SlideShare a Scribd company logo
1 of 162
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ HUYỀN TRÂM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………………………… …………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ HUYỀN TRÂM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH XUÂN
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, các
số liệu trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học, dựa trên kết quả
nghiên cứu thực tế và các tài liệu đã được công bố.
Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2017
Học viên
Lê Thị Huyền Trâm
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám đốc, các Khoa, Phòng, Ban, cán bộ, giảng viên Học viện
Hành chính Quốc gia đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu tại Học viện.
- Lãnh đạo, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn.
- Các đồng nghiệp đã chia sẻ kiến thức cũng như tạo điều kiện về mặt
thời gian, công việc để tôi có thời gian nghiên cứu, hoàn thành Luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Anh Xuân đã tận tình hướng
dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thành Luận văn này.
Do năng lực và thời gian còn hạn chế nên Luận văn này có thể còn
nhiều thiếu sót, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của các nhà khoa
học, các anh chị đồng nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi ngày càng
hoàn thiện hơn.
Học viên
Lê Thị Huyền Trâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ
GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP ................................................12
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài............................................12
1.1.1.Giáodục,giáodụcmầmnon,giáodụcmầmnonngoàicônglập ..........................................12
1.1.2. Quản lý, Quản lý nhà nước về giáo dục, Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục ngoài
cônglập...........................................................................................................................................................16
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài
công lập.............................................................................................................21
1.2.1.Vaitrò,vịtrígiáodụcmầmnontronghệthốnggiáodụcquốcdân.........................................21
1.2.2.Thựchiệnchứcnăngquảnlýcủanhànướcvềgiáodục...........................................................22
1.2.3. Đảm bảo thực hiện xã hội hóa giáo dục và đáp ứng nhu cầu của xã hội.............23
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập24
1.3.1.Ban hànhchủtrương, chínhsáchcủanhànướcvề giáodụcmầm non,giáodụcmầm non
ngoàicônglập................................................................................................................................................25
1.3.2.Tổchứcbộmáyquảnlýnhànướcđốivớicơsởgiáodụcmầmnonngoàicônglập..........29
1.3.3.Đào tạo,bồidưỡngđộingũcánbộquảnlý, giáoviên, nhânviên cơsởgiáodục mầm non
ngoàicônglập................................................................................................................................................32
1.3.4.Huyđộng nguồnlực vàđảm bảo quichuẩnđiều kiệnvật chất phục vụcủacơsở giáo dục
mầmnonngoàicônglập..............................................................................................................................34
1.3.5.Thanhtra,kiểmtra,giámsáthoạtđộngcủacơsởgiáodụcmầmnonngoàicônglập.......35
1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non
ngoài công lập...................................................................................................38
1.4.1.Vaitròquảnlýcủanhànướcởcáccấp.........................................................................................38
1.4.2.Ýthứctuânthủphápluậtcủacácnhàđầutưthamgiaxãhộihóagiáodục.........................40
1.4.3.Vaitrògiámsátvàyêucầuđảmbảochấtlượngcungứngdịchvụcủaphụhuynhhọcsinh41
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở
một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.....42
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở một số địa
phương.............................................................................................................................................................42
1.5.2.BàihọcrútrađốivớihuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi..........................................................46
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................49
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO
DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA,
TỈNH QUẢNG NGÃI.......................................................................................50
2.1. Khái quát về Giáo dục mầm non và Giáo dục mầm non ngoài công lập trên
địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.......................................................50
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi tác động
đếnQuảnlýnhànướcđốivớicơsởgiáodụcmầmnonngoàicônglập...........................................50
2.1.2. Khái quát Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng
Ngãi..................................................................................................................................................................57
2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối
với cơ sở Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi.......................................................................................................63
2.2.1.ThểchếhóavàtriểnkhaicácvănbảncủaTrungươngvàtỉnhQuảngNgãi........................63
2.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước và phân cấp quản lý đối với giáo dục mầm non trên địa bàn
huyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.............................................................................................................68
2.2.3.Thựctrạngđộingũcánbộquảnlýđốivớicơsởgiáodụcmầmnonngoàicônglậptrênđịa
bànhuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.....................................................................................................70
2.2.4. Xã hội hóa nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa
bànhuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.....................................................................................................73
2.2.5.Thanhtra,kiểm tra,giámsát đốivớicơsởgiáodục mầmnonngoàicông lậptrênđịabàn
huyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.............................................................................................................74
2.3. Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non
ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi .........................82
2.4. Nguyên nhân những hạn chế......................................................................87
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................90
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI...................................92
3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm
non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi (giai đoạn
2015 – 2020).....................................................................................................92
3.1.1. Định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số
29-NQ-TWngày04/11/2013,Hộinghịlầnthứtám,BanchấphànhTrungương(khóaXI)........92
3.1.2.QuiđịnhvềpháttriểngiáodụcvàgiáodụcmầmnontrongHiếnpháp2013......................95
3.1.3.Mộtsốmụctiêuvềpháttriểngiáodụcmầmnonvàgiáodụcmầmnonngoàicônglậptrên
địabànhuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi..............................................................................................99
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm
non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi giai đoạn
2016 – 2020....................................................................................................100
3.2.1.Xâydựng,hoànthiệnhệthốngvănbảnquảnlýnhànướcđốivớicơsởgiáodụcmầmnon,
giáodụcmầmnonngoàicônglậptrênđịabànhuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.....................101
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục mầm non
ngoàicônglậpchotoànxãhội.................................................................................................................102
3.2.3.Tăng cường phân cấp và đổi mới phương pháp quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục
mầmnonngoàicônglập............................................................................................................................103
3.2.4.Tăng cườngđầu tư các nguồn lực để hoàn thiện quản lý đối với cơsở giáo dục mầm non
ngoàicônglập..............................................................................................................................................106
3.2.5.Tăngcườngkiểmtra,kiểmsoátcủanhànướcđốivớicơsởgiáodụcmầmnonngoài công
lập....................................................................................................................................................................111
3.3. Một số kiến nghị.......................................................................................113
Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................115
KẾT LUẬN ....................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH : Công nghiệp hóa
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
GDMN : Giáo dục mầm non
GDMNNCL : Giáo dục mầm non Ngoài công lập
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
HĐH : Hiện đại hóa
NCL : Ngoài công lập
NXB : Nhà xuất bản
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
PCGDMN : Phổ cập Giáo dục mầm non
QLNN : Quản lý nhà nước
QLGD : Quản lý giáo dục
TW : Trung ương
TNCSHCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
UBND : Ủy ban nhân dân
XHH : Xã hội hóa
XHHGD : Xã hội hóa giáo dục
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. Mô hình về quản lý............................................................................18
Sơ đồ 2: Phân cấp QLNN đối với Giáo dục mầm non ....................................68
Biểu đồ 1. Đánh giá của giáo viên và phụ huynh về mức độ đáp ứng của
CBQL tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng
Ngãi (1011 – 2016) ..........................................................................................72
Biểu đồ 2. Đánh giá của CBQL và phụ huynh về mức độ đáp ứng của giáo
viên tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi (1011 – 2016)...............................................................................79
Biểu đồ 3. Khảo sát ý kiến của giáo viên về mức độ phục vụ tại các cơ sở
GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi .......................................80
Biểu đồ 4. Trình độ giáo viên MNNCL năm học 2015-2016 trên địa bàn
huyện Tư Nghĩa................................................................................................85
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, Giáo dục mầm non (GDMN) được
coi là cấp học đầu tiên, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng
cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Chính vì thế, hầu hết
các quốc gia và các tổ chức trên thế giới đều xác định GDMN là một mục tiêu
quan trọng của giáo dục cho mọi người. Trong hệ thống các giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội đến 5 năm 2011 - 2015, kết luận tại Hội nghị lần thứ ba
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nêu rõ: “Điều chỉnh chính sách
về GDMN, giáo dục miền núi; làm tốt công tác XHH GD để đảm bảo nhu cầu
học tập của các đối tượng, nhất là GDMN”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX và Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ công tác
quản lý của ngành Giáo dục phải hướng mục tiêu đến năm 2020 là “Xây dựng
hoàn chỉnh và phát triển cấp học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi,
phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”. Do vậy, trong những năm
qua Nhà nước đã tập trung đầu tư rất lớn cho GDMN. Tuy nhiên, cùng với tốc
độ tăng dân số, đời sống vật chất cũng như tinh thần ngày càng cao, với xu
thế toàn cầu hóa thì số lượng cũng như chất lượng các trường mầm non hiện
nay thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội trong lúc nhu cầu GDMN ngày
càng đa dạng.
Thấy rõ được tầm quan trọng của GDMN trong giai đoạn hiện nay, ngày
15/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát triển GDMN giai
đoạn 2011 - 2020” với quan điểm chỉ đạo “GDMN là cấp học đầu tiên của hệ
thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất,
trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển
GDMN là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi
gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước”.
2
Cụ thể hóa đường lối của Đảng, trong những năm qua, Nhà nước đã ban
hành nhiều Chỉ thị, Nghị định về đẩy mạnh XHH giáo dục, tạo hành lang
pháp lý cho các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, đào tạo
và tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục được hưởng chính sách ưu đãi xã hội.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006
về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ NCL; Nghị
quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh XHH các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP
về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-
CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP. Để phát
triển GDMN khu công nghiệp, khu chế xuất, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 20/ 3/2014, về phê duyệt Đề án hỗ trợ
phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất
đến năm 2020.
Với những định hướng khuyến khích XHH giáo dục nêu trên, hệ thống
giáo dục quốc dân nói chung, GDMN nói riêng đã phát triển mạnh mẽ mô
hình NCL và đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng tỷ lệ huy động
trẻ, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách.
Tư Nghĩa là một huyện vùng ven của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi. Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế khá ổn định, quá trình đô thị
hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển này đặt ra yêu cầu phát triển GD&ĐT
để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của nhân dân cũng như các vấn đề
an sinh xã hội khác, trong đó có phát triển GDMN. Thực tế cho thấy, hiện nay
trên địa bàn huyện, nhu cầu gửi trẻ đến trường ngày càng tăng trong khi các
cơ sở GDMN công lập chưa đáp ứng đủ, do đó công tác XHH GDMN được
các cấp chính quyền khá quan tâm. Năm 2017, toàn huyện có 01 trường mầm
3
non NCL và 32 cơ sở mầm non NCL (gồm các nhóm,lớp) đang hoạt động,
đáp ứng khoảng 25% nhu cầu học tập của con em trên địa bàn huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với các cơ sở
GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa được
quan tâm đúng mức, tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như tính thường xuyên,
liên tục trong quản lý, điều hành; việc ban hành chính sách và triển khai thực
hiện chính sách, kiểm tra, giám sát… còn nhiều hạn chế; Quy hoạch, huy động
sự tham gia của các nguồn lực trong đầu tư trang thiết bị, đội ngũ giáo viên
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng giáo dục chưa cao. Vì vậy,
việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về
GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên, với tư cách là một cán bộ trực
tiếp quản lý GDMN, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với cơ sở
giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi” làm luận văn cao học chuyên ngành Quản lý hành chính công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đến đề tài
Thực hiện chủ trương XHH giáo dục của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp
giáo dục của nước ta đã được các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội quan
tâm, Chủ trương XHHGD đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, phát
triển; Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy việc nghiên cứu về công tác QLNN đối với
GDMN đã có một số tài liệu, sách, báo và đề tài đề cập khá sớm; Những năm
gần đây, việc nghiên cứu QLNN về GDMN NCL mới được các nhà khoa học,
nhà quản lý quan tâm nhiều hơn. Có thể nêu một số công trình, bài viết tiêu
biểu liên quan đến đề tài như sau:
- Nguyễn Thị Bích Hạnh (2006), “Biện pháp quản lý công tác xã hội
hóa giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” - Luận văn
thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm
Hà Nội. Nghiên cứu của tác giả đề cập đến vấn đề: trong điều kiện kinh tế xã
4
hội nước ta, chính quy hoá các hình thức và tổ chức GDMN bằng con đường
bao cấp là không thể thực hiện được vì quá khả năng kinh tế. Mặt khác, nền
kinh tế thị trường lại tăng thêm áp lực cho các gia đình nghèo, hạn chế cơ hội
đến trường của trẻ em. Vì vậy, XHH GDMN nhằm khai thác tối ưu tiềm năng
của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng GDMN, tạo tiền đề vững chắc cho
sự phát triển nhân cách và chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ vào giáo dục tiểu
học. Việc huy động các nguồn lực cho GDMN sẽ góp phần tạo nên những
chuyển biến căn bản về chất lượng chăm sóc, giáo dục, tạo ra sự công bằng,
dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng GDMN.
- Lê Thị Nam Phương (2012), “Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” - Luận văn Thạc sỹ Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phản ánh và trình
bày về tầm quan trọng của quá trình XHH GD, đặc biệt nhấn mạnh đến việc
hình thành và phát triển của dịch vụ GDMN NCL tại thành phố Đà Nẵng.
Song song với đó là sự phát triển về cơ sở vật chất giáo dục, công nghệ quản
lý, nâng cao chất lượng giáo dục và gia tăng về đội ngũ giáo viên, cán bộ,
nhân viên quản lý ở khu vực GDMN NCL. Ngoài ra, qua nghiên cứu tác giả
đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ giáo dục
ngoài công lập. Cụ thể, các yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã
hội, về cơ chế và chính sách phát triển. Thậm chí, sự phát triển của hệ thống
GDMN NCL cũng ảnh hưởng không ít đến sự phát triển nhanh hay chậm của
dịch vụ mầm non ngoài công lập.
- Ngô Mỹ Linh (2014) “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục
mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” -
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Xã hội học, Đại học Khoa học XH&NV, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN đối với các cơ sở
GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tác giả đã đề
xuất những giải pháp thực tiễn góp phần hoàn thiện cơ chế QLNN trên lĩnh
5
vực này như giải pháp hoạch định chính sách và triển khai thực hiện chính
sách; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở GDMN NCL trên
địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
- Ngô Vũ Hoàng Liên (2015) “Phát triển Giáo dục mầm non ngoài công
lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” - Luận văn Thạc sỹ
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận về
QLNN về GD&ĐT nói chung, GDMN và GDMN NCL nói riêng, đồng thời
phân tích những nhân tố tác động đến sự phát triển của GDMN NCL trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; đánh giá những kết quả đạt
được và hạn chế, nguyên nhân những hạn chế về công tác QLNN về GDMN
NCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn
hiện nay và đưa ra hệ thống các nhóm giải pháp.
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học đã công bố công trình nghiên cứu trên các
tạp chí liên quan đến đề tài như:
- Bùi Tiến Hanh (2004), “Phát triển giáo dục ngoài công lập – thực
hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục”, Tạp chí Giáo dục số 12/2004. Theo
nghiên cứu này thì phát triển giáo dục ngoài công lập (bán công, dân lập, tư
thục) là biện pháp nhằm đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục. Trong
những năm qua sự phát triển giáo dục ngoài công lập đã đạt được một số
thành tựu đáng kể.
- Đào Thanh Âm (2008), “Nhận thức cho đúng khái niệm xã hội hóa
công tác giáo dục mầm non”, Bản tin Giáo dục Từ xa và Tại chức số 19 -
tháng 12/2008, Đại học Sư phạm Hà Nội. Theo tác giả thì XHH sự nghiệp
GDMN là một bài học thành công trong quá trình xây dựng và phát triển hệ
thống GDMN của nước ta. Đây cũng là một tư tưởng giáo dục lớn của Đảng
và chủ trương của Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài để giáo dục tạo ra lớp người lao động mới phát triển toàn
diện, năng động, sáng tạo để đáp ứng đòi hỏi của nền công nghiệp hóa nước
6
ta vào năm 2020 vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
- Nguyễn Võ Kỳ Anh (2014), “Xã hội hóa giáo dục mầm non góp phần
nâng cao chất lượng nòi giống và đào tạo nhân tài cho đất nước”, Viện
Nghiên cứu giáo dục phát tiềm năng con người (IPD), Trung tâm Giáo dục
môi trường và sức khỏe cộng đồng (CECHC). Tác giả với quan điểm quản lý
công tác XHH GDMN phải thực hiện chăm lo cho giáo dục mầm non là
nhiệm vụ của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội, có thể
khẳng định giáo dục mầm non là cấp học xã hội hóa cao hơn các cấp học
khác. Cho đến nay giáo dục mầm non đã và đang tồn tại đủ các quy mô
trường, lớp, nhóm với các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
Loại hình trường tư thục đang trên đà phát triển ở các thành phố, thị xã và
những nơi có nền kinh tế phát triển. Loại hình bán công đang dần được
chuyển sang loại hình trường công lập.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề ra nhiều giải pháp quản lý đối
với GDMN nói chung, GDMN NCL nói riêng, đặc biệt là công tác XHH
GD, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của công tác XHH đối với sự
nghiệp phát triển GDMN trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế. Tuy nhiên, để GDMN NCL phát triển bền vững trong tình hình
kinh tế - xã hội hiện nay, đặc biệt tìm ra những biện pháp, giải pháp phù hợp
nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với
GDMN NCL của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi thì chưa có đề tài nào đề
cập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận QLNN về GDMN và GDMN NCL, đánh
giá thực trạng QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư
7
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, tìm ra các nguyên các nguyên nhân của các yếu kém,
hạn chế, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN
đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về QLNN đối với GDMN nói chung,
cơ sở GDMN NCL nói riêng;
- Đánh giá thực trạng QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện QLNN đối với cơ
sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các hoạt động liên quan đến
QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng
Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung
nghiên cứu về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
- Về thời gian nghiên cứu: 5 năm (từ năm 2011 đến 2016), định hướng
đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp luận CNDV
biện chứng, CNDV lịch sử của triết học Mác – Lê Nin; Đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách của nhà nước về giáo dục, XHH giáo dục…
8
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu
đã được sử dụng như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp lý thuyết về
QLNN đối với GD, QLNN đối với GDMN, QLNN đối với GDMN nói chung,
cơ sở GDMN NCL nói riêng, công tác XHHGDMN, quản lý, quản lý công
tác XHH GDMN, đồng thời phân loại, hệ thống hóa tài liệu đánh giá về thực
tiễn QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi qua các báo báo tổng kết hàng năm, kế hoạch phát triển giáo dục,
niên giám thông kê về công tác đào tạo của Phòng GD&Đ huyện Tư Nghĩa,
tỉnh Quảng Ngãi.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Thu thập các thông tin, số liệu về GDMN
NCL của địa phương qua kiểm tra thực tế, quan sát các hoạt động XHH
GDMN NCL tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Trên
cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn để đề ra các giải pháp góp phần
hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với cơ sở GDMN NCL
của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thu thập các thông tin, số liệu
trong báo cáo đánh giá về công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa
bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; Phân tích, đánh giá tình hình thực
tiễn, thống kê tổng kết kinh nghiệm rút ra những mặt mạnh, mặt hạn chế, điển
hình chưa tốt trong công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại địa
phương. Đồng thời tiến hành khảo sát các đối tượng có liên quan gồm: Cán
bộ, công chức cấp huyện, cấp Phòng, cấp xã, cán bộ quản lý GDMN, GDMN
NCL trên địa bàn; giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh tại các Cơ sở
GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
9
Dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp, sàng lọc và
phân tích nhằm đánh giá QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể:
 Thu thập thông tin sơ cấp: là việc thu thập thông tin trực tiếp từ các đối
tượng khảo sát.
 Các thông tin, dữ liệu sơ cấp còn được gọi là dữ liệu, số liệu gốc, chưa
qua xử lý.
 Thực hiện điều tra, khảo sát và thu thập các thông tin liên quan đến nội
dung đề tài thông qua việc phát bảng hỏi và phỏng vấn đối với 3 nhóm:
1. Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện, Phòng GD&ĐT, UBND cấp xã thực
hiện nhiệm vụ quản lý Cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng
Ngãi;
2. Cán bộ lãnh đạo, Chủ Cơ sở GDMN NCL, giáo viên, nhân viên Cơ sở
GDMN NCL huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;
3. Phụ huynh học sinh tại các Cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa,
tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung khảo sát chủ yếu bao gồm:
 Đánh giá về quy mô, mạng lưới, sự phát triển của cơ sở GDMN NCL
trong giai đoạn 2011 – 2016;
 Đánh giá vai trò các chủ thể QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại
huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;
 Đánh giá các nội dung về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện
Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;
 Đánh giá mức độ hài long của phụ huynh học sinh đối với cơ sở
GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;
 Đánh giá những kết quả, hạn chế của QLNN đối với cơ sở GDMN
NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;
10
+ Thiết kế bảng hỏi: Thiết kế bảng câu hỏi theo các yêu cầu, tiêu chí,
nội dung như trên, tiến hành phỏng vấn thử 20 đối tượng xem họ có hiểu
đúng từ ngữ, mục đích, ý nghĩa, trả lời đúng logic các câu hỏi đưa ra hay
không đồng thời ghi nhận những lời nhận xét của họ đối với bảng hỏi. Sauk
hi hoàn thiện, tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi, tổ chức khảo
sát.
+ Chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch (quota
sampling), phân nhóm đối tượng và tiến hành khảo sát, tối thiểu 30, tối đa 70
phiếu/đối tượng khảo sát.
+ Phương pháp phân tích tài liệu: được áp dụng để phân tích các tài
liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu thứ cấp bao gồm: các văn bản pháp
luật và văn kiện của Đảng có liên quan, các công trình khoa học, số liệu
thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tài liệu thứ cấp
bao gồm: các bài báo, tạp chí, kết luận phân tích đã được các tác giả khác
thực hiện.
+ Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tổng hợp các số liệu có được
từ hoạt động phân tích các nguồn tài liệu. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa
ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả luận văn ở phần định
hướng và đề xuất một số giải pháp.
+ Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng để xử lý số liệu thu được
bằng phần mềm máy tính excel, phương pháp tính và lấy kết quả dựa trên
nguyên tắc tỷ lệ % để làm cơ sở đánh giá.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận: Khái quát hóa một số kinh nghiệm thực tiễn nhằm làm
phong phú thêm kiến thức QLNN về GDMN nói chung, GDMN NCL nói
riêng. Đề tài là cơ sở dữ liệu cho các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu trong
quá trình học tập và công tác, giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định các
chính sách QLNN đối với cơ sở GDMN NCL.
11
Về mặt thực tiễn: Bằng cách vận dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu, phân tích đánh giá có căn cứ khoa học và có hệ thống thực trạng
QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi, luận văn có thể làm cơ sở cho người đọc, những nhà quản lý,
những nhà nghiên cứu có thêm thông tin, xây dựng, ban hành những chính
sách, đề án, quy hoạch… hoàn thiện QLNN về GDMN nói chung, GDMN
NCL nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục
mầm non ngoài công lập.
Chương 2. Thực trạng Quản lý nhà nước đối với cơ sở Giáo dục mầm
non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa,tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước đối
với cơ sở Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa,
tỉnh Quảng Ngãi.
12
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Giáo dục, giáo dục mầm non, giáo dục mầm non ngoài công lập
Giáo dục
Hiện nay, các nhà nghiên cứu về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày
khá phổ biến: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”.
“Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện
pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kĩ
năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục
đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống
xã hội” [35, tr.508]. Giáo dục là hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội loài
người, là điều điện không thể thiếu được để duy trì và phát triển con người và
xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao
động xã hội, mà con người được giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là
động cơ, vừa là mục đích phát triển xã hội.
Về nghĩa rộng: giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các
đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm nhân cách toàn diện
(trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất, kĩ năng lao động…). Quá trình giáo dục
theo nghĩa rộng được thực hiện trong nhà trường còn được gọi là quá trình sư
phạm tổng thể, bao gồm hai quá trình bộ phận, đó là quá trình dạy học và quá
trình giáo dục [34, tr.26].
Về nghĩa hẹp: giáo dục được hiểu là quá trình tác động của nhà giáo
dục lên các đối tượng giáo dục để hình thành cho học ý thức, thái độ và hành
vi ứng xử với cộng đồng xã hội. Với nghĩa hẹp, khái niệm giáo dục được đặt
13
ngang hàng với khái niệm dạy học. Khái niệm giáo dục nghĩa hẹp đề cập tới
quá trình giáo dục các phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống cho học sinh, ta
vẫn quen gọi là “hạnh kiểm” [34, tr.26].
Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn liền với cự ra đời và phát triển
của xã hội. Một mặt, giáo dục phục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội
sẽ không phát triển thêm một bước nào nếu như không có những điều kiện
cần thiết cho giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển của giáo dục luôn chịu
sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày càng cao và những điều
kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển xã hội mang lại. Chính vì vậy, trình
độ phát triển của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của xã hội.
Giáo dục mầm non
- Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục thực
hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến 6 tuổi.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào học lớp một. Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo hài hòa giữa
nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của
trẻ; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng,
yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu
quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp,
ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp chủ yếu trong giáo dục mầm non là
thông qua các hoạt động tổ chức vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện; chú
trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ [13, tr.510].
- Giáo dục mầm non gồm hai giai đoạn chủ yếu là giáo dục nhà trẻ và
giáo dục mẫu giáo:
+ Giáo dục nhà trẻ: Là giai đoạn đầu của giáo dục mầm non tiếp nhận
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi. Nội dung
giáo dục nhà trẻ là chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cho trẻ, giúp trẻ hình
14
thành các hiểu biết và thói quen ban đầu; phát triển ngôn ngữ, biết giữ trật tự,
vệ sinh, ăn ngủ đúng giờ, giữ sạch quần áo, giao tiếp với bạn bè và người lớn,
phát triển trí tuệ thông qua phát triển các trò chơi, đồ vật, chuyện kể, đọc thơ,
múa hát v.v… Hình thức tổ chức giáo dục nhà trẻ, nhóm trẻ do các cô nuôi
dạy trẻ đảm nhận toàn bộ công việc chăm sóc và giáo dục. Giáo dục nhà trẻ
cần coi trọng khâu nuôi dưỡng để đảm bảo cho trẻ khỏe mạnh, phát triển hài
hòa.
+ Giáo dục mẫu giáo: là giai đoạn cuối của giáo dục mầm non tiếp nhận
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo
dục mẫu giáo là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp
một. Ngoài phần nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe để trẻ em phát triển cân đối,
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, giáo dục mẫu giáo dạy cho trẻ biết kính trọng, yêu
mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; biết yêu
quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên; yêu thích cái đẹp;
ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp chủ yếu trong mẫu giáo là chơi mà
học, học mà chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu
gương động viên, khích lệ. Hình thức tổ chức giáo dục mẫu giáo là trường,
lớp mẫu giáo trong các điểm dân cư.
Cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở GDMN hiện nay bao gồm những mô hình tổ chức hoạt động sau:
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà
nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các
nhiệm vụ chi thường xuyên.
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân
cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt
động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
15
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn
ngoài ngân sách nhà nước.
Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào quá trình đa dạng hóa các hình
thức học tập và các loại hình cơ sở GDMN góp phần làm cho mọi trẻ em
được hưởng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện. Chính sự tham gia của
các lực lượng vào GDMN làm GDMN gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng
thực hiện và vì lợi ích cộng đồng.
Cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở
giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí
hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
- Nhà trường, nhà trẻ tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài
khoản riêng, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà
nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
+ Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục trẻ em;
+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc
theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng khó khăn;
16
+ Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng
đồng;
+ Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ
chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy
động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm
non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu
xã hội;
+ Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu
của các cơ quan có liên quan;
+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
1.1.2. Quản lý, Quản lý nhà nước về giáo dục, Quản lý nhà nước đối với cơ
sở giáo dục ngoài công lập
Quản lý
Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một
định nghĩa thống nhất. Xuất phát từ mỗi cách tiếp cận, khái niệm “quản lý”
được các nhà khoa học định nghĩa khác nhau:
- Theo nghĩa Việt gốc Hán: Thuật ngữ “quản lý” đã lột tả được bản chất
hoạt động quản lý trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình là “quản” và “lý”
