SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐINH THỊ KIM OANH
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐINH THỊ KIM OANH
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣờihƣớng dẫnkhoahọc:TS. PhạmVănGiáp
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu trong Luận văn này là trung thực. Kết quả phân
tích, lý luận gắn với thực tiễn hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú
Thọ. Luận văn này là kết quả lao động, công trình nghiên cứu khoa học của tôi.
Phú Thọ, ngày……..tháng……..năm 2014
Tác giả luận văn
Đinh Thị Kim Oanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã dược sự giúp đỡ của các tập thể và cá
nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo của
trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Khoa sau Đại học Đại học
Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong quá trình giảng dạy, đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học. Đặc
biệt là thầy giáo - TS. Phạm Văn Giáp - người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn các ban ngành nơi tôi công tác và nghiên
cứu luận văn, cùng toàn thể các đồng nghiệp học viên lớp cao học quản lý
kinh tế khóa 9, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn
thành chương trình học của mình và góp phần thực hiện tốt hơn cho công tác
thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ! .
Phú Thọ, ngày……..tháng……..năm 2014
Tác giả luận văn
Đinh Thị Kim Oanh
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................viii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài..................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................2
5. Kết cấu Luận văn........................................................................................................2
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................3
1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế.........................................................3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh
vực y tế.............................................................................................................................3
1.1.2. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế..............................5
1.2. Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế ..6
1.2.1. Sự cần thiết và mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế..............................................................................6
1.2.2. Nguồn tài chính và nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc lĩnh vực y tế...........................................................................................................9
1.3. Sự cần thiết hoàn thiện cơ thế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế
công lập...............................................................................................................................18
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc lĩnh vực y tế .............................................................................................21
1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.............................................21
1.4.2. Cơ chế quản lý tài chính....................................................................................22
4
1.4.3. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị
sự nghiệp........................................................................................................................22
1.4.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị sự nghiệp........23
Chƣơng 2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................25
2.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................25
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận....................................................................................25
2.2.2. ..........................................................25
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................26
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin......................................................................27
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................29
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động KCB của đơn vị..........................29
2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác tự chủ tài chính tại đơn vị ........................29
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ..........................................................30
3.1. Khái quát về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ........................................................30
3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ..............34
3.2.1. Cơ chế quản lý nguồn thu..................................................................................35
3.2.2. Cơ chế quản lý các khoản chi............................................................................42
3.2.3. Tình hình thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ tại Bệnh viện ...........................48
3.2.4. Cơ chế quản lý tài sản, vật tư............................................................................61
3.2.5. Cơ chế kiểm tra kiểm soát tài chính.................................................................62
3.3. Đánh giá chung tình hình tự chủ tài chính của bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2009 - 2013................................................................................................62
3.3.1. Những kết quả đạt được.....................................................................................63
3.3.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.........................................................65
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BVĐK TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN TỚI...................75
4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong thời
gian tới ................................................................................................................................75
5
4.1.1. Mục tiêu...............................................................................................................75
4.1.2. Các nhiệm vụ trọng tâm ....................................................................................76
4.1.3. Quan điểm, định hướng về tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp y
tế công lập trực thuộc Sở Y tế nói chung và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú
Thọ nói riêng ................................................................................................................81
4.2. Giải pháp hoàn thiện tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới ..............................................................................................................82
4.2.1. Nâng cao nhận thức về tự chủ tài chính ..........................................................82
4.2.2. Đa dạng hóa nguồn thu cho bệnh viện ............................................................83
4.2.3. Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả các khoản chi ..................................86
4.2.4. Hoàn thiện cơ chế trả lương và phân phối thu nhập ......................................88
4.2.5. Tăng cường công tác quản lý tài sản công......................................................89
4.2.6. Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát tài chính ........................................89
4.2.7. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức ................................................92
4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp .............................................................................93
4.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ............................................................93
4.3.2. Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.......................................................96
KẾT LUẬN .......................................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 101
6
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CBCVN : Cán bộ công nhân viên
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp
ĐVSNCL : Đơn vị sự nghiệp công lập
HĐSN : Hoạt động sự nghiệp
KCB : Khám chữa bệnh
KSK : Khám sức khỏe
NSNN : Ngân sách nhà nước
TCHC : Tổ chức hành chính
TCKT : Tài chính kế toán
TSCĐ : Tài sản cố định
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của bệnh viện giai đoạn 2009-2013.................................32
Bảng 3.2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn giai đoạn 2009 - 2013........33
Bảng 3.3: Tổng hợp kinh phí ngân sách cấp giai đoạn 2009-2013.............................36
Bảng 3.4: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2009 - 2013...............................38
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chi tiết các nguồn thu giai đoạn 2009-2013.......................40
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi tiết các khoản chi giai đoạn 2009-2013 .......................44
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn NSNN năm 2009 - 2013.......46
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí 2009-2013......47
Bảng3.9: Bảngtổnghợptrích lậpcác quỹvàthunhậptăng thêm 5 năm 2009 - 2013.........60
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu cơ bản dự kiến 2014-2018........................................................76
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhân sự của Bệnh viện theo trình độ chuyên môn giai đoạn
2009 - 2013.....................................................................................................33
Biểu đồ 3.2: Tình hình điều trị nội trú của Bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013.. 34
Biểu đồ 3.3: Tổng hợp kinh phí ngân sách cấp cho Bệnh viện trong giai đoạn
2009 - 2013.....................................................................................................37
Biểu đồ 3.4: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp Bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013 38
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện năm 2009 và 2013.........................41
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu các khoản chi của Bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013 ...........45
Biểu đồ 3.7: Tình hình quỹ tiền lương và thu nhập tăng thêm trong giai đoạn
2009 - 2013.....................................................................................................60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây hệ thống y tế Việt Nam được đánh giá là tiếp tục đạt
những thành tựu thần kỳ. Nhiều chỉ số về sức khỏe đã đạt cao hơn so với các nước
có cùng mức thu nhập. Việt Nam cũng được coi là một quốc gia có những chính
sách tài chính y tế công bằng nhằm hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn thương
như trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số… Mạng lưới cung ứng dịch vụ khám
chữa bệnh được mở rộng với gần 14.000 cơ sở khám chữa bệnh công lập ở 4 cấp,
đạt 20,4 giường bệnh/ 10.000 dân.
Những thành tựu về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Việt Nam gắn liền với
quá trình đổi mới và phát triển đất nước trong hơn 20 năm qua, trong đó có đổi mới
hệ thống y tế. Có thể nhận định rằng, đổi mới lĩnh vực y tế ở Việt Nam được bắt
đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ
khám chữa bệnh, như các chính sách thu một phần viện phí (năm 1989), Pháp lệnh
Hành nghề y dược tư nhân (năm 1993 và sửa đổi năm 2003), chính sách về bảo
hiểm y tế (năm 1992), chính sách miễn, giảm viện phí cho người có công với nước,
người nghèo (năm 1994), chính sách xã hội hóa và giao quyền tự chủ về tài chính
cho các cơ sở y tế công lập, cụ thể hóa tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP và Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính trong
các đơn vị sự nghiệp nói chung và sự nghiệp y tế nói riêng.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực y tế. Trong quá trình hoạt động thực hiện cơ chế tài chính mới Bệnh
viện đã chủ động trong việc huy động các nguồn thu hợp pháp để đầu tư, nâng cấp
trang thiết bị, tạo điều kiện tăng thu, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên
chức góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những
kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, việc triển khai đề
tài: "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ” là
cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013 nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Phú Thọ
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn
vị sự nghiệp công lập, tập trung nghiên cứu thực trạng tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2013
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, so
sánh, tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa…
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Dựa trên lý luận và nghiên cứu thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ,
đề tài góp phần:
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với
ĐVSNCL thuộc lĩnh vực Y tế.
Đánh giá thựctrạng cơ chếtự chủtài chính tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài
chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
5. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận
văn kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
3
Chƣơng1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế
1.1.1. Kháiniệm, đặcđiểm,phânloạiđơnvị sự nghiệp công lập thuộclĩnhvực y tế
Đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thuộc lĩnh vực y tế nằm trong hệ
thống các ĐVSNCL nói chung. ĐVSNCL thuộc lĩnh vực Y tế hoạt động trong các
lĩnh vực sự nghiệp y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập,
thực hiện cung cấp các dịch vụ y tế và đóng góp một phần quan trọng trong duy trì
hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế
toán theo quy định của Luật Kế toán, hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp y tế,
đảm bảo an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy
nhiên, hoạt động sự nghiệp (HĐSN) công lập thuộc lĩnh vực y tế lại có những nét
riêng biệt so với các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế.
* Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp (thu phí, lệ phí, thu dịch vụ, thu khác…)
ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính như sau:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động) nếu mức tự
đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên lớn hoặc bằng 100% (A ≥ 100%);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước (NSNN) cấp (gọi tắt là đơn vị
sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt
động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100% (10% ≤ A ≤ 100%);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,
kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn
bộ chi phí hoạt động) nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ 10%
trở xuống (A ≤ 10%).
4
* ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế bao gồm:
- Các bệnh viện, các viện và trung tâm có giường bệnh, cơ sở điều dưỡng và
phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành và địa phương;
- Các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc viện nghiên cứu, trường đào tạo y,
dược trong toàn quốc;
- Các trung tâm y tế, trung tâm tin học y tế thuộc các Bộ, ngành, địa phương;
- Các viện, trạm, trại hoặc các đơn vị khác có chức năng và nhiệm vụ phòng,
chống bệnh dịch thuộc các Bộ, ngành, địa phương;
- Các đơn vị có chức năng kiểm định vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y
tế, kiểm nghiệm thuốc, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, kiểm dịch y tế thuộc các Bộ,
ngành, địa phương;
- Các cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế, máu và các chế phẩm về máu,
dịch truyển hoặc các sản phẩm khác thuộc ngành y tế;
- Các đơn vị sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu
ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạp chí thuộc lĩnh vực y tế.
* ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế là Bệnh viện có những đặc điểm sau:
- Là đơn vị sự nghiệp có thu của Nhà nước nên chịu chỉ đạo của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
- Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhà nước đảm
bảo mọi người đều được chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng phù hợp với khả
năng kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế không vì
mục tiêu lợi nhuận mà vì lợi ích cộng đồng;
- Là bộ mặt của ngành y tế, kỹ thuật của bệnh viện phản ánh sự phát triển y
học của một quốc gia;
- Bệnh viện là trung tâm chẩn đoán và điều trị với kỹ thuật cao, giữ vai trò
quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia về lĩnh vực khám, chữa bệnh (KCB), làm
giảm đi sự thiếu hụt lao động vì ốm đau, giúp phục hồi sức khỏe và chữa bệnh cho
mọi người.
Như vậy, từ những đặc trưng cơ bản trên của ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế
giúp ta quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế được tốt hơn trong đó
có hoạt động quản lý tài chính bệnh viện.
5
1.1.2. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế
Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ
mô của Nhà nước. Trong quá trình đó yếu tố con người vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Con người được coi là nguồn lực năng động
nhất trong mọi nguồn lực nên việc chăm lo đầy đủ đến việc phát triển con người
phải thông qua việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bằng cách nuôi dưỡng, bảo toàn
thể lực, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Có như vậy mới đảm bảo được nền
tảng vững chắc về sự phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện được chiến lược phát triển
con người: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Mặt khác trong hai mục tiêu lớn của chiến lược con người là khai thác và
phát huy cao độ năng lực lao động, chất xám, tạo môi trường phát triển có trọng
dụng nhiều nhân tài. Nhưng để đạt được điều đó đòi hỏi người lao động phải có sức
khỏe, sức khỏe là tiền đề để tạo ra trí thức cho con người. Thật vậy, ngành y tế với
chức năng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực của nhân dân nên có một vị trí hết
sức quan trọng trong việc phát triển nguồn lực để thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta coi việc quan tâm đến sự
nghiệp y tế là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân, đồng thời coi chiến lược con
người là khâu then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Để nâng cao chất lượng ngành y tế cần phải có sự đầu tư, mà trước hết là sự
đầu tư về mặt tài chính. Vốn đầu tư cho y tế có thể được khai thác dưới nhiều hình
thức khác nhau, song hiện nay ở nước ta chủ yếu vẫn là do nguồn NSNN đài thọ và
nó hình thành nên khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Thông qua chi NSNN sẽ có
tác động quan trọng đến việc tổ chức mạng lưới cũng như cơ cấu của ngành y tế, từ
đó sắp xếp cho phù hợp, hướng dẫn quản lý các hoạt động y tế một cách có hiệu
quả. Trong cơ chế thị trường yêu cầu cơ bản của việc thực hiện cơ chế mới là nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế có khả năng chủ động điều hòa, cân đối, sử
dụng lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí một cách hợp lý có hiệu quả phục
vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
6
1.2. Cơ chếtự chủ tài chínhđối với đơn vị sự nghiệpcông lậpthuộc lĩnhvựcy tế
1.2.1. Sự cần thiết và mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế
1.2.1.1. Khái niệm về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế, nhưng quan điểm chung nhất: cơ
chế là quá trình chuyển động dây chuyền của các bộ phận cấu thành hệ thống, trong
đó có bộ phận khởi động và chủ động, các bộ phận bị động trung gian (bộ phận
truyền dẫn) và bộ phận bị động cuối cùng (công, quả).
