SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Văn Hinh
Sinh viên thực hiện : Dương Thị Phương Thảo
Mã sinh viên : A11547
Chuyên ngành : Ngân hàng
HÀ NỘI - 2011
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo ThS. Lê Văn Hinh, người đã
tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Em
cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Mai Thanh Thủy cùng các thầy cô trong Bộ môn
Kinh tế trường Đại học Thăng Long đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đề tài
này.
Tuy đã cố gắng dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu nhưng khoá luận
của em chắc chắn vẫn còn những thiếu sót, kính mong các thầy cô, các bạn góp ý kiến
để khoá luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Dương Thị Phương Thảo
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI
RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................1
1.1. Khái quát về hoạt động NHTM ......................................................................1
1.1.1. Khái niệm NHTM ......................................................................................1
1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM ...................................................................2
1.1.3. Hệ thống ngân hàng ..................................................................................4
1.2. Hoạt động ngân hàng và rủi ro.......................................................................5
1.2.1. Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro..........................................5
1.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM ..............................................5
1.3. Chấp nhận rủi ro của NHTM .......................................................................10
1.3.1. Ứng xử với rủi ro của NHTM và mức độ chấp nhận rủi ro ....................10
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro ......................................14
CHƯƠNG II: MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.......................................................................22
2.1. Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam .....................................................22
2.1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ..............................................................22
2.1.2. Hệ thống Ngân hàng thương mại............................................................23
2.1.3. Thị trường tài chính.................................................................................28
2.1.4. Đánh giá sự phát triển của thị trường tài chính ngân hàng....................30
2.2. Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam...........................30
2.2.1. Mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động huy động vốn........................30
2.2.2. Mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn.........................38
2.3. Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam qua một số chỉ
tiêu cụ thể .............................................................................................................53
2.3.1. Nhóm NHTMNN .....................................................................................54
2.3.2. Nhóm NHTMCP......................................................................................57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHẤP NHẬN RỦI RO QUÁ MỨC CỦA
HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM............................................................................62
3.1 Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới ...........62
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế đất nước .......................................................62
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng.....................................................63
3.2. Những kết quả về quản lý mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống NHTM 66
3.2.1. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006.....................................66
3.2.2. Thông tư 15/2009/TT-NHNN ..................................................................66
3.2.3. Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN..............66
3.2.4. Chỉ thị 01/ CT-NHNN ban hành ngày 01/03/2011 ..................................68
3.3. Một số giải pháp hạn chế mức độ chấp nhận rủi ro quá mức của NHTM .69
3.3.1. Các chính sách vĩ mô nhằm giảm mức độ chấp nhận rủi ro của các
NHTM................................................................................................................69
3.3.2. Giải pháp từ phía NHNN và cơ quan giám sát tài chính quốc gia ..........70
3.3.3. Các giải pháp từ các NHTM để hạn chế mức độ chấp nhận rủi ro quá
mức....................................................................................................................75
KẾT LUẬN..............................................................................................................78
PHỤ LỤC.................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................93
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
BĐS Bất động sản
BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNDD Doanh nghiệp dân doanh
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IMF Quỹ tiền tệ thế giới
MHB Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long
MHBS Công ty cổ phần chứng khoán MHB
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam.
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
TCTD Tổ chức tín dụng
TTCK Thị trường chứng khoán
TTBĐS Thị trường bất động sản
USD Đô la Mỹ
VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
VND Việt Nam đồng
Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng
Bảng 2.1. Số lượng các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tính đến đầu tháng 10/2010....24
Bảng 2.2. Các chỉ số thị trường tài chính Việt Nam ...................................................25
Bảng 2.3. Tăng trưởng tài sản của các NHTM Việt Nam qua các năm.......................27
Bảng 2.4. Sự tham gia của đối tác nước ngoài vào khu vực ngân hàng trong nước
(thời điểm 31/12/2008) ..............................................................................27
Bảng 2.5. Các chỉ số phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.......................29
Bảng 2.6. Huy động của hệ thống NH Việt Nam........................................................31
Bảng 2.7. Tổng vốn huy động của hệ thống NH Việt Nam phân theo kỳ hạn.............32
Bảng 2.8. Cơ cấu huy động theo đồng tiền.................................................................34
Bảng 2.9. Tỷ trọng vay liên ngân hàng.......................................................................37
Bảng 2.10. Diễn biến tín dụng của các NHTM Việt Nam..........................................40
Bảng 2.11. Cho vay theo cơ cấu đồng tiền .................................................................42
Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu so sánh giữa DNNN và DNDD .......................................44
Bảng 2.13. Dư nợ cho vay BĐS.................................................................................48
Bảng 2.14. Nhóm NHTMNN.....................................................................................54
Bảng 2.15. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) năm 2009 ............................................55
Bảng 2.16. Các chỉ tiêu thanh khoản của khối NHTMNN (không kể MHB) ..............56
Bảng 2.17. Tỷ lệ an toàn vốn ở một số ngân hàng .....................................................57
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam 2011-2015.................................62
Thang Long University Library
Đồ thị
Đồ thị 1.1. Mức độ cho phép NHTM kinh doanh các lĩnh vực bất động sản, chứng
khoán và bảo hiểm ở một số nước trên thế giới ......................................13
Đồ thị 2.1. Số lượng các loại hình NHTM ở Việt Nam qua các năm .........................24
Đồ thị 2.2. Tăng trưởng toàn hệ thống .......................................................................41
Đồ thị 2.3. Mức huy động vốn vào thị trường chứng khoán. ......................................46
Đồ thị 2.4. Tương quan giữa tăng trưởng dư nợ tín dụng và chỉ số chứng khoán
năm 2009 ................................................................................................47
Đồ thị 2.5. Tỉ trọng dư nợ cho vay bất động sản so với tổng dư nợ của 21 NHTM
(không ghi tên cụ thể), (%, vào 31/12/2007) ..........................................48
Đồ thị 2.6. Phân bố nợ xấu theo loại hình TCTD .......................................................55
Đồ thị 2.7. Tốc độ huy động vốn và tốc độ cho vay của các TCTD năm 2009............56
Đồ thị 2.8. Định vị nhóm TCTD theo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu................................58
Đồ thị 2.9. Tăng trưởng dư nợ theo nhóm TCTD ......................................................58
Đồ thị 2.10. Định vị nhóm TCTD theo tỷ lệ nợ xấu năm 2009 .................................59
Đồ thị 2.11. Một số chỉ tiêu thanh khoản khối NHTMCP ..........................................59
Đồ thị 3.1. Hệ số ICOR của Việt Nam qua các năm...................................................70
LỜI MỞ ĐẦU
Các ngân hàng hay hệ thống ngân hàng thực hiện hoạt động chủ yếu là huy
động vốn từ khu vực tiết kiệm đến khu vực sản xuất (đầu tư). Do đó, hệ thống này
được ví như hệ huyết mạnh tài chính của mỗi quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế (GDP), tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo…
Về mặt nghiệp vụ, ngân hàng tiến hành cấp tín dụng trên cơ sở phân tích, thẩm
định, đánh giá khách hàng trước, trong và sau cho vay; qua đó, nguồn vốn tài chính
được phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với đặc điểm hoạt động
có hệ số đòn bẩy tài chỉnh rất cao (huy động rất lớn so với vốn tự có), ngân hàng và
hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008-2009 có nguồn gốc từ việc cho vay dưới chuẩn, do việc nới rộng điều kiện
tín dụng hay tăng mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Mỹ, cho thấy vấn
đề ứng xử với rủi ro của hệ thống ngân hàng ngày nay cần được đặc biệt quan tâm. Và
như vậy việc đánh giá thực trạng mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng là
cần thiết hơn bao giờ hết.
Thực tế và lý thuyết đã chỉ ra rất nhiều loại rủi ro đối với hoạt động ngân hàng,
những rủi ro chính phải kể đến là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường
... Hậu quả của những rủi ro này là sự kém bền vững, đổ vỡ cả hệ thống, tác động sâu
rộng đến mọi mặt của nền kinh tế và xã hội. Nghiêm trọng hơn, đổ vỡ hệ thống ngân
hàng có thể lan rộng ra thành khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với tính chất mang tính
đặc thù, hoạt động ngân hàng luôn đi liền với rủi ro và do đó các quyết định về kinh
doanh của ngân hàng (như cho vay khách hàng) thường trên cơ sở đánh đổi rủi ro và
lợi nhuận. Như vậy, để hoạt động hiệu quả, năng động, các ngân hàng phải đánh giá
được mức độ rủi ro của khách hàng và cả tình trạng rủi ro của mình. Việc ngân hàng
(hay cả hệ thống) chấp nhận rủi ro cao hơn có thể đem đến nhiều lợi nhuận hơn nhưng
cũng dẫn đến ngân hàng (hay cả hệ thống) chứa đựng và tích tụ rủi ro nhiều hơn. Nếu
với rủi ro, ngân hàng không hấp thụ được, thì có thể ngân hàng đổ vỡ và sẽ là mối
nguy cho cả hệ thống;
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến một ngân hàng hay cả hệ thống ngân hàng
ngày càng tích tụ rủi ro và ngày càng lún sâu vào vòng rủi ro. Các nguyên nhân phải
kể đến là sự quản lý rủi ro yếu kém, trục lợi, chạy theo lợi nhuận đơn thuần của ngân
hàng... Trong đó sự chấp nhận rủi ro quá mức của các ngân hàng cũng là hiện tượng
phổ biến trên thế giới. Tình trạng mở rộng cho vay đối với các tài sản dưới chuẩn của
Mỹ những năm 2005-2007 dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-
2009 như đã đề cập ở trên là một ví dụ và là một bài học về sự chấp nhận rủi ro quá
mức của một hệ thống ngân hàng.
Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng từ khi đổi mới đến nay đã có sự phát triển
Thang Long University Library
mạnh mẽ về quy mô cũng như đa dạng về loại hình định chế, sản phẩm, dịch vụ cung
ứng cho thị trường. Gần đây, hệ thống này không bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới, tuy nhiên có khá nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống này
rất dễ tổn thương trước các cú sốc: tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và tập trung vào
bất động sản, chứng khoán; lãi suất huy động rất cao; cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn là
chính, trong khi cho vay trung và dài hạn chiếm quy mô lớn.... Rõ ràng, hệ thống đang
phát triển không bền vững và rủi ro cao (nhất là rủi ro thanh khoản). Tình trạng rủi ro
như hiện nay của hệ thống này có thể là các ngân hàng đã và đang chạy theo số lượng,
hạ thấp điều kiện tín dụng và chấp nhận rủi ro quá mức.
Nghiên cứu, đánh giá về mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt
Nam: (i) Các hãng định mức tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard and Poor và Fitch
Rating) năm 2010 đã hạ mức tín nhiệm của nhiều ngân hàng do mức độ rủi ro gia tăng,
tăng trưởng tín dụng quá mức, quản lý không được cải thiện; Điều đáng quan tâm là
các ngân hàng trong nước tỏ ra rất hờ hững trước các kết quả xếp hạng tín nhiệm của
các hãng này. (ii) Dường như chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào trong nước đặt vấn
đề đến việc đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Hiện tại, Chính phủ chủ trương lập lại ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
cho năm 2011 và những năm tiếp theo bằng những biện pháp chấn chỉnh, củng cố hệ
thống ngân hàng qua một loạt những quy định chặt chẽ hơn như: tăng các tỷ lệ đảm
bảo an toàn hệ thống, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, giảm tỉ lệ cho vay phi
sản xuất, hạn chế mở chi nhánh ...
Trong bối cảnh trên, rõ ràng vấn đề đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro (hành vi
ứng xử của ngân hàng trước rủi ro và lợi nhuận, giữa số lượng và chất lượng hoạt
động...) của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam đang được đặt ra cả trên phương diện
thực tiễn và lý luận. Với mong muốn góp phần tìm hiểu, nhìn nhận đúng về thực trạng
chấp nhận rủi ro hệ thống ngân hàng, sinh viên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Mức độ
chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu khoá luận tốt nghiệp của mình.
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Khái quát về hoạt động NHTM
1.1.1. Khái niệm NHTM
Từ khi ra đời đến nay đã có rất nhiều khái niệm và cách hiểu về NHTM [13.1].
 Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở thường xuyên nhận của công
chúng dưới hình thức tiền gửi hay hình thức khác và họ dùng vào nghiệp vụ chiết
khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
 Ở Mỹ: NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính
và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính.
 Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ và
đầu tư.
 Ở Thổ Nhĩ Kỳ: NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích
nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu
và những hình thức cho vay mượn hay tín dụng khác.
 Ở Việt Nam: Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: NHTM là một
loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó:
 Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. (Luật các tổ chức tín dụng
năm 2010, Luật số 47/2010/QH12).
 Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số nghiệp vụ: (i) Nhận tiền gửi; (ii) Cấp tín dụng; (iii) Cung ứng dịch vụ thanh
toán qua tài khoản. (Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Luật số 46/2010/QH12)
Như vậy, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung, về bản chất,
NHTM là một doanh nghiệp đặc thù, tính chất đặc thù thể hiện ở chỗ đối tượng tác
nghiệp là tiền tệ. NHTM không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất – kinh doanh (khu vực sản xuất vật chất) nhưng tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội
bằng cách nhận tiền gửi, cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tài trợ vốn tín dụng, vốn đầu
tư cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo ra
của cải vật chất cho xã hội.
Với các chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng “tạo
tiền” của mình, NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế: góp phần
nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất kinh doanh; góp phần thực hiện chương trình
Thang Long University Library
2
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
NHTM vừa là nơi tạo môi trường vừa là nơi thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; là cầu
nối giữa kinh tế quốc dân với kinh tế quốc tế. (PTS. TS. Mai Văn Bạn, 2009) [1]
1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM
Có nhiều cách để phân loại hoạt động của NHTM, tuy nhiên để phục vụ cho
mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nhìn nhận mức độ chấp nhận rủi ro của ngân
hàng qua những hoạt động chủ yếu, ta có thể chia thành ba nhóm cơ bản như sau:
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Thông thường, NHTM bắt đầu hoạt động của mình bằng việc huy động nguồn
vốn. Đối tượng huy động của NHTM là tất cả các nguồn tiền nhàn rỗi trong các doanh
nghiệp, các tổ chức Chính phủ và dân cư với bất kỳ hình thức, quy mô và thời hạn nào.
Bổ sung thêm cho nguồn vốn huy động, các NHTM có thể đi vay của NHNN và từ các
ngân hàng khác bằng nhiều hình thức.
Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng là một bộ phận quan trọng trong nguồn vốn
của NHTM. Nguồn vốn này tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt
động song quy mô vốn chủ sở hữu lại quyết định khả năng huy động vốn và uy tín
NHTM. NHTM có thể tiến hành huy động nguồn vốn bằng các cách sau:
 Cung cấp các tài khoản giao dịch cho khách hàng: Với tư cách là trung gian
tài chính, NHTM thu hút một số lượng lớn các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại ngân
hàng. Ngân hàng trở thành người thủ quỹ cho khách hàng, thực hiện thu chi theo lệnh
của chủ tài khoản. Khi nền kinh tế phát triển thì càng có nhiều khách hàng mở tài
khoản ở ngân hàng, ngân hàng có cơ hội để huy động nguồn vốn này và mở rộng các
hoạt động kinh doanh của mình.
 Nhận tiền gửi của khách hàng: Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng
bằng hai phương thức chính là tiền gửi tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi. Nguồn vốn này
thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM. Tiền gửi tiết kiệm có
loại không kỳ hạn và loại có kỳ hạn. Tài khoản này nhằm mục đích chính là huy động
nguồn tiền tiết kiệm của các chủ thể trong xã hội. Chứng chỉ tiền gửi cũng có nhiều kỳ
hạn, có thể đến hơn 5 năm. Về thực chất, chứng chỉ tiền gửi được coi như những công
cụ vay nợ của NHTM (như kỳ phiếu, trái phiếu...) và là một nguồn vốn quan trọng của
NHTM, nó có thể được phát hành trên thị trường tài chính.
 Đi vay vốn: Ngoài nguồn vốn huy động trên, các NHTM còn có thể đi vay
vốn trên thị trường liên ngân hàng, vay các định chế tài chính hoặc vay NHNN.
 Tăng vốn tự có: Vốn tự có của một NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong
việc duy trì các hoạt động hàng ngày và bảo đảm ngân hàng đó phát triển lâu dài. Quy
mô vốn tự có quyết định quy mô huy động vốn, đi vay, quy mô tài sản và một số hoạt
động khác của ngân hàng. Vấn đề đáng lưu tâm của các NHTM là thường xuyên phải
3
duy trì được lượng vốn tự có ở mức hợp lý. Để tăng vốn tự có, NHTM có thể phát
hành cổ phiếu, phát hành công cụ nợ dài hạn có khả năng chuyển đổi và nâng cao năng
lực tự tích lũy từ lợi nhuận của ngân hàng.
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn đầu tiên và chiếm tỷ trọng lớn nhất của các NHTM là
cho vay. Các sản phẩm cho vay có thể phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau như
