SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Download to read offline
Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n

Lý HOμNG MAI
§IÒU CHØNH CHÝNH S¸CH NGO¹I TH¦¥NG
VIÖT NAM TRONG QU¸ TR×NH THùC HIÖN CAM KÕT VíI
Tæ CHøC TH¦¥NG M¹I THÕ GIíI
Chuyªn ngμnh: kinh tÕ chÝnh trÞ
M· sè: 62 31 01 02
Hμ néi, n¨m 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS TÔ ĐỨC HẠNH
2. PGS. TS CÙ CHÍ LỢI
Phản biện 1: PGS.TS. Tạ Văn Lợi
Phản biện 2: TS. Trương Duy Hòa
Phản biện 3: PGS. TS Hà Văn Hội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án
cấp Trường họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Vào hồi…..h…..ngày ……tháng ……năm…….
Có thể tìm hiểu luận án tại
- Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lý Hoàng Mai (2014), “Điều chỉnh chính sách Ngoại thương của Thái Lan, Trung
Quốc, Ấn Độ khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Châu
Mỹ ngày nay, Tháng 6/2014.
2. Lý Hoàng Mai (2014), “Ngoại thương Việt Nam sau 7 năm gia nhập tổ chức thương
mại thế giới (WTO)”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tháng 4/2014.
3. Lý Hoàng Mai (2013), “Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội
thảo Thanh niên hội nhập kinh tế khu vực trên thế giới và ở Châu Phi – Viện Hàn Lâm
KHXH Việt Nam, Tháng 3/2013.
4. Lý Hoàng Mai (2005) “Renovation of Foreign Trade Mechanism”, VietNam
Economic Review, Tháng 4/2005.
5. Lý Hoàng Mai (2004), “Cơ chế ngoại thương trước và sau thời kỳ đổi mới”, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, Tháng 12/2004.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của nghiên cứu
Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã nỗ lực điều chỉnh từng
bước CSNT một cách toàn diện theo lộ trình cam kết với WTO. Kết quả là
trong lĩnh vực ngoại thương đã đạt được những thành tựu đáng kể như kim
ngạch xuất khẩu tăng lên, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chính sách
thuế quan và phi thuế quan bước đầu tạo được những thuận lợi nhất định
cho các doanh nghiệp XNK hàng hóa…Bên cạnh những thành tựu kể trên
trong quá trình thực hiện cam kết với WTO, việc điều chỉnh CSNT cũng
đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần phải khắc phục như: điều chỉnh
CSNT chưa đảm bảo kết hợp được hài hòa giữa tuân thủ các cam kết WTO
với việc đảm bảo tăng trưởng phát triển bền vững của hoạt động XNK.
Hàng hóa xuất khẩu vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, những mặt hàng
xuất khẩu chính đa số vẫn là các sản phẩm thô sử dụng nhiều lao động và
khai thác tài nguyên. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan chưa bảo
đảm được hỗ trợ phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp XNK, những
lợi ích thu được từ hoạt động xuất khẩu chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp
FDI… Do đó sự đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của
hoạt động ngoại thương còn bị hạn chế, kết quả đạt được vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng của nền kinh tế… Đến nay còn nhiều quốc gia đặc biệt
là những quốc gia có vai trò quyết định trong WTO vẫn chưa thừa nhận
Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Vì vậy sau khi gia nhập WTO,
Việt Nam vẫn phải tiếp tục điều chỉnh chính sách ngoại thương để thực
hiện các cam kết được bảo lưu và được công nhận là nền kinh tế thị trường
đầy đủ với thời hạn là năm 2018.
Để đảm bảo tuân thủ được cam kết bảo lưu với WTO đúng thời
hạn và đảm bảo tăng trưởng, phát triển ngoại thương Việt Nam ổn
định, bền vững thì trong quá trình hoạch định chiến lược và ban hành
các CSNT cần phải dựa trên việc nghiên cứu về quá trình điều chỉnh
CSNT của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hậu gia nhập WTO. Phân
tích những thành công của CSNT và những rào cản chính sách khi áp
dụng vào thực tiễn nhằm đưa ra những gợi ý để nhà quản lý vĩ mô có
những hướng hoạch định CSNT phù hợp trong bối cảnh mới và chiến
2
lược phát triển kinh tế và thương mại của đất nước hướng tới năm
2020 và những năm tiếp theo. Xuất phát từ những yêu cầu trên, NCS lựa
chọn đề tài: Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá
trình thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về điều chỉnh CSNT, phân
tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh CSNT Việt Nam và đề xuất các giải
pháp chủ yếu nhằm tiếp tục điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình
thực hiện cam kết với WTO.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án phải thực hiện
các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
điều chỉnh CSNT khi gia nhập WTO.
- Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh CSNT của Việt Nam
trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Phân tích những thành công
và hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Phân tích cơ hội và thách thức của ngoại thương Việt Nam trong
bối cảnh quốc tế, tình hình trong nước và chiến lược phát triển thương mại
của Việt Nam đến năm 2020. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp
nhằm tiếp tục điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam
kết với WTO.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSNT Việt Nam trong quá trình
thực hiện cam kết với Tổ chức thương mại thế giới bao gồm những vấn đề
lý luận và thực tiễn về CSNT nói chung và CSNT Việt Nam nói riêng.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu sự điều chỉnh CSNT Việt Nam trong việc
