SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NƯỚC NHÓM
BRICS VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Đặng Minh Ngọc
Mã sinh viên : 1111110012
Lớp : Anh 6 - Khối 2 - KT
Khoá : 50
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Hương Lan
2
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
MỤC LỤC
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
4
DANH MỤC BẢNG
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí
hiệ
u
Tên tiếng
Anh
Tên tiếng
Việt
A
D
A
Agreement
of WTO On
Antidumping
Hiệp định về
chống bán
phá giá của
WTO
AS
EA
N
Association
of Southest
Asian
Nations
Hiệp hội các
nước Đông
Nam Á
BR
IC
S
Brazil,
Russia,
India, China
and South
Africa
Nhóm các
nước có nền
kinh tế mới
nổi
D
G
A
D
Department
of
Commerce,
Government
of India
Tổng Vụ
Chống bán
phá giá và
Chống trợ
cấp Ấn Độ
G
AT
T
General
Agreement
on Tariffs
and Trade
Hiệp định
chung về
Thuế quan
và Thương
mại
M
OF
CO
M
Ministry of
Commerce
People’s
Republic of
China
Bộ thương
mại Trung
Quốc
N
M
E
Non –
Market
Economy
Nước có nền
kinh tế phi
thị trường
PV
T
M
-
Phòng vệ
thương mại
SC
M
Agreement
on Subsidies
and
Countervaili
ng Measures
Hiệp định về
chống trợ
cấp của
WTO
6
SA
CU
Southern
African
Customs
Union
Liên minh
Hải quan
phía Nam
châu Phi
SG
Agreement
on
Safeguards
Hiệp định về
các biện
pháp tự vệ
của WTO
W
TO
World Trade
Organization
Tổ chức
thương mại
thế giới
7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất – đây là một xu
thế tất yếu mà bất kì quốc gia nào đều phải công nhận và tuân theo. Các cụm từ như
“tự do hóa thương mại” hay “toàn cầu hóa” ngày càng được nhắc đến nhiều trên các
diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới, trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu
của nền kinh tế một quốc gia. Như giáo sư Kinh tế và Luật tại đại học Columbia,
Jagdish Bhagwati (2011) đã nhận định “Mối liên hệ giữa mở cửa thương mại và
thịnh vượng kinh tế là mạnh mẽ và gợi mở”. Việc tự do hóa thương mại mang lại
cho nền kinh tế của một nước nhiều cơ hội từ việc chuyên môn hóa sản xuất, mở
rộng thị trường tới động lực lớn thúc đẩy nâng cao trình độ sản xuất, trình độ tay
nghề,… Tuy nhiên, việc mở cửa nền kinh tế, tiến hành tự do hóa thương mại cũng
tạo ra nhiều khó khăn và thách thức mà không phải quốc gia, không phải nền kinh
tế nào cũng có thể đối mặt được, nếu không nói đến là có tác động tiêu cực đến nền
kinh tế như cạnh tranh thiếu lành mạnh và thiếu công bằng giữa doanh nghiệp sản
xuất trong nước với doanh nghiệp có thâm niên và tiềm lực kinh tế lớn của thế giới,
phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, từ đó dẫn đến tình trạng nền kinh tế phụ thuộc
vào nước ngoài, đình trệ sản xuất trong nước. Hơn nữa việc hội nhập kinh tế thế
giới cũng đặt ra nhiều vấn đề khi phải đối mặt với những rủi ro về xã hội, về an
ninh, quốc phòng cũng như về mặt thể chế,… Rất dễ dàng có thể nhận thấy mặt trái
của việc tự do hóa thương mại, tự do hóa nền kinh tế thông qua sức ảnh hưởng lớn
từ những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mà gần đây nhất là cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu năm 2008. Để giảm thiểu một cách tối đa những tác động ngược
của việc tự do hóa thương mại khi thuế quan dần được dỡ bỏ, nhiều quốc gia, nhiều
khu vực ở trên thế giới ngày càng chú ý hơn đến các biện pháp bảo vệ nền kinh tế
bằng cách bảo vệ nền sản xuất trong nước – hay còn gọi là các biện pháp phòng vệ
thương mại (Trade remedies). Ngày nay, các biện pháp phòng vệ thương mại ngày
càng được chú trọng và cân nhắc kĩ lưỡng hơn mỗi khi các Chính phủ, các Nhà
nước tiến hành họp bàn các chủ trương, đường lối tương lai cho nền kinh tế. Đồng
thời với sự phát triển đa dạng và nhiều chiều của nền kinh tế, xu hướng sử dụng các
biện pháp phòng vệ thương mại ngày một thay đổi. Đó là sự thay đổi về chủ thể áp
8
dụng các biện pháp phòng vệ, sự đa dạng về đối tượng chịu biện pháp phòng vệ hay
sự khác nhau trong việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại giữa các nhóm
nước phát triển và đang phát triển,… Có thể thấy đây là những xu hướng phát triển
rất đáng được quan tâm, xem xét.
Các nước nhóm BRICS được cho là những nước có nền kinh tế phát triển nhất
trong những năm trở lại đây, tuy nhiên đồng thời cũng được nhận định là những
nước đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất từ chống bán
phá giá, chống trợ cấp đến các biện pháp tự vệ. BRICS lần đầu được nhắc đến năm
2001 và kể từ đó, 5 nước gồm Brazil, Ấn Độ, Liên bang Nga, Trung Quốc và Nam
Phi đã lập ra một cơ chế hợp tác với nhau để có vai trò quan trọng hơn trong hệ
thống kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của bốn nền kinh tế của
BRIC khiến cho thế giới phải nhìn nhận lại họ như một trong những thế lực mới,
đối chọi với nhóm các nước G7 - vốn đóng vai trò quyết định trong các chính sách
của kinh tế thế giới, trở thành trụ đứng vững chắc của nền kinh tế thế giới với tiềm
lực tài chính mạnh mẽ và dồi dào nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, một thực tế cho
thấy, các nước nhóm BRICS hầu hết là các nước đang phát triển và là những nước
áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới, ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng phát triển của các nhà đầu tư nước ngoài vào các thị
trường này. Vậy thì, quá trình thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại ở các
nước này diễn ra như thế nào, mức độ áp dụng các biện pháp phòng vệ ở các nước
này ra sao và xu hướng phát triển về việc áp dụng các biện pháp này ở các nước
như thế nào là những vấn đề đáng để tìm hiểu.
Nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước
BRICS rất có ý nghĩa, mang tính đại diện cao bởi đây là nhóm nước có đầy đủ cả
các quốc gia ở châu Mỹ, châu Á và châu Phi, là các nước có tiềm lực kinh tế mạnh
trong các châu này. Như vậy, tìm hiểu thực trạng áp dụng ở các quốc gia này có thể
rút ra được một cái nhìn tổng quát nhất về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại ở các nước đang phát triển cũng như trên thế giới.
Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng với các nước trong nhóm BRICS như
cùng là nước đang phát triển nhưng phát triển với tốc độ tương đối cao, nhiều nét
9
tương đồng về kinh tế như với nước láng giềng Trung Quốc,…Tuy vậy, Việt Nam,
so với các nước BRICS và trên thế giới vẫn còn là nước còn non trẻ trong việc áp
dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khi pháp luật về phòng vệ thương mại ở
Việt Nam chỉ mới tồn tại hơn hơn 10 năm và việc sử dụng các biện pháp này còn rất
hạn chế cả về số lượng và phạm vi áp dụng. Thông qua thực tiễn áp dụng các biện
pháp phòng vệ thương mại ở các nước BRICS, Việt Nam có thể rút ra được một số
kinh nghiệm cho mình khi tiến hành điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại, nhất là trong khâu hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng vệ thương mại
trong nước.Với các yếu tố như vậy, em chọn đề tài “Thực trạng áp dụng các biện
pháp phòng vệ thương mại tại các nước trong nhóm BRICS và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện nhằm nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp
phòng vệ thương mại tại các nước nhóm BRICS trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa
ra những giải pháp cho Việt Nam trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại dựa trên kết quả nghiên cứu này.
3. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương
mại tại các nước BRICS.
4. Phạm vi nghiên cứu
• Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại của các nước BRICS với tư cách là nước áp dụng (nước nhập khẩu), tập
trung khai thác xu hướng áp dụng và khung pháp lý về phòng vệ thương mại của
các nước này cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước khác, dựa theo số liệu do WTO
cung cấp.
• Về thời gian: Từ năm 1995 đến năm 2014.
10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận hướng tới 3 nhiệm vụ cơ bản, gồm:
• Làm rõ các khái niệm lý thuyết cơ bản về các biện pháp phòng vệ thương mại.
• Phân tích cụ thể, khoa học thực trạng áp dụng các biện pháp đó ở các nước nhóm
BRICS lên hàng hóa nhập khẩu vào các nước này.
• Rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam khi áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại cho hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu từ các nước BRICS.
6. Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương
pháp quy nạp, diễn dịch cùng các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh để tiến
hành nghiên cứu.
7. Bố cục khóa luận
Khóa luận ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục, tài liệu tham khảo sẽ
được chia làm 3 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan chung về các biện pháp phòng vệ trong thương mại
quốc tế
Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại
các nước nhóm BRICS từ năm 1995 đến năm 2014
Chương 3: Giải pháp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt
Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng ở các nước BRICS
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS.Đỗ Hương Lan đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế
Nhắc tới thương mại quốc tế, những nguyên tắc như không phân biệt đối xử,
những lời hứa về việc cắt giảm thuế quan cũng như loại bỏ các biện pháp phi thuế
quan, các hàng rào kĩ thuật thường xuyên được các nước cân nhắc và thực hiện. Tuy
nhiên, mặt trái của những lời hứa, những nguyên tắc này đó là sự gia tăng lớn về số
lượng hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước cùng với đó là sự cạnh tranh gay
gắt thậm chí là thiếu công bằng từ các doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư lớn.
Thị trường bị chiếm lĩnh, các doanh nghiệp trong nước lao đao vì người tiêu dùng
quay lưng với hàng nội địa đang là những nỗi lo lớn của các Chính phủ, các Nhà
nước. Để tránh cũng như giảm bớt các tác động tiêu cực này, các biện pháp phòng
vệ thương mại đã được đưa ra. Hiện nay, trên thế giới chưa có một văn bản pháp
luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về phòng vệ thương mại, nó chỉ được định nghĩa
thông qua việc liệt kê các loại biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá
giá, chống trợ cấp hay biện pháp tự vệ. Dựa trên thực tế sử dụng cũng như mục đích
của các biện pháp phòng vệ thương mại, có thể thấy rằng Phòng vệ thương mại
chính là chỉ những hành động của các nước hạn chế nhập khẩu hàng hóa vào trong
nước, nhằm bảo vệ thị trường nội địa cũng như bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất
còn non trẻ trong nước. Theo International Trade Centre (2002) cho rằng các biện
pháp phòng vệ thương mại là những công cụ hạn chế thương mại hợp pháp trong
khuôn khổ WTO, đi ngược lại với những nguyên tắc đã được kí kết như không phân
biệt đối xử, cắt giảm thuế,… giữa các bên, và chỉ được sử dụng trong những trường
hợp ngoại lệ.
Các hoạt động phòng vệ thương mại được gắn liền với quá trình xuất khập
khẩu bởi vậy nên các quy định về các hoạt động này thường được quy định trong
các văn bản ký kết mang tính chất quốc tế, thể hiện mối quan tâm chung của nhiều
nước trên thế giới. WTO, với 160 nước thành viên tính đến tháng 06/2014, là diễn
đàn về mậu dịch theo hướng tự do hoá thương mại lớn nhất toàn cầu và chiếm tới
12
95% giao dịch thương mại quốc tế (Nguyễn Thường Lạng, 2011). Bên cạnh việc
thương lượng để loại bỏ các rào cản trong thương mại giữa các bên, WTO còn đưa
ra các nguyên tắc cho thương mại quốc tế và giám sát việc thực hiện các Hiệp định
trong khuôn khổ WTO, trong đó có những văn bản pháp luật với những quy định về
khái niệm, thủ tục, điều kiện áp dụng, cách thức áp dụng liên quan đến các biện
pháp phòng vệ trong thương mại quốc tế. Nhờ quy mô và sự lâu đời của tổ chức
WTO, các văn bản pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại được các nước
tuân thủ tiến hành khi gia nhập đồng thời cũng dựa vào các Hiệp định được WTO
ban hành, các nước tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật của riêng mình liên quan
đến phòng vệ thương mại.
Một trong những Hiệp định quan trọng được WTO thông qua và đưa vào áp
dụng trong các cam kết gia nhập của các nước đó là Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại (GATT). GATT được ra đời đầu tiên vào những năm 1947, tuy
nhiên, do mới là bước đầu, những đạo luật được đưa ra còn chưa chặt chẽ, cũng như
có những khoản không rõ ràng khiến cho việc áp dụng còn không thống nhất, một
số nước lợi dụng để dựng lên những hàng rào thương mại mới, gây hạn chế và lệch
lạc dòng thương mại quốc tế. Phải đến vòng đàm phán Uruguay năm 1994 với kết
quả là thỏa thuận Marrakesh năm 1994 về thành lập WTO, dựa trên các văn bản
trước đó, GATT 1994 ra đời và có hiệu lực, trong đó có các quy định và điều chỉnh
kỹ hơn các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện, cách thức áp dụng các biện pháp
PVTM và là hiệp định cưỡng bức thi hành với mọi thành viên của WTO.
1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại
Theo Trung tâm WTO – VCCI (2010), các biện pháp PVTM được sử dụng
trong thương mại quốc tế mang trong mình những đặc điểm về giá trị pháp lý, về
tính chất và thực thi gắn liền chặt chẽ với sự gia nhập của các nước vào tổ chức
thương mại Thế giới WTO.
Về giá trị pháp lý, liên quan đến các vấn đề phòng vệ thương mại, một quốc
gia khi tham gia vào WTO cũng đã trực tiếp đồng ý thực hiện các quy định, các
nghĩa vụ liên quan đến PVTM, cụ thể được quy định trong các Báo cáo về việc gia
nhập WTO cũng như các Hiệp định chung của WTO về các biện pháp phòng vệ
thương mại.
13
Về việc thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại, nghĩa vụ của một nước
khi tham gia vào WTO được chia làm hai thành phần: Quốc gia đó sẽ có những
nghĩa vụ áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên WTO và có giá trị áp dụng
bắt buộc như về điều kiện áp dụng, thủ tục điều tra, cách thức áp dụng,… Ngoài ra,
các quốc gia này cũng có thể đặt ra những nghĩa vụ riêng được ghi cụ thể trong cam
kết gia nhập cụ thể của nước đó, và các nghĩa vụ này được ưu tiên áp dụng so với
cam kết chung, có thể kể đến như các thời hạn khi điều tra và áp dụng, cách thức
tiếp cận thông tin,… Tuy nhiên, những vấn đề được quy định hoặc thực hiện bổ
sung không có trong các Hiệp định tương ứng của WTO này phải không được trái
hay mâu thuẫn với các quy định đã có trong các Hiệp định. Bởi vậy, có thể nhận
thấy rằng, hầu như pháp luật các nước về phòng vệ thương mại hầu như tương tự
hoặc giống hệt với các quy định trong WTO, khác biệt chỉ chủ yếu là về các quy
định kỹ thuật cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Về tính chất, các nghĩa vụ liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại
như thực hiện các quy định về thủ tục hay nội dung mang các đặc điểm sau:
• Các nghĩa vụ này không phải trực tiếp và thường xuyên, nghĩa là một
hoạt động xuất nhập khẩu của một nước sang nước khác chỉ bị tiến hành điều tra, áp
dụng các biện pháp phòng vệ liên quan khi nước đó tiến hành khiếu nại lên cơ quan
có thẩm quyền nếu không thì nghĩa vụ này không phát sinh;
• Các nghĩa vụ này chỉ được thực hiện và giám sát bởi một số hạn chế
các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như ở Việt Nam là Cục Quản lý cạnh tranh thuộc
Bộ Công Thương, mà không đòi hỏi việc áp dụng này ở cơ quan quản lý khác nhằm
tránh việc không thống nhất trong cách áp dụng;
• Nghĩa vụ liên quan đến phòng vệ thương mại là tập hợp của nhiều
nghĩa vụ phức tạp cả về thủ tục và nội dung mà việc diễn giải từng nghĩa vụ cụ thể
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của từng nước cũng như của cơ quan có thẩm quyền
giải quyết. Đây chính là đặc điểm gây ra nhiều vụ tranh chấp được xử kiện trong
một thời gian dài do sự không thống nhất, nhất là trong điều kiện áp dụng cũng như
cách thức áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Một ví dụ rất rõ nét trong việc không quy định rõ ràng gây tranh chấp có thể
kể đến Trong Điều khoản 1 Điều VI GATT 1994 có quy định: “Thừa nhận rằng
14
trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất
độc quyền hoặc hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định
đoạt, việc xác định tính so sánh của giá cả nhằm mục đích nêu tại khoản 1 có thể
có những trường hợp đặc biệt và trong những trường hợp đó, các bên ký kết là bên
nhập khẩu có thể thấy cần tính đến khả năng rằng việc so sánh chính xác với giá cả
trong nước của nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng”. Điều khoản này có
nhắc đến “một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hoặc hầu
như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định đoạt” tức là một nền
kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên trong luật của WTO, không có điều khoản nào
nhắc đến việc xác định thế nào là một nền kinh tế phi thị trường, đây là việc mà
pháp luật mỗi quốc gia quy định mỗi khác. Như Hoa Kì, việc xác định này được
thực hiện bởi Cục nhập khẩu của Bộ Thương mại (DOC) dựa trên 6 tiêu chí (Mức
độ chuyển đổi của đồng nội tệ; Mức độ theo đó mức lương được xác định thông qua
đàm phán tự do giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động; Mức độ theo đó
việc liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài được phép thực hiện; Mức độ
kiểm soát các phương tiện sản xuất của Chính phủ; Mức độ kiểm soát việc phân bổ
các nguồn lực, quyết định giá cả và sản lượng của Chính phủ; Các tiêu chí khác do
DOC đưa ra). UNCTAD định nghĩa về nền kinh tế phi thị trường và nền kinh tế thị
trường theo cách sau: NME là thị trường mà trong đó Chính phủ tìm mọi cách để
quản lý các hoạt động kinh tế một cách rộng lớn thông qua cơ chế quản lý tập trung,
chẳng hạn như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trái ngược với nền kinh tế thị
trường là phụ thuộc vào lực lượng thị trường để phân bổ nguồn lực sản xuất. Như
vậy đã có sự khác nhau trong cách xác định, từ đó có thể dẫn đến khác nhau trong
cách xác định cơ sở thích hợp để tính toán giá cả, tính toán chi phí.
Ví dụ khác nữa để chứng minh tính không rõ ràng trong các quy định của
WTO là khái niệm ngành sản xuất nội địa nhằm xác định vấn đề như vị trí, xác định
thiệt hại, phạm vi các loại sản phẩm chịu thuế phòng vệ. Theo các Hiệp định về
PVTM của WTO năm 1994, thuật ngữ “ngành sản xuất nội địa” dùng để chỉ các
nhà sản xuất sản xuất tất cả các sản phẩm tương tự hoặc các nhà sản xuất có sản
lượng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng sản phẩm tương tự sản
xuất trong nước. Do thuật ngữ “tỷ trọng lớn” không được định nghĩa trong Hiệp
15
định nên vẫn có nhiều tranh luận khi thuật ngữ này được dịch ra. Ví dụ như trong
vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm gia cầm của Argentina, Brazil đã kiện rằng do
thuật ngữ “a major proportion” cũng giống như “the majority” (có nghĩa là hơn
50%) nên Argentina đã vi phạm quy định của WTO khi cho rằng ngành sản xuất nội
địa là những nhà sản xuất có tổng sản lượng chiếm hơn 46% tổng sản phẩm nội địa
trong khi đó Argentina khẳng định điều ngược lại (Lê Duy, 2009).
1.2. Phân loại của các biện pháp phòng vệ thương mại theo WTO
Trong thương mại quốc tế, hệ thống các biện pháp PVTM quốc tế gồm 3 biện
pháp chính gồm biện pháp chống bán phá giá (Anti-dumping), biện pháp chống trợ
