SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
DI SẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM
Họ và tên: Nguyễn Đặng Thanh Trúc
Mã sinh viên: 2057810021
Lớp: K1 - Du lịch
Khoa: Văn hóa nghệ thuật
Hà Nội, tháng 4, năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
DI SẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM
Tên đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ
Họ và tên: Nguyễn Đặng Thanh Trúc
Mã sinh viên: 2057810021
Lớp tín chỉ số: 01
GVHD: Nguyễn Hữu Thức
Hà Nội, tháng 4, năm 2022
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 3
C. KẾT LUẬN 17
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
1
A. MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, nhận thức về vai trò của văn hóa ở nước ta được nâng
lên một tầng cao mới, đúng với giá trị đích thực của nó. Gìn giữ và phát huy
những giá trị văn hóa của dân tộc đang là vấn đề cấp bách đặt ra, đòi hỏi phải
có sự tham gia của cả xã hội, sự quan tâm của nhiều giới và sự quan tâm của
các cấp lãnh đạo, nhất là những nơi có vốn văn hóa đặc thù.
Phú Thọ là tỉnh có kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú với sự
ra đời của tổ chức làng, xã. Sự hình thành của văn hóa làng đã cho ra đời các
loại hình văn hóa phi vật thể đa dạng. Nó đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống,
từ cái ăn, mặc, ở, đi lại cho tới lời ca, điệu hát, hội hè, đình đám, tín ngưỡng,
phong tục… Tất cả tạo nên một đời sống văn hóa đa dạng, phản ánh sâu đậm
bản sắc cội nguồn của vùng đất Tổ. Và hát Xoan là một bộ phận cấu thành nên
kho tàng văn hóa dân gian quý báu của người Việt, một sản phẩm tinh thần
được sinh ra trên vùng đất trung du Phú Thọ. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại
hát Xoan đã trở thành một loại hình dân ca lễ nghi, phong tục quý giá của vùng
đất này. Năm 2017, di sản hát Xoan Phú Thọ đã chính thức được UNESCO
công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diệncủa nhân loại.Tuy nhiên những
hoạt động của hát Xoan diễn ra đơn thuần trong phạm vi của địa phương nên
không được nhiều người chú ý, quan tâm; những giá trị đặc sắc cũng như các
hình thức diễn xướng, các điệu múa, nhạc gắn với dân ca nghi lễ hát Xoan được
hiểu biết, tuyên truyền còn rất hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chính
sự hội nhập quốc tế, sự tác động của kinh tế thị trường làm cho văn hóa truyền
thống bị mai một đi rất nhiều và có nguy cơ bị lãng quên trong đời sống văn
hóa của cộng đồng. Do đó việc bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa cổ là
việc làm có ý nghĩa quan trọng. Đó cũng chính là lý do để em chọn đề tài: “
2
Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ”
làm đề tài tiểu luận của mình. Với đề tài này em hy vọng có thể góp một phần
nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hát Xoan Phú Thọ,
để hát Xoan ngày càng được phổ biến trong cộng đồng xã hội.
3
B. NỘI DUNG
Để hiểu rõ hơn nội dung của đề tài, trước tiên cần tìm hiểu cơ sở lý luận
về di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ. Di sản văn hoá phi vật thể là
sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn
hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng
đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác bao gồm
lễ hội, lối sống, bí quyết truyền nghề, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống.
Khái quát về hát Xoan, hát Xoan có tên gọi lúc đầu là hát Xuân, nhưng do
trùng với tên của công chúa Xuân Nương nên được gọi chệch thành hát Xoan.
So với nhiều hình thức nghệ thuật cổ truyền, hát Xoan có một diện mạo nghệ
thuật riêng, vừa độc đáo vừa cổ kính. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hát Xoan
là nghệ thuật thuộc tầng văn hóa cổ nhất Việt Nam. Một trong những tiêu chí
để hát Xoan được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
cần bảo vệ khẩn cấp vì hát Xoan quá cổ và nguy cơ mất đi là hiện hữu (chỉ tồn
tại trong các làng xoan cổ). Hát Xoan là loại hình dân ca lễ nghi – phong tục
với những ca từ cổ, động tác múa cũng rất cổ, lạ mắt. Các đông tác múa của
Xoan rất đơn điệu, chỉ có hai động tác múa: động tác múa thứ nhất là bốn ngón
tay uốn tròn lại ôm lấy ngón tay cái (ngón tay cái dấu trong lòng bàn tay), kết
hợp với hai bàn chân chụm lại với nhau, tượng trưng cho những nụ hoa Xuân;
đồng thời cũng thể hiện lòng tin tưởng tuyệt đối của nhân dân đối với vị Vua
tôn kính của mình. Động tác múa thứ hai là hai nụ hoa úp xuống, các ngón tay
từ từ xòe ra và đưa từ trái sang phải, kết hợp với bàn chân bước sang ngang
cùng chiều với tay, tượng trưng cho những bông hoa xuân đang nở, thể hiện
sức đâm chồi nảy lộc của cây trái, hoa màu; thể hiện sức sống mạnh mẽ, sự vui
mừng hớn hở của người dân khi được đón Vua về và niềm vui mừng khi đón
nhận một năm bội thu. Động tác múa của Xoan đã giải thích rất rõ cho tên gọi
“Xuân” (春) của lối hát thờ này. Điệu múa của Xoan không nhiều động tác như
4
các làn điệu dân ca khác nên đội hình múa rất dễ đồng đều, Vua ngồi trên cao
nhìn xuống thấy cả một dàn người múa đều nhau tăm tắp rất dễ xem; sự đồng
đều thống nhất của nhóm múa, hát thể hiện lòng thành kính đối với Vua, thể
hiện sự đoàn kết, thống nhất một lòng của nhân dân. Hát Xoan là loại hình dân
ca địa phương, hát thờ Vua Hùng và các con vua Hùng; là tiếng hát đình đám
trong buổi xuân về của người dân các làng Việt cổ, nằm trên địa bàn trung tâm
nước Văn Lang của các vua Hùng. Khảo sát trong thư tịch cổ và đối chiếu với
bản đồ địa lý hành chính ngày nay thì tam giác châu Việt Trì chính là địa bàn
thủ đô nước Văn Lang xưa. Các làng Xoan nối nhau thành một dải, vắt từ sông
Lô sang sông Thao và vòng qua trước núi Hùng - nơi có mộ Tổ vua Hùng. Vị
trí trung tâm của vùng Xoan gồm các địa phương: Thôn An Thái ( xã Phượng
Lâu), Thôn Thét, thôn Phù Đức, thôn Kim Đái (xã Kim Đức), nằm tập trung
trong khu vực địa lý tam giác Việt Trì, đỉnh của tam giác đó chính là ngã ba
Hạc, hai cạnh tam giác là sông Lô và sông Thao, đáy của tam giác là các xã
thuộc hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao (nay là các xã ven thành phố Việt Trì).
Về nguồn gốc ra đời của hát Xoan, các làng Xoan nằm trên địa bàn thủ đô
của nước Văn Lang xưa, đối chiếu với bản đồ khảo cổ đây cũng chính là vùng
dày đặc các di chỉ nói lên những bước phát triển văn hóa từ xã hội công xã thị
tộc nguyên thủy tới nhà nước Văn Lang, từ những công cụ lao động thô sơ cho
tới một nền văn hóa đồng thau rực rỡ của người Việt cổ. Khảo sát xung quanh
núi Hùng và các làng Xoan ta thấy có những di chỉ khảo cổđiển hình của những
giai đoạn phát triển kế tiếp nhau của lịch sử và văn hóa Lạc Việt. Khởi đầu là
giai đoạn Văn hóa Sơn Vi, có các di chỉ ở xã Cao Mại, huyện Lâm Thao là xã
có hát Xoan; rồi đến giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên có các di chỉ ở các làng
Xoan: Cao Mại, Hữu Bổ, Tiên Du, Thanh Đình, Hương Nộn; giai đoạn Văn
hóa Gò Mun có các di chỉ ở xã Thanh Đình, Kim Đức. Đây là các di chỉ được
phát hiện ở các làng có hát Xoan và còn có hơn 30 di chỉ khảo cổ khác nữa
được tìm thấy trên đất Phù Ninh, Lâm Thao, Việt Trì, điều đó nói lên đây là
nơi trung tâm tụ cư một thời của người Việt cổ, cũng là cái nôi của văn hóa dân
5
tộc, một kho tàng truyền thống từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Căn cứ vào
sự trùng hợp giữa các vùng Xoan và vùng khảo cổ chúng ta có thể nhận định
được rằng vùng Xoan là vùng văn hóa cổ, có truyền thống văn hóa rất lâu đời
hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước và tồn tại theo hình thức truyền
miệng, trao nghề theo lối cổ truyền ở từng gia đình, chòm xóm trong các làng
cổ. Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục, hát trước cửa đình,
nơi thờ tự các con cháu và các tướng lĩnh thời Hùng Vương, chỉ hát trong lễ
hội mùa xuân và trong những ngày hội đám, tế thần khi làng mở hội, từ tháng
giêng đến tháng hai âm lịch (riêng có xã Tử Du hát vào mùa Hạ - không rõ lý
do; những năm 30 trước cách mạng, cũng đã đổi lịchhát sang rằm tháng giêng).
Tính chất cổ sơ của địa bàn Xoan cũng như tính truyền thống của văn hóa xã
thôn khép kín, kinh tế tự cung tự cấp đã tạo nên nếp sinh hoạt và văn hóa riêng
của vùng Xoan. Hát Xoan gần như bị đóng băng, hóa thạch trong các làng Xoan
và đó cũng là lý do mà sau hàng nghìn năm tồn tại và lưu truyền mà Xoan vẫn
còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ. Tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của
hát Xoan Phú Thọ qua những câu chuyện truyền thuyết, ta thấy có rất nhiều
huyền tích, truyện kể khác nhau; có những huyền tích gắn với những chuyến
du ngoạn, vi hành của vua Hùng, có những câu chuyện kể gắn với những sinh
hoạt văn hóa của các nàng Mỵ Nương, Công chúa xưa… Các truyền thuyết về
nguồn gốc của hát Xoan hiện vẫn được lưu truyền trong các làng Xoan, mỗi
làng có một cách giải thích riêng về sự ra đời của hát Xoan.
