SlideShare a Scribd company logo
1 of 183
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THANH TÙNG
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
Ngành : Kinh tế Phát triển
Mã số : 9013105
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. VÕ HÙNG DŨNG
2. TS. NGUYỄN VĂN BẢNG
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án,
LỜI CẢM ƠN
Để công trình này được hoàn thành, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâm của
rất nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến: thầy Bùi Quang Tuấn (Viện kinh tế Việt Nam) đã gợi ý và giao nhiệm vụ cho
tôi thực hiện đề tài; thầy Võ Hùng Dũng và thầy Nguyễn Văn Bảng đã hỗ trợ về tinh thần
trong suốt quá trình nghiên cứu mặc dù có nhiều khó khăn về thủ tục; các chuyên gia
nghiên cứu: GS. TS. Đỗ Hoài Nam, PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn, PGS. TS. Trần Công
Sách, PGS. TS. Cù Chí Lợi, TS. Dương Đình Giám, PGS. TS. Nguyễn Đình Long và Hội
đồng đã có những góp ý về nội dung và hình thức. Thầy Nguyễn Bá Ân đã cung cấp các
tư liệu cần thiết để kết quả luận án có được cơ sở thực tiễn tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ cộng tác viên của Viện phát triển Bền Vững
Nam Bộ đã không ngại khó khăn giúp thu thập các dữ liệu phỏng vấn sâu các chuyên gia
tại VKTTĐPN mặc dù điều kiện đi lại, phương tiện hết sức khó khăn và ngân sách eo
hẹp. Sự tham gia đóng góp của các chính quyền địa phương tại Tiền Giang, TP. HCM,
Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương; Trường Đại học Kỹ thuật TP. HCM, Sở kế hoạch đầu tư
Bình Dương, Sở kế hoạch và đầu tư Tiền Giang, Sở công thương Tiền Giang, Ban quản lý
khu công nghiệp Bình Dương, Ban quản lý khu công nghiệp Tiền Giang, Hội cơ khí Bà
Rịa Vũng Tàu, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất TP. HCM, Hội dệt may thêu
đan TP. HCM, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy Sản 2, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền
Nam, Công ty cổ phần Đường Bình Dương, Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương,
và nhiều các công ty khác đã giúp luận án có đủ thông tin hơn về thực trạng của liên kết
kinh tế tại VKTTĐPN.
Công trình nghiên cứu cũng không thể hoàn thành nếu không có các tài liệu chuyên
sâu về liên kết kinh tế của các tác giả nghiên cứu liên kết kinh tế tại các nước thành viên
thuộc OECD, các tác giả khác tại Việt Nam và trên thế giới.
Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời kính chúc sức khỏe đến tất cả các quý cơ
quan, tổ chức, và cá nhân ở trên.
Tp. HCM, ngày 18 tháng 8 năm 2018
Nguyễn Thanh Tùng.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ..................................... 10
1.1 Nghiên cứu về vùng và phát triển kinh tế vùng .......................................................10
1.2 Nghiên cứu về cực tăng trưởng với phát triển vùng trọng điểm .............................13
1.3 Nghiên cứu về liên kết kinh tế.....................................................................................14
1.3.1 Liên kết giữa các chủ thể vĩ mô ...............................................................................15
1.3.2 Liên kết giữa các chủ thể vi mô, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng.............................17
1.3.3 Liên kết mang tính chất lãnh thổ, liên kết nông thôn – đô thị..............................18
1.3.4 Nghiên cứu về liên kết kinh tế hiện đại ...................................................................19
1.4 Khoảng trống nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng ...................................................23
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC
TẾ VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM................................................................................................................................. 27
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm ..........27
2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm...........................................................................................27
 Vùng kinh tế...................................................................................................................27
 Vùng kinh tế trọng điểm...............................................................................................29
 Mô hình phát triển kinh tế vùng..................................................................................30
2.1.2 Liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm............................................................33
 Khái niệm liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm...............................................33
 Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận truyền thống .......................................................33
 Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận hiện đại................................................................34
 Các hình thức liên kết kinh tế hiện đại........................................................................38
 Các chủ thể liên kết kinh tế hiện đại............................................................................42
 Lợi ích và rủi ro từ liên kết kinh tế..............................................................................45
2.1.3 Xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở vùng kinh tế trọng điểm .............................47
2.1.3.1 Yêu cầu và nội dung xây dựng liên kết kinh tế hiện đại.....................................47
 Môi trường - Chính sách cho liên kết kinh tế .............................................................47
 Xây dựng chương trình liên kết...................................................................................51
 Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế ....................................................54
2.1.3.2 Các yếu tố tác động đến việc xây dựng liên kết kinh tế hiện đại .......................56
2.1.3.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả liên kết kinh tế hiện đại.......................................58
 Đánh giá hiệu quả liên kết kinh tế thông qua mô hình CIPM ..................................59
 Đánh giá mức độ trưởng thành qua mô hình 5 mức..................................................60
 Đánh giá thông qua các chỉ số kết quả và chỉ số dự báo............................................61
2.2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế vùng và một số gợi mở cho Việt
nam......................................................................................................................................62
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế.................................................................................................62
2.2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế của CANADA.......................................62
 Bối cảnh..........................................................................................................................62
 Môi trường: thể chế và chính sách ..............................................................................62
 Chương trình liên kết kinh tế.......................................................................................65
 Công cụ quản lý và hoạt động của các liên kết kinh tế..............................................65
2.2.1.2 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế tại Đức ..................................................67
 Bối cảnh..........................................................................................................................67
 Môi trường: thể chế và chính sách ..............................................................................68
 Chương trình liên kết kinh tế.......................................................................................69
 Công cụ quản lý và hoạt động của các liên kết kinh tế ..............................................70
2.2.1.3 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế tại Phần Lan.........................................71
 Bối cảnh..........................................................................................................................72
 Môi trường: thể chế và chính sách ..............................................................................72
 Chương trình liên kết kinh tế.......................................................................................75
 Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế ....................................................76
2.2.1.4 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế tại Hoa Kỳ ............................................76
 Bối cảnh..........................................................................................................................77
 Môi trường: thể chế và chính sách ..............................................................................77
 Chương trình liên kết kinh tế.......................................................................................79
 Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế ....................................................80
2.2.2 Một số gợi mở tham khảo cho Việt Nam ................................................................80
Chương 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM PHÍA NAM ......................................................................................................... 82
3.1 Một vài nét khái quát về vùng và phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam..82
3.2 Thực trạng liên kết.......................................................................................................87
3.2.1 Hình thức liên kết......................................................................................................87
 Hình thức hội tụ thuần túy – khu công nghiệp...........................................................88
 Hình thức liên kết kinh tế theo quan hệ khách hàng – nhà cung cấp ......................90
 Hình thức liên kết kinh tế sơ khai– liên kết 4 nhà......................................................92
 Hình thức liên kết theo mô hình kinh tế chia sẻ .........................................................93
 Liên kết theo mô hình chuỗi cung ứng ........................................................................94
 Liên kết theo cấu trúc quản trị của các tập đoàn lớn tại Việt Nam .........................94
 Liên kết các chính quyền địa phương giải quyết vấn đề chung của vùng................95
 Liên kết theo mô hình liên kết kinh tế hiện đại ..........................................................95
3.2.2 Chủ thể liên kết .........................................................................................................96
 Liên kết môi trường vĩ mô dưới góc nhìn của doanh nghiệp ....................................97
 Liên kết với trường đại học dưới góc nhìn của doanh nghiệp ..................................97
 Liên kết với viện nghiên cứu dưới góc nhìn của doanh nghiệp.................................97
 Liên kết với hội nghề nghiệp dưới góc nhìn của doanh nghiệp.................................98
 Liên kết với doanh nghiệp dưới góc nhìn của hiệp hội..............................................98
 Liên kết với doanh nghiệp dưới góc nhìn của trường đại học ..................................98
 Liên kết kinh tế dưới góc nhìn của Ban quản lý khu công nghiệp ...........................99
3.2.3 Chính sách liên kết....................................................................................................99
 Chính sách phát triển vùng ..........................................................................................99
 Chính sách khoa học và công nghệ............................................................................101
 Chính sách công nghiệp..............................................................................................102
3.2.4 Thể chế điều phối liên kết.......................................................................................102
3.3 Đánh giá thực trạng ..................................................................................................106
 Nhận thức và vai trò của chính phủ ..........................................................................106
 Thực trạng về quy hoạch trong vùng ........................................................................106
 Thực trạng về cơ sở hạ tầng giao thông ....................................................................108
 Thực trạng đào tạo nhân lực trong vùng ..................................................................109
 Thực trạng về trình độ công nghệ..............................................................................111
 Thực trạng về năng lực doanh nghiệp trong vùng...................................................113
 Nhận thức về giá trị lợi ích của liên kết của các chủ thể liên quan.........................114
 Thị trường và hội nhập quốc tế..................................................................................115
 Đánh giá kết quả liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ..............116
 Đánh giá hiệu quả của liên kết trong mô hình CIPM..............................................116
 Đánh giá mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế ................................................116
3.4 Nguyên nhân thực trạng............................................................................................118
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XÂY DỰNG LIÊN
KẾT KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở VÙNG KINH TẾ TRONG ĐIỂM PHÍA NAM
TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI..............................................................123
4.1 Bối cảnh phát triển mới và những vấn đề đặt ra cho xây dựng liên kết kinh tế ở
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam................................................................................123
4.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực ..................................................................................123
 Toàn cầu hóa................................................................................................................123
 Về chính trị ..................................................................................................................125
 Về kinh tế .....................................................................................................................125
4.1.2 Bối cảnh phát triển mới trong nước ......................................................................126
4.1.3 Bối cảnh phát triển mới của Vùng.........................................................................127
4.1.4 Những vấn đề đặt ra cho liên kết kinh tế Vùng....................................................128
4.2 Quan điểm thúc đẩy xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam trong bối cảnh phát triển mới .......................................................................129
4.3 Định hướng thúc đẩy xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam đến năm 2035.........................................................................................131
4.4 Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy liên kết .............................................................134
4.4.1. Phân tích SWOT ....................................................................................................134
4.4.2 Đổi mới nhận thức về liên kết: liên kết hiện đại và xây dựng liên kết kinh tế ở
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo quan điểm hiện đại......................................137
4.4.3 Phát triển cụm liên kết kinh tế hiện đại trong vùng ............................................141
 Xây dựng bản đồ liên kết kinh tế tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.............141
 Ví dụ về xây dựng chương trình liên kết nông nghiệp thông minh........................143
 Ví dụ về xây dựng liên kết “nhân lực trình độ cao – xây dựng thương hiệu toàn cầu
doanh nghiệp Việt”......................................................................................................147
4.4.4 Tạo lập môi trường chính sách thúc đẩy liên kết hiện đại ..................................151
 Chính sách ngành/ thị trường ....................................................................................152
 Chính sách công nghệ .................................................................................................154
 Chính sách vùng ..........................................................................................................155
4.4.5 Đổi mới bộ máy và thể chế điều phối sự phát triển và liên kết vùng .................157
 Cơ cấu tổ chức quản trị chung của liên kết kinh tế vùng........................................157
 Bộ máy vận hành cho trường hợp liên kết kinh tế Nông nghiệp thông minh........157
 Bộ máy vận hành cho trường hợp liên kết kinh tế Nhân lực trình độ cao – Thương
hiệu toàn cầu doanh nghiệp Việt................................................................................158
4.4.6 Tiến hành đánh giá liên kết kinh tế.......................................................................160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ..............................................163
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHH Bán lẻ hàng hóa
CLKKT Cụm liên kết kinh tế
CIPM Cluster Initiatives Performance
Model
Mô hình thực hiện xây
dựng liên kết
CNCB Công nghiệp chế biến
CNTT Công nghệ thông tin
ĐHSPKT Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
EU European Châu Âu
EZ Economic Zone Vùng Kinh tế
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GCIS Global Cluster Initiatives Survey Thống kê xây dựng liên kết
toàn cầu
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
ICT Information and Communication
Technology
Công nghệ thông tin và
truyền thông
ICOR Incremental Capital Output Ratio Tỉ lệ đầu ra vốn gia tăng
KHCN Khoa học công nghệ
LKKT Liên kết kinh tế
NGTK Niên giám thống kê
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế
SEZ Special Economic Zone Đặc khu kinh tế
SIC Standard Industrial Classification Phân loại tiểu chuẩn ngành
SWOT Strength Weakness Opportunity
Threat
Ma trận mạnh, yếu, cơ hội,
nguy cơ
SKHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư
SSP Công viên phần mềm Sài
Gòn
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TP Thành phố
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
UNIDO United Nations Industrial
Development Organization
Tổ chức phát triển công
nghiệp Liên Hiệp Quốc
USAID United States Agency for
International Development
Tổ chức Hoa Kỳ về phát
triển quốc tế
VLXD Vật liệu xây dựng
VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam
VKTTĐPB Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Bắc
VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm
VKTTĐMT Vùng Kinh tế trọng điểm
Miền Trung
WB World Bank Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1 Mô hình liên kết nông thôn – đô thị.....................................................................19
Hình 2. 1 Mô hình 3 lớp trong liên kết kinh tế ....................................................................47
Hình 2. 4 Liên kết tĩnh và động ...........................................................................................58
Hình 2. 2 Mô hình CIPM .....................................................................................................59
Hình 2. 3 Mô hình 5 cấp độ trưởng thành của liên kết kinh tế ............................................61
Hình 2. 5: Sơ đồ tổ chức của liên kết kinh tế .......................................................................78
Hình 4. 1 The House of Cluster Initiatives ........................................................................137
Hình 4. 2 Bản đồ liên kết VKTTĐPN................................................................................142
Hình 4. 3 Nông nghiệp thông minh ...................................................................................145