cấp (Subsidies and Countervailing measures) và biện pháp tự vệ (Safeguards). Mỗi
biện pháp lại có những điều kiện áp dụng cũng như những trường hợp áp dụng riêng
và mang một mục đích riêng.
1.2.1. Biện pháp chống bán phá giá
Một trong những nội dung quan trọng nhất được GATT đưa ra đó là về vấn
đề chống bán phá giá, cụ thể được đề cập đến trong Điều VI. Khái niệm “chống
bán phá giá” đã được đề cập đến trước đó, lần đầu tiên trong Đạo luật Chống bán
phá giá của Canađa năm 1904, luật chống bán phá giá của Newzealand 1905, Úc
năm 1906, Nam Phi năm 1014, sau đó đến đạo luật của Mỹ và Anh năm 1916 và
1921. Tuy nhiên phải đến GATT năm 1947, các đạo luật về chống bán phá giá mới
có giá trị pháp lý chung cho nhiều quốc gia, điều chỉnh chung cho thương mại các
nước thành viên. Nó là cơ sở để hàng loạt các văn bản pháp luật của các nước về
chống bán phá giá được ra đời. Điều VI trong GATT năm 1994 là điều khoản hiện
hành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá, kèm theo đó là Hiệp
định về việc thi hành Điều VI GATT 1994 (ADA) điều chỉnh kỹ hơn các quy tắc,
điều kiện, trình tự thủ tục kiện và cách thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng khi có hành vi bán phá giá của
nước xuất khẩu. Theo ADA 1994, Điều 2 quy định rằng “Một sản phẩm được coi là
bán phá giá tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp
hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó hoặc nếu như giá xuất khẩu của sản
phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có
thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo
16
các điều kiện thương mại thông thường”. Hiểu một cách đơn giản thì, nếu mức giá
xuất khẩu X của một hàng hóa từ nước A sang nước B cao hơn giá của sản phẩm đó
là Y bán tại thị trường nước A (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ
nước A sang nước B. Tuy nhiên, việc xác định việc một sản phẩm có phá giá hay
không là vấn đề khó khăn và phức tạp ở nhiều phương diện. Đầu tiên, việc xác định
giá xuất khẩu được xác định bao gồm những thành phần nào là tùy thuộc vào chủ
quan mỗi nước, cũng như việc xác định các chi phí như chi phí quản lý, chi phí bán
hàng, chi phí chung và lợi nhuận là mơ hồ và có thể không được một trong hai bên
công nhận. Thứ hai, việc xác định sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất
khẩu là tương đối khó khăn, nhất là với những mặt hàng chuyên sản xuất để xuất
khẩu như hàng gia công da giầy hay các mặt hàng may mặc bởi lượng tiêu dùng
trong nước ít hay nếu tìm sang nước thứ ba cũng không thể tìm được sản phẩm
tương tự “mang tính đại diện” (theo điều 2.2, ADA 1994).
Như đã nói ở phần đặc điểm các biện pháp PVTM, không phải bất cứ sản
phẩm nào khi được nhập khẩu vào trong nước cũng được kiểm tra về việc bán phá
giá hay không. Một sản phẩm chỉ được điều tra bán phá giá khi có đơn yêu cầu gửi
lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, từ đó hình thành những vụ kiện chống bán phá
giá. Tuy nói là vụ kiện nhưng nó không được coi là thủ tục tố tụng mà chỉ được coi
là thủ tục hành chính của cơ quan nước nhập khẩu, là một quy trình Khiếu nại -
Điều tra - Kết luận - Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) mà nước nhập
khẩu tiến hành đối với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi có
những nghi ngờ rằng loại hàng hoá đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
Khi “vụ kiện” chống bán phá giá thành công, có ba mức áp dụng biện pháp
chống bán phá giá được quy định trong ADA. Thứ nhất, Chính phủ có thể áp dụng
các biện pháp tạm thời. Đó là sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt hại
gây ra cho ngành sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể áp dụng một mức thuế
chống bán phá giá tạm thời. Mức thuế này không được đặt cao hơn biên độ bán phá
giá ban đầu. Theo điều 7 ADA 1994, các biện pháp tạm thời không được áp dụng
sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và thời gian áp thuế tạm thời không
quá 9 tháng. Tiền thu thuế tạm thời này sẽ được trả lại cho nước xuất khẩu nếu mức
17
thuế chính thức thấp hơn thuế tạm thời. Thời hạn này cũng có thể được điều chỉnh
theo luật mỗi quốc gia.
Mức thứ hai có thể được áp dụng đó là cam kết về giá, nhà xuất khẩu phải cam
kết điều chỉnh lại giá bán trong tương lai sao cho mức giá này không thể gây tổn
thất cho nền sản xuất nội địa nước nhập khẩu và được nước nhập khẩu chấp nhận.
Sau khi đã có quyết định chính thức về hành vi chống bán phá giá, nước nhập khẩu
có thể tiến hành áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chính thức, gồm có thể
đánh thuế chống bán phá giá, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặc kết hợp cả hai
biện pháp này. Với việc áp dụng thuế chống bán phá giá, mức thuế chống bán phá
giá được xác định riêng biệt cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất; lượng thuế
phải nộp thay đổi theo biên độ phá giá xác định rõ ràng cho từng nhà xuất khẩu.
Trong thực tế đa số các vụ kiện chống bán phá giá cho thấy, thường thì các nước
quyết định áp thuế chống bán phá giá là chủ yếu.
Mục đích của các biện pháp chống bán phá giá đó là để đối phó với các sản
phẩm nhập khẩu với giá thành thấp hơn nhiều hàng trong nước nhằm loại bỏ các đối
thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Thuế chống bán phá giá là biện pháp
hữu hiệu để loại bỏ các tác động tiêu cực của hành vi bán phá giá, bảo vệ ngành sản
xuất hàng hóa tương tự trong nước nhập khẩu.
1.2.2. Biện pháp chống trợ cấp
Giống như chống bán phá giá, chống trợ cấp cũng được nhắc tới trong GATT
1947 tại điều khoản số XVI. Qua các vòng đàm phán Tokyo, và vòng đàm phán
Uruguay, một hiệp định về chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng được hình
thành vào năm 1979 và sửa đổi thành Hiệp định mới vào năm 1994 (SCM) làm rõ
các quy định trong điều XVI GATT 1994. Tuy nhiên, Hiệp định SCM chỉ áp dụng
giải quyết về các loại trợ cấp, quy tắc và điều kiện cho từng loại, cùng cách thức áp
dụng đối với các mặt hàng công nghiệp. Còn đối với các mặt hàng nông sản, SCM
không quy định mà phải xem xét chống trợ cấp thông qua Hiệp định Nông nghiệp
của WTO.
Nếu như các biện pháp chống bán phá giá là để giảm thiểu các tác động từ
hành vi bán hàng hóa với giá thành thấp gây thiệt hại sản xuất trong nước thì các
18
biện pháp chống trợ cấp (Subsidies and Countervailing measures) được áp dụng
nhằm đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực cho ngành sản xuất nội địa gây ra bởi
hoạt động trợ cấp của Chính phủ. Hoạt động trợ cấp này, nói một cách đơn giản, là
hoạt động của Chính phủ các nước xuất khẩu khi có những chính sách tạo lợi thế
cho một số loại hàng hóa nhất định khi tiến hành xuất khẩu sang nước khác, có thể
là trợ cấp về giá, về chính sách xuất khẩu hay kiểm định, thủ tục giấy tờ,… từ đó
khiến các ngành sản xuất các mặt hàng tương tự trong nước khó có thể cạnh tranh
được. Theo Hiệp định SCM của WTO, Điều 1 phần 1 của Hiệp định này đã đưa ra
định nghĩa về trợ cấp, theo đó trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của
Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các
hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:
• Có sự đóng góp về tài chính của Chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh
thổ của một thành viên (theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “Chính phủ”) khi:
Chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay,
hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền
vay); (điểm i)
các khoản thu phải nộp cho Chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi
tài chính như miễn thuế ); (điểm ii)
Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc
mua hàng;
• Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư
nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là
những chức năng thông thường được trao cho Chính phủ và công việc của tổ chức
tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của Chính
phủ.
Trợ cấp trong WTO là một hoạt động không bị cấm nhưng được đặt ra những
giới hạn nhất định mà theo đó, hoạt động trợ cấp được chia làm 3 mức: đèn đỏ
(những hoạt động trợ cấp bị cấm), đèn xanh (những hoạt động trợ cấp được cho
phép) và đèn vàng (hoạt động dù không bị cấm nhưng vẫn có thể bị kiện). Các hoạt
động trợ cấp đèn đỏ bao gồm trợ cấp căn cứ vào khối lượng xuất khẩu và trợ cấp ưu
tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu (Điều 3, SCM 1994). Trợ cấp đèn
xanh gồm những hoạt động trợ cấp không mang tính riêng biệt (không hướng tới cá
19
nhân một doanh nghiệp, ngành hay khu vực địa lý nào; hưởng một cách khách
quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tùy tiện xem xét và không
tạo ra hệ quả ưu đãi riêng với bất cứ đối tượng nào) và những hoạt động trợ cấp sau
(cho hoạt động nghiên cứu; cho các khu vực khó khăn; điều chỉnh các điều kiện sản
xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới). Trợ cấp đèn vàng là những trợ
cấp không mang tính riêng biệt mà gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước.
Tương tự như chống bán phá giá, các vụ kiện về chống trợ cấp cũng mang tính
chất các thủ tục hành chính với quy trình nghiệp vụ tương tự. Tuy nhiên, phải nhấn
mạnh một điều quan trọng rằng các biện pháp chống trợ cấp này không mang tính
đối phó giữa Chính phủ với Chính phủ, mà các biện pháp chống trợ cấp được áp
dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Sau khi vụ kiện chống trợ cấp
được hoàn thành và kết quả được đưa ra chứng minh rằng có hành vi trợ cấp bị cấm
hoặc gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng) sẽ
được các nước nhập khẩu sử dụng cho mặt hàng của riêng doanh nghiệp đó. Đây là
khoản thuế bổ sung, ngoài thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào các mặt hàng vi
phạm.
Các vụ kiện chống trợ cấp cũng gây nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết do sự phức tạp trong việc xác định mức trợ cấp, biên độ trợ cấp,
cũng như là tính riêng biệt của hành vi trợ cấp. Hiện nay, trên thế giới, theo số liệu
thống kê của WTO, từ năm 2000 cho đến nửa đầu năm 2014, có cả thảy 146 vụ kiện
từ các nước thành viên chống trợ cấp thành công và áp dụng các mức thuế chống
trợ cấp.
1.2.3. Biện pháp tự vệ
Về các biện pháp tự vệ, các quy định liên quan được nhắc đến tại Điều XIX
của GATT 1947 và sau đó là Điều XIX GATT 1994. Tuy nhiên, trong Điều XIX,
có rất nhiều điểm chưa được làm rõ gây khó khăn trong việc áp dụng, trong đó phải
kể đến khái niệm và điều kiện áp dụng của biện pháp tự vệ. Do vậy, bên cạnh việc
sử dụng điều XIX GATT 1994, Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG) được các bên
đưa ra và đồng ý thực hiện. Nội dung cơ bản của Hiệp định nêu ra những điều kiện
cơ bản để các cơ quan điều tra xem xét xác định xem liệu phần nhập khẩu tăng lên
có gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nội địa hay không cùng với những yêu
20
cầu về thủ tục cơ bản để tiến hành điều tra nhằm đảm bảo đem lại cho nhà cung cấp
và Chính phủ nước ngoài cơ hội thích đáng để đưa ra bằng chứng bảo vệ lợi ích của
họ.
Khi tham gia vào WTO, cũng như khi kí kết các hiệp định TPP, FTA,… với
cam kết mở rộng thị trường và đưa vào sử dụng các chính sách tự do hóa thương
mại, một nước sẽ phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng đó là sự cạnh tranh gay gắt
từ các doanh nghiệp nước ngoài, bất kể đó có phải sự cạnh tranh công bằng hay
không. Việc nhập khẩu hàng hóa gia tăng với số lượng lớn gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho những ngành chuyên sản xuất các mặt hàng tương tự về chức
năng, công dụng, đặc điểm kĩ thuật hay thuộc tính cơ bản trong nước. Các ngành
sản xuất trong nước có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thi hành các biện pháp
tự vệ thương mại khi họ nhận thấy đang gặp phải nhiều khó khăn cũng như suy yếu
nghiêm trọng, nhằm đảm bảo họ thích nghi được với sự cạnh tranh. Biện pháp tự vệ
được các nước coi như một “van an toàn” khi tiến hành hội nhập vào kinh tế thế
giới. Như vậy, theo VCCI (2010), “Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập
khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh
gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng ngành sản xuất trong nước”. Các
biện pháp này chỉ được giới hạn áp dụng đối với thương mại hàng hóa mà không áp
dụng với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Có thể thấy, biện pháp tự vệ không đối
phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay vi phạm pháp luật, nó có tác
dụng với cả hành vi kinh doanh chính đáng nếu nó ảnh hưởng lớn đến sản xuất
trong nước. Bởi vậy nên, tuy các biện pháp tự vệ được WTO công nhận, với những
điều khoản áp dụng rất chặt chẽ, nhưng việc làm của nó vẫn được coi là đi ngược lại
chính sách tự do hóa thương mại của WTO. Do vậy, trong thực tế, các biện pháp tự
vệ rất ít khi được áp dụng.
Cùng với các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệ
cũng được các nước áp dụng với mục đích là bảo vệ ngành sản xuất trong nước
trước sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Tuy nhiên, biện pháp tự vệ cũng khác
với chống phá giá hay chống trợ cấp ở một vài đặc điểm. Đầu tiên, nếu như chống
bán phá giá và chống trợ cấp đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
của nước xuất khẩu thì các biện pháp tự vệ có mục đích bảo hộ ngành sản xuất
21
trong nước trước sự nhập khẩu quá mức các hàng hóa nước ngoài, tức là các biện
pháp tạm thời để giảm thiểu cạnh tranh nhằm cho các doanh nghiệp trong nước có
thời gian thích ứng. Thứ hai, điểm quan trọng khi áp dụng các biện pháp tự vệ đó là
chứng minh được sự thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước trong khi
đó, để áp dụng chống bán phá giá hay chống trợ cấp, phải chứng minh hành vi phá
giá và hành vi trợ cấp. Thứ ba, khi áp dụng các biện pháp tự vệ, thuế hay hạn ngạch
được sử dụng đối với loại hàng hóa mà không phân biệt xuất xứ, tức là áp dụng với
hàng hóa của nước này thì cũng phải áp dụng với hàng hóa tương tự của nước khác
chứ không đánh vào riêng từng đối tượng hàng hóa bị phá giá hay được trợ cấp như
với các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp. Điểm khác biệt cuối cùng phải kể
đến những biện pháp bồi thường thỏa đáng đi kèm với việc áp dụng biện pháp tự vệ
nhằm tránh những biện pháp trả đũa từ những nước nhập khẩu, điểm không có khi
áp dụng chống phá giá hay chống trợ cấp.
Sự khó khăn khi tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ chắc chắn đó là sự khó
khăn trong việc chứng minh tình trạng thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất
hàng hóa “tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong nước do việc gia tăng “bất
thường” của luồng hàng nhập khẩu, tức là phải chứng minh được mối quan hệ nhân
quả giữa nhập khẩu tăng cao và sản xuất trong nước bị thiệt hại.
1.3. Điều kiện áp dụng và nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương
mại
1.3.1. Một số thuật ngữ quan trọng
Nước xuất khẩu, theo VCCI (2010), là nước sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
và là đối tượng của vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và chịu biện pháp
phòng vệ từ nước nhập khẩu. Trường hợp sản phẩm không được xuất khẩu trực tiếp
từ nước sản xuất sang nước nhập khẩu mà xuất sang nước trung gian rồi mới lại
được xuất tiếp sang nước nhập khẩu thì nước xuất khẩu là nước cuối cùng mà từ đó
sản phẩm được xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Trường hợp sản phẩm chỉ được
trung chuyển qua một nước khác (chỉ chuyển qua cảng) hoặc nước trung gian không
sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm đó thì nước xuất khẩu vẫn là nước nơi sản
xuất ra sản phẩm. Nước nhập khẩu là nước nhập khẩu sản phẩm liên quan và là
nước tiến hành việc điều tra đối với sản phẩm bị áp dụng các biện pháp phòng vệ.
22
Khái niệm Sản phẩm tương tự được đưa ra trong ADA khoản 6, Điều 2, nhấn
mạnh rằng nó phải là “sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả những đặc
tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản
phẩm như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có
nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang được xem xét”. Sản phẩm này có thể
từ thị trường nước xuất khẩu, cũng có thể được so sánh với sản phẩm ở thị trường
nước thứ 3.
Theo Điều 4 ADA 1994, khái niệm ngành sản xuất trong nước được hiểu là
dùng để chỉ tập hợp chung các nhà sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm
tương tự hoặc là để chỉ những nhà sản xuất có tổng sản phẩm chiếm phần lớn tổng
sản xuất trong nước của các sản phẩm đó, trừ: có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc là
người trực tiếp nhập khẩu; lãnh thổ của các thành viên bị phân chia thành nhiều thị
trường cạnh tranh nhau và mỗi nhà sản xuất có thể được coi là một ngành sản xuất
độc lập.
Thiệt hại ở đây được bao gồm cả thiệt hại thực tế và đe dọa gây thiệt hại. Các
thiệt hại này phải được xem xét là đáng kể hoặc nghiêm trọng (mức độ cao hơn thiệt
hại đáng kể) mới được áp dụng các biện pháp PVTM. Độ nghiêm trọng được tính
toán dựa trên các thông số về doanh số, sản lượng,nhân công, thị phần,… của ngành
sản xuất trong nước và sản lượng tăng lên của mức nhập khẩu, các yếu tố này được
xác định tùy theo pháp luật của mỗi loại biện pháp PVTM, tùy theo pháp luật mỗi
quốc gia áp dụng.
1.3.2. Điều kiện áp dụng
1.3.2.1. Về chống bán phá giá
Theo điều 3, ADA 1994, khi nhận được đơn thư yêu cầu điều tra chống bán
phá giá, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu cần tiến hành điều tra nhằm
đưa ra kết luận cuối cùng về việc có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay
không dựa trên 3 yếu tố sau:
Thứ nhất, phải xác định được hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá với biên
độ phá giá vượt qua mức tối thiểu cho phép là 2% theo khoản 8, điều 5, ADA 1994.
Biên độ phá giá là tỷ lệ giữa sự chênh lệch giá và giá xuất khẩu, thể hiện mức độ
phá giá hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu, được tính toán dựa trên công thức:
23
Trong đó, Giá thông thường là giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nước
xuất khẩu. Có 3 cách xác định giá thông thường được áp dụng trong từng trường
hợp cụ thể:
• Cách 1: Giá thông thường được xác định theo giá bán của sản phẩm tương tự tại thị
trường nước xuất khẩu (tại thị trường nội địa của nước nơi sản phẩm đó được sản
xuất ra);
• Cách 2: Giá thông thường được xác định theo giá bán của sản phẩm tương tự từ
nước xuất khẩu liên quan sang thị trường một nước thứ ba trong trường hợp không
tìm được sản phẩm tương tự trong nước hoặc lượng tiêu dùng sản phẩm trong nước
quá thấp;
• Cách 3: Giá thông thường được xây dựng theo trị giá tính toán, gồm tổng của giá
thành sản xuất, chi phí bán hàng, hành chính (SG&A) và lợi nhuận.
Trong các cách thức nêu trên, cách 1 là cách thức tính giá thông thường tiêu
chuẩn, được ưu tiên xem xét áp dụng trước trong tất cả các trường hợp.
Giá xuất khẩu (giá XK) là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước xuất
khẩu) sang nước nhập khẩu. Các cách thức tính giá XK (tuỳ thuộc vào các điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể) bao gồm:
• Cách 1: Giá XK là giá trong giao dịch mua bán (hợp đồng) giữa nhà sản xuất hoặc
nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu;