Cơ chế quản lý là một hệ thống các nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản
lý trong những giai đoạn khác nhau áp dụng cho những đối tượng khác nhau, những
khâu khác nhau trong việc quản lý xã hội.
Tự chủ là các chủ thể có quyền tự quyết, hành động trong khuôn khổ pháp
luật, có tính chủ động và năng động trong việc điều hành các hoạt động của mình.
Xét trên góc độ quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính là việc cơ quan
quản lý cấp trên (chủ thể quản lý) cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị quản lý)
được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khổ
pháp luật về quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Cùng với việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, cơ quan cấp trên
cũng yêu cầu đơn vị được trao quyền tự chủ phải chịu trách nhiệm về quyền quyết
định của mình. Đơn vị phải thực hiện tự đánh giá và tự giám sát việc thực hiện các
quy định theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính và lĩnh vực khác
được trao quyền tự chủ, sẵn sàng giải trình và công khai hóa các hoạt động của đơn
vị mình, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị mình.
Tự chủ và tự chịu trách nhiệm gắn liền với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các đơn vị và đảm bảo hoạt động đó luôn đúng theo quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế tự chủ tài chính ĐVSNCL được thực hiện theo
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là
Nghị định 43), quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các ĐVSNCL. Trong đó ĐVSNCL
được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tạo lập và sử dụng nguồn tài
chính để thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động của mình.
7
1.2.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc lĩnh vực y tế
Các ĐVSNCL y tế trước đây hoạt động không khác bao nhiêu so với các đơn
vị hành chính, biểu hiện:
- Về tài chính: cơ sở y tế công lập là đơn vị dự toán như cơ quan hành chính,
chỉ dựa vào một số nguồn đầu tư từ NSNN cấp theo dự toán được duyệt, khi chi
cũng tương tự;
- Kế hoạch và chương trình hoạt động thường được cấp trên giao cụ thể và
do cấp trên quyết định, ngoài danh mục kế hoạch không có kinh phí để thực hiện;
- Về tổ chức cán bộ: cấp trên quyết định biên chế không chỉ cho toàn đơn vị
mà cả đến cấp dưới trực thuộc;
Chính cơ chế quản lý như trên, các cơ sở y tế công lập có rất ít quyền chủ
động trong các loại hoạt động chủ yếu của mình, trong khi đó đây là một loại hoạt
động có tính chuyên môn sâu, cán bộ quản lý cấp trên không thể nhanh chóng hiểu
rõ được nên việc đưa ra quyết định quản lý đúng đắn kịp thời là rất khó.
Khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, các đơn vị sự nghiệp y tế phải đối
diện với nhiều thách thức trước yêu cầu của xã hội về số lượng và chất lượng dịch
vụ cung ứng. Đặc biệt là đối với đơn vị y tế trung ương, các đơn vị này đã rất lúng
túng do nhu cầu về KCB tăng lên đột biến trong khi khả năng cung cấp của ngân
sách là có hạn, đồng thời bó buộc về mặt cơ chế tài chính không tạo ra động lực bứt
phá trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị. Cơ chế “xin - cho” đã được thực
hiện trong một thời gian dài, sự bao cấp quá nhiều từ phía Nhà nước đã làm cho các
đơn vị sự nghiệp hoạt động cứng nhắc và kém hiệu quả. Do vậy, để nâng cao hiệu
quả hoạt động của khu vực công cần thiết phải thay đổi cơ chế quản lý theo cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Với quan điểm mới về hoạt động của ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế là đơn vị
cung ứng dịch vụ công đáp ứng trực tiếp nhu cầu về dịch vụ KCB cho con người.
Dịch vụ này có thể thu tiền thông qua viện phí vì đây là dịch vụ công, không thuần
túy có thể xã hội hóa được. Chính vì vậy, có thể thực hiện cơ chế quản lý đối với
các đơn vị sự nghiệp này theo hướng tăng cường quyền tự chủ của các đơn vị để thu
hút sự tham gia của xã hội và mở rộng cung ứng dịch vụ. Từ nhận thức mới này,
8
Nhà nước đã có những cởi mở về mặt cơ chế, đánh dấu sự thay đổi cơ chế quản lý
là sự ra đời của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ (sau
đây gọi tắt là Nghị định 10) về việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự
nghiệp có thu. Tuy nhiên, tự chủ theo Nghị định 10 còn ở phạm vi hẹp, Nhà nước
mới chỉ trao quyền tự chủ về tài chính là chủ yếu mà các quyền khác vẫn bị hạn chế
nên các đơn vị còn gặp khó khăn trong quá trình hoạt động.
Nghị định số 43 và tiếp theo là Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày
15/12/2012 (sau đây gọi tắt là Nghị định 85) của Chính Phủ "về cơ chế hoạt động,
cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập" thực sự đem lại sự
đổi mới và phát triển toàn diện cho các đơn vị sự nghiệp công lập đặc biệt là các
đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế đã tạo quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các
đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp y tế. Việc trao quyền tự
chủ cho các đơn vị không phải là “tự chủ tuyệt đối” mà là tự chủ luôn gắn liền với
trách nhiệm. Cơ chế quản lý mới tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế nhằm khai thác tối đa tiềm năng, đồng
thời thúc đẩy việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách tiết kiệm, có
hiệu quả. Cụ thể trên các mặt sau:
- Đơn vị sự nghiệp y tế công lập được quyền tự chủ lớn hơn trong việc xác
định tổ chức bộ máy và nhân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trên
cơ sở đó xác định số biên chế hợp lý, tinh giản những lao động dư thừa hoặc làm
việc không hiệu quả.
- Đơn vị cũng được chủ động hơn trong việc quản lý và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ được giao, được liên doanh, liên kết, hợp đồng cung ứng dịch vụ… nhờ
đó góp phần đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ.
- Đơn vị được trao quyền lớn hơn trong quản lý tài chính, thủ trưởng đơn vị được
quyết định các khoảnthu và nhiệm vụ chi đối với phần kinh phí được giao tự chủ.
- Với phần kinh phí dôi ra sau khi trang trải các chi phí hoạt động và trích lập
các quỹ theo quy định, các đơn vị này được sử dụng để tăng thêm thu nhập cho
người lao động. Mức tăng thu nhập này không giới hạn đối với các đơn vị tự đảm
bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên.
9
- Việc chi trả thu nhập cho người lao động được thực hiện dựa vào mức đóng
góp của mỗi người.
Những đổi mới nói trên đã tạo một sức sống mới cho các ĐVSN y tế công
lập, góp phần đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ cũng như nâng cao chất
lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội. Và chính trong sự thay
đổi về cơ chế tài chính mới đòi hỏi công tác quản lý tài chính phải luôn luôn được
tăng cường.
1.2.1.3. Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc lĩnh vực y tế
Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm áp dụng đối với các ĐVSN y tế công lập
nhằm hướng tới mục tiêu:
- Phân biệt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế với chức năng điều
hành các hoạt động của ĐVSN y tế công lập. Các đơn vị này hoạt động theo cơ chế
riêng, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị trong lĩnh vực y tế. Thực hiện cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ĐVSN y tế công lập thực sự phát huy có hiệu quả khi nó
không làm giảm quyền lực thực thụ của Nhà nước trong công tác quản lý về y tế.
- Tăng tính chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt động của các
đơn vị trong đó có các hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
- Thực hiện chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt động của các
đơn vị trong đó có hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng
cao chất lượng dịch vụ y tế.
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, huy động sự đóng góp của cộng đồng
xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp (HĐSN), từng bước giảm dần bao cấp
của Nhà nước.
1.2.2. Nguồn tài chính và nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
lĩnh vực y tế
1.2.2.1. Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế
Nhìn chung, nguồn tài chính cơ bản của đa số các ĐVSNCL lĩnh vực y tế là
nguồn từ NSNN cấp nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội mà đơn vị đảm
10
nhiệm - chức năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho nhân dân. Tuy nhiên,
các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực y tế được Nhà nước cho phép khai thác mọi nguồn
thu ngoài NSNN đảm bảo cho các đơn vị tự chủ trong hoạt động chi tiêu. Như vậy,
nguồn tài chính của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế bao gồm các nguồn sau:
* Kinh phí do NSNN cấp, gồm:
- Một là: Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng
nhiệm vụ Nhà nước giao.
Nguồn kinh phí này chỉ áp dụng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí
hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp) và đơn vị do NSNN bảo đảm
toàn bộ chi phí hoạt động, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao trong phạm
vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động thì không có khoản kinh
phí này.
- Hai là, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các
đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ).
- Ba là, kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức.
- Bốn là, kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Năm là, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác).
Khoản kinh phí này chỉ áp dụng đới với ĐVSNCL tự bảo đảm chi phí hoạt
động và tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.
- Sáu là, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
- Bảy là, kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ nhà
nước quy định (nếu có).
- Tám là, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa
chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.
- Chín là, vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Mười là, kinh phí khác (nếu có).
11
* Nguồn thu sự nghiệp, gồm:
- Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định:
+ Thu viện phí (kể cả viện phí do cơ quan Bảo hiểm xã hội và Quỹ KCB cho
người nghèo, Quỹ KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi thanh toán) theo các loại hình dịch
vụ khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh được để lại đơn vị sử dụng theo quy
định hiện hành. Mức thu viện phí của các loại hình KCB thực hiện theo các quy
định hiện hành về thu viện phí.
- Thu phí và lệ phí khác của ngành y tế được để lại cho đơn vị sử dụng theo
quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị:
+ Thu từ các hoạt động về KCB ngoài bệnh viện, y tế dự phòng, đào tạo,
nghiên cứu khoa học của đơn vị theo hợp đồng dịch vụ và các hoạt động dịch vụ
khác theo quy định của pháp luật. Mức thu theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
+ Thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các chế
phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm, giầy dép phục hồi chức năng cho bệnh nhân
phong. Các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước do Nhà nước quy
định giá theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy.
+ Thu từ các hoạt động dịch vụ, cung ứng lao vụ do đơn vị tổ chức thực hiện
như dịch vụ giặt là, ăn uống, vệ sinh, phương tiện đưa đón bệnh nhân. Mức thu do
thủ trưởng đơn vị quyết định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy.
- Các khoản thu hợppháp khác đượcđểlạisử dụng theoquy định củapháp luật.
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
Nguồn thu sự nghiệp này chỉ áp dụng đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt
động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.
* Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
* Nguồn khác theo quy định của pháp luật, gồm:
- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên
chức trong đơn vị.
- Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật.
12
1.2.2.2. Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế
* Chi thường xuyên
Các cơ sở y tế công lập có thu được sử dụng nguồn NSNN cấp và nguồn thusự
nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:
- Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập thể,
các khoản trích nộp Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí
công đoàn đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
Mức đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của người lao động trong đơn
vị thực hiện theo quy định hiện hành.
- Chi tiền điện, nước, vệ sinh môi trường (kể cả chi thuê làm vệ sinh công
nghiệp), nhiên liệu, vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, tuyên
truyền, công tác phí, hội nghị phí, quần áo, giầy, dép, mũ bảo hộ cho người lao
động và các khoản chi mang tính chất quản lý điều hành hoạt động của đơn vị.
- Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; thuê phương tiện, cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động chuyên môn của đơn vị.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp sử dụng trong công tác phòng bệnh và
chữa bệnh.
- Chi công tác chỉ đạo tuyến và tăng cường cán bộ y tế về cơ sở.
- Chi nghiên cứu khoa học đề tài cấp cơ sở của đơn vị.
- Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị (không kể chi
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chỉ tiêu của Nhà nước).
- Chi phí trực tiếp cho các hoạt động dịch vụ, sản xuất, cung ứng lao động như:
mua nguyên vật liệu, hóa chất để sản xuất vắc xin, thuốc, dịchtruyền, nước cất; chi phí
sàng lọc máu (bao gồm cả chi bồi dưỡng người hiến máu), mua thực phẩm trong khoa
dinh dưỡng ăn theo bệnh lý điều trị;nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định...
- Các chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí và lệ phí theo quy
định hiện hành.
- Chi duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định (TSCĐ) của cơ sở
(mua sắm dụng cụ thay thế, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên máy móc
thiết bị và các công trình cơ sở hạ tầng).
13
- Chi khác: Trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức tín dụng trong nước và vốn
huy động đóng góp (nếu có); đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ giúp tiền ăn, tàu xe đi
lại đối với bệnh nhân nghèo, chi phí chôn cất bệnh nhân vô gia cư, đóng góp cho địa
phương về vệ sinh môi trường, trật tự trị an...
* Chi không thường xuyên
- Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố
định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ nước ngoài;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Tùy theo các đơn vị được xếp vào loại hình tự đảm bảo chi phí hoạt động,
đảm bảo một phần chi phí hoạt động hay do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt
động và căn cứ vào nguồn thu của đơn vị mà thực hiện các nội dung chi trên.
1.2.2.3. Cơ chế tự chủ về quản lý thu của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vựcy tế
Tất cả các loại hình ĐVSNCL được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao
thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn
vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để
quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng
nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theo
quy định của Nhà nước.
Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết (đơn vị tự bảo đảm chi phí
14
hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), đơn vị được quyết
định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và
có tích lũy.
1.2.2.4. Cơ chế tự chủ về phân phối và sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế
Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần
chi phí hoạt động: căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối
với các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi
quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định. Trong đó, các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế đa phần thuộc
nhóm các đơn vị này.
Đối với đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, thủ trưởng đơn
vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa
không quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng mọi ĐVSNCL đều được quyết định
phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện
theo quy định của pháp luật. Một số định mức chi phí phải đảm bảo chi bằng định
mức Nhà nước quy định, không vượt quá định mức đó.
* Đối với khoản tiền lương, tiền công đơn vị sự nghiệp được chi như sau
- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao,
hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động, cán bộ viên
chức (gọi tắt là người lao động) đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà
nước quy định.
- Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do Nhà nước đặt hàng áp
dụng riêng cho các ĐVSN tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một
phần chi phí hoạt động, có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thì tiền lương, tiền công của người lao động,
đơn vị tính theo đơn giá quy định. Trường hợp sản phẩm Nhà nước đặt hàng chưa
có đơn giá tiền lương, tiền công thì đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do
Nhà nước quy định.
15
- Đối với những hoạt động dịch vụ, những đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt
động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có thành lập tổ chức sự
nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ và tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi
phí của từng loại dịch vụ, thì tiền lương, tiền công của người lao động thực hiện
dịch vụ đó, đơn vị được áp dụng theo chế độ tiền lương của doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với những hoạt động dịch vụ, những đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt
động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động không thành lập tổ chức sự
nghiệp trực thuộc và không hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ,
thì chi phí tiền lương, tiền công của người lao động, thực hiện hoạt động dịch vụ
cũng được đơn vị tính giống như đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt
động có hoạt động dịch vụ, tức là tính theo tiền lương, cấp bậc, chức vụ do Nhà
nước quy định.
* Đối với các khoản thu nhập tăng thêm
Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh
giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm
vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN, tùy theo kết quả tài
chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm cho người lao
động trong năm. Cụ thể như sau:
- Đối với ĐVSN tự bảo đảm chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức
thu nhập tăng thêm trong năm theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đã
thực hiện trích lập Quỹ phát triển HĐSN theo quy định.
- Đối với ĐVSN tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyết định
tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm nhưng tối đa không quá 2 lần quỹ tiền
lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích
lập Quỹ phát triển HĐSN theo quy định.
- Đối với ĐVSN do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ vào
kết quả tài chính và số kinh phí tiết kiệm được, đơn vị được quyết định tổng mức
thu nhập tăng thêm trong năm nhưng tối đa không quá 1 lần quỹ tiền lương cấp bậc,
chức vụ trong năm do Nhà nước quy định.
16
1.2.2.5. Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi của các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc lĩnh vực y tế
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản khác
theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được sử dụng theo
trình tự sau:
- Đối với ĐVSNCL tự đảm bảo chi phí hoạt động
+ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển HĐSN;
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, Nhà nước không khống chế
mức tối đa;
+ Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Đối với hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền
lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do thủ trưởng ĐVSNCL quyết
định theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Đối với ĐVSNCL tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động
+ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển HĐSN.
+ Trả thu nhập tăng thêm trong năm nhưng tối đa không quá 2 lần quỹ tiền
lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định.
+ Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Đối với hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền
lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một
lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập
tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển HĐSN. Trong đó đối với hai quỹ khen
thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu
nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích
lập các quỹ do thủ trưởng ĐVSN quyết định theo quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị.
- Đối với ĐVSN được ngân sách bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động tối đa không quá 1 lần quỹ tiền
lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định.
17
+ Chi khen thưởng tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công
việc và thành tích đóng góp và hoạt động của đơn vị.
+ Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường
hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện
tinh giản biên chế.
+ Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị.
Nếu xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể lập
quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Đơn vị không được trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ các nguồn
kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức, kinh phí thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất
được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo
chế độ Nhà nước quy định, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, vốn đối ứng
và kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển sang năm sau thực hiện.
* Việc sử dụng các quỹ trong đơn vị sự nghiệp được quy định như sau
+ Quỹ phát triển HĐSN dùng để đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng
HĐSN, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương
tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn
luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ viên chức trong và ngoài
nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, phù
hợp với khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ do thủ
trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ.
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động.
+ Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho tập thể, cá
nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt
động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo Quy chế chi tiêu
nội bộ của đơn vị.
+ Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho
các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợ cấp khó khăn
đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chi thêm cho
18
người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế, thủ trưởng đơn vị quyết
định việc sử dụng quỹ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
+ Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh đối với các đơn vị làm nhiệm vụ khám
bệnh, chữa bệnh ( bổ sung năm 2013 thực hiện theo Nghị định 85/2012NĐCP ngày
15/10/2012 )
1.2.2.6.Quản lývàsửdụngvốn,tàisản củađơn vịsựnghiệp côngthuộclĩnh vựcytế
ĐVSN có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn tài sản có hiệu quả theo quy định
hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Y tế về chế độ tài chính áp dụng cho
các ĐVSNCL.
Đối với tài sản cố định sử dụng vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ đơn vị
phải trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước
theo quy định.
Tiền trích khấu hao và tiền thu do thanh lý của tài sản thuộc nguồn vốn
NSNN, được để lại và hạch toán vào quỹ phát triển HĐSN (đối với ĐVSN tự bảo
đảm chi phí hoạt động và ĐVSN tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) được để
lại tăng nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị (đối
với ĐVSN có nguồn thu nhập).
Tiền trích khấu hao và tiền thu do thanh lý của tài sản thuộc vốn vay, vốn
huy động đơn vị được dùng để trả nợ vay, tiền huy động. Trường hợp đã trả đủ tiền
vay, tiền huy động, số còn lại đơn vị bổ sung quỹ phát triển HĐSN.
1.3. Sự cần thiết hoàn thiện cơ thế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế
công lập
- Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính để đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà
nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế công.
Các ĐVSN y tế đã chủ động đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, từ đó mở
rộng các nguồn thu; trong lĩnh vực KCB các bệnh viện mở nhiều hình thức KCB, nội
trú, ngoại trú, KCB theo yêu cầu...; áp dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến trong y
học đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng..., qua đó đã mở rộng được nguồn thu.
Đi đôi với việc khai thác nguồn thu, các ĐVSN y tế đã xây dựng các giải
pháp tài chính để tiết kiệm chi phí như: xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi, định
19
mức tiêu hao thuốc, vật tư, nguyên nhiên liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây
dựng các quy trình cung cấp dịch vụ hợp lý khoa học hơn như quy trình đào tạo,
quy trình KCB theo yêu cầu,....
Theo Nghị định 43, đơn vị sự nghiệp y tế công có chênh lệch thu lớn hơn chi
được phép trích lập và chủ động sử dụng các quỹ, trả thu nhập tăng thêm cho người
lao động. Quy định phải dành tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ
phát triển HĐSN đối với các đơn vị đảm bảo chi phí hoạt động, đơn vị tự đảm bảo
một phần chi phí hoạt động và có chênh lệch thu lớn hơn chị hoặc bằng một lần so
với quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị, cùng với việc đơn vị được
chủ động sử dụng quỹ phát triển HĐSN để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, các đơn vị
đã quan tâm hơn đến việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để phát triển HĐSN tạo
nguồn thu, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động ổn định, lâu dài.
Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho ĐVSN y tế thực hiện việc kiểm soát nội bộ,
phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động, nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, kỹ năng quản lý và chất lượng hoạt động của đơn vị.
- Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp y tế nhằm khắc
phục những vướng mắc, bất cập của cơ chế quản lý tài chính hiện hành.
Cơ chế tài chính cho các ĐVSNCL ra đời đã thực hiện tách chức năng quản
lý nhà nước với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công để hoạt
động theo cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả.
Ngày 16/01/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định 10 về cơ chế tài chính
cho ĐVSNCL. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, cơ chế này đã bộc lộ nhiều điểm
hạn chế, bất cập, đối với các như đối tượng thực hiện Nghị định 10 chỉ giới hạn ở
các ĐVSNCL chưa được quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế, đây
là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến tài chính của đơn vị. Quyền của đơn vị bị hạn
chế do bị giới hạn về mức chi thu nhập tăng thêm, về mở rộng quy mô, về tuyển
dụng lao động...
Để khắc phục những hạn chế của Nghị định 10, ngày 25/4/2006 Chính phủ
ban hành Nghị định 43 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với . Nghị định 43 ra đời được
20
xem như một bước khai thông, mở rộng việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự
nghiệp, đó là mở rộng phạm vi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với tất cả các ĐVSNCL đặc
biệt đối với các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực Y tế.
Đối với tự chủ về tài chính thì các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế về cơ bản
hoàn toàn được chủ động về nguồn thu chi tài chính, được quyết định các khoản thu,
mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy; được vay vốn của các
tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng
và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; được
chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp bảo đảm đúng
mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả; được quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp
vụ thường xuyên cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định; được
khuyến khích chuyển sang loại hình doanh nghiệp hoặc loại hình ngoài công lập. Về
sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm cho phép các đơn vị được tự chủ trong
việc trích lập các quỹ như: quỹ phát triển HĐSN, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ
dự phòng ổn định thu nhập, quỹ hỗ trợ công tác khám chữa bệnh. Chi trả thu nhập
tăng thêm cho người lao động theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao
được trả thu nhập cao hơn. Đồng thời được phép sử dụng tài sản để liên doanh, liên
kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây
dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng
nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật. Như vậy, Nghị định 43 đã tạo hành
lang pháp lý rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp công phát huy tối đa quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị
định 43 cũng còn nhiều vướng mắc, tồn tại cần giải quyết như: quy định đơn vị sự
nghiệp được quyền tự chủ về khoản thu, mức thu nhưng trên thực tế nhiều đơn vị
vẫn phải áp dụng các mức thu hiện không còn phù hợp với thực tế như: định mức
biên chế theo lĩnh vực, theo ngành, nghề, mức thu viện phí... Nhiều chính sách là
tiền đề, là điều kiện quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho ĐVSNCL còn chưa
được ban hành, hướng dẫn cụ thể rõ ràng nên hạn chế tính tự chủ tài chính đối với
21
đơn vị sự nghiệp. Các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế thực hiện sắp xếp lại tổ chức,
biên chế có phát sinh nhu cầu giải quyết lao động dôi dư, tinh giản biên chế nhưng
chưa có chính sách kịp thời, đầy đủ để giải quyết. Các đơn vị chưa được chủ động
hoàn toàn trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với lĩnh vực chuyên môn.
Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá
mức độ hoàn thành và chất lượng HĐSN của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm còn nhiều lúng túng, chưa có hệ thống đánh giá kết quả hoạt động
thích hợp. Do hạn chế về định mức thu chi nên Quy chế chi tiêu nội bộ còn xây
dựng chung chung, chưa quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung, định mức thu chi.
Những vướng mắc tồn tại trên cần phải được các Bộ, cơ quan quản lý ngành,
lĩnh vực, Chính phủ nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện để cơ chế tự chủ tài
chính đối ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tế.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế
1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
ĐVSNCL y tế do Nhà nước thành lập để thực hiện việc quản lý, cung ứng
dịch vụ công hoặc các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực sự nghiệp y tế. Do vậy
cơ chế hoạt động của các ĐVSNCL y tế nói chung và cơ chế quản lý tài chính của
ĐVSNCL y tế nói riêng chịu ảnh hưởng lớn bởi các chính sách của Nhà nước.
Trong nhiều năm, các ĐVSNCL hoạt động không hiệu quả, trì trệ, mang nặng
tính bao cấp. Trước đòi hỏi của thực tiễn phải nâng cao chất lượng dịch vụ công, giảm
dần sự bao cấp của Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phải đổi mới cơ
chế quản lý các ĐVSNCL, đặc biệt là đổi mới về cơ chế tài chính. Chính phủ đã ban
hành Nghị định 10 trao quyền tự chủ về chế độ tài chính cho các ĐVSNCL.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL, mở
rộng hơn quyền tự chủ cho các ĐVSNCL, ngày 25/4/2006 Chính phủ đã ban hành
Nghị định 43 thay thế Nghị định 10. Theo đó, các ĐVSNCL không những được
giao quyền tự chủ tài chính mà còn được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế.
22
1.4.2. Cơ chế quản lý tài chính
Theo cách phân loại dựa vào nguồn thu sự nghiệp thì có 3 loại hình
ĐVSNCL là ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, ĐVSN tự đảm bảo một
phần chi phí hoạt động và ĐVSN do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, đối
với từng loại hình sẽ có cơ chế quản lý tài chính khác nhau. Đơn vị tự đảm bảo toàn
bộ chi phí hoạt động có mức độ về tự chủ lớn hơn đơn vị tự đảm bảo một phần chi
phí hoạt động, đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động có mức độ tự
chủ thấp nhất so với 2 loại hình đơn vị trên. Tính tự chủ tài chính càng cao khi mức
độ phụ thuộc vào NSNN càng thấp. Việc quy định như vậy hoàn toàn phù hợp với
quy định về quản lý sự phát triển của đơn vị, khuyến khích xã hội hóa HĐSN và tạo
điều kiện để đơn vị thực hiện tự chủ tài chính tốt hơn.
