SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
Download to read offline
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
==============================
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA)
TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN
HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG
Lâm Đồng, tháng 4/2015
(Updated 21 June 2015)
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 1
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
==============================
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA)
TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN
HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
Lâm Đồng, tháng 4/2015
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 2
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
MỞ ĐẦU
Đánh giá tác động xã hội đã được phát triển như một công cụ cho các nhà lập kế
hoạch hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi các hoạt động phát
triển. Nó được thực hiện để xác định những người liên quan chính và thiết lập một khung
phù hợp cho sự tham gia của họ vào việc lựa chọn, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh
giá dự án. Đánh giá tác động xã hội cũng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và động lực
cho sự thay đổi có thể được chấp nhận bởi đa số người dân là những người dự kiến sẽ
được hưởng lợi từ dự án và nhằm xác định sớm khả năng tồn tại của dự án cũng như
những rủi ro có thể xảy ra. Một số vấn đề cần tìm hiểu trong đánh giá xã hội bao gồm: (i)
những tác động nào của dự án đến các nhóm khác nhau, đặc biệt là phụ nữ và nhóm dễ bị
tổn thương; (ii) có các kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi của dự án không; (iii) những
rủi ro xã hội nào có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án; (iv) những sắp xếp về tổ
chức cần thiết cho sự tham gia và phân bổ dự án; có các kế hoạch đầy đủ để xây dựng
năng lực được yêu cầu ở các cấp tương ứng không.
Báo cáo này được gọi là Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) cho Tiểu dự án
Sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng thuộc dự Sửa chữa và
nâng cao an toàn đập (DRaSIP/ WB8). Báo cáo được xem như là một tài liệu chuẩn phù
hợp với yêu cầu và thủ tục của Ngân hàng thế giới. Báo cáo cung cấp thông tin và kết quả
đánh giá tác động xã hội của dự án cho việc chuẩn bị các tài liệu về chính sách an toàn
như Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), Khung chính sách tái định cư (RPF),
Kế hoạch hành động tái định cư (RAP).
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 1
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU......................................................................................................6
1.1. Giới thiệu dự án...........................................................................................................6
1.2. Các hợp phần của dự án..............................................................................................6
1.3. Tổng quan về TDA.......................................................................................................7
PHẦN II: MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ
HỘI.....................................................................................................................................9
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................9
2.2. Phương pháp luận đánh giá........................................................................................9
2.3. Mẫu nghiên cứu..........................................................................................................10
2.4. Tổ chức thực hiện nghiên cứu...................................................................................11
2.5. Công cụ thu thập thông tin.......................................................................................11
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KING TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN..............................13
3.1. Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng.............................................................13
3.1.1. Dân số và lao động...........................................................................................13
3.1.2. Đói nghèo.........................................................................................................14
3.1.3. Y tế và giáo dục................................................................................................14
3.2. Kết quả khảo sát đánh giá.........................................................................................14
3.2.1 Nhân khẩu..........................................................................................................15
3.2.2 Nghề nghiệp.......................................................................................................16
3.2.3. Giáo dục...........................................................................................................17
3.2.4. Sức khỏe............................................................................................................18
3.2.5 Đất đai...............................................................................................................19
3.2.6 Nước sạch..........................................................................................................19
3.2.7. Vệ sinh..............................................................................................................20
3.2.8. Thu nhập và mức sống hộ gia đình..................................................................20
3.2.9. Một số vấn đề sinh kế và an sinh xã hội...........................................................21
PHẦN IV: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TIỀM NĂNG CỦA DỰ ÁN.............................23
4.1. Đảm bảo an toàn hồ chứa, đảm bảo an toàn cho cộng đồng.................................23
4.2. Nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng................................................................23
4.3. Nâng cao năng lực và cải thiện sự phối hợp trong ứng phó về mất an toàn hồ
đập.......................................................................................................................................23
4.4. Ổn định sinh kế..........................................................................................................23
4.5. Giảm đói nghèo..........................................................................................................24
4.6. Cải thiện môi trường sinh thái.................................................................................24
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 2
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
4.7. Phát triển phúc lợi xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường vốn xã hội
cho người dân vùng dự án, chú trọng đến nhóm phụ nữ và người nghèo...................24
4.8. Giải pháp là tối ưu hóa hiệu quả đầu tư..................................................................25
PHẦN V: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TIỀM TÀNG CỦA DỰ ÁN...............................26
5.1. Thu hồi đất..................................................................................................................26
5.2. Bất đồng về lợi ích và tác động đến kinh tế địa phương........................................26
5.3. Tác động đến sức khỏe và an toàn cộng đồng.........................................................26
5.4. Tác động tới y tế, sức khỏe cộng đồng.....................................................................27
5.5. Các vấn đề tệ nạn xã hội nảy sinh............................................................................27
5.6. Mâu thuẫn có thể phát sinh trong sử dụng nước và vai trò của các bên liên
quan.....................................................................................................................................27
5.7. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón...........................................................28
PHẦN VI: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU..............................................................29
6.1. Tham vấn với các bên liên quan...............................................................................29
6.2. Về chính sách..............................................................................................................30
6.3. Xem xét khung chính sách........................................................................................30
6.4. Lập kế hoạch hành động tái định cư (RAP)............................................................30
6.5. Lập và thực hiện tốt kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng..................................31
6.6. Lập và thực hiện tốt Kế hoạch truyền thông, thấm vấn sức khỏe cộng đồng có sự
tham gia...............................................................................................................................31
6.7. Lập và thực hiện tốt kế hoạch hành động giới........................................................31
6.8. Công bố thông tin, trách nhiệm giải trình xã hội và giám sát...............................31
6.9. Chuyên gia về kế hoạch tái định cư.........................................................................31
PHẦN VII: VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN..................................................32
7.1. Tổng quan về các cơ quan tham gia.........................................................................32
7.2. Vai trò của các cơ quan trong tham gia quản lý và thực hiện dự án....................32
7.2.1. Vai trò của các cơ quan quản lý.......................................................................32
7.2.2. Vai trò của các hội và các tổ chức cộng đồng.................................................33
7.3. Phối hợp giữa các bên liên quan...............................................................................34
7.4. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan...................................34
PHẦN VIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI..................................................................35
8.1. Kết luận.......................................................................................................................35
8.2. Kiến nghị.....................................................................................................................35
PHẦN IX: CÁC PHỤ LỤC............................................................................................37
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG..........................37
PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, THAM VẤN CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ
THAM GIA......................................................................................................................40
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 3
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI.........................................................43
PHỤ LUC 4: HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI..............................................46
PHỤ LỤC 6: CÔNG BỐ THÔNG TIN, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH XÃ HỘI VÀ
GIÁM SÁT.......................................................................................................................51
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐINH TÍNH VÀ THAM VẤN.......................56
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 4
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ gia đình..........................................15
Bảng 2: Nghề nghiệp chính của người lao động...........................................................16
Bảng 3: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình (Đơn vị %)......................17
Bảng 4: Tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe....................................................18
Bảng 5: Tỷ lệ các loại đất của hộ dân (Đơn vị %)........................................................19
Bảng 6: Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước tắm giặt ở các xã vùng dự án (%).................20
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 1
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAH Người bị ảnh hưởng
CPO Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi
DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
DMS Khảo sát kiểm kê chi tiết
DPC UBND huyện
DRC Ban tái định cư huyện
EMPF Khung chính sách dân tộc thiểu số
EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội
GOV Chính phủ Việt Nam
HH Hộ gia đình
IOL Kiểm kê tổn thất
IMA Cơ quan giám sát độc lập
KHTĐC Kế hoạch tái định cư
LAR Thu hồi đất và tái định cư
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
MOF Bộ Tài chính
MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
NGO Tổ chức phi chính phủ
OP Chính sách hoạt động
PAD Tài liệu thẩm định dự án
PPC UBND tỉnh
Ban QLDA Ban Quản lý dự án
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
REA Đánh giá môi trường vùng
KHTĐC Kế hoạch tái định cư
RPF Khung chính sách tái định cư
TOR Điều khoản tham chiếu
USD Đô la Mỹ
VNĐ Việt Nam Đồng
SES Khảo sát kinh tế xã hội
WB Ngân hàng Thế giới
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 2
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
TÓM TẮT
Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRaSIP) được triển khai căn cứ vào đề xuất của
Bộ NN&PTNT với Ngân hàng thế giới (WB) nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình an toàn
đập của Chính phủ thông qua nâng cao sự an toàn của các đập và hồ chứa ưu tiên cũng
như bảo vệ người và tài sản của cộng đồng ở hạ du. Dự án được dự kiến thực hiện từ năm
2015 - 2020, bao gồm 04 hạng mục đầu tư trên địa bàn 31 tỉnh.
Báo cáo đánh giá tác động xã hội này trình bày kết quả của cuộc điều tra kinh tế của các
hộ được khảo sát đối với tiểu dự án Sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chưa nước Đạ
Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Nội dung báo cáo:
Báo cáo tập hợp tất cả các kết quả khảo sát, gồm 9 phần: Phần 1, Giới thiệu chung; Phần
2, Phương pháp luận nghiên cứu; Phần 3, Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực dự án; Phần
4, Tác động tích cực, tiềm năng của dự án; Phần 5, Tác động tiêu cực, tiềm tàng của dự
án; Phần 6: Các biện pháp giảm thiểu; Phần 7: Vai trò của các bên liên quan; Phần 8: Kết
luận và kiến nghị và Phần 9, Các phụ lục.
Phương pháp tiếp cận:
Từ cách tiếp cận nguồn lực sinh kế hộ gia đình, cuộc điều tra phân tích các đặc trưng kinh tế
xã hội của các hộ được khảo sát theo các nguồn lực vốn con người (nhân khẩu và lao động,
học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe), vốn tài nguyên thiên nhiên (đất sản xuất: đất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp và đất thủy sản, quyền sử dụng đất), vốn vật chất (nhà ở, tài sản sử dụng cho
sinh hoạt, tài sản sử dụng cho sản xuất và kinh doanh), vốn tài chính (thu nhập, thay đổi mức
sống, nghèo khổ, vay vốn), và vốn xã hội (quan hệ cộng đồng, họ hàng, chính quyền và sự hỗ
trợ của họ) và xem xét các yếu tố tác động trong đó có cả các tác động tiềm tàng của dự án.
Các nguồn lực trên được phân tích có lồng ghép các yếu tố Giới, dân tộc thiểu số và dễ bị
tổn thương.
Các đặc điểm chính về kinh tế xã hội của vùng dự án:
Các xã trong vùng dự án là nơi có điều kiện sống khó khăn, dễ tổn thương bởi thiên tai và
biến đổi khí hậu, có nhiều người nghèo, với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu,
có thu nhập thấp. Những kết quả khảo sát chính trong vùng dự án được tóm tắt như sau:
Số nhân khẩu trung bình của một hộ trong mẫu khảo sát vùng dự án là 4,09 người, cao
hơn so với số nhân khẩu bình quân hộ cả nước là 3,89 (Niên giám thống kê huyện Đạ Tẻh,
2014). Số nhân khẩu bình quân của một hộ có sự khác biệt giữa các xã, nhóm dân tộc,
nhóm thu nhập, nhóm hộ do phụ nữ làm chủ hộ và nam giới làm chủ hộ.
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 3
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
Trong cơ cấu nghề nghiệp chính của các thành viên gia đình có tham gia lao động và có
thu nhập trong mẫu khảo sát vùng dự án, ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là
51%; thứ hai là học sinh chiếm tỉ lệ 20%; còn lại là cán bộ-viên chức, làm thuê... có tỉ lệ
thấp dưới 10% đối với mỗi loại; tỉ lệ người làm buôn bán/dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và
nội trợ đặc biệt rất thấp, đều nhỏ hơn 1%. Như vậy, nông-lâm nghiệp là lĩnh vực chủ đạo
trong nền kinh tế - xã hội của vùng dự án, nơi tập trung phần lớn lực lượng lao động.
Khoảng 85% dân số vùng dự án có trình độ học vấn từ bậc tiểu học đến cao đẳng, trong
đó số người tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm hơn 50%. Tỷ lệ mù chữ là 0,5% và chưa đi
học là 7%. Tỷ lệ chưa đi học của các xã vùng dự án được khảo sát là cao hơn so với mức