• Cách 2: Giá XK là giá xây dựng dựa trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đó cho
người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một trị giá tính toán theo
những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Cách 1 là cách tính giá XK chuẩn và được áp dụng trước tiên (ưu tiên áp
dụng) khi tính giá XK (trong các điều kiện thương mại thông thường).
Thứ hai, phải xác định được ngành sản xuất các sản phẩm tương tự trong nước
nhập khẩu bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình
thành của ngành sản xuất trong nước. Yếu tố này có thể xác định bởi nhiều chỉ tiêu
như : có sự tăng trưởng đáng kể của hàng nhập khẩu bán phá giá tính theo số lượng
24
tuyệt đối hay tương quan với sản xuất và tiêu dùng; giá của mặt hàng nhập khẩu bán
phá giá thấp hơn giá của sản phẩm tương tự trong nước gây ép giá của sản phẩm
tương tự hoặc ngăn cản giá của các sản phẩm đó tăng lên dẫn tới kết quả là ngành
sản xuất nội địa bị tổn hại hoặc có nguy cơ làm tổn hại ngành sản xuất nội địa của
nước nhập khẩu; sự sụt giảm đáng kể về sản lượng, doanh số, nhân công của ngành
sản xuất trong nước,…
Cuối cùng, muốn áp dụng biện pháp chống bán giá, phải chứng minh được
mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá và thiệt hại vật
chất (hoặc đe dọa thiệt hại) của ngành sản xuất trong nước. Để xác định liệu hàng
nhập khẩu bán phá giá có đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa hay không
cần tính đến các yếu tố kinh tế khách quan tác động đến ngành sản xuất đó, cụ thể
như là: Sự giảm sút thực tế và tiềm tàng về số lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận,
năng suất, tỷ suất đầu tư hoặc sử dụng công suất; Tác động lên giá nội địa; Tác
động thực tế và tiềm tàng về chu chuyển tiền, tồn kho, việc làm, tiền lương, tăng
trưởng và năng lực huy động vốn đầu tư. Tất cả những nhân tố này phải do hành
động chống bán phá giá trực tiếp gây ra.
Ngoài ra, để được tiến hành điều tra một vụ kiện chống bán phá giá, thì phải
chứng minh được tác động của việc phá giá mang tính bao trùm, ảnh hưởng tới một
cộng đồng lớn. Cụ thể, theo khoản 4, Điều 5 ADA 1994, các nhà sản xuất ủng hộ
việc đánh thuế chống phá giá phải chiếm hơn 50% số lượng người bày tỏ ý kiến
phản đối hoặc ủng hộ kiến nghị, đồng thời các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế
phải chiếm ít nhất 25% sản lượng của ngành sản xuất. Việc áp dụng biện pháp
chống phá giá cũng không đáng được đặt ra nếu việc tăng hàng nhập khẩu chỉ tác
động đến một số ít nhà sản xuất và biên độ phá giá nhỏ hơn 2%, lượng hàng nhập
khẩu dưới 3% tổng lượng hàng hóa đang được xem xét là bán phá giá, được nhập
khẩu vào nước nhập khẩu. Trừ trường hợp, số lượng nhập khẩu của các hàng hóa
tương tự từ nước có khối lượng nhập dưới 3% nhưng tổng các sản phẩm tương tự
của nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm
tương tự vào nước nhập khẩu.
25
1.3.2.2. Về chống trợ cấp
Tương tự với chống bán phá giá, điều kiện để cơ quan có thẩm quyền của
nước nhập khẩu ra quyết định có thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp khi khẳng
định chắc chắn 3 yếu tố sau:
• Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp (đèn đỏ hoặc đèn vàng) với biên độ trợ cấp không
thấp hơn 1% (khoản 9, Điều 11 SCM 1994).
Theo VCCI, biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá
hàng hóa, được dùng để tính toán mức thuế chống trợ cấp sau này. Mức trợ cấp
dùng để xác định xem hàng hóa nhập khẩu có được trợ cấp hay không và được tính
toán chi tiết dựa trên pháp luật của nước điều tra, nhưng nói chung thì nó được xác
định theo các cách sau:
Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi
suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp được tính là
phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này;
Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải
trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhà nước: Mức
trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này;
Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý
hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của
hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh lệnh giá.
• Ngành sản xuất các sản phẩm tương tự trong nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể
hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước;
• Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói
trên.
1.3.2.3. Về các biện pháp tự vệ
Theo Hiệp định SG (1994), các biện pháp tự vệ chỉ có thể được áp dụng một
khi các nước nhập khẩu đã điều tra và chứng minh được tồn tại đồng thời cả 3 yếu
tố:
• Có sự gia tăng đột biến về số lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa.
Việc gia tăng này được điều tra và xác định bằng một số tiêu chí cụ thể như:
sự gia tăng một cách tương đối (VD: hầu như tăng lên, hầu như giảm mạnh, tăng lên
26
khá nhiều,…) hay tuyệt đối (VD:tăng/giảm n lần) về sản lượng, số lượng, giá trị
hàng hóa nhập khẩu so với số lượng, sản lượng, giá trị của hàng hóa tương tự hoặc
cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.
Mục 1(a), Điều XIX GATT 1994 nhắc đến việc gia tăng về số lượng hàng hóa
nhập khẩu phải không lường trước được (unforeseen development), nghĩa là sự biến
đổi đó xảy ra sau khi các bên đã đàm phán và không có gì chắc chắn rằng các nhà
đàm phán này có thể dự đoán được sự biến đổi đó. Nói tóm lại, sự gia tăng này phải
mang tính tức thời, bất ngờ, phải ở mức độ đủ lớn và gây hậu quả nghiêm trọng.
• Việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu này phải gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa
gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc
cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó.
Việc xác định tổn hại này được cơ quan có chức năng đánh giá, điều tra dựa
trên những yếu tố chính của tình hình sản xuất của ngành gồm: yếu tố về tốc độ
tăng trưởng và sản lượng một cách tương đối hay tuyệt đối; sự suy giảm về thị phần
do sự gia tăng của lượng nhập khẩu; sự khan hiếm trên thị trường lao động hay tình
trạng khan hiếm việc làm; sự sụt giảm về sản lượng, doanh số, lợi nhuận, năng suất,
… “Tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của
ngành công nghiệp nội địa, còn “đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là
tổn hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra, việc xác định đe dọa tổn hại nghiêm trọng
phải dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải phỏng đoán (khoản 1, Điều 4 SG 1994).
Từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự vệ như
tăng thuế suất, áp dụng hạn ngạch và thời gian áp dụng các biện pháp này.
• Sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu đó phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra
thiệt hại nói trên.
Mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng hàng nhập khẩu và sự suy yếu của
ngành sản xuất trong nước phải được chứng minh một cách cụ thể, rõ ràng, nếu
không, một nước không thể tự ý áp dụng các biện pháp tự vệ. Việc chứng minh này
thường được dựa vào các bằng chứng về sự trùng khớp giữa thời gian diễn ra sự gia
tăng nhập khẩu và suy giảm về sản lượng, doanh số,… của ngành sản xuất các sản
phẩm trong nước. Cũng có thể chứng minh được có nhiều nhân tố dẫn tới các thiệt
hại được nói đến trong đó có sự gia tăng nhập khẩu, dẫn tới đưa ra yêu cầu phải giới
27
hạn được khả năng ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đưa ra mức độ áp dụng các
biện pháp phòng vệ.
1.3.3. Cách thức và nguyên tắc áp dụng
Với các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, căn cứ vào Điều 7
đến 13 trong ADA, Điều 17 đến 20 SCM, việc áp dụng cần phải tuân theo các
nguyên tắc sau:
• Về biện pháp tạm thời: Chỉ được áp dụng khi có kết luận sơ bộ khẳng định có sự
tồn tại của các điều kiện áp dụng các biện pháp trên; Mức độ áp dụng không cao
hơn biên độ phá giá/trợ cấp trong kết luận sơ bộ; Thời điểm áp dụng phải qua 60
ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và thời gian áp dụng không kéo dài quá 4 tháng;
• Về Cam kết về giá,biện pháp này phải tuân thủ đầy đủ các quy định chi tiết liên
quan của WTO;
• Về Biện pháp chính thức:
Thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp chính thức không được vượt quá biên độ phá
giá trong kết luận điều tra cuối cùng; cách xác định mức thuế cũng phải tuân thủ
chặt chẽ các quy định của WTO cho từng trường hợp cụ thể (áp thuế hồi tố hay cho
tương lai);…
Thời gian áp dụng các biện pháp này là không quá 5 năm trừ khi cơ quan điều tra
tiến hành điều tra cuối kì này và kết luận rằng có việc tiếp diễn hoặc tái diễn hành vi
bán phá giá/trợ cấp gây thiệt hại.
Với biện pháp tự vệ, căn cứ vào điều 5 đến 8 SG, việc áp dụng các biện pháp
tự vệ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
• Biện pháp tạm thời được sử dụng khi có kết luận sơ bộ của cơ quan điều tra khẳng
định rằng có 3 điều kiện áp dụng đã nêu ở trên, được thực hiện bằng cách tăng thuế
nhập khẩu trong vòng không quá 200 ngày.
• Biện pháp chính thức được áp dụng bằng cách tăng thuế hoặc đưa vào hạn ngạch
với:
Mức độ áp dụng ở mức cần thiết để giảm thiểu, bù đắp thiệt hại, tạo điều kiện cho
ngành sản xuất trong nước phục hồi và khôi phục vị thế cạnh tranh. Mức độ này
được xem xét giảm dần định kỳ sau năm đầu tiên áp dụng và có thể xem xét vào
giữa kì để cân nhắc giảm mạnh hơn hoặc chấm dứt trước thời hạn (nguyên tắc áp
dụng ở phạm vi, mức độ cần thiết);
28
Thời hạn áp dụng không quá 4 năm (trong đó có bao gồm thời hạn áp dụng các biện
pháp tạm thời); nếu chứng minh được việc gia hạn thời gian áp dụng là cần thiết thì
có thể gia hạn nhưng không quá 8 năm;
Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp tự vệ phải tuân theo nguyên tắc không phân
biệt đối xử (không phân biệt nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa), Nước tiến hành áp
dụng các biện pháp tự vệ phải có nghĩa vụ bồi thường cho nước xuất khẩu bị thiệt
hại và mức bồi thường này được các bên tự thỏa thuận (nguyên tắc bồi thường tổn
thất thương mại).
1.4. Tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới nền kinh tế của các
nước khi tham gia thương mại quốc tế
1.4.1. Với các nước áp dụng
Trước đây, các trường phái kinh tế học cổ điển mà đại biểu là các nhà kinh tế
như Adam Smith hay David Ricardo đề cao vai trò của các quy luật khách quan
trong nền kinh tế mà bỏ qua vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng của nền kinh
tế. Như A.Smith (1776) đã từng viết: “ Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống
kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp
của mình. Không phải như vậy đâu. Hãy để mặc, hãy để mọi sự việc xảy ra, đừng
nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho nền kinh tế hoạt động…”.
Tuy nhiên, bằng chứng của những khủng hoảng kinh tế ngay sau đó khiến cho lí
thuyết này dần sụp đổ, thay vào đó là những quan điểm kinh tế mới của các nhà
kinh tế học tiêu biểu là Mác-Lê, hay nhà kinh tế học Keynes. Họ đều cho rằng vai
trò can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế là rất quan trọng, Bàn tay hữu hình
giúp nhà tư bản thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và tăng trưởng. Tuy nhiên, vai trò
của Nhà nước trong nền kinh tế bị giới hạn trong đầu tư của Nhà nước, trong các
hoạt động của hệ thống tín dụng và lưu thông tiền tệ, các hình thức tạo việc làm, và
vai trò khuyến khích tiêu dùng. Phải sang đến thời đại của các lí thuyết về tăng
trưởng kinh tế hiện đại mà đại biểu là nhà kinh tế học người Mỹ Paul A.Samuelson,
vai trò của Chính phủ mới được thừa nhận đầy đủ thông qua các chính sách ổn định
nền kinh tế vĩ mô bằng việc sử dụng các công cụ như thuế quan, các chương trình
trợ giá,… chính là cách thức áp dụng các biện pháp PVTM (Trần Bình Trọng,
2009).
P
AS
AD
Q2 Q1 Q’2
P2
P1
Q
a
b
c d
e
29
Thông qua mô hình về đường tổng cung- tổng cầu trong dài hạn, tác động của
các chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp cũng như các biện pháp PVTM
vào nền kinh tế được giải thích một cách rõ ràng hơn.
Trước khi xảy ra các hành vi bán phá giá, trợ cấp hay tăng nhanh của lượng
hàng nhập khẩu, nền kinh tế của nước nhập khẩu đang sản xuất ở mức sản lượng
cân bằng Q1 với mức giá P1. Khi có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra,
mức giá bán sản phẩm trong nước giảm từ P1 xuống P2 khiến cho lượng hàng hóa
bán được trong nước chỉ còn ở mức Q2 và phải nhập khẩu một lượng Q2Q’2. Khi
hàng hóa được bán ở mức P2, người tiêu dùng sẽ có thặng dư tiêu dùng là a+b trong
khi đó ngành sản xuất trong nước sẽ có thặng dư sản xuất là –(a+b+c+d), tức là
ngành sản xuất sẽ thiệt hại một khoản đáng kể. Để bảo vệ ngành sản xuất trong
nước, Chính phủ đã can thiệp khi đưa các chính sách chống bán phá giá, chống trợ
cấp và sử dụng các biện pháp tự vệ. Cụ thể, sẽ áp dụng một mức thuế quan t
(t ≤ P1P2), để đưa mức giá của hàng hóa trở về gần với mức P1 là mức cân bằng,
nhằm đảm bảo thặng dư sản xuất được cải thiện và không còn âm.
Hình 1.1: Mô hình cung-cầu khi có hành vi bán phá giá
(Nguồn: Browning & Zupan, 2002)
Có thể thấy, về góc độ vi mô, các biện pháp PVTM là biện pháp Chính phủ
thực hiện để bảo vệ các nhà sản xuất, các doanh nghiệp. Các biện pháp này, đầu
tiên, giúp các doanh nghiệp giảm áp lực cạnh tranh, tránh cho các doanh nghiệp
phải đối mặt với những sự cạnh trang không công bằng. Thứ hai, nó giúp cho doanh
nghiệp bảo vệ được thị trường tiêu dùng trong nước của mình không bị các doanh
nghiệp nước ngoài thôn tính. Ngoài ra, đối với áp lực đối diện với các doanh nghiệp
30
nước ngoài với bề dày kinh nghiệm và vốn đầu tư lớn, các biện pháp PVTM cung
cấp cho các doanh nghiệp còn non trẻ ở nước nhà thời gian để bắt kịp cả về mặt
công nghệ, trang thiết bị và tay nghề. Nói tóm lại, nó vừa có vai trò là người bảo vệ
tránh cho các doanh nghiệp khỏi những tác động tiêu cực từ việc cạnh tranh không
lành mạnh, vừa có vai trò giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới cơ
cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên,
nếu bị lợi dụng hoặc áp dụng không đúng mức độ, các biện pháp này sẽ làm doanh
nghiệp ỷ lại, không cố gắng cải tiến do thiếu động lực cạnh tranh.
Dưới góc độ vĩ mô, các biện pháp PVTM giúp giảm nhẹ hay trợ giúp khắc
phục thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hóa tăng một cách bất thường vào thị trường
nội địa. Cùng với các biện pháp mở rộng thương mại, các biện pháp phòng vệ
thương mại làm nên một cơ cấu quản lý kinh tế hợp lý, toàn diện, vừa giao lưu kinh
tế, mở rộng hợp tác với các nước, đồng thời cũng bảo vệ thị trường trong nước với
phương châm chia sẻ thị trường chứ không cho cả thị trường, bảo vệ nền sản xuất
trong nước trước sức ép từ hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, một nước mới có thể có
nền kinh tế phát triển bền vững. Ngoài ra, các biện pháp này còn đóng vai trò như
một phao cứu hộ khi các nước tham gia vào thương mại quốc tế. Khi mà lợi ích của
một trong các bên bị ảnh hưởng, nền kinh tế bị suy sụp do ảnh hưởng của nhập
khẩu, các biện pháp này phát huy công năng của nó để bảo vệ nền kinh tế. Bởi vậy
các quốc gia sẽ an tâm hơn khi tiến hành giao thương buôn bán với các nước, góp
phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
Tuy vậy, dưới một góc độ nào đó, các biện pháp PVTM cũng đang đi ngược
với xu thế tự do hóa thương mại, hội nhập quốc tế. Theo Brown và McCulloch
(2012), cho rằng vào những năm 1980, với việc mở rộng các định nghĩa về bán phá
giá và các điều kiện áp dụng, các biện pháp PVTM đã biến thành một công cụ đặc
biệt linh hoạt, và do đó ngày càng phổ biến, để tăng cường bảo vệ ngành công
nghiệp trong nước mà không vi phạm các cam kết GATT. Các tài liệu chính sách
thương mại của những năm 1980 và 1990 đã đi xa hơn, cho rằng chống bán phá giá
- vốn biện minh như một phương tiện để ngăn chặn độc quyền ở thị trường trong
nước, lại trở thành công cụ nhằm tăng sức mạnh thị trường của nhà sản xuất trong
nước và thậm chí có thể được sử dụng để tạo ra và bảo vệ các tập đoàn.
31
Cũng theo Brown (2012), ảnh hưởng của việc chống bán phá giá trên thị
trường cạnh tranh có thể đến thông qua một số kênh. Thứ nhất, như với các hình
thức bảo vệ khác, nó có khả năng làm giảm tổng số doanh nghiệp đang hoạt động
tại thị trường trong nước và do đó có xu hướng làm giảm độ co giãn của cầu với
từng doanh nghiệp. Thậm chí nếu các doanh nghiệp không thông đồng với nhau,
các biện pháp cũng có tác dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng của giá so với
chi phí. Thứ hai, vì chống bán phá giá có thể làm tăng chi phí đầu vào nhập khẩu,
nó cung cấp một phương tiện cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn bằng cách
buộc một đối thủ ít có lợi thế trong nước phải phá sản. Bởi vậy mà mức độ cũng
như các điều kiện áp dụng các biện pháp thương mại vẫn đang được xem xét tỉ mỉ ở
các nước để không ảnh hưởng đến giao lưu kinh tế giữa các quốc gia.
1.4.2. Với các nước bị áp dụng
Đứng trên cương vị là nước xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài,
không một quốc gia nào mong muốn mình là đối tượng bị áp dụng các biện pháp
PVTM. Các biện pháp PVTM khiến cho giá thành của các mặt hàng xuất khẩu tăng
lên (nếu các biện pháp liên quan đến thuế được áp dụng) hoặc làm cho khối lượng
xuất khẩu hàng hóa giảm đáng kể (nếu các biện pháp như hạn ngạch hay hạn chế
cấp giấy phép nhập khẩu,… được áp dụng), từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng
hóa nước này với các hàng hóa nội địa. Đặc biệt là khi các biện pháp tự vệ được
thực hiện mà không có bất kì sự cạnh tranh thiếu công bằng nào đến từ các nước
xuất khẩu, việc áp dụng các biện pháp PVTM không những phá hủy, mà còn tạo ra
sự cạnh tranh thiếu công bằng cho các nước xuất khẩu. Việc các nước nhập khẩu áp
dụng các biện pháp PVTM còn là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoài
mất đi thị trường, gây sức ép lớn về mặt tâm lý khi quyết định ra nhập thị trường,
buôn bán hàng hóa sang các nước khác.
Tuy vậy, với các nước xuất khẩu thứ ba, ngoài nước áp dụng và bị áp dụng,
việc áp dụng các biện pháp PVTM như chống bán phá giá hay chống trợ cấp tạo
điều kiện thuận lợi để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, tạo một môi
trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NƯỚC NHÓM BRICS
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2014
2.1. Tổng quan về các nước nhóm BRICS
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhóm BRICS
Các từ viết tắt "BRIC" ban đầu được xây dựng vào năm 2001 bởi nhà kinh tế
Jim O'Neill (2001), trong một báo cáo về triển vọng tăng trưởng cho nền kinh tế của
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc của Goldman Sachs – các nước được xem như
đại diện một phần đáng kể về dân số và sản lượng của thế giới. Từ năm 2006, bốn
nước này đã tiến hành các cuộc họp ngoại giao thường xuyên không chính thức, với
các cuộc họp hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao trước thềm cuộc Tổng Tranh
luận của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA). Các nhà Lãnh đạo BRICs lần đầu
tiên gặp mặt là trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G-8 (Hokkaido, ngày 09/07/2008).
Sự tương tác thành công giữa các nước đã dẫn đến quyết định thưc hiện các cuộc
đối thoại ở mức độ cao hơn với sự tham gia của người đứng đầu các Nhà nước và
