SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Download to read offline
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
I. THÍ NGHIỆM VỀ SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG CỦA NIU-TƠN
1. Thí nghiệm
- Ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt Trời) qua khe hẹp A truyền đến lăng kính dưới dạng một dải sáng hẹp.
- Trên màn (E) đặt sau lăng kính ta hứng được một dải sáng có 7 màu chính biến thiên liên tục và có góc lệch tăng dần
theo thứ tự: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
- Hiện tượng trên gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
2. Định nghĩa
- Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi chùm ánh sáng trắng qua lăng kính không những bị lệch về phía đáy mà
còn bị tách thành các chùm ánh sáng có màu sắc khác nhau.
II. THÍ NGHIỆM CỦA NIU-TƠN VỀ ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC
1. Thí nghiệm
- Ánh sáng trắng qua khe hẹp A truyền đến lăng kính (P1) dưới dạng một dải sáng hẹp, qua (P1) bị tán sắc thành các chùm
sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
- Khe hẹp B chỉ cho chùm sáng hẹp có một màu duy nhất truyền qua (giả sử màu vàng) và chùm sáng vàng truyền đến
lăng kính (P2).
- Đặt phía sau lăng kính (P2) một màn E ta thu được một vệt sáng vàng. Vậy ánh sáng vàng không bị tán sắc khi đi qua
lăng kính (P2).
2. Định nghĩa
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định gọi là
màu đơn sắc.
III. THÍ NGHIỆM TỔNG HỢP ÁNH SÁNG TRẮNG CỦA NIU-TƠN
1. Mô tả thí nghiệm
- Ánh sáng trắng qua khe S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ (L1) sao cho có một ảnh thật màu trắng. Đó là
chùm tia sáng trắng hội tụ.
CHUYÊN ĐỀ: SÓNG ÁNH SÁNG
BÀI 1: TÁN SẮC ÁNH SÁNG
1
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
- Dùng lăng kính (P) để chắn chùm tia hội tụ, trên mặt lăng kính có một vệt sáng AB màu trắng, chùm tia sáng trắng này
sẽ bị tán sắc và cho một dải màu sáng liên tục.
- Đặt thấu kính hội tụ (L2) sao cho dải màu sáng liên tục đó nằm ngay trên mặt thấu kính.
- Dịch chuyển màn E phía sau (L2) sẽ có một vị trí thích hợp, tại đó trên màn có ảnh A’B’ của AB cũng màu trắng.
2. Kết luận
- Tia sáng trắng tại A bị lăng kính phân tích ra làm nhiều màu, qua thấu kính hội tụ (L2) chúng hợp lại cho ánh sáng trắng
tại A’.
- Vậy ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên lên tục từ đỏ đến tím.
IV. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG
- Khi chiếu một tia sáng đơn sắc qua lăng kính, tia ló bị lệch về phía đáy của lăng kính.
- Góc lệch của tia ló so với tia tới khi đi qua lăng kính là D = (n – 1)A, cho thấy chiết suất n càng lớn thì góc lệch D càng
lớn.
- Theo thí nghiệm của Niu-tơn về tán sắc ánh sáng thì tia tím lệch nhiều nhất, tia đỏ lệch ít nhất. Vì vậy chiết suất của
lăng kính đối với ánh sáng tím là lớn nhất và chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất.
nđỏ < ncam < nvàng < nlục < nlam < nchàm < ntím  Dđỏ < Dcam < Dvàng < Dlục < Dlam < Dchàm < Dtím
- Vậy chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau.
V. ỨNG DỤNG
- Hiện tượng tán sác ánh sáng được ứng dụng trong các máy quang phổ để phân tích ánh sáng phức tạp thành các thành
phần đơn sắc khác nhau.
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển như cầu vồng, quầng xung quanh Mặt Trăng, thiên thể …
Ví dụ 1
Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 50
, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ =
1,643 và nt = 1,685. Cho một chùm sáng trắng, hẹp rọi gần vuông góc vào một mặt bên của lăng kính. Góc giữa tia đỏ
và tia tím sau khi ra khỏi lăng kính là
A. 0,120
B.50
C. 0,210
D.420
Ví dụ 2
Chiếu ánh sáng trắng do một nguồn nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm
kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được
A. ánh sáng trắng.
B. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
C. các vạch màu sáng, tối xen kẽ nhau.
2
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
D. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
Ví dụ 3
Chiết suất của một lăng kính thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc là 1,6852. Tốc độ của ánh sáng này trong lăng
kính thủy tinh đó là
A. 1,78.108
m/s. B. 1,59.108
m/s. C. 1,67.108
m/s. D. 1,87.108
m/s.
Ví dụ 4
Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
B. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.
C. Tốc độ truyền của một ánh sáng đơn sắc trong nước và trong không khí là như nhau.
D. Trong thủy tinh, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với tốc độ như nhau.
Ví dụ 5
Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
D. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau.
Ví dụ 6
Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn
sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, rl, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng
là
A. rl = rt = rđ B. rt < rl < rđ C. rđ < rl < rt D. rt < rđ < rl
Ví dụ 7
Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với
ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
A. màu tím và tần số f. B. màu cam và tần số 1,5f.
C. màu cam và tần số f. D. màu tím và tần số 1,5f.
3
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
I. NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG
- Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
- Mỗi chùm sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định.
II. THÍ NGHIỆM Y-ÂNG VỀ HIỆN TƯỢNG GIAO THOA ÁNH SÁNG
1. Mô tả thí nghiệm
- Ánh sáng từ đèn Đ qua kính lọc sắc đỏ (F), đến khe S trên màn chắn M thành một khe sáng đơn sắc.
- Chùm sáng đơn sắc từ S rọi đến khe Young gồm hai khe hẹp S1 và S2 đặt song song cách nhau vài milimét và cùng
song song với khe S.
- Đặt mắt sau hai khe S1, S2 nhìn các chùm sáng lọt qua chúng và điều tiết mắt nhìn vào S.
2. Kết quả thí nghiệm
- Nếu điều tiết mắt nhìn vào khe S, ta thấy có một vùng sáng hẹp trong đó xuất hiện những vạch sáng đỏ và những vạch
tối xen kẽ nhau một cách đều đặn.
- Để hiện tượng được khách quan ta có thể hứng các vạch sáng tối này trên một màn ảnh và quan sát các vạch này bằng
kính lúp.
- Hiện tượng mô tả trên gọi là hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- Nếu dùng ánh sáng trắng (bỏ kính lọc sắc F đi), ta thấy trên màn có một vạch sáng trắng ở giữa, hai bên có hai dãy màu
như cầu vồng: tím ở trong, đỏ ở ngoài.
3. Giải thích hiện tượng
- Hiện tượng trên chỉ có thể giải thích bằng sự giao thoa của hai sóng:
+ Vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau và tăng cường lẫn nhau.
+ Vạch tối ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau và triệt tiêu lẫn nhau.
+ Ta gọi các vạch sáng tối này là các vân giao thoa.
BÀI 2: GIAO THOA ÁNH SÁNG
4
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
- Nếu thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng thì hiện tượng giao thoa được giải thích như sau: Ánh sáng từ đèn Đ chiếu
tới khe S làm cho khe này trở thành nguồn phát ánh sáng, hai khe S1 và S2 được chiếu sáng trở thành hai nguồn phát ra
hai sóng ánh sáng có tính chất:
+ Được kích thích phát sáng bởi cùng nguồn S nên chúng phát ra hai sóng cùng tần số.
+ Khoảng cách từ S đến S1, S2 là xác định nên dao động của S1, S2 lệch pha nhau một lượng không đổi.
+ Do đó hai khe S1 và S2 trở thành hai nguồn sáng kết hợp phát ra hai sóng kết hợp và tại vùng chồng lên nhau
chúng có thể giao thoa với nhau:
Những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng tới cùng pha gặp nhau.
Những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng tới ngược pha gặp nhau.
Nếu dùng ánh sáng trắng: Hệ thống vân giao thoa của các ánh sáng đơn sắc khác nhau không trùng khít
nhau, ở giữa màn vân trung tâm của các hệ thống vân trùng nhau nên cho vân sáng trắng trung tâm.
- Kết luận: Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất
sóng.
4. Các công thức của giao thoa ánh sáng
- Hiệu quang lộ từ hai khe S1, S2 đến một điểm M nằm trong vùng giao thoa là 2 1d d  
- Xét ΔS2HM và ΔS1HM có:
2
2 2
2 22
2 2
2 12
2 2
1
2
2 2
2
a
d D x
a a
d d x x
a
d D x
  
    
      
         
    
     
  2 1 2 1 2 1
2 1
2
2 2 2 2
a a a a ax
d d d d x x x x d d
d d
  
              
  
Vì 1 2 2 1 2 1
2
2
ax ax
a D d d D d d d d
D D
            
- Vị trí vân sáng: M  vân sáng :
  0; 1; 2;...S
S
ax D
k k x k ki k
D a

           
- Vị trí vân tối: M  vân tối:
          2 1 2 1 2 1 2 1 0; 1; 2;...
2 2
t
t
ax D i
k k x k k k
D a

               
- Khoảng vân giao thoa:
+ Khoảng vân giao thoa là khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc hai vân tối) cạnh nhau.
+ Công thức:      1
1S k S k
D D D
x x k k i
a a a
  

     
5
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
5. Ứng dụng
- Đo bước sóng ánh sáng:
+ Ta có:
D D
i a
a i
 
  
+ Để đo bước sóng ánh sáng:
Đo khoảng cách D từ hai khe đến màn.
Đo khoảng cách a giữa hai khe.
Dùng kính lúp và thước để đo khoảng vân i.
- Kiểm tra phẩm chất bề mặt của các dụng cụ quang học có dạng mặt phẳng hoặc mặt cầu.
- Khử phản xạ các mặt kính.
- Ứng dụng trong phư ng pháp chụp ảnh màu Lipman (1891)
- Giải thích một số hiện tượng như màu sặc sỡ trên bong bóng xà phòng, váng dầu mỡ, cánh chuồn chuồn…
- Giải thích màu sắc trên bong bóng xà phòng:
+ Khi quan sát ánh sáng phản xạ trên bong bóng xà phòng hoặc váng dầu, mỡ ta thấy có những vầng màu sặc sỡ,
đó là do sự giao thoa của hai sóng phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng xà phòng. Các vân này còn được gọi là vân
bản mỏng.
III. BƯỚC SÓNG VÀ MÀU SẮC ÁNH SÁNG
- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng nhất định (λt < λc < … < λđ)
- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định gọi là màu đơn sắc.
- Bước sóng của ánh sáng là khá nhỏ so với bước sóng của sóng cơ học thông thường
Ví dụ: λt = 0,400μm, λđ = 0,760μm.
- Các màu chính (đỏ, vàng, xanh, …) không phải là màu đơn sắc vì nó không ứng với một bước sóng xác định mà ứng
với một khoảng trị số nhất định.
Ví dụ: màu đỏ có bước sóng 0,64μm ≤ λ ≤ 0,76μm.
Ví dụ 1
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe
là 0,6 mm. Khoảng vân trên màn quan sát đo được là 1 mm. Từ vị trí ban đầu, nếu tịnh tiến màn quan sát một
đoạn 25 cm lại gần mặt phẳng chứa hai khe thì khoảng vân mới trên màn là 0,8 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng
trong thí nghiệm là
A. 0,64 μm B. 0,50 μm C. 0,45 μm D. 0,48 μm
Ví dụ 2
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, chiếu ánh sáng trắng vào hai khe. Trên màn, quan sát thấy
A. chỉ một dải sáng có màu như cầu vồng.
B. hệ vân gồm những vạch màu tím xem kẽ với những vạch màu đỏ.
C. hệ vân gồm những vạch sáng trắng xen kẽ với những vạch tối.
D. vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên có những dải màu như cầu vồng, tím ở trong, đỏ ở ngoài.
Ví dụ 3
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt
phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3 mm có vân
sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,5 μm B. 0,45 μm C. 0,6 μm D. 0,75 μm
6
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Ví dụ 4
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng
cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân sáng trung tâm
6 mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp một đoạn bằng 0,2 mm sao cho vị trí vân sáng
trung tâm không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá trị của λ bằng
A. 0,60 μm B. 0,50 μm C. 0,45 μm D. 0,55 μm
Ví dụ 5
Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600 nm, khoảng cách giữa hai khe
hẹp là 1 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Khoảng vân quan sát được trên
màn có giá trị bằng
A. 1,2 mm B. 1,5 mm C. 0,9 mm D. 0,3 mm
Ví dụ 6
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng
và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát
A. khoảng vân không thay đổi. B. vị trí vân trung tâm thay đổi.
C. khoảng vân tăng lên. D. khoảng vân giảm xuống.
Ví dụ 7
Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam, tím là
A. ánh sáng tím. B. ánh sáng đỏ. C. ánh sáng vàng. D. ánh sáng lam.
Ví dụ 8
Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1
mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 4,2 mm có vân sáng bậc 5. Giữ cố định các điều kiện khác, di
chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa cho đến khi vân giao
thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai thì khoảng dịch màn là 0,6 m. Bước sóng bằng
A. 0,6 μm B. 0,5 μm C. 0,4 μm D. 0,7 μm
IV. CÁC CÔNG THỨC VỀ GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC
1. Hiệu quang lộ (hiệu quang trình): 2 1
ax
d d
D
   
- M thuộc vân sáng nếu 2 1d d k 
7
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
- M thuộc vân tối nếu  2 1 2 1
2
d d k

  
2. Khoảng vân giao thoa:
D
i
a


3. Vị trí vân sáng: S
D
x k ki
a

 
4. Vị trí vân tối:    2 1 2 1
2 2
t
D i
x k k
a

   
5. Bước sóng ánh sáng dùng trong giao thoa:
ia
D
 
6. Khoảng cách giữa hai vân có tọa độ 1 2,x x : 1 2x x x  
7. Phương pháp xác định một điểm M có tọa độ x hay có hiệu quang lộ d thuộc vân sáng hay vân tối
1
2
k
x
i k


 

hay 1
2
k
d
k

 
 

. M thuộc vân sáng bậc k:
+ k > 0: M thuộc vân tối thức (k + 1)
+ k < 0: M thuộc vân tối thức k
8. Số vân trên giao thoa trường có bề rộng L
- Số vân sáng trên cả miền giao thoa:
2 2
L L
k
i i
  
- Số vân tối trên cả miền giao thoa:
1 1
2 2 2 2
L L
k
i i
    
9. Số vân trên vùng giao thoa trường có tọa độ 1 2,x x (với 1 2x x )
- Số vân sáng trên cả miền giao thoa: 1 2x x
k
i i
 
- Số vân tối trên cả miền giao thoa: 1 21 1
2 2
x x
k
i i
   
10. Thí nghiệm tiến hành trong môi trường trong suốt có chiết suất n
- Bước sóng của ánh sáng trong môi trường trong suốt: '
n

 
- Khoảng vân giao thoa trong môi trường trong suốt: '
i
i
n

11. Nguồn sáng S di chuyển
- Khi nguồn sáng S di chuyển theo phương song song với S1S2 thì hệ vân di chuyển ngược chiều và khoảng vân i vẫn
không đổi.
- Độ dời của hệ vân là: 0
1
D
x d
D

Trong đó: D là khoảng cách từ mặt phẳng hai khe tới màn.
D1 là khoảng cách từ nguồn sáng tới hai khe.
d là độ dịch chuyển của nguồn sáng.
8
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
12. Giao thoa với bản mỏng
- Khi trên đường truyền của ánh sáng khe S1 (hoặc S2) được đặt một bản mỏng dày e, chiết suất n thì hệ vân sẽ dịch
chuyển về phía S1 (hoặc S2) một đoạn:
 
0
1n eD
x
a


Ví dụ 9
Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe S1, S2 là 1 mm, khoảng cách
từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Bước sóng ánh sáng dùng trong giao thoa là 0,5 µm và thực hiện
thí nghiệm trong không khí
a. Xác định khoảng cách hai vân sáng liên tiếp. Suy ra khoảng cách 3 vân sáng liên tiếp, khoảng cách 3 khoảng vân
liên tiếp, khoảng cách 2 vân sáng bậc ba, khoảng cách vân sáng bậc ba và vân tối thứ ba cùng phía và khác phía so với
vân trung tâm.
Suy ra khoảng cách ba vân sáng liên tiếp
Suy ra khoảng cách ba khoảng vân liên tiếp
Suy ra khoảng cách hai vân sáng bậc 3
Suy ra khoảng cách vân sáng bậc ba và vân tối thứ ba cùng phía so với vân trung tâm
Suy ra khoảng cách vân sáng bậc ba và vân tối thức ba khác phía so với vân trung tâm
b. Xác định số vân sáng, số vân tối quan sát được trên miền giao thoa có bề rộng 1 cm đối xứng nhau qua vân trung
tâm.
c. Hai điểm M và N nằm trên miền giao thoa lần lượt cách vân trung tâm 1,5 mm và 2,75 mm. Hỏi M, N nằm trên vân
sáng hay vân tối.
Suy ra số vân sáng, số vân tối cắt đoạn MN (xét hai trường hợp M, N nằm cùng phía và khác phía so với trung
tâm)
Suy ra số vân sáng, số vân tối cắt đoạn MN (xét trường hợp M, N nằm cùng phía so với vân trung tâm)
Suy ra số vân sáng, số vân tối cắt đoạn MN (xét trường hợp M, N nằm khác phía so với vân trung tâm)
d. Tìm bước sóng, khoảng vân, tần số của bức xạ trên khi nhúng toàn bộ thí nghiệm trên vào mối trường có chiết suất
4/3
e. Cần phải dịch chuyển màn một đoạn bao nhiêu về phía nào tại vị trí vân sáng bậc 4 trở thành vân tối thứ 4
f. Cần phải thay đổi khoảng cách hai khe Young một đoạn bằng bao nhiêu để tại vị trí vân sáng bậc 4 trở thành vân
tối thứ 4
9
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
g. Đặt trước khe S1 một bản mỏng thủy tinh có bề dày 0,5mm. Chiết suất tuyệt đối của thủy tính là 1,5. Tìm độ dịch
chuyển vân trên màn
h. Cho khoảng cách từ khe sáng S đến mặt phẳng chứa hai khe Young là 10 mm. Dịch chuyển khe sáng S theo phương
song song với S1S2 về phía S1 một đoạn 0,2 mm. Tìm độ dời vân trên màn.
II. CÁC CÔNG THỨC VỀ GIAO THOA VỚI HAI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC
1. Hai vân của hai hệ thống vân trùng nhau:    1 2
x x 
2. Vị trí hai vân sáng của hai hệ trùng nhau: trung
trung
S
D
x k
a

 với trung là bội số chung nguyên nhỏ nhất của λ1
và λ2
- Lưu ý: Các vân sáng của hai hệ trùng nhau là vân sáng đa sắc và cùng màu với vân sáng trung tâm
Ví dụ 10
Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng
chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Hai khe được chiếu đồng thời bởi hai bức xạ λ1 = 0,5µm và λ2, trên màn
người ta nhận thấy vân sáng bậc 6 của λ1 trùng với vân sáng bậc 5 của λ2
a. Tìm λ2
b. Tìm khoảng cách ngắn nhất từ vân trung tâm đến vân cùng màu với nó
c. Tìm số vân sáng quan sát được trên miền giao thoa có bề rộng 12,5 mm đối xứng nhau qua vân trung tâm, trong đó
có bao nhiêu vân đơn sắc và bao nhiêu vân đa sắc (vân trùng nhau)
III. CÁC CÔNG THỨC VỀ GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG TRẮNG
1. Bề rộng quang phổ liên tục bậc k:    d tk
D
x k
a
   
2. Phương pháp tìm các bức xạ cho vân sáng tại vị trí có tọa độ Sx : S S S
S
d t S
x a x a x a
k
D D k D

 
   
3. Phương pháp tìm các bức xạ cho vân tối tại vị trí có tọa độ tx :
 
21 1
2 2 2 1
t t t
t
d t t
x a x a x a
k
D D k D

 
     

