SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
CHÂN DUNG 
NHÀ THƠ - NHÀ GIÁO HẢI PHÒNG 
(Nghiên cứu giới thiệu chân dung văn học) 
Nguyễn Cảnh Ân 
1
2
NGUYỄN CẢNH ÂN 
(CẨN ANH) 
CHÂN DUNG 
NHÀ THƠ - NHÀ GIÁO 
HẢI PHÒNG 
(Nghiên cứu, giới thiệu chân dung văn học) 
(TẬP 1) 
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC – 2014 
3
4
LỜI MỞ ĐẦU 
Rất nhiều nhà văn, nhà thơ xuất phát từ 
nghề dạy học. “Văn là đời”.Thơ là loại hình văn học 
đặc biệt. Bởi vậy, đời trong thơ cũng rất đặc biệt, rất 
riêng. Những người làm nghề dạy học may mắn hơn 
các nghề khác là các thầy được tiếp xúc với hàng 
trăm, hàng nghìn mảnh đời khác nhau từ học sinh, 
phụ huynh với vô vàn nghề nghiệp khác nhau. Hơn 
thế nữa, tầm nhìn cuộc sống của các thầy cô giáo còn 
được mở ra từ muôn vàn các trang sách. Nghề dạy 
học là một trong những môi trường thuận lợi cho việc 
sáng tác văn học, đặc biệt là thơ ca. Có nhiều nhà thơ 
lớn của nước ta từng làm nghề dạy học như Nguyễn 
Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh, Lê Đại Thanh, Vũ Hoàng 
Chương, Nguyên Hồng… 
Gần nửa thế kỷ sống và làm việc ở Hải 
Phòng với hơn 40 năm làm nghề dạy học, tôi khát 
khao nghiên cứu, viết giới thiệu chân dung các thi 
nhân Việt Nam, các thi nhân từng sống và làm việc ở 
đất Cảng, thơ của các nhà giáo Hải Phòng.Tôi đã xuất 
bản chân dung 46 nhà thơ được Hoài Thanh-Hoài 
Chân giới thiệu tác phẩm “THI NHÂN VIỆT NAM” 
do nhà xuất bản Văn hóa thông tin qua cuốn “Chân 
dung thi nhân Việt Nam”… Tôi đã may mắn được 
đọc, nghiên cứu, tìm hiểu thơ của nhiều nhà thơ Hải 
Phòng và xuất bản hai tập “chân dung thi nhân Hải 
Phòng , trong đó có nhiều nhà thơ là nhà giáo, có 
nhiều nhà giáo làm thơ. 
Ở tập sách “Chân dung nhà thơ- nhà giáo 
Hải Phòng” lần này, tôi xin giới thiệu tiếp riêng thơ 
5
của các nhà thơ là nhà giáo đã, đang sinh hoạt ở câu 
lạc bộ thơ nhà giáo Hải Phòng và các câu lạc bộ thơ 
khác đã có tác phẩm xuất bản mà tôi may mắn được 
đọc. Mỗi tác giả, tôi xin phép được giới thiệu về: 
+ Vài nét về tiểu sử. 
+ Sự nghiệp văn học. 
+ Những tác phẩm tiêu biểu 
+ Các ý kiến cảm nhận về thơ và tác giả . 
+ Một bài thơ khái quát vài nét cơ bản chân 
dung nhà thơ – nhà giáo. 
Hải Phòng có đông đảo các nhà thơ là nhà 
giáo và cũng có nhiều nhà giáo đã xuất bản nhiều tập 
thơ có giá trị.Việc sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu về 
họ chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Có tác 
giả được nhiều người biết đến nhưng tôi lại chưa có 
cơ hội được đọc tác phẩm. Tìm đọc được tác giả nào, 
cảm nhận và hiểu biết được những gì, xin được giới 
thiệu về thơ và các nhà thơ tới đó ( Thứ tự các tác giả 
được giới thiệu theo thứ tự A,B,C… tên gọi hoặc bút 
danh). Tôi có ý định tiếp tục đọc, tìm hiểu, giới thiệu 
thơ và các nhà thơ là nhà giáo Hải phòng đang tiếp 
tục sáng tác. Nội dung giới thiệu thể hiện cách nhìn 
và nhận thức cá nhân, có thể không đồng nhất với tác 
giả và bạn đọc. Quá trình đọc và nghiên cứu, tôi 
không có điều kiện gặp trực tiếp các tác giả để xin ý 
kiến trao đổi bản quyền. Kính mong các tác giả, người 
thân gia đình và bạn đọc thông cảm, lượng thứ cho. 
Tập sách có điều gì thiếu sót, bất cập, tôi 
mong muốn đón nhận ý kiến góp ý của bạn đọc và 
6
mọi người quan tâm. Người viết tập sách này chân 
thành cảm ơn. 
NGUYỄN CẢNH ÂN. 
LỜI GIỚI THIỆU 
7
1. TRỊNH BÌNH AN 
(1940) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Trịnh Bình An. 
+ Sinh ngày 31/8/1940 
+ Địa chỉ: Nhà 9b/106 Phố Lương Khánh Thiện, 
Hải Phòng. 
+ Điện thoại: 031.3746546 - 0904.389464. 
+ Nguyên giảng viên chính trường Đại Học Hải 
Phòng. 
+Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, trung tâm 
KHXH & NV. 
+ Uỷ viên thường vụ, chánh văn phòng Hội khoa 
học Kinh tế Hải Phòng. 
8
+ Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Sáng lập 
trường đại học Tân thành… 
+ Hội viên câu lạc bộ thơ Cung văn hóa Hữu nghị 
Việt Tiệp 
+ Hội viên câu lạc bộ thơ nhà giáo Hải Phòng. 
+ Hội viên câu lạc bộ thơ “Nhà văn hóa trung tâm 
thành phố” 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT: Tác giả tham gia viết và 
đăng bài ở nhiều báo, tạp chí 
Trung ương và địa phương. 
*ĐÃ XUẤT BẢN: 
Hương biển ( NXB Hội nhà Văn – 
2012 ) 
Trong tập thơ “Hương biển” có hai bài thơ: “Tình 
biển”, “Chiều nghiêng” được ba nhạc sĩ Thanh 
Hiền, Ngọc Phát và Nguyễn Kim phổ nhạc. 
9
* NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO 
1. Tình biển. 
( Thân tặng đôi bạn Hoàng thế Vinh 
và Hoàng thị Ngoan) 
Mây giăng khuất chân trời 
Buông màn mưa xa cách hai nơi 
Em ở đâu đầu nguồn con nước 
Anh ngồi đây nghe sóng vọng xa khơi 
Cửa bể vắng chiều xanh vời vợi 
Se lòng man mác thủy triều lên 
Hải đăng chong mắt đêm thức đợi 
Có cánh buồm nào ngược bến sông trên ? 
Cứ dào dạt mênh mang xao động 
Nỗi nhớ cồn cào bào mặt biển xa 
Nhờ gió vượt dẫy núi kia cao rộng 
Đem đến nàng chút hương biển giùm ta. 
Sóng bạc đầu vì trầm tư suy nghĩ 
Chung thủy ru bờ chẳng bao giờ ngơi nghỉ 
Cho mối tình biển cả mênh mông 
Như tình anh 
10
em có biết không ?! 
Bến Nghiêng –Đồ sơn hè 1964 
Hải phòng, sửa 11-2007 
TRỊNH BÌNH AN 
Chiều nghiêng. 
Chiều nghiêng xuống biển 
biển vàng 
Chiều nghiêng vào núi 
mơ màng lam xanh 
Xô chiều 
em nghiêng vào anh 
Thành ngôi sao biếc long lanh cuối trời 
Bản tình ca của bao đời 
Nhành phong lan tím một thời đắm say 
Nghiêng hoàng hôn cánh diều bay 
Nghiêng câu quan họ 
ngất ngây cõi lòng 
Nghiêng thu sữa lúa ngậm đòng 
Nghiêng hương sen giã cốm Vòng trăng cong 
Nghiêng đời 
gạn đục 
khơi trong 
Nhân tình 
thế thái 
đếm đong ưu sầu 
Nghiêng thơ 
chạnh nhớ tình đầu 
Sao xanh 
hoa tím 
11
và màu chiều nghiêng. 
Hải Phòng, 20/01/2006 
TRỊNH BÌNH AN 
C. CẢM NHẬN : 
1 “…Là một nhà giáo dạy văn học, rồi sau 
này mải mê với khoa học kinh tế, xã hội, theo lẽ 
thường tình, dễ khiến người ta nghĩ đến những 
khuôn thước, những luận bàn thế sự, với tâm thế 
thật là chính tắc trên nẻo đường như đã lập trình 
sẵn, vậy mà, trái lại, tập thơ lại đầy ắp tâm trạng. 
Có thể nói, đây là tiếng lòng của một lớp người đã 
chứng kiến những biến thái xã hội trong nửa thế kỷ 
qua, với những hoài niệm, hồi ức, rồi chiêm nghiệm 
của kiếp người…Thấm thía trong tập thơ, là nỗi 
buồn, nỗi nhớ, rồi là nỗi cô đơn. Buồn nhớ về dĩ 
vãng xa xưa, về tuổi học trò, bè bạn, người thân 
yêu, về số phận, và buồn nhớ cả cái gì không rõ, 
hữu hình cùng vô hình, khoảnh khắc và vô biên, có 
khi cả “Giây phút chạnh lòng” nữa…” 
(“Bản trầm ca “Hương biển”- PHẠM NGÀ) 
2. “…Đúng với nhan đề, xuyên suốt cả tập 
thơ “ Hương biển”, hương đời cứ mênh mang, dào 
dạt.Thành phố cảng chắc hẳn gắn bó với rất nhiều 
kỷ niệm trong cuộc đời anh, vì thế biển đã làm nên 
một Trịnh Bình An mặn mà, sâu sắc luôn khắc 
khoải một mong ước chưa thành. Phải thế chăng 
12
mà tôi cảm nhận thấy dòng chảy cảm xúc chủ đạo 
của tập thơ là tâm trạng buồn buồn, lặng 
lẽ… 
( “Hương biển, hương đời” – THANH AN). 
TRỊNH BÌNH AN. 
(1940) 
“Hương biển” (*)– Bản trầm ca buồn. 
Đa đoan, hoài niệm, căng buồm rong khơi. 
“Nhớ” *thời xa vắng nhớ ơi ! 
Người xưa, dĩ vãng - một thời tình thâm 
“Hương biển” – Bản tình ca trầm 
Say “Chân – Thiện – Mỹ”(1), thi, cầm đầy vơi 
“Chữ tâm”(1) bền vững với đời 
“Quyền-danh-tiền-sắc”(1), ấy thời chẳng mơ. 
Quặn lòng suy ngẫm về thơ: 
“Hiện sinh”, “Siêu thực”(2) hay mơ mộng buồn 
“Ngực bè đè đảo sóng” cồn(3) 
Oằn sào đẩy ngược” (3) cả con sông dài. 
“Một thời để nhớ”* – Nhớ ai ? 
Tiếng thơ “Hương Biển” để đời đắm say. 
( CẨN ANH ) 
13
CHÚ THÍCH: 
(*):Tên tập thơ của Trịnh Bình An 
*:Tên các bài thơ trong tập thơ “Hương Biển” 
(1):Trích trong bài “Quen thói” 
(2):Trích trong bài “Nghĩ về thơ Việt hôm nay” 
(3):Trích trong bài “Một thời để nhớ” 
2. THANH AN 
(1958) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên : Phạm Thanh An 
+ Bút danh : Thanh An. 
+ Sinh ngày:12/02/1958 
+ Quê quán: Liên khê – Thủy nguyên – Hải 
Phòng. 
+ Điện thoại: 0983.122.152 
+ Trú quán: Số7, ngõ12, Đoạn xá 4,P.Đông hải I, 
Hải an, Hải Phòng. 
+ Cử nhân văn khoa ĐHSP Hà Nội. 
14
+ Nguyên là giáo viên văn THPT Thái Phiên, Hải 
Phòng. 
+ Ủy viên BCH Câu lạc bộ Thơ nhà giáo Hải 
Phòng. 
B . SỰ NGHIÊP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT : 
+ Có thơ in ở một số tuyển tập 
+ Tạp chí “Cửa biển” 
*ĐÃ XUẤT BẢN: 
+ Tập thơ “Mưa tầm xuân” – 
NXB Hội nhà văn. 2012 
*NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
1. Thu buồn nhớ Đỗ Phủ. 
Hoa cúc hai lần rơi lệ 
Khóc cho lữ khách tha phương 
Lang thang chân trời góc bể 
Dạ sầu nỗi nhớ quê hương 
Rừng phong đỏ màu li biệt 
Sương sa não nuột thu buồn 
Mùa đông ai người giặt áo 
Cho ta gửi tới sông Tương. 
Hoàng hôn chân trời xa thẳm 
Đường đời lận đận gian nan 
15
Thuyền ai buộc tình thương mến 
Gửi lòng về với cố hương. 
THANH AN 
2. Mưa tầm xuân. 
Mưa xuân giăng bụi tơ trời 
Núm xinh e thẹn môi tươi 
Ngày xưa, mưa nào có thế 
Em buồn đã tuổi năm mươi… 
Anh mải muôn dặm xa khơi 
Lãng quên ngắm em mười tám 
Tầm xuân nở rồi anh đến 
Mưa buồn ơi nụ tầm xuân… 
Em về thăm quê dạo ấy 
Vẫn mùa mưa bụi bay bay 
Nhà ai pháo mừng đám cưới 
Tầm xuân bên ngõ rụng đầy… 
Gặp nhau tóc giờ điểm bạc 
Anh cười, tặng đóa tầm xuân 
Ngoài trời mưa rơi ướt lá 
16
Ngày buồn nắng thật mong manh… 
Xuân 2009 
THANH AN. 
3. Con gái lấy chồng. 
Mẹ ơi, con đi lấy chồng 
Xa rồi, mẹ có buồn không? 
Con yêu, đó là hạnh phúc 
Nỗi buồn mẹ dấu vào trong 
Như xưa mẹ thời con gái 
Khát khao tổ ấm gia đình 
Chặng đường mai sau xa ngái 
Chân cứng đá mềm nghe con. 
Lớn rồi thôi đừng nũng mẹ 
Thảo hiền hai chữ chớ quên 
Yêu thương, bà chờ bế cháu 
Trở về cái thuở nuôi con. 
Sông kia bao giờ ngừng chảy 
Tình mẹ như nước đong đầy 
Chắt chiu vui buồn để nhớ 
17
Thương con đâu kể tháng ngày. 
Năm 2008 
THANH AN. 
C. NHẬN XÉT: 
1. Thơ Thanh An nhẹ nhàng, dung dị, ít ồn ào 
nên nỗi buồn của tác giả cũng kín đáo, êm đềm như 
cuộc đời hiền thục của chị. Chính nỗi buồn ấy đã 
làm nên phong cách thơ Thanh An. Nhưng người 
đọc không vì thế mà trĩu xuống, xót xa, thất vọng. 
Ngược lại bạn đọc cảm thấy thú vị được sống trong 
không khí man mác, dịu dàng, có chút gì đó hơi mơ 
hồ vương vấn khó quên. 
(HỒ ANH TUẤN) 
3. “Thu buồn nhớ Đỗ Phủ” của Thanh 
An đã nối được cái mạch 
buồn của Đỗ Phủ với mạch tâm trạng của mình. Đó 
là sự giao cảm giữa hai con người của hai thời đại 
mà thời gian cách xa nhau vời vợi. vì vậy bài thơ có 
sức truyền cảm và tác động mạnh mẽ đến người 
đọc. 
… Nếu được đọc bài thơ “Thu buồn nhớ Đỗ Phủ” 
của Thanh An chắc chắn thi nhân vui lòng nơi chín 
suối. Vì thơ ông đã kích động lòng người của thế hệ 
hôm nay không chỉ ở xứ quê hương ông mà còn ở 
khắp nơi trên trái đất này. Có lẽ đó chính là sự gặp 
gỡ của tấm lòng tha thiết vơi đầy với cố hương. Và 
18
điều đó đã làm cho “Thi Thánh”nổi tiếng đời 
Đường càng gần gũi với chúng ta hơn.” 
(P 
HẠM QUANG CHU) 
THANH AN. 
Cái buồn trong “Mưa tầm xuân”(*) 
Cứ len lỏi, cứ bần thần, giăng giăng 
Tiếng lòng nhà giáo đây chăng ? 
Hạt “mưa xuân, bụi cứ giăng tơ trời”(1) 
Thu buồn nhớ lắm ai ơi ! 
Thánh thơ Đỗ Phủ buồn rời rụng thu.(2) 
Ngập tràn một nỗi ưu tư 
Mưa tầm xuân ngỡ cứ như mưa lòng 
Nỗi buồn thả nhẹ thinh không 
Cứ man mác đến khôn cùng mãi thôi 
Thanh An buồn cả khi vui 
Dấu vào sâu thẳm, bùi ngùi, ngóng trông 
Cái ngày “Con gái lấy chồng”(3) 
Buồn vui chiu chắt chờ mong tháng ngày 
“Mưa tầm xuân”(*)cầm trên tay 
Tấm lòng độc giả buồn, say, nồng nàn. 
Phong cách thơ của Thanh An 
Nhẹ nhàng, dung dị, xen đan, ấm lòng. 
Độc giả đang : Đợi – chờ - mong. 
Tập thơ tiếp trải tấm lòng thi nhân. 
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
19
+ (*): Tên tập thơ đầu tay của Thanh An 
+ (1):Ý thơ rút từ bài thơ “Mưa tầm xuân” 
+ (2):Ý thơ Thanh An mượn trong bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ 
+ (3):Tên bài thơ được in trong tập thơ “Mưa tầm xuân” của 
Thanh An. 
3. NGUYỄN LÂM CẨN 
(1944) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Nguyễn Lâm Cẩn. 
+ Bút danh: Nguyễn Lâm Cẩn. 
+ Sinh ngày 20 /11/ 1944. 
+ Quê quán: Xã Thanh Tùng, Thanh Chương. Nghệ 
An. 
+ Địa chỉ : Đông Anh , Hà Nội. 
+ Điện thoại: 01666 222 061 
20
+ Cử nhân Văn khoa Đại học Tổng hợp Hà Nội. 
+ Nguyên Hiệu trưởng, dạy học, Sáng tác Văn học . 
+ Hội viên câu lạc bộ thơ nhà giáo 
+ Hội viên Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng. 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*.THAM GIA VIẾT: 
+ Các báo tạp chí Trung ương và địa phương. 
+ Có thơ in trong nhiều tuyển tập. 
*. ĐÃ XUẤT BẢN: 
+ Ru quả trái mùa NXB Lao động – 1997. 
+ Đêm trắng NXB Văn hóa dân tộc – 2001. 
+ Nợ trần Gian NXB Lao động – 2005. 
+ Người đi gió bụi NXB Hội nhà văn – 2008 
+ Đêm gọi NXB Hội nhà văn – 2010 
+ Dòng sông bí ẩn NXB Hội nhà văn – 2013 
+ … 
*. NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
1. Qua quê cụ Nguyễn 
Giang hồ phận bạc ngày xưa 
Kiếp người trôi dạt bến bờ phù sinh 
Mai sau trên bến Giang Đình* 
21
Lam Giang trắng nước nhân tình còn trôi. 
Hà tĩnh, 24/6/2003 
NGUYỄN LÂM CẨN 
CHÚ THÍCH:*Giang Đình:Bến sông quê cụ Nguyễn Du. 
2.Câu bóng. 
Người ta câu cá, câu tôm… 
Tôi đi câu bóng chiều hôm dưới cầu 
Nước trong, mây thắm, trời sâu 
Buông giây tôi thả mồi câu bóng mình. 
Hà Nội 1996 
NGUYỄN LÂM CẨN 
3.Cái ngày em đi lấy chồng. 
Cái ngày em đi lấy chồng 
Cỏ xuân mơn mởn trên đồng héo khô 
Bãi triều tra lấy hạt ngô 
Nảy ra sóng bạc nhấp nhô sớm chiều 
Trăng non thả tuột cánh diều 
Nửa đêm thức dậy khóc Kiều trong mơ 
Kiến lửa nhót ở trong thơ 
Gặp người gom hết ngẩn ngơ vào lòng 
22
Cái đêm không được làm chồng 
Hóa thành người ở không công với tình 
Hà Nội,07/10/2005 
NGUYỄN LÂM CẨN 
4.Nợ trần gian. 
Theo chiều chợ bùn hoen gót điếm 
Quảy gánh còn nửa mớ trầu cay 
Chơi vơi câu ví thuyền no nước 
Vớt lên chén lửng thế mà say. 
Tuổi bước đường trăng, em khuất bóng 
Anh theo hun hút lạc sau thềm 
Gió chênh đồng trống lùa tứ phía 
Lòng nhợt buồn mưa lướt mướt đêm. 
Lụa xé tiếng cười mùa sính lễ 
Lơi eo bùa yếm thắt lưng hờ 
Mõ mục chùa anh chìm kinh kệ 
Để nợ trần gian trọn kiếp thơ 
Câu trinh tiết động phòng bén lửa 
Hồn thơ nấc nghẹn nỗi xuân tình 
23
Chắt trong mộng mị đầy trôn chén 
Gắp mảnh trăng suông uống cạn mình 
07/4/2004 
NGUYỄN LÂM CẨN 
C. NHẬN XÉT: 
1.“Thơ Nguyễn Lâm Cẩn được chắt ra từ 
cuộc đời, từ suy tư đa chiều, thẳm sâu của chính 
thi nhân. Thơ Anh gợi mà không mở, tạo cho 
người đọc những ý tưởng ngỡ như cũ mà lại rất 
mới về cuộc sống.Mỗi thi phẩm của Anh cứ đưa 
độc giả từ ngỡ ngàng này đến sửng sốt khác. Độc 
giả luôn chờ đợi ở tiếng lòng của Anh những 
sáng tạo mới cho thi ca đương đại” 
(NGUYỄN CẢNH ÂN) 
2.. “…Thơ Anh chân mộc nhưng lại có cái 
khí chất mạnh của người cương trực xởi lởi chốn 
thôn quê. Mấy bài thơ của anh khiến ta thấy anh 
thật gần gũi và dễ mến bởi cái chất dân dã đã 
ngấm vào máu thịt.Ta thấy ở thơ anh một đời 
sống thường dân thật sinh động” 
(NG 
UYỄN TRỌNG TẠO) 
24
NGUYỄN LÂM CẨN. 
Cớ sao lại “Nợ trần gian”? 
“ Trái mùa ru quả” để ăn…đắng lòng ! 
“Cái ngày em đi lấy chồng, 
Cỏ xanh mơn mởn trên đồng héo khô”(1) 
Thật lòng hay “Nói bâng quơ” 
Rủ nhau về bến mộng mơ làm gì ? 