Mỗi một loại hình dân ca đều có những đặc trưng riêng, hát Xoan cũng
vậy. Phường Xoan là một tổ chức văn nghệ nghiệp dư của những người cùng
làng, phần lớn là có quan hệ họ hàng với nhau và phường chỉ nhận người làng
chứ không nhận người làng khác vào phường Xoan; do vậy nhiều trường hợp
nhiều người trong một gia đình, một chi họ cùng trong một phường Xoan, có
những gia đình cả 4 thế hệ vào phường Xoan, tạo nên tính truyền thống cha
truyền con nối của phường. Như vậy phường Xoan là một tổ chức giống như
phường họ của một nhóm người trong cộng đồng, nhưng phường Xoan và diễn
6
xướng Xoan gắn bó rất chặt chẽ với đời sống toàn thể cộng đồng nhân dân. Nó
đã trở thành phong tục, tập quán của nhân dân các xã vùng Xoan từ đời này
sang đời khác và trở thành một phần di sản văn hoá của họ. Đến nay nhân dân
các xã vùng Xoan rất trân trọng và có ý thức trong việc bảo vệ, phát huy di sản
hát Xoan truyền thống. Hát Xoan được lưu truyền từ đời này sang đời khác
bằng hình thức truyền khẩu và văn bản (trước đây các bài bản Xoan được ghi
lại bằng chữ Hán, sau này là chữ quốc ngữ). Các nghệ nhân tích cực truyền dạy
lại cho con cháu và những người trong làng các quả cách, diễn xướng Xoan
truyền thống. Các thế hệ sau cũng ý thức rõ được sự kế tục cần thiết của họ, vì
vậy có nhiều người thuộc mọi lứa tuổi trong cộng đồng các xã vùng Xoan đã
tham gia kế thừa di sản, trở thành lực lượng quan trọng trong việc bảo tồn và
phát triển di sản hát Xoan của Phú Thọ. Với tính chất là loại hình hát cửa đình,
là dân ca phục vụ tế lễ đình đám nên Xoan có những quy định và tục lệ riêng.
Đứng đầu một phường Xoan là ông trùm phường - người dạy nghệ thuật hát
xoan, đồng thời là người tổ chức biểu diễn cho phường Xoan. Trùm phường,
thường là nam giới đứng tuổi, thuộc các gia đình Xoan lâu đời, có biết chút ít
về chữ Hán Nôm để đọc các bản Xoan chữ nôm; không phân biệt thứ bậc, giàu
nghèo; là người có uy tín và có kinh nghiệm, biết giao tiếp và thuộc nhiều làn
điệu, bài bản Xoan. Trùm phường là người đứng đầu phường Xoan, có nhiệm
vụ dạy hát, múa cho các thành viên trong phường; quản lý và tổ chức đưa các
thành viên trong phường đi hát giao lưu, kết nghĩa với các phường Xoan khác
vào mùa lễ hội. Ngoài trùm phường, trong phường Xoan còn có từ 4 đến 5 kép,
là những người đứng tuổi, đã lập gia đình, cũng có thể là trai tơ và có hai em
trai nhỏ từ 10 đến 15 tuổi được gọi là kép con hay kép nhỏ để múa điệu Giáo
trống, Giáo pháo mở đầu cuộc hát. Mỗi phường Xoan có từ 12 đến 15 cô đào,
hay còn gọi là ả đào; họ đều là những cô gái còn son, tuổi từ 15 tới đôi mươi,
nhỏ tuổi hơn nữa vẫn được vào phường nếu có dáng xinh đẹp và giọng hát tốt.
Trang phục biểu diễn của phường Xoan là do các đào, kép tự trang bị lấy. Mỗi
Kép phải tự sắm cho mình một chiếc áo the dài và một bộ quần áo trắng, một
7
khăn xếp hoặc khăn lượt để quấn đầu, một khăn nhiễu điều hoặc khăn lụa bạch
để quàng cổ. Y phục của mỗi Đào gồm một áo tứ thân, một cặp áo cánh tơ tằm,
một khăn vuông thâm, một khăn vấn bằng vải nâu tím, đôi thắt lưng màu và
yếm trắng hoặc yếm màu (thường là yếm màu đỏ hoặc màu hồng cánh sen, màu
hoa đào). Trước kia do còn khó khăn nên khi trình diễn các đào không nhất
thiết phải mặc trang phục giống nhau, ai sắm được sao thì mặc vậy. Ngày nay,
các phường Xoan đã sắm được những bộ trang phục đồng nhất để mặc khi trình
diễn, thường là bộ áo dài màu nâu non hoặc áo tứ thân nhiều màu. Nhạc cụ của
phường Xoan rất đơn giản chỉ là một hoặc hai chiếc trống con và bộ phách. Bộ
phách gồm hai chiếc được làm bằng thanh tre đực, có thể làm bằng thanh mai
già, hoặc bằng cây trúc. Phách dầy khoảng 1,5cm và dài hơn một gang tay, khi
đánh phách phải đánh hai mặt cật vào nhau thì tiếng kêu “cách” phát ra mới to
và hay, (tiếng kêu hay nhất là phách làm bằng thân cây trúc). Những người theo
Xoan là những người thuộc tầng lớp nhân dân lao động, cuộc sống vất vả cực
nhọc; họ theo Xoan không phải vì lợi lộc mà vì say mê hát, vì yêu Xoan. Cả
năm họ làm thuê cấy mướn, tha phương cầu thực nhưng khi gió rét đông về họ
cũng về với xóm làng và cùng với những người yêu Xoan họp nhau lại để ôn
tập hát Xoan, đợi đến mùa Xuân họ lại say sưa hát trong tiếng trống hội làng.
Hết mùa lễ hội những đào kép phường Xoan lại quay trở về với cuộc sống lao
động nhọc nhằn vốn có của họ.
Hát Xoan được tổ chức theo tục lệ và quy định riêng, tục giữ cửa đình là
tục lệ chung cho các phường Xoan. Trong đó quy định rõ lịch hát cho các
phường và những điều cấm kỵ đối với các phường Xoan. Lịch hát cho các
phường và các địa phương Xoan hát giữ cửa đình được quy định chặt chẽ,
không thay đổi, có ý nghĩa để tránh sự tranh chấp giữa các Phường Xoan.Vào
mùa Xuân, các họ Xoan mở đầu mùa hát ngay từ sáng mùng 1 tết. Tất cả các
ngày tết, cứ buổi sáng thì phường Xoan làng nào hát ở đình làng ấy nhưng đến
chiều tối thì các họ Xoan lại họp với nhau và lần lượt đi hát ở các đình, miếu.
Ngoài tục giữ cửa đình hát Xoan còn có tục kết nghĩa; kết nghĩa ở đây không
8
phải kết nghĩa giữa các phường Xoan với nhau hay kết nghĩa giữa các làng với
nhau; mà kết nghĩa ở đây là kết nghĩa giữa phường Xoan với làng mà phường
Xoan đó giữ cửa đình. Hát Xoan không có tục kết nghĩa giữa hai làng mà chỉ
kết nghĩa giữa họ Xoan với làng nước nghĩa.
Hát Xoan được sáng tác bởi hai lớp người với hai dòng văn chương khác
nhau: Lớp nho sỹ (chủ yếu là thầy đồ, học trò và hưu quan) với dòng văn
chương bác học và lớp người lao động (chủ yếu là nông dân) với dòng văn học
dân gian giản dị. Chính vì vậy, bên cạnh nội dung khẩn cầu, chúc tụng có tính
chất nghi lễ, phản ánh ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng còn mang nội dung hiện
thực, thể hiện ước mong có một cuộc sống tươi đẹp, mưa thuận gió hòa mùa
màng tốt tươi, ước mong một cộng đồng dân cư gắn bó với nhau thành làng
chạ; ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước; ngoài những ước mong trên, hát Xoan
còn là những bài ca chữ tình về tình yêu lao động, tình yêu nam nữ.Hát xoan là
loại hình dân ca lễ nghi phong tục, các tục lệ của hát Xoan là một bộ phận trong
phong tục tập quán cổ truyền của nông thôn Việt Nam thời phong kiến. Những
phong tục tập quán đó vừa phản ánh những đặc trưng của văn hóa nông thôn
đó là “ phép vua thua lệ làng”, vừa phản ánh những nét riêng của Xoan Phú
Thọ.
Hát Xoan là hát cửa đình, hát lễ nghi, hát trong lòng đình chứ không hát
ngoài sân đình như các loại hình dân ca khác. Các cuộc hát Xoan thường được
tổ chức từ lúc trời sẩm tối cho đến mờ sáng hôm sau (3 - 4h sáng) thì tan cuộc.
Hát Xoan là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp đa yếu tố bao gồm cả
hát, múa, nhạc và thơ; trong đó hát là yếu tố chính nên dân gian gọi là hát Xoan.
Tính đa dạng trong bài bản của xoan hình thành từ chương trình diễn xướng
bao gồm hai phần lễ và hội. Những yếu tố tín ngưỡng kết nối với tính chất phồn
thực, tạo nên một không gian rộng mở, vừa tâm linh vừa thế tục. Phần hát nghi
lễ trang nghiêm thành kính bao nhiêu, thì hát giao duyên tình tứ dân dã bấy
nhiêu. Trong các tiết mục giao duyên, sự đối đáp không còn bó hẹp trong
phường xoan mà diễn ra giữa các đào xoan với đám trai làng sở tại, đấy là lúc
9
người xem nhập vào vai người chơi xoan, người thưởng thức hóa thành người
diễn xướng. Có thể hình dung một hội hát Xoan kéo dài từ phần “đạo” đến phần
“đời”, bắt đầu từ lối hát hàng dọc với các lễ ca nhập tịch, nghênh thần và 14
bài quả cách, rồi chuyển sang hát hàng ngang đối đáp trao duyên. Nếu hát hàng
dọc thuộc “độc quyền” trình diễn của phường Xoan, thì hát hàng ngang đem
lại cơ hội kết nối thâm giao giữa phường Xoan với các làng bạn và đưa hát
Xoan vượt ra ngoài không gian đình thờ để hân hoan bừng nở trong đời sống
dân dã. Lối hát Hàng Ngang có số người tham gia trình diễn đông hơn rất nhiều
và được thanh niên trai gái các làng chờ đợi. Có thể nói lối hát Hàng Ngang là
chất keo gắn kết các làng với Xoan, là động lực đẩy hát Xoan vượt ra khỏi đình
làng để trở thành nghệ thuật sinh hoạt đời thường, phục vụ đông đảo nhân dân.
Cũng nhờ vào lối hát Hàng Ngang mà các phường Xoan đã tạo ra được “ Vùng
văn hóa Xoan” trên đất Văn Lang xưa và Phú Thọ ngày nay. Khi biểu diễn các
quả cách thì một kép đứng dự cột đình vừa làm nhiệm vụ đánh trống cái vừa
hát dẫn cách; các đào Xoan hát phụ họa hoặc hát xen vào phần đệm.
Để tiếp tục gìn giữ và phát huy di sản hát Xoan, chúng ta cần nhìn nhận
một cách rõ ràng về thực trạng quản lý hát Xoan Phú Thọ. Trong những năm
qua các cấp, ngành quản lý tỉnh Phú Thọ đã tập chung nhiều cho việc bảo tồn,
lưu giữ di sản hát Xoan thông qua việc thành lập các câu lạc bộ, khuyến khích
việc truyền dạy, phục hồi các lễ hội hát Xoan truyền thống, phát huy giá trị của
di sản hát Xoan phục vụ lợi ích cộng đồng. Những năm gần đây, thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hoạt động du lịch hát Xoan
cũng đã được du khách nước ngoài biết đến như một đặc sản văn hóa của vùng
đất Tổ, vì thế ta hoàn toàn có thể tạo dựng được chỗ đứng ấn tượng và bền vững
trong lòng du khách trong và ngoài nước. Ngược lại, sự có mặt của du khách
quốc tế càng đòi hỏi chúng ta phải có sự nỗ lực cao hơn nữa trong việc bảo tồn
tính truyền thống của hát Xoan và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của
mình. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cho các thế hệ mai
sau, trong đó bảo tồn và phát huy giá trị của hai di sản văn hóa của nhân loại
10
(hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương), mang chức năng kinh tế, xã
hội đặc biệt đang là những vấn đề quan tâm của tỉnh Phú Thọ. Các cấp, ngành
quản lý của tỉnh Phú Thọ đã và đang xây dựng hệ thống văn bản, chính sách
chỉ đạo chặt chẽ đối với công tác quản lý di sản văn hóa từ tỉnh đến cơ sở.Đối
với di sản hát Xoan, tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn chặt
chẽ từ tỉnh đến địa phương nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị hát
Xoan. UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức
mở lớptập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ văn hóa các xã để họ
hiểu được giá trị của di sản văn hóa (trong đó có hát Xoan) và có kiến thức nhất
định về công tác quản lý văn hóa tại địa phương mình. Tỉnh đã chỉ đạo các Sở,
Ban, Ngành và các khu dân cư trong tỉnh tổ chức mời các nghệ nhân Xoan đén
truyền dạy hát Xoan cho cán bộ trong đơn vị và nhân dân trong các khu dân cư.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã quan tâm đầu tư kinh
phí để khôi phục, trùng tu các di tích quan trọng liên quan đến hát Xoan như:
miếu Lãi Lèn, miếu Cấm,… Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác
khôi phục và trùng tu các di tích còn hạn chế do tỉnh còn nhiều khó khăn. Chưa
có kinh phí hỗ trợ cho các lớp truyền dạy hát xoan, các đơn vị học hát Xoan
phải tự chi trả kinh phí bồi dưỡng cho nghệ nhân.
Thực trạng quản lý hát Xoan tại các địa phương mới thực hiện công tác
bảo tồn là chính, việc phát huy giá trị di sản chưa thực sự được quan tâm, chưa
có những giải pháp thiết thực để phát huy giá trị quý báu của di sản. Trước kia
hát Xoan chỉ được bảo tồn và lưu truyền trong các làng Xoan là chính, không
được phát huy nên hát Xoan chỉ hóa thạch ở 04 làng cổ và cũng chính vì bị bỏ
quên nên hát Xoan được bảo tồn nguyên vẹn lối cổ, không bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố hiện đại dù bản chất của văn hóa là luôn luôn thay đổi theo lịch sử
phát triển của xã hội. Hiện nay, khi hát Xoan được Tổ chức UNESCO công
nhận là di sản thế giới, hát Xoan được phổ biến, tuyên truyền nhiều trên các
phương tiện thông tin đại chúng; các cấp, ngành và công chúng đã bắt đầu biết
và quan tâm đến hát Xoan, thì hát Xoan ở các phường Xoan cổ đã bắt đầu có
11
dấu hiệu bị biến dạng; các em nhỏ tham gia diễn xướng Xoan đã có chút ý thức
rằng tham gia hát Xoan sẽ được tiền, được nhiều người biết đến (nên tham gia
đông hơn).Nếu các cấp có thẩm quyền không có biện pháp quản lý hữu hiệu,
không tuyên truyền cho các em hiểu giá trị và ý nghĩa của việc trình diễn các
diễn xướng dân gian, lâu dần sẽ hình thành trong đầu các em (thế hệ sau này)
ý thức là đưa tiền mới hát. Khi đó hát Xoan không còn là nghệ thuật truyền
thống với ý nghĩa thiêng liêng là những bài hát nghi lễ thờ cúng Hùng Vương,
thờ cúng thành hoàng (một phần quan trọng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương), mà hát Xoan sẽ trở thành món hàng hóa nghệ thuật để con người trao
đổi mua bán; thế hệ sau sẽ không còn diễn xướng những làn điệu Xoan cổ mà
thay vào đó là những điệu Xoan cải biên, vui nhộn, những trang phục sặc sỡ
bắt mắt, theo yêu cầu của người xem, của du khách đến tỉnh tham quan du lịch.
Để bảo tồn một cách khoa học, bền vững hát Xoan, UBND tỉnh Phú Thọ
đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động về "Bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - hát Xoan Phú Thọ" (giai
đoạn 2012-2015), ngay sau khi hát Xoan được vinh danh với những nội dung
cụ thể như: Xây dựng quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân hát Xoan Phú
Thọ; tiến hành nghiên cứu, kiểm kê, truyền dạy hát Xoan cho đông đảo quần
chúng nhân dân, đưa hát Xoan vào trong trường học; có kế hoạch đầu tư quy
hoạch, bảo tồn, tôn tạo các di tích liên quan đến di sản văn hoá phi vật thể hát
Xoan… Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-
TT&DL) tiến hành điều tra, kiểm kê, đánh giá thực trạng các địa phương có
vốn di sản hát Xoan; thực trạng nghệ nhân hát Xoan. Qua khảo sát trên địa bàn
hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc có 18 xã (Phú Thọ 15 xã, Vĩnh Phúc 3 xã) có
liên quan đến hát Xoan. Số di tích liên quan đến hát Xoan là 28 di tích. Miếu
Lãi Lèn (làng Kim Đức) - di tích vật thể gắn với sự tích ra đời của hát Xoan bị
hoang phế từ lâu, nay đã được UBND tỉnh Phú Thọ đầu tư khôi phục lại rất
khang trang trên nền đất cổ; miếu Cấm – một di tích cũng gắn liền với sự ra đời
của hát Xoan (làng An Thái), đang bắt đầu khởi công trùng tu (cuối năm 2012).
12
Cùng với đó, các di tích đình, đền ở các làng có hát Xoan cũng được củng cố
và có kế hoạch tu bổ, chỉnh trang. Đối với những nghệ nhân hát Xoan - "báu
vật nhân văn sống" của di sản đã được tỉnh vinh danh, vì đã có công bảo vệ,
truyền dạy, phát huy giá trị di sản. Tỉnh cũng ban hành "Quy chế phong tặng
danh hiệu Nghệ nhân hát Xoan" và đã xét phong tặng đợt 1 (năm 2012) cho 34
nghệ nhân hát Xoan.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như
sau: Các cấp chính quyền quản lý, đặc biệt là ở cơ sở do chưa nhận thức được
giá trị của hát Xoan, nên chưa thực sự quan tâm để có những giải pháp thích
hợp nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển di sản hát Xoan. Trước kia, hát Xoan
chỉ tồn tại một cách tự phát, theo sở thích, theo thói quen của người dân địa
phương chứ không có sự quản lý của các cấp chính quyền nhà nước. Hiện nay,
khi hát Xoan được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Phú
Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã bắt đầu có những chỉ thị, yêu cầu tổ
chức cụ thể để khai thác, bảo tồn và phát huy Xoan; Xoan đã được phổ biến và
tuyền truyền rộng khắp, nhiều người đã biết và quan tâm đến hát Xoan. Đó là
điều đáng mừng cho sự tồn tại và phát triển của di sản hát Xoan, nhưng cũng
đồng thời làm cho Xoan bắt đầu xuất hiện những thay đổi, biến tướng. Vấn đề
đặt ra cho các Nhà quản lý là phải làm sao để Xoan phát triển theo Xoan gốc.
Để làm được điều đó các ngành chức năng phải thắt chặt quản lý về chất lượng
của các phường Xoan; tuyên truyền , đưa Xoan vào trong trường học để các em
hiểu giá trị của Xoan, học Xoan ngay từ nhỏ để Xoan không bị biến tướng (từ
mục đích hát Xoan, cách ăn mặc, hóa trang, cách trình diễn đến cách ứng xử
trong trình diễn Xoan…). Hiện nay, tại các địa phương hát Xoan được bảo tồn
là chính, phát huy giá trị chỉ ở mức độ vừa phải. Từ trước tới giờ hát Xoan chỉ
được bảo tồn và lưu truyền chứ không được phát huy do đó hát Xoan gần như
bị bỏ quên và trở thành hóa thạch ở 4 làng Xoan cổ. Đây là một thiệt thòi cho
di sản nhưng đồng thời cũng nhờ đó mà Xoan vẫn được bảo tồn nguyên vẹn
13
không bị ảnh hưởng của xã hội hiện đại. Ngày nay, khi hát Xoan đã được
UNESCO công nhận là di sản của nhân loại, điều đó đồng nghĩa với việc hát
Xoan sẽ được tuyên truyền, phổ biến rộng nếu các cấp quản lý không có định
hướng, không quản lý tốt sẽ dẫn đến tình trạng Xoan bị biếndạng, các chủ nhân
trẻ sau này của Xoan cũng sẽ đi chệch hướng, họ sẽ biến di sản thành món hàng
kinh doanh để thu lợi nhuận, họ sẽ không còn hát Xoan vì yêu Xoan, không
còn trình diễn Xoan vì lòng tự hào dân tộc, vì tình yêu di sản quê hương mà họ
hát Xoan vì tiền, ai muốn thưởng thức di sản phải đưa tiền mới được nghe. Qua
điều tra khảo sát thực trạng di sản hát Xoan tại 24 làng thuộc 18 xã có hát Xoan
ở hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, thấy rằng hát Xoan đã đi sâu vào đời sống
tinh thần của người dân vùng Xoan, hát Xoan đã tồn tại và được người dân hết
sức yêu mến và trân trọng. Tuy nhiên để hát Xoan có thể bảo tồn và phát huy
giá trị trong điều kiện xã hội đang trong giai đoan phát triển là một khó khăn
và thử thách lớn.
Để bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể hát
Xoan Phú Thọ chúng ta cần xác định rõ những vấn đề liên quan đến di sản hát
Xoan là chủ thể sáng tạo hát Xoan và khách thể tiếp nhận. Đồng thời lưu đến
môi trường sinh thành và lưu truyền hát Xoan. Chúng ta rất thuận lợi là đã có
Luật Di sản văn hóa, trong đó đặt ra nhiều vấn đề quản lý Nhà nước trong việc
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể. Song đối với mỗi loại hình
di sản văn hoá phi vật thể, đối với đặc thù của mỗi địa phương, mỗi dân tộc cần
phải có những giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế đặt ra. Đối với Di
sản văn hóa phi vật thể hát Xoan Phú Thọ ta có những biện pháp cụ thể sau:
Trước hết phải khôi phục lễ hội Xoan tại nơi mà nó sinh ra, bởi chỉ có ở đó hát
Xoan mới được bảo tồn và phục hồi được truyền thống tinh hoa văn hóa, đó
mới chính là môi trường sống của Xoan. Từng bước khôi phục, tôn tạo các di
tích liênquan đến hát Xoan để tạo môi trường cho Xoan hồi sinh. Khuyến khích
việc duy trì tài năng, truyền dạy, chuyển giao cho thế hệ tiếp nối để tiếp tục
phát huy di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan. Xây dựng kế hoạch tổng thể về
14
bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ). Trong đó
từng bước thực hiện các công việc chuyên môn: nghiên cứu, chọn lọc, phân
loại, tư liệu hoá, phục hồi, bảo quản di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan bằng
nhiều hình thức; kể cả các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Tổ chức triển khai
hướng dẫn số 73/ HD- BGDĐT- BVHTTDL ngày 16/01/ 2013 về sử dụng di
sản văn hoá trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm Giáo dục thường
xuyên. Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn về di sản
văn hoá phi vật thể cho cán bộ văn hoá từ tỉnh - huyện - xã bằng nhiều hình
thức, biện pháp linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Tăng cường mở rộng hợp tác
với các cơ quan liênngành trong cả nước: Bộ văn hoá thông tin, Cục di sản văn
hoá, Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật… để tiếp thu, kế thừa các kết quả
nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn tranh thủ sự hồ trợ về kỹ thuật và công nghệ
và về nguồn tài chính cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa hát Xoan.
