắc.
  • 25. 16 1.1.3. Vai trò của kinh tế tập thể trong nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Với nền tảng tư tưởng hợp tác và phong trào HTX gần 200 năm qua, KTTT nói chung, KTTT trong nông nghiệp nói riêng đã trở thành một loại hình tổ chức phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội to lớn đối với từng quốc gia. Không những thế, KTTT trong nông nghiệp còn trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết trong tổ chức Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Cooperative Allien). Đối với nước ta, phát triển KTTT trong nông nghiệp là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát triển KT - XH và củng cố nền quốc phòng - an ninh đất nước, là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Về kinh tế: KTTT trong nông nghiệp đóng góp quan trọng cho GDP của cả nước trên hai kênh: trực tiếp và gián tiếp thông qua việc nâng cao hiệu quả của kinh tế thành viên tổ chức KTTT. Kinh tế thành viên tổ chức KTTT là bộ phận hữu cơ của KTTT. - Về xã hội: KTTT trong nông nghiệp tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho thành viên và người lao động, cung cấp hàng hoá và dịch vụ xã hội. Đến cuối năm 2014, cả nước có 10.446 hợp tác xã nông nghiệp. Tổng số xã viên hợp tác xã nông nghiệp khoảng 6,7 triệu người. Bình quân một hợp tác xã nông nghiệp có 660 xã viên. Tỷ lệ hộ nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp khoảng 45%. [35] Thông qua việc đạt được lợi ích chung về kinh tế, thành viên tổ chức KTTT tăng thu nhập, gắn kết hơn với nhau, mở rộng các sinh hoạt cộng đồng, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động SXKD, cải thiện đờisống văn hoá.
  • 26. 17 - Về chính trị, văn hoá: KTTT trong nông nghiệp hướng tới phát huy vai trò trong phát triển tinh thần “hợp tác”, cộng đồng, từng bước hiện thức hoá các giá trị đạo đức cao đẹp và các nguyên tắc HTX; nâng cao trách nhiệm xã hội của từng công dân cũng như của cộng đồng; tạo điều kiện cho cộng đồng ngày càng ổn định và gắn kết với nhau hơn. Thông qua các loại hình KTTT trong nông nghiệp, thành viên của cộng đồng có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ, góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. - Về thể chế: KTTT trong nông nghiệp, một mặt tạo ra kênh mới trong huy động nguồn lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng thành viên; vừa góp phần tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế, vừa giảm sự khắc nghiệt và cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên; vừa phát huy cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên, vừa tạo ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, KTTT trong nông nghiệp chính là conđường đưa nông dân đến giàu có, văn minh, từng bước nâng cao mức sống của người nông dân và đổimới bộ mặt nông thôn, thể hiện ở một số mặt sau: - KTTT trong nông nghiệp sản xuất phục vụ nhu cầu của thành viên trong tập thể và xã hội; hỗ trợ người nông dân về nhiều mặt như: dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra, dịch vụ bảo vệ thực vật, tưới tiêu… tạo điều kiện để hộ nông dân SXKD tốt, khai thác được thị trường trong và ngoài nước, góp phần cải thiện và không ngừng nâng cao mức sống của người dân ở nông thôn. - Hoạt động của các loại hình KTTT trong nông nghiệp là cung cấp dịch vụ cho toàn bộ thành viên có nhu cầu, nên đòi hỏi sản xuất của nông dân
  • 27. 18 phải được thực hiện theo hướng tập trung. Mặt khác, tập trung sản xuất sẽ tạo điều kiện cho HTX cũng như các loại hình KTTT dễ dàng quản lý và điều hành sản xuất, từ đó tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, nâng cao năng suất cây trồng, có điều kiện để chuyên môn hóa, phát triển ưu thế cây trồng địa phương. - KTTT trong nông nghiệp (chủ yếu là HTX NN) là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới người nông dân. Vì vậy, hoạt động của HTX NN có vai trò là cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệu quả. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việclựa chọn các loại hình Kinh tế tập thể trong nông nghiệp cấp huyện 1.1.4.1. Trình độ phát triển nông nghiệp hàng hoá Lý luận và thực tiễn chứng tỏ là khi nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, mục tiêu của người nông dân là tối đa hoá lợi ích, chứ không phải tối đa hoá lợi nhuận nên nhu cầu hợp tác của họ chủ yếu ở khâu đầu vào, với qui mô rất nhỏ bé. Do đó các hình thức tổ chức KTTT thường rất đơn giản. Khi sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, mục tiêu của người dân là tối đa hoá thu nhập, nên nhu cầu hợp tác của họ ở đầu ra nảy sinh và ngày càng bức xúc trên qui mô lớn. Điều đó cho thấy: Sự phát triển có hiệu quả các hình thức kinh tế tập thể sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá phát triển. Như vậy các giải pháp phát triển kinh tế tập thể không thể tách rời giải pháp phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, trong đó bao gồm cả biện pháp phát triển kinh tế nông hộ và trang trại sản xuất hàng hoá. Bởi vì phát triển kinh tế nông hộ, trang trại, gia đình vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thúc
