SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN NGỌC HUYỀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN NGỌC HUYỀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Thu Hằng
HÀ NỘI – 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy, cô giáo trường Đại học Giáo dục - Đại Học Quốc gia Hà Nội
đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cấp lãnh đạo, giảng viên, công nhân
viên cùng các em sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tác giả xin đựợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
TS. Đỗ Thị Thu Hằng đã đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ đã dành thời gian đọc và góp ý.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn tất cả các bạn đồng nghiệp và người
thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện thời gian và năng lực, nên chắc chắn luận văn còn nhiều
khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự giúp đõ, chỉ bảo và đóng góp ý
kiến chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
TÁC GIẢ
Nguyễn Ngọc Huyền
ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục
CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học
CVHT Cố vấn học tập
CSVC Cơ sở vật chất
GD Giáo dục
GD - ĐT Giáo dục – Đào tạo
GV Giảng viên
HĐQLGD Hoạt động quản lý giáo dục
KNS KNS
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
QLHĐGDKNS Quản lý hoạt động giáo dục KNS
RCT - CT- ICT Rất cần thiết - Cần thiết - Ít cần thiết
RKT - KT - IKT Rất khả thi - Khả thi - Ít khả thi
SV Sinh viên
TB Trung bình
TN Thanh niên
XH Xã hội
iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................i
Danh mục các kí hiệu viết tắt.........................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục các bảng biểu................................................................................vi
Danh mục các biểu đồ...................................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I...................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.................... 5
KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN............................................................ 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý HĐGDKNS.................................. 5
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước.................................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu trong nước..................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài...................................................10
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học .............................10
1.2.2. Giá trị sống, KNS ...........................................................................14
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục KNS cho SV.............17
1.3.1. Hoạt động giáo dục KNS................................................................17
1.3.3. Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho sinh viên...............................17
1.3.4. Phân loại KNS................................................................................18
1.3.5. Một số yêu cầu cơ bản về hoạt động giáo dục KNS cho SV ..........19
1.4. Một số vấn đề lý luận quản lý hoạt động giáo dục KNS.................21
1.4.1. Quản lý về kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNS...............22
1.4.2. Quản lý về nội dung chương trình giáo dục KNS ..........................22
1.4.3. Quản lý về đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNS.................23
1.4.4. Quản lý về việc phối hợp các lực lượng thực hiện HĐGDKNS.....24
1.4.5. Quản lý về việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDKNS.................25
1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục KNS.............26
iv
1.5.1. Yếu tố khách quan ..........................................................................26
1.5.2. Yếu tố chủ quan..............................................................................28
CHƯƠNG 2....................................................................................................32
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ .............32
2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Dược Phú Thọ................................32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................32
2.1.2. Quy mô ngành nghề của trường Cao đẳng Dược Phú Thọ ...........33
2.2. Tổ chức thực hiện khảo sát................................................................34
2.2.1. Mục đích khảo sát:.........................................................................34
2.2.2. Nội dung khảo sát...........................................................................34
2.2.3. Phương pháp khảo sát....................................................................34
2.2.4. Đối tượng khảo sát:........................................................................35
2.4.5. Tiến hành khảo sát:........................................................................35
2.3. Kết quả khảo sát:................................................................................35
2.3.1. Thực trạng hoạt động giáodụcKNScho SV trường Cao đẳng Dược Phú
Thọ............................................................................................................35
2.3.2.Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên ở trường
CĐ Dược Phú Thọ....................................................................................51
2.4. Đánh giá chung đối với việc quản lý hoạt động giáo dục KNS tại
trường Cao đẳng Dược Phú Thọ ..............................................................61
2.4.1. Điểm mạnh .....................................................................................61
2.4.2. Điểm yếu.........................................................................................62
2.4.3. Thuận lợi ........................................................................................63
2.4.4. Khó khăn.........................................................................................64
CHƯƠNG 3....................................................................................................67
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG GDKNS CHO SV TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ...67
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.....................................................67
v
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ....................................................................67
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................67
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi......................................................................67
3.2. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
HĐGDKNScho SV trường Cao đẳng Dược Phú Thọ ............................70
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục KNS cho CBQL, GV và SV........................................................70
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện
chương trình giáo dục KNS cho SV .........................................................73
3.2.3. Biện pháp 3: Chú trọng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư
phạm, chuyên môn nghiệp vụ giáo dục KNS cho đội ngũ GV, cộng tác
viên. ..........................................................................................................75
3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các
các lực lượng xã hội khác trong và ngoài nhà trường tham gia vào thực
hiện giáo dục KNS cho sinh viên..............................................................76
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất và tài chính
phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS ......................................................79
3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt
động giáo dục KNS trong nhà trường......................................................81
3.3. Khảo sát, thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
GDKNS cho sinh viên................................................................................84
3.3.1. Mục đích khảo sát ..........................................................................84
3.3.2. Đối tượng thăm dò, khảo sát..........................................................84
3.3.3. Nội dung thăm dò khảo sát.............................................................84
3.3.4. Các biện pháp được khảo sát.........................................................84
3.3.5. Phương pháp khảo sát....................................................................85
3.3.6. Kết quả khảo sát.............................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................95
PHỤ LỤC....................................................................................................... 98
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng học sinh, sinh viên Trường
Cao đẳng Dược Phú Thọ từ năm học 2011- 2015………………... 33
Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, GV, Cố vấn học tập và cán bộ
Đoàn Thanh niên về trách nhiệm phải giáo dục KNS cho SV..….. 37
Bảng 2.3: Đánh giá thực trạng về một số KNS của sinh viên……. 40
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá hoạt động tích hợp giáo dục KNS vào
các môn học của GV các khoa, bộ môn………………………….. 45
Bảng 2.5: Đánh giá mức độ thực hiện các hình thức GD KNS
của Cố vấn học tập………………..………………..…………… 47
Bảng 2.6: Thống kê các HĐGDKNScho sinh viên………………. 49
Bảng 2.7: Hiệu quả quản lý về kế hoạch thực hiện giáo dục KNS
của đội ngũ CB GV trong nhà trường……………………………. 52
Bảng 2.8: Đánh giá hiệu quả quản lý nội dun, chương trình
GD KNS của đội ngũ CBQL, GV…………………………… 53
Bảng: 2.9: Nội dung quản lý đội ngũ Cán bộ Đoàn TN - Hội SV
thực hiện HĐGDKNS………………..………………………… 56
Bảng 2.10: Thống kê các đơn vị, tổ chức tham gia phối hợp GD
KNS năm học 2015-2016………………..……………………… 58
Bảng 2.11: Kết quả nhận thức việc kiểm tra đánh giá kết quả
HĐGDKNS………………..………………..…………………… 60
Bảng 3.1: Khảo sát tính cấp thiết các biện pháp QLGD KNS…… 85
Bảng 3.2: Thăm dò về tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động GD KNS………………..………………..………… 87
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá nhận thức của CBQL, GV, CVHT, CB Đoàn
TN trong trường về sự cần thiết GD KNS cho SV……………….. 36
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ kết quả điều tra cán bộ quản lý, giảng viên
đánh giá về mức độ thuần thục KNS của sinh viên……………. 38
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ kết quả điều tra sinh viên đánh giá về mức
độ thuần thục KNS của sinh viên……………………………… 39
Biểu 2.4. Hiệu quả thực hiện hoạt động GD KNS của đội ngũ
GV, CVHT…………………………………………………… 48
Biểu đồ 2.5: Kết quả nhận thức việc kiểm tra đánh giá kết quả
HĐGDKNS…………………………………………………… 61
Biểu đồ 3.1. So sánh sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS………. 89
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới hiện nay, đất nước ta có những chuyển biến
sâu rộng, tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ phát triển kinh tế xã hội yêu cầu ngày càng cao; đào tạo phải đảm bảo
người lao động có nhân cách, đạo đức, lối sống tốt và có kỹ năng nghề thích
ứng với cơ chế mới, đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và lâu dài của thực
tiễn xã hội. Công tác giáo dục và đào tạo HSSV của các trường là một trong
những công tác trọng tâm nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quá trình giáo dục và đào tạo con người xưa nay là quá trình truyền thụ
kiến thức một chiều cho người học, các nhà trường thường xuyên lấy mục tiêu
trang bị kiến thức cho người học là chính đã trở nên bất cập, yêu cầu và đòi
hỏi hiện nay các nhà trường phải chuyển sang cách tiếp cận tổng hợp với
trọng tâm là hình thành năng lực cho người học. Để tiến hành quá trình giáo
dục, đào tạo một cách tổng hợp, có sự kết hợp hài hòa kiến thức, thái độ, giá
trị, hành vi trang bị cho người học có năng lực đáp ứng các thách thức thời đại
mới một cách tích cực, hiệu quả và mang tính xây dựng thì các nhà trường
phải thường xuyên GDKNS cho người học. Như vậy, học KNS trở thành
quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong KNS
của người học.
Giáo dục KNS cho HSSV ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp theo các chuẩn mực văn hóa chính là chìa khóa cho người học
từng bước tự khẳng định mình trong học tập, rèn luyện. Trang bị KNS trong
trường học, trong công việc, trong xã hội có thể mang lại hạnh phúc cho mỗi
gia đình, góp phần vào sự ổn định xã hội, xây dựng lối sống văn hóa, tạo tiền
đề căn bản cho quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách con người mới.
2
Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc đổi mới giáo dục đại
học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2012; nhận thức rõ vai trò, vị trí và sứ mệnh
của mình trong thời kỳ đổi mới, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ rất quan
tâm đến công tác giáo dục và đào tạo HSSV để đáp ứng nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực có trình độ cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, xây dựng Trường
Cao đẳng Dược Phú Thọ ngày càng phát triển bền vững, tôi chọn đề tài:
“Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên trường Cao đẳng Dược
Phú Thọ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động giáo dục KNS cho
sinh viên để đề xuất những biện pháp QLHĐGDKNScho SV Trường Cao
đẳng Dược Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào
các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý luận về QLHĐGDKNS cho SV ở các trường cao đẳng.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động giáo
dục KNS cho SV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
- Đề xuất một số biện pháp QLHĐGDKNScho SV Trường Cao đẳng
Dược Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
HĐGDKNScho SV của Trường Cao đẳng, đại học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
QLHĐGDKNScho HSSV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian, điều kiện có hạn, trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ
nghiên cứu HĐGDKNScủa SV hệ Cao đẳng Dược chính quy tại trường CĐ
Dược Phú Thọ là sinh viên CĐ5, CĐ6 và CĐ7.
3
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu của chúng tôi đó là: Vai trò của công
tác quản lý các HĐGDKNSnhư thế nào? Và cần những biện pháp quản lý như
thế nào để nâng cao hiệu quả của những hoạt GDKNS cho HSSV?
7. Giả thuyết khoa học
Công tác GDKNS cho HSSV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trong
thời gian qua đã đạt được một số kết quả song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Nếu xác lập và thực hiện những biện pháp QLHĐGDKNScho HSSV phù hợp
với điều kiện và đặc điểm của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo của trường, đáp ứng được yêu cầu của xã
hội trong giai đoạn hiện nay.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Tổng kết lý luận về công tác giáo dục KNS của sinh viên trường Cao
đẳng, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để
xây dựng một số biện pháp quản lý hiệu qủa cho hoạt động này.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý hoạt
động giáo dục KNS cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; phân tích,
phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình
nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: gồm các câu hỏi đóng/mở về
vấn đề QLHĐKNS cho SV.
- Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm
thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài.
9.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác.
4
Sử dụng một số thuật toán, phần mềm tin học; nhóm phương pháp này
nhằm mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu,...
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QLHĐGDKNScho SV trường cao đẳng.
Chương 2: Thực trạng công tác QLHĐGDKNScho HSSV Trường Cao
đẳng Dược Phú Thọ.
Chương 3: Các biện pháp QLHĐGDKNScho SV Trường Cao đẳng
Dược Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu về QLHĐGDKNS
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Giáo dục KNS là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục
phát triển nhân cách con người. Nhân cách là kết quả của văn hóa thông qua
hệ giá trị chuẩn mực, quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan, biểu
hiện thành tư tưởng và chuẩn mực đạo đức, tình cảm niềm tin tác động đến
những hành vi ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Phát triển nhân
cách con người chính là tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội cho mỗi
quốc gia.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước nào xây dựng và bồi đắp cho
thế hệ trẻ có được những KNS đúng đắn, phù hợp với thời đại mà vẫn giữ
được những nét văn hóa của dân tộc mình thì đất nước đó sẽ phát triển bền
vững, lâu dài. Trên thế giới, đặc biệt là những nước phương Tây, KNS đã
được chú trọng phát triển từ rất lâu. Mô hình giáo dục của Pháp thế kỷ XXI
theo đề xuất của Edgard Morin là phải giảng dạy về hoàn cảnh con người
(hiểu rõ con người là gì, con người sống và hoạt động như thế nào trong điều
kiện nào, con người xử lý bằng cách nào) và học cách sống. Triết lý giáo dục
Mỹ đầu thế kỷ XXI cũng cho rằng: Cần nâng cao kỹ năng giao lưu qua nói,
viết, đọc, nghe, cần phát triển khả năng suy ngẫm… Còn ở Châu Á, người Nhật
với mô hình không đánh giá học sinh, sinh viên qua năng lực hiểu các môn học
mà đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề của đời sống thực tiễn, khả năng
làm chủ bản thân trong tự nhiên và xã hội [2].
Tại Úc, Hội đồng kinh doanh Úc (The BusinessCouncil of Australia
BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (The Australia Chamber of
Commerce anh Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và
Khoa học (the Department of Education, Science and Training – DEST ) và
Hội đồng giáo dục Quốc gia Úc (The Australian National Training Authority
- ANTA) đã xuất bản cuốn sách “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” năm
6
2002. Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao
động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề là các kỹ năng cần thiết
không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua
việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của
tổ chức. Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng sau:
 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng làm việc đồng đội
 Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Kỹ năng sang tạo và mạo hiểm
 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
 Kỹ năng quản lý bản than
 Kỹ năng học tập
 Kỹ năng công nghệ
Còn tại Mỹ, cũng đã có một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản
trong công việc của Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) với
Hiệp hội Đào tạo và phát triển Mỹ (The American Society of Training and
Development) đã đưa ra 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong
công việc:
 Kỹ năng học và tự học
 Kỹ năng lắng nghe
 Kỹ năng thuyết trình
 Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Kỹ năng tư duy sang tạo
 Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn
 Kỹ năng đạt mục tiêu, tạo động lực làm việc
 Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp
 Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ
 Kỹ năng làm việc đồng đội
 Kỹ năng đàm phán
 Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
7
 Kỹ năng lánh đạo bản thân
Tại Canada cũng có riêng một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng
cho người lao động. Bộ phát triển nguồn nhân lực và Kỹ năng Canada
(Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ
xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người
Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao
chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những nghiên cứu đưa ra danh sách
các kỹ năng cần thiết đối với người lao động. Tổ chức Conference Board of
Canada – đây là một tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích các xu hướng
kinh tế cũng như năng lực hoạt động của các tổ chức và các vấn đề chính
sách công cộng đã đưa ra danh sách 6 kỹ năng hành nghề cho người lao động
ở thế kỷ 21 như sau:
 Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực
 Kỹ năng thích ứng
 Kỹ năng làm việc với con người
 Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán
Ở khu vực châu Á những năm gần đây KNS cũng đã được chú trọng phát
triển. Tháng 12/2003 tại Bali – Indonesia đã diễn ra hội thảo về giáo dục KNS
trong giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nước. Qua báo cáo ở
các nước cho thấy có nhiều điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm riêng
trong quan niệm về giáo dục KNS của các nước. Mục tiêu của giáo dục KNS
trong giáo dục không chính quy ở Hội thảo Bali là “nâng cao tiềm năng của
con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sự thay
đổi các tình huống của cuộc sống hàng ngày đồng thời tạo ra sự thay đổi và
nâng cao chất lượng cuộc sống [6]
Ở Lào, giáo dục KNS được lồng ghép vào chương trình đào tạo chính
quy, không chính quy và trường sư phạm đào tạo giáo viên từ năm 1997. Tại
Campuchia, chương trình giáo dục chính quy đã được thực hiện việc tích hợp
8
dạy KNS vào bài học của các môn cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12. Tại Malaysia,
bộ giáo dục coi KNS là môn kỹ năng của cuộc sống [6]
Những nghiên cứu về HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS trên thế giới
rất phong phú. Theo tổng thuật của UNESCO có thể khái quát những nét
chính trong các nghiên cứu này như sau: Nghiên cứu xác định mục tiêu giáo
dục KNS; nghiên cứu xác định chương trình và hình thức giáo dục KNS. Các
chương trình và tài liệu về giáo dục KNS được thiết kế cho giáo dục không
chính quy là phổ biến và rất đa dạng về hình thức.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam từ xa xưa, các nhà giáo dục cũng coi trọng việc giáo dục
đạo đức thông qua việc dạy “làm người” của đạo thánh hiền. Ngày nay giáo
dục KNS, đạo đức sống vẫn là nội dung mà toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt là
trong bối cảnh “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Phát triển
nhanh chóng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập
trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Kế thừa
và phát huy các quan điểm chỉ đạo trước đây của Đảng, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI đã nêu rõ mục tiêu: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần
quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam.
Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc
sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển’’ [8]
Thuật ngữ “KNS” bắt đầu xuất hiện trong nhà trường Việt Nam từ
những năm 1995-1996, thông qua dự án “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe
và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”
do quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo cùng Hội chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện.
Năm học 2002-2003, Bộ giáo dục và Đào tạo với sự hỗ trợ của tổ chức
UNICEF đã xây dựng chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và KNS” cho
học sinh trung học cơ sở với 9 chủ đề giáo dục: HIV/AIDS, xâm hại tình dục,
ứng phó với tình huống căng thẳng, quyền trẻ em, sống khỏe mạnh, thuốc lá
9
rượu bia, ma túy, sức khỏe sinh sản vị thành niên, các bệnh lây qua đường
tình dục. Ngoài các chương trình dự án do Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Đoàn Thanh
niên, Hội Liên hiệp phụ nữa Việt Nam...thực hiện, còn có một số tổ chức
quốc tế đang triển khai chương trình giáo dục KNS tại Việt Nam như Quỹ dân
số thế giới của Hà Lan (WPF), Quỹ nhi đồng Mỹ (Save the childent Java) tại
Việt Nam, quỹ Nhi đồng Úc (CCF Australia)... Các chương trình dự án trên
khá đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào “các nhóm yếu thế và nhóm có
nguy cơ cao”. Nội dung giáo dục KNS đã tính đến sự phù hợp với đối tượng,
vùng và địa phương.
Việc nghiên cứu KNS nói chung và quản lý hoạt động giáo dục KNS
nói riêng vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi xã hội
phát triển, các vấn đề thuộc về KNS phát sinh theo cả hai chiều hướng tích
cực và tiêu cực. Điều này đã thu hút sự chú ý của cả xã hội, và các nhà quản
lý, các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý đã có một số công trình nghiên cứu
chuyên sâu về lĩnh vực này.
Công trình nghiên cứu của Hà Nhật Thăng với nhiều năm nghiên cứu
về lĩnh vực này, vào năm 1998 ông đã cho xuất bản cuốn sách “Giáo dục hệ
thống đạo đức nhân văn”. Cuốn sách đã cung cấp những giá trị về hệ thống
giá trị cốt lõi, đó là cơ sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có
những hành vi tương ứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù
hợp với yêu cầu của xã hội và của thời đại
Tác giả Nguyễn Như Ý với nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú
Xuyên tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay” đã khẳng định hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp với nội dung, hình thức phong phú sẽ là phương thức để
thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành”. Nghiên cứu đã
chỉ ra một số biện pháp như: thành lập Ban chỉ đạo, kế hoạch hóa hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, quy định tiêu chuẩn thi đua đối với việc tham gia
tổ chức hoạt động của giáo viên, chỉ đạo tổ chuyên môn, khối chủ nhiệm tham
gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... sẽ góp phần làm cho công
10
tác quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng
được hoàn thiện hơn.
Luận văn thạc sĩ của giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long “KNS
của học sinh THCS Tp. HCM” là một trong những công trình nghiên cứu
khoa học đầu tiên về lĩnh vực này.
Đề tài “Giáo dục KNS cho học sinh trung học phổ thông thông qua
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” của Tiến sỹ Phan Thanh Vân trường
Đại học Thái Nguyên mới hoàn thành năm 2010.
Năm 2014 Đặng Thị Phương Phi với công trình nghiên cứu mang tên
“Giải pháp giáo dục KNS cho sinh viên tại Trường đại học Kinh tế Công
nghiệp Long An” gồm 107 trang trình bày về cơ sở lý luận về giáo dục KNS.
Thực trạng về giáo dục KNS của sinh viên hiện nay. Giải pháp giáo dục KNS
cho sinh viên và học sinh Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
Bùi Thu Hương với“Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở
trường trung học cơ sở Việt Nam – Angiêri, quận Thanh Xuân, Thành phố
Hà Nội”
Ở các trường Đại học và Cao đẳng chưa có chương trình, tài liệu cụ thể
quy định việc giảng dạy KNS. Mà chủ yếu các nhà trường, giáo viên tự chọn tài
liệu và các hình thức giáo dục cho sinh viên trường mình. Bản thân cán bộ, giáo
viên từ trước tới nay cũng chưa được đào tạo chính thức về nội dung và phương
pháp giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên.
Xét thấy nội dung quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên rất
cần thiết mà quan trọng là những biện pháp quản lý của nhà trường phải làm
sao để HĐGDKNScho SV đạt hiệu quả tốt, nâng cao chất lượng giáo dục
cho Nhà trường. Bên cạnh đó cũng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn
đề này tại trường Cao trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. Sau khi tham vấn ý
kiến của các chuyên gia tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục KNS
của sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ” đề nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học
1.2.1.1. Quản lý
11
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khi xã
hội phát triển, quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt
động xã hội. Xã hội loài người trải qua nhiều chế độ chính trị xã hội khác
nhau, mỗi chế độ có một phương thức sản xuất của mình, phương thức sản
xuất sau kế thừa và phát triển hơn phương thức sản xuất trước. Quản lý là một
dạng lao động đặc biệt điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa
học và nghệ thuật cao nhưng đồng thời nó có tính lịch sử, tính đặc thù riêng
trong mỗi xã hội.
Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học định nghĩa về
“quản lý”, có thể tìm hiểu một số định nghĩa sau:
+ Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [5]
+ Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp
con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"[16]
+ Nhóm tác giả Bùi Minh Hiển, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo cho
rằng: Quản lý là sự phán đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp
và cuối cùng là kiểm tra. Đó là 5 chức năng cơ bản của quản lý [17, tr.20]
+ Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Hoạt động của quản lý là các tác động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể
quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức” [22, tr.9]
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách khái
quát: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm đưa hệ thống đạt đến
mục tiêu đã định và làm cho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm đeo đuổi
những mục đích của mình. Mục đích của giáo dục cũng chính là mục đích của
quản lý, đây là mục đích có tính khách quan. Nhà quản lý, cùng với đông đảo
12
đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội... bằng hành động của mình
hiện thực hoá mục đích đó trong hiện thực.
Đối với cấp vĩ mô quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác
(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể
quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở
giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
phát triển giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáodục.
Đối với cấp vi mô quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác
động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật)
của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh,
cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Một số khái niệm về “Quản lý giáo dục”
Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lí nhà trường (là thực hiện đường lối
giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [15]
Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa “Quản lý giáo dục là quá trình thực
hiện có định hướng và hợp quy luật với các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức,
chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra” hoặc “Quản lý
giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan
QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học – giáo dục nhằm làm
cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt đến mục tiêu giáo dục nhà nước
đề ra” [23, tr. 15, 16]
Có nhiều cách hiểu về quản lý giáo dục khác nhau song các định nghĩa
đều đề cập tới các yếu tố cơ bản đó là: chủ thể quản lý giáo dục, khách thể
quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, cách thức, phương pháp, công
cụ quản lý giáo dục.
Quá trình giáo dục là một quá trình bao gồm hai hoạt động thống nhất
biện chứng: hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động tự giáo dục của
người được giáo dục dưới sự tổ chức, lãnh đạo của nhà giáo dục. Người
13
được giáo dục tự giác, tích cực tự giáo dục nhằm hình thành những phẩm
chất của người công dân. Quá trình giáo dục được tổ chức giúp người học
nắm được những nội dung: hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng, hành vi ứng
xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội.
Từ đó hình thành ở người học những mặt xã hội, tâm lý, thể chất, cách ứng
xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong các
hoạt động học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động
xã hội-cộng đồng
1.2.1.3. Quản lý trường học
Quản lí trường học là một bộ phận trong quản lí giáo dục. Trường học
là tổ chức GD mang tính quyền lực nhà nước - xã hội, trực tiếp làm công tác
giáo dục đào tạo. Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt và cơ bản của tất cả
các cấp quản lí nhưng lại vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội.
Trường học được tổ chức và hoạt động theo một mục đích xác định
với nội dung GD được chọn và sắp xếp có hệ thống; với những phương pháp
GD có cơ sở khoa học và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn; với những
nhà sư phạm được trang bị đầy đủ về kiến thức khoa học và trau dồi về phẩm
chất đạo đức, với những phương tiện và điều kiện GD ngày một hoàn thiện;
với một quá trình đào tạo được tổ chức liên tục cho các tập thể học sinh cùng
nhau học tập, rèn luyện. Chất lượng giáo dục và đào tạo chủ yếu do các nhà
trường đảm nhiệm. Do đó khi nói đến QLGD thì phải đề cập đến quản lý nhà
trường.
Theo tác giả Trần Kiểm cho rằng “Quản lý giáo dục (vi mô) là quản lý
hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có
hướng đích của Hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người
(giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất,
tài chính, thông tin,..) đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường một cách hợp quy
luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế,
quy luật xã hội,…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục” [21]
Công tác quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra
trong nhà trường và sự tác động qua lại giữa nhà trường với các hoạt động
14
ngoài xã hội. Quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống bao gồm các thành
tố sau:
+ Thành tố tinh thần: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các kế
hoạch, biện pháp giáo dục.
+ Thành tố con người: cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.
+ Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ
giảng dạy và học tập.
Trọng tâm trong quản lý ở trường cao đẳng là quản lý các hoạt động
giáo dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội
trên những nội dung sau đây:
+ QL hoạt động dạy học.
+ QL hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho SV.
+ QL hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của các tổ chức,
đoàn thể.
+ QL đội ngũ cán bộ, giảng viên.
+ QL hoạt động giáo dục đào tạo.
+ QL học sinh, sinh viên.
+ QL và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính.
Việc QL HĐGDKNScủa Nhà trường có trong tất cả các nội dung trên
của quản lý nhà trường.
1.2.2. Giá trị sống, KNS
1.2.2.1. Giá trị sống
Theo từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét
một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài
năng. Giá trị cũng là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều
thiện của một xã hội” [12]
Dưới góc độ xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên
nhân, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá
trị nhất định của một xã hội.
Giá trị trong đạo đức học gắn với các khái niệm khác như: cái thiện, cái
ác, sự bình đẳng, lòng bác ái,...
15
Giá trị sống là những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng,
là có ý nghĩa với cuộc sống của mỗi con người, chúng ta coi đó là động lực để
nỗ lực phấn đấu để có được bằng mọi cách và vì thế giá trị sống chi phối hành
vi hướng thiện của mỗi con người.
Giá trị sống của con người rất nhiều, song có những giá trị sống mà con
người cho là đích thực, mang tính căn bản, phổ quát, chúng trở thành những
giá trị của cuộc sống. Có người cho rằng trở thành người giàu có mới là “giá
trị đích thực”. Khi ấy, họ sẽ phấn đấu để có tiền bằng mọi giá, kể cả giết
người, buôn lậu, trộm cắp. Nhưng rồi cách kiếm tiền ấy đưa người ta đến chỗ
phạm tội, làm hại người khác, làm hại cộng đồng,...và ngay cả sự nhiều tiền,
giầu có của con người đó cũng chẳng có ích cho xã hội. Có người lấy danh
vọng làm thước đo giá trị, vậy là họ cố gắng bằng mọi cách để có được những
chức vị nào đó. Nhưng khi những chức vị đó mất, bị tước bỏ, con người trở
nên trắng tay, vô giá trị. Có người coi sự nhàn hạ là giá trị cuộc sống, họ trốn
tránh trách nhiệm, lười lao động, chọn những công việc, nghề nghiệp không
vất vả. Cuối cùng, họ chẳng làm được gì cho bản thân và xã hội. Có bạn trẻ
cho rằng phải hút thuốc lá, phải biết dùng heroin, biết yêu sớm, có quan hệ
tình dục với nhiều người, phải cầm đầu băng nhóm nào đó...mới là “người
hùng, người nổi tiếng”, mới có giá trị. Vậy là các bạn trẻ ấy đã nhận nhầm giá
trị, coi giá trị ảo là giá trị đích thực.
Giáo dục các bạn trẻ, đặc biệt là đội ngũ sinh viên trong các trường Cao
đẳng, Đại học nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều vô
cùng quan trọng và cấp thiết đối với nhà trường, gia đình và xã hội.
1.2.2.2. Kỹ năng sống:
Có nhiều quan niệm về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo
những cách khác nhau.
Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO)
cho rằng KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
Tác giả Nguyễn Thanh Bình cho rằng: KNS là khả năng làm cho hành
vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp cho con
16
người cớ thể kiểm soát quản lý có hiệu quả các nhu cẩu và những thách thức
trong cuộc sống hàng ngày [6]
Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng: KNS là khả năng tồn tại và thích
ứng của con người trước cuộc sống thực tế, KNS quan trọng để con người
làm chủ bản thân và chung sống với cộng đồng người xung quanh cũng như
cộng đồng xã hội một cách hiệu [27]
Đặng Quốc Bảo khẳng định: KNS (Life skill) là các kỹ năng con
người cần có để tồn tại và phát triển khi xem xét con người trong ba mối
quan hệ: Con người với chính bản thân mình; Con người trong các mối quan
hệ xã hội; Con người trong mối quan hệ với tự nhiên.
Ông cũng cho rằng: KNS trong phạm vi tuổi học đường dựa trên trục
quan hệ nói trên. Nó gắn liền với phạm trù kiến thức và thái độ mà học sinh
được rèn luyện trong quá trình giáo dục [4]
Dù còn khác nhau nhưng các quan niệm đều thống nhất KNS thuộc
phạm trù năng lực mà không giới hạn ở mặt kỹ thuật của hành vi. Năng lực
là tổng hoà cả kiến thức, thái độ, hành vi, là khả năng áp dụng những hiểu
biết và kỹ năng để thực hiện/giải quyết có hiệu quả các vấn đề cả trong
những tình huống mới.
KNS có thể tồn tại dưới dạng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo, thái độ nhưng cuối cùng phải thể hiện ở cách ứng xử đúng hoặc giải
quyết hiệu quả vấn đề hoặc tình huống trong cuộc sống theo định hướng tích
cực. KNS không chỉ giới hạn trong những hành vi ứng xử tích cực của cá
nhân để tránh rủi ro, đảm bảo cuộc sống hữu ích, chất lượng cuộc sống cá
nhân mà người có KNS còn thuyết phục được người khác chấp nhận các
biện pháp ngăn ngừa rủi ro, không chỉ quản lý thích hợp bản thân mà cả
người khác và xã hội.
KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Nó cần thiết đối
với thanh thiếu niên để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn
thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc
sống với mọi người xung quanh mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải
mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội.
