SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG MINH HẢI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG MINH HẢI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 834. 04. 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LƯU NGỌC TRỊNH
HÀ NỘI - năm 2018
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế - xã hội của các địa phương cũng như nền kinh tế của nước ta, kể từ khi
những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh khuyến
khích phát triển các làng nghề gắn kết với việc phát triển kinh tế bền vững tại
các địa phương. Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo của làng nghề truyền
thống ngoài việc cho chúng ta hiểu được bản sắc văn hóa, truyền thống của
một vùng đất, mà còn có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế cao đã cung cấp một
khối lượng lớn, thoả mãn nhu cầu đa dạng các sản phẩm của làng nghề đối
với thị trường trong và ngoài nước.
Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà nẵng, với tổng
diện tích tự nhiên là 4,1 km2, dân số khoảng 89.857 người với 4 đơn vị hành
chính. Phía đông giáp biển Đông với chiều dài 12 km bờ biển là lợi thế để
phát triển về kinh tế biển. Với vị trí địa lý thuận lợi do thiên nhiên ban tặng
như vậy cho nên nền kinh tế ở Đà Nẵng, ngày càng phát triển thịnh vượn trên
con đường hội nhập quốc tế.
Làng điêu khắc tượng đá non nước Ngũ Hành Sơn Nước được hình
thành cách đây hơn 400 năm với những sản phẩm đá mỹ nghệ tinh xảo nổi
tiếng trong và ngoài nước, thu hút lượng du khách đáng kể đến tham quan
và mua sắm hằng năm, sản phẩm được xuất khẩu đi đến nhiều nước trên
thế giới không chỉ góp phần vào việc đưa kinh tế ở Đà Nẵng đi lên mà còn là
một điểm thu hút khách du lịch lớn trên toàn Thế Giới đến với Việt Nam.
Với bề dày lịch sử hình thành lâu đời cho nên việc kế thừa và phát huy, từ
những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, đã làm nên những
sản phẩm điêu khắc đá nổi tiếng.
Tuy nhiên, làng điêu khắc đá truyền thống Non Nước, quận Ngũ Hành
Sơn cũng như nhiều làng nghề khác trên cả nước, bên cạnh những lợi ích lớn
như đã nêu trên, cũng đang đặt ra những vấn đề tồn tại, bất cập liên quan đến
xu thế phát triển và tồn tại của các làng nghề nói chung: như xây dựng quy
hoạch tổng thể cho các làng nghề truyền thống, xây dựng vùng nguyên liệu
ổn định cho các làng nghề truyền thống, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các
sản phẩm của làng nghề truyền thống, xây dựng nguồn nhân lực cho các làng
nghề truyền thống, phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc bảo vệ
môi trường sinh thái, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch để
bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững và chính
sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề tiếp tục phát
triển,...Đây là những vấn đề được đặt ra trong quá trình hoạt động thực tiễn
của làng nghề, nó ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển bền vững của các
làng nghề truyền thống mà còn đến chiến lược, chính sách phát triển kinh tế,
xã hội, văn hoá nói chung của Đảng và Nhà nước ta.
Để làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phát triển một cách
bền vững, thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một nhiều
hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của thành phố
Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn, đòi hỏi các cấp các ngành và
lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cần phải có những chính sách, giải pháp phù
hợp và đảm bảo việc sản xuất cho làng nghề đá non nước, trong đó chú trọng
vấn đề về môi trường sản xuất tại làng nghề, vấn đề bố trí đất cho hộ sản xuất
bị thu hồi đất vào làng nghề, vấn đề chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm...
Tất cả những điều này đòi hỏi phải nghiên cứu hoàn thiện các chính sách
phát triển làng nghề cũng như vấn đề thực thi chính sách đối với sự phát triển
của làng nghề truyền thống.
Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp bách của vấn đề, là một cán bộ đang
công tác tại quận Ngũ Hành Sơn, được chứng kiến thực trạng sự phát triển của
làng nghề đá mỹ nghệ ở đây, học viên quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính
sách phát triển làng nghề truyền thống từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà nẵng” để thực hiện luận văn thạc sĩ chính sách công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển làng nghề truyền thống là vấn đề được các cấp, các ngành, các
địa phương quan tâm, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và viết bài trên các
sách báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về chính
sách phát triển làng nghề truyên thống, tiêu biểu về lĩnh vực này bao gồm:
- Tác giả Bùi Văn Vượng “Làng nghề thủ công truyền thống Việt
Nam” , đây là công trình giới thiệu một cách tổng quan về các làng nghề
truyền thống ở Việt Nam.
- Tác giả Trần Minh Yến “Làng nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đây là công trình nghiên cứu mang tính tổng
quan và chủ yếu tập trung nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng của làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta
hiện nay.
- Đối với quận Ngũ Hành Sơn, có các công trình của nhóm tác giả
Phùng Văn Thành, Hồ Thị Thanh Thúy và Lưu Vạn Tâm Anh về “Nghiên
cứu xây dựng Lễ hội Thạch nghệ Tổ sư làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” (2015). Tập trung nghiên cứu và
đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức Lễ hội Thạch nghệ Tổ sư ở Làng
nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
- Đề án phát triển làng nghề đá Non nước quận Ngũ Hành Sơn của
UBND quận Ngũ Hành Sơn.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng kiến
thức, thông tin lớn về làng nghề truyền thống ở trên cả nước và ở thành phố
Đà Nẵng, đã có thêmnguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho bản thân trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập đến làng nghề
truyền thống nói chung đối với các làng nghề truyền thống nông nghiệp ở
nông thôn, các vấn đề được phân tích chủ yếu về văn hoá làng nghề, chưa tập
trung phân tích các giải pháp thực hiện chính sách đối với làng nghề truyền
thống việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống còn mờ nhạt.
Đặc biệt, đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu đầy đủ, có hệ
thống về chính sách phát triển làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống tại quận Ngũ
Hành Sơn thành phố Đà Nẵng trong quá thực hiện đền bù, giải tỏa trong quá
trình đô thị hóa.Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu theo hướng
chuyên sâu, cụ thể trên phạm vi làng nghề đá truyền thống quận Ngũ Hành
Sơn nhằm nêu rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ
trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng,
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách
phát triển làng nghề truyền thống. Qua đó, phân tích, đánh giá thực trạng
chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước tại quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường công tác thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền
thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói
riêng và trên cả nước nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ
sau:
Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách
phát triển đối với làng nghề truyền thống nói chung, làng nghề truyền thống
đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Thứ hai: Khảo sát, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách tại
làng nghề điêu khắc Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng nêu ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chính sách phát triển
làng nghề Đá Mỹ nghệ Non Nước, tôn vinh các giá trị truyền thống, mang
bản sắc vùng miền, thân thiện với môi trường và văn minh trong thương mại
trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện hính sách phát
triển làng nghề truyền thống nói chung và phát triển làng nghề truyền thống
đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận,
pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc thực hiện chính sách của Nhà nước và
của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non
Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng không đi sâu nghiên cúu các
vấn đề khác như truyền thống, văn hoá, cấu trúc, tổ chức.. của các làng nghề
này.
Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện
chính sách của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền
thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện
chính sách của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền
thống Đá Mỹ nghệ Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
trong vòng 12 năm trở lại đây (2005 - 2017).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Max - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm của Đảng, Nhà nước; dựa trên cơ sở các chính sách đã ban hành để thực
hiện đối với làng nghề truyền thống của nước ta hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của
khoa học xã hội để giải quyết các mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu
đặt ra. Cụ thể:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý
luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có
và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn
liên quan đến thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống nói
chung và làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước của quận Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng hiện nay (ở Chương 1).
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh: Dựa vào các
báo cáo chuyên môn của chính quyền địa phương các cấp, các báo cáo
chuyên ngành, các tài liệu liên quan...kết hợp với phương pháp quan sát thực
tế, đánh giá thực tế về hiện trạng phát triển của làng nghề truyền Thống đá
Mỹ nghệ Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng (ở Chương
II).
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh qua đó để đề xuất các quan
điểm, giải pháp nhằm nâng caohiệu quả thực hiện các chính sách liên quan
đến phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ
Hành Sơn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (ở Chương III).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn này là một trong số ít các nghiên cứu về chính sách phát
triển làng nghề truyền thống nói chung và đặ biệt đối với làng nghề truyền
thống Đá Mỹ nghệ Non Nước của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã vận dụng lý luận về đánh giá
chính sách công trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách nhằm phát
hiện các vấn đề tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách phát
triển làng nghề truyền thống làm cơ sở và định hướng cho việc đưa ra các
khuyến nghị về thực hiện chính sách nói chung và các kiến nghị, đề xuất cho
việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non
Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các phân tich, đánh giá về thực hiện chính sách phát triển làng nghề
truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng đã giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, những tồn tại trong việc
hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Qua đó, đề xuất giúp cho cơ
quan quản lý, các sở, ban ngành có liên quan, các nhà hoạch định chính sách
có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức
thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non
Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đạt được các mục tiêu của
chính sách.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển
làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay.
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với làng nghề
truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3: Quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách
phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng thời gian tới.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống, đặc điểm và phân loại
1.1.1. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống
Quan điểm thứ nhất, “Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền
làm nghề thủ công. Ở đây, các hộ dân trong làng không nhất thiết tất cả các
hộ dân trong làng đều sản xuất hàng thủ công. Mà người thợ thủ công nhiều
trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông, nhưng yêu cầu và đòi hỏi về
chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cao tạo nên những sản phẩm độc đáo do
những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng nghề của
mình” [40, tr.10].
Quan điểm thứ hai, “Làng nghề là một nơi quần cư đông người, sinh
hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề
không những là một làng sống chuyên nghề mà là những người cùng nghề
sống hợp quần thể để phát triển tạo ra việc làm lúc nông nhàn. Đực trưng
của các làng nghề Việt nam đó là vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản
sắc dân tộc và nó có những đặc trưng khác biệt của địa phương so với các
địa phương khác” [43, tr.32].
Quan điểm thứ ba, “Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông
thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố là làng và nghề, làng nghề đó tồn tại
trong một không gian nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh
sống bằng nghề thủ công là chủ yếu, giữa họ có những mối liên kết về
kinh tế, xã hội và văn hóa” [42, tr.21].
Quan điểm thứ tư, “Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần
được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các
nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày
lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian” [11, tr.45].
Về mặt pháp lý, tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của
Chính phủ quy đinh, theo đó có thể hiểu:
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn,
có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau.
Nghề truyền thốnglà nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính chất riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày
nay hoặc đang có nguy cơ bị mai một hoặc thất truyền.
Làng nghề truyền thống, là làng có nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công
nhận. Làng nghề truyền thống phải có đủ các tiêu chí của làng nghề, đồng
thời phải có ít nhất một nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm mang
bản sắc văn hoá dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ
nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Từ những cơ sở về các khái niệm trên, có thể khái niệm về làng nghề
truyền thống đó là: Một đơn vị thôn làng đã và đang làm ra một hoặc một số
loại sản phẩm tiêu dùng hay nghệ thuật bằng những phương pháp truyền
thống từ lâu đời và nguyên liệu đặc thù ở địa phương, được pháp luật công
nhận có đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống.
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của làng nghề truyền thống ở Việt Nam
Ở nước ta nhiều nghề thủ công ra đời nhằm tận dụng lúc nông nhàn
của đại bộ phận dân cư nông nghiệp, dần phát triển thành sản xuất ra các sản
phẩm độc đáo, tiến hành trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề
nông, từ đó hình thành và phát triển nên các làng nghề và làng nghề truyến
thống.
Dù nhiều làng nghề thất truyền cùng với thời gian, theo thống kê cho
thấy ở nước ta hiện nay có khoảng 5.096 làng nghề và làng có nghề, có 1.839
làng nghề đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Chính phủ... [44, tr.29].
Được phân loại như sau:
Theo chất liệu tạo ra sản phẩm, thì các làng nghề được chia ra làm 14
nhóm, đó là: Đá mỹ nghệ; Đồ gỗ; Mây tre đan, kể cả các sản phẩm đan lát,
bện thủ công; Cói; Gốm sứ; Sơn mài, khảm trai; Thêu ren, Dệt; Cây cảnh;
Giấy thủ công; Tranh nghệ thuật , hoa các loại bằng vải, lụa, giấy; Trò chơi
dân gian; Sản phẩm kim khí; Chế biến nông sản và thực phẩm [48, tr.49].
Theo nhóm sản phẩm, thì có16 nhóm đó là: Điêu khắc, chạm khắc gỗ;
Thủ công mỹ nghệ; Mây tre đan; Gốm, sứ, pha lê; Dâu tằm; Làm giấy; Làm
trống; Chế biến thực phẩm; Thêu, dệt, lụa; Đánh bắt, chế biến hải sản; Đúc đồng,
chạm bạc; Đóng, sửa chữa tàu thuyền; Sản xuất hàng dân dụng; Hoa, cây cảnh;
Làm chiếu; Sơn mài.
Việc phân làng nghề truyền thống như trên chỉ là theo quy ước, bởi
vì cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về phương
pháp phân nhóm làng nghề. Mặc dù được phân nhóm, song các làng nghề
truyền thống hiện nay thường có những đặc điểm chung như sau:
- Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn
bó chặt chẽ với nông nghiệp, các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở
nông thôn sau đó các ngành nghề được tách dần nhưng không rời khỏi nông
thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong
các làng nghề đan xen lẫn nhau. người thợ thủ công trước hết và đồng thời là
người nông dân.
- Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề,
đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ
thuật thủ công là chủ yếu công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công
cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. nhiều loại sản phẩm có
công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người
thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản
xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá
được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
- Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại
chỗ. hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn
có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. cũng có
thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước... song không
nhiều.
- Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công,
nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và
sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. trước kia, do trình độ khoa học và
công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất
đều là thủ công, giản đơn. ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học-
công nghệ, việc ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn
trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản
đơn. tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy
trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. việc dạy
nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ
đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. sau hoà bình lập lại,
nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời,
làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang
tính đa dạng và phong phú hơn.
- Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn
chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. các sản
phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ
cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang
trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... các sản phẩm đều là sự kết giao
giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Tất cả đều
mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh
thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
- Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang
tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt
là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng
tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm
làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm
của các làng nghề. cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị
trường trong nước và một phần cho xuất khẩu.
- Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở
quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và
doanh nghiệp tư nhân.
- Tám là, về phát triển du lịch: Các làng nghề truyền thống có sức hấp
dẫn mới, lạ thu hút du khách đực biệt là du khách quốc tế. Do vậy phát triển
du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát
triển kinh tế xã hội ở địa phương theo hướng tích cực và bền vững.
- Chín là, các cơ sở sản xuất ở làng nghề là có vốn đầu tư không lớn,
nhưng giá trị làm ra không nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh. Kết cấu hạ tầng
làng nghề không đòi hỏi cao như các ngành công nghiệp hiện đại, các khu
công nghiệptập trung. Những nơi không thuận lợi trong việc phát triển công
nghiệp quy mô lớn thì có thể phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Việc
quản lý cơ sở làng nghề không phức tạp, phù hợp trình độ của chủ hộ, chủ
doanh nghiệp xuất thân là nông dân.
*****1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của làng nghề truyền thống đá mỹ
nghệ
Trên cơ sở các khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống nêu
trên, có thể khái quát về khái niệm làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ, như
sau:
Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ là một đơn vị thôn làng đã và
đang làm ra một hoặc một số loại sản phẩm bằng các loại đá quý có giá trị
sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, sử dụng những phương pháp điêu khắc,
chế tác đá truyền thống được các nghệ nhân của làng nghề truyền dạy qua
nhiều đời.
Do những đặc điểm chung của làng nghề truyền thống, có thể rút ra
những đặc điểm riêng của làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, như sau:
- Làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành
Sơn chỉ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu
bằng đá, có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và chứa giá trị nghệ thuật cao.
- Những tạo sản phẩm của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ chủ yếu
sử dụng những kinh nghiệm và phương pháp cổ truyền được các nghệ nhân
đúc kết kinh nghiệm.
1.2 Quan điểm về phát triển và vai trò làng nghề truyền thống
1.2.1 Quan điểm về phát triển ngành nghề truyền thống
Các ngành nghề nông thôn là tiền đề cho phát triển mạnh công nghiệp
nông thôn, tiểu thủ công nghiệp cần vốn đầu tư ít, thu lãi nhanh, có sức sống
linh hoạt mềm dẻo, có khả năng chuyển hướng sản xuất khi thị trường biến
động.
Phát triển làng nghề phải gắn với công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Các
ngành nghề truyền thống ở nước ta rất đa dạng, được phân bố rộng khắp các
vùng trong nông thôn, trong giai đoạn đất nước bước vào công nghiệp hoá –
hiện đại hoá đòi hỏi các ngành phải từng bước đổi mới trang thiết bị áp dụng
những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, dịch vụ.
Phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống phải lấy hiệu quả
kinh tế xã hội làm thước đo. Trước hết nhằm khôi phục lại sản xuất những
ngành nghề đã bị mai một, phát triển mạnh những ngành nghề đang còn tồn
tại, duy trì và tăng số lượng các ngành nghề tăng số hộ, số lao động trên cơ
sở đó tăng sản lượng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu,
về mặt xã hội thì phát triển ngành nghề nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm việc
mới, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trầm trọng ở nông thôn, tạo
điều kiện cho các hộ gia đình và người lao động tăng thu nhập ổn định và cải
thiện đời sống…
Đi đôi với nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế của các
làng nghề là quá trình không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ lao
động thông qua công tác đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho người lao động, bồi
dưỡng kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế, kiến thức thị trường cho đội
ngũ những người quản lý. Chú trọng nâng cao trình độ dân trí văn hoá cho
lao động và dân cư trong các làng nghề đặc biệt là lớp trẻ, của các hộ gia
đình ngành nghề - đó là lực lượng nòng cốt để duy trì và phát triển các ngành
nghề trong tương lai.
Phát triển các làng nghề nói chung và các làng nghề truyền thống nói
riêng phải đi đôi với chủ trương xây dựng và phát triển nông thôn mới, bảo
tồn và giữ gìn các phong tục tập quán dân gian của dân tộc gắn với việc bảo
vệ môi trường sinh thái. Mỗi ngành nghề, làng nghề đều có những nét riêng
và đặc trưng riêng cần được giữ gìn bảo tồn. Cùng với phát triển kinh tế, chú
ý đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường bảo vệ sức khoẻ, đời sống
nhân dân.
1.2.2Vai trò của làng nghề truyền thống
Việt Nam là một đất nước xuất phát từ một nền văn minh lúa nước, với
sự sáng tạo của người nông dân qua bao thế hệ đã sản sinh ra nhiều ngành,
nghề thủ công truyền thống, các ngành nghề truyền thống đã tồn tại, trải qua
nhiều thăng trầm và phát triển của lịch sử dân tộc cho đến ngày nay. Những
ngành, nghề thủ công truyền thống đã tồn tại và phát triển góp phần gìn giữ
nét đẹp văn hóa của cha ông chúng ta để lại và tạo điều kiện cho xã hội phát
triển. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn mới,
làng nghề truyền thống đóng vai trò rất quan trọng.
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở
nông
thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo: Người nông dân tham gia sản xuất nông
nghiệp thường theo mùa vụ nên thường xuyên có những thời gian nhàn rỗi
dẫn đến dư thừa sức lao động. Trong lúc nhàn rỗi, người nông dân có thể
tham gia vào sản xuất các sản phẩm truyền thống. Không những sức lao động
sẽ được sử dụng triệt để mà việc sản xuất còn tăng thu nhập cho các hộ gia
đình, đảm bảo cuộc sống. Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống không kén
chọn nên có thể sử dụng lao động với độ tuổi rất phong phú. Có thể là người
già, trẻ em và cả người khuyết tật. Chính vì thế, làng nghề truyền thống đã,
đang và sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người, giảm bớt gánh
nặng cho nhà nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý
hơn và khai thác vốn kỹ thuật của dân: Theo đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, việc phát triển làng nghề sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu
là sản phẩm của ngành nông nghiệp hoặc công cụ sản xuất nông - lâm -
nghiệp làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật, hỗ trợ cho nông nghiệp,
công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. Các vùng
nông thôn chủ yếu là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chiếm hơn một nửa. Chính
vì thế, nếu làng nghề phát triển sẽ trở thành trung tâm kinh tế cho địa
phương, thúc đẩy quá trình nông thôn mới, động viện người dân không tha
phương, giảm bớt làn sóng nhập cư về thành phố gây ra nhiều vấn đề.
Chính vì thế, trong chương trình xây dựng nông thôn mới phải có
những biện pháp giải cứu cho làng nghề, trước hết tháo gỡ khó khăn về kinh
tế, về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu
lao động, nhất là nhiều người mất việc làm ở thành phố, khu công nghiệp trở
về làng.
Quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách
triệt để các yếu tố về vốn, lao động, kỹ thuật của từng hộ gia đình. Tất cả mọi
thành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất các mặt hàng truyền
thống. Nhờ đó mà những ngành nghề ông cha để lại không bị mai một,
ngược lại ngày càng phát triển đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
-Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Do hầu hết các làng nghề
và làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ sự sáng tạo trong
quá trình lao động của người nông dân và các nghệ nhân dân gian nên trong
sản phẩm làng nghề từ kiểu dáng, mẫu mã đều mang đậm nét về bản sắc văn
hoá của từng địaphương. Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống
gắn với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống có
tính nghệ thuật cao, trongđó thể hiện những sắc thái riêng của mỗi làng nghề.
Bảo tồn và phát triển cáclàngnghề truyền thống chính là sự kế thừa và phát
huy đội ngũ nghệ nhân có bàn taykhéo léo cùng những bí quyết nghề quý giá
và thông qua đó bảo tồn những nét độcđáo của bản sắc dân tộc Việt Nam nói
chung và của làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ
Hành Sơn nói riêng trong cộngđồng quốc tế. Ngoài việc tạo sản phẩm, liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ hànghoá, nhiều làng nghề đã hình thành việc
liên kết có tính cộng đồng theo từngnhóm làng nghề, duy trì các truyền
thống, lễ hội theo nhóm ngành nghề. Thông qua việc tạo ra các sản phẩm của
làng nghề, cộngđồng dân cư trở nên gắn bó hơn trong cuộc sống, góp phần
hạn chế và đẩy lùi những tiêu cực của văn hoá ngoại lai, không lành mạnh.
Với vai trò quan trọng của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội,
việc định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề làng nghề truyền thống Đá
Mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng trong xu thế
hộinhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết hiện nay. Để bảo tồn và phát
triển cáclàng nghề, cần khôi phục sản xuất tại những làng nghề đã và đang bị
mai mộtnhưng trên thị trường có nhu cầu; chú trọng một số nghề truyền
thống, làng nghềtruyền thống có từ lâu đời, mang đậm bản sắc văn hoá dân
tộc. Bên cạnh đó, cầncó hướng chuyển đổi đối với một số ngành nghề, làng
nghề khó khăn về thị trườngthông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề,
tổ chức sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề ngày
được phục hồi và phát triển, đảm bảoổn định và cải thiện đời sống của người
lao động ở nông thôn.
- Góp phần tạo ra một sản phẩm du lịch:
Trong xu thế hội nhập, các làng nghề Việt Nam không thể chỉ “cố thủ”
trong lũy tre làng mặc dù bản chất các làng nghề sinh ra trước hết nhằm phục
vụ cho cộng đồng nhỏ trong làng xã.... Bên cạnh việc xuất khẩu sản phẩm
của làng nghề ra nước ngoài, các làng nghề còn có khả năng “xuất khẩu tại
chỗ” thông qua các hoạt động phục vụ du lịch, các sản phẩm thủ công sẽ tăng
thêm giá trị nếu đi kèm theo những câu chuyện xung quanh nó để du khách
hiểu thêm quá trình hình thành nên một sản phẩm và sự khác biệt của sản
phẩm đó. Hoạt động du lịch làng nghề cũng là một hình thức quảng bá sản
phẩm thủ công hiệu quả khi lượng khách đến các làng nghề ngày một nhiều
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống
1.3.1 Nhân tố về thể chế và chính sách của Nhà nước: Nhân tố về thể
chế, chính sách và sự quản lý của Nhà nước có vài trò thức đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của các làng nghề. Để phát triển làng nghề các doanh
nghiệp và hộ gia đình không thể thực hiện có hiệu quả mà cần có sự hỗ trợ
của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ cho các làng
nghề. Vai trò của chính sách đối với sự phát triển của làng nghề được thể
hiện như: Định hướng và điều tiết hoạt động của các làng nghề; kích thích sự
phát triển của các làng nghề phát, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận
lợi...
1.3.2 Nhân tố vốn: Vốn có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp vào
quá trình sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, thì việc đòi hỏi đầu tư thiết bị, mở rộng quy mô và áp
dụng các tiến bộ khoa học - kỷ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm trong và ngoài nước.
1.3.3 Nhân tố kết cấu hạ tầng: Hệ thống cung cấp điện, nước tốt giá rẽ
thì tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất làng nghề truyền thống
giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống dịch
vụ thông tin tốt giúp cho làng nghề nắm bắt kịp thời những thông tin về giá
cả, nhu cầu và mẫu mã sản phẩm, thị hiếu thị trường...để điều chỉnh sản xuất
kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hệ thống giao thông thuận lợi
và hoàn thiện sữ tạo điều kiện cho việc vận chuyển và giao lưu sản phẩm
được dẽ dàng và nhanh chóng...
1.3.4 Nhân tố về thị trường: Hầu hết các sản phẩm của làng nghề, làng
nghề truyền thống của nước ta hiện nay đều chưa có thương hiệu, thiếu các
chuẩn quy định về quy cách, chất lượng, kỹ thuật nên chưa tạo ra được lợi
thế về độc quyền sản phẩm trong việc tham gia thị trường quốc tế.
1.3.5 Nhân tố về nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu gắn liền với
sản phẩm và chất lượng của sản phẩm nó tác động đến giá thành và lợi
nhuận của hộ sản xuất và các doanh nghiệp. Mặc dù, thông thường nguồn
nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các sản phẩm truyền thống chủ yếu khai thác
tại địa phương, thị trường nguồn nguyên liệu tập trung vào một số doanh
nghiệp lớn thao túng thị trường và quyết định giá cả hoặc có sự thỏa thuận
giữa các bên. Do vậy ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các cơ sở sản
xuất.
1.3.6 Nhân tố về môi trường: Môi trường tác động không nhỏ đến sự
tồn tại và phát triển bề vững đối với các làng nghề nói chung. Các chất thảy
độc hại của làng nghề không những gay ô nhiễm môi trường nước, đất mà
còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe của
cộng đồng dân cư.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện
chính sách công, phát triển làng nghề truyền thống và chính sách phát triển
đối với làng nghề truyền thống; làm rõ các khái niệm có liên quan.
Luận văn đã tập trung đề cập đến vấn đề về vai trò, đặc điểm của làng
nghề, làng nghề truyền thống qua đó nêu những vai trò, tác động ảnh hưởng
của làng nghề đến quá trình phát triển đối với kinh tế - xã hội và các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚCTRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Tổng quan tình hình làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ trên
địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng 05 làng nghề truyền thống đã được công nhận là
làng nghề truyền thống, trong đó làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ thì chỉ có
duy nhất một làng nghề đó là làng nghề truyền thống Đá mỹ nghệ Non Nước,
thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống
đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Quận Ngũ Hành Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 40.1 km2
, dân số
89.857 người (theo Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2016), với 4 đơn vị
hành chính gồm: phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ, phường Hòa Hải và
phường Hòa Quý. Nằm về phía nam của thành phố, với chiều dài 12 km bờ
biển là lợi thế để phát triển về kinh tế du lịc và các dịch vụ khác về biển, phía
Tây giáp quận Cẩm Lệ, Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam
giáp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là một quận được xác định có tiềm
năng phát triển mạnh về kinh tế Du lịch - Thương mại và Dịch vụ, do có
quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và Làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ
Non Nước là một trong những điểm đến để du khách quốc tế và khách trong
nước đến tham quan các công trình danh thắng tại quận Ngũ Hành Sơn.
Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước nằm trên địa bàn
phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng,
nằm xen lẫn trong Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn - là di tích lịch sử
cấp quốc gia với quần thể 05 hòn núi: Kim Sơn, Hỏa Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn
và Thổ Sơn cùng nhiều hang động, chùa chiền, đình, miếu… gọi chung là núi
Ngũ Hành Sơn.
Cách đây hơn 400 năm, Làng đá Mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn
được sơ khai hình thành của những người thợ đá đầu tiên từ Thanh Hóa đến
mở đất, khai thôn, lập ấp sinh sống lấy tên gọi là làng Quán Khái. Trong quá
trình mưu sinh, họ chủ yếu khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ từ núi Non
Nước để đục đẽo thành vật dụng thô sơ phục vụ cho cuộc sống hằng ngày,
gồm những hòn chì đá dùng để buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, cối
xay bột, cối giã thuốc,…do tay nghề của các thợ điêu khắc đá bây giờ ngày
càng có tiếng, thì các sản phẩm điêu khắc về bia mộ, đặc biệt là những chế
tác Rồng, Phượng, Rùa...phục vụ cho trang trí tại các chùa chiền, miếu mạo,
lăng tẩm và cung đình. Tuy nhiên nghề đá lúc bấy giờ chỉ phát triển và duy trì
ở mức độ phổ biến trong phạm vi gia đình, có tính truyền thống cha truyền con
nối, người nọ chỉ cho người kia trong phạm vi gia tộc. Với tốc độ phát triển
của xã hội, dân cư khu vực làng nghề nhận thấy nghề này ngày có thể mang lại
nguồn thu ngày càng khá góp phần tăng thu nhập,cải thiện cơ bản kinh tế, đời
sống của hộ gia đình làng nghề. Chẳng bao lâu sau, nghề đục đẽo đá này phát
triển nhanh, những sản phẩm điêu khắc đá được truyền nghề và phát triển qua
nhiều đời, dần đi vào đời sống tinh thần, phản ánh nền văn hoá truyền thống
của một vùng dân cư, từ đó đã hình thành nên làng nghề điêu khắc đá mỹ
nghệ ngày nay.
Thời kỳ mới phát triển của làng nghề, để tạo ra các sản phẩm điêu
khắc người thợ lúc bây giờ chủ yếu là khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất tại chỗ từ các tảng đá cẩm thạch tại các chân núi Non Nước. Sau
này, để bảo vệ bảo tồn các khu danh thắng thiên nhiên, từ những năm 1990
chính quyền thành phố Đà Nẵng ban hành lệnh cấm khai thác đá cẩm thạch
từ núi Non Nước, khi nguồn đá tại chỗ không còn thì nguồn nguyên liệu đá
được các cơ sở sản xuất của làng nghề tìm đặt mua ở các tỉnh phía Bắc tại
tỉnh Hà Tây, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa,… Do nhu cầu của thị trường
ngày càng cao về thẩm mỹ, về giá trị của các sản phẩm của du khách và
khách hàng đặt thì rong khoảng 5 năm trở lại đây, làng đá tiếp tục nhập thêm
các loại đá quý ở Ấn Độ, Pakistan, Afganistan về làm nguyên liệu sản xuất,
làm phong phú thêm cho sản phẩm để khách hàng lựa chọn và nhất là duy trì
và phát triển một làng nghề truyền thống đã nỗi tiếng lâu đời.
Hiện nay các sản phẩm của làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước rất
phong phú về màu sắc và đa dạng về chủng loại, các nghệ nhân và thợ điêu
khắc lựa chọn và thực hiện các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như tượng
Phật, tượng nghệ thuật; tượng sư tử, lân, rồng, phượng; tượng vũ nữ
Chăm,… Các sản phẩm của làng nghề điê khắc đá Mỹ nghệ Non Nước hiện
nay dù lớn hay nhỏ được đầu tư tỉ mỉ, công phu, tinh xảo dưới đôi tay khéo
léo và tài ba của các nghệ nhân. Do đó, sản phẩm đá Mỹ nghệ Non Nước
không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước
trên thế giới trong đó có sản phẩm có giá trị lên đến hàng ngàn USD.
2.1.2. Những đóng góp của Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ
Non Nước với thành phố Đà Nẵng
Nghề điêu khắc truyền thống của làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước đã
góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách của địa phương. Theo thống
kê của UBND quận Ngũ Hành Sơn, hiện nay có khoảng 35 doanh nghiệp,
hơn 500 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ lớn - nhỏ với hơn 4.000 lao động đang
tham gia sản xuất và kinh doanh tại khu vực làng nghề, với tổng doanh thu
các sản phẩm tại làng nghề mỗi năm từ 800 - 900 tỷ đồng. Trong đó, doanh
thu xuất khẩu sản phẩm chiếm 62-65% và doanh thu trong nước chiếm 35-
38%. Sản phẩm của làng nghề tạo ra chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản
xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của quận, góp phần trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng đề ra là dịch vụ - công - nông
nghiệp theo đề án phát triển của quận.
Ngoài ra, làng nghề còn góp phần rất lớn cho quận trong công tác xóa
đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, thực hiện việc an sinh xã hội. Theo
báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Ngũ Hành Sơn
năm 2016 thì tỷ lệ hộ dân làm nghề truyền thống so với tổng số hộ dân toàn
quận là 6,74% ,trong đó tỷ lệ số lao động làm nghề điêu khắc đá là 16,66%.
Các hộ làm nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ nghệ có mức thu nhập khá,
trong đó mức thu nhập của thợ điêu khắc trung bình từ 150 - 180 triệu
đồng/năm, nhân viên bán hàng từ các sản phẩm của làng nghề có thu nhập từ
70 - 90 triệu đồng/năm. Do vậy, tình hình kinh tế và đời sống của đại bộ
phận các hộ sản xuất của làng nghề và các hộ kinh doanh các sản phẩm của
làng nghề đá có mức sống khá đến rất khá.
Bảng 2.1. Thu nhập bình quân của thợ điêu khắc đá
Thu nhập trung bình hàng tháng Tỷ lệ (%)
3 đến 5 triệu 2,6
5 đến 7 triệu 50,2
7 đến 10 triệu 36,1
Trên 10 triệu 11,1
Tổng 100,0
(Nguồn: Phòng Kinh tế quận)
Sự phát triển của làng nghề đá Non Nước đã góp phần không nhỏ
trong việc tạo ra một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương.
Hằng năm làng nghề cũng đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước
và quốc tế đến tham quan, mua sắm.
Bảng 2.2.Thống kê khách du lịch đến tham quan Ngũ Hành Sơn
Khách du
lịch
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Khách quốc
tế
194,477 220,597 457,521 523,479 602.775
Khách nội
địa
303,516 459,989 610,814 748,521 841.212
(Nguồn: Ban quản lý Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn)
2.1.3. Các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường đặt ra với thành phố
Đà Nẵng từ sự phát triển và hoạt động của làng nghề truyền thống đá mỹ
nghệ
Làng nghề đá Mỹ nghệ Non nước đã đóng góp tích cực cho sự phát
triển chung về kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên, do sự
phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của thành phố nói chung và quận
Ngũ Hành Sơn nói riêng, đặc biệt là phát triển về đô thị thì việc phát triển
của làng nghề truyền thống đá Mỹ Nghệ Non Nước cũng đặt ra nhiều vấn đề
đối với thành phố Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn cần có những giải pháp
để khắc phục, tiêu biểu như sau:
* Về kinh tế
Việc phát triển làng nghề những năm qua nhìn chung vẫn còn mang
tính tự phát thiếu sự định hướng của các cấp lãnh đạo, quy mô sản xuất của
một số làng nghề vẫn còn nhỏ lẻ và thiếu các chính sách phát triển bền vững
của làng nghề tại địa phương.
Lao động có tay nghề cao tại làng nghề tuy đông nhưng lao động lâu
năm có kinh nghiệm chỉ chiếm khoảng 18%, chủ yếu lao động có thâm niên
nghề từ 2 đến dưới 7 năm chiếm trên đến 72%, nên vẫn đang gặp khó khăn
về nguồn nhân lực có tay nghề cao. Lực lượng lao động có kỹ thuật nghề
chủ yếu là tự học và qua thực tế chứ ít được đào tạo bài bản. Việc đào tạo,
truyền, dạy nghề phần lớn theo lối truyền thống chỉ truyền nghề trong các
nội bộ gia đình, trong dòng họ chiiesm 90%, việc tổ chức các lớp dạy nghề
truyền thống đối với lao động trong nghề điêu khắc chiiesm khoảng 10%.
Bảng 2.3. Bảng thống kê chất lượng lao động của làng nghề
Thời gian lao động Tỷ lệ/tổng số lao động
Từ 02 năm - 05 năm 35%
Từ trên 05 năm - dưới 10 năm 57%
Từ 10 năm trở lên 18%
(Nguồn: Phòng Kinh tế quận Ngũ Hành Sơn)
Vấn đề tạo nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất tại làng nghề đá
mỹ nghệ Non Nước đang gặp khó khăn. Thực tế cho thấy trên 67% cơ sở sản
xuất không đủ vốn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị và mở rộng quy mô sản
xuất. Hoạt động sản xuất tại làng nghề của các cơ sở sản xuất chủ yếu là dựa
trên nguồn vốn tự có, do các chủ cơ sở gặp khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn của ngân hàng, nhất là vốn vay ưu đãi. Do vậy các cơ sở sản xuất
phải thu hẹp quy mô, chọn nguyên liệu giá rẻ, đầu tư máy móc thiết bị nhỏ
nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, vấn đề xử lý và đảm bảo
môi trường theo quy định tại các tại các cơ sở làng nghề chưa được đảm bảo.
Do nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của làng nghề không ổn
định, chủ yếu và phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, đồng thời có tình
trạng các hộ kinh doanh nguồn nguyên liệu thâu tóm nguồn cung nguyên lệu
đá do đó họ đã tự ý và quyết định giá cả nguyên liệu gây khó khăn đối với
các hộ sản xuất có quy mô nhỏ.
Bảng 2.4. Bảng các sản phẩm đá thường làm
Tiêu chí Tỷ lệ %
Tượng phật 34,4
Tượng Chúa 14,5
Trang trí nội thất 1,2
Linh vật 12,1
Phúc Lộc Thọ 9,0
Bia mộ 3,2
Sản phẩm khác 16,6
Tổng cộng 100,0
(Nguồn: Phòng Kinh tế quận)
Việc khai thác du lịch tại làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non
Nước là một sản phẩm là một nguồn khai thác các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, mang lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt
động khai thác du lịch tại làng nghề còn tự phát, chưa được tổ chức chặt chẽ
của các cơ quan quản lý và đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp trong các
khâu bán hàng, quảng bá về làng nghề....việc đẩy giá cao các sản phẩm của
làng nghề vẫn tồn tại, xuất xứ không phải từ làng nghề cho khách, thái độ
thiếu thân thiện,… Hậu quả là thời gian du khách ở lại làng nghề rất ngắn,
chi tiêu hạn chế. Mặt khác, vấn đề thông tin du lịch làng nghề hiện không
đầy đủ, sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch sinh thái
chưa phù hợp, việc xây dựng chương trình du lịch làng nghề còn mang tính
hình thức, chưa mang tính đồng bộ.
* Về môi trường
Vấn đề môi trường của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước luôn các cấp
chính quyền các cấp và đại bộ phận nhân dân quan tâm, nhất là các hộ dân
nằm trong khu vực của làng nghề nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh
hoạt và kinh doanh của người dân làng nghề với 03 ô nhiễm chính: bụi đá,
tiếng ồn, nước thải,… Cuộc sống của người dân ở đây bị đảo lộn rất nhiều do
tiếng ồn, do bụi), ảnh hưởng nguồn nước ngầm bị nhiễm axit do, nước thải
chảy tràn lan trên mặt đất vì không có hệ thống cống và hồ chứa xử lý…
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với làng nghề truyền
thống đá mỹ nghệ của chính quyền thành phố Đà Nẵng
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy và các chính sách đối với làng
nghề truyền thống của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì tại UBND quận Ngũ Hành
Sơn có các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức
năng QLNN đối với làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước bao gồm:
(i) Phòng Nội vụ, có chức năng tham mưu về xây dựng tổ chức bộ
máy, nhân sự, biên chế và nội quy hoạt động của Ban quản lý làng nghề đá
Non Nước;
(ii) Phòng Kinh tế, có chức năng tham mưu về chuyên môn phát triển
kinh tế, phát triển du lịch, du lịch làng nghề, tìm nguồn cung ứng nguyên vật
liệu, cải thiện công nghệ trong quá trình sản xuất nói chung và làng nghề nói
riêng;
(iii) Phòng Tài chính - Kế hoạch, có chức năng tham mưu về cấp Giấy
phép đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể và cấp kinh phí hoạt
động cho các Hội làng nghề, lương và các khoản theo lương đối với công
chức, viên chức công tác tại Ban quản lý làng nghề theo quy định của pháp
luật;
(iv) Phòng Tài nguyên - Môi trường, có chức năng tham mưu về lĩnh
vực tài nguyên - môi trường, ban hành các văn bản quy định về chống ô
nhiễm môi trường, đánh giá tác động môi trường tại các cơ sở sản xuất làng
nghề;
(v) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tham mưu về tìm kiếm
và hỗ trợ tìm kiếm nguồn nhân lực cho làng nghề, ưu tiên tuyển dụng lao
động địa phương, lao động có tay nghề cao trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của làng nghề,…
Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ban hành các văn bản, các chính
sách về phát triển làng nghề đối với làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước, như
sau:
- Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 về ban hành Đề án
"Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường;
- Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về ban hành quy
định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền
thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của UBND thành
phố Đà Nẵng về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Công trình Trạm xử
lý nước thải Làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước;
- Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 về ban hành Quy
định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Đà Nẵng” ngành thủ công mỹ nghệ;
2.2.3. Công tác quy hoạch và các giải pháp khuyến khích phát triển
làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ của thành phố Đà Nẵng
Như đã nêu ở trên, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước nằm
ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, xen kẽ trong khu dân cư và xen kẻ
trong Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn. Theo dự án khu quy hoạch
Làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước giai đoạn I có tổng vốn đầu tư xây dựng
trên 170 tỷ đồng trên diện tích 35,5 ha tại địa điểm phường Hòa Hải, Hòa
Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Hiện tại kết cấu hạ tầng
tương đối hoàn chỉnh đã giải quyết kịp thời vấn đề cấp bách về ô nhiễm môi
trường trong khu dân cư, vấn đề mỹ quan làng nghề.
Tính đến ngày 25/01/2016, đã có 348 hồ sơ được xét duyệt bố trí vào
khu sản xuất tập trung của làng nghề và đã có 245 cơ sở đã và đang xây dựng
nhà xưởng để sản xuất đá mỹ nghệ.
Tuy nhiên, hiện nay quỹ đất để bố trí cho các cơ sở sản xuất đá mỹ
nghệ Non Nước đã hết, nhưng còn hơn 200 cơ sở sản xuất chưa được bố trí
vào làng nghề , vẫn còn sản xuất trong khu dân cư. Hơn nữa quá trình phát
triển của làng nghề hàng năm số cơ sở sản xuất không ngừng tăng lên. Vì
vậy cần thiết phải quy hoạch mở rộng làng nghề giai đoạn 2 với các cơ sở
sau đây
- Tổng số cơ sở cần thiết đề bố trí giai đoạn 2: 289 cơ sở
- Mặc khác khi quy hoạch mở rộng giai đoạn 2 thì trạm xử lý nước thải
vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu gom nước thải về Trạm xử lý tập trung cho
hơn 289 CSSX.
- Nếu không tiến hành quy hoạch mở rộng giai đoạn 2 thì vấn đề bố trí đất
cho 289 cơ sở (chưa có đất sản xuất trong khu làng nghề) sẽ không thực hiện
được và vấn đề ô nhiễm trong khu dân cư sẽ không được giải quyết một cách
triệt để và định hướng phát triển quận Ngũ Hành Sơn trở thành “quận môi
trường” sẽ không thực hiện được. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc
phát triển kinh tế xã hội quận Ngũ Hành Sơn.
2.2.4. Các giải pháp giải quyết những vấn đề vướng măc, yếu kếm
phát sinh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ non Nước, quận Ngũ
Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
Để làng nghề phát triển ổn định và vững chắc, cần nhận thức đầy đủ về
những giá trị văn hóa tiêu biểu của làng nghề, hoạch định những chủ trương
và giải pháp thích hợp nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng và thuận lợi
có sẵn ở địa phương, bao gồm Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn và làng
nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
Đối với làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, để giải quyết tốt
mối quan hệ giữa việc bảo tồn và phát triển làng nghề, theo chúng tôi cần
phải quan tâm tổ chức thực hiện những giải pháp cụ thể sau đây:
2.2.4.1 Nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển
làng nghề gắn với việc tổ chức quản lý và khai thác Khu di tích danh thắng
Ngũ Hành Sơn:
Cần phải khẳng định rằng, các làng nghề truyền thống là một trong
những thành tố và là di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ở đó, nó chứa
đựng những tinh hoa và truyền thống của dân tộc, góp phần minh chứng cho
những đặc điểm văn hóa dân tộc hoặc địa phương qua các thời kỳ lịch sử.
Thực tiễn trong tình hình hiện nay, các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa
được coi là một nguyên tắc cơ bản nhưng không phải là mục đích duy nhất
"bảo tồn để bảo tồn" mà đòi hỏi cần nghiên cứu để khai thác có hiệu quả
nhằm mục đích cho sự phát triển.
Là một làng nghề thủ công truyền thống có điều kiện hết sức thuận lợi
là nằm ngay trong Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn. Di tích này, đã
được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số
92 QÐ-BVHTT ngày 10 tháng 7 năm 1980. Vì thế, việc nhận thức và xử lý
tốt mối quan hệ giữa việc bảo tồn, phát triển làng nghề với việc khai thác các
hoạt động du lịch là một yếu tố hết sức quan trọng. Làng nghề là điểm dừng
chân, nghỉ ngơi, mua sắm hàng lưu niệm của các du khách tham quan Khu di
tích danh thắng. Cần thấy rằng, mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất
kinh doanh với sự mở rộng, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch tại làng
nghề điêu khắc đá mỹ nghệ luôn luôn có mối quan hệ tác động thúc đẩy nhau
cùng phát triển. Quá trình phát triển, mở rộng làng nghề, chất lượng các sản
phẩm mỹ nghệ truyền thống dùng cho lưu niệm của các du khách sẽ là nhân
tố làm tăng khả năng thu hút khách đến tham quan du lịch danh thắng Ngũ
Hành Sơn. Ngược lại, nguồn khách đến tham quan du lịch tăng lên sẽ trở
thành điều kiện quan trọng làm tăng thêm sức mua, sức tiêu thụ các sản
phẩm của làng nghề.
Để thực hiện tốt mối quan hệ nêu trên, cần phải giải quyết một số các
biện pháp cụ thể sau đây:
- Tiến hành thực hiện xây dựng Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn trở
thành một tổng thể Khu văn hóa du lịch đặc biệt của thành phố với các chức
năng như công viên, vườn tượng, nơi sản xuất và trưng bày các sản phẩm của
làng nghề thủ công truyền thống và là nơi tổ chức sinh hoạt các lễ hội tín
ngưỡng tôn giáo trên địa bàn. Đây là một việc đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng
hoàn thành được các nội dung trên đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc
tuyên truyền quảng bá, thu hút khách tham quan Khu di tích danh thắng Ngũ
Hành Sơn và làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
- Phải giải quyết dứt điểm tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa
các cơ sở sản xuất, không để xảy ra tình trạng các quầy sạp bán hàng trên
Khu di tích chèo kéo, tranh giành khách làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng
đến môi trường kinh doanh du lịch và làm mất lòng tin ở du khách, nhất là
đối với các du khách quốc tế.
- Bố trí sắp xếp, quy hoạch lại các cơ sở sản xuất và kinh doanh của
làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng vừa đảm bảo cho việc phát
triển ổn định, vừa không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường sinh thái
cũng như việc tham quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn của các du
khách.
Bảng 2.5.Số lượng quy mô cơ sở sản xuất đávà phương án bố trí vào Khu
sản xuất tập trung
Quy mô cơ sở(S = diện tích)
Số lượng
cơ sở
Diện tích
được bố trí
Cơ sở sản xuất lớn (S>=700m2
, có trên 15 lao
động)
25 400m2
Cơ sở sản xuất vừa (S>=300m2
- dưới 700m2
,
có từ 10 - 15 lao động)
35 300m2
Cơ sở sản xuất nhỏ (S>=100m2
- dưới 300m2
,
có từ 07-09 lao động)
200 150m2
Cơ sở sản xuất rất nhỏ (S<100m2
, có dưới 07
lao động)
235 100m2
Tổng số 495
Để đảm bảo cảnh quan và môi trường sinh thái của danh thắng Ngũ
Hành Sơn theo các quy định của Luật Di sản văn hóa, các cơ sở sản xuất của
làng nghề cần phải được sắp xếp theo quy hoạch. Các hộ sản xuất muốn mở
rộng quy mô nhà xưởng phải lập dự án và báo cáo các cơ quan chức năng có
thẩm quyền phê duyệt. Trong tương lai, ngoài việc tổ chức sắp xếp sản xuất
kinh doanh của làng nghề cần đảm bảo cho môi trường kinh doanh du lịch
văn minh lịch sự, có kế hoạch dãn dân (đặc biệt là những cơ sở sản xuất đá
mỹ nghệ vùng sát di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn) ra khỏi vùng có nguy cơ
xâm hại di tích.
Có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản
xuất của làng nghề và phục vụ khách tham quan Khu di tích danh thắng Ngũ
Hành Sơn như: Tiến hành tu bổ, tôn tạo một số công trình kiến trúc nghệ
thuật, đường dẫn du khách tham quan. Nghiên cứu mở rộng thêm các tuyến,
điểm tham quan trong khu vực nhằm thu hút và kích thích nhu cầu tham
quan, mua sắm của các du khách đặc biệt là của các du khách quốc tế.
2.2.4.2 Nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các mẫu mã và chủng loại sản
phẩm
Do nhiều cơ sở sản xuất của làng nghề ít có cơ hội tham gia xuất khẩu
trực tiếp mà thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy
đủ các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng, giá cả để quyết định sản xuất các mặt
hàng phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Mặt khác, chính quyền địa
phương cũng chưa có một cơ chế chính sách và hệ thống hỗ trợ để làng nghề
có thể tiếp cận rộng rãi với thị trường trong và ngoài nước.
Vì vậy, trên cơ sở các sản phẩm truyền thống đã được sản xuất và tiêu
thụ ổn định như các tượng thú vật, tượng người, các sản phẩm đồ trang sức
lưu niệm... cần tiếp cận các thị trường mới và nghiên cứu tạo thêm các sản
phẩm phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu, cho các đơn đặt hàng và nhu cầu mua
sắm hàng lưu niệm của du khách. Hướng nghiên cứu chủ yếu là cần tập trung
vào các sản phẩm tranh tượng dân gian Việt Nam, các sản phẩm mang tính
chất tín ngưỡng tôn giáo, các tác phẩm của các danh họa trên thế giới... Các
sản phẩm lưu niệm cần nghiên cứu mẫu mã nhỏ gọn và tinh xảo.
2.2.4.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng các thợ nghề đá và
ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất của
làng nghề:
Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các thợ
nghề đá cần chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, cần kết
hợp với việc nâng cao trình độ tay nghề của các nghệ nhân để họ thực sự là
các "bàn tay vàng" sáng tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm mới. Sự kết hợp giữa
nhiều thế hệ lao động trong làng nghề nhằm mục đích khôi phục và phát triển
làng nghề theo hướng công nghiệp, hiện đại nhưng vẫn duy trì và phát huy
tính truyền thống và vai trò cực kỳ quan trọng của các nghệ nhân. Xây dựng
kế hoạch mở các lớp dạy nghề tại chỗ với phương pháp đào tạo kết hợp cả
việc trang bị những kiến thức lý luận về mỹ thuật điêu khắc (kinh nghiệm tạo
hình, khối...) với kỹ năng thực hành các công đoạn sản xuất qua sự hướng
dẫn của các nghệ nhân truyền nghề. Những học viên đã qua các lớp đào tạo,
bồi dưỡng sẽ được cấp chứng chỉ để làm nghề và được Nhà nước ưu tiên về
vốn để đầu tư sản xuất.
Bảng 2.6. Bảng số lượng lao động làng nghề qua các năm
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Lao động (người) 2.265 22.704 3.280 3.813 4.500 4.906
Để làng nghề phát triển ổn định và vững chắc cần phải trang bị đổi
mới máy móc thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Giải pháp
cho vấn đề này là lựa chọn những máy móc và thiết bị mới với công nghệ
tiên tiến phù hợp với yêu cầu sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ. Về kỹ
thuật và công nghệ, cần có sự kết hợp hài hoà đan xen giữa hai yếu tố: truyền
