SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN HẢI YẾN
MÃ SINH VIÊN : A18785
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
HÀ NỘI 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Vũ Thị Kim Lan
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Yến
Mã sinh viên : A18785
Chuyên ngành : Kế toán
HÀ NỘI 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy, cô trường Đại học
Thăng Long nói chung và các thầy, cô Bộ môn Kế toán nói riêng đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong thời gian qua. Em xin cảm ơn cô giáo ThS. Vũ
Thị Kim Lan, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các bác, các cô (chú) và các anh (chị)
trong công ty Cổ phần DTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công
ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết về công việc kế
toán trong suốt quá trình thực tập.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình
của các thầy cô và ban lãnh đạo, các bác, các cô (chú) và các anh (chị) trong công ty
Cổ phần DTO. Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình
sau này.
Sinh viên
Nguyễn Hải Yến
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Hải Yến
Thang Long University Library
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT..........................................................................1
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT......................1
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất ........................................................1
Khái niệm về chi phí sản xuất ......................................................................11.1.1.1
Phân loại chi phí sản xuất............................................................................11.1.1.2
1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm .................................................3
Khái niệm về giá thành sản phẩm................................................................31.1.2.1
Phân loại giá thành sản phẩm .....................................................................41.1.2.2
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất .................................................................................................5
1.1.4. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ................................................................................................5
1.2. ĐỐI TƢỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐỐI TƢỢNG TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM...................................................................................6
1.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất.................................................................6
1.2.2. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm ................................................................7
1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT .....................................................7
1.3.1. Các phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất...................................................7
1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên...............................................................8
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .....................................................81.3.2.1
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.............................................................91.3.2.2
Kế toán chi phí sản xuất chung..................................................................111.3.2.3
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất..............................................................131.3.2.4
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phƣơng pháp kiểm kê định kỳ.......................................................................13
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................................................141.3.3.1
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...........................................................141.3.3.2
Kế toán chi phí sản xuất chung..................................................................151.3.3.3
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất..............................................................151.3.3.4
1.3.4. Kiểm kê và đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ..............................16
Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính..........161.3.4.1
Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương....161.3.4.2
Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến .......................171.3.4.3
Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức hoặc kế hoạch.....171.3.4.4
1.4. PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.......................................17
Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn) .....................181.4.1.1
Phương pháp hệ số .....................................................................................181.4.1.2
Phương pháp tổng cộng chi phí .................................................................181.4.1.3
Phương pháp theo tỷ lệ chi phí...................................................................191.4.1.4
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ ..............................................191.4.1.5
Phương pháp tính giá thành liên hợp........................................................191.4.1.6
Phương pháp tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế1.4.1.7
biến liên tục .................................................................................................20
1.5. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .........................................21
1.5.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung.................................................................22
1.5.2. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ............................................................23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO ...............24
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DTO...............................................24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần DTO ...............24
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................................24
Ngành nghề kinh doanh .............................................................................242.1.2.1
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ...................................252.1.2.2
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.............................................26
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.............................................28
Thang Long University Library
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty.............................................30
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO ................................................33
2.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm
tại công ty ........................................................................................................33
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất............................................................332.2.1.1
Đối tượng tính giá thành sản phẩm...........................................................332.2.1.2
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất tại công ty...........................................................33
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty ...............................................34
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................................................342.2.3.1
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...........................................................402.2.3.2
Kế toán chi phí sản xuất chung..................................................................472.2.3.3
2.2.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty ...............................................58
Tổng hợp chi phí sản xuất..........................................................................582.2.4.1
Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành thành phẩm2.2.4.2
tại công ty Cổ phần DTO ............................................................................60
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DTO .............................................................69
3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO ........................69
3.1.1. Ƣu điểm ...........................................................................................................69
3.1.2. Hạn chế............................................................................................................70
3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO......71
3.2.1. Ý kiến về cách xác định lƣơng nhân viên quản lý bộ phận và hạch toán
tiền ăn giữa ca .................................................................................................71
3.2.2. Ý kiến về việc thay đổi hình thức kế toán ....................................................76
KẾT LUẬN
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BD Bồi dưỡng
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BTP Bán thành phẩm
CCDC Công cụ dụng cụ
CN Công nhân
CP Chi phí
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
DDCK Dở dang cuối kỳ
đ đồng
GTGT Giá trị gia tăng
KC Kết chuyển
KPCĐ Kinh phí công đoàn
NKCT Nhật ký chứng từ
NVL Nguyên vật liệu
NVLC Nguyên vật liệu chính
NVLP Nguyên vật liệu phụ
PC Phụ cấp
SP Sản phẩm
SPDD Sản phẩm dở dang
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TP Thành phẩm
TSCĐ Tài sản cố định
VLC Vật liệu chính
VNĐ Việt Nam đồng
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp KKTX .............................9
Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX...................10
Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp KKTX..........................12
Sơ đồ 1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX......................13
Sơ đồ 1.5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKĐK ..........14
Sơ đồ 1.6. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK ....................................15
Sơ đồ 1.7. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
hình thức kế toán Nhật ký chung...................................................................................22
Sơ đồ 1.8. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ...........................................................................23
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất ống gang ........................................................................25
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ...........................................................26
Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty............................................................29
Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty Cổ phần DTO...............................................................................................32
Bảng 2.1. Phiếu xuất kho...............................................................................................36
Bảng 2.2. Sổ chi tiết TK 6211 .......................................................................................37
Bảng 2.3. Bảng kê số 4..................................................................................................38
Bảng 2.4. Nhật ký chứng từ số 7 (Phần 1) (Trích)........................................................39
Bảng 2.5. Sổ cái TK 621 (Trích) ...................................................................................40
Bảng 2.6. Mức tiền ăn ca...............................................................................................41
Bảng 2.7. Hệ số lương theo cấp bậc..............................................................................42
Bảng 2.8. Các khoản trích theo lương...........................................................................42
Bảng 2.9. Bảng chấm công............................................................................................44
Bảng 2.10. Bảng thanh toán lương................................................................................45
Bảng 2.11. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06 năm 2014 (Trích TK 622) ..45
Bảng 2.12. Sổ chi tiết TK 6221 .....................................................................................46
Bảng 2.13. Sổ cái TK 622 (Trích) .................................................................................47
Bảng 2.14. Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý ..................................................49
Bảng 2.15. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06 năm 2014 (Trích TK 627) ..49
Bảng 2.16. Sổ chi tiết TK 62711 ...................................................................................50
Bảng 2.17. Phiếu xuất kho.............................................................................................51
Bảng 2.18. Sổ chi tiết TK 62713 ...................................................................................52
Bảng 2.19. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo bộ phận..............................................53
Bảng 2.20. Sổ chi tiết 62714 .........................................................................................54
Bảng 2.21. Hóa đơn dịch vụ sửa chữa...........................................................................55
Bảng 2.22. Sổ chi tiết TK 62717 ...................................................................................56
Bảng 2.23. Sổ chi tiết TK 6271 .....................................................................................57
Bảng 2.24. Sổ cái TK 627 (Trích) .................................................................................58
Bảng 2.25. Sổ chi tiết TK 1541 .....................................................................................59
Bảng 2.26. Sổ cái TK 154 (Trích) .................................................................................60
Bảng 2.27. Thẻ tính giá thành BTP tại BP lò đứng cao tần ..........................................62
Bảng 2.28. Thẻ tính giá thành BTP tại BP lò trung tần................................................63
Bảng 2.29. Thẻ tính giá thành BTP tại BP đúc li tâm ...................................................64
Bảng 2.30. Thẻ tính giá thành BTP tại BP lưu hóa .......................................................65
Bảng 2.31. Thẻ tính giá thành BTP tại BP bơm thử áp.................................................67
Bảng 2.32. Thẻ tính giá thành TP tại BP hoàn thiện.....................................................68
Bảng 3.1. Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý bộ phận.......................................73
Bảng 3.2. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06 năm 2014 (Trích TK 627) ....73
Bảng 3.3. Bảng thanh toán lương công nhân trực tiếp sản xuất....................................74
Bảng 3.4. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06 năm 2014 (Trích TK 622) ....74
Bảng 3.5. Sổ chi tiết TK 62711 .....................................................................................75
Bảng 3.6. Sổ chi tiết TK 6221 .......................................................................................75
Bảng 3.7. Sổ nhật ký chung...........................................................................................77
Bảng 3.8. Sổ cái TK 621 ...............................................................................................78
Bảng 3.9. Sổ cái TK 622 ...............................................................................................79
Bảng 3.10. Sổ cái TK 627 .............................................................................................80
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị
trường hiện nay cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc hết sức cơ
bản là phải làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí đã bỏ ra bảo toàn được vốn và
có lãi để tích luỹ, tái sản xuất mở rộng từ đó mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Chìa khoá để giải quyết vấn đề này chính là việc hạch toán ra sao
để cho chi phí sản xuất và giá thành ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể được của
doanh nghiệp. Điều đó cho thấy sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sẩn phẩm.
Ngoài ra làm tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho
doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng của quá trình sản xuất, quản lý cung cấp
thông tin một cách chính xác kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để đề ra các quyết sách,
biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng đồng thời giúp doanh nghiệp có sự chủ động sáng
tạo trong sản xuất kinh doanh.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế công tác tổ chức hạch toán tại Công
ty Cổ phần DTO, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.s Vũ Thị Kim Lan và
phòng Kế toán - tài chính của công ty, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần DTO” cho bài khóa luận tốt
nghiệp của mình. Kết cấu của bài khóa luận gồm 3 phần chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần DTO.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần DTO.
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của Công ty Cổ phần DTO. Qua đó, hoàn thiện những kiến thức của
bản thân đồng thời tìm ra những điểm còn hạn chế và đưa ra một số kiến nghị để hoàn
thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Đối tượng nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần DTO.
Phạm vi nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần DTO dưới góc độ kế toán tài chính trong tháng 06 năm 2014.
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
Khái niệm về chi phí sản xuất1.1.1.1
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách
có ý thức và có mục đích, các yếu tố sản xuất đầu vào để hình thành các sản phẩm lao
vụ, dịch vụ nhất định. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhất
định phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: tư liệu sản xuất,
đối tượng lao động và sức lao động, đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính
là quá trình tiêu hao các yếu tố trên.
Để sản xuất ra hàng hóa thì phải tiêu hao cả về lao động và đối tượng lao động.
Do vậy có thể kết luận rằng: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý,
năm). Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản
xuất vào đối tượng tính giá thành.
Khi tiến hành sản xuất không phải tất cả các khoản chi phí đều liên quan đến hoạt
động sản xuất sản phẩm mà còn có những khoản chi phí khác như chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản
xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất1.1.1.2
Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội
dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí…trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để
thuận lợi cho công tác quản lý, hạch toán và kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho
việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải
được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
Phân loại theo yếu tố chi phí:
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng
nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân
theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xác định và phát triển định mức vốn lưu
Thang Long University Library
2
động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện
hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:
 Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ.... Sử dụng vào sản xuất kinh doanh
(loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi);
 Yếu tố chi phí nhiên liệu động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ (trừ số lượng dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi);
 Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền
lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả công nhân viên chức;
 Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: trích theo tỷ lệ quy định trên tổng
số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên chức;
 Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải
trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ;
 Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
dùng vào sản xuất kinh doanh;
 Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa
phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho
việc tính toàn bộ chi phí được theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng
của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành, giá
thành sản phẩm ở Việt Nam gồm 3 khoản mục:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu
chủ yếu tạo thành thực thể vật chất của sản phẩm và các nguyên liệu phụ, kết hợp với
nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm,
hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm,...;
 Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích
theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và các khoản phải trả khác cho công
nhân trực tiếp sản xuất;
 Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không
kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất
chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí
khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí bảo trì,...
3
Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn
bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh:
Theo cách phân loại này chi phí được chia làm 2 loại:
 Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản
phẩm, được xem là gắn liền với từng đơn vị sản phẩm khi chúng được sản xuất ra,
chúng gắn liền với sản phẩm tồn kho chờ tiêu thụ và khi sản phẩm được tiêu thụ thì
mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh;
 Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết
vào phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm cả chi phí quản lý
doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh
doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính vào phí tổn
của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh.
Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức
độ hoạt động kinh doanh. Chi phí được chia thành 3 loại:
 Chi phí khả biến (biến phí): là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức
độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thường biến phí của một đơn vị
hoạt động thì không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. Biến phí
được chia làm 2 loại là biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc;
 Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi
hoặc rất ít thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi phù hợp. Định
phí có thể chia làm 2 loại là định phí bắt buộc và định phí tùy ý;
 Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và
yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc
điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm
của biến phí.
1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
Khái niệm về giá thành sản phẩm1.1.2.1
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ, lao vụ
hoàn thành.
Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm, lao vụ cụ thể và chỉ
tính toán xác định với số lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành, kết thúc toàn bộ quá
Thang Long University Library
4
trình sản xuất (thành phẩm) hay hình thành một giai đoạn công nghệ sản xuất (bán
thành phẩm).
Phân loại giá thành sản phẩm1.1.2.2
Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như
yêu cầu xác định giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ nhiều
phạm vi tính toán khác nhau.
Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.
 Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh
doanh dựa trên co sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí
của kỳ kế hoạch;
 Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng
được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế
hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi
trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức
về chi phí hiện hành tại từng thời điểm trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng)
nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi
phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
 Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi hoàn thành việc chế tạo
sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực
tế đạt được.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định
được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều
chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành:
 Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất
cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm
vi phân xưởng sản xuất.
 Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ và giá thành đầy đủ): là chỉ
tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm.
Giá thành toàn bộ
của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất
của sản phẩm
+
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
+
Chi phí
bán hàng
5
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh
doanh lãi hoặc lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.
Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng
và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn
mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu.
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất
Về thực chất, chi phí sản xuất và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản
xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản
ánh mặt kết quả sản xuất. Nói cách khác, giá thành là biểu hiện bằng tiền các khoản
chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng
công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Tổng giá thành
sản phẩm
=
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau,
chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản
phẩm. Mặt khác, số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tính giá thành sản
phẩm. Vì vậy, tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành.
1.1.4. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu cung cấp
thông tin phục vụ cho công tác quản lý cho nên nó đóng vai trò quan trọng trong công
tác quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp là chủ thể độc lập tự hạch toán
kinh doanh, được quyền chủ động lựa chọn phương án sản xuất phù hợp, chịu trách
nhiệm bù đắp chi phí bỏ ra, tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Để làm được điều
này, các doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất đầy đủ hợp lý tính toán
chính xác giá thành sản phẩm. Thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng
loại chi phí phát sinh sẽ góp phần quản lý tài sản vật tư tiền vốn, lao động có hiệu quả
hơn và có biện pháp phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là điều
kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Đồng thời còn là tiền đề để xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
6
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong
công tác kinh tế, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì việc xác định đúng
nội dung, phạm vi chi phí cấu thành giá thành sản phẩm, giá trị các yếu tố chi phí đã
chuyển dịch vào sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và
là một yêu cầu cấp bách. Để đáp ứng những yêu cầu quản lý, kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm có nhiệm vụ sau:
 Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất
sản phẩm của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí
sản xuất, xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp;
 Tổ chức hợp lý và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối
tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp đối với từng loại chi
phí. Tổ chức kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm
lao vụ, dịch vụ;
 Thường xuyên đối chiếu kiểm tra và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các
định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp và các dự toán chi phí đối với chi phí sản
xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đề xuất các biện pháp tăng
cường quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu hạch toán kinh
tế. Định kỳ báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ thời hạn.
1.2. ĐỐI TƢỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐỐI TƢỢNG TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi
phí sản xuất. Thực chất của xác định đối tượng chi phí sản xuất là xác định nơi phát
sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất,…) và nơi chịu chi phí (sản
phẩm, đơn đặt hàng,...). Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường
dựa trên căn cứ như:
 Loại hình sản xuất;
 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm;
 Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây
dựng hệ thống chứng từ ban đầu liên quan đến chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ
kế toán chi tiết chi phí sản xuất.
7
1.2.2. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm
Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản
phẩm, bán thành sản phẩm,công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một
đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay trên dây
chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
Khi tính giá thành sản phẩm trước hết phải xác định đối tượng tính giá thành.
Muốn vậy phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình sản
xuất công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩm
dịch vụ đã được xã hội thừa nhận, phù hợp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của
đơn vị. Dựa vào căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là:
 Từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành;
 Từng bộ phận chi tiết sản phẩm;
 Sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ hay bán thành phẩm.
Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của
doanh nghiệp giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ
doanh nghiệp
1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.3.1. Các phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất
Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương
pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
 Phương pháp trực tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản
xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng
biệt. Do đó, có thể căn cứ chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng
riêng biệt;
 Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi
phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức
ghi chép riêng cho từng đối tượng được. Như vậy, phải tập hợp chung cho nhiều đối
tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho
từng đối tương kế toán chi phí. Trình tự phân bổ các chi phí như sau:
 Xác định hệ số phân bổ:
H =
C
T
Thang Long University Library
8
Trong đó:
H: Hệ số phân bổ chi phí
C: Tổng chi phí cần phân bổ
T: Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ của các đối tượng
 Tính mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng
Ci = H * Ti
Trong đó:
Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng
Ti: Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng
1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi tình hình hiện có,
biến động tăng, giảm vật tư, hàng hoá một cách liên tục trên sổ sách. Áp dụng phương
pháp này có ưu điểm là sự chính xác và có thể có thông tin bất kể lúc nào về tình hình
nhập, xuất, tồn vật tư hàng hoá và tình hình biến động tăng, giảm chi phí sản xuất,
hàng hoá, tình hình chênh lệch, thiếu hụt,…và kịp thời có các biện pháp xử lý.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp1.3.2.1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những
vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng
biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ…) thì hạch
toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dựng có liên quan đến nhiều
đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng
phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan.
Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số,
theo số lượng, theo trọng lượng, sản phẩm....
Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản CPNVLTT, kế toán sử dụng tài
khoản 621- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo
từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản
phẩm,…)
9
TK 621 – CP nguyên vật liệu trực tiếp
Tập hợp chi phí NVL xuất sản xuất
trong kỳ
- Trị giá NVL xuất dùng không hết được
nhập lại kho
- KC chi phí NVL trực tiếp vượt mức bình
thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán
- KC chi phí NVL trực tiếp vào TK 154 –
Chi phí SXKD dở dang
Phƣơng pháp kế toán
Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp theo phƣơng pháp KKTX
TK 152 TK 621 TK 152
Xuất kho NVL Nhập kho NVL xuất dùng
trực tiếp đưa vào SX không hết
TK 111, 112, 331 TK 154
Mua NVL đưa thẳng Kết chuyển CPNVLTT
vào sản xuất trong kỳ
TK 133 TK 632
KC CPNVLTT
Thuế GTGT trên mức bình thường
TK 411
Nhận vốn góp bằng NVL
trực tiếp đưa vào sản xuất
TK 336, 338
NVL vay mượn chuyển thẳng SX
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp1.3.2.2
Chí phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính,
lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại,...).
Thang Long University Library
10
Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí theo
một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như chi phí nguyên vật liệu chính. Chi
phí nhân công trực tiếp thường được tính vào từng đối tượng chịu chi phí. Trường hợp
chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất mà
không hạch toán trực tiếp tiền lương phụ, các khoản phụ hoặc tiền lương chính trả theo
mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày... thì ta có thể phân
bổ chi phí nhân công trực tiếp theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: theo định mức
hoặc theo giờ công lao động, khối lượng sản phẩm sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể.
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được
mở chi tiết cho từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm,…).
TK 622 – CP nhân công trực tiếp
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản
xuất SP, thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- KC chi phí nhân công trực tiếp vượt mức
bình thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán
- KC chi phí nhân công trực tiếp vào
TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Phƣơng pháp kế toán
Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phƣơng pháp KKTX
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương phải trả cho công nhân KC chi phí
trực tiếp tham gia sản xuất nhân công trực tiếp
TK 338
Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ TK 632
BHTN của CN trực tiếp sản xuất
TK 335 KC chi phí nhân công trực tiếp
Trích trước tiền lương nghỉ phép vượt trên mức bình thường
của công nhân trực tiếp sản xuất
11
Kế toán chi phí sản xuất chung1.3.2.3
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm
sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi
phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận tổ, đội sản xuất. Các chi phí
sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng cho từng địa điểm phát sinh chi
phí, sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
Do chi phí sản xuất chung thường liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch
vụ trong phân xưởng nên việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng theo tiêu thức phù
hợp (sản phẩm, định mức, lương công nhân thực tế nhận được, theo số giờ làm việc
của công nhân…) là rất cần thiết.
Chi phí sản xuất chung có thể chia làm 2 loại:
 Chi phí sản xuất chung cố định (Định phí sản xuất chung): Là chi phí sản xuất
gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra như: chi phí khấu
hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí hành chính trong các phân
xưởng sản xuất…
 Chi phí sản xuất chung biến đổi (Biến phí sản xuất chung): Là chi phí sản xuất
gián tiếp thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất ra
như: chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp…
Đối với mỗi sản phẩm thì định phí sản xuất chung của tất cả sản phẩm là không
đổi còn biến phí sản xuất chung sẽ thay đổi với từng loại sản phẩm.
Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627
– Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng (phân
xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm,…).
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh
trong kỳ
- Các khoản ghi giảm CPSXC
- CPSXC cố định không phân bổ được
ghi nhận vào GVHB do SP thực tế thấp
hơn công suất bình thường
- KC chi phí sản xuất chung vào TK 154
– Chi phí SXKD dở dang
Thang Long University Library
12
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và có 6 tài khoản cấp 2:
 TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
 TK 6272: Chi phí vật liệu
 TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
 TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
 TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
 TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Phƣơng pháp kế toán
Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung theo phƣơng pháp KKTX
TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152
Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm CPSXC
phân xưởng
TK 152, 153
Chi phí NVL, CCDC TK 154
(loại phân bổ 1 lần) Kết chuyển hoặc phân bổ
CPSXC theo chi phí tập hợpTK 142, 242, 335
Chi phí theo dự toán hoặc Cho các đối tượng chịu chi phí
phân bổ các khoản CP trả trước
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ TK 632
tại phân xưởng Định mức chi phí sản xuất chung
TK 111, 112, 331, 141 không phân bổ vào giá thành
sản phẩm
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK133
Thuế GTGT
13
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất1.3.2.4
Tài khoản sử dụng: TK 154 - chi phí SXKD dở dang.
Tài khoản này mở chi tiết cho từng nơi phát sinh chi phí hay từng nhóm sản
phẩm, từng loại sản phẩm... của các bộ phận SXKD chính, sản xuất kinh doanh phụ.
TK 154 – CP SXKD dở dang
Tập hợp CP phát sinh trong kỳ
(CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC)
- Các khoản ghi giảm CP sản xuất
- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch
vụ hoàn thành trong kỳ
SDCK: Giá trị SPDD cuối kỳ
Sơ đồ 1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp KKTX
TK 621 TK 154 TK 152
Kết chuyển CPNVLTT Phế liệu thu hồi
hoặc vật tư xuất dùng không hết
TK 622 TK 1381
Kết chuyển CPNCTT Sản phẩm hỏng ngoài định mức trên
dây chuyền sản xuất
TK 627 TK 155
Kết chuyển CPSXC Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho
TK 632
Giá thành sản xuất sản phẩm bán
không qua kho
TK 157
Giá thành sản xuất sản phẩm gửi bán
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
Khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch
toán hàng tồn kho, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ không ghi
Thang Long University Library
14
sổ liên tục các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho mà đến cuối kỳ doanh
nghiệp mới kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các
phân xưởng cùng bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của thành phẩm hoàn
thành. Vì thế hạch toán chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp này cũng có sự khác
biệt nhất định.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp1.3.3.1
Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất
khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần dựa
vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng
mục đích.
Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử
dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí được phản ánh trên TK
621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu mà được ghi một lần vào
cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên, vật liệu
tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh của TK 621 giống như phương pháp kê
khai thường xuyên. Phương pháp kế toán như sau:
Sơ đồ 1.5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phƣơng pháp KKĐK
TK 111, 112, 331 TK 611 TK 621 TK 631
Giá trị vật liệu mua trong kỳ KC giá trị NVL Kết chuyển
TK 133 sản xuất sản phẩm CPNVLTT
Thuế GTGT TK 152, 151
KC giá trị NVL
tồn cuối kỳ
KC giá trị NVL tồn đầu kỳ
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp1.3.3.2
Về CPNCTT, tài khoản sử dụng và cách tập hợp giống như phương pháp KKTX.
Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển
CPNCTT vào TK 631 – Giá thành sản xuất theo từng đối tượng.
15
Kế toán chi phí sản xuất chung1.3.3.3
Toàn bộ CPSXC được tập hợp vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung và được chi
tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương
pháp KKTX. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính
giá thành. Đối với công cụ dụng cụ (TK 153), nguyên vật liệu (TK 152) xuất dùng
chung tại phân xưởng, kế toán sẽ hạch toán như nguyên vật liệu chính theo phương
pháp kiểm kê định kỳ nêu trên và cuối kỳ toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được kết chuyển
vào TK 631 để tính giá thành.
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất1.3.3.4
Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế
toán sử dụng TK 631 – Giá thành sản xuất. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo
từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất …) và theo nhóm, loại
sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ… tương tự như TK 154
TK 631 - Giá thành sản xuất
- Kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
- Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang
cuối kỳ
Sơ đồ 1.6. Kế toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp KKĐK
TK 154 TK 631 TK 154
Đầu kỳ kết chuyển giá trị Cuối kỳ kiểm kê,
sản phẩm dở dang xác định và kết chuyển giá trị
SPDD cuối kỳTK 621
Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT
xuất dùng cho SXKD trong kỳ TK 632
TK 622 Giá thành sản xuất của
KC chi phí nhân công trực tiếp thành phẩm, lao vụ, dịch vụ
hoàn thành nhập kho, gửi bán
hoặc tiêu thụ trực tiếpTK 627
KC chi phí sản xuất chung
Thang Long University Library
16
1.3.4. Kiểm kê và đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình
sản xuất chế biến, còn đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một
vài quy trình chế biến, nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.
Việc tính giá SPDD hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực
hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán SPDD là
một công việc phức tạp khó có thể chính xác tuyệt đối. Kế toán phải phụ thuộc vào
tình hình đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tổ chức cấu thành
của chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng một trong
những phương pháp đánh giá SPDD.
Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính1.3.4.1
Theo phương pháp này, chỉ có chi phí NVL chính mới được tính cho cả sản
phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn các chi phí khác được tính hết
cho thành phẩm. Do vậy trong SPDD cuối kỳ chỉ bao gồm giá trị NVL chính.
Áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong
giá thành sản phẩm, còn các chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu phụ, CPNCTT,
CPSXC chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí. Công thức được xác định như sau:
Giá trị NVL
chính tính cho
SPDD
=
Toàn bộ giá trị NVL chính xuất dùng
×
Số lượng
SPDD
cuối kỳSố lượng thành phẩm + Số lượng SPDD cuối kỳ
Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán rất đơn giản, khối lượng công việc
tính toán ít tuy nhiên có độ chính xác không cao vì phương pháp này chỉ tính theo chi
phí nguyên vật liệu chính.
Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương1.3.4.2
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng SPDD để quy ra SPDD thành sản phẩm
hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức.
Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để
tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số
theo số thực tế dùng.
Giá trị VLC
nằm trong
SPDD
=
Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng
x
Số lượng
SPDD cuối kỳ
(không quy
đổi)
Số lượng thành
phẩm
+
Số lượng SPDD
không quy đổi
17
Chi phí chế biến
trong SPDD
(theo từng loại)
=
Tổng chi phí chế biến từng loại
x
Số lượng
SPDD quy
đổi thành
thành phẩm
Số lượng
thành phẩm
+
Số lượng SPDD quy đổi ra
thành phẩm
Khi áp dụng phương pháp này thì kết quả tính toán có mức độ chính xác cao,
nhưng khối lượng tính toán lớn mất nhiều thời gian vì khi kiểm kê SPDD cần phải xác
định mức độ hoàn thành của SPDD.
Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến1.3.4.3
Để đơn giản việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ
lệ không thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất
là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giai đoạn
SPDD đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị SP dở dang
chưa hoàn thành
=
Giá trị NVL chính nằm
trong SPDD
+
50% chi phí chế
biến
Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức hoặc kế hoạch1.3.4.4
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước,
các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị SPDD. Phương
pháp này chỉ áp dụng thích hợp với sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí hợp
lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành định mức.
Chi phí SPDD
cuối kỳ
=
Khối lượng SPDD
cuối kỳ
x Định mức
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng doanh nghiệp, là cơ sở để xác định đúng đắn chỉ tiêu giá thành, kết quả
kinh doanh.
1.4. PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, phù
hợp với kỳ tình giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp. Kỳ tính giá thành
là thời kỳ bộ phận kế toán tính giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các
đối tượng tính giá thành trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được. Xác định kỳ tính
giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc
tính giá thành phẩm sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về
giá thành thực tế sản phẩm trung thực, kịp thời.
Thang Long University Library
18
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc một hệ thống
phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần tuý
kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Việc lựa chon phương
pháp tính giá thành chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm về đối tượng hạch toán chi phí
sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn)1.4.1.1
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất
đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm riêng biệt. Giá thành đơn vị
sản phẩm được tính như sau:
Giá thành
đơn vị
sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở
dang cuối kỳ
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Phương pháp hệ số1.4.1.2
Được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất,
cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động, nhưng thu được đồng thời
nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm
được, mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết
kế toán phải dựa vào hệ số quy đổi để quy đổi các sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ
đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính
ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc =
Tổng giá thành tất cả các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
Giá thành đơn vị sản
phẩm từng loại
=
Giá thành đơn vị sản
phẩm gốc
x
Hệ số quy đổi sản
phẩm từng loại
Tổng số sản phẩm gốc
đã quy đổi
=
Số lượng sản
phẩm i
x
Hệ số quy đổi của sản
phẩm i
Tổng giá thành sản
phẩm của các loại
sản phẩm
=
Giá trị sản
phẩm dở dang
đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
Phương pháp tổng cộng chi phí1.4.1.3
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở
nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