Hình 4. 4 Tương quan các chính sách................................................................................152
Hình 4. 5 Bộ máy vận hành liên kết kinh tế Nông nghiệp thông minh .............................158
Hình 4. 6 Liên kết nhân lực trình độ cao – thương hiệu toàn cầu doanh nghiệp Việt .......159
Hình 4. 7 Phương pháp đánh giá các liên kết kinh tế ........................................................160
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3. 1 Phỏng vấn Sở KHĐT Bình Dương (2015)..........................................................107
Hộp 3. 2 Khảo sát tại Sở Công Thương Tiền Giang 2015.................................................108
Hộp 3. 3 Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015 ..........................................................109
Hộp 3. 4 Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015 ..........................................................111
Hộp 3. 5 Khảo sát tại Sở KHĐT Tiền Giang 2015 ............................................................114
Hộp 3. 6 Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015 ..........................................................115
Hộp 4. 1 Hộp tham khảo kinh nghiệm Hàn Quốc..............................................................154
Hộp 4. 2 Tham khảo kinh nghiệm Cộng hòa SÉC.............................................................155
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Các quốc gia đã và đang phải đối mặt với việc duy trì và phát triển năng lực cạnh
tranh và phải thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt trong bối cảnh công
nghiệp 4.0 đang chi phối hầu hết các lĩnh vực trong khu vực công và tư, từ đó dẫn
đến các chiến lược phát triển vùng đã và đang áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới có
nhiều thay đổi. Nhiều khu vực từng là trung tâm sản xuất của thế giới nay đã trở lên
lạc hậu và nhường chỗ lại cho những khu vực mới nổi có chi phí sản xuất thấp hơn
nhưng lại tạo ra giá trị cộng thêm cao hơn. Hơn nữa, ngày càng nhiều các ngành sản
xuất và các lĩnh vực nghiên cứu phát triển sáng tạo có giá trị gia tăng cao ra đời và
trở thành trọng tâm phát triển của nhiều vùng và khu vực trên thế giới. Nhiều mô
hình kinh tế ra đời và phát triển theo cách thức mới với tốc độ (time-to-market) và
quy mô mở rộng (scale of scope) nhanh chưa từng có, làm thay đổi hoàn toàn cách
thức cạnh tranh của doanh nghiệp và các nền kinh tế ở mọi châu lục. Nền kinh tế
hiện đại đã chuyển từ hình thức cạnh tranh đơn lẻ, truyền thống sang hình thức cạnh
tranh bằng liên minh, liên kết, dựa trên nền tảng công nghệ, và mô hình quản trị
hiện đại. Câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là làm cách nào để phát
triển kinh tế của vùng và quốc gia để tạo ra được năng lực cạnh tranh mạnh và nâng
cao khả năng đổi mới sáng tạo để giải quyết bài toán phát triển kinh tế đất nước
trong tình hình hiện tại?
Giải pháp đang được quan tâm hiện nay của nhiều chính phủ là thực hiện các liên
kết kinh tế trong vùng đối với các doanh nghiệp, con người, kiến thức, công nghệ,
năng lực cốt lõi,.. để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng khả năng sáng tạo
trên nền tảng những vấn đề mới nổi như: bối cảnh của công nghiệp 4.0; sự phát
triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI); thời đại kỹ thuật số; nền kinh tế chia sẻ
(sharing economy); phát triển bền vững vùng (sustainable development); công cụ
quản trị hiện đại ở cấp chính phủ (tích hợp cả phương pháp vĩ mô và vi mô vào
trong chính sách trong đó xem doanh nghiệp là trọng tâm, cơ chế thị trường là nền
tảng); sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain); mô hình và cấu
trúc quản trị hiện đại (modern governance framework) thay đổi của các doanh
nghiệp,… Có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều chính phủ đã đổi mới và cho ra đời
các chính sách vùng, chính sách khoa học công nghệ, và chính sách cho doanh
nghiệp nhằm vào mục tiêu xây dựng liên kết kinh tế ở cấp vùng đồng thời vận dụng
2
các lý thuyết hiện đại nhất về liên kết kinh tế vùng theo những quan điểm mới nhất,
phù hợp với bối cảnh hiện nay của nền kinh tế toàn cầu.
Về ý nghĩa, liên kết kinh tế thể hiện sự kết nối giữa cá nhân, tổ chức, kiến thức,
kỹ năng,… mang lại giá trị và phát triển ở cấp độ vùng. Có nhiều bằng chứng cho
thấy việc liên kết như vậy làm cho các doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ hơn đối
thủ của họ ngay cả khi họ ở những vị trí địa lý khó khăn hơn. Sự liên kết cho phép
doanh nghiệp hình thành các liên minh giúp vượt qua được các khó khăn mà lẽ ra
họ khó có thể vượt qua khi hoạt động đơn lẻ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Các quốc gia tìm kiếm và nhân rộng các nhân tố thành công quan trọng
đã sử dụng liên kết kinh tế để hội tụ các doanh nghiệp sáng tạo lại với nhau tạo
thành sức bật cho nền kinh tế tri thức. Liên kết kinh tế còn mang ý nghĩa tối ưu hóa
hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên, tạo mối quan hệ hợp tác, tăng khả năng kết
nối, giảm chi phí giao dịch cho vùng.
Liên kết kinh tế là nội dung không mới. Nhiều nước thuộc OECD đã áp dụng
phương pháp này từ những năm 1990 để tạo sức bật cho sự đổi mới, nâng cao năng
lực cạnh tranh, chuyển đổi từ chiến lược phát triển dựa vào khai thác tài nguyên và
chiến lược phát triển dựa vào vốn đầu tư sang chiến lược phát triển dựa vào tri thức;
phát triển những sản phẩm giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu;
chuyển đổi từ chiến lược tập trung vào các doanh nghiệp chủ chốt, doanh nghiệp
nhà nước (national champion) sang hình thức thị trường, xây dựng liên minh liên
kết, liên kết chuỗi giá trị, và đặc biệt là giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ -
vốn chiếm số lượng lớn ở đại đa số các nền kinh tế.
Tuy nhiên, với sự hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu, sự ra đời của công nghệ
4.0, công cụ về xã hội thông tin, nhiều vấn đề mới nổi như đã đề cập ở trên, làm cho
các liên kết vượt trên cả khu vực địa lý, gắn kết với công nghệ, gắn kết với chuỗi
giá trị toàn cầu, làm thay đổi cơ bản về quan điểm liên kết kinh tế và phương pháp
tiến hành liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế hiện đại đã được định nghĩa lại, đưa ra
phương pháp và nội dung mới cho phù hợp với bối cảnh hiện tại và tương lai. Liên
kết kinh tế hiện đại được xem như là công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển
vùng của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên kết kinh tế là nhu cầu tất yếu trong phát
triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp 4.0 cần sự phối hợp của nhiều bên tham
gia (chính phủ, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, tổ chức tài chính,
chuyên gia công nghệ, …).
3
Đối với Việt Nam nói chung và VKTTĐPN nói riêng, các liên kết kinh tế có vai
trò cực kỳ quan trọng, giúp đột phá và tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia
cũng như của các địa phương, vùng lãnh thổ. Liên kết kinh tế thực sự là thành tố
quyết định để vùng phát huy thế mạnh của mình, trở thành đầu tàu lôi kéo, lan tỏa đến
các khu vực lân cận và các vùng khác. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, mặc dù
Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như: thành lập ra các ban chỉ đạo phát triển các
Vùng kinh tế trọng điểm, họp bàn nêu ra các bất cập trong liên kết vùng,… nhưng
dường như các giải pháp vẫn nằm ở phần hình thức mà chưa tác động vào bản chất để
làm thức tỉnh liênkết này, cũng như tạo được các cực tăng trưởng kinh tế.
Nghị quyết 23-NG/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách
phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn 2045, ban hành ngày 22
tháng 3 năm 2018 nhấn mạnh: “Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển
các ngành công nghiệp với chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp, giữa chiến
lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược, quy hoạch phát
triển các ngành kinh tế khác để hình thành các vùng công nghiệp, cụm liên kết
ngành công nghiệp, khu công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp,
trong đó cụm liên kết ngành công nghiệp là trọng tâm” đã cho thấy sự quan tâm và
đề cao liên kết kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia của Nhà nước.
Tại VKTTĐPN, với vai trò là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, VKTTĐPN cần nhiều hơn nữa những
phương thức phát triển mới, mang tính đột phá, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh và
tình hình mới hiện nay.
Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này nhưng đa
phần là bàn về một góc nào đó của liên kết hoặc theo những quan điểm liên kết kinh
tế truyền thống, bị chia chẻ, hoặc tiếp cận theo cách cổ điển vĩ mô, hoặc nhiều công
trình nghiên cứu về VKTTĐ khác mà chưa có công trình nào nghiên cứu về xây
dựng liên kết kinh tế cho VKTTĐPN theo quan điểm liên kết kinh tế hiện đại trong
bối cảnh của công nghiệp 4.0 và các vấn đề mới nổi, cần cách tiếp cận mới về
phương pháp luận cũng như hệ thống lý luận mới phù hợp với thời đại.
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tác giả tập trung nghiên cứu về “Xây dựng
liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Luận án tập trung vào
nghiên cứu việc xây dựng liên kết kinh tế tại VKTTĐPN, đưa ra cơ sở lý luận về
4
liên kết, giới thiệu một số mô hình mới về liên kết kinh tế theo phương pháp tiếp
cận hiện đại, xây dựng liên kết kinh tế, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế của
VKTTĐPN, và đề xuất giải pháp để thúc đẩy liên kết trong vùng kinh tế này trên cơ
sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu liên kết kinh tế phổ biến hiện nay của các nước
thuộc OECD, và tích hợp các nhân tố mới trong bối cảnh toàn cầu hiện tại, đặc biệt
là cách mạng công nghiệp 4.0, và các lý thuyết quản trị hiện đại hiện nay.
2. Mục tiêunghiên cứu
Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ lý luâ ̣n và thực tra ̣ng liên kết kinh tế của
VKTTĐPN hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết
kinh tế vùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới của
VKTTĐPN.
Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ những lý luận cơ bản về liên kết kinh tế;
- Phát triển một số cơ sở lý luận mới về liên kết kinh tế phù hợp với bối cảnh
hiện tại;
- Tìm hiểu kinh nghiê ̣m quố c tế về liên kết kinh tế của các vùng trên thế giới và
cách tổ chức, triển khai;
- Làm rõ thực tra ̣ng của liên kết kinh tế của VKTTĐPN, phát hiện các mặt
được, ha ̣n chế và nguyên nhân của các ha ̣n chế của VKTTĐPN;
- Đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết kinh tế nhằm thúc đẩy
năng lực sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN.
3. Đối tượng, phạm vi, và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết kinh tế hiện đại và tình hình liên kết
kinh tế của VKTTĐPN.
Về mặt không gian: nghiên cứu các liên kết kinh tế đại diện trên địa bàn của
VKTTĐPN là: Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình
Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai.
Về mặt thời gian: dữ liệu được thu thập từ năm 2004 (năm có quyết định điều
chỉnh ranh giới VKTTĐPN) đến cuối năm 2017.
Về mặt nội dung nghiên cứu: tập trung chính yếu các liên kết kinh tế và các nhân
tố liên quan tại địa bàn VKTTĐPN.
5
Phương pháp nghiên cứu
- Về cách tiếp cận chung: luận án sử dụng cách tiếp câ ̣n hê ̣thố ng, đề câ ̣p cả các
vấn đề lý luâ ̣n đến các vấn đề thực tiễn. Luận án áp dụng phương pháp luâ ̣n
duy vật biện chứ ng và duy vâ ̣t lịch sử , đă ̣t đối tượng nghiên cứ u trong hoàn
cảnh cụthể hiê ̣n nay và trong sựphát triển liên tục.
- Về phương pháp cụthể:
+ Nguồ n tư liệu và số liê ̣u:
Luận án đã chọn ra 4 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 tỉnh, thành phố của
VKTTĐPN theo các đặc điểm về kinh tế - xã hội, sự phát triển của công nghiệp hóa
và đô thị hóa,… để thực hiện khảo sát, thu thập thông tin. Đó là các tỉnh, thành:
Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh Tiền
Giang. Các tỉnh còn lại có đặc điểm tương đồng, cùng là vệ tinh của Thành phố Hồ
Chí Minh như Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An.
Luận án thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, thu thập dữ liệu thứ cấp từ
Internet, dữ liệu từ tổng cục thống kê, văn bản pháp luật, các báo cáo kết quả của
các địa phương; thực hiện phỏng vấn chuyên gia sâu những người đại diện cho các
cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, hiệp hội, và trường đại học ở 4
tỉnh, thành thuộc VKTTĐPN.
Ngoài việc sử dụng các dữ liệu thống kê, luận án còn mở rộng điều tra bổ sung
thông qua phỏng vấn sâu, nhằm làm rõ hơn những đặc điểm mà phương pháp thống
kê không thể quan sát được về chiều sâu cũng như mức độ bao quát của nội dung
nghiên cứu. Nội dung mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu được giới thiệu bên dưới đây
và được thể hiện chi tiết trong phụ lục đính kèm.
Mô tả mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu
Luận án đã áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia, thực hiện
phỏng vấn sâu đại diện các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu,
ban quản lý khu công nghiệp, hiệp hội, và trường đại học:
Bảng 1. 1 Mô tả mẫu nghiên cứu ở 4 tỉnh, thành của VKTTĐPN
STT
Tỉnh,
thành phố
Loại hình tổ chức
Doanh
nghiệp
Hội
nghề
nghiệp
BQL
KCN,
KCX
Cơ quan,
tổ chức
Nhà nước
Viện
nghiên
cứu,
Tổng
6
Trường
Đại học
1 Tp.Hồ
Chí Minh
3 1 1 1 2 8
2 Bình
Dương
3 1 1 5
3 Bà Rịa
Vũng Tàu
3 1 4
4 Tiền
Giang
4 1 2 7
Tổng 13 2 3 4 2 24
Nội dung thực hiện phỏng vấn sâu và các chi tiết cụ thể được ghi chép trong tư
liệu đính kèm với nội dung hơn 290 trang (tham khảo phụ lục đính kèm). Trong đó,
tiêu chí của mẫu nghiên cứu:
(i) Những người tham gia phỏng vấn là những chuyên gia có chuyên môn sâu
trong lĩnh vực – thông thường là đại diện cấp quản lý của tổ chức được
nghiên cứu
(ii) Phiếu phỏng vấn đủ về cơ cấu (các tỉnh thành tham gia, đại diện từ các
nhóm: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, hội
nghề nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp)
(iii) Nội dung của phỏng vấn bao trùm đầy đủ các vấn đề cần nghiên cứu.
7
4. Quy trình nghiên cứu của luận án
5. Khung phân tích của luận án
Khung phân tích liênkết kinh tế VKTTĐPN
Mô hình 3 lớp về liênkết kinh tế
Lớp 1: Môi trường – chính sách và thể chế của liênkết kinh tế
Lớp 2: Xây dựng chương trình liênkết
- Trọng tâm, mục tiêu của chương trình liênkết
- Phương pháp nhận diện liênkết kinh tế
- Cơ chế lựa chọn chương trình liênkết
Vấn đề nghiên cứu: xây dựng liên
kết kinh tế ở VKTTĐPN
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống lý thuyết về xây
dựng liên kết kinh tế
- Đánh giá thực trạng liên kết
kinh tế ở VKTTĐPN
- Đề xuất giải pháp xây dựng
liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực
tiễn xây dựng liên kết kinh tế
trên thế giới
Tìm hiểu thực trạng xây dựng
liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Phân tích so sánh chuẩn và đánh giá
(Benchmarking)
Đề xuất giải pháp cho xây dựng liên
kết kinh tế ở VKTTĐPN
8
- Huy động ngân sách cho liênkết kinh tế
Lớp 3: Công cụ quản lý và hoạt động của liênkết kinh tế
Đánh giáliênkết kinh tế
Đánh giáhiệu quả liênkết qua mô hình CIPM
Đánh giámức độ trưởng thành liênkết qua mô hình 5 cấp độ trưởng
thành
Đánh giáthông qua các chỉ số kết quả và chỉ số dự báo vĩ mô và vi mô
Các yếu tố tác động đến việc hình thành liênkết kinh tế
- Nhận thức và vai trò chỉ đạo của chính phủ
- Quy hoạch
- Kết cấu hạ tầng
- Trình độ nhân lực của vùng
- Trình độ công nghệ
- Năng lực doanh nghiệp trong vùng
- Nhận thức về giá trị lợi íchcủa liênkết của các chủ thể liênquan
- Thị trường và hội nhập quốc tế
Mô hình xây dựng và mục tiêu hàng đầu của liênkết kinh tế
- Mô hình HCI: triết lývà trụ cột xây dựng liênkết kinh tế
- 10 mục tiêuhàng đầu về xây dựng liênkết kinh tế
- Bản đồ liênkết kinh tế
- 5 chương trình liênkết kinh tế cụ thể ưu tiêntriểnkhai tại VKTTĐPN
9
6. Tính mới và đóng góp của luận án
(i) Cụ thể cơ sở lý luận về liênkết kinhtế cho phát triển kinhtế vùng
(ii) Đưa ra một số khái niệm mới, mô hình, và phương pháp liên kết kinh tế
theo quan điểm hiệnđại
(iii) Đề xuất mô hình 3 lớp (3 layers of Cluster Initiatives) làm cơ sở quan
trọng để xây dựng các liên kết kinh tế ở VKTTĐPN nói riêng và các
vùng kinh tế trọng điểm khác tại Việt Nam nói chung
(iv) Làm rõ thực trạng liên kết vùng VKTTĐPN và những hạn chế, yếu kém,
nguyên nhân cảntrở liênkết kinhtế;
(v) Đề xuất mô hình 5 mức trưởng thành (Cluster Maturiry Model) giúp đánh
giá mức độ phát triểncủa liênkết kinhtế
(vi) Đề xuất một số giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh tế ở
VKTTĐPN.
(vii) Đề xuất ramô hình HCI (the House of Cluster Initiatives)thể hiệntriết lývà
nguyên tắc để triểnkhai liênkết kinhtế hiệnđại trongbối cảnhcôngnghiệp
4.0
(viii) Đề xuất bản đồ liên kết (Cluster Mapping) và một số chương trình liên kết
cụ thể tại VKTTĐPN
(ix) Đề xuất hiện thực 10 mục tiêu hàng đầu trong đó bao gồm 5 mục tiêu nền
tảng và 5 mục tiêuđột phácho VKTTĐPN
7. Cấu trúc của luận án
Cấu trúc luận án, ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, bao gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến xây dựng liên kết kinh tế
Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm
Chương 3: Thực trạng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
Chương 4: Đề xuất các giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh tế ở
VKTTĐPN.
10
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG
LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1.1 Nghiên cứu về vùng và phát triểnkinh tế vùng
Các nghiên cứu về vùng và phát triển kinh tế vùng đã được tiến hành rất sớm từ
những năm đầu thế kỷ 19 và được nhiều nhà nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh
theo thời gian. Vào thế kỷ thứ 19, Ricardian bắt đầu sử dụng khái niệm lợi thế
cạnh tranh để giải thích về quá trình chuyên môn hóa của vùng và quốc gia. Ông
cho rằng: với đặc trưng khác nhau về vị trí địa lý, nguyên vật liệu, nguồn lao động
giá rẻ của từng khu vực sẽ tạo ra vùng kinh tế có năng lực sản xuất cạnh tranh hơn
những vùng khác, từ đó dẫn đến hoạt động sản xuất này sẽ được chuyên môn hóa.
Quá trình chuyên môn hóa này giúp doanh nghiệp tại mỗi địa phương có khuynh
hướng thực hiện những chuyên môn nhất định và những doanh nghiệp có hoạt
động giống nhau hoặc liên quan thường có sự liên kết với nhau một cách tự nhiên.
Một thế kỷ sau, Alfred Marshall cho rằng năng suất sẽ tăng hơn nếu nhiều
doanh nghiệp trong cùng ngành hội tụ tại các vị trí địa lý gần nhau (co-location).
Điều này làm tăng khả năng chia sẻ nguồn lực, lan tỏa tri thức và chuyên
môn.Việc hội tụ sẽ mang đến sự tự hoàn chỉnh một cách tự nhiên, làm gia tăng
tích lũy tài sản và lợi thế cho vùng đó.
Nghiên cứu của nhà địa kinh tế như Krugman và Venables (1990) cho rằng các
lực lượng thị trường (doanh nghiệp, tổ chức, tổ chức tài chính,…) có khuynh
hướng tập trung đầu tư vào những vùng thịnh vượng nơi có thể sử dụng thuận tiện
về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đồng thời ít rủi ro, và tiếp cận thị trường dễ dàng
hơn. Nghiên cứu cũng đề cao tầm quan trọng của những giải pháp nhằm tiết kiệm
chi phí của vùng như thiết lập mạng lưới và liên kết hợp tác trong vùng.
Như vậy, việc các doanh nghiệp có ngành nghề giống nhau hoặc liên quan nhau
thường hội tụ tại những vị trí địa lý gần nhau nhằm chia sẻ tri thức, lao động,
nguồn lực, thông tin, hình thành các vùng kinh tế là một quá trình tự nhiên. Quá
trình này sẽ làm năng suất tăng, tạo ra sự hội tụ về mặt kinh tế, và là tiền đề quan
trọng của các liên kết kinh tế.
Các nghiên cứu mới hơn nổi bật bao gồm nghiên cứu của Porter (1999) đề cao
việc đổi mới quy trình, chất lượng đầu vào, giáo dục, sự cạnh tranh, thể chế hỗ trợ
cho việc đổi mới,… dẫn đến cải tiến hiệu quả của vùng. Công trình nghiên cứu của
Casey J. Dawkins (2003) về “lý thuyết phát triển vùng: cơ sở khái niệm, các phát
11
triển lịch sử và mới nhất” đã tổng quan về các lý thuyết phát triển vùng và xem xét
các khái niệm nền tảng, những mô hình chính, và những lý thuyết vùng phát triển
mới nhất. Các chủ đề được chú trọng: (1) lý thuyết về sự hội tụ và phân kỳ về vốn