chung của cả nước trong Niên giám thống kê 2013 (6,0%). Tỷ lệ này không có sự khác
biệt lớn giữa các xã được khảo sát.
Có khoảng 30% hộ gia đình được khảo sát trong tháng qua có đau ốm. Theo các đối tượng
trả lời, có 5 nguyên nhân chính có tác động tiêu cực đối với tình hình sức khỏe hiện với
mức độ từ cao đến thấp là nguồn nước ô nhiễm, ô nhiễm khu vực ở, thực phẩm không an
toàn, dịch bệnh và thiếu nước sinh hoạt.
Tại các vùng khảo sát nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, là sinh kế cơ bản của người
dân, do đó ruộng đất là nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân. Trong đó, 100%
hộ có đất thổ cư và trồng lúa, 60% hộ có đất trồng rau màu và 50% hộ có đất trồng cây
công nghiệp.
74,35% số hộ trong vùng dự án được dùng nước sạch, còn lại các hộ phải dùng nước ao
hồ, sông suối và nước giếng.
Có tới 67,41% hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh, trong đó có 30,11% hộ có nhà vệ sinh
tự hoại/bán tự hoại, 37,3% hộ dùng nhà vệ sinh 2 ngăn. Ngoài ra có khoảng 1/4 hộ gia
đình (27,5%) còn dùng loại nhà vệ sinh đơn giản và 5,09% hộ gia đình chưa có nhà vệ
sinh.
Trong vùng dự án các nhóm có thu nhập trung bình và trên trung bình chiếm tỷ lệ lớn
(33,5% và 30,9%). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã trong vùng dự án vẫn chiếm tỷ lệ
cao 11,28%.
Tác động tích cực, tiêu cực của dự án và các biện pháp giảm thiểu
Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, hệ thống hồ, đập là rất cao đối với tất cả các tỉnh trong cả nước
không chỉ của riêng Lâm Đồng. Nếu dự án được thực hiện và phát huy hiệu quả trong
những năm sắp tới như cung cấp đủ nước sản xuất thì trên một phần ba số người được
khảo sát đã dự định kế hoạch sản xuất của người dân trong vùng dự án.
Tác động tích cực:
- Gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp, tăng vụ, phát triển nuôi trồng thủy sản nhờ
tăng cường diện tích được tưới, giảm thiểu rủi ro thiên tai; Gia tăng sản xuất, kinh doanh
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 4
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
phi nông nghiệp nhờ phát triển nông nghiệp, gia tăng thu nhập, nâng cao mức sống; Tạo
thêm nhiều việc làm, đặc biệt đối với các nhóm làm thuê như nghề chính hay nghề phụ,
giảm thời gian nông nhàn và góp phần giảm nghèo. Những tác động tích cực này bao gồm
cả bộ phận động đảo của các nhóm yếu thế được huởng lợi. Những người có đất sản xuất
được huởng lợi trực tiếp nhiều nhất bởi tác động tưới tiêu. Việc cung cấp đầy đủ nước tưới
sẽ phục vụ cho phát triển kinh tế vùng dự án
- Góp nâng cao nâng lực, nhận thức của cộng đồng về ứng phó thảm họa thiên tai và mất
an toàn hồ đập,
Tác động tiêu cực:
Thu hồi đất ảnh hưởng tạm thời do UBND xã quản lý, có thể xảy ra mẫu thuẫn về sử dụng
nước; tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu; nguy cơ về sức khỏe; và tác động tới các
dân tộc thiểu số. Những tác động này cần được quan tâm và tìm giải pháp giảm thiểu
trong các giai đoạn thực hiện dự án.
Gia tăng về sản xuất, gia tăng về sản lượng nông nghiệp nhưng có thể phải đối mặt với
việc gia tăng sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Các biện pháp giảm thiểu
Tham vấn các bên liên quan
Lập kế hoạch hành động tái định cư (RAP).
Thực hiện tốt kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng, kế hoạch truyền thông, tham vấn sức
khỏe cộng đồng có sự tham gia và kế hoạch hành động giới:
Công bố thông tin, trách nhiệm giải trình xã hội và giám sát nhằm giảm thiểu khả năng
xung đột phát sinh và rủi ro khác, tăng hiệu quả đầu tư và ý nghĩa xã hội của dự án
Chủ đầu tư: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 5
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
PHẦN I: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu dự án
Chính phủ Việt Nam (Chính phủ), thông qua Văn phòng Dự án Trung ương (CPO) thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) đang tìm kiếm nguồn vốn từ Ngân
hàng Thế giới (WB) để tài trợ cho Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập phục vụ phát
triển nông nghiệp. Có 31 tỉnh đã được đề xuất, trong đó nghiên cứu khả thi và đánh giá
các tác động môi trường và xã hội tiềm ẩn đã và đang được triển khai cho 12 tiểu dự án sẽ
được thực hiện trong năm đầu tiên. Trong đó tiểu dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an
toàn hồ chứa nước Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng là một trong 12 tiểu dự án được lựa chọn thực
hiện trong năm đầu tiên.
Mục tiêu của dự án
Mục tiêu phát triển của dự án nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình an toàn đập của Chính
phủ thông qua nâng cao sự an toàn của các đập và hồ chứa ưu tiên cũng như bảo vệ người
và tài sản của cộng đồng ở hạ du.
1.2. Các hợp phần của dự án
Các hoạt động của Dự án sẽ được thực hiện thông qua 4 hợp phần:
Hợp phần 1: Phục hồi an toàn đập (400 triệu USD)
Hợp phần này sẽ cải thiện an toàn đập thông qua phục hồi các cơ sở hạ tầng hiện có. Điều
này sẽ bao gồm hai phương pháp tiếp cận khác nhau cần thiết cho việc phục hồi đập
lớn/nhỏ và vừa có sự quản lý của cộng đồng. Sự khác nhau giữa hai phương pháp này
không chỉ liên quan đến các loại công trình và khuôn khổ pháp lý mà còn có những sắp
xếp thể chế và thực hiện, được yêu cầu để thực hiện các công trình và đảm bảo vận hành
và bảo trì bền vững chúng. Nhiệm vụ này sẽ bao gồm hỗ trợ (i) thiết kế chi tiết, giám sát
và kiểm soát chất lượng của các công trình phục hồi cho các đập ưu tiên và cơ sở hạ tầng
liên quan; (ii) cải tạo các công trình, bao gồm các công trình dân dụng, công trình cơ khí
thủy công và lắp đặt thiết bị giám sát an toàn và thủy văn; (iii) xây dựng kế hoạch bảo trì -
vận hành và Kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp; và (iv) thông qua danh sách kiểm tra
tiêu chuẩn hóa cho các đập do cộng đồng quản lý.
Hợp phần 2: Kế hoạch Quản lý An toàn đập (90 triệu USD)
Hợp phần này sẽ cải thiện khung quy hoạch và vận hành cho công tác quản lý đập để bảo
vệ người dân và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của cộng đồng tại hạ nguồn. Nhiệm vụ này
sẽ bao gồm hỗ trợ: (i) mạng lưới quan trắc thủy văn và hệ thống thông tin; (ii) Quy hoạch
phát triển tích hợp và cơ chế phối hợp hoạt động giữa hệ thống thủy lợi, thủy điện và hồ
chứa; (iii) hỗ trợ pháp lý và thể chế và tăng cường cơ chế phối hợp bao gồm chính sách
quốc gia về đập: đăng ký, quy định, kiểm tra, tuân thủ an toàn và xử lý vi phạm; (iv)
Thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn và các quy định được quốc tế chấp nhận; và (v) tăng
cường năng lực, kế hoạch vận hành tích hợp cho đập, hồ chứa lưu vực rộng cũng như kế
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 6
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
hoạch chuẩn bị khẩn cấp, bao gồm phân tích chi tiết, lập bản đồ và điểm chuẩn ngập lụt hạ
lưu, nâng cao nhận thức và thực tập sơ tán cho các cộng đồng địa phương sống ở hạ lưu.
Hợp phần 3: Hỗ trợ Quản lý Dự án (10 triệu USD)
Hợp phần này sẽ cung cấp một môi trường cần thiết nhằm hỗ trợ thực hiện dự án. Nó sẽ
bao gồm các hỗ trợ sau đây: (i) Ban Chỉ đạo Dự án gồm Bộ NN & PTNT, Bộ Công
Thương và Bộ TN & MT phối hợp tất cả các hoạt động can thiệp của dự án; (ii) Ban Quản
lý Dự án (PMU) trong Bộ Nông nghiệp để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết để kịp
thời và hiệu quả thực hiện dự án, bao gồm giám sát và đánh giá, mua sắm, quản lý tài
chính, giám sát an toàn, v.v...; (iii) Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan thụ hưởng trong Bộ
Công Thương và Bộ TN & MT để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết để kịp thời và
hiệu quả thực hiện dự án; (iv) Thiết lập và vận hành Kênh giám sát quốc gia về an toàn
đập; (v) Kiểm toán độc lập cho các đập nước được ưu tiên trước và sau khi phục hồi; và
(vi) Chi phí hoạt động cho các hoạt động liên quan đến dự án.
Hợp phần 4: Dự phòng thiên tai (US$ 0.000.000 - không phân bổ cố định nhưng
không vượt quá 20% tổng chi phí dự án)
Hợp phần này sẽ nâng cao khả năng ứng phó của Chính phủ trong trường hợp khẩn cấp
liên quan đến sự cố đập trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp khẩn cấp, Hợp
phần dự phòng này sẽ tạo thuận lợi cho việc sử dụng nhanh chóng các khoản vay bằng
cách giảm thiểu số lượng các bước tiến hành và sửa đổi các yêu cầu ủy thác và bảo vệ để
hỗ trợ thực hiện nhanh chóng. Hợp phần này sẽ cho phép các khoản chi được thực hiện
phù hợp với các thủ tục phản ứng nhanh của OP/BP 10 theo danh mục hàng hóa và dịch
vụ được xác định trong quá trình phát triển dự án. Một hợp phần loại này không phải là
một thay thế cho bảo hiểm và không loại bỏ sự cần thiết phải xây dựng các đập nước bao
gồm cả dự án này. Một danh sách tích cực chung có thể được kết hợp với một danh mục
loại trừ để có thể kích hoạt các chính sách bảo vệ. Việc này là nhằm giúp đảm bảo đủ
thanh khoản trong các trường hợp khẩn cấp bằng cách tài trợ phản ứng tổng thể của chính
phủ đối với trường hợp khẩn cấp và cung cấp một số biện pháp bảo vệ cho các tài khoản
tài chính của Chính phủ.
1.3. Tổng quan về TDA
Hồ chứa nước Đạ Tẻh thuộc xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, hồ được xây dựng
từ năm 1995. Cụm công trình đầu mối và các công tình phụ trợ của hồ chứa nước Đạ Tẻh
gồm các hạng mục sau:
- Đập: Đập được xây dựng bằng đất với chiều cao 27m, chiều dài 600 m;
- Tràn xả lũ: Chiều rộng Btr = 18,0m; kết cấu BTCT; nối tiếp bằng dốc nước và tiêu
năng bằng mũi phun.
- Công lấy nước: Bố trí tại vai trái đập, hình thức cống là cống hộp có tháp van điều
khiển phía thượng lưu;
- Đường quản lý vận hành: Đường đất, tương đối dốc mùa mưa đi lại rất khó khăn;
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 7
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
Các hoạt động của tiểu dự án bao gồm: Xử lý thấm thân và nền đập, xử lý xói lở cục bộ;
thay thế van và gioăng của cống lấy nước; mở rộng tràn và xây cầu qua tràn; và nâng cấp
đường thi công, quản lý.
Mục đích của TDA:
Mục đích chính của việc cải tạo nâng cao an toàn đập và hồ chứa là: (i) Đảm bảo an toàn hồ
chứa trong quá trình khai thác thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của vùng hạ du, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan khu vực lòng
hồ và hạ du; (ii) Đảm bảo mục tiêu thiết kế ban đầu tưới ổn định cho 2.300 ha lúa 2 vụ thuộc
khu tưới hiện tại thuộc các xã Mỹ Đức và Quảng Trị huyện Đạ Tẻh và (iii) Đảm bảo cung cấp
nước sinh hoạt với lưu lượng 10.000m3
/ngày đêm. Dự án “Nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa
nước Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng” đã được đề xuất thực hiện với sự tài trợ của Ngân hàng Thế
giới, nằm trong dự án Cải tạo và an toàn đập.
Địa điểm thực hiện dự án:
Công trình thuộc tiểu dự án được thực hiện tại thôn 8, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm
Đồng được minh họa trong bản đồ dưới đây:
Hình 2.1: Bản đồ vị trí tiểu dự án
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 8
HỒ ĐẠTẺH
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
PHẦN II: MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG XÃ HỘI
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chính của đánh giá tác động xã hội (SIA) là nhằm cung cấp một khung tích hợp
cho việc phân tích xã hội phù hợp với quy trình hoạt động của NHTG. Do có nhiều biến
số xã hội có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động và sự thành công của dự án, nên SIA
đã tập trung khảo sát và đánh giá những vấn đề liên quan tới các hoạt động xây dựng và
vận hành dự án. Việc quyết định vấn đề nào là quan trọng và giải quyết chúng như thế nào
đã được tham vấn với các bên liên quan cũng như phải sử dụng các phương pháp khác
nhau để thu thập thông tin và phân tích số liệu. SIA đã được triển khai thông qua việc thực
hiện (a) một cuộc Điều tra kinh tế - xã hội (SES) ở cấp Khu vực và cấp tỉnh dự án và (b)
một cuộc khảo sát KTXH ở cấp hộ gia đình.
Trong bối cảnh này, SES đã được thiết kế để (i) cung cấp dữ liệu cơ sở về hộ gia đình và
đánh giá các tác động tái định cư; (ii) đảm bảo rằng các quyền lợi của người bị ảnh hưởng
được đề xuất là thỏa đáng, phù hợp và có thể được sử dụng cho giám sát tái định cư.
Phương pháp định lượng và định tính đã được sử dụng để thu thập thông tin kinh tế - xã
hội về hộ gia đình. Ở mức tối thiểu, SES đã thu thập thông tin từ 200 hộ gia đình được xác
định là được hưởng lợi của dự án, không phân biệt giới tính và dân tộc. Quy mô dữ liệu đã
thu thập bao gồm các thông tin kinh tế - xã hội của Chủ hộ (họ và tên, giới tính, tuổi, sinh
kế hoặc nghề nghiệp, thu nhập, giáo dục, và sắc tộc) và các thành viên hộ gia đình (số
lượng, sinh kế hoặc nghề nghiệp, trẻ em trong độ tuổi đi học và trẻ em đi học, và tình
trạng biết chữ, không phân biệt giới tính; Điều kiện sống (sự tiếp cận tới cấp nước, vệ
sinh, và năng lượng cho đun nấu và chiếu sang, sự sở hữu các đồ dùng lâu bền, và sự tiếp
cận tới những dịch vụ và công trình cơ bản); Tình trạng sử dụng đất của những hộ gia
đình bị ảnh hưởng và những tác động xã hội tiềm ẩn của dự án tới người dân địa phương.
2.2. Phương pháp luận đánh giá
Mục đích của việc đánh giá này xã hội (SA), tiến hành một cách không thể tách rời với
đánh giá môi trường cho các tiểu dự án này. Đầu tiên, kiểm tra các tác động tiềm năng
của các tiểu dự án - tác động tích cực và tiêu cực - trên cơ sở các hoạt động dự án theo kế
hoạch. Thứ hai, phát hiện các việc thiết kế các biện pháp giải quyết xác định tác động bất
lợi tiềm năng và đề xuất các hoạt động phát triển cộng đồng có liên quan đến các mục
tiêu phát triển của dự án. Để xác định tác động bất lợi mà không thể tránh được, tham
khảo ý kiến với người dân địa phương, các cơ quan chính phủ, các bên liên quan dự án,
vv..., đã được thực hiện để đảm bảo người dân bị ảnh hưởng sẽ được đền bù và được hỗ
trợ các hoạt động kinh tế-xã hội của họ được kịp thời và đầy đủ phục hồi với mức trước
khi có dự án, ít nhất cuộc sống của họ sẽ không bị xấu đi, về lâu dài, như một kết quả của
các tiểu dự án.
Là một phần của đánh giá xã hội, nơi các dân tộc thiểu số (DTTS) dân tộc có mặt trong
khu vực tiểu dự án và được thúc đẩy bởi sự khẳng định của EM (theo OP 4.10), tham
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 9
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
khảo ý kiến với họ được thực hiện tự do, trước tiên và thông tin xác nhận, để nếu có sự
ủng hộ của cộng đồng bị ảnh hưởng rộng rãi của người dân tộc thiểu số để thực hiện tiểu
dự án. EM sàng lọc được tiến hành theo OP 4.10, và đã được thực hiện trong phạm vi và
độ bao phủ của các đánh giá xã hội cùng với đánh giá môi trường (OP 4.01). Phân tích về
giới cũng đã được thực hiện như một phần của SA (từ góc độ tác động của dự án) để cho
phép lồng ghép giới để thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển
của các tiểu dự án, và các dự án như một toàn thể. Tùy thuộc vào độ lớn của các tác động
dự án tiềm năng nhận diện, và mục tiêu phát triển dự án, kế hoạch kế hoạch hành động về
giới và giới tính giám sát đã được chuẩn bị.
Có nhiều phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá, Tư vấn đã áp dụng các
phương pháp sau đây để thu thập thông tin và đánh giá.
(i) Phương pháp xem xét và phân tích tài liệu (document review): Việc xem xét và phân
tích tài liệu liên quan đến dự án sẽ cung cấp các thông tin cơ sở về dự án và giúp cho
việc giải thích vì sao có những thay đổi đang diễn ra hoặc vì sao không có. Mặt khác,
nó cũng giúp xác định những khoảng cách về số liệu cần phải được thu thập và đánh
giá thêm nữa. Các nguồn cung cấp tài liệu gồm Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai
Thác Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng, Phòng NN&PTNT huyện Đạ Tẻh, Sở tài nguyên và
Môi trường tỉnh Lâm Đồng, Phòng TNMT huyện Đạ Tẻh, Phòng thống kê tỉnh huyện
Đạ Tẻh và UBND xã Mỹ Đức, Quảng Trị.
(ii) Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên (random sample survey): nhằm thu thập
các thông tin từ một số lượng lớn những người BAH thông qua việc phỏng vấn bằng
bảng hỏi với những câu hỏi cụ thể, phục vụ cho việc phân tích thống kê. Kết quả khảo
sát sẽ tạo cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá khác vì chúng cho phép thu thập các dữ
liệu quan trọng về các vấn đề thực hiện hoặc các chỉ báo cụ thể từ một mẫu. Phương
pháp này đòi hỏi một chiến lược chọn mẫu (được trình bày dưới đây) để thực hiện
đánh giá các tiêu chuẩn trước và sau dự án.
(iii) Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: nhằm thu thập các thông tin chung,
các quan điểm về một vấn đề cụ thể hoặc làm sáng tỏ một vấn đề từ một nhóm nhỏ
những người được lựa chọn đại diện cho các quan điểm khác nhau và những người bị
ảnh hưởng khác nhau (người nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị ảnh hưởng
nặng,...). Thảo luận nhóm là một phương pháp tốt để thu thập các ý kiến về sự thay
đổi, đánh giá chất lượng các dịch vụ được cung cấp và xác định các lĩnh vực cần cải
thiện.
(iv) Phương pháp quan sát trực tiếp: phương pháp này giúp thu được các thông tin kịp
thời và hữu ích bổ sung cho các dữ liệu đã thu thập được, giúp hiểu rõ hơn về bối