n
i 1
19
Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận,
chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên
thành phẩm.
Z = C1 + C2 + ... + Cn
Trong đó:
Z: Tổng giá thành
C1, C2,..., Cn: Chi phí sản xuất ở các giai đoạn 1, 2.... n nằm trong giá thành
sản phẩm.
Phương pháp theo tỷ lệ chi phí1.4.1.4
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất
khác như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo v.v... để giảm bớt khối lượng
hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.
Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định
mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại.
Giá thành
thực tế đơn vị
SP từng loại
=
Giá thành kế hoạch
(hoặc định mức) đơn vị
sản phẩm từng loại
x
Tỷ lệ
chi phí
Tỷ lệ chi phí =
Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
x 100%
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ1.4.1.5
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình, bên cạnh những sản
phẩm chính thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế phải loại
trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ
có thể xác định được theo nhiều phương pháp như giá ước tính, giá kế hoạch, giá
nguyên liệu ban đầu…
Tổng giá
thành sản
phẩm
chính
=
Giá trị SP
chính dở
dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
-
Giá trị SP
phụ thu hồi
ước tính
-
Giá trị SP
chính dở
dang cuối kỳ
Phương pháp tính giá thành liên hợp1.4.1.6
Là phương pháp tính giá thành bằng cách kết hợp nhiều phương pháp khác nhau
như kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ,
hệ số với loại trừ sản phẩm phụ,...
Thang Long University Library
20
Phương pháp tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế1.4.1.7
biến liên tục
Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình
công nghệ bao gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định,
mỗi bước ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng
(hay nguyên liệu) chế biến của bước sau, phương pháp kế toán chi phí thích hợp nhất
là kế toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí
sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi
phí sản xuất chung có thể được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các
bước theo tiêu thức phù hợp. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực
tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ), ... tuỳ thuộc vào
phương pháp hạch toán.
 Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm:
Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán
kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch
toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành
phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và
được phản ánh theo từng khoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự.
 Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm:
Theo phương án này, kế toán không cần tính giá bán thành phẩm hoàn thành
trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp
chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn
công nghệ.
Chi phí NVL
chính
Chi phí chế
biến bước 1
Giá trị SPDD
bước 1
Giá thành
BTP bước 1+ - =
Giá thành
BTP bước 1
Chi phí chế
biến bước 2
Giá trị SPDD
bước 2
Giá thành
BTP bước 2
Giá thành
BTP bước
(n-1)
Chi phí chế
biến bước n
Giá trị SPDD
bước n
Tổng giá
thành thành
phẩm
................ ................ ................ ................
+
+
-
-
=
=
21
Phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm, dịch vụ mà mỗi
doanh nghiệp sẽ áp dụng mẫu thẻ tính giá thành sao cho phù hợp thuận tiện. Căn cứ
vào các số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp được, kế toán tiến hành lập phiếu (thẻ,
bảng) tính giá thành sản phẩm. Thẻ tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu cuối cùng của
quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng…năm…
Tên sản phẩm, dịch vụ: …………………………. Số lƣợng: …………
Chỉ tiêu
Tổng số
tiền
Chia ra theo khoản mục
Nguyên liệu,
vật liệu
… …
A 1 2 3 4
1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ
2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ
3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ
4. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ
1.5. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh,
yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính
toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của
hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu
Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm
Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm
...........
Chi phí bước n tính cho thành phẩm
Tổng giá
thành sản
phẩm hoàn
thành
Thang Long University Library
22
kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Có 5 hình thức kế toán:
Nhật ký chung, Nhật ký - Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ và kế toán trên
máy vi tính. Trong phạm vi giới hạn, em xin giới thiệu 2 hình thức Nhật ký chung và
Nhật ký chứng từ.
1.5.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế -
tài chính phát sinh phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát
sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó thể hiện qua định khoản kế toán. Sau đó, lấy
số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Áp
dụng cho các loại hình doanh nghiệp đơn giản quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, trình độ
kế toán thấp, số lượng lao động kế toán ít.
 Ưu điểm: Dễ ghi, dễ đối chiếu, kiểm tra;
 Nhược điểm: Lượng ghi chép tương đối nhiều.
Sơ đồ 1.7. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Ghi chú:
: Ghi ngày cuối kỳ
: Ghi thường xuyên trong kỳ
: Đối chiếu số liệu cuối kỳ
SỔ CÁI TK 621, 622, 627,
(631), 154
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ nhật ký đặc biệt
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi
tiết
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
TK 621, 622, 627,
(631), 154
Chứng từ kế toán: Phiếu xuất kho, phiếu nhập
kho, phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn, bảng tính
lương…
23
1.5.2. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Nhật ký - Chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống
hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc
phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng. Đồng thời, việc ghi
chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp
với hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập báo cáo
tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế.
 Ưu điểm: Giảm nhẹ được công tác ghi sổ kế toán;
 Nhược điểm: Mẫu sổ phức tạp.
Sơ đồ 1.8. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Ghi chú:
: Ghi ngày cuối kỳ
: Ghi thường xuyên trong kỳ
: Đối chiếu số liệu cuối kỳ
Sổ cái TK 621, 622,
627,(631), 154
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê
số 4
Bảng tổng hợp
chi tiết
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
SỐ 7
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết TK 621, 622,
627,(631),154
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
Thang Long University Library
24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DTO
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần DTO
Tên đầy đủ : Công ty Cổ phần DTO
Tên giao dịch : DTO JOIN STOCK COMPANY
Giấy phép số : 0102222097
Mã số thuế : 0102222097
Trụ sở chính : 310 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại : 844-37152628
Email : dto@fpt.vn
Công ty Cổ phần DTO là một đơn vị thành viên của công ty TNHH Một thành
viên Mai Động. Công ty TNHH Một thành viên Mai Động ngày nay có tiền thân là
Liên xưởng cơ khí số 1 được thành lập theo quyết định của UBHC Thành phố Hà Nội
vào ngày 20/06/1960 trên cơ sở hợp nhất của 08 xưởng công tư hợp doanh nằm rải rác
trong thành phố, bao gồm: xưởng Tổng Tài Long, xưởng Đồng Phát Lợi, Xưởng Mỹ
Thịnh, Vạn Thắng, Đại La,…. Năm 1965, đổi tên thành Xí nghiệp Cơ khí Mai Động.
Năm 1971, Xí nghiệp cơ khí Đống Đa sáp nhập vào gọi là Nhà máy Cơ khí Mai Động.
Năm 1980 tiếp nhận thêm Ban nghiên cứu luyện kim bột trực thuộc UBND thành phố.
Năm 1998, được đổi tên thành Công ty Mai Động. Tháng 8 năm 2001 Công ty Cơ khí
Giải Phóng, tiếp theo tháng 10 năm 2002 Công ty Mai Lâm và Viện Kỹ thuật cơ kim
khí cũng được sáp nhập vào Công ty Mai Động theo quyết định của UBND Thành
phố. Năm 2004, công ty là đơn vị sản xuất công nghiệp đầu tiên của Thành phố Hà
Nội hoàn thành việc chuyển đổi doanh nghiệp và mang tên mới “Công ty TNHH Một
thành viên Mai Động”. Đến năm 2007, công ty TNHH Một thành viên Mai Động tiến
hành chia nhỏ thành nhiều đơn vị và đổi tên các đơn vị thành viên, trong đó bao gồm
công ty Cổ phẩn DTO. Công ty Cổ phần DTO hiện vẫn đang hoạt động với cơ sở ở
quốc lộ 3 – Mai Lâm – Đông Anh nhưng có trụ sở chính ở 310 – Minh Khai – Hai Bà
Trưng – Hà Nội.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh2.1.2.1
Các ngành nghề chính của Công ty Cổ phần DTO:
 Sản xuất, kinh doanh ống gang cầu;
25
 Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, ống, phụ kiện đường ống nước
và các sản phẩm khác của công ty;
 Chuyển giao công nghệ thiết bị sản xuất ống nước, công nghệ chế tạo máy móc
thiết bị cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước;
 Đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí;
 Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về sản xuất
kinh doanh các sản phẩm ngành cơ khí, đúc luyện kim.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm2.1.2.2
Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều huy chương tại các hội chợ công nghệ,
thương mại hàng năm. Dây chuyền sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất ống gang
(Nguồn: Phòng kỹ thuật – KCS)
Giải thích sơ đồ: (đi theo hướng mũi tên từ trái sang phải)
(1) Nguyên vật liệu được đưa vào giai đoạn nấu gang. Nguyên liệu được đưa vào
lò phải khổ sạch và được tính toán theo đúng thành phần, tỷ lệ quy định;
(2) Nguyên vật liệu được chất theo từng “mẻ liệu” theo thứ tự: kim loại (gang,
gang vụn) – nhiên liệu (than lót, than mẻ) - chất trở dung, cứ lặp đi lặp lại như thế cho
đến đầy lò và bắt đầu nấu gang. Bản chất quá trình nấu gang: Quá trình oxy hóa nhiên
liệu và tạp chất để phát nhiệt và quá trình trao đổi nhiệt giữa khí nóng và vật liệu nấu;
(3) Tiếp tục nấu gang tại lò trung tần với nhiệt độ thích hợp để ổn định nhiệt độ;
(4) Tiếp tục cho gang vào giai đoạn đúc li tâm. Công ty so sánh công nghệ đúc li
tâm sử dụng lớp lót khuôn bằng cát và sử dụng khuôn kim loại và làm nguội bằng
nước. Công ty đã chọn công nghệ đúc li tâm sử dụng khuôn kim loại và làm nguội
bằng nước bởi nó có nhiều ưu điểm hơn. Nhờ lực li tâm mà gang lỏng được phân bố
Nguyên
vật liệu
Lò
cao
tần
Lò
trung
tần
Đúc li
tâm
Cầu
hóa
Bơm
thử áp
Hoàn
thiện
Thành
phẩm
Thang Long University Library
26
đều theo bề mặt bên trong của khuôn kim loại kết hợp với hệ thống làm nguội bằng
nước để tạo thành ống;
(5) Sau khi đúc li tâm, ống gang được cho vào lò chuyên dụng với các hóa chất
cần thiết để thực hiện việc hóa cầu;
(6) Ống sau khi cầu hóa được cắt tròn và mài dũa rồi đem đi thử áp;
(7) Mặt trong ống được phủ lớp xi măng, mặt ngoài ống được phủ một lớp bitum
để bảo vệ ống, làm chậm quá trình oxy hóa mặt trong tạo nên lớp rỉ ở lòng ống gây
hiện tượng nước đục. Sau đó, ống sẽ được sơn ngoài với lớp sơn màu đen;
(8) Hoàn thành thành phẩm để nhập kho hoặc chuyển thẳng đến người mua.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bộ máy quản lý của Công ty Cổ