được tích hợp vào nhau. Quá trình “quản” bao gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy
trì ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” là sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa
vào hệ thống phát triển. Nếu người đứng đầu chỉ chăm lo đến việc “quản” tức
là chăm lo đến việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức đó sẽ trì trệ, không phát triển
được. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm lo đến việc “lý”, tức là chỉ lo đến việc sửa
17
sang sắp xếp, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát
triển của tổ chức sẽ không bền vững. Để hoạt động quản lý có hiệu quả thì
nên có sự cân bằng động giữa hai quá trình này.
- Theo F.W. Taylo “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn
người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất” [19, tr.89].
- Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: “Quản lý là phương thức tác
động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm các hệ quy tắc,
các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống
nhằm duy trì tính trội hợp pháp của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt mục
tiêu” [19, tr.33]
- Theo quan điểm chính trị, xã hội: “Quản lý là sự tác động liên tục, có
tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể về các mặt chính trị, văn
hóa, xã hội, kinh tế, … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi
trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.[19, tr. 47]
- Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Quản lý xã hội một cách
khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay
những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội. Trên cơ sở vận dụng đúng
đắn những quy luật và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo
cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra”. “Quản lý là sự
tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được
mục tiêu định trước” [21,tr.14].
Như vậy, ở mỗi góc độ, mỗi lĩnh vực khác nhau, phụ thuộc vào cái nhìn
chủ quan và tính mục đích hoạt động của hệ thống lại có những cách hiểu
cách nhìn nhận và định nghĩa quản lý về quản lý khác nhau. Dù vậy, từ ý
nghĩa chung của các định nghĩa trên và xét quản lý với tư cách là một hoạt
động, chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý một cách chung nhất là: Quản lý
18
là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng và cơ hội của tổ chức
nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức đề ra trong môi trường luôn luôn thay đổi.
Từ khái niệm trên ta thấy:
- Quản lý luôn là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận (hay phân biệt), đó là
chủ thể quản lý (là cá nhân hay tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và
đối tượng quản lý (là bộ phận chịu sự quản lý), đây là quan hệ ra lệnh – phụ
tùng, không đồng cách và có tính bắt buộc.
- Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các thành
phần:
+ Chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đề ra mục tiêu, dẫn
dắt, điều khiển các đối tượng để đạt mục tiêu.
+ Khách thể quản lý (đối tượng quản lý): Con người (được tổ chức thành
,ột tập thể, một xã hội); thế giới vô sinh (trang thiết bị kỹ thuật); thế giới hữu
sinh (vật nuôi, cây trồng).
+ Cơ chế quản lý: Những phương thức mà nhờ nó hoạt động quản lý
được thực hiện.
+ Mục tiêu quản lý: Chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý,
là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý.
Sơ đồ 1. Mô hình về quản lý
19
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý, chứa đựng bên trong nó nhiều kỹ
năng thuộc về quản lý như mọi tổ chức khác đã vận dụng. Trong xu thế chung
của phát triển công nghệ, nhiều thành tựu công nghệ được áp dụng thành công
trong quản lý các tổ chức tư nhân đã và đang được các tổ chức nhà nước vận
dụng.
Nội dung hoạt động QLNN có thể tóm lược thông qua việc thực thi các
quyền lực nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nhằm
làm cho quốc gia phát triển ổn định và bền vững. Hoạt động quản lý nhà nước
thông qua hoạt động của các cơ quan thực thi quyền lập pháp. Đó là hoạt
động ban hành các loại văn bản pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp luật cho
xã hội vận động và phát triển; đó là hoạt động của hệ thống các cơ quan thực
thi quyền hành pháp nhằm đưa pháp luật vào đời sống và điều chỉnh các mối
quan hệ nảy sinh; đó là hoạt động của hệ thống các cơ quan thực thi quyền tư
pháp nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật được nghiêm minh.
- Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước gồm
lập pháp, hành pháp và tư pháp;
- Đối tượng quản lý của nhà nước là toàn thể nhân dân tức là toàn bộ dân
cư sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia;
- Vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động các nhóm trong xã hội, quản lý
nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: Chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp
pháp của nhân dân;
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm
công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản
lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước. “QLNN là một dạng quản
lý xã hội đặc biệt, do cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện thông qua hệ
20
thống công cụ pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ
chức nhằm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của toàn xã hội”.
[15,tr.7]
Quản lý nhà nước về giáo dục
QLNN về giáo dục chính là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để
điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã
hội để thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước.
- Chủ thể QLNN về giáo dục: Là các cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan
Lập pháp, cơ quan hành pháp, được quy định điều 87 Luật giáo dục 2005).
- Khách thể QLNN về giáo dục: là hệ thống giáo dục quốc dân và những
hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội.
- Mục tiêu giáo dục: về tổng thể đó là đảm bảo trật tự kỷ cương trong
hoạt động giáo dục. Để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện nhân cách cho công dân, tuy nhiên
mỗi cấp học, bậc học lại được cụ thể hóa mục tiêu trong luật giáo dục và điều
lệ của các nhà trường.
Như vậy, QLNN về giáo dục là hoạt động của hệ thống chính quyền các
cấp nhằm tổ chức, điều khiển thống nhất mọi lực lượng xã hội, phát huy tối đa
tiềm năng xã hội, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài phục vụ cho sự phát triển xã hội để thực hiện lý tưởng: Dân giàu,
nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Qua việc tiếp cận về lý luận quản lý, chúng ta thấy rằng QLNN đối với
cơ sở GDMN NCL được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch của các cấp quản lý (chủ thể quản lý) đến các cơ sở GDMN NCL (đối
tượng quản lý) bằng hệ thống thể chế, các quy định có liên quan, được thực
hiện bằng kế hoạch, chương trình, thông qua kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động của cơ sở GDMN NCL nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc
21
thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp.
Quản lý GDMN nói chung và QLNN về GDMN NCL nói riêng chỉ thực
hiện được mục đích khi thông qua con người và bằng chính con người. Vì thế
muốn đạt được kết quả cao trong quá trình quản lý đòi hỏi người QLGD nói
chung, QLNN về GDMN, GDMN NCL nói riêng phải có kiến thức quản lý,
có kỹ năng quản lý và có thái độ quản lý đúng đắn, tâm thế quản lý tích cực:
nhiệt tình, say mê, sẵn sàng và quyết tâm hành động.
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non
ngoài công lập
1.2.1. Vai trò, vị trí giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là
nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển
năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã
được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành
hiểu biết và giao tiếp với thế giới.
Việc chăm sóc tốt cho trẻ từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng
vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ
chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ
ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường ở bậc tiếp theo
là giáo dục tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục
phổ thông.
Qua khảo sát của tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục cho thấy, trẻ được đi
học mẫu giáo liên tục từ 3 - 5 tuổi có lợi nhiều hơn cho mức độ sẵn sàng đi
học của trẻ và có tỷ lệ thiếu hụt thấp hơn trẻ không được đi học liên tục từ 3 -
22
5 tuổi, đặc biệt là ở lĩnh vực phát triển kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung.
Vì vậy, những trẻ khi bắt đầu đi học giáo dục tiểu học nhưng chưa được
chuẩn bị thường bị thiệt thòi và thường khó có thể bắt kịp bạn bè.
Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình
thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả
năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm
quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên
hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận
thức và tình cảm xã hội. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ
năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành
hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước
vào giai đoạn vào giai đoạn giáo dục phổ thông.
1.2.2. Thực hiện chức năng quản lý của nhà nước về giáo dục
Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính
phủ về việc Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đã quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục
năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.
Nghị định này áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp
tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Phòng Giáo
dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn.
Theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP, nguyên tắc quy định trách nhiệm
quản lý nhà nước về giáo dục được thể hiện: (1) Bảo đảm tính thống nhất,
thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; (2)
Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực
tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được
giao; (3) Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách
23
nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên
quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản
lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.
Cơ sở GDMN NCL là một bộ phận của GDMN nên nó cũng chính là đối
tượng quản lý của cơ quan QLNN về giáo dục (chủ thể quản lý). Điểm 8,
Điều 8 của Nghị định số 115/2010/NĐ-CP nêu rõ về trách nhiệm QLNN về
giáo dục của UBND cấp huyện là “Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài
sản, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa
giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các
quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát việc tổ chức thực hiện”. Điểm 8, Điều 9 của Nghị định này cũng nêu
rõ trách nhiệm QLNN của Phòng GD&ĐT cấp huyện, thành phố: “Giúp
UBND cấp huyện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: cơ sở giáo dục
mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều
cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông) và các cơ sở giáo dục
khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện”.
1.2.3. Đảm bảo thực hiện xã hội hóa giáo dục và đáp ứng nhu cầu của xã hội
Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” do Chính phủ ban hành
đã khẳng định quan điểm chỉ đạo là: “Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện
thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham
gia phát triển giáo dục mầm non”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp
với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở
nhiều nước, không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả ở những
nước phát triển, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để
đẩy mạnh XHHGD, trong đó có XHH GDMN. Trong nhận thức chung,
XHHGD được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các
24
tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý
của Nhà nước.
Thực hiện XHHGD là con đường cơ bản để phát triển giáo dục nói
chung, phát triển GDMN nói riêng. Nhà nước với bàn tay hữu hình là hệ
thống luật pháp, thị trường với bàn tay vô hình là cơ chế cạnh tranh, xã hội
dân sự với vai trò là đối tác nhà nước và đối tượng của thị trường. Với sự thay
đổi về tư duy từ “bao cấp” sang tư duy “xã hội hóa” và “cạnh tranh”, công tác
QLNN đối với các mô hình giáo dục theo dạng XHH cũng cần thay đổi phù
hợp.
Ở cấp hệ thống, cơ chế cạnh tranh được đưa vào giữa các trường học
trong việc thu hút người học và thu hút các nguồn lực, ở cấp trường, phương
thức quản lý doanh nghiệp theo nguyên tắc chi phí - hiệu quả và hướng tới
khách hàng được áp dụng rộng rãi. Các nguồn thu nhà trường ngày đa dạng,
trong đó học phí chỉ là một phần.
Với mục đích XHH giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi
của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng
bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và sự phát triển về thể chất và tinh
thần của nhân dân; Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân
dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và
thuận lợi cho các hoạt động giáo dục ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng
trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan
nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp
đóng tại địa phương và của từng người dân.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài
công lập
Trong những năm qua, vấn đề GDMN không những nhận được sự quan
tâm của mọi gia đình, xã hội mà còn của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các
tổ chức chính trị xã hội trong toàn hệ thống chính trị. GDMN ngày càng phát
25
triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó GDMN NCL là một
bộ phận quan trọng, diễn ra quá trình XHH mạnh mẽ. Trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, hoạt động đầu tư cho giáo dục cũng vận hành theo các quy
luật thị trường. Với đặc thù lứa tuổi, các em trong độ tuổi mầm non chưa thể
tự bảo vệ và chăm sóc bản thân mà rất cần đến một môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, cần những thầy cô luôn tâm huyết với nghề để các em có thể
phát triển toàn diện về mọi mặt cả về thể chất lẫn tinh thần. Để làm được điều
đó đòi hỏi QLNN cần đặc biệt quan tâm quản lý GDMN nói chung và GDMN
NCL nói riêng theo những nội dung cơ bản sau: Ban hành hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; sử dụng ngân sách;
phát triển và sử dụng đội ngũ; thanh tra, kiểm tra, giám sát; xã hội hóa hệ
thống giáo dục mầm non.
1.3.1. Ban hành chủ trương, chính sách của nhà nước về giáo dục mầm
non, giáo dục mầm non ngoài công lập
Giai đoạn trước đổi mới, Đảng ta chưa ban hành Nghị quyết có tính
chuyên đề về giáo dục và đào tạo nói chung và GDMN nói riêng. Đường lối
và các chính sách của Đảng về lĩnh vực này được thể hiện trong các văn kiện
của các đại hội Đảng và các nội dung được đưa vào các nghị quyết về các lĩnh
vực kinh tế - xã hội.
Kế thừa tinh thần chỉ đạo của các kì Đại hội trước đó, Nghị quyết TW2
khóa VIII đặt ra yêu cầu đến 2020 phải “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển
bậc học mầm non cho hầu hết trẻ trong độ tuổi”. Phải phấn đấu cho mục đích
đó nhưng ngay từ bây giờ phải thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ em trên cơ sở một sự phát triển đa dạng và ổn định, phải đổi
mới phương thức nuôi dạy bằng những cải tiến cơ bản và toàn diện. Đó là sự
cố gắng đầu tư và tăng cường sự tham gia của toàn xã hội chăm lo cho trẻ thơ.
Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển
sự nghiệp GDMN. Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
26
phủ là một chủ trương thuận lợi phát triển GDMN đến 2010. Trong đó Chính
phủ quan tâm đến XHHGDMN: “Đẩy mạnh XHH sự nghiệp GDMN, mở rộng
hệ thống nhà trẻ và lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư”. Luật giáo dục
năm 2005, đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/6/2005 có hiệu lực 01/01/2006. Tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XII đã
đưa lên bàn nghị sự về vấn đề phát triển GDMN. Cũng tại kỳ họp này, Quốc
hội đã ban hành Nghị quyết 35/2009/QH12 về chủ trương, định hướng đổi
mới một số cơ chế tài chính tài chính trong giáo dục, trong đó bổ sung nội
dung PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, đồng thời quy định cụ thể một số vấn đề
đầu tư cho GDMN: “Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm: ngân
sách nhà nước; học phí lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn,
chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở GD; đầu
tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để phát triển GD; các
khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy
định của pháp luật”. Đồng thời, “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho
tổ chức, cá nhân đầu tư đóng góp trí tuệ công sức tiền của cho GD” [27,
tr.86]. Trên cơ sở này, Chính phủ đã chỉ đạo ngành chuyên môn xây dựng đề
án PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, phát triển GDMN. Chủ trương lớn này đã mở
ra một cơ hội lớn phát triển GDMN, tạo sự công bằng trong giáo dục.
Luật giáo dục năm 2005, đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7, thông
qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực 01/01/2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật giáo dục đã được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp thứ 6
ngày 25/11/2009 là nội dung rất tiến bộ, đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy
và học của các cấp học nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục
đào tạo ở nước ta trong thời kỳ mới; mỗi hoạt động về giáo dục đào tạo đều
phải dựa vào luật này. Quyết định số 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về một số chính sách về GDMN, Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 -
27
2015 đây chính là những tiền đề và định hướng cho QLNN về GDMN trong
giai đoạn mới.
Nhà nước quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục: bậc học, thời
gian đào tạo, tuổi chuẩn vào lớp đầu từng cấp học điều kiện học lực. Quy định