cảnh mà các thông tin dữ liệu được thu thập và giúp giải thích các kết quả khảo sát.
2.3. Mẫu nghiên cứu
Dựa vào thiết kế cơ sở, Tư vấn cùng cán bộ các Ban QLDA tỉnh và cán bộ địa chính các
xã dự án lập danh sách các hộ bị ảnh hưởng bởi mỗi công trình trên địa bàn mỗi xã. Trên
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 10
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
cơ sở danh sách các hộ BAH do địa phương cung cấp, tư vấn 100% số hộ BAH và 10% số
hộ không BAH của vùng dự án (trong đó 100% số hộ dự kiến phải di dời) để phỏng vấn
bằng bảng hỏi. Mẫu được chọn đảm bảo tỷ lệ giới và dân tộc thiểu số.
Các trường hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được lựa chọn từ mẫu khảo sát và
những người cung cấp thông tin chủ chốt ở các cấp tỉnh, huyện, xã và người dân. Mỗi
thảo luận nhóm từ 6-10 người, trong đó có sự tham gia của 3 thành viên là phụ nữ.
Tại tiểu dự án Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đạ Tẻh, tư vấn đã tiến
hành các nghiên cứu định tính sau đây:
- Phỏng vấn sâu 1 cán bộ lãnh đạo Dự án tỉnh
- Phỏng vấn sâu 2 cán bộ lãnh đạo chính quyền xã.
- Phỏng vấn sâu 1 cán bộ Phụ nữ
- Tổ chức 02 cuộc thảo luận nhóm với đối tượng là 25 đại diện gia đình BAH, cụ thể 01
cuộc thảo luận nhóm ở xã Mỹ Đức với 8 đại diện hộ gia đình; 01 cuộc thảo luận nhóm tại
xã Quảng Trị với 10 đại diện hộ gia đình.
2.4. Tổ chức thực hiện nghiên cứu
Tư vấn đã lập một đội nghiên cứu gồm 6 chuyên gia chủ chốt (trong đó có một đội
trưởng) và các chuyên gia khảo sát thực địa để thực hiện các nhiệm vụ. Các chuyên gia đã
tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến dự án ở Ban CPO và cơ quan Tư vấn thiết kế
để nghiên cứu. Bên cạnh đó tư vấn còn sử dụng bảng hỏi điều tra hộ gia đình do tư vấn
TW cung cấp, các hướng dẫn thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và các mẫu biểu thu thập
thông tin thứ cấp ở các cấp tỉnh, huyện và xã.
2.5. Công cụ thu thập thông tin
Bảng hỏi hộ gia đình: được thiết kế gồm 8 phần: Phần 1 – Thông tin chung về hộ gia
đình và các thành viên của hộ với các chỉ báo chính là tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân,
học vấn, nghề nghiệp, thu nhập; Phần 2 – Tài sản của hộ gia đình; Phần 3 – Thu nhập và
chi tiêu; Phần 4 – Tiếp cận các dịch vụ xã hội; Phần 5 - Hoạt động sản xuất, bao gồm các
hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp, kinh doanh/dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; Phần 6 –
Một số vấn đề liên quan đến dự án; Phần 7 - Kiến thức về các bệnh lây nhiễm, truyền
nhiễm qua đường tình dục và HIV/ AIDS; Phần 8 – Vấn đề giới.
Các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: Tập trung vào các chủ đề về (i) cơ sở hạ tầng
nông thôn tại các địa phương được khảo sát, (ii) những tác động của biến đổi khí hậu đến
sản xuất và đời sống và khả năng thích ứng của người dân, (iii) tình trạng sử dụng đất và
xu hướng biến đổi, (iv) tình trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh nông thôn, (v) nhận thức
của cộng đồng về những tác động của việc sử dụng các chất hóa học trong sản xuất đến
môi trường tự nhiên và môi trường sống, và (vi) các tác động tích cực và tiêu cực tiềm
tàng của dự án đến người dân và các biện pháp giảm thiểu.
Các mẫu biểu: Để thu thập các thông tin và dữ liệu thứ cấp ở các cấp tỉnh huyện và xã đã
được thiết kế, bao gồm các thông tin và dữ liệu chính về diện tích đất tự nhiên và quy
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 11
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
hoạch sử dụng đất của mỗi địa phương, dân số và lao động, dân tộc và các chương trình
hỗ trợ dân tộc thiểu số, các chỉ báo kinh tế xã hội (GDP chung, GDP đầu người, tỷ lệ hộ
nghèo, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh, số bệnh viện và trạm y tế, tình trạng
giáo dục), diện tích đất chịu hạn hán và lũ lụt hàng năm, năng suất lúa bình quân, sản
lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn.
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 12
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KING TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
3.1. Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam, đồng thời tiếp giáp
với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là
Lâm Viên - Di Linh với độ cao1.500 m so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây
Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là Thành phố Đà Lạt, nằm cách Thành
phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km
về hướng Tây.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 977.219,6ha; chiếm 3,1% diện tích cả nước
và 17,9% diện tích toàn vùng Tây Nguyên. Toàn tỉnh có khoảng 255.407 ha đất có khả
năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên
Bảo Lộc-Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng chè
và cà phê khoảng 145.000 ha, diện tích sản xuất rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại
Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà.
Huyện Đạ Tẻh nằm ở phía tây tỉnh Lâm Đồng có diện tích 523km2
và dân số là 46.312
người (niên giám thống kê năm 2014). Huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh nằm cách thị xã Bảo
Lộc 45km về hướng tây và cách thị trấn Madaguoil, huyện Đạ Huoai 15km về hướng bắc.
Huyện Đạ Tẻh nằm trên phần chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc với vùng
Đông Nam Bộ, địa hình thấp dần về phía Tây, Tây Nam, từ độ cao 600m xuống còn dưới
120m ở hạ lưu sông Đạ Nha, Đạ Tẻh. Địa hình Đạ Tẻh chia làm hai dạng:
- Địa hình vùng núi cao, bị chia cắt mạnh chiếm diện tích tương đối lớn, phân bổ ở
thượng lưu các con sông Đạ Tẻh, Đạ Lây, Đạ Kho, Đạ Bộ, trong vùng thuộc địa
phận xã ĐạPal, Quảng Trị, Mỹ Đức, Quốc Oai và một phần các xã Đạ Lây, Hương
Lâm, An Nhơn.
- Địa hình vùng núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp, có độ cao trung bình 200m,
tập trung ở phía Nam và Tây Nam của huyện, địa hình này nằm ở hạ lưu các sông
nói trên và hình thành nên một vùng đất tương đối bằng phẳng thuộc xã Hà Đông,
thị trấn Đạ Tẻh và một phần các xã Mỹ Đức, Quốc Oai, An Nhơn, Hương Lâm, Đạ
Lây, Đạ Kho.
3.1.1. Dân số và lao động
Tính đến năm 2014 dân số toàn tỉnh là 1.265.126 người, phân theo giới tính có 639.774
nam (50,57%) và 625.352 nữ (49,33%). Dân số phân bố ở nông thôn là 1.112.678 người
chiếm 87,95%, ở thành thị 152.448 người chiếm 12,05 %.
Số dân trong độ tuổi lao động đến hết năm 2013 có 830.049 người, chiếm 65,61% tổng số
dân. Lao động làm nghề nông là chủ yếu, chiếm 80,6%, chỉ có 19,4% lao động cho công
nghiệp và các ngành khác.
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 13
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
Nguồn thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp, rừng và thủ công nghiệp. Chủ yếu
là trồng lúa, các sản phẩm nông nghiệp khác và chăn nuôi. Thu nhập trung bình khoảng
4,08 triệu đồng/người/năm (khoảng 340,000 đồng/người/tháng).
Tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh đến năm 2014 là 197.251 hộ, trong đó có 25.814 hộ
nghèo (chiếm 13,09%) và 31.312 hộ cận nghèo (chiếm 15,87%).
Trên địa bàn tỉnh hiện có 43 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm
trên 26%, kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp. Đây là một điểm đặc thù cần được quan
tâm trong thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, nhất là chính sách đối với vùng sâu,
vùng xa, chính sách dân tộc.
3.1.2. Đói nghèo
Theo tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo của Bộ LĐ-TB và xã hội giai đoạn 2010-2015, chuẩn
nghèo đối với khu vực nông thôn là 400,000 VND/người/tháng (dưới 4,800,000
VND/người/ năm). Tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ nghèo của tỉnh Lâm Đồng còn 11,28%
(giảm 1,5% so với năm 2013). Họ không có vốn để chăn nuôi. Thường là những hộ cô
đơn có người già hay người tàn tật. Đất trồng của họ không đủ điều kiện để có thể canh
tác những loại cây có giá trị cao.
3.1.3. Y tế và giáo dục
Điều kiện chăm sóc sức khỏe và y tế của tỉnh Lâm Đồng vẫn đang từng bước được cải
thiện. Đến năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 187 cơ sở khám chữa bệnh trực
thuộc Sở Y tế. Trong đó có 14 Bệnh Viện, 22 phòng khám đa khoa khu vực và 148 Trạm y
tế phường xã, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, với 3.015 giường bệnh và
582 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh.
Năm 2014, tỉnh Lâm Đồng có 30.000 giáo viên các cấp được đào tạo chuyên nghiệp.
100% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 99% giáo viên cấp 2, và 100% giáo
viên trung học đạt chuẩn nhà nước. Tỉnh Lâm Đồng có 3 trường Đại học, 5 trường dạy
nghề, 10 trường nội trú khu vực và trung tâm giáo dục. Năm 2014 tỉnh đã có 459 trường
học và các trung tâm giáo dục thu hút 99% trẻ trong độ tuổi tiểu học đến trường; 90% trẻ
tốt nghiệp cấp 1 và cấp 2; và 80% tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3.
3.2. Kết quả khảo sát đánh giá
Từ cách tiếp cận nguồn lực sinh kế hộ gia đình, phần này sẽ phân tích các đặc trưng kinh
tế xã hội của các hộ được khảo sát theo các nguồn lực vốn con người (nhân khẩu và lao
động, học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe), vốn tài nguyên thiên nhiên (đất sản xuất: đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp và đất thủy sản, quyền sử dụng đất), vốn vật chất (nhà ở, tài sản sử
dụng cho sinh hoạt, tài sản sử dụng cho sản xuất và kinh doanh), vốn tài chính (thu nhập,
thay đổi mức sống, nghèo khổ, vay vốn), và vốn xã hội (quan hệ cộng đồng, họ hàng,
chính quyền và sự hỗ trợ của họ) và xem xét các yếu tố tác động trong đó có cả các tác
động tiềm tàng của dự án. Các nguồn lực trên được phân tích có lồng ghép các yếu tố
Giới, dân tộc thiểu số và dễ bị tổn thương.
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 14
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
3.2.1 Nhân khẩu
Số nhân khẩu trung bình của một hộ trong mẫu khảo sát vùng dự án là 4,09 người, cao
hơn hơn so với số nhân khẩu bình quân hộ cả nước là 3,89 (Niên giám thống kê, 2013). Số
nhân khẩu bình quân của một hộ có sự khác biệt giữa các xã, nhóm dân tộc, nhóm thu
nhập, nhóm hộ do phụ nữ làm chủ hộ và nam giới làm chủ hộ.
Xét theo dân tộc, quy mô trung bình của một hộ DTTS là 3,9 người và hộ người Kinh là
3,6 người. Theo giới tính chủ hộ, quy mô hộ do phụ nữ làm chủ hộ có ít người hơn hộ do
nam giới làm chủ hộ (tương ứng là 3,63 người so với 3,91 người).
Bảng 1: Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ gia đình
Nhân khẩu Cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu (%)
Bình quân hộ 1-2 người 3-4 người 5-8 người 9 người trở lên
Tổng mẫu 4,09 27,1 55,2 17,7 0,0
Xã Mỹ Đức 4,44 28,3 54,6 17,1 0,0
Xã Quảng Trị 3,88 26,2 57,9 15,9 0,0
Theo dân tộc
+ Kinh 3,95 26,9 58,7 14,4 0,0
+ DTTS 4,27 10,1 42,3 47,6 0,0
Theo giới chủ hộ
+ Nam chủ hộ 4,12 12,5 47,3 40,2 0,0
+ Nữ chủ hộ 3,98 26,8 49,7 23,5 0,0
Theo nhóm thu nhập
Nhóm 1 (nghèo nhất) 55,2 36,7 8,1 0,0
Nhóm 2 16,1 52,6 31,3 0,0
Nhóm 3 11,7 40,6 47,7 0,0
Nhóm 4 9,3 49,6 41,1 0,0
Nhóm 5 (giầu nhất) 8,5 53,3 38,2 0,0
Nguồn: Số liệu khảo sát
Theo nhóm thu nhập, thì điều đáng lưu ý là ở các nhóm nghèo và cận nghèo (nhóm 1 và
2) đều có tỷ lệ thấp hơn về quy mô nhân khẩu gia đình từ 5 người trở lên, nhóm 1 (8,1%)
và nhóm 2 (31,3%). Điều này đã chỉ ra rằng: nếu cách đây chừng một thập niên trở về
trước, gia đình quy mô lớn, đông con là một trong những nguyên nhân chủ yếu của nghèo
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 15
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
đói thì hiện nay nếu có, nó chỉ còn là nguyên nhân thứ yếu, khi thực tế tỷ lệ gia đình sinh
con thứ 3 trở lên càng ngày càng ít đi.
Phân tích cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu vùng dự án được khảo sát cho thấy đa số các
hộ có 3-4 người (55,2%), từ 1-2 người (27,1%); từ 5-8 người (17,7%) và hộ từ 9 người trở
lên không có. Nếu nhìn nhận rằng hiện nay ở Việt Nam, quy mô gia đình nhỏ, ít con là có
tính phổ biến, như vậy ở khảo sát này cho thấy mô hình gia đình hạt nhân chiếm khoảng
85,2%.
Như vậy số liệu khảo sát đã cho thấy so với tình hình chung tại vùng dự án, mô hình gia
đình ít nhân khẩu và gia đình hạt nhân vẫn cao hơn, cho thấy mức độ phát triển vùng dự
án cao hơn các xã khác trong tỉnh.
3.2.2 Nghề nghiệp
Trong cơ cấu nghề nghiệp chính của các thành viên gia đình có tham gia lao động và có
thu nhập trong mẫu khảo sát vùng dự án, ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là
46,1%; thứ hai là học sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ 19,8%; còn lại là cán bộ-viên chức, làm
thuê, công nhân có tỉ lệ thấp dưới 10% đối với mỗi loại; tỉ lệ người làm buôn bán/dịch vụ,
tiểu thủ công nghiệp và nội trợ đặc biệt rất thấp, đều nhỏ hơn 1%. Như vậy nông-lâm
nghiệp là lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế - xã hội của vùng dự án, nơi tập trung phần
lớn lực lượng lao động.
Bảng 2: Nghề nghiệp chính của người lao động
Mất
sức
lao
động
Nông,
lâm,
ngư
nghiệp
Buôn
bán,
dịch
vụ
Cán
bộ,
viên
chức
Học
sinh,
sinh
viên
Tiểu
thủ
công
Làm
thuê
Không
có việc
làm
Không
Các
nghề
khác
Tổng mẫu 4,2 46,1 1,4 6,9 19,8 0,5 4,9 4,0 7,1 5,1
Theo xã
X. Mỹ Đức 2,4 61,8 0,4 3,6 17,3 0,0 3,2 1,6 9,2 0,5
X. Quảng
Trị
4,1 40,5 1,6 9,5 21,6 0,3 5,9 1,9 5,4 9,2
Theo DT
+ Kinh 4,2 44,4 1,6 7,5 20,1 0,5 5,0 4,2 6,5 6
+ DTTS 5,6 63,7 0,3 2,1 10,5 0,6 4,1 3,2 8,6 1,3
Tỷ lệ hộ có nghề nông-lâm nghiệp ở dân tộc Kinh là thấp hơn so với các dân tộc thiểu số
(44,4% so với 65,9%). Ngược lại, tỷ lệ hộ có nghề phi nông nghiệp ở dân tộc Kinh là cao
hơn các dân tộc thiểu số (2,1% so với 0,9%). Xét về tình trạng nghề nghiệp đang làm có
đóng góp vào thu nhập gia đình hiện nay, khảo sát cho thấy tỷ lệ người ăn theo khá cao
chiếm tới 35,1%, trong đó có tỷ lệ đáng kể là lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp. Các
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 16
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
đối tượng ăn theo bao gồm nhiều nhất là học sinh, sinh viên, còn lại là những người còn
nhỏ/già yếu, mất sức lao động và kể cả đang trong độ tuổi lao động, có sức khỏe nhưng
hiện không có việc làm. Việc triển khai dự án sẽ gia tăng diện tích đất được tưới, thêm
mùa vụ sản xuất trong một năm, đa dạng hóa các ngành nghề ngoài trồng trọt (như chăn
nuôi, dịch vụ và các nghề có sử dụng nước khác); từ đó gia tăng công ăn việc làm và xóa
bỏ được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay ở các vùng dự án. Mặt khác, sẽ
có những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đối với sinh kế của các hộ dân đang tương đối ổn
định bị thu hồi đất nếu không thực hiện những biện pháp giảm thiểu có hiệu quả về thiết
kế, thi công và đền bù hợp lý để người BAH có thể mua được đất thay thế hay chuyển đổi
nghề mới.
Nhìn chung ở cả 2 xã được hưởng lợi trong vùng dự án được khảo sát, sinh kế chủ yếu của
người dân vẫn là nông nghiệp, trong đó trồng lúa 2 vụ và trồng hoa màu 1 vụ trong năm là
phổ biến. Vì vậy vấn đề an toàn hồ đập, ổn định nước tưới tiêu là rất quan trọng đối với
sản xuất nông nghiệp ở các địa bàn dân cư này trong khi ở hầu hết các vùng được khảo sát
đều có nhu cầu cao về nước phục vụ nông nghiệp nhưng thực tế đều chưa chủ động được.
Thực tế khảo sát định tính tại các xã vùng dự án đều cho thấy trong quá khứ đã xuất hiện
những mâu thuẫn, xung đột giữa các hộ dân, các địa phương có hệ thống kênh đi qua vào
thời kỳ cấp nước tưới mùa vụ nhất là khi có sự không bình đẳng, do những hộ đầu nguồn
nước được cấp nước nhiều và thuận lợi hơn là các hộ ở cuối nguồn nước do hồ chứa bị
thất thoát nước. Dự án sửa chữa, đảm bảo an toàn hồ chứa sẽ giải quyết được sự thiếu
bình đẳng về cấp nước đầu nguồn và cuối nguồn
3.2.3. Giáo dục
Khoảng 85,0% dân số vùng dự án có trình độ học vấn từ bậc tiểu học đến cao đẳng, trong
đó số người tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm hơn 50%. Tỷ lệ mù chữ là 0,5% và chưa đi
học là 7%. Tỷ lệ chưa đi học của các xã vùng dự án được khảo sát là cao hơn so với mức
chung của cả nước trong Niên giám thống kê 2013 (6,0%). Tỷ lệ này không có sự khác
biệt lớn giữa các xã được khảo sát.
Điều đáng ghi nhận ở đây là tỷ lệ mù chữ đối với người DTTS cũng rất thấp, chỉ 0,3%
(con số này chỉ tập trung ở những người già trên 60 tuổi). Theo mức sống, tỷ lệ mù chữ ở
nhóm có thu nhập nghèo nhất (nhóm 1) cũng chỉ chiếm 0,5%.
Bảng 3: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình (Đơn vị %)
Trình độ học vấn cao nhất
Mù
chữ
Tiểu
học
THCS THPT
Cao
đẳng
trở lên
Không
phù
hợp
Chưa đi
học
Không
biết
Tổng mẫu 0.2 17,2 32,0 30,3 8,0 2,8 6,8 2,7
X. Mỹ Đức 0,2 21,6 34,4 23,2 3,2 6,4 8,0 1,2
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 17
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
X. Quảng Trị 0,0 11,1 40,7 29,6 7,5 0,3 5,7 4,8
DTTS 0,3 40,2 40,2 2,5 0,0 6,3 8,6 1,9
Kinh 0,0 15,7 32,3 33,4 7,0 2,0 6,5 2,9
Nhóm thu nhập
Nhóm 1 (nghèo
nhất)
0,5 34,9 22,5 18,5 6,6 10,9 4,9
Nhóm 2 0,5 24,9 35,5 25,5 0,0 3,6 6,9 1,8
Nhóm 3 0,2 21,8 33,1 26,1 6,0 3,3 7,0 2,6
Nhóm 4 0,0 14,8 35,5 29,5 10,0 1,5 7,3 1,9