Khát khao “Câu bóng”, Ai đi ? 
“Trời sâu, mây thắm”(2), bóng gì hỡi ai ? 
Nước trong buông sợi câu dài 
“Thạch sùng…chặc lưỡi”(3), thương ai nợ đời 
“Về thăm mộ cha”, Ai ơi ! 
Nhớ lời cha dặn đau đời khắc ghi ! 
Con đừng quên cảnh cha đi 
25
Câu thơ oằn xuống…nhớ khi cha nằm 
Tế bào, hạt máu, hờn căm 
Đồi sim cằn cỗi cha nằm nắng nôi 
Nghiệp văn “Đêm gọi” trắng trời 
Day từng con chữ, Người ơi, hỡi Người ! 
“Đêm trắng” trôi…, đêm trắng trôi ! 
“Người đi gió bụi”, xin Người nén đau ! 
Trăn trở từng chữ, từng câu 
“Nợ trần gian”, trả khi nào cho xong ? 
“Dòng sông bí ẩn” – sâu ? nông ? 
Chắt chiu từng giọt máu hồng thi nhân. 
( CẨN ANH) 
26
CHÚ THÍCH: 
+ Những cụm từ in đậm là tên các tập thơ của Nguyễn Lâm Cẩn. 
+ Những cụm từ in nghiêng đậm là tên các bài thơ trong các tập thơ 
+ (1): Trích bài “Cái ngày em đi lấy chồng”- tập thơ “Nợ trần gian” 
+ (2): Trích bài “Câu bóng”- tập thơ “Ru quả trái mùa” 
+ (3): Trích bài “Thạch sùng ơi” – tập thơ “ Đêm trắng”. 
4. PHẠM QUANG CHU 
(1939) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Phạm Quang Chu. 
+ Bút danh : Phạm Quang Chu. 
+ Sinh ngày: 12/12/1939 
+ Quê quán: Thái thụy, Thái bình. 
+ Trú quán: Số 1/50, ngõ 384 Lạch Tray, Hải Phòng 
+ Điện thoại: 0313.731110, 01673271266 
27
+ Tốt nghiệp khoa ngữ văn ĐHSP Hà Nội 1962 
+ Nguyên:-Chủ nhiệm khoa ngữ văn trường CĐSP 
Hải Phòng 
- Hiệu trưởng trường CĐSP Hải phòng 
- Phó giám đốc trung tâm KHXH &NV Hải Phòng. 
+ Hội viên CLB thơ nhà giáo Hải Phòng. 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC : 
THAM GIA VIẾT: Thơ in trong các tuyển tập: 
+Tấm lòng nhà giáo (NXB Giáo dục) 
+Thơ nhà giáo Hải Phòng (NXB Hải Phòng) 
… ĐÃ XUẤT BẢN: 
+Lần giở trước đèn (NXB Hội nhà văn, 2012) 
NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
1. Thăm Lệ Chi Viên. 
Một chiều thăm Lệ Chi Viên. 
Bỗng nghe dậy đất oan khiên thuở nào 
Đêm về nằm thấy chiêm bao 
28
Lưỡi gươm oan nghiệt lia vào thứ dân 
Một đời trọng nghĩa trung thần 
Nỗi oan đã giải ngàn lần vẫn đau. 
PHẠM QUANG CHU. 
1. Về đền Cụ Trạng 
Sáng nay về lại Trung Am 
Lặng nhìn dòng chảy Tuyết Giang quê Người 
Nghênh phong “đón gió”đâu rồi 
Trung Tân “bến giữa”đứng ngồi nơi nao? 
Bạch Vân “mây trắng”, trời cao 
Tấm lòng cư sĩ chôn vào thế gian 
Thú nhàn mở Bạch Vân Am 
Vẫn không dứt bỏ lo toan việc đời 
Ngày xưa dạy học Cụ ngồi 
Trầm ngâm suy ngẫm thói đời bạc đen 
Một ngày nhàn, một ngày tiên 
Lao xao khôn dại đua chen mặc người. 
PHẠM QUANG CHU 
29
3.Hồn nữ sĩ. 
Lối xưa nền cũ lâu đài 
Tịch dương , thu thảo lòng ai não nùng(1) 
Canh khuya vẳng tiếng điểm thùng 
Giật mình trơ cái phận cùng nước non(2) 
Đất trời gió nổi sóng cồn 
Làm cho thân khách má hồng truân chuyên(3) 
Anh hùng gặp gái thuyền quyên 
Chiếu gon thấm máu nỗi oan ngàn đời (4) 
Tựa cây vang bóng một thời 
Nương nhờ cửa Phật thành người “sắc không”(5) 
Lời rằng bạc mệnh lời chung 
Hay hồn nữ sĩ đau cùng thế gian. 
PHẠM QUANG CHU 
CHÚ THÍCH: 
30
1.Ý Thơ của Bà Huyện Thanh Quan 
2. Ý thơ của Hồ xuân Hương 
3. Ý thơ Đoàn Thị Điểm 
4. Nguyễn Trãi gặp Nguyễn Thị Lộ và vụ án oan khốc Lệ Chi Viên 
5. Vua Lý Thánh Tông tuần du đến làng Thổ Lỗi thấy người con 
gái cứ tựa cây mà hát, vua vời hỏi và đón về cung, thành Ỷ Lan 
nguyên phi giúp vua trị nước, mộ đạo Phật, thương dân, giỏi văn 
thơ, nay chỉ còn bài kệ “Sắc – không”. 
C. CẢM NHẬN : 
1. “ …Nếu làm một việc điểm danh, thì thấy 
các tác giả vào dạng cổ điển hầu như không thiếu 
vắng ai. Những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân 
Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, 
Nguyễn Khuyến, Tú Xương…rồi một số tác giả sau 
này nữa, với những dấu ấn đã đi vào lịch sử, những 
đặc sản của văn chương nước nhà. Việc dùng thơ 
để bày tỏ tâm tình về tác phẩm và tác giả xưa, 
không chỉ góp phần khắc họa chân dung của 
“những người muôn năm cũ”,mà chính tác giả tập 
thơ đã làm một việc ngoài ý muốn, một “tác dụng 
phụ”là tự phác thảo chân dung tinh thần của chính 
mình.” 
(“ Thức cùng trang thơ” 
– PHẠM NGÀ) 
2. “Suốt cuộc đời, nhà giáo Phạm Quang 
Chu gắn bó với nghiệp văn chương. Mạch cảm xúc 
“Lần giở trước đèn”của nhà giáo biết bao giờ vơi 
cạn, bao giờ là trang cuối cùng? Độc giả đang chờ 
những trang lần giở mới mẻ, hấp dẫn tiếp theo của 
31
tác giả. Hy vọng thi phẩm “Lần giở trước đèn” 
tiếp theo của nhà giáo, nhà thơ Phạm Quang Chu 
sẽ đáp ứng sự chờ đợi của bạn đọc…” 
( NGUYỄN CẢNH ÂN) 
PHẠM QUANG CHU. 
“ Trước đèn lần giở ”(*) tìm ai ? 
Tìm chân dung của “những người muôn năm”(1) 
Những“đặc sản”(1)của thơ văn 
Trọn đời dạy học từng trang giở lần. 
“Thú nhàn, mở Bạch Vân Am”(2) 
“Lời rằng bạc mệnh”(3),giở tìm Nguyễn Du 
Đêm nằm lần giở chiêm bao 
“Lưỡi gươm oan nghiệt lia vào thứ dân”(4) 
Nỗi đau gan ruột thi nhân 
Cũng là đau nỗi người lần giở ra. 
Nặng lòng với những trang thơ 
Đời bao nhiêu nỗi, bao giờ giở xong ? 
Thi phẩm không trang cuối cùng. 
( CẨN ANH) 
32
CHÚ THÍCH: 
(*): Tên thi phẩm của Phạm Quang Chu là: “Lần giở Trước đèn” 
(1): Trích trong bài giới thiệu “Thức cùng trang thơ” của Phạm Ngà 
(2): Trích trong bài “ Về đền cụ Trạng” 
(3): Trích trong bài “Hồn nữ sĩ” 
(4): Trích trong bài “Thăm Lệ Chi Viên” 
5. THÚC HÀ 
(1934-1994) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Hà Thúc Chỉ 
+ Bút danh: Thúc Hà 
+ Sinh ngày 10/7/1934 - mất năm 1994 
+ Quê quán: Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 
+ Trú quán: phố Lê Chân, quận Lê Chân, Hải 
Phòng 
+ Tốt nghiệp ĐHSP Văn - Hà Nội năm 1956 
33
+ Nguyên cán bộ giảng dạy trường ĐHSP Hà Nội 
từ 1956 
+ Từ 1960 đến năm 1994 là giáo viên dạy ngữ văn 
trường THPT Ngô Quyền , Hải Phòng. 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT: 
Từ 1955 có thơ đăng ở các báo, tạp chí, trong các 
tập sách, 
tuyển tập thơ ở trung ương và địa phương. 
*ĐÃ XUẤT BẢN: 
+ Khi trời mới sáng (1957) 
+ Mưa biển ( NXB Hải Phòng, 1990 ) 
*GIẢI THƯỞNG: 
+ Viết về nhà trường của Bộ giáo dục năm 1961 
+ Giải thưởng thơ, văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm, 
Hải Phòng 
+ Huy chương vàng về thơ tại Đại hội liên hoan 
thanh niên, Sinh viên thế giới lần thứ 5 tại 
Vác-Xa-Va năm 1955 về Bài thơ “Chờ con Má 
nhé” 
34
* NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
1. Xem ảo thuật. 
Dẫu tôi đã dán mắt nhìn 
Dẫu tôi nghiêng ngó soi tìm quẩn quanh 
Vẫn là mười ngón tay anh 
Vẫn là mắt ấy, mắt mình chứ ai 
Úm ba la! Hóa… thiên tài 
Và tôi hóa kẻ nhầm, sai, dại khờ. 
Vỗ tay, tôi bỗng sững sờ 
Bởi yêu người- đã-dối-lừa-được-tôi! 
THÚC HÀ 
(Tuyển tập “Thơ lục bát Việt Nam” 
NXB- VHTT, Hà Nội 2000) 
35
2. Chờ con Má nhé ! 
Nhớ hôm nào tiễn con, trên bến 
Bên dừa xanh, trìu mến má hôn con 
Miền Nam khuất núi che non 
Chiều bên lửa sáng má còn dõi trông 
Lần kim trên áo tay rung: 
“Hắn đi ngày ấy lúa đồng đang xanh 
Bấm tay má nhớ ngọn ngành: 
Hai mùa lúa chín con mình về đây” 
Ngày xưa sống đọa sống đầy 
Vàng con mắt má chuỗi ngày tối tăm. 
Bốn mùa bao bố che thân 
Củ môn hột sấu xót lòng má ơi ! 
Ngày nay được thấy mặt trời 
Thấy lưng thẳng lại, thấy đời trẻ ra 
Ổ rơm xếp kín hột gà 
Có nồi cơm nếp ở nhà đợi con 
Chôm chôm còn chín đỏ vườn 
Ngàn năm thắm mãi công ơn Bác Hồ 
Tuổi cao mắt má có mờ 
Cố hai năm nữa má chờ Bác vô 
Đêm đêm nhẩm đọc i tờ 
Cầu sao viết nổi chữ Hồ Chí Minh 
Ghi lên lá phiếu đinh ninh 
Khắc sâu thêm cả mối tình Bắc Nam 
Giờ đây vắng bóng sao vàng 
Qua cầu đôi nhịp má sang tới bờ 
Dù cho nước cả sóng xô 
Vững chân má bước, trông cờ má đi. 
36
Tháp Mười còn lúa xanh rì 
Còn kênh ngập nước, còn khi con về… 
Má ơi! Thương má một bề 
Hồ gươm bóng Tháp nghiêng về hướng Nam 
Có người chị, thức thâu đêm 
Thêu con chim trắng trên nền khăn xanh 
Trắng này thêm trắng dòng kênh 
Xanh này thêm thắm màu xanh lá dừa 
Con tô tám chữ lên cờ: 
“Miền Nam là của cõi bờ Việt Nam” 
Con in lên gối con nằm 
Con ghi trong dạ, con hằn trong tim 
Hải Vân dốc ngược cây chen 
Lòng băng trăm núi, tình xuyên vạn đèo 
Đê cao khôn cản sóng triều 
Cả cây đâu dễ ngăn chiều gió lên? 
Ngày mai nắng tỏa mọi miền 
Thanh trà đậu trái, sầu riêng rợp vườn 
Em cười giữa lúa thơm hương 
Chờ anh trong nắng gió vờn tóc bay 
Chân trâu lại vạch luống cày 
Gà ta xao xác gọi bầy bên sân 
Bát cơm má thổi tắng ngần 
Đèn khêu tỏ ngọn, tay cầm má trao… 
* 
Con đi, má khóc hôm nào 
Con về má đón ngã vào hai tay… 
1955 
THÚC HÀ 
37
C. CẢM NHẬN : 
1 “…Tài hoa, thẳng thắn, trữ tình, sâu sắc, 
đó là những điều tôi cảm nhận được qua thơ và 
phần nào đó về cuộc đời của nhà giáo, nhà thơ Hà 
Thúc Chỉ - Thúc Hà. Anh là một trong những giáo 
viên dạy văn giỏi nổi tiếng ở Hải Phòng. Cái tâm 
với nghề dạy học hình như đã có thời gian làm anh 
lãng quên sáng tác thơ. Rất tiếc là Anh “ ra đi” khi 
tài năng thơ của anh đang ở độ chín.” 
(NGUYỄN CẢNH ÂN) 
2.“Thầy Hà Thúc Chỉ - Nhà thơ Thúc Hà, 
người có công lớn trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, 
thắp sáng ước mơ. Từ tấm lòng và tài năng của 
thầy, những học trò như Nguyễn Thụy Kha, Phạm 
Ngà, Phạm Đức, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Trần Quốc 
Minh…đều là hội viên Hội nhà văn…” 
(TRẦN QUỐC MINH ) 
38
THÚC HÀ 
“Chờ con má nhé ”(1) – con đi !... 
Khát khao – con, mẹ khắc ghi trong lòng 
Nỗi niềm THỐNG NHẤT non sông 
Tiếng lòng vang khắp Tây - Đông, bạn bè 
Huy chương vàng Vác-Xa-Va 
Bài thơ mang cả bao la đất trời 
“Chờ con má nhé” – Má ơi ! 
Trong tim Con, Má – Đất trời yêu thương 
Trọn đời dạy – học văn chương 
Nhọc nhằn hai tiếng “Quê hương” mong chờ. 
“Xem ảo thuật”(2)- thật tài hoa ! 
Uyên thâm: Nhà giáo, Thúc Hà – nhà thơ. 
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
(1): Tên bài thơ đạt giải Huy chương vàng quốc tế tại Vác-Xa- va, 1955 
(2): Bài thơ được nhiều người biết đến. 
39
6. VŨ DUY HÙNG. 
(1948) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Vũ Duy Hùng 
+ Sinh ngày 17 /6/ 1948 
+ Quê quán: xã Liên am, huyện Vĩnh bảo, Hải 
Phòng. 
+ Địa chỉ: số nhà 153 phố Cát bi, Hải An, Hải 
Phòng 
+ Điện thoại: 0912.302.223 
+ Cử nhân văn khoa ĐHSP Hà Nội (khóa 1966- 
1969) 
+ 8/1969- 10/1974: Giáo viên dạy văn cấp III ở 
Lào cai 
+ Từ 1974 đến 6/2008: Giáo viên dạy văn, phó 
hiệu trưởng, Hiệu trưởng 
Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận Hải An, Hải 
Phòng. 
+ Từ 7/2008, nghỉ hưu, sáng tác văn học. 
40
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT: 
Nhà giáo Vũ Duy Hùng đam mê văn học. Anh sáng 
tác thơ ngay từ thời là học sinh, sinh viên, những 
ngày đầu đứng trên bục giảng. Cả sự nghiệp cầm 
phấn và cầm bút, anh sáng tác được trên 200 bài thơ 
với các đề tài quê hương, đất nước, tình yêu, gia 
đình, bè bạn. Thơ anh đăng rải rác trên các báo, tạp 
chí của Trung ương và địa phương. 
*ĐÃ XUẤT BẢN: 
+Tập thơ “Hương rừng&Gió biển”- 
NXB Hội nhà văn, 2014 
*NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
* 
1.Thơ. 
Đời là thực lại như mơ. 
Là nguồn cảm hứng…tứ thơ …cho người 
Biết nâng từng cánh hoa rơi 
Biết yêu “Dòng chảy cuộc đời” là THƠ. 
41
VŨ DUY 
HÙNG. 
2. Hương rừng. 
Ở rừng mới thấu hiểu rừng 
“Rừng xanh, núi đỏ…” xin đừng lo chi 
Rừng cho… chứ chẳng nhận gì 
Cho bao thứ quý…Người đi- nhớ rừng ! 
Thứ quý nhất – rất đặc trưng 
Là “hương vị rừng” từ đất - thăng hoa… 
Những là: Lê – Đào…Sa pa 
Táo Mèo, mận hậu – Tam hoa …Bắc Hà 
Các thảo dược quý…sinh ra 
Ngàn hoa ngào ngạt – đậm đà sắc hương 
Thắng cố, cơm lam, nếp nương… 
Nữa là: Thịt nướng-chim muông-thú rừng 
Rượu trưng: Thóc ngâm – San lùng 
Rượu ngô…Bản phố, sướng dùng mềm môi 
Tam thất, mật ong… tuyệt vời 
Sơn hào – Bách vị…đất trời- quyện nhau 
Các dân tộc, khác sắc màu 
Anh em chân thật – cùng nhau trải lòng ! 
Hương rừng: tinh khiết, mát trong 
Tình yêu lan tỏa… hương lòng thảo thơm! 
Từ trên những đỉnh mây vờn 
Tỏa lan – bản dốc – hương thơm ngạt ngào 
Hương rừng… sức sống vùng cao 
Quyện hòa cuộc sống – ngấm vào trong ta ! 
Dẫu rằng, có phải chia xa… 
Hương rừng vẫn tỏa quanh ta trọn đời!... 
42
Tháng 02/1971 
VŨ DUY HÙNG 
3. Dáng xưa. 
(Nhớ ngày xưa ấy) 
Vẫn dòng sông tự ngày xưa 
Hôm nào xõa tóc, liễu vừ mười lăm… 
Lung linh độ tuổi trăng rằm 
Nghiêng soi in bóng trên dòng sông trôi. 
Tuổi thơ mau đi qua rồi, 
Tay tập chèo lái, thuyền bơi giữa dòng 
Thuyền dầm, chở những ước mong 
Ai đi… thấu tỏ nỗi lòng riêng tư… 
Sông Chanh nhỏ nhắn, hiền từ. 
Lăn tăn, gợn sóng ưu tư…khi nào? 
Đôi “Gò bồng đảo”nhô cao 
Nâu non – rạn vải, xôn xao mắt huyền! 
Kìa ai bẻ lái rướn thuyền 
Ngây thơ, ánh mắt dịu hiền đưa ngang! 
Thuyền ai đầy ắp lúa vàng 
Ghé vai…giá được giúp nàng kéo dây 
Trời cho gặp được nhau đây 
Thuận tình…xe kết – sự này nên duyên!... 
Bồng bềnh: Mây - nước-con thuyền 
Bóng hồng:Tóc mượt - mắt huyền - nét cong… 
Thắp dần lên - ngọn lửa lòng 
Dáng xưa…giờ vãn rộn trong ráng chiều!... 
43
Bến sông Cầu Rào 
VŨ DUY HÙNG 
D. CẢM NHẬN : 
1. “Đọc thơ Vũ Duy Hùng ta như bắt gặp anh ở 
phòng họp nhà trường, như thấy anh đứng trước 
đông đảo bạn bè đồng nghiệp, như đang nâng cốc 
bia cỏ chúc nhau đâu đó. Có những trang viết lại 
thấy anh trước những người thân ruột thịt , gia 
đình. Thơ Vũ Duy Hùng chân chất như chính cuộc 
đời Anh vậy. Phảng phất một số câu chữ có hương 
vị cay nồng mà đậm chất nhân văn, đúng là thơ nhà 
giáo Vũ Duy Hùng”. 
( NGUYỄN CẢNH ÂN) 
2, “…Nội dung thơ anh cũng khá phong phú, 
không chỉ viết về những vấn đề riêng tư và người 
thân, thơ của anh cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề 
của cuộc sống xã hội. Thơ anh thật mộc mạc, giản 
dị, chân thực…mà đậm tính nhân văn. Ngay cả 
những bài có nội dung phê phán, chống các hiện 
tượng tiêu cực của ngành, của xã hội thì cũng 
không có gì thái quá so với những thông tin chính 
thống được phát, được đăng tải thường ngày. Thơ 
anh thể hiện rõ nét tính giáo dục, tính hướng thiện 
sâu sắc. Là giáo viên dạy văn, có được lợi thế nên 
các bài thơ của anh viết thường có cấu tứ chặt chẽ, 
lô gic, về thuật ngữ, từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu… 
rất giản dị, đa dạng, tinh tế, có sự chọn lọc, chuẩn 
mực và biểu cảm…” 
Ngày 19/11/2013. 
44
NHÓM ĐỒNG NGHIỆP VÀ BẠN ĐỌC 
VŨ DUY HÙNG. 
Nhà thơ, nhà giáo Vũ Duy Hùng 
“Hương rừng, gió biển”*- Tứ hành thông 
“Ngước lên tự thấy mình còn thấp”(1) 
Nhìn xuống: Đời, Thơ – Đượm – cay – nồng. 
Đến với “Hương Rừng”(2) Say nếm trải 
Trở về “Gió biển”(3), nghiệp tinh thông 
Giáo dục trọn đời: Say- cống hiến 
Văn chương, thơ phú, ngát hương lòng. 
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
(*): Tên tập thơ đầu tay của nhà giáo, nhà thơ Vũ Duy Hùng. 
(1): Mượn ý trong câu đề ở phần một tập thơ. 
(2): Tên gọi phần một của tập thơ. 
(3): Tên gọi phần hai của tập thơ. 
45
7. LƯƠNG HUY 
( 1930 ) 
A. TIỂU SỬ: 
. 
+ Họ và tên: Hồ Đình Lư. 
+ Bút danh : Lương Huy 
+ Sinh ngày 01/7/1930. 
+ Quê quán: Quỳnh lưu, Nghệ An. 
+ Địa chỉ: số 9A1/ chung cư Thái Phiên, Quận 
Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng 
+Tốt nghiệp khoa văn ĐHSP Hà Nội. 
+ Nguyên giáo viên dạy văn cấp 3, Phó hiệu 
trưởng THPT Thái Phiên, Hải Phòng. 
+ Hội viên Hội văn nghệ Liên khu IV (Thời kỳ 
kháng chiến chống Pháp) 
46
+ Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng. 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT 
