SlideShare a Scribd company logo
1 of 434
Download to read offline
Phần hai
VĂN HIẾN HÀ NAM
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
73
VĂN HIẾN HÀ NAM
CÀNG ĐI SÂU TÌM HIỂU CÀNG THẤY
CUỐN HÚT VÔ CÙNG
(ĐỀ DẪN HỘI THẢO)
GS. HOÀNG CHƯƠNG*
Đề tài Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại, tôi
đã ấp ủ từ lâu, song mãi đến tháng 9 năm 2013, nhân chuyến
tháp tùng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về Hà Nam dự
Lễ hội đền Bà Vũ, tôi mới có cơ hội đề xuất với Chủ tịch UBND
tỉnh Hà Nam Mai Tiến Dũng - nay là Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư
Tỉnh ủy Hà Nam. Chủ tịch Mai Tiến Dũng giao cho Phó Chủ
tịch Trần Nga gặp tôi để nghe tôi trình bày về ý tưởng hội thảo
này. Và sau đó, một kế hoạch cụ thể về hội thảo văn hiến Hà
Nam được chúng tôi soạn thảo và gửi về Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Hà Nam. Nhưng mãi đến đầu năm 2015 kế hoạch này mới được
thực hiện. Thế mới biết làm văn hóa còn khó hơn làm kinh tế,
và dường như văn hóa bao giờ cũng đi sau kinh tế, mặc dù nghị
quyết của Đảng đã ghi rõ: “Văn hóa và kinh tế ngang bằng
nhau, quan trọng như nhau”.
Được Ban tổ chức phân công viết báo cáo đề dẫn hội thảo
quan trọng này, tôi thấy như vượt quá sức mình, vì tôi là chuyên
gia nghệ thuật dân tộc, ít chuyên sâu về văn hiến, địa chí nói
chung, nhất là Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại.
* Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc VN.
74
Nhưng khi được Ban tổ chức hội thảo phân công viết báo cáo đề
dẫn thì, tôi cố gắng thực hiện trong giới hạn khái quát vấn đề,
gợi mở vần đề, còn bàn sâu về Văn hiến Hà Nam thì tôi tin rằng
các học giả ở Trung ương và địa phương sẽ bàn sâu hơn, rõ hơn
và cụ thể hơn.
Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại là một đề tài
hấp dẫn, càng đi sâu tìm hiểu càng thấy cuốn hút vô cùng. Bởi
Hà Nam là phên dậu của Thăng Long, cũng là miền địa linh
nhân kiệt, mảnh đất trầm tích văn hóa vô cùng phong phú và
có nhiều điều mới lạ, xưa cũng như nay. Theo các nhà nghiên
cứu thì, Hà Nam là một trong những vùng đất trầm tích trẻ của
châu thổ Bắc Bộ, thuộc thời đại đồ đá mới, những di tích được
phát hiện gần đây cho thấy dấu tích người nguyên thủy đã xuất
hiện tại Hà Nam vào thời kỳ đồ đá mới cách nay khoảng 5.000
năm. Vào thời Hùng Vương, Hà Nam thuộc vùng đất của Bộ
Giao Chỉ (thuộc Bắc Bộ ngày nay). Đặc biệt, Hà Nam là một
trong những địa phương trên miền Bắc có Trống đồng Đông Sơn
nhiều nhất, tiêu biểu là Trống đồng Ngọc Lũ. Từ những năm đầu
Công nguyên, người Hà Nam đã tham gia tích cực vào cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng chống xâm lược nhà Hán. Có tới 60 nhân
vật tiêu biểu tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân
dân Hà Nam tôn thờ, trong đó có một số nhân vật mà tôi đã đưa
vào vở tuồng lịch sử Trưng Nữ Vương, tác giả Tống Phước Phổ,
Lưu Trọng Lư, công diễn từ 1974 cho đến nay. Vở tuồng này đã
công diễn trong và ngoài nước gần 40 năm mà vẫn được người
xem yêu thích. Trước hết là người xem được nhìn thấy đầy đủ
nhất những người phụ nữ đầu tiên của dân tộc mình đánh bại
đội quân xâm lược hùng mạnh phương Bắc ở thời kỳ đầu Công
nguyên. Người Hà Nam còn tham gia tích cực trong hầu hết các
cuộc kháng chiến chống xâm lăng từ thời Hùng Vương đến thời
đại Hồ Chí Minh. Sau chiến thắng phá Tống, bình Chiêm của
Lê Đại Hành, Hà Nam cùng Ninh Bình là trung tâm kinh tế
chính trị, văn hóa của cả nước. Vua Lê Đại Hành người Hà Nam
75
không chỉ nổi tiếng là một anh hùng cầm quân đánh bại quân
đội nhà Tống mà ông còn là ông vua đầu tiên xuống đồng cày
ruộng Tịch điền ở Đọi Sơn, để gần đây, sau khi Lễ hội Tịch điền
Đọi Sơn được khôi phục, các Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết,
Trương Tấn Sang, kế thừa truyền thống tốt đẹp đó, được nhân
dân vô cùng ngưỡng mộ. Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc
ở Hà Nam. Văn hóa Hà Nam trong thời kỳ này cũng được chú
trọng cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian. Theo nghiên
cứu của chúng tôi thì, Hà Nam là một trong những cái nôi văn
hóa dân gian của Đại Việt đang tồn tại rất nhiều loại hình ca
múa nhạc đặc sắc, nghệ thuật múa rối nước vẫn được coi là xuất
hiện đầu tiên ở Hà Nam với bằng chứng là tấm bia Sùng Thiện
Diên Linh ở chùa Long Đọi Sơn đã ghi dấu vua Lý Thái Tông
xem rối nước tại đây. Dấu tích lịch sử này không chỉ có ý nghĩa
chứng minh rối nước là loại hình văn hóa dân gian ra đời ở Việt
Nam, rất độc đáo, mà nó còn là minh chứng bác bỏ cả ý đồ chiếm
đoạt văn hóa của phương Bắc khi cho “múa rối nước có trước từ
Trung Quốc” (theo sử sách của Trung Quốc). Rất tiếc là Hà Nam
hiện giờ không có phường múa rối nước tiếp nối truyền thống
văn hóa của cha ông. Theo tôi, Hà Nam nên phục hồi múa rối
nước, vừa để bảo tồn di sản, vừa phục vụ du lịch.
Hà Nam, theo chiết tự và định nghĩa của Nhà thơ Vũ Mão thì,
“Hà” là sông, nước; “Nam” là cửa ngõ phía Nam Thăng Long, nơi
sinh ra nhiều người tài giỏi, trí tuệ sắc sảo, có nhiều cống hiến cho
đất nước. Điều đó đã chứng minh qua chiều dài lịch sử mấy ngàn
năm, từ thời đại Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh.
Văn hiến Hà Nam sinh ra rất nhiều anh hùng dân tộc, tiêu
biểu trong số đó là Trần Bình Trọng, nhân vật anh hùng chống
ngoại xâm Nguyên - Mông thời Trần với cái chết bất tử. Trần
Bình Trọng đã trở thành hình tượng đẹp trên sân khấu truyền
thống Việt Nam với câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam
còn hơn làm vua đất Bắc” không những in đậm trong lòng nhân
dân Việt Nam mà còn vang mãi trong nhà tù Mỹ - Ngụy, khi
76
Nghệ sĩ nhân dân Võ Sĩ Thừa (sau Giải phóng miền Nam ông
là Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Nhà hát Tuồng Đào Tấn) trong
thời gian bị giặc Mỹ bắt giam ở nhà tù Phú Quốc, đã đóng vai
tuồng Trần Bình Trọng rất thành công, diễn nhiều lần cho tù
nhân xem, tạo nên làn sóng đấu tranh chống Mỹ - Ngụy từ năm
1966 đến 1973. Sự kiện này tôi đã viết thành sách (Nxb Sân
khấu xuất bản năm 1987) và GS. Nguyễn Thuyết Phong, Việt
kiều Mỹ đã xin tôi để dịch ra tiếng Mỹ.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thời đại Hai Bà Trưng
đến thời Tiền Lê, và tiếp nối đến thời kỳ kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, biết bao anh hùng nghĩa sĩ người Hà Nam như
Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành), như Đinh Công Tráng và biết bao
anh hùng nghĩa sĩ đã tham gia tích cực trong các cuộc kháng
chiến chống xâm lăng mà lịch sử đã ghi chép trong sách vở và
truyền tụng trong nhân gian, cũng như tôn thờ trong hàng trăm
đền đài miếu mạo khắp vùng đất Hà Nam và ở nhiều địa phương
khác. Thật là thú vị khi nhắc tới chiếc Trống đồng Ngọc Lũ và lá
Cờ đỏ sao vàng đều do con người Hà Nam tạo nên. Di tích lịch sử
- văn hóa, lễ hội truyền thống, và nghệ thuật biểu diễn dân gian
dày đặc trên mảnh đất chiêm trũng Hà Nam - cái nôi của vùng
văn hóa sông Hồng đã phần nào cho chúng ta thấy được bề dày
của lịch sử oai hùng của miền đất văn hiến ngàn năm này. Như
Mahatma Ganđi nói: “Nền văn hóa của một Quốc gia nằm trong
trái tim và tâm hồn của nhân dân”. Nhân dân Hà Nam tự hào về
miền “đất võ trời văn” của mình nên đã có ca dao:
“Ngàn năm võ vật đua tài.
Vạn năm sông núi rộng dài tổ tiên…”.
Đứng trước Ngũ Động Sơn (ở Kim Bảng), nhà thơ Vũ Mão
tức cảnh thành thơ:
“Thấp thoáng chiều Thu Ngũ Động Sơn
Bên dòng sông Đáy trúc xanh rờn
Đền xưa ẩn khuất nơi thanh vắng
Thánh thót chuông chùa vọng khúc ngân…”.
77
Tổ tiên người Hà Nam, tổ tiên dân tộc Việt, không ngừng rèn
chí luyện tài để bảo vệ giang san, Tổ quốc. Có biết bao người con
Hà Nam ưu tú đã ngã xuống mảnh đất miền Nam vì tự do độc
lập của Tổ quốc mà các nhà văn, các nhà sử học đang vinh danh.
Như đã nói trên, cách đây hai năm, trong dịp đi cùng Phó
Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về dự lễ hội đền Bà Vũ ở huyện
Lý Nhân, tôi có cơ hội thấy được phần nào sinh hoạt văn hóa
rất đẹp, rất phong phú, đầy thánh thiện của con người Hà Nam,
rồi đi sâu tìm hiểu thêm mới thấy văn hóa, văn hiến Hà Nam
thật là đẹp, thật là hấp dẫn, từ văn hóa phi vật thể đến văn hóa
hữu thể. Con người Hà Nam xưa và nay đều mang tâm hồn và
phong cách thuần Việt hồn nhiên và chân thật thể hiện cả trong
những người phụ nữ bị oan khiên như nàng Vũ Thị Thiết được
nhân dân tôn thờ và từ lâu đã trở thành nhân vật đẹp trong
nhiều vở chèo, tuồng, cải lương được biểu diễn khắp đất nước với
nhiều tên vở khác nhau: Chiếc bóng oan khiên, Thiếu phụ Nam
Xương, Nỗi oan tình…Có thể nói, ba nhân vật người Hà Nam là
Trần Bình Trọng, Lê Hoàn và Vũ Thị Thiết đã có sức sống lâu
bền nhất trên sân khấu cả nước trong nhiều thập kỷ qua.
Đề cập tới Văn hiến Hà Nam không thể không nhắc đến
những ngôi sao, những bậc thầy sân khấu truyền thống như
các NSND Bạch Trà, Dịu Hương, Lê Huệ… Là người làm nghệ
thuật sân khấu, tôi được sống gần gũi, quen biết với nhiều nghệ
sĩ nổi tiếng quê ở Hà Nam như NSND Bạch Trà, NSND Dịu
Hương cùng các NSND Lê Huệ, NSND Lương Duyên… Đó là
những nghệ sĩ bậc thầy sinh ra trên cái nôi văn hóa Hà Nam,
được hun đúc trong cái nôi nghệ thuật dân gian, với đủ các
loại hình chèo, tuồng, hát chầu văn, hát xẩm, ca trù, hát đối…
NSND Bạch Trà vừa là bậc thầy nghệ thuật tuồng (bà từng
làm Giám đốc Nhà hát Tuồng Bắc, đã từng xuất hiện trên sân
khấu Châu Âu), bà còn hát chèo và hát cải lương, bộ môn nào
bà cũng xuất sắc, là bậc thầy của những bậc thầy hôm nay như
các NSND Lê Tiến Thọ, Mẫn Thu, Đàm Liên. Cũng vậy, NSND
78
Dịu Hương, ngôi sao sáng chói trong làng chèo Việt Nam, cũng
sinh ra và lớn lên trên cái nôi văn hóa Hà Nam, hun đúc tích
lũy vô vàn vốn liếng từ nền dân ca, dân vũ đặc sắc trên cái nôi
văn hóa này. Từ những năm 30 đến những năm 70 (thế kỷ XX)
NSND Dịu Hương đã sáng tạo ra không biết bao nhiêu làn điệu
chèo, lớp chèo, vai chèo đặc sắc mà đến nay và cho tới mai sau
nữa vẫn là bài học mẫu mực cho các thế hệ kế tiếp, như các lớp
chèo: Xúy Vân giả dại, Thị Mầu lên chùa, Tuần Ty - Đào Huế…
NSND Lê Huệ cũng sinh ra bên bờ sông Châu hùng vĩ, hấp
thụ văn hóa dân gian, từ một diễn viên lên Trưởng đoàn chèo
Nam Hà, lên Giám đốc Sở Văn hóa, rồi lên Phó Chủ tịch tỉnh.
Ông là một nghệ sĩ không những sáng tạo nhiều vai chèo nổi
tiếng mà còn dàn dựng thành công nhiều vở chèo gây tiếng vang
lớn trong ngành sân khấu nước nhà, như vở Cô gái làng chèo,
Cô lái đò Sông Vị, v.v… Nay ông là Trưởng lão trong Làng chèo
cả nước, mới đây đã cùng chúng tôi được Chủ tịch nước tiếp tại
Phủ Chủ tịch. NSND Lương Duyên, nguyên là Giám đốc Nhà
hát chèo Hà Nam có một nét đẹp đặc trưng miền gạo trắng nước
trong, lại có một giọng hát chèo hay đến mê hồn. Phải chăng đó
là kết tinh của sự hun đúc từ một nền văn nghệ dân gian vô cùng
phong phú trên miền đất văn hiến ngàn năm này. Cùng thế hệ
với Lương Duyên còn có nhiều tài năng khác nữa, tạo nên điểm
sáng chèo Hà Nam trong làng chèo cả nước (chèo Hà Nam hát
hay nhất).
Đề cập tới văn học nghệ thuật Hà Nam, không thể không
nhắc tới Nguyễn Khuyến một tài năng thơ đã để lại nhiều tác
phẩm hay, trong đó có bài Mục hạ vô nhân đã trở thành tiết
mục chính trong làng hát Xẩm. Và Nam Cao, ngôi sao sáng
trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại với những kiệt tác
như: Chí Phèo, Sống Mòn, Đôi mắt…Thế hệ tiếp theo là Huy
Thục, Ngô Quốc Tính, Nguyễn Đình Bảng,… đã có những tác
phẩm âm nhạc đi cùng năm tháng. Về mặt lý luận, không thể
không nhắc tới Hoàng Tùng - nguyên Bí thư Trung ương Đảng,
79
Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Tất cả những tài năng
văn hóa văn nghệ Hà Nam đều sinh ra từ cái nền văn hiến, cái
nôi văn hóa lâu đời và phong phú Hà Nam.
Văn nghệ dân gian Hà Nam cũng vô cùng phong phú, không
chỉ về mặt thể loại mà còn đặc sắc về giai điệu và ca từ. Với nội
dung đầy ắp tính nhân văn và lời ca đậm đặc chất trữ tình. Thật
khó ở đâu có được những bài dân ca hay, như bài Ba quan mời
trầu - dân ca Hà Nam:
Nam: Ba quan i một chiếc thuyền nam i,
Có về là về với hội (có) gái ngoan gái ngoan tầm chồng
Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng anh
Nam: Cô cả cô hai nay đấy ơi.
Nữ: Anh cả anh hai nay đấy ơi.
Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền rồng
Có về là về với hội (có) cái công cái công đi tìm
Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng
Nam: Cô cả cô hai có biết không?
Nữ: Anh cả anh hai vẫn còn không?
Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không
Có về là về với hội (có) bến sông bến sông bãi bồi
Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng
Nam: Cô cả cô hai ớ làng Đôi
Nữ: Anh cả anh hai ớ làng Chanh.
Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền mành i
Có về là về là về với hội (có) cái danh cái danh với đời
Nữ: Ô mấy dẫu tình mời
Nam: Cô cả cô hai ra hát chơi
Nữ: Anh cả anh hai ra hát chơi.
Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không,
Có về là về với hội (có) bến sông (có a) con thuyền
Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng anh cả anh hai nay có duyên.
Nam: Cô cả cô hai nay có duyên.
Cả hai: Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi!...
80
Nam: Trên trời có đám mây xanh
Có con ngựa bạch chạy quanh i gầm í trời
Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi
Nam: Đôi ta muốn lấy nhau chơi
Nhưng cái duyên không định thì trời không xe
Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi.
Nam: Những nơi tít tắp bờ tre (ô mấy dẫu tình ơi)
Nhưng cái duyên cứ định, trời xe anh vào (Ô mấy dẫu tình
rằng, ô mấy dẫu tình ơi)
Nam: Ba đồng (Ba đồng) một sợi chỉ đào (một sợi chỉ đào)
Áo vóc không vá, vá vào áo tơi
Nữ: Ô mấy dẫu tình ơi
Tủi lòng ì thiếp lắm chàng ơi, dẫu rằng lên ngược xuống xuôi
lỡ làng.
Cả hai: Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi, Ô mấy dẫu
tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi
(Nói tự do):
Gặp chàng dưới ánh trăng thanh,
Xin mời ăn miếng trầu xanh thắm nồng.
Trầu xanh, cau trắng, tranh hồng.
Đẹp duyên phải phận tơ hồng trời xe…
Dạ! Xin mời anh cả anh hai ăn với em một miếng trầu….
Nam: Ăn một miếng trầu, gặp đây ăn một miếng trầu,
không ăn ơ cầm lấy í không ăn ơ cầm lấy í cho nhau bằng lòng
Trầu này trầu tính trầu tình, trầu này trầu tính í trầu tình..
Ăn vào cho đỏ ăn vào cho đỏ môi mình, môi ta, miếng trầu
là miếng trầu vàng.
Nữ: Đứng ở đằng xa, yêu nhau i đứng ở đằng xa
Con mắt liếc lại í con mắt liếc lại í bằng ba đứng gần
Nam: Anh cũng còn son
Nữ: Em cũng còn son. Anh còn son i, em cũng ư còn son i
Cả Hai: Ước gì ta được, ước gì ta được í làm con một nhà
Nữ: Em về thưa với mẹ cha
81
Nam: Anh về thưa với mẹ cha
Cả hai: Ta về thưa với mẹ cha…
Chỉ qua một bài dân ca Ba quan mời trầu, đã thấy một nét
văn hóa đặc sắc ở Hà Nam, con người Hà Nam xưa sống gắn
liền với các dòng sông hiền hòa, với các loại thuyền nan, thuyền
mành, thuyền rồng, với bến nước, bờ tre và tình người , tình yêu
cũng bắt nguồn từ đó rất táo bạo mà cũng rất tế nhị bằng những
ngôn từ chân chất mà có duyên, có văn hóa, cái văn hóa ứng xử
rất đẹp mà thanh niên bây giờ cần nên học để giao tiếp và tỏ tình:
“Đứng ở đằng xa, yêu nhau đứng ở đằng xa
Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần
Anh còn son
Em cũng còn son.
Ước gì ta được làm con một nhà
Em về thưa với mẹ cha
Anh về thưa với mẹ cha…”
Văn hóa tình yêu, văn hóa gia đình ngày xưa đẹp như vậy,
nhưng mà ngày nay đã dần biến mất, tức là chúng ta đang mất
một phần hồn, một nét đẹp của dân tộc.
Lời ca đẹp, giai điệu đẹp lại được thể hiện qua giọng hát Hà
Nam thì còn gì cuốn hút cho bằng.
Hà Nam miền đất địa linh nhân kiệt, sáng tạo nên những
di sản văn hóa đặc sắc, sinh ra những tài năng văn hóa đầy cá
tính như Nguyễn Khuyến, Nam Cao.
Tôi tin rằng các nhà nghiên cứu ở đây, đặc biệt là GS. Phó
Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - người con ưu tú của Hà Nam
đã thấy rõ hơn tôi và sẽ bàn sâu hơn tại Hội thảo này. Ngay cả
những vấn đề về lịch sử và văn hóa dân gian mà tôi vừa nêu
trên cũng chỉ là gợi mở mà thôi. Rất mong các học giả, các nhà
nghiên cứu tập trung phân tích sâu về chủ đề “Văn hiến Hà
Nam - truyền thống và hiện đại”.
Xin cảm ơn!
82
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở HÀ NAM
NGUYỄN XUÂN ĐÔNG *
Hà Nam là một vùng đất cổ nằm ở phía Tây Nam đồng bằng
Bắc Bộ. Cách nay trên dưới 5.000 năm, người Việt cổ đã tụ cư
và khai thác vùng đất này. Thời kỳ một nghìn năm Bắc thuộc,
vùng đất Hà Nam lúc thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ
(thời Hán), lúc thuộc quận Vũ Bình (thời thuộc Ngô, Tấn, Tống,
Tề, Lương), lúc thuộc huyện Long Bình (thời thuộc Tùy, Đường).
Khi đất nước bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ (thời Đinh,
Tiền Lê ở thế kỷ X), một số địa danh của Hà Nam như Núi Đọi
đã được ghi chép trong sử sách. Thời nhà Lý, Hà Nam thuộc lộ
Đại La thành. Thời Trần, Hà Nam thuộc châu Lỵ Nhân, thuộc
lộ Đại La thành. Châu Lỵ Nhân gồm có các huyện: Bình Lục,
Cổ Bảng, Cổ Giả, Cổ Lễ, Lỵ Nhân và Thanh Liêm. Thời Lê Sơ,
Hà Nam thuộc Nam đạo. Vùng đất Hà Nam là phủ Lỵ Nhân
thuộc thừa tuyên Sơn Nam. Năm Hồng Đức thứa 21 (1490), bỏ
thừa tuyên, đặt đơn vị hành chính xứ, phủ Lỵ Nhân thuộc xứ
Sơn Nam, đến năm Hồng Thuận (1509-1516), bỏ xứ đặt trấn,
phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Thời Tây Sơn, Hà
Nam vẫn là phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam Thượng, gồm 5
huyện là Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương, Ninh Lục, Thanh
Liêm. Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Hà Nam
* Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam.
83
gọi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội gồm 5 huyện với 33 tổng
(gồm 286 xã, thôn, trang, phường, trại, sở).
Sau khi toàn bộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ
của Pháp, ngày 20/10/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị
định về việc thành lập tỉnh Hà Nam - một tỉnh mới trên cơ sở
phủ Lý Nhân được mở rộng thêm về phía Hà Nội và Nam Định.
Sau nhiều lần tách, nhập thành Hà Nam Ninh, Nam Hà,
ngày 1/1/1997, tỉnh Hà Nam đã được tái lập, mở ra một trang
mới trong lịch sử tỉnh Hà Nam. Đây là sự kiện quan trọng gắn
liền với thời kỳ phát triển mới của tỉnh, với nhiều thuận lợi, song
cũng không ít khó khăn.
Tỉnh Hà Nam hiện nay, phía Bắc giáp Hà Nội, phía Nam giáp
Ninh Bình, phía Đông giáp Hưng Yên, Thái Bình, phía Tây giáp
Hòa Bình; có diện tích tự nhiên 851,7km2, chia làm 5 huyện và 1
thành phố; Tổng dân số của tỉnh là 827.639 người (kết quả điều
tra năm 2006), theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa
giáo. Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội; nằm bên
Quốc lộ 1A, có đường sắt Bắc - Nam chạy qua; các tuyến đường
thủy: sông Đáy, sông Hồng, sông Châu, sông Nhuệ tạo điều kiện
thuận lợi cho Hà Nam giao lưu với các tỉnh.
Hà Nam được biết đến với kho tàng di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể hết sức phong phú.
Lịch sử hình thành mảnh đất Hà Nam trù phú ngày nay
là lịch sử đấu tranh, khai phá vùng ô trũng hạ lưu sông Hồng
của Đồng bằng Bắc Bộ. Thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, với biết
bao nhiêu mồ hôi, xương máu đã đổ xuống để đắp nên những
con đê trong, đê ngoài, đê bao, đê bối ngăn nước lũ Sông Hồng,
Sông Đáy,…vào mùa mưa, chống hạn vào mùa nắng. Cùng với
thời gian, sự đoàn kết, tinh thần dũng cảm và đức tính cần cù,
chịu khó của bao thế hệ người Hà Nam đã biến vùng đất trũng
hạ lưu sông Hồng thành những cánh đồng mênh mông bát ngát
của các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim
Bảng đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
84
Bên cạnh nghề nông, người Hà Nam còn rất khéo tay, làm
nên những công cụ lao động, vật dụng hàng ngày, theo năm
tháng, đã hình thành nên những làng nghề thủ công nổi tiếng,
như: Mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), gốm Quyết Thành
- Đanh Xá (Kim Bảng), sừng mỹ nghệ Đô Hai (Bình Lục), thêu
ren Thanh Hà (Thanh Liêm), dệt Nha Xá, trống Đọi Tam (Duy
Tiên),…Hà Nam cũng là địa phương có nhiều sản phẩm nông