10
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Ví dụ 11
Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng trắng (0,38µm ≤ λ ≤ 0,76µm), khoảng cách giữa hai khe Young là
0,6mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m.
a. Tìm bề rộng quang phổ liên tục bậc 3
b. Tìm số bức xạ cho vân sáng tại vị trí cách vân trung tâm 2,5mm. Tính λ
c. Tìm số bức xạ khác cho vân sáng tại vị trí vân sáng đỏ bậc 3.
d. Tại vị trí vân sáng bậc 3 của λ0 = 0,5µm còn có bao nhiêu bức xạ khác cho vân sáng tại đây.
e. Tìm số bức xạ bị tắt (cho vân tối) tại vị trí vân sáng tím bậc 5
11
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
I. MÁY QUANG PHỔ LĂNG KÍNH
1. Định nghĩa
- Là một dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau.
- Các loại máy quang phổ
+ Máy quang phổ khả kiến
+ Máy quang phổ cận hồng ngoại
+ Máy quang phổ hấp thụ
+ Máy quang phổ phát xạ
2. Cấu tạo
- Máy quang phổ gồm ba bộ phận chính:
+ Ống chuẩn trực: là bộ phận tạo ra chùm tia song, nó có một khe hẹp S nằm tại tiêu diện của thấu kính hội tụ
L1.
+ Hệ tán sắc: gồm lăng kính P làm tán sắc chùm tia song song.
+ Buồng ảnh: gồm một thấu kính hội tụ L2. Tại tiêu diện L2 có đặt một tấm kính ảnh F để chụp ảnh quang phổ
(hoặc một tấm kính mờ để quan sát quang phổ).
3. Hoạt động
- Dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
+ Chùm ánh sáng từ nguồn J qua thấu kính L hội tụ tại khe S rồi truyền qua ống chuẩn trực để tạo chùm tia song
song. Chùm song song sau khi qua lăng kính P bị phân tích thành nhiều chùm song song đơn sắc có góc lệch khác nhau.
+ Mỗi chùm song song đơn sắc qua thấu kính L2 cho một vạch màu trên tấm kính ảnh F. Tập hợp các vạch màu
đó là quang phổ của nguồn J.
II. CÁC LOẠI QUANG PHỔ
QUANG PHỔ LIÊN
TỤC
QUANG PHỔ VẠCH
PHÁT XẠ
QUANG PHỔ VẠCH
HẤP THỤ
Định nghĩa
Quang phổ liên tục là
quang phổ gồm một dải
sáng có màu biến đổi liên
tục từ đỏ đến tím.
Quang phổ vạch phát xạ là
quang phổ gồm một hệ
thống những vạch màu
riêng rẽ nằm trên một nền
tối.
Quang phổ vạch hấp thụ là
quang phổ gồm những
vạch tối nằm trên nền
quang phổ liên tục.
BÀI 3: CÁC LOẠI QUANG PHỔ VÀ CÁC BỨC XẠ KHÔNG NHÌN
THẤY
12
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Điều kiện phát sinh
(nguồn phát)
Mặt Trời, chất rắn, chất
lỏng hoặc chất khí có tỉ
khối lớn bị nung nóng phát
ra.
Chất khí hay hơi ở áp suất
thấp bị kích thích phát
sáng bằng cách đốt nóng
hay phóng tia lửa điện qua
chúng.
Khi chiếu ánh sáng trắng
qua khối khí hoặc hơi bị
nung nóng ở nhiệt độ thấp
hơn nhiệt độ của nguồn
sáng trắng.
Đặc điểm
Không phụ thuộc vào
thành phần cấu tạo của
nguồn sáng, chỉ phụ thuộc
vào nhiệt độ của nguồn
sáng.
Nhiệt độ nguồn càng cao
thì miền phát sáng càng
mở rộng về phía ánh sáng
có bước sóng ngắn.
Mỗi nguyên tố hóa học cho
một quang phổ vạch riêng,
đặc trưng cho nguyên tố đó
về số lượng, độ sáng, vị trí
và màu sắc của các vạch.
Ở nhiệt độ nhất định, một
đám khí hoặc hơi có khả
năng phát xạ những ánh
sáng đơn sắc nào thì nó
cũng có khả năng hấp thụ
những ánh sáng đơn sắc
đó.
Ứng dụng
Đo nhiệt độ nguồn sáng do
nung nóng.
Nhận biết được thành phần
cấu tạo của hợp chất hay
hỗn hợp tạo nên nguồn
sáng.
Nhận biết sự có mặt của
một nguyên tố có trong
hợp chất hay hỗn hợp.
III. PHÉP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ
1. Định nghĩa
- Là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ.
+ Phép phân tích định tính: xác định thành phần hóa học một mẫu vật.
+ Phép phân tích định lượng: cho biết nồng độ các thành phần trong một mẫu vật.
2. Ưu điểm của phép phân tích quang phổ
- Nhanh, nhạy, đơn giản và chính xác hơn các phép phân tích hóa học, có thể phát hiện được những nồng độ rất nhỏ.
- Có thể xác định nhiệt độ và thành phần hóa học của các vật ở rất xa như Mặt Trời, các vì sao.
Ví dụ 1
Quang phổ vạch phát xạ
A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.
B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
Ví dụ 2
Ống chuẩn trực của máy quang phổ có công dụng
A. tạo chùm tia hội tụ chiếu vào lăng kính của máy.
B. phân tích chùm sáng tới chiếu vào quang phổ.
C. tăng cường độ của chùm tia sáng trước khi chiếu vào lăng kính.
D. tạo chùm tia song song chiếu vào lăng kính của máy.
Ví dụ 3
Chiếu ánh sáng trắng do một nguồn nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm
kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được
A. ánh sáng trắng
B. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
C. các vạch màu sáng, tối xen kẽ nhau.
13
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
D. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
Ví dụ 4
Quang phổ liên tục được phát ra khi nào?
A. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng, chất khí có khối lượng riêng lớn.
B. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng, chất khí.
C. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng.
D. Khi nung nóng chất rắn.
Ví dụ 5
Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là:
A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
B. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ cũng như vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
D. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
Ví dụ 6
Hiện tượng quang học nào được sử dụng trong máy quang phổ?
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng
C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng
D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng
Ví dụ 7
Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi
những khoảng tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.
C. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch
đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím.
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hoá học khác nhau thì khác nhau.
IV. TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI
1. Thí nghiệm kiểm chứng sự tồn tại của tia hồng ngoại và tia tử ngoại
- Dùng máy quang phổ lăng kính để thu ảnh quang phổ của một nguồn sáng có nhiệt độ rất cao (như hồ quang điện hay
ánh sáng Mặt Trời chẳng hạn) ta thấy trên màn ảnh của máy quang phổ có một dải màu liên tục từ đỏ đến tím. Ở ngoài
vùng đỏ và ngoài vùng tím là vùng tối.
14
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
- Dùng một cặp nhiệt điện rất nhạy có một mối hàn (gọi là đầu dò D) đặt vào một lỗ nhỏ (có thể di chuyển theo phương
thẳng đứng) trên màn F của buồng tối, mối hàn kia của cặp nhiệt điện được nhúng vào nước đá (hoặc đặt ở nơi có nhiệt
độ thấp xác định nào đó).
- Di chuyển đầu dò D suốt vùng từ đỏ đến tím ta thấy kim điện kế G luôn bị lệch (có thay đổi ít nhiều). Điều này chứng
tỏ "ánh sáng có tác dụng nhiệt".
- Nếu đưa đầu dò D của một cặp nhiệt điện vào vùng tối đen ở phía trên vùng đỏ ta cũng thấy kim điện kế G bị lệch
(thậm chí nhiều hơn khi còn ở vùng đỏ), chứng tỏ trong vùng này cũng có một loại "ánh sáng" nào đó mà mắt ta không
nhìn thấy được. Ta gọi các bức xạ trong vùng này là các bức xạ hồng ngoại (IR: Infra Red).
- Nếu dùng một lớp bột huỳnh quang phủ kín vùng tối ở phía dưới vùng tím thi ta thấy vùng này phát sáng. Điều này
chứng tỏ ở ngoài vùng tím có một loại bức xạ không nhìn thấy được nhưng có khả năng làm phát quang. Ta gọi các bức
xạ trong vùng này là các bức xạ tử ngoại (UV: Ultra Violet).
2. Kết luận
- Bản chất
+ Tia hồng ngoại, tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường và chỉ khác ở chỗ không nhìn thấy
được (là sóng điện từ).
- Tính chất
+ Chúng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây ra được hiện tượng nhiễu xạ, giao
thoa như ánh sáng thông thường.
3. Tia hồng ngoại
- Định nghĩa:
+ Tia hồng ngoại là các bức xạ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn gọi là các bức xạ ngoại vùng khả kiến) có
bước sóng từ 0,76 µm đến vài milimét (lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ và nhỏ hơn bước sóng của sóng vô tuyến cực
ngắn).
a. Nguồn phát
- Mặt Trời là một nguồn phát tia hồng ngoại mạnh.
- Đèn dây tóc, bếp gas, lò sưởi là những nguồn phát ra tia hồng ngoại khá mạnh.
- Cơ thể con người có nhiệt độ bình thường là 37o
C nên là một nguồn phát ra tia hồng ngoại với bước sóng khoảng 9µm
.Mắt người không nhìn thấy được tia hồng ngoại vì thế để có thể xem các vật phát ra tia hồng ngoại như thế nào người
ta phải dùng đến kính ảnh (hay phim ảnh) hồng ngoại hoặc các cảm biến hồng ngoại.
- Nói chung, các vật có nhiệt độ lớn hơn 0 K đều có phát ra tia hồng ngoại.
b. Đặc điểm
- Có tác dụng nhiệt mạnh.
- Có tác dụng lên phim ảnh.
- Có thể gây ra các phản ứng hóa học (ví dụ như tạo ra phản ứng trên phim hồng ngoại).
- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.
c. Ứng dụng
- Dùng để sấy, sưởi.
- Dùng để chụp ảnh hay quay phim ban đêm.
- Dùng để truyền tín hiệu điều khiển trong các bộ điều khiển từ xa (remote).
4. Tia tử ngoại
- Định nghĩa
+ Tia tử ngoại là các bức xạ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn gọi là các bức xạ ngoại vùng khả kiến) có bước
sóng từ vài nanômét đến 0,38 m (lớn hơn bước sóng của tia X (xem bài Tia X) và nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng
tím).
a. Nguồn phát
- Mặt Trời là một nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh.
- Hồ quang điện, đèn hơi thủy ngân là các nguồn phát ra tia tử ngoại khá mạnh.
15
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
- Nói chung những vật có nhiệt độ trên 2000o
C đều có phát ra tia tử ngoại (ngoài việc có phát ra tia hồng ngoại và ánh
sáng thấy được).
b. Đặc điểm
- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại hầu như trong suốt đối với thạch anh.
- Có tác dụng lên phim ảnh.
- Có thể gây ra các phản ứng hóa học.
- Kích thích phát quang một số chất.
- Làm ion hóa không khí.
- Có tác dụng sinh học, hủy diệt tế bào.
- Nhờ tác dụng phát quang người ta dùng tia tử ngoại làm máy soi tiền. Trong biểu diễn nghệ thuật người ta sơn lên vật
thể các lớp bột phát quang khác nhau, chúng sẽ phát sáng các màu khác nhau khi được chiếu bằng tia tử ngoại.
c. Ứng dụng
- Dùng để dò tìm vết xướt trên bề mặt sản phẩm.
- Dùng để điều trị chứng bệnh còi xương ở trẻ em.
- Dùng để tiệt trùng cho thực phẩm.
d. Tác hại
- Tia tử ngoại gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe con người như: Cháy nắng, tàn nhang, ung thư da, mù mắt, thay đổi
cấu trúc ADN,…
- Tuyết phản xạ 90% tia tử ngoại, cát phản xạ 20% tia tử ngoại. Nên sẽ nguy hiểm hơn trong những ngày nắng trượt tuyết
hay phơi nắng ở bãi biển.
e. Sự hấp thụ tia tử ngoại
- Tia tử ngoại bị thủy tinh hấp thụ mạnh.
- Thạch anh, nước hấp thụ mạnh các tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn 200 nm.
- Tầng ôzôn hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại có bước sóng dưới 300 nm.
II. TIA X
1. Tia X (tia Rơn-ghen)
- Định nghĩa
+ Tia X là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại (10-11
m ≤ λ ≤
10-8
m), có bản chất là sóng điện từ.
+ Tia X có bước sóng gần 10-11
m gọi là tia X cứng.
+ Tia X có bước sóng gần 10-8
m gọi là tia X mềm.
2. Cấu tạo ống Rơn-ghen
- Cấu tạo: Ống Rơn-ghen là một ống tia Catôt, trong đó có gắn thêm một điện cực bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn
rất khó nóng chảy để chắn dòng tia catôt.
- Cực kim loại này được gọi là đối âm cực, được nối với anôt. Áp suất trong ống khoảng 10-3
mmHg.
- Vấn đề kỹ thuật: Khi ống Rơn-ghen hoạt động nó rất nóng, người ta phải cho dòng nước trong lòng ống để nó giải
nhiệt.
16
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
- Ngoài ra để tăng dòng êlectron trong tia âm cực, người ta dùng catôt là một sợi dây kim loại bằng volfram nung nóng
và bọc một lớp Thorioxit, lớp này còn dùng để tăng tuổi thọ của dây.
3. Hoạt động
- Đặt vào giữa anôt và catôt một hiệu điện thế khoảng vài chục ngàn vôn thì các êlectron bứt ra khỏi catôt tăng tốc mạnh,
thu năng lượng lớn đến đập vào đối âm cực và từ đó phát xạ ra tia Rơn-ghen.
4. Cơ chế phát sinh
- Các êlectron trong tia catôt được tăng tốc trong điện trường mạnh, nên thu được một động năng rất lớn. Khi đập vào
đối âm cực, chúng gặp các nguyên tử của đối âm cực, xuyên sâu vào những lớp bên trong của vỏ nguyên tử, tương tác
với hạt nhân nguyên tử và các êlectron ở các lớp này. Trong sự tương tác này sẽ phát ra một sóng điện từ có bước sóng
rất ngắn mà ta gọi là bức xạ hãm.
- Phần lớn động năng của êlectron biến thành nội năng làm nóng đối âm cực, phần còn lại biến thành năng lượng chùm
tia Rơn-ghen.
5. Tính chất và ứng dụng
- Tia X có khả năng đâm xuyên. Bước sóng của tia X càng nhỏ thì khả năng đâm xuyên càng lớn, trong công nghiệp
dùng để dò các lỗ hổng khuyết tật bên trong các sản phẩm đúc.
- Trong đời sống: Kiểm tra hành lý của hành khách đi máy bay, qua các cổng an ninh.
- Có tác dụng làm phát quang một số chất, có khả năng đâm xuyên tia X được dùng trong y học để chiếu điện, chụp điện.
- Có khả năng ion hoá chất khí. Ứng dụng tính chất này, người ta làm máy đo liều lượng tia X.
- Có tác dụng sinh lý. Nó có thể huỷ hoại tế bào, diệt khuẩn. Vì thế tia X dùng để chữa những ung thư nông, gần ngoài
da.
Ví dụ 8
Tia Rơnghen có
A. cùng bản chất với sóng âm.
B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
C. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
D. điện tích âm.
Ví dụ 9
Tia tử ngoại được dùng
A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.
B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện.
C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
17
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
D. để tìm khuyết tật bên trong các sản phẩm bằng kim loại.
Ví dụ 10
Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
A. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
B. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
C. Ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
D. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
Ví dụ 11
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ.
D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Ví dụ 12
Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát
ra tia tử ngoại mạnh nhất là
A. màn hình máy vô tuyến. B. lò vi sóng.
C. lò sưởi điện. D. hồ quang điện.
Ví dụ 13
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia tử ngoại là sóng điện từ có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
B. Trong y học, tia tử ngoại được dùng để chữa bệnh xương.
C. Trong công nghiệp, tia tử ngoai được dùng để phát hiện các vết nứt trên bề mặt các sản phẩm kim loại.
D. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên phim ảnh.
Ví dụ 14
Khi nói về tính chất của tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia tử ngoại làm iôn hóa không khí.
B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.
C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.
D. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ.
18
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Ví dụ 1
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào:
A. Bước sóng của ánh sáng B. Màu sắc của môi trường
C. Màu của ánh sáng D. Lăng kính mà ánh sáng đi qua
Ví dụ 2
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây
A. Hiện tượng tách ánh sáng trắng chiếu đến lăng kính thành những chùm sáng màu sắc khác nhau gọi là hiện
tượng tán sắc ánh sáng, dải màu này gọi là quang phổ của ánh sáng trắng.
B. Ánh sáng trắng gồm vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
C. Với một môi trường nhất định thì các ánh sáng đơn sắc khác nhau có chiết suất khác nhau và có giá trị tăng
dần từ đỏ đến tím.
D. Ánh sáng trắng chỉ có bảy màu.
Ví dụ 3
Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là:
A. Một tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu.
B. Một chùm tia song song.
C. Một chùm phân kì màu trắng.
D. Một chùm phân kì nhiều màu.
Ví dụ 4
Khi sử dụng phép phân tích bằng quang phổ sẽ xác định được:
A. Thành phần cấu tạo và nhiệt độ các chất. B. Màu sắc của vật.
C. Hình dạng của vật. D. Kích thước của vật.
Ví dụ 5
Khi nghiêng các đĩa CD dưới ánh sáng mặt trời, ta thấy xuất hiện các màu sặc sỡ như màu cầu vồng. Đó là kết quả
của hiện tượng:
A.Giao thoa ánh sáng B. Khúc xạ ánh sáng C. Phản xạ ánh sáng D. Tán sắc ánh sáng
Ví dụ 6
Trong ánh sáng nhìn thấy, yếu tố gây ra cảm giác màu cho mắt là:
A. Tần số ánh sáng B. Biên độ của sóng ánh sáng
C. Vận tốc sóng ánh sáng D. Cả vận tốc và biên độ của sóng ánh ánh sáng
Ví dụ 7
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định gọi là màu đơn sắc.
C. Ánh sáng đơn sắc không bị lệch khi truyền qua lăng kính.
D. Ánh sáng trắng là tập hợp của các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
BÀI 4: ÔN TẬP
19
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Ví dụ 8
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng trắng truyền qua một lăng kính bị phân
tích thành một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đối với nó càng lớn.
D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Ví dụ 9
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng và được ứng dụng để đo nhiệt độ của nguồn
sáng.
B. Quang phổ vạch hấp thụ và phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau.
C. Những vạch tối trong quang phổ vạch hấp thụ nằm đúng vị trí những vạch màu trong quang phổ vạch phát
xạ.
D. Một vật khi bị nung nóng thì phát sinh ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
Ví dụ 10
Chọn phát biểu đúng về ứng dụng của quang phổ liên tục:
A. Xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, Mặt Trời, các ngôi sao.
B. Xác định bước sóng của các nguồn sáng.
C. Xác định màu sắc của các nguồn sáng.
D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật.
Ví dụ 11
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Máy quang phổ là một dụng cụ được ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng.
B. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm ánh sáng thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau.
C. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo chùm tia hội tụ.
D. Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm tia sáng song song từ ống chuẩn
trực chiếu đến.
Ví dụ 12
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím, thu được khi chiếu chùm ánh sáng
trắng vào khe máy quang phổ.
B. Tất cả các vật rắn, lỏng và các khối khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát sáng đều phát ra quang phổ liên
tục.
C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn
sáng.
D. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng màu
tím) của quang phổ liên tục.
20
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Ví dụ 13
Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch phát xạ:
A. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hoặc hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóng.
C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí các vạch và độ
sáng của các vạch đó.
D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật.
Ví dụ 14
Một đèn phát ra bức xạ có tần số f = 1014
Hz. Bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ?
A. Vùng hồng ngoại B. Vùng ánh sáng nhìn thấy
C. Tia Rơn-ghen D. Vùng tử ngoại
Ví dụ 15
Quan sát ánh sáng phản xạ trên các ván dầu, mỡ hoặc bong bóng xà phòng, ta thấy những vầng màu sặc sở. Đó là hiện
tượng nào sau đây?
A. Tán sắc ánh sáng của ánh sáng trắng. B. Giao thoa ánh sáng
C. Nhiễu xạ ánh sáng D. Phản xạ ánh sáng
Ví dụ 16
Phát biểu nào sau đây đúng với tia tử ngoại?
A. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy.
B. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím (0,4 µm).
C. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ do các vật có khối lượng riêng lớn phát ra.
D. Tia tử ngoại là dòng các êlectron.
Ví dụ 17
Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch hấp thụ:
A. Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.
B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
C. Ở một nhiệt độ nhất định một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng
hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.
D. Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ của một chất thay cho quang phổ vạch phát xạ của chất đó trong phép
phân tích bằng quang phổ.
Ví dụ 18
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng chứng tỏ ánh sáng có bản chất
sóng.
B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một bước sóng xác định trong một môi trường.
C. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu đơn sắc nhất định.
D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Ví dụ 19
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ (0,76
μm) do vật bị nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
21
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
C. Tia hồng ngoại do vật bị nung nóng phát ra.
D. Tia hồng ngoại dùng để diệt vi khuẩn, chữa bệnh còi xương.
Ví dụ 20
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím (0,4
μm) được phát ra từ nguồn có nhiệt độ rất cao.
B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại phát hiện các vết nứt trong kỹ thuật chế tạo máy.
D. Tia tử ngoại dùng để diệt vi khuẩn, chữa bệnh còi xương.
Ví dụ 21
Chọn phát biểu sai về ống Rơn-ghen.
A. Là một bình cầu thủy tinh (hay thạch anh) bên trong chứa khí áp suất rất kém (10−3
mmHg).
B. Catôt là một sợi dây kim loại bằng Volfram nung nóng và bọc một lớp Thorioxit.
C. Đối catôt bằng một kim loại khó nóng chảy để chắn chùm tia catôt và được nối với anôt bằng một dây dẫn.
D. Catôt phải làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn, khó nóng chảy.
Ví dụ 22
Chọn phát biểu sai về tia Rơn-ghen:
A. Không mang điện vì không bị lệch trong điện trường và từ trường.
B. Là sóng điện từ có bước sóng 10−11
m đến 10−8
m.
C. Tác dụng mạnh lên phim ảnh, nên dùng để chụp điện, hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn.
D. Là sóng điện từ có bước sóng λ = 10−6
m đến 10−12
m.
Ví dụ 23
Một bức xạ truyền trong không khí với chu kỳ 8,25.10−16
s. Bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ?
A. Vùng tử ngoại B. Vùng hồng ngoại
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy D. Tia Rơnghen
Ví dụ 24
Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn sáng gồm hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 và λ2 . Cho λ1 = 0,5 μm. Biết rằng
vân sáng bậc 12 của bức xạ λ1 trùng với vân sáng bậc 10 của bức xạ λ2. Bước sóng λ2 là:
A. λ2 = 0,4 μm B. λ2 = 0,5 μm C. λ2 = 0,6 μm D. λ2 = 0,65 μm
Ví dụ 25
Trong thí nghiệm Y-âng, a = 2 mm, D = 1 m. Người ta đo được khoảng vân giao thoa trên màn là 0,2 mm. Tần số f
của bức xạ đơn sắc là:
A. 0,5.1015
Hz B. 0,6.1015
Hz C. 0,7.1015
Hz D. 0,75.1015
Hz
Ví dụ 26
Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe S1, S2 được chiếu bởi nguồn S. Biết khoảng cách S1S2 = 1,5 mm, khoảng cách từ mặt
phẳng hai khe đến màn là 3 m. Nguồn S phát ra hai ánh sáng đơn sắc: Màu tím có λ1 = 0,4 μm và màu vàng có λ2 =
0,6 μm. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân sáng trung tâm có giá trị:
A. 1,2 mm B. 4,8 mm C. 2,4 mm D. 3,6 mm
22
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Ví dụ 27
Hiệu điện thế giữa hai anôt và catôt của một ống tia Rơn-ghen là 200 kV. Động năng của êlectron khi đến đối catôt
(cho rằng tốc độ của nó khi bứt ra khỏi catôt là v0 = 0).
A. 1,6.10−13
J B. 3,2.10−10
J C. 1,6.10−14
J D. 3,2.10−14
J
23
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
BÀI 1: TÁN SẮC – GIAO THOA ÁNH SÁNG
A. TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT
Câu 1. Chọn câu trả lời sai :ánh sáng đơn sắc là ánh sáng :
A. Có màu sắc xác định
B. Không bị tán sắc khi qua lăng kính
C. Bị khúc xạ khi qua lăng kính
D. Có vận tốc không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác
Câu 2. Chọn câu trả lời sai :ánh sáng trắng là ánh sáng :
A. Có một bước sóng xác định
B. Khi truyền từ không khí vào nước bị tách thành dải màu sắc cầu vồng từ đỏ đến tím
C. Được tổng hợp từ 3 màu cơ bản : Đỏ, xanh da trời, và màu lục
D. Bị tán sắc khi qua lăng kính
Câu 3. Thí nghiệm 2 của niutơn về sóng ánh sáng chứng minh:
A. Lăng kính không có khả năng nhuộm màu cho ánh sáng
B. Sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc
C. ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc
D. Sự khúc xạ của mọi tia sáng khi qua lăng kính
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng : Khi một chùm sáng đi từ một môi trường này sang một môi trường khác đại lượng không
bao giờ thay đổi là :
A. Chiều của nó B. Vận tốc C. Tần số D. Bước sóng
Câu 5. Chọn câu trả lời đúng : Công thúc tính khoảng vân là :
A.
Da
i