+ Có thơ đăng rải rác trên các báo và tạp chí 
Trung ương và địa phương. 
* THƠ ĐĂNG TRONG CÁC TUYỂN TÂP,: 
- Mái trường của ta ( diễn ca – ty giáo dục Quảng 
trị, 1952) 
- Thơ ca kháng chiến (In chung- hội văn nghệ liên 
khu IV, xuất bản năm 1953. 
- Thơ (In chung, những tác phẩm được giải-Phân 
hội nghệ thuật Nghệ An xuất bản năm 1955) 
- Thơ ca chọn lọc(In chung- Hội VN liên khu IV, 
XB-1956) 
- Tuyển thơ văn Hải Phòng ( 1964 – 2004) 
- Tấm lòng nhà giáo ( NXB Giáo dục ) 
- Thơ nhà giáo Hải Phòng,( NXB Hải Phòng 
2012) 
* ĐÃ XUẤT BẢN: 
- Cánh buồm trong nắng (NXB Hội nhà văn, 2010 
* CÁC GIẢI THƯỞNG: 
- Giải ba thơ ca Hội Văn nghệ liên khu IV, 1952- 
1953 
- Giải nhất thơ Phân Hội Văn Nghệ Nghệ An, 1955 
- Giải nhất thơ của các trường Đại Học Hà 
Nội,1960 
- Giải khuyến khích phê bình của Hội văn học nghệ 
thuật Hải Phòng, 1967 
47
* NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
1. Cánh buồm bay trong nắng. 
Tết nay cha vắng nhà 
Con về đây với mẹ 
Ít nhiều mẹ con ta 
Cũng gọi là có tết. 
Cha còn là tám ba 
Mẹ cũng thì độ tuổi 
Rót chén dâng thờ cha 
Rót chén mừng thọ mẹ 
Con giờ đây vẫn là 
Em đứa mừng, đứa chúc 
Nhẩm bài “Hoa trên đá”* 
Lại thấy mình khỏe ra. 
Mẹ ơi trời sẽ thoáng 
Mây vén cuối trời xa 
Cánh buồm bay trong nắng 
Đời gọi mẹ con ta 
Con lên đường công tác 
Chúc mẹ ở lại nhà 
Nén trầm thơm khói tỏa 
Con cúi đầu vái cha. 
LƯƠNG HUY. 
CHÚ THÍCH: 
* Thơ Chế Lan Viên, 
48
2. Tìm 
Người xưa 
Giữa ban ngày 
Đốt đuốc 
tìm tri âm, tri kỷ 
Ta nay 
Chìm nổi nơi trần thế 
Khát khao 
một vẻ yêu thương 
một tầm suy nghĩ 
Rong ruổi tháng năm 
Chân thành, tha thiết 
Bừng tỉnh. Nhìn ra 
Nhốn nháo chợ trời đủ vẻ 
Biện chứng cõi người thực lắm xót xa. 
Tim óc dầu dãi thực, mơ 
Cơ chừng 
Mò kim đáy bể. 
LƯƠNG HUY. 
3.Nghĩ về Nguyễn Du. 
Mênh mang một cõ đất trời 
Những đau thế sự, muốn vui nhân tình 
Giữa đời một sắc tinh anh. 
Tấm lòng nhân hóa câu thần, phép tiên. 
1981- LƯƠNG HUY 
49
C. CẢM NHẬN 
“ Suốt cuộc đời gắn bó với sự nghiệp 
giáo dục và có nhiều duyên nợ với văn chương. 
Nhà giáo, nhà thơ Lương Huy đã có một số đóng 
góp đáng ghi nhận cho cho thơ ca với nhiều đề tài: 
Mái trường, trẻ thơ, người thân gia đình, bạn bè… 
Nhà thơ cũng giành nhiều cảm xúc cho thời cuộc, 
những đổi thay thế sự. Lương Huy sáng tác nhiều 
thể loại thơ và cũng có nhiều câu, có bài lắng lại 
được trong lòng độc giả qua tập “Cánh buồm 
trong nắng”.Thơ Lương Huy có nhiều bài đậm tình 
nhân thế, ngẫm lâu mới thấu, đọc kỹ mới hiểu. 
Không hiểu điều gì mà tuổi đã ngoại bát tuần nhà 
thơ vẫn “…mò kim đáy bể” đi tìm cái điều mình 
khát khao đến vậy. Không biết rồi độc giả có được 
đón nhận những cái kim nhà thơ tìm thấy dưới đáy 
bể cuộc sống không đây?Kính chúc tác giả bày tỏ 
tiếng lòng thực hiện được ước nguyện của mình 
trong thi phẩm tiếp theo.” 
(NGUYỄN CẢNH ÂN) 
50
LƯƠNG HUY. 
“Ban ngày” “đốt đuốc”(1) đi tìm 
“Tri âm, tri kỷ”(1) – im lìm… lạ thay ! 
“Cánh buồm trong nắng” – Lương Huy 
“Nổi chìm… trần thế”(1), nghĩ suy, kiếm tìm… 
“Cơ chừng 
Đáy bể mò kim”(1) 
“Người xưa đốt đuốc” đi “Tìm”*- tìm ai? 
“Tha hương”(*), “Góp lửa”(*), “Đêm nay”(*) 
“Em nâng tim lửa”(2), tình thầy “ấm thêm”(3) 
* 
Một đời…ai cũng muốn tìm… 
Tri âm , tri kỷ - trong mình đó thôi ! 
Tri âm, tri kỷ trọn đời. 
Tìm được… Khó lắm ! Hỡi người trong thơ ? 
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
(1): Trích trong bài thơ “Tìm” 
(2): Trích trong bài thơ “Góp lửa” 
(3): Trích trong bài thơ “Đêm nay” 
(*): Tên các bài thơ in trong tập “Cánh buồm trong nắng”. 
51
8. NGUYỄN QUỐC KHÁNH. 
( 1927 ) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Nguyễn Quốc Khánh. 
+ Sinh năm 1927 
+ Quê quán: Xã Phú lộc, huyện Can Lộc, Hà tĩnh. 
+ Địa chỉ: P.202, nhà C9b, phố Hoàng Ngọc Phách, 
Hà Nội. 
+ Đthoại: 04. 37764892 
+ Tốt nghiệp khoa văn ĐHSP Hà Nội 
+ Nguyên giáo viên dạy văn trường THPT Ngô 
Quyền , HP 
+ Tham gia ban tổ chức thành lập Chi hội văn nghệ 
Hải Phòng năm 1962 (Thời Nguyên Hồng, Trần 
Hoàn). 
+ Nguyên Ủy viên chi hội Văn nghệ Việt Bắc. 
+ Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng. 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT: 
52
+ Có thơ in trong “Tạp chí sinh hoạt văn nghệ quâm 
đội”,1954 
+ Thơ in trên báo : Tiền phong , Đại đoàn kết,(từ 
năm 1957.) 
+ Tập thơ “Đường quê” (In chung với Nông Quốc 
Chấn, Bàn Tài Đoàn, Cầm Giang ) 
+ Thơ đăng rải rác ở các báo và tạp chí Trung ương 
và địa phương… 
*ĐÃ XUẤT BẢN: 
Tập thơ: “Trong cõi phù sinh”- NXB Hội nhà 
văn, 2010. 
*GIẢI THƯỞNG: 
Bài thơ “Nhắc tên Hồ Chí Minh”in trong tuyển tập 
thơ “Sáng Tháng Năm” được trao giải thưởng 
khuyến khích trong cuộc thi thơ- Chào mừng Đại 
Hội Đảng, năm 1960, do Đài tiếng nói Việt Nam và 
Hội Văn nghệ tổ chức.(Nghệ sĩ Kiều Miên đã ngâm 
bài thơ này trên Đài tiếng nói Việt Nam) 
*NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO 
1. Trong cõi phù sinh. 
Trong cõi phù sinh 
53
Làm cuộc du sinh 
Rời quê hương bồng bềnh ngoài thế cuộc 
Thời trai trẻ 
Ngược xuôi 
Xuôi ngược 
Bao ngả đường 
Danh phận 
Tình yêu 
Thành – bại 
Tiếng khóc có khi mở lời tiếng hát 
Sống chỉ một lần 
Vui vẻ 
Cõi phù sinh… 
2. Hoài niệm. 
Biết đâu là tận chân trời 
Để người gốc bể nối lời thề xưa 
Em ơi em lấy chồng chưa 
Nơi sơ tán cũ bây giờ còn ai ? 
NGUYỄN QUỐC KHÁNH 
3. Loanh quanh. 
“Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” 
(Trịnh công sơn) 
Thuở nhỏ 
Mẹ đưa lên chùa 
Hương khói 
54
Hồi chuông 
Tiếng mõ 
Bài giảng Kinh Thập điều 
Ru tôi 
Lớn lên 
Theo anh thăm chùa cổ 
Biển đề: 
Trụ sở ủy ban… 
Tối vui lớp học Bình dân 
Ngày rộng sân kho hợp tác 
Vắng lời kệ câu kinh dìu dặt 
Sáng chiều vang tiếng 
Tiến quân ca 
Tuổi già 
Theo người hằng sản hằng tâm 
Dựng lại ngôi chùa đổ 
Ghép đá cầu ao 
Rước “Cụ” rùa đội bia về chỗ cũ 
Đi dọc đường làng bới bới, be be 
Qua những mảnh vườn gộp gộp, chia chia 
Dịp lễ Vu Lan về 
Nghe thượng tọa giảng: 
“Không không ! 
Sắc sắc!...” 
Muốn sống lại thời con nít 
Mẹ đã mất rồi 
Biết ai dẫn đi ?! 
( NGUYỄN QUỐC KHÁNH) 
C. CẢM NHẬN : 
“ Đến với “Trong cõi phù sinh” của nhà 
giáo, nhà thơ Nguyễn Quốc Khánh, ta tìm thấy ở đó 
phẩm chất một người lính Cụ Hồ, nhân cách một 
nhà giáo, tâm hồn của một nhà thơ, nghệ sĩ. Tiếng 
55
lòng của tác giả găm sâu trong từng câu chữ. Cả 
tập thơ, tâm tư của tác giả thật đa chiều. Tập thơ 
đề cập tới nhiều vấn đề của cuộc sống.Và, có nhiều 
vấn đề tác giả muốn nói mà cứ “loanh quanh” 
chưa nói. Hình như qua từng thi phẩm, tác giả 
giành cho độc giả tự hiểu lấy…” 
(NGUYỄN CẢNH ÂN) 
56
NGUYỄN QUỐC KHÁNH. 
“Ngày xưa có kẻ thắp đèn”(1) 
“Đi tìm tri kỷ…ban ngày…hoài công”(1) 
“Những ngọn đèn”(*), nắng ửng hồng 
“Những trái tim tím bầm lòng xót xa” (1). 
“ Loanh quanh”(*), ta lại tìm ta. 
Cái “thời con nít”(2), nó qua mất rồi ! 
“ Trong cõi phù sinh”(*) đường đời 
“Tiếng khóc”(3) ai đã “Mở lời”(3) với ta 
Loanh quanh ta lại tìm ta, 
Đi tìm tri kỷ hóa ra tìm mình. 
Trở về với “Cõi phù sinh” 
Mong thi nhân sống hết mình – Khỏe ! Vui ! 
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
(*): Tên các bài thơ in trong tập “Trong cõi phù sinh” 
(1): Trích trong bài “Những ngọn đèn” 
(2): Trích trong bài “Loanh quanh” 
(3): Trích trong bài “Trong cõi phù sinh” 
57
9. ĐOÀN MINH NGỌC. 
(1942) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Đoàn Minh Ngọc 
+ Sinh ngày: 24/12/1942 
+ Quê quán: Khâm thiên, Đống Đa, Hà nội. 
+ Địa chỉ : Số 7/44/ngõ 37 An Đà ,Quận Ngô 
Quyền, Hải Phòng. 
+ Tốt nghiệp ĐHSP Khoa văn , khóa 1961-1964. 
+ Nguyên : - Dạy văn các trường cấp 3 ở Nghệ 
An, Hải Phòng. 
- Chuyên viên chính sở giáo dục & 
đào tạo Hải Phòng. 
+ Điện thoại: 031.373.1448 0907.158946. 
+ BCH CLB thơ nhà giáo Hải Phòng 
58
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
* THAM GIA VIẾT: 
+ Các báo và tạp chí Trung ương và Địa phương 
+ Thơ in trong các tuyển tập: 
-Tấm lòng nhà giáo ( NXB Giáo dục-2012) 
-Thơ nhà giáo Hải Phòng (NXB Hải Phòng-2012) 
-Bạch Ngọc bên dòng Lam (NXB VHTT – 2013) 
-Nhớ về Đô lương ( NXB VHTT – 2014) 
* ĐÃ XUẤT BẢN: 
-Khoảng sáng ( NXB Hội nhà văn – 2011 ) 
-Rộng và hẹp ( NXB Hội nhà văn – 2014 ) 
* NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO 
1. Khoảng sáng. 
Biển có chia đâu vẫn nguyên vẹn màu xanh 
Gió thổi phương này vẫn mát về phương ấy 
Tiếng thơ đêm chúng mình cùng nghe thấy 
Nên chỗ khuất lòng thành khoảng sáng trong nhau! 
Hải Phòng, 1996 
ĐOÀN MINH NGỌC 
59
2. Rộng và hẹp. 
Đã đi qua bao năm tháng mịt mùng 
Để kiếm tìm tình yêu và cuộc sống… 
Không gặp nhau thế gian này quá rộng 
Gặp lại nhau, trái đất hẹp vô cùng! 
Trở lại Nghệ An 5/2010 
ĐOÀN MINH NGỌC 
3. Nghĩ về sóng. 
Sóng đập vào quá khứ 
Sóng dội về tương lai 
Sóng mênh mang viễn xứ 
Sóng êm ru ban mai 
Sóng ngân nga tiếng hát 
Sóng bâng khuâng tím chiều 
Sóng xoa bàn chân cát 
Sóng thầm thì lời yêu 
Sóng sao như là đất 
Sóng sao như là người 
Sóng- Đất- Người hòa một 
Sóng yêu thương như Đời. 
Cát Bà, thu 2002. 
ĐOÀN MINH NGỌC 
60
C. CẢM NHẬN 
1.“…Tác giả đã dành nhiều tâm huyết trong cuộc 
đời cho sự nghiệp giáo dục, trực tiếp đứng lớp và 
đảm đương công việc chỉ đạo môn Ngữ văn của 
ngành giáo dục phổ thông ở địa phương. Dấu vết 
nghề nghiệp chắc hẳn phần nào đổ bóng xuống 
trang viết. Thơ của tác giả Đoàn Minh Ngọc không 
chú mục gây cho bạn đọc những sửng sốt ban đầu, 
mà thường bình thản gửi gắm qua câu chữ, ẩn chứa 
sự kiếm tìm chìm lặn bên trong. 
…Với tác giả, nếu bỏ đi một đề tài vô cùng sâu 
nặng là nghề dạy học, thì bỏ qua ý nghĩa lớn của 
cuộc đời. Dạy học vừa là nghề nghiệp, vừa là niềm 
đam mê, mà cũng còn là lẽ sống…” 
(“Khoảng sáng trong nhau, 
khoảng sáng trong đời” - PHẠM NGÀ) 
2… “Ấn tượng và thành công của Đoàn Minh Ngọc 
không hẳn chỉ ở nội dung mà còn ở cấu tứ, cách 
diễn đạt riêng của anh theo phong cách vừa cổ điển 
vừa hiện đại. Thơ anh cổ mà không cũ, kim mà vẫn 
đượm màu truyền thống, con chữ thì hẹp, tình 
người thì rộng nên được nhiều bạn đọc ưa thích và 
trân trọng” 
(“Con chữ thì Hẹp, tình người thì Rộng” 
- PHẠM QUANG CHU) 
3.“…Như quả thông già tách vỏ - cây thông non 
vươn rễ biếc xanh, chúng tôi cứ nghĩ nhà giáo Đoàn 
minh Ngọc là vậy…”( PHẠM VĂN THANH) 
61
ĐOÀN MINH NGỌC. 
“Chỗ khuất”,“Khoảng sáng trong nhau”(1) 
“Có chia đâu…”(1), biển vẹn mà xanh nguyên. 
“Tiếng thơ đêm”(1) của chúng mình 
Gió phương này thổi mát lành phương kia 
Thời gian xuyên suốt tập thơ 
Sắc màu sáng những trang thơ mặn mà. 
Biếc - xanh - hồng - đỏ - hoa cà… 
Xanh màu nho – Trắng màu ngà – Răng đen. 
Bằng lăng tím, tím giò lan. 
Mùa thi, phấn trắng, bảng đen, trống trường 
“Nghĩ về sóng”(2)- Ngọc sáng*trong 
Nhà thơ, nhà giáo, mái trường – Đời Anh. 
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
(1): Trích trong bài thơ “Khoảng sáng” 
(2): Tên bài thơ in trong tập thơ “KHOẢNG SÁNG” 
(*): Minh Ngọc. 
62
10. HÀ THÚC QUẢ 
( 1936 ) 
A. TIỂU SỬ: 
+Họ và tên :Hà Thúc Quả. 
+Ngày sinh : 24 – 5 – 1936. 
+Địa chỉ : 9b U18 ngõ 80 Lam Sơn, 
Lê Chân, Hải Phòng. 
+Nguyên giảng viên CĐSP Hải Phòng 
+ Hội viên HỘI NHÀ VĂN Hải Phòng. 
+Phó chủ nhiệm CLB thơ nhà giáo Hải Phòng. 
+Trưởng bộ môn thơ CLB Bạch Đằng, Hải Phòng. 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
* THAM GIA VIẾT: 
+ Có bài viết đăng ở các báo, Tạp chí 
Trung ương và địa phương. 
63
* XUẤT BẢN : 
+Tím chiều (NXB Hải phòng – 2006) 
+Tàn –Nở (NXB Hội nhà văn – 2011) 
* THƠ IN TRONG CÁC TUYỂN TẬP: 
+ Tấm lòng nhà giáo ( NXB giáo dục ) 
+ Thơ nhà giáo (NXB văn hoá dân tộc) 
+ Giọt nắng (NXB Hội nhà văn ) 
+ Huế giữa lòng Hà nội (NXB văn hoá thông tin ) 
+ 50 năm nghĩa tình (NXB văn hoá thông tin ) 
+ Bạch ngọc bên dòng Lam (NXB văn hoá thông 
tin ) 
+ Thơ nhà giáo Hải Phòng ( NXB Hải phòng ) 
+ Ký ức trường xưa ( NXB Hải phòng ) 
+ 20 mùa hoa ( NXB Hải phòng ) 
+Cửa biển ( NXB VHNT Hải phòng ) 
… 
*GIẢI THƯỞNG: 
- Giải nhất thơ CLB Bạch Đằng năm 2010 
- Giải nhì thơ “Người lao động đất Cảng” – 2011 
- Giải nhì thơ “Nhà giáo với Bác Hồ” –SGD 
&ĐT và Hội CGC Thành phố Hải Phòng tổ chức, 
2013. 
-Giải C cuộc thi do sở GD & ĐT tổ chức năm 
2005 (Ký- viết chung với Phạm Đức bài “Thúc Hà, 
tác giả đoạt Huy chương vàng quốc tế cách đây 50 
năm”) 
- Huy chương vàng trong liên hoan thơ “Văn 
minh sông Hồng và biển đảo”- Hải Phòng mở 
rộng , năm 2013. 
64
* NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO; 
1. Tàn nở 
Viết tặng những người cô đơn 
Cô đơn 
Hoa - tự - nở 
Cô đơn 
Hoa - tự - tàn 
Thu mình làm chi vậy 
Đời mấy cánh hoa ơi ? 
Hoa – tự - ánh lên rồi 
Cánh- Mặn 
chia đời 
khoảng trống 
Thả mình tàn – nở cùng thơ 
Như một lời ru 
Khi từng giọt lặng ngân… 
nửa vầng trăng lạ 
Thả cánh – ngọt 
chia vào 
hồn ta. 
Hai nửa cô đơn 
Kết giữa – Bờ Hoa 
Bến đục bến trong 
Hai bờ Tàn - Nở 
Lại gặp mình trong một nửa… Chia đôi! 
HÀ THÚC QUẢ 
65
2. Ngày Valentines 
Ngày lễ tình nhân em trẻ ra 
Cho em hát mãi khúc xuân ca 
Anh rót đời em tình mật ngọt 
Uống cạn môi em phút đậm đà. 
HÀ THÚC QUẢ 
* 
3. Nơi sơ tán lần cuối đón thư Bác. 
Kỷ niệm 45 năm Bác Hồ gửi thư 
Lần cuối cho ngành giáo dục(1968) 
Lá thư Bác về nơi sơ tán 
Một chiều thu nâng gió ngàn mây 
Tôi đứng lớp bền hầm kèo cỏ dày xanh lá 
Lòng rộn ràng truyền hơi ấm đến bàn tay 
Truyền tay nhau lá thư màu nắng 
Phấn trắng thơm đời thầy, lý tưởng Người trao 
Dù khó khăn đến đâu cũng thi đua dạy tốt 
Trường tôi rất đỗi tư hào(*) 
66
Từ mùa thu ấy 
Dưới ngọn đèn dầu leo lét đêm đêm 
Trang giáo án bừng lên mùa khát vọng 
Mùa nở tầng cao vươn xa 
Thời gian lên hương lắng đọng bài ca… 
Bài ca mới 
Từng lời 
Từng lời Người 
Gieo lên mỗi mùa khai giảng mới 
Kết lại 45 năm tròn nghĩa đậm đà 
Kết vào trái tim ta 
Sáng trong tâm hồn ta 
Lời Bác dặn từ mùa thu lần cuối 
Mái trường yêu vàng cánh nở muôn 
hoa. 
Tháng 8 năm 2013 
HÀ THÚC QUẢ 
CHÚ THÍCH: 
(*):Tháng 9/1968, Trường sư phạm cấp 2 tự nhiên, 
sơ tán tại xã Tiên Minh,Tiên lãng , Hải Phòng. 
Cuối năm ấy tổ giáo viên KHTN được nhà nước 
67
thưởng huân chương lao động hạng ba. 
C. NHẬN XÉT : 
1. …“ Hà Thúc quả nổi tiếng là thầy giáo 
dạy toán giỏi của thành phố Hải Phòng. Vẫn biết 
anh là người yêu văn học, cũng có lúc tạt ngang 
sang thơ phú một chút, những tưởng là thư giãn 
làm phong phú thêm tâm hồn, bổ trợ cho việc dạy 
toán, nào ngờ đọc tập thơ “Tím chiều” của anh 
bỗng thấy một con người khác của Hà Thúc Quả… 
Thơ anh, giống như con người anh: Đằm 
thắm, đôn hậu, dịu dàng; một chút duyên dáng dễ 
thương; một chút bay bổng vút lên từ mực thước; 
một chút lãng mạn trào dâng trong chừng mực tính 
cách nhà giáo; công chúng dễ đọc, dễ cảm…Bạn 
đọc có thể cảm nhận được thi pháp của anh khá 
vững, sư am hiểu của anh về thơ khá rõ” 
( HỒ ANH TUẤN) 
2. “…Có lẽ qua rất nhiều trải nghiệm, những 
mất mát đớn đau và cũng không ít ước nguyện, 
không muốn đầu hàng tuổi tác và số phận mà anh 
có thơ hay.Chínững nỗi niềm ấy đã chắp cánh cho 
thơ anh. Anh đã say- say nghiêng ngả dù cuuoocj 
đời cho anh một chút thôi…Chúc anh vẫn say để có 
nhiều thơ hay hơn nữa… 
(THANH AN) 
68
HÀ THÚC QUẢ 
Một thầy giáo toán làm thơ 
“Tím chiều”, “Tàn –Nở”(1) – mộng mơ trải lòng 
Nửa đời,“Bến đục – Bến trong”(2) 