thời gian, đối tượng vay vốn, tính chất sử dụng... Thu nhập từ hoạt động cho vay cũng
chiếm tỷ trọng lớn nhất và phụ thuộc vào khả năng hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn của
khách hàng.
So với hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư của NHTM có quy mô và tỷ trọng
nhỏ hơn, song cũng có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thu nhập và tạo điều kiện cho các
ngân hàng thâm nhập sâu rộng vào nền kinh tế, đồng thời góp phần đa dạng hóa đầu
tư, làm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
Cách sử dụng vốn khác của NHTM bao gồm mua sắm tài sản cố định, thực hiện
các hoạt động tài trợ, quảng cáo,...thường chiếm tỷ trọng nhỏ và không ngay lập tức
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng song lại góp phần quan trọng vào việc phát triển và
quảng bá hoạt động ngân hàng.
Hoạt động sử dụng vốn cho nền kinh tế của NHTM có thể được chia thành 2
mảng chủ yếu sau:
 Cấp tín dụng: đây là giao dịch về tài sản (bằng tài sản hoặc bằng tiền) giữa
bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các doanh nghiệp, hộ gia đình và các chủ
thể khác, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một
thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi
cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh tạo ra
thu nhập lớn của NHTM. Có thể phân loại hoạt động cấp tín dụng theo các tiêu thức
khác nhau như thời gian cho vay, đối tượng vay vốn, mục đích vay vốn, tính chất bảo
đảm khoản vay...
 Đầu tư chứng khoán: Đầu tư chứng khoán là hoạt động kinh doanh quan
trọng của NHTM, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng. Các NHTM đầu tư
chứng khoán bằng cách mua các loại giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, công trái,
trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu kho bạc, trái phiếu doanh nghiệp và các
loại chứng khoán khác.
Thực tế cho thấy cấp tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động sử dụng
vốn của ngân hàng tuy nhiên đây cũng là hoạt động dễ xảy ra rủi ro nhất. Chính vì vậy,
mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng cũng bộc lộ chủ yếu qua các quyết định cấp tín
dụng. Theo nghĩa nguyên thủy của khái niệm tín dụng (credit) là “tin” mà đưa tiền cho
sử dụng. Như vậy hoạt động cấp tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào chữ “tin” ở người
Thang Long University Library
4
cho vay và chữ “tín” ở người vay tiền. Theo nghĩa rộng, chữ “tín” này bao hàm cả
năng lực tài chính và sự sẵn sàng trả tiền của người đi vay. Điều này đòi hỏi ngân hàng
phải tìm mọi cách để kiểm soát được khả năng hoàn trả nợ của khách hàng hay ít nhất
cũng là dự tính, phán đoán được khả năng này trên cơ sở phân tích khách hàng qua các
bước như: kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn; điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin
về khách hàng và phương án vay vốn; phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn; dự
kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt; phân tích, thẩm định
phương án vay vốn/dự án đầu tư; thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay…trước
khi cho vay. Tóm lại, ngân hàng luôn phải đảm bảo việc cho vay được thực hiện đúng
theo quy định hiện hành của NHNN, của các luật liên quan…Nếu ngân hàng không coi
chất lượng tín dụng quan trọng hơn mở rộng tín dụng cũng đồng nghĩa với việc ngân
hàng đang chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.2.3. Hoạt động trung gian
Song song với các hoạt động huy động và cho vay nói trên, NHTM còn thực
hiện hoạt động trung gian. Hoạt động trung gian bao gồm: hoạt động trung gian thanh
toán, hoạt động chuyển tiền, ủy thác, tín thác,…góp phần thực hiện thu chi an toàn,
nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng, đồng thời
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí.
Từ việc tìm hiểu hoạt động ngân hàng ở trên, ta có thể thấy các ngân hàng có
những mối quan tâm chủ yếu sau: (PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2009) [3]
 Huy động nguồn vốn một cách đa dạng với giá rẻ, tăng cường tỷ trọng
nguồn dài hạn. Mối quan tâm này gọi là quản lý tài sản Nợ. Càng làm tốt việc này,
ngân hàng càng có nhiều điều kiện phát triển kinh doanh sinh lời.
 Quản lý tài sản Có ở mức rủi ro thấp chấp nhận được: đa dạng hóa danh
mục tài sản Có, đạt được những tài sản Có có tỷ lệ rủi ro vỡ nợ thấp thông qua việc
cấp tín dụng có sự phân tích, thẩm định, đánh giá đúng mục đích vay, phương án sản
xuất... của khách hàng.
 Quyết định mức vốn chủ sở hữu mà ngân hàng phải duy trì ở mức hợp lý và
cách thức đạt được số vốn chủ sở hữu cần thiết để đảm bảo cho phần tài sản Có có rủi
ro.
 Bảo đảm khả năng thanh khoản, sẵn sàng thanh toán khi người gửi tiền có
nhu cầu rút tiền và thực hiện nghĩa vụ giải ngân khi đến hạn... Ngân hàng cần xác định
duy trì lượng tiền có sẵn tối đa là bao nhiêu để đảm bảo hoạt động, không dự trữ dư
thừa làm giảm cơ hội đầu tư.
1.1.3. Hệ thống ngân hàng
Với vai trò là kênh dẫn vốn của mình, hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống
khá rõ. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có sự liên hệ với nhau như các ngân
5
hàng mở tài khoản tại nhau để cùng phục vụ khách hàng; để gửi, vay mượn lẫn nhau
khi thừa vốn, thiếu vốn. Các ngân hàng có thể cùng tham gia đồng tài trợ cho một
khách hàng; một khách hàng có thể quan hệ với nhiều ngân hàng; khách hàng có thể
chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác… Như vậy, dòng tiền trong nền kinh tế
có thể chảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Thông qua các quan hệ tài khoản
tại ngân hàng như trên mà các khách hàng có thể thực hiện thanh toán, chi trả với nhau
một cách nhanh chóng. Các ngân hàng hoạt động trong điều kiện tương tác qua lại,
một cách trực tiếp, gián tiếp và chằng chịt tạo nên tính hệ thống trong hoạt động ngân
hàng. Do vậy, hệ thống ngân hàng được hiểu là các ngân hàng có quan hệ chặt chẽ và
tương tác nghiệp vụ với nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng cũng là điểm mạnh trong việc thực
hiện chức năng trung gian tài chính. Tuy nhiên, cũng chính vì tính hệ thống này mà rủi
ro trong hoạt động ngân hàng lại có tính dây truyền, lây lan. Tình trạng này được hiểu
là nếu có sự sụp đổ của một ngân hàng đơn lẻ thì có thể ảnh hưởng sang cả nhiều ngân
hàng trong nước, thậm chí sự lây lan này còn vượt qua khỏi phạm vi một quốc gia mà
trở thành một cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế; do đó hoạt động ngân hàng có thể
gây ra các hiệu ứng ngoại lai sâu rộng hơn bất kỳ ngành nào.
1.2. Hoạt động ngân hàng và rủi ro
1.2.1. Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro
Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro là khả năng mà các sự kiện được dự đoán
trước hay không được dự đoán trước có thể gây ra tác động bất lợi đối với vốn hay thu
nhập của ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan
như kinh tế, chính trị, xã hội… Một sự thay đổi bất lợi nhỏ của các yếu tố này cũng có
thể gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cơ bản của NHTM là huy
động vốn để cho vay, và thường huy động vốn rất lớn so với vốn tự có của bản thân
ngân hàng. Chính vì vậy, người ta cũng cho rằng, NHTM là định chế có tỷ lệ đòn bẩy
tài chính cao. Hơn thế nữa giữa huy động (nguồn) và cho vay (sử dụng vốn) của
NHTM thường có sự khác biệt đáng kể về kỳ hạn và đồng tiền nên hoạt động ngân
hàng có độ rủi ro khá cao trước các biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Ngoài
việc huy động vốn và cho vay, ngân hàng còn hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác
như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh,
dịch vụ thẻ đại lý… nên có thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng.
1.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM
Chính vì hoạt động ngân hàng luôn song hành với rủi ro nên việc nhận biết và
hiểu sâu sắc về các loại rủi ro là vô cùng cần thiết. Có nhiều cách phân loại rủi ro trong
Thang Long University Library
6
hoạt động của NHTM, song trên thực tế, hoạt động của các NTHM Việt Nam hiện nay
bị chi phối chủ yếu bởi 7 loại rủi ro chính: ( Tham khảo Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi
ro, năm 2009) [6].
1.2.2.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh khi người
vay hoặc đối tác không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng hoặc không thực hiện
đầy đủ như thỏa thuận tại điều khoản của hợp đồng.
Định nghĩa này hàm chứa nhiều khía cạnh hơn một định nghĩa truyền thống vốn
cho rằng rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến các hoạt động cho vay. Rủi ro tín dụng cũng
phát sinh trong nhiều loại hoạt động ngân hàng như bảo lãnh, tài trợ ngoại thương... kể
cả việc lựa chọn các sản phẩm cho danh mục đầu tư, các TCTD đại lý, các đối tác kinh
doanh sản phẩm phái sinh hay các đối tác ngoại hối.
Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi
cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn,
điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì
vòng quay vốn tín dụng giảm, ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả. Khi gặp phải
rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm
mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng. Khi không thu được vốn,
lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này
kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng
cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các
nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và phải có những biện pháp thích hợp
nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
1.2.2.2. Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro tiềm ẩn gây ra tác động tiêu cực đến thu nhập hoặc
vốn của ngân hàng do những biến động của các yếu tố trên thị trường như biến động
lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá hàng hóa...
Rủi ro thị trường có nhiều hình thức nên được chia ra làm 3 loại là rủi ro lãi
suất, rủi ro ngoại hối, và rủi ro giá cả.
1.2.2.2.1. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất hoặc những yếu tố liên
quan đến lãi suất làm tổn thất về tài sản và thu nhập của ngân hàng.
NHTM không thể tránh rủi ro lãi suất hoàn toàn. Rủi ro lãi suất cao sẽ đe dọa
đến thu nhập, vốn, thanh khoản và khả năng thanh toán NHTM. Loại rủi ro này phát
sinh khi ngân hàng duy trì kỳ hạn khác nhau giữa tài sản Nợ và tài sản Có. Nếu ngân
hàng duy trì tài sản Có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản Nợ thì ngân hàng luôn đứng
trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản Nợ khi lãi suất tăng. Ngược
7
lại, khi lãi suất giảm ngân hàng gặp rủi ro về lãi suất trong việc tái đầu tư tài sản Có
nếu tài sản Có có kỳ hạn ngắn hơn so với kỳ hạn của tài sản Nợ.
Mặt khác, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro làm giảm giá trị tài sản khi lãi suất
thị trường thay đổi. Như chúng ta đã biết, giá thị trường của tài sản Có hay tài sản Nợ
là dựa trên giá trị hiện tại của tiền tệ. Vì vậy, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức
chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản Có và tài
sản Nợ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản Có và
tài sản Nợ sẽ tăng lên. Nếu kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ mà lãi
suất tăng thì ngân hàng bị tổn thất và nếu kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn của tài
sản Nợ mà lãi suất giảm thì ngân hàng bị tổn thất.
Ngoài ra rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như: Bất lợi
trong cạnh tranh buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay để
thu hút khách hàng do đó làm tăng chi phí và giảm thu nhập của ngân hàng; do cung
tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền tệ nên ngân hàng phải tăng lãi suất để huy động vốn; do chính
sách ưu đãi cho vay của Nhà nước nên ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay...
1.2.2.2.2. Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên. Những rủi
ro này có thể phát sinh trong tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ của ngân
hàng như: cho vay, huy động vốn bằng ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, đầu tư chứng khoán
bằng ngoại tệ.
Loại rủi ro này chủ yếu xảy ra khi TCTD có sự chênh lệch giữa tài sản Có và tài
sản Nợ bằng ngoại tệ cả trong nội bảng và ngoại bảng. Thay đổi của tỷ giá sẽ tác động
lên giá trị của chênh lệch này. Vì vậy, trong các giao dịch ngoại hối và trong cân đối
tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng, bất cứ một trạng thái ngoại hối dương hay âm đều
có thể gặp rủi ro hối đoái khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi.
Trạng thái ngoại hối ròng = (Tài sản Có ngoại tệ i – Tài sản Nợ ngoại tệ i) +
(doanh số mua vào ngoại tệ i – doanh số bán ra ngoại tệ i)
Nếu ngân hàng ở trạng thái ngoại tệ dương thì khi ngoại tệ đó giảm giá so với
đồng bản tệ ngân hàng sẽ lỗ. Nếu ngân hàng ở trạng thái ngoại tệ âm thì khi ngoại tệ
đó lên giá so với đồng bản tệ thì ngân hàng sẽ lỗ.
1.2.2.2.3. Rủi ro giá cả
Rủi ro về giá cả là khả năng có những tác động xấu lên vốn và thu nhập phát
sinh do những thay đổi bất lợi của giá trị các công cụ tài chính, các khoản đầu tư hoặc
các tài sản nội bảng, ngoại bảng của NHTM hay do thay đổi của các yếu tố thị trường.
1.2.2.3. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là tình huống mà ngân hàng không đủ khả năng thanh toán
để đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn. Như vậy rủi ro thanh khoản mang các nội dung
Thang Long University Library
8
sau:
 NH thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu chi trả cho người gửi tiền, thanh toán các
khoản nợ đến hạn...
 Sự thâm hụt ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu của các bên đối tác dẫn đến tổn
thất cho NH như giảm thu nhập, giảm vốn, mất uy tín...
Đặc trưng cơ bản của rủi ro thanh khoản là tính lỏng của tài sản Có thấp hơn
tính lỏng của tài sản Nợ. Vì vậy rủi ro thanh khoản xảy ra do hai nguyên nhân chính là
nguyên nhân từ phía tài sản Nợ và từ phía tài sản Có:
 Nguyên nhân từ phía tài sản Nợ phát sinh do ngân hàng không đáp ứng
được các nhu cầu thanh toán, buộc phải nhượng bán các tài sản khác với giá thấp hơn
giá thị trường. Để có thu nhập cao, hầu hết các ngân hàng đều giảm dự trữ tiền mặt và
tăng đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản thấp và có thời hạn dài. Do vậy, khi
những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền ngay lập tức thì ngân hàng rất dễ bị
rủi ro.
 Nguyên nhân từ phía tài sản Có phát sinh trong trường hợp một số khoản tín
dụng đã cấp không được hoàn trả đúng hạn, trong khi vốn huy động đã đến hạn thanh
toán và các hợp đồng tín dụng đã ký đến hạn giải ngân. Trong trường hợp này, ngân
hàng phải tìm ngay những nguồn vốn khác để tài trợ. Lúc này, ngân hàng buộc phải sử
dụng tiền mặt dự trữ hoặc bán tài sản Có khác hoặc đi vay từ bên ngoài. Điều này có
thể làm giảm thu nhập của ngân hàng, hoặc làm tăng rủi ro về tài sản Nợ của ngân
hàng.
1.2.2.4. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là tổn thất phát sinh do quy trình và thủ tục nội bộ không đầy
đủ hoặc bị lỗi; do con người; do hệ thống hoặc do sự kiên bên ngoài.
Rủi ro hoạt động tiềm ẩn trong hầu hết các hoạt động và các bộ phận của TCTD
như: trong hệ thống máy tính, trong hầu hết các giao dịch , các cam kết, các giao dịch
của nhân viên.
Rủi ro hoạt động liên quan đến bốn yếu tố: con người, quy trình, hệ thống và
các sự kiện bên ngoài.
 Con người: Rủi ro hoạt động tăng lên cùng với sự tham gia của con người
vào hoạt động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo, hoặc điều chỉnh một giao dịch. Các yếu tố
của rủi ro hoạt động liên quan đến hành vi gian lận, lỗi, sự bỏ sót và lạm dụng của
nhân viên. NHTM càng có nhiều nhân viên, nhiều địa điểm giao dịch và khách hàng
thì rủi ro hoạt động càng cao.
 Quy trình: Rủi ro hoạt động tăng theo mức độ phức tạp của giao dịch. Giao
dịch có nhiều bước, nhiều quy định, hoặc nhiều mốc tham chiếu nên đòi hỏi phải có
kiểm soát nội bộ và phê duyệt.
9
 Hệ thống: Các hệ thống xử lý dữ liệu được lựa chọn phải có tính tính chính
xác, an toàn, tính tương hỗ thích hợp và luôn sẵn sàng cho việc sử dụng, hạn chế thời
gian chết khi nhân viên và khách hàng không thể truy cập.
 Các sự kiện bên ngoài: Sự kiện bên ngoài là các yếu tố nằm ngoài sự kiểm
soát của NHTM cũng góp phần gây ra rủi ro hoạt động. Ví dụ: Các vấn đề về cơ sở hạ
tầng (bao gồm điện, nước, điện thoại, hệ thống truyền dữ liệu, giao thông, vận
chuyển...), đình công, các thay đổi về pháp lý hoặc chính trị và ngay cả thời tiết khắc
nghiệt có thể tạo ra hoặc làm tăng thêm các rủi ro trong NHTM.
 Các vấn đề khác: Một số vấn đề khác có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro hoạt
động như: khối lượng và giá trị giao dịch, mức độ phức tạp của giao dịch, những thay
đổi mà NHTM đang găp phải (quyền sở hữu mới, lãnh đạo mới, nhân viên mới, sản
phẩm mới, những thay đổi về chính sách, quy trình, hệ thống...). Các NHTM đang
trong quá trình sát nhập với tổ chức hoạt động ngân hàng khác thì có mức độ rủi ro
hoạt động đặc biệt cao.
Tập hợp nhiều yếu tố rủi ro hoạt động có nghĩa là rủi ro hoạt động cao. Ví dụ:
hệ thống thanh toán là một trong những lĩnh vực có rủi ro hoạt động cao nhất ở hầu hết
các TCTD, là vì: lượng tiền trong các giao dịch lớn, số lượng giao dịch nhiều, nhiều
quy trình phê duyệt, khả năng xảy ra lỗi của con người và phụ thuộc quá nhiều vào các
hệ thống.
1.2.2.5. Rủi ro danh tiếng
NHNN Việt Nam đưa ra khái niệm sau đây về rủi ro danh tiếng: Rủi ro danh
tiếng là rủi ro tiềm ẩn tác động đến thu nhập và vốn phát sinh từ những ý kiến bất lợi
của công chúng đối với hình ảnh, thương hiệu, hoặc sản phẩm của NHTM.
Rủi ro danh tiếng có thể phát sinh từ bất kỳ bộ phận nào trong các NHTM,
nhưng chúng thường đi kèm với các hành động hoặc các quyết định của Ban điều hành
hoặc Hội đồng quản trị mà công chúng có thể nhận biết được. Do đó, rủi ro danh tiếng
của một NHTM chủ yếu dựa trên quan điểm của công chúng, của những người tham
gia vào thị trường và những người có ảnh hưởng trên thị trường, người nắm giữ cổ
phiếu trên thị trường bao gồm người gửi tiền, khách hàng vay, chủ nợ, cổ đông, nhà
phân tích thị trường, phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan quản lý.
Rủi ro danh tiếng ảnh hưởng đến khả năng thiết lập các mối quan hệ hay dịch
vụ mới, hoặc tiếp tục duy trì các mối quan hệ đang có. Theo thời gian, rủi ro này có
thể có ảnh hưởng xấu đến vốn và thu nhập của NHTM.
1.2.2.6. Rủi ro chiến lược
Rủi ro chiến lược là rủi ro tiềm ẩn tác động đến thu nhập và vốn phát sinh từ
chiến lược, việc thực hiện không đúng chiến lược, hoặc không có khả năng thích ứng
với những thay đổi trong môi trường kinh doanh của NHTM.
Thang Long University Library
10
Rủi ro này đề cập đến sự phù hợp giữa các mục tiêu chiến lược của tổ chức,
chiến lược kinh doanh được triển khai để thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực phục
vụ cho việc thực hiện mục tiêu và chất lượng thực hiện. Các nguồn lực cần thiết đển
tiến hành chiến lược kinh doanh bao gồm cả nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.
Nó bao gồm các kênh thông tin, hệ thống hoạt động, mạng lưới phân phối, khả năng
và năng lực quản lý.
Rủi ro chiến lược tập trung vào các quyết định do lãnh đạo NHTM (Hội đồng
quản trị và Ban điều hành) đặt ra và việc thực hiện các quyết định này có hiệu quả,
hiệu lực như thế nào. Theo đó, rủi ro chiến lược ảnh hưởng đến các chính sách và thực
tiễn quản trị rủi ro đối với tất cả các hoạt động và sản phẩm của NHTM. Rủi ro chiến
lược có ảnh hưởng tới tất cả các loại rủi ro khác của NHTM.
1.2.2.7. Rủi ro tuân thủ
Rủi ro tuân thủ là rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến thu nhập và vốn phát sinh do
việc không tuân thủ pháp luật, quy định, quy chế, thông lệ tốt, chính sách và quy trình
nội bộ hoặc các chuẩn mực đạo đức khác.
Rủi ro này phát sinh khi các luật lệ và quy định về quản lý các sản phẩm cụ thể