thực hiện các cam kết với WTO. Giới hạn trong khuôn khổ nghiên cứu
trong luận án là hoạt động thương mại hàng hóa, không nghiên cứu thương
mại dịch vụ.
3
- Về không gian: Luận án tập trung vào nghiên cứu việc điều chỉnh
CSNT của Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thời gian sau khi Việt
Nam gia nhập WTO cho đến năm 2013.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của CNDV biện chứng và CNDV
lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của KTCT
như phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với lịch sử. Bên
cạnh đó luận án kết hợp sử dụng phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp,
phương pháp phân tích định tính SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức), phương pháp chuyên gia và sử dụng chỉ số RCA (Revealed
Comparative Advantage) để phân tích lợi thế so sánh và khả năng cạnh
tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
4. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
- Luận án đưa ra khái niệm về điều chỉnh chính sách ngoại thương và
chỉ ra 4 nội dung chính của chính sách ngoại thương cần phải điều chỉnh
trong quá trình thực hiện cam kết với WTO gồm: Chính sách mặt hàng,
chính sách thị trường, chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu, chính sách
thuế quan và phi thuế quan.
- Luận án đã xác định và chứng minh có năm nhân tố ảnh hưởng đến
điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện
cam kết với WTO đó là:
+ Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngoại
thương.
+ Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ xây dựng và thực thi chính
sách ngoại thương ngoại thương.
+ Bối cảnh phát triển của thương mại quốc tế.
+ Chiến lược cơ cấu kinh tế của quốc gia.
4
- Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh CSNT của Việt Nam giai
đoạn từ 2007 cho đến năm 2013. Đánh giá những thành công, hạn chế và
chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình điều chỉnh CSNT
Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO.
Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:
Luận án đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh
CSNTVN trong quá trình thực hiện cam kết với WTO:
1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách mặt hàng.
2. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách thị trường.
3. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu.
4. Nhóm giải pháp về chính sách thuế quan và phi thuế quan.
5. Nhóm các giải pháp khác.
5. Những hạn chế của nghiên cứu
Luận án chưa tiếp cận được đến các đối tượng chịu ảnh hưởng tác
động của việc điều chỉnh chính sách và chưa sử dụng được các phương
pháp nghiên cứu chuyên sâu như phương pháp dự báo tác động điều chỉnh
chính sách - RIA (Regulation impact assessment).
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách
ngoại thương trong quá trình hội nhập WTO.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh
chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO.
Chương 3: Thực trạng điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt
Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO .
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh chính
sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP WTO
1.1. Các công trình nghiên cứu về ngoại thương và chính sách
ngoại thương
1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động ngoại thương
- Các công trình ngoài nước
- Các công trình trong nước
1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách ngoại thương trong hội nhập
WTO
- Các công trình ngoài nước
- Các công trình trong nước
1.2. Những kết quả nghiên cứu đạt được và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
Tổng quan tài liệu các công trình quốc tế có thể thấy rằng các học giả
nước ngoài có ít công trình nghiên cứu về CSNT Việt Nam. Đa số các
công trình chú trọng nghiên cứu theo hai hướng:
Một là, đưa ra những lý thuyết về thương mại nói chung, hoặc tìm
hiểu những cam kết và hoạt động của WTO.
Hai là, tập trung nghiên cứu về chính sách thương mại và hoạt động
thương mại của những nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản. Những nước
đang phát triển như Trung Quốc và Thái Lan được các học giả tập trung
nghiên cứu về chính sách thương mại nông nghiệp và ảnh hưởng của việc
cải cách chính sách thương mại tới môi trường. Do vậy nghiên cứu về
CSNT Việt Nam vẫn là chủ đề nghiên cứu còn nhiều khoảng trống đối với
các học giả nước ngoài.
Qua việc tổng quan các công trình trong nước có thể rút ra kết luận
các học giả Việt Nam dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu CSNT
6
Việt Nam hơn các học giả nước ngoài. Những công trình nghiên cứu về
chính sách ngoại thương giai đoạn trước khi gia nhập WTO đã được các
tác giả nghiên cứu ở rất nhiều góc độ khác nhau. Từ việc tóm lược quá
trình đổi mới, hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam trong những
năm đổi mới cho đến việc nghiên cứu thực trạng hoạt động thương mại từ
1986 – 2000. Bên cạnh đó lại có tác giả tập trung nghiên cứu chính sách
thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc hoặc có tác giả lại
nghiên cứu mức độ tác động của FDI lên hoạt động xuất nhập khẩu.
Những công trình nghiên cứu về chính sách ngoại thương sau khi
Việt Nam gia nhập WTO nổi bật lên các vấn đề sau:
+ Đánh giá về những đổi mới của chính sách thương mại nông
nghiệp Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO.
+ Phân tích quá trình điều chỉnh chính sách thương mại trong mối