mạng lưới các trường, mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp đào tạo.
Ban hành các quy chế tuyển sinh. Xây dựng và ban hành các định mức về
trang thiết bị và cơ sở vật chất của nhà trường.
Nhà nước đã ban hành pháp luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật làm công cụ quản lý hệ thống GDMN nhằm tác động vào các mối quan
hệ của giáo dục mầm non để định hướng, điều chỉnh, kiểm soát sự phát triển
sao cho phù hợp với sự phát triển bền vững hệ thống giáo dục Việt Nam và
hội nhập quốc tế; tạo hành lang pháp lý cho các bộ, ngành, địa phương, tổ
chức, cá nhân áp dụng thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc đi đúng
hướng trong việc phát triển GDMN. Cụ thể:
- Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về
miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011
đến năm học: 2014-2015.
- Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
- Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày
15/11/2010 của Bộ GD & ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh xã hội
về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP
ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí
28
học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.
- Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng,
chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non.
- Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non.
- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường Mầm non.
- Thông tư số 44/2010/TT-BGD & ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non.
- Thông tư số 05/2011/TT-BGD& ĐT ngày 10/02/2011 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non.
- Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/6/2013
của liên bộ GD & ĐT, Bộ Y tế về quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ
sở giáo dục mầm non.
- Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non phổ
thông và giáo dục thường xuyên.
- Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26/10/2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học Mầm non.
- Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ GD & ĐT
quy định chế độ làm việc đối với giáo viên Mầm non.
- Quyết định số 58/QĐ-BGD ĐT ngày 17/10/2008 của Bộ GD & ĐT ban
hành quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non.
29
- Thông tư số: 02/2014/TT-BGD ĐT ngày 08/02/2014 của Bộ GD & ĐT
ban hành quy chế công nhận công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non
ngoài công lập
Tổ chức bộ máy QLNN đối với GDMN nói chung, cơ sở GDMN NCL
nói riêng từ cấp Trung ương đến các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương
được quy định nêu trong Luật giáo dục. Hiện nay, Nhà nước đang xúc tiến đổi
mới cơ chế quản lý, nhằm hoàn thiện hơn nữa, sao cho quản lý nhà nước đối
với GD&ĐT ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả hơn, trong đó nâng cao vai
trò của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Hiệu quả của tổ chức bộ
máy được xác định bởi hai yếu tố: Tổ chức bộ máy khoa học và chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức.
Để đạt được những yêu cầu trên, một trong những yếu tố quan trọng là
phải xác định được những chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy, xác định
số phòng ban, biên chế cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
trên cơ sở tiêu chuẩn hóa theo chức danh đối với cán bộ công chức. Mỗi cán
bộ công chức phải có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ tương
ứng để đảm nhận công việc mà bộ máy tổ chức yêu cầu. Việc xác định chức
danh cán bộ, công chức thực chất là phân công cán bộ, công chức theo vị trí
việc làm trong bộ máy và xác định trách nhiệm, thẩm quyền trước bộ máy và
pháp luật. Tổ chức bộ máy khoa học phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ
của mình mà xác định đúng biên chế cần thiết cho bộ máy sao cho hợp lý giữa
công việc và biên chế đảm bảo tối ưu, mang lại hiệu quả cao.
Về vấn đề phân cấp quản lý, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục nói chung gồm có: Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan ngang bộ
có liên quan và UBND các cấp. Trong đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nước về giáo dục; Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Giáo
30
dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền và
UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp được
giao.
Ủy ban nhân dân Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý
nhà trường, nhà trẻ công lập trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý nhà trường, nhà trẻ công
lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa
bàn.
Phòng Giáo dục & Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
độc lập trên địa bàn.
Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ và điều kiện cho phép hoạt động
giáo dục:
- Nhà trường, nhà trẻ được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
+ Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ
chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm
dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương
hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.
- Nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều
kiện sau:
+ Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà
trường, nhà trẻ;
+ Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định, bảo đảm
đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
31
+ Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục,
an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
+ Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em
và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
+ Có chương trình giáo dục Mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ
theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo;
+ Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng,
hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non và tổ
chức các hoạt động giáo dục theo quy định;
+ Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát
triển hoạt động giáo dục.
+ Có quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường, nhà trẻ.
- Trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu nhà trường, nhà trẻ có đủ điều kiện
tại Khoản 2 Điều này thì được cho phép hoạt động giáo dục. Hết thời hạn quy
định nếu không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động Giáo dục thì Quyết
định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ bị thu hồi.
Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ
hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường, nhà trẻ:
- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập đối với nhà trường,
nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập,
tư thục.
- Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục, đình
chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trẻ, nhà trường.
- Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường,
nhà trẻ thì có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành
lập; quyết định sáp nhập, chia, tách; giải thể nhà trường, nhà trẻ. Người có
32
thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền đình chỉ quyết
định hoạt động giáo dục.
Điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện sau:
+ Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình;
+ Có giáo viên đạt trình độ theo quy định;
+ Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi, tài liệu theo quy định.
- Chủ tịch UBND cấp xã cấp phép trên cơ sở các ý kiến bằng văn bản
của Phòng GD&ĐT đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
1.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ
sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non là nguồn lực yêu
cầu có chất lượng phù hợp và có ý nghĩa quyết định đầu ra của giáo dục &
đào tạo. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” khẳng định: “Xây
dựng kế hoạch đầu tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục mầm non theo từng giai đoạn ở địa phương, củng cố, quy hoạch lại các cơ
sở đào tạo giáo viên mầm non phù hợp quy hoạch mạng lưới chung”. Nguồn
nhân lực tham gia QLNN về GDMN bao gồm:
- Một là, về nhân sự của cơ quan quản lý nhà nước: quy định rõ định
mức biên chế, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm trong cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục để cơ quan này được tuyển dụng theo yêu
cầu công việc của mình đảm bảo đúng tiêu chuẩn và quy trình quy định;
33
- Hai là, về nhân sự cơ sở GDMN NCL: Nhà nước quy định rõ vị trí việc
làm, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của từng vị trí nhân sự trong hoạt
động chuyên môn tại cơ sở giáo dục. Người đứng đầu cơ sở này thực hiện
việc tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu công việc của đơn vị mình gắn với tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được quy định, đồng thời chịu trách nhiệm toàn
bộ kết quả hoạt động chuyên môn và chất lượng nhân sự trước cơ quan quản
lý nhà nước.
Trong quá trình giáo dục con người, đặc biệt là GDMN thì người giáo
viên giữ vị trí quan trọng nhất. Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến
các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và
hiệu quả giáo dục. Đội ngũ giáo viên phải được đào tạo một cách hệ thống
trong trường sư phạm, nhằm cung cấp cho họ những hiểu biết rộng, linh hoạt,
nhạy bén, có chuyên môn sâu, có kỹ năng đáp ứng với công tác giảng dạy
theo yêu cầu đổi mới hiện nay của xã hội. Việc đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên mầm non là nhiệm vụ quan trọng của các trường, khoa sư phạm mầm
non. Trong quá trình đào tạo, sinh viên không những được trang bị kiến thức
lý luận về khoa học giáo dục mầm non nói chung mà còn được thực hành rèn
luyện kỹ năng nghề sư phạm mầm non nói riêng.
Giáo viên, nhân viên mầm non là một nghề đòi hỏi có sự kết hợp của ba
loại nghề: Giáo viên, thầy thuốc, nghệ sĩ. Người giáo viên mầm non cùng một
lúc phải làm tốt chức năng của người mẹ, người giáo viên, người thầy thuốc,
người nghệ sĩ và người bạn của trẻ em tuổi mầm non. Những nghiên cứu
chuyên biệt đã chỉ ra rằng, trong hệ thống những kỹ năng sư phạm của giáo
viên mầm non, ngoài những điểm chung với những kỹ năng của giáo viên các
bậc học khác còn có những đặc điểm riêng của bậc học mầm non. Chính vì
vậy, những kỹ năng sư phạm mầm non rất đa dạng. Người giáo viên mầm non
được gọi là lành nghề chỉ khi ở họ có các kỹ năng sư phạm mầm non đầy đủ
và ở mức độ cao, đặc biệt là những kỹ năng sư phạm mầm non trong hoạt
34
động dạy học ở trường mầm non. Các kỹ năng sư phạm cần được hình thành
ngay từ trên ghế trường sư phạm mầm non và tiếp tục hoàn thiện trong quá
trình lao động nghề nghiệp.
1.3.4. Huy động nguồn lực và đảm bảo qui chuẩn điều kiện vật chất phục
vụ của cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Huy động các nguồn lực cho GDMN thực chất là đẩy mạnh công tác
XHH GDMN, nhằm tạo điều kiện cho các lực lượng xã hội, gia đình và cộng
đồng phát huy tinh thần làm chủ, tham gia thực hiện mục tiêu, nội dung
phương pháp chăm sóc giáo dục, quản lý GDMN nói chung, GDMN NCL nói
riêng. Các lực lượng tham gia phát triển GDMN không chỉ có ngành giáo dục
mà nó trở nên đông đảo, rộng khắp trong toàn xã hội. Xã hội hóa GDMN sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy truyền thống giáo dục
của dân tộc, tạo ra sự chỉ đạo hành động thống nhất toàn xã hội, dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước. Xã hội hóa GDMN là huy động mọi lực lượng xã
hội cùng làm GDMN, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Một trong các phương thức huy động các nguồn lực và thực hiện xã hội
hóa GDMN là huy động các lực lượng tham gia vào xây dựng phát triển hệ
thống trường, lớp và các loại hình GDMN NCL.
Xu hướng đa dạng hóa các loại hình GDMN là một tất yếu, nó chịu sự
chi phối và tác động của quá trình phát triển – xã hội với đặc trưng nhu cầu
chăm sóc - giáo dục trẻ của các tầng lớp dân cư. Sự phân phối thu nhập và
phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam được các chương trình nghiên cứu ghi nhận:
“Tỉ lệ hộ giàu rất nhỏ bé và phân bố không đồng đều. Hộ nghèo tập trung ở
nông thôn (90% người nghèo hiện ở nông thôn). Ngược lại, hộ giàu tập trung
ở đô thị cũng với tỉ lệ tương ứng. Chính sự phát triển mọi mặt của kinh tế - xã
hội đã đặt ra nững nhu cầu mới, và chính nhu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ
của các bậc phụ huynh khác nhau buộc GDMN phải không ngừng đa dạng”.
Đa dạng hóa các loại hình GDMN đó là việc huy động các lực lượng của công
35
đồng tham gia vào các công tác giáo dục. Các lực lượng xã hội đó có thể tham
gia gia rộng rãi vào nhiều lĩnh vực hoạt động giáo dục với nhiều hình thức
phong phú đa dạng.
Vì vậy, bản chất của XHH sự nghiệp GDMN là lôi cuốn mọi lực lượng
xã hội phát triển GDMN để thực hiện giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi. Việc
chăm sóc giáo dục trẻ em MN là nhiệm vụ chung của các trường, lớp MN,
của các gia đình và cộng đồng xã hội tham gia vào các hoạt động GDMN.
GDMN phải đáp ứng nhu cầu xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi trẻ em đều
được chăm sóc, giáo dục ở các loại hình giáo dục khác nhau, được hưởng thụ
các dịch vụ mầm non.
1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
ngoài công lập
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trong những khâu quan trọng của
QLNN về GDMN và QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL. Hoạt động thanh
tra, kiểm tra, giám sát là hoạt động thường xuyên, đóng vai trò quan trọng,
đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước góp phần tăng
cường, củng cố pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước, đảm bảo công bằng
xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, trong quản lý GDMN nói
chung, QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL nói riêng cần tập trung theo
những hướng sau:
Một là, tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra
Theo Luật Thanh tra 2010 để đạt được mục đích thanh tra “nhằm phát
hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và
xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
36
Hai là, chuyển mạnh từ thanh tra nặng về chuyên môn giáo dục sang
thanh tra quản lý.
Cụ thể là thực hiện việc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
giáo dục theo quy định. Không thực hiện thanh tra hoạt động sư phạm của nhà
giáo một cách độc lập, tránh chồng chéo với việc đánh giá nhà giáo theo
chuẩn nghề nghiệp hàng năm.
Ba là, tăng cường tự thanh tra, kiểm tra đi đôi với tăng quyền tự chủ tự
chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở GD&ĐT và các cơ quan thanh tra nhà nước
có thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Bốn là, tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan
có thẩm quyền thanh tra theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục.
Nghị định 42 đã phân rõ trách nhiệm của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở
GD&ĐT, Thanh tra tỉnh, Thanh tra quận, huyện trong việc thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành về giáo dục. Phòng GD & ĐT thực hiện việc
kiểm tra theo thẩm quyền, không thực hiện chức năng thanh tra mà phối hợp
với Thanh tra sở, thanh tra huyện để thực hiện việc thanh tra về giáo dục trên
địa bàn.
Điều 32 (QĐ 41/2008/QĐ-BGD ĐT) quy định thanh tra, kiểm tra cụ thể
đối với các cơ sở GDMN NCL.
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có trách
nhiệm thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra các hoạt động theo quy định
hiện hành.
- Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm kiểm tra, kiểm định chất
lượng, thanh tra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức
và hoạt động của trường mầm non tư thục và giải quyết kịp thời các khiếu nại,
tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo Luật Khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh
Thanh tra.
37
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không
được phép cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sử dụng
cơ sở của nhà trường nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo để tiến hành các hoạt
động trái với pháp luật và thực hiện các hành vi thương mại hóa hoạt động
giáo dục, vụ lợi, không đúng với mục tiêu đề án hoạt động của nhà trường.
Hoạt động thực hiện kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước bao gồm: Thanh
tra giáo dục; Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kỷ cương, luật pháp trong tiêu
cực, vi phạm pháp luật về giáo dục đào tạo đồng thời bảo vệ lợi ích của người
đi học và của các cơ sở giáo dục đào tạo.
Trong quá trình QLNN thì không thể thiếu được hoạt động thanh tra
kiểm tra, giám sát để đảm bảo các cơ sở GDMN tuân thủ các quy định của
pháp luật, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu của các Sở GD&ĐT chỉ đạo Phòng
GD&ĐT các quận phối hợp với UBND phường tiến hành kiểm tra, rà soát tất
cả các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm tư thục
độc lập đang hoạt động trên địa bàn; công bố công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng và thông báo để nhân dân địa phương biết được về các
nhóm tư thục độc lập đã được cấp phép, chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ
hoạt động trên địa bàn để phụ huynh biết, lựa chọn trường, lớp.
Bên cạnh đó đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm
sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Phát huy vai trò của nhân
dân trong việc giám sát, phát hiện các nhóm lớp tư thục độc lập hoạt động trái
quy định, không đảm bảo an toàn cho trẻ, đề nghị chính quyền địa phương xử
lý theo quy định. Sở GD&ĐT tham mưu UBND thành phố chỉ đạo UBND các
quận, huyện tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ đạo đối với các cơ sở giáo
dục mầm non ngoài công lập; thực hiện tốt việc phân cấp quản lý giáo dục tại
địa phương; chỉ đạo quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non tại các
khu đô thị, khu công nghiệp, khu đông dân cư, các làng nghề.
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap
Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy học
 