trong vùng theo thời gian; (2) các giả định liên quan đến quy mô kinh tế bên trong
và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng; và (3) vai trò của không
gian trong việc định hình kết quả thị trường lao động vùng.
Nghiên cứu của Department of Regional Australia, Local Government, Arts and
Sport (2012) cho rằng hiệu quả kinh tế của một vùng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân
tố, bao gồm:
- Vốn con người bao gồm trình độ và kỹ năng sẽ giúp nâng cao khả năng cải
tiến và năng suất, thích nghi với quy trình, công nghệ mới, nâng cao đời sống;
- Sự thay đổi về dân số và cộng đồng phát triển bền vững (bao gồm 3 yếu tố về
môi trường, kinh tế, xã hội);
- Khả năng tiếp cận thị trường vùng, quốc gia và quốc tế của vùng;
- Lợi thế cạnh tranh và năng lực doanh nghiệp;
- Sự tham gia liên ngành và phối hợp hiệu quả của các cấp trong chính phủ
trong việc lập kế hoạch vùng;
- Hình thành các cực tăng trưởng trong vùng để có tác dụng lan tỏa.
Công trình nghiên cứu của Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) “Vai
trò của cực tăng trưởng đối với phát triển vùng” đã có tiếp cận cho rằng mô hình
cơ bản cho phát triển vùng là lý thuyết cực tăng trưởng của Francois Peroux. Lý
thuyết này được bổ sung sau đó bởi Albert Hirscham. Công trình này đã giới thiệu
mô hình về các điểm tăng trưởng “growth points” trong việc lập kế hoạch vùng và
các chương trình phát triển kinh tế vùng. Sử dụng mô hình này cho phép đưa ra
một giải thuật để nhận diện những vùng tiềm năng nhất thu hút đầu tư FDI.
Công trình của Nguyễn Bá Ân (2013) bàn về “phân tích vùng, quy hoạch và
phát triển vùng, phương pháp quy hoạch vùng, trình tự quy hoạch vùng”, đề cập
các vấn đề:
- Phương hướng phát triển vùng: mục tiêu phát triển vùng, trọng điểm phát triển
vùng, quan điểm phát triển vùng, phương hướng phát triển vùng, phân tích môi
trường bên ngoài của phát triển vùng, đề xuất phương án phát triển vùng
- Quy hoạch phát triển ngành của vùng: quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng,
quy hoạch phát triển ngành khai thác khoáng sản của vùng, quy hoạch phát triển
12
công nghiệp nguyên vật liệu, quy hoạch phát triển công nghiệp chế tạo, quy
hoạch phát triển ngành công nghệ cao, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của
vùng, định hướng phát triển đô thị và dự báo,..
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng, nhưng theo
tác giả, trọng tâm và rõ nét nhất về các giải pháp cho phát triển vùng được Viktor
Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) đưa ra logic và tổng hợp nhất. Công trình
này chỉ ra rằng việc phát triển kinh tế vùng có thể được hiện thực bởi 03 mô hình
được tóm lược thông qua bảng dưới đây:
Bảng 1. 2 Mô hình phát triểnkinh tế vùng
Mô hình Tính chất
Cực tăng trưởng
“Growth Poles”
Cực tăng trưởng là trung tâm và khu vực kinh tế có nhiều
doanh nghiệp lớn trong vùng. Đây là vị trí có sự tập trung
dày đặc các ngành mà việc phát triển có ảnh hưởng, tạo
động lực, xuất hiện các trung tâm ngành và các vùng ngoại
biên
Cực tăng trưởng được hiện thực thông qua việc tạo ra các
đặc khu kinh tế (free economic zones), công viên công nghệ
(technological parks), thành phố công nghệ (technology
towns), vùng phát triển ưu tiên (priority development
territories).
Hình thành cực tăng trưởng cần ra đời các thể chế và chính
sách đặc biệt trên khu vực nhất định nhằm thu hút các
doanh nghiệp tư nhân, FDI,..
Hội tụ
“Agglomerates”
Hội tụ là sự tập trung dân cư ở mức độ dày đặc trong một
nơi với sự phát triển kết nối về văn hóa, xã hội, sản phẩm,
ngành nghề tiềm năng hoặc nguồn lực (tài chính, lao động,
hạ tầng, đầu tư, thông tin,…).
Việc hội tụ thường do yếu tố lịch sử và quá trình kinh
doanh, buôn bán lâu năm của khu vực. Hội tụ thường thấy
như các làng nghề, phố, chợ, trung tâm,…
Liên kết kinh tế
“Clusters”
Sự tập trung ở một khu vực nhất định của những công ty có
liên hệ: thiết bị, thành phần, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, các tổ
chức nghiên cứu và tổ chức khác liên kết nhau để gia tăng
13
sức cạnh tranh và hoạt động kết nối với nhau như một hệ
thống.
Liên kết kinh tế ra đời có nhiều hình thức và đa dạng từ cơ
bản như quan hệ hợp tác của doanh nghiệp, đến mạng lưới
các kết nối, đến liên kết kinh tế cụm ngành, đến liên kết
giữa các vùng, và siêu liên kết (liên kết giữa các liên kết).
Nguồn: Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013)
1.2 Nghiên cứu về cực tăng trưởng với phát triểnvùng trọng điểm
Từ những năm giữa thế kỷ 19, Johann-Heinrich Von Thunen (1833) trong lý
thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp đã coi các thành phố, các cảng biển,
các đầu giao thông lớn là những nút, những trọng điểm của lãnh thổ có sức hút và
sức lan tỏa ra xung quanh. Cách phân tích và lý luận để dẫn đến lý thuyết phát
triển các vành đai nông nghiệp dưới ảnh hưởng của các thành phố có ích rất nhiều
cho những nghiên cứu liên quan đến vùng trọng điểm của lãnh thổ.
Nhà kinh tế học A.Weber (1909) trong lý thuyết định vị công nghiệp đã đề cập
những ưu điểm và hạn chế của việc tập trung các doanh nghiệp tại một địa điểm
mà trong ngôn ngữ kinh tế học hiện đại, chúng được gọi là các lợi ích ngoại ứng,
và chi phí ngoại ứng của vùng lãnh thổ trong phạm vi quyết định đầu tư. Các lợi
ích ngoại ứng xuất hiện khi các doanh nghiệp có thể chia sẻ gánh nặng sử dụng
chung hệ thống kết cấu hạ tầng và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động, thực
hiện chuyên môn hóa, hợp tác hóa, làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiên liệu, năng lượng. Phí kinh tế ngoại ứng
xuất hiện khi có sự quá tải của lãnh thổ và sự cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau dẫn đến
hạn chế sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Theo Paul Krugman (2008) trong quan điểm địa kinh tế mới, để phát triển vùng
kinh tế trọng điểm muốn toàn bộ quốc gia trở nên phồn thịnh thì nhất quyết phải
có một số vùng giàu lên trước những vùng khác. Đây là khía cạnh ủng hộ cho
quan điểm cần phải có các vùng kinh tế trọng điểm ở các nước đang phát triển
theo nghĩa tạo động lực cho tăng trưởng nhanh, tích tụ các yếu tố vật chất cho quá
trình thực hiện phát triển kinh tế chung cả nước. Chênh lệch về mức sống theo
không gian sẽ đi theo hình chữ U ngược, tức là mở rộng ở giai đoạn đầu của phát
triển kinh tế, tiếp tục duy trì mức cao trong thời gian dài trước khi dần dần hội tụ
với nhau.
14
Theo Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010): Vùng kinh tế trọng điểm là
vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh
tranh, làm đầu tàu tăng trưởng nhanh để đẩy mạnh quá trình phát triển cho chính
mình, và tiến tới đóng được vai trò chi phối quyết định đối với nền kinh tế cả
nước. Tác giả trên cho rằng để thực hiện quá trình trên, vai trò của hệ thống chính
sách của Chính phủ là rất cần thiết
- Trước tiên là các chính sách nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các vùng động
lực, tức là, từ các dấu hiệu lợi thế, vai trò của các chính sách của Chính phủ
là làm thế nào để tạo điều kiện thu hút vốn, nhân lực, đầu tư đẩy mạnh hoạt
động kinh tế, mở rộng hệ thống thị trường, phát triển khoa học công nghệ,
thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường, tạo sự hấp dẫn cho các vùng
đầu tư,…
- Tiếp sau đó là áp dụng các chính sách nhằm hướng tới sự hội tụ về xã hội.
Các chính sách này, dựa vào quan điểm địa kinh tế mới hướng tới sự giao lưu
và hội nhập, ví dụ như quan điểm di dân tự do, chính sách đầu tư hệ thống
giao thông, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, chính sách phát triển khu đô thị.
1.3 Nghiên cứu về liênkết kinh tế
Thuật ngữ liên kết (linkage) kinh tế là thuật ngữ ra đời khá lâu đời, được sử
dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) và Hirschman (1958). Một
số tác giả sau này phát triển khái niệm cho liên kết ngược (backward linkages,
upstream linkages), liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages), liên kết
dọc (vertical linkages), liên kết ngang (horizontal linkages), liên kết về kinh tế (E-
linkages), liên kết kiến thức (K-linkages), liên kết nông thôn đô thị, liên kết chủ
thể vĩ mô,… Tuy nhiên đây là những khái niệm truyền thống và chỉ là một trong
những phương diện của liên kết kinh tế hiện đại.
Thuật ngữ liên kết kinh tế hiện đại (cluster) thể hiện sự tổ hợp đa chiều và đa
phương diện, đa chủ thể hơn quan điểm liên kết (linkage) truyền thống. Dưới đây
sẽ khảo sát các công trình nghiên cứu được nhóm theo 4 chủ đề từ những quan
điểm liên kết truyền thống đến quan điểm liên kết hiện đại hơn:
- Liên kết giữa chủ thể vĩ mô
- Liên kết giữa chủ thể vi mô, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị
- Liên kết nông thôn – đô thị
- Liên kết cụm ngành tiền đề cho liên kết kinh tế hiện đại
15
1.3.1 Liên kết giữacác chủ thể vĩ mô
Với vai trò quản lý vùng, các địa phương trong vùng có nhu cầu hợp tác lẫn
nhau để giải quyết các vấn đề chung như phối hợp giải quyết các bất cập trong
vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa ra các định hướng tổng thể trong việc thu hút
và phân bổ nguồn lực, giải quyết các tranh chấp phát sinh,… Việc hợp tác này rất
cần thiết nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả và hiệu lực chung của các chính sách
kinh tế của vùng và từng địa phương (Mushi, 2003; Haughton and Counsell,
2004).
Ngoài ra, các quá trình kinh tế diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp kéo theo
nhiều hệ lụy khác như di cư, tội phạm, nhiều vấn đề xã hội phát sinh. Những vấn
đề này thường vượt quá tầm kiểm soát của chủ thể quản lý ở địa phương, cần sự
hợp tác giữa chính quyền và các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội khác (Haughton
and Counsell, 2004; Stimson et al., 2006; Coccossis and Psycharis, 2008).
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chủ đề hợp tác giữa các chính
quyền địa phương có một vài công trình như: Trần Hồng Quang (2013); Bùi Văn
Tuấn (2011) qua nghiên cứu về liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng.
Theo Nguyễn Văn Huân (2012), liên kết giữa các chủ thể vĩ mô bao gồm:
Liên kết dọc: phân cấp Trung ương, chính quyền địa phương, Bộ với các Sở
ban ngành; liên kết quản lý ngành và quản lý lãnh thổ theo địa phương
Liên kết ngang:
- Các bộ chuyên ngành liên kết trong xử lý các vấn đề mang tính liên ngành
- Liên kết giữa các địa phương với nhau
- Phối hợp trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành và vùng ở từng địa
phương
- Phối hợp trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư
- Xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu
- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng như đường, cảng biển, sân bay, cơ sở hạ
tầng thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu
- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, vùng sản
xuất nông nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch
- Phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài
- Hợp tác trong giảm nghèo
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến di cư và di chuyển lao động và nhà ở
16
- Đào tạo và dạy nghề
- Giải quyết các tệ nạn xã hội và xung đột cộng đồng
- Bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Công trình của Hồ Kỳ Minh & Lê Minh Nhất Duy (2013) về “liên kết kinh tế
vùng từ lý luận đến thực tiễn” thực hiện nghiên cứu liên kết kinh tế vùng duyên hải
miền Trung. Công trình đã phân tích thực trạng của vùng kinh tế này, phản ánh tình
hình thống nhất của các lãnh đạo vùng duyên hải miền Trung về các nội dung thực
hiện liênkết như sau:
- Phân bố lại lực lượng sản xuất, điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp với thế
mạnh của từng địa phương;
- Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế, nhất là hạ tầng giao
thông đường bộ;
- Thiết lập không gian kinh tế du lịch vùng thống nhất;
- Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
- Hợp tác trong việc huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách để đầu
tư phát triển chung của Vùng;
- Phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch toàn Vùng;
- Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh Vùng;
- Xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin kinh tế - xã hội; đầu tư trên
địa bàn;
- Hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (2010)
“Liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng tại Cộng Hòa Liên Bang Đức”
được tiến hành thông qua việc khảo sát thực tế tại Cộng Hòa Liên Bang Đức thực
hiện bởi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư,
và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật GTZ. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính, khảo sát một số tính chất và bài học kinh nghiệm từ việc quan sát triển khai
thực tế. Kết quả của nghiên cứu đưa ra các kết luận như sau:
Hình thức liên kết giữa các vùng: (1) hình thành một vùng hành chính trung
gian thực hiện nhiệm vụ cấp vùng, có ngân sách và chương trình hoạt động nhằm
giải quyết các vấn đề mà cấp cơ sở chưa giải quyết được; (2) thành lập hội, hiệp
hội với sự tham gia của các tổ chức ở trong vùng.
Công cụ liên kết: (1) sử dụng quy hoạch vùng; (2) liên kết giữa các công ty để
17
thành lập một công ty phi lợi nhuận; (3) liên kết giữa các địa phương để thành lập
công ty cổ phần có lợi nhuận. Trường hợp nghiên cứu trên cho thấy, việc hình
thành chính quyền trung gian, tổ chức trung gian sẽ dẫn đến xung đột trong nhiệm
vụ và lợi ích với chính quyền quản lý cấp trung ương và địa phương. Thực tế đang
có sự tranh cãi về việc có nên duy trì hình thức quản lý trên không và hiện tại chỉ
còn tồn tại ở 5 Bang.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) “Chính
sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam” đã có tiếp cận
theo hướng nghiên cứu định tính thông qua việc quan sát thực trạng của các vùng
kinh tế trọng điểm. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra: (1) kinh nghiệm quốc tế về sử
dụng cơ chế chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm trên thế giới;
(2) phân tích thực trạng của các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam; (3) đánh giá hệ
thống chính sách trên góc độ phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm; và (4) hoàn
thiệncơ chế chính sách phát triểnbền vững các vùng kinh tế trọng điểm.
1.3.2 Liên kết giữacác chủ thể vi mô, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng
Các chủ thể vi mô tham gia vào trong chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng bao gồm:
các vai trò khác nhau trong chuỗi giá trị và 3 vị trí trong chuỗi cung ứng bao gồm:
nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng. Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị là
phương pháp quản trị hiện đang được chú ý và vận dụng của nhiều doanh nghiệp
nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tính liên kết, và tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi
cung ứng toàn cầu.
Đây là một chủ đề đã được nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh và đã ra đời các
chuẩn mực quốc tế về liên kết chuỗi cung ứng được vận dụng rộng rãi ở các tập
đoàn trên toàn cầu. Chuẩn mực SCOR (1992) được sử dụng như là mô hình tham
chiếu khi xây dựng các hoạt động của chuỗi cung ứng ở cấp doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu lĩnh vực này tương đối đa dạng với
nhiều ngành nghề và sản phẩm khác nhau. Một số nghiên cứu điển hình như: Hồ
Tấn Tuyến và Nguyễn Thị Tuyên Ngôn (2013) về hoạt động liên kết của ngành dệt
may Việt Nam với ngành dệt may Hàn Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu; Đoàn
Gia Dũng và Võ Thị Quỳnh Nga (2014) nghiên cứu thực tế chuỗi giá trị của các
doanh nghiệp may mặc trong vùng Kinh tế trọng điểm Trung Bộ; Nguyễn Thị
Ngân Loan (2011) đánh giá thực trạng liên kết các chủ thể kinh tế chính trong
ngành thủy sản và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản
18
Việt Nam trong quá trình hội nhập; Bùi Quang Tuấn và Nguyễn Đình Hòa (2015)
đã nghiên cứu thực trạng các chuỗi giá trị sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam như cà phê và điều; Bùi Quang Tuấn và Vũ Ngọc Quyên (2014) về thực
trạng của phát triển sản phẩm hoa của Tây Nguyên.
Công trình của P. Sureephong, N. Chakpitak, L. Buzon, and A. Bouras (2012) -
phát triển liên kết kinh tế và trao đổi kiến thức trong chuỗi cung ứng, cho rằng liên
kết kinh tế và chuỗi cung ứng là trọng tâm của nhiều chính sách quốc gia và cả hai
đều dựa trên nền kinh tế tri thức. Cả hai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong ngành ở mỗi phương diện khác nhau. Công trình này đã minh
họa cách thức liên kết kinh tế có thể làm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng. Công
trình cũng đề xuất một phương pháp phối hợp và trao đổi kiến thức trong chuỗi
cung ứng. Để nâng cao khả năng cho việc trao đổi kiến thức, công nghệ thông tin
được vận dụng để thúc đẩy quá trình truyền thông giữa các đối tác trong chuỗi
cung ứng bên trong từng liên kết kinh tế.
1.3.3 Liên kết mang tính chất lãnh thổ, liênkết nông thôn – đô thị
Theo Friedmann (1966), tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến xuất hiện hệ thống thứ
bậc các thành phố có trình độ phát triển cao và là phương tiện để kết nối với các
khu vực ngoại vi. Hansen (1981) cho rằng các hoạt động đổi mới dẫn tới sự phát
triển lan tỏa từ đô thị đến các vùng ngoại vi. Việc lan tỏa đổi mới và các cực tăng
trưởng kéo các vùng tụt hậu gần hơn với hệ thống quốc gia, lan tỏa kiến thức từ
các trung tâm đô thị tới các vùng ngoại vi.
Theo World Bank (2006), việc bỏ qua liên kết nông thôn – đô thị sẽ dẫn đến
kinh tế kém hiệu quả và dẫn đến bất cân bằng trong phát triển. Việc hiểu rõ về cơ
hội và ràng buộc của liên kết nông thôn – đô thị sẽ góp phần vào phát triển bền
vững thông qua hiện thực các chính sách kinh tế xã hội phù hợp.
Theo Sule Akkounlu (2013), liên kết nông thôn – đô thị đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra thu nhập, lao động, và thịnh vượng. Tuy nhiên, liên kết này hiện
tại chưa được nhận ra đầy đủ và vì thế các chính sách kinh tế và thương mại quốc
gia đã ít chú trọng hoặc bỏ qua ở nhiều quốc gia.
Dòng trao đổi chính giữa nông thôn – đô thị:
19
Hình 1. 1 Mô hình liênkết nông thôn – đô thị
Nguồn: Preston (1975), Stead (2002), và Repp (2012)
1.3.4 Nghiên cứu về liênkết kinh tế hiện đại
Trong nhiều công trình nghiên cứu về liên kết kinh tế thì liên kết kinh tế theo
hướng hiện đại được sự quan tâm nhiều hơn hết trên thế giới kể cả về mặt lý luận
cũng như thực tiễn vì đây thực sự là liên kết tạo đột phá và tạo động lực cho phát
triển kinh tế vùng với sự tham gia chủ động từ phía chính phủ, có thể can thiệp
bằng cách chính sách liên quan.
Khởi xướng việc nghiên cứu về liên kết kinh tế hiện đại phải nói đến vai trò
quan trọng của Michael E. Porter (1998) trong công trình “Liên kết kinh tế và sự
cạnh tranh của nền kinh tế mới”.
Michael E. Porter cho rằng tồn tại nghịch lý: “sự cạnh tranh trong nền kinh tế
toàn cầu dựa trên nền tảng kết nối địa phương về kiến thức, hợp tác, và các hoạt
động khác”. Từ đó, nghiên cứu cho rằng liên kết kinh tế là cơ sở để tạo sự đột phá
và mang đến năng lực cạnh tranh nhất định cho một vùng. Trong đó, liên kết kinh
tế bao gồm doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực có liên quan cùng tham gia trong một
liên kết trong một khu vực địa lý tập trung, cộng thêm sự tham gia từ các bên liên
quan khác như chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức nghiên cứu, và tổ chức đào
tạo. Việc tạo ra liên kết kinh tế có những mục tiêu nhất định từ: chia sẻ, cải tiến,
xuất khẩu, nâng cao thương hiệu,… Tác giả giới thiệu nhiều liên kết kinh tế điển
hình trên thế giới như: liên kết kinh tế rượu vang ở California, liên kết kinh tế
ngành da thời trang của Ý,… Đồng thời tác giả cũng khẳng định liên kết kinh tế là
động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất.
Hiện tại có rất nhiều liên kết kinh tế thành công trên thế giới. Đầu tiên phải nói
đến Thung lũng Silicon chính là một trong những liên kết kinh tế thành công và là
mô hình mẫu cho nhiều liên kết kinh tế trên thế giới. Nhiều liên kết thành công
20
khác phải kể đến như: thung lũng Motorsport ở Anh, thung lũng Arve Technic và
Paris Optics ở Pháp, Flanders multimedia và DSP ở Bỉ, Strangnas Biotech và