thống và hiện đại trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của một làng nghề
truyền thống với công cụ và công nghệ hiện đại nhằm mục đích tăng sức
cạnh tranh cho sản phẩm của làng nghề.
2.2.4.4 Giải quyết những khó khăn về nguồn nguyên liệu và vốn phục
vụ cho sản xuất:
Nguyên liệu cho sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất
của làng nghề hiện nay phụ thuộc nhiều vào khả năng cung ứng của các
khách hàng do đó còn thiếu tính ổn định lâu dài. Cần phải có một tổ chức với
đủ tư cách pháp nhân đứng ra để thực hiện việc ký kết hợp đồng khai thác và
cung ứng đá nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất ổn định của cả làng
nghề.
Để làm tốt công tác sắp xếp quy hoạch, mở rộng năng lực sản xuất,
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và khai thác du lịch cần
phải có nguồn vốn lớn trong khi vốn của các cơ sở sản xuất có hạn. Giải
quyết vấn đề này, Nhà nước và chính quyền địa phương cần hỗ trợ giải quyết
những khó khăn về vốn cho làng nghề theo hai hướng:
Thứ nhất là, ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng trong
toàn bộ Khu làng nghề đá theo theo quy hoạch đã được duyệt với phương
châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Thứ hai là, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ sản xuất vay
vốn (nhất là đối với các hộ sản xuất có quy mô nhỏ và trung bình) để đầu tư
trang bị máy móc, công nghệ sản xuất mới tiến bộ, hiện đại nhằm nâng cao
năng lực và quy mô sản xuất cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm làng
nghề.
2.24.5 Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá:
Việc tuyên truyền quảng bá cần thực hiện kết hợp đối với làng nghề
điêu khắc đá và cho cả Khu di tích danh thắng Ngũ hành Sơn, bởi mối quan
hệ tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển, qua đó để thu hút khách tham quan
du lịch và nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm lưu niệm của làng nghề.
Việc tuyên truyền quảng bá cần thông qua các hình thức như: Tuyên truyền
thông qua các cơ quan thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền
hình...); Đưa các sản phẩm tiêu biểu của làng nghề tham gia các cuộc Triển
lãm - Hội chợ trong nước và quốc tế; Thực hiện các tờ gấp, catalogue,
apphich giới thiệu làng nghề, sản phẩm làng nghề, các nghệ nhân tiêu biểu và
cảnh quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn... để tuyên truyền quảng bá
tại các Triển lãm - Hội chợ trong nước và quốc tế; Xây dựng các trang
Website để giới thiệu về làng nghề và Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn;
Xây dựng một bộ sưu tập hoàn chỉnh về những sản phẩm đá mỹ nghệ tiêu
biểu của làng nghề để tiến tới thành lập một Bảo tàng mỹ thuật về điêu khắc
đá nhằm giúp cho các du khách tham quan hệ thống được quá trình hình
thành, phát triển của làng nghề; Khuyến khích các cơ sở sản xuất hình thành
các vườn tượng vừa để cho các du khách tham quan thưởng thức giá trị của
các sản phẩm do nghệ nhân sáng tạo vừa để thu hút khách mua sắm các sản
phẩm lưu niệm...
2.2.4.6 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn để thực
hiện tốt việc phát triển làng nghề đá mỹ nghệ với việc phát triển kinh doanh
du lịch:
Công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tác động trực tiếp đến việc tổ
chức sản xuất, ổn định và phát triển làng nghề cũng như đến các hoạt động
kinh doanh du lịch. Để làm tốt việc này và xem nó như là "bà đỡ" cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, cần tiếp tục sắp xếp, bố trí sản xuất
kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ phù hợp với quy hoạch, tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi và bảo đảm thuận tiện cho du khách đến tham quan du
lịch, cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh các nhóm hàng, ngành hàng đều
thực hiện việc bày trí không lấn chiếm lòng lề đường, không được để các
khối đá nguyên liệu nằm sát lề đường và biển hiệu che khuất tầm nhìn của
các phương tiện tham gia lưu thông.
- Trên tuyến đường Huyền Trân Công Chúa (là tuyến đường chính,
trung tâm hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề và đường dẫn tham
quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn), cần quy hoạch sắp xếp lại việc
sản xuất kinh doanh theo hướng phù hợp với mục tiêu xây dựng khối phố
văn hóa - khối phố du lịch. Các hộ sản xuất không được để đá dăm và nước
thải ra đường làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mất mỹ quan đô thị.
- Để hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sơ sản xuất
kinh doanh, cần tổ chức thực hiện việc niêm yết giá công khai và bán hàng
theo giá niêm yết cho từng loại sản phẩm.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh từng bước thực hiện việc đăng ký
nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm của cơ sở mình để nâng cao chất lượng sản
phẩm và uy tín với khách hàng. Người bán hàng phải bán theo giá đã được
niêm yết công khai và phải đảm bảo văn minh lịch sự trong giao tiếp.
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng và bố trí các điểm đỗ xe đúng theo
quy định. Các phương tiện đi lại của người dân phải đậu đỗ trong sân nhà,
các phương tiện chở nguyên liệu và sản phẩm hàng hóa lưu thông trên trục
đường Huyền Trân Công Chúa cần phải theo thời gian quy định.
- Để đảm bảo an toàn trật tự cho các du khách tham quan làng nghề
cũng như Khu di tích danh thắng, chính quyền địa phương cần chỉ đạo việc
phối hợp giải quyết những vấn đề tiêu cực nảy sinh trên địa bàn, gây phiền
hà đến khách tham quan làng nghề và du lịch như: tranh giành khách mua
hàng, bu bám khách du lịch nước ngoài, đậu đỗ xe không đúng nơi quy định,
đưa đón khách tham quan không đúng tuyến và hiện tượng các lái xe môi
giới đưa khách đi mua hàng để hưởng hoa hồng của các cơ sở bán hàng...
2.2.5. Về thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
phát triển đối với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ của thành phố Đà
Nẵng
Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển đối với làng nghề
truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước các ban, ngành chức năng thường xuyên
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc trên cơ sở triển khai, thực hiện thực tế của làng
nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước, chủ yếu tập trung vào vấn đề môi
trường, vì những vi phạm về môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức
khỏe người dân trong vùng gây bức xúc trong nhân dân, nên các ngành chức
năng từ quận đến thành phố rất quan tâm thực hiện và được UBND thành
phố chỉ đạo thực hiện quyết liệt.
Qua các đợt kiểm tra về môi trường luôn có sự tham gia của đại diện
nhiều ngành chức năng từ thành phố đến quận, như: Phòng Tài nguyên - Môi
trường quận, Ban quản lý Làng nghề, Hội Làng nghề, Phòng Kinh tế quận,
Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, Sở Tài nguyên - Môi trường quận, Văn
phòng UBND quận để từ đó các ngành thống nhất đưa ra kết luận mức độ ô
nhiễm và hướng đề nghị xử lý các cơ sở vi phạm các quy định về đảm bảo
môi trường trong làng nghề.
Nhìn chung, công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
của thành phố đã được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, hàng năm
trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện chính sách của các cơ quan chuyên môn,
UBND thành phố đã có những điều chỉnh, xử lý những vướng mắc hay cho
chủ trương đối với các vấn đề liên quan đến sự phát triển của làng nghề
truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phù hợp với tình hình thực tiễn.
2.3. Đánh giá chung về việc tổ chức, thực hiện chính sách phát
triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ quận Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà Nẵng
2.3.1 Những thành tựu nổi bật và nguyên nhân
Hiện nay, nghề đá Mỹ nghệ Non Nước là một trong những ngành sản
xuất mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho quận Ngũ Hành Sơn. Doanh thu
hàng năm của làng nghề gần 100 tỷ đồng. Từ 349 hộ sản xuất kinh doanh
vào năm 2004, đến nay làng nghề đã có hơn 25 doanh nghiệp và gần 500 cơ
sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ.
Trước đây nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề được khai thác
từ núi Ngũ Hành Sơn, nhưng trước nguy cơ mất đi một danh thắng lịch sử
văn hóa, thành phố Đà Nẵng đã nghiêm cấm việc khai thác đá. Hiện nay,
nguyên liệu chủ yếu của làng nghề được cung cấp từ các địa phương như
Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên…với sản lượng lên đến trên 25 ngàn tấn
mỗi năm.
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây, các tác phẩm nghệ
thuật đầy tinh xảo đã được ra đời và theo chân du khách đi khắp cả nước, đến
các nước như Pháp, Mỹ, Úc…Những nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề hôm
nay đó là Nguyễn Long Bửu, Nguyễn Việt Minh, Nguyễn Sang, Lê Bền…
Sản phẩm của làng nghề hết sức đa dạng và phong phú. Từ những đồ
dùng thông dụng, thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, …
đến những đồ trang sức nhỏ gọn, tinh xảo, đủ các màu sắc như những chiếc
vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, những con cóc chặn giấy, những cặp sư tử hí
cầu, những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm
thạch hồng hoặc thủy mặc, .v.v… Bên cạnh đó, du khách khi đến làng nghề
còn được chiêm ngưỡng những pho tượng đá cực kỳ ấn tượng như tượng
phật bà Quan Âm, tượng Nữ thần Chămpa….Làng nghề đá Non Nước còn
gắn liền với danh thắng Ngũ Hành Sơn, với lễ hội Quán Thế Âm – thu hút
hàng vạn du khách đến dự vào tháng hai âm lịch hàng năm. Đến với làng đá
Non Nước, với khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, du khách cảm nhận sự thư
thái, nhẹ nhàng trong một không gian tĩnh lặng, trầm mặc và huyền bí của
những ngôi chùa trên núi Ngũ Hành Sơn, đến cảm giác rộn ràng như đang
hòa mình trong những thanh âm rộn rã phát ra từ mũi ve đục đá dưới những
đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đang gieo ý tưởng trên những khối đá
thô cục thành các tác phẩm nghệ thuật.Hiện nay, nhằm phát huy bảo tồn
những giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề, UBND thành phố Đà Nẵng đã
đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa Làng nghề điêu khắc
đá mỹ nghệ Non Nước vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Để đạt được những thành tựu nổi bật trên là nhờ các nguyên nhân sau:
- Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách. giải pháp
hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề, góp phần quan trong trong việc
tăng sản lượng hàng hóa nông thôn; giải quyết việc làm; tăng thu nhập, ổn
định đời sống người dân nhất là ở nông thôn.
- Sự quan tâm sâu sát của Đảng và chính quyền các cấp, sự quyết tâm,
trách nhiệm cao của các ngành chức năng và nỗ lực của các nghệ nhân, của
các cơ sở sản xuất trong làng nghề đã giúp cho làng nghề phát triển an toàn
và bền vững.
- Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng đang hướng đến xây
dựng một thành phố Đà Nẵng - thành phố môi trường, đáng sống, an bình,
văn hóa văn minh và thân thiện.
2.3.2. Những hạn chế nổi bật và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, việc thực hiện các giải pháp để thực
hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống của thành phố Đà Nẵng đối
với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ cũng còn những hạn chế và bất cập như
sau:
Thứ nhất,nghề sản xuất đá gây ô nhiễm môi trường nhất, bụi đá, tiếng
ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt bình thường của các khu
đô thị, dân cư... Chỉ cách đây 2 năm, bất cứ ai đến khu vực Hòa Hải hầu như
trên khắp ngõ ngách, mọi nẻo đường của mảnh đất nổi tiếng cả nước bởi
danh thắng "núi Ngũ Hành", ấn tượng đầu tiên là tiếng đục đá chí chát, tiếng
máy cắt, mài đá các loại gầm rít, từng đám bụi đá trắng đục bay mù mịt... Có
lẽ đây là vấn đề mà chính quyền và ngành chức năng phải quan tâm đầu tiên,
trước cả vấn đề hiệu quả của làng nghề.
Thứ hai,đó là quy hoạch làng đá chưa hợp lý, diện tích mỗi lô để các
cơ sở thuê đất không hợp lý, đặc thù của công việc sản xuất đã là gây bụi và
tiếng ồn, nhưng việc quy hoạch mặt tiền của các cơ sở quá hẹp, rất khó khăn
cho việc sản xuất. Như mỗi cơ sở sản xuất chiều ngang mỗi lô đất chỉ 5 mét,
giống như phân lô để xây nhà ở vậy, chỉ vấn đề bụi ở cơ sở này bay sang đã
làm ảnh hưởng đến cơ sở ở bên cạnh. Đây là vấn đề mà Ban Quản lý làng
nghề phải xem xét, góp ý với các nhà đầu tư khi xây dựng cơ sở hạ tầng...
Thứ ba, vấn đề vay vốn: nhiều hộ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ có
nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô và lập xưởng trại mới nhưng gặp nhiều
trở ngại về việc vay vốn do tài sản (nhà cửa, đất đai) không đủ tính pháp lý
để thế chấp.
Thứ bảy, vấn đề văn minh thương mại, văn hóa trong kinh doanh chưa
được thực hiện sâu rộng và mạnh mẽ.. Chính quyền các cấp vẫn chưa có văn
bản quy định chặt chẽ về vẫn đề này, thiếu chế tài mạnh để xử phạt nặng đến
thật nặng các hành vi thiếu văn hóa, phản cảm, gian lận trong mua bán sản
phẩm mỹ nghệ cho khách hàng.
Tiểu kết Chương 2
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống nói chung và đối với
làng nghề ở Đà Nẵng đã và đang được quan tâm thực hiện, với nhiều chính
sách, kế hoạch hỗ trợ từ các cấp chính quyền và ngành chức năng thành phố
trên các lĩnh vực giúp làng nghề ngày càng phát triển.
Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng những vấn đề được rút ra về
những ưu, khuyết điểm từ thực tiễn thực hiện chính sách phát triển làng nghề
truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn. Ở chương 2, cũng
đã đặt ra cho chính quyền thành phố Đà Nẵng nhiều vấn đề đáng phải bàn và
cần có những chính sách góp phần xây dựng và phát triển làng nghề truyền
thống đá mỹ nghệ đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn phát triển bền
vững, bảo tồn và tôn vinh được các giá trị văn hóa.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON
NƯỚC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG THỜI GIAN TỚI
3.1. Bối cảnh phát triển làng nghề
Làng nghề được hình thành từ giữa thế kỷ XVII, do những người thợ
thủ công từ vùng Thanh - Nghệ di cư đến vùng đất này lập nên. Lúc đầu
nghề đá chỉ là nghề phụ của một số ít gia đình khi nông nhàn, sản phẩm tạo
ra chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Thời gian sau chuyển
dần sang điêu khắc, tạo nên các sản phẩm có giá trị nghệ thuật ngày càng cao
hơn, thu hút nhiều lao động, hình thành nên một làng nghề điêu khắc đá
truyền thống khá độc đáo được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Sau năm 1975, cùng với các loại hình kinh tế quốc doanh, Hợp tác xã
Đá mỹ nghệ Non Nước được thành lập và đi vào hoạt động. Trong thập niên
80, Hợp tác xã với 130 xã viên đã góp phần tham gia xây dựng tượng đài
chiến thắng và nghĩa trang liệt sĩ ở nhiều địa phương trong cả nước, góp phần
quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển ngành nghề truyền thống địa
phương. Từ năm 1986, nền kinh tế đất nước phát triển, lượng khách trong và
ngoài nước đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và làng nghề tuyền
thống đá Non Nước tăng nhanh. Sản phẩm làng nghề mang tính khác biệt, có
giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao được khách hàng trong và ngoài nước
đánh giá cao.
Hiện nay, không chỉ trong nước mà nhiều nước trên thế giới cũng đã
biết đến sản phẩm đá mỹ nghệ của làng nghề truyền thống đá Non Nước. Rất
nhiều thương gia hoặc khách du lịch từ Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Australia, Pháp, Canađa, Hà Lan, Mỹ... đã đến ký hợp đồng đặt
mua các sản phẩm ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, trong đó có người
mua với trị giá hàng trăm ngàn USD. Sản phẩm của làng nghề trở thành các
mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đóng góp khoản ngân sách đáng kể
vào tiềm năng kinh tế của thành phố Đà Nẵng.
Sự phát triển của làng nghề đá Non Nước còn gắn liền với ngành du
lịch. Nằm trên trục đường du lịch quan trọng từ trung tâm thành phố đi Ngũ
Hành Sơn và phố cổ Hội An, làng đá là điểm dừng chân lý tưởng của khách
du lịch, hằng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế
đến tham quan, mua sắm. Trong năm 2016, làng đá đã đón khoảng hơn 500
nghìn lượt khách, chiếm 27,25% tổng số lượt khách đến thành phố, trong đó
có hơn 410 nghìn lượt khách trong nước và 95 nghìn lượt khách quốc tế.
Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND thành phố Đà Nẵng, sự phát triển
làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn còn mang tính tự phát, các cơ sở sản xuất
kinh doanh đá mỹ nghệ phát triển một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, không theo
quy hoạch, tổ chức sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa khép kín, thiếu tập
trung, thiếu hệ thống thu gom nước thải và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trường. Vì vậy, hiện làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đang đứng trước nguy
cơ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Người dân sử dụng axít để tẩy
rửa sản phẩm, xả thẳng ra khu dân cư gây ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh
hưởng đối với môi trường sinh thái của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, đồng
thời ảnh hưởng đến môi trường du lịch, cảnh quan đô thị. Tình trạng tranh
mua, tranh bán, nhái kiểu dáng, chất lượng sản phẩm bị lai tạp đang làm
giảm giá trị sản phẩm và uy tín của làng nghề.
Bên cạnh đó, nhận thức về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu
công nghiệp của nhiều hộ sản xuất kinh doanh tại đây còn rất hạn chế. Làng
nghề chỉ mới có logo chung, nhưng chưa có quy chế sử dụng logo này nên
tác dụng quảng bá, xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế. Ngoài logo chung
của làng nghề, hiện chỉ có một ít cơ sở có đăng ký sở hữu trí tuệ đối với
thương hiệu riêng, logo riêng của mình.Về quy mô sản xuất, làng nghề chỉ
phát triển đơn thuần, theo kiểu truyền thống, làm ăn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết
với nhau. Hội Làng nghề tuy đã được thành lập nhưng lại đang thiếu nguồn
lực nên hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
Với mục tiêu phát triển làng nghề theo hướng mở rộng và phát triển
thương mại kết hợp với phát triển du lịch, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê
duyệt Đề án phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống thành phố
Đà Nẵng, trong đó xác định trọng tâm là phát triển làng nghề truyền thống đá
Non Nước. UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng đã đề ra định hướng từ nay đến
năm 2020 sẽ quy hoạch lại làng nghề theo hướng mở rộng và phát triển
thương mại kết hợp với phát triển du lịch. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ doanh
nghiệp trong việc tìm đầu ra, giới thiệu mặt hàng với các đối tác trong và
ngoài nước; phấn đấu đạt tốc độ tăng sản phẩm bình quân đạt 30%/năm.
Trước mắt, UBND quận Ngũ Hành Sơn quy hoạch lại làng nghề mới rộng 47
héc ta tại khu vực Đông Trà, phường Hòa Hải nằm cách xa khu dân cư và
khu dân thắng Ngũ Hành Sơn.
Trong tương lai Khu du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn và làng nghề
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn
Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn

More Related Content

What's hot

What's hot (8)

Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
 
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
 
NQ-12-2018
NQ-12-2018NQ-12-2018
NQ-12-2018
 
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAYLuận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
 
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng  sdt/ ZALO ...
Phát triển du lịch trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng sdt/ ZALO ...
 

Similar to Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn

Similar to Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn (20)

Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
 
Luận Văn Phát triển cây keo trên địa bàn địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngã...
Luận Văn Phát triển cây keo trên địa bàn địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngã...Luận Văn Phát triển cây keo trên địa bàn địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngã...
Luận Văn Phát triển cây keo trên địa bàn địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngã...
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Quản lý nhà nƣớc về làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc, quận Ngũ Hành Sơn, thành p...
Quản lý nhà nƣớc về làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc, quận Ngũ Hành Sơn, thành p...Quản lý nhà nƣớc về làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc, quận Ngũ Hành Sơn, thành p...
Quản lý nhà nƣớc về làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc, quận Ngũ Hành Sơn, thành p...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngQuản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An,...
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An,...Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An,...
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch làng nghề trên địa bàn thành phố Hội An,...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Làng Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hội An ...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Làng Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hội An ...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Làng Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hội An ...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Du Lịch Làng Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hội An ...
 
Điều kiện kinh doanh du lịch tại khu di tích làng cổ Đường Lâm, 9đ
Điều kiện kinh doanh du lịch tại khu di tích làng cổ Đường Lâm, 9đĐiều kiện kinh doanh du lịch tại khu di tích làng cổ Đường Lâm, 9đ
Điều kiện kinh doanh du lịch tại khu di tích làng cổ Đường Lâm, 9đ
 
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..docPhát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển du lịch tại thành phố Hội An..doc
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
 
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh BìnhQuản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành ...Luận Văn Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành ...
 
Luận Văn Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn Huyện EA H'Leo, Tỉnh Đă...
Luận Văn Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn Huyện EA H'Leo, Tỉnh Đă...Luận Văn Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn Huyện EA H'Leo, Tỉnh Đă...
Luận Văn Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn Huyện EA H'Leo, Tỉnh Đă...
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 

Chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG MINH HẢI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - năm 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG MINH HẢI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834. 04. 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. LƯU NGỌC TRỊNH HÀ NỘI - năm 2018
  • 3.
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cũng như nền kinh tế của nước ta, kể từ khi những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh khuyến khích phát triển các làng nghề gắn kết với việc phát triển kinh tế bền vững tại các địa phương. Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo của làng nghề truyền thống ngoài việc cho chúng ta hiểu được bản sắc văn hóa, truyền thống của một vùng đất, mà còn có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế cao đã cung cấp một khối lượng lớn, thoả mãn nhu cầu đa dạng các sản phẩm của làng nghề đối với thị trường trong và ngoài nước. Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam thành phố Đà nẵng, với tổng diện tích tự nhiên là 4,1 km2, dân số khoảng 89.857 người với 4 đơn vị hành chính. Phía đông giáp biển Đông với chiều dài 12 km bờ biển là lợi thế để phát triển về kinh tế biển. Với vị trí địa lý thuận lợi do thiên nhiên ban tặng như vậy cho nên nền kinh tế ở Đà Nẵng, ngày càng phát triển thịnh vượn trên con đường hội nhập quốc tế. Làng điêu khắc tượng đá non nước Ngũ Hành Sơn Nước được hình thành cách đây hơn 400 năm với những sản phẩm đá mỹ nghệ tinh xảo nổi tiếng trong và ngoài nước, thu hút lượng du khách đáng kể đến tham quan và mua sắm hằng năm, sản phẩm được xuất khẩu đi đến nhiều nước trên thế giới không chỉ góp phần vào việc đưa kinh tế ở Đà Nẵng đi lên mà còn là một điểm thu hút khách du lịch lớn trên toàn Thế Giới đến với Việt Nam. Với bề dày lịch sử hình thành lâu đời cho nên việc kế thừa và phát huy, từ những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, đã làm nên những sản phẩm điêu khắc đá nổi tiếng.
  • 5. Tuy nhiên, làng điêu khắc đá truyền thống Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn cũng như nhiều làng nghề khác trên cả nước, bên cạnh những lợi ích lớn như đã nêu trên, cũng đang đặt ra những vấn đề tồn tại, bất cập liên quan đến xu thế phát triển và tồn tại của các làng nghề nói chung: như xây dựng quy hoạch tổng thể cho các làng nghề truyền thống, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống, xây dựng nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững và chính sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề tiếp tục phát triển,...Đây là những vấn đề được đặt ra trong quá trình hoạt động thực tiễn của làng nghề, nó ảnh hưởng không chỉ đến sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống mà còn đến chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá nói chung của Đảng và Nhà nước ta. Để làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phát triển một cách bền vững, thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một nhiều hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn, đòi hỏi các cấp các ngành và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cần phải có những chính sách, giải pháp phù hợp và đảm bảo việc sản xuất cho làng nghề đá non nước, trong đó chú trọng vấn đề về môi trường sản xuất tại làng nghề, vấn đề bố trí đất cho hộ sản xuất bị thu hồi đất vào làng nghề, vấn đề chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm... Tất cả những điều này đòi hỏi phải nghiên cứu hoàn thiện các chính sách phát triển làng nghề cũng như vấn đề thực thi chính sách đối với sự phát triển của làng nghề truyền thống. Xuất phát từ thực tiễn và tính cấp bách của vấn đề, là một cán bộ đang
  • 6. công tác tại quận Ngũ Hành Sơn, được chứng kiến thực trạng sự phát triển của làng nghề đá mỹ nghệ ở đây, học viên quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng” để thực hiện luận văn thạc sĩ chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phát triển làng nghề truyền thống là vấn đề được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và viết bài trên các sách báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về chính sách phát triển làng nghề truyên thống, tiêu biểu về lĩnh vực này bao gồm: - Tác giả Bùi Văn Vượng “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” , đây là công trình giới thiệu một cách tổng quan về các làng nghề truyền thống ở Việt Nam. - Tác giả Trần Minh Yến “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đây là công trình nghiên cứu mang tính tổng quan và chủ yếu tập trung nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng của làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay. - Đối với quận Ngũ Hành Sơn, có các công trình của nhóm tác giả Phùng Văn Thành, Hồ Thị Thanh Thúy và Lưu Vạn Tâm Anh về “Nghiên cứu xây dựng Lễ hội Thạch nghệ Tổ sư làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” (2015). Tập trung nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức Lễ hội Thạch nghệ Tổ sư ở Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. - Đề án phát triển làng nghề đá Non nước quận Ngũ Hành Sơn của UBND quận Ngũ Hành Sơn. Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng kiến thức, thông tin lớn về làng nghề truyền thống ở trên cả nước và ở thành phố
  • 7. Đà Nẵng, đã có thêmnguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho bản thân trong quá trình thực hiện luận văn này. Các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập đến làng nghề truyền thống nói chung đối với các làng nghề truyền thống nông nghiệp ở nông thôn, các vấn đề được phân tích chủ yếu về văn hoá làng nghề, chưa tập trung phân tích các giải pháp thực hiện chính sách đối với làng nghề truyền thống việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống còn mờ nhạt. Đặc biệt, đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về chính sách phát triển làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống tại quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng trong quá thực hiện đền bù, giải tỏa trong quá trình đô thị hóa.Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu theo hướng chuyên sâu, cụ thể trên phạm vi làng nghề đá truyền thống quận Ngũ Hành Sơn nhằm nêu rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống. Qua đó, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng và trên cả nước nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau:
  • 8. Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách phát triển đối với làng nghề truyền thống nói chung, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng nói riêng. Thứ hai: Khảo sát, phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách tại làng nghề điêu khắc Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nêu ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chính sách phát triển làng nghề Đá Mỹ nghệ Non Nước, tôn vinh các giá trị truyền thống, mang bản sắc vùng miền, thân thiện với môi trường và văn minh trong thương mại trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện hính sách phát triển làng nghề truyền thống nói chung và phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến việc thực hiện chính sách của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng không đi sâu nghiên cúu các vấn đề khác như truyền thống, văn hoá, cấu trúc, tổ chức.. của các làng nghề này. Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách của Nhà nước và của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền
  • 9. thống Đá Mỹ nghệ Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng trong vòng 12 năm trở lại đây (2005 - 2017). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Max - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước; dựa trên cơ sở các chính sách đã ban hành để thực hiện đối với làng nghề truyền thống của nước ta hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội để giải quyết các mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Cụ thể: - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng hiện nay (ở Chương 1). - Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh: Dựa vào các báo cáo chuyên môn của chính quyền địa phương các cấp, các báo cáo chuyên ngành, các tài liệu liên quan...kết hợp với phương pháp quan sát thực tế, đánh giá thực tế về hiện trạng phát triển của làng nghề truyền Thống đá Mỹ nghệ Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng (ở Chương II). - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh qua đó để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng caohiệu quả thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ
  • 10. Hành Sơn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới (ở Chương III). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn này là một trong số ít các nghiên cứu về chính sách phát triển làng nghề truyền thống nói chung và đặ biệt đối với làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã vận dụng lý luận về đánh giá chính sách công trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách nhằm phát hiện các vấn đề tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống làm cơ sở và định hướng cho việc đưa ra các khuyến nghị về thực hiện chính sách nói chung và các kiến nghị, đề xuất cho việc thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các phân tich, đánh giá về thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, những tồn tại trong việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Qua đó, đề xuất giúp cho cơ quan quản lý, các sở, ban ngành có liên quan, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đạt được các mục tiêu của chính sách. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay.
  • 11. - Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. - Chương 3: Quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách phát triển làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng thời gian tới.
  • 12. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống, đặc điểm và phân loại 1.1.1. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống Quan điểm thứ nhất, “Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đây, các hộ dân trong làng không nhất thiết tất cả các hộ dân trong làng đều sản xuất hàng thủ công. Mà người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông, nhưng yêu cầu và đòi hỏi về chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cao tạo nên những sản phẩm độc đáo do những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng nghề của mình” [40, tr.10]. Quan điểm thứ hai, “Làng nghề là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển tạo ra việc làm lúc nông nhàn. Đực trưng của các làng nghề Việt nam đó là vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và nó có những đặc trưng khác biệt của địa phương so với các địa phương khác” [43, tr.32]. Quan điểm thứ ba, “Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố là làng và nghề, làng nghề đó tồn tại trong một không gian nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chủ yếu, giữa họ có những mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa” [42, tr.21]. Quan điểm thứ tư, “Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian” [11, tr.45].
  • 13. Về mặt pháp lý, tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ quy đinh, theo đó có thể hiểu: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nghề truyền thốnglà nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính chất riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc đang có nguy cơ bị mai một hoặc thất truyền. Làng nghề truyền thống, là làng có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Làng nghề truyền thống phải có đủ các tiêu chí của làng nghề, đồng thời phải có ít nhất một nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Từ những cơ sở về các khái niệm trên, có thể khái niệm về làng nghề truyền thống đó là: Một đơn vị thôn làng đã và đang làm ra một hoặc một số loại sản phẩm tiêu dùng hay nghệ thuật bằng những phương pháp truyền thống từ lâu đời và nguyên liệu đặc thù ở địa phương, được pháp luật công nhận có đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống. 1.1.2. Phân loại và đặc điểm của làng nghề truyền thống ở Việt Nam Ở nước ta nhiều nghề thủ công ra đời nhằm tận dụng lúc nông nhàn của đại bộ phận dân cư nông nghiệp, dần phát triển thành sản xuất ra các sản phẩm độc đáo, tiến hành trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông, từ đó hình thành và phát triển nên các làng nghề và làng nghề truyến thống. Dù nhiều làng nghề thất truyền cùng với thời gian, theo thống kê cho thấy ở nước ta hiện nay có khoảng 5.096 làng nghề và làng có nghề, có 1.839
  • 14. làng nghề đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Chính phủ... [44, tr.29]. Được phân loại như sau: Theo chất liệu tạo ra sản phẩm, thì các làng nghề được chia ra làm 14 nhóm, đó là: Đá mỹ nghệ; Đồ gỗ; Mây tre đan, kể cả các sản phẩm đan lát, bện thủ công; Cói; Gốm sứ; Sơn mài, khảm trai; Thêu ren, Dệt; Cây cảnh; Giấy thủ công; Tranh nghệ thuật , hoa các loại bằng vải, lụa, giấy; Trò chơi dân gian; Sản phẩm kim khí; Chế biến nông sản và thực phẩm [48, tr.49]. Theo nhóm sản phẩm, thì có16 nhóm đó là: Điêu khắc, chạm khắc gỗ; Thủ công mỹ nghệ; Mây tre đan; Gốm, sứ, pha lê; Dâu tằm; Làm giấy; Làm trống; Chế biến thực phẩm; Thêu, dệt, lụa; Đánh bắt, chế biến hải sản; Đúc đồng, chạm bạc; Đóng, sửa chữa tàu thuyền; Sản xuất hàng dân dụng; Hoa, cây cảnh; Làm chiếu; Sơn mài. Việc phân làng nghề truyền thống như trên chỉ là theo quy ước, bởi vì cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về phương pháp phân nhóm làng nghề. Mặc dù được phân nhóm, song các làng nghề truyền thống hiện nay thường có những đặc điểm chung như sau: - Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp, các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. - Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người
  • 15. thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm. - Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước... song không nhiều. - Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn. ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, việc ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. sau hoà bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn. - Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... các sản phẩm đều là sự kết giao
  • 16. giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc. - Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường trong nước và một phần cho xuất khẩu. - Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. - Tám là, về phát triển du lịch: Các làng nghề truyền thống có sức hấp dẫn mới, lạ thu hút du khách đực biệt là du khách quốc tế. Do vậy phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương theo hướng tích cực và bền vững. - Chín là, các cơ sở sản xuất ở làng nghề là có vốn đầu tư không lớn, nhưng giá trị làm ra không nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh. Kết cấu hạ tầng làng nghề không đòi hỏi cao như các ngành công nghiệp hiện đại, các khu công nghiệptập trung. Những nơi không thuận lợi trong việc phát triển công nghiệp quy mô lớn thì có thể phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Việc quản lý cơ sở làng nghề không phức tạp, phù hợp trình độ của chủ hộ, chủ doanh nghiệp xuất thân là nông dân. *****1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Trên cơ sở các khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống nêu
  • 17. trên, có thể khái quát về khái niệm làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ, như sau: Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ là một đơn vị thôn làng đã và đang làm ra một hoặc một số loại sản phẩm bằng các loại đá quý có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, sử dụng những phương pháp điêu khắc, chế tác đá truyền thống được các nghệ nhân của làng nghề truyền dạy qua nhiều đời. Do những đặc điểm chung của làng nghề truyền thống, có thể rút ra những đặc điểm riêng của làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, như sau: - Làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn chỉ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu bằng đá, có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và chứa giá trị nghệ thuật cao. - Những tạo sản phẩm của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ chủ yếu sử dụng những kinh nghiệm và phương pháp cổ truyền được các nghệ nhân đúc kết kinh nghiệm. 1.2 Quan điểm về phát triển và vai trò làng nghề truyền thống 1.2.1 Quan điểm về phát triển ngành nghề truyền thống Các ngành nghề nông thôn là tiền đề cho phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp cần vốn đầu tư ít, thu lãi nhanh, có sức sống linh hoạt mềm dẻo, có khả năng chuyển hướng sản xuất khi thị trường biến động. Phát triển làng nghề phải gắn với công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Các ngành nghề truyền thống ở nước ta rất đa dạng, được phân bố rộng khắp các vùng trong nông thôn, trong giai đoạn đất nước bước vào công nghiệp hoá – hiện đại hoá đòi hỏi các ngành phải từng bước đổi mới trang thiết bị áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, dịch vụ.
  • 18. Phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo. Trước hết nhằm khôi phục lại sản xuất những ngành nghề đã bị mai một, phát triển mạnh những ngành nghề đang còn tồn tại, duy trì và tăng số lượng các ngành nghề tăng số hộ, số lao động trên cơ sở đó tăng sản lượng, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, về mặt xã hội thì phát triển ngành nghề nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trầm trọng ở nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình và người lao động tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống… Đi đôi với nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế của các làng nghề là quá trình không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động thông qua công tác đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế, kiến thức thị trường cho đội ngũ những người quản lý. Chú trọng nâng cao trình độ dân trí văn hoá cho lao động và dân cư trong các làng nghề đặc biệt là lớp trẻ, của các hộ gia đình ngành nghề - đó là lực lượng nòng cốt để duy trì và phát triển các ngành nghề trong tương lai. Phát triển các làng nghề nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng phải đi đôi với chủ trương xây dựng và phát triển nông thôn mới, bảo tồn và giữ gìn các phong tục tập quán dân gian của dân tộc gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Mỗi ngành nghề, làng nghề đều có những nét riêng và đặc trưng riêng cần được giữ gìn bảo tồn. Cùng với phát triển kinh tế, chú ý đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường bảo vệ sức khoẻ, đời sống nhân dân. 1.2.2Vai trò của làng nghề truyền thống Việt Nam là một đất nước xuất phát từ một nền văn minh lúa nước, với sự sáng tạo của người nông dân qua bao thế hệ đã sản sinh ra nhiều ngành,
  • 19. nghề thủ công truyền thống, các ngành nghề truyền thống đã tồn tại, trải qua nhiều thăng trầm và phát triển của lịch sử dân tộc cho đến ngày nay. Những ngành, nghề thủ công truyền thống đã tồn tại và phát triển góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa của cha ông chúng ta để lại và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn mới, làng nghề truyền thống đóng vai trò rất quan trọng. - Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo: Người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ nên thường xuyên có những thời gian nhàn rỗi dẫn đến dư thừa sức lao động. Trong lúc nhàn rỗi, người nông dân có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm truyền thống. Không những sức lao động sẽ được sử dụng triệt để mà việc sản xuất còn tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đảm bảo cuộc sống. Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống không kén chọn nên có thể sử dụng lao động với độ tuổi rất phong phú. Có thể là người già, trẻ em và cả người khuyết tật. Chính vì thế, làng nghề truyền thống đã, đang và sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý hơn và khai thác vốn kỹ thuật của dân: Theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, việc phát triển làng nghề sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông nghiệp hoặc công cụ sản xuất nông - lâm - nghiệp làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật, hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. Các vùng nông thôn chủ yếu là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chiếm hơn một nửa. Chính vì thế, nếu làng nghề phát triển sẽ trở thành trung tâm kinh tế cho địa phương, thúc đẩy quá trình nông thôn mới, động viện người dân không tha
  • 20. phương, giảm bớt làn sóng nhập cư về thành phố gây ra nhiều vấn đề. Chính vì thế, trong chương trình xây dựng nông thôn mới phải có những biện pháp giải cứu cho làng nghề, trước hết tháo gỡ khó khăn về kinh tế, về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, nhất là nhiều người mất việc làm ở thành phố, khu công nghiệp trở về làng. Quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách triệt để các yếu tố về vốn, lao động, kỹ thuật của từng hộ gia đình. Tất cả mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia sản xuất các mặt hàng truyền thống. Nhờ đó mà những ngành nghề ông cha để lại không bị mai một, ngược lại ngày càng phát triển đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. -Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. Do hầu hết các làng nghề và làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ sự sáng tạo trong quá trình lao động của người nông dân và các nghệ nhân dân gian nên trong sản phẩm làng nghề từ kiểu dáng, mẫu mã đều mang đậm nét về bản sắc văn hoá của từng địaphương. Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống gắn với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, trongđó thể hiện những sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Bảo tồn và phát triển cáclàngnghề truyền thống chính là sự kế thừa và phát huy đội ngũ nghệ nhân có bàn taykhéo léo cùng những bí quyết nghề quý giá và thông qua đó bảo tồn những nét độcđáo của bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung và của làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn nói riêng trong cộngđồng quốc tế. Ngoài việc tạo sản phẩm, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hànghoá, nhiều làng nghề đã hình thành việc liên kết có tính cộng đồng theo từngnhóm làng nghề, duy trì các truyền thống, lễ hội theo nhóm ngành nghề. Thông qua việc tạo ra các sản phẩm của làng nghề, cộngđồng dân cư trở nên gắn bó hơn trong cuộc sống, góp phần