 B.
2
D
i
a

 C.
D
i
a

 D.
a
i
D


Câu 6. Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo
A. Tần số ánh sáng B. Bước sóng của ánh sáng
C. Chiết suất của một môi trường D. Vận tốc của ánh sáng
Câu 7. Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng :
A. Có cùng tần số
B. Đồng pha
C. Đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu thay đổi chậm
D. Có cùng tần số và hiệu số pha không đổi
Câu 8. Chọn câu trả lời đúng: chiếu 1 chùm tia sáng hẹp qua 1 lăng kính. Chùm tia sáng bị tách thành 1 chùm tia ló có
màu sắc khác nhau. Hiện tương này gọi là:
A. Giao thoa ánh sáng B. Tán sắc ánh sáng C. Khúc xạ ánh sán D. Nhiễu xạ ánh sáng
Câu 9. Một tia sáng khi đi qua lăng kính ló ra chỉ 1 màu duy nhất không phải là màu trắng thì đó là:
A. ánh sáng đơn sắc B. ánh sáng đa sắc
C. ánh sáng bị tán sắc D. Lăng kính không có khả năng tán sắc
Câu 10. Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng ánh sáng:
A. Có bản chất sóng B. Là sóng ngang C. Là sóng điện từ D. Có thể bị tán sắc
Câu 11. Ánh sáng trắng qua lăng kính thủy tinh bị tán sắc, ánh sáng màu đỏ bị lệch ít hơn ánh sáng màu tím, đó là vì:
A. Ánh sáng trắng bao gồm vô số ánh sáng màu đơn sắc có một số tần số khác nhau và do chiết suất của thủy tinh
đối với sóng ánh sáng có tấn số nhỏ thì nhỏhơn so với sóng ánh sáng có tần số lớn hơn.
B. Vận tốc ánh sáng đỏ trong thủy tinh lớn hơn so với ánh sáng tím.
C. Tần số của ánh sáng đỏ lớn hơn tần số của ánh sáng tím.
HỆ THỐNG BÀI TẬP
24
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
D. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn ánh sáng tím.
Câu 12. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi qua lăng kính.
B. Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau.
C. Ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
D. Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng.
Câu 13. Một sóng ánh sáng đơn sắc được đặt trưng nhất là:
A. màu sắc B. tần số
C. vận tốc truyền D. chiết suất lăng kính với ánh sáng đó.
Câu 14. Chọn câu sai:
A. Đại lượng đặt trưng cho ánh sáng đơn sắc là tần số.
B. Vận tốc của ánh sáng đơn sắc không phụ thuộc vào môi trường truyền.
C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn đối với ánh sáng màu lục
D. Sóng ánh sáng có tần số càng lớn thì vận tốc truyền trong môi trường trong suốt càng nhỏ.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc:
A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. Chiết suất của chất làm lăng kính là giống nhau đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau.
C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
D. Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ
là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.
Câu 16. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Sóng ánh sáng có phương dao động dọc theo phương truyền ánh sáng.
B. Ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc, sóng ánh sáng có một phương truyền nhất định.
C. Vận tốc ánh sáng trong môi trường càng lớn nếu chiết suất của môi trường đó lớn.
D. Ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc, bước sóng không phụ thuộc vào chiết suất của môi trường ánh sáng truyền quA.
Câu 17. Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn:
A. Đơn sắc B. Kết hợp C. Cùng màu sắc D. Cùng cường độ sáng.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.
A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau có trị số giống nhau.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.
D. Khi ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là
nhỏnhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.
Câu 19. Chọn câu sai:
A. Ánh sáng trắng là tập hợp gồm 7 ánh sáng đơn sắc:đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính
C. Vận tốc của ánh sáng tùy thuộc môi trường trong suốt mà ánh sáng truyền qua
D. Dãy cầu vồng là quang phổ của ánh sáng trắng.
Câu 20. Chọn câu sai:
A. Giao thoa là hiện tượng đặt trưng của sóng.
B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoA.
C. Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng
D. Hai sóng có cùng tần số và độ lệch pha không thay đổi theo thời gian gọi là sóng kết hợp.
Câu 21. Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng:
A. Ánh sáng có bản chất giống nhau B. Ánh sáng là sóng ngang
C. Ánh sáng là sóng điện từ D. Ánh sáng có thể bị tán sắc.
Câu 22. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, nếu ta làm cho hai nguồn kết hợp lệch pha thì vân sáng trung tâm sẽ:
A. Không thay đổi B. Sẽ không còn vì không có giao thoa
25
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
C. Xê dịch về phía nguồn sớm pha D. Xê dịch về phía nguồn trễ pha
Câu 23. Trong các công thức sau, công thức nào đúng để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện
tượng giao thoa?
A. 2
D
x k
a
 B.
2
D
x k
a
 C.
D
x k
a
 D. ( 1)
D
x k
a
 
Câu 24. Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có thể sử dụng để thực hiện việc đo bước sóng ánh sáng?
A. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niutơn. B. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng.
C. Thí nghiệm giao thoa với khe I – âng D. Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc.
Câu 25. Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng, trên màn quan sát thu được hình ảnh như thế nào?
A. Vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên có những dãi màu như cầu vòng.
B. Một dãi màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Các vạch màu khác nhau riêng biệt hiện trên một nền tối.
D. Không có các vân màu trên màn.
Câu 26. Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đơn sắc
B. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với ánh sáng có bước sóng dài thì lớn hơn đối với ánh
sáng có bước sóng ngắn
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng nhất định
D. Màu quang phổ là màu của ánh sáng đơn sắc
Câu 27. Phát biểu nào là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường:
A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mọi ánh sáng đơn sắc là như nhau
B. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mọi ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau
C. Với bước sóng ánh sáng chiếu qua môi trường trong suốt càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn
D. Chiết suất của một môi trường trong suốt khác nhau đối với một loại ánh sáng nhất định thì có giá trị như nhau
Câu 28. Chiếu một chùm tia sáng hẹp qua một lăng kính. Chùm tia ló ra khỏi lăng kính có nhiều màu sắc khác nhau.
Hiện tượng đó là:
A. Giao thoa ánh sáng B. Nhiễu xạ ánh sáng C. Tán sắc ánh sang D. Khúc xạ ánh sáng
Câu 29. Quan sát một lớp mỏng xà phòng trên mặt nước ta thấy có những màu quần khác nhau(như màu cầu vòng). Đó
là do:
A. Ánh sáng qua lớp xà phòng bị tán sắc
B. Màng xà phòng có bề dày không bằng nhau, tạo ra những lăng kính có tác dụng làm cho ánh sáng bị tán sắc
C. Màng xà phòng có khả năng hấp thụ và phản xạ khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng
D. Mỗi ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng sau khi phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng xà phòng giao
thoa với nhau tạo ra những vân màu đơn sác
Câu 30. Quan sát ánh sáng phản xạ trên các lớp dầu, mỡ, bong bóng xà phòng hoặc cầu vòng trên bầu trời ta thấy có
những màu quần sặc sỡ. Đó là hiện tượng nào của ánh sáng sau đây:
A. Nhiễu xạ B. Phản xạ
C. Tán sắc của ánh sáng trắng D. Giao thoa của ánh sáng trắng
B. TRẮC NGHIỆM BÀI TẬP
CHỦ ĐỀ 1. TÁN SẮC ÁNH SÁNG.
Câu 31. Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn
sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không
kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu:
A. tím, lam, đỏ. B. đỏ, vàng, lam. C. đỏ, vàng. D. lam, tím.
Câu 32. Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối
với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
A. màu tím và tần số f. B. màu cam và tần số 1,5f.
26
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
C. màu cam và tần số f. D. màu tím và tần số 1,5f.
Câu 33. Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần
đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, r , rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức
đúng là
A. r = rt = rđ. B. rt < r < rđ. C. rđ < r < rt. D. rt < rđ < r .
Câu 34. Bước sóng của ánh sáng màu vàng trong không khí là λ=0,6µm, trong thủy tinh(n=1,5) sóng ánh sáng này có
bước sóng là
A. 0,4 µm. B. 0,9 µm. C. 0,6 µm. D.0,5 µm.
Câu 35. Một lăng kính có góc chiết quang A= 50
, chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ nđ = 1,64 và đối với tia tím là
nt = 1,68. Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới rất nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia tím ra
khỏi lăng kính là
A. 0,2 raD. B. 0,2O
. C. 0,02 raD. D. 0,02O
Câu 36. Ánh sáng lam có bước sóng trong chân không và trong nước lần lượt là 0,4861 μm và 0,3635 μm. Chiết suất
tuyệt đối của nước đối với ánh sáng lam là
A. 1,3335. B. 1,3725. C. 1,3301. D. 1,3373.
Câu 37. Ánh sáng đỏ có bước sóng trong chân không là 0,6563 μm, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,3311.
Trong nước ánh sáng đỏ có bước sóng
A. 0,4226 μm. B. 0,4931 μm. C.0,4415μm. D.0,4549 μm.
Câu 38. Ánh sáng vàng có bước sóng trong chân không là 0,5893 μm. Tần số của ánh sáng vàng là
A. 5,05.1014
Hz. B. 5,16.1014
Hz. C. 6,01.1014
Hz. D. 5,09.1014
Hz.
Câu 39. Một bức xạ đơn sắc có tần số f = 4,4.1014
Hz khi truyền trong nước có bước sóng 0,5 µm thì chiết suất của nước
đối với bức xạ trên là:
A. n = 0,733. B. n = 1,32. C. n = 1,43. D. n = 1,36.
Câu 40. Cho 4 tia có bước sóng như sau qua cùng một lăng kính, tia nào lệch nhiều nhất so với phương truyền ban đầu:
A. 0,40 μm. B. 0,50 μm. C. 0,45 μm. D. 0,60 μm.
Câu 41. Một lăng kính có góc chiết quang A = 80
. Tính góc lệch của tia tím biết chiết suất của lăng kính đối với tia tím
là 1,68 và góc tới i nhỏ.
A. 5,440
. B. 4,540
. C. 5,450
D. 4,450
.
Câu 42. Tính góc lệch của tia đỏ qua lăng kính trên biết chiết suất cảu lăng kính có góc chiết quang A = 80
đối với tia
đỏ là n = 1,61 và góc tới i nhỏ.
A. 4,480
B. 4,880
C. 4 ,840
D. 8,840
Câu 43. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60
(xem là góc nhỏ). Chiếu một tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính
với góc tới nhỏ. Lăng kính có chiết suất đối với ánh sáng đỏ là 1,5; đối với ánh sáng tím là 1,56. Góc hợp bởi tia ló màu
đỏ và tia ló màu tím là
A. 21’36” B. 30
C. 60
21’36” D. 30
21’36”
Câu 44. Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 60
theo
phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ
= 1,50, đối với
tia tím là nt
= 1,54. Lấy 1’ = 3.10–4
raD. Trên màn đặt song song và cách mặt phân giác trên một đoạn 2 m, ta thu được
giải màu rộng
A. 8,46 mm. B. 6,36 mm. C. 8,64 mm. D. 5,45 mm.
Câu 45. Chiết suất của môi trường là n = 1,65 khi ánh sáng chiếu vào có bước sóng 0,5 μm. Vận tốc truyền và tần số của
sóng ánh sáng đó là
A. v = 1,82.108
m/s; f = 3,64.1014
Hz. B. v = 1,82.106
m/s; f = 3,64.1012
Hz.
C. v = 1,28.108
m/s; f = 3,46.1014
Hz. D. v = 1,28.106
m/s; f = 3,46.1012
Hz.
Câu 46. Chiếu 1 tia sáng vàng vào mặt bên của 1 lăng kính có góc chiết quang A = 90
(coi là góc nhỏ) dưới góc tới nhỏ.
Vận tốc của tia vàng trong lăng kính là 1,98.108
m/s. Lấy 1’ = 3.10-4
raD. Góc lệch của tia ló:
A. 0,0842 rad B. 0,0843 rad C. 0,0844 rad D. 0,0824 rad
Câu 47. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60
, chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,6444 và đối với tia tím
là nt = 1,6852, Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu
tím:
27
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
A. 0,0011 rad B. 0,0044 rad C. 0,0055 rad D. 0,0025 rad
Câu 48. Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 60
theo
phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50, đối với
tia tím là nt =1,54. Lấy 1’ = 3.10-4
raD. Trên màn đặt song song và cách mặt phân giác trên 1 đoạn 2m, ta thu được giải
màu rộng:
A. 8,46mm B. 6,36mm C. 8,64 mm D. 5,45mm
Câu 49. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 40
, đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh
sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng song song, hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt
bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của
lăng kính xấp xỉ bằng
A. 1,4160
. B. 0,3360
. C. 0,1680
. D. 13,3120
.
Câu 50. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60
(coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng
trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang,
rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng
phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,642 và đối với ánh sáng tím
là nt = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là
A. 4,5 mm. B. 36,9 mm. C. 10,1 mm. D. 5,4 mm.
Câu 51. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 50
, chiết suất đối với tia tím là nt = 1,6852. Chiếu vào lăng kính
một tia sáng trắng dưới góc tới nhỏ, hai tia ló tím và vàng hợp với nhau 1 góc 0,0030 raD. Lấy 1’ = 3.10-4
raD. Chiết suất
của lăng kính đối với tia vàng:
A. 1,5941 B. 1,4763 C. 1,6518 D. 1,6519
Câu 52. Chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ nđ và ánh sáng tím nt hơn kém nhau 0,07. Nếu trong thủy tinh tốc
độ truyền ánh sáng đỏ lớn hơn tốc độ truyền ánh sáng tím 9,154.106
m/s thì giá trị của nđ bằng
A. 1,53. B. 1,50. C. 1,48. D. 1,55.
Câu 53. Chiếu tia sáng trắng vào môi trường nướC. Khi tăng dần góc tới từ 00
đến 900
thì góc lệch giữa tia khúc xạ màu
tím và tia khúc xạ màu đỏ sẽ:
A. Lúc đầu tăng, lúc sau giảm. B. Tăng dần
C. Giảm dần D. Lúc đầu giảm, lúc sau tăng
Câu 54. Một cái bể sâu 1,6m chứa đầy nướC. Một tia sáng mặt trời rọi vào nặt nước bể, dưới góc tới i = 600
. Biết chiết
suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,331 và với ánh sáng tím là 1,343 Tính độ dài vết sáng ở đáy bể?
A. 2,1cm B. 0,936cm C. 2,93cm D. 0,795cm
Câu 55. Khi cho một tia sáng đi từ nước có chiết suất n = 4/3 vào một môi trường trong suốt khác có chiết suất n’, người
ta nhận thấy vận tốc truyền của ánh sáng bị giảm đi một lượng v =108
m/s. Cho vận tốc của ánh sáng trong chân không
là c = 3.108
m/s. Chiết suất n’ là
A. n’ = 1,5. B. n’ = 2 C. n’ = 2,4 . D. n’ = .
Câu 56. Một thấu kính mỏng, hội tụ, có 2 mặt cầu giống nhau bán kính 20 cm. Chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng
đỏ là nđ = 1,50; đối với ánh sáng tím là nt = 1,54. Khoảng cách giữa tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím:
A. 1,50 cm B. 1,48 cm C. 1,78 cm D. 2,01 cm
Câu 57. Thấu kính mỏng hội tụ bằng thủy tinh có chiết suất đối với tia đỏ nđ = 1,5145, đối với tia tím nt 1,5318 . Tỉ số
giữa tiêu cự đối với tia đỏ và tiêu cự đối với tia tím:
A. 1,0336 B. 1,0597 C. 1,1057 D. 1,2809
Câu 58. Khi cho một tia sáng đơn sắc đi từ nước vào một môi trường trong suốt X, người ta đo được vận tốc truyền của
ánh sáng đã bị giảm đi một lượng
8
10 /v m s  . Biết chiết suất tuyệt đối của nước đối với tia sáng trên có giá trị nn =
1,33. Môi trường trong suốt X có chiết suất tuyệt đối bằng
A. 1,6 B. 3,2 C. 2,2 D. 2,4
Câu 59. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 5o
, được coi là nhỏ, có chiết suất đối với ánh sáng màu đỏ và
màu tím lần lượt là nd = 1,643 và nt = 1,685. Một chùm sáng Mặt Trời hẹp rọi vào mặt bên của lăng kính dưới góc tới i
nhỏ. Chùm tia ló rọi vuông góc vào một màn đặt cách lăng kính một khoảng l = 1m. Bề rộng của quang phổ cho bởi lăng
kính trên màn là
A.1,78 mm. B. 2,78 mm. C. 3,67 mm. D. 4,78 mm.
2
28
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Câu 60. Chiếu một tia sáng trắng hẹp vào điểm nằm giữa mặt nước của một bình có đáy AB = 40 cm dưới góc tới i cho
tia khúc xạ đỏ chạm vào điểm A của đáy bình. Cho biết mực nước cao 20 cm, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là
1,328 và đối với ánh sáng tím là 1,343. Góc tới i bằng
A. 69,890
. B. 71,740
. C. 1,850
. D. 49,900
.
CHỦ ĐỀ 2. KHOẢNG VÂN, VỊ TRÍ VÂN SÁNG, VÂN TỐI.
Câu 61. Trong thí nghiệm I-âng, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí cách vân sáng trung tâm là
A. i/4 B. i/2 C. i D. 2i
Câu 62. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này đến vân sáng bậc 5 bên kia so với vân sáng trung tâm là
A. 7i. B. 8i. C. 9i. D. 10i.
Câu 63. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 9 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là
A. 4i. B. 5i. C. 14i. D. 13i.
Câu 64. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 ở
cùng một bên vân trung tâm là
A. x = 3i. B. x = 4i. C. x = 5i. D. x = 10i.
Câu 65. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm
đến vân sáng bậc 3 bên kia vân trung tâm là
A. 6i. B. i. C. 7i. D. 12i.
Câu 66. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân tối bậc 9 ở
cùng một bên vân trung tâm là
A. 14,5i. B. 4,5i. C. 3,5i. D. 5,5i.
Câu 67. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên này vân trung tâm
đến vân tối bậc 5 bên kia vân trung tâm là
A. 6,5i. B. 7,5i. C. 8,5i. D. 9,5i.
Câu 68. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 ở cùng một bên vân sáng chính giữa là
A. 6,5 khoảng vân B. 6 khoảng vân. C. 10 khoảng vân. D. 4 khoảng vân.
Câu 69. Trong thí nghiệm I-âng, vân sáng bậc nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ
hai nguồn đến các vị trí đó bằng
A. λ/4. B. λ/2. C. λ. D. 2λ.
Câu 70. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,2 mm, khoảng cách từ hai
khe sáng đến màn ảnh là D = 1 m, khoảng vân đo được là i = 2 mm. Bước sóng của ánh sáng là
A. 0,4 μm. B. 4 μm. C. 0,4.10–3
μm. D. 0,4.10–4
μm.
Câu 71. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 0,4 mm, D = 1,2 m, nguồn S phát ra bức xạ đơn sắc có
λ = 600 nm. Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp trên màn là
A. 1,6 mm. B. 1,2 mm. C. 1,8 mm. D. 1,4 mm.
Câu 72. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 5 mm, D = 2 m. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp
là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là
A. 0,65μm. B. 0,71 μm. C. 0,75 μm. D. 0,69 μm.
Câu 73. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắC. Khoảng cách
giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm.
Toạ độ của vân sáng bậc 3 là
A. ± 9,6 mm. B. ± 4,8 mm. C.± 3,6 mm. D. ± 2,4 mm.
Câu 74. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắC. Khoảng cách
giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8
mm. Toạ độ của vân tối bậc 4 về phía + là
A. 6,8 mm. B. 3,6 mm. C. 2,4 mm. D. 4,2 mm.
Câu 75. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe
đến màn là D = 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,64 μm. Vân sáng thứ 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng
A. 1,20 mm. B. 1,66 mm. C. 1,92 mm. D. 6,48 mm.
Câu 76. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến
màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 μm. Vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng
29
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
A. 1,6 mm. B. 0,16 mm. C. 0,016 mm. D. 16 mm.
Câu 77. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng, biết D = 1 m, a = 1 mm. Khoảng cách từ vân sáng thứ
4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,6 mm. Tính bước sóng ánh sáng.
A. 0,44 μm B. 0,52 μm C. 0,60 μm D. 0,58 μm.
Câu 78. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2 m; a = 1 mm; λ = 0,6 μm. Vân tối thứ tư cách vân
trung tâm một khoảng
A. 4,8 mm B. 4,2 mm C. 6,6 mm D. 3,6 mm
Câu 79. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2 m; a = 1 mm; λ = 0,6 μm. Vân sáng thứ ba cách vân
trung tâm một khoảng
A. 4,2 mm B. 3,6 mm C. 4,8 mm D. 6 mm
Câu 80. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 3 m; a = 1 mm, khoảng vân đo được là 1,5 mm. Bước
sóng của ánh sáng chiếu vào hai khe là:
A. 0,40 μm B. 0,50 μm C. 0,60 μm D. 0,75 μm.
Câu 81. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 3 m; a = 1 mm. Tại vị trí M cách vân trung tâm 4,5 mm,
ta thu được vân tối bậc 3. Tính bước sóng ánh dùng trong thí nghiệm.
A. 0,60 μm B. 0,55μm C. 0,48 μm D. 0,42 μm.
Câu 82. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng, tại vị trí cách vân trung tâm 3,6mm, ta thu được vân
sáng bậc 3. Vân tối bậc 3 cách vân trung tâm một khoảng:
A. 4,2 mm B. 3,0 mm C. 3,6 mm D. 5,4 mm
Câu 83. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng, tại vị trí cách vân trung tâm 4mm, ta thu được vân tối
bậc 3. Vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng:
A. 6,4 mm B. 5,6 mm C. 4,8 mm D. 5,4 mm
Câu 84. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe
đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở
hai bên so với vân sáng trung tâm là
A. 0,50 mm. B. 0,75 mm. C. 1,25 mm. D. 2 mm.
Câu 85. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1.
Hiệu quãng đường từ hai khe đến vân sáng bậc 4 là 2,4 μm. Một điểm M trên màn có hiệu quãng đường đến hai khe là
1,5 μm sẽ quan sát thấy
A. vân sáng bậc 2 B. vân toi thu 2 C. vân sáng bậc 3 D. vân toi thu 3
Câu 86. Tại điểm M trên màn của một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hiệu đường đi của hai sóng tới M là 2,6 μm.
Biết rằng tại M có vân sáng. Bước sóng ánh sáng không thể có giá trị nào dưới đây ?
A. 0,48 μm. B. 0,52 μm C.0,65 μm D. 0,43 μm.
Câu 87. Trong thí nghiệm Young, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là λ = 0,75 μm. Vân sáng thứ tư xuất hiện
ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng:
A. 2,25 μm B. 3 μm C. 3,75μm D. 1,5μm
Câu 88. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là 1 = 750
nm, 2 = 675 nm và 3 =600 nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,5
m có vân sáng của bức xạ
A. 2 và 3. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 89. Trong thí nghiệm giao thoa khe Young dùng ánh trắng có bước sóng trong khoảng từ 0,38 m đến 0,76 m,
hiệu khoảng cách từ hai khe sáng đến một điểm A trên màn là d =3,5 m. Có bao nhiêu bức xạ đơn sắc bị triệt tiêu tại
A?
A. 5 B. 2 C. 4 D.8
Câu 90. Ánh sáng từ hai nguồn kết hợp có bước sóng 1=500nm đến một cái màn tại một điểm mà hiệu đường đi hai
nguồn sáng là d =0,75m. Tại điểm này quan sát được gì nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng 2=750nm?
A. Từ cực đại giao thoa chuyển thành cực tiểu giao thoa.
B. Từ cực tiểu giao thoa chuyển thành cực đại giao thoa.
C. Từ cực đại của một màu chuyển thành cực đại của một màu khác.
D. Cả hai trường hợp đều quan sát thấy cực tiểu.
30
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Câu 91. Nếu trong thí nghiệm giao thoa Y-âng với ánh sáng đa sắc gồm 4 đơn sắc: đỏ, vàng, lục, lam. Như vậy, vân
sáng đơn sắc gần vân trung tâm nhất là vân màu
A. vàng. B. lục. C. lam. D. đỏ.
Câu 92. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,2mm, khoảng cách từ hai
khe sáng đến màn ảnh là 1m, khoảng vân đo được là 2mm. Bước sóng của ánh sáng là:
A. 0,4m B. 4m C. 0,4 .10-3
m D. 0,4 .10-4
m
Câu 93. Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2, hẹp, song song, cách nhau
1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Tính khoảng cách giữa
hai vân sáng liên tiếp trên màn.
A. 0,7mm B. 0,6mm C. 0,5mm D. 0,4mm
Câu 94. Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2, hẹp, song song, cách nhau
1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Xác định vị trí vân tối
thứ bA.
A. 0,75mm B. 0,9mm C. 1,5mm D. 1,75mm
Câu 95. Trong thí nghiệm của Young, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,4 μm. Nếu thay ánh sáng trên
bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ' thì thấy khoảng vân giao thoa tăng lên 1,5 lần. Tìm λ'.
A. λ' = 0,6μm. B. λ' = 0,5μm. C. λ' = 0,4μm. D. λ' = 0,65μm.
Câu 96. Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2m.
Ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm. Tại điểm M cách vân trung tâm 9mm ta có
A. vân tối thứ 4. B. vân sáng bậc 5. C. vân tối thứ 5. D. vân sáng bậc 4.
Câu 97. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắC. Khoảng cách
giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8mm.
Tọa độ của vân sáng bậc 5 là:
A.± 2,4mm B. ± 6mm C. ± 4,8mm D. ± 3,6mm
Câu 98. Cho hai nguồn sáng kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng a = 2mm và cách đều một màn E một khoảng D =
2m. Khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng thứ tư là 2mm. Tính bước sóng ánh sáng:
A. 0,75μm. B. 0,5μm. C. 0,65μm. D. 0,7μm.
Câu 99. Trong thí nghiệp Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ
mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3mm có vân
sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,5 μm. B. 0,45 μm. C. 0,6 μm. D. 0,75 μm.
Câu 100. Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600 nm, khoảng cách giữa
hai khe hẹp là 1 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Khoảng vân quan sát được trên
màn có giá trị bằng
A. 1,2 mm B. 1,5 mm C. 0,9 mm D. 0,3 mm
Câu 101. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách giữa hai khe S1S2 = 4mm, khoảng cách từ hai khe
đến màn là 2m. Chiếu tới hai khe S1, S2 một ánh sáng đơn sắc, trên màn quan sát người ta thấy, giữa hai điểm P và Q đối
xứng nhau qua vân sáng trung tâm O có 11 vân sáng. Tại P và Q là hai vân sáng, biết PQ = 3mm. Tại điểm M cách vân
trung tâm một khoảng 0,75mm là vân sáng hay vân tối bậc (thứ) mấy?
A. vân tối thứ 4. B. vân sáng bậc 3. C. vân sáng bậc 5. D. vân tối thứ 3.
Câu 102. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Iâng. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách từ hai
khe đến màn quan sát là 1,5m. Người ta thấy khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ 7 là 4,5mm. Bước sóng
của ánh sáng làm thí nghiệm là:
A. 0,6 μm. B. 0,46 μm. C. 0,72 μm. D. 0,57 μm.
Câu 103. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắC. Khoảng cách
giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Khoảng cách giữa 5 vân tối liên tiếp đo được là 2,4mm.
Toạ độ của vân sáng bậc 3 là:
A.± 6,6mm B. ± 4,8mm C. ± 3,6mm D. ± 1,8mm
Câu 104. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến
màn là 2m, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là 0,5m. Tại A trên màn trong vùng giao thoa cách vân trung
tâm một khoảng 2,75 mm là
A.vân tối thứ 6 B. vân tối thứ 4 C.vân tối thứ 5 D. vân sáng bậc 6
31
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
Câu 105. Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng
một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm, khoảng cách giữa 2 khe I-âng là 1 mm, khoảng cách từ màn chứa 2 khe
tới màn quan sát là 1m. Màu của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. màu đỏ. B. màu lục. C. màu chàm. D. màu tím.
Câu 106. Trong thí nghiệm Yong về giao thoa ánh sáng: Khoảng cách giữa hai khe là 1mm , khoảng cách từ hai khe tới
màn là 2 m. Dùng ánh sáng đơn sắc ta đo được khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 4 là 4,5 mm . Tìm
bước sóng của ánh sáng ?
A. 0,66 m B. 0,60m C. 0,56m D. 0,76m
Câu 107. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng , hiệu đường đi từ hai khe đến một điểm A trên màn
là 2,5µm. Chiếu 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm thì vân giao thoa tại điểm A là
A. vân sáng thứ 5. B. vân tối thứ 5 C. vân sáng thứ 6. D. vân tối thứ 6.
Câu 108. Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5 mm, khoảng
cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6
μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng 5,4
mm có vân sáng bậc (thứ)
A. 3. B. 6. C. 2. D. 4.
Câu 109. Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng
chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng
trong thí nghiệm này bằng
A. 0,48 μm. B. 0,40 μm. C. 0,60 μm. D. 0,76 μm.
Câu 110. Trong một thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 540 nm thì
thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i1 = 0,36 mm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc
có bước sóng λ2 = 600 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân
A. i2 = 0,60 mm. B. i2 = 0,40 mm. C. i2 = 0,50 mm. D. i2 = 0,45 mm.
Câu 111. Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắC. Biết khoảng cách giữa hai khe
hẹp là 1,2 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 0,9 m. Quan sát được hệ vân giao
thoa trên màn với khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,50.10-6
m. B. 0,55.10-6
m. C. 0,45.10-6
m. D. 0,60.10-6
m.
Câu 112. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách
từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m và khoảng vân là 0,8 mm. Cho c = 3.108
m/s. Tần số ánh sáng đơn
sắc dùng trong thí nghiệm là
A. 5,5.1014
Hz. B. 4,5. 1014
Hz. C. 7,5.1014
Hz. D. 6,5. 1014
Hz.
Câu 113. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là 1 = 750
nm, 2 = 675 nm và 3 = 600 nm. Tại điểm M trong vùng giao thỏa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,5
m có vân sáng của bức xạ
A. 2 và 3. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 114. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với nguồn sáng đơn sắc, hệ vân trên màn có khoảng vân i. Nếu khoảng
cách giữa hai khe còn một nửa và khoảng cách từ hai khe đến màn gấp đôi so với ban đầu thì khoảng vân giao thoa trên
màn
A. giảm đi bốn lần. B. không đổi. C. tăng lên hai lần. D. tăng lên bốn lần.
Câu 115. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ
mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng
của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là
A. 0,5 m. B. 0,7 m. C. 0,4 m. D. 0,6 m.
Câu 116. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ.
Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai
khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng
A. 2λ. B. 1,5λ. C. 3λ. D. 2,5λ.
Câu 117. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng , khoảng cách giữa hai khe hẹp là
a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân sáng
trung tâm 6 mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp một đoạn bằng 0,2 mm sao cho vị trí
vân sáng trung tâm không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá trị của  bằng
32
Kiến thức trọng tâm vật lý THPT
Nguyễn Chí Sơn
A. 0,60 μm B. 0,50 μm C. 0,45 μm D. 0,55 μm
Câu 118. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng .
Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến điểm M có độ lớn nhỏ nhất
bằng
A. /4. B. . C. /2. D. 2.
Câu 119. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sống 0,6m.
Khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn
quan sát, hai vân tối liên tiếp cách nhau một đoạn là
A. 0,45 mm. B. 0,6 mm. C. 0,9 mm. D. 1,8 mm.
Câu 120. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao
thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là
A. 5i. B. 3i. C. 4i. D. 6i.
CHỦ ĐỀ 3. SỐ VÂN TRÊN MÀN HOẶC TRÊN ĐOẠN THẲNG MN.
Câu 121. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Young cách nhau 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe
đến màn là 2m, ánh sáng dùng có bước sóng  = 0,5 m. Bề rộng của giao thoa trường là 18mm. Số vân sáng N1, vân
tối N2 có được là
A.N1 = 11, N2 = 12 B. N1 = 7, N2 = 8 C. N1 = 9, N2 = 10 D. N1 = 13, N2 = 14
Câu 122. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Young cách nhau 2mm, khoảng cách giữa hai khe
đến màn là 3m, ánh sáng dùng có bước sóng  = 0,5m. Bề rộng của giao thoa trường là 1,5cm. Số vân sáng N1, vân tối
N2 có được là
A. N1 = 19, N2 = 18 B. N1 = 21, N2 = 20 C. N1 = 25, N2 = 24 D. N1 = 23, N2 = 22
Câu 123. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Young cách nhau 2mm, khoảng cách giữa hai khe
đến màn là 3m, ánh sáng dùng có bước sóng  = 0,6 m. Bề rộng của giao thoa trường là 1,5cm. Tổng số vân sáng và
vân tối có được là
A. 31 B. 32 C. 33 D. 34
Câu 124. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng vân là 1,12.103
m. Xét hai điểm M và
N cùng ở một phía đối với vân sáng chính giữa O. Biết OM = 0,56. 104
m và ON = 0,96. 103
m. Số vân sáng giữa M
và N là:
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 125. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng: khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 là 1 mm, khoảng cách từ S1S2
đến màn là 1m, bước sóng ánh sáng bằng 0,5 μm. Xét 2 điểm M và N (ở cùng phía đối với vân trung tâm) có tọa độ lần
lượt xM = 2 mm và xN = 6 mm. Giữa M và N có
A. 6 vân sáng. B. 7 vân sáng. C. 5 vân sáng. D. 12 vân sáng.
Câu 126. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước
sóng  = 0,5 m. Khoảng cách giữa hai khe bằng 0,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Số vân tối quan sát
được trên bề rộng trường giao thoa 32mm là bao nhiêu? Biết hai vân ngoài cùng là vân sáng.
A. 18 B. 17. C. 15. D. 16.
Câu 127. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của Young, khoảng cách hai khe là 0,6 mm, khoảng cách hai khe
tới màn là 2m. Trên một khoảng rộng 2,8 cm thuộc miền giao thoa quan sát được 15 vân sáng và hai đầu là hai vân sáng.
Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó là:
A.5,6 . 10-5
m B. 0,6  m C. 5,6  m D. 6 . 10-6
m
Câu 128. Trong thí nghiệm Young: a = 0,5mm, D = 2m. Ta quan sát thấy 11 vân sáng trên đoạn MN = 20 mm trên
màn. Tại M và N cũng là vân sáng và đối xứng nhau qua vân trung tâm (Câu a,b)
a- Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
A.  = 0,55.10-3
m m B.  = 0,5 m C.  = 600 nm D. 0,65 m
b- Nếu dùng ánh sáng có bước sóng 0,6 m thì trên đoạn MN sẽ có bao nhiêu vân sáng?
A. 7 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 129. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng
chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 m. Vùng giao thoa trên màn
rộng 26 mm (vân trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng là
33
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng
Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng

More Related Content

What's hot

Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiềuViết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiềutuituhoc
 
Phương pháp: 10 dạng bài tập dao động điều hòa
Phương pháp: 10 dạng bài tập dao động điều hòaPhương pháp: 10 dạng bài tập dao động điều hòa
Phương pháp: 10 dạng bài tập dao động điều hòaVan-Duyet Le
 
Bài toán về các giá trị tức thời điện xoay chiều
Bài toán về các giá trị tức thời điện xoay chiềuBài toán về các giá trị tức thời điện xoay chiều
Bài toán về các giá trị tức thời điện xoay chiềutuituhoc
 
Con lắc đơn - Con lắc lò xo - Tổng hợp dao động - Dao động tắt dần - Dao động...
Con lắc đơn - Con lắc lò xo - Tổng hợp dao động - Dao động tắt dần - Dao động...Con lắc đơn - Con lắc lò xo - Tổng hợp dao động - Dao động tắt dần - Dao động...
Con lắc đơn - Con lắc lò xo - Tổng hợp dao động - Dao động tắt dần - Dao động...Van-Duyet Le
 
Lý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình họcLý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình họcHoa Oải Hương
 
Công thức Vật lý III (Giữa kỳ)
Công thức Vật lý III (Giữa kỳ)Công thức Vật lý III (Giữa kỳ)
Công thức Vật lý III (Giữa kỳ)Vũ Lâm
 
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017Hoàng Thái Việt
 
Chuyên đề vật lý hạt nhân
Chuyên đề vật lý hạt nhânChuyên đề vật lý hạt nhân
Chuyên đề vật lý hạt nhânle hung
 
Bài toán xác định giá trị cực đại của hiệu điện thế và công suất mạch điện t...
Bài toán xác định giá trị cực đại của hiệu điện thế và công suất mạch điện  t...Bài toán xác định giá trị cực đại của hiệu điện thế và công suất mạch điện  t...
Bài toán xác định giá trị cực đại của hiệu điện thế và công suất mạch điện t...Hajunior9x
 
[Pp] Bài tập dạng hộp đen
[Pp] Bài tập dạng hộp đen[Pp] Bài tập dạng hộp đen
[Pp] Bài tập dạng hộp đentuituhoc
 
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12Hải Finiks Huỳnh
 
Tóm Tắt Kiến Thức Vật Lý 12
Tóm Tắt Kiến Thức Vật Lý 12Tóm Tắt Kiến Thức Vật Lý 12
Tóm Tắt Kiến Thức Vật Lý 12Nhập Vân Long
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))linh nguyen
 
He thong kien thuc hoa hoc lop 10 chuong trinh coban va nang cao luyen thi ...
He thong kien thuc hoa hoc lop 10  chuong trinh coban va nang cao  luyen thi ...He thong kien thuc hoa hoc lop 10  chuong trinh coban va nang cao  luyen thi ...
He thong kien thuc hoa hoc lop 10 chuong trinh coban va nang cao luyen thi ...Anh Pham
 
Dùng giản đồ vector giải điện xoay chiều
Dùng giản đồ vector giải điện xoay chiềuDùng giản đồ vector giải điện xoay chiều
Dùng giản đồ vector giải điện xoay chiềutuituhoc
 
Định luật Coulomb
Định luật CoulombĐịnh luật Coulomb
Định luật CoulombNathan Herbert
 
Tóm tắt lý thuyết và các bài tập chương sóng điện từ
Tóm tắt lý thuyết và các bài tập chương sóng điện từTóm tắt lý thuyết và các bài tập chương sóng điện từ
Tóm tắt lý thuyết và các bài tập chương sóng điện từMinh Thắng Trần
 
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sángTóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sángtuituhoc
 
Tóm tắt kiến thức và phương pháp giải bài tập dao động cơ học
Tóm tắt kiến thức và phương pháp giải bài tập  dao động cơ họcTóm tắt kiến thức và phương pháp giải bài tập  dao động cơ học
Tóm tắt kiến thức và phương pháp giải bài tập dao động cơ họcphuonganhtran1303
 
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiềuTóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiềutuituhoc
 

What's hot (20)

Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiềuViết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
 
Phương pháp: 10 dạng bài tập dao động điều hòa
Phương pháp: 10 dạng bài tập dao động điều hòaPhương pháp: 10 dạng bài tập dao động điều hòa
Phương pháp: 10 dạng bài tập dao động điều hòa
 
Bài toán về các giá trị tức thời điện xoay chiều
Bài toán về các giá trị tức thời điện xoay chiềuBài toán về các giá trị tức thời điện xoay chiều
Bài toán về các giá trị tức thời điện xoay chiều
 
Con lắc đơn - Con lắc lò xo - Tổng hợp dao động - Dao động tắt dần - Dao động...
Con lắc đơn - Con lắc lò xo - Tổng hợp dao động - Dao động tắt dần - Dao động...Con lắc đơn - Con lắc lò xo - Tổng hợp dao động - Dao động tắt dần - Dao động...
Con lắc đơn - Con lắc lò xo - Tổng hợp dao động - Dao động tắt dần - Dao động...
 
Lý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình họcLý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình học
 
Công thức Vật lý III (Giữa kỳ)
Công thức Vật lý III (Giữa kỳ)Công thức Vật lý III (Giữa kỳ)
Công thức Vật lý III (Giữa kỳ)
 
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
chuyên đề điện tích điện trường - chương 1 vật lý 11 hay nhất 2017
 
Chuyên đề vật lý hạt nhân
Chuyên đề vật lý hạt nhânChuyên đề vật lý hạt nhân
Chuyên đề vật lý hạt nhân
 
Bài toán xác định giá trị cực đại của hiệu điện thế và công suất mạch điện t...
Bài toán xác định giá trị cực đại của hiệu điện thế và công suất mạch điện  t...Bài toán xác định giá trị cực đại của hiệu điện thế và công suất mạch điện  t...
Bài toán xác định giá trị cực đại của hiệu điện thế và công suất mạch điện t...
 
[Pp] Bài tập dạng hộp đen
[Pp] Bài tập dạng hộp đen[Pp] Bài tập dạng hộp đen
[Pp] Bài tập dạng hộp đen
 
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
 
Tóm Tắt Kiến Thức Vật Lý 12
Tóm Tắt Kiến Thức Vật Lý 12Tóm Tắt Kiến Thức Vật Lý 12
Tóm Tắt Kiến Thức Vật Lý 12
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 
He thong kien thuc hoa hoc lop 10 chuong trinh coban va nang cao luyen thi ...
He thong kien thuc hoa hoc lop 10  chuong trinh coban va nang cao  luyen thi ...He thong kien thuc hoa hoc lop 10  chuong trinh coban va nang cao  luyen thi ...
He thong kien thuc hoa hoc lop 10 chuong trinh coban va nang cao luyen thi ...
 