Dalarna Crystal ở Thụy Điển, và Medicon Valley ở Oresund.
Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), liên kết kinh tế đã
trở thành vai trò hạt nhân cho việc xây dựng chính sách ngành, chính sách vùng,
và chính sách đổi mới của thế giới hiện đại. Liên kết kinh tế đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển liên kết kinh tế dựa vào nền tảng khoa học mới (new
science – based industries). Liên kết kinh tế ban đầu có thể ra đời trên nền tảng các
chính sách hiện tại, tuy nhiên sau khi ra đời các liên kết kinh tế cần thiết phải có
một thể chế chính sách mới để hoạt động.
Các nghiên cứu sau đó bổ sung và làm rõ hơn lý thuyết về liên kết kinh tế.
Nghiên cứu của San Diego (2011), liên kết kinh tế có thể gồm một nhóm các
ngành có liên quan liên kết nhau để tạo ra sự thịnh vượng cho một vùng. Sử dụng
liên kết kinh tế như là công cụ để phát triển vùng có nhiều ý nghĩa hơn các phương
pháp truyền thống. Liên kết kinh tế thể hiện toàn bộ chuỗi giá trị từ nhà cung cấp
đến sản phẩm cuối, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ và hạ tầng đặc biệt. Liên kết kinh
tế tập trung tại một khu vực địa lý và kết nối để tạo ra hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra một số công trình nghiên cứu mới nhất gần đây tiêu biểu trong và
ngoài nước về liên kết kinh tế cũng được tác giả giới thiệu như bên dưới đây:
Công trình của Europe INNOVA (2008) “Vai trò của liên kết kinh tế và chính
sách liên kết kinh tế đối với cạnh tranh và cải tiến: kết quả thống kê và bài học
kinh nghiệm” đã tiến hành phân tích sâu về khái niệm liên kết kinh tế và những
chính sách chính trong việc triển khai liên kết kinh tế, đưa ra những cơ sở cho
chiến lược đổi mới dựa trên xây dựng những liên kết kinh tế ở Châu Âu. Công
trình chỉ ra vai trò của liên kết kinh tế với sự thành công của doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như tác động tới việc phát triển vùng và
quốc gia. Kết quả thống kê chỉ ra tầm quan trọng của liên kết kinh tế đến sự cạnh
tranh, đổi mới, năng suất, lao động.
Công trình nghiên cứu của Douglas Zhihua Zeng (2011) chỉ ra đặc khu kinh tế
và liên kết kinh tế đã đóng góp và sự phát triển nhanh của Trung Quốc như thế
nào. Trong 30 năm qua nền kinh tế Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc do
nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp quan trọng từ việc hình thành nhiều đặc khu
kinh tế (mô hình cực tăng trưởng) và liên kết kinh tế (mô hình liên kết). Tác giả
21
cho rằng đặc khu kinh tế và liên kết kinh tế là hai động cơ quan trọng thúc đẩy sự
thành công của kinh tế Trung Quốc. Cùng với liên kết kinh tế, đặc khu kinh tế có
vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, lao động, xuất khẩu, đóng góp vào GDP,
mang đếnnhững côngnghệ hiện đại trênthế giới.
Công trình của Goran Lindqvist, Chiristian Ketels, Orjan Solvell (2013) “Sách
xanh về việc xây dựng liên kết kinh tế” đã thực hiện việc nghiên cứu các liên kết
kinh tế hình thành trên thế giới, trả lời những câu hỏi: liên kết kinh tế hoạt động
thế nào, cách thức tổ chức và quản lý, đầu tư tài chính ra sao, đánh giá một số kết
quả của một số trường hợp điển hình. Trong đó, khảo sát về liên kết kinh tế trong
khảo sát toàn cầu GCIS phân tích dữ liệu từ 356 liên kết kinh tế ở 50 quốc gia toàn
thế giới, chủ yếu ở các nước thuộc OECD, người tham gia là nhà quản lý của các
liên kết kinh tế; những ngành nghề tham gia liên kết kinh tế bao gồm công nghệ
thông tin, thực phẩm, công nghiệp ôtô, công nghệ xanh, sức khỏe và năng lượng;
tóm lượt những kết quả có giá trị tham khảo tốt như sau:
- Hầu như các liên kết kinh tế có nhiều hơn một nửa các doanh nghiệp có khoảng
cách 01 giờ từ văn phòng trung tâm điều hành liên kết, và một phần ba doanh
nghiệp có khoảng cách xa hơn.
- 73% liên kết kinh tế có thành viên chính thức (so với 64% vào năm 2005). Các
liên kết kinh tế có số thành viên trung bình là 80. Không có thành viên nào
ngoài mục tiêu tham gia vào liên kết kinh tế.
- Liên kết kinh tế có nhiều thành viên tham gia thực hiện nhiều mục tiêu hơn. Cụ
thể, cải tiến và nghiên cứu phát triển, thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy phát triển và
đầu tư liên kết kinh tế, phát triển chuỗi giá trị, mua sắm phối hợp là những mục
tiêu được thực hiện bởi các liên kết kinh tế có số lượng nhân viên lớn.
- Liên kết kinh tế với nhiều thành viên sẽ thực hiện nhiều mục tiêu, cụ thể là
chiến lược và tầm nhìn, thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư và phát triển.
- Theo thời gian, mục tiêu ưu tiên thường được chú trọng trong 5 năm và sau đó
sẽ ưu tiên đến mục tiêu khác.
- Trung bình, có 34% doanh thu từ của liên kết kinh tế đến chủ yếu từ tư nhân,
như phí thành viên và doanh số dịch vụ. Khoảng 54% đến từ nguồn tài chính
công, chủ yếu là nguồn tài trợ từ địa phương và vùng. 12% đến từ những nguồn
khác. Tỷ lệ giữa ngân sách nhà nước và tư nhân là 60:40.
- Tỉ lệ này không biến đổi theo thời gian so với năm 2005. Ngân sách quốc gia tài
22
trợ tăng nhưng chủ yếu tăng do ngân sách tài trợ từ quốc tế. Ngân sách vùng giữ
nguyên. Với ngân sách tư nhân, chi phí thành viên tăng lên từ dịch vụ bán hàng.
- Kinh nghiệm trung bình của nhà quản lý liên kết kinh tế là 3-5 năm. Một nửa
trong số họ có kinh nghiệm 6 năm làm việc ở lĩnh vực tư nhân, trong khi
nghiệm làm việc ở nhà nước, đào tạo hoặc tổ chức phi chính phủ thì ít hơn.
Kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính rất hiếm.
- 65% liên kết kinh tế là tổ chức chính phủ. Hội đồng điều hành chính được bầu
từ đại diện của tư nhân 61% so với 16% nghiên cứu và 14% từ chính phủ.
Trong 73% liên kết kinh tế, thành viên chỉ định Hội đồng điều hành.
- 62% liên kết kinh tế được đánh giá chính thức. 85% thu thập biểu mẫu đánh giá
định kỳ hàng năm. Dữ liệu từ nhiều nguồn được sử dụng, chủ yếu từ bảng khảo
sát thành viên, sau đó là phỏng vấn người liên quan, thông kê ngành và đối sánh
đôi.
Công trình của Nicola Coniglio, Fancesco Prota and Gianfranco Viesti (2011)
“Thúc đẩy phát triển liên kết kinh tế tại Việt Nam: đề án của UNIDO” đã đề xuất
những rủi ro trong việc thất bại khi tiến hành xây dựng liên kết kinh tế và kiến
nghị các giải pháp theo đặc thù hiện tại của Việt Nam, như sau:
Rủi ro:
- Sự phức tạp trong hành động liên quan đến chính sách
- Thiếu sự phối hợp trong chính sách
- Thiếu sự hỗ trợ các tổ chức trung gian để thành lập hoặc điềuhành liên kết kinh tế
- Sự bắt tay của các thế lực chính trị và nhóm lợi ích
Công trình đề xuất một số giải pháp:
- Nhận diện và lựa chọn các liên kết kinh tế ở Việt Nam dựa vào tiềm năng sẵn
có. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, và doanh nghiệp
nhà nước tham gia trong liên kết kinh tế.
- Tránh ban hành các thể chế phức tạp
- Hỗ trợ và thúc đẩy sự ra đời của liên kết kinh tế
- Đổi mới hệ thống hạ tầng và hệ thống giáo dục
- Không chỉ chú trọng vào một lĩnh vực công nghệ cao mà nên đa lĩnh vực
- Thúc đẩy tiếng nói từ doanh nghiệp
- Cải tiến môi trường kinh doanh
Công trình của OECD (2007) “Liên kết kinh tế – công cụ hoạch định chính sách
23
quốc gia” của OECD với sự tham gia từ 34 quốc gia cùng làm việc để đề xuất các
giải pháp về kinh tế, xã hội, và môi trường toàn cầu bao gồm: Úc, Áo, Bỉ, Canada,
Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland,
Ireland, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na
Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Slovak, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ,
Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ,.. cho rằng lĩnh vực quản lý nhà nước
hiện tại đang tập trung vào xu hướng gia tăng liên kết giữa doanh nghiệp, con
người, kiến thức ở cấp vùng để cải tiến và nâng cao năng lực cho vùng. Phương
pháp mới này phổ biến ở nhiều lĩnh vực chính sách khác nhau. Việc đổi mới chính
sách vùng, chính sách khoa học và công nghệ, và chính sách doanh nghiệp, ngành
là chủ đề quan trọng để hỗ trợ liên kết kinh tế ở cấp độ vùng. Công trình này tập
trung vào các vấn đề: giải thích tại sao liên kết kinh tế có vai trò quan trọng, các
chương trình nên bắt đầu từ đâu, phương pháp lựa chọn liên kết kinh tế, công cụ
nào được sử dụng, ai quản lý, và bài học kinh nghiệm từ nhiều trường hợp nghiên
cứu: Canada, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà
Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tài (2013): hình thành và phát triển liên kết
ngành ở Việt Nam - một lựa chọn chính sách, cho rằng liên kết ngành hình thành
sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Liên kết ngành nên trở thành một công
cụ chính sách trong hoạch định chính sách kinh tế quốc gia. Tác giả đề xuất phát
triển công nghiệp hỗ trợ phối hợp với liên kết ngành. Qua phân tích, tác giả cho
rằng tại Việt Nam đã “manh nha” thành lập các liên kết ngành, và đề xuất thành
lập thí điểm liên kết ngành, và một số kiến nghị như sau:
- Không nên xây dựng một mô hình liên kết kinh tế cho mọi ngành
- Phát triển và hình thành mô hình nên theo định hướng sản phẩm
- Cần lựa chọn địa điểm phù hợp để phát triển liên kết kinh tế
- Đề xuất một số vai trò của chính quyền
- Kiến nghị các biện pháp phát triển liên kết kinh tế
- Các điều kiện để thực thi tốt liên kết kinh tế
- Công trình nghiên cứu về liên hệ giữa liên kết kinh tế, chuỗi cung ứng, và
chuỗi giá trị
1.4 Khoảng trống nghiên cứu về liênkết kinh tế vùng
Như vậy, việc khảo sát liên kết kinh tế ở các công trình nước ngoài cho thấy:
24
Thứ nhất, mặc dù khái niệm kinh tế xuất hiện khá lâu đời nhưng đến khi quan
điểm liên kết kinh tế theo cụm liên kết ngành của Porter (1990) ra đời thì việc vận
dụng phương pháp này đã trở nên phổ biến dẫn đến việc hình thành nhiều liên kết
kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. Quan điểm về cụm liên kết ngành là nền tảng của
liên kết kinh tế hiện đại.
Thứ hai, tại Việt Nam khái niệm sử dụng là cụm liên kết ngành thường chỉ đến
liên kết diễn ra ở ngành nào đó, khu vực nào đó, và thường nghiên cứu theo hướng
chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cho ngành. Thực chất, đây chỉ là quan điểm sơ khai
(ý tưởng ban đầu) của liên kết kinh tế hiện đại. Việc sử dụng khái niệm liên kết
kinh tế hiện đại đã tích hợp nhiều quan điểm trong đó bao hàm cả liên kết giữa
doanh nghiệp, chủ thể vĩ mô, khu vực địa lý, các ngành nghề khác nhau, chuỗi giá
trị, chuỗi cung ứng, nền công nghiệp 4.0, hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh, năng
lực sáng tạo theo một cách thức và phương pháp mới.
Thứ ba, các nghiên cứu về liên kết kinh tế (quan điểm truyền thống) như liên
kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa đầu vào đầu ra của chuỗi, giữa nông
thôn đô thị, giữa chủ thể vĩ vô, .. chỉ là một phần của liên kết kinh tế hiện đại. Tuy
nhiên việc ứng dụng các lý thuyết về liên kết kinh tế (quan điểm cũ) trong thực tế
không được phổ biến ở các chính sách quốc gia và đặc biệt không thấy triển khai
nhiều như quan điểm liên kết kinh tế hiện đại (đòi hỏi phải có sự can thiệp từ
chính sách vĩ mô kết hợp các yếu tố vi mô cùng với công nghệ và quản trị hiện
đại).
Thứ tư, có nhiều bằng chứng cho thấy liên kết kinh tế hiện đại đã trở thành một
trong những phương pháp phát triển kinh tế vùng và quốc gia đặc biệt là các quốc
gia thuộc OECD và Châu Âu. Đây thực sự là một công cụ chiến lược cho phát
triển kinh tế vùng. Liên kết kinh tế (quan điểm hiện đại) đã góp phần phát triển
cho nhiều quốc gia, thay đổi diện mạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, hình thành
những khu vực và ngành nghề phát triển đột phá trên thế giới. Ngày càng nhiều
các lý thuyết mới được ra đời, bổ sung và hoàn chỉnh cho liên kết kinh tế hiện đại.
Quan điểm quản lý tích hợp vĩ mô, vi mô, chuỗi giá trị, công nghệ, xã hội thông
tin, kỹ năng lãnh đạo quản lý,.. được tích hợp vào mà không chỉ là các kiến thức
về kinh tế phát triển hay kiến thức kinh tế vĩ mô đơn điệu.
Thứ năm, các liên kết kinh tế hiện đại hiện nay được triển khai nhiều trên thế
giới đặc biệt các các quốc gia thuộc OECD tiếp cận theo quan điểm liên kết kinh
25
tế hiện đại, giải quyết các chủ đề khác nhau một cách rộng rãi (có thể là nhóm các
doanh nghiệp, giữa chủ thể vi mô vĩ mô, giữa các đô thị, giữa các vùng, quốc gia,
hoặc ngành và liên ngành,..). Mặc dù Porter (1990) có đưa ra khái niệm liên kết
kinh tế mở đầu cho quan điểm hiện đại về liên kết kinh tế nhưng cho đến thời
điểm hiện nay, đã có nhiều khái niệm tiến bộ hơn, hệ thống phương pháp luận
hoàn chỉnh hơn, và hiện vẫn đang được các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên
cứu vận dụng và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu như Bùi Văn Tuấn (2011) về liên kết
kinh tế giữa các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng; Vũ Minh Trai (2011) về
vị trí và vai trò của Hà Nội trong mối liên kết vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng;
Lê Thế Giới (2008), Đào Hữu Hòa (2008), Trương Bá Thanh (2009), Nguyễn
Danh Sơn (2010), Trần Du Lịch (2011), Nguyễn Bá Ân hay Nguyễn Văn Huân và
Nguyễn Danh Sơn (2014) trong liên kết phát triển ở miền Trung và Tây Nguyên;
liên kết phát triển ở phía Nam, có các công trình của Nguyễn Xuân Thắng (2010),
Trương Thị Hiền (2011) hay Đinh Sơn Hùng (2011); nghiên cứu về phát triển kinh
tế vùng kinh tế trọng điểm có Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010); Hồ
Tấn Tuyến và Nguyễn Thị Tuyên Ngôn (2013) trình bày về hoạt động liên kết của
ngành dệt may Việt Nam với ngành dệt may Hàn Quốc trong chuỗi giá trị toàn
cầu; Đoàn Gia Dũng và Võ Thị Quỳnh Nga (2014) nghiên cứu thực tế chuỗi giá trị
của các doanh nghiệp may mặc trong vùng Kinh tế trọng điểm Trung Bộ; Nguyễn
Thị Ngân Loan (2011) đánh giá thực trạng liên kết các chủ thể kinh tế chính trong
ngành thủy sản, trong số nhiều tác giả khác.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu liên kết kinh tế vùng tại Việt Nam, tuy
nhiên, các nghiên cứu về liên kết kinh tế tại Việt Nam có thể được chia làm 4
nhóm chính sau:
Nhóm thứ nhất tập trung vào chủ đề hợp tác giữa các chính quyền địa phương,
có sự giúp đỡ của chính quyền Trung ương, trong việc giải quyết các bài toán
chung.
Nhóm thứ hai quan tâm chủ yếu đến vấn đề mạng lưới doanh nghiệp và hình
thành chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng.
Nhóm thứ ba quan tâm chủ yếu đến vai trò của các cụm liên kết ngành với sự
dẫn dắt và lan tỏa của chúng.
Nhóm thứ tư là nhóm các nghiên cứu về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.
26
Nhóm này vẫn còn ít các nghiên cứu về liên kết vùng gắn với phát triển bền vững.
Sự nghiên cứu của các nhóm này đa phần tập trung nghiên cứu theo cách cũ,
phân tách như trên mà chưa thấy nhóm nào có sự tổng hợp theo cách nghiên cứu
liên kết kinh tế hiện đại. Cơ sở lý luận về liên kết, định nghĩa về liên kết, phương
pháp luận, mô hình liên kết kinh tế hiện đại, đặc biệt là tiếp cận ở quan điểm tích
hợp vĩ mô, vi mô, quản lý, công nghệ, và bối cảnh nền công nghiệp 4.0 - đặc điểm
quan trọng hiện nay của các mô hình phát triển kinh tế hiện đại, chưa thấy nhóm
nào làm rõ.
Hiện tại, chỉ có nghiên cứu của Bùi Quang Tuấn (2016) là tiếp cận theo liên kết
kinh tế hiện đại (quan điểm tích hợp) như nói ở trên và có những định nghĩa rõ
ràng về liên kết kinh tế theo quan điểm mới, mở đầu cho việc nghiên cứu liên kết
kinh tế trong vùng tại Việt Nam ở giai đoạn mới với công nghiệp 4.0 - giai đoạn
hiện đại về quản lý, công nghệ, xã hội thông tin, gắn kết vĩ mô, doanh nghiệp và
nhiều công cụ và kiến thức hiện đại khác như chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, hình
thành các nhóm nghiên cứu hợp tác, đổi chiến lược phát triển kinh tế sang sáng
tạo, dựa vào tri thức, … trong thời đại mới, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế
vùng hiện tại và tương lai của Việt Nam.
Trong công trình này, tác giả kế thừa quan điểm liên kết kinh tế hiện đại của
Bùi Quang Tuấn (2016) cùng các nghiên cứu ở các quốc gia OECD và phát triển
rõ hơn về cơ sở lý luận, phương pháp tiến hành lựa chọn liên kết, xây dựng bản đồ
liên kết, công cụ quản lý liên kết, đánh giá mức độ trưởng thành liên kết theo quan
điểm liên kết kinh tế hiện đại này.
27
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC
TẾ VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về liênkết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm
2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm
 Vùng kinh tế
Hiện tại có rất nhiều nhà kinh tế quan tâm đến lý thuyết phát triển vùng. Tuy
nhiên, đề cập đến khái niệm vùng thì có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới đây sẽ
nêu ra một số khái niệm phổ biến về vùng:
Từ điển tiếng việt (1994): vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian
tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với
các phần khác ở xung quanh.
Theo từ điển bách khoa địa lý xô viết (1998): Vùng là một lãnh thổ được tách ra
dựa trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hoặc hiện tượng) có quan hệ mật thiết với
nhau.
Trong công trình Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Lê Bá Thảo (1998)
ghi: vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động
như một hệ thống, có quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên
nó và có quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài.
Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 định nghĩa: Vùng kinh tế - xã
hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân
công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến
lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các
quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.
Mặc dù có nhiều định nghĩa về vùng nhưng theo tác giả thì vùng được định
nghĩa: Vùng là khu vực địa lý được xác định dựa vào đặc điểm dân cư liên tục về
mặt không gian, được hình thành thông qua quá trình lịch sử hoặc do sự phụ thuộc
vào khu vực địa lý nhất định. Sự phụ thuộc này có thể do có cùng văn hóa địa
phương, công việc lao động, nguồn lực tự nhiên, hoặc những tiện ích cụ thể do vị
thế mang lại. Vùng có tính chất và liên kết nội tại hình thành từ các nút (có sự liên
kết chặt chẽ về lao động, vốn, hàng hóa) và những tính chất này làm vùng khác
biệt với các vùng khác.
28
Vùng có những đặc điểm cơ bản là:
- Là một đơn vị lãnh thổ có ranh giới xác định (hoặc mang tính pháp lý hoặc
mang tính ước lệ).
- Tồn tại các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới giao thông,
cơ sở vật chất kỹ thuật mà con người đã tạo dựng và các điểm dân cư.
- Có tính đồng nhất ở một mức độ nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội.
Như vậy, trong thực tế tồn tại các loại vùng với những nội dung khác nhau như
vùng tự nhiên, vùng kinh tế- xã hội, vùng dân tộc...Vùng để làm đối tượng cho
công tác quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đề cập ở đây là vùng chứa đựng nhiều
nội dung nêu ở trên, có thể gọi là vùng quy hoạch.
Căn cứ vào mục đích và nội dung có thể phân thành vùng kinh tế tổng hợp,
vùng kinh tế ngành (như vùng công nghiệp, vùng nông nghiệp,…). Căn cứ vào
công năng, có thể chia vùng thành vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực,
vùng thủ đô, vùng tam giác phát triển, vùng hành lang kinh tế,…
Trong điều kiện Việt Nam, có thể hiểu vùng với một số nội dung và chức năng
sau:
(1)-Vùng kinh tế-xã hội là đối tượng của quy hoạch phát triển. Trong công tác
quy hoạch, để giải quyết những vấn đề trên quy mô rộng (liên tỉnh) đã tồn tại khái
niệm vùng KT-XH. Qui mô và số lượng vùng phụ thuộc vào yêu cầu của việc tổ
chức theo lãnh thổ nền KT-XH của đất nước. Số lượng vùng có thể thay đổi theo
các giai đoạn phát triển.
(2)-Vùng là đối tượng trọng điểm đầu tư phát triển. Tuỳ theo yêu cầu của sự
nghiệp phát triển KT-XH đất nước và chỉ đạo của Chính phủ mà xác định các lãnh
thổ - địa bàn giữ vai trò động lực hoặc những lãnh thổ còn trong tình trạng trì trệ,
yếu kém cần có sự hỗ trợ nhiều để phát triển. Chính phủ Việt Nam đã xác định 4
vùng phát triển KTTĐ làm động lực cho phát triển kinh tế cả nước: Bắc bộ, miền
Trung, phía Nam và vùng KTTĐ Tây Nam Bộ.
- Vùng KTTĐ Bắc Bộ, bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh
Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Vùng KTTĐ miền Trung, bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
- VKTTĐPN, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm

More Related Content

What's hot

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...nataliej4
 
Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế và quả...
Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế và quả...Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế và quả...
Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế và quả...Man_Ebook
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTAPhong Olympia
 
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcđề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcCacao Đá
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfMan_Ebook
 
Thi truong doc quyen chuong vi
Thi truong doc quyen  chuong viThi truong doc quyen  chuong vi
Thi truong doc quyen chuong victtnhh djgahskjg
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênNgọc Hưng
 

What's hot (20)

Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế và quả...
Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế và quả...Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế và quả...
Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế và quả...
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt NamKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường CanadaLuận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
 
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcđề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
FDI và tăng trưởng kinh tế
FDI và tăng trưởng kinh tếFDI và tăng trưởng kinh tế
FDI và tăng trưởng kinh tế
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
 
Thi truong doc quyen chuong vi
Thi truong doc quyen  chuong viThi truong doc quyen  chuong vi
Thi truong doc quyen chuong vi
 
Luận văn: Tìm hiểu hoạt động các quỹ đầu tư tại Việt Nam thực trạng và giải pháp
Luận văn: Tìm hiểu hoạt động các quỹ đầu tư tại Việt Nam thực trạng và giải phápLuận văn: Tìm hiểu hoạt động các quỹ đầu tư tại Việt Nam thực trạng và giải pháp
Luận văn: Tìm hiểu hoạt động các quỹ đầu tư tại Việt Nam thực trạng và giải pháp
 
Conguoc hs
Conguoc hsConguoc hs
Conguoc hs
 
10 bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hay.docx
10 bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hay.docx10 bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hay.docx
10 bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hay.docx
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
 

Similar to Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...KhoTi1
 
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhLuận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninhnataliej4
 
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...hieu anh
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019PinkHandmade
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...phamhieu56
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...TiLiu5
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm (20)

Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.doc
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.docXÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.doc
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.doc
 
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khíĐề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
 
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
 
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền TrungPhát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
 
Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền Trung
Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền TrungPhát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền Trung
Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền Trung
 
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhLuận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
 