Nhóm 5 (giàu nhất) 0,0 9,4 23,9 43,1 10,2 2,5 6,9 4,0
3.2.4. Sức khỏe
Có khoảng (28,7%) hộ gia đình được khảo sát trong tháng qua có đau ốm. Đây là một chỉ
số khá cao và đáng lo ngại về tình trạng sức khỏe người dân vùng dự án so với mặt bằng
chung về tình trạng sức khỏe và điều kiện chăm sóc sức khỏe đang ngày càng tốt hơn hiện
nay. Trong đó không có những khác biệt lớn về tình trạng ốm đau giữa các xã khảo sát
cũng như giữa các nhóm thu nhập giàu và nghèo. Theo dân tộc, tình trạng ốm đau trong
vòng một tháng vừa qua của người Kinh có thấp hơn các dân tộc thiểu số (28,0% so với
32,1%).
Bảng 4: Tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe
Có người bị ốm trong 1 tháng
qua
Có bảo hiểm y tế
Tổng mẫu 28,7 80,3
Xã Mỹ Đức 29,1 93,0
Xã Kim Phú 2,2 69,0
Kinh 28,0 78,6
DTTS 32,1 88,7
Theo nhóm thu nhập
Nhóm 1 (nghèo nhất) 28,8 68,4
Nhóm 2 25,1 74,4
Nhóm 3 15,8 79,1
Nhóm 4 18,3 74,8
Nhóm 5 (giàu nhất) 10,2 93,5
Tỷ lệ có Bảo hiểm y tế các loại trong các hộ gia đình được khảo sát là khá cao, chiếm
80,3%. Trong đó, có tỷ lệ các loại BHYT cao nhất là xã Quảng Trị với 93%. Đáng chú ý
là tỷ lệ có các loại BHYT trong các hộ gia đình người Kinh (78,6%) là thấp hơn các hộ gia
đình các dân tộc thiểu số (88,7%). Tỷ lệ có các loại BHYT trong các hộ có thu nhập cao
nhất (93,5%) cũng cao hơn nhiều so với nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất (68,4%).
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 18
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
Theo các đối tượng trả lời, có 5 nguyên nhân chính có tác động tiêu cực đối với tình hình
sức khỏe hiện với mức độ từ cao đến thấp là nguồn nước ô nhiễm, ô nhiễm khu vực ở,
thực phẩm không an toàn, dịch bệnh xuất hiện nhiều và thiếu nước sinh hoạt.
Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy, hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân đó là thực phẩm không an toàn và ô nhiễm nơi ở (hai yếu tố này chiếm đến 44,3%).
Đây cũng là vấn đề không của riêng các xã trong phạm vi dự án mà còn là thực trạng
chung của các tỉnh, thành phố khác.
3.2.5 Đất đai
Tại các vùng khảo sát nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, là sinh kế cơ bản của người
dân, do đó ruộng đất là nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân. Trong đó, 99,5%
hộ có đất thổ cư, 95,2% hộ có đất trồng lúa, 49,2% hộ có đất trồng rau màu, 23,3% hộ có
đất trồng cây công nghiệp.
Qua số liệu ruộng đất các loại của các hộ gia đình vùng dự án được khảo sát đã cho thấy
nghề nông nghiệp trồng trọt là phổ biến và chủ đạo ở các địa phương. Và do vậy nhu cầu
về tưới tiêu phục vụ nông nghiệp ở những vùng này là rất lớn, thiếu nước chỉ trong
khoảng 1-2 tháng cũng đủ ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương.
Theo nhóm thu nhập, ở 2 nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1, 2) có tỷ lệ thấp nhất về các
loại ruộng đất canh tác, ngược lại các hộ càng có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ có các loại đất
canh tác càng có tỷ lệ cao hơn. Ở nhóm có thu nhập nghèo nhất chỉ có 89,5% hộ có đất
trồng lúa, 10,5% hộ có đất trồng rau, 10,5% hộ có đất trồng cây công nghiệp. Rõ ràng
thiếu ruộng đất canh tác hiện nay cũng đang là một trong những nguyên nhân gây nghèo ở
các vùng nông nghiệp, nông thôn. Để giảm nghèo, vấn đề ổn định và tăng diện tích được
tưới tiêu, gia tăng mùa/vụ/năm trên diện tích hiện có cũng như gia tăng các hoạt động lao
động phi nông nghiệp là rất quan trọng...
Bảng 5: Tỷ lệ các loại đất của hộ dân (Đơn vị %)
Đất thổ cư
Đất trồng
lúa
Đất trồng
rau, màu
Đất trồng
cây
công nghiệp
Ao hồ,
mặt nước
Tổng mẫu 99,5 95,2 49,2 23,3 15,3
Xã Mỹ Đức 100,0 98,2 45,6 49,1 5,3
Xã Quảng Trị 98,8 98,8 24,1 3,4 24,1
Theo nhóm thu nhập
+ Nhóm 1 (nghèo nhất) 100,0 89,5 10,5 10,5 0,0
+ Nhóm 2 100,0 93,6 42,3 19,2 6,4
+ Nhóm 3 98,2 95,5 48,2 20,9 13,6
+ Nhóm 4 100,0 98,1 59,2 20,2 17,5
+ Nhóm 5 (giàu nhất) 100,0 94,4 52,3 32,7 24,3
3.2.6 Nước sạch
Nguồn nước tắm giặt
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 19
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
74,35% số hộ trong vùng dự án được dùng nước sạch, còn lại các hộ phải dùng nước ao
hồ, sông suối và nước giếng.
Trong điều kiện nông thôn 74,35% nguồn nước dùng cho sinh hoạt tắm giặt được xem là
hợp vệ sinh từ các nguồn như giếng đào/giếng khoan, vòi nước máy riêng, nguồn nước
công cộng và nguồn nước mưa.
Bảng 6: Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước tắm giặt ở các xã vùng dự án (%)
Vòi nước
máy
riêng
Dùng
nước
công cộng
Nước
giếng
đào/khoan
Nước ao
hồ,
sông suối
Nước
mưa
Nguồn
khác
Nhóm 1 (nghèo nhất) 47,9 0,0 30,5 20,6 1,0 0,0
Nhóm 2 58,7 0,0 17,3 21,5 0,0 2,5
Nhóm 3 59,0 0,0 18,3 21,5 0,0 1,2
Nhóm 4 62,4 0,0 16,1 21,5 0,0 0,0
Nhóm 5 (giàu nhất) 67,1 0,0 10,2 21,5 0,0 1,2
Nguồn nước ăn uống
Cũng như với nước sinh hoạt tắm giặt, nguồn nước dùng cho ăn uống của người dân ở các
xã được khảo sát chủ yếu là dùng nước máy với tỷ lệ 74,35.
Như vậy, ở các vùng dự án được khảo sát, nguồn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt đều
chưa được đáp ứng cả về số lượng và chất lượng do đó việc giữ được nước trong mùa
thiếu nước là một việc làm hết sức có ý nghĩa đới với người dân trong vùng dự án.
3.2.7. Vệ sinh
Tại vùng khảo sát có tới 67,41% hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh, trong đó có 30,11%
hộ có nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại, 37,3% hộ dùng nhà vệ sinh 2 ngăn. Ngoài ra có
khoảng 27,5% hộ gia đình còn dùng loại nhà vệ sinh đơn giản và 5,09% hộ gia đình chưa
có nhà vệ sinh. Song song với việc thực hiện dự án, cần tuyên truyền cho người dân nhận
thức hơn nữa về việc đảm bảo vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.
3.2.8. Thu nhập và mức sống hộ gia đình
Trong vùng dự án các nhóm có thu nhập trung bình và trên trung bình chiếm tỷ lệ lớn
(33,5% và 30,9%). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã trong vùng dự án vẫn chiếm tỷ lệ
cao 11,28%.
Theo dân tộc, nếu ở mức nghèo đói thì con số này có khoảng cách chênh lệch khá xa giữa
người Kinh và người dân tộc (lần lượt là 5% và 22,5%).
Tương tự theo giới của chủ hộ thì ở mức nghèo đói, chủ hộ là nữ giới cũng có chỉ số cao
hơn hẳn so với nam giới là chủ hộ (18,4% so với 12,3%).
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 20
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
Số hộ nghèo có sổ thuộc các DTTS có tỷ lệ cao gấp 4 so với người Kinh (5% so với
22,5%). Như vậy về thu nhập và mức sống hộ gia đình vùng bị ảnh hưởng, nhìn chung ở
mức độ trung bình. Mức sống nghèo đói cao nhất, khó khăn nhất vẫn thuộc về các đối
tượng như các hộ gia đình DTTS và các hộ gia đình do phụ nữ là chủ hộ. Do đó với hy
vọng dự án góp phần cải thiện cuộc sống của phụ nữ vì họ là bị tác động dễ bị tổn thương.
3.2.9. Một số vấn đề sinh kế và an sinh xã hội
a. Vay mượn
Vay mượn là thực trạng thường xuyên có tính phổ biến trong hoạt động sống của các cộng
đồng dân cư trong nông thôn. Một nửa số hộ gia đình được phỏng vấn hiện đang có vay
nợ, chiếm 44,5% tổng số người trả lời. Về quy mô vay nợ, có đến 85,6% số hộ dân chỉ
vay với số tiền nhỏ hơn 60 triệu đồng, với những số tiền vay lớn hơn 60 triệu đồng, tỷ lệ
số hộ vay thấp hơn rất nhiều, chỉ có 9,4%. Giải thích cho mức vay tương đối thấp (≤ 60
triệu) này là do các hộ dân không dám đầu tư lớn khi điều kiện sản xuất, kiếm sống không
đảm bảo để thu được lợi nhuận cao để trả vốn và lãi vay. Vì vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng
thủy lợi, nông nghiệp để phát triển sản xuất sẽ giúp người dân yên tâm vay vốn cho làm
ăn kinh tế.
Người dân sử dụng tiền vay được để chi tiêu nhiều nhất cho mục đích học hành, chăn nuôi
và sản xuất nông nghiệp với tỷ lệ trên 38,8%. Điều này cho thấy đó là những mục đích mà
người dân trong vùng dự án quan tâm hàng đầu và có nhu cầu vay tiền để thực hiện. Các
mục đích khác như thủy sản, lâm nghiệp, thủ công nghiệp… có tỷ lệ rất thấp (< 5%).
Khi xem xét tỷ lệ mục đích vay tiền ở từng xã số liệu điều tra cho thấy ở mục đích “vay
đầu tư cho chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp” chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này dễ dàng
được giải thích là do người dân vẫn tập trung vào phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
b. An sinh xã hội
Trong cuộc sống của mọi con người có những lúc gặp rủi ro hoặc khó khăn mà người ta
cần sự trợ giúp của người khác (hoặc tổ chức khác) để vượt qua. Khảo sát về những khó
khăn/rủi ro cần sự hỗ trợ về vật chất. Người dân chủ yếu dựa vào hỗ trợ của anh em ruột
thịt, thứ đến là từ bố mẹ hai bên, con cái, chính quyền/đoàn thể; sự hỗ trợ từ bạn bè và
hàng xóm là không đáng kể khi chỉ chiếm tỉ lệ 1 - 2%. Điều này cho thấy ngoài việc dựa
vào hỗ trợ vật chất từ bố mẹ, con cái thì các đoàn thể, chính quyền cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn trong cuộc sống để phát triển sản
xuất.
Xét riêng đối với dân tộc thì người Kinh có tỷ lệ không có ai giúp đỡ cao gấp 4 lần so với
người các dân tộc ít người. Tỷ lệ hỗ trợ vật chất cao nhất của người Kinh là anh chị em
ruột thịt (26,3%). Trong khi đó, tỷ lệ hỗ trợ vật chất ở các dân tộc thiểu số là: chính quyền
đoàn thể (31,0%) và anh chị em ruột (18,3%). Khảo sát định tính cho thấy, trong thực tế,
sự trợ giúp về vật chất đối với bà con DTTS là không đáng kể, một mặt các cộng đồng
huyết thống người dân tộc là ít kết dính hơn người Kinh, sinh sống phân tán. Mặt khác,
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 21
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
cũng là điều quan trọng nhất là, bà con ruột thịt, họ hàng người DTTS cũng rất khó khăn
nên ít trợ giúp đáng kể cho nhau về vật chất.
Theo nhóm thu nhập thì với người nghèo (nhóm 1) sự hỗ trợ bằng vật chất của Chính
quyền/đoàn thể là rất đáng kể (31,6%), tiếp theo mới là sự giúp đỡ của bố mẹ hai bên
(26,3%). Trong khi với nhóm giàu (nhóm 1), hỗ trợ vật chất đáng kể nhất chỉ là anh chị
em ruột (28,0%).
Theo dân tộc, hay theo các nhóm thu nhập tuy có chỉ số khác nhau nhưng đều thống nhất
ở chỗ thể hiện vai trò quan trọng về hỗ trợ tinh thần khi gặp khó khăn/rủi ro của các nhân
tố: anh chị em ruột thịt, con cái và bố mẹ hai bên.
Như vậy, từ các số liệu đã nêu cho thấy vai trò quan trọng về hỗ trợ vật chất khi người dân
gặp khó khăn/rủi ro của chính quyền/đoàn thể đối với nhóm người nghèo, người dân tộc
thiểu số và các địa phương miền núi còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
Với các nhóm xã hội khác, địa phương khác thì vai trò hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần
khi người dân gặp khó khăn/rủi ro vẫn là các nhân tố: anh chị em ruột thịt, bố mẹ hai bên
và con cái.
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 22
Tải bản FULL (file word 62 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
PHẦN IV: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TIỀM NĂNG CỦA DỰ ÁN
Dự án sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng được
thực hiện nhằm đảm bảo an toàn hồ đập, an toàn cho dân vùng hạ du công trình, phát triển
thủy lợi phục vụ ổn định sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an
ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu trước sức ép gia tăng dân số, biến động
bất lợi của thời tiết và bất ổn của thế giới, đồng thời phải giải quyết nguồn nước sinh hoạt,
thủy sản, dịch vụ thương mại... Việc cung cấp ổn định nước tưới cho miền núi, vùng sâu,
vùng xa, nhất là vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để
từng bước giải quyết nước sinh hoạt và nước tưới cho người dân, phục vụ phát triển kinh
tế xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo.
Phần này trình bày những tác động tích cực tiềm năng của dự án, mang lại lợi ích cho
những người dân sống trong vùng dự án nói chung và cấp hộ gia đình nói riêng. Những
tác động được trình bày trong các tiểu mục sau theo các mục tiêu cụ thể của dự án.
4.1. Đảm bảo an toàn hồ chứa, đảm bảo an toàn cho cộng đồng
Việc sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Đạ Tẻh góp phần đảm bảo an toàn tại hạ du hồ đập
do chủ động kiểm soát lũ và điều tiết hồ: Khu vực hạ du của hồ Đạ Tẻh gồm các xã Mỹ
Đức, Quảng Trị… thuộc huyện Đạ Tẻh, tập trung nhiều khu dân cư, trường học nên vấn
đề đảm bảo an toàn hồ chứa trong quá trình hoạt động khai thác là hết sức cần thiết.
4.2. Nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng.
Tiểu dự án thực hiện sẽ nâng cao nâng lực, nhận thức của cộng đồng về ứng phó thảm họa
thiên tai và mất an toàn hồ đập, bảo vệ công trình và các vấn đề liên quan thông qua các
hoạt động tham vấn, xây dựng và tuyên truyền tập huấn trong qua trình trước trong và sau
khi nâng cấp công trình, đặc biệt là những hoạt động giới hay dân tộc thiểu số sẽ tạo ra cơ
hội cho việc nâng cao năng lực cho người dân của các xã tham gia, gia tăng các hiểu biết
xã hội và gắn bó cộng đồng, gia tăng khả năng tổ chức, quản lý, giám sát và gia tăng vị
thế của phụ nữ cũng như các cấp hội trong cộng đồng.
4.3. Nâng cao năng lực và cải thiện sự phối hợp trong ứng phó về mất an toàn hồ
đập.
Việc nâng cấp sửa chữa hồ Đạ Tẻh sẽ nâng cao năng lực và cải thiện sự phối hợp trong
ứng phó về mất an toàn hồ đập, thảm họa thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu do các
hoạt động cải tạo, nâng câp các hạng mục công trình hồ chứa nước Đạ Tẻh gồm: Gia cố
đập, mở rộng tràn, nâng cấp cống và đường quản lý kết hợp đường cứu hộ được thực hiện.
4.4. Ổn định sinh kế.
Hồ chứa có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp nước tưới cho 2.300 ha lúa và màu thuộc khu
tưới hiện tại thuộc các xã Mỹ Đức, Quảng Trị huyện Đạ Tẻh; Cải thiện điều kiện sản xuất
nông nghiệp do chủ động điều tiết nguồn nước tưới vào cuối mùa mưa, cấp nước cho mùa
khô sau khi các công trình điều tiết được nâng cấp sửa chữa;
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 23
Tải bản FULL (file word 62 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA)
Sau khi công trình được cải tạo, nâng cấp thì cảnh quan quanh hồ chứa trở nên khang
trang, sạch đẹp hơn. Quang cảnh đẹp kết hợp với giao thông thuận tiện sẽ thu hút các
khách đến thăm quan, du lịch sẽ gia tăng nguồn ngân sách cho địa phương.
Việc phát triển du lịch lòng hồ và dịch vụ đi kèm sẽ góp phần thay đổi cuộc sống của
người dân địa phương đặc biệt là xã Mỹ Đức. Hoạt động du lịch phát triển sẽ tạo cơ hội về
việc làm cho lao động địa phương và tăng thu nhập cho họ thông qua dịch vụ dịch vụ ăn
uống, trao đổi hàng hóa … khi tiểu dự án được hoàn thiện, môi trường sinh thái và cảnh
quan sạch sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch đến hồ.
4.5. Giảm đói nghèo.
Trong giai đoạn thi công, khó có thể đánh giá về tình trạng thu nhập và đói nghèo một
cách chính xác, tuy nhiên có thể nói việc tập trung lực lượng lớn công nhân sẽ làm tăng
sức mua, các nhu cầu về dịch vụ... Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế, tạo
thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Việc ổn định nước tưới,
năng xuất cây trồng tăng cho sản xuất cũng góp phần ổn định đời sống người nông dân
sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.
4.6. Cải thiện môi trường sinh thái.
Khu mặt bằng xây dựng công trình, khu vực hồ và thượng lưu khu hệ thực vật, thảm thực
vật của môi trường sinh thái sẽ được cải thiện đáng kể do được trồng cây xanh, trồng rừng
phục hồi hệ sinh thái sau khi thi công xong công trình. Việc tích nước hồ chứa làm tăng
mực nước ngầm, độ ẩm đất, cải tạo điều kiện khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho các loài
thực vật ưa ẩm phát triển.
4.7. Phát triển phúc lợi xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường vốn xã hội
cho người dân vùng dự án, chú trọng đến nhóm phụ nữ và người nghèo
Nhận dạng đúng tới hộ có chủ nữ, hộ nghèo quan tâm tới những nhóm dễ bị tổn thương
nhất của nhóm dân số để đảm bảo rằng phúc lợi của họ là điều quan tâm nhất trong Dự án.
Tăng cường hoạt động xã hội sẽ tạo điều kiện cho những nhóm này tham gia vào công tác
qui hoạch, thiết kế và thực hiện các tiểu dự án, đảm bảo những công trình sẽ mang lại lợi
ích tối đa cho họ trong điều kiện hiện tại và giảm thiểu tác động bất lợi cho họ.
Trong vùng Tiểu dự án việc đầu tư dự án cấp nước tưới ổn định và tạo cơ hội mở rộng
đường giao thông nội vùng sẽ giúp người dân, đặc biệt là phụ nữ tiết kiệm được thời gian
lấy nước, thời gian sản xuất nông nghiệp thông qua việc sắp xếp lịch thời vụ một cách chủ
động, cũng như việc lấy nước phục vụ chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn trang trại, góp
phần tạo ra tính đa dạng các loại sản phẩm nông nghiệp và tăng khả năng tiếp cận thị
trường, cải thiện thu nhập. Nước sinh hoạt được cung cấp kịp thời hơn là điều kiện cơ bản
cải thiện sức khỏe người dân, được biệt là tránh được được các bệnh của phụ nữ. Thông
qua thực hiện kế hoạch hành động giới của dự án, nhận thức về giới sẽ được nâng lên
trong các cấp chính quyền và cộng đồng. Phụ nữ giảm được thời gian lao động sẽ có cơ
hội tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tìm hiểu nâng cao trình độ hiểu biết, giáo dục
con cái,…
Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 24
6335981