phần DTO được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG, BAN NGHIỆP
VỤ VÀ CHỨC NĂNG
BAN KIỂM SOÁT
Phòng
Kế toán
– Tài
chính
Phòng tổ
chức –
hành
chính
Phòng
kế hoạch
– vật tư
– tiêu
thụ
Phòng
kỹ
thuật –
KCS
QM
Bộ
phận
sản
xuất
BP lò đứng cao tần
BP lò trung tần
BP đúc li tâm
BP lưu hóa
BP bơm thử áp
BP hoàn thiện
27
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn
đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của công ty. Đại hội đồng cổ
đông làm việc theo chế độ tập thể và thực hiện chức năng của mình chủ yếu thông qua
kỳ họp của Đại hội đồng cổ đông.
Dưới Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan
quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định, thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Ngoài ra, Ban kiểm soát là người thay mặt cho cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị, điều hành của công ty theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ
đông và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ
của mình.
Ban tổng giám đốc
Ban tổng giám đốc bao gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Tổng giám
đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát
của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật
về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Các phó tổng giám đốc là người giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo phân
công và ủy quyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
QM: Hệ thống quản lý chất lượng
Phòng kế toán – tài chính:
Phòng kế toán - tài chính chịu trách nhiệm lập các kế hoạch tài chính, kế hoạch
tín dụng hằng năm, quản lý tiền hàng của công ty, tham mưu cho Giám đốc, chịu trách
nhiệm về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Thanh toán các khoản
phải trả, phải thu với khách hàng, quan hệ đối tác với Ngân hàng, hạch toán và thực
hiện chế độ báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm. Chấp hành nghiêm chỉnh các
nguyên tắc của quản lý tài chính. Báo cáo lên Giám đốc và các bên có liên quan về
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng tổ chức – hành chính:
Phòng hành chính tổ chức chịu trách nhiệm về nhân sự, tuyển dụng, đào tạo công
nhân, thực hiện các chính sách nâng lương, bảo hộ lao động, các phong trào thi đua
khen thưởng, kí kết các hợp đồng với người lao động… Chịu trách nhiệm về việc thực
Thang Long University Library
28
hiện công tác hành chính văn phòng, công tác hành chính pháp chế văn thư bảo mật.
Phụ trách việc tiếp khách, hội nghị trong công ty…
Phòng kế hoạch – vật tƣ – tiêu thụ:
Phòng kế hoạch có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch kinh
doanh của công ty. Xây dựng các kế hoạch hàng năm về thị trường, công tác tiêu thụ,
thực hiện các hợp đồng kinh tế, hoạch định các phương án kinh doanh, tổ chức tuyên
truyền quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng.. Có trách nhiệm về mọi vấn đề có liên
quan đến kế hoạch, vật tư, tiêu thụ của công ty.
Phòng kỹ thuật – KCS:
Có trách nhiệm về mọi vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm
của công ty.
Bộ phận sản xuất:
 BP lò đứng cao tần: Nấu chảy gang ở nhiệt độ cao;
 BP lò trung tần: Giảm nhiệt độ và giữ gang đã nấu chảy ở nhiệt độ thích hợp;
 BP đúc li tâm: Gang được rót vào khuôn và thực hiện quay li tâm;
 BP lưu hóa: Cầu hóa ống gang bằng các hóa chất;
 BP bơm thử áp: thử áp suất ống gang cầu;
 BP hoàn thiện: phủ xi măng, sơn, hoàn thiện ống.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất với
nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế, chế độ
hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty. Về nguyên tắc cơ cấu kinh tế
tổ chức theo phần hành kế toán, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành. Nhưng do
đặc điểm thực tế của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức ghép
việc, nghĩa là nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán. Căn cứ vào đặc
điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quản lý của Công ty, bộ máy kế toán của Công ty Cổ
phần DTO được tổ chức như sau:
29
Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Kế toán trƣởng:
Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của
công ty. Thường xuyên đi sâu kiểm tra, đối chiếu và nắm chắc các vấn đề như: tình
hình công nợ, tăng giảm TSCĐ, lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, tình hình thu chi
quỹ tiền mặt, TGNH, tình hình vay nợ của công ty, việc chi lương đến người lao động
hàng tháng, các vướng mắc trong khâu thanh toán hoàn thuế và một số vấn đề liên
quan khác. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám đốc về các công việc thuộc
phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng.
Kế toán tổng hợp:
Giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các thông tin kinh tế như lập báo cáo kế
toán, tổ chức thông tin kinh tế phân tích thông tin kinh tế, ghi 1 số tài khoản tổng hợp
và tổ chức bảo đảm lưu trữ tài liệu kế toán, lập báo cáo định kỳ.
Kế toán hàng tồn kho và TSCĐ:
 Có nhiệm vụ theo dõi số lượng và trình tự nhập, xuất vật tư, sản phẩm, hàng
hóa. Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho gửi về kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ.
Sau đó vào sổ chi tiết vật liệu cho từng sản phẩm. Cuối tháng căn cứ vào số liệu xuất,
kế toán lập sổ cái các TK có liên quan;
 Nhận xét sơ bộ về các chứng từ mua sắm TSCĐ, CCDC. Tiếp nhận, kiểm tra,
tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, CCDC và các báo cáo các biến động
TSCĐ hàng tháng. Tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị CCDC định kỳ hàng
tháng. Quản lý về mặt giá trị, theo dõi biến động tăng, giảm, hạch toán khấu hao, phân
bổ giá trị CCDC tại các bộ phận, phòng ban trực thuộc công ty.
Kế toán
trưởng
Kế toán hàng tồn kho và TSCĐ
Kế toán tiền mặt, TGNH, và tiền lương
Kế toán doanh thu tiêu thụ và công nợ
Kế toán tổng hợp
Kế toán chi phí giá thành
Thủ quỹ
Thang Long University Library
30
 Hàng tháng căn cứ vào các bảng chấm công, bảng tính lương để duyệt tiền
lương. Vào bảng tổng hợp tiền lương sau đó tiến hành tổng hợp chi phí tiền lương vào
các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ nhà nước
quy định cho từng đối tượng lao động. Cuối quý kế toán lập bảng phân bổ tiền lương
và BHXH, kế toán trực tiếp sử dụng và theo dõi các TK 334, TK 335, 338 ...;
Kế toán doanh thu tiêu thụ và công nợ:
 Hạch toán tiêu thụ sản phẩm: Doanh thu phải đựợc theo dõi chi tiết cho từng
loại hình kinh doanh kể cả doanh thu bán hàng nội bộ. Trong từng loại doanh thu phải
chi tiết cho từng loại sản phẩm, lao vụ, hàng hóa nhằm phục vụ cho việc xác định đầy
đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý tài chính và lập báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty;
 Kế toán công nợ phải thu, phải trả hàng ngày căn cứ vào các chứng từ mua bán,
phiếu thu, phiếu chi. Kế toán có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp công nợ phải
thu, phải trả với người bán, người mua,...
Thủ quỹ:
Quản lý thu, chi tiền mặt theo chứng từ cụ thể cuối ngày kế toán thanh toán đối
chiếu với sổ quỹ để đảm bảo việc rút tiền mặt và thanh toán 1 cách thuận tiện.
Kế toán chi phí giá thành:
 Thực hiện việc hạch toán chi phí, tổng hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm vào cuối quý. Kế toán tiến hành tập hợp chi
phí theo đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào số
dư, số phát sinh của các tài khoản tập hợp chi phí để lập bảng tính giá thành sản phẩm,
hạng mục sản phẩm. Kế toán trực tiếp theo dõi và sử dụng TK 621, TK 622,...
 Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho các cấp quản lý doanh
nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân
tích tình hình thực hiện giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện các
hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
 Chế độ kế toán áp dụng: Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng, còn
tiền ngoại tệ thì công ty sẽ qui đổi sang tiền Việt Nam theo tỉ giá của ngân hàng Nhà
nước quy định. Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15 2006 QĐ-BTC
ngày 20 03 2006 của Bộ Tài chính;
31
 Niên độ kế toán theo năm bắt đầu từ ngày 01 01 và kết thúc vào ngày 31 12
năm dương lịch;
 Kỳ kế toán: kỳ hạch toán theo tháng;
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên;
 Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: lập vào cuối năm khi giá gốc
của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được;
 Phương pháp tính giá hàng tồn kho: bình quân cả kỳ dự trữ;
 Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ;
 Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng;
 Chứng từ kế toán: Công ty đã thực hiện tổ chức hệ thống chứng từ của mình
theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán
hiện hành;
 Tài khoản kế toán: Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán đã quy định (TK cấp
1, 2), công ty có mở thêm các tài khoản cấp 3 để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh cũng như yêu cầu quản lý công ty, nhưng vẫn đảm bảo đúng với nội dung, kết
cấu, phương pháp hạch toán quy định của các tài khoản.
Từ tình hình thực tế, Công ty tổ chức kế toán theo mô hình tập trung, khối lượng
công việc nhiều, công ty áp dụng kế toán trên máy nhằm giảm bớt khối lượng công
việc kế toán. Công ty được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính và cài đặt phần mềm kế
toán Bravo 6.0 đã điều chỉnh phù hợp với yêu cầu đặc điểm sản xuất của công ty.
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Thang Long University Library
32
Quá trình luân chuyển chứng từ và trình tự xử lý thông tin kế toán trên máy tại
phòng tài chính kế toán như sau:
 Công việc đầu tiên của kế toán khi sử dụng phần mềm kế toán là khai báo, đăng
nhập hệ thống danh mục, mã hoá các đối tượng cần quản lý, cập nhật số dư ban đầu;
 Hàng ngày, kế toán tổng hợp thu nhận, phân loại chứng từ. Sau đó chuyển các
loại chứng từ cho các phần hành kế toán liên quan. Tại đó nhân viên kế toán tiến hành
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tính toán lại, lập bảng kê và lưu trữ
chứng từ. Kế toán tổng hợp và kế toán các phần hành liên quan thực hiện nhập dữ liệu
vào máy. Khi cần lấy thông tin người sử dụng khai báo với máy về yêu cầu thông tin
đầu ra hay tên các loại sổ sách, báo cáo kế toán. Máy tự xử lý và đưa ra thông tin theo
yêu cầu của người sử dụng đã khai báo: Sổ Nhật ký chứng từ, Sổ chi tiết, ...
Nhờ việc áp dụng tin học vào công tác kế toán cho nên đã thay thế dần được việc
ghi chép thủ công, làm cho công việc kế toán của công ty trở nên đơn giản hơn và việc
xử lý, cung cấp thông tin kế toán được nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn. Tuy
nhiên, đối với một số phần hành kế toán vẫn phải tiến hành làm thủ công sau đó mới
nhập vào máy dưới hình thức định khoản. Hiện nay Công ty sử dụng hình thức sổ kế
toán là Nhật ký chứng từ.
Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty Cổ phần DTO
Ghi chú: : Ghi ngày cuối kỳ, : Ghi thường xuyên trong kỳ
: Đối chiếu số liệu cuối kỳ
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Sổ cái TK 621, 622,
627, 154
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê
số 4
Bảng tổng hợp
chi tiết
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
SỐ 7
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết TK 621, 622,
627,154
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto

More Related Content

What's hot

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...Nguyễn Công Huy
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...NguyenQuang195
 
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmLuận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuSnow Ball
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 

What's hot (20)

Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đLuận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
 
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đChi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty hoạch toán, 9đ
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựngChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH N...
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
 
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
 
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
LUẬN VĂN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN P...
 
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
Hệ thống thông tin kế toán tiền lương tại công ty TAFCO Hà Nội, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmLuận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắpKế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty PinĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thu
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 

Viewers also liked

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...NOT
 
Reflexiones
ReflexionesReflexiones
Reflexionescvlp
 
13122014 131725
13122014 13172513122014 131725
13122014 131725VICENNN
 
Quieres ser director de orquesta
Quieres ser director de orquestaQuieres ser director de orquesta
Quieres ser director de orquestaRositamerino
 
SME Advisor Arabia - 13th issue - April 2016
SME Advisor Arabia - 13th issue - April 2016SME Advisor Arabia - 13th issue - April 2016
SME Advisor Arabia - 13th issue - April 2016Lina Hussein
 
HDIAC Information Sheet
HDIAC Information SheetHDIAC Information Sheet
HDIAC Information SheetChuck Brooks
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...NOT
 
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất v...
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất v...Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất v...
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
פרק 1.3 מאגר: בעיות מילוליות - פתרונות
פרק 1.3 מאגר:  בעיות מילוליות - פתרונותפרק 1.3 מאגר:  בעיות מילוליות - פתרונות
פרק 1.3 מאגר: בעיות מילוליות - פתרונותtelnof
 
Market Makers & Liquidity on a Transit Exchange
Market Makers & Liquidity on a Transit ExchangeMarket Makers & Liquidity on a Transit Exchange
Market Makers & Liquidity on a Transit ExchangeTexxi Global
 
РИФ 2016, В чем залог успеха Uber в России?
РИФ 2016, В чем залог успеха Uber в России?РИФ 2016, В чем залог успеха Uber в России?
РИФ 2016, В чем залог успеха Uber в России?Тарасов Константин
 

Viewers also liked (18)

Paithom vol 1
Paithom vol 1Paithom vol 1
Paithom vol 1
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ ph...
 
Reflexiones
ReflexionesReflexiones
Reflexiones
 
13122014 131725
13122014 13172513122014 131725
13122014 131725
 
Quieres ser director de orquesta
Quieres ser director de orquestaQuieres ser director de orquesta
Quieres ser director de orquesta
 
TN Political Parties FB March22_week
TN Political Parties FB March22_weekTN Political Parties FB March22_week
TN Political Parties FB March22_week
 
SME Advisor Arabia - 13th issue - April 2016
SME Advisor Arabia - 13th issue - April 2016SME Advisor Arabia - 13th issue - April 2016
SME Advisor Arabia - 13th issue - April 2016
 
HDIAC Information Sheet
HDIAC Information SheetHDIAC Information Sheet
HDIAC Information Sheet
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh ...
 
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất v...
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất v...Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất v...
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất v...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
04 duchamp 2
04 duchamp 204 duchamp 2
04 duchamp 2
 
802 - winter 2014
802 - winter 2014802 - winter 2014
802 - winter 2014
 
פרק 1.3 מאגר: בעיות מילוליות - פתרונות
פרק 1.3 מאגר:  בעיות מילוליות - פתרונותפרק 1.3 מאגר:  בעיות מילוליות - פתרונות
פרק 1.3 מאגר: בעיות מילוליות - פתרונות
 
SC-061-O/ES/R-2013
SC-061-O/ES/R-2013SC-061-O/ES/R-2013
SC-061-O/ES/R-2013
 
Market Makers & Liquidity on a Transit Exchange
Market Makers & Liquidity on a Transit ExchangeMarket Makers & Liquidity on a Transit Exchange
Market Makers & Liquidity on a Transit Exchange
 
РИФ 2016, В чем залог успеха Uber в России?
РИФ 2016, В чем залог успеха Uber в России?РИФ 2016, В чем залог успеха Uber в России?
РИФ 2016, В чем залог успеха Uber в России?
 

Similar to Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, HAY, ĐIỂM CAODịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...NOT
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...NOT
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto (20)

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cô...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, HAY, ĐIỂM CAO
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tn...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Luận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAY
Luận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAYLuận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAY
Luận văn: kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giầy, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dto