  • 21. hạn chế và đẩy lùi những tiêu cực của văn hoá ngoại lai, không lành mạnh. Với vai trò quan trọng của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội, việc định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề làng nghề truyền thống Đá Mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng trong xu thế hộinhập kinh tế quốc tế là việc làm cần thiết hiện nay. Để bảo tồn và phát triển cáclàng nghề, cần khôi phục sản xuất tại những làng nghề đã và đang bị mai mộtnhưng trên thị trường có nhu cầu; chú trọng một số nghề truyền thống, làng nghềtruyền thống có từ lâu đời, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó, cầncó hướng chuyển đổi đối với một số ngành nghề, làng nghề khó khăn về thị trườngthông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề ngày được phục hồi và phát triển, đảm bảoổn định và cải thiện đời sống của người lao động ở nông thôn. - Góp phần tạo ra một sản phẩm du lịch: Trong xu thế hội nhập, các làng nghề Việt Nam không thể chỉ “cố thủ” trong lũy tre làng mặc dù bản chất các làng nghề sinh ra trước hết nhằm phục vụ cho cộng đồng nhỏ trong làng xã.... Bên cạnh việc xuất khẩu sản phẩm của làng nghề ra nước ngoài, các làng nghề còn có khả năng “xuất khẩu tại chỗ” thông qua các hoạt động phục vụ du lịch, các sản phẩm thủ công sẽ tăng thêm giá trị nếu đi kèm theo những câu chuyện xung quanh nó để du khách hiểu thêm quá trình hình thành nên một sản phẩm và sự khác biệt của sản phẩm đó. Hoạt động du lịch làng nghề cũng là một hình thức quảng bá sản phẩm thủ công hiệu quả khi lượng khách đến các làng nghề ngày một nhiều 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống 1.3.1 Nhân tố về thể chế và chính sách của Nhà nước: Nhân tố về thể chế, chính sách và sự quản lý của Nhà nước có vài trò thức đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các làng nghề. Để phát triển làng nghề các doanh
  • 22. nghiệp và hộ gia đình không thể thực hiện có hiệu quả mà cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ cho các làng nghề. Vai trò của chính sách đối với sự phát triển của làng nghề được thể hiện như: Định hướng và điều tiết hoạt động của các làng nghề; kích thích sự phát triển của các làng nghề phát, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi... 1.3.2 Nhân tố vốn: Vốn có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thì việc đòi hỏi đầu tư thiết bị, mở rộng quy mô và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỷ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. 1.3.3 Nhân tố kết cấu hạ tầng: Hệ thống cung cấp điện, nước tốt giá rẽ thì tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất làng nghề truyền thống giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống dịch vụ thông tin tốt giúp cho làng nghề nắm bắt kịp thời những thông tin về giá cả, nhu cầu và mẫu mã sản phẩm, thị hiếu thị trường...để điều chỉnh sản xuất kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hệ thống giao thông thuận lợi và hoàn thiện sữ tạo điều kiện cho việc vận chuyển và giao lưu sản phẩm được dẽ dàng và nhanh chóng... 1.3.4 Nhân tố về thị trường: Hầu hết các sản phẩm của làng nghề, làng nghề truyền thống của nước ta hiện nay đều chưa có thương hiệu, thiếu các chuẩn quy định về quy cách, chất lượng, kỹ thuật nên chưa tạo ra được lợi thế về độc quyền sản phẩm trong việc tham gia thị trường quốc tế. 1.3.5 Nhân tố về nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu gắn liền với sản phẩm và chất lượng của sản phẩm nó tác động đến giá thành và lợi nhuận của hộ sản xuất và các doanh nghiệp. Mặc dù, thông thường nguồn
  • 23. nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các sản phẩm truyền thống chủ yếu khai thác tại địa phương, thị trường nguồn nguyên liệu tập trung vào một số doanh nghiệp lớn thao túng thị trường và quyết định giá cả hoặc có sự thỏa thuận giữa các bên. Do vậy ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất. 1.3.6 Nhân tố về môi trường: Môi trường tác động không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển bề vững đối với các làng nghề nói chung. Các chất thảy độc hại của làng nghề không những gay ô nhiễm môi trường nước, đất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách công, phát triển làng nghề truyền thống và chính sách phát triển đối với làng nghề truyền thống; làm rõ các khái niệm có liên quan. Luận văn đã tập trung đề cập đến vấn đề về vai trò, đặc điểm của làng nghề, làng nghề truyền thống qua đó nêu những vai trò, tác động ảnh hưởng của làng nghề đến quá trình phát triển đối với kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. CHƯƠNG 2
  • 24. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚCTRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Tổng quan tình hình làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng 05 làng nghề truyền thống đã được công nhận là làng nghề truyền thống, trong đó làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ thì chỉ có duy nhất một làng nghề đó là làng nghề truyền thống Đá mỹ nghệ Non Nước, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Quận Ngũ Hành Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 40.1 km2 , dân số 89.857 người (theo Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2016), với 4 đơn vị hành chính gồm: phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ, phường Hòa Hải và phường Hòa Quý. Nằm về phía nam của thành phố, với chiều dài 12 km bờ biển là lợi thế để phát triển về kinh tế du lịc và các dịch vụ khác về biển, phía Tây giáp quận Cẩm Lệ, Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là một quận được xác định có tiềm năng phát triển mạnh về kinh tế Du lịch - Thương mại và Dịch vụ, do có quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và Làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước là một trong những điểm đến để du khách quốc tế và khách trong nước đến tham quan các công trình danh thắng tại quận Ngũ Hành Sơn. Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước nằm trên địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng, nằm xen lẫn trong Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn - là di tích lịch sử cấp quốc gia với quần thể 05 hòn núi: Kim Sơn, Hỏa Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn
  • 25. và Thổ Sơn cùng nhiều hang động, chùa chiền, đình, miếu… gọi chung là núi Ngũ Hành Sơn. Cách đây hơn 400 năm, Làng đá Mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn được sơ khai hình thành của những người thợ đá đầu tiên từ Thanh Hóa đến mở đất, khai thôn, lập ấp sinh sống lấy tên gọi là làng Quán Khái. Trong quá trình mưu sinh, họ chủ yếu khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ từ núi Non Nước để đục đẽo thành vật dụng thô sơ phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, gồm những hòn chì đá dùng để buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, cối xay bột, cối giã thuốc,…do tay nghề của các thợ điêu khắc đá bây giờ ngày càng có tiếng, thì các sản phẩm điêu khắc về bia mộ, đặc biệt là những chế tác Rồng, Phượng, Rùa...phục vụ cho trang trí tại các chùa chiền, miếu mạo, lăng tẩm và cung đình. Tuy nhiên nghề đá lúc bấy giờ chỉ phát triển và duy trì ở mức độ phổ biến trong phạm vi gia đình, có tính truyền thống cha truyền con nối, người nọ chỉ cho người kia trong phạm vi gia tộc. Với tốc độ phát triển của xã hội, dân cư khu vực làng nghề nhận thấy nghề này ngày có thể mang lại nguồn thu ngày càng khá góp phần tăng thu nhập,cải thiện cơ bản kinh tế, đời sống của hộ gia đình làng nghề. Chẳng bao lâu sau, nghề đục đẽo đá này phát triển nhanh, những sản phẩm điêu khắc đá được truyền nghề và phát triển qua nhiều đời, dần đi vào đời sống tinh thần, phản ánh nền văn hoá truyền thống của một vùng dân cư, từ đó đã hình thành nên làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ ngày nay. Thời kỳ mới phát triển của làng nghề, để tạo ra các sản phẩm điêu khắc người thợ lúc bây giờ chủ yếu là khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại chỗ từ các tảng đá cẩm thạch tại các chân núi Non Nước. Sau này, để bảo vệ bảo tồn các khu danh thắng thiên nhiên, từ những năm 1990 chính quyền thành phố Đà Nẵng ban hành lệnh cấm khai thác đá cẩm thạch từ núi Non Nước, khi nguồn đá tại chỗ không còn thì nguồn nguyên liệu đá
  • 26. được các cơ sở sản xuất của làng nghề tìm đặt mua ở các tỉnh phía Bắc tại tỉnh Hà Tây, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hóa,… Do nhu cầu của thị trường ngày càng cao về thẩm mỹ, về giá trị của các sản phẩm của du khách và khách hàng đặt thì rong khoảng 5 năm trở lại đây, làng đá tiếp tục nhập thêm các loại đá quý ở Ấn Độ, Pakistan, Afganistan về làm nguyên liệu sản xuất, làm phong phú thêm cho sản phẩm để khách hàng lựa chọn và nhất là duy trì và phát triển một làng nghề truyền thống đã nỗi tiếng lâu đời. Hiện nay các sản phẩm của làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước rất phong phú về màu sắc và đa dạng về chủng loại, các nghệ nhân và thợ điêu khắc lựa chọn và thực hiện các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như tượng Phật, tượng nghệ thuật; tượng sư tử, lân, rồng, phượng; tượng vũ nữ Chăm,… Các sản phẩm của làng nghề điê khắc đá Mỹ nghệ Non Nước hiện nay dù lớn hay nhỏ được đầu tư tỉ mỉ, công phu, tinh xảo dưới đôi tay khéo léo và tài ba của các nghệ nhân. Do đó, sản phẩm đá Mỹ nghệ Non Nước không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới trong đó có sản phẩm có giá trị lên đến hàng ngàn USD. 2.1.2. Những đóng góp của Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước với thành phố Đà Nẵng Nghề điêu khắc truyền thống của làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước đã góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách của địa phương. Theo thống kê của UBND quận Ngũ Hành Sơn, hiện nay có khoảng 35 doanh nghiệp, hơn 500 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ lớn - nhỏ với hơn 4.000 lao động đang tham gia sản xuất và kinh doanh tại khu vực làng nghề, với tổng doanh thu các sản phẩm tại làng nghề mỗi năm từ 800 - 900 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu xuất khẩu sản phẩm chiếm 62-65% và doanh thu trong nước chiếm 35- 38%. Sản phẩm của làng nghề tạo ra chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của quận, góp phần trong việc
  • 27. chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng đề ra là dịch vụ - công - nông nghiệp theo đề án phát triển của quận. Ngoài ra, làng nghề còn góp phần rất lớn cho quận trong công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, thực hiện việc an sinh xã hội. Theo báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Ngũ Hành Sơn năm 2016 thì tỷ lệ hộ dân làm nghề truyền thống so với tổng số hộ dân toàn quận là 6,74% ,trong đó tỷ lệ số lao động làm nghề điêu khắc đá là 16,66%. Các hộ làm nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ nghệ có mức thu nhập khá, trong đó mức thu nhập của thợ điêu khắc trung bình từ 150 - 180 triệu đồng/năm, nhân viên bán hàng từ các sản phẩm của làng nghề có thu nhập từ 70 - 90 triệu đồng/năm. Do vậy, tình hình kinh tế và đời sống của đại bộ phận các hộ sản xuất của làng nghề và các hộ kinh doanh các sản phẩm của làng nghề đá có mức sống khá đến rất khá. Bảng 2.1. Thu nhập bình quân của thợ điêu khắc đá Thu nhập trung bình hàng tháng Tỷ lệ (%) 3 đến 5 triệu 2,6 5 đến 7 triệu 50,2 7 đến 10 triệu 36,1 Trên 10 triệu 11,1 Tổng 100,0 (Nguồn: Phòng Kinh tế quận) Sự phát triển của làng nghề đá Non Nước đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương. Hằng năm làng nghề cũng đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm. Bảng 2.2.Thống kê khách du lịch đến tham quan Ngũ Hành Sơn Khách du lịch Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
  • 28. Khách quốc tế 194,477 220,597 457,521 523,479 602.775 Khách nội địa 303,516 459,989 610,814 748,521 841.212 (Nguồn: Ban quản lý Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn) 2.1.3. Các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường đặt ra với thành phố Đà Nẵng từ sự phát triển và hoạt động của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Làng nghề đá Mỹ nghệ Non nước đã đóng góp tích cực cho sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên, do sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của thành phố nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng, đặc biệt là phát triển về đô thị thì việc phát triển của làng nghề truyền thống đá Mỹ Nghệ Non Nước cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với thành phố Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn cần có những giải pháp để khắc phục, tiêu biểu như sau: * Về kinh tế Việc phát triển làng nghề những năm qua nhìn chung vẫn còn mang tính tự phát thiếu sự định hướng của các cấp lãnh đạo, quy mô sản xuất của một số làng nghề vẫn còn nhỏ lẻ và thiếu các chính sách phát triển bền vững của làng nghề tại địa phương. Lao động có tay nghề cao tại làng nghề tuy đông nhưng lao động lâu năm có kinh nghiệm chỉ chiếm khoảng 18%, chủ yếu lao động có thâm niên nghề từ 2 đến dưới 7 năm chiếm trên đến 72%, nên vẫn đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực có tay nghề cao. Lực lượng lao động có kỹ thuật nghề chủ yếu là tự học và qua thực tế chứ ít được đào tạo bài bản. Việc đào tạo, truyền, dạy nghề phần lớn theo lối truyền thống chỉ truyền nghề trong các
  • 29. nội bộ gia đình, trong dòng họ chiiesm 90%, việc tổ chức các lớp dạy nghề truyền thống đối với lao động trong nghề điêu khắc chiiesm khoảng 10%. Bảng 2.3. Bảng thống kê chất lượng lao động của làng nghề Thời gian lao động Tỷ lệ/tổng số lao động Từ 02 năm - 05 năm 35% Từ trên 05 năm - dưới 10 năm 57% Từ 10 năm trở lên 18% (Nguồn: Phòng Kinh tế quận Ngũ Hành Sơn) Vấn đề tạo nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đang gặp khó khăn. Thực tế cho thấy trên 67% cơ sở sản xuất không đủ vốn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất. Hoạt động sản xuất tại làng nghề của các cơ sở sản xuất chủ yếu là dựa trên nguồn vốn tự có, do các chủ cơ sở gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, nhất là vốn vay ưu đãi. Do vậy các cơ sở sản xuất phải thu hẹp quy mô, chọn nguyên liệu giá rẻ, đầu tư máy móc thiết bị nhỏ nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, vấn đề xử lý và đảm bảo môi trường theo quy định tại các tại các cơ sở làng nghề chưa được đảm bảo. Do nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của làng nghề không ổn định, chủ yếu và phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, đồng thời có tình trạng các hộ kinh doanh nguồn nguyên liệu thâu tóm nguồn cung nguyên lệu đá do đó họ đã tự ý và quyết định giá cả nguyên liệu gây khó khăn đối với các hộ sản xuất có quy mô nhỏ. Bảng 2.4. Bảng các sản phẩm đá thường làm Tiêu chí Tỷ lệ % Tượng phật 34,4 Tượng Chúa 14,5 Trang trí nội thất 1,2
  • 30. Linh vật 12,1 Phúc Lộc Thọ 9,0 Bia mộ 3,2 Sản phẩm khác 16,6 Tổng cộng 100,0 (Nguồn: Phòng Kinh tế quận) Việc khai thác du lịch tại làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước là một sản phẩm là một nguồn khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, mang lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động khai thác du lịch tại làng nghề còn tự phát, chưa được tổ chức chặt chẽ của các cơ quan quản lý và đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp trong các khâu bán hàng, quảng bá về làng nghề....việc đẩy giá cao các sản phẩm của làng nghề vẫn tồn tại, xuất xứ không phải từ làng nghề cho khách, thái độ thiếu thân thiện,… Hậu quả là thời gian du khách ở lại làng nghề rất ngắn, chi tiêu hạn chế. Mặt khác, vấn đề thông tin du lịch làng nghề hiện không đầy đủ, sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch sinh thái chưa phù hợp, việc xây dựng chương trình du lịch làng nghề còn mang tính hình thức, chưa mang tính đồng bộ. * Về môi trường Vấn đề môi trường của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước luôn các cấp chính quyền các cấp và đại bộ phận nhân dân quan tâm, nhất là các hộ dân nằm trong khu vực của làng nghề nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và kinh doanh của người dân làng nghề với 03 ô nhiễm chính: bụi đá, tiếng ồn, nước thải,… Cuộc sống của người dân ở đây bị đảo lộn rất nhiều do tiếng ồn, do bụi), ảnh hưởng nguồn nước ngầm bị nhiễm axit do, nước thải chảy tràn lan trên mặt đất vì không có hệ thống cống và hồ chứa xử lý… 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với làng nghề truyền
  • 31. thống đá mỹ nghệ của chính quyền thành phố Đà Nẵng 2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy và các chính sách đối với làng nghề truyền thống của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì tại UBND quận Ngũ Hành Sơn có các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng QLNN đối với làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước bao gồm: (i) Phòng Nội vụ, có chức năng tham mưu về xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự, biên chế và nội quy hoạt động của Ban quản lý làng nghề đá Non Nước; (ii) Phòng Kinh tế, có chức năng tham mưu về chuyên môn phát triển kinh tế, phát triển du lịch, du lịch làng nghề, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, cải thiện công nghệ trong quá trình sản xuất nói chung và làng nghề nói riêng; (iii) Phòng Tài chính - Kế hoạch, có chức năng tham mưu về cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể và cấp kinh phí hoạt động cho các Hội làng nghề, lương và các khoản theo lương đối với công chức, viên chức công tác tại Ban quản lý làng nghề theo quy định của pháp luật; (iv) Phòng Tài nguyên - Môi trường, có chức năng tham mưu về lĩnh vực tài nguyên - môi trường, ban hành các văn bản quy định về chống ô nhiễm môi trường, đánh giá tác động môi trường tại các cơ sở sản xuất làng nghề; (v) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tham mưu về tìm kiếm và hỗ trợ tìm kiếm nguồn nhân lực cho làng nghề, ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động có tay nghề cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề,… Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ban hành các văn bản, các chính
  • 32. sách về phát triển làng nghề đối với làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước, như sau: - Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 về ban hành Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường; - Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về ban hành quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Công trình Trạm xử lý nước thải Làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước; - Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 về ban hành Quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Đà Nẵng” ngành thủ công mỹ nghệ; 2.2.3. Công tác quy hoạch và các giải pháp khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ của thành phố Đà Nẵng Như đã nêu ở trên, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước nằm ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, xen kẽ trong khu dân cư và xen kẻ trong Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn. Theo dự án khu quy hoạch Làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước giai đoạn I có tổng vốn đầu tư xây dựng trên 170 tỷ đồng trên diện tích 35,5 ha tại địa điểm phường Hòa Hải, Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Hiện tại kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh đã giải quyết kịp thời vấn đề cấp bách về ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, vấn đề mỹ quan làng nghề. Tính đến ngày 25/01/2016, đã có 348 hồ sơ được xét duyệt bố trí vào khu sản xuất tập trung của làng nghề và đã có 245 cơ sở đã và đang xây dựng nhà xưởng để sản xuất đá mỹ nghệ. Tuy nhiên, hiện nay quỹ đất để bố trí cho các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước đã hết, nhưng còn hơn 200 cơ sở sản xuất chưa được bố trí
  • 33. vào làng nghề , vẫn còn sản xuất trong khu dân cư. Hơn nữa quá trình phát triển của làng nghề hàng năm số cơ sở sản xuất không ngừng tăng lên. Vì vậy cần thiết phải quy hoạch mở rộng làng nghề giai đoạn 2 với các cơ sở sau đây - Tổng số cơ sở cần thiết đề bố trí giai đoạn 2: 289 cơ sở - Mặc khác khi quy hoạch mở rộng giai đoạn 2 thì trạm xử lý nước thải vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu gom nước thải về Trạm xử lý tập trung cho hơn 289 CSSX. - Nếu không tiến hành quy hoạch mở rộng giai đoạn 2 thì vấn đề bố trí đất cho 289 cơ sở (chưa có đất sản xuất trong khu làng nghề) sẽ không thực hiện được và vấn đề ô nhiễm trong khu dân cư sẽ không được giải quyết một cách triệt để và định hướng phát triển quận Ngũ Hành Sơn trở thành “quận môi trường” sẽ không thực hiện được. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội quận Ngũ Hành Sơn. 2.2.4. Các giải pháp giải quyết những vấn đề vướng măc, yếu kếm phát sinh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ non Nước, quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng Để làng nghề phát triển ổn định và vững chắc, cần nhận thức đầy đủ về những giá trị văn hóa tiêu biểu của làng nghề, hoạch định những chủ trương và giải pháp thích hợp nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng và thuận lợi có sẵn ở địa phương, bao gồm Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn và làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Đối với làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, để giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc bảo tồn và phát triển làng nghề, theo chúng tôi cần phải quan tâm tổ chức thực hiện những giải pháp cụ thể sau đây: 2.2.4.1 Nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với việc tổ chức quản lý và khai thác Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn:
  • 34. Cần phải khẳng định rằng, các làng nghề truyền thống là một trong những thành tố và là di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ở đó, nó chứa đựng những tinh hoa và truyền thống của dân tộc, góp phần minh chứng cho những đặc điểm văn hóa dân tộc hoặc địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Thực tiễn trong tình hình hiện nay, các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa được coi là một nguyên tắc cơ bản nhưng không phải là mục đích duy nhất "bảo tồn để bảo tồn" mà đòi hỏi cần nghiên cứu để khai thác có hiệu quả nhằm mục đích cho sự phát triển. Là một làng nghề thủ công truyền thống có điều kiện hết sức thuận lợi là nằm ngay trong Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn. Di tích này, đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 92 QÐ-BVHTT ngày 10 tháng 7 năm 1980. Vì thế, việc nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa việc bảo tồn, phát triển làng nghề với việc khai thác các hoạt động du lịch là một yếu tố hết sức quan trọng. Làng nghề là điểm dừng chân, nghỉ ngơi, mua sắm hàng lưu niệm của các du khách tham quan Khu di tích danh thắng. Cần thấy rằng, mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh với sự mở rộng, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch tại làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ luôn luôn có mối quan hệ tác động thúc đẩy nhau cùng phát triển. Quá trình phát triển, mở rộng làng nghề, chất lượng các sản phẩm mỹ nghệ truyền thống dùng cho lưu niệm của các du khách sẽ là nhân tố làm tăng khả năng thu hút khách đến tham quan du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ngược lại, nguồn khách đến tham quan du lịch tăng lên sẽ trở thành điều kiện quan trọng làm tăng thêm sức mua, sức tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề. Để thực hiện tốt mối quan hệ nêu trên, cần phải giải quyết một số các biện pháp cụ thể sau đây: - Tiến hành thực hiện xây dựng Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn trở thành một tổng thể Khu văn hóa du lịch đặc biệt của thành phố với các chức