17
Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm KNS. Mỗi cách
tiếp cận của khái niệm này lại có những ưu điểm và có thể còn có những hạn
chế riêng. Xem xét khái niệm KNS cần có cách tiếp cận phức hợp, có tính hệ
thống giữa các cách tiếp cận khác nhau tạo nên một cách tiếp cận đầy đủ và
toàn diện về KNS của con người. Từ quan điểm toàn diện phức hợp về KNS
sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng các mục tiêu, nội dung, chương trình, biện
pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho các lứa tuổi khác
nhau.
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục KNS cho SV
1.3.1. Hoạt động giáo dục KNS
Hoạt động giáo dục KNS là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch đến sinh viên nhằm giúp cho các em có những kiến thức về cuộc sống,
có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội.
Giáo dục KNS giúp cho sinh viên có những hiểu biết sâu sắc hơn về
động cơ và trách nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã
hội một cách tích cực, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống. Giúp
các em biết kiềm chế, bình tĩnh giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực,
không bị lôi kéo, vững vàng lập trường trước những cám dỗ xã hội. Thông
qua hoạt động giáo dục KNS sinh viên được rèn luyện năng lực tư duy, kỹ
năng học tập, nghiên cứu nhằm năng cao kết quả học tập của mình.
Đối với sinh viên việc giáo dục KNS nhằm trang bị những tri thức
giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của con người với môi trường sống như là: kỹ năng tự chủ bản
thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đưa ra quyết định, kỹ năng nghiên cứu khoa
học, kỹ năng phòng chống HIV/AIDS,…
1.3.3. Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho sinh viên
Ở giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế có nhiều thay đổi theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên nói chung và sinh viên các
trường Cao đẳng, Đại học nói riêng đang trải nhiều biến động tích cực và
tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và bùng nổ thông tin đặc biệt là
những thông tin không lành mạnh đang ảnh hưởng đến đời sống của thế hệ
18
trẻ. Từ việc nhận thức lệch lạc về lối sống dẫn đến việc xuất hiện nhiều các
hành vi, hàng động không đúng với giá trị đạo đức xã hội, không đúng với
những thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Trước tình hình đó việc
giáo dục KNS cho sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hơn nữa
giáo dục KNS được xem như một thành tố quan trọng để đánh giá chất lượng
giáo dục.
KNS không chỉ giới hạn trong những hành vi ứng xử tích cực của cá
nhân để tránh rủi ro, đảm bảo cuộc sống hữu ích, chất lượng cuộc sống cá
nhân mà người có KNS còn thuyết phục được người khác chấp nhận các biện
pháp ngăn ngừa rủi ro, không chỉ quản lý thích hợp bản thân mà còn cả
người khác và cộng đồng xã hội.
KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Nó cần thiết đối
với thanh niên và sinh viên để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và
hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của tự
nhiên, cuộc sống với mọi người xung quanh mang lại cho mỗi cá nhân cuộc
sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và bền vững trong các mối
quan hệ tự nhiên, xã hội
1.3.4. Phân loại KNS
Có thể phân loại KNS dựa vào các yếu tố như sau:
Thứ nhất là dựa vào môi trường sống gồm: KNS tại trường học; KNS
tại gia đình; KNS tại nơi làm việc...
Thứ hai là dựa vào các lĩnh vực tâm lý gồm: Kỹ năng nhận thức; Kỹ
năng xã hội; Kỹ năng quản lý bản thân…
Thứ ba ba là dựa vào mục đích của việc học, theo tổ Giáo dục, Khoa học
và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục:
+ Học để biết (learn to know): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản
sau: Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng ra quyết
định; Kỹ năng giải quyết vấn đề.
+ Học làm người (Learning to be): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ
bản sau: Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Kỹ
năng từ chối; Kỹ năng quyết đoán; Kĩ năng kiên địn
19
+ Học để sống với người khác (Learning to live together): Nhóm này
gồm có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển mối
quan hệ với người khác (interpersonal skills); Kỹ năng hợp tác; Kĩ năng tìm
kiếm sự hỗ trợ; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng thể
hiện sự cảm thông; Kĩ năng thương lượng
+ Học để làm (Learning to do): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản
sau: Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng tìm kiếm và
xử lý thông tin; Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
1.3.5. Một số yêu cầu cơ bản về hoạt động giáo dục KNS cho SV
1.3.5.1. Mục đích giáo dục KNS cho sinh viên
Sinh viên cần được trang bị những KNS cơ bản để quá trình học tập và
rèn luyện được diễn ra một cách thuận lợi nhất, nhờ được trang bị những
KNS cần thiết sinh viên sẽ biết vượt qua các khó khăn, thách thức trong học
tập, sinh hoạt đồng thời biết kiểm soát được cảm xúc của bản thân, có thể
đương đầu và giải quyết có hiệu quả với các tình huống thiên tai, hiểm họa
bất thường. Qua các bài học thực tế về giáo dục KNS trong và ngoài nhà
trường sinh viên trở nên mạnh dạn và cởi mở hơn, sống nhân văn và có trách
nhiệm hơn với bản thân mình.
1.3.5.2. Nội dung giáo dục KNS đối với sinh viên nhà trường
Có rất nhiều KNS mà con người cần học trong suốt cuộc đời. Với mỗi
một đối tượng, mỗi một lứa tuổi lại có nội dung GDKNS khác nhau. Với đối
tượng người học là SV nên tập trung giáo dục KNS vào những nội dung như:
- Học để biết: Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ
năng ra quyết định; Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Học làm người: Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng; Kỹ năng kiểm
soát cảm xúc; Kỹ năng từ chối; Kỹ năng quyết đoán; Kĩ năng kiên định
- Học để sống với người khác: Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển
mối quan hệ với người khác; Kỹ năng hợp tác; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ;
Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng thể hiện sự cảm
thông; Kĩ năng thương lượng.
20
- Học để làm: Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ
năng tìm kiếm và xử lý thông tin; Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
Như vậy, có thể nói nội dung GDKNS cho SV trong trường Cao đẳng,
Đại học nên tập trung vào các kĩ năng tâm lí – xã hội là những kĩ năng được vận
dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải
quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong học tập, cuộc sống.
Nội dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo giới
tính, lứa tuổi, cấp học, nghành học và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ
bản trên, tùy theo địa điểm vùng, miền, địa phương, GV có thể lựa chọn
thêm một số KNS khác để giáo dục cho SV của trường, lớp mình cho phù
hợp. Như vậy, tổ chức HĐGDKNS thực sự là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu
của quá trình giáo dục. Có thể nói, HĐGDKNS đối với SV chiếm một vị trí
then chốt trong quá trình giáo dục toàn diện của nhà trường.
1.3.5.3. Các phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện hoạt động
giáo dục KNS
* Cách thức thực hiện
Vì hiện nay GDKNS cho SV các trường Cao đẳng, Đại học chưa được
quy định bởi một chương trình, một phương pháp cụ thể nên việc GD KNS
trong các trường này được thực hiện chủ yếu thông qua 2 con đường
+ Thông qua hoạt động lồng ghép, tích hợp vào các ngành học, môn
học, bài học trong chương trình đào tạo của nhà trường.
+ Thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ, các mô
hình tổ đội, nhóm, câu lạc bộ và trung tâm bồi dưỡng KNS trong và ngoài
nhà trường.
21
* Phương pháp thực hiện
Khi các giảng viên lên lớp thường sử dụng 2 phương pháp tổ chức
hoạt động giáo dục KNS như sau:
+ Cách thứ nhất: Các hoạt động hướng vào dạy các kỹ năng cơ bản,
cốt lõi như: Kỹ năng sinh tồn; kỹ năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giữ gìn và nâng cao thể
chất, kỹ năng nghiên cứu khoa học..v.v.
+ Cách thứ hai: Đưa ra các tình huống cụ thể có thể nảy sinh trong
thực tế cuộc sống sau đó yêu cầu sinh viên vận dụng những KNS đã học để
giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng nhất.
1.4. Một số vấn đề lý luận quản lý hoạt động giáo dục KNS
Quản lý hoạt động giáo dục KNS là công việc của các nhà quản lý
nhằm tập hợp và tổ chức sinh viên và các lực lượng giáo dục khác, huy động
tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao hoạt động giáo dục KNS.
Có thể nói quản lý hoạt động giáo dục KNS là hệ thống những tác
động tự giác có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có quy luật
của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) lên khách thể quản lý (giáo viên, sinh
viên, huynh học sinh, các lực lượng trong và ngoài nhà trường) nhằm thực
hiện có hiệu quả cao mục tiêu giáo dục KNS cho sinh viên trong trường.
Quá trình dạy học ngoài việc truyền đạt cho sinh viên những tri thức
khoa học cơ bản và có hệ thống ở các nhóm nghành khoa học khác nhau,
còn phải đảm bảo việc mang lại hiệu quả giáo dục nhân cách, KNS cho sinh
viên. Đó chính là việc hình thành cho sinh viên ý thức, niềm tin và thái độ
ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, các chuẩn mực hành
vi và các kỹ năng hoạt động, các giá trị sống cơ bản cho SV.
QLHĐGDKNScho sinh SV trường Cao đẳng, đại học không thể tách
khỏi các chức năng của quản lý, quản lý nhà trường và quản lý giáo dục. Nó
là một hoạt động nhằm tiến hành khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện
các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủ động và
22
chương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo ra hiệu quả giáo dục
cần thiết.
1.4.1. Quản lý về kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNS
Kế hoạch là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định:
tuần, tháng, học kỳ, năm học. Kế hoạch HĐGDKNS là trình tự những nội
dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí, sắp xếp theo
thứ tự thời gian của năm học.
Quản lý về kế hoạch HĐGDKNSbao gồm: quản lý việc xây dựng kế
hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế
hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, cố vấn học tập, cộng tác viên giáo dục
KNS…, kế hoạch đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất cũng như các điều kiện
thực hiện, kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh
giá kết quả hoạt động GD KNS.
1.4.2. Quản lý về nội dung chương trình giáo dục KNS
Nội dung là vấn đề quan trọng trong GDKNS cho SV, bởi nó là yếu tố
quyết định đến chất lượng của hoạt động này. Việc quản lý nội dung chương
trình GDKNS bao gồm quản lý từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng nội dung
chương trình cho đến việc tổ chức thực hiện những nội dung đó và kiểm tra
kết quả đạt được như thế nào. Hiện nay, hầu hết các trường cao đẳng, đại học
ở nước ta chưa có một chương trình GDKNS thống nhất cho SV mà mỗi
trường tùy theo mục tiêu giáo dục, điều kiện của trường mình mà “định
hướng” đưa ra một khung về nội dung chương trình GDKNS riêng cho mình.
Đối với các em là sinh viên về cơ bản các em đã trưởng thành cho nên việc
xây dựng chương trình GD KNS sẽ tập trung vào các vấn đề sau:
- Phù hợp với nhu cầu của SV, đảm bảo trang bị đúng những KNS mà
SV cần, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống và xã hội
- Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi
- Hình thành được hệ giá trị sống vững chắc để từ đó người học tự
định hướng và xác định những kỹ năng cần rèn luyện.
23
1.4.3. Quản lý về đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNS
Nhiệm vụ giáo dục KNS trong trường Cao đẳng là trách nhiệm của
toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên, cộng tác viên trong nhà trường, song
đặc biệt là đội ngũ giảng viên, cán bộ Đoàn Thanh Niên, Hội sinh viên mà
chủ chốt trong đó là chính là Chủ tịch hội sinh viên, Bí thư Đoàn trường, đội
ngũ cán bộ các Chi đoàn, chi hội và cộng tác viên về GD KNS của
trường...họ chính là những cán bộ, giảng viên, sinh viên, giàu nhiệt huyết, có
sức khỏe, có trình độ sẵn sàng đem kinh nghiệm và tri thức của mình để
giúp cho sinh viên hoàn thiện và vững vàng hơn trong cuộc sống.
1.4.3.1. Quản lý đội ngũ GV bộ môn thực hiện HĐGDKNS
Một giờ lên lớp của giáo viên bộ môn chỉ có 50 phút do vậy để tích
hợp được nội dung KNS vào bài giảng của mình đòi hỏi giảng viên bộ môn
phải thật linh hoạt, khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trò cùng tích cực làm
việc để có thể truyền tải và lĩnh hội nội dung bài học một cách nhẹ nhàng.
Giảng viên bộ môn thông qua kiến thức của bài học để SV nhận biết được
giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ
với người khác dần hình thành các KNS cho bản thân
Vai trò của giảng viên bộ môn rất quan trọng trong công tác giao dục
KNS cho SV nhưng việc tích hợp nội dung giáo dục KNS vào nội dung môn
học còn là vấn đề mới mẻ, khó khăn do vậy nhà quản lý ngoài việc lập kế
hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động còn phải tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa
đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ GV. Đồng thời
phân cấp quản lý cho đội ngũ trưởng phó các tổ bộ môn, trưởng nhóm các
khoa quản việc tích hợp nội dung giáo dục KNS vào từng chương, từng bài
cụ thể. Tổ chức làm điểm, rút kinh nghiệm và triển khai đại trà. Theo dõi sát
sao việc thực hiện việc tích hợp vào bài giảng của GV, đánh giá giờ dạy và
kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của SV.
1.4.3.2. Quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội thực hiện HĐGDKNS
Đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội chính là những cán bộ, giảng viên và một
số sinh viên của trường mà họ chính là những người trực tiếp xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên đề văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
24
thao, các chương trình về học thuật...và trang bị các kỹ năng cần thiết cho
sinh viên. Đồng thời, với chức năng của mình tổ chức Đoàn Thanh niên- Hội
sinh viên còn là đơn vị chỉ đạo và thực hiện việc kiểm tra đánh giá việc thực
hiện các chương trình giáo dục KNS của Đoàn viên, sinh viên. Phối hợp với
Phòng công tác sinh viên, giáo viên chủ nhiệm để tổ chức họp xét, phân
loại sinh viên và xếp loại rèn luyện cho sinh viên theo quy chế về rèn luyện
của Bộ giáo dục và đào tạo.
1.4.3.3. Quản lý đội ngũ CVHT thực hiện HĐGDKNS
Cố vấn học tập là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động
thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho SV tham gia các
hoạt động theo chủ điểm và dạy các môn học. Vì vậy, việc quản lý được thể
hiện ở những nội dung: QL việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên
của giảng viên như: Soạn, giảng bài có nội dung giáo dục KNS, xây dựng nội
dung cho các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể (hoạt động diễn ra ở lớp như
thế nào? vai trò của cố vấn học tập ra sao? thời gian, hình thức, nội dung
thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản ra sao?...); Quản lý việc
chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm (lớp có tham gia hay không? mức độ tham
gia thế nào? kết quả ra sao?...); Quản lý việc phối hợp các lực lượng khác
như: cán bộ Đoàn – Hội, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức HĐGDKNS
cho SV; Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của SV.
1.4.4. Quản lý về việc phối hợp các lực lượng thực hiện HĐGDKNS
HĐGDKNSdiễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực
lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức chính
trị - xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, cộng đồng xã
hội…
Đối với SV Cao đẳng, lứa tuổi mà có sự phát triển gần hoàn thiện về
cả thể chất lẫn tinh thần, trong đó đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa
tuổi này là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên Cao
đẳng có những hiểu biết, thái độ, khả năng đánh giá bản thân để chủ động
điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Vì
thế, hoạt động chủ đạo của họ lúc này là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ
25
năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở trường để sau này áp dụng vào công việc, cuộc
sống tự lập. Do đó việc GDKNS cho họ cần được tiến hành một cách tích
cực, GV cần tôn trọng những suy nghĩ độc lập của SV, không nên gò ép họ
theo một khuôn mẫu nhất định hay thể hiện sự máy móc trong giảng dạy bởi
vì điều đó dễ tạo nên sự nhàm chán, mất hứng thú học tập, tiếp thu ở SV
Việc giáo dục cho SV không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có
sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã
hội. Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
Hội sinh viên Việt Nam, GV chuyên môn, Cố vấn học tập, nhân viên, Phòng
công tác Học sinh sinh viên, các tổ chức xã hội: Hội doanh nghiệp trẻ, Đoàn
cơ sở, Công an, Phụ nữ, các đơn vị kết nghĩa,... Mỗi lực lượng giáo dục đều
có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐGDKNS chính là thực hiện
XHH giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho SV, không chỉ có tác
dụng giúp sinh viên phát triển toàn diện mà còn giúp SV vượt qua các khó
khăn của tự nhiên và xã hội.