“Gặp mình một nửa”(2)mà lòng xót xa 
Trí tuệ toán – tâm hồn thơ 
Tình thơ như muốn đợi chờ... ai đây ? 
“Đợi,” “Rung”, “Sóng vỗ chiều nay”(*) 
“Chiều vay chút nắng(*), “Cát bay”(*), gió lùa. 
Đắm “Lời chúc đêm giao thừa”(*) 
Mà đời“Gánh cả bốn mùa”.(*)..thời gian ? 
Hoa trong anh...Nở, không tàn . 
Hồn thơ đậm nét nhân văn dâng đời . 
(CẨN ANH ) 
CHÚ THÍCH : 
(1) : Tên hai tập thơ của Hà thúc Quả. 
(2) :Trích trong bài “Tàn – Nở” 
69
(*) :Tên các bài thơ in trong tập thơ “Tàn –Nở” 
11. NGUYỄN ĐÌNH TÂM 
( 1944) 
A. TIỂU SỬ: 
+Họ và tên : Nguyễn Đình Tâm 
+Bút danh : nt 
+Ngày sinh :24 -7 - 1944 
+Quê quán :Thị xã Cửa Lò, Nghệ an 
+Địa chỉ :45A/ 98 Văn Cao, Ngô Quyền, Hải 
Phòng. 
+Nguyên giảng viên trường Đại học Hàng hải 
+Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng. 
+Hội viên Hội khoa học phát triển nhân tài, 
nhân lực Hải Phòng. 
70
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT: 
Có bài viết đăng ở các báo, tạp chí Trung ương 
và địa phương 
*T HƠ IN TRONG CÁC TUYỂN TẬP: 
+ Thơ Hải Phòng 5năm, 10 năm, 20 
năm, 40 năm. 
* ĐÃ XUẤT BẢN: 
+ “Sóng vào thu” ( NXB Hải Phòng – 1982 ) 
+ “Tình biển”(NXB Hội nhà văn – 2005 ) 
+ “Thức với mùa thu”(NXB Hội nhà văn – 2012) 
* NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
1.Nhớ biển. 
Trầm ấm còi tàu lan nhanh vào khoảng lặng 
Nỗi nhớ cồn cào cuốn về phía Đại Dương 
Tiếng ì oạp vỗ vào tâm tưởng 
Con sóng say, nghiêng ngả những cánh buồm 
Thoảng nghe gió trở mình trong giấc ngủ 
Cơn mê chiều ướt mắt gọi người thương. 
( NGUYỄN ĐÌNH TÂM ) 
71
2.Thức với mùa thu. 
( Viết cho con gái Lê Hoa) 
Xa mùa thu lại đến với mùa thu 
Thành phố sáng trong mặt người rạng rỡ 
Vị hồng sâm thơm dần vào nỗi nhớ 
Những conđường lá đỏ, gió xôn xao. 
Áo dài con tha thướt, thanh tao 
Hòa quyện với những sắc màu hanbok 
Ba rạo rực giữa hai miền mơ thực 
Con bé thơ và con tuổi trưởng thành 
Giữa thanh bình, cao rộng trời xanh 
Thầm cảm tạ những ngày gian khổ 
Con hiền thảo giữa bạn bè mến mộ 
Con hồn nhiên hoa lá tươi thêm 
Giữa xứ người con vẫn của quê hương 
Là yêu thương, tự hào, hy vọng 
Mai khôn lớn giữa dòng đời sôi động 
Vẫn có Ba, diểm tựa của quê nhà 
Ký ức ùa về, ký ức trôi qua 
Sao lấp lánh khoảng trời xa chạng vạng 
Ngắm con ngủ bình yên bên giáo án 
Ba thức cùng ánh sáng của Gwangju 
Ba thức cùng nhân nghĩa của mùa thu. 
Gwangju. 
Mùa thu 2010 
NGUYỄN ĐÌNH TÂM, 
72
3. Bác xích lô. 
Những vòng lo toan quay suốt một đời 
Bác xích lô tuổi đã bảy mươi 
Cứ đạp mãi không thoát ngoài vòng xích 
Đạp tha thẩn giữa bao chiều vắng khách 
Tự chở mình …chầm chậm… 
Trước hoàng hôn. 
( NGUYỄN ĐÌNH TÂM) 
C. CẢM NHẬN: 
“Nhà giáo Nguyễn Đình Tâm vốn giảng 
viên, chủ nhiệm bộ môn Động cơ-Thiết bị nhiệt, 
trường Đại học Hàng hải Việt nam. Anh say mê 
khoa học kỹ thuật.Anh sớm đến với thơ bằng nỗi 
niềm đam mê.Sự nghiệp hàng hải với sóng, với 
biển, thiên nhiên, đất nước,… đã đi vào thơ anh 
như một sự thăng hoa.Thơ của nhà giáo, nhà thơ 
Nguyễn Đình Tâm đa dạng về thể loại, phong phú 
về đề tài, dạt dào tình cảm, khá sâu sắc về ý, tứ. 
Cùng với các thi phẩm viết về sóng, biển, thu,…bạn 
đọc đang chờ đón đón tiếng lòng của thi nhân ở sự 
đổi mới về thơ với nhiều đề tài khác.” 
(NGUYỄN CẢNH ÂN) 
73
NGUYỄN ĐÌNH TÂM 
Nặng lòng với Biển – Quê hương 
Hồn thơ anh đã nhuộm vàng sóng ru. 
Anh từng “Thức với mùa thu”(*) 
“Tình biển”(*)xô “Sóng vào thu”(*) đắm mình. 
“Giữa mùa lá hằng tôn vinh...”(1) 
“Lá vàng rơi...”(1),“Lá lìa cành”(1)- Đẹp!Thu... 
“Nhớ biển”(2),nhớ “Ngã ba thu”(2). 
Biển quê hương,“Tiếng sóng ru”(3)- Cửa Lò.(4) 
Thi nhân - nhà giáo mộng mơ 
Tâm tình thu - biển , hồn thơ dạt dào. 
(CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH : 
(*) Tên các tập thơ đã xuất bản 
(1):Trích trong bài “Trước lá vàng rơi” 
(2):Tên các bài thơ trong tập thơ “Thức với mùa thu”. 
(3):Trích trong bài “Đêm Cửa Lò” 
(4): Quê hương của nhà thơ. 
74
12. TRẦN NGUYÊN THẠCH 
(1949) 
A. TIỂU SỬ: 
+Họ và tên :Nguyễn Ngọc Tấn. 
+Bút danh : Trần Nguyên Thạch 
+Ngày sinh :09 -10 -1949 . 
+Quê quán: Thanh hóa 
+Địa chỉ : 56D Trần Phú, Hải Phòng 
+Nguyên giáo viên ngữ văn THPT Năng khiếu 
chuyênTrần Phú, Hải Phòng 
+Hội viên HỘI NHÀ VĂN Hải phòng. 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
* THAM GIA VIẾT: 
Có nhiều bài viết đăng tên các báo Trung ương 
và địa phương. 
* ĐÃ XUẤT BẢN: 
+ “Bài ca đom đóm” ( NXB Hải Phòng) 
+ “Bến xưa” ( NXB HỘI NHÀ VĂN – 2010) 
75
*NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
1.Thác Bản Giốc. 
Bản giốc ơi, Người kể ta nghe 
Có phải lịch sử trúng thương ở nơi này, Bản Giốc? 
Mà thác bên trời buông trắng những khăn tang 
Ta nghe tiếng thác như tiếng khóc 
Nâng một chến rượu núi quê 
Uống cùng non nước đau thương 
Ta có say xin người sau đừng trách 
Đâu đất đai tổ quốc ? 
Đâu thác trắng ngàn xưa như mây 
Đâu sông xanh ngàn xưa như ngọc 
Và đâu nữa ?Bến sông xưa em tắm 
Da núi trắng ngần cho ai mê say ? 
Đưa tay vốc một vốc nước trong con sông 
đầu nguồn tổ quốc 
Nước sông hay nước mắt 
Uống đi em nhé đừng quên 
Nước nửa dòng bên như sắc máu lưu đày 
vẫn im lặng chảy. 
Ra về 
Bản Giốc trong ta chỉ còn là tiếng gió như làn roi 
quất bỏng rát con tim 
Đâu danh thắng muôn đời 
Người anh hùng Bản Giốc giờ đâu ? 
Núi sông ầm ầm tiếng thác 
Bản Giốc- Trùng Khánh – Cao bằng 
Hạ 2007. 
TRẦN NGUYÊN THẠCH 
76
2. Mực tím sang sông. 
Có một lần 
Ta lỡ đánh rơi vào áo trắng em một giọt mực tím 
Không bắt đền 
Nhưng em buồn em khóc. 
Ta đăm đăm nhìn vào cõi nhớ 
Giọt mực ngày xưa lớn lên 
Thành trái tim hồng 
Cho ta ngất ngây 
Mang theo suốt cả một thời chiến trận. 
Bây giờ mực tím sang sông 
Ngày xưa thương lắm 
Sao lòng lặng im. 
Thành Vinh – 1995 
TRẦN NGUYÊN THẠCH 
3.Đom đóm. 
( Thơ Hai Ku ) 
Đêm hè vắng 
Cậu bé chân trần chơi cùng đom đóm 
Ánh sáng nở đầy lòng bàn tay. 
Hạ 1995 
TRẦN NGUYÊN THẠCH. 
77
C. CẢM NHẬN : 
1. “Những trang thơ trí tuệ / Day dứt bao nỗi 
niềm /Gợi bao điều nhân thế. / Máu ứa từng dòng thơ 
/ Đọc nghe mà đau ruột / Mỗi địa danh đất nước / 
Quặn thắt lòng thi nhân” (NGUYỄN CẢNH ÂN) 
2. Một mình. 
Một mình chỉ tại thiếu em 
Một mình, chỉ một mình!Thêm một mình ? 
Một mình đành phận giá băng 
Bao mùa đông, chỉ nằm không, đợi chờ . 
Một mình văn, ai đọc cho. 
Một mình thơ, vần nhịp... lo một mình. 
Một Tấn Ngọc Thạch vô tình 
Bụi trần cũng chỉ lặng thinh, mặc đời ! 
Văn chương lắm cũng thế thôi ! 
“ Bến xưa”, chốn ấy- ngậm ngùi thế ư ? 
“Bài ca đom đóm” – Hai ku(*) 
Một sáng tạo mới, hướng đi đổi đời ! Một mình, chỉ một mình thôi, 
Cùng nàng thơ hoá đá rồi hay sao ? 
Trần Nguyên Thạch, bạn thơ đâu? 
Tìm thêm mình nữa, trao nhau chén tình 
Rượu ngon chỉ uống một mình 
Đá trơ gan, Ngọc bất thành, Bạn ơi ! 
( CẨN ANH ) 
CHÚ THÍCH : 
+ Những cụm từ in nghiêng đậm là tên các tập thơ của Trần 
Nguyên Thạch. 
+(*):Hai Ku là thể thơ Nhật bản, vào Việt Nam cuối thế kỷ XX. 
Thể thơ này 
ngắn – cực ngắn, hình thành từ thế kỷ 17 do phát kiến của 
Matsuo Basho (1644 – 1694). 
78
TRẦN NGUYÊN THẠCH 
“BẾN XƯA”(*), day dứt nỗi đời ! 
“Bản Giốc ơi!”... “thác bên trời”... “khăn tang”(1) 
“Hoàng sa Đất Việt”(2)kiêu hùng 
“Sao lòng ta nhói buốt”(2 ) cùng thời gian . 
Nhà thơ – nhà giáo chuyên văn 
“Nhìn em qua cốc rượu tràn hoa nghiêng”(3) 
“Rơi cộc...đáy cốc bàng hoàng ”(3) 
Đau lòng “Mực tím sang sông”(4) lâu rồi ! 
“Trăng in đáy cốc”,(5) Cạn thôi ! 
Vì ai, “đâu chẳng có đời vọng phu”?(6) 
Bao giờ ? cho đến bao giờ . 
Trang thơ trí tuệ, ấm thơ trang đời 
(CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH : 
(*) Tên tập thơ của Trần Nguyên Thạch 
(1) Trích bài “Thác Bản Giốc” 
(2) Trích bài “ Xin gửi Hoàng Sa” 
(3)Trích bài “ Cốc rượu” 
(4) Tên bài thơ in trong tập thơ “BẾN XƯA” 
(5) Tên bài thơ in trong tập thơ “BẾN XƯA” 
(6) Trích trong bài “ Còn đó Vọng phu” 
79
13. HỒ ANH TUẤN 
( 1943 ) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Hồ Anh Tuấn. 
+ Ngày sinh : 14-12-1943 
+ Quê quán: Quỳnh đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. 
+ Địa chỉ : Số 4/155, phố Lán Bè, Lê Chân, Hải Phòng 
+ Nguyên Hiệu trưởng THPT Cát Hải, Hải Phòng. 
+ Nguyên trưởng phòng GD&ĐT Cát hải, Hải Phòng 
+ Nguyên phó chủ tịch UBND huyện Cát hải, Hải Phòng 
+ Hội viên Hội VHNT Hải Phòng. 
+ Hội viên HỘI NHÀ VĂN Việt Nam 
+ Nguyên : - Chủ tịch Hội liên hiệpVHNT Hải Phòng 
- Tổng biên tập tạp chí Cửa biển. 
+ Chủ nhiệm CLB thơ nhà giáo Hải Phòng . 
B. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG: 
* THAM GIA VIẾT: 
+ Báo Văn Nghệ 
+Tạp chí Cửa biển 
+ Các báo trung ương và địa phương 
80
* ĐÃ XUẤT BẢN: 
+Thơ tình của đá ( NXB Hải Phòng, 1993 ) 
+ Mùa thu đến muộn ( NXB Hải Phòng,1995 ) 
+ Giấc mơ của biển ( NXB Văn học – (1998) 
+ Cánh chim hoang ( NXB Hội nhà văn, 2002) 
+ Biển và em ( NXB Hội nhà văn-2004) 
+ Chàng dũng sĩ dưới đáy biển –Truyện đồng 
thoại NXB Kim đồng-2004) 
+Nếu em là mùa thu (tập thơ nhạc – NXB Hải 
Phòng-2007) 
+ Những mảnh tâm tư ( NXB Hội nhà văn-2008) 
+ Tự tình với mùa thu (NXB Hội nhà văn -2010 
+ Tình yêu không biên giới (NXB Hội nhà văn – 
2012) 
*GIẢI THƯỞNG: 
+Giải C về thơ, cuộc thi báo Người giáo viên nhân 
dân,1971 
+Giải C tập “Cánh chim hoang”(2002) và tập 
“Biển và em”(2004)của uỷ ban toàn quốc liên 
hiệp các hội VHNT Việt Nam. 
+Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1995-1997 của 
thành phố Hải Phòng. 
+Giải thưởng VHNT Hải Phòng năm2004-2005. 
+08 giải thưởng viết lời thơ cho các ca khúc (đồng 
tác giả) của UBTQLH các Hội VHNT Việt Nam, 
Hội nhạc sĩ Việt Nam và các bộ ngành. 
+ … 
81
*NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
* 
1. Cổng trường. 
Cổng trường đông chật tiếng cười 
Xôn xao hạt nắng vàng rơi dấu giày 
Cổng trường bay áo trắng bay 
Bâng quơ tay chạm bàn tay học trò 
Nhân từ ánh mắt thầy cô 
Là con thuyền đón ước mơ vào trường 
Hoa chi thương đến là thương 
Nở hồng trên má tuổi đương dậy thì 
Cổng trường, nếu bước chân đi 
Mừng vì khôn lớn, buồn vì cách chia 
Xao lòng một giọt sương khuya 
Tuổi trăng tròn chớm néo về… tình yêu 
Xa trường cánh phượng mang theo 
Trái tim ai cũng có nhiều lửa thiêng 
Khép vào là mảnh trời riêng 
Mở ra đường lớn nối liền chân mây. 
Bâng khuâng qua cổng xuân này 
Vẫn đàn em đó, vẫn thầy, vẫn cô 
Bao nhiêu sóng gió dạt xô 
Ai ngăn bọt biển dạt vô sân trường ? 
Cổng trường lưu giữ tình thương 
Ai từng qua sẽ vấn vương suốt đời. 
( HỒ ANH TUẤN) 
82
2. Thầy tôi. 
Con vẫn là đứa trẻ thơ lên bảy 
Thuở thầy tóc đã trắng mây 
Sách phấn , bảng đen ríu rít đến nhà thầy 
Dưới giậu hòe hoang ngạt tiếng ve say. 
Vẫn là đứa trẻ rạp đầu trên phản nhỏ 
Cái phản cập kênh trên hai chồng gạch vỡ 
Thầy cầm tay nắn từng chữ, từng dòng 
Mồ hôi thầy, mồ hôi con rơi trên trang vở 
Mơ hồ trưa tiếng khô rang guốc gỗ 
Đọc chính tả tiếng thầy như sương rơi trên cỏ 
Mơ hồ trưa những câu chuyện cổ 
Thầy dắt chúng con qua tuổi thơ ngây 
Con đã về đây, hôm nay trước nền cũ nhà thầy 
Mấy chục năm phong trần vẫn là đứa trẻ thơ lên 
bảy 
Thầy đã khuất, mái tranh nghèo đã mất 
Con cháu thầy dựng biệt thự nguy nga 
Mừng cho thầy mà thương thế thuở xưa xa 
Những tướng lĩnh, giáo sư bồn chồn ngày gặp mặt 
Tiếng guốc gỗ gõ vào ký ức 
Ngỡ từ trong cổ tích thầy về 
HỒ ANH TUẤN. 
83
3.Trường xưa. 
Ngỡ ngàng trước ngôi trường mới 
Thầy giáo xưa đâu rồi? 
Cả tôi ngày xưa ấy 
Cũng đã thành xa xôi! 
Lên với mây với gió 
Trường mới cao nguy nga 
Vẫn như chú trò nhỏ 
Dưới bóng thầy giáo già. 
Bạn cũ giờ đâu ta 
Trường mới cao nguy nga 
Vẫn như chú trò nhỏ 
Dưới bóng thầy giáo già. 
Bạn cũ giờ đâu ta ? 
Ai lập nghiệp quê nhà ? 
Ai lên tướng, lên tá ? 
Ai lên ông, lên bà ? 
Trường xưa: Tranh, tre, lá 
Chẳng thẹn với cuộc đời 
Các em ơi, trường mới 
Có nâng tầm con người ? 
Đừng nhìn tôi lạ thế 
(Cái “lon” tướng trên vai!) 
Tôi tìm về ngày cũ 
Gặp các em… tương lai. 
84
HỒ ANH TUẤN. 
* CẢM NHẬN 
1. “Hồ Anh Tuấn là một nhà giáo, nhà 
thơ gắn bó gần suốt cuộc đời 
với giáo dục, biển đảo.Từ một thầy giáo dạy văn, 
Hiệu trưởng trường cấp3, Anh trở thành nhà quản lý 
giáo dục, chủ tịch Hội VHNT Hải phòng...Tôi đã có 
dịp thăm anh ở Cát Hải, Cát Bà, khi anh còn làm 
trưởng phòng giáo dục huyện đảo Cát Hải, biết Anh 
và thơ anh từ đó. Thơ Hồ Anh Tuấn nặng tình với 
trẻ thơ, với nhà trường, cháy lòng với biển đảo, với 
em và mùa thu. Bút lực của Anh thật sung mãn. 
Thơ tình rút từ lòng Anh những dòng mật ngọt dâng 
hiến cho đời.” 
( NGUYỄN CẢNH ÂN) 
2. “…Chế Lan Viên có câu thơ rất hay 
viết về hạnh phúc: Khi được lúa, ta được cả chim 
trời đến hót. Hạnh phúc trở về, hạnh phúc hoá 
thành đôi. Câu thơ ấy ứng vào những năm cuối khi 
từ giã quan trường của Hồ Anh Tuấn: Năm 2005 
anh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, đó là 
sự khẳng định muộn màng với một người đã yêu, đã 
tin, gửi gắm cả đời mình cho thơ với một sự mê 
đắm lạ lùng… Anh đã đi trên con đường gập ghềnh, 
gian khó, khổ đau ấy "con đường ảo của người làm 
thơ" như anh tự bạch, để viết những câu thơ có ích 
cho nhân sinh thế thái muôn đời … Anh đã có 5 tập 
thơ, 1 cuốn truyện thiếu nhi, 83 bài hát phổ thơ 
anh… tất cả đều có dấu tích của Hải Phòng, thành 
phố đã trở thành quê hương thứ hai của anh, hệt 
mảnh đất Quỳnh Lưu, Nghệ An - nơi anh đã sinh ra.” 
85
(NGUYỄN LONG KHÁNH ) 
HỒ ANH TUẤN. 
Cuộc đời dạy học, làm thơ 
Mái trường – Biển – đảo: Mộng mơ với đời 
“Trường xưa”(*) ấm tiếng “Thầy tôi”(*) 
Nắn từng nét chữ, mồ hôi: Con – Thầy. 
“…Chúng con qua tuổi thơ ngây”(1) 
“Cổng trường”(*)-“Đường lớn chân mây nối 
liền”(2) 
“Đồng môn”(*)- nay đã cao niên 
Người làm tướng, kẻ bén duyên thơ đời. 
Gom từng con chữ thơ chơi 
Ngấm từng trang sách, cuộc đời ấm thêm 
Mái trường – Thu – Biển – Đảo – Em … 
Từng giọt trí tuệ chắt đem dâng đời 
Hồ Anh Tuấn – Thi Nhân ơi ! 
Tâm Anh nhà giáo – Hồn đời nhà thơ. 
CẨN ANH 
CHÚ THÍCH: 
(*): Tên các thi phẩm Hồ Anh Tuấn viết về nhà trường 
(1): Trích trong bài “Thầy tôi” 
86
(2): Trích trong bài “Cổng trường” 
TÁC GIẢ ĐỀ NGHỊ BBT VÀ NHÀ XUẤT BẢN 
GHI ĐỦ THÔNG TIN 
TRÍCH NGANG: 
*Phía trong trang bìa trước: 
-NGUYỄN CẢNH ÂN 
-Bút danh: Cẩn Anh 
-Năm sinh: 1946 
-Quê quán:Đô lương, Nghệ An 
-Đ/c:395 Lê Thánh Tông, HPhòng 
-ĐT:0313.766.803 – 0934297899 
-Cử nhân văn khoa ĐHSP Hà Nội 
- Nghề nghiệp: Dạy học, Hiệu trưởng 
và sáng tác văn học . 
HỘI VIÊN: 
-CLB sáng tác VHNT Việt Nam 
-CLB Thơ nhà giáo Hải Phòng 
GIẢI THƯỞNG: 
-Giải 3(Không có giải nhất) cuộc thi thơ quốc gia 
“Hương thơ đất Việt”năm 2012-2013 
* 
*Phía ngoài trang bìa sau: 
ẢNH 4x6 
87
TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN: 
+ Chân dung thi nhân Việt Nam - NXB VHTT 
+ Trăng Tam Đảo - NXB Văn học 
+ Nghề dạy học - NXB VHTT 
+ Chân dung thi nhân Hải Phòng 
- NXB VHTT 
(Tập 1) 
+ Chân dung thi nhân Hải Phòng 
(Tập 2) 
- NXB VHTT 
THƠ IN CHUNG TRONG CÁC TUYỂN TẬP: 
+ Tấm lòng nhà giáo - NXB Giáo dục 
+ Thơ nhà giáo Hải Phòng - NXB Hải Phòng 
+ Hương thơ đất Việt - NXB VHTT 
+ Còn mãi với thời gian - NXB Lao động 
+ Dấu ấn những gương mặt thơ 
- NXB VHTT 
hiện đại 
+ Thơ nhà giáo - NXB Giáo dục 
+ Tác giả thơ- chân dung và 
- NXB VHTT 
phong cách. 
+ Nhớ Đô lương - NXB VHTT 
+ Góp nhặt thơ tình - NXB VHTT 
+ Dòng thi ca - NXB VHTT 
- 
88
89

More Related Content

What's hot

Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhAlolove Nguyễn
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!Noilieuhaha
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ calechi55
 
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh  -- Hoang hai ThuyThai Thanh  -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh -- Hoang hai ThuyHoa Bien
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhAlolove Nguyễn
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnTập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnThi đàn Việt Nam
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...phamhieu56
 
Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"hungvuongtamky
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhNguyen Cuong
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Cherry Bui
 

What's hot (18)

Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
 
Bông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở MuộnBông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở Muộn
 
Bông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở MuộnBông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở Muộn
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
 
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh  -- Hoang hai ThuyThai Thanh  -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnTập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
 
Tâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngàyTâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngày
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè XanhThơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
 
Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
Day thon-vi-da-han-mac-tu
Day thon-vi-da-han-mac-tuDay thon-vi-da-han-mac-tu
Day thon-vi-da-han-mac-tu
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Tap tho nguyen hai ha ok
Tap tho nguyen hai ha okTap tho nguyen hai ha ok
Tap tho nguyen hai ha ok
 

Similar to Bang

TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTin Hà Đăng
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Cherry Bui
 
Hương vị tình yêu
Hương vị tình yêuHương vị tình yêu
Hương vị tình yêuCherry Bui
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùaHung Duong
 
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người línhTập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người línhThi đàn Việt Nam
 
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân DiệuBài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệuhongchau206306
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loanlechi55
 
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docxThanhTng391
 
Tuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptTuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptthao299200
 
Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5longvanhien
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoalongvanhien
 
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptxNGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptxNhUyn61
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx16LChungKin
 

Similar to Bang (20)

TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Thu cam
Thu camThu cam
Thu cam
 
Thu cam 1
Thu cam 1Thu cam 1
Thu cam 1
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Hương vị tình yêu
Hương vị tình yêuHương vị tình yêu
Hương vị tình yêu
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùa
 
Tình yêu-người-lính
Tình yêu-người-línhTình yêu-người-lính
Tình yêu-người-lính
 
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người línhTập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
 
Vội vàng.pdf
Vội vàng.pdfVội vàng.pdf
Vội vàng.pdf
 
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân DiệuBài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
 
Thơ
ThơThơ
Thơ
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
 
Tuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptTuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.ppt
 
Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5Pháp luật & xã hội số 5
Pháp luật & xã hội số 5
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
Văn Hữ Thi Tập tập 1
Văn Hữ Thi Tập tập 1Văn Hữ Thi Tập tập 1
Văn Hữ Thi Tập tập 1
 
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptxNGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
NGỮ VĂN 6- VN QUÊ HƯƠNG TA-PHẦN 1.pptx
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
 

More from Thi đàn Việt Nam (20)

đườNg đời
đườNg đờiđườNg đời
đườNg đời
 
đêM trăng
đêM trăngđêM trăng
đêM trăng
 
Nặng tình
Nặng tìnhNặng tình
Nặng tình
 
Tình nghĩa làng quê
Tình nghĩa làng quêTình nghĩa làng quê
Tình nghĩa làng quê
 
Một thoáng vùng quê
Một thoáng vùng quêMột thoáng vùng quê
Một thoáng vùng quê
 
Về thăm quê nhà
Về thăm quê nhàVề thăm quê nhà
Về thăm quê nhà
 
Thương cha
Thương chaThương cha
Thương cha
 
Lòng mẹ
Lòng mẹLòng mẹ
Lòng mẹ
 
Tình quê
Tình quêTình quê
Tình quê
 
Những lá thư tình thế kỷ 21
Những lá thư tình thế kỷ 21Những lá thư tình thế kỷ 21
Những lá thư tình thế kỷ 21
 
Tát nước gầu đôi
Tát nước gầu đôiTát nước gầu đôi
Tát nước gầu đôi
 
Lời hẹn vườn hoa
Lời hẹn vườn hoaLời hẹn vườn hoa
Lời hẹn vườn hoa
 
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị TỉnhTuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
 
Gió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quêGió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quê
 
Gió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quêGió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quê
 
Hương xuânđất việt.
Hương xuânđất việt.Hương xuânđất việt.
Hương xuânđất việt.
 
Tập thơ " Cánh cầu bay"
Tập thơ " Cánh cầu bay"Tập thơ " Cánh cầu bay"
Tập thơ " Cánh cầu bay"
 
Bia tho chia se
Bia tho chia seBia tho chia se
Bia tho chia se
 
4 trang anh
4 trang anh4 trang anh
4 trang anh
 
Tập thơ " Chia Sẻ "
Tập thơ " Chia Sẻ "Tập thơ " Chia Sẻ "
Tập thơ " Chia Sẻ "
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Bang