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH TÙNG XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 9013105 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. VÕ HÙNG DŨNG 2. TS. NGUYỄN VĂN BẢNG HÀ NỘI - 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án,
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để công trình này được hoàn thành, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: thầy Bùi Quang Tuấn (Viện kinh tế Việt Nam) đã gợi ý và giao nhiệm vụ cho tôi thực hiện đề tài; thầy Võ Hùng Dũng và thầy Nguyễn Văn Bảng đã hỗ trợ về tinh thần trong suốt quá trình nghiên cứu mặc dù có nhiều khó khăn về thủ tục; các chuyên gia nghiên cứu: GS. TS. Đỗ Hoài Nam, PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn, PGS. TS. Trần Công Sách, PGS. TS. Cù Chí Lợi, TS. Dương Đình Giám, PGS. TS. Nguyễn Đình Long và Hội đồng đã có những góp ý về nội dung và hình thức. Thầy Nguyễn Bá Ân đã cung cấp các tư liệu cần thiết để kết quả luận án có được cơ sở thực tiễn tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ cộng tác viên của Viện phát triển Bền Vững Nam Bộ đã không ngại khó khăn giúp thu thập các dữ liệu phỏng vấn sâu các chuyên gia tại VKTTĐPN mặc dù điều kiện đi lại, phương tiện hết sức khó khăn và ngân sách eo hẹp. Sự tham gia đóng góp của các chính quyền địa phương tại Tiền Giang, TP. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương; Trường Đại học Kỹ thuật TP. HCM, Sở kế hoạch đầu tư Bình Dương, Sở kế hoạch và đầu tư Tiền Giang, Sở công thương Tiền Giang, Ban quản lý khu công nghiệp Bình Dương, Ban quản lý khu công nghiệp Tiền Giang, Hội cơ khí Bà Rịa Vũng Tàu, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất TP. HCM, Hội dệt may thêu đan TP. HCM, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy Sản 2, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Công ty cổ phần Đường Bình Dương, Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương, và nhiều các công ty khác đã giúp luận án có đủ thông tin hơn về thực trạng của liên kết kinh tế tại VKTTĐPN. Công trình nghiên cứu cũng không thể hoàn thành nếu không có các tài liệu chuyên sâu về liên kết kinh tế của các tác giả nghiên cứu liên kết kinh tế tại các nước thành viên thuộc OECD, các tác giả khác tại Việt Nam và trên thế giới. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời kính chúc sức khỏe đến tất cả các quý cơ quan, tổ chức, và cá nhân ở trên. Tp. HCM, ngày 18 tháng 8 năm 2018 Nguyễn Thanh Tùng.
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ..................................... 10 1.1 Nghiên cứu về vùng và phát triển kinh tế vùng .......................................................10 1.2 Nghiên cứu về cực tăng trưởng với phát triển vùng trọng điểm .............................13 1.3 Nghiên cứu về liên kết kinh tế.....................................................................................14 1.3.1 Liên kết giữa các chủ thể vĩ mô ...............................................................................15 1.3.2 Liên kết giữa các chủ thể vi mô, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng.............................17 1.3.3 Liên kết mang tính chất lãnh thổ, liên kết nông thôn – đô thị..............................18 1.3.4 Nghiên cứu về liên kết kinh tế hiện đại ...................................................................19 1.4 Khoảng trống nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng ...................................................23 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM................................................................................................................................. 27 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm ..........27 2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm...........................................................................................27  Vùng kinh tế...................................................................................................................27  Vùng kinh tế trọng điểm...............................................................................................29  Mô hình phát triển kinh tế vùng..................................................................................30 2.1.2 Liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm............................................................33  Khái niệm liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm...............................................33  Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận truyền thống .......................................................33  Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận hiện đại................................................................34  Các hình thức liên kết kinh tế hiện đại........................................................................38  Các chủ thể liên kết kinh tế hiện đại............................................................................42  Lợi ích và rủi ro từ liên kết kinh tế..............................................................................45 2.1.3 Xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở vùng kinh tế trọng điểm .............................47 2.1.3.1 Yêu cầu và nội dung xây dựng liên kết kinh tế hiện đại.....................................47  Môi trường - Chính sách cho liên kết kinh tế .............................................................47  Xây dựng chương trình liên kết...................................................................................51  Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế ....................................................54 2.1.3.2 Các yếu tố tác động đến việc xây dựng liên kết kinh tế hiện đại .......................56 2.1.3.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả liên kết kinh tế hiện đại.......................................58  Đánh giá hiệu quả liên kết kinh tế thông qua mô hình CIPM ..................................59  Đánh giá mức độ trưởng thành qua mô hình 5 mức..................................................60  Đánh giá thông qua các chỉ số kết quả và chỉ số dự báo............................................61 2.2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế vùng và một số gợi mở cho Việt nam......................................................................................................................................62 2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế.................................................................................................62 2.2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế của CANADA.......................................62  Bối cảnh..........................................................................................................................62  Môi trường: thể chế và chính sách ..............................................................................62  Chương trình liên kết kinh tế.......................................................................................65  Công cụ quản lý và hoạt động của các liên kết kinh tế..............................................65 2.2.1.2 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế tại Đức ..................................................67  Bối cảnh..........................................................................................................................67
  • 5.  Môi trường: thể chế và chính sách ..............................................................................68  Chương trình liên kết kinh tế.......................................................................................69  Công cụ quản lý và hoạt động của các liên kết kinh tế ..............................................70 2.2.1.3 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế tại Phần Lan.........................................71  Bối cảnh..........................................................................................................................72  Môi trường: thể chế và chính sách ..............................................................................72  Chương trình liên kết kinh tế.......................................................................................75  Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế ....................................................76 2.2.1.4 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế tại Hoa Kỳ ............................................76  Bối cảnh..........................................................................................................................77  Môi trường: thể chế và chính sách ..............................................................................77  Chương trình liên kết kinh tế.......................................................................................79  Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế ....................................................80 2.2.2 Một số gợi mở tham khảo cho Việt Nam ................................................................80 Chương 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ......................................................................................................... 82 3.1 Một vài nét khái quát về vùng và phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam..82 3.2 Thực trạng liên kết.......................................................................................................87 3.2.1 Hình thức liên kết......................................................................................................87  Hình thức hội tụ thuần túy – khu công nghiệp...........................................................88  Hình thức liên kết kinh tế theo quan hệ khách hàng – nhà cung cấp ......................90  Hình thức liên kết kinh tế sơ khai– liên kết 4 nhà......................................................92  Hình thức liên kết theo mô hình kinh tế chia sẻ .........................................................93  Liên kết theo mô hình chuỗi cung ứng ........................................................................94  Liên kết theo cấu trúc quản trị của các tập đoàn lớn tại Việt Nam .........................94  Liên kết các chính quyền địa phương giải quyết vấn đề chung của vùng................95  Liên kết theo mô hình liên kết kinh tế hiện đại ..........................................................95 3.2.2 Chủ thể liên kết .........................................................................................................96  Liên kết môi trường vĩ mô dưới góc nhìn của doanh nghiệp ....................................97  Liên kết với trường đại học dưới góc nhìn của doanh nghiệp ..................................97  Liên kết với viện nghiên cứu dưới góc nhìn của doanh nghiệp.................................97  Liên kết với hội nghề nghiệp dưới góc nhìn của doanh nghiệp.................................98  Liên kết với doanh nghiệp dưới góc nhìn của hiệp hội..............................................98  Liên kết với doanh nghiệp dưới góc nhìn của trường đại học ..................................98  Liên kết kinh tế dưới góc nhìn của Ban quản lý khu công nghiệp ...........................99 3.2.3 Chính sách liên kết....................................................................................................99  Chính sách phát triển vùng ..........................................................................................99  Chính sách khoa học và công nghệ............................................................................101  Chính sách công nghiệp..............................................................................................102 3.2.4 Thể chế điều phối liên kết.......................................................................................102 3.3 Đánh giá thực trạng ..................................................................................................106  Nhận thức và vai trò của chính phủ ..........................................................................106  Thực trạng về quy hoạch trong vùng ........................................................................106  Thực trạng về cơ sở hạ tầng giao thông ....................................................................108  Thực trạng đào tạo nhân lực trong vùng ..................................................................109  Thực trạng về trình độ công nghệ..............................................................................111  Thực trạng về năng lực doanh nghiệp trong vùng...................................................113  Nhận thức về giá trị lợi ích của liên kết của các chủ thể liên quan.........................114
  • 6.  Thị trường và hội nhập quốc tế..................................................................................115  Đánh giá kết quả liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ..............116  Đánh giá hiệu quả của liên kết trong mô hình CIPM..............................................116  Đánh giá mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế ................................................116 3.4 Nguyên nhân thực trạng............................................................................................118 Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở VÙNG KINH TẾ TRONG ĐIỂM PHÍA NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI..............................................................123 4.1 Bối cảnh phát triển mới và những vấn đề đặt ra cho xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam................................................................................123 4.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực ..................................................................................123  Toàn cầu hóa................................................................................................................123  Về chính trị ..................................................................................................................125  Về kinh tế .....................................................................................................................125 4.1.2 Bối cảnh phát triển mới trong nước ......................................................................126 4.1.3 Bối cảnh phát triển mới của Vùng.........................................................................127 4.1.4 Những vấn đề đặt ra cho liên kết kinh tế Vùng....................................................128 4.2 Quan điểm thúc đẩy xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh phát triển mới .......................................................................129 4.3 Định hướng thúc đẩy xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2035.........................................................................................131 4.4 Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy liên kết .............................................................134 4.4.1. Phân tích SWOT ....................................................................................................134 4.4.2 Đổi mới nhận thức về liên kết: liên kết hiện đại và xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo quan điểm hiện đại......................................137 4.4.3 Phát triển cụm liên kết kinh tế hiện đại trong vùng ............................................141  Xây dựng bản đồ liên kết kinh tế tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.............141  Ví dụ về xây dựng chương trình liên kết nông nghiệp thông minh........................143  Ví dụ về xây dựng liên kết “nhân lực trình độ cao – xây dựng thương hiệu toàn cầu doanh nghiệp Việt”......................................................................................................147 4.4.4 Tạo lập môi trường chính sách thúc đẩy liên kết hiện đại ..................................151  Chính sách ngành/ thị trường ....................................................................................152  Chính sách công nghệ .................................................................................................154  Chính sách vùng ..........................................................................................................155 4.4.5 Đổi mới bộ máy và thể chế điều phối sự phát triển và liên kết vùng .................157  Cơ cấu tổ chức quản trị chung của liên kết kinh tế vùng........................................157  Bộ máy vận hành cho trường hợp liên kết kinh tế Nông nghiệp thông minh........157  Bộ máy vận hành cho trường hợp liên kết kinh tế Nhân lực trình độ cao – Thương hiệu toàn cầu doanh nghiệp Việt................................................................................158 4.4.6 Tiến hành đánh giá liên kết kinh tế.......................................................................160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ..............................................163 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................164
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHH Bán lẻ hàng hóa CLKKT Cụm liên kết kinh tế CIPM Cluster Initiatives Performance Model Mô hình thực hiện xây dựng liên kết CNCB Công nghiệp chế biến CNTT Công nghệ thông tin ĐHSPKT Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật EU European Châu Âu EZ Economic Zone Vùng Kinh tế FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GCIS Global Cluster Initiatives Survey Thống kê xây dựng liên kết toàn cầu GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp ICT Information and Communication Technology Công nghệ thông tin và truyền thông ICOR Incremental Capital Output Ratio Tỉ lệ đầu ra vốn gia tăng KHCN Khoa học công nghệ LKKT Liên kết kinh tế NGTK Niên giám thống kê OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SEZ Special Economic Zone Đặc khu kinh tế
  • 8. SIC Standard Industrial Classification Phân loại tiểu chuẩn ngành SWOT Strength Weakness Opportunity Threat Ma trận mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ SKHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư SSP Công viên phần mềm Sài Gòn TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TP Thành phố TCCN Trung cấp chuyên nghiệp UNIDO United Nations Industrial Development Organization Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc USAID United States Agency for International Development Tổ chức Hoa Kỳ về phát triển quốc tế VLXD Vật liệu xây dựng VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam VKTTĐPB Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm VKTTĐMT Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung WB World Bank Ngân hàng thế giới
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1 Mô hình liên kết nông thôn – đô thị.....................................................................19 Hình 2. 1 Mô hình 3 lớp trong liên kết kinh tế ....................................................................47 Hình 2. 4 Liên kết tĩnh và động ...........................................................................................58 Hình 2. 2 Mô hình CIPM .....................................................................................................59 Hình 2. 3 Mô hình 5 cấp độ trưởng thành của liên kết kinh tế ............................................61 Hình 2. 5: Sơ đồ tổ chức của liên kết kinh tế .......................................................................78 Hình 4. 1 The House of Cluster Initiatives ........................................................................137 Hình 4. 2 Bản đồ liên kết VKTTĐPN................................................................................142 Hình 4. 3 Nông nghiệp thông minh ...................................................................................145 Hình 4. 4 Tương quan các chính sách................................................................................152 Hình 4. 5 Bộ máy vận hành liên kết kinh tế Nông nghiệp thông minh .............................158 Hình 4. 6 Liên kết nhân lực trình độ cao – thương hiệu toàn cầu doanh nghiệp Việt .......159 Hình 4. 7 Phương pháp đánh giá các liên kết kinh tế ........................................................160
  • 10. DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3. 1 Phỏng vấn Sở KHĐT Bình Dương (2015)..........................................................107 Hộp 3. 2 Khảo sát tại Sở Công Thương Tiền Giang 2015.................................................108 Hộp 3. 3 Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015 ..........................................................109 Hộp 3. 4 Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015 ..........................................................111 Hộp 3. 5 Khảo sát tại Sở KHĐT Tiền Giang 2015 ............................................................114 Hộp 3. 6 Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015 ..........................................................115 Hộp 4. 1 Hộp tham khảo kinh nghiệm Hàn Quốc..............................................................154 Hộp 4. 2 Tham khảo kinh nghiệm Cộng hòa SÉC.............................................................155
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Các quốc gia đã và đang phải đối mặt với việc duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh và phải thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp 4.0 đang chi phối hầu hết các lĩnh vực trong khu vực công và tư, từ đó dẫn đến các chiến lược phát triển vùng đã và đang áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới có nhiều thay đổi. Nhiều khu vực từng là trung tâm sản xuất của thế giới nay đã trở lên lạc hậu và nhường chỗ lại cho những khu vực mới nổi có chi phí sản xuất thấp hơn nhưng lại tạo ra giá trị cộng thêm cao hơn. Hơn nữa, ngày càng nhiều các ngành sản xuất và các lĩnh vực nghiên cứu phát triển sáng tạo có giá trị gia tăng cao ra đời và trở thành trọng tâm phát triển của nhiều vùng và khu vực trên thế giới. Nhiều mô hình kinh tế ra đời và phát triển theo cách thức mới với tốc độ (time-to-market) và quy mô mở rộng (scale of scope) nhanh chưa từng có, làm thay đổi hoàn toàn cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp và các nền kinh tế ở mọi châu lục. Nền kinh tế hiện đại đã chuyển từ hình thức cạnh tranh đơn lẻ, truyền thống sang hình thức cạnh tranh bằng liên minh, liên kết, dựa trên nền tảng công nghệ, và mô hình quản trị hiện đại. Câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là làm cách nào để phát triển kinh tế của vùng và quốc gia để tạo ra được năng lực cạnh tranh mạnh và nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo để giải quyết bài toán phát triển kinh tế đất nước trong tình hình hiện tại? Giải pháp đang được quan tâm hiện nay của nhiều chính phủ là thực hiện các liên kết kinh tế trong vùng đối với các doanh nghiệp, con người, kiến thức, công nghệ, năng lực cốt lõi,.. để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng khả năng sáng tạo trên nền tảng những vấn đề mới nổi như: bối cảnh của công nghiệp 4.0; sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI); thời đại kỹ thuật số; nền kinh tế chia sẻ (sharing economy); phát triển bền vững vùng (sustainable development); công cụ quản trị hiện đại ở cấp chính phủ (tích hợp cả phương pháp vĩ mô và vi mô vào trong chính sách trong đó xem doanh nghiệp là trọng tâm, cơ chế thị trường là nền tảng); sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain); mô hình và cấu trúc quản trị hiện đại (modern governance framework) thay đổi của các doanh nghiệp,… Có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều chính phủ đã đổi mới và cho ra đời các chính sách vùng, chính sách khoa học công nghệ, và chính sách cho doanh nghiệp nhằm vào mục tiêu xây dựng liên kết kinh tế ở cấp vùng đồng thời vận dụng
  • 12. 2 các lý thuyết hiện đại nhất về liên kết kinh tế vùng theo những quan điểm mới nhất, phù hợp với bối cảnh hiện nay của nền kinh tế toàn cầu. Về ý nghĩa, liên kết kinh tế thể hiện sự kết nối giữa cá nhân, tổ chức, kiến thức, kỹ năng,… mang lại giá trị và phát triển ở cấp độ vùng. Có nhiều bằng chứng cho thấy việc liên kết như vậy làm cho các doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ hơn đối thủ của họ ngay cả khi họ ở những vị trí địa lý khó khăn hơn. Sự liên kết cho phép doanh nghiệp hình thành các liên minh giúp vượt qua được các khó khăn mà lẽ ra họ khó có thể vượt qua khi hoạt động đơn lẻ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các quốc gia tìm kiếm và nhân rộng các nhân tố thành công quan trọng đã sử dụng liên kết kinh tế để hội tụ các doanh nghiệp sáng tạo lại với nhau tạo thành sức bật cho nền kinh tế tri thức. Liên kết kinh tế còn mang ý nghĩa tối ưu hóa hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên, tạo mối quan hệ hợp tác, tăng khả năng kết nối, giảm chi phí giao dịch cho vùng. Liên kết kinh tế là nội dung không mới. Nhiều nước thuộc OECD đã áp dụng phương pháp này từ những năm 1990 để tạo sức bật cho sự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi từ chiến lược phát triển dựa vào khai thác tài nguyên và chiến lược phát triển dựa vào vốn đầu tư sang chiến lược phát triển dựa vào tri thức; phát triển những sản phẩm giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu; chuyển đổi từ chiến lược tập trung vào các doanh nghiệp chủ chốt, doanh nghiệp nhà nước (national champion) sang hình thức thị trường, xây dựng liên minh liên kết, liên kết chuỗi giá trị, và đặc biệt là giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn chiếm số lượng lớn ở đại đa số các nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu, sự ra đời của công nghệ 4.0, công cụ về xã hội thông tin, nhiều vấn đề mới nổi như đã đề cập ở trên, làm cho các liên kết vượt trên cả khu vực địa lý, gắn kết với công nghệ, gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu, làm thay đổi cơ bản về quan điểm liên kết kinh tế và phương pháp tiến hành liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế hiện đại đã được định nghĩa lại, đưa ra phương pháp và nội dung mới cho phù hợp với bối cảnh hiện tại và tương lai. Liên kết kinh tế hiện đại được xem như là công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển vùng của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên kết kinh tế là nhu cầu tất yếu trong phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp 4.0 cần sự phối hợp của nhiều bên tham gia (chính phủ, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, tổ chức tài chính, chuyên gia công nghệ, …).