More Related Content

What's hot

đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...nataliej4
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOTĐề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOTDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (19)

Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
 
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
Đề tài: Mô hình Dự án cấp nước sạch nông thôn ở Nghệ An, HAY
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAYLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại khu du lịch, HAY
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đĐề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú YênLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
đáNh giá ảnh hưởng của định giá đất đến công tác giải phóng mặt bằng tại huyệ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trườngLuận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOTĐề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
Đề tài: Giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đô thị, HOT
 

Similar to BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đôQuản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Bao cao khu cn song doc bao cao dtm
Bao cao khu cn song doc   bao cao dtmBao cao khu cn song doc   bao cao dtm
Bao cao khu cn song doc bao cao dtmBinh Le Thanh
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...NuioKila
 
Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nội thất gỗ - sdt/ ZA...
Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nội thất gỗ - sdt/ ZA...Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nội thất gỗ - sdt/ ZA...
Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nội thất gỗ - sdt/ ZA...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Mau lap bao cao danh gia tac dong moi truong
Mau lap bao cao danh gia tac dong moi truongMau lap bao cao danh gia tac dong moi truong
Mau lap bao cao danh gia tac dong moi truongThảo Nguyên Xanh
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VNphat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VNThống Nguyễn Văn
 
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAMPHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAMvietlod.com
 
Luận án: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG (20)

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đôQuản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
 
Bao cao khu cn song doc bao cao dtm
Bao cao khu cn song doc   bao cao dtmBao cao khu cn song doc   bao cao dtm
Bao cao khu cn song doc bao cao dtm
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt N...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt N...Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt N...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt N...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
 
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậuLuận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
 
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biểnĐề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
 
Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nội thất gỗ - sdt/ ZA...
Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nội thất gỗ - sdt/ ZA...Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nội thất gỗ - sdt/ ZA...
Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty nội thất gỗ - sdt/ ZA...
 
