SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN XUÂN DIỆU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN XUÂN DIỆU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Minh Phương. Các số liệu, tài
liệu luận văn nêu ra là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các
tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng.
Thừa Thiên Huế, ngày 27tháng 12 năm 2017
Học viên
Nguyễn Xuân Diệu
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân
thành cảm ơn tới lãnh đạo Phòng GD&ĐT Lệ Thủy; Các thầy giáo, cô
giáo, cán bộ quản lý ở các trường THCS huyện Lệ Thủy; Bạn bè và đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Minh Phương,
người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu
trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong
thời gian qua.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể
tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý
thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ............ 7
1.1. Khái niệm và vai trò, đặc điểm của giáo viên các trường Trung học Cơ sở..... 7
1.1.1. Khái niệm, vai trò của giáo viên các trường Trung học Cơ sở.........................7
1.1.2. Đặc điểm củagiáo viên các trường Trung học cơ sở......................................10
1.2. Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở...................12
1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường
Trung học cơ sở.............................................................................................................12
1.2.2. Đặc điểm củaquảnlý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở
........................................................................................................................................24
1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ
sở...............................................................................................................................26
1.3.1. Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên các trường Trung học cơ sở..................26
1.3.2. Quy định pháp luật đối với giáo viên THCS.....................................................28
1.3.3. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý.................................................30
Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO
VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .......................................... 34
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội và thực trạng đội ngũ giáo viên các trường
Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình............................34
2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội huyệnLệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.............34
2.1.2. Thực trạng giáo viên cáctrường Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình..................................................................................................38
2.2. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình: Kết quả, hạn chế và nguyên nhân......66
2.2.1. Kết quả quản lý nhànước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình....................................................................66
2.2.2. Hạn chế, vướng mắc quản lý nhà nước đối với giáo viên cáctrường Trung
học cơ sở trênđịa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và nguyênnhân...............67
Chương 3:QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẦN NÂNG CAO
QUẢN LÝ NHÀNƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ
THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................... 73
3.1. Quan điểm nâng cao quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường
Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình............................73
3.1.1. Quản lý nhà nước về giáo viên các trường Trung học cơ sở phải đảm bảo sự
lãnh đạo của Đảng........................................................................................................74
3.1.2. Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học Cơ sở phải hướng
tới mục tiêu xây dựng đội ngũgiáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục...........75
3.1.3. Quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên các trường Trunghọc Cơ sở phải đảm
bảo sự hài hòa lợi íchgiữanhà nước, xã hội và với lợi ích của đội ngũ này...........76
3.1.4. Quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở phải phù hợp
với đặc điểm vùng, miền...............................................................................................76
3.2. Yêu cầu nâng cao quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường
Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình............................77
3.2.1. Tổ chức cho các giáo viênhọc tậpnângcao nhận thức về mụctiêu giáo dục
và đào tạo.......................................................................................................................79
3.2.2. Nâng cao tinh thần tráchnhiệm cho đội ngũ giáo viên, lòng yêu nghề, yêu
ngành tất cả vì học sinhthân yêu thông qua các phongtrào thi đua........................79
3.2.3. Phát huy tính dân chủ, vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong và
ngoài nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.....................81
3.2.5. Xây dựng chế độ thi đua khen thưởng........................................................82
3.2.6. Xây dựng quy chế quản lý giáo viên theo các nhiệm vụ chuyênmôn.........82
3.2.7. Xây dựng quy trình kế hoạch kiểm tra và đánh giá xếp loại giáo viên 83
3.3. Các giải pháp nâng cao QLNN đối với đội ngũ giáo viên các trường Trung
học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.......................................83
3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò quản lý nhà nướcđối với đội ngũgiáo các
trường THCS.................................................................................................................83
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật..........................................................................................86
3.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý.................................90
3.3.4. Bảo đảm cácđiều kiện quản lý..........................................................................91
3.3.5. Đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đánh
giá, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên Trung học Cơ sở....92
Tiểu kết chương 3................................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 100
1. KẾT LUẬN....................................................................................... 100
2. KIẾN NGHỊ...................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT CHŨ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 CB Cán bộ
2 CBQL Cán bộ quản lý
3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
4 CTQL Công tác quản lý
5 ĐNGV Đội ngũ giáo viên
6 GD Giáo dục
7 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
8 GS Giáo sư
9 GV Giáo viên
10 HS Học sinh
11 KH-CN Khoa học công nghệ
12 NCKH Nghiên cứu khoa học
13 Nxb Nhà xuất bản
14 PGS Phó giáo sư
15 QL Quản lý
16 QLGD Quản ly giáo dục
17 QLNN Quản lý nhà nước
18 THCS Trung học cơ sở
19 TS Tiến sĩ
20 UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình phát triển giáo dụcTHCS từ năm 2010-2015 ...... 37
Bảng 2.2 .Thống kê số liệu về trường, lớp và học sinh năm học 2015-
2016 ......................................................................................................... 39
Bảng 2.3.Tỉ lệ giáo viên bình quân trên mỗi lớp học............................ 41
Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu GV THCS............................................... 41
Bảng 2.5. Thống kê trình độ chuyên môn của GV cấp THCS huyện.. 44
Lệ Thủy................................................................................................... 44
Bảng 2.6. Thống kê về năng lực chuyên môn của giáo viên các trường
THCS theo đánh giá của cán bộ quản lý............................................... 45
Bảng 2.7. Thống kê kết quả năng lực sư phạm của giáo viên các trường
THCS theo đánh giá của cán bộ quản lý ngành giáo dục..................... 47
Bảng 2. 8. Kết quả đánh giá về tư tưởng, đạo đức của giáo viên
THCScác trường theo đánh giá của cán bộ quản lý ngành GD qua kết
quả khảo sát............................................................................................ 49
Bảng 2.9. Bảng thông kế thực trạng về công tác tuyển dụng.............. 52
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Diễn tả thực chất quản lý ..................................................... 15
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức trường THCS .............................................. 31
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia," điều này đã đúng với ngày xưa,
với ngày nay và mãi mãi về sau.Vậy để có hiền tài, không có con đường
nào khác ngoài con đường phát triển giáo dục, đào tạo.
Quan điểm “Con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của
sự phát triển kinh tế- xã hội” của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn
nhân lực cho đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là
nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước (CNH-HĐH), là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế -xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 được Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua,
đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Lệ Thủy là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, trong
những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế
xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liên tục. Cùng với
sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, được sự hưởng ứng tich cực
của tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp và các tổ chức trong huyện.
Ngành giáo dục và đào tạo của huyện Lệ Thủy đã phát triển cả về số lượng,
lẫn chất lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện và nhu cầu nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực và nuôi
dưỡng, khuyến khích nhân tài trong huyện.
2
Cho đến nay, huyện Lệ Thủy đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán
bộ quản lý giáo dục, cán bộ công chức, viên chức phục vụ trong các cơ sở
giáo dục ngày càng đông đảo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, từ
thực tế phát triển độ ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã bộc lộ
những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Qua khảo
sát, nhiều giáo viên trình độ chưa đạt chuẩn nên không đáp ứng được yêu
cầu dạy học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay. Công tác quản lý giáo
viên các trường THCS còn nhiều bất cập, các văn bản chỉ đạo chưa thống
nhất, đội ngũ giáo viên các trường còn thiếu về số lượng và kém về chất
lượng. Vì vậy, cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo, nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển
giáo dục- đào tạo của huyện Lệ Thủy đến năm 2020 là: “Phát triển toàn
diện giáo dục - đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại. Xây dựng Lệ Thủy
trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của tỉnh Quảng
Bình”. Đề thực hiện mục tiêu trên cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong
đó phát triển lực lượng giáo viên ở các trường học được xem là yếu tố then
chốt. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên
(GV) các trưởng Trung học Cơ sở (THCS) nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm
để thực hiện mục tiêu trên. Do vậy, vấn đề đào tạo, quản lý giáo viên là một
vấn đề nóng và bức thiết đặt ra, cần được giải quyết và cải thiện hiện nay.
Chính vì những lý do đó, học viên chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối
với giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy
tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
3
giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt, là vấn đề có tính thời sự cấp
bách.
Vì vậy đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu về vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới quản lý
giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên trong các trường THCS nói riêng
ở nhiều cấp độ khác nhau.
Việc nghiên cứu quản lý đội ngũ giáo viên (ĐNGV) là một vấn đề hết
sức quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện
nay. Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về
quản lý nhà nước (QLNN) đối với giáo viên ở các trường phổ thông. Trong
đó tiêu biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu như:
Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo Trung ương (2002), Quản lý
nhà nước về giáo dục đào tạo, Hà Nội. Cuốn sách đã hệ thống hóa lý luận
về giáo dục đào tạo cũng như quản lý về giáo dục đào tạo, chỉ ra các nội
dung, nguyên tắc và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về giáo dục và đào
tạo, từ đó chỉ ra các biện pháp để QLNN về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Đặng Quốc Bào, 2010. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục. Hà Nội, Nxb giáo dục.Tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong công
tác quản lý giáo dục, cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó
tác giả nêu ra những giải pháp đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục.
Phí Văn Hạnh, Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu
cầu đào tạo nguồn nhân lực CNH- HĐH đất nước.Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ ra 4 giải pháp để nâng cao vai trò của nhà
giáo góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng, đổi mới
đất nước. Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của đội ngũ nhà giáo. Đổi
mới công tác đào tạo và bồi dưỡng độ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa, hiện
4
đại hóa. Đổi mới công tác bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo. Tạo động lực
cho việc nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong các trường phổ thông.
Vũ Ngọc Hải, Giải pháp đột phá phát triển giáo dục. Báo điện tử
chính phủ.Tác giả đã đưa ra 3 giải pháp đột phá để đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục nước ta là: Đổi mới QLNN về giáo dục phù hợp với cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống giáo dục
quốc dân theo hướng mở, hiện đại hóa và liên thông. Xây dựng, phát triển
nhanh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giỏi.
Ở nước ta, vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên trong các đơn vị trường
học từ bậc phổ thông cho đến đại học, bao giờ cũng được các cấp quản lý
quan tâm sâu sát, bởi đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá
trình giáo dục, sản phẩm của họ khác với sản phẩm của các loại hình lao
động khác ở chỗ loại hình này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó
là nhân cách, sức lao động. Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên
cứu, nhiều đề tài khoa học đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên
như:
- Hội thảo toàn quốc "QLGD còn hạn chế- thực trạng và giải pháp"
tháng 4 năm 2005 do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội đã nêu lên các
nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong quản
lý giáo dục. Trong đó có nguyên nhân năng lực của đội ngũ quản lý giáo
dục còn hạn chế và đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng
bộ.
TS.Vũ Bá Thế đã đưa ra, Một số giải pháp phát triển nguồn nhân
lực đề CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn đến năm 2020. Trong đó có
những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giáo dục phổ thông" Xây dựng
đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu về số lượng, ổn định theo vùng, đồng bộ
về cơ cấu". "Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản
lý và đào tạo cán bộ quản lý phổ thông"
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên
THCS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước
đối với đội ngũ giáo viên THCS
Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đội
ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với giáo viên THCS trên địa
bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng
quản lý đội ngũ giáo viên các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện
Lệ Thủy từ năm 2011- 2016 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn giai đoạn 2017-2025
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Tiếp cận quan điểm lịc sử- logic và thực tiễn
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu.
6
+ Đối tượng điều tra: Giáo viên các trường THCS trên địa bàn
huyện.
+ Nội dung điều tra: Tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giáo viên; thực
trạng về công tác quản lý đội ngũ giáo viên; những giải pháp mà các trường
Trung học Cơ sở và Phòng GD&ĐT đã áp dụng để phát triển đội ngũ giáo
viên; tính khả thi của các giải pháp và những đề xuất nhằm hoàn thiện công
tác quản lý đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với giáo
viên trong các trường Trung học cơ sở.
- Đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân về chất lượng
đội ngũ giáo viên các trường Trung học Cơ sở của huyện Lệ Thủy, trên cơ
sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa
bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan quản lý nhà nước trong ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục
huyện Lệ Thủy nói riêng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về giáo dục đào tạo tại địa phương.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu trúc gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với
giáo viên các trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường
Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với giáo viên
các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
7
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
1.1. Khái niệm và vai trò, đặc điểm của giáo viên các trường Trung học
Cơ sở
1.1.1. Khái niệm, vai trò của giáo viên các trường Trung học Cơ sở
1.1.1.1. Khái niệm giáo viên các trường Trung học cơ sở
* Khái niệm giáo viên:
Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác [31]
* Giáo viên THCS:
Giáo viên THCS là người hành nghề giảng dạy một môn hoặc hai
môn học nào đó ở trường THCS và qua sự giảng dạy môn đó mà giáo dục
học sinh theo mục tiêu giáo dục mà Bộ GD&ĐT đã đề ra đối với giáo dục
THCS.
* Đội ngũ giáo viên THCS
Đội ngũ giáo viên trường THCS là tập hợp tất cả giáo viên của