nghiệp, các món ăn đặc sản, như: Chuối ngự Đại Hoàng (xưa
dùng để tiến vua), hồng Nhân Hậu, quýt cơm Văn Lý, cá kho
Hòa Hậu, bánh đa Chều (Lý Nhân), đậu Đầm, bún Tái (Phủ
Lý), rượu Vọc (Bình Lục), rượu Bèo (Duy Tiên)…
Mặc dù Hà Nam còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đến nay, công
tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi
vật thể đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đã có 10 đề tài,
dự án nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi
vật thể tiêu biểu của Hà Nam thuộc Chương trình mục tiêu Quốc
gia đó là: Múa hát Dậm Quyển Sơn, Múa hát Lải Lèn, Hội vật võ
Liễu Đôi, Làng trống Đọi Tam, Dệt lụa Nha Xá, Sừng mỹ nghệ
Đô Hai, Hát Trống quân, Nghề đan cót, Vật cầu An Mông, Nghề
gốm Quyết Thành. Đã khôi phục nhiều trò chơi dân gian, các làn
điệu dân ca đặc trưng, các làng nghề truyền thống, như: Hát Chèo
(Kiện Khê, Thanh Liêm), hát múa Lải Lèn làng Nội Chuối (xã Bắc
Lý, Lý Nhân), chiếu chèo làng Ngò (xã Đức Lý, Lý Nhân)… Nghiên
cứu phục hồi trò chơi dân gian múa rối nước của thôn Nội Rối, múa
rối cạn của thôn Chương Lương (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân).
Nhiều công trình văn hóa đã được xuất bản thành sách như
các cuốn: Địa chí Hà Nam, Thi tuyển danh sĩ Hà Nam, Hát
Dậm Quyển Sơn, Nhân vật lịch sử Hà Nam, Tuyển Thơ Hà
Nam, Tuyển Văn xuôi Hà Nam, Văn hóa Dân gian Hà Nam,
Hoàn vương ca tích…
Để tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa phi vật thể, Hà Nam đã triển khai “Chương trình Tổng
điều tra di sản văn hóa phi vật thể” trên địa bàn toàn tỉnh.
85
Trên cơ sở kiểm kê, phân loại, tỉnh đã đề ra hướng nghiên cứu,
sưu tầm một cách có hệ thống và lâu dài các di sản văn hóa phi
vật thể của địa phương.
Lễ hội truyền thống trong các làng quê của Hà Nam cũng vô
cùng phong phú, được tổ chức thường niên, nhiều lễ hội truyền
thống đã được khôi phụ đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng
tâm linh của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Trong các lễ hội còn
giữ được nhiều trò chơi phản ánh tín ngưỡng cổ xưa của cư dân
nông nghiệp trồng lúa nước (như: trò vật cầu ở lễ hội đình An
Mông (xã Tiên Phong, Duy Tiên); trò cướp cầu ở lễ hội đình Gừa
(xã Liêm Thuận, Thanh Liêm); lễ hội thả diều (xã Hòa Hậu, Lý
Nhân) và nhiều trò chơi khác như đánh đu, chọi gà, múa rồng,
múa lân… Đây là những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể có ý
nghĩa quan trọng, phản ánh sinh động lịch sử dựng nước và giữ
nước của các thế hệ người Hà Nam. Tiêu biểu nhất trong việc
phục dựng lễ hội ở Hà Nam đó là Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Lễ
hội Phát lương Đức Thánh Trần ở đền Trần Thương.
Trong kho tàng di sản văn hoá phi vật thể của Hà Nam, còn
có các loại hình như: phong tục, tập quán, tri thức dân gian, trò
chơi dân gian, tài liệu Hán - Nôm, truyền tích, ca dao, tục ngữ…
vô cùng phong phú.
Bên cạnh kho tàng văn hóa phi vật thể thì kho tàng văn hóa
vật thể trên mảnh đất Hà Nam cũng rất đa dạng, có giá trị lịch
sử. Dấu tích của người nguyên thủy đã xuất hiện tại Hà Nam
vào hậu kỳ thời đồ đá mới cách nay khoảng trên dưới 5.000
năm. Các công cụ bằng đá của Văn hóa Hòa Bình như cuốc,
rìu, khuyên tai… thu được khá nhiều ở Hà Nam là minh chứng
rõ cho điều ấy. Dấu tích về người Việt cổ tụ cư và khai thác
vùng đất trũng Hà Nam ngày nay, như: Duy Tiên, Lý Nhân,
Thanh Liêm, Bình Lục... thể hiện ở hang Chuông, hang Gióng
Lở (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm), và hàng chục ngôi mộ
thuyền với các hiện vật tùy táng như mũi tên, mũi giáo, nhíp
gặt lúa, thạp, thố bằng đồng… đã được phát hiện qua các cuộc
86
khai quật khảo cổ học ở các xã Đọi Sơn, Yên Bắc (huyện Duy
Tiên). Dấu tích văn hóa Đông Sơn để lại trên đất Hà Nam khá
nhiều, đặc biệt là 19 trống đồng (Trống thôn Đoài, Trống Tượng
Lĩnh, Trống Vũ Xá, Trống Kim Bảng…), trong đó có chiếc Trống
đồng Ngọc Lũ - biểu tượng rực rỡ nhất của nền văn hóa Đông
Sơn, một Bảo vật Quốc gia hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam, và phiên bản của nó được đặt trang trọng tại Tòa
nhà Liên hợp quốc (Mỹ).
Trên đất Hà Nam còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật quí hiếm
mang giá trị lịch sử, văn hóa cao, tiêu biểu như: Tượng Kinari
mang phong cách Chăm Pa ở chùa Đọi, Sách bằng đồng có tên
“Khâm ban đồng bài” hay còn gọi là “Cầu không từ kí” (ở Văn An,
Bắc Lý, Lý Nhân) là cuốn sách đồng cổ nhất Việt Nam, Bảo vật
Quốc gia bia “Sùng Thiện Diên Linh” - một trong những tấm bia
quý còn lại của triều đình nhà Lý…
So với một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Hà Nam là tỉnh có
số lượng di tích khá lớn. Mật độ di tích tương đối dày đặc, được
phân bố đều khắp ở hơn 1200 thôn xóm. Với trên 1.784 di tích
(trong đó có 551 ngôi đình, 490 ngôi chùa, 306 ngôi đền, số còn
lại là miếu, phủ, văn chỉ, từ đường) thờ những anh hùng dân tộc,
những người có công với dân, với nước trong chống ngoại xâm,
truyền nghề, dạy nghề,…đã nói lên những trang lịch sử hào hùng
của Hà Nam. Trong các di tích trên, có nhiều di tích có kiến trúc
quy mô, nghệ thuật chạm khắc độc đáo, tiêu biểu như: Chùa
Long Đọi Sơn có niên đại thời Lý, Đền Trần Thương- dấu tích
một kho lương thời Trần, Đình Chảy (xã Liêm Thuận, huyện
Thanh Liêm), Đền Trúc - Ngũ Động Sơn (xã Thi Sơn, huyện
Kim Bảng), Từ đường Nguyễn Khuyến, Đình Vị Hạ, Đình Đồng
Du Trung, Đền Trần Thương, Đình Văn Xá, Đình Hoà Ngãi,
Đình An Hoà, Chùa Quế Lâm, Đền Trúc, Chùa Bà Đanh.....đã
có trên 160 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đặc
biệt là Bia Sùng Thiện Diên Linh (có niên đại đầu thời Lý) đã
được Thủ tướng Chính phủ công nhận là “Bảo vật Quốc gia”.
87
Công tác tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích được quan
tâm thường xuyên. Ngoài Chương trình mục tiêu Quốc gia về
bảo tồn di tích, hàng năm Hà Nam đã huy động từ 20-30 tỷ
đồng do nhân dân và các tổ chức xã hội đóng góp để tu bổ, tôn
tạo di tích. Nhờ vậy, đã có gần 80 di tích có giá trị tiêu biểu về
lịch sử-văn hoá ở Hà Nam được tu bổ, tôn tạo; trong đó có 11 di
tích được đầu tư tu bổ lớn, gồm: Chùa Long Đọi Sơn, Từ đường
Nguyễn Khuyến, Đình Vị Hạ, Đình Đồng Du Trung, Đền Trần
Thương, Đình Văn Xá, Đình Hoà Ngãi, Đình An Hoà, Chùa Quế
Lâm, Đền Trúc, Chùa Bà Đanh...Qua đó, từng bước đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ, tìm hiểu về văn hóa địa phương của khách tham
quan, nhân dân địa phương đồng thời phát huy giá trị di tích.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nam phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt
Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức nhiều đợt điều tra
thám sát khảo cổ học tại các huyện Thanh Liêm, Duy Tiên,
Kim Bảng; đặc biệt là tại quần thể di tích danh thắng Đọi Sơn
(huyện Duy Tiên). Thông qua các cuộc nghiên cứu, khai quật
khảo cổ đã thu được nhiều hiện vật, tư liệu có giá trị và đưa về
lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh và trưng bày tại điểm di tích.
Song song với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản
văn hóa quí báu mà các vị tiền nhân để lại, tỉnh Hà Nam đã
từng bước xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều thiết chế văn hóa
mới từ tỉnh đến cơ sở.
Bảo tàng tỉnh Hà Nam được xây dựng khang trang, hiện
đang lưu giữ trên 4.000 hiện vật, tài liệu gốc, quý hiếm đã và
đang từng bước đưa vào trưng bày phục vụ khách trong và
ngoài tỉnh đến tham quan, học tập và nghiên cứu.
Thiết chế văn hóa, thể thao luôn được tỉnh quan tâm đầu
tư: Hệ thống thư viện, Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa hình
thành từ tỉnh đến huyện. Đặc biệt Nhà thi đấu đa năng tỉnh
được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại đáp ứng được
nhu cầu tổ chức các giải thể thao trong nước và khu vực.
88
Cáccơquantruyềnthôngcủatỉnhnhư:ĐàiPhátthanh-Truyền
hình tỉnh, 6 đài phát thanh huyện; Báo Hà Nam, 3 tạp chí chuyên
ngành là: Tạp chí Sông Châu (của Hội VHNT Hà Nam), Tập san
Văn hóa Thông tin (của Sở VH-TT&DL) và Tạp chí Người làm báo
Hà Nam (của Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam). Hệ thống báo chí trên
trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng
bá về vẻ đẹp, những giá trị văn hóa Hà Nam tới cộng đồng; tuyên
truyền về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hà
Nam, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên
và nhân dân về vị trí vai trò và ý thức trách nhiệm của mỗi người
trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời
kỳ hội nhập quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
là một trong bốn nhóm giải pháp lớn được đề ra trong Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nhằm xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ khi
phát động cho đến nay, phong trào đã được tỉnh Hà Nam triển
khai thực hiện ngày càng sâu rộng trong toàn tỉnh, thực sự trở
thành một cuộc vận động văn hóa lớn, có tác động tích cực đến
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đến năm 2014, toàn tỉnh có
87,4% gia đình dạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”, 82,3% Khu
dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Triển khai thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, toàn tỉnh hiện có 28,1%
dân số tập thể dục thể thao thường xuyên; 22,9% gia đình thể
thao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tổ chức thành công Đại hội Thể
dục thể thao lần thứ IV của tỉnh; đăng cai 4 nội dung của Đại
hội thể dục thể thao Toàn quốc lần thứ VII. Thể thao thành tích
cao, các môn thể thao có ưu thế của địa phương được quan tâm
đầu tư và bước đầu đạt được một số kết quả tích cực (như: Đội
tuyển Bóng đá Nữ U19 Hà Nam đã nhiều lần đạt thành tích
cao tại giải vô địch bóng đá U19 Quốc gia và thường xuyên có
từ 9 đến 10 cầu thủ tham gia đội tuyển bóng đá nữ Quốc gia).
89
Cùng với cả nước, những năm qua Hà Nam đã và đang triển
khai Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới,
một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm
đưa nông thôn nước ta phát triển toàn diện, bền vững cả về
chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh trật tự; Qua đó
không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của người nông dân.
Trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Văn hóa là 1
trong 5 nội dung/nhóm công việc phải triển khai được qui định
cụ thể ở 2/19 tiêu chí, đó là tiêu chí về “Cơ sở vật chất văn hóa”,
và tiêu chí “Văn hóa”.
Những phong trào trên đã góp phần tạo nên bước chuyển
biến mạnh mẽ trong công tác tư tưởng, giáo dục đạo đức và lối
sống, tăng cường tình đoàn kết gắn bó trong các tầng lớp nhân
dân, phát huy truyền thống tốt đẹp ở mỗi làng quê tỉnh Hà Nam.
Đó cũng là một nhân tố góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bồi
dưỡng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH,
và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Hà Nam có lợi thế là vị trí chiến lược quan trọng, kề cận Thủ
đô Hà Nội; có quan hệ hữu cơ với các điểm du lịch quan trọng
trong vùng và có tài nguyên du lịch đa dạng về chủng loại, đặc
biệt tài nguyên du lịch nhân văn: Từ đường Nguyễn Khuyến,
Khu tưởng niệm nhà văn liệt sĩ Nam Cao. Về tài nguyên du
lịch tự nhiên, Hà Nam được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh
quan đặc sắc với những thắng cảnh nổi tiếng trong nước như:
Hồ Tam Chúc, Ngũ Động Sơn, Hang Luồn, Bát Cảnh Tiên. Đặc
biệt hệ thống sông hồ dày đặc với vẻ đẹp thơ mộng của sông
Hồng, sông Đáy, Núi Đọi - Sông Châu… cùng với hệ sinh thái
nông nghiệp vùng chiêm trũng điển hình là những nét độc đáo,
có khả năng cuốn hút cao trong xu thế đô thị hóa hiện nay.
Để phát huy những lợi thế trên, xây dựng ngành “Công
nghiệp không khói”, tạo dựng thương hiệu riêng cho du lịch Hà
Nam; năm 2012 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn
90
2030: Triển khai quy hoạch các điểm, khu du lịch trọng điểm:
Chùa Bà Đanh, Tam Chúc - Ba Sao, Đền Trúc - Ngũ Động
Sơn, Chùa Đọi, Đền Trần Thương, Đền Lảnh Giang, Khu tưởng
niệm Nhà văn Nam Cao.
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hà Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt; năm
2012 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển
văn hóa, thể dục thể thao tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030. Trong đó mục tiêu tổng quát: Bảo tồn và phát huy một cách
có hiệu quả những giá trị văn hoá truyền thống, nét bản sắc văn
hóa địa phương Hà Nam; kết hợp hài hoà giữa bảo tồn di sản
văn hoá với phát triển du lịch và kinh tế, xã hội bền vững. Tạo
sự chuyển biến về chất lượng trong phong trào Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá và xây dựng nông thôn mới. Đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao cấp
tỉnh, cấp huyện, thành phố hiện đại và đồng bộ. Phấn đấu đưa thể
thao thành tích cao của Hà Nam xếp hạng vị trí tốp 30 cả nước.
Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao cho mọi người
góp phần nâng cao tầm vóc con người, sức khỏe của nhân dân Hà
Nam. Xây dựng đội ngũ nhân lực văn hoá, thể dục thể thao Hà
Nam có trình độ quản lý, chuyên môn cơ bản, phẩm chất đạo đức
tốt, lối sống lành mạnh. Phát huy có hiệu quả chủ trương xã hội
hóa trong thực tiễn hoạt động văn hóa, thể thao. Đẩy mạnh hoạt
động giao lưu hợp tác văn hóa, thể thao trong nước và quốc tế.
Trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá: Bảo
tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống, nét
bản sắc văn hóa địa phương Hà Nam trong đời sống đương đại.
Nâng cao nhận thức của chính quyền và mọi tầng lớp nhân
dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. Xây dựng
các bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa trở thành nơi học tập,
tham quan và điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và
quốc tế. Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống có sự kết hợp hài
hòa với phát triển du lịch, kinh tế, xã hội bền vững.
91
Sinh thời, Bác Hồ đã từng nhấn mạnh vai trò của văn hóa:
“Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”… chúng ta phải “đem
văn hóa để lãnh đạo quốc dân”. Theo tinh thần lời dạy đó, Đảng
ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đặc biệt là Nghị quyết Trung
ương 5 (Khóa VIII), nhấn mạnh vai trò, vị trí và tầm quan trọng
của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Triển
khai thực hiện các văn bản đó, trong thời gian qua tỉnh Hà
Nam đã luôn quan tâm triển khai thực hiện công tác xây dựng
và phát triển văn hóa Hà Nam, lấy đó làm nền tảng xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Văn hóa Hà Nam đã
đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, góp phần không nhỏ
vào sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân.
Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt
là cán bộ ngành văn hóa từ tỉnh tới cơ sở cần tiếp tục học tập,
quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI)
Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Qua đó, nâng cao
nhận thức của cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc
biệt là lớp trẻ về giá trị của kho tàng di sản văn hóa truyền
thống của ông cha để lại, nêu bật được vị trí, vai trò, tầm quan
trọng của văn hóa trong sự phát triển chung, từ đó có ý thức tự
giác bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của địa phương
mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng
tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với truyền thống
của vùng quê văn hiến.
92
KHẢO CỔ HỌC HÀ NAM
ĐIỂM SON THỜI DỰNG NƯỚC
PGS.TS TRỊNH SINH *
Hà Nam là một tỉnh đất không rộng, người không đông,
nhưng đã là một nơi quần tụ khá nhiều yếu tố văn minh quan
trọng trong thời văn hóa Đông Sơn (niên đại vào khoảng thế kỷ
7 trước Công Nguyên đến thế kỷ 1-2 sau Công Nguyên). Chính
nền văn hóa Đông Sơn đã là tiền đề quan trọng nhất về mặt
vật chất để hình thành nhà nước sơ khai (còn được các học giả
gọi là nhà nước thủ lĩnh) có tên gọi theo truyền thuyết là nhà
nước Văn Lang của các Vua Hùng và nhà nước Âu Lạc của An
Dương Vương.
Trong nửa thế kỷ vừa qua, các nhà khảo cổ đã lăn lộn khá
nhiều ở vùng đất Hà Nam này để tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt,
về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. Nhiều trống đồng đã được phát
hiện và nghiên cứu. Một số di tích thời Đông Sơn đã được khai
quật và thu được khá nhiều hiện vật gồm đủ loại chất liệu khác
nhau như đồng, sắt, đá, gốm…
Qua những tư liệu khảo cổ học của văn hóa Đông Sơn, chúng
tôi muốn dựng lại bức tranh văn hóa thời dựng nước ở Hà Nam.
Nổi bật nhất của văn hóa Hà Nam trong thời dựng nước chính
là chiếc Trống đồng Ngọc Lũ, nay đã được tôn vinh là Bảo vật
Quốc gia hàng đầu. Có lẽ cho đến nay, khi mà trong hàng trăm
* Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
93
chiếc trống đồng Đông Sơn được biết, không có chiếc trống nào
đạt được sự tuyệt mĩ về nghệ thuật, đỉnh cao về kỹ thuật đúc
đồng như Trống Ngọc Lũ (xem ảnh trang 551).
Chuyện về chiếc trống này cũng lạ. Thực ra, nếu theo
đúng nguyên tắc đặt tên của di tích, hay di vật thì trống này
phải có tên là Trống Như Trác mới đúng. Vì, vào khoảng năm
1893-1894, tức là cách đây đã hơn thế kỷ, người dân ở xã Ngọc
Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam đi đắp đê ở xã Như Trác, huyện
Nam Xang (nay thuộc huyện Lý Nhân) thì gặp trống đồng này
ở độ sâu 2m. Ngoài trống còn có 1 nắp thạp đồng úp trong lòng
trống. Sau đó trống và thạp được cúng vào đình làng Ngọc Lũ.
Dần dà, trống được đưa về Viện Viễn Đông Bác Cổ và nay đang
tàng trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia. Sau đó, Trống Ngọc Lũ
được nổi tiếng đến nỗi không ai có ý định đặt tên lại cho chiếc
trống này nữa. Hình ảnh Trống Ngọc Lũ xuất hiện trên nhiều
lô gô truyền hình Quốc Gia, bản sao Trống Ngọc Lũ được bày ở
trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York (Hoa Kỳ).
Quê hương của Trống Ngọc Lũ là Hà Nam và Hà Nam được
nổi tiếng về di sản văn hóa cha ông cũng một phần là nhờ… Trống
đồng Ngọc Lũ. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong kho tàng trống
đồng của Hà Nam không chỉ có Ngọc Lũ mà còn có nhiều chiếc
trống được đào trong lòng đất khác. Bản thân địa danh Ngọc
Lũ của huyện Bình Lục cũng đã đào thấy trong lòng đất của xã
mình 2 trống đồng, mà các nhà khoa học đặt tên là Trống Ngọc
Lũ II và Ngọc Lũ III để phân biệt với chiếc trống được mệnh
danh là Ngọc Lũ I nổi tiếng vừa kể. Các nhà khoa học đã quá
quen với tên Ngọc Lũ rồi, nên không ai gọi là Ngọc Lũ I nữa.
Chúng tôi đã liệt kê được các trống đồng Đông Sơn được
đào lên từ trong lòng đất Hà Nam trong Bản đồ khảo cổ học Hà
Nam. Có thể thấy được có đến 19 chiếc trống đồng có lý lịch rõ
ràng ở Hà Nam. Đây là một con số đáng kể mà ít địa phương nào
có được. Trong số đó, có những chiếc trống đồng nổi tiếng như
Ngọc Lũ, Duy Tiên, Đồng Văn, Lũng Xuyên, Vũ Bị, An Lão…
94
Có thể thấy rằng trống đồng tập trung nhiều ở các huyện
Bình Lục, Duy Tiên và Kim Bảng.
Bên cạnh trống đồng là mộ thuyền. Đây là một dạng an
táng người chết khá đặc biệt. Người thời Đông Sơn đã dùng các
thân cây to, xẻ đôi theo chiều dọc và khoét rỗng lòng để làm
quan tài. Bên trong quan tài là thi thể người quá cố và nhiều
đồ tùy táng là đồ đồng, đồ gốm. Những đồ tùy táng là một cách
chia của cải cho người chết để mang sang thế giới bên kia có
vốn làm ăn.
Có những khu mộ thuyền ở Hà Nam đã được các nhà khảo
cổ học biết đến (xem vị trí trên bản đồ). Đó là các khu mộ thuyền
Mộc Bắc, Yên Từ, Yên Bắc, Thôn Tú, Châu Sơn, Thanh Sơn.
Các mộ thuyền đã cung cấp khá nhiều đồ đồng quý, đồ trang
sức bằng đá, công cụ bằng gỗ, các mảnh đồ tre, cói đan lát…
Bên cạnh những phát hiện khảo cổ học về trống đồng Đông
Sơn, về các khu mộ thuyền độc đáo, Hà Nam còn được các nhà
khảo cổ học cho rằng có những làng xóm của cư dân Đông Sơn
mọc lên khá nhiều trong thời gian này.
Chắt lọc từ những tư liệu khảo cổ học, thư tịch học, dân tộc
học, văn hóa dân gian, địa chất học chúng ta có thể hình dung
được cư dân Hà Nam vào thời văn hóa Đông Sơn cách đây hơn