Chính phủ các nước trong Hội nghị Cấp cao hàng năm. Họ yêu cầu các Bộ trưởng
Ngoại giao của họ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRIC I. Từ năm 2009, những
người đứng đầu Nhà nước (đứng đầu Chính phủ trong trường hợp của Ấn Độ) đã tổ
chức cuộc họp hàng năm. Hội nghị Cấp cao của BRIC/BRICS đã được diễn ra 6 lần
như sau:
• Hội nghị Thượng đỉnh I: tại Yekaterinburg, ngày 16/06/2009;
• Hội nghị Thượng đỉnh II: Brasilia, ngày 15/04/2010;
• Hội nghị Thượng đỉnh III: Sanya, ngày 14/04/2011;
• Hội nghị Thượng đỉnh IV: New Delhi, 28-29/03/2012;
• Hội nghị Thượng đỉnh V: Durban, ngày 27/03/2013;
• Hội nghị Thượng đỉnh VI: Fortaleza / Brasilia, ngày 15-16/07/2014;
Sau Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nước nhóm BRIC, được tổ chức tại
Yekaterinburg trong năm 2009, độ sâu sắc và phạm vi của các cuộc đối thoại giữa
các thành viên của BRIC – mà sau này là BRICS với sự gia nhập của Nam Phi năm
2011 - là vượt quá mức mong đợi. Không chỉ dừng lại như một từ viết tắt dành cho
các quốc gia đang phát triển khi được tham gia vào trật tự kinh tế quốc tế, càng
ngày, BRICS đã trở thành một thực thể chính trị-ngoại giao mới và đầy hứa hẹn,
33
vượt xa những khái niệm ban đầu được thiết kế cho thị trường tài chính.Trong giai
đoạn này, BRICS đã phát triển một cách vượt bậc, với sự đồng thuận giữa các thành
viên của mình, mục đích nhằm tăng cường hai mục đích chính: phối hợp tại các
diễn đàn đa phương, tập trung vào quản lý kinh tế và chính trị; và hợp tác giữa các
thành viên.
Hợp tác nội bộ khối BRICS cũng đã đạt được nhiều thành tựu: một chương
trình nghị sự rộng lớn đã được phát triển, bao gồm các lĩnh vực như tài chính, nông
nghiệp, kinh tế và thương mại, chống tội phạm xuyên quốc gia, khoa học và công
nghệ, y tế, giáo dục, đối thoại doanh nghiệp và an ninh giữa các thành viên.
Hội nghị thượng đỉnh Fortaleza đưa ra một chu kỳ mới cho BRICS. Brazil sẽ
tiếp tục theo những sáng kiến, nhằm từng bước tăng cường hợp tác hiện có, đặc biệt
chú trọng của cuộc họp về hòa nhập xã hội và phát triển bền vững cho khả năng
hiển thị các chính sách được thực hiện bởi các nước thành viên, và sự đóng góp của
tăng trưởng kinh tế của BRICS để xóa đói giảm nghèo. Ngoài các hội nghị thượng
đỉnh, với một sáng kiến của Brazil, các nhà Lãnh đạo thành thông lệ đã thực hiện
các cuộc họp bên lề của Hội nghị Cấp cao G20 (Ban Đối ngoại của VI BRICS
Summit, 2014).
2.1.2. Tình hình kinh tế và quan hệ kinh tế giữa các nước
Nền kinh tế của các nước BRICS là những nền kinh tế có sự phát triển vượt
bậc trong những năm trở lại đây. Thật vậy, BRICS là nhóm các quốc gia, tuy thuộc
các nước đang phát triển nhưng đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế thế giới. Theo
số liệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới, với 2,998 tỉ người, BRICS có GDP lên tới
15,76 nghìn tỉ USD chiếm 19,8% GDP toàn cầu, lượng xuất nhập khẩu năm 2012
đạt 6,14 nghìn tỉ USD, chiếm 16,9% lượng xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Có thể
thấy rằng, BRICS là tập hợp của các nước thuộc nhiều khu vực khác nhau trên thế
giới nhưng đều có một điểm chung mà sau này được thế giới gọi là các quốc gia
mới nổi – đó là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, được chứng minh thông
qua các thông số về tốc độ tăng trưởng của các nước này.
34
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước nhóm BRICS
từ năm 1995 - 2013
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Nhìn chung, có thể thấy được rằng, các nước nhóm BRICS đều có tốc độ tăng
trưởng GDP dương qua các năm. Trong số đó, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ
tăng trưởng cao nhất, không chỉ riêng trong nhóm mà còn trên toàn thế giới với tốc
độ tăng trưởng năm 2013 đạt 7,67% và Liên bang Nga có tốc độ tăng trưởng thấp
nhất trong nhóm với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1,32% (năm 2013) và có nhiều thời
điểm mức tăng trưởng đạt âm. Một điều đáng chú ý nhận thấy được, đó là sự suy
giảm của nền kinh tế các nước trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, tuy nhiên
mức độ tác động với các nước lại khác nhau. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể
đến nền kinh tế Nga và Brazil (tốc độ tăng GDP của Nga giảm từ 5,25% xuống
-7,82% năm 2009), các nước như Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc thì có suy giảm
nhưng không tốc độ giảm không đáng kể. Tuy nhiên sau giai đoạn khó khăn đó, nền
kinh tế các nước này cũng phục hồi rất nhanh chóng, thuộc nhóm những nước có
tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.
Về trao đổi hàng hóa giữa các nước, tổng lượng hàng hóa xuất khẩu trong các
nước nhóm BRICS đạt 216 tỷ USD trong năm 2013, tăng 1,24 lần so với năm 2009.
Lượng hàng nhập khẩu từ các nước nhóm BRICS cũng đạt 3,03 nghìn tỷ USD. Các
hàng hóa được nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng hóa chất (18,64% trong cơ cấu
hàng nhập khẩu năm 2013), thiết bị điện (17,68%), máy móc thiết bị (10.09%),
vàng và các kim loại quý, mặt hàng may mặc,… Xét về quan hệ thương mại giữa
các nước, lượng xuất nhập khẩu hàng hóa trong BRICS được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 2.1: Lượng hàng hóa xuất khẩu giữa các nước BRICS năm 2012-2013
35
Đơn vị: tỉ USD
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Có thể thấy rằng, Trung Quốc là quốc gia có lượng xuất khẩu hàng hóa nhiều
nhất trong khối đồng thời cũng là quốc gia có lượng nhập khẩu từ các thành viên
khác trong khối là nhiều nhất với lượng xuất khẩu năm 2013 là 111,3 tỉ USD và
nhập khẩu 80,4 tỉ USD hàng hóa. Ngược lại, Nam Phi là nước xuất và nhập khẩu ít
nhất trong khối với lượng hàng hóa xuất là 11,9 tỉ USD và lượng nhập khẩu là 18,1
tỉ USD. Thêm vào đó, cũng có thể nhận thấy lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của
giữa các quốc gia trong khối giảm 1,3 lần từ 281,1 tỉ USD năm 2012 xuống 216,2 tỉ
USD. Mức độ trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau. Tuy vậy,
không thể không nhận thấy rằng, việc trao đổi buôn bán giữa các nước này diễn ra
khá thuận lợi, và các nước nhóm BRICS cũng đang đóng vai trò quan trọng trong
trật tự kinh tế thế giới, với lượng xuất khẩu chiếm 17,7% tổng lượng xuất khẩu của
thế giới và 16,1% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa của thế giới. Với những quốc gia
hùng mạnh như Trung Quốc – công xưởng của thế giới, Nga – nơi buôn bán nhiên
liệu lớn, hay quốc gia giàu có về tài nguyên và con người như Nam Phi, Ấn Độ,
Brazil, nhóm BRICS được nhận định sẽ trở thành trụ cột mới của kinh tế thế giới
ngoài Mỹ và EU. BRICS sẵn sàng đóng góp vào mục tiêu G20 nâng GDP chung
của nhóm hơn 2% ở chính sách hiện hành trong vòng 5 năm tới.
Nước xuất
khẩu
2012 2013
Bra
zil
Trung
Quốc
Nga
Ấn
Độ
Na
m
Phi
Bra
Zil
Trun
g
Quốc
Nga
Ấn
Độ
Nam
Phi
Brazil --- 41,2 3,1 5,6 1,8 --- 35,9 2,2 2,0 1,4
Trung
Quốc
33,
4
---
44,
1
47,
7
15,3
26,
4
---
35,
7
36,
6
12,6
Nga 2,3 35,8 --- 7,6 0,3 1,6 26,3 --- 4,6 0,2
Ấn Độ 6,2 14,7 2,1 --- 5,0 3,6 9,5 1,7 --- 3,9
Nam Phi 0,8 10,1 0,4 3,7 --- 0,5 8,7 0,3 2,4 ---
Tổng
42,
7
101,9
49,
8
64,
5
22,3
32,
1
80,4
39,
9
45,
6
18,1
281,1 216,2
36
2.2. Khung pháp lý liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại tại các
nước nhóm BRICS
2.2.1. Cơ quan quản lý phòng vệ thương mại tại các nước BRICS
Các cơ quan chuyên trách thực hiện, và giải quyết các biện pháp PVTM ở các
nước BRICS có mô hình rất đa dạng, phù hợp với điều kiện, yêu cầu và nhiệm vụ
của nước mình. Trên thế giới cũng như trong các nước nhóm BRICS, cơ quan quản
lý các biện pháp này được chia làm 2 hướng:
Thứ nhất, chỉ có một cơ quan quản lý cả 3 hoạt động chống bán phá giá, chống
trợ cấp và các biện pháp tự vệ. Tiêu biểu cho kiểu quản lý này là Trung Quốc. Cơ
quan quản lý của Trung Quốc về vấn đề này là Cục thương mại lành mạnh Xuất
nhập khẩu (Bureau of Fair Trade for Import and Export) được thành lập vào năm
2001, trực thuộc MOFCOM. Đây là cơ quan thống nhất xử lý các vụ kiện PVTM
gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ liên quan tới hàng
Trung Quốc hoặc từ hàng nhập khẩu vào Trung Quốc. Cục hoạt động dựa trên 3
chức năng chính: cùng với doanh nghiệp trong nước đối phó với các vụ kiện chống
bán phá giá và chống trợ cấp của nước ngoài; điều tra các chính sách của nước
ngoài phân biệt đối xử với hàng hóa Trung Quốc, đảm bảo công bằng cho hàng hóa
nước này khi tham gia vào thị trường thế giới; cùng với Ủy ban quốc gia về Kinh tế
và Thương mại (SETC), tiến hành điều tra các hành vi bán phá giá, trợ cấp và tự vệ
của hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc từ đó xem xét tiến hành áp dụng các biện
pháp phòng vệ thích đáng (Đinh Thị Mỹ Loan, 2007). Trong các nước nhóm
BRICS thì Brazil cũng đi theo mô hình một cơ quan quản lý này, song trong cơ
quan này, việc quyết định áp dụng và việc điều tra được giao cho hai ban ngành
khác nhau: Phòng Thương mại Brazil (CAMEX) là cơ quan tiến hành việc ra quyết
định áp dụng, kéo dài, hoặc xóa bỏ các biện pháp PVTM, chấp nhận hay không
chấp nhận Cam kết về giá; trong khi đó, Ban thư kí ngoại thương (SECEX) mới là
cơ quan tiến hành điều tra, thông qua các đơn kiện được gửi lên. Việc này đảm bảo
quá trình giải quyết được minh bạch, rõ ràng, thông qua nhiều bước kiểm soát, bởi
vậy được nhiều nước tiến hành áp dụng (ITC, 2009). Ưu điểm của kiểu một quản lý
này đó là sự tập trung giải quyết các vấn đề, dễ dàng cho doanh nghiệp khi chỉ phải
liên hệ với một cơ quan duy nhất khi có các vấn đề liên quan, Nhà nước lại tiết kiệm
37
được nguồn nhân lực, cơ sở vật chất. Tuy vậy, việc giải quyết tập trung khiến cho
khối lượng và áp lực công việc của Cục này nặng nề hơn so với việc chia nhỏ ra các
đơn vị quản lý khác.
Xu hướng thứ hai của việc quản lý PVTM là có nhiều cơ quan trong một nước
giải quyết các vấn đề liên quan đến PVTM. Tiêu biểu cho hướng quản lý này là Ấn
Độ. Có thể thấy rằng, trong các nước BRICS, Ấn Độ lại là quốc gia chuyên đi kiện
các nước về hành vi bán phá giá, trợ cấp, hay áp dụng các biện pháp tự vệ. Tuy
thành lập các cơ quan quản lý khá muộn nhưng đây lại là một trong những nước sử
dụng triệt để hiệu quả của các biện pháp PVTM. Theo luật Thuế quan Ấn Độ, cơ
cấu tổ chức việc quản lý các biện pháp PVTM được giao cho hai cơ quan quản lý
là: Tổng Vụ Chống bán phá giá và Chống trợ cấp (DGAD – Directorate General of
Anti-dumping and Allied Duties) được thành lập năm 1998, thuộc Bộ Thương mại
và Công nghiệp, với chức năng phụ trách xử lý các vụ kiện chống bán phá giá và
chống trợ cấp; Vụ tự vệ thuộc Tổng vụ Thu nhập của Bộ tài chính, phụ trách xử lý
các vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ. Có thể thấy rằng hai Vụ này được hai cơ quan
khác nhau lập ra, bởi vậy ưu điểm đó là sự độc lập, chuyên trách mà mỗi cơ quan
này tiến hành. Tuy vậy, cũng do sự độc lập chuyên trách này mà việc điều tra khó
tránh khỏi sự không thống nhất, sự nghiên cứu lặp lại, đồng thời tiêu tốn của Nhà
nước một lượng đáng kể vốn để xây dựng cơ sở, cũng như gấp đôi nguồn lực.
Như vậy, tùy vào tình hình, mục đích và năng lực của mình, mỗi nước đều lựa
chọn cho mình một mô hình quản lý riêng phù hợp, nhưng xu hướng tồn tại một cơ
quan quản lý với các phòng ban chuyên trách khác nhau được ưa chuộng hơn cả.
2.2.2. Quy định pháp luật của các nước BRICS về các biện pháp phòng vệ
thương mại
Ngoài tuân thủ các quy định của WTO, các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung
Quốc và Nam Phi cũng thông qua trong pháp luật của nước mình các quy định về
PVTM, cụ thể tiêu biểu có thể tìm thấy trong các văn bản luật dưới đây.
38
Bảng 2.2: Văn bản pháp luật liên quan đến phòng vệ thương mại tại các nước
nhóm BRICS
(Nguồn: Tổng hợp)
Các quy định của các nước trên, về nội dung, hầu như đều dựa vào các quy
định về PVTM của WTO trong GATT, SCM, SG. Khác nhau cơ bản ở quy định của
các nước chủ yếu là về thời hạn điều tra, thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời,
… cùng với đó là thêm một số các giải thích về các khái niệm, thêm các điều khoản
cách thức áp dụng.
2.2.3. Một số đặc điểm chính trong luật của các nước BRICS về phòng vệ thương
mại
2.2.3.1. Pháp luật gắn liền với các khu vực mậu dịch tự do
Các khu vực mậu dịch tự do được lập ra nhằm tạo ra một cộng đồng kinh tế
không sử dụng thuế quan, hạn ngạch giữa các nước thành viên. Điều này tạo ra một
thị trường thống nhất, nơi mà các doanh nghiệp có sự hiểu biết và liên kết lẫn nhau.
Các nước trong nhóm BRICS cũng ít nhiều tham gia vào một số khu vực mậu dịch
tự do và thậm chí, bên cạnh đó, họ còn lập ra những hệ thống pháp luật PVTM gắn
liền với các khu vực này.
Nước Các văn bản pháp luật
Brazil
• Nghị định số 1355 về việc áp dụng cá
• Đạo luật liên bang số 9019 năm 1995
Nga
• Các thỏa thuận về việc áp dụng các bi
• Nghị định thư ngày 19/11/2010 về các
Ấn Độ
• Các đạo luật Thuế quan năm 1995, 19
• Finance Bill năm 1997;
Trung Quốc
• Luật Thương mại năm 1994;
• Quy định về chống bán phá giá và các
• Nghị định thư gia nhập WTO năm 20
Nam Phi
• Luật quản lý thương mại quốc tế, số 7
• Quy định về các biện pháp đối kháng,
39
Trong 5 nước thuộc BRICS, Nam Phi là thành viên của SACU cùng với
Botswana, Lesotho, Namibia và Swaziland. Các nước này đã ký kết một Hiệp định
SACU mới vào năm 2002 rằng có hiệu lực vào ngày 15/07/2004. (Joubert, 2006).
Hiệp định SACU mới có ý nghĩa quan trọng đối với chế độ PVTM trong Liên minh
hải quan này. Nó đã thay đổi cách thức mà các quyết định thuế quan, bao gồm cả
thuế chống bán phá giá, trợ cấp hay tự vệ được thực hiện, và nó cũng đòi hỏi các
quốc gia thành viên xây dựng pháp luật về phòng vệ thương mại đối với khu vực,
và thành lập cơ quan quốc gia để quản lý các biện pháp PVTM trong phạm vi Liên
minh. Khi Nam Phi muốn sử dụng một biện pháp chống bán phá giá, cơ quan quản
lý nước này có trách nhiệm tiến hành điều tra theo Hiệp định SACU mới và cũng có
nghĩa vụ đưa ra khuyến nghị trực tiếp cho Ủy ban thuế SACU.
Luật của Nga về các biện pháp phòng vệ thương mại được gắn liền với cộng
đồng kinh tế Eurasian (gồm các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Tajikistan và Uzbekistan), trong đó gắn liền nhất với Liên minh Thuế quan Nga,
Belarus và Kazakhstan.Việc quyết định xem có hay không các biện pháp phòng vệ
thương mại tại các nước trong Liên minh đều được ấn định bởi Ủy ban Liên minh
Thuế quan. Trước đó, quá trình điều tra được giao cho cơ quan phòng vệ thương
mại của các nước thành viên. Nga, dựa trên thỏa thuận năm 2010 được áp dụng cho
tất cả các nước thành viên trong Liên minh, tiến hành điều tra các biện pháp phòng
vệ thương mại với các điều kiện áp dụng, thủ tục áp dụng không khác mấy so với
WTO.
Hay như tại Brazil, tất cả việc điều tra đều được thực hiện bởi Bộ Công
Thương Brazil (SECEX) dựa vào Nghị định số 1488 ngày 11/07/1995. Ngoài Hiệp
định này, các thủ tục về tự vệ cũng được điều chỉnh bởi các quy định trong phạm vi
khối Mercosur gồm các nước Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay. Các nước
này đã kí kết 19 Nghị định bổ sung theo Hiệp định tương trợ kinh tế số 18, thông
qua ngày 17/12/1997 về vấn đề này. Brazil đã kết hợp các Nghị định bổ sung này
vào hệ thống pháp luật của mình, đặt là Nghị định số 2667, thông qua ngày
10/07/1998.
2.2.3.2. Hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện
• Về chống bán phá giá
40
Ở Brazil, theo Nghị định số 1488 năm 1995, giá thông thường thường được
Brazil sử dụng khi tính toán biên độ phá giá là giá xuất khẩu của hàng hóa được
nhập khẩu từ Mỹ vào Canada hoặc từ Mỹ vào Nhật Bản. Riêng đối với hàng hóa từ
Trung Quốc, giá thông thường được tính toán dựa trên giá từ nước thứ ba. Với việc
xét biên độ thiệt hại đối với một số trường hợp, ngoài các nhân tố gây thiệt hại liệt
kê trong ADA, Brazil còn xem xét về mức độ giảm sút thị trường hoặc tụt hậu về kỹ
thuật của ngành bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, DECOM cũng tính toán các yếu tố về
biên độ thuế, giảm sút thị trường tiêu dùng, việc xuất hiện các đối thủ cạnh tranh
mới, nhập khẩu từ các nguồn khác... Một phương pháp thứ ba để xác định thiệt hại
là dựa trên lượng hàng tồn kho của các mặt hàng bán phá giá và so sánh với mức độ
giảm sút thị phần. Luật của Brazil cho phép thực hiện các Cam kết về giá thay vì áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá như thuế hay hạn ngạch, chiếm hơn 10%
biện pháp áp dụng khi có vụ kiện chống bán phá giá được điều tra. Ngoài ra, trong
một số trường hợp đặc biệt, Brazil có thể không hoặc ngừng áp dụng các biện pháp
phòng vệ nếu có ảnh hưởng tới lợi ích cộng đồng. Thuế suất trung bình được Brazil
áp dụng rơi vào khoảng 40% (Kommerskollegium, 2005).
Tại Ấn Độ, theo Quy chế Thuế quan 1995, nếu WTO quy định mức thuế
chống bán phá giá phải thấp hơn biên độ phá giá thì Ấn Độ có sự linh hoạt trong
quy định mức thuế khi áp dụng mức thuế chống bán phá giá không được cao hơn
biên độ phá giá hoặc biên độ thiệt hại tùy theo biên độ nào thấp hơn, với mục đích
chính là khắc phục những thiệt hại do việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá gây ra
đối với ngành sản xuất trong nước. Biên độ thiệt hại được tính bằng chênh lệch giữa
Giá không bị thiệt hại và Giá trị của hàng hóa liên quan tại thời điểm nhập
khẩu. Luật của Ấn Độ cũng đưa ra khái niệm về nền kinh tế phi thị trường và các
trường hợp được suy đoán là nền kinh tế phi thị trường nhằm áp dụng các quy định
chống bán phá giá đặc biệt.
Tại Trung Quốc, MOFCOM đưa ra các khái niệm chi tiết hơn về “ngành sản
xuất nội địa”, “khu vực sản xuất nội địa vùng”, “các nhà sản xuất có liên quan”,
vốn còn mơ hồ trong ADA; Về biên độ phá giá, MOFCOM có thể lựa chọn hai
phương pháp so sánh sau: cách thứ nhất là so sánh giá thông thường bình quân
trọng số với giá trung bình trong tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được
41
(gọi là so sánh “A-to-A”); cách thứ hai là so sánh giá thông thường với giá xuất
khẩu dựa trên cơ sở các giao dịch (gọi là so sánh “T-to-T”) mà theo đó T-to-T được
áp dụng trong các trường hợp đặc biệt mà cơ quan có thẩm quyền không có chức
năng phải chứng minh đây là trường hợp ngoại lệ (điểm khác biệt với ADA); Các
Cam kết về giá được chấp nhận tại Trung Quốc nhưng cuộc điều tra chống bán phá
giá vẫn có thể được tiến hành nhằm xác định mức độ thiệt hại theo yêu cầu của nhà
xuất khẩu hoặc nếu chính cơ quan này thấy cần thiết phải như vậy. Căn cứ vào kết
quả của cuộc điều tra, cam kết về giá sẽ tự động chấm dứt nếu kết luận cuối cùng là
không có việc bán phá giá hoặc không có thiệt hại, nếu kết luận là ngược lại thì cam
kết vẫn có hiệu lực. Mức thuế trung bình của Trung Quốc khoảng 37,5% (Huang
&Weishing, 2003).
Nam Phi là một trong những nước sử dụng sớm nhất của các biện pháp thương
mại trên thế giới. Các tài liệu tham khảo đầu tiên về các biện pháp này có thể được
tìm thấy trong phần 8 của Luật Thuế hải quan năm 1914. Biên độ thiệt hại được xác
định dựa trên sự chênh lệch về giá các sản phẩm nhập khẩu và giá bán các sản phẩm
tương tự trong khối SACU. Nam Phi chưa bao giờ sử dụng các Cam kết về giá. Tuy
nhiên các Quy định chống bán phá giá vừa mới được thông qua đã cho phép sử
dụng điều này. Tuy vậy Nam Phi vẫn không nhất thiết phải có bất kỳ sự thay đổi
nào trong thoả ước không sử dụng nó.
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