quan hệ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của Việt
Nam.
+ Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của
WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế.
+ Chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập
ASEAN.
+ Đánh giá tác động của chính sách xuất nhập khẩu đến môi trường.
+ Đánh giá tác động của chính sách thương mại đến tăng trưởng kinh tế.
Có thể nói tất cả những công trình nghiên cứu này đã đưa đến cho
người đọc một bức tranh khá toàn diện về CSNT và hoạt động ngoại
thương đặt trong mối quan hệ với công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn và
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tất cả những nghiên cứu này mới chỉ dừng
lại ở việc đi sâu vào một khía cạnh của nền kinh tế hoặc nghiên cứu tổng
thể về các hoạt động xuất nhập khẩu và các chiến lược kinh tế đối ngoại
trong giai đoạn từ 2005- 2011. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chuyên sâu
về điều chỉnh CSNT Việt Nam cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu đặt
trong chuỗi thời gian từ khi Việt Nam gia nhập WTO cho tới năm 2013.
7
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Kết quả của các công trình nghiên cứu đã tổng quan ở trên đây còn
có những “khoảng trống” đặt ra cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm
sáng tỏ hơn đó là:
Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là coi trọng xuất
khẩu, coi xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên xuất
khẩu mặt hàng nào để mang lại lợi thế so sánh cho nền kinh tế và đạt được
mục tiêu phát triển bền vững, đang đặt ra yêu cầu cấp bách của việc điều
chỉnh chính sách kinh tế nói chung và CSNT nói riêng. Do vậy, cần phải
có những nghiên cứu chuyên sâu về CSNT nhằm xây dựng khung khổ lý
thuyết, chỉ rõ thực trạng điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam
kết với WTO từ năm 2007 đến nay; trong đó, cần phân tích, đánh giá
những mặt thành công và hạn chế của việc điều chỉnh chính sách, tìm hiểu
nguyên nhân của những hạn chế đó; đồng thời, chỉ rõ cơ hội và thách thức
của ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh mới và chiến lược phát triển
kinh tế và thương mại của đất nước hướng tới năm 2020 và những năm
tiếp theo.
Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp đề điều chỉnh CSNT nhằm
hạn chế thách thức và tận dụng thời cơ khi Việt Nam đã tham gia vào sân chơi
thương mại rộng lớn toàn cầu (WTO). Như vậy chủ đề nghiên cứu của luận án
“Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện
cam kết với Tổ chức thương mại thế giới” dưới góc độ kinh tế chính trị
không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và đây là vấn đề cấp
thiết. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học và
thực tiễn để xây dựng chiến lược phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn
sau khi gia nhập WTO.
1.2.3. Khung phân tích về chính sách ngoại thương
Câu hỏi nghiên cứu:
1. Hiểu thế nào là điều chỉnh CSNT? Tại sao sau khi gia nhập WTO Việt
Nam phải điều chỉnh CSNT? Quá trình điều chỉnh CSNT phụ thuộc vào những
nhân tố nào, nội dung cơ bản của điều chỉnh CSNT là gì?
2. CSNT của Việt Nam trước khi gia nhập WTO có những thay đổi gì?
Sau khi gia nhập WTO, CSNT của Việt Nam đã được điều chỉnh như thế nào
để tuân thủ các cam kết với WTO?
8
3. Việc điều chỉnh CSNTVN đã đạt được những thành tựu gì? Còn những
tồn tại, hạn chế nào? Nguyên nhân của những hạn chế là gì?
4. Việt Nam cần phải tiếp tục điều chỉnh CSNT như thế nào để tận dụng
cơ hội, vượt qua các thách thức trong quá trình thực hiện cam kết với WTO
đến năm 2020?
Câu hỏi nghiên cứu và tổng quan tài liệu là cơ sở để xây dựng khung lý
thuyết. Luận án sử dụng khung lý thuyết sau đây để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Khung phân tích
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương một đi vào nghiên cứu tổng quan các công trình quốc tế và trong
nước liên quan đến chủ đề của luận án và đi tìm đáp án cho câu hỏi: Liệu có
còn những khoảng trống nghiên cứu để luận án có thể tiếp tục nghiên cứu và đề
xuất những giải pháp tiếp tục điều chỉnh CSNT theo hướng mang lại những lợi
ích thật sự cho nền kinh tế. Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong
nước và quốc tế có thể rút ra kết luận luận án có thể kế thừa các công trình đi
trước và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về chính sách ngoại thương Việt
Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO.
Giai đoạn trước khi gia
nhập WTO:
+ Động lực điều chỉnh
+ Trọng tâm điều chỉnh
Kết quả của sự điều chỉnh
đến hoạt động XNK.
Giai đoạn sau khi gia
nhập WTO:
+ Các cam kết gia nhập
+ Thực hiện các cam kết
Kết quả của sự điều chỉnh:
+ Thành công trong thực
hiện cam kết
+ Hạn chế, nguyên nhân hạn
chế trong thực hiện cam kết
Quan điểm và giải pháp tiếp tục điều chỉnh CSNT
trong quá trình thực hiện cam kết với WTO
Điều chỉnh CSNT Việt Nam
9
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI WTO
2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại quốc tế
2.1.1. Khái niệm, nội dung và những nét mới về đặc điểm của
thương mại quốc tế
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế và WTO
2.1.3. Các xu hướng vận động của chính sách thương mại quốc tế
Thứ nhất, xu hướng tự do hóa thương mại
Thứ hai, xu hướng bảo hộ thương mại
Thứ ba, xu hướng kết hợp tự do hóa và bảo hộ trong thương mại
quốc tế
2.1.4. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế liên quan đến điều
chỉnh chính sách ngoại thương
+ Thuyết về coi trọng vai trò của ngoại thương - chủ nghĩa trọng
thương
+ Các lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế
+ Một số lý thuyết thương mại của chủ nghĩa thực tế cuối thế kỷ XX
2.2. Quan niệm, nội dung, nguyên tắc và công cụ điều chỉnh
chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO
2.2.1. Quan niệm về ngoại thương, chính sách ngoại thương và điều
chỉnh chính sách ngoại thương
Ngoại thương là hoạt động mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên
giới của một quốc gia với các quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.
CSNT là hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp kinh tế mà
Nhà nước tác động vào hoạt động ngoại thương nhằm thực hiện mục tiêu đề
ra trong từng thời kỳ nhất định của quốc gia.
Điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO là quá
trình rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp
10
luật mới của quốc gia về CSNT từng bước phù hợp với các quy định chung
của WTO theo lộ trình cam kết với WTO nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
tế - xã hội của quốc gia trong những thời kỳ nhất định.
2.2.2. Nội dung về điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam
kết với WTO
Nội dung điều chỉnh chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam
kết với WTO bao gồm:
Thứ nhất, Chính sách mặt hàng
Thứ hai, Chính sách thị trường
Thứ ba, Chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu
Thứ tư, Chính sách thuế quan và phi thuế quan
2.2.3. Nguyên tắc điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực
hiện cam kết với WTO
Một là, phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của
các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại thương trong hệ thống pháp luật
của Việt Nam.
Hai là, phải tuân thủ thẩm quyền, hình thức trình tự, thủ tục xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Nhà nước.
Ba là, phải đảm bảo tính công khai và tính khả thi của những văn bản
pháp luật được sửa đổi và ban hành.
Bốn là, phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại và phù hợp với
các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Năm là, phải đảm bảo nguyên tắc tương hỗ tức là khi Việt Nam có
quan hệ ngoại thương với một nước nào đó thì sẽ dành cho nước kia những
ưu đãi và nhân nhượng tương xứng với những gì mà nước đó đối xử với
Việt Nam trong quan hệ buôn bán.
Sáu là, phải đảm bảo nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc bình
đẳng, đôi bên cùng có lợi trong quan hệ ngoại thương giữa một quốc gia
này với các đối tác thương mại quốc tế.
11
2.2.4. Các công cụ điều chỉnh chính sách ngoại thương
Một là, thuế quan (Tariff)
Hai là, hạn ngạch (Quota)
Ba là, hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraint-
VER)
Bốn là, những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical barriers)
Năm là, trợ cấp xuất khẩu (Export subsidise)
Sáu là, tín dụng xuất khẩu (Export Credits)
Bẩy là, bán phá giá (Dumping)
2.3. Nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết điều chỉnh chính sách
ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO
2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh chính sách ngoại
thương Việt Nam
Thứ nhất, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển
ngoại thương.
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ ba, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ xây dựng và thực thi
chính sách ngoại thương.
Thứ tư, bối cảnh phát triển của thương mại quốc tế.
Thứ năm, chiến lược cơ cấu kinh tế của quốc gia.
2.3.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh CSNTVN trong quá trình thực
hiện cam kết với WTO
Thứ nhất, do yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu tuân thủ
các cam kết với WTO
Thứ hai, do yêu cầu phát triển ngoại thương để thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước
Thứ ba, do yêu cầu điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
trong bối cảnh quốc tế mới
2.4. Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách ngoại thương của một
số quốc gia và bài học cho Việt Nam
12
2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.3.1.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ
2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Một là, thực hiện việc “xanh hóa nền nông nghiệp” theo kinh
nghiệm của Thái Lan.
Hai là, cải thiện chất lượng hàng hóa xuất khẩu và bảo hộ các sản
phẩm nông sản nội địa một cách “khéo léo”.
Ba là, tăng cường nhập khẩu thiết bị công nghệ cao.
Bốn là, có chính sách khuyến khích tăng cường các hoạt động nghiên
cứu và phát triển (R&D) cho những ngành sản xuất trọng điểm.
Năm là, xây dựng các biện pháp ứng phó đối với các điều khoản bất lợi
của WTO.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực
tiễn liên quan đến việc điều chỉnh CSNT gồm ba nội dung chính như sau:
+ Một số lý thuyết về thương mại quốc tế bắt đầu từ chủ nghĩa trọng
thương (thế kỷ XV) cho đến giữa thế kỷ XX.
+ Những vấn đề lý luận về ngoại thương và CSNT.
+ Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh CSNT lựa chọn nghiên cứu
mô hình Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ.
13
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI WTO
3.1. Khái quát chính sách ngoại thương Việt Nam giai đoạn từ
khi đổi mới đến trước khi gia nhập WTO
3.2. Thực hiện điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam
trong quá trình thực hiện cam kết với WTO
3.2.1. Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
khi gia nhập WTO
Thứ nhất, về dệt may
Thứ hai, về trợ cấp phi nông nghiệp
Thứ hai, về trợ cấp phi nông nghiệp
Thứ tư, về quyền kinh doanh
Thứ năm, về thuế tiêu thụ đặc biệt
Thứ sáu, về doanh nghiệp Nhà nước
Thứ bẩy, về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu
Thứ tám, về yêu cầu minh bạch hóa
Thứ chín, về các nội dung khác liên quan đến cam kết đa phương
về thuế xuất khẩu
Thứ mười, về cam kết mở cửa thị trường hàng hóa
3.2.2. Tình hình điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam
trong quá trình thực hiện cam kết với WTO
3.2.2.1. Tổng quan về điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt
Nam sau khi gia nhập WTO
3.2.2.2. Về chính sách mặt hàng
Chính sách mặt hàng thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các
mặt hàng XNK được thực hiện theo các nguyên tắc:
Thứ nhất, tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà
nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.
14
Thứ hai, tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại
quốc tế.
Thứ ba, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và
bảo đảm sự quản lý của Nhà nước.
3.2.2.3. Về chính sách thị trường
Về chính sách thị trường quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
đối với hoạt động ngoại thương là phải hình thành được các thị trường
chính, chủ lực đồng thời cũng phải mở rộng sang các thị trường khác theo
hướng đa phương hóa trong quan hệ thương mại và giảm dần việc xuất
khẩu sang thị trường trung gian.
3.2.2.4. Về chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu
Theo cam kết với WTO, Việt Nam phải bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu
đối với hàng nông sản ngay sau khi gia nhập với các khoản hỗ trợ trong
nước được duy trì ở mức 10% giá trị sản lượng như các nước đang phát
triển khác trong WTO. Trong quá trình điều chỉnh chính sách Việt Nam đã
tuân thủ đúng các cam kết với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và công
nghiệp.
3.2.2.5. Về chính sách thuế quan và phi thuế quan
Theo các hiệp định với WTO, các cam kết được đưa vào và thực thi
nhiều nhất chủ yếu liên quan đến việc cắt giảm hàng rào thuế quan. Những
cam kết về cắt giảm thuế quan của Việt Nam với WTO được thực hiện
theo lộ trình 12 năm (từ 11/1/2007 đến 11/1/2019), theo các cam kết thuế
suất tính theo giá trị trung bình tại thời điểm gia nhập WTO là 17,5% và
phải giảm xuống còn 11,4% vào năm 2019.
3.3. Đánh giá về điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam
trong quá trình thực hiện cam kết với WTO
3.3.1. Những thành tựu đạt được
3.1.1.1. Thành tựu về điều chỉnh chính sách
Thứ nhất, chính sách mặt hàng đã đáp ứng được phần nào yêu cầu đa
dạng hóa mặt hàng và nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu.
15
Thứ hai, chính sách thị trường đã có sự cởi mở và linh hoạt hơn đã
đạt được mục tiêu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
24.4 23.7
18.5
13.06 13.1
6.7
0
5
10
15
20
25
30
EU Mỹ ASEAN Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc
Đơnvị:TỷUSD
Hình 3.3: Những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm
2013
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Thứ ba, chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu đã được điều chỉnh
theo hướng tuân thủ nghiêm túc các cam kết với WTO.
Thứ tư, chính sách thuế quan đã được điều chỉnh phù hợp với các cam
kết WTO.
3.1.1.2. Kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu sau khi điều chỉnh
chính sách ngoại thương khi gia nhập WTO
Kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập
WTO. Năm 2012 tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 114,631 tỷ
USD tăng 18,3% so với năm 2011, nếu so với tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu
là 114,347 tỷ USD thì lần đầu tiên sau hơn 20 năm kể từ thời điểm năm 1992
Việt Nam thặng dư trong lĩnh vực xuất khẩu. Bước sang năm 2013 kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục thặng dư, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,2 tỷ
USD, tăng 15,4% so với năm 2012 và năm 2014 tiếp tục tăng lên 150 tỷ
USD.
16
62.0
57.0
72.0
96
80.0
69.0
84.0
106
114.6
132.2
150.0
114.3
131.3
148.0
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
140.0
160.0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Năm
ĐVT:TỷUSD
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Hình 3.4: Xuất nhập khẩu thời kỳ 2007- 2014
Nguồn: Tổng cục thống kê.
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế
3.3.2.1. Chính sách mặt hàng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao
chất lượng của hàng hóa xuất khẩu. Biểu hiện:
Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đa số vẫn là
những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Luận án đã sử dụng chỉ số Lợi thế so sánh RCA (Revealed
Comparative Advantage) để tính toán riêng cho từng nhóm hàng SITC 1
chữ số từ cấp 0 đến cấp 9 ở các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 và
2012. Kết quả tính toán được thể hiện ở Bảng 3.4.
17
Bảng 3.4: Chỉ số RCA đối với các nhóm hàng xuất khẩu theo
phân loại SITC 1 chữ số của Việt Nam từ 2007 – 2012
Nhóm mặt hàng Mã 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Lương thực và động vật
sống
SITC 0 2,74 2,80 2,91 2,69 2,59 2,37
Đồ uống và thuốc lá SITC 1 0,29 0,27 0,37 0,37 0,33 0,36
Nguyên liệu thô, không
ăn được, ngoại trừ
nguyên liệu
SITC 2 1,20 1,05 0,89 1,22 1,29 0,99
Nhiên liệu khoáng, dầu
nhờn và các sản phẩm
liên quan
SITC 3 3,10 3,02 2,23 1,65 1,70 1,48
Dầu, mỡ làm từ động,
thực vật
SITC 4 0,20 0,33 0,29 0,29 0,45 0,56
Hóa chất và các sản
phẩm liên quan
SITC 5 0,22 0,24 0,23 0,27 0,31 0,34
Các mặt hàng công
nghiệp chế biến phân loại
chủ yếu theo nguyên liệu
sản xuất
SITC 6 0,53 0,65 0,59 0,75 0,72 0,69
Máy móc và phương tiện
giao thông
SITC 7 0,28 0,29 0,32 0,39 0,48 0,66
Các mặt hàng chế biến
khác
SITC 8 2,67 2,49 2,83 2,80 2,53 2,30
Các mặt hàng và giao
dịch khác chưa phân loại
trong các nhóm SITC
khác
SITC 9 0,24 0,42 0,69 0,21 0,21 0,13
Nguồn: Tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu UN COMTRADE.
18
Bảng 3.4 cho thấy, nhóm mặt hàng mà Việt Nam không có lợi thế so
sánh tuyệt đối thời kỳ 2007 – 2012 (khi chỉ số RCA < 1) đó là SITC-1 (Đồ
uống và thuốc lá), SITC-4 (Dầu, mỡ làm từ động, thực vật), SITC-5 (Hóa
chất và các sản phẩm liên quan), SITC-6 (Các mặt hàng công nghiệp chế
biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu sản xuất), SITC-7 (Máy móc và
phương tiện giao thông), và SITC-9 (Các mặt hàng và giao dịch khác chưa
phân loại trong các nhóm SITC khác). Mặc dù nhỏ hơn 1 nhưng chỉ số
RCA của các nhóm hàng này có xu hướng tăng lên đôi chút từ 2007 -
2012. Việt Nam chỉ duy trì được lợi thế so sánh tuyệt đối trong xuất khẩu
các mặt hàng thuộc nhóm SITC-0 (lương thực và động vật sống), SITC-3
(nhiên liệu khoáng, dầu nhờn và các sản phẩm liên quan), và SITC-8 (các
mặt hàng chế biến khác).
Thứ hai, một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là
tài nguyên khoáng sản. Theo bảng 3.5 những mặt hàng này nằm trong
nhóm SITC-3 và là những mặt hàng mang lại lợi thế cạnh tranh tuyệt đối
cho Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu đồng nghĩa với gia tăng khai thác tài
nguyên. Sản lượng xuất khẩu than đá và dầu thô của Việt Nam gia tăng
liên tục từ năm 1995 và lên tới đỉnh điểm vào năm 2007 khi sản lượng
xuất khẩu than đá lên tới trên 32 triệu tấn và dầu thô là hơn 17,9 triệu tấn
(Hình 3.6). Nếu so với năm 1995 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu 2,82 triệu
tấn than đá và 7,65 triệu tấn dầu thô thì đến năm 2007 sản lượng xuất
khẩu than đá tăng hơn 11 lần và dầu thô tăng hơn 2,3 lần.
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Nghìntấn
Dầu thô
Than đá
Hình 3.6: Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá của Việt Nam
thời kỳ 2005 - 2013
Nguồn: Tổng cục thống kê.
19
3.3.2.2. Chính sách thị trường điều chỉnh chưa hợp lý, chưa giảm
được sự phụ thuộc của hoạt động nhập khẩu với thị trường bên ngoài
Những hạn chế trong chính sách thị trường kể trên đã khiến cho thâm
hụt thương mại kéo dài từ năm 2007 – 2011 và thị trường nhập khẩu của
Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.
3.3.2.3. Chính sách hỗ trợ phát triển xuất chưa mang lại nhiều lợi
ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Chính sách hỗ trợ phát triển xuất chưa mang lại nhiều lợi ích cho các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thể hiện ở 4 điểm hạn chế:
Thứ nhất, trong thời gian vừa qua các chương trình thay thế nhập
khẩu của Chính Phủ không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Thứ hai, những lỗ hổng trong chính sách hỗ trợ phát triển xuất
khẩu đã khiến cho người được hưởng lợi trong hoạt động xuất khẩu là
các doanh nghiệp FDI chứ không phải là các doanh nghiệp trong nước.
Thứ ba, trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được
nhiều các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ
phát triển nông nghiệp để “xanh hóa nền nông nghiệp” như WTO cho
phép.
Thứ tư, các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển đặc biệt là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ dừng lại ở việc “hỗ trợ trên giấy”.
3.3.2.4. Chính sách phi thuế quan chưa cung cấp được đủ các biện
pháp tự vệ sau hội nhập WTO
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.3.3.1. Nguyên nhân về điều chỉnh chính sách
- Thiếu cơ chế và chính sách hợp lý để nâng cao chất lượng hàng
xuất khẩu.
- Chưa có sự gắn kết phù hợp giữa chính sách nhập khẩu và chính
sách xuất khẩu.
- Thiếu các biện pháp tự vệ trong hoạt động ngoại thương.
20
- Quy phạm pháp luật ngoại thương thời kỳ 2007 - 2013 vừa chồng
chéo, vừa mâu thuẫn gây khó khăn cho cơ quan thực thi và các chủ thể
tham gia vào hoạt động XNK.
3.3.3.2. Nguyên nhân về những mặt hạn chế của nền kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế không hợp lý do mô hình kinh tế tăng trưởng
theo chiều rộng.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
- Cách thức sản xuất cho xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
còn tùy tiện và manh mún, năng lực cạnh tranh quốc gia thấp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 đánh giá về thực trạng điều chỉnh chính sách ngoại
thương Việt Nam để tìm ra những thành công và hạn chế, nguyên nhân
của những hạn chế trong quá trình điều chỉnh chính sách. Qua việc phân
tích thực trạng điều chỉnh chính sách ngoại thương luận án đã rút ra bốn
thành tựu và bốn hạn chế lớn cùng với bảy nguyên nhân của những hạn
chế.
21
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI WTO
4.1. Quan điểm điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam
trong thời gian tới
4.1.1. Những căn cứ để đề xuất quan điểm điều chỉnh sách ngoại
thương Việt Nam
4.1.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế
4.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước
4.1.1.3. Chiến lược phát triển thương mại Việt Nam đến 2020 và tầm
nhìn đến 2030 – cơ hội và thách thức
4.1.2. Quan điểm cơ bản điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt
Nam đến năm 2020
4.1.2.1. Điều chỉnh CSNT phải gắn với đảm bảo thực hiện đúng tiến
độ và thực hiện hiệu quả các cam kết với WTO
4.1.2.2. Điều chỉnh CSNT phải nhằm ổn định và phát triển bền vững
hoạt động XNK của đất nước
4.1.2.3. Điều chỉnh CSNT phải gắn với đảm bảo phát huy tối đa lợi
thế so sánh của nền kinh tế
4.1.2.4. Điều chỉnh CSNT phải tranh thủ tận dụng được các nguồn
lực bên ngoài thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước
4.1.2.5. Điều chỉnh CSNT phải nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
4.1.2.6. Điều chỉnh CSNT phải giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục điều chỉnh chính sách
ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO
22
4. 2.1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách mặt hàng
Nhóm giải pháp về mặt hàng đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ
cấu hàng hóa xuất khẩu và nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Đối
với hàng hóa nhập khẩu chú trọng thực thi các giải pháp kiểm soát nhập
khẩu để tránh nguy cơ nhập siêu quay trở lại, nâng cao chất lượng hàng
hóa nhập khẩu.
4.2.2. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách thị trường
Nhóm giải pháp về thị trường nêu các giải pháp để Nhà nước giúp đỡ
các doanh nghiệp “vượt khó” ở các thị trường kiện chống bán phá giá cũng
như các giáp pháp mở rộng thị trường gồm:
- Xây dựng chính sách thông tin thị trường và chính sách điều tiết thị
trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường
xuất khẩu.
- Nhà nước cần giúp đỡ các doanh nghiệp “vượt khó” ở các thị
trường kiện chống bán phá giá.
- Hình thành các thị trường nhập khẩu cung ứng công nghệ nguồn.
4.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu
Nhóm giải pháp về hỗ trợ phát triển xuất khẩu tập trung vào các giải
pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và
đổi mới khâu thực thi các văn bản pháp luật.
4.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách thuế quan và phi thuế quan
Nhóm giải pháp về chính sách thuế quan và phi thuế quan, đề xuất
hai giải pháp gồm:
- Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc sử dụng hàng rào kỹ thuật để
kiểm soát nhập khẩu tránh nguy cơ nhập siêu quay trở lại
- Sử dụng hàng rào phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước
4.2.5. Nhóm các giải pháp khác
Nhóm các giải pháp khác đã đề xuất các giải pháp về cải thiện chất
lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng
23
lực cạnh tranh và cải cách cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động
ngoại thương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Chương 4 tập trung vào nghiên cứu bối cảnh kinh tế quốc tế và trong
nước, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và thương mại Việt Nam thời
kỳ 2011- 2020. Phân tích cơ hội và thách thức của hoạt động động ngoại
thương giai đoạn 2012 – 2020, đề xuất 6 quan điểm cơ bản điều chỉnh
CSNTVN đến năm 2020. Để thực hiện 6 quan điểm đó luận án đã đưa ra 5
nhóm giải pháp điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với
WTO.
24
KẾT LUẬN
Hơn 7 năm gia nhập “sân chơi” thương mại rộng lớn toàn cầu
(WTO) Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc điều chỉnh chính sách
ngoại thương để thực thi một cách nghiêm túc các cam kết với WTO. Việc
cắt giảm hàng rào thuế quan và bãi bỏ các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu đã
được thực hiện theo đúng lộ trình cam kết thậm chí một số nhóm hàng đã
cắt giảm thuế nhanh hơn so với quy định. Chính phủ đã từng bước bãi bỏ
các chính sách hỗ trợ không còn phù hợp và triển khai các biện pháp hỗ trợ
theo quy định của WTO. Môi trường pháp lý minh bạch và phù hợp với
thông lệ quốc tế hơn đã mở ra nhiều cơ hội “tạo đà” cho hoạt động ngoại
thương phát triển. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên, thị trường xuất khẩu mở
rộng, Việt Nam đã lọt vào danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình
thấp. Tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động ngoại
thương vẫn còn nhiều hạn chế. Sau 7 năm gia nhập WTO việc điều chỉnh
chính sách của Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở việc thụ động tuân thủ các cam
kết gia nhập chứ chưa có những đột phá để cải thiện cơ cấu kinh tế trong
nước. Việc nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu chưa được coi là ưu tiên
hàng đầu, hoạt động ngoại thương vẫn “tận khai” việc khai thác tài nguyên để
gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam vẫn chưa tận dụng được cơ hội
dùng ngân sách nhà nước để trợ cấp cho các hoạt động nông nghiệp mang
tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển vì một nền nông
nghiệp xanh và bền vững như WTO cho phép. Bên cạnh đó chính sách nhập
khẩu và xuất khẩu chưa có sự gắn kết phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến
những chương trình thay thế nhập khẩu của chính phủ không đạt kết quả.
Các biện pháp tự vệ trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam chưa bảo
vệ được nhiều ngành sản xuất trong nước do thiếu các văn bản và tính
pháp lý chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới Việt Nam vẫn cần phải tiếp
tục điều chỉnh chính sách ngoại thương để giảm thiểu thách thức và đón
bắt cơ hội thành công.