  • 13. 3 Đối với Việt Nam nói chung và VKTTĐPN nói riêng, các liên kết kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp đột phá và tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia cũng như của các địa phương, vùng lãnh thổ. Liên kết kinh tế thực sự là thành tố quyết định để vùng phát huy thế mạnh của mình, trở thành đầu tàu lôi kéo, lan tỏa đến các khu vực lân cận và các vùng khác. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như: thành lập ra các ban chỉ đạo phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm, họp bàn nêu ra các bất cập trong liên kết vùng,… nhưng dường như các giải pháp vẫn nằm ở phần hình thức mà chưa tác động vào bản chất để làm thức tỉnh liênkết này, cũng như tạo được các cực tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết 23-NG/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn 2045, ban hành ngày 22 tháng 3 năm 2018 nhấn mạnh: “Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp, giữa chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác để hình thành các vùng công nghiệp, cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp, trong đó cụm liên kết ngành công nghiệp là trọng tâm” đã cho thấy sự quan tâm và đề cao liên kết kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia của Nhà nước. Tại VKTTĐPN, với vai trò là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, VKTTĐPN cần nhiều hơn nữa những phương thức phát triển mới, mang tính đột phá, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh và tình hình mới hiện nay. Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này nhưng đa phần là bàn về một góc nào đó của liên kết hoặc theo những quan điểm liên kết kinh tế truyền thống, bị chia chẻ, hoặc tiếp cận theo cách cổ điển vĩ mô, hoặc nhiều công trình nghiên cứu về VKTTĐ khác mà chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng liên kết kinh tế cho VKTTĐPN theo quan điểm liên kết kinh tế hiện đại trong bối cảnh của công nghiệp 4.0 và các vấn đề mới nổi, cần cách tiếp cận mới về phương pháp luận cũng như hệ thống lý luận mới phù hợp với thời đại. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tác giả tập trung nghiên cứu về “Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Luận án tập trung vào nghiên cứu việc xây dựng liên kết kinh tế tại VKTTĐPN, đưa ra cơ sở lý luận về
  • 14. 4 liên kết, giới thiệu một số mô hình mới về liên kết kinh tế theo phương pháp tiếp cận hiện đại, xây dựng liên kết kinh tế, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế của VKTTĐPN, và đề xuất giải pháp để thúc đẩy liên kết trong vùng kinh tế này trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu liên kết kinh tế phổ biến hiện nay của các nước thuộc OECD, và tích hợp các nhân tố mới trong bối cảnh toàn cầu hiện tại, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0, và các lý thuyết quản trị hiện đại hiện nay. 2. Mục tiêunghiên cứu Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ lý luâ ̣n và thực tra ̣ng liên kết kinh tế của VKTTĐPN hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết kinh tế vùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới của VKTTĐPN. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ những lý luận cơ bản về liên kết kinh tế; - Phát triển một số cơ sở lý luận mới về liên kết kinh tế phù hợp với bối cảnh hiện tại; - Tìm hiểu kinh nghiê ̣m quố c tế về liên kết kinh tế của các vùng trên thế giới và cách tổ chức, triển khai; - Làm rõ thực tra ̣ng của liên kết kinh tế của VKTTĐPN, phát hiện các mặt được, ha ̣n chế và nguyên nhân của các ha ̣n chế của VKTTĐPN; - Đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết kinh tế nhằm thúc đẩy năng lực sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN. 3. Đối tượng, phạm vi, và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết kinh tế hiện đại và tình hình liên kết kinh tế của VKTTĐPN. Về mặt không gian: nghiên cứu các liên kết kinh tế đại diện trên địa bàn của VKTTĐPN là: Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Về mặt thời gian: dữ liệu được thu thập từ năm 2004 (năm có quyết định điều chỉnh ranh giới VKTTĐPN) đến cuối năm 2017. Về mặt nội dung nghiên cứu: tập trung chính yếu các liên kết kinh tế và các nhân tố liên quan tại địa bàn VKTTĐPN.
  • 15. 5 Phương pháp nghiên cứu - Về cách tiếp cận chung: luận án sử dụng cách tiếp câ ̣n hê ̣thố ng, đề câ ̣p cả các vấn đề lý luâ ̣n đến các vấn đề thực tiễn. Luận án áp dụng phương pháp luâ ̣n duy vật biện chứ ng và duy vâ ̣t lịch sử , đă ̣t đối tượng nghiên cứ u trong hoàn cảnh cụthể hiê ̣n nay và trong sựphát triển liên tục. - Về phương pháp cụthể: + Nguồ n tư liệu và số liê ̣u: Luận án đã chọn ra 4 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 tỉnh, thành phố của VKTTĐPN theo các đặc điểm về kinh tế - xã hội, sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa,… để thực hiện khảo sát, thu thập thông tin. Đó là các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh Tiền Giang. Các tỉnh còn lại có đặc điểm tương đồng, cùng là vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Luận án thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, thu thập dữ liệu thứ cấp từ Internet, dữ liệu từ tổng cục thống kê, văn bản pháp luật, các báo cáo kết quả của các địa phương; thực hiện phỏng vấn chuyên gia sâu những người đại diện cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, hiệp hội, và trường đại học ở 4 tỉnh, thành thuộc VKTTĐPN. Ngoài việc sử dụng các dữ liệu thống kê, luận án còn mở rộng điều tra bổ sung thông qua phỏng vấn sâu, nhằm làm rõ hơn những đặc điểm mà phương pháp thống kê không thể quan sát được về chiều sâu cũng như mức độ bao quát của nội dung nghiên cứu. Nội dung mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu được giới thiệu bên dưới đây và được thể hiện chi tiết trong phụ lục đính kèm. Mô tả mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu Luận án đã áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia, thực hiện phỏng vấn sâu đại diện các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, ban quản lý khu công nghiệp, hiệp hội, và trường đại học: Bảng 1. 1 Mô tả mẫu nghiên cứu ở 4 tỉnh, thành của VKTTĐPN STT Tỉnh, thành phố Loại hình tổ chức Doanh nghiệp Hội nghề nghiệp BQL KCN, KCX Cơ quan, tổ chức Nhà nước Viện nghiên cứu, Tổng
  • 16. 6 Trường Đại học 1 Tp.Hồ Chí Minh 3 1 1 1 2 8 2 Bình Dương 3 1 1 5 3 Bà Rịa Vũng Tàu 3 1 4 4 Tiền Giang 4 1 2 7 Tổng 13 2 3 4 2 24 Nội dung thực hiện phỏng vấn sâu và các chi tiết cụ thể được ghi chép trong tư liệu đính kèm với nội dung hơn 290 trang (tham khảo phụ lục đính kèm). Trong đó, tiêu chí của mẫu nghiên cứu: (i) Những người tham gia phỏng vấn là những chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực – thông thường là đại diện cấp quản lý của tổ chức được nghiên cứu (ii) Phiếu phỏng vấn đủ về cơ cấu (các tỉnh thành tham gia, đại diện từ các nhóm: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp) (iii) Nội dung của phỏng vấn bao trùm đầy đủ các vấn đề cần nghiên cứu.
  • 17. 7 4. Quy trình nghiên cứu của luận án 5. Khung phân tích của luận án Khung phân tích liênkết kinh tế VKTTĐPN Mô hình 3 lớp về liênkết kinh tế Lớp 1: Môi trường – chính sách và thể chế của liênkết kinh tế Lớp 2: Xây dựng chương trình liênkết - Trọng tâm, mục tiêu của chương trình liênkết - Phương pháp nhận diện liênkết kinh tế - Cơ chế lựa chọn chương trình liênkết Vấn đề nghiên cứu: xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống lý thuyết về xây dựng liên kết kinh tế - Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN - Đề xuất giải pháp xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng liên kết kinh tế trên thế giới Tìm hiểu thực trạng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN Phân tích so sánh chuẩn và đánh giá (Benchmarking) Đề xuất giải pháp cho xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN
  • 18. 8 - Huy động ngân sách cho liênkết kinh tế Lớp 3: Công cụ quản lý và hoạt động của liênkết kinh tế Đánh giáliênkết kinh tế Đánh giáhiệu quả liênkết qua mô hình CIPM Đánh giámức độ trưởng thành liênkết qua mô hình 5 cấp độ trưởng thành Đánh giáthông qua các chỉ số kết quả và chỉ số dự báo vĩ mô và vi mô Các yếu tố tác động đến việc hình thành liênkết kinh tế - Nhận thức và vai trò chỉ đạo của chính phủ - Quy hoạch - Kết cấu hạ tầng - Trình độ nhân lực của vùng - Trình độ công nghệ - Năng lực doanh nghiệp trong vùng - Nhận thức về giá trị lợi íchcủa liênkết của các chủ thể liênquan - Thị trường và hội nhập quốc tế Mô hình xây dựng và mục tiêu hàng đầu của liênkết kinh tế - Mô hình HCI: triết lývà trụ cột xây dựng liênkết kinh tế - 10 mục tiêuhàng đầu về xây dựng liênkết kinh tế - Bản đồ liênkết kinh tế - 5 chương trình liênkết kinh tế cụ thể ưu tiêntriểnkhai tại VKTTĐPN
  • 19. 9 6. Tính mới và đóng góp của luận án (i) Cụ thể cơ sở lý luận về liênkết kinhtế cho phát triển kinhtế vùng (ii) Đưa ra một số khái niệm mới, mô hình, và phương pháp liên kết kinh tế theo quan điểm hiệnđại (iii) Đề xuất mô hình 3 lớp (3 layers of Cluster Initiatives) làm cơ sở quan trọng để xây dựng các liên kết kinh tế ở VKTTĐPN nói riêng và các vùng kinh tế trọng điểm khác tại Việt Nam nói chung (iv) Làm rõ thực trạng liên kết vùng VKTTĐPN và những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân cảntrở liênkết kinhtế; (v) Đề xuất mô hình 5 mức trưởng thành (Cluster Maturiry Model) giúp đánh giá mức độ phát triểncủa liênkết kinhtế (vi) Đề xuất một số giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh tế ở VKTTĐPN. (vii) Đề xuất ramô hình HCI (the House of Cluster Initiatives)thể hiệntriết lývà nguyên tắc để triểnkhai liênkết kinhtế hiệnđại trongbối cảnhcôngnghiệp 4.0 (viii) Đề xuất bản đồ liên kết (Cluster Mapping) và một số chương trình liên kết cụ thể tại VKTTĐPN (ix) Đề xuất hiện thực 10 mục tiêu hàng đầu trong đó bao gồm 5 mục tiêu nền tảng và 5 mục tiêuđột phácho VKTTĐPN 7. Cấu trúc của luận án Cấu trúc luận án, ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, bao gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến xây dựng liên kết kinh tế Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Chương 3: Thực trạng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN Chương 4: Đề xuất các giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh tế ở VKTTĐPN.
  • 20. 10 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1.1 Nghiên cứu về vùng và phát triểnkinh tế vùng Các nghiên cứu về vùng và phát triển kinh tế vùng đã được tiến hành rất sớm từ những năm đầu thế kỷ 19 và được nhiều nhà nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh theo thời gian. Vào thế kỷ thứ 19, Ricardian bắt đầu sử dụng khái niệm lợi thế cạnh tranh để giải thích về quá trình chuyên môn hóa của vùng và quốc gia. Ông cho rằng: với đặc trưng khác nhau về vị trí địa lý, nguyên vật liệu, nguồn lao động giá rẻ của từng khu vực sẽ tạo ra vùng kinh tế có năng lực sản xuất cạnh tranh hơn những vùng khác, từ đó dẫn đến hoạt động sản xuất này sẽ được chuyên môn hóa. Quá trình chuyên môn hóa này giúp doanh nghiệp tại mỗi địa phương có khuynh hướng thực hiện những chuyên môn nhất định và những doanh nghiệp có hoạt động giống nhau hoặc liên quan thường có sự liên kết với nhau một cách tự nhiên. Một thế kỷ sau, Alfred Marshall cho rằng năng suất sẽ tăng hơn nếu nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành hội tụ tại các vị trí địa lý gần nhau (co-location). Điều này làm tăng khả năng chia sẻ nguồn lực, lan tỏa tri thức và chuyên môn.Việc hội tụ sẽ mang đến sự tự hoàn chỉnh một cách tự nhiên, làm gia tăng tích lũy tài sản và lợi thế cho vùng đó. Nghiên cứu của nhà địa kinh tế như Krugman và Venables (1990) cho rằng các lực lượng thị trường (doanh nghiệp, tổ chức, tổ chức tài chính,…) có khuynh hướng tập trung đầu tư vào những vùng thịnh vượng nơi có thể sử dụng thuận tiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đồng thời ít rủi ro, và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Nghiên cứu cũng đề cao tầm quan trọng của những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí của vùng như thiết lập mạng lưới và liên kết hợp tác trong vùng. Như vậy, việc các doanh nghiệp có ngành nghề giống nhau hoặc liên quan nhau thường hội tụ tại những vị trí địa lý gần nhau nhằm chia sẻ tri thức, lao động, nguồn lực, thông tin, hình thành các vùng kinh tế là một quá trình tự nhiên. Quá trình này sẽ làm năng suất tăng, tạo ra sự hội tụ về mặt kinh tế, và là tiền đề quan trọng của các liên kết kinh tế. Các nghiên cứu mới hơn nổi bật bao gồm nghiên cứu của Porter (1999) đề cao việc đổi mới quy trình, chất lượng đầu vào, giáo dục, sự cạnh tranh, thể chế hỗ trợ cho việc đổi mới,… dẫn đến cải tiến hiệu quả của vùng. Công trình nghiên cứu của Casey J. Dawkins (2003) về “lý thuyết phát triển vùng: cơ sở khái niệm, các phát
  • 21. 11 triển lịch sử và mới nhất” đã tổng quan về các lý thuyết phát triển vùng và xem xét các khái niệm nền tảng, những mô hình chính, và những lý thuyết vùng phát triển mới nhất. Các chủ đề được chú trọng: (1) lý thuyết về sự hội tụ và phân kỳ về vốn trong vùng theo thời gian; (2) các giả định liên quan đến quy mô kinh tế bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng; và (3) vai trò của không gian trong việc định hình kết quả thị trường lao động vùng. Nghiên cứu của Department of Regional Australia, Local Government, Arts and Sport (2012) cho rằng hiệu quả kinh tế của một vùng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, bao gồm: - Vốn con người bao gồm trình độ và kỹ năng sẽ giúp nâng cao khả năng cải tiến và năng suất, thích nghi với quy trình, công nghệ mới, nâng cao đời sống; - Sự thay đổi về dân số và cộng đồng phát triển bền vững (bao gồm 3 yếu tố về môi trường, kinh tế, xã hội); - Khả năng tiếp cận thị trường vùng, quốc gia và quốc tế của vùng; - Lợi thế cạnh tranh và năng lực doanh nghiệp; - Sự tham gia liên ngành và phối hợp hiệu quả của các cấp trong chính phủ trong việc lập kế hoạch vùng; - Hình thành các cực tăng trưởng trong vùng để có tác dụng lan tỏa. Công trình nghiên cứu của Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) “Vai trò của cực tăng trưởng đối với phát triển vùng” đã có tiếp cận cho rằng mô hình cơ bản cho phát triển vùng là lý thuyết cực tăng trưởng của Francois Peroux. Lý thuyết này được bổ sung sau đó bởi Albert Hirscham. Công trình này đã giới thiệu mô hình về các điểm tăng trưởng “growth points” trong việc lập kế hoạch vùng và các chương trình phát triển kinh tế vùng. Sử dụng mô hình này cho phép đưa ra một giải thuật để nhận diện những vùng tiềm năng nhất thu hút đầu tư FDI. Công trình của Nguyễn Bá Ân (2013) bàn về “phân tích vùng, quy hoạch và phát triển vùng, phương pháp quy hoạch vùng, trình tự quy hoạch vùng”, đề cập các vấn đề: - Phương hướng phát triển vùng: mục tiêu phát triển vùng, trọng điểm phát triển vùng, quan điểm phát triển vùng, phương hướng phát triển vùng, phân tích môi trường bên ngoài của phát triển vùng, đề xuất phương án phát triển vùng - Quy hoạch phát triển ngành của vùng: quy hoạch phát triển nông nghiệp vùng, quy hoạch phát triển ngành khai thác khoáng sản của vùng, quy hoạch phát triển
  • 22. 12 công nghiệp nguyên vật liệu, quy hoạch phát triển công nghiệp chế tạo, quy hoạch phát triển ngành công nghệ cao, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của vùng, định hướng phát triển đô thị và dự báo,.. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng, nhưng theo tác giả, trọng tâm và rõ nét nhất về các giải pháp cho phát triển vùng được Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) đưa ra logic và tổng hợp nhất. Công trình này chỉ ra rằng việc phát triển kinh tế vùng có thể được hiện thực bởi 03 mô hình được tóm lược thông qua bảng dưới đây: Bảng 1. 2 Mô hình phát triểnkinh tế vùng Mô hình Tính chất Cực tăng trưởng “Growth Poles” Cực tăng trưởng là trung tâm và khu vực kinh tế có nhiều doanh nghiệp lớn trong vùng. Đây là vị trí có sự tập trung dày đặc các ngành mà việc phát triển có ảnh hưởng, tạo động lực, xuất hiện các trung tâm ngành và các vùng ngoại biên Cực tăng trưởng được hiện thực thông qua việc tạo ra các đặc khu kinh tế (free economic zones), công viên công nghệ (technological parks), thành phố công nghệ (technology towns), vùng phát triển ưu tiên (priority development territories). Hình thành cực tăng trưởng cần ra đời các thể chế và chính sách đặc biệt trên khu vực nhất định nhằm thu hút các doanh nghiệp tư nhân, FDI,.. Hội tụ “Agglomerates” Hội tụ là sự tập trung dân cư ở mức độ dày đặc trong một nơi với sự phát triển kết nối về văn hóa, xã hội, sản phẩm, ngành nghề tiềm năng hoặc nguồn lực (tài chính, lao động, hạ tầng, đầu tư, thông tin,…). Việc hội tụ thường do yếu tố lịch sử và quá trình kinh doanh, buôn bán lâu năm của khu vực. Hội tụ thường thấy như các làng nghề, phố, chợ, trung tâm,… Liên kết kinh tế “Clusters” Sự tập trung ở một khu vực nhất định của những công ty có liên hệ: thiết bị, thành phần, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, các tổ chức nghiên cứu và tổ chức khác liên kết nhau để gia tăng
  • 23. 13 sức cạnh tranh và hoạt động kết nối với nhau như một hệ thống. Liên kết kinh tế ra đời có nhiều hình thức và đa dạng từ cơ bản như quan hệ hợp tác của doanh nghiệp, đến mạng lưới các kết nối, đến liên kết kinh tế cụm ngành, đến liên kết giữa các vùng, và siêu liên kết (liên kết giữa các liên kết). Nguồn: Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013) 1.2 Nghiên cứu về cực tăng trưởng với phát triểnvùng trọng điểm Từ những năm giữa thế kỷ 19, Johann-Heinrich Von Thunen (1833) trong lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp đã coi các thành phố, các cảng biển, các đầu giao thông lớn là những nút, những trọng điểm của lãnh thổ có sức hút và sức lan tỏa ra xung quanh. Cách phân tích và lý luận để dẫn đến lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp dưới ảnh hưởng của các thành phố có ích rất nhiều cho những nghiên cứu liên quan đến vùng trọng điểm của lãnh thổ. Nhà kinh tế học A.Weber (1909) trong lý thuyết định vị công nghiệp đã đề cập những ưu điểm và hạn chế của việc tập trung các doanh nghiệp tại một địa điểm mà trong ngôn ngữ kinh tế học hiện đại, chúng được gọi là các lợi ích ngoại ứng, và chi phí ngoại ứng của vùng lãnh thổ trong phạm vi quyết định đầu tư. Các lợi ích ngoại ứng xuất hiện khi các doanh nghiệp có thể chia sẻ gánh nặng sử dụng chung hệ thống kết cấu hạ tầng và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động, thực hiện chuyên môn hóa, hợp tác hóa, làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiên liệu, năng lượng. Phí kinh tế ngoại ứng xuất hiện khi có sự quá tải của lãnh thổ và sự cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau dẫn đến hạn chế sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo Paul Krugman (2008) trong quan điểm địa kinh tế mới, để phát triển vùng kinh tế trọng điểm muốn toàn bộ quốc gia trở nên phồn thịnh thì nhất quyết phải có một số vùng giàu lên trước những vùng khác. Đây là khía cạnh ủng hộ cho quan điểm cần phải có các vùng kinh tế trọng điểm ở các nước đang phát triển theo nghĩa tạo động lực cho tăng trưởng nhanh, tích tụ các yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện phát triển kinh tế chung cả nước. Chênh lệch về mức sống theo không gian sẽ đi theo hình chữ U ngược, tức là mở rộng ở giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, tiếp tục duy trì mức cao trong thời gian dài trước khi dần dần hội tụ với nhau.
  • 24. 14 Theo Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010): Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trưởng nhanh để đẩy mạnh quá trình phát triển cho chính mình, và tiến tới đóng được vai trò chi phối quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Tác giả trên cho rằng để thực hiện quá trình trên, vai trò của hệ thống chính sách của Chính phủ là rất cần thiết - Trước tiên là các chính sách nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các vùng động lực, tức là, từ các dấu hiệu lợi thế, vai trò của các chính sách của Chính phủ là làm thế nào để tạo điều kiện thu hút vốn, nhân lực, đầu tư đẩy mạnh hoạt động kinh tế, mở rộng hệ thống thị trường, phát triển khoa học công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường, tạo sự hấp dẫn cho các vùng đầu tư,… - Tiếp sau đó là áp dụng các chính sách nhằm hướng tới sự hội tụ về xã hội. Các chính sách này, dựa vào quan điểm địa kinh tế mới hướng tới sự giao lưu và hội nhập, ví dụ như quan điểm di dân tự do, chính sách đầu tư hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, chính sách phát triển khu đô thị. 1.3 Nghiên cứu về liênkết kinh tế Thuật ngữ liên kết (linkage) kinh tế là thuật ngữ ra đời khá lâu đời, được sử dụng đầu tiên trong các công trình của Perroux (1955) và Hirschman (1958). Một số tác giả sau này phát triển khái niệm cho liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages), liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages), liên kết dọc (vertical linkages), liên kết ngang (horizontal linkages), liên kết về kinh tế (E- linkages), liên kết kiến thức (K-linkages), liên kết nông thôn đô thị, liên kết chủ thể vĩ mô,… Tuy nhiên đây là những khái niệm truyền thống và chỉ là một trong những phương diện của liên kết kinh tế hiện đại. Thuật ngữ liên kết kinh tế hiện đại (cluster) thể hiện sự tổ hợp đa chiều và đa phương diện, đa chủ thể hơn quan điểm liên kết (linkage) truyền thống. Dưới đây sẽ khảo sát các công trình nghiên cứu được nhóm theo 4 chủ đề từ những quan điểm liên kết truyền thống đến quan điểm liên kết hiện đại hơn: - Liên kết giữa chủ thể vĩ mô - Liên kết giữa chủ thể vi mô, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị - Liên kết nông thôn – đô thị - Liên kết cụm ngành tiền đề cho liên kết kinh tế hiện đại
  • 25. 15 1.3.1 Liên kết giữacác chủ thể vĩ mô Với vai trò quản lý vùng, các địa phương trong vùng có nhu cầu hợp tác lẫn nhau để giải quyết các vấn đề chung như phối hợp giải quyết các bất cập trong vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa ra các định hướng tổng thể trong việc thu hút và phân bổ nguồn lực, giải quyết các tranh chấp phát sinh,… Việc hợp tác này rất cần thiết nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả và hiệu lực chung của các chính sách kinh tế của vùng và từng địa phương (Mushi, 2003; Haughton and Counsell, 2004). Ngoài ra, các quá trình kinh tế diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp kéo theo nhiều hệ lụy khác như di cư, tội phạm, nhiều vấn đề xã hội phát sinh. Những vấn đề này thường vượt quá tầm kiểm soát của chủ thể quản lý ở địa phương, cần sự hợp tác giữa chính quyền và các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội khác (Haughton and Counsell, 2004; Stimson et al., 2006; Coccossis and Psycharis, 2008). Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chủ đề hợp tác giữa các chính quyền địa phương có một vài công trình như: Trần Hồng Quang (2013); Bùi Văn Tuấn (2011) qua nghiên cứu về liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng. Theo Nguyễn Văn Huân (2012), liên kết giữa các chủ thể vĩ mô bao gồm: Liên kết dọc: phân cấp Trung ương, chính quyền địa phương, Bộ với các Sở ban ngành; liên kết quản lý ngành và quản lý lãnh thổ theo địa phương Liên kết ngang: - Các bộ chuyên ngành liên kết trong xử lý các vấn đề mang tính liên ngành - Liên kết giữa các địa phương với nhau - Phối hợp trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành và vùng ở từng địa phương - Phối hợp trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư - Xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ yếu - Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng như đường, cảng biển, sân bay, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu - Xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch - Phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài - Hợp tác trong giảm nghèo - Giải quyết các vấn đề liên quan đến di cư và di chuyển lao động và nhà ở
  • 26. 16 - Đào tạo và dạy nghề - Giải quyết các tệ nạn xã hội và xung đột cộng đồng - Bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Công trình của Hồ Kỳ Minh & Lê Minh Nhất Duy (2013) về “liên kết kinh tế vùng từ lý luận đến thực tiễn” thực hiện nghiên cứu liên kết kinh tế vùng duyên hải miền Trung. Công trình đã phân tích thực trạng của vùng kinh tế này, phản ánh tình hình thống nhất của các lãnh đạo vùng duyên hải miền Trung về các nội dung thực hiện liênkết như sau: - Phân bố lại lực lượng sản xuất, điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của từng địa phương; - Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ; - Thiết lập không gian kinh tế du lịch vùng thống nhất; - Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; - Hợp tác trong việc huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách để đầu tư phát triển chung của Vùng; - Phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch toàn Vùng; - Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh Vùng; - Xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin kinh tế - xã hội; đầu tư trên địa bàn; - Hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (2010) “Liên kết giữa các địa phương trong phát triển vùng tại Cộng Hòa Liên Bang Đức” được tiến hành thông qua việc khảo sát thực tế tại Cộng Hòa Liên Bang Đức thực hiện bởi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, và tổ chức hỗ trợ kỹ thuật GTZ. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, khảo sát một số tính chất và bài học kinh nghiệm từ việc quan sát triển khai thực tế. Kết quả của nghiên cứu đưa ra các kết luận như sau: Hình thức liên kết giữa các vùng: (1) hình thành một vùng hành chính trung gian thực hiện nhiệm vụ cấp vùng, có ngân sách và chương trình hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề mà cấp cơ sở chưa giải quyết được; (2) thành lập hội, hiệp hội với sự tham gia của các tổ chức ở trong vùng. Công cụ liên kết: (1) sử dụng quy hoạch vùng; (2) liên kết giữa các công ty để