Dùng giản đồ vector giải điện xoay chiều
Dùng giản đồ vector giải điện xoay chiềuDùng giản đồ vector giải điện xoay chiều
Dùng giản đồ vector giải điện xoay chiều
 
Định luật Coulomb
Định luật CoulombĐịnh luật Coulomb
Định luật Coulomb
 
Tóm tắt lý thuyết và các bài tập chương sóng điện từ
Tóm tắt lý thuyết và các bài tập chương sóng điện từTóm tắt lý thuyết và các bài tập chương sóng điện từ
Tóm tắt lý thuyết và các bài tập chương sóng điện từ
 
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sángTóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
Tóm tắt lý thuyết chương lượng tử ánh sáng
 
Tóm tắt kiến thức và phương pháp giải bài tập dao động cơ học
Tóm tắt kiến thức và phương pháp giải bài tập  dao động cơ họcTóm tắt kiến thức và phương pháp giải bài tập  dao động cơ học
Tóm tắt kiến thức và phương pháp giải bài tập dao động cơ học
 
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiềuTóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
 

Viewers also liked

Trắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạtTrắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạttuituhoc
 
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...123thue
 
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015Phukienbep ThanhDat
 
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạchBtl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạchTruong Chinh Do
 
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178Đồ án access 01677525178
 
114099608 bai-tập-axit-este
114099608 bai-tập-axit-este114099608 bai-tập-axit-este
114099608 bai-tập-axit-esteCrius Mạnh
 
Cac bai toan suy luan tieu hoc
Cac bai toan suy luan tieu hocCac bai toan suy luan tieu hoc
Cac bai toan suy luan tieu hocngoquangbinh
 
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183Nguyen Trang
 
Chuyen phuong trinh mu logarit day du
Chuyen phuong trinh mu logarit day duChuyen phuong trinh mu logarit day du
Chuyen phuong trinh mu logarit day duPhong Dom
 
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da  pttc. ppoint htBai giang tc& lap da  pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint hthoannguyen
 
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnTài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnBankaz Vietnam
 
9 tpcn tăng sức đề kháng
9 tpcn  tăng sức đề kháng9 tpcn  tăng sức đề kháng
9 tpcn tăng sức đề khánghhtpcn
 
Cac bang tra nen mong
Cac bang tra nen mongCac bang tra nen mong
Cac bang tra nen mongmagicxlll
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon anh grammar practice
Tai lieu luyen thi dai hoc mon anh   grammar practiceTai lieu luyen thi dai hoc mon anh   grammar practice
Tai lieu luyen thi dai hoc mon anh grammar practiceTrungtâmluyệnthi Qsc
 

Viewers also liked (20)

Trắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạtTrắc nghiệm tính chất sóng hạt
Trắc nghiệm tính chất sóng hạt
 
[123doc.vn] hoa 11 chuong 1 217
[123doc.vn]   hoa 11 chuong 1 217[123doc.vn]   hoa 11 chuong 1 217
[123doc.vn] hoa 11 chuong 1 217
 
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
TCVN 232:1999 - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo,...
 
Su dien li
Su dien liSu dien li
Su dien li
 
Cần nhớ
Cần nhớCần nhớ
Cần nhớ
 
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
Bảng giá khóa Việt Tiệp 2015
 
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạchBtl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
Btl quy hoạch tản mạn về quy hoạch
 
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
Báo cáo Quản lý Khách Sạn Làm Đồ án Access 01677525178
 
Giáo án crom
Giáo án cromGiáo án crom
Giáo án crom
 
114099608 bai-tập-axit-este
114099608 bai-tập-axit-este114099608 bai-tập-axit-este
114099608 bai-tập-axit-este
 
Cac bai toan suy luan tieu hoc
Cac bai toan suy luan tieu hocCac bai toan suy luan tieu hoc
Cac bai toan suy luan tieu hoc
 
Trac nghiem ly thuyet amin co da
Trac nghiem ly thuyet amin co daTrac nghiem ly thuyet amin co da
Trac nghiem ly thuyet amin co da
 
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
 
Chuyen phuong trinh mu logarit day du
Chuyen phuong trinh mu logarit day duChuyen phuong trinh mu logarit day du
Chuyen phuong trinh mu logarit day du
 
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da  pttc. ppoint htBai giang tc& lap da  pttc. ppoint ht
Bai giang tc& lap da pttc. ppoint ht
 
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnTài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
 
9 tpcn tăng sức đề kháng
9 tpcn  tăng sức đề kháng9 tpcn  tăng sức đề kháng
9 tpcn tăng sức đề kháng
 
Cac bang tra nen mong
Cac bang tra nen mongCac bang tra nen mong
Cac bang tra nen mong
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon anh grammar practice
Tai lieu luyen thi dai hoc mon anh   grammar practiceTai lieu luyen thi dai hoc mon anh   grammar practice
Tai lieu luyen thi dai hoc mon anh grammar practice
 
LOTHAMILK
LOTHAMILKLOTHAMILK
LOTHAMILK
 

Similar to Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng

200 bai-tap-trac-nghiem-ly-thuyet-song-anh-sang
200 bai-tap-trac-nghiem-ly-thuyet-song-anh-sang200 bai-tap-trac-nghiem-ly-thuyet-song-anh-sang
200 bai-tap-trac-nghiem-ly-thuyet-song-anh-sangXuân Hưng Tống
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 2
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 2Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 2
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 2Trungtâmluyệnthi Qsc
 
Lý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình họcLý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình họcHoa Oải Hương
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 2 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 2 daTai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 2 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 2 daTrungtâmluyệnthi Qsc
 
AaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaAaaaaAAaaaaa
AaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaAaaaaAAaaaaaAaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaAaaaaAAaaaaa
AaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaAaaaaAAaaaaaBiMinhQuang7
 
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sángôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh SángLinh Nguyễn
 
Bài tập sóng ánh sáng siêu hay
Bài tập sóng ánh sáng siêu hayBài tập sóng ánh sáng siêu hay
Bài tập sóng ánh sáng siêu hayTrong Nguyen
 
Tài liệu nhóm học lý 360.chương 6
Tài liệu nhóm học lý 360.chương 6Tài liệu nhóm học lý 360.chương 6
Tài liệu nhóm học lý 360.chương 6Hồ Việt
 
Dịch tiếng anh trực tuyến
Dịch tiếng anh trực tuyếnDịch tiếng anh trực tuyến
Dịch tiếng anh trực tuyếnwww. mientayvn.com
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhZo FazZy
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhnhathung
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhZo FazZy
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhnhathung
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhZo FazZy
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 1 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 1 daTai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 1 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 1 daTrungtâmluyệnthi Qsc
 
Khucxaanhsang
KhucxaanhsangKhucxaanhsang
Khucxaanhsangthayhoang
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhntquangbs
 
Chuyn6 sngnhsng-lth-121216044600-phpapp01
Chuyn6 sngnhsng-lth-121216044600-phpapp01Chuyn6 sngnhsng-lth-121216044600-phpapp01
Chuyn6 sngnhsng-lth-121216044600-phpapp01Linh Nguyễn Văn
 

Similar to Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng (20)

200 bai-tap-trac-nghiem-ly-thuyet-song-anh-sang
200 bai-tap-trac-nghiem-ly-thuyet-song-anh-sang200 bai-tap-trac-nghiem-ly-thuyet-song-anh-sang
200 bai-tap-trac-nghiem-ly-thuyet-song-anh-sang
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 2
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 2Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 2
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 2
 
Lý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình họcLý thuyết quang hình học
Lý thuyết quang hình học
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 2 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 2 daTai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 2 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 2 da
 
AaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaAaaaaAAaaaaa
AaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaAaaaaAAaaaaaAaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaAaaaaAAaaaaa
AaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaAaaaaAAaaaaa
 
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sángôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
ôn thi THPT Quốc Gia môn Vật Lý về Sóng Ánh Sáng
 
Bài tập sóng ánh sáng siêu hay
Bài tập sóng ánh sáng siêu hayBài tập sóng ánh sáng siêu hay
Bài tập sóng ánh sáng siêu hay
 
Tài liệu nhóm học lý 360.chương 6
Tài liệu nhóm học lý 360.chương 6Tài liệu nhóm học lý 360.chương 6
Tài liệu nhóm học lý 360.chương 6
 
Dịch tiếng anh trực tuyến
Dịch tiếng anh trực tuyếnDịch tiếng anh trực tuyến
Dịch tiếng anh trực tuyến
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánh
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánh
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánh
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánh
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánh
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 1 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 1 daTai lieu luyen thi dai hoc mon ly   tn song anh sang 1 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon ly tn song anh sang 1 da
 
Khucxaanhsang
KhucxaanhsangKhucxaanhsang
Khucxaanhsang
 
Khucxaanhsang
KhucxaanhsangKhucxaanhsang
Khucxaanhsang
 
Bài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánhBài tập ánh sánh
Bài tập ánh sánh
 
Chuyn6 sngnhsng-lth-121216044600-phpapp01
Chuyn6 sngnhsng-lth-121216044600-phpapp01Chuyn6 sngnhsng-lth-121216044600-phpapp01
Chuyn6 sngnhsng-lth-121216044600-phpapp01
 
Đề HK Lý
Đề HK LýĐề HK Lý
Đề HK Lý
 

More from Minh huynh

Ve lai mach dien vat li 11
Ve lai mach dien vat li 11Ve lai mach dien vat li 11
Ve lai mach dien vat li 11Minh huynh
 
Toan tap btvl11 va loi giai chi tiet
Toan tap btvl11 va loi giai chi tietToan tap btvl11 va loi giai chi tiet
Toan tap btvl11 va loi giai chi tietMinh huynh
 
Cac dang-bai-tap-vat-ly-lop-11
Cac dang-bai-tap-vat-ly-lop-11Cac dang-bai-tap-vat-ly-lop-11
Cac dang-bai-tap-vat-ly-lop-11Minh huynh
 
Kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12
Kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12Kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12
Kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12Minh huynh
 
He thong kien_thuc_vat_li_12_va_cac_cong_thuc_tinh_nhanh_trac_nghiem
He thong kien_thuc_vat_li_12_va_cac_cong_thuc_tinh_nhanh_trac_nghiemHe thong kien_thuc_vat_li_12_va_cac_cong_thuc_tinh_nhanh_trac_nghiem
He thong kien_thuc_vat_li_12_va_cac_cong_thuc_tinh_nhanh_trac_nghiemMinh huynh
 
20 de thi thu vat ly cac truong chuyen nam 2012
20 de thi thu vat ly cac truong chuyen nam 201220 de thi thu vat ly cac truong chuyen nam 2012
20 de thi thu vat ly cac truong chuyen nam 2012Minh huynh
 
Bài toán cực trị khi l thay đổi
Bài toán cực trị khi l thay đổiBài toán cực trị khi l thay đổi
Bài toán cực trị khi l thay đổiMinh huynh
 
Mạch điện rlc khi r thay đổi
Mạch điện rlc khi r thay đổiMạch điện rlc khi r thay đổi
Mạch điện rlc khi r thay đổiMinh huynh
 
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơLớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơMinh huynh
 
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơLớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơMinh huynh
 

More from Minh huynh (10)

Ve lai mach dien vat li 11
Ve lai mach dien vat li 11Ve lai mach dien vat li 11
Ve lai mach dien vat li 11
 
Toan tap btvl11 va loi giai chi tiet
Toan tap btvl11 va loi giai chi tietToan tap btvl11 va loi giai chi tiet
Toan tap btvl11 va loi giai chi tiet
 
Cac dang-bai-tap-vat-ly-lop-11
Cac dang-bai-tap-vat-ly-lop-11Cac dang-bai-tap-vat-ly-lop-11
Cac dang-bai-tap-vat-ly-lop-11
 
Kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12
Kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12Kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12
Kinh nghiem giai trac nghiem vat li 12
 
He thong kien_thuc_vat_li_12_va_cac_cong_thuc_tinh_nhanh_trac_nghiem
He thong kien_thuc_vat_li_12_va_cac_cong_thuc_tinh_nhanh_trac_nghiemHe thong kien_thuc_vat_li_12_va_cac_cong_thuc_tinh_nhanh_trac_nghiem
He thong kien_thuc_vat_li_12_va_cac_cong_thuc_tinh_nhanh_trac_nghiem
 
20 de thi thu vat ly cac truong chuyen nam 2012
20 de thi thu vat ly cac truong chuyen nam 201220 de thi thu vat ly cac truong chuyen nam 2012
20 de thi thu vat ly cac truong chuyen nam 2012
 
Bài toán cực trị khi l thay đổi
Bài toán cực trị khi l thay đổiBài toán cực trị khi l thay đổi
Bài toán cực trị khi l thay đổi
 
Mạch điện rlc khi r thay đổi
Mạch điện rlc khi r thay đổiMạch điện rlc khi r thay đổi
Mạch điện rlc khi r thay đổi
 
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơLớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
 
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơLớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Lớp 12 chương 5 sóng ánh sáng