Mau lap bao cao danh gia tac dong moi truong
Mau lap bao cao danh gia tac dong moi truongMau lap bao cao danh gia tac dong moi truong
Mau lap bao cao danh gia tac dong moi truong
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến...
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
 
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VNphat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
phat trien cac to chuc tai chinh nong thon VN
 
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAMPHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM
 
Luận án: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG

  • 1. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ============================== BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG Lâm Đồng, tháng 4/2015 (Updated 21 June 2015) Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 1
  • 2. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ============================== BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI (SIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA NÂNG CẤP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ CHỨA NƯỚC ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ Lâm Đồng, tháng 4/2015 Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 2
  • 3. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) MỞ ĐẦU Đánh giá tác động xã hội đã được phát triển như một công cụ cho các nhà lập kế hoạch hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi các hoạt động phát triển. Nó được thực hiện để xác định những người liên quan chính và thiết lập một khung phù hợp cho sự tham gia của họ vào việc lựa chọn, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Đánh giá tác động xã hội cũng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và động lực cho sự thay đổi có thể được chấp nhận bởi đa số người dân là những người dự kiến sẽ được hưởng lợi từ dự án và nhằm xác định sớm khả năng tồn tại của dự án cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Một số vấn đề cần tìm hiểu trong đánh giá xã hội bao gồm: (i) những tác động nào của dự án đến các nhóm khác nhau, đặc biệt là phụ nữ và nhóm dễ bị tổn thương; (ii) có các kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi của dự án không; (iii) những rủi ro xã hội nào có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án; (iv) những sắp xếp về tổ chức cần thiết cho sự tham gia và phân bổ dự án; có các kế hoạch đầy đủ để xây dựng năng lực được yêu cầu ở các cấp tương ứng không. Báo cáo này được gọi là Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) cho Tiểu dự án Sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng thuộc dự Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRaSIP/ WB8). Báo cáo được xem như là một tài liệu chuẩn phù hợp với yêu cầu và thủ tục của Ngân hàng thế giới. Báo cáo cung cấp thông tin và kết quả đánh giá tác động xã hội của dự án cho việc chuẩn bị các tài liệu về chính sách an toàn như Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), Khung chính sách tái định cư (RPF), Kế hoạch hành động tái định cư (RAP). Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 1
  • 4. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU......................................................................................................6 1.1. Giới thiệu dự án...........................................................................................................6 1.2. Các hợp phần của dự án..............................................................................................6 1.3. Tổng quan về TDA.......................................................................................................7 PHẦN II: MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI.....................................................................................................................................9 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................9 2.2. Phương pháp luận đánh giá........................................................................................9 2.3. Mẫu nghiên cứu..........................................................................................................10 2.4. Tổ chức thực hiện nghiên cứu...................................................................................11 2.5. Công cụ thu thập thông tin.......................................................................................11 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KING TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN..............................13 3.1. Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng.............................................................13 3.1.1. Dân số và lao động...........................................................................................13 3.1.2. Đói nghèo.........................................................................................................14 3.1.3. Y tế và giáo dục................................................................................................14 3.2. Kết quả khảo sát đánh giá.........................................................................................14 3.2.1 Nhân khẩu..........................................................................................................15 3.2.2 Nghề nghiệp.......................................................................................................16 3.2.3. Giáo dục...........................................................................................................17 3.2.4. Sức khỏe............................................................................................................18 3.2.5 Đất đai...............................................................................................................19 3.2.6 Nước sạch..........................................................................................................19 3.2.7. Vệ sinh..............................................................................................................20 3.2.8. Thu nhập và mức sống hộ gia đình..................................................................20 3.2.9. Một số vấn đề sinh kế và an sinh xã hội...........................................................21 PHẦN IV: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TIỀM NĂNG CỦA DỰ ÁN.............................23 4.1. Đảm bảo an toàn hồ chứa, đảm bảo an toàn cho cộng đồng.................................23 4.2. Nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng................................................................23 4.3. Nâng cao năng lực và cải thiện sự phối hợp trong ứng phó về mất an toàn hồ đập.......................................................................................................................................23 4.4. Ổn định sinh kế..........................................................................................................23 4.5. Giảm đói nghèo..........................................................................................................24 4.6. Cải thiện môi trường sinh thái.................................................................................24 Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 2
  • 5. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) 4.7. Phát triển phúc lợi xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường vốn xã hội cho người dân vùng dự án, chú trọng đến nhóm phụ nữ và người nghèo...................24 4.8. Giải pháp là tối ưu hóa hiệu quả đầu tư..................................................................25 PHẦN V: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TIỀM TÀNG CỦA DỰ ÁN...............................26 5.1. Thu hồi đất..................................................................................................................26 5.2. Bất đồng về lợi ích và tác động đến kinh tế địa phương........................................26 5.3. Tác động đến sức khỏe và an toàn cộng đồng.........................................................26 5.4. Tác động tới y tế, sức khỏe cộng đồng.....................................................................27 5.5. Các vấn đề tệ nạn xã hội nảy sinh............................................................................27 5.6. Mâu thuẫn có thể phát sinh trong sử dụng nước và vai trò của các bên liên quan.....................................................................................................................................27 5.7. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón...........................................................28 PHẦN VI: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU..............................................................29 6.1. Tham vấn với các bên liên quan...............................................................................29 6.2. Về chính sách..............................................................................................................30 6.3. Xem xét khung chính sách........................................................................................30 6.4. Lập kế hoạch hành động tái định cư (RAP)............................................................30 6.5. Lập và thực hiện tốt kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng..................................31 6.6. Lập và thực hiện tốt Kế hoạch truyền thông, thấm vấn sức khỏe cộng đồng có sự tham gia...............................................................................................................................31 6.7. Lập và thực hiện tốt kế hoạch hành động giới........................................................31 6.8. Công bố thông tin, trách nhiệm giải trình xã hội và giám sát...............................31 6.9. Chuyên gia về kế hoạch tái định cư.........................................................................31 PHẦN VII: VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN..................................................32 7.1. Tổng quan về các cơ quan tham gia.........................................................................32 7.2. Vai trò của các cơ quan trong tham gia quản lý và thực hiện dự án....................32 7.2.1. Vai trò của các cơ quan quản lý.......................................................................32 7.2.2. Vai trò của các hội và các tổ chức cộng đồng.................................................33 7.3. Phối hợp giữa các bên liên quan...............................................................................34 7.4. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan...................................34 PHẦN VIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI..................................................................35 8.1. Kết luận.......................................................................................................................35 8.2. Kiến nghị.....................................................................................................................35 PHẦN IX: CÁC PHỤ LỤC............................................................................................37 PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG..........................37 PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, THAM VẤN CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA......................................................................................................................40 Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 3
  • 6. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI.........................................................43 PHỤ LUC 4: HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI..............................................46 PHỤ LỤC 6: CÔNG BỐ THÔNG TIN, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH XÃ HỘI VÀ GIÁM SÁT.......................................................................................................................51 PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐINH TÍNH VÀ THAM VẤN.......................56 Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 4
  • 7. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) MỤC LỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ gia đình..........................................15 Bảng 2: Nghề nghiệp chính của người lao động...........................................................16 Bảng 3: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình (Đơn vị %)......................17 Bảng 4: Tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe....................................................18 Bảng 5: Tỷ lệ các loại đất của hộ dân (Đơn vị %)........................................................19 Bảng 6: Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước tắm giặt ở các xã vùng dự án (%).................20 Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 1
  • 8. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BAH Người bị ảnh hưởng CPO Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DMS Khảo sát kiểm kê chi tiết DPC UBND huyện DRC Ban tái định cư huyện EMPF Khung chính sách dân tộc thiểu số EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội GOV Chính phủ Việt Nam HH Hộ gia đình IOL Kiểm kê tổn thất IMA Cơ quan giám sát độc lập KHTĐC Kế hoạch tái định cư LAR Thu hồi đất và tái định cư GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất MOF Bộ Tài chính MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội NGO Tổ chức phi chính phủ OP Chính sách hoạt động PAD Tài liệu thẩm định dự án PPC UBND tỉnh Ban QLDA Ban Quản lý dự án PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia REA Đánh giá môi trường vùng KHTĐC Kế hoạch tái định cư RPF Khung chính sách tái định cư TOR Điều khoản tham chiếu USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam Đồng SES Khảo sát kinh tế xã hội WB Ngân hàng Thế giới Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 2
  • 9. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) TÓM TẮT Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRaSIP) được triển khai căn cứ vào đề xuất của Bộ NN&PTNT với Ngân hàng thế giới (WB) nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình an toàn đập của Chính phủ thông qua nâng cao sự an toàn của các đập và hồ chứa ưu tiên cũng như bảo vệ người và tài sản của cộng đồng ở hạ du. Dự án được dự kiến thực hiện từ năm 2015 - 2020, bao gồm 04 hạng mục đầu tư trên địa bàn 31 tỉnh. Báo cáo đánh giá tác động xã hội này trình bày kết quả của cuộc điều tra kinh tế của các hộ được khảo sát đối với tiểu dự án Sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chưa nước Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Nội dung báo cáo: Báo cáo tập hợp tất cả các kết quả khảo sát, gồm 9 phần: Phần 1, Giới thiệu chung; Phần 2, Phương pháp luận nghiên cứu; Phần 3, Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực dự án; Phần 4, Tác động tích cực, tiềm năng của dự án; Phần 5, Tác động tiêu cực, tiềm tàng của dự án; Phần 6: Các biện pháp giảm thiểu; Phần 7: Vai trò của các bên liên quan; Phần 8: Kết luận và kiến nghị và Phần 9, Các phụ lục. Phương pháp tiếp cận: Từ cách tiếp cận nguồn lực sinh kế hộ gia đình, cuộc điều tra phân tích các đặc trưng kinh tế xã hội của các hộ được khảo sát theo các nguồn lực vốn con người (nhân khẩu và lao động, học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe), vốn tài nguyên thiên nhiên (đất sản xuất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất thủy sản, quyền sử dụng đất), vốn vật chất (nhà ở, tài sản sử dụng cho sinh hoạt, tài sản sử dụng cho sản xuất và kinh doanh), vốn tài chính (thu nhập, thay đổi mức sống, nghèo khổ, vay vốn), và vốn xã hội (quan hệ cộng đồng, họ hàng, chính quyền và sự hỗ trợ của họ) và xem xét các yếu tố tác động trong đó có cả các tác động tiềm tàng của dự án. Các nguồn lực trên được phân tích có lồng ghép các yếu tố Giới, dân tộc thiểu số và dễ bị tổn thương. Các đặc điểm chính về kinh tế xã hội của vùng dự án: Các xã trong vùng dự án là nơi có điều kiện sống khó khăn, dễ tổn thương bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, có nhiều người nghèo, với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, có thu nhập thấp. Những kết quả khảo sát chính trong vùng dự án được tóm tắt như sau: Số nhân khẩu trung bình của một hộ trong mẫu khảo sát vùng dự án là 4,09 người, cao hơn so với số nhân khẩu bình quân hộ cả nước là 3,89 (Niên giám thống kê huyện Đạ Tẻh, 2014). Số nhân khẩu bình quân của một hộ có sự khác biệt giữa các xã, nhóm dân tộc, nhóm thu nhập, nhóm hộ do phụ nữ làm chủ hộ và nam giới làm chủ hộ. Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 3
  • 10. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) Trong cơ cấu nghề nghiệp chính của các thành viên gia đình có tham gia lao động và có thu nhập trong mẫu khảo sát vùng dự án, ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 51%; thứ hai là học sinh chiếm tỉ lệ 20%; còn lại là cán bộ-viên chức, làm thuê... có tỉ lệ thấp dưới 10% đối với mỗi loại; tỉ lệ người làm buôn bán/dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nội trợ đặc biệt rất thấp, đều nhỏ hơn 1%. Như vậy, nông-lâm nghiệp là lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế - xã hội của vùng dự án, nơi tập trung phần lớn lực lượng lao động. Khoảng 85% dân số vùng dự án có trình độ học vấn từ bậc tiểu học đến cao đẳng, trong đó số người tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm hơn 50%. Tỷ lệ mù chữ là 0,5% và chưa đi học là 7%. Tỷ lệ chưa đi học của các xã vùng dự án được khảo sát là cao hơn so với mức chung của cả nước trong Niên giám thống kê 2013 (6,0%). Tỷ lệ này không có sự khác biệt lớn giữa các xã được khảo sát. Có khoảng 30% hộ gia đình được khảo sát trong tháng qua có đau ốm. Theo các đối tượng trả lời, có 5 nguyên nhân chính có tác động tiêu cực đối với tình hình sức khỏe hiện với mức độ từ cao đến thấp là nguồn nước ô nhiễm, ô nhiễm khu vực ở, thực phẩm không an toàn, dịch bệnh và thiếu nước sinh hoạt. Tại các vùng khảo sát nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, là sinh kế cơ bản của người dân, do đó ruộng đất là nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân. Trong đó, 100% hộ có đất thổ cư và trồng lúa, 60% hộ có đất trồng rau màu và 50% hộ có đất trồng cây công nghiệp. 74,35% số hộ trong vùng dự án được dùng nước sạch, còn lại các hộ phải dùng nước ao hồ, sông suối và nước giếng. Có tới 67,41% hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh, trong đó có 30,11% hộ có nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại, 37,3% hộ dùng nhà vệ sinh 2 ngăn. Ngoài ra có khoảng 1/4 hộ gia đình (27,5%) còn dùng loại nhà vệ sinh đơn giản và 5,09% hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh. Trong vùng dự án các nhóm có thu nhập trung bình và trên trung bình chiếm tỷ lệ lớn (33,5% và 30,9%). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã trong vùng dự án vẫn chiếm tỷ lệ cao 11,28%. Tác động tích cực, tiêu cực của dự án và các biện pháp giảm thiểu Nhu cầu cải tạo, nâng cấp, hệ thống hồ, đập là rất cao đối với tất cả các tỉnh trong cả nước không chỉ của riêng Lâm Đồng. Nếu dự án được thực hiện và phát huy hiệu quả trong những năm sắp tới như cung cấp đủ nước sản xuất thì trên một phần ba số người được khảo sát đã dự định kế hoạch sản xuất của người dân trong vùng dự án. Tác động tích cực: - Gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp, tăng vụ, phát triển nuôi trồng thủy sản nhờ tăng cường diện tích được tưới, giảm thiểu rủi ro thiên tai; Gia tăng sản xuất, kinh doanh Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 4
  • 11. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) phi nông nghiệp nhờ phát triển nông nghiệp, gia tăng thu nhập, nâng cao mức sống; Tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt đối với các nhóm làm thuê như nghề chính hay nghề phụ, giảm thời gian nông nhàn và góp phần giảm nghèo. Những tác động tích cực này bao gồm cả bộ phận động đảo của các nhóm yếu thế được huởng lợi. Những người có đất sản xuất được huởng lợi trực tiếp nhiều nhất bởi tác động tưới tiêu. Việc cung cấp đầy đủ nước tưới sẽ phục vụ cho phát triển kinh tế vùng dự án - Góp nâng cao nâng lực, nhận thức của cộng đồng về ứng phó thảm họa thiên tai và mất an toàn hồ đập, Tác động tiêu cực: Thu hồi đất ảnh hưởng tạm thời do UBND xã quản lý, có thể xảy ra mẫu thuẫn về sử dụng nước; tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu; nguy cơ về sức khỏe; và tác động tới các dân tộc thiểu số. Những tác động này cần được quan tâm và tìm giải pháp giảm thiểu trong các giai đoạn thực hiện dự án. Gia tăng về sản xuất, gia tăng về sản lượng nông nghiệp nhưng có thể phải đối mặt với việc gia tăng sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Các biện pháp giảm thiểu Tham vấn các bên liên quan Lập kế hoạch hành động tái định cư (RAP). Thực hiện tốt kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng, kế hoạch truyền thông, tham vấn sức khỏe cộng đồng có sự tham gia và kế hoạch hành động giới: Công bố thông tin, trách nhiệm giải trình xã hội và giám sát nhằm giảm thiểu khả năng xung đột phát sinh và rủi ro khác, tăng hiệu quả đầu tư và ý nghĩa xã hội của dự án Chủ đầu tư: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 5
  • 12. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) PHẦN I: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu dự án Chính phủ Việt Nam (Chính phủ), thông qua Văn phòng Dự án Trung ương (CPO) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) đang tìm kiếm nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB) để tài trợ cho Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập phục vụ phát triển nông nghiệp. Có 31 tỉnh đã được đề xuất, trong đó nghiên cứu khả thi và đánh giá các tác động môi trường và xã hội tiềm ẩn đã và đang được triển khai cho 12 tiểu dự án sẽ được thực hiện trong năm đầu tiên. Trong đó tiểu dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng là một trong 12 tiểu dự án được lựa chọn thực hiện trong năm đầu tiên. Mục tiêu của dự án Mục tiêu phát triển của dự án nhằm hỗ trợ thực hiện chương trình an toàn đập của Chính phủ thông qua nâng cao sự an toàn của các đập và hồ chứa ưu tiên cũng như bảo vệ người và tài sản của cộng đồng ở hạ du. 1.2. Các hợp phần của dự án Các hoạt động của Dự án sẽ được thực hiện thông qua 4 hợp phần: Hợp phần 1: Phục hồi an toàn đập (400 triệu USD) Hợp phần này sẽ cải thiện an toàn đập thông qua phục hồi các cơ sở hạ tầng hiện có. Điều này sẽ bao gồm hai phương pháp tiếp cận khác nhau cần thiết cho việc phục hồi đập lớn/nhỏ và vừa có sự quản lý của cộng đồng. Sự khác nhau giữa hai phương pháp này không chỉ liên quan đến các loại công trình và khuôn khổ pháp lý mà còn có những sắp xếp thể chế và thực hiện, được yêu cầu để thực hiện các công trình và đảm bảo vận hành và bảo trì bền vững chúng. Nhiệm vụ này sẽ bao gồm hỗ trợ (i) thiết kế chi tiết, giám sát và kiểm soát chất lượng của các công trình phục hồi cho các đập ưu tiên và cơ sở hạ tầng liên quan; (ii) cải tạo các công trình, bao gồm các công trình dân dụng, công trình cơ khí thủy công và lắp đặt thiết bị giám sát an toàn và thủy văn; (iii) xây dựng kế hoạch bảo trì - vận hành và Kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp; và (iv) thông qua danh sách kiểm tra tiêu chuẩn hóa cho các đập do cộng đồng quản lý. Hợp phần 2: Kế hoạch Quản lý An toàn đập (90 triệu USD) Hợp phần này sẽ cải thiện khung quy hoạch và vận hành cho công tác quản lý đập để bảo vệ người dân và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của cộng đồng tại hạ nguồn. Nhiệm vụ này sẽ bao gồm hỗ trợ: (i) mạng lưới quan trắc thủy văn và hệ thống thông tin; (ii) Quy hoạch phát triển tích hợp và cơ chế phối hợp hoạt động giữa hệ thống thủy lợi, thủy điện và hồ chứa; (iii) hỗ trợ pháp lý và thể chế và tăng cường cơ chế phối hợp bao gồm chính sách quốc gia về đập: đăng ký, quy định, kiểm tra, tuân thủ an toàn và xử lý vi phạm; (iv) Thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn và các quy định được quốc tế chấp nhận; và (v) tăng cường năng lực, kế hoạch vận hành tích hợp cho đập, hồ chứa lưu vực rộng cũng như kế Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 6
  • 13. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) hoạch chuẩn bị khẩn cấp, bao gồm phân tích chi tiết, lập bản đồ và điểm chuẩn ngập lụt hạ lưu, nâng cao nhận thức và thực tập sơ tán cho các cộng đồng địa phương sống ở hạ lưu. Hợp phần 3: Hỗ trợ Quản lý Dự án (10 triệu USD) Hợp phần này sẽ cung cấp một môi trường cần thiết nhằm hỗ trợ thực hiện dự án. Nó sẽ bao gồm các hỗ trợ sau đây: (i) Ban Chỉ đạo Dự án gồm Bộ NN & PTNT, Bộ Công Thương và Bộ TN & MT phối hợp tất cả các hoạt động can thiệp của dự án; (ii) Ban Quản lý Dự án (PMU) trong Bộ Nông nghiệp để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết để kịp thời và hiệu quả thực hiện dự án, bao gồm giám sát và đánh giá, mua sắm, quản lý tài chính, giám sát an toàn, v.v...; (iii) Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan thụ hưởng trong Bộ Công Thương và Bộ TN & MT để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết để kịp thời và hiệu quả thực hiện dự án; (iv) Thiết lập và vận hành Kênh giám sát quốc gia về an toàn đập; (v) Kiểm toán độc lập cho các đập nước được ưu tiên trước và sau khi phục hồi; và (vi) Chi phí hoạt động cho các hoạt động liên quan đến dự án. Hợp phần 4: Dự phòng thiên tai (US$ 0.000.000 - không phân bổ cố định nhưng không vượt quá 20% tổng chi phí dự án) Hợp phần này sẽ nâng cao khả năng ứng phó của Chính phủ trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến sự cố đập trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp khẩn cấp, Hợp phần dự phòng này sẽ tạo thuận lợi cho việc sử dụng nhanh chóng các khoản vay bằng cách giảm thiểu số lượng các bước tiến hành và sửa đổi các yêu cầu ủy thác và bảo vệ để hỗ trợ thực hiện nhanh chóng. Hợp phần này sẽ cho phép các khoản chi được thực hiện phù hợp với các thủ tục phản ứng nhanh của OP/BP 10 theo danh mục hàng hóa và dịch vụ được xác định trong quá trình phát triển dự án. Một hợp phần loại này không phải là một thay thế cho bảo hiểm và không loại bỏ sự cần thiết phải xây dựng các đập nước bao gồm cả dự án này. Một danh sách tích cực chung có thể được kết hợp với một danh mục loại trừ để có thể kích hoạt các chính sách bảo vệ. Việc này là nhằm giúp đảm bảo đủ thanh khoản trong các trường hợp khẩn cấp bằng cách tài trợ phản ứng tổng thể của chính phủ đối với trường hợp khẩn cấp và cung cấp một số biện pháp bảo vệ cho các tài khoản tài chính của Chính phủ. 1.3. Tổng quan về TDA Hồ chứa nước Đạ Tẻh thuộc xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, hồ được xây dựng từ năm 1995. Cụm công trình đầu mối và các công tình phụ trợ của hồ chứa nước Đạ Tẻh gồm các hạng mục sau: - Đập: Đập được xây dựng bằng đất với chiều cao 27m, chiều dài 600 m; - Tràn xả lũ: Chiều rộng Btr = 18,0m; kết cấu BTCT; nối tiếp bằng dốc nước và tiêu năng bằng mũi phun. - Công lấy nước: Bố trí tại vai trái đập, hình thức cống là cống hộp có tháp van điều khiển phía thượng lưu; - Đường quản lý vận hành: Đường đất, tương đối dốc mùa mưa đi lại rất khó khăn; Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 7
  • 14. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) Các hoạt động của tiểu dự án bao gồm: Xử lý thấm thân và nền đập, xử lý xói lở cục bộ; thay thế van và gioăng của cống lấy nước; mở rộng tràn và xây cầu qua tràn; và nâng cấp đường thi công, quản lý. Mục đích của TDA: Mục đích chính của việc cải tạo nâng cao an toàn đập và hồ chứa là: (i) Đảm bảo an toàn hồ chứa trong quá trình khai thác thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của vùng hạ du, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan khu vực lòng hồ và hạ du; (ii) Đảm bảo mục tiêu thiết kế ban đầu tưới ổn định cho 2.300 ha lúa 2 vụ thuộc khu tưới hiện tại thuộc các xã Mỹ Đức và Quảng Trị huyện Đạ Tẻh và (iii) Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 10.000m3 /ngày đêm. Dự án “Nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng” đã được đề xuất thực hiện với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, nằm trong dự án Cải tạo và an toàn đập. Địa điểm thực hiện dự án: Công trình thuộc tiểu dự án được thực hiện tại thôn 8, xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng được minh họa trong bản đồ dưới đây: Hình 2.1: Bản đồ vị trí tiểu dự án Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 8 HỒ ĐẠTẺH
  • 15. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) PHẦN II: MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chính của đánh giá tác động xã hội (SIA) là nhằm cung cấp một khung tích hợp cho việc phân tích xã hội phù hợp với quy trình hoạt động của NHTG. Do có nhiều biến số xã hội có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động và sự thành công của dự án, nên SIA đã tập trung khảo sát và đánh giá những vấn đề liên quan tới các hoạt động xây dựng và vận hành dự án. Việc quyết định vấn đề nào là quan trọng và giải quyết chúng như thế nào đã được tham vấn với các bên liên quan cũng như phải sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin và phân tích số liệu. SIA đã được triển khai thông qua việc thực hiện (a) một cuộc Điều tra kinh tế - xã hội (SES) ở cấp Khu vực và cấp tỉnh dự án và (b) một cuộc khảo sát KTXH ở cấp hộ gia đình. Trong bối cảnh này, SES đã được thiết kế để (i) cung cấp dữ liệu cơ sở về hộ gia đình và đánh giá các tác động tái định cư; (ii) đảm bảo rằng các quyền lợi của người bị ảnh hưởng được đề xuất là thỏa đáng, phù hợp và có thể được sử dụng cho giám sát tái định cư. Phương pháp định lượng và định tính đã được sử dụng để thu thập thông tin kinh tế - xã hội về hộ gia đình. Ở mức tối thiểu, SES đã thu thập thông tin từ 200 hộ gia đình được xác định là được hưởng lợi của dự án, không phân biệt giới tính và dân tộc. Quy mô dữ liệu đã thu thập bao gồm các thông tin kinh tế - xã hội của Chủ hộ (họ và tên, giới tính, tuổi, sinh kế hoặc nghề nghiệp, thu nhập, giáo dục, và sắc tộc) và các thành viên hộ gia đình (số lượng, sinh kế hoặc nghề nghiệp, trẻ em trong độ tuổi đi học và trẻ em đi học, và tình trạng biết chữ, không phân biệt giới tính; Điều kiện sống (sự tiếp cận tới cấp nước, vệ sinh, và năng lượng cho đun nấu và chiếu sang, sự sở hữu các đồ dùng lâu bền, và sự tiếp cận tới những dịch vụ và công trình cơ bản); Tình trạng sử dụng đất của những hộ gia đình bị ảnh hưởng và những tác động xã hội tiềm ẩn của dự án tới người dân địa phương. 2.2. Phương pháp luận đánh giá Mục đích của việc đánh giá này xã hội (SA), tiến hành một cách không thể tách rời với đánh giá môi trường cho các tiểu dự án này. Đầu tiên, kiểm tra các tác động tiềm năng của các tiểu dự án - tác động tích cực và tiêu cực - trên cơ sở các hoạt động dự án theo kế hoạch. Thứ hai, phát hiện các việc thiết kế các biện pháp giải quyết xác định tác động bất lợi tiềm năng và đề xuất các hoạt động phát triển cộng đồng có liên quan đến các mục tiêu phát triển của dự án. Để xác định tác động bất lợi mà không thể tránh được, tham khảo ý kiến với người dân địa phương, các cơ quan chính phủ, các bên liên quan dự án, vv..., đã được thực hiện để đảm bảo người dân bị ảnh hưởng sẽ được đền bù và được hỗ trợ các hoạt động kinh tế-xã hội của họ được kịp thời và đầy đủ phục hồi với mức trước khi có dự án, ít nhất cuộc sống của họ sẽ không bị xấu đi, về lâu dài, như một kết quả của các tiểu dự án. Là một phần của đánh giá xã hội, nơi các dân tộc thiểu số (DTTS) dân tộc có mặt trong khu vực tiểu dự án và được thúc đẩy bởi sự khẳng định của EM (theo OP 4.10), tham Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 9
  • 16. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) khảo ý kiến với họ được thực hiện tự do, trước tiên và thông tin xác nhận, để nếu có sự ủng hộ của cộng đồng bị ảnh hưởng rộng rãi của người dân tộc thiểu số để thực hiện tiểu dự án. EM sàng lọc được tiến hành theo OP 4.10, và đã được thực hiện trong phạm vi và độ bao phủ của các đánh giá xã hội cùng với đánh giá môi trường (OP 4.01). Phân tích về giới cũng đã được thực hiện như một phần của SA (từ góc độ tác động của dự án) để cho phép lồng ghép giới để thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển của các tiểu dự án, và các dự án như một toàn thể. Tùy thuộc vào độ lớn của các tác động dự án tiềm năng nhận diện, và mục tiêu phát triển dự án, kế hoạch kế hoạch hành động về giới và giới tính giám sát đã được chuẩn bị. Có nhiều phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá, Tư vấn đã áp dụng các phương pháp sau đây để thu thập thông tin và đánh giá. (i) Phương pháp xem xét và phân tích tài liệu (document review): Việc xem xét và phân tích tài liệu liên quan đến dự án sẽ cung cấp các thông tin cơ sở về dự án và giúp cho việc giải thích vì sao có những thay đổi đang diễn ra hoặc vì sao không có. Mặt khác, nó cũng giúp xác định những khoảng cách về số liệu cần phải được thu thập và đánh giá thêm nữa. Các nguồn cung cấp tài liệu gồm Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai Thác Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng, Phòng NN&PTNT huyện Đạ Tẻh, Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, Phòng TNMT huyện Đạ Tẻh, Phòng thống kê tỉnh huyện Đạ Tẻh và UBND xã Mỹ Đức, Quảng Trị. (ii) Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên (random sample survey): nhằm thu thập các thông tin từ một số lượng lớn những người BAH thông qua việc phỏng vấn bằng bảng hỏi với những câu hỏi cụ thể, phục vụ cho việc phân tích thống kê. Kết quả khảo sát sẽ tạo cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá khác vì chúng cho phép thu thập các dữ liệu quan trọng về các vấn đề thực hiện hoặc các chỉ báo cụ thể từ một mẫu. Phương pháp này đòi hỏi một chiến lược chọn mẫu (được trình bày dưới đây) để thực hiện đánh giá các tiêu chuẩn trước và sau dự án. (iii) Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: nhằm thu thập các thông tin chung, các quan điểm về một vấn đề cụ thể hoặc làm sáng tỏ một vấn đề từ một nhóm nhỏ những người được lựa chọn đại diện cho các quan điểm khác nhau và những người bị ảnh hưởng khác nhau (người nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị ảnh hưởng nặng,...). Thảo luận nhóm là một phương pháp tốt để thu thập các ý kiến về sự thay đổi, đánh giá chất lượng các dịch vụ được cung cấp và xác định các lĩnh vực cần cải thiện. (iv) Phương pháp quan sát trực tiếp: phương pháp này giúp thu được các thông tin kịp thời và hữu ích bổ sung cho các dữ liệu đã thu thập được, giúp hiểu rõ hơn về bối cảnh mà các thông tin dữ liệu được thu thập và giúp giải thích các kết quả khảo sát. 2.3. Mẫu nghiên cứu Dựa vào thiết kế cơ sở, Tư vấn cùng cán bộ các Ban QLDA tỉnh và cán bộ địa chính các xã dự án lập danh sách các hộ bị ảnh hưởng bởi mỗi công trình trên địa bàn mỗi xã. Trên Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 10
  • 17. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) cơ sở danh sách các hộ BAH do địa phương cung cấp, tư vấn 100% số hộ BAH và 10% số hộ không BAH của vùng dự án (trong đó 100% số hộ dự kiến phải di dời) để phỏng vấn bằng bảng hỏi. Mẫu được chọn đảm bảo tỷ lệ giới và dân tộc thiểu số. Các trường hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được lựa chọn từ mẫu khảo sát và những người cung cấp thông tin chủ chốt ở các cấp tỉnh, huyện, xã và người dân. Mỗi thảo luận nhóm từ 6-10 người, trong đó có sự tham gia của 3 thành viên là phụ nữ. Tại tiểu dự án Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đạ Tẻh, tư vấn đã tiến hành các nghiên cứu định tính sau đây: - Phỏng vấn sâu 1 cán bộ lãnh đạo Dự án tỉnh - Phỏng vấn sâu 2 cán bộ lãnh đạo chính quyền xã. - Phỏng vấn sâu 1 cán bộ Phụ nữ - Tổ chức 02 cuộc thảo luận nhóm với đối tượng là 25 đại diện gia đình BAH, cụ thể 01 cuộc thảo luận nhóm ở xã Mỹ Đức với 8 đại diện hộ gia đình; 01 cuộc thảo luận nhóm tại xã Quảng Trị với 10 đại diện hộ gia đình. 2.4. Tổ chức thực hiện nghiên cứu Tư vấn đã lập một đội nghiên cứu gồm 6 chuyên gia chủ chốt (trong đó có một đội trưởng) và các chuyên gia khảo sát thực địa để thực hiện các nhiệm vụ. Các chuyên gia đã tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến dự án ở Ban CPO và cơ quan Tư vấn thiết kế để nghiên cứu. Bên cạnh đó tư vấn còn sử dụng bảng hỏi điều tra hộ gia đình do tư vấn TW cung cấp, các hướng dẫn thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và các mẫu biểu thu thập thông tin thứ cấp ở các cấp tỉnh, huyện và xã. 2.5. Công cụ thu thập thông tin Bảng hỏi hộ gia đình: được thiết kế gồm 8 phần: Phần 1 – Thông tin chung về hộ gia đình và các thành viên của hộ với các chỉ báo chính là tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập; Phần 2 – Tài sản của hộ gia đình; Phần 3 – Thu nhập và chi tiêu; Phần 4 – Tiếp cận các dịch vụ xã hội; Phần 5 - Hoạt động sản xuất, bao gồm các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp, kinh doanh/dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; Phần 6 – Một số vấn đề liên quan đến dự án; Phần 7 - Kiến thức về các bệnh lây nhiễm, truyền nhiễm qua đường tình dục và HIV/ AIDS; Phần 8 – Vấn đề giới. Các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: Tập trung vào các chủ đề về (i) cơ sở hạ tầng nông thôn tại các địa phương được khảo sát, (ii) những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống và khả năng thích ứng của người dân, (iii) tình trạng sử dụng đất và xu hướng biến đổi, (iv) tình trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh nông thôn, (v) nhận thức của cộng đồng về những tác động của việc sử dụng các chất hóa học trong sản xuất đến môi trường tự nhiên và môi trường sống, và (vi) các tác động tích cực và tiêu cực tiềm tàng của dự án đến người dân và các biện pháp giảm thiểu. Các mẫu biểu: Để thu thập các thông tin và dữ liệu thứ cấp ở các cấp tỉnh huyện và xã đã được thiết kế, bao gồm các thông tin và dữ liệu chính về diện tích đất tự nhiên và quy Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 11
  • 18. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) hoạch sử dụng đất của mỗi địa phương, dân số và lao động, dân tộc và các chương trình hỗ trợ dân tộc thiểu số, các chỉ báo kinh tế xã hội (GDP chung, GDP đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và nhà vệ sinh, số bệnh viện và trạm y tế, tình trạng giáo dục), diện tích đất chịu hạn hán và lũ lụt hàng năm, năng suất lúa bình quân, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hệ thống thủy lợi và giao thông nông thôn. Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 12
  • 19. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KING TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 3.1. Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam, đồng thời tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh với độ cao1.500 m so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là Thành phố Đà Lạt, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km về hướng Tây. Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 977.219,6ha; chiếm 3,1% diện tích cả nước và 17,9% diện tích toàn vùng Tây Nguyên. Toàn tỉnh có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, diện tích sản xuất rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Huyện Đạ Tẻh nằm ở phía tây tỉnh Lâm Đồng có diện tích 523km2 và dân số là 46.312 người (niên giám thống kê năm 2014). Huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh nằm cách thị xã Bảo Lộc 45km về hướng tây và cách thị trấn Madaguoil, huyện Đạ Huoai 15km về hướng bắc. Huyện Đạ Tẻh nằm trên phần chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc với vùng Đông Nam Bộ, địa hình thấp dần về phía Tây, Tây Nam, từ độ cao 600m xuống còn dưới 120m ở hạ lưu sông Đạ Nha, Đạ Tẻh. Địa hình Đạ Tẻh chia làm hai dạng: - Địa hình vùng núi cao, bị chia cắt mạnh chiếm diện tích tương đối lớn, phân bổ ở thượng lưu các con sông Đạ Tẻh, Đạ Lây, Đạ Kho, Đạ Bộ, trong vùng thuộc địa phận xã ĐạPal, Quảng Trị, Mỹ Đức, Quốc Oai và một phần các xã Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn. - Địa hình vùng núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp, có độ cao trung bình 200m, tập trung ở phía Nam và Tây Nam của huyện, địa hình này nằm ở hạ lưu các sông nói trên và hình thành nên một vùng đất tương đối bằng phẳng thuộc xã Hà Đông, thị trấn Đạ Tẻh và một phần các xã Mỹ Đức, Quốc Oai, An Nhơn, Hương Lâm, Đạ Lây, Đạ Kho. 3.1.1. Dân số và lao động Tính đến năm 2014 dân số toàn tỉnh là 1.265.126 người, phân theo giới tính có 639.774 nam (50,57%) và 625.352 nữ (49,33%). Dân số phân bố ở nông thôn là 1.112.678 người chiếm 87,95%, ở thành thị 152.448 người chiếm 12,05 %. Số dân trong độ tuổi lao động đến hết năm 2013 có 830.049 người, chiếm 65,61% tổng số dân. Lao động làm nghề nông là chủ yếu, chiếm 80,6%, chỉ có 19,4% lao động cho công nghiệp và các ngành khác. Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 13
  • 20. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) Nguồn thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp, rừng và thủ công nghiệp. Chủ yếu là trồng lúa, các sản phẩm nông nghiệp khác và chăn nuôi. Thu nhập trung bình khoảng 4,08 triệu đồng/người/năm (khoảng 340,000 đồng/người/tháng). Tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh đến năm 2014 là 197.251 hộ, trong đó có 25.814 hộ nghèo (chiếm 13,09%) và 31.312 hộ cận nghèo (chiếm 15,87%). Trên địa bàn tỉnh hiện có 43 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 26%, kinh tế chủ yếu là làm nông nghiệp. Đây là một điểm đặc thù cần được quan tâm trong thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, nhất là chính sách đối với vùng sâu, vùng xa, chính sách dân tộc. 3.1.2. Đói nghèo Theo tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo của Bộ LĐ-TB và xã hội giai đoạn 2010-2015, chuẩn nghèo đối với khu vực nông thôn là 400,000 VND/người/tháng (dưới 4,800,000 VND/người/ năm). Tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ nghèo của tỉnh Lâm Đồng còn 11,28% (giảm 1,5% so với năm 2013). Họ không có vốn để chăn nuôi. Thường là những hộ cô đơn có người già hay người tàn tật. Đất trồng của họ không đủ điều kiện để có thể canh tác những loại cây có giá trị cao. 3.1.3. Y tế và giáo dục Điều kiện chăm sóc sức khỏe và y tế của tỉnh Lâm Đồng vẫn đang từng bước được cải thiện. Đến năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 187 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 14 Bệnh Viện, 22 phòng khám đa khoa khu vực và 148 Trạm y tế phường xã, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, với 3.015 giường bệnh và 582 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh. Năm 2014, tỉnh Lâm Đồng có 30.000 giáo viên các cấp được đào tạo chuyên nghiệp. 100% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 99% giáo viên cấp 2, và 100% giáo viên trung học đạt chuẩn nhà nước. Tỉnh Lâm Đồng có 3 trường Đại học, 5 trường dạy nghề, 10 trường nội trú khu vực và trung tâm giáo dục. Năm 2014 tỉnh đã có 459 trường học và các trung tâm giáo dục thu hút 99% trẻ trong độ tuổi tiểu học đến trường; 90% trẻ tốt nghiệp cấp 1 và cấp 2; và 80% tốt nghiệp cấp 2 và cấp 3. 3.2. Kết quả khảo sát đánh giá Từ cách tiếp cận nguồn lực sinh kế hộ gia đình, phần này sẽ phân tích các đặc trưng kinh tế xã hội của các hộ được khảo sát theo các nguồn lực vốn con người (nhân khẩu và lao động, học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe), vốn tài nguyên thiên nhiên (đất sản xuất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất thủy sản, quyền sử dụng đất), vốn vật chất (nhà ở, tài sản sử dụng cho sinh hoạt, tài sản sử dụng cho sản xuất và kinh doanh), vốn tài chính (thu nhập, thay đổi mức sống, nghèo khổ, vay vốn), và vốn xã hội (quan hệ cộng đồng, họ hàng, chính quyền và sự hỗ trợ của họ) và xem xét các yếu tố tác động trong đó có cả các tác động tiềm tàng của dự án. Các nguồn lực trên được phân tích có lồng ghép các yếu tố Giới, dân tộc thiểu số và dễ bị tổn thương. Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 14
  • 21. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) 3.2.1 Nhân khẩu Số nhân khẩu trung bình của một hộ trong mẫu khảo sát vùng dự án là 4,09 người, cao hơn hơn so với số nhân khẩu bình quân hộ cả nước là 3,89 (Niên giám thống kê, 2013). Số nhân khẩu bình quân của một hộ có sự khác biệt giữa các xã, nhóm dân tộc, nhóm thu nhập, nhóm hộ do phụ nữ làm chủ hộ và nam giới làm chủ hộ. Xét theo dân tộc, quy mô trung bình của một hộ DTTS là 3,9 người và hộ người Kinh là 3,6 người. Theo giới tính chủ hộ, quy mô hộ do phụ nữ làm chủ hộ có ít người hơn hộ do nam giới làm chủ hộ (tương ứng là 3,63 người so với 3,91 người). Bảng 1: Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ gia đình Nhân khẩu Cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu (%) Bình quân hộ 1-2 người 3-4 người 5-8 người 9 người trở lên Tổng mẫu 4,09 27,1 55,2 17,7 0,0 Xã Mỹ Đức 4,44 28,3 54,6 17,1 0,0 Xã Quảng Trị 3,88 26,2 57,9 15,9 0,0 Theo dân tộc + Kinh 3,95 26,9 58,7 14,4 0,0 + DTTS 4,27 10,1 42,3 47,6 0,0 Theo giới chủ hộ + Nam chủ hộ 4,12 12,5 47,3 40,2 0,0 + Nữ chủ hộ 3,98 26,8 49,7 23,5 0,0 Theo nhóm thu nhập Nhóm 1 (nghèo nhất) 55,2 36,7 8,1 0,0 Nhóm 2 16,1 52,6 31,3 0,0 Nhóm 3 11,7 40,6 47,7 0,0 Nhóm 4 9,3 49,6 41,1 0,0 Nhóm 5 (giầu nhất) 8,5 53,3 38,2 0,0 Nguồn: Số liệu khảo sát Theo nhóm thu nhập, thì điều đáng lưu ý là ở các nhóm nghèo và cận nghèo (nhóm 1 và 2) đều có tỷ lệ thấp hơn về quy mô nhân khẩu gia đình từ 5 người trở lên, nhóm 1 (8,1%) và nhóm 2 (31,3%). Điều này đã chỉ ra rằng: nếu cách đây chừng một thập niên trở về trước, gia đình quy mô lớn, đông con là một trong những nguyên nhân chủ yếu của nghèo Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 15