trường đó theo một cấu trúc nhất định về mặt tổ chức, có số lượng GV nhất
định, có một chất lượng nhất định (về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo
đức, chuyên môn, nghiệp vụ) tạo thành một tập thể sư phạm được đánh giá
là vững mạnh hay yếu kém nói chung hoặc vững mạnh hay yếu kém về
từng mặt nói riêng.
Như vậy có thể hiểu rằng: Đội ngũ giáo viên THCS là tập hợp
những người tham gia công tác giảng dạy, giáo dục trong trường THCS và
các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống GD quốc dân, được tổ chức thành
một lực lượng, có cùng nhiệm vụ là giảng dạy, giáo dục và NCKH, là lực
lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế
hoạch của nhà trường. Lao động của đội ngũ GV là lao động trí óc, lao
8
động khoa học, lao động đặc thù nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là con
người đã được giáo dục và đào tạo.
Bất kỳ giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến một
tập thể học sinh và ngược lại học sinh nào cũng đều trực tiếp nhận sự giáo
dục của đội ngũ giáo viên. Chất lượng giáo dục trong trường THCS là sự
đóng góp chung của tập thể sư phạm trong đó đội ngũ GV đóng vai trò
quyết định.Chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào tinh thần trách
nhiệm và năng lực công tác của từng giáo viên mà còn phụ thuộc vào sự
phối hợp của các giáo viên trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên trong
trường THCS có sự quan hệ gần gủi, gắn bó, giúp đỡ, tương trợ nhau trong
cuộc sống và trong công tác, tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục
của nhà trường, coi trọng sinh hoạt của các tổ chức, có sự thống nhất cao về
nhận thức và hoạt động giáo dục [28].
1.1.1.2. Vai trò giáo viên các trường Trung học cơ sở
Giáo viên các trường THCS không chỉ đóng vai trò là người
truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở,
cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh
tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới
phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò giáo viên và
hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt
động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh họa sang cách dạy hoạt
động tìm tòi khám phá.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự
chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có
năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người
học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý tri thức học được vào cuộc sống
bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên
tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải
9
là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham
gia vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình
thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu
giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ.
Người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không
ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động
sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong
việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm
chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo trong đó
sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của
mỗi giáo viên. GV phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn dạy học - giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát
huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm.
Giáo viên THCS là giáo viên môn học: mỗi giáo viên dạy một
hoặc hai môn có quan hệ chuyên môn gần nhau, thực hiện chức năng giáo
dục học sinh (nghĩa hẹp) chủ yếu thông qua giảng dạy môn học.
Những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, công tác
Đoàn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp... có phạm vi hoạt động giáo dục
rộng hơn.
Đối tượng của giáo viên THCS là học sinh lứa tuổi từ 11 đến 15
tuổi, nên hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở đa dạng,
phức tạp.Giáo viên phải đạt yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực chuyên
môn nghiệp vụ mới đáp ứng được nhu cầu, trình độ nhận thức đã khá phát
triển của học sinh.
Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi giáo viên trung học cơ sở phải có
trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học,
10
trình độ ngoại ngữ mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới
phương pháp dạy học môn học của mình ở trường THCS .
1.1.2. Đặc điểm của giáo viên các trường Trung học cơ sở
Nghề của GV là nghề dạy học, đây là lao động trí óc đặc thù.
Nghề dạy học yêu cầu về phẩm chất và năng lực rất cao ở giáo viên, vì GV
dạy học bằng chính năng lực và nhân cách của mình. Giáo viên là một tấm
gương sáng cho học sinh noi theo, do đối tượng lao động của người giáo
viên là học sinh. Ngề dạy học có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn vì GD
tạo ra lao động mới cho từng người. Hơn nữa, nghề dạy học đòi hỏi phải có
tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Do giáo viên THCS là dạy
học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, là tuổi thiếu niên. Chính vì thế, giáo viên các
trường THCS có đặc điểm là vừa mang tính phổ biến, lại vừa mang tính
đặc thù riêng của một ngành đặc thù.
Tính phổ biến: Đó là người lao động mang đầy đủ phẩm chất, đức
tính truyền thống của người lao động Việt Nam, đó là: Con người có bản
chất nhân văn - nhân bản, nhân ái trong quan hệ với con người, với cộng
đồng; có đầu óc khoa học và duy lý biết sử dụng các quy luật để xây dựng
cuộc sống; có nhân cách công dân, ý thức rõ về quyền lợi và nghĩa vụ công
dân; con người lao động có tay nghề cao, sáng tạo ra các giá trị để làm giàu
cho mình và cho xã hội [43, tr.282].
Tính đặc thù của giáo viên các trường Trung học Cơ sở được thể
hiện bằng các đặc điểm sau đây:
- Là người tạo ra sản phẩm có tính đặc thù
Là người sản sinh ra các sản phẩm đặc thù thông qua đào tạo về
kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng sống để trở thành nhân lực đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Là lực lượng lao động đã qua đào tạo và có trình độ học vấn cao
11
Đây là những người có trình độ dân trí cao, có năng lực hiểu biết,
có khả năng khám phá, truyền thụ, cảm hóa; Họ được đào tạo theo những
trình độ chuẩn nhất định theo cấp học, theo chuyên môn, có hiểu biết sư
phạm và phương pháp sư phạm; Họ là những người lao động có tri thức, có
nhân cách và đòi hỏi tính gương mẫu cao (thầy giáo là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo); Sản phẩm lao động của họ có tính trừu tượng, đó là
giảng dạy giáo dục các thế hệ học sinh, hình thành và phát triển trí tuệ, đạo
đức, nhân cách cho các thế hệ học trò, đào tạo lớp người mới có kiến thức
khoa học, kỹ thuật, có đạo đức, năng động, sáng tạo [21].
- Họat động của GV mang tính xã hội hóa
Hơn bất kỳ họat động lao động nào, sản phẩm của giáo dục đào
tạo, sản phẩm của người thầy là con người và trí tuệ nhân cách của con
người. Nếu người mẹ sinh ra một con người thứ nhất thì giáo dục – người
thầy sinh ra con người thứ hai – con người có tri thức và nhân cách, người
thầy là cầu nối giữa thế giới tri thức, khoa học với con người, tạo nguồn
nhân lực cho tương lai [21].
- Chất lượng của người giáo viên quyết định trực tiếp đến chất lượng
lao động với các bước đào tạo chuyển tiếp của đào tạo đại học, cao đẳng,
dạy nghề sẽ trở thành nhân lực phát triển.
Do đặc thù công việc, nên GV các trường THCS giữ vai trò hết sức
quan trọng, chủ đạo của quá trình giáo dục, là lực lượng trực tiếp thực hiện
các mục tiêu GD&ĐT, từng bước nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho
đất nước.
Người thầy là cầu nối giữa thế giới tri thức khoa học với con
người. Sẽ không có một nền dân trí cao nếu không có một đội ngũ người
làm giáo dục có trình độ, tâm huyết và phát triển [21].
12
1.2. Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở
1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản lý nhà nước đối với giáo viên các
trường Trung học cơ sở
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường
Trung học cơ sở
* Khái niệm quản lý
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại
và phát triển đều phải dựa vào sự nổ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ
một nhóm nhỏ đến tầm rộng lớn là một quốc gia, một tổ chức quốc tế , đều
phải thừa nhận và chịu sự quản lý nào đó, như nhận định của C.Mak" Một
người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn thì cần
phải có nhạc trưởng" [11, tr 8]
Hoạt động quản lý xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người, xã hội
càng phát triển thì quản lý càng phát triển. Khi xã hội phát triển sự phân
công lao động thì đồng thời cũng xuất hiện sự hợp tác lao động. Đó là sự
phối hợp giữa các cá nhân thành lao động chung của xã hội. Đồng thời
trong xã hội xuất hiện chức năng gắn kết các lao động lại để đạt mục đích
của cá nhân, của xã hội, đó là quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội, là một dạng hoạt động đặc thù của
con người, là sản phẩm và là yếu tố gắn chặt với hợp tác lao động. Theo
Mác thì bất cứ lao động xã hội nào hay lao động chung trực tiếp nào cũng
đều ít nhiều cần đến sự quản lý [36, tr 6]
Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật, quản lý là hoạt động
tất yếu của quá trình xã hội hóa sản xuất. Vì vậy khái niệm quản lý được
nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, dựa trên
những cách tiếp cận khác nhau
Theo A. Fayol, nhà lý luận về khoa học quản lý "Quản lý tức là lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra"[19]
13
"Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn chặt
với sự phân công và phối hợp" (K. Marx)
"Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận
dụng các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra" [20]
Harold Koontz trong "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" có nêu rõ "
Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm những nổ lực cá nhân
nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là
nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được
các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất. Với tư cách thực
hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức tổ chức về quản lý là
một khoa học" [36]
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý như:
Theo Nguyễn Bá Sơn (2000), “Quản lý là sự tác động có hướng
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý và khách thể Ql bằng một
hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng Ql, đưa hệ
thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ cho lợi ích của con người”[24,
tr 15]
Theo Trần Kiểm (2004) “Quản lý là những tác động của chủ thể
quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều
phối các nguồi lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ
yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả
cao nhất” [8, tr 8].
Như vậy, có thể hiểu, quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự
vận động của sự vật [34].
Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá
trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho
14
hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý
nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan
trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng
phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp
[34].
Nhìn một cách tổng thể, các khái niệm quản lý trên tuy có khác nhau,
nhưng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau:
- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống hoàn chỉnh, giống
như một cơ thể sống. Nó được cấu tạo liên kết hữu cơ từ nhiều yếu tố, theo
một qui luật nhất định, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh khách quan.
- Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ: Đó là sự liên kết giữa chủ thể
quản lý và khách thể quản lý.
- Tác động quản lý thường mang tính chất tổng hợp, hệ thống tác động
quản lý gồm nhiều giải pháp khác nhau, thường được thể hiện dưới dạng
tổng hợp của một cơ chế quản lý.
- Cơ sở của quản lý là các qui luật khách quan và điều kiện thực tiễn
của môi trường. Quản lý phải gắn liền và bao giờ cũng phải phù hợp với
qui luật.
Thực chất của quản lý là xác định mục tiêu và hướng mọi nổ lực của
cá nhân, của tổ chức đó vào mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng của quản lý là
tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi ích của con người. Qua các khái niệm trên,
có thể mô tả khái niệm quản lý theo sơ đồ sau:
15
Sơ đồ 1.1: Diễn tả thực chất quản lý
* Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử
dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan
trọng của con người. Ðiểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các
hình thức quản lý khác là tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế
nhà nước khi cần. Từ khi xuất hiện, nhà nuớc điều chỉnh các quan hệ xã hội
được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi
toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện
chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
Quản lý nhà nước được hiểu “là hoạt động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN” [18, Tr. 407]
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do cơ
quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã
hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. [2, Tr. 633]
* Quản lý nhà nước đối với giáo viên THCS
Quản lý giáo viên các trường THCS là việc xây dựng, phát
triển đội ngũ giáo viên vững mạnh về cả số lượng và chất lượng, có đầy đủ
phẩm chất trí tuệ, năng lực và trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt các
nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học.
CHỦ THỂ QL
ĐỐI TƯỢNG QL
MỤC TIÊU QL KHÁCH THỂ QL
16
Quản lý đội ngũ giáo viên là một mặt cấu thành của hoạt động
quản lý đề cập đến con người trong tổ chức. Nói một cách ngắn gọn hơn:
Quản lý đội ngũ là quản lý con người.
Quản lý nhà nước đối với GV các trường THCS thuộc UBND
cấp huyện quản lý, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ và đạt được mục tiêu sau:
- Xây dựng đội ngũ giáo viên THCS đủ về số lượng, đạt chuẩn về
đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, đoàn kế nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục
của Đảng , ngày càng vững mạnh về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ
sức thực hiện có chất lượng kế hoạch và mục tiêu giáo dục.
- Đáp ứng đòi hỏi về phát triển nguồn nhân lực
- Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS phải thích ứng
với yêu cầu của từng giai đoạn đổi mới và hoàn thiện nền GD của đất nước.
- Tạo cơ hội để mỗi giáo viên phát triển tài năng của mình.
- Bảo đảm việc thực thi nhiệm vụ theo đúng pháp luật nhà nước quy
định.
- Xây dựng một môi trường làm việc có văn hóa, có hiệu quả trên cơ
sở hợp tác, phối hợp giữa các giáo viên với nhau trong trường THCS.
1.2.1.2. Nội dung của quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường
Trung học cơ sở
- Căn cứ Luật viên chức (2010)
- Luật giáo dục sửa đổi 2009
- Thông tư 09/2012/TT-BNV quy định quy trình, nội dung thanh tra về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý công, viên chức
- Thông tư 04/2015/TT-BNV sửa đổi Thông tư15/2012/TT-BNV hướng
dẫn tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi
dưỡng đối với viên chức
17
- Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về bảng lương, bậc
lương cán bộ công chức, viên chức (hiệu lực: 15/9/2016)
- Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH sửa
đổi TTLT 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực
hiện Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà
giáo
* Nội dung quản lý nhà nước đối với viên chức
Nội dung quản lý viên chức được quy định trong Luật viên chức năm
2010. Đó là những nội dung nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ viên
chức đáp ứng được nhiệm vụ trong các đơn vị sự nghiệp. Theo quy định
của Luật viên chức năm 2010, việc QL viên chức bao gồm những nội dung
cơ bản sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp,
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức.
- Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức; xác định vị
trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên
chức làm việc tương ứng.
Ngoài các nội dung trên, việc QL viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
còn bao gồm các công tác khác liên quan được quy định tại Luật viên chức
như tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, biệt phái, bổ
nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chế
độ tiền lương,...
Muốn xây dựng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ của đơn vị sự nghiệp, trước hết cần thiết phải ban hành thể chế quản lý
viên chức; tiếp đó là triển khai thực hiện và tuân thủ đúng quy trình về
quản lý viên chức và cuối cùng là bộ máy thực hiện việc quản lý đội ngũ
viên chức. Để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và tính thống nhất trong
18
quản lý viên chức thì Nhà nước cần phải thể chế đầy đủ các nội dung quản
lý viên chức thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định
việc thực hiện các nội dung quản lý viên chức nêu trên. Đây chính là hình
thức biểu hiện của thể chế quản lý viên chức nói chung, viên chức GD nói
riêng. Thể chế này quy định, hướng dẫn các nội dung liên quan đến tiêu
chuẩn, điều kiện tuyển viên chức; nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của
viên chức; những điều viên chức không được làm; cách thức, trình tự, thủ
tục trong công tác khen thưởng, kỷ luật, sử dụng, thăng tiến, bổ nhiệm, chế
độ đãi ngộ và quản lý viên chức. Ngoài ra, hệ thống các văn bản này còn
bao gồm các văn bản quy định việc sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn, kiểm tra đối với việc thực hiện các quy định về quản lý viên
chức. Quá trình thực hiện, theo thẩm quyền được giao, cơ quan hành chính
các cấp như bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương cũng ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng
các quy định của nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phù
hợp với điều kiện, đặc điểm và thực tế của ngành, của địa phương. Các văn
bản này cũng được tính vào hệ thống các văn bản quản lý viên chức. Tổng
hợp hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này sẽ tạo thành thể chế
quản lý viên chức. Các hình thức biểu hiện của hệ thống thể chế quản lý
viên chức bao gồm các loại chủ yếu sau:
- Luật viên chức.
- Nghị định của Chính phủ.
- Thông tư hoặc TT liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn việc thực
hiện.
- Quyết định, chỉ thị và các văn bản hành chính thông thường của các
bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
19
Hệ thống các văn bản quản lý này muốn đi vào cuộc sống thì phải
được bộ máy các cơ quan quản lý viên chức thực hiện. Toàn bộ hoạt động
của bộ máy này sẽ được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật đã
ban hành về quản lý viên chức. Nhờ có sự hoạt động của bộ máy quản lý
viên chức này mà Nhà nước có thể thực hiện được “sự tự quản lý” đối với
đội ngũ viên chức của mình. Bộ máy này được bố trí ở các bộ, ngành và địa
phương, từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan cấp trên đến các cơ
quan cấp dưới và hoạt động đồng bộ, thống nhất theo các quy định chung
trong phạm vi cả nước. Quy trình quản lý viên chức được xác định gồm
nhiều bước khác nhau và gồm các nội dung cơ bản sau đây: quản lý biên
chế; xác định vị trí việc làm; tuyển dụng; bố trí, sử dụng; đánh giá; chế độ
tiền lương; bổ nhiệm, miễn nhiệm; đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng và xử
lý vi phạm kỷ luật; thôi việc và nghỉ hưu; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên
quan đến viên chức.
Cùng với việc quy định những nội dung quản lý viên chức, pháp luật
cũng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan, tổ
chức trong việc quản lý đội ngũ viên chức. Việc quản lý viên chức được
quy định để bảo đảm sự thống nhất trong xây dựng và phát triển đội ngũ
viên chức. Trong đó, tại khoản 1 Điều 47 Luật viên chức năm 2010 đã giao
“Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viên chức”. Điều đó có nghĩa
là việc quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp phải thống nhất thực
hiện theo các quy định của Luật viên chức và các văn bản quy phạm pháp
luật do Chính phủ ban hành. Bao gồm từ công việc quản lý biên chế, tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, biệt phái, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, từ chức, luân chuyển đến các công việc đánh giá, khen
thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu...
Bộ Nội vụ có nhiệm vụ chủ trì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
các quy định về viên chức; Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm
20
pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với viên chức trong
công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, chế độ tiền
lương và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với viên chức;
Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể tiêu
chuẩn đối với viên chức ; Thanh tra, kiểm tra đối với ủy ban nhân dân các
cấp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; Thống kê, tổng hợp số
lượng, chất lượng đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền
được giao, quyết định số lượng cụ thể viên chức theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn Bộ Nội vụ; Ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng viên
chức; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đánh giá
viên chức hàng năm; Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ,
chính sách đối với viên chức; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển
dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ viên chức; từng bước thực
hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; Hàng năm,
chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
viên chức; Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức; Ban
hành quy định về phân cấp quản lý đối với viên chức; Tổng hợp thống kê,
báo cáo số lượng, chất lượng viên chức trên địa bàn cấp tỉnh; Hướng dẫn,
kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo
quy định của Chính phủ và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đối với
viên chức; Hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ viên chức trong phạm vi
quản lý.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ lập kế hoạch, quy hoạch xây
dựng đội ngũ viên chức; Tổ chức tuyển dụng viên chức; quyết định tiếp
nhận, điều động và quản lý viên chức theo quy định và theo phân cấp quản
lý viên chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện cho thôi việc, nghỉ
hưu đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp
21
luật; Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác
đối với viên chức; Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng theo hướng dẫn và phân
cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với
viên chức theo phân cấp quản lý viên chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định; Giải quyết khiếu
nại, tố cáo đối với viên chức theo quy định của pháp luật; Tổng hợp thống
kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức trên địa bàn cấp huyện;
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị quản lý viên chức trong việc nhận xét,
đánh giá viên chức hàng năm; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách
đối với viên chức; Hướng dẫn các đơn vị quản lý viên chức lập và quản lý
hồ sơ viên chức .
Các đơn vị sự nghiệp công lập là nơi trực tiếp quản lý và sử dụng viên
chức; nhận xét, đánh giá hàng năm đối với viên chức; Thực hiện chế độ,
chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với viên
chức; Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng
viên chức theo phân cấp quản lý; Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
cấp huyện về xử lý vi phạm đối với viên chức; Giải quyết khiếu nại, tố cáo
theo quy định của pháp luật; Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội
ngũ viên chức; Lập và quản lý hồ sơ viên chức thuộc phạm vi quản lý.
Công tác quản lý nhà nước đối với viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp công lập phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều
hành của chính quyền, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo sự ổn
định trong bố trí, sử dụng viên chức, không ngừng nâng cao chất lượng
viên chức, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo
viên các trường THCS
- Công tác tuyển dụng giáo viên THCS
22
"Tuyển dụng là công việc xét chọn người thích hợp và nhận vào làm
việc"[35]
“Tuyển dụng là việc lựa chọ người có phẩm chất, trình độ và năng lực
vào làm viên chức trong đơn vị sự ngiệp công lập”[20, tr 70]
"Tuyển dụng là một quy trình gồm một tập hợp các hoạt động biến
nguồn vào thành nguồn ra" [21, tr12]
Quy trình này gắn liền với các thông tin về yêu cầu và mô tả công
việc, đơn xin việc của ứng viên, sự cân nhắc lựa chọ ứng viên và cuối cùng
là quyết định ứng viên phù hợp để đưa vào bộ máy hoạt động của nhà
trường
Nhiệm vụ của tuyển dụng giáo viên THCS là xúc tiến các hoạt động
nhằm thu hút các ứng viên thích hợp cho nhà trường" Các yêu cầu về công
bằng và dân chủ trong việc lựa chọn các ứng viên ngày càng được chú
trọng, làm cho quy trình lựa chọn GV ngày càng trở nên chặt chẽ, hợp lý
hơn"[26].
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS
Đào tạo và bồi dưỡng GV THCS là hai quá trình tác động đến đội ngũ
GV nhằm trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho họ với mục đích hoàn thiện,
năng cao khả năng hoạt động nghề nghiệp và các hoạt động thực tiễn khác
trong một lĩnh vực nhất định
Đào tạo bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao năng lực
chuyên môn hay kỹ năng sư phạm của GV trong hoạt động nghề nghiệp.
"Đào tạo là một loạt các hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang
bị cho người lao động nhận thức, kỹ năng tay nghề và động lực thực hiện
công việc"[16, tr 338]
Đào tạo giúp trang bị cho GV những nhận thức và kỹ năng thực tiễn,
giúp cho họ thực hiện tốt hơn các công việc hiện tại. Công việc đào tạo
không chỉ dừng lại ở chỗ trang bị cho GV các kỹ năng nghề nghiệp hiện tại
23
mà còn phát triển họ lên một mấc cao hơn để đảm nhận trọng trách trong
tương lai.
Nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết các tồn tại hiện nay
và vượt qua những thử thách trong tương lai. Trong bối cảnh đất nước ta
đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, do đó công tác đào tạo,
bồi dưỡng cho GV cần được chú trọng.
Đào tạo và phát triển GV trong các trường THCS, các cơ sở giáo dục
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về trình độ, về cơ cấu và số lượng
giáo viên. Việc đào tạo và bồi dưỡng GV cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Phải xem đây là yêu cầu có tính chiến lược, phải xây được phong trào
tự học, tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên.
Cần thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, chuyên môn
nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn.
Chú ý đến trình độ của công tác đào tạo, bồi dưỡng, có tính đến thành
tựu mới nhất của khoa học và kinh nghiệm thực tiễn.
Phải có kế hoạch đảm bảo tính liên tục, có hệ thống và trách nhiệm
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong suốt thời gian hoạt động
sư phạm
Chú ý đến trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng GV, từ đó
xác định nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
- Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên THCS.
Phân công công tác
Phân công công tác là giao trách nhiệm cho một GV nào đó thực hiện
hoặc đảm trách một công việc có mục đích cụ thể, rõ ràng, trong một thời
gian nhất định. Người phân công phải có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc, kịp thời uốn nắn những sai lệch nhằm giúp GV được phân công hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao
Quản lý GV
24
Theo PGS.TS Võ Xuân Đàn,"QL giáo viên không đồng nghĩa với QL
công chức. Thành công của sự QL là không làm công chức hóa đội ngũ
GV. Phải để cho họ khoảng trời tự do trong hoạt động và sáng tạo khoa
học, điều kiện quan trọng để GV hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với ý
nghĩa đó, QL giáo viên đồng nghĩa với QL chất lượng"
Đánh giá GV
Là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trưc tiếp hiệu quả
của giáo dục chính là trình độ của đội ngũ giáo viên được thể hiện qua năng
lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của họ
Trình độ chuyên môn của GV thường được xác định qua các văn bằng
mà họ đạt. Tuy nhiên, trên thực tế bằng cấp chỉ là một trong những tiêu chí
cần có, điều quan trọng hơn là năng lực giảng dạy, khả năng truyền đạt tri
thức với hiệu suất cao và năng lực nghiên cứu khoa học
Bản lĩnh và uy tính khoa học của người giáo viên được coi là một
trong những thước đo quan trọng khi đánh giá, phân loại giáo viên. Cơ sở
đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên phải dựa vào những
sản phẩm trí tuệ của họ sáng tạo ra
Thực tế hiện nay, cách đánh giá GV thường chú trọng đến công tác
giảng dạy, chưa quan tâm nhiều đến năng lực nghiên cứu khoa học của giáo
viên.
1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường
Trung học cơ sở
Thứ nhất, đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên
môn trong các hoạt động QL giáo viên. Nó vừa theo nguyên tắc quản lý
hành chính nhà nước đối với hoạt động của quản lý giáo dục, vùa theo
nguyên tắc hành chính GD đối với một cơ sở giáo dục. Hành chính- giáo
dục thực chất là triển khai chức năng, nhiệm vụ quyền hạn do nhà nước quy
định (phân cấp, phân công hoặc ủy quyền). Các cơ quan, tổ chức thay mặt
25
Nhà nước triển khai, điều hành, điều chỉnh các hoạt động của giáo viên.
Quản lý hành chính thực chất là việc xây dựng các văn bản pháp quy và
chấp hành các văn bản. Kết hợp với quản lý giáo dục là đưa việc xây dựng
các văn bản cho các hoạt động chuyên môn của giáo viên và làm cho họ
hiểu, biết được các quy định của văn bản để thực hiện cho đúng
Ví dụ: Từ quy định của Bộ GD&ĐT về việc soạn bài, giảng bài,
chấm bài....Cơ quan Sở, Phòng GD&ĐT sẽ có những quy định chi tiết hơn
về các vấn đề đó để đảm bảo, thiết thực và phù hợp với địa phương và cơ
sở giáo dục, trên cơ sở đó giáo viên chấp hành các quy định về chuyên
môn. Đó là cách làm hành chính hóa các hoạt động chuyên môn.
Như vậy, đặc điểm hành chính giáo dục là đặc điểm quan trọng nhất
trong hoạt động quản lý nhà nước đối với GV ở các trường Trung học Cơ
sở.
Thứ hai, là đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động
quản lý,
Đặc điểm này biểu hiện ở 3 vấn đề sau:
- Điều kiện để triển khai QLNN là phải có tư cách pháp nhân và yêu
cầu về tính hợp pháp trong quản lý là yêu cầu trước hết. Muốn có tư cách
pháp nhân để QL phải được bổ nhiệm và khi đã được bổ nhiệm cần thực
hiện đúng, đủ chức năng, thẩm quyền. Không lạm dụng quyền cũng không
đùn đẩy trách nhiệm, thực hiện đúng chế độ thủ trưởng trong việc ra quyết
định và trong việc chịu trách nhiệm về các quyết định QL trước tập thể giáo
viên. Trong QLNN sẽ không có tư cách pháp nhân để ra quyền khi chưa
được bổ nhiệm. Tuy nhiên, mỗi tư cách pháp nhân đều có quyền hạn và
trách nhiêm tương ứng, việc hiểu cho đúng, làm cho đủ thẩm quyền là
thước đo khả năng sử dụng quyền lực nhà nước của một tư cách pháp nhân
- Phương tiện quản lý nhà nước đối với GV các trường THCS là các
văn bản pháp luật và pháp quy. Phương pháp chủ yếu để QLNN là phương
26
pháp hành chính- tổ chức, cần nhận thức rằng pháp luật, pháp quy là sự cụ
thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy đây chính là
hành lang pháp lý trong quản lý đội ngũ giáo viên. Việc không tuân thủ
hành lang pháp lý trong các hoạt động quản lý giáo viên tức là vi phạm trật
tự kỷ cương và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trong QLNN phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lý theo
sự phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh- phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính
quyền lực trong quản lý nhà nước. Tính quyền lực ở đây cũng chính là cán
bộ quản lý giáo dục cấp phòng cần nhận thức đầy đủ rằng cấp dưới phải
phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương trong quá trình
quản lý giáo viên ở các trường
Thứ ba, đặc điểm kết hợp Nhà nước- xã hội trong quá trình triển khai
quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS.
Chúng ta đều biết, giáo dục và đào tạo là một hoạt động mang tính
xã hội cao và Đảng ta cũng đã nhấn mạnh tư tưởng GD&ĐT là sự nghiêp
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Rõ ràng dân chủ hóa và xã hội hóa
công tác giáo dục là tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai trò rất lớn
trong sự phát triển giáo dục nói chung và QLNN đối với đội ngũ giáo viên
nói riêng. Do đó, để công tác quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường
THCS có hiệu quả cần có sự tham gia đông đảo của các lực lượng trong xã
hội
1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường
Trung học cơ sở
1.3.1. Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên các trường Trung học cơ sở
Giáo viên các trường THCS có nhiệm vụ dạy học và giáo dục theo
chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm
tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng
giờ, quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức,
27
tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.Tham gia công tác phổ cập giáo
dục ở địa phương, rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu
sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục; Giữ gìn phẩm
chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu,
tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Phối hợp với
giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh
trong dạy học và giáo dục học sinh. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp luật [31].
Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của
Điều 72, còn có những nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo
dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả
thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh. Thực hiện các
hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
Ngoài ra, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp còn phải phối hợp
chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ
chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện,
hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các
nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và
xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật
học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại,
phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn
28
chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ HS; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về
tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là
giáo viên trung học Cơ sở được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ
chức Đoàn trong nhà trường.
Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội
trong nhà trường.
1.3.2. Quy định pháp luật đối với giáo viên THCS
Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước đối với giáo
viên cấp THCS thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng dẫn
về quản lý giáo viên, đây là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện quản lý giáo
viên THCS. Thực tiễn cho thấy, hệ thống khuôn khổ pháp luật về giáo viên
THCS bao gồm các luật, nghị định, thông tư và các quyết định quy định đối
với giáo viên THCS không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn đề
phát sinh trong thực tế. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình
huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, cũng
có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong
luật, do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý về đội ngũ
GV cấp THCS.
Do vậy, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn của cơ
quan quản lý nhà nước về giáo viên THCS là một yếu tố có ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS. Yếu tố này
đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh
liên quan đến đội ngũ GV không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì
nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất
29
cấp bách mà không được giải quyết kịp thời thì cũng đem lại hậu quả
không mong muốn.
Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản,
chính sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực
QLNN về viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, giáo
viên các trường THCS nói riêng. Việc ban hành các văn bản pháp luật đối
với giáo viên THCS và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ
quan chức năng của nhà nước trong việc xử lý các vấn đề về giáo viên
trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Một là, giáo viên các trường THCS có nhiệm vụ là dạy học và giáo dục
theo chương trình, kế hoạch dạy học của nhà trường, theo chế độ làm việc
của giáo viên do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định; quản lý học
sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt
động chuyên môn và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục;
tham gia nghiên cứu khoa học. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà
giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử
công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học
sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm
việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh.
Ngoài ra, giáo viên các trường THCS phải tham gia công tác phổ cập
giáo dục ở địa phương; rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo
dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; Thực
hiện nghiêm và chịu sự kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục.
Hai là, giáo viên giảng dạy trong các đơn vị sự ngiệp công lập có
quyền được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và
giáo dục học sinh; Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và
30
được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chínhsách quy định đối
với nhà giáo; Được cử đi học, bòi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ theo quy định hiện hành. Giáo viên cũng được hợp đồng thỉnh
giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục; Được
hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Ba là, giáo viên giảng dạy các trường THCS phải đạt chuẩn về trình
độ đào tạo (Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.)
Bốn là, phải có hành vi, ngôn ngữ ứng xử đúng mực, có tác dụng giáo
dục đối với học sinh. Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm
phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp;Trang phục của giáo viên phải
chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về
trang phục của viên chức Nhà nước.
Năm là, trong công tác giảng dạy, NCKH nếu có thành tích sẽ được
khen thưởng, được phong tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao
quý khác. Nếu giáo viên nào vi phạm quy định thì bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
1.3.3. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý
Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý nhà nước giáo viên các trường Trung học cơ sở. Việc tổ chức tốt
một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành
các nhiệm vụ được giao.
Ở nước ta hiện nay, cấp Trung ương có bộ máy đầu mối để thực hiện
công tác quản lý nhà nước đối với viên chức là Bộ Nội vụ. Ở cấp địa
phương, cơ quan quản lý trực tiếp đội ngũ giáo viên các trường THCS là
UBND cấp huyện (Phòng nội vụ huyện). Việc tổ chức bộ máy trong công
tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ GV là thực sự cần thiết, đây là cơ
quan đảm nhận chức năng nghiên cứu, tham mưu cho Nhà nước các cơ chế,
chính sách đối với nhà giáo như xây dựng văn bản pháp luật, đề xuất việc
31
tổ chức bộ máy quản lý thống nhất đội ngũ giáo viên THCS, kiến nghị cơ
chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về kiểm tra,
giám sát, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với
đội ngũ giáo viên các trường THCS.
- Cơ cấu tổ chức trường THCS
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức trường THCS
Sự phát triển của khoa học quản lý đã dẫn đến việc hình thành các
kiểu cơ cấu tổ chức khác nhau: Kiểu cơ cấu trực tuyến, kiểu cơ cấu chức
năng và kiểu cơ cấu hỗ hợp trực tuyến - chức năng. Tùy điều kiện cụ thể
mà chúng ta chọn kiểu cơ cấu tổ chức cho phù hợp, vấn đề ở đây là làm thế
nào cho hệ thống vận hành có hiệu quả.
Hiện nạy, trong các trường THCS thường chọn kiểu cơ cấu tổ chức
trực tuyến là kiểu đơn giản nhất. Đặc điểm của kiểu này là mệnh lệnh cấp
trên được truyền trực tiếp đến cấp dưới, cấp dưới chỉ thực hiện mệnh lệnh
của cấp trên trực tiếp. Cơ cấu tổ chức này phù hợp với chế độ thủ trưởng,
tuy nhiên đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, nhưng lại có
Giáo
viên bộ
môn
Chi bộ Đảng Hiệu trưởng Hội đồng trường
Phó Hiệu
trưởng 1
Phó Hiệu
trưởng 2
Tổ CM
1
Tổ CM
2
Tổ CM
3
Các ban
chứcnăng
Tổ HC
quản trị
Giáo
viên bộ
môn
Giáo
viên bộ
môn
32
khuyết điểm là hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng
lĩnh vực chuyên biệt, hạn chế sự phối hợp giữa các bộ phận ngang quyền và
dễ dẫn đến hiện tượng độc đoán trong quản lý.
33
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng ta thấy rằng trong công tác phát
triển giáo dục thì công tác quản lý đội ngũ giáo viên là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, mặt khác mục đích giáo dục luôn thay đổi nhằm phục
vụ sự phát triển của đất nước, do đó vai trò của người thầy giáo cũng phải
thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, chính vì vậy mục
tiêu quản lý đội ngũ phải thường xuyên thay đổi đó là mục tiêu về số
lượng, mục tiêu về chất lượng. Để quản lý đội ngũ giáo viên ngoài sự nỗ
lực tự học của giáo viên, người quản lý còn phải tiến hành đồng thời cả hai
việc đó là: Nắm bắt được mục tiêu giáo dục trong một giai đoạn nhằm đề ra
những yêu cầu cụ thể; phát triển cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ
hiện có, và đó cũng là cơ sở cho luận văn đề ra các giải pháp. Kinh nghiệm
rút ra từ những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước qua
cách tiếp cận kiến thức quản lý đội ngũ giáo viên và từ góc độ tâm lý, cho
thấy rằng nội dung quản lý đội ngũ giáo viên là sự thống nhất hữu cơ trên
các mặt: quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra,
đánh giá và các cơ chế chính sách đối với giáo viên. Tuy nhiên, để công tác
quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS đạt hiệu quả, cần chú
ý đến các yếu tố ảnh hưởng như: chiến lược phát triển nhà trường, mục tiêu
phát triển, năng lực và phong cách của nhà quản lý, hệ thống các quy tắc,
quy chế của cơ quan, đơn vị... Kết quả nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo
viên cùng với việc nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học, đã xác lập cơ cho
việc phân tích, đánh giá thực trạng, tính toán các chỉ số lượng hóa của các
giải pháp và xử lý kết quả khảo nghiệm.
34
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội và thực trạng đội ngũ giáo viên
các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình
2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lệ Thủy là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh ( Quảng Trị ), phia Bắc giáp huyện Quảng
Ninh (Quảng Bình), phía Tây giáp tỉnh Khammouan của Lào, phía Đông
giáp Biển Đông.
Diện tích tự nhiên 142.052 ha, với 28 đơn vị hành chính ( trong đó 2
thị trấn và 26 xã ) , cách trung tâm thành phố Đồng Hới 40 km về phía Bắc.
Phía Tây là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng Đông với vùng
núi, đồi, có suối nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được
khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai. Ở giữa là một
dài đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn cát
trắng, nước biển sạch. Hiện có bãi tắm tại Ngư Thủy và đã được đưa vào
khai thác.
Huyện Lệ Thủy thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Bình,
nằm trong vùng chuyển tiếp giữa huyện Quảng Ninh và tỉnh Quảng Trị. Là
huyện nằm trong khu vực Trung trung bộ, với địa hình nhiều đồi núi và tiếp
giáp với nước Lào, điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn, vị trí một số trường
còn nằm cách xa trung tâm huyện. Đây là những yếu tố gây khó khăn trong
35
CTQL đội ngũ giáo viên của các cấp chính quyền cũng như ngành giáo dục
Lệ Thủy.
2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội
Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm qua, Lệ Thủy đã đạt được
những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế của huyện
ngày càng mở rộng về qui mô, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết việc
làm và phát triển nhân lực của huyện. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh
của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong huyện cũng tăng nhanh.
Đồng thời đây cũng là thuận lợi cho phát triển giáo dục đào tạo trên địa bàn
huyện nói chung cũng như công tác quản lý đội ngũ giáo viên của ngành
giáo dục huyện nói riêng Xây dựng kết cấu hạ tầng được các cấp chính
quyền quan tâm đầu tư phát triển như đường giao thông, hệ thống thủy lợi,
xây dựng trường học, bệnh viện, lưới điện, cung cấp nước sạch, vệ sinh
môi trường.... làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn. Đời sống
của người dân không ngừng được cải thiện và ngày một nâng cao.
Hiện nay, huyện Lệ Thủy có trên 200 doanh nghiệp với số vốn kinh
doanh trên 1000 tỉ đồng, kinh tế tập thể, kinh tế trang trại cũng đang phát
triển, mở rộng mô hình hoạt động. Các thành phần kinh tế trên địa bàn
huyện đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần giải
quyết việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho người lao động
Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ,
nhân dân hăng hái tham gia phong trào xã hội hóa về GD&ĐT, y tế, văn
hóa, thể dục thể thao, những hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân
tộc thiểu số được chăm sóc. Tỷ lệ người biết chữ đạt 97%, UBND huyện đã
quan tâm, chú trọng đến lực lượng trong độ tuổi lao động, đưa lực lượng
này đi đào tạo để có tay nghề cao. Với những điều kiện tự nhiên phong
phú, giàu tiềm năng, với truyền thống lịch sử tốt đẹp, nhân dân có tinh thần
lao động sáng tạo, vượt qua khó khăn đang quyết tâm phân đấu xây dựng
36
huyện Lệ Thủy trở thành huyện giàu đẹp, văn minh của tỉnh. Tình hình
kinh tế- xã hội đã có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình phả triển
GD&ĐT của huyện
2.1.1.3. Tình hình phát triển GD&ĐT huyện Lệ Thủy
Năm 2008 huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo
dục Trung học Cơ sở. Việc mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng cấp
Trung học Cơ sở, đảm bảo cho hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp tiểu học
tiếp tục học để đạt trình độ THCS, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực của huyện
Để đạt được mục tiêu giáo dục, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo
ngành giáo dục tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố trường học.
Thay thế phòng học tạm bằng các phòng học kiên cố, tiếp tục xây dựng
thêm phòng học mới và tu sửa đã có đáp ứng đủ về số lượng phòng học với
qui mô học sinh các cấp học. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo
phục vụ cho công tác dạy học theo tiêu chuẩn quy định. Trong xu thế phát
triển giáo dục và đào tạo của tỉnh, GD&ĐT của huyện Lệ Thủy thời gian
qua phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Về mạng lưới các trường Trung học cơ sở những năm qua tiếp tục
được cũng cố và phát triển theo hướng cân đối và đồng bộ. Tình hình phát
triển giáo dục Trung học cơ sở từ năm 2010- 2011 đến năm học 2014-2015
được thể hiện qua bảng sau đây:
37
Bảng 2.1. Tình hình phát triển giáo dụcTHCS từ năm 2010-2015
TT Loại hình
trường lớp
2010-
2011
2011-
2012
2012-
2013
2013-
2014
2014-
2015
1 Trường 29 29 29 29 29
2 Trường
(đạt chuẩn)
6 9 12 15 17
3 Số lớp 277 278 290 293 291
4 Số học sinh 9455 9466 9475 9567 9500
5 Giáo viên 558 566 569 576 578
6 Phòng học 259 267 275 297 307
(Nguồn Phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy)
Nhìn tổng quát, tình hình phát triển giáo dục cấp Trung học Cơ sở trên
địa bàn huyện Lệ Thủy có bước phát triển khá tốt, không quá tăng vọt về số
lượng nhưng ổn định về chất lượng, đội ngũ giáo viên đứng lớp tăng trưởng
theo từng năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. UBNND huyện đã
chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng và sửa
chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, cung cấp trang thiết bị phục vụ
cho việc day học kịp thời. Về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của từng năm
học đối với cấp THCS đã dược phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo chặt chẽ quy
trình tiến hành các kế hoạch giáo dục, nhất là việc thực hiện chương trình
sách giáo khoa, các hoạt động dạy học tự chọn, hoạt động giáo dục nghề,
GD hướng nghiệp đều được triển khai nghiêm túc và đồng bộ, đúng quy
chế. Phong trào thi đua dạy tốt- học tốt được phát huy mạnh mẽ tạo nên
không khí thi đua cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giữa các trường
THCS trong toàn huyện, là đòn bẩy thúc đẩy các bước phát triển về chất
lượng giáo dục của ngành và được đánh giá là một trong những điểm sáng
về công tác giáo dục của tỉnh Quảng Bình.
38
2.1.2. Thực trạng giáo viên các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Khái quá về hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (Ngân sách nhà nước, chương trình
mục tiêu, huy động từ các thành phần kinh tế, sự đóng góp của người dân,
xã hội hóa giáo dục), mạng lưới cơ sở GD&ĐT đã và đang phát triển ngày
càng rộng và phân bố trên khắp các xã, đến tận thôn/bản trên địa bàn huyện
với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất-kĩ thuật từng bước được
cải thiện.
Hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo của huyện Lệ Thủy đã góp
phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát
triển kinh tế- xã hội của huyện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân. Huyện đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn
về phổ cập bậc Trung học Cơ sở.
2.1.2.1. Thực trạng về trường, lớp, học sinh THCS huyện Lệ Thủy
Trường THCS đã phủ kín tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Trên bình diện toàn huyện, mỗi xã có một trường, chỉ duy nhất xã Kim
thủy có hai trường (do địa bàn xã rộng, thuộc vùng sâu vùng xa, đi lại khó
khăn)
Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt tỷ lệ 99,9%,
và tỷ lệ học sinh đi học cấp THCS trong số tre em trong độ tuổi đạt 97,7%
Huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS tử năm 2008
So với năm trước 2014-2015, mạng lưới trường, lớp tiếp tục được
cũng cố ổn định, bền vững. Toàn huyện có 29 trường THCS, với 291 lớp
Tổng số học sinh THCS trong toàn huyện là 9500
39
Bảng 2.2 .Thống kê số liệu về trường, lớp và học sinh
năm học 2015-2016
TT Đơn vị trường học Số lớp Tổng số HS Tổng số
HS nữ
1 TT Kiến Giang 16 522 323
2 An Thủy 16 625 350
3 Phong Thủy 12 448 245
4 Lộc Thủy 8 244 150
5 Xuân Thủy 8 340 195
6 Liên Thủy 15 460 240
7 Cam Thủy 8 225 120
8 Hồng Thủy 18 603 305
9 Hưng Thủy 15 526 337
10 Sen thủy 10 386 154
11 Ngư Thủy Bắc 8 281 176
12 NgưThủy Trung 5 136 78
13 Ngư Thủy Nam 8 202 123
14 Dương Thủy 8 247 140
15 Mỹ Thủy 10 328 117
16 Tân Thủy 12 423 129
17 Thái Thủy 11 359 171
18 Trường Thủy 4 89 53
19 Văn Thủy 8 184 79
20 Kim Thủy 1 9 218 124
21 Kim Thủy 2 4 107 54
22 Mai Thủy 12 368 142
23 Phú Thủy 13 458 233
40
24 Lệ Ninh 9 311 167
25 Sơn Thủy 13 450 278
26 Hoa Thủy 15 524 312
27 Ngân Thủy 5 136 67
28 Lâm Thủy 6 146 79
29 Dân tộc Nội trú 5 144 82
Tổng 291 9500 5936
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy)
2.1.2.2. Thực trạng về cơ cấu và số lượng giáo viên Trung học Cơ sở
của huyện Lệ Thủy
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục huyện Lệ
Thủy không ngừng phát triển trong những năm qua trên cả ba mặt: đủ về số
lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu. Đây là điểm mạnh, tạo
tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển GD&ĐT của
huyện.Trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên bậc THCS trên địa bàn
huyện Lệ Thủy đã được quan tâm bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn
nghiệp vụ,kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn ngày càng tăng, đến hết năm học 2015-2016 toàn ngành giáo dục Lệ
Thủy không còn giáo viên nào có trình độ dưới chuẩn.
Về số lượng và cơ cấu chung: Tính đến cuối năm học 2014-2015, đội
ngũ giáo viên THCS toàn huyện có 578 trong đó giáo viên nữ 377 chiếm tỷ
lệ 65,2%. Giáo viên người dân tộc thiểu số 4 chiếm tỉ lệ 0,7% ; GV có độ
tuổi trên 50 là 52 chiếm tỷ lệ 9,0%. Tỷ lệ giáo viên THCS/lớp là 2,0, vượt
định mức biên chế chung ( biên chế định mức 1,9 GV/ lớp học)
Tính chung, tỷ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn trở lên là 100%, trong đó
trên chuẩn là 63%
41
Mặc dù tỷ lệ GV/ lớp ở mức cao là 2.0 vượt mức chuẩn, song về cơ
cấu, vẫn thiếu GV ở một số bộ môn
So với chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT và số liệu bình quân của tỉnh
thì tỷ lệ GV/ lớp của huyện Lệ Thủy như sau:
Bảng 2.3.Tỉ lệ giáo viên bình quân trên mỗi lớp học
Tỉ lệ GV/lớp
Định mức của Bộ GD&ĐT Tỉnh Quảng Bình Huyện Lệ Thủy
1,90 1,94 2,0
Nguồn Phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy
Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu GV THCS
T
T
Đơn vị
trường
học
Toán
-Lý
Văn
-Sử
Văn
GD
Sinh-
Địa
Hóa-
Sinh
Tiến
g
Anh
Lý-
CN
Mỹ
Thuậ
t
Thể
dục
1
TT
Kiến
Giang
5 5 4 3 3 4 2 2 3
2 An
Thủy
5 4 4 3 3 4 2 2 3
3 Phong
Thủy
4 3 2 2 3 3 2 2 2
4 Lộc
Thủy
3 3 1 2 1 2 1 1 2
5 Xuân
Thủy
3 3 2 2 1 2 1 1 2
6 Liên 4 4 2 2 2 4 2 2 3
42
Thủy
7 Cam
Thủy
3 2 1 2 1 2 1 1 2
8 Hồng
Thủy
5 4 3 3 3 4 3 3 4
9 Hưng
Thủy
4 3 2 2 2 3 2 2 2
10 Sen
thủy
3 3 3 2 2 2 1 1 2
11 Ngư
Thủy
Bắc
3 3 2 1 1 2 1 1 2
12 Ngư
Thủy
Trung
2 2 1 1 1 1 1 1 2
13 Ngư
Thủy
Nam
3 2 2 1 1 1 1 1 2
14 Dương
Thủy
3 2 2 2 1 2 1 1 2
15 Mỹ
Thủy
3 3 2 3 1 2 2 1 2
16 Tân
Thủy
4 4 3 2 2 3 2 2 3
17 Thái
Thủy
4 4 2 2 3 2 2 2 2
18 Trường 2 1 1 1 1 1 1 1 1
43
Thủy
19 Văn
Thủy
3 2 2 2 1 1 1 1 2
20 Kim
Thủy 1
2 2 1 1 2 1 1 1 2
21 Kim
Thủy 2
1 1 1 1 1 1 1 1 1
22 Mai
Thủy
3 3 2 2 2 2 2 2 2
23 Phú
Thủy
4 4 3 2 2 3 3 2 3
24 Sơn
Thủy
4 4 3 3 3 3 3 2 3
25 Lệ
Ninh
3 4 2 2 2 2 1 1 2
26 Hoa
Thủy
4 4 3 4 3 4 3 2 3
27 Ngân
Thủy
1 1 1 1 1 1 1 1 1
28 Lâm
Thủy
2 2 1 1 1 1 1 1 1
29 Dântộc
Nội trú
2 2 2 1 1 1 1 1 2
Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy
2.1.2.3. Thực trạng quản lý, phát triển năng lực giáo viên các trường
Trung học Cơ sở
44
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục. Do đó, Uỷ ban nhân dân huyện đã luôn chỉ đạo phòng GD&ĐT
huyện Lệ Thủy quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên theo đúng
tinh thần Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư.
a. Về chất lượng
Về trình độ chuyên môn: trình độ chuyên môn của giáo viên cấp
Trung học Cơ sở cơ bản đạt chuẩn, giáo viên có trình độ trên chuẩn tương
đối cao. Tuy nhiên chủ yếu là học từ xa, học chắp vá nên hiệu quả giảng
dạy, trình độ thực sự chưa tương xứng với bằng cấp hiện có
Bảng 2.5. Thống kê trình độ chuyên môn của GV cấp THCS huyện
Lệ Thủy
Tổng số
Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trình độ
khác
SL % SL % SL % SL %
578 10 10,7 440 76,1 128 22,2 0 0
(Nguồn Phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy)
Theo đáng giá của cán bộ quản lý ở các trường thì có khoảng 87%
giáo viên đạt yêu cầu về chuyên môn.
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