Bên cạnh việc bảo tồn, để phát huy hết giá trị của hát Xoan, chúng ta cần:
Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn, phổ biến các hình thức hát Xoan cổ;
bảo tồn các yếu tố gốc như các bài hát Xoan cổ, các hình thức sinh hoạt hát
Xoan, hình thức diễn xướng truyền thống, phong tục, tập quán... Bảo vệ toàn
vẹn về nghệ thuật, phương thức sinh hoạt cũng như lề lối hát Xoan, để hát Xoan
không bị mất đi bản chất của nó. Cần đầu tư cho việc bảo tồn hát Xoan một
cách tập trung, có trọng điểm. Cấp thiết nhất là việc tiến hành phục dựng lại
những di tích gốc, tạo ra không gian diễn xướng cho hát Xoan, tạo điều kiện
cho Xoan hồi sinh và tồn tại lâu bền. Cùng với đó là việc bổ sung kinh phí hoạt
động cho các phường Xoan, các nghệ nhân duy trì sinh hoạt. Đưa Xoan vào
dạy trong các cấp học để các thế hệ trẻ có hiểu biết về Xoan một cách sâu sắc
và đầy đủ từ nguồn gốc ra đời, phong tục làng Xoan, hình thức tổ chức phường
Xoan cho đến lối hát, điệu múa, ca từ... Có chính sách đãi ngộ đối với nghệ
nhân hát Xoan, những người làm công tác truyền dạy Xoan, để khuyến khích
họ duy trì và phát triển nghệ thuật hát Xoan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
quảng bá hát Xoan trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng hiểu
15
ý nghĩa, giá trị của hát Xoan và đưa di sản đến gần hơn với đời sống cộng đồng.
Giới thiệu các phóng sự về hát Xoan trên làn sóng phát thanh, truyền hình trong
và ngoài tỉnh một cách thường xuyên, định kỳ sẽ góp phần quan trọng trong
việc tuyên truyền và giới thiệu hát Xoan tới toàn thể công chúng. Đẩy mạnh
công tác tuyền truyền, giáo dục tới quần chúng nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ
về những giá trị tiêu biểu của hát Xoan cổ Phú Thọ trên các phương tiện thông
tin đại chúng và thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hát Xoan nhằm
nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các làn điệuXoan cổ. Đẩy mạnh
hoạt động giao lưu, trao đổi giữa các phường Xoan, các làng Xoan. Phát triển
thêm các phường Xoan mới và tổ chức truyền dạy tại địa phương. Đưa hát Xoan
vào chương trình ngoại khóa của học sinh các trường trong tỉnh Phú Thọ và các
tỉnh lâncận; vào trong sinh hoạt vănhóa của làng, xã, huyện, tỉnh; dạy hát Xoan
trên sóng phát thanh truyền hình của tỉnh, các kênh khác của Trung ương.
Không chỉ dừng lại ở những giải pháp trên mà còn phải thực hiện việc
thành lập Trung tâm quản lý hát Xoan và cơ quan đó có nhiệm vụ: nghiên cứu,
sưu tầm, lưu giữ các tư liệu, thư tịch cổ về hát Xoan; có nhà hát để biểu diễn
Xoan tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận với di sản văn hóa phi vật thể một
cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Quản lý và khai thác việc tiếp cận các tài
liệu thông qua hệ thống lưu trữ kỹ thuật số và hệ thống mạng Internet. Củng
cố, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao phục vụ
công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể với sự hỗ trợ của các cơ quan, các
nhà khoa học trong nước và thế giới. Đưa hát Xoan gắn với phát triển du lịch
(đưa hát Xoan vào nội dung các tour du lịchđến Phú Thọ), nhưng phải là những
tiết mục Xoan gốc, mộc mạc không màu mè, không cần những điệu múa dẻo,
những trang phục bắt mắt... Bởi khách du lịch gồm rất nhiều tầng lớp và họ đi
tham quan du lịch với nhiều mục đích khác nhau, có khách thì đi tham quan
thông thường, có người đi vì mục đích tâm linh, cũng có những vị khách đi
tham quan để khám phá những cái nguyên bản, nghiên cứu về những đặc trưng
riêng của các vùng miền trên cả nước. Do đó ta phải giới thiệu với du khách
16
những làn điệu Xoan cổ để khách yêu quý Xoan và truyền bá Xoan đến những
người khác, vùng miền khác. Đặc biệt, một trong những giải pháp quan trọng
để khai thác giá trị của di sản Hát Xoan, biến Hát Xoan trở thành tài sản, tài
nguyên du lịch văn hóa của vùng Đất Tổ chính là việc cho ra mắt chính thức
sản phẩm “Hát Xoan làng cổ” gắn với tour du lịchhằng ngày từ Hà Nội đi Phú
Thọ để phục vụ du khách từ tháng 4/2018. Theo đó, các nghệ nhân và thành
viên các phường Xoan biểu diễn các tiết mục hát Xoan định kỳ tại đình Hùng
Lô (xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì) từ 14 -16 giờ hằng ngày và tại miếu Lãi
Lèn (xã Kim Đức, thành phố Việt Trì) từ 14 - 16 giờ thứ Bảy, Chủ nhật hằng
tuần.Trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu - 2021, Hát Xoan
được biểu diễn hằng ngày từ 8 - 16 giờ để phục vụ đồng bào, du khách hành
hương về Đất Tổ; đồng thời gắn với các hoạt động trải nghiệm văn hóa mang
đậm nét truyền thống như tham quan làng cổ, chợ quê, làm bánh chưng, bánh
giầy…
Với nhiều cách làm cụ thể, kết hợp bảo tồn với khai thác hợp lý và hiệu
quả, chúng ta đã từng bước biến di sản Hát Xoan thành tài sản, tạo sức lan tỏa
mạnh mẽ, sâu rộng, đưa Hát Xoan đến với đông đảo người dân trong nước và
vượt ra khỏi biên giới quốc gia đến được với bạn bè quốc tế. Qua đó xây dựng
và khẳng định thương hiệu sản phẩm du lịchvăn hóa tâm linh vùng Đất Tổ, để
Đất Tổ trở thành một trong những điểm nhấn đặc sắc trên bản đồ du lịch văn
hóa của Việt Nam. Đồng thời tạo nguồn lực quan trọng góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung.
17
C. KẾT LUẬN
Hát Xoan là một di sản văn hóa quý của Phú Thọ - vùng đất Tổ bởi những
giá trị về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục, tập quán rất đặc trưng. Giá
trị trước hết của hát Xoan đó là hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng thần linh,
thành hoàng làng, thần nông và thờ vua Hùng của vùng trung du. Đó chính là
nguyên nhân để hát Xoan ra đời từ rất sớm và tồn tại đến ngày nay. Những
phong tục, tập quán, những quy định của hát Xoan; cùng với những ca từ, điệu
múa cổ; trang phục đơn sơ, mộc mạc đã làm cho hát Xoan bị hóa thạch trong
bốn làng Xoan cổ, tạo thành “văn hóa vùng Xoan”. Cũng từ những nguyên
nhân trên mà làm cho Xoan sau hàng nghìn năm tồn tại tuy có biến đổi nhưng
gần như vẫn giữ được nguyên gốc. Mặc dù các làng Xoan cổ nằm ngay ven
thành phố Việt Trì - trung tâm phát triển kinh tế, chính trị của tỉnh Phú Thọ
nhưng hát Xoan vẫn cứ cổ sơ, mộc mạc không hề bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
hiện đại của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thời kỳ hội nhập. Trong
quá trình tồn tại và lưu truyền thì lời ca, điệu múa, lề lối của hát Xoan tuy có
những sai lệch, thay đổi nhỏ những vẫn giữ nguyên bản sắc của Xoan cổ; chỉ
có thay đổi đôi chút về trang phục đó là việc chuyển từ chiếc áo dài sẫm màu
xưa, thành chiếc áo mớ ba mớ bảy sặc sỡ hơn; hình thức hát giao duyên nam
nữ trong hát Xoan, hát giao lưu giữa phường Xoan với dân sở tại không còn
nữa. Những thay đổi đó rất nhỏ nên không làm thay đổi bản chất của Xoan.
Sở dĩ hát Xoan Phú Thọ có sức sống lâu bền trong đời sống của người dân
vùng Xoan, bởi những giá trị văn hóa, lịch sử, những giá trị mang tính tâm linh
và sự gắn bó với đời sống con người. Hát Xoan Phú Thọ còn sinh tồn và phát
triển đến ngày nay và mãi mãi về sau vì nó đã thể hiện được một đời sống, một
tín ngưỡng phồn thực lành mạnh, dí dỏm trong đời sống của nhân dân trong
từng câu hát. Trong hát Xoan Phú Thọ không chỉ có những câu hát mà còn thể
hiện những hành động, điệu bộ trong các nghề của nhà nông, có những điệu hát
thu hút được rất nhiều người tham gia và rất vui. Hát Xoan ra đời từ các loại
18
hình tín ngưỡng và phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh, ước vọng của người
nông dân về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Người dân coi hát xoan là chiếc
cầu nối với thành hoàng, thần linh, khiến cho thần hiểu được ước nguyện của
họ mà ban cho họ những điều tốt đẹp như điều họ cầu khấn. Chính vì vậy mà
hát Xoan trở thành một dạng nghi thức không thể thiếu trong những ngày tiệc
làng đầu năm, nó trở thành tập quán lâu đời của nhân dân các vùng Xoan Phú
Thọ. Hát Xoan đã tồn tại hàng nghìn năm và đã trải qua những thăng trầm của
lịch sử, tuy có thời kỳ Xoan bị lắng xuống và gần như bị lãng quên nhưng nay
hát Xoan đã có điều kiện, có môi trường để hồi sinh. Các Nhà làm công tác
quản lý văn hóa, cũng như những người dân của tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố
gắng trong việc nghiên cứu sưu tầm và bảo tồn hát Xoan tại địa phương trong
thời gian qua, cần có nghĩa vụ phải bảo tồn các làn điệu Xoan cổ để con cháu
nhiều thế hệ sau biết được tính cổ xưa của Xoan và yêu Xoan chính vì tính chất
mộc mạc, cổ sơ đó. Phát huy giá trị quý báu của hát Xoan gắn với tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng tổ tiên, không để Xoan bị biến đổi, cải biên
làm mất đi bản sắc của hát Xoan, bản sắc của dân ca vùng đất tổ, vùng Xoan
mà không một nơi nào có được.
Với em – sinh viên ngành Du lịch, qua việc nghiên cứu và tìm hiểu cách
bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ đã
giúp em trau dồi được một lượng kiến thức khá lớn về tiềm năng, thực trạng
quản lý hát Xoan cũng như định hướng phát triển nó ở vùng đất Tổ Hùng
Vương. Biết thêm đuợc vẻ đẹp của một loại hình dân ca, con người ở một nơi
trên đất nước ta từ đó góp phần làm tăng tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự
hào dân tộc. Chính điều này đã thôi thúc em không ngừng cố gắng trong học
tập, rèn luyện để sau này khi ra trường có thể góp một phần công sức của mình
vào việc phát triển văn hoá du lịch ở Việt Nam, cùng các thế hệ trẻ gìn giữ di
sản hát Xoan được mãi trường tồn và phát huy giá trị của nó ở hiện tại và tương
lai.
19
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hồng Lý, Giáo trình Quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
2. Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam,
Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, 2009
3. Website:
https://phutho.gov.vn/vi/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-hat-xoan-phu-tho-de-di-
san-tro-thanh-tai-san
https://vietnamhoinhap.vn/vi/hat-xoan-phu-tho-net-van-hoa-dac-sac-co-mot-
khong-hai-22583.htm
https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/hat-xoan-phu-tho-nhung-dieu-cot-loi-
604403
20
NHẬN XÉT TIỂU LUẬN
Điểm bằng số Điểm bằng chữ
Họ và tên Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2

More Related Content

Similar to TL.DSVH.docx

kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
NguynYn792481
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Hoàng Mai
 

Similar to TL.DSVH.docx (20)

Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
 
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAYĐề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
 
Ca dao dân ca
Ca dao dân caCa dao dân ca
Ca dao dân ca
 
Lễ hội đền Hả
Lễ hội đền HảLễ hội đền Hả
Lễ hội đền Hả
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docxBài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
 
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
 
Tap chi so 1.2015 A
Tap chi so 1.2015 ATap chi so 1.2015 A
Tap chi so 1.2015 A
 
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn LaLuận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
 

TL.DSVH.docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DI SẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM Họ và tên: Nguyễn Đặng Thanh Trúc Mã sinh viên: 2057810021 Lớp: K1 - Du lịch Khoa: Văn hóa nghệ thuật Hà Nội, tháng 4, năm 2022
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DI SẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM Tên đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ Họ và tên: Nguyễn Đặng Thanh Trúc Mã sinh viên: 2057810021 Lớp tín chỉ số: 01 GVHD: Nguyễn Hữu Thức Hà Nội, tháng 4, năm 2022
  • 3. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 3 C. KẾT LUẬN 17 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
  • 4. 1 A. MỞ ĐẦU Những năm gần đây, nhận thức về vai trò của văn hóa ở nước ta được nâng lên một tầng cao mới, đúng với giá trị đích thực của nó. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc đang là vấn đề cấp bách đặt ra, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả xã hội, sự quan tâm của nhiều giới và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhất là những nơi có vốn văn hóa đặc thù. Phú Thọ là tỉnh có kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú với sự ra đời của tổ chức làng, xã. Sự hình thành của văn hóa làng đã cho ra đời các loại hình văn hóa phi vật thể đa dạng. Nó đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, từ cái ăn, mặc, ở, đi lại cho tới lời ca, điệu hát, hội hè, đình đám, tín ngưỡng, phong tục… Tất cả tạo nên một đời sống văn hóa đa dạng, phản ánh sâu đậm bản sắc cội nguồn của vùng đất Tổ. Và hát Xoan là một bộ phận cấu thành nên kho tàng văn hóa dân gian quý báu của người Việt, một sản phẩm tinh thần được sinh ra trên vùng đất trung du Phú Thọ. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại hát Xoan đã trở thành một loại hình dân ca lễ nghi, phong tục quý giá của vùng đất này. Năm 2017, di sản hát Xoan Phú Thọ đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diệncủa nhân loại.Tuy nhiên những hoạt động của hát Xoan diễn ra đơn thuần trong phạm vi của địa phương nên không được nhiều người chú ý, quan tâm; những giá trị đặc sắc cũng như các hình thức diễn xướng, các điệu múa, nhạc gắn với dân ca nghi lễ hát Xoan được hiểu biết, tuyên truyền còn rất hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chính sự hội nhập quốc tế, sự tác động của kinh tế thị trường làm cho văn hóa truyền thống bị mai một đi rất nhiều và có nguy cơ bị lãng quên trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Do đó việc bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa cổ là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Đó cũng chính là lý do để em chọn đề tài: “
  • 5. 2 Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ” làm đề tài tiểu luận của mình. Với đề tài này em hy vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hát Xoan Phú Thọ, để hát Xoan ngày càng được phổ biến trong cộng đồng xã hội.
  • 6. 3 B. NỘI DUNG Để hiểu rõ hơn nội dung của đề tài, trước tiên cần tìm hiểu cơ sở lý luận về di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác bao gồm lễ hội, lối sống, bí quyết truyền nghề, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống. Khái quát về hát Xoan, hát Xoan có tên gọi lúc đầu là hát Xuân, nhưng do trùng với tên của công chúa Xuân Nương nên được gọi chệch thành hát Xoan. So với nhiều hình thức nghệ thuật cổ truyền, hát Xoan có một diện mạo nghệ thuật riêng, vừa độc đáo vừa cổ kính. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hát Xoan là nghệ thuật thuộc tầng văn hóa cổ nhất Việt Nam. Một trong những tiêu chí để hát Xoan được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vì hát Xoan quá cổ và nguy cơ mất đi là hiện hữu (chỉ tồn tại trong các làng xoan cổ). Hát Xoan là loại hình dân ca lễ nghi – phong tục với những ca từ cổ, động tác múa cũng rất cổ, lạ mắt. Các đông tác múa của Xoan rất đơn điệu, chỉ có hai động tác múa: động tác múa thứ nhất là bốn ngón tay uốn tròn lại ôm lấy ngón tay cái (ngón tay cái dấu trong lòng bàn tay), kết hợp với hai bàn chân chụm lại với nhau, tượng trưng cho những nụ hoa Xuân; đồng thời cũng thể hiện lòng tin tưởng tuyệt đối của nhân dân đối với vị Vua tôn kính của mình. Động tác múa thứ hai là hai nụ hoa úp xuống, các ngón tay từ từ xòe ra và đưa từ trái sang phải, kết hợp với bàn chân bước sang ngang cùng chiều với tay, tượng trưng cho những bông hoa xuân đang nở, thể hiện sức đâm chồi nảy lộc của cây trái, hoa màu; thể hiện sức sống mạnh mẽ, sự vui mừng hớn hở của người dân khi được đón Vua về và niềm vui mừng khi đón nhận một năm bội thu. Động tác múa của Xoan đã giải thích rất rõ cho tên gọi “Xuân” (春) của lối hát thờ này. Điệu múa của Xoan không nhiều động tác như
  • 7. 4 các làn điệu dân ca khác nên đội hình múa rất dễ đồng đều, Vua ngồi trên cao nhìn xuống thấy cả một dàn người múa đều nhau tăm tắp rất dễ xem; sự đồng đều thống nhất của nhóm múa, hát thể hiện lòng thành kính đối với Vua, thể hiện sự đoàn kết, thống nhất một lòng của nhân dân. Hát Xoan là loại hình dân ca địa phương, hát thờ Vua Hùng và các con vua Hùng; là tiếng hát đình đám trong buổi xuân về của người dân các làng Việt cổ, nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang của các vua Hùng. Khảo sát trong thư tịch cổ và đối chiếu với bản đồ địa lý hành chính ngày nay thì tam giác châu Việt Trì chính là địa bàn thủ đô nước Văn Lang xưa. Các làng Xoan nối nhau thành một dải, vắt từ sông Lô sang sông Thao và vòng qua trước núi Hùng - nơi có mộ Tổ vua Hùng. Vị trí trung tâm của vùng Xoan gồm các địa phương: Thôn An Thái ( xã Phượng Lâu), Thôn Thét, thôn Phù Đức, thôn Kim Đái (xã Kim Đức), nằm tập trung trong khu vực địa lý tam giác Việt Trì, đỉnh của tam giác đó chính là ngã ba Hạc, hai cạnh tam giác là sông Lô và sông Thao, đáy của tam giác là các xã thuộc hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao (nay là các xã ven thành phố Việt Trì). Về nguồn gốc ra đời của hát Xoan, các làng Xoan nằm trên địa bàn thủ đô của nước Văn Lang xưa, đối chiếu với bản đồ khảo cổ đây cũng chính là vùng dày đặc các di chỉ nói lên những bước phát triển văn hóa từ xã hội công xã thị tộc nguyên thủy tới nhà nước Văn Lang, từ những công cụ lao động thô sơ cho tới một nền văn hóa đồng thau rực rỡ của người Việt cổ. Khảo sát xung quanh núi Hùng và các làng Xoan ta thấy có những di chỉ khảo cổđiển hình của những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau của lịch sử và văn hóa Lạc Việt. Khởi đầu là giai đoạn Văn hóa Sơn Vi, có các di chỉ ở xã Cao Mại, huyện Lâm Thao là xã có hát Xoan; rồi đến giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên có các di chỉ ở các làng Xoan: Cao Mại, Hữu Bổ, Tiên Du, Thanh Đình, Hương Nộn; giai đoạn Văn hóa Gò Mun có các di chỉ ở xã Thanh Đình, Kim Đức. Đây là các di chỉ được phát hiện ở các làng có hát Xoan và còn có hơn 30 di chỉ khảo cổ khác nữa được tìm thấy trên đất Phù Ninh, Lâm Thao, Việt Trì, điều đó nói lên đây là nơi trung tâm tụ cư một thời của người Việt cổ, cũng là cái nôi của văn hóa dân
  • 8. 5 tộc, một kho tàng truyền thống từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Căn cứ vào sự trùng hợp giữa các vùng Xoan và vùng khảo cổ chúng ta có thể nhận định được rằng vùng Xoan là vùng văn hóa cổ, có truyền thống văn hóa rất lâu đời hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước và tồn tại theo hình thức truyền miệng, trao nghề theo lối cổ truyền ở từng gia đình, chòm xóm trong các làng cổ. Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục, hát trước cửa đình, nơi thờ tự các con cháu và các tướng lĩnh thời Hùng Vương, chỉ hát trong lễ hội mùa xuân và trong những ngày hội đám, tế thần khi làng mở hội, từ tháng giêng đến tháng hai âm lịch (riêng có xã Tử Du hát vào mùa Hạ - không rõ lý do; những năm 30 trước cách mạng, cũng đã đổi lịchhát sang rằm tháng giêng). Tính chất cổ sơ của địa bàn Xoan cũng như tính truyền thống của văn hóa xã thôn khép kín, kinh tế tự cung tự cấp đã tạo nên nếp sinh hoạt và văn hóa riêng của vùng Xoan. Hát Xoan gần như bị đóng băng, hóa thạch trong các làng Xoan và đó cũng là lý do mà sau hàng nghìn năm tồn tại và lưu truyền mà Xoan vẫn còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ. Tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của hát Xoan Phú Thọ qua những câu chuyện truyền thuyết, ta thấy có rất nhiều huyền tích, truyện kể khác nhau; có những huyền tích gắn với những chuyến du ngoạn, vi hành của vua Hùng, có những câu chuyện kể gắn với những sinh hoạt văn hóa của các nàng Mỵ Nương, Công chúa xưa… Các truyền thuyết về nguồn gốc của hát Xoan hiện vẫn được lưu truyền trong các làng Xoan, mỗi làng có một cách giải thích riêng về sự ra đời của hát Xoan. Mỗi một loại hình dân ca đều có những đặc trưng riêng, hát Xoan cũng vậy. Phường Xoan là một tổ chức văn nghệ nghiệp dư của những người cùng làng, phần lớn là có quan hệ họ hàng với nhau và phường chỉ nhận người làng chứ không nhận người làng khác vào phường Xoan; do vậy nhiều trường hợp nhiều người trong một gia đình, một chi họ cùng trong một phường Xoan, có những gia đình cả 4 thế hệ vào phường Xoan, tạo nên tính truyền thống cha truyền con nối của phường. Như vậy phường Xoan là một tổ chức giống như phường họ của một nhóm người trong cộng đồng, nhưng phường Xoan và diễn
  • 9. 6 xướng Xoan gắn bó rất chặt chẽ với đời sống toàn thể cộng đồng nhân dân. Nó đã trở thành phong tục, tập quán của nhân dân các xã vùng Xoan từ đời này sang đời khác và trở thành một phần di sản văn hoá của họ. Đến nay nhân dân các xã vùng Xoan rất trân trọng và có ý thức trong việc bảo vệ, phát huy di sản hát Xoan truyền thống. Hát Xoan được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền khẩu và văn bản (trước đây các bài bản Xoan được ghi lại bằng chữ Hán, sau này là chữ quốc ngữ). Các nghệ nhân tích cực truyền dạy lại cho con cháu và những người trong làng các quả cách, diễn xướng Xoan truyền thống. Các thế hệ sau cũng ý thức rõ được sự kế tục cần thiết của họ, vì vậy có nhiều người thuộc mọi lứa tuổi trong cộng đồng các xã vùng Xoan đã tham gia kế thừa di sản, trở thành lực lượng quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản hát Xoan của Phú Thọ. Với tính chất là loại hình hát cửa đình, là dân ca phục vụ tế lễ đình đám nên Xoan có những quy định và tục lệ riêng. Đứng đầu một phường Xoan là ông trùm phường - người dạy nghệ thuật hát xoan, đồng thời là người tổ chức biểu diễn cho phường Xoan. Trùm phường, thường là nam giới đứng tuổi, thuộc các gia đình Xoan lâu đời, có biết chút ít về chữ Hán Nôm để đọc các bản Xoan chữ nôm; không phân biệt thứ bậc, giàu nghèo; là người có uy tín và có kinh nghiệm, biết giao tiếp và thuộc nhiều làn điệu, bài bản Xoan. Trùm phường là người đứng đầu phường Xoan, có nhiệm vụ dạy hát, múa cho các thành viên trong phường; quản lý và tổ chức đưa các thành viên trong phường đi hát giao lưu, kết nghĩa với các phường Xoan khác vào mùa lễ hội. Ngoài trùm phường, trong phường Xoan còn có từ 4 đến 5 kép, là những người đứng tuổi, đã lập gia đình, cũng có thể là trai tơ và có hai em trai nhỏ từ 10 đến 15 tuổi được gọi là kép con hay kép nhỏ để múa điệu Giáo trống, Giáo pháo mở đầu cuộc hát. Mỗi phường Xoan có từ 12 đến 15 cô đào, hay còn gọi là ả đào; họ đều là những cô gái còn son, tuổi từ 15 tới đôi mươi, nhỏ tuổi hơn nữa vẫn được vào phường nếu có dáng xinh đẹp và giọng hát tốt. Trang phục biểu diễn của phường Xoan là do các đào, kép tự trang bị lấy. Mỗi Kép phải tự sắm cho mình một chiếc áo the dài và một bộ quần áo trắng, một
  • 10. 7 khăn xếp hoặc khăn lượt để quấn đầu, một khăn nhiễu điều hoặc khăn lụa bạch để quàng cổ. Y phục của mỗi Đào gồm một áo tứ thân, một cặp áo cánh tơ tằm, một khăn vuông thâm, một khăn vấn bằng vải nâu tím, đôi thắt lưng màu và yếm trắng hoặc yếm màu (thường là yếm màu đỏ hoặc màu hồng cánh sen, màu hoa đào). Trước kia do còn khó khăn nên khi trình diễn các đào không nhất thiết phải mặc trang phục giống nhau, ai sắm được sao thì mặc vậy. Ngày nay, các phường Xoan đã sắm được những bộ trang phục đồng nhất để mặc khi trình diễn, thường là bộ áo dài màu nâu non hoặc áo tứ thân nhiều màu. Nhạc cụ của phường Xoan rất đơn giản chỉ là một hoặc hai chiếc trống con và bộ phách. Bộ phách gồm hai chiếc được làm bằng thanh tre đực, có thể làm bằng thanh mai già, hoặc bằng cây trúc. Phách dầy khoảng 1,5cm và dài hơn một gang tay, khi đánh phách phải đánh hai mặt cật vào nhau thì tiếng kêu “cách” phát ra mới to và hay, (tiếng kêu hay nhất là phách làm bằng thân cây trúc). Những người theo Xoan là những người thuộc tầng lớp nhân dân lao động, cuộc sống vất vả cực nhọc; họ theo Xoan không phải vì lợi lộc mà vì say mê hát, vì yêu Xoan. Cả năm họ làm thuê cấy mướn, tha phương cầu thực nhưng khi gió rét đông về họ cũng về với xóm làng và cùng với những người yêu Xoan họp nhau lại để ôn tập hát Xoan, đợi đến mùa Xuân họ lại say sưa hát trong tiếng trống hội làng. Hết mùa lễ hội những đào kép phường Xoan lại quay trở về với cuộc sống lao động nhọc nhằn vốn có của họ. Hát Xoan được tổ chức theo tục lệ và quy định riêng, tục giữ cửa đình là tục lệ chung cho các phường Xoan. Trong đó quy định rõ lịch hát cho các phường và những điều cấm kỵ đối với các phường Xoan. Lịch hát cho các phường và các địa phương Xoan hát giữ cửa đình được quy định chặt chẽ, không thay đổi, có ý nghĩa để tránh sự tranh chấp giữa các Phường Xoan.Vào mùa Xuân, các họ Xoan mở đầu mùa hát ngay từ sáng mùng 1 tết. Tất cả các ngày tết, cứ buổi sáng thì phường Xoan làng nào hát ở đình làng ấy nhưng đến chiều tối thì các họ Xoan lại họp với nhau và lần lượt đi hát ở các đình, miếu. Ngoài tục giữ cửa đình hát Xoan còn có tục kết nghĩa; kết nghĩa ở đây không
  • 11. 8 phải kết nghĩa giữa các phường Xoan với nhau hay kết nghĩa giữa các làng với nhau; mà kết nghĩa ở đây là kết nghĩa giữa phường Xoan với làng mà phường Xoan đó giữ cửa đình. Hát Xoan không có tục kết nghĩa giữa hai làng mà chỉ kết nghĩa giữa họ Xoan với làng nước nghĩa. Hát Xoan được sáng tác bởi hai lớp người với hai dòng văn chương khác nhau: Lớp nho sỹ (chủ yếu là thầy đồ, học trò và hưu quan) với dòng văn chương bác học và lớp người lao động (chủ yếu là nông dân) với dòng văn học dân gian giản dị. Chính vì vậy, bên cạnh nội dung khẩn cầu, chúc tụng có tính chất nghi lễ, phản ánh ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng còn mang nội dung hiện thực, thể hiện ước mong có một cuộc sống tươi đẹp, mưa thuận gió hòa mùa màng tốt tươi, ước mong một cộng đồng dân cư gắn bó với nhau thành làng chạ; ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước; ngoài những ước mong trên, hát Xoan còn là những bài ca chữ tình về tình yêu lao động, tình yêu nam nữ.Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục, các tục lệ của hát Xoan là một bộ phận trong phong tục tập quán cổ truyền của nông thôn Việt Nam thời phong kiến. Những phong tục tập quán đó vừa phản ánh những đặc trưng của văn hóa nông thôn đó là “ phép vua thua lệ làng”, vừa phản ánh những nét riêng của Xoan Phú Thọ. Hát Xoan là hát cửa đình, hát lễ nghi, hát trong lòng đình chứ không hát ngoài sân đình như các loại hình dân ca khác. Các cuộc hát Xoan thường được tổ chức từ lúc trời sẩm tối cho đến mờ sáng hôm sau (3 - 4h sáng) thì tan cuộc. Hát Xoan là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp đa yếu tố bao gồm cả hát, múa, nhạc và thơ; trong đó hát là yếu tố chính nên dân gian gọi là hát Xoan. Tính đa dạng trong bài bản của xoan hình thành từ chương trình diễn xướng bao gồm hai phần lễ và hội. Những yếu tố tín ngưỡng kết nối với tính chất phồn thực, tạo nên một không gian rộng mở, vừa tâm linh vừa thế tục. Phần hát nghi lễ trang nghiêm thành kính bao nhiêu, thì hát giao duyên tình tứ dân dã bấy nhiêu. Trong các tiết mục giao duyên, sự đối đáp không còn bó hẹp trong phường xoan mà diễn ra giữa các đào xoan với đám trai làng sở tại, đấy là lúc
  • 12. 9 người xem nhập vào vai người chơi xoan, người thưởng thức hóa thành người diễn xướng. Có thể hình dung một hội hát Xoan kéo dài từ phần “đạo” đến phần “đời”, bắt đầu từ lối hát hàng dọc với các lễ ca nhập tịch, nghênh thần và 14 bài quả cách, rồi chuyển sang hát hàng ngang đối đáp trao duyên. Nếu hát hàng dọc thuộc “độc quyền” trình diễn của phường Xoan, thì hát hàng ngang đem lại cơ hội kết nối thâm giao giữa phường Xoan với các làng bạn và đưa hát Xoan vượt ra ngoài không gian đình thờ để hân hoan bừng nở trong đời sống dân dã. Lối hát Hàng Ngang có số người tham gia trình diễn đông hơn rất nhiều và được thanh niên trai gái các làng chờ đợi. Có thể nói lối hát Hàng Ngang là chất keo gắn kết các làng với Xoan, là động lực đẩy hát Xoan vượt ra khỏi đình làng để trở thành nghệ thuật sinh hoạt đời thường, phục vụ đông đảo nhân dân. Cũng nhờ vào lối hát Hàng Ngang mà các phường Xoan đã tạo ra được “ Vùng văn hóa Xoan” trên đất Văn Lang xưa và Phú Thọ ngày nay. Khi biểu diễn các quả cách thì một kép đứng dự cột đình vừa làm nhiệm vụ đánh trống cái vừa hát dẫn cách; các đào Xoan hát phụ họa hoặc hát xen vào phần đệm. Để tiếp tục gìn giữ và phát huy di sản hát Xoan, chúng ta cần nhìn nhận một cách rõ ràng về thực trạng quản lý hát Xoan Phú Thọ. Trong những năm qua các cấp, ngành quản lý tỉnh Phú Thọ đã tập chung nhiều cho việc bảo tồn, lưu giữ di sản hát Xoan thông qua việc thành lập các câu lạc bộ, khuyến khích việc truyền dạy, phục hồi các lễ hội hát Xoan truyền thống, phát huy giá trị của di sản hát Xoan phục vụ lợi ích cộng đồng. Những năm gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hoạt động du lịch hát Xoan cũng đã được du khách nước ngoài biết đến như một đặc sản văn hóa của vùng đất Tổ, vì thế ta hoàn toàn có thể tạo dựng được chỗ đứng ấn tượng và bền vững trong lòng du khách trong và ngoài nước. Ngược lại, sự có mặt của du khách quốc tế càng đòi hỏi chúng ta phải có sự nỗ lực cao hơn nữa trong việc bảo tồn tính truyền thống của hát Xoan và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của mình. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cho các thế hệ mai sau, trong đó bảo tồn và phát huy giá trị của hai di sản văn hóa của nhân loại
  • 13. 10 (hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương), mang chức năng kinh tế, xã hội đặc biệt đang là những vấn đề quan tâm của tỉnh Phú Thọ. Các cấp, ngành quản lý của tỉnh Phú Thọ đã và đang xây dựng hệ thống văn bản, chính sách chỉ đạo chặt chẽ đối với công tác quản lý di sản văn hóa từ tỉnh đến cơ sở.Đối với di sản hát Xoan, tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn chặt chẽ từ tỉnh đến địa phương nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị hát Xoan. UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức mở lớptập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ văn hóa các xã để họ hiểu được giá trị của di sản văn hóa (trong đó có hát Xoan) và có kiến thức nhất định về công tác quản lý văn hóa tại địa phương mình. Tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và các khu dân cư trong tỉnh tổ chức mời các nghệ nhân Xoan đén truyền dạy hát Xoan cho cán bộ trong đơn vị và nhân dân trong các khu dân cư. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã quan tâm đầu tư kinh phí để khôi phục, trùng tu các di tích quan trọng liên quan đến hát Xoan như: miếu Lãi Lèn, miếu Cấm,… Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác khôi phục và trùng tu các di tích còn hạn chế do tỉnh còn nhiều khó khăn. Chưa có kinh phí hỗ trợ cho các lớp truyền dạy hát xoan, các đơn vị học hát Xoan phải tự chi trả kinh phí bồi dưỡng cho nghệ nhân. Thực trạng quản lý hát Xoan tại các địa phương mới thực hiện công tác bảo tồn là chính, việc phát huy giá trị di sản chưa thực sự được quan tâm, chưa có những giải pháp thiết thực để phát huy giá trị quý báu của di sản. Trước kia hát Xoan chỉ được bảo tồn và lưu truyền trong các làng Xoan là chính, không được phát huy nên hát Xoan chỉ hóa thạch ở 04 làng cổ và cũng chính vì bị bỏ quên nên hát Xoan được bảo tồn nguyên vẹn lối cổ, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hiện đại dù bản chất của văn hóa là luôn luôn thay đổi theo lịch sử phát triển của xã hội. Hiện nay, khi hát Xoan được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới, hát Xoan được phổ biến, tuyên truyền nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng; các cấp, ngành và công chúng đã bắt đầu biết và quan tâm đến hát Xoan, thì hát Xoan ở các phường Xoan cổ đã bắt đầu có
  • 14. 11 dấu hiệu bị biến dạng; các em nhỏ tham gia diễn xướng Xoan đã có chút ý thức rằng tham gia hát Xoan sẽ được tiền, được nhiều người biết đến (nên tham gia đông hơn).Nếu các cấp có thẩm quyền không có biện pháp quản lý hữu hiệu, không tuyên truyền cho các em hiểu giá trị và ý nghĩa của việc trình diễn các diễn xướng dân gian, lâu dần sẽ hình thành trong đầu các em (thế hệ sau này) ý thức là đưa tiền mới hát. Khi đó hát Xoan không còn là nghệ thuật truyền thống với ý nghĩa thiêng liêng là những bài hát nghi lễ thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng thành hoàng (một phần quan trọng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương), mà hát Xoan sẽ trở thành món hàng hóa nghệ thuật để con người trao đổi mua bán; thế hệ sau sẽ không còn diễn xướng những làn điệu Xoan cổ mà thay vào đó là những điệu Xoan cải biên, vui nhộn, những trang phục sặc sỡ bắt mắt, theo yêu cầu của người xem, của du khách đến tỉnh tham quan du lịch. Để bảo tồn một cách khoa học, bền vững hát Xoan, UBND tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động về "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - hát Xoan Phú Thọ" (giai đoạn 2012-2015), ngay sau khi hát Xoan được vinh danh với những nội dung cụ thể như: Xây dựng quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ; tiến hành nghiên cứu, kiểm kê, truyền dạy hát Xoan cho đông đảo quần chúng nhân dân, đưa hát Xoan vào trong trường học; có kế hoạch đầu tư quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo các di tích liên quan đến di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan… Đồng thời, tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH- TT&DL) tiến hành điều tra, kiểm kê, đánh giá thực trạng các địa phương có vốn di sản hát Xoan; thực trạng nghệ nhân hát Xoan. Qua khảo sát trên địa bàn hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc có 18 xã (Phú Thọ 15 xã, Vĩnh Phúc 3 xã) có liên quan đến hát Xoan. Số di tích liên quan đến hát Xoan là 28 di tích. Miếu Lãi Lèn (làng Kim Đức) - di tích vật thể gắn với sự tích ra đời của hát Xoan bị hoang phế từ lâu, nay đã được UBND tỉnh Phú Thọ đầu tư khôi phục lại rất khang trang trên nền đất cổ; miếu Cấm – một di tích cũng gắn liền với sự ra đời của hát Xoan (làng An Thái), đang bắt đầu khởi công trùng tu (cuối năm 2012).
  • 15. 12 Cùng với đó, các di tích đình, đền ở các làng có hát Xoan cũng được củng cố và có kế hoạch tu bổ, chỉnh trang. Đối với những nghệ nhân hát Xoan - "báu vật nhân văn sống" của di sản đã được tỉnh vinh danh, vì đã có công bảo vệ, truyền dạy, phát huy giá trị di sản. Tỉnh cũng ban hành "Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân hát Xoan" và đã xét phong tặng đợt 1 (năm 2012) cho 34 nghệ nhân hát Xoan. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như sau: Các cấp chính quyền quản lý, đặc biệt là ở cơ sở do chưa nhận thức được giá trị của hát Xoan, nên chưa thực sự quan tâm để có những giải pháp thích hợp nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển di sản hát Xoan. Trước kia, hát Xoan chỉ tồn tại một cách tự phát, theo sở thích, theo thói quen của người dân địa phương chứ không có sự quản lý của các cấp chính quyền nhà nước. Hiện nay, khi hát Xoan được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã bắt đầu có những chỉ thị, yêu cầu tổ chức cụ thể để khai thác, bảo tồn và phát huy Xoan; Xoan đã được phổ biến và tuyền truyền rộng khắp, nhiều người đã biết và quan tâm đến hát Xoan. Đó là điều đáng mừng cho sự tồn tại và phát triển của di sản hát Xoan, nhưng cũng đồng thời làm cho Xoan bắt đầu xuất hiện những thay đổi, biến tướng. Vấn đề đặt ra cho các Nhà quản lý là phải làm sao để Xoan phát triển theo Xoan gốc. Để làm được điều đó các ngành chức năng phải thắt chặt quản lý về chất lượng của các phường Xoan; tuyên truyền , đưa Xoan vào trong trường học để các em hiểu giá trị của Xoan, học Xoan ngay từ nhỏ để Xoan không bị biến tướng (từ mục đích hát Xoan, cách ăn mặc, hóa trang, cách trình diễn đến cách ứng xử trong trình diễn Xoan…). Hiện nay, tại các địa phương hát Xoan được bảo tồn là chính, phát huy giá trị chỉ ở mức độ vừa phải. Từ trước tới giờ hát Xoan chỉ được bảo tồn và lưu truyền chứ không được phát huy do đó hát Xoan gần như bị bỏ quên và trở thành hóa thạch ở 4 làng Xoan cổ. Đây là một thiệt thòi cho di sản nhưng đồng thời cũng nhờ đó mà Xoan vẫn được bảo tồn nguyên vẹn
  • 16. 13 không bị ảnh hưởng của xã hội hiện đại. Ngày nay, khi hát Xoan đã được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại, điều đó đồng nghĩa với việc hát Xoan sẽ được tuyên truyền, phổ biến rộng nếu các cấp quản lý không có định hướng, không quản lý tốt sẽ dẫn đến tình trạng Xoan bị biếndạng, các chủ nhân trẻ sau này của Xoan cũng sẽ đi chệch hướng, họ sẽ biến di sản thành món hàng kinh doanh để thu lợi nhuận, họ sẽ không còn hát Xoan vì yêu Xoan, không còn trình diễn Xoan vì lòng tự hào dân tộc, vì tình yêu di sản quê hương mà họ hát Xoan vì tiền, ai muốn thưởng thức di sản phải đưa tiền mới được nghe. Qua điều tra khảo sát thực trạng di sản hát Xoan tại 24 làng thuộc 18 xã có hát Xoan ở hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, thấy rằng hát Xoan đã đi sâu vào đời sống tinh thần của người dân vùng Xoan, hát Xoan đã tồn tại và được người dân hết sức yêu mến và trân trọng. Tuy nhiên để hát Xoan có thể bảo tồn và phát huy giá trị trong điều kiện xã hội đang trong giai đoan phát triển là một khó khăn và thử thách lớn. Để bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ chúng ta cần xác định rõ những vấn đề liên quan đến di sản hát Xoan là chủ thể sáng tạo hát Xoan và khách thể tiếp nhận. Đồng thời lưu đến môi trường sinh thành và lưu truyền hát Xoan. Chúng ta rất thuận lợi là đã có Luật Di sản văn hóa, trong đó đặt ra nhiều vấn đề quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể. Song đối với mỗi loại hình di sản văn hoá phi vật thể, đối với đặc thù của mỗi địa phương, mỗi dân tộc cần phải có những giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế đặt ra. Đối với Di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan Phú Thọ ta có những biện pháp cụ thể sau: Trước hết phải khôi phục lễ hội Xoan tại nơi mà nó sinh ra, bởi chỉ có ở đó hát Xoan mới được bảo tồn và phục hồi được truyền thống tinh hoa văn hóa, đó mới chính là môi trường sống của Xoan. Từng bước khôi phục, tôn tạo các di tích liênquan đến hát Xoan để tạo môi trường cho Xoan hồi sinh. Khuyến khích việc duy trì tài năng, truyền dạy, chuyển giao cho thế hệ tiếp nối để tiếp tục phát huy di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan. Xây dựng kế hoạch tổng thể về
  • 17. 14 bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ). Trong đó từng bước thực hiện các công việc chuyên môn: nghiên cứu, chọn lọc, phân loại, tư liệu hoá, phục hồi, bảo quản di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan bằng nhiều hình thức; kể cả các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Tổ chức triển khai hướng dẫn số 73/ HD- BGDĐT- BVHTTDL ngày 16/01/ 2013 về sử dụng di sản văn hoá trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm Giáo dục thường xuyên. Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn về di sản văn hoá phi vật thể cho cán bộ văn hoá từ tỉnh - huyện - xã bằng nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả. Tăng cường mở rộng hợp tác với các cơ quan liênngành trong cả nước: Bộ văn hoá thông tin, Cục di sản văn hoá, Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật… để tiếp thu, kế thừa các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn tranh thủ sự hồ trợ về kỹ thuật và công nghệ và về nguồn tài chính cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa hát Xoan. Bên cạnh việc bảo tồn, để phát huy hết giá trị của hát Xoan, chúng ta cần: Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn, phổ biến các hình thức hát Xoan cổ; bảo tồn các yếu tố gốc như các bài hát Xoan cổ, các hình thức sinh hoạt hát Xoan, hình thức diễn xướng truyền thống, phong tục, tập quán... Bảo vệ toàn vẹn về nghệ thuật, phương thức sinh hoạt cũng như lề lối hát Xoan, để hát Xoan không bị mất đi bản chất của nó. Cần đầu tư cho việc bảo tồn hát Xoan một cách tập trung, có trọng điểm. Cấp thiết nhất là việc tiến hành phục dựng lại những di tích gốc, tạo ra không gian diễn xướng cho hát Xoan, tạo điều kiện cho Xoan hồi sinh và tồn tại lâu bền. Cùng với đó là việc bổ sung kinh phí hoạt động cho các phường Xoan, các nghệ nhân duy trì sinh hoạt. Đưa Xoan vào dạy trong các cấp học để các thế hệ trẻ có hiểu biết về Xoan một cách sâu sắc và đầy đủ từ nguồn gốc ra đời, phong tục làng Xoan, hình thức tổ chức phường Xoan cho đến lối hát, điệu múa, ca từ... Có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân hát Xoan, những người làm công tác truyền dạy Xoan, để khuyến khích họ duy trì và phát triển nghệ thuật hát Xoan. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hát Xoan trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng hiểu
  • 18. 15 ý nghĩa, giá trị của hát Xoan và đưa di sản đến gần hơn với đời sống cộng đồng. Giới thiệu các phóng sự về hát Xoan trên làn sóng phát thanh, truyền hình trong và ngoài tỉnh một cách thường xuyên, định kỳ sẽ góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền và giới thiệu hát Xoan tới toàn thể công chúng. Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục tới quần chúng nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ về những giá trị tiêu biểu của hát Xoan cổ Phú Thọ trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hát Xoan nhằm nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các làn điệuXoan cổ. Đẩy mạnh hoạt động giao lưu, trao đổi giữa các phường Xoan, các làng Xoan. Phát triển thêm các phường Xoan mới và tổ chức truyền dạy tại địa phương. Đưa hát Xoan vào chương trình ngoại khóa của học sinh các trường trong tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lâncận; vào trong sinh hoạt vănhóa của làng, xã, huyện, tỉnh; dạy hát Xoan trên sóng phát thanh truyền hình của tỉnh, các kênh khác của Trung ương. Không chỉ dừng lại ở những giải pháp trên mà còn phải thực hiện việc thành lập Trung tâm quản lý hát Xoan và cơ quan đó có nhiệm vụ: nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ các tư liệu, thư tịch cổ về hát Xoan; có nhà hát để biểu diễn Xoan tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận với di sản văn hóa phi vật thể một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Quản lý và khai thác việc tiếp cận các tài liệu thông qua hệ thống lưu trữ kỹ thuật số và hệ thống mạng Internet. Củng cố, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao phục vụ công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể với sự hỗ trợ của các cơ quan, các nhà khoa học trong nước và thế giới. Đưa hát Xoan gắn với phát triển du lịch (đưa hát Xoan vào nội dung các tour du lịchđến Phú Thọ), nhưng phải là những tiết mục Xoan gốc, mộc mạc không màu mè, không cần những điệu múa dẻo, những trang phục bắt mắt... Bởi khách du lịch gồm rất nhiều tầng lớp và họ đi tham quan du lịch với nhiều mục đích khác nhau, có khách thì đi tham quan thông thường, có người đi vì mục đích tâm linh, cũng có những vị khách đi tham quan để khám phá những cái nguyên bản, nghiên cứu về những đặc trưng riêng của các vùng miền trên cả nước. Do đó ta phải giới thiệu với du khách
  • 19. 16 những làn điệu Xoan cổ để khách yêu quý Xoan và truyền bá Xoan đến những người khác, vùng miền khác. Đặc biệt, một trong những giải pháp quan trọng để khai thác giá trị của di sản Hát Xoan, biến Hát Xoan trở thành tài sản, tài nguyên du lịch văn hóa của vùng Đất Tổ chính là việc cho ra mắt chính thức sản phẩm “Hát Xoan làng cổ” gắn với tour du lịchhằng ngày từ Hà Nội đi Phú Thọ để phục vụ du khách từ tháng 4/2018. Theo đó, các nghệ nhân và thành viên các phường Xoan biểu diễn các tiết mục hát Xoan định kỳ tại đình Hùng Lô (xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì) từ 14 -16 giờ hằng ngày và tại miếu Lãi Lèn (xã Kim Đức, thành phố Việt Trì) từ 14 - 16 giờ thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần.Trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu - 2021, Hát Xoan được biểu diễn hằng ngày từ 8 - 16 giờ để phục vụ đồng bào, du khách hành hương về Đất Tổ; đồng thời gắn với các hoạt động trải nghiệm văn hóa mang đậm nét truyền thống như tham quan làng cổ, chợ quê, làm bánh chưng, bánh giầy… Với nhiều cách làm cụ thể, kết hợp bảo tồn với khai thác hợp lý và hiệu quả, chúng ta đã từng bước biến di sản Hát Xoan thành tài sản, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng, đưa Hát Xoan đến với đông đảo người dân trong nước và vượt ra khỏi biên giới quốc gia đến được với bạn bè quốc tế. Qua đó xây dựng và khẳng định thương hiệu sản phẩm du lịchvăn hóa tâm linh vùng Đất Tổ, để Đất Tổ trở thành một trong những điểm nhấn đặc sắc trên bản đồ du lịch văn hóa của Việt Nam. Đồng thời tạo nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung.
  • 20. 17 C. KẾT LUẬN Hát Xoan là một di sản văn hóa quý của Phú Thọ - vùng đất Tổ bởi những giá trị về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, phong tục, tập quán rất đặc trưng. Giá trị trước hết của hát Xoan đó là hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng thần linh, thành hoàng làng, thần nông và thờ vua Hùng của vùng trung du. Đó chính là nguyên nhân để hát Xoan ra đời từ rất sớm và tồn tại đến ngày nay. Những phong tục, tập quán, những quy định của hát Xoan; cùng với những ca từ, điệu múa cổ; trang phục đơn sơ, mộc mạc đã làm cho hát Xoan bị hóa thạch trong bốn làng Xoan cổ, tạo thành “văn hóa vùng Xoan”. Cũng từ những nguyên nhân trên mà làm cho Xoan sau hàng nghìn năm tồn tại tuy có biến đổi nhưng gần như vẫn giữ được nguyên gốc. Mặc dù các làng Xoan cổ nằm ngay ven thành phố Việt Trì - trung tâm phát triển kinh tế, chính trị của tỉnh Phú Thọ nhưng hát Xoan vẫn cứ cổ sơ, mộc mạc không hề bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hiện đại của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thời kỳ hội nhập. Trong quá trình tồn tại và lưu truyền thì lời ca, điệu múa, lề lối của hát Xoan tuy có những sai lệch, thay đổi nhỏ những vẫn giữ nguyên bản sắc của Xoan cổ; chỉ có thay đổi đôi chút về trang phục đó là việc chuyển từ chiếc áo dài sẫm màu xưa, thành chiếc áo mớ ba mớ bảy sặc sỡ hơn; hình thức hát giao duyên nam nữ trong hát Xoan, hát giao lưu giữa phường Xoan với dân sở tại không còn nữa. Những thay đổi đó rất nhỏ nên không làm thay đổi bản chất của Xoan. Sở dĩ hát Xoan Phú Thọ có sức sống lâu bền trong đời sống của người dân vùng Xoan, bởi những giá trị văn hóa, lịch sử, những giá trị mang tính tâm linh và sự gắn bó với đời sống con người. Hát Xoan Phú Thọ còn sinh tồn và phát triển đến ngày nay và mãi mãi về sau vì nó đã thể hiện được một đời sống, một tín ngưỡng phồn thực lành mạnh, dí dỏm trong đời sống của nhân dân trong từng câu hát. Trong hát Xoan Phú Thọ không chỉ có những câu hát mà còn thể hiện những hành động, điệu bộ trong các nghề của nhà nông, có những điệu hát thu hút được rất nhiều người tham gia và rất vui. Hát Xoan ra đời từ các loại
  • 21. 18 hình tín ngưỡng và phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh, ước vọng của người nông dân về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Người dân coi hát xoan là chiếc cầu nối với thành hoàng, thần linh, khiến cho thần hiểu được ước nguyện của họ mà ban cho họ những điều tốt đẹp như điều họ cầu khấn. Chính vì vậy mà hát Xoan trở thành một dạng nghi thức không thể thiếu trong những ngày tiệc làng đầu năm, nó trở thành tập quán lâu đời của nhân dân các vùng Xoan Phú Thọ. Hát Xoan đã tồn tại hàng nghìn năm và đã trải qua những thăng trầm của lịch sử, tuy có thời kỳ Xoan bị lắng xuống và gần như bị lãng quên nhưng nay hát Xoan đã có điều kiện, có môi trường để hồi sinh. Các Nhà làm công tác quản lý văn hóa, cũng như những người dân của tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu sưu tầm và bảo tồn hát Xoan tại địa phương trong thời gian qua, cần có nghĩa vụ phải bảo tồn các làn điệu Xoan cổ để con cháu nhiều thế hệ sau biết được tính cổ xưa của Xoan và yêu Xoan chính vì tính chất mộc mạc, cổ sơ đó. Phát huy giá trị quý báu của hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng tổ tiên, không để Xoan bị biến đổi, cải biên làm mất đi bản sắc của hát Xoan, bản sắc của dân ca vùng đất tổ, vùng Xoan mà không một nơi nào có được. Với em – sinh viên ngành Du lịch, qua việc nghiên cứu và tìm hiểu cách bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể hát Xoan Phú Thọ đã giúp em trau dồi được một lượng kiến thức khá lớn về tiềm năng, thực trạng quản lý hát Xoan cũng như định hướng phát triển nó ở vùng đất Tổ Hùng Vương. Biết thêm đuợc vẻ đẹp của một loại hình dân ca, con người ở một nơi trên đất nước ta từ đó góp phần làm tăng tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc. Chính điều này đã thôi thúc em không ngừng cố gắng trong học tập, rèn luyện để sau này khi ra trường có thể góp một phần công sức của mình vào việc phát triển văn hoá du lịch ở Việt Nam, cùng các thế hệ trẻ gìn giữ di sản hát Xoan được mãi trường tồn và phát huy giá trị của nó ở hiện tại và tương lai.
  • 22. 19 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hồng Lý, Giáo trình Quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 2. Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, 2009 3. Website: https://phutho.gov.vn/vi/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-hat-xoan-phu-tho-de-di- san-tro-thanh-tai-san https://vietnamhoinhap.vn/vi/hat-xoan-phu-tho-net-van-hoa-dac-sac-co-mot- khong-hai-22583.htm https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/hat-xoan-phu-tho-nhung-dieu-cot-loi- 604403
  • 23. 20 NHẬN XÉT TIỂU LUẬN Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ và tên Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2