  • 1. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn I. THÍ NGHIỆM VỀ SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG CỦA NIU-TƠN 1. Thí nghiệm - Ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt Trời) qua khe hẹp A truyền đến lăng kính dưới dạng một dải sáng hẹp. - Trên màn (E) đặt sau lăng kính ta hứng được một dải sáng có 7 màu chính biến thiên liên tục và có góc lệch tăng dần theo thứ tự: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. - Hiện tượng trên gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. 2. Định nghĩa - Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi chùm ánh sáng trắng qua lăng kính không những bị lệch về phía đáy mà còn bị tách thành các chùm ánh sáng có màu sắc khác nhau. II. THÍ NGHIỆM CỦA NIU-TƠN VỀ ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC 1. Thí nghiệm - Ánh sáng trắng qua khe hẹp A truyền đến lăng kính (P1) dưới dạng một dải sáng hẹp, qua (P1) bị tán sắc thành các chùm sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. - Khe hẹp B chỉ cho chùm sáng hẹp có một màu duy nhất truyền qua (giả sử màu vàng) và chùm sáng vàng truyền đến lăng kính (P2). - Đặt phía sau lăng kính (P2) một màn E ta thu được một vệt sáng vàng. Vậy ánh sáng vàng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính (P2). 2. Định nghĩa - Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định gọi là màu đơn sắc. III. THÍ NGHIỆM TỔNG HỢP ÁNH SÁNG TRẮNG CỦA NIU-TƠN 1. Mô tả thí nghiệm - Ánh sáng trắng qua khe S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ (L1) sao cho có một ảnh thật màu trắng. Đó là chùm tia sáng trắng hội tụ. CHUYÊN ĐỀ: SÓNG ÁNH SÁNG BÀI 1: TÁN SẮC ÁNH SÁNG 1
  • 2. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn - Dùng lăng kính (P) để chắn chùm tia hội tụ, trên mặt lăng kính có một vệt sáng AB màu trắng, chùm tia sáng trắng này sẽ bị tán sắc và cho một dải màu sáng liên tục. - Đặt thấu kính hội tụ (L2) sao cho dải màu sáng liên tục đó nằm ngay trên mặt thấu kính. - Dịch chuyển màn E phía sau (L2) sẽ có một vị trí thích hợp, tại đó trên màn có ảnh A’B’ của AB cũng màu trắng. 2. Kết luận - Tia sáng trắng tại A bị lăng kính phân tích ra làm nhiều màu, qua thấu kính hội tụ (L2) chúng hợp lại cho ánh sáng trắng tại A’. - Vậy ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên lên tục từ đỏ đến tím. IV. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG - Khi chiếu một tia sáng đơn sắc qua lăng kính, tia ló bị lệch về phía đáy của lăng kính. - Góc lệch của tia ló so với tia tới khi đi qua lăng kính là D = (n – 1)A, cho thấy chiết suất n càng lớn thì góc lệch D càng lớn. - Theo thí nghiệm của Niu-tơn về tán sắc ánh sáng thì tia tím lệch nhiều nhất, tia đỏ lệch ít nhất. Vì vậy chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím là lớn nhất và chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất. nđỏ < ncam < nvàng < nlục < nlam < nchàm < ntím  Dđỏ < Dcam < Dvàng < Dlục < Dlam < Dchàm < Dtím - Vậy chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. V. ỨNG DỤNG - Hiện tượng tán sác ánh sáng được ứng dụng trong các máy quang phổ để phân tích ánh sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau. - Giải thích các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển như cầu vồng, quầng xung quanh Mặt Trăng, thiên thể … Ví dụ 1 Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 50 , có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,643 và nt = 1,685. Cho một chùm sáng trắng, hẹp rọi gần vuông góc vào một mặt bên của lăng kính. Góc giữa tia đỏ và tia tím sau khi ra khỏi lăng kính là A. 0,120 B.50 C. 0,210 D.420 Ví dụ 2 Chiếu ánh sáng trắng do một nguồn nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được A. ánh sáng trắng. B. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. C. các vạch màu sáng, tối xen kẽ nhau. 2
  • 3. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn D. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối. Ví dụ 3 Chiết suất của một lăng kính thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc là 1,6852. Tốc độ của ánh sáng này trong lăng kính thủy tinh đó là A. 1,78.108 m/s. B. 1,59.108 m/s. C. 1,67.108 m/s. D. 1,87.108 m/s. Ví dụ 4 Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. B. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng. C. Tốc độ truyền của một ánh sáng đơn sắc trong nước và trong không khí là như nhau. D. Trong thủy tinh, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với tốc độ như nhau. Ví dụ 5 Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai? A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau. D. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Ví dụ 6 Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, rl, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là A. rl = rt = rđ B. rt < rl < rđ C. rđ < rl < rt D. rt < rđ < rl Ví dụ 7 Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có A. màu tím và tần số f. B. màu cam và tần số 1,5f. C. màu cam và tần số f. D. màu tím và tần số 1,5f. 3
  • 4. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn I. NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG - Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. - Mỗi chùm sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định. II. THÍ NGHIỆM Y-ÂNG VỀ HIỆN TƯỢNG GIAO THOA ÁNH SÁNG 1. Mô tả thí nghiệm - Ánh sáng từ đèn Đ qua kính lọc sắc đỏ (F), đến khe S trên màn chắn M thành một khe sáng đơn sắc. - Chùm sáng đơn sắc từ S rọi đến khe Young gồm hai khe hẹp S1 và S2 đặt song song cách nhau vài milimét và cùng song song với khe S. - Đặt mắt sau hai khe S1, S2 nhìn các chùm sáng lọt qua chúng và điều tiết mắt nhìn vào S. 2. Kết quả thí nghiệm - Nếu điều tiết mắt nhìn vào khe S, ta thấy có một vùng sáng hẹp trong đó xuất hiện những vạch sáng đỏ và những vạch tối xen kẽ nhau một cách đều đặn. - Để hiện tượng được khách quan ta có thể hứng các vạch sáng tối này trên một màn ảnh và quan sát các vạch này bằng kính lúp. - Hiện tượng mô tả trên gọi là hiện tượng giao thoa ánh sáng. - Nếu dùng ánh sáng trắng (bỏ kính lọc sắc F đi), ta thấy trên màn có một vạch sáng trắng ở giữa, hai bên có hai dãy màu như cầu vồng: tím ở trong, đỏ ở ngoài. 3. Giải thích hiện tượng - Hiện tượng trên chỉ có thể giải thích bằng sự giao thoa của hai sóng: + Vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau và tăng cường lẫn nhau. + Vạch tối ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau và triệt tiêu lẫn nhau. + Ta gọi các vạch sáng tối này là các vân giao thoa. BÀI 2: GIAO THOA ÁNH SÁNG 4
  • 5. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn - Nếu thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng thì hiện tượng giao thoa được giải thích như sau: Ánh sáng từ đèn Đ chiếu tới khe S làm cho khe này trở thành nguồn phát ánh sáng, hai khe S1 và S2 được chiếu sáng trở thành hai nguồn phát ra hai sóng ánh sáng có tính chất: + Được kích thích phát sáng bởi cùng nguồn S nên chúng phát ra hai sóng cùng tần số. + Khoảng cách từ S đến S1, S2 là xác định nên dao động của S1, S2 lệch pha nhau một lượng không đổi. + Do đó hai khe S1 và S2 trở thành hai nguồn sáng kết hợp phát ra hai sóng kết hợp và tại vùng chồng lên nhau chúng có thể giao thoa với nhau: Những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng tới cùng pha gặp nhau. Những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng tới ngược pha gặp nhau. Nếu dùng ánh sáng trắng: Hệ thống vân giao thoa của các ánh sáng đơn sắc khác nhau không trùng khít nhau, ở giữa màn vân trung tâm của các hệ thống vân trùng nhau nên cho vân sáng trắng trung tâm. - Kết luận: Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng. 4. Các công thức của giao thoa ánh sáng - Hiệu quang lộ từ hai khe S1, S2 đến một điểm M nằm trong vùng giao thoa là 2 1d d   - Xét ΔS2HM và ΔS1HM có: 2 2 2 2 22 2 2 2 12 2 2 1 2 2 2 2 a d D x a a d d x x a d D x                                       2 1 2 1 2 1 2 1 2 2 2 2 2 a a a a ax d d d d x x x x d d d d                      Vì 1 2 2 1 2 1 2 2 ax ax a D d d D d d d d D D              - Vị trí vân sáng: M  vân sáng :   0; 1; 2;...S S ax D k k x k ki k D a              - Vị trí vân tối: M  vân tối:           2 1 2 1 2 1 2 1 0; 1; 2;... 2 2 t t ax D i k k x k k k D a                  - Khoảng vân giao thoa: + Khoảng vân giao thoa là khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc hai vân tối) cạnh nhau. + Công thức:      1 1S k S k D D D x x k k i a a a           5
  • 6. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn 5. Ứng dụng - Đo bước sóng ánh sáng: + Ta có: D D i a a i      + Để đo bước sóng ánh sáng: Đo khoảng cách D từ hai khe đến màn. Đo khoảng cách a giữa hai khe. Dùng kính lúp và thước để đo khoảng vân i. - Kiểm tra phẩm chất bề mặt của các dụng cụ quang học có dạng mặt phẳng hoặc mặt cầu. - Khử phản xạ các mặt kính. - Ứng dụng trong phư ng pháp chụp ảnh màu Lipman (1891) - Giải thích một số hiện tượng như màu sặc sỡ trên bong bóng xà phòng, váng dầu mỡ, cánh chuồn chuồn… - Giải thích màu sắc trên bong bóng xà phòng: + Khi quan sát ánh sáng phản xạ trên bong bóng xà phòng hoặc váng dầu, mỡ ta thấy có những vầng màu sặc sỡ, đó là do sự giao thoa của hai sóng phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng xà phòng. Các vân này còn được gọi là vân bản mỏng. III. BƯỚC SÓNG VÀ MÀU SẮC ÁNH SÁNG - Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng nhất định (λt < λc < … < λđ) - Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định gọi là màu đơn sắc. - Bước sóng của ánh sáng là khá nhỏ so với bước sóng của sóng cơ học thông thường Ví dụ: λt = 0,400μm, λđ = 0,760μm. - Các màu chính (đỏ, vàng, xanh, …) không phải là màu đơn sắc vì nó không ứng với một bước sóng xác định mà ứng với một khoảng trị số nhất định. Ví dụ: màu đỏ có bước sóng 0,64μm ≤ λ ≤ 0,76μm. Ví dụ 1 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm. Khoảng vân trên màn quan sát đo được là 1 mm. Từ vị trí ban đầu, nếu tịnh tiến màn quan sát một đoạn 25 cm lại gần mặt phẳng chứa hai khe thì khoảng vân mới trên màn là 0,8 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là A. 0,64 μm B. 0,50 μm C. 0,45 μm D. 0,48 μm Ví dụ 2 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, chiếu ánh sáng trắng vào hai khe. Trên màn, quan sát thấy A. chỉ một dải sáng có màu như cầu vồng. B. hệ vân gồm những vạch màu tím xem kẽ với những vạch màu đỏ. C. hệ vân gồm những vạch sáng trắng xen kẽ với những vạch tối. D. vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên có những dải màu như cầu vồng, tím ở trong, đỏ ở ngoài. Ví dụ 3 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3 mm có vân sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là A. 0,5 μm B. 0,45 μm C. 0,6 μm D. 0,75 μm 6
  • 7. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Ví dụ 4 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân sáng trung tâm 6 mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp một đoạn bằng 0,2 mm sao cho vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá trị của λ bằng A. 0,60 μm B. 0,50 μm C. 0,45 μm D. 0,55 μm Ví dụ 5 Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600 nm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Khoảng vân quan sát được trên màn có giá trị bằng A. 1,2 mm B. 1,5 mm C. 0,9 mm D. 0,3 mm Ví dụ 6 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát A. khoảng vân không thay đổi. B. vị trí vân trung tâm thay đổi. C. khoảng vân tăng lên. D. khoảng vân giảm xuống. Ví dụ 7 Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam, tím là A. ánh sáng tím. B. ánh sáng đỏ. C. ánh sáng vàng. D. ánh sáng lam. Ví dụ 8 Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 4,2 mm có vân sáng bậc 5. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa cho đến khi vân giao thoa tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai thì khoảng dịch màn là 0,6 m. Bước sóng bằng A. 0,6 μm B. 0,5 μm C. 0,4 μm D. 0,7 μm IV. CÁC CÔNG THỨC VỀ GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC 1. Hiệu quang lộ (hiệu quang trình): 2 1 ax d d D     - M thuộc vân sáng nếu 2 1d d k  7
  • 8. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn - M thuộc vân tối nếu  2 1 2 1 2 d d k     2. Khoảng vân giao thoa: D i a   3. Vị trí vân sáng: S D x k ki a    4. Vị trí vân tối:    2 1 2 1 2 2 t D i x k k a      5. Bước sóng ánh sáng dùng trong giao thoa: ia D   6. Khoảng cách giữa hai vân có tọa độ 1 2,x x : 1 2x x x   7. Phương pháp xác định một điểm M có tọa độ x hay có hiệu quang lộ d thuộc vân sáng hay vân tối 1 2 k x i k      hay 1 2 k d k       . M thuộc vân sáng bậc k: + k > 0: M thuộc vân tối thức (k + 1) + k < 0: M thuộc vân tối thức k 8. Số vân trên giao thoa trường có bề rộng L - Số vân sáng trên cả miền giao thoa: 2 2 L L k i i    - Số vân tối trên cả miền giao thoa: 1 1 2 2 2 2 L L k i i      9. Số vân trên vùng giao thoa trường có tọa độ 1 2,x x (với 1 2x x ) - Số vân sáng trên cả miền giao thoa: 1 2x x k i i   - Số vân tối trên cả miền giao thoa: 1 21 1 2 2 x x k i i     10. Thí nghiệm tiến hành trong môi trường trong suốt có chiết suất n - Bước sóng của ánh sáng trong môi trường trong suốt: ' n    - Khoảng vân giao thoa trong môi trường trong suốt: ' i i n  11. Nguồn sáng S di chuyển - Khi nguồn sáng S di chuyển theo phương song song với S1S2 thì hệ vân di chuyển ngược chiều và khoảng vân i vẫn không đổi. - Độ dời của hệ vân là: 0 1 D x d D  Trong đó: D là khoảng cách từ mặt phẳng hai khe tới màn. D1 là khoảng cách từ nguồn sáng tới hai khe. d là độ dịch chuyển của nguồn sáng. 8
  • 9. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn 12. Giao thoa với bản mỏng - Khi trên đường truyền của ánh sáng khe S1 (hoặc S2) được đặt một bản mỏng dày e, chiết suất n thì hệ vân sẽ dịch chuyển về phía S1 (hoặc S2) một đoạn:   0 1n eD x a   Ví dụ 9 Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe S1, S2 là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Bước sóng ánh sáng dùng trong giao thoa là 0,5 µm và thực hiện thí nghiệm trong không khí a. Xác định khoảng cách hai vân sáng liên tiếp. Suy ra khoảng cách 3 vân sáng liên tiếp, khoảng cách 3 khoảng vân liên tiếp, khoảng cách 2 vân sáng bậc ba, khoảng cách vân sáng bậc ba và vân tối thứ ba cùng phía và khác phía so với vân trung tâm. Suy ra khoảng cách ba vân sáng liên tiếp Suy ra khoảng cách ba khoảng vân liên tiếp Suy ra khoảng cách hai vân sáng bậc 3 Suy ra khoảng cách vân sáng bậc ba và vân tối thứ ba cùng phía so với vân trung tâm Suy ra khoảng cách vân sáng bậc ba và vân tối thức ba khác phía so với vân trung tâm b. Xác định số vân sáng, số vân tối quan sát được trên miền giao thoa có bề rộng 1 cm đối xứng nhau qua vân trung tâm. c. Hai điểm M và N nằm trên miền giao thoa lần lượt cách vân trung tâm 1,5 mm và 2,75 mm. Hỏi M, N nằm trên vân sáng hay vân tối. Suy ra số vân sáng, số vân tối cắt đoạn MN (xét hai trường hợp M, N nằm cùng phía và khác phía so với trung tâm) Suy ra số vân sáng, số vân tối cắt đoạn MN (xét trường hợp M, N nằm cùng phía so với vân trung tâm) Suy ra số vân sáng, số vân tối cắt đoạn MN (xét trường hợp M, N nằm khác phía so với vân trung tâm) d. Tìm bước sóng, khoảng vân, tần số của bức xạ trên khi nhúng toàn bộ thí nghiệm trên vào mối trường có chiết suất 4/3 e. Cần phải dịch chuyển màn một đoạn bao nhiêu về phía nào tại vị trí vân sáng bậc 4 trở thành vân tối thứ 4 f. Cần phải thay đổi khoảng cách hai khe Young một đoạn bằng bao nhiêu để tại vị trí vân sáng bậc 4 trở thành vân tối thứ 4 9
  • 10. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn g. Đặt trước khe S1 một bản mỏng thủy tinh có bề dày 0,5mm. Chiết suất tuyệt đối của thủy tính là 1,5. Tìm độ dịch chuyển vân trên màn h. Cho khoảng cách từ khe sáng S đến mặt phẳng chứa hai khe Young là 10 mm. Dịch chuyển khe sáng S theo phương song song với S1S2 về phía S1 một đoạn 0,2 mm. Tìm độ dời vân trên màn. II. CÁC CÔNG THỨC VỀ GIAO THOA VỚI HAI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC 1. Hai vân của hai hệ thống vân trùng nhau:    1 2 x x  2. Vị trí hai vân sáng của hai hệ trùng nhau: trung trung S D x k a   với trung là bội số chung nguyên nhỏ nhất của λ1 và λ2 - Lưu ý: Các vân sáng của hai hệ trùng nhau là vân sáng đa sắc và cùng màu với vân sáng trung tâm Ví dụ 10 Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Hai khe được chiếu đồng thời bởi hai bức xạ λ1 = 0,5µm và λ2, trên màn người ta nhận thấy vân sáng bậc 6 của λ1 trùng với vân sáng bậc 5 của λ2 a. Tìm λ2 b. Tìm khoảng cách ngắn nhất từ vân trung tâm đến vân cùng màu với nó c. Tìm số vân sáng quan sát được trên miền giao thoa có bề rộng 12,5 mm đối xứng nhau qua vân trung tâm, trong đó có bao nhiêu vân đơn sắc và bao nhiêu vân đa sắc (vân trùng nhau) III. CÁC CÔNG THỨC VỀ GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG TRẮNG 1. Bề rộng quang phổ liên tục bậc k:    d tk D x k a     2. Phương pháp tìm các bức xạ cho vân sáng tại vị trí có tọa độ Sx : S S S S d t S x a x a x a k D D k D        3. Phương pháp tìm các bức xạ cho vân tối tại vị trí có tọa độ tx :   21 1 2 2 2 1 t t t t d t t x a x a x a k D D k D           10
  • 11. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Ví dụ 11 Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng trắng (0,38µm ≤ λ ≤ 0,76µm), khoảng cách giữa hai khe Young là 0,6mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. a. Tìm bề rộng quang phổ liên tục bậc 3 b. Tìm số bức xạ cho vân sáng tại vị trí cách vân trung tâm 2,5mm. Tính λ c. Tìm số bức xạ khác cho vân sáng tại vị trí vân sáng đỏ bậc 3. d. Tại vị trí vân sáng bậc 3 của λ0 = 0,5µm còn có bao nhiêu bức xạ khác cho vân sáng tại đây. e. Tìm số bức xạ bị tắt (cho vân tối) tại vị trí vân sáng tím bậc 5 11
  • 12. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn I. MÁY QUANG PHỔ LĂNG KÍNH 1. Định nghĩa - Là một dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. - Các loại máy quang phổ + Máy quang phổ khả kiến + Máy quang phổ cận hồng ngoại + Máy quang phổ hấp thụ + Máy quang phổ phát xạ 2. Cấu tạo - Máy quang phổ gồm ba bộ phận chính: + Ống chuẩn trực: là bộ phận tạo ra chùm tia song, nó có một khe hẹp S nằm tại tiêu diện của thấu kính hội tụ L1. + Hệ tán sắc: gồm lăng kính P làm tán sắc chùm tia song song. + Buồng ảnh: gồm một thấu kính hội tụ L2. Tại tiêu diện L2 có đặt một tấm kính ảnh F để chụp ảnh quang phổ (hoặc một tấm kính mờ để quan sát quang phổ). 3. Hoạt động - Dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. + Chùm ánh sáng từ nguồn J qua thấu kính L hội tụ tại khe S rồi truyền qua ống chuẩn trực để tạo chùm tia song song. Chùm song song sau khi qua lăng kính P bị phân tích thành nhiều chùm song song đơn sắc có góc lệch khác nhau. + Mỗi chùm song song đơn sắc qua thấu kính L2 cho một vạch màu trên tấm kính ảnh F. Tập hợp các vạch màu đó là quang phổ của nguồn J. II. CÁC LOẠI QUANG PHỔ QUANG PHỔ LIÊN TỤC QUANG PHỔ VẠCH PHÁT XẠ QUANG PHỔ VẠCH HẤP THỤ Định nghĩa Quang phổ liên tục là quang phổ gồm một dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối. Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục. BÀI 3: CÁC LOẠI QUANG PHỔ VÀ CÁC BỨC XẠ KHÔNG NHÌN THẤY 12
  • 13. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Điều kiện phát sinh (nguồn phát) Mặt Trời, chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có tỉ khối lớn bị nung nóng phát ra. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng bằng cách đốt nóng hay phóng tia lửa điện qua chúng. Khi chiếu ánh sáng trắng qua khối khí hoặc hơi bị nung nóng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng. Đặc điểm Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Nhiệt độ nguồn càng cao thì miền phát sáng càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn. Mỗi nguyên tố hóa học cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó về số lượng, độ sáng, vị trí và màu sắc của các vạch. Ở nhiệt độ nhất định, một đám khí hoặc hơi có khả năng phát xạ những ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó. Ứng dụng Đo nhiệt độ nguồn sáng do nung nóng. Nhận biết được thành phần cấu tạo của hợp chất hay hỗn hợp tạo nên nguồn sáng. Nhận biết sự có mặt của một nguyên tố có trong hợp chất hay hỗn hợp. III. PHÉP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ 1. Định nghĩa - Là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ. + Phép phân tích định tính: xác định thành phần hóa học một mẫu vật. + Phép phân tích định lượng: cho biết nồng độ các thành phần trong một mẫu vật. 2. Ưu điểm của phép phân tích quang phổ - Nhanh, nhạy, đơn giản và chính xác hơn các phép phân tích hóa học, có thể phát hiện được những nồng độ rất nhỏ. - Có thể xác định nhiệt độ và thành phần hóa học của các vật ở rất xa như Mặt Trời, các vì sao. Ví dụ 1 Quang phổ vạch phát xạ A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch. B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng. D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. Ví dụ 2 Ống chuẩn trực của máy quang phổ có công dụng A. tạo chùm tia hội tụ chiếu vào lăng kính của máy. B. phân tích chùm sáng tới chiếu vào quang phổ. C. tăng cường độ của chùm tia sáng trước khi chiếu vào lăng kính. D. tạo chùm tia song song chiếu vào lăng kính của máy. Ví dụ 3 Chiếu ánh sáng trắng do một nguồn nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được A. ánh sáng trắng B. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. C. các vạch màu sáng, tối xen kẽ nhau. 13
  • 14. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn D. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối. Ví dụ 4 Quang phổ liên tục được phát ra khi nào? A. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng, chất khí có khối lượng riêng lớn. B. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng, chất khí. C. Khi nung nóng chất rắn, chất lỏng. D. Khi nung nóng chất rắn. Ví dụ 5 Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là: A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. B. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng. C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ cũng như vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. D. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Ví dụ 6 Hiện tượng quang học nào được sử dụng trong máy quang phổ? A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng Ví dụ 7 Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. B. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng. C. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím. D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hoá học khác nhau thì khác nhau. IV. TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI 1. Thí nghiệm kiểm chứng sự tồn tại của tia hồng ngoại và tia tử ngoại - Dùng máy quang phổ lăng kính để thu ảnh quang phổ của một nguồn sáng có nhiệt độ rất cao (như hồ quang điện hay ánh sáng Mặt Trời chẳng hạn) ta thấy trên màn ảnh của máy quang phổ có một dải màu liên tục từ đỏ đến tím. Ở ngoài vùng đỏ và ngoài vùng tím là vùng tối. 14