Bên cạnh đó, mỗi đơn vị sự nghiệp công đều có những đặc thù riêng nên cần
phải có những cơ chế quản lý tài chính riêng để điều chỉnh. Trên mỗi lĩnh vực sự
nghiệp hoạt động đặc thù, các đơn vị sự nghiệp công có điều kiện, cơ hội khác nhau
để phát huy, mở rộng, khai thác các nguồn thu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao
chất lượng phục vụ; đồng thời phải tuân thủ pháp luật và các định hướng của Nhà
nước trong lĩnh vực sự nghiệp đó.
Cơ chế quản lý tài chính ĐVSNCL góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá
trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính. Nó được xây dựng trên quan điểm thống
nhất và phù hợp, từ việc xây dựng các định mức thu, định mức chi tiêu đến quy định
về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát, quá trình đó nhằm phát huy vài trò của cơ chế tự chủ
tài chính. Việc mở rộng, khai thác nguồn thu sự nghiệp phụ thuộc vào từng lĩnh vực
hoạt động, chức năng nhiệm vụ được giao của đơn vị và sử dụng nguồn thu tiết kiệm
có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng lớn đến tự chủ tài chính của đơn vị. Những đơn vị có cơ
chế quản lý tài chính phù hợp sẽ có mức độ tự chủtài chính cao hơn và ngược lại.
1.4.3.Tổchứcbộmáy, năng lựcđội ngũ cánbộ, nhân viêntrong đơn vị sự nghiệp
Tình hình thực hiện tự chủ tài chính của ĐVSNCL còn phụ thuộc vào cơ cấu
tổ chức bộ máy hoạt động, năng lực và sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ, viên chức
23
của đơn vị. Với bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ, viên chức có năng lực, nhanh
nhạy, được bố trí phù hợp với trình độ, năng lực cùng với năng lực quản lý của
người lãnh đạo sẽ góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị nói chung cũng như
việc khai thác, mở rộng ngưỡng thu sự nghiệp, tiết kiệm chi nói riêng.
Đơn vị tổ chức bộ máy hoạt động sẽ xác định được rõ chức năng, nhiệm vụ
của các phòng ban, bộ phận trực thuộc; bố trí hợp lý lao động, tinh giản những lao
động dư thừa hoặc làm việc không có hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của đơn vị, tiết kiệm chi phí cho đơn vị.
Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong
việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Trình độ và năng lực làm
việc của cán bộ, viên chức trong đơn vị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng
công việc. Từ đó khẳng định uy tín của đơn vị, đóng góp cho đơn vị trong việc tăng
thu, tiết kiệm chi. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ điều hành đơn vị được hiệu quả.
Cán bộ tài chính kế toán chuyên môn giỏi sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính, kế
toán tại đơn vị theo đúng với những quy định của Nhà nước, sử dụng nguồn kinh
phí tiết kiệm, có hiệu quả, phát huy tối đa những ưu thế mà cơ chế tài chính đem lại
cho đơn vị, đồng thời tham mưu cho thủ trưởng để có những quyết sách đúng đắn
cho việc quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị.
Như vậy, tổ chức bộ máy hoạt động, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên
của đơn vị là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị, góp
phần vào việc mở rộng, tăng nguồn thu và tiết kiệm chi của đơn vị, từ đó ảnh hưởng
tới tình hình thực hiện tự chủ ở đơn vị.
1.4.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị sự nghiệp
Trong quá trình thực hiện các hoạt động tài chính của đơn vị như tổ chức
quản lý thu, quản lý chi thì việc thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính là
một nội dung hết sức quan trọng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát đơn vị như thanh tra,
kiểm tra của Bộ chủ quản, của Kiểm toán Nhà nước và Kho bạc Nhà nước... Việc
kiểm tra, kiểm soát tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện kế hoạch tài chính và
24
nếu được tiến hành thường xuyên sẽ giúp cho đơn vị sử dụng nguồn tài chính đúng
mục đích, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các khoản thu, chi nhằm tăng hiệu quả kinh
tế xã hội của nguồn tài chính, đồng thời giúp đơn vị phát triển kịp thời những sai sót
và có biện pháp khắc phục, xử lý.
Toàn bộ Chương 1 của Luận văn đã trình bày khái quát những nguyên lý và
đặc trưng cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính ở ĐNSNCL thuộc lĩnh vực y tế, đặc
biệt đã chỉ ra được các nguồn tài chính và những nội dung chi của ĐVSNCL thuộc
lĩnh vực y, tế từ đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài
chính đối với ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế.
25
Chƣơng2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài luận
văn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viên Đa khoa
tỉnh Phú Thọ?
- Những giải pháp nâng cao cơ chế tự chủ tài chính
tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2014 và chiến lược đến năm 2020?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong Luận văn là chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng để nghiên cứu xem xét
hiện tượng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tượng nghiên cứu. Sử
dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô
lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật
xung quanh. Từ đó, công tác tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL chịu sự tác
động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
cơ chế quản lý tài chính; tổ chức bộ máy, trình độ chuyên môn; công tác kiểm tra
kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị...
2.2.2.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
ến đầu của tỉnh, được UBND tỉnh công
nhận và xếp hạng là Bệnh viện Đa khoa hạng I.
Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh liên tục tăng qua các năm do Bệnh
viện chủ trương áp dụng các kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện đại trong công tác
KCB và đội ngũ cán bộ, y bác sỹ có trình độ cao, hết lòng vì người bệnh. Do đó,
trong giai đoạn vừa qua nguồn thu của bệnh viện tăng nhanh chóng giúp giảm tải
26
gánh nặng cho ngân sách nhà nước và gia tăng tính tự chủ cho bệnh viện trong việc
triển khai các hoạt động KCB.
chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
.
Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý (như Bộ Y
tế, UBND tỉnh, Sở Y tế), đơn vị y tế chuyên môn, phòng ban chức năng: Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Phú Thọ, các bệnh viện huyện
.
Tài liệu thu thập được gồm:
- Các chủ trương, chính sách của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế ban hành về
cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập.
- Các văn bản (Nghị định, Thông tư, công văn), tài liệu hướng dẫn về việc
thực hiện, áp dụng cơ chế tự chủ tài chính trong các ĐVSN y tế công lập.
- Số liệu thực tế về việc thực hiện công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2009-2013.
- .
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả
nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả
sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập
nhật thông tin giúp côn .
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
.
Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần
thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3.1. Phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là
phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể
27
được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm
vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu
thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ
được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo cơ cấu nguồn thu, lập dự toán chi,
phân bổ, trích lập các quỹ, các cơ chế kiểm tra kiểm soát tài chính... Phương ph
2.2.3.2. Bảng thống kê
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ
thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện
tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp
cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được
sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo
nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các
loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân
tổ và bảng kết hợp.
2.2.3.3. Đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có
tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài
này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một
cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của
hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh
hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của
thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, loại đồ thị được sử dụng trong đề tài
này là biểu đồ hình cột.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học,
có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình
nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp
nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định
28
yi y1 ; i 2,3,...i
yi
yi
; i 2,3,..n
1
cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức
độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết
luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự
báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các
phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy
số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...
2.2.4.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ 5 năm với khoảng cách giữa các
thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về các nguồn thu,
các khoản chi, tình hình phân bổ thu chi, trích lập các quỹ của Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Phú Thọ... theo thời gian bao gồm:
* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên
cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính:
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
* Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ
phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích
nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện
tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.
Công thức tính:
ti
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó
29
yi
y1
; i 2,3,..n
+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện
tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính:
Ti
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác tự chủ tài
chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ qua thời gian, so sánh với chính mình
cũng như với các đơn vị y tế công lập khác trong địa phương.
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã
được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
- Phương pháp so sánh gồm các dạng:
+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch;
+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau;
+ So sánh các đối tượng tương tự;
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động KCB của đơn vị
- Số lượng giường bệnh, số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh (nội trú, ngoại
trú) qua từng năm.
- Tổng số ngày điều trị.
- Công suất sử dụng giường bệnh, số ngày điều trị trung bình.
2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác tự chủ tài chính tại đơn vị
- Cơ cấu nguồn thu, sự biến động nguồn thu qua các năm.
- Cơ cấucác khoản chi,lập dự toán chivà sự biếnđộng nguồnchi qua các năm.
- Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi, tình hình trích lập các quỹ.
- Tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, mức biến động thu nhập tăng
thêm cho cán bộ, nhân viên.
30
Chƣơng3
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Khái quát về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1968 với tên gọi là
Bệnh viện Cán bộ, trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển với nhiều lần thay
đổi tên gọi khác nhau, từ chỗ chỉ có hơn một trăm giường bệnh buổi ban đầu với
trang thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu, hiệu quả KCB không cao, đến nay đã trở
thành bệnh viên đa khoa hạng I, quy mô 1300 giường bệnh với 960 cán bộ, y, bác
sỹ. Trong đó có 300 bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học trở lên, đảm bảo cơ cấu, số
lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân.
Hàng ngày, Bệnh viện tiếp đón trung bình từ 800 - 1000 lượt người đến
khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình 1000 -
. S
. Ngày điều trị trung bình
đã được rút ngắn đáng kể (năm 2009 là 6,8 ngày, năm 2013 là 5,5 ngày).
* Chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viên Đa khoa Tỉnh Phú Thọ có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Cấp cứu, khám bệnh, phục hồi chức năng
+ Tiếp nhận tất cả mọi trường hợp người bệnh từ ngoài vào thẳng Bệnh viện
hoặc từ tuyến dưới chuyển lên cấp cứu, KCB nội trú và ngoại trú.
+ Giải quyết hầu hết các bệnh tật trong huyện, thị mà Bệnh viện chịu trách
nhiệm chữa trị bao gồm các bệnh về nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa
và các chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt.
+ Tổ chức khám sức khỏe (KSK), khám giám định y khoa, giám định pháp y
khi Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu, tổ chức
KSK và cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
+ Phục hồi chức năng.
+ Chuyển người bệnhlên tuyến trênkhi bệnh viện không đủkhả năng giải quyết;
31
- Đào tạo cán bộ y tế
+ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trung học và sơ
học cho tỉnh.
+ Phối hợp, tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên trong bệnh viện, các cơ sở
y tế huyện và xã, đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học y học
+ Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học cấp bộ và cấp cơ
sở về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
+ Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu.
+ Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến từ các tuyến trên, các bệnh viện
chuyên khoa đầu ngành nhằm nâng cao kỹ thuật của Bệnh viện.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
+ Lập kế hoạch chỉ đạo, hỗ trợ bệnh viện huyện và phòng khám đa khoa khu
vực nhằm từng bước phát triển kỹ thuật chuyên môn;
+ Thông báo nhận xét về KCB của tuyến dưới để rút kinh nghiệm và nâng
cao nghiệp vụ; phối hợp với bệnh viện huyện, các phòng khám đa khoa khu vực,
các trạm y tế xã thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa
bàn mà Bệnh viện chịu trách nhiệm.
- Phòng bệnh
+ Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện và hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, xử
lý chất thải bệnh viện.
- Hợp tác quốc tế
Hợp tác với các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà
nước để không ngừng phát triển Bệnh viện.
- Quản lý kinh tế y tế
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn NSNN cấp. Thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch
toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
32
Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, BHYT, BHXH.
* Cơ cấu Tổ chức, nhân sự của bệnh viện
- Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.
- Các phòng chức năng gồm: 7 phòng chức năng.
- Các khoa chuyên môn gồm: 31 khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của bệnh viện giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: người
Trình độ
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Trình độ chuyên môn
Thạc sỹ 11 15 21 25 32
Bác sỹ chuyên khoa I+II 22 25 43 58 65
Bác sỹ 131 149 165 180 194
Dược sỹ đạihọc 3 4 6 8 12
Đại học, cao đẳng điều dưỡng 129 147 166 181 208
Điều dưỡng trung cấp 145 168 212 237 258
Kỹ thuật viên đạihọc, cao đẳng 9 11 19 25 29
Kỹ thuật viên trung cấp 19 25 36 40 43
Nữ hộ sinh đại học, cao đẳng 4 6 9 11 13
Nữ hộ sinh trung cấp 8 12 18 24 28
Dược sỹ trung cấp 20 25 33 38 42
Đại học, cao đẳng khác 18 23 31 39 43
Trung cấp khác 6 8 11 15 16
Lao động khác 5 7 13 17 19
Tổng cộng 530 625 783 898 1002
Trình độ đào tạo
1. Trên Đại học 33 40 64 83 97
- Thạc sỹ 11 15 21 25 32
- BS chuyên khoa I+II 22 25 43 58 65
2. Đại học 294 340 396 444 499
- Bác sỹ 131 149 165 181 194
- Dược sỹ đại học 3 4 6 8 12
- Đại học điều dưỡng 129 147 166 180 208
- Kỹ thuật viên đạihọc 9 11 19 25 29
- Nữ hộ sinh đạihọc 4 6 9 11 13
- Đại học khác 18 23 31 39 43
3. Dƣớiđại học 203 245 323 371 406
- Điều dưỡng trung cấp 145 168 212 237 258
- Kỹ thuật viên trung cấp 19 25 36 40 43
- Nữ hộ sinh trung cấp 8 12 18 24 28
- Dược sỹ trung cấp 20 25 33 38 42
- Trung cấp khác 6 8 11 15 16
- Lao động khác 5 7 13 17 19
Tổng 530 625 783 898 1002
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ
33
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhân sự của Bệnh viện
theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2009 - 2013
Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ta thấy:
- Tổng số cán bộ, công nhân viên của Bệnh viện tăng lên theo từng năm: cụ
thể năm 2009 là 530 người, năm 2013 là 1002 người, điều đó cho thấy quy mô của
Bệnh viện được mở rộng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của
người dân trong khu vực.