  • 35. năng như công viên, vườn tượng, nơi sản xuất và trưng bày các sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống và là nơi tổ chức sinh hoạt các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn. Đây là một việc đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng hoàn thành được các nội dung trên đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền quảng bá, thu hút khách tham quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn và làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. - Phải giải quyết dứt điểm tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, không để xảy ra tình trạng các quầy sạp bán hàng trên Khu di tích chèo kéo, tranh giành khách làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch và làm mất lòng tin ở du khách, nhất là đối với các du khách quốc tế. - Bố trí sắp xếp, quy hoạch lại các cơ sở sản xuất và kinh doanh của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng vừa đảm bảo cho việc phát triển ổn định, vừa không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường sinh thái cũng như việc tham quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn của các du khách. Bảng 2.5.Số lượng quy mô cơ sở sản xuất đávà phương án bố trí vào Khu sản xuất tập trung Quy mô cơ sở(S = diện tích) Số lượng cơ sở Diện tích được bố trí Cơ sở sản xuất lớn (S>=700m2 , có trên 15 lao động) 25 400m2 Cơ sở sản xuất vừa (S>=300m2 - dưới 700m2 , có từ 10 - 15 lao động) 35 300m2 Cơ sở sản xuất nhỏ (S>=100m2 - dưới 300m2 , có từ 07-09 lao động) 200 150m2 Cơ sở sản xuất rất nhỏ (S<100m2 , có dưới 07 lao động) 235 100m2 Tổng số 495
  • 36. Để đảm bảo cảnh quan và môi trường sinh thái của danh thắng Ngũ Hành Sơn theo các quy định của Luật Di sản văn hóa, các cơ sở sản xuất của làng nghề cần phải được sắp xếp theo quy hoạch. Các hộ sản xuất muốn mở rộng quy mô nhà xưởng phải lập dự án và báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Trong tương lai, ngoài việc tổ chức sắp xếp sản xuất kinh doanh của làng nghề cần đảm bảo cho môi trường kinh doanh du lịch văn minh lịch sự, có kế hoạch dãn dân (đặc biệt là những cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ vùng sát di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn) ra khỏi vùng có nguy cơ xâm hại di tích. Có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề và phục vụ khách tham quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn như: Tiến hành tu bổ, tôn tạo một số công trình kiến trúc nghệ thuật, đường dẫn du khách tham quan. Nghiên cứu mở rộng thêm các tuyến, điểm tham quan trong khu vực nhằm thu hút và kích thích nhu cầu tham quan, mua sắm của các du khách đặc biệt là của các du khách quốc tế. 2.2.4.2 Nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các mẫu mã và chủng loại sản phẩm Do nhiều cơ sở sản xuất của làng nghề ít có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp mà thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy đủ các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng, giá cả để quyết định sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng chưa có một cơ chế chính sách và hệ thống hỗ trợ để làng nghề có thể tiếp cận rộng rãi với thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, trên cơ sở các sản phẩm truyền thống đã được sản xuất và tiêu thụ ổn định như các tượng thú vật, tượng người, các sản phẩm đồ trang sức lưu niệm... cần tiếp cận các thị trường mới và nghiên cứu tạo thêm các sản phẩm phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu, cho các đơn đặt hàng và nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm của du khách. Hướng nghiên cứu chủ yếu là cần tập trung
  • 37. vào các sản phẩm tranh tượng dân gian Việt Nam, các sản phẩm mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo, các tác phẩm của các danh họa trên thế giới... Các sản phẩm lưu niệm cần nghiên cứu mẫu mã nhỏ gọn và tinh xảo. 2.2.4.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng các thợ nghề đá và ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất của làng nghề: Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các thợ nghề đá cần chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, cần kết hợp với việc nâng cao trình độ tay nghề của các nghệ nhân để họ thực sự là các "bàn tay vàng" sáng tạo ra nhiều mẫu mã sản phẩm mới. Sự kết hợp giữa nhiều thế hệ lao động trong làng nghề nhằm mục đích khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp, hiện đại nhưng vẫn duy trì và phát huy tính truyền thống và vai trò cực kỳ quan trọng của các nghệ nhân. Xây dựng kế hoạch mở các lớp dạy nghề tại chỗ với phương pháp đào tạo kết hợp cả việc trang bị những kiến thức lý luận về mỹ thuật điêu khắc (kinh nghiệm tạo hình, khối...) với kỹ năng thực hành các công đoạn sản xuất qua sự hướng dẫn của các nghệ nhân truyền nghề. Những học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ được cấp chứng chỉ để làm nghề và được Nhà nước ưu tiên về vốn để đầu tư sản xuất. Bảng 2.6. Bảng số lượng lao động làng nghề qua các năm Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lao động (người) 2.265 22.704 3.280 3.813 4.500 4.906 Để làng nghề phát triển ổn định và vững chắc cần phải trang bị đổi mới máy móc thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Giải pháp cho vấn đề này là lựa chọn những máy móc và thiết bị mới với công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ. Về kỹ thuật và công nghệ, cần có sự kết hợp hài hoà đan xen giữa hai yếu tố: truyền
  • 38. thống và hiện đại trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của một làng nghề truyền thống với công cụ và công nghệ hiện đại nhằm mục đích tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của làng nghề. 2.2.4.4 Giải quyết những khó khăn về nguồn nguyên liệu và vốn phục vụ cho sản xuất: Nguyên liệu cho sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề hiện nay phụ thuộc nhiều vào khả năng cung ứng của các khách hàng do đó còn thiếu tính ổn định lâu dài. Cần phải có một tổ chức với đủ tư cách pháp nhân đứng ra để thực hiện việc ký kết hợp đồng khai thác và cung ứng đá nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu sản xuất ổn định của cả làng nghề. Để làm tốt công tác sắp xếp quy hoạch, mở rộng năng lực sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và khai thác du lịch cần phải có nguồn vốn lớn trong khi vốn của các cơ sở sản xuất có hạn. Giải quyết vấn đề này, Nhà nước và chính quyền địa phương cần hỗ trợ giải quyết những khó khăn về vốn cho làng nghề theo hai hướng: Thứ nhất là, ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng trong toàn bộ Khu làng nghề đá theo theo quy hoạch đã được duyệt với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Thứ hai là, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ sản xuất vay vốn (nhất là đối với các hộ sản xuất có quy mô nhỏ và trung bình) để đầu tư trang bị máy móc, công nghệ sản xuất mới tiến bộ, hiện đại nhằm nâng cao năng lực và quy mô sản xuất cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. 2.24.5 Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá: Việc tuyên truyền quảng bá cần thực hiện kết hợp đối với làng nghề điêu khắc đá và cho cả Khu di tích danh thắng Ngũ hành Sơn, bởi mối quan
  • 39. hệ tác động hỗ trợ nhau cùng phát triển, qua đó để thu hút khách tham quan du lịch và nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm lưu niệm của làng nghề. Việc tuyên truyền quảng bá cần thông qua các hình thức như: Tuyên truyền thông qua các cơ quan thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình...); Đưa các sản phẩm tiêu biểu của làng nghề tham gia các cuộc Triển lãm - Hội chợ trong nước và quốc tế; Thực hiện các tờ gấp, catalogue, apphich giới thiệu làng nghề, sản phẩm làng nghề, các nghệ nhân tiêu biểu và cảnh quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn... để tuyên truyền quảng bá tại các Triển lãm - Hội chợ trong nước và quốc tế; Xây dựng các trang Website để giới thiệu về làng nghề và Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn; Xây dựng một bộ sưu tập hoàn chỉnh về những sản phẩm đá mỹ nghệ tiêu biểu của làng nghề để tiến tới thành lập một Bảo tàng mỹ thuật về điêu khắc đá nhằm giúp cho các du khách tham quan hệ thống được quá trình hình thành, phát triển của làng nghề; Khuyến khích các cơ sở sản xuất hình thành các vườn tượng vừa để cho các du khách tham quan thưởng thức giá trị của các sản phẩm do nghệ nhân sáng tạo vừa để thu hút khách mua sắm các sản phẩm lưu niệm... 2.2.4.6 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn để thực hiện tốt việc phát triển làng nghề đá mỹ nghệ với việc phát triển kinh doanh du lịch: Công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tác động trực tiếp đến việc tổ chức sản xuất, ổn định và phát triển làng nghề cũng như đến các hoạt động kinh doanh du lịch. Để làm tốt việc này và xem nó như là "bà đỡ" cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, cần tiếp tục sắp xếp, bố trí sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ phù hợp với quy hoạch, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bảo đảm thuận tiện cho du khách đến tham quan du lịch, cần thực hiện một số biện pháp sau đây: - Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh các nhóm hàng, ngành hàng đều
  • 40. thực hiện việc bày trí không lấn chiếm lòng lề đường, không được để các khối đá nguyên liệu nằm sát lề đường và biển hiệu che khuất tầm nhìn của các phương tiện tham gia lưu thông. - Trên tuyến đường Huyền Trân Công Chúa (là tuyến đường chính, trung tâm hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề và đường dẫn tham quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn), cần quy hoạch sắp xếp lại việc sản xuất kinh doanh theo hướng phù hợp với mục tiêu xây dựng khối phố văn hóa - khối phố du lịch. Các hộ sản xuất không được để đá dăm và nước thải ra đường làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mất mỹ quan đô thị. - Để hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sơ sản xuất kinh doanh, cần tổ chức thực hiện việc niêm yết giá công khai và bán hàng theo giá niêm yết cho từng loại sản phẩm. - Các cơ sở sản xuất kinh doanh từng bước thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm của cơ sở mình để nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín với khách hàng. Người bán hàng phải bán theo giá đã được niêm yết công khai và phải đảm bảo văn minh lịch sự trong giao tiếp. - Tổ chức thực hiện việc xây dựng và bố trí các điểm đỗ xe đúng theo quy định. Các phương tiện đi lại của người dân phải đậu đỗ trong sân nhà, các phương tiện chở nguyên liệu và sản phẩm hàng hóa lưu thông trên trục đường Huyền Trân Công Chúa cần phải theo thời gian quy định. - Để đảm bảo an toàn trật tự cho các du khách tham quan làng nghề cũng như Khu di tích danh thắng, chính quyền địa phương cần chỉ đạo việc phối hợp giải quyết những vấn đề tiêu cực nảy sinh trên địa bàn, gây phiền hà đến khách tham quan làng nghề và du lịch như: tranh giành khách mua hàng, bu bám khách du lịch nước ngoài, đậu đỗ xe không đúng nơi quy định, đưa đón khách tham quan không đúng tuyến và hiện tượng các lái xe môi giới đưa khách đi mua hàng để hưởng hoa hồng của các cơ sở bán hàng... 2.2.5. Về thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
  • 41. phát triển đối với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ của thành phố Đà Nẵng Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển đối với làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước các ban, ngành chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc trên cơ sở triển khai, thực hiện thực tế của làng nghề truyền thống đá Mỹ nghệ Non Nước, chủ yếu tập trung vào vấn đề môi trường, vì những vi phạm về môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe người dân trong vùng gây bức xúc trong nhân dân, nên các ngành chức năng từ quận đến thành phố rất quan tâm thực hiện và được UBND thành phố chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Qua các đợt kiểm tra về môi trường luôn có sự tham gia của đại diện nhiều ngành chức năng từ thành phố đến quận, như: Phòng Tài nguyên - Môi trường quận, Ban quản lý Làng nghề, Hội Làng nghề, Phòng Kinh tế quận, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, Sở Tài nguyên - Môi trường quận, Văn phòng UBND quận để từ đó các ngành thống nhất đưa ra kết luận mức độ ô nhiễm và hướng đề nghị xử lý các cơ sở vi phạm các quy định về đảm bảo môi trường trong làng nghề. Nhìn chung, công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách của thành phố đã được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện, hàng năm trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện chính sách của các cơ quan chuyên môn, UBND thành phố đã có những điều chỉnh, xử lý những vướng mắc hay cho chủ trương đối với các vấn đề liên quan đến sự phát triển của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phù hợp với tình hình thực tiễn. 2.3. Đánh giá chung về việc tổ chức, thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng 2.3.1 Những thành tựu nổi bật và nguyên nhân
  • 42. Hiện nay, nghề đá Mỹ nghệ Non Nước là một trong những ngành sản xuất mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho quận Ngũ Hành Sơn. Doanh thu hàng năm của làng nghề gần 100 tỷ đồng. Từ 349 hộ sản xuất kinh doanh vào năm 2004, đến nay làng nghề đã có hơn 25 doanh nghiệp và gần 500 cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ. Trước đây nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề được khai thác từ núi Ngũ Hành Sơn, nhưng trước nguy cơ mất đi một danh thắng lịch sử văn hóa, thành phố Đà Nẵng đã nghiêm cấm việc khai thác đá. Hiện nay, nguyên liệu chủ yếu của làng nghề được cung cấp từ các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên…với sản lượng lên đến trên 25 ngàn tấn mỗi năm. Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây, các tác phẩm nghệ thuật đầy tinh xảo đã được ra đời và theo chân du khách đi khắp cả nước, đến các nước như Pháp, Mỹ, Úc…Những nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề hôm nay đó là Nguyễn Long Bửu, Nguyễn Việt Minh, Nguyễn Sang, Lê Bền… Sản phẩm của làng nghề hết sức đa dạng và phong phú. Từ những đồ dùng thông dụng, thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, … đến những đồ trang sức nhỏ gọn, tinh xảo, đủ các màu sắc như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, những con cóc chặn giấy, những cặp sư tử hí cầu, những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm thạch hồng hoặc thủy mặc, .v.v… Bên cạnh đó, du khách khi đến làng nghề còn được chiêm ngưỡng những pho tượng đá cực kỳ ấn tượng như tượng phật bà Quan Âm, tượng Nữ thần Chămpa….Làng nghề đá Non Nước còn gắn liền với danh thắng Ngũ Hành Sơn, với lễ hội Quán Thế Âm – thu hút hàng vạn du khách đến dự vào tháng hai âm lịch hàng năm. Đến với làng đá Non Nước, với khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, du khách cảm nhận sự thư thái, nhẹ nhàng trong một không gian tĩnh lặng, trầm mặc và huyền bí của
  • 43. những ngôi chùa trên núi Ngũ Hành Sơn, đến cảm giác rộn ràng như đang hòa mình trong những thanh âm rộn rã phát ra từ mũi ve đục đá dưới những đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đang gieo ý tưởng trên những khối đá thô cục thành các tác phẩm nghệ thuật.Hiện nay, nhằm phát huy bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề, UBND thành phố Đà Nẵng đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để đạt được những thành tựu nổi bật trên là nhờ các nguyên nhân sau: - Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách. giải pháp hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề, góp phần quan trong trong việc tăng sản lượng hàng hóa nông thôn; giải quyết việc làm; tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân nhất là ở nông thôn. - Sự quan tâm sâu sát của Đảng và chính quyền các cấp, sự quyết tâm, trách nhiệm cao của các ngành chức năng và nỗ lực của các nghệ nhân, của các cơ sở sản xuất trong làng nghề đã giúp cho làng nghề phát triển an toàn và bền vững. - Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng đang hướng đến xây dựng một thành phố Đà Nẵng - thành phố môi trường, đáng sống, an bình, văn hóa văn minh và thân thiện. 2.3.2. Những hạn chế nổi bật và nguyên nhân Bên cạnh những thành tựu nêu trên, việc thực hiện các giải pháp để thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống của thành phố Đà Nẵng đối với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ cũng còn những hạn chế và bất cập như sau: Thứ nhất,nghề sản xuất đá gây ô nhiễm môi trường nhất, bụi đá, tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt bình thường của các khu đô thị, dân cư... Chỉ cách đây 2 năm, bất cứ ai đến khu vực Hòa Hải hầu như
  • 44. trên khắp ngõ ngách, mọi nẻo đường của mảnh đất nổi tiếng cả nước bởi danh thắng "núi Ngũ Hành", ấn tượng đầu tiên là tiếng đục đá chí chát, tiếng máy cắt, mài đá các loại gầm rít, từng đám bụi đá trắng đục bay mù mịt... Có lẽ đây là vấn đề mà chính quyền và ngành chức năng phải quan tâm đầu tiên, trước cả vấn đề hiệu quả của làng nghề. Thứ hai,đó là quy hoạch làng đá chưa hợp lý, diện tích mỗi lô để các cơ sở thuê đất không hợp lý, đặc thù của công việc sản xuất đã là gây bụi và tiếng ồn, nhưng việc quy hoạch mặt tiền của các cơ sở quá hẹp, rất khó khăn cho việc sản xuất. Như mỗi cơ sở sản xuất chiều ngang mỗi lô đất chỉ 5 mét, giống như phân lô để xây nhà ở vậy, chỉ vấn đề bụi ở cơ sở này bay sang đã làm ảnh hưởng đến cơ sở ở bên cạnh. Đây là vấn đề mà Ban Quản lý làng nghề phải xem xét, góp ý với các nhà đầu tư khi xây dựng cơ sở hạ tầng... Thứ ba, vấn đề vay vốn: nhiều hộ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô và lập xưởng trại mới nhưng gặp nhiều trở ngại về việc vay vốn do tài sản (nhà cửa, đất đai) không đủ tính pháp lý để thế chấp. Thứ bảy, vấn đề văn minh thương mại, văn hóa trong kinh doanh chưa được thực hiện sâu rộng và mạnh mẽ.. Chính quyền các cấp vẫn chưa có văn bản quy định chặt chẽ về vẫn đề này, thiếu chế tài mạnh để xử phạt nặng đến thật nặng các hành vi thiếu văn hóa, phản cảm, gian lận trong mua bán sản phẩm mỹ nghệ cho khách hàng. Tiểu kết Chương 2 Chính sách phát triển làng nghề truyền thống nói chung và đối với làng nghề ở Đà Nẵng đã và đang được quan tâm thực hiện, với nhiều chính sách, kế hoạch hỗ trợ từ các cấp chính quyền và ngành chức năng thành phố trên các lĩnh vực giúp làng nghề ngày càng phát triển.
  • 45. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng những vấn đề được rút ra về những ưu, khuyết điểm từ thực tiễn thực hiện chính sách phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn. Ở chương 2, cũng đã đặt ra cho chính quyền thành phố Đà Nẵng nhiều vấn đề đáng phải bàn và cần có những chính sách góp phần xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ đá mỹ nghệ Non Nước quận Ngũ Hành Sơn phát triển bền vững, bảo tồn và tôn vinh được các giá trị văn hóa. CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI GIAN TỚI 3.1. Bối cảnh phát triển làng nghề Làng nghề được hình thành từ giữa thế kỷ XVII, do những người thợ thủ công từ vùng Thanh - Nghệ di cư đến vùng đất này lập nên. Lúc đầu nghề đá chỉ là nghề phụ của một số ít gia đình khi nông nhàn, sản phẩm tạo ra chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Thời gian sau chuyển dần sang điêu khắc, tạo nên các sản phẩm có giá trị nghệ thuật ngày càng cao hơn, thu hút nhiều lao động, hình thành nên một làng nghề điêu khắc đá truyền thống khá độc đáo được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Sau năm 1975, cùng với các loại hình kinh tế quốc doanh, Hợp tác xã Đá mỹ nghệ Non Nước được thành lập và đi vào hoạt động. Trong thập niên 80, Hợp tác xã với 130 xã viên đã góp phần tham gia xây dựng tượng đài chiến thắng và nghĩa trang liệt sĩ ở nhiều địa phương trong cả nước, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển ngành nghề truyền thống địa
  • 46. phương. Từ năm 1986, nền kinh tế đất nước phát triển, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và làng nghề tuyền thống đá Non Nước tăng nhanh. Sản phẩm làng nghề mang tính khác biệt, có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Hiện nay, không chỉ trong nước mà nhiều nước trên thế giới cũng đã biết đến sản phẩm đá mỹ nghệ của làng nghề truyền thống đá Non Nước. Rất nhiều thương gia hoặc khách du lịch từ Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Pháp, Canađa, Hà Lan, Mỹ... đã đến ký hợp đồng đặt mua các sản phẩm ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, trong đó có người mua với trị giá hàng trăm ngàn USD. Sản phẩm của làng nghề trở thành các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, đóng góp khoản ngân sách đáng kể vào tiềm năng kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Sự phát triển của làng nghề đá Non Nước còn gắn liền với ngành du lịch. Nằm trên trục đường du lịch quan trọng từ trung tâm thành phố đi Ngũ Hành Sơn và phố cổ Hội An, làng đá là điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch, hằng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, mua sắm. Trong năm 2016, làng đá đã đón khoảng hơn 500 nghìn lượt khách, chiếm 27,25% tổng số lượt khách đến thành phố, trong đó có hơn 410 nghìn lượt khách trong nước và 95 nghìn lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND thành phố Đà Nẵng, sự phát triển làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn còn mang tính tự phát, các cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ phát triển một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, không theo quy hoạch, tổ chức sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa khép kín, thiếu tập trung, thiếu hệ thống thu gom nước thải và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Vì vậy, hiện làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Người dân sử dụng axít để tẩy
  • 47. rửa sản phẩm, xả thẳng ra khu dân cư gây ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng đối với môi trường sinh thái của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường du lịch, cảnh quan đô thị. Tình trạng tranh mua, tranh bán, nhái kiểu dáng, chất lượng sản phẩm bị lai tạp đang làm giảm giá trị sản phẩm và uy tín của làng nghề. Bên cạnh đó, nhận thức về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu công nghiệp của nhiều hộ sản xuất kinh doanh tại đây còn rất hạn chế. Làng nghề chỉ mới có logo chung, nhưng chưa có quy chế sử dụng logo này nên tác dụng quảng bá, xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế. Ngoài logo chung của làng nghề, hiện chỉ có một ít cơ sở có đăng ký sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu riêng, logo riêng của mình.Về quy mô sản xuất, làng nghề chỉ phát triển đơn thuần, theo kiểu truyền thống, làm ăn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết với nhau. Hội Làng nghề tuy đã được thành lập nhưng lại đang thiếu nguồn lực nên hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Với mục tiêu phát triển làng nghề theo hướng mở rộng và phát triển thương mại kết hợp với phát triển du lịch, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt Đề án phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống thành phố Đà Nẵng, trong đó xác định trọng tâm là phát triển làng nghề truyền thống đá Non Nước. UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng đã đề ra định hướng từ nay đến năm 2020 sẽ quy hoạch lại làng nghề theo hướng mở rộng và phát triển thương mại kết hợp với phát triển du lịch. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm đầu ra, giới thiệu mặt hàng với các đối tác trong và ngoài nước; phấn đấu đạt tốc độ tăng sản phẩm bình quân đạt 30%/năm. Trước mắt, UBND quận Ngũ Hành Sơn quy hoạch lại làng nghề mới rộng 47 héc ta tại khu vực Đông Trà, phường Hòa Hải nằm cách xa khu dân cư và khu dân thắng Ngũ Hành Sơn. Trong tương lai Khu du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn và làng nghề