SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TẠ THANH QUÝ
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
NỘI TẠI, YẾU TỐ NGÀNH VÀ YẾU TỐ
VĨ MÔ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
LỜI CÁM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý thầy cô
trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt kiến
thức chuyên sâu về ngành tài chính ngân hàng để tạo điều kiện cho tôi
được tiếp cận nền tri thức tiên tiến của Việt Nam và thế giới. Từ đó tôi
có nền tảng để nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Võ Thị Quý-
người hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Với sự
tận tình góp ý và chỉ dẫn của cô Quý trong suốt thời gian nghiên cứu,
tôi được củng cố thêm về mặt phương pháp và có thêm ý tưởng cho đề
tài.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn những bạn bè lớp MFB2 đã đồng hành
cùng tôi và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tạ Thanh Quý
LỜI CAM ĐOAN

Trước hết, tôi xin cam đoan rằng luận văn nghiên cứu với nội dung “Ảnh
hưởng của các yếu tố nội tại, ngành và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay từng phần nhỏ của luận văn chưa được công bố hoặc sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng
trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại
các trường đại học, hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tạ Thanh Quý
TÓM TẮT

Cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2012 có thể được xem là năm
sóng gió của ngành ngân hàng với hàng loạt các sự kiện. Lợi nhuận toàn ngành sụt
giảm nghiêm trọng, nợ xấu bùng nổ và trở thành bài toán nan giải, nhiều lãnh đạo
cấp cao của các ngân hàng lớn bị bắt vì vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, hàng loạt
các ngân hàng hoạt động yếu kém bị sát nhập. Để đứng vững trên thương trường,
các nhà điều hành ngân hàng cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động. Trong đó các yếu tố nội tại ngân hàng, yếu tố ngành và yếu tố vĩ mô
được xem xét để đánh giá tác động đến hiệu quả hoạt động.
Với dữ liệu bảng cân bằng của 26 ngân hàng trong giai đoạn 2006-2012, mô
hình hồi quy Pool thông thường được sử dụng để ước lượng mối quan hệ giữa hiệu
quả hoạt động được đo lường bằng ROA, ROE và NIM. Các biến độc lập là yếu tố
vĩ mô (lạm phát), yếu tố ngành (mức độ cạnh tranh thị trường tiền vay) và yếu tố
nội tại của ngân hàng (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, rủi ro tín dụng, năng suất
lao động, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng).
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động tích cực của năng suất lao động đến
hiệu quả hoạt động. Yếu tố lạm phát và rủi ro tín dụng chưa đủ mạnh để giải thích
được sự biến động của hiệu quả hoạt động. Các yếu tố còn lại có chiều hướng và
cường độ tác động khác nhau tùy theo từng chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động
khác nhau. Nhìn chung kết quả này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trên
khắp thế giới và phản ánh được thực trạng ngành ngân hàng Việt Nam trong giai
đoạn khủng hoảng.
Dựa vào những kết quả nghiên cứu đạt được, các nhà điều hành ngân hàng có
thêm nguồn tư liệu để nhìn nhận tầm quan trọng của các yếu tố nội tại, ngành và vĩ
mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ đó hoạch định giải pháp nhằm gia tăng
lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động.
i
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. iv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................. 1
1.1. Lý do nghiên cứu của luận văn .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4. Nội dung nghiên cứu và kết cấu của luận văn........................................................ 4
1.5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu ........................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM........ 5
2.1. Tổng quan về ngành ngân hàng ở Việt Nam.......................................................... 5
2.1.1. Tăng trưởng tín dụng thấp nhất từ trước đến nay ................................................ 5
2.1.2. Lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012. ........................................ 6
2.1.3. Tổng tài sản toàn ngành...................................................................................... 7
2.1.4. Tình hình nợ xấu ................................................................................................ 7
2.1.5. Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ......................................................... 8
2.1.6. Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh.................................................. 8
2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Đo lường bằng ROA, ROE, NIM)................. 9
2.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ........................................................... 9
2.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)...................................................... 9
2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)....................................................................... 9
2.3. Các yếu tố bên trong ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động ....................... 10
2.3.1. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (CAP) ................................................................... 10
2.3.2. Rủi ro tín dụng (RSK) .................................................................................... 11
ii
2.3.3. Năng suất lao động (PRO).............................................................................. 13
2.3.4. Chi phí hoạt động (EXPS).............................................................................. 14
2.3.5. Quy mô ngân hàng (SZ) ................................................................................. 16
2.4. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng .......................................................................... 18
2.4.1. Độ cạnh tranh của ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động (LN).............. 18
2.4.2. Lạm phát tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (INF).......................... 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 24
3.1. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu ...................................................... 24
3.1.1. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (CAP)........................................................ 24
3.1.2. Rủi ro tín dụng (RSK) .................................................................................... 25
3.1.3. Năng suất lao động (PRO).............................................................................. 26
3.1.4. Tỷ lệ chi phí hoạt động (EXPS)...................................................................... 27
3.1.5. Quy mô ngân hàng (SZ) ................................................................................. 27
3.1.6. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thị trường tiền vay (LN)........... 27
3.1.7. Tỷ lệ lạm phát (INF)....................................................................................... 28
3.2. Thu thập và xử lý số liệu ..................................................................................... 29
3.3. Khảo sát tương quan giữa các biến độc lập.......................................................... 30
3.4. Xây dựng phương trình thực nghiệm và lựa chọn mô hình .................................. 30
3.4.1. Mô hình hồi quy Pool..................................................................................... 30
3.4.2. Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effect Model _FEM)...................... 31
3.4.3. Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model _REM) ........... 31
3.4.4. Lựa chọn FEM và REM ................................................................................. 32
3.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy đã lựa chọn ..................................... 33
3.6. Giải thích kết quả nghiên cứu.............................................................................. 34
iii
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 36
4.1. Thống kê mô tả.................................................................................................... 36
4.2. Phân tích tương quan........................................................................................... 38
4.3. Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai (VIF)................................................... 40
4.4. Kết quả hồi quy POOL........................................................................................ 41
4.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..................................................................... 43
4.5.1. Kiểm định tự tương quan................................................................................ 43
4.5.2. Kiểm định WALD về sự cần thiết của các biến độc lập .................................. 44
4.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi............................................................. 46
4.6. Giải thích kết quả nghiên cứu.............................................................................. 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 62
5.1. Kết luận............................................................................................................... 62
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 63
5.2. Hạn chế của luận văn........................................................................................... 64
5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 67
PHỤ LỤC A: KIỂM ĐỊNH NHÂN TỬ PHÓNG ĐẠI PHƯƠNG SAI VIF..................... 71
PHỤ LỤC B: KIỂM ĐỊNH WALD................................................................................. 72
PHỤ LỤC C: KIỂM ĐINH PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI.................................................. 76
PHỤ LỤC D: KẾT QUẢ HỒI QUY POOL..................................................................... 79
PHỤ LỤC E: KẾT QUẢ HỒI QUY FIXED EFFECT..................................................... 82
PHỤ LỤC F: KẾT QUẢ HỒI QUY RANDOM EFFECT ............................................... 85
PHỤ LỤC G: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG NGHIÊN CỨU ................................. 88
PHỤ LỤC H: DỮ LIỆU CHẠY HỒI QUY ..................................................................... 89
iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng Ngân hàng thương mại ở Việt Nam qua các năm.............................. 8
Bảng 3.1. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ......................................................... 26
Bảng 3.2. Kỳ vọng về dấu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ..................................... 28
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu.............................................................. 36
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến......................................................... 39
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại phương sai (VIF)................................. 41
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy Pool với 3 biến phụ thuộc ROE, ROA, NIM........................ 42
Bảng 4.5. Kiểm định Wald trong mô hình hồi quy theo ROE ........................................ 44
Bảng 4.6. Kiểm định Wald trong mô hình hồi quy theo ROA........................................ 45
Bảng 4.7. Kiểm định Wald trong mô hình hồi quy theo NIM......................................... 46
Bảng 4.8. Cơ cấu chi phí hoạt động của 33 ngân hàng Việt Nam năm 2012................... 55
Chương 1: Giới thiệu
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương mở đầu sẽ trình bày những vấn đề mà nghiên cứu quan tâm cũng như ý
nghĩa của nó trong thực tế. Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu sẽ được đưa ra. Sau đó luận văn đưa ra phương pháp nghiên cứu tổng quát
và cuối cùng là phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
1.1. Lý do nghiên cứu của luận văn
Ngân hàng là một loại hình hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp những dịch vụ
tiện ích phục vụ nhu cầu thiết yếu cho các tổ chức, cá nhân về các hoạt động mua bán,
giao dịch, tín dụng liên quan đến tài sản tài chính. Hoạt động này mang lại lợi ích kinh
tế cho cá nhân nói riêng, góp phần phát triển kinh tế nước nhà nói chung. Ngân hàng
được xem là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong
nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ
yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan
trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm
hoạt động riêng có của mình, ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc kinh doanh hiệu quả là vấn đề được các tổ
chức kinh tế quan tâm và cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi. Một trong những
tiêu chí để xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và quan trọng nhất
trong kết quả đầu ra của ngân hàng đó là lợi nhuận. Nó cần thiết cho việc đảm bảo sự ổn
định và phát triển của ngân hàng, đảm bảo đời sống cho nhân viên cũng như khuyến
khích họ tận tụy với công việc nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Mặt khác, lợi
nhuận cho thấy khả năng tài chính, uy tín của ngân hàng đó với khách hàng. Hơn nữa
lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra
các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh
của ngân hàng trong từng thời kỳ hoạt động. Như vậy, lợi nhuận chính là mối quan tâm
hàng đầu của ngân hàng.
Chương 1: Giới thiệu
2
Trong thời gian qua, ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, có rất nhiều nghiên
cứu quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên,
mỗi nghiên cứu cho ra kết quả khác nhau tương ứng với từng điều kiện thực tiễn của
quốc gia trong từng giai đoạn khác nhau. Ở Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn
kinh tế khó khăn và chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường
bất động sản trầm lắng, giá vàng biến động khôn lường, lạm phát tăng cao, thất nghiệp
tràn lan,…dẫn đến hoạt động kinh doanh khó khăn, nợ xấu tăng cao, lợi nhuận toàn
ngành sụt giảm. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước cho biết, tổng lợi nhuận toàn
ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình
hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng
của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả
những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng
đáng kể so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận.
Nghiên cứu này ra đời xuất phát từ các câu hỏi sau đây: Tại sao cùng là ngân hàng
thương mại nhưng ngân hàng này lại hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng khác? Phải
chăng do các yếu tố nội tại hay có sự tác động từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến
hiệu quả hoạt động ngân hàng?
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các mối quan hệ và sự tác động của các yếu
tố vĩ mô, yếu tố ngành và yếu tố nội tại của ngân hàng đến hiệu quả hoạt động, ta thấy
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để giúp cho các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được
mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của lợi nhuận nhằm tìm ra những
nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ
đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ
nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của
ngân hàng. Việc đánh giá, xem xét một cách khoa học các chỉ tiêu đo lường hiệu quả
hoạt động giúp cho nhà quản trị tránh được những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt
động, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển ngân hàng ngày một lớn
mạnh.
Chương 1: Giới thiệu
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mai ở Việt Nam thông qua việc ước lượng mô hình hồi
quy với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi trên vốn
chủ sở hữu (ROE), và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Các biến độc lập là các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng như yếu tố vĩ mô (lạm phát), yếu
tố ngành (mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thị trường tiền vay) và yếu tố nội
tại của ngân hàng (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, rủi ro tín dụng, năng suất lao động,
tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng) trên cơ sở hệ thống dữ liệu thứ cấp (báo cáo
tài chính) thu thập từ các ngân hàng giai đoạn 2006–2012. Trên cơ sở đó, bài viết đề
xuất các giải pháp làm tăng hiệu quả hoạt động các Ngân hàng ở Việt Nam. Với mục
tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Các yếu tố vĩ mô, ngành và yếu tố nội có mối tương quan như thế nào đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam?
+ Cường độ tác động của các yếu tố vĩ mô, ngành và yếu tố nội tại đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng ra sao?
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng dựa trên mô hình hồi quy dữ liệu
dạng bảng cân bằng. Phương pháp nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy thông
thường (POOL), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên
(REM) để phân tích mối liên hệ giữa các biến.
Dữ liệu được thu thập từ các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong khoảng
thời gian từ 2006-2012. Dữ liệu về các biến nghiên cứu được thu thập từ cục thống kê,
ngân hàng nhà nước, các báo cáo tài chính thường niên của ngân hàng, sở giao dịch
chứng khoán và các website phân tích dữ liệu uy tín, được tính toán trước khi đưa vào
mô hình. Dữ liệu sau khi được thu thập, sàng lọc và được xử lý bằng phần mềm Eviews
để đưa ra kết luận về mối quan hệ cũng như ý nghĩa thống kê của các biến.
Chương 1: Giới thiệu
4
1.4. Nội dung nghiên cứu và kết cấu của luận văn
Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nội dung nghiên cứu, bao gồm lý do chọn đề tài,
phương pháp nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
Chương 2: Khảo sát cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, các giả thuyết liên quan đến
nội dung nghiên cứu, kết quả của các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan
đến đề tài.
Chương 3: Đo lường các biến và xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu
Về mặt khoa học, đề tài góp phần tham gia vào việc hoàn thiện mô hình xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, việc nghiên cứu này vốn
có rất ít nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là nghiên cứu sự ảnh
hưởng của các yếu tố nội tại như dự phòng chung, dự phòng cụ thể của ngân hàng. Bên
cạnh đó, đây cũng là một nghiên cứu với mục tiêu kiểm nghiệm lại những kết quả
nghiên cứu trước đây về sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, yếu tố ngành,... cũng như
tìm ra những yếu tố mới cho những nghiên cứu sau này mà đề tài chưa làm được.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu là một tham khảo mang tính khoa học giúp
các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng
trưởng của lợi nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp và chính sách để phát
huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao
hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng để nhà quản trị tránh được
những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động, từ đó có thể đưa ra những quyết định
đúng đắn phát triển ngân hàng ngày một lớn mạnh.
Tóm lại, chương mở đầu của nghiên cứu đã phác họa tổng quan các vấn đề cần giải
quyết và đưa ra giải pháp cho các vấn đề đó. Xuyên suốt các phần tiếp theo đây của
luận văn, tác giả sẽ từng bước đi tìm bằng chứng để trả lời cho các câu hỏi ban đầu.
Cuối cùng, kết cấu của nghiên cứu này cũng được đưa ra, phân định rõ ràng từng bước
đi tiếp theo để đạt được mục tiêu cuối cùng.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Chương 1 đã trình bày những vấn đề mà nghiên cứu quan tâm, câu hỏi nghiên cứu
cũng được đưa ra và hướng tới mục tiêu cần đạt được. Để đạt được mục tiêu đó, nghiên
cứu cần phải dựa vào những nghiên cứu thực nghiệm trước đây để làm cơ sở. Do đó,
chương này sẽ đi vào xem xét và tổng hợp lại những nghiên cứu được thực hiện ở các
đối tượng và trên từng phạm vi khác nhau. Từ những nghiên cứu thực nghiệm này, dựa
vào tình hình thực tế tại Việt Nam, tác giả sẽ lựa chọn các yếu tố phù hợp nhất để đánh
giá tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, để đánh giá
tổng quan đối tượng cần nghiên cứu, tác giả cũng sẽ mô tả thực trạng tình hình hoạt
động của ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2012.
2.1. Tổng quan về ngành ngân hàng ở Việt Nam
Trích dẫn từ báo cáo phân tích ngành ngân hàng của công ty cổ phần chứng khoán
Phương Nam (PNS): “Ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế
từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ
phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán,
trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của
cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành
ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản
của hệ thống được đảm bảo. Năm 2012 có thể xem là một năm khá sóng gió đối với
ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng
thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh”. Báo cáo trên cũng đã vẽ lên bức tranh phản ánh
toàn cảnh ngành ngân hàng trong năm 2012 như sau:
2.1.1. Tăng trưởng tín dụng thấp nhất từ trước đến nay
Tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn
nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên được hơn 4%.
Đến ngày 20-12-2012, Ngân hàng nhà nước cho biết tăng trưởng tín dụng đạt 6,45% so
với cuối năm 2011 và ước cả năm đạt khoảng 7%.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
6
Tuy nhiên, ngày 9-1-2013, ngân hàng nhà nước thông báo về kết quả hoạt động
ngân hàng năm 2012 và định hướng 2013, điểm bất ngờ là tín dụng đã tăng mạnh vào
cuối năm 2012, khiến cả năm tăng trưởng 8,91%. Trong đó, tín dụng VNĐ tăng
11,51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011. Tín dụng nông nghiệp,
nông thôn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6,15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích
giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tín dụng năm
2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng
trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu
thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện
vay vốn; các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu.
(Nguồn trích dẫn: PNS)
2.1.2. Lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012.
Từ mức trần 14%, sau 6 lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong năm 2012 còn 8% và
lãi suất dài hạn thì theo cơ chế thả nổi. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011,
từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn
ngắn, ngân hàng nhà nước đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi
suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống
còn 8%/năm, trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm.
Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Việc điều chỉnh trên được xem là
động thái tích cực để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp. Hiên nay, lãi suất cho vay cơ
bản đã về quanh mốc 12-15%. Ngân hàng nhà nước cho biết, năm 2013 sẽ xem xét bỏ
trần lãi suất huy động. Theo đó, ngân hàng nhà nước sẽ điều hành các mức lãi suất phù
hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; Tiếp tục áp
dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VNĐ để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét
bỏ trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống tổ
chức tín dụng cải thiện vững chắc. Trường hợp lạm phát của năm 2013 được kiểm soát
ở mức thấp hơn năm 2012, ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành theo hướng giảm
mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. (Nguồn trích dẫn: PNS)
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
7
2.1.3. Tổng tài sản toàn ngành
Dữ liệu từ ngân hàng nhà nước cho biết, tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của hệ
thống các tổ chức tín dụng tăng trưởng 2,54% so với năm 2011 lên đến 5.085.780 tỷ
đồng. Như vậy, cả năm 2012 tổng tài sản của hệ thống tăng gần 126.000 tỷ đồng. Tuy
nhiên, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng trưởng phần lớn được đóng góp bởi khối ngân
hàng thương mại nhà nước. Năm 2012, tài sản của nhóm này tăng thêm hơn 232.000 tỷ
đồng (tương đương 11,78%). Ngược lại, tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần
bị sụt giảm hơn 102.000 tỷ đồng so với năm 2011. Trong nhóm ngân hàng quốc doanh,
Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) và Ngân hàng Công thương (Vietinbank) dẫn đầu
về tổng tài sản lần lượt 560.000 tỷ đồng và 503.530 tỷ đồng. Trong nhóm ngân hàng
thương mại cổ phần, Techcombank dẫn đầu với tài sản 179.732 tỷ đồng. (Nguồn trích
dẫn: PNS)
2.1.4. Tình hình nợ xấu
Cập nhật mới nhất từ ngân hàng nhà nước về nợ xấu cho thấy, tính đến cuối tháng
2/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng đã giảm từ 8,82% của 9/2012 xuống còn
6%. Như vậy chỉ trong 5 tháng, ngành ngân hàng Việt Nam xử lý được 53.685 tỷ đồng
nợ xấu. Ước tính nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng vào khoảng 156.000 tỷ đồng.
Điều đáng lưu ý là những con số công bố của các tổ chức tín dụng và giám sát của ngân
hàng nhà nước có sự khác biệt rất lớn. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng vào cuối
năm 2012, nợ xấu khoảng 135.000 tỷ đồng, tương đương 4,86% tổng dư nợ và tăng
67,25% so với năm 2011. Trong đó, 7 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, ngoại
trừ Navibank, có tổng nợ xấu lên đến 22.000 tỷ đồng.
Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các tổ chức tín
dụng mà còn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn như hiện nay
cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không
chỉ với các tổ chức tín dụng mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu,
các tổ chức tín dụng không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt
động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
8
Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo
tăng trưởng bền vững. (Nguồn trích dẫn: PNS)
2.1.5. Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng
Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sôi động hơn do sự
tham gia của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Hiện
nay, số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và
phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn. Vì vậy, mức độ cạnh tranh ở ngành này
khá khốc liệt, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng nhất là trong bối cảnh nên
kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. (Nguồn trích dẫn: PNS)
Bảng 2.1. Số lượng Ngân hàng thương mại ở Việt Nam qua các năm
Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2012
NH TMQD 4 4 4 5 4 5 5 5 5 4 3 5
NH TMCP 4 41 48 51 48 39 37 34 35 39 40 34
Nguồn: sbv.gov.vn
2.1.6. Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh
Ngân hàng nhà nước cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là
28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong
2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết
các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, dù
vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Ba nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm
trong năm 2012: do tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạ
nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng. (Nguồn trích dẫn: PNS)
Về mặt lý thuyết, hiệu quả hoạt động ngân hàng được quyết định bởi các yếu tố
bên trong và bên ngoài ngân hàng. Các yếu tố bên trong được xác định từ các chỉ tiêu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
9
bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh. Các yếu tố bên ngoài không liên
quan đến việc quản lý ngân hàng, nó phản ánh môi trường kinh tế, luật pháp, có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, các biến số giải thích của mô hình khi đưa
vào nghiên cứu, cũng thường được phân thành 2 dạng yếu tố: yếu tố bên trong và yếu tố
bên ngoài, tuỳ theo mục đích của các nghiên cứu. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
ngân hàng đã được các nhà nghiên cứu thực hiện chéo giữa hệ thống ngân hàng các
quốc gia với nhau, hoặc là giữa các ngân hàng trong một quốc gia.
2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Đo lường bằng ROA, ROE, NIM)
2.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
ROA được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế trên bình quân tổng tài
sản. Số liệu về lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn chỉ tiêu
tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán thường niên của các ngân hàng. Chỉ tiêu
ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử
dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Số
liệu về lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, còn chỉ tiêu tổng tài
sản được lấy từ bảng cân đối kế toán thường niên của các ngân hàng. Chỉ tiêu ROE thể
hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu cho
biết bình quân cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả. Các loại cổ
phiếu có ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng, do đó chỉ tiêu này có ý nghĩa
quan trọng đối với quyết định của các nhà đầu tư.
2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
NIM được tính bằng tỷ lệ giữa thu nhập lãi thuần trên tổng dư nợ. Trong đó thu
nhập lãi thuần chính là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trừ đi chi phí trả lãi. Tổng dư nợ
của ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất thường niên, thu nhập từ lãi
tiền cho vay và chi phí trả lãi tiền gửi, thu nhập lãi thuần thể hiện rất rõ ràng, chi tiết
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
10
trong báo cáo hoạt động kinh doanh hợp nhất của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu cho biết
một đồng vốn huy động của ngân hàng đem kinh doanh (cho vay) sau khi trừ đi chi phí
lãi huy động sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi.
2.3. Các yếu tố bên trong ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động
Các yếu tố bên trong ngân hàng bao gồm: tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, quản trị rủi
ro, năng suất lao động, quản lý chi phí, quy mô, và một số yếu tố có liên quan khác.
2.3.1. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (CAP)
Tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản là biến số độc lập để đo lường và đại diện cho
chỉ số vốn của ngân hàng. Tỷ số này phản ánh cơ cấu vốn của mỗi ngân hàng. Vốn chủ
sở hữu của ngân hàng là tấm đệm để chống lại rủi ro phá sản, bảo vệ quyền lợi của
khách hàng tiền gửi và góp phần tạo nên thương hiệu và niềm tin cho khách hàng. Tỷ lệ
vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao đồng nghĩa với tỷ lệ nợ/tổng tài sản thấp, ngân hàng sẽ
giảm được đáng kể chi phí sử dụng vốn (như chi phí lãi vay, chi phí liên quan đến huy
động vốn,…), chi phí giảm trực tiếp làm tăng lợi nhuận. Với giả định là thị trường vốn
hoàn hảo, khi tỷ lệ vốn này tăng sẽ làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng.
Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, ROE và tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có mối
liên hệ cùng chiều trong một nghiên cứu các ngân hàng ở Mỹ trong giai đoạn 1983 đến
1992 (Berger (1995b)). Trong một nghiên cứu khác, Anthony và Schumacher (2000)
chọn lọc số liệu từ 614 ngân hàng ở 7 quốc gia Châu Âu và Mỹ trong giai đoạn 1988
đến 1995 và đã chứng tỏ sự tồn tại mối liên hệ cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản và NIM.
Tiến hành những nghiên cứu tương tự khác ở khu vực châu Á, số liệu 262 ngân
hàng thương mại tại 9 quốc gia Châu Á từ 1997 đến 2005 đã được Jane-Raung Lin và
các cộng sự (2012) sử dụng để chứng minh hiệu quả quản lý tài sản và vốn chủ sở hữu
có mối liên hệ cùng chiều với NIM. Thời gian sau đó, Fotios và Kyriaki (2007) thực
hiện nghiên cứu yếu tố nội tại ngân hàng và môi trường kinh tế tác động đến lợi nhuận
ngân hàng trong nước và nước ngoài của 15 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1995 đến
2001. Tổng số ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu này là 584 ngân hàng. Kết
quả cũng cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến ROA
đối với ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Anna và Hoi (2007) cũng cho
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
11
thấy những ngân hàng có tỷ lệ vốn trên tổng tài sản lớn thì sẽ tác động tích cực đến lợi
nhuận (đo lường bằng ROA). Không dừng lại ở đó, Samy Ben (2003) thu thập được kết
quả những ngân hàng nào có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì có NIM và ROA cao trong
một nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại ngân hàng, cấu trúc tài chính và các
yếu tố vĩ mô tác động lên NIM và lợi nhuận ngân hàng với dữ liệu bảng cân đối của 10
ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn 1980 đến 2000. Cuối cùng, trong một nghiên cứu
toàn diện ở 80 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1988-1995, Demirguc và Harry
(1999) đã xem xét các yếu tố quyết định đến lãi biên và lợi nhuận ngân hàng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có vốn tự có cao sẽ có lợi nhuận lãi ròng cao hơn và
có lời hơn. Nhìn chung, qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại khắp các châu lục trên
thế giới, kết quả thu được khá đồng nhất với kết luận tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Điều này phù hợp
với thực tế là các ngân hàng với tỷ lệ vốn cao hơn có chi phí tài trợ thấp hơn bởi vì chi
phí phá sản tiềm năng thấp hơn.
Giả thuyết H1: Có mối tương quan thuận giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài
sản với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
2.3.2. Rủi ro tín dụng (RSK)
Quản trị rủi ro trong ngân hàng cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng
đầu. Bởi vì, với một ngân hàng có chất lượng tài sản kém và tính thanh khoản thấp, có
thể đưa ngân hàng đó đến việc phá sản. Trong những giai đoạn biến động kinh tế, các
ngân hàng thường đa dạng hoá danh mục đầu tư hoặc nắm giữ những tài sản có tính
thanh khoản cao để giảm thiểu rủi ro. Với góc nhìn này, rủi ro được phân chia thành rủi
ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu ảnh
hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với
nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực
hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Tỉ lệ giữa số tiền trích lập
dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ của ngân hàng được sử dụng để đo lường rủi
ro tín dụng này. Chỉ số này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự
phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
12
tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Để cải thiện lợi nhuận, ngân hàng cần cải thiện
việc kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch
toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các
khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng chung và
dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung (General Provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Theo quy
định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, dự
phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm
4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.
Dự phòng cụ thể (Specific provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm
bảo).
Miller và Noulas (1997) cho thấy có mối liên hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng
và lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này có thể được lý giải là khi rủi ro tăng lên, ngân
hàng phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng, do đó làm giảm lợi nhuận. Kết quả tương tự khi
Panayiotis và các cộng sự (2006) thực hiện nghiên cứu tại thị trường Hy Lạp trong giai
đoạn 1985 - 2001. Điều này cho thấy các nhà quản trị hệ thống ngân hàng ở Hy Lạp đã
tăng cường việc kiểm tra giám sát rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhất quán
với kết quả đó, việc nghiên cứu số liệu của 5 ngân hàng lớn nhất chiếm 75% tổng tài
sản và có cùng tỷ lệ dư nợ trong năm 1993-2007 ở thị trường Macao đã đưa đến kết
luận tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận
ngân hàng (đo lường bằng ROA) (theo Anna và Hoi (2007) ).
Khi nghiên cứu theo các loại hình ngân hàng khác nhau ở Nga trong giai đoạn
1999-2007, Zuzana và Tigran (2011) sử dụng dữ liệu bảng của tất cả các ngân hàng với
phương pháp hồi quy để tìm ra các yếu tố tác động đến NIM. Các nhà nghiên cứu đã có
bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và
NIM đối với các ngân hàng tư nhân, cùng chiều đối với ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên
rủi ro tín dụng không có ý nghĩa thống kê với ngân hàng nước ngoài.
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50696
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

ứNg dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (tpb) đế phân tích ý định đầu tư cổ...
ứNg dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (tpb) đế phân tích ý định đầu tư cổ...ứNg dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (tpb) đế phân tích ý định đầu tư cổ...
ứNg dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (tpb) đế phân tích ý định đầu tư cổ...nataliej4
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
 
Đề tài: Hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, HAY
Đề tài: Hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, HAYĐề tài: Hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, HAY
Đề tài: Hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng đầu tư, 9đ
Luận văn: Điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng đầu tư, 9đLuận văn: Điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng đầu tư, 9đ
Luận văn: Điều kiện giải ngân trong Hợp đồng tín dụng đầu tư, 9đ
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
 
Xep hang tin dung mh binary logistic
Xep hang tin dung mh binary logisticXep hang tin dung mh binary logistic
Xep hang tin dung mh binary logistic
 
ứNg dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (tpb) đế phân tích ý định đầu tư cổ...
ứNg dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (tpb) đế phân tích ý định đầu tư cổ...ứNg dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (tpb) đế phân tích ý định đầu tư cổ...
ứNg dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch (tpb) đế phân tích ý định đầu tư cổ...
 
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng tại ngân hàng Techcombank
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng tại ngân hàng TechcombankYếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng tại ngân hàng Techcombank
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng tại ngân hàng Techcombank
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú ThọLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
 
Kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính tại Ngân hàng Agribank
Kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính tại Ngân hàng AgribankKiểm soát nội bộ và quản lý tài chính tại Ngân hàng Agribank
Kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính tại Ngân hàng Agribank
 
Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank
 Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Sacombank
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOTPháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
 
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
Hoạt động huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và p...
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
 
20192
2019220192
20192
 

Similar to Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saoPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam (20)

Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệpPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệpPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần khoáng sản, HOT 2018
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần khoáng sản, HOT 2018Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần khoáng sản, HOT 2018
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần khoáng sản, HOT 2018
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
 
Đề tài tình hình tài chính công ty khoáng sản, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  tình hình tài chính công ty khoáng sản, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  tình hình tài chính công ty khoáng sản, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty khoáng sản, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần viglace...
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietlandPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh vietland
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saoPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
 
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TẠ THANH QUÝ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI, YẾU TỐ NGÀNH VÀ YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
  • 2. LỜI CÁM ƠN  Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý thầy cô trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt kiến thức chuyên sâu về ngành tài chính ngân hàng để tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận nền tri thức tiên tiến của Việt Nam và thế giới. Từ đó tôi có nền tảng để nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Võ Thị Quý- người hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Với sự tận tình góp ý và chỉ dẫn của cô Quý trong suốt thời gian nghiên cứu, tôi được củng cố thêm về mặt phương pháp và có thêm ý tưởng cho đề tài. Sau cùng, tôi xin cảm ơn những bạn bè lớp MFB2 đã đồng hành cùng tôi và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tạ Thanh Quý
  • 3. LỜI CAM ĐOAN  Trước hết, tôi xin cam đoan rằng luận văn nghiên cứu với nội dung “Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, ngành và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay từng phần nhỏ của luận văn chưa được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học, hoặc cơ sở đào tạo khác. Tạ Thanh Quý
  • 4. TÓM TẮT  Cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2012 có thể được xem là năm sóng gió của ngành ngân hàng với hàng loạt các sự kiện. Lợi nhuận toàn ngành sụt giảm nghiêm trọng, nợ xấu bùng nổ và trở thành bài toán nan giải, nhiều lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng lớn bị bắt vì vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, hàng loạt các ngân hàng hoạt động yếu kém bị sát nhập. Để đứng vững trên thương trường, các nhà điều hành ngân hàng cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó các yếu tố nội tại ngân hàng, yếu tố ngành và yếu tố vĩ mô được xem xét để đánh giá tác động đến hiệu quả hoạt động. Với dữ liệu bảng cân bằng của 26 ngân hàng trong giai đoạn 2006-2012, mô hình hồi quy Pool thông thường được sử dụng để ước lượng mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động được đo lường bằng ROA, ROE và NIM. Các biến độc lập là yếu tố vĩ mô (lạm phát), yếu tố ngành (mức độ cạnh tranh thị trường tiền vay) và yếu tố nội tại của ngân hàng (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, rủi ro tín dụng, năng suất lao động, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động tích cực của năng suất lao động đến hiệu quả hoạt động. Yếu tố lạm phát và rủi ro tín dụng chưa đủ mạnh để giải thích được sự biến động của hiệu quả hoạt động. Các yếu tố còn lại có chiều hướng và cường độ tác động khác nhau tùy theo từng chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động khác nhau. Nhìn chung kết quả này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trên khắp thế giới và phản ánh được thực trạng ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng. Dựa vào những kết quả nghiên cứu đạt được, các nhà điều hành ngân hàng có thêm nguồn tư liệu để nhìn nhận tầm quan trọng của các yếu tố nội tại, ngành và vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ đó hoạch định giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • 5. i MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. iv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................. 1 1.1. Lý do nghiên cứu của luận văn .............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.4. Nội dung nghiên cứu và kết cấu của luận văn........................................................ 4 1.5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu ........................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM........ 5 2.1. Tổng quan về ngành ngân hàng ở Việt Nam.......................................................... 5 2.1.1. Tăng trưởng tín dụng thấp nhất từ trước đến nay ................................................ 5 2.1.2. Lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012. ........................................ 6 2.1.3. Tổng tài sản toàn ngành...................................................................................... 7 2.1.4. Tình hình nợ xấu ................................................................................................ 7 2.1.5. Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ......................................................... 8 2.1.6. Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh.................................................. 8 2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Đo lường bằng ROA, ROE, NIM)................. 9 2.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ........................................................... 9 2.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)...................................................... 9 2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)....................................................................... 9 2.3. Các yếu tố bên trong ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động ....................... 10 2.3.1. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (CAP) ................................................................... 10 2.3.2. Rủi ro tín dụng (RSK) .................................................................................... 11
  • 6. ii 2.3.3. Năng suất lao động (PRO).............................................................................. 13 2.3.4. Chi phí hoạt động (EXPS).............................................................................. 14 2.3.5. Quy mô ngân hàng (SZ) ................................................................................. 16 2.4. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng .......................................................................... 18 2.4.1. Độ cạnh tranh của ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động (LN).............. 18 2.4.2. Lạm phát tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (INF).......................... 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 24 3.1. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu ...................................................... 24 3.1.1. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (CAP)........................................................ 24 3.1.2. Rủi ro tín dụng (RSK) .................................................................................... 25 3.1.3. Năng suất lao động (PRO).............................................................................. 26 3.1.4. Tỷ lệ chi phí hoạt động (EXPS)...................................................................... 27 3.1.5. Quy mô ngân hàng (SZ) ................................................................................. 27 3.1.6. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thị trường tiền vay (LN)........... 27 3.1.7. Tỷ lệ lạm phát (INF)....................................................................................... 28 3.2. Thu thập và xử lý số liệu ..................................................................................... 29 3.3. Khảo sát tương quan giữa các biến độc lập.......................................................... 30 3.4. Xây dựng phương trình thực nghiệm và lựa chọn mô hình .................................. 30 3.4.1. Mô hình hồi quy Pool..................................................................................... 30 3.4.2. Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effect Model _FEM)...................... 31 3.4.3. Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model _REM) ........... 31 3.4.4. Lựa chọn FEM và REM ................................................................................. 32 3.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy đã lựa chọn ..................................... 33 3.6. Giải thích kết quả nghiên cứu.............................................................................. 34
  • 7. iii CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 36 4.1. Thống kê mô tả.................................................................................................... 36 4.2. Phân tích tương quan........................................................................................... 38 4.3. Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai (VIF)................................................... 40 4.4. Kết quả hồi quy POOL........................................................................................ 41 4.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..................................................................... 43 4.5.1. Kiểm định tự tương quan................................................................................ 43 4.5.2. Kiểm định WALD về sự cần thiết của các biến độc lập .................................. 44 4.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi............................................................. 46 4.6. Giải thích kết quả nghiên cứu.............................................................................. 49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 62 5.1. Kết luận............................................................................................................... 62 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 63 5.2. Hạn chế của luận văn........................................................................................... 64 5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 67 PHỤ LỤC A: KIỂM ĐỊNH NHÂN TỬ PHÓNG ĐẠI PHƯƠNG SAI VIF..................... 71 PHỤ LỤC B: KIỂM ĐỊNH WALD................................................................................. 72 PHỤ LỤC C: KIỂM ĐINH PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI.................................................. 76 PHỤ LỤC D: KẾT QUẢ HỒI QUY POOL..................................................................... 79 PHỤ LỤC E: KẾT QUẢ HỒI QUY FIXED EFFECT..................................................... 82 PHỤ LỤC F: KẾT QUẢ HỒI QUY RANDOM EFFECT ............................................... 85 PHỤ LỤC G: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG NGHIÊN CỨU ................................. 88 PHỤ LỤC H: DỮ LIỆU CHẠY HỒI QUY ..................................................................... 89
  • 8. iv DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng Ngân hàng thương mại ở Việt Nam qua các năm.............................. 8 Bảng 3.1. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ......................................................... 26 Bảng 3.2. Kỳ vọng về dấu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ..................................... 28 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu.............................................................. 36 Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến......................................................... 39 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại phương sai (VIF)................................. 41 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy Pool với 3 biến phụ thuộc ROE, ROA, NIM........................ 42 Bảng 4.5. Kiểm định Wald trong mô hình hồi quy theo ROE ........................................ 44 Bảng 4.6. Kiểm định Wald trong mô hình hồi quy theo ROA........................................ 45 Bảng 4.7. Kiểm định Wald trong mô hình hồi quy theo NIM......................................... 46 Bảng 4.8. Cơ cấu chi phí hoạt động của 33 ngân hàng Việt Nam năm 2012................... 55
  • 9. Chương 1: Giới thiệu 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương mở đầu sẽ trình bày những vấn đề mà nghiên cứu quan tâm cũng như ý nghĩa của nó trong thực tế. Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu sẽ được đưa ra. Sau đó luận văn đưa ra phương pháp nghiên cứu tổng quát và cuối cùng là phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 1.1. Lý do nghiên cứu của luận văn Ngân hàng là một loại hình hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu thiết yếu cho các tổ chức, cá nhân về các hoạt động mua bán, giao dịch, tín dụng liên quan đến tài sản tài chính. Hoạt động này mang lại lợi ích kinh tế cho cá nhân nói riêng, góp phần phát triển kinh tế nước nhà nói chung. Ngân hàng được xem là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc kinh doanh hiệu quả là vấn đề được các tổ chức kinh tế quan tâm và cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi. Một trong những tiêu chí để xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và quan trọng nhất trong kết quả đầu ra của ngân hàng đó là lợi nhuận. Nó cần thiết cho việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của ngân hàng, đảm bảo đời sống cho nhân viên cũng như khuyến khích họ tận tụy với công việc nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Mặt khác, lợi nhuận cho thấy khả năng tài chính, uy tín của ngân hàng đó với khách hàng. Hơn nữa lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ hoạt động. Như vậy, lợi nhuận chính là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng.
  • 10. Chương 1: Giới thiệu 2 Trong thời gian qua, ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu cho ra kết quả khác nhau tương ứng với từng điều kiện thực tiễn của quốc gia trong từng giai đoạn khác nhau. Ở Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn và chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường bất động sản trầm lắng, giá vàng biến động khôn lường, lạm phát tăng cao, thất nghiệp tràn lan,…dẫn đến hoạt động kinh doanh khó khăn, nợ xấu tăng cao, lợi nhuận toàn ngành sụt giảm. Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Nghiên cứu này ra đời xuất phát từ các câu hỏi sau đây: Tại sao cùng là ngân hàng thương mại nhưng ngân hàng này lại hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng khác? Phải chăng do các yếu tố nội tại hay có sự tác động từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến hiệu quả hoạt động ngân hàng? Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các mối quan hệ và sự tác động của các yếu tố vĩ mô, yếu tố ngành và yếu tố nội tại của ngân hàng đến hiệu quả hoạt động, ta thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để giúp cho các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của lợi nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Việc đánh giá, xem xét một cách khoa học các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động giúp cho nhà quản trị tránh được những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển ngân hàng ngày một lớn mạnh.
  • 11. Chương 1: Giới thiệu 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mai ở Việt Nam thông qua việc ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản (ROA), tỷ suất lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng như yếu tố vĩ mô (lạm phát), yếu tố ngành (mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thị trường tiền vay) và yếu tố nội tại của ngân hàng (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, rủi ro tín dụng, năng suất lao động, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng) trên cơ sở hệ thống dữ liệu thứ cấp (báo cáo tài chính) thu thập từ các ngân hàng giai đoạn 2006–2012. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp làm tăng hiệu quả hoạt động các Ngân hàng ở Việt Nam. Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây. - Câu hỏi nghiên cứu: + Các yếu tố vĩ mô, ngành và yếu tố nội có mối tương quan như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam? + Cường độ tác động của các yếu tố vĩ mô, ngành và yếu tố nội tại đến hiệu quả hoạt động ngân hàng ra sao? 1.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng dựa trên mô hình hồi quy dữ liệu dạng bảng cân bằng. Phương pháp nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy thông thường (POOL), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để phân tích mối liên hệ giữa các biến. Dữ liệu được thu thập từ các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006-2012. Dữ liệu về các biến nghiên cứu được thu thập từ cục thống kê, ngân hàng nhà nước, các báo cáo tài chính thường niên của ngân hàng, sở giao dịch chứng khoán và các website phân tích dữ liệu uy tín, được tính toán trước khi đưa vào mô hình. Dữ liệu sau khi được thu thập, sàng lọc và được xử lý bằng phần mềm Eviews để đưa ra kết luận về mối quan hệ cũng như ý nghĩa thống kê của các biến.
  • 12. Chương 1: Giới thiệu 4 1.4. Nội dung nghiên cứu và kết cấu của luận văn Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương, bao gồm: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nội dung nghiên cứu, bao gồm lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Chương 2: Khảo sát cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, các giả thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu, kết quả của các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Chương 3: Đo lường các biến và xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu Về mặt khoa học, đề tài góp phần tham gia vào việc hoàn thiện mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, việc nghiên cứu này vốn có rất ít nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như dự phòng chung, dự phòng cụ thể của ngân hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là một nghiên cứu với mục tiêu kiểm nghiệm lại những kết quả nghiên cứu trước đây về sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, yếu tố ngành,... cũng như tìm ra những yếu tố mới cho những nghiên cứu sau này mà đề tài chưa làm được. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu là một tham khảo mang tính khoa học giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của lợi nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp và chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng để nhà quản trị tránh được những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển ngân hàng ngày một lớn mạnh. Tóm lại, chương mở đầu của nghiên cứu đã phác họa tổng quan các vấn đề cần giải quyết và đưa ra giải pháp cho các vấn đề đó. Xuyên suốt các phần tiếp theo đây của luận văn, tác giả sẽ từng bước đi tìm bằng chứng để trả lời cho các câu hỏi ban đầu. Cuối cùng, kết cấu của nghiên cứu này cũng được đưa ra, phân định rõ ràng từng bước đi tiếp theo để đạt được mục tiêu cuối cùng.
  • 13. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Chương 1 đã trình bày những vấn đề mà nghiên cứu quan tâm, câu hỏi nghiên cứu cũng được đưa ra và hướng tới mục tiêu cần đạt được. Để đạt được mục tiêu đó, nghiên cứu cần phải dựa vào những nghiên cứu thực nghiệm trước đây để làm cơ sở. Do đó, chương này sẽ đi vào xem xét và tổng hợp lại những nghiên cứu được thực hiện ở các đối tượng và trên từng phạm vi khác nhau. Từ những nghiên cứu thực nghiệm này, dựa vào tình hình thực tế tại Việt Nam, tác giả sẽ lựa chọn các yếu tố phù hợp nhất để đánh giá tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, để đánh giá tổng quan đối tượng cần nghiên cứu, tác giả cũng sẽ mô tả thực trạng tình hình hoạt động của ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2012. 2.1. Tổng quan về ngành ngân hàng ở Việt Nam Trích dẫn từ báo cáo phân tích ngành ngân hàng của công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam (PNS): “Ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo. Năm 2012 có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh”. Báo cáo trên cũng đã vẽ lên bức tranh phản ánh toàn cảnh ngành ngân hàng trong năm 2012 như sau: 2.1.1. Tăng trưởng tín dụng thấp nhất từ trước đến nay Tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên được hơn 4%. Đến ngày 20-12-2012, Ngân hàng nhà nước cho biết tăng trưởng tín dụng đạt 6,45% so với cuối năm 2011 và ước cả năm đạt khoảng 7%.
  • 14. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 6 Tuy nhiên, ngày 9-1-2013, ngân hàng nhà nước thông báo về kết quả hoạt động ngân hàng năm 2012 và định hướng 2013, điểm bất ngờ là tín dụng đã tăng mạnh vào cuối năm 2012, khiến cả năm tăng trưởng 8,91%. Trong đó, tín dụng VNĐ tăng 11,51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6,15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tín dụng năm 2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn; các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu. (Nguồn trích dẫn: PNS) 2.1.2. Lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012. Từ mức trần 14%, sau 6 lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong năm 2012 còn 8% và lãi suất dài hạn thì theo cơ chế thả nổi. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm. Song song việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, ngân hàng nhà nước đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên. Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm, trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Việc điều chỉnh trên được xem là động thái tích cực để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp. Hiên nay, lãi suất cho vay cơ bản đã về quanh mốc 12-15%. Ngân hàng nhà nước cho biết, năm 2013 sẽ xem xét bỏ trần lãi suất huy động. Theo đó, ngân hàng nhà nước sẽ điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VNĐ để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét bỏ trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng cải thiện vững chắc. Trường hợp lạm phát của năm 2013 được kiểm soát ở mức thấp hơn năm 2012, ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành theo hướng giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát. (Nguồn trích dẫn: PNS)
  • 15. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 7 2.1.3. Tổng tài sản toàn ngành Dữ liệu từ ngân hàng nhà nước cho biết, tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng trưởng 2,54% so với năm 2011 lên đến 5.085.780 tỷ đồng. Như vậy, cả năm 2012 tổng tài sản của hệ thống tăng gần 126.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng trưởng phần lớn được đóng góp bởi khối ngân hàng thương mại nhà nước. Năm 2012, tài sản của nhóm này tăng thêm hơn 232.000 tỷ đồng (tương đương 11,78%). Ngược lại, tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần bị sụt giảm hơn 102.000 tỷ đồng so với năm 2011. Trong nhóm ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) và Ngân hàng Công thương (Vietinbank) dẫn đầu về tổng tài sản lần lượt 560.000 tỷ đồng và 503.530 tỷ đồng. Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, Techcombank dẫn đầu với tài sản 179.732 tỷ đồng. (Nguồn trích dẫn: PNS) 2.1.4. Tình hình nợ xấu Cập nhật mới nhất từ ngân hàng nhà nước về nợ xấu cho thấy, tính đến cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng đã giảm từ 8,82% của 9/2012 xuống còn 6%. Như vậy chỉ trong 5 tháng, ngành ngân hàng Việt Nam xử lý được 53.685 tỷ đồng nợ xấu. Ước tính nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng vào khoảng 156.000 tỷ đồng. Điều đáng lưu ý là những con số công bố của các tổ chức tín dụng và giám sát của ngân hàng nhà nước có sự khác biệt rất lớn. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 135.000 tỷ đồng, tương đương 4,86% tổng dư nợ và tăng 67,25% so với năm 2011. Trong đó, 7 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, ngoại trừ Navibank, có tổng nợ xấu lên đến 22.000 tỷ đồng. Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các tổ chức tín dụng mà còn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các tổ chức tín dụng mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các tổ chức tín dụng không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn.
  • 16. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 8 Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững. (Nguồn trích dẫn: PNS) 2.1.5. Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sôi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Hiện nay, số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn. Vì vậy, mức độ cạnh tranh ở ngành này khá khốc liệt, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng nhất là trong bối cảnh nên kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. (Nguồn trích dẫn: PNS) Bảng 2.1. Số lượng Ngân hàng thương mại ở Việt Nam qua các năm Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008 2009 2012 NH TMQD 4 4 4 5 4 5 5 5 5 4 3 5 NH TMCP 4 41 48 51 48 39 37 34 35 39 40 34 Nguồn: sbv.gov.vn 2.1.6. Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh Ngân hàng nhà nước cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. Ba nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng. (Nguồn trích dẫn: PNS) Về mặt lý thuyết, hiệu quả hoạt động ngân hàng được quyết định bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Các yếu tố bên trong được xác định từ các chỉ tiêu
  • 17. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 9 bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh. Các yếu tố bên ngoài không liên quan đến việc quản lý ngân hàng, nó phản ánh môi trường kinh tế, luật pháp, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, các biến số giải thích của mô hình khi đưa vào nghiên cứu, cũng thường được phân thành 2 dạng yếu tố: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, tuỳ theo mục đích của các nghiên cứu. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng đã được các nhà nghiên cứu thực hiện chéo giữa hệ thống ngân hàng các quốc gia với nhau, hoặc là giữa các ngân hàng trong một quốc gia. 2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Đo lường bằng ROA, ROE, NIM) 2.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ROA được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế trên bình quân tổng tài sản. Số liệu về lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn chỉ tiêu tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán thường niên của các ngân hàng. Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Số liệu về lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, còn chỉ tiêu tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán thường niên của các ngân hàng. Chỉ tiêu ROE thể hiện tính hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả. Các loại cổ phiếu có ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng, do đó chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với quyết định của các nhà đầu tư. 2.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) NIM được tính bằng tỷ lệ giữa thu nhập lãi thuần trên tổng dư nợ. Trong đó thu nhập lãi thuần chính là chênh lệch giữa thu nhập từ lãi trừ đi chi phí trả lãi. Tổng dư nợ của ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất thường niên, thu nhập từ lãi tiền cho vay và chi phí trả lãi tiền gửi, thu nhập lãi thuần thể hiện rất rõ ràng, chi tiết
  • 18. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 10 trong báo cáo hoạt động kinh doanh hợp nhất của ngân hàng. Kết quả chỉ tiêu cho biết một đồng vốn huy động của ngân hàng đem kinh doanh (cho vay) sau khi trừ đi chi phí lãi huy động sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi. 2.3. Các yếu tố bên trong ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động Các yếu tố bên trong ngân hàng bao gồm: tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, quản trị rủi ro, năng suất lao động, quản lý chi phí, quy mô, và một số yếu tố có liên quan khác. 2.3.1. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (CAP) Tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản là biến số độc lập để đo lường và đại diện cho chỉ số vốn của ngân hàng. Tỷ số này phản ánh cơ cấu vốn của mỗi ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng là tấm đệm để chống lại rủi ro phá sản, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tiền gửi và góp phần tạo nên thương hiệu và niềm tin cho khách hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao đồng nghĩa với tỷ lệ nợ/tổng tài sản thấp, ngân hàng sẽ giảm được đáng kể chi phí sử dụng vốn (như chi phí lãi vay, chi phí liên quan đến huy động vốn,…), chi phí giảm trực tiếp làm tăng lợi nhuận. Với giả định là thị trường vốn hoàn hảo, khi tỷ lệ vốn này tăng sẽ làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, ROE và tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có mối liên hệ cùng chiều trong một nghiên cứu các ngân hàng ở Mỹ trong giai đoạn 1983 đến 1992 (Berger (1995b)). Trong một nghiên cứu khác, Anthony và Schumacher (2000) chọn lọc số liệu từ 614 ngân hàng ở 7 quốc gia Châu Âu và Mỹ trong giai đoạn 1988 đến 1995 và đã chứng tỏ sự tồn tại mối liên hệ cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và NIM. Tiến hành những nghiên cứu tương tự khác ở khu vực châu Á, số liệu 262 ngân hàng thương mại tại 9 quốc gia Châu Á từ 1997 đến 2005 đã được Jane-Raung Lin và các cộng sự (2012) sử dụng để chứng minh hiệu quả quản lý tài sản và vốn chủ sở hữu có mối liên hệ cùng chiều với NIM. Thời gian sau đó, Fotios và Kyriaki (2007) thực hiện nghiên cứu yếu tố nội tại ngân hàng và môi trường kinh tế tác động đến lợi nhuận ngân hàng trong nước và nước ngoài của 15 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1995 đến 2001. Tổng số ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu này là 584 ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến ROA đối với ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Anna và Hoi (2007) cũng cho
  • 19. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 11 thấy những ngân hàng có tỷ lệ vốn trên tổng tài sản lớn thì sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận (đo lường bằng ROA). Không dừng lại ở đó, Samy Ben (2003) thu thập được kết quả những ngân hàng nào có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì có NIM và ROA cao trong một nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại ngân hàng, cấu trúc tài chính và các yếu tố vĩ mô tác động lên NIM và lợi nhuận ngân hàng với dữ liệu bảng cân đối của 10 ngân hàng ở Tunisia trong giai đoạn 1980 đến 2000. Cuối cùng, trong một nghiên cứu toàn diện ở 80 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1988-1995, Demirguc và Harry (1999) đã xem xét các yếu tố quyết định đến lãi biên và lợi nhuận ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có vốn tự có cao sẽ có lợi nhuận lãi ròng cao hơn và có lời hơn. Nhìn chung, qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại khắp các châu lục trên thế giới, kết quả thu được khá đồng nhất với kết luận tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Điều này phù hợp với thực tế là các ngân hàng với tỷ lệ vốn cao hơn có chi phí tài trợ thấp hơn bởi vì chi phí phá sản tiềm năng thấp hơn. Giả thuyết H1: Có mối tương quan thuận giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 2.3.2. Rủi ro tín dụng (RSK) Quản trị rủi ro trong ngân hàng cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu. Bởi vì, với một ngân hàng có chất lượng tài sản kém và tính thanh khoản thấp, có thể đưa ngân hàng đó đến việc phá sản. Trong những giai đoạn biến động kinh tế, các ngân hàng thường đa dạng hoá danh mục đầu tư hoặc nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để giảm thiểu rủi ro. Với góc nhìn này, rủi ro được phân chia thành rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Tỉ lệ giữa số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ của ngân hàng được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng này. Chỉ số này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang
  • 20. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 12 tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Để cải thiện lợi nhuận, ngân hàng cần cải thiện việc kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung (General Provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng. Dự phòng cụ thể (Specific provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo). Miller và Noulas (1997) cho thấy có mối liên hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này có thể được lý giải là khi rủi ro tăng lên, ngân hàng phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng, do đó làm giảm lợi nhuận. Kết quả tương tự khi Panayiotis và các cộng sự (2006) thực hiện nghiên cứu tại thị trường Hy Lạp trong giai đoạn 1985 - 2001. Điều này cho thấy các nhà quản trị hệ thống ngân hàng ở Hy Lạp đã tăng cường việc kiểm tra giám sát rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhất quán với kết quả đó, việc nghiên cứu số liệu của 5 ngân hàng lớn nhất chiếm 75% tổng tài sản và có cùng tỷ lệ dư nợ trong năm 1993-2007 ở thị trường Macao đã đưa đến kết luận tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng (đo lường bằng ROA) (theo Anna và Hoi (2007) ). Khi nghiên cứu theo các loại hình ngân hàng khác nhau ở Nga trong giai đoạn 1999-2007, Zuzana và Tigran (2011) sử dụng dữ liệu bảng của tất cả các ngân hàng với phương pháp hồi quy để tìm ra các yếu tố tác động đến NIM. Các nhà nghiên cứu đã có bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và NIM đối với các ngân hàng tư nhân, cùng chiều đối với ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên rủi ro tín dụng không có ý nghĩa thống kê với ngân hàng nước ngoài.
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50696 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562