- Trong giai đoạn 2009 - 2013 số cán bộ chuyên ngành y có trình độ đại học
và sau đại học đã tăng lên từng năm: năm 2009 bệnh viện có 131 bác sỹ; 33 bác sĩ
chuyên khoa I+II và thạc sỹ, thì đến năm 2013 số cán bộ này đã tăng lên tương ứng
là 194 bác sĩ; 97 bác sĩ chuyên khoa I+II và thạc sỹ, chứng tỏ công tác đào tạo của
Bệnh viện đã được quan tâm.
Bảng 3.2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn giai đoạn 2009 - 2013
Tên chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Giường bệnh Giường 1.000 1.100 1.150 1.150 1.300
Khám bệnh Lượt người 156.450 163.596 179.562 184.335 206.461
Điều trị nội trú Bệnh nhân 48.271 58.583 65.968 75.457 90.209
Tổng số ngày điều trị
nội trú
Ngày 328.859 368.314 395.572 434.254 498.858
Ngày điều trị T.bình Ngày 6,8 6,3 6,0 5,8 5,5
Công suất sử dụng
giường bệnh
Bệnh nhân/
Giường
0,901 0,9173 0,9424 1,0346 1,0513
Điều trị ngoại trú Bệnh nhân 29.200 37.165 48.853 55.113 63.238
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ
34
Biểu đồ 3.2: Tình hình điều trị nội trú của Bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013
Bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho ta thấy giai đoạn từ năm 2009 - 2013 Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Phú Thọ hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu chuyên môn.
- Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tăng hàng năm (năm 2009 là 48.271
lượt người, đến năm 2013 là 90.209 lượt người).
- Công suất sử dụng giường bệnh tăng rất cao (năm 2009 là 90,10% đến năm
2013 đã là 105,13%).
- Mặt khác số ngày điều trị trung bình luôn luôn giảm (năm 2009 là 6,8 ngày
thì đến năm 2013 chỉ còn 5,5 ngày).
Số liệu phân tích cho thấy chất lượng điều trị của bệnh viện đã được nâng
cao, giúp rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân, gia tăng hiệu quả KCB.
3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ là ĐVSNCL tự bảo đảm một phần kinh phí
hoạt động. Ngày 09 tháng 2 năm 2010, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành
Quyết định số 415/QĐ-UBND thí điểm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ trên cơ sở các quy định của Luật NSNN, Nghị định 43 và các
văn bản pháp luật liên quan.
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAYLuận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
Luận án: Cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Quốc gia TPHCM, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt NamLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh BìnhQuy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt ĐứcLuận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Luận văn: Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương
Quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công ThươngQuản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương
Quản trị tài chính tại các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
 
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa

38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuyPhương Thảo Vũ
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...jackjohn45
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa (20)

38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...
 
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ YênLuận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
 
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
Phát triển năng lực hoạt động xã hội cho sinh viên các trường đại học sư phạm...
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo NghềLuận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
Luận văn: Công tác quản lý tài chính nhằm phát triển đào tạo Nghề
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nướcLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐINH THỊ KIM OANH HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐINH THỊ KIM OANH HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣờihƣớng dẫnkhoahọc:TS. PhạmVănGiáp THÁI NGUYÊN - 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu trong Luận văn này là trung thực. Kết quả phân tích, lý luận gắn với thực tiễn hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Luận văn này là kết quả lao động, công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Phú Thọ, ngày……..tháng……..năm 2014 Tác giả luận văn Đinh Thị Kim Oanh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã dược sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo của trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Khoa sau Đại học Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy, đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học. Đặc biệt là thầy giáo - TS. Phạm Văn Giáp - người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập. Tôi xin chân thành cám ơn các ban ngành nơi tôi công tác và nghiên cứu luận văn, cùng toàn thể các đồng nghiệp học viên lớp cao học quản lý kinh tế khóa 9, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành chương trình học của mình và góp phần thực hiện tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! . Phú Thọ, ngày……..tháng……..năm 2014 Tác giả luận văn Đinh Thị Kim Oanh
  • 5. 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................viii MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài..................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................2 5. Kết cấu Luận văn........................................................................................................2 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................................3 1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế.........................................................3 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế.............................................................................................................................3 1.1.2. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế..............................5 1.2. Cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế ..6 1.2.1. Sự cần thiết và mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế..............................................................................6 1.2.2. Nguồn tài chính và nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế...........................................................................................................9 1.3. Sự cần thiết hoàn thiện cơ thế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập...............................................................................................................................18 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế .............................................................................................21 1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.............................................21 1.4.2. Cơ chế quản lý tài chính....................................................................................22
  • 6. 4 1.4.3. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị sự nghiệp........................................................................................................................22 1.4.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị sự nghiệp........23 Chƣơng 2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................25 2.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................25 2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................25 2.2.1. Cơ sở phương pháp luận....................................................................................25 2.2.2. ..........................................................25 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................26 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin......................................................................27 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................29 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động KCB của đơn vị..........................29 2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác tự chủ tài chính tại đơn vị ........................29 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ..........................................................30 3.1. Khái quát về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ........................................................30 3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ..............34 3.2.1. Cơ chế quản lý nguồn thu..................................................................................35 3.2.2. Cơ chế quản lý các khoản chi............................................................................42 3.2.3. Tình hình thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ tại Bệnh viện ...........................48 3.2.4. Cơ chế quản lý tài sản, vật tư............................................................................61 3.2.5. Cơ chế kiểm tra kiểm soát tài chính.................................................................62 3.3. Đánh giá chung tình hình tự chủ tài chính của bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013................................................................................................62 3.3.1. Những kết quả đạt được.....................................................................................63 3.3.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.........................................................65 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BVĐK TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN TỚI...................75 4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới ................................................................................................................................75
  • 7. 5 4.1.1. Mục tiêu...............................................................................................................75 4.1.2. Các nhiệm vụ trọng tâm ....................................................................................76 4.1.3. Quan điểm, định hướng về tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế nói chung và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nói riêng ................................................................................................................81 4.2. Giải pháp hoàn thiện tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới ..............................................................................................................82 4.2.1. Nâng cao nhận thức về tự chủ tài chính ..........................................................82 4.2.2. Đa dạng hóa nguồn thu cho bệnh viện ............................................................83 4.2.3. Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả các khoản chi ..................................86 4.2.4. Hoàn thiện cơ chế trả lương và phân phối thu nhập ......................................88 4.2.5. Tăng cường công tác quản lý tài sản công......................................................89 4.2.6. Giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát tài chính ........................................89 4.2.7. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức ................................................92 4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp .............................................................................93 4.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ............................................................93 4.3.2. Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.......................................................96 KẾT LUẬN .......................................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 101
  • 8. 6 DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CBCVN : Cán bộ công nhân viên CSSK : Chăm sóc sức khỏe ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp ĐVSNCL : Đơn vị sự nghiệp công lập HĐSN : Hoạt động sự nghiệp KCB : Khám chữa bệnh KSK : Khám sức khỏe NSNN : Ngân sách nhà nước TCHC : Tổ chức hành chính TCKT : Tài chính kế toán TSCĐ : Tài sản cố định
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của bệnh viện giai đoạn 2009-2013.................................32 Bảng 3.2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn giai đoạn 2009 - 2013........33 Bảng 3.3: Tổng hợp kinh phí ngân sách cấp giai đoạn 2009-2013.............................36 Bảng 3.4: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2009 - 2013...............................38 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chi tiết các nguồn thu giai đoạn 2009-2013.......................40 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi tiết các khoản chi giai đoạn 2009-2013 .......................44 Bảng 3.7: Bảng tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn NSNN năm 2009 - 2013.......46 Bảng 3.8: Bảng tổng hợp chi thường xuyên từ nguồn thu phí, lệ phí 2009-2013......47 Bảng3.9: Bảngtổnghợptrích lậpcác quỹvàthunhậptăng thêm 5 năm 2009 - 2013.........60 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu cơ bản dự kiến 2014-2018........................................................76
  • 10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhân sự của Bệnh viện theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2009 - 2013.....................................................................................................33 Biểu đồ 3.2: Tình hình điều trị nội trú của Bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013.. 34 Biểu đồ 3.3: Tổng hợp kinh phí ngân sách cấp cho Bệnh viện trong giai đoạn 2009 - 2013.....................................................................................................37 Biểu đồ 3.4: Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp Bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013 38 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện năm 2009 và 2013.........................41 Biểu đồ 3.6: Cơ cấu các khoản chi của Bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013 ...........45 Biểu đồ 3.7: Tình hình quỹ tiền lương và thu nhập tăng thêm trong giai đoạn 2009 - 2013.....................................................................................................60
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây hệ thống y tế Việt Nam được đánh giá là tiếp tục đạt những thành tựu thần kỳ. Nhiều chỉ số về sức khỏe đã đạt cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập. Việt Nam cũng được coi là một quốc gia có những chính sách tài chính y tế công bằng nhằm hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn thương như trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số… Mạng lưới cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng với gần 14.000 cơ sở khám chữa bệnh công lập ở 4 cấp, đạt 20,4 giường bệnh/ 10.000 dân. Những thành tựu về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển đất nước trong hơn 20 năm qua, trong đó có đổi mới hệ thống y tế. Có thể nhận định rằng, đổi mới lĩnh vực y tế ở Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh, như các chính sách thu một phần viện phí (năm 1989), Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân (năm 1993 và sửa đổi năm 2003), chính sách về bảo hiểm y tế (năm 1992), chính sách miễn, giảm viện phí cho người có công với nước, người nghèo (năm 1994), chính sách xã hội hóa và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập, cụ thể hóa tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và sự nghiệp y tế nói riêng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế. Trong quá trình hoạt động thực hiện cơ chế tài chính mới Bệnh viện đã chủ động trong việc huy động các nguồn thu hợp pháp để đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, tạo điều kiện tăng thu, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, việc triển khai đề tài: "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
  • 12. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013 nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ * Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tập trung nghiên cứu thực trạng tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2013 * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa… 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Dựa trên lý luận và nghiên cứu thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đề tài góp phần: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính đối với ĐVSNCL thuộc lĩnh vực Y tế. Đánh giá thựctrạng cơ chếtự chủtài chính tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. 5. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
  • 13. 3 Chƣơng1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế 1.1.1. Kháiniệm, đặcđiểm,phânloạiđơnvị sự nghiệp công lập thuộclĩnhvực y tế Đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thuộc lĩnh vực y tế nằm trong hệ thống các ĐVSNCL nói chung. ĐVSNCL thuộc lĩnh vực Y tế hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, thực hiện cung cấp các dịch vụ y tế và đóng góp một phần quan trọng trong duy trì hoạt động của nền kinh tế quốc dân. ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán, hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp y tế, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hoạt động sự nghiệp (HĐSN) công lập thuộc lĩnh vực y tế lại có những nét riêng biệt so với các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế. * Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp (thu phí, lệ phí, thu dịch vụ, thu khác…) ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau: - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động) nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên lớn hoặc bằng 100% (A ≥ 100%); - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước (NSNN) cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100% (10% ≤ A ≤ 100%); - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống (A ≤ 10%).
  • 14. 4 * ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế bao gồm: - Các bệnh viện, các viện và trung tâm có giường bệnh, cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành và địa phương; - Các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc viện nghiên cứu, trường đào tạo y, dược trong toàn quốc; - Các trung tâm y tế, trung tâm tin học y tế thuộc các Bộ, ngành, địa phương; - Các viện, trạm, trại hoặc các đơn vị khác có chức năng và nhiệm vụ phòng, chống bệnh dịch thuộc các Bộ, ngành, địa phương; - Các đơn vị có chức năng kiểm định vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế, kiểm nghiệm thuốc, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, kiểm dịch y tế thuộc các Bộ, ngành, địa phương; - Các cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế, máu và các chế phẩm về máu, dịch truyển hoặc các sản phẩm khác thuộc ngành y tế; - Các đơn vị sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạp chí thuộc lĩnh vực y tế. * ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế là Bệnh viện có những đặc điểm sau: - Là đơn vị sự nghiệp có thu của Nhà nước nên chịu chỉ đạo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhà nước đảm bảo mọi người đều được chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng phù hợp với khả năng kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì lợi ích cộng đồng; - Là bộ mặt của ngành y tế, kỹ thuật của bệnh viện phản ánh sự phát triển y học của một quốc gia; - Bệnh viện là trung tâm chẩn đoán và điều trị với kỹ thuật cao, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia về lĩnh vực khám, chữa bệnh (KCB), làm giảm đi sự thiếu hụt lao động vì ốm đau, giúp phục hồi sức khỏe và chữa bệnh cho mọi người. Như vậy, từ những đặc trưng cơ bản trên của ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế giúp ta quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế được tốt hơn trong đó có hoạt động quản lý tài chính bệnh viện.