1.4.5. Quản lý về việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDKNS
Nếu kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục đúng đắn, thường xuyên và
chính xác sẽ góp phần nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng
mục tiêu giáo dục thực tiễn. Các sản phẩm giáo dục con người phải được
đánh giá trên các mặt: chất lượng kiến thức (văn hoá), chất lượng kỹ năng
(KNS), chất lượng thái độ (đạo đức). Hình thức đánh giá được đổi mới như:
đổi mới nội dung và phương pháp thi cử, đổi mới cách đánh giá xếp loại
hạnh kiểm…với việc đổi mới cách đánh giá chất lượng giáo dục sẽ làm cho
HĐGDKNS càng có vị trí quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng
mục tiêu giáo dục hiện nay.
Kết quả giáo dục cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kỹ năng của
SV. Nếu chỉ qua việc học tập các môn học ở trên lớp thì việc hình thành
hành vi, rèn luyện các kỹ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì với thời gian
quy định của một tiết học, SV khó có khả năng thể nghiệm những tri thức thu
26
nhận được qua các bài học. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác
nhau là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năng cho SV.
Việc đánh giá SV qua HĐGDKNSsẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục
nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm.
Đối với các cấp quản lý, việc đánh giá SV qua HĐGDKNSlà biện
pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện. Quản lý việc kiểm tra đánh giá
HĐGDKNSlà quản lý nội dung, các mức đánh giá, hình thức đánh giá, quy
trình đánh giá của hoạt động này.
Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của SV và
giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình.
1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục KNS
1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.1.1. Mục tiêu giáo dục CĐ ĐH và yêu cầu GD KNS
Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác GD rèn
luyện KNS cho SV ở các nhà trường Cao đẳng, Đại học. Nếu không bám sát
mục tiêu GD ở bậc Cao đẳng, Đại học và không xác định được yêu cầu của
việc GDKNS cho SV thì công tác tổ chức các HĐGDKNSsẽ không đạt hiệu
quả trong việc GD rèn luyện các KNS cho SV.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu
đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đảng ta xác định, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho SV. Vì thế, giáo
dục đại học phải hướng tới đổi mới toàn diện. Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục
đầu tư cho giáo dục ở các trường Đại học, Cao đẳng nhằm nâng cao chất
lượng học tập, rèn luyện của SV để khi tốt nghiệp SV sẽ trở thành nguồn nhân
lực chất lượng cao, góp phần tích cực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước.
Đại hội IX cuả Đảng khẳng định: “Đối với thể hệ trẻ, chăm lo giáo dục,
bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng,
sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc”. (vktn, tr. 30).
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010 Đảng ta đã xác định
mục tiêu giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: “Đáp ứng nhu cầu nguồn
27
nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tăng cường năng lực thích ứng với
việc làm trong xã hội, năng lực tự sáng tạo việc làm cho mình và cho người
những người khác”. [vktn, tr. 30]
Từ những căn cứ trên, các biện pháp GDKNS cho SV nhằm thực hiện
mục tiêu của GD ở bậc Cao đẳng, Đại học, đó là: giúp sinh viên phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản về nghề
nghiệp, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho SV tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.5.1.2. Các yếu tố khác
* Môi trường:
Môi trường là nơi sinh sống và thực hiện các hoạt động của con người.
Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, ngoài
xã hội, bạn bè, cộng đồng dân cư…. ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, ý thức,
trí tuệ và tình cảm của mỗi cá nhân.
Gia đình là môi trường sống đầu tiên, nề nếp trong gia đình, mối quan
hệ tình cảm của các thành viên, trình độ văn hóa và phương pháp giáo dục của
cha mẹ sẽ tác động mạnh đến tâm lý, ý thức và hành vi của mỗi cá nhân.
Nhà trường là môi trường thứ hai tác động đến việc hình thành nhân
cách, nhưng ở môi trường nhà trường khác với gia đình đây là một tổ chức, có
thầy cô giáo, có bạn bè, có Đoàn thanh niên, có Hội sinh viên,… có các
chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng, lứa
tuổi. Ỏ trong nhà trường các em được phát huy năng lực của mình, quan điểm
của mình và các em được giao lưu, tương tác, tiếp xúc, trau rồi và thực
nghiệm những KNS của mình.
Cộng đồng khu dân cư cũng đóng một vai trò quan trọng, nếu các em
sinh hoạt tiếp xúc với những người tốt, những người khôn khéo, giỏi giang thì
ít nhiều các em cúng sẽ học hỏi được. Cò nếu các em tiếp xúc với những
người xấu, người lười biếng thì ngược lại.
Từ các yếu tố cơ bản trên cho thấy việc xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên. Các em
28
cần phải được sống trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, mọi người
sống theo hiến pháp và pháp luật; một gia đình hòa thuần, hạnh phúc, có
truyền thống lao động, học tập; một trường học có chất lượng giáo dục và đào
tạo tốt; một địa phương có phong trào và truyền thống giáo dục tốt, mọi người
cùng chăm lo và xây dựng một xã hội có văn hóa.
* Cơ sở vật chất và các thiết bị trường học
CSCV và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu
để tổ chức quá trình GD. Các điều kiện đó là: diện tích phù hợp theo quy
định, có quang cảnh, môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách,
có trang bị kỹ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học,
thư viện có đầy đủ sách giáo trình và các tài liệu tham khảo chuyên ngành, có
sân thể dục, bãi tập, bể bơi,…đó là một trường học có đầy đủ. Cùng với các
hoạt động giáo dục khác, GDKNS phải có đủ điều kiện tổ chức và phương
tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật
chất để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành các nhiệm vụ của mình với
chất lượng cao.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho SV
Nhận thức của đội ngũ cán bộ tham gia quản lí và GDKNS cho SV
trong các trường Cao đẳng , Đại học được đánh giá bởi các yếu tố như: Nhận
thức của CBQL về sự cần thiết phải GDKNS cho SV; KNS là gì ; ý nghĩa vai
trò của GDKNS cho SV trong giai đoạn hiện nay, vai trò chức năng nhiệm
vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, CBQL, CVHT, vai
trò trách nhiệm của gia đình và các tổ chức ngoài xã hội trong việc GDKNS
cho SV; mối quan hệ giữa: nhà trường – gia đình – các tổ chức ngoài xã hội
đối với việc GDKNS của SV ở các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay.
Trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho
SV không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt
động GD sẽ khác nhau. Vì vậy đòi hỏi nhà quản lí tổ chức các hoạt động GD
cần có sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn, động viên khuyến khích kịp
thời tới các lực lượng tham gia quản lí GD thì công tác GDKNS cho SV mới
được hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu GD ở bậc Cao đẳng, Đại học.
1.5.2.2. Trình độ của đội ngũ giảng viên
29
Hiện nay đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng, Đại học đều có trình
độ tốt nghiệp Đại học và trên Đại học. Phần lớn GV của các trường trước khi
làm công tác giảng dạy đều đã được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp
vụ sư phạm ở các cơ sở có uy tín.
Đội ngũ GV đa số đều là những cán bộ yêu ngành, yêu nghề, tâm huyết
với nghề và xác định gắn bó lâu dài với nhà trường. Tuy nhiên trong đội ngũ
các nhà giáo vẫn còn không ít các thầy cô mới chỉ chú ý “ dạy chữ ” mà chưa
thực sự quan tâm đến “ dạy người ”. Điều này được thể hiện trong các bài
giảng còn thiếu tính thực tiễn, cách giao tiếp giữa GV và sinh viên còn thiếu
cởi mở, còn ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trường mà
nhất là hoạt động giáo dục đạo đức nếp sống cho SV. Vì thế các nhà quản lí
GD nói chung, Ban giám hiệu nhà trường nói riêng cần phải có kế hoạch
chương trình yêu cầu trong công tác GD tư tưởng, trình độ nhận thức của GV
về nghề nghiệp, nhất là GD rèn luyện các KNS của SV. “Dạy chữ, dạy nghề,
dạy người” là những yêu cầu cần phải được thực hiện xuyên suốt trong tư
tưởng GD của mỗi người thầy. Chỉ khi nào trình độ nhận thức của đội ngũ cán
bộ GV trong nhà trường khá đồng đều, thấy được vai trò trách nhiệm cũng
như lương tâm của mình trước SV, trước sự yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao
của xã hội thì khi đó công tác GD SV mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.5.2.3. Sự giáo dục của gia đình
Gia đình là một trong các yếu tố tác động trực tiếp, lien tục, thường
xuyên tới việc giáo dục KNS cho sinh viên. Nền nếp của gia đình ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển tâm lý, đạo đức, KNS của sinh viên nói riêng và giới
thanh niên nói chung.
1.5.2.4. Đặc điểm sinh viên
Sinh viên đóng vai trò quan trọng, là chủ thể của vấn đề, nếu mọi yếu tố
xung quanh đều tốt mà yếu tố con người chưa tốt thì mọi việc sẽ rất khó thành
công, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh
niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh
viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động
điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Nhờ
khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng
30
lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái
độ, vào phương pháp học tập của mỗi cá nhân.
Học tập ở cao đẳng, đại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản
thân, vì thế SV rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc
lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống,
hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định bản thân.
Ở lứa tuổi này các em sinh viên đã có tình cảm ổn định và nó được thể
hiện qua việc lựa chọn nghề nghiệp. Từ đó tạo động lực cho các em học tập
chăm chỉ, sáng tạo và hứng thú với ngành nghề mình lựa chọn. Tuy nhiên, do
quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn
cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ SV nào cũng
được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn
chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân
mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương
pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc
phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.
Bên cạnh những mặt tích cực thì SV không tránh khỏi những hạn chế
chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành
động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Mặt khác, do đặc
điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu
kinh nghiệm của thanh niên, do đó SV dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn
hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân
tộc và không có lợi cho bản thân họ.v.v
Các nhà quản lý giáo dục cần nắm vững những đặc điểm này của SV,
đây sẽ là điều kiện quan trọng để họ đưa ra những giải pháp quản lý sao cho
việc thực hiện HĐGDKNScho SV đạt hiệu quả tốt nhất.
31
Tiểu kết chương 1
Qua tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, có
thể rút ra một số kết luận sau:
Hoạt động giáo dục KNS trong trường Cao đẳng, Đại học là cần thiết,
cấp bách. Đã đến lúc phải coi giáo dục KNS là một nhiệm vụ thiết yếu trong
công tác giáo dục cho thế hệ tương lai. Thực hiện tốt việc GDKNS cho SV
cũng chính là thực hiện bốn trụ cột trong giáo dục của UNESCO là: Học để
biết (KNS liên quan đến “kiến thức”), học để làm (KNS liên quan đến “hành
vi”), học để tự khẳng định mình (KNS liên quan đến “giá trị”), học để cùng
chung sống (KNS liên quan đến “thái độ”). Hoạt động giáo dục KNS là bộ
phận của quá trình giáo dục trong nhà trường; là sự tiếp nối, chuyển tiếp từ
việc SV tiếp thu kiến thức đến vận dụng vào thực tiễn của hoạt động dạy
học.
Chương 1 đề xuất đến một số khái niệm công cụ cơ bản như: quản lý,
quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Khái niệm, mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục KNS, quản lý hoạt động giáo dục KNS. Đã nghiên
cứu được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNS cho sinh
viên.
Từ đó cho thấy giáo dục KNS cho giới trẻ hiện nay là vô cùng quan
trọng nhưng để hoạt động giáo dục KNS cho các em mang lại hiệu quả cao
cần có sự vào cuộc của các nhà QLGD, GV, Cán bộ Đoàn TH, Cố vấn học
tập và các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường.
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ (Phu Tho Pharmaceutical College)
nằm trên địa bàn thành phố Việt Trì Tỉnh Phú Thọ. Trường được thành lập
theo quyết định số 5616/QĐ-BGD-ĐT ngày 27/8/2008 của Bộ Trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp Kỹ thuật Dược
Phú Thọ. Đây là trường ngoài công lập hoạt động theo quy chế, điều lệ của
các trường Cao đẳng và quy chế tổ chức, hoạt động của các trường ngoài
công lập và được xem là mô hình trường tư thục đầu tiên trong cả nước có
chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dược có trình độ dược tá, dược
sỹ trung cấp, cao đẳng dược với mô hình kết hợp đào tạo với thực tế sản xuất.
Tiền thân của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ là một cơ sở Dược
thành lập năm 1989 trực thuộc Công ty Dược vật tư y tế Phú Thọ. Trải qua
các giai đoạn phát triển từ Trung tâm Đào tạo Dược, Trường Kỹ thuật Dược,
Trường Trung học Kỹ thuật Dược, Trường Cao đẳng Dược và đề án nâng cấp
thành trường Đại học Dược đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tuy
trường mới được thành lập nhưng được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ cùng với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Ban Giám Hiệu Nhà
trường đã hoàn thành rất tốt chức năng và nhiệm vụ của mình đó là: Đào tạo
nguồn nhân lực Dược bậc cao đẳng dược và thấp hơn; bồi dưỡng chuyên môn
cho cán bộ, giáo viên; tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng phục vụ đào tạo;
tuyển sinh và quản lý người học theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội và các cơ sở đào tạo trong và
ngoài nước nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học, kết hợp đào tạo với lao động sản xuất - dịch vụ,
chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực dược.
Với đội ngũ gần 500 cán bộ giảng viên, bao gồm giáo sư, tiến sĩ, thạc
sĩ, đại học...sẽ là nền tảng và cơ sở đào tạo ra những thế hệ cán bộ dược có
33
chất lượng cao nhằm phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và
phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Phú Thọ nói riêng và của cả nước nói chung.
2.1.2. Quy mô ngành nghề của trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
Ngay từ khi mới thành lập, tậpthể lãnh đạo nhà trường đã đề ra mục tiêu:
Xây dựng Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thành trường Đại học Y Dược
khu vực phía Tây Bắc trong thời gian sớm nhất, đào tạo theo hướng kỹ năng
thực hành; vững mạnh toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, chuẩn
về chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy; cơ sở vật chất kỹ thuật dạy
học; hệ thống quản lý.
Để đạt được điều đó, nhà trường đặt ra yêu cầu trước mắt là phải đào
tạo đội ngũ dược sĩ nắm chắc về lý thuyết và có kỹ năng thực hành thành
thạo, có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt. Bên cạnh đó khi sinh viên ra
trường đều được trang bị các KNS cần thiết trong một xã hội hiện đại như:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phòng vệ, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng nghiên
cứu,….
Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, Ban giám
hiệu Nhà trường đã xây dựng chủ trương kế hoạch mở rộng quy mô, nâng cao
chất lượng đào tạo.