2000 năm có cuộc sống vật chất và tinh thần ra sao.
Hà Nam thời bấy giờ còn là vùng trũng. Trong quá trình
biển dần dần lùi xa theo các nhà địa chất học, thì đồng bằng
Bắc Bộ mới được khô ráo, phù sa của con sông Hồng và các chi
lưu dần dần bồi đắp thành những cánh đồng thẳng tắp. Tuy
vậy, trong quá trình này, một số vùng của đồng bằng vẫn còn
lầy lội, tạo ra những “ô trũng” còn nhiều sình lầy, nhưng cũng
là một vùng đất hứa cho nông nghiệp vì đang được bồi đắp phù
sa. Hà Nam là một “ô trũng” như vậy. Thậm chí, cho đến tận
ngày nay, nhiều vùng trũng vẫn tồn tại ở Hà Nam. Điều kiện
đồng bằng ngập lụt, mới được khai phá đã là nơi dân cư vùng
cao đến tấp nập. Nhiều làng xóm được lập trong thời gian này.
95
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khảo cổ đã thống kê được
những “ô trũng” của Hà Nam, của 4 huyện phía nam Hà Nội như
Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên lại là nơi có nhiều
mộ thuyền. Vì là đối với cư dân Đông Sơn nơi này còn chịu cảnh
ngập lụt, vẫn phải đối mặt với “sống ngâm da, chết ngâm xương”
của một vùng cảnh quan chiêm trũng. Những mộ thuyền Hà
Nam đã cho thấy cuộc sống của người dân thời Đông Sơn nơi đây
gần gũi với sông nước, với thuyền bè. Khi chết họ cũng muốn có
con thuyền độc mộc chở mình sang thế giới bên kia.
Như vậy, người Hà Nam xưa rất cần mẫn, chịu khó. Họ là
những người làm nông trên vùng đất trũng, lập làng cũng ở đó
và khi chết cũng chôn trong những quan tài thuyền. Nhưng
vùng đất này đã là động lực để người Hà Nam vươn lên, góp
phần làm rạng rỡ văn minh Đông Sơn bằng những trống đồng.
Cũng qua hình ảnh khắc họa trên trống Đông Sơn ở Hà
Nam mà chúng ta ngày nay biết được người xưa có tục thờ Mặt
trời. Họ đã khắc hình mặt trời lên giữa mặt Trống đồng Ngọc
Lũ (xem ảnh trang 551). Qua lăng kính nghệ thuật tạo hình,
người Hà Nam đã vẽ Mặt trời bằng hình tượng ngôi sao có 14
cánh. Các cánh sao nhọn như những tia mặt trời qua quan sát
của họ. Cái tục thờ mặt trời này phổ biến ở cư dân nông nghiệp
ở Đông Nam Á. Chính một nữ học giả người Pháp là M. Colani
đã có một chuyên luận về tục thờ mặt trời này liên quan đến
hình tượng ngôi sao giữa mặt trống từ năm 1940.
Người xưa cũng khắc họa cảnh lễ hội trên trống. Đó là từng
đoàn người múa vũ trang, trên đầu có cắm lông chim đang cầm
vũ khí như cây giáo dài, cầm nhạc cụ như chuông đồng, khèn
bè. Họ vừa đi vừa múa diễu hành (xem ảnh trang 551). Cũng
còn có cảnh đua thuyền được khắc họa trên tang Trống Ngọc
Lũ, trên những chiếc thuyền to còn có cảnh người hóa trang
đang chèo thuyền. Có lẽ đây là hoạt cảnh một cuộc đua thuyền
cầu nước trong một ngày hội nào đó như hội cầu nước, hội mừng
năm mới, hội ngày mùa…
96
Người Hà Nam xưa còn khắc họa hình ảnh chính mình
thông qua hình tượng đôi trai gái đang giã gạo chày tay trên
mặt trống, hình ảnh đôi trai gái đang ngồi đối mặt trong nhà
sàn tay chân đang giao vào nhau như trong một trò chơi dân
gian nào đó. Rồi có cảnh 4 người đang cầm dùi đánh trống đồng.
Qua trống đồng, người ta còn thấy bóng dáng của một ngôi
nhà sàn mái cong, khá phù hợp với những dòng trong thư tịch
nói về thời Hùng Vương là dân cư bắc gỗ làm nhà sàn. Còn có
ngôi nhà sàn mái tròn, có lẽ là ngôi nhà kho đựng thóc lúa của
cả một làng xóm, dự trữ những khi mùa màng thất bát như tư
liệu dân tộc học còn cho thấy điều này. Chúng ta còn thấy trên
mặt trống đồng hình ảnh của những con vật gần gũi với cuộc
sống của người Hà Nam bấy giờ như hươu, chim (xem ảnh trang
551). Đáng chú ý là cứ xen lẫn hươu đực (có hình biểu hiện giới
tính) là hươu cái. Đấy cũng lại là một cách tư duy người xưa: tư
duy đực-cái, âm-dương, nói lên cái tính phồn thực, cầu mong
mùa màng tươi tốt, con đàn cháu đống của người xưa.
Những con chim đứng và bay cũng được khắc họa trên tất
cả trống đồng tìm được ở Hà Nam. Có thể đấy là hình tượng
của loài cò, một động vật gần gũi với nhà nông trên những cánh
đồng “con cò bay lả bay la”.
Những gì mà khảo cổ học đã cho thấy, khá phù hợp với những
tư liệu thư tịch, nói về một nhà nước sơ khai Văn Lang. Nhà
nước này gồm 15 “bộ”. Có lẽ Hà Nam xưa đã thuộc về một “bộ”
mà thư tịch đã ghi chép lại chăng? Tra lại thư tịch cổ như sách
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hay Lĩnh Nam Chích Quái thì cả cái
vùng trũng nhiều mộ thuyền của nam Hà Nội và Hà Nam thuộc
về cái “bộ” Chu Diên. Bộ này có rất nhiều di tích và di vật văn
hóa Đông Sơn. Chắc chắn phải là một trung tâm kinh tế, chính
trị quan trọng của nhà nước Văn Lang xưa. Sau thời Văn Lang,
cũng chính thư tịch cổ ghi lại Chu Diên là nơi bản quán của Thi
Sách, chồng của bà Trưng Trắc. Đây là nơi còn giữ được nhiều
hình bóng của nước Văn Lang, Âu Lạc, một thời dựng nước.
97
HÀ NAM
NHÌN TỪ THĂNG LONG - HÀ NỘI
MAI KHÁNH*
Trong chiều sâu/dài của lịch sử, Thăng Long - Hà Nội và
Hà Nam có mối quan hệ gắn bó hai chiều, về cả tự nhiên và xã
hội, trên cả trục lịch đại và đồng đại.
ĐỊA CHẤT, NÚI SÔNG
Hà Nội, Hà Nam nằm trong tam giác châu do sông Hồng
và các phụ lưu tạo nên, bề mặt nghiêng từ Tây sang Bắc xuống
Đông - Nam, địa hình lồi lõm, giới địa chất học đặt tên là “máng
trũng Hà Nội” hay “vùng võng Hà Nội”. Vận động kiến tạo hình
thành dưới tầng sâu 30 - 35 km với những nếp uốn khúc hình
sin tựa như những con rồng đất mềm mại. Có thể gọi một cách
hình tượng đó là “những con rồng ẩn tàng”, mà các nhà phong
thủy xưa, với trực giác siêu nghiệm đã nhận ra ở thế đất của
thành Đại La (thời nhà Đường thống trị), rồi Kinh đô Thăng
Long, Đông Đô, Đông Kinh. Đã có rồng tất phải có long mạch.
Qua sơn danh (tên núi) ta nhận thấy ở xứ Bắc, xứ Đoài, xứ
Đông không ngọn núi nào có từ tố “Long”. Trung tâm Kinh
thành có núi “Long Đỗ”, tức rốn rồng, quen gọi núi Nùng - núi
thiêng, nên Lý Thái Tổ (1009 - 1028) đã cho dựng chính điện
trên núi, thời Hậu Lê cũng xây dựng điện Kính Thiên ở nơi này.
Từ núi Long Đỗ “rốn rồng”, các nhà phong thủy thời Lý đã tìm
* Nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử - Bảo tàng Hà Nam.
98
long mạch về hướng Nam theo thủy lưu sông Hồng và mạng
lưới sông Tô Lịch, sông Nhuệ; bên tả ngạn thì không có núi,
bên hữu ngạn đột khởi giữa đồng bằng một ngọn núi có độ cao
trung bình. Long mạch đến đây đã phát lộ, đầu triều Lý được
đặt tên là “Long Lĩnh” (ngọn núi rồng), rồi đến vua Lý Nhân
Tông, vị thế thăng trội thành “Long Đội Sơn” (núi Hàng Rồng).
Xa hơn nữa về phía tỉnh Nam Định, chỉ có núi Hổ (xã Kim Thái,
Vụ Bản), không có núi rồng nào nữa, tận Trường Yên (Ninh
Bình) cũng chỉ có núi Hàm Rồng chứ không phải nguyên cả con
rồng. Long Đội Sơn, nay quen gọi là Núi Đọi (thuộc xã Đọi Sơn,
huyện Duy Tiên).Thủy văn Hà Nội - Hà Nam thông suốt, liền
mạch. Thuở xưa, từ Kinh thành Thăng Long có ba thủy lộ về
phía Nam qua đất Hà Nam: Sông Hồng, Sông Châu, Sông Đáy,
Sông Tô Lịch - Sông Nhuệ, Sông Mang Giang - Sông Châu -
Sông Đáy, cuối cùng đều đổ ra biển Đông. Đó là những tuyến
giao thông đường thủy quan trọng. Còn về đường bộ, trước khi
đường thiên lý (hạ đạo) liên thông, thì tuyến đường ven núi
(thượng đạo) giao thông Bắc - Nam và ngược lại, men theo chân
dải sơn khối đá vôi Kim Bảng, Thanh Liêm.
LỊCH SỬ, VĂN HÓA HÀ NAM KHỞI NGUỒN
TỪ THĂNG LONG
Từ khi trở thành Kinh đô, Thăng Long là trung tâm thâu
nhận, hội tụ, lan tỏa lịch sử, văn hóa của mọi miền đất nước,
nhất là của tứ xứ/trấn bao quanh: Đông, Đoài, Bắc, Nam (Hải
Đông, Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam).
Hà Nam gia nhập ngay từ đầu lịch sử Thăng Long - Hà
Nội. Tháng 7 năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La. Từ
Kinh đô Hoa Lư, cuộc thiên đô của nhà Lý, chủ yếu theo đường
thủy từ Sào Khê - Hoàng Long (trên đất Ninh Bình) rồi vào
Sông Đáy - Sông Châu - Sông Mang Giang trên đất Hà Nam
với thủy lộ khá dài, sau đó theo đường Sông Nhuệ - sông Tô
Lịch trên đất Hà Nội ngày nay. Một bộ phận quan quân đi theo
99
tuyến “thượng đạo” men chân dải sơn khối đá vôi Thanh Liêm,
Kim Bảng.
Kinh đô mới được nhà Lý định danh là Thăng Long (Rồng
Bay), một huyền thoại lịch sử, ánh xạ một tầm nhìn xa của
nhà vua khởi nghiệp triều Lý, rồi sau đó được bồi đắp bởi dấu
ấn phong thủy, thiêng hóa biểu tượng vương quyền, chí hướng
Nam tiến: “Long Lĩnh”, “Long Đội Sơn”.
Từ đây, vùng đất Hà Nam in/lưu/tiếp biến, khởi/bắt nguồn
từ Thăng Long, chỉ xin nêu những sự kiện tiêu biểu.
Chiêm Thành ở biên giới phía Nam nước Đại Việt tiếp tục
quấy rối, nên triều đình nhà Lý phải tiễu phạt. Ngoài việc giao
cho các quan trấn trị địa phương ở vùng đất giáp ranh Chiêm
Thành lo việc đánh dẹp, sử cũ ghi chép hai lần triều đình tổ chức
đạo quân lớn xuất phát từ Kinh thành Thăng Long, hành quân
theo đường thủy qua sông Đáy trên đất Hà Nam rồi ra biển. Năm
1044, đích thân vua Lý Thái Tông chỉ huy đoàn thuyền chiến
đi đánh. Năm 1069 triều đình giao trọng trách cho Thái úy Lý
Thường Kiệt đem thủy quân tấn công quân Chiêm Thành. Đoàn
thuyền dừng chân bên núi Cấm cạnh dòng sông Đáy (xã Thi Sơn,
Kim Bảng). Sau khi chiến thắng Lý Thường Kiệt cùng các tướng
sĩ trở lại núi Cấm, ông sáng tác điệu múa hát Dậm, dạy dân làng
trình diễn mừng võ công lừng lẫy. Theo thần phả đình An Xá
(Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý), trên đất xã Thanh Tuyền xưa
(nay là phường Thanh Tuyền), Lý Thường Kiệt đã xây dựng căn
cứ luyện quân trước khi đem đại quân tiễu phạt Chiêm Thành.
Núi Đọi, nơi mùa xuân năm 987, vua Lê Đại Hành về cày
tịch điền, mở đầu nghi lễ khuyến nông, đến thời Lý được thiêng
hóa nhiều bậc. Đời vua Lý Thái Tông, Tể tướng Dương Đạo Gia
đã cho xây dựng ngôi chùa nhỏ trên núi, Thiền sư Đàm Cứu Chỉ
trụ trì. Đến đời vua thứ tư nhà Lý - Lý Nhân Tông xây dựng lại
chùa và dựng cây bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh là một trung
tâm Phật giáo thời đó, lại kiêm hành cung của vua. Đời Lý Cao
Tông (1176 -1210) triều đình đặt một kho công trên núi này.
100
Thời Tiền Lê, ruộng “Tịch điền” đặt ở chân núi Đọi, sang
thời Lý chuyển đến khu vực hành cung Lý Nhân (nay thuộc xã
Phú Phúc, huyện Lý Nhân). “Việt Sử lược”, “Đại Việt sử ký toàn
thư” đã ghi chép cụ thể các lần vua nhà Lý về đây cày tịch điền
hoặc khuyến nông. Tháng 6 năm 1067, vua Lý Thái Tông xem
gặt lúa và đua thuyền. Vua Lý Thánh Tông hai lần đến xem gặt
lúa vào tháng 10/1077 vào tháng 8 nhuận năm 1080, một lần
đến xem dân gieo hạt vào tháng 6 năm 1101. Vua Lý Anh Tông
vào tháng 2 năm 1146 và mùa xuân năm 1148 về cày tịch điền.
Vua Lý Thần Tông xem dân gặt lúa vào tháng 10 năm 1137.
Thời Trần, vùng đất Hà Nam, nhất là các con sông chảy
trên địa bàn giữ vị trí bản lề giữa Kinh thành Thăng Long
và Thiên Trường - Kinh đô thứ hai của nhà Trần. Đặc biệt,
trong ba lần chống quân Nguyên - Mông xâm lược, sông Hoàng
Giang (khúc sông Hồng chảy qua huyện Lý Nhân), sông Thiên
Mạc (con sông cổ đã bị bồi lấp gần hết, chảy trọn trên đất Hà
Nam) là hai chốt nước quan trọng. Trong cuộc chiến chống
Nguyên - Mông lần thứ hai (1258), đã diễn ra một trận đánh
quyết liệt vào tháng 2 do Trần Bình Trọng (quê Liêm Cần,
huyện Thanh Liêm) chỉ huy, bảo vệ vua Trần và hoàng tộc
rút khỏi Thăng Long về Thiên Trường an toàn trên dòng sông
Thiên Mạc. Bên bờ sông Hoàng Giang, Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn đã cho xây dựng các kho lương dành cho binh
sĩ mà vị trí đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân là
kho chính. Tháng 5, từ Thanh Hóa, Trần Quốc Tuấn đem đại
quân ra Bắc để giải phóng Kinh thành Thăng Long. Căn cứ
phòng thủ đầu tiên của giặc bị tiêu diệt là A Lỗ (xã Trác Văn,
huyện Duy Tiên) bên bờ sông Hồng. Cuối thời Trần, trên sông
Hoàng Giang lại diễn ra một trận đánh lớn. Ngày 23 tháng
Giêng năm 1390, tướng Trần Khát Chân chốt giữ trên sông
Hoàng Giang dụ quân Chiêm Thành vào sông Hải Triều (Hưng
Hà, Thái Bình) đánh cho đại bại, giết Chế Bồng Nga - vua
Chiêm Thành.
101
Thời Hậu Lê, các dòng sông chảy trên đất Hà Nam lại nối
nguồn lịch sử - văn hóa với Kinh đô. Năm 1467, vua Lê Thánh
Tông cho diễn tập “Đồ Trung hư” một trong 9 trận binh pháp
thủy quân ở sông Hoàng Giang. Năm 1470, lại chính nhà vua
đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành, từ Hoàng Giang vào
sông Long Xuyên (chảy trên đất huyện Lý Nhân), dừng chân ở
Cầu Không, được thần âm phù. Đại thắng trở về, nhà vua dừng
lại nơi này, cho đúc cuốn sách đồng ghi lại sự việc.
Lê Thánh Tông - nhà vua - thi sĩ cũng từng du ngoạn, thăm
thú đền bà Vũ Thị Thiết (Chân Lý, Lý Nhân), chùa Đọi (Đọi
Sơn, Duy Tiên), núi Điệp (Yên Nam, Duy Tiên), núi Quế (An
Lão, Bình Lục), đến đâu nhà vua đều lưu thơ đề vịnh, giàu giá
trị văn chương.
Một số chúa Trịnh du thuyền tham quan, thưởng lãm sông
núi Hà Nam, để lại thơ hay, ý đẹp. Chúa Trịnh Doanh đi dọc
bờ sông Đáy, từ Tượng Lĩnh, Tân Sơn đến Thi Sơn (Kim Bảng),
thấy núi non trùng điệp , hùng vĩ, nên thơ, đã tôn phong dải sơn
khối đá vôi, sông nước, chùa chiền nơi đây là “Bát Cảnh Tiêu
Tương” ý muốn đặt ngang hàng với 8 cảnh đẹp ở Tiêu Tương
(Vân Nam, Trung Quốc). Chúa Trịnh Sâm đến thăm núi Cấm
(Thi Sơn, Kim Bảng), núi Quế (An Lão, Bình Lục), ven bờ sông
Ninh. Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương sinh sống ở phường
Khán Xuân của Kinh thành Thăng Long, cũng đi du ngoạn Hà
Nam, đến thăm Kim Bảng, Kẽm Trống (Thanh Liêm), chùa
Phúc Khánh (Đức Lý, Lý Nhân) tức cảnh sinh tình, để lại thơ
đề, nổi tiếng là bài “Kẽm Trống” ý vị và hóm hỉnh.
Đến thời Tây Sơn và Nguyễn, Thăng Long không còn vị thế
Kinh đô. Nhà Nguyễn thay chữ “Long” (rồng) thành chữ “Long”
(thịnh). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), triều đình tiến hành
cải cách hành chính, bỏ các trấn, lập các tỉnh. Tỉnh Hà Nội ra
đời, Hà Nam lúc ấy là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh mới này. Thành
phủ Lý Nhân trước đó ở trên đất xã Cổ Thọ (nay là xã Mỹ Thọ,
Bình Lục), nay dời đến bên bờ sông Hồng (Nga Khê, Lý Nhân),
102
đến khi Pháp thống trị thì dời về Châu Cầu. Năm 1890, tỉnh Hà
Nam được thành lập, thành của phủ Lý Nhân chính thức mang
tên Phủ Lý - tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam.
Từ năm 1831-1890, Hà Nam là một bộ phận của Hà Nội,
càng có mối quan hệ trực tiếp, gắn bó với Kẻ Chợ - đất đô hội
muôn đời, cố đô Lý, Trần, hậu Lê.
HÀ NAM VỚI THĂNG LONG
Thăng Long - Hà Nội thâu thái, tiếp biến lịch sử văn hóa
của bốn phương, từ các kênh trong cả nước, có kênh từ Hà Nam.
Với vị trí trực thuộc nội trấn, thuộc tỉnh Hà Nội, từ thời Lý đến
Nguyễn và ngày nay là cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội, Hà
Nam đã góp phần không nhỏ cho vùng đất Kinh đô, Thủ đô.
Những đóng góp của con người, của văn hóa vật thể, phi vật
thể Hà Nam trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội thật khó kể hết,
phần vì dung lượng của bài viết, phần vì tư liệu chưa sưu tầm
được đầy đủ nên chúng tôi mới chỉ phác họa bước đầu.
Dưới chế độ phong kiến, Hà Nam là vùng đất nghèo nhưng
hiếu học, nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao. Các vị tiến sĩ sau khi
“vinh quy bái tổ” thường được triều đình trọng dụng, bổ giữ các
chức quan trong triều, ngoài nội. Làm quan trong triều Lê, Mạc
là các vị tiến sĩ Hà Nam có mặt ở các Bộ, các Viện, đô, sảnh ở
cả ngạch văn và ngạch võ. Giữ chức Thượng thư (tương đương
Bộ trưởng ngày nay) có Trần Bảo (quê Lý Nhân) - Thượng thư
Bộ Công triều Lê Thánh Tông; Lê Tung - Thượng thư Bộ Lễ,
Bộ Lại (ông quê xã Liêm Thuận, Thanh Liêm) triều Lê Thánh
Tông; Lê Tương Dực, Nguyễn Sư Hựu (quê Liêm Túc, Thanh
Liêm) - Thượng thư Bộ Lễ triều Lê Cung Hoàng; Trương Công
Giai (quê Thanh Tâm, Thanh Liêm) - Thượng thư Bộ Hình
triều Lê Hy Tông; Bùi Viết Lương (xã Hợp Lý, Lý Nhân) giữ
chức Thượng thư (không rõ Bộ nào) triều Lê Thánh Tông. Các
vị giữ chức Thị Lang (như Thứ trưởng) trong các Bộ là Trần
Tông Lỗ (quê ở Tượng Lĩnh, Kim Bảng)- Tả thị lang Bộ Lễ,
103
triều Lê Uy Mục; An Khí Sử (quê Lý Nhân) - Thị lang (không
rõ Bộ và triều vua); Nguyễn Diễn (quê xã Bạch Thượng, Duy
Tiên) - Hữu Thị Lang Bộ Binh (không rõ triều vua); Lý Trần
Thản (quê thôn Lê Xá, Châu Sơn, Duy Tiên) - Hữu Thị Lang Bộ
Hình triều vua Lê Hiển Tông. Làm quan trong Viện Hàn lâm
đòi hỏi “văn hay, chữ tốt”, trong hai thời Hậu Lê, Mạc có các
nhà khoa bảng Trình Thuấn Du (quê xã Đọi Sơn, Duy Tiên),
Nguyễn Khắc Hiếu (quê Bình Lục), Nguyễn Kiện Hy (quê Duy
Tiên), Nguyễn Tông Mại (quê thôn Vị Hạ, Trung Lương, Bình
Lục). Các quan Giám sát Ngự sử được giao việc can ngăn vua
làm điều trái lẽ, tính không được vụ lợi, trung thực, thẳng thắn,
dũng khí, trong các triều đình Hậu Lê, Mạc lưu lại hậu thế tên
tuổi các vị: Trần Bích Hoành (quê Duy Tiên), Nguyễn Văn Tĩnh
(quê Lý Nhân), Nguyễn Viết Tuấn (quê thôn Lạc Trạng, thành
phố Phủ Lý). Được triều đình tin cậy cử đi sứ nhà Minh (Trung
Quốc) có các nhà khoa bảng: Lê Tung, Nguyễn Khắc Hiếu, Bùi
Viết Lương. Trên đây là các vị ngạch văn, ngạch võ có các vị:
Phạm Hổ (quê thôn An Bài, Đồng Du, Bình Lục) triều vua Lê
Thánh Tông; Tạ Đình Huy (quê Yên Nam, Duy Tiên) triều vua
Lê Tương Dực; Lê Đình Tưởng (quê Cao Mật, Lê Hồ, Kim Bảng)
triều vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Khắc Hiệu đỗ Thám Hoa (quê
Phú Thứ, Tiên Hiệp, Duy Tiên) được bổ nhiệm giữ chức Hiến
sát sứ. Tuy không làm quan trong triều, nhưng nhà nho Dương
Đức Kỳ, cùng quê Nguyễn Quốc Hiệu lại được giao một trọng
trách lớn, làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên dưới triều vua Lê
Hiển Tông, đứng đầu bộ máy quản lý phủ trung tâm của Kinh
đô, kiêm nhiếp hai huyện Quảng Đức, Thọ Xương.
Thành lập năm 1070, suốt trong các thời Lý, Trần, Hậu Lê,
Mạc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long đóng vai trò trọng
tâm đào tạo nhân tài cho đất nước - Trường Đại học đầu tiên
của Việt Nam. Đứng đầu bộ máy quản lý, đào tạo là các chức Tế
tửu, Hành Tế tửu, Tư nghiệp. Trong thời Hậu Lê, 4 vị người Hà
Nam giữ chức Tế tửu Văn miếu - Quốc Tử Giám, lần lượt là Lê
104
Tung, Nguyễn Mạo (quê Châu Sơn, thành phố Phủ Lý), Trương
Công Giai, Nguyễn Kỳ (quê An Lão, Bình Lục). Nhà khoa bảng
Lê Tung đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ còn nổi tiếng trên phương diện
sử học, với tác phẩm “Việt giám thông khảo tổng luận” và là
nhà văn hóa, nhà thơ tên tuổi thời bấy giờ.
DANH XƯNG HÀ NAM GIỮA LÒNG HÀ NỘI
Thăng Long - Hà Nội hội tụ, lưu giữ những dấu ấn lịch sử,
văn hóa của dân tộc, thể hiện qua các danh xưng: địa danh,
nhân danh, vật danh, sự kiện danh của các vùng, các địa
phương. Danh xưng Hà Nam cùng cả nước đang hiện diện giữa
lòng Hà Nội hôm nay.
Trống đồng Ngọc Lũ I, hơn một thế kỷ qua được định vị là
một biểu tượng của văn hóa Đông Sơn, cổ nhất và đẹp nhất.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã trao tặng phiên bản
trống đồng Ngọc Lũ I cho Liên hợp quốc. Trống được dân làng
Ngọc Lũ phát hiện ở Như Trác (huyện Lý Nhân), đem về thờ ở
đình Ngọc Lũ (Bình Lục), sau đó được các nhà khoa học Pháp
phát hiện, mang lên Viễn Đông Bác Cổ năm 1902, hiện lưu
giữ tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam. Trên 82 bia đề
danh Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có tên 18
nhà khoa bảng Hà Nam trong 17 bia: Trình Thuấn Du, Hoàng
Mông, Phạm Hổ, Bùi Viết Lương, Nguyễn Kiện Hy, Lê Đình
Tưởng, Trần Bích Hoành, Tạ Đình Huy, Nguyễn Mạo, An Khí
Sử, Phạm Viết Tuấn, Trương Công Giai, Trương Minh Lượng,
Nguyễn Quốc Hiệu, Nguyễn Tông Mại, Nguyễn Kỳ, Lý Trần
Thản. Càng thêm tự hào cho nhân dân Hà Nam khi 82 bia Tiến
sĩ vừa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu của nhân loại.
Danh xưng Hà Nam thể hiện đậm nét bằng những địa danh,
nhân danh, công trình lịch sử, văn hóa ở nội thành Hà Nội.
Ba Đình - địa danh lịch sử gắn bó với tên tuổi Đinh Công
Tráng. Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp 1866 - 1887
105
cùng Phạm Bành. Căn cứ do Đinh Công Tráng chỉ huy xây
dựng mang tên Ba Đình trên đất ba làng Mậu Thịnh, Thượng
Thọ, Mỹ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa). Tên căn cứ này được đặt
cho một quận nội thành của Hà Nội: quận Ba Đình, diện tích
9,25km2
, dân số 237.485 người, là nơi đóng trụ sở ngoại giao
của các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc phòng,
Bộ Ngoại giao... trung tâm của thành Hà Nội (thế kỷ XIX) của
thành Thăng Long (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII). Quảng
trường lớn nhất Thủ đô, nơi này ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa mang tên Quảng trường Ba Đình. Quảng
trường nằm trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trước là
Hội trường Ba Đình, là nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội và các
sự kiện quan trọng. Tác giả thiết kế công trình là người Hà
Nam: ông Trần Hữu Tiềm (đã mất) nguyên Tổng thư ký Hội
Kiến trúc sư Việt Nam, quê thôn Tràng, xã Trịnh Xá, thành
phố Phủ Lý.
Đinh Công Tráng - người lập nên dấu ấn lịch sử Ba Đình
còn được vinh danh bằng tên phố: phố Đinh Công Tráng thuộc
phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, ông người làng
Nham Tràng (xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm).
Nói đến Thăng Long - Hà Nội, hẳn ai cũng nhớ câu: “Hà
Nội 36 phố phường”. Có một con phố vốn là phường thợ làm
trống do dân làng Đọi Tam (Đọi Sơn, Duy Tiên) lập nên: phố
Hàng Trống thuộc phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm). Tên
phường càng tô đậm vị thế nghề trống Đọi Tam và còn có Vườn
hoa Hàng Trống nữa, ở số 42 phố Nhà Chung - nơi có công viên,
thư viện quận Hoàn Kiếm.
Lê Đại Hành - vị vua khởi nghiệp nhà Tiền Lê, quê nội ở
xã Liêm Cần, Thanh Liêm, được tôn vinh bằng cả tên phường,
tên phố, ngõ thuộc quận Hai Bà Trưng: phường Lê Đại Hành,
phố Lê Đại Hành, ngõ Lê Đại Hành xưa đặt đàn Nam Giao thời
Hậu Lê, hàng năm nhà vua tới tế trời đất.
106
Danh nhân, danh tướng thời Trần người Hà Nam và liên
quan mật thiết đến Hà Nam được đặt tên cho 1 đường, 2 phố.
Thái sư Trần Thủ Độ, người có công lập nên triều Trần, trụ
cột của bộ máy lãnh đạo chống quân Nguyên - Mông lần thứ
nhất (1258). Ông được ban thái ấp Quắc Hương (nay là thôn
Vọc, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục.) Phố Trần Thủ Độ nằm trên
đường vành đai 3 và khu chung cư Pháp Vân, Tứ Hiệp (quận
Hoàng Mai). Trần Khánh Dư - danh tướng thời Trần có thái
ấp ở Dưỡng Hòa (nay thuộc xã Duy Hải, huyện Duy Tiên).
Đường Trần Khánh Dư nằm trên địa bàn phường Phan Chu
Trinh, quận Hoàn Kiếm và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà
Trưng. Phố Trần Bình Trọng thuộc phường Trần Hưng Đạo,
quận Hoàn Kiếm và phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng
mang tên danh tướng Hà Nam. Trần Bình Trọng (1259-1285)
quê ở xã Bảo Thái (nay là xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm),
dòng dõi Lê Hoàn. Ông, cha làm quan triều Trần, lập công lớn
nên được ban họ vua. Tháng 2/1285, ông chốt giữ trên sông
Thiên Mạc, bảo vệ an toàn cho vua Trần và Hoàng tộc rút từ
Thăng Long về Thiên Trường. Ông chỉ huy trận đánh quyết
liệt chặn đánh quân Nguyên - Mông. Bị giặc bắt nhưng không
chịu hàng, mắng vào mặt chúng “Ta thà làm ma nước Nam chứ
không thèm làm vương đất Bắc”. Giặc giết ông, nghe tin vua
Trần vô cùng thương xót, truy phong ông là Bảo Nghĩa vương.
Hai bậc tiền bối cách mạng Hà Nam, nhà hoạt động xuất
sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam được đặt tên cho hai phố: phố
Lương Khánh Thiện (phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng),
phố Trần Tử Bình (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy). Lương
Khánh Thiện (1903-1941) quê làng Mễ Tràng (xã Liêm Chính,
thành phố Phủ Lý), ông sớm tham gia cách mạng, từng bị tù ở
Côn Đảo, từng giữ các chức vụ quan trọng của Đảng: Ủy viên
Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 11/1940, ông
bị địch bắt và xử bắn ngày 01/7/1941 tại Kiến An (Hải Phòng).
107
Trần Tử Bình (1907-1967) quê thôn Đồng Chuối (xã Tiêu Động,
huyện Bình Lục), từ trường dòng ra đi làm cách mạng, tham
gia lãnh đạo phong trào công nhân đồn điền Phú Riềng (Nam
Bộ), ba lần bị Pháp bắt đầy đi các nhà tù và Côn Đảo, ông vượt
ngục tiếp tục hoạt động, làm Ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ,
tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, rồi lần lượt làm
Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Chính ủy Trường sĩ quan lục
quân, Tổng thanh tra Quân đội, được phong quân hàm Thiếu
tướng đợt đầu tiên (1948). Từ năm 1959, ông là Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền của nước ta tại Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa, Ủy viên Trung ương Đảng khóa III, đại biểu Quốc hội
nhiều khóa. Ông được nhà nước truy tặng Huân chương Độc
lập hạng Nhất (1967), Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Huân
chương Sao vàng (2007).
Người con của Hà Nam anh dũng ôm bom ba càng diệt xe
tăng địch ngày 06/01/1947 ở Hà Nội được ghi nhận bằng tên
một phố ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa: phố Nguyễn
Phúc Lai. Ông sinh năm 1928 ở Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn
Chi Long (xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân).
Giữa lòng Hà Nội hôm nay, nhiều phố ghi danh các nhân tài
văn học Hà Nam, như Nguyễn Khuyến, Nam Cao.
Nguyễn Khuyến (1835-1909), hiệu Quế Sơn, người làng Vị
Hạ, xã Trung Lương (Bình Lục). Ông được dân tôn vinh là Tam
Nguyên Yên Đổ vì đỗ đầu ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình.
Làm quan ở nhiều nơi và ở trong triều, bất bình vì nhà Nguyễn
đầu hàng Pháp, ông cáo quan về quê. Ông là thi sĩ nổi tiếng,
Xuân Diệu đánh giá xếp vào bậc nhất “nhà thơ làng cảnh Việt
Nam”... Phố Nguyễn Khuyến nằm trên địa bàn phường Văn
Miếu, quận Đống Đa. Nhà văn - chiến sĩ - liệt sĩ Nam Cao
(1917-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, người làng Đại Hoàng
(xã Nhân Hậu, Lý Nhân). Vừa hoạt động cách mạng, vừa sáng
tác, hy sinh năm 1951 trong một chuyến đi công tác ở Gia
Viễn (Ninh Bình). Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc, độc đáo
108
với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng: Chí Phèo, Lão
Hạc, Đôi mắt, Sống mòn, Chuyện biên giới... Ngay đợt đầu tiên
(1996), Nhà nước đã truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh
(giải cao nhất) về văn học, nghệ thuật. Phố Nam Cao nằm trên
địa bàn phường Kim Mã, quận Ba Đình.
Mối quan hệ hai chiều khăng khít thâu nhận và tiếp biến
giữa hai vùng đất Hà Nội - Hà Nam đã và đang in đậm lên
vùng đất và lòng người Hà Nam, làm nên một chiều kích nặng/
dày để vươn tới hòa nhập cùng cả nước và thế giới.
Những trình bày trên đã cho chúng ta thấy có mối quan hệ
đa chiều khăng khít giữa hai vùng đất Hà Nội, Hà Nam, suốt
chiều dài lịch sử và đang mở về phía trước, mà bài viết nhỏ này
mới chỉ phác họa những nét chấm phá trong khuôn giới hạn
nghìn năm.
109
TIỂU VÙNG VĂN HÓA ĐỌI SƠN
PGS.TS PHẠM LAN OANH *
Hiện nay, việc phân chia văn hóa Việt Nam thành bao nhiêu
vùng văn hóa của các nhà văn hóa học nước ta vẫn là cuộc tranh
luận chưa có hồi kết. Bởi, cái gốc của vấn đề là giới văn hóa học
nước ta chưa có tiếng nói chung trong định nghĩa khái niệm “vùng
văn hóa” và các tiêu chí chia “vùng văn hóa”. Vì thế, có người cho
là nước ta có 3 vùng văn hóa (là Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ); có
người cho có 4 vùng (là Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ);
có người cho có 5 vùng (là Bắc Bộ, Hà Nội, Trung Bộ, Tây Nguyên,
Nam Bộ); thậm chí có người cho có 10 vùng (là: Tây Bắc, Đông Bắc
Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ) (1)
… Tuy
chưa có sự thống nhất như vậy, song, có một điều thống nhất giữa
* Viện Văn hóa - Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.
(1)
. Xem thêm:
- Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (chủ biên) (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam,
Nxb Văn học, Hà Nội.
- Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Nxb VHDT, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb VHDT
và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tái bản lần thứ
8, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Huỳnh Khái Vinh (chủ biên), Nguyễn Thanh Tuấn (1995), Chấn hưng các vùng
và tiểu vùng văn hóa ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
110
các nhà văn hóa học, là trong các “vùng văn hóa” đó có các “tiểu
vùng văn hóa” và, trong các “tiểu vùng văn hóa” đó lại các các “tiểu
vùng văn hóa” nữa. Theo đó, trong “Vùng văn hóa Bắc Bộ” / hoặc
Đồng bằng Bắc Bộ có “Tiểu vùng văn hóa Hà Nam” (văn hóa đồng
chiêm trũng) và, trong “Tiểu vùng văn hóa Hà Nam” có các tiểu
vùng văn hóa mà, một trong số đó chúng tôi muốn nói đến trong
tham luận này là “Tiểu vùng Văn hóa Đọi Sơn” - huyện Duy Tiên.
Trên đất nước ta đã có nhiều ngọn núi trở thành núi thiêng,
từ đó trở nên tâm điểm hình thành nên những tiểu vùng văn
hóa (và đương nhiên là một điểm du lịch nổi tiếng) của một địa
phương. Có thể kể đến: Núi Hùng Lĩnh (Phú Thọ) hình thành
Tiểu vùng văn hóa Đất Tổ; Núi Sam hình thành Tiểu vùng văn
hóa Núi Sam mà tâm điểm là miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Núi
Bà Đen hình thành Tiểu vùng văn hóa Núi Bà Đen (Tây Ninh)…
Núi Đọi - Đọi Sơn / Long Đọi nằm ở xã Đọi Sơn, huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam cũng là một ngọn núi như vậy. Người xưa
nói “Sơn bất tại cao, hữu thần (tiên) tắc linh” (nghĩa là: Núi
không phải chỉ do cao, cứ có thần tiên là núi thiêng). Tuy chỉ cao
khoảng 400m, chu vi chưa đến 2.500m, nhưng Núi Đọi đã được
người Việt cổ chọn để làm nơi/điểm tựa tụ cư, được thần linh lựa
chọn để trú ngụ / hay nói chính xác là được người dân tin tưởng
tôn vinh / làm cho Núi Đọi là / trở nên ngọn Núi Thiêng, làm
điểm tựa tâm linh từ ngàn xưa của người dân Đại Việt:
Đầu gối Núi Đọi
Chân dọi Tuần Vường
Phát tích đế vương
Lưu truyền vạn đại.
Rồi, như một sự trả ơn/một sự tương tác/cũng Núi Đọi trở
thành điểm qui chiếu/qui tụ con người - thần linh đất Việt, xuyên
suốt từ thủa Đại Việt đến Việt Nam ngày nay; tạo cho nơi đây trở
thành một tiểu vùng văn hóa vô cùng đặc sắc. Tiểu vùng Văn hóa
Núi Đọi hội đủ cả văn hóa hữu thể và văn hóa phi vật thể, có bản
sắc riêng, làm rạng danh văn hóa Hà Nam và, văn hóa Việt Nam.
111
I. DI SẢN VĂN HÓA HỮU THỂ Ở VÙNG ĐỌI SƠN
1. Những di chỉ, di vật khảo cổ học về người Việt cổ
Cách nay trên 2.000 năm, Đọi Sơn đã trở thành điểm tụ
cư của người Việt cổ. Với những di chỉ, di vật khảo cổ học phát
hiện trong thời gian qua ở quanh Núi Đọi đã chứng minh điều
đó. Cụ thể:
- Tại di chỉ Đọi Sơn, các nhà khảo cổ đã phát hiện được
nhiều sọ người còn khá nguyên vẹn nhất và khẳng định họ là
chủ nhân của nền văn minh Đông Sơn rực rỡ cách ngày nay ước
khoảng 2.000 năm.
- Năm 1977, khai quật 2 ngôi mộ cổ quan tài hình thuyền ở
các xã Châu Sơn và Thanh Sơn (huyện Kim Bảng) phát hiện có
đồ tùy táng gồm giáo đồng búp đa, rìu đồng, thố, cày chìa vôi…
Niên đại đầu Công nguyên. Sau đó, một số ngôi mộ cổ khác
được phát hiện ở Yên Từ, Mộc Bắc (huyện Duy Tiên), trên bờ
sông Châu Giang cũ.
Năm 1984, ngay dưới chân Núi Đọi, đã phát hiện có 11 ngôi
mộ cổ (3 ngôi mộ thuyền, 2 ngôi mộ kè đá, 4 ngôi mộ có áo quan
bằng thanh tre ken lại như giát giường, 2 ngôi mộ đất). Hiện
vật chôn theo người chết trong các ngôi mộ đó là đồ đồng Đông
Sơn muộn, như: giáo, rìu xéo, mũi lao, dao gặt/lưỡi hái, vòng
đồng chọn mũi, đỉnh đồng, tiền Bán Lạng (đời Hán). Ngoài ra,
còn thu được bát gỗ, quả cây làm dọi xe chỉ, múi dứa dại... Năm
1988, ở thôn Đọi Nhất lại phát hiện được 3 ngôi mộ thuyền cổ,
với đồ tùy táng là rìu xéo, dáo đồng Đông Sơn muộn và tiền Bán
Lạng (Hán). Nhiều quan tài hình thuyền có niên đại cuối thời
đại Hùng Vương được phát hiện ở quanh Núi Đọi (và vùng Kim
Bảng, Thanh Liêm cùng cả vùng ô trũng Hà Nam - Nam Định
- Ninh Bình, cho đến tận Vụ Bản, Ý Yên của tỉnh Nam Định) là
những minh chứng sáng tỏ cho kết luận trên.
Qua nghiên cứu các ngôi mộ cổ, các nhà khoa học đều thấy
tất cả các ngôi mộ này đều được chôn ở vùng đất trũng ven
sông, chủ nhân của các ngôi mộ này đều quay đầu về núi Đọi.
112
Theo GS. Trần Quốc Vượng, đó là đặc trưng địa - văn hóa của
các mộ thuyền có niên đại trước sau Công nguyên thuộc nền
Văn minh Đông Sơn. Cùng với việc phát hiện nhiều “mộ Hán”
cổ ở thôn Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên với đồ gốm có
hoa văn in hình học, những ngôi mộ cổ và đồ tùy táng phát hiện
ở quanh núi Đọi trên đây đã khẳng định, trong thời Bắc thuộc,
vùng núi Đọi - sông Châu của Hà Nam ngày nay là một trấn trị
quan trọng của các thế lực đương thời.
Quanh vùng Núi Đọi - Đệp/Điệp (và nói rộng ra là cả vùng
ven đồi sót của huyện Duy Tiên, huyện Bình Lục của tỉnh Hà
Nam) đã phát hiện được nhiều di vật thời Đông Sơn, như: trống
đồng (ở Núi Đọi, Yên Bắc, Bạch Thượng), cùng các thạp đồng (ở
Châu Giang, Mộc Bắc), với các nhóm công cụ rìu, nhíp gặt lúa,
giáo đồng Đông Sơn.
2. Chùa Đọi - một trong những di tích kiến trúc Phật
giáo cổ nhất Việt Nam
Sau khi định đô ở Thăng Long, nhà Lý đã sớm ý thức đến
ngọn núi Đọi - ngọn núi án ngữ mặt Nam Kinh thành Thăng
Long, bởi nó như mang ý nghĩa phong thủy trấn ngự đảm bảo
cho Thăng Long vững mạnh. Vì thế, vào những năm Long Thụy
Thái Bình (1054 - 1058) dưới thời Lý Thánh Tông, một ngôi
chùa đã được dựng lên ở Núi Đọi theo lệnh triều đình. Thiền sư
Đàm Cửu Chỉ thế hệ thứ 7 của dòng Thiền Quán Bích (dòng Vô
Ngôn Thông) đã về đây trụ trì. Tên chùa Diên Linh và núi Long
Đội đã có từ thời đó. Nhưng Đọi Sơn chỉ thật sự nổi tiếng, càng
trở nên một vùng linh sơn, linh địa hơn sau khi vua Lý Nhân
Tông trong một lần về đây vãn cảnh đã đặt tên núi là Long Đội
và cho xây dựng trên núi một ngôi chùa lớn thờ Phật và một bảo
tháp. Chùa Long Đọi - tên chữ là Diên Linh Tự được khởi dựng
vào năm 1118 trên đỉnh Núi Đọi theo chỉ dụ của vua Lý Nhân
Tông. Chùa xây trong khuôn viên rộng gần 2 héc ta vườn rừng.
Chùa chính gồm 6 gian, quay hướng Nam. Phía sau chùa chính
là sân, vườn hoa. Hai bên sân là hành lang, mỗi bên đặt 9 pho
113
tượng. Sau cùng là hậu điện. Bên phải chùa, cạnh vườn hoa là
nhà thờ tổ, giảng đường và nhà khách. Phía sau nhà thờ tổ là
gian nhà trai, thiền tổ. Sau cùng là nhà bếp.
Cạnh chùa là ngôi bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh được xây
dựng chủ yếu bằng đá mân, đá vũ đều là những loại đá quí. Đây là
loại tháp vuông 4 mặt. Tháp có qui mô lớn, vững chãi, cao 13 tầng
chọc trời. Ngoài tầng đế và 2 tầng trên không có cửa, còn 10 tầng
mở cửa cả bốn phía (tổng cộng 40 cửa) hóng gió. Ở tất cả các cửa
đều trạm rồng ổ. Trong các thành phần kiến trúc tháp có nhiều
tượng trang trí như tượng chim thần đầu người mình chim đặt
trên các con sơn. Những viên gạch dùng để ghép tường có trang trí
hình những vũ nữ đang múa. Trên các xà của tháp có treo chuông
đồng, khi gió thổi chúng va vào nhau tạo thành những âm thanh
réo rắt. Tầng đế hợp với tầng đầu tiên thành nơi thờ Phật - tượng
Đa Bảo Như Lai. Tầng trên của tháp đặt hộp vàng xá lỵ Phật.
Không lâu sau khi khánh thành, Chùa Đọi trở nên một đại danh
lam kiêm hành cung của nhà Lý ở miền Sơn Nam Hạ; đồng thời là
một trung tâm Phật giáo của nước ta thời đó.
Sang thời Trần, sau khi xây chùa tháp Phổ Minh, Yên Tử,
theo đó trung tâm Phật giáo nước ta cũng chuyển về đây, khiến
cho Chùa Đọi có phần thanh vắng. Đầu thế kỷ XV, giặc Minh
xâm lược nước ta, chúng đã phá hủy hoàn toàn ngôi chùa và
tháp Sùng Thiện Diên Linh. Riêng tấm bia Sùng Thiện Diên
Linh do không phá được, chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi.
Phải đến thời nhà Mạc, vào cuối năm Tân Mão (1591), niên
hiệu Hưng Trị, đời Mạc Mậu Hợp, các quan bá tước cai quản
vùng Duy Tân (Duy Tiên) mới cùng dân 3 giáp Nhất, Nhị, Tam
là Đội Sơn, Đội Trung, Đội Lĩnh, Trung Tín dựng lại bia, bắc
lại xà nhà, vá tô lại tượng, làm cửa, xây tường… - việc này được
khắc vào mặt sau tấm bia Sùng Thiện Diên Linh. Vào năm Tự
Đức thứ 13 (1860), chùa Đọi được sửa sang tòa thượng điện,
tiền đường, nhà tổ, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864, chùa
lại được sửa sang hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng
114
và đục khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ
trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian, từ đó trở thành Trường Bắc
Kỳ Phật giáo. Ngôi chùa lúc này được dựng theo kiểu “nội công
ngoại quốc”. Tại tam bảo, thượng điện có rất nhiều tượng Phật.
Ngay lối vào là hai dãy Thập Điện Diêm Vương. Ngoài ra, chùa
còn có nhà tổ, nhà khách, tăng phòng,…Ngay cổng chính, trước
tòa Tam bảo là Nhà bia che trở tấm bia Sùng Thiện Diên Linh.
Hiện nay, chùa Đọi vẫn là một trong những trung tâm Phật
giáo của tỉnh Hà Nam. Hàng năm, các nhà sư trong tỉnh Hà
Nam vẫn về đây tổ chức lễ khai hạ.
3. Bia Sùng Thiện Diên Linh - một trong những tấm
bia cổ nhất nước ta
Khi xây xong Chùa Đọi và tháp Sùng Thiện Diên Linh, vua
Lý Nhân Tông sai Thương thư Bộ Hình là Nguyễn Công Bật soạn
văn bia. Văn bia có tên là Đại Việt quốc Lý đương gia đệ tứ Sùng
Thiện Diên Linh tháp bi. Bia đề ngày mùng 6 tháng 7 năm Tân
Sửu (tức ngày 20 - 8 - 1121, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3).
Bia có giá trị về nhiều mặt, cả về nghệ thuật điêu khắc, mỹ thuật,
văn học, sử học. Bia Sùng Thiện Diên Linh được tạo tác để khắc
bài bi ký của Thượng thư Nguyễn Công Bật soạn, được chế tác
có giá trị mỹ thuật rất cao, thể hiện bàn tay khéo léo, tài hoa của
người thợ chạm khắc đá thời Lý. Bia được đặt trong nhà bia trên
khu đất phía trước Tam bảo. Bia cao 2,5m, rộng 1,6m, dày 0,3m.
Mặt trước bia khắc bài văn do Nguyễn Công Bật soạn. Mặt sau
bia ghi việc Thái hậu Phù Thánh Linh (tức Ỷ Lan phu nhân - mẹ
đẻ của vua Lý Nhân Tông) đã cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm
ruộng đèn nhang vào năm 1121 và khắc bài thơ của vua Lê Thánh
Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467). Phần trang trí tập
trung ở mặt trước bia. Trán bia chạm hai rồng chầu vào các chữ
Hán Đại Việt quốc Lý đương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên linh tháp
bi. Diềm bia tạc những hình rồng nối tiếp nhau. Bia dày 0,3m, hai
mặt bia mỗi bên có 9 ô quả trám, trong đó chạm hình rồng thời Lý
uốn khúc mềm mại ở mỗi ô.
115
Bệ bia là một khối đá hình chữ nhật dài 2,40m, rộng 1,80m,
cao 0,50m, tạc hình 2 rồng uốn khúc. Đây cũng là nét độc đáo của
bia Sùng Thiện Diên Linh. Bệ bia chia làm 2 phần: phần nằm
tiếp xúc với đất hình chữ nhật và phần phía trên chạm khắc thủy
ba (sóng nước). Sóng có 2 lớp, lớp trên cao, lớp dưới thấp. Trên
mặt bệ bia chia làm 2 nửa tạc hình 2 con rồng. Đuôi ở đoạn sau
xoắn thành 4 khúc khép kín. Mỗi con rồng có 4 chân. Đầu rồng
có bờm. Rất tiếc là cổ rồng và đầu rồng đã bị vỡ nên ta không có
cơ hội chiêm ngưỡng kiệt tác này.
Bia Sùng Thiện Diên Linh là tấm bia có kích thước lớn nhất
và quý hiếm nhất của thời Lý trên đất Hà Nam còn lại đến ngày
nay. Năm 2014, bia Sùng Thiện Diên Linh đã được Thủ tướng
Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.
4. Bia ở Văn từ Duy Tiên trên Núi Đọi
Nền giáo dục Nho học ở nước ta có lịch sử lâu đời, được
truyền bá sâu rộng, và có nhiều thành tựu. Các công trình kiến
trúc được dựng lên: Văn miếu (ở Kinh đô, và các tỉnh), Văn từ
(ở huyện, tổng), Văn chỉ (ở cấp xã) để thờ Đức Thánh Khổng
Tử, các bậc thánh, bậc thầy đi trước, cũng là để khuyến học,
khuyến tài trong dân chúng cả nước.
Hà Nam là mảnh đất văn hiến, có truyền thống hiếu học, có
nhiều bậc hiền tài đỗ đạt cao. Qua các nguồn sử liệu cho thấy,
dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, ở Hà Nam có nhiều Văn
từ, Văn chỉ đã được xây dựng ở các huyện, tổng và hầu hết các
xã thôn. Song, trải qua chiến tranh tàn phá, thiên tai (mà chủ
yếu là lũ lụt), những di tích văn hóa này không còn mấy, hầu
hết đã bị phá hủy, hoặc chỉ còn nền móng, di vật còn lại - bia đá
không nhiều. Thật may mắn, đến nay Hà Nam còn lưu giữ được
một Văn từ cấp huyện ở huyện Duy Tiên, trên sườn Núi Đọi.
Bia được phát hiện vào năm 2002. Theo tác giả Lê Quốc Việt (2)
,
Văn từ Duy Tiên được xây dựng vào thời Nguyễn, tại sườn núi
phía Tây Bắc chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn. Năm 1947, giặc Pháp
(2)
. Lê Quốc Việt (2006), Tuyển tập bia văn từ - văn chỉ Hà Nam, Nxb Thế giới, HN.
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn

More Related Content

What's hot

5.nguyen thi thu thuy
5.nguyen thi thu thuy5.nguyen thi thu thuy
5.nguyen thi thu thuyanthao1
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnPham Long
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc nataliej4
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhatTop 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhatNhaMatDat
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnPham Long
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenKelsi Luist
 
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănChương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănGreeny_Lam
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 

What's hot (18)

5.nguyen thi thu thuy
5.nguyen thi thu thuy5.nguyen thi thu thuy
5.nguyen thi thu thuy
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1176 - vanhien.vn
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
 
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAYĐề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
 
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 
Tho t2 2012
Tho t2 2012Tho t2 2012
Tho t2 2012
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhatTop 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
Top 10-bai-van-mau-ta-ca-si-dang-bieu-dien-hay-nhat
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
 
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAYĐề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quen
 
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănChương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 

Similar to Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn

Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngTài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngThanh Hải
 
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfjackjohn45
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoalongvanhien
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThu Thu
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptxKinTrnCh
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớiNguynYn792481
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuPham Long
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiphamtruongtimeline
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
Nghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòiNghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòilongvanhien
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNguynHiu415274
 
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014toixedich
 

Similar to Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn (20)

Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải LươngTài liệu thuyết minh về Cải Lương
Tài liệu thuyết minh về Cải Lương
 
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdfMẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
MẶT GƯƠNG TÂY HỒ.pdf
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptxMÂU PP NGUYỄN DU.pptx
MÂU PP NGUYỄN DU.pptx
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
TL.DSVH.docx
TL.DSVH.docxTL.DSVH.docx
TL.DSVH.docx
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
 
nguyendu.pptx
nguyendu.pptxnguyendu.pptx
nguyendu.pptx
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
 
Bài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nộiBài thuyết minh city tour hà nội
Bài thuyết minh city tour hà nội
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
Nghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòiNghệ thuật bài chòi
Nghệ thuật bài chòi
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Van hien (so 05) new
Van hien (so 05)   newVan hien (so 05)   new
Van hien (so 05) new
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
 
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.docTư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
 