  • 15. 5 1.1.2. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Trong quá trình đó yếu tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Con người được coi là nguồn lực năng động nhất trong mọi nguồn lực nên việc chăm lo đầy đủ đến việc phát triển con người phải thông qua việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bằng cách nuôi dưỡng, bảo toàn thể lực, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Có như vậy mới đảm bảo được nền tảng vững chắc về sự phồn vinh, thịnh vượng, thực hiện được chiến lược phát triển con người: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Mặt khác trong hai mục tiêu lớn của chiến lược con người là khai thác và phát huy cao độ năng lực lao động, chất xám, tạo môi trường phát triển có trọng dụng nhiều nhân tài. Nhưng để đạt được điều đó đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe, sức khỏe là tiền đề để tạo ra trí thức cho con người. Thật vậy, ngành y tế với chức năng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực của nhân dân nên có một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển nguồn lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta coi việc quan tâm đến sự nghiệp y tế là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân, đồng thời coi chiến lược con người là khâu then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để nâng cao chất lượng ngành y tế cần phải có sự đầu tư, mà trước hết là sự đầu tư về mặt tài chính. Vốn đầu tư cho y tế có thể được khai thác dưới nhiều hình thức khác nhau, song hiện nay ở nước ta chủ yếu vẫn là do nguồn NSNN đài thọ và nó hình thành nên khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Thông qua chi NSNN sẽ có tác động quan trọng đến việc tổ chức mạng lưới cũng như cơ cấu của ngành y tế, từ đó sắp xếp cho phù hợp, hướng dẫn quản lý các hoạt động y tế một cách có hiệu quả. Trong cơ chế thị trường yêu cầu cơ bản của việc thực hiện cơ chế mới là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế có khả năng chủ động điều hòa, cân đối, sử dụng lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí một cách hợp lý có hiệu quả phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
  • 16. 6 1.2. Cơ chếtự chủ tài chínhđối với đơn vị sự nghiệpcông lậpthuộc lĩnhvựcy tế 1.2.1. Sự cần thiết và mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế 1.2.1.1. Khái niệm về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế, nhưng quan điểm chung nhất: cơ chế là quá trình chuyển động dây chuyền của các bộ phận cấu thành hệ thống, trong đó có bộ phận khởi động và chủ động, các bộ phận bị động trung gian (bộ phận truyền dẫn) và bộ phận bị động cuối cùng (công, quả). Cơ chế quản lý là một hệ thống các nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý trong những giai đoạn khác nhau áp dụng cho những đối tượng khác nhau, những khâu khác nhau trong việc quản lý xã hội. Tự chủ là các chủ thể có quyền tự quyết, hành động trong khuôn khổ pháp luật, có tính chủ động và năng động trong việc điều hành các hoạt động của mình. Xét trên góc độ quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính là việc cơ quan quản lý cấp trên (chủ thể quản lý) cho phép đơn vị cấp dưới (chủ thể bị quản lý) được phép chủ động điều hành, tự quyết các hoạt động tài chính trong khuôn khổ pháp luật về quản lý tài chính với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Cùng với việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, cơ quan cấp trên cũng yêu cầu đơn vị được trao quyền tự chủ phải chịu trách nhiệm về quyền quyết định của mình. Đơn vị phải thực hiện tự đánh giá và tự giám sát việc thực hiện các quy định theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính và lĩnh vực khác được trao quyền tự chủ, sẵn sàng giải trình và công khai hóa các hoạt động của đơn vị mình, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị mình. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm gắn liền với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị và đảm bảo hoạt động đó luôn đúng theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế tự chủ tài chính ĐVSNCL được thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 43), quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các ĐVSNCL. Trong đó ĐVSNCL được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tạo lập và sử dụng nguồn tài chính để thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động của mình.
  • 17. 7 1.2.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường cơ chế tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế Các ĐVSNCL y tế trước đây hoạt động không khác bao nhiêu so với các đơn vị hành chính, biểu hiện: - Về tài chính: cơ sở y tế công lập là đơn vị dự toán như cơ quan hành chính, chỉ dựa vào một số nguồn đầu tư từ NSNN cấp theo dự toán được duyệt, khi chi cũng tương tự; - Kế hoạch và chương trình hoạt động thường được cấp trên giao cụ thể và do cấp trên quyết định, ngoài danh mục kế hoạch không có kinh phí để thực hiện; - Về tổ chức cán bộ: cấp trên quyết định biên chế không chỉ cho toàn đơn vị mà cả đến cấp dưới trực thuộc; Chính cơ chế quản lý như trên, các cơ sở y tế công lập có rất ít quyền chủ động trong các loại hoạt động chủ yếu của mình, trong khi đó đây là một loại hoạt động có tính chuyên môn sâu, cán bộ quản lý cấp trên không thể nhanh chóng hiểu rõ được nên việc đưa ra quyết định quản lý đúng đắn kịp thời là rất khó. Khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, các đơn vị sự nghiệp y tế phải đối diện với nhiều thách thức trước yêu cầu của xã hội về số lượng và chất lượng dịch vụ cung ứng. Đặc biệt là đối với đơn vị y tế trung ương, các đơn vị này đã rất lúng túng do nhu cầu về KCB tăng lên đột biến trong khi khả năng cung cấp của ngân sách là có hạn, đồng thời bó buộc về mặt cơ chế tài chính không tạo ra động lực bứt phá trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị. Cơ chế “xin - cho” đã được thực hiện trong một thời gian dài, sự bao cấp quá nhiều từ phía Nhà nước đã làm cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động cứng nhắc và kém hiệu quả. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công cần thiết phải thay đổi cơ chế quản lý theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Với quan điểm mới về hoạt động của ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế là đơn vị cung ứng dịch vụ công đáp ứng trực tiếp nhu cầu về dịch vụ KCB cho con người. Dịch vụ này có thể thu tiền thông qua viện phí vì đây là dịch vụ công, không thuần túy có thể xã hội hóa được. Chính vì vậy, có thể thực hiện cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp này theo hướng tăng cường quyền tự chủ của các đơn vị để thu hút sự tham gia của xã hội và mở rộng cung ứng dịch vụ. Từ nhận thức mới này,
  • 18. 8 Nhà nước đã có những cởi mở về mặt cơ chế, đánh dấu sự thay đổi cơ chế quản lý là sự ra đời của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 10) về việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, tự chủ theo Nghị định 10 còn ở phạm vi hẹp, Nhà nước mới chỉ trao quyền tự chủ về tài chính là chủ yếu mà các quyền khác vẫn bị hạn chế nên các đơn vị còn gặp khó khăn trong quá trình hoạt động. Nghị định số 43 và tiếp theo là Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/12/2012 (sau đây gọi tắt là Nghị định 85) của Chính Phủ "về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập" thực sự đem lại sự đổi mới và phát triển toàn diện cho các đơn vị sự nghiệp công lập đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế đã tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp y tế. Việc trao quyền tự chủ cho các đơn vị không phải là “tự chủ tuyệt đối” mà là tự chủ luôn gắn liền với trách nhiệm. Cơ chế quản lý mới tạo điều kiện phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế nhằm khai thác tối đa tiềm năng, đồng thời thúc đẩy việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Cụ thể trên các mặt sau: - Đơn vị sự nghiệp y tế công lập được quyền tự chủ lớn hơn trong việc xác định tổ chức bộ máy và nhân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đó xác định số biên chế hợp lý, tinh giản những lao động dư thừa hoặc làm việc không hiệu quả. - Đơn vị cũng được chủ động hơn trong việc quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, được liên doanh, liên kết, hợp đồng cung ứng dịch vụ… nhờ đó góp phần đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ. - Đơn vị được trao quyền lớn hơn trong quản lý tài chính, thủ trưởng đơn vị được quyết định các khoảnthu và nhiệm vụ chi đối với phần kinh phí được giao tự chủ. - Với phần kinh phí dôi ra sau khi trang trải các chi phí hoạt động và trích lập các quỹ theo quy định, các đơn vị này được sử dụng để tăng thêm thu nhập cho người lao động. Mức tăng thu nhập này không giới hạn đối với các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên.
  • 19. 9 - Việc chi trả thu nhập cho người lao động được thực hiện dựa vào mức đóng góp của mỗi người. Những đổi mới nói trên đã tạo một sức sống mới cho các ĐVSN y tế công lập, góp phần đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội. Và chính trong sự thay đổi về cơ chế tài chính mới đòi hỏi công tác quản lý tài chính phải luôn luôn được tăng cường. 1.2.1.3. Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm áp dụng đối với các ĐVSN y tế công lập nhằm hướng tới mục tiêu: - Phân biệt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế với chức năng điều hành các hoạt động của ĐVSN y tế công lập. Các đơn vị này hoạt động theo cơ chế riêng, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị trong lĩnh vực y tế. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ĐVSN y tế công lập thực sự phát huy có hiệu quả khi nó không làm giảm quyền lực thực thụ của Nhà nước trong công tác quản lý về y tế. - Tăng tính chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt động của các đơn vị trong đó có các hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. - Thực hiện chủ động, năng động trong việc điều hành các hoạt động của các đơn vị trong đó có hoạt động tài chính nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. - Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp (HĐSN), từng bước giảm dần bao cấp của Nhà nước. 1.2.2. Nguồn tài chính và nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế 1.2.2.1. Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế Nhìn chung, nguồn tài chính cơ bản của đa số các ĐVSNCL lĩnh vực y tế là nguồn từ NSNN cấp nhằm thực hiện chức năng kinh tế - xã hội mà đơn vị đảm
  • 20. 10 nhiệm - chức năng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho nhân dân. Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực y tế được Nhà nước cho phép khai thác mọi nguồn thu ngoài NSNN đảm bảo cho các đơn vị tự chủ trong hoạt động chi tiêu. Như vậy, nguồn tài chính của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế bao gồm các nguồn sau: * Kinh phí do NSNN cấp, gồm: - Một là: Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ Nhà nước giao. Nguồn kinh phí này chỉ áp dụng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp) và đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động thì không có khoản kinh phí này. - Hai là, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ). - Ba là, kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức. - Bốn là, kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. - Năm là, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác). Khoản kinh phí này chỉ áp dụng đới với ĐVSNCL tự bảo đảm chi phí hoạt động và tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. - Sáu là, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. - Bảy là, kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ nhà nước quy định (nếu có). - Tám là, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm. - Chín là, vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Mười là, kinh phí khác (nếu có).
  • 21. 11 * Nguồn thu sự nghiệp, gồm: - Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định: + Thu viện phí (kể cả viện phí do cơ quan Bảo hiểm xã hội và Quỹ KCB cho người nghèo, Quỹ KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi thanh toán) theo các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh được để lại đơn vị sử dụng theo quy định hiện hành. Mức thu viện phí của các loại hình KCB thực hiện theo các quy định hiện hành về thu viện phí. - Thu phí và lệ phí khác của ngành y tế được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. - Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị: + Thu từ các hoạt động về KCB ngoài bệnh viện, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học của đơn vị theo hợp đồng dịch vụ và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Mức thu theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. + Thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm, giầy dép phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong. Các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước do Nhà nước quy định giá theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy. + Thu từ các hoạt động dịch vụ, cung ứng lao vụ do đơn vị tổ chức thực hiện như dịch vụ giặt là, ăn uống, vệ sinh, phương tiện đưa đón bệnh nhân. Mức thu do thủ trưởng đơn vị quyết định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy. - Các khoản thu hợppháp khác đượcđểlạisử dụng theoquy định củapháp luật. - Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng. Nguồn thu sự nghiệp này chỉ áp dụng đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. * Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật. * Nguồn khác theo quy định của pháp luật, gồm: - Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị. - Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
  • 22. 12 1.2.2.2. Nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế * Chi thường xuyên Các cơ sở y tế công lập có thu được sử dụng nguồn NSNN cấp và nguồn thusự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau: - Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản trích nộp Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Mức đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của người lao động trong đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành. - Chi tiền điện, nước, vệ sinh môi trường (kể cả chi thuê làm vệ sinh công nghiệp), nhiên liệu, vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội nghị phí, quần áo, giầy, dép, mũ bảo hộ cho người lao động và các khoản chi mang tính chất quản lý điều hành hoạt động của đơn vị. - Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước; thuê phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn của đơn vị. - Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp sử dụng trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. - Chi công tác chỉ đạo tuyến và tăng cường cán bộ y tế về cơ sở. - Chi nghiên cứu khoa học đề tài cấp cơ sở của đơn vị. - Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị (không kể chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chỉ tiêu của Nhà nước). - Chi phí trực tiếp cho các hoạt động dịch vụ, sản xuất, cung ứng lao động như: mua nguyên vật liệu, hóa chất để sản xuất vắc xin, thuốc, dịchtruyền, nước cất; chi phí sàng lọc máu (bao gồm cả chi bồi dưỡng người hiến máu), mua thực phẩm trong khoa dinh dưỡng ăn theo bệnh lý điều trị;nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định... - Các chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí và lệ phí theo quy định hiện hành. - Chi duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định (TSCĐ) của cơ sở (mua sắm dụng cụ thay thế, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị và các công trình cơ sở hạ tầng).