  • 28. 19 đẩy sự ra đời và phát triển các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp [21, tr.195]. 1.1.4.2. Nhu cầu và mức sống của nông dân Với quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sẽ gay gắt hơn; mức sống của nông dân có liên quan đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Nông dân có xu hướng liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển. Do đó nhu cầu phát triển KTTT trong nông nghiệp càng trở nên bức xúc, cấp thiết đối với những hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.4.3. Chính sách của Nhà nước đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp Đâylà yếu tố tác động quan trọng đến quá trình hình thành, tồn tạivà phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp và là yếu tố quan trọng cho quá trình chuyển đổi, xây dựng HTX nông nghiệp kiểu mớitrong cơ chế thịtrường. Lịch sử quá trình hình thành, phát triển KTTT nói chung, HTX NN nói riêng đã chứng minh điều đó. Những quan điểm cơ bản về hợp tác hoá nông nghiệp lần đầu tiên được nêu lên khá toàn diện và đầy đủ là Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 16 (khoá II) với 20 điểm lớn, qui định từ mục đích, yêu cầu, đường lối giai cấp trong vận động hợp tác hoá đến phương châm, nguyên tắc, bước đi, qui mô tổ chức, chính sách… trong quá trình hợp tác hoá nông nghiệp. Và ngày càng được khẳng định trong các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tuy vậy, mô hình hợp tác hóa này đã bộc lộ nhiều nhược điểm đã kìm hãm sản xuất. Cho đến khi Chỉ thị số 100/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí
  • 29. 20 thư Trung ương ra đời – là một quyết định mang tính đột phá mở đầu công cuộc đổi mới KTTT, mà trước hết là HTX trong nông nghiệp. Và đây chính là điểm mở đầu cho việc ra đời Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khóa VI (4/1988), đánh dấu một giai đoạn chuyển biến quan trọng của mô hình HTX kiểu cũ, cũng chính là bước chuẩn bị quan trọng cho sự ra đời của Luật HTX (năm 1996) và sau đó là Luật HTX (năm 2003, năm 2012) tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản để HTX hoạt động phù hợp với thực tiễn đặt ra. 1.1.4.4. Bối cảnh kinh tế - xã hội “Sự phát triển các lĩnh vực hợp tác, các hình thức hợp tác và quy mô hợp tác ở những mức độ khác nhau là xuất phát từ quy luật quan hệ sản xuất nhất thiết phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” [30, tr. 24]. Mặt khác, nó còn chịu sự tác động của môi trường, điều kiện đặc thù của từng địa phương, đó là trình độ dân trí, văn hóa, truyền thống, tâm lý, tính cộng đồng, sự hiểu biết, tính năng động sáng tạo trong hoạt động SXKD dưới tác động của nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, v.v… [21, tr. 98]. 1.1.4.5. Thị trường đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường cùng với xu thế hội nhập, kinh tế nông hộ không thể tự thân trở thành một đơn vị kinh tế hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp lớn, trước hết trong dịch vụ đầu vào, đầu ra của kinh tế nông hộ. Do vậy, tất yếu các nông hộ phải liên kết lại với nhau trong các tổ chức KTTT của mình, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường, tự bảo đảm hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho kinh tế hộ đạt kết quả cao hơn. Vì thế, KTTT trong nông nghiệp trở thành chỗ dựa vững chắc để kinh tế hộ trở thành đơn vị
  • 30. 21 sản xuất hàng hóa tự chủ có khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập. 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở cấp huyện 1.2.1. Khái quátchung quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp Thuật ngữ Quản lý có nội dung rất rộng và phong phú. Trên thực tiễn khi sử dụng thuật ngữ này người ta thường gắn với đối tượng hay khách thể quản lý tạo nên cụm thuật ngữ kép như: Quản lý kinh tế, Quản lý văn hoá - an ninh - quốc phòng, Quản lý tài chính, Quản lý sản xuất - kinh doanh, Quản lý thiết bị v.v... Như vậy, thuật ngữ Quản lý phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể quản lý trong quá trình phát triển. Quản lý Nhà nước (QLNN) là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển của xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước. Hoạt động QLNN được bao quát trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó QLNN về kinh tế là một trong những lĩnh vực quan trọng. Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Quản lý Nhà nước về kinh tế nhằm hỗ trợ, đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển đồng đều. Trong nền kinh tế thị
  • 31. 22 trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta xác định kinh tế Nhà nước và KTTT ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Do đó, KTTT nói chung, KTTT trong nông nghiệp nói riêng cũng là một đối tượng cần được quan tâm của các cơ quan QLNN. Quản lý Nhà nước về KTTT trong nông nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng phápquyền Nhà nước lên các loại hình KTTT trong nông nghiệp nhằm định hướng, hỗ trợ để các loại hình KTTT trong nông nghiệp tồn tại, phát triển trong khuôn khổ pháp luật vì mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển triển KT - XH nói chung. Quản lý Nhà nước về KTTT trong nông nghiệp như việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ để KTTT trong nông nghiệp hoạt động; ban hành, thực thi các chính sách hỗ trợ, xây dựng chiến lược định hướng phát triển, tổ chức bộ máy quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của KTTT trong nông nghiệp. Nói chung, QLNN mang tính định hướng, hỗ trợ để các loại hình KTTT tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quản lý Nhà nước về KTTT trong nông nghiệp có sự khác biệt với quản lý SXKD của các đơn vị hay tổ chức kinh tế trong nông nghiệp. Các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp thực hiện việc tự chủ quản lý SXKD của mình gồm: xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất, thực hiện hạch toán kinh tế... tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động SXKD của các đơn vị, các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp phải tuân thủ pháp luật và chính sách của Nhà nước. QLNN về KTTT trong nông nghiệp và quản lý SXKD của các đơn vị, các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ biện chứng với nhau. QLNN về KTTT trong nông nghiệp thực hiện