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng học sinh, sinh viên
Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ từ năm học 2011- 2015
Năm học
Sinh viên hệ
Cao đẳng
Dược
Sinh viên hệ
Trung cấp
Dược
Sinh viên các
hệ đào tạo
khác
Tổng sinh
viên
2011 - 2012 4655 3684 113 8452
2012 - 2013 4665 2686 87 7438
2013 - 2014 4542 1432 657 6631
2014 - 2015 3115 1191 454 4760
(Theo số liệu phòng Đào tạo)
34
Các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường
+ Hệ cao đẳng: Công nghệ Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Tiếng Anh,
Công nghệ Thông tin
+ Hệ Trung cấp: Dược sĩ, Y sĩ đa khoa, Điều dưỡng
Nhà trường còn đào tạo hệ không chính quy, vừa học vừa làm bậc cao
đẳng, trung cấp, liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, đào tạo bồi dưỡng ngắn
hạn nghiệp vụ Dược, chứng chỉ GPS, chứng chỉ tin học,ngoại ngữ,…
2.2. Tổ chức thực hiện khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát:
- Tìm hiểu về thực trạng KNS của sinh viên trường CĐ Dược Phú Thọ
- Tìm hiểu về thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên ở
trường CĐ Dược Phú Thọ
- Tìm hiểu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên
trường Cao Đẳng Dược Phú Thọ
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Nhận thức về giáo dục KNS của sinh viên, cán bộ QL, giảng viên
trường CĐ Dược Phú Thọ về giáo dục KNS
- Khảo sát về thực trạng hoạt động giáo dục KNS ở trong nhà trường
- Khảo sát về quản lý hoạt động giáo dục KNS của sinh viên trường
Cao đẳng Dược Phú Thọ
2.2.3. Phương pháp khảo sát
- Bằng phỏng vấn trực tiếp 10 GV và CBQL, 10 Cố vấn học tập, 10
Cán bộ Đoàn thanh niên, 10 sinh viên về vấn đề cần thiết phải kiểm tra, đánh
giá QLHĐGDKNS trong Nhà trường, cụ thể: “Theo thầy/cô công tác kiểm
tra, đánh giá quản lý hoạt động GD KNS trong Nhà trường đã được thực hiện
chưa? Nếu thực hiện rồi thì ở mức nào: Thường xuyên; Đôi khi hay Chưa
bao giờ?
- Bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm 3 loại: Dành
cho đối tượng là giảng viên; đối tượng là sinh viên; đối tượng là CBQL, Cố
vấn học tập và Cán bộ Đoàn Thanh niên, gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề
giáo dục KNS cho học sinh sinh viên.
35
- Quan sát hành vi, thái độ, sản phẩm hoạt động của học sinh
2.2.4. Đối tượng khảo sát:
- Cán bộ quản lý: 10 (trong đó gồm 02 phó hiệu trưởng, 04 Trưởng khoa,
04 tổ trưởng chuyên môn…)
- Giảng viên bộ môn: 50 người (trong đó 20 giảng viên giảng dạy các
môn cơ bản như: Triết học, Tâm lý học, Lịch sử Đảng, Thể dục …, 30 giảng
viên giảng dạy các môn chuyên ngành như: Bào chế, Kiểm nghiệm, Dược
liệu, Dược lý, Hóa dược, Dược lâm sàng, Bảo quản thuốc,…)
- Cố vấn học tập: 20 người
- Cán bộ Đoàn: 10 người (trong đó 04 người là giảng viên, cán bộ trong
trường, 06 người là SV trong trường)
- Sinh viên khóa CĐ5: 100 em
- Sinh viên khóa CĐ6: 100 em
- Sinh viên khóa CĐ7: 100 em
2.4.5. Tiến hành khảo sát:
- Số phiếu phát ra: 390 phiếu
- Số phiếu thu về: 390 phiếu
2.3. Kết quả khảo sát:
2.3.1. Thực trạng hoạt động giáodụcKNScho SV trường Cao đẳng Dược
Phú Thọ
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, CV HT và cán bộ Đoàn TN
về hoạt động GD KNS cho sinh viên
* Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, CV HT và cán bộ Đoàn TN về
mức độ cần thiết phải GD KNS cho sinh viên
Để xác định nhận thức của CBQL, GV, CVHT, Cán bộ Đoàn TN về tầm
quan trọng và sự cần thiết phải GD KNS cho SV, tác giả đã điều tra 90 người là
CB, GV, CVHT và Cán bộ Đoàn TN trường, kết quả thu được như sau:
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf

More Related Content

Similar to Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf

Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
jackjohn45
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
nataliej4
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạmLuận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại Đại học Bạc Liêu, HAY
Đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại Đại học Bạc Liêu, HAYĐảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại Đại học Bạc Liêu, HAY
Đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại Đại học Bạc Liêu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc LiêuGiải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duyLuận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
 
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
 
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
 
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạmLuận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
Luận án: Giáo dục hành vi văn hóa cho sinh viên ĐH sư phạm
 
Đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại Đại học Bạc Liêu, HAY
Đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại Đại học Bạc Liêu, HAYĐảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại Đại học Bạc Liêu, HAY
Đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại Đại học Bạc Liêu, HAY
 
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc LiêuGiải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
 
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duyLuận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
jackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
jackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
jackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
jackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
jackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
jackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
jackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN NGỌC HUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN NGỌC HUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Thu Hằng HÀ NỘI – 2016
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Các thầy, cô giáo trường Đại học Giáo dục - Đại Học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cấp lãnh đạo, giảng viên, công nhân viên cùng các em sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tác giả xin đựợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Thu Hằng đã đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ đã dành thời gian đọc và góp ý. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn tất cả các bạn đồng nghiệp và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do điều kiện thời gian và năng lực, nên chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự giúp đõ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. TÁC GIẢ Nguyễn Ngọc Huyền
  • 4. ii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học CVHT Cố vấn học tập CSVC Cơ sở vật chất GD Giáo dục GD - ĐT Giáo dục – Đào tạo GV Giảng viên HĐQLGD Hoạt động quản lý giáo dục KNS KNS QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục QLHĐGDKNS Quản lý hoạt động giáo dục KNS RCT - CT- ICT Rất cần thiết - Cần thiết - Ít cần thiết RKT - KT - IKT Rất khả thi - Khả thi - Ít khả thi SV Sinh viên TB Trung bình TN Thanh niên XH Xã hội
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cảm ơn ........................................................................................................i Danh mục các kí hiệu viết tắt.........................................................................ii Mục lục............................................................................................................iii Danh mục các bảng biểu................................................................................vi Danh mục các biểu đồ...................................................................................vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG I...................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.................... 5 KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN............................................................ 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý HĐGDKNS.................................. 5 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước.................................................................... 5 1.1.2. Nghiên cứu trong nước..................................................................... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài...................................................10 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học .............................10 1.2.2. Giá trị sống, KNS ...........................................................................14 1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục KNS cho SV.............17 1.3.1. Hoạt động giáo dục KNS................................................................17 1.3.3. Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho sinh viên...............................17 1.3.4. Phân loại KNS................................................................................18 1.3.5. Một số yêu cầu cơ bản về hoạt động giáo dục KNS cho SV ..........19 1.4. Một số vấn đề lý luận quản lý hoạt động giáo dục KNS.................21 1.4.1. Quản lý về kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNS...............22 1.4.2. Quản lý về nội dung chương trình giáo dục KNS ..........................22 1.4.3. Quản lý về đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNS.................23 1.4.4. Quản lý về việc phối hợp các lực lượng thực hiện HĐGDKNS.....24 1.4.5. Quản lý về việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDKNS.................25 1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục KNS.............26
  • 6. iv 1.5.1. Yếu tố khách quan ..........................................................................26 1.5.2. Yếu tố chủ quan..............................................................................28 CHƯƠNG 2....................................................................................................32 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ .............32 2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Dược Phú Thọ................................32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................32 2.1.2. Quy mô ngành nghề của trường Cao đẳng Dược Phú Thọ ...........33 2.2. Tổ chức thực hiện khảo sát................................................................34 2.2.1. Mục đích khảo sát:.........................................................................34 2.2.2. Nội dung khảo sát...........................................................................34 2.2.3. Phương pháp khảo sát....................................................................34 2.2.4. Đối tượng khảo sát:........................................................................35 2.4.5. Tiến hành khảo sát:........................................................................35 2.3. Kết quả khảo sát:................................................................................35 2.3.1. Thực trạng hoạt động giáodụcKNScho SV trường Cao đẳng Dược Phú Thọ............................................................................................................35 2.3.2.Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên ở trường CĐ Dược Phú Thọ....................................................................................51 2.4. Đánh giá chung đối với việc quản lý hoạt động giáo dục KNS tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ ..............................................................61 2.4.1. Điểm mạnh .....................................................................................61 2.4.2. Điểm yếu.........................................................................................62 2.4.3. Thuận lợi ........................................................................................63 2.4.4. Khó khăn.........................................................................................64 CHƯƠNG 3....................................................................................................67 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GDKNS CHO SV TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ...67 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.....................................................67
  • 7. v 3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ....................................................................67 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................67 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi......................................................................67 3.2. Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng HĐGDKNScho SV trường Cao đẳng Dược Phú Thọ ............................70 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho CBQL, GV và SV........................................................70 3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện chương trình giáo dục KNS cho SV .........................................................73 3.2.3. Biện pháp 3: Chú trọng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ giáo dục KNS cho đội ngũ GV, cộng tác viên. ..........................................................................................................75 3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các các lực lượng xã hội khác trong và ngoài nhà trường tham gia vào thực hiện giáo dục KNS cho sinh viên..............................................................76 3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS ......................................................79 3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường......................................................81 3.3. Khảo sát, thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp GDKNS cho sinh viên................................................................................84 3.3.1. Mục đích khảo sát ..........................................................................84 3.3.2. Đối tượng thăm dò, khảo sát..........................................................84 3.3.3. Nội dung thăm dò khảo sát.............................................................84 3.3.4. Các biện pháp được khảo sát.........................................................84 3.3.5. Phương pháp khảo sát....................................................................85 3.3.6. Kết quả khảo sát.............................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................95 PHỤ LỤC....................................................................................................... 98
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ từ năm học 2011- 2015………………... 33 Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, GV, Cố vấn học tập và cán bộ Đoàn Thanh niên về trách nhiệm phải giáo dục KNS cho SV..….. 37 Bảng 2.3: Đánh giá thực trạng về một số KNS của sinh viên……. 40 Bảng 2.4: Kết quả đánh giá hoạt động tích hợp giáo dục KNS vào các môn học của GV các khoa, bộ môn………………………….. 45 Bảng 2.5: Đánh giá mức độ thực hiện các hình thức GD KNS của Cố vấn học tập………………..………………..…………… 47 Bảng 2.6: Thống kê các HĐGDKNScho sinh viên………………. 49 Bảng 2.7: Hiệu quả quản lý về kế hoạch thực hiện giáo dục KNS của đội ngũ CB GV trong nhà trường……………………………. 52 Bảng 2.8: Đánh giá hiệu quả quản lý nội dun, chương trình GD KNS của đội ngũ CBQL, GV…………………………… 53 Bảng: 2.9: Nội dung quản lý đội ngũ Cán bộ Đoàn TN - Hội SV thực hiện HĐGDKNS………………..………………………… 56 Bảng 2.10: Thống kê các đơn vị, tổ chức tham gia phối hợp GD KNS năm học 2015-2016………………..……………………… 58 Bảng 2.11: Kết quả nhận thức việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDKNS………………..………………..…………………… 60 Bảng 3.1: Khảo sát tính cấp thiết các biện pháp QLGD KNS…… 85 Bảng 3.2: Thăm dò về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS………………..………………..………… 87
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đánh giá nhận thức của CBQL, GV, CVHT, CB Đoàn TN trong trường về sự cần thiết GD KNS cho SV……………….. 36 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ kết quả điều tra cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá về mức độ thuần thục KNS của sinh viên……………. 38 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ kết quả điều tra sinh viên đánh giá về mức độ thuần thục KNS của sinh viên……………………………… 39 Biểu 2.4. Hiệu quả thực hiện hoạt động GD KNS của đội ngũ GV, CVHT…………………………………………………… 48 Biểu đồ 2.5: Kết quả nhận thức việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDKNS…………………………………………………… 61 Biểu đồ 3.1. So sánh sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS………. 89
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình đổi mới hiện nay, đất nước ta có những chuyển biến sâu rộng, tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội yêu cầu ngày càng cao; đào tạo phải đảm bảo người lao động có nhân cách, đạo đức, lối sống tốt và có kỹ năng nghề thích ứng với cơ chế mới, đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và lâu dài của thực tiễn xã hội. Công tác giáo dục và đào tạo HSSV của các trường là một trong những công tác trọng tâm nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình giáo dục và đào tạo con người xưa nay là quá trình truyền thụ kiến thức một chiều cho người học, các nhà trường thường xuyên lấy mục tiêu trang bị kiến thức cho người học là chính đã trở nên bất cập, yêu cầu và đòi hỏi hiện nay các nhà trường phải chuyển sang cách tiếp cận tổng hợp với trọng tâm là hình thành năng lực cho người học. Để tiến hành quá trình giáo dục, đào tạo một cách tổng hợp, có sự kết hợp hài hòa kiến thức, thái độ, giá trị, hành vi trang bị cho người học có năng lực đáp ứng các thách thức thời đại mới một cách tích cực, hiệu quả và mang tính xây dựng thì các nhà trường phải thường xuyên GDKNS cho người học. Như vậy, học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong KNS của người học. Giáo dục KNS cho HSSV ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo các chuẩn mực văn hóa chính là chìa khóa cho người học từng bước tự khẳng định mình trong học tập, rèn luyện. Trang bị KNS trong trường học, trong công việc, trong xã hội có thể mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình, góp phần vào sự ổn định xã hội, xây dựng lối sống văn hóa, tạo tiền đề căn bản cho quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách con người mới.
  • 11. 2 Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2012; nhận thức rõ vai trò, vị trí và sứ mệnh của mình trong thời kỳ đổi mới, Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ rất quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo HSSV để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, xây dựng Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ ngày càng phát triển bền vững, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên để đề xuất những biện pháp QLHĐGDKNScho SV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu lý luận về QLHĐGDKNS cho SV ở các trường cao đẳng. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục KNS cho SV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. - Đề xuất một số biện pháp QLHĐGDKNScho SV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu HĐGDKNScho SV của Trường Cao đẳng, đại học. 4.2. Đối tượng nghiên cứu QLHĐGDKNScho HSSV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. 5. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian, điều kiện có hạn, trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu HĐGDKNScủa SV hệ Cao đẳng Dược chính quy tại trường CĐ Dược Phú Thọ là sinh viên CĐ5, CĐ6 và CĐ7.
  • 12. 3 6. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu của chúng tôi đó là: Vai trò của công tác quản lý các HĐGDKNSnhư thế nào? Và cần những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của những hoạt GDKNS cho HSSV? 7. Giả thuyết khoa học Công tác GDKNS cho HSSV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu xác lập và thực hiện những biện pháp QLHĐGDKNScho HSSV phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo của trường, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Tổng kết lý luận về công tác giáo dục KNS của sinh viên trường Cao đẳng, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số biện pháp quản lý hiệu qủa cho hoạt động này. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. 9. Phương pháp nghiên cứu 9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài. 9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề QLHĐKNS cho SV. - Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. 9.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác.