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 

More from Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnPham Long
 

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 

Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn

  • 1. Phần hai VĂN HIẾN HÀ NAM TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
  • 2.
  • 3. 73 VĂN HIẾN HÀ NAM CÀNG ĐI SÂU TÌM HIỂU CÀNG THẤY CUỐN HÚT VÔ CÙNG (ĐỀ DẪN HỘI THẢO) GS. HOÀNG CHƯƠNG* Đề tài Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại, tôi đã ấp ủ từ lâu, song mãi đến tháng 9 năm 2013, nhân chuyến tháp tùng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về Hà Nam dự Lễ hội đền Bà Vũ, tôi mới có cơ hội đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Mai Tiến Dũng - nay là Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam. Chủ tịch Mai Tiến Dũng giao cho Phó Chủ tịch Trần Nga gặp tôi để nghe tôi trình bày về ý tưởng hội thảo này. Và sau đó, một kế hoạch cụ thể về hội thảo văn hiến Hà Nam được chúng tôi soạn thảo và gửi về Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam. Nhưng mãi đến đầu năm 2015 kế hoạch này mới được thực hiện. Thế mới biết làm văn hóa còn khó hơn làm kinh tế, và dường như văn hóa bao giờ cũng đi sau kinh tế, mặc dù nghị quyết của Đảng đã ghi rõ: “Văn hóa và kinh tế ngang bằng nhau, quan trọng như nhau”. Được Ban tổ chức phân công viết báo cáo đề dẫn hội thảo quan trọng này, tôi thấy như vượt quá sức mình, vì tôi là chuyên gia nghệ thuật dân tộc, ít chuyên sâu về văn hiến, địa chí nói chung, nhất là Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại. * Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc VN.
  • 4. 74 Nhưng khi được Ban tổ chức hội thảo phân công viết báo cáo đề dẫn thì, tôi cố gắng thực hiện trong giới hạn khái quát vấn đề, gợi mở vần đề, còn bàn sâu về Văn hiến Hà Nam thì tôi tin rằng các học giả ở Trung ương và địa phương sẽ bàn sâu hơn, rõ hơn và cụ thể hơn. Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại là một đề tài hấp dẫn, càng đi sâu tìm hiểu càng thấy cuốn hút vô cùng. Bởi Hà Nam là phên dậu của Thăng Long, cũng là miền địa linh nhân kiệt, mảnh đất trầm tích văn hóa vô cùng phong phú và có nhiều điều mới lạ, xưa cũng như nay. Theo các nhà nghiên cứu thì, Hà Nam là một trong những vùng đất trầm tích trẻ của châu thổ Bắc Bộ, thuộc thời đại đồ đá mới, những di tích được phát hiện gần đây cho thấy dấu tích người nguyên thủy đã xuất hiện tại Hà Nam vào thời kỳ đồ đá mới cách nay khoảng 5.000 năm. Vào thời Hùng Vương, Hà Nam thuộc vùng đất của Bộ Giao Chỉ (thuộc Bắc Bộ ngày nay). Đặc biệt, Hà Nam là một trong những địa phương trên miền Bắc có Trống đồng Đông Sơn nhiều nhất, tiêu biểu là Trống đồng Ngọc Lũ. Từ những năm đầu Công nguyên, người Hà Nam đã tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống xâm lược nhà Hán. Có tới 60 nhân vật tiêu biểu tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân Hà Nam tôn thờ, trong đó có một số nhân vật mà tôi đã đưa vào vở tuồng lịch sử Trưng Nữ Vương, tác giả Tống Phước Phổ, Lưu Trọng Lư, công diễn từ 1974 cho đến nay. Vở tuồng này đã công diễn trong và ngoài nước gần 40 năm mà vẫn được người xem yêu thích. Trước hết là người xem được nhìn thấy đầy đủ nhất những người phụ nữ đầu tiên của dân tộc mình đánh bại đội quân xâm lược hùng mạnh phương Bắc ở thời kỳ đầu Công nguyên. Người Hà Nam còn tham gia tích cực trong hầu hết các cuộc kháng chiến chống xâm lăng từ thời Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh. Sau chiến thắng phá Tống, bình Chiêm của Lê Đại Hành, Hà Nam cùng Ninh Bình là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của cả nước. Vua Lê Đại Hành người Hà Nam
  • 5. 75 không chỉ nổi tiếng là một anh hùng cầm quân đánh bại quân đội nhà Tống mà ông còn là ông vua đầu tiên xuống đồng cày ruộng Tịch điền ở Đọi Sơn, để gần đây, sau khi Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được khôi phục, các Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, kế thừa truyền thống tốt đẹp đó, được nhân dân vô cùng ngưỡng mộ. Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc ở Hà Nam. Văn hóa Hà Nam trong thời kỳ này cũng được chú trọng cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì, Hà Nam là một trong những cái nôi văn hóa dân gian của Đại Việt đang tồn tại rất nhiều loại hình ca múa nhạc đặc sắc, nghệ thuật múa rối nước vẫn được coi là xuất hiện đầu tiên ở Hà Nam với bằng chứng là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Long Đọi Sơn đã ghi dấu vua Lý Thái Tông xem rối nước tại đây. Dấu tích lịch sử này không chỉ có ý nghĩa chứng minh rối nước là loại hình văn hóa dân gian ra đời ở Việt Nam, rất độc đáo, mà nó còn là minh chứng bác bỏ cả ý đồ chiếm đoạt văn hóa của phương Bắc khi cho “múa rối nước có trước từ Trung Quốc” (theo sử sách của Trung Quốc). Rất tiếc là Hà Nam hiện giờ không có phường múa rối nước tiếp nối truyền thống văn hóa của cha ông. Theo tôi, Hà Nam nên phục hồi múa rối nước, vừa để bảo tồn di sản, vừa phục vụ du lịch. Hà Nam, theo chiết tự và định nghĩa của Nhà thơ Vũ Mão thì, “Hà” là sông, nước; “Nam” là cửa ngõ phía Nam Thăng Long, nơi sinh ra nhiều người tài giỏi, trí tuệ sắc sảo, có nhiều cống hiến cho đất nước. Điều đó đã chứng minh qua chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, từ thời đại Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Văn hiến Hà Nam sinh ra rất nhiều anh hùng dân tộc, tiêu biểu trong số đó là Trần Bình Trọng, nhân vật anh hùng chống ngoại xâm Nguyên - Mông thời Trần với cái chết bất tử. Trần Bình Trọng đã trở thành hình tượng đẹp trên sân khấu truyền thống Việt Nam với câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc” không những in đậm trong lòng nhân dân Việt Nam mà còn vang mãi trong nhà tù Mỹ - Ngụy, khi
  • 6. 76 Nghệ sĩ nhân dân Võ Sĩ Thừa (sau Giải phóng miền Nam ông là Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Nhà hát Tuồng Đào Tấn) trong thời gian bị giặc Mỹ bắt giam ở nhà tù Phú Quốc, đã đóng vai tuồng Trần Bình Trọng rất thành công, diễn nhiều lần cho tù nhân xem, tạo nên làn sóng đấu tranh chống Mỹ - Ngụy từ năm 1966 đến 1973. Sự kiện này tôi đã viết thành sách (Nxb Sân khấu xuất bản năm 1987) và GS. Nguyễn Thuyết Phong, Việt kiều Mỹ đã xin tôi để dịch ra tiếng Mỹ. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thời đại Hai Bà Trưng đến thời Tiền Lê, và tiếp nối đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, biết bao anh hùng nghĩa sĩ người Hà Nam như Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành), như Đinh Công Tráng và biết bao anh hùng nghĩa sĩ đã tham gia tích cực trong các cuộc kháng chiến chống xâm lăng mà lịch sử đã ghi chép trong sách vở và truyền tụng trong nhân gian, cũng như tôn thờ trong hàng trăm đền đài miếu mạo khắp vùng đất Hà Nam và ở nhiều địa phương khác. Thật là thú vị khi nhắc tới chiếc Trống đồng Ngọc Lũ và lá Cờ đỏ sao vàng đều do con người Hà Nam tạo nên. Di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội truyền thống, và nghệ thuật biểu diễn dân gian dày đặc trên mảnh đất chiêm trũng Hà Nam - cái nôi của vùng văn hóa sông Hồng đã phần nào cho chúng ta thấy được bề dày của lịch sử oai hùng của miền đất văn hiến ngàn năm này. Như Mahatma Ganđi nói: “Nền văn hóa của một Quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân”. Nhân dân Hà Nam tự hào về miền “đất võ trời văn” của mình nên đã có ca dao: “Ngàn năm võ vật đua tài. Vạn năm sông núi rộng dài tổ tiên…”. Đứng trước Ngũ Động Sơn (ở Kim Bảng), nhà thơ Vũ Mão tức cảnh thành thơ: “Thấp thoáng chiều Thu Ngũ Động Sơn Bên dòng sông Đáy trúc xanh rờn Đền xưa ẩn khuất nơi thanh vắng Thánh thót chuông chùa vọng khúc ngân…”.
  • 7. 77 Tổ tiên người Hà Nam, tổ tiên dân tộc Việt, không ngừng rèn chí luyện tài để bảo vệ giang san, Tổ quốc. Có biết bao người con Hà Nam ưu tú đã ngã xuống mảnh đất miền Nam vì tự do độc lập của Tổ quốc mà các nhà văn, các nhà sử học đang vinh danh. Như đã nói trên, cách đây hai năm, trong dịp đi cùng Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về dự lễ hội đền Bà Vũ ở huyện Lý Nhân, tôi có cơ hội thấy được phần nào sinh hoạt văn hóa rất đẹp, rất phong phú, đầy thánh thiện của con người Hà Nam, rồi đi sâu tìm hiểu thêm mới thấy văn hóa, văn hiến Hà Nam thật là đẹp, thật là hấp dẫn, từ văn hóa phi vật thể đến văn hóa hữu thể. Con người Hà Nam xưa và nay đều mang tâm hồn và phong cách thuần Việt hồn nhiên và chân thật thể hiện cả trong những người phụ nữ bị oan khiên như nàng Vũ Thị Thiết được nhân dân tôn thờ và từ lâu đã trở thành nhân vật đẹp trong nhiều vở chèo, tuồng, cải lương được biểu diễn khắp đất nước với nhiều tên vở khác nhau: Chiếc bóng oan khiên, Thiếu phụ Nam Xương, Nỗi oan tình…Có thể nói, ba nhân vật người Hà Nam là Trần Bình Trọng, Lê Hoàn và Vũ Thị Thiết đã có sức sống lâu bền nhất trên sân khấu cả nước trong nhiều thập kỷ qua. Đề cập tới Văn hiến Hà Nam không thể không nhắc đến những ngôi sao, những bậc thầy sân khấu truyền thống như các NSND Bạch Trà, Dịu Hương, Lê Huệ… Là người làm nghệ thuật sân khấu, tôi được sống gần gũi, quen biết với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng quê ở Hà Nam như NSND Bạch Trà, NSND Dịu Hương cùng các NSND Lê Huệ, NSND Lương Duyên… Đó là những nghệ sĩ bậc thầy sinh ra trên cái nôi văn hóa Hà Nam, được hun đúc trong cái nôi nghệ thuật dân gian, với đủ các loại hình chèo, tuồng, hát chầu văn, hát xẩm, ca trù, hát đối… NSND Bạch Trà vừa là bậc thầy nghệ thuật tuồng (bà từng làm Giám đốc Nhà hát Tuồng Bắc, đã từng xuất hiện trên sân khấu Châu Âu), bà còn hát chèo và hát cải lương, bộ môn nào bà cũng xuất sắc, là bậc thầy của những bậc thầy hôm nay như các NSND Lê Tiến Thọ, Mẫn Thu, Đàm Liên. Cũng vậy, NSND
  • 8. 78 Dịu Hương, ngôi sao sáng chói trong làng chèo Việt Nam, cũng sinh ra và lớn lên trên cái nôi văn hóa Hà Nam, hun đúc tích lũy vô vàn vốn liếng từ nền dân ca, dân vũ đặc sắc trên cái nôi văn hóa này. Từ những năm 30 đến những năm 70 (thế kỷ XX) NSND Dịu Hương đã sáng tạo ra không biết bao nhiêu làn điệu chèo, lớp chèo, vai chèo đặc sắc mà đến nay và cho tới mai sau nữa vẫn là bài học mẫu mực cho các thế hệ kế tiếp, như các lớp chèo: Xúy Vân giả dại, Thị Mầu lên chùa, Tuần Ty - Đào Huế… NSND Lê Huệ cũng sinh ra bên bờ sông Châu hùng vĩ, hấp thụ văn hóa dân gian, từ một diễn viên lên Trưởng đoàn chèo Nam Hà, lên Giám đốc Sở Văn hóa, rồi lên Phó Chủ tịch tỉnh. Ông là một nghệ sĩ không những sáng tạo nhiều vai chèo nổi tiếng mà còn dàn dựng thành công nhiều vở chèo gây tiếng vang lớn trong ngành sân khấu nước nhà, như vở Cô gái làng chèo, Cô lái đò Sông Vị, v.v… Nay ông là Trưởng lão trong Làng chèo cả nước, mới đây đã cùng chúng tôi được Chủ tịch nước tiếp tại Phủ Chủ tịch. NSND Lương Duyên, nguyên là Giám đốc Nhà hát chèo Hà Nam có một nét đẹp đặc trưng miền gạo trắng nước trong, lại có một giọng hát chèo hay đến mê hồn. Phải chăng đó là kết tinh của sự hun đúc từ một nền văn nghệ dân gian vô cùng phong phú trên miền đất văn hiến ngàn năm này. Cùng thế hệ với Lương Duyên còn có nhiều tài năng khác nữa, tạo nên điểm sáng chèo Hà Nam trong làng chèo cả nước (chèo Hà Nam hát hay nhất). Đề cập tới văn học nghệ thuật Hà Nam, không thể không nhắc tới Nguyễn Khuyến một tài năng thơ đã để lại nhiều tác phẩm hay, trong đó có bài Mục hạ vô nhân đã trở thành tiết mục chính trong làng hát Xẩm. Và Nam Cao, ngôi sao sáng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại với những kiệt tác như: Chí Phèo, Sống Mòn, Đôi mắt…Thế hệ tiếp theo là Huy Thục, Ngô Quốc Tính, Nguyễn Đình Bảng,… đã có những tác phẩm âm nhạc đi cùng năm tháng. Về mặt lý luận, không thể không nhắc tới Hoàng Tùng - nguyên Bí thư Trung ương Đảng,
  • 9. 79 Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Tất cả những tài năng văn hóa văn nghệ Hà Nam đều sinh ra từ cái nền văn hiến, cái nôi văn hóa lâu đời và phong phú Hà Nam. Văn nghệ dân gian Hà Nam cũng vô cùng phong phú, không chỉ về mặt thể loại mà còn đặc sắc về giai điệu và ca từ. Với nội dung đầy ắp tính nhân văn và lời ca đậm đặc chất trữ tình. Thật khó ở đâu có được những bài dân ca hay, như bài Ba quan mời trầu - dân ca Hà Nam: Nam: Ba quan i một chiếc thuyền nam i, Có về là về với hội (có) gái ngoan gái ngoan tầm chồng Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng anh Nam: Cô cả cô hai nay đấy ơi. Nữ: Anh cả anh hai nay đấy ơi. Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền rồng Có về là về với hội (có) cái công cái công đi tìm Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng Nam: Cô cả cô hai có biết không? Nữ: Anh cả anh hai vẫn còn không? Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không Có về là về với hội (có) bến sông bến sông bãi bồi Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng Nam: Cô cả cô hai ớ làng Đôi Nữ: Anh cả anh hai ớ làng Chanh. Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền mành i Có về là về là về với hội (có) cái danh cái danh với đời Nữ: Ô mấy dẫu tình mời Nam: Cô cả cô hai ra hát chơi Nữ: Anh cả anh hai ra hát chơi. Nam: Ba quan i một chiếc là chiếc thuyền không, Có về là về với hội (có) bến sông (có a) con thuyền Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng anh cả anh hai nay có duyên. Nam: Cô cả cô hai nay có duyên. Cả hai: Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi!...
  • 10. 80 Nam: Trên trời có đám mây xanh Có con ngựa bạch chạy quanh i gầm í trời Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi Nam: Đôi ta muốn lấy nhau chơi Nhưng cái duyên không định thì trời không xe Nữ: Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi. Nam: Những nơi tít tắp bờ tre (ô mấy dẫu tình ơi) Nhưng cái duyên cứ định, trời xe anh vào (Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi) Nam: Ba đồng (Ba đồng) một sợi chỉ đào (một sợi chỉ đào) Áo vóc không vá, vá vào áo tơi Nữ: Ô mấy dẫu tình ơi Tủi lòng ì thiếp lắm chàng ơi, dẫu rằng lên ngược xuống xuôi lỡ làng. Cả hai: Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi, Ô mấy dẫu tình rằng, ô mấy dẫu tình ơi (Nói tự do): Gặp chàng dưới ánh trăng thanh, Xin mời ăn miếng trầu xanh thắm nồng. Trầu xanh, cau trắng, tranh hồng. Đẹp duyên phải phận tơ hồng trời xe… Dạ! Xin mời anh cả anh hai ăn với em một miếng trầu…. Nam: Ăn một miếng trầu, gặp đây ăn một miếng trầu, không ăn ơ cầm lấy í không ăn ơ cầm lấy í cho nhau bằng lòng Trầu này trầu tính trầu tình, trầu này trầu tính í trầu tình.. Ăn vào cho đỏ ăn vào cho đỏ môi mình, môi ta, miếng trầu là miếng trầu vàng. Nữ: Đứng ở đằng xa, yêu nhau i đứng ở đằng xa Con mắt liếc lại í con mắt liếc lại í bằng ba đứng gần Nam: Anh cũng còn son Nữ: Em cũng còn son. Anh còn son i, em cũng ư còn son i Cả Hai: Ước gì ta được, ước gì ta được í làm con một nhà Nữ: Em về thưa với mẹ cha
  • 11. 81 Nam: Anh về thưa với mẹ cha Cả hai: Ta về thưa với mẹ cha… Chỉ qua một bài dân ca Ba quan mời trầu, đã thấy một nét văn hóa đặc sắc ở Hà Nam, con người Hà Nam xưa sống gắn liền với các dòng sông hiền hòa, với các loại thuyền nan, thuyền mành, thuyền rồng, với bến nước, bờ tre và tình người , tình yêu cũng bắt nguồn từ đó rất táo bạo mà cũng rất tế nhị bằng những ngôn từ chân chất mà có duyên, có văn hóa, cái văn hóa ứng xử rất đẹp mà thanh niên bây giờ cần nên học để giao tiếp và tỏ tình: “Đứng ở đằng xa, yêu nhau đứng ở đằng xa Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần Anh còn son Em cũng còn son. Ước gì ta được làm con một nhà Em về thưa với mẹ cha Anh về thưa với mẹ cha…” Văn hóa tình yêu, văn hóa gia đình ngày xưa đẹp như vậy, nhưng mà ngày nay đã dần biến mất, tức là chúng ta đang mất một phần hồn, một nét đẹp của dân tộc. Lời ca đẹp, giai điệu đẹp lại được thể hiện qua giọng hát Hà Nam thì còn gì cuốn hút cho bằng. Hà Nam miền đất địa linh nhân kiệt, sáng tạo nên những di sản văn hóa đặc sắc, sinh ra những tài năng văn hóa đầy cá tính như Nguyễn Khuyến, Nam Cao. Tôi tin rằng các nhà nghiên cứu ở đây, đặc biệt là GS. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan - người con ưu tú của Hà Nam đã thấy rõ hơn tôi và sẽ bàn sâu hơn tại Hội thảo này. Ngay cả những vấn đề về lịch sử và văn hóa dân gian mà tôi vừa nêu trên cũng chỉ là gợi mở mà thôi. Rất mong các học giả, các nhà nghiên cứu tập trung phân tích sâu về chủ đề “Văn hiến Hà Nam - truyền thống và hiện đại”. Xin cảm ơn!
  • 12. 82 CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở HÀ NAM NGUYỄN XUÂN ĐÔNG * Hà Nam là một vùng đất cổ nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ. Cách nay trên dưới 5.000 năm, người Việt cổ đã tụ cư và khai thác vùng đất này. Thời kỳ một nghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Hà Nam lúc thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ (thời Hán), lúc thuộc quận Vũ Bình (thời thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương), lúc thuộc huyện Long Bình (thời thuộc Tùy, Đường). Khi đất nước bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ (thời Đinh, Tiền Lê ở thế kỷ X), một số địa danh của Hà Nam như Núi Đọi đã được ghi chép trong sử sách. Thời nhà Lý, Hà Nam thuộc lộ Đại La thành. Thời Trần, Hà Nam thuộc châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đại La thành. Châu Lỵ Nhân gồm có các huyện: Bình Lục, Cổ Bảng, Cổ Giả, Cổ Lễ, Lỵ Nhân và Thanh Liêm. Thời Lê Sơ, Hà Nam thuộc Nam đạo. Vùng đất Hà Nam là phủ Lỵ Nhân thuộc thừa tuyên Sơn Nam. Năm Hồng Đức thứa 21 (1490), bỏ thừa tuyên, đặt đơn vị hành chính xứ, phủ Lỵ Nhân thuộc xứ Sơn Nam, đến năm Hồng Thuận (1509-1516), bỏ xứ đặt trấn, phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Thời Tây Sơn, Hà Nam vẫn là phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam Thượng, gồm 5 huyện là Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương, Ninh Lục, Thanh Liêm. Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Hà Nam * Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam.
  • 13. 83 gọi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội gồm 5 huyện với 33 tổng (gồm 286 xã, thôn, trang, phường, trại, sở). Sau khi toàn bộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ của Pháp, ngày 20/10/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về việc thành lập tỉnh Hà Nam - một tỉnh mới trên cơ sở phủ Lý Nhân được mở rộng thêm về phía Hà Nội và Nam Định. Sau nhiều lần tách, nhập thành Hà Nam Ninh, Nam Hà, ngày 1/1/1997, tỉnh Hà Nam đã được tái lập, mở ra một trang mới trong lịch sử tỉnh Hà Nam. Đây là sự kiện quan trọng gắn liền với thời kỳ phát triển mới của tỉnh, với nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn. Tỉnh Hà Nam hiện nay, phía Bắc giáp Hà Nội, phía Nam giáp Ninh Bình, phía Đông giáp Hưng Yên, Thái Bình, phía Tây giáp Hòa Bình; có diện tích tự nhiên 851,7km2, chia làm 5 huyện và 1 thành phố; Tổng dân số của tỉnh là 827.639 người (kết quả điều tra năm 2006), theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội; nằm bên Quốc lộ 1A, có đường sắt Bắc - Nam chạy qua; các tuyến đường thủy: sông Đáy, sông Hồng, sông Châu, sông Nhuệ tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nam giao lưu với các tỉnh. Hà Nam được biết đến với kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú. Lịch sử hình thành mảnh đất Hà Nam trù phú ngày nay là lịch sử đấu tranh, khai phá vùng ô trũng hạ lưu sông Hồng của Đồng bằng Bắc Bộ. Thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, với biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu đã đổ xuống để đắp nên những con đê trong, đê ngoài, đê bao, đê bối ngăn nước lũ Sông Hồng, Sông Đáy,…vào mùa mưa, chống hạn vào mùa nắng. Cùng với thời gian, sự đoàn kết, tinh thần dũng cảm và đức tính cần cù, chịu khó của bao thế hệ người Hà Nam đã biến vùng đất trũng hạ lưu sông Hồng thành những cánh đồng mênh mông bát ngát của các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
  • 14. 84 Bên cạnh nghề nông, người Hà Nam còn rất khéo tay, làm nên những công cụ lao động, vật dụng hàng ngày, theo năm tháng, đã hình thành nên những làng nghề thủ công nổi tiếng, như: Mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), gốm Quyết Thành - Đanh Xá (Kim Bảng), sừng mỹ nghệ Đô Hai (Bình Lục), thêu ren Thanh Hà (Thanh Liêm), dệt Nha Xá, trống Đọi Tam (Duy Tiên),…Hà Nam cũng là địa phương có nhiều sản phẩm nông nghiệp, các món ăn đặc sản, như: Chuối ngự Đại Hoàng (xưa dùng để tiến vua), hồng Nhân Hậu, quýt cơm Văn Lý, cá kho Hòa Hậu, bánh đa Chều (Lý Nhân), đậu Đầm, bún Tái (Phủ Lý), rượu Vọc (Bình Lục), rượu Bèo (Duy Tiên)… Mặc dù Hà Nam còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đến nay, công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đã có 10 đề tài, dự án nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Hà Nam thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đó là: Múa hát Dậm Quyển Sơn, Múa hát Lải Lèn, Hội vật võ Liễu Đôi, Làng trống Đọi Tam, Dệt lụa Nha Xá, Sừng mỹ nghệ Đô Hai, Hát Trống quân, Nghề đan cót, Vật cầu An Mông, Nghề gốm Quyết Thành. Đã khôi phục nhiều trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca đặc trưng, các làng nghề truyền thống, như: Hát Chèo (Kiện Khê, Thanh Liêm), hát múa Lải Lèn làng Nội Chuối (xã Bắc Lý, Lý Nhân), chiếu chèo làng Ngò (xã Đức Lý, Lý Nhân)… Nghiên cứu phục hồi trò chơi dân gian múa rối nước của thôn Nội Rối, múa rối cạn của thôn Chương Lương (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân). Nhiều công trình văn hóa đã được xuất bản thành sách như các cuốn: Địa chí Hà Nam, Thi tuyển danh sĩ Hà Nam, Hát Dậm Quyển Sơn, Nhân vật lịch sử Hà Nam, Tuyển Thơ Hà Nam, Tuyển Văn xuôi Hà Nam, Văn hóa Dân gian Hà Nam, Hoàn vương ca tích… Để tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, Hà Nam đã triển khai “Chương trình Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể” trên địa bàn toàn tỉnh.
  • 15. 85 Trên cơ sở kiểm kê, phân loại, tỉnh đã đề ra hướng nghiên cứu, sưu tầm một cách có hệ thống và lâu dài các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Lễ hội truyền thống trong các làng quê của Hà Nam cũng vô cùng phong phú, được tổ chức thường niên, nhiều lễ hội truyền thống đã được khôi phụ đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Trong các lễ hội còn giữ được nhiều trò chơi phản ánh tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước (như: trò vật cầu ở lễ hội đình An Mông (xã Tiên Phong, Duy Tiên); trò cướp cầu ở lễ hội đình Gừa (xã Liêm Thuận, Thanh Liêm); lễ hội thả diều (xã Hòa Hậu, Lý Nhân) và nhiều trò chơi khác như đánh đu, chọi gà, múa rồng, múa lân… Đây là những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể có ý nghĩa quan trọng, phản ánh sinh động lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ người Hà Nam. Tiêu biểu nhất trong việc phục dựng lễ hội ở Hà Nam đó là Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Lễ hội Phát lương Đức Thánh Trần ở đền Trần Thương. Trong kho tàng di sản văn hoá phi vật thể của Hà Nam, còn có các loại hình như: phong tục, tập quán, tri thức dân gian, trò chơi dân gian, tài liệu Hán - Nôm, truyền tích, ca dao, tục ngữ… vô cùng phong phú. Bên cạnh kho tàng văn hóa phi vật thể thì kho tàng văn hóa vật thể trên mảnh đất Hà Nam cũng rất đa dạng, có giá trị lịch sử. Dấu tích của người nguyên thủy đã xuất hiện tại Hà Nam vào hậu kỳ thời đồ đá mới cách nay khoảng trên dưới 5.000 năm. Các công cụ bằng đá của Văn hóa Hòa Bình như cuốc, rìu, khuyên tai… thu được khá nhiều ở Hà Nam là minh chứng rõ cho điều ấy. Dấu tích về người Việt cổ tụ cư và khai thác vùng đất trũng Hà Nam ngày nay, như: Duy Tiên, Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục... thể hiện ở hang Chuông, hang Gióng Lở (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm), và hàng chục ngôi mộ thuyền với các hiện vật tùy táng như mũi tên, mũi giáo, nhíp gặt lúa, thạp, thố bằng đồng… đã được phát hiện qua các cuộc
  • 16. 86 khai quật khảo cổ học ở các xã Đọi Sơn, Yên Bắc (huyện Duy Tiên). Dấu tích văn hóa Đông Sơn để lại trên đất Hà Nam khá nhiều, đặc biệt là 19 trống đồng (Trống thôn Đoài, Trống Tượng Lĩnh, Trống Vũ Xá, Trống Kim Bảng…), trong đó có chiếc Trống đồng Ngọc Lũ - biểu tượng rực rỡ nhất của nền văn hóa Đông Sơn, một Bảo vật Quốc gia hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, và phiên bản của nó được đặt trang trọng tại Tòa nhà Liên hợp quốc (Mỹ). Trên đất Hà Nam còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật quí hiếm mang giá trị lịch sử, văn hóa cao, tiêu biểu như: Tượng Kinari mang phong cách Chăm Pa ở chùa Đọi, Sách bằng đồng có tên “Khâm ban đồng bài” hay còn gọi là “Cầu không từ kí” (ở Văn An, Bắc Lý, Lý Nhân) là cuốn sách đồng cổ nhất Việt Nam, Bảo vật Quốc gia bia “Sùng Thiện Diên Linh” - một trong những tấm bia quý còn lại của triều đình nhà Lý… So với một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Hà Nam là tỉnh có số lượng di tích khá lớn. Mật độ di tích tương đối dày đặc, được phân bố đều khắp ở hơn 1200 thôn xóm. Với trên 1.784 di tích (trong đó có 551 ngôi đình, 490 ngôi chùa, 306 ngôi đền, số còn lại là miếu, phủ, văn chỉ, từ đường) thờ những anh hùng dân tộc, những người có công với dân, với nước trong chống ngoại xâm, truyền nghề, dạy nghề,…đã nói lên những trang lịch sử hào hùng của Hà Nam. Trong các di tích trên, có nhiều di tích có kiến trúc quy mô, nghệ thuật chạm khắc độc đáo, tiêu biểu như: Chùa Long Đọi Sơn có niên đại thời Lý, Đền Trần Thương- dấu tích một kho lương thời Trần, Đình Chảy (xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm), Đền Trúc - Ngũ Động Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng), Từ đường Nguyễn Khuyến, Đình Vị Hạ, Đình Đồng Du Trung, Đền Trần Thương, Đình Văn Xá, Đình Hoà Ngãi, Đình An Hoà, Chùa Quế Lâm, Đền Trúc, Chùa Bà Đanh.....đã có trên 160 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đặc biệt là Bia Sùng Thiện Diên Linh (có niên đại đầu thời Lý) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là “Bảo vật Quốc gia”.
  • 17. 87 Công tác tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích được quan tâm thường xuyên. Ngoài Chương trình mục tiêu Quốc gia về bảo tồn di tích, hàng năm Hà Nam đã huy động từ 20-30 tỷ đồng do nhân dân và các tổ chức xã hội đóng góp để tu bổ, tôn tạo di tích. Nhờ vậy, đã có gần 80 di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử-văn hoá ở Hà Nam được tu bổ, tôn tạo; trong đó có 11 di tích được đầu tư tu bổ lớn, gồm: Chùa Long Đọi Sơn, Từ đường Nguyễn Khuyến, Đình Vị Hạ, Đình Đồng Du Trung, Đền Trần Thương, Đình Văn Xá, Đình Hoà Ngãi, Đình An Hoà, Chùa Quế Lâm, Đền Trúc, Chùa Bà Đanh...Qua đó, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, tìm hiểu về văn hóa địa phương của khách tham quan, nhân dân địa phương đồng thời phát huy giá trị di tích. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức nhiều đợt điều tra thám sát khảo cổ học tại các huyện Thanh Liêm, Duy Tiên, Kim Bảng; đặc biệt là tại quần thể di tích danh thắng Đọi Sơn (huyện Duy Tiên). Thông qua các cuộc nghiên cứu, khai quật khảo cổ đã thu được nhiều hiện vật, tư liệu có giá trị và đưa về lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh và trưng bày tại điểm di tích. Song song với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa quí báu mà các vị tiền nhân để lại, tỉnh Hà Nam đã từng bước xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều thiết chế văn hóa mới từ tỉnh đến cơ sở. Bảo tàng tỉnh Hà Nam được xây dựng khang trang, hiện đang lưu giữ trên 4.000 hiện vật, tài liệu gốc, quý hiếm đã và đang từng bước đưa vào trưng bày phục vụ khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập và nghiên cứu. Thiết chế văn hóa, thể thao luôn được tỉnh quan tâm đầu tư: Hệ thống thư viện, Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa hình thành từ tỉnh đến huyện. Đặc biệt Nhà thi đấu đa năng tỉnh được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại đáp ứng được nhu cầu tổ chức các giải thể thao trong nước và khu vực.
  • 18. 88 Cáccơquantruyềnthôngcủatỉnhnhư:ĐàiPhátthanh-Truyền hình tỉnh, 6 đài phát thanh huyện; Báo Hà Nam, 3 tạp chí chuyên ngành là: Tạp chí Sông Châu (của Hội VHNT Hà Nam), Tập san Văn hóa Thông tin (của Sở VH-TT&DL) và Tạp chí Người làm báo Hà Nam (của Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam). Hệ thống báo chí trên trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá về vẻ đẹp, những giá trị văn hóa Hà Nam tới cộng đồng; tuyên truyền về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hà Nam, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí vai trò và ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một trong bốn nhóm giải pháp lớn được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ khi phát động cho đến nay, phong trào đã được tỉnh Hà Nam triển khai thực hiện ngày càng sâu rộng trong toàn tỉnh, thực sự trở thành một cuộc vận động văn hóa lớn, có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đến năm 2014, toàn tỉnh có 87,4% gia đình dạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”, 82,3% Khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa. Triển khai thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, toàn tỉnh hiện có 28,1% dân số tập thể dục thể thao thường xuyên; 22,9% gia đình thể thao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao lần thứ IV của tỉnh; đăng cai 4 nội dung của Đại hội thể dục thể thao Toàn quốc lần thứ VII. Thể thao thành tích cao, các môn thể thao có ưu thế của địa phương được quan tâm đầu tư và bước đầu đạt được một số kết quả tích cực (như: Đội tuyển Bóng đá Nữ U19 Hà Nam đã nhiều lần đạt thành tích cao tại giải vô địch bóng đá U19 Quốc gia và thường xuyên có từ 9 đến 10 cầu thủ tham gia đội tuyển bóng đá nữ Quốc gia).
  • 19. 89 Cùng với cả nước, những năm qua Hà Nam đã và đang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nông thôn nước ta phát triển toàn diện, bền vững cả về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh trật tự; Qua đó không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của người nông dân. Trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Văn hóa là 1 trong 5 nội dung/nhóm công việc phải triển khai được qui định cụ thể ở 2/19 tiêu chí, đó là tiêu chí về “Cơ sở vật chất văn hóa”, và tiêu chí “Văn hóa”. Những phong trào trên đã góp phần tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tư tưởng, giáo dục đạo đức và lối sống, tăng cường tình đoàn kết gắn bó trong các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống tốt đẹp ở mỗi làng quê tỉnh Hà Nam. Đó cũng là một nhân tố góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bồi dưỡng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH, và hội nhập kinh tế toàn cầu. Hà Nam có lợi thế là vị trí chiến lược quan trọng, kề cận Thủ đô Hà Nội; có quan hệ hữu cơ với các điểm du lịch quan trọng trong vùng và có tài nguyên du lịch đa dạng về chủng loại, đặc biệt tài nguyên du lịch nhân văn: Từ đường Nguyễn Khuyến, Khu tưởng niệm nhà văn liệt sĩ Nam Cao. Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Hà Nam được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đặc sắc với những thắng cảnh nổi tiếng trong nước như: Hồ Tam Chúc, Ngũ Động Sơn, Hang Luồn, Bát Cảnh Tiên. Đặc biệt hệ thống sông hồ dày đặc với vẻ đẹp thơ mộng của sông Hồng, sông Đáy, Núi Đọi - Sông Châu… cùng với hệ sinh thái nông nghiệp vùng chiêm trũng điển hình là những nét độc đáo, có khả năng cuốn hút cao trong xu thế đô thị hóa hiện nay. Để phát huy những lợi thế trên, xây dựng ngành “Công nghiệp không khói”, tạo dựng thương hiệu riêng cho du lịch Hà Nam; năm 2012 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn
  • 20. 90 2030: Triển khai quy hoạch các điểm, khu du lịch trọng điểm: Chùa Bà Đanh, Tam Chúc - Ba Sao, Đền Trúc - Ngũ Động Sơn, Chùa Đọi, Đền Trần Thương, Đền Lảnh Giang, Khu tưởng niệm Nhà văn Nam Cao. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt; năm 2012 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể dục thể thao tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó mục tiêu tổng quát: Bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả những giá trị văn hoá truyền thống, nét bản sắc văn hóa địa phương Hà Nam; kết hợp hài hoà giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch và kinh tế, xã hội bền vững. Tạo sự chuyển biến về chất lượng trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá và xây dựng nông thôn mới. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố hiện đại và đồng bộ. Phấn đấu đưa thể thao thành tích cao của Hà Nam xếp hạng vị trí tốp 30 cả nước. Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao cho mọi người góp phần nâng cao tầm vóc con người, sức khỏe của nhân dân Hà Nam. Xây dựng đội ngũ nhân lực văn hoá, thể dục thể thao Hà Nam có trình độ quản lý, chuyên môn cơ bản, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh. Phát huy có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong thực tiễn hoạt động văn hóa, thể thao. Đẩy mạnh hoạt động giao lưu hợp tác văn hóa, thể thao trong nước và quốc tế. Trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hoá: Bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hóa truyền thống, nét bản sắc văn hóa địa phương Hà Nam trong đời sống đương đại. Nâng cao nhận thức của chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. Xây dựng các bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa trở thành nơi học tập, tham quan và điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống có sự kết hợp hài hòa với phát triển du lịch, kinh tế, xã hội bền vững.
  • 21. 91 Sinh thời, Bác Hồ đã từng nhấn mạnh vai trò của văn hóa: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”… chúng ta phải “đem văn hóa để lãnh đạo quốc dân”. Theo tinh thần lời dạy đó, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII), nhấn mạnh vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Triển khai thực hiện các văn bản đó, trong thời gian qua tỉnh Hà Nam đã luôn quan tâm triển khai thực hiện công tác xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nam, lấy đó làm nền tảng xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Văn hóa Hà Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, góp phần không nhỏ vào sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là cán bộ ngành văn hóa từ tỉnh tới cơ sở cần tiếp tục học tập, quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ về giá trị của kho tàng di sản văn hóa truyền thống của ông cha để lại, nêu bật được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển chung, từ đó có ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của địa phương mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với truyền thống của vùng quê văn hiến.
  • 22. 92 KHẢO CỔ HỌC HÀ NAM ĐIỂM SON THỜI DỰNG NƯỚC PGS.TS TRỊNH SINH * Hà Nam là một tỉnh đất không rộng, người không đông, nhưng đã là một nơi quần tụ khá nhiều yếu tố văn minh quan trọng trong thời văn hóa Đông Sơn (niên đại vào khoảng thế kỷ 7 trước Công Nguyên đến thế kỷ 1-2 sau Công Nguyên). Chính nền văn hóa Đông Sơn đã là tiền đề quan trọng nhất về mặt vật chất để hình thành nhà nước sơ khai (còn được các học giả gọi là nhà nước thủ lĩnh) có tên gọi theo truyền thuyết là nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương. Trong nửa thế kỷ vừa qua, các nhà khảo cổ đã lăn lộn khá nhiều ở vùng đất Hà Nam này để tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt, về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. Nhiều trống đồng đã được phát hiện và nghiên cứu. Một số di tích thời Đông Sơn đã được khai quật và thu được khá nhiều hiện vật gồm đủ loại chất liệu khác nhau như đồng, sắt, đá, gốm… Qua những tư liệu khảo cổ học của văn hóa Đông Sơn, chúng tôi muốn dựng lại bức tranh văn hóa thời dựng nước ở Hà Nam. Nổi bật nhất của văn hóa Hà Nam trong thời dựng nước chính là chiếc Trống đồng Ngọc Lũ, nay đã được tôn vinh là Bảo vật Quốc gia hàng đầu. Có lẽ cho đến nay, khi mà trong hàng trăm * Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
  • 23. 93 chiếc trống đồng Đông Sơn được biết, không có chiếc trống nào đạt được sự tuyệt mĩ về nghệ thuật, đỉnh cao về kỹ thuật đúc đồng như Trống Ngọc Lũ (xem ảnh trang 551). Chuyện về chiếc trống này cũng lạ. Thực ra, nếu theo đúng nguyên tắc đặt tên của di tích, hay di vật thì trống này phải có tên là Trống Như Trác mới đúng. Vì, vào khoảng năm 1893-1894, tức là cách đây đã hơn thế kỷ, người dân ở xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam đi đắp đê ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (nay thuộc huyện Lý Nhân) thì gặp trống đồng này ở độ sâu 2m. Ngoài trống còn có 1 nắp thạp đồng úp trong lòng trống. Sau đó trống và thạp được cúng vào đình làng Ngọc Lũ. Dần dà, trống được đưa về Viện Viễn Đông Bác Cổ và nay đang tàng trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia. Sau đó, Trống Ngọc Lũ được nổi tiếng đến nỗi không ai có ý định đặt tên lại cho chiếc trống này nữa. Hình ảnh Trống Ngọc Lũ xuất hiện trên nhiều lô gô truyền hình Quốc Gia, bản sao Trống Ngọc Lũ được bày ở trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York (Hoa Kỳ). Quê hương của Trống Ngọc Lũ là Hà Nam và Hà Nam được nổi tiếng về di sản văn hóa cha ông cũng một phần là nhờ… Trống đồng Ngọc Lũ. Tuy nhiên, ít người biết rằng trong kho tàng trống đồng của Hà Nam không chỉ có Ngọc Lũ mà còn có nhiều chiếc trống được đào trong lòng đất khác. Bản thân địa danh Ngọc Lũ của huyện Bình Lục cũng đã đào thấy trong lòng đất của xã mình 2 trống đồng, mà các nhà khoa học đặt tên là Trống Ngọc Lũ II và Ngọc Lũ III để phân biệt với chiếc trống được mệnh danh là Ngọc Lũ I nổi tiếng vừa kể. Các nhà khoa học đã quá quen với tên Ngọc Lũ rồi, nên không ai gọi là Ngọc Lũ I nữa. Chúng tôi đã liệt kê được các trống đồng Đông Sơn được đào lên từ trong lòng đất Hà Nam trong Bản đồ khảo cổ học Hà Nam. Có thể thấy được có đến 19 chiếc trống đồng có lý lịch rõ ràng ở Hà Nam. Đây là một con số đáng kể mà ít địa phương nào có được. Trong số đó, có những chiếc trống đồng nổi tiếng như Ngọc Lũ, Duy Tiên, Đồng Văn, Lũng Xuyên, Vũ Bị, An Lão…
  • 24. 94 Có thể thấy rằng trống đồng tập trung nhiều ở các huyện Bình Lục, Duy Tiên và Kim Bảng. Bên cạnh trống đồng là mộ thuyền. Đây là một dạng an táng người chết khá đặc biệt. Người thời Đông Sơn đã dùng các thân cây to, xẻ đôi theo chiều dọc và khoét rỗng lòng để làm quan tài. Bên trong quan tài là thi thể người quá cố và nhiều đồ tùy táng là đồ đồng, đồ gốm. Những đồ tùy táng là một cách chia của cải cho người chết để mang sang thế giới bên kia có vốn làm ăn. Có những khu mộ thuyền ở Hà Nam đã được các nhà khảo cổ học biết đến (xem vị trí trên bản đồ). Đó là các khu mộ thuyền Mộc Bắc, Yên Từ, Yên Bắc, Thôn Tú, Châu Sơn, Thanh Sơn. Các mộ thuyền đã cung cấp khá nhiều đồ đồng quý, đồ trang sức bằng đá, công cụ bằng gỗ, các mảnh đồ tre, cói đan lát… Bên cạnh những phát hiện khảo cổ học về trống đồng Đông Sơn, về các khu mộ thuyền độc đáo, Hà Nam còn được các nhà khảo cổ học cho rằng có những làng xóm của cư dân Đông Sơn mọc lên khá nhiều trong thời gian này. Chắt lọc từ những tư liệu khảo cổ học, thư tịch học, dân tộc học, văn hóa dân gian, địa chất học chúng ta có thể hình dung được cư dân Hà Nam vào thời văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2000 năm có cuộc sống vật chất và tinh thần ra sao. Hà Nam thời bấy giờ còn là vùng trũng. Trong quá trình biển dần dần lùi xa theo các nhà địa chất học, thì đồng bằng Bắc Bộ mới được khô ráo, phù sa của con sông Hồng và các chi lưu dần dần bồi đắp thành những cánh đồng thẳng tắp. Tuy vậy, trong quá trình này, một số vùng của đồng bằng vẫn còn lầy lội, tạo ra những “ô trũng” còn nhiều sình lầy, nhưng cũng là một vùng đất hứa cho nông nghiệp vì đang được bồi đắp phù sa. Hà Nam là một “ô trũng” như vậy. Thậm chí, cho đến tận ngày nay, nhiều vùng trũng vẫn tồn tại ở Hà Nam. Điều kiện đồng bằng ngập lụt, mới được khai phá đã là nơi dân cư vùng cao đến tấp nập. Nhiều làng xóm được lập trong thời gian này.
  • 25. 95 Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khảo cổ đã thống kê được những “ô trũng” của Hà Nam, của 4 huyện phía nam Hà Nội như Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên lại là nơi có nhiều mộ thuyền. Vì là đối với cư dân Đông Sơn nơi này còn chịu cảnh ngập lụt, vẫn phải đối mặt với “sống ngâm da, chết ngâm xương” của một vùng cảnh quan chiêm trũng. Những mộ thuyền Hà Nam đã cho thấy cuộc sống của người dân thời Đông Sơn nơi đây gần gũi với sông nước, với thuyền bè. Khi chết họ cũng muốn có con thuyền độc mộc chở mình sang thế giới bên kia. Như vậy, người Hà Nam xưa rất cần mẫn, chịu khó. Họ là những người làm nông trên vùng đất trũng, lập làng cũng ở đó và khi chết cũng chôn trong những quan tài thuyền. Nhưng vùng đất này đã là động lực để người Hà Nam vươn lên, góp phần làm rạng rỡ văn minh Đông Sơn bằng những trống đồng. Cũng qua hình ảnh khắc họa trên trống Đông Sơn ở Hà Nam mà chúng ta ngày nay biết được người xưa có tục thờ Mặt trời. Họ đã khắc hình mặt trời lên giữa mặt Trống đồng Ngọc Lũ (xem ảnh trang 551). Qua lăng kính nghệ thuật tạo hình, người Hà Nam đã vẽ Mặt trời bằng hình tượng ngôi sao có 14 cánh. Các cánh sao nhọn như những tia mặt trời qua quan sát của họ. Cái tục thờ mặt trời này phổ biến ở cư dân nông nghiệp ở Đông Nam Á. Chính một nữ học giả người Pháp là M. Colani đã có một chuyên luận về tục thờ mặt trời này liên quan đến hình tượng ngôi sao giữa mặt trống từ năm 1940. Người xưa cũng khắc họa cảnh lễ hội trên trống. Đó là từng đoàn người múa vũ trang, trên đầu có cắm lông chim đang cầm vũ khí như cây giáo dài, cầm nhạc cụ như chuông đồng, khèn bè. Họ vừa đi vừa múa diễu hành (xem ảnh trang 551). Cũng còn có cảnh đua thuyền được khắc họa trên tang Trống Ngọc Lũ, trên những chiếc thuyền to còn có cảnh người hóa trang đang chèo thuyền. Có lẽ đây là hoạt cảnh một cuộc đua thuyền cầu nước trong một ngày hội nào đó như hội cầu nước, hội mừng năm mới, hội ngày mùa…
  • 26. 96 Người Hà Nam xưa còn khắc họa hình ảnh chính mình thông qua hình tượng đôi trai gái đang giã gạo chày tay trên mặt trống, hình ảnh đôi trai gái đang ngồi đối mặt trong nhà sàn tay chân đang giao vào nhau như trong một trò chơi dân gian nào đó. Rồi có cảnh 4 người đang cầm dùi đánh trống đồng. Qua trống đồng, người ta còn thấy bóng dáng của một ngôi nhà sàn mái cong, khá phù hợp với những dòng trong thư tịch nói về thời Hùng Vương là dân cư bắc gỗ làm nhà sàn. Còn có ngôi nhà sàn mái tròn, có lẽ là ngôi nhà kho đựng thóc lúa của cả một làng xóm, dự trữ những khi mùa màng thất bát như tư liệu dân tộc học còn cho thấy điều này. Chúng ta còn thấy trên mặt trống đồng hình ảnh của những con vật gần gũi với cuộc sống của người Hà Nam bấy giờ như hươu, chim (xem ảnh trang 551). Đáng chú ý là cứ xen lẫn hươu đực (có hình biểu hiện giới tính) là hươu cái. Đấy cũng lại là một cách tư duy người xưa: tư duy đực-cái, âm-dương, nói lên cái tính phồn thực, cầu mong mùa màng tươi tốt, con đàn cháu đống của người xưa. Những con chim đứng và bay cũng được khắc họa trên tất cả trống đồng tìm được ở Hà Nam. Có thể đấy là hình tượng của loài cò, một động vật gần gũi với nhà nông trên những cánh đồng “con cò bay lả bay la”. Những gì mà khảo cổ học đã cho thấy, khá phù hợp với những tư liệu thư tịch, nói về một nhà nước sơ khai Văn Lang. Nhà nước này gồm 15 “bộ”. Có lẽ Hà Nam xưa đã thuộc về một “bộ” mà thư tịch đã ghi chép lại chăng? Tra lại thư tịch cổ như sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hay Lĩnh Nam Chích Quái thì cả cái vùng trũng nhiều mộ thuyền của nam Hà Nội và Hà Nam thuộc về cái “bộ” Chu Diên. Bộ này có rất nhiều di tích và di vật văn hóa Đông Sơn. Chắc chắn phải là một trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của nhà nước Văn Lang xưa. Sau thời Văn Lang, cũng chính thư tịch cổ ghi lại Chu Diên là nơi bản quán của Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc. Đây là nơi còn giữ được nhiều hình bóng của nước Văn Lang, Âu Lạc, một thời dựng nước.
  • 27. 97 HÀ NAM NHÌN TỪ THĂNG LONG - HÀ NỘI MAI KHÁNH* Trong chiều sâu/dài của lịch sử, Thăng Long - Hà Nội và Hà Nam có mối quan hệ gắn bó hai chiều, về cả tự nhiên và xã hội, trên cả trục lịch đại và đồng đại. ĐỊA CHẤT, NÚI SÔNG Hà Nội, Hà Nam nằm trong tam giác châu do sông Hồng và các phụ lưu tạo nên, bề mặt nghiêng từ Tây sang Bắc xuống Đông - Nam, địa hình lồi lõm, giới địa chất học đặt tên là “máng trũng Hà Nội” hay “vùng võng Hà Nội”. Vận động kiến tạo hình thành dưới tầng sâu 30 - 35 km với những nếp uốn khúc hình sin tựa như những con rồng đất mềm mại. Có thể gọi một cách hình tượng đó là “những con rồng ẩn tàng”, mà các nhà phong thủy xưa, với trực giác siêu nghiệm đã nhận ra ở thế đất của thành Đại La (thời nhà Đường thống trị), rồi Kinh đô Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh. Đã có rồng tất phải có long mạch. Qua sơn danh (tên núi) ta nhận thấy ở xứ Bắc, xứ Đoài, xứ Đông không ngọn núi nào có từ tố “Long”. Trung tâm Kinh thành có núi “Long Đỗ”, tức rốn rồng, quen gọi núi Nùng - núi thiêng, nên Lý Thái Tổ (1009 - 1028) đã cho dựng chính điện trên núi, thời Hậu Lê cũng xây dựng điện Kính Thiên ở nơi này. Từ núi Long Đỗ “rốn rồng”, các nhà phong thủy thời Lý đã tìm * Nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử - Bảo tàng Hà Nam.
  • 28. 98 long mạch về hướng Nam theo thủy lưu sông Hồng và mạng lưới sông Tô Lịch, sông Nhuệ; bên tả ngạn thì không có núi, bên hữu ngạn đột khởi giữa đồng bằng một ngọn núi có độ cao trung bình. Long mạch đến đây đã phát lộ, đầu triều Lý được đặt tên là “Long Lĩnh” (ngọn núi rồng), rồi đến vua Lý Nhân Tông, vị thế thăng trội thành “Long Đội Sơn” (núi Hàng Rồng). Xa hơn nữa về phía tỉnh Nam Định, chỉ có núi Hổ (xã Kim Thái, Vụ Bản), không có núi rồng nào nữa, tận Trường Yên (Ninh Bình) cũng chỉ có núi Hàm Rồng chứ không phải nguyên cả con rồng. Long Đội Sơn, nay quen gọi là Núi Đọi (thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên).Thủy văn Hà Nội - Hà Nam thông suốt, liền mạch. Thuở xưa, từ Kinh thành Thăng Long có ba thủy lộ về phía Nam qua đất Hà Nam: Sông Hồng, Sông Châu, Sông Đáy, Sông Tô Lịch - Sông Nhuệ, Sông Mang Giang - Sông Châu - Sông Đáy, cuối cùng đều đổ ra biển Đông. Đó là những tuyến giao thông đường thủy quan trọng. Còn về đường bộ, trước khi đường thiên lý (hạ đạo) liên thông, thì tuyến đường ven núi (thượng đạo) giao thông Bắc - Nam và ngược lại, men theo chân dải sơn khối đá vôi Kim Bảng, Thanh Liêm. LỊCH SỬ, VĂN HÓA HÀ NAM KHỞI NGUỒN TỪ THĂNG LONG Từ khi trở thành Kinh đô, Thăng Long là trung tâm thâu nhận, hội tụ, lan tỏa lịch sử, văn hóa của mọi miền đất nước, nhất là của tứ xứ/trấn bao quanh: Đông, Đoài, Bắc, Nam (Hải Đông, Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam). Hà Nam gia nhập ngay từ đầu lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Tháng 7 năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La. Từ Kinh đô Hoa Lư, cuộc thiên đô của nhà Lý, chủ yếu theo đường thủy từ Sào Khê - Hoàng Long (trên đất Ninh Bình) rồi vào Sông Đáy - Sông Châu - Sông Mang Giang trên đất Hà Nam với thủy lộ khá dài, sau đó theo đường Sông Nhuệ - sông Tô Lịch trên đất Hà Nội ngày nay. Một bộ phận quan quân đi theo
  • 29. 99 tuyến “thượng đạo” men chân dải sơn khối đá vôi Thanh Liêm, Kim Bảng. Kinh đô mới được nhà Lý định danh là Thăng Long (Rồng Bay), một huyền thoại lịch sử, ánh xạ một tầm nhìn xa của nhà vua khởi nghiệp triều Lý, rồi sau đó được bồi đắp bởi dấu ấn phong thủy, thiêng hóa biểu tượng vương quyền, chí hướng Nam tiến: “Long Lĩnh”, “Long Đội Sơn”. Từ đây, vùng đất Hà Nam in/lưu/tiếp biến, khởi/bắt nguồn từ Thăng Long, chỉ xin nêu những sự kiện tiêu biểu. Chiêm Thành ở biên giới phía Nam nước Đại Việt tiếp tục quấy rối, nên triều đình nhà Lý phải tiễu phạt. Ngoài việc giao cho các quan trấn trị địa phương ở vùng đất giáp ranh Chiêm Thành lo việc đánh dẹp, sử cũ ghi chép hai lần triều đình tổ chức đạo quân lớn xuất phát từ Kinh thành Thăng Long, hành quân theo đường thủy qua sông Đáy trên đất Hà Nam rồi ra biển. Năm 1044, đích thân vua Lý Thái Tông chỉ huy đoàn thuyền chiến đi đánh. Năm 1069 triều đình giao trọng trách cho Thái úy Lý Thường Kiệt đem thủy quân tấn công quân Chiêm Thành. Đoàn thuyền dừng chân bên núi Cấm cạnh dòng sông Đáy (xã Thi Sơn, Kim Bảng). Sau khi chiến thắng Lý Thường Kiệt cùng các tướng sĩ trở lại núi Cấm, ông sáng tác điệu múa hát Dậm, dạy dân làng trình diễn mừng võ công lừng lẫy. Theo thần phả đình An Xá (Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý), trên đất xã Thanh Tuyền xưa (nay là phường Thanh Tuyền), Lý Thường Kiệt đã xây dựng căn cứ luyện quân trước khi đem đại quân tiễu phạt Chiêm Thành. Núi Đọi, nơi mùa xuân năm 987, vua Lê Đại Hành về cày tịch điền, mở đầu nghi lễ khuyến nông, đến thời Lý được thiêng hóa nhiều bậc. Đời vua Lý Thái Tông, Tể tướng Dương Đạo Gia đã cho xây dựng ngôi chùa nhỏ trên núi, Thiền sư Đàm Cứu Chỉ trụ trì. Đến đời vua thứ tư nhà Lý - Lý Nhân Tông xây dựng lại chùa và dựng cây bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh là một trung tâm Phật giáo thời đó, lại kiêm hành cung của vua. Đời Lý Cao Tông (1176 -1210) triều đình đặt một kho công trên núi này.
  • 30. 100 Thời Tiền Lê, ruộng “Tịch điền” đặt ở chân núi Đọi, sang thời Lý chuyển đến khu vực hành cung Lý Nhân (nay thuộc xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân). “Việt Sử lược”, “Đại Việt sử ký toàn thư” đã ghi chép cụ thể các lần vua nhà Lý về đây cày tịch điền hoặc khuyến nông. Tháng 6 năm 1067, vua Lý Thái Tông xem gặt lúa và đua thuyền. Vua Lý Thánh Tông hai lần đến xem gặt lúa vào tháng 10/1077 vào tháng 8 nhuận năm 1080, một lần đến xem dân gieo hạt vào tháng 6 năm 1101. Vua Lý Anh Tông vào tháng 2 năm 1146 và mùa xuân năm 1148 về cày tịch điền. Vua Lý Thần Tông xem dân gặt lúa vào tháng 10 năm 1137. Thời Trần, vùng đất Hà Nam, nhất là các con sông chảy trên địa bàn giữ vị trí bản lề giữa Kinh thành Thăng Long và Thiên Trường - Kinh đô thứ hai của nhà Trần. Đặc biệt, trong ba lần chống quân Nguyên - Mông xâm lược, sông Hoàng Giang (khúc sông Hồng chảy qua huyện Lý Nhân), sông Thiên Mạc (con sông cổ đã bị bồi lấp gần hết, chảy trọn trên đất Hà Nam) là hai chốt nước quan trọng. Trong cuộc chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1258), đã diễn ra một trận đánh quyết liệt vào tháng 2 do Trần Bình Trọng (quê Liêm Cần, huyện Thanh Liêm) chỉ huy, bảo vệ vua Trần và hoàng tộc rút khỏi Thăng Long về Thiên Trường an toàn trên dòng sông Thiên Mạc. Bên bờ sông Hoàng Giang, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã cho xây dựng các kho lương dành cho binh sĩ mà vị trí đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân là kho chính. Tháng 5, từ Thanh Hóa, Trần Quốc Tuấn đem đại quân ra Bắc để giải phóng Kinh thành Thăng Long. Căn cứ phòng thủ đầu tiên của giặc bị tiêu diệt là A Lỗ (xã Trác Văn, huyện Duy Tiên) bên bờ sông Hồng. Cuối thời Trần, trên sông Hoàng Giang lại diễn ra một trận đánh lớn. Ngày 23 tháng Giêng năm 1390, tướng Trần Khát Chân chốt giữ trên sông Hoàng Giang dụ quân Chiêm Thành vào sông Hải Triều (Hưng Hà, Thái Bình) đánh cho đại bại, giết Chế Bồng Nga - vua Chiêm Thành.
  • 31. 101 Thời Hậu Lê, các dòng sông chảy trên đất Hà Nam lại nối nguồn lịch sử - văn hóa với Kinh đô. Năm 1467, vua Lê Thánh Tông cho diễn tập “Đồ Trung hư” một trong 9 trận binh pháp thủy quân ở sông Hoàng Giang. Năm 1470, lại chính nhà vua đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành, từ Hoàng Giang vào sông Long Xuyên (chảy trên đất huyện Lý Nhân), dừng chân ở Cầu Không, được thần âm phù. Đại thắng trở về, nhà vua dừng lại nơi này, cho đúc cuốn sách đồng ghi lại sự việc. Lê Thánh Tông - nhà vua - thi sĩ cũng từng du ngoạn, thăm thú đền bà Vũ Thị Thiết (Chân Lý, Lý Nhân), chùa Đọi (Đọi Sơn, Duy Tiên), núi Điệp (Yên Nam, Duy Tiên), núi Quế (An Lão, Bình Lục), đến đâu nhà vua đều lưu thơ đề vịnh, giàu giá trị văn chương. Một số chúa Trịnh du thuyền tham quan, thưởng lãm sông núi Hà Nam, để lại thơ hay, ý đẹp. Chúa Trịnh Doanh đi dọc bờ sông Đáy, từ Tượng Lĩnh, Tân Sơn đến Thi Sơn (Kim Bảng), thấy núi non trùng điệp , hùng vĩ, nên thơ, đã tôn phong dải sơn khối đá vôi, sông nước, chùa chiền nơi đây là “Bát Cảnh Tiêu Tương” ý muốn đặt ngang hàng với 8 cảnh đẹp ở Tiêu Tương (Vân Nam, Trung Quốc). Chúa Trịnh Sâm đến thăm núi Cấm (Thi Sơn, Kim Bảng), núi Quế (An Lão, Bình Lục), ven bờ sông Ninh. Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương sinh sống ở phường Khán Xuân của Kinh thành Thăng Long, cũng đi du ngoạn Hà Nam, đến thăm Kim Bảng, Kẽm Trống (Thanh Liêm), chùa Phúc Khánh (Đức Lý, Lý Nhân) tức cảnh sinh tình, để lại thơ đề, nổi tiếng là bài “Kẽm Trống” ý vị và hóm hỉnh. Đến thời Tây Sơn và Nguyễn, Thăng Long không còn vị thế Kinh đô. Nhà Nguyễn thay chữ “Long” (rồng) thành chữ “Long” (thịnh). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), triều đình tiến hành cải cách hành chính, bỏ các trấn, lập các tỉnh. Tỉnh Hà Nội ra đời, Hà Nam lúc ấy là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh mới này. Thành phủ Lý Nhân trước đó ở trên đất xã Cổ Thọ (nay là xã Mỹ Thọ, Bình Lục), nay dời đến bên bờ sông Hồng (Nga Khê, Lý Nhân),