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAYLuận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
Đề tài: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ...
 
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu họcLuận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
 
Báo cáo thực tập Khoa Sư phạm mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.doc
Báo cáo thực tập Khoa Sư phạm mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.docBáo cáo thực tập Khoa Sư phạm mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.doc
Báo cáo thực tập Khoa Sư phạm mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.doc
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG ...
 
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT 148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
148 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOTLuận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
 
Can thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VN
Can thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VNCan thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VN
Can thiep va phong ngua cac van de suc khoe tinh than tre em VN
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đLuận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt ĐứcLuận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAYĐề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
 

Similar to Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap

Similar to Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap (20)

Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
 
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan PhượngPhát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
 
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhĐề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa LưĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS huyện Hoa Lư
 
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Phan Thiết, t...
 
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
 
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình SơnĐề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
 
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu họcLuận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
 
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thôngLuận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
 
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAYĐề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 

Luan van quan li nha nuoc ve co so giao duc mam non ngoai cong lap

  • 1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ HUYỀN TRÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………………………… …………
  • 2. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ HUYỀN TRÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH XUÂN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học, dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế và các tài liệu đã được công bố. Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2017 Học viên Lê Thị Huyền Trâm
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám đốc, các Khoa, Phòng, Ban, cán bộ, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện. - Lãnh đạo, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. - Các đồng nghiệp đã chia sẻ kiến thức cũng như tạo điều kiện về mặt thời gian, công việc để tôi có thời gian nghiên cứu, hoàn thành Luận văn. - Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Anh Xuân đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thành Luận văn này. Do năng lực và thời gian còn hạn chế nên Luận văn này có thể còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các anh chị đồng nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Học viên Lê Thị Huyền Trâm
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP ................................................12 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài............................................12 1.1.1.Giáodục,giáodụcmầmnon,giáodụcmầmnonngoàicônglập ..........................................12 1.1.2. Quản lý, Quản lý nhà nước về giáo dục, Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục ngoài cônglập...........................................................................................................................................................16 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.............................................................................................................21 1.2.1.Vaitrò,vịtrígiáodụcmầmnontronghệthốnggiáodụcquốcdân.........................................21 1.2.2.Thựchiệnchứcnăngquảnlýcủanhànướcvềgiáodục...........................................................22 1.2.3. Đảm bảo thực hiện xã hội hóa giáo dục và đáp ứng nhu cầu của xã hội.............23 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập24 1.3.1.Ban hànhchủtrương, chínhsáchcủanhànướcvề giáodụcmầm non,giáodụcmầm non ngoàicônglập................................................................................................................................................25 1.3.2.Tổchứcbộmáyquảnlýnhànướcđốivớicơsởgiáodụcmầmnonngoàicônglập..........29 1.3.3.Đào tạo,bồidưỡngđộingũcánbộquảnlý, giáoviên, nhânviên cơsởgiáodục mầm non ngoàicônglập................................................................................................................................................32 1.3.4.Huyđộng nguồnlực vàđảm bảo quichuẩnđiều kiệnvật chất phục vụcủacơsở giáo dục mầmnonngoàicônglập..............................................................................................................................34 1.3.5.Thanhtra,kiểmtra,giámsáthoạtđộngcủacơsởgiáodụcmầmnonngoàicônglập.......35 1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập...................................................................................................38 1.4.1.Vaitròquảnlýcủanhànướcởcáccấp.........................................................................................38 1.4.2.Ýthứctuânthủphápluậtcủacácnhàđầutưthamgiaxãhộihóagiáodục.........................40 1.4.3.Vaitrògiámsátvàyêucầuđảmbảochấtlượngcungứngdịchvụcủaphụhuynhhọcsinh41 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.....42
  • 6. 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở một số địa phương.............................................................................................................................................................42 1.5.2.BàihọcrútrađốivớihuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi..........................................................46 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................49 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI.......................................................................................50 2.1. Khái quát về Giáo dục mầm non và Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.......................................................50 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi tác động đếnQuảnlýnhànướcđốivớicơsởgiáodụcmầmnonngoàicônglập...........................................50 2.1.2. Khái quát Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi..................................................................................................................................................................57 2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.......................................................................................................63 2.2.1.ThểchếhóavàtriểnkhaicácvănbảncủaTrungươngvàtỉnhQuảngNgãi........................63 2.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước và phân cấp quản lý đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.............................................................................................................68 2.2.3.Thựctrạngđộingũcánbộquảnlýđốivớicơsởgiáodụcmầmnonngoàicônglậptrênđịa bànhuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.....................................................................................................70 2.2.4. Xã hội hóa nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bànhuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.....................................................................................................73 2.2.5.Thanhtra,kiểm tra,giámsát đốivớicơsởgiáodục mầmnonngoàicông lậptrênđịabàn huyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.............................................................................................................74 2.3. Những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi .........................82 2.4. Nguyên nhân những hạn chế......................................................................87 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................90
  • 7. Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI...................................92 3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi (giai đoạn 2015 – 2020).....................................................................................................92 3.1.1. Định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ-TWngày04/11/2013,Hộinghịlầnthứtám,BanchấphànhTrungương(khóaXI)........92 3.1.2.QuiđịnhvềpháttriểngiáodụcvàgiáodụcmầmnontrongHiếnpháp2013......................95 3.1.3.Mộtsốmụctiêuvềpháttriểngiáodụcmầmnonvàgiáodụcmầmnonngoàicônglậptrên địabànhuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi..............................................................................................99 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020....................................................................................................100 3.2.1.Xâydựng,hoànthiệnhệthốngvănbảnquảnlýnhànướcđốivớicơsởgiáodụcmầmnon, giáodụcmầmnonngoàicônglậptrênđịabànhuyệnTưNghĩa,tỉnhQuảngNgãi.....................101 3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục mầm non ngoàicônglậpchotoànxãhội.................................................................................................................102 3.2.3.Tăng cường phân cấp và đổi mới phương pháp quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầmnonngoàicônglập............................................................................................................................103 3.2.4.Tăng cườngđầu tư các nguồn lực để hoàn thiện quản lý đối với cơsở giáo dục mầm non ngoàicônglập..............................................................................................................................................106 3.2.5.Tăngcườngkiểmtra,kiểmsoátcủanhànướcđốivớicơsởgiáodụcmầmnonngoài công lập....................................................................................................................................................................111 3.3. Một số kiến nghị.......................................................................................113 Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................115 KẾT LUẬN ....................................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hóa CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa GDMN : Giáo dục mầm non GDMNNCL : Giáo dục mầm non Ngoài công lập GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo HĐH : Hiện đại hóa NCL : Ngoài công lập NXB : Nhà xuất bản MTTQ : Mặt trận Tổ quốc PCGDMN : Phổ cập Giáo dục mầm non QLNN : Quản lý nhà nước QLGD : Quản lý giáo dục TW : Trung ương TNCSHCM : Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân XHH : Xã hội hóa XHHGD : Xã hội hóa giáo dục
  • 9. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1. Mô hình về quản lý............................................................................18 Sơ đồ 2: Phân cấp QLNN đối với Giáo dục mầm non ....................................68 Biểu đồ 1. Đánh giá của giáo viên và phụ huynh về mức độ đáp ứng của CBQL tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (1011 – 2016) ..........................................................................................72 Biểu đồ 2. Đánh giá của CBQL và phụ huynh về mức độ đáp ứng của giáo viên tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (1011 – 2016)...............................................................................79 Biểu đồ 3. Khảo sát ý kiến của giáo viên về mức độ phục vụ tại các cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi .......................................80 Biểu đồ 4. Trình độ giáo viên MNNCL năm học 2015-2016 trên địa bàn huyện Tư Nghĩa................................................................................................85
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, Giáo dục mầm non (GDMN) được coi là cấp học đầu tiên, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức trên thế giới đều xác định GDMN là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Trong hệ thống các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đến 5 năm 2011 - 2015, kết luận tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã nêu rõ: “Điều chỉnh chính sách về GDMN, giáo dục miền núi; làm tốt công tác XHH GD để đảm bảo nhu cầu học tập của các đối tượng, nhất là GDMN”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ công tác quản lý của ngành Giáo dục phải hướng mục tiêu đến năm 2020 là “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển cấp học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”. Do vậy, trong những năm qua Nhà nước đã tập trung đầu tư rất lớn cho GDMN. Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng dân số, đời sống vật chất cũng như tinh thần ngày càng cao, với xu thế toàn cầu hóa thì số lượng cũng như chất lượng các trường mầm non hiện nay thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội trong lúc nhu cầu GDMN ngày càng đa dạng. Thấy rõ được tầm quan trọng của GDMN trong giai đoạn hiện nay, ngày 15/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2011 - 2020” với quan điểm chỉ đạo “GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước”.
  • 11. 2 Cụ thể hóa đường lối của Đảng, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị định về đẩy mạnh XHH giáo dục, tạo hành lang pháp lý cho các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, đào tạo và tạo thuận lợi cho các cơ sở giáo dục được hưởng chính sách ưu đãi xã hội. Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ NCL; Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP. Để phát triển GDMN khu công nghiệp, khu chế xuất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 20/ 3/2014, về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020. Với những định hướng khuyến khích XHH giáo dục nêu trên, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, GDMN nói riêng đã phát triển mạnh mẽ mô hình NCL và đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng tỷ lệ huy động trẻ, phát triển loại hình trường, lớp, chương trình chất lượng cao đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm gánh nặng cho ngân sách. Tư Nghĩa là một huyện vùng ven của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế khá ổn định, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển này đặt ra yêu cầu phát triển GD&ĐT để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của nhân dân cũng như các vấn đề an sinh xã hội khác, trong đó có phát triển GDMN. Thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn huyện, nhu cầu gửi trẻ đến trường ngày càng tăng trong khi các cơ sở GDMN công lập chưa đáp ứng đủ, do đó công tác XHH GDMN được các cấp chính quyền khá quan tâm. Năm 2017, toàn huyện có 01 trường mầm