  • 32. 23 tốt sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho quản lý SXKD của đơn vị tiến hành thuận lợi, có hiệu quả. Ngược lại, việc quản lý SXKD tốt vừa thể hiện hiệu lực của QLNN, vừa tạo điều kiện phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đầy đủ hơn và có hiệu quả hơn, đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn bộ nông nghiệp và nông thôn. QLNN về KTTT trong nông nghiệp thừa nhận và tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của các đơn vị, các tổ chức kinh tế, nhưng không buông trôi mà thực hiện việc kiểm soát chúng về mặt Nhà nước, nghĩa là thực hiện việc QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu, nội dung quảnlýnhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở cấp huyện 1.2.2.1. Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp Mục tiêu Quản lý nhà nước đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp là nhằm đạt mục tiêu chiến lược của Nhà nước về phát triển quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình KTTT trong nông nghiệp, góp phần quan trọng trong việc đưa nền nông nghiệp của huyện nhà phát triển toàn diện, nâng sức cạnh tranh. QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau: - Hoạch định phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp là một bộ phận quan trọng của QLNN về kinh tế nói chung và là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy Nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc bảo đảm quản lý chặt chẽ, hiệu quả và minh bạch đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp thông qua đưa các nội dung phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp vào các Đề án, chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH chung của địa phương.
  • 33. 24 - Tổ chức phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp Phát triển KTTT là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đồng thời cũng là sự nghiệp hết sức khó khăn đòi hỏi phải kiên trì, xuất phát từ nhu cầu thực tế, phù hợp với đặc điểm của từng ngành, địa phương và từng lĩnh vực kinh tế. Phải tuân thủ các quy định của Luật HTX và các quy định khác có liên quan, đảm bảo các loại hình KTTT trong nông nghiệp là tổ chức KTTT đồng sở hữu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm do các thành viên tự nguyện thành lập, trên cơ sở bình đẳng, dân chủ cùng có lợi. Xây dựng và phát triển KTTT phải gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương. Kế hoạch phát triển KTTT bám sát và cụ thể hóa các mục tiêu được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010 – 2020 của tỉnh, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành, địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình giảm nghèo. Phát triển KTTT, HTX phải xuất phát từ nhu cầu chung, thực tế của các thành viên; theo đúng các giá trị và nguyên tắc cơ bản của HTX, đồng thời có tác động trực tiếp đối với thành viên HTX, các HTX, THT trên địa bàn huyện. Thông qua HTX, thành viên, nhất là nông dân với quy mô sản xuất nhỏ có thể liên kết lại với nhau nhằm phát huy lợi thế của kinh tế theo quy mô, tăng cường năng lực và hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. [38]. - Tổ chức đánh giá việc phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp Việc tổ chức đánh giá quá trình, kết quả phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp là vô cùng cần thiết. Mục tiêu của việc tổ chức đánh giá này là xem xét chủ trương phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp
  • 34. 25 hiện nay đã phù hợp chưa; quy mô và chất lượng hoạt động; việc vận dụng các chính sách và nguồn lực đầu tư của nhà nước vào KTTT trong nông nghiệp, hiệu quả đầu tư... 1.2.2.2. Nội dung quảnlý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp cấp huyện QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp bao gồm nhiều nội dung, liên quan đến nhiều cơ quan, các cấp, các ngành. Căn cứ vào phân cấp, thẩm quyền, nội dung QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp của chính quyền địa phương cấp huyện được cụ thể hóa thành các nội dung chủ yếu như sau: - Triển khai, phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến các loại hình KTTT trong nông nghiệp Các văn bản pháp luật về KTTT trong nông nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan khác là khung pháp lý cần thiết để tiến hành hoạt động QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp. Do đó, chính quyền địa phương cấp huyện nhất thiết phải cụ thể hóa, tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các văn bản pháp luật đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp một cách phù hợp. Theo Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định một số nội dung chi tiết của Luật Hợp tác xã năm 2012, là những văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và HTX NN cho đến thời điểm hiện nay. Dựa trên Luật này, các cơ quan nhà nước theo thẩm quyền mà ban hành các văn bản hướng dẫn, thực thi. Dựa trên chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ quy định và yêu cầu phát triển HTX, Bộ NN&PTNT cùng các Bộ, Ngành có liên quan có trách nhiệm