More Related Content

What's hot

What's hot (13)

Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thôngLuận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCSLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
 
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái NguyênLuận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã HộiLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
 
Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức cơ quan hành chính, 9đ
Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức cơ quan hành chính, 9đNâng cao năng lực của đội ngũ công chức cơ quan hành chính, 9đ
Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức cơ quan hành chính, 9đ
 
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAYĐề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
 
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 

Similar to Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

Similar to Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình (20)

Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình SơnĐề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
Đề tài: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bình Sơn
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trúLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố TrạchĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
 
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của HT các trường THPT thành phố V...
 
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPTLuận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
 
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tếLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAYĐề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
 
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAYĐề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
 
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình DươngĐề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng NamNăng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã HộiLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
 
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội, HOT
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội, HOTĐề tài: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội, HOT
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội, HOT
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức tỉnh Bến Tre, HOT
 
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
 
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện - từ thực tiễn huyện Phú Xuyên...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN XUÂN DIỆU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN XUÂN DIỆU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Minh Phương. Các số liệu, tài liệu luận văn nêu ra là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng. Thừa Thiên Huế, ngày 27tháng 12 năm 2017 Học viên Nguyễn Xuân Diệu
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo Phòng GD&ĐT Lệ Thủy; Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý ở các trường THCS huyện Lệ Thủy; Bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ............ 7 1.1. Khái niệm và vai trò, đặc điểm của giáo viên các trường Trung học Cơ sở..... 7 1.1.1. Khái niệm, vai trò của giáo viên các trường Trung học Cơ sở.........................7 1.1.2. Đặc điểm củagiáo viên các trường Trung học cơ sở......................................10 1.2. Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở...................12 1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở.............................................................................................................12 1.2.2. Đặc điểm củaquảnlý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở ........................................................................................................................................24 1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở...............................................................................................................................26 1.3.1. Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên các trường Trung học cơ sở..................26 1.3.2. Quy định pháp luật đối với giáo viên THCS.....................................................28 1.3.3. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý.................................................30 Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .......................................... 34 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội và thực trạng đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình............................34 2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội huyệnLệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.............34 2.1.2. Thực trạng giáo viên cáctrường Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình..................................................................................................38 2.2. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình: Kết quả, hạn chế và nguyên nhân......66
  • 6. 2.2.1. Kết quả quản lý nhànước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình....................................................................66 2.2.2. Hạn chế, vướng mắc quản lý nhà nước đối với giáo viên cáctrường Trung học cơ sở trênđịa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và nguyênnhân...............67 Chương 3:QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẦN NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀNƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................... 73 3.1. Quan điểm nâng cao quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình............................73 3.1.1. Quản lý nhà nước về giáo viên các trường Trung học cơ sở phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng........................................................................................................74 3.1.2. Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học Cơ sở phải hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũgiáo viên đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục...........75 3.1.3. Quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên các trường Trunghọc Cơ sở phải đảm bảo sự hài hòa lợi íchgiữanhà nước, xã hội và với lợi ích của đội ngũ này...........76 3.1.4. Quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở phải phù hợp với đặc điểm vùng, miền...............................................................................................76 3.2. Yêu cầu nâng cao quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình............................77 3.2.1. Tổ chức cho các giáo viênhọc tậpnângcao nhận thức về mụctiêu giáo dục và đào tạo.......................................................................................................................79 3.2.2. Nâng cao tinh thần tráchnhiệm cho đội ngũ giáo viên, lòng yêu nghề, yêu ngành tất cả vì học sinhthân yêu thông qua các phongtrào thi đua........................79 3.2.3. Phát huy tính dân chủ, vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.....................81 3.2.5. Xây dựng chế độ thi đua khen thưởng........................................................82 3.2.6. Xây dựng quy chế quản lý giáo viên theo các nhiệm vụ chuyênmôn.........82
  • 7. 3.2.7. Xây dựng quy trình kế hoạch kiểm tra và đánh giá xếp loại giáo viên 83 3.3. Các giải pháp nâng cao QLNN đối với đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.......................................83 3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò quản lý nhà nướcđối với đội ngũgiáo các trường THCS.................................................................................................................83 3.3.2. Hoàn thiện pháp luật..........................................................................................86 3.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý.................................90 3.3.4. Bảo đảm cácđiều kiện quản lý..........................................................................91 3.3.5. Đổi mới công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đánh giá, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên Trung học Cơ sở....92 Tiểu kết chương 3................................................................................... 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 100 1. KẾT LUẬN....................................................................................... 100 2. KIẾN NGHỊ...................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT CHŨ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CB Cán bộ 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa 4 CTQL Công tác quản lý 5 ĐNGV Đội ngũ giáo viên 6 GD Giáo dục 7 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 8 GS Giáo sư 9 GV Giáo viên 10 HS Học sinh 11 KH-CN Khoa học công nghệ 12 NCKH Nghiên cứu khoa học 13 Nxb Nhà xuất bản 14 PGS Phó giáo sư 15 QL Quản lý 16 QLGD Quản ly giáo dục 17 QLNN Quản lý nhà nước 18 THCS Trung học cơ sở 19 TS Tiến sĩ 20 UBND Ủy ban nhân dân
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình phát triển giáo dụcTHCS từ năm 2010-2015 ...... 37 Bảng 2.2 .Thống kê số liệu về trường, lớp và học sinh năm học 2015- 2016 ......................................................................................................... 39 Bảng 2.3.Tỉ lệ giáo viên bình quân trên mỗi lớp học............................ 41 Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu GV THCS............................................... 41 Bảng 2.5. Thống kê trình độ chuyên môn của GV cấp THCS huyện.. 44 Lệ Thủy................................................................................................... 44 Bảng 2.6. Thống kê về năng lực chuyên môn của giáo viên các trường THCS theo đánh giá của cán bộ quản lý............................................... 45 Bảng 2.7. Thống kê kết quả năng lực sư phạm của giáo viên các trường THCS theo đánh giá của cán bộ quản lý ngành giáo dục..................... 47 Bảng 2. 8. Kết quả đánh giá về tư tưởng, đạo đức của giáo viên THCScác trường theo đánh giá của cán bộ quản lý ngành GD qua kết quả khảo sát............................................................................................ 49 Bảng 2.9. Bảng thông kế thực trạng về công tác tuyển dụng.............. 52
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Diễn tả thực chất quản lý ..................................................... 15 Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức trường THCS .............................................. 31
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia," điều này đã đúng với ngày xưa, với ngày nay và mãi mãi về sau.Vậy để có hiền tài, không có con đường nào khác ngoài con đường phát triển giáo dục, đào tạo. Quan điểm “Con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế- xã hội” của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước (CNH-HĐH), là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế -xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua, đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Lệ Thủy là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liên tục. Cùng với sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, được sự hưởng ứng tich cực của tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp và các tổ chức trong huyện. Ngành giáo dục và đào tạo của huyện Lệ Thủy đã phát triển cả về số lượng, lẫn chất lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực và nuôi dưỡng, khuyến khích nhân tài trong huyện.
  • 12. 2 Cho đến nay, huyện Lệ Thủy đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ công chức, viên chức phục vụ trong các cơ sở giáo dục ngày càng đông đảo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, từ thực tế phát triển độ ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Qua khảo sát, nhiều giáo viên trình độ chưa đạt chuẩn nên không đáp ứng được yêu cầu dạy học trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay. Công tác quản lý giáo viên các trường THCS còn nhiều bất cập, các văn bản chỉ đạo chưa thống nhất, đội ngũ giáo viên các trường còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Vì vậy, cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục- đào tạo của huyện Lệ Thủy đến năm 2020 là: “Phát triển toàn diện giáo dục - đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại. Xây dựng Lệ Thủy trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của tỉnh Quảng Bình”. Đề thực hiện mục tiêu trên cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó phát triển lực lượng giáo viên ở các trường học được xem là yếu tố then chốt. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên (GV) các trưởng Trung học Cơ sở (THCS) nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện mục tiêu trên. Do vậy, vấn đề đào tạo, quản lý giáo viên là một vấn đề nóng và bức thiết đặt ra, cần được giải quyết và cải thiện hiện nay. Chính vì những lý do đó, học viên chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
  • 13. 3 giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt, là vấn đề có tính thời sự cấp bách. Vì vậy đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới quản lý giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên trong các trường THCS nói riêng ở nhiều cấp độ khác nhau. Việc nghiên cứu quản lý đội ngũ giáo viên (ĐNGV) là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước (QLNN) đối với giáo viên ở các trường phổ thông. Trong đó tiêu biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu như: Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo Trung ương (2002), Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, Hà Nội. Cuốn sách đã hệ thống hóa lý luận về giáo dục đào tạo cũng như quản lý về giáo dục đào tạo, chỉ ra các nội dung, nguyên tắc và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, từ đó chỉ ra các biện pháp để QLNN về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đặng Quốc Bào, 2010. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Hà Nội, Nxb giáo dục.Tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý giáo dục, cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó tác giả nêu ra những giải pháp đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phí Văn Hạnh, Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực CNH- HĐH đất nước.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ ra 4 giải pháp để nâng cao vai trò của nhà giáo góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của đội ngũ nhà giáo. Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng độ nhà giáo theo hướng chuẩn hóa, hiện
  • 14. 4 đại hóa. Đổi mới công tác bố trí, sử dụng đội ngũ nhà giáo. Tạo động lực cho việc nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong các trường phổ thông. Vũ Ngọc Hải, Giải pháp đột phá phát triển giáo dục. Báo điện tử chính phủ.Tác giả đã đưa ra 3 giải pháp đột phá để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta là: Đổi mới QLNN về giáo dục phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, hiện đại hóa và liên thông. Xây dựng, phát triển nhanh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giỏi. Ở nước ta, vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên trong các đơn vị trường học từ bậc phổ thông cho đến đại học, bao giờ cũng được các cấp quản lý quan tâm sâu sát, bởi đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục, sản phẩm của họ khác với sản phẩm của các loại hình lao động khác ở chỗ loại hình này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là nhân cách, sức lao động. Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên như: - Hội thảo toàn quốc "QLGD còn hạn chế- thực trạng và giải pháp" tháng 4 năm 2005 do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội đã nêu lên các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong quản lý giáo dục. Trong đó có nguyên nhân năng lực của đội ngũ quản lý giáo dục còn hạn chế và đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ. TS.Vũ Bá Thế đã đưa ra, Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đề CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn đến năm 2020. Trong đó có những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giáo dục phổ thông" Xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu về số lượng, ổn định theo vùng, đồng bộ về cơ cấu". "Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản lý và đào tạo cán bộ quản lý phổ thông"