của NHTM hoặc các hoạt động của khách hàng không thể hiện rõ ràng, còn mập mờ
và không được kiểm chứng. Rủi ro tuân thủ dẫn đến NHTM phải chịu phạt, phải bồi
thường thiệt hại và hủy hợp đồng nên có thể làm suy giảm về danh tiếng, giảm giá trị
kinh doanh, hạn chế các cơ hội kinh doanh, giảm khả năng mở rộng hoạt động và
không có khả năng thực hiện hợp đồng.
Rủi ro tuân thủ cũng là một vấn đề trong rủi ro chiến lược. Đó là tình trạng
không tuân thủ tràn lan trong các NHTM, phản ánh công tác quản lý yếu kém của
NHTM.
1.3. Chấp nhận rủi ro của NHTM
1.3.1. Ứng xử với rủi ro của NHTM và mức độ chấp nhận rủi ro
Ứng xử với rủi ro được hiểu là thái độ nhìn nhận, cách xử lý với rủi ro và
thường bị chi phối bởi sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro. Để làm rõ khái niệm này, ta
có thể phân tích tình huống cụ thể sau. Trong cuộc sống hàng ngày, rủi ro thường trực
nhất của con người là khi tham gia giao thông. Nhìn nhận rủi ro này là rất khác nhau ở
mỗi người, có người đặc biệt thận trọng và lo lắng, có người cẩn thận, có người thờ ơ,
coi nhẹ... Từ đó có những cách xử lý khi tham gia giao thông như chọn phương tiện
công cộng có tính an toàn cao, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông
nhưng cũng không ít những trường hợp vi phạm như đi hàng hai, hàng ba, phóng
nhanh vượt ấu, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy... Như vậy, với rủi
ro, luôn có rất nhiều cách ứng xử và chính những ứng xử này phản đã phản ánh mức
độ chấp nhận rủi ro của con người.
11
Cũng như vậy, các NHTM, ứng xử với rủi ro chủ yếu bị chi phối bởi sự đánh
đổi giữa lợi nhuận, tăng trưởng và rủi ro. Về bản chất, ngân hàng luôn phải hoạt động
theo nguyên tắc thận trọng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra chủ yếu
trong quá trình quản lý vốn, huy động vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, với tính chất
đặc thù của các nghiệp vụ, hoạt đông ngân hàng luôn đi liền với rủi ro và do đó các
quyết định về kinh doanh của ngân hàng (như cho vay khách hàng) phải được phân
tích, đánh giá, thẩm định kỹ càng. Để hoạt động có hiệu quả, năng động, các ngân
hàng cần phải đánh giá được mức độ rủi ro của khách hàng và cả tình trạng rủi ro của
mình; cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, giữa tăng trưởng và năng lực quản trị rủi ro.
Bởi nếu chấp nhận rủi ro cao, ngân hàng có thể có lợi nhuận cao, nhưng ngân hàng lại
rơi vào tình trạng không chắc chắn, kém bền vững và do đó hệ thống sẽ dễ tổn thương,
dẫn đến đổ vỡ.
Việc đánh đổi rủi ro và tăng trưởng lợi nhuận như vậy có thể rất khác nhau giữa
các ngân hàng, giữa các hệ thống ngân hàng trong các thời kỳ khác nhau và có thể nói
đó là cách ứng xử với rủi ro của ngân hàng. Cách ứng xử với rủi ro của ngân hàng có
thể được nhìn nhận trong từng nghiệp vụ của ngân hàng.
1.3.1.1. Ứng xử với rủi ro trong quản lý vốn
Trước tiên, mức độ an toàn của ngân hàng được biểu hiện qua sự đầy đủ về vốn
tự có. Bởi lẽ, vốn tự có là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng
đồng thời tạo nên uy tín ban đầu, quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Vốn tự
có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh khi rủi ro xảy ra và đảm
bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Trong một số trường hợp ngân hàng
mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho khách hàng, bảo vệ
cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng. Một chỉ số quan trọng
trong mức đầy đủ vốn là tỷ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Tỷ số này càng nhỏ chứng
tỏ ngân hàng càng dễ gặp rủi ro do có ít vốn để tự vệ trước các thay đổi bất lợi của nền
kinh tế, từ đó cũng rủi ro hơn cho những người gửi tiền. Chính vì vậy, mỗi ngân hàng
luôn phải phát triển hoạt động trên cơ sở gia tăng hệ số CAR và bảo đảm hệ số này đầy
đủ theo quy định của NHNN.
1.3.1.2. Ứng xử với rủi ro trong hoạt động huy động vốn
Ngân hàng huy động vốn để cho vay, vì vậy có được cơ cấu nguồn vốn đa dạng
với giá rẻ luôn là mục tiêu mà ngân hàng hướng tới. Ngân hàng cần huy động vốn ở
mức phù hợp với sử dụng, với khả năng quản lý của ngân hàng, tăng vốn phải đi kèm
quản trị. Bên cạnh đó, việc có một cơ cấu kỳ hạn vốn huy động hợp lý cũng là một yếu
tố vô cùng quan trọng. Khi nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (mất cân đối
kỳ hạn) sẽ là rất khó khăn và rủi ro cho ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay
trung dài hạn. Nếu các ngân hàng sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài
Thang Long University Library
12
hạn sẽ dẫn đến thiếu hụt thanh khoản. Từ đó đẩy ngân hàng đến tình trạng chấp nhận
rủi ro quá mức như huy động vốn bằng mọi giá, vay thị trường 2 (thị trường liên ngân
hàng) trong khi các khoản vay thị trường 2 là nguồn ngắn hạn thường chỉ để bù đắp
những thiếu hụt tạm thời về mặt thanh khoản hay yêu cầu dự trữ của NHNN. Vì vậy
khi ngân hàng huy động thị trường 2 để cấp tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung, dài
hạn là một biểu hiện chấp nhận rủi ro quá mức. Nếu xét về cơ cấu đồng tiền, ngân
hàng huy động quá nhiều ngoại tệ cũng dễ gặp rủi ro tỷ giá.
1.3.1.3. Ứng xử rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn
Trên phương diện cấp tín dụng, ngân hàng phải là kênh dẫn vốn đến khu vực
sản xuất, đầu tư hiệu quả, ít rủi ro và hạn chế cho vay khu vực phi sản xuất. Ngân hàng
chỉ cho vay khi thực sự hiểu rõ về khách hàng, ngành nghề kinh doanh và mục đích sử
dụng tiền của họ; khi các khoản cho vay được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp thì
các tài sản này phải có tính khả mại, đồng thời ngân hàng phải có cách nhìn nhận ở
góc độ chuyên môn với những tài sản này bởi trong khi thị trường bất động sản và thị
trường hàng hoá chưa phát triển và có nhiều biến động phức tạp thì ngân hàng rất dễ
gặp rủi ro do giảm giá trị tài sản đảm bảo khi phát mại.
Các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động (LDR)
theo quy định của NHNN. Tỷ lệ này biểu hiện % các khoản cho vay của ngân hàng
được tài trợ thông qua tiền gửi. Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có
ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi
đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng
trưởng. Vì vậy tỷ lệ này còn như một thước đo thanh khoản, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính
thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cần cân đối được kỳ hạn giữa huy động và cho
vay. Để hạn chế rủi ro đến mức tối đa thì các nguồn ngắn hạn chỉ được dùng cho vay
ngắn hạn. Song trên thực tế, phần lớn các khoản huy động và cho vay không thể có kỳ
hạn trùng khớp với nhau như vậy. Nên các ngân hàng cần đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn
ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhất định theo quy định của nhà nước để kiểm soát rủi
ro thanh khoản. Tỷ lệ này cũng có ý nghĩa tương tự như LDR nhưng tính đe dọa đến
khả năng thanh khoản là trực tiếp hơn. Những vấn đề về thanh khoản có thể gây ra tác
động bất lợi lên vốn và thu nhập của tổ chức tín dụng và trong những tình huống xấu,
có thể dẫn đến sự đổ vỡ của TCTD do mất khả năng chi trả. Khủng hoảng về thanh
khoản của một ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống (ví dụ như một ngân
hàng chiếm thị phần lớn về tiền gửi hoặc cho vay, có thể sẽ ảnh hưởng đến các ngân
hàng khác và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung). Nó cũng có thể gây ảnh hưởng
đến hoạt động của các hệ thống thanh toán và các thị trường tài chính khác. Một ngân
hàng chấp nhận rủi ro quá mức là ngân hàng có tỷ lệ LDR và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn
13
cho vay trung dài hạn cao, hay cho vay vượt huy động (LDR > 100%).
Mức độ chấp nhận rủi ro quá mức trong hoạt động ngân hàng còn biểu hiện ở
việc các ngân hàng có xu hướng tập trung cho vay khách hàng lớn (các tập đoàn, các
DNNN). Với suy nghĩ quy mô lớn không thể đổ vỡ hay các DNNN thì được sự hậu
thuận từ Nhà nước nên ít rủi ro, các ngân hàng cấp tín dụng một cách dễ dãi, bỏ qua
những nguyên tắc thận trọng trong tín dụng.
Để bảo đảm hệ thống ngân hàng vận hành đúng và tốt chức năng dẫn vốn, phân
bổ vốn một cách hiệu qủa, hệ thống luật pháp các nước về NHTM vẫn hạn chế hết
mức các NHTM đầu tư hoạt hoạt động phi sản xuất do có mức độ mạo hiểm hay rủi ro
cao. Theo kinh nghiệm quốc tế, ba lĩnh vực phi sản xuất có tầm quan trọng về quản lý
mà NHTM thường tham gia vào đó là: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản. Quan sát
một cách hệ thống ở các nền kinh tế phát triển cho thấy, tuỳ theo mức độ phát triển của
thị trường và hệ thống ngân hàng, năng lực quản trị của nền kinh tế (vĩ mô và vi mô)
về tài chính, ngân hàng mà các hạn chế này được nới rộng một cách phù hợp. Một
nghiên cứu về cho NHTM kinh doanh mạo hiểm trên một số lĩnh vực nhà đất, bảo
hiểm, chứng khoán đến mức nào đã được nhóm nghiên cứu của Đại Học Cambridge
tiến hành năm 2006 trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên 152 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đồ thị 1.1. Mức độ cho phép NHTM kinh doanh các lĩnh vực bất động sản, chứng
khoán và bảo hiểm ở một số nước trên thế giới [12]
 Kết quả điều tra cho kết quả như sau:
 Về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh chứng khoán: chỉ có 4 quốc gia cấm
hoàn toàn NHTM kinh doanh chứng khoán đối với NHTM, 21 quốc gia hạn chế, 66
nước cho phép theo kiểu có kiểm soát/cấp phép; 61 quốc gia không cấm.
 Về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh bất động sản: có tới 48 quốc gia cấm
hoàn toàn NHTM kinh doanh lĩnh vực này, 36 quốc gia hạn chế, 37 nước cho phép
theo kiểu có kiểm soát/cấp phép; 11 quốc gia không cấm.
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Chung khoan
Bao hiem
Bat đong san
Cam
Han che
Cho phep
Khong cam
Thang Long University Library
14
 Về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh bảo hiểm: có tới 39 quốc gia cấm
hoàn toàn NHTM kinh doanh lĩnh vực này, 53 quốc gia hạn chế, 47 nước cho phép
theo kiểu có kiểm soát/cấp phép; 14 quốc gia không cấm.
 Kết quả điều tra cũng cho thấy, tùy theo mức độ phát triển của thị trường tài
chính, năng lực quản lý của cơ quan có thẩm quyền và bản thân các NHTM mà có sự
khác nhau về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh vào các lĩnh vực này.
Mặc dù cấp tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu song ngân hàng cần phải duy trì
một mức tăng trưởng tín dụng hợp lý. Trên phương diện vĩ mô, tăng trưởng tín dụng
phải phù hợp với tăng trưởng GDP và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Còn trên phương diện vi mô, nguyên
tắc tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với năng lực quản lý, không được lấy số lượng
thay cho chất lượng. Khi tăng trưởng tín dụng không đảm bảo nguyên tắc trên tức là
tăng trưởng tín dụng quá mức thì tính dễ tổn thương của các NHTM tăng lên; thể hiện
ở việc dòng vốn tín dụng ngân hàng thường có khuynh hướng "chảy vào" khu vực có
mức độ rủi ro cao và có tác động "bóp méo" giá cả trên thị trường hay NHTM dễ dàng
cho doanh nghiệp vay hơn đồng nghĩa với việc NHTM chấp nhận rủi ro cao hơn. Đó là
vì, do có được đồng vốn một cách dễ dàng nên các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng
vốn kém hiệu quả hơn; từ đó gia tăng thách thức cho ngân hàng trong việc ngăn chặn
nợ xấu. Như vậy tăng trưởng tín dụng quá mức cũng có nghĩa là ngân hàng chấp nhận
rủi ro quá mức.
Bên cạnh đó, việc các ngân hàng tăng quy mô (tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng
mạng lưới chi nhánh, thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng) không đi kèm với tăng
năng lực quản trị tương ứng sẽ làm cho ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, sử dụng
vốn lãng phí. Tăng vốn tạo sức ép lợi nhuận, khiến các ngân hàng đẩy vốn ra bằng mọi
cách, đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
Cuối cùng, cốt lõi của hoạt động ngân hàng là chấp nhận rủi ro. Vì vậy nên mối
quan tâm cốt lõi của ngân hàng chính là quản trị rủi ro [4]. Các ngân hàng luôn phải
nâng cao năng lực quản trị rủi ro phù hợp với tốc độ tăng trưởng của mình và tính
phức tạp gia tăng của thị trường. Nếu các NHTM không duy trì một hệ thống quy trình
thủ tục để nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát hoạt động sẽ tiềm ẩn khả năng
tổn thất cao khi môi trường kinh tế bất lợi.
Như vậy, chính ứng xử trước rủi ro của ngân hàng đã phản ánh mức độ chấp
nhận rủi ro của ngân hàng.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro
1.3.2.1. Sự cần thiết của việc xác định một mức độ chấp nhận rủi ro hợp lý
Trên phương diện vĩ mô, ngân hàng là định chế tài chính có vai trò vô cùng
quan trọng trong nền kinh tế. Việc mở rộng hoạt động ngân hàng như mở rộng tín
15
dụng của cả hệ thống có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên nếu tăng
trưởng quá mức, hệ thống ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn;
nền kinh tế rơi vào trạng thái rủi ro hơn do tăng trưởng tín dụng vượt khả năng hấp thụ
vốn của toàn xã hội, dẫn đến tăng trưởng kinh tế quá nóng, tình trạng bong bóng nhà
đất, bong bóng chứng khoán, lạm phát… Từ đó tác động trở lại hệ thống ngân hàng có
thể gây đổ vỡ hệ thống, hay là nguy cơ của khủng hoảng ngân hàng. Chính vì vậy, việc
cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ngân hàng và kiểm soát rủi ro, đưa ra
một mức độ chấp nhận rủi ro nhất định của cả hệ thống là vô cùng cần thiết đối với
nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Trên phương diện vi mô, như đã phân tích ở trên, nhìn chung các NHTM luôn
phải đối mặt với sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Mâu thuẫn trên đặt ra cho ngân
hàng thách thức phải theo đuổi một mức rủi ro thấp nhất có thể chấp nhận được phù
hợp với năng lực quản trị rủi ro của mình; có nghĩa là duy trì tốc độ tăng trưởng phù
hợp, duy trì khả năng tài chính của ngân hàng ở một chừng mực mà có thể tồn tại, chịu
đựng, chống đỡ trước các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài (các cú sốc), có
thể đảm bảo được khả năng thanh toán những khoản nợ (nghĩa vụ nợ) tại những thời
điểm xác định. Vì vậy mỗi một ngân hàng, một nhóm ngân hàng và rộng hơn là cả một
hệ thống ngân hàng đều có những khẩu vị rủi ro khác nhau hay mức độ chấp nhận rủi
ro hợp lý khác nhau.
Tuy vậy, bằng việc dựa trên các quy định, luật hiện hành và những thông lệ
đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, ta vẫn có thể thiết lập một “ngưỡng” các tỷ lệ
an toàn chung mà các ngân hàng cần phải đạt được. Không đạt được “ngưỡng” này
đồng nghĩa với việc ngân hàng đang hoạt động với nhiều rủi ro, hệ thống đang tích lũy
rủi ro, hay rộng hơn là nền kinh tế đang tích tụ rủi ro.
Trên thực tế các “ngưỡng” rủi ro đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trên
thế giới và đang được đưa vào Việt Nam. Nói đến các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo
an toàn trong hoạt động của các tổ chức tài chính, người ta sẽ nhắc ngay đến các tiêu
chuẩn Basel - những tiêu chuẩn ra đời cách đây hơn hai thập kỷ và liên tục được hầu
hết các nước cũng như các tổ chức tài chính toàn cầu tuân thủ một cách rộng rãi hay cố
gắng đạt được. Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã công bố hệ thống đo lường vốn mà nó
được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo
lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%. Từ năm 1988, Basel I không
chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn ở hầu hết các nước khác. Năm
1999, Ủy ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới (Basel II) với 3 trụ cột chính: (1)
yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (2) sự xem xét giám sát của quá trình
đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; và (3) sử dụng hiệu quả việc
thông bố thông tin nhằm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các
Thang Long University Library
16
nỗ lực giám sát. Sau đó, Basel II được ban hành vào ngày 26/6/2004 và hiện nay đang
hướng tới xây dựng hoàn thiện Basel III.
Tại Việt Nam, vấn đề các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng
đã được đưa vào khá lâu như Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN (Quyết định 457) quy
định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD của Thống đốc NHNN...
Gần đây nhất là Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 25/5/2010 (Thông tư 13)
thay thế Quyết định 457. Thông tư này quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt
động ngân hàng, đáp ứng quá trình hội nhập đi từ thấp tới cao, tiến dần lên mức cao
hơn, từng bước xây dựng hệ thống ngân hàng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Các
chuyên gia kinh tế cũng cho rằng Thông tư 13 là cơ bản đã tiếp thu được các chuẩn
mực quốc tế và do đó tạo một cú “phanh” khá mạnh với những ngân hàng đang hoạt
động bất chấp rủi ro hay chấp nhận rủi ro quá mức của hệ thống ngân hàng Việt Nam;
từ đó nhằm xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định, thực hiện tốt vai
trò phân bổ vốn trong nền kinh tế. Và hơn thế nữa, thông tư này góp phần đưa ra các
tham số về ngưỡng chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đó việc lấy
các chuẩn mực về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo Thông tư 13
làm ngưỡng rủi ro chuẩn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có thể coi là
phù hợp nhất.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro
Các tỷ lệ đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể
được phân như sau:
 Về mức đủ vốn có 2 nhóm chỉ tiêu: (1) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, (2) Một
số chỉ tiêu khác về vốn.
 Về chất lượng tài sản Có có 6 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá dư
nợ; (2) Nhóm các chỉ tiêu giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá; (3)
Nhóm các chỉ tiêu giới hạn góp vốn, mua cổ phần; (4) Chỉ tiêu tỷ lệ cấp tín dụng từ
nguồn vốn huy động (LDR); (5) Chỉ tiêu tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để
cho vay trung dài hạn; (6) Nhóm chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro.
 Về khả năng thanh khoản có 2 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm các chỉ tiêu tỷ lệ chi
trả được quy định tại Thông tư 13; (2) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá thanh khoản khác.
 Về công tác quản trị rủi ro có 4 quy định tối thiểu.
Sau đây là một số chỉ tiêu quan trọng, các chỉ tiêu đầy đủ tham khảo phần phụ
lục số liệu.
1.3.2.2.1. Mức đủ vốn
STT Chỉ số phân
tích
Quy định
tại
Ý nghĩa Thế
giới
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
17
1 Tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu
>= 9%
Thông tư
13/2010/
TT-
NHNN
Khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này
tức là NH đã tự tạo ra một tấm đệm
chống lại những cú sốc về tài chính, vừa
tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người
gửi tiền.
Basel II
quy
định
>=8%
2 Các NHTM
phải đạt vốn
pháp định tối
thiểu là 3000
tỷ đồng vào
cuối năm
2010
Nghị định
141/2006/
NĐ-CP
Nếu quy mô ngân hàng quá nhỏ, thì rất dễ
để một cá nhân hay doanh nghiệp thâu
tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị
huy động vốn cho họ gây ra những hậu
quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân
hàng.
Một số chỉ tiêu khác đánh giá về vốn
3 Vốn tự có /
Tổng tài sản.
Chỉ số này cho biết cơ cấu vốn VCSH tài
trợ trong tổng tài sản của NH. Chỉ số này
là tấm đệm đảm bảo an toàn cho NH
trước rủi ro, thường mức 12% là hợp lí.
1.3.2.2.2. Chất lượng tài sản Có
STT Chỉ số phân tích Quy định tại Ý nghĩa Thế
giới
Nhóm chỉ tiêu đánh giá dư nợ
4 Tỷ lệ nợ quá hạn=(Nợ quá
hạn/ Tổng dư nợ) <=5%
Thông tư số
49/2004/TT-
BTC
Tỷ lệ phản ánh mức độ
cho vay của ngân hàng
đối với khách hàng có
khả năng hoàn trả thấp.
Tỷ lệ
tham
khảo
<= 5%.
5 Tỷ lệ nợ xấu= (Nợ xấu /
Tổng dư nợ) <=5%
-Tỷ lệ phản ánh khả
năng thu hồi vốn khó
khăn, có nguy cơ mất
vốn.
.
Nhóm các chỉ tiêu giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá:
6 Tổng dư nợ cho vay của
TCTD đối với một khách
hàng không được vượt quá