More Related Content

What's hot

Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file wordTiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file wordNguyen Thai Binh
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file wordTiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
 
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOTLuận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấpLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mạiĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùngLuận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 

Similar to Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Vi...
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Vi...Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Vi...
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Vi...nataliej4
 
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...sividocz
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpguest3c41775
 
ngoại thương việt nam.docx
ngoại thương việt nam.docxngoại thương việt nam.docx
ngoại thương việt nam.docxQuỳnh Trọng
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20...
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20...BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20...
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20...hanhha12
 
Kinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.docKinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.docMinhNguyetNguyen26
 
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfCác biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfMan_Ebook
 
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...Luanvan84
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBiTYnNhii
 

Similar to Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam (20)

Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAYLuận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
 
Qt053
Qt053Qt053
Qt053
 
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
Sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại trong bối cảnh Việt Nam thực thi các ...
 
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Vi...
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Vi...Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Vi...
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Vi...
 
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
ngoại thương việt nam.docx
ngoại thương việt nam.docxngoại thương việt nam.docx
ngoại thương việt nam.docx
 
Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.
Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.
Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.
 
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdfap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
ap và_thuc_hanh_kinh_te_vi_moasdf
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAYLuận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
 
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20...
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20...BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20...
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20...
 
Chính sách ngoại thương Việt Nam trong thực hiện cam kết với WTO
Chính sách ngoại thương Việt Nam trong thực hiện cam kết với WTOChính sách ngoại thương Việt Nam trong thực hiện cam kết với WTO
Chính sách ngoại thương Việt Nam trong thực hiện cam kết với WTO
 
Kinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.docKinh tế ngoại thương.doc
Kinh tế ngoại thương.doc
 
QT053.doc
QT053.docQT053.doc
QT053.doc
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdfCác biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do.pdf
 
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của wto.doc
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của wto.docHiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của wto.doc
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của wto.doc
 
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NƯỚC NHÓM BRICS VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Đặng Minh Ngọc Mã sinh viên : 1111110012 Lớp : Anh 6 - Khối 2 - KT Khoá : 50 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Hương Lan
  • 2. 2 Hà Nội, tháng 05 năm 2015 MỤC LỤC
  • 3. 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC HÌNH
  • 5. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệ u Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt A D A Agreement of WTO On Antidumping Hiệp định về chống bán phá giá của WTO AS EA N Association of Southest Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á BR IC S Brazil, Russia, India, China and South Africa Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi D G A D Department of Commerce, Government of India Tổng Vụ Chống bán phá giá và Chống trợ cấp Ấn Độ G AT T General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại M OF CO M Ministry of Commerce People’s Republic of China Bộ thương mại Trung Quốc N M E Non – Market Economy Nước có nền kinh tế phi thị trường PV T M - Phòng vệ thương mại SC M Agreement on Subsidies and Countervaili ng Measures Hiệp định về chống trợ cấp của WTO
  • 6. 6 SA CU Southern African Customs Union Liên minh Hải quan phía Nam châu Phi SG Agreement on Safeguards Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO W TO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  • 7. 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất – đây là một xu thế tất yếu mà bất kì quốc gia nào đều phải công nhận và tuân theo. Các cụm từ như “tự do hóa thương mại” hay “toàn cầu hóa” ngày càng được nhắc đến nhiều trên các diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới, trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của nền kinh tế một quốc gia. Như giáo sư Kinh tế và Luật tại đại học Columbia, Jagdish Bhagwati (2011) đã nhận định “Mối liên hệ giữa mở cửa thương mại và thịnh vượng kinh tế là mạnh mẽ và gợi mở”. Việc tự do hóa thương mại mang lại cho nền kinh tế của một nước nhiều cơ hội từ việc chuyên môn hóa sản xuất, mở rộng thị trường tới động lực lớn thúc đẩy nâng cao trình độ sản xuất, trình độ tay nghề,… Tuy nhiên, việc mở cửa nền kinh tế, tiến hành tự do hóa thương mại cũng tạo ra nhiều khó khăn và thách thức mà không phải quốc gia, không phải nền kinh tế nào cũng có thể đối mặt được, nếu không nói đến là có tác động tiêu cực đến nền kinh tế như cạnh tranh thiếu lành mạnh và thiếu công bằng giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước với doanh nghiệp có thâm niên và tiềm lực kinh tế lớn của thế giới, phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, từ đó dẫn đến tình trạng nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài, đình trệ sản xuất trong nước. Hơn nữa việc hội nhập kinh tế thế giới cũng đặt ra nhiều vấn đề khi phải đối mặt với những rủi ro về xã hội, về an ninh, quốc phòng cũng như về mặt thể chế,… Rất dễ dàng có thể nhận thấy mặt trái của việc tự do hóa thương mại, tự do hóa nền kinh tế thông qua sức ảnh hưởng lớn từ những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mà gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Để giảm thiểu một cách tối đa những tác động ngược của việc tự do hóa thương mại khi thuế quan dần được dỡ bỏ, nhiều quốc gia, nhiều khu vực ở trên thế giới ngày càng chú ý hơn đến các biện pháp bảo vệ nền kinh tế bằng cách bảo vệ nền sản xuất trong nước – hay còn gọi là các biện pháp phòng vệ thương mại (Trade remedies). Ngày nay, các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được chú trọng và cân nhắc kĩ lưỡng hơn mỗi khi các Chính phủ, các Nhà nước tiến hành họp bàn các chủ trương, đường lối tương lai cho nền kinh tế. Đồng thời với sự phát triển đa dạng và nhiều chiều của nền kinh tế, xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày một thay đổi. Đó là sự thay đổi về chủ thể áp
  • 8. 8 dụng các biện pháp phòng vệ, sự đa dạng về đối tượng chịu biện pháp phòng vệ hay sự khác nhau trong việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển,… Có thể thấy đây là những xu hướng phát triển rất đáng được quan tâm, xem xét. Các nước nhóm BRICS được cho là những nước có nền kinh tế phát triển nhất trong những năm trở lại đây, tuy nhiên đồng thời cũng được nhận định là những nước đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất từ chống bán phá giá, chống trợ cấp đến các biện pháp tự vệ. BRICS lần đầu được nhắc đến năm 2001 và kể từ đó, 5 nước gồm Brazil, Ấn Độ, Liên bang Nga, Trung Quốc và Nam Phi đã lập ra một cơ chế hợp tác với nhau để có vai trò quan trọng hơn trong hệ thống kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của bốn nền kinh tế của BRIC khiến cho thế giới phải nhìn nhận lại họ như một trong những thế lực mới, đối chọi với nhóm các nước G7 - vốn đóng vai trò quyết định trong các chính sách của kinh tế thế giới, trở thành trụ đứng vững chắc của nền kinh tế thế giới với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và dồi dào nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, các nước nhóm BRICS hầu hết là các nước đang phát triển và là những nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển của các nhà đầu tư nước ngoài vào các thị trường này. Vậy thì, quá trình thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước này diễn ra như thế nào, mức độ áp dụng các biện pháp phòng vệ ở các nước này ra sao và xu hướng phát triển về việc áp dụng các biện pháp này ở các nước như thế nào là những vấn đề đáng để tìm hiểu. Nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước BRICS rất có ý nghĩa, mang tính đại diện cao bởi đây là nhóm nước có đầy đủ cả các quốc gia ở châu Mỹ, châu Á và châu Phi, là các nước có tiềm lực kinh tế mạnh trong các châu này. Như vậy, tìm hiểu thực trạng áp dụng ở các quốc gia này có thể rút ra được một cái nhìn tổng quát nhất về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước đang phát triển cũng như trên thế giới. Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng với các nước trong nhóm BRICS như cùng là nước đang phát triển nhưng phát triển với tốc độ tương đối cao, nhiều nét
  • 9. 9 tương đồng về kinh tế như với nước láng giềng Trung Quốc,…Tuy vậy, Việt Nam, so với các nước BRICS và trên thế giới vẫn còn là nước còn non trẻ trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam chỉ mới tồn tại hơn hơn 10 năm và việc sử dụng các biện pháp này còn rất hạn chế cả về số lượng và phạm vi áp dụng. Thông qua thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước BRICS, Việt Nam có thể rút ra được một số kinh nghiệm cho mình khi tiến hành điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là trong khâu hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng vệ thương mại trong nước.Với các yếu tố như vậy, em chọn đề tài “Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại các nước trong nhóm BRICS và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận được thực hiện nhằm nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại các nước nhóm BRICS trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp cho Việt Nam trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại dựa trên kết quả nghiên cứu này. 3. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại các nước BRICS. 4. Phạm vi nghiên cứu • Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước BRICS với tư cách là nước áp dụng (nước nhập khẩu), tập trung khai thác xu hướng áp dụng và khung pháp lý về phòng vệ thương mại của các nước này cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước khác, dựa theo số liệu do WTO cung cấp. • Về thời gian: Từ năm 1995 đến năm 2014.
  • 10. 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận hướng tới 3 nhiệm vụ cơ bản, gồm: • Làm rõ các khái niệm lý thuyết cơ bản về các biện pháp phòng vệ thương mại. • Phân tích cụ thể, khoa học thực trạng áp dụng các biện pháp đó ở các nước nhóm BRICS lên hàng hóa nhập khẩu vào các nước này. • Rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cho hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu từ các nước BRICS. 6. Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương pháp quy nạp, diễn dịch cùng các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh để tiến hành nghiên cứu. 7. Bố cục khóa luận Khóa luận ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục, tài liệu tham khảo sẽ được chia làm 3 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan chung về các biện pháp phòng vệ trong thương mại quốc tế Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại các nước nhóm BRICS từ năm 1995 đến năm 2014 Chương 3: Giải pháp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng ở các nước BRICS Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS.Đỗ Hương Lan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2015
  • 11. 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế Nhắc tới thương mại quốc tế, những nguyên tắc như không phân biệt đối xử, những lời hứa về việc cắt giảm thuế quan cũng như loại bỏ các biện pháp phi thuế quan, các hàng rào kĩ thuật thường xuyên được các nước cân nhắc và thực hiện. Tuy nhiên, mặt trái của những lời hứa, những nguyên tắc này đó là sự gia tăng lớn về số lượng hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt thậm chí là thiếu công bằng từ các doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư lớn. Thị trường bị chiếm lĩnh, các doanh nghiệp trong nước lao đao vì người tiêu dùng quay lưng với hàng nội địa đang là những nỗi lo lớn của các Chính phủ, các Nhà nước. Để tránh cũng như giảm bớt các tác động tiêu cực này, các biện pháp phòng vệ thương mại đã được đưa ra. Hiện nay, trên thế giới chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về phòng vệ thương mại, nó chỉ được định nghĩa thông qua việc liệt kê các loại biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp hay biện pháp tự vệ. Dựa trên thực tế sử dụng cũng như mục đích của các biện pháp phòng vệ thương mại, có thể thấy rằng Phòng vệ thương mại chính là chỉ những hành động của các nước hạn chế nhập khẩu hàng hóa vào trong nước, nhằm bảo vệ thị trường nội địa cũng như bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất còn non trẻ trong nước. Theo International Trade Centre (2002) cho rằng các biện pháp phòng vệ thương mại là những công cụ hạn chế thương mại hợp pháp trong khuôn khổ WTO, đi ngược lại với những nguyên tắc đã được kí kết như không phân biệt đối xử, cắt giảm thuế,… giữa các bên, và chỉ được sử dụng trong những trường hợp ngoại lệ. Các hoạt động phòng vệ thương mại được gắn liền với quá trình xuất khập khẩu bởi vậy nên các quy định về các hoạt động này thường được quy định trong các văn bản ký kết mang tính chất quốc tế, thể hiện mối quan tâm chung của nhiều nước trên thế giới. WTO, với 160 nước thành viên tính đến tháng 06/2014, là diễn đàn về mậu dịch theo hướng tự do hoá thương mại lớn nhất toàn cầu và chiếm tới
  • 12. 12 95% giao dịch thương mại quốc tế (Nguyễn Thường Lạng, 2011). Bên cạnh việc thương lượng để loại bỏ các rào cản trong thương mại giữa các bên, WTO còn đưa ra các nguyên tắc cho thương mại quốc tế và giám sát việc thực hiện các Hiệp định trong khuôn khổ WTO, trong đó có những văn bản pháp luật với những quy định về khái niệm, thủ tục, điều kiện áp dụng, cách thức áp dụng liên quan đến các biện pháp phòng vệ trong thương mại quốc tế. Nhờ quy mô và sự lâu đời của tổ chức WTO, các văn bản pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại được các nước tuân thủ tiến hành khi gia nhập đồng thời cũng dựa vào các Hiệp định được WTO ban hành, các nước tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật của riêng mình liên quan đến phòng vệ thương mại. Một trong những Hiệp định quan trọng được WTO thông qua và đưa vào áp dụng trong các cam kết gia nhập của các nước đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT được ra đời đầu tiên vào những năm 1947, tuy nhiên, do mới là bước đầu, những đạo luật được đưa ra còn chưa chặt chẽ, cũng như có những khoản không rõ ràng khiến cho việc áp dụng còn không thống nhất, một số nước lợi dụng để dựng lên những hàng rào thương mại mới, gây hạn chế và lệch lạc dòng thương mại quốc tế. Phải đến vòng đàm phán Uruguay năm 1994 với kết quả là thỏa thuận Marrakesh năm 1994 về thành lập WTO, dựa trên các văn bản trước đó, GATT 1994 ra đời và có hiệu lực, trong đó có các quy định và điều chỉnh kỹ hơn các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện, cách thức áp dụng các biện pháp PVTM và là hiệp định cưỡng bức thi hành với mọi thành viên của WTO. 1.1.2. Đặc điểm của các biện pháp phòng vệ thương mại Theo Trung tâm WTO – VCCI (2010), các biện pháp PVTM được sử dụng trong thương mại quốc tế mang trong mình những đặc điểm về giá trị pháp lý, về tính chất và thực thi gắn liền chặt chẽ với sự gia nhập của các nước vào tổ chức thương mại Thế giới WTO. Về giá trị pháp lý, liên quan đến các vấn đề phòng vệ thương mại, một quốc gia khi tham gia vào WTO cũng đã trực tiếp đồng ý thực hiện các quy định, các nghĩa vụ liên quan đến PVTM, cụ thể được quy định trong các Báo cáo về việc gia nhập WTO cũng như các Hiệp định chung của WTO về các biện pháp phòng vệ thương mại.
  • 13. 13 Về việc thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại, nghĩa vụ của một nước khi tham gia vào WTO được chia làm hai thành phần: Quốc gia đó sẽ có những nghĩa vụ áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên WTO và có giá trị áp dụng bắt buộc như về điều kiện áp dụng, thủ tục điều tra, cách thức áp dụng,… Ngoài ra, các quốc gia này cũng có thể đặt ra những nghĩa vụ riêng được ghi cụ thể trong cam kết gia nhập cụ thể của nước đó, và các nghĩa vụ này được ưu tiên áp dụng so với cam kết chung, có thể kể đến như các thời hạn khi điều tra và áp dụng, cách thức tiếp cận thông tin,… Tuy nhiên, những vấn đề được quy định hoặc thực hiện bổ sung không có trong các Hiệp định tương ứng của WTO này phải không được trái hay mâu thuẫn với các quy định đã có trong các Hiệp định. Bởi vậy, có thể nhận thấy rằng, hầu như pháp luật các nước về phòng vệ thương mại hầu như tương tự hoặc giống hệt với các quy định trong WTO, khác biệt chỉ chủ yếu là về các quy định kỹ thuật cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Về tính chất, các nghĩa vụ liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại như thực hiện các quy định về thủ tục hay nội dung mang các đặc điểm sau: • Các nghĩa vụ này không phải trực tiếp và thường xuyên, nghĩa là một hoạt động xuất nhập khẩu của một nước sang nước khác chỉ bị tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ liên quan khi nước đó tiến hành khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền nếu không thì nghĩa vụ này không phát sinh; • Các nghĩa vụ này chỉ được thực hiện và giám sát bởi một số hạn chế các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như ở Việt Nam là Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương, mà không đòi hỏi việc áp dụng này ở cơ quan quản lý khác nhằm tránh việc không thống nhất trong cách áp dụng; • Nghĩa vụ liên quan đến phòng vệ thương mại là tập hợp của nhiều nghĩa vụ phức tạp cả về thủ tục và nội dung mà việc diễn giải từng nghĩa vụ cụ thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan của từng nước cũng như của cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đây chính là đặc điểm gây ra nhiều vụ tranh chấp được xử kiện trong một thời gian dài do sự không thống nhất, nhất là trong điều kiện áp dụng cũng như cách thức áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Một ví dụ rất rõ nét trong việc không quy định rõ ràng gây tranh chấp có thể kể đến Trong Điều khoản 1 Điều VI GATT 1994 có quy định: “Thừa nhận rằng
  • 14. 14 trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hoặc hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định đoạt, việc xác định tính so sánh của giá cả nhằm mục đích nêu tại khoản 1 có thể có những trường hợp đặc biệt và trong những trường hợp đó, các bên ký kết là bên nhập khẩu có thể thấy cần tính đến khả năng rằng việc so sánh chính xác với giá cả trong nước của nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng”. Điều khoản này có nhắc đến “một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hoặc hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định đoạt” tức là một nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên trong luật của WTO, không có điều khoản nào nhắc đến việc xác định thế nào là một nền kinh tế phi thị trường, đây là việc mà pháp luật mỗi quốc gia quy định mỗi khác. Như Hoa Kì, việc xác định này được thực hiện bởi Cục nhập khẩu của Bộ Thương mại (DOC) dựa trên 6 tiêu chí (Mức độ chuyển đổi của đồng nội tệ; Mức độ theo đó mức lương được xác định thông qua đàm phán tự do giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động; Mức độ theo đó việc liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài được phép thực hiện; Mức độ kiểm soát các phương tiện sản xuất của Chính phủ; Mức độ kiểm soát việc phân bổ các nguồn lực, quyết định giá cả và sản lượng của Chính phủ; Các tiêu chí khác do DOC đưa ra). UNCTAD định nghĩa về nền kinh tế phi thị trường và nền kinh tế thị trường theo cách sau: NME là thị trường mà trong đó Chính phủ tìm mọi cách để quản lý các hoạt động kinh tế một cách rộng lớn thông qua cơ chế quản lý tập trung, chẳng hạn như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trái ngược với nền kinh tế thị trường là phụ thuộc vào lực lượng thị trường để phân bổ nguồn lực sản xuất. Như vậy đã có sự khác nhau trong cách xác định, từ đó có thể dẫn đến khác nhau trong cách xác định cơ sở thích hợp để tính toán giá cả, tính toán chi phí. Ví dụ khác nữa để chứng minh tính không rõ ràng trong các quy định của WTO là khái niệm ngành sản xuất nội địa nhằm xác định vấn đề như vị trí, xác định thiệt hại, phạm vi các loại sản phẩm chịu thuế phòng vệ. Theo các Hiệp định về PVTM của WTO năm 1994, thuật ngữ “ngành sản xuất nội địa” dùng để chỉ các nhà sản xuất sản xuất tất cả các sản phẩm tương tự hoặc các nhà sản xuất có sản lượng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. Do thuật ngữ “tỷ trọng lớn” không được định nghĩa trong Hiệp
  • 15. 15 định nên vẫn có nhiều tranh luận khi thuật ngữ này được dịch ra. Ví dụ như trong vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm gia cầm của Argentina, Brazil đã kiện rằng do thuật ngữ “a major proportion” cũng giống như “the majority” (có nghĩa là hơn 50%) nên Argentina đã vi phạm quy định của WTO khi cho rằng ngành sản xuất nội địa là những nhà sản xuất có tổng sản lượng chiếm hơn 46% tổng sản phẩm nội địa trong khi đó Argentina khẳng định điều ngược lại (Lê Duy, 2009). 1.2. Phân loại của các biện pháp phòng vệ thương mại theo WTO Trong thương mại quốc tế, hệ thống các biện pháp PVTM quốc tế gồm 3 biện pháp chính gồm biện pháp chống bán phá giá (Anti-dumping), biện pháp chống trợ cấp (Subsidies and Countervailing measures) và biện pháp tự vệ (Safeguards). Mỗi biện pháp lại có những điều kiện áp dụng cũng như những trường hợp áp dụng riêng và mang một mục đích riêng. 1.2.1. Biện pháp chống bán phá giá Một trong những nội dung quan trọng nhất được GATT đưa ra đó là về vấn đề chống bán phá giá, cụ thể được đề cập đến trong Điều VI. Khái niệm “chống bán phá giá” đã được đề cập đến trước đó, lần đầu tiên trong Đạo luật Chống bán phá giá của Canađa năm 1904, luật chống bán phá giá của Newzealand 1905, Úc năm 1906, Nam Phi năm 1014, sau đó đến đạo luật của Mỹ và Anh năm 1916 và 1921. Tuy nhiên phải đến GATT năm 1947, các đạo luật về chống bán phá giá mới có giá trị pháp lý chung cho nhiều quốc gia, điều chỉnh chung cho thương mại các nước thành viên. Nó là cơ sở để hàng loạt các văn bản pháp luật của các nước về chống bán phá giá được ra đời. Điều VI trong GATT năm 1994 là điều khoản hiện hành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá, kèm theo đó là Hiệp định về việc thi hành Điều VI GATT 1994 (ADA) điều chỉnh kỹ hơn các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện và cách thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng khi có hành vi bán phá giá của nước xuất khẩu. Theo ADA 1994, Điều 2 quy định rằng “Một sản phẩm được coi là bán phá giá tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó hoặc nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo
  • 16. 16 các điều kiện thương mại thông thường”. Hiểu một cách đơn giản thì, nếu mức giá xuất khẩu X của một hàng hóa từ nước A sang nước B cao hơn giá của sản phẩm đó là Y bán tại thị trường nước A (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B. Tuy nhiên, việc xác định việc một sản phẩm có phá giá hay không là vấn đề khó khăn và phức tạp ở nhiều phương diện. Đầu tiên, việc xác định giá xuất khẩu được xác định bao gồm những thành phần nào là tùy thuộc vào chủ quan mỗi nước, cũng như việc xác định các chi phí như chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí chung và lợi nhuận là mơ hồ và có thể không được một trong hai bên công nhận. Thứ hai, việc xác định sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu là tương đối khó khăn, nhất là với những mặt hàng chuyên sản xuất để xuất khẩu như hàng gia công da giầy hay các mặt hàng may mặc bởi lượng tiêu dùng trong nước ít hay nếu tìm sang nước thứ ba cũng không thể tìm được sản phẩm tương tự “mang tính đại diện” (theo điều 2.2, ADA 1994). Như đã nói ở phần đặc điểm các biện pháp PVTM, không phải bất cứ sản phẩm nào khi được nhập khẩu vào trong nước cũng được kiểm tra về việc bán phá giá hay không. Một sản phẩm chỉ được điều tra bán phá giá khi có đơn yêu cầu gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, từ đó hình thành những vụ kiện chống bán phá giá. Tuy nói là vụ kiện nhưng nó không được coi là thủ tục tố tụng mà chỉ được coi là thủ tục hành chính của cơ quan nước nhập khẩu, là một quy trình Khiếu nại - Điều tra - Kết luận - Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) mà nước nhập khẩu tiến hành đối với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng loại hàng hoá đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. Khi “vụ kiện” chống bán phá giá thành công, có ba mức áp dụng biện pháp chống bán phá giá được quy định trong ADA. Thứ nhất, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tạm thời. Đó là sau khi cơ quan điều tra sơ bộ khẳng định về thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể áp dụng một mức thuế chống bán phá giá tạm thời. Mức thuế này không được đặt cao hơn biên độ bán phá giá ban đầu. Theo điều 7 ADA 1994, các biện pháp tạm thời không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và thời gian áp thuế tạm thời không quá 9 tháng. Tiền thu thuế tạm thời này sẽ được trả lại cho nước xuất khẩu nếu mức
  • 17. 17 thuế chính thức thấp hơn thuế tạm thời. Thời hạn này cũng có thể được điều chỉnh theo luật mỗi quốc gia. Mức thứ hai có thể được áp dụng đó là cam kết về giá, nhà xuất khẩu phải cam kết điều chỉnh lại giá bán trong tương lai sao cho mức giá này không thể gây tổn thất cho nền sản xuất nội địa nước nhập khẩu và được nước nhập khẩu chấp nhận. Sau khi đã có quyết định chính thức về hành vi chống bán phá giá, nước nhập khẩu có thể tiến hành áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chính thức, gồm có thể đánh thuế chống bán phá giá, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặc kết hợp cả hai biện pháp này. Với việc áp dụng thuế chống bán phá giá, mức thuế chống bán phá giá được xác định riêng biệt cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất; lượng thuế phải nộp thay đổi theo biên độ phá giá xác định rõ ràng cho từng nhà xuất khẩu. Trong thực tế đa số các vụ kiện chống bán phá giá cho thấy, thường thì các nước quyết định áp thuế chống bán phá giá là chủ yếu. Mục đích của các biện pháp chống bán phá giá đó là để đối phó với các sản phẩm nhập khẩu với giá thành thấp hơn nhiều hàng trong nước nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Thuế chống bán phá giá là biện pháp hữu hiệu để loại bỏ các tác động tiêu cực của hành vi bán phá giá, bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước nhập khẩu. 1.2.2. Biện pháp chống trợ cấp Giống như chống bán phá giá, chống trợ cấp cũng được nhắc tới trong GATT 1947 tại điều khoản số XVI. Qua các vòng đàm phán Tokyo, và vòng đàm phán Uruguay, một hiệp định về chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng được hình thành vào năm 1979 và sửa đổi thành Hiệp định mới vào năm 1994 (SCM) làm rõ các quy định trong điều XVI GATT 1994. Tuy nhiên, Hiệp định SCM chỉ áp dụng giải quyết về các loại trợ cấp, quy tắc và điều kiện cho từng loại, cùng cách thức áp dụng đối với các mặt hàng công nghiệp. Còn đối với các mặt hàng nông sản, SCM không quy định mà phải xem xét chống trợ cấp thông qua Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Nếu như các biện pháp chống bán phá giá là để giảm thiểu các tác động từ hành vi bán hàng hóa với giá thành thấp gây thiệt hại sản xuất trong nước thì các
  • 18. 18 biện pháp chống trợ cấp (Subsidies and Countervailing measures) được áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực cho ngành sản xuất nội địa gây ra bởi hoạt động trợ cấp của Chính phủ. Hoạt động trợ cấp này, nói một cách đơn giản, là hoạt động của Chính phủ các nước xuất khẩu khi có những chính sách tạo lợi thế cho một số loại hàng hóa nhất định khi tiến hành xuất khẩu sang nước khác, có thể là trợ cấp về giá, về chính sách xuất khẩu hay kiểm định, thủ tục giấy tờ,… từ đó khiến các ngành sản xuất các mặt hàng tương tự trong nước khó có thể cạnh tranh được. Theo Hiệp định SCM của WTO, Điều 1 phần 1 của Hiệp định này đã đưa ra định nghĩa về trợ cấp, theo đó trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất: • Có sự đóng góp về tài chính của Chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một thành viên (theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “Chính phủ”) khi: Chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay); (điểm i) các khoản thu phải nộp cho Chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế ); (điểm ii) Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng; • Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho Chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của Chính phủ. Trợ cấp trong WTO là một hoạt động không bị cấm nhưng được đặt ra những giới hạn nhất định mà theo đó, hoạt động trợ cấp được chia làm 3 mức: đèn đỏ (những hoạt động trợ cấp bị cấm), đèn xanh (những hoạt động trợ cấp được cho phép) và đèn vàng (hoạt động dù không bị cấm nhưng vẫn có thể bị kiện). Các hoạt động trợ cấp đèn đỏ bao gồm trợ cấp căn cứ vào khối lượng xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu (Điều 3, SCM 1994). Trợ cấp đèn xanh gồm những hoạt động trợ cấp không mang tính riêng biệt (không hướng tới cá
  • 19. 19 nhân một doanh nghiệp, ngành hay khu vực địa lý nào; hưởng một cách khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tùy tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng với bất cứ đối tượng nào) và những hoạt động trợ cấp sau (cho hoạt động nghiên cứu; cho các khu vực khó khăn; điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới). Trợ cấp đèn vàng là những trợ cấp không mang tính riêng biệt mà gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước. Tương tự như chống bán phá giá, các vụ kiện về chống trợ cấp cũng mang tính chất các thủ tục hành chính với quy trình nghiệp vụ tương tự. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh một điều quan trọng rằng các biện pháp chống trợ cấp này không mang tính đối phó giữa Chính phủ với Chính phủ, mà các biện pháp chống trợ cấp được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Sau khi vụ kiện chống trợ cấp được hoàn thành và kết quả được đưa ra chứng minh rằng có hành vi trợ cấp bị cấm hoặc gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng) sẽ được các nước nhập khẩu sử dụng cho mặt hàng của riêng doanh nghiệp đó. Đây là khoản thuế bổ sung, ngoài thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào các mặt hàng vi phạm. Các vụ kiện chống trợ cấp cũng gây nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết do sự phức tạp trong việc xác định mức trợ cấp, biên độ trợ cấp, cũng như là tính riêng biệt của hành vi trợ cấp. Hiện nay, trên thế giới, theo số liệu thống kê của WTO, từ năm 2000 cho đến nửa đầu năm 2014, có cả thảy 146 vụ kiện từ các nước thành viên chống trợ cấp thành công và áp dụng các mức thuế chống trợ cấp. 1.2.3. Biện pháp tự vệ Về các biện pháp tự vệ, các quy định liên quan được nhắc đến tại Điều XIX của GATT 1947 và sau đó là Điều XIX GATT 1994. Tuy nhiên, trong Điều XIX, có rất nhiều điểm chưa được làm rõ gây khó khăn trong việc áp dụng, trong đó phải kể đến khái niệm và điều kiện áp dụng của biện pháp tự vệ. Do vậy, bên cạnh việc sử dụng điều XIX GATT 1994, Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG) được các bên đưa ra và đồng ý thực hiện. Nội dung cơ bản của Hiệp định nêu ra những điều kiện cơ bản để các cơ quan điều tra xem xét xác định xem liệu phần nhập khẩu tăng lên có gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nội địa hay không cùng với những yêu
  • 20. 20 cầu về thủ tục cơ bản để tiến hành điều tra nhằm đảm bảo đem lại cho nhà cung cấp và Chính phủ nước ngoài cơ hội thích đáng để đưa ra bằng chứng bảo vệ lợi ích của họ. Khi tham gia vào WTO, cũng như khi kí kết các hiệp định TPP, FTA,… với cam kết mở rộng thị trường và đưa vào sử dụng các chính sách tự do hóa thương mại, một nước sẽ phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, bất kể đó có phải sự cạnh tranh công bằng hay không. Việc nhập khẩu hàng hóa gia tăng với số lượng lớn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những ngành chuyên sản xuất các mặt hàng tương tự về chức năng, công dụng, đặc điểm kĩ thuật hay thuộc tính cơ bản trong nước. Các ngành sản xuất trong nước có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thi hành các biện pháp tự vệ thương mại khi họ nhận thấy đang gặp phải nhiều khó khăn cũng như suy yếu nghiêm trọng, nhằm đảm bảo họ thích nghi được với sự cạnh tranh. Biện pháp tự vệ được các nước coi như một “van an toàn” khi tiến hành hội nhập vào kinh tế thế giới. Như vậy, theo VCCI (2010), “Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng ngành sản xuất trong nước”. Các biện pháp này chỉ được giới hạn áp dụng đối với thương mại hàng hóa mà không áp dụng với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Có thể thấy, biện pháp tự vệ không đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay vi phạm pháp luật, nó có tác dụng với cả hành vi kinh doanh chính đáng nếu nó ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước. Bởi vậy nên, tuy các biện pháp tự vệ được WTO công nhận, với những điều khoản áp dụng rất chặt chẽ, nhưng việc làm của nó vẫn được coi là đi ngược lại chính sách tự do hóa thương mại của WTO. Do vậy, trong thực tế, các biện pháp tự vệ rất ít khi được áp dụng. Cùng với các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp tự vệ cũng được các nước áp dụng với mục đích là bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Tuy nhiên, biện pháp tự vệ cũng khác với chống phá giá hay chống trợ cấp ở một vài đặc điểm. Đầu tiên, nếu như chống bán phá giá và chống trợ cấp đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nước xuất khẩu thì các biện pháp tự vệ có mục đích bảo hộ ngành sản xuất
  • 21. 21 trong nước trước sự nhập khẩu quá mức các hàng hóa nước ngoài, tức là các biện pháp tạm thời để giảm thiểu cạnh tranh nhằm cho các doanh nghiệp trong nước có thời gian thích ứng. Thứ hai, điểm quan trọng khi áp dụng các biện pháp tự vệ đó là chứng minh được sự thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước trong khi đó, để áp dụng chống bán phá giá hay chống trợ cấp, phải chứng minh hành vi phá giá và hành vi trợ cấp. Thứ ba, khi áp dụng các biện pháp tự vệ, thuế hay hạn ngạch được sử dụng đối với loại hàng hóa mà không phân biệt xuất xứ, tức là áp dụng với hàng hóa của nước này thì cũng phải áp dụng với hàng hóa tương tự của nước khác chứ không đánh vào riêng từng đối tượng hàng hóa bị phá giá hay được trợ cấp như với các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp. Điểm khác biệt cuối cùng phải kể đến những biện pháp bồi thường thỏa đáng đi kèm với việc áp dụng biện pháp tự vệ nhằm tránh những biện pháp trả đũa từ những nước nhập khẩu, điểm không có khi áp dụng chống phá giá hay chống trợ cấp. Sự khó khăn khi tiến hành áp dụng biện pháp tự vệ chắc chắn đó là sự khó khăn trong việc chứng minh tình trạng thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất hàng hóa “tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong nước do việc gia tăng “bất thường” của luồng hàng nhập khẩu, tức là phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu tăng cao và sản xuất trong nước bị thiệt hại. 1.3. Điều kiện áp dụng và nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại 1.3.1. Một số thuật ngữ quan trọng Nước xuất khẩu, theo VCCI (2010), là nước sản xuất và xuất khẩu sản phẩm và là đối tượng của vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và chịu biện pháp phòng vệ từ nước nhập khẩu. Trường hợp sản phẩm không được xuất khẩu trực tiếp từ nước sản xuất sang nước nhập khẩu mà xuất sang nước trung gian rồi mới lại được xuất tiếp sang nước nhập khẩu thì nước xuất khẩu là nước cuối cùng mà từ đó sản phẩm được xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Trường hợp sản phẩm chỉ được trung chuyển qua một nước khác (chỉ chuyển qua cảng) hoặc nước trung gian không sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm đó thì nước xuất khẩu vẫn là nước nơi sản xuất ra sản phẩm. Nước nhập khẩu là nước nhập khẩu sản phẩm liên quan và là nước tiến hành việc điều tra đối với sản phẩm bị áp dụng các biện pháp phòng vệ.
  • 22. 22 Khái niệm Sản phẩm tương tự được đưa ra trong ADA khoản 6, Điều 2, nhấn mạnh rằng nó phải là “sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả những đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang được xem xét”. Sản phẩm này có thể từ thị trường nước xuất khẩu, cũng có thể được so sánh với sản phẩm ở thị trường nước thứ 3. Theo Điều 4 ADA 1994, khái niệm ngành sản xuất trong nước được hiểu là dùng để chỉ tập hợp chung các nhà sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc là để chỉ những nhà sản xuất có tổng sản phẩm chiếm phần lớn tổng sản xuất trong nước của các sản phẩm đó, trừ: có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc là người trực tiếp nhập khẩu; lãnh thổ của các thành viên bị phân chia thành nhiều thị trường cạnh tranh nhau và mỗi nhà sản xuất có thể được coi là một ngành sản xuất độc lập. Thiệt hại ở đây được bao gồm cả thiệt hại thực tế và đe dọa gây thiệt hại. Các thiệt hại này phải được xem xét là đáng kể hoặc nghiêm trọng (mức độ cao hơn thiệt hại đáng kể) mới được áp dụng các biện pháp PVTM. Độ nghiêm trọng được tính toán dựa trên các thông số về doanh số, sản lượng,nhân công, thị phần,… của ngành sản xuất trong nước và sản lượng tăng lên của mức nhập khẩu, các yếu tố này được xác định tùy theo pháp luật của mỗi loại biện pháp PVTM, tùy theo pháp luật mỗi quốc gia áp dụng. 1.3.2. Điều kiện áp dụng 1.3.2.1. Về chống bán phá giá Theo điều 3, ADA 1994, khi nhận được đơn thư yêu cầu điều tra chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu cần tiến hành điều tra nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về việc có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không dựa trên 3 yếu tố sau: Thứ nhất, phải xác định được hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá với biên độ phá giá vượt qua mức tối thiểu cho phép là 2% theo khoản 8, điều 5, ADA 1994. Biên độ phá giá là tỷ lệ giữa sự chênh lệch giá và giá xuất khẩu, thể hiện mức độ phá giá hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu, được tính toán dựa trên công thức:
  • 23. 23 Trong đó, Giá thông thường là giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu. Có 3 cách xác định giá thông thường được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể: • Cách 1: Giá thông thường được xác định theo giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (tại thị trường nội địa của nước nơi sản phẩm đó được sản xuất ra); • Cách 2: Giá thông thường được xác định theo giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu liên quan sang thị trường một nước thứ ba trong trường hợp không tìm được sản phẩm tương tự trong nước hoặc lượng tiêu dùng sản phẩm trong nước quá thấp; • Cách 3: Giá thông thường được xây dựng theo trị giá tính toán, gồm tổng của giá thành sản xuất, chi phí bán hàng, hành chính (SG&A) và lợi nhuận. Trong các cách thức nêu trên, cách 1 là cách thức tính giá thông thường tiêu chuẩn, được ưu tiên xem xét áp dụng trước trong tất cả các trường hợp. Giá xuất khẩu (giá XK) là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước xuất khẩu) sang nước nhập khẩu. Các cách thức tính giá XK (tuỳ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể) bao gồm: • Cách 1: Giá XK là giá trong giao dịch mua bán (hợp đồng) giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu; • Cách 2: Giá XK là giá xây dựng dựa trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một trị giá tính toán theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Cách 1 là cách tính giá XK chuẩn và được áp dụng trước tiên (ưu tiên áp dụng) khi tính giá XK (trong các điều kiện thương mại thông thường). Thứ hai, phải xác định được ngành sản xuất các sản phẩm tương tự trong nước nhập khẩu bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Yếu tố này có thể xác định bởi nhiều chỉ tiêu như : có sự tăng trưởng đáng kể của hàng nhập khẩu bán phá giá tính theo số lượng
  • 24. 24 tuyệt đối hay tương quan với sản xuất và tiêu dùng; giá của mặt hàng nhập khẩu bán phá giá thấp hơn giá của sản phẩm tương tự trong nước gây ép giá của sản phẩm tương tự hoặc ngăn cản giá của các sản phẩm đó tăng lên dẫn tới kết quả là ngành sản xuất nội địa bị tổn hại hoặc có nguy cơ làm tổn hại ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu; sự sụt giảm đáng kể về sản lượng, doanh số, nhân công của ngành sản xuất trong nước,… Cuối cùng, muốn áp dụng biện pháp chống bán giá, phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bị bán phá giá và thiệt hại vật chất (hoặc đe dọa thiệt hại) của ngành sản xuất trong nước. Để xác định liệu hàng nhập khẩu bán phá giá có đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa hay không cần tính đến các yếu tố kinh tế khách quan tác động đến ngành sản xuất đó, cụ thể như là: Sự giảm sút thực tế và tiềm tàng về số lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỷ suất đầu tư hoặc sử dụng công suất; Tác động lên giá nội địa; Tác động thực tế và tiềm tàng về chu chuyển tiền, tồn kho, việc làm, tiền lương, tăng trưởng và năng lực huy động vốn đầu tư. Tất cả những nhân tố này phải do hành động chống bán phá giá trực tiếp gây ra. Ngoài ra, để được tiến hành điều tra một vụ kiện chống bán phá giá, thì phải chứng minh được tác động của việc phá giá mang tính bao trùm, ảnh hưởng tới một cộng đồng lớn. Cụ thể, theo khoản 4, Điều 5 ADA 1994, các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế chống phá giá phải chiếm hơn 50% số lượng người bày tỏ ý kiến phản đối hoặc ủng hộ kiến nghị, đồng thời các nhà sản xuất ủng hộ việc đánh thuế phải chiếm ít nhất 25% sản lượng của ngành sản xuất. Việc áp dụng biện pháp chống phá giá cũng không đáng được đặt ra nếu việc tăng hàng nhập khẩu chỉ tác động đến một số ít nhà sản xuất và biên độ phá giá nhỏ hơn 2%, lượng hàng nhập khẩu dưới 3% tổng lượng hàng hóa đang được xem xét là bán phá giá, được nhập khẩu vào nước nhập khẩu. Trừ trường hợp, số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ nước có khối lượng nhập dưới 3% nhưng tổng các sản phẩm tương tự của nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu.
  • 25. 25 1.3.2.2. Về chống trợ cấp Tương tự với chống bán phá giá, điều kiện để cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ra quyết định có thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp khi khẳng định chắc chắn 3 yếu tố sau: • Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp (đèn đỏ hoặc đèn vàng) với biên độ trợ cấp không thấp hơn 1% (khoản 9, Điều 11 SCM 1994). Theo VCCI, biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá hàng hóa, được dùng để tính toán mức thuế chống trợ cấp sau này. Mức trợ cấp dùng để xác định xem hàng hóa nhập khẩu có được trợ cấp hay không và được tính toán chi tiết dựa trên pháp luật của nước điều tra, nhưng nói chung thì nó được xác định theo các cách sau: Nếu Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự: Mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức lãi suất này; Nếu Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của Nhà nước: Mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa 2 mức này; Nếu Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan): mức trợ cấp là mức chênh lệnh giá. • Ngành sản xuất các sản phẩm tương tự trong nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; • Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên. 1.3.2.3. Về các biện pháp tự vệ Theo Hiệp định SG (1994), các biện pháp tự vệ chỉ có thể được áp dụng một khi các nước nhập khẩu đã điều tra và chứng minh được tồn tại đồng thời cả 3 yếu tố: • Có sự gia tăng đột biến về số lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa. Việc gia tăng này được điều tra và xác định bằng một số tiêu chí cụ thể như: sự gia tăng một cách tương đối (VD: hầu như tăng lên, hầu như giảm mạnh, tăng lên
  • 26. 26 khá nhiều,…) hay tuyệt đối (VD:tăng/giảm n lần) về sản lượng, số lượng, giá trị hàng hóa nhập khẩu so với số lượng, sản lượng, giá trị của hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước. Mục 1(a), Điều XIX GATT 1994 nhắc đến việc gia tăng về số lượng hàng hóa nhập khẩu phải không lường trước được (unforeseen development), nghĩa là sự biến đổi đó xảy ra sau khi các bên đã đàm phán và không có gì chắc chắn rằng các nhà đàm phán này có thể dự đoán được sự biến đổi đó. Nói tóm lại, sự gia tăng này phải mang tính tức thời, bất ngờ, phải ở mức độ đủ lớn và gây hậu quả nghiêm trọng. • Việc gia tăng hàng hóa nhập khẩu này phải gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó. Việc xác định tổn hại này được cơ quan có chức năng đánh giá, điều tra dựa trên những yếu tố chính của tình hình sản xuất của ngành gồm: yếu tố về tốc độ tăng trưởng và sản lượng một cách tương đối hay tuyệt đối; sự suy giảm về thị phần do sự gia tăng của lượng nhập khẩu; sự khan hiếm trên thị trường lao động hay tình trạng khan hiếm việc làm; sự sụt giảm về sản lượng, doanh số, lợi nhuận, năng suất, … “Tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa, còn “đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là tổn hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra, việc xác định đe dọa tổn hại nghiêm trọng phải dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải phỏng đoán (khoản 1, Điều 4 SG 1994). Từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự vệ như tăng thuế suất, áp dụng hạn ngạch và thời gian áp dụng các biện pháp này. • Sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu đó phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại nói trên. Mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng hàng nhập khẩu và sự suy yếu của ngành sản xuất trong nước phải được chứng minh một cách cụ thể, rõ ràng, nếu không, một nước không thể tự ý áp dụng các biện pháp tự vệ. Việc chứng minh này thường được dựa vào các bằng chứng về sự trùng khớp giữa thời gian diễn ra sự gia tăng nhập khẩu và suy giảm về sản lượng, doanh số,… của ngành sản xuất các sản phẩm trong nước. Cũng có thể chứng minh được có nhiều nhân tố dẫn tới các thiệt hại được nói đến trong đó có sự gia tăng nhập khẩu, dẫn tới đưa ra yêu cầu phải giới
  • 27. 27 hạn được khả năng ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đưa ra mức độ áp dụng các biện pháp phòng vệ. 1.3.3. Cách thức và nguyên tắc áp dụng Với các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, căn cứ vào Điều 7 đến 13 trong ADA, Điều 17 đến 20 SCM, việc áp dụng cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: • Về biện pháp tạm thời: Chỉ được áp dụng khi có kết luận sơ bộ khẳng định có sự tồn tại của các điều kiện áp dụng các biện pháp trên; Mức độ áp dụng không cao hơn biên độ phá giá/trợ cấp trong kết luận sơ bộ; Thời điểm áp dụng phải qua 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và thời gian áp dụng không kéo dài quá 4 tháng; • Về Cam kết về giá,biện pháp này phải tuân thủ đầy đủ các quy định chi tiết liên quan của WTO; • Về Biện pháp chính thức: Thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp chính thức không được vượt quá biên độ phá giá trong kết luận điều tra cuối cùng; cách xác định mức thuế cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của WTO cho từng trường hợp cụ thể (áp thuế hồi tố hay cho tương lai);… Thời gian áp dụng các biện pháp này là không quá 5 năm trừ khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra cuối kì này và kết luận rằng có việc tiếp diễn hoặc tái diễn hành vi bán phá giá/trợ cấp gây thiệt hại. Với biện pháp tự vệ, căn cứ vào điều 5 đến 8 SG, việc áp dụng các biện pháp tự vệ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: • Biện pháp tạm thời được sử dụng khi có kết luận sơ bộ của cơ quan điều tra khẳng định rằng có 3 điều kiện áp dụng đã nêu ở trên, được thực hiện bằng cách tăng thuế nhập khẩu trong vòng không quá 200 ngày. • Biện pháp chính thức được áp dụng bằng cách tăng thuế hoặc đưa vào hạn ngạch với: Mức độ áp dụng ở mức cần thiết để giảm thiểu, bù đắp thiệt hại, tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước phục hồi và khôi phục vị thế cạnh tranh. Mức độ này được xem xét giảm dần định kỳ sau năm đầu tiên áp dụng và có thể xem xét vào giữa kì để cân nhắc giảm mạnh hơn hoặc chấm dứt trước thời hạn (nguyên tắc áp dụng ở phạm vi, mức độ cần thiết);
  • 28. 28 Thời hạn áp dụng không quá 4 năm (trong đó có bao gồm thời hạn áp dụng các biện pháp tạm thời); nếu chứng minh được việc gia hạn thời gian áp dụng là cần thiết thì có thể gia hạn nhưng không quá 8 năm; Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp tự vệ phải tuân theo nguyên tắc không phân biệt đối xử (không phân biệt nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa), Nước tiến hành áp dụng các biện pháp tự vệ phải có nghĩa vụ bồi thường cho nước xuất khẩu bị thiệt hại và mức bồi thường này được các bên tự thỏa thuận (nguyên tắc bồi thường tổn thất thương mại). 1.4. Tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại tới nền kinh tế của các nước khi tham gia thương mại quốc tế 1.4.1. Với các nước áp dụng Trước đây, các trường phái kinh tế học cổ điển mà đại biểu là các nhà kinh tế như Adam Smith hay David Ricardo đề cao vai trò của các quy luật khách quan trong nền kinh tế mà bỏ qua vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng của nền kinh tế. Như A.Smith (1776) đã từng viết: “ Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình. Không phải như vậy đâu. Hãy để mặc, hãy để mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho nền kinh tế hoạt động…”. Tuy nhiên, bằng chứng của những khủng hoảng kinh tế ngay sau đó khiến cho lí thuyết này dần sụp đổ, thay vào đó là những quan điểm kinh tế mới của các nhà kinh tế học tiêu biểu là Mác-Lê, hay nhà kinh tế học Keynes. Họ đều cho rằng vai trò can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế là rất quan trọng, Bàn tay hữu hình giúp nhà tư bản thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và tăng trưởng. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế bị giới hạn trong đầu tư của Nhà nước, trong các hoạt động của hệ thống tín dụng và lưu thông tiền tệ, các hình thức tạo việc làm, và vai trò khuyến khích tiêu dùng. Phải sang đến thời đại của các lí thuyết về tăng trưởng kinh tế hiện đại mà đại biểu là nhà kinh tế học người Mỹ Paul A.Samuelson, vai trò của Chính phủ mới được thừa nhận đầy đủ thông qua các chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô bằng việc sử dụng các công cụ như thuế quan, các chương trình trợ giá,… chính là cách thức áp dụng các biện pháp PVTM (Trần Bình Trọng, 2009).
  • 29. P AS AD Q2 Q1 Q’2 P2 P1 Q a b c d e 29 Thông qua mô hình về đường tổng cung- tổng cầu trong dài hạn, tác động của các chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp cũng như các biện pháp PVTM vào nền kinh tế được giải thích một cách rõ ràng hơn. Trước khi xảy ra các hành vi bán phá giá, trợ cấp hay tăng nhanh của lượng hàng nhập khẩu, nền kinh tế của nước nhập khẩu đang sản xuất ở mức sản lượng cân bằng Q1 với mức giá P1. Khi có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra, mức giá bán sản phẩm trong nước giảm từ P1 xuống P2 khiến cho lượng hàng hóa bán được trong nước chỉ còn ở mức Q2 và phải nhập khẩu một lượng Q2Q’2. Khi hàng hóa được bán ở mức P2, người tiêu dùng sẽ có thặng dư tiêu dùng là a+b trong khi đó ngành sản xuất trong nước sẽ có thặng dư sản xuất là –(a+b+c+d), tức là ngành sản xuất sẽ thiệt hại một khoản đáng kể. Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, Chính phủ đã can thiệp khi đưa các chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp và sử dụng các biện pháp tự vệ. Cụ thể, sẽ áp dụng một mức thuế quan t (t ≤ P1P2), để đưa mức giá của hàng hóa trở về gần với mức P1 là mức cân bằng, nhằm đảm bảo thặng dư sản xuất được cải thiện và không còn âm. Hình 1.1: Mô hình cung-cầu khi có hành vi bán phá giá (Nguồn: Browning & Zupan, 2002) Có thể thấy, về góc độ vi mô, các biện pháp PVTM là biện pháp Chính phủ thực hiện để bảo vệ các nhà sản xuất, các doanh nghiệp. Các biện pháp này, đầu tiên, giúp các doanh nghiệp giảm áp lực cạnh tranh, tránh cho các doanh nghiệp phải đối mặt với những sự cạnh trang không công bằng. Thứ hai, nó giúp cho doanh nghiệp bảo vệ được thị trường tiêu dùng trong nước của mình không bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính. Ngoài ra, đối với áp lực đối diện với các doanh nghiệp
  • 30. 30 nước ngoài với bề dày kinh nghiệm và vốn đầu tư lớn, các biện pháp PVTM cung cấp cho các doanh nghiệp còn non trẻ ở nước nhà thời gian để bắt kịp cả về mặt công nghệ, trang thiết bị và tay nghề. Nói tóm lại, nó vừa có vai trò là người bảo vệ tránh cho các doanh nghiệp khỏi những tác động tiêu cực từ việc cạnh tranh không lành mạnh, vừa có vai trò giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, nếu bị lợi dụng hoặc áp dụng không đúng mức độ, các biện pháp này sẽ làm doanh nghiệp ỷ lại, không cố gắng cải tiến do thiếu động lực cạnh tranh. Dưới góc độ vĩ mô, các biện pháp PVTM giúp giảm nhẹ hay trợ giúp khắc phục thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hóa tăng một cách bất thường vào thị trường nội địa. Cùng với các biện pháp mở rộng thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại làm nên một cơ cấu quản lý kinh tế hợp lý, toàn diện, vừa giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác với các nước, đồng thời cũng bảo vệ thị trường trong nước với phương châm chia sẻ thị trường chứ không cho cả thị trường, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sức ép từ hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, một nước mới có thể có nền kinh tế phát triển bền vững. Ngoài ra, các biện pháp này còn đóng vai trò như một phao cứu hộ khi các nước tham gia vào thương mại quốc tế. Khi mà lợi ích của một trong các bên bị ảnh hưởng, nền kinh tế bị suy sụp do ảnh hưởng của nhập khẩu, các biện pháp này phát huy công năng của nó để bảo vệ nền kinh tế. Bởi vậy các quốc gia sẽ an tâm hơn khi tiến hành giao thương buôn bán với các nước, góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Tuy vậy, dưới một góc độ nào đó, các biện pháp PVTM cũng đang đi ngược với xu thế tự do hóa thương mại, hội nhập quốc tế. Theo Brown và McCulloch (2012), cho rằng vào những năm 1980, với việc mở rộng các định nghĩa về bán phá giá và các điều kiện áp dụng, các biện pháp PVTM đã biến thành một công cụ đặc biệt linh hoạt, và do đó ngày càng phổ biến, để tăng cường bảo vệ ngành công nghiệp trong nước mà không vi phạm các cam kết GATT. Các tài liệu chính sách thương mại của những năm 1980 và 1990 đã đi xa hơn, cho rằng chống bán phá giá - vốn biện minh như một phương tiện để ngăn chặn độc quyền ở thị trường trong nước, lại trở thành công cụ nhằm tăng sức mạnh thị trường của nhà sản xuất trong nước và thậm chí có thể được sử dụng để tạo ra và bảo vệ các tập đoàn.
  • 31. 31 Cũng theo Brown (2012), ảnh hưởng của việc chống bán phá giá trên thị trường cạnh tranh có thể đến thông qua một số kênh. Thứ nhất, như với các hình thức bảo vệ khác, nó có khả năng làm giảm tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường trong nước và do đó có xu hướng làm giảm độ co giãn của cầu với từng doanh nghiệp. Thậm chí nếu các doanh nghiệp không thông đồng với nhau, các biện pháp cũng có tác dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng của giá so với chi phí. Thứ hai, vì chống bán phá giá có thể làm tăng chi phí đầu vào nhập khẩu, nó cung cấp một phương tiện cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn bằng cách buộc một đối thủ ít có lợi thế trong nước phải phá sản. Bởi vậy mà mức độ cũng như các điều kiện áp dụng các biện pháp thương mại vẫn đang được xem xét tỉ mỉ ở các nước để không ảnh hưởng đến giao lưu kinh tế giữa các quốc gia. 1.4.2. Với các nước bị áp dụng Đứng trên cương vị là nước xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, không một quốc gia nào mong muốn mình là đối tượng bị áp dụng các biện pháp PVTM. Các biện pháp PVTM khiến cho giá thành của các mặt hàng xuất khẩu tăng lên (nếu các biện pháp liên quan đến thuế được áp dụng) hoặc làm cho khối lượng xuất khẩu hàng hóa giảm đáng kể (nếu các biện pháp như hạn ngạch hay hạn chế cấp giấy phép nhập khẩu,… được áp dụng), từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này với các hàng hóa nội địa. Đặc biệt là khi các biện pháp tự vệ được thực hiện mà không có bất kì sự cạnh tranh thiếu công bằng nào đến từ các nước xuất khẩu, việc áp dụng các biện pháp PVTM không những phá hủy, mà còn tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng cho các nước xuất khẩu. Việc các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp PVTM còn là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoài mất đi thị trường, gây sức ép lớn về mặt tâm lý khi quyết định ra nhập thị trường, buôn bán hàng hóa sang các nước khác. Tuy vậy, với các nước xuất khẩu thứ ba, ngoài nước áp dụng và bị áp dụng, việc áp dụng các biện pháp PVTM như chống bán phá giá hay chống trợ cấp tạo điều kiện thuận lợi để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, tạo một môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
  • 32. 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NƯỚC NHÓM BRICS TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2014 2.1. Tổng quan về các nước nhóm BRICS 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhóm BRICS Các từ viết tắt "BRIC" ban đầu được xây dựng vào năm 2001 bởi nhà kinh tế Jim O'Neill (2001), trong một báo cáo về triển vọng tăng trưởng cho nền kinh tế của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc của Goldman Sachs – các nước được xem như đại diện một phần đáng kể về dân số và sản lượng của thế giới. Từ năm 2006, bốn nước này đã tiến hành các cuộc họp ngoại giao thường xuyên không chính thức, với các cuộc họp hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao trước thềm cuộc Tổng Tranh luận của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA). Các nhà Lãnh đạo BRICs lần đầu tiên gặp mặt là trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G-8 (Hokkaido, ngày 09/07/2008). Sự tương tác thành công giữa các nước đã dẫn đến quyết định thưc hiện các cuộc đối thoại ở mức độ cao hơn với sự tham gia của người đứng đầu các Nhà nước và Chính phủ các nước trong Hội nghị Cấp cao hàng năm. Họ yêu cầu các Bộ trưởng Ngoại giao của họ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRIC I. Từ năm 2009, những người đứng đầu Nhà nước (đứng đầu Chính phủ trong trường hợp của Ấn Độ) đã tổ chức cuộc họp hàng năm. Hội nghị Cấp cao của BRIC/BRICS đã được diễn ra 6 lần như sau: • Hội nghị Thượng đỉnh I: tại Yekaterinburg, ngày 16/06/2009; • Hội nghị Thượng đỉnh II: Brasilia, ngày 15/04/2010; • Hội nghị Thượng đỉnh III: Sanya, ngày 14/04/2011; • Hội nghị Thượng đỉnh IV: New Delhi, 28-29/03/2012; • Hội nghị Thượng đỉnh V: Durban, ngày 27/03/2013; • Hội nghị Thượng đỉnh VI: Fortaleza / Brasilia, ngày 15-16/07/2014; Sau Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nước nhóm BRIC, được tổ chức tại Yekaterinburg trong năm 2009, độ sâu sắc và phạm vi của các cuộc đối thoại giữa các thành viên của BRIC – mà sau này là BRICS với sự gia nhập của Nam Phi năm 2011 - là vượt quá mức mong đợi. Không chỉ dừng lại như một từ viết tắt dành cho các quốc gia đang phát triển khi được tham gia vào trật tự kinh tế quốc tế, càng ngày, BRICS đã trở thành một thực thể chính trị-ngoại giao mới và đầy hứa hẹn,
  • 33. 33 vượt xa những khái niệm ban đầu được thiết kế cho thị trường tài chính.Trong giai đoạn này, BRICS đã phát triển một cách vượt bậc, với sự đồng thuận giữa các thành viên của mình, mục đích nhằm tăng cường hai mục đích chính: phối hợp tại các diễn đàn đa phương, tập trung vào quản lý kinh tế và chính trị; và hợp tác giữa các thành viên. Hợp tác nội bộ khối BRICS cũng đã đạt được nhiều thành tựu: một chương trình nghị sự rộng lớn đã được phát triển, bao gồm các lĩnh vực như tài chính, nông nghiệp, kinh tế và thương mại, chống tội phạm xuyên quốc gia, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, đối thoại doanh nghiệp và an ninh giữa các thành viên. Hội nghị thượng đỉnh Fortaleza đưa ra một chu kỳ mới cho BRICS. Brazil sẽ tiếp tục theo những sáng kiến, nhằm từng bước tăng cường hợp tác hiện có, đặc biệt chú trọng của cuộc họp về hòa nhập xã hội và phát triển bền vững cho khả năng hiển thị các chính sách được thực hiện bởi các nước thành viên, và sự đóng góp của tăng trưởng kinh tế của BRICS để xóa đói giảm nghèo. Ngoài các hội nghị thượng đỉnh, với một sáng kiến của Brazil, các nhà Lãnh đạo thành thông lệ đã thực hiện các cuộc họp bên lề của Hội nghị Cấp cao G20 (Ban Đối ngoại của VI BRICS Summit, 2014). 2.1.2. Tình hình kinh tế và quan hệ kinh tế giữa các nước Nền kinh tế của các nước BRICS là những nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc trong những năm trở lại đây. Thật vậy, BRICS là nhóm các quốc gia, tuy thuộc các nước đang phát triển nhưng đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế thế giới. Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới, với 2,998 tỉ người, BRICS có GDP lên tới 15,76 nghìn tỉ USD chiếm 19,8% GDP toàn cầu, lượng xuất nhập khẩu năm 2012 đạt 6,14 nghìn tỉ USD, chiếm 16,9% lượng xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Có thể thấy rằng, BRICS là tập hợp của các nước thuộc nhiều khu vực khác nhau trên thế giới nhưng đều có một điểm chung mà sau này được thế giới gọi là các quốc gia mới nổi – đó là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, được chứng minh thông qua các thông số về tốc độ tăng trưởng của các nước này.
  • 34. 34 Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước nhóm BRICS từ năm 1995 - 2013 (Nguồn: Ngân hàng Thế giới) Nhìn chung, có thể thấy được rằng, các nước nhóm BRICS đều có tốc độ tăng trưởng GDP dương qua các năm. Trong số đó, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, không chỉ riêng trong nhóm mà còn trên toàn thế giới với tốc độ tăng trưởng năm 2013 đạt 7,67% và Liên bang Nga có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong nhóm với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1,32% (năm 2013) và có nhiều thời điểm mức tăng trưởng đạt âm. Một điều đáng chú ý nhận thấy được, đó là sự suy giảm của nền kinh tế các nước trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, tuy nhiên mức độ tác động với các nước lại khác nhau. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến nền kinh tế Nga và Brazil (tốc độ tăng GDP của Nga giảm từ 5,25% xuống -7,82% năm 2009), các nước như Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc thì có suy giảm nhưng không tốc độ giảm không đáng kể. Tuy nhiên sau giai đoạn khó khăn đó, nền kinh tế các nước này cũng phục hồi rất nhanh chóng, thuộc nhóm những nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Về trao đổi hàng hóa giữa các nước, tổng lượng hàng hóa xuất khẩu trong các nước nhóm BRICS đạt 216 tỷ USD trong năm 2013, tăng 1,24 lần so với năm 2009. Lượng hàng nhập khẩu từ các nước nhóm BRICS cũng đạt 3,03 nghìn tỷ USD. Các hàng hóa được nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng hóa chất (18,64% trong cơ cấu hàng nhập khẩu năm 2013), thiết bị điện (17,68%), máy móc thiết bị (10.09%), vàng và các kim loại quý, mặt hàng may mặc,… Xét về quan hệ thương mại giữa các nước, lượng xuất nhập khẩu hàng hóa trong BRICS được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.1: Lượng hàng hóa xuất khẩu giữa các nước BRICS năm 2012-2013
  • 35. 35 Đơn vị: tỉ USD (Nguồn: Ngân hàng Thế giới) Có thể thấy rằng, Trung Quốc là quốc gia có lượng xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất trong khối đồng thời cũng là quốc gia có lượng nhập khẩu từ các thành viên khác trong khối là nhiều nhất với lượng xuất khẩu năm 2013 là 111,3 tỉ USD và nhập khẩu 80,4 tỉ USD hàng hóa. Ngược lại, Nam Phi là nước xuất và nhập khẩu ít nhất trong khối với lượng hàng hóa xuất là 11,9 tỉ USD và lượng nhập khẩu là 18,1 tỉ USD. Thêm vào đó, cũng có thể nhận thấy lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của giữa các quốc gia trong khối giảm 1,3 lần từ 281,1 tỉ USD năm 2012 xuống 216,2 tỉ USD. Mức độ trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau. Tuy vậy, không thể không nhận thấy rằng, việc trao đổi buôn bán giữa các nước này diễn ra khá thuận lợi, và các nước nhóm BRICS cũng đang đóng vai trò quan trọng trong trật tự kinh tế thế giới, với lượng xuất khẩu chiếm 17,7% tổng lượng xuất khẩu của thế giới và 16,1% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa của thế giới. Với những quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc – công xưởng của thế giới, Nga – nơi buôn bán nhiên liệu lớn, hay quốc gia giàu có về tài nguyên và con người như Nam Phi, Ấn Độ, Brazil, nhóm BRICS được nhận định sẽ trở thành trụ cột mới của kinh tế thế giới ngoài Mỹ và EU. BRICS sẵn sàng đóng góp vào mục tiêu G20 nâng GDP chung của nhóm hơn 2% ở chính sách hiện hành trong vòng 5 năm tới. Nước xuất khẩu 2012 2013 Bra zil Trung Quốc Nga Ấn Độ Na m Phi Bra Zil Trun g Quốc Nga Ấn Độ Nam Phi Brazil --- 41,2 3,1 5,6 1,8 --- 35,9 2,2 2,0 1,4 Trung Quốc 33, 4 --- 44, 1 47, 7 15,3 26, 4 --- 35, 7 36, 6 12,6 Nga 2,3 35,8 --- 7,6 0,3 1,6 26,3 --- 4,6 0,2 Ấn Độ 6,2 14,7 2,1 --- 5,0 3,6 9,5 1,7 --- 3,9 Nam Phi 0,8 10,1 0,4 3,7 --- 0,5 8,7 0,3 2,4 --- Tổng 42, 7 101,9 49, 8 64, 5 22,3 32, 1 80,4 39, 9 45, 6 18,1 281,1 216,2
  • 36. 36 2.2. Khung pháp lý liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại tại các nước nhóm BRICS 2.2.1. Cơ quan quản lý phòng vệ thương mại tại các nước BRICS Các cơ quan chuyên trách thực hiện, và giải quyết các biện pháp PVTM ở các nước BRICS có mô hình rất đa dạng, phù hợp với điều kiện, yêu cầu và nhiệm vụ của nước mình. Trên thế giới cũng như trong các nước nhóm BRICS, cơ quan quản lý các biện pháp này được chia làm 2 hướng: Thứ nhất, chỉ có một cơ quan quản lý cả 3 hoạt động chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ. Tiêu biểu cho kiểu quản lý này là Trung Quốc. Cơ quan quản lý của Trung Quốc về vấn đề này là Cục thương mại lành mạnh Xuất nhập khẩu (Bureau of Fair Trade for Import and Export) được thành lập vào năm 2001, trực thuộc MOFCOM. Đây là cơ quan thống nhất xử lý các vụ kiện PVTM gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ liên quan tới hàng Trung Quốc hoặc từ hàng nhập khẩu vào Trung Quốc. Cục hoạt động dựa trên 3 chức năng chính: cùng với doanh nghiệp trong nước đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của nước ngoài; điều tra các chính sách của nước ngoài phân biệt đối xử với hàng hóa Trung Quốc, đảm bảo công bằng cho hàng hóa nước này khi tham gia vào thị trường thế giới; cùng với Ủy ban quốc gia về Kinh tế và Thương mại (SETC), tiến hành điều tra các hành vi bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc từ đó xem xét tiến hành áp dụng các biện pháp phòng vệ thích đáng (Đinh Thị Mỹ Loan, 2007). Trong các nước nhóm BRICS thì Brazil cũng đi theo mô hình một cơ quan quản lý này, song trong cơ quan này, việc quyết định áp dụng và việc điều tra được giao cho hai ban ngành khác nhau: Phòng Thương mại Brazil (CAMEX) là cơ quan tiến hành việc ra quyết định áp dụng, kéo dài, hoặc xóa bỏ các biện pháp PVTM, chấp nhận hay không chấp nhận Cam kết về giá; trong khi đó, Ban thư kí ngoại thương (SECEX) mới là cơ quan tiến hành điều tra, thông qua các đơn kiện được gửi lên. Việc này đảm bảo quá trình giải quyết được minh bạch, rõ ràng, thông qua nhiều bước kiểm soát, bởi vậy được nhiều nước tiến hành áp dụng (ITC, 2009). Ưu điểm của kiểu một quản lý này đó là sự tập trung giải quyết các vấn đề, dễ dàng cho doanh nghiệp khi chỉ phải liên hệ với một cơ quan duy nhất khi có các vấn đề liên quan, Nhà nước lại tiết kiệm
  • 37. 37 được nguồn nhân lực, cơ sở vật chất. Tuy vậy, việc giải quyết tập trung khiến cho khối lượng và áp lực công việc của Cục này nặng nề hơn so với việc chia nhỏ ra các đơn vị quản lý khác. Xu hướng thứ hai của việc quản lý PVTM là có nhiều cơ quan trong một nước giải quyết các vấn đề liên quan đến PVTM. Tiêu biểu cho hướng quản lý này là Ấn Độ. Có thể thấy rằng, trong các nước BRICS, Ấn Độ lại là quốc gia chuyên đi kiện các nước về hành vi bán phá giá, trợ cấp, hay áp dụng các biện pháp tự vệ. Tuy thành lập các cơ quan quản lý khá muộn nhưng đây lại là một trong những nước sử dụng triệt để hiệu quả của các biện pháp PVTM. Theo luật Thuế quan Ấn Độ, cơ cấu tổ chức việc quản lý các biện pháp PVTM được giao cho hai cơ quan quản lý là: Tổng Vụ Chống bán phá giá và Chống trợ cấp (DGAD – Directorate General of Anti-dumping and Allied Duties) được thành lập năm 1998, thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp, với chức năng phụ trách xử lý các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp; Vụ tự vệ thuộc Tổng vụ Thu nhập của Bộ tài chính, phụ trách xử lý các vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ. Có thể thấy rằng hai Vụ này được hai cơ quan khác nhau lập ra, bởi vậy ưu điểm đó là sự độc lập, chuyên trách mà mỗi cơ quan này tiến hành. Tuy vậy, cũng do sự độc lập chuyên trách này mà việc điều tra khó tránh khỏi sự không thống nhất, sự nghiên cứu lặp lại, đồng thời tiêu tốn của Nhà nước một lượng đáng kể vốn để xây dựng cơ sở, cũng như gấp đôi nguồn lực. Như vậy, tùy vào tình hình, mục đích và năng lực của mình, mỗi nước đều lựa chọn cho mình một mô hình quản lý riêng phù hợp, nhưng xu hướng tồn tại một cơ quan quản lý với các phòng ban chuyên trách khác nhau được ưa chuộng hơn cả. 2.2.2. Quy định pháp luật của các nước BRICS về các biện pháp phòng vệ thương mại Ngoài tuân thủ các quy định của WTO, các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cũng thông qua trong pháp luật của nước mình các quy định về PVTM, cụ thể tiêu biểu có thể tìm thấy trong các văn bản luật dưới đây.
  • 38. 38 Bảng 2.2: Văn bản pháp luật liên quan đến phòng vệ thương mại tại các nước nhóm BRICS (Nguồn: Tổng hợp) Các quy định của các nước trên, về nội dung, hầu như đều dựa vào các quy định về PVTM của WTO trong GATT, SCM, SG. Khác nhau cơ bản ở quy định của các nước chủ yếu là về thời hạn điều tra, thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời, … cùng với đó là thêm một số các giải thích về các khái niệm, thêm các điều khoản cách thức áp dụng. 2.2.3. Một số đặc điểm chính trong luật của các nước BRICS về phòng vệ thương mại 2.2.3.1. Pháp luật gắn liền với các khu vực mậu dịch tự do Các khu vực mậu dịch tự do được lập ra nhằm tạo ra một cộng đồng kinh tế không sử dụng thuế quan, hạn ngạch giữa các nước thành viên. Điều này tạo ra một thị trường thống nhất, nơi mà các doanh nghiệp có sự hiểu biết và liên kết lẫn nhau. Các nước trong nhóm BRICS cũng ít nhiều tham gia vào một số khu vực mậu dịch tự do và thậm chí, bên cạnh đó, họ còn lập ra những hệ thống pháp luật PVTM gắn liền với các khu vực này. Nước Các văn bản pháp luật Brazil • Nghị định số 1355 về việc áp dụng cá • Đạo luật liên bang số 9019 năm 1995 Nga • Các thỏa thuận về việc áp dụng các bi • Nghị định thư ngày 19/11/2010 về các Ấn Độ • Các đạo luật Thuế quan năm 1995, 19 • Finance Bill năm 1997; Trung Quốc • Luật Thương mại năm 1994; • Quy định về chống bán phá giá và các • Nghị định thư gia nhập WTO năm 20 Nam Phi • Luật quản lý thương mại quốc tế, số 7 • Quy định về các biện pháp đối kháng,
  • 39. 39 Trong 5 nước thuộc BRICS, Nam Phi là thành viên của SACU cùng với Botswana, Lesotho, Namibia và Swaziland. Các nước này đã ký kết một Hiệp định SACU mới vào năm 2002 rằng có hiệu lực vào ngày 15/07/2004. (Joubert, 2006). Hiệp định SACU mới có ý nghĩa quan trọng đối với chế độ PVTM trong Liên minh hải quan này. Nó đã thay đổi cách thức mà các quyết định thuế quan, bao gồm cả thuế chống bán phá giá, trợ cấp hay tự vệ được thực hiện, và nó cũng đòi hỏi các quốc gia thành viên xây dựng pháp luật về phòng vệ thương mại đối với khu vực, và thành lập cơ quan quốc gia để quản lý các biện pháp PVTM trong phạm vi Liên minh. Khi Nam Phi muốn sử dụng một biện pháp chống bán phá giá, cơ quan quản lý nước này có trách nhiệm tiến hành điều tra theo Hiệp định SACU mới và cũng có nghĩa vụ đưa ra khuyến nghị trực tiếp cho Ủy ban thuế SACU. Luật của Nga về các biện pháp phòng vệ thương mại được gắn liền với cộng đồng kinh tế Eurasian (gồm các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan), trong đó gắn liền nhất với Liên minh Thuế quan Nga, Belarus và Kazakhstan.Việc quyết định xem có hay không các biện pháp phòng vệ thương mại tại các nước trong Liên minh đều được ấn định bởi Ủy ban Liên minh Thuế quan. Trước đó, quá trình điều tra được giao cho cơ quan phòng vệ thương mại của các nước thành viên. Nga, dựa trên thỏa thuận năm 2010 được áp dụng cho tất cả các nước thành viên trong Liên minh, tiến hành điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại với các điều kiện áp dụng, thủ tục áp dụng không khác mấy so với WTO. Hay như tại Brazil, tất cả việc điều tra đều được thực hiện bởi Bộ Công Thương Brazil (SECEX) dựa vào Nghị định số 1488 ngày 11/07/1995. Ngoài Hiệp định này, các thủ tục về tự vệ cũng được điều chỉnh bởi các quy định trong phạm vi khối Mercosur gồm các nước Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay. Các nước này đã kí kết 19 Nghị định bổ sung theo Hiệp định tương trợ kinh tế số 18, thông qua ngày 17/12/1997 về vấn đề này. Brazil đã kết hợp các Nghị định bổ sung này vào hệ thống pháp luật của mình, đặt là Nghị định số 2667, thông qua ngày 10/07/1998. 2.2.3.2. Hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện • Về chống bán phá giá
  • 40. 40 Ở Brazil, theo Nghị định số 1488 năm 1995, giá thông thường thường được Brazil sử dụng khi tính toán biên độ phá giá là giá xuất khẩu của hàng hóa được nhập khẩu từ Mỹ vào Canada hoặc từ Mỹ vào Nhật Bản. Riêng đối với hàng hóa từ Trung Quốc, giá thông thường được tính toán dựa trên giá từ nước thứ ba. Với việc xét biên độ thiệt hại đối với một số trường hợp, ngoài các nhân tố gây thiệt hại liệt kê trong ADA, Brazil còn xem xét về mức độ giảm sút thị trường hoặc tụt hậu về kỹ thuật của ngành bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, DECOM cũng tính toán các yếu tố về biên độ thuế, giảm sút thị trường tiêu dùng, việc xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, nhập khẩu từ các nguồn khác... Một phương pháp thứ ba để xác định thiệt hại là dựa trên lượng hàng tồn kho của các mặt hàng bán phá giá và so sánh với mức độ giảm sút thị phần. Luật của Brazil cho phép thực hiện các Cam kết về giá thay vì áp dụng các biện pháp chống bán phá giá như thuế hay hạn ngạch, chiếm hơn 10% biện pháp áp dụng khi có vụ kiện chống bán phá giá được điều tra. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, Brazil có thể không hoặc ngừng áp dụng các biện pháp phòng vệ nếu có ảnh hưởng tới lợi ích cộng đồng. Thuế suất trung bình được Brazil áp dụng rơi vào khoảng 40% (Kommerskollegium, 2005). Tại Ấn Độ, theo Quy chế Thuế quan 1995, nếu WTO quy định mức thuế chống bán phá giá phải thấp hơn biên độ phá giá thì Ấn Độ có sự linh hoạt trong quy định mức thuế khi áp dụng mức thuế chống bán phá giá không được cao hơn biên độ phá giá hoặc biên độ thiệt hại tùy theo biên độ nào thấp hơn, với mục đích chính là khắc phục những thiệt hại do việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá gây ra đối với ngành sản xuất trong nước. Biên độ thiệt hại được tính bằng chênh lệch giữa Giá không bị thiệt hại và Giá trị của hàng hóa liên quan tại thời điểm nhập khẩu. Luật của Ấn Độ cũng đưa ra khái niệm về nền kinh tế phi thị trường và các trường hợp được suy đoán là nền kinh tế phi thị trường nhằm áp dụng các quy định chống bán phá giá đặc biệt. Tại Trung Quốc, MOFCOM đưa ra các khái niệm chi tiết hơn về “ngành sản xuất nội địa”, “khu vực sản xuất nội địa vùng”, “các nhà sản xuất có liên quan”, vốn còn mơ hồ trong ADA; Về biên độ phá giá, MOFCOM có thể lựa chọn hai phương pháp so sánh sau: cách thứ nhất là so sánh giá thông thường bình quân trọng số với giá trung bình trong tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được
  • 41. 41 (gọi là so sánh “A-to-A”); cách thứ hai là so sánh giá thông thường với giá xuất khẩu dựa trên cơ sở các giao dịch (gọi là so sánh “T-to-T”) mà theo đó T-to-T được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt mà cơ quan có thẩm quyền không có chức năng phải chứng minh đây là trường hợp ngoại lệ (điểm khác biệt với ADA); Các Cam kết về giá được chấp nhận tại Trung Quốc nhưng cuộc điều tra chống bán phá giá vẫn có thể được tiến hành nhằm xác định mức độ thiệt hại theo yêu cầu của nhà xuất khẩu hoặc nếu chính cơ quan này thấy cần thiết phải như vậy. Căn cứ vào kết quả của cuộc điều tra, cam kết về giá sẽ tự động chấm dứt nếu kết luận cuối cùng là không có việc bán phá giá hoặc không có thiệt hại, nếu kết luận là ngược lại thì cam kết vẫn có hiệu lực. Mức thuế trung bình của Trung Quốc khoảng 37,5% (Huang &Weishing, 2003). Nam Phi là một trong những nước sử dụng sớm nhất của các biện pháp thương mại trên thế giới. Các tài liệu tham khảo đầu tiên về các biện pháp này có thể được tìm thấy trong phần 8 của Luật Thuế hải quan năm 1914. Biên độ thiệt hại được xác định dựa trên sự chênh lệch về giá các sản phẩm nhập khẩu và giá bán các sản phẩm tương tự trong khối SACU. Nam Phi chưa bao giờ sử dụng các Cam kết về giá. Tuy nhiên các Quy định chống bán phá giá vừa mới được thông qua đã cho phép sử dụng điều này. Tuy vậy Nam Phi vẫn không nhất thiết phải có bất kỳ sự thay đổi nào trong thoả ước không sử dụng nó.