  • 27. 17 thành lập một công ty phi lợi nhuận; (3) liên kết giữa các địa phương để thành lập công ty cổ phần có lợi nhuận. Trường hợp nghiên cứu trên cho thấy, việc hình thành chính quyền trung gian, tổ chức trung gian sẽ dẫn đến xung đột trong nhiệm vụ và lợi ích với chính quyền quản lý cấp trung ương và địa phương. Thực tế đang có sự tranh cãi về việc có nên duy trì hình thức quản lý trên không và hiện tại chỉ còn tồn tại ở 5 Bang. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) “Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam” đã có tiếp cận theo hướng nghiên cứu định tính thông qua việc quan sát thực trạng của các vùng kinh tế trọng điểm. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra: (1) kinh nghiệm quốc tế về sử dụng cơ chế chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm trên thế giới; (2) phân tích thực trạng của các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam; (3) đánh giá hệ thống chính sách trên góc độ phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm; và (4) hoàn thiệncơ chế chính sách phát triểnbền vững các vùng kinh tế trọng điểm. 1.3.2 Liên kết giữacác chủ thể vi mô, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng Các chủ thể vi mô tham gia vào trong chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng bao gồm: các vai trò khác nhau trong chuỗi giá trị và 3 vị trí trong chuỗi cung ứng bao gồm: nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách hàng. Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị là phương pháp quản trị hiện đang được chú ý và vận dụng của nhiều doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tính liên kết, và tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một chủ đề đã được nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh và đã ra đời các chuẩn mực quốc tế về liên kết chuỗi cung ứng được vận dụng rộng rãi ở các tập đoàn trên toàn cầu. Chuẩn mực SCOR (1992) được sử dụng như là mô hình tham chiếu khi xây dựng các hoạt động của chuỗi cung ứng ở cấp doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu lĩnh vực này tương đối đa dạng với nhiều ngành nghề và sản phẩm khác nhau. Một số nghiên cứu điển hình như: Hồ Tấn Tuyến và Nguyễn Thị Tuyên Ngôn (2013) về hoạt động liên kết của ngành dệt may Việt Nam với ngành dệt may Hàn Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu; Đoàn Gia Dũng và Võ Thị Quỳnh Nga (2014) nghiên cứu thực tế chuỗi giá trị của các doanh nghiệp may mặc trong vùng Kinh tế trọng điểm Trung Bộ; Nguyễn Thị Ngân Loan (2011) đánh giá thực trạng liên kết các chủ thể kinh tế chính trong ngành thủy sản và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản
  • 28. 18 Việt Nam trong quá trình hội nhập; Bùi Quang Tuấn và Nguyễn Đình Hòa (2015) đã nghiên cứu thực trạng các chuỗi giá trị sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cà phê và điều; Bùi Quang Tuấn và Vũ Ngọc Quyên (2014) về thực trạng của phát triển sản phẩm hoa của Tây Nguyên. Công trình của P. Sureephong, N. Chakpitak, L. Buzon, and A. Bouras (2012) - phát triển liên kết kinh tế và trao đổi kiến thức trong chuỗi cung ứng, cho rằng liên kết kinh tế và chuỗi cung ứng là trọng tâm của nhiều chính sách quốc gia và cả hai đều dựa trên nền kinh tế tri thức. Cả hai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành ở mỗi phương diện khác nhau. Công trình này đã minh họa cách thức liên kết kinh tế có thể làm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng. Công trình cũng đề xuất một phương pháp phối hợp và trao đổi kiến thức trong chuỗi cung ứng. Để nâng cao khả năng cho việc trao đổi kiến thức, công nghệ thông tin được vận dụng để thúc đẩy quá trình truyền thông giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng bên trong từng liên kết kinh tế. 1.3.3 Liên kết mang tính chất lãnh thổ, liênkết nông thôn – đô thị Theo Friedmann (1966), tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến xuất hiện hệ thống thứ bậc các thành phố có trình độ phát triển cao và là phương tiện để kết nối với các khu vực ngoại vi. Hansen (1981) cho rằng các hoạt động đổi mới dẫn tới sự phát triển lan tỏa từ đô thị đến các vùng ngoại vi. Việc lan tỏa đổi mới và các cực tăng trưởng kéo các vùng tụt hậu gần hơn với hệ thống quốc gia, lan tỏa kiến thức từ các trung tâm đô thị tới các vùng ngoại vi. Theo World Bank (2006), việc bỏ qua liên kết nông thôn – đô thị sẽ dẫn đến kinh tế kém hiệu quả và dẫn đến bất cân bằng trong phát triển. Việc hiểu rõ về cơ hội và ràng buộc của liên kết nông thôn – đô thị sẽ góp phần vào phát triển bền vững thông qua hiện thực các chính sách kinh tế xã hội phù hợp. Theo Sule Akkounlu (2013), liên kết nông thôn – đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, lao động, và thịnh vượng. Tuy nhiên, liên kết này hiện tại chưa được nhận ra đầy đủ và vì thế các chính sách kinh tế và thương mại quốc gia đã ít chú trọng hoặc bỏ qua ở nhiều quốc gia. Dòng trao đổi chính giữa nông thôn – đô thị:
  • 29. 19 Hình 1. 1 Mô hình liênkết nông thôn – đô thị Nguồn: Preston (1975), Stead (2002), và Repp (2012) 1.3.4 Nghiên cứu về liênkết kinh tế hiện đại Trong nhiều công trình nghiên cứu về liên kết kinh tế thì liên kết kinh tế theo hướng hiện đại được sự quan tâm nhiều hơn hết trên thế giới kể cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn vì đây thực sự là liên kết tạo đột phá và tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng với sự tham gia chủ động từ phía chính phủ, có thể can thiệp bằng cách chính sách liên quan. Khởi xướng việc nghiên cứu về liên kết kinh tế hiện đại phải nói đến vai trò quan trọng của Michael E. Porter (1998) trong công trình “Liên kết kinh tế và sự cạnh tranh của nền kinh tế mới”. Michael E. Porter cho rằng tồn tại nghịch lý: “sự cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu dựa trên nền tảng kết nối địa phương về kiến thức, hợp tác, và các hoạt động khác”. Từ đó, nghiên cứu cho rằng liên kết kinh tế là cơ sở để tạo sự đột phá và mang đến năng lực cạnh tranh nhất định cho một vùng. Trong đó, liên kết kinh tế bao gồm doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực có liên quan cùng tham gia trong một liên kết trong một khu vực địa lý tập trung, cộng thêm sự tham gia từ các bên liên quan khác như chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức nghiên cứu, và tổ chức đào tạo. Việc tạo ra liên kết kinh tế có những mục tiêu nhất định từ: chia sẻ, cải tiến, xuất khẩu, nâng cao thương hiệu,… Tác giả giới thiệu nhiều liên kết kinh tế điển hình trên thế giới như: liên kết kinh tế rượu vang ở California, liên kết kinh tế ngành da thời trang của Ý,… Đồng thời tác giả cũng khẳng định liên kết kinh tế là động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất. Hiện tại có rất nhiều liên kết kinh tế thành công trên thế giới. Đầu tiên phải nói đến Thung lũng Silicon chính là một trong những liên kết kinh tế thành công và là mô hình mẫu cho nhiều liên kết kinh tế trên thế giới. Nhiều liên kết thành công
  • 30. 20 khác phải kể đến như: thung lũng Motorsport ở Anh, thung lũng Arve Technic và Paris Optics ở Pháp, Flanders multimedia và DSP ở Bỉ, Strangnas Biotech và Dalarna Crystal ở Thụy Điển, và Medicon Valley ở Oresund. Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), liên kết kinh tế đã trở thành vai trò hạt nhân cho việc xây dựng chính sách ngành, chính sách vùng, và chính sách đổi mới của thế giới hiện đại. Liên kết kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển liên kết kinh tế dựa vào nền tảng khoa học mới (new science – based industries). Liên kết kinh tế ban đầu có thể ra đời trên nền tảng các chính sách hiện tại, tuy nhiên sau khi ra đời các liên kết kinh tế cần thiết phải có một thể chế chính sách mới để hoạt động. Các nghiên cứu sau đó bổ sung và làm rõ hơn lý thuyết về liên kết kinh tế. Nghiên cứu của San Diego (2011), liên kết kinh tế có thể gồm một nhóm các ngành có liên quan liên kết nhau để tạo ra sự thịnh vượng cho một vùng. Sử dụng liên kết kinh tế như là công cụ để phát triển vùng có nhiều ý nghĩa hơn các phương pháp truyền thống. Liên kết kinh tế thể hiện toàn bộ chuỗi giá trị từ nhà cung cấp đến sản phẩm cuối, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ và hạ tầng đặc biệt. Liên kết kinh tế tập trung tại một khu vực địa lý và kết nối để tạo ra hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra một số công trình nghiên cứu mới nhất gần đây tiêu biểu trong và ngoài nước về liên kết kinh tế cũng được tác giả giới thiệu như bên dưới đây: Công trình của Europe INNOVA (2008) “Vai trò của liên kết kinh tế và chính sách liên kết kinh tế đối với cạnh tranh và cải tiến: kết quả thống kê và bài học kinh nghiệm” đã tiến hành phân tích sâu về khái niệm liên kết kinh tế và những chính sách chính trong việc triển khai liên kết kinh tế, đưa ra những cơ sở cho chiến lược đổi mới dựa trên xây dựng những liên kết kinh tế ở Châu Âu. Công trình chỉ ra vai trò của liên kết kinh tế với sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như tác động tới việc phát triển vùng và quốc gia. Kết quả thống kê chỉ ra tầm quan trọng của liên kết kinh tế đến sự cạnh tranh, đổi mới, năng suất, lao động. Công trình nghiên cứu của Douglas Zhihua Zeng (2011) chỉ ra đặc khu kinh tế và liên kết kinh tế đã đóng góp và sự phát triển nhanh của Trung Quốc như thế nào. Trong 30 năm qua nền kinh tế Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc do nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp quan trọng từ việc hình thành nhiều đặc khu kinh tế (mô hình cực tăng trưởng) và liên kết kinh tế (mô hình liên kết). Tác giả
  • 31. 21 cho rằng đặc khu kinh tế và liên kết kinh tế là hai động cơ quan trọng thúc đẩy sự thành công của kinh tế Trung Quốc. Cùng với liên kết kinh tế, đặc khu kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, lao động, xuất khẩu, đóng góp vào GDP, mang đếnnhững côngnghệ hiện đại trênthế giới. Công trình của Goran Lindqvist, Chiristian Ketels, Orjan Solvell (2013) “Sách xanh về việc xây dựng liên kết kinh tế” đã thực hiện việc nghiên cứu các liên kết kinh tế hình thành trên thế giới, trả lời những câu hỏi: liên kết kinh tế hoạt động thế nào, cách thức tổ chức và quản lý, đầu tư tài chính ra sao, đánh giá một số kết quả của một số trường hợp điển hình. Trong đó, khảo sát về liên kết kinh tế trong khảo sát toàn cầu GCIS phân tích dữ liệu từ 356 liên kết kinh tế ở 50 quốc gia toàn thế giới, chủ yếu ở các nước thuộc OECD, người tham gia là nhà quản lý của các liên kết kinh tế; những ngành nghề tham gia liên kết kinh tế bao gồm công nghệ thông tin, thực phẩm, công nghiệp ôtô, công nghệ xanh, sức khỏe và năng lượng; tóm lượt những kết quả có giá trị tham khảo tốt như sau: - Hầu như các liên kết kinh tế có nhiều hơn một nửa các doanh nghiệp có khoảng cách 01 giờ từ văn phòng trung tâm điều hành liên kết, và một phần ba doanh nghiệp có khoảng cách xa hơn. - 73% liên kết kinh tế có thành viên chính thức (so với 64% vào năm 2005). Các liên kết kinh tế có số thành viên trung bình là 80. Không có thành viên nào ngoài mục tiêu tham gia vào liên kết kinh tế. - Liên kết kinh tế có nhiều thành viên tham gia thực hiện nhiều mục tiêu hơn. Cụ thể, cải tiến và nghiên cứu phát triển, thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy phát triển và đầu tư liên kết kinh tế, phát triển chuỗi giá trị, mua sắm phối hợp là những mục tiêu được thực hiện bởi các liên kết kinh tế có số lượng nhân viên lớn. - Liên kết kinh tế với nhiều thành viên sẽ thực hiện nhiều mục tiêu, cụ thể là chiến lược và tầm nhìn, thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư và phát triển. - Theo thời gian, mục tiêu ưu tiên thường được chú trọng trong 5 năm và sau đó sẽ ưu tiên đến mục tiêu khác. - Trung bình, có 34% doanh thu từ của liên kết kinh tế đến chủ yếu từ tư nhân, như phí thành viên và doanh số dịch vụ. Khoảng 54% đến từ nguồn tài chính công, chủ yếu là nguồn tài trợ từ địa phương và vùng. 12% đến từ những nguồn khác. Tỷ lệ giữa ngân sách nhà nước và tư nhân là 60:40. - Tỉ lệ này không biến đổi theo thời gian so với năm 2005. Ngân sách quốc gia tài
  • 32. 22 trợ tăng nhưng chủ yếu tăng do ngân sách tài trợ từ quốc tế. Ngân sách vùng giữ nguyên. Với ngân sách tư nhân, chi phí thành viên tăng lên từ dịch vụ bán hàng. - Kinh nghiệm trung bình của nhà quản lý liên kết kinh tế là 3-5 năm. Một nửa trong số họ có kinh nghiệm 6 năm làm việc ở lĩnh vực tư nhân, trong khi nghiệm làm việc ở nhà nước, đào tạo hoặc tổ chức phi chính phủ thì ít hơn. Kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính rất hiếm. - 65% liên kết kinh tế là tổ chức chính phủ. Hội đồng điều hành chính được bầu từ đại diện của tư nhân 61% so với 16% nghiên cứu và 14% từ chính phủ. Trong 73% liên kết kinh tế, thành viên chỉ định Hội đồng điều hành. - 62% liên kết kinh tế được đánh giá chính thức. 85% thu thập biểu mẫu đánh giá định kỳ hàng năm. Dữ liệu từ nhiều nguồn được sử dụng, chủ yếu từ bảng khảo sát thành viên, sau đó là phỏng vấn người liên quan, thông kê ngành và đối sánh đôi. Công trình của Nicola Coniglio, Fancesco Prota and Gianfranco Viesti (2011) “Thúc đẩy phát triển liên kết kinh tế tại Việt Nam: đề án của UNIDO” đã đề xuất những rủi ro trong việc thất bại khi tiến hành xây dựng liên kết kinh tế và kiến nghị các giải pháp theo đặc thù hiện tại của Việt Nam, như sau: Rủi ro: - Sự phức tạp trong hành động liên quan đến chính sách - Thiếu sự phối hợp trong chính sách - Thiếu sự hỗ trợ các tổ chức trung gian để thành lập hoặc điềuhành liên kết kinh tế - Sự bắt tay của các thế lực chính trị và nhóm lợi ích Công trình đề xuất một số giải pháp: - Nhận diện và lựa chọn các liên kết kinh tế ở Việt Nam dựa vào tiềm năng sẵn có. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, và doanh nghiệp nhà nước tham gia trong liên kết kinh tế. - Tránh ban hành các thể chế phức tạp - Hỗ trợ và thúc đẩy sự ra đời của liên kết kinh tế - Đổi mới hệ thống hạ tầng và hệ thống giáo dục - Không chỉ chú trọng vào một lĩnh vực công nghệ cao mà nên đa lĩnh vực - Thúc đẩy tiếng nói từ doanh nghiệp - Cải tiến môi trường kinh doanh Công trình của OECD (2007) “Liên kết kinh tế – công cụ hoạch định chính sách
  • 33. 23 quốc gia” của OECD với sự tham gia từ 34 quốc gia cùng làm việc để đề xuất các giải pháp về kinh tế, xã hội, và môi trường toàn cầu bao gồm: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Slovak, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ,.. cho rằng lĩnh vực quản lý nhà nước hiện tại đang tập trung vào xu hướng gia tăng liên kết giữa doanh nghiệp, con người, kiến thức ở cấp vùng để cải tiến và nâng cao năng lực cho vùng. Phương pháp mới này phổ biến ở nhiều lĩnh vực chính sách khác nhau. Việc đổi mới chính sách vùng, chính sách khoa học và công nghệ, và chính sách doanh nghiệp, ngành là chủ đề quan trọng để hỗ trợ liên kết kinh tế ở cấp độ vùng. Công trình này tập trung vào các vấn đề: giải thích tại sao liên kết kinh tế có vai trò quan trọng, các chương trình nên bắt đầu từ đâu, phương pháp lựa chọn liên kết kinh tế, công cụ nào được sử dụng, ai quản lý, và bài học kinh nghiệm từ nhiều trường hợp nghiên cứu: Canada, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Tài (2013): hình thành và phát triển liên kết ngành ở Việt Nam - một lựa chọn chính sách, cho rằng liên kết ngành hình thành sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Liên kết ngành nên trở thành một công cụ chính sách trong hoạch định chính sách kinh tế quốc gia. Tác giả đề xuất phát triển công nghiệp hỗ trợ phối hợp với liên kết ngành. Qua phân tích, tác giả cho rằng tại Việt Nam đã “manh nha” thành lập các liên kết ngành, và đề xuất thành lập thí điểm liên kết ngành, và một số kiến nghị như sau: - Không nên xây dựng một mô hình liên kết kinh tế cho mọi ngành - Phát triển và hình thành mô hình nên theo định hướng sản phẩm - Cần lựa chọn địa điểm phù hợp để phát triển liên kết kinh tế - Đề xuất một số vai trò của chính quyền - Kiến nghị các biện pháp phát triển liên kết kinh tế - Các điều kiện để thực thi tốt liên kết kinh tế - Công trình nghiên cứu về liên hệ giữa liên kết kinh tế, chuỗi cung ứng, và chuỗi giá trị 1.4 Khoảng trống nghiên cứu về liênkết kinh tế vùng Như vậy, việc khảo sát liên kết kinh tế ở các công trình nước ngoài cho thấy:
  • 34. 24 Thứ nhất, mặc dù khái niệm kinh tế xuất hiện khá lâu đời nhưng đến khi quan điểm liên kết kinh tế theo cụm liên kết ngành của Porter (1990) ra đời thì việc vận dụng phương pháp này đã trở nên phổ biến dẫn đến việc hình thành nhiều liên kết kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. Quan điểm về cụm liên kết ngành là nền tảng của liên kết kinh tế hiện đại. Thứ hai, tại Việt Nam khái niệm sử dụng là cụm liên kết ngành thường chỉ đến liên kết diễn ra ở ngành nào đó, khu vực nào đó, và thường nghiên cứu theo hướng chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cho ngành. Thực chất, đây chỉ là quan điểm sơ khai (ý tưởng ban đầu) của liên kết kinh tế hiện đại. Việc sử dụng khái niệm liên kết kinh tế hiện đại đã tích hợp nhiều quan điểm trong đó bao hàm cả liên kết giữa doanh nghiệp, chủ thể vĩ mô, khu vực địa lý, các ngành nghề khác nhau, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, nền công nghiệp 4.0, hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực sáng tạo theo một cách thức và phương pháp mới. Thứ ba, các nghiên cứu về liên kết kinh tế (quan điểm truyền thống) như liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa đầu vào đầu ra của chuỗi, giữa nông thôn đô thị, giữa chủ thể vĩ vô, .. chỉ là một phần của liên kết kinh tế hiện đại. Tuy nhiên việc ứng dụng các lý thuyết về liên kết kinh tế (quan điểm cũ) trong thực tế không được phổ biến ở các chính sách quốc gia và đặc biệt không thấy triển khai nhiều như quan điểm liên kết kinh tế hiện đại (đòi hỏi phải có sự can thiệp từ chính sách vĩ mô kết hợp các yếu tố vi mô cùng với công nghệ và quản trị hiện đại). Thứ tư, có nhiều bằng chứng cho thấy liên kết kinh tế hiện đại đã trở thành một trong những phương pháp phát triển kinh tế vùng và quốc gia đặc biệt là các quốc gia thuộc OECD và Châu Âu. Đây thực sự là một công cụ chiến lược cho phát triển kinh tế vùng. Liên kết kinh tế (quan điểm hiện đại) đã góp phần phát triển cho nhiều quốc gia, thay đổi diện mạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, hình thành những khu vực và ngành nghề phát triển đột phá trên thế giới. Ngày càng nhiều các lý thuyết mới được ra đời, bổ sung và hoàn chỉnh cho liên kết kinh tế hiện đại. Quan điểm quản lý tích hợp vĩ mô, vi mô, chuỗi giá trị, công nghệ, xã hội thông tin, kỹ năng lãnh đạo quản lý,.. được tích hợp vào mà không chỉ là các kiến thức về kinh tế phát triển hay kiến thức kinh tế vĩ mô đơn điệu. Thứ năm, các liên kết kinh tế hiện đại hiện nay được triển khai nhiều trên thế giới đặc biệt các các quốc gia thuộc OECD tiếp cận theo quan điểm liên kết kinh
  • 35. 25 tế hiện đại, giải quyết các chủ đề khác nhau một cách rộng rãi (có thể là nhóm các doanh nghiệp, giữa chủ thể vi mô vĩ mô, giữa các đô thị, giữa các vùng, quốc gia, hoặc ngành và liên ngành,..). Mặc dù Porter (1990) có đưa ra khái niệm liên kết kinh tế mở đầu cho quan điểm hiện đại về liên kết kinh tế nhưng cho đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều khái niệm tiến bộ hơn, hệ thống phương pháp luận hoàn chỉnh hơn, và hiện vẫn đang được các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu vận dụng và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu như Bùi Văn Tuấn (2011) về liên kết kinh tế giữa các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng; Vũ Minh Trai (2011) về vị trí và vai trò của Hà Nội trong mối liên kết vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng; Lê Thế Giới (2008), Đào Hữu Hòa (2008), Trương Bá Thanh (2009), Nguyễn Danh Sơn (2010), Trần Du Lịch (2011), Nguyễn Bá Ân hay Nguyễn Văn Huân và Nguyễn Danh Sơn (2014) trong liên kết phát triển ở miền Trung và Tây Nguyên; liên kết phát triển ở phía Nam, có các công trình của Nguyễn Xuân Thắng (2010), Trương Thị Hiền (2011) hay Đinh Sơn Hùng (2011); nghiên cứu về phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm có Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010); Hồ Tấn Tuyến và Nguyễn Thị Tuyên Ngôn (2013) trình bày về hoạt động liên kết của ngành dệt may Việt Nam với ngành dệt may Hàn Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu; Đoàn Gia Dũng và Võ Thị Quỳnh Nga (2014) nghiên cứu thực tế chuỗi giá trị của các doanh nghiệp may mặc trong vùng Kinh tế trọng điểm Trung Bộ; Nguyễn Thị Ngân Loan (2011) đánh giá thực trạng liên kết các chủ thể kinh tế chính trong ngành thủy sản, trong số nhiều tác giả khác. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu liên kết kinh tế vùng tại Việt Nam, tuy nhiên, các nghiên cứu về liên kết kinh tế tại Việt Nam có thể được chia làm 4 nhóm chính sau: Nhóm thứ nhất tập trung vào chủ đề hợp tác giữa các chính quyền địa phương, có sự giúp đỡ của chính quyền Trung ương, trong việc giải quyết các bài toán chung. Nhóm thứ hai quan tâm chủ yếu đến vấn đề mạng lưới doanh nghiệp và hình thành chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng. Nhóm thứ ba quan tâm chủ yếu đến vai trò của các cụm liên kết ngành với sự dẫn dắt và lan tỏa của chúng. Nhóm thứ tư là nhóm các nghiên cứu về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.
  • 36. 26 Nhóm này vẫn còn ít các nghiên cứu về liên kết vùng gắn với phát triển bền vững. Sự nghiên cứu của các nhóm này đa phần tập trung nghiên cứu theo cách cũ, phân tách như trên mà chưa thấy nhóm nào có sự tổng hợp theo cách nghiên cứu liên kết kinh tế hiện đại. Cơ sở lý luận về liên kết, định nghĩa về liên kết, phương pháp luận, mô hình liên kết kinh tế hiện đại, đặc biệt là tiếp cận ở quan điểm tích hợp vĩ mô, vi mô, quản lý, công nghệ, và bối cảnh nền công nghiệp 4.0 - đặc điểm quan trọng hiện nay của các mô hình phát triển kinh tế hiện đại, chưa thấy nhóm nào làm rõ. Hiện tại, chỉ có nghiên cứu của Bùi Quang Tuấn (2016) là tiếp cận theo liên kết kinh tế hiện đại (quan điểm tích hợp) như nói ở trên và có những định nghĩa rõ ràng về liên kết kinh tế theo quan điểm mới, mở đầu cho việc nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng tại Việt Nam ở giai đoạn mới với công nghiệp 4.0 - giai đoạn hiện đại về quản lý, công nghệ, xã hội thông tin, gắn kết vĩ mô, doanh nghiệp và nhiều công cụ và kiến thức hiện đại khác như chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, hình thành các nhóm nghiên cứu hợp tác, đổi chiến lược phát triển kinh tế sang sáng tạo, dựa vào tri thức, … trong thời đại mới, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế vùng hiện tại và tương lai của Việt Nam. Trong công trình này, tác giả kế thừa quan điểm liên kết kinh tế hiện đại của Bùi Quang Tuấn (2016) cùng các nghiên cứu ở các quốc gia OECD và phát triển rõ hơn về cơ sở lý luận, phương pháp tiến hành lựa chọn liên kết, xây dựng bản đồ liên kết, công cụ quản lý liên kết, đánh giá mức độ trưởng thành liên kết theo quan điểm liên kết kinh tế hiện đại này.
  • 37. 27 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về liênkết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm  Vùng kinh tế Hiện tại có rất nhiều nhà kinh tế quan tâm đến lý thuyết phát triển vùng. Tuy nhiên, đề cập đến khái niệm vùng thì có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới đây sẽ nêu ra một số khái niệm phổ biến về vùng: Từ điển tiếng việt (1994): vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh. Theo từ điển bách khoa địa lý xô viết (1998): Vùng là một lãnh thổ được tách ra dựa trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hoặc hiện tượng) có quan hệ mật thiết với nhau. Trong công trình Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Lê Bá Thảo (1998) ghi: vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài. Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 định nghĩa: Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước. Mặc dù có nhiều định nghĩa về vùng nhưng theo tác giả thì vùng được định nghĩa: Vùng là khu vực địa lý được xác định dựa vào đặc điểm dân cư liên tục về mặt không gian, được hình thành thông qua quá trình lịch sử hoặc do sự phụ thuộc vào khu vực địa lý nhất định. Sự phụ thuộc này có thể do có cùng văn hóa địa phương, công việc lao động, nguồn lực tự nhiên, hoặc những tiện ích cụ thể do vị thế mang lại. Vùng có tính chất và liên kết nội tại hình thành từ các nút (có sự liên kết chặt chẽ về lao động, vốn, hàng hóa) và những tính chất này làm vùng khác biệt với các vùng khác.
  • 38. 28 Vùng có những đặc điểm cơ bản là: - Là một đơn vị lãnh thổ có ranh giới xác định (hoặc mang tính pháp lý hoặc mang tính ước lệ). - Tồn tại các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật mà con người đã tạo dựng và các điểm dân cư. - Có tính đồng nhất ở một mức độ nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Như vậy, trong thực tế tồn tại các loại vùng với những nội dung khác nhau như vùng tự nhiên, vùng kinh tế- xã hội, vùng dân tộc...Vùng để làm đối tượng cho công tác quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đề cập ở đây là vùng chứa đựng nhiều nội dung nêu ở trên, có thể gọi là vùng quy hoạch. Căn cứ vào mục đích và nội dung có thể phân thành vùng kinh tế tổng hợp, vùng kinh tế ngành (như vùng công nghiệp, vùng nông nghiệp,…). Căn cứ vào công năng, có thể chia vùng thành vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, vùng thủ đô, vùng tam giác phát triển, vùng hành lang kinh tế,… Trong điều kiện Việt Nam, có thể hiểu vùng với một số nội dung và chức năng sau: (1)-Vùng kinh tế-xã hội là đối tượng của quy hoạch phát triển. Trong công tác quy hoạch, để giải quyết những vấn đề trên quy mô rộng (liên tỉnh) đã tồn tại khái niệm vùng KT-XH. Qui mô và số lượng vùng phụ thuộc vào yêu cầu của việc tổ chức theo lãnh thổ nền KT-XH của đất nước. Số lượng vùng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển. (2)-Vùng là đối tượng trọng điểm đầu tư phát triển. Tuỳ theo yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT-XH đất nước và chỉ đạo của Chính phủ mà xác định các lãnh thổ - địa bàn giữ vai trò động lực hoặc những lãnh thổ còn trong tình trạng trì trệ, yếu kém cần có sự hỗ trợ nhiều để phát triển. Chính phủ Việt Nam đã xác định 4 vùng phát triển KTTĐ làm động lực cho phát triển kinh tế cả nước: Bắc bộ, miền Trung, phía Nam và vùng KTTĐ Tây Nam Bộ. - Vùng KTTĐ Bắc Bộ, bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. - Vùng KTTĐ miền Trung, bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. - VKTTĐPN, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình