SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung
thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Ngọc Anh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 1
MỤC LỤC ................................................................................................. 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
Chương 1 Vai trò của vốn ODA của QŨY DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC với
vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam............................................ 4
1.1. Vai trò của vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản đối với nền kinh tế xã
hội Việt Nam. .................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm dân số và sức khỏe sinh sản....................................... 4
1.1.2. Vai trò của vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản đối với kinh tế xã
hội Việt Nam. ....................................................................................... 5
1.1.3. Các nguồn vốn sử dụng trong chương trình dân số và sức khỏe
sinh sản. ............................................................................................... 6
1.2. ODA của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc....................................... 8
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA ..................................... 8
1.2.1.1. Khái niệm ODA........................................................................ 8
1.2.1.3. Phân loại vốn ODA................................................................. 12
1.2.2.Tác động của nguồn vốn ODA đối với nước tiếp nhận ................. 15
1.2.2.1. Tác động tích cực của ODA .................................................... 15
1.2.2.2. Tác động tiêu cực ................................................................... 17
1.2.3.ODA của UNFPA cho Việt Nam................................................. 19
1.2.3.1. Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc. a. Tổchức:.................................. 19
1.3.2. Nguyên tắc quản lý và thực hiện chương trình và dự án do LHQ
hỗ trợ Việt Nam. ................................................................................. 24
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
3
1.3.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án ODA........................................ 26
Chương 2 Thực trạng quản lý ODA của Liên Hợp Quốc tại dự án “Hỗ trợ bộ
Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
giai đoạn 2011-2020”................................................................................ 29
2.1 .Giới thiệu dự án ............................................................................. 29
2.1.1 Thông tin cơ bản về dự án:...................................................... 29
2.1.2 Bối cảnh và sự cần thiết của dự án:.......................................... 30
2.1.3.Mục tiêu và các chỉ số của dự án:................................................ 32
2.1.4. Các dự án của Chiến lược thực hiện song song cùng dự án hỗ trợ
của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc...............................................………35
2.1.5. Lý do lựa chọn UNFPA là đơn vị của Liên Hợp Quốc thực hiện hỗ
trợ dự án:............................................................................................ 35
2.2.Thực trạng quản lý dự án.................................................................. 37
2.2.1. Quy đinh tổ chức quản lý dự án ............................................... 38
2.2.1. Quy trình xin cấp vốn cho dự án................................................. 42
2.2.3. Quy trình chuyển tiền cho cơ quan thực hiện dự án:.................... 44
2.2.5. Quy định điều chỉnh ngân sách dự án ........................................ 47
2.2.2. Tình hình quản lý dự án............................................................. 50
2.3. Đánh giá ......................................................................................... 66
2.3.1. Kết quả đạt được.................................................................... 66
2.3.2.Những vướng mắc tồn tại............................................................ 69
2.3.2.3. Dự án không phù hợp với nhu cầu và thực trạng của địa
phương……........................................................................................ 70
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại................................................ 71
Chương 3 Các giải pháp tăng cường quản lý ODA tại dự án “Hỗ trợ Bộ Y tế
thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2020” ...................................................................................... 73
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
4
3.1.Nhiệm vụ còn lại của dự án và những thách thức trong quá trình thực
hiện……….. ......................................................................................... 73
3.1.1. Nhiệm vụ còn lại của dự án........................................................ 73
Trên cơ sở đánhgiá tìnhhình thực hiện giai đoạn2011-2014, xem xét các
hoạtđộngcònđangtiến hành hoặc chưatiến hành, cầnphải thực hiện tốt các
hoạt độngsau:........................................................................................ 74
3.1.2.Cơ hội và thách thức tác động đến dự án thực hiện hiệu quả chiến
lược dân số và sức khỏe sinh sản………………………….................... 75
3.1.2.1.Cơ hội..................................................................................... 75
3.1.2.2. Thách thức ............................................................................. 76
3.2.Giải pháp tăng cường quản lý ODA tại dự án .................................... 77
3.2.1. Tăng cường theo dõi, đánh giá thực hiện dự án .......................... 77
3.2.2. Đơn giản hoá, hài hoà hóa thủ tục giữa Việt Nam và UNFPA ..... 79
3.2.3. Đảm bảo cung cấp đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án................. 81
3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.............................................. 82
3.2.5.Tăng cường tính làm chủ và trách nhiệm các Ban quản lý dự án. .. 83
3.3.6. Tăng cường kiểm toán các đơn vị tiếp nhận ODA. ...................... 84
3.2.7. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia trực tiếp vào dự
án………............................................................................................ 85
KẾT LUẬN.............................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 89
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AWP Kế hoạch công tác năm
CIP Cơ quan đồng thực hiện
CQQLVT Các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ
CTQG Chương trình quốc gia
DPO Đề cương chi tiết chương trình, dự án
FACE Yêu cầu chuyển tiền và xác nhận chi tiêu
HPPMG Quy chế chung về Quản lý chương trình và dự
án hợp tác Việt Nam - LHQ
IP Cơ quan thực hiện
KCB Khám chữa bệnh
KH-ĐT Khoa học đào tạo
KH-TC Kế hoạch tài chính
LHQ Liên hợp quốc
NIM Phương thức quốc gia thực hiện
NIP Cơ quan thực hiện quốc gia
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
OPF Quỹ thực hiện Kế hoạch chung
PCG Nhóm điều phối chương trình của các tổ chức
LHQ tại Việt Nam
QWP Kế hoạch công tác quý
SKBMTE Sức khỏe bà mẹ trẻ em.
TC-CB Tổ chức cán bộ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
6
TCDS- KHHGĐ Tổng cục dân số, kế hoạch hóa gia đình.
TOR Điều khoản tham chiếu
UNCO Văn phòng tổ chức LHQ
UNDP Chương trình Phát triển của LHQ
UNFPA Quỹ Dân số của LHQ
VPCP Văn phòng Chính Phủ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong thời đại hiện nay, song song với việc phát triển con người toàn
diện về mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội thì y tế là một trong những
vấn đề rất được quan tâm.
Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, có sự phát triển về lượng nhưng
chưa có sự phát triển về chất. Hàng loạt vấn đề rất đáng lo ngại làm ảnh
hưởng đến cuộc sống an toàn xã hội của người dân như: hiện tượng già hóa
dân số, mất cân bằng giới tính, bạo lực gia đình, tình dục không an toàn song
song với sự phát triển lệch lạc của một bộ phận giới trẻ hiện nay,… Đó là
những vấn đề cần phải được giải quyết lâu dài và triệt để. Việc đầu tư cho sức
khỏe chính là đầu tư phát triển, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện được tốt các mục tiêu chiến lược trên thì Đảng và Nhà
nước cần phải có sự đầu tư thích đáng, song nguồn kinh phí trong nước dành
cho phát triển sự nghiệp y tế còn hạn hẹp nên việc mở rộng khai thác nguồn
tài chính từ bên ngoài cho y tế có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát triển kinh
tế - xã hội ở nước ta.
Trong những năm qua, với việc trở thành thành viên của các tổ chức lớn
trên thế giới như ASEAN, APEC, WTO… quan hệ quốc tế của nước ta đặc biệt
là trong ngành y tế có nhiều chuyển biến thuận lợi. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (Official Development Assistance - ODA) do các tổ chức song
phương, đa phương tài trợ cho ngành y tế trở nên vô cùng quan trọng. Việc thu
hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành y tế đã góp phần cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người dân ở Việt Nam.
Nguồn vốn ODA là nguồn lực từ bên ngoài có những ưu điểm nổi trội:
ưu đãi về thời gian vay, thời gian ân hạn, lãi suất phù hợp để hỗ trợ các nước
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
2
đang phát triển.Tuy nhiên, ODA không chỉ đơn giản là một nguồn viện trợ mà
đi kèm với nó là những điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế. Sẽ là một
gánh nặng lớn nếu chúng ta không biết quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
một cách hợp lý và hiệu quả. Bởi vậy việc tăng cường hiệu quả quản lý ODA
của UNFPA vào dự án “Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số
và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về ODA, thực trạng quản lý và
sửdụng nguồn vốnODA tại dựán tìm ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
Từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ODA tại dự án.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nguồn vốn ODA do UNFPA tài trợ thực hiện tại dự án hỗ trợ bộ y tế
thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình thực hiện, sử dụng và quản lý vốn ODA tại dự án hỗ trợ bộ y
tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các biện pháp thống kế, so
sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp,.. để giải quyết các nội dung nghiên cứu
của khóa luận. Các phương pháp đó được kết hợp chặt chẽ với nhau dựa trên
cơ sở các quan điểm, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách sử dụng
nguồn vốn ODA của Đảng và Nhà nước.
6. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nộidung chính của luận văn gồm có 3chương:
Chương 1: Vai trò của vốn ODA của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc với
vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
3
Chương 2: Thực trạng quản lý ODA của UNFPA tại dự án “Hỗ trợ bộ
Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
giai đoạn 2011-2020”.
Chương 3: Các giải pháp tăng cường quản lý ODA của UNFPA tại
dự án “Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh
sản ở Việt Nam giai đoạn 2011-2012”.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
4
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA VỐN ODA CỦA QŨY DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC
VỚI VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở VIỆT NAM
1.1. Vai trò của vấn đề dân số và sức khỏe sinh sảnđối với nền kinh tế
xã hội Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm dân số và sức khỏe sinh sản.
 Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa
lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát
triển kinh tế - xã hội, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số và biểu
hiện bằng một tháp dân số.
 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: Sức khoẻ là một trạng thái
hoàn hảo cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có
bệnh tật hoặc tàn phế. Như vậy có thể thấy, khái niệm sức khoẻ là một khái
niệm rộng hơn nhiều so với những quan niệm đơn giản như: sức khoẻ là có
một cơ thể cường tráng, sức khoẻ là không ốm đau, sức khoẻ là người lành
lặn, không bị tàn phế…
 Sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe. Sức khỏe
sinh sản gắn với toàn bộ cuộc đời của con người, từ lúc bào thai đến khi tuổi
già. Sức khoẻ sinh sản quan tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam nữ
ở mọi lứa tuổi, đặc biệt chú trọng đến tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sản
(15-49).
Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cai rô - Ai Cập năm
1994 đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khoẻ sinh sản là một
trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi
khía cạnh liên quan đến hệ thống, chức năng và quá trình sinh sản chứ không
phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản”.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
5
1.1.2. Vai trò của vấn đề dân số và sức khỏe sinhsản đối với kinh tế xã hội
Việt Nam.
 Chăm sóc sức khỏe cho toàn xã hội, đảm bảo chất lượng sức khỏe
cho lực lượng sản xuất.
Ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, là nhân tố
quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Con người là sự kết hợp giữa thể
lực và trí tuệ. Trong đó thể lực là cơ sở, điều kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên
việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự cần thiết, luôn cần được quan
tâm và đặt lên hàng đầu. Sức khỏe là một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và
trên hết là quyền cơ bản của con người. Sự bất bình đẳng, nghèo đói, bạo lực
và bất công là nguyên nhân gây ra bệnh tật và chết chóc trong xã hội. Bởi vậy,
nếu được quan tâm và hỗ trợ đúng mức cho chương trình dân số và sức khỏe
sinh sản thì hàng loạt các vấn đề khác sẽ được giải quyết. Tất cẩ mọi người sẽ
được hưởng những dịch vụ chăm sóc, thăm khám chữa bệnh thường xuyên,
nâng cao thể lực, trí lực. Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư phát triển, góp phần
xây dựng nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.Cải thiện sức khỏe, nâng cao tầm vóc và thể lực chính là cho thế hệ
tương lai, duy trì và phát triển giống nòi.
Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020
được thực hiện trên phạm vi cả nước, chăm sóc sức khỏe cho toàn xã hội và
nhiều mặt. Mục tiêu của chiến lược là nâng cao chất lượng sinh sản, giải
quyết tốt vấn đề cơ cấu dân số. Như vậy sẽ tạo ra sự cân bằng và phù hợp trên
các vùng miền tổ quốc, lực lượng lao động có thể đảm bảo được việc làm, ổn
định về mặt gia đình, tạo nền tảng vững chắc cho xã hội.Việc quan tâm đúng
mực đến sức khỏe của người dân sẽ góp phần ổn định về mặt tinh thần, thể
chất tạo ra lối sống xã hội lành mạnh, an toàn , đảm bảo cho lực lượng sản
xuất phát huy tốí đa vai trò và năng lực của bản thân trong xã hội.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
6
 Đảm bảo mức độ tăng dân số phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 -
2020 là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất
lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.
Chăm sóc sức khỏe cũng góp phần làm tăng của cải xã hội chứ không
chỉ tiêu tốn của cải xã hội.
 Tăng dân số phù hợp sẽ:
- Đảm bảo môi trường sống hiện tại và tương lai
- Đảm bảo an toàn cho kết cấu hạ tầng xã hội
- Đảm bảo sự cân đối và hợp lý về sự gia tăng lực lượng lao động
trong tương lai.
 Vấn đề sức khỏe sinh sản rất quan trọng, để duy trì giống nòi và đảm
bảo nâng cao sức khỏe sản xuất cho toàn dân.
Chiến lược đã giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản,
tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát
huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số
và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh. Tạo điều kiện để giảm bớt mất cấn bằng
giới tính, duy trì giống nòi cho thế hệ tương lai.
1.1.3. Các nguồn vốn sử dụng trong chương trình dân số và sức khỏe
sinh sản.
a. Ngân sách nhà nước:
Trong sự nghiệp phát triển đất nước thì mục tiêu đầu tư vào y tế để ổn
định an sinh xã hội luôn luôn được đặt lên là mối quan tâm hang đầu. Nhà
nước luôn dành một phần vốn thuộc ngân sách để đầu tư cho lĩnh vực này.
Ngân sách nhà nước là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất
trong cơ cấu nguồn vốn cung cấp cho y tế nói chung và cho chương trình dân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
7
số và sức khỏe sinh sản nói riêng riêng. Hằng năm căn cứ vào dự toán của
ngành y tế mà quốc hội xem xét phân bổ ngân sách phù hợp. Các cơ sở y tế ở
các tuyến hầu hết sử dụng nguồn chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, các thiết
bị y tế cũng như đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng y tế đòi hỏi phải có nguồn
vốn đầu tư lớn chỉ có ngân sachsn hà nước mới có thê đáp ứng được.
Dự báo ngân sách nhà nước cho chương trình trong những năm tới
còn tiếp tục tăng. Với nguồn chi này, nhà nước tập trung thực hiện đảm bảo
nâng cao chất lượng dân số thông qua việc đầu tư vào các mục tiêu quốc gia
đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, chất lượng đội ngũ cán bộ,…
Trong nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để sử dụng trong chương
trình dân số và sức khỏe sinh sản một phần là nhà nước đi vay nước ngoài
thông qua việc bán trái phiếu chính phủ, và một phần là sử dụng ODA không
hoàn lại của các tổ chức trên thế giới như WB, ADB, Liên Hợp Quốc,…
b. Nguồn vốn từ xã hội hóa ngành y tế.
Đây là nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội có nhu cầu
đầu tư vào y tế theo hình thức cùng góp vốn đầu tư hoặc bệnh viện vay vốn
kích cầu mua trang thiết bị máy móc, góp phần nâng cao chất lượng điều trị,
góp phần xây dựng một mạng lưới y tế đều khắp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
c. Nguồn vốn từ các cá nhân, hộ gia đình
Nhu cầu khám và chữa bệnh hình thành từ bất trắc trong cuộc sống.
Con người không mong muốn gặp phải bất cứ một căn bệnh nào, tuy nhiên sự
việc diễn ra không như mong đợi vì thế nhu cầu phát sinh đó là chi phí cho y
tế. Chi phí cho y tế không như cho các dịch vụ khác, như tiêu dung hay giải
trí, chúng ta có thể sử dụng hoặc không. Nhưng một khi có nhu cầu khám
chữa bệnh thì chắc chắn chi phí cho y tế gần như là bắt buộc dù trong hoàn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
8
cảnh giàu hay nghèo. Và đặc biệt trong tương lai thì chi phí này có xu hướng
tang do nhiều nguyên nhân như giá cả các chi phí liên quan, thuốc men, dịch
vụ,… hơn nữa là do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tang của con người.
Bởi vậy đây là một trong những nguồn vốn tuy không nhiều nhưng rất quan
trọng bổ sung cho y tế.
d. Nguồn vốn từ ODA nước ngoài.
Ngoài nguồn vốn từ tích lũy ngân sách trong nước có nhược điểm là
nguồn vốn đầu tư rất thấp và không đủ đáp ứng cho nhu cầu trong nước,
nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) từ bên ngoài thường tập trung
vào những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn cao, đem lại lợi nhuận
cao,… thì nguồn vốn ODA là một nguồn rất quan trọng đầu tư cho y tế. Bởi
đặc tính có khối lượng lớn, ưu đãi nhiều, không chi có ý nghĩa về mặt kinh tế
mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội nên thực sự là một nguồn vốn rất quan trọng
bổ trợ cho nguồn vốn trong nước, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân.
Chính vì vậy ODA được xem là một cứu cánh để giải quyết khó khan
trên đối với các nước đang phát triển.
1.2. ODA của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA
1.2.1.1. Khái niệm ODA
- Có khá nhiều khái niệm đã được đưa ra về nguồn vốn ODA, song có
thể kế đến một số khái niệm cơ bản khá tổng quát sau:
- Theo OECD ( Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), thì: “ODA là
những nguồn tài chính do các chính phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ hoặc
liên quốc gia viện trợ cho một quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
phúc lợi của quốc gia đó” ( Hà Thị Ngọc Oanh - 2002)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
9
- Ngân hàng thế giới (WB) lại cho rằng “Vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) là những khoản cho viện trợ không hoàn lại cùng các khoản cho
vay ưu đãi có thời gian trả nợ dài và lãi suất thấp hơn lãi suất trên thị trường
quốc tế. Mức độ ưu đãi của các khoản vay được đo bằng yếu tố cho không.
Khoản tài trợ không phải hoàn trả có yếu tố cho không là 100%, gọi là viện
trợ không hoàn lại. Còn khoản vay ưu đãi có yếu tố cho không ít nhất 25% và
được gọi là ODA.”
- Theo Nghị định 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam: “ODA là
hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc chính phủ của một quốc gia
với nhà tài trợ, bao gồm chính phủ nước ngoài và các tổ chức liên chính phủ
hoặc liên quốc gia dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc vốn vay ưu đãi
có yếu tố cho không đạt ít nhất 25%”
- Nói tóm lại, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, song Nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có thể được hiểu là các khoản viện trợ
không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ,
các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ (Non Governmental
Organization- NGO), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United
Nations- UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm
phát triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quốc gia đó phát triển kinh tế xã hội. Trong
đó các điều kiện ưu đãi chung nhất bao gồm:
+ Các khoản không hoàn lại chiếm ít nhất 25%.
+ Lãi suất thấp ( dưới 3% một năm).
+ Thời gian trả nợ dài ( 25 đến 40 năm).
+ Thời gian ân hạn dài ( 8 đến 10 năm).
1.2.1.2. Đặc điểm nguồn vốn ODA
Nguồn vốn ODA có các đặc điểm sau:
a. ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
10
- ODA thể hiện sự hợp tác phát triển giữa các nước phát triển, các tổ
chức quốc tế với các nước đang phát triển. Nguồn vốn hợp tác khi bỏ ra sẽ
đem lại lợi ích cho cả hai bên: bên viện trợ và bên tiếp nhận viện trợ. Các
nước phát triển khi cung cấp ODA sẽ nâng cao được vị thế của mình trên
trường quốc tế, tạo tiền đề cũng như thị trường để tiến hành đầu tư trực tiếp.
Còn các nước đang phát triển thì có điều kiện cải tạo cơ sở hạ tầng, học hỏi
kinh nghiệm kỹ thuật để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Một khi hiểu được như vậy, các nước nhận viện trợ sẽ phải có cách
nhìn khác đi về nguồn vốnODA. Đó khôngphải là một khoản “cho không” hay
“từ thiện” mà là một khoản vay có nghĩa vụ trả nợ. Việc tiếp nhận và sử dụng
ODA có hiệu quả cũng là nền tảng cho quan hệ hợp tác kinh tế lâu dài về sau
giữa các quốc gia.
b. ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi
Tính ưu đãi của nguồn vốn ODA thể hiện ở các khía cạnh sau :
- Lãi suất thấp: Phần vốn vay phải hoàn trả được hưởng lãi suất ưu
đãi và thông thường chỉ dưới 3% một năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thực
tế trên thị trường quốc tế (khoảng từ 7% đến 7.5%).
- Thời gian sử dụng vốn dài. Trong đó thời gian cho vay thường vào
khoảng 30 đến 40 năm (tiêu biểu như ODA của Nhật, ADB hoặc WB ); thời
gian ân hạn (thời gian trả lãi suất thấp hoặc không trả lãi) cũng khá dài,
thường từ 5 đến 10 năm.
- Trong ODA còn bao gồm yếu tố không hoàn lại, được quy định
chiếm ít nhất 25%. Nhìn chung 4 yếu tố quyết định khoản không hoàn lại, là
thời gian trả nợ, thời gian ân hạn, lãi suất khoản nợ và tỉ lệ chiết khấu. Chính
yếu tố không hoàn lại là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại.
- Bên cạnh đó, tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó là
nguồn vốn dành riêng cho các quốc gia đang và chậm phát triển, để thực hiện
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
11
các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
c.ODA là nguồn vốn có nhiều ràng buộc
- Các ràng buộc mà các nước đang phát triển gặp phải khi tiếp nhận và
sử dụng nguồn vốn ODA có thể chia thành 3 loại cơ bản: ràng buộc về mặt
kinh tế, ràng buộc về mặt chính trị và ràng buộc về mặt xã hội.
- Vốn ODA có thể đi kèm nhiều ràng buộc về mặt kinh tế. Những điều
kiện ràng buộc thường rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mối
quan hệ giữa nước viện trợ và nước nhận viện trợ, trình độ phát triển kinh tế
xã hội hay thể chế chính trị của nước tiếp nhận viện trợ. Hình thức ràng buộc
kinh tế thông thường nhất là gắn ODA với việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
từ quốc gia viện trợ. Thông qua những ràng buộc như vậy, các nhà tài trợ có
thể mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường đầu tư và đem lại lợi
nhuận cho hàng hóa và dịch vụ của nước mình.
- Những ràng buộc trong thực hiện ODA có thể mang đến cho nước nhận
viện trợ khôngítrủi ro. Ví dụnhưvớihỗ trợ kỹ thuật, các nước tiếp nhậncó nhiều
nguy cơ phụthuộc lâudàivào nước viện trợ do các trang thiết bị khó có thể thay
thế bằng thiết bị của nước khác và đội ngũ vận hành trong nước cũng phải phụ
thuộc nhiều vào các chuyên gia nước ngoài. Thêm vào đó, do không được lựa
chọnđồngtiềnđểvay ODA, các nước nhậnviện trợ cònphảichịu rủiro khi tỷ giá
thay đổi. Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá, khi trả nợ, các quốc gia tiếp nhận viện
trợ sẽ phải trả thêm một khoản tiền do chênh lệch tỉ giá gây ra.
- Về những ràng buộc chính trị, cần hiểu rằng trong ODA luôn chứa
đựng hai mục tiêu song song. Thứ nhất là để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội ở các nước đang và chậm phát triển. Thứ hai là tăng cường vị thế chính trị
của các nước và tổ chức tài trợ. Thông qua ODA, các nước phát triển xác lập
vị trí và ảnh hưởng của mình tại khu vực tiếp nhận viện trợ. Trong nhiều
chương trình viện trợ, có thể thấy các nước tài trợ rất hay đòi hỏi nước tiếp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
12
nhận phải thay đổi chính sách phát triển của mình cho phù hợp với lợi ích của
bên tài trợ. Chính vì những rủi ro như thế, các nước khi tiếp nhận viện trợ
luôn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng các điều kiện mà nhà tài trợ đưa ra, không
nên vì những lợi ích trước mắt mà đánh đổi quyền lợi lâu dài.
- ODA còn là một nguồn vốn gắn liền với các nhân tố xã hội. Xét về mặt
bản chất, cung cấp ODA chính là quá trình chuyển giao có hoàn lại hoặc
không hoàn lại một phần tổng sản phầm quốc dân (GNP) từ các nước giàu
sang các nước nghèo. Việc cung cấp và sử dụng ODA rất nhạy cảm về mặt xã
hội, chịu sự kiểm soát và điều chỉnh của dư luận xã hội cả ở nước viện trợ và
tiếp nhận viện trợ. Với người dân ở các nước nhận viện trợ, nếu sử dụng sai
phạm và lãng phí, ODA mang lại nguy cơ gây nợ lớn cho các thế hệ tương
lai. Bởi vậy, quy chế sử dụng viện trợ rõ ràng, công khai, giảm thiểu tình
trạng tham nhũng là những yêu cầu hàng đầu mà người dân ở cả quốc gia cho
và nhận viện trợ luôn đòi hỏi ở chính phủ.
1.2.1.3. Phân loại vốn ODA
ODA được phận loại dựa vào các tiêu chí khác nhau như tính chất tài trợ,
nguồn cung cấp, mục đích sử dụng, điều kiện.v.v…
a. Theo tính chất tài trợ
Viện trợ không hoàn lại
Viện trợ không hoàn lại thường có 2 dạng;
+ Hỗ trợ kỹ thuật: thông qua việc chuyển giao công nghệ, truyền đạt
kinh nghiệm và bí quyết từ nước phát triển cho nước nhận viện trợ
+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật như thốc men, lương thực, quần áo,
nhu yếu phẩm..
Viện trợ có hoàn lại
Viện trợ có hoàn lại là các khoản vay có nhiều ưu đãi về lãi suất, thời
gian trả nợ, thời gian ân hạn. Viện trợ có hoàn lại được coi như một khoản tín
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
13
dụng ưu đãi, phần lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách của nhà nước. Chính vì
vậy nó thường chỉ được sử dụng để đầu tư cho các mục đích có khả năng thu
hồi vốn, hoàn trả cho nhà nước cả vốn lẫn lãi để trả nợ nước ngoài. Trong
thực tế, viện trợ có hoàn lại thường được sử dụng cho các dự án cải tạo cơ sở
hạ tầng, tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 Viện trợ hỗn hợp:
Viện trợ hỗn hợp là sự kết hợp một phần ODA không hoàn lại với một
phần tín dụng thương mại. Thậm chí loại hình viện trợ này còn có thể kết
hợp cả 3 loại gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần vốn ưu đãi và
một phần tín dụng thương mại.
b. Phân theo nguồn cung cấp
 ODA song phương
- ODA song phương là các khoản viện trợ chính thức và trực tiếp từ Nhà
nước này đến Nhà nước kia thông qua hịêp định ký kết giữa hai chính phủ,
không thông qua tổ chức thứ ba. Hiện nay trên thế giới, phần viện trợ song
phương chiếm tỉ lệ đến gần 80% tổng số ODA đang lưu chuyển.
- ODA song phương có ưu điểm là nguồn vốn chuyển trực tiếp giữa
hai chính phủ nên nhanh gọn và đơn giản về mặt thủ tục cung cấp vầ tiếp
nhận. Thời gian ký kết viện trợ cũng nhanh hơn. Tuy vậy viện trợ song
phương thường đi kèm nhiều ràng buộc từ bên cung cấp tới bên nhận viện
trợ. Một số ràng buộc phổ biến có thể kể đến như bên viện trợ đảm nhận
cung câp chuyên gia, cố vấn kỹ thuật và nước nhận viện trợ thường phải
mua máy móc, hàng hóa của nước viện trợ.
 ODA đa phương:
- ODA đa phương là viện trợ phát triển chính thức của các tổ chức quốc
tế (IMF, ADB, WB…) hay tổ chức khu vực hoặc viện trợ của một chính phủ
dành cho một chính phủ khác thông qua các tổ chức đa phương như UNICEF
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
14
(Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc ) hay UNDP ( Chương trình phát triển Liên
hiệp quốc ).
c. Phân theo mục đích sử dụng
 Hỗ trợ dự án.
- Hỗ trợ dự án là hình thức hỗ trợ ODA chủ yếu để thực hiện các dự án
phát triển. Hỗ trợ dự án gồm 2 loại:
+ Hỗ trợ cơ bản: là loại hình hỗ trợ các dự án xây dựng
+ Hỗ trợ kỹ thuật: là hình thức chuyển giao công nghệ, tri thức, đào tạo
kỹ thuật.v.v..
 Hỗ trợ phi dự án.
- Hỗ trợ phi dự án bao gồm các loại hình sau:
+ Hỗ trợ chương trình: Là cung cấp ODA cho một mục đích tổng quát
với thời gian nhất định, không cần phải xác định chính xác khoản viện trợ đó
được sử dụng như thế nào.
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp, hỗ trợ
hàng hóa hay hỗ trợ nhập khẩu. Hàng hóa và ngoại tệ được chuyển qua hình
thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân sách.
d.Phân theo điều kiện
 ODA không ràng buộc:
Với ODA không ràng buộc, những khoản vốn chuyển giao chỉ phải tuân
theo các quy tắc tín dụng quốc tế chung còn việc sử dụng viện trợ không bị
ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
 ODA có ràng buộc:
- ODA có ràng buộc là loại ODA mà việc sử dụng nó có bị ràng buộc
theo nguồn hoặc mục đích sử dụng. Các ràng buộc này đều được thỏa thuận
và ký kết giữa nước hay tổ chức viện trợ và các nước nhận viện trợ. Trong đó:
+Ràng buộc bởi nguồn sử dụng là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
15
hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nhà nước tài
trợ, sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc do công ty
của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương).
+Ràng buộc bởi mục đích sử dụng là chỉ được sử dụng cho một lĩnh vực
nhất định hay một dự án cụ thể.
 ODA ràng buộc một phần:
ODA ràng buộc một phần là loại ODA mà một phần chi ở nước viện trợ
phần còn lại chi ở bất cứ nước nào.
1.2.2.Tác động của nguồn vốn ODA đối với nước tiếp nhận
1.2.2.1. Tác động tích cực của ODA
Phần lớn các nước tiếp nhận ODA là các nước đang hoặc kém phát triển
đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn trong quá trong quá trình phát
triển. Quá trình này đòi hỏi một khoản vốn đầu tư khổng lồ để tạo dựng
những điều kiện cơ bản và bền vững cho phát triển kinh tế- xã hội. Trong khi
các nước này đang gặp phải vấn đề mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư phát triển
và sự thiếu hụt nguồn lực tài chính, thì vốn ODA có tính bền vững đối với các
công trình và dự án phát triển, do được thực hiện bằng viện trợ không hoàn
lại, hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ vốn
vay dài.
Tác động đầu tiên, rõ ràng và dễ thấy nhất của ODA là bổ sung cho
nguồn vốn trong nước của nước nhận viện trợ. Các nước đang phát triển là
những nước rất cần vốn cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư được lấy từ những
nguồn vốn trong nước là chính, nhưng nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh
tế lại rất hạn hẹp nên cần bổ sung bằng nguồn vốn nước ngoài.
Mục tiêu của ODA là nhằm tập trung tài trợ cho các dự án phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, do vậy phù hợp với các chính sách phát triển kinh
tế- xã hội của các nước đang phát triển. Nguồn vốn ODA được sử dụng một
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
16
cách hợp lý và có hiệu quả sẽ gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng của nước nhận
viện trợ.
Viện trợ có thể ảnh hưởng tới việc tăng phúc lợi công cộng và nâng cao
chất lượng cuộc sống ở các nước đang phát triển.
Nguồn vốn ODA còngiúp các nước đangphát triển hoàn thiện cơ cấu kinh
tế, nâng cao năng lực bộ máy quản lý về kinh tế. Các nước đang phát triển
thường ở trong tìnhtrạng nợ nước ngoài và thâm hụt cáncân thanh toán quốc tế.
Để giải quyết vấn đề này, các quốcgia đều phảicố gắng phối hợp với IMF, WB
và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Việc điều
chỉnhnày cần có một lượng vốn lớn, trong đó có vốn ODA. Khi tiếp nhận vốn
ODA, các nước đang phát triển cũng phải thực hiện các cam kết như cải cách
nền kinh tế thành kinh tế thị trường,cải cách bộ máy hành chính, phân rõ quyền
và chức năng giữa các cơ quan quản lý. Nhờ đó, bộ máy quản lý Nhà nước về
kinh tế ngày càngđổimới, phù hợp hơn ; năng lực cán bộ quảnlý được nâng cao
thông quatiếp thu được kinh nghiệm từ khâu khảo sát, ý tưởng đầu tư, xây dựng
dự án, giám sát, đánh giá hiệu quả của dự án ODA. Cải thiện thể chế và chính
sáchkinh tế ở các nước đangphát triển chínhlà chìa khoá để tạo bước nhảy vọt
về lượng trong thúc đẩy tăng trưởng làm giảm đóinghèo. Một cơ chếquản lý tốt,
một nền kinh tế vĩ mô ổn định, một Nhà nước pháp quyền và hạn chế tham
nhũng sẽ dẫn tới tăng trưởng cao và giảm đói nghèo.
Ngoài ra ODA còn tạo điều kiện để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) và mở rộng đầu tư trong nước ở các nước đang
phát triển. Nhờ có ODA mà nước nhận viện trợ sẽ giải quyết được những khó
khăn, bất cập về cơ sở hạ tầng và cơ chế quản lý, chính sách. Các nước đang
phát triển sẽ tạo ra được một môi trường thuận lợi, đảm bảo tổn phí đầu tư
thấp, hiệu quả đầu tư cao, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư
tư nhân trong nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
17
Cuối cùng, ODA dưới hình thức viện trợ không hoàn lại thường đi kèm
theo việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý
tiên tiến cho các nước tiếp nhận. Chẳng hạn, hỗ trợ kỹ thuật là một bộ phận
lớn trong viện trợ phát triển của Nhật Bản. Nó bao gồm nhiều loại hình khác
nhau và gắn với các dự án về huấn luyện đào tạo chuyên môn, các chương
trình tuyển cử chuyên gia, các dự án về cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập,
các chương trình cử các đoàn khảo sát về phát triển…Dưới hình thức ODA,
việc hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đã tạo điều kiện cho các
nước đang phát triển tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại,
trình độ quản lý tiên tiến, kỹ năng chuyên môn cao.Việc phát triển của một
quốc gia có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. Đây chính là
lợi ích căn bản, lâu dài của quốc gia nhận tài trợ.
1.2.2.2. Tác động tiêu cực
Việc vay nợ nước ngoài nói chung và tiếp nhận ODA nói riêng thường
dẫn đến những tác động tiêu cực sau đây:
Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế
quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng
hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở
cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ;
yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho
phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.
Nguồn vốn ODA cung cấp cho các nước đang phát triển cũng thường
gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước viện trợ mà không hoàn toàn phù
hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước đang phát triển. Các dự án
ODA thường có những ràng buộc về mua sắm thiết bị, máy móc theo yêu cầu
của nhà tài trợ và phải ưu tiên đấu thầu cho doanh nghiệp của nước tài trợ. Ví
như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
18
trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài
trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ
quá cao so với chi phí thực tế thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao
động thế giới).
Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc
biệt liên quan đến nhập khẩu tối đa các sản phẩm của nước tài trợ. Cụ thể là
nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là
hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng
thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý
của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham
gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải
hoàn lại tăng lên. Sự biến động giá cả và lãi suất trên thị trường sẽ gây ra
những thách thức và rủi ro tài chính đối với nước tiếp nhận tài trợ như gánh
nặng về nợ nước ngoài trong tương lai. Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng
phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các
lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình
tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án khiến cho hiệu quả và chất lượng
các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp
nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
Như vậy, nguồn vốn ODA có những tác động tích cực và tiêu cực nhất
định đối với các nước đang phát triển được nhận nguồn vốn này. Việc sử
dụng nguồn vốn này là để tận dụng những nguồn lực bên ngoài phục vụ cho
sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng sự phát triển này chỉ có được khi có
một chiến lược tiếp nhận và hoàn trả hợp lý để vừa phát huy tốt nhất những
tác động tích cực, vừa hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
19
1.2.3.ODA của UNFPA cho Việt Nam
Do UNFPA là một cơ quan thuộc sự quản lý của Liên Hợp Quốc nên ta
có một vài thông tin sơ lược về Liên Hợp Quốc như sau:
Liên Hợp Quốc: là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và
an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và
tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193
thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Liên
Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng
Nga, tiếng Pháp,tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung.
- Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York, Liên Hiệp
Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành
và luật lệ. Theo hiến chương LHQ thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, chủ
yếu gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban
thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra,
một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc,
ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp
Quốc(UNICEF).
- Kinh phí hoạt động của Liên Hiệp Quốc được hình thành bằng tài trợ
đóng góp tự nguyện và nguồn niên liễm có kiểm soát từ các nước thành viên
1.2.3.1. Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc.
a. Tổchức:
QuỹDân số Liên hợp quốc (UNFPA)bắtđầucáchoạtđộngtừ năm 1969 và
lúc đầu được đặt dưới sự quản lý của Chương trình phát triển Liên hợp quốc
(UNDP). Năm 1971, ĐạihộiđồngLiên hợp quốc giao cho UNFPA đóng vai trò
chínhtrongviệc thúc đẩycác hoạtđộngvềdânsố vàmộtnămsau(năm 1972), do
sựpháttriển về nguồnvốnvà phạm vi hoạtđộng,UNFPAđược đặt dưới sự điều
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
20
hành trực tiếp củaĐạihộiđồngLiên hợp quốc, nângvịtrí của UNFPA lên ngang
với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và UNDP.
Các nước thành viên của Liên hợp quốc đều được coi là thành viên của
UNFPA. Các thành viên Hội đồng chấp hành UNFPA cũng đồng thời là thành
viên Hội đồng chấp hành UNDP. Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA chịu
sự chỉ đạo về mặt chính sách của Đại hội đồng LHQ và Uỷ ban Kinh tế Xã
hội LHQ (ECOSOC).
Trụ sở chính của UNFPA đặt tại thành phố New York (Mỹ). UNFPA có
Văn phòng Đại diện tại Việt Nam, do Đại diện thường trú UNFPA đứng đầu.
b. Tôn chỉ và mục đích của UNFPA:
Trợ giúp các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ
có chất lượng trong sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình trên cơ sở sự
lựa chọn của cá nhân; Hỗ trợ việc xây dựng các chính sách dân số phục vụ
phát triển bền vững.
Thúc đẩyviệc thực hiện chiến lược dân số do Hội nghị Quốc tế về Dân số
và Phát triển thông qua năm 1994 (ICPD) và được kiểm điểm tại Khoá họp đặc
biệt của Đại hội đồng LHQ năm 1999 (ICPD + 5). Chiến lược này không chỉ
hướng vào các chỉ tiêu nhân khẩu học mà còn coi trọng yêu cầu nâng cao năng
lực của phụnữ, đưalại cho phụnữ nhiều sựlựa chọn hơn thông qua tăng cường
tiếp cận với giáo dục, các dịch vụ sức khoẻ và các cơ hội việc làm.
Thúc đẩy sự hợp tác và điều phối giữa các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ
chức song phương, các Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và khu
vực tư nhân trong việc giải quyết các vấn đề về dân số và phát triển, sức khoẻ
sinh sản, bình đẳng giới và nâng cao năng lực phụ nữ.
c.Các hình thức hỗ trợ của UNFPA:
Hỗ trợ của UNFPA mang tính hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chương
trình, dự án viện trợ được xây dựng với sự phối hợp của Chính phủ nước nhận
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
21
viện trợ. Từ khi bắt đầu hoạt động năm 1969, Quỹ Dân số đã cung cấp 5 tỉ đô
la viện trợ cho các nước đang phát triển. Viện trợ của UNFPA tập trung vào 3
lĩnh vực chương trình chính sau:
 Sức khoẻ sinh sản:
- UNFPA hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
bao gồm việc đưa ra nhiều lựa chọn hơn về các biện pháp kế hoạch hoá gia
đình và cung cấp thông tin. đường sinh sản và các bệnh lây nhiễm qua đường
tình dục bao gồm HIV/AIDS;
Chiến lược Dân số và Phát triển:
- UNFPAgiúp các nước xâydựng, thực hiệnvà đánhgiá các chínhsách dân
số tổngthểnhư là mộtphầntrọngtâmcủacác chiếnlược phát triển bền vững. Sự
hỗ trợ này bao gồm việc thu thập, phân tích số liệu và nghiên cứu về dân số .
 Thông tin-giáo dục-truyền thông:
- UNFPA thực hiện các hoạt động thông tin-giáo dục-truyền thông về
các mục tiêu của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) và Khoá
họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ năm 1999 (ICPD+5) bao gồm : sức khoẻ
sinh sản (SKSS) và các quyền về SKSS; nâng cao địa vị của phụ nữ; tăng tuổi
thọ; giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh; tăng cường năng lực quốc gia về xây
dựng và thực hiện các chiến lược về dân số và phát triển; nâng cao nhận thức
và tăng cường các nguồn lực về dân số và phát triển.
d. Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và UNFPA
- UNFPAtiến hành các hoạtđộngđầutiên của tổ chức này tại Việt Nam từ
năm 1977 và chính thức hỗ trợ Việt Nam từ năm 1978 với Chương trình quốc
gia I (1978-1983). Từ đó đến nay, hợp tác giữa Việt Nam và UNFPA tiếp tục
phát triển mạnh và phong phú thông qua các Chương trình quốc gia (CTQG).
- Chương trình quốc gia được xây dựng dựa trên các ưu tiên của Chính
phủ trong lĩnh vực dân số-kế hoạch hoá gia đình. Các Chiến lược quốc gia về
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
22
Dân số và Sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-2010 được Chính phủ thông qua
cuối năm 2000 là cơ sở cho việc xây dựng chương trình quốc gia 6 (2001-
2005) và các CTQG tiếp theo. Chương trình quốc gia cũng cần phù hợp với
tôn chỉ mục đích và các ưu tiên hỗ trợ của UNFPA. Nguồn vốn phân bổ cho
CTQG của các nước được Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA thông qua,
hay còn gọi là con số dự kiến viện trợ (Indicative Planning Figure), dựa trên
các thông số như thu nhập quốc dân và các chỉ số liên quan đến các mục tiêu
của ICPD. Chương trình quốc gia tạo ra một khuôn khổ cho việc bố trí, sắp
xếp các lĩnh vực, dự án cụ thể. Các chươngtrìnhquốcgiahợp tác vớiUNFPAtừ
năm 1978 đến nay gồm:
- Chương trình quốc gia CP-I (1978-1983): có tổng số vốn là 15 triệu
đôla Mỹ.
- Chương trình quốc gia CP-II (1984-1987): có tổng số vốn là 14 triệu
đôla Mỹ.
- Chương trình quốc gia CP-III (1988-1991): có tổng số vốn là 25 triệu
đôla Mỹ.
- Chương trình quốc gia CP-IV (1992-1996): có tổng số vốn là 36 triệu
đôla Mỹ.
- Chương trình quốc gia CP-V (1997-2000): có tổng số vốn là 24 triệu
đôla Mỹ.
- Chương trình quốc gia CP-VI (2001-2005): có tổng số vốn là 27 triệu
đôla Mỹ.
- Chương trình quốc gia CP-VII (2006 - 2010): có tổng số vốn là 28 triệu
đôla Mỹ (trong đó, cam kết từ quỹ thường xuyên là 20 triệu đôla, cam kết từ
quỹ vận động là 8 triệu đôla)
- Chương trình hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và
sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020: có tổng sô vốn là 7.3 triệu USD.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
23
- Nội dung của các chương trình quốc gia hợp tác với UNFPA cũng có
sự thay đổi qua từng thời kỳ, nhất là sau Hội nghị Dân số và Phát triển tại
Cai-rô năm 1994. Nếu các chương trình quốc gia trước thời điểm đó tập trung
chủ yếu vào lĩnh vực kế hoạch hoá gia đình thì từ CTQG 5 (1997-2000), chất
lượng dân số và vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản trở thành những nội dung
chính của CTQG 5, 6 và hiện nay là CTQG 7 (2005-2010).
- Việt Nam là thành viên Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA từ năm
2000-2002 và là Phó Chủ tịch Hội đồng này trong 2 năm 2000 và 2001.
Việc Việt Nam được trao giải thưởng dân số của Liên hợp quốc năm 1999 là
một trong những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa nhất trong quan hệ hợp tác
Việt Nam - UNFPA trong gần 30 năm qua.
1.3. Nguyên tắc và quytrình quản lý, sử dụng ODA của UNFPA cho các
dự án của Việt Nam.
1.3.1. Dự án ODA
1.3.1.1.Khái niệm
Dự án ODA là một tập hợp các hoạt động ccó liên quan đến nhau nhằm đạ
được một hay một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời gian
xác định, có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
1.3.1.2. Đặc điểm
Một dự án ODA có 5 đặc điểm cơ bản sau :
- Toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn thực hiện dự án ODA là do các tổ
chức/chínhphủ nước ngoài, các tổ chức song phương tài trợ. Cơ chế tài chính
đối với việc sử dụng ODA là cấp phát, cho vay (toàn bộ hoặc một phần) từ
Ngân sách nhà nước. Các dự án ODA thường có vốn đối ứng là khoản đóng
góp từ phía Việt Nam bằng hiện vật và giá trị để chuẩn bị và thực hiện các
chương trình, dự án ( có thể dưới dạng tiền được cấp từ ngân sách nhà nước
hoặc nhân lực, cơ sở vật chất). Nguồn vốn là điểm khác biệt lớn nhất giữa dự
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
24
án ODA và dự án khác ; kèm theo nó là các yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý
về quản lý và thực hiện của nhà đầu tư và nhà tài trợ.
- Dự án ODA có tính chất tạm thời, có nghĩa là các dự án ODA có
khởi điểm và kết thúc xác định. Dự án có thể được thực hiện trong một thời
gian ngắn hoặc kéo dài trong nhiều năm. Về mặt nhân sự, dự án không có
nhân sự cố định, họ chỉ gắn bó với dự án trong một thời gian nhất định. Đó có
thể là các cán bộ được tuyển chọn hoặc kiêm nhiệm từ các tổ chức khác tùy
theo phân công. Khi kết thúc dự án, các cán bộ có thể phải chuyển sang, tìm
kiếm một công việc hoặc hợp đồng mới.
- Tính duy nhất của dự án. Mặc dù có những mục đích tương tự nhưng
mỗi dự án ODA phải đối mặt với những vấn đề về nguồn lực, môi trường và
khó khăn khác nhau. Hơn thế nữa,ở mức độ nhất định, mỗi dự án đều đem lại
một kết quả duy nhất, không giống hoàn toàn với bất kỳ dự án nào.
- Tính giới hạn. Mỗi dự án ODA được thực hiện với một nguồn lực
nhất định, kinh phí nhất định và thời gian nhất định. Bởi vậy các nhà quản lý
cần phải liên tục cân bằng về nhu cầu, tài chính, nguồn lực và lịch trình để
hoàn thành dự án, đảm bảo yêu cầu của nhà đầu tư và nhà tài trợ.
- Tính phát triển và chi tiết hóa liên tục : đặ tính này đi kèm với tính
tạm thời và duy nhất của một dự án ODA. Trong suốt quá trình thực hiện dự
án, ở mỗi bước thực hiện cần có sự phát triển liên tục được cụ thể hóa với
mức độ cao hơn, kỹ lưỡng, công phu hơn.
1.3.2. Nguyên tắc quản lý và thực hiện chương trình và dự án do LHQ hỗ
trợ Việt Nam.
Dựa theo các nội dung cơ bản của ‘Sáng kiến Một LHQ’ tại Việt Nam,
Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức LHQ thống nhất các nguyên tắc chính
cho việc quản lý và thực hiện chương trình và dự án do LHQ hỗ trợ cho Việt
Nam như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
25
- Đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các thỏa
thuận đa phương mà Việt Nam là một bên tham gia ký kết trong khuôn khổ
LHQ.
- Cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ
và các tổ chức LHQ tại Việt Nam là các Hiệp định hợp tác cơ bản được ký kết
giữa Chính phủ và các tổ chức này. Do vậy, trong quá trình áp dụng Quy chế
này nếu có những nội dung không được quy định hoặc khác biệt giữa Quy chế
với Hiệp định hợp tác cơ bản gây ra tranh chấp giữa các bên liên quan mà
không giải quyết được bằng hợp tác và tham vấn ở các cấp, thì các nội dung
đó sẽ thực hiện theo quy định của Hiệp định hợp tác cơ bản.
- Các tổ chức LHQ là đối tác phát triển tin cậy của Chính phủ. Tôn
chỉ xuyên suốt của các tổ chức LHQ là hỗ trợ Chính phủ thực hiện các cam
kết quốc tế của mình, thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và các
công ước về quyền con người của LHQ mà Việt Nam cam kết tham gia. Các
tổ chức LHQ thực hiện tôn chỉ của mình bằng cách cung cấp trợ giúp kỹ thuật
cho Việt Nam, qua đó góp phần tăng cường năng lực và thực hiện các mục
tiêu phát triển quốc gia.
- Áp dụng và thực hiện tối đa hệ thống các quy định và quy trình thủ
tục quốc gia về quản lý và sử dụng ODA. Trong trường hợp không khả thi,
các tổ chức LHQ tương ứng sẽ hỗ trợ Chính phủ để thống nhất xây dựng và
áp dụng các quy định và thủ tục mang tính hài hòa. Nếu cả hai trường hợp
trên đều không thực hiện được, các quy định của tổ chức LHQ tài trợ sẽ được
áp dụng.
- Cơ quan thực hiện chương trình, dự án chịu trách nhiệm toàn bộ trước
cấp có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam và tổ chức LHQ về sự thành công
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
26
của dự án theo mục tiêu đề ra. Cơ quan đồng thực hiện dự án chịu trách nhiệm
trước Cơ quan thực hiện về kết quả thực hiện phần việc của mình.
- HPPMG cũng được áp dụng đối với việc quản lý chương trình chung
(joint programmes) do các tổ chức LHQ hỗ trợ trừ trường hợp nhà tài trợ có
yêu cầu khác và Chính phủ Việt Nam thống nhất áp dụng yêu cầu đó.
- HPPMG trước hết được áp dụng cho các dự án do UNDP, UNFPA
và UNICEF là thành viên của Ban chấp hành (ExCom) các tổ chức thuộc hệ
thống phát triển của Liên hợp quốc (UNDG) hỗ trợ. Dự kiến các tổ chức khác
thuộc hệ thống LHQ tại Việt Nam sẽ áp dụng HPPMG theo lộ trình sẽ được
thống nhất với các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam.
- Đảm bảo tính minh bạch của tất cả các quy trình, thủ tục, hoạt động
sử dụng kinh phí của Kế hoạch chung và các CTQG đã được Chính phủ Việt
Nam và Hội đồng điều hành của từng tổ chức của LHQ thông qua, bao gồm
việc chia sẻ thông tin có liên quan giữa các đối tác.
- Các tổ chức LHQ chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng chấp
hành của mình đối với việc tuân thủ đầy đủ các luật lệ, quy định và thủ tục
của tổ chức tương ứng. Do vậy, khi trực tiếp thực hiện các hoạt động dự án,
Văn phòng của tổ chức LHQ (UNCO) sẽ áp dụng các luật lệ, quy định và thủ
tục của tổ chức mình và các quy định có liên quan trong HPPMG.
1.3.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án ODA
Có 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của dự án đó là:
a. Tính hiệu suất.
Hiệu suất đó lường mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu
ra cả đinh tính và định lượng. Đây là thuật ngữ kinh tế cho biết dự án ODA sử
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
27
dụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất có thể ssạt được các kết quả mong
muốn. Khi đánh giá hoặc theo dõi hiệu suất, cần xem xét các vấn đề sau:
- Chi phí cho các hoạt động có hiệu suất hay không.
- Các kết quả và mục tiêu đạt đúng tiến độ đề ra hay không.
- Đầu tư có được thực hiện hiệu suất nhất so với các phương án khác
hay không.
b. Tính hiệu quả
Hiệu quả là thước đo mức độ đạt được các kết quả và mục tiêu của một
hoạt động phát triển. Khi đánh giá hiệu quả của một dự án ODA, cần xem xét
các vấn đề sau:
- Mức độ các kết quả và mục tiêu đạt được hoặc có khả năng đạt
được.
- Những nhân tố chính tác động đến việc đạt được hay không đạt
được các kết quả và mục tiêu.
c. Tính tác động
Tác động đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực do hoạt động
phát triển tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ ý hay không chủ ý. Khái niệm
này lien quan đến các tác động và hiệu ứng chính sách bắt nguồn từ hoạt động
dựa trên các chỉ số xã hội, kinh tế, môi trường và cácchỉ số phát triển
khác.Khi xem xét tác động phải dựa trên các kết quả đạt được do vô tình hay
hữu ý và phải tính đến tác động tích cực hay tiêu cực của các nhân tố bên
ngoài như thay đổi các điều kiện thương mại và tài chính. Khi đánh giá tác
động của một dự án ODA cần xem xét các vấn đề sau:
- Những gì đã xảy ra như một kết quả của dự án ODA
- Hoạt động đầu tư đã tạo ra những sự khác biệt thực sự nào đối với
người thụ hưởng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
28
- Có bao nhiêu người chịu tác động của hoạt động đầu tư.
d. Mức độ phù hợp.
Mức độ phù hợp đề cập đến mức độ thích hợp của dự án ODA đối với các ưu
tiên, chính sách của nhóm đối tượng, quốc gia đối với các nhà tài trợ. Khi
đánh giá mức độ phù hợp cần xem xét các vấn đề sau:
- Mục tiêu và mục đíchcủa dự án ODA có còn phù hợp hay không và
mức độ phù hợp đến đâu. Có nhất quán với các mục đíchtổng thể và đạt được
các mục tiêu của dự án không.
- Các hoạt động và các sản phẩm đầu ra của dự án ODA có nhất quán
đối với các tác động và hiệu ứng dự kiến hay không.
e. Tính bền vững
Tính bền vững được xác định liệu các lợi ích của dự án ODA có khả
năng tiếp tục được duy trì sau khi nguồn vốn của nhà tài trợ cho hoạt động
đầu tư đã kết thúc. Dự án ODA cần đảm bảo tính bền vững về môi trường và
tài chính. Khi đánh giá tính bền vững của một dự án ODA cần xem xét các
vấn đề sau:
- Mức độ duy trì các lợi ích của dự án ODA sau khi kết thúc.
- Những nhân tố chính nào tác động đến việc đạt được hay không đạt
được tính bền vững của dự án.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ODA CỦA LIÊN HỢP QUỐC TẠI DỰ
ÁN “HỖ TRỢ BỘ Y TẾ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC DÂN
SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020”
2.1.Giới thiệu dự án
2.1.1 Thông tin cơ bản về dự án:
- Tên dự án: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức
khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020
- Cơ quan hỗ trợ của Liên Hợp Quốc: UNFPA
- Cơ quan chủ quản: cơ quan đối tác cấp quốc gia: Bộ y tế
- Địa chỉ liên lạc: 138A, Giảng Võ, Hà Nội
- Số điện thoại/Fax: 0462732273
- Đơn vị đề xuất dự án: Vụ Kế hoạch- Tài Chính, Bộ Y tế
- Chủ dự án: Vụ Kế hoạch- Tài Chính, Bộ Y tế
- Các cơ quan đồng thực hiện: Tổng cục dân số- kế hoạch hóa gia đình,
Vụ sức khỏe bà mẹ- trẻ em, Vụ khoa học và đào tạo, Vụ tổ chức cán bộ, Cục
quản lý khám chữa bệnh, Cục quản lý dược.
- Thời gian thực hiện dự án: 2011- 2020
- Địa điểm thực hiện dự án: cấp quốc gia
- Tổng vốn dự án: 9.100.000 USD và các hiện vật là cơ sở vật chất kỹ
thuật, nhà cửa, thiết bị…Cụ thể:
 Vốn ODA: 7.300.000 USD
Trong đó:
Ngân sách cấp phát hành chính sự nghiệp 100% tổng vốn ODA.
Cho vay lại không áp dụng.
 Vốn đối ứng: 39.600.000.000 VND, tương đương 1.800.000 USD.
Trong đó:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
30
Hiện vật: cơ sở vật chất, nhà cửa, thiết bị,... sẵn có.
Tiền mặt: 39.600.000.000 VND.
Nguồn vốn đối ứng : từ nguồn chi sự nghiệp hàng năm của Bộ Y tế.
- Hình thức cấp vốn: ODA không hoàn lại.
2.1.2 Bối cảnh và sự cần thiết của dự án:
Chính sách dân số của Việt Nam trong suốt 50 năm qua đã góp phần
đáng kể tạo ra sự chuyển biến về nhân khẩu học. Việt Nam bước vào giai
đoạn cuối của quá độ dân số với mức sinh và tỉ lệ tử vong có xu hướng giảm
dần, mức sinh thấp dưới mức thay thế và tuổi thọ trung bình không ngừng
tăng từ đó dẫn đến tình trạng già hóa dân số.
So với năm 2002, vào năm 2009 tỷ số chết sản phụ đã giảm từ
165/100000 xuống còn 69/100000 trẻ sinh sống. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử
dụng biện pháp tránh thai tăng từ 76,9% lên 78,2% năm 2010, trong đó tỷ lệ
sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả tăng từ 64,41% lên 68,6%.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được công tác dân số và sức
khỏe sinh sản còn nhiều vướng mắc và bất cập.
 về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và HIV:
- Tửvong mẹ giảm nhưng có chênhlệch khá lớn giữa tử vongvà bệnh tật,
giữa các vùng miền, đặc biệtlà dântộc thiểu số. Tìnhtrạngsinh sản k có cán bộ
đỡ đẻ và cán bộ thăm khám saukhi sinh ở các dân tộc miền núi còn thấp, cơ sở
vật chất phục vụ cho cấp cứu sản khoa cơ bản và toàn diện còn rất thấp.
- Chăm sóc sức khỏe vị thành niên chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ
quan hệ tình dục trước hôn nhân không an toàn đang tăng lên. Hiểu biết về
sức khỏe sinh sản của vị thành niên còn thấp, tỷ lệ nạo phá thai cao. Hiện nay
chưa có 1 chương trình nào về sức khỏe sinh sản tập trung cho vị thành niên.
- Sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung chưa được phát hiện rộng rãi.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
31
- Tỉ lệ nhiểm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây truyền qua
đường tình dục tăng cao nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có một biện pháp nào để
thống kê và phòng chống được.
- Trongnhững năm qua chưacó 1 khung an ninh sức khỏe toàn diện nào,
đặc biệt là các loại thuốc thiết yếu và các sảnphẩm dược cho cấp cứu sản khoa,
thuốc cho các bệnh về HIV vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
 Về dân số và phát triển:
- Có một số hạn chế về khung pháp lý và các nghiên cứu khoa học,
hoàn thiện chính sách bởi phát sinh vấn đề dân số mới. Việt Nam cần phải
giải quyết vấn đề già hóa dân số, mất cân bằng giới tính,...
- Xu hướng thích con trai, xu hướng giảm sinh và tiếp cận công nghệ
lựa chọn giới tính là 3 yếu tố làm gia tăng tốc độ mất cân bằng giới tính ở
Việt Nam. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của người
phụ nữ, đến bé gái không mong muốn được sinh ra và ảnh hưởng tiêu cực đến
trật tự, an ninh xã hội, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế
hệ tương lai.
- Tỷ lệ người già sống cô đơn có nguy cơ tăng cao nên cần phải có các
loại hình chăm sóc, nuôi dưỡng người già phù hợp.
 Các vấn đề về bạo lực giới:
- Theo kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2010 có đến 58% tỷ lệ phụ nữ
đã trải qua 1 trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tình dục, tinh thần. Điều này
cho thấy cần thiết phải thiết lập một gói chăm sóc dịch vụ toàn diện về phòng
chống bạo lực giới, trong đó dịch vụ sàng lọc, tư vấn, chăm sóc y tế và điều
trị cho nạn nhân cần được chú trọng.
 Các vấn đề liên quan đến hệ thống y tế:
- Nguồn nhân lực về y tế ở các huyện xã, thôn bản miền núi còn thiếu
về cả số lượng và chất lượng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
32
- Việc áp dụng mô hình quản lý chất lượng y tế ở cơ sở còn nhỏ lẻ, chưa
tập trung
- Nội dung truyền thông y tế chưa theo kịp được tiến độ phát triển của xã
hội, chưa thật phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền.
2.1.3.Mục tiêu và các chỉ số của dự án:
a) Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy
trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và
phân bố dân số, giúp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cụng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
b) Các mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm
2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số phát triển con người
(HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2020.
- Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em, thu
hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ số sức khỏe trẻ em giữa các vùng, miền.
+ Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3‰ vào năm
2015 và xuống 16‰ vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15%
vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và
80% vào năm 2020.
- Mục tiêu 3: Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về
các chỉ sồ sức khỏe bà mẹ giữa các vựng, miền.
+ Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống
58,3/100.000trẻđẻsốngvào năm2015 và xuốngdưới52/100.000vào năm 2020.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
33
- Mục tiêu 4: Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập
trung vào các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tình trạng mất cân
bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này trở lại
mức 105 - 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái khoảng năm 2025.
+ Chỉ tiêu: Tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ
sơ sinh gái vào năm 2015 và dưới mức 115/100 vào năm 2020.
- Mục tiêu 5: Duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế
hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh
sản có chất lượng.
+ Chỉ tiêu 1: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống 1,9 convào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm
2015 và 98 triệu người vào năm 2020.
- Mục tiêu 6: Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn.
+ Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015
và xuống dưới 25/100 vào năm 2020.
- Mục tiêu 7: Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây
truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm
ung thư đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ
trong độ tuổi 30 - 54 tuổi.
+ Chỉ tiêu 1: Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào
năm 2015 và 30% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua
đường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 30 - 54 tuổi được sàng lọc ung thư
cổ tử cung đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
34
+ Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ phụ nữ tròn 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú đạt 20%
vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
- Mục tiêu 8: Cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và
thanh niên.
+ Chỉ tiêu 1: Tăngtỷ lệ điểm cungcấp dịchvụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Giảm 20% số người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn
vào năm 2015 và giảm 50% vào năm 2020.
- Mục tiêu 9: Cải thiện sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số đặc thù
(người di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người dân thuộc dân tộc có
nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi); đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm
sóc sức khỏe sinh sản cho người là nạn nhân của bạo lực vì lý do giới tính và
trong trường hợp thảm họa, thiên tai.
+ Chỉ tiêu: Tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của
các nhóm dân số đặc thù lên 20% vào năm 2015 và 50% năm 2020.
- Mục tiêu 10: Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
+ Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lên 20% vào năm 2015 và 50%
vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc
sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20% vào năm 2015 và 50% năm 2020.
- Mục tiêu 11: Thúc đẩy phân bố dân số phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế - xã hội quốc gia; tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào
hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội ở các cấp, các ngành.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
35
2.1.4. Các dự án của Chiến lược thực hiện song song cùng dự án hỗ trợ
của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc.
- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
- Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Dự án Nâng cao chất lượng giống nòi.
- Dự án Nâng cao năng lực quản lý chương trình dân số và kế hoạch hóa
gia đình.
- Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số.
- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển đến năm 2020
(đã được phê duyệt tại Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ).
- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ
và trẻ em, sức khỏe sinh sản.
- Dự án Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
- Dự án Phòng, chống nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản.
- Dự án Hỗ trợ sinh sản.
- Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho người chưa thành niên và thanh
niên.
- Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho nhóm dân số đặc thù.
2.1.5. Lý do lựa chọn UNFPA là đơn vị của Liên Hợp Quốc thực hiện hỗ
trợ dự án:
Dự án do UNFPA tài trợ có hỗ trợ kỹ thuật và nguồn viện trợ không
hoàn lại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng về DS-
SKSS Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
36
Chu kỳ hỗ trợ của UNFPA tương thích và hài hòa với các kế hoạch và
ngân sách của Bộ Y tế về DS- SKSS.
Hình thức Quốc gia điều hành do UNFPA áp dụng tạo điều kiện cho tính
làm chủ, cùng với cơ chế phân cấp của chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho BYT thực hiện dự án một cách hiệu quả. là cơ chế áp dụng khi cơ quan
hoặc tổ chức của quốc gia trực tiếp quản lý, điều hành và thực hiện toàn bộ
hay một phần chương trình, dự án do LHQ hỗ trợ kể cả việc huy động các đầu
vào cần thiết và sử dụng các đầu vào để thực hiện các kết quả đề ra trong kế
hoạch công tác được phê duyệt. Theo đó, cơ quan hoặc tổ chức quốc gia này
chịu trách nhiệm giải trình trước cấp có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam
và tổ chức LHQ về kết quả các hoạt động được phân giao và về việc sử dụng
có hiệu quả nguồn lực được cung cấp.
UNFPA là tổ chức Liên Hợp Quốc có hơn 30 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực dân số, SKSS, KHHGD và giới. UNFPA có lợi thế so sánh khi hỗ trợ
Bộ Y tế giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề chính về SKSS, SKTD, và
Giới cho mục đích xây dựng và triển khai chính sách phù hợp.
Các lĩnh vực hỗ trợ của dự án này phù hợp với định hướng ưu tiên của
UNFPA tại Việt Nam trong những năm tới, góp phần giúp Việt Nam đạt được
các mục tiêu thiên niên kỷ trong năm 2020.
UNFPA có lợi thế là có thể làm việc với Chính Phủ trong các vấn đề
phát triển, trong việc lập quan hệ đối tác, thiết lập diễn đàn giữa các đối tác
phát triển và ủng hộ phối kết hợp, điều phối đa ngành. Đặc biệt UNFPA có
vai trò đặc biệt đối với các vấn đề đan xen đòi hỏi có sự hỗ trợ kỹ thuật nhiều.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
37
2.1.6. Cácđiều kiện ràng buộctheo quy địnhcủa UNFPA và khả năng đáp
ứng các điều kiện này từ phía Việt Nam.
- Dự án sẽ thực hiện theo quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp
tác Việt Nam- Liên Hợp Quốc và các quy đinh hiện hành của chính phủ về
quản lý ODA.
- UNFPA yêu cầu Bộ Y tế và các cơ quan đồng thực hiện dự án tăng
cường việc bố trí nhân sự đủ năng lực và vốn đối ứng để hỗ trợ quản lý và
thực hiện các hoạt động dự án, nhằm bổ sung thêm tiền viện trợ cho các hoạt
động chuyên môn.
- Cách tiếp cận của UNFPA đề xuất cho các can thiệp trong dự án này sẽ
được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, quyền con
người, các nguyên tắc về bình đẳng và phù hợp với văn hóa của Việt Nam.
- Các hỗ trợ trong dự án chỉ tập trung vào các vấn đề nội dung và chuyên
môn của các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách dân số và y tế được
các cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
- Các điềukiện nêu trên đềuphùhợp với thông lệ hợp tác giữa Việt Nam và
các tổ chứcLHQ vàđáp ứngcác yêucầuquảnlý ODA củaChính Phủ Việt Nam.
2.2.Thực trạng quản lý dự án.
Ngày 4/1/2011, Thủ tướngChínhphủ đã ra Quyết định số 2013-TTg Phê
duyệt Chiến lược Dân số-Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Theo đó dựán sẽ bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày Chính Phủ ra quyết định
phê duyệt.Dựán được triển khai trên phạm vi toàn quốc vàđặc biệt chú trọng tới
các tỉnh miền núi, các vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Để dự án được diễn ra thuận lợi và trôi chảy, trong quá trình tiến hành
thì dự án đều áp dụng những quy định và quy trình như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
38
2.2.1. Quy đinh tổ chức quản lý dự án
 Ban quản lý dự án (PMU)
a. Thành lập PMU
- Trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của PMU, mối quan hệ trách nhiệm giữa PMU với Bộ Y tế và các cơ quan
quản lý viện trợ Chính Phủ được quy định chi tiết tại Thông tư 03/2007/TT-
BKH ngày 12 tháng 3 năm 2007 và Thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30
tháng 7 năm 2007 của Bộ KHĐT. Giám đốc và Kế toán dự án không phải là
cán bộ, nhân viên của LHQ.Đa số Giám đốc dự án đều là cán bộ của Bộ Y tế
được chỉ định kiêm nhiệm vị trí này. Sau khi dự án kết thúc thì Giám đốc dự
án quay trở lại vị trí tại Bộ Y tế.
- Trên cơ sở Quyết định thành lập PMU, Giám đốc Dự án thống nhất
với Bộ Y tế và ban hành quyết định bổ nhiệm các thành viên chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm khác của PMU. Các thành viên này được hưởng phụ cấp từ
nguồn vốn đối ứng của Việt Nam theo tỷ lệ thời gian tham gia dự án quy định
tại Quyết định thành lập PMU và Quyết định 61/2006/QĐ- BTC ngày
12/01/2006 của Bộ Tài chính.
b. Thành lập Văn phòng dự án
- Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Giám đốc dự án cần thành lập Văn
phòng dự án trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc sau khi có quyết định
thành lập PMU. Bội Y tế chịu trách nhiệm bố trí địa điểm và cung cấp các
trang thiết tối thiểu cho Văn phòng dự án, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
trong đề cương chi tiết dự án hoặc Văn kiện dự án.
- Trụ sở của Văn phòng dự án là địa điểm làm việc của PMU và là nơi
tiến hành các giao dịch chính thức của dự án. Văn phòng dự án cũng là nơi
lắp đặt trang thiết bị và lưu giữ các văn kiện, hồ sơ, sổ sách, v.v... của PMU.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
39
Đây là nơi liên hệ chính của các bên tham gia dự án, người thụ hưởng dự án
và các bên khác có liên quan trong quá trình thực hiện dự án.
c. Đăng ký sử dụng con dấu, mở tài khoản và chuyển tiền của PMU.
- PMU đăng ký sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật để phục
vụ cho việc thực hiện dự án.
- PMU mở tài khoản tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà
nước phù hợp với các quy định của pháp luật, trong vòng ba mươi (30) ngày
làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập PMU, để tiếp nhận kinh phí do
văn phòng tổ chức Liên Hợp Quốc chuyển đến và ngân sách đối ứng. Chủ tài
khoản được xác định tại quyết định thành lập PMU và thường là Giám đốc dự
án. Giám đốc dự án cần cung cấp cho văn phòng tổ chức Liên Hợp Quốc
những thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng như được đề cập:
Theo yêu cầu của Giám đốc dự án, Văn phòng tổ chức Liên Hợp
Quốc chuyển tiền vào tài khoản dự án để hoàn trả hay chi tiêu cho các hoạt
động dự án được các cơ quan cấp quốc gia thực hiện. Cơ quan thực hiện cấp
quốc gia có thể chuyển một phần của khoản tiền này từ tài khoản của dự án
cho cơ quan đồng thực hiện theo kế hoạch công tác đã được phê duyệt, để chi
tiêu cho các hoạt động dự án mà các cơ quan đồng thực hiện.
Trong trường hợp khác, theo yêu cầu chính thức của Giám đốc dự
án, văn phòng tổ chức LHQ có thể chuyển tiền trực tiếp cho cơ quan đồng
thực hiện theo kế hoạch công tác đã được phê duyệt, để chi tiêu cho các hoạt
động dự án do cơ quan này thực hiện. Trong trường hợp này, văn phòng tổ
chức Liên Hợp Quốc thực hiện chức năng như một ngân hàng thuần túy.
Trong cả hai trường hợp, cơ quan đồng thực hiện đều phải chịu trách
nhiệm giải trình trước NIP về việc sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí nhận
được từ cơ quan quốc gia thực hiện là Bộ Y tế và Văn phòng tổ chức LHQ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
40
- PMU cần đăng ký với cơ quan thuế địa phương để được cấp mã số
thuế phục vụ cho công tác quản lý và hoàn thuế theo quy định hiện hành của
Chính phủ.
d. Thông báo nhân sự, địa chỉ liên hệ và tài khoản cho các cơ quan liên quan
 Bộ Y tế có trách nhiệm gửi Quyết định thành lập, Quy chế tổ chức và
hoạt động của PMU và tên của Giám đốc và Phó Giám đốc và Kế toán tới Bộ
KHĐT, Bộ TC, Văn phòng tổ chức LHQ liên quan, cơ quan đồng thực hiện
và Sở y tế trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày ban hành các
quyết định nói trên, để tạo cơ sở pháp lý cho việc giao dịch liên quan đến hoạt
động của PMU.
 Trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định
thành lập PMU, Giám đốc dự án (kể cả dự án thành phần) cần thông báo
chính thức cho văn phòng tổ chức LHQ và cơ quan đồng thực hiện các thông
tin sau:
- Địa chỉ, điện thoại, fax và email của PMU;
- Mô tả tóm tắt công việc, số điện thoại và email của từng nhân sựdự án;
- Chi tiết về tài khoản (tên chủ tài khoản, số tài khoản và tên ngân hàng
hoặc kho bạc nơi PMU mở tài khoản dự án) để thuận tiện cho việc giao dịch
trong tương lai.
- Tên và mẫu chữ ký của Giám đốc dự án và của Phó Giám đốc dự án.
e. Hoàn tất Hợp đồng trách nhiệm với cơ quan đồng thực hiện.
Song song với các hoạt động chuẩn bị khác, điều hết sức quan trọng đối
với Bộ Y tế, thông qua Giám đốc dự án, là phải hoàn thiện và ký kết Hợp
đồng trách nhiệm với từng cơ quan đồng thực hiện.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01
41
Tổ chức một số hoạt động khởi động dự án (như lễ khởi động dự án,
một số hoạt động tuyển chọn nhân sự và đào tạo quản lý dự án ban đầu...).
 Văn phòng tổ chức Liên Hợp Quốc (UNCO)
UNCO thực hiện những việc sau trong quá trình khởi động dự án:
 Cho ý kiến khi được Bộ Y tế tham vấn về những vấn đề liên quan
đến việc thành lập PMU.
 Phối hợp với PMU trong việc tổ chức lễ khởi động dự án, tuyển chọn
nhân sự dự án và đào tạo quản lý ban đầu.
 Phân công cán bộ đầu mối theo dõi, hỗ trợ các hoạt động của dự án
về nội dung và về tài chính.
 Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết
định thành lập PMU, UNCO thông báo chính thức cho Giám đốc dự án và
Giám đốc các dự án thành phần với các thông tin sau về tổ chức mình:
- Địa chỉ, điện thoại, fax và email của bộ phận chuyên môn và cán bộ
đầu mối theo dõi dự án thuộc tổ chức mình;
- Mô tả tóm tắt công việc, số điện thoại và email của từng nhân sự của
tổ chức mình sẽ làm việc thường xuyên với PMU;
- Chi tiết tài khoản (tên chủ tài khoản, số tài khoản, tên và địa chỉ chi
nhánh ngân hàng phục vụ) để thuận tiện cho việc giao dịch (chuyển và nhận
tiền) liên quan tới dự án.
Tổ chức đồng thực hiện (CIP)
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam

More Related Content

What's hot

Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...nataliej4
 
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...nataliej4
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYNguyenQuang195
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015nataliej4
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam nataliej4
 

What's hot (19)

Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
Một số biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của công ty tnhh mtv hoa tiêu hà...
 
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
 
luan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hay
luan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hayluan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hay
luan van giai phap ho tro xuat khau gao cua db song cuu long, hay
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt namđảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
đảM bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội việt nam
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và...
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và...Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và...
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và...
 
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An BìnhĐề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình
 

Similar to Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...taothichmi
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưPhong Olympia
 
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...luanvantrust
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam (20)

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
 
Đề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAY
Đề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAYĐề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAY
Đề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàngNhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
 
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
 
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái NguyênĐề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
 
Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn dầu khí quốc gia, HAYNâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
Nâng cao chất lượng nhân lực của tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
 
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAYĐề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt NamLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
 
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOTĐề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Đinh Thị Ngọc Anh
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................. 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... 7 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 Chương 1 Vai trò của vốn ODA của QŨY DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam............................................ 4 1.1. Vai trò của vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam. .................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm dân số và sức khỏe sinh sản....................................... 4 1.1.2. Vai trò của vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản đối với kinh tế xã hội Việt Nam. ....................................................................................... 5 1.1.3. Các nguồn vốn sử dụng trong chương trình dân số và sức khỏe sinh sản. ............................................................................................... 6 1.2. ODA của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc....................................... 8 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA ..................................... 8 1.2.1.1. Khái niệm ODA........................................................................ 8 1.2.1.3. Phân loại vốn ODA................................................................. 12 1.2.2.Tác động của nguồn vốn ODA đối với nước tiếp nhận ................. 15 1.2.2.1. Tác động tích cực của ODA .................................................... 15 1.2.2.2. Tác động tiêu cực ................................................................... 17 1.2.3.ODA của UNFPA cho Việt Nam................................................. 19 1.2.3.1. Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc. a. Tổchức:.................................. 19 1.3.2. Nguyên tắc quản lý và thực hiện chương trình và dự án do LHQ hỗ trợ Việt Nam. ................................................................................. 24
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 3 1.3.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án ODA........................................ 26 Chương 2 Thực trạng quản lý ODA của Liên Hợp Quốc tại dự án “Hỗ trợ bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”................................................................................ 29 2.1 .Giới thiệu dự án ............................................................................. 29 2.1.1 Thông tin cơ bản về dự án:...................................................... 29 2.1.2 Bối cảnh và sự cần thiết của dự án:.......................................... 30 2.1.3.Mục tiêu và các chỉ số của dự án:................................................ 32 2.1.4. Các dự án của Chiến lược thực hiện song song cùng dự án hỗ trợ của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc...............................................………35 2.1.5. Lý do lựa chọn UNFPA là đơn vị của Liên Hợp Quốc thực hiện hỗ trợ dự án:............................................................................................ 35 2.2.Thực trạng quản lý dự án.................................................................. 37 2.2.1. Quy đinh tổ chức quản lý dự án ............................................... 38 2.2.1. Quy trình xin cấp vốn cho dự án................................................. 42 2.2.3. Quy trình chuyển tiền cho cơ quan thực hiện dự án:.................... 44 2.2.5. Quy định điều chỉnh ngân sách dự án ........................................ 47 2.2.2. Tình hình quản lý dự án............................................................. 50 2.3. Đánh giá ......................................................................................... 66 2.3.1. Kết quả đạt được.................................................................... 66 2.3.2.Những vướng mắc tồn tại............................................................ 69 2.3.2.3. Dự án không phù hợp với nhu cầu và thực trạng của địa phương……........................................................................................ 70 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại................................................ 71 Chương 3 Các giải pháp tăng cường quản lý ODA tại dự án “Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” ...................................................................................... 73
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 4 3.1.Nhiệm vụ còn lại của dự án và những thách thức trong quá trình thực hiện……….. ......................................................................................... 73 3.1.1. Nhiệm vụ còn lại của dự án........................................................ 73 Trên cơ sở đánhgiá tìnhhình thực hiện giai đoạn2011-2014, xem xét các hoạtđộngcònđangtiến hành hoặc chưatiến hành, cầnphải thực hiện tốt các hoạt độngsau:........................................................................................ 74 3.1.2.Cơ hội và thách thức tác động đến dự án thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản………………………….................... 75 3.1.2.1.Cơ hội..................................................................................... 75 3.1.2.2. Thách thức ............................................................................. 76 3.2.Giải pháp tăng cường quản lý ODA tại dự án .................................... 77 3.2.1. Tăng cường theo dõi, đánh giá thực hiện dự án .......................... 77 3.2.2. Đơn giản hoá, hài hoà hóa thủ tục giữa Việt Nam và UNFPA ..... 79 3.2.3. Đảm bảo cung cấp đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án................. 81 3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.............................................. 82 3.2.5.Tăng cường tính làm chủ và trách nhiệm các Ban quản lý dự án. .. 83 3.3.6. Tăng cường kiểm toán các đơn vị tiếp nhận ODA. ...................... 84 3.2.7. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia trực tiếp vào dự án………............................................................................................ 85 KẾT LUẬN.............................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 89
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AWP Kế hoạch công tác năm CIP Cơ quan đồng thực hiện CQQLVT Các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ CTQG Chương trình quốc gia DPO Đề cương chi tiết chương trình, dự án FACE Yêu cầu chuyển tiền và xác nhận chi tiêu HPPMG Quy chế chung về Quản lý chương trình và dự án hợp tác Việt Nam - LHQ IP Cơ quan thực hiện KCB Khám chữa bệnh KH-ĐT Khoa học đào tạo KH-TC Kế hoạch tài chính LHQ Liên hợp quốc NIM Phương thức quốc gia thực hiện NIP Cơ quan thực hiện quốc gia ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OPF Quỹ thực hiện Kế hoạch chung PCG Nhóm điều phối chương trình của các tổ chức LHQ tại Việt Nam QWP Kế hoạch công tác quý SKBMTE Sức khỏe bà mẹ trẻ em. TC-CB Tổ chức cán bộ.
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 6 TCDS- KHHGĐ Tổng cục dân số, kế hoạch hóa gia đình. TOR Điều khoản tham chiếu UNCO Văn phòng tổ chức LHQ UNDP Chương trình Phát triển của LHQ UNFPA Quỹ Dân số của LHQ VPCP Văn phòng Chính Phủ
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Trong thời đại hiện nay, song song với việc phát triển con người toàn diện về mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội thì y tế là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, có sự phát triển về lượng nhưng chưa có sự phát triển về chất. Hàng loạt vấn đề rất đáng lo ngại làm ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn xã hội của người dân như: hiện tượng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính, bạo lực gia đình, tình dục không an toàn song song với sự phát triển lệch lạc của một bộ phận giới trẻ hiện nay,… Đó là những vấn đề cần phải được giải quyết lâu dài và triệt để. Việc đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư phát triển, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được tốt các mục tiêu chiến lược trên thì Đảng và Nhà nước cần phải có sự đầu tư thích đáng, song nguồn kinh phí trong nước dành cho phát triển sự nghiệp y tế còn hạn hẹp nên việc mở rộng khai thác nguồn tài chính từ bên ngoài cho y tế có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong những năm qua, với việc trở thành thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới như ASEAN, APEC, WTO… quan hệ quốc tế của nước ta đặc biệt là trong ngành y tế có nhiều chuyển biến thuận lợi. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) do các tổ chức song phương, đa phương tài trợ cho ngành y tế trở nên vô cùng quan trọng. Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành y tế đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân ở Việt Nam. Nguồn vốn ODA là nguồn lực từ bên ngoài có những ưu điểm nổi trội: ưu đãi về thời gian vay, thời gian ân hạn, lãi suất phù hợp để hỗ trợ các nước
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 2 đang phát triển.Tuy nhiên, ODA không chỉ đơn giản là một nguồn viện trợ mà đi kèm với nó là những điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế. Sẽ là một gánh nặng lớn nếu chúng ta không biết quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA một cách hợp lý và hiệu quả. Bởi vậy việc tăng cường hiệu quả quản lý ODA của UNFPA vào dự án “Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” là rất cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về ODA, thực trạng quản lý và sửdụng nguồn vốnODA tại dựán tìm ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ODA tại dự án. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nguồn vốn ODA do UNFPA tài trợ thực hiện tại dự án hỗ trợ bộ y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020. 4. Phạm vi nghiên cứu Tình hình thực hiện, sử dụng và quản lý vốn ODA tại dự án hỗ trợ bộ y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản. 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các biện pháp thống kế, so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp,.. để giải quyết các nội dung nghiên cứu của khóa luận. Các phương pháp đó được kết hợp chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các quan điểm, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách sử dụng nguồn vốn ODA của Đảng và Nhà nước. 6. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nộidung chính của luận văn gồm có 3chương: Chương 1: Vai trò của vốn ODA của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc với vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 3 Chương 2: Thực trạng quản lý ODA của UNFPA tại dự án “Hỗ trợ bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Chương 3: Các giải pháp tăng cường quản lý ODA của UNFPA tại dự án “Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam giai đoạn 2011-2012”.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 4 CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA VỐN ODA CỦA QŨY DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC VỚI VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở VIỆT NAM 1.1. Vai trò của vấn đề dân số và sức khỏe sinh sảnđối với nền kinh tế xã hội Việt Nam. 1.1.1. Khái niệm dân số và sức khỏe sinh sản.  Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng một tháp dân số.  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: Sức khoẻ là một trạng thái hoàn hảo cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế. Như vậy có thể thấy, khái niệm sức khoẻ là một khái niệm rộng hơn nhiều so với những quan niệm đơn giản như: sức khoẻ là có một cơ thể cường tráng, sức khoẻ là không ốm đau, sức khoẻ là người lành lặn, không bị tàn phế…  Sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe. Sức khỏe sinh sản gắn với toàn bộ cuộc đời của con người, từ lúc bào thai đến khi tuổi già. Sức khoẻ sinh sản quan tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam nữ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt chú trọng đến tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sản (15-49). Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cai rô - Ai Cập năm 1994 đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khoẻ sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống, chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản”.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 5 1.1.2. Vai trò của vấn đề dân số và sức khỏe sinhsản đối với kinh tế xã hội Việt Nam.  Chăm sóc sức khỏe cho toàn xã hội, đảm bảo chất lượng sức khỏe cho lực lượng sản xuất. Ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Con người là sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong đó thể lực là cơ sở, điều kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự cần thiết, luôn cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Sức khỏe là một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và trên hết là quyền cơ bản của con người. Sự bất bình đẳng, nghèo đói, bạo lực và bất công là nguyên nhân gây ra bệnh tật và chết chóc trong xã hội. Bởi vậy, nếu được quan tâm và hỗ trợ đúng mức cho chương trình dân số và sức khỏe sinh sản thì hàng loạt các vấn đề khác sẽ được giải quyết. Tất cẩ mọi người sẽ được hưởng những dịch vụ chăm sóc, thăm khám chữa bệnh thường xuyên, nâng cao thể lực, trí lực. Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư phát triển, góp phần xây dựng nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Cải thiện sức khỏe, nâng cao tầm vóc và thể lực chính là cho thế hệ tương lai, duy trì và phát triển giống nòi. Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 được thực hiện trên phạm vi cả nước, chăm sóc sức khỏe cho toàn xã hội và nhiều mặt. Mục tiêu của chiến lược là nâng cao chất lượng sinh sản, giải quyết tốt vấn đề cơ cấu dân số. Như vậy sẽ tạo ra sự cân bằng và phù hợp trên các vùng miền tổ quốc, lực lượng lao động có thể đảm bảo được việc làm, ổn định về mặt gia đình, tạo nền tảng vững chắc cho xã hội.Việc quan tâm đúng mực đến sức khỏe của người dân sẽ góp phần ổn định về mặt tinh thần, thể chất tạo ra lối sống xã hội lành mạnh, an toàn , đảm bảo cho lực lượng sản xuất phát huy tốí đa vai trò và năng lực của bản thân trong xã hội.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 6  Đảm bảo mức độ tăng dân số phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Chăm sóc sức khỏe cũng góp phần làm tăng của cải xã hội chứ không chỉ tiêu tốn của cải xã hội.  Tăng dân số phù hợp sẽ: - Đảm bảo môi trường sống hiện tại và tương lai - Đảm bảo an toàn cho kết cấu hạ tầng xã hội - Đảm bảo sự cân đối và hợp lý về sự gia tăng lực lượng lao động trong tương lai.  Vấn đề sức khỏe sinh sản rất quan trọng, để duy trì giống nòi và đảm bảo nâng cao sức khỏe sản xuất cho toàn dân. Chiến lược đã giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh. Tạo điều kiện để giảm bớt mất cấn bằng giới tính, duy trì giống nòi cho thế hệ tương lai. 1.1.3. Các nguồn vốn sử dụng trong chương trình dân số và sức khỏe sinh sản. a. Ngân sách nhà nước: Trong sự nghiệp phát triển đất nước thì mục tiêu đầu tư vào y tế để ổn định an sinh xã hội luôn luôn được đặt lên là mối quan tâm hang đầu. Nhà nước luôn dành một phần vốn thuộc ngân sách để đầu tư cho lĩnh vực này. Ngân sách nhà nước là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ cấu nguồn vốn cung cấp cho y tế nói chung và cho chương trình dân
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 7 số và sức khỏe sinh sản nói riêng riêng. Hằng năm căn cứ vào dự toán của ngành y tế mà quốc hội xem xét phân bổ ngân sách phù hợp. Các cơ sở y tế ở các tuyến hầu hết sử dụng nguồn chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, các thiết bị y tế cũng như đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng y tế đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn chỉ có ngân sachsn hà nước mới có thê đáp ứng được. Dự báo ngân sách nhà nước cho chương trình trong những năm tới còn tiếp tục tăng. Với nguồn chi này, nhà nước tập trung thực hiện đảm bảo nâng cao chất lượng dân số thông qua việc đầu tư vào các mục tiêu quốc gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, chất lượng đội ngũ cán bộ,… Trong nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để sử dụng trong chương trình dân số và sức khỏe sinh sản một phần là nhà nước đi vay nước ngoài thông qua việc bán trái phiếu chính phủ, và một phần là sử dụng ODA không hoàn lại của các tổ chức trên thế giới như WB, ADB, Liên Hợp Quốc,… b. Nguồn vốn từ xã hội hóa ngành y tế. Đây là nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội có nhu cầu đầu tư vào y tế theo hình thức cùng góp vốn đầu tư hoặc bệnh viện vay vốn kích cầu mua trang thiết bị máy móc, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, góp phần xây dựng một mạng lưới y tế đều khắp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. c. Nguồn vốn từ các cá nhân, hộ gia đình Nhu cầu khám và chữa bệnh hình thành từ bất trắc trong cuộc sống. Con người không mong muốn gặp phải bất cứ một căn bệnh nào, tuy nhiên sự việc diễn ra không như mong đợi vì thế nhu cầu phát sinh đó là chi phí cho y tế. Chi phí cho y tế không như cho các dịch vụ khác, như tiêu dung hay giải trí, chúng ta có thể sử dụng hoặc không. Nhưng một khi có nhu cầu khám chữa bệnh thì chắc chắn chi phí cho y tế gần như là bắt buộc dù trong hoàn
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 8 cảnh giàu hay nghèo. Và đặc biệt trong tương lai thì chi phí này có xu hướng tang do nhiều nguyên nhân như giá cả các chi phí liên quan, thuốc men, dịch vụ,… hơn nữa là do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tang của con người. Bởi vậy đây là một trong những nguồn vốn tuy không nhiều nhưng rất quan trọng bổ sung cho y tế. d. Nguồn vốn từ ODA nước ngoài. Ngoài nguồn vốn từ tích lũy ngân sách trong nước có nhược điểm là nguồn vốn đầu tư rất thấp và không đủ đáp ứng cho nhu cầu trong nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) từ bên ngoài thường tập trung vào những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn cao, đem lại lợi nhuận cao,… thì nguồn vốn ODA là một nguồn rất quan trọng đầu tư cho y tế. Bởi đặc tính có khối lượng lớn, ưu đãi nhiều, không chi có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội nên thực sự là một nguồn vốn rất quan trọng bổ trợ cho nguồn vốn trong nước, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân. Chính vì vậy ODA được xem là một cứu cánh để giải quyết khó khan trên đối với các nước đang phát triển. 1.2. ODA của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc. 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ODA 1.2.1.1. Khái niệm ODA - Có khá nhiều khái niệm đã được đưa ra về nguồn vốn ODA, song có thể kế đến một số khái niệm cơ bản khá tổng quát sau: - Theo OECD ( Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), thì: “ODA là những nguồn tài chính do các chính phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia viện trợ cho một quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi của quốc gia đó” ( Hà Thị Ngọc Oanh - 2002)
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 9 - Ngân hàng thế giới (WB) lại cho rằng “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là những khoản cho viện trợ không hoàn lại cùng các khoản cho vay ưu đãi có thời gian trả nợ dài và lãi suất thấp hơn lãi suất trên thị trường quốc tế. Mức độ ưu đãi của các khoản vay được đo bằng yếu tố cho không. Khoản tài trợ không phải hoàn trả có yếu tố cho không là 100%, gọi là viện trợ không hoàn lại. Còn khoản vay ưu đãi có yếu tố cho không ít nhất 25% và được gọi là ODA.” - Theo Nghị định 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam: “ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc chính phủ của một quốc gia với nhà tài trợ, bao gồm chính phủ nước ngoài và các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia dưới hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc vốn vay ưu đãi có yếu tố cho không đạt ít nhất 25%” - Nói tóm lại, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, song Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có thể được hiểu là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ (Non Governmental Organization- NGO), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United Nations- UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quốc gia đó phát triển kinh tế xã hội. Trong đó các điều kiện ưu đãi chung nhất bao gồm: + Các khoản không hoàn lại chiếm ít nhất 25%. + Lãi suất thấp ( dưới 3% một năm). + Thời gian trả nợ dài ( 25 đến 40 năm). + Thời gian ân hạn dài ( 8 đến 10 năm). 1.2.1.2. Đặc điểm nguồn vốn ODA Nguồn vốn ODA có các đặc điểm sau: a. ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 10 - ODA thể hiện sự hợp tác phát triển giữa các nước phát triển, các tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển. Nguồn vốn hợp tác khi bỏ ra sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên: bên viện trợ và bên tiếp nhận viện trợ. Các nước phát triển khi cung cấp ODA sẽ nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế, tạo tiền đề cũng như thị trường để tiến hành đầu tư trực tiếp. Còn các nước đang phát triển thì có điều kiện cải tạo cơ sở hạ tầng, học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Một khi hiểu được như vậy, các nước nhận viện trợ sẽ phải có cách nhìn khác đi về nguồn vốnODA. Đó khôngphải là một khoản “cho không” hay “từ thiện” mà là một khoản vay có nghĩa vụ trả nợ. Việc tiếp nhận và sử dụng ODA có hiệu quả cũng là nền tảng cho quan hệ hợp tác kinh tế lâu dài về sau giữa các quốc gia. b. ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi Tính ưu đãi của nguồn vốn ODA thể hiện ở các khía cạnh sau : - Lãi suất thấp: Phần vốn vay phải hoàn trả được hưởng lãi suất ưu đãi và thông thường chỉ dưới 3% một năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thực tế trên thị trường quốc tế (khoảng từ 7% đến 7.5%). - Thời gian sử dụng vốn dài. Trong đó thời gian cho vay thường vào khoảng 30 đến 40 năm (tiêu biểu như ODA của Nhật, ADB hoặc WB ); thời gian ân hạn (thời gian trả lãi suất thấp hoặc không trả lãi) cũng khá dài, thường từ 5 đến 10 năm. - Trong ODA còn bao gồm yếu tố không hoàn lại, được quy định chiếm ít nhất 25%. Nhìn chung 4 yếu tố quyết định khoản không hoàn lại, là thời gian trả nợ, thời gian ân hạn, lãi suất khoản nợ và tỉ lệ chiết khấu. Chính yếu tố không hoàn lại là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. - Bên cạnh đó, tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó là nguồn vốn dành riêng cho các quốc gia đang và chậm phát triển, để thực hiện
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 11 các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. c.ODA là nguồn vốn có nhiều ràng buộc - Các ràng buộc mà các nước đang phát triển gặp phải khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA có thể chia thành 3 loại cơ bản: ràng buộc về mặt kinh tế, ràng buộc về mặt chính trị và ràng buộc về mặt xã hội. - Vốn ODA có thể đi kèm nhiều ràng buộc về mặt kinh tế. Những điều kiện ràng buộc thường rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mối quan hệ giữa nước viện trợ và nước nhận viện trợ, trình độ phát triển kinh tế xã hội hay thể chế chính trị của nước tiếp nhận viện trợ. Hình thức ràng buộc kinh tế thông thường nhất là gắn ODA với việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia viện trợ. Thông qua những ràng buộc như vậy, các nhà tài trợ có thể mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường đầu tư và đem lại lợi nhuận cho hàng hóa và dịch vụ của nước mình. - Những ràng buộc trong thực hiện ODA có thể mang đến cho nước nhận viện trợ khôngítrủi ro. Ví dụnhưvớihỗ trợ kỹ thuật, các nước tiếp nhậncó nhiều nguy cơ phụthuộc lâudàivào nước viện trợ do các trang thiết bị khó có thể thay thế bằng thiết bị của nước khác và đội ngũ vận hành trong nước cũng phải phụ thuộc nhiều vào các chuyên gia nước ngoài. Thêm vào đó, do không được lựa chọnđồngtiềnđểvay ODA, các nước nhậnviện trợ cònphảichịu rủiro khi tỷ giá thay đổi. Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá, khi trả nợ, các quốc gia tiếp nhận viện trợ sẽ phải trả thêm một khoản tiền do chênh lệch tỉ giá gây ra. - Về những ràng buộc chính trị, cần hiểu rằng trong ODA luôn chứa đựng hai mục tiêu song song. Thứ nhất là để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở các nước đang và chậm phát triển. Thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các nước và tổ chức tài trợ. Thông qua ODA, các nước phát triển xác lập vị trí và ảnh hưởng của mình tại khu vực tiếp nhận viện trợ. Trong nhiều chương trình viện trợ, có thể thấy các nước tài trợ rất hay đòi hỏi nước tiếp
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 12 nhận phải thay đổi chính sách phát triển của mình cho phù hợp với lợi ích của bên tài trợ. Chính vì những rủi ro như thế, các nước khi tiếp nhận viện trợ luôn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng các điều kiện mà nhà tài trợ đưa ra, không nên vì những lợi ích trước mắt mà đánh đổi quyền lợi lâu dài. - ODA còn là một nguồn vốn gắn liền với các nhân tố xã hội. Xét về mặt bản chất, cung cấp ODA chính là quá trình chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại một phần tổng sản phầm quốc dân (GNP) từ các nước giàu sang các nước nghèo. Việc cung cấp và sử dụng ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội, chịu sự kiểm soát và điều chỉnh của dư luận xã hội cả ở nước viện trợ và tiếp nhận viện trợ. Với người dân ở các nước nhận viện trợ, nếu sử dụng sai phạm và lãng phí, ODA mang lại nguy cơ gây nợ lớn cho các thế hệ tương lai. Bởi vậy, quy chế sử dụng viện trợ rõ ràng, công khai, giảm thiểu tình trạng tham nhũng là những yêu cầu hàng đầu mà người dân ở cả quốc gia cho và nhận viện trợ luôn đòi hỏi ở chính phủ. 1.2.1.3. Phân loại vốn ODA ODA được phận loại dựa vào các tiêu chí khác nhau như tính chất tài trợ, nguồn cung cấp, mục đích sử dụng, điều kiện.v.v… a. Theo tính chất tài trợ Viện trợ không hoàn lại Viện trợ không hoàn lại thường có 2 dạng; + Hỗ trợ kỹ thuật: thông qua việc chuyển giao công nghệ, truyền đạt kinh nghiệm và bí quyết từ nước phát triển cho nước nhận viện trợ + Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật như thốc men, lương thực, quần áo, nhu yếu phẩm.. Viện trợ có hoàn lại Viện trợ có hoàn lại là các khoản vay có nhiều ưu đãi về lãi suất, thời gian trả nợ, thời gian ân hạn. Viện trợ có hoàn lại được coi như một khoản tín
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 13 dụng ưu đãi, phần lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách của nhà nước. Chính vì vậy nó thường chỉ được sử dụng để đầu tư cho các mục đích có khả năng thu hồi vốn, hoàn trả cho nhà nước cả vốn lẫn lãi để trả nợ nước ngoài. Trong thực tế, viện trợ có hoàn lại thường được sử dụng cho các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Viện trợ hỗn hợp: Viện trợ hỗn hợp là sự kết hợp một phần ODA không hoàn lại với một phần tín dụng thương mại. Thậm chí loại hình viện trợ này còn có thể kết hợp cả 3 loại gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần vốn ưu đãi và một phần tín dụng thương mại. b. Phân theo nguồn cung cấp  ODA song phương - ODA song phương là các khoản viện trợ chính thức và trực tiếp từ Nhà nước này đến Nhà nước kia thông qua hịêp định ký kết giữa hai chính phủ, không thông qua tổ chức thứ ba. Hiện nay trên thế giới, phần viện trợ song phương chiếm tỉ lệ đến gần 80% tổng số ODA đang lưu chuyển. - ODA song phương có ưu điểm là nguồn vốn chuyển trực tiếp giữa hai chính phủ nên nhanh gọn và đơn giản về mặt thủ tục cung cấp vầ tiếp nhận. Thời gian ký kết viện trợ cũng nhanh hơn. Tuy vậy viện trợ song phương thường đi kèm nhiều ràng buộc từ bên cung cấp tới bên nhận viện trợ. Một số ràng buộc phổ biến có thể kể đến như bên viện trợ đảm nhận cung câp chuyên gia, cố vấn kỹ thuật và nước nhận viện trợ thường phải mua máy móc, hàng hóa của nước viện trợ.  ODA đa phương: - ODA đa phương là viện trợ phát triển chính thức của các tổ chức quốc tế (IMF, ADB, WB…) hay tổ chức khu vực hoặc viện trợ của một chính phủ dành cho một chính phủ khác thông qua các tổ chức đa phương như UNICEF
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 14 (Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc ) hay UNDP ( Chương trình phát triển Liên hiệp quốc ). c. Phân theo mục đích sử dụng  Hỗ trợ dự án. - Hỗ trợ dự án là hình thức hỗ trợ ODA chủ yếu để thực hiện các dự án phát triển. Hỗ trợ dự án gồm 2 loại: + Hỗ trợ cơ bản: là loại hình hỗ trợ các dự án xây dựng + Hỗ trợ kỹ thuật: là hình thức chuyển giao công nghệ, tri thức, đào tạo kỹ thuật.v.v..  Hỗ trợ phi dự án. - Hỗ trợ phi dự án bao gồm các loại hình sau: + Hỗ trợ chương trình: Là cung cấp ODA cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định, không cần phải xác định chính xác khoản viện trợ đó được sử dụng như thế nào. + Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp, hỗ trợ hàng hóa hay hỗ trợ nhập khẩu. Hàng hóa và ngoại tệ được chuyển qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân sách. d.Phân theo điều kiện  ODA không ràng buộc: Với ODA không ràng buộc, những khoản vốn chuyển giao chỉ phải tuân theo các quy tắc tín dụng quốc tế chung còn việc sử dụng viện trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.  ODA có ràng buộc: - ODA có ràng buộc là loại ODA mà việc sử dụng nó có bị ràng buộc theo nguồn hoặc mục đích sử dụng. Các ràng buộc này đều được thỏa thuận và ký kết giữa nước hay tổ chức viện trợ và các nước nhận viện trợ. Trong đó: +Ràng buộc bởi nguồn sử dụng là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 15 hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nhà nước tài trợ, sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc do công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). +Ràng buộc bởi mục đích sử dụng là chỉ được sử dụng cho một lĩnh vực nhất định hay một dự án cụ thể.  ODA ràng buộc một phần: ODA ràng buộc một phần là loại ODA mà một phần chi ở nước viện trợ phần còn lại chi ở bất cứ nước nào. 1.2.2.Tác động của nguồn vốn ODA đối với nước tiếp nhận 1.2.2.1. Tác động tích cực của ODA Phần lớn các nước tiếp nhận ODA là các nước đang hoặc kém phát triển đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn trong quá trong quá trình phát triển. Quá trình này đòi hỏi một khoản vốn đầu tư khổng lồ để tạo dựng những điều kiện cơ bản và bền vững cho phát triển kinh tế- xã hội. Trong khi các nước này đang gặp phải vấn đề mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư phát triển và sự thiếu hụt nguồn lực tài chính, thì vốn ODA có tính bền vững đối với các công trình và dự án phát triển, do được thực hiện bằng viện trợ không hoàn lại, hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ vốn vay dài. Tác động đầu tiên, rõ ràng và dễ thấy nhất của ODA là bổ sung cho nguồn vốn trong nước của nước nhận viện trợ. Các nước đang phát triển là những nước rất cần vốn cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư được lấy từ những nguồn vốn trong nước là chính, nhưng nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế lại rất hạn hẹp nên cần bổ sung bằng nguồn vốn nước ngoài. Mục tiêu của ODA là nhằm tập trung tài trợ cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, do vậy phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của các nước đang phát triển. Nguồn vốn ODA được sử dụng một
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 16 cách hợp lý và có hiệu quả sẽ gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng của nước nhận viện trợ. Viện trợ có thể ảnh hưởng tới việc tăng phúc lợi công cộng và nâng cao chất lượng cuộc sống ở các nước đang phát triển. Nguồn vốn ODA còngiúp các nước đangphát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực bộ máy quản lý về kinh tế. Các nước đang phát triển thường ở trong tìnhtrạng nợ nước ngoài và thâm hụt cáncân thanh toán quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, các quốcgia đều phảicố gắng phối hợp với IMF, WB và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Việc điều chỉnhnày cần có một lượng vốn lớn, trong đó có vốn ODA. Khi tiếp nhận vốn ODA, các nước đang phát triển cũng phải thực hiện các cam kết như cải cách nền kinh tế thành kinh tế thị trường,cải cách bộ máy hành chính, phân rõ quyền và chức năng giữa các cơ quan quản lý. Nhờ đó, bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế ngày càngđổimới, phù hợp hơn ; năng lực cán bộ quảnlý được nâng cao thông quatiếp thu được kinh nghiệm từ khâu khảo sát, ý tưởng đầu tư, xây dựng dự án, giám sát, đánh giá hiệu quả của dự án ODA. Cải thiện thể chế và chính sáchkinh tế ở các nước đangphát triển chínhlà chìa khoá để tạo bước nhảy vọt về lượng trong thúc đẩy tăng trưởng làm giảm đóinghèo. Một cơ chếquản lý tốt, một nền kinh tế vĩ mô ổn định, một Nhà nước pháp quyền và hạn chế tham nhũng sẽ dẫn tới tăng trưởng cao và giảm đói nghèo. Ngoài ra ODA còn tạo điều kiện để tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và mở rộng đầu tư trong nước ở các nước đang phát triển. Nhờ có ODA mà nước nhận viện trợ sẽ giải quyết được những khó khăn, bất cập về cơ sở hạ tầng và cơ chế quản lý, chính sách. Các nước đang phát triển sẽ tạo ra được một môi trường thuận lợi, đảm bảo tổn phí đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư tư nhân trong nước.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 17 Cuối cùng, ODA dưới hình thức viện trợ không hoàn lại thường đi kèm theo việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cho các nước tiếp nhận. Chẳng hạn, hỗ trợ kỹ thuật là một bộ phận lớn trong viện trợ phát triển của Nhật Bản. Nó bao gồm nhiều loại hình khác nhau và gắn với các dự án về huấn luyện đào tạo chuyên môn, các chương trình tuyển cử chuyên gia, các dự án về cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập, các chương trình cử các đoàn khảo sát về phát triển…Dưới hình thức ODA, việc hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đã tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, kỹ năng chuyên môn cao.Việc phát triển của một quốc gia có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. Đây chính là lợi ích căn bản, lâu dài của quốc gia nhận tài trợ. 1.2.2.2. Tác động tiêu cực Việc vay nợ nước ngoài nói chung và tiếp nhận ODA nói riêng thường dẫn đến những tác động tiêu cực sau đây: Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Nguồn vốn ODA cung cấp cho các nước đang phát triển cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước viện trợ mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước đang phát triển. Các dự án ODA thường có những ràng buộc về mua sắm thiết bị, máy móc theo yêu cầu của nhà tài trợ và phải ưu tiên đấu thầu cho doanh nghiệp của nước tài trợ. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 18 trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới). Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt liên quan đến nhập khẩu tối đa các sản phẩm của nước tài trợ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên. Sự biến động giá cả và lãi suất trên thị trường sẽ gây ra những thách thức và rủi ro tài chính đối với nước tiếp nhận tài trợ như gánh nặng về nợ nước ngoài trong tương lai. Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần. Như vậy, nguồn vốn ODA có những tác động tích cực và tiêu cực nhất định đối với các nước đang phát triển được nhận nguồn vốn này. Việc sử dụng nguồn vốn này là để tận dụng những nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng sự phát triển này chỉ có được khi có một chiến lược tiếp nhận và hoàn trả hợp lý để vừa phát huy tốt nhất những tác động tích cực, vừa hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 19 1.2.3.ODA của UNFPA cho Việt Nam Do UNFPA là một cơ quan thuộc sự quản lý của Liên Hợp Quốc nên ta có một vài thông tin sơ lược về Liên Hợp Quốc như sau: Liên Hợp Quốc: là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung. - Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York, Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Theo hiến chương LHQ thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, chủ yếu gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc(UNICEF). - Kinh phí hoạt động của Liên Hiệp Quốc được hình thành bằng tài trợ đóng góp tự nguyện và nguồn niên liễm có kiểm soát từ các nước thành viên 1.2.3.1. Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc. a. Tổchức: QuỹDân số Liên hợp quốc (UNFPA)bắtđầucáchoạtđộngtừ năm 1969 và lúc đầu được đặt dưới sự quản lý của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Năm 1971, ĐạihộiđồngLiên hợp quốc giao cho UNFPA đóng vai trò chínhtrongviệc thúc đẩycác hoạtđộngvềdânsố vàmộtnămsau(năm 1972), do sựpháttriển về nguồnvốnvà phạm vi hoạtđộng,UNFPAđược đặt dưới sự điều
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 20 hành trực tiếp củaĐạihộiđồngLiên hợp quốc, nângvịtrí của UNFPA lên ngang với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và UNDP. Các nước thành viên của Liên hợp quốc đều được coi là thành viên của UNFPA. Các thành viên Hội đồng chấp hành UNFPA cũng đồng thời là thành viên Hội đồng chấp hành UNDP. Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA chịu sự chỉ đạo về mặt chính sách của Đại hội đồng LHQ và Uỷ ban Kinh tế Xã hội LHQ (ECOSOC). Trụ sở chính của UNFPA đặt tại thành phố New York (Mỹ). UNFPA có Văn phòng Đại diện tại Việt Nam, do Đại diện thường trú UNFPA đứng đầu. b. Tôn chỉ và mục đích của UNFPA: Trợ giúp các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng trong sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình trên cơ sở sự lựa chọn của cá nhân; Hỗ trợ việc xây dựng các chính sách dân số phục vụ phát triển bền vững. Thúc đẩyviệc thực hiện chiến lược dân số do Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển thông qua năm 1994 (ICPD) và được kiểm điểm tại Khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ năm 1999 (ICPD + 5). Chiến lược này không chỉ hướng vào các chỉ tiêu nhân khẩu học mà còn coi trọng yêu cầu nâng cao năng lực của phụnữ, đưalại cho phụnữ nhiều sựlựa chọn hơn thông qua tăng cường tiếp cận với giáo dục, các dịch vụ sức khoẻ và các cơ hội việc làm. Thúc đẩy sự hợp tác và điều phối giữa các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức song phương, các Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và khu vực tư nhân trong việc giải quyết các vấn đề về dân số và phát triển, sức khoẻ sinh sản, bình đẳng giới và nâng cao năng lực phụ nữ. c.Các hình thức hỗ trợ của UNFPA: Hỗ trợ của UNFPA mang tính hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chương trình, dự án viện trợ được xây dựng với sự phối hợp của Chính phủ nước nhận
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 21 viện trợ. Từ khi bắt đầu hoạt động năm 1969, Quỹ Dân số đã cung cấp 5 tỉ đô la viện trợ cho các nước đang phát triển. Viện trợ của UNFPA tập trung vào 3 lĩnh vực chương trình chính sau:  Sức khoẻ sinh sản: - UNFPA hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản bao gồm việc đưa ra nhiều lựa chọn hơn về các biện pháp kế hoạch hoá gia đình và cung cấp thông tin. đường sinh sản và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm HIV/AIDS; Chiến lược Dân số và Phát triển: - UNFPAgiúp các nước xâydựng, thực hiệnvà đánhgiá các chínhsách dân số tổngthểnhư là mộtphầntrọngtâmcủacác chiếnlược phát triển bền vững. Sự hỗ trợ này bao gồm việc thu thập, phân tích số liệu và nghiên cứu về dân số .  Thông tin-giáo dục-truyền thông: - UNFPA thực hiện các hoạt động thông tin-giáo dục-truyền thông về các mục tiêu của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) và Khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ năm 1999 (ICPD+5) bao gồm : sức khoẻ sinh sản (SKSS) và các quyền về SKSS; nâng cao địa vị của phụ nữ; tăng tuổi thọ; giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh; tăng cường năng lực quốc gia về xây dựng và thực hiện các chiến lược về dân số và phát triển; nâng cao nhận thức và tăng cường các nguồn lực về dân số và phát triển. d. Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và UNFPA - UNFPAtiến hành các hoạtđộngđầutiên của tổ chức này tại Việt Nam từ năm 1977 và chính thức hỗ trợ Việt Nam từ năm 1978 với Chương trình quốc gia I (1978-1983). Từ đó đến nay, hợp tác giữa Việt Nam và UNFPA tiếp tục phát triển mạnh và phong phú thông qua các Chương trình quốc gia (CTQG). - Chương trình quốc gia được xây dựng dựa trên các ưu tiên của Chính phủ trong lĩnh vực dân số-kế hoạch hoá gia đình. Các Chiến lược quốc gia về
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 22 Dân số và Sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-2010 được Chính phủ thông qua cuối năm 2000 là cơ sở cho việc xây dựng chương trình quốc gia 6 (2001- 2005) và các CTQG tiếp theo. Chương trình quốc gia cũng cần phù hợp với tôn chỉ mục đích và các ưu tiên hỗ trợ của UNFPA. Nguồn vốn phân bổ cho CTQG của các nước được Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA thông qua, hay còn gọi là con số dự kiến viện trợ (Indicative Planning Figure), dựa trên các thông số như thu nhập quốc dân và các chỉ số liên quan đến các mục tiêu của ICPD. Chương trình quốc gia tạo ra một khuôn khổ cho việc bố trí, sắp xếp các lĩnh vực, dự án cụ thể. Các chươngtrìnhquốcgiahợp tác vớiUNFPAtừ năm 1978 đến nay gồm: - Chương trình quốc gia CP-I (1978-1983): có tổng số vốn là 15 triệu đôla Mỹ. - Chương trình quốc gia CP-II (1984-1987): có tổng số vốn là 14 triệu đôla Mỹ. - Chương trình quốc gia CP-III (1988-1991): có tổng số vốn là 25 triệu đôla Mỹ. - Chương trình quốc gia CP-IV (1992-1996): có tổng số vốn là 36 triệu đôla Mỹ. - Chương trình quốc gia CP-V (1997-2000): có tổng số vốn là 24 triệu đôla Mỹ. - Chương trình quốc gia CP-VI (2001-2005): có tổng số vốn là 27 triệu đôla Mỹ. - Chương trình quốc gia CP-VII (2006 - 2010): có tổng số vốn là 28 triệu đôla Mỹ (trong đó, cam kết từ quỹ thường xuyên là 20 triệu đôla, cam kết từ quỹ vận động là 8 triệu đôla) - Chương trình hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020: có tổng sô vốn là 7.3 triệu USD.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 23 - Nội dung của các chương trình quốc gia hợp tác với UNFPA cũng có sự thay đổi qua từng thời kỳ, nhất là sau Hội nghị Dân số và Phát triển tại Cai-rô năm 1994. Nếu các chương trình quốc gia trước thời điểm đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kế hoạch hoá gia đình thì từ CTQG 5 (1997-2000), chất lượng dân số và vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản trở thành những nội dung chính của CTQG 5, 6 và hiện nay là CTQG 7 (2005-2010). - Việt Nam là thành viên Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA từ năm 2000-2002 và là Phó Chủ tịch Hội đồng này trong 2 năm 2000 và 2001. Việc Việt Nam được trao giải thưởng dân số của Liên hợp quốc năm 1999 là một trong những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa nhất trong quan hệ hợp tác Việt Nam - UNFPA trong gần 30 năm qua. 1.3. Nguyên tắc và quytrình quản lý, sử dụng ODA của UNFPA cho các dự án của Việt Nam. 1.3.1. Dự án ODA 1.3.1.1.Khái niệm Dự án ODA là một tập hợp các hoạt động ccó liên quan đến nhau nhằm đạ được một hay một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời gian xác định, có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 1.3.1.2. Đặc điểm Một dự án ODA có 5 đặc điểm cơ bản sau : - Toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn thực hiện dự án ODA là do các tổ chức/chínhphủ nước ngoài, các tổ chức song phương tài trợ. Cơ chế tài chính đối với việc sử dụng ODA là cấp phát, cho vay (toàn bộ hoặc một phần) từ Ngân sách nhà nước. Các dự án ODA thường có vốn đối ứng là khoản đóng góp từ phía Việt Nam bằng hiện vật và giá trị để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án ( có thể dưới dạng tiền được cấp từ ngân sách nhà nước hoặc nhân lực, cơ sở vật chất). Nguồn vốn là điểm khác biệt lớn nhất giữa dự
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 24 án ODA và dự án khác ; kèm theo nó là các yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý về quản lý và thực hiện của nhà đầu tư và nhà tài trợ. - Dự án ODA có tính chất tạm thời, có nghĩa là các dự án ODA có khởi điểm và kết thúc xác định. Dự án có thể được thực hiện trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài trong nhiều năm. Về mặt nhân sự, dự án không có nhân sự cố định, họ chỉ gắn bó với dự án trong một thời gian nhất định. Đó có thể là các cán bộ được tuyển chọn hoặc kiêm nhiệm từ các tổ chức khác tùy theo phân công. Khi kết thúc dự án, các cán bộ có thể phải chuyển sang, tìm kiếm một công việc hoặc hợp đồng mới. - Tính duy nhất của dự án. Mặc dù có những mục đích tương tự nhưng mỗi dự án ODA phải đối mặt với những vấn đề về nguồn lực, môi trường và khó khăn khác nhau. Hơn thế nữa,ở mức độ nhất định, mỗi dự án đều đem lại một kết quả duy nhất, không giống hoàn toàn với bất kỳ dự án nào. - Tính giới hạn. Mỗi dự án ODA được thực hiện với một nguồn lực nhất định, kinh phí nhất định và thời gian nhất định. Bởi vậy các nhà quản lý cần phải liên tục cân bằng về nhu cầu, tài chính, nguồn lực và lịch trình để hoàn thành dự án, đảm bảo yêu cầu của nhà đầu tư và nhà tài trợ. - Tính phát triển và chi tiết hóa liên tục : đặ tính này đi kèm với tính tạm thời và duy nhất của một dự án ODA. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, ở mỗi bước thực hiện cần có sự phát triển liên tục được cụ thể hóa với mức độ cao hơn, kỹ lưỡng, công phu hơn. 1.3.2. Nguyên tắc quản lý và thực hiện chương trình và dự án do LHQ hỗ trợ Việt Nam. Dựa theo các nội dung cơ bản của ‘Sáng kiến Một LHQ’ tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức LHQ thống nhất các nguyên tắc chính cho việc quản lý và thực hiện chương trình và dự án do LHQ hỗ trợ cho Việt Nam như sau:
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 25 - Đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các thỏa thuận đa phương mà Việt Nam là một bên tham gia ký kết trong khuôn khổ LHQ. - Cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ và các tổ chức LHQ tại Việt Nam là các Hiệp định hợp tác cơ bản được ký kết giữa Chính phủ và các tổ chức này. Do vậy, trong quá trình áp dụng Quy chế này nếu có những nội dung không được quy định hoặc khác biệt giữa Quy chế với Hiệp định hợp tác cơ bản gây ra tranh chấp giữa các bên liên quan mà không giải quyết được bằng hợp tác và tham vấn ở các cấp, thì các nội dung đó sẽ thực hiện theo quy định của Hiệp định hợp tác cơ bản. - Các tổ chức LHQ là đối tác phát triển tin cậy của Chính phủ. Tôn chỉ xuyên suốt của các tổ chức LHQ là hỗ trợ Chính phủ thực hiện các cam kết quốc tế của mình, thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và các công ước về quyền con người của LHQ mà Việt Nam cam kết tham gia. Các tổ chức LHQ thực hiện tôn chỉ của mình bằng cách cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho Việt Nam, qua đó góp phần tăng cường năng lực và thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia. - Áp dụng và thực hiện tối đa hệ thống các quy định và quy trình thủ tục quốc gia về quản lý và sử dụng ODA. Trong trường hợp không khả thi, các tổ chức LHQ tương ứng sẽ hỗ trợ Chính phủ để thống nhất xây dựng và áp dụng các quy định và thủ tục mang tính hài hòa. Nếu cả hai trường hợp trên đều không thực hiện được, các quy định của tổ chức LHQ tài trợ sẽ được áp dụng. - Cơ quan thực hiện chương trình, dự án chịu trách nhiệm toàn bộ trước cấp có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam và tổ chức LHQ về sự thành công
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 26 của dự án theo mục tiêu đề ra. Cơ quan đồng thực hiện dự án chịu trách nhiệm trước Cơ quan thực hiện về kết quả thực hiện phần việc của mình. - HPPMG cũng được áp dụng đối với việc quản lý chương trình chung (joint programmes) do các tổ chức LHQ hỗ trợ trừ trường hợp nhà tài trợ có yêu cầu khác và Chính phủ Việt Nam thống nhất áp dụng yêu cầu đó. - HPPMG trước hết được áp dụng cho các dự án do UNDP, UNFPA và UNICEF là thành viên của Ban chấp hành (ExCom) các tổ chức thuộc hệ thống phát triển của Liên hợp quốc (UNDG) hỗ trợ. Dự kiến các tổ chức khác thuộc hệ thống LHQ tại Việt Nam sẽ áp dụng HPPMG theo lộ trình sẽ được thống nhất với các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam. - Đảm bảo tính minh bạch của tất cả các quy trình, thủ tục, hoạt động sử dụng kinh phí của Kế hoạch chung và các CTQG đã được Chính phủ Việt Nam và Hội đồng điều hành của từng tổ chức của LHQ thông qua, bao gồm việc chia sẻ thông tin có liên quan giữa các đối tác. - Các tổ chức LHQ chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng chấp hành của mình đối với việc tuân thủ đầy đủ các luật lệ, quy định và thủ tục của tổ chức tương ứng. Do vậy, khi trực tiếp thực hiện các hoạt động dự án, Văn phòng của tổ chức LHQ (UNCO) sẽ áp dụng các luật lệ, quy định và thủ tục của tổ chức mình và các quy định có liên quan trong HPPMG. 1.3.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án ODA Có 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của dự án đó là: a. Tính hiệu suất. Hiệu suất đó lường mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra cả đinh tính và định lượng. Đây là thuật ngữ kinh tế cho biết dự án ODA sử
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 27 dụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất có thể ssạt được các kết quả mong muốn. Khi đánh giá hoặc theo dõi hiệu suất, cần xem xét các vấn đề sau: - Chi phí cho các hoạt động có hiệu suất hay không. - Các kết quả và mục tiêu đạt đúng tiến độ đề ra hay không. - Đầu tư có được thực hiện hiệu suất nhất so với các phương án khác hay không. b. Tính hiệu quả Hiệu quả là thước đo mức độ đạt được các kết quả và mục tiêu của một hoạt động phát triển. Khi đánh giá hiệu quả của một dự án ODA, cần xem xét các vấn đề sau: - Mức độ các kết quả và mục tiêu đạt được hoặc có khả năng đạt được. - Những nhân tố chính tác động đến việc đạt được hay không đạt được các kết quả và mục tiêu. c. Tính tác động Tác động đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực do hoạt động phát triển tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ ý hay không chủ ý. Khái niệm này lien quan đến các tác động và hiệu ứng chính sách bắt nguồn từ hoạt động dựa trên các chỉ số xã hội, kinh tế, môi trường và cácchỉ số phát triển khác.Khi xem xét tác động phải dựa trên các kết quả đạt được do vô tình hay hữu ý và phải tính đến tác động tích cực hay tiêu cực của các nhân tố bên ngoài như thay đổi các điều kiện thương mại và tài chính. Khi đánh giá tác động của một dự án ODA cần xem xét các vấn đề sau: - Những gì đã xảy ra như một kết quả của dự án ODA - Hoạt động đầu tư đã tạo ra những sự khác biệt thực sự nào đối với người thụ hưởng.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 28 - Có bao nhiêu người chịu tác động của hoạt động đầu tư. d. Mức độ phù hợp. Mức độ phù hợp đề cập đến mức độ thích hợp của dự án ODA đối với các ưu tiên, chính sách của nhóm đối tượng, quốc gia đối với các nhà tài trợ. Khi đánh giá mức độ phù hợp cần xem xét các vấn đề sau: - Mục tiêu và mục đíchcủa dự án ODA có còn phù hợp hay không và mức độ phù hợp đến đâu. Có nhất quán với các mục đíchtổng thể và đạt được các mục tiêu của dự án không. - Các hoạt động và các sản phẩm đầu ra của dự án ODA có nhất quán đối với các tác động và hiệu ứng dự kiến hay không. e. Tính bền vững Tính bền vững được xác định liệu các lợi ích của dự án ODA có khả năng tiếp tục được duy trì sau khi nguồn vốn của nhà tài trợ cho hoạt động đầu tư đã kết thúc. Dự án ODA cần đảm bảo tính bền vững về môi trường và tài chính. Khi đánh giá tính bền vững của một dự án ODA cần xem xét các vấn đề sau: - Mức độ duy trì các lợi ích của dự án ODA sau khi kết thúc. - Những nhân tố chính nào tác động đến việc đạt được hay không đạt được tính bền vững của dự án.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ODA CỦA LIÊN HỢP QUỐC TẠI DỰ ÁN “HỖ TRỢ BỘ Y TẾ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020” 2.1.Giới thiệu dự án 2.1.1 Thông tin cơ bản về dự án: - Tên dự án: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 - Cơ quan hỗ trợ của Liên Hợp Quốc: UNFPA - Cơ quan chủ quản: cơ quan đối tác cấp quốc gia: Bộ y tế - Địa chỉ liên lạc: 138A, Giảng Võ, Hà Nội - Số điện thoại/Fax: 0462732273 - Đơn vị đề xuất dự án: Vụ Kế hoạch- Tài Chính, Bộ Y tế - Chủ dự án: Vụ Kế hoạch- Tài Chính, Bộ Y tế - Các cơ quan đồng thực hiện: Tổng cục dân số- kế hoạch hóa gia đình, Vụ sức khỏe bà mẹ- trẻ em, Vụ khoa học và đào tạo, Vụ tổ chức cán bộ, Cục quản lý khám chữa bệnh, Cục quản lý dược. - Thời gian thực hiện dự án: 2011- 2020 - Địa điểm thực hiện dự án: cấp quốc gia - Tổng vốn dự án: 9.100.000 USD và các hiện vật là cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà cửa, thiết bị…Cụ thể:  Vốn ODA: 7.300.000 USD Trong đó: Ngân sách cấp phát hành chính sự nghiệp 100% tổng vốn ODA. Cho vay lại không áp dụng.  Vốn đối ứng: 39.600.000.000 VND, tương đương 1.800.000 USD. Trong đó:
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 30 Hiện vật: cơ sở vật chất, nhà cửa, thiết bị,... sẵn có. Tiền mặt: 39.600.000.000 VND. Nguồn vốn đối ứng : từ nguồn chi sự nghiệp hàng năm của Bộ Y tế. - Hình thức cấp vốn: ODA không hoàn lại. 2.1.2 Bối cảnh và sự cần thiết của dự án: Chính sách dân số của Việt Nam trong suốt 50 năm qua đã góp phần đáng kể tạo ra sự chuyển biến về nhân khẩu học. Việt Nam bước vào giai đoạn cuối của quá độ dân số với mức sinh và tỉ lệ tử vong có xu hướng giảm dần, mức sinh thấp dưới mức thay thế và tuổi thọ trung bình không ngừng tăng từ đó dẫn đến tình trạng già hóa dân số. So với năm 2002, vào năm 2009 tỷ số chết sản phụ đã giảm từ 165/100000 xuống còn 69/100000 trẻ sinh sống. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai tăng từ 76,9% lên 78,2% năm 2010, trong đó tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả tăng từ 64,41% lên 68,6%. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được công tác dân số và sức khỏe sinh sản còn nhiều vướng mắc và bất cập.  về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và HIV: - Tửvong mẹ giảm nhưng có chênhlệch khá lớn giữa tử vongvà bệnh tật, giữa các vùng miền, đặc biệtlà dântộc thiểu số. Tìnhtrạngsinh sản k có cán bộ đỡ đẻ và cán bộ thăm khám saukhi sinh ở các dân tộc miền núi còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ cho cấp cứu sản khoa cơ bản và toàn diện còn rất thấp. - Chăm sóc sức khỏe vị thành niên chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân không an toàn đang tăng lên. Hiểu biết về sức khỏe sinh sản của vị thành niên còn thấp, tỷ lệ nạo phá thai cao. Hiện nay chưa có 1 chương trình nào về sức khỏe sinh sản tập trung cho vị thành niên. - Sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung chưa được phát hiện rộng rãi.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 31 - Tỉ lệ nhiểm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tăng cao nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có một biện pháp nào để thống kê và phòng chống được. - Trongnhững năm qua chưacó 1 khung an ninh sức khỏe toàn diện nào, đặc biệt là các loại thuốc thiết yếu và các sảnphẩm dược cho cấp cứu sản khoa, thuốc cho các bệnh về HIV vẫn chưa được đầu tư đúng mức.  Về dân số và phát triển: - Có một số hạn chế về khung pháp lý và các nghiên cứu khoa học, hoàn thiện chính sách bởi phát sinh vấn đề dân số mới. Việt Nam cần phải giải quyết vấn đề già hóa dân số, mất cân bằng giới tính,... - Xu hướng thích con trai, xu hướng giảm sinh và tiếp cận công nghệ lựa chọn giới tính là 3 yếu tố làm gia tăng tốc độ mất cân bằng giới tính ở Việt Nam. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, đến bé gái không mong muốn được sinh ra và ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự, an ninh xã hội, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai. - Tỷ lệ người già sống cô đơn có nguy cơ tăng cao nên cần phải có các loại hình chăm sóc, nuôi dưỡng người già phù hợp.  Các vấn đề về bạo lực giới: - Theo kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2010 có đến 58% tỷ lệ phụ nữ đã trải qua 1 trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tình dục, tinh thần. Điều này cho thấy cần thiết phải thiết lập một gói chăm sóc dịch vụ toàn diện về phòng chống bạo lực giới, trong đó dịch vụ sàng lọc, tư vấn, chăm sóc y tế và điều trị cho nạn nhân cần được chú trọng.  Các vấn đề liên quan đến hệ thống y tế: - Nguồn nhân lực về y tế ở các huyện xã, thôn bản miền núi còn thiếu về cả số lượng và chất lượng.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 32 - Việc áp dụng mô hình quản lý chất lượng y tế ở cơ sở còn nhỏ lẻ, chưa tập trung - Nội dung truyền thông y tế chưa theo kịp được tiến độ phát triển của xã hội, chưa thật phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền. 2.1.3.Mục tiêu và các chỉ số của dự án: a) Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, giúp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. b) Các mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2020. - Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ số sức khỏe trẻ em giữa các vùng, miền. + Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3‰ vào năm 2015 và xuống 16‰ vào năm 2020. + Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. + Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. - Mục tiêu 3: Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ sồ sức khỏe bà mẹ giữa các vựng, miền. + Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000trẻđẻsốngvào năm2015 và xuốngdưới52/100.000vào năm 2020.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 33 - Mục tiêu 4: Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức 105 - 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái khoảng năm 2025. + Chỉ tiêu: Tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và dưới mức 115/100 vào năm 2020. - Mục tiêu 5: Duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng. + Chỉ tiêu 1: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống 1,9 convào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020. + Chỉ tiêu 2: Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015 và 98 triệu người vào năm 2020. - Mục tiêu 6: Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn. + Chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020. - Mục tiêu 7: Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản, chú trọng sàng lọc ung thư đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi 30 - 54 tuổi. + Chỉ tiêu 1: Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. + Chỉ tiêu 2: Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020. + Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 30 - 54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 34 + Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ phụ nữ tròn 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. - Mục tiêu 8: Cải thiện sức khỏe sinh sản của người chưa thành niên và thanh niên. + Chỉ tiêu 1: Tăngtỷ lệ điểm cungcấp dịchvụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vào năm 2015 và 75% vào năm 2020. + Chỉ tiêu 2: Giảm 20% số người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn vào năm 2015 và giảm 50% vào năm 2020. - Mục tiêu 9: Cải thiện sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số đặc thù (người di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người dân thuộc dân tộc có nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi); đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người là nạn nhân của bạo lực vì lý do giới tính và trong trường hợp thảm họa, thiên tai. + Chỉ tiêu: Tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các nhóm dân số đặc thù lên 20% vào năm 2015 và 50% năm 2020. - Mục tiêu 10: Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. + Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lên 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. + Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20% vào năm 2015 và 50% năm 2020. - Mục tiêu 11: Thúc đẩy phân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 35 2.1.4. Các dự án của Chiến lược thực hiện song song cùng dự án hỗ trợ của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc. - Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. - Dự án Nâng cao chất lượng giống nòi. - Dự án Nâng cao năng lực quản lý chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. - Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. - Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số. - Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển đến năm 2020 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ). - Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản. - Dự án Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em. - Dự án Phòng, chống nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản. - Dự án Hỗ trợ sinh sản. - Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho người chưa thành niên và thanh niên. - Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho nhóm dân số đặc thù. 2.1.5. Lý do lựa chọn UNFPA là đơn vị của Liên Hợp Quốc thực hiện hỗ trợ dự án: Dự án do UNFPA tài trợ có hỗ trợ kỹ thuật và nguồn viện trợ không hoàn lại, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng về DS- SKSS Việt Nam.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 36 Chu kỳ hỗ trợ của UNFPA tương thích và hài hòa với các kế hoạch và ngân sách của Bộ Y tế về DS- SKSS. Hình thức Quốc gia điều hành do UNFPA áp dụng tạo điều kiện cho tính làm chủ, cùng với cơ chế phân cấp của chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho BYT thực hiện dự án một cách hiệu quả. là cơ chế áp dụng khi cơ quan hoặc tổ chức của quốc gia trực tiếp quản lý, điều hành và thực hiện toàn bộ hay một phần chương trình, dự án do LHQ hỗ trợ kể cả việc huy động các đầu vào cần thiết và sử dụng các đầu vào để thực hiện các kết quả đề ra trong kế hoạch công tác được phê duyệt. Theo đó, cơ quan hoặc tổ chức quốc gia này chịu trách nhiệm giải trình trước cấp có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam và tổ chức LHQ về kết quả các hoạt động được phân giao và về việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực được cung cấp. UNFPA là tổ chức Liên Hợp Quốc có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số, SKSS, KHHGD và giới. UNFPA có lợi thế so sánh khi hỗ trợ Bộ Y tế giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề chính về SKSS, SKTD, và Giới cho mục đích xây dựng và triển khai chính sách phù hợp. Các lĩnh vực hỗ trợ của dự án này phù hợp với định hướng ưu tiên của UNFPA tại Việt Nam trong những năm tới, góp phần giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ trong năm 2020. UNFPA có lợi thế là có thể làm việc với Chính Phủ trong các vấn đề phát triển, trong việc lập quan hệ đối tác, thiết lập diễn đàn giữa các đối tác phát triển và ủng hộ phối kết hợp, điều phối đa ngành. Đặc biệt UNFPA có vai trò đặc biệt đối với các vấn đề đan xen đòi hỏi có sự hỗ trợ kỹ thuật nhiều.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 37 2.1.6. Cácđiều kiện ràng buộctheo quy địnhcủa UNFPA và khả năng đáp ứng các điều kiện này từ phía Việt Nam. - Dự án sẽ thực hiện theo quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam- Liên Hợp Quốc và các quy đinh hiện hành của chính phủ về quản lý ODA. - UNFPA yêu cầu Bộ Y tế và các cơ quan đồng thực hiện dự án tăng cường việc bố trí nhân sự đủ năng lực và vốn đối ứng để hỗ trợ quản lý và thực hiện các hoạt động dự án, nhằm bổ sung thêm tiền viện trợ cho các hoạt động chuyên môn. - Cách tiếp cận của UNFPA đề xuất cho các can thiệp trong dự án này sẽ được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, quyền con người, các nguyên tắc về bình đẳng và phù hợp với văn hóa của Việt Nam. - Các hỗ trợ trong dự án chỉ tập trung vào các vấn đề nội dung và chuyên môn của các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách dân số và y tế được các cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt. - Các điềukiện nêu trên đềuphùhợp với thông lệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chứcLHQ vàđáp ứngcác yêucầuquảnlý ODA củaChính Phủ Việt Nam. 2.2.Thực trạng quản lý dự án. Ngày 4/1/2011, Thủ tướngChínhphủ đã ra Quyết định số 2013-TTg Phê duyệt Chiến lược Dân số-Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Theo đó dựán sẽ bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày Chính Phủ ra quyết định phê duyệt.Dựán được triển khai trên phạm vi toàn quốc vàđặc biệt chú trọng tới các tỉnh miền núi, các vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Để dự án được diễn ra thuận lợi và trôi chảy, trong quá trình tiến hành thì dự án đều áp dụng những quy định và quy trình như sau:
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 38 2.2.1. Quy đinh tổ chức quản lý dự án  Ban quản lý dự án (PMU) a. Thành lập PMU - Trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của PMU, mối quan hệ trách nhiệm giữa PMU với Bộ Y tế và các cơ quan quản lý viện trợ Chính Phủ được quy định chi tiết tại Thông tư 03/2007/TT- BKH ngày 12 tháng 3 năm 2007 và Thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ KHĐT. Giám đốc và Kế toán dự án không phải là cán bộ, nhân viên của LHQ.Đa số Giám đốc dự án đều là cán bộ của Bộ Y tế được chỉ định kiêm nhiệm vị trí này. Sau khi dự án kết thúc thì Giám đốc dự án quay trở lại vị trí tại Bộ Y tế. - Trên cơ sở Quyết định thành lập PMU, Giám đốc Dự án thống nhất với Bộ Y tế và ban hành quyết định bổ nhiệm các thành viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm khác của PMU. Các thành viên này được hưởng phụ cấp từ nguồn vốn đối ứng của Việt Nam theo tỷ lệ thời gian tham gia dự án quy định tại Quyết định thành lập PMU và Quyết định 61/2006/QĐ- BTC ngày 12/01/2006 của Bộ Tài chính. b. Thành lập Văn phòng dự án - Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Giám đốc dự án cần thành lập Văn phòng dự án trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc sau khi có quyết định thành lập PMU. Bội Y tế chịu trách nhiệm bố trí địa điểm và cung cấp các trang thiết tối thiểu cho Văn phòng dự án, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong đề cương chi tiết dự án hoặc Văn kiện dự án. - Trụ sở của Văn phòng dự án là địa điểm làm việc của PMU và là nơi tiến hành các giao dịch chính thức của dự án. Văn phòng dự án cũng là nơi lắp đặt trang thiết bị và lưu giữ các văn kiện, hồ sơ, sổ sách, v.v... của PMU.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 39 Đây là nơi liên hệ chính của các bên tham gia dự án, người thụ hưởng dự án và các bên khác có liên quan trong quá trình thực hiện dự án. c. Đăng ký sử dụng con dấu, mở tài khoản và chuyển tiền của PMU. - PMU đăng ký sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc thực hiện dự án. - PMU mở tài khoản tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước phù hợp với các quy định của pháp luật, trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập PMU, để tiếp nhận kinh phí do văn phòng tổ chức Liên Hợp Quốc chuyển đến và ngân sách đối ứng. Chủ tài khoản được xác định tại quyết định thành lập PMU và thường là Giám đốc dự án. Giám đốc dự án cần cung cấp cho văn phòng tổ chức Liên Hợp Quốc những thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng như được đề cập: Theo yêu cầu của Giám đốc dự án, Văn phòng tổ chức Liên Hợp Quốc chuyển tiền vào tài khoản dự án để hoàn trả hay chi tiêu cho các hoạt động dự án được các cơ quan cấp quốc gia thực hiện. Cơ quan thực hiện cấp quốc gia có thể chuyển một phần của khoản tiền này từ tài khoản của dự án cho cơ quan đồng thực hiện theo kế hoạch công tác đã được phê duyệt, để chi tiêu cho các hoạt động dự án mà các cơ quan đồng thực hiện. Trong trường hợp khác, theo yêu cầu chính thức của Giám đốc dự án, văn phòng tổ chức LHQ có thể chuyển tiền trực tiếp cho cơ quan đồng thực hiện theo kế hoạch công tác đã được phê duyệt, để chi tiêu cho các hoạt động dự án do cơ quan này thực hiện. Trong trường hợp này, văn phòng tổ chức Liên Hợp Quốc thực hiện chức năng như một ngân hàng thuần túy. Trong cả hai trường hợp, cơ quan đồng thực hiện đều phải chịu trách nhiệm giải trình trước NIP về việc sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí nhận được từ cơ quan quốc gia thực hiện là Bộ Y tế và Văn phòng tổ chức LHQ.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 40 - PMU cần đăng ký với cơ quan thuế địa phương để được cấp mã số thuế phục vụ cho công tác quản lý và hoàn thuế theo quy định hiện hành của Chính phủ. d. Thông báo nhân sự, địa chỉ liên hệ và tài khoản cho các cơ quan liên quan  Bộ Y tế có trách nhiệm gửi Quyết định thành lập, Quy chế tổ chức và hoạt động của PMU và tên của Giám đốc và Phó Giám đốc và Kế toán tới Bộ KHĐT, Bộ TC, Văn phòng tổ chức LHQ liên quan, cơ quan đồng thực hiện và Sở y tế trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày ban hành các quyết định nói trên, để tạo cơ sở pháp lý cho việc giao dịch liên quan đến hoạt động của PMU.  Trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập PMU, Giám đốc dự án (kể cả dự án thành phần) cần thông báo chính thức cho văn phòng tổ chức LHQ và cơ quan đồng thực hiện các thông tin sau: - Địa chỉ, điện thoại, fax và email của PMU; - Mô tả tóm tắt công việc, số điện thoại và email của từng nhân sựdự án; - Chi tiết về tài khoản (tên chủ tài khoản, số tài khoản và tên ngân hàng hoặc kho bạc nơi PMU mở tài khoản dự án) để thuận tiện cho việc giao dịch trong tương lai. - Tên và mẫu chữ ký của Giám đốc dự án và của Phó Giám đốc dự án. e. Hoàn tất Hợp đồng trách nhiệm với cơ quan đồng thực hiện. Song song với các hoạt động chuẩn bị khác, điều hết sức quan trọng đối với Bộ Y tế, thông qua Giám đốc dự án, là phải hoàn thiện và ký kết Hợp đồng trách nhiệm với từng cơ quan đồng thực hiện.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đinh Thị Ngọc Anh Lớp: CQ48/08.01 41 Tổ chức một số hoạt động khởi động dự án (như lễ khởi động dự án, một số hoạt động tuyển chọn nhân sự và đào tạo quản lý dự án ban đầu...).  Văn phòng tổ chức Liên Hợp Quốc (UNCO) UNCO thực hiện những việc sau trong quá trình khởi động dự án:  Cho ý kiến khi được Bộ Y tế tham vấn về những vấn đề liên quan đến việc thành lập PMU.  Phối hợp với PMU trong việc tổ chức lễ khởi động dự án, tuyển chọn nhân sự dự án và đào tạo quản lý ban đầu.  Phân công cán bộ đầu mối theo dõi, hỗ trợ các hoạt động của dự án về nội dung và về tài chính.  Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thành lập PMU, UNCO thông báo chính thức cho Giám đốc dự án và Giám đốc các dự án thành phần với các thông tin sau về tổ chức mình: - Địa chỉ, điện thoại, fax và email của bộ phận chuyên môn và cán bộ đầu mối theo dõi dự án thuộc tổ chức mình; - Mô tả tóm tắt công việc, số điện thoại và email của từng nhân sự của tổ chức mình sẽ làm việc thường xuyên với PMU; - Chi tiết tài khoản (tên chủ tài khoản, số tài khoản, tên và địa chỉ chi nhánh ngân hàng phục vụ) để thuận tiện cho việc giao dịch (chuyển và nhận tiền) liên quan tới dự án. Tổ chức đồng thực hiện (CIP)