SlideShare a Scribd company logo
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN VĂN VĨNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN
ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 80140114
BÌNH DƯƠNG – Năm 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN VĂN VĨNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN
ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 80140114
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ VĂN THÔNG
BÌNH DƯƠNG – Năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi trình bày trong luận văn là do sự tìm hiểu và
nghiên cứu của bản thân trong suốt quá trình học tập và công tác. Mọi kết quả nghiên
cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có trong đề tài đều được trích dẫn
nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận
văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì tôi đã cam đoan ở trên đây.
Bình Dương, tháng 08 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Vĩnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy giáo, cô giáo là giảng viên lớp Cao học Quản lý
giáo dục, khóa 2, Trường đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy trong quá trình
học tập. Cảm ơn Ban Giám hiệu và phòng đào tạo Sau đại học Trường đại học Thủ
Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của Ban Giám hiệu, đội ngũ tổ trưởng,
tổ phó chuyên môn, giáo viên và các em học sinh khối 12 các năm học 2017 – 2018 ở
các trường THPT Đồng Phú, THCS&THPT Đồng Tiến và cán bộ lãnh đạo sở
GD&ĐT tỉnh Bình Phước. Cuối cùng, xin cảm ơn quý anh, chị, em đồng nghiệp; các
bạn học và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Văn Thông, người luôn tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để giúp tác giả hoàn thành
luận văn này.
Dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song chắc chắn luận văn
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu từ quý thầy giáo, cô giáo và sự chia sẻ của các bạn đọc để luận văn
này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Vĩnh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do thực hiện đề tài..................................................................................................1
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................................4
2.1. Khách thể nghiên cứu...............................................................................................4
2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................4
3. Giả thiết nghiên cứu ....................................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4
5. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................5
6. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................5
6.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu ..............................................................................5
6.2. Phạm vi về không gian .............................................................................................5
6.3. Phạm vi về thời gian.................................................................................................6
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................6
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận..............................................................................6
7.2. Phương pháp điều tra giáo dục.................................................................................6
7.3. Phương pháp xử lý bằng thống kê............................................................................7
8. Bố cục luận văn ...........................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.........................................8
1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh THPT ...................................................................................................................8
iv
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................8
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................12
1.2. Các khái niệm cơ bản .............................................................................................16
1.2.1. Quản lý ................................................................................................................16
1.2.2. Quản lý giáo dục..................................................................................................18
1.2.3. Giáo dục hướng nghiệp .......................................................................................18
1.2.4. Quản lý giáo dục hướng nghiệp ..........................................................................19
1.2.5. Quản lý giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông....................20
1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông......................20
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp ..................................................................20
1.3.2. Đặc điểm hoạt động giáo dục hướng nghiệp.......................................................21
1.3.3. Vai trò hoạt động giáo dục hướng nghiệp...........................................................21
1.3.4. Nội dung của giáo dục hướng nghiệp..................................................................22
1.3.5. Các con đường hướng nghiệp..............................................................................23
1.3.6. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp....................................................................25
1.3.7. Mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh.....................27
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.............................................................29
1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp.......................................29
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp..........................30
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp ..........................31
1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp .........................................31
1.4.5. Quản lý điều kiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp..........................................31
1.4.6. Thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.................................33
1.5. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.................37
1.5.1. Yếu tố thị trường lao động ..................................................................................37
1.5.2. Yếu tố giáo dục và đào tạo ..................................................................................38
v
1.5.3. Đội ngũ cán bộ giáo viên.....................................................................................38
1.5.4. Các tổ chức chính trị xã hội.................................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................40
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
HỌC SINH TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC ...............................41
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục & đào tạo huyện Đồng Phú tỉnh
Bình Phước................................................................................................................41
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân số và lao động....................................................................41
2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.....................................................................42
2.1.3. Thực trạng về giáo dục - đào tạo.........................................................................44
2.2. Khái quát hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại
huyện Đồng Phú........................................................................................................46
2.3. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động hướng nghiệp cho học sinh ở các
trường THPT tại huyện Đồng Phú............................................................................47
2.3.1. Mẫu khảo sát........................................................................................................47
2.3.2. Thiết kế bảng hỏi.................................................................................................47
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu thu được từ bảng hỏi.................................................48
2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Đồng
Phú.............................................................................................................................50
2.4.1. Nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp.................................................50
2.4.2. Nội dung, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp.................................52
2.4.3. Các con đường giáo dục hướng nghiệp...............................................................55
2.4.4. Hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ......................................................56
2.4.5. Đội ngũ, kinh phí hoạt động giáo dục hướng nghiệp..........................................57
2.4.6. Cơ sở vật chất dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp................................57
2.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp...........................................58
2.4.8. Xu hướng lựa chọn nghề của học sinh ................................................................61
2.4.9. Phân luồng học sinh sau trung học phổ thông.....................................................62
vi
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp...........................................64
2.5.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp ................64
2.5.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ...........................67
2.5.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp ........................................72
2.6. Đánh giá chung về nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp tại huyện Đồng Phú.......................................................................................73
2.6.1. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp..........73
2.6.2. Nguyên nhân........................................................................................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................77
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC ...................................................78
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp.......................................................................78
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý........................................................................78
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .....................................................................78
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.......................................................................78
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................................78
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn......................................................................79
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi........................................................................79
3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................................................79
3.2. Một số biện pháp ....................................................................................................79
3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, học sinh, CMHS và các lực lượng giáo dục
khác trong xã hội về hoạt động giáo dục hướng nghiệp............................................79
3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ..........................81
3.2.3. Bồi dưỡng đội ngũ tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp .........................83
3.2.4. Giải quyết chế độ chính sách có liên quan cho những cá nhân tham gia hoạt
động giáo dục hướng nghiệp .....................................................................................85
3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp ........................86
vii
3.3. Kiểm chứng tính khả thi của biện pháp quản lý.....................................................87
3.3.1. Đối tượng khảo sát tính khả thi của các biện pháp..............................................87
3.3.2. Nội dung khảo sát và cách thức tiến hành...........................................................87
3.3.3. Kết quả khảo sát ..................................................................................................87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................96
1. Kết luận......................................................................................................................96
2. Kiến nghị ...................................................................................................................97
2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo .............................................................................97
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước .................................................98
2.3. Đối với các trường THPT......................................................................................98
2.4. Đối với cha mẹ học sinh.........................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................99
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1
Phụ lục 1. Bảng hỏi khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên ..............................................1
Phụ lục 2. Bảng hỏi khảo sát học sinh.............................................................................7
Phụ lục 3. Bảng khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp...........................................................................................12
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CB Cán bộ
CBQL Cán bộ quản lý
CĐ Cao đẳng
ĐH Đại học
CMHS Cha mẹ học sinh
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CSVC Cơ sở vật chất
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GDTX Giáo dục thường xuyên
GV Giáo viên
HĐGDHN Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
HĐND Hội đồng nhân dân
KT – XH Kinh tế - Xã hội
NSNN Ngân sách nhà nước
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
ix
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động hướng nghiệp của CB, GV 50
Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình hoạt động giáo dục
hướng nghiệp
52
Bảng 2.3. Trường của Thầy/Cô đã tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh thông qua các con đường nào sau đây?
55
Bảng 2.4. Trường của em đã có những hoạt động nào liên quan đến nghề
nghiệp
56
Bảng 2.5. Những khó khăn về đội ngũ, kinh phí của hoạt động giáo dục
hướng nghiệp
57
Bảng 2.6. Khó khăn về cơ sở vật chất và tài liêu, sách giáo khoa hoạt động
giáo dục hướng nghiệp
58
Bảng 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh 58
Bảng 2.8. Đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng 60
Bảng 2.9. Mức độ quan trọng của các tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp 61
Bảng 2.10. Tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT 62
Bảng 2.11. Em hãy cho biết những người sau đây đã khuyên em điều gì về
nghề nghiệp
63
Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện
hoạt động giáo dục hướng nghiệp
64
Bảng 2.13. Khó khăn khi lập kế hoạch quản lý giáo dục hướng nghiệp 65
Bảng 2.14. So sánh giữa CBQL và GV về mức độ khó khăn trong xây dựng
kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp
66
Bảng 2.15: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng
nghiệp
67
Bảng 2.16. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp 72
Bảng 3.1 . Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 87
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào tiến trình toàn cầu hóa và khu vực hóa,
tuy nhiên, ở sân chơi lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt để tồn tại và phát triển bền
vững. Làm sao cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa
hồng, vừa chuyên, có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp ngang tầm khu vực và
quốc tế là bài toán nan giải của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh giáo dục
hướng nghiệp trong hệ thống GD&ĐT đã trở thành một tư tưởng chủ đạo, một nhu cầu
cấp bách trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nước ta, hướng đến sự năng động,
sáng tạo, trình độ tay nghề cao và mỗi cá nhân có khả năng tự lựa chọn, định hướng và
phát triển nghề nghiệp một cách khoa học và hiệu quả (Phạm Đăng Khoa, 2016).
Để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn nói trên việc định hướng nghề nghiệp
đối với mỗi cá nhân có ý nghĩa không chỉ với bản thân cá nhân ấy mà còn có ý nghĩa
quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Bởi định hướng nghề
nghiệp chính xác sẽ giúp cá nhân phát huy tối đa năng lực của bản thân, hứng thú với
công việc. Nhờ đó, hiệu quả công việc của họ được nâng cao. Đồng thời định hướng
nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp cá nhân đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội.
Định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân có thể được bắt đầu từ rất sớm, trong
đó lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn quan trọng. Vì học sinh THPT là một lực
lượng tiềm năng của nguồn nhân lực. Định hướng đúng trong lựa chọn ngành nghề của
học sinh THPT không chỉ tạo hứng thú cho học sinh ham học mà đôi khi còn quyết
định cả sự thành đạt của các em. Thực tế hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp của
học sinh THPT ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Báo cáo mới nhất của
Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày
24/12/2015 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm nhưng số lượng người có trình
độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng cao: 225.500 người (Báo cáo viện KHLĐ và
XH-Bộ LĐTB & XH, 24/12/2015).
Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng đã xác định nền giáo dục của nước
ta còn một số tồn tại mà cụ thể là đào tạo của chúng ta thiếu gắn kết với nghiên cứu
2
khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; một phần nguyên
nhân là công tác hướng nghiệp còn hạn chế.
Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2011-2020 cũng xác định bất
cập yếu kém là hệ thống giáo dục quốc dân thiếu tính thống nhất, thiếu liên thông giữa
một số cấp học và một số trình độ đào tạo, chưa có khung trình độ quốc gia về giáo
dục. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng miền
chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Số lượng các
cơ sở đào tạo, quy mô tăng nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa tương xứng.
Một số chỉ tiêu chưa đạt được mức đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -
2010, như: tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học và trung học cơ sở; tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo
dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình
độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyết
tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực
nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công
việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên.
Chính vì chưa được định hướng rõ ràng ngay từ khi còn học trong trường phổ
thông nên nhiều học sinh đã chọn ngành, chọn nghề chưa phù hợp với bản thân. Kết
quả là sau 4-5 năm học ở trường ĐH nhưng khi ra trường có một lượng lớn sinh viên
thất nghiệp hoặc làm không đúng ngành hoặc là trong quá trình học tập sẽ không tập
trung. Trong khi đó những học sinh học một số nghề kỹ thuật (thời gian đào tạo 2-3
năm) lại dễ dàng xin được việc. Việc thiếu định hướng nghề cho học sinh THPT đã
gây ra một lãng phí lớn không chỉ cho bản thân, gia đình của học sinh mà còn cho cả
xã hội.
Trong thực tế, đa phần học sinh tốt nghiệp THPT đều có mong muốn học lên
ĐH, CĐ. Theo thống kê gần đây, hàng năm, nước ta có hơn một triệu học sinh THPT
dự thi tốt nghiệp THPT. Trong số đó có tới 90% học sinh tốt nghiệp THPT tham gia
xét tuyển vào các truờng ĐH, CĐ. Nhưng hệ thống các truờng ĐH, CĐ chỉ tiếp nhận
khoảng 20% - 30% số học sinh. Có rất nhiều học sinh cho rằng: “Vào đại học như là
một sự bảo hành cho tương lai”. Trượt đại học coi như cuộc đời mất phương hướng.
3
Đó là nỗi buồn của bản thân và của cả gia đình, chính điều đó đã dẫn tới áp lực nặng
nề cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ.
Hiện nay có một thực tế là rất nhiều sinh viên trong quá trình học cảm thấy
ngành học mà mình đang theo học không phù hợp với sở trường của bản thân mình
nên chán nản, sa sút trong học tập dẫn đến bị đuổi học hoặc tự ý nghỉ học để thi lại
chọn ngành nghề mới phù hợp với sở trường của bản thân. Hoặc học xong ra trường bị
thất nghiệp hoặc phải đào tạo lại để tìm việc làm dẫn đến tốn kém tiền bạc, thời gian
và công sức của bản thân và xã hội. Trong hai năm gần đây tại trường THPT Đồng
Phú có số học sinh đăng ký dự thi đại học cao đẳng: năm 2016 có 210 học sinh, năm
2017 có 300 học sinh; số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học cao đẳng năm
2016 có 200 học sinh, năm 2017 có 265 học sinh; khi nhập học năm 2016 có 182 học
sinh, năm 2017 có 189 học sinh. Khi ra trường nhiều em đi làm trái với ngành nghề
đào tạo của bản thân, thất nghiệp ở nhà giúp gia đình hoặc phải tiến hành đào tạo lại.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do học sinh lựa chọn ngành nghề chưa phù hợp với
năng lực, sở thích của bản thân hoặc thiếu định hướng nghề nghiệp trước khi lựa chọn
nghề nghiệp. Việc định hướng nghề nghiệp thích hợp nhất là thời điểm học sinh đang
học THPT. Bởi vì trong giai đoạn này diễn ra quá trình lựa chọn ngành nghề cho bản
thân sau 12 năm học phổ thông đó là đi học nghề hoặc đi vào cuộc sống. Do vậy, việc
định huớng nghề cho học sinh THPT là vấn đề cần đuợc quan tâm thỏa đáng.
Như vậy trong thời gian qua, hoạt động giáo dục hướng nghiệp vẫn còn nhiều
bất cập, chưa thật sự hiệu quả, gây lãng phí khá lớn về sức người, sức của, góp phần
tăng cao tỉ lệ thất nghiệp, tình trạng thừa thầy thiếu thợ, mất cân đối nguồn nhân lực,
chất lượng nguồn nhân lực chưa cao đang là một trong những điểm yếu của Việt Nam
nói chung và huyện Đồng Phú nói riêng. Trong khi đó, hoạt động giáo dục hướng
nghiệp hiện nay còn mang tính hình thức và chưa chuyên nghiệp. Đa số học sinh ít
quan tâm và ít hiểu biết về các ngành nghề mà địa phương đang cần, nhiều học sinh
chọn nghề theo cảm tính. Do đó, quản lý hiệu quả hơn hoạt động giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT đã và đang là một nhu cầu cấp thiết, có ảnh hưởng quan trọng
đến chất lượng giáo dục hướng nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực của từng địa
phương trong thời kỳ cả nước đang đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế sâu,
rộng như hiện nay, đặc biệt tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
4
Chính vì những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước”
sẽ cung cấp những số liệu thực tế nhằm phục vụ công tác hướng nghiệp cho học sinh
ngay khi còn đang học phổ thông. Với mục đích hướng nghiệp phải dựa trên năng lực
và sở thích của từng học sinh, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở ban đầu quan trọng để
xây dựng và đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp để tổ chức các hoạt động nhằm tác
động vào các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn nghề của học sinh. Qua đó
hạn chế tối đa thời gian và chi phí cho gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đào
tạo và đào tạo nguồn nhân lực.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động hướng nghiệp của học sinh THPT tại huyện Đồng Phú tỉnh
Bình Phước.
3. Giả thiết nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông huyện Đồng Phú đã đạt được một số kết quả như chương trình
giáo dục hướng nghiệp đã được đưa vào giảng dạy chính khóa, kế hoạch giáo dục
hướng nghiệp khá chu đáo, phương thức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp
có nhiều tiến bộ … tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp về xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, tổ chức chỉ đạo,
kiểm tra đánh giá, … Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, tìm ra được những
nguyên nhân bất cập về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp thì sẽ đề xuất được
các biện pháp mang tính khả thi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp học sinh THPT tại huyện
Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
hướng nghiệp của học sinh tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
5
5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm cung cấp những số liệu thực tế, khách quan và khoa học
giúp các nhà trường biết được những yếu tố cụ thể nào ảnh hưởng đến định hướng
nghề nghiệp trong tương lai của học sinh THPT. Từ đó tác động trực tiếp đến những
đối tượng liên quan để nâng cao công tác hướng nghiệp trong các nhà trường trên địa
bàn. Tuy nhiên hoạt động hướng nghiệp cho học sinh tại huyện Đồng Phú trong thời
gian qua chưa được quản lý tốt dẫn đến còn một số học sinh lựa chọn nghề nghiệp
chưa phù hợp. Để giúp những nhà quản lý nhận diện và đánh giá các yếu tố tác động
đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Bình
Phước đề tài sẽ giải quyết những nội dung sau:
- Nhận diện thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động
giáo dục hướng nghiệp trong mối quan hệ nhận thức của học sinh về năng lực, sở thích
và nghề nghiệp trong tương lai.
- Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hướng
nghiệp của học sinh trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất biện pháp quản lý, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và
biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT dựa trên cơ sở lí luận
và thực tiễn.
6.2. Phạm vi về không gian
Hiện nay, huyện Đồng Phú là một trong những huyện có kinh tế, xã hội, giáo
dục phát triển hàng đầu và là một trong những huyện vùng ven của Thị Xã Đồng Xoài
tỉnh Bình Phước. Cùng với việc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, xã hội thì giáo dục
cũng là một trong những mũi nhọn đang được quan tâm. Chính vì vậy, chúng tôi đã
thực hiện khảo sát tại 2 trường THPT bao gồm THPT Đồng Phú và THCS&THPT
Đồng Tiến trên địa bàn huyện Đồng Phú cho việc nghiên cứu đề tài.
6
6.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài khảo sát hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh THPT năm học 2017-2018, đồng thời đây là thời điểm Bộ
GD&ĐT ban hành Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang chuẩn bị
đưa vào thực thi.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp và
tham vấn nghề trong và ngoài nước trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống
hoá, khái quát hoá, từ đó rút ra những kết luận khái quát, làm cơ sở lí luận cho đề tài
nghiên cứu.
Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm:
- Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục hướng
nghiệp;
- Các công trình khoa học liên quan đến giáo dục hướng nghiệp và giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh THPT;
- Các chương trình giáo dục hướng nghiệp của các trường THPT trong nước;
- Các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Quá trình nghiên cứu tài liệu được tiến hành như sau:
- Thu thập, lựa chọn và sàng lọc các tư liệu có liên quan đến giáo dục hướng
nghiệp và tham vấn nghề, đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề cho học
sinh ở THPT;
- Đọc và ghi chép các thông tin, số liệu có liên quan;
- Phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu thu thập được;
- Khái quát hóa, hệ thống hóa những thông tin thu thập được;
- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp điều tra giáo dục
Sử dụng phương pháp điều tra giáo dục nhằm thu thập thông tin về thực trạng
vấn đề nghiên cứu như: Thực trạng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT tại
huyện Đồng Phú; Sự lựa chọn nghề của học sinh các trường THPT tại huyện Đồng
7
Phú; Những nguyên nhân ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp ở các trường THPT
tại huyện Đồng Phú.
Xây dựng hệ thống câu hỏi đóng và mở về giáo dục hướng nghiệp ở trường
THPT với 1 mẫu phiếu dành cho các thầy cô trong Ban Giám hiệu, các giáo viên tham
gia thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp và 1 phiếu dành cho học sinh lớp 12 ở 2
trường THPT tại huyện Đồng Phú.
Chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách phát cho giáo viên, học sinh mỗi người
một phiếu và hướng dẫn cách trả lời đồng thời đề nghị họ trả lời đầy đủ tất cả các câu
hỏi, sau khi trả lời xong thì thu lại phiếu điều tra.
7.3. Phương pháp xử lý bằng thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để xử lí các thông tin thu được về định lượng và
định tính từ đó rút ra những kết luận khái quát và cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh tại
huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại huyện Đồng
Phú tỉnh Bình Phước.
8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh THPT
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Giáo dục hướng nghiệp trên thế giới được nghiên cứu từ những năm đầu của thế
kỷ XX và có rất nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể một số nghiên
cứu sau được chọn lọc đưa vào nội dung của luận văn này:
Theo luận văn thạc sỹ của Trần Đình Chiến: Cuốn sách “Hướng dẫn chọn
nghề” xuất bản năm 1948 ở Pháp được xem là cuốn sách đầu tiên nói về hướng
nghiệp. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề
trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp từ đó đã rút ra những kết luận coi giáo
dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát
triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.
Năm 1980 James McKeen Cattell - một trong những người tiên phong của khoa
học hướng nghiệp, giáo sư tâm lý học của Đại học Pensylvania (Mỹ) đã mở màn bằng
việc xây dựng các test đầu tiên để đo lường và đánh giá các thành công học đường của
sinh viên. Năm 1909 Frank Parsons cũng là giáo sư Đại học Pensylvania đã xuất bản
cuốn “Lựa chọn một nghề nghiệp” (Choosing Vocation), về sau vào những năm 1930,
thế giới phương Tây đã tôn vinh cuốn sách này như là một công trình nền tảng của
ngành tư vấn hướng nghiệp. Cuốn sách đã trình bày cơ sở tâm lý học của hướng
nghiệp và chọn nghề, các tiêu chí về sự phù hợp nghề của mỗi cá nhân để từ đó có sự
lựa chọn phù hợp. Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên
cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã
chỉ ra tương ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp đó là một số những nghề nghiệp
9
mà cá nhân có thể chọn để có được kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J.L
Holland đã được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới.
Tại Liên Xô (cũ) vào những năm 29, 30 của thế kỷ XX, vấn đề hướng nghiệp
cho học sinh cũng được các nhà khoa học và lãnh đạo chính quyền Xô viết đặc biệt
quan tâm. V.I Lênin đã có chỉ thị yêu cầu phải cho học sinh làm quen với khoa học kỹ
thuật, làm quen với cơ sở của nền sản xuất hiện đại. N.K Crupxkaia - nhà giáo dục học
lỗi lạc đã từng nêu lên luận điểm “Tự do chọn nghề” cho mỗi thanh, thiếu niên. Theo
bà, thông qua hướng nghiệp, mỗi trẻ em phải nhận thức sâu sắc hướng phát triển kinh
tế của đất nước, những nhu cầu của nền sản xuất cần được yêu cầu mà xã hội đề ra
trước các em trong lĩnh vực lao động sản xuất. Mặt khác, công tác hướng nghiệp lại
phải giúp cho trẻ em phát triển được hứng thú và năng lực nghề nghiệp, giáo dục cho
các em thái độ lao động đúng đắn, động cơ chọn nghề trong sáng. Từ đó các em có
thái độ tự giác trong việc chọn nghề” (tr.11).
Ở Anh: mô hình DOTS gồm khung cơ bản của tư vấn và hướng nghiệp (giáo
dục nghề nghiệp) (Mc. Cash, 2006), được xác định theo 4 mục đích: học quyết định,
nhận thức cơ hội, học chuyển đổi và tự nhận thức. Ông đã miêu tả một số ý kiến khung
gắn kết với nhau, các ý kiến đó gồm SeSiFuUn với kết quả của nhận thức, chọn lọc và
hiểu biết và CPI gồm các lứa tuổi, quá trình, ảnh hưởng. Luật sửa đổi (2006) đưa ra
cách tiếp cận mới “một bộ đề xuất các cải cách để chúng ta có thể giúp học sinh phổ
thông và đại học học cách quản lí cuộc sống của họ”.
Các quốc gia Bắc Âu đều có cùng mục tiêu hoặc kết quả học tập (mô hình
DOTS). Tuy nhiên nhấn mạnh sự khác biệt, theo Plant (2003), phần nhận thức cơ hội
nhấn mạnh nhất, tiếp đến là tự nhận thức, học quyết định và học chuyển đổi ít được
quan tâm hơn.
Các điểm chung: Các nước Châu Âu có sự phát triển mạnh về khoa học và công
nghệ, nhất là công nghệ thông tin, kinh tế. Để phù hợp với xu thế phát triển, nền giáo
dục ở Châu Âu đặc biệt quan tâm đến trình độ giáo dục phổ thông và giáo dục nghề và
được gắn kết giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề và hướng nghiệp trong nhà
trường phổ thông.
Các nước đều chú trọng đến giáo dục “tiền nghề nghiệp” cho học sinh ngay ở
bậc học phổ thông; phân luồng học sinh sớm ngay từ lớp 9 hoặc lớp 10, chủ yếu 2
10
nhánh học nghề và lên THPT (như ở Ba Lan, Cộng hòa Pháp); ở Đức hướng nghiệp
cho học sinh phổ thông sớm hơn ngay ở bậc tiểu học.
Trong giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp, các nước đều giảm thời
lượng hàn lâm mà chú trọng tính thực tiễn nhiều hơn (Ba Lan, Đức và Pháp).
Các điểm riêng: Ở Pháp phân hóa hẹp sau trung học cao trung, phân hóa cấp 2,3
theo hướng phân ban, phân chia 50/50 theo luồng phổ thông và kĩ thuật, nghề kĩ thuật
dạy theo mô đun gồm 6 lĩnh vực như: Kĩ thuật nghề, Toán, Khoa học, Thế giới, Quốc
ngữ, Ngoại ngữ;
Ở Ba Lan chú trọng đến phân hóa rộng nhằm phát triển toàn diện cáclĩnh vực.
Ở Đức, các nhà sư phạm quan tâm đến cơ sở khoa học dạy học lao động nghề nghiệp,
phối hợp giữa trường phổ thông và các trung tâm kĩ thuật tổng hợp để lập kế hoạch
thực tập cho học sinh, xác lập mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông và nghề nghiệp,
hướng nghiệp và phân loại học sinh hướng nghiệp ngay sau bậc tiểu học, sau lớp 10
học sinh được chia 2 nhánh loại học trở thành công nhân lành nghề, loại học hết lớp 12
phổ thông, sau lớp 12 lại được tiếp tục phân loại lần nữa hoặc vào đại học hoặc vào
trung cấp nghề.
Trong giai đoạn hiện nay, trên thế giới nền sản xuất công nghiệp và hậu công
nghiệp đã phát triển cao, trong xã hội xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới, sự phân
hoá lao động đã khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm đến công
tác hướng nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học hướng nghiệp, mở các trung tâm tư
vấn hướng nghiệp và đào tạo giáo viên, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong và
ngoài trường Đại học. Ví dụ như các trung tâm INETOP (Viện nghiên cứu quốc gia về
lao động và hướng nghiệp) và CNAM (Học viện quốc gia về nghệ thuật và nghề
nghiệp) của Pháp. Chương trình đào tạo chuyên gia hướng nghiệp của họ bắt đầu có
mặt tại Việt Nam.
Châu Á (các điểm chung): Các nước Châu Á đều chú trọng đến việc tổ chức
giáo dục nghề sau trung học cơ sở, hầu hết các nước phân loại học sinh theo hai hướng
chính là một bộ phận tiếp tục học lên THPT, một bộ phận chuyển sang học nghề, đó là
trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc). Tích
hợp các môn hướng nghiệp và giáo dục phổ thông, các môn văn hóa, khoa học kỹ
thuật, lao động (Trung Quốc, Philippine);
11
Chú trọng đến năng lực thực hành và nghiên cứu thực tiễn trong hoạt động giáo
dục hướng nghiệp (Philippine, Malaysia). Chú trọng đến năng lực thực hành và nghiên
cứu thực tiễn trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp (Philippine, Malaysia); Quan
tâm đến môn học tự chọn sau bậc học THCS (Nhật, Hàn).
Ngày nay, hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con người, nguồn
lực con người hay nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò đối với sự phát triển
nhanh và bền vững của một quốc gia. Nhờ có sự đầu tư và phát triển cho nguồn nhân
lực mà một số nước chỉ trong thới gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công
nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,…GD&ĐT, trong đó có phần giáo dục
nghề nghiệp góp phần hết sức to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất
nước. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp một lực lượng
lao động đông đảo đã qua đào tạo, góp phần làm cho cơ cấu lao động xã hội, cả về cơ
cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền phù hợp với từng giai đoạn phát
triển KT – XH của đất nước. Tại các nước phát triển, coi trọng lực lượng lao động là
“lao động tri thức”, trước đây kĩ năng nghề có thể giúp con người đi theo suốt cuộc
đời, nhưng thời đại ngày nay, luôn phải cập nhật tri thức, kiến thức mới đáp ứng yêu
cầu xã hội. Giáo dục thường xuyên, giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng giúp
con người có điều kiện hướng đến đào tạo lao động tri thức và tự đào tạo suốt đời. Nhà
trường phải thay khẩu hiệu “Đào tạo một lần cho một đời người” bằng khẩu hiệu “Đào
tạo suốt đời cho một đời người”.
Các điểm riêng, giáo dục hướng nghiệp thông qua chương trình kĩ năng sống,
giáo dục nghề bao gồm các chủ đề: kế hoạch nghề, tìm việc, thiết lập mục tiêu nghề
(Hồng kông); giảng dạy tích hợp các môn khoa học công nghệ vào THPT, sau trung
học cơ sở, nhánh giáo dục nghề nghiệp có 2 năm học nghề, 2 năm sau chọn nghề nhất
định (Philippine). Sau THCS học sinh được phân chia 3 hướng chính: Nhóm giáo dục
kĩ thuật công nghệ cơ khí dân dụng; nhóm giáo dục phổ thông dạy các môn văn hóa;
nhóm giáo dục nghề nghiệp giảng dạy lí thuyết, thực hành nghề cơ khí, ô tô, hàn, điện,
điện tử... (Malaysia).
Quan tâm đến mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề, trong
đó chú trọng giáo dục nghề là hướng chọn cơ bản (Nhật Bản). Sau THCS, tập trung
cho kĩ năng thực hành nghề, trong giáo dục nghề nghiệp thời lượng dành cho thực
12
hành chiếm 70% (Hàn Quốc). Trung học cơ sở có nhánh dạy nghề từ 2-3 năm, dạy tích
hợp ở bậc THPT (văn hóa, khoa học kĩ thuật, lao động), rất chú trọng các môn tự
chọn: máy tính, kĩ thuật điện, hải dương học, y học cơ sở, ngoại ngữ. Đây là cơ sở làm
tiền đề cho việc chọn nghề tương lai (Trung Quốc).
Theo quan niệm của UNESCO, hướng nghiệp đòi hỏi sự đánh giá dựa trên việc
kết hợp những tiêu chí về giáo dục và dự báo về nhân cách tương lai. Nhà trường phải
có khả năng vẽ lên một bức tranh rõ nhất về khả năng của mỗi học sinh. Vì vậy, cần
phải có những nhà tư vấn hướng nghiệp chuyên môn để giúp học sinh lựa chọn nghề
thích hợp, dự báo những khó khăn trong học tập và giải quyết những vấn đề xã hội khi
cần. (Lê Trần Tuấn, 2008)
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Theo luận văn thạc sỹ Trần Đình Chiến thì “Tại Việt Nam giáo dục hướng
nghiệp tuy được xếp ngang tầm quan trọng với các mặt giáo dục khác như đức dục, trí
dục, thể dục, mỹ dục nhưng bản thân nó lại rất non trẻ, mới mẻ cả về nhận thức, lý
luận và thực tiễn, rất thiếu về lực lượng, không mang tính chuyên nghiệp... Vì vậy,
việc thực hiện không mang lại nhiều hiệu quả. Vấn đề hướng nghiệp chỉ thực sự nóng
lên và được xã hội quan tâm khi nền kinh tế đất nước bước sang cơ chế thị trường với
sự đa dạng của các ngành nghề và nhu cầu rất lớn về chất lượng nguồn nhân lực. Nếu
so với sự ra đời của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa sau cách mạng tháng Tám năm
1945 thì những tư tưởng về hướng nghiệp cho học sinh cũng xuất hiện khá sớm. Cho
đến trước những năm 1970 thì những tư tưởng này chủ yếu dừng lại ở các quan điểm,
chỉ thị, nghị quyết mang tính chỉ đạo lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ chứ
chưa phải là luận điểm mang tính khoa học hay những nghiên cứu khoa học thực sự.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ là người đầu tiên quan tâm đến công tác hướng
nghiệp cho học sinh. Trong bài viết “học sinh và lao động” (bài viết tay năm 1957 hiện
lưu giữ ở bảo tàng Hồ Chí Minh). Bác viết “Thi đỗ tiểu học rồi thì muốn lên trung học,
đỗ trung học rồi thì muốn lên đại học. Riêng về mỗi cá nhân của người học sinh thì ý
muốn ấy không có gì lạ. Nhưng chung đối với nhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý. Vì ở
bất kỳ nước nào số trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học lại
càng ít hơn trường trung học. Thế thì những học trò tiểu học và trung học không được
chuyển cấp sẽ làm gì”? Câu hỏi này của Bác thực sự trở thành một vấn đề khoa học và
13
mang tính thời sự cho đến ngày nay. Bác đã gạch chân câu trả lời “họ sẽ lao động” để
khẳng định một cách chắc chắn rằng con đường lao động là con đường đúng đắn nhất
để các em tiếp tục phấn đấu vươn lên chứ không nhất thiết là phải vào trường đại học.
Trong bài báo “Học hay, cày giỏi” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến một yếu
tố kỹ thuật sản xuất “công nghiệp và nông nghiệp” và “những ngành sản xuất chủ yếu”
trong xã hội.
Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm công tác hướng nghiệp, điều này được
thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện, các nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà
nước. Có thể lấy ví dụ như Nghị định 126/CP ngày 19/03/1981 của chính phủ về công
tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ
thông cơ sở và trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường. Trong văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ IX đã ghi rõ “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung
học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”. Luật giáo dục năm
2005 đã khẳng định: “Giáo dục THPT nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn để tiếp tục học đại học, cao
đẳng, trung học nghề nhiệp, học nghề, và đi vào cuộc sống lao động”. Chiến lược phát
triển giáo dục năm 2001 - 2010 đã xác định rõ: “Thực hiện chương trình phân ban hợp
lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống
nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh
có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phân luồng sau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề
học tiếp sau khi tốt nghiệp”. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011 – 2020 xác định
“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng
giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống,
năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu
cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội
trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã
14
hội học tập”. Để đáp ứng được các mục tiêu mà chiến lược đã xác định thì hoạt động
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng đã xác định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục
phổ thông là “ ... tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt
đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm
2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ
thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ
thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất
lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ
sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ
giáo dục trung học phổ thông và tương đương. ...”. Như vậy Đảng ta cũng xác định
giáo dục hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT là mục tiêu cụ thể mà các trường
THPT trên toàn quốc phải thực hiện trong chương trình giáo dục của mình.
Về mặt nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam, theo các chuyên gia thì
ngành hướng nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ vào những năm
1970, 1980. Những nhà khoa học tiên phong phải kể đến GS. Phạm Tất Dong, PGS.
Đặng Danh Ánh, GS. Phạm Huy Thụ, GS. Nguyễn Văn Hộ. GS. Phạm Tất Dong là
người có những đóng góp rất lớn cho giáo dục hướng nghiệp Việt Nam, ông đã dày
công nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn cho giáo dục hướng nghiệp như xác
định mục đích, ý nghĩa, vai trò của hướng nghiệp; hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề
nghiệp; hệ thống các quan điểm, nguyên tắc hướng nghiệp, các nội dung, phương
pháp, biện pháp giáo dục hướng nghiệp... Điều này được thể hiện ở rất nhiều các báo
cáo, bài báo, sách, giáo trình của ông như bài: “Hướng nghiệp cho thanh niên”, đăng
trên tạp chí Thanh Niên số 8 năm 1982; Báo cáo: “Một con đường hình thành lý tưởng
nghề nghiệp cho học sinh lớn”; các tác phẩm như: “Nghề nghiệp tương lai - giúp bạn
chọn nghề” hay cuốn “Tư vấn hướng nghiệp - sự lựa chọn cho tương lai”. Trong một
công trình nghiên cứu gần đây ông đã chỉ ra rằng: “Công tác hướng nghiệp góp phần
15
điều chỉnh việc chọn nghề của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế”. Bởi
vì theo tác giả, đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, trong
quá trình CNH - HĐH, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển theo hướng giảm tỉ trọng nông
nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Xu hướng chọn nghề của thanh niên phù
hợp với xu hướng chuyển cơ cấu kinh tế là một yêu cầu của công nghiệp. GS. Nguyễn
Văn Hộ cũng là một trong những người rất tâm đắc và nghiên cứu chuyên sâu về giáo
dục hướng nghiệp. Trong luận án tiến sĩ của mình tác giả đã đề cập đến vấn đề: “Thiết
lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam”. Tác giả đã xây dựng
được luận chứng cho hệ thống giáo dục hướng nghiệp trong điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Vào năm 2006, ông cũng đã cho xuất bản cuốn sách: “Hoạt
động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường trung học phổ thông”,
cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống về cơ sở lí luận của giáo dục hướng nghiệp,
vấn đề tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông và giảng dạy
kĩ thuật ở nhà trường trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường và sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước hiện nay.
Trong thời gian gần đây nhằm hiện thực hoá những phương hướng, mục tiêu mà
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng
học sinh phổ thông. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về hướng nghiệp ở nhiều cách
tiếp cận khác nhau tạo nên một giai đoạn mới với sự đa dạng trong nghiên cứu khoa
học hướng nghiệp ở Việt Nam. Có thể kể đến như tác giả Trần Quốc Thành có bài:
“Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông một số tỉnh
miền núi phía Bắc”, đăng trên tạp chí tâm lí học năm 2002. Bài: “Những nguyên nhân
ảnh hưởng tới sự định hướng trong việc học tập, chọn nghề ở học sinh trung học phổ
thông”, của tác giả Phạm Thị Đức đăng trên tạp chí giáo dục năm 2002. Bài: “Giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông với việc phát triển nguồn nhân lực” của tác
giả Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê đăng trên tạp chí phát triển giáo dục năm
2004… Các tác giả trên đã có những nghiên cứu mang tính thực tiễn tập trung vào các
vấn đề nóng bỏng của công tác hướng nghiệp hiện nay đó là xu hướng, động cơ lựa
chọn nghề của lớp trẻ, những định hướng giá trị của thanh niên, những nguyên nhân
dẫn đến xu hướng, động cơ chọn nghề và định hướng giá trị đồng thời nghiên cứu mối
16
quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp và vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ đất
nước trong thời kì CNH - HĐH.
Bên cạnh đó còn phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả Đặng
Danh Ánh, Nguyễn Thế Trường, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Minh An, Lê Đức Phúc... đã
làm rõ được các thực trạng, những số liệu, những kinh nghiệm giáo dục hướng nghiệp
và dạy nghề cho học sinh phổ thông. Đồng thời cũng đề cập và làm rõ được các vấn đề
như tổ chức lao động cho học sinh phổ thông, tư vấn nghề cho học sinh phổ thông, các
phương thức giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
và trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. (Trần Đình Chiến, 2008)
Như vậy các nghiên cứu trên đa số phân tích thực trạng, hình thức tổ chức
hướng nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh đa
số ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế. Nhưng chưa có nghiên cứu nào về quản
lý công tác hướng nghiệp tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước, một tỉnh vùng sâu
vùng xa của Miền Đông Nam Bộ, một trung tâm kinh tế phát triển hàng đầu của nước
ta. Do đó, nghiên cứu này đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục hướng
nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh THPT tại huyện Đồng
Phú, đồng thời đề xuất một số biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Theo Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến
hành trên qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉ đạo để điều hoà
những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận
động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó.
Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc
trưởng”. (Theo trích dẫn của Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), tr.15)
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1998) khái niệm: “Quản lý là tác động có
mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói
chung là khách thể quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. (tr.24)
Theo tác giả M.I. Kônđacốp (1984): "Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,
có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất
17
cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình
thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của
quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em". (tr.10)
Như vậy, Quản lý là tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý và đối tượng quản lý trong cùng một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) hiệu quả.
Quản lý có 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo (chỉ đạo), kiểm tra, các
chức năng này có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau.
Lập kế hoạch (Planning): bao gồm xác định các mục tiêu của tổ chức, thiết lập
chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đó và phát triển một hệ thống thứ tự rõ
ràng của kế hoạch để gắn kết và đan xen các hoạt động.
Tổ chức (Organizing): tổ chức là một quá trình hình thành nên cấu trúc các
quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, đồng thời phân công,
điều phối các nhiệm vụ và nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đề ra. Thành tựu
của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và phong cách của chủ thể quản lý,
và việc huy động và sử dụng các nguồn lực, cũng như tạo động lực, đặc biệt là nội lực
của tổ chức.
Lãnh đão (Leading): lãnh đạo là điều hành, điều khiển tác động, huy động và
giúp đỡ, động viên những cán bộ, nhân viên dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ
được giao, hoạt động lãnh đạo là làm việc với con người. Lãnh đạo thường đi liền với
hoạt động chỉ đạo, chỉ đạo là quá trình truyền đạt, thuyết phục về các mục tiêu cần đạt
được, tác động, thúc đẩy các thành viên hoạt động trong một tổ chức.
Kiểm tra (Controlling): trong tất cả các tổ chức phải có một mức độ kiểm tra
nhất định. Kiểm tra là một chức năng quan trọng, quản lý mà không kiểm tra sẽ dẫn
đến tình trạng quản lý lỏng lẻo, mệnh lệnh, không nắm được những thông tin ngược,
do đó không thể ra những quyết định một cách chính xác, đúng đắn.
Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
LẬP KẾ HOẠCH
KIỂM TRA
LÃNH ĐẠO
TỔ CHỨC
18
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1996) định nghĩa: "Quản lý nhà trường, quản lý
giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách
nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới
mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục và thế hệ trẻ và đối với
từng học sinh". (tr.34)
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) khái niệm: “Quản lý giáo dục là hệ
thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống
giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý của Đảng
thực hiện được những tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu
điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục
tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất”. (tr.68)
Như vậy, Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có kế hoạch
và định hướng tới mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý mà chủ yếu là
quá trình dạy học và giáo dục ở các trường học.
1.2.3. Giáo dục hướng nghiệp
Các tác giả Nguyễn Trọng Bảo (1985) và Phùng Đình Mẫn (2005) đã định
nghĩa: Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà
trường, gia đình và xã hội, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, tri thức,
kĩ năng, để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, đấu tranh,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (tr.29)
Tác giả Nguyễn Minh Đường (2005) đã định nghĩa: “Giáo dục hướng nghiệp là
hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh lí học, giáo dục học, xã hội
học và nhiều khoa học khác nhằm giúp HS, sinh viên định hướng nghề nghiệp một
cách đúng đắn để có thể lựa chọn nghề cho phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời
thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lí cá
nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người để có thể phát triển đến đỉnh cao trong
19
nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt
đẹp hơn cho bản thân”. (Trích theo Nguyễn Hữu Dũng, 2005, tr.51)
Tác giả Đặng Danh Ánh (2010) đã định nghĩa: “Giáo dục hướng nghiệp là hoạt
động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai
trò quyết định nhằm giúp học sinh chọn nghề trên cơ sở khoa học”.(tr.122)
Như vậy Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của
nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, trí thức, kỹ
năng,… để họ góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời cũng
góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân, sao cho phù hợp với yêu cầu lao động
trong xã hội, giúp các em giải quyết việc chọn nghề cho tương lai một cách có ý thức
ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
1.2.4. Quản lý giáo dục hướng nghiệp
Theo Lê Thị Thu Trà (2016): “Quản lý giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận
của quản lý giáo dục, là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế
hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí của chương trình
hướng nghiệp nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu hướng nghiệp cho
học sinh.
Trong đó:
Chủ thế quản lí là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lý và
chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực
cho công tác hướng nghiệp tại địa bàn, đơn vị đang quản lý. Trong quản lý hướng
nghiệp, chủ thể quản lý là lãnh đạo hoặc chuyên viên phụ trách hướng nghiệp của bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường và các giám đốc trung tâm GDTX ở
địa phương có chức năng hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn. Trên cơ sở quyền
hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng bằng
phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để
đạt mục tiêu hướng nghiệp.
Đối tượng quản lý là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ hướng
nghiệp, bao gồm các giáo viên và cán bộ phụ trách hướng nghiệp, tập thể học sinh ở
các cơ sở giáo dục; các tổ chức, đoàn thể xã hội như Hội cha mẹ học sinh, hội Liên
hiệp phụ nữ, các doanh nghiệp… Đối tượng quản lí còn bao gồm các hình thức hướng
20
nghiệp, ngân sách, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục cho hướng nghiệp và hệ thống
thông tin cho công tác hướng nghiệp.
Công cụ quản lí là những phương tiện mà cán bộ quản lý hướng nghiệp sử dụng
trong quá trình quản lí nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của
các tác nhân hướng nghiệp và học sinh trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động hướng
nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lý hướng nghiệp là các quy định của Nhà nước và
Bộ GD&ĐT đối với hoạt động hướng nghiệp, là các cơ chế và chính sách cho công tác
hướng nghiệp”.
1.2.5. Quản lý giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông
Từ khái niệm của quản lý giáo dục, quản lý hoạt động hướng nghiệp trong nhà
trường THPT là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có kế hoạch, kiểm tra đánh giá và
định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý cụ thể là học sinh, giáo viên, các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường THPT về công tác hướng nghiệp cho
học sinh trong nhà trường. Nhằm mục đích giáo dục việc lựa chọn ngành học liên quan
đến nghề nghiệp của học sinh trong tương lai phục vụ cho nhu cầu của xã hội và yêu
cầu nghề nghiệp của bản thân học sinh.
Quản lý tốt công tác hướng nghiệp trong trường THPT sẽ góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh đồng đều các mặt đức, trí, thể, mỹ; giúp học sinh
có thái độ yêu lao động và biết chọn nghề một cách khoa học hơn, góp phần cung cấp
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị trường lao động.
1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông
Theo chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ
thông của Bộ Giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/BGDĐT ngày
05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp
+ Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
- Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, đất nước và khu vực; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ
thống giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề), cao đẳng, đại học
ở địa phương và cả nước.
21
+ Kỹ năng
- Tự đánh giá được năng lực bản thân, truyền thống nghề nghiệp và hoàn cảnh
gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
- Tìm kiếm được những thông tin nghề và thông tin cơ sở đào tạo cần thiết cho
bản thân trong việc chọn nghề.
- Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai của bản thân.
+ Thái độ
- Chủ động và tự tin trong việc chọn nghề phù hợp.
- Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động giáo dục hướng nghiệp
- Hướng nghiệp là hoạt động mang tính liên ngành dựa trên cở sở của các khoa
học nhân văn.
- Hướng nghiệp là hoạt động có mục đích kép: giúp cá nhân phát triển được bản
thân và đảm bảo sự hài hòa các lĩnh vực nghề nghiệp xã hội.
- Hướng nghiệp tính đến những khác biệt cá nhân làm cơ sở của sự tác động.
1.3.3. Vai trò hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là bộ phận quan trọng của nền giáo
dục phổ thông. Thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách
giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng; góp phần
tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt
nghiệp.
Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng,
hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời
phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân.
Nhằm mục đích đó, công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông có các
nhiệm vụ sau:
- Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn về nghề nghiệp;
- Tổ chức cho học sinh thực tập, làm quen với một số nghề chủ yếu trong xã hội
và các nghề truyền thống của địa phương;
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến
khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất;
22
- Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao
động trẻ tuổi có văn hoá.
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên, các trường cần quán triệt các vấn
đề sau:
- Hướng nghiệp phải dựa trên cơ sở giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục toàn
diện;
- Hướng nghiệp phải căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế, văn hoá và
nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ của đất nước và địa phương;
- Mức độ nội dung, hình thức và phương pháp hướng nghiệp phải phù hợp với
đặc điểm của học sinh (sức khoẻ, lứa tuổi, trình độ học tập, xu hướng v.v...)
1.3.4. Nội dung của giáo dục hướng nghiệp
Nội dung chương trình được xây dựng theo quan điểm chủ đề để học sinh chủ
động tìm hiểu một số thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, đất nước; về thị trường lao động; về thế giới nghề nghiệp và những cơ sở đào
tạo. Ngoài ra, các em còn tự đánh giá năng lực bản thân, truyền thống nghề nghiệp và
hoàn cảnh gia đình để lựa chọn nghề phù hợp.
Cụ thể các chủ đề giáo dục hướng nghiệp bậc THPT như sau
STT CHỦ ĐỀ
LỚP
10 11 12
1
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa
phương
*
2 Thông tin về thị trường lao động *
3 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp gia đình *
4 Vấn đề giới trong chọn nghề *
5 Tìm hiểu thông tin một số lĩnh vực ngành, nghề trong xã hội * *
6 Xu hướng nghề nghiệp *
7 Định hướng nghề nghiệp tương lai * *
8 Những điều kiện để thành đạt trong nghề *
23
9 Thanh niên lập thân, lập nghiệp *
10 Tìm hiểu thực tế cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệp *
11
Tìm hiểu thực tế trường Đại học (hoặc Cao đẳng, Trung cấp
chuyên nghiệp, Dạy nghề) tại địa phương
*
12
Tham quan hoặc tổ chức hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng
nghiệp
*
13 Tìm hiểu thông tin đào tạo *
14 Hướng dẫn học sinh làm hồ sơ tuyển sinh *
15 Tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề *
1.3.5. Các con đường hướng nghiệp
Các con đường này được thực hiện dựa trên Thông tư 31/TT ngày 17/8/1981
của Bộ GD & ĐT cụ thể là:
+ Hướng nghiệp qua các môn học
Dựa vào đặc trưng của bộ môn, các môn học đều có thể và cần phải giáo dục
hướng nghiệp một cách thích hợp để qua các kiến thức khoa học mà cung cấp cho học
sinh những tri thức về tiềm năng đất nước, khả năng và thành tựu của nhân dân trong
lao động, sự phát triển các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công, công nghiệp then
chốt; giáo dục ý thức chọn ngành, chọn nghề đúng đắn, tinh thần sẵn sàng đi vào các
ngành nghề đang cần phát triển để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và quê hương.
Đặc biệt qua các phân môn kỹ thuật phổ thông (trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, thuỷ sản, cơ khí, kỹ thuật điện, vô tuyến điện, v.v...) cần giới thiệu cho học
sinh các nghề cơ bản có liên quan trực tiếp tới môn học và tổ chức cho học sinh thực
hành kỹ thuật, sản xuất trong những ngành nghề đó. Các phân môn kỹ thuật phục vụ
giới thiệu cho học sinh ngành dệt, nghề may, chế biến thực phẩm, các nghề thuộc lĩnh
vực phục vụ ...
Để tiến hành hướng nghiệp qua các môn học, các nhà trường phải cải tiến
phương pháp giảng dạy, tăng cường thực hành môn học, kết hợp giảng dạy với lao
động sản xuất, tổ chức tham quan, xây dựng phòng bộ môn...
24
Phải chấn chỉnh tình hình giảng dạy kỹ thuật hiện nay, tăng cường đào tạo và
bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viên giảng dạy kỹ thuật; kết hợp với các cơ sở
sản xuất tạo điều kiện cho nhà trường có thể tổ chức thực hành kỹ thuật, có công nhân
lành nghề và cán bộ kỹ thuật giúp đỡ nhà trường trong giảng dạy kỹ thuật.
+ Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất
Tổ chức lao động sản xuất trong nhà trường là biện pháp rất quan trọng để thực
hiện công tác hướng nghiệp. Qua lao động sản xuất, giáo dục quan điểm, thái độ, ý
thức lao động cho học sinh; trên cơ sở đó giáo dục ý thức đúng đắn đối với nghề
nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với nghề và lao động trong các dạng nghề
nghiệp khác nhau, phát triển hứng thú, năng lực của học sinh đối với một vài dạng lao
động nhất định, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế và phù hợp với năng lực của bản thân.
Trong thời gian tới, các trường cần tích cực tổ chức hướng dẫn học sinh lao
động sản xuất, chấm dứt những hình thức lao động tuỳ tiện, gắn nội dung lao động với
phương hướng sản xuất và các nghề đang cần phát triển. Các trường vừa học vừa làm
càng phải cần nâng cao chất lượng học lao động và có tác dụng thực sự hướng nghiệp.
Ở vùng nông thôn cần chú trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
tiểu thủ công như các nghề trồng trọt, chăn nuôi (trồng cây lương thực, cây lấy gỗ, cây
thuốc nam, xây dựng vườn cây Bác Hồ, ao cá Bác Hồ, chăn nuôi gia cầm, gia súc ...);
nghề phổ biến như mộc, nề, rèn, cơ khí ...; nghề truyền thống, xuất khẩu (đan, thêu,
v.v...) ở thành phố và vùng công nghiệp là ngành công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ
công nghiệp, dịch vụ...
Muốn vậy, phải xây dựng đội ngũ giáo viên chỉ đạo lao động và làm nòng cốt
cho công tác hướng nghiệp của nhà trường. Phải có kế hoạch kết hợp với các cơ sở sản
xuất của địa phương như hợp tác xã nông lâm trường, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở đào
tạo nghề, trại, trạm thí nghiệm nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể tham gia lao
động sản xuất ngành nghề gắn bó với địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần trang
bị kỹ thuật tối thiểu để cung cấp cho nhà trường.
+ Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề:
- Để giúp học sinh hiểu biết các ngành nghề, các trường tạm thời sử dụng mỗi
tháng 1 buổi lao động giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề. Nội dung chủ
25
yếu của những buổi này là giới thiệu cho học sinh khái quát về sự phát triển kinh tế
của đất nước và địa phương, nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ xã hội, những
hiểu biết về những ngành nghề cơ bản, và nghề truyền thống của địa phương.
- Khi giới thiệu nghề nghiệp, cần tập trung vào một số điểm cơ bản như vị trí,
vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản của nghề; những phẩm chất năng lực lao
động cần có, những môn học phổ thông cần thiết đối với nghề ...
- Nhà trường tự sưu tầm, sử dụng tài liệu, sách báo, tranh ảnh, phim, vô tuyến
truyền hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh học sinh, cán bộ kỹ thuật của địa
phương để giới thiệu nghề cho học sinh. (Bộ sẽ từng bước biên soạn cung cấp tài liệu
cho các trường).
+ Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá
- Xây dựng các tổ ngoại khoá, đặc biệt là các tổ ngoại khóa về kỹ thuật, nhằm
phát triển hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp của học sinh. Đối với những học
sinh có xu hướng và năng khiếu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa
học, văn hoá, nghệ thuật, hoạt động xã hội, cũng cần phát hiện và tổ chức các tổ ngoại
khóa bộ môn để bồi dưỡng.
- Tổ chức xây dựng góc hoặc phòng hướng nghiệp.
- Kết hợp với đoàn thanh niên và đội thiếu niên tổ chức những buổi tọa đàm
hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề, vận động nam nữ thanh niên đi vào những nghề
Nhà nước, địa phương đang cần nhiều nhân lực.
- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh giúp đỡ, chỉ dẫn sự chọn nghề cho học sinh.
- Phối hợp với các cơ sở sản xuất ở địa phương tạo điều kiện cho học sinh tham quan
cơ sở sản xuất, giới thiệu các nghề và có thể tổ chức cho học sinh tham gia lao động
nghề nghiệp.
1.3.6. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp
+ Ý nghĩa giáo dục
Lịch sử phát triển xã hội gắn liền với sản xuất và sự phân công lao động. Hướng
nghiệp góp phần quan trọng vào quá trình đó. Kinh nghiệm trong và ngoài nước đã
khẳng định việc chọn ngành nghề một cách thiếu định hướng sẽ có tác động tiêu cực
làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, mất cân đối cơ cấu ngành nghề và làm sai lệch
nhu cầu lao động.
26
Hướng nghiệp sẽ giúp điều chỉnh xu hướng chọn nghề cho học sinh và xu thế
phân công lao động xã hội. Do đó, giáo dục có ý nghĩa rất lớn, tác động đến quá trình
hướng nghiệp, làm cho mỗi học sinh tự giác điều chỉnh hướng đi, hướng chọn nghề
phù hợp với năng lực, sở trường bản thân và nhu cầu nghề nghiệp trong xã hội một
cách tối ưu nhất.
Giáo dục hướng nghiệp góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo trường phổ thông.
Trong suốt thời kỳ học cấp phổ thông, đặc biệt là sau THCS và THPT, học sinh được
tiếp cận các môn học tích hợp nghề nghiệp và thông qua các giờ giáo dục hướng
nghiệp đã trang bị cho học sinh các kiến thức về các ngành nghề trong xã hội, đặc biệt
là được học các lớp dạy nghề phổ thông góp phần định hướng chọn nghề tương lai cho
học sinh. Như vậy quá trình hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông một
mặt giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp mà còn hướng để học sinh khẳng định nghề
nghiệp tương lai.
+ Ý nghĩa kinh tế
Lao động trẻ luôn là tiềm năng và là vốn lao động quý báu của xã hội. Việc giúp
học sinh phát huy được năng lực, sở trường bản thân, hứng thú và có nhận thức chọn
nghề một cách đúng đắn là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với hướng
nghiệp. Để bảo đảm ý nghĩa kinh tế của hướng nghiệp, nhà trường phải gắn mục tiêu
đào tạo với mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và của địa phương. Sự phân công lao
động hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hướng nghiệp có vai trò lớn tạo nguồn nhân lực thích hợp cung cấp cho xã hội,
hướng nghiệp tốt cũng đồng nghĩa với việc cung cấp nguồn nhân lực vừa cân đối vừa
có chất lượng phục vụ kinh tế phát triển.
+ Ý nghĩa chính trị
Công tác giáo dục hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của
Đảng và Nhà nước. Trong giáo dục hướng nghiệp, việc tăng trưởng kinh tế, phát triển
xã hội luôn được xem là vấn đề trọng tâm để học sinh được tiếp cận và tiền đề quyết
định con đường sự nghiệp tương lai. Nghiên cứu các nước, sự phát triển kinh tế đều
phụ thuộc vào nguồn lao động phong phú, chất lượng cao nhờ công tác đào tạo người
lao động được chú trọng, đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, và những cán bộ khoa học kỹ
thuật có trình độ cao đáp ứng nền công nghiệp hiện đại.
27
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả sẽ tạo ra những thế hệ có phẩm
chất và năng lực xây dựng đất nước, đồng thời có ý nghĩa về chiến lược con người,
chiến lược kinh tế, chính hướng nghiệp đã tạo ra những con người lao động mới đáp
ứng nhu cầu phát triển đất nước.
+ Ý nghĩa xã hội
Qua giáo dục hướng nghiệp, học sinh làm quen với những nghề cơ bản trong xã
hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết
phát triển ở địa phương. Đồng thời học sinh cần biết yêu cầu tâm lý từng ngành nghề,
những điều kiện cần thiết chọn nghề. Việc chọn nghề đúng đắn sẽ không lãng phí
trong đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển đất nước.
Hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo sự cân
bằng nguồn nhân lực trong đời sống xã hội, khắc phục tình trạng một bộ phận thanh
niên không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định gây ra các hiện tượng tiêu cực
trong xã hội.
Hướng nghiệp tốt sẽ tạo động lực và tạo cơ hội cho người học chọn nghề phù
hợp, từ đó đem hết năng lực để phát triển ngành nghề đã chọn, sáng tạo trong công
việc, chất lượng và hiệu quả công việc được nâng cao, dẫn đến kinh tế phát triển vững
chắc.
1.3.7. Mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh
Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định “Đổi mới
căn bản, toàn diện GD&ĐT là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện
nay”.
Để đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT nhằm đáp ứng những yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện
nay đòi hỏi chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao và lược lượng
công nhân lành nghề. Thực hiện được các yêu cầu này đòi hỏi hoạt động giáo dục và
phân luồng học sinh là hết sức cần thiết. Bởi vì truyền thống của người Việt Nam luôn
luôn muốn con cái phải có tấm bằng đại học để đảm bảo cho cuộc sống của chúng về
sau nhưng trong số đó có những học sinh không có năng lực nhưng vẫn phải cố gắng
để vào THPT, đại học dẫn đến kết quả đào tạo không đảm bảo yêu cầu của xã hội.
28
Phân luồng học sinh trong giáo dục được hiểu là các hướng đi, các khả năng để
học sinh các cấp học, bậc học có thể tham gia. Phân luồng giúp cho học sinh chủ động
lựa chọn con đường tiếp tục học tập hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp nào đó phù hợp
với hoàn cảnh, năng lực, hứng thú của các em và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển
KT-XH
Phân luồng học sinh được hiểu là sau khi tốt nghiệp mỗi cấp bậc học thuộc hệ
thống giáo dục chính quy hoặc không chính quy, học sinh lựa chọn những con đường
khác nhau để đi tiếp, bao gồm: tiếp tục học lên bậc học cao hơn trong hệ thống giáo
dục quốc dân; hoặc không học tiếp trong hệ thống đó, ra trường tìm kiếm việc làm;
hoặc học nghề tại các trung tâm dạy nghề.
Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT là phát hiện và bồi dưỡng phẩm
chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu biết được khả năng của
mình, hiểu được yêu cầu của nghề. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp
học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề và định hướng chọn nghề một cách đúng đắn,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đồng thời có tác dụng điều chỉnh
sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bổ lực lượng lao
động, góp phần tạo điều kiện cho xã hội sử dụng hết lực lượng học sinh THPT tốt
nghiệp ra trường để phát triển nguồn nhân lực.
Thực tế cho thấy thời gian qua, hầu hết học sinh sau THCS đều tiếp tục học lên
THPT nên chất lượng bậc học này giảm sút, số học sinh trúng tuyển vào các trường
CĐ-ĐH không cao. Bên cạnh đó, các trường chuyên nghiệp lại không tuyển được học
sinh vào học, không tuyển được đủ số lượng chỉ tiêu; phần lớn học sinh các trường này
đã tốt nghiệp THPT, nhận thức của các em và cũng chính là của các bậc PHHS cho
rằng vào các trường chuyên nghiệp chỉ là giải quyết tình thế để sau đó liên thông học
tiếp lên CĐ-ĐH. Do sự khác nhau về tâm lý, điều kiện kinh tế gia đình, hoàn cảnh xã
hội nên các em có những định hướng khác nhau, có sự lựa chọn con đường học vấn
hoặc đi vào các nghề nghiệp khác nhau, giáo dục hướng nghiệp có vai trò tích cực
trong định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em. Phân luồng trong hệ thống giáo
dục chủ yếu: Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: tiếp tục học THPT; hay học
các trường trung cấp chuyên nghiệp; hoặc vào các trường đào tạo nghề sơ cấp, nghề
thường xuyên; hoặc học nghề trung cấp; hoặc học tại các trung tâm GDTX; hoặc tham
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOTLuận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây NinhLuận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều t...
Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều t...Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều t...
Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều t...
NuioKila
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự ...
Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự ...Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự ...
Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu PhongQuản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa líLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCDĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOTLuận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
 
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây NinhLuận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều t...
Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều t...Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều t...
Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở trường mầm non Tân Triều t...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự ...
Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự ...Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự ...
Luận văn: Thực trạng Giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu PhongQuản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa líLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCDĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
 
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
 

Similar to LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
OnTimeVitThu
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
TieuNgocLy
 
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú ThọLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
HanaTiti
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
OnTimeVitThu
 
Công tác tổ chức sự kiện tại Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hay!
Công tác tổ chức sự kiện tại Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hay!Công tác tổ chức sự kiện tại Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hay!
Công tác tổ chức sự kiện tại Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hay!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đQuản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
OnTimeVitThu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
NOT
 
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (20)

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học phổ thô...
 
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú ThọLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
Luận văn: Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành ph...
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
 
Công tác tổ chức sự kiện tại Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hay!
Công tác tổ chức sự kiện tại Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hay!Công tác tổ chức sự kiện tại Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hay!
Công tác tổ chức sự kiện tại Hiệp hội doanh nghiệp Singapore, Hay!
 
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đQuản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
Luận Văn Thạc Sĩ Vận Dụng Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Với Thực Tiễn Tr...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
OnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
OnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
OnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
OnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
OnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
OnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
OnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
ThaiTrinh16
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
Luận Văn Uy Tín
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 

Recently uploaded (20)

Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VĂN VĨNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 80140114 BÌNH DƯƠNG – Năm 2019
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN VĂN VĨNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 80140114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN THÔNG BÌNH DƯƠNG – Năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi trình bày trong luận văn là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân trong suốt quá trình học tập và công tác. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có trong đề tài đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể. Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì tôi đã cam đoan ở trên đây. Bình Dương, tháng 08 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Vĩnh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy giáo, cô giáo là giảng viên lớp Cao học Quản lý giáo dục, khóa 2, Trường đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy trong quá trình học tập. Cảm ơn Ban Giám hiệu và phòng đào tạo Sau đại học Trường đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của Ban Giám hiệu, đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên và các em học sinh khối 12 các năm học 2017 – 2018 ở các trường THPT Đồng Phú, THCS&THPT Đồng Tiến và cán bộ lãnh đạo sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước. Cuối cùng, xin cảm ơn quý anh, chị, em đồng nghiệp; các bạn học và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Văn Thông, người luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy giáo, cô giáo và sự chia sẻ của các bạn đọc để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Văn Vĩnh
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii MỤC LỤC..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do thực hiện đề tài..................................................................................................1 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................................4 2.1. Khách thể nghiên cứu...............................................................................................4 2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................4 3. Giả thiết nghiên cứu ....................................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4 5. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................5 6. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................5 6.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu ..............................................................................5 6.2. Phạm vi về không gian .............................................................................................5 6.3. Phạm vi về thời gian.................................................................................................6 7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................6 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận..............................................................................6 7.2. Phương pháp điều tra giáo dục.................................................................................6 7.3. Phương pháp xử lý bằng thống kê............................................................................7 8. Bố cục luận văn ...........................................................................................................7 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.........................................8 1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ...................................................................................................................8
  • 6. iv 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................8 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................12 1.2. Các khái niệm cơ bản .............................................................................................16 1.2.1. Quản lý ................................................................................................................16 1.2.2. Quản lý giáo dục..................................................................................................18 1.2.3. Giáo dục hướng nghiệp .......................................................................................18 1.2.4. Quản lý giáo dục hướng nghiệp ..........................................................................19 1.2.5. Quản lý giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông....................20 1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông......................20 1.3.1. Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp ..................................................................20 1.3.2. Đặc điểm hoạt động giáo dục hướng nghiệp.......................................................21 1.3.3. Vai trò hoạt động giáo dục hướng nghiệp...........................................................21 1.3.4. Nội dung của giáo dục hướng nghiệp..................................................................22 1.3.5. Các con đường hướng nghiệp..............................................................................23 1.3.6. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp....................................................................25 1.3.7. Mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh.....................27 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.............................................................29 1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp.......................................29 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp..........................30 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp ..........................31 1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp .........................................31 1.4.5. Quản lý điều kiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp..........................................31 1.4.6. Thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.................................33 1.5. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.................37 1.5.1. Yếu tố thị trường lao động ..................................................................................37 1.5.2. Yếu tố giáo dục và đào tạo ..................................................................................38
  • 7. v 1.5.3. Đội ngũ cán bộ giáo viên.....................................................................................38 1.5.4. Các tổ chức chính trị xã hội.................................................................................38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................40 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP HỌC SINH TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC ...............................41 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục & đào tạo huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước................................................................................................................41 2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân số và lao động....................................................................41 2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.....................................................................42 2.1.3. Thực trạng về giáo dục - đào tạo.........................................................................44 2.2. Khái quát hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại huyện Đồng Phú........................................................................................................46 2.3. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT tại huyện Đồng Phú............................................................................47 2.3.1. Mẫu khảo sát........................................................................................................47 2.3.2. Thiết kế bảng hỏi.................................................................................................47 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu thu được từ bảng hỏi.................................................48 2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Đồng Phú.............................................................................................................................50 2.4.1. Nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp.................................................50 2.4.2. Nội dung, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp.................................52 2.4.3. Các con đường giáo dục hướng nghiệp...............................................................55 2.4.4. Hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ......................................................56 2.4.5. Đội ngũ, kinh phí hoạt động giáo dục hướng nghiệp..........................................57 2.4.6. Cơ sở vật chất dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp................................57 2.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp...........................................58 2.4.8. Xu hướng lựa chọn nghề của học sinh ................................................................61 2.4.9. Phân luồng học sinh sau trung học phổ thông.....................................................62
  • 8. vi 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp...........................................64 2.5.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp ................64 2.5.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ...........................67 2.5.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp ........................................72 2.6. Đánh giá chung về nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại huyện Đồng Phú.......................................................................................73 2.6.1. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp..........73 2.6.2. Nguyên nhân........................................................................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................77 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC ...................................................78 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp.......................................................................78 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý........................................................................78 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .....................................................................78 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.......................................................................78 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa........................................................................78 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn......................................................................79 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi........................................................................79 3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................................................79 3.2. Một số biện pháp ....................................................................................................79 3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, học sinh, CMHS và các lực lượng giáo dục khác trong xã hội về hoạt động giáo dục hướng nghiệp............................................79 3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ..........................81 3.2.3. Bồi dưỡng đội ngũ tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp .........................83 3.2.4. Giải quyết chế độ chính sách có liên quan cho những cá nhân tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp .....................................................................................85 3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp ........................86
  • 9. vii 3.3. Kiểm chứng tính khả thi của biện pháp quản lý.....................................................87 3.3.1. Đối tượng khảo sát tính khả thi của các biện pháp..............................................87 3.3.2. Nội dung khảo sát và cách thức tiến hành...........................................................87 3.3.3. Kết quả khảo sát ..................................................................................................87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................96 1. Kết luận......................................................................................................................96 2. Kiến nghị ...................................................................................................................97 2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo .............................................................................97 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước .................................................98 2.3. Đối với các trường THPT......................................................................................98 2.4. Đối với cha mẹ học sinh.........................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................99 PHỤ LỤC ........................................................................................................................1 Phụ lục 1. Bảng hỏi khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên ..............................................1 Phụ lục 2. Bảng hỏi khảo sát học sinh.............................................................................7 Phụ lục 3. Bảng khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá mức cần thiết và tính khả thi của các biện pháp...........................................................................................12
  • 10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng ĐH Đại học CMHS Cha mẹ học sinh CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDTX Giáo dục thường xuyên GV Giáo viên HĐGDHN Hoạt động giáo dục hướng nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân KT – XH Kinh tế - Xã hội NSNN Ngân sách nhà nước TCCN Trung cấp chuyên nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động hướng nghiệp của CB, GV 50 Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp 52 Bảng 2.3. Trường của Thầy/Cô đã tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua các con đường nào sau đây? 55 Bảng 2.4. Trường của em đã có những hoạt động nào liên quan đến nghề nghiệp 56 Bảng 2.5. Những khó khăn về đội ngũ, kinh phí của hoạt động giáo dục hướng nghiệp 57 Bảng 2.6. Khó khăn về cơ sở vật chất và tài liêu, sách giáo khoa hoạt động giáo dục hướng nghiệp 58 Bảng 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh 58 Bảng 2.8. Đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng 60 Bảng 2.9. Mức độ quan trọng của các tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp 61 Bảng 2.10. Tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT 62 Bảng 2.11. Em hãy cho biết những người sau đây đã khuyên em điều gì về nghề nghiệp 63 Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp 64 Bảng 2.13. Khó khăn khi lập kế hoạch quản lý giáo dục hướng nghiệp 65 Bảng 2.14. So sánh giữa CBQL và GV về mức độ khó khăn trong xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp 66 Bảng 2.15: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp 67 Bảng 2.16. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp 72 Bảng 3.1 . Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 87
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào tiến trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, tuy nhiên, ở sân chơi lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt để tồn tại và phát triển bền vững. Làm sao cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa hồng, vừa chuyên, có đầy đủ phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp ngang tầm khu vực và quốc tế là bài toán nan giải của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống GD&ĐT đã trở thành một tư tưởng chủ đạo, một nhu cầu cấp bách trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nước ta, hướng đến sự năng động, sáng tạo, trình độ tay nghề cao và mỗi cá nhân có khả năng tự lựa chọn, định hướng và phát triển nghề nghiệp một cách khoa học và hiệu quả (Phạm Đăng Khoa, 2016). Để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn nói trên việc định hướng nghề nghiệp đối với mỗi cá nhân có ý nghĩa không chỉ với bản thân cá nhân ấy mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Bởi định hướng nghề nghiệp chính xác sẽ giúp cá nhân phát huy tối đa năng lực của bản thân, hứng thú với công việc. Nhờ đó, hiệu quả công việc của họ được nâng cao. Đồng thời định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp cá nhân đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân có thể được bắt đầu từ rất sớm, trong đó lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn quan trọng. Vì học sinh THPT là một lực lượng tiềm năng của nguồn nhân lực. Định hướng đúng trong lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT không chỉ tạo hứng thú cho học sinh ham học mà đôi khi còn quyết định cả sự thành đạt của các em. Thực tế hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Báo cáo mới nhất của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 24/12/2015 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm nhưng số lượng người có trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng cao: 225.500 người (Báo cáo viện KHLĐ và XH-Bộ LĐTB & XH, 24/12/2015). Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng đã xác định nền giáo dục của nước ta còn một số tồn tại mà cụ thể là đào tạo của chúng ta thiếu gắn kết với nghiên cứu
  • 13. 2 khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; một phần nguyên nhân là công tác hướng nghiệp còn hạn chế. Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2011-2020 cũng xác định bất cập yếu kém là hệ thống giáo dục quốc dân thiếu tính thống nhất, thiếu liên thông giữa một số cấp học và một số trình độ đào tạo, chưa có khung trình độ quốc gia về giáo dục. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Số lượng các cơ sở đào tạo, quy mô tăng nhưng các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa tương xứng. Một số chỉ tiêu chưa đạt được mức đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, như: tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học và trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên. Chính vì chưa được định hướng rõ ràng ngay từ khi còn học trong trường phổ thông nên nhiều học sinh đã chọn ngành, chọn nghề chưa phù hợp với bản thân. Kết quả là sau 4-5 năm học ở trường ĐH nhưng khi ra trường có một lượng lớn sinh viên thất nghiệp hoặc làm không đúng ngành hoặc là trong quá trình học tập sẽ không tập trung. Trong khi đó những học sinh học một số nghề kỹ thuật (thời gian đào tạo 2-3 năm) lại dễ dàng xin được việc. Việc thiếu định hướng nghề cho học sinh THPT đã gây ra một lãng phí lớn không chỉ cho bản thân, gia đình của học sinh mà còn cho cả xã hội. Trong thực tế, đa phần học sinh tốt nghiệp THPT đều có mong muốn học lên ĐH, CĐ. Theo thống kê gần đây, hàng năm, nước ta có hơn một triệu học sinh THPT dự thi tốt nghiệp THPT. Trong số đó có tới 90% học sinh tốt nghiệp THPT tham gia xét tuyển vào các truờng ĐH, CĐ. Nhưng hệ thống các truờng ĐH, CĐ chỉ tiếp nhận khoảng 20% - 30% số học sinh. Có rất nhiều học sinh cho rằng: “Vào đại học như là một sự bảo hành cho tương lai”. Trượt đại học coi như cuộc đời mất phương hướng.
  • 14. 3 Đó là nỗi buồn của bản thân và của cả gia đình, chính điều đó đã dẫn tới áp lực nặng nề cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Hiện nay có một thực tế là rất nhiều sinh viên trong quá trình học cảm thấy ngành học mà mình đang theo học không phù hợp với sở trường của bản thân mình nên chán nản, sa sút trong học tập dẫn đến bị đuổi học hoặc tự ý nghỉ học để thi lại chọn ngành nghề mới phù hợp với sở trường của bản thân. Hoặc học xong ra trường bị thất nghiệp hoặc phải đào tạo lại để tìm việc làm dẫn đến tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức của bản thân và xã hội. Trong hai năm gần đây tại trường THPT Đồng Phú có số học sinh đăng ký dự thi đại học cao đẳng: năm 2016 có 210 học sinh, năm 2017 có 300 học sinh; số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học cao đẳng năm 2016 có 200 học sinh, năm 2017 có 265 học sinh; khi nhập học năm 2016 có 182 học sinh, năm 2017 có 189 học sinh. Khi ra trường nhiều em đi làm trái với ngành nghề đào tạo của bản thân, thất nghiệp ở nhà giúp gia đình hoặc phải tiến hành đào tạo lại. Nguyên nhân của thực trạng trên là do học sinh lựa chọn ngành nghề chưa phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân hoặc thiếu định hướng nghề nghiệp trước khi lựa chọn nghề nghiệp. Việc định hướng nghề nghiệp thích hợp nhất là thời điểm học sinh đang học THPT. Bởi vì trong giai đoạn này diễn ra quá trình lựa chọn ngành nghề cho bản thân sau 12 năm học phổ thông đó là đi học nghề hoặc đi vào cuộc sống. Do vậy, việc định huớng nghề cho học sinh THPT là vấn đề cần đuợc quan tâm thỏa đáng. Như vậy trong thời gian qua, hoạt động giáo dục hướng nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự hiệu quả, gây lãng phí khá lớn về sức người, sức của, góp phần tăng cao tỉ lệ thất nghiệp, tình trạng thừa thầy thiếu thợ, mất cân đối nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao đang là một trong những điểm yếu của Việt Nam nói chung và huyện Đồng Phú nói riêng. Trong khi đó, hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay còn mang tính hình thức và chưa chuyên nghiệp. Đa số học sinh ít quan tâm và ít hiểu biết về các ngành nghề mà địa phương đang cần, nhiều học sinh chọn nghề theo cảm tính. Do đó, quản lý hiệu quả hơn hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT đã và đang là một nhu cầu cấp thiết, có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng giáo dục hướng nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực của từng địa phương trong thời kỳ cả nước đang đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay, đặc biệt tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
  • 15. 4 Chính vì những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước” sẽ cung cấp những số liệu thực tế nhằm phục vụ công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay khi còn đang học phổ thông. Với mục đích hướng nghiệp phải dựa trên năng lực và sở thích của từng học sinh, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở ban đầu quan trọng để xây dựng và đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp để tổ chức các hoạt động nhằm tác động vào các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn nghề của học sinh. Qua đó hạn chế tối đa thời gian và chi phí cho gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đào tạo và đào tạo nguồn nhân lực. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động hướng nghiệp của học sinh THPT tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. 3. Giả thiết nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Phú đã đạt được một số kết quả như chương trình giáo dục hướng nghiệp đã được đưa vào giảng dạy chính khóa, kế hoạch giáo dục hướng nghiệp khá chu đáo, phương thức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp có nhiều tiến bộ … tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp về xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, … Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, tìm ra được những nguyên nhân bất cập về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp thì sẽ đề xuất được các biện pháp mang tính khả thi. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp học sinh THPT tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. - Đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động hướng nghiệp của học sinh tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
  • 16. 5 5. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm cung cấp những số liệu thực tế, khách quan và khoa học giúp các nhà trường biết được những yếu tố cụ thể nào ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh THPT. Từ đó tác động trực tiếp đến những đối tượng liên quan để nâng cao công tác hướng nghiệp trong các nhà trường trên địa bàn. Tuy nhiên hoạt động hướng nghiệp cho học sinh tại huyện Đồng Phú trong thời gian qua chưa được quản lý tốt dẫn đến còn một số học sinh lựa chọn nghề nghiệp chưa phù hợp. Để giúp những nhà quản lý nhận diện và đánh giá các yếu tố tác động đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước đề tài sẽ giải quyết những nội dung sau: - Nhận diện thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong mối quan hệ nhận thức của học sinh về năng lực, sở thích và nghề nghiệp trong tương lai. - Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. - Đề xuất biện pháp quản lý, tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn. 6.2. Phạm vi về không gian Hiện nay, huyện Đồng Phú là một trong những huyện có kinh tế, xã hội, giáo dục phát triển hàng đầu và là một trong những huyện vùng ven của Thị Xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước. Cùng với việc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, xã hội thì giáo dục cũng là một trong những mũi nhọn đang được quan tâm. Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện khảo sát tại 2 trường THPT bao gồm THPT Đồng Phú và THCS&THPT Đồng Tiến trên địa bàn huyện Đồng Phú cho việc nghiên cứu đề tài.
  • 17. 6 6.3. Phạm vi về thời gian Đề tài khảo sát hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT năm học 2017-2018, đồng thời đây là thời điểm Bộ GD&ĐT ban hành Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang chuẩn bị đưa vào thực thi. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề trong và ngoài nước trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá, từ đó rút ra những kết luận khái quát, làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm: - Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục hướng nghiệp; - Các công trình khoa học liên quan đến giáo dục hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT; - Các chương trình giáo dục hướng nghiệp của các trường THPT trong nước; - Các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Quá trình nghiên cứu tài liệu được tiến hành như sau: - Thu thập, lựa chọn và sàng lọc các tư liệu có liên quan đến giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề, đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp và tham vấn nghề cho học sinh ở THPT; - Đọc và ghi chép các thông tin, số liệu có liên quan; - Phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu thu thập được; - Khái quát hóa, hệ thống hóa những thông tin thu thập được; - Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp điều tra giáo dục Sử dụng phương pháp điều tra giáo dục nhằm thu thập thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu như: Thực trạng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT tại huyện Đồng Phú; Sự lựa chọn nghề của học sinh các trường THPT tại huyện Đồng
  • 18. 7 Phú; Những nguyên nhân ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp ở các trường THPT tại huyện Đồng Phú. Xây dựng hệ thống câu hỏi đóng và mở về giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT với 1 mẫu phiếu dành cho các thầy cô trong Ban Giám hiệu, các giáo viên tham gia thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp và 1 phiếu dành cho học sinh lớp 12 ở 2 trường THPT tại huyện Đồng Phú. Chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách phát cho giáo viên, học sinh mỗi người một phiếu và hướng dẫn cách trả lời đồng thời đề nghị họ trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi, sau khi trả lời xong thì thu lại phiếu điều tra. 7.3. Phương pháp xử lý bằng thống kê Sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để xử lí các thông tin thu được về định lượng và định tính từ đó rút ra những kết luận khái quát và cần thiết cho đề tài nghiên cứu. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước.
  • 19. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Giáo dục hướng nghiệp trên thế giới được nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ XX và có rất nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể một số nghiên cứu sau được chọn lọc đưa vào nội dung của luận văn này: Theo luận văn thạc sỹ của Trần Đình Chiến: Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1948 ở Pháp được xem là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp từ đó đã rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển. Năm 1980 James McKeen Cattell - một trong những người tiên phong của khoa học hướng nghiệp, giáo sư tâm lý học của Đại học Pensylvania (Mỹ) đã mở màn bằng việc xây dựng các test đầu tiên để đo lường và đánh giá các thành công học đường của sinh viên. Năm 1909 Frank Parsons cũng là giáo sư Đại học Pensylvania đã xuất bản cuốn “Lựa chọn một nghề nghiệp” (Choosing Vocation), về sau vào những năm 1930, thế giới phương Tây đã tôn vinh cuốn sách này như là một công trình nền tảng của ngành tư vấn hướng nghiệp. Cuốn sách đã trình bày cơ sở tâm lý học của hướng nghiệp và chọn nghề, các tiêu chí về sự phù hợp nghề của mỗi cá nhân để từ đó có sự lựa chọn phù hợp. Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã chỉ ra tương ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp đó là một số những nghề nghiệp
  • 20. 9 mà cá nhân có thể chọn để có được kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J.L Holland đã được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới. Tại Liên Xô (cũ) vào những năm 29, 30 của thế kỷ XX, vấn đề hướng nghiệp cho học sinh cũng được các nhà khoa học và lãnh đạo chính quyền Xô viết đặc biệt quan tâm. V.I Lênin đã có chỉ thị yêu cầu phải cho học sinh làm quen với khoa học kỹ thuật, làm quen với cơ sở của nền sản xuất hiện đại. N.K Crupxkaia - nhà giáo dục học lỗi lạc đã từng nêu lên luận điểm “Tự do chọn nghề” cho mỗi thanh, thiếu niên. Theo bà, thông qua hướng nghiệp, mỗi trẻ em phải nhận thức sâu sắc hướng phát triển kinh tế của đất nước, những nhu cầu của nền sản xuất cần được yêu cầu mà xã hội đề ra trước các em trong lĩnh vực lao động sản xuất. Mặt khác, công tác hướng nghiệp lại phải giúp cho trẻ em phát triển được hứng thú và năng lực nghề nghiệp, giáo dục cho các em thái độ lao động đúng đắn, động cơ chọn nghề trong sáng. Từ đó các em có thái độ tự giác trong việc chọn nghề” (tr.11). Ở Anh: mô hình DOTS gồm khung cơ bản của tư vấn và hướng nghiệp (giáo dục nghề nghiệp) (Mc. Cash, 2006), được xác định theo 4 mục đích: học quyết định, nhận thức cơ hội, học chuyển đổi và tự nhận thức. Ông đã miêu tả một số ý kiến khung gắn kết với nhau, các ý kiến đó gồm SeSiFuUn với kết quả của nhận thức, chọn lọc và hiểu biết và CPI gồm các lứa tuổi, quá trình, ảnh hưởng. Luật sửa đổi (2006) đưa ra cách tiếp cận mới “một bộ đề xuất các cải cách để chúng ta có thể giúp học sinh phổ thông và đại học học cách quản lí cuộc sống của họ”. Các quốc gia Bắc Âu đều có cùng mục tiêu hoặc kết quả học tập (mô hình DOTS). Tuy nhiên nhấn mạnh sự khác biệt, theo Plant (2003), phần nhận thức cơ hội nhấn mạnh nhất, tiếp đến là tự nhận thức, học quyết định và học chuyển đổi ít được quan tâm hơn. Các điểm chung: Các nước Châu Âu có sự phát triển mạnh về khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, kinh tế. Để phù hợp với xu thế phát triển, nền giáo dục ở Châu Âu đặc biệt quan tâm đến trình độ giáo dục phổ thông và giáo dục nghề và được gắn kết giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Các nước đều chú trọng đến giáo dục “tiền nghề nghiệp” cho học sinh ngay ở bậc học phổ thông; phân luồng học sinh sớm ngay từ lớp 9 hoặc lớp 10, chủ yếu 2
  • 21. 10 nhánh học nghề và lên THPT (như ở Ba Lan, Cộng hòa Pháp); ở Đức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông sớm hơn ngay ở bậc tiểu học. Trong giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp, các nước đều giảm thời lượng hàn lâm mà chú trọng tính thực tiễn nhiều hơn (Ba Lan, Đức và Pháp). Các điểm riêng: Ở Pháp phân hóa hẹp sau trung học cao trung, phân hóa cấp 2,3 theo hướng phân ban, phân chia 50/50 theo luồng phổ thông và kĩ thuật, nghề kĩ thuật dạy theo mô đun gồm 6 lĩnh vực như: Kĩ thuật nghề, Toán, Khoa học, Thế giới, Quốc ngữ, Ngoại ngữ; Ở Ba Lan chú trọng đến phân hóa rộng nhằm phát triển toàn diện cáclĩnh vực. Ở Đức, các nhà sư phạm quan tâm đến cơ sở khoa học dạy học lao động nghề nghiệp, phối hợp giữa trường phổ thông và các trung tâm kĩ thuật tổng hợp để lập kế hoạch thực tập cho học sinh, xác lập mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông và nghề nghiệp, hướng nghiệp và phân loại học sinh hướng nghiệp ngay sau bậc tiểu học, sau lớp 10 học sinh được chia 2 nhánh loại học trở thành công nhân lành nghề, loại học hết lớp 12 phổ thông, sau lớp 12 lại được tiếp tục phân loại lần nữa hoặc vào đại học hoặc vào trung cấp nghề. Trong giai đoạn hiện nay, trên thế giới nền sản xuất công nghiệp và hậu công nghiệp đã phát triển cao, trong xã hội xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới, sự phân hoá lao động đã khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm đến công tác hướng nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học hướng nghiệp, mở các trung tâm tư vấn hướng nghiệp và đào tạo giáo viên, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong và ngoài trường Đại học. Ví dụ như các trung tâm INETOP (Viện nghiên cứu quốc gia về lao động và hướng nghiệp) và CNAM (Học viện quốc gia về nghệ thuật và nghề nghiệp) của Pháp. Chương trình đào tạo chuyên gia hướng nghiệp của họ bắt đầu có mặt tại Việt Nam. Châu Á (các điểm chung): Các nước Châu Á đều chú trọng đến việc tổ chức giáo dục nghề sau trung học cơ sở, hầu hết các nước phân loại học sinh theo hai hướng chính là một bộ phận tiếp tục học lên THPT, một bộ phận chuyển sang học nghề, đó là trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc). Tích hợp các môn hướng nghiệp và giáo dục phổ thông, các môn văn hóa, khoa học kỹ thuật, lao động (Trung Quốc, Philippine);
  • 22. 11 Chú trọng đến năng lực thực hành và nghiên cứu thực tiễn trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp (Philippine, Malaysia). Chú trọng đến năng lực thực hành và nghiên cứu thực tiễn trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp (Philippine, Malaysia); Quan tâm đến môn học tự chọn sau bậc học THCS (Nhật, Hàn). Ngày nay, hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con người, nguồn lực con người hay nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò đối với sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia. Nhờ có sự đầu tư và phát triển cho nguồn nhân lực mà một số nước chỉ trong thới gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,…GD&ĐT, trong đó có phần giáo dục nghề nghiệp góp phần hết sức to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp một lực lượng lao động đông đảo đã qua đào tạo, góp phần làm cho cơ cấu lao động xã hội, cả về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền phù hợp với từng giai đoạn phát triển KT – XH của đất nước. Tại các nước phát triển, coi trọng lực lượng lao động là “lao động tri thức”, trước đây kĩ năng nghề có thể giúp con người đi theo suốt cuộc đời, nhưng thời đại ngày nay, luôn phải cập nhật tri thức, kiến thức mới đáp ứng yêu cầu xã hội. Giáo dục thường xuyên, giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng giúp con người có điều kiện hướng đến đào tạo lao động tri thức và tự đào tạo suốt đời. Nhà trường phải thay khẩu hiệu “Đào tạo một lần cho một đời người” bằng khẩu hiệu “Đào tạo suốt đời cho một đời người”. Các điểm riêng, giáo dục hướng nghiệp thông qua chương trình kĩ năng sống, giáo dục nghề bao gồm các chủ đề: kế hoạch nghề, tìm việc, thiết lập mục tiêu nghề (Hồng kông); giảng dạy tích hợp các môn khoa học công nghệ vào THPT, sau trung học cơ sở, nhánh giáo dục nghề nghiệp có 2 năm học nghề, 2 năm sau chọn nghề nhất định (Philippine). Sau THCS học sinh được phân chia 3 hướng chính: Nhóm giáo dục kĩ thuật công nghệ cơ khí dân dụng; nhóm giáo dục phổ thông dạy các môn văn hóa; nhóm giáo dục nghề nghiệp giảng dạy lí thuyết, thực hành nghề cơ khí, ô tô, hàn, điện, điện tử... (Malaysia). Quan tâm đến mối quan hệ giữa giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề, trong đó chú trọng giáo dục nghề là hướng chọn cơ bản (Nhật Bản). Sau THCS, tập trung cho kĩ năng thực hành nghề, trong giáo dục nghề nghiệp thời lượng dành cho thực
  • 23. 12 hành chiếm 70% (Hàn Quốc). Trung học cơ sở có nhánh dạy nghề từ 2-3 năm, dạy tích hợp ở bậc THPT (văn hóa, khoa học kĩ thuật, lao động), rất chú trọng các môn tự chọn: máy tính, kĩ thuật điện, hải dương học, y học cơ sở, ngoại ngữ. Đây là cơ sở làm tiền đề cho việc chọn nghề tương lai (Trung Quốc). Theo quan niệm của UNESCO, hướng nghiệp đòi hỏi sự đánh giá dựa trên việc kết hợp những tiêu chí về giáo dục và dự báo về nhân cách tương lai. Nhà trường phải có khả năng vẽ lên một bức tranh rõ nhất về khả năng của mỗi học sinh. Vì vậy, cần phải có những nhà tư vấn hướng nghiệp chuyên môn để giúp học sinh lựa chọn nghề thích hợp, dự báo những khó khăn trong học tập và giải quyết những vấn đề xã hội khi cần. (Lê Trần Tuấn, 2008) 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Theo luận văn thạc sỹ Trần Đình Chiến thì “Tại Việt Nam giáo dục hướng nghiệp tuy được xếp ngang tầm quan trọng với các mặt giáo dục khác như đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục nhưng bản thân nó lại rất non trẻ, mới mẻ cả về nhận thức, lý luận và thực tiễn, rất thiếu về lực lượng, không mang tính chuyên nghiệp... Vì vậy, việc thực hiện không mang lại nhiều hiệu quả. Vấn đề hướng nghiệp chỉ thực sự nóng lên và được xã hội quan tâm khi nền kinh tế đất nước bước sang cơ chế thị trường với sự đa dạng của các ngành nghề và nhu cầu rất lớn về chất lượng nguồn nhân lực. Nếu so với sự ra đời của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thì những tư tưởng về hướng nghiệp cho học sinh cũng xuất hiện khá sớm. Cho đến trước những năm 1970 thì những tư tưởng này chủ yếu dừng lại ở các quan điểm, chỉ thị, nghị quyết mang tính chỉ đạo lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ chứ chưa phải là luận điểm mang tính khoa học hay những nghiên cứu khoa học thực sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ là người đầu tiên quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho học sinh. Trong bài viết “học sinh và lao động” (bài viết tay năm 1957 hiện lưu giữ ở bảo tàng Hồ Chí Minh). Bác viết “Thi đỗ tiểu học rồi thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi thì muốn lên đại học. Riêng về mỗi cá nhân của người học sinh thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng chung đối với nhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý. Vì ở bất kỳ nước nào số trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học lại càng ít hơn trường trung học. Thế thì những học trò tiểu học và trung học không được chuyển cấp sẽ làm gì”? Câu hỏi này của Bác thực sự trở thành một vấn đề khoa học và
  • 24. 13 mang tính thời sự cho đến ngày nay. Bác đã gạch chân câu trả lời “họ sẽ lao động” để khẳng định một cách chắc chắn rằng con đường lao động là con đường đúng đắn nhất để các em tiếp tục phấn đấu vươn lên chứ không nhất thiết là phải vào trường đại học. Trong bài báo “Học hay, cày giỏi” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến một yếu tố kỹ thuật sản xuất “công nghiệp và nông nghiệp” và “những ngành sản xuất chủ yếu” trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm công tác hướng nghiệp, điều này được thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện, các nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà nước. Có thể lấy ví dụ như Nghị định 126/CP ngày 19/03/1981 của chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã ghi rõ “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”. Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Giáo dục THPT nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học nghề nhiệp, học nghề, và đi vào cuộc sống lao động”. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 đã xác định rõ: “Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp”. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011 – 2020 xác định “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã
  • 25. 14 hội học tập”. Để đáp ứng được các mục tiêu mà chiến lược đã xác định thì hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng đã xác định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là “ ... tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. ...”. Như vậy Đảng ta cũng xác định giáo dục hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT là mục tiêu cụ thể mà các trường THPT trên toàn quốc phải thực hiện trong chương trình giáo dục của mình. Về mặt nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam, theo các chuyên gia thì ngành hướng nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970, 1980. Những nhà khoa học tiên phong phải kể đến GS. Phạm Tất Dong, PGS. Đặng Danh Ánh, GS. Phạm Huy Thụ, GS. Nguyễn Văn Hộ. GS. Phạm Tất Dong là người có những đóng góp rất lớn cho giáo dục hướng nghiệp Việt Nam, ông đã dày công nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn cho giáo dục hướng nghiệp như xác định mục đích, ý nghĩa, vai trò của hướng nghiệp; hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quan điểm, nguyên tắc hướng nghiệp, các nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dục hướng nghiệp... Điều này được thể hiện ở rất nhiều các báo cáo, bài báo, sách, giáo trình của ông như bài: “Hướng nghiệp cho thanh niên”, đăng trên tạp chí Thanh Niên số 8 năm 1982; Báo cáo: “Một con đường hình thành lý tưởng nghề nghiệp cho học sinh lớn”; các tác phẩm như: “Nghề nghiệp tương lai - giúp bạn chọn nghề” hay cuốn “Tư vấn hướng nghiệp - sự lựa chọn cho tương lai”. Trong một công trình nghiên cứu gần đây ông đã chỉ ra rằng: “Công tác hướng nghiệp góp phần
  • 26. 15 điều chỉnh việc chọn nghề của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế”. Bởi vì theo tác giả, đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, trong quá trình CNH - HĐH, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Xu hướng chọn nghề của thanh niên phù hợp với xu hướng chuyển cơ cấu kinh tế là một yêu cầu của công nghiệp. GS. Nguyễn Văn Hộ cũng là một trong những người rất tâm đắc và nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục hướng nghiệp. Trong luận án tiến sĩ của mình tác giả đã đề cập đến vấn đề: “Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam”. Tác giả đã xây dựng được luận chứng cho hệ thống giáo dục hướng nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vào năm 2006, ông cũng đã cho xuất bản cuốn sách: “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường trung học phổ thông”, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống về cơ sở lí luận của giáo dục hướng nghiệp, vấn đề tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông và giảng dạy kĩ thuật ở nhà trường trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường và sự nghiệp CNH - HĐH đất nước hiện nay. Trong thời gian gần đây nhằm hiện thực hoá những phương hướng, mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về hướng nghiệp ở nhiều cách tiếp cận khác nhau tạo nên một giai đoạn mới với sự đa dạng trong nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam. Có thể kể đến như tác giả Trần Quốc Thành có bài: “Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông một số tỉnh miền núi phía Bắc”, đăng trên tạp chí tâm lí học năm 2002. Bài: “Những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự định hướng trong việc học tập, chọn nghề ở học sinh trung học phổ thông”, của tác giả Phạm Thị Đức đăng trên tạp chí giáo dục năm 2002. Bài: “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông với việc phát triển nguồn nhân lực” của tác giả Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê đăng trên tạp chí phát triển giáo dục năm 2004… Các tác giả trên đã có những nghiên cứu mang tính thực tiễn tập trung vào các vấn đề nóng bỏng của công tác hướng nghiệp hiện nay đó là xu hướng, động cơ lựa chọn nghề của lớp trẻ, những định hướng giá trị của thanh niên, những nguyên nhân dẫn đến xu hướng, động cơ chọn nghề và định hướng giá trị đồng thời nghiên cứu mối
  • 27. 16 quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp và vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ đất nước trong thời kì CNH - HĐH. Bên cạnh đó còn phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả Đặng Danh Ánh, Nguyễn Thế Trường, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Minh An, Lê Đức Phúc... đã làm rõ được các thực trạng, những số liệu, những kinh nghiệm giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh phổ thông. Đồng thời cũng đề cập và làm rõ được các vấn đề như tổ chức lao động cho học sinh phổ thông, tư vấn nghề cho học sinh phổ thông, các phương thức giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. (Trần Đình Chiến, 2008) Như vậy các nghiên cứu trên đa số phân tích thực trạng, hình thức tổ chức hướng nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cho học sinh đa số ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế. Nhưng chưa có nghiên cứu nào về quản lý công tác hướng nghiệp tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước, một tỉnh vùng sâu vùng xa của Miền Đông Nam Bộ, một trung tâm kinh tế phát triển hàng đầu của nước ta. Do đó, nghiên cứu này đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh THPT tại huyện Đồng Phú, đồng thời đề xuất một số biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Theo Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. (Theo trích dẫn của Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), tr.15) Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1998) khái niệm: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. (tr.24) Theo tác giả M.I. Kônđacốp (1984): "Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất
  • 28. 17 cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em". (tr.10) Như vậy, Quản lý là tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý trong cùng một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) hiệu quả. Quản lý có 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo (chỉ đạo), kiểm tra, các chức năng này có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau. Lập kế hoạch (Planning): bao gồm xác định các mục tiêu của tổ chức, thiết lập chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đó và phát triển một hệ thống thứ tự rõ ràng của kế hoạch để gắn kết và đan xen các hoạt động. Tổ chức (Organizing): tổ chức là một quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, đồng thời phân công, điều phối các nhiệm vụ và nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đề ra. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và phong cách của chủ thể quản lý, và việc huy động và sử dụng các nguồn lực, cũng như tạo động lực, đặc biệt là nội lực của tổ chức. Lãnh đão (Leading): lãnh đạo là điều hành, điều khiển tác động, huy động và giúp đỡ, động viên những cán bộ, nhân viên dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được giao, hoạt động lãnh đạo là làm việc với con người. Lãnh đạo thường đi liền với hoạt động chỉ đạo, chỉ đạo là quá trình truyền đạt, thuyết phục về các mục tiêu cần đạt được, tác động, thúc đẩy các thành viên hoạt động trong một tổ chức. Kiểm tra (Controlling): trong tất cả các tổ chức phải có một mức độ kiểm tra nhất định. Kiểm tra là một chức năng quan trọng, quản lý mà không kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng quản lý lỏng lẻo, mệnh lệnh, không nắm được những thông tin ngược, do đó không thể ra những quyết định một cách chính xác, đúng đắn. Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TRA LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
  • 29. 18 1.2.2. Quản lý giáo dục Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1996) định nghĩa: "Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục và thế hệ trẻ và đối với từng học sinh". (tr.34) Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) khái niệm: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý của Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất”. (tr.68) Như vậy, Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có kế hoạch và định hướng tới mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý mà chủ yếu là quá trình dạy học và giáo dục ở các trường học. 1.2.3. Giáo dục hướng nghiệp Các tác giả Nguyễn Trọng Bảo (1985) và Phùng Đình Mẫn (2005) đã định nghĩa: Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, tri thức, kĩ năng, để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (tr.29) Tác giả Nguyễn Minh Đường (2005) đã định nghĩa: “Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh lí học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác nhằm giúp HS, sinh viên định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn để có thể lựa chọn nghề cho phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lí cá nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người để có thể phát triển đến đỉnh cao trong
  • 30. 19 nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân”. (Trích theo Nguyễn Hữu Dũng, 2005, tr.51) Tác giả Đặng Danh Ánh (2010) đã định nghĩa: “Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, trong đó tập thể sư phạm nhà trường giữ vai trò quyết định nhằm giúp học sinh chọn nghề trên cơ sở khoa học”.(tr.122) Như vậy Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, trí thức, kỹ năng,… để họ góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời cũng góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân, sao cho phù hợp với yêu cầu lao động trong xã hội, giúp các em giải quyết việc chọn nghề cho tương lai một cách có ý thức ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 1.2.4. Quản lý giáo dục hướng nghiệp Theo Lê Thị Thu Trà (2016): “Quản lý giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của quản lý giáo dục, là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí của chương trình hướng nghiệp nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh. Trong đó: Chủ thế quản lí là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lý và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp tại địa bàn, đơn vị đang quản lý. Trong quản lý hướng nghiệp, chủ thể quản lý là lãnh đạo hoặc chuyên viên phụ trách hướng nghiệp của bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường và các giám đốc trung tâm GDTX ở địa phương có chức năng hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng bằng phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt mục tiêu hướng nghiệp. Đối tượng quản lý là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ hướng nghiệp, bao gồm các giáo viên và cán bộ phụ trách hướng nghiệp, tập thể học sinh ở các cơ sở giáo dục; các tổ chức, đoàn thể xã hội như Hội cha mẹ học sinh, hội Liên hiệp phụ nữ, các doanh nghiệp… Đối tượng quản lí còn bao gồm các hình thức hướng
  • 31. 20 nghiệp, ngân sách, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục cho hướng nghiệp và hệ thống thông tin cho công tác hướng nghiệp. Công cụ quản lí là những phương tiện mà cán bộ quản lý hướng nghiệp sử dụng trong quá trình quản lí nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của các tác nhân hướng nghiệp và học sinh trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động hướng nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lý hướng nghiệp là các quy định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với hoạt động hướng nghiệp, là các cơ chế và chính sách cho công tác hướng nghiệp”. 1.2.5. Quản lý giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông Từ khái niệm của quản lý giáo dục, quản lý hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường THPT là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có kế hoạch, kiểm tra đánh giá và định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý cụ thể là học sinh, giáo viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường THPT về công tác hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường. Nhằm mục đích giáo dục việc lựa chọn ngành học liên quan đến nghề nghiệp của học sinh trong tương lai phục vụ cho nhu cầu của xã hội và yêu cầu nghề nghiệp của bản thân học sinh. Quản lý tốt công tác hướng nghiệp trong trường THPT sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh đồng đều các mặt đức, trí, thể, mỹ; giúp học sinh có thái độ yêu lao động và biết chọn nghề một cách khoa học hơn, góp phần cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thị trường lao động. 1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông Theo chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông của Bộ Giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau: 1.3.1. Mục tiêu của giáo dục hướng nghiệp + Kiến thức - Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. - Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề), cao đẳng, đại học ở địa phương và cả nước.
  • 32. 21 + Kỹ năng - Tự đánh giá được năng lực bản thân, truyền thống nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. - Tìm kiếm được những thông tin nghề và thông tin cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề. - Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai của bản thân. + Thái độ - Chủ động và tự tin trong việc chọn nghề phù hợp. - Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn. 1.3.2. Đặc điểm hoạt động giáo dục hướng nghiệp - Hướng nghiệp là hoạt động mang tính liên ngành dựa trên cở sở của các khoa học nhân văn. - Hướng nghiệp là hoạt động có mục đích kép: giúp cá nhân phát triển được bản thân và đảm bảo sự hài hòa các lĩnh vực nghề nghiệp xã hội. - Hướng nghiệp tính đến những khác biệt cá nhân làm cơ sở của sự tác động. 1.3.3. Vai trò hoạt động giáo dục hướng nghiệp Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông. Thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng; góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân. Nhằm mục đích đó, công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông có các nhiệm vụ sau: - Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn về nghề nghiệp; - Tổ chức cho học sinh thực tập, làm quen với một số nghề chủ yếu trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; - Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất;
  • 33. 22 - Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hoá. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên, các trường cần quán triệt các vấn đề sau: - Hướng nghiệp phải dựa trên cơ sở giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục toàn diện; - Hướng nghiệp phải căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế, văn hoá và nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ của đất nước và địa phương; - Mức độ nội dung, hình thức và phương pháp hướng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm của học sinh (sức khoẻ, lứa tuổi, trình độ học tập, xu hướng v.v...) 1.3.4. Nội dung của giáo dục hướng nghiệp Nội dung chương trình được xây dựng theo quan điểm chủ đề để học sinh chủ động tìm hiểu một số thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; về thị trường lao động; về thế giới nghề nghiệp và những cơ sở đào tạo. Ngoài ra, các em còn tự đánh giá năng lực bản thân, truyền thống nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình để lựa chọn nghề phù hợp. Cụ thể các chủ đề giáo dục hướng nghiệp bậc THPT như sau STT CHỦ ĐỀ LỚP 10 11 12 1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương * 2 Thông tin về thị trường lao động * 3 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp gia đình * 4 Vấn đề giới trong chọn nghề * 5 Tìm hiểu thông tin một số lĩnh vực ngành, nghề trong xã hội * * 6 Xu hướng nghề nghiệp * 7 Định hướng nghề nghiệp tương lai * * 8 Những điều kiện để thành đạt trong nghề *
  • 34. 23 9 Thanh niên lập thân, lập nghiệp * 10 Tìm hiểu thực tế cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệp * 11 Tìm hiểu thực tế trường Đại học (hoặc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề) tại địa phương * 12 Tham quan hoặc tổ chức hoạt động giao lưu theo chủ đề hướng nghiệp * 13 Tìm hiểu thông tin đào tạo * 14 Hướng dẫn học sinh làm hồ sơ tuyển sinh * 15 Tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề * 1.3.5. Các con đường hướng nghiệp Các con đường này được thực hiện dựa trên Thông tư 31/TT ngày 17/8/1981 của Bộ GD & ĐT cụ thể là: + Hướng nghiệp qua các môn học Dựa vào đặc trưng của bộ môn, các môn học đều có thể và cần phải giáo dục hướng nghiệp một cách thích hợp để qua các kiến thức khoa học mà cung cấp cho học sinh những tri thức về tiềm năng đất nước, khả năng và thành tựu của nhân dân trong lao động, sự phát triển các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công, công nghiệp then chốt; giáo dục ý thức chọn ngành, chọn nghề đúng đắn, tinh thần sẵn sàng đi vào các ngành nghề đang cần phát triển để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và quê hương. Đặc biệt qua các phân môn kỹ thuật phổ thông (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, cơ khí, kỹ thuật điện, vô tuyến điện, v.v...) cần giới thiệu cho học sinh các nghề cơ bản có liên quan trực tiếp tới môn học và tổ chức cho học sinh thực hành kỹ thuật, sản xuất trong những ngành nghề đó. Các phân môn kỹ thuật phục vụ giới thiệu cho học sinh ngành dệt, nghề may, chế biến thực phẩm, các nghề thuộc lĩnh vực phục vụ ... Để tiến hành hướng nghiệp qua các môn học, các nhà trường phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tăng cường thực hành môn học, kết hợp giảng dạy với lao động sản xuất, tổ chức tham quan, xây dựng phòng bộ môn...
  • 35. 24 Phải chấn chỉnh tình hình giảng dạy kỹ thuật hiện nay, tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viên giảng dạy kỹ thuật; kết hợp với các cơ sở sản xuất tạo điều kiện cho nhà trường có thể tổ chức thực hành kỹ thuật, có công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật giúp đỡ nhà trường trong giảng dạy kỹ thuật. + Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất Tổ chức lao động sản xuất trong nhà trường là biện pháp rất quan trọng để thực hiện công tác hướng nghiệp. Qua lao động sản xuất, giáo dục quan điểm, thái độ, ý thức lao động cho học sinh; trên cơ sở đó giáo dục ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với nghề và lao động trong các dạng nghề nghiệp khác nhau, phát triển hứng thú, năng lực của học sinh đối với một vài dạng lao động nhất định, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với năng lực của bản thân. Trong thời gian tới, các trường cần tích cực tổ chức hướng dẫn học sinh lao động sản xuất, chấm dứt những hình thức lao động tuỳ tiện, gắn nội dung lao động với phương hướng sản xuất và các nghề đang cần phát triển. Các trường vừa học vừa làm càng phải cần nâng cao chất lượng học lao động và có tác dụng thực sự hướng nghiệp. Ở vùng nông thôn cần chú trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công như các nghề trồng trọt, chăn nuôi (trồng cây lương thực, cây lấy gỗ, cây thuốc nam, xây dựng vườn cây Bác Hồ, ao cá Bác Hồ, chăn nuôi gia cầm, gia súc ...); nghề phổ biến như mộc, nề, rèn, cơ khí ...; nghề truyền thống, xuất khẩu (đan, thêu, v.v...) ở thành phố và vùng công nghiệp là ngành công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ... Muốn vậy, phải xây dựng đội ngũ giáo viên chỉ đạo lao động và làm nòng cốt cho công tác hướng nghiệp của nhà trường. Phải có kế hoạch kết hợp với các cơ sở sản xuất của địa phương như hợp tác xã nông lâm trường, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở đào tạo nghề, trại, trạm thí nghiệm nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể tham gia lao động sản xuất ngành nghề gắn bó với địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần trang bị kỹ thuật tối thiểu để cung cấp cho nhà trường. + Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề: - Để giúp học sinh hiểu biết các ngành nghề, các trường tạm thời sử dụng mỗi tháng 1 buổi lao động giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề. Nội dung chủ
  • 36. 25 yếu của những buổi này là giới thiệu cho học sinh khái quát về sự phát triển kinh tế của đất nước và địa phương, nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ xã hội, những hiểu biết về những ngành nghề cơ bản, và nghề truyền thống của địa phương. - Khi giới thiệu nghề nghiệp, cần tập trung vào một số điểm cơ bản như vị trí, vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản của nghề; những phẩm chất năng lực lao động cần có, những môn học phổ thông cần thiết đối với nghề ... - Nhà trường tự sưu tầm, sử dụng tài liệu, sách báo, tranh ảnh, phim, vô tuyến truyền hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh học sinh, cán bộ kỹ thuật của địa phương để giới thiệu nghề cho học sinh. (Bộ sẽ từng bước biên soạn cung cấp tài liệu cho các trường). + Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khoá - Xây dựng các tổ ngoại khoá, đặc biệt là các tổ ngoại khóa về kỹ thuật, nhằm phát triển hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp của học sinh. Đối với những học sinh có xu hướng và năng khiếu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, hoạt động xã hội, cũng cần phát hiện và tổ chức các tổ ngoại khóa bộ môn để bồi dưỡng. - Tổ chức xây dựng góc hoặc phòng hướng nghiệp. - Kết hợp với đoàn thanh niên và đội thiếu niên tổ chức những buổi tọa đàm hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề, vận động nam nữ thanh niên đi vào những nghề Nhà nước, địa phương đang cần nhiều nhân lực. - Kết hợp với hội cha mẹ học sinh giúp đỡ, chỉ dẫn sự chọn nghề cho học sinh. - Phối hợp với các cơ sở sản xuất ở địa phương tạo điều kiện cho học sinh tham quan cơ sở sản xuất, giới thiệu các nghề và có thể tổ chức cho học sinh tham gia lao động nghề nghiệp. 1.3.6. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp + Ý nghĩa giáo dục Lịch sử phát triển xã hội gắn liền với sản xuất và sự phân công lao động. Hướng nghiệp góp phần quan trọng vào quá trình đó. Kinh nghiệm trong và ngoài nước đã khẳng định việc chọn ngành nghề một cách thiếu định hướng sẽ có tác động tiêu cực làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, mất cân đối cơ cấu ngành nghề và làm sai lệch nhu cầu lao động.
  • 37. 26 Hướng nghiệp sẽ giúp điều chỉnh xu hướng chọn nghề cho học sinh và xu thế phân công lao động xã hội. Do đó, giáo dục có ý nghĩa rất lớn, tác động đến quá trình hướng nghiệp, làm cho mỗi học sinh tự giác điều chỉnh hướng đi, hướng chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường bản thân và nhu cầu nghề nghiệp trong xã hội một cách tối ưu nhất. Giáo dục hướng nghiệp góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo trường phổ thông. Trong suốt thời kỳ học cấp phổ thông, đặc biệt là sau THCS và THPT, học sinh được tiếp cận các môn học tích hợp nghề nghiệp và thông qua các giờ giáo dục hướng nghiệp đã trang bị cho học sinh các kiến thức về các ngành nghề trong xã hội, đặc biệt là được học các lớp dạy nghề phổ thông góp phần định hướng chọn nghề tương lai cho học sinh. Như vậy quá trình hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông một mặt giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp mà còn hướng để học sinh khẳng định nghề nghiệp tương lai. + Ý nghĩa kinh tế Lao động trẻ luôn là tiềm năng và là vốn lao động quý báu của xã hội. Việc giúp học sinh phát huy được năng lực, sở trường bản thân, hứng thú và có nhận thức chọn nghề một cách đúng đắn là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với hướng nghiệp. Để bảo đảm ý nghĩa kinh tế của hướng nghiệp, nhà trường phải gắn mục tiêu đào tạo với mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và của địa phương. Sự phân công lao động hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hướng nghiệp có vai trò lớn tạo nguồn nhân lực thích hợp cung cấp cho xã hội, hướng nghiệp tốt cũng đồng nghĩa với việc cung cấp nguồn nhân lực vừa cân đối vừa có chất lượng phục vụ kinh tế phát triển. + Ý nghĩa chính trị Công tác giáo dục hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong giáo dục hướng nghiệp, việc tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội luôn được xem là vấn đề trọng tâm để học sinh được tiếp cận và tiền đề quyết định con đường sự nghiệp tương lai. Nghiên cứu các nước, sự phát triển kinh tế đều phụ thuộc vào nguồn lao động phong phú, chất lượng cao nhờ công tác đào tạo người lao động được chú trọng, đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, và những cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao đáp ứng nền công nghiệp hiện đại.
  • 38. 27 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả sẽ tạo ra những thế hệ có phẩm chất và năng lực xây dựng đất nước, đồng thời có ý nghĩa về chiến lược con người, chiến lược kinh tế, chính hướng nghiệp đã tạo ra những con người lao động mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. + Ý nghĩa xã hội Qua giáo dục hướng nghiệp, học sinh làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phát triển ở địa phương. Đồng thời học sinh cần biết yêu cầu tâm lý từng ngành nghề, những điều kiện cần thiết chọn nghề. Việc chọn nghề đúng đắn sẽ không lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển đất nước. Hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo sự cân bằng nguồn nhân lực trong đời sống xã hội, khắc phục tình trạng một bộ phận thanh niên không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định gây ra các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Hướng nghiệp tốt sẽ tạo động lực và tạo cơ hội cho người học chọn nghề phù hợp, từ đó đem hết năng lực để phát triển ngành nghề đã chọn, sáng tạo trong công việc, chất lượng và hiệu quả công việc được nâng cao, dẫn đến kinh tế phát triển vững chắc. 1.3.7. Mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay”. Để đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT nhằm đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao và lược lượng công nhân lành nghề. Thực hiện được các yêu cầu này đòi hỏi hoạt động giáo dục và phân luồng học sinh là hết sức cần thiết. Bởi vì truyền thống của người Việt Nam luôn luôn muốn con cái phải có tấm bằng đại học để đảm bảo cho cuộc sống của chúng về sau nhưng trong số đó có những học sinh không có năng lực nhưng vẫn phải cố gắng để vào THPT, đại học dẫn đến kết quả đào tạo không đảm bảo yêu cầu của xã hội.
  • 39. 28 Phân luồng học sinh trong giáo dục được hiểu là các hướng đi, các khả năng để học sinh các cấp học, bậc học có thể tham gia. Phân luồng giúp cho học sinh chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập hoặc đi vào lĩnh vực nghề nghiệp nào đó phù hợp với hoàn cảnh, năng lực, hứng thú của các em và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển KT-XH Phân luồng học sinh được hiểu là sau khi tốt nghiệp mỗi cấp bậc học thuộc hệ thống giáo dục chính quy hoặc không chính quy, học sinh lựa chọn những con đường khác nhau để đi tiếp, bao gồm: tiếp tục học lên bậc học cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoặc không học tiếp trong hệ thống đó, ra trường tìm kiếm việc làm; hoặc học nghề tại các trung tâm dạy nghề. Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường THPT là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em hiểu biết được khả năng của mình, hiểu được yêu cầu của nghề. Thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề và định hướng chọn nghề một cách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đồng thời có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bổ lực lượng lao động, góp phần tạo điều kiện cho xã hội sử dụng hết lực lượng học sinh THPT tốt nghiệp ra trường để phát triển nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy thời gian qua, hầu hết học sinh sau THCS đều tiếp tục học lên THPT nên chất lượng bậc học này giảm sút, số học sinh trúng tuyển vào các trường CĐ-ĐH không cao. Bên cạnh đó, các trường chuyên nghiệp lại không tuyển được học sinh vào học, không tuyển được đủ số lượng chỉ tiêu; phần lớn học sinh các trường này đã tốt nghiệp THPT, nhận thức của các em và cũng chính là của các bậc PHHS cho rằng vào các trường chuyên nghiệp chỉ là giải quyết tình thế để sau đó liên thông học tiếp lên CĐ-ĐH. Do sự khác nhau về tâm lý, điều kiện kinh tế gia đình, hoàn cảnh xã hội nên các em có những định hướng khác nhau, có sự lựa chọn con đường học vấn hoặc đi vào các nghề nghiệp khác nhau, giáo dục hướng nghiệp có vai trò tích cực trong định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em. Phân luồng trong hệ thống giáo dục chủ yếu: Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: tiếp tục học THPT; hay học các trường trung cấp chuyên nghiệp; hoặc vào các trường đào tạo nghề sơ cấp, nghề thường xuyên; hoặc học nghề trung cấp; hoặc học tại các trung tâm GDTX; hoặc tham