  • 13. 4 Sử dụng một số thuật toán, phần mềm tin học; nhóm phương pháp này nhằm mục đích xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu,... 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về QLHĐGDKNScho SV trường cao đẳng. Chương 2: Thực trạng công tác QLHĐGDKNScho HSSV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. Chương 3: Các biện pháp QLHĐGDKNScho SV Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
  • 14. 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu về QLHĐGDKNS 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước Giáo dục KNS là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục phát triển nhân cách con người. Nhân cách là kết quả của văn hóa thông qua hệ giá trị chuẩn mực, quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan, biểu hiện thành tư tưởng và chuẩn mực đạo đức, tình cảm niềm tin tác động đến những hành vi ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Phát triển nhân cách con người chính là tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội cho mỗi quốc gia. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước nào xây dựng và bồi đắp cho thế hệ trẻ có được những KNS đúng đắn, phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được những nét văn hóa của dân tộc mình thì đất nước đó sẽ phát triển bền vững, lâu dài. Trên thế giới, đặc biệt là những nước phương Tây, KNS đã được chú trọng phát triển từ rất lâu. Mô hình giáo dục của Pháp thế kỷ XXI theo đề xuất của Edgard Morin là phải giảng dạy về hoàn cảnh con người (hiểu rõ con người là gì, con người sống và hoạt động như thế nào trong điều kiện nào, con người xử lý bằng cách nào) và học cách sống. Triết lý giáo dục Mỹ đầu thế kỷ XXI cũng cho rằng: Cần nâng cao kỹ năng giao lưu qua nói, viết, đọc, nghe, cần phát triển khả năng suy ngẫm… Còn ở Châu Á, người Nhật với mô hình không đánh giá học sinh, sinh viên qua năng lực hiểu các môn học mà đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề của đời sống thực tiễn, khả năng làm chủ bản thân trong tự nhiên và xã hội [2]. Tại Úc, Hội đồng kinh doanh Úc (The BusinessCouncil of Australia BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (The Australia Chamber of Commerce anh Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training – DEST ) và Hội đồng giáo dục Quốc gia Úc (The Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn sách “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” năm
  • 15. 6 2002. Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức. Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng sau:  Kỹ năng giao tiếp  Kỹ năng làm việc đồng đội  Kỹ năng giải quyết vấn đề  Kỹ năng sang tạo và mạo hiểm  Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc  Kỹ năng quản lý bản than  Kỹ năng học tập  Kỹ năng công nghệ Còn tại Mỹ, cũng đã có một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc của Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) với Hiệp hội Đào tạo và phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) đã đưa ra 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:  Kỹ năng học và tự học  Kỹ năng lắng nghe  Kỹ năng thuyết trình  Kỹ năng giải quyết vấn đề  Kỹ năng tư duy sang tạo  Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn  Kỹ năng đạt mục tiêu, tạo động lực làm việc  Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp  Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ  Kỹ năng làm việc đồng đội  Kỹ năng đàm phán  Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
  • 16. 7  Kỹ năng lánh đạo bản thân Tại Canada cũng có riêng một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ phát triển nguồn nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những nghiên cứu đưa ra danh sách các kỹ năng cần thiết đối với người lao động. Tổ chức Conference Board of Canada – đây là một tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế cũng như năng lực hoạt động của các tổ chức và các vấn đề chính sách công cộng đã đưa ra danh sách 6 kỹ năng hành nghề cho người lao động ở thế kỷ 21 như sau:  Kỹ năng giao tiếp  Kỹ năng giải quyết vấn đề  Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực  Kỹ năng thích ứng  Kỹ năng làm việc với con người  Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán Ở khu vực châu Á những năm gần đây KNS cũng đã được chú trọng phát triển. Tháng 12/2003 tại Bali – Indonesia đã diễn ra hội thảo về giáo dục KNS trong giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nước. Qua báo cáo ở các nước cho thấy có nhiều điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm riêng trong quan niệm về giáo dục KNS của các nước. Mục tiêu của giáo dục KNS trong giáo dục không chính quy ở Hội thảo Bali là “nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sự thay đổi các tình huống của cuộc sống hàng ngày đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống [6] Ở Lào, giáo dục KNS được lồng ghép vào chương trình đào tạo chính quy, không chính quy và trường sư phạm đào tạo giáo viên từ năm 1997. Tại Campuchia, chương trình giáo dục chính quy đã được thực hiện việc tích hợp
  • 17. 8 dạy KNS vào bài học của các môn cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12. Tại Malaysia, bộ giáo dục coi KNS là môn kỹ năng của cuộc sống [6] Những nghiên cứu về HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS trên thế giới rất phong phú. Theo tổng thuật của UNESCO có thể khái quát những nét chính trong các nghiên cứu này như sau: Nghiên cứu xác định mục tiêu giáo dục KNS; nghiên cứu xác định chương trình và hình thức giáo dục KNS. Các chương trình và tài liệu về giáo dục KNS được thiết kế cho giáo dục không chính quy là phổ biến và rất đa dạng về hình thức. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam từ xa xưa, các nhà giáo dục cũng coi trọng việc giáo dục đạo đức thông qua việc dạy “làm người” của đạo thánh hiền. Ngày nay giáo dục KNS, đạo đức sống vẫn là nội dung mà toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt là trong bối cảnh “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Phát triển nhanh chóng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Kế thừa và phát huy các quan điểm chỉ đạo trước đây của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã nêu rõ mục tiêu: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển’’ [8] Thuật ngữ “KNS” bắt đầu xuất hiện trong nhà trường Việt Nam từ những năm 1995-1996, thông qua dự án “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Hội chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Năm học 2002-2003, Bộ giáo dục và Đào tạo với sự hỗ trợ của tổ chức UNICEF đã xây dựng chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và KNS” cho học sinh trung học cơ sở với 9 chủ đề giáo dục: HIV/AIDS, xâm hại tình dục, ứng phó với tình huống căng thẳng, quyền trẻ em, sống khỏe mạnh, thuốc lá
  • 18. 9 rượu bia, ma túy, sức khỏe sinh sản vị thành niên, các bệnh lây qua đường tình dục. Ngoài các chương trình dự án do Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữa Việt Nam...thực hiện, còn có một số tổ chức quốc tế đang triển khai chương trình giáo dục KNS tại Việt Nam như Quỹ dân số thế giới của Hà Lan (WPF), Quỹ nhi đồng Mỹ (Save the childent Java) tại Việt Nam, quỹ Nhi đồng Úc (CCF Australia)... Các chương trình dự án trên khá đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào “các nhóm yếu thế và nhóm có nguy cơ cao”. Nội dung giáo dục KNS đã tính đến sự phù hợp với đối tượng, vùng và địa phương. Việc nghiên cứu KNS nói chung và quản lý hoạt động giáo dục KNS nói riêng vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi xã hội phát triển, các vấn đề thuộc về KNS phát sinh theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Điều này đã thu hút sự chú ý của cả xã hội, và các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Công trình nghiên cứu của Hà Nhật Thăng với nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này, vào năm 1998 ông đã cho xuất bản cuốn sách “Giáo dục hệ thống đạo đức nhân văn”. Cuốn sách đã cung cấp những giá trị về hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tương ứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội và của thời đại Tác giả Nguyễn Như Ý với nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay” đã khẳng định hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung, hình thức phong phú sẽ là phương thức để thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành”. Nghiên cứu đã chỉ ra một số biện pháp như: thành lập Ban chỉ đạo, kế hoạch hóa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quy định tiêu chuẩn thi đua đối với việc tham gia tổ chức hoạt động của giáo viên, chỉ đạo tổ chuyên môn, khối chủ nhiệm tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... sẽ góp phần làm cho công
  • 19. 10 tác quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng được hoàn thiện hơn. Luận văn thạc sĩ của giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long “KNS của học sinh THCS Tp. HCM” là một trong những công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về lĩnh vực này. Đề tài “Giáo dục KNS cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” của Tiến sỹ Phan Thanh Vân trường Đại học Thái Nguyên mới hoàn thành năm 2010. Năm 2014 Đặng Thị Phương Phi với công trình nghiên cứu mang tên “Giải pháp giáo dục KNS cho sinh viên tại Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An” gồm 107 trang trình bày về cơ sở lý luận về giáo dục KNS. Thực trạng về giáo dục KNS của sinh viên hiện nay. Giải pháp giáo dục KNS cho sinh viên và học sinh Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An Bùi Thu Hương với“Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở trường trung học cơ sở Việt Nam – Angiêri, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” Ở các trường Đại học và Cao đẳng chưa có chương trình, tài liệu cụ thể quy định việc giảng dạy KNS. Mà chủ yếu các nhà trường, giáo viên tự chọn tài liệu và các hình thức giáo dục cho sinh viên trường mình. Bản thân cán bộ, giáo viên từ trước tới nay cũng chưa được đào tạo chính thức về nội dung và phương pháp giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên. Xét thấy nội dung quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên rất cần thiết mà quan trọng là những biện pháp quản lý của nhà trường phải làm sao để HĐGDKNScho SV đạt hiệu quả tốt, nâng cao chất lượng giáo dục cho Nhà trường. Bên cạnh đó cũng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này tại trường Cao trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. Sau khi tham vấn ý kiến của các chuyên gia tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục KNS của sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ” đề nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học 1.2.1.1. Quản lý
  • 20. 11 Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khi xã hội phát triển, quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động xã hội. Xã hội loài người trải qua nhiều chế độ chính trị xã hội khác nhau, mỗi chế độ có một phương thức sản xuất của mình, phương thức sản xuất sau kế thừa và phát triển hơn phương thức sản xuất trước. Quản lý là một dạng lao động đặc biệt điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao nhưng đồng thời nó có tính lịch sử, tính đặc thù riêng trong mỗi xã hội. Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học định nghĩa về “quản lý”, có thể tìm hiểu một số định nghĩa sau: + Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [5] + Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"[16] + Nhóm tác giả Bùi Minh Hiển, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo cho rằng: Quản lý là sự phán đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và cuối cùng là kiểm tra. Đó là 5 chức năng cơ bản của quản lý [17, tr.20] + Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Hoạt động của quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [22, tr.9] Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách khái quát: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã định và làm cho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất. 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm đeo đuổi những mục đích của mình. Mục đích của giáo dục cũng chính là mục đích của quản lý, đây là mục đích có tính khách quan. Nhà quản lý, cùng với đông đảo
  • 21. 12 đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội... bằng hành động của mình hiện thực hoá mục đích đó trong hiện thực. Đối với cấp vĩ mô quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáodục. Đối với cấp vi mô quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. Một số khái niệm về “Quản lý giáo dục” Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lí nhà trường (là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [15] Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa “Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật với các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra” hoặc “Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt đến mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” [23, tr. 15, 16] Có nhiều cách hiểu về quản lý giáo dục khác nhau song các định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản đó là: chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, cách thức, phương pháp, công cụ quản lý giáo dục. Quá trình giáo dục là một quá trình bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động tự giáo dục của người được giáo dục dưới sự tổ chức, lãnh đạo của nhà giáo dục. Người
  • 22. 13 được giáo dục tự giác, tích cực tự giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất của người công dân. Quá trình giáo dục được tổ chức giúp người học nắm được những nội dung: hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội. Từ đó hình thành ở người học những mặt xã hội, tâm lý, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội-cộng đồng 1.2.1.3. Quản lý trường học Quản lí trường học là một bộ phận trong quản lí giáo dục. Trường học là tổ chức GD mang tính quyền lực nhà nước - xã hội, trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo. Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt và cơ bản của tất cả các cấp quản lí nhưng lại vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Trường học được tổ chức và hoạt động theo một mục đích xác định với nội dung GD được chọn và sắp xếp có hệ thống; với những phương pháp GD có cơ sở khoa học và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn; với những nhà sư phạm được trang bị đầy đủ về kiến thức khoa học và trau dồi về phẩm chất đạo đức, với những phương tiện và điều kiện GD ngày một hoàn thiện; với một quá trình đào tạo được tổ chức liên tục cho các tập thể học sinh cùng nhau học tập, rèn luyện. Chất lượng giáo dục và đào tạo chủ yếu do các nhà trường đảm nhiệm. Do đó khi nói đến QLGD thì phải đề cập đến quản lý nhà trường. Theo tác giả Trần Kiểm cho rằng “Quản lý giáo dục (vi mô) là quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của Hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin,..) đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường một cách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội,…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục” [21] Công tác quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trong nhà trường và sự tác động qua lại giữa nhà trường với các hoạt động
  • 23. 14 ngoài xã hội. Quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống bao gồm các thành tố sau: + Thành tố tinh thần: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các kế hoạch, biện pháp giáo dục. + Thành tố con người: cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. + Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập. Trọng tâm trong quản lý ở trường cao đẳng là quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trên những nội dung sau đây: + QL hoạt động dạy học. + QL hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho SV. + QL hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của các tổ chức, đoàn thể. + QL đội ngũ cán bộ, giảng viên. + QL hoạt động giáo dục đào tạo. + QL học sinh, sinh viên. + QL và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính. Việc QL HĐGDKNScủa Nhà trường có trong tất cả các nội dung trên của quản lý nhà trường. 1.2.2. Giá trị sống, KNS 1.2.2.1. Giá trị sống Theo từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng. Giá trị cũng là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội” [12] Dưới góc độ xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của một xã hội. Giá trị trong đạo đức học gắn với các khái niệm khác như: cái thiện, cái ác, sự bình đẳng, lòng bác ái,...
  • 24. 15 Giá trị sống là những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, là có ý nghĩa với cuộc sống của mỗi con người, chúng ta coi đó là động lực để nỗ lực phấn đấu để có được bằng mọi cách và vì thế giá trị sống chi phối hành vi hướng thiện của mỗi con người. Giá trị sống của con người rất nhiều, song có những giá trị sống mà con người cho là đích thực, mang tính căn bản, phổ quát, chúng trở thành những giá trị của cuộc sống. Có người cho rằng trở thành người giàu có mới là “giá trị đích thực”. Khi ấy, họ sẽ phấn đấu để có tiền bằng mọi giá, kể cả giết người, buôn lậu, trộm cắp. Nhưng rồi cách kiếm tiền ấy đưa người ta đến chỗ phạm tội, làm hại người khác, làm hại cộng đồng,...và ngay cả sự nhiều tiền, giầu có của con người đó cũng chẳng có ích cho xã hội. Có người lấy danh vọng làm thước đo giá trị, vậy là họ cố gắng bằng mọi cách để có được những chức vị nào đó. Nhưng khi những chức vị đó mất, bị tước bỏ, con người trở nên trắng tay, vô giá trị. Có người coi sự nhàn hạ là giá trị cuộc sống, họ trốn tránh trách nhiệm, lười lao động, chọn những công việc, nghề nghiệp không vất vả. Cuối cùng, họ chẳng làm được gì cho bản thân và xã hội. Có bạn trẻ cho rằng phải hút thuốc lá, phải biết dùng heroin, biết yêu sớm, có quan hệ tình dục với nhiều người, phải cầm đầu băng nhóm nào đó...mới là “người hùng, người nổi tiếng”, mới có giá trị. Vậy là các bạn trẻ ấy đã nhận nhầm giá trị, coi giá trị ảo là giá trị đích thực. Giáo dục các bạn trẻ, đặc biệt là đội ngũ sinh viên trong các trường Cao đẳng, Đại học nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với nhà trường, gia đình và xã hội. 1.2.2.2. Kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những cách khác nhau. Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cho rằng KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Tác giả Nguyễn Thanh Bình cho rằng: KNS là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp cho con
  • 25. 16 người cớ thể kiểm soát quản lý có hiệu quả các nhu cẩu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày [6] Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng: KNS là khả năng tồn tại và thích ứng của con người trước cuộc sống thực tế, KNS quan trọng để con người làm chủ bản thân và chung sống với cộng đồng người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội một cách hiệu [27] Đặng Quốc Bảo khẳng định: KNS (Life skill) là các kỹ năng con người cần có để tồn tại và phát triển khi xem xét con người trong ba mối quan hệ: Con người với chính bản thân mình; Con người trong các mối quan hệ xã hội; Con người trong mối quan hệ với tự nhiên. Ông cũng cho rằng: KNS trong phạm vi tuổi học đường dựa trên trục quan hệ nói trên. Nó gắn liền với phạm trù kiến thức và thái độ mà học sinh được rèn luyện trong quá trình giáo dục [4] Dù còn khác nhau nhưng các quan niệm đều thống nhất KNS thuộc phạm trù năng lực mà không giới hạn ở mặt kỹ thuật của hành vi. Năng lực là tổng hoà cả kiến thức, thái độ, hành vi, là khả năng áp dụng những hiểu biết và kỹ năng để thực hiện/giải quyết có hiệu quả các vấn đề cả trong những tình huống mới. KNS có thể tồn tại dưới dạng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thái độ nhưng cuối cùng phải thể hiện ở cách ứng xử đúng hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề hoặc tình huống trong cuộc sống theo định hướng tích cực. KNS không chỉ giới hạn trong những hành vi ứng xử tích cực của cá nhân để tránh rủi ro, đảm bảo cuộc sống hữu ích, chất lượng cuộc sống cá nhân mà người có KNS còn thuyết phục được người khác chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, không chỉ quản lý thích hợp bản thân mà cả người khác và xã hội. KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Nó cần thiết đối với thanh thiếu niên để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống với mọi người xung quanh mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội.