  • 35. 26 nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật trình Chính phủ ban hành (hoặc ban hành theo thẩm quyền), sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy HTX và các loại hình KTTT khác phát triển, nhất là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng, khoa học - công nghệ, thông tin, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quàn lý của các loại hình KTTT trong nông nghiệp. Chính quyền địa phương cấp huyện có trách nhiệm nghiên cứu, cụ thể hóa, tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn huyện. Việc cụ thể các văn bản pháp luật yêu cầu phải sát tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với tình hình, thực trạng về hoạt động của các loại hình KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hệ thống văn bản thực thi pháp luật ở địa phương phải đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất; thủ tục hành chính đơn giản, khoa học và luôn được hoàn thiện thì sẽ mang đến hiệu quả quản lý cao. - Củng cố, kiện toàn bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp + Củng cố, kiện toàn bộ máy QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp Củng cố, kiện toàn bộ máy QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp là cách sắp xếp, bố trí, phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cùng cơ chế phối hợp thực hiện theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo cho bộ máy đó thực hiện tốt nhất chức năng quản lý của mình. Củng cố, kiện toàn bộ máy QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp ở cấp huyện là việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chỉ đạo về phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp, xem xét, lựa chọn,
  • 36. 27 bố trí nhân sự, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đảm bảo đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao. Để mang lại hiệu quả cho hoạt động QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp, bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan và có đội ngũ cán bộ côngchức tận tụy, có chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao. + Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp Để tạo điều kiện phát triển, Nhà nước có các chính sách để hỗ trợ đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp như: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp, tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển KT - XH, chính sách thành lập mới HTX, liên hiệp HTX, THT…. Ngoài ra, các loại hình KTTT trong nông nghiệp cũng cần có những chính sách về: hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của các loại hình KTTT; ưu đãi về tín dụng; hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ chế biến sản phẩm… Các cơ quan chức năng cần hướng dẫn các loại hình KTTT trong nông nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ, các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo cơ chế thông thoáng để các loại hình KTTT trong nông nghiệp được hưởng các chính sách đó một cách hiệu quả nhất. + Tổ chức và hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho các HTX NN Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các HTX NN; xét cấp, thu hồi giấy phép
  • 37. 28 hoạt động chi nhánh, văn phòng, đơn vị trực thuộc HTX NN đăng ký kinh doanh trên địa bàn địa phương. Cấp, thu hồi giấy phép mở chi nhánh, văn phòng, đơn vị trực thuộc HTX NN trên địa bàn quản lý. Việc tổ chức và hướng dẫn đăng ký thành lập HTX NN phải dựa trên nhu cầu hợp tác của các xã viên. Các cơ quan Nhà nước không làm thay, không chạy theo số lượng mà gượng ép trong việc thành lập mới các HTX NN ở địa phương. + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý ở các loại hình KTTT trong nông nghiệp, các kiến thức cần thiết cho xã viên HTX và hộ nông dân Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, điều hành ở các loại hình KTTT trong nông nghiệp, các kiến thức cần thiết cho xã viên HTX NN và hộ nông dân. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng chế độ và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quản lý và điều hành ở các loại hình KTTT trong nông nghiệp. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quản lý và điều hành ở các loại hình KTTT trong nông nghiệp được triển khai trên địa bàn. Không chỉ tập trung bồi dưỡng các kiến thức quản lý, mà cần phải mở thêm những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất mới, ứng dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất tốt (GAP, VietGAP)… Tổng kết, đánh giá kết quả bồi dưỡng, đào tạo sau các khóa học.
  • 38. 29 + Tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức tham gia và thành lập các loại hình KTTT trong nông nghiệp Phát triển KTTT trong nông nghiệp là do Nhà nước xây dựng và định hướng, với chủ thể thực hiện là người dân. Nhà nước phải tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, công chức và người dân am hiểu về bản chất, vai trò, tính tất yếu của KTTT trong nông nghiệp, đặc biệt là tuyên truyền cho người dân nhận thức được họ sẽ được hưởng lợi ích gì khi tham gia vào các loại hình KTTT trong nông nghiệp. Chỉ khi nào người dân nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KTTT trong nông nghiệp cũng như sẽ mang lại lợi ích chính đáng nào cho các thành viên và hộ nông dân thì mới có thể thu hút được họ tham gia xây dựng, phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp, giúp nông dân làm giàu, thay đổi bộ mặt nông thôn. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật HTX, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các xã viên, hộ nông dân để nâng cao nhận thức đầy đủ về bản chất tốt đẹp của các loại hình KTTT trong nông nghiệp. + Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luậtcủa Nhà nước có liên quan đến KTTT trong nông nghiệp Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển khai, thực hiện pháp luật của Nhà nước đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp, nhất là các HTX NN theo quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Nhà nước đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, tạo điều kiện tốt cho các loại hình KTTT trong nông nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng định hướng mà Đảng, Nhà nước đề ra.