  • 12. 3 non NCL và 32 cơ sở mầm non NCL (gồm các nhóm,lớp) đang hoạt động, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu học tập của con em trên địa bàn huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa được quan tâm đúng mức, tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như tính thường xuyên, liên tục trong quản lý, điều hành; việc ban hành chính sách và triển khai thực hiện chính sách, kiểm tra, giám sát… còn nhiều hạn chế; Quy hoạch, huy động sự tham gia của các nguồn lực trong đầu tư trang thiết bị, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng giáo dục chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên, với tư cách là một cán bộ trực tiếp quản lý GDMN, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn cao học chuyên ngành Quản lý hành chính công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đến đề tài Thực hiện chủ trương XHH giáo dục của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp giáo dục của nước ta đã được các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội quan tâm, Chủ trương XHHGD đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển; Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy việc nghiên cứu về công tác QLNN đối với GDMN đã có một số tài liệu, sách, báo và đề tài đề cập khá sớm; Những năm gần đây, việc nghiên cứu QLNN về GDMN NCL mới được các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nhiều hơn. Có thể nêu một số công trình, bài viết tiêu biểu liên quan đến đề tài như sau: - Nguyễn Thị Bích Hạnh (2006), “Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” - Luận văn thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Nghiên cứu của tác giả đề cập đến vấn đề: trong điều kiện kinh tế xã
  • 13. 4 hội nước ta, chính quy hoá các hình thức và tổ chức GDMN bằng con đường bao cấp là không thể thực hiện được vì quá khả năng kinh tế. Mặt khác, nền kinh tế thị trường lại tăng thêm áp lực cho các gia đình nghèo, hạn chế cơ hội đến trường của trẻ em. Vì vậy, XHH GDMN nhằm khai thác tối ưu tiềm năng của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng GDMN, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách và chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ vào giáo dục tiểu học. Việc huy động các nguồn lực cho GDMN sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về chất lượng chăm sóc, giáo dục, tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng GDMN. - Lê Thị Nam Phương (2012), “Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” - Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phản ánh và trình bày về tầm quan trọng của quá trình XHH GD, đặc biệt nhấn mạnh đến việc hình thành và phát triển của dịch vụ GDMN NCL tại thành phố Đà Nẵng. Song song với đó là sự phát triển về cơ sở vật chất giáo dục, công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và gia tăng về đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý ở khu vực GDMN NCL. Ngoài ra, qua nghiên cứu tác giả đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ giáo dục ngoài công lập. Cụ thể, các yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, về cơ chế và chính sách phát triển. Thậm chí, sự phát triển của hệ thống GDMN NCL cũng ảnh hưởng không ít đến sự phát triển nhanh hay chậm của dịch vụ mầm non ngoài công lập. - Ngô Mỹ Linh (2014) “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” - Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Xã hội học, Đại học Khoa học XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tác giả đã đề xuất những giải pháp thực tiễn góp phần hoàn thiện cơ chế QLNN trên lĩnh
  • 14. 5 vực này như giải pháp hoạch định chính sách và triển khai thực hiện chính sách; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; - Ngô Vũ Hoàng Liên (2015) “Phát triển Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” - Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận về QLNN về GD&ĐT nói chung, GDMN và GDMN NCL nói riêng, đồng thời phân tích những nhân tố tác động đến sự phát triển của GDMN NCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân những hạn chế về công tác QLNN về GDMN NCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay và đưa ra hệ thống các nhóm giải pháp. Ngoài ra, nhiều nhà khoa học đã công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí liên quan đến đề tài như: - Bùi Tiến Hanh (2004), “Phát triển giáo dục ngoài công lập – thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục”, Tạp chí Giáo dục số 12/2004. Theo nghiên cứu này thì phát triển giáo dục ngoài công lập (bán công, dân lập, tư thục) là biện pháp nhằm đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục. Trong những năm qua sự phát triển giáo dục ngoài công lập đã đạt được một số thành tựu đáng kể. - Đào Thanh Âm (2008), “Nhận thức cho đúng khái niệm xã hội hóa công tác giáo dục mầm non”, Bản tin Giáo dục Từ xa và Tại chức số 19 - tháng 12/2008, Đại học Sư phạm Hà Nội. Theo tác giả thì XHH sự nghiệp GDMN là một bài học thành công trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống GDMN của nước ta. Đây cũng là một tư tưởng giáo dục lớn của Đảng và chủ trương của Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để giáo dục tạo ra lớp người lao động mới phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo để đáp ứng đòi hỏi của nền công nghiệp hóa nước
  • 15. 6 ta vào năm 2020 vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Nguyễn Võ Kỳ Anh (2014), “Xã hội hóa giáo dục mầm non góp phần nâng cao chất lượng nòi giống và đào tạo nhân tài cho đất nước”, Viện Nghiên cứu giáo dục phát tiềm năng con người (IPD), Trung tâm Giáo dục môi trường và sức khỏe cộng đồng (CECHC). Tác giả với quan điểm quản lý công tác XHH GDMN phải thực hiện chăm lo cho giáo dục mầm non là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội, có thể khẳng định giáo dục mầm non là cấp học xã hội hóa cao hơn các cấp học khác. Cho đến nay giáo dục mầm non đã và đang tồn tại đủ các quy mô trường, lớp, nhóm với các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục. Loại hình trường tư thục đang trên đà phát triển ở các thành phố, thị xã và những nơi có nền kinh tế phát triển. Loại hình bán công đang dần được chuyển sang loại hình trường công lập. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề ra nhiều giải pháp quản lý đối với GDMN nói chung, GDMN NCL nói riêng, đặc biệt là công tác XHH GD, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của công tác XHH đối với sự nghiệp phát triển GDMN trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để GDMN NCL phát triển bền vững trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, đặc biệt tìm ra những biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với GDMN NCL của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi thì chưa có đề tài nào đề cập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận QLNN về GDMN và GDMN NCL, đánh giá thực trạng QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư
  • 16. 7 Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, tìm ra các nguyên các nguyên nhân của các yếu kém, hạn chế, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về QLNN đối với GDMN nói chung, cơ sở GDMN NCL nói riêng; - Đánh giá thực trạng QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các hoạt động liên quan đến QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian nghiên cứu: 5 năm (từ năm 2011 đến 2016), định hướng đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp luận CNDV biện chứng, CNDV lịch sử của triết học Mác – Lê Nin; Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về giáo dục, XHH giáo dục…
  • 17. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng như sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp lý thuyết về QLNN đối với GD, QLNN đối với GDMN, QLNN đối với GDMN nói chung, cơ sở GDMN NCL nói riêng, công tác XHHGDMN, quản lý, quản lý công tác XHH GDMN, đồng thời phân loại, hệ thống hóa tài liệu đánh giá về thực tiễn QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi qua các báo báo tổng kết hàng năm, kế hoạch phát triển giáo dục, niên giám thông kê về công tác đào tạo của Phòng GD&Đ huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát: Thu thập các thông tin, số liệu về GDMN NCL của địa phương qua kiểm tra thực tế, quan sát các hoạt động XHH GDMN NCL tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn để đề ra các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với cơ sở GDMN NCL của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thu thập các thông tin, số liệu trong báo cáo đánh giá về công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; Phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, thống kê tổng kết kinh nghiệm rút ra những mặt mạnh, mặt hạn chế, điển hình chưa tốt trong công tác QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại địa phương. Đồng thời tiến hành khảo sát các đối tượng có liên quan gồm: Cán bộ, công chức cấp huyện, cấp Phòng, cấp xã, cán bộ quản lý GDMN, GDMN NCL trên địa bàn; giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh tại các Cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
  • 18. 9 Dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp, sàng lọc và phân tích nhằm đánh giá QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể:  Thu thập thông tin sơ cấp: là việc thu thập thông tin trực tiếp từ các đối tượng khảo sát.  Các thông tin, dữ liệu sơ cấp còn được gọi là dữ liệu, số liệu gốc, chưa qua xử lý.  Thực hiện điều tra, khảo sát và thu thập các thông tin liên quan đến nội dung đề tài thông qua việc phát bảng hỏi và phỏng vấn đối với 3 nhóm: 1. Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện, Phòng GD&ĐT, UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý Cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; 2. Cán bộ lãnh đạo, Chủ Cơ sở GDMN NCL, giáo viên, nhân viên Cơ sở GDMN NCL huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi; 3. Phụ huynh học sinh tại các Cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Nội dung khảo sát chủ yếu bao gồm:  Đánh giá về quy mô, mạng lưới, sự phát triển của cơ sở GDMN NCL trong giai đoạn 2011 – 2016;  Đánh giá vai trò các chủ thể QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;  Đánh giá các nội dung về QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;  Đánh giá mức độ hài long của phụ huynh học sinh đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;  Đánh giá những kết quả, hạn chế của QLNN đối với cơ sở GDMN NCL tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi;
  • 19. 10 + Thiết kế bảng hỏi: Thiết kế bảng câu hỏi theo các yêu cầu, tiêu chí, nội dung như trên, tiến hành phỏng vấn thử 20 đối tượng xem họ có hiểu đúng từ ngữ, mục đích, ý nghĩa, trả lời đúng logic các câu hỏi đưa ra hay không đồng thời ghi nhận những lời nhận xét của họ đối với bảng hỏi. Sauk hi hoàn thiện, tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi, tổ chức khảo sát. + Chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch (quota sampling), phân nhóm đối tượng và tiến hành khảo sát, tối thiểu 30, tối đa 70 phiếu/đối tượng khảo sát. + Phương pháp phân tích tài liệu: được áp dụng để phân tích các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu thứ cấp bao gồm: các văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng có liên quan, các công trình khoa học, số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tài liệu thứ cấp bao gồm: các bài báo, tạp chí, kết luận phân tích đã được các tác giả khác thực hiện. + Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tổng hợp các số liệu có được từ hoạt động phân tích các nguồn tài liệu. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả luận văn ở phần định hướng và đề xuất một số giải pháp. + Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng để xử lý số liệu thu được bằng phần mềm máy tính excel, phương pháp tính và lấy kết quả dựa trên nguyên tắc tỷ lệ % để làm cơ sở đánh giá. 6. Những đóng góp mới của luận văn Về mặt lý luận: Khái quát hóa một số kinh nghiệm thực tiễn nhằm làm phong phú thêm kiến thức QLNN về GDMN nói chung, GDMN NCL nói riêng. Đề tài là cơ sở dữ liệu cho các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu trong quá trình học tập và công tác, giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định các chính sách QLNN đối với cơ sở GDMN NCL.
  • 20. 11 Về mặt thực tiễn: Bằng cách vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích đánh giá có căn cứ khoa học và có hệ thống thực trạng QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn có thể làm cơ sở cho người đọc, những nhà quản lý, những nhà nghiên cứu có thêm thông tin, xây dựng, ban hành những chính sách, đề án, quy hoạch… hoàn thiện QLNN về GDMN nói chung, GDMN NCL nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Chương 2. Thực trạng Quản lý nhà nước đối với cơ sở Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa,tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với cơ sở Giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
  • 21. 12 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.1.1. Giáo dục, giáo dục mầm non, giáo dục mầm non ngoài công lập Giáo dục Hiện nay, các nhà nghiên cứu về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày khá phổ biến: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”. “Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội” [35, tr.508]. Giáo dục là hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội loài người, là điều điện không thể thiếu được để duy trì và phát triển con người và xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, mà con người được giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động cơ, vừa là mục đích phát triển xã hội. Về nghĩa rộng: giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm nhân cách toàn diện (trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất, kĩ năng lao động…). Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng được thực hiện trong nhà trường còn được gọi là quá trình sư phạm tổng thể, bao gồm hai quá trình bộ phận, đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục [34, tr.26]. Về nghĩa hẹp: giáo dục được hiểu là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục để hình thành cho học ý thức, thái độ và hành vi ứng xử với cộng đồng xã hội. Với nghĩa hẹp, khái niệm giáo dục được đặt
  • 22. 13 ngang hàng với khái niệm dạy học. Khái niệm giáo dục nghĩa hẹp đề cập tới quá trình giáo dục các phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống cho học sinh, ta vẫn quen gọi là “hạnh kiểm” [34, tr.26]. Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn liền với cự ra đời và phát triển của xã hội. Một mặt, giáo dục phục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát triển thêm một bước nào nếu như không có những điều kiện cần thiết cho giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển của giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày càng cao và những điều kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển xã hội mang lại. Chính vì vậy, trình độ phát triển của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của xã hội. Giáo dục mầm non - Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp chủ yếu trong giáo dục mầm non là thông qua các hoạt động tổ chức vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ [13, tr.510]. - Giáo dục mầm non gồm hai giai đoạn chủ yếu là giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo: + Giáo dục nhà trẻ: Là giai đoạn đầu của giáo dục mầm non tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi. Nội dung giáo dục nhà trẻ là chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cho trẻ, giúp trẻ hình
  • 23. 14 thành các hiểu biết và thói quen ban đầu; phát triển ngôn ngữ, biết giữ trật tự, vệ sinh, ăn ngủ đúng giờ, giữ sạch quần áo, giao tiếp với bạn bè và người lớn, phát triển trí tuệ thông qua phát triển các trò chơi, đồ vật, chuyện kể, đọc thơ, múa hát v.v… Hình thức tổ chức giáo dục nhà trẻ, nhóm trẻ do các cô nuôi dạy trẻ đảm nhận toàn bộ công việc chăm sóc và giáo dục. Giáo dục nhà trẻ cần coi trọng khâu nuôi dưỡng để đảm bảo cho trẻ khỏe mạnh, phát triển hài hòa. + Giáo dục mẫu giáo: là giai đoạn cuối của giáo dục mầm non tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mẫu giáo là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Ngoài phần nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe để trẻ em phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, giáo dục mẫu giáo dạy cho trẻ biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; biết yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên; yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp chủ yếu trong mẫu giáo là chơi mà học, học mà chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương động viên, khích lệ. Hình thức tổ chức giáo dục mẫu giáo là trường, lớp mẫu giáo trong các điểm dân cư. Cơ sở giáo dục mầm non Cơ sở GDMN hiện nay bao gồm những mô hình tổ chức hoạt động sau: - Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. - Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
  • 24. 15 - Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào quá trình đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình cơ sở GDMN góp phần làm cho mọi trẻ em được hưởng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện. Chính sự tham gia của các lực lượng vào GDMN làm GDMN gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng. Cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập - Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. - Nhà trường, nhà trẻ tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài khoản riêng, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: + Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; + Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; + Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; + Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng khó khăn;
  • 25. 16 + Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng; + Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; + Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội; + Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan có liên quan; + Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Quản lý, Quản lý nhà nước về giáo dục, Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập Quản lý Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Xuất phát từ mỗi cách tiếp cận, khái niệm “quản lý” được các nhà khoa học định nghĩa khác nhau: - Theo nghĩa Việt gốc Hán: Thuật ngữ “quản lý” đã lột tả được bản chất hoạt động quản lý trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình là “quản” và “lý” được tích hợp vào nhau. Quá trình “quản” bao gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” là sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào hệ thống phát triển. Nếu người đứng đầu chỉ chăm lo đến việc “quản” tức là chăm lo đến việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức đó sẽ trì trệ, không phát triển được. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm lo đến việc “lý”, tức là chỉ lo đến việc sửa
  • 26. 17 sang sắp xếp, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức sẽ không bền vững. Để hoạt động quản lý có hiệu quả thì nên có sự cân bằng động giữa hai quá trình này. - Theo F.W. Taylo “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [19, tr.89]. - Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: “Quản lý là phương thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm các hệ quy tắc, các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp pháp của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt mục tiêu” [19, tr.33] - Theo quan điểm chính trị, xã hội: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.[19, tr. 47] - Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội. Trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra”. “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước” [21,tr.14]. Như vậy, ở mỗi góc độ, mỗi lĩnh vực khác nhau, phụ thuộc vào cái nhìn chủ quan và tính mục đích hoạt động của hệ thống lại có những cách hiểu cách nhìn nhận và định nghĩa quản lý về quản lý khác nhau. Dù vậy, từ ý nghĩa chung của các định nghĩa trên và xét quản lý với tư cách là một hoạt động, chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý một cách chung nhất là: Quản lý
  • 27. 18 là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng và cơ hội của tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức đề ra trong môi trường luôn luôn thay đổi. Từ khái niệm trên ta thấy: - Quản lý luôn là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. - Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận (hay phân biệt), đó là chủ thể quản lý (là cá nhân hay tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (là bộ phận chịu sự quản lý), đây là quan hệ ra lệnh – phụ tùng, không đồng cách và có tính bắt buộc. - Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các thành phần: + Chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đề ra mục tiêu, dẫn dắt, điều khiển các đối tượng để đạt mục tiêu. + Khách thể quản lý (đối tượng quản lý): Con người (được tổ chức thành ,ột tập thể, một xã hội); thế giới vô sinh (trang thiết bị kỹ thuật); thế giới hữu sinh (vật nuôi, cây trồng). + Cơ chế quản lý: Những phương thức mà nhờ nó hoạt động quản lý được thực hiện. + Mục tiêu quản lý: Chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý, là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý. Sơ đồ 1. Mô hình về quản lý
  • 28. 19 Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là một dạng quản lý, chứa đựng bên trong nó nhiều kỹ năng thuộc về quản lý như mọi tổ chức khác đã vận dụng. Trong xu thế chung của phát triển công nghệ, nhiều thành tựu công nghệ được áp dụng thành công trong quản lý các tổ chức tư nhân đã và đang được các tổ chức nhà nước vận dụng. Nội dung hoạt động QLNN có thể tóm lược thông qua việc thực thi các quyền lực nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nhằm làm cho quốc gia phát triển ổn định và bền vững. Hoạt động quản lý nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan thực thi quyền lập pháp. Đó là hoạt động ban hành các loại văn bản pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp luật cho xã hội vận động và phát triển; đó là hoạt động của hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp nhằm đưa pháp luật vào đời sống và điều chỉnh các mối quan hệ nảy sinh; đó là hoạt động của hệ thống các cơ quan thực thi quyền tư pháp nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật được nghiêm minh. - Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp; - Đối tượng quản lý của nhà nước là toàn thể nhân dân tức là toàn bộ dân cư sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; - Vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động các nhóm trong xã hội, quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân; - Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển xã hội. Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước. “QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, do cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện thông qua hệ
  • 29. 20 thống công cụ pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của toàn xã hội”. [15,tr.7] Quản lý nhà nước về giáo dục QLNN về giáo dục chính là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước. - Chủ thể QLNN về giáo dục: Là các cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan Lập pháp, cơ quan hành pháp, được quy định điều 87 Luật giáo dục 2005). - Khách thể QLNN về giáo dục: là hệ thống giáo dục quốc dân và những hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội. - Mục tiêu giáo dục: về tổng thể đó là đảm bảo trật tự kỷ cương trong hoạt động giáo dục. Để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện nhân cách cho công dân, tuy nhiên mỗi cấp học, bậc học lại được cụ thể hóa mục tiêu trong luật giáo dục và điều lệ của các nhà trường. Như vậy, QLNN về giáo dục là hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp nhằm tổ chức, điều khiển thống nhất mọi lực lượng xã hội, phát huy tối đa tiềm năng xã hội, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự phát triển xã hội để thực hiện lý tưởng: Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Qua việc tiếp cận về lý luận quản lý, chúng ta thấy rằng QLNN đối với cơ sở GDMN NCL được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý (chủ thể quản lý) đến các cơ sở GDMN NCL (đối tượng quản lý) bằng hệ thống thể chế, các quy định có liên quan, được thực hiện bằng kế hoạch, chương trình, thông qua kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của cơ sở GDMN NCL nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc
  • 30. 21 thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp. Quản lý GDMN nói chung và QLNN về GDMN NCL nói riêng chỉ thực hiện được mục đích khi thông qua con người và bằng chính con người. Vì thế muốn đạt được kết quả cao trong quá trình quản lý đòi hỏi người QLGD nói chung, QLNN về GDMN, GDMN NCL nói riêng phải có kiến thức quản lý, có kỹ năng quản lý và có thái độ quản lý đúng đắn, tâm thế quản lý tích cực: nhiệt tình, say mê, sẵn sàng và quyết tâm hành động. 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập 1.2.1. Vai trò, vị trí giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới. Việc chăm sóc tốt cho trẻ từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường ở bậc tiếp theo là giáo dục tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Qua khảo sát của tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục cho thấy, trẻ được đi học mẫu giáo liên tục từ 3 - 5 tuổi có lợi nhiều hơn cho mức độ sẵn sàng đi học của trẻ và có tỷ lệ thiếu hụt thấp hơn trẻ không được đi học liên tục từ 3 -
  • 31. 22 5 tuổi, đặc biệt là ở lĩnh vực phát triển kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung. Vì vậy, những trẻ khi bắt đầu đi học giáo dục tiểu học nhưng chưa được chuẩn bị thường bị thiệt thòi và thường khó có thể bắt kịp bạn bè. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn vào giai đoạn giáo dục phổ thông. 1.2.2. Thực hiện chức năng quản lý của nhà nước về giáo dục Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. Nghị định này áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP, nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục được thể hiện: (1) Bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; (2) Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao; (3) Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách
  • 32. 23 nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao. Cơ sở GDMN NCL là một bộ phận của GDMN nên nó cũng chính là đối tượng quản lý của cơ quan QLNN về giáo dục (chủ thể quản lý). Điểm 8, Điều 8 của Nghị định số 115/2010/NĐ-CP nêu rõ về trách nhiệm QLNN về giáo dục của UBND cấp huyện là “Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện”. Điểm 8, Điều 9 của Nghị định này cũng nêu rõ trách nhiệm QLNN của Phòng GD&ĐT cấp huyện, thành phố: “Giúp UBND cấp huyện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông) và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện”. 1.2.3. Đảm bảo thực hiện xã hội hóa giáo dục và đáp ứng nhu cầu của xã hội Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” do Chính phủ ban hành đã khẳng định quan điểm chỉ đạo là: “Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh XHHGD, trong đó có XHH GDMN. Trong nhận thức chung, XHHGD được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các
  • 33. 24 tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện XHHGD là con đường cơ bản để phát triển giáo dục nói chung, phát triển GDMN nói riêng. Nhà nước với bàn tay hữu hình là hệ thống luật pháp, thị trường với bàn tay vô hình là cơ chế cạnh tranh, xã hội dân sự với vai trò là đối tác nhà nước và đối tượng của thị trường. Với sự thay đổi về tư duy từ “bao cấp” sang tư duy “xã hội hóa” và “cạnh tranh”, công tác QLNN đối với các mô hình giáo dục theo dạng XHH cũng cần thay đổi phù hợp. Ở cấp hệ thống, cơ chế cạnh tranh được đưa vào giữa các trường học trong việc thu hút người học và thu hút các nguồn lực, ở cấp trường, phương thức quản lý doanh nghiệp theo nguyên tắc chi phí - hiệu quả và hướng tới khách hàng được áp dụng rộng rãi. Các nguồn thu nhà trường ngày đa dạng, trong đó học phí chỉ là một phần. Với mục đích XHH giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân; Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân. 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Trong những năm qua, vấn đề GDMN không những nhận được sự quan tâm của mọi gia đình, xã hội mà còn của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội trong toàn hệ thống chính trị. GDMN ngày càng phát
  • 34. 25 triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó GDMN NCL là một bộ phận quan trọng, diễn ra quá trình XHH mạnh mẽ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động đầu tư cho giáo dục cũng vận hành theo các quy luật thị trường. Với đặc thù lứa tuổi, các em trong độ tuổi mầm non chưa thể tự bảo vệ và chăm sóc bản thân mà rất cần đến một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, cần những thầy cô luôn tâm huyết với nghề để các em có thể phát triển toàn diện về mọi mặt cả về thể chất lẫn tinh thần. Để làm được điều đó đòi hỏi QLNN cần đặc biệt quan tâm quản lý GDMN nói chung và GDMN NCL nói riêng theo những nội dung cơ bản sau: Ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; sử dụng ngân sách; phát triển và sử dụng đội ngũ; thanh tra, kiểm tra, giám sát; xã hội hóa hệ thống giáo dục mầm non. 1.3.1. Ban hành chủ trương, chính sách của nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục mầm non ngoài công lập Giai đoạn trước đổi mới, Đảng ta chưa ban hành Nghị quyết có tính chuyên đề về giáo dục và đào tạo nói chung và GDMN nói riêng. Đường lối và các chính sách của Đảng về lĩnh vực này được thể hiện trong các văn kiện của các đại hội Đảng và các nội dung được đưa vào các nghị quyết về các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Kế thừa tinh thần chỉ đạo của các kì Đại hội trước đó, Nghị quyết TW2 khóa VIII đặt ra yêu cầu đến 2020 phải “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ trong độ tuổi”. Phải phấn đấu cho mục đích đó nhưng ngay từ bây giờ phải thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trên cơ sở một sự phát triển đa dạng và ổn định, phải đổi mới phương thức nuôi dạy bằng những cải tiến cơ bản và toàn diện. Đó là sự cố gắng đầu tư và tăng cường sự tham gia của toàn xã hội chăm lo cho trẻ thơ. Trên cơ sở đó, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển sự nghiệp GDMN. Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
  • 35. 26 phủ là một chủ trương thuận lợi phát triển GDMN đến 2010. Trong đó Chính phủ quan tâm đến XHHGDMN: “Đẩy mạnh XHH sự nghiệp GDMN, mở rộng hệ thống nhà trẻ và lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư”. Luật giáo dục năm 2005, đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực 01/01/2006. Tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XII đã đưa lên bàn nghị sự về vấn đề phát triển GDMN. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 35/2009/QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính tài chính trong giáo dục, trong đó bổ sung nội dung PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, đồng thời quy định cụ thể một số vấn đề đầu tư cho GDMN: “Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm: ngân sách nhà nước; học phí lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở GD; đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để phát triển GD; các khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật”. Đồng thời, “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư đóng góp trí tuệ công sức tiền của cho GD” [27, tr.86]. Trên cơ sở này, Chính phủ đã chỉ đạo ngành chuyên môn xây dựng đề án PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, phát triển GDMN. Chủ trương lớn này đã mở ra một cơ hội lớn phát triển GDMN, tạo sự công bằng trong giáo dục. Luật giáo dục năm 2005, đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực 01/01/2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đã được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 25/11/2009 là nội dung rất tiến bộ, đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy và học của các cấp học nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục đào tạo ở nước ta trong thời kỳ mới; mỗi hoạt động về giáo dục đào tạo đều phải dựa vào luật này. Quyết định số 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách về GDMN, Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 -
  • 36. 27 2015 đây chính là những tiền đề và định hướng cho QLNN về GDMN trong giai đoạn mới. Nhà nước quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục: bậc học, thời gian đào tạo, tuổi chuẩn vào lớp đầu từng cấp học điều kiện học lực. Quy định mạng lưới các trường, mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp đào tạo. Ban hành các quy chế tuyển sinh. Xây dựng và ban hành các định mức về trang thiết bị và cơ sở vật chất của nhà trường. Nhà nước đã ban hành pháp luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ quản lý hệ thống GDMN nhằm tác động vào các mối quan hệ của giáo dục mầm non để định hướng, điều chỉnh, kiểm soát sự phát triển sao cho phù hợp với sự phát triển bền vững hệ thống giáo dục Việt Nam và hội nhập quốc tế; tạo hành lang pháp lý cho các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân áp dụng thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc đi đúng hướng trong việc phát triển GDMN. Cụ thể: - Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học: 2014-2015. - Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. - Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. - Thông tư Liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ GD & ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí
  • 37. 28 học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. - Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. - Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non. - Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non. - Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường Mầm non. - Thông tư số 44/2010/TT-BGD & ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non. - Thông tư số 05/2011/TT-BGD& ĐT ngày 10/02/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non. - Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/6/2013 của liên bộ GD & ĐT, Bộ Y tế về quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non. - Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non phổ thông và giáo dục thường xuyên. - Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học Mầm non. - Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ GD & ĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên Mầm non. - Quyết định số 58/QĐ-BGD ĐT ngày 17/10/2008 của Bộ GD & ĐT ban hành quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non.
  • 38. 29 - Thông tư số: 02/2014/TT-BGD ĐT ngày 08/02/2014 của Bộ GD & ĐT ban hành quy chế công nhận công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia. 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Tổ chức bộ máy QLNN đối với GDMN nói chung, cơ sở GDMN NCL nói riêng từ cấp Trung ương đến các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương được quy định nêu trong Luật giáo dục. Hiện nay, Nhà nước đang xúc tiến đổi mới cơ chế quản lý, nhằm hoàn thiện hơn nữa, sao cho quản lý nhà nước đối với GD&ĐT ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả hơn, trong đó nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Hiệu quả của tổ chức bộ máy được xác định bởi hai yếu tố: Tổ chức bộ máy khoa học và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Để đạt được những yêu cầu trên, một trong những yếu tố quan trọng là phải xác định được những chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy, xác định số phòng ban, biên chế cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở tiêu chuẩn hóa theo chức danh đối với cán bộ công chức. Mỗi cán bộ công chức phải có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ tương ứng để đảm nhận công việc mà bộ máy tổ chức yêu cầu. Việc xác định chức danh cán bộ, công chức thực chất là phân công cán bộ, công chức theo vị trí việc làm trong bộ máy và xác định trách nhiệm, thẩm quyền trước bộ máy và pháp luật. Tổ chức bộ máy khoa học phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình mà xác định đúng biên chế cần thiết cho bộ máy sao cho hợp lý giữa công việc và biên chế đảm bảo tối ưu, mang lại hiệu quả cao. Về vấn đề phân cấp quản lý, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nói chung gồm có: Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan ngang bộ có liên quan và UBND các cấp. Trong đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Giáo
  • 39. 30 dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền và UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp được giao. Ủy ban nhân dân Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý nhà trường, nhà trẻ công lập trên địa bàn. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý nhà trường, nhà trẻ công lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn. Phòng Giáo dục & Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn. Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục: - Nhà trường, nhà trẻ được thành lập khi có đủ các điều kiện sau: + Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; + Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ. - Nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau: + Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ; + Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
  • 40. 31 + Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động; + Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; + Có chương trình giáo dục Mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo; + Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định; + Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục. + Có quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường, nhà trẻ. - Trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu nhà trường, nhà trẻ có đủ điều kiện tại Khoản 2 Điều này thì được cho phép hoạt động giáo dục. Hết thời hạn quy định nếu không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động Giáo dục thì Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ bị thu hồi. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường, nhà trẻ: - Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục. - Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trẻ, nhà trường. - Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ thì có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách; giải thể nhà trường, nhà trẻ. Người có
  • 41. 32 thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền đình chỉ quyết định hoạt động giáo dục. Điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập - Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện sau: + Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình; + Có giáo viên đạt trình độ theo quy định; + Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo quy định. - Chủ tịch UBND cấp xã cấp phép trên cơ sở các ý kiến bằng văn bản của Phòng GD&ĐT đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. 1.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non là nguồn lực yêu cầu có chất lượng phù hợp và có ý nghĩa quyết định đầu ra của giáo dục & đào tạo. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” khẳng định: “Xây dựng kế hoạch đầu tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non theo từng giai đoạn ở địa phương, củng cố, quy hoạch lại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non phù hợp quy hoạch mạng lưới chung”. Nguồn nhân lực tham gia QLNN về GDMN bao gồm: - Một là, về nhân sự của cơ quan quản lý nhà nước: quy định rõ định mức biên chế, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm trong cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục để cơ quan này được tuyển dụng theo yêu cầu công việc của mình đảm bảo đúng tiêu chuẩn và quy trình quy định;
  • 42. 33 - Hai là, về nhân sự cơ sở GDMN NCL: Nhà nước quy định rõ vị trí việc làm, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của từng vị trí nhân sự trong hoạt động chuyên môn tại cơ sở giáo dục. Người đứng đầu cơ sở này thực hiện việc tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu công việc của đơn vị mình gắn với tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được quy định, đồng thời chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động chuyên môn và chất lượng nhân sự trước cơ quan quản lý nhà nước. Trong quá trình giáo dục con người, đặc biệt là GDMN thì người giáo viên giữ vị trí quan trọng nhất. Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đội ngũ giáo viên phải được đào tạo một cách hệ thống trong trường sư phạm, nhằm cung cấp cho họ những hiểu biết rộng, linh hoạt, nhạy bén, có chuyên môn sâu, có kỹ năng đáp ứng với công tác giảng dạy theo yêu cầu đổi mới hiện nay của xã hội. Việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non là nhiệm vụ quan trọng của các trường, khoa sư phạm mầm non. Trong quá trình đào tạo, sinh viên không những được trang bị kiến thức lý luận về khoa học giáo dục mầm non nói chung mà còn được thực hành rèn luyện kỹ năng nghề sư phạm mầm non nói riêng. Giáo viên, nhân viên mầm non là một nghề đòi hỏi có sự kết hợp của ba loại nghề: Giáo viên, thầy thuốc, nghệ sĩ. Người giáo viên mầm non cùng một lúc phải làm tốt chức năng của người mẹ, người giáo viên, người thầy thuốc, người nghệ sĩ và người bạn của trẻ em tuổi mầm non. Những nghiên cứu chuyên biệt đã chỉ ra rằng, trong hệ thống những kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non, ngoài những điểm chung với những kỹ năng của giáo viên các bậc học khác còn có những đặc điểm riêng của bậc học mầm non. Chính vì vậy, những kỹ năng sư phạm mầm non rất đa dạng. Người giáo viên mầm non được gọi là lành nghề chỉ khi ở họ có các kỹ năng sư phạm mầm non đầy đủ và ở mức độ cao, đặc biệt là những kỹ năng sư phạm mầm non trong hoạt
  • 43. 34 động dạy học ở trường mầm non. Các kỹ năng sư phạm cần được hình thành ngay từ trên ghế trường sư phạm mầm non và tiếp tục hoàn thiện trong quá trình lao động nghề nghiệp. 1.3.4. Huy động nguồn lực và đảm bảo qui chuẩn điều kiện vật chất phục vụ của cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Huy động các nguồn lực cho GDMN thực chất là đẩy mạnh công tác XHH GDMN, nhằm tạo điều kiện cho các lực lượng xã hội, gia đình và cộng đồng phát huy tinh thần làm chủ, tham gia thực hiện mục tiêu, nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục, quản lý GDMN nói chung, GDMN NCL nói riêng. Các lực lượng tham gia phát triển GDMN không chỉ có ngành giáo dục mà nó trở nên đông đảo, rộng khắp trong toàn xã hội. Xã hội hóa GDMN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc, tạo ra sự chỉ đạo hành động thống nhất toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Xã hội hóa GDMN là huy động mọi lực lượng xã hội cùng làm GDMN, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Một trong các phương thức huy động các nguồn lực và thực hiện xã hội hóa GDMN là huy động các lực lượng tham gia vào xây dựng phát triển hệ thống trường, lớp và các loại hình GDMN NCL. Xu hướng đa dạng hóa các loại hình GDMN là một tất yếu, nó chịu sự chi phối và tác động của quá trình phát triển – xã hội với đặc trưng nhu cầu chăm sóc - giáo dục trẻ của các tầng lớp dân cư. Sự phân phối thu nhập và phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam được các chương trình nghiên cứu ghi nhận: “Tỉ lệ hộ giàu rất nhỏ bé và phân bố không đồng đều. Hộ nghèo tập trung ở nông thôn (90% người nghèo hiện ở nông thôn). Ngược lại, hộ giàu tập trung ở đô thị cũng với tỉ lệ tương ứng. Chính sự phát triển mọi mặt của kinh tế - xã hội đã đặt ra nững nhu cầu mới, và chính nhu cầu về chăm sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh khác nhau buộc GDMN phải không ngừng đa dạng”. Đa dạng hóa các loại hình GDMN đó là việc huy động các lực lượng của công
  • 44. 35 đồng tham gia vào các công tác giáo dục. Các lực lượng xã hội đó có thể tham gia gia rộng rãi vào nhiều lĩnh vực hoạt động giáo dục với nhiều hình thức phong phú đa dạng. Vì vậy, bản chất của XHH sự nghiệp GDMN là lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát triển GDMN để thực hiện giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi. Việc chăm sóc giáo dục trẻ em MN là nhiệm vụ chung của các trường, lớp MN, của các gia đình và cộng đồng xã hội tham gia vào các hoạt động GDMN. GDMN phải đáp ứng nhu cầu xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục ở các loại hình giáo dục khác nhau, được hưởng thụ các dịch vụ mầm non. 1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trong những khâu quan trọng của QLNN về GDMN và QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát là hoạt động thường xuyên, đóng vai trò quan trọng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước góp phần tăng cường, củng cố pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, trong quản lý GDMN nói chung, QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL nói riêng cần tập trung theo những hướng sau: Một là, tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra Theo Luật Thanh tra 2010 để đạt được mục đích thanh tra “nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
  • 45. 36 Hai là, chuyển mạnh từ thanh tra nặng về chuyên môn giáo dục sang thanh tra quản lý. Cụ thể là thực hiện việc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục theo quy định. Không thực hiện thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo một cách độc lập, tránh chồng chéo với việc đánh giá nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm. Ba là, tăng cường tự thanh tra, kiểm tra đi đôi với tăng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở GD&ĐT và các cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Bốn là, tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền thanh tra theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục. Nghị định 42 đã phân rõ trách nhiệm của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở GD&ĐT, Thanh tra tỉnh, Thanh tra quận, huyện trong việc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về giáo dục. Phòng GD & ĐT thực hiện việc kiểm tra theo thẩm quyền, không thực hiện chức năng thanh tra mà phối hợp với Thanh tra sở, thanh tra huyện để thực hiện việc thanh tra về giáo dục trên địa bàn. Điều 32 (QĐ 41/2008/QĐ-BGD ĐT) quy định thanh tra, kiểm tra cụ thể đối với các cơ sở GDMN NCL. - Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có trách nhiệm thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra các hoạt động theo quy định hiện hành. - Cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm kiểm tra, kiểm định chất lượng, thanh tra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo Luật Khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh Thanh tra.
  • 46. 37 - Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không được phép cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sử dụng cơ sở của nhà trường nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo để tiến hành các hoạt động trái với pháp luật và thực hiện các hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục, vụ lợi, không đúng với mục tiêu đề án hoạt động của nhà trường. Hoạt động thực hiện kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước bao gồm: Thanh tra giáo dục; Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kỷ cương, luật pháp trong tiêu cực, vi phạm pháp luật về giáo dục đào tạo đồng thời bảo vệ lợi ích của người đi học và của các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong quá trình QLNN thì không thể thiếu được hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát để đảm bảo các cơ sở GDMN tuân thủ các quy định của pháp luật, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu của các Sở GD&ĐT chỉ đạo Phòng GD&ĐT các quận phối hợp với UBND phường tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm tư thục độc lập đang hoạt động trên địa bàn; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo để nhân dân địa phương biết được về các nhóm tư thục độc lập đã được cấp phép, chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ hoạt động trên địa bàn để phụ huynh biết, lựa chọn trường, lớp. Bên cạnh đó đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát, phát hiện các nhóm lớp tư thục độc lập hoạt động trái quy định, không đảm bảo an toàn cho trẻ, đề nghị chính quyền địa phương xử lý theo quy định. Sở GD&ĐT tham mưu UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ đạo đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; thực hiện tốt việc phân cấp quản lý giáo dục tại địa phương; chỉ đạo quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu đông dân cư, các làng nghề.