  • 15. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên THCS Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với giáo viên THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy từ năm 2011- 2016 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn giai đoạn 2017-2025 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tiếp cận quan điểm lịc sử- logic và thực tiễn 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra bằng phiếu.
  • 16. 6 + Đối tượng điều tra: Giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện. + Nội dung điều tra: Tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giáo viên; thực trạng về công tác quản lý đội ngũ giáo viên; những giải pháp mà các trường Trung học Cơ sở và Phòng GD&ĐT đã áp dụng để phát triển đội ngũ giáo viên; tính khả thi của các giải pháp và những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện Lệ Thủy. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với giáo viên trong các trường Trung học cơ sở. - Đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân về chất lượng đội ngũ giáo viên các trường Trung học Cơ sở của huyện Lệ Thủy, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục huyện Lệ Thủy nói riêng, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tại địa phương. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu trúc gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  • 17. 7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. 1.1. Khái niệm và vai trò, đặc điểm của giáo viên các trường Trung học Cơ sở 1.1.1. Khái niệm, vai trò của giáo viên các trường Trung học Cơ sở 1.1.1.1. Khái niệm giáo viên các trường Trung học cơ sở * Khái niệm giáo viên: Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác [31] * Giáo viên THCS: Giáo viên THCS là người hành nghề giảng dạy một môn hoặc hai môn học nào đó ở trường THCS và qua sự giảng dạy môn đó mà giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục mà Bộ GD&ĐT đã đề ra đối với giáo dục THCS. * Đội ngũ giáo viên THCS Đội ngũ giáo viên trường THCS là tập hợp tất cả giáo viên của trường đó theo một cấu trúc nhất định về mặt tổ chức, có số lượng GV nhất định, có một chất lượng nhất định (về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ) tạo thành một tập thể sư phạm được đánh giá là vững mạnh hay yếu kém nói chung hoặc vững mạnh hay yếu kém về từng mặt nói riêng. Như vậy có thể hiểu rằng: Đội ngũ giáo viên THCS là tập hợp những người tham gia công tác giảng dạy, giáo dục trong trường THCS và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống GD quốc dân, được tổ chức thành một lực lượng, có cùng nhiệm vụ là giảng dạy, giáo dục và NCKH, là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch của nhà trường. Lao động của đội ngũ GV là lao động trí óc, lao
  • 18. 8 động khoa học, lao động đặc thù nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là con người đã được giáo dục và đào tạo. Bất kỳ giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến một tập thể học sinh và ngược lại học sinh nào cũng đều trực tiếp nhận sự giáo dục của đội ngũ giáo viên. Chất lượng giáo dục trong trường THCS là sự đóng góp chung của tập thể sư phạm trong đó đội ngũ GV đóng vai trò quyết định.Chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm và năng lực công tác của từng giáo viên mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp của các giáo viên trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên trong trường THCS có sự quan hệ gần gủi, gắn bó, giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống và trong công tác, tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, coi trọng sinh hoạt của các tổ chức, có sự thống nhất cao về nhận thức và hoạt động giáo dục [28]. 1.1.1.2. Vai trò giáo viên các trường Trung học cơ sở Giáo viên các trường THCS không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò giáo viên và hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học, từ cách dạy thông báo - giải thích - minh họa sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải
  • 19. 9 là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ. Người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên. GV phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học - giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm. Giáo viên THCS là giáo viên môn học: mỗi giáo viên dạy một hoặc hai môn có quan hệ chuyên môn gần nhau, thực hiện chức năng giáo dục học sinh (nghĩa hẹp) chủ yếu thông qua giảng dạy môn học. Những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp... có phạm vi hoạt động giáo dục rộng hơn. Đối tượng của giáo viên THCS là học sinh lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi, nên hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở đa dạng, phức tạp.Giáo viên phải đạt yêu cầu cao về phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mới đáp ứng được nhu cầu, trình độ nhận thức đã khá phát triển của học sinh. Trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi giáo viên trung học cơ sở phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học,
  • 20. 10 trình độ ngoại ngữ mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học của mình ở trường THCS . 1.1.2. Đặc điểm của giáo viên các trường Trung học cơ sở Nghề của GV là nghề dạy học, đây là lao động trí óc đặc thù. Nghề dạy học yêu cầu về phẩm chất và năng lực rất cao ở giáo viên, vì GV dạy học bằng chính năng lực và nhân cách của mình. Giáo viên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, do đối tượng lao động của người giáo viên là học sinh. Ngề dạy học có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn vì GD tạo ra lao động mới cho từng người. Hơn nữa, nghề dạy học đòi hỏi phải có tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Do giáo viên THCS là dạy học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, là tuổi thiếu niên. Chính vì thế, giáo viên các trường THCS có đặc điểm là vừa mang tính phổ biến, lại vừa mang tính đặc thù riêng của một ngành đặc thù. Tính phổ biến: Đó là người lao động mang đầy đủ phẩm chất, đức tính truyền thống của người lao động Việt Nam, đó là: Con người có bản chất nhân văn - nhân bản, nhân ái trong quan hệ với con người, với cộng đồng; có đầu óc khoa học và duy lý biết sử dụng các quy luật để xây dựng cuộc sống; có nhân cách công dân, ý thức rõ về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; con người lao động có tay nghề cao, sáng tạo ra các giá trị để làm giàu cho mình và cho xã hội [43, tr.282]. Tính đặc thù của giáo viên các trường Trung học Cơ sở được thể hiện bằng các đặc điểm sau đây: - Là người tạo ra sản phẩm có tính đặc thù Là người sản sinh ra các sản phẩm đặc thù thông qua đào tạo về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng sống để trở thành nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. - Là lực lượng lao động đã qua đào tạo và có trình độ học vấn cao
  • 21. 11 Đây là những người có trình độ dân trí cao, có năng lực hiểu biết, có khả năng khám phá, truyền thụ, cảm hóa; Họ được đào tạo theo những trình độ chuẩn nhất định theo cấp học, theo chuyên môn, có hiểu biết sư phạm và phương pháp sư phạm; Họ là những người lao động có tri thức, có nhân cách và đòi hỏi tính gương mẫu cao (thầy giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo); Sản phẩm lao động của họ có tính trừu tượng, đó là giảng dạy giáo dục các thế hệ học sinh, hình thành và phát triển trí tuệ, đạo đức, nhân cách cho các thế hệ học trò, đào tạo lớp người mới có kiến thức khoa học, kỹ thuật, có đạo đức, năng động, sáng tạo [21]. - Họat động của GV mang tính xã hội hóa Hơn bất kỳ họat động lao động nào, sản phẩm của giáo dục đào tạo, sản phẩm của người thầy là con người và trí tuệ nhân cách của con người. Nếu người mẹ sinh ra một con người thứ nhất thì giáo dục – người thầy sinh ra con người thứ hai – con người có tri thức và nhân cách, người thầy là cầu nối giữa thế giới tri thức, khoa học với con người, tạo nguồn nhân lực cho tương lai [21]. - Chất lượng của người giáo viên quyết định trực tiếp đến chất lượng lao động với các bước đào tạo chuyển tiếp của đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề sẽ trở thành nhân lực phát triển. Do đặc thù công việc, nên GV các trường THCS giữ vai trò hết sức quan trọng, chủ đạo của quá trình giáo dục, là lực lượng trực tiếp thực hiện các mục tiêu GD&ĐT, từng bước nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước. Người thầy là cầu nối giữa thế giới tri thức khoa học với con người. Sẽ không có một nền dân trí cao nếu không có một đội ngũ người làm giáo dục có trình độ, tâm huyết và phát triển [21].
  • 22. 12 1.2. Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở 1.2.1. Khái niệm và nội dung của quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở 1.2.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở * Khái niệm quản lý Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nổ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến tầm rộng lớn là một quốc gia, một tổ chức quốc tế , đều phải thừa nhận và chịu sự quản lý nào đó, như nhận định của C.Mak" Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn thì cần phải có nhạc trưởng" [11, tr 8] Hoạt động quản lý xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người, xã hội càng phát triển thì quản lý càng phát triển. Khi xã hội phát triển sự phân công lao động thì đồng thời cũng xuất hiện sự hợp tác lao động. Đó là sự phối hợp giữa các cá nhân thành lao động chung của xã hội. Đồng thời trong xã hội xuất hiện chức năng gắn kết các lao động lại để đạt mục đích của cá nhân, của xã hội, đó là quản lý Quản lý là một hiện tượng xã hội, là một dạng hoạt động đặc thù của con người, là sản phẩm và là yếu tố gắn chặt với hợp tác lao động. Theo Mác thì bất cứ lao động xã hội nào hay lao động chung trực tiếp nào cũng đều ít nhiều cần đến sự quản lý [36, tr 6] Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật, quản lý là hoạt động tất yếu của quá trình xã hội hóa sản xuất. Vì vậy khái niệm quản lý được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, dựa trên những cách tiếp cận khác nhau Theo A. Fayol, nhà lý luận về khoa học quản lý "Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra"[19]
  • 23. 13 "Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp" (K. Marx) "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra" [20] Harold Koontz trong "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" có nêu rõ " Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm những nổ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức tổ chức về quản lý là một khoa học" [36] Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý như: Theo Nguyễn Bá Sơn (2000), “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý và khách thể Ql bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng Ql, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ cho lợi ích của con người”[24, tr 15] Theo Trần Kiểm (2004) “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồi lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [8, tr 8]. Như vậy, có thể hiểu, quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật [34]. Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho
  • 24. 14 hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp [34]. Nhìn một cách tổng thể, các khái niệm quản lý trên tuy có khác nhau, nhưng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau: - Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống hoàn chỉnh, giống như một cơ thể sống. Nó được cấu tạo liên kết hữu cơ từ nhiều yếu tố, theo một qui luật nhất định, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh khách quan. - Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ: Đó là sự liên kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. - Tác động quản lý thường mang tính chất tổng hợp, hệ thống tác động quản lý gồm nhiều giải pháp khác nhau, thường được thể hiện dưới dạng tổng hợp của một cơ chế quản lý. - Cơ sở của quản lý là các qui luật khách quan và điều kiện thực tiễn của môi trường. Quản lý phải gắn liền và bao giờ cũng phải phù hợp với qui luật. Thực chất của quản lý là xác định mục tiêu và hướng mọi nổ lực của cá nhân, của tổ chức đó vào mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng của quản lý là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi ích của con người. Qua các khái niệm trên, có thể mô tả khái niệm quản lý theo sơ đồ sau:
  • 25. 15 Sơ đồ 1.1: Diễn tả thực chất quản lý * Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người. Ðiểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác là tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần. Từ khi xuất hiện, nhà nuớc điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Quản lý nhà nước được hiểu “là hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN” [18, Tr. 407] Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. [2, Tr. 633] * Quản lý nhà nước đối với giáo viên THCS Quản lý giáo viên các trường THCS là việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên vững mạnh về cả số lượng và chất lượng, có đầy đủ phẩm chất trí tuệ, năng lực và trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học. CHỦ THỂ QL ĐỐI TƯỢNG QL MỤC TIÊU QL KHÁCH THỂ QL
  • 26. 16 Quản lý đội ngũ giáo viên là một mặt cấu thành của hoạt động quản lý đề cập đến con người trong tổ chức. Nói một cách ngắn gọn hơn: Quản lý đội ngũ là quản lý con người. Quản lý nhà nước đối với GV các trường THCS thuộc UBND cấp huyện quản lý, nhằm tạo ra một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và đạt được mục tiêu sau: - Xây dựng đội ngũ giáo viên THCS đủ về số lượng, đạt chuẩn về đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, đoàn kế nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng , ngày càng vững mạnh về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức thực hiện có chất lượng kế hoạch và mục tiêu giáo dục. - Đáp ứng đòi hỏi về phát triển nguồn nhân lực - Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS phải thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn đổi mới và hoàn thiện nền GD của đất nước. - Tạo cơ hội để mỗi giáo viên phát triển tài năng của mình. - Bảo đảm việc thực thi nhiệm vụ theo đúng pháp luật nhà nước quy định. - Xây dựng một môi trường làm việc có văn hóa, có hiệu quả trên cơ sở hợp tác, phối hợp giữa các giáo viên với nhau trong trường THCS. 1.2.1.2. Nội dung của quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở - Căn cứ Luật viên chức (2010) - Luật giáo dục sửa đổi 2009 - Thông tư 09/2012/TT-BNV quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công, viên chức - Thông tư 04/2015/TT-BNV sửa đổi Thông tư15/2012/TT-BNV hướng dẫn tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức
  • 27. 17 - Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về bảng lương, bậc lương cán bộ công chức, viên chức (hiệu lực: 15/9/2016) - Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH sửa đổi TTLT 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo * Nội dung quản lý nhà nước đối với viên chức Nội dung quản lý viên chức được quy định trong Luật viên chức năm 2010. Đó là những nội dung nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức đáp ứng được nhiệm vụ trong các đơn vị sự nghiệp. Theo quy định của Luật viên chức năm 2010, việc QL viên chức bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, - Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức. - Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức; xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức làm việc tương ứng. Ngoài các nội dung trên, việc QL viên chức trong các đơn vị sự nghiệp còn bao gồm các công tác khác liên quan được quy định tại Luật viên chức như tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền lương,... Muốn xây dựng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp, trước hết cần thiết phải ban hành thể chế quản lý viên chức; tiếp đó là triển khai thực hiện và tuân thủ đúng quy trình về quản lý viên chức và cuối cùng là bộ máy thực hiện việc quản lý đội ngũ viên chức. Để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và tính thống nhất trong