  • 39. 30 Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của xã viên, hộ nông dân, các HTX NN về các hành vi vi phạm pháp luật về HTX; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của xã viên HTX NN và người lao động trong HTX NN. 1.2.3. Vai trò, yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp 1.2.3.1. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp - Ban hành và thực hiện các chính sách, các chương trình hỗ trợ phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp về đào tạo cán bộ; phát triển nguồn nhân lực; đất đai; tài chính; tín dụng; xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp;áp dụng khoa học và công nghệ; tiếp thị và mở rộng thị trường; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện để các loại hình KTTT trong nông nghiệp được tham gia các chương trình phát triển KT - XH của Nhà nước. Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở vùng nông thôn, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại hình KTTT trong nông nghiệp. Thu hút đầu tư và có những chính sách khuyến khích các loại hình KTTT trong nông nghiệp có thể tồn tại và hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký hoạt động. - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các loại hình KTTT trong nông nghiệp phát triển Ngày nay, trong xu thế hội nhập của thế giới, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cam kết thực hiện các hiệp định đối tác thế hệ mới. Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng vừa là thách thức cho các loại hình KTTT trong nông nghiệp, nhất là các HTX NN phát triển. Do năng lực hoạt động, nguồn lực tài chính có hạn, lại chưa có kinh nghiệm trong hợp
  • 40. 31 tác quốc tế nên các HTX NN dễ bị thua thiệt trong cạnh tranh, do đó, cần thiết phải có Nhà nước tác động thông qua những chính sách để nhằm giảm thiểu rủi ro cho các HTX NN; áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất của các HTX NN, cung cấp thông tin cho HTX NN hoạt động, bảo vệ quyền và bảo hộ hàng hóa sản phẩm của các HTX NN, tạo điều kiện cho HTX NN nói riêng và KT- XH quốc gia có thể phát triển được. - Bảo đảm địa vị pháp lý và điều kiện sản xuất, kinh doanh của các loại hình KTTT trong nông nghiệp bình đẳngvớicác loại hình doanh nghiệp khác Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế, chính sách, hành lang pháp lý; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các loạihình KTTT trong nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Tạo môi trường chính trị, kinh tế - xã hội, thông tin, cung cấp các dịch vụ thuận lợi, để các loại hình KTTT trong nông nghiệp hoạt động ổn định. - Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các loại hình KTTT trong nông nghiệp theo qui định của pháp luật Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển cho các loại hình KTTT trong nông nhiệp có thể tồn tại và hoạt động được. Hoạch định chiến lược phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp theo các quan điểm chiến lược phát triển KT - XH mà Nhà nước đã định ra. 1.2.3.2. Yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp là một nhu cầu tất yếu thể hiện chức năng của Nhà nước cũng như mong muốn của KTTT
  • 41. 32 trong nông nghiệp. Theo đó, QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp bằng pháp luật, theo pháp luật và tăng cường pháp chế Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chức năng của mình liên quan đến KTTT trong nông nghiệp, các cơ quan QLNN phải chấp hành Luật HTX và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Khi hoạch định, ban hành và tổ chức thực thi các chính sách đối với KTTT trong nông nghiệp phải dựa trên cơ sở pháp luật, không được tự ý ban hành các văn bản trái thẩm quyền, trái quy định của pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các loại hình KTTT trong SXKD; được quyền bình đẳng như những thành phần kinh tế khác trong các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Nhà nước không can thiệp vào việc quản lý và hoạt động hợp pháp của KTTT trong nông nghiệp. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến khi giải thể, các loại hình KTTT trong nông nghiệp, nhất là HTX NN không nằm ngoài sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan hành chính Nhà nước phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. - Đảm bảo khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, bao gồm các quan hệ liên doanh, liên kết giữa các loại hình KTTT trong nông nghiệp với các thành phần kinh tế khác, qua đó khai thác mọi nguồn lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
  • 42. 33 Để khuyến khích KTTT trong nông nghiệp phát triển theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, hoạt động QLNN cần phải tuân theo những yêu cầu sau: + Tạo hành lang pháp lý an toàn và môi trường hoạt động bền vững cho các loại hình KTTT trong nông nghiệp phát triển. Đó là điều kiện quan trọng để cho các loại hình KTTT trong nông nghiệp tồn tại, hoạt động ổn định trên cơ sở phát triển chung của thành phần KTTT. + Xây dựng và ban hành một hệ thống chính sách cho phù hợp, đặc biệt là chính sách thuế, đất đai, đào tạo cán bộ, vốn tín dụng... + Các chính sách của Nhà nước đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp phải gắn với lợi ích kinh tế thiết thực, có tác dụng khuyến khích sự phát triển của thành phần KTTT trên các lĩnh vực, chứ không vì phát triển các loại hình KTTT trong nông nghiệp. - QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp phải được thực hiện mộtcách thường xuyên và cósựphốihợp đồng bộgiữa cácngành, các cấp Để kịp thời định hướng, hỗ trợ và quản lý sự phát triển của các loại hình KTTT trong nông nghiệp, thì hoạt động QLNN phải được tiến hành một cách thường xuyên, đồng bộ trên nhiều mặt. Hoạt động QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp phải được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, nếu không được thực hiện đồng bộ, phối hợp một cách nhịp nhàng sẽ không đem lại hiệu quả. - Đảm bảo sự bình đẳng giữa KTTT với các thành phần kinh tế khác, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường
  • 43. 34 Trong quá trình quản lý và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế bằng công cụ hành chính, pháp luật và đòn bẩy kinh tế, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của nhà nước, điều tiết các lợi ích để đảm bảo công bằng xã hội. QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp phải góp phần hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường cạnh tranh không lành mạnh. - Tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các loại hình KTTT trong SXKD; không can thiệp vào công việc quản lý nội bộ và hoạt động hợp pháp của các loại hình KTTT trong nông nghiệp Thực tế tổng hợp gần 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về KTTT cho thấy, rào cản phát triển HTX lớn nhất là việc tổ chức thực hiện Luật HTX chưa nghiêm túc, có nơi QLNN lại buông lỏng, có nơi lại can thiệp quá sâu vào HTX, nhất là nhận thức xã hội chưa thật sự đúng đắn, đầy đủ về HTX. Bởi thế, theo một số chuyên gia về KTTT, vấn đề hiện nay là phải tăng cường hơn nữa công tác QLNN về KTTT nói chung, các loại hình KTTT trong nông nghiệp nói riêng, vấn đề này chính là việc thể chế Nghị định thi hành Luật HTX 2012 cần lưu ý tham khảo hài hòa với Nghị định 45/CP-NĐ ngày 21/4/2010 của Chính phủ, tổ chức hội đặc thù được "Tham gia thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực của hội theo quy định của pháp luật". Qua phân tích cụ thể, các Luật HTX đến nay đều ra đời trong bối cảnh đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, khác hẳn thời bao cấp. Đáng ra Luật HTX cần tuyên truyền sâu rộng đến người dân để đi vào cuộc sống, thì việc này chỉ làm bó hẹp trong một số cán bộ, đảng viên, cơ quan Đảng, chính
  • 44. 35 quyền và cán bộ HTX. Thế nên, xã viên HTX và các tầng lớp nhân dân chưa thực sự hiểu về mô hình HTX kiểu mới, bị nhầm lẫn với HTX kiểu cũ. Ví dụ ở đâu cũng có và ai cũng thấy rõ, việc chuyển đổi HTX cũ phổ biến mang tính hình thức, nhức nhối nhất là việc cho phép chuyển đổi cả các HTX yếu kém, chưa xử lý dứt điểm tồn đọng cũ. Chính sự tồn tại các HTX yếu kém này đã gây ra mặc cảm xã hội, hiểu sai lệch về HTX. Một hạn chế lớn đến nay chưa ai xác định được "liều lượng" tác động trong QLNN đối với HTX như thế nào cho phù hợp. Có thời kỳ quá thắt chặt QLNN làm cho HTX bị "hành chính hoá". Khi nhận ra, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào HTX, thì sự QLNN lại giảm sút đến mức buông lỏng. Hệ lụy vừa làm cho HTX không có nơi giúp đỡ khi cần, vừa làm cho cơ quan QLNN không nắm rõ tình hình HTX và rất khó đưa ra các chính sách phù hợp. Về vấn đề nhận thức, không chỉ người dân, các tầng lớp xã hội, mà nhiều cán bộ trong các cơ quan nhà nước vẫn chưa hiểu đúng về bản chất và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của mô hình HTX kiểu mới, dẫn đến vừa coi thường vừa can thiệp không đúng vào quyền tự chủ, tự quyết của từng HTX. Nói về QLNN đối với các loại hình KTTT trong nông nghiệp nói chung, HTX NN nói riêng tới đây, quan điểm một số chuyên gia cho rằng: Phải tôn trọng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của KTTT, HTX. Nhà nước hỗ trợ và thúc đẩy HTX phát triển, nhưng cần xóa bỏ sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động nội bộ của các HTX, ví như về nhân sự, tiền lương và giá dịch vụ do các HTX tạo ra... Thực tiễn HTX ở những nơi được chính quyền địa phương quan tâm đúng hướng, thì HTX phát triển và mang nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
  • 45. 36 1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với các loạihình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở một số địa phƣơng trong cả nƣớc và những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở một số địa phương trong cả nước 1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp Tính đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 200 HTX, trong đó hơn 170 HTX NN và đã giải thể 06 HTX. Không những vậy, công tác củng cố HTX được tiến hành tại 34 HTX yếu kém và thực hiện kiểm tra 18 HTX. Sau khi củng cố thì có đến 17 HTX được đề nghị giải thể. Điều này cho thấy, chất lượng hoạt động là mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Đơn cử như tại huyện Tháp Mười, Uỷ ban nhân dân huyện đã thành lập lại Ban chỉ đạo KTTT để xây dựng kế hoạch củng cố và tổ chức lại các HTX này. Hiện tại, địa phương đang làm thủ tục để sáp nhập 04 HTX, bao gồm HTX Toàn Thắng (xã Láng Biển) sáp nhập với Hợp tác xã Thắng Lợi (xã Mỹ Đông) và HTX Rạng Đông (xã Mỹ Quý) được sáp nhập với HTX Mỹ Đông 2 (xã Mỹ Đông). Huyện cũng đang hoàn tất thủ tục giải thể tự nguyện 07 HTX để chuyển sang hình thức Tổ hợp tác và tiến hành các bước giải thể bắt buộc đối với 02 HTX. Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc HTX nông nghiệp Thắng Lợi chia sẻ: “Việc sáp nhập này sẽ làm mất đi quyền lợi của một số cá nhân, nhưng vì lợi ích chung của tập thể và sự phát triển lâu dài của tổ chức nên phải sáp nhập để hoạt động hiệu quả hơn”. Để trở thành HTX mạnh thì không thể chỉ có vài chục thành viên với hơn 200 ha đất sản xuất và một vài dịch vụ được. Chính vì xuất phát từ nhu