  • 15. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn - Dùng một cặp nhiệt điện rất nhạy có một mối hàn (gọi là đầu dò D) đặt vào một lỗ nhỏ (có thể di chuyển theo phương thẳng đứng) trên màn F của buồng tối, mối hàn kia của cặp nhiệt điện được nhúng vào nước đá (hoặc đặt ở nơi có nhiệt độ thấp xác định nào đó). - Di chuyển đầu dò D suốt vùng từ đỏ đến tím ta thấy kim điện kế G luôn bị lệch (có thay đổi ít nhiều). Điều này chứng tỏ "ánh sáng có tác dụng nhiệt". - Nếu đưa đầu dò D của một cặp nhiệt điện vào vùng tối đen ở phía trên vùng đỏ ta cũng thấy kim điện kế G bị lệch (thậm chí nhiều hơn khi còn ở vùng đỏ), chứng tỏ trong vùng này cũng có một loại "ánh sáng" nào đó mà mắt ta không nhìn thấy được. Ta gọi các bức xạ trong vùng này là các bức xạ hồng ngoại (IR: Infra Red). - Nếu dùng một lớp bột huỳnh quang phủ kín vùng tối ở phía dưới vùng tím thi ta thấy vùng này phát sáng. Điều này chứng tỏ ở ngoài vùng tím có một loại bức xạ không nhìn thấy được nhưng có khả năng làm phát quang. Ta gọi các bức xạ trong vùng này là các bức xạ tử ngoại (UV: Ultra Violet). 2. Kết luận - Bản chất + Tia hồng ngoại, tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường và chỉ khác ở chỗ không nhìn thấy được (là sóng điện từ). - Tính chất + Chúng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, và cũng gây ra được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường. 3. Tia hồng ngoại - Định nghĩa: + Tia hồng ngoại là các bức xạ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn gọi là các bức xạ ngoại vùng khả kiến) có bước sóng từ 0,76 µm đến vài milimét (lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ và nhỏ hơn bước sóng của sóng vô tuyến cực ngắn). a. Nguồn phát - Mặt Trời là một nguồn phát tia hồng ngoại mạnh. - Đèn dây tóc, bếp gas, lò sưởi là những nguồn phát ra tia hồng ngoại khá mạnh. - Cơ thể con người có nhiệt độ bình thường là 37o C nên là một nguồn phát ra tia hồng ngoại với bước sóng khoảng 9µm .Mắt người không nhìn thấy được tia hồng ngoại vì thế để có thể xem các vật phát ra tia hồng ngoại như thế nào người ta phải dùng đến kính ảnh (hay phim ảnh) hồng ngoại hoặc các cảm biến hồng ngoại. - Nói chung, các vật có nhiệt độ lớn hơn 0 K đều có phát ra tia hồng ngoại. b. Đặc điểm - Có tác dụng nhiệt mạnh. - Có tác dụng lên phim ảnh. - Có thể gây ra các phản ứng hóa học (ví dụ như tạo ra phản ứng trên phim hồng ngoại). - Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần. c. Ứng dụng - Dùng để sấy, sưởi. - Dùng để chụp ảnh hay quay phim ban đêm. - Dùng để truyền tín hiệu điều khiển trong các bộ điều khiển từ xa (remote). 4. Tia tử ngoại - Định nghĩa + Tia tử ngoại là các bức xạ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn gọi là các bức xạ ngoại vùng khả kiến) có bước sóng từ vài nanômét đến 0,38 m (lớn hơn bước sóng của tia X (xem bài Tia X) và nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím). a. Nguồn phát - Mặt Trời là một nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh. - Hồ quang điện, đèn hơi thủy ngân là các nguồn phát ra tia tử ngoại khá mạnh. 15
  • 16. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn - Nói chung những vật có nhiệt độ trên 2000o C đều có phát ra tia tử ngoại (ngoài việc có phát ra tia hồng ngoại và ánh sáng thấy được). b. Đặc điểm - Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại hầu như trong suốt đối với thạch anh. - Có tác dụng lên phim ảnh. - Có thể gây ra các phản ứng hóa học. - Kích thích phát quang một số chất. - Làm ion hóa không khí. - Có tác dụng sinh học, hủy diệt tế bào. - Nhờ tác dụng phát quang người ta dùng tia tử ngoại làm máy soi tiền. Trong biểu diễn nghệ thuật người ta sơn lên vật thể các lớp bột phát quang khác nhau, chúng sẽ phát sáng các màu khác nhau khi được chiếu bằng tia tử ngoại. c. Ứng dụng - Dùng để dò tìm vết xướt trên bề mặt sản phẩm. - Dùng để điều trị chứng bệnh còi xương ở trẻ em. - Dùng để tiệt trùng cho thực phẩm. d. Tác hại - Tia tử ngoại gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe con người như: Cháy nắng, tàn nhang, ung thư da, mù mắt, thay đổi cấu trúc ADN,… - Tuyết phản xạ 90% tia tử ngoại, cát phản xạ 20% tia tử ngoại. Nên sẽ nguy hiểm hơn trong những ngày nắng trượt tuyết hay phơi nắng ở bãi biển. e. Sự hấp thụ tia tử ngoại - Tia tử ngoại bị thủy tinh hấp thụ mạnh. - Thạch anh, nước hấp thụ mạnh các tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn 200 nm. - Tầng ôzôn hấp thụ hầu hết các tia tử ngoại có bước sóng dưới 300 nm. II. TIA X 1. Tia X (tia Rơn-ghen) - Định nghĩa + Tia X là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại (10-11 m ≤ λ ≤ 10-8 m), có bản chất là sóng điện từ. + Tia X có bước sóng gần 10-11 m gọi là tia X cứng. + Tia X có bước sóng gần 10-8 m gọi là tia X mềm. 2. Cấu tạo ống Rơn-ghen - Cấu tạo: Ống Rơn-ghen là một ống tia Catôt, trong đó có gắn thêm một điện cực bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn rất khó nóng chảy để chắn dòng tia catôt. - Cực kim loại này được gọi là đối âm cực, được nối với anôt. Áp suất trong ống khoảng 10-3 mmHg. - Vấn đề kỹ thuật: Khi ống Rơn-ghen hoạt động nó rất nóng, người ta phải cho dòng nước trong lòng ống để nó giải nhiệt. 16
  • 17. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn - Ngoài ra để tăng dòng êlectron trong tia âm cực, người ta dùng catôt là một sợi dây kim loại bằng volfram nung nóng và bọc một lớp Thorioxit, lớp này còn dùng để tăng tuổi thọ của dây. 3. Hoạt động - Đặt vào giữa anôt và catôt một hiệu điện thế khoảng vài chục ngàn vôn thì các êlectron bứt ra khỏi catôt tăng tốc mạnh, thu năng lượng lớn đến đập vào đối âm cực và từ đó phát xạ ra tia Rơn-ghen. 4. Cơ chế phát sinh - Các êlectron trong tia catôt được tăng tốc trong điện trường mạnh, nên thu được một động năng rất lớn. Khi đập vào đối âm cực, chúng gặp các nguyên tử của đối âm cực, xuyên sâu vào những lớp bên trong của vỏ nguyên tử, tương tác với hạt nhân nguyên tử và các êlectron ở các lớp này. Trong sự tương tác này sẽ phát ra một sóng điện từ có bước sóng rất ngắn mà ta gọi là bức xạ hãm. - Phần lớn động năng của êlectron biến thành nội năng làm nóng đối âm cực, phần còn lại biến thành năng lượng chùm tia Rơn-ghen. 5. Tính chất và ứng dụng - Tia X có khả năng đâm xuyên. Bước sóng của tia X càng nhỏ thì khả năng đâm xuyên càng lớn, trong công nghiệp dùng để dò các lỗ hổng khuyết tật bên trong các sản phẩm đúc. - Trong đời sống: Kiểm tra hành lý của hành khách đi máy bay, qua các cổng an ninh. - Có tác dụng làm phát quang một số chất, có khả năng đâm xuyên tia X được dùng trong y học để chiếu điện, chụp điện. - Có khả năng ion hoá chất khí. Ứng dụng tính chất này, người ta làm máy đo liều lượng tia X. - Có tác dụng sinh lý. Nó có thể huỷ hoại tế bào, diệt khuẩn. Vì thế tia X dùng để chữa những ung thư nông, gần ngoài da. Ví dụ 8 Tia Rơnghen có A. cùng bản chất với sóng âm. B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại. C. cùng bản chất với sóng vô tuyến. D. điện tích âm. Ví dụ 9 Tia tử ngoại được dùng A. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại. B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện. C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh. 17
  • 18. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn D. để tìm khuyết tật bên trong các sản phẩm bằng kim loại. Ví dụ 10 Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là: A. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. B. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại. C. Ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. D. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại. Ví dụ 11 Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần. B. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học. C. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ. D. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. Ví dụ 12 Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là A. màn hình máy vô tuyến. B. lò vi sóng. C. lò sưởi điện. D. hồ quang điện. Ví dụ 13 Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tia tử ngoại là sóng điện từ có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím. B. Trong y học, tia tử ngoại được dùng để chữa bệnh xương. C. Trong công nghiệp, tia tử ngoai được dùng để phát hiện các vết nứt trên bề mặt các sản phẩm kim loại. D. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên phim ảnh. Ví dụ 14 Khi nói về tính chất của tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tia tử ngoại làm iôn hóa không khí. B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất. C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh. D. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ. 18
  • 19. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Ví dụ 1 Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào: A. Bước sóng của ánh sáng B. Màu sắc của môi trường C. Màu của ánh sáng D. Lăng kính mà ánh sáng đi qua Ví dụ 2 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây A. Hiện tượng tách ánh sáng trắng chiếu đến lăng kính thành những chùm sáng màu sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng, dải màu này gọi là quang phổ của ánh sáng trắng. B. Ánh sáng trắng gồm vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. C. Với một môi trường nhất định thì các ánh sáng đơn sắc khác nhau có chiết suất khác nhau và có giá trị tăng dần từ đỏ đến tím. D. Ánh sáng trắng chỉ có bảy màu. Ví dụ 3 Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là: A. Một tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu. B. Một chùm tia song song. C. Một chùm phân kì màu trắng. D. Một chùm phân kì nhiều màu. Ví dụ 4 Khi sử dụng phép phân tích bằng quang phổ sẽ xác định được: A. Thành phần cấu tạo và nhiệt độ các chất. B. Màu sắc của vật. C. Hình dạng của vật. D. Kích thước của vật. Ví dụ 5 Khi nghiêng các đĩa CD dưới ánh sáng mặt trời, ta thấy xuất hiện các màu sặc sỡ như màu cầu vồng. Đó là kết quả của hiện tượng: A.Giao thoa ánh sáng B. Khúc xạ ánh sáng C. Phản xạ ánh sáng D. Tán sắc ánh sáng Ví dụ 6 Trong ánh sáng nhìn thấy, yếu tố gây ra cảm giác màu cho mắt là: A. Tần số ánh sáng B. Biên độ của sóng ánh sáng C. Vận tốc sóng ánh sáng D. Cả vận tốc và biên độ của sóng ánh ánh sáng Ví dụ 7 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. B. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định gọi là màu đơn sắc. C. Ánh sáng đơn sắc không bị lệch khi truyền qua lăng kính. D. Ánh sáng trắng là tập hợp của các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. BÀI 4: ÔN TẬP 19
  • 20. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Ví dụ 8 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng trắng truyền qua một lăng kính bị phân tích thành một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đối với nó càng lớn. D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Ví dụ 9 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng và được ứng dụng để đo nhiệt độ của nguồn sáng. B. Quang phổ vạch hấp thụ và phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau. C. Những vạch tối trong quang phổ vạch hấp thụ nằm đúng vị trí những vạch màu trong quang phổ vạch phát xạ. D. Một vật khi bị nung nóng thì phát sinh ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại. Ví dụ 10 Chọn phát biểu đúng về ứng dụng của quang phổ liên tục: A. Xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, Mặt Trời, các ngôi sao. B. Xác định bước sóng của các nguồn sáng. C. Xác định màu sắc của các nguồn sáng. D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. Ví dụ 11 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Máy quang phổ là một dụng cụ được ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng. B. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm ánh sáng thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau. C. Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo chùm tia hội tụ. D. Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm tia sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu đến. Ví dụ 12 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím, thu được khi chiếu chùm ánh sáng trắng vào khe máy quang phổ. B. Tất cả các vật rắn, lỏng và các khối khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát sáng đều phát ra quang phổ liên tục. C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. D. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng màu tím) của quang phổ liên tục. 20
  • 21. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Ví dụ 13 Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch phát xạ: A. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối. B. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hoặc hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóng. C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí các vạch và độ sáng của các vạch đó. D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. Ví dụ 14 Một đèn phát ra bức xạ có tần số f = 1014 Hz. Bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ? A. Vùng hồng ngoại B. Vùng ánh sáng nhìn thấy C. Tia Rơn-ghen D. Vùng tử ngoại Ví dụ 15 Quan sát ánh sáng phản xạ trên các ván dầu, mỡ hoặc bong bóng xà phòng, ta thấy những vầng màu sặc sở. Đó là hiện tượng nào sau đây? A. Tán sắc ánh sáng của ánh sáng trắng. B. Giao thoa ánh sáng C. Nhiễu xạ ánh sáng D. Phản xạ ánh sáng Ví dụ 16 Phát biểu nào sau đây đúng với tia tử ngoại? A. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy. B. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím (0,4 µm). C. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ do các vật có khối lượng riêng lớn phát ra. D. Tia tử ngoại là dòng các êlectron. Ví dụ 17 Chọn phát biểu sai về quang phổ vạch hấp thụ: A. Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục. B. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. C. Ở một nhiệt độ nhất định một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó. D. Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ của một chất thay cho quang phổ vạch phát xạ của chất đó trong phép phân tích bằng quang phổ. Ví dụ 18 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng. B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một bước sóng xác định trong một môi trường. C. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu đơn sắc nhất định. D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Ví dụ 19 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ (0,76 μm) do vật bị nung nóng phát ra. B. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ. 21
  • 22. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn C. Tia hồng ngoại do vật bị nung nóng phát ra. D. Tia hồng ngoại dùng để diệt vi khuẩn, chữa bệnh còi xương. Ví dụ 20 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: A. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím (0,4 μm) được phát ra từ nguồn có nhiệt độ rất cao. B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ. C. Tia tử ngoại phát hiện các vết nứt trong kỹ thuật chế tạo máy. D. Tia tử ngoại dùng để diệt vi khuẩn, chữa bệnh còi xương. Ví dụ 21 Chọn phát biểu sai về ống Rơn-ghen. A. Là một bình cầu thủy tinh (hay thạch anh) bên trong chứa khí áp suất rất kém (10−3 mmHg). B. Catôt là một sợi dây kim loại bằng Volfram nung nóng và bọc một lớp Thorioxit. C. Đối catôt bằng một kim loại khó nóng chảy để chắn chùm tia catôt và được nối với anôt bằng một dây dẫn. D. Catôt phải làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn, khó nóng chảy. Ví dụ 22 Chọn phát biểu sai về tia Rơn-ghen: A. Không mang điện vì không bị lệch trong điện trường và từ trường. B. Là sóng điện từ có bước sóng 10−11 m đến 10−8 m. C. Tác dụng mạnh lên phim ảnh, nên dùng để chụp điện, hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn. D. Là sóng điện từ có bước sóng λ = 10−6 m đến 10−12 m. Ví dụ 23 Một bức xạ truyền trong không khí với chu kỳ 8,25.10−16 s. Bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ? A. Vùng tử ngoại B. Vùng hồng ngoại C. Vùng ánh sáng nhìn thấy D. Tia Rơnghen Ví dụ 24 Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn sáng gồm hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 và λ2 . Cho λ1 = 0,5 μm. Biết rằng vân sáng bậc 12 của bức xạ λ1 trùng với vân sáng bậc 10 của bức xạ λ2. Bước sóng λ2 là: A. λ2 = 0,4 μm B. λ2 = 0,5 μm C. λ2 = 0,6 μm D. λ2 = 0,65 μm Ví dụ 25 Trong thí nghiệm Y-âng, a = 2 mm, D = 1 m. Người ta đo được khoảng vân giao thoa trên màn là 0,2 mm. Tần số f của bức xạ đơn sắc là: A. 0,5.1015 Hz B. 0,6.1015 Hz C. 0,7.1015 Hz D. 0,75.1015 Hz Ví dụ 26 Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe S1, S2 được chiếu bởi nguồn S. Biết khoảng cách S1S2 = 1,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 3 m. Nguồn S phát ra hai ánh sáng đơn sắc: Màu tím có λ1 = 0,4 μm và màu vàng có λ2 = 0,6 μm. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân sáng trung tâm có giá trị: A. 1,2 mm B. 4,8 mm C. 2,4 mm D. 3,6 mm 22
  • 23. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Ví dụ 27 Hiệu điện thế giữa hai anôt và catôt của một ống tia Rơn-ghen là 200 kV. Động năng của êlectron khi đến đối catôt (cho rằng tốc độ của nó khi bứt ra khỏi catôt là v0 = 0). A. 1,6.10−13 J B. 3,2.10−10 J C. 1,6.10−14 J D. 3,2.10−14 J 23
  • 24. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn BÀI 1: TÁN SẮC – GIAO THOA ÁNH SÁNG A. TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT Câu 1. Chọn câu trả lời sai :ánh sáng đơn sắc là ánh sáng : A. Có màu sắc xác định B. Không bị tán sắc khi qua lăng kính C. Bị khúc xạ khi qua lăng kính D. Có vận tốc không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác Câu 2. Chọn câu trả lời sai :ánh sáng trắng là ánh sáng : A. Có một bước sóng xác định B. Khi truyền từ không khí vào nước bị tách thành dải màu sắc cầu vồng từ đỏ đến tím C. Được tổng hợp từ 3 màu cơ bản : Đỏ, xanh da trời, và màu lục D. Bị tán sắc khi qua lăng kính Câu 3. Thí nghiệm 2 của niutơn về sóng ánh sáng chứng minh: A. Lăng kính không có khả năng nhuộm màu cho ánh sáng B. Sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc C. ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc D. Sự khúc xạ của mọi tia sáng khi qua lăng kính Câu 4. Chọn câu trả lời đúng : Khi một chùm sáng đi từ một môi trường này sang một môi trường khác đại lượng không bao giờ thay đổi là : A. Chiều của nó B. Vận tốc C. Tần số D. Bước sóng Câu 5. Chọn câu trả lời đúng : Công thúc tính khoảng vân là : A. Da i   B. 2 D i a   C. D i a   D. a i D   Câu 6. Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo A. Tần số ánh sáng B. Bước sóng của ánh sáng C. Chiết suất của một môi trường D. Vận tốc của ánh sáng Câu 7. Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng : A. Có cùng tần số B. Đồng pha C. Đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu thay đổi chậm D. Có cùng tần số và hiệu số pha không đổi Câu 8. Chọn câu trả lời đúng: chiếu 1 chùm tia sáng hẹp qua 1 lăng kính. Chùm tia sáng bị tách thành 1 chùm tia ló có màu sắc khác nhau. Hiện tương này gọi là: A. Giao thoa ánh sáng B. Tán sắc ánh sáng C. Khúc xạ ánh sán D. Nhiễu xạ ánh sáng Câu 9. Một tia sáng khi đi qua lăng kính ló ra chỉ 1 màu duy nhất không phải là màu trắng thì đó là: A. ánh sáng đơn sắc B. ánh sáng đa sắc C. ánh sáng bị tán sắc D. Lăng kính không có khả năng tán sắc Câu 10. Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng ánh sáng: A. Có bản chất sóng B. Là sóng ngang C. Là sóng điện từ D. Có thể bị tán sắc Câu 11. Ánh sáng trắng qua lăng kính thủy tinh bị tán sắc, ánh sáng màu đỏ bị lệch ít hơn ánh sáng màu tím, đó là vì: A. Ánh sáng trắng bao gồm vô số ánh sáng màu đơn sắc có một số tần số khác nhau và do chiết suất của thủy tinh đối với sóng ánh sáng có tấn số nhỏ thì nhỏhơn so với sóng ánh sáng có tần số lớn hơn. B. Vận tốc ánh sáng đỏ trong thủy tinh lớn hơn so với ánh sáng tím. C. Tần số của ánh sáng đỏ lớn hơn tần số của ánh sáng tím. HỆ THỐNG BÀI TẬP 24
  • 25. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn D. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn ánh sáng tím. Câu 12. Chọn câu sai trong các câu sau: A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi qua lăng kính. B. Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau. C. Ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. D. Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng. Câu 13. Một sóng ánh sáng đơn sắc được đặt trưng nhất là: A. màu sắc B. tần số C. vận tốc truyền D. chiết suất lăng kính với ánh sáng đó. Câu 14. Chọn câu sai: A. Đại lượng đặt trưng cho ánh sáng đơn sắc là tần số. B. Vận tốc của ánh sáng đơn sắc không phụ thuộc vào môi trường truyền. C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn đối với ánh sáng màu lục D. Sóng ánh sáng có tần số càng lớn thì vận tốc truyền trong môi trường trong suốt càng nhỏ. Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc: A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Chiết suất của chất làm lăng kính là giống nhau đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau. C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính D. Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất. Câu 16. Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Sóng ánh sáng có phương dao động dọc theo phương truyền ánh sáng. B. Ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc, sóng ánh sáng có một phương truyền nhất định. C. Vận tốc ánh sáng trong môi trường càng lớn nếu chiết suất của môi trường đó lớn. D. Ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc, bước sóng không phụ thuộc vào chiết suất của môi trường ánh sáng truyền quA. Câu 17. Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn: A. Đơn sắc B. Kết hợp C. Cùng màu sắc D. Cùng cường độ sáng. Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc. A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau có trị số giống nhau. C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính. D. Khi ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏnhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất. Câu 19. Chọn câu sai: A. Ánh sáng trắng là tập hợp gồm 7 ánh sáng đơn sắc:đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính C. Vận tốc của ánh sáng tùy thuộc môi trường trong suốt mà ánh sáng truyền qua D. Dãy cầu vồng là quang phổ của ánh sáng trắng. Câu 20. Chọn câu sai: A. Giao thoa là hiện tượng đặt trưng của sóng. B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoA. C. Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng D. Hai sóng có cùng tần số và độ lệch pha không thay đổi theo thời gian gọi là sóng kết hợp. Câu 21. Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng: A. Ánh sáng có bản chất giống nhau B. Ánh sáng là sóng ngang C. Ánh sáng là sóng điện từ D. Ánh sáng có thể bị tán sắc. Câu 22. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, nếu ta làm cho hai nguồn kết hợp lệch pha thì vân sáng trung tâm sẽ: A. Không thay đổi B. Sẽ không còn vì không có giao thoa 25
  • 26. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn C. Xê dịch về phía nguồn sớm pha D. Xê dịch về phía nguồn trễ pha Câu 23. Trong các công thức sau, công thức nào đúng để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa? A. 2 D x k a  B. 2 D x k a  C. D x k a  D. ( 1) D x k a   Câu 24. Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có thể sử dụng để thực hiện việc đo bước sóng ánh sáng? A. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niutơn. B. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng. C. Thí nghiệm giao thoa với khe I – âng D. Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc. Câu 25. Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng, trên màn quan sát thu được hình ảnh như thế nào? A. Vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên có những dãi màu như cầu vòng. B. Một dãi màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. Các vạch màu khác nhau riêng biệt hiện trên một nền tối. D. Không có các vân màu trên màn. Câu 26. Chọn câu sai trong các câu sau: A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đơn sắc B. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với ánh sáng có bước sóng dài thì lớn hơn đối với ánh sáng có bước sóng ngắn C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng nhất định D. Màu quang phổ là màu của ánh sáng đơn sắc Câu 27. Phát biểu nào là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường: A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mọi ánh sáng đơn sắc là như nhau B. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mọi ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau C. Với bước sóng ánh sáng chiếu qua môi trường trong suốt càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn D. Chiết suất của một môi trường trong suốt khác nhau đối với một loại ánh sáng nhất định thì có giá trị như nhau Câu 28. Chiếu một chùm tia sáng hẹp qua một lăng kính. Chùm tia ló ra khỏi lăng kính có nhiều màu sắc khác nhau. Hiện tượng đó là: A. Giao thoa ánh sáng B. Nhiễu xạ ánh sáng C. Tán sắc ánh sang D. Khúc xạ ánh sáng Câu 29. Quan sát một lớp mỏng xà phòng trên mặt nước ta thấy có những màu quần khác nhau(như màu cầu vòng). Đó là do: A. Ánh sáng qua lớp xà phòng bị tán sắc B. Màng xà phòng có bề dày không bằng nhau, tạo ra những lăng kính có tác dụng làm cho ánh sáng bị tán sắc C. Màng xà phòng có khả năng hấp thụ và phản xạ khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng D. Mỗi ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng sau khi phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng xà phòng giao thoa với nhau tạo ra những vân màu đơn sác Câu 30. Quan sát ánh sáng phản xạ trên các lớp dầu, mỡ, bong bóng xà phòng hoặc cầu vòng trên bầu trời ta thấy có những màu quần sặc sỡ. Đó là hiện tượng nào của ánh sáng sau đây: A. Nhiễu xạ B. Phản xạ C. Tán sắc của ánh sáng trắng D. Giao thoa của ánh sáng trắng B. TRẮC NGHIỆM BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1. TÁN SẮC ÁNH SÁNG. Câu 31. Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, lam, đỏ, lục, vàng. Tia ló đơn sắc màu lục đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu lục, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu: A. tím, lam, đỏ. B. đỏ, vàng, lam. C. đỏ, vàng. D. lam, tím. Câu 32. Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có A. màu tím và tần số f. B. màu cam và tần số 1,5f. 26