  • 23. 13 - Chi khác: Trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức tín dụng trong nước và vốn huy động đóng góp (nếu có); đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ giúp tiền ăn, tàu xe đi lại đối với bệnh nhân nghèo, chi phí chôn cất bệnh nhân vô gia cư, đóng góp cho địa phương về vệ sinh môi trường, trật tự trị an... * Chi không thường xuyên - Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ; - Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; - Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; - Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài; - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; - Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định; - Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ nước ngoài; - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có); - Tùy theo các đơn vị được xếp vào loại hình tự đảm bảo chi phí hoạt động, đảm bảo một phần chi phí hoạt động hay do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động và căn cứ vào nguồn thu của đơn vị mà thực hiện các nội dung chi trên. 1.2.2.3. Cơ chế tự chủ về quản lý thu của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vựcy tế Tất cả các loại hình ĐVSNCL được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết (đơn vị tự bảo đảm chi phí
  • 24. 14 hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động), đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy. 1.2.2.4. Cơ chế tự chủ về phân phối và sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó, các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế đa phần thuộc nhóm các đơn vị này. Đối với đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng mọi ĐVSNCL đều được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Một số định mức chi phí phải đảm bảo chi bằng định mức Nhà nước quy định, không vượt quá định mức đó. * Đối với khoản tiền lương, tiền công đơn vị sự nghiệp được chi như sau - Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao, hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động, cán bộ viên chức (gọi tắt là người lao động) đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định. - Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do Nhà nước đặt hàng áp dụng riêng cho các ĐVSN tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thì tiền lương, tiền công của người lao động, đơn vị tính theo đơn giá quy định. Trường hợp sản phẩm Nhà nước đặt hàng chưa có đơn giá tiền lương, tiền công thì đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định.
  • 25. 15 - Đối với những hoạt động dịch vụ, những đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ và tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ, thì tiền lương, tiền công của người lao động thực hiện dịch vụ đó, đơn vị được áp dụng theo chế độ tiền lương của doanh nghiệp nhà nước. - Đối với những hoạt động dịch vụ, những đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động không thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc và không hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ, thì chi phí tiền lương, tiền công của người lao động, thực hiện hoạt động dịch vụ cũng được đơn vị tính giống như đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động có hoạt động dịch vụ, tức là tính theo tiền lương, cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định. * Đối với các khoản thu nhập tăng thêm Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN, tùy theo kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm cho người lao động trong năm. Cụ thể như sau: - Đối với ĐVSN tự bảo đảm chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển HĐSN theo quy định. - Đối với ĐVSN tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm nhưng tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển HĐSN theo quy định. - Đối với ĐVSN do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ vào kết quả tài chính và số kinh phí tiết kiệm được, đơn vị được quyết định tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm nhưng tối đa không quá 1 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định.
  • 26. 16 1.2.2.5. Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được sử dụng theo trình tự sau: - Đối với ĐVSNCL tự đảm bảo chi phí hoạt động + Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển HĐSN; + Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, Nhà nước không khống chế mức tối đa; + Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do thủ trưởng ĐVSNCL quyết định theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. - Đối với ĐVSNCL tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động + Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển HĐSN. + Trả thu nhập tăng thêm trong năm nhưng tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định. + Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển HĐSN. Trong đó đối với hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do thủ trưởng ĐVSN quyết định theo quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị. - Đối với ĐVSN được ngân sách bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động + Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động tối đa không quá 1 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định.
  • 27. 17 + Chi khen thưởng tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp và hoạt động của đơn vị. + Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. + Chi tăng cường cơ sở vật chất của đơn vị. Nếu xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, đơn vị có thể lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động. Đơn vị không được trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ các nguồn kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức, kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ Nhà nước quy định, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, vốn đối ứng và kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển sang năm sau thực hiện. * Việc sử dụng các quỹ trong đơn vị sự nghiệp được quy định như sau + Quỹ phát triển HĐSN dùng để đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng HĐSN, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ viên chức trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ. + Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động. + Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. + Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chi thêm cho
  • 28. 18 người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế, thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. + Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh đối với các đơn vị làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh ( bổ sung năm 2013 thực hiện theo Nghị định 85/2012NĐCP ngày 15/10/2012 ) 1.2.2.6.Quản lývàsửdụngvốn,tàisản củađơn vịsựnghiệp côngthuộclĩnh vựcytế ĐVSN có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn tài sản có hiệu quả theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Y tế về chế độ tài chính áp dụng cho các ĐVSNCL. Đối với tài sản cố định sử dụng vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ đơn vị phải trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước theo quy định. Tiền trích khấu hao và tiền thu do thanh lý của tài sản thuộc nguồn vốn NSNN, được để lại và hạch toán vào quỹ phát triển HĐSN (đối với ĐVSN tự bảo đảm chi phí hoạt động và ĐVSN tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) được để lại tăng nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị (đối với ĐVSN có nguồn thu nhập). Tiền trích khấu hao và tiền thu do thanh lý của tài sản thuộc vốn vay, vốn huy động đơn vị được dùng để trả nợ vay, tiền huy động. Trường hợp đã trả đủ tiền vay, tiền huy động, số còn lại đơn vị bổ sung quỹ phát triển HĐSN. 1.3. Sự cần thiết hoàn thiện cơ thế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập - Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính để đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế công. Các ĐVSN y tế đã chủ động đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, từ đó mở rộng các nguồn thu; trong lĩnh vực KCB các bệnh viện mở nhiều hình thức KCB, nội trú, ngoại trú, KCB theo yêu cầu...; áp dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến trong y học đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng..., qua đó đã mở rộng được nguồn thu. Đi đôi với việc khai thác nguồn thu, các ĐVSN y tế đã xây dựng các giải pháp tài chính để tiết kiệm chi phí như: xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi, định
  • 29. 19 mức tiêu hao thuốc, vật tư, nguyên nhiên liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây dựng các quy trình cung cấp dịch vụ hợp lý khoa học hơn như quy trình đào tạo, quy trình KCB theo yêu cầu,.... Theo Nghị định 43, đơn vị sự nghiệp y tế công có chênh lệch thu lớn hơn chi được phép trích lập và chủ động sử dụng các quỹ, trả thu nhập tăng thêm cho người lao động. Quy định phải dành tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển HĐSN đối với các đơn vị đảm bảo chi phí hoạt động, đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và có chênh lệch thu lớn hơn chị hoặc bằng một lần so với quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị, cùng với việc đơn vị được chủ động sử dụng quỹ phát triển HĐSN để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, các đơn vị đã quan tâm hơn đến việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để phát triển HĐSN tạo nguồn thu, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động ổn định, lâu dài. Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho ĐVSN y tế thực hiện việc kiểm soát nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, kỹ năng quản lý và chất lượng hoạt động của đơn vị. - Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp y tế nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập của cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Cơ chế tài chính cho các ĐVSNCL ra đời đã thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công để hoạt động theo cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả. Ngày 16/01/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định 10 về cơ chế tài chính cho ĐVSNCL. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, cơ chế này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập, đối với các như đối tượng thực hiện Nghị định 10 chỉ giới hạn ở các ĐVSNCL chưa được quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế, đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến tài chính của đơn vị. Quyền của đơn vị bị hạn chế do bị giới hạn về mức chi thu nhập tăng thêm, về mở rộng quy mô, về tuyển dụng lao động... Để khắc phục những hạn chế của Nghị định 10, ngày 25/4/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 43 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với . Nghị định 43 ra đời được
  • 30. 20 xem như một bước khai thông, mở rộng việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, đó là mở rộng phạm vi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với tất cả các ĐVSNCL đặc biệt đối với các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực Y tế. Đối với tự chủ về tài chính thì các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế về cơ bản hoàn toàn được chủ động về nguồn thu chi tài chính, được quyết định các khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy; được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; được chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả; được quyết định các mức chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định; được khuyến khích chuyển sang loại hình doanh nghiệp hoặc loại hình ngoài công lập. Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm cho phép các đơn vị được tự chủ trong việc trích lập các quỹ như: quỹ phát triển HĐSN, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ hỗ trợ công tác khám chữa bệnh. Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao được trả thu nhập cao hơn. Đồng thời được phép sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật. Như vậy, Nghị định 43 đã tạo hành lang pháp lý rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp công phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ. Bên cạnh những kết quả nêu trên, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43 cũng còn nhiều vướng mắc, tồn tại cần giải quyết như: quy định đơn vị sự nghiệp được quyền tự chủ về khoản thu, mức thu nhưng trên thực tế nhiều đơn vị vẫn phải áp dụng các mức thu hiện không còn phù hợp với thực tế như: định mức biên chế theo lĩnh vực, theo ngành, nghề, mức thu viện phí... Nhiều chính sách là tiền đề, là điều kiện quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho ĐVSNCL còn chưa được ban hành, hướng dẫn cụ thể rõ ràng nên hạn chế tính tự chủ tài chính đối với
  • 31. 21 đơn vị sự nghiệp. Các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế thực hiện sắp xếp lại tổ chức, biên chế có phát sinh nhu cầu giải quyết lao động dôi dư, tinh giản biên chế nhưng chưa có chính sách kịp thời, đầy đủ để giải quyết. Các đơn vị chưa được chủ động hoàn toàn trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với lĩnh vực chuyên môn. Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng HĐSN của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn nhiều lúng túng, chưa có hệ thống đánh giá kết quả hoạt động thích hợp. Do hạn chế về định mức thu chi nên Quy chế chi tiêu nội bộ còn xây dựng chung chung, chưa quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung, định mức thu chi. Những vướng mắc tồn tại trên cần phải được các Bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, Chính phủ nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện để cơ chế tự chủ tài chính đối ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tế. 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế 1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ĐVSNCL y tế do Nhà nước thành lập để thực hiện việc quản lý, cung ứng dịch vụ công hoặc các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực sự nghiệp y tế. Do vậy cơ chế hoạt động của các ĐVSNCL y tế nói chung và cơ chế quản lý tài chính của ĐVSNCL y tế nói riêng chịu ảnh hưởng lớn bởi các chính sách của Nhà nước. Trong nhiều năm, các ĐVSNCL hoạt động không hiệu quả, trì trệ, mang nặng tính bao cấp. Trước đòi hỏi của thực tiễn phải nâng cao chất lượng dịch vụ công, giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phải đổi mới cơ chế quản lý các ĐVSNCL, đặc biệt là đổi mới về cơ chế tài chính. Chính phủ đã ban hành Nghị định 10 trao quyền tự chủ về chế độ tài chính cho các ĐVSNCL. Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL, mở rộng hơn quyền tự chủ cho các ĐVSNCL, ngày 25/4/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43 thay thế Nghị định 10. Theo đó, các ĐVSNCL không những được giao quyền tự chủ tài chính mà còn được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế.
  • 32. 22 1.4.2. Cơ chế quản lý tài chính Theo cách phân loại dựa vào nguồn thu sự nghiệp thì có 3 loại hình ĐVSNCL là ĐVSN tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, ĐVSN tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và ĐVSN do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, đối với từng loại hình sẽ có cơ chế quản lý tài chính khác nhau. Đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động có mức độ về tự chủ lớn hơn đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động có mức độ tự chủ thấp nhất so với 2 loại hình đơn vị trên. Tính tự chủ tài chính càng cao khi mức độ phụ thuộc vào NSNN càng thấp. Việc quy định như vậy hoàn toàn phù hợp với quy định về quản lý sự phát triển của đơn vị, khuyến khích xã hội hóa HĐSN và tạo điều kiện để đơn vị thực hiện tự chủ tài chính tốt hơn. Bên cạnh đó, mỗi đơn vị sự nghiệp công đều có những đặc thù riêng nên cần phải có những cơ chế quản lý tài chính riêng để điều chỉnh. Trên mỗi lĩnh vực sự nghiệp hoạt động đặc thù, các đơn vị sự nghiệp công có điều kiện, cơ hội khác nhau để phát huy, mở rộng, khai thác các nguồn thu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng phục vụ; đồng thời phải tuân thủ pháp luật và các định hướng của Nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp đó. Cơ chế quản lý tài chính ĐVSNCL góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính. Nó được xây dựng trên quan điểm thống nhất và phù hợp, từ việc xây dựng các định mức thu, định mức chi tiêu đến quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát, quá trình đó nhằm phát huy vài trò của cơ chế tự chủ tài chính. Việc mở rộng, khai thác nguồn thu sự nghiệp phụ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ được giao của đơn vị và sử dụng nguồn thu tiết kiệm có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng lớn đến tự chủ tài chính của đơn vị. Những đơn vị có cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ có mức độ tự chủtài chính cao hơn và ngược lại. 1.4.3.Tổchứcbộmáy, năng lựcđội ngũ cánbộ, nhân viêntrong đơn vị sự nghiệp Tình hình thực hiện tự chủ tài chính của ĐVSNCL còn phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, năng lực và sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ, viên chức
  • 33. 23 của đơn vị. Với bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ, viên chức có năng lực, nhanh nhạy, được bố trí phù hợp với trình độ, năng lực cùng với năng lực quản lý của người lãnh đạo sẽ góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị nói chung cũng như việc khai thác, mở rộng ngưỡng thu sự nghiệp, tiết kiệm chi nói riêng. Đơn vị tổ chức bộ máy hoạt động sẽ xác định được rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc; bố trí hợp lý lao động, tinh giản những lao động dư thừa hoặc làm việc không có hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, tiết kiệm chi phí cho đơn vị. Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Trình độ và năng lực làm việc của cán bộ, viên chức trong đơn vị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Từ đó khẳng định uy tín của đơn vị, đóng góp cho đơn vị trong việc tăng thu, tiết kiệm chi. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ điều hành đơn vị được hiệu quả. Cán bộ tài chính kế toán chuyên môn giỏi sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị theo đúng với những quy định của Nhà nước, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, phát huy tối đa những ưu thế mà cơ chế tài chính đem lại cho đơn vị, đồng thời tham mưu cho thủ trưởng để có những quyết sách đúng đắn cho việc quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị. Như vậy, tổ chức bộ máy hoạt động, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên của đơn vị là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị, góp phần vào việc mở rộng, tăng nguồn thu và tiết kiệm chi của đơn vị, từ đó ảnh hưởng tới tình hình thực hiện tự chủ ở đơn vị. 1.4.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị sự nghiệp Trong quá trình thực hiện các hoạt động tài chính của đơn vị như tổ chức quản lý thu, quản lý chi thì việc thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính là một nội dung hết sức quan trọng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát đơn vị như thanh tra, kiểm tra của Bộ chủ quản, của Kiểm toán Nhà nước và Kho bạc Nhà nước... Việc kiểm tra, kiểm soát tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện kế hoạch tài chính và
  • 34. 24 nếu được tiến hành thường xuyên sẽ giúp cho đơn vị sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các khoản thu, chi nhằm tăng hiệu quả kinh tế xã hội của nguồn tài chính, đồng thời giúp đơn vị phát triển kịp thời những sai sót và có biện pháp khắc phục, xử lý. Toàn bộ Chương 1 của Luận văn đã trình bày khái quát những nguyên lý và đặc trưng cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính ở ĐNSNCL thuộc lĩnh vực y tế, đặc biệt đã chỉ ra được các nguồn tài chính và những nội dung chi của ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y, tế từ đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính đối với ĐVSNCL thuộc lĩnh vực y tế.