  • 46. 37 cầu mở rộng sản xuất và nâng cao lợi nhuận của xã viên nên việc sáp nhập Thắng Lợi và Toàn Thắng là điều tất yếu. Hợp tác xã Toàn Thắng hiện chỉ thực hiện dịch vụ tưới tiêu. Sau khi hoàn tất việc sáp nhập, HTX Thắng Lợi (tên mới của HTX được sáp nhập) sẽ tiến đến xây dựng cánh đồng lớn, thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân, sản xuất lúa theo hướng VietGAP và mở thêm dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp cho xã viên. Việc sáp nhập các HTX trên địa bàn huyện thời gian qua nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX mở rộng quy mô, diện tích sản xuất và đa dạng các dịch vụ, từ đó tăng sức cạnh tranh cho HTX. Mục tiêu của việc giải thể HTX là nhằm giải quyết dứt điểm những tồn tại, yếu kém kéo dài không thể khắc phục được để hướng các HTX đi theo con đường liên kết, hợp nhất để mở rộng quy mô và phát triển đa dịch vụ. Cũng với mục tiêu trên, huyện Hồng Ngự cũng đã tổ chức hợp nhất 04 HTX nông nghiệp trên địa bàn xã Thường Phước 2 và xã Thường Thới Tiền thành HTX Phước Tiền với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng, hoạt động trên 8 lĩnh vực dịch vụ gồm: tưới tiêu, làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, thu hoạch, sau thu hoạch, tín dụng nội bộ, chăn nuôi và mua bán nông sản. Lý giải vì sao nhiều HTX của tỉnh cần phải củng cố tổ chức, hoạt động, ông Phạm Tấn Tho – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho rằng, không ít những HTX khó khăn, yếu kém về năng lực nội tại, cơ sở vật chất, hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng nông nghiệp của tỉnh nên quá trình liên kết sản xuất giữa HTX và doanh nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ và vai trò làm cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp chưa phát huy mạnh mẽ. Ngoài ra, một số HTX hình thành vội vàng, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành của Hội
  • 47. 38 đồng quản trị còn yếu và thiếu đội ngũ kế thừa, nhiều nơi chưa thực thích nghi với cơ chế thị trường. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh An Giang Là tỉnh có tỷ lệ hộ dân sinh sống bằng nghề nông khá cao ở đồng bằng sông Cửu Long, An Giang cũng là một trong những địa phương có phong trào kinh tế hợp tác, HTX NN phát triển khá mạnh trong vùng. Hoạt động của HTX tỉnh An Giang tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển KT - XH, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn; đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tiến hành quy hoạch lại sản xuất, cải tạo đồng ruộng hình thành những vùng tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản phẩm trên một đơn vị diện tích cho nông dân. Trong thời gian qua, các HTX ở An Giang phát triển đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, luôn khẳng định được vai trò, vị trí của mình, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển KT - XH ở địa phương. Các HTX đã tổ chức được các dịch vụ kinh tế hộ xã viên, tổ chức tập trung sản xuất tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống xã hội, liên kết hợp tác giữa những người lao động và các đơn vị kinh tế. Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh, toàn tỉnh An Giang hiện có 142 HTX, liên hiệp HTX, hơn 1.175 THT, câu lạc bộ nông dân... với hàng nghìn tổ viên tham gia. Về cơ bản, các tổ chức này đều hoạt động tương đối ổn định, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã viên. Ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã thành lập 14 THT sản xuất có 368 tổ viên, với hơn 5.500 ha đất sản xuất, vốn góp xấp xỉ 5 tỷ đồng. Toàn huyện duy trì hoạt động 18 HTX NN có 1.687 xã viên, với hơn 14.400 ha đất sản
  • 48. 39 xuất và vốn góp theo điều lệ gần 10 tỷ đồng. Các THT và HTX phục vụ tưới tiêu cho hơn 19.800 ha đất sản xuất (chiếm hơn 88% diện tích đất toàn huyện), tạo điều kiện cho nông dân tham gia sản xuất lúa và lúa nếp chất lượng cao. Các HTX nông nghiệp đều thực hiện tốt chức năng quản lý và điều hành sản xuất trong các khâu: Làm đất, bơm tưới, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Ðây là yếu tố quan trọng trong việc giảm chi phí giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy đời sống nông dân Phú Tân ngày thêm sung túc. Ở huyện An Phú, các HTX đẩy mạnh ứng dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng"1 và "1 phải, 5 giảm"2, nông dân huyện An Phú được hưởng lợi tăng thêm khoảng 75 tỷ đồng/năm (bình quân 2,5 triệu đồng/ha/vụ). Ðặc biệt, toàn huyện cũng đã quy hoạch 4 tiểu vùng rau màu, tổ chức lại sản xuất hơn 800 ha để khai thác lợi thế hướng sang thị trường Cam-pu-chia. Tiếp tục phối hợp với các ngành và Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm nông dân, An Phú tổ chức 53 lớp dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm... cho khoảng 1.600 hội viên nông dân. Mô hình Cánh đồng mẫu lớn ở ấp Tân Lợi, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cũng đang hoạt động có hiệu quả. Đây là mô hình sản xuất tập trung và có sự liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà. Mô hình này còn là điều kiện ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm hợp lý, giúp người trồng lúa yên tâm hơn. Do thấy được lợi ích, nhiều hộ nông dân trong ấp đã tích cực tham gia mở rộng "Cánh đồng mẫu lớn" và 1 3 giảm: Giảm lượng giống gieo sạ - Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh - Giảm lượng phân đạm; 3 tăng: Tăng năng suất lúa - Tăng chất lượng lúa gạo - Tăng hiệu quả kinh tế. 2 1 phải: Phải sử dụng giống tốt,giống xác nhận; 5 giảm: Giảm giống - Giảm lượng phân đạm - Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật - Giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới - Giảm thất thoát trong và sau thu hoạch.