15% vốn tự có của TCTD.
Thông tư
13/2010/TT-
NHNN
Các ngân hàng phải
phân tán danh mục
đầu tư của mình, tránh
“bỏ quá nhiều trứng
vào cùng một giỏ”
nhằm hạn chế rủi ro
đến mức tối đa.
Thang Long University Library
18
7 Tổng dư nợ cho vay và số dư
bảo lãnh của TCTD đối với
một khách hàng không được
vượt quá 25% vốn tự có của
TCTD, trong đó vẫn đảm bảo
quy định tại mục 6 bảng này.
8 Tỷ trọng cho vay phi sản
xuất đến 30-6-2011 tối đa là
22% tổng dư nợ và đến 31-
12-2011, tỷ trọng này tối đa
là 16%.
Chỉ thị số
01/CT-
NHNN ngày
1/3/2011
Hạn chế cho vay vào
lĩnh vực có mức độ rủi
ro cao, tập trung cho
vay hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Nhóm các chỉ tiêu giới hạn góp vốn, mua cổ phần
9 Mức góp vốn, mua cổ phần
của TCTD trong một doanh
nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu
tư, TCTD khác không được
vượt quá 11% vốn điều lệ
của doanh nghiệp, quỹ đầu
tư, dự án đầu tư, TCTD khác
đó.
Thông tư 13
Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động và nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài
hạn.
10 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn
vốn huy động <= 80%
Thông tư 13 Đảm bảo khả năng
thanh khoản
11 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn
được sử dụng cho vay trung
dài hạn <= 30%
Thông tư 15 Đảm bảo khả năng
thanh khoản
Nhóm chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro
19
12 Tỷ lệ trích lập và duy trì dự
phòng chung bằng 0,75%
tổng giá trị của các khoản nợ
từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Thông tư 13 Dự phòng chung giúp
ngân hàng luôn chủ
động có sẵn một khoản
để bù đắp cho nợ mất
mà không phải lo lắng
tìm kiếm nguồn ngay
cả khi hoạt động kinh
doanh của ngân hàng
đó gặp khó khăn.
Hiện
tại,các
ngân
hàng
Mỹ
trích
lập dự
phòng
chung
từ 1 đến
2%.
1.3.2.2.3. Phân tích thanh khoản
STT Chỉ số phân tích Quy định
tại
Ý nghĩa Thế giới
Nhóm các chỉ tiêu tỷ lệ chi trả được quy định tại Thông tư 13
13 (Tài sản có thanh toán
ngay / Tổng Nợ phải trả)
>=15%
Thông tư
13
Chỉ tiêu này đo lường
khả năng đáp ứng tức
thời của ngân hàng trước
các khoản nợ.
Nhóm các chỉ tiêu đánh giá thanh khoản khác
14 Tiền và các khoản tương
đương tiền/ Tổng tài sản
Có
Chỉ tiêu này đo lường
mức độ có tính lỏng cao
nhất trong tổng tài sản.
15 Dư nợ tín dụng/ Tổng tiền
gửi của tổ chức kinh tế và
dân cư
Đo lường mức độ tiền
gửi tài trợ cho dư nợ cho
vay. Chỉ số này quá cao
cho thấy ngân hàng đang
gặp nguy cơ về thanh
khoản trong trường hợp
khách hàng gửi tiền đến
rút tiền.
1.3.2.2.4. Công tác quản trị rủi ro
Các yêu cầu về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng (Bản thuyết minh dự
Thang Long University Library
20
thảo thông tư yêu cầu tối thiểu về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, NHNN):
 Ngân hàng phải thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro phù hợp với
điều kiện riêng biệt và mức độ phức tạp trong hoạt động của mình và phải tuân thủ
theo quy định của các luật liên quan của NHNN. Ngân hàng phải quản lý và kiểm soát
hiệu quả các rủi ro trọng yếu của mình.
 Hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng phải đảm bảo ngân hàng luôn duy trì
đủ vốn tại mọi thời điểm để đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng.
 Ngân hàng phải có khả năng nhận biết, đo lường, đánh giá, giám sát, báo
cáo và kiểm soát hiệu quả các rủi ro tiềm ẩn trong mọi hoạt động của mình.
 Ngân hàng phải đảm bảo công tác quản lý rủi ro được thực hiện độc lập,
khách quan trung thực và được thể hiện rõ bằng văn bản.
 Phân tách chức năng và nhiệm vụ: Ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc
chung trong hoạt động cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh giao dịch là cán bộ làm
việc ở khối sau không được thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc nhiệm vụ của
khối trước và ngược lại.
Kết luận chung chương I
Với bản chất hoạt động là huy động để cho vay, ngân hàng có hệ số đòn bẩy tài
chính cao; hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động
ngân hàng cũng được tiến hành trên cơ sở đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, giữa
lượng và chất. Sự đổ vỡ của ngân hàng, nhất là đổ vỡ hệ thống ngân hàng tại bất kỳ
quốc gia nào có thể gây nên các tác động tiêu cực rất rộng lớn về kinh tế và xã hội.
Chính vì vậy việc xác định một mức độ rủi ro hợp lý trong hoạt động ngân hàng là vô
cùng cần thiết.
Mức độ chấp nhận rủi ro của một ngân hàng được biểu hiện thông qua việc ứng
xử của ngân hàng đó trước rủi ro. Một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được là phải
đảm bảo các quy định về hoạt động ngân hàng, đảm bảo các ngưỡng đề ra. Song quan
trọng là phù hợp với ngưỡng chịu đựng được của chính ngân hàng trên cơ sở cân đối
với năng lực quản lý rủi ro. Do đó, mỗi một ngân hàng, mỗi một hệ thống ngân hàng
có mức chịu đựng rủi ro hợp lý nhất định.
Một số lượng nhỏ ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức có thể dẫn đến một ngân
hàng nào đó bị đổ vỡ, nhưng cả hệ thống ngân hàng có mức chấp nhận rủi ro quá mức
sẽ làm hệ thống ngân hàng kém bền vững và nếu không được điều chỉnh kịp thời, rủi
ro sẽ ngày một tích tụ và hệ thống này càng dễ tổn thương và có thể dẫn đến một cuộc
khủng hoảng ngân hàng... Như vậy, một mức chấp nhận rủi ro phù hợp sẽ đảm bảo
từng ngân hàng hay cả hệ thống ngân hàng hoạt động hài hòa, không ngừng gia tăng
lợi ích cho chính ngân hàng; và rộng hơn là hệ thống ngân hàng phát triển bền vững,
21
nguồn lực tài chính được phân bổ hiệu quả và từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng.
Trong phần tiếp theo của khóa luận (chương II), tác giả sẽ tập trung phân tích thực
trạng về rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời
gian qua, trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn theo Thông tư 13.
Mục tiêu và phạm vi của khóa luận đánh giá về cả hệ thống ngân hàng Việt
Nam, do đó việc thu thập số liệu là khó đầy đủ và toàn diện. Hơn nữa, trong thực tế, số
liệu về hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất khó tiếp cận, nhất là các đối tượng là sinh
viên; các số liệu công bố giữa các nguồn lại có sự chênh lệch, khác biệt khá lớn. Tuy
nhiên, tác giả sẽ cố gắng sử dụng, khai thác các dữ liệu, các thông tin hiện có một cách
tối đa nhất và phân tích, đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng
Việt Nam trong thời gian qua.
Thang Long University Library
22
CHƯƠNG II: MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Để đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam thời gian
qua, chúng ta cần đặt hệ thống này trong mối quan hệ với thị trường tài chính Việt
Nam, hệ thống quản lý, giám sát (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), có gắn với yếu tố
lịch sử phát triển của hệ thống này.
2.1. Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam
2.1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHNN Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành
tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Đối với các
NHTM, NHNN là cơ quan quản lý, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng đảm bảo
an toàn cho cả hệ thống [5]. Cụ thể, Điều 4 Luật NHNN 2010 quy định một số nhiệm
vụ liên quan đến đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng như sau:
 Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo
đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD; bảo đảm sự an toàn, hiệu
quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng.
 Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm
quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
 Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
 Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông
tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
 Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD.
 Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ
và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
 Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ
thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ
thống thanh toán trong nền kinh tế.
 Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh
doanh vàng.
 Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín
23
dụng.
 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
Như vậy, hoạt động của NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và
kiềm chế lạm phát, duy trì giá trị đồng tiền và tỉ giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn
định kinh tế vĩ mô thông qua việc quản lý tốt hoạt động của các NHTM. Song, mặc dù
Chính phủ và NHNN đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành các chính
sách quản lý vĩ mô nhưng trong một số thời kỳ nhất định, các chính sách này còn thể
hiện nhiều điều hạn chế. Điển hình như các chính sách quản lý lãi suất kém hiệu quả
khiến lãi suất tăng cao, xuất hiện các cuộc chạy đua lãi suất. Nhiều chính sách quản lý
thị trường ngoại hối của NHNN thời gian qua còn nhiều bất cập khiến tỷ giá chưa thật
sự phản ánh đúng tình hình cung - cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Hay như công tác
thanh tra giám sát ngân hàng còn lỏng lẻo, chậm chễ… Tất cả những nguyên nhân trên
là các yếu tố vĩ mô tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro quá mức của các NHTM.
2.1.2. Hệ thống Ngân hàng thương mại
Những năm đầu của thập kỷ 1990, ở Việt Nam chỉ có 4 NHTM Quốc doanh và
gần như 100% hoạt động ngân hàng tập trung vào 4 ngân hàng này; các chỉ số phát
tiển thị trường tài chính ( M2/GDP, tín dụng cho nền kinh tế,..) cũng mức rất thấp; cho
vay cũng chủ yếu tập trung vào các DNNN. Thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt
Nam đã đưa đến sự tăng trưởng của khu vực tài chính là khá ấn tượng: cơ cấu thị
trường tài chính Việt Nam là khá đa dạng các loại hình định chế cho dù các NHTM
vẫn là chủ yếu. Đặc biệt chú ý là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thì mức độ mở cửa khu vực này đã lớn hơn
những năm 1990 rất nhiều. Đến nay (vào thời điểm đầu năm 2011) hệ thống ngân hàng
đã có một bước phát triển đáng kể theo cả chiều rộng và chiều sâu.
2.1.2.1. Sự phát triển của thị trường tài chính ngân hàng theo chiều rộng
Xét vào thời điểm đầu năm 2011, dễ thấy rằng thị trường tài chính Việt Nam đã
có một sự phát triển vượt bậc so với năm 1990. Sự phát triển này thể hiện ở chỗ các
định chế tài chính đã có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và chủng loại; đặc biệt đã
có sự gia tăng của các NHTM cổ phần (NHTMCP), các TCTD có vốn nước nước
ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; TTCK được thành lập và nhiều định chế tài
chính phi ngân hàng được ra đời (công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng
khoán). Từ ngày 1/1/2011, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), Việt Nam sẽ cho phép ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ, sản phẩm
như ngân hàng trong nước. Như vậy, từ nay, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong
nước sẽ có cùng một sân chơi sòng phẳng.
Thang Long University Library
24
Đồ thị 2.1. Số lượng các loại hình NHTM ở Việt Nam qua các năm [7]
Đến nay, nếu không tính 1048 quỹ tín dụng nhân dân, ở Việt Nam có khoảng
trên 100 định chế tài chính hoạt động ngân hàng, dịch vụ ngân hàng; chưa kể có
khoảng 105 công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm.
Bảng 2.1. Số lượng các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tính đến
đầu tháng 10/2010[13.2]
STT Loại hình tổ chức
Số
lượng
1 NHTM nhà nước (*) 5
2 NHTM Cổ phần 48
3 NH Liên doanh với nước ngoài 5
4 CN NH nước ngoài tại VN 49
5 NH 100% vốn nước ngoài 5
6 Cty Tài chính 17
7 Công ty cho thuê tài chính 13
8 Qũy TDNDTW và Quỹ TDND cơ sở 1048
Tổng Cộng 1.190
(*)Bao gồm: VCB, Vietinbank, NHNo, BIDV, MHB.
Các NHTM vẫn chiếm đa số và chiếm khoảng 60% tổng tài sản có của cả hệ
thống. Sự phát triển theo chiều rộng thể hiện rõ nét nhất ở việc các ngân hàng đua
nhau mở rộng mạng lưới chi nhánh một cách ồ ạt nhằm đạt được nhiều mục đích như
tạo thêm sức mạnh để củng cố thị phần, củng cố thương hiệu, mở rộng dịch vụ và tăng
thêm năng lực tài chính. Tính đến nay, NHNo là NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng
lưới rộng khắp trên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch. Ngân hàng Á
Châu (ACB) từ 178 chi nhánh, phòng giao dịch ở thời điểm tháng 11/2008 thì đến
0
10
20
30
40
50
60
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2006 2007 2008
NHTMCP NH LD CN NH NcNg NH 100% VoNN NHTMNN NHCS
Số lượng các loại hình NHTM ở VN qua các năm
25
tháng 8/2010 con số này đã là 260. Hay chỉ trong vòng một tuần từ ngày 3 đến
9/8/2010, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) đã khai trương 8 điểm hoạt
động [13.3]. Trong hai tháng 9 và tháng 10/2010, NHTMCP Đông Nam Á (Seabank)
đã khai trương gần 20 điểm giao dịch mới trên toàn quốc. Trong ngày 27/12/2010,
Ngân hàng Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đồng loạt khai trương 3
điểm giao dịch mới tại TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai [13.4]....
Tuy nhiên, đáng chú ý là từ năm 2005 đến nay, mô hình NHTMCP nông thôn
đã bị thu hẹp bởi những ngân hàng này chẳng những không tập trung nỗ lực mở rộng
tín dụng cho nông dân - những người thật sự khát vốn mà dần dần có xu hướng đô thị
hóa, tham gia tích cực vào các hoạt động cho vay thương mại cùng các hoạt động kinh
doanh chứng khoán và đầu cơ bất động sản đầy rủi ro. Đa số NHTMCP nông thôn
được thành lập từ trước cho mục đích cho vay khu vực nông thôn trước đây thì nay đã
được các “nhà đầu tư” (gồm các cá nhân và các tập đoàn) góp vốn vào để tăng vốn và
chuyển thành các NHTMCP đô thị, sau đó chuyển về thành phố, hoặc đang có kế
hoạch đưa lên “Sàn Chứng khoán”( Ngân hàng niêm yết).
2.1.2.2. Sự phát triển của thị trường tài chính ngân hàng theo chiều sâu
Với những nỗ lực cải cách khu vực tài chính ngân hàng, độ sâu của thị trường
tài chính (M2/GDP), cho vay nền kinh tế, huy động của hệ thống ngân hàng (so với
GDP) đã được cải thiện đáng kể trong gần 20 năm qua. Hay cũng có thể nói rằng mức
độ tiền tệ hoá nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể sau hơn mười năm đổi mới. Nếu
năm 1990, các chỉ số M2/GDP, cho vay nền kinh tế, huy động của hệ thống ngân hàng
so với GDP đều chỉ đạt 20% thì vào thời điểm cuối năm 2010, các chỉ số M2/GDP đã
đạt khoảng 115%; Huy động và cho vay đều đạt trên 110% GDP; Tổng tài sản có của
hệ thống ngân hàng khoảng 95% GDP vào thời điểm cuối năm 2010.
Bảng 2.2. Các chỉ số thị trường tài chính Việt Nam
(Đơn vi tính: 1000 tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
M2/GDP (%) 61,4 67,0 74,4 82,3 119,2 97,7 99,8 101,0 115*
M2 328,96 411,20 532,30 690,70 922,70 1.117,20 1.452,36 1.771,88 2.244
GDP 536,00 613,40 715,30 839,20 774,30 1.144 1.455 1.755 1.952
Huy động vốn:
% GDP
45,71 52,98 60,11 66,73 98,67 98,60 95,26 101,65 116,23
Tín dụng ngân
hàng: % GDP
44,4 50,7 59,4 64,7 89,6 93,3 92,0 105,1 122,6
Nguồn: Đề tài cấp Nhà nước KX01.08/06-10 "Chiến lược phát triển thị trường tài chính Việt Nam đên -2020":
Viện quản lý kinh tế Trung ương 2009 CIEM / Lê Văn Hinh: Báo cáo “ Huy động và cho vay của hệ thống ngân
Việt nam”; số liệu năm 2009, 2010 tác giả cập nhật theo sự công bố của NHNN; * số liệu ước tính.
Thang Long University Library
26
Kể từ năm 2000 trở lại đây, khu vực ngân hàng Việt Nam đã có quá trình
chuyển đổi cơ chế tín dụng ngân hàng sang nguyên tắc thương mại gắn liền với quá
trình cơ cấu lại các NHTMNN. Hỗ trợ cho quá trình thương mại hoá tín dụng là một
loạt các cơ chế chính sách được NHNN đưa vào thực hiện gần đây như cơ chế lãi suất
thoả thuận, cơ chế bảo đảo tiền vay, quy định về phân loại tài sản và trích lập dự
phòng rủi ro theo hướng tiến tới chuẩn mực quốc tế. Nhà nước đã cho thành lập Ngân
hàng Chính sách xã hội (chính thức đi vào hoạt động từ 03/2003) và Ngân hàng phát
triển Việt Nam (từ năm 2005) là hai ngân hàng chuyên biệt thực hiện cho vay chính
sách. Việc tách bạch này ra khỏi tín dụng thương mại một mặt giúp Chính phủ tập
trung thực hiện tốt các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách xóa đói, giảm nghèo,
mặt khác tạo điều kiện cho các NHTMNN có thể hoạt động trên các nguyên tắc thị
trường, nâng cao năng lực quản lý, trong đó có quản lý rủi ro tín dụng, giúp công tác
thanh tra, giám sát của NHNN có hiệu quả hơn.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng đã có những phát triển
không ngừng. Các dịch vụ hiện đại được phổ biến rộng rãi trong các ngân hàng như:
ATM, Card thanh toán; HomeBanking; Internet Banking… Tính đến đầu tháng
06/2010 Việt Nam có tới 24.000.000 thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190
thương hiệu thẻ cùng với gần 11.000 ATM và khoảng 37.000 thiết bị chấp nhận thẻ
POS (là nơi thực hiện giao dịch/giao tác (transaction) mua bán lẻ) [13.5]
Đáng chú ý là từ năm 2005 đến nay, khu vực tài chính tiền tệ Việt Nam đã có
mức tăng trưởng rất mạnh (so với đầu năm 2000 và so với năm 1990). Các NHTM đã
có tăng trưởng tài sản và tăng trưởng tín dụng rất mạnh (thậm chí còn được gọi là quá
nóng). Đầu năm 1990, tín dụng cho nền kinh tế chỉ 17% GDP, năm 2000 ước tỷ lệ này
đạt khoảng 40% GDP; tuy nhiên năm 2010 con số này đạt đến 122,6% GDP (bảng
2.10). Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình hàng năm mấy năm qua là 30%. Đặc
biệt, năm 2007 con số tăng trưởng tín dụng đạt 54% so với 2006. Mức tăng trưởng tín
dụng phần nào thể hiện sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là
biểu hiện của sự chấp nhận rủi ro quá mức (sẽ được làm rõ ở phần sau).
Bên cạnh những phát triển, chuyển biến tích cực thì hệ thống NHTM Việt Nam
còn tồn tại nhiều hạn chế. Hiện tại, mức độ đa dạng hoá của khu vực tài chính Việt
Nam vẫn được coi là chưa cao, tính cạnh tranh của thị trường còn hạn chế, các
NHTMNN vẫn giữ vai trò chi phối. Sự chủ đạo của các NHTMNN thể hiện ở chỗ tài
sản của các ngân hàng này vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản toàn hệ thống ngân
hàng (48,5% năm 2009). Tính đến đầu năm 2010 vốn tự có của các NHTMNN đạt
khoảng 110 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 39% vốn tự có của cả hệ thống. Như vậy về
phương diện tài sản, nơi đây tập trung rất lớn tài sản của nhà nước và của nhân dân.
27
Bảng 2.3. Tăng trưởng tài sản của các NHTM Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng)
2006 2007 2008 2009
Khối ngân hàng
Tài
sản
%
tổng
Tài
sản
%
tổng
Tài
sản
%
tổng
Tài sản
%
tổng
Tổng cộng 1.238 100 1.790 100 2.193 100 2.669,5 100
NHTMNN (*) 624 50,4 923 51,6 1.123 51,2 1.295 48,5
NHTMCP 414,7 33,5 556,6 31,1 750 34,2 988 37
NH Liên doanh 25.5 2,1 38 2,1 96 4,4 115.5 4,3
CN NH nước ngoài
và NH 100% vốn
nước ngoài 121 9,8 172 9,6 199 9,1 239 9
Tô chức khác 52 4,2 93 5,6 24 1,1 31 1,2
Nguồn: Đề tài cấp Nhà nước KX01.08/06-10 "Chiến lược phát triển thị trường tài chính Việt Nam đên -2020":
Viện quản lý kinh tế Trung ương 2009 CIEM / Lê Văn Hinh: Báo cáo “ Huy động và cho vay của hệ thống ngân
Việt nam”; Số liệu 2009: ước tính từ thông tin hiện có và báo cáo của NHNN
*) Ghi chú: VCB và ViettinBank được coi như NHTMNN
Mức độ tham gia của đối tác nước ngoài vào khu vực ngân hàng trong nước vẫn
còn ở mức khá thấp và do đó vấn đề quản trị dường như vẫn như cũ hoặc chưa có sự
cải thiện nhiều.
Bảng 2.4. Sự tham gia của đối tác nước ngoài vào khu vực ngân hàng trong nước
(thời điểm 31/12/2008)
Tên TCTD
Tên đối tác nước ngoài
tham gia
Tỷ lệ nắm giữ vốn
điều lệ (%)
NHTMCP Á Châu (ACB) Standard Chartered Bank 15
NHTMCP Sài gòn thương tin
(Sacombank) ANZ 10
NHTMCP Kỹ Thương Việt
Nam (TechCombank) HSBC 20
VPBank
Oversea Chiness
Banking Corp 15
NHTMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam (EXIM Bank)
Simitomo Misui
Banking Corp 15
NHTMCP phát triển nhà Hà
Nội (Habubank) Deutch Bank 10
Nguồn: TS Phí Trọng Hiển 2009 : "Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn: Cái tên mới trong chuyển động của hệ
thống ngân hàng Việt Nam-Tạp chí Ngân hàng số 024 tháng 3/2009
Thang Long University Library
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