  • 22. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) đói thì hiện nay nếu có, nó chỉ còn là nguyên nhân thứ yếu, khi thực tế tỷ lệ gia đình sinh con thứ 3 trở lên càng ngày càng ít đi. Phân tích cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu vùng dự án được khảo sát cho thấy đa số các hộ có 3-4 người (55,2%), từ 1-2 người (27,1%); từ 5-8 người (17,7%) và hộ từ 9 người trở lên không có. Nếu nhìn nhận rằng hiện nay ở Việt Nam, quy mô gia đình nhỏ, ít con là có tính phổ biến, như vậy ở khảo sát này cho thấy mô hình gia đình hạt nhân chiếm khoảng 85,2%. Như vậy số liệu khảo sát đã cho thấy so với tình hình chung tại vùng dự án, mô hình gia đình ít nhân khẩu và gia đình hạt nhân vẫn cao hơn, cho thấy mức độ phát triển vùng dự án cao hơn các xã khác trong tỉnh. 3.2.2 Nghề nghiệp Trong cơ cấu nghề nghiệp chính của các thành viên gia đình có tham gia lao động và có thu nhập trong mẫu khảo sát vùng dự án, ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,1%; thứ hai là học sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ 19,8%; còn lại là cán bộ-viên chức, làm thuê, công nhân có tỉ lệ thấp dưới 10% đối với mỗi loại; tỉ lệ người làm buôn bán/dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nội trợ đặc biệt rất thấp, đều nhỏ hơn 1%. Như vậy nông-lâm nghiệp là lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế - xã hội của vùng dự án, nơi tập trung phần lớn lực lượng lao động. Bảng 2: Nghề nghiệp chính của người lao động Mất sức lao động Nông, lâm, ngư nghiệp Buôn bán, dịch vụ Cán bộ, viên chức Học sinh, sinh viên Tiểu thủ công Làm thuê Không có việc làm Không Các nghề khác Tổng mẫu 4,2 46,1 1,4 6,9 19,8 0,5 4,9 4,0 7,1 5,1 Theo xã X. Mỹ Đức 2,4 61,8 0,4 3,6 17,3 0,0 3,2 1,6 9,2 0,5 X. Quảng Trị 4,1 40,5 1,6 9,5 21,6 0,3 5,9 1,9 5,4 9,2 Theo DT + Kinh 4,2 44,4 1,6 7,5 20,1 0,5 5,0 4,2 6,5 6 + DTTS 5,6 63,7 0,3 2,1 10,5 0,6 4,1 3,2 8,6 1,3 Tỷ lệ hộ có nghề nông-lâm nghiệp ở dân tộc Kinh là thấp hơn so với các dân tộc thiểu số (44,4% so với 65,9%). Ngược lại, tỷ lệ hộ có nghề phi nông nghiệp ở dân tộc Kinh là cao hơn các dân tộc thiểu số (2,1% so với 0,9%). Xét về tình trạng nghề nghiệp đang làm có đóng góp vào thu nhập gia đình hiện nay, khảo sát cho thấy tỷ lệ người ăn theo khá cao chiếm tới 35,1%, trong đó có tỷ lệ đáng kể là lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp. Các Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 16
  • 23. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) đối tượng ăn theo bao gồm nhiều nhất là học sinh, sinh viên, còn lại là những người còn nhỏ/già yếu, mất sức lao động và kể cả đang trong độ tuổi lao động, có sức khỏe nhưng hiện không có việc làm. Việc triển khai dự án sẽ gia tăng diện tích đất được tưới, thêm mùa vụ sản xuất trong một năm, đa dạng hóa các ngành nghề ngoài trồng trọt (như chăn nuôi, dịch vụ và các nghề có sử dụng nước khác); từ đó gia tăng công ăn việc làm và xóa bỏ được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay ở các vùng dự án. Mặt khác, sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đối với sinh kế của các hộ dân đang tương đối ổn định bị thu hồi đất nếu không thực hiện những biện pháp giảm thiểu có hiệu quả về thiết kế, thi công và đền bù hợp lý để người BAH có thể mua được đất thay thế hay chuyển đổi nghề mới. Nhìn chung ở cả 2 xã được hưởng lợi trong vùng dự án được khảo sát, sinh kế chủ yếu của người dân vẫn là nông nghiệp, trong đó trồng lúa 2 vụ và trồng hoa màu 1 vụ trong năm là phổ biến. Vì vậy vấn đề an toàn hồ đập, ổn định nước tưới tiêu là rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở các địa bàn dân cư này trong khi ở hầu hết các vùng được khảo sát đều có nhu cầu cao về nước phục vụ nông nghiệp nhưng thực tế đều chưa chủ động được. Thực tế khảo sát định tính tại các xã vùng dự án đều cho thấy trong quá khứ đã xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột giữa các hộ dân, các địa phương có hệ thống kênh đi qua vào thời kỳ cấp nước tưới mùa vụ nhất là khi có sự không bình đẳng, do những hộ đầu nguồn nước được cấp nước nhiều và thuận lợi hơn là các hộ ở cuối nguồn nước do hồ chứa bị thất thoát nước. Dự án sửa chữa, đảm bảo an toàn hồ chứa sẽ giải quyết được sự thiếu bình đẳng về cấp nước đầu nguồn và cuối nguồn 3.2.3. Giáo dục Khoảng 85,0% dân số vùng dự án có trình độ học vấn từ bậc tiểu học đến cao đẳng, trong đó số người tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm hơn 50%. Tỷ lệ mù chữ là 0,5% và chưa đi học là 7%. Tỷ lệ chưa đi học của các xã vùng dự án được khảo sát là cao hơn so với mức chung của cả nước trong Niên giám thống kê 2013 (6,0%). Tỷ lệ này không có sự khác biệt lớn giữa các xã được khảo sát. Điều đáng ghi nhận ở đây là tỷ lệ mù chữ đối với người DTTS cũng rất thấp, chỉ 0,3% (con số này chỉ tập trung ở những người già trên 60 tuổi). Theo mức sống, tỷ lệ mù chữ ở nhóm có thu nhập nghèo nhất (nhóm 1) cũng chỉ chiếm 0,5%. Bảng 3: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình (Đơn vị %) Trình độ học vấn cao nhất Mù chữ Tiểu học THCS THPT Cao đẳng trở lên Không phù hợp Chưa đi học Không biết Tổng mẫu 0.2 17,2 32,0 30,3 8,0 2,8 6,8 2,7 X. Mỹ Đức 0,2 21,6 34,4 23,2 3,2 6,4 8,0 1,2 Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 17
  • 24. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) X. Quảng Trị 0,0 11,1 40,7 29,6 7,5 0,3 5,7 4,8 DTTS 0,3 40,2 40,2 2,5 0,0 6,3 8,6 1,9 Kinh 0,0 15,7 32,3 33,4 7,0 2,0 6,5 2,9 Nhóm thu nhập Nhóm 1 (nghèo nhất) 0,5 34,9 22,5 18,5 6,6 10,9 4,9 Nhóm 2 0,5 24,9 35,5 25,5 0,0 3,6 6,9 1,8 Nhóm 3 0,2 21,8 33,1 26,1 6,0 3,3 7,0 2,6 Nhóm 4 0,0 14,8 35,5 29,5 10,0 1,5 7,3 1,9 Nhóm 5 (giàu nhất) 0,0 9,4 23,9 43,1 10,2 2,5 6,9 4,0 3.2.4. Sức khỏe Có khoảng (28,7%) hộ gia đình được khảo sát trong tháng qua có đau ốm. Đây là một chỉ số khá cao và đáng lo ngại về tình trạng sức khỏe người dân vùng dự án so với mặt bằng chung về tình trạng sức khỏe và điều kiện chăm sóc sức khỏe đang ngày càng tốt hơn hiện nay. Trong đó không có những khác biệt lớn về tình trạng ốm đau giữa các xã khảo sát cũng như giữa các nhóm thu nhập giàu và nghèo. Theo dân tộc, tình trạng ốm đau trong vòng một tháng vừa qua của người Kinh có thấp hơn các dân tộc thiểu số (28,0% so với 32,1%). Bảng 4: Tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe Có người bị ốm trong 1 tháng qua Có bảo hiểm y tế Tổng mẫu 28,7 80,3 Xã Mỹ Đức 29,1 93,0 Xã Kim Phú 2,2 69,0 Kinh 28,0 78,6 DTTS 32,1 88,7 Theo nhóm thu nhập Nhóm 1 (nghèo nhất) 28,8 68,4 Nhóm 2 25,1 74,4 Nhóm 3 15,8 79,1 Nhóm 4 18,3 74,8 Nhóm 5 (giàu nhất) 10,2 93,5 Tỷ lệ có Bảo hiểm y tế các loại trong các hộ gia đình được khảo sát là khá cao, chiếm 80,3%. Trong đó, có tỷ lệ các loại BHYT cao nhất là xã Quảng Trị với 93%. Đáng chú ý là tỷ lệ có các loại BHYT trong các hộ gia đình người Kinh (78,6%) là thấp hơn các hộ gia đình các dân tộc thiểu số (88,7%). Tỷ lệ có các loại BHYT trong các hộ có thu nhập cao nhất (93,5%) cũng cao hơn nhiều so với nhóm hộ có mức thu nhập thấp nhất (68,4%). Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 18
  • 25. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) Theo các đối tượng trả lời, có 5 nguyên nhân chính có tác động tiêu cực đối với tình hình sức khỏe hiện với mức độ từ cao đến thấp là nguồn nước ô nhiễm, ô nhiễm khu vực ở, thực phẩm không an toàn, dịch bệnh xuất hiện nhiều và thiếu nước sinh hoạt. Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy, hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe người dân đó là thực phẩm không an toàn và ô nhiễm nơi ở (hai yếu tố này chiếm đến 44,3%). Đây cũng là vấn đề không của riêng các xã trong phạm vi dự án mà còn là thực trạng chung của các tỉnh, thành phố khác. 3.2.5 Đất đai Tại các vùng khảo sát nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu, là sinh kế cơ bản của người dân, do đó ruộng đất là nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân. Trong đó, 99,5% hộ có đất thổ cư, 95,2% hộ có đất trồng lúa, 49,2% hộ có đất trồng rau màu, 23,3% hộ có đất trồng cây công nghiệp. Qua số liệu ruộng đất các loại của các hộ gia đình vùng dự án được khảo sát đã cho thấy nghề nông nghiệp trồng trọt là phổ biến và chủ đạo ở các địa phương. Và do vậy nhu cầu về tưới tiêu phục vụ nông nghiệp ở những vùng này là rất lớn, thiếu nước chỉ trong khoảng 1-2 tháng cũng đủ ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương. Theo nhóm thu nhập, ở 2 nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1, 2) có tỷ lệ thấp nhất về các loại ruộng đất canh tác, ngược lại các hộ càng có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ có các loại đất canh tác càng có tỷ lệ cao hơn. Ở nhóm có thu nhập nghèo nhất chỉ có 89,5% hộ có đất trồng lúa, 10,5% hộ có đất trồng rau, 10,5% hộ có đất trồng cây công nghiệp. Rõ ràng thiếu ruộng đất canh tác hiện nay cũng đang là một trong những nguyên nhân gây nghèo ở các vùng nông nghiệp, nông thôn. Để giảm nghèo, vấn đề ổn định và tăng diện tích được tưới tiêu, gia tăng mùa/vụ/năm trên diện tích hiện có cũng như gia tăng các hoạt động lao động phi nông nghiệp là rất quan trọng... Bảng 5: Tỷ lệ các loại đất của hộ dân (Đơn vị %) Đất thổ cư Đất trồng lúa Đất trồng rau, màu Đất trồng cây công nghiệp Ao hồ, mặt nước Tổng mẫu 99,5 95,2 49,2 23,3 15,3 Xã Mỹ Đức 100,0 98,2 45,6 49,1 5,3 Xã Quảng Trị 98,8 98,8 24,1 3,4 24,1 Theo nhóm thu nhập + Nhóm 1 (nghèo nhất) 100,0 89,5 10,5 10,5 0,0 + Nhóm 2 100,0 93,6 42,3 19,2 6,4 + Nhóm 3 98,2 95,5 48,2 20,9 13,6 + Nhóm 4 100,0 98,1 59,2 20,2 17,5 + Nhóm 5 (giàu nhất) 100,0 94,4 52,3 32,7 24,3 3.2.6 Nước sạch Nguồn nước tắm giặt Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 19
  • 26. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) 74,35% số hộ trong vùng dự án được dùng nước sạch, còn lại các hộ phải dùng nước ao hồ, sông suối và nước giếng. Trong điều kiện nông thôn 74,35% nguồn nước dùng cho sinh hoạt tắm giặt được xem là hợp vệ sinh từ các nguồn như giếng đào/giếng khoan, vòi nước máy riêng, nguồn nước công cộng và nguồn nước mưa. Bảng 6: Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước tắm giặt ở các xã vùng dự án (%) Vòi nước máy riêng Dùng nước công cộng Nước giếng đào/khoan Nước ao hồ, sông suối Nước mưa Nguồn khác Nhóm 1 (nghèo nhất) 47,9 0,0 30,5 20,6 1,0 0,0 Nhóm 2 58,7 0,0 17,3 21,5 0,0 2,5 Nhóm 3 59,0 0,0 18,3 21,5 0,0 1,2 Nhóm 4 62,4 0,0 16,1 21,5 0,0 0,0 Nhóm 5 (giàu nhất) 67,1 0,0 10,2 21,5 0,0 1,2 Nguồn nước ăn uống Cũng như với nước sinh hoạt tắm giặt, nguồn nước dùng cho ăn uống của người dân ở các xã được khảo sát chủ yếu là dùng nước máy với tỷ lệ 74,35. Như vậy, ở các vùng dự án được khảo sát, nguồn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt đều chưa được đáp ứng cả về số lượng và chất lượng do đó việc giữ được nước trong mùa thiếu nước là một việc làm hết sức có ý nghĩa đới với người dân trong vùng dự án. 3.2.7. Vệ sinh Tại vùng khảo sát có tới 67,41% hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh, trong đó có 30,11% hộ có nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại, 37,3% hộ dùng nhà vệ sinh 2 ngăn. Ngoài ra có khoảng 27,5% hộ gia đình còn dùng loại nhà vệ sinh đơn giản và 5,09% hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh. Song song với việc thực hiện dự án, cần tuyên truyền cho người dân nhận thức hơn nữa về việc đảm bảo vệ sinh để bảo vệ sức khỏe. 3.2.8. Thu nhập và mức sống hộ gia đình Trong vùng dự án các nhóm có thu nhập trung bình và trên trung bình chiếm tỷ lệ lớn (33,5% và 30,9%). Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã trong vùng dự án vẫn chiếm tỷ lệ cao 11,28%. Theo dân tộc, nếu ở mức nghèo đói thì con số này có khoảng cách chênh lệch khá xa giữa người Kinh và người dân tộc (lần lượt là 5% và 22,5%). Tương tự theo giới của chủ hộ thì ở mức nghèo đói, chủ hộ là nữ giới cũng có chỉ số cao hơn hẳn so với nam giới là chủ hộ (18,4% so với 12,3%). Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 20
  • 27. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) Số hộ nghèo có sổ thuộc các DTTS có tỷ lệ cao gấp 4 so với người Kinh (5% so với 22,5%). Như vậy về thu nhập và mức sống hộ gia đình vùng bị ảnh hưởng, nhìn chung ở mức độ trung bình. Mức sống nghèo đói cao nhất, khó khăn nhất vẫn thuộc về các đối tượng như các hộ gia đình DTTS và các hộ gia đình do phụ nữ là chủ hộ. Do đó với hy vọng dự án góp phần cải thiện cuộc sống của phụ nữ vì họ là bị tác động dễ bị tổn thương. 3.2.9. Một số vấn đề sinh kế và an sinh xã hội a. Vay mượn Vay mượn là thực trạng thường xuyên có tính phổ biến trong hoạt động sống của các cộng đồng dân cư trong nông thôn. Một nửa số hộ gia đình được phỏng vấn hiện đang có vay nợ, chiếm 44,5% tổng số người trả lời. Về quy mô vay nợ, có đến 85,6% số hộ dân chỉ vay với số tiền nhỏ hơn 60 triệu đồng, với những số tiền vay lớn hơn 60 triệu đồng, tỷ lệ số hộ vay thấp hơn rất nhiều, chỉ có 9,4%. Giải thích cho mức vay tương đối thấp (≤ 60 triệu) này là do các hộ dân không dám đầu tư lớn khi điều kiện sản xuất, kiếm sống không đảm bảo để thu được lợi nhuận cao để trả vốn và lãi vay. Vì vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, nông nghiệp để phát triển sản xuất sẽ giúp người dân yên tâm vay vốn cho làm ăn kinh tế. Người dân sử dụng tiền vay được để chi tiêu nhiều nhất cho mục đích học hành, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp với tỷ lệ trên 38,8%. Điều này cho thấy đó là những mục đích mà người dân trong vùng dự án quan tâm hàng đầu và có nhu cầu vay tiền để thực hiện. Các mục đích khác như thủy sản, lâm nghiệp, thủ công nghiệp… có tỷ lệ rất thấp (< 5%). Khi xem xét tỷ lệ mục đích vay tiền ở từng xã số liệu điều tra cho thấy ở mục đích “vay đầu tư cho chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp” chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này dễ dàng được giải thích là do người dân vẫn tập trung vào phát triển sản xuất, ổn định đời sống. b. An sinh xã hội Trong cuộc sống của mọi con người có những lúc gặp rủi ro hoặc khó khăn mà người ta cần sự trợ giúp của người khác (hoặc tổ chức khác) để vượt qua. Khảo sát về những khó khăn/rủi ro cần sự hỗ trợ về vật chất. Người dân chủ yếu dựa vào hỗ trợ của anh em ruột thịt, thứ đến là từ bố mẹ hai bên, con cái, chính quyền/đoàn thể; sự hỗ trợ từ bạn bè và hàng xóm là không đáng kể khi chỉ chiếm tỉ lệ 1 - 2%. Điều này cho thấy ngoài việc dựa vào hỗ trợ vật chất từ bố mẹ, con cái thì các đoàn thể, chính quyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn trong cuộc sống để phát triển sản xuất. Xét riêng đối với dân tộc thì người Kinh có tỷ lệ không có ai giúp đỡ cao gấp 4 lần so với người các dân tộc ít người. Tỷ lệ hỗ trợ vật chất cao nhất của người Kinh là anh chị em ruột thịt (26,3%). Trong khi đó, tỷ lệ hỗ trợ vật chất ở các dân tộc thiểu số là: chính quyền đoàn thể (31,0%) và anh chị em ruột (18,3%). Khảo sát định tính cho thấy, trong thực tế, sự trợ giúp về vật chất đối với bà con DTTS là không đáng kể, một mặt các cộng đồng huyết thống người dân tộc là ít kết dính hơn người Kinh, sinh sống phân tán. Mặt khác, Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 21
  • 28. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) cũng là điều quan trọng nhất là, bà con ruột thịt, họ hàng người DTTS cũng rất khó khăn nên ít trợ giúp đáng kể cho nhau về vật chất. Theo nhóm thu nhập thì với người nghèo (nhóm 1) sự hỗ trợ bằng vật chất của Chính quyền/đoàn thể là rất đáng kể (31,6%), tiếp theo mới là sự giúp đỡ của bố mẹ hai bên (26,3%). Trong khi với nhóm giàu (nhóm 1), hỗ trợ vật chất đáng kể nhất chỉ là anh chị em ruột (28,0%). Theo dân tộc, hay theo các nhóm thu nhập tuy có chỉ số khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ thể hiện vai trò quan trọng về hỗ trợ tinh thần khi gặp khó khăn/rủi ro của các nhân tố: anh chị em ruột thịt, con cái và bố mẹ hai bên. Như vậy, từ các số liệu đã nêu cho thấy vai trò quan trọng về hỗ trợ vật chất khi người dân gặp khó khăn/rủi ro của chính quyền/đoàn thể đối với nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số và các địa phương miền núi còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống. Với các nhóm xã hội khác, địa phương khác thì vai trò hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần khi người dân gặp khó khăn/rủi ro vẫn là các nhân tố: anh chị em ruột thịt, bố mẹ hai bên và con cái. Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 22 Tải bản FULL (file word 62 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 29. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) PHẦN IV: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TIỀM NĂNG CỦA DỰ ÁN Dự án sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn hồ đập, an toàn cho dân vùng hạ du công trình, phát triển thủy lợi phục vụ ổn định sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn của thế giới, đồng thời phải giải quyết nguồn nước sinh hoạt, thủy sản, dịch vụ thương mại... Việc cung cấp ổn định nước tưới cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt và nước tưới cho người dân, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo. Phần này trình bày những tác động tích cực tiềm năng của dự án, mang lại lợi ích cho những người dân sống trong vùng dự án nói chung và cấp hộ gia đình nói riêng. Những tác động được trình bày trong các tiểu mục sau theo các mục tiêu cụ thể của dự án. 4.1. Đảm bảo an toàn hồ chứa, đảm bảo an toàn cho cộng đồng Việc sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Đạ Tẻh góp phần đảm bảo an toàn tại hạ du hồ đập do chủ động kiểm soát lũ và điều tiết hồ: Khu vực hạ du của hồ Đạ Tẻh gồm các xã Mỹ Đức, Quảng Trị… thuộc huyện Đạ Tẻh, tập trung nhiều khu dân cư, trường học nên vấn đề đảm bảo an toàn hồ chứa trong quá trình hoạt động khai thác là hết sức cần thiết. 4.2. Nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng. Tiểu dự án thực hiện sẽ nâng cao nâng lực, nhận thức của cộng đồng về ứng phó thảm họa thiên tai và mất an toàn hồ đập, bảo vệ công trình và các vấn đề liên quan thông qua các hoạt động tham vấn, xây dựng và tuyên truyền tập huấn trong qua trình trước trong và sau khi nâng cấp công trình, đặc biệt là những hoạt động giới hay dân tộc thiểu số sẽ tạo ra cơ hội cho việc nâng cao năng lực cho người dân của các xã tham gia, gia tăng các hiểu biết xã hội và gắn bó cộng đồng, gia tăng khả năng tổ chức, quản lý, giám sát và gia tăng vị thế của phụ nữ cũng như các cấp hội trong cộng đồng. 4.3. Nâng cao năng lực và cải thiện sự phối hợp trong ứng phó về mất an toàn hồ đập. Việc nâng cấp sửa chữa hồ Đạ Tẻh sẽ nâng cao năng lực và cải thiện sự phối hợp trong ứng phó về mất an toàn hồ đập, thảm họa thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu do các hoạt động cải tạo, nâng câp các hạng mục công trình hồ chứa nước Đạ Tẻh gồm: Gia cố đập, mở rộng tràn, nâng cấp cống và đường quản lý kết hợp đường cứu hộ được thực hiện. 4.4. Ổn định sinh kế. Hồ chứa có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp nước tưới cho 2.300 ha lúa và màu thuộc khu tưới hiện tại thuộc các xã Mỹ Đức, Quảng Trị huyện Đạ Tẻh; Cải thiện điều kiện sản xuất nông nghiệp do chủ động điều tiết nguồn nước tưới vào cuối mùa mưa, cấp nước cho mùa khô sau khi các công trình điều tiết được nâng cấp sửa chữa; Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 23 Tải bản FULL (file word 62 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 30. Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SIA) Sau khi công trình được cải tạo, nâng cấp thì cảnh quan quanh hồ chứa trở nên khang trang, sạch đẹp hơn. Quang cảnh đẹp kết hợp với giao thông thuận tiện sẽ thu hút các khách đến thăm quan, du lịch sẽ gia tăng nguồn ngân sách cho địa phương. Việc phát triển du lịch lòng hồ và dịch vụ đi kèm sẽ góp phần thay đổi cuộc sống của người dân địa phương đặc biệt là xã Mỹ Đức. Hoạt động du lịch phát triển sẽ tạo cơ hội về việc làm cho lao động địa phương và tăng thu nhập cho họ thông qua dịch vụ dịch vụ ăn uống, trao đổi hàng hóa … khi tiểu dự án được hoàn thiện, môi trường sinh thái và cảnh quan sạch sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch đến hồ. 4.5. Giảm đói nghèo. Trong giai đoạn thi công, khó có thể đánh giá về tình trạng thu nhập và đói nghèo một cách chính xác, tuy nhiên có thể nói việc tập trung lực lượng lớn công nhân sẽ làm tăng sức mua, các nhu cầu về dịch vụ... Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Việc ổn định nước tưới, năng xuất cây trồng tăng cho sản xuất cũng góp phần ổn định đời sống người nông dân sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. 4.6. Cải thiện môi trường sinh thái. Khu mặt bằng xây dựng công trình, khu vực hồ và thượng lưu khu hệ thực vật, thảm thực vật của môi trường sinh thái sẽ được cải thiện đáng kể do được trồng cây xanh, trồng rừng phục hồi hệ sinh thái sau khi thi công xong công trình. Việc tích nước hồ chứa làm tăng mực nước ngầm, độ ẩm đất, cải tạo điều kiện khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật ưa ẩm phát triển. 4.7. Phát triển phúc lợi xã hội cho nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường vốn xã hội cho người dân vùng dự án, chú trọng đến nhóm phụ nữ và người nghèo Nhận dạng đúng tới hộ có chủ nữ, hộ nghèo quan tâm tới những nhóm dễ bị tổn thương nhất của nhóm dân số để đảm bảo rằng phúc lợi của họ là điều quan tâm nhất trong Dự án. Tăng cường hoạt động xã hội sẽ tạo điều kiện cho những nhóm này tham gia vào công tác qui hoạch, thiết kế và thực hiện các tiểu dự án, đảm bảo những công trình sẽ mang lại lợi ích tối đa cho họ trong điều kiện hiện tại và giảm thiểu tác động bất lợi cho họ. Trong vùng Tiểu dự án việc đầu tư dự án cấp nước tưới ổn định và tạo cơ hội mở rộng đường giao thông nội vùng sẽ giúp người dân, đặc biệt là phụ nữ tiết kiệm được thời gian lấy nước, thời gian sản xuất nông nghiệp thông qua việc sắp xếp lịch thời vụ một cách chủ động, cũng như việc lấy nước phục vụ chăn nuôi, phát triển kinh tế vườn trang trại, góp phần tạo ra tính đa dạng các loại sản phẩm nông nghiệp và tăng khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện thu nhập. Nước sinh hoạt được cung cấp kịp thời hơn là điều kiện cơ bản cải thiện sức khỏe người dân, được biệt là tránh được được các bệnh của phụ nữ. Thông qua thực hiện kế hoạch hành động giới của dự án, nhận thức về giới sẽ được nâng lên trong các cấp chính quyền và cộng đồng. Phụ nữ giảm được thời gian lao động sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tìm hiểu nâng cao trình độ hiểu biết, giáo dục con cái,… Tiểu Dự án sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn Hồ chứa nước Đạ Tẻh, Lâm Đồng 24 6335981