  • 26. 17 Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm KNS. Mỗi cách tiếp cận của khái niệm này lại có những ưu điểm và có thể còn có những hạn chế riêng. Xem xét khái niệm KNS cần có cách tiếp cận phức hợp, có tính hệ thống giữa các cách tiếp cận khác nhau tạo nên một cách tiếp cận đầy đủ và toàn diện về KNS của con người. Từ quan điểm toàn diện phức hợp về KNS sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng các mục tiêu, nội dung, chương trình, biện pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho các lứa tuổi khác nhau. 1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục KNS cho SV 1.3.1. Hoạt động giáo dục KNS Hoạt động giáo dục KNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến sinh viên nhằm giúp cho các em có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội. Giáo dục KNS giúp cho sinh viên có những hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ và trách nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hội một cách tích cực, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống. Giúp các em biết kiềm chế, bình tĩnh giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực, không bị lôi kéo, vững vàng lập trường trước những cám dỗ xã hội. Thông qua hoạt động giáo dục KNS sinh viên được rèn luyện năng lực tư duy, kỹ năng học tập, nghiên cứu nhằm năng cao kết quả học tập của mình. Đối với sinh viên việc giáo dục KNS nhằm trang bị những tri thức giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người với môi trường sống như là: kỹ năng tự chủ bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đưa ra quyết định, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng phòng chống HIV/AIDS,… 1.3.3. Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho sinh viên Ở giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế có nhiều thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên nói chung và sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học nói riêng đang trải nhiều biến động tích cực và tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và bùng nổ thông tin đặc biệt là những thông tin không lành mạnh đang ảnh hưởng đến đời sống của thế hệ
  • 27. 18 trẻ. Từ việc nhận thức lệch lạc về lối sống dẫn đến việc xuất hiện nhiều các hành vi, hàng động không đúng với giá trị đạo đức xã hội, không đúng với những thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Trước tình hình đó việc giáo dục KNS cho sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hơn nữa giáo dục KNS được xem như một thành tố quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục. KNS không chỉ giới hạn trong những hành vi ứng xử tích cực của cá nhân để tránh rủi ro, đảm bảo cuộc sống hữu ích, chất lượng cuộc sống cá nhân mà người có KNS còn thuyết phục được người khác chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, không chỉ quản lý thích hợp bản thân mà còn cả người khác và cộng đồng xã hội. KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Nó cần thiết đối với thanh niên và sinh viên để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của tự nhiên, cuộc sống với mọi người xung quanh mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và bền vững trong các mối quan hệ tự nhiên, xã hội 1.3.4. Phân loại KNS Có thể phân loại KNS dựa vào các yếu tố như sau: Thứ nhất là dựa vào môi trường sống gồm: KNS tại trường học; KNS tại gia đình; KNS tại nơi làm việc... Thứ hai là dựa vào các lĩnh vực tâm lý gồm: Kỹ năng nhận thức; Kỹ năng xã hội; Kỹ năng quản lý bản thân… Thứ ba ba là dựa vào mục đích của việc học, theo tổ Giáo dục, Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục: + Học để biết (learn to know): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng giải quyết vấn đề. + Học làm người (Learning to be): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Kỹ năng từ chối; Kỹ năng quyết đoán; Kĩ năng kiên địn
  • 28. 19 + Học để sống với người khác (Learning to live together): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với người khác (interpersonal skills); Kỹ năng hợp tác; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng thể hiện sự cảm thông; Kĩ năng thương lượng + Học để làm (Learning to do): Nhóm này gồm có các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 1.3.5. Một số yêu cầu cơ bản về hoạt động giáo dục KNS cho SV 1.3.5.1. Mục đích giáo dục KNS cho sinh viên Sinh viên cần được trang bị những KNS cơ bản để quá trình học tập và rèn luyện được diễn ra một cách thuận lợi nhất, nhờ được trang bị những KNS cần thiết sinh viên sẽ biết vượt qua các khó khăn, thách thức trong học tập, sinh hoạt đồng thời biết kiểm soát được cảm xúc của bản thân, có thể đương đầu và giải quyết có hiệu quả với các tình huống thiên tai, hiểm họa bất thường. Qua các bài học thực tế về giáo dục KNS trong và ngoài nhà trường sinh viên trở nên mạnh dạn và cởi mở hơn, sống nhân văn và có trách nhiệm hơn với bản thân mình. 1.3.5.2. Nội dung giáo dục KNS đối với sinh viên nhà trường Có rất nhiều KNS mà con người cần học trong suốt cuộc đời. Với mỗi một đối tượng, mỗi một lứa tuổi lại có nội dung GDKNS khác nhau. Với đối tượng người học là SV nên tập trung giáo dục KNS vào những nội dung như: - Học để biết: Kỹ năng tư duy phê phán; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng giải quyết vấn đề. - Học làm người: Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Kỹ năng từ chối; Kỹ năng quyết đoán; Kĩ năng kiên định - Học để sống với người khác: Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với người khác; Kỹ năng hợp tác; Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng thể hiện sự cảm thông; Kĩ năng thương lượng.
  • 29. 20 - Học để làm: Kỹ năng đặt mục tiêu; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm Như vậy, có thể nói nội dung GDKNS cho SV trong trường Cao đẳng, Đại học nên tập trung vào các kĩ năng tâm lí – xã hội là những kĩ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong học tập, cuộc sống. Nội dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo giới tính, lứa tuổi, cấp học, nghành học và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ bản trên, tùy theo địa điểm vùng, miền, địa phương, GV có thể lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho SV của trường, lớp mình cho phù hợp. Như vậy, tổ chức HĐGDKNS thực sự là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục. Có thể nói, HĐGDKNS đối với SV chiếm một vị trí then chốt trong quá trình giáo dục toàn diện của nhà trường. 1.3.5.3. Các phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục KNS * Cách thức thực hiện Vì hiện nay GDKNS cho SV các trường Cao đẳng, Đại học chưa được quy định bởi một chương trình, một phương pháp cụ thể nên việc GD KNS trong các trường này được thực hiện chủ yếu thông qua 2 con đường + Thông qua hoạt động lồng ghép, tích hợp vào các ngành học, môn học, bài học trong chương trình đào tạo của nhà trường. + Thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ, các mô hình tổ đội, nhóm, câu lạc bộ và trung tâm bồi dưỡng KNS trong và ngoài nhà trường.
  • 30. 21 * Phương pháp thực hiện Khi các giảng viên lên lớp thường sử dụng 2 phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNS như sau: + Cách thứ nhất: Các hoạt động hướng vào dạy các kỹ năng cơ bản, cốt lõi như: Kỹ năng sinh tồn; kỹ năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giữ gìn và nâng cao thể chất, kỹ năng nghiên cứu khoa học..v.v. + Cách thứ hai: Đưa ra các tình huống cụ thể có thể nảy sinh trong thực tế cuộc sống sau đó yêu cầu sinh viên vận dụng những KNS đã học để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng nhất. 1.4. Một số vấn đề lý luận quản lý hoạt động giáo dục KNS Quản lý hoạt động giáo dục KNS là công việc của các nhà quản lý nhằm tập hợp và tổ chức sinh viên và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao hoạt động giáo dục KNS. Có thể nói quản lý hoạt động giáo dục KNS là hệ thống những tác động tự giác có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có quy luật của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) lên khách thể quản lý (giáo viên, sinh viên, huynh học sinh, các lực lượng trong và ngoài nhà trường) nhằm thực hiện có hiệu quả cao mục tiêu giáo dục KNS cho sinh viên trong trường. Quá trình dạy học ngoài việc truyền đạt cho sinh viên những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống ở các nhóm nghành khoa học khác nhau, còn phải đảm bảo việc mang lại hiệu quả giáo dục nhân cách, KNS cho sinh viên. Đó chính là việc hình thành cho sinh viên ý thức, niềm tin và thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, các chuẩn mực hành vi và các kỹ năng hoạt động, các giá trị sống cơ bản cho SV. QLHĐGDKNScho sinh SV trường Cao đẳng, đại học không thể tách khỏi các chức năng của quản lý, quản lý nhà trường và quản lý giáo dục. Nó là một hoạt động nhằm tiến hành khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủ động và
  • 31. 22 chương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết. 1.4.1. Quản lý về kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNS Kế hoạch là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần, tháng, học kỳ, năm học. Kế hoạch HĐGDKNS là trình tự những nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí, sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học. Quản lý về kế hoạch HĐGDKNSbao gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, cố vấn học tập, cộng tác viên giáo dục KNS…, kế hoạch đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GD KNS. 1.4.2. Quản lý về nội dung chương trình giáo dục KNS Nội dung là vấn đề quan trọng trong GDKNS cho SV, bởi nó là yếu tố quyết định đến chất lượng của hoạt động này. Việc quản lý nội dung chương trình GDKNS bao gồm quản lý từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng nội dung chương trình cho đến việc tổ chức thực hiện những nội dung đó và kiểm tra kết quả đạt được như thế nào. Hiện nay, hầu hết các trường cao đẳng, đại học ở nước ta chưa có một chương trình GDKNS thống nhất cho SV mà mỗi trường tùy theo mục tiêu giáo dục, điều kiện của trường mình mà “định hướng” đưa ra một khung về nội dung chương trình GDKNS riêng cho mình. Đối với các em là sinh viên về cơ bản các em đã trưởng thành cho nên việc xây dựng chương trình GD KNS sẽ tập trung vào các vấn đề sau: - Phù hợp với nhu cầu của SV, đảm bảo trang bị đúng những KNS mà SV cần, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống và xã hội - Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi - Hình thành được hệ giá trị sống vững chắc để từ đó người học tự định hướng và xác định những kỹ năng cần rèn luyện.
  • 32. 23 1.4.3. Quản lý về đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNS Nhiệm vụ giáo dục KNS trong trường Cao đẳng là trách nhiệm của toàn thể cán bộ giảng viên, nhân viên, cộng tác viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ giảng viên, cán bộ Đoàn Thanh Niên, Hội sinh viên mà chủ chốt trong đó là chính là Chủ tịch hội sinh viên, Bí thư Đoàn trường, đội ngũ cán bộ các Chi đoàn, chi hội và cộng tác viên về GD KNS của trường...họ chính là những cán bộ, giảng viên, sinh viên, giàu nhiệt huyết, có sức khỏe, có trình độ sẵn sàng đem kinh nghiệm và tri thức của mình để giúp cho sinh viên hoàn thiện và vững vàng hơn trong cuộc sống. 1.4.3.1. Quản lý đội ngũ GV bộ môn thực hiện HĐGDKNS Một giờ lên lớp của giáo viên bộ môn chỉ có 50 phút do vậy để tích hợp được nội dung KNS vào bài giảng của mình đòi hỏi giảng viên bộ môn phải thật linh hoạt, khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trò cùng tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội nội dung bài học một cách nhẹ nhàng. Giảng viên bộ môn thông qua kiến thức của bài học để SV nhận biết được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác dần hình thành các KNS cho bản thân Vai trò của giảng viên bộ môn rất quan trọng trong công tác giao dục KNS cho SV nhưng việc tích hợp nội dung giáo dục KNS vào nội dung môn học còn là vấn đề mới mẻ, khó khăn do vậy nhà quản lý ngoài việc lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động còn phải tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ GV. Đồng thời phân cấp quản lý cho đội ngũ trưởng phó các tổ bộ môn, trưởng nhóm các khoa quản việc tích hợp nội dung giáo dục KNS vào từng chương, từng bài cụ thể. Tổ chức làm điểm, rút kinh nghiệm và triển khai đại trà. Theo dõi sát sao việc thực hiện việc tích hợp vào bài giảng của GV, đánh giá giờ dạy và kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của SV. 1.4.3.2. Quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội thực hiện HĐGDKNS Đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội chính là những cán bộ, giảng viên và một số sinh viên của trường mà họ chính là những người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên đề văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
  • 33. 24 thao, các chương trình về học thuật...và trang bị các kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Đồng thời, với chức năng của mình tổ chức Đoàn Thanh niên- Hội sinh viên còn là đơn vị chỉ đạo và thực hiện việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chương trình giáo dục KNS của Đoàn viên, sinh viên. Phối hợp với Phòng công tác sinh viên, giáo viên chủ nhiệm để tổ chức họp xét, phân loại sinh viên và xếp loại rèn luyện cho sinh viên theo quy chế về rèn luyện của Bộ giáo dục và đào tạo. 1.4.3.3. Quản lý đội ngũ CVHT thực hiện HĐGDKNS Cố vấn học tập là người thiết kế tổ chức thực hiện các hoạt động thường xuyên tại lớp mình và là người chỉ đạo, tổ chức cho SV tham gia các hoạt động theo chủ điểm và dạy các môn học. Vì vậy, việc quản lý được thể hiện ở những nội dung: QL việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giảng viên như: Soạn, giảng bài có nội dung giáo dục KNS, xây dựng nội dung cho các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể (hoạt động diễn ra ở lớp như thế nào? vai trò của cố vấn học tập ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định không? ý thức tự quản ra sao?...); Quản lý việc chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm (lớp có tham gia hay không? mức độ tham gia thế nào? kết quả ra sao?...); Quản lý việc phối hợp các lực lượng khác như: cán bộ Đoàn – Hội, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức HĐGDKNS cho SV; Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của SV. 1.4.4. Quản lý về việc phối hợp các lực lượng thực hiện HĐGDKNS HĐGDKNSdiễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, cộng đồng xã hội… Đối với SV Cao đẳng, lứa tuổi mà có sự phát triển gần hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần, trong đó đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi này là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên Cao đẳng có những hiểu biết, thái độ, khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Vì thế, hoạt động chủ đạo của họ lúc này là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ
  • 34. 25 năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở trường để sau này áp dụng vào công việc, cuộc sống tự lập. Do đó việc GDKNS cho họ cần được tiến hành một cách tích cực, GV cần tôn trọng những suy nghĩ độc lập của SV, không nên gò ép họ theo một khuôn mẫu nhất định hay thể hiện sự máy móc trong giảng dạy bởi vì điều đó dễ tạo nên sự nhàm chán, mất hứng thú học tập, tiếp thu ở SV Việc giáo dục cho SV không chỉ có nhà trường và gia đình mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Các lực lượng tham gia phối hợp bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, GV chuyên môn, Cố vấn học tập, nhân viên, Phòng công tác Học sinh sinh viên, các tổ chức xã hội: Hội doanh nghiệp trẻ, Đoàn cơ sở, Công an, Phụ nữ, các đơn vị kết nghĩa,... Mỗi lực lượng giáo dục đều có thế mạnh riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐGDKNS chính là thực hiện XHH giáo dục, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho SV, không chỉ có tác dụng giúp sinh viên phát triển toàn diện mà còn giúp SV vượt qua các khó khăn của tự nhiên và xã hội. 1.4.5. Quản lý về việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDKNS Nếu kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục đúng đắn, thường xuyên và chính xác sẽ góp phần nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục thực tiễn. Các sản phẩm giáo dục con người phải được đánh giá trên các mặt: chất lượng kiến thức (văn hoá), chất lượng kỹ năng (KNS), chất lượng thái độ (đạo đức). Hình thức đánh giá được đổi mới như: đổi mới nội dung và phương pháp thi cử, đổi mới cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm…với việc đổi mới cách đánh giá chất lượng giáo dục sẽ làm cho HĐGDKNS càng có vị trí quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Kết quả giáo dục cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kỹ năng của SV. Nếu chỉ qua việc học tập các môn học ở trên lớp thì việc hình thành hành vi, rèn luyện các kỹ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì với thời gian quy định của một tiết học, SV khó có khả năng thể nghiệm những tri thức thu