  • 28. 18 quản lý viên chức thì Nhà nước cần phải thể chế đầy đủ các nội dung quản lý viên chức thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thực hiện các nội dung quản lý viên chức nêu trên. Đây chính là hình thức biểu hiện của thể chế quản lý viên chức nói chung, viên chức GD nói riêng. Thể chế này quy định, hướng dẫn các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện tuyển viên chức; nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của viên chức; những điều viên chức không được làm; cách thức, trình tự, thủ tục trong công tác khen thưởng, kỷ luật, sử dụng, thăng tiến, bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ và quản lý viên chức. Ngoài ra, hệ thống các văn bản này còn bao gồm các văn bản quy định việc sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra đối với việc thực hiện các quy định về quản lý viên chức. Quá trình thực hiện, theo thẩm quyền được giao, cơ quan hành chính các cấp như bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng các quy định của nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm và thực tế của ngành, của địa phương. Các văn bản này cũng được tính vào hệ thống các văn bản quản lý viên chức. Tổng hợp hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này sẽ tạo thành thể chế quản lý viên chức. Các hình thức biểu hiện của hệ thống thể chế quản lý viên chức bao gồm các loại chủ yếu sau: - Luật viên chức. - Nghị định của Chính phủ. - Thông tư hoặc TT liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn việc thực hiện. - Quyết định, chỉ thị và các văn bản hành chính thông thường của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • 29. 19 Hệ thống các văn bản quản lý này muốn đi vào cuộc sống thì phải được bộ máy các cơ quan quản lý viên chức thực hiện. Toàn bộ hoạt động của bộ máy này sẽ được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật đã ban hành về quản lý viên chức. Nhờ có sự hoạt động của bộ máy quản lý viên chức này mà Nhà nước có thể thực hiện được “sự tự quản lý” đối với đội ngũ viên chức của mình. Bộ máy này được bố trí ở các bộ, ngành và địa phương, từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan cấp trên đến các cơ quan cấp dưới và hoạt động đồng bộ, thống nhất theo các quy định chung trong phạm vi cả nước. Quy trình quản lý viên chức được xác định gồm nhiều bước khác nhau và gồm các nội dung cơ bản sau đây: quản lý biên chế; xác định vị trí việc làm; tuyển dụng; bố trí, sử dụng; đánh giá; chế độ tiền lương; bổ nhiệm, miễn nhiệm; đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật; thôi việc và nghỉ hưu; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến viên chức. Cùng với việc quy định những nội dung quản lý viên chức, pháp luật cũng quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức trong việc quản lý đội ngũ viên chức. Việc quản lý viên chức được quy định để bảo đảm sự thống nhất trong xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức. Trong đó, tại khoản 1 Điều 47 Luật viên chức năm 2010 đã giao “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viên chức”. Điều đó có nghĩa là việc quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp phải thống nhất thực hiện theo các quy định của Luật viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành. Bao gồm từ công việc quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, luân chuyển đến các công việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu... Bộ Nội vụ có nhiệm vụ chủ trì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quy định về viên chức; Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm
  • 30. 20 pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với viên chức trong công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với viên chức; Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với viên chức ; Thanh tra, kiểm tra đối với ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; Thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền được giao, quyết định số lượng cụ thể viên chức theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn Bộ Nội vụ; Ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng viên chức; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đánh giá viên chức hàng năm; Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ viên chức; từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; Hàng năm, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng viên chức; Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức; Ban hành quy định về phân cấp quản lý đối với viên chức; Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng viên chức trên địa bàn cấp tỉnh; Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đối với viên chức; Hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ viên chức trong phạm vi quản lý. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ viên chức; Tổ chức tuyển dụng viên chức; quyết định tiếp nhận, điều động và quản lý viên chức theo quy định và theo phân cấp quản lý viên chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp
  • 31. 21 luật; Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với viên chức; Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng theo hướng dẫn và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo phân cấp quản lý viên chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định; Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức theo quy định của pháp luật; Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức trên địa bàn cấp huyện; Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị quản lý viên chức trong việc nhận xét, đánh giá viên chức hàng năm; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức; Hướng dẫn các đơn vị quản lý viên chức lập và quản lý hồ sơ viên chức . Các đơn vị sự nghiệp công lập là nơi trực tiếp quản lý và sử dụng viên chức; nhận xét, đánh giá hàng năm đối với viên chức; Thực hiện chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, tạo nguồn đối với viên chức; Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng viên chức theo phân cấp quản lý; Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về xử lý vi phạm đối với viên chức; Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức; Lập và quản lý hồ sơ viên chức thuộc phạm vi quản lý. Công tác quản lý nhà nước đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo sự ổn định trong bố trí, sử dụng viên chức, không ngừng nâng cao chất lượng viên chức, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên các trường THCS - Công tác tuyển dụng giáo viên THCS
  • 32. 22 "Tuyển dụng là công việc xét chọn người thích hợp và nhận vào làm việc"[35] “Tuyển dụng là việc lựa chọ người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự ngiệp công lập”[20, tr 70] "Tuyển dụng là một quy trình gồm một tập hợp các hoạt động biến nguồn vào thành nguồn ra" [21, tr12] Quy trình này gắn liền với các thông tin về yêu cầu và mô tả công việc, đơn xin việc của ứng viên, sự cân nhắc lựa chọ ứng viên và cuối cùng là quyết định ứng viên phù hợp để đưa vào bộ máy hoạt động của nhà trường Nhiệm vụ của tuyển dụng giáo viên THCS là xúc tiến các hoạt động nhằm thu hút các ứng viên thích hợp cho nhà trường" Các yêu cầu về công bằng và dân chủ trong việc lựa chọn các ứng viên ngày càng được chú trọng, làm cho quy trình lựa chọn GV ngày càng trở nên chặt chẽ, hợp lý hơn"[26]. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS Đào tạo và bồi dưỡng GV THCS là hai quá trình tác động đến đội ngũ GV nhằm trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho họ với mục đích hoàn thiện, năng cao khả năng hoạt động nghề nghiệp và các hoạt động thực tiễn khác trong một lĩnh vực nhất định Đào tạo bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao năng lực chuyên môn hay kỹ năng sư phạm của GV trong hoạt động nghề nghiệp. "Đào tạo là một loạt các hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị cho người lao động nhận thức, kỹ năng tay nghề và động lực thực hiện công việc"[16, tr 338] Đào tạo giúp trang bị cho GV những nhận thức và kỹ năng thực tiễn, giúp cho họ thực hiện tốt hơn các công việc hiện tại. Công việc đào tạo không chỉ dừng lại ở chỗ trang bị cho GV các kỹ năng nghề nghiệp hiện tại
  • 33. 23 mà còn phát triển họ lên một mấc cao hơn để đảm nhận trọng trách trong tương lai. Nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết các tồn tại hiện nay và vượt qua những thử thách trong tương lai. Trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cho GV cần được chú trọng. Đào tạo và phát triển GV trong các trường THCS, các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về trình độ, về cơ cấu và số lượng giáo viên. Việc đào tạo và bồi dưỡng GV cần đáp ứng các yêu cầu sau: Phải xem đây là yêu cầu có tính chiến lược, phải xây được phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong tập thể giáo viên. Cần thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn. Chú ý đến trình độ của công tác đào tạo, bồi dưỡng, có tính đến thành tựu mới nhất của khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Phải có kế hoạch đảm bảo tính liên tục, có hệ thống và trách nhiệm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong suốt thời gian hoạt động sư phạm Chú ý đến trình độ đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng GV, từ đó xác định nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. - Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên THCS. Phân công công tác Phân công công tác là giao trách nhiệm cho một GV nào đó thực hiện hoặc đảm trách một công việc có mục đích cụ thể, rõ ràng, trong một thời gian nhất định. Người phân công phải có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời uốn nắn những sai lệch nhằm giúp GV được phân công hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Quản lý GV
  • 34. 24 Theo PGS.TS Võ Xuân Đàn,"QL giáo viên không đồng nghĩa với QL công chức. Thành công của sự QL là không làm công chức hóa đội ngũ GV. Phải để cho họ khoảng trời tự do trong hoạt động và sáng tạo khoa học, điều kiện quan trọng để GV hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với ý nghĩa đó, QL giáo viên đồng nghĩa với QL chất lượng" Đánh giá GV Là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trưc tiếp hiệu quả của giáo dục chính là trình độ của đội ngũ giáo viên được thể hiện qua năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của họ Trình độ chuyên môn của GV thường được xác định qua các văn bằng mà họ đạt. Tuy nhiên, trên thực tế bằng cấp chỉ là một trong những tiêu chí cần có, điều quan trọng hơn là năng lực giảng dạy, khả năng truyền đạt tri thức với hiệu suất cao và năng lực nghiên cứu khoa học Bản lĩnh và uy tính khoa học của người giáo viên được coi là một trong những thước đo quan trọng khi đánh giá, phân loại giáo viên. Cơ sở đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên phải dựa vào những sản phẩm trí tuệ của họ sáng tạo ra Thực tế hiện nay, cách đánh giá GV thường chú trọng đến công tác giảng dạy, chưa quan tâm nhiều đến năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên. 1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở Thứ nhất, đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt động QL giáo viên. Nó vừa theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động của quản lý giáo dục, vùa theo nguyên tắc hành chính GD đối với một cơ sở giáo dục. Hành chính- giáo dục thực chất là triển khai chức năng, nhiệm vụ quyền hạn do nhà nước quy định (phân cấp, phân công hoặc ủy quyền). Các cơ quan, tổ chức thay mặt
  • 35. 25 Nhà nước triển khai, điều hành, điều chỉnh các hoạt động của giáo viên. Quản lý hành chính thực chất là việc xây dựng các văn bản pháp quy và chấp hành các văn bản. Kết hợp với quản lý giáo dục là đưa việc xây dựng các văn bản cho các hoạt động chuyên môn của giáo viên và làm cho họ hiểu, biết được các quy định của văn bản để thực hiện cho đúng Ví dụ: Từ quy định của Bộ GD&ĐT về việc soạn bài, giảng bài, chấm bài....Cơ quan Sở, Phòng GD&ĐT sẽ có những quy định chi tiết hơn về các vấn đề đó để đảm bảo, thiết thực và phù hợp với địa phương và cơ sở giáo dục, trên cơ sở đó giáo viên chấp hành các quy định về chuyên môn. Đó là cách làm hành chính hóa các hoạt động chuyên môn. Như vậy, đặc điểm hành chính giáo dục là đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước đối với GV ở các trường Trung học Cơ sở. Thứ hai, là đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý, Đặc điểm này biểu hiện ở 3 vấn đề sau: - Điều kiện để triển khai QLNN là phải có tư cách pháp nhân và yêu cầu về tính hợp pháp trong quản lý là yêu cầu trước hết. Muốn có tư cách pháp nhân để QL phải được bổ nhiệm và khi đã được bổ nhiệm cần thực hiện đúng, đủ chức năng, thẩm quyền. Không lạm dụng quyền cũng không đùn đẩy trách nhiệm, thực hiện đúng chế độ thủ trưởng trong việc ra quyết định và trong việc chịu trách nhiệm về các quyết định QL trước tập thể giáo viên. Trong QLNN sẽ không có tư cách pháp nhân để ra quyền khi chưa được bổ nhiệm. Tuy nhiên, mỗi tư cách pháp nhân đều có quyền hạn và trách nhiêm tương ứng, việc hiểu cho đúng, làm cho đủ thẩm quyền là thước đo khả năng sử dụng quyền lực nhà nước của một tư cách pháp nhân - Phương tiện quản lý nhà nước đối với GV các trường THCS là các văn bản pháp luật và pháp quy. Phương pháp chủ yếu để QLNN là phương
  • 36. 26 pháp hành chính- tổ chức, cần nhận thức rằng pháp luật, pháp quy là sự cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy đây chính là hành lang pháp lý trong quản lý đội ngũ giáo viên. Việc không tuân thủ hành lang pháp lý trong các hoạt động quản lý giáo viên tức là vi phạm trật tự kỷ cương và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Trong QLNN phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lý theo sự phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh- phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong quản lý nhà nước. Tính quyền lực ở đây cũng chính là cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng cần nhận thức đầy đủ rằng cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương trong quá trình quản lý giáo viên ở các trường Thứ ba, đặc điểm kết hợp Nhà nước- xã hội trong quá trình triển khai quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS. Chúng ta đều biết, giáo dục và đào tạo là một hoạt động mang tính xã hội cao và Đảng ta cũng đã nhấn mạnh tư tưởng GD&ĐT là sự nghiêp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Rõ ràng dân chủ hóa và xã hội hóa công tác giáo dục là tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai trò rất lớn trong sự phát triển giáo dục nói chung và QLNN đối với đội ngũ giáo viên nói riêng. Do đó, để công tác quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS có hiệu quả cần có sự tham gia đông đảo của các lực lượng trong xã hội 1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở 1.3.1. Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên các trường Trung học cơ sở Giáo viên các trường THCS có nhiệm vụ dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức,
  • 37. 27 tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương, rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục; Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh trong dạy học và giáo dục học sinh. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật [31]. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều 72, còn có những nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. Ngoài ra, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp còn phải phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn
  • 38. 28 chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ HS; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học Cơ sở được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường. 1.3.2. Quy định pháp luật đối với giáo viên THCS Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước đối với giáo viên cấp THCS thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng dẫn về quản lý giáo viên, đây là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện quản lý giáo viên THCS. Thực tiễn cho thấy, hệ thống khuôn khổ pháp luật về giáo viên THCS bao gồm các luật, nghị định, thông tư và các quyết định quy định đối với giáo viên THCS không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn đề phát sinh trong thực tế. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý về đội ngũ GV cấp THCS. Do vậy, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo viên THCS là một yếu tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS. Yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến đội ngũ GV không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất
  • 39. 29 cấp bách mà không được giải quyết kịp thời thì cũng đem lại hậu quả không mong muốn. Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực QLNN về viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, giáo viên các trường THCS nói riêng. Việc ban hành các văn bản pháp luật đối với giáo viên THCS và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan chức năng của nhà nước trong việc xử lý các vấn đề về giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Một là, giáo viên các trường THCS có nhiệm vụ là dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch dạy học của nhà trường, theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh. Ngoài ra, giáo viên các trường THCS phải tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; Thực hiện nghiêm và chịu sự kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục. Hai là, giáo viên giảng dạy trong các đơn vị sự ngiệp công lập có quyền được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và
  • 40. 30 được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chínhsách quy định đối với nhà giáo; Được cử đi học, bòi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành. Giáo viên cũng được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục; Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Ba là, giáo viên giảng dạy các trường THCS phải đạt chuẩn về trình độ đào tạo (Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.) Bốn là, phải có hành vi, ngôn ngữ ứng xử đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp;Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước. Năm là, trong công tác giảng dạy, NCKH nếu có thành tích sẽ được khen thưởng, được phong tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác. Nếu giáo viên nào vi phạm quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. 1.3.3. Tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức quản lý Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước giáo viên các trường Trung học cơ sở. Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Ở nước ta hiện nay, cấp Trung ương có bộ máy đầu mối để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với viên chức là Bộ Nội vụ. Ở cấp địa phương, cơ quan quản lý trực tiếp đội ngũ giáo viên các trường THCS là UBND cấp huyện (Phòng nội vụ huyện). Việc tổ chức bộ máy trong công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ GV là thực sự cần thiết, đây là cơ quan đảm nhận chức năng nghiên cứu, tham mưu cho Nhà nước các cơ chế, chính sách đối với nhà giáo như xây dựng văn bản pháp luật, đề xuất việc
  • 41. 31 tổ chức bộ máy quản lý thống nhất đội ngũ giáo viên THCS, kiến nghị cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát, tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giáo viên các trường THCS. - Cơ cấu tổ chức trường THCS Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức trường THCS Sự phát triển của khoa học quản lý đã dẫn đến việc hình thành các kiểu cơ cấu tổ chức khác nhau: Kiểu cơ cấu trực tuyến, kiểu cơ cấu chức năng và kiểu cơ cấu hỗ hợp trực tuyến - chức năng. Tùy điều kiện cụ thể mà chúng ta chọn kiểu cơ cấu tổ chức cho phù hợp, vấn đề ở đây là làm thế nào cho hệ thống vận hành có hiệu quả. Hiện nạy, trong các trường THCS thường chọn kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến là kiểu đơn giản nhất. Đặc điểm của kiểu này là mệnh lệnh cấp trên được truyền trực tiếp đến cấp dưới, cấp dưới chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp. Cơ cấu tổ chức này phù hợp với chế độ thủ trưởng, tuy nhiên đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, nhưng lại có Giáo viên bộ môn Chi bộ Đảng Hiệu trưởng Hội đồng trường Phó Hiệu trưởng 1 Phó Hiệu trưởng 2 Tổ CM 1 Tổ CM 2 Tổ CM 3 Các ban chứcnăng Tổ HC quản trị Giáo viên bộ môn Giáo viên bộ môn
  • 42. 32 khuyết điểm là hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng lĩnh vực chuyên biệt, hạn chế sự phối hợp giữa các bộ phận ngang quyền và dễ dẫn đến hiện tượng độc đoán trong quản lý.
  • 43. 33 Tiểu kết chương 1 Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng ta thấy rằng trong công tác phát triển giáo dục thì công tác quản lý đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mặt khác mục đích giáo dục luôn thay đổi nhằm phục vụ sự phát triển của đất nước, do đó vai trò của người thầy giáo cũng phải thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, chính vì vậy mục tiêu quản lý đội ngũ phải thường xuyên thay đổi đó là mục tiêu về số lượng, mục tiêu về chất lượng. Để quản lý đội ngũ giáo viên ngoài sự nỗ lực tự học của giáo viên, người quản lý còn phải tiến hành đồng thời cả hai việc đó là: Nắm bắt được mục tiêu giáo dục trong một giai đoạn nhằm đề ra những yêu cầu cụ thể; phát triển cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ hiện có, và đó cũng là cơ sở cho luận văn đề ra các giải pháp. Kinh nghiệm rút ra từ những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước qua cách tiếp cận kiến thức quản lý đội ngũ giáo viên và từ góc độ tâm lý, cho thấy rằng nội dung quản lý đội ngũ giáo viên là sự thống nhất hữu cơ trên các mặt: quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá và các cơ chế chính sách đối với giáo viên. Tuy nhiên, để công tác quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường THCS đạt hiệu quả, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng như: chiến lược phát triển nhà trường, mục tiêu phát triển, năng lực và phong cách của nhà quản lý, hệ thống các quy tắc, quy chế của cơ quan, đơn vị... Kết quả nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên cùng với việc nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học, đã xác lập cơ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, tính toán các chỉ số lượng hóa của các giải pháp và xử lý kết quả khảo nghiệm.
  • 44. 34 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội và thực trạng đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Lệ Thủy là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh ( Quảng Trị ), phia Bắc giáp huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), phía Tây giáp tỉnh Khammouan của Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 142.052 ha, với 28 đơn vị hành chính ( trong đó 2 thị trấn và 26 xã ) , cách trung tâm thành phố Đồng Hới 40 km về phía Bắc. Phía Tây là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng Đông với vùng núi, đồi, có suối nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai. Ở giữa là một dài đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng, nước biển sạch. Hiện có bãi tắm tại Ngư Thủy và đã được đưa vào khai thác. Huyện Lệ Thủy thuộc vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa huyện Quảng Ninh và tỉnh Quảng Trị. Là huyện nằm trong khu vực Trung trung bộ, với địa hình nhiều đồi núi và tiếp giáp với nước Lào, điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn, vị trí một số trường còn nằm cách xa trung tâm huyện. Đây là những yếu tố gây khó khăn trong
  • 45. 35 CTQL đội ngũ giáo viên của các cấp chính quyền cũng như ngành giáo dục Lệ Thủy. 2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm qua, Lệ Thủy đã đạt được những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế của huyện ngày càng mở rộng về qui mô, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết việc làm và phát triển nhân lực của huyện. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong huyện cũng tăng nhanh. Đồng thời đây cũng là thuận lợi cho phát triển giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện nói chung cũng như công tác quản lý đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục huyện nói riêng Xây dựng kết cấu hạ tầng được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư phát triển như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, xây dựng trường học, bệnh viện, lưới điện, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.... làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và ngày một nâng cao. Hiện nay, huyện Lệ Thủy có trên 200 doanh nghiệp với số vốn kinh doanh trên 1000 tỉ đồng, kinh tế tập thể, kinh tế trang trại cũng đang phát triển, mở rộng mô hình hoạt động. Các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho người lao động Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ, nhân dân hăng hái tham gia phong trào xã hội hóa về GD&ĐT, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, những hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số được chăm sóc. Tỷ lệ người biết chữ đạt 97%, UBND huyện đã quan tâm, chú trọng đến lực lượng trong độ tuổi lao động, đưa lực lượng này đi đào tạo để có tay nghề cao. Với những điều kiện tự nhiên phong phú, giàu tiềm năng, với truyền thống lịch sử tốt đẹp, nhân dân có tinh thần lao động sáng tạo, vượt qua khó khăn đang quyết tâm phân đấu xây dựng
  • 46. 36 huyện Lệ Thủy trở thành huyện giàu đẹp, văn minh của tỉnh. Tình hình kinh tế- xã hội đã có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình phả triển GD&ĐT của huyện 2.1.1.3. Tình hình phát triển GD&ĐT huyện Lệ Thủy Năm 2008 huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học Cơ sở. Việc mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng cấp Trung học Cơ sở, đảm bảo cho hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học để đạt trình độ THCS, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của huyện Để đạt được mục tiêu giáo dục, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo ngành giáo dục tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố trường học. Thay thế phòng học tạm bằng các phòng học kiên cố, tiếp tục xây dựng thêm phòng học mới và tu sửa đã có đáp ứng đủ về số lượng phòng học với qui mô học sinh các cấp học. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo phục vụ cho công tác dạy học theo tiêu chuẩn quy định. Trong xu thế phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh, GD&ĐT của huyện Lệ Thủy thời gian qua phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Về mạng lưới các trường Trung học cơ sở những năm qua tiếp tục được cũng cố và phát triển theo hướng cân đối và đồng bộ. Tình hình phát triển giáo dục Trung học cơ sở từ năm 2010- 2011 đến năm học 2014-2015 được thể hiện qua bảng sau đây:
  • 47. 37 Bảng 2.1. Tình hình phát triển giáo dụcTHCS từ năm 2010-2015 TT Loại hình trường lớp 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 1 Trường 29 29 29 29 29 2 Trường (đạt chuẩn) 6 9 12 15 17 3 Số lớp 277 278 290 293 291 4 Số học sinh 9455 9466 9475 9567 9500 5 Giáo viên 558 566 569 576 578 6 Phòng học 259 267 275 297 307 (Nguồn Phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy) Nhìn tổng quát, tình hình phát triển giáo dục cấp Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy có bước phát triển khá tốt, không quá tăng vọt về số lượng nhưng ổn định về chất lượng, đội ngũ giáo viên đứng lớp tăng trưởng theo từng năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. UBNND huyện đã chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng và sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, cung cấp trang thiết bị phục vụ cho việc day học kịp thời. Về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học đối với cấp THCS đã dược phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo chặt chẽ quy trình tiến hành các kế hoạch giáo dục, nhất là việc thực hiện chương trình sách giáo khoa, các hoạt động dạy học tự chọn, hoạt động giáo dục nghề, GD hướng nghiệp đều được triển khai nghiêm túc và đồng bộ, đúng quy chế. Phong trào thi đua dạy tốt- học tốt được phát huy mạnh mẽ tạo nên không khí thi đua cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giữa các trường THCS trong toàn huyện, là đòn bẩy thúc đẩy các bước phát triển về chất lượng giáo dục của ngành và được đánh giá là một trong những điểm sáng về công tác giáo dục của tỉnh Quảng Bình.
  • 48. 38 2.1.2. Thực trạng giáo viên các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Khái quá về hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (Ngân sách nhà nước, chương trình mục tiêu, huy động từ các thành phần kinh tế, sự đóng góp của người dân, xã hội hóa giáo dục), mạng lưới cơ sở GD&ĐT đã và đang phát triển ngày càng rộng và phân bố trên khắp các xã, đến tận thôn/bản trên địa bàn huyện với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất-kĩ thuật từng bước được cải thiện. Hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo của huyện Lệ Thủy đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Huyện đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn về phổ cập bậc Trung học Cơ sở. 2.1.2.1. Thực trạng về trường, lớp, học sinh THCS huyện Lệ Thủy Trường THCS đã phủ kín tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trên bình diện toàn huyện, mỗi xã có một trường, chỉ duy nhất xã Kim thủy có hai trường (do địa bàn xã rộng, thuộc vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn) Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt tỷ lệ 99,9%, và tỷ lệ học sinh đi học cấp THCS trong số tre em trong độ tuổi đạt 97,7% Huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS tử năm 2008 So với năm trước 2014-2015, mạng lưới trường, lớp tiếp tục được cũng cố ổn định, bền vững. Toàn huyện có 29 trường THCS, với 291 lớp Tổng số học sinh THCS trong toàn huyện là 9500
  • 49. 39 Bảng 2.2 .Thống kê số liệu về trường, lớp và học sinh năm học 2015-2016 TT Đơn vị trường học Số lớp Tổng số HS Tổng số HS nữ 1 TT Kiến Giang 16 522 323 2 An Thủy 16 625 350 3 Phong Thủy 12 448 245 4 Lộc Thủy 8 244 150 5 Xuân Thủy 8 340 195 6 Liên Thủy 15 460 240 7 Cam Thủy 8 225 120 8 Hồng Thủy 18 603 305 9 Hưng Thủy 15 526 337 10 Sen thủy 10 386 154 11 Ngư Thủy Bắc 8 281 176 12 NgưThủy Trung 5 136 78 13 Ngư Thủy Nam 8 202 123 14 Dương Thủy 8 247 140 15 Mỹ Thủy 10 328 117 16 Tân Thủy 12 423 129 17 Thái Thủy 11 359 171 18 Trường Thủy 4 89 53 19 Văn Thủy 8 184 79 20 Kim Thủy 1 9 218 124 21 Kim Thủy 2 4 107 54 22 Mai Thủy 12 368 142 23 Phú Thủy 13 458 233
  • 50. 40 24 Lệ Ninh 9 311 167 25 Sơn Thủy 13 450 278 26 Hoa Thủy 15 524 312 27 Ngân Thủy 5 136 67 28 Lâm Thủy 6 146 79 29 Dân tộc Nội trú 5 144 82 Tổng 291 9500 5936 (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy) 2.1.2.2. Thực trạng về cơ cấu và số lượng giáo viên Trung học Cơ sở của huyện Lệ Thủy Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục huyện Lệ Thủy không ngừng phát triển trong những năm qua trên cả ba mặt: đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu. Đây là điểm mạnh, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển GD&ĐT của huyện.Trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên bậc THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã được quan tâm bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ,kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng, đến hết năm học 2015-2016 toàn ngành giáo dục Lệ Thủy không còn giáo viên nào có trình độ dưới chuẩn. Về số lượng và cơ cấu chung: Tính đến cuối năm học 2014-2015, đội ngũ giáo viên THCS toàn huyện có 578 trong đó giáo viên nữ 377 chiếm tỷ lệ 65,2%. Giáo viên người dân tộc thiểu số 4 chiếm tỉ lệ 0,7% ; GV có độ tuổi trên 50 là 52 chiếm tỷ lệ 9,0%. Tỷ lệ giáo viên THCS/lớp là 2,0, vượt định mức biên chế chung ( biên chế định mức 1,9 GV/ lớp học) Tính chung, tỷ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn trở lên là 100%, trong đó trên chuẩn là 63%
  • 51. 41 Mặc dù tỷ lệ GV/ lớp ở mức cao là 2.0 vượt mức chuẩn, song về cơ cấu, vẫn thiếu GV ở một số bộ môn So với chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT và số liệu bình quân của tỉnh thì tỷ lệ GV/ lớp của huyện Lệ Thủy như sau: Bảng 2.3.Tỉ lệ giáo viên bình quân trên mỗi lớp học Tỉ lệ GV/lớp Định mức của Bộ GD&ĐT Tỉnh Quảng Bình Huyện Lệ Thủy 1,90 1,94 2,0 Nguồn Phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu GV THCS T T Đơn vị trường học Toán -Lý Văn -Sử Văn GD Sinh- Địa Hóa- Sinh Tiến g Anh Lý- CN Mỹ Thuậ t Thể dục 1 TT Kiến Giang 5 5 4 3 3 4 2 2 3 2 An Thủy 5 4 4 3 3 4 2 2 3 3 Phong Thủy 4 3 2 2 3 3 2 2 2 4 Lộc Thủy 3 3 1 2 1 2 1 1 2 5 Xuân Thủy 3 3 2 2 1 2 1 1 2 6 Liên 4 4 2 2 2 4 2 2 3
  • 52. 42 Thủy 7 Cam Thủy 3 2 1 2 1 2 1 1 2 8 Hồng Thủy 5 4 3 3 3 4 3 3 4 9 Hưng Thủy 4 3 2 2 2 3 2 2 2 10 Sen thủy 3 3 3 2 2 2 1 1 2 11 Ngư Thủy Bắc 3 3 2 1 1 2 1 1 2 12 Ngư Thủy Trung 2 2 1 1 1 1 1 1 2 13 Ngư Thủy Nam 3 2 2 1 1 1 1 1 2 14 Dương Thủy 3 2 2 2 1 2 1 1 2 15 Mỹ Thủy 3 3 2 3 1 2 2 1 2 16 Tân Thủy 4 4 3 2 2 3 2 2 3 17 Thái Thủy 4 4 2 2 3 2 2 2 2 18 Trường 2 1 1 1 1 1 1 1 1
  • 53. 43 Thủy 19 Văn Thủy 3 2 2 2 1 1 1 1 2 20 Kim Thủy 1 2 2 1 1 2 1 1 1 2 21 Kim Thủy 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 22 Mai Thủy 3 3 2 2 2 2 2 2 2 23 Phú Thủy 4 4 3 2 2 3 3 2 3 24 Sơn Thủy 4 4 3 3 3 3 3 2 3 25 Lệ Ninh 3 4 2 2 2 2 1 1 2 26 Hoa Thủy 4 4 3 4 3 4 3 2 3 27 Ngân Thủy 1 1 1 1 1 1 1 1 1 28 Lâm Thủy 2 2 1 1 1 1 1 1 1 29 Dântộc Nội trú 2 2 2 1 1 1 1 1 2 Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy 2.1.2.3. Thực trạng quản lý, phát triển năng lực giáo viên các trường Trung học Cơ sở
  • 54. 44 Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Do đó, Uỷ ban nhân dân huyện đã luôn chỉ đạo phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên theo đúng tinh thần Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư. a. Về chất lượng Về trình độ chuyên môn: trình độ chuyên môn của giáo viên cấp Trung học Cơ sở cơ bản đạt chuẩn, giáo viên có trình độ trên chuẩn tương đối cao. Tuy nhiên chủ yếu là học từ xa, học chắp vá nên hiệu quả giảng dạy, trình độ thực sự chưa tương xứng với bằng cấp hiện có Bảng 2.5. Thống kê trình độ chuyên môn của GV cấp THCS huyện Lệ Thủy Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trình độ khác SL % SL % SL % SL % 578 10 10,7 440 76,1 128 22,2 0 0 (Nguồn Phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy) Theo đáng giá của cán bộ quản lý ở các trường thì có khoảng 87% giáo viên đạt yêu cầu về chuyên môn.