More Related Content

What's hot

4. bai giang 4 tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du anNgoc Minh
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMAloneman Ho
 
Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng
Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng
Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng Quynh Anh Nguyen
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ucp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtUcp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtĐoan Nguyễn
 
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếChuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếHan Nguyen
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiBUG Corporation
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Quynh Anh Nguyen
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tếHọc Huỳnh Bá
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hốiBichtram Nguyen
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)dissapointed
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribankdissapointed
 
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp ánTrắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp ánTrần Vỹ Thông
 
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanDinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanHà Bến
 

What's hot (20)

4. bai giang 4 tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an4. bai giang 4   tieu chi danh gia du an
4. bai giang 4 tieu chi danh gia du an
 
Mô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMAMô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMA
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
 
Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng
Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng
Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
 
Ucp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtUcp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việt
 
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếChuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt NamLuận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hối
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
 
Zbgthamdinhtindung
ZbgthamdinhtindungZbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribank
 
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp ánTrắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
Trắc nghiệm môn thị trường chứng khoán có đáp án
 
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
 
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanDinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
 

Similar to Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429jackjohn45
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam luận ...
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận ...Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận ...
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam luận ...jackjohn45
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...vietlod.com
 
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (20)

Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
 
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAYĐề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam luận ...
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận ...Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận ...
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam luận ...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
 
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh...
 
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
 
20170
2017020170
20170
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
 

Recently uploaded

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Văn Hinh Sinh viên thực hiện : Dương Thị Phương Thảo Mã sinh viên : A11547 Chuyên ngành : Ngân hàng HÀ NỘI - 2011
  • 2. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo ThS. Lê Văn Hinh, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Mai Thanh Thủy cùng các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế trường Đại học Thăng Long đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này. Tuy đã cố gắng dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu nhưng khoá luận của em chắc chắn vẫn còn những thiếu sót, kính mong các thầy cô, các bạn góp ý kiến để khoá luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Dương Thị Phương Thảo Thang Long University Library
  • 3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................1 1.1. Khái quát về hoạt động NHTM ......................................................................1 1.1.1. Khái niệm NHTM ......................................................................................1 1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM ...................................................................2 1.1.3. Hệ thống ngân hàng ..................................................................................4 1.2. Hoạt động ngân hàng và rủi ro.......................................................................5 1.2.1. Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro..........................................5 1.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM ..............................................5 1.3. Chấp nhận rủi ro của NHTM .......................................................................10 1.3.1. Ứng xử với rủi ro của NHTM và mức độ chấp nhận rủi ro ....................10 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro ......................................14 CHƯƠNG II: MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.......................................................................22 2.1. Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam .....................................................22 2.1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ..............................................................22 2.1.2. Hệ thống Ngân hàng thương mại............................................................23 2.1.3. Thị trường tài chính.................................................................................28 2.1.4. Đánh giá sự phát triển của thị trường tài chính ngân hàng....................30 2.2. Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam...........................30 2.2.1. Mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động huy động vốn........................30 2.2.2. Mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn.........................38 2.3. Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam qua một số chỉ tiêu cụ thể .............................................................................................................53 2.3.1. Nhóm NHTMNN .....................................................................................54 2.3.2. Nhóm NHTMCP......................................................................................57 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHẤP NHẬN RỦI RO QUÁ MỨC CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM............................................................................62 3.1 Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới ...........62 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế đất nước .......................................................62 3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng.....................................................63 3.2. Những kết quả về quản lý mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống NHTM 66 3.2.1. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006.....................................66 3.2.2. Thông tư 15/2009/TT-NHNN ..................................................................66 3.2.3. Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN..............66 3.2.4. Chỉ thị 01/ CT-NHNN ban hành ngày 01/03/2011 ..................................68
  • 4. 3.3. Một số giải pháp hạn chế mức độ chấp nhận rủi ro quá mức của NHTM .69 3.3.1. Các chính sách vĩ mô nhằm giảm mức độ chấp nhận rủi ro của các NHTM................................................................................................................69 3.3.2. Giải pháp từ phía NHNN và cơ quan giám sát tài chính quốc gia ..........70 3.3.3. Các giải pháp từ các NHTM để hạn chế mức độ chấp nhận rủi ro quá mức....................................................................................................................75 KẾT LUẬN..............................................................................................................78 PHỤ LỤC.................................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................93 Thang Long University Library
  • 5. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương BĐS Bất động sản BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNDD Doanh nghiệp dân doanh FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ thế giới MHB Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long MHBS Công ty cổ phần chứng khoán MHB NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán TTBĐS Thị trường bất động sản USD Đô la Mỹ VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VND Việt Nam đồng Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng Bảng 2.1. Số lượng các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tính đến đầu tháng 10/2010....24 Bảng 2.2. Các chỉ số thị trường tài chính Việt Nam ...................................................25 Bảng 2.3. Tăng trưởng tài sản của các NHTM Việt Nam qua các năm.......................27 Bảng 2.4. Sự tham gia của đối tác nước ngoài vào khu vực ngân hàng trong nước (thời điểm 31/12/2008) ..............................................................................27 Bảng 2.5. Các chỉ số phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.......................29 Bảng 2.6. Huy động của hệ thống NH Việt Nam........................................................31 Bảng 2.7. Tổng vốn huy động của hệ thống NH Việt Nam phân theo kỳ hạn.............32 Bảng 2.8. Cơ cấu huy động theo đồng tiền.................................................................34 Bảng 2.9. Tỷ trọng vay liên ngân hàng.......................................................................37 Bảng 2.10. Diễn biến tín dụng của các NHTM Việt Nam..........................................40 Bảng 2.11. Cho vay theo cơ cấu đồng tiền .................................................................42 Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu so sánh giữa DNNN và DNDD .......................................44 Bảng 2.13. Dư nợ cho vay BĐS.................................................................................48 Bảng 2.14. Nhóm NHTMNN.....................................................................................54 Bảng 2.15. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) năm 2009 ............................................55 Bảng 2.16. Các chỉ tiêu thanh khoản của khối NHTMNN (không kể MHB) ..............56 Bảng 2.17. Tỷ lệ an toàn vốn ở một số ngân hàng .....................................................57 Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam 2011-2015.................................62 Thang Long University Library
  • 7. Đồ thị Đồ thị 1.1. Mức độ cho phép NHTM kinh doanh các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và bảo hiểm ở một số nước trên thế giới ......................................13 Đồ thị 2.1. Số lượng các loại hình NHTM ở Việt Nam qua các năm .........................24 Đồ thị 2.2. Tăng trưởng toàn hệ thống .......................................................................41 Đồ thị 2.3. Mức huy động vốn vào thị trường chứng khoán. ......................................46 Đồ thị 2.4. Tương quan giữa tăng trưởng dư nợ tín dụng và chỉ số chứng khoán năm 2009 ................................................................................................47 Đồ thị 2.5. Tỉ trọng dư nợ cho vay bất động sản so với tổng dư nợ của 21 NHTM (không ghi tên cụ thể), (%, vào 31/12/2007) ..........................................48 Đồ thị 2.6. Phân bố nợ xấu theo loại hình TCTD .......................................................55 Đồ thị 2.7. Tốc độ huy động vốn và tốc độ cho vay của các TCTD năm 2009............56 Đồ thị 2.8. Định vị nhóm TCTD theo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu................................58 Đồ thị 2.9. Tăng trưởng dư nợ theo nhóm TCTD ......................................................58 Đồ thị 2.10. Định vị nhóm TCTD theo tỷ lệ nợ xấu năm 2009 .................................59 Đồ thị 2.11. Một số chỉ tiêu thanh khoản khối NHTMCP ..........................................59 Đồ thị 3.1. Hệ số ICOR của Việt Nam qua các năm...................................................70
  • 8. LỜI MỞ ĐẦU Các ngân hàng hay hệ thống ngân hàng thực hiện hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ khu vực tiết kiệm đến khu vực sản xuất (đầu tư). Do đó, hệ thống này được ví như hệ huyết mạnh tài chính của mỗi quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế (GDP), tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo… Về mặt nghiệp vụ, ngân hàng tiến hành cấp tín dụng trên cơ sở phân tích, thẩm định, đánh giá khách hàng trước, trong và sau cho vay; qua đó, nguồn vốn tài chính được phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với đặc điểm hoạt động có hệ số đòn bẩy tài chỉnh rất cao (huy động rất lớn so với vốn tự có), ngân hàng và hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 có nguồn gốc từ việc cho vay dưới chuẩn, do việc nới rộng điều kiện tín dụng hay tăng mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Mỹ, cho thấy vấn đề ứng xử với rủi ro của hệ thống ngân hàng ngày nay cần được đặc biệt quan tâm. Và như vậy việc đánh giá thực trạng mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng là cần thiết hơn bao giờ hết. Thực tế và lý thuyết đã chỉ ra rất nhiều loại rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, những rủi ro chính phải kể đến là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường ... Hậu quả của những rủi ro này là sự kém bền vững, đổ vỡ cả hệ thống, tác động sâu rộng đến mọi mặt của nền kinh tế và xã hội. Nghiêm trọng hơn, đổ vỡ hệ thống ngân hàng có thể lan rộng ra thành khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với tính chất mang tính đặc thù, hoạt động ngân hàng luôn đi liền với rủi ro và do đó các quyết định về kinh doanh của ngân hàng (như cho vay khách hàng) thường trên cơ sở đánh đổi rủi ro và lợi nhuận. Như vậy, để hoạt động hiệu quả, năng động, các ngân hàng phải đánh giá được mức độ rủi ro của khách hàng và cả tình trạng rủi ro của mình. Việc ngân hàng (hay cả hệ thống) chấp nhận rủi ro cao hơn có thể đem đến nhiều lợi nhuận hơn nhưng cũng dẫn đến ngân hàng (hay cả hệ thống) chứa đựng và tích tụ rủi ro nhiều hơn. Nếu với rủi ro, ngân hàng không hấp thụ được, thì có thể ngân hàng đổ vỡ và sẽ là mối nguy cho cả hệ thống; Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến một ngân hàng hay cả hệ thống ngân hàng ngày càng tích tụ rủi ro và ngày càng lún sâu vào vòng rủi ro. Các nguyên nhân phải kể đến là sự quản lý rủi ro yếu kém, trục lợi, chạy theo lợi nhuận đơn thuần của ngân hàng... Trong đó sự chấp nhận rủi ro quá mức của các ngân hàng cũng là hiện tượng phổ biến trên thế giới. Tình trạng mở rộng cho vay đối với các tài sản dưới chuẩn của Mỹ những năm 2005-2007 dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008- 2009 như đã đề cập ở trên là một ví dụ và là một bài học về sự chấp nhận rủi ro quá mức của một hệ thống ngân hàng. Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng từ khi đổi mới đến nay đã có sự phát triển Thang Long University Library
  • 9. mạnh mẽ về quy mô cũng như đa dạng về loại hình định chế, sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thị trường. Gần đây, hệ thống này không bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tuy nhiên có khá nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống này rất dễ tổn thương trước các cú sốc: tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và tập trung vào bất động sản, chứng khoán; lãi suất huy động rất cao; cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn là chính, trong khi cho vay trung và dài hạn chiếm quy mô lớn.... Rõ ràng, hệ thống đang phát triển không bền vững và rủi ro cao (nhất là rủi ro thanh khoản). Tình trạng rủi ro như hiện nay của hệ thống này có thể là các ngân hàng đã và đang chạy theo số lượng, hạ thấp điều kiện tín dụng và chấp nhận rủi ro quá mức. Nghiên cứu, đánh giá về mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam: (i) Các hãng định mức tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard and Poor và Fitch Rating) năm 2010 đã hạ mức tín nhiệm của nhiều ngân hàng do mức độ rủi ro gia tăng, tăng trưởng tín dụng quá mức, quản lý không được cải thiện; Điều đáng quan tâm là các ngân hàng trong nước tỏ ra rất hờ hững trước các kết quả xếp hạng tín nhiệm của các hãng này. (ii) Dường như chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào trong nước đặt vấn đề đến việc đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện tại, Chính phủ chủ trương lập lại ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát cho năm 2011 và những năm tiếp theo bằng những biện pháp chấn chỉnh, củng cố hệ thống ngân hàng qua một loạt những quy định chặt chẽ hơn như: tăng các tỷ lệ đảm bảo an toàn hệ thống, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, giảm tỉ lệ cho vay phi sản xuất, hạn chế mở chi nhánh ... Trong bối cảnh trên, rõ ràng vấn đề đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro (hành vi ứng xử của ngân hàng trước rủi ro và lợi nhuận, giữa số lượng và chất lượng hoạt động...) của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam đang được đặt ra cả trên phương diện thực tiễn và lý luận. Với mong muốn góp phần tìm hiểu, nhìn nhận đúng về thực trạng chấp nhận rủi ro hệ thống ngân hàng, sinh viên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp của mình.
  • 10. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Khái quát về hoạt động NHTM 1.1.1. Khái niệm NHTM Từ khi ra đời đến nay đã có rất nhiều khái niệm và cách hiểu về NHTM [13.1].  Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức tiền gửi hay hình thức khác và họ dùng vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.  Ở Mỹ: NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính.  Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư.  Ở Thổ Nhĩ Kỳ: NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu, chiết khấu và những hình thức cho vay mượn hay tín dụng khác.  Ở Việt Nam: Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó:  Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. (Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật số 47/2010/QH12).  Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: (i) Nhận tiền gửi; (ii) Cấp tín dụng; (iii) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. (Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Luật số 46/2010/QH12) Như vậy, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung, về bản chất, NHTM là một doanh nghiệp đặc thù, tính chất đặc thù thể hiện ở chỗ đối tượng tác nghiệp là tiền tệ. NHTM không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất – kinh doanh (khu vực sản xuất vật chất) nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách nhận tiền gửi, cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tài trợ vốn tín dụng, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Với các chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng “tạo tiền” của mình, NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế: góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất kinh doanh; góp phần thực hiện chương trình Thang Long University Library
  • 11. 2 chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; NHTM vừa là nơi tạo môi trường vừa là nơi thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; là cầu nối giữa kinh tế quốc dân với kinh tế quốc tế. (PTS. TS. Mai Văn Bạn, 2009) [1] 1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM Có nhiều cách để phân loại hoạt động của NHTM, tuy nhiên để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nhìn nhận mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng qua những hoạt động chủ yếu, ta có thể chia thành ba nhóm cơ bản như sau: 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Thông thường, NHTM bắt đầu hoạt động của mình bằng việc huy động nguồn vốn. Đối tượng huy động của NHTM là tất cả các nguồn tiền nhàn rỗi trong các doanh nghiệp, các tổ chức Chính phủ và dân cư với bất kỳ hình thức, quy mô và thời hạn nào. Bổ sung thêm cho nguồn vốn huy động, các NHTM có thể đi vay của NHNN và từ các ngân hàng khác bằng nhiều hình thức. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng là một bộ phận quan trọng trong nguồn vốn của NHTM. Nguồn vốn này tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động song quy mô vốn chủ sở hữu lại quyết định khả năng huy động vốn và uy tín NHTM. NHTM có thể tiến hành huy động nguồn vốn bằng các cách sau:  Cung cấp các tài khoản giao dịch cho khách hàng: Với tư cách là trung gian tài chính, NHTM thu hút một số lượng lớn các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng. Ngân hàng trở thành người thủ quỹ cho khách hàng, thực hiện thu chi theo lệnh của chủ tài khoản. Khi nền kinh tế phát triển thì càng có nhiều khách hàng mở tài khoản ở ngân hàng, ngân hàng có cơ hội để huy động nguồn vốn này và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình.  Nhận tiền gửi của khách hàng: Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng bằng hai phương thức chính là tiền gửi tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi. Nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM. Tiền gửi tiết kiệm có loại không kỳ hạn và loại có kỳ hạn. Tài khoản này nhằm mục đích chính là huy động nguồn tiền tiết kiệm của các chủ thể trong xã hội. Chứng chỉ tiền gửi cũng có nhiều kỳ hạn, có thể đến hơn 5 năm. Về thực chất, chứng chỉ tiền gửi được coi như những công cụ vay nợ của NHTM (như kỳ phiếu, trái phiếu...) và là một nguồn vốn quan trọng của NHTM, nó có thể được phát hành trên thị trường tài chính.  Đi vay vốn: Ngoài nguồn vốn huy động trên, các NHTM còn có thể đi vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, vay các định chế tài chính hoặc vay NHNN.  Tăng vốn tự có: Vốn tự có của một NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động hàng ngày và bảo đảm ngân hàng đó phát triển lâu dài. Quy mô vốn tự có quyết định quy mô huy động vốn, đi vay, quy mô tài sản và một số hoạt động khác của ngân hàng. Vấn đề đáng lưu tâm của các NHTM là thường xuyên phải
  • 12. 3 duy trì được lượng vốn tự có ở mức hợp lý. Để tăng vốn tự có, NHTM có thể phát hành cổ phiếu, phát hành công cụ nợ dài hạn có khả năng chuyển đổi và nâng cao năng lực tự tích lũy từ lợi nhuận của ngân hàng. 1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn đầu tiên và chiếm tỷ trọng lớn nhất của các NHTM là cho vay. Các sản phẩm cho vay có thể phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau như thời gian, đối tượng vay vốn, tính chất sử dụng... Thu nhập từ hoạt động cho vay cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất và phụ thuộc vào khả năng hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn của khách hàng. So với hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư của NHTM có quy mô và tỷ trọng nhỏ hơn, song cũng có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thu nhập và tạo điều kiện cho các ngân hàng thâm nhập sâu rộng vào nền kinh tế, đồng thời góp phần đa dạng hóa đầu tư, làm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Cách sử dụng vốn khác của NHTM bao gồm mua sắm tài sản cố định, thực hiện các hoạt động tài trợ, quảng cáo,...thường chiếm tỷ trọng nhỏ và không ngay lập tức mang lại lợi nhuận cho ngân hàng song lại góp phần quan trọng vào việc phát triển và quảng bá hoạt động ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn cho nền kinh tế của NHTM có thể được chia thành 2 mảng chủ yếu sau:  Cấp tín dụng: đây là giao dịch về tài sản (bằng tài sản hoặc bằng tiền) giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các doanh nghiệp, hộ gia đình và các chủ thể khác, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh tạo ra thu nhập lớn của NHTM. Có thể phân loại hoạt động cấp tín dụng theo các tiêu thức khác nhau như thời gian cho vay, đối tượng vay vốn, mục đích vay vốn, tính chất bảo đảm khoản vay...  Đầu tư chứng khoán: Đầu tư chứng khoán là hoạt động kinh doanh quan trọng của NHTM, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng. Các NHTM đầu tư chứng khoán bằng cách mua các loại giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, công trái, trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu kho bạc, trái phiếu doanh nghiệp và các loại chứng khoán khác. Thực tế cho thấy cấp tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng tuy nhiên đây cũng là hoạt động dễ xảy ra rủi ro nhất. Chính vì vậy, mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng cũng bộc lộ chủ yếu qua các quyết định cấp tín dụng. Theo nghĩa nguyên thủy của khái niệm tín dụng (credit) là “tin” mà đưa tiền cho sử dụng. Như vậy hoạt động cấp tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào chữ “tin” ở người Thang Long University Library
  • 13. 4 cho vay và chữ “tín” ở người vay tiền. Theo nghĩa rộng, chữ “tín” này bao hàm cả năng lực tài chính và sự sẵn sàng trả tiền của người đi vay. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải tìm mọi cách để kiểm soát được khả năng hoàn trả nợ của khách hàng hay ít nhất cũng là dự tính, phán đoán được khả năng này trên cơ sở phân tích khách hàng qua các bước như: kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn; điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn; phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn; dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt; phân tích, thẩm định phương án vay vốn/dự án đầu tư; thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay…trước khi cho vay. Tóm lại, ngân hàng luôn phải đảm bảo việc cho vay được thực hiện đúng theo quy định hiện hành của NHNN, của các luật liên quan…Nếu ngân hàng không coi chất lượng tín dụng quan trọng hơn mở rộng tín dụng cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.1.2.3. Hoạt động trung gian Song song với các hoạt động huy động và cho vay nói trên, NHTM còn thực hiện hoạt động trung gian. Hoạt động trung gian bao gồm: hoạt động trung gian thanh toán, hoạt động chuyển tiền, ủy thác, tín thác,…góp phần thực hiện thu chi an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng, đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí. Từ việc tìm hiểu hoạt động ngân hàng ở trên, ta có thể thấy các ngân hàng có những mối quan tâm chủ yếu sau: (PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2009) [3]  Huy động nguồn vốn một cách đa dạng với giá rẻ, tăng cường tỷ trọng nguồn dài hạn. Mối quan tâm này gọi là quản lý tài sản Nợ. Càng làm tốt việc này, ngân hàng càng có nhiều điều kiện phát triển kinh doanh sinh lời.  Quản lý tài sản Có ở mức rủi ro thấp chấp nhận được: đa dạng hóa danh mục tài sản Có, đạt được những tài sản Có có tỷ lệ rủi ro vỡ nợ thấp thông qua việc cấp tín dụng có sự phân tích, thẩm định, đánh giá đúng mục đích vay, phương án sản xuất... của khách hàng.  Quyết định mức vốn chủ sở hữu mà ngân hàng phải duy trì ở mức hợp lý và cách thức đạt được số vốn chủ sở hữu cần thiết để đảm bảo cho phần tài sản Có có rủi ro.  Bảo đảm khả năng thanh khoản, sẵn sàng thanh toán khi người gửi tiền có nhu cầu rút tiền và thực hiện nghĩa vụ giải ngân khi đến hạn... Ngân hàng cần xác định duy trì lượng tiền có sẵn tối đa là bao nhiêu để đảm bảo hoạt động, không dự trữ dư thừa làm giảm cơ hội đầu tư. 1.1.3. Hệ thống ngân hàng Với vai trò là kênh dẫn vốn của mình, hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống khá rõ. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có sự liên hệ với nhau như các ngân
  • 14. 5 hàng mở tài khoản tại nhau để cùng phục vụ khách hàng; để gửi, vay mượn lẫn nhau khi thừa vốn, thiếu vốn. Các ngân hàng có thể cùng tham gia đồng tài trợ cho một khách hàng; một khách hàng có thể quan hệ với nhiều ngân hàng; khách hàng có thể chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác… Như vậy, dòng tiền trong nền kinh tế có thể chảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Thông qua các quan hệ tài khoản tại ngân hàng như trên mà các khách hàng có thể thực hiện thanh toán, chi trả với nhau một cách nhanh chóng. Các ngân hàng hoạt động trong điều kiện tương tác qua lại, một cách trực tiếp, gián tiếp và chằng chịt tạo nên tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng. Do vậy, hệ thống ngân hàng được hiểu là các ngân hàng có quan hệ chặt chẽ và tương tác nghiệp vụ với nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp. Tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng cũng là điểm mạnh trong việc thực hiện chức năng trung gian tài chính. Tuy nhiên, cũng chính vì tính hệ thống này mà rủi ro trong hoạt động ngân hàng lại có tính dây truyền, lây lan. Tình trạng này được hiểu là nếu có sự sụp đổ của một ngân hàng đơn lẻ thì có thể ảnh hưởng sang cả nhiều ngân hàng trong nước, thậm chí sự lây lan này còn vượt qua khỏi phạm vi một quốc gia mà trở thành một cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế; do đó hoạt động ngân hàng có thể gây ra các hiệu ứng ngoại lai sâu rộng hơn bất kỳ ngành nào. 1.2. Hoạt động ngân hàng và rủi ro 1.2.1. Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro là khả năng mà các sự kiện được dự đoán trước hay không được dự đoán trước có thể gây ra tác động bất lợi đối với vốn hay thu nhập của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội… Một sự thay đổi bất lợi nhỏ của các yếu tố này cũng có thể gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cơ bản của NHTM là huy động vốn để cho vay, và thường huy động vốn rất lớn so với vốn tự có của bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, người ta cũng cho rằng, NHTM là định chế có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao. Hơn thế nữa giữa huy động (nguồn) và cho vay (sử dụng vốn) của NHTM thường có sự khác biệt đáng kể về kỳ hạn và đồng tiền nên hoạt động ngân hàng có độ rủi ro khá cao trước các biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Ngoài việc huy động vốn và cho vay, ngân hàng còn hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý… nên có thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng. 1.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM Chính vì hoạt động ngân hàng luôn song hành với rủi ro nên việc nhận biết và hiểu sâu sắc về các loại rủi ro là vô cùng cần thiết. Có nhiều cách phân loại rủi ro trong Thang Long University Library
  • 15. 6 hoạt động của NHTM, song trên thực tế, hoạt động của các NTHM Việt Nam hiện nay bị chi phối chủ yếu bởi 7 loại rủi ro chính: ( Tham khảo Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, năm 2009) [6]. 1.2.2.1. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh khi người vay hoặc đối tác không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ như thỏa thuận tại điều khoản của hợp đồng. Định nghĩa này hàm chứa nhiều khía cạnh hơn một định nghĩa truyền thống vốn cho rằng rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến các hoạt động cho vay. Rủi ro tín dụng cũng phát sinh trong nhiều loại hoạt động ngân hàng như bảo lãnh, tài trợ ngoại thương... kể cả việc lựa chọn các sản phẩm cho danh mục đầu tư, các TCTD đại lý, các đối tác kinh doanh sản phẩm phái sinh hay các đối tác ngoại hối. Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm, ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng. Khi không thu được vốn, lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và phải có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. 1.2.2.2. Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là rủi ro tiềm ẩn gây ra tác động tiêu cực đến thu nhập hoặc vốn của ngân hàng do những biến động của các yếu tố trên thị trường như biến động lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá hàng hóa... Rủi ro thị trường có nhiều hình thức nên được chia ra làm 3 loại là rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, và rủi ro giá cả. 1.2.2.2.1. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất hoặc những yếu tố liên quan đến lãi suất làm tổn thất về tài sản và thu nhập của ngân hàng. NHTM không thể tránh rủi ro lãi suất hoàn toàn. Rủi ro lãi suất cao sẽ đe dọa đến thu nhập, vốn, thanh khoản và khả năng thanh toán NHTM. Loại rủi ro này phát sinh khi ngân hàng duy trì kỳ hạn khác nhau giữa tài sản Nợ và tài sản Có. Nếu ngân hàng duy trì tài sản Có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản Nợ thì ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản Nợ khi lãi suất tăng. Ngược
  • 16. 7 lại, khi lãi suất giảm ngân hàng gặp rủi ro về lãi suất trong việc tái đầu tư tài sản Có nếu tài sản Có có kỳ hạn ngắn hơn so với kỳ hạn của tài sản Nợ. Mặt khác, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro làm giảm giá trị tài sản khi lãi suất thị trường thay đổi. Như chúng ta đã biết, giá thị trường của tài sản Có hay tài sản Nợ là dựa trên giá trị hiện tại của tiền tệ. Vì vậy, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản Có và tài sản Nợ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản Có và tài sản Nợ sẽ tăng lên. Nếu kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ mà lãi suất tăng thì ngân hàng bị tổn thất và nếu kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản Nợ mà lãi suất giảm thì ngân hàng bị tổn thất. Ngoài ra rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như: Bất lợi trong cạnh tranh buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng do đó làm tăng chi phí và giảm thu nhập của ngân hàng; do cung tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền tệ nên ngân hàng phải tăng lãi suất để huy động vốn; do chính sách ưu đãi cho vay của Nhà nước nên ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay... 1.2.2.2.2. Rủi ro hối đoái Rủi ro hối đoái là rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên. Những rủi ro này có thể phát sinh trong tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ của ngân hàng như: cho vay, huy động vốn bằng ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, đầu tư chứng khoán bằng ngoại tệ. Loại rủi ro này chủ yếu xảy ra khi TCTD có sự chênh lệch giữa tài sản Có và tài sản Nợ bằng ngoại tệ cả trong nội bảng và ngoại bảng. Thay đổi của tỷ giá sẽ tác động lên giá trị của chênh lệch này. Vì vậy, trong các giao dịch ngoại hối và trong cân đối tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng, bất cứ một trạng thái ngoại hối dương hay âm đều có thể gặp rủi ro hối đoái khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi. Trạng thái ngoại hối ròng = (Tài sản Có ngoại tệ i – Tài sản Nợ ngoại tệ i) + (doanh số mua vào ngoại tệ i – doanh số bán ra ngoại tệ i) Nếu ngân hàng ở trạng thái ngoại tệ dương thì khi ngoại tệ đó giảm giá so với đồng bản tệ ngân hàng sẽ lỗ. Nếu ngân hàng ở trạng thái ngoại tệ âm thì khi ngoại tệ đó lên giá so với đồng bản tệ thì ngân hàng sẽ lỗ. 1.2.2.2.3. Rủi ro giá cả Rủi ro về giá cả là khả năng có những tác động xấu lên vốn và thu nhập phát sinh do những thay đổi bất lợi của giá trị các công cụ tài chính, các khoản đầu tư hoặc các tài sản nội bảng, ngoại bảng của NHTM hay do thay đổi của các yếu tố thị trường. 1.2.2.3. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là tình huống mà ngân hàng không đủ khả năng thanh toán để đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn. Như vậy rủi ro thanh khoản mang các nội dung Thang Long University Library
  • 17. 8 sau:  NH thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu chi trả cho người gửi tiền, thanh toán các khoản nợ đến hạn...  Sự thâm hụt ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu của các bên đối tác dẫn đến tổn thất cho NH như giảm thu nhập, giảm vốn, mất uy tín... Đặc trưng cơ bản của rủi ro thanh khoản là tính lỏng của tài sản Có thấp hơn tính lỏng của tài sản Nợ. Vì vậy rủi ro thanh khoản xảy ra do hai nguyên nhân chính là nguyên nhân từ phía tài sản Nợ và từ phía tài sản Có:  Nguyên nhân từ phía tài sản Nợ phát sinh do ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu thanh toán, buộc phải nhượng bán các tài sản khác với giá thấp hơn giá thị trường. Để có thu nhập cao, hầu hết các ngân hàng đều giảm dự trữ tiền mặt và tăng đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản thấp và có thời hạn dài. Do vậy, khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền ngay lập tức thì ngân hàng rất dễ bị rủi ro.  Nguyên nhân từ phía tài sản Có phát sinh trong trường hợp một số khoản tín dụng đã cấp không được hoàn trả đúng hạn, trong khi vốn huy động đã đến hạn thanh toán và các hợp đồng tín dụng đã ký đến hạn giải ngân. Trong trường hợp này, ngân hàng phải tìm ngay những nguồn vốn khác để tài trợ. Lúc này, ngân hàng buộc phải sử dụng tiền mặt dự trữ hoặc bán tài sản Có khác hoặc đi vay từ bên ngoài. Điều này có thể làm giảm thu nhập của ngân hàng, hoặc làm tăng rủi ro về tài sản Nợ của ngân hàng. 1.2.2.4. Rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động là tổn thất phát sinh do quy trình và thủ tục nội bộ không đầy đủ hoặc bị lỗi; do con người; do hệ thống hoặc do sự kiên bên ngoài. Rủi ro hoạt động tiềm ẩn trong hầu hết các hoạt động và các bộ phận của TCTD như: trong hệ thống máy tính, trong hầu hết các giao dịch , các cam kết, các giao dịch của nhân viên. Rủi ro hoạt động liên quan đến bốn yếu tố: con người, quy trình, hệ thống và các sự kiện bên ngoài.  Con người: Rủi ro hoạt động tăng lên cùng với sự tham gia của con người vào hoạt động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo, hoặc điều chỉnh một giao dịch. Các yếu tố của rủi ro hoạt động liên quan đến hành vi gian lận, lỗi, sự bỏ sót và lạm dụng của nhân viên. NHTM càng có nhiều nhân viên, nhiều địa điểm giao dịch và khách hàng thì rủi ro hoạt động càng cao.  Quy trình: Rủi ro hoạt động tăng theo mức độ phức tạp của giao dịch. Giao dịch có nhiều bước, nhiều quy định, hoặc nhiều mốc tham chiếu nên đòi hỏi phải có kiểm soát nội bộ và phê duyệt.
  • 18. 9  Hệ thống: Các hệ thống xử lý dữ liệu được lựa chọn phải có tính tính chính xác, an toàn, tính tương hỗ thích hợp và luôn sẵn sàng cho việc sử dụng, hạn chế thời gian chết khi nhân viên và khách hàng không thể truy cập.  Các sự kiện bên ngoài: Sự kiện bên ngoài là các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của NHTM cũng góp phần gây ra rủi ro hoạt động. Ví dụ: Các vấn đề về cơ sở hạ tầng (bao gồm điện, nước, điện thoại, hệ thống truyền dữ liệu, giao thông, vận chuyển...), đình công, các thay đổi về pháp lý hoặc chính trị và ngay cả thời tiết khắc nghiệt có thể tạo ra hoặc làm tăng thêm các rủi ro trong NHTM.  Các vấn đề khác: Một số vấn đề khác có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro hoạt động như: khối lượng và giá trị giao dịch, mức độ phức tạp của giao dịch, những thay đổi mà NHTM đang găp phải (quyền sở hữu mới, lãnh đạo mới, nhân viên mới, sản phẩm mới, những thay đổi về chính sách, quy trình, hệ thống...). Các NHTM đang trong quá trình sát nhập với tổ chức hoạt động ngân hàng khác thì có mức độ rủi ro hoạt động đặc biệt cao. Tập hợp nhiều yếu tố rủi ro hoạt động có nghĩa là rủi ro hoạt động cao. Ví dụ: hệ thống thanh toán là một trong những lĩnh vực có rủi ro hoạt động cao nhất ở hầu hết các TCTD, là vì: lượng tiền trong các giao dịch lớn, số lượng giao dịch nhiều, nhiều quy trình phê duyệt, khả năng xảy ra lỗi của con người và phụ thuộc quá nhiều vào các hệ thống. 1.2.2.5. Rủi ro danh tiếng NHNN Việt Nam đưa ra khái niệm sau đây về rủi ro danh tiếng: Rủi ro danh tiếng là rủi ro tiềm ẩn tác động đến thu nhập và vốn phát sinh từ những ý kiến bất lợi của công chúng đối với hình ảnh, thương hiệu, hoặc sản phẩm của NHTM. Rủi ro danh tiếng có thể phát sinh từ bất kỳ bộ phận nào trong các NHTM, nhưng chúng thường đi kèm với các hành động hoặc các quyết định của Ban điều hành hoặc Hội đồng quản trị mà công chúng có thể nhận biết được. Do đó, rủi ro danh tiếng của một NHTM chủ yếu dựa trên quan điểm của công chúng, của những người tham gia vào thị trường và những người có ảnh hưởng trên thị trường, người nắm giữ cổ phiếu trên thị trường bao gồm người gửi tiền, khách hàng vay, chủ nợ, cổ đông, nhà phân tích thị trường, phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan quản lý. Rủi ro danh tiếng ảnh hưởng đến khả năng thiết lập các mối quan hệ hay dịch vụ mới, hoặc tiếp tục duy trì các mối quan hệ đang có. Theo thời gian, rủi ro này có thể có ảnh hưởng xấu đến vốn và thu nhập của NHTM. 1.2.2.6. Rủi ro chiến lược Rủi ro chiến lược là rủi ro tiềm ẩn tác động đến thu nhập và vốn phát sinh từ chiến lược, việc thực hiện không đúng chiến lược, hoặc không có khả năng thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh của NHTM. Thang Long University Library
  • 19. 10 Rủi ro này đề cập đến sự phù hợp giữa các mục tiêu chiến lược của tổ chức, chiến lược kinh doanh được triển khai để thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu và chất lượng thực hiện. Các nguồn lực cần thiết đển tiến hành chiến lược kinh doanh bao gồm cả nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nó bao gồm các kênh thông tin, hệ thống hoạt động, mạng lưới phân phối, khả năng và năng lực quản lý. Rủi ro chiến lược tập trung vào các quyết định do lãnh đạo NHTM (Hội đồng quản trị và Ban điều hành) đặt ra và việc thực hiện các quyết định này có hiệu quả, hiệu lực như thế nào. Theo đó, rủi ro chiến lược ảnh hưởng đến các chính sách và thực tiễn quản trị rủi ro đối với tất cả các hoạt động và sản phẩm của NHTM. Rủi ro chiến lược có ảnh hưởng tới tất cả các loại rủi ro khác của NHTM. 1.2.2.7. Rủi ro tuân thủ Rủi ro tuân thủ là rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến thu nhập và vốn phát sinh do việc không tuân thủ pháp luật, quy định, quy chế, thông lệ tốt, chính sách và quy trình nội bộ hoặc các chuẩn mực đạo đức khác. Rủi ro này phát sinh khi các luật lệ và quy định về quản lý các sản phẩm cụ thể của NHTM hoặc các hoạt động của khách hàng không thể hiện rõ ràng, còn mập mờ và không được kiểm chứng. Rủi ro tuân thủ dẫn đến NHTM phải chịu phạt, phải bồi thường thiệt hại và hủy hợp đồng nên có thể làm suy giảm về danh tiếng, giảm giá trị kinh doanh, hạn chế các cơ hội kinh doanh, giảm khả năng mở rộng hoạt động và không có khả năng thực hiện hợp đồng. Rủi ro tuân thủ cũng là một vấn đề trong rủi ro chiến lược. Đó là tình trạng không tuân thủ tràn lan trong các NHTM, phản ánh công tác quản lý yếu kém của NHTM. 1.3. Chấp nhận rủi ro của NHTM 1.3.1. Ứng xử với rủi ro của NHTM và mức độ chấp nhận rủi ro Ứng xử với rủi ro được hiểu là thái độ nhìn nhận, cách xử lý với rủi ro và thường bị chi phối bởi sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro. Để làm rõ khái niệm này, ta có thể phân tích tình huống cụ thể sau. Trong cuộc sống hàng ngày, rủi ro thường trực nhất của con người là khi tham gia giao thông. Nhìn nhận rủi ro này là rất khác nhau ở mỗi người, có người đặc biệt thận trọng và lo lắng, có người cẩn thận, có người thờ ơ, coi nhẹ... Từ đó có những cách xử lý khi tham gia giao thông như chọn phương tiện công cộng có tính an toàn cao, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông nhưng cũng không ít những trường hợp vi phạm như đi hàng hai, hàng ba, phóng nhanh vượt ấu, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy... Như vậy, với rủi ro, luôn có rất nhiều cách ứng xử và chính những ứng xử này phản đã phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của con người.
  • 20. 11 Cũng như vậy, các NHTM, ứng xử với rủi ro chủ yếu bị chi phối bởi sự đánh đổi giữa lợi nhuận, tăng trưởng và rủi ro. Về bản chất, ngân hàng luôn phải hoạt động theo nguyên tắc thận trọng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra chủ yếu trong quá trình quản lý vốn, huy động vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của các nghiệp vụ, hoạt đông ngân hàng luôn đi liền với rủi ro và do đó các quyết định về kinh doanh của ngân hàng (như cho vay khách hàng) phải được phân tích, đánh giá, thẩm định kỹ càng. Để hoạt động có hiệu quả, năng động, các ngân hàng cần phải đánh giá được mức độ rủi ro của khách hàng và cả tình trạng rủi ro của mình; cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, giữa tăng trưởng và năng lực quản trị rủi ro. Bởi nếu chấp nhận rủi ro cao, ngân hàng có thể có lợi nhuận cao, nhưng ngân hàng lại rơi vào tình trạng không chắc chắn, kém bền vững và do đó hệ thống sẽ dễ tổn thương, dẫn đến đổ vỡ. Việc đánh đổi rủi ro và tăng trưởng lợi nhuận như vậy có thể rất khác nhau giữa các ngân hàng, giữa các hệ thống ngân hàng trong các thời kỳ khác nhau và có thể nói đó là cách ứng xử với rủi ro của ngân hàng. Cách ứng xử với rủi ro của ngân hàng có thể được nhìn nhận trong từng nghiệp vụ của ngân hàng. 1.3.1.1. Ứng xử với rủi ro trong quản lý vốn Trước tiên, mức độ an toàn của ngân hàng được biểu hiện qua sự đầy đủ về vốn tự có. Bởi lẽ, vốn tự có là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên uy tín ban đầu, quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh khi rủi ro xảy ra và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử dụng để hoàn trả cho khách hàng, bảo vệ cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng. Một chỉ số quan trọng trong mức đầy đủ vốn là tỷ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Tỷ số này càng nhỏ chứng tỏ ngân hàng càng dễ gặp rủi ro do có ít vốn để tự vệ trước các thay đổi bất lợi của nền kinh tế, từ đó cũng rủi ro hơn cho những người gửi tiền. Chính vì vậy, mỗi ngân hàng luôn phải phát triển hoạt động trên cơ sở gia tăng hệ số CAR và bảo đảm hệ số này đầy đủ theo quy định của NHNN. 1.3.1.2. Ứng xử với rủi ro trong hoạt động huy động vốn Ngân hàng huy động vốn để cho vay, vì vậy có được cơ cấu nguồn vốn đa dạng với giá rẻ luôn là mục tiêu mà ngân hàng hướng tới. Ngân hàng cần huy động vốn ở mức phù hợp với sử dụng, với khả năng quản lý của ngân hàng, tăng vốn phải đi kèm quản trị. Bên cạnh đó, việc có một cơ cấu kỳ hạn vốn huy động hợp lý cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khi nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (mất cân đối kỳ hạn) sẽ là rất khó khăn và rủi ro cho ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay trung dài hạn. Nếu các ngân hàng sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài Thang Long University Library
  • 21. 12 hạn sẽ dẫn đến thiếu hụt thanh khoản. Từ đó đẩy ngân hàng đến tình trạng chấp nhận rủi ro quá mức như huy động vốn bằng mọi giá, vay thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) trong khi các khoản vay thị trường 2 là nguồn ngắn hạn thường chỉ để bù đắp những thiếu hụt tạm thời về mặt thanh khoản hay yêu cầu dự trữ của NHNN. Vì vậy khi ngân hàng huy động thị trường 2 để cấp tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung, dài hạn là một biểu hiện chấp nhận rủi ro quá mức. Nếu xét về cơ cấu đồng tiền, ngân hàng huy động quá nhiều ngoại tệ cũng dễ gặp rủi ro tỷ giá. 1.3.1.3. Ứng xử rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn Trên phương diện cấp tín dụng, ngân hàng phải là kênh dẫn vốn đến khu vực sản xuất, đầu tư hiệu quả, ít rủi ro và hạn chế cho vay khu vực phi sản xuất. Ngân hàng chỉ cho vay khi thực sự hiểu rõ về khách hàng, ngành nghề kinh doanh và mục đích sử dụng tiền của họ; khi các khoản cho vay được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp thì các tài sản này phải có tính khả mại, đồng thời ngân hàng phải có cách nhìn nhận ở góc độ chuyên môn với những tài sản này bởi trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hoá chưa phát triển và có nhiều biến động phức tạp thì ngân hàng rất dễ gặp rủi ro do giảm giá trị tài sản đảm bảo khi phát mại. Các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động (LDR) theo quy định của NHNN. Tỷ lệ này biểu hiện % các khoản cho vay của ngân hàng được tài trợ thông qua tiền gửi. Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Vì vậy tỷ lệ này còn như một thước đo thanh khoản, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần cân đối được kỳ hạn giữa huy động và cho vay. Để hạn chế rủi ro đến mức tối đa thì các nguồn ngắn hạn chỉ được dùng cho vay ngắn hạn. Song trên thực tế, phần lớn các khoản huy động và cho vay không thể có kỳ hạn trùng khớp với nhau như vậy. Nên các ngân hàng cần đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhất định theo quy định của nhà nước để kiểm soát rủi ro thanh khoản. Tỷ lệ này cũng có ý nghĩa tương tự như LDR nhưng tính đe dọa đến khả năng thanh khoản là trực tiếp hơn. Những vấn đề về thanh khoản có thể gây ra tác động bất lợi lên vốn và thu nhập của tổ chức tín dụng và trong những tình huống xấu, có thể dẫn đến sự đổ vỡ của TCTD do mất khả năng chi trả. Khủng hoảng về thanh khoản của một ngân hàng có vai trò quan trọng trong hệ thống (ví dụ như một ngân hàng chiếm thị phần lớn về tiền gửi hoặc cho vay, có thể sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung). Nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống thanh toán và các thị trường tài chính khác. Một ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức là ngân hàng có tỷ lệ LDR và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn
  • 22. 13 cho vay trung dài hạn cao, hay cho vay vượt huy động (LDR > 100%). Mức độ chấp nhận rủi ro quá mức trong hoạt động ngân hàng còn biểu hiện ở việc các ngân hàng có xu hướng tập trung cho vay khách hàng lớn (các tập đoàn, các DNNN). Với suy nghĩ quy mô lớn không thể đổ vỡ hay các DNNN thì được sự hậu thuận từ Nhà nước nên ít rủi ro, các ngân hàng cấp tín dụng một cách dễ dãi, bỏ qua những nguyên tắc thận trọng trong tín dụng. Để bảo đảm hệ thống ngân hàng vận hành đúng và tốt chức năng dẫn vốn, phân bổ vốn một cách hiệu qủa, hệ thống luật pháp các nước về NHTM vẫn hạn chế hết mức các NHTM đầu tư hoạt hoạt động phi sản xuất do có mức độ mạo hiểm hay rủi ro cao. Theo kinh nghiệm quốc tế, ba lĩnh vực phi sản xuất có tầm quan trọng về quản lý mà NHTM thường tham gia vào đó là: chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản. Quan sát một cách hệ thống ở các nền kinh tế phát triển cho thấy, tuỳ theo mức độ phát triển của thị trường và hệ thống ngân hàng, năng lực quản trị của nền kinh tế (vĩ mô và vi mô) về tài chính, ngân hàng mà các hạn chế này được nới rộng một cách phù hợp. Một nghiên cứu về cho NHTM kinh doanh mạo hiểm trên một số lĩnh vực nhà đất, bảo hiểm, chứng khoán đến mức nào đã được nhóm nghiên cứu của Đại Học Cambridge tiến hành năm 2006 trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên 152 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồ thị 1.1. Mức độ cho phép NHTM kinh doanh các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và bảo hiểm ở một số nước trên thế giới [12]  Kết quả điều tra cho kết quả như sau:  Về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh chứng khoán: chỉ có 4 quốc gia cấm hoàn toàn NHTM kinh doanh chứng khoán đối với NHTM, 21 quốc gia hạn chế, 66 nước cho phép theo kiểu có kiểm soát/cấp phép; 61 quốc gia không cấm.  Về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh bất động sản: có tới 48 quốc gia cấm hoàn toàn NHTM kinh doanh lĩnh vực này, 36 quốc gia hạn chế, 37 nước cho phép theo kiểu có kiểm soát/cấp phép; 11 quốc gia không cấm. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Chung khoan Bao hiem Bat đong san Cam Han che Cho phep Khong cam Thang Long University Library
  • 23. 14  Về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh bảo hiểm: có tới 39 quốc gia cấm hoàn toàn NHTM kinh doanh lĩnh vực này, 53 quốc gia hạn chế, 47 nước cho phép theo kiểu có kiểm soát/cấp phép; 14 quốc gia không cấm.  Kết quả điều tra cũng cho thấy, tùy theo mức độ phát triển của thị trường tài chính, năng lực quản lý của cơ quan có thẩm quyền và bản thân các NHTM mà có sự khác nhau về mức độ hạn chế NHTM kinh doanh vào các lĩnh vực này. Mặc dù cấp tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu song ngân hàng cần phải duy trì một mức tăng trưởng tín dụng hợp lý. Trên phương diện vĩ mô, tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng trưởng GDP và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Còn trên phương diện vi mô, nguyên tắc tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với năng lực quản lý, không được lấy số lượng thay cho chất lượng. Khi tăng trưởng tín dụng không đảm bảo nguyên tắc trên tức là tăng trưởng tín dụng quá mức thì tính dễ tổn thương của các NHTM tăng lên; thể hiện ở việc dòng vốn tín dụng ngân hàng thường có khuynh hướng "chảy vào" khu vực có mức độ rủi ro cao và có tác động "bóp méo" giá cả trên thị trường hay NHTM dễ dàng cho doanh nghiệp vay hơn đồng nghĩa với việc NHTM chấp nhận rủi ro cao hơn. Đó là vì, do có được đồng vốn một cách dễ dàng nên các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng vốn kém hiệu quả hơn; từ đó gia tăng thách thức cho ngân hàng trong việc ngăn chặn nợ xấu. Như vậy tăng trưởng tín dụng quá mức cũng có nghĩa là ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng tăng quy mô (tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng mạng lưới chi nhánh, thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng) không đi kèm với tăng năng lực quản trị tương ứng sẽ làm cho ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, sử dụng vốn lãng phí. Tăng vốn tạo sức ép lợi nhuận, khiến các ngân hàng đẩy vốn ra bằng mọi cách, đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Cuối cùng, cốt lõi của hoạt động ngân hàng là chấp nhận rủi ro. Vì vậy nên mối quan tâm cốt lõi của ngân hàng chính là quản trị rủi ro [4]. Các ngân hàng luôn phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro phù hợp với tốc độ tăng trưởng của mình và tính phức tạp gia tăng của thị trường. Nếu các NHTM không duy trì một hệ thống quy trình thủ tục để nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát hoạt động sẽ tiềm ẩn khả năng tổn thất cao khi môi trường kinh tế bất lợi. Như vậy, chính ứng xử trước rủi ro của ngân hàng đã phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro 1.3.2.1. Sự cần thiết của việc xác định một mức độ chấp nhận rủi ro hợp lý Trên phương diện vĩ mô, ngân hàng là định chế tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Việc mở rộng hoạt động ngân hàng như mở rộng tín
  • 24. 15 dụng của cả hệ thống có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên nếu tăng trưởng quá mức, hệ thống ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn; nền kinh tế rơi vào trạng thái rủi ro hơn do tăng trưởng tín dụng vượt khả năng hấp thụ vốn của toàn xã hội, dẫn đến tăng trưởng kinh tế quá nóng, tình trạng bong bóng nhà đất, bong bóng chứng khoán, lạm phát… Từ đó tác động trở lại hệ thống ngân hàng có thể gây đổ vỡ hệ thống, hay là nguy cơ của khủng hoảng ngân hàng. Chính vì vậy, việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ngân hàng và kiểm soát rủi ro, đưa ra một mức độ chấp nhận rủi ro nhất định của cả hệ thống là vô cùng cần thiết đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trên phương diện vi mô, như đã phân tích ở trên, nhìn chung các NHTM luôn phải đối mặt với sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Mâu thuẫn trên đặt ra cho ngân hàng thách thức phải theo đuổi một mức rủi ro thấp nhất có thể chấp nhận được phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của mình; có nghĩa là duy trì tốc độ tăng trưởng phù hợp, duy trì khả năng tài chính của ngân hàng ở một chừng mực mà có thể tồn tại, chịu đựng, chống đỡ trước các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài (các cú sốc), có thể đảm bảo được khả năng thanh toán những khoản nợ (nghĩa vụ nợ) tại những thời điểm xác định. Vì vậy mỗi một ngân hàng, một nhóm ngân hàng và rộng hơn là cả một hệ thống ngân hàng đều có những khẩu vị rủi ro khác nhau hay mức độ chấp nhận rủi ro hợp lý khác nhau. Tuy vậy, bằng việc dựa trên các quy định, luật hiện hành và những thông lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, ta vẫn có thể thiết lập một “ngưỡng” các tỷ lệ an toàn chung mà các ngân hàng cần phải đạt được. Không đạt được “ngưỡng” này đồng nghĩa với việc ngân hàng đang hoạt động với nhiều rủi ro, hệ thống đang tích lũy rủi ro, hay rộng hơn là nền kinh tế đang tích tụ rủi ro. Trên thực tế các “ngưỡng” rủi ro đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trên thế giới và đang được đưa vào Việt Nam. Nói đến các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tài chính, người ta sẽ nhắc ngay đến các tiêu chuẩn Basel - những tiêu chuẩn ra đời cách đây hơn hai thập kỷ và liên tục được hầu hết các nước cũng như các tổ chức tài chính toàn cầu tuân thủ một cách rộng rãi hay cố gắng đạt được. Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã công bố hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%. Từ năm 1988, Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn ở hầu hết các nước khác. Năm 1999, Ủy ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới (Basel II) với 3 trụ cột chính: (1) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (2) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; và (3) sử dụng hiệu quả việc thông bố thông tin nhằm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các Thang Long University Library
  • 25. 16 nỗ lực giám sát. Sau đó, Basel II được ban hành vào ngày 26/6/2004 và hiện nay đang hướng tới xây dựng hoàn thiện Basel III. Tại Việt Nam, vấn đề các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng đã được đưa vào khá lâu như Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN (Quyết định 457) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD của Thống đốc NHNN... Gần đây nhất là Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 25/5/2010 (Thông tư 13) thay thế Quyết định 457. Thông tư này quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng quá trình hội nhập đi từ thấp tới cao, tiến dần lên mức cao hơn, từng bước xây dựng hệ thống ngân hàng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng Thông tư 13 là cơ bản đã tiếp thu được các chuẩn mực quốc tế và do đó tạo một cú “phanh” khá mạnh với những ngân hàng đang hoạt động bất chấp rủi ro hay chấp nhận rủi ro quá mức của hệ thống ngân hàng Việt Nam; từ đó nhằm xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định, thực hiện tốt vai trò phân bổ vốn trong nền kinh tế. Và hơn thế nữa, thông tư này góp phần đưa ra các tham số về ngưỡng chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đó việc lấy các chuẩn mực về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo Thông tư 13 làm ngưỡng rủi ro chuẩn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có thể coi là phù hợp nhất. 1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro Các tỷ lệ đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể được phân như sau:  Về mức đủ vốn có 2 nhóm chỉ tiêu: (1) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, (2) Một số chỉ tiêu khác về vốn.  Về chất lượng tài sản Có có 6 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá dư nợ; (2) Nhóm các chỉ tiêu giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá; (3) Nhóm các chỉ tiêu giới hạn góp vốn, mua cổ phần; (4) Chỉ tiêu tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (LDR); (5) Chỉ tiêu tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn; (6) Nhóm chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro.  Về khả năng thanh khoản có 2 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm các chỉ tiêu tỷ lệ chi trả được quy định tại Thông tư 13; (2) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá thanh khoản khác.  Về công tác quản trị rủi ro có 4 quy định tối thiểu. Sau đây là một số chỉ tiêu quan trọng, các chỉ tiêu đầy đủ tham khảo phần phụ lục số liệu. 1.3.2.2.1. Mức đủ vốn STT Chỉ số phân tích Quy định tại Ý nghĩa Thế giới Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
  • 26. 17 1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu >= 9% Thông tư 13/2010/ TT- NHNN Khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là NH đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Basel II quy định >=8% 2 Các NHTM phải đạt vốn pháp định tối thiểu là 3000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 Nghị định 141/2006/ NĐ-CP Nếu quy mô ngân hàng quá nhỏ, thì rất dễ để một cá nhân hay doanh nghiệp thâu tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị huy động vốn cho họ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng. Một số chỉ tiêu khác đánh giá về vốn 3 Vốn tự có / Tổng tài sản. Chỉ số này cho biết cơ cấu vốn VCSH tài trợ trong tổng tài sản của NH. Chỉ số này là tấm đệm đảm bảo an toàn cho NH trước rủi ro, thường mức 12% là hợp lí. 1.3.2.2.2. Chất lượng tài sản Có STT Chỉ số phân tích Quy định tại Ý nghĩa Thế giới Nhóm chỉ tiêu đánh giá dư nợ 4 Tỷ lệ nợ quá hạn=(Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) <=5% Thông tư số 49/2004/TT- BTC Tỷ lệ phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp. Tỷ lệ tham khảo <= 5%. 5 Tỷ lệ nợ xấu= (Nợ xấu / Tổng dư nợ) <=5% -Tỷ lệ phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, có nguy cơ mất vốn. . Nhóm các chỉ tiêu giới hạn cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá: 6 Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD. Thông tư 13/2010/TT- NHNN Các ngân hàng phải phân tán danh mục đầu tư của mình, tránh “bỏ quá nhiều trứng vào cùng một giỏ” nhằm hạn chế rủi ro đến mức tối đa. Thang Long University Library
  • 27. 18 7 Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD, trong đó vẫn đảm bảo quy định tại mục 6 bảng này. 8 Tỷ trọng cho vay phi sản xuất đến 30-6-2011 tối đa là 22% tổng dư nợ và đến 31- 12-2011, tỷ trọng này tối đa là 16%. Chỉ thị số 01/CT- NHNN ngày 1/3/2011 Hạn chế cho vay vào lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, tập trung cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhóm các chỉ tiêu giới hạn góp vốn, mua cổ phần 9 Mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác đó. Thông tư 13 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động và nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. 10 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động <= 80% Thông tư 13 Đảm bảo khả năng thanh khoản 11 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn <= 30% Thông tư 15 Đảm bảo khả năng thanh khoản Nhóm chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro
  • 28. 19 12 Tỷ lệ trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Thông tư 13 Dự phòng chung giúp ngân hàng luôn chủ động có sẵn một khoản để bù đắp cho nợ mất mà không phải lo lắng tìm kiếm nguồn ngay cả khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó gặp khó khăn. Hiện tại,các ngân hàng Mỹ trích lập dự phòng chung từ 1 đến 2%. 1.3.2.2.3. Phân tích thanh khoản STT Chỉ số phân tích Quy định tại Ý nghĩa Thế giới Nhóm các chỉ tiêu tỷ lệ chi trả được quy định tại Thông tư 13 13 (Tài sản có thanh toán ngay / Tổng Nợ phải trả) >=15% Thông tư 13 Chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng tức thời của ngân hàng trước các khoản nợ. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá thanh khoản khác 14 Tiền và các khoản tương đương tiền/ Tổng tài sản Có Chỉ tiêu này đo lường mức độ có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản. 15 Dư nợ tín dụng/ Tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư Đo lường mức độ tiền gửi tài trợ cho dư nợ cho vay. Chỉ số này quá cao cho thấy ngân hàng đang gặp nguy cơ về thanh khoản trong trường hợp khách hàng gửi tiền đến rút tiền. 1.3.2.2.4. Công tác quản trị rủi ro Các yêu cầu về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng (Bản thuyết minh dự Thang Long University Library
  • 29. 20 thảo thông tư yêu cầu tối thiểu về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, NHNN):  Ngân hàng phải thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro phù hợp với điều kiện riêng biệt và mức độ phức tạp trong hoạt động của mình và phải tuân thủ theo quy định của các luật liên quan của NHNN. Ngân hàng phải quản lý và kiểm soát hiệu quả các rủi ro trọng yếu của mình.  Hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng phải đảm bảo ngân hàng luôn duy trì đủ vốn tại mọi thời điểm để đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng.  Ngân hàng phải có khả năng nhận biết, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hiệu quả các rủi ro tiềm ẩn trong mọi hoạt động của mình.  Ngân hàng phải đảm bảo công tác quản lý rủi ro được thực hiện độc lập, khách quan trung thực và được thể hiện rõ bằng văn bản.  Phân tách chức năng và nhiệm vụ: Ngân hàng phải đảm bảo nguyên tắc chung trong hoạt động cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh giao dịch là cán bộ làm việc ở khối sau không được thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc nhiệm vụ của khối trước và ngược lại. Kết luận chung chương I Với bản chất hoạt động là huy động để cho vay, ngân hàng có hệ số đòn bẩy tài chính cao; hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động ngân hàng cũng được tiến hành trên cơ sở đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, giữa lượng và chất. Sự đổ vỡ của ngân hàng, nhất là đổ vỡ hệ thống ngân hàng tại bất kỳ quốc gia nào có thể gây nên các tác động tiêu cực rất rộng lớn về kinh tế và xã hội. Chính vì vậy việc xác định một mức độ rủi ro hợp lý trong hoạt động ngân hàng là vô cùng cần thiết. Mức độ chấp nhận rủi ro của một ngân hàng được biểu hiện thông qua việc ứng xử của ngân hàng đó trước rủi ro. Một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được là phải đảm bảo các quy định về hoạt động ngân hàng, đảm bảo các ngưỡng đề ra. Song quan trọng là phù hợp với ngưỡng chịu đựng được của chính ngân hàng trên cơ sở cân đối với năng lực quản lý rủi ro. Do đó, mỗi một ngân hàng, mỗi một hệ thống ngân hàng có mức chịu đựng rủi ro hợp lý nhất định. Một số lượng nhỏ ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức có thể dẫn đến một ngân hàng nào đó bị đổ vỡ, nhưng cả hệ thống ngân hàng có mức chấp nhận rủi ro quá mức sẽ làm hệ thống ngân hàng kém bền vững và nếu không được điều chỉnh kịp thời, rủi ro sẽ ngày một tích tụ và hệ thống này càng dễ tổn thương và có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngân hàng... Như vậy, một mức chấp nhận rủi ro phù hợp sẽ đảm bảo từng ngân hàng hay cả hệ thống ngân hàng hoạt động hài hòa, không ngừng gia tăng lợi ích cho chính ngân hàng; và rộng hơn là hệ thống ngân hàng phát triển bền vững,
  • 30. 21 nguồn lực tài chính được phân bổ hiệu quả và từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Trong phần tiếp theo của khóa luận (chương II), tác giả sẽ tập trung phân tích thực trạng về rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn theo Thông tư 13. Mục tiêu và phạm vi của khóa luận đánh giá về cả hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó việc thu thập số liệu là khó đầy đủ và toàn diện. Hơn nữa, trong thực tế, số liệu về hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất khó tiếp cận, nhất là các đối tượng là sinh viên; các số liệu công bố giữa các nguồn lại có sự chênh lệch, khác biệt khá lớn. Tuy nhiên, tác giả sẽ cố gắng sử dụng, khai thác các dữ liệu, các thông tin hiện có một cách tối đa nhất và phân tích, đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua. Thang Long University Library
  • 31. 22 CHƯƠNG II: MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Để đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua, chúng ta cần đặt hệ thống này trong mối quan hệ với thị trường tài chính Việt Nam, hệ thống quản lý, giám sát (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), có gắn với yếu tố lịch sử phát triển của hệ thống này. 2.1. Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam 2.1.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNN Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Đối với các NHTM, NHNN là cơ quan quản lý, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng đảm bảo an toàn cho cả hệ thống [5]. Cụ thể, Điều 4 Luật NHNN 2010 quy định một số nhiệm vụ liên quan đến đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng như sau:  Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.  Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng.  Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.  Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.  Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.  Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD.  Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.  Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.  Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.  Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín
  • 32. 23 dụng.  Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng. Như vậy, hoạt động của NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, duy trì giá trị đồng tiền và tỉ giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc quản lý tốt hoạt động của các NHTM. Song, mặc dù Chính phủ và NHNN đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô nhưng trong một số thời kỳ nhất định, các chính sách này còn thể hiện nhiều điều hạn chế. Điển hình như các chính sách quản lý lãi suất kém hiệu quả khiến lãi suất tăng cao, xuất hiện các cuộc chạy đua lãi suất. Nhiều chính sách quản lý thị trường ngoại hối của NHNN thời gian qua còn nhiều bất cập khiến tỷ giá chưa thật sự phản ánh đúng tình hình cung - cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Hay như công tác thanh tra giám sát ngân hàng còn lỏng lẻo, chậm chễ… Tất cả những nguyên nhân trên là các yếu tố vĩ mô tác động đến mức độ chấp nhận rủi ro quá mức của các NHTM. 2.1.2. Hệ thống Ngân hàng thương mại Những năm đầu của thập kỷ 1990, ở Việt Nam chỉ có 4 NHTM Quốc doanh và gần như 100% hoạt động ngân hàng tập trung vào 4 ngân hàng này; các chỉ số phát tiển thị trường tài chính ( M2/GDP, tín dụng cho nền kinh tế,..) cũng mức rất thấp; cho vay cũng chủ yếu tập trung vào các DNNN. Thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đưa đến sự tăng trưởng của khu vực tài chính là khá ấn tượng: cơ cấu thị trường tài chính Việt Nam là khá đa dạng các loại hình định chế cho dù các NHTM vẫn là chủ yếu. Đặc biệt chú ý là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thì mức độ mở cửa khu vực này đã lớn hơn những năm 1990 rất nhiều. Đến nay (vào thời điểm đầu năm 2011) hệ thống ngân hàng đã có một bước phát triển đáng kể theo cả chiều rộng và chiều sâu. 2.1.2.1. Sự phát triển của thị trường tài chính ngân hàng theo chiều rộng Xét vào thời điểm đầu năm 2011, dễ thấy rằng thị trường tài chính Việt Nam đã có một sự phát triển vượt bậc so với năm 1990. Sự phát triển này thể hiện ở chỗ các định chế tài chính đã có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và chủng loại; đặc biệt đã có sự gia tăng của các NHTM cổ phần (NHTMCP), các TCTD có vốn nước nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; TTCK được thành lập và nhiều định chế tài chính phi ngân hàng được ra đời (công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán). Từ ngày 1/1/2011, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ cho phép ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ, sản phẩm như ngân hàng trong nước. Như vậy, từ nay, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước sẽ có cùng một sân chơi sòng phẳng. Thang Long University Library
  • 33. 24 Đồ thị 2.1. Số lượng các loại hình NHTM ở Việt Nam qua các năm [7] Đến nay, nếu không tính 1048 quỹ tín dụng nhân dân, ở Việt Nam có khoảng trên 100 định chế tài chính hoạt động ngân hàng, dịch vụ ngân hàng; chưa kể có khoảng 105 công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm. Bảng 2.1. Số lượng các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tính đến đầu tháng 10/2010[13.2] STT Loại hình tổ chức Số lượng 1 NHTM nhà nước (*) 5 2 NHTM Cổ phần 48 3 NH Liên doanh với nước ngoài 5 4 CN NH nước ngoài tại VN 49 5 NH 100% vốn nước ngoài 5 6 Cty Tài chính 17 7 Công ty cho thuê tài chính 13 8 Qũy TDNDTW và Quỹ TDND cơ sở 1048 Tổng Cộng 1.190 (*)Bao gồm: VCB, Vietinbank, NHNo, BIDV, MHB. Các NHTM vẫn chiếm đa số và chiếm khoảng 60% tổng tài sản có của cả hệ thống. Sự phát triển theo chiều rộng thể hiện rõ nét nhất ở việc các ngân hàng đua nhau mở rộng mạng lưới chi nhánh một cách ồ ạt nhằm đạt được nhiều mục đích như tạo thêm sức mạnh để củng cố thị phần, củng cố thương hiệu, mở rộng dịch vụ và tăng thêm năng lực tài chính. Tính đến nay, NHNo là NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch. Ngân hàng Á Châu (ACB) từ 178 chi nhánh, phòng giao dịch ở thời điểm tháng 11/2008 thì đến 0 10 20 30 40 50 60 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2006 2007 2008 NHTMCP NH LD CN NH NcNg NH 100% VoNN NHTMNN NHCS Số lượng các loại hình NHTM ở VN qua các năm
  • 34. 25 tháng 8/2010 con số này đã là 260. Hay chỉ trong vòng một tuần từ ngày 3 đến 9/8/2010, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) đã khai trương 8 điểm hoạt động [13.3]. Trong hai tháng 9 và tháng 10/2010, NHTMCP Đông Nam Á (Seabank) đã khai trương gần 20 điểm giao dịch mới trên toàn quốc. Trong ngày 27/12/2010, Ngân hàng Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đồng loạt khai trương 3 điểm giao dịch mới tại TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai [13.4].... Tuy nhiên, đáng chú ý là từ năm 2005 đến nay, mô hình NHTMCP nông thôn đã bị thu hẹp bởi những ngân hàng này chẳng những không tập trung nỗ lực mở rộng tín dụng cho nông dân - những người thật sự khát vốn mà dần dần có xu hướng đô thị hóa, tham gia tích cực vào các hoạt động cho vay thương mại cùng các hoạt động kinh doanh chứng khoán và đầu cơ bất động sản đầy rủi ro. Đa số NHTMCP nông thôn được thành lập từ trước cho mục đích cho vay khu vực nông thôn trước đây thì nay đã được các “nhà đầu tư” (gồm các cá nhân và các tập đoàn) góp vốn vào để tăng vốn và chuyển thành các NHTMCP đô thị, sau đó chuyển về thành phố, hoặc đang có kế hoạch đưa lên “Sàn Chứng khoán”( Ngân hàng niêm yết). 2.1.2.2. Sự phát triển của thị trường tài chính ngân hàng theo chiều sâu Với những nỗ lực cải cách khu vực tài chính ngân hàng, độ sâu của thị trường tài chính (M2/GDP), cho vay nền kinh tế, huy động của hệ thống ngân hàng (so với GDP) đã được cải thiện đáng kể trong gần 20 năm qua. Hay cũng có thể nói rằng mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể sau hơn mười năm đổi mới. Nếu năm 1990, các chỉ số M2/GDP, cho vay nền kinh tế, huy động của hệ thống ngân hàng so với GDP đều chỉ đạt 20% thì vào thời điểm cuối năm 2010, các chỉ số M2/GDP đã đạt khoảng 115%; Huy động và cho vay đều đạt trên 110% GDP; Tổng tài sản có của hệ thống ngân hàng khoảng 95% GDP vào thời điểm cuối năm 2010. Bảng 2.2. Các chỉ số thị trường tài chính Việt Nam (Đơn vi tính: 1000 tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 M2/GDP (%) 61,4 67,0 74,4 82,3 119,2 97,7 99,8 101,0 115* M2 328,96 411,20 532,30 690,70 922,70 1.117,20 1.452,36 1.771,88 2.244 GDP 536,00 613,40 715,30 839,20 774,30 1.144 1.455 1.755 1.952 Huy động vốn: % GDP 45,71 52,98 60,11 66,73 98,67 98,60 95,26 101,65 116,23 Tín dụng ngân hàng: % GDP 44,4 50,7 59,4 64,7 89,6 93,3 92,0 105,1 122,6 Nguồn: Đề tài cấp Nhà nước KX01.08/06-10 "Chiến lược phát triển thị trường tài chính Việt Nam đên -2020": Viện quản lý kinh tế Trung ương 2009 CIEM / Lê Văn Hinh: Báo cáo “ Huy động và cho vay của hệ thống ngân Việt nam”; số liệu năm 2009, 2010 tác giả cập nhật theo sự công bố của NHNN; * số liệu ước tính. Thang Long University Library
  • 35. 26 Kể từ năm 2000 trở lại đây, khu vực ngân hàng Việt Nam đã có quá trình chuyển đổi cơ chế tín dụng ngân hàng sang nguyên tắc thương mại gắn liền với quá trình cơ cấu lại các NHTMNN. Hỗ trợ cho quá trình thương mại hoá tín dụng là một loạt các cơ chế chính sách được NHNN đưa vào thực hiện gần đây như cơ chế lãi suất thoả thuận, cơ chế bảo đảo tiền vay, quy định về phân loại tài sản và trích lập dự phòng rủi ro theo hướng tiến tới chuẩn mực quốc tế. Nhà nước đã cho thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (chính thức đi vào hoạt động từ 03/2003) và Ngân hàng phát triển Việt Nam (từ năm 2005) là hai ngân hàng chuyên biệt thực hiện cho vay chính sách. Việc tách bạch này ra khỏi tín dụng thương mại một mặt giúp Chính phủ tập trung thực hiện tốt các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách xóa đói, giảm nghèo, mặt khác tạo điều kiện cho các NHTMNN có thể hoạt động trên các nguyên tắc thị trường, nâng cao năng lực quản lý, trong đó có quản lý rủi ro tín dụng, giúp công tác thanh tra, giám sát của NHNN có hiệu quả hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng đã có những phát triển không ngừng. Các dịch vụ hiện đại được phổ biến rộng rãi trong các ngân hàng như: ATM, Card thanh toán; HomeBanking; Internet Banking… Tính đến đầu tháng 06/2010 Việt Nam có tới 24.000.000 thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ cùng với gần 11.000 ATM và khoảng 37.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS (là nơi thực hiện giao dịch/giao tác (transaction) mua bán lẻ) [13.5] Đáng chú ý là từ năm 2005 đến nay, khu vực tài chính tiền tệ Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất mạnh (so với đầu năm 2000 và so với năm 1990). Các NHTM đã có tăng trưởng tài sản và tăng trưởng tín dụng rất mạnh (thậm chí còn được gọi là quá nóng). Đầu năm 1990, tín dụng cho nền kinh tế chỉ 17% GDP, năm 2000 ước tỷ lệ này đạt khoảng 40% GDP; tuy nhiên năm 2010 con số này đạt đến 122,6% GDP (bảng 2.10). Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình hàng năm mấy năm qua là 30%. Đặc biệt, năm 2007 con số tăng trưởng tín dụng đạt 54% so với 2006. Mức tăng trưởng tín dụng phần nào thể hiện sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của sự chấp nhận rủi ro quá mức (sẽ được làm rõ ở phần sau). Bên cạnh những phát triển, chuyển biến tích cực thì hệ thống NHTM Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Hiện tại, mức độ đa dạng hoá của khu vực tài chính Việt Nam vẫn được coi là chưa cao, tính cạnh tranh của thị trường còn hạn chế, các NHTMNN vẫn giữ vai trò chi phối. Sự chủ đạo của các NHTMNN thể hiện ở chỗ tài sản của các ngân hàng này vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng (48,5% năm 2009). Tính đến đầu năm 2010 vốn tự có của các NHTMNN đạt khoảng 110 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 39% vốn tự có của cả hệ thống. Như vậy về phương diện tài sản, nơi đây tập trung rất lớn tài sản của nhà nước và của nhân dân.
  • 36. 27 Bảng 2.3. Tăng trưởng tài sản của các NHTM Việt Nam qua các năm (Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng) 2006 2007 2008 2009 Khối ngân hàng Tài sản % tổng Tài sản % tổng Tài sản % tổng Tài sản % tổng Tổng cộng 1.238 100 1.790 100 2.193 100 2.669,5 100 NHTMNN (*) 624 50,4 923 51,6 1.123 51,2 1.295 48,5 NHTMCP 414,7 33,5 556,6 31,1 750 34,2 988 37 NH Liên doanh 25.5 2,1 38 2,1 96 4,4 115.5 4,3 CN NH nước ngoài và NH 100% vốn nước ngoài 121 9,8 172 9,6 199 9,1 239 9 Tô chức khác 52 4,2 93 5,6 24 1,1 31 1,2 Nguồn: Đề tài cấp Nhà nước KX01.08/06-10 "Chiến lược phát triển thị trường tài chính Việt Nam đên -2020": Viện quản lý kinh tế Trung ương 2009 CIEM / Lê Văn Hinh: Báo cáo “ Huy động và cho vay của hệ thống ngân Việt nam”; Số liệu 2009: ước tính từ thông tin hiện có và báo cáo của NHNN *) Ghi chú: VCB và ViettinBank được coi như NHTMNN Mức độ tham gia của đối tác nước ngoài vào khu vực ngân hàng trong nước vẫn còn ở mức khá thấp và do đó vấn đề quản trị dường như vẫn như cũ hoặc chưa có sự cải thiện nhiều. Bảng 2.4. Sự tham gia của đối tác nước ngoài vào khu vực ngân hàng trong nước (thời điểm 31/12/2008) Tên TCTD Tên đối tác nước ngoài tham gia Tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ (%) NHTMCP Á Châu (ACB) Standard Chartered Bank 15 NHTMCP Sài gòn thương tin (Sacombank) ANZ 10 NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (TechCombank) HSBC 20 VPBank Oversea Chiness Banking Corp 15 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIM Bank) Simitomo Misui Banking Corp 15 NHTMCP phát triển nhà Hà Nội (Habubank) Deutch Bank 10 Nguồn: TS Phí Trọng Hiển 2009 : "Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn: Cái tên mới trong chuyển động của hệ thống ngân hàng Việt Nam-Tạp chí Ngân hàng số 024 tháng 3/2009 Thang Long University Library