  • 35. 26 nhận được qua các bài học. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhau là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năng cho SV. Việc đánh giá SV qua HĐGDKNSsẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm. Đối với các cấp quản lý, việc đánh giá SV qua HĐGDKNSlà biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện. Quản lý việc kiểm tra đánh giá HĐGDKNSlà quản lý nội dung, các mức đánh giá, hình thức đánh giá, quy trình đánh giá của hoạt động này. Đối với GV, kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của SV và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình. 1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục KNS 1.5.1. Yếu tố khách quan 1.5.1.1. Mục tiêu giáo dục CĐ ĐH và yêu cầu GD KNS Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác GD rèn luyện KNS cho SV ở các nhà trường Cao đẳng, Đại học. Nếu không bám sát mục tiêu GD ở bậc Cao đẳng, Đại học và không xác định được yêu cầu của việc GDKNS cho SV thì công tác tổ chức các HĐGDKNSsẽ không đạt hiệu quả trong việc GD rèn luyện các KNS cho SV. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đảng ta xác định, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho SV. Vì thế, giáo dục đại học phải hướng tới đổi mới toàn diện. Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư cho giáo dục ở các trường Đại học, Cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của SV để khi tốt nghiệp SV sẽ trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đại hội IX cuả Đảng khẳng định: “Đối với thể hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng, sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. (vktn, tr. 30). Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010 Đảng ta đã xác định mục tiêu giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: “Đáp ứng nhu cầu nguồn
  • 36. 27 nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự sáng tạo việc làm cho mình và cho người những người khác”. [vktn, tr. 30] Từ những căn cứ trên, các biện pháp GDKNS cho SV nhằm thực hiện mục tiêu của GD ở bậc Cao đẳng, Đại học, đó là: giúp sinh viên phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản về nghề nghiệp, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho SV tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.5.1.2. Các yếu tố khác * Môi trường: Môi trường là nơi sinh sống và thực hiện các hoạt động của con người. Môi trường xã hội bao gồm các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội, bạn bè, cộng đồng dân cư…. ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, ý thức, trí tuệ và tình cảm của mỗi cá nhân. Gia đình là môi trường sống đầu tiên, nề nếp trong gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên, trình độ văn hóa và phương pháp giáo dục của cha mẹ sẽ tác động mạnh đến tâm lý, ý thức và hành vi của mỗi cá nhân. Nhà trường là môi trường thứ hai tác động đến việc hình thành nhân cách, nhưng ở môi trường nhà trường khác với gia đình đây là một tổ chức, có thầy cô giáo, có bạn bè, có Đoàn thanh niên, có Hội sinh viên,… có các chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi. Ỏ trong nhà trường các em được phát huy năng lực của mình, quan điểm của mình và các em được giao lưu, tương tác, tiếp xúc, trau rồi và thực nghiệm những KNS của mình. Cộng đồng khu dân cư cũng đóng một vai trò quan trọng, nếu các em sinh hoạt tiếp xúc với những người tốt, những người khôn khéo, giỏi giang thì ít nhiều các em cúng sẽ học hỏi được. Cò nếu các em tiếp xúc với những người xấu, người lười biếng thì ngược lại. Từ các yếu tố cơ bản trên cho thấy việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên. Các em
  • 37. 28 cần phải được sống trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, mọi người sống theo hiến pháp và pháp luật; một gia đình hòa thuần, hạnh phúc, có truyền thống lao động, học tập; một trường học có chất lượng giáo dục và đào tạo tốt; một địa phương có phong trào và truyền thống giáo dục tốt, mọi người cùng chăm lo và xây dựng một xã hội có văn hóa. * Cơ sở vật chất và các thiết bị trường học CSCV và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức quá trình GD. Các điều kiện đó là: diện tích phù hợp theo quy định, có quang cảnh, môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang bị kỹ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thư viện có đầy đủ sách giáo trình và các tài liệu tham khảo chuyên ngành, có sân thể dục, bãi tập, bể bơi,…đó là một trường học có đầy đủ. Cùng với các hoạt động giáo dục khác, GDKNS phải có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lượng cao. 1.5.2. Yếu tố chủ quan 1.5.2.1. Nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho SV Nhận thức của đội ngũ cán bộ tham gia quản lí và GDKNS cho SV trong các trường Cao đẳng , Đại học được đánh giá bởi các yếu tố như: Nhận thức của CBQL về sự cần thiết phải GDKNS cho SV; KNS là gì ; ý nghĩa vai trò của GDKNS cho SV trong giai đoạn hiện nay, vai trò chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, CBQL, CVHT, vai trò trách nhiệm của gia đình và các tổ chức ngoài xã hội trong việc GDKNS cho SV; mối quan hệ giữa: nhà trường – gia đình – các tổ chức ngoài xã hội đối với việc GDKNS của SV ở các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay. Trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí và GDKNS cho SV không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt động GD sẽ khác nhau. Vì vậy đòi hỏi nhà quản lí tổ chức các hoạt động GD cần có sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lượng tham gia quản lí GD thì công tác GDKNS cho SV mới được hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu GD ở bậc Cao đẳng, Đại học. 1.5.2.2. Trình độ của đội ngũ giảng viên
  • 38. 29 Hiện nay đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng, Đại học đều có trình độ tốt nghiệp Đại học và trên Đại học. Phần lớn GV của các trường trước khi làm công tác giảng dạy đều đã được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm ở các cơ sở có uy tín. Đội ngũ GV đa số đều là những cán bộ yêu ngành, yêu nghề, tâm huyết với nghề và xác định gắn bó lâu dài với nhà trường. Tuy nhiên trong đội ngũ các nhà giáo vẫn còn không ít các thầy cô mới chỉ chú ý “ dạy chữ ” mà chưa thực sự quan tâm đến “ dạy người ”. Điều này được thể hiện trong các bài giảng còn thiếu tính thực tiễn, cách giao tiếp giữa GV và sinh viên còn thiếu cởi mở, còn ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trường mà nhất là hoạt động giáo dục đạo đức nếp sống cho SV. Vì thế các nhà quản lí GD nói chung, Ban giám hiệu nhà trường nói riêng cần phải có kế hoạch chương trình yêu cầu trong công tác GD tư tưởng, trình độ nhận thức của GV về nghề nghiệp, nhất là GD rèn luyện các KNS của SV. “Dạy chữ, dạy nghề, dạy người” là những yêu cầu cần phải được thực hiện xuyên suốt trong tư tưởng GD của mỗi người thầy. Chỉ khi nào trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ GV trong nhà trường khá đồng đều, thấy được vai trò trách nhiệm cũng như lương tâm của mình trước SV, trước sự yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thì khi đó công tác GD SV mới đạt được hiệu quả như mong muốn. 1.5.2.3. Sự giáo dục của gia đình Gia đình là một trong các yếu tố tác động trực tiếp, lien tục, thường xuyên tới việc giáo dục KNS cho sinh viên. Nền nếp của gia đình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý, đạo đức, KNS của sinh viên nói riêng và giới thanh niên nói chung. 1.5.2.4. Đặc điểm sinh viên Sinh viên đóng vai trò quan trọng, là chủ thể của vấn đề, nếu mọi yếu tố xung quanh đều tốt mà yếu tố con người chưa tốt thì mọi việc sẽ rất khó thành công, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng
  • 39. 30 lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của mỗi cá nhân. Học tập ở cao đẳng, đại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản thân, vì thế SV rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định bản thân. Ở lứa tuổi này các em sinh viên đã có tình cảm ổn định và nó được thể hiện qua việc lựa chọn nghề nghiệp. Từ đó tạo động lực cho các em học tập chăm chỉ, sáng tạo và hứng thú với ngành nghề mình lựa chọn. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ SV nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV. Bên cạnh những mặt tích cực thì SV không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Mặt khác, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó SV dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ.v.v Các nhà quản lý giáo dục cần nắm vững những đặc điểm này của SV, đây sẽ là điều kiện quan trọng để họ đưa ra những giải pháp quản lý sao cho việc thực hiện HĐGDKNScho SV đạt hiệu quả tốt nhất.
  • 40. 31 Tiểu kết chương 1 Qua tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau: Hoạt động giáo dục KNS trong trường Cao đẳng, Đại học là cần thiết, cấp bách. Đã đến lúc phải coi giáo dục KNS là một nhiệm vụ thiết yếu trong công tác giáo dục cho thế hệ tương lai. Thực hiện tốt việc GDKNS cho SV cũng chính là thực hiện bốn trụ cột trong giáo dục của UNESCO là: Học để biết (KNS liên quan đến “kiến thức”), học để làm (KNS liên quan đến “hành vi”), học để tự khẳng định mình (KNS liên quan đến “giá trị”), học để cùng chung sống (KNS liên quan đến “thái độ”). Hoạt động giáo dục KNS là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường; là sự tiếp nối, chuyển tiếp từ việc SV tiếp thu kiến thức đến vận dụng vào thực tiễn của hoạt động dạy học. Chương 1 đề xuất đến một số khái niệm công cụ cơ bản như: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục KNS, quản lý hoạt động giáo dục KNS. Đã nghiên cứu được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên. Từ đó cho thấy giáo dục KNS cho giới trẻ hiện nay là vô cùng quan trọng nhưng để hoạt động giáo dục KNS cho các em mang lại hiệu quả cao cần có sự vào cuộc của các nhà QLGD, GV, Cán bộ Đoàn TH, Cố vấn học tập và các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường.
  • 41. 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẲNG DƯỢC PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ (Phu Tho Pharmaceutical College) nằm trên địa bàn thành phố Việt Trì Tỉnh Phú Thọ. Trường được thành lập theo quyết định số 5616/QĐ-BGD-ĐT ngày 27/8/2008 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp Kỹ thuật Dược Phú Thọ. Đây là trường ngoài công lập hoạt động theo quy chế, điều lệ của các trường Cao đẳng và quy chế tổ chức, hoạt động của các trường ngoài công lập và được xem là mô hình trường tư thục đầu tiên trong cả nước có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dược có trình độ dược tá, dược sỹ trung cấp, cao đẳng dược với mô hình kết hợp đào tạo với thực tế sản xuất. Tiền thân của Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ là một cơ sở Dược thành lập năm 1989 trực thuộc Công ty Dược vật tư y tế Phú Thọ. Trải qua các giai đoạn phát triển từ Trung tâm Đào tạo Dược, Trường Kỹ thuật Dược, Trường Trung học Kỹ thuật Dược, Trường Cao đẳng Dược và đề án nâng cấp thành trường Đại học Dược đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tuy trường mới được thành lập nhưng được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cùng với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Ban Giám Hiệu Nhà trường đã hoàn thành rất tốt chức năng và nhiệm vụ của mình đó là: Đào tạo nguồn nhân lực Dược bậc cao đẳng dược và thấp hơn; bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên; tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng phục vụ đào tạo; tuyển sinh và quản lý người học theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội và các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, kết hợp đào tạo với lao động sản xuất - dịch vụ, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực dược. Với đội ngũ gần 500 cán bộ giảng viên, bao gồm giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học...sẽ là nền tảng và cơ sở đào tạo ra những thế hệ cán bộ dược có
  • 42. 33 chất lượng cao nhằm phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Phú Thọ nói riêng và của cả nước nói chung. 2.1.2. Quy mô ngành nghề của trường Cao đẳng Dược Phú Thọ Ngay từ khi mới thành lập, tậpthể lãnh đạo nhà trường đã đề ra mục tiêu: Xây dựng Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ thành trường Đại học Y Dược khu vực phía Tây Bắc trong thời gian sớm nhất, đào tạo theo hướng kỹ năng thực hành; vững mạnh toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, chuẩn về chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy; cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học; hệ thống quản lý. Để đạt được điều đó, nhà trường đặt ra yêu cầu trước mắt là phải đào tạo đội ngũ dược sĩ nắm chắc về lý thuyết và có kỹ năng thực hành thành thạo, có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt. Bên cạnh đó khi sinh viên ra trường đều được trang bị các KNS cần thiết trong một xã hội hiện đại như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phòng vệ, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng nghiên cứu,…. Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, Ban giám hiệu Nhà trường đã xây dựng chủ trương kế hoạch mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo. Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ từ năm học 2011- 2015 Năm học Sinh viên hệ Cao đẳng Dược Sinh viên hệ Trung cấp Dược Sinh viên các hệ đào tạo khác Tổng sinh viên 2011 - 2012 4655 3684 113 8452 2012 - 2013 4665 2686 87 7438 2013 - 2014 4542 1432 657 6631 2014 - 2015 3115 1191 454 4760 (Theo số liệu phòng Đào tạo)
  • 43. 34 Các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường + Hệ cao đẳng: Công nghệ Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Tiếng Anh, Công nghệ Thông tin + Hệ Trung cấp: Dược sĩ, Y sĩ đa khoa, Điều dưỡng Nhà trường còn đào tạo hệ không chính quy, vừa học vừa làm bậc cao đẳng, trung cấp, liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn nghiệp vụ Dược, chứng chỉ GPS, chứng chỉ tin học,ngoại ngữ,… 2.2. Tổ chức thực hiện khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát: - Tìm hiểu về thực trạng KNS của sinh viên trường CĐ Dược Phú Thọ - Tìm hiểu về thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên ở trường CĐ Dược Phú Thọ - Tìm hiểu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho sinh viên trường Cao Đẳng Dược Phú Thọ 2.2.2. Nội dung khảo sát - Nhận thức về giáo dục KNS của sinh viên, cán bộ QL, giảng viên trường CĐ Dược Phú Thọ về giáo dục KNS - Khảo sát về thực trạng hoạt động giáo dục KNS ở trong nhà trường - Khảo sát về quản lý hoạt động giáo dục KNS của sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 2.2.3. Phương pháp khảo sát - Bằng phỏng vấn trực tiếp 10 GV và CBQL, 10 Cố vấn học tập, 10 Cán bộ Đoàn thanh niên, 10 sinh viên về vấn đề cần thiết phải kiểm tra, đánh giá QLHĐGDKNS trong Nhà trường, cụ thể: “Theo thầy/cô công tác kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động GD KNS trong Nhà trường đã được thực hiện chưa? Nếu thực hiện rồi thì ở mức nào: Thường xuyên; Đôi khi hay Chưa bao giờ? - Bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm 3 loại: Dành cho đối tượng là giảng viên; đối tượng là sinh viên; đối tượng là CBQL, Cố vấn học tập và Cán bộ Đoàn Thanh niên, gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề giáo dục KNS cho học sinh sinh viên.
  • 44. 35 - Quan sát hành vi, thái độ, sản phẩm hoạt động của học sinh 2.2.4. Đối tượng khảo sát: - Cán bộ quản lý: 10 (trong đó gồm 02 phó hiệu trưởng, 04 Trưởng khoa, 04 tổ trưởng chuyên môn…) - Giảng viên bộ môn: 50 người (trong đó 20 giảng viên giảng dạy các môn cơ bản như: Triết học, Tâm lý học, Lịch sử Đảng, Thể dục …, 30 giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành như: Bào chế, Kiểm nghiệm, Dược liệu, Dược lý, Hóa dược, Dược lâm sàng, Bảo quản thuốc,…) - Cố vấn học tập: 20 người - Cán bộ Đoàn: 10 người (trong đó 04 người là giảng viên, cán bộ trong trường, 06 người là SV trong trường) - Sinh viên khóa CĐ5: 100 em - Sinh viên khóa CĐ6: 100 em - Sinh viên khóa CĐ7: 100 em 2.4.5. Tiến hành khảo sát: - Số phiếu phát ra: 390 phiếu - Số phiếu thu về: 390 phiếu 2.3. Kết quả khảo sát: 2.3.1. Thực trạng hoạt động giáodụcKNScho SV trường Cao đẳng Dược Phú Thọ 2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, CV HT và cán bộ Đoàn TN về hoạt động GD KNS cho sinh viên * Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, CV HT và cán bộ Đoàn TN về mức độ cần thiết phải GD KNS cho sinh viên Để xác định nhận thức của CBQL, GV, CVHT, Cán bộ Đoàn TN về tầm quan trọng và sự cần thiết phải GD KNS cho SV, tác giả đã điều tra 90 người là CB, GV, CVHT và Cán bộ Đoàn TN trường, kết quả thu được như sau: