SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LƢU BI
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Bộ môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN DŨNG
Thừa Thiên Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình
nghiên cứu nào khác.
Huế, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Lƣu Bi
iii
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn TS. Lê
Văn Dũng ngƣời đã giao đề tài, tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho em nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em chân thành cảm ơn các thầy, cô Đại Học Huế, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm
đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên chúng em hoàn thành khoá học cũng nhƣ luận
văn này. Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớp Cao học khóa 25
chuyên ngành lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa Học đã truyền cho em
nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Hóa Học trƣờng
THPT An Phú ( An Giang ), trƣờng THPT Quốc Thái ( An Giang ) đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực nghiệm sƣphạm.
Cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho
luận văn hoàn thành đúng tiến độ và có nội dung sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 6 năm 2018
Học viên
Lƣu Bi
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.....................................................................6
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................9
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................9
5. Vấn đề nghiên cứu...................................................................................................9
6. Phạm vi giới hạn đề tài............................................................................................9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................10
8. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................10
9. Những đóng góp của đề tài ...................................................................................10
10. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................11
PHẦN 2: NỘI DUNG..............................................................................................12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................12
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................12
1.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng dạy học tích cực nâng cao hứng thú
học tập của học sinh ..................................................................................................13
1.2.1. Những xu hƣớng dạy học hóa học hiện nay....................................................13
1.2.2. Dạy học tích cực..............................................................................................14
1.2.3. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trƣờng THPT ...........16
1.2.4. Điều kiện áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực..........................................18
1.3. Vấn đề tự học ở trƣờng THPT ...........................................................................20
2
1.3.1. Tự học và vai trò của tự học đối với sự phát triển tƣ duy và lĩnh hội kiến thức
của học sinh...............................................................................................................20
1.3.2. Thực trạng vấn đề dạy - học môn hóa học của HS THPT hiện nay................21
1.3.3. Thiết kế đề cƣơng bài học – giải pháp có hiệu quả để phát huy tính tích cực
chủ động và khuyến khích ý thức tự học của học sinh .............................................24
1.4. Bài tập hóa học [10], [13],[18] ........................................................................25
1.4.1. Khái niệm về BTHH .......................................................................................25
1.4.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ............................................................25
1.4.3. Phân loại bài tập hóa học ................................................................................26
1.4.4. Xu hƣớng phát triển của BTHH hiện nay [13] ...............................................26
1.4.5. Ý nghĩa của BTHH đối với việc phát triển năng lực tƣ duy và tạo hứng thú
cho HS trong học tập môn hóa học...........................................................................27
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................28
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG
ĐẠI CƢƠNG VỀ KIM LOẠI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................29
2.1. Nội dung kiến thức và mục tiêu của chƣơng đại cƣơng kim loại trong chƣơng
trình lớp 12 THPT.....................................................................................................29
2.1.1. Nội dung kiến thức của chƣơng đại cƣơng kim loại.......................................29
2.1.2. Mục tiêu kiến thức của chƣơng đại cƣơng kim loại........................................29
2.2. Phân tích và xây dựng nội dung kiến thức của toán về điện phân trong chƣơng
đại cƣơng về kim loại của chƣơng trình hóa học 12.................................................29
2.2.1. Thế phân giải và hóa thế .................................................................................29
2.2.2. Giải thích sự tạo thành sản phẩm khi điện phân dung dịch ............................31
2.2.3. Ứng dụng của điện phân .................................................................................32
2.3. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập củng cố mở rộng nội dung lý thuyết và
rèn luyện kỹ năng giải bài tập chƣơng đại cƣơng về kim loại ..................................34
2.3.1. Bài tập lý thuyết ..............................................................................................34
2.3.2. Bài tập định lƣợng...........................................................................................48
2.4. Áp dụng một số bài tập trong các đề tuyển sinh và đề tốt nghiệp THPT Quốc Gia....59
3
2.5. Thiết kế bài giảng điều chế kim loại bằng phƣơng pháp điện phân nhằm phát
triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông................................68
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................76
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..........................................................77
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm.........................................................................77
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................77
3.3. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm.........................................................................77
3.3.1. Lựa chọn địa bàn, đối tƣợng và thời gian thực nghiệm sƣ phạm....................77
3.3.2. Chuẩn bị cho thực nghiệm sƣ phạm................................................................78
3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.....................................................................79
3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm............................................................................79
3.4.1. Kết quả các bài dạy thực nghiệm sƣ phạm .....................................................79
3.4.2. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sƣ phạm .................................................86
3.4.3. Đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm.........................................90
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................92
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................92
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BTHH Bài tập hóa học
3 ĐC Đối chứng
2 Dd Dung dịch
4 Đktc Điều kiện tiêu chuẩn
5 GV Giáo viên
6 HS Học sinh
7 PPDH Phƣơng pháp dạy học
8 PTPƢ Phƣơng trình phản ứng
9 SBT Sách bài tập
10 SGK Sách giáo khoa
11 THPT Trung học phổ thông
12 TN Thực nghiệm
13 TNSP Thực nghiệm sƣ phạm
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...........................................................78
Bảng 3.2. Kết quả học sinh đạt điểm xi của 2 bài kiểm tra của trƣờng THPT An Phú....80
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút –
Hóa khối 12 của trƣờng THPT An Phú...................................................80
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút
Hóa– Khối 12 của trƣờng THPT An Phú ................................................81
Bảng 3.5. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trƣờng THPT An Phú........82
Bảng 3.6. Kết quả học sinh đạt điểm xi của 2 bài kiểm tra của trƣờng THPT
Quốc Thái ................................................................................................83
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút
Hóa - khối 12 của trƣờng THPT Quốc Thái............................................84
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút-
Hóa khối 12 của trƣờng THPT Quốc Thái ..............................................85
Bảng 3.9. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trƣờng THPT Quốc Thái .......86
Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trƣng.............................................................89
6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 15 phút – Khối 12 của trƣờng THPT An Phú ....81
Hình 3.2. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 45 phút – Khối 12 của trƣờng THPT An Phú ....82
Hình 3.3: Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh khối 12 trƣờng THPT An Phú...83
Hình 3.4. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 15 phút Hóa – khối 12 của trƣờng THPT
Quốc Thái ................................................................................................84
Hình 3.5. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 45 phút Hóa – khối 12 của trƣờng THPT
Quốc Thái ................................................................................................85
Hình 3.6. Đồ thị phân loại kết quả học tập của trƣờng THPT Quốc Thái................86
7
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyên đề đại cƣơng về kim loại là một chuyên đề rất khó, rất đa dạng về
bài tập, rất phong phú về hình thức ra đề, bài tập điện phân là một trong những phần
khó của phần đại cƣơng về kim loại. Chính vì thế đa số học sinh rất ngại khi tiếp
cận với bài tập điện phân vì đa số các em không nắm rõ bản chất của quá trình điện
phân: Bản chất của các quá trình oxi hóa – khử, trình tự ƣu tiên xảy ra ở các điện
cực, vận dụng các định luật vào quá trình điện phân (đặc biệt là định luật bảo toàn
electron)…từ đó các em không hiểu đƣợc bản chất của vấn đề nên các em cảm thấy
chuyên đề này vô cùng phức tạp và cảm thấy chán nản, không yêu thích môn học.
Chính vì vậy nên kết quả học tập chuyên đề này nói riêng cũng nhƣ hóa vô cơ nói
chung đối với đa số học sinh rất thấp kể cả các học sinh của lớp thuộc chƣơng trình
nâng cao.
Trong thực tế, khi gặp các bài toán điện phân dung dịch thì đa số các em học
sinh thƣờng lúng túng trong việc tìm ra phƣơng pháp giải phù hợp, thậm chí không
tránh đƣợc những sai lầm trong quá trình giải bài tập. Qua quá trình giảng dạy nhiều
năm và tham khảo nhiều tài liệu, chúng tôi đã tích lũy đƣợc một số kinh nghiệm
trong việc giảng dạy chuyên đề này một cách ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất… để các
em cảm thấy chuyên đề điện phân là một chuyên đề dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh
đƣợc những lúng túng, sai lầm, không hề khô khan nhƣ các em từng nghĩ. Sau một
thời gian nghiên cứu, vận dụng phƣơng pháp trên vào giảng dạy đã chứng minh
đƣợc phƣơng pháp trên có nhiều ƣu điểm, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc
gia hiện nay chỉ tổ chức một kì thi, có sự phân hóa cao giữa các câu cuối của đề thi.
Trong trƣờng hợp này, học sinh tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian biện luận, tính
toán để có kết quả chính xác.
Chính vì vậy, chúng tôi viết đề tài này nhằm xây dựng và sử dụng hệ thống
khái quát ―
bài tập điện phân” để giúp các em phát triển năng lực tự học đồng thời
cũng giúp các em nắm vững lí thuyết và phƣơng pháp giải nhanh một số bài tập trắc
nghiệm hóa học. Thông qua đó chúng tôi muốn giới thiệu với các thầy cô giáo và
8
học sinh một trong những phƣơng pháp giải bài tập về điện phân rất có hiệu quả.
Vận dụng đƣợc phƣơng pháp này sẽ giúp cho quá trình giảng dạy và học tập môn
hóa học đƣợc thuận lợi hơn rất nhiều, nhanh chóng có kết quả để trả lời câu hỏi trắc
nghiệm khó của kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Việc lựa chọn phƣơng pháp thích hợp để giải nhanh bài tập điện phân lại
càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập điện phân có thể có nhiều phƣơng pháp
giải khác nhau. Nếu biết lựa chọn phƣơng pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững
hơn bản chất của các hiện tƣợng hoá học và rút ngắn thời gian.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi đã tích luỹ đƣợc
một số phƣơng pháp giải nhanh bài tập điện phân, nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của
sự thay đổi về nội dung và hình thức thi trong những năm gần đây, nhất là kì thi tốt
nghiệp THPT quốc gia. Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé
của mình vào sự nghiệp giáo dục ở cấp THPT, góp phần nâng cao chất lƣợng của bộ
môn, đổi mới phƣơng pháp dạy học để phát triển tƣ duy cho học sinh, giúp các em
tự lực tự mình tìm ra tri thức, tạo tiền đề cho việc phát triển tính tích cực, khả năng
tƣ duy phát triển năng lực tự học của các em ở cấp học cao hơn cũng nhƣ trong đời
sống sau này, đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng
hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằm phát triển năng lực tự học
cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông”.
Đề tài gồm có ba phần và 6 phụ lục.
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Nội dung.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống lý thuyết cơ bản; sƣu tầm và biên soạn các dạng bài tập
cơ bản và nâng cao phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12.
Đề xuất phƣơng pháp sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng
kim loại – Hóa học 12 vào dạy học để nâng cao kết quả chinh phục các câu hỏi khó
của kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Nghiên cứu nội dung kiến thức và bài tập phần đại cƣơng kim loại – Hóa học
12 trong chƣơng trình hóa học, các nội dung liên quan đến phần đại cƣơng kim loại
– Hóa học 12 trong các đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Xây dựng hệ thống lý thuyết cơ bản, các bài tập áp dụng phần đại cƣơng kim
loại – Hóa học 12 theo các chuyên đề.
Đề xuất phƣơng pháp sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây dựng cho
quá trình dạy học.
Thực nghiệm sƣ phạm với phƣơng pháp dạy học phần đại cƣơng kim loại –
Hóa học 12 ở trƣờng THPT và đánh giá hiệu quả sử dụng của đề tài.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và quá trình học môn Hóa Học ở trƣờng THPT.
4.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ thống hóa lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12.
5. Vấn đề nghiên cứu
Làm thế nào để xây dựng đƣợc hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học phần
đại cƣơng kim loại – Hóa học 12.
Sử dụng phƣơng pháp dạy học nào để nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng học sinh
phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12.
6. Phạm vi giới hạn đề tài
Nội dung: Hệ thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại – Hóa
học 12.
Đối tƣợng: học sinh trên địa bàn huyện An Phú.
Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm:
Trƣờng THPT An Phú – An Phú - An Giang.
Trƣờng THPT Quốc Thái – An Phú - An Giang.
Thời gian: từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018.
10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học và phƣơng pháp dạy học hóa học.
Nghiên cứu lý thuyết về kiểm tra đánh giá.
Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết, phân dạng và phƣơng pháp giải
bài tập hóa học theo hƣớng nâng cao năng lực tƣ duy và suy luận logic của học sinh.
Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài.
Đọc, nghiên cứu và xữ lí các tài liệu.
7.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
Các phƣơng pháp: khảo sát, điều tra, phỏng vấn, phƣơng pháp chuyên gia.
Tập hợp và nghiên cứu các tài liệu: Hóa đại cƣơng, Hóa lí, Điện hóa học
chƣơng trình cơ bản và nâng cao của Bộ Giáo Dục.
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm
chứng hiệu quả của đề tài.
7.3 Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
8. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế đƣợc đề cƣơng học tập, xây dựng hệ thống bài tập chƣơng đại
cƣơng kim loại phù hợp với thời lƣợng học tập, trình độ nhận thức của học sinh và
tiếp cận đƣợc nội dung đề thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học thì sẽ phát triển năng
lực tự học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông.
9. Những đóng góp của đề tài
Xây dựng phƣơng pháp giải bài tập phần đại cƣơng kim loại ở lớp 12, phù hợp
với các đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, trên cơ sở vận dụng lý thuyết chủ đạo.
Giúp học sinh nắm vững đƣợc bản chất của Hóa Học, nâng cao năng lực suy
luận logic, kỹ năng lập luận nhanh, kỹ năng giải toán tốt để đạt hiệu quả cao trong
kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia.
Chứng tỏ đƣợc dạy học bằng sự đa dạng các phƣơng pháp, các hình thức tổ
chức là những con đƣờng đƣa ngƣời giáo viên đến thành công.
11
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng :
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc giải bài tập phần đại cƣơng về
kim loại – Hóa học 12.
Chƣơng 2: Giải bài tập phần đại cƣơng về kim loại – Hóa học12 thông qua
bài tập điện phân và điện hóa.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.
12
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong công cuộc đổi mới của ngành giáo dục hiện nay, việc giúp học sinh
có đầy đủ kiến thức về lí thuyết và kĩ năng giải bài tập trong kì thi tốt nghiệp THPT
quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở bậc THPT. Xác định đƣợc
nhiệm vụ quan trọng này, đã và đang có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề giúp học
sinh nâng cao tƣ duy và khả năng tự học của học sinh.
Đối với môn hóa học, luận văn thạc sĩ quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này nhƣ:
― Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 trung
học phổ thông chƣơng trình nâng cao‖ Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Cửu Phúc
(2010), ĐH Sƣ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
―Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng dạy học tích cực phần
hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản trƣờng THPT‖ Luận văn Thạc sĩ của Võ Nguyễn
Hoàng Trang (2011), ĐH Sƣ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
― Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần
kim loại lớp 12 cơ bản THPT‖ Luận văn Thạc sĩ của Lƣơng Thị Hƣơng (2011), ĐH
Sƣ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
― Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ nhằm rèn luyện tƣ duy trong bồi
dƣỡng học sinh giỏi trƣờng THPT‖ Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Văn Minh (2007),
ĐH Sƣ phạm Hà Nội.
― Phân loại, xây dựng tiêu chí cấu trúc các bài tập về hợp chất ít tan phục vụ
cho việc bồi dƣỡng HSG quốc gia‖ Luận văn Thạc sĩ của Vƣơng Bá Huy (2006), ĐH
Sƣ phạm Hà Nội.
―Nội dung và biện pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ trung học
phổ thông‖ Luận văn Thạc sĩ của Lê Tấn Diện (2009), ĐH Sƣ Phạm Thành Phố Hồ
Chí Minh.
― Thiết kế chủ đề lý thuyết và bài tập chƣơng đại cƣơng về kim loại góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy – học môn hóa học lớp 12 nâng cao ― Luận văn Thạc sĩ của
Lê Văn Phê (2015) ĐH Huế, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm.
13
Về vấn đề lý thuyết, bài tập phần kim loại 12,11 và bồi dƣỡng học sinh giỏi ở
trƣờng phổ thông đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu, song chỉ dừng lại ở
việc đƣa ra hệ thống lý thuyết, bài tập mà chƣa chú ý vào điểm khó của phần đại
cƣơng về kim loại là xây dựng lý thuyết và phƣơng pháp giải bài tập điện phân và
điện hóa của chƣơng trình 12.
1.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng dạy học tích cực nâng cao hứng
thú học tập của học sinh
1.2.1. Những xu hƣớng dạy học hóa học hiện nay [5], [11], [23]
―Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và định
hƣớng giúp ngƣời học từng bƣớc có năng lực tƣ duy và năng lực hành động với
mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần...‖.
Trong dạy học hóa học cần sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dạy học:
Phƣơng pháp thuyết trình; Phƣơng pháp đàm thoại; Phƣơng pháp qui nạp và diễn
dịch; Phƣơng pháp loại suy; Phƣơng pháp nghiên cứu hóa học thông qua phƣơng
tiện trực quan (hình ảnh. mô hình.vật thể...), dùng thí nghiệm hóa học (thí nghiệm
biểu diễn, thí nghiệm của HS. thực nghiệm tƣởng tƣợng); Giải bài tập hóa học.
Hiện nay, giáo dục chú trọng hình thức dạy học tích hợp là cách tiếp cận
giảng dạy liên ngành theo đó các nội dung giảng dạy đƣợc trình bày theo các đề tài
hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề đƣợc trình bày thành nhiều bài học nhỏ để
ngƣời học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ với những gì mà
ngƣời học đã biết. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và
khuyến khích ngƣời học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn
và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin
khuyến khích ngƣời học tham gia vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu, và tƣ duy tích
cực hơn so với cách học truyền thống với chỉ một nguồn tài liệu là SGK. Kết quả là
ngƣời học sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học của mình.
Điểm mới trong định hƣớng giáo dục hiện nay chính là quan điểm giáo dục định
hƣớng năng lực. Định hƣớng phát triển năng lực là một xu hƣớng giáo dục quốc tế.
Phát triển năng lực là thành phần quan trọng của mục tiêu giáo dục, năng lực là tổng
hòa kiến thức, thái độ, kỹ năng mà HS cần phải đạt chuẩn trong quá trình học tập.
14
Định hƣớng vào ngƣời học: Năng lực của ngƣời học chỉ đƣợc hình thành
thông qua hoạt động của chủ thể ngƣời học, chú trọng hoạt động tích cực, tự lực của
ngƣời học trong quả trình dạy học, chú ý đến hoạt động học của HS để có thể tổ
chức quá trình học tập phù hợp.
1.2.2. Dạy học tích cực [3], [4], [5],[23]
1.2.2.1. Phƣơng pháp dạy học tích cực
Phƣơng pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, để chỉ những
phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo ngƣời học. PPDH tích cực hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời
học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời dạy.
1.2.2.2. Những dấu hiệu đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực
a./ Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong PPDH tích cực, ngƣời học - đối tƣợng của hoạt động "dạy", đồng thời
là chủ thể của hoạt động "học" - đƣợc cuốn hút vào các hoạt động học tập do Gv tổ
chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chƣa rõ chứ không
phải thụ động tiếp thu những tri thức đã đƣợc giáo viên sắp đặt. Ngƣời học trực tiếp
quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của
mình, từ đó nắm đƣợc kiến thức kĩ năng mới, nắm đƣợc phƣơng pháp "làm ra" kiến
thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, đƣợc bộc lộ và phát huy
tiềm năng sáng tạo.
b./ Dạy và học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học.
Phƣơng pháp tích cực xem việc rèn luyện phƣơng pháp tự học cho học sinh
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy
học. Trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ
thì không thể nhồi nhét cho HS khối lƣợng kiến thức ngày càng nhiều.
Trong các phƣơng pháp học thì cốt lỗi là phƣơng pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho ngƣời học có đƣợc phƣơng pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con ngƣời, kết quả học tập sẽ
đƣợc nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay ngƣời ta nhấn mạnh hoạt động học trong
15
qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ dộng sang tự học chủ
động, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự
hƣởng dẫn của giáo viên.
c./ Tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tu duy của HS không thể đồng đều thì
khi áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về
cƣờng độ, mức độ tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của từng HS, nhất là khi bài
học đƣợc thiết kế thành một chuỗi công việc độc lập
Tuy nhiên, trong học lập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều đƣợc
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trƣờng giao tiếp
thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đƣờng
chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến
mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó ngƣời học nâng mình lên
một trình độ mới.
Bài học vận dụng đƣợc vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của ngƣời GV.
d./ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trong phƣơng pháp dạy học tích cục, GV phải hƣớng dẫn HS phát triển kĩ
năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. GV tạo điều kiện thuận lợi để HS đƣợc
tham gia đánh giá lẫn nhau. Việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái
hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh,
óc sáng lạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
Trên lớp, HS hoạt động là chính, nhƣng trƣớc đó - khi soạn giáo án - GV đã
phải đầu tƣ công sức, thời gian rất nhiều mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò
là ngƣời gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi
hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. GV phải có trình độ chuyên môn sâu
rộng, có trình độ sƣ phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động
của HS mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của GV.
16
1.2.3. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trƣờng THPT [3],
[5], [11]
Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt dộng học tập
của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phƣơng pháp
dạy học truyền thống, vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực
của phƣơng pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phƣơng
pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của HS trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể.
1.2.3.1. Phƣơng pháp thuyết trình
Đây là một trong những phƣơng pháp dạy học truyền thống có từ lâu đời.
Đặc điểm cơ bản của phƣơng pháp thuyết trình là thông báo - tái hiện. Do đó, theo
hƣớng hoạt động hóa ngƣời học, cần hạn chế bớt phƣơng pháp thuyết trình thông
báo - tái hiện, tăng cƣờng phƣơng pháp thuyết trình giải quyết vấn đề. Đây là kiểu
dạy học bằng cách đặt HS trƣớc những bài toán nhận thức, kích thích HS hứng thú
giải bài toán nhận thức.
GV đƣa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi hƣớng HS để xuất cách giải
quyết vấn đề đặt ra. Thuyết trình kiểu đặt và giải quyết vấn đề thuần túy trình bày
củng đã có hiệu quả phát triển tƣ duy của HS. Nếu đƣợc xen kẽ vấn đáp thảo luận
một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ tăng thêm. GV có thể đặt một số câu hỏi "có vấn
đề" để học sinh trả lời ngay tại lớp, hoặc có thể trao đổi ngắn trong nhóm từ 2 đến 4
ngƣời ngồi cạnh nhau truớc khi GV đƣa ra câu trả lời.
1.2.3.2. Phƣơng pháp vấn đáp (đàm thoại)
Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức
đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận.
Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó,
Gv lần lƣợt nêu những câu hỏi kèm theo ví dụ minh hoạ để HS dễ hiểu, dễ nhớ.
Phƣơng pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phuơng tiện nghe - nhìn.
Vấn đáp tìm tòi ( đàm thoại ƠRIXTIC ) dùng một số câu hỏi đƣợc sắp xếp
hợp lý để hƣớng học sinh từng bƣớc phát hiện ra bản chất của sự vật kích thích sự
ham muốn hiểu biết. GV tổ chức sự trao đổi ý kiến giữa thầy với trò, trò với trò
17
nhằm giải quyết một vấn đề. GV là ngƣời tổ chức sự tìm tòi, còn HS là ngƣời tự lực
phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, kết thúc cuộc đàm thoại, HS có đƣợc niềm vui của
sự khám phá, trƣởng thành thêm một bƣớc về trình độ tƣ duy.
1.2.3.3. Phƣơng pháp đặt và giải quyết vấn đề
Đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống
không chỉ có ý nghĩa ở tầm phƣơng pháp dạy học mà phải đƣợc đặt nhƣ một nục
tiêu giáo dục và đào tạo. cấu trúc một nội dung bài học theo phƣơng pháp đặt và
giải quyết vấn đề thƣờng nhƣ sau:
Đặt vấn đề, xây dựng bải toán nhận thức: Tạo tình huống có vấn đề; Phát
hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; Phát hiện vấn đề cần giải quyết
Giải quyết vấn đề đặt ra: Đề xuất cách giải quyết; Lập kế hoạch giải quyết;
Thực hiện kế hoạch giải quyết.
Kết luận: Thảo luận kết quả và đánh giá; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề
mới. Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Các
mức
Đặt vấn đề
Nêu giả
thuyết
Lập kế
hoạch
Giải quyết
vấn đề
Kết luận,
đánh giá
1 GV GV GV HS GV
2 GV GV HS HS GV + HS
3 GV + HS HS HS HS GV + HS
4 HS HS HS HS GV + HS
Trong dạy học theo phƣơng pháp đặt và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm đƣợc
tri thức mới, vừa nắm đƣợc phƣơng pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tƣ duy tích
cực sáng tạo, đƣợc chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện
kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
1.2.3.4. Tổ chức hoạt động nhóm
Lớp học đƣợc chia thành từng nhóm nhỏ. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề
học tập các nhóm đƣợc giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, giúp đỡ nhau tìm hiểu
vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi
18
nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Trình bày kết quả làm việc
có thể là một đại diện của nhóm hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần
nếu nhiệm vụ đƣợc giao là khá phức tạp. Tổ chức hoạt động nhóm có thể tiến hành :
Làm việc chung cả lớp : Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức; Tổ chức
các nhóm, giao nhiệm vụ; Hƣớng dẫn cách làm việc trong nhóm.
Làm việc theo nhóm : Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo
luận trong nhóm; Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
Tổng kết trước lớp : Các nhóm lần lƣợt báo cáo kết quả; Thảo luận chung;
GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.
Hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh
nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng kiến thức mới. Bằng cách nói ra những
điều đang nghĩ, mỗi ngƣời có thể nhận rỏ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu
ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn
nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV.
Tuy nhiên, phƣơng pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học,
bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên GV phải biết tổ chức hợp lý và HS đã
khá quen với phƣơng pháp này thi mới có kết quả. Cần tránh khuynh hƣớng hình
thức cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH
hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới.
1.2.4. Điều kiện áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực [23]
1.2.4.1. Giáo viên
Giáo viên phải thích ứng với những thay đồi về chức năng, nhiệm vụ rất đa
dạng và phức tạp của mình. GV phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ
sƣ phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tiên tiến vào dạy
học, biết định hƣớng phát triển HS theo mục tiêu giáo dục nhƣng cũng đảm bảo
đƣợc sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.
1.2.4.2. Học sinh
Học sinh phải dần dần có đƣợc những phẩm chất và năng lực thích ứng với
PPDH tích cực nhƣ: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thúc
trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học tranh
19
thủ các cơ hội học tập, phát triển các loại hình tƣ duy biện chứng, lô gích, hình
tƣợng, tƣ duy kĩ thuật, tƣ duy kinh tế...
1.2.4.3. Chƣơng trình và SGK
Chƣơng trình học giảm bớt khối lƣợng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho
thầy trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông tin buộc
học sinh thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cƣờng các bài toán nhận thức để HS
tập giải; giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cƣờng loại câu hỏi phát triển trí
thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cƣờng những gợi ý để học sinh tự
nghiên cứu phát triển bài học.
1.2.4.4. Thiết bị dạy học
Dụng cụ, hóa chấtt, mô hình, tranh ảnh... trang bị cho phòng thực hành hóa
học đảm bảo mức tối thiểu đáp ứng yêu cầu dạy học. Bên cạnh đó giảng dạy hóa
học hiện nay thƣờng sử dụng nhiều các thiết bị nghe - nhìn, các phần mềm hóa học,
kết nối mạng internet ...để triển khai đổi mới PPDH hƣớng vào hoạt động tích cực
chủ động của HS tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện hoạt động nhóm.
1.2.4.5. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đổi mới PPDH để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm
tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hƣớng phát triển trí thông minh sáng tạo
của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào
những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh khi giải
quyết các vấn đề thực tiển. Việc kiểm tra, đánh giá sẽ hƣớng vào việc bám sát mục
tiêu của từng chủ đề. từng chuơng và mục tiêu giáo dục của từng môn học. Các câu
hỏi bài tập đo đƣợc mức độ thực hiện các mục tiêu đƣợc xác định.
Yêu cầu kiểm tra đánh giá phải công bằng, khách quan kết quả học tập của
HS, bộ công cụ đánh giá đƣợc bổ sung các hình thức đánh giá khác nhƣ đƣa thêm
dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri
thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh
trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu trí thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm.
Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo
khoảng 70% câu hỏi bài tập đo đƣợc mức độ đạt trình độ chuẩn – mặt bằng về nội
20
dung học vấn dành cho HS THPT và khoảng 30% còn lại phản ánh mức độ nâng
cao, dành cho HS có nâng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.
1.3. Vấn đề tự học ở trƣờng THPT
1.3.1. Tự học và vai trò của tự học đối với sự phát triển tƣ duy và lĩnh hội kiến
thức của học sinh
Ở nƣớc ta hiện nay vấn đề hƣớng dần học sinh tự học, tự nghiên cứu là một
vấn đề mang tính thời sự, là một trong những giải pháp về đổi mới PPDH, đƣợc nhiều
nhà giáo dục quan tâm trong định hƣớng đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Tự học là con đƣờng đi tới thành công, giúp HS chủ động tìm hiểu, thu thập
kiến thức, tự làm giàu kho kiến thức của minh. Tự học lúc còn học phổ thông sẽ là
tiền đề tốt cho cho việc tự học ở các bậc học cao hơn, học tập để phát triển suốt đời.
1.3.1.1. Tự học hoàn toàn (không có GV)
Thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của ngƣời khác.
HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, lập
kế hoạch tự học, không tự đánh giá đƣợc kết quả tự học của mình...
1.3.1.2. Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập
Thí dụ nhƣ học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công
việc thƣờng xuyên của HS phổ thông. Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng
cƣờng kiểm tra. đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của họ.
1.3.1.3. Tự học qua tài liệu hƣớng dẫn.
Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra
kết quả sau mỗi phần, nếu chƣa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho
đến khi đạt đƣợc (thí dụ học theo các phần mềm trên máy tính). Song nếu chỉ dùng
tài liệu lự học HS cũng có thể gặp khó khăn vì khi gặp khó khăn không biết hỏi ai.
1.3.1.4. Tự học dƣới sự hƣớng dẫn của GV ở lớp
Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định. Song nếu HS chỉ sử dụng
SGK nhƣ hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hƣớng
dẫn về phƣơng pháp học.
21
1.3.2. Thực trạng vấn đề dạy - học môn hóa học của HS THPT hiện nay
Bảng kiểm GV dạy lớp 12 của hai trƣờng THPT An Phú, THPT Quốc Thái “
Về việc dạy học môn hóa học lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự học cho học
sinh “ cho kết quả nhƣ sau (Phụ lục 4 ):
Stt Nội dung
Tỉ lệ
Chƣa
đạt
Đạt Tốt
Rất
tốt
1 Tự xác định đƣợc dàn ý của bài học. 23,8 43,2 20,2 12,8
2
Phát hiện các tình huống có vấn đề trong tự
học, chuyển chúng thành dạng có thể giải quyết
tại trên lớp.
52,3 23,6 11,2 12,9
3
Chia sẻ và lĩnh hội thông tin trong các hoạt
động nhóm lớp để đƣa ra đƣợc kiến thức
chung.
10,2 35,6 46,7 7,5
4
Biết cách kiểm nghiệm các dự đoán khi có sự
chuẩn bị trƣớc ở nhà về: thực hiện các thí
nghiệm an toàn, thành công, đƣa ra các suy
luận logic...
33.3 41,4 20,0 5,3
5 Mô hình dạy học: lớp học đảo ngƣợc. 12,4 34,6 46,7 6,3
6
Tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn học trong
các hoạt động học.
8,9 9,9 64,5 16,7
Bảng kiểm HS lớp 12 của hai trƣờng THPT An Phú, THPT Quốc Thái “ Về
việc học tập môn hóa học lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự học của các em “
cho kết quả nhƣ sau (Phụ lục 5 ):
Stt Nội dung
Tỉ lệ
Chƣa
đạt
Đạt Tốt
Rất
tốt
1
Tự xác định đƣợc mục tiêu bài học nhiệm vụ
khi học trên lớp.
26,0 23,0 34,5 6,5
22
2
Tự xác định đƣợc dàn ý khi học ở nhà với sự
trợ giúp của ebook.
34,9 23,4 21,7 20,0
3
Phát hiện các tình huống có vấn đề và chuyển
chúng thành dạng có thể giải quyết khi học
trên lớp.
45,5 33,4 11,8 9,3
4
Phát hiện các tình huống có vấn đề và chuyển
chúng thành dạng có thể giải quyết khi học ở
nhà với sự trợ giúp của ebook
56,0 33,0 6,3 4,7
5
Chia sẻ và lĩnh hội thông tin trong các hoạt
động nhóm lớp để đƣa ra đƣợc kiến thức
chung.
14,2 39,6 41,7 4,5
6
Biết cách kiểm nghiệm các dự đoán khi có sự
chuẩn bị trƣớc ở nhà về: thực hiện các thí
nghiệm an toàn, thành công, đƣa ra các suy
luận logic...
23.3 31,4 30,0 15,3
7
Tự lực tìm kiếm tri thức mới trong các hoạt
động học tập trên lớp với sự hƣớng dẫn của
GV
36,7 27,8 23,6 11,9
8 Tự hình thành đƣợc tri thức mới 41,2 23,6 28,5 6,7
ng ki m v tinh th n học tập c H trên p
M c độ chăm chú nghe
gi ng
hát bi u xâ dựng
bài
h m gi ho t động
ất
chăm
chú
nh
th ng
h
chăm
chú
ch
cực
nh
th ng
h
t ch
cực
ch
cực,
hiệu
qu
ch
cực,
ch
hiệu qu
h
t ch
cực
ỉ
ệ
27,6 28,7 43,7 27,6 35,7 36,7 34,5 37,8 27,7
23
Số liệu thống kê cho thấy một bộ phận khá lớn HS lớp 12 chƣa quan tâm
đúng mức việc học tập môn hóa, HS học tập thụ động, thiếu hứng thú và thiếu ý
thức tự giác học tập.
Nguyên nhân khách quan:
Số lƣợng môn học của năm học cuối cấp quá nhiều (13 môn) vì vậy HS
―chấp nhận‖ học lệch để dành thời gian ôn tập các môn xét vào các khối thi . Với tổ
hợp ba môn thi để xét tuyển đại học nhƣ hiện nay HS có nhiều cách lựa chọn ―dễ
thở" hơn. Ví dụ: Chọn thi Toán - Lý - Ngoại ngữ có hai môn bắt buộc phải thi là
Toán và Ngoại ngữ thuận lợi hơn là chọn tổ hợp Toán - Lý - Hóa chỉ có môn Toán
là môn bắt buộc phải thi. Vì thế số lƣợng HS 12 chọn thi môn hóa trong kỳ thi tuyển
đại học và tốt nghiệp THPT có xu hƣớng giảm dần.
Khối lƣợng kiến thức môn hóa học 12 nặng so với số tiết chƣơng trình qui
định nên có ít thời gian dành cho luyện lập, thảo luận vì vậy HS nắm kiến thức chƣa
vững vàng.
Nguyên nhân chủ quan:
Đối với HS: HS xem nhẹ khâu tự học, ỷ lại vào thầy, cô giáo. HS ghi chép nội
dung bài học, học thuộc và trả bài đúng nhƣ bài giảng. Múc độ này chỉ tái hiện vấn đề
chứ chƣa tái tạo, chƣa mang tính sáng tạo cá nhân. Vì vậy, HS thƣờng mau quên kiến
thức, thiếu hứng thú học tập. Lệ thuộc quá nhiều vào việc học thêm ngoài giờ.
Đối với GV: Dạy học chủ yếu thực hiện trên lớp theo tiết học, mỗi tiết chỉ có
45 phút vì thế PPDH còn nặng về thuyết trình. GV dành thời gian để soạn giảng bài
còn ít hoặc sử dụng giáo án cũ nên chƣa phù hợp với từng lớp đối tƣợng HS. Hầu
hết GV ở trƣờng THPT tƣ thục thừa nhận là hầu nhƣ không làm thí nghiệm biểu
diễn. Bài thí nghiệm bắt buộc thực hiện còn sơ sài. Kiểm tra đánh giá chƣa quan
tâm nhiều đến khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành thí nghiệm... vì thế
GV chƣa thực sự đổi mới PPDH theo hƣớng phát huy năng lực học tập của HS.
Đối với cha mẹ HS: Cha mẹ HS chƣa khuyến khích con tự học ở nhà, có thói
quen gửi con đi học thêm ngay từ cấp tiểu học. Một bộ phận khá lớn cha mẹ HS
―khoán trắng" việc học của HS cho nhà trƣờng quản lý.
24
1.3.3. Thiết kế đề cƣơng bài học – giải pháp có hiệu quả để phát huy tính tích
cực chủ động và khuyến khích ý thức tự học của học sinh [5], [ 11], [23]
Để khắc phục những hạn chế nêu trên trong thực tiễn dạy - học hóa học hiện
nay GV cần tổ chức cho HS tự học có hướng dẫn. Trong tự học có hƣớng dẫn, HS
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn từ hai nguồn : từ tài liệu hƣớng dẫn và trực tiếp từ GV.
Nguồn hƣớng dẫn qua tài liệu:
Giáo viên biên soạn tài liệu hƣớng dẫn HS tự học trên cơ sở định hƣớng HS
đọc SGK, tham khảo tài liệu liên quan. Ngoài việc trình bày nội dung kiến thức, còn
hƣớng dẫn cả cách thức hoạt động để phát hiện vấn đề, thu thập thông tin, xử lí
thông tin, rút ra kết luận...
Đề cƣơng bài học giúp HS biết những nội dung cần phải chuẩn bị trong từng
bài, từng chủ đề (bao gồm tiết học lý thuyết - luyện tập - thực hành) nhằm giúp HS
tiết kiệm thời gian nghiên cứu bài học đủ sức chuẩn bị cho nhiều môn học theo
chƣơng trình lớp 12 hiện hành (13 môn).
Đề cƣơng bài học bám sát mục tiêu bài học, phù hợp năng lực tiếp thu kiến
thức của HS, khuyến khích HS đọc SGK nắm đƣợc những nội dung dễ, từ đó GV có
thêm thời gian cùng với HS làm rõ những vấn đề khó giúp các em cơ bản hiểu bài
ngay tại lớp.
Đề cƣơng bài học ―tích hợp‖ lý thuyết và bài tập, bổ sung những nội dung
mới cập nhật, tƣ liệu hóa học nhằm giúp HS mở rộng kiến thức, có hệ thống bài tập
bổ trợ cho HS tham khảo trong từng chủ đề, giúp các em có thêm bài tập tự luyện ở
nhà đạt đƣợc chuẩn kiến thức cơ bản theo yêu cầu. Bên cạnh đó GV có thể giới
thiệu thêm các phƣơng pháp giải các bài tập nâng cao, bài tập khó giúp HS khá, giỏi
nâng cao khả năng vận dụng kiến thức.
Nguồn hƣớng dẫn trực tiếp của GV qua các giờ lên lớp:
Học sinh tự lực giải quyết một phần nội dung bài học trên cơ sở đề cƣơng bài
học. Đối với những vấn đề khó, trọng tâm GV tiến hành làm thí nghiệm, đàm thoại
cùng phối hợp với HS để làm rõ nội dung và tăng cƣờng luyện lập, vận dụng kiến thức.
Nhƣ vậy, trong cách dạy học này có hai kiểu hƣớng dẫn đƣợc phối hợp với
nhau. Hƣớng dẫn bằng lời viết ngay trong tài liệu, đó là những chỉ dẫn về kế hoạch,
25
về phƣơng pháp giải quyết vấn đề, thu thập, xử lí thông tin... nhằm định hƣớng cho
HS có thể tự lực thực hiện các hành động học một cách có ý thức, có phƣơng hƣớng
rõ ràng. Hƣớng dẫn ngay tại lớp để theo dõi giúp đỡ, uốn nắn, nâng cao kiến thức.
1.4. Bài tập hóa học [10], [13],[18] .
1.4.1. Khái niệm về BTHH
BTHH bao gồm câu hỏi và bài toán liên quan đến nội dung nào đó về kiến
thức hóa học mà khi hoàn thành chúng HS nắm đƣợc hay hoàn thiện kiến thức hoặc
kỹ năng nhất định.
BTHH là một PPDH cơ bản không những cung cấp kiến thức mà còn giúp
ngƣời học tìm ra con đƣờng "giành lấy‖ kiến thức từ đó mang đến cho nguời học
niềm vui, sự động viên khích lệ đam mê học lập. Vì vậy, BTHH vừa là mục đích
vừa là nội dung lại là PPDH hiệu quả.
1.4.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học
1.4.2.1. Tác dụng trí dục
Giúp HS hiểu đúng và biết cách vận dụng các kiến thức đã học.
Mở rộng sự hiểu biết của HS về kiến thức đã học trên nền tảng nội dung
chƣơng trình.
Thúc đẩy sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về hóa học.
Cũng cố kiến thức, xây dựng mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức và hệ
thống hóa kiến thức hóa học trong chƣơng trình.
Giải BTHH giứp HS phát triển tƣ duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn
dịch, qui nạp...
1.4.2.2. Tác dụng đức dục
Giải BTHH giúp HS rèn luyện đức tính tốt của con ngƣời nhƣ tính kiên nhẫn,
cần cù chịu khó, cẩn thận, tính trung thực, sáng tạo và lòng yêu thích khoa học.
1.4.2.3. Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp
Những qui trình sản xuất, trang thiết bị, nguyên vật liệu thể hiện trong nội
dung BTHH giúp HS hiểu rõ hơn các nguyên tắc kỹ thuật đƣợc vận dụng trong nhà
máy hóa chất nhằm tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm năng lƣợng, giảm giá thành sản
phẩm, bảo vệ môi trƣờng, xử lý chất gây ô nhiễm...
26
1.4.3. Phân loại bài tập hóa học
BTHH đƣợc phân loại dựa trên một số tiêu chí nhƣ sau:
1.4.3.1. Dựa vào nội dung toán học của BTHH
Bài tập định tính (không có tính toán).
Bài tập định lƣợng (có tính toán).
1.4.3.2. Dựa vào hoạt động của HS khi giải BTHH
Bài tập lý thuyết.
Bài tập thực nghiệm (sử dụng thí nghiệm hóa học).
1.4.3.3. Dựa vào yêu cầu của BTHH
Bài tập cân bằng phản ứng; viết chuỗi phản ứng; nhận biết - điều chế - tách
chất; xác định thành phần hỗn hợp...
1.4.3.4. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra
Bài tập trắc nghiệm.
Bài tập tự luận.
1.4.3.5. Dựa vào phƣơng pháp giải bài tập
Bài tập tính theo phƣơng trình phản ứng, công thức hóa học.
Bài tập áp dụng sự bảo toàn khối lƣợng, bảo toàn số mol nguyên tử của
nguyên tố; bảo toàn điện tích; bảo toàn electron...
Bài tập sử dụng giá trị trung bình; qui đổi hỗn hợp nhiều chất thành hỗn hợp
các nguyên tố...
Bài tập biện luận.
1.4.3.6. Dựa vào mục đích sử dụng
Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ.
Bài tập củng cố kiến thức.
Bài tập dùng bồi dƣờng HS giỏi; phụ đạo HS yếu.
1.4.4. Xu hƣớng phát triển của BTHH hiện nay [13]
Nhƣợc điểm BTHH trong những năm qua là nặng về thuật toán ít gắn với
thực tiễn và xem nhẹ thí nghiệm hóa học, hiện tƣợng hóa học. Mặt khác để phù hợp
với hình thức thi trắc nghiệm và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập BTHH
đƣợc định hƣớng nhƣ sau:
27
Nội dung BTHH phải gắn liền với thực tiễn đời sống, sản xuất và xã hội.
Nội dung BTHH gắn với hiện tƣợng hóa học, gắn với thực hành thí nghiệm.
BTHH giảm độ khó về thuật toán phức tạp tăng cƣờng câu hỏi sử dụng các
phép tính sử dụng nhiều trong hóa học.
Xây dựng các bài tập vận dụng kiến thức hóa học để bảo vệ môi trƣờng, vận
dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn.
Đa dạng hóa các loại bài tập: Đài tập bằng hình vẽ; đồ thị; lắp ráp dụng cụ
thí nghiệm; sử dụng hóa chất.
BTHH cân đối tỉ lệ các mức độ nhận thức trong kiểm tra đánh giá: Biết -
Hiểu - Vận dụng trong đó giảm dần mức độ biết tăng dần mức độ hiểu và vận dụng.
1.4.5. Ý nghĩa của BTHH đối với việc phát triển năng lực tƣ duy và tạo hứng
thú cho HS trong học tập môn hóa học
Đối với môn hóa học, giải BTHH là một phƣơng pháp phát triển tƣ duy nâng
cao khả năng nhận thức của HS. Qua hoạt động này HS sẽ đƣợc:
Rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề mới.
Tự mình tìm ra cách giải trên cơ sở vận dụng kiến thức tổng hợp bộ môn
hoặc liên môn.
Nâng cao kết quả học tập, nâng cao năng lực của HS.
Xây dựng hệ thống BTHH phù hợp với nội dung chƣơng trình, phù hợp với
nhiều đối tƣợng HS trong lớp học, phù hợp với định hƣớng đổi mới giáo dục là
công việc khó khăn đòi hỏi GV phải mất nhiều thời gian công sức. Thực tế đã
chứng minh BTHH không chỉ rèn luyện và phát triển tƣ duy cho HS mà còn có tác
dụng kích thích hứng thú học tập phát huy nội lực của ngƣời học từ đó giúp cho
việc tiếp thu, nghiên cứu bài mới dễ dàng và có hiệu quả hơn.
28
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng này chúng tôi đã trình bày:
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
- Những xu hƣớng dạy học Hóa Học hiện nay, khái niệm về phƣơng pháp
dạy học tích cực, cũng nhƣ những dấu hiệu đặc trƣng của phƣơng pháp này.
- Giới thiệu một số phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực.
- Điều kiện áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực của giáo viên và học sinh
và cơ sở vật chất cần thiết.
- Nêu đƣợc lợi ích của việc tự học của Học sinh.
- Khái niệm về bài tập hóa học và ý nghĩa của bài tập hóa học đối với sự hình
thành và phát triển tri thức của học sinh đối với môn hóa học.
29
CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG
VỀ KIM LOẠI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Nội dung kiến thức và mục tiêu của chƣơng đại cƣơng kim loại trong
chƣơng trình lớp 12 THPT
2.1.1. Nội dung kiến thức của chƣơng đại cƣơng kim loại
Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo mạng tinh thể
kim loại. Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng đặc trƣng của kim loại
 Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó. Khái niệm và ứng dụng của hợp
kim. Ăn mòn điện hóa học. Các phƣơng pháp điều chế kim loại.
2.1.2. Mục tiêu kiến thức của chƣơng đại cƣơng kim loại
Biết đƣợc vị trí, đặc điểm, tính chất, ứng dụng kim loại và quy luật sắp xếp trong
dãy điện hóa các kim loại. Biết đƣợc khái niệm về hợp kim và tính chất và ứng dụng của
hợp kim. Biết các khái niệm về ăn mòn và điều kiện ăn mòn kim loại, phƣơng pháp chống
ăn mòn kim loại. Biết đƣợc nguyên tắc và các phƣơng pháp điều chế kim loại.
2.2. Phân tích và xây dựng nội dung kiến thức của toán về điện phân trong
chƣơng đại cƣơng về kim loại của chƣơng trình hóa học 12
2.2.1. Thế phân giải và hóa thế
Điện phân là sự phân hủy chất nhờ tác dụng của dòng điện một chiều. Khi
nối nguồn điện một chiều với hai điện cực nhúng trong chất điện ly nóng chảy hay
dung dịch chất điện ly ở các điện cực của bình điện phân xảy ra các quá trình oxi
hóa và khử làm cho chất bị phân hủy. Nhƣ vậy quá trình diễn ra ở đây ngƣợc lại ở
trong pin điện: dòng điện ở pin là do phản ứng oxi hóa khử sinh ra. Phản ứng trong
pin tự phát xảy ra còn phản ứng điện phân chỉ xảy ra khi có dòng điện.
Khi nối điện cực kẽm (
2
Zn
Zn

) với điện cực Clo ( 2
2
Cl
Cl ) ở điều kiện
chuẩn, pin kẽm – clo có suất điện động E0
= 2,12V. Ngƣợc lại nếu dùng dòng điện
một chiều có thế hiệu 2,12V nối hai điện cực trơ ( bằng platin hoặc than chì ) nhúng
trong dung dịch ZnCl2 sẽ thấy kẽm kim loại bám vào điện cực nối với cực âm của
30
nguồn điện và khí clo xuất hiện ở điện cực nối với cực dƣơng của nguồn điện, nghĩa
là ở các điện cực đó xảy ra hai nửa phản ứng:
Ở cực âm ( catot ): Zn2+
+ 2e  Zn
Ở cực dƣơng ( anot ): 2Cl-  Cl2 +2e
Phản ứng chung xảy ra là:
Zn2+
+ 2Cl-
Zn + Cl2 ở thế hiệu là 2,12V
Tƣơng tự nhƣ vậy, phản ứng điện phân:
Cu2+
+ 2Cl-
Cu + Cl2 ở thế hiệu là 1,02V
2H+
+ 2Cl-
H2 + Cl2 ở thế hiệu là 1,36V
Những thế hiệu 2,12V; 1,02V; 1,36V đƣợc gọi là thế phân giải của ZnCl2;
CuCl2 và HCl tƣơng ứng ở trong dung dịch 1M. Vậy thế hiệu tối thiểu của dòng
điện một chiều cần đặt vào các điện cực trơ để xảy ra sự điện phân chất gọi là thế
phân giải ( kí hiệu là U ). Những thế phân giải của các chất trên đây đúng bằng sức
điện động của các pin tƣơng ứng.
Thế phân giải của ZnCl2 trong dung dịch:
U = E0
= 2
0
Cl
2Cl
E - 2
0
Zn
Zn
E = 1,36 – (-0,76) = 2,12V
Thế phân giải của CuCl2 trong dung dịch:
U = E0
= 2
0
Cl
2Cl
E - 2
0
Cu
Cu
E = 1,36 – 0,34 = 1,02V
Thế phân giải của HCl trong dung dịch:
U=E0
= 2
0
Cl
2Cl
E -
2
0
2H
H
E = 1,36 – 0,00 = 1,36V
Ba ví dụ trên cho thấy thế phân giải của một chất điện ly bao gồm thế phân
giải cation và thế phân giải anion. Thế phân giải của ion là thế tối thiểu cần đặt vào
điện cực để ion đó tích điện hay phóng điện. Thế phân giải của đại đa số cation và
anion ở các điện cực trơ thực tế bằng thế điện cực của nguyên tố đó.
Thế phân giải của đại đa số cation và anion ở các điện cực trơ thực tế bằng
thế điện cực của nguyên tố tƣơng ứng. Nhƣng thế phân giải của một vài ion nhƣ
Fe2+
, Ni2+
, H+
và OH-
(hay H2O) về giá trị tuyệt đối rất lớn hơn thế của điện cực
tƣơng ứng. Khi điện phân dung dịch của chất chứa các ion đó ở trong nƣớc, ngƣời
31
ta phải dùng dòng điện có thế hiệu cao hơn so với suất điện động E của pin tƣơng
ứng. Thế hiệu phụ thêm đó đƣợc gọi là hóa thế ( kí hiệu là E ).
2.2.2. Giải thích sự tạo thành sản phẩm khi điện phân dung dịch
Khi điện phân dung dịch nƣớc chứa một số loại cation và một số loại anion
thì về nguyên tắc, ở điện cực âm, cation nào có thế điện cực lớn hơn sẽ bị khử
trước và ở điện cực dƣơng, anion nào có thế điện cực bé hơn sẽ bị oxi hóa trước.
Tuy nhiên trên thực tế thứ tự đó thƣờng bị phá vỡ bởi hiện tƣợng hóa thế. Do đó,
khi điện phân dung dịch muối của kim loại ở trong nƣớc thì trƣớc tiên ở các điện
cực sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa - khử nào đòi hỏi thế phân giải bé nhất.
Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta xét thế phân giải của tất cả những trƣờng
hợp có thể xảy ra điện phân. Thí dụ nhƣ dung dịch CoCl2 1M với các điện cực
platin nhẵn.
r ng hợp th nhất:
Ở điện cực âm: Co2+
+ 2e Co, 0
CE = -0,28
Ở điện cực dƣơng: 2Cl-
Cl2 + 2e, 0
aE = 1,36
Phản ứng điện phân:
Co2+
+ 2Cl-
Co + Cl2,
U= 1,36 –(-0,28) = 1,64V
r ng hợp th h i:
Ở điện cực âm: Co2+
+ 2e Co, 0
CE = -0,28
Ở điện cực dƣơng: H2O
1
2
O2 + 2H+
+ 2e, 0
aE = 1,23
Quá thế của oxi trên điện cực Pt nhẵn: cE = 0,5
Phản ứng điện phân:
Co2+
+ H2O Co +
1
2
O2 + 2H+
,
U = 1,23 - (-0,28) + 0,5 =2,01 V
r ng hợp th b :
Ở điện cực âm: 2H2O + 2e H2 + 2OH-
, 0
CE = -0,82
Ở điện cực dƣơng: 2Cl-
Cl2 + 2e, 0
aE = 1,36
32
Quá thế của Hidro trên điện cực Pt nhẵn: cE = 0,4
Phản ứng điện phân:
2Cl-
+ 2H2O H2 + Cl2 + 2OH-
,
U= 1,36 – (-0,82) + 0,4 = 2,58V
Trƣờng hợp thứ tƣ:
Ở điện cực âm: 2H2O + 2e H2 + 2OH-
, 0
CE = -0,82
Ở điện cực dƣơng: H2O
1
2
O2 + 2H+
+ 2e, 0
aE = 1,23
Quá thế của Hidro trên điện cực Pt nhẵn: cE = 0,4
Quá thế của oxi trên điện cực Pt nhẵn: cE = 0,5
Phản ứng điện phân:
H2O H2 +
1
2
O2
U = 1,23 –(-0,82) + 0,4 + 0,5 = 2,95V
Các kết quả thu đƣợc trên đây cho thấy trƣờng hợp thứ nhất đòi hỏi thế phân
giải bé nhất, nên dễ xảy ra nhất và do đó sản phẩm của quá trình điện phân dung
dịch CoCl2 trong nƣớc là kim loại Coban và khí clo:
CoCl2
doøngñieän
Co + Cl2.
Tính toán tƣơng tự nhƣ vậy, chúng ta giải thích đƣợc sự tạo thành sản phẩm
của quá trình điện phân dung dịch của các chất sau đây với điện cực trơ:
2NaCl + 2H2O doøngñieän
H2 + Cl2 + 2NaOH
CuSO4 + H2O doøngñieän
Cu +
1
2
O2 + H2SO4
Và sự phân hủy nƣớc khi điện phân các dung dịch H2SO4, NaOH, Na2SO4:
H2O H2 +
1
2
O2. trong đó axit, bazơ, muối có vai trò tăng độ dẫn điện
của dung dịch.
2.2.3. Ứng dụng của điện phân
Phƣơng pháp điện phân đƣợc ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế sản xuất và
trong phòng thí nghiệm nghiên cứu.
Trong công nghiệp hóa chất, điện phân thƣờng đƣợc dùng để tách lấy đơn
33
chất từ hợp chất. Nhiều quá trình điện phân giữ vai trò then chốt trong sản xuất nhƣ:
- Sản xuất NaOH, C12 bằng phƣơng pháp điện phân dung dịch NaCl đậm
đặc. Trong quá trình điện phân, sản phẩm tạo ra là NaOH, H2 và C12 chứ không
phải là O2 do quá thế của O2 quá lớn. Clo là một trong mƣời hóa chất đƣợc sản xuất
nhiều nhất. Vì vậy, có thể nói rằng các nhà sản xuất đã thu lợi nhuận hàng tỉ đô la là
nhờ vào việc ứng dụng quá thế điện phân.
- Sản xuất các khí H2, O2 bằng phƣơng pháp điện phân dung dịch K2SO4,
H2SO4, NaOH...thực chất là điện phân nƣớc, còn các chất muối, axit, kiềm, chỉ
đóng vai trò làm tăng độ dẫn điện của dung dịch. Trong phòng thí nghiệm, sự điện
phân nƣớc thành H2 và O2 đã đƣợc thực hiện từ năm 1800 đến nay vẫn đƣợc sử
dụng để điều chế H2 và O2 siêu tinh khiết.
- Sản xuất Li, Na, Mg, Ca, Sr, Ba, Cl2, Br2...bằng phƣơng pháp điện phân các
muối halogenua nóng chảy.
- Sản xuất Al bằng phƣơng pháp điện phân Al2O3 nóng chảy có thêm
Na3AlF6 (criolit) để giảm nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit.
- Sản xuất KClO3 bằng phƣơng pháp điện phân dung dịch KCl đặc, nóng.
- Điều chế kim loại siêu tinh khiết.
Bằng phƣơng pháp điện phân ngƣời ta có thể thu đƣợc các kim loại có độ
tinh khiết cao nhƣ Zn, Cd, Mn, Cr, Fe. Ví dụ, khi điện phân dung dịch ZnSO4 đã
đƣợc tinh chế và thêm H2SO4, do quá thế của H2 trên Zn khá lớn, nên ở catot không
tạo ra H2 và tạo ra Zn. Sản phẩm Zn thu đƣợc đạt độ tinh khiết 99,99%.
- Tinh chế kim loại.
Nhờ phƣơng pháp điện phân có thể tinh chế hàng loạt kim loại nhƣ Cu, Ag,
Au, Ni, Co và Pb. Phổ biến nhất là tinh chế đồng. Đồng thô (lẫn tạp chất) đƣợc
dùng làm anot, nhúng trong dung dịch điện phân CuSO4. Đồng tinh khiết đƣợc dùng
làm catot. Các ion Cu2+
từ sự hòa tan anot chuyển về catot và bị khử thành đồng
tinh khiết bám vào catot.
- Đúc các đồ vật bằng kim loại đƣợc tiến hành tƣơng tự nhƣ tinh chế kim
loại. Trong quá trình điện phân, kim loại anot tan dần thành Mn+
và bị khử thành
kim loại bám thành lớp trên khuôn đúc ở catot.
34
- Mạ điện
Trong kĩ thuật, ngƣời ta mạ các kim loại nhƣ Zn, Cd, Cu, Ni, Cr, Sn, Ag và
Au lên bề mặt các đồ vật bằng kim loại để chống gỉ, tăng vẻ bóng, đẹp của đồ vật
bằng phƣơng pháp điện phân. Trong mạ điện, kim loại để mạ đƣợc dùng làm anot
nhúng trong dung dịch muối của nó. Vật cần mạ đƣợc dùng làm catot. Trong quá
trình điện phân, kim loại làm anot tan dần thành Mn+
còn ở catot, Mn+
bị khử thành
lớp kim loại bám trên bề mặt đồ vật làm catot.
- Phân tích định tính, định lƣợng và tách các kim loại trong hỗn hợp của
chúng. Nguyên tắc dựa trên thế phóng điện khác nhau của các ion kim loại trong hỗ
n hợp. Ví dụ: Trong dung dịch có chứa đồng thời một số ion kim loại khác nhau.
Bằng cách tăng dần điện thế đặt vào hai điện cực của bình điện phân, các kim loại
lần lƣợt thoát ra ở điện cực. Qua đó xác định đƣợc trong dung dịch có những ion
kim loại nào và khối lƣợng của chúng là bao nhiêu.
2.3. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập củng cố mở rộng nội dung lý thuyết
và rèn luyện kỹ năng giải bài tập chƣơng đại cƣơng về kim loại
2.3.1. Bài tập lý thuyết
D ng 1: bài tập viết ph ơng tr nh ph n ng x r ở các điện cực, th tự các
ion bị điện phân ở từng điện cực và ph ơng tr nh ph n ng chung khi điện phân
(ph ơng tr nh điện phân),...
Để làm dạng bài tập này cần phải chú ý đến thứ tự phản ứng của ion ở điện cực.
1./ Điện phân nóng chảy
Thƣờng là các muối, có thể là oxit (Al2O3) hoặc hiđroxit (NaOH). Đối với
muối thì ngƣời ta thƣờng điện phân muối clorua nóng chảy vì chúng không bị phân
hủy khi nóng chảy. Phƣơng trình phản ứng dạng tổng quát nhƣ sau:
2ACln
ñpnc
2A + nCl2 (1)
2AnOm
ñpnc
2nA + mO2 (2)
4A(OH)n
ñpnc
4A + nO2 + 2nH2O (3)
Phản ứng (1) thƣờng dùng để điều chế Na, K, Ca, Mg, Ba,.
Phản ứng (2) dùng để điều chế Al trong công nghiệp.
Phản ứng (3) thƣờng dùng để điều chế Na.
35
*. Cách viết sơ đồ điện phân
- Cực âm (-)(catot): xảy ra quá trình nhận electron.
- Cực dƣơng (+)(anot): xảy ra quá trình nhƣờng electron.
Ví dụ 1: Điện phân nóng chảy NaCl
Sơ đồ điện phân:
Catot (- ) NaCl (+) Anot
Na+ Cl-
Na+
+ 1e Na 2Cl-
Cl2+ 2e
Phƣơng trình điện phân:
2NaCl ñpnc
2 Na + Cl2
Ví dụ 2: Điện phân nóng chảy NaOH
Sơ đồ điện phân:
Catot (-) NaOH (+) Anot
Na+
OH-
Na+
+ 1e Na 4OH-
O2 + 2H2O + 4e
Phƣơng trình điện phân:
4NaOH ñpnc
4Na + O2 + 2H2O
Ví dụ 3: Điện phân nóng chảy Al2O3
Sơ đồ điện phân:
Catot (-) Al2O3 (+) Anot
Al3+
O2-
Al3+
+ 3e Al 2O2-
O2 + 4e
Phƣơng trình điện phân:
2Al2O3
ñpnc
4Al + 3O2
Lƣu ý: Khi điện phân nóng chảy hỗn hợp nhiều chất thì thứ tự phản ứng của
cation ngƣợc với thứ tự của nguyên tố kim loại trong dãy hoạt động hóa học của
kim loại, nghĩa là nguyên tố kim loại đứng sau thì cation của nó bị khử trƣớc.
Ví dụ 1: Điện phân nóng chảy hỗn hợp các muối ZnCl2,NiCl 2 CuCl 2 thì ở
catot, thứ tự phản ứng của cation nhƣ sau:
Cu2+
+ 2e Cu
36
Ni2+
+ 2e Ni
Zn2+
+ 2e Zn
2./ Điện phân dung dịch muối tan trong nƣớc
*. Cách viết sơ đồ điện phân
- Cực (-) catot : xảy ra quá trình nhận electron.
Ion kim loại sau nhôm nhận electron, ion kim loại từ nhôm trở về trƣớc
không nhận electron mà nƣớc nhận electron.
2H2O + 2e 2OH-
+ H2
2 2 2 3
K Ba Ca Na Mg Al
2 2 2 2 2 2 3 2 2 3
Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Fe Hg Ag Pt Au
H+
( H2O) nhận e Cation kim loại thu e
2H2O +2e H2 +2OH-
Mn+
+ ne M
- Cực (+) anot: xảy ra quá trình nhƣờng electron.
Ion gốc axit không có oxi nhƣờng electron, ion gốc axit có oxi không
nhƣờng electron mà nƣớc nhƣờng electron.
*. Chú ý: Đối với cacboxylat ( muối của axit cacboxylic )
- Ở catot: 2H2O +2e H2 + 2OH-
- Ở anot: 2RCOO-
R-R + 2CO2 + 2e
Phƣơng trình điện phân:
2RCOONa + 2H2O ñpdd
2
catot
H 2NaOH + 2
anot
2CO R R
Nếu không có màng ngăn: CO2 + NaOH NaHCO3
Khi nhiệt độ trong bình điện phân lớn hơn 400
C thì:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
Ví dụ 1: Điện phân dung dịch NaCl.
Sơ đồ điện phân:
Catot (-) NaCl, H2O Anot (+)
Na+
, H2O Cl-
, H2O
37
2H2O +2e H2 +2OH-
2Cl-
Cl2+ 2e
Phƣơng trình điện phân:
NaCl + 2H2O ñpdd,mn
2
catot
NaOH H  + 2
anot
Cl
Ví dụ 2: Điện phân dung dịch CuSO4
Catot (-) CuSO4, H2O Anot (+)
Cu2+
, H2O SO4
2-
, H2O
Cu2+
+2e Cu 2H2O 4H+
+ O2 +4e
Phƣơng trình điện phân:
CuSO4 + H2O ñpdd
catot
Cu + 1
2 2 42
anot
O H SO
3. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Viết sơ đồ và phƣơng trình điện phân các chất sau:
a./ Điện phân nóng chảy Ba (OH )2
b./ Điện phân dung dịch AgNO3, KBr, Na2SO4
Giải:
a./ Sơ đồ điện phân:
Catot (-) Ba(OH)2 (+) Anot
Ba2+
OH-
Ba2+
+ 2e Ba 4OH-
O2 + 2H2O + 4e
Phƣơng trình điện phân:
2Ba(OH)2
ñpnc
catot
Ba + 2 2
anot
O 2H O
b./
- dung dịch AgNO3
Sơ đồ điện phân:
Catot (- ) AgNO3, H2O (+) Anot
Ag+
, H2O NO3
-
,H2O
Ag+
+ 1e Ag 2H2O 4H+ + O2 + 4e
h ơng tr nh điện phân:
38
4AgNO3+ 2H2O ñpdd
catot
4Ag + 2 3
anot
O 4HNO
- dung dịch KBr
Sơ đồ điện phân:
Catot (- ) KBr, H2O (+) Anot
K+
, H2O Br-
,H2O
2H2O + 2e 2OH-
+ H2 2Br-
Br2 + 2e
Phƣơng trình điện phân:
2KBr + 2H2O ñpdd
2
catot
KOH H + 2
anot
 Br
- dung dịch Na2SO4
Sơ đồ điện phân:
Catot (-) Na2SO4, H2O (+) Anot
Na+
, H2O SO4
2-
,H2O
2H2O + 2e 2OH-
+ H2 H2O 4H+
+ O2 + 4e
Phƣơng trình điện phân:
2H2O ñpdd
2
catot
 2H + 2
anot
 O
Bài 2: Viết các quá trình điện phân lần lƣợt xảy ra ở các điện cực khi điện
phân dung dịch chứa FeCl3, CuCl2, HCl biết thứ tự thế điện hóa nhƣ sau:
3 2 2
2
2
Fe Cu 2H Fe
Cu H FeFe
Giải:
Ở catot (-):
Fe3+
+ 3e Fe2+
Cu2+
+ 2e Cu
2H+
+ 2e H2
Fe2+
+ 2e Fe
Ở anot (+):
2Cl-
Cl2 + 2e.
39
Bài 3: Viết các phƣơng trình điện phân xảy ra khi điện phân ( với điện cực
trơ, có màng ngăn ) dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl trong 3 trƣờng
hợp: b = 2a; b < 2a; b > 2a.
Giải:
Catot (-) CuSO4, NaCl, H2O anot (+)
Na+
, Cu2+
, H2O SO4
2-
, Cl-
, H2O
Cu2+
+ 2e Cu 2Cl-
Cl2 + 2e
Phƣơng trình điện phân:
CuSO4 + 2NaCl ñpdd
catot
Cu + 2
anot
Cl + Na2SO4 (1)
a 2a
TH1: b = 2a. 2 muối điện phân vừa hết. Sau khi (1) kết thúc thì H2O bị điện
phân.
TH2: b < 2a. Sau khi (1) kết thúc còn dƣ CuSO4 nên có phản ứng:
CuSO4 + H2O ñpdd
catot
Cu + 1
2 4 22
anot
H SO O (2)
Sau khi (2) kết thúc thì H2O bị điện phân.
TH3: b > 2a. Sau khi (1) kết thúc còn dƣ NaCl nên có phản ứng:
2NaCl + 2H2O ñpdd
m.n 2
catot
H + 2
anot
NaOH Cl (3)
Sau khi (3) kết thúc thì H2O bị điện phân.
Bài 4: Giải thích và viết sơ đồ điện phân:
a. khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản
phẩm khác nhau.
b. Khi điện phân dung dịch KNO3, và khi điện phân dung dịch H2SO4 thì
sản phẩm thu đƣợc là giống nhau.
Giải:
a. Do ở catot xảy ra sự khử của những chất khác nhau nên phƣơng trình điện
phân khác nhau và cho sản phẩm khác nhau.
Sơ đồ điện phân:
* KCl nóng chảy
40
Catot (-) KCl anot (+)
K+
Cl-
K+
+ 1e K 2Cl-
Cl2 + 2e
Phƣơng trình điện phân:
2KCl ñpcn
catot
2K + 2
anot
Cl
Sản phẩm khử tạo thành là kim loại kali.
* dung dịch KCl
Catot (-) KCl, H2O anot (+)
K+
, H2O Cl-
, H2O
2H2O + 2e H2 + 2OH-
2Cl-
Cl2 + 2e
Phƣơng trình điện phân:
2KCl + 2H2O ñpdd
m.n 2
catot
H 2KOH + 2
anot
Cl
Sản phẩm khử tạo thành là khí hidro.
b. Ở catot, các ion H+
hoặc các phân tử H2O bị khử cùng giải phóng khí H2.
Ở anot, H2O bị oxi hóa , giải phóng khí O2. Vì vậy sản phẩm tạo thành giống
nhau.
Sơ đồ điện phân:
* Dung dịch KNO3
Catot (-) KNO3, H2O anot (+)
K+
, H2O NO3
-
, H2O
2H2O + 2e H2 + 2OH-
2H2O O2 + 4H+
+ 4e
Phƣơng trình điện phân:
2H2O ñpdd
2
catot
 2H + 2
anot
 O
* Dung dịch H2SO4
Catot (-) H2SO4, H2O anot (+)
H+
, H2O SO4
2-
, H2O
2H2O + 2e H2 + 2OH-
2H2O O2 + 4H+
+ 4e
41
Phƣơng trình điện phân:
2H2O ñpdd
2
catot
 2H + 2
anot
 O
Bài 5: Có một dung dịch chứa anion NO3
-
và các cation kim loại có cùng
nồng độ mol l: Cu2+
; Ag+
; Pb2+
. Hãy cho biết thứ tự xảy ra sự khử của những ion
kim loại này trên bề mặt catot.
Giải:
Các quá trình khử ion kim loại ở catot xảy ra theo trình tự sau: ion kim loại
nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị khử trƣớc:
Ag+
+ 1e Ag
Cu2+
+ 2e Cu
Pb2+
+ 2e Pb
Bài 6: Các quá trình oxi hóa và khử xảy ra ớ các điện cực có giống nhau
không, nếu ta điện phân dung dịch NiSO4 với:
a. Các điện cực trơ ( Pt ).
b. Các điện cực tan ( Ni ).
Giải:
Các quá trình khử ớ catot giống nhau, các quá trình oxi hóa ở anot là khác
nhau
a. Điện cực trơ ( Pt ).
Sơ đồ điện phân:
Catot (-) NiSO4, H2O anot (+)
Ni2+
, H2O SO4
2-
, H2O
Ni2+
+ 2e Ni 2H2O O2 + 4H+
+ 4e
Catot (-): tạo ra kim loại Ni.
Anot (+): tạo ra khí oxi.
b. Điện cực tan ( Ni ).
Catot (-) NiSO4, H2O anot (+)
Ni2+
, H2O SO4
2-
, H2O
42
Ni2+
+ 2e Ni Ni Ni2+
+ 2e
Hiện tƣợng: Ở anot không có khí bay ra, cực dƣơng bị ăn mòn, có một
lƣợng Ni bám trên cực âm ( catot )
Giải thích:
Điện cực dƣơng bằng Ni bị ăn mòn, do Ni bị oxi hóa:
Ni Ni2+
+ 2e. Những ion Ni2+
này lại chuyển dời sang cực âm, tại đây
chúng bị khử thành Ni: Ni2+
+ 2e Ni.
4. Bài tập rèn luyện:
Bài 1 : Điện phân một dung dịch chứa anion NO" và các cation kim loại có
cùng nồng độ mol: Cu2+
, Ag+
, Pb2+
. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của những
ion kim loại này trên bề mặt catot?
Bài 2 : Hãy viết ptpƣ trên mỗi điện cực và ptpƣ chung (nếu có) cho mỗi sự
điện phân sau:
a. Dung dịch KCl có màng ngăn và không có màng ngăn.
b. Dung dịch chứa đồng thời K2SO4 và CuSO4.
c. Dung dịch Cu (NO3)2 với anot bằng Pt, catot bằng Cu.
d. Dung dịch Cu (NO3)2 với anot bằng Cu, catot bằng Pt.
Bài 3: Hãy nêu hiện tƣợng và viết ptpƣ khi điện phân các dung dịch hỗn hợp
sau với điện cực Pt:
a./ HCl và Cu (NO3)2
b./ NaCl và Cu (NO3)2
c./ Zn (NO3)2 và Cu(NO3)2
Xét tất cả các trƣờng hợp có thể xảy ra khi điện phân. Ngoài phƣơng pháp
điện phân còn có phƣơng pháp nào tách đƣợc kim loại đồng ra khỏi các dung dịch
trên?
Bài 4: Ion Na+
có bị khử hay không, khi ngƣời ta thực hiện những phản ứng
hóa học sau:
a. Điện phân NaCl nóng chảy.
b. Điện phân dung dịch NaCl.
c. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
43
Viết sơ đồ, phƣơng trình điện phân và phản ứng hóa học đã xảy ra?
Bài 5: Cho các chất ACln, RO, MOH ở trạng thái nóng chảy
a./ Viết phƣơng trình điện phân từng chất.
b./ Phƣơng pháp điện phân thƣờng dùng điều chế những kim loại nào?
Bài 6: Phản ứng nào xảy ra trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy?
A. Sự oxi hóa Mg2+
B. Sự khử ion Mg2+
C. Sự oxi hóa H2O D. Sự khử ion Cl-
Bài 7: Trong quá trình điện phân KBr nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở điện
cực dƣơng (anot)?
A. Ion Br-
bị khử B. Ion Br-
bị oxi hóa
C.Ion K+
bị oxi hóa D. Ion K+
bị khử
Bài 8: Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn một dung dịch chứa các ion
Fe2+
, Fe3+
, Cu2+
, Cl-
. Thứ tự các ion bị điện phân ở catot là:
A. Fe2+
, Fe3+
, Cu2+
B. Fe2+
, Cu2+
, Fe3+
C. Fe3+
, Cu2+
,Fe2+
D. Fe3+
,Fe2+
, Cu2+
Bài 9: Cho các anion: Cl-
, Br-
, S2-
, I-
, OH-
. Dãy nào sau đây sắp xếp đúng thứ
thự tăng dần tính oxi hóa của các anion ở anot (điện cực trơ)
A. Cl-
, Br-
,S2-
, I-
, OH-
B. Br-
,S2-
, I-
, OH-
,Cl-
C. I-
, Cl-
, Br-
, S2-
, OH-
D. S2-
, I-
, Br-
, Cl-
,OH-
Bài 10: Phát biểu nào dƣới đây không đúng về bản chất quá trình hóa học
xảy ra ở điện cực trong sự điện phân?
A. Anion nhƣờng electron ở anot
B. Cation nhận electron ở catot
C. Sự oxi hóa xảy ra ở catot
D. Sự khử xảy ra ở catot
D ng 2: ài tập gi i th ch hiện t ợng ( sự biến đổi pH, sự th đổi màu c
quỳ t m,...)
Để làm bài tập này yếu tố cần thiết nhất phải viết chính xác các phƣơng trình
điện phân.
44
1./ Bài tập áp dụng:
Bài 1: Viết sơ đồ và phƣơng trình phản ứng xảy ra khi điện phân dung dịch
hỗn hợp CuSO4, NaBr. Trong quá trình điện phân pH của dung dịch thay đổi nhƣ
thế nào? Biết nồng độ mol của CuSO4, NaBr bằng nhau.
Giải:
Sơ đồ điện phân:
Catot (-) CuSO4, NaBr, H2O anot (+)
Cu2+
, Na+
, H2O SO4
2-
; Br-
, H2O
Cu2+
+2e Cu 2Br-
Br2 + 2e
Phƣơng trình điện phân:
CuSO4 + 2NaBr ñpdd
catot
Cu + 2
anot
Br + Na2SO4 (1)
a/2 a
Vì nồng độ mol của 2 muối bằng nhau nên trong dung dịch hỗn hợp, số mol
của hai muối cũng bằng nhau.
Kết thúc (1) còn dƣ a 2 mol CuSO4. Do muối CuSO4 thủy phân cho môi
trƣờng axit nên sau (1) pH của dung dịch nhỏ hơn 7
CuSO4 + H2O ñpdd
catot
Cu + 2 2 4
anot
O H SO (2)
Tiếp đến thì (2) xảy ra. (2) làm tăng nồng độ H+
trong dung dịch nên pH
giảm
2H2O ñpdd
2
catot
 2H + 2
anot
 O (3)
Kế đến là (3) xảy ra. (3) làm nƣớc cạn dần nên nồng độ H+
tiếp tục tăng dần,
pH tiếp tục giảm dần nhƣng giảm chậm vì H2O cạn đi chậm.
Bài 2: Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl có màng ngăn, sau một thời
gian điện phân ta thấy:
a. dung dịch thu đƣợc làm đỏ quỳ tím.
b. dung dịch thu đƣợc không đổi màu quỳ tím.
c./ dung dịch thu đƣợc làm xanh quỳ tím.
Giải:
45
Catot (-) NaCl, HCl, H2O anot (+)
Na+
, H+
, H2O Cl-
, H2O
2H+
+ 2e H2 2Cl-
Cl2 + 2e
2H2O + 2e H2 + 2OH-
a. dung dịch thu đƣợc làm quỳ tím hóa đỏ, chứng tỏ HCl chƣa điện phân hết.
Phƣơng trình điện phân: 2HCl ñpdd
2
catot
H + 2
anot
Cl (1)
b. dung dịch thu đƣợc không làm đổi màu quỳ tím chứng tỏ (1) đã điện phân
vừa hết.
c. dung dịch thu đƣợc làm xanh quỳ tím chứng tỏ ở catot H2O
bắt đầu bị khử.
Phƣơng trình điện phân:
2NaCl + 2H2O ñpdd
m.n 2
catot
H 2NaOH + 2
anot
Cl (2)
Bài 3: Viết phƣơng trình phản ứng có thể xảy ra khi điện phân dung dịch hỗn
hợp gồm: HCl, CuCl2, NaCl với điện cực trơ có màng ngăn. Hãy cho biết pH của
dung dịch sẽ thay đổi nhƣ thế nào? ( tăng hay giảm ) trong quá trình điện phân.
Giải:
Thứ tự điện phân:
CuCl2
ñpdd
catot
Cu + 2
anot
Cl . pH không thay đổi do không làm thay đổi H+
và
pH < 7.
2HCl ñpdd
2
catot
H + 2
anot
Cl . pH tăng do H+
giảm và pH = 7 khi HCl vừa điện
phân hết.
2NaCl + 2H2O ñpdd
m.n 2
catot
H 2NaOH + 2
anot
Cl . pH tiếp tục tăng do [OH-
]
tăng và pH > 7.
2H2O ñpdd
2
catot
 2H + 2
anot
 O . Do nƣớc cạn dần nên [OH-
] tăng dần và pH tăng
chậm.
46
Bài 4: Viết phƣơng trình phản ứng điện phân (điện cực trơ) dung dịch từng
chất sau: NaCl (có màng ngăn), FeSO4 và HCl đến khi nƣớc bắt đầu điện phân thì
ngừng lại. Cho biết quỳ tím đổi màu gì trong dung dịch còn lại sau điện phân từ
ng chất? Rút ra nguyên tắc chung khi điện phân dung dịch muối (của nhóm kim
loại và nhóm axit nào) để nhận đƣợc dung dịch sau điện phân là axit, bazơ?
Giải:
2NaCl + 2H2O ñpdd
m.n 2
catot
H 2NaOH + 2
anot
Cl .
Dung dịch sau điện phân làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
2FeSO4 + 2H2O ñpdd
catot
2Fe + 2 2 4
anot
O H SO .
Dung dịch sau điện phân làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
2HCl ñpdd
2
catot
H + 2
anot
Cl .
Dung dịch sau điện phân không làm đổi màu quỳ tím.
- Để nhận đƣợc dung dịch sau điện phân có môi trƣờng axit, phải điện
phân dung dịch muối tạo bởi kim loại có tính khử kém Al (sau Al) và gốc axit có
oxi.
- Để nhận đƣợc dung dịch sau điện phân có môi trƣờng bazơ, phải điện
phân dung dịch muối tạo bởi kim loại từ Al trở về trƣớc (Al, kiềm, kiềm thổ) và
gốc axit không có oxi.
2./ Bài tập rèn luyện
Bài 1: Điện phân dung dịch hỗn hợp H2SO4, CuSO4, Khi với điện cực trơ,
màng ngăn xốp. Trong đó nồng độ mol l của hai muối bằng nhau. Nếu thêm vài giọt
quỳ vào thì màu của dung dịch thay đổi nhƣ thế nào trong quá trình điện phân?
Bài 2: Khi điện phân dung dịch của một loại muối, giá trị pH trong không
gian gần điện cực của một cực tăng lên. Dung dịch muối nào bị điện phân?
a. Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa hai quá trình: Cho Cu tác dụng với
dung dịch AgNO3 và điện phân dung dịch AgNO3 với anot bằng Cu.
b. Một hợp chất có công thức CuCO3.Cu(OH)2. Từ chất đó hãy trình bày 3
phƣơng pháp điều chế Cu? Phƣơng pháp nào thu đƣợc Cu tinh khiết hơn cả?
47
Bài 4: Hãy giải thích:
a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản
phẩm thu đƣợc là khác nhau.
b. Khi điện phân dung dịch KNO3 , dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu đƣợc
là giống nhau.
Bài 5: Hãy viết sơ đồ và phƣơng trình điện phân xảy ra khi điện phân dung
dịch CuSO4 với hai điện cực bằng platin (Pt). Sau khi điện phân đƣợc một thời gian,
ngắt nguồn điện ngoài và nối hai điện cực trên bằng dây dẫn, có hiện tƣợng gì xảy
ra? Giải thích và minh họa bằng phƣơng trình hóa học?
Bài 6: Điện phân canxi clorua nóng chảy đƣợc chất rắn A và khí B. Cho A
tác dụng với nƣớc thu đƣợc khí C và dung dịch D. Thu khí B và C choph ản ứ ng
với nhau, lấy sản phẩm hòa tan trong nƣớc đƣợc dung dịch E. Cho một mẫu giấy
quỳ tím vào dung dịch E. Quan sát màu của giấy quỳ thấy gì? Đổ toàn bộ dung dịch
D vào dung dịch E, màu của giấy quỳ biến đổi nhƣ thế nào?Giải thích? (Biết rằng
các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và trong khi thực hiện phản ứng không để mất
mát sản phẩm).
Bài 7: Điện phân một dung dịch hỗn hợp gồm HCl, CuCl2 NaCl với điện cực
trơ có màng ngăn. pH của dung dịch thay đổi nhƣ thế nào trong quá trình điện
phân?
A. Tăng B. Giảm
C. Tăng rồi giảm D. Giảm rồi tăng
Bài 8: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng, nhận thấy màu xanh
của dung dịch không đổi. Đó là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Sự điện phân không xảy ra
B. Thực chất là điện phân nƣớc
C. Đồng tạo ra ở catot lại tan ngay
D. Lƣợng đồng bám vào catot bằng lƣợng đồng tan ra ở anot do điện phân
Bài 9: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối NaCl, CuCl2, FeCl3,
ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trƣớc khi có khí thoát ra là:
A. Zn B. Cu C. Fe D. Na
48
Bài 10: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối
NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catot trƣớc khi có
khí thoát ra là:
A. Zn B. Cu C. Fe D. Na
2.3.2. Bài tập định lƣợng
2.3.2.1. Bài tập điện phân không cho giả thiết cƣờng độ dòng điện I và thời
gian điện phân t
* Lƣu ý: Để giải loại này ta xem phƣơng trình điện phân nhƣ một phản ứng
bình thƣờng.
Bài 1: Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 một thời gian, khi ngừng điện
phân, ở catot xuất hiện 3,2g kim loại Cu. Hỏi ở anot xuất hiện khí gì và với thể tích
là bao nhiêu (đktc)?
Giải:
Phƣơng trình điện phân:
CuSO4+ H2O ñpdd
catot
Cu + 1
2 2 42
anot
O H SO
Ta có:
2Cu O
3,2
n 0,05mol; n 0,025
64
. 2O
V 22,4.0,025 0,56 (lít)
Bài 2: Tính lƣợng các chất tham gia và thu đƣợc khi điện phân dung dịch
ZnS04.
Gọi a là số gam chất bị điện phân.
Phƣơng trình điện phân:
ZnSO4 + H2O ñpdd
catot
Zn + 1
2 2 42
anot
O H SO
1.161g 1mol 65g 0,5.22,4(l) 1mol
a (g) x mol y (g) V(l) z mol
Chú ý: Khi đang điện phân, tức là lúc đang có dòng điện chạy qua thì Zn
bám lên catot không tác dụng với H2SO4 sinh ra trong dung dịch. Lúc ngừng điện
phân và để yên thì có phản ứng:
Zn + H2SO4 loãng ZnSO4 + H2
49
Bài 3: điện phân có màng ngăn 150ml dung dịch BaCl2. Khí thoát ra ở anot
có thể tích là 112ml (đktc ). Dung dịch còn lại trong bình điện phân sau khi đƣợc
trung hòa bằng axit HNO3 đã phản ứng vừa đủ với 20g dung dịch AgNO3 17%.
a. Viết phƣơng trình điện phân và các phản ứng hóa học xảy ra.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch BaCl2 trƣớc khi điện phân.
Giải:
a. Các phƣơng trình hóa học xảy ra.
BaCl2 + 2H2O ñpdd
2 2
catot
H   Ba OH + 2
anot
Cl (1)
Ba(OH)2 + HNO3 Ba(NO3)2 + H2O (2)
BaCl2 + 2AgNO3 Ba(NO3)2 + 2AgCl (3)
b. Nồng độ mol của BaCl2
2Cl
V 0,112
n 0,005mol
22,4 22,4
3
dd
AgNO
C%.m 17.20
n 0,02mol
100.M 100.170
(1) 2 2BaCl Cl
n n 0,005mol
(3) 2 3
1
BaCl AgNO2
n n 0,01mol
Nên: BaCl2
M
0,01 0,005
C 0,1(M)
0,15
Bài 4: Điện phân (với điện cực platin) 200ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi
bắt đầu có bọt khí thoát ra ở catot thì dừng lại. Để yên dung dịch cho đến khi khối
lƣợng của catot không đổi thấy khối lƣợng tăng 3,2g so với lúc chƣa điện phân.
Tính nồng độ M của dung dịch Cu(NO3)2 trƣớc khi điện phân.
Giải:
Gọi x là số mol Cu(NO3)2 ban đầu.
Phƣơng trình điện phân:
Cu(NO3)2 + H2O ñpdd
catot
Cu + 1
2 32
anot
O   2HNO
x x 2x
50
Khi khí bắt đầu thoát ra ở catot là lúc nƣớc bắt đầu điện phân, nghĩa là
Cu(NO3)2 bị điện phân vừa hết.
2H2O ñpdd
2
catot
2H + 2
anot
O
Ngừng điện phân và để yên dung dịch, thì Cu tác dụng với dung dịch HNO3
loãng giải phóng khí NO.
3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Bđ: x 2x
Pƣ:
2x.3
8
2x
Dƣ:
2x.3 x
x
8 4
Vậy:
x 3,2
0,05 x 0,2
4 64
Cu(NO )3 2
M
0,2
C 1(M)
0,2
Bài 5: Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. Sau một thời
gian thấy khối lƣợng dung dịch giảm đi 8,0g.
a Tính khối lƣợng Cu bám trên catot.
b Sục khí H2S tới dƣ vào dung dịch sau điện phân, thu đƣợc 4,8g kết tủa.
Tính nồng độ ban đầu của dung dịch CuSO4.
Giải:
a. Phƣơng trình điện phân:
CuSO4 + H2O ñpdd
catot
Cu + 1
2 2 42
anot
O   H SO (1)
x x 0,5x
Khối lƣợng dung dịch giảm đi chính là khối lƣợng kim loại sinh ra bám lên
catot và khối lƣợng khí thoát ra ở anot.
Gọi x là số mol CuSO4 bị điện phân theo (1) ta có:
64x + 0,5x.32 = 0,8 x = 0,01.
Vậy khối lƣợng Cu bám lên thanh catot là: mCu = 0,01.64 = 0,64 gam.
51
b. dung dịch sau điện phân tác dụng với khí H2S tạo kết tủa, nên CuSO4 còn
dƣ.
Phƣơng trình: CuSO4 + H2S CuS + H2SO4 (2)
4CuS CuSO dö
4,8
n n 0,05mol
96
Suy ra: CuSO banñaàu4
M
0,01 0,05
C 0,3(M)
0,2
Bài 6: Điện phân 200ml dung dịch muối nitrat kim loại M hóa trị I điện cực
trơ cho đến khi trên bề mặt catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Để trung
hòa dung dịch sau điện phân, phải dùng 250ml dung dịch NaOH 0,8M.
Mặt khác, nếu ngâm một thanh kẽm có khối lƣợng 50g vào 200ml dung dịch
muối nitrat kim loại nói trên, phản ứng xong khối lƣợng thanh kẽm tăng thêm
30,2% so với khối lƣợng ban đầu.
a Tính nồng độ mol l của dung dịch muối nitrat trƣớc điện phân.
b Tìm công thức hóa học của muối nitrat kim loại M.
Giải:
a. nồng độ mol MNO3 ban đầu.
Khi bề mặt catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân, nghĩa là ion M+
đã bị
khử vừa hết, H2O bắt đầu bị khử sinh khí H2.
Các phƣơng trình điện phân:
2MNO3 + H2O ñpdd
catot
2M  + 1
2 32
anot
O 2HNO (1)
HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O (2)
Zn + 2MNO3 Zn(NO3)2 + 2M (3)
(2): NaOH
n 0,8.0,25 0,2mol
(3): Zntaêng30,2%
30,2.50
m 15,1gam
100
(1) và (2): 3 3NaOH HNO MNO
n n n 0,2mol
MNO3
M
0,2
C 1M
0,2
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại

More Related Content

What's hot

What's hot (11)

Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
 
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa học
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa họcLuận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa học
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa học
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thôngLuận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thínhPhương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duyLuận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
 
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểmPhương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
 
Sử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
Sử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa họcSử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
Sử dụng bài tập phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học
 

Similar to Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại

Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại (20)

Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon để p...
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon, HAY
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon, HAYLuận văn: Sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon, HAY
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrocacbon, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
 
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trườngPhát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo lý thuyết m...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua sử dụng hệ thống ...
 
Phát triển năng lực tự học qua sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon
Phát triển năng lực tự học qua sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbonPhát triển năng lực tự học qua sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon
Phát triển năng lực tự học qua sử dụng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa líLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 1...
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAY
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAYLuận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAY
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LƢU BI XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Bộ môn Hóa học Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VĂN DŨNG Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Huế, tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Lƣu Bi
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Dũng ngƣời đã giao đề tài, tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em chân thành cảm ơn các thầy, cô Đại Học Huế, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên chúng em hoàn thành khoá học cũng nhƣ luận văn này. Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớp Cao học khóa 25 chuyên ngành lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa Học đã truyền cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Hóa Học trƣờng THPT An Phú ( An Giang ), trƣờng THPT Quốc Thái ( An Giang ) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực nghiệm sƣphạm. Cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho luận văn hoàn thành đúng tiến độ và có nội dung sâu sắc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 6 năm 2018 Học viên Lƣu Bi
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.....................................................................6 PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................9 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................9 5. Vấn đề nghiên cứu...................................................................................................9 6. Phạm vi giới hạn đề tài............................................................................................9 7. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................10 8. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................10 9. Những đóng góp của đề tài ...................................................................................10 10. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................11 PHẦN 2: NỘI DUNG..............................................................................................12 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................12 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................12 1.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng dạy học tích cực nâng cao hứng thú học tập của học sinh ..................................................................................................13 1.2.1. Những xu hƣớng dạy học hóa học hiện nay....................................................13 1.2.2. Dạy học tích cực..............................................................................................14 1.2.3. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trƣờng THPT ...........16 1.2.4. Điều kiện áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực..........................................18 1.3. Vấn đề tự học ở trƣờng THPT ...........................................................................20
  • 5. 2 1.3.1. Tự học và vai trò của tự học đối với sự phát triển tƣ duy và lĩnh hội kiến thức của học sinh...............................................................................................................20 1.3.2. Thực trạng vấn đề dạy - học môn hóa học của HS THPT hiện nay................21 1.3.3. Thiết kế đề cƣơng bài học – giải pháp có hiệu quả để phát huy tính tích cực chủ động và khuyến khích ý thức tự học của học sinh .............................................24 1.4. Bài tập hóa học [10], [13],[18] ........................................................................25 1.4.1. Khái niệm về BTHH .......................................................................................25 1.4.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ............................................................25 1.4.3. Phân loại bài tập hóa học ................................................................................26 1.4.4. Xu hƣớng phát triển của BTHH hiện nay [13] ...............................................26 1.4.5. Ý nghĩa của BTHH đối với việc phát triển năng lực tƣ duy và tạo hứng thú cho HS trong học tập môn hóa học...........................................................................27 Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................28 CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG VỀ KIM LOẠI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................29 2.1. Nội dung kiến thức và mục tiêu của chƣơng đại cƣơng kim loại trong chƣơng trình lớp 12 THPT.....................................................................................................29 2.1.1. Nội dung kiến thức của chƣơng đại cƣơng kim loại.......................................29 2.1.2. Mục tiêu kiến thức của chƣơng đại cƣơng kim loại........................................29 2.2. Phân tích và xây dựng nội dung kiến thức của toán về điện phân trong chƣơng đại cƣơng về kim loại của chƣơng trình hóa học 12.................................................29 2.2.1. Thế phân giải và hóa thế .................................................................................29 2.2.2. Giải thích sự tạo thành sản phẩm khi điện phân dung dịch ............................31 2.2.3. Ứng dụng của điện phân .................................................................................32 2.3. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập củng cố mở rộng nội dung lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập chƣơng đại cƣơng về kim loại ..................................34 2.3.1. Bài tập lý thuyết ..............................................................................................34 2.3.2. Bài tập định lƣợng...........................................................................................48 2.4. Áp dụng một số bài tập trong các đề tuyển sinh và đề tốt nghiệp THPT Quốc Gia....59
  • 6. 3 2.5. Thiết kế bài giảng điều chế kim loại bằng phƣơng pháp điện phân nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông................................68 Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................76 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..........................................................77 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm.........................................................................77 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................77 3.3. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm.........................................................................77 3.3.1. Lựa chọn địa bàn, đối tƣợng và thời gian thực nghiệm sƣ phạm....................77 3.3.2. Chuẩn bị cho thực nghiệm sƣ phạm................................................................78 3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.....................................................................79 3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm............................................................................79 3.4.1. Kết quả các bài dạy thực nghiệm sƣ phạm .....................................................79 3.4.2. Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sƣ phạm .................................................86 3.4.3. Đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm.........................................90 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................92 1. KẾT LUẬN...........................................................................................................92 2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95 PHỤ LỤC
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BTHH Bài tập hóa học 3 ĐC Đối chứng 2 Dd Dung dịch 4 Đktc Điều kiện tiêu chuẩn 5 GV Giáo viên 6 HS Học sinh 7 PPDH Phƣơng pháp dạy học 8 PTPƢ Phƣơng trình phản ứng 9 SBT Sách bài tập 10 SGK Sách giáo khoa 11 THPT Trung học phổ thông 12 TN Thực nghiệm 13 TNSP Thực nghiệm sƣ phạm
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...........................................................78 Bảng 3.2. Kết quả học sinh đạt điểm xi của 2 bài kiểm tra của trƣờng THPT An Phú....80 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút – Hóa khối 12 của trƣờng THPT An Phú...................................................80 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút Hóa– Khối 12 của trƣờng THPT An Phú ................................................81 Bảng 3.5. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trƣờng THPT An Phú........82 Bảng 3.6. Kết quả học sinh đạt điểm xi của 2 bài kiểm tra của trƣờng THPT Quốc Thái ................................................................................................83 Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút Hóa - khối 12 của trƣờng THPT Quốc Thái............................................84 Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút- Hóa khối 12 của trƣờng THPT Quốc Thái ..............................................85 Bảng 3.9. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trƣờng THPT Quốc Thái .......86 Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số đặc trƣng.............................................................89
  • 9. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 3.1. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 15 phút – Khối 12 của trƣờng THPT An Phú ....81 Hình 3.2. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 45 phút – Khối 12 của trƣờng THPT An Phú ....82 Hình 3.3: Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh khối 12 trƣờng THPT An Phú...83 Hình 3.4. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 15 phút Hóa – khối 12 của trƣờng THPT Quốc Thái ................................................................................................84 Hình 3.5. Đƣờng lũy tích bài kiểm tra 45 phút Hóa – khối 12 của trƣờng THPT Quốc Thái ................................................................................................85 Hình 3.6. Đồ thị phân loại kết quả học tập của trƣờng THPT Quốc Thái................86
  • 10. 7 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyên đề đại cƣơng về kim loại là một chuyên đề rất khó, rất đa dạng về bài tập, rất phong phú về hình thức ra đề, bài tập điện phân là một trong những phần khó của phần đại cƣơng về kim loại. Chính vì thế đa số học sinh rất ngại khi tiếp cận với bài tập điện phân vì đa số các em không nắm rõ bản chất của quá trình điện phân: Bản chất của các quá trình oxi hóa – khử, trình tự ƣu tiên xảy ra ở các điện cực, vận dụng các định luật vào quá trình điện phân (đặc biệt là định luật bảo toàn electron)…từ đó các em không hiểu đƣợc bản chất của vấn đề nên các em cảm thấy chuyên đề này vô cùng phức tạp và cảm thấy chán nản, không yêu thích môn học. Chính vì vậy nên kết quả học tập chuyên đề này nói riêng cũng nhƣ hóa vô cơ nói chung đối với đa số học sinh rất thấp kể cả các học sinh của lớp thuộc chƣơng trình nâng cao. Trong thực tế, khi gặp các bài toán điện phân dung dịch thì đa số các em học sinh thƣờng lúng túng trong việc tìm ra phƣơng pháp giải phù hợp, thậm chí không tránh đƣợc những sai lầm trong quá trình giải bài tập. Qua quá trình giảng dạy nhiều năm và tham khảo nhiều tài liệu, chúng tôi đã tích lũy đƣợc một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy chuyên đề này một cách ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất… để các em cảm thấy chuyên đề điện phân là một chuyên đề dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh đƣợc những lúng túng, sai lầm, không hề khô khan nhƣ các em từng nghĩ. Sau một thời gian nghiên cứu, vận dụng phƣơng pháp trên vào giảng dạy đã chứng minh đƣợc phƣơng pháp trên có nhiều ƣu điểm, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia hiện nay chỉ tổ chức một kì thi, có sự phân hóa cao giữa các câu cuối của đề thi. Trong trƣờng hợp này, học sinh tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian biện luận, tính toán để có kết quả chính xác. Chính vì vậy, chúng tôi viết đề tài này nhằm xây dựng và sử dụng hệ thống khái quát ― bài tập điện phân” để giúp các em phát triển năng lực tự học đồng thời cũng giúp các em nắm vững lí thuyết và phƣơng pháp giải nhanh một số bài tập trắc nghiệm hóa học. Thông qua đó chúng tôi muốn giới thiệu với các thầy cô giáo và
  • 11. 8 học sinh một trong những phƣơng pháp giải bài tập về điện phân rất có hiệu quả. Vận dụng đƣợc phƣơng pháp này sẽ giúp cho quá trình giảng dạy và học tập môn hóa học đƣợc thuận lợi hơn rất nhiều, nhanh chóng có kết quả để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khó của kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Việc lựa chọn phƣơng pháp thích hợp để giải nhanh bài tập điện phân lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập điện phân có thể có nhiều phƣơng pháp giải khác nhau. Nếu biết lựa chọn phƣơng pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tƣợng hoá học và rút ngắn thời gian. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi đã tích luỹ đƣợc một số phƣơng pháp giải nhanh bài tập điện phân, nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự thay đổi về nội dung và hình thức thi trong những năm gần đây, nhất là kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục ở cấp THPT, góp phần nâng cao chất lƣợng của bộ môn, đổi mới phƣơng pháp dạy học để phát triển tƣ duy cho học sinh, giúp các em tự lực tự mình tìm ra tri thức, tạo tiền đề cho việc phát triển tính tích cực, khả năng tƣ duy phát triển năng lực tự học của các em ở cấp học cao hơn cũng nhƣ trong đời sống sau này, đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông”. Đề tài gồm có ba phần và 6 phụ lục. Phần 1: Mở đầu. Phần 2: Nội dung. Phần 3: Kết luận và kiến nghị. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống lý thuyết cơ bản; sƣu tầm và biên soạn các dạng bài tập cơ bản và nâng cao phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12. Đề xuất phƣơng pháp sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12 vào dạy học để nâng cao kết quả chinh phục các câu hỏi khó của kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
  • 12. 9 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu nội dung kiến thức và bài tập phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12 trong chƣơng trình hóa học, các nội dung liên quan đến phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12 trong các đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Xây dựng hệ thống lý thuyết cơ bản, các bài tập áp dụng phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12 theo các chuyên đề. Đề xuất phƣơng pháp sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đã xây dựng cho quá trình dạy học. Thực nghiệm sƣ phạm với phƣơng pháp dạy học phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12 ở trƣờng THPT và đánh giá hiệu quả sử dụng của đề tài. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và quá trình học môn Hóa Học ở trƣờng THPT. 4.2 Đối tƣợng nghiên cứu Hệ thống hóa lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12. 5. Vấn đề nghiên cứu Làm thế nào để xây dựng đƣợc hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12. Sử dụng phƣơng pháp dạy học nào để nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng học sinh phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12. 6. Phạm vi giới hạn đề tài Nội dung: Hệ thống lý thuyết và bài tập phần đại cƣơng kim loại – Hóa học 12. Đối tƣợng: học sinh trên địa bàn huyện An Phú. Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm: Trƣờng THPT An Phú – An Phú - An Giang. Trƣờng THPT Quốc Thái – An Phú - An Giang. Thời gian: từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018.
  • 13. 10 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học và phƣơng pháp dạy học hóa học. Nghiên cứu lý thuyết về kiểm tra đánh giá. Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết, phân dạng và phƣơng pháp giải bài tập hóa học theo hƣớng nâng cao năng lực tƣ duy và suy luận logic của học sinh. Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài. Đọc, nghiên cứu và xữ lí các tài liệu. 7.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Các phƣơng pháp: khảo sát, điều tra, phỏng vấn, phƣơng pháp chuyên gia. Tập hợp và nghiên cứu các tài liệu: Hóa đại cƣơng, Hóa lí, Điện hóa học chƣơng trình cơ bản và nâng cao của Bộ Giáo Dục. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của đề tài. 7.3 Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm sƣ phạm. 8. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế đƣợc đề cƣơng học tập, xây dựng hệ thống bài tập chƣơng đại cƣơng kim loại phù hợp với thời lƣợng học tập, trình độ nhận thức của học sinh và tiếp cận đƣợc nội dung đề thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học thì sẽ phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông. 9. Những đóng góp của đề tài Xây dựng phƣơng pháp giải bài tập phần đại cƣơng kim loại ở lớp 12, phù hợp với các đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, trên cơ sở vận dụng lý thuyết chủ đạo. Giúp học sinh nắm vững đƣợc bản chất của Hóa Học, nâng cao năng lực suy luận logic, kỹ năng lập luận nhanh, kỹ năng giải toán tốt để đạt hiệu quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Chứng tỏ đƣợc dạy học bằng sự đa dạng các phƣơng pháp, các hình thức tổ chức là những con đƣờng đƣa ngƣời giáo viên đến thành công.
  • 14. 11 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng : Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc giải bài tập phần đại cƣơng về kim loại – Hóa học 12. Chƣơng 2: Giải bài tập phần đại cƣơng về kim loại – Hóa học12 thông qua bài tập điện phân và điện hóa. Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.
  • 15. 12 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong công cuộc đổi mới của ngành giáo dục hiện nay, việc giúp học sinh có đầy đủ kiến thức về lí thuyết và kĩ năng giải bài tập trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở bậc THPT. Xác định đƣợc nhiệm vụ quan trọng này, đã và đang có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề giúp học sinh nâng cao tƣ duy và khả năng tự học của học sinh. Đối với môn hóa học, luận văn thạc sĩ quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: ― Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 trung học phổ thông chƣơng trình nâng cao‖ Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Cửu Phúc (2010), ĐH Sƣ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. ―Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng dạy học tích cực phần hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản trƣờng THPT‖ Luận văn Thạc sĩ của Võ Nguyễn Hoàng Trang (2011), ĐH Sƣ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. ― Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh trung bình - yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản THPT‖ Luận văn Thạc sĩ của Lƣơng Thị Hƣơng (2011), ĐH Sƣ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. ― Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ nhằm rèn luyện tƣ duy trong bồi dƣỡng học sinh giỏi trƣờng THPT‖ Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Văn Minh (2007), ĐH Sƣ phạm Hà Nội. ― Phân loại, xây dựng tiêu chí cấu trúc các bài tập về hợp chất ít tan phục vụ cho việc bồi dƣỡng HSG quốc gia‖ Luận văn Thạc sĩ của Vƣơng Bá Huy (2006), ĐH Sƣ phạm Hà Nội. ―Nội dung và biện pháp bồi dƣỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ trung học phổ thông‖ Luận văn Thạc sĩ của Lê Tấn Diện (2009), ĐH Sƣ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. ― Thiết kế chủ đề lý thuyết và bài tập chƣơng đại cƣơng về kim loại góp phần nâng cao chất lƣợng dạy – học môn hóa học lớp 12 nâng cao ― Luận văn Thạc sĩ của Lê Văn Phê (2015) ĐH Huế, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm.
  • 16. 13 Về vấn đề lý thuyết, bài tập phần kim loại 12,11 và bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng phổ thông đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu, song chỉ dừng lại ở việc đƣa ra hệ thống lý thuyết, bài tập mà chƣa chú ý vào điểm khó của phần đại cƣơng về kim loại là xây dựng lý thuyết và phƣơng pháp giải bài tập điện phân và điện hóa của chƣơng trình 12. 1.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng dạy học tích cực nâng cao hứng thú học tập của học sinh 1.2.1. Những xu hƣớng dạy học hóa học hiện nay [5], [11], [23] ―Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và định hƣớng giúp ngƣời học từng bƣớc có năng lực tƣ duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần...‖. Trong dạy học hóa học cần sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dạy học: Phƣơng pháp thuyết trình; Phƣơng pháp đàm thoại; Phƣơng pháp qui nạp và diễn dịch; Phƣơng pháp loại suy; Phƣơng pháp nghiên cứu hóa học thông qua phƣơng tiện trực quan (hình ảnh. mô hình.vật thể...), dùng thí nghiệm hóa học (thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm của HS. thực nghiệm tƣởng tƣợng); Giải bài tập hóa học. Hiện nay, giáo dục chú trọng hình thức dạy học tích hợp là cách tiếp cận giảng dạy liên ngành theo đó các nội dung giảng dạy đƣợc trình bày theo các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề đƣợc trình bày thành nhiều bài học nhỏ để ngƣời học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ với những gì mà ngƣời học đã biết. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích ngƣời học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích ngƣời học tham gia vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu, và tƣ duy tích cực hơn so với cách học truyền thống với chỉ một nguồn tài liệu là SGK. Kết quả là ngƣời học sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học của mình. Điểm mới trong định hƣớng giáo dục hiện nay chính là quan điểm giáo dục định hƣớng năng lực. Định hƣớng phát triển năng lực là một xu hƣớng giáo dục quốc tế. Phát triển năng lực là thành phần quan trọng của mục tiêu giáo dục, năng lực là tổng hòa kiến thức, thái độ, kỹ năng mà HS cần phải đạt chuẩn trong quá trình học tập.
  • 17. 14 Định hƣớng vào ngƣời học: Năng lực của ngƣời học chỉ đƣợc hình thành thông qua hoạt động của chủ thể ngƣời học, chú trọng hoạt động tích cực, tự lực của ngƣời học trong quả trình dạy học, chú ý đến hoạt động học của HS để có thể tổ chức quá trình học tập phù hợp. 1.2.2. Dạy học tích cực [3], [4], [5],[23] 1.2.2.1. Phƣơng pháp dạy học tích cực Phƣơng pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ngƣời học. PPDH tích cực hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời dạy. 1.2.2.2. Những dấu hiệu đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực a./ Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong PPDH tích cực, ngƣời học - đối tƣợng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - đƣợc cuốn hút vào các hoạt động học tập do Gv tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chƣa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã đƣợc giáo viên sắp đặt. Ngƣời học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm đƣợc kiến thức kĩ năng mới, nắm đƣợc phƣơng pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, đƣợc bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. b./ Dạy và học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học. Phƣơng pháp tích cực xem việc rèn luyện phƣơng pháp tự học cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ thì không thể nhồi nhét cho HS khối lƣợng kiến thức ngày càng nhiều. Trong các phƣơng pháp học thì cốt lỗi là phƣơng pháp tự học. Nếu rèn luyện cho ngƣời học có đƣợc phƣơng pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con ngƣời, kết quả học tập sẽ đƣợc nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay ngƣời ta nhấn mạnh hoạt động học trong
  • 18. 15 qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ dộng sang tự học chủ động, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hƣởng dẫn của giáo viên. c./ Tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tu duy của HS không thể đồng đều thì khi áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cƣờng độ, mức độ tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của từng HS, nhất là khi bài học đƣợc thiết kế thành một chuỗi công việc độc lập Tuy nhiên, trong học lập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều đƣợc hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trƣờng giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đƣờng chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó ngƣời học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng đƣợc vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của ngƣời GV. d./ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong phƣơng pháp dạy học tích cục, GV phải hƣớng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. GV tạo điều kiện thuận lợi để HS đƣợc tham gia đánh giá lẫn nhau. Việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng lạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Trên lớp, HS hoạt động là chính, nhƣng trƣớc đó - khi soạn giáo án - GV đã phải đầu tƣ công sức, thời gian rất nhiều mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là ngƣời gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. GV phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sƣ phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động của HS mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của GV.
  • 19. 16 1.2.3. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trƣờng THPT [3], [5], [11] Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt dộng học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phƣơng pháp dạy học truyền thống, vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phƣơng pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phƣơng pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể. 1.2.3.1. Phƣơng pháp thuyết trình Đây là một trong những phƣơng pháp dạy học truyền thống có từ lâu đời. Đặc điểm cơ bản của phƣơng pháp thuyết trình là thông báo - tái hiện. Do đó, theo hƣớng hoạt động hóa ngƣời học, cần hạn chế bớt phƣơng pháp thuyết trình thông báo - tái hiện, tăng cƣờng phƣơng pháp thuyết trình giải quyết vấn đề. Đây là kiểu dạy học bằng cách đặt HS trƣớc những bài toán nhận thức, kích thích HS hứng thú giải bài toán nhận thức. GV đƣa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi hƣớng HS để xuất cách giải quyết vấn đề đặt ra. Thuyết trình kiểu đặt và giải quyết vấn đề thuần túy trình bày củng đã có hiệu quả phát triển tƣ duy của HS. Nếu đƣợc xen kẽ vấn đáp thảo luận một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ tăng thêm. GV có thể đặt một số câu hỏi "có vấn đề" để học sinh trả lời ngay tại lớp, hoặc có thể trao đổi ngắn trong nhóm từ 2 đến 4 ngƣời ngồi cạnh nhau truớc khi GV đƣa ra câu trả lời. 1.2.3.2. Phƣơng pháp vấn đáp (đàm thoại) Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, Gv lần lƣợt nêu những câu hỏi kèm theo ví dụ minh hoạ để HS dễ hiểu, dễ nhớ. Phƣơng pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phuơng tiện nghe - nhìn. Vấn đáp tìm tòi ( đàm thoại ƠRIXTIC ) dùng một số câu hỏi đƣợc sắp xếp hợp lý để hƣớng học sinh từng bƣớc phát hiện ra bản chất của sự vật kích thích sự ham muốn hiểu biết. GV tổ chức sự trao đổi ý kiến giữa thầy với trò, trò với trò
  • 20. 17 nhằm giải quyết một vấn đề. GV là ngƣời tổ chức sự tìm tòi, còn HS là ngƣời tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, kết thúc cuộc đàm thoại, HS có đƣợc niềm vui của sự khám phá, trƣởng thành thêm một bƣớc về trình độ tƣ duy. 1.2.3.3. Phƣơng pháp đặt và giải quyết vấn đề Đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống không chỉ có ý nghĩa ở tầm phƣơng pháp dạy học mà phải đƣợc đặt nhƣ một nục tiêu giáo dục và đào tạo. cấu trúc một nội dung bài học theo phƣơng pháp đặt và giải quyết vấn đề thƣờng nhƣ sau: Đặt vấn đề, xây dựng bải toán nhận thức: Tạo tình huống có vấn đề; Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; Phát hiện vấn đề cần giải quyết Giải quyết vấn đề đặt ra: Đề xuất cách giải quyết; Lập kế hoạch giải quyết; Thực hiện kế hoạch giải quyết. Kết luận: Thảo luận kết quả và đánh giá; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới. Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề: Các mức Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải quyết vấn đề Kết luận, đánh giá 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS GV + HS 3 GV + HS HS HS HS GV + HS 4 HS HS HS HS GV + HS Trong dạy học theo phƣơng pháp đặt và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm đƣợc tri thức mới, vừa nắm đƣợc phƣơng pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tƣ duy tích cực sáng tạo, đƣợc chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. 1.2.3.4. Tổ chức hoạt động nhóm Lớp học đƣợc chia thành từng nhóm nhỏ. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập các nhóm đƣợc giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi
  • 21. 18 nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Trình bày kết quả làm việc có thể là một đại diện của nhóm hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ đƣợc giao là khá phức tạp. Tổ chức hoạt động nhóm có thể tiến hành : Làm việc chung cả lớp : Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức; Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ; Hƣớng dẫn cách làm việc trong nhóm. Làm việc theo nhóm : Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm; Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm. Tổng kết trước lớp : Các nhóm lần lƣợt báo cáo kết quả; Thảo luận chung; GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài. Hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng kiến thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi ngƣời có thể nhận rỏ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Tuy nhiên, phƣơng pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên GV phải biết tổ chức hợp lý và HS đã khá quen với phƣơng pháp này thi mới có kết quả. Cần tránh khuynh hƣớng hình thức cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới. 1.2.4. Điều kiện áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực [23] 1.2.4.1. Giáo viên Giáo viên phải thích ứng với những thay đồi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình. GV phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sƣ phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tiên tiến vào dạy học, biết định hƣớng phát triển HS theo mục tiêu giáo dục nhƣng cũng đảm bảo đƣợc sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức. 1.2.4.2. Học sinh Học sinh phải dần dần có đƣợc những phẩm chất và năng lực thích ứng với PPDH tích cực nhƣ: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thúc trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học tranh
  • 22. 19 thủ các cơ hội học tập, phát triển các loại hình tƣ duy biện chứng, lô gích, hình tƣợng, tƣ duy kĩ thuật, tƣ duy kinh tế... 1.2.4.3. Chƣơng trình và SGK Chƣơng trình học giảm bớt khối lƣợng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm bớt những thông tin buộc học sinh thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cƣờng các bài toán nhận thức để HS tập giải; giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cƣờng loại câu hỏi phát triển trí thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cƣờng những gợi ý để học sinh tự nghiên cứu phát triển bài học. 1.2.4.4. Thiết bị dạy học Dụng cụ, hóa chấtt, mô hình, tranh ảnh... trang bị cho phòng thực hành hóa học đảm bảo mức tối thiểu đáp ứng yêu cầu dạy học. Bên cạnh đó giảng dạy hóa học hiện nay thƣờng sử dụng nhiều các thiết bị nghe - nhìn, các phần mềm hóa học, kết nối mạng internet ...để triển khai đổi mới PPDH hƣớng vào hoạt động tích cực chủ động của HS tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện hoạt động nhóm. 1.2.4.5. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh Đổi mới PPDH để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hƣớng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh khi giải quyết các vấn đề thực tiển. Việc kiểm tra, đánh giá sẽ hƣớng vào việc bám sát mục tiêu của từng chủ đề. từng chuơng và mục tiêu giáo dục của từng môn học. Các câu hỏi bài tập đo đƣợc mức độ thực hiện các mục tiêu đƣợc xác định. Yêu cầu kiểm tra đánh giá phải công bằng, khách quan kết quả học tập của HS, bộ công cụ đánh giá đƣợc bổ sung các hình thức đánh giá khác nhƣ đƣa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu trí thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo khoảng 70% câu hỏi bài tập đo đƣợc mức độ đạt trình độ chuẩn – mặt bằng về nội
  • 23. 20 dung học vấn dành cho HS THPT và khoảng 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho HS có nâng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. 1.3. Vấn đề tự học ở trƣờng THPT 1.3.1. Tự học và vai trò của tự học đối với sự phát triển tƣ duy và lĩnh hội kiến thức của học sinh Ở nƣớc ta hiện nay vấn đề hƣớng dần học sinh tự học, tự nghiên cứu là một vấn đề mang tính thời sự, là một trong những giải pháp về đổi mới PPDH, đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm trong định hƣớng đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục. Tự học là con đƣờng đi tới thành công, giúp HS chủ động tìm hiểu, thu thập kiến thức, tự làm giàu kho kiến thức của minh. Tự học lúc còn học phổ thông sẽ là tiền đề tốt cho cho việc tự học ở các bậc học cao hơn, học tập để phát triển suốt đời. 1.3.1.1. Tự học hoàn toàn (không có GV) Thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của ngƣời khác. HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, lập kế hoạch tự học, không tự đánh giá đƣợc kết quả tự học của mình... 1.3.1.2. Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập Thí dụ nhƣ học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thƣờng xuyên của HS phổ thông. Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cƣờng kiểm tra. đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của họ. 1.3.1.3. Tự học qua tài liệu hƣớng dẫn. Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chƣa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt đƣợc (thí dụ học theo các phần mềm trên máy tính). Song nếu chỉ dùng tài liệu lự học HS cũng có thể gặp khó khăn vì khi gặp khó khăn không biết hỏi ai. 1.3.1.4. Tự học dƣới sự hƣớng dẫn của GV ở lớp Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định. Song nếu HS chỉ sử dụng SGK nhƣ hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hƣớng dẫn về phƣơng pháp học.
  • 24. 21 1.3.2. Thực trạng vấn đề dạy - học môn hóa học của HS THPT hiện nay Bảng kiểm GV dạy lớp 12 của hai trƣờng THPT An Phú, THPT Quốc Thái “ Về việc dạy học môn hóa học lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh “ cho kết quả nhƣ sau (Phụ lục 4 ): Stt Nội dung Tỉ lệ Chƣa đạt Đạt Tốt Rất tốt 1 Tự xác định đƣợc dàn ý của bài học. 23,8 43,2 20,2 12,8 2 Phát hiện các tình huống có vấn đề trong tự học, chuyển chúng thành dạng có thể giải quyết tại trên lớp. 52,3 23,6 11,2 12,9 3 Chia sẻ và lĩnh hội thông tin trong các hoạt động nhóm lớp để đƣa ra đƣợc kiến thức chung. 10,2 35,6 46,7 7,5 4 Biết cách kiểm nghiệm các dự đoán khi có sự chuẩn bị trƣớc ở nhà về: thực hiện các thí nghiệm an toàn, thành công, đƣa ra các suy luận logic... 33.3 41,4 20,0 5,3 5 Mô hình dạy học: lớp học đảo ngƣợc. 12,4 34,6 46,7 6,3 6 Tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn học trong các hoạt động học. 8,9 9,9 64,5 16,7 Bảng kiểm HS lớp 12 của hai trƣờng THPT An Phú, THPT Quốc Thái “ Về việc học tập môn hóa học lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự học của các em “ cho kết quả nhƣ sau (Phụ lục 5 ): Stt Nội dung Tỉ lệ Chƣa đạt Đạt Tốt Rất tốt 1 Tự xác định đƣợc mục tiêu bài học nhiệm vụ khi học trên lớp. 26,0 23,0 34,5 6,5
  • 25. 22 2 Tự xác định đƣợc dàn ý khi học ở nhà với sự trợ giúp của ebook. 34,9 23,4 21,7 20,0 3 Phát hiện các tình huống có vấn đề và chuyển chúng thành dạng có thể giải quyết khi học trên lớp. 45,5 33,4 11,8 9,3 4 Phát hiện các tình huống có vấn đề và chuyển chúng thành dạng có thể giải quyết khi học ở nhà với sự trợ giúp của ebook 56,0 33,0 6,3 4,7 5 Chia sẻ và lĩnh hội thông tin trong các hoạt động nhóm lớp để đƣa ra đƣợc kiến thức chung. 14,2 39,6 41,7 4,5 6 Biết cách kiểm nghiệm các dự đoán khi có sự chuẩn bị trƣớc ở nhà về: thực hiện các thí nghiệm an toàn, thành công, đƣa ra các suy luận logic... 23.3 31,4 30,0 15,3 7 Tự lực tìm kiếm tri thức mới trong các hoạt động học tập trên lớp với sự hƣớng dẫn của GV 36,7 27,8 23,6 11,9 8 Tự hình thành đƣợc tri thức mới 41,2 23,6 28,5 6,7 ng ki m v tinh th n học tập c H trên p M c độ chăm chú nghe gi ng hát bi u xâ dựng bài h m gi ho t động ất chăm chú nh th ng h chăm chú ch cực nh th ng h t ch cực ch cực, hiệu qu ch cực, ch hiệu qu h t ch cực ỉ ệ 27,6 28,7 43,7 27,6 35,7 36,7 34,5 37,8 27,7
  • 26. 23 Số liệu thống kê cho thấy một bộ phận khá lớn HS lớp 12 chƣa quan tâm đúng mức việc học tập môn hóa, HS học tập thụ động, thiếu hứng thú và thiếu ý thức tự giác học tập. Nguyên nhân khách quan: Số lƣợng môn học của năm học cuối cấp quá nhiều (13 môn) vì vậy HS ―chấp nhận‖ học lệch để dành thời gian ôn tập các môn xét vào các khối thi . Với tổ hợp ba môn thi để xét tuyển đại học nhƣ hiện nay HS có nhiều cách lựa chọn ―dễ thở" hơn. Ví dụ: Chọn thi Toán - Lý - Ngoại ngữ có hai môn bắt buộc phải thi là Toán và Ngoại ngữ thuận lợi hơn là chọn tổ hợp Toán - Lý - Hóa chỉ có môn Toán là môn bắt buộc phải thi. Vì thế số lƣợng HS 12 chọn thi môn hóa trong kỳ thi tuyển đại học và tốt nghiệp THPT có xu hƣớng giảm dần. Khối lƣợng kiến thức môn hóa học 12 nặng so với số tiết chƣơng trình qui định nên có ít thời gian dành cho luyện lập, thảo luận vì vậy HS nắm kiến thức chƣa vững vàng. Nguyên nhân chủ quan: Đối với HS: HS xem nhẹ khâu tự học, ỷ lại vào thầy, cô giáo. HS ghi chép nội dung bài học, học thuộc và trả bài đúng nhƣ bài giảng. Múc độ này chỉ tái hiện vấn đề chứ chƣa tái tạo, chƣa mang tính sáng tạo cá nhân. Vì vậy, HS thƣờng mau quên kiến thức, thiếu hứng thú học tập. Lệ thuộc quá nhiều vào việc học thêm ngoài giờ. Đối với GV: Dạy học chủ yếu thực hiện trên lớp theo tiết học, mỗi tiết chỉ có 45 phút vì thế PPDH còn nặng về thuyết trình. GV dành thời gian để soạn giảng bài còn ít hoặc sử dụng giáo án cũ nên chƣa phù hợp với từng lớp đối tƣợng HS. Hầu hết GV ở trƣờng THPT tƣ thục thừa nhận là hầu nhƣ không làm thí nghiệm biểu diễn. Bài thí nghiệm bắt buộc thực hiện còn sơ sài. Kiểm tra đánh giá chƣa quan tâm nhiều đến khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành thí nghiệm... vì thế GV chƣa thực sự đổi mới PPDH theo hƣớng phát huy năng lực học tập của HS. Đối với cha mẹ HS: Cha mẹ HS chƣa khuyến khích con tự học ở nhà, có thói quen gửi con đi học thêm ngay từ cấp tiểu học. Một bộ phận khá lớn cha mẹ HS ―khoán trắng" việc học của HS cho nhà trƣờng quản lý.
  • 27. 24 1.3.3. Thiết kế đề cƣơng bài học – giải pháp có hiệu quả để phát huy tính tích cực chủ động và khuyến khích ý thức tự học của học sinh [5], [ 11], [23] Để khắc phục những hạn chế nêu trên trong thực tiễn dạy - học hóa học hiện nay GV cần tổ chức cho HS tự học có hướng dẫn. Trong tự học có hƣớng dẫn, HS nhận đƣợc sự hƣớng dẫn từ hai nguồn : từ tài liệu hƣớng dẫn và trực tiếp từ GV. Nguồn hƣớng dẫn qua tài liệu: Giáo viên biên soạn tài liệu hƣớng dẫn HS tự học trên cơ sở định hƣớng HS đọc SGK, tham khảo tài liệu liên quan. Ngoài việc trình bày nội dung kiến thức, còn hƣớng dẫn cả cách thức hoạt động để phát hiện vấn đề, thu thập thông tin, xử lí thông tin, rút ra kết luận... Đề cƣơng bài học giúp HS biết những nội dung cần phải chuẩn bị trong từng bài, từng chủ đề (bao gồm tiết học lý thuyết - luyện tập - thực hành) nhằm giúp HS tiết kiệm thời gian nghiên cứu bài học đủ sức chuẩn bị cho nhiều môn học theo chƣơng trình lớp 12 hiện hành (13 môn). Đề cƣơng bài học bám sát mục tiêu bài học, phù hợp năng lực tiếp thu kiến thức của HS, khuyến khích HS đọc SGK nắm đƣợc những nội dung dễ, từ đó GV có thêm thời gian cùng với HS làm rõ những vấn đề khó giúp các em cơ bản hiểu bài ngay tại lớp. Đề cƣơng bài học ―tích hợp‖ lý thuyết và bài tập, bổ sung những nội dung mới cập nhật, tƣ liệu hóa học nhằm giúp HS mở rộng kiến thức, có hệ thống bài tập bổ trợ cho HS tham khảo trong từng chủ đề, giúp các em có thêm bài tập tự luyện ở nhà đạt đƣợc chuẩn kiến thức cơ bản theo yêu cầu. Bên cạnh đó GV có thể giới thiệu thêm các phƣơng pháp giải các bài tập nâng cao, bài tập khó giúp HS khá, giỏi nâng cao khả năng vận dụng kiến thức. Nguồn hƣớng dẫn trực tiếp của GV qua các giờ lên lớp: Học sinh tự lực giải quyết một phần nội dung bài học trên cơ sở đề cƣơng bài học. Đối với những vấn đề khó, trọng tâm GV tiến hành làm thí nghiệm, đàm thoại cùng phối hợp với HS để làm rõ nội dung và tăng cƣờng luyện lập, vận dụng kiến thức. Nhƣ vậy, trong cách dạy học này có hai kiểu hƣớng dẫn đƣợc phối hợp với nhau. Hƣớng dẫn bằng lời viết ngay trong tài liệu, đó là những chỉ dẫn về kế hoạch,
  • 28. 25 về phƣơng pháp giải quyết vấn đề, thu thập, xử lí thông tin... nhằm định hƣớng cho HS có thể tự lực thực hiện các hành động học một cách có ý thức, có phƣơng hƣớng rõ ràng. Hƣớng dẫn ngay tại lớp để theo dõi giúp đỡ, uốn nắn, nâng cao kiến thức. 1.4. Bài tập hóa học [10], [13],[18] . 1.4.1. Khái niệm về BTHH BTHH bao gồm câu hỏi và bài toán liên quan đến nội dung nào đó về kiến thức hóa học mà khi hoàn thành chúng HS nắm đƣợc hay hoàn thiện kiến thức hoặc kỹ năng nhất định. BTHH là một PPDH cơ bản không những cung cấp kiến thức mà còn giúp ngƣời học tìm ra con đƣờng "giành lấy‖ kiến thức từ đó mang đến cho nguời học niềm vui, sự động viên khích lệ đam mê học lập. Vì vậy, BTHH vừa là mục đích vừa là nội dung lại là PPDH hiệu quả. 1.4.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học 1.4.2.1. Tác dụng trí dục Giúp HS hiểu đúng và biết cách vận dụng các kiến thức đã học. Mở rộng sự hiểu biết của HS về kiến thức đã học trên nền tảng nội dung chƣơng trình. Thúc đẩy sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về hóa học. Cũng cố kiến thức, xây dựng mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức và hệ thống hóa kiến thức hóa học trong chƣơng trình. Giải BTHH giứp HS phát triển tƣ duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, qui nạp... 1.4.2.2. Tác dụng đức dục Giải BTHH giúp HS rèn luyện đức tính tốt của con ngƣời nhƣ tính kiên nhẫn, cần cù chịu khó, cẩn thận, tính trung thực, sáng tạo và lòng yêu thích khoa học. 1.4.2.3. Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp Những qui trình sản xuất, trang thiết bị, nguyên vật liệu thể hiện trong nội dung BTHH giúp HS hiểu rõ hơn các nguyên tắc kỹ thuật đƣợc vận dụng trong nhà máy hóa chất nhằm tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm năng lƣợng, giảm giá thành sản phẩm, bảo vệ môi trƣờng, xử lý chất gây ô nhiễm...
  • 29. 26 1.4.3. Phân loại bài tập hóa học BTHH đƣợc phân loại dựa trên một số tiêu chí nhƣ sau: 1.4.3.1. Dựa vào nội dung toán học của BTHH Bài tập định tính (không có tính toán). Bài tập định lƣợng (có tính toán). 1.4.3.2. Dựa vào hoạt động của HS khi giải BTHH Bài tập lý thuyết. Bài tập thực nghiệm (sử dụng thí nghiệm hóa học). 1.4.3.3. Dựa vào yêu cầu của BTHH Bài tập cân bằng phản ứng; viết chuỗi phản ứng; nhận biết - điều chế - tách chất; xác định thành phần hỗn hợp... 1.4.3.4. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra Bài tập trắc nghiệm. Bài tập tự luận. 1.4.3.5. Dựa vào phƣơng pháp giải bài tập Bài tập tính theo phƣơng trình phản ứng, công thức hóa học. Bài tập áp dụng sự bảo toàn khối lƣợng, bảo toàn số mol nguyên tử của nguyên tố; bảo toàn điện tích; bảo toàn electron... Bài tập sử dụng giá trị trung bình; qui đổi hỗn hợp nhiều chất thành hỗn hợp các nguyên tố... Bài tập biện luận. 1.4.3.6. Dựa vào mục đích sử dụng Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ. Bài tập củng cố kiến thức. Bài tập dùng bồi dƣờng HS giỏi; phụ đạo HS yếu. 1.4.4. Xu hƣớng phát triển của BTHH hiện nay [13] Nhƣợc điểm BTHH trong những năm qua là nặng về thuật toán ít gắn với thực tiễn và xem nhẹ thí nghiệm hóa học, hiện tƣợng hóa học. Mặt khác để phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập BTHH đƣợc định hƣớng nhƣ sau:
  • 30. 27 Nội dung BTHH phải gắn liền với thực tiễn đời sống, sản xuất và xã hội. Nội dung BTHH gắn với hiện tƣợng hóa học, gắn với thực hành thí nghiệm. BTHH giảm độ khó về thuật toán phức tạp tăng cƣờng câu hỏi sử dụng các phép tính sử dụng nhiều trong hóa học. Xây dựng các bài tập vận dụng kiến thức hóa học để bảo vệ môi trƣờng, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn. Đa dạng hóa các loại bài tập: Đài tập bằng hình vẽ; đồ thị; lắp ráp dụng cụ thí nghiệm; sử dụng hóa chất. BTHH cân đối tỉ lệ các mức độ nhận thức trong kiểm tra đánh giá: Biết - Hiểu - Vận dụng trong đó giảm dần mức độ biết tăng dần mức độ hiểu và vận dụng. 1.4.5. Ý nghĩa của BTHH đối với việc phát triển năng lực tƣ duy và tạo hứng thú cho HS trong học tập môn hóa học Đối với môn hóa học, giải BTHH là một phƣơng pháp phát triển tƣ duy nâng cao khả năng nhận thức của HS. Qua hoạt động này HS sẽ đƣợc: Rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề mới. Tự mình tìm ra cách giải trên cơ sở vận dụng kiến thức tổng hợp bộ môn hoặc liên môn. Nâng cao kết quả học tập, nâng cao năng lực của HS. Xây dựng hệ thống BTHH phù hợp với nội dung chƣơng trình, phù hợp với nhiều đối tƣợng HS trong lớp học, phù hợp với định hƣớng đổi mới giáo dục là công việc khó khăn đòi hỏi GV phải mất nhiều thời gian công sức. Thực tế đã chứng minh BTHH không chỉ rèn luyện và phát triển tƣ duy cho HS mà còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập phát huy nội lực của ngƣời học từ đó giúp cho việc tiếp thu, nghiên cứu bài mới dễ dàng và có hiệu quả hơn.
  • 31. 28 Tiểu kết chƣơng 1 Trong chƣơng này chúng tôi đã trình bày: - Lịch sử vấn đề nghiên cứu. - Những xu hƣớng dạy học Hóa Học hiện nay, khái niệm về phƣơng pháp dạy học tích cực, cũng nhƣ những dấu hiệu đặc trƣng của phƣơng pháp này. - Giới thiệu một số phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực. - Điều kiện áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực của giáo viên và học sinh và cơ sở vật chất cần thiết. - Nêu đƣợc lợi ích của việc tự học của Học sinh. - Khái niệm về bài tập hóa học và ý nghĩa của bài tập hóa học đối với sự hình thành và phát triển tri thức của học sinh đối với môn hóa học.
  • 32. 29 CHƢƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG VỀ KIM LOẠI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Nội dung kiến thức và mục tiêu của chƣơng đại cƣơng kim loại trong chƣơng trình lớp 12 THPT 2.1.1. Nội dung kiến thức của chƣơng đại cƣơng kim loại Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo mạng tinh thể kim loại. Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng đặc trƣng của kim loại  Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó. Khái niệm và ứng dụng của hợp kim. Ăn mòn điện hóa học. Các phƣơng pháp điều chế kim loại. 2.1.2. Mục tiêu kiến thức của chƣơng đại cƣơng kim loại Biết đƣợc vị trí, đặc điểm, tính chất, ứng dụng kim loại và quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại. Biết đƣợc khái niệm về hợp kim và tính chất và ứng dụng của hợp kim. Biết các khái niệm về ăn mòn và điều kiện ăn mòn kim loại, phƣơng pháp chống ăn mòn kim loại. Biết đƣợc nguyên tắc và các phƣơng pháp điều chế kim loại. 2.2. Phân tích và xây dựng nội dung kiến thức của toán về điện phân trong chƣơng đại cƣơng về kim loại của chƣơng trình hóa học 12 2.2.1. Thế phân giải và hóa thế Điện phân là sự phân hủy chất nhờ tác dụng của dòng điện một chiều. Khi nối nguồn điện một chiều với hai điện cực nhúng trong chất điện ly nóng chảy hay dung dịch chất điện ly ở các điện cực của bình điện phân xảy ra các quá trình oxi hóa và khử làm cho chất bị phân hủy. Nhƣ vậy quá trình diễn ra ở đây ngƣợc lại ở trong pin điện: dòng điện ở pin là do phản ứng oxi hóa khử sinh ra. Phản ứng trong pin tự phát xảy ra còn phản ứng điện phân chỉ xảy ra khi có dòng điện. Khi nối điện cực kẽm ( 2 Zn Zn  ) với điện cực Clo ( 2 2 Cl Cl ) ở điều kiện chuẩn, pin kẽm – clo có suất điện động E0 = 2,12V. Ngƣợc lại nếu dùng dòng điện một chiều có thế hiệu 2,12V nối hai điện cực trơ ( bằng platin hoặc than chì ) nhúng trong dung dịch ZnCl2 sẽ thấy kẽm kim loại bám vào điện cực nối với cực âm của
  • 33. 30 nguồn điện và khí clo xuất hiện ở điện cực nối với cực dƣơng của nguồn điện, nghĩa là ở các điện cực đó xảy ra hai nửa phản ứng: Ở cực âm ( catot ): Zn2+ + 2e  Zn Ở cực dƣơng ( anot ): 2Cl-  Cl2 +2e Phản ứng chung xảy ra là: Zn2+ + 2Cl- Zn + Cl2 ở thế hiệu là 2,12V Tƣơng tự nhƣ vậy, phản ứng điện phân: Cu2+ + 2Cl- Cu + Cl2 ở thế hiệu là 1,02V 2H+ + 2Cl- H2 + Cl2 ở thế hiệu là 1,36V Những thế hiệu 2,12V; 1,02V; 1,36V đƣợc gọi là thế phân giải của ZnCl2; CuCl2 và HCl tƣơng ứng ở trong dung dịch 1M. Vậy thế hiệu tối thiểu của dòng điện một chiều cần đặt vào các điện cực trơ để xảy ra sự điện phân chất gọi là thế phân giải ( kí hiệu là U ). Những thế phân giải của các chất trên đây đúng bằng sức điện động của các pin tƣơng ứng. Thế phân giải của ZnCl2 trong dung dịch: U = E0 = 2 0 Cl 2Cl E - 2 0 Zn Zn E = 1,36 – (-0,76) = 2,12V Thế phân giải của CuCl2 trong dung dịch: U = E0 = 2 0 Cl 2Cl E - 2 0 Cu Cu E = 1,36 – 0,34 = 1,02V Thế phân giải của HCl trong dung dịch: U=E0 = 2 0 Cl 2Cl E - 2 0 2H H E = 1,36 – 0,00 = 1,36V Ba ví dụ trên cho thấy thế phân giải của một chất điện ly bao gồm thế phân giải cation và thế phân giải anion. Thế phân giải của ion là thế tối thiểu cần đặt vào điện cực để ion đó tích điện hay phóng điện. Thế phân giải của đại đa số cation và anion ở các điện cực trơ thực tế bằng thế điện cực của nguyên tố đó. Thế phân giải của đại đa số cation và anion ở các điện cực trơ thực tế bằng thế điện cực của nguyên tố tƣơng ứng. Nhƣng thế phân giải của một vài ion nhƣ Fe2+ , Ni2+ , H+ và OH- (hay H2O) về giá trị tuyệt đối rất lớn hơn thế của điện cực tƣơng ứng. Khi điện phân dung dịch của chất chứa các ion đó ở trong nƣớc, ngƣời
  • 34. 31 ta phải dùng dòng điện có thế hiệu cao hơn so với suất điện động E của pin tƣơng ứng. Thế hiệu phụ thêm đó đƣợc gọi là hóa thế ( kí hiệu là E ). 2.2.2. Giải thích sự tạo thành sản phẩm khi điện phân dung dịch Khi điện phân dung dịch nƣớc chứa một số loại cation và một số loại anion thì về nguyên tắc, ở điện cực âm, cation nào có thế điện cực lớn hơn sẽ bị khử trước và ở điện cực dƣơng, anion nào có thế điện cực bé hơn sẽ bị oxi hóa trước. Tuy nhiên trên thực tế thứ tự đó thƣờng bị phá vỡ bởi hiện tƣợng hóa thế. Do đó, khi điện phân dung dịch muối của kim loại ở trong nƣớc thì trƣớc tiên ở các điện cực sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa - khử nào đòi hỏi thế phân giải bé nhất. Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta xét thế phân giải của tất cả những trƣờng hợp có thể xảy ra điện phân. Thí dụ nhƣ dung dịch CoCl2 1M với các điện cực platin nhẵn. r ng hợp th nhất: Ở điện cực âm: Co2+ + 2e Co, 0 CE = -0,28 Ở điện cực dƣơng: 2Cl- Cl2 + 2e, 0 aE = 1,36 Phản ứng điện phân: Co2+ + 2Cl- Co + Cl2, U= 1,36 –(-0,28) = 1,64V r ng hợp th h i: Ở điện cực âm: Co2+ + 2e Co, 0 CE = -0,28 Ở điện cực dƣơng: H2O 1 2 O2 + 2H+ + 2e, 0 aE = 1,23 Quá thế của oxi trên điện cực Pt nhẵn: cE = 0,5 Phản ứng điện phân: Co2+ + H2O Co + 1 2 O2 + 2H+ , U = 1,23 - (-0,28) + 0,5 =2,01 V r ng hợp th b : Ở điện cực âm: 2H2O + 2e H2 + 2OH- , 0 CE = -0,82 Ở điện cực dƣơng: 2Cl- Cl2 + 2e, 0 aE = 1,36
  • 35. 32 Quá thế của Hidro trên điện cực Pt nhẵn: cE = 0,4 Phản ứng điện phân: 2Cl- + 2H2O H2 + Cl2 + 2OH- , U= 1,36 – (-0,82) + 0,4 = 2,58V Trƣờng hợp thứ tƣ: Ở điện cực âm: 2H2O + 2e H2 + 2OH- , 0 CE = -0,82 Ở điện cực dƣơng: H2O 1 2 O2 + 2H+ + 2e, 0 aE = 1,23 Quá thế của Hidro trên điện cực Pt nhẵn: cE = 0,4 Quá thế của oxi trên điện cực Pt nhẵn: cE = 0,5 Phản ứng điện phân: H2O H2 + 1 2 O2 U = 1,23 –(-0,82) + 0,4 + 0,5 = 2,95V Các kết quả thu đƣợc trên đây cho thấy trƣờng hợp thứ nhất đòi hỏi thế phân giải bé nhất, nên dễ xảy ra nhất và do đó sản phẩm của quá trình điện phân dung dịch CoCl2 trong nƣớc là kim loại Coban và khí clo: CoCl2 doøngñieän Co + Cl2. Tính toán tƣơng tự nhƣ vậy, chúng ta giải thích đƣợc sự tạo thành sản phẩm của quá trình điện phân dung dịch của các chất sau đây với điện cực trơ: 2NaCl + 2H2O doøngñieän H2 + Cl2 + 2NaOH CuSO4 + H2O doøngñieän Cu + 1 2 O2 + H2SO4 Và sự phân hủy nƣớc khi điện phân các dung dịch H2SO4, NaOH, Na2SO4: H2O H2 + 1 2 O2. trong đó axit, bazơ, muối có vai trò tăng độ dẫn điện của dung dịch. 2.2.3. Ứng dụng của điện phân Phƣơng pháp điện phân đƣợc ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế sản xuất và trong phòng thí nghiệm nghiên cứu. Trong công nghiệp hóa chất, điện phân thƣờng đƣợc dùng để tách lấy đơn
  • 36. 33 chất từ hợp chất. Nhiều quá trình điện phân giữ vai trò then chốt trong sản xuất nhƣ: - Sản xuất NaOH, C12 bằng phƣơng pháp điện phân dung dịch NaCl đậm đặc. Trong quá trình điện phân, sản phẩm tạo ra là NaOH, H2 và C12 chứ không phải là O2 do quá thế của O2 quá lớn. Clo là một trong mƣời hóa chất đƣợc sản xuất nhiều nhất. Vì vậy, có thể nói rằng các nhà sản xuất đã thu lợi nhuận hàng tỉ đô la là nhờ vào việc ứng dụng quá thế điện phân. - Sản xuất các khí H2, O2 bằng phƣơng pháp điện phân dung dịch K2SO4, H2SO4, NaOH...thực chất là điện phân nƣớc, còn các chất muối, axit, kiềm, chỉ đóng vai trò làm tăng độ dẫn điện của dung dịch. Trong phòng thí nghiệm, sự điện phân nƣớc thành H2 và O2 đã đƣợc thực hiện từ năm 1800 đến nay vẫn đƣợc sử dụng để điều chế H2 và O2 siêu tinh khiết. - Sản xuất Li, Na, Mg, Ca, Sr, Ba, Cl2, Br2...bằng phƣơng pháp điện phân các muối halogenua nóng chảy. - Sản xuất Al bằng phƣơng pháp điện phân Al2O3 nóng chảy có thêm Na3AlF6 (criolit) để giảm nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit. - Sản xuất KClO3 bằng phƣơng pháp điện phân dung dịch KCl đặc, nóng. - Điều chế kim loại siêu tinh khiết. Bằng phƣơng pháp điện phân ngƣời ta có thể thu đƣợc các kim loại có độ tinh khiết cao nhƣ Zn, Cd, Mn, Cr, Fe. Ví dụ, khi điện phân dung dịch ZnSO4 đã đƣợc tinh chế và thêm H2SO4, do quá thế của H2 trên Zn khá lớn, nên ở catot không tạo ra H2 và tạo ra Zn. Sản phẩm Zn thu đƣợc đạt độ tinh khiết 99,99%. - Tinh chế kim loại. Nhờ phƣơng pháp điện phân có thể tinh chế hàng loạt kim loại nhƣ Cu, Ag, Au, Ni, Co và Pb. Phổ biến nhất là tinh chế đồng. Đồng thô (lẫn tạp chất) đƣợc dùng làm anot, nhúng trong dung dịch điện phân CuSO4. Đồng tinh khiết đƣợc dùng làm catot. Các ion Cu2+ từ sự hòa tan anot chuyển về catot và bị khử thành đồng tinh khiết bám vào catot. - Đúc các đồ vật bằng kim loại đƣợc tiến hành tƣơng tự nhƣ tinh chế kim loại. Trong quá trình điện phân, kim loại anot tan dần thành Mn+ và bị khử thành kim loại bám thành lớp trên khuôn đúc ở catot.
  • 37. 34 - Mạ điện Trong kĩ thuật, ngƣời ta mạ các kim loại nhƣ Zn, Cd, Cu, Ni, Cr, Sn, Ag và Au lên bề mặt các đồ vật bằng kim loại để chống gỉ, tăng vẻ bóng, đẹp của đồ vật bằng phƣơng pháp điện phân. Trong mạ điện, kim loại để mạ đƣợc dùng làm anot nhúng trong dung dịch muối của nó. Vật cần mạ đƣợc dùng làm catot. Trong quá trình điện phân, kim loại làm anot tan dần thành Mn+ còn ở catot, Mn+ bị khử thành lớp kim loại bám trên bề mặt đồ vật làm catot. - Phân tích định tính, định lƣợng và tách các kim loại trong hỗn hợp của chúng. Nguyên tắc dựa trên thế phóng điện khác nhau của các ion kim loại trong hỗ n hợp. Ví dụ: Trong dung dịch có chứa đồng thời một số ion kim loại khác nhau. Bằng cách tăng dần điện thế đặt vào hai điện cực của bình điện phân, các kim loại lần lƣợt thoát ra ở điện cực. Qua đó xác định đƣợc trong dung dịch có những ion kim loại nào và khối lƣợng của chúng là bao nhiêu. 2.3. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập củng cố mở rộng nội dung lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập chƣơng đại cƣơng về kim loại 2.3.1. Bài tập lý thuyết D ng 1: bài tập viết ph ơng tr nh ph n ng x r ở các điện cực, th tự các ion bị điện phân ở từng điện cực và ph ơng tr nh ph n ng chung khi điện phân (ph ơng tr nh điện phân),... Để làm dạng bài tập này cần phải chú ý đến thứ tự phản ứng của ion ở điện cực. 1./ Điện phân nóng chảy Thƣờng là các muối, có thể là oxit (Al2O3) hoặc hiđroxit (NaOH). Đối với muối thì ngƣời ta thƣờng điện phân muối clorua nóng chảy vì chúng không bị phân hủy khi nóng chảy. Phƣơng trình phản ứng dạng tổng quát nhƣ sau: 2ACln ñpnc 2A + nCl2 (1) 2AnOm ñpnc 2nA + mO2 (2) 4A(OH)n ñpnc 4A + nO2 + 2nH2O (3) Phản ứng (1) thƣờng dùng để điều chế Na, K, Ca, Mg, Ba,. Phản ứng (2) dùng để điều chế Al trong công nghiệp. Phản ứng (3) thƣờng dùng để điều chế Na.
  • 38. 35 *. Cách viết sơ đồ điện phân - Cực âm (-)(catot): xảy ra quá trình nhận electron. - Cực dƣơng (+)(anot): xảy ra quá trình nhƣờng electron. Ví dụ 1: Điện phân nóng chảy NaCl Sơ đồ điện phân: Catot (- ) NaCl (+) Anot Na+ Cl- Na+ + 1e Na 2Cl- Cl2+ 2e Phƣơng trình điện phân: 2NaCl ñpnc 2 Na + Cl2 Ví dụ 2: Điện phân nóng chảy NaOH Sơ đồ điện phân: Catot (-) NaOH (+) Anot Na+ OH- Na+ + 1e Na 4OH- O2 + 2H2O + 4e Phƣơng trình điện phân: 4NaOH ñpnc 4Na + O2 + 2H2O Ví dụ 3: Điện phân nóng chảy Al2O3 Sơ đồ điện phân: Catot (-) Al2O3 (+) Anot Al3+ O2- Al3+ + 3e Al 2O2- O2 + 4e Phƣơng trình điện phân: 2Al2O3 ñpnc 4Al + 3O2 Lƣu ý: Khi điện phân nóng chảy hỗn hợp nhiều chất thì thứ tự phản ứng của cation ngƣợc với thứ tự của nguyên tố kim loại trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, nghĩa là nguyên tố kim loại đứng sau thì cation của nó bị khử trƣớc. Ví dụ 1: Điện phân nóng chảy hỗn hợp các muối ZnCl2,NiCl 2 CuCl 2 thì ở catot, thứ tự phản ứng của cation nhƣ sau: Cu2+ + 2e Cu
  • 39. 36 Ni2+ + 2e Ni Zn2+ + 2e Zn 2./ Điện phân dung dịch muối tan trong nƣớc *. Cách viết sơ đồ điện phân - Cực (-) catot : xảy ra quá trình nhận electron. Ion kim loại sau nhôm nhận electron, ion kim loại từ nhôm trở về trƣớc không nhận electron mà nƣớc nhận electron. 2H2O + 2e 2OH- + H2 2 2 2 3 K Ba Ca Na Mg Al 2 2 2 2 2 2 3 2 2 3 Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Fe Hg Ag Pt Au H+ ( H2O) nhận e Cation kim loại thu e 2H2O +2e H2 +2OH- Mn+ + ne M - Cực (+) anot: xảy ra quá trình nhƣờng electron. Ion gốc axit không có oxi nhƣờng electron, ion gốc axit có oxi không nhƣờng electron mà nƣớc nhƣờng electron. *. Chú ý: Đối với cacboxylat ( muối của axit cacboxylic ) - Ở catot: 2H2O +2e H2 + 2OH- - Ở anot: 2RCOO- R-R + 2CO2 + 2e Phƣơng trình điện phân: 2RCOONa + 2H2O ñpdd 2 catot H 2NaOH + 2 anot 2CO R R Nếu không có màng ngăn: CO2 + NaOH NaHCO3 Khi nhiệt độ trong bình điện phân lớn hơn 400 C thì: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O Ví dụ 1: Điện phân dung dịch NaCl. Sơ đồ điện phân: Catot (-) NaCl, H2O Anot (+) Na+ , H2O Cl- , H2O
  • 40. 37 2H2O +2e H2 +2OH- 2Cl- Cl2+ 2e Phƣơng trình điện phân: NaCl + 2H2O ñpdd,mn 2 catot NaOH H  + 2 anot Cl Ví dụ 2: Điện phân dung dịch CuSO4 Catot (-) CuSO4, H2O Anot (+) Cu2+ , H2O SO4 2- , H2O Cu2+ +2e Cu 2H2O 4H+ + O2 +4e Phƣơng trình điện phân: CuSO4 + H2O ñpdd catot Cu + 1 2 2 42 anot O H SO 3. Bài tập áp dụng: Bài 1: Viết sơ đồ và phƣơng trình điện phân các chất sau: a./ Điện phân nóng chảy Ba (OH )2 b./ Điện phân dung dịch AgNO3, KBr, Na2SO4 Giải: a./ Sơ đồ điện phân: Catot (-) Ba(OH)2 (+) Anot Ba2+ OH- Ba2+ + 2e Ba 4OH- O2 + 2H2O + 4e Phƣơng trình điện phân: 2Ba(OH)2 ñpnc catot Ba + 2 2 anot O 2H O b./ - dung dịch AgNO3 Sơ đồ điện phân: Catot (- ) AgNO3, H2O (+) Anot Ag+ , H2O NO3 - ,H2O Ag+ + 1e Ag 2H2O 4H+ + O2 + 4e h ơng tr nh điện phân:
  • 41. 38 4AgNO3+ 2H2O ñpdd catot 4Ag + 2 3 anot O 4HNO - dung dịch KBr Sơ đồ điện phân: Catot (- ) KBr, H2O (+) Anot K+ , H2O Br- ,H2O 2H2O + 2e 2OH- + H2 2Br- Br2 + 2e Phƣơng trình điện phân: 2KBr + 2H2O ñpdd 2 catot KOH H + 2 anot  Br - dung dịch Na2SO4 Sơ đồ điện phân: Catot (-) Na2SO4, H2O (+) Anot Na+ , H2O SO4 2- ,H2O 2H2O + 2e 2OH- + H2 H2O 4H+ + O2 + 4e Phƣơng trình điện phân: 2H2O ñpdd 2 catot  2H + 2 anot  O Bài 2: Viết các quá trình điện phân lần lƣợt xảy ra ở các điện cực khi điện phân dung dịch chứa FeCl3, CuCl2, HCl biết thứ tự thế điện hóa nhƣ sau: 3 2 2 2 2 Fe Cu 2H Fe Cu H FeFe Giải: Ở catot (-): Fe3+ + 3e Fe2+ Cu2+ + 2e Cu 2H+ + 2e H2 Fe2+ + 2e Fe Ở anot (+): 2Cl- Cl2 + 2e.