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN HẢI YẾN MÃ SINH VIÊN : A18785 CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN HÀ NỘI 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Vũ Thị Kim Lan Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Yến Mã sinh viên : A18785 Chuyên ngành : Kế toán HÀ NỘI 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy, cô trường Đại học Thăng Long nói chung và các thầy, cô Bộ môn Kế toán nói riêng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian qua. Em xin cảm ơn cô giáo ThS. Vũ Thị Kim Lan, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các bác, các cô (chú) và các anh (chị) trong công ty Cổ phần DTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết về công việc kế toán trong suốt quá trình thực tập. Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô và ban lãnh đạo, các bác, các cô (chú) và các anh (chị) trong công ty Cổ phần DTO. Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này. Sinh viên Nguyễn Hải Yến
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Hải Yến Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT..........................................................................1 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT......................1 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất ........................................................1 Khái niệm về chi phí sản xuất ......................................................................11.1.1.1 Phân loại chi phí sản xuất............................................................................11.1.1.2 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm .................................................3 Khái niệm về giá thành sản phẩm................................................................31.1.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm .....................................................................41.1.2.2 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất .................................................................................................5 1.1.4. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................................................................................................5 1.2. ĐỐI TƢỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐỐI TƢỢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM...................................................................................6 1.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất.................................................................6 1.2.2. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm ................................................................7 1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT .....................................................7 1.3.1. Các phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất...................................................7 1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên...............................................................8 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .....................................................81.3.2.1 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.............................................................91.3.2.2 Kế toán chi phí sản xuất chung..................................................................111.3.2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất..............................................................131.3.2.4 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ.......................................................................13
  • 6. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................................................141.3.3.1 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...........................................................141.3.3.2 Kế toán chi phí sản xuất chung..................................................................151.3.3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất..............................................................151.3.3.4 1.3.4. Kiểm kê và đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ..............................16 Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính..........161.3.4.1 Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương....161.3.4.2 Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến .......................171.3.4.3 Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức hoặc kế hoạch.....171.3.4.4 1.4. PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.......................................17 Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn) .....................181.4.1.1 Phương pháp hệ số .....................................................................................181.4.1.2 Phương pháp tổng cộng chi phí .................................................................181.4.1.3 Phương pháp theo tỷ lệ chi phí...................................................................191.4.1.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ ..............................................191.4.1.5 Phương pháp tính giá thành liên hợp........................................................191.4.1.6 Phương pháp tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế1.4.1.7 biến liên tục .................................................................................................20 1.5. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .........................................21 1.5.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung.................................................................22 1.5.2. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ............................................................23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO ...............24 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DTO...............................................24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần DTO ...............24 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................................24 Ngành nghề kinh doanh .............................................................................242.1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ...................................252.1.2.2 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.............................................26 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.............................................28 Thang Long University Library
  • 7. 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty.............................................30 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO ................................................33 2.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm tại công ty ........................................................................................................33 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất............................................................332.2.1.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm...........................................................332.2.1.2 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất tại công ty...........................................................33 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty ...............................................34 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................................................342.2.3.1 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...........................................................402.2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất chung..................................................................472.2.3.3 2.2.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty ...............................................58 Tổng hợp chi phí sản xuất..........................................................................582.2.4.1 Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành thành phẩm2.2.4.2 tại công ty Cổ phần DTO ............................................................................60 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO .............................................................69 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO ........................69 3.1.1. Ƣu điểm ...........................................................................................................69 3.1.2. Hạn chế............................................................................................................70 3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO......71 3.2.1. Ý kiến về cách xác định lƣơng nhân viên quản lý bộ phận và hạch toán tiền ăn giữa ca .................................................................................................71 3.2.2. Ý kiến về việc thay đổi hình thức kế toán ....................................................76 KẾT LUẬN
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BD Bồi dưỡng BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BTP Bán thành phẩm CCDC Công cụ dụng cụ CN Công nhân CP Chi phí CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung DDCK Dở dang cuối kỳ đ đồng GTGT Giá trị gia tăng KC Kết chuyển KPCĐ Kinh phí công đoàn NKCT Nhật ký chứng từ NVL Nguyên vật liệu NVLC Nguyên vật liệu chính NVLP Nguyên vật liệu phụ PC Phụ cấp SP Sản phẩm SPDD Sản phẩm dở dang SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TP Thành phẩm TSCĐ Tài sản cố định VLC Vật liệu chính VNĐ Việt Nam đồng Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp KKTX .............................9 Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX...................10 Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp KKTX..........................12 Sơ đồ 1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX......................13 Sơ đồ 1.5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKĐK ..........14 Sơ đồ 1.6. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK ....................................15 Sơ đồ 1.7. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung...................................................................................22 Sơ đồ 1.8. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ...........................................................................23 Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất ống gang ........................................................................25 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ...........................................................26 Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty............................................................29 Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần DTO...............................................................................................32 Bảng 2.1. Phiếu xuất kho...............................................................................................36 Bảng 2.2. Sổ chi tiết TK 6211 .......................................................................................37 Bảng 2.3. Bảng kê số 4..................................................................................................38 Bảng 2.4. Nhật ký chứng từ số 7 (Phần 1) (Trích)........................................................39 Bảng 2.5. Sổ cái TK 621 (Trích) ...................................................................................40 Bảng 2.6. Mức tiền ăn ca...............................................................................................41 Bảng 2.7. Hệ số lương theo cấp bậc..............................................................................42 Bảng 2.8. Các khoản trích theo lương...........................................................................42 Bảng 2.9. Bảng chấm công............................................................................................44 Bảng 2.10. Bảng thanh toán lương................................................................................45 Bảng 2.11. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06 năm 2014 (Trích TK 622) ..45 Bảng 2.12. Sổ chi tiết TK 6221 .....................................................................................46 Bảng 2.13. Sổ cái TK 622 (Trích) .................................................................................47 Bảng 2.14. Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý ..................................................49 Bảng 2.15. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06 năm 2014 (Trích TK 627) ..49 Bảng 2.16. Sổ chi tiết TK 62711 ...................................................................................50
  • 10. Bảng 2.17. Phiếu xuất kho.............................................................................................51 Bảng 2.18. Sổ chi tiết TK 62713 ...................................................................................52 Bảng 2.19. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo bộ phận..............................................53 Bảng 2.20. Sổ chi tiết 62714 .........................................................................................54 Bảng 2.21. Hóa đơn dịch vụ sửa chữa...........................................................................55 Bảng 2.22. Sổ chi tiết TK 62717 ...................................................................................56 Bảng 2.23. Sổ chi tiết TK 6271 .....................................................................................57 Bảng 2.24. Sổ cái TK 627 (Trích) .................................................................................58 Bảng 2.25. Sổ chi tiết TK 1541 .....................................................................................59 Bảng 2.26. Sổ cái TK 154 (Trích) .................................................................................60 Bảng 2.27. Thẻ tính giá thành BTP tại BP lò đứng cao tần ..........................................62 Bảng 2.28. Thẻ tính giá thành BTP tại BP lò trung tần................................................63 Bảng 2.29. Thẻ tính giá thành BTP tại BP đúc li tâm ...................................................64 Bảng 2.30. Thẻ tính giá thành BTP tại BP lưu hóa .......................................................65 Bảng 2.31. Thẻ tính giá thành BTP tại BP bơm thử áp.................................................67 Bảng 2.32. Thẻ tính giá thành TP tại BP hoàn thiện.....................................................68 Bảng 3.1. Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý bộ phận.......................................73 Bảng 3.2. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06 năm 2014 (Trích TK 627) ....73 Bảng 3.3. Bảng thanh toán lương công nhân trực tiếp sản xuất....................................74 Bảng 3.4. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06 năm 2014 (Trích TK 622) ....74 Bảng 3.5. Sổ chi tiết TK 62711 .....................................................................................75 Bảng 3.6. Sổ chi tiết TK 6221 .......................................................................................75 Bảng 3.7. Sổ nhật ký chung...........................................................................................77 Bảng 3.8. Sổ cái TK 621 ...............................................................................................78 Bảng 3.9. Sổ cái TK 622 ...............................................................................................79 Bảng 3.10. Sổ cái TK 627 .............................................................................................80 Thang Long University Library
  • 11. LỜI MỞ ĐẦU Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc hết sức cơ bản là phải làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí đã bỏ ra bảo toàn được vốn và có lãi để tích luỹ, tái sản xuất mở rộng từ đó mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chìa khoá để giải quyết vấn đề này chính là việc hạch toán ra sao để cho chi phí sản xuất và giá thành ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể được của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẩn phẩm. Ngoài ra làm tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng của quá trình sản xuất, quản lý cung cấp thông tin một cách chính xác kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để đề ra các quyết sách, biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng đồng thời giúp doanh nghiệp có sự chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế công tác tổ chức hạch toán tại Công ty Cổ phần DTO, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.s Vũ Thị Kim Lan và phòng Kế toán - tài chính của công ty, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần DTO” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu của bài khóa luận gồm 3 phần chính: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần DTO. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần DTO. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần DTO. Qua đó, hoàn thiện những kiến thức của bản thân đồng thời tìm ra những điểm còn hạn chế và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Đối tượng nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần DTO. Phạm vi nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần DTO dưới góc độ kế toán tài chính trong tháng 06 năm 2014.
  • 12. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất Khái niệm về chi phí sản xuất1.1.1.1 Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức và có mục đích, các yếu tố sản xuất đầu vào để hình thành các sản phẩm lao vụ, dịch vụ nhất định. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhất định phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động, đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao các yếu tố trên. Để sản xuất ra hàng hóa thì phải tiêu hao cả về lao động và đối tượng lao động. Do vậy có thể kết luận rằng: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá thành. Khi tiến hành sản xuất không phải tất cả các khoản chi phí đều liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm mà còn có những khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất1.1.1.2 Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí…trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý, hạch toán và kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Phân loại theo yếu tố chi phí: Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xác định và phát triển định mức vốn lưu Thang Long University Library
  • 13. 2 động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:  Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ.... Sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi);  Yếu tố chi phí nhiên liệu động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số lượng dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi);  Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả công nhân viên chức;  Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên chức;  Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ;  Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh;  Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính toàn bộ chi phí được theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm ở Việt Nam gồm 3 khoản mục:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể vật chất của sản phẩm và các nguyên liệu phụ, kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm,...;  Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất;  Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí bảo trì,...