  • 49. 40 phát triển ứng dụng chương trình "1 phải, 5 giảm" nâng lên được 370 ha, chiếm 57% diện tích sản xuất của ấp Tân Lợi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, diện tích sản xuất lúa toàn huyện tăng lên khoảng 4%, nhiều xã, thị trấn phát huy được ưu thế mô hình và nhân rộng từng địa phương. Ðiển hình như ở Vĩnh Khánh có Tổ sản xuất lúa giống Phan Ðức Minh và tại Mỹ Phú Ðông có Tổ sản xuất lúa giống của Nguyễn Ngọc Thuận, từ chỗ ban đầu chỉ vài chục ha thì đến nay mỗi tổ tăng lên hơn 200 ha. Ðiều có ý nghĩa đặc biệt hơn, những tổ sản xuất lúa giống đã giải quyết cho hàng trăm lao động thời vụ và làm dịch vụ cấy lúa giống. HTX nông nghiệp Vĩnh Trạch, đơn vị tiến lên từ THT sản xuất lúa giống và tổ đường nước bơm tưới, đến nay có vốn điều lệ 2,5 tỷ đồng và tương đương 1.443 cổ phần. Năm 2011, tổng doanh thu hơn 1,6 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận xấp xỉ 242 triệu đồng. Hiện tại, HTX thực hiện được các khâu công việc như: Bơm tiêu úng vụ thu đông, kinh doanh lúa giống, dịch vụ vật tư nông nghiệp và hoạt động tín dụng nội bộ. Như vậy, trong bốn khâu công việc thì có dịch vụ bơm nước là hoạt động chủ yếu, các dịch vụ khác còn ở dạng nhỏ lẻ nhưng cũng rất có hiệu quả, được nông dân đồng tình, các ngành và các cấp ủng hộ. Tuy nhiên, các HTX trong tỉnh vẫn còn một số hạn chế cần tiếp tục được khắc phục như: nguồn hỗ trợ còn ít; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, các hoạt động tư vấn, hỗ trợ… Một số HTX còn thụ động trong việc tìm ra cách làm ăn mới, chỉ dừng lại ở vài khâu dịch vụ nên hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa thu hút được người dân, v.v.. Từ đó mô hình HTX NN ở tỉnh An Giang chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra hiện nay. 1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hậu Giang
  • 50. 41 Hậu Giang là tỉnh thuần nông, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 70% và trên 70% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Hậu Giang là tỉnh đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích, sản lượng, cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh năm 2016, số lượng THT, HTX hoạt động có hiệu quả tăng lên so với năm 2015; tỷ lệ THT, HTX yếu kém giảm xuống còn 8,87%; đặc biệt, có sự xuất hiện HTX mạnh dạn thực hiện dịch vụ cung cấp đầu vào, đầu ra… đã đảm bảo được sự ổn định trong hoạt động và phát triển của HTX. Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý quỹ, đảm bảo tiến độ, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn cho các HTX trên địa bàn tỉnh. Công tác củng cố, nâng chất lượng hoạt động của các THT, HTX được quan tâm: tỷ lệ HTX đã thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đạt 81,28%. Công tác thực hiện 06 nội dung đề án “Về nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020” bước đầu đã đạt được một số kết quả như đã nêu trong báo cáo, cụ thể: chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm (tổ chức 11 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ HTX, với trên 391 học viên tham dự; 07 lớp đào tạo kiến thức cho 366 cán bộ về quản lý HTX, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật); chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới (hỗ trợ 02 HTX thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất, chất lượng đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tại HTX sản xuất Cam Xoàn Phương Phú và Quýt Đường Long Trị, tỉnh Hậu Giang”; hỗ trợ 02 HTX đăng ký nhãn hiệu sản phẩm (HTX Cam Xoàn Phương Phú, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp đăng ký nhãn hiệu Cam Xoàn Phụng Hiệp và HTX