  • 1. CHÂN DUNG NHÀ THƠ - NHÀ GIÁO HẢI PHÒNG (Nghiên cứu giới thiệu chân dung văn học) Nguyễn Cảnh Ân 1
  • 2. 2
  • 3. NGUYỄN CẢNH ÂN (CẨN ANH) CHÂN DUNG NHÀ THƠ - NHÀ GIÁO HẢI PHÒNG (Nghiên cứu, giới thiệu chân dung văn học) (TẬP 1) NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC – 2014 3
  • 4. 4
  • 5. LỜI MỞ ĐẦU Rất nhiều nhà văn, nhà thơ xuất phát từ nghề dạy học. “Văn là đời”.Thơ là loại hình văn học đặc biệt. Bởi vậy, đời trong thơ cũng rất đặc biệt, rất riêng. Những người làm nghề dạy học may mắn hơn các nghề khác là các thầy được tiếp xúc với hàng trăm, hàng nghìn mảnh đời khác nhau từ học sinh, phụ huynh với vô vàn nghề nghiệp khác nhau. Hơn thế nữa, tầm nhìn cuộc sống của các thầy cô giáo còn được mở ra từ muôn vàn các trang sách. Nghề dạy học là một trong những môi trường thuận lợi cho việc sáng tác văn học, đặc biệt là thơ ca. Có nhiều nhà thơ lớn của nước ta từng làm nghề dạy học như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh, Lê Đại Thanh, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Hồng… Gần nửa thế kỷ sống và làm việc ở Hải Phòng với hơn 40 năm làm nghề dạy học, tôi khát khao nghiên cứu, viết giới thiệu chân dung các thi nhân Việt Nam, các thi nhân từng sống và làm việc ở đất Cảng, thơ của các nhà giáo Hải Phòng.Tôi đã xuất bản chân dung 46 nhà thơ được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu tác phẩm “THI NHÂN VIỆT NAM” do nhà xuất bản Văn hóa thông tin qua cuốn “Chân dung thi nhân Việt Nam”… Tôi đã may mắn được đọc, nghiên cứu, tìm hiểu thơ của nhiều nhà thơ Hải Phòng và xuất bản hai tập “chân dung thi nhân Hải Phòng , trong đó có nhiều nhà thơ là nhà giáo, có nhiều nhà giáo làm thơ. Ở tập sách “Chân dung nhà thơ- nhà giáo Hải Phòng” lần này, tôi xin giới thiệu tiếp riêng thơ 5
  • 6. của các nhà thơ là nhà giáo đã, đang sinh hoạt ở câu lạc bộ thơ nhà giáo Hải Phòng và các câu lạc bộ thơ khác đã có tác phẩm xuất bản mà tôi may mắn được đọc. Mỗi tác giả, tôi xin phép được giới thiệu về: + Vài nét về tiểu sử. + Sự nghiệp văn học. + Những tác phẩm tiêu biểu + Các ý kiến cảm nhận về thơ và tác giả . + Một bài thơ khái quát vài nét cơ bản chân dung nhà thơ – nhà giáo. Hải Phòng có đông đảo các nhà thơ là nhà giáo và cũng có nhiều nhà giáo đã xuất bản nhiều tập thơ có giá trị.Việc sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu về họ chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Có tác giả được nhiều người biết đến nhưng tôi lại chưa có cơ hội được đọc tác phẩm. Tìm đọc được tác giả nào, cảm nhận và hiểu biết được những gì, xin được giới thiệu về thơ và các nhà thơ tới đó ( Thứ tự các tác giả được giới thiệu theo thứ tự A,B,C… tên gọi hoặc bút danh). Tôi có ý định tiếp tục đọc, tìm hiểu, giới thiệu thơ và các nhà thơ là nhà giáo Hải phòng đang tiếp tục sáng tác. Nội dung giới thiệu thể hiện cách nhìn và nhận thức cá nhân, có thể không đồng nhất với tác giả và bạn đọc. Quá trình đọc và nghiên cứu, tôi không có điều kiện gặp trực tiếp các tác giả để xin ý kiến trao đổi bản quyền. Kính mong các tác giả, người thân gia đình và bạn đọc thông cảm, lượng thứ cho. Tập sách có điều gì thiếu sót, bất cập, tôi mong muốn đón nhận ý kiến góp ý của bạn đọc và 6
  • 7. mọi người quan tâm. Người viết tập sách này chân thành cảm ơn. NGUYỄN CẢNH ÂN. LỜI GIỚI THIỆU 7
  • 8. 1. TRỊNH BÌNH AN (1940) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Trịnh Bình An. + Sinh ngày 31/8/1940 + Địa chỉ: Nhà 9b/106 Phố Lương Khánh Thiện, Hải Phòng. + Điện thoại: 031.3746546 - 0904.389464. + Nguyên giảng viên chính trường Đại Học Hải Phòng. +Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, trung tâm KHXH & NV. + Uỷ viên thường vụ, chánh văn phòng Hội khoa học Kinh tế Hải Phòng. 8
  • 9. + Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Sáng lập trường đại học Tân thành… + Hội viên câu lạc bộ thơ Cung văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp + Hội viên câu lạc bộ thơ nhà giáo Hải Phòng. + Hội viên câu lạc bộ thơ “Nhà văn hóa trung tâm thành phố” B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT: Tác giả tham gia viết và đăng bài ở nhiều báo, tạp chí Trung ương và địa phương. *ĐÃ XUẤT BẢN: Hương biển ( NXB Hội nhà Văn – 2012 ) Trong tập thơ “Hương biển” có hai bài thơ: “Tình biển”, “Chiều nghiêng” được ba nhạc sĩ Thanh Hiền, Ngọc Phát và Nguyễn Kim phổ nhạc. 9
  • 10. * NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO 1. Tình biển. ( Thân tặng đôi bạn Hoàng thế Vinh và Hoàng thị Ngoan) Mây giăng khuất chân trời Buông màn mưa xa cách hai nơi Em ở đâu đầu nguồn con nước Anh ngồi đây nghe sóng vọng xa khơi Cửa bể vắng chiều xanh vời vợi Se lòng man mác thủy triều lên Hải đăng chong mắt đêm thức đợi Có cánh buồm nào ngược bến sông trên ? Cứ dào dạt mênh mang xao động Nỗi nhớ cồn cào bào mặt biển xa Nhờ gió vượt dẫy núi kia cao rộng Đem đến nàng chút hương biển giùm ta. Sóng bạc đầu vì trầm tư suy nghĩ Chung thủy ru bờ chẳng bao giờ ngơi nghỉ Cho mối tình biển cả mênh mông Như tình anh 10
  • 11. em có biết không ?! Bến Nghiêng –Đồ sơn hè 1964 Hải phòng, sửa 11-2007 TRỊNH BÌNH AN Chiều nghiêng. Chiều nghiêng xuống biển biển vàng Chiều nghiêng vào núi mơ màng lam xanh Xô chiều em nghiêng vào anh Thành ngôi sao biếc long lanh cuối trời Bản tình ca của bao đời Nhành phong lan tím một thời đắm say Nghiêng hoàng hôn cánh diều bay Nghiêng câu quan họ ngất ngây cõi lòng Nghiêng thu sữa lúa ngậm đòng Nghiêng hương sen giã cốm Vòng trăng cong Nghiêng đời gạn đục khơi trong Nhân tình thế thái đếm đong ưu sầu Nghiêng thơ chạnh nhớ tình đầu Sao xanh hoa tím 11
  • 12. và màu chiều nghiêng. Hải Phòng, 20/01/2006 TRỊNH BÌNH AN C. CẢM NHẬN : 1 “…Là một nhà giáo dạy văn học, rồi sau này mải mê với khoa học kinh tế, xã hội, theo lẽ thường tình, dễ khiến người ta nghĩ đến những khuôn thước, những luận bàn thế sự, với tâm thế thật là chính tắc trên nẻo đường như đã lập trình sẵn, vậy mà, trái lại, tập thơ lại đầy ắp tâm trạng. Có thể nói, đây là tiếng lòng của một lớp người đã chứng kiến những biến thái xã hội trong nửa thế kỷ qua, với những hoài niệm, hồi ức, rồi chiêm nghiệm của kiếp người…Thấm thía trong tập thơ, là nỗi buồn, nỗi nhớ, rồi là nỗi cô đơn. Buồn nhớ về dĩ vãng xa xưa, về tuổi học trò, bè bạn, người thân yêu, về số phận, và buồn nhớ cả cái gì không rõ, hữu hình cùng vô hình, khoảnh khắc và vô biên, có khi cả “Giây phút chạnh lòng” nữa…” (“Bản trầm ca “Hương biển”- PHẠM NGÀ) 2. “…Đúng với nhan đề, xuyên suốt cả tập thơ “ Hương biển”, hương đời cứ mênh mang, dào dạt.Thành phố cảng chắc hẳn gắn bó với rất nhiều kỷ niệm trong cuộc đời anh, vì thế biển đã làm nên một Trịnh Bình An mặn mà, sâu sắc luôn khắc khoải một mong ước chưa thành. Phải thế chăng 12
  • 13. mà tôi cảm nhận thấy dòng chảy cảm xúc chủ đạo của tập thơ là tâm trạng buồn buồn, lặng lẽ… ( “Hương biển, hương đời” – THANH AN). TRỊNH BÌNH AN. (1940) “Hương biển” (*)– Bản trầm ca buồn. Đa đoan, hoài niệm, căng buồm rong khơi. “Nhớ” *thời xa vắng nhớ ơi ! Người xưa, dĩ vãng - một thời tình thâm “Hương biển” – Bản tình ca trầm Say “Chân – Thiện – Mỹ”(1), thi, cầm đầy vơi “Chữ tâm”(1) bền vững với đời “Quyền-danh-tiền-sắc”(1), ấy thời chẳng mơ. Quặn lòng suy ngẫm về thơ: “Hiện sinh”, “Siêu thực”(2) hay mơ mộng buồn “Ngực bè đè đảo sóng” cồn(3) Oằn sào đẩy ngược” (3) cả con sông dài. “Một thời để nhớ”* – Nhớ ai ? Tiếng thơ “Hương Biển” để đời đắm say. ( CẨN ANH ) 13
  • 14. CHÚ THÍCH: (*):Tên tập thơ của Trịnh Bình An *:Tên các bài thơ trong tập thơ “Hương Biển” (1):Trích trong bài “Quen thói” (2):Trích trong bài “Nghĩ về thơ Việt hôm nay” (3):Trích trong bài “Một thời để nhớ” 2. THANH AN (1958) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên : Phạm Thanh An + Bút danh : Thanh An. + Sinh ngày:12/02/1958 + Quê quán: Liên khê – Thủy nguyên – Hải Phòng. + Điện thoại: 0983.122.152 + Trú quán: Số7, ngõ12, Đoạn xá 4,P.Đông hải I, Hải an, Hải Phòng. + Cử nhân văn khoa ĐHSP Hà Nội. 14
  • 15. + Nguyên là giáo viên văn THPT Thái Phiên, Hải Phòng. + Ủy viên BCH Câu lạc bộ Thơ nhà giáo Hải Phòng. B . SỰ NGHIÊP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT : + Có thơ in ở một số tuyển tập + Tạp chí “Cửa biển” *ĐÃ XUẤT BẢN: + Tập thơ “Mưa tầm xuân” – NXB Hội nhà văn. 2012 *NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 1. Thu buồn nhớ Đỗ Phủ. Hoa cúc hai lần rơi lệ Khóc cho lữ khách tha phương Lang thang chân trời góc bể Dạ sầu nỗi nhớ quê hương Rừng phong đỏ màu li biệt Sương sa não nuột thu buồn Mùa đông ai người giặt áo Cho ta gửi tới sông Tương. Hoàng hôn chân trời xa thẳm Đường đời lận đận gian nan 15
  • 16. Thuyền ai buộc tình thương mến Gửi lòng về với cố hương. THANH AN 2. Mưa tầm xuân. Mưa xuân giăng bụi tơ trời Núm xinh e thẹn môi tươi Ngày xưa, mưa nào có thế Em buồn đã tuổi năm mươi… Anh mải muôn dặm xa khơi Lãng quên ngắm em mười tám Tầm xuân nở rồi anh đến Mưa buồn ơi nụ tầm xuân… Em về thăm quê dạo ấy Vẫn mùa mưa bụi bay bay Nhà ai pháo mừng đám cưới Tầm xuân bên ngõ rụng đầy… Gặp nhau tóc giờ điểm bạc Anh cười, tặng đóa tầm xuân Ngoài trời mưa rơi ướt lá 16
  • 17. Ngày buồn nắng thật mong manh… Xuân 2009 THANH AN. 3. Con gái lấy chồng. Mẹ ơi, con đi lấy chồng Xa rồi, mẹ có buồn không? Con yêu, đó là hạnh phúc Nỗi buồn mẹ dấu vào trong Như xưa mẹ thời con gái Khát khao tổ ấm gia đình Chặng đường mai sau xa ngái Chân cứng đá mềm nghe con. Lớn rồi thôi đừng nũng mẹ Thảo hiền hai chữ chớ quên Yêu thương, bà chờ bế cháu Trở về cái thuở nuôi con. Sông kia bao giờ ngừng chảy Tình mẹ như nước đong đầy Chắt chiu vui buồn để nhớ 17
  • 18. Thương con đâu kể tháng ngày. Năm 2008 THANH AN. C. NHẬN XÉT: 1. Thơ Thanh An nhẹ nhàng, dung dị, ít ồn ào nên nỗi buồn của tác giả cũng kín đáo, êm đềm như cuộc đời hiền thục của chị. Chính nỗi buồn ấy đã làm nên phong cách thơ Thanh An. Nhưng người đọc không vì thế mà trĩu xuống, xót xa, thất vọng. Ngược lại bạn đọc cảm thấy thú vị được sống trong không khí man mác, dịu dàng, có chút gì đó hơi mơ hồ vương vấn khó quên. (HỒ ANH TUẤN) 3. “Thu buồn nhớ Đỗ Phủ” của Thanh An đã nối được cái mạch buồn của Đỗ Phủ với mạch tâm trạng của mình. Đó là sự giao cảm giữa hai con người của hai thời đại mà thời gian cách xa nhau vời vợi. vì vậy bài thơ có sức truyền cảm và tác động mạnh mẽ đến người đọc. … Nếu được đọc bài thơ “Thu buồn nhớ Đỗ Phủ” của Thanh An chắc chắn thi nhân vui lòng nơi chín suối. Vì thơ ông đã kích động lòng người của thế hệ hôm nay không chỉ ở xứ quê hương ông mà còn ở khắp nơi trên trái đất này. Có lẽ đó chính là sự gặp gỡ của tấm lòng tha thiết vơi đầy với cố hương. Và 18
  • 19. điều đó đã làm cho “Thi Thánh”nổi tiếng đời Đường càng gần gũi với chúng ta hơn.” (P HẠM QUANG CHU) THANH AN. Cái buồn trong “Mưa tầm xuân”(*) Cứ len lỏi, cứ bần thần, giăng giăng Tiếng lòng nhà giáo đây chăng ? Hạt “mưa xuân, bụi cứ giăng tơ trời”(1) Thu buồn nhớ lắm ai ơi ! Thánh thơ Đỗ Phủ buồn rời rụng thu.(2) Ngập tràn một nỗi ưu tư Mưa tầm xuân ngỡ cứ như mưa lòng Nỗi buồn thả nhẹ thinh không Cứ man mác đến khôn cùng mãi thôi Thanh An buồn cả khi vui Dấu vào sâu thẳm, bùi ngùi, ngóng trông Cái ngày “Con gái lấy chồng”(3) Buồn vui chiu chắt chờ mong tháng ngày “Mưa tầm xuân”(*)cầm trên tay Tấm lòng độc giả buồn, say, nồng nàn. Phong cách thơ của Thanh An Nhẹ nhàng, dung dị, xen đan, ấm lòng. Độc giả đang : Đợi – chờ - mong. Tập thơ tiếp trải tấm lòng thi nhân. ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: 19
  • 20. + (*): Tên tập thơ đầu tay của Thanh An + (1):Ý thơ rút từ bài thơ “Mưa tầm xuân” + (2):Ý thơ Thanh An mượn trong bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ + (3):Tên bài thơ được in trong tập thơ “Mưa tầm xuân” của Thanh An. 3. NGUYỄN LÂM CẨN (1944) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Nguyễn Lâm Cẩn. + Bút danh: Nguyễn Lâm Cẩn. + Sinh ngày 20 /11/ 1944. + Quê quán: Xã Thanh Tùng, Thanh Chương. Nghệ An. + Địa chỉ : Đông Anh , Hà Nội. + Điện thoại: 01666 222 061 20
  • 21. + Cử nhân Văn khoa Đại học Tổng hợp Hà Nội. + Nguyên Hiệu trưởng, dạy học, Sáng tác Văn học . + Hội viên câu lạc bộ thơ nhà giáo + Hội viên Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *.THAM GIA VIẾT: + Các báo tạp chí Trung ương và địa phương. + Có thơ in trong nhiều tuyển tập. *. ĐÃ XUẤT BẢN: + Ru quả trái mùa NXB Lao động – 1997. + Đêm trắng NXB Văn hóa dân tộc – 2001. + Nợ trần Gian NXB Lao động – 2005. + Người đi gió bụi NXB Hội nhà văn – 2008 + Đêm gọi NXB Hội nhà văn – 2010 + Dòng sông bí ẩn NXB Hội nhà văn – 2013 + … *. NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 1. Qua quê cụ Nguyễn Giang hồ phận bạc ngày xưa Kiếp người trôi dạt bến bờ phù sinh Mai sau trên bến Giang Đình* 21
  • 22. Lam Giang trắng nước nhân tình còn trôi. Hà tĩnh, 24/6/2003 NGUYỄN LÂM CẨN CHÚ THÍCH:*Giang Đình:Bến sông quê cụ Nguyễn Du. 2.Câu bóng. Người ta câu cá, câu tôm… Tôi đi câu bóng chiều hôm dưới cầu Nước trong, mây thắm, trời sâu Buông giây tôi thả mồi câu bóng mình. Hà Nội 1996 NGUYỄN LÂM CẨN 3.Cái ngày em đi lấy chồng. Cái ngày em đi lấy chồng Cỏ xuân mơn mởn trên đồng héo khô Bãi triều tra lấy hạt ngô Nảy ra sóng bạc nhấp nhô sớm chiều Trăng non thả tuột cánh diều Nửa đêm thức dậy khóc Kiều trong mơ Kiến lửa nhót ở trong thơ Gặp người gom hết ngẩn ngơ vào lòng 22
  • 23. Cái đêm không được làm chồng Hóa thành người ở không công với tình Hà Nội,07/10/2005 NGUYỄN LÂM CẨN 4.Nợ trần gian. Theo chiều chợ bùn hoen gót điếm Quảy gánh còn nửa mớ trầu cay Chơi vơi câu ví thuyền no nước Vớt lên chén lửng thế mà say. Tuổi bước đường trăng, em khuất bóng Anh theo hun hút lạc sau thềm Gió chênh đồng trống lùa tứ phía Lòng nhợt buồn mưa lướt mướt đêm. Lụa xé tiếng cười mùa sính lễ Lơi eo bùa yếm thắt lưng hờ Mõ mục chùa anh chìm kinh kệ Để nợ trần gian trọn kiếp thơ Câu trinh tiết động phòng bén lửa Hồn thơ nấc nghẹn nỗi xuân tình 23
  • 24. Chắt trong mộng mị đầy trôn chén Gắp mảnh trăng suông uống cạn mình 07/4/2004 NGUYỄN LÂM CẨN C. NHẬN XÉT: 1.“Thơ Nguyễn Lâm Cẩn được chắt ra từ cuộc đời, từ suy tư đa chiều, thẳm sâu của chính thi nhân. Thơ Anh gợi mà không mở, tạo cho người đọc những ý tưởng ngỡ như cũ mà lại rất mới về cuộc sống.Mỗi thi phẩm của Anh cứ đưa độc giả từ ngỡ ngàng này đến sửng sốt khác. Độc giả luôn chờ đợi ở tiếng lòng của Anh những sáng tạo mới cho thi ca đương đại” (NGUYỄN CẢNH ÂN) 2.. “…Thơ Anh chân mộc nhưng lại có cái khí chất mạnh của người cương trực xởi lởi chốn thôn quê. Mấy bài thơ của anh khiến ta thấy anh thật gần gũi và dễ mến bởi cái chất dân dã đã ngấm vào máu thịt.Ta thấy ở thơ anh một đời sống thường dân thật sinh động” (NG UYỄN TRỌNG TẠO) 24
  • 25. NGUYỄN LÂM CẨN. Cớ sao lại “Nợ trần gian”? “ Trái mùa ru quả” để ăn…đắng lòng ! “Cái ngày em đi lấy chồng, Cỏ xanh mơn mởn trên đồng héo khô”(1) Thật lòng hay “Nói bâng quơ” Rủ nhau về bến mộng mơ làm gì ? Khát khao “Câu bóng”, Ai đi ? “Trời sâu, mây thắm”(2), bóng gì hỡi ai ? Nước trong buông sợi câu dài “Thạch sùng…chặc lưỡi”(3), thương ai nợ đời “Về thăm mộ cha”, Ai ơi ! Nhớ lời cha dặn đau đời khắc ghi ! Con đừng quên cảnh cha đi 25
  • 26. Câu thơ oằn xuống…nhớ khi cha nằm Tế bào, hạt máu, hờn căm Đồi sim cằn cỗi cha nằm nắng nôi Nghiệp văn “Đêm gọi” trắng trời Day từng con chữ, Người ơi, hỡi Người ! “Đêm trắng” trôi…, đêm trắng trôi ! “Người đi gió bụi”, xin Người nén đau ! Trăn trở từng chữ, từng câu “Nợ trần gian”, trả khi nào cho xong ? “Dòng sông bí ẩn” – sâu ? nông ? Chắt chiu từng giọt máu hồng thi nhân. ( CẨN ANH) 26
  • 27. CHÚ THÍCH: + Những cụm từ in đậm là tên các tập thơ của Nguyễn Lâm Cẩn. + Những cụm từ in nghiêng đậm là tên các bài thơ trong các tập thơ + (1): Trích bài “Cái ngày em đi lấy chồng”- tập thơ “Nợ trần gian” + (2): Trích bài “Câu bóng”- tập thơ “Ru quả trái mùa” + (3): Trích bài “Thạch sùng ơi” – tập thơ “ Đêm trắng”. 4. PHẠM QUANG CHU (1939) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Phạm Quang Chu. + Bút danh : Phạm Quang Chu. + Sinh ngày: 12/12/1939 + Quê quán: Thái thụy, Thái bình. + Trú quán: Số 1/50, ngõ 384 Lạch Tray, Hải Phòng + Điện thoại: 0313.731110, 01673271266 27
  • 28. + Tốt nghiệp khoa ngữ văn ĐHSP Hà Nội 1962 + Nguyên:-Chủ nhiệm khoa ngữ văn trường CĐSP Hải Phòng - Hiệu trưởng trường CĐSP Hải phòng - Phó giám đốc trung tâm KHXH &NV Hải Phòng. + Hội viên CLB thơ nhà giáo Hải Phòng. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC : THAM GIA VIẾT: Thơ in trong các tuyển tập: +Tấm lòng nhà giáo (NXB Giáo dục) +Thơ nhà giáo Hải Phòng (NXB Hải Phòng) … ĐÃ XUẤT BẢN: +Lần giở trước đèn (NXB Hội nhà văn, 2012) NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 1. Thăm Lệ Chi Viên. Một chiều thăm Lệ Chi Viên. Bỗng nghe dậy đất oan khiên thuở nào Đêm về nằm thấy chiêm bao 28
  • 29. Lưỡi gươm oan nghiệt lia vào thứ dân Một đời trọng nghĩa trung thần Nỗi oan đã giải ngàn lần vẫn đau. PHẠM QUANG CHU. 1. Về đền Cụ Trạng Sáng nay về lại Trung Am Lặng nhìn dòng chảy Tuyết Giang quê Người Nghênh phong “đón gió”đâu rồi Trung Tân “bến giữa”đứng ngồi nơi nao? Bạch Vân “mây trắng”, trời cao Tấm lòng cư sĩ chôn vào thế gian Thú nhàn mở Bạch Vân Am Vẫn không dứt bỏ lo toan việc đời Ngày xưa dạy học Cụ ngồi Trầm ngâm suy ngẫm thói đời bạc đen Một ngày nhàn, một ngày tiên Lao xao khôn dại đua chen mặc người. PHẠM QUANG CHU 29
  • 30. 3.Hồn nữ sĩ. Lối xưa nền cũ lâu đài Tịch dương , thu thảo lòng ai não nùng(1) Canh khuya vẳng tiếng điểm thùng Giật mình trơ cái phận cùng nước non(2) Đất trời gió nổi sóng cồn Làm cho thân khách má hồng truân chuyên(3) Anh hùng gặp gái thuyền quyên Chiếu gon thấm máu nỗi oan ngàn đời (4) Tựa cây vang bóng một thời Nương nhờ cửa Phật thành người “sắc không”(5) Lời rằng bạc mệnh lời chung Hay hồn nữ sĩ đau cùng thế gian. PHẠM QUANG CHU CHÚ THÍCH: 30
  • 31. 1.Ý Thơ của Bà Huyện Thanh Quan 2. Ý thơ của Hồ xuân Hương 3. Ý thơ Đoàn Thị Điểm 4. Nguyễn Trãi gặp Nguyễn Thị Lộ và vụ án oan khốc Lệ Chi Viên 5. Vua Lý Thánh Tông tuần du đến làng Thổ Lỗi thấy người con gái cứ tựa cây mà hát, vua vời hỏi và đón về cung, thành Ỷ Lan nguyên phi giúp vua trị nước, mộ đạo Phật, thương dân, giỏi văn thơ, nay chỉ còn bài kệ “Sắc – không”. C. CẢM NHẬN : 1. “ …Nếu làm một việc điểm danh, thì thấy các tác giả vào dạng cổ điển hầu như không thiếu vắng ai. Những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…rồi một số tác giả sau này nữa, với những dấu ấn đã đi vào lịch sử, những đặc sản của văn chương nước nhà. Việc dùng thơ để bày tỏ tâm tình về tác phẩm và tác giả xưa, không chỉ góp phần khắc họa chân dung của “những người muôn năm cũ”,mà chính tác giả tập thơ đã làm một việc ngoài ý muốn, một “tác dụng phụ”là tự phác thảo chân dung tinh thần của chính mình.” (“ Thức cùng trang thơ” – PHẠM NGÀ) 2. “Suốt cuộc đời, nhà giáo Phạm Quang Chu gắn bó với nghiệp văn chương. Mạch cảm xúc “Lần giở trước đèn”của nhà giáo biết bao giờ vơi cạn, bao giờ là trang cuối cùng? Độc giả đang chờ những trang lần giở mới mẻ, hấp dẫn tiếp theo của 31
  • 32. tác giả. Hy vọng thi phẩm “Lần giở trước đèn” tiếp theo của nhà giáo, nhà thơ Phạm Quang Chu sẽ đáp ứng sự chờ đợi của bạn đọc…” ( NGUYỄN CẢNH ÂN) PHẠM QUANG CHU. “ Trước đèn lần giở ”(*) tìm ai ? Tìm chân dung của “những người muôn năm”(1) Những“đặc sản”(1)của thơ văn Trọn đời dạy học từng trang giở lần. “Thú nhàn, mở Bạch Vân Am”(2) “Lời rằng bạc mệnh”(3),giở tìm Nguyễn Du Đêm nằm lần giở chiêm bao “Lưỡi gươm oan nghiệt lia vào thứ dân”(4) Nỗi đau gan ruột thi nhân Cũng là đau nỗi người lần giở ra. Nặng lòng với những trang thơ Đời bao nhiêu nỗi, bao giờ giở xong ? Thi phẩm không trang cuối cùng. ( CẨN ANH) 32
  • 33. CHÚ THÍCH: (*): Tên thi phẩm của Phạm Quang Chu là: “Lần giở Trước đèn” (1): Trích trong bài giới thiệu “Thức cùng trang thơ” của Phạm Ngà (2): Trích trong bài “ Về đền cụ Trạng” (3): Trích trong bài “Hồn nữ sĩ” (4): Trích trong bài “Thăm Lệ Chi Viên” 5. THÚC HÀ (1934-1994) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Hà Thúc Chỉ + Bút danh: Thúc Hà + Sinh ngày 10/7/1934 - mất năm 1994 + Quê quán: Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Trú quán: phố Lê Chân, quận Lê Chân, Hải Phòng + Tốt nghiệp ĐHSP Văn - Hà Nội năm 1956 33
  • 34. + Nguyên cán bộ giảng dạy trường ĐHSP Hà Nội từ 1956 + Từ 1960 đến năm 1994 là giáo viên dạy ngữ văn trường THPT Ngô Quyền , Hải Phòng. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT: Từ 1955 có thơ đăng ở các báo, tạp chí, trong các tập sách, tuyển tập thơ ở trung ương và địa phương. *ĐÃ XUẤT BẢN: + Khi trời mới sáng (1957) + Mưa biển ( NXB Hải Phòng, 1990 ) *GIẢI THƯỞNG: + Viết về nhà trường của Bộ giáo dục năm 1961 + Giải thưởng thơ, văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng + Huy chương vàng về thơ tại Đại hội liên hoan thanh niên, Sinh viên thế giới lần thứ 5 tại Vác-Xa-Va năm 1955 về Bài thơ “Chờ con Má nhé” 34
  • 35. * NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 1. Xem ảo thuật. Dẫu tôi đã dán mắt nhìn Dẫu tôi nghiêng ngó soi tìm quẩn quanh Vẫn là mười ngón tay anh Vẫn là mắt ấy, mắt mình chứ ai Úm ba la! Hóa… thiên tài Và tôi hóa kẻ nhầm, sai, dại khờ. Vỗ tay, tôi bỗng sững sờ Bởi yêu người- đã-dối-lừa-được-tôi! THÚC HÀ (Tuyển tập “Thơ lục bát Việt Nam” NXB- VHTT, Hà Nội 2000) 35
  • 36. 2. Chờ con Má nhé ! Nhớ hôm nào tiễn con, trên bến Bên dừa xanh, trìu mến má hôn con Miền Nam khuất núi che non Chiều bên lửa sáng má còn dõi trông Lần kim trên áo tay rung: “Hắn đi ngày ấy lúa đồng đang xanh Bấm tay má nhớ ngọn ngành: Hai mùa lúa chín con mình về đây” Ngày xưa sống đọa sống đầy Vàng con mắt má chuỗi ngày tối tăm. Bốn mùa bao bố che thân Củ môn hột sấu xót lòng má ơi ! Ngày nay được thấy mặt trời Thấy lưng thẳng lại, thấy đời trẻ ra Ổ rơm xếp kín hột gà Có nồi cơm nếp ở nhà đợi con Chôm chôm còn chín đỏ vườn Ngàn năm thắm mãi công ơn Bác Hồ Tuổi cao mắt má có mờ Cố hai năm nữa má chờ Bác vô Đêm đêm nhẩm đọc i tờ Cầu sao viết nổi chữ Hồ Chí Minh Ghi lên lá phiếu đinh ninh Khắc sâu thêm cả mối tình Bắc Nam Giờ đây vắng bóng sao vàng Qua cầu đôi nhịp má sang tới bờ Dù cho nước cả sóng xô Vững chân má bước, trông cờ má đi. 36
  • 37. Tháp Mười còn lúa xanh rì Còn kênh ngập nước, còn khi con về… Má ơi! Thương má một bề Hồ gươm bóng Tháp nghiêng về hướng Nam Có người chị, thức thâu đêm Thêu con chim trắng trên nền khăn xanh Trắng này thêm trắng dòng kênh Xanh này thêm thắm màu xanh lá dừa Con tô tám chữ lên cờ: “Miền Nam là của cõi bờ Việt Nam” Con in lên gối con nằm Con ghi trong dạ, con hằn trong tim Hải Vân dốc ngược cây chen Lòng băng trăm núi, tình xuyên vạn đèo Đê cao khôn cản sóng triều Cả cây đâu dễ ngăn chiều gió lên? Ngày mai nắng tỏa mọi miền Thanh trà đậu trái, sầu riêng rợp vườn Em cười giữa lúa thơm hương Chờ anh trong nắng gió vờn tóc bay Chân trâu lại vạch luống cày Gà ta xao xác gọi bầy bên sân Bát cơm má thổi tắng ngần Đèn khêu tỏ ngọn, tay cầm má trao… * Con đi, má khóc hôm nào Con về má đón ngã vào hai tay… 1955 THÚC HÀ 37
  • 38. C. CẢM NHẬN : 1 “…Tài hoa, thẳng thắn, trữ tình, sâu sắc, đó là những điều tôi cảm nhận được qua thơ và phần nào đó về cuộc đời của nhà giáo, nhà thơ Hà Thúc Chỉ - Thúc Hà. Anh là một trong những giáo viên dạy văn giỏi nổi tiếng ở Hải Phòng. Cái tâm với nghề dạy học hình như đã có thời gian làm anh lãng quên sáng tác thơ. Rất tiếc là Anh “ ra đi” khi tài năng thơ của anh đang ở độ chín.” (NGUYỄN CẢNH ÂN) 2.“Thầy Hà Thúc Chỉ - Nhà thơ Thúc Hà, người có công lớn trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, thắp sáng ước mơ. Từ tấm lòng và tài năng của thầy, những học trò như Nguyễn Thụy Kha, Phạm Ngà, Phạm Đức, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Trần Quốc Minh…đều là hội viên Hội nhà văn…” (TRẦN QUỐC MINH ) 38
  • 39. THÚC HÀ “Chờ con má nhé ”(1) – con đi !... Khát khao – con, mẹ khắc ghi trong lòng Nỗi niềm THỐNG NHẤT non sông Tiếng lòng vang khắp Tây - Đông, bạn bè Huy chương vàng Vác-Xa-Va Bài thơ mang cả bao la đất trời “Chờ con má nhé” – Má ơi ! Trong tim Con, Má – Đất trời yêu thương Trọn đời dạy – học văn chương Nhọc nhằn hai tiếng “Quê hương” mong chờ. “Xem ảo thuật”(2)- thật tài hoa ! Uyên thâm: Nhà giáo, Thúc Hà – nhà thơ. ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: (1): Tên bài thơ đạt giải Huy chương vàng quốc tế tại Vác-Xa- va, 1955 (2): Bài thơ được nhiều người biết đến. 39
  • 40. 6. VŨ DUY HÙNG. (1948) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Vũ Duy Hùng + Sinh ngày 17 /6/ 1948 + Quê quán: xã Liên am, huyện Vĩnh bảo, Hải Phòng. + Địa chỉ: số nhà 153 phố Cát bi, Hải An, Hải Phòng + Điện thoại: 0912.302.223 + Cử nhân văn khoa ĐHSP Hà Nội (khóa 1966- 1969) + 8/1969- 10/1974: Giáo viên dạy văn cấp III ở Lào cai + Từ 1974 đến 6/2008: Giáo viên dạy văn, phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận Hải An, Hải Phòng. + Từ 7/2008, nghỉ hưu, sáng tác văn học. 40
  • 41. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT: Nhà giáo Vũ Duy Hùng đam mê văn học. Anh sáng tác thơ ngay từ thời là học sinh, sinh viên, những ngày đầu đứng trên bục giảng. Cả sự nghiệp cầm phấn và cầm bút, anh sáng tác được trên 200 bài thơ với các đề tài quê hương, đất nước, tình yêu, gia đình, bè bạn. Thơ anh đăng rải rác trên các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương. *ĐÃ XUẤT BẢN: +Tập thơ “Hương rừng&Gió biển”- NXB Hội nhà văn, 2014 *NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: * 1.Thơ. Đời là thực lại như mơ. Là nguồn cảm hứng…tứ thơ …cho người Biết nâng từng cánh hoa rơi Biết yêu “Dòng chảy cuộc đời” là THƠ. 41
  • 42. VŨ DUY HÙNG. 2. Hương rừng. Ở rừng mới thấu hiểu rừng “Rừng xanh, núi đỏ…” xin đừng lo chi Rừng cho… chứ chẳng nhận gì Cho bao thứ quý…Người đi- nhớ rừng ! Thứ quý nhất – rất đặc trưng Là “hương vị rừng” từ đất - thăng hoa… Những là: Lê – Đào…Sa pa Táo Mèo, mận hậu – Tam hoa …Bắc Hà Các thảo dược quý…sinh ra Ngàn hoa ngào ngạt – đậm đà sắc hương Thắng cố, cơm lam, nếp nương… Nữa là: Thịt nướng-chim muông-thú rừng Rượu trưng: Thóc ngâm – San lùng Rượu ngô…Bản phố, sướng dùng mềm môi Tam thất, mật ong… tuyệt vời Sơn hào – Bách vị…đất trời- quyện nhau Các dân tộc, khác sắc màu Anh em chân thật – cùng nhau trải lòng ! Hương rừng: tinh khiết, mát trong Tình yêu lan tỏa… hương lòng thảo thơm! Từ trên những đỉnh mây vờn Tỏa lan – bản dốc – hương thơm ngạt ngào Hương rừng… sức sống vùng cao Quyện hòa cuộc sống – ngấm vào trong ta ! Dẫu rằng, có phải chia xa… Hương rừng vẫn tỏa quanh ta trọn đời!... 42
  • 43. Tháng 02/1971 VŨ DUY HÙNG 3. Dáng xưa. (Nhớ ngày xưa ấy) Vẫn dòng sông tự ngày xưa Hôm nào xõa tóc, liễu vừ mười lăm… Lung linh độ tuổi trăng rằm Nghiêng soi in bóng trên dòng sông trôi. Tuổi thơ mau đi qua rồi, Tay tập chèo lái, thuyền bơi giữa dòng Thuyền dầm, chở những ước mong Ai đi… thấu tỏ nỗi lòng riêng tư… Sông Chanh nhỏ nhắn, hiền từ. Lăn tăn, gợn sóng ưu tư…khi nào? Đôi “Gò bồng đảo”nhô cao Nâu non – rạn vải, xôn xao mắt huyền! Kìa ai bẻ lái rướn thuyền Ngây thơ, ánh mắt dịu hiền đưa ngang! Thuyền ai đầy ắp lúa vàng Ghé vai…giá được giúp nàng kéo dây Trời cho gặp được nhau đây Thuận tình…xe kết – sự này nên duyên!... Bồng bềnh: Mây - nước-con thuyền Bóng hồng:Tóc mượt - mắt huyền - nét cong… Thắp dần lên - ngọn lửa lòng Dáng xưa…giờ vãn rộn trong ráng chiều!... 43
  • 44. Bến sông Cầu Rào VŨ DUY HÙNG D. CẢM NHẬN : 1. “Đọc thơ Vũ Duy Hùng ta như bắt gặp anh ở phòng họp nhà trường, như thấy anh đứng trước đông đảo bạn bè đồng nghiệp, như đang nâng cốc bia cỏ chúc nhau đâu đó. Có những trang viết lại thấy anh trước những người thân ruột thịt , gia đình. Thơ Vũ Duy Hùng chân chất như chính cuộc đời Anh vậy. Phảng phất một số câu chữ có hương vị cay nồng mà đậm chất nhân văn, đúng là thơ nhà giáo Vũ Duy Hùng”. ( NGUYỄN CẢNH ÂN) 2, “…Nội dung thơ anh cũng khá phong phú, không chỉ viết về những vấn đề riêng tư và người thân, thơ của anh cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống xã hội. Thơ anh thật mộc mạc, giản dị, chân thực…mà đậm tính nhân văn. Ngay cả những bài có nội dung phê phán, chống các hiện tượng tiêu cực của ngành, của xã hội thì cũng không có gì thái quá so với những thông tin chính thống được phát, được đăng tải thường ngày. Thơ anh thể hiện rõ nét tính giáo dục, tính hướng thiện sâu sắc. Là giáo viên dạy văn, có được lợi thế nên các bài thơ của anh viết thường có cấu tứ chặt chẽ, lô gic, về thuật ngữ, từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu… rất giản dị, đa dạng, tinh tế, có sự chọn lọc, chuẩn mực và biểu cảm…” Ngày 19/11/2013. 44
  • 45. NHÓM ĐỒNG NGHIỆP VÀ BẠN ĐỌC VŨ DUY HÙNG. Nhà thơ, nhà giáo Vũ Duy Hùng “Hương rừng, gió biển”*- Tứ hành thông “Ngước lên tự thấy mình còn thấp”(1) Nhìn xuống: Đời, Thơ – Đượm – cay – nồng. Đến với “Hương Rừng”(2) Say nếm trải Trở về “Gió biển”(3), nghiệp tinh thông Giáo dục trọn đời: Say- cống hiến Văn chương, thơ phú, ngát hương lòng. ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: (*): Tên tập thơ đầu tay của nhà giáo, nhà thơ Vũ Duy Hùng. (1): Mượn ý trong câu đề ở phần một tập thơ. (2): Tên gọi phần một của tập thơ. (3): Tên gọi phần hai của tập thơ. 45
  • 46. 7. LƯƠNG HUY ( 1930 ) A. TIỂU SỬ: . + Họ và tên: Hồ Đình Lư. + Bút danh : Lương Huy + Sinh ngày 01/7/1930. + Quê quán: Quỳnh lưu, Nghệ An. + Địa chỉ: số 9A1/ chung cư Thái Phiên, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng +Tốt nghiệp khoa văn ĐHSP Hà Nội. + Nguyên giáo viên dạy văn cấp 3, Phó hiệu trưởng THPT Thái Phiên, Hải Phòng. + Hội viên Hội văn nghệ Liên khu IV (Thời kỳ kháng chiến chống Pháp) 46
  • 47. + Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT + Có thơ đăng rải rác trên các báo và tạp chí Trung ương và địa phương. * THƠ ĐĂNG TRONG CÁC TUYỂN TÂP,: - Mái trường của ta ( diễn ca – ty giáo dục Quảng trị, 1952) - Thơ ca kháng chiến (In chung- hội văn nghệ liên khu IV, xuất bản năm 1953. - Thơ (In chung, những tác phẩm được giải-Phân hội nghệ thuật Nghệ An xuất bản năm 1955) - Thơ ca chọn lọc(In chung- Hội VN liên khu IV, XB-1956) - Tuyển thơ văn Hải Phòng ( 1964 – 2004) - Tấm lòng nhà giáo ( NXB Giáo dục ) - Thơ nhà giáo Hải Phòng,( NXB Hải Phòng 2012) * ĐÃ XUẤT BẢN: - Cánh buồm trong nắng (NXB Hội nhà văn, 2010 * CÁC GIẢI THƯỞNG: - Giải ba thơ ca Hội Văn nghệ liên khu IV, 1952- 1953 - Giải nhất thơ Phân Hội Văn Nghệ Nghệ An, 1955 - Giải nhất thơ của các trường Đại Học Hà Nội,1960 - Giải khuyến khích phê bình của Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng, 1967 47
  • 48. * NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 1. Cánh buồm bay trong nắng. Tết nay cha vắng nhà Con về đây với mẹ Ít nhiều mẹ con ta Cũng gọi là có tết. Cha còn là tám ba Mẹ cũng thì độ tuổi Rót chén dâng thờ cha Rót chén mừng thọ mẹ Con giờ đây vẫn là Em đứa mừng, đứa chúc Nhẩm bài “Hoa trên đá”* Lại thấy mình khỏe ra. Mẹ ơi trời sẽ thoáng Mây vén cuối trời xa Cánh buồm bay trong nắng Đời gọi mẹ con ta Con lên đường công tác Chúc mẹ ở lại nhà Nén trầm thơm khói tỏa Con cúi đầu vái cha. LƯƠNG HUY. CHÚ THÍCH: * Thơ Chế Lan Viên, 48
  • 49. 2. Tìm Người xưa Giữa ban ngày Đốt đuốc tìm tri âm, tri kỷ Ta nay Chìm nổi nơi trần thế Khát khao một vẻ yêu thương một tầm suy nghĩ Rong ruổi tháng năm Chân thành, tha thiết Bừng tỉnh. Nhìn ra Nhốn nháo chợ trời đủ vẻ Biện chứng cõi người thực lắm xót xa. Tim óc dầu dãi thực, mơ Cơ chừng Mò kim đáy bể. LƯƠNG HUY. 3.Nghĩ về Nguyễn Du. Mênh mang một cõ đất trời Những đau thế sự, muốn vui nhân tình Giữa đời một sắc tinh anh. Tấm lòng nhân hóa câu thần, phép tiên. 1981- LƯƠNG HUY 49
  • 50. C. CẢM NHẬN “ Suốt cuộc đời gắn bó với sự nghiệp giáo dục và có nhiều duyên nợ với văn chương. Nhà giáo, nhà thơ Lương Huy đã có một số đóng góp đáng ghi nhận cho cho thơ ca với nhiều đề tài: Mái trường, trẻ thơ, người thân gia đình, bạn bè… Nhà thơ cũng giành nhiều cảm xúc cho thời cuộc, những đổi thay thế sự. Lương Huy sáng tác nhiều thể loại thơ và cũng có nhiều câu, có bài lắng lại được trong lòng độc giả qua tập “Cánh buồm trong nắng”.Thơ Lương Huy có nhiều bài đậm tình nhân thế, ngẫm lâu mới thấu, đọc kỹ mới hiểu. Không hiểu điều gì mà tuổi đã ngoại bát tuần nhà thơ vẫn “…mò kim đáy bể” đi tìm cái điều mình khát khao đến vậy. Không biết rồi độc giả có được đón nhận những cái kim nhà thơ tìm thấy dưới đáy bể cuộc sống không đây?Kính chúc tác giả bày tỏ tiếng lòng thực hiện được ước nguyện của mình trong thi phẩm tiếp theo.” (NGUYỄN CẢNH ÂN) 50
  • 51. LƯƠNG HUY. “Ban ngày” “đốt đuốc”(1) đi tìm “Tri âm, tri kỷ”(1) – im lìm… lạ thay ! “Cánh buồm trong nắng” – Lương Huy “Nổi chìm… trần thế”(1), nghĩ suy, kiếm tìm… “Cơ chừng Đáy bể mò kim”(1) “Người xưa đốt đuốc” đi “Tìm”*- tìm ai? “Tha hương”(*), “Góp lửa”(*), “Đêm nay”(*) “Em nâng tim lửa”(2), tình thầy “ấm thêm”(3) * Một đời…ai cũng muốn tìm… Tri âm , tri kỷ - trong mình đó thôi ! Tri âm, tri kỷ trọn đời. Tìm được… Khó lắm ! Hỡi người trong thơ ? ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: (1): Trích trong bài thơ “Tìm” (2): Trích trong bài thơ “Góp lửa” (3): Trích trong bài thơ “Đêm nay” (*): Tên các bài thơ in trong tập “Cánh buồm trong nắng”. 51
  • 52. 8. NGUYỄN QUỐC KHÁNH. ( 1927 ) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Nguyễn Quốc Khánh. + Sinh năm 1927 + Quê quán: Xã Phú lộc, huyện Can Lộc, Hà tĩnh. + Địa chỉ: P.202, nhà C9b, phố Hoàng Ngọc Phách, Hà Nội. + Đthoại: 04. 37764892 + Tốt nghiệp khoa văn ĐHSP Hà Nội + Nguyên giáo viên dạy văn trường THPT Ngô Quyền , HP + Tham gia ban tổ chức thành lập Chi hội văn nghệ Hải Phòng năm 1962 (Thời Nguyên Hồng, Trần Hoàn). + Nguyên Ủy viên chi hội Văn nghệ Việt Bắc. + Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT: 52
  • 53. + Có thơ in trong “Tạp chí sinh hoạt văn nghệ quâm đội”,1954 + Thơ in trên báo : Tiền phong , Đại đoàn kết,(từ năm 1957.) + Tập thơ “Đường quê” (In chung với Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Cầm Giang ) + Thơ đăng rải rác ở các báo và tạp chí Trung ương và địa phương… *ĐÃ XUẤT BẢN: Tập thơ: “Trong cõi phù sinh”- NXB Hội nhà văn, 2010. *GIẢI THƯỞNG: Bài thơ “Nhắc tên Hồ Chí Minh”in trong tuyển tập thơ “Sáng Tháng Năm” được trao giải thưởng khuyến khích trong cuộc thi thơ- Chào mừng Đại Hội Đảng, năm 1960, do Đài tiếng nói Việt Nam và Hội Văn nghệ tổ chức.(Nghệ sĩ Kiều Miên đã ngâm bài thơ này trên Đài tiếng nói Việt Nam) *NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO 1. Trong cõi phù sinh. Trong cõi phù sinh 53
  • 54. Làm cuộc du sinh Rời quê hương bồng bềnh ngoài thế cuộc Thời trai trẻ Ngược xuôi Xuôi ngược Bao ngả đường Danh phận Tình yêu Thành – bại Tiếng khóc có khi mở lời tiếng hát Sống chỉ một lần Vui vẻ Cõi phù sinh… 2. Hoài niệm. Biết đâu là tận chân trời Để người gốc bể nối lời thề xưa Em ơi em lấy chồng chưa Nơi sơ tán cũ bây giờ còn ai ? NGUYỄN QUỐC KHÁNH 3. Loanh quanh. “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” (Trịnh công sơn) Thuở nhỏ Mẹ đưa lên chùa Hương khói 54
  • 55. Hồi chuông Tiếng mõ Bài giảng Kinh Thập điều Ru tôi Lớn lên Theo anh thăm chùa cổ Biển đề: Trụ sở ủy ban… Tối vui lớp học Bình dân Ngày rộng sân kho hợp tác Vắng lời kệ câu kinh dìu dặt Sáng chiều vang tiếng Tiến quân ca Tuổi già Theo người hằng sản hằng tâm Dựng lại ngôi chùa đổ Ghép đá cầu ao Rước “Cụ” rùa đội bia về chỗ cũ Đi dọc đường làng bới bới, be be Qua những mảnh vườn gộp gộp, chia chia Dịp lễ Vu Lan về Nghe thượng tọa giảng: “Không không ! Sắc sắc!...” Muốn sống lại thời con nít Mẹ đã mất rồi Biết ai dẫn đi ?! ( NGUYỄN QUỐC KHÁNH) C. CẢM NHẬN : “ Đến với “Trong cõi phù sinh” của nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Quốc Khánh, ta tìm thấy ở đó phẩm chất một người lính Cụ Hồ, nhân cách một nhà giáo, tâm hồn của một nhà thơ, nghệ sĩ. Tiếng 55
  • 56. lòng của tác giả găm sâu trong từng câu chữ. Cả tập thơ, tâm tư của tác giả thật đa chiều. Tập thơ đề cập tới nhiều vấn đề của cuộc sống.Và, có nhiều vấn đề tác giả muốn nói mà cứ “loanh quanh” chưa nói. Hình như qua từng thi phẩm, tác giả giành cho độc giả tự hiểu lấy…” (NGUYỄN CẢNH ÂN) 56
  • 57. NGUYỄN QUỐC KHÁNH. “Ngày xưa có kẻ thắp đèn”(1) “Đi tìm tri kỷ…ban ngày…hoài công”(1) “Những ngọn đèn”(*), nắng ửng hồng “Những trái tim tím bầm lòng xót xa” (1). “ Loanh quanh”(*), ta lại tìm ta. Cái “thời con nít”(2), nó qua mất rồi ! “ Trong cõi phù sinh”(*) đường đời “Tiếng khóc”(3) ai đã “Mở lời”(3) với ta Loanh quanh ta lại tìm ta, Đi tìm tri kỷ hóa ra tìm mình. Trở về với “Cõi phù sinh” Mong thi nhân sống hết mình – Khỏe ! Vui ! ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: (*): Tên các bài thơ in trong tập “Trong cõi phù sinh” (1): Trích trong bài “Những ngọn đèn” (2): Trích trong bài “Loanh quanh” (3): Trích trong bài “Trong cõi phù sinh” 57
  • 58. 9. ĐOÀN MINH NGỌC. (1942) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Đoàn Minh Ngọc + Sinh ngày: 24/12/1942 + Quê quán: Khâm thiên, Đống Đa, Hà nội. + Địa chỉ : Số 7/44/ngõ 37 An Đà ,Quận Ngô Quyền, Hải Phòng. + Tốt nghiệp ĐHSP Khoa văn , khóa 1961-1964. + Nguyên : - Dạy văn các trường cấp 3 ở Nghệ An, Hải Phòng. - Chuyên viên chính sở giáo dục & đào tạo Hải Phòng. + Điện thoại: 031.373.1448 0907.158946. + BCH CLB thơ nhà giáo Hải Phòng 58
  • 59. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: * THAM GIA VIẾT: + Các báo và tạp chí Trung ương và Địa phương + Thơ in trong các tuyển tập: -Tấm lòng nhà giáo ( NXB Giáo dục-2012) -Thơ nhà giáo Hải Phòng (NXB Hải Phòng-2012) -Bạch Ngọc bên dòng Lam (NXB VHTT – 2013) -Nhớ về Đô lương ( NXB VHTT – 2014) * ĐÃ XUẤT BẢN: -Khoảng sáng ( NXB Hội nhà văn – 2011 ) -Rộng và hẹp ( NXB Hội nhà văn – 2014 ) * NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO 1. Khoảng sáng. Biển có chia đâu vẫn nguyên vẹn màu xanh Gió thổi phương này vẫn mát về phương ấy Tiếng thơ đêm chúng mình cùng nghe thấy Nên chỗ khuất lòng thành khoảng sáng trong nhau! Hải Phòng, 1996 ĐOÀN MINH NGỌC 59
  • 60. 2. Rộng và hẹp. Đã đi qua bao năm tháng mịt mùng Để kiếm tìm tình yêu và cuộc sống… Không gặp nhau thế gian này quá rộng Gặp lại nhau, trái đất hẹp vô cùng! Trở lại Nghệ An 5/2010 ĐOÀN MINH NGỌC 3. Nghĩ về sóng. Sóng đập vào quá khứ Sóng dội về tương lai Sóng mênh mang viễn xứ Sóng êm ru ban mai Sóng ngân nga tiếng hát Sóng bâng khuâng tím chiều Sóng xoa bàn chân cát Sóng thầm thì lời yêu Sóng sao như là đất Sóng sao như là người Sóng- Đất- Người hòa một Sóng yêu thương như Đời. Cát Bà, thu 2002. ĐOÀN MINH NGỌC 60
  • 61. C. CẢM NHẬN 1.“…Tác giả đã dành nhiều tâm huyết trong cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục, trực tiếp đứng lớp và đảm đương công việc chỉ đạo môn Ngữ văn của ngành giáo dục phổ thông ở địa phương. Dấu vết nghề nghiệp chắc hẳn phần nào đổ bóng xuống trang viết. Thơ của tác giả Đoàn Minh Ngọc không chú mục gây cho bạn đọc những sửng sốt ban đầu, mà thường bình thản gửi gắm qua câu chữ, ẩn chứa sự kiếm tìm chìm lặn bên trong. …Với tác giả, nếu bỏ đi một đề tài vô cùng sâu nặng là nghề dạy học, thì bỏ qua ý nghĩa lớn của cuộc đời. Dạy học vừa là nghề nghiệp, vừa là niềm đam mê, mà cũng còn là lẽ sống…” (“Khoảng sáng trong nhau, khoảng sáng trong đời” - PHẠM NGÀ) 2… “Ấn tượng và thành công của Đoàn Minh Ngọc không hẳn chỉ ở nội dung mà còn ở cấu tứ, cách diễn đạt riêng của anh theo phong cách vừa cổ điển vừa hiện đại. Thơ anh cổ mà không cũ, kim mà vẫn đượm màu truyền thống, con chữ thì hẹp, tình người thì rộng nên được nhiều bạn đọc ưa thích và trân trọng” (“Con chữ thì Hẹp, tình người thì Rộng” - PHẠM QUANG CHU) 3.“…Như quả thông già tách vỏ - cây thông non vươn rễ biếc xanh, chúng tôi cứ nghĩ nhà giáo Đoàn minh Ngọc là vậy…”( PHẠM VĂN THANH) 61
  • 62. ĐOÀN MINH NGỌC. “Chỗ khuất”,“Khoảng sáng trong nhau”(1) “Có chia đâu…”(1), biển vẹn mà xanh nguyên. “Tiếng thơ đêm”(1) của chúng mình Gió phương này thổi mát lành phương kia Thời gian xuyên suốt tập thơ Sắc màu sáng những trang thơ mặn mà. Biếc - xanh - hồng - đỏ - hoa cà… Xanh màu nho – Trắng màu ngà – Răng đen. Bằng lăng tím, tím giò lan. Mùa thi, phấn trắng, bảng đen, trống trường “Nghĩ về sóng”(2)- Ngọc sáng*trong Nhà thơ, nhà giáo, mái trường – Đời Anh. ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: (1): Trích trong bài thơ “Khoảng sáng” (2): Tên bài thơ in trong tập thơ “KHOẢNG SÁNG” (*): Minh Ngọc. 62
  • 63. 10. HÀ THÚC QUẢ ( 1936 ) A. TIỂU SỬ: +Họ và tên :Hà Thúc Quả. +Ngày sinh : 24 – 5 – 1936. +Địa chỉ : 9b U18 ngõ 80 Lam Sơn, Lê Chân, Hải Phòng. +Nguyên giảng viên CĐSP Hải Phòng + Hội viên HỘI NHÀ VĂN Hải Phòng. +Phó chủ nhiệm CLB thơ nhà giáo Hải Phòng. +Trưởng bộ môn thơ CLB Bạch Đằng, Hải Phòng. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: * THAM GIA VIẾT: + Có bài viết đăng ở các báo, Tạp chí Trung ương và địa phương. 63
  • 64. * XUẤT BẢN : +Tím chiều (NXB Hải phòng – 2006) +Tàn –Nở (NXB Hội nhà văn – 2011) * THƠ IN TRONG CÁC TUYỂN TẬP: + Tấm lòng nhà giáo ( NXB giáo dục ) + Thơ nhà giáo (NXB văn hoá dân tộc) + Giọt nắng (NXB Hội nhà văn ) + Huế giữa lòng Hà nội (NXB văn hoá thông tin ) + 50 năm nghĩa tình (NXB văn hoá thông tin ) + Bạch ngọc bên dòng Lam (NXB văn hoá thông tin ) + Thơ nhà giáo Hải Phòng ( NXB Hải phòng ) + Ký ức trường xưa ( NXB Hải phòng ) + 20 mùa hoa ( NXB Hải phòng ) +Cửa biển ( NXB VHNT Hải phòng ) … *GIẢI THƯỞNG: - Giải nhất thơ CLB Bạch Đằng năm 2010 - Giải nhì thơ “Người lao động đất Cảng” – 2011 - Giải nhì thơ “Nhà giáo với Bác Hồ” –SGD &ĐT và Hội CGC Thành phố Hải Phòng tổ chức, 2013. -Giải C cuộc thi do sở GD & ĐT tổ chức năm 2005 (Ký- viết chung với Phạm Đức bài “Thúc Hà, tác giả đoạt Huy chương vàng quốc tế cách đây 50 năm”) - Huy chương vàng trong liên hoan thơ “Văn minh sông Hồng và biển đảo”- Hải Phòng mở rộng , năm 2013. 64
  • 65. * NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO; 1. Tàn nở Viết tặng những người cô đơn Cô đơn Hoa - tự - nở Cô đơn Hoa - tự - tàn Thu mình làm chi vậy Đời mấy cánh hoa ơi ? Hoa – tự - ánh lên rồi Cánh- Mặn chia đời khoảng trống Thả mình tàn – nở cùng thơ Như một lời ru Khi từng giọt lặng ngân… nửa vầng trăng lạ Thả cánh – ngọt chia vào hồn ta. Hai nửa cô đơn Kết giữa – Bờ Hoa Bến đục bến trong Hai bờ Tàn - Nở Lại gặp mình trong một nửa… Chia đôi! HÀ THÚC QUẢ 65
  • 66. 2. Ngày Valentines Ngày lễ tình nhân em trẻ ra Cho em hát mãi khúc xuân ca Anh rót đời em tình mật ngọt Uống cạn môi em phút đậm đà. HÀ THÚC QUẢ * 3. Nơi sơ tán lần cuối đón thư Bác. Kỷ niệm 45 năm Bác Hồ gửi thư Lần cuối cho ngành giáo dục(1968) Lá thư Bác về nơi sơ tán Một chiều thu nâng gió ngàn mây Tôi đứng lớp bền hầm kèo cỏ dày xanh lá Lòng rộn ràng truyền hơi ấm đến bàn tay Truyền tay nhau lá thư màu nắng Phấn trắng thơm đời thầy, lý tưởng Người trao Dù khó khăn đến đâu cũng thi đua dạy tốt Trường tôi rất đỗi tư hào(*) 66
  • 67. Từ mùa thu ấy Dưới ngọn đèn dầu leo lét đêm đêm Trang giáo án bừng lên mùa khát vọng Mùa nở tầng cao vươn xa Thời gian lên hương lắng đọng bài ca… Bài ca mới Từng lời Từng lời Người Gieo lên mỗi mùa khai giảng mới Kết lại 45 năm tròn nghĩa đậm đà Kết vào trái tim ta Sáng trong tâm hồn ta Lời Bác dặn từ mùa thu lần cuối Mái trường yêu vàng cánh nở muôn hoa. Tháng 8 năm 2013 HÀ THÚC QUẢ CHÚ THÍCH: (*):Tháng 9/1968, Trường sư phạm cấp 2 tự nhiên, sơ tán tại xã Tiên Minh,Tiên lãng , Hải Phòng. Cuối năm ấy tổ giáo viên KHTN được nhà nước 67
  • 68. thưởng huân chương lao động hạng ba. C. NHẬN XÉT : 1. …“ Hà Thúc quả nổi tiếng là thầy giáo dạy toán giỏi của thành phố Hải Phòng. Vẫn biết anh là người yêu văn học, cũng có lúc tạt ngang sang thơ phú một chút, những tưởng là thư giãn làm phong phú thêm tâm hồn, bổ trợ cho việc dạy toán, nào ngờ đọc tập thơ “Tím chiều” của anh bỗng thấy một con người khác của Hà Thúc Quả… Thơ anh, giống như con người anh: Đằm thắm, đôn hậu, dịu dàng; một chút duyên dáng dễ thương; một chút bay bổng vút lên từ mực thước; một chút lãng mạn trào dâng trong chừng mực tính cách nhà giáo; công chúng dễ đọc, dễ cảm…Bạn đọc có thể cảm nhận được thi pháp của anh khá vững, sư am hiểu của anh về thơ khá rõ” ( HỒ ANH TUẤN) 2. “…Có lẽ qua rất nhiều trải nghiệm, những mất mát đớn đau và cũng không ít ước nguyện, không muốn đầu hàng tuổi tác và số phận mà anh có thơ hay.Chínững nỗi niềm ấy đã chắp cánh cho thơ anh. Anh đã say- say nghiêng ngả dù cuuoocj đời cho anh một chút thôi…Chúc anh vẫn say để có nhiều thơ hay hơn nữa… (THANH AN) 68
  • 69. HÀ THÚC QUẢ Một thầy giáo toán làm thơ “Tím chiều”, “Tàn –Nở”(1) – mộng mơ trải lòng Nửa đời,“Bến đục – Bến trong”(2) “Gặp mình một nửa”(2)mà lòng xót xa Trí tuệ toán – tâm hồn thơ Tình thơ như muốn đợi chờ... ai đây ? “Đợi,” “Rung”, “Sóng vỗ chiều nay”(*) “Chiều vay chút nắng(*), “Cát bay”(*), gió lùa. Đắm “Lời chúc đêm giao thừa”(*) Mà đời“Gánh cả bốn mùa”.(*)..thời gian ? Hoa trong anh...Nở, không tàn . Hồn thơ đậm nét nhân văn dâng đời . (CẨN ANH ) CHÚ THÍCH : (1) : Tên hai tập thơ của Hà thúc Quả. (2) :Trích trong bài “Tàn – Nở” 69
  • 70. (*) :Tên các bài thơ in trong tập thơ “Tàn –Nở” 11. NGUYỄN ĐÌNH TÂM ( 1944) A. TIỂU SỬ: +Họ và tên : Nguyễn Đình Tâm +Bút danh : nt +Ngày sinh :24 -7 - 1944 +Quê quán :Thị xã Cửa Lò, Nghệ an +Địa chỉ :45A/ 98 Văn Cao, Ngô Quyền, Hải Phòng. +Nguyên giảng viên trường Đại học Hàng hải +Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng. +Hội viên Hội khoa học phát triển nhân tài, nhân lực Hải Phòng. 70
  • 71. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT: Có bài viết đăng ở các báo, tạp chí Trung ương và địa phương *T HƠ IN TRONG CÁC TUYỂN TẬP: + Thơ Hải Phòng 5năm, 10 năm, 20 năm, 40 năm. * ĐÃ XUẤT BẢN: + “Sóng vào thu” ( NXB Hải Phòng – 1982 ) + “Tình biển”(NXB Hội nhà văn – 2005 ) + “Thức với mùa thu”(NXB Hội nhà văn – 2012) * NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 1.Nhớ biển. Trầm ấm còi tàu lan nhanh vào khoảng lặng Nỗi nhớ cồn cào cuốn về phía Đại Dương Tiếng ì oạp vỗ vào tâm tưởng Con sóng say, nghiêng ngả những cánh buồm Thoảng nghe gió trở mình trong giấc ngủ Cơn mê chiều ướt mắt gọi người thương. ( NGUYỄN ĐÌNH TÂM ) 71
  • 72. 2.Thức với mùa thu. ( Viết cho con gái Lê Hoa) Xa mùa thu lại đến với mùa thu Thành phố sáng trong mặt người rạng rỡ Vị hồng sâm thơm dần vào nỗi nhớ Những conđường lá đỏ, gió xôn xao. Áo dài con tha thướt, thanh tao Hòa quyện với những sắc màu hanbok Ba rạo rực giữa hai miền mơ thực Con bé thơ và con tuổi trưởng thành Giữa thanh bình, cao rộng trời xanh Thầm cảm tạ những ngày gian khổ Con hiền thảo giữa bạn bè mến mộ Con hồn nhiên hoa lá tươi thêm Giữa xứ người con vẫn của quê hương Là yêu thương, tự hào, hy vọng Mai khôn lớn giữa dòng đời sôi động Vẫn có Ba, diểm tựa của quê nhà Ký ức ùa về, ký ức trôi qua Sao lấp lánh khoảng trời xa chạng vạng Ngắm con ngủ bình yên bên giáo án Ba thức cùng ánh sáng của Gwangju Ba thức cùng nhân nghĩa của mùa thu. Gwangju. Mùa thu 2010 NGUYỄN ĐÌNH TÂM, 72
  • 73. 3. Bác xích lô. Những vòng lo toan quay suốt một đời Bác xích lô tuổi đã bảy mươi Cứ đạp mãi không thoát ngoài vòng xích Đạp tha thẩn giữa bao chiều vắng khách Tự chở mình …chầm chậm… Trước hoàng hôn. ( NGUYỄN ĐÌNH TÂM) C. CẢM NHẬN: “Nhà giáo Nguyễn Đình Tâm vốn giảng viên, chủ nhiệm bộ môn Động cơ-Thiết bị nhiệt, trường Đại học Hàng hải Việt nam. Anh say mê khoa học kỹ thuật.Anh sớm đến với thơ bằng nỗi niềm đam mê.Sự nghiệp hàng hải với sóng, với biển, thiên nhiên, đất nước,… đã đi vào thơ anh như một sự thăng hoa.Thơ của nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Đình Tâm đa dạng về thể loại, phong phú về đề tài, dạt dào tình cảm, khá sâu sắc về ý, tứ. Cùng với các thi phẩm viết về sóng, biển, thu,…bạn đọc đang chờ đón đón tiếng lòng của thi nhân ở sự đổi mới về thơ với nhiều đề tài khác.” (NGUYỄN CẢNH ÂN) 73
  • 74. NGUYỄN ĐÌNH TÂM Nặng lòng với Biển – Quê hương Hồn thơ anh đã nhuộm vàng sóng ru. Anh từng “Thức với mùa thu”(*) “Tình biển”(*)xô “Sóng vào thu”(*) đắm mình. “Giữa mùa lá hằng tôn vinh...”(1) “Lá vàng rơi...”(1),“Lá lìa cành”(1)- Đẹp!Thu... “Nhớ biển”(2),nhớ “Ngã ba thu”(2). Biển quê hương,“Tiếng sóng ru”(3)- Cửa Lò.(4) Thi nhân - nhà giáo mộng mơ Tâm tình thu - biển , hồn thơ dạt dào. (CẨN ANH) CHÚ THÍCH : (*) Tên các tập thơ đã xuất bản (1):Trích trong bài “Trước lá vàng rơi” (2):Tên các bài thơ trong tập thơ “Thức với mùa thu”. (3):Trích trong bài “Đêm Cửa Lò” (4): Quê hương của nhà thơ. 74
  • 75. 12. TRẦN NGUYÊN THẠCH (1949) A. TIỂU SỬ: +Họ và tên :Nguyễn Ngọc Tấn. +Bút danh : Trần Nguyên Thạch +Ngày sinh :09 -10 -1949 . +Quê quán: Thanh hóa +Địa chỉ : 56D Trần Phú, Hải Phòng +Nguyên giáo viên ngữ văn THPT Năng khiếu chuyênTrần Phú, Hải Phòng +Hội viên HỘI NHÀ VĂN Hải phòng. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: * THAM GIA VIẾT: Có nhiều bài viết đăng tên các báo Trung ương và địa phương. * ĐÃ XUẤT BẢN: + “Bài ca đom đóm” ( NXB Hải Phòng) + “Bến xưa” ( NXB HỘI NHÀ VĂN – 2010) 75
  • 76. *NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 1.Thác Bản Giốc. Bản giốc ơi, Người kể ta nghe Có phải lịch sử trúng thương ở nơi này, Bản Giốc? Mà thác bên trời buông trắng những khăn tang Ta nghe tiếng thác như tiếng khóc Nâng một chến rượu núi quê Uống cùng non nước đau thương Ta có say xin người sau đừng trách Đâu đất đai tổ quốc ? Đâu thác trắng ngàn xưa như mây Đâu sông xanh ngàn xưa như ngọc Và đâu nữa ?Bến sông xưa em tắm Da núi trắng ngần cho ai mê say ? Đưa tay vốc một vốc nước trong con sông đầu nguồn tổ quốc Nước sông hay nước mắt Uống đi em nhé đừng quên Nước nửa dòng bên như sắc máu lưu đày vẫn im lặng chảy. Ra về Bản Giốc trong ta chỉ còn là tiếng gió như làn roi quất bỏng rát con tim Đâu danh thắng muôn đời Người anh hùng Bản Giốc giờ đâu ? Núi sông ầm ầm tiếng thác Bản Giốc- Trùng Khánh – Cao bằng Hạ 2007. TRẦN NGUYÊN THẠCH 76
  • 77. 2. Mực tím sang sông. Có một lần Ta lỡ đánh rơi vào áo trắng em một giọt mực tím Không bắt đền Nhưng em buồn em khóc. Ta đăm đăm nhìn vào cõi nhớ Giọt mực ngày xưa lớn lên Thành trái tim hồng Cho ta ngất ngây Mang theo suốt cả một thời chiến trận. Bây giờ mực tím sang sông Ngày xưa thương lắm Sao lòng lặng im. Thành Vinh – 1995 TRẦN NGUYÊN THẠCH 3.Đom đóm. ( Thơ Hai Ku ) Đêm hè vắng Cậu bé chân trần chơi cùng đom đóm Ánh sáng nở đầy lòng bàn tay. Hạ 1995 TRẦN NGUYÊN THẠCH. 77
  • 78. C. CẢM NHẬN : 1. “Những trang thơ trí tuệ / Day dứt bao nỗi niềm /Gợi bao điều nhân thế. / Máu ứa từng dòng thơ / Đọc nghe mà đau ruột / Mỗi địa danh đất nước / Quặn thắt lòng thi nhân” (NGUYỄN CẢNH ÂN) 2. Một mình. Một mình chỉ tại thiếu em Một mình, chỉ một mình!Thêm một mình ? Một mình đành phận giá băng Bao mùa đông, chỉ nằm không, đợi chờ . Một mình văn, ai đọc cho. Một mình thơ, vần nhịp... lo một mình. Một Tấn Ngọc Thạch vô tình Bụi trần cũng chỉ lặng thinh, mặc đời ! Văn chương lắm cũng thế thôi ! “ Bến xưa”, chốn ấy- ngậm ngùi thế ư ? “Bài ca đom đóm” – Hai ku(*) Một sáng tạo mới, hướng đi đổi đời ! Một mình, chỉ một mình thôi, Cùng nàng thơ hoá đá rồi hay sao ? Trần Nguyên Thạch, bạn thơ đâu? Tìm thêm mình nữa, trao nhau chén tình Rượu ngon chỉ uống một mình Đá trơ gan, Ngọc bất thành, Bạn ơi ! ( CẨN ANH ) CHÚ THÍCH : + Những cụm từ in nghiêng đậm là tên các tập thơ của Trần Nguyên Thạch. +(*):Hai Ku là thể thơ Nhật bản, vào Việt Nam cuối thế kỷ XX. Thể thơ này ngắn – cực ngắn, hình thành từ thế kỷ 17 do phát kiến của Matsuo Basho (1644 – 1694). 78
  • 79. TRẦN NGUYÊN THẠCH “BẾN XƯA”(*), day dứt nỗi đời ! “Bản Giốc ơi!”... “thác bên trời”... “khăn tang”(1) “Hoàng sa Đất Việt”(2)kiêu hùng “Sao lòng ta nhói buốt”(2 ) cùng thời gian . Nhà thơ – nhà giáo chuyên văn “Nhìn em qua cốc rượu tràn hoa nghiêng”(3) “Rơi cộc...đáy cốc bàng hoàng ”(3) Đau lòng “Mực tím sang sông”(4) lâu rồi ! “Trăng in đáy cốc”,(5) Cạn thôi ! Vì ai, “đâu chẳng có đời vọng phu”?(6) Bao giờ ? cho đến bao giờ . Trang thơ trí tuệ, ấm thơ trang đời (CẨN ANH) CHÚ THÍCH : (*) Tên tập thơ của Trần Nguyên Thạch (1) Trích bài “Thác Bản Giốc” (2) Trích bài “ Xin gửi Hoàng Sa” (3)Trích bài “ Cốc rượu” (4) Tên bài thơ in trong tập thơ “BẾN XƯA” (5) Tên bài thơ in trong tập thơ “BẾN XƯA” (6) Trích trong bài “ Còn đó Vọng phu” 79
  • 80. 13. HỒ ANH TUẤN ( 1943 ) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Hồ Anh Tuấn. + Ngày sinh : 14-12-1943 + Quê quán: Quỳnh đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. + Địa chỉ : Số 4/155, phố Lán Bè, Lê Chân, Hải Phòng + Nguyên Hiệu trưởng THPT Cát Hải, Hải Phòng. + Nguyên trưởng phòng GD&ĐT Cát hải, Hải Phòng + Nguyên phó chủ tịch UBND huyện Cát hải, Hải Phòng + Hội viên Hội VHNT Hải Phòng. + Hội viên HỘI NHÀ VĂN Việt Nam + Nguyên : - Chủ tịch Hội liên hiệpVHNT Hải Phòng - Tổng biên tập tạp chí Cửa biển. + Chủ nhiệm CLB thơ nhà giáo Hải Phòng . B. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG: * THAM GIA VIẾT: + Báo Văn Nghệ +Tạp chí Cửa biển + Các báo trung ương và địa phương 80
  • 81. * ĐÃ XUẤT BẢN: +Thơ tình của đá ( NXB Hải Phòng, 1993 ) + Mùa thu đến muộn ( NXB Hải Phòng,1995 ) + Giấc mơ của biển ( NXB Văn học – (1998) + Cánh chim hoang ( NXB Hội nhà văn, 2002) + Biển và em ( NXB Hội nhà văn-2004) + Chàng dũng sĩ dưới đáy biển –Truyện đồng thoại NXB Kim đồng-2004) +Nếu em là mùa thu (tập thơ nhạc – NXB Hải Phòng-2007) + Những mảnh tâm tư ( NXB Hội nhà văn-2008) + Tự tình với mùa thu (NXB Hội nhà văn -2010 + Tình yêu không biên giới (NXB Hội nhà văn – 2012) *GIẢI THƯỞNG: +Giải C về thơ, cuộc thi báo Người giáo viên nhân dân,1971 +Giải C tập “Cánh chim hoang”(2002) và tập “Biển và em”(2004)của uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. +Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1995-1997 của thành phố Hải Phòng. +Giải thưởng VHNT Hải Phòng năm2004-2005. +08 giải thưởng viết lời thơ cho các ca khúc (đồng tác giả) của UBTQLH các Hội VHNT Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam và các bộ ngành. + … 81
  • 82. *NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: * 1. Cổng trường. Cổng trường đông chật tiếng cười Xôn xao hạt nắng vàng rơi dấu giày Cổng trường bay áo trắng bay Bâng quơ tay chạm bàn tay học trò Nhân từ ánh mắt thầy cô Là con thuyền đón ước mơ vào trường Hoa chi thương đến là thương Nở hồng trên má tuổi đương dậy thì Cổng trường, nếu bước chân đi Mừng vì khôn lớn, buồn vì cách chia Xao lòng một giọt sương khuya Tuổi trăng tròn chớm néo về… tình yêu Xa trường cánh phượng mang theo Trái tim ai cũng có nhiều lửa thiêng Khép vào là mảnh trời riêng Mở ra đường lớn nối liền chân mây. Bâng khuâng qua cổng xuân này Vẫn đàn em đó, vẫn thầy, vẫn cô Bao nhiêu sóng gió dạt xô Ai ngăn bọt biển dạt vô sân trường ? Cổng trường lưu giữ tình thương Ai từng qua sẽ vấn vương suốt đời. ( HỒ ANH TUẤN) 82
  • 83. 2. Thầy tôi. Con vẫn là đứa trẻ thơ lên bảy Thuở thầy tóc đã trắng mây Sách phấn , bảng đen ríu rít đến nhà thầy Dưới giậu hòe hoang ngạt tiếng ve say. Vẫn là đứa trẻ rạp đầu trên phản nhỏ Cái phản cập kênh trên hai chồng gạch vỡ Thầy cầm tay nắn từng chữ, từng dòng Mồ hôi thầy, mồ hôi con rơi trên trang vở Mơ hồ trưa tiếng khô rang guốc gỗ Đọc chính tả tiếng thầy như sương rơi trên cỏ Mơ hồ trưa những câu chuyện cổ Thầy dắt chúng con qua tuổi thơ ngây Con đã về đây, hôm nay trước nền cũ nhà thầy Mấy chục năm phong trần vẫn là đứa trẻ thơ lên bảy Thầy đã khuất, mái tranh nghèo đã mất Con cháu thầy dựng biệt thự nguy nga Mừng cho thầy mà thương thế thuở xưa xa Những tướng lĩnh, giáo sư bồn chồn ngày gặp mặt Tiếng guốc gỗ gõ vào ký ức Ngỡ từ trong cổ tích thầy về HỒ ANH TUẤN. 83
  • 84. 3.Trường xưa. Ngỡ ngàng trước ngôi trường mới Thầy giáo xưa đâu rồi? Cả tôi ngày xưa ấy Cũng đã thành xa xôi! Lên với mây với gió Trường mới cao nguy nga Vẫn như chú trò nhỏ Dưới bóng thầy giáo già. Bạn cũ giờ đâu ta Trường mới cao nguy nga Vẫn như chú trò nhỏ Dưới bóng thầy giáo già. Bạn cũ giờ đâu ta ? Ai lập nghiệp quê nhà ? Ai lên tướng, lên tá ? Ai lên ông, lên bà ? Trường xưa: Tranh, tre, lá Chẳng thẹn với cuộc đời Các em ơi, trường mới Có nâng tầm con người ? Đừng nhìn tôi lạ thế (Cái “lon” tướng trên vai!) Tôi tìm về ngày cũ Gặp các em… tương lai. 84
  • 85. HỒ ANH TUẤN. * CẢM NHẬN 1. “Hồ Anh Tuấn là một nhà giáo, nhà thơ gắn bó gần suốt cuộc đời với giáo dục, biển đảo.Từ một thầy giáo dạy văn, Hiệu trưởng trường cấp3, Anh trở thành nhà quản lý giáo dục, chủ tịch Hội VHNT Hải phòng...Tôi đã có dịp thăm anh ở Cát Hải, Cát Bà, khi anh còn làm trưởng phòng giáo dục huyện đảo Cát Hải, biết Anh và thơ anh từ đó. Thơ Hồ Anh Tuấn nặng tình với trẻ thơ, với nhà trường, cháy lòng với biển đảo, với em và mùa thu. Bút lực của Anh thật sung mãn. Thơ tình rút từ lòng Anh những dòng mật ngọt dâng hiến cho đời.” ( NGUYỄN CẢNH ÂN) 2. “…Chế Lan Viên có câu thơ rất hay viết về hạnh phúc: Khi được lúa, ta được cả chim trời đến hót. Hạnh phúc trở về, hạnh phúc hoá thành đôi. Câu thơ ấy ứng vào những năm cuối khi từ giã quan trường của Hồ Anh Tuấn: Năm 2005 anh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, đó là sự khẳng định muộn màng với một người đã yêu, đã tin, gửi gắm cả đời mình cho thơ với một sự mê đắm lạ lùng… Anh đã đi trên con đường gập ghềnh, gian khó, khổ đau ấy "con đường ảo của người làm thơ" như anh tự bạch, để viết những câu thơ có ích cho nhân sinh thế thái muôn đời … Anh đã có 5 tập thơ, 1 cuốn truyện thiếu nhi, 83 bài hát phổ thơ anh… tất cả đều có dấu tích của Hải Phòng, thành phố đã trở thành quê hương thứ hai của anh, hệt mảnh đất Quỳnh Lưu, Nghệ An - nơi anh đã sinh ra.” 85
  • 86. (NGUYỄN LONG KHÁNH ) HỒ ANH TUẤN. Cuộc đời dạy học, làm thơ Mái trường – Biển – đảo: Mộng mơ với đời “Trường xưa”(*) ấm tiếng “Thầy tôi”(*) Nắn từng nét chữ, mồ hôi: Con – Thầy. “…Chúng con qua tuổi thơ ngây”(1) “Cổng trường”(*)-“Đường lớn chân mây nối liền”(2) “Đồng môn”(*)- nay đã cao niên Người làm tướng, kẻ bén duyên thơ đời. Gom từng con chữ thơ chơi Ngấm từng trang sách, cuộc đời ấm thêm Mái trường – Thu – Biển – Đảo – Em … Từng giọt trí tuệ chắt đem dâng đời Hồ Anh Tuấn – Thi Nhân ơi ! Tâm Anh nhà giáo – Hồn đời nhà thơ. CẨN ANH CHÚ THÍCH: (*): Tên các thi phẩm Hồ Anh Tuấn viết về nhà trường (1): Trích trong bài “Thầy tôi” 86
  • 87. (2): Trích trong bài “Cổng trường” TÁC GIẢ ĐỀ NGHỊ BBT VÀ NHÀ XUẤT BẢN GHI ĐỦ THÔNG TIN TRÍCH NGANG: *Phía trong trang bìa trước: -NGUYỄN CẢNH ÂN -Bút danh: Cẩn Anh -Năm sinh: 1946 -Quê quán:Đô lương, Nghệ An -Đ/c:395 Lê Thánh Tông, HPhòng -ĐT:0313.766.803 – 0934297899 -Cử nhân văn khoa ĐHSP Hà Nội - Nghề nghiệp: Dạy học, Hiệu trưởng và sáng tác văn học . HỘI VIÊN: -CLB sáng tác VHNT Việt Nam -CLB Thơ nhà giáo Hải Phòng GIẢI THƯỞNG: -Giải 3(Không có giải nhất) cuộc thi thơ quốc gia “Hương thơ đất Việt”năm 2012-2013 * *Phía ngoài trang bìa sau: ẢNH 4x6 87
  • 88. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN: + Chân dung thi nhân Việt Nam - NXB VHTT + Trăng Tam Đảo - NXB Văn học + Nghề dạy học - NXB VHTT + Chân dung thi nhân Hải Phòng - NXB VHTT (Tập 1) + Chân dung thi nhân Hải Phòng (Tập 2) - NXB VHTT THƠ IN CHUNG TRONG CÁC TUYỂN TẬP: + Tấm lòng nhà giáo - NXB Giáo dục + Thơ nhà giáo Hải Phòng - NXB Hải Phòng + Hương thơ đất Việt - NXB VHTT + Còn mãi với thời gian - NXB Lao động + Dấu ấn những gương mặt thơ - NXB VHTT hiện đại + Thơ nhà giáo - NXB Giáo dục + Tác giả thơ- chân dung và - NXB VHTT phong cách. + Nhớ Đô lương - NXB VHTT + Góp nhặt thơ tình - NXB VHTT + Dòng thi ca - NXB VHTT - 88
  • 89. 89