  • 14. 3 Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh: Theo cách phân loại này chi phí được chia làm 2 loại:  Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm, được xem là gắn liền với từng đơn vị sản phẩm khi chúng được sản xuất ra, chúng gắn liền với sản phẩm tồn kho chờ tiêu thụ và khi sản phẩm được tiêu thụ thì mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh;  Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết vào phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm cả chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính vào phí tổn của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh. Phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh. Chi phí được chia thành 3 loại:  Chi phí khả biến (biến phí): là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thường biến phí của một đơn vị hoạt động thì không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. Biến phí được chia làm 2 loại là biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc;  Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi hoặc rất ít thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi phù hợp. Định phí có thể chia làm 2 loại là định phí bắt buộc và định phí tùy ý;  Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí. 1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm Khái niệm về giá thành sản phẩm1.1.2.1 Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm, lao vụ cụ thể và chỉ tính toán xác định với số lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành, kết thúc toàn bộ quá Thang Long University Library
  • 15. 4 trình sản xuất (thành phẩm) hay hình thành một giai đoạn công nghệ sản xuất (bán thành phẩm). Phân loại giá thành sản phẩm1.1.2.2 Để đáp ứng các yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xác định giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.  Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh dựa trên co sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch;  Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.  Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành:  Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.  Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ và giá thành đầy đủ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng
  • 16. 5 Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi hoặc lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Về thực chất, chi phí sản xuất và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Nói cách khác, giá thành là biểu hiện bằng tiền các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Mặt khác, số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành. 1.1.4. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý cho nên nó đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp là chủ thể độc lập tự hạch toán kinh doanh, được quyền chủ động lựa chọn phương án sản xuất phù hợp, chịu trách nhiệm bù đắp chi phí bỏ ra, tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất đầy đủ hợp lý tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại chi phí phát sinh sẽ góp phần quản lý tài sản vật tư tiền vốn, lao động có hiệu quả hơn và có biện pháp phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời còn là tiền đề để xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 17. 6 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong công tác kinh tế, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì việc xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành giá thành sản phẩm, giá trị các yếu tố chi phí đã chuyển dịch vào sản phẩm (công việc, lao vụ) đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là một yêu cầu cấp bách. Để đáp ứng những yêu cầu quản lý, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có nhiệm vụ sau:  Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp;  Tổ chức hợp lý và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp đối với từng loại chi phí. Tổ chức kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ;  Thường xuyên đối chiếu kiểm tra và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp và các dự toán chi phí đối với chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu hạch toán kinh tế. Định kỳ báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ thời hạn. 1.2. ĐỐI TƢỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐỐI TƢỢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của xác định đối tượng chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất,…) và nơi chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng,...). Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường dựa trên căn cứ như:  Loại hình sản xuất;  Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm;  Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu liên quan đến chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất.
  • 18. 7 1.2.2. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là việc xác định sản phẩm, bán thành sản phẩm,công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Khi tính giá thành sản phẩm trước hết phải xác định đối tượng tính giá thành. Muốn vậy phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất công nghệ của doanh nghiệp. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩm dịch vụ đã được xã hội thừa nhận, phù hợp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Dựa vào căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là:  Từng sản phẩm, công việc đã hoàn thành;  Từng bộ phận chi tiết sản phẩm;  Sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ hay bán thành phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp 1.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.3.1. Các phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:  Phương pháp trực tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt;  Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng được. Như vậy, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tương kế toán chi phí. Trình tự phân bổ các chi phí như sau:  Xác định hệ số phân bổ: H = C T Thang Long University Library
  • 19. 8 Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí C: Tổng chi phí cần phân bổ T: Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ của các đối tượng  Tính mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng Ci = H * Ti Trong đó: Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ti: Đại lượng của tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng 1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm vật tư, hàng hoá một cách liên tục trên sổ sách. Áp dụng phương pháp này có ưu điểm là sự chính xác và có thể có thông tin bất kể lúc nào về tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hoá và tình hình biến động tăng, giảm chi phí sản xuất, hàng hoá, tình hình chênh lệch, thiếu hụt,…và kịp thời có các biện pháp xử lý. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp1.3.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dựng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo số lượng, theo trọng lượng, sản phẩm.... Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản CPNVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm,…)
  • 20. 9 TK 621 – CP nguyên vật liệu trực tiếp Tập hợp chi phí NVL xuất sản xuất trong kỳ - Trị giá NVL xuất dùng không hết được nhập lại kho - KC chi phí NVL trực tiếp vượt mức bình thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán - KC chi phí NVL trực tiếp vào TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Phƣơng pháp kế toán Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp theo phƣơng pháp KKTX TK 152 TK 621 TK 152 Xuất kho NVL Nhập kho NVL xuất dùng trực tiếp đưa vào SX không hết TK 111, 112, 331 TK 154 Mua NVL đưa thẳng Kết chuyển CPNVLTT vào sản xuất trong kỳ TK 133 TK 632 KC CPNVLTT Thuế GTGT trên mức bình thường TK 411 Nhận vốn góp bằng NVL trực tiếp đưa vào sản xuất TK 336, 338 NVL vay mượn chuyển thẳng SX Kế toán chi phí nhân công trực tiếp1.3.2.2 Chí phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại,...). Thang Long University Library
  • 21. 10 Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính vào từng đối tượng chịu chi phí. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng sản xuất mà không hạch toán trực tiếp tiền lương phụ, các khoản phụ hoặc tiền lương chính trả theo mà người lao động thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày... thì ta có thể phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: theo định mức hoặc theo giờ công lao động, khối lượng sản phẩm sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm,…). TK 622 – CP nhân công trực tiếp Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất SP, thực hiện lao vụ, dịch vụ. - KC chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán - KC chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Phƣơng pháp kế toán Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phƣơng pháp KKTX TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả cho công nhân KC chi phí trực tiếp tham gia sản xuất nhân công trực tiếp TK 338 Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ TK 632 BHTN của CN trực tiếp sản xuất TK 335 KC chi phí nhân công trực tiếp Trích trước tiền lương nghỉ phép vượt trên mức bình thường của công nhân trực tiếp sản xuất
  • 22. 11 Kế toán chi phí sản xuất chung1.3.2.3 Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận tổ, đội sản xuất. Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết riêng cho từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Do chi phí sản xuất chung thường liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp (sản phẩm, định mức, lương công nhân thực tế nhận được, theo số giờ làm việc của công nhân…) là rất cần thiết. Chi phí sản xuất chung có thể chia làm 2 loại:  Chi phí sản xuất chung cố định (Định phí sản xuất chung): Là chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí hành chính trong các phân xưởng sản xuất…  Chi phí sản xuất chung biến đổi (Biến phí sản xuất chung): Là chi phí sản xuất gián tiếp thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất ra như: chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp… Đối với mỗi sản phẩm thì định phí sản xuất chung của tất cả sản phẩm là không đổi còn biến phí sản xuất chung sẽ thay đổi với từng loại sản phẩm. Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm,…). TK 627 – Chi phí sản xuất chung Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ - Các khoản ghi giảm CPSXC - CPSXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào GVHB do SP thực tế thấp hơn công suất bình thường - KC chi phí sản xuất chung vào TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Thang Long University Library
  • 23. 12 Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và có 6 tài khoản cấp 2:  TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng  TK 6272: Chi phí vật liệu  TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất  TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ  TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài  TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Phƣơng pháp kế toán Sơ đồ 1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung theo phƣơng pháp KKTX TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm CPSXC phân xưởng TK 152, 153 Chi phí NVL, CCDC TK 154 (loại phân bổ 1 lần) Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC theo chi phí tập hợpTK 142, 242, 335 Chi phí theo dự toán hoặc Cho các đối tượng chịu chi phí phân bổ các khoản CP trả trước TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 632 tại phân xưởng Định mức chi phí sản xuất chung TK 111, 112, 331, 141 không phân bổ vào giá thành sản phẩm Chi phí dịch vụ mua ngoài TK133 Thuế GTGT
  • 24. 13 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất1.3.2.4 Tài khoản sử dụng: TK 154 - chi phí SXKD dở dang. Tài khoản này mở chi tiết cho từng nơi phát sinh chi phí hay từng nhóm sản phẩm, từng loại sản phẩm... của các bộ phận SXKD chính, sản xuất kinh doanh phụ. TK 154 – CP SXKD dở dang Tập hợp CP phát sinh trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) - Các khoản ghi giảm CP sản xuất - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ SDCK: Giá trị SPDD cuối kỳ Sơ đồ 1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp KKTX TK 621 TK 154 TK 152 Kết chuyển CPNVLTT Phế liệu thu hồi hoặc vật tư xuất dùng không hết TK 622 TK 1381 Kết chuyển CPNCTT Sản phẩm hỏng ngoài định mức trên dây chuyền sản xuất TK 627 TK 155 Kết chuyển CPSXC Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho TK 632 Giá thành sản xuất sản phẩm bán không qua kho TK 157 Giá thành sản xuất sản phẩm gửi bán 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ không ghi Thang Long University Library
  • 25. 14 sổ liên tục các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho mà đến cuối kỳ doanh nghiệp mới kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của thành phẩm hoàn thành. Vì thế hạch toán chi phí sản phẩm trong các doanh nghiệp này cũng có sự khác biệt nhất định. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp1.3.3.1 Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên, vật liệu tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh của TK 621 giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kế toán như sau: Sơ đồ 1.5. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phƣơng pháp KKĐK TK 111, 112, 331 TK 611 TK 621 TK 631 Giá trị vật liệu mua trong kỳ KC giá trị NVL Kết chuyển TK 133 sản xuất sản phẩm CPNVLTT Thuế GTGT TK 152, 151 KC giá trị NVL tồn cuối kỳ KC giá trị NVL tồn đầu kỳ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp1.3.3.2 Về CPNCTT, tài khoản sử dụng và cách tập hợp giống như phương pháp KKTX. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển CPNCTT vào TK 631 – Giá thành sản xuất theo từng đối tượng.
  • 26. 15 Kế toán chi phí sản xuất chung1.3.3.3 Toàn bộ CPSXC được tập hợp vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành. Đối với công cụ dụng cụ (TK 153), nguyên vật liệu (TK 152) xuất dùng chung tại phân xưởng, kế toán sẽ hạch toán như nguyên vật liệu chính theo phương pháp kiểm kê định kỳ nêu trên và cuối kỳ toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được kết chuyển vào TK 631 để tính giá thành. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất1.3.3.4 Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 – Giá thành sản xuất. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất …) và theo nhóm, loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ… tương tự như TK 154 TK 631 - Giá thành sản xuất - Kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Sơ đồ 1.6. Kế toán chi phí sản xuất theo phƣơng pháp KKĐK TK 154 TK 631 TK 154 Đầu kỳ kết chuyển giá trị Cuối kỳ kiểm kê, sản phẩm dở dang xác định và kết chuyển giá trị SPDD cuối kỳTK 621 Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT xuất dùng cho SXKD trong kỳ TK 632 TK 622 Giá thành sản xuất của KC chi phí nhân công trực tiếp thành phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hoặc tiêu thụ trực tiếpTK 627 KC chi phí sản xuất chung Thang Long University Library
  • 27. 16 1.3.4. Kiểm kê và đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến, còn đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến, nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Việc tính giá SPDD hợp lý là một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc tính toán SPDD là một công việc phức tạp khó có thể chính xác tuyệt đối. Kế toán phải phụ thuộc vào tình hình đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tổ chức cấu thành của chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng một trong những phương pháp đánh giá SPDD. Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính1.3.4.1 Theo phương pháp này, chỉ có chi phí NVL chính mới được tính cho cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn các chi phí khác được tính hết cho thành phẩm. Do vậy trong SPDD cuối kỳ chỉ bao gồm giá trị NVL chính. Áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, còn các chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu phụ, CPNCTT, CPSXC chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí. Công thức được xác định như sau: Giá trị NVL chính tính cho SPDD = Toàn bộ giá trị NVL chính xuất dùng × Số lượng SPDD cuối kỳSố lượng thành phẩm + Số lượng SPDD cuối kỳ Phương pháp này có ưu điểm là cách tính toán rất đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít tuy nhiên có độ chính xác không cao vì phương pháp này chỉ tính theo chi phí nguyên vật liệu chính. Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương1.3.4.2 Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng SPDD để quy ra SPDD thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số theo số thực tế dùng. Giá trị VLC nằm trong SPDD = Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng x Số lượng SPDD cuối kỳ (không quy đổi) Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD không quy đổi
  • 28. 17 Chi phí chế biến trong SPDD (theo từng loại) = Tổng chi phí chế biến từng loại x Số lượng SPDD quy đổi thành thành phẩm Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD quy đổi ra thành phẩm Khi áp dụng phương pháp này thì kết quả tính toán có mức độ chính xác cao, nhưng khối lượng tính toán lớn mất nhiều thời gian vì khi kiểm kê SPDD cần phải xác định mức độ hoàn thành của SPDD. Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến1.3.4.3 Để đơn giản việc tính toán, đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ lệ không thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giai đoạn SPDD đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị SP dở dang chưa hoàn thành = Giá trị NVL chính nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến Xác định giá trị SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức hoặc kế hoạch1.3.4.4 Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị SPDD. Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành định mức. Chi phí SPDD cuối kỳ = Khối lượng SPDD cuối kỳ x Định mức Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, là cơ sở để xác định đúng đắn chỉ tiêu giá thành, kết quả kinh doanh. 1.4. PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành, phù hợp với kỳ tình giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán tính giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành phẩm sản phẩm khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế sản phẩm trung thực, kịp thời. Thang Long University Library
  • 29. 18 Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc một hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Việc lựa chon phương pháp tính giá thành chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm về đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn)1.4.1.1 Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn giản, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm riêng biệt. Giá thành đơn vị sản phẩm được tính như sau: Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Khối lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp hệ số1.4.1.2 Được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động, nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được, mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán phải dựa vào hệ số quy đổi để quy đổi các sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi = Số lượng sản phẩm i x Hệ số quy đổi của sản phẩm i Tổng giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Phương pháp tổng cộng chi phí1.4.1.3 Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.  n i 1
  • 30. 19 Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Z = C1 + C2 + ... + Cn Trong đó: Z: Tổng giá thành C1, C2,..., Cn: Chi phí sản xuất ở các giai đoạn 1, 2.... n nằm trong giá thành sản phẩm. Phương pháp theo tỷ lệ chi phí1.4.1.4 Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo v.v... để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại. Giá thành thực tế đơn vị SP từng loại = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm x 100% Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ1.4.1.5 Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình, bên cạnh những sản phẩm chính thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định được theo nhiều phương pháp như giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu… Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị SP chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi ước tính - Giá trị SP chính dở dang cuối kỳ Phương pháp tính giá thành liên hợp1.4.1.6 Là phương pháp tính giá thành bằng cách kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ,... Thang Long University Library
  • 31. 20 Phương pháp tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế1.4.1.7 biến liên tục Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ bao gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng (hay nguyên liệu) chế biến của bước sau, phương pháp kế toán chi phí thích hợp nhất là kế toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung có thể được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ), ... tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán.  Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm: Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự.  Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm: Theo phương án này, kế toán không cần tính giá bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Chi phí NVL chính Chi phí chế biến bước 1 Giá trị SPDD bước 1 Giá thành BTP bước 1+ - = Giá thành BTP bước 1 Chi phí chế biến bước 2 Giá trị SPDD bước 2 Giá thành BTP bước 2 Giá thành BTP bước (n-1) Chi phí chế biến bước n Giá trị SPDD bước n Tổng giá thành thành phẩm ................ ................ ................ ................ + + - - = =
  • 32. 21 Phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm, dịch vụ mà mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng mẫu thẻ tính giá thành sao cho phù hợp thuận tiện. Căn cứ vào các số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp được, kế toán tiến hành lập phiếu (thẻ, bảng) tính giá thành sản phẩm. Thẻ tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu cuối cùng của quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng…năm… Tên sản phẩm, dịch vụ: …………………………. Số lƣợng: ………… Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục Nguyên liệu, vật liệu … … A 1 2 3 4 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ 4. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 1.5. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu Chi phí vật liệu chính tính cho thành phẩm Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm ........... Chi phí bước n tính cho thành phẩm Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Thang Long University Library
  • 33. 22 kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Có 5 hình thức kế toán: Nhật ký chung, Nhật ký - Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ và kế toán trên máy vi tính. Trong phạm vi giới hạn, em xin giới thiệu 2 hình thức Nhật ký chung và Nhật ký chứng từ. 1.5.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó thể hiện qua định khoản kế toán. Sau đó, lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp đơn giản quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, trình độ kế toán thấp, số lượng lao động kế toán ít.  Ưu điểm: Dễ ghi, dễ đối chiếu, kiểm tra;  Nhược điểm: Lượng ghi chép tương đối nhiều. Sơ đồ 1.7. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung Ghi chú: : Ghi ngày cuối kỳ : Ghi thường xuyên trong kỳ : Đối chiếu số liệu cuối kỳ SỔ CÁI TK 621, 622, 627, (631), 154 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ nhật ký đặc biệt Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627, (631), 154 Chứng từ kế toán: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn, bảng tính lương…
  • 34. 23 1.5.2. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Nhật ký - Chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng. Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế.  Ưu điểm: Giảm nhẹ được công tác ghi sổ kế toán;  Nhược điểm: Mẫu sổ phức tạp. Sơ đồ 1.8. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ Ghi chú: : Ghi ngày cuối kỳ : Ghi thường xuyên trong kỳ : Đối chiếu số liệu cuối kỳ Sổ cái TK 621, 622, 627,(631), 154 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng kê số 4 Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627,(631),154 Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Thang Long University Library
  • 35. 24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DTO 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DTO 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần DTO Tên đầy đủ : Công ty Cổ phần DTO Tên giao dịch : DTO JOIN STOCK COMPANY Giấy phép số : 0102222097 Mã số thuế : 0102222097 Trụ sở chính : 310 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại : 844-37152628 Email : dto@fpt.vn Công ty Cổ phần DTO là một đơn vị thành viên của công ty TNHH Một thành viên Mai Động. Công ty TNHH Một thành viên Mai Động ngày nay có tiền thân là Liên xưởng cơ khí số 1 được thành lập theo quyết định của UBHC Thành phố Hà Nội vào ngày 20/06/1960 trên cơ sở hợp nhất của 08 xưởng công tư hợp doanh nằm rải rác trong thành phố, bao gồm: xưởng Tổng Tài Long, xưởng Đồng Phát Lợi, Xưởng Mỹ Thịnh, Vạn Thắng, Đại La,…. Năm 1965, đổi tên thành Xí nghiệp Cơ khí Mai Động. Năm 1971, Xí nghiệp cơ khí Đống Đa sáp nhập vào gọi là Nhà máy Cơ khí Mai Động. Năm 1980 tiếp nhận thêm Ban nghiên cứu luyện kim bột trực thuộc UBND thành phố. Năm 1998, được đổi tên thành Công ty Mai Động. Tháng 8 năm 2001 Công ty Cơ khí Giải Phóng, tiếp theo tháng 10 năm 2002 Công ty Mai Lâm và Viện Kỹ thuật cơ kim khí cũng được sáp nhập vào Công ty Mai Động theo quyết định của UBND Thành phố. Năm 2004, công ty là đơn vị sản xuất công nghiệp đầu tiên của Thành phố Hà Nội hoàn thành việc chuyển đổi doanh nghiệp và mang tên mới “Công ty TNHH Một thành viên Mai Động”. Đến năm 2007, công ty TNHH Một thành viên Mai Động tiến hành chia nhỏ thành nhiều đơn vị và đổi tên các đơn vị thành viên, trong đó bao gồm công ty Cổ phẩn DTO. Công ty Cổ phần DTO hiện vẫn đang hoạt động với cơ sở ở quốc lộ 3 – Mai Lâm – Đông Anh nhưng có trụ sở chính ở 310 – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ngành nghề kinh doanh2.1.2.1 Các ngành nghề chính của Công ty Cổ phần DTO:  Sản xuất, kinh doanh ống gang cầu;
  • 36. 25  Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, ống, phụ kiện đường ống nước và các sản phẩm khác của công ty;  Chuyển giao công nghệ thiết bị sản xuất ống nước, công nghệ chế tạo máy móc thiết bị cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước;  Đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí;  Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về sản xuất kinh doanh các sản phẩm ngành cơ khí, đúc luyện kim. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm2.1.2.2 Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều huy chương tại các hội chợ công nghệ, thương mại hàng năm. Dây chuyền sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất ống gang (Nguồn: Phòng kỹ thuật – KCS) Giải thích sơ đồ: (đi theo hướng mũi tên từ trái sang phải) (1) Nguyên vật liệu được đưa vào giai đoạn nấu gang. Nguyên liệu được đưa vào lò phải khổ sạch và được tính toán theo đúng thành phần, tỷ lệ quy định; (2) Nguyên vật liệu được chất theo từng “mẻ liệu” theo thứ tự: kim loại (gang, gang vụn) – nhiên liệu (than lót, than mẻ) - chất trở dung, cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến đầy lò và bắt đầu nấu gang. Bản chất quá trình nấu gang: Quá trình oxy hóa nhiên liệu và tạp chất để phát nhiệt và quá trình trao đổi nhiệt giữa khí nóng và vật liệu nấu; (3) Tiếp tục nấu gang tại lò trung tần với nhiệt độ thích hợp để ổn định nhiệt độ; (4) Tiếp tục cho gang vào giai đoạn đúc li tâm. Công ty so sánh công nghệ đúc li tâm sử dụng lớp lót khuôn bằng cát và sử dụng khuôn kim loại và làm nguội bằng nước. Công ty đã chọn công nghệ đúc li tâm sử dụng khuôn kim loại và làm nguội bằng nước bởi nó có nhiều ưu điểm hơn. Nhờ lực li tâm mà gang lỏng được phân bố Nguyên vật liệu Lò cao tần Lò trung tần Đúc li tâm Cầu hóa Bơm thử áp Hoàn thiện Thành phẩm Thang Long University Library
  • 37. 26 đều theo bề mặt bên trong của khuôn kim loại kết hợp với hệ thống làm nguội bằng nước để tạo thành ống; (5) Sau khi đúc li tâm, ống gang được cho vào lò chuyên dụng với các hóa chất cần thiết để thực hiện việc hóa cầu; (6) Ống sau khi cầu hóa được cắt tròn và mài dũa rồi đem đi thử áp; (7) Mặt trong ống được phủ lớp xi măng, mặt ngoài ống được phủ một lớp bitum để bảo vệ ống, làm chậm quá trình oxy hóa mặt trong tạo nên lớp rỉ ở lòng ống gây hiện tượng nước đục. Sau đó, ống sẽ được sơn ngoài với lớp sơn màu đen; (8) Hoàn thành thành phẩm để nhập kho hoặc chuyển thẳng đến người mua. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần DTO được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính) ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG, BAN NGHIỆP VỤ VÀ CHỨC NĂNG BAN KIỂM SOÁT Phòng Kế toán – Tài chính Phòng tổ chức – hành chính Phòng kế hoạch – vật tư – tiêu thụ Phòng kỹ thuật – KCS QM Bộ phận sản xuất BP lò đứng cao tần BP lò trung tần BP đúc li tâm BP lưu hóa BP bơm thử áp BP hoàn thiện
  • 38. 27 Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của công ty. Đại hội đồng cổ đông làm việc theo chế độ tập thể và thực hiện chức năng của mình chủ yếu thông qua kỳ họp của Đại hội đồng cổ đông. Dưới Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Ngoài ra, Ban kiểm soát là người thay mặt cho cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành của công ty theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Ban tổng giám đốc Ban tổng giám đốc bao gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các phó tổng giám đốc là người giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. QM: Hệ thống quản lý chất lượng Phòng kế toán – tài chính: Phòng kế toán - tài chính chịu trách nhiệm lập các kế hoạch tài chính, kế hoạch tín dụng hằng năm, quản lý tiền hàng của công ty, tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Thanh toán các khoản phải trả, phải thu với khách hàng, quan hệ đối tác với Ngân hàng, hạch toán và thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm. Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc của quản lý tài chính. Báo cáo lên Giám đốc và các bên có liên quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng tổ chức – hành chính: Phòng hành chính tổ chức chịu trách nhiệm về nhân sự, tuyển dụng, đào tạo công nhân, thực hiện các chính sách nâng lương, bảo hộ lao động, các phong trào thi đua khen thưởng, kí kết các hợp đồng với người lao động… Chịu trách nhiệm về việc thực Thang Long University Library
  • 39. 28 hiện công tác hành chính văn phòng, công tác hành chính pháp chế văn thư bảo mật. Phụ trách việc tiếp khách, hội nghị trong công ty… Phòng kế hoạch – vật tƣ – tiêu thụ: Phòng kế hoạch có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch kinh doanh của công ty. Xây dựng các kế hoạch hàng năm về thị trường, công tác tiêu thụ, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hoạch định các phương án kinh doanh, tổ chức tuyên truyền quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng.. Có trách nhiệm về mọi vấn đề có liên quan đến kế hoạch, vật tư, tiêu thụ của công ty. Phòng kỹ thuật – KCS: Có trách nhiệm về mọi vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của công ty. Bộ phận sản xuất:  BP lò đứng cao tần: Nấu chảy gang ở nhiệt độ cao;  BP lò trung tần: Giảm nhiệt độ và giữ gang đã nấu chảy ở nhiệt độ thích hợp;  BP đúc li tâm: Gang được rót vào khuôn và thực hiện quay li tâm;  BP lưu hóa: Cầu hóa ống gang bằng các hóa chất;  BP bơm thử áp: thử áp suất ống gang cầu;  BP hoàn thiện: phủ xi măng, sơn, hoàn thiện ống. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất với nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty. Về nguyên tắc cơ cấu kinh tế tổ chức theo phần hành kế toán, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành. Nhưng do đặc điểm thực tế của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương thức ghép việc, nghĩa là nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quản lý của Công ty, bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần DTO được tổ chức như sau:
  • 40. 29 Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính) Kế toán trƣởng: Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty. Thường xuyên đi sâu kiểm tra, đối chiếu và nắm chắc các vấn đề như: tình hình công nợ, tăng giảm TSCĐ, lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, tình hình thu chi quỹ tiền mặt, TGNH, tình hình vay nợ của công ty, việc chi lương đến người lao động hàng tháng, các vướng mắc trong khâu thanh toán hoàn thuế và một số vấn đề liên quan khác. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám đốc về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp: Giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các thông tin kinh tế như lập báo cáo kế toán, tổ chức thông tin kinh tế phân tích thông tin kinh tế, ghi 1 số tài khoản tổng hợp và tổ chức bảo đảm lưu trữ tài liệu kế toán, lập báo cáo định kỳ. Kế toán hàng tồn kho và TSCĐ:  Có nhiệm vụ theo dõi số lượng và trình tự nhập, xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho gửi về kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ. Sau đó vào sổ chi tiết vật liệu cho từng sản phẩm. Cuối tháng căn cứ vào số liệu xuất, kế toán lập sổ cái các TK có liên quan;  Nhận xét sơ bộ về các chứng từ mua sắm TSCĐ, CCDC. Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, CCDC và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng. Tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị CCDC định kỳ hàng tháng. Quản lý về mặt giá trị, theo dõi biến động tăng, giảm, hạch toán khấu hao, phân bổ giá trị CCDC tại các bộ phận, phòng ban trực thuộc công ty. Kế toán trưởng Kế toán hàng tồn kho và TSCĐ Kế toán tiền mặt, TGNH, và tiền lương Kế toán doanh thu tiêu thụ và công nợ Kế toán tổng hợp Kế toán chi phí giá thành Thủ quỹ Thang Long University Library
  • 41. 30  Hàng tháng căn cứ vào các bảng chấm công, bảng tính lương để duyệt tiền lương. Vào bảng tổng hợp tiền lương sau đó tiến hành tổng hợp chi phí tiền lương vào các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ nhà nước quy định cho từng đối tượng lao động. Cuối quý kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán trực tiếp sử dụng và theo dõi các TK 334, TK 335, 338 ...; Kế toán doanh thu tiêu thụ và công nợ:  Hạch toán tiêu thụ sản phẩm: Doanh thu phải đựợc theo dõi chi tiết cho từng loại hình kinh doanh kể cả doanh thu bán hàng nội bộ. Trong từng loại doanh thu phải chi tiết cho từng loại sản phẩm, lao vụ, hàng hóa nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý tài chính và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty;  Kế toán công nợ phải thu, phải trả hàng ngày căn cứ vào các chứng từ mua bán, phiếu thu, phiếu chi. Kế toán có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp công nợ phải thu, phải trả với người bán, người mua,... Thủ quỹ: Quản lý thu, chi tiền mặt theo chứng từ cụ thể cuối ngày kế toán thanh toán đối chiếu với sổ quỹ để đảm bảo việc rút tiền mặt và thanh toán 1 cách thuận tiện. Kế toán chi phí giá thành:  Thực hiện việc hạch toán chi phí, tổng hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm vào cuối quý. Kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào số dư, số phát sinh của các tài khoản tập hợp chi phí để lập bảng tính giá thành sản phẩm, hạng mục sản phẩm. Kế toán trực tiếp theo dõi và sử dụng TK 621, TK 622,...  Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty  Chế độ kế toán áp dụng: Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng, còn tiền ngoại tệ thì công ty sẽ qui đổi sang tiền Việt Nam theo tỉ giá của ngân hàng Nhà nước quy định. Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15 2006 QĐ-BTC ngày 20 03 2006 của Bộ Tài chính;
  • 42. 31  Niên độ kế toán theo năm bắt đầu từ ngày 01 01 và kết thúc vào ngày 31 12 năm dương lịch;  Kỳ kế toán: kỳ hạch toán theo tháng;  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên;  Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: lập vào cuối năm khi giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được;  Phương pháp tính giá hàng tồn kho: bình quân cả kỳ dự trữ;  Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ;  Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng;  Chứng từ kế toán: Công ty đã thực hiện tổ chức hệ thống chứng từ của mình theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán hiện hành;  Tài khoản kế toán: Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán đã quy định (TK cấp 1, 2), công ty có mở thêm các tài khoản cấp 3 để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý công ty, nhưng vẫn đảm bảo đúng với nội dung, kết cấu, phương pháp hạch toán quy định của các tài khoản. Từ tình hình thực tế, Công ty tổ chức kế toán theo mô hình tập trung, khối lượng công việc nhiều, công ty áp dụng kế toán trên máy nhằm giảm bớt khối lượng công việc kế toán. Công ty được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính và cài đặt phần mềm kế toán Bravo 6.0 đã điều chỉnh phù hợp với yêu cầu đặc điểm sản xuất của công ty. (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Thang Long University Library
  • 43. 32 Quá trình luân chuyển chứng từ và trình tự xử lý thông tin kế toán trên máy tại phòng tài chính kế toán như sau:  Công việc đầu tiên của kế toán khi sử dụng phần mềm kế toán là khai báo, đăng nhập hệ thống danh mục, mã hoá các đối tượng cần quản lý, cập nhật số dư ban đầu;  Hàng ngày, kế toán tổng hợp thu nhận, phân loại chứng từ. Sau đó chuyển các loại chứng từ cho các phần hành kế toán liên quan. Tại đó nhân viên kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tính toán lại, lập bảng kê và lưu trữ chứng từ. Kế toán tổng hợp và kế toán các phần hành liên quan thực hiện nhập dữ liệu vào máy. Khi cần lấy thông tin người sử dụng khai báo với máy về yêu cầu thông tin đầu ra hay tên các loại sổ sách, báo cáo kế toán. Máy tự xử lý và đưa ra thông tin theo yêu cầu của người sử dụng đã khai báo: Sổ Nhật ký chứng từ, Sổ chi tiết, ... Nhờ việc áp dụng tin học vào công tác kế toán cho nên đã thay thế dần được việc ghi chép thủ công, làm cho công việc kế toán của công ty trở nên đơn giản hơn và việc xử lý, cung cấp thông tin kế toán được nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn. Tuy nhiên, đối với một số phần hành kế toán vẫn phải tiến hành làm thủ công sau đó mới nhập vào máy dưới hình thức định khoản. Hiện nay Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán là Nhật ký chứng từ. Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần DTO Ghi chú: : Ghi ngày cuối kỳ, : Ghi thường xuyên trong kỳ : Đối chiếu số liệu cuối kỳ (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng kê số 4 Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627,154 Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