  • 32. 102 đến khi Pháp thống trị thì dời về Châu Cầu. Năm 1890, tỉnh Hà Nam được thành lập, thành của phủ Lý Nhân chính thức mang tên Phủ Lý - tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam. Từ năm 1831-1890, Hà Nam là một bộ phận của Hà Nội, càng có mối quan hệ trực tiếp, gắn bó với Kẻ Chợ - đất đô hội muôn đời, cố đô Lý, Trần, hậu Lê. HÀ NAM VỚI THĂNG LONG Thăng Long - Hà Nội thâu thái, tiếp biến lịch sử văn hóa của bốn phương, từ các kênh trong cả nước, có kênh từ Hà Nam. Với vị trí trực thuộc nội trấn, thuộc tỉnh Hà Nội, từ thời Lý đến Nguyễn và ngày nay là cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội, Hà Nam đã góp phần không nhỏ cho vùng đất Kinh đô, Thủ đô. Những đóng góp của con người, của văn hóa vật thể, phi vật thể Hà Nam trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội thật khó kể hết, phần vì dung lượng của bài viết, phần vì tư liệu chưa sưu tầm được đầy đủ nên chúng tôi mới chỉ phác họa bước đầu. Dưới chế độ phong kiến, Hà Nam là vùng đất nghèo nhưng hiếu học, nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao. Các vị tiến sĩ sau khi “vinh quy bái tổ” thường được triều đình trọng dụng, bổ giữ các chức quan trong triều, ngoài nội. Làm quan trong triều Lê, Mạc là các vị tiến sĩ Hà Nam có mặt ở các Bộ, các Viện, đô, sảnh ở cả ngạch văn và ngạch võ. Giữ chức Thượng thư (tương đương Bộ trưởng ngày nay) có Trần Bảo (quê Lý Nhân) - Thượng thư Bộ Công triều Lê Thánh Tông; Lê Tung - Thượng thư Bộ Lễ, Bộ Lại (ông quê xã Liêm Thuận, Thanh Liêm) triều Lê Thánh Tông; Lê Tương Dực, Nguyễn Sư Hựu (quê Liêm Túc, Thanh Liêm) - Thượng thư Bộ Lễ triều Lê Cung Hoàng; Trương Công Giai (quê Thanh Tâm, Thanh Liêm) - Thượng thư Bộ Hình triều Lê Hy Tông; Bùi Viết Lương (xã Hợp Lý, Lý Nhân) giữ chức Thượng thư (không rõ Bộ nào) triều Lê Thánh Tông. Các vị giữ chức Thị Lang (như Thứ trưởng) trong các Bộ là Trần Tông Lỗ (quê ở Tượng Lĩnh, Kim Bảng)- Tả thị lang Bộ Lễ,
  • 33. 103 triều Lê Uy Mục; An Khí Sử (quê Lý Nhân) - Thị lang (không rõ Bộ và triều vua); Nguyễn Diễn (quê xã Bạch Thượng, Duy Tiên) - Hữu Thị Lang Bộ Binh (không rõ triều vua); Lý Trần Thản (quê thôn Lê Xá, Châu Sơn, Duy Tiên) - Hữu Thị Lang Bộ Hình triều vua Lê Hiển Tông. Làm quan trong Viện Hàn lâm đòi hỏi “văn hay, chữ tốt”, trong hai thời Hậu Lê, Mạc có các nhà khoa bảng Trình Thuấn Du (quê xã Đọi Sơn, Duy Tiên), Nguyễn Khắc Hiếu (quê Bình Lục), Nguyễn Kiện Hy (quê Duy Tiên), Nguyễn Tông Mại (quê thôn Vị Hạ, Trung Lương, Bình Lục). Các quan Giám sát Ngự sử được giao việc can ngăn vua làm điều trái lẽ, tính không được vụ lợi, trung thực, thẳng thắn, dũng khí, trong các triều đình Hậu Lê, Mạc lưu lại hậu thế tên tuổi các vị: Trần Bích Hoành (quê Duy Tiên), Nguyễn Văn Tĩnh (quê Lý Nhân), Nguyễn Viết Tuấn (quê thôn Lạc Trạng, thành phố Phủ Lý). Được triều đình tin cậy cử đi sứ nhà Minh (Trung Quốc) có các nhà khoa bảng: Lê Tung, Nguyễn Khắc Hiếu, Bùi Viết Lương. Trên đây là các vị ngạch văn, ngạch võ có các vị: Phạm Hổ (quê thôn An Bài, Đồng Du, Bình Lục) triều vua Lê Thánh Tông; Tạ Đình Huy (quê Yên Nam, Duy Tiên) triều vua Lê Tương Dực; Lê Đình Tưởng (quê Cao Mật, Lê Hồ, Kim Bảng) triều vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Khắc Hiệu đỗ Thám Hoa (quê Phú Thứ, Tiên Hiệp, Duy Tiên) được bổ nhiệm giữ chức Hiến sát sứ. Tuy không làm quan trong triều, nhưng nhà nho Dương Đức Kỳ, cùng quê Nguyễn Quốc Hiệu lại được giao một trọng trách lớn, làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên dưới triều vua Lê Hiển Tông, đứng đầu bộ máy quản lý phủ trung tâm của Kinh đô, kiêm nhiếp hai huyện Quảng Đức, Thọ Xương. Thành lập năm 1070, suốt trong các thời Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long đóng vai trò trọng tâm đào tạo nhân tài cho đất nước - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Đứng đầu bộ máy quản lý, đào tạo là các chức Tế tửu, Hành Tế tửu, Tư nghiệp. Trong thời Hậu Lê, 4 vị người Hà Nam giữ chức Tế tửu Văn miếu - Quốc Tử Giám, lần lượt là Lê
  • 34. 104 Tung, Nguyễn Mạo (quê Châu Sơn, thành phố Phủ Lý), Trương Công Giai, Nguyễn Kỳ (quê An Lão, Bình Lục). Nhà khoa bảng Lê Tung đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ còn nổi tiếng trên phương diện sử học, với tác phẩm “Việt giám thông khảo tổng luận” và là nhà văn hóa, nhà thơ tên tuổi thời bấy giờ. DANH XƯNG HÀ NAM GIỮA LÒNG HÀ NỘI Thăng Long - Hà Nội hội tụ, lưu giữ những dấu ấn lịch sử, văn hóa của dân tộc, thể hiện qua các danh xưng: địa danh, nhân danh, vật danh, sự kiện danh của các vùng, các địa phương. Danh xưng Hà Nam cùng cả nước đang hiện diện giữa lòng Hà Nội hôm nay. Trống đồng Ngọc Lũ I, hơn một thế kỷ qua được định vị là một biểu tượng của văn hóa Đông Sơn, cổ nhất và đẹp nhất. Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã trao tặng phiên bản trống đồng Ngọc Lũ I cho Liên hợp quốc. Trống được dân làng Ngọc Lũ phát hiện ở Như Trác (huyện Lý Nhân), đem về thờ ở đình Ngọc Lũ (Bình Lục), sau đó được các nhà khoa học Pháp phát hiện, mang lên Viễn Đông Bác Cổ năm 1902, hiện lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam. Trên 82 bia đề danh Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có tên 18 nhà khoa bảng Hà Nam trong 17 bia: Trình Thuấn Du, Hoàng Mông, Phạm Hổ, Bùi Viết Lương, Nguyễn Kiện Hy, Lê Đình Tưởng, Trần Bích Hoành, Tạ Đình Huy, Nguyễn Mạo, An Khí Sử, Phạm Viết Tuấn, Trương Công Giai, Trương Minh Lượng, Nguyễn Quốc Hiệu, Nguyễn Tông Mại, Nguyễn Kỳ, Lý Trần Thản. Càng thêm tự hào cho nhân dân Hà Nam khi 82 bia Tiến sĩ vừa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu của nhân loại. Danh xưng Hà Nam thể hiện đậm nét bằng những địa danh, nhân danh, công trình lịch sử, văn hóa ở nội thành Hà Nội. Ba Đình - địa danh lịch sử gắn bó với tên tuổi Đinh Công Tráng. Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp 1866 - 1887
  • 35. 105 cùng Phạm Bành. Căn cứ do Đinh Công Tráng chỉ huy xây dựng mang tên Ba Đình trên đất ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa). Tên căn cứ này được đặt cho một quận nội thành của Hà Nội: quận Ba Đình, diện tích 9,25km2 , dân số 237.485 người, là nơi đóng trụ sở ngoại giao của các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao... trung tâm của thành Hà Nội (thế kỷ XIX) của thành Thăng Long (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII). Quảng trường lớn nhất Thủ đô, nơi này ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mang tên Quảng trường Ba Đình. Quảng trường nằm trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trước là Hội trường Ba Đình, là nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội và các sự kiện quan trọng. Tác giả thiết kế công trình là người Hà Nam: ông Trần Hữu Tiềm (đã mất) nguyên Tổng thư ký Hội Kiến trúc sư Việt Nam, quê thôn Tràng, xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý. Đinh Công Tráng - người lập nên dấu ấn lịch sử Ba Đình còn được vinh danh bằng tên phố: phố Đinh Công Tráng thuộc phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, ông người làng Nham Tràng (xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm). Nói đến Thăng Long - Hà Nội, hẳn ai cũng nhớ câu: “Hà Nội 36 phố phường”. Có một con phố vốn là phường thợ làm trống do dân làng Đọi Tam (Đọi Sơn, Duy Tiên) lập nên: phố Hàng Trống thuộc phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm). Tên phường càng tô đậm vị thế nghề trống Đọi Tam và còn có Vườn hoa Hàng Trống nữa, ở số 42 phố Nhà Chung - nơi có công viên, thư viện quận Hoàn Kiếm. Lê Đại Hành - vị vua khởi nghiệp nhà Tiền Lê, quê nội ở xã Liêm Cần, Thanh Liêm, được tôn vinh bằng cả tên phường, tên phố, ngõ thuộc quận Hai Bà Trưng: phường Lê Đại Hành, phố Lê Đại Hành, ngõ Lê Đại Hành xưa đặt đàn Nam Giao thời Hậu Lê, hàng năm nhà vua tới tế trời đất.
  • 36. 106 Danh nhân, danh tướng thời Trần người Hà Nam và liên quan mật thiết đến Hà Nam được đặt tên cho 1 đường, 2 phố. Thái sư Trần Thủ Độ, người có công lập nên triều Trần, trụ cột của bộ máy lãnh đạo chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258). Ông được ban thái ấp Quắc Hương (nay là thôn Vọc, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục.) Phố Trần Thủ Độ nằm trên đường vành đai 3 và khu chung cư Pháp Vân, Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai). Trần Khánh Dư - danh tướng thời Trần có thái ấp ở Dưỡng Hòa (nay thuộc xã Duy Hải, huyện Duy Tiên). Đường Trần Khánh Dư nằm trên địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng. Phố Trần Bình Trọng thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm và phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng mang tên danh tướng Hà Nam. Trần Bình Trọng (1259-1285) quê ở xã Bảo Thái (nay là xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm), dòng dõi Lê Hoàn. Ông, cha làm quan triều Trần, lập công lớn nên được ban họ vua. Tháng 2/1285, ông chốt giữ trên sông Thiên Mạc, bảo vệ an toàn cho vua Trần và Hoàng tộc rút từ Thăng Long về Thiên Trường. Ông chỉ huy trận đánh quyết liệt chặn đánh quân Nguyên - Mông. Bị giặc bắt nhưng không chịu hàng, mắng vào mặt chúng “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Giặc giết ông, nghe tin vua Trần vô cùng thương xót, truy phong ông là Bảo Nghĩa vương. Hai bậc tiền bối cách mạng Hà Nam, nhà hoạt động xuất sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam được đặt tên cho hai phố: phố Lương Khánh Thiện (phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng), phố Trần Tử Bình (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy). Lương Khánh Thiện (1903-1941) quê làng Mễ Tràng (xã Liêm Chính, thành phố Phủ Lý), ông sớm tham gia cách mạng, từng bị tù ở Côn Đảo, từng giữ các chức vụ quan trọng của Đảng: Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 11/1940, ông bị địch bắt và xử bắn ngày 01/7/1941 tại Kiến An (Hải Phòng).
  • 37. 107 Trần Tử Bình (1907-1967) quê thôn Đồng Chuối (xã Tiêu Động, huyện Bình Lục), từ trường dòng ra đi làm cách mạng, tham gia lãnh đạo phong trào công nhân đồn điền Phú Riềng (Nam Bộ), ba lần bị Pháp bắt đầy đi các nhà tù và Côn Đảo, ông vượt ngục tiếp tục hoạt động, làm Ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, rồi lần lượt làm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Chính ủy Trường sĩ quan lục quân, Tổng thanh tra Quân đội, được phong quân hàm Thiếu tướng đợt đầu tiên (1948). Từ năm 1959, ông là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Ủy viên Trung ương Đảng khóa III, đại biểu Quốc hội nhiều khóa. Ông được nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất (1967), Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Huân chương Sao vàng (2007). Người con của Hà Nam anh dũng ôm bom ba càng diệt xe tăng địch ngày 06/01/1947 ở Hà Nội được ghi nhận bằng tên một phố ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa: phố Nguyễn Phúc Lai. Ông sinh năm 1928 ở Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Chi Long (xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân). Giữa lòng Hà Nội hôm nay, nhiều phố ghi danh các nhân tài văn học Hà Nam, như Nguyễn Khuyến, Nam Cao. Nguyễn Khuyến (1835-1909), hiệu Quế Sơn, người làng Vị Hạ, xã Trung Lương (Bình Lục). Ông được dân tôn vinh là Tam Nguyên Yên Đổ vì đỗ đầu ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Làm quan ở nhiều nơi và ở trong triều, bất bình vì nhà Nguyễn đầu hàng Pháp, ông cáo quan về quê. Ông là thi sĩ nổi tiếng, Xuân Diệu đánh giá xếp vào bậc nhất “nhà thơ làng cảnh Việt Nam”... Phố Nguyễn Khuyến nằm trên địa bàn phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Nhà văn - chiến sĩ - liệt sĩ Nam Cao (1917-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, người làng Đại Hoàng (xã Nhân Hậu, Lý Nhân). Vừa hoạt động cách mạng, vừa sáng tác, hy sinh năm 1951 trong một chuyến đi công tác ở Gia Viễn (Ninh Bình). Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc, độc đáo
  • 38. 108 với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng: Chí Phèo, Lão Hạc, Đôi mắt, Sống mòn, Chuyện biên giới... Ngay đợt đầu tiên (1996), Nhà nước đã truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh (giải cao nhất) về văn học, nghệ thuật. Phố Nam Cao nằm trên địa bàn phường Kim Mã, quận Ba Đình. Mối quan hệ hai chiều khăng khít thâu nhận và tiếp biến giữa hai vùng đất Hà Nội - Hà Nam đã và đang in đậm lên vùng đất và lòng người Hà Nam, làm nên một chiều kích nặng/ dày để vươn tới hòa nhập cùng cả nước và thế giới. Những trình bày trên đã cho chúng ta thấy có mối quan hệ đa chiều khăng khít giữa hai vùng đất Hà Nội, Hà Nam, suốt chiều dài lịch sử và đang mở về phía trước, mà bài viết nhỏ này mới chỉ phác họa những nét chấm phá trong khuôn giới hạn nghìn năm.
  • 39. 109 TIỂU VÙNG VĂN HÓA ĐỌI SƠN PGS.TS PHẠM LAN OANH * Hiện nay, việc phân chia văn hóa Việt Nam thành bao nhiêu vùng văn hóa của các nhà văn hóa học nước ta vẫn là cuộc tranh luận chưa có hồi kết. Bởi, cái gốc của vấn đề là giới văn hóa học nước ta chưa có tiếng nói chung trong định nghĩa khái niệm “vùng văn hóa” và các tiêu chí chia “vùng văn hóa”. Vì thế, có người cho là nước ta có 3 vùng văn hóa (là Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ); có người cho có 4 vùng (là Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ); có người cho có 5 vùng (là Bắc Bộ, Hà Nội, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ); thậm chí có người cho có 10 vùng (là: Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ) (1) … Tuy chưa có sự thống nhất như vậy, song, có một điều thống nhất giữa * Viện Văn hóa - Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. (1) . Xem thêm: - Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (chủ biên) (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. - Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Nxb VHDT, Hà Nội. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb VHDT và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tái bản lần thứ 8, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Huỳnh Khái Vinh (chủ biên), Nguyễn Thanh Tuấn (1995), Chấn hưng các vùng và tiểu vùng văn hóa ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
  • 40. 110 các nhà văn hóa học, là trong các “vùng văn hóa” đó có các “tiểu vùng văn hóa” và, trong các “tiểu vùng văn hóa” đó lại các các “tiểu vùng văn hóa” nữa. Theo đó, trong “Vùng văn hóa Bắc Bộ” / hoặc Đồng bằng Bắc Bộ có “Tiểu vùng văn hóa Hà Nam” (văn hóa đồng chiêm trũng) và, trong “Tiểu vùng văn hóa Hà Nam” có các tiểu vùng văn hóa mà, một trong số đó chúng tôi muốn nói đến trong tham luận này là “Tiểu vùng Văn hóa Đọi Sơn” - huyện Duy Tiên. Trên đất nước ta đã có nhiều ngọn núi trở thành núi thiêng, từ đó trở nên tâm điểm hình thành nên những tiểu vùng văn hóa (và đương nhiên là một điểm du lịch nổi tiếng) của một địa phương. Có thể kể đến: Núi Hùng Lĩnh (Phú Thọ) hình thành Tiểu vùng văn hóa Đất Tổ; Núi Sam hình thành Tiểu vùng văn hóa Núi Sam mà tâm điểm là miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Núi Bà Đen hình thành Tiểu vùng văn hóa Núi Bà Đen (Tây Ninh)… Núi Đọi - Đọi Sơn / Long Đọi nằm ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cũng là một ngọn núi như vậy. Người xưa nói “Sơn bất tại cao, hữu thần (tiên) tắc linh” (nghĩa là: Núi không phải chỉ do cao, cứ có thần tiên là núi thiêng). Tuy chỉ cao khoảng 400m, chu vi chưa đến 2.500m, nhưng Núi Đọi đã được người Việt cổ chọn để làm nơi/điểm tựa tụ cư, được thần linh lựa chọn để trú ngụ / hay nói chính xác là được người dân tin tưởng tôn vinh / làm cho Núi Đọi là / trở nên ngọn Núi Thiêng, làm điểm tựa tâm linh từ ngàn xưa của người dân Đại Việt: Đầu gối Núi Đọi Chân dọi Tuần Vường Phát tích đế vương Lưu truyền vạn đại. Rồi, như một sự trả ơn/một sự tương tác/cũng Núi Đọi trở thành điểm qui chiếu/qui tụ con người - thần linh đất Việt, xuyên suốt từ thủa Đại Việt đến Việt Nam ngày nay; tạo cho nơi đây trở thành một tiểu vùng văn hóa vô cùng đặc sắc. Tiểu vùng Văn hóa Núi Đọi hội đủ cả văn hóa hữu thể và văn hóa phi vật thể, có bản sắc riêng, làm rạng danh văn hóa Hà Nam và, văn hóa Việt Nam.
  • 41. 111 I. DI SẢN VĂN HÓA HỮU THỂ Ở VÙNG ĐỌI SƠN 1. Những di chỉ, di vật khảo cổ học về người Việt cổ Cách nay trên 2.000 năm, Đọi Sơn đã trở thành điểm tụ cư của người Việt cổ. Với những di chỉ, di vật khảo cổ học phát hiện trong thời gian qua ở quanh Núi Đọi đã chứng minh điều đó. Cụ thể: - Tại di chỉ Đọi Sơn, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều sọ người còn khá nguyên vẹn nhất và khẳng định họ là chủ nhân của nền văn minh Đông Sơn rực rỡ cách ngày nay ước khoảng 2.000 năm. - Năm 1977, khai quật 2 ngôi mộ cổ quan tài hình thuyền ở các xã Châu Sơn và Thanh Sơn (huyện Kim Bảng) phát hiện có đồ tùy táng gồm giáo đồng búp đa, rìu đồng, thố, cày chìa vôi… Niên đại đầu Công nguyên. Sau đó, một số ngôi mộ cổ khác được phát hiện ở Yên Từ, Mộc Bắc (huyện Duy Tiên), trên bờ sông Châu Giang cũ. Năm 1984, ngay dưới chân Núi Đọi, đã phát hiện có 11 ngôi mộ cổ (3 ngôi mộ thuyền, 2 ngôi mộ kè đá, 4 ngôi mộ có áo quan bằng thanh tre ken lại như giát giường, 2 ngôi mộ đất). Hiện vật chôn theo người chết trong các ngôi mộ đó là đồ đồng Đông Sơn muộn, như: giáo, rìu xéo, mũi lao, dao gặt/lưỡi hái, vòng đồng chọn mũi, đỉnh đồng, tiền Bán Lạng (đời Hán). Ngoài ra, còn thu được bát gỗ, quả cây làm dọi xe chỉ, múi dứa dại... Năm 1988, ở thôn Đọi Nhất lại phát hiện được 3 ngôi mộ thuyền cổ, với đồ tùy táng là rìu xéo, dáo đồng Đông Sơn muộn và tiền Bán Lạng (Hán). Nhiều quan tài hình thuyền có niên đại cuối thời đại Hùng Vương được phát hiện ở quanh Núi Đọi (và vùng Kim Bảng, Thanh Liêm cùng cả vùng ô trũng Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình, cho đến tận Vụ Bản, Ý Yên của tỉnh Nam Định) là những minh chứng sáng tỏ cho kết luận trên. Qua nghiên cứu các ngôi mộ cổ, các nhà khoa học đều thấy tất cả các ngôi mộ này đều được chôn ở vùng đất trũng ven sông, chủ nhân của các ngôi mộ này đều quay đầu về núi Đọi.
  • 42. 112 Theo GS. Trần Quốc Vượng, đó là đặc trưng địa - văn hóa của các mộ thuyền có niên đại trước sau Công nguyên thuộc nền Văn minh Đông Sơn. Cùng với việc phát hiện nhiều “mộ Hán” cổ ở thôn Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên với đồ gốm có hoa văn in hình học, những ngôi mộ cổ và đồ tùy táng phát hiện ở quanh núi Đọi trên đây đã khẳng định, trong thời Bắc thuộc, vùng núi Đọi - sông Châu của Hà Nam ngày nay là một trấn trị quan trọng của các thế lực đương thời. Quanh vùng Núi Đọi - Đệp/Điệp (và nói rộng ra là cả vùng ven đồi sót của huyện Duy Tiên, huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam) đã phát hiện được nhiều di vật thời Đông Sơn, như: trống đồng (ở Núi Đọi, Yên Bắc, Bạch Thượng), cùng các thạp đồng (ở Châu Giang, Mộc Bắc), với các nhóm công cụ rìu, nhíp gặt lúa, giáo đồng Đông Sơn. 2. Chùa Đọi - một trong những di tích kiến trúc Phật giáo cổ nhất Việt Nam Sau khi định đô ở Thăng Long, nhà Lý đã sớm ý thức đến ngọn núi Đọi - ngọn núi án ngữ mặt Nam Kinh thành Thăng Long, bởi nó như mang ý nghĩa phong thủy trấn ngự đảm bảo cho Thăng Long vững mạnh. Vì thế, vào những năm Long Thụy Thái Bình (1054 - 1058) dưới thời Lý Thánh Tông, một ngôi chùa đã được dựng lên ở Núi Đọi theo lệnh triều đình. Thiền sư Đàm Cửu Chỉ thế hệ thứ 7 của dòng Thiền Quán Bích (dòng Vô Ngôn Thông) đã về đây trụ trì. Tên chùa Diên Linh và núi Long Đội đã có từ thời đó. Nhưng Đọi Sơn chỉ thật sự nổi tiếng, càng trở nên một vùng linh sơn, linh địa hơn sau khi vua Lý Nhân Tông trong một lần về đây vãn cảnh đã đặt tên núi là Long Đội và cho xây dựng trên núi một ngôi chùa lớn thờ Phật và một bảo tháp. Chùa Long Đọi - tên chữ là Diên Linh Tự được khởi dựng vào năm 1118 trên đỉnh Núi Đọi theo chỉ dụ của vua Lý Nhân Tông. Chùa xây trong khuôn viên rộng gần 2 héc ta vườn rừng. Chùa chính gồm 6 gian, quay hướng Nam. Phía sau chùa chính là sân, vườn hoa. Hai bên sân là hành lang, mỗi bên đặt 9 pho
  • 43. 113 tượng. Sau cùng là hậu điện. Bên phải chùa, cạnh vườn hoa là nhà thờ tổ, giảng đường và nhà khách. Phía sau nhà thờ tổ là gian nhà trai, thiền tổ. Sau cùng là nhà bếp. Cạnh chùa là ngôi bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh được xây dựng chủ yếu bằng đá mân, đá vũ đều là những loại đá quí. Đây là loại tháp vuông 4 mặt. Tháp có qui mô lớn, vững chãi, cao 13 tầng chọc trời. Ngoài tầng đế và 2 tầng trên không có cửa, còn 10 tầng mở cửa cả bốn phía (tổng cộng 40 cửa) hóng gió. Ở tất cả các cửa đều trạm rồng ổ. Trong các thành phần kiến trúc tháp có nhiều tượng trang trí như tượng chim thần đầu người mình chim đặt trên các con sơn. Những viên gạch dùng để ghép tường có trang trí hình những vũ nữ đang múa. Trên các xà của tháp có treo chuông đồng, khi gió thổi chúng va vào nhau tạo thành những âm thanh réo rắt. Tầng đế hợp với tầng đầu tiên thành nơi thờ Phật - tượng Đa Bảo Như Lai. Tầng trên của tháp đặt hộp vàng xá lỵ Phật. Không lâu sau khi khánh thành, Chùa Đọi trở nên một đại danh lam kiêm hành cung của nhà Lý ở miền Sơn Nam Hạ; đồng thời là một trung tâm Phật giáo của nước ta thời đó. Sang thời Trần, sau khi xây chùa tháp Phổ Minh, Yên Tử, theo đó trung tâm Phật giáo nước ta cũng chuyển về đây, khiến cho Chùa Đọi có phần thanh vắng. Đầu thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, chúng đã phá hủy hoàn toàn ngôi chùa và tháp Sùng Thiện Diên Linh. Riêng tấm bia Sùng Thiện Diên Linh do không phá được, chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi. Phải đến thời nhà Mạc, vào cuối năm Tân Mão (1591), niên hiệu Hưng Trị, đời Mạc Mậu Hợp, các quan bá tước cai quản vùng Duy Tân (Duy Tiên) mới cùng dân 3 giáp Nhất, Nhị, Tam là Đội Sơn, Đội Trung, Đội Lĩnh, Trung Tín dựng lại bia, bắc lại xà nhà, vá tô lại tượng, làm cửa, xây tường… - việc này được khắc vào mặt sau tấm bia Sùng Thiện Diên Linh. Vào năm Tự Đức thứ 13 (1860), chùa Đọi được sửa sang tòa thượng điện, tiền đường, nhà tổ, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864, chùa lại được sửa sang hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng
  • 44. 114 và đục khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian, từ đó trở thành Trường Bắc Kỳ Phật giáo. Ngôi chùa lúc này được dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Tại tam bảo, thượng điện có rất nhiều tượng Phật. Ngay lối vào là hai dãy Thập Điện Diêm Vương. Ngoài ra, chùa còn có nhà tổ, nhà khách, tăng phòng,…Ngay cổng chính, trước tòa Tam bảo là Nhà bia che trở tấm bia Sùng Thiện Diên Linh. Hiện nay, chùa Đọi vẫn là một trong những trung tâm Phật giáo của tỉnh Hà Nam. Hàng năm, các nhà sư trong tỉnh Hà Nam vẫn về đây tổ chức lễ khai hạ. 3. Bia Sùng Thiện Diên Linh - một trong những tấm bia cổ nhất nước ta Khi xây xong Chùa Đọi và tháp Sùng Thiện Diên Linh, vua Lý Nhân Tông sai Thương thư Bộ Hình là Nguyễn Công Bật soạn văn bia. Văn bia có tên là Đại Việt quốc Lý đương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi. Bia đề ngày mùng 6 tháng 7 năm Tân Sửu (tức ngày 20 - 8 - 1121, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3). Bia có giá trị về nhiều mặt, cả về nghệ thuật điêu khắc, mỹ thuật, văn học, sử học. Bia Sùng Thiện Diên Linh được tạo tác để khắc bài bi ký của Thượng thư Nguyễn Công Bật soạn, được chế tác có giá trị mỹ thuật rất cao, thể hiện bàn tay khéo léo, tài hoa của người thợ chạm khắc đá thời Lý. Bia được đặt trong nhà bia trên khu đất phía trước Tam bảo. Bia cao 2,5m, rộng 1,6m, dày 0,3m. Mặt trước bia khắc bài văn do Nguyễn Công Bật soạn. Mặt sau bia ghi việc Thái hậu Phù Thánh Linh (tức Ỷ Lan phu nhân - mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông) đã cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm ruộng đèn nhang vào năm 1121 và khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467). Phần trang trí tập trung ở mặt trước bia. Trán bia chạm hai rồng chầu vào các chữ Hán Đại Việt quốc Lý đương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên linh tháp bi. Diềm bia tạc những hình rồng nối tiếp nhau. Bia dày 0,3m, hai mặt bia mỗi bên có 9 ô quả trám, trong đó chạm hình rồng thời Lý uốn khúc mềm mại ở mỗi ô.
  • 45. 115 Bệ bia là một khối đá hình chữ nhật dài 2,40m, rộng 1,80m, cao 0,50m, tạc hình 2 rồng uốn khúc. Đây cũng là nét độc đáo của bia Sùng Thiện Diên Linh. Bệ bia chia làm 2 phần: phần nằm tiếp xúc với đất hình chữ nhật và phần phía trên chạm khắc thủy ba (sóng nước). Sóng có 2 lớp, lớp trên cao, lớp dưới thấp. Trên mặt bệ bia chia làm 2 nửa tạc hình 2 con rồng. Đuôi ở đoạn sau xoắn thành 4 khúc khép kín. Mỗi con rồng có 4 chân. Đầu rồng có bờm. Rất tiếc là cổ rồng và đầu rồng đã bị vỡ nên ta không có cơ hội chiêm ngưỡng kiệt tác này. Bia Sùng Thiện Diên Linh là tấm bia có kích thước lớn nhất và quý hiếm nhất của thời Lý trên đất Hà Nam còn lại đến ngày nay. Năm 2014, bia Sùng Thiện Diên Linh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. 4. Bia ở Văn từ Duy Tiên trên Núi Đọi Nền giáo dục Nho học ở nước ta có lịch sử lâu đời, được truyền bá sâu rộng, và có nhiều thành tựu. Các công trình kiến trúc được dựng lên: Văn miếu (ở Kinh đô, và các tỉnh), Văn từ (ở huyện, tổng), Văn chỉ (ở cấp xã) để thờ Đức Thánh Khổng Tử, các bậc thánh, bậc thầy đi trước, cũng là để khuyến học, khuyến tài trong dân chúng cả nước. Hà Nam là mảnh đất văn hiến, có truyền thống hiếu học, có nhiều bậc hiền tài đỗ đạt cao. Qua các nguồn sử liệu cho thấy, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, ở Hà Nam có nhiều Văn từ, Văn chỉ đã được xây dựng ở các huyện, tổng và hầu hết các xã thôn. Song, trải qua chiến tranh tàn phá, thiên tai (mà chủ yếu là lũ lụt), những di tích văn hóa này không còn mấy, hầu hết đã bị phá hủy, hoặc chỉ còn nền móng, di vật còn lại - bia đá không nhiều. Thật may mắn, đến nay Hà Nam còn lưu giữ được một Văn từ cấp huyện ở huyện Duy Tiên, trên sườn Núi Đọi. Bia được phát hiện vào năm 2002. Theo tác giả Lê Quốc Việt (2) , Văn từ Duy Tiên được xây dựng vào thời Nguyễn, tại sườn núi phía Tây Bắc chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn. Năm 1947, giặc Pháp (2) . Lê Quốc Việt (2006), Tuyển tập bia văn từ - văn chỉ Hà Nam, Nxb Thế giới, HN.