  • 27. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn C. màu cam và tần số f. D. màu tím và tần số 1,5f. Câu 33. Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, r , rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là A. r = rt = rđ. B. rt < r < rđ. C. rđ < r < rt. D. rt < rđ < r . Câu 34. Bước sóng của ánh sáng màu vàng trong không khí là λ=0,6µm, trong thủy tinh(n=1,5) sóng ánh sáng này có bước sóng là A. 0,4 µm. B. 0,9 µm. C. 0,6 µm. D.0,5 µm. Câu 35. Một lăng kính có góc chiết quang A= 50 , chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ nđ = 1,64 và đối với tia tím là nt = 1,68. Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới rất nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia tím ra khỏi lăng kính là A. 0,2 raD. B. 0,2O . C. 0,02 raD. D. 0,02O Câu 36. Ánh sáng lam có bước sóng trong chân không và trong nước lần lượt là 0,4861 μm và 0,3635 μm. Chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng lam là A. 1,3335. B. 1,3725. C. 1,3301. D. 1,3373. Câu 37. Ánh sáng đỏ có bước sóng trong chân không là 0,6563 μm, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,3311. Trong nước ánh sáng đỏ có bước sóng A. 0,4226 μm. B. 0,4931 μm. C.0,4415μm. D.0,4549 μm. Câu 38. Ánh sáng vàng có bước sóng trong chân không là 0,5893 μm. Tần số của ánh sáng vàng là A. 5,05.1014 Hz. B. 5,16.1014 Hz. C. 6,01.1014 Hz. D. 5,09.1014 Hz. Câu 39. Một bức xạ đơn sắc có tần số f = 4,4.1014 Hz khi truyền trong nước có bước sóng 0,5 µm thì chiết suất của nước đối với bức xạ trên là: A. n = 0,733. B. n = 1,32. C. n = 1,43. D. n = 1,36. Câu 40. Cho 4 tia có bước sóng như sau qua cùng một lăng kính, tia nào lệch nhiều nhất so với phương truyền ban đầu: A. 0,40 μm. B. 0,50 μm. C. 0,45 μm. D. 0,60 μm. Câu 41. Một lăng kính có góc chiết quang A = 80 . Tính góc lệch của tia tím biết chiết suất của lăng kính đối với tia tím là 1,68 và góc tới i nhỏ. A. 5,440 . B. 4,540 . C. 5,450 D. 4,450 . Câu 42. Tính góc lệch của tia đỏ qua lăng kính trên biết chiết suất cảu lăng kính có góc chiết quang A = 80 đối với tia đỏ là n = 1,61 và góc tới i nhỏ. A. 4,480 B. 4,880 C. 4 ,840 D. 8,840 Câu 43. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60 (xem là góc nhỏ). Chiếu một tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính với góc tới nhỏ. Lăng kính có chiết suất đối với ánh sáng đỏ là 1,5; đối với ánh sáng tím là 1,56. Góc hợp bởi tia ló màu đỏ và tia ló màu tím là A. 21’36” B. 30 C. 60 21’36” D. 30 21’36” Câu 44. Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 60 theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50, đối với tia tím là nt = 1,54. Lấy 1’ = 3.10–4 raD. Trên màn đặt song song và cách mặt phân giác trên một đoạn 2 m, ta thu được giải màu rộng A. 8,46 mm. B. 6,36 mm. C. 8,64 mm. D. 5,45 mm. Câu 45. Chiết suất của môi trường là n = 1,65 khi ánh sáng chiếu vào có bước sóng 0,5 μm. Vận tốc truyền và tần số của sóng ánh sáng đó là A. v = 1,82.108 m/s; f = 3,64.1014 Hz. B. v = 1,82.106 m/s; f = 3,64.1012 Hz. C. v = 1,28.108 m/s; f = 3,46.1014 Hz. D. v = 1,28.106 m/s; f = 3,46.1012 Hz. Câu 46. Chiếu 1 tia sáng vàng vào mặt bên của 1 lăng kính có góc chiết quang A = 90 (coi là góc nhỏ) dưới góc tới nhỏ. Vận tốc của tia vàng trong lăng kính là 1,98.108 m/s. Lấy 1’ = 3.10-4 raD. Góc lệch của tia ló: A. 0,0842 rad B. 0,0843 rad C. 0,0844 rad D. 0,0824 rad Câu 47. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60 , chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,6444 và đối với tia tím là nt = 1,6852, Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím: 27
  • 28. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn A. 0,0011 rad B. 0,0044 rad C. 0,0055 rad D. 0,0025 rad Câu 48. Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A = 60 theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50, đối với tia tím là nt =1,54. Lấy 1’ = 3.10-4 raD. Trên màn đặt song song và cách mặt phân giác trên 1 đoạn 2m, ta thu được giải màu rộng: A. 8,46mm B. 6,36mm C. 8,64 mm D. 5,45mm Câu 49. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 40 , đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng song song, hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính xấp xỉ bằng A. 1,4160 . B. 0,3360 . C. 0,1680 . D. 13,3120 . Câu 50. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60 (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,642 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là A. 4,5 mm. B. 36,9 mm. C. 10,1 mm. D. 5,4 mm. Câu 51. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 50 , chiết suất đối với tia tím là nt = 1,6852. Chiếu vào lăng kính một tia sáng trắng dưới góc tới nhỏ, hai tia ló tím và vàng hợp với nhau 1 góc 0,0030 raD. Lấy 1’ = 3.10-4 raD. Chiết suất của lăng kính đối với tia vàng: A. 1,5941 B. 1,4763 C. 1,6518 D. 1,6519 Câu 52. Chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ nđ và ánh sáng tím nt hơn kém nhau 0,07. Nếu trong thủy tinh tốc độ truyền ánh sáng đỏ lớn hơn tốc độ truyền ánh sáng tím 9,154.106 m/s thì giá trị của nđ bằng A. 1,53. B. 1,50. C. 1,48. D. 1,55. Câu 53. Chiếu tia sáng trắng vào môi trường nướC. Khi tăng dần góc tới từ 00 đến 900 thì góc lệch giữa tia khúc xạ màu tím và tia khúc xạ màu đỏ sẽ: A. Lúc đầu tăng, lúc sau giảm. B. Tăng dần C. Giảm dần D. Lúc đầu giảm, lúc sau tăng Câu 54. Một cái bể sâu 1,6m chứa đầy nướC. Một tia sáng mặt trời rọi vào nặt nước bể, dưới góc tới i = 600 . Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,331 và với ánh sáng tím là 1,343 Tính độ dài vết sáng ở đáy bể? A. 2,1cm B. 0,936cm C. 2,93cm D. 0,795cm Câu 55. Khi cho một tia sáng đi từ nước có chiết suất n = 4/3 vào một môi trường trong suốt khác có chiết suất n’, người ta nhận thấy vận tốc truyền của ánh sáng bị giảm đi một lượng v =108 m/s. Cho vận tốc của ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Chiết suất n’ là A. n’ = 1,5. B. n’ = 2 C. n’ = 2,4 . D. n’ = . Câu 56. Một thấu kính mỏng, hội tụ, có 2 mặt cầu giống nhau bán kính 20 cm. Chiết suất của thấu kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,50; đối với ánh sáng tím là nt = 1,54. Khoảng cách giữa tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím: A. 1,50 cm B. 1,48 cm C. 1,78 cm D. 2,01 cm Câu 57. Thấu kính mỏng hội tụ bằng thủy tinh có chiết suất đối với tia đỏ nđ = 1,5145, đối với tia tím nt 1,5318 . Tỉ số giữa tiêu cự đối với tia đỏ và tiêu cự đối với tia tím: A. 1,0336 B. 1,0597 C. 1,1057 D. 1,2809 Câu 58. Khi cho một tia sáng đơn sắc đi từ nước vào một môi trường trong suốt X, người ta đo được vận tốc truyền của ánh sáng đã bị giảm đi một lượng 8 10 /v m s  . Biết chiết suất tuyệt đối của nước đối với tia sáng trên có giá trị nn = 1,33. Môi trường trong suốt X có chiết suất tuyệt đối bằng A. 1,6 B. 3,2 C. 2,2 D. 2,4 Câu 59. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 5o , được coi là nhỏ, có chiết suất đối với ánh sáng màu đỏ và màu tím lần lượt là nd = 1,643 và nt = 1,685. Một chùm sáng Mặt Trời hẹp rọi vào mặt bên của lăng kính dưới góc tới i nhỏ. Chùm tia ló rọi vuông góc vào một màn đặt cách lăng kính một khoảng l = 1m. Bề rộng của quang phổ cho bởi lăng kính trên màn là A.1,78 mm. B. 2,78 mm. C. 3,67 mm. D. 4,78 mm. 2 28
  • 29. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Câu 60. Chiếu một tia sáng trắng hẹp vào điểm nằm giữa mặt nước của một bình có đáy AB = 40 cm dưới góc tới i cho tia khúc xạ đỏ chạm vào điểm A của đáy bình. Cho biết mực nước cao 20 cm, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,328 và đối với ánh sáng tím là 1,343. Góc tới i bằng A. 69,890 . B. 71,740 . C. 1,850 . D. 49,900 . CHỦ ĐỀ 2. KHOẢNG VÂN, VỊ TRÍ VÂN SÁNG, VÂN TỐI. Câu 61. Trong thí nghiệm I-âng, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí cách vân sáng trung tâm là A. i/4 B. i/2 C. i D. 2i Câu 62. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này đến vân sáng bậc 5 bên kia so với vân sáng trung tâm là A. 7i. B. 8i. C. 9i. D. 10i. Câu 63. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 9 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là A. 4i. B. 5i. C. 14i. D. 13i. Câu 64. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 ở cùng một bên vân trung tâm là A. x = 3i. B. x = 4i. C. x = 5i. D. x = 10i. Câu 65. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 bên kia vân trung tâm là A. 6i. B. i. C. 7i. D. 12i. Câu 66. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân tối bậc 9 ở cùng một bên vân trung tâm là A. 14,5i. B. 4,5i. C. 3,5i. D. 5,5i. Câu 67. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên này vân trung tâm đến vân tối bậc 5 bên kia vân trung tâm là A. 6,5i. B. 7,5i. C. 8,5i. D. 9,5i. Câu 68. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 ở cùng một bên vân sáng chính giữa là A. 6,5 khoảng vân B. 6 khoảng vân. C. 10 khoảng vân. D. 4 khoảng vân. Câu 69. Trong thí nghiệm I-âng, vân sáng bậc nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng A. λ/4. B. λ/2. C. λ. D. 2λ. Câu 70. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là D = 1 m, khoảng vân đo được là i = 2 mm. Bước sóng của ánh sáng là A. 0,4 μm. B. 4 μm. C. 0,4.10–3 μm. D. 0,4.10–4 μm. Câu 71. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 0,4 mm, D = 1,2 m, nguồn S phát ra bức xạ đơn sắc có λ = 600 nm. Khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp trên màn là A. 1,6 mm. B. 1,2 mm. C. 1,8 mm. D. 1,4 mm. Câu 72. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết a = 5 mm, D = 2 m. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc là A. 0,65μm. B. 0,71 μm. C. 0,75 μm. D. 0,69 μm. Câu 73. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắC. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là A. ± 9,6 mm. B. ± 4,8 mm. C.± 3,6 mm. D. ± 2,4 mm. Câu 74. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắC. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 4 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8 mm. Toạ độ của vân tối bậc 4 về phía + là A. 6,8 mm. B. 3,6 mm. C. 2,4 mm. D. 4,2 mm. Câu 75. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,64 μm. Vân sáng thứ 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng A. 1,20 mm. B. 1,66 mm. C. 1,92 mm. D. 6,48 mm. Câu 76. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 μm. Vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng 29
  • 30. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn A. 1,6 mm. B. 0,16 mm. C. 0,016 mm. D. 16 mm. Câu 77. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng, biết D = 1 m, a = 1 mm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,6 mm. Tính bước sóng ánh sáng. A. 0,44 μm B. 0,52 μm C. 0,60 μm D. 0,58 μm. Câu 78. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2 m; a = 1 mm; λ = 0,6 μm. Vân tối thứ tư cách vân trung tâm một khoảng A. 4,8 mm B. 4,2 mm C. 6,6 mm D. 3,6 mm Câu 79. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2 m; a = 1 mm; λ = 0,6 μm. Vân sáng thứ ba cách vân trung tâm một khoảng A. 4,2 mm B. 3,6 mm C. 4,8 mm D. 6 mm Câu 80. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 3 m; a = 1 mm, khoảng vân đo được là 1,5 mm. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào hai khe là: A. 0,40 μm B. 0,50 μm C. 0,60 μm D. 0,75 μm. Câu 81. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 3 m; a = 1 mm. Tại vị trí M cách vân trung tâm 4,5 mm, ta thu được vân tối bậc 3. Tính bước sóng ánh dùng trong thí nghiệm. A. 0,60 μm B. 0,55μm C. 0,48 μm D. 0,42 μm. Câu 82. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng, tại vị trí cách vân trung tâm 3,6mm, ta thu được vân sáng bậc 3. Vân tối bậc 3 cách vân trung tâm một khoảng: A. 4,2 mm B. 3,0 mm C. 3,6 mm D. 5,4 mm Câu 83. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng, tại vị trí cách vân trung tâm 4mm, ta thu được vân tối bậc 3. Vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng: A. 6,4 mm B. 5,6 mm C. 4,8 mm D. 5,4 mm Câu 84. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở hai bên so với vân sáng trung tâm là A. 0,50 mm. B. 0,75 mm. C. 1,25 mm. D. 2 mm. Câu 85. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1. Hiệu quãng đường từ hai khe đến vân sáng bậc 4 là 2,4 μm. Một điểm M trên màn có hiệu quãng đường đến hai khe là 1,5 μm sẽ quan sát thấy A. vân sáng bậc 2 B. vân toi thu 2 C. vân sáng bậc 3 D. vân toi thu 3 Câu 86. Tại điểm M trên màn của một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hiệu đường đi của hai sóng tới M là 2,6 μm. Biết rằng tại M có vân sáng. Bước sóng ánh sáng không thể có giá trị nào dưới đây ? A. 0,48 μm. B. 0,52 μm C.0,65 μm D. 0,43 μm. Câu 87. Trong thí nghiệm Young, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là λ = 0,75 μm. Vân sáng thứ tư xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng: A. 2,25 μm B. 3 μm C. 3,75μm D. 1,5μm Câu 88. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là 1 = 750 nm, 2 = 675 nm và 3 =600 nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,5 m có vân sáng của bức xạ A. 2 và 3. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 89. Trong thí nghiệm giao thoa khe Young dùng ánh trắng có bước sóng trong khoảng từ 0,38 m đến 0,76 m, hiệu khoảng cách từ hai khe sáng đến một điểm A trên màn là d =3,5 m. Có bao nhiêu bức xạ đơn sắc bị triệt tiêu tại A? A. 5 B. 2 C. 4 D.8 Câu 90. Ánh sáng từ hai nguồn kết hợp có bước sóng 1=500nm đến một cái màn tại một điểm mà hiệu đường đi hai nguồn sáng là d =0,75m. Tại điểm này quan sát được gì nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng 2=750nm? A. Từ cực đại giao thoa chuyển thành cực tiểu giao thoa. B. Từ cực tiểu giao thoa chuyển thành cực đại giao thoa. C. Từ cực đại của một màu chuyển thành cực đại của một màu khác. D. Cả hai trường hợp đều quan sát thấy cực tiểu. 30
  • 31. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Câu 91. Nếu trong thí nghiệm giao thoa Y-âng với ánh sáng đa sắc gồm 4 đơn sắc: đỏ, vàng, lục, lam. Như vậy, vân sáng đơn sắc gần vân trung tâm nhất là vân màu A. vàng. B. lục. C. lam. D. đỏ. Câu 92. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,2mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là 1m, khoảng vân đo được là 2mm. Bước sóng của ánh sáng là: A. 0,4m B. 4m C. 0,4 .10-3 m D. 0,4 .10-4 m Câu 93. Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2, hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn. A. 0,7mm B. 0,6mm C. 0,5mm D. 0,4mm Câu 94. Một nguồn sáng đơn sắc λ = 0,6μm chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S1, S2, hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe 1m. Xác định vị trí vân tối thứ bA. A. 0,75mm B. 0,9mm C. 1,5mm D. 1,75mm Câu 95. Trong thí nghiệm của Young, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,4 μm. Nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ' thì thấy khoảng vân giao thoa tăng lên 1,5 lần. Tìm λ'. A. λ' = 0,6μm. B. λ' = 0,5μm. C. λ' = 0,4μm. D. λ' = 0,65μm. Câu 96. Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2m. Ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm. Tại điểm M cách vân trung tâm 9mm ta có A. vân tối thứ 4. B. vân sáng bậc 5. C. vân tối thứ 5. D. vân sáng bậc 4. Câu 97. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắC. Khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 4m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp đo được là 4,8mm. Tọa độ của vân sáng bậc 5 là: A.± 2,4mm B. ± 6mm C. ± 4,8mm D. ± 3,6mm Câu 98. Cho hai nguồn sáng kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng a = 2mm và cách đều một màn E một khoảng D = 2m. Khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng thứ tư là 2mm. Tính bước sóng ánh sáng: A. 0,75μm. B. 0,5μm. C. 0,65μm. D. 0,7μm. Câu 99. Trong thí nghiệp Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3mm có vân sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là A. 0,5 μm. B. 0,45 μm. C. 0,6 μm. D. 0,75 μm. Câu 100. Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600 nm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Khoảng vân quan sát được trên màn có giá trị bằng A. 1,2 mm B. 1,5 mm C. 0,9 mm D. 0,3 mm Câu 101. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách giữa hai khe S1S2 = 4mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Chiếu tới hai khe S1, S2 một ánh sáng đơn sắc, trên màn quan sát người ta thấy, giữa hai điểm P và Q đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm O có 11 vân sáng. Tại P và Q là hai vân sáng, biết PQ = 3mm. Tại điểm M cách vân trung tâm một khoảng 0,75mm là vân sáng hay vân tối bậc (thứ) mấy? A. vân tối thứ 4. B. vân sáng bậc 3. C. vân sáng bậc 5. D. vân tối thứ 3. Câu 102. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Iâng. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Người ta thấy khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ 7 là 4,5mm. Bước sóng của ánh sáng làm thí nghiệm là: A. 0,6 μm. B. 0,46 μm. C. 0,72 μm. D. 0,57 μm. Câu 103. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắC. Khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Khoảng cách giữa 5 vân tối liên tiếp đo được là 2,4mm. Toạ độ của vân sáng bậc 3 là: A.± 6,6mm B. ± 4,8mm C. ± 3,6mm D. ± 1,8mm Câu 104. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là 0,5m. Tại A trên màn trong vùng giao thoa cách vân trung tâm một khoảng 2,75 mm là A.vân tối thứ 6 B. vân tối thứ 4 C.vân tối thứ 5 D. vân sáng bậc 6 31
  • 32. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn Câu 105. Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm, khoảng cách giữa 2 khe I-âng là 1 mm, khoảng cách từ màn chứa 2 khe tới màn quan sát là 1m. Màu của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là A. màu đỏ. B. màu lục. C. màu chàm. D. màu tím. Câu 106. Trong thí nghiệm Yong về giao thoa ánh sáng: Khoảng cách giữa hai khe là 1mm , khoảng cách từ hai khe tới màn là 2 m. Dùng ánh sáng đơn sắc ta đo được khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 4 là 4,5 mm . Tìm bước sóng của ánh sáng ? A. 0,66 m B. 0,60m C. 0,56m D. 0,76m Câu 107. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng , hiệu đường đi từ hai khe đến một điểm A trên màn là 2,5µm. Chiếu 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm thì vân giao thoa tại điểm A là A. vân sáng thứ 5. B. vân tối thứ 5 C. vân sáng thứ 6. D. vân tối thứ 6. Câu 108. Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng 5,4 mm có vân sáng bậc (thứ) A. 3. B. 6. C. 2. D. 4. Câu 109. Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng A. 0,48 μm. B. 0,40 μm. C. 0,60 μm. D. 0,76 μm. Câu 110. Trong một thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 540 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i1 = 0,36 mm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 = 600 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân A. i2 = 0,60 mm. B. i2 = 0,40 mm. C. i2 = 0,50 mm. D. i2 = 0,45 mm. Câu 111. Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắC. Biết khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 0,9 m. Quan sát được hệ vân giao thoa trên màn với khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là A. 0,50.10-6 m. B. 0,55.10-6 m. C. 0,45.10-6 m. D. 0,60.10-6 m. Câu 112. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m và khoảng vân là 0,8 mm. Cho c = 3.108 m/s. Tần số ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là A. 5,5.1014 Hz. B. 4,5. 1014 Hz. C. 7,5.1014 Hz. D. 6,5. 1014 Hz. Câu 113. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là 1 = 750 nm, 2 = 675 nm và 3 = 600 nm. Tại điểm M trong vùng giao thỏa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,5 m có vân sáng của bức xạ A. 2 và 3. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 114. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với nguồn sáng đơn sắc, hệ vân trên màn có khoảng vân i. Nếu khoảng cách giữa hai khe còn một nửa và khoảng cách từ hai khe đến màn gấp đôi so với ban đầu thì khoảng vân giao thoa trên màn A. giảm đi bốn lần. B. không đổi. C. tăng lên hai lần. D. tăng lên bốn lần. Câu 115. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là A. 0,5 m. B. 0,7 m. C. 0,4 m. D. 0,6 m. Câu 116. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng A. 2λ. B. 1,5λ. C. 3λ. D. 2,5λ. Câu 117. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng , khoảng cách giữa hai khe hẹp là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân sáng trung tâm 6 mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp một đoạn bằng 0,2 mm sao cho vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá trị của  bằng 32
  • 33. Kiến thức trọng tâm vật lý THPT Nguyễn Chí Sơn A. 0,60 μm B. 0,50 μm C. 0,45 μm D. 0,55 μm Câu 118. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến điểm M có độ lớn nhỏ nhất bằng A. /4. B. . C. /2. D. 2. Câu 119. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sống 0,6m. Khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn quan sát, hai vân tối liên tiếp cách nhau một đoạn là A. 0,45 mm. B. 0,6 mm. C. 0,9 mm. D. 1,8 mm. Câu 120. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân giao thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 3 nằm ở hai bên vân sáng trung tâm là A. 5i. B. 3i. C. 4i. D. 6i. CHỦ ĐỀ 3. SỐ VÂN TRÊN MÀN HOẶC TRÊN ĐOẠN THẲNG MN. Câu 121. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Young cách nhau 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2m, ánh sáng dùng có bước sóng  = 0,5 m. Bề rộng của giao thoa trường là 18mm. Số vân sáng N1, vân tối N2 có được là A.N1 = 11, N2 = 12 B. N1 = 7, N2 = 8 C. N1 = 9, N2 = 10 D. N1 = 13, N2 = 14 Câu 122. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Young cách nhau 2mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 3m, ánh sáng dùng có bước sóng  = 0,5m. Bề rộng của giao thoa trường là 1,5cm. Số vân sáng N1, vân tối N2 có được là A. N1 = 19, N2 = 18 B. N1 = 21, N2 = 20 C. N1 = 25, N2 = 24 D. N1 = 23, N2 = 22 Câu 123. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Young cách nhau 2mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 3m, ánh sáng dùng có bước sóng  = 0,6 m. Bề rộng của giao thoa trường là 1,5cm. Tổng số vân sáng và vân tối có được là A. 31 B. 32 C. 33 D. 34 Câu 124. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng vân là 1,12.103 m. Xét hai điểm M và N cùng ở một phía đối với vân sáng chính giữa O. Biết OM = 0,56. 104 m và ON = 0,96. 103 m. Số vân sáng giữa M và N là: A. 2. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 125. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng: khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 là 1 mm, khoảng cách từ S1S2 đến màn là 1m, bước sóng ánh sáng bằng 0,5 μm. Xét 2 điểm M và N (ở cùng phía đối với vân trung tâm) có tọa độ lần lượt xM = 2 mm và xN = 6 mm. Giữa M và N có A. 6 vân sáng. B. 7 vân sáng. C. 5 vân sáng. D. 12 vân sáng. Câu 126. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,5 m. Khoảng cách giữa hai khe bằng 0,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Số vân tối quan sát được trên bề rộng trường giao thoa 32mm là bao nhiêu? Biết hai vân ngoài cùng là vân sáng. A. 18 B. 17. C. 15. D. 16. Câu 127. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của Young, khoảng cách hai khe là 0,6 mm, khoảng cách hai khe tới màn là 2m. Trên một khoảng rộng 2,8 cm thuộc miền giao thoa quan sát được 15 vân sáng và hai đầu là hai vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó là: A.5,6 . 10-5 m B. 0,6  m C. 5,6  m D. 6 . 10-6 m Câu 128. Trong thí nghiệm Young: a = 0,5mm, D = 2m. Ta quan sát thấy 11 vân sáng trên đoạn MN = 20 mm trên màn. Tại M và N cũng là vân sáng và đối xứng nhau qua vân trung tâm (Câu a,b) a- Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là: A.  = 0,55.10-3 m m B.  = 0,5 m C.  = 600 nm D. 0,65 m b- Nếu dùng ánh sáng có bước sóng 0,6 m thì trên đoạn MN sẽ có bao nhiêu vân sáng? A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 129. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 m. Vùng giao thoa trên màn rộng 26 mm (vân trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng là 33