  • 42. 39 Bài 3: Viết các phƣơng trình điện phân xảy ra khi điện phân ( với điện cực trơ, có màng ngăn ) dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl trong 3 trƣờng hợp: b = 2a; b < 2a; b > 2a. Giải: Catot (-) CuSO4, NaCl, H2O anot (+) Na+ , Cu2+ , H2O SO4 2- , Cl- , H2O Cu2+ + 2e Cu 2Cl- Cl2 + 2e Phƣơng trình điện phân: CuSO4 + 2NaCl ñpdd catot Cu + 2 anot Cl + Na2SO4 (1) a 2a TH1: b = 2a. 2 muối điện phân vừa hết. Sau khi (1) kết thúc thì H2O bị điện phân. TH2: b < 2a. Sau khi (1) kết thúc còn dƣ CuSO4 nên có phản ứng: CuSO4 + H2O ñpdd catot Cu + 1 2 4 22 anot H SO O (2) Sau khi (2) kết thúc thì H2O bị điện phân. TH3: b > 2a. Sau khi (1) kết thúc còn dƣ NaCl nên có phản ứng: 2NaCl + 2H2O ñpdd m.n 2 catot H + 2 anot NaOH Cl (3) Sau khi (3) kết thúc thì H2O bị điện phân. Bài 4: Giải thích và viết sơ đồ điện phân: a. khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm khác nhau. b. Khi điện phân dung dịch KNO3, và khi điện phân dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu đƣợc là giống nhau. Giải: a. Do ở catot xảy ra sự khử của những chất khác nhau nên phƣơng trình điện phân khác nhau và cho sản phẩm khác nhau. Sơ đồ điện phân: * KCl nóng chảy
  • 43. 40 Catot (-) KCl anot (+) K+ Cl- K+ + 1e K 2Cl- Cl2 + 2e Phƣơng trình điện phân: 2KCl ñpcn catot 2K + 2 anot Cl Sản phẩm khử tạo thành là kim loại kali. * dung dịch KCl Catot (-) KCl, H2O anot (+) K+ , H2O Cl- , H2O 2H2O + 2e H2 + 2OH- 2Cl- Cl2 + 2e Phƣơng trình điện phân: 2KCl + 2H2O ñpdd m.n 2 catot H 2KOH + 2 anot Cl Sản phẩm khử tạo thành là khí hidro. b. Ở catot, các ion H+ hoặc các phân tử H2O bị khử cùng giải phóng khí H2. Ở anot, H2O bị oxi hóa , giải phóng khí O2. Vì vậy sản phẩm tạo thành giống nhau. Sơ đồ điện phân: * Dung dịch KNO3 Catot (-) KNO3, H2O anot (+) K+ , H2O NO3 - , H2O 2H2O + 2e H2 + 2OH- 2H2O O2 + 4H+ + 4e Phƣơng trình điện phân: 2H2O ñpdd 2 catot  2H + 2 anot  O * Dung dịch H2SO4 Catot (-) H2SO4, H2O anot (+) H+ , H2O SO4 2- , H2O 2H2O + 2e H2 + 2OH- 2H2O O2 + 4H+ + 4e
  • 44. 41 Phƣơng trình điện phân: 2H2O ñpdd 2 catot  2H + 2 anot  O Bài 5: Có một dung dịch chứa anion NO3 - và các cation kim loại có cùng nồng độ mol l: Cu2+ ; Ag+ ; Pb2+ . Hãy cho biết thứ tự xảy ra sự khử của những ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải: Các quá trình khử ion kim loại ở catot xảy ra theo trình tự sau: ion kim loại nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị khử trƣớc: Ag+ + 1e Ag Cu2+ + 2e Cu Pb2+ + 2e Pb Bài 6: Các quá trình oxi hóa và khử xảy ra ớ các điện cực có giống nhau không, nếu ta điện phân dung dịch NiSO4 với: a. Các điện cực trơ ( Pt ). b. Các điện cực tan ( Ni ). Giải: Các quá trình khử ớ catot giống nhau, các quá trình oxi hóa ở anot là khác nhau a. Điện cực trơ ( Pt ). Sơ đồ điện phân: Catot (-) NiSO4, H2O anot (+) Ni2+ , H2O SO4 2- , H2O Ni2+ + 2e Ni 2H2O O2 + 4H+ + 4e Catot (-): tạo ra kim loại Ni. Anot (+): tạo ra khí oxi. b. Điện cực tan ( Ni ). Catot (-) NiSO4, H2O anot (+) Ni2+ , H2O SO4 2- , H2O
  • 45. 42 Ni2+ + 2e Ni Ni Ni2+ + 2e Hiện tƣợng: Ở anot không có khí bay ra, cực dƣơng bị ăn mòn, có một lƣợng Ni bám trên cực âm ( catot ) Giải thích: Điện cực dƣơng bằng Ni bị ăn mòn, do Ni bị oxi hóa: Ni Ni2+ + 2e. Những ion Ni2+ này lại chuyển dời sang cực âm, tại đây chúng bị khử thành Ni: Ni2+ + 2e Ni. 4. Bài tập rèn luyện: Bài 1 : Điện phân một dung dịch chứa anion NO" và các cation kim loại có cùng nồng độ mol: Cu2+ , Ag+ , Pb2+ . Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của những ion kim loại này trên bề mặt catot? Bài 2 : Hãy viết ptpƣ trên mỗi điện cực và ptpƣ chung (nếu có) cho mỗi sự điện phân sau: a. Dung dịch KCl có màng ngăn và không có màng ngăn. b. Dung dịch chứa đồng thời K2SO4 và CuSO4. c. Dung dịch Cu (NO3)2 với anot bằng Pt, catot bằng Cu. d. Dung dịch Cu (NO3)2 với anot bằng Cu, catot bằng Pt. Bài 3: Hãy nêu hiện tƣợng và viết ptpƣ khi điện phân các dung dịch hỗn hợp sau với điện cực Pt: a./ HCl và Cu (NO3)2 b./ NaCl và Cu (NO3)2 c./ Zn (NO3)2 và Cu(NO3)2 Xét tất cả các trƣờng hợp có thể xảy ra khi điện phân. Ngoài phƣơng pháp điện phân còn có phƣơng pháp nào tách đƣợc kim loại đồng ra khỏi các dung dịch trên? Bài 4: Ion Na+ có bị khử hay không, khi ngƣời ta thực hiện những phản ứng hóa học sau: a. Điện phân NaCl nóng chảy. b. Điện phân dung dịch NaCl. c. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
  • 46. 43 Viết sơ đồ, phƣơng trình điện phân và phản ứng hóa học đã xảy ra? Bài 5: Cho các chất ACln, RO, MOH ở trạng thái nóng chảy a./ Viết phƣơng trình điện phân từng chất. b./ Phƣơng pháp điện phân thƣờng dùng điều chế những kim loại nào? Bài 6: Phản ứng nào xảy ra trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy? A. Sự oxi hóa Mg2+ B. Sự khử ion Mg2+ C. Sự oxi hóa H2O D. Sự khử ion Cl- Bài 7: Trong quá trình điện phân KBr nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở điện cực dƣơng (anot)? A. Ion Br- bị khử B. Ion Br- bị oxi hóa C.Ion K+ bị oxi hóa D. Ion K+ bị khử Bài 8: Điện phân với điện cực trơ, có màng ngăn một dung dịch chứa các ion Fe2+ , Fe3+ , Cu2+ , Cl- . Thứ tự các ion bị điện phân ở catot là: A. Fe2+ , Fe3+ , Cu2+ B. Fe2+ , Cu2+ , Fe3+ C. Fe3+ , Cu2+ ,Fe2+ D. Fe3+ ,Fe2+ , Cu2+ Bài 9: Cho các anion: Cl- , Br- , S2- , I- , OH- . Dãy nào sau đây sắp xếp đúng thứ thự tăng dần tính oxi hóa của các anion ở anot (điện cực trơ) A. Cl- , Br- ,S2- , I- , OH- B. Br- ,S2- , I- , OH- ,Cl- C. I- , Cl- , Br- , S2- , OH- D. S2- , I- , Br- , Cl- ,OH- Bài 10: Phát biểu nào dƣới đây không đúng về bản chất quá trình hóa học xảy ra ở điện cực trong sự điện phân? A. Anion nhƣờng electron ở anot B. Cation nhận electron ở catot C. Sự oxi hóa xảy ra ở catot D. Sự khử xảy ra ở catot D ng 2: ài tập gi i th ch hiện t ợng ( sự biến đổi pH, sự th đổi màu c quỳ t m,...) Để làm bài tập này yếu tố cần thiết nhất phải viết chính xác các phƣơng trình điện phân.
  • 47. 44 1./ Bài tập áp dụng: Bài 1: Viết sơ đồ và phƣơng trình phản ứng xảy ra khi điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4, NaBr. Trong quá trình điện phân pH của dung dịch thay đổi nhƣ thế nào? Biết nồng độ mol của CuSO4, NaBr bằng nhau. Giải: Sơ đồ điện phân: Catot (-) CuSO4, NaBr, H2O anot (+) Cu2+ , Na+ , H2O SO4 2- ; Br- , H2O Cu2+ +2e Cu 2Br- Br2 + 2e Phƣơng trình điện phân: CuSO4 + 2NaBr ñpdd catot Cu + 2 anot Br + Na2SO4 (1) a/2 a Vì nồng độ mol của 2 muối bằng nhau nên trong dung dịch hỗn hợp, số mol của hai muối cũng bằng nhau. Kết thúc (1) còn dƣ a 2 mol CuSO4. Do muối CuSO4 thủy phân cho môi trƣờng axit nên sau (1) pH của dung dịch nhỏ hơn 7 CuSO4 + H2O ñpdd catot Cu + 2 2 4 anot O H SO (2) Tiếp đến thì (2) xảy ra. (2) làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch nên pH giảm 2H2O ñpdd 2 catot  2H + 2 anot  O (3) Kế đến là (3) xảy ra. (3) làm nƣớc cạn dần nên nồng độ H+ tiếp tục tăng dần, pH tiếp tục giảm dần nhƣng giảm chậm vì H2O cạn đi chậm. Bài 2: Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl có màng ngăn, sau một thời gian điện phân ta thấy: a. dung dịch thu đƣợc làm đỏ quỳ tím. b. dung dịch thu đƣợc không đổi màu quỳ tím. c./ dung dịch thu đƣợc làm xanh quỳ tím. Giải:
  • 48. 45 Catot (-) NaCl, HCl, H2O anot (+) Na+ , H+ , H2O Cl- , H2O 2H+ + 2e H2 2Cl- Cl2 + 2e 2H2O + 2e H2 + 2OH- a. dung dịch thu đƣợc làm quỳ tím hóa đỏ, chứng tỏ HCl chƣa điện phân hết. Phƣơng trình điện phân: 2HCl ñpdd 2 catot H + 2 anot Cl (1) b. dung dịch thu đƣợc không làm đổi màu quỳ tím chứng tỏ (1) đã điện phân vừa hết. c. dung dịch thu đƣợc làm xanh quỳ tím chứng tỏ ở catot H2O bắt đầu bị khử. Phƣơng trình điện phân: 2NaCl + 2H2O ñpdd m.n 2 catot H 2NaOH + 2 anot Cl (2) Bài 3: Viết phƣơng trình phản ứng có thể xảy ra khi điện phân dung dịch hỗn hợp gồm: HCl, CuCl2, NaCl với điện cực trơ có màng ngăn. Hãy cho biết pH của dung dịch sẽ thay đổi nhƣ thế nào? ( tăng hay giảm ) trong quá trình điện phân. Giải: Thứ tự điện phân: CuCl2 ñpdd catot Cu + 2 anot Cl . pH không thay đổi do không làm thay đổi H+ và pH < 7. 2HCl ñpdd 2 catot H + 2 anot Cl . pH tăng do H+ giảm và pH = 7 khi HCl vừa điện phân hết. 2NaCl + 2H2O ñpdd m.n 2 catot H 2NaOH + 2 anot Cl . pH tiếp tục tăng do [OH- ] tăng và pH > 7. 2H2O ñpdd 2 catot  2H + 2 anot  O . Do nƣớc cạn dần nên [OH- ] tăng dần và pH tăng chậm.
  • 49. 46 Bài 4: Viết phƣơng trình phản ứng điện phân (điện cực trơ) dung dịch từng chất sau: NaCl (có màng ngăn), FeSO4 và HCl đến khi nƣớc bắt đầu điện phân thì ngừng lại. Cho biết quỳ tím đổi màu gì trong dung dịch còn lại sau điện phân từ ng chất? Rút ra nguyên tắc chung khi điện phân dung dịch muối (của nhóm kim loại và nhóm axit nào) để nhận đƣợc dung dịch sau điện phân là axit, bazơ? Giải: 2NaCl + 2H2O ñpdd m.n 2 catot H 2NaOH + 2 anot Cl . Dung dịch sau điện phân làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. 2FeSO4 + 2H2O ñpdd catot 2Fe + 2 2 4 anot O H SO . Dung dịch sau điện phân làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. 2HCl ñpdd 2 catot H + 2 anot Cl . Dung dịch sau điện phân không làm đổi màu quỳ tím. - Để nhận đƣợc dung dịch sau điện phân có môi trƣờng axit, phải điện phân dung dịch muối tạo bởi kim loại có tính khử kém Al (sau Al) và gốc axit có oxi. - Để nhận đƣợc dung dịch sau điện phân có môi trƣờng bazơ, phải điện phân dung dịch muối tạo bởi kim loại từ Al trở về trƣớc (Al, kiềm, kiềm thổ) và gốc axit không có oxi. 2./ Bài tập rèn luyện Bài 1: Điện phân dung dịch hỗn hợp H2SO4, CuSO4, Khi với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Trong đó nồng độ mol l của hai muối bằng nhau. Nếu thêm vài giọt quỳ vào thì màu của dung dịch thay đổi nhƣ thế nào trong quá trình điện phân? Bài 2: Khi điện phân dung dịch của một loại muối, giá trị pH trong không gian gần điện cực của một cực tăng lên. Dung dịch muối nào bị điện phân? a. Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa hai quá trình: Cho Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 và điện phân dung dịch AgNO3 với anot bằng Cu. b. Một hợp chất có công thức CuCO3.Cu(OH)2. Từ chất đó hãy trình bày 3 phƣơng pháp điều chế Cu? Phƣơng pháp nào thu đƣợc Cu tinh khiết hơn cả?
  • 50. 47 Bài 4: Hãy giải thích: a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu đƣợc là khác nhau. b. Khi điện phân dung dịch KNO3 , dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu đƣợc là giống nhau. Bài 5: Hãy viết sơ đồ và phƣơng trình điện phân xảy ra khi điện phân dung dịch CuSO4 với hai điện cực bằng platin (Pt). Sau khi điện phân đƣợc một thời gian, ngắt nguồn điện ngoài và nối hai điện cực trên bằng dây dẫn, có hiện tƣợng gì xảy ra? Giải thích và minh họa bằng phƣơng trình hóa học? Bài 6: Điện phân canxi clorua nóng chảy đƣợc chất rắn A và khí B. Cho A tác dụng với nƣớc thu đƣợc khí C và dung dịch D. Thu khí B và C choph ản ứ ng với nhau, lấy sản phẩm hòa tan trong nƣớc đƣợc dung dịch E. Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch E. Quan sát màu của giấy quỳ thấy gì? Đổ toàn bộ dung dịch D vào dung dịch E, màu của giấy quỳ biến đổi nhƣ thế nào?Giải thích? (Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và trong khi thực hiện phản ứng không để mất mát sản phẩm). Bài 7: Điện phân một dung dịch hỗn hợp gồm HCl, CuCl2 NaCl với điện cực trơ có màng ngăn. pH của dung dịch thay đổi nhƣ thế nào trong quá trình điện phân? A. Tăng B. Giảm C. Tăng rồi giảm D. Giảm rồi tăng Bài 8: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng, nhận thấy màu xanh của dung dịch không đổi. Đó là do nguyên nhân nào sau đây? A. Sự điện phân không xảy ra B. Thực chất là điện phân nƣớc C. Đồng tạo ra ở catot lại tan ngay D. Lƣợng đồng bám vào catot bằng lƣợng đồng tan ra ở anot do điện phân Bài 9: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trƣớc khi có khí thoát ra là: A. Zn B. Cu C. Fe D. Na
  • 51. 48 Bài 10: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catot trƣớc khi có khí thoát ra là: A. Zn B. Cu C. Fe D. Na 2.3.2. Bài tập định lƣợng 2.3.2.1. Bài tập điện phân không cho giả thiết cƣờng độ dòng điện I và thời gian điện phân t * Lƣu ý: Để giải loại này ta xem phƣơng trình điện phân nhƣ một phản ứng bình thƣờng. Bài 1: Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 một thời gian, khi ngừng điện phân, ở catot xuất hiện 3,2g kim loại Cu. Hỏi ở anot xuất hiện khí gì và với thể tích là bao nhiêu (đktc)? Giải: Phƣơng trình điện phân: CuSO4+ H2O ñpdd catot Cu + 1 2 2 42 anot O H SO Ta có: 2Cu O 3,2 n 0,05mol; n 0,025 64 . 2O V 22,4.0,025 0,56 (lít) Bài 2: Tính lƣợng các chất tham gia và thu đƣợc khi điện phân dung dịch ZnS04. Gọi a là số gam chất bị điện phân. Phƣơng trình điện phân: ZnSO4 + H2O ñpdd catot Zn + 1 2 2 42 anot O H SO 1.161g 1mol 65g 0,5.22,4(l) 1mol a (g) x mol y (g) V(l) z mol Chú ý: Khi đang điện phân, tức là lúc đang có dòng điện chạy qua thì Zn bám lên catot không tác dụng với H2SO4 sinh ra trong dung dịch. Lúc ngừng điện phân và để yên thì có phản ứng: Zn + H2SO4 loãng ZnSO4 + H2
  • 52. 49 Bài 3: điện phân có màng ngăn 150ml dung dịch BaCl2. Khí thoát ra ở anot có thể tích là 112ml (đktc ). Dung dịch còn lại trong bình điện phân sau khi đƣợc trung hòa bằng axit HNO3 đã phản ứng vừa đủ với 20g dung dịch AgNO3 17%. a. Viết phƣơng trình điện phân và các phản ứng hóa học xảy ra. b. Tính nồng độ mol của dung dịch BaCl2 trƣớc khi điện phân. Giải: a. Các phƣơng trình hóa học xảy ra. BaCl2 + 2H2O ñpdd 2 2 catot H   Ba OH + 2 anot Cl (1) Ba(OH)2 + HNO3 Ba(NO3)2 + H2O (2) BaCl2 + 2AgNO3 Ba(NO3)2 + 2AgCl (3) b. Nồng độ mol của BaCl2 2Cl V 0,112 n 0,005mol 22,4 22,4 3 dd AgNO C%.m 17.20 n 0,02mol 100.M 100.170 (1) 2 2BaCl Cl n n 0,005mol (3) 2 3 1 BaCl AgNO2 n n 0,01mol Nên: BaCl2 M 0,01 0,005 C 0,1(M) 0,15 Bài 4: Điện phân (với điện cực platin) 200ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có bọt khí thoát ra ở catot thì dừng lại. Để yên dung dịch cho đến khi khối lƣợng của catot không đổi thấy khối lƣợng tăng 3,2g so với lúc chƣa điện phân. Tính nồng độ M của dung dịch Cu(NO3)2 trƣớc khi điện phân. Giải: Gọi x là số mol Cu(NO3)2 ban đầu. Phƣơng trình điện phân: Cu(NO3)2 + H2O ñpdd catot Cu + 1 2 32 anot O   2HNO x x 2x
  • 53. 50 Khi khí bắt đầu thoát ra ở catot là lúc nƣớc bắt đầu điện phân, nghĩa là Cu(NO3)2 bị điện phân vừa hết. 2H2O ñpdd 2 catot 2H + 2 anot O Ngừng điện phân và để yên dung dịch, thì Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng giải phóng khí NO. 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O Bđ: x 2x Pƣ: 2x.3 8 2x Dƣ: 2x.3 x x 8 4 Vậy: x 3,2 0,05 x 0,2 4 64 Cu(NO )3 2 M 0,2 C 1(M) 0,2 Bài 5: Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. Sau một thời gian thấy khối lƣợng dung dịch giảm đi 8,0g. a Tính khối lƣợng Cu bám trên catot. b Sục khí H2S tới dƣ vào dung dịch sau điện phân, thu đƣợc 4,8g kết tủa. Tính nồng độ ban đầu của dung dịch CuSO4. Giải: a. Phƣơng trình điện phân: CuSO4 + H2O ñpdd catot Cu + 1 2 2 42 anot O   H SO (1) x x 0,5x Khối lƣợng dung dịch giảm đi chính là khối lƣợng kim loại sinh ra bám lên catot và khối lƣợng khí thoát ra ở anot. Gọi x là số mol CuSO4 bị điện phân theo (1) ta có: 64x + 0,5x.32 = 0,8 x = 0,01. Vậy khối lƣợng Cu bám lên thanh catot là: mCu = 0,01.64 = 0,64 gam.
  • 54. 51 b. dung dịch sau điện phân tác dụng với khí H2S tạo kết tủa, nên CuSO4 còn dƣ. Phƣơng trình: CuSO4 + H2S CuS + H2SO4 (2) 4CuS CuSO dö 4,8 n n 0,05mol 96 Suy ra: CuSO banñaàu4 M 0,01 0,05 C 0,3(M) 0,2 Bài 6: Điện phân 200ml dung dịch muối nitrat kim loại M hóa trị I điện cực trơ cho đến khi trên bề mặt catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân, phải dùng 250ml dung dịch NaOH 0,8M. Mặt khác, nếu ngâm một thanh kẽm có khối lƣợng 50g vào 200ml dung dịch muối nitrat kim loại nói trên, phản ứng xong khối lƣợng thanh kẽm tăng thêm 30,2% so với khối lƣợng ban đầu. a Tính nồng độ mol l của dung dịch muối nitrat trƣớc điện phân. b Tìm công thức hóa học của muối nitrat kim loại M. Giải: a. nồng độ mol MNO3 ban đầu. Khi bề mặt catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân, nghĩa là ion M+ đã bị khử vừa hết, H2O bắt đầu bị khử sinh khí H2. Các phƣơng trình điện phân: 2MNO3 + H2O ñpdd catot 2M  + 1 2 32 anot O 2HNO (1) HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O (2) Zn + 2MNO3 Zn(NO3)2 + 2M (3) (2): NaOH n 0,8.0,25 0,2mol (3): Zntaêng30,2% 30,2.50 m 15,1gam 100 (1) và (2): 3 3NaOH HNO MNO n n n 0,2mol MNO3 M 0,2 C 1M 0,2