  • 35. 25 Chƣơng2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn cần trả lời các câu hỏi sau: - Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ? - Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ? - Những giải pháp nâng cao cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2014 và chiến lược đến năm 2020? 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong Luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tượng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh. Từ đó, công tác tự chủ tài chính đối với các ĐVSNCL chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; cơ chế quản lý tài chính; tổ chức bộ máy, trình độ chuyên môn; công tác kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị... 2.2.2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ ến đầu của tỉnh, được UBND tỉnh công nhận và xếp hạng là Bệnh viện Đa khoa hạng I. Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh liên tục tăng qua các năm do Bệnh viện chủ trương áp dụng các kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện đại trong công tác KCB và đội ngũ cán bộ, y bác sỹ có trình độ cao, hết lòng vì người bệnh. Do đó, trong giai đoạn vừa qua nguồn thu của bệnh viện tăng nhanh chóng giúp giảm tải
  • 36. 26 gánh nặng cho ngân sách nhà nước và gia tăng tính tự chủ cho bệnh viện trong việc triển khai các hoạt động KCB. chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ . Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý (như Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế), đơn vị y tế chuyên môn, phòng ban chức năng: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, các bệnh viện huyện . Tài liệu thu thập được gồm: - Các chủ trương, chính sách của Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở Y tế ban hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với các ĐVSN y tế công lập. - Các văn bản (Nghị định, Thông tư, công văn), tài liệu hướng dẫn về việc thực hiện, áp dụng cơ chế tự chủ tài chính trong các ĐVSN y tế công lập. - Số liệu thực tế về việc thực hiện công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2009-2013. - . Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp côn . 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu . Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị. 2.2.3.1. Phân tổ thống kê Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể
  • 37. 27 được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo cơ cấu nguồn thu, lập dự toán chi, phân bổ, trích lập các quỹ, các cơ chế kiểm tra kiểm soát tài chính... Phương ph 2.2.3.2. Bảng thống kê Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp. 2.2.3.3. Đồ thị thống kê Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là biểu đồ hình cột. 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định
  • 38. 28 yi y1 ; i 2,3,...i yi yi ; i 2,3,..n 1 cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo... 2.2.4.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ 5 năm với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về các nguồn thu, các khoản chi, tình hình phân bổ thu chi, trích lập các quỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ... theo thời gian bao gồm: * Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi) Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Công thức tính: Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau: + Tốc độ phát triển liên hoàn (ti) Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó. Công thức tính: ti Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó
  • 39. 29 yi y1 ; i 2,3,..n + Tốc độ phát triển định gốc (Ti) Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài. Công thức tính: Ti Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu 2.2.4.2. Phương pháp so sánh Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác tự chủ tài chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ qua thời gian, so sánh với chính mình cũng như với các đơn vị y tế công lập khác trong địa phương. - So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau: - Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch; + So sánh qua các giai đoạn khác nhau; + So sánh các đối tượng tương tự; + So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động KCB của đơn vị - Số lượng giường bệnh, số lượt bệnh nhân khám chữa bệnh (nội trú, ngoại trú) qua từng năm. - Tổng số ngày điều trị. - Công suất sử dụng giường bệnh, số ngày điều trị trung bình. 2.3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác tự chủ tài chính tại đơn vị - Cơ cấu nguồn thu, sự biến động nguồn thu qua các năm. - Cơ cấucác khoản chi,lập dự toán chivà sự biếnđộng nguồnchi qua các năm. - Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi, tình hình trích lập các quỹ. - Tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, mức biến động thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên.
  • 40. 30 Chƣơng3 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Khái quát về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1968 với tên gọi là Bệnh viện Cán bộ, trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển với nhiều lần thay đổi tên gọi khác nhau, từ chỗ chỉ có hơn một trăm giường bệnh buổi ban đầu với trang thiết bị máy móc cũ kỹ lạc hậu, hiệu quả KCB không cao, đến nay đã trở thành bệnh viên đa khoa hạng I, quy mô 1300 giường bệnh với 960 cán bộ, y, bác sỹ. Trong đó có 300 bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học trở lên, đảm bảo cơ cấu, số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Hàng ngày, Bệnh viện tiếp đón trung bình từ 800 - 1000 lượt người đến khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình 1000 - . S . Ngày điều trị trung bình đã được rút ngắn đáng kể (năm 2009 là 6,8 ngày, năm 2013 là 5,5 ngày). * Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viên Đa khoa Tỉnh Phú Thọ có các chức năng, nhiệm vụ sau: - Cấp cứu, khám bệnh, phục hồi chức năng + Tiếp nhận tất cả mọi trường hợp người bệnh từ ngoài vào thẳng Bệnh viện hoặc từ tuyến dưới chuyển lên cấp cứu, KCB nội trú và ngoại trú. + Giải quyết hầu hết các bệnh tật trong huyện, thị mà Bệnh viện chịu trách nhiệm chữa trị bao gồm các bệnh về nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa và các chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt. + Tổ chức khám sức khỏe (KSK), khám giám định y khoa, giám định pháp y khi Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu, tổ chức KSK và cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. + Phục hồi chức năng. + Chuyển người bệnhlên tuyến trênkhi bệnh viện không đủkhả năng giải quyết;
  • 41. 31 - Đào tạo cán bộ y tế + Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trung học và sơ học cho tỉnh. + Phối hợp, tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên trong bệnh viện, các cơ sở y tế huyện và xã, đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện. - Nghiên cứu khoa học y học + Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học cấp bộ và cấp cơ sở về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. + Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. + Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến từ các tuyến trên, các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành nhằm nâng cao kỹ thuật của Bệnh viện. - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật + Lập kế hoạch chỉ đạo, hỗ trợ bệnh viện huyện và phòng khám đa khoa khu vực nhằm từng bước phát triển kỹ thuật chuyên môn; + Thông báo nhận xét về KCB của tuyến dưới để rút kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ; phối hợp với bệnh viện huyện, các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn mà Bệnh viện chịu trách nhiệm. - Phòng bệnh + Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch và bảo vệ môi trường. + Thực hiện và hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, xử lý chất thải bệnh viện. - Hợp tác quốc tế Hợp tác với các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước để không ngừng phát triển Bệnh viện. - Quản lý kinh tế y tế Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn NSNN cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
  • 42. 32 Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, BHYT, BHXH. * Cơ cấu Tổ chức, nhân sự của bệnh viện - Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. - Các phòng chức năng gồm: 7 phòng chức năng. - Các khoa chuyên môn gồm: 31 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của bệnh viện giai đoạn 2009-2013 Đơn vị tính: người Trình độ Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Trình độ chuyên môn Thạc sỹ 11 15 21 25 32 Bác sỹ chuyên khoa I+II 22 25 43 58 65 Bác sỹ 131 149 165 180 194 Dược sỹ đạihọc 3 4 6 8 12 Đại học, cao đẳng điều dưỡng 129 147 166 181 208 Điều dưỡng trung cấp 145 168 212 237 258 Kỹ thuật viên đạihọc, cao đẳng 9 11 19 25 29 Kỹ thuật viên trung cấp 19 25 36 40 43 Nữ hộ sinh đại học, cao đẳng 4 6 9 11 13 Nữ hộ sinh trung cấp 8 12 18 24 28 Dược sỹ trung cấp 20 25 33 38 42 Đại học, cao đẳng khác 18 23 31 39 43 Trung cấp khác 6 8 11 15 16 Lao động khác 5 7 13 17 19 Tổng cộng 530 625 783 898 1002 Trình độ đào tạo 1. Trên Đại học 33 40 64 83 97 - Thạc sỹ 11 15 21 25 32 - BS chuyên khoa I+II 22 25 43 58 65 2. Đại học 294 340 396 444 499 - Bác sỹ 131 149 165 181 194 - Dược sỹ đại học 3 4 6 8 12 - Đại học điều dưỡng 129 147 166 180 208 - Kỹ thuật viên đạihọc 9 11 19 25 29 - Nữ hộ sinh đạihọc 4 6 9 11 13 - Đại học khác 18 23 31 39 43 3. Dƣớiđại học 203 245 323 371 406 - Điều dưỡng trung cấp 145 168 212 237 258 - Kỹ thuật viên trung cấp 19 25 36 40 43 - Nữ hộ sinh trung cấp 8 12 18 24 28 - Dược sỹ trung cấp 20 25 33 38 42 - Trung cấp khác 6 8 11 15 16 - Lao động khác 5 7 13 17 19 Tổng 530 625 783 898 1002 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • 43. 33 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhân sự của Bệnh viện theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2009 - 2013 Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ta thấy: - Tổng số cán bộ, công nhân viên của Bệnh viện tăng lên theo từng năm: cụ thể năm 2009 là 530 người, năm 2013 là 1002 người, điều đó cho thấy quy mô của Bệnh viện được mở rộng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân trong khu vực. - Trong giai đoạn 2009 - 2013 số cán bộ chuyên ngành y có trình độ đại học và sau đại học đã tăng lên từng năm: năm 2009 bệnh viện có 131 bác sỹ; 33 bác sĩ chuyên khoa I+II và thạc sỹ, thì đến năm 2013 số cán bộ này đã tăng lên tương ứng là 194 bác sĩ; 97 bác sĩ chuyên khoa I+II và thạc sỹ, chứng tỏ công tác đào tạo của Bệnh viện đã được quan tâm. Bảng 3.2: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn giai đoạn 2009 - 2013 Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giường bệnh Giường 1.000 1.100 1.150 1.150 1.300 Khám bệnh Lượt người 156.450 163.596 179.562 184.335 206.461 Điều trị nội trú Bệnh nhân 48.271 58.583 65.968 75.457 90.209 Tổng số ngày điều trị nội trú Ngày 328.859 368.314 395.572 434.254 498.858 Ngày điều trị T.bình Ngày 6,8 6,3 6,0 5,8 5,5 Công suất sử dụng giường bệnh Bệnh nhân/ Giường 0,901 0,9173 0,9424 1,0346 1,0513 Điều trị ngoại trú Bệnh nhân 29.200 37.165 48.853 55.113 63.238 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • 44. 34 Biểu đồ 3.2: Tình hình điều trị nội trú của Bệnh viện giai đoạn 2009 - 2013 Bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho ta thấy giai đoạn từ năm 2009 - 2013 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu chuyên môn. - Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tăng hàng năm (năm 2009 là 48.271 lượt người, đến năm 2013 là 90.209 lượt người). - Công suất sử dụng giường bệnh tăng rất cao (năm 2009 là 90,10% đến năm 2013 đã là 105,13%). - Mặt khác số ngày điều trị trung bình luôn luôn giảm (năm 2009 là 6,8 ngày thì đến năm 2013 chỉ còn 5,5 ngày). Số liệu phân tích cho thấy chất lượng điều trị của bệnh viện đã được nâng cao, giúp rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân, gia tăng hiệu quả KCB. 3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ là ĐVSNCL tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động. Ngày 09 tháng 2 năm 2010, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 415/QĐ-UBND thí điểm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trên cơ sở các quy định của Luật NSNN, Nghị định 43 và các văn bản pháp luật liên quan.