More Related Content

What's hot

Tình hình ngoại thương Việt Nam năm 2012
Tình hình ngoại thương Việt Nam năm 2012Tình hình ngoại thương Việt Nam năm 2012
Tình hình ngoại thương Việt Nam năm 2012duc34
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copychickencute
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tếHọc Huỳnh Bá
 
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp ánBài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpNgọc Nguyễn
 
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nayPhân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nayTấn Tài Huỳnh
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môcecelia2013
 
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wtoTác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wtoemilydang
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếSương Tuyết
 
Bai 8 tong cau va chinh sach tai khoa
Bai 8   tong cau va chinh sach tai khoaBai 8   tong cau va chinh sach tai khoa
Bai 8 tong cau va chinh sach tai khoatuyenngon95
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banLan Anh Nguyễn
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...Jenny Hương
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếpikachukt04
 

What's hot (20)

Tình hình ngoại thương Việt Nam năm 2012
Tình hình ngoại thương Việt Nam năm 2012Tình hình ngoại thương Việt Nam năm 2012
Tình hình ngoại thương Việt Nam năm 2012
 
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copyCâu hỏi n tập tiền tệ ltđh   copy
Câu hỏi n tập tiền tệ ltđh copy
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
 
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp ánBài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
Bài tập định khoản kế toán có lời giải - đáp án
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
 
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nayPhân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
 
Công thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệpCông thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệp
 
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wtoTác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tếĐề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
Đề Cương ôn tập kinh tế quốc tế
 
Bai 8 tong cau va chinh sach tai khoa
Bai 8   tong cau va chinh sach tai khoaBai 8   tong cau va chinh sach tai khoa
Bai 8 tong cau va chinh sach tai khoa
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế
 
Ty gia
Ty giaTy gia
Ty gia
 

Similar to Chính sách ngoại thương Việt Nam trong thực hiện cam kết với WTO

Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]Nguyen Thai Binh
 
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...sividocz
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiHoàng Phúc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCNguyễn Công Huy
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam nataliej4
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam nataliej4
 

Similar to Chính sách ngoại thương Việt Nam trong thực hiện cam kết với WTO (20)

Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAYChính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
 
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAYLuận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
 
Chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản
Chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sảnChính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản
Chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản
 
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nayLuận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
 
G7.tieu luan.viet tien
G7.tieu luan.viet tienG7.tieu luan.viet tien
G7.tieu luan.viet tien
 
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩuQuy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
Quy chế đặc biệt của WTO về chống trợ cấp hàng hóa xuất khẩu
 
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
Chuyên đề trình bày ở lớp qhqt.2017doc[1656]
 
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Luận án: Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam
Luận án: Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt NamLuận án: Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam
Luận án: Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
 
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh SavannakhetLuận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
 
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tếTác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (24).DOC
 
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docxThực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đánh giá chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam
 
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altnaTaichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Chính sách ngoại thương Việt Nam trong thực hiện cam kết với WTO

  • 1. Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Lý HOμNG MAI §IÒU CHØNH CHÝNH S¸CH NGO¹I TH¦¥NG VIÖT NAM TRONG QU¸ TR×NH THùC HIÖN CAM KÕT VíI Tæ CHøC TH¦¥NG M¹I THÕ GIíI Chuyªn ngμnh: kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 62 31 01 02 Hμ néi, n¨m 2015
  • 2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS TÔ ĐỨC HẠNH 2. PGS. TS CÙ CHÍ LỢI Phản biện 1: PGS.TS. Tạ Văn Lợi Phản biện 2: TS. Trương Duy Hòa Phản biện 3: PGS. TS Hà Văn Hội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Vào hồi…..h…..ngày ……tháng ……năm……. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
  • 3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lý Hoàng Mai (2014), “Điều chỉnh chính sách Ngoại thương của Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Tháng 6/2014. 2. Lý Hoàng Mai (2014), “Ngoại thương Việt Nam sau 7 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tháng 4/2014. 3. Lý Hoàng Mai (2013), “Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Thanh niên hội nhập kinh tế khu vực trên thế giới và ở Châu Phi – Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Tháng 3/2013. 4. Lý Hoàng Mai (2005) “Renovation of Foreign Trade Mechanism”, VietNam Economic Review, Tháng 4/2005. 5. Lý Hoàng Mai (2004), “Cơ chế ngoại thương trước và sau thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tháng 12/2004.
  • 4. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của nghiên cứu Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã nỗ lực điều chỉnh từng bước CSNT một cách toàn diện theo lộ trình cam kết với WTO. Kết quả là trong lĩnh vực ngoại thương đã đạt được những thành tựu đáng kể như kim ngạch xuất khẩu tăng lên, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chính sách thuế quan và phi thuế quan bước đầu tạo được những thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp XNK hàng hóa…Bên cạnh những thành tựu kể trên trong quá trình thực hiện cam kết với WTO, việc điều chỉnh CSNT cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần phải khắc phục như: điều chỉnh CSNT chưa đảm bảo kết hợp được hài hòa giữa tuân thủ các cam kết WTO với việc đảm bảo tăng trưởng phát triển bền vững của hoạt động XNK. Hàng hóa xuất khẩu vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, những mặt hàng xuất khẩu chính đa số vẫn là các sản phẩm thô sử dụng nhiều lao động và khai thác tài nguyên. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan chưa bảo đảm được hỗ trợ phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp XNK, những lợi ích thu được từ hoạt động xuất khẩu chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp FDI… Do đó sự đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của hoạt động ngoại thương còn bị hạn chế, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế… Đến nay còn nhiều quốc gia đặc biệt là những quốc gia có vai trò quyết định trong WTO vẫn chưa thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Vì vậy sau khi gia nhập WTO, Việt Nam vẫn phải tiếp tục điều chỉnh chính sách ngoại thương để thực hiện các cam kết được bảo lưu và được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ với thời hạn là năm 2018. Để đảm bảo tuân thủ được cam kết bảo lưu với WTO đúng thời hạn và đảm bảo tăng trưởng, phát triển ngoại thương Việt Nam ổn định, bền vững thì trong quá trình hoạch định chiến lược và ban hành các CSNT cần phải dựa trên việc nghiên cứu về quá trình điều chỉnh CSNT của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hậu gia nhập WTO. Phân tích những thành công của CSNT và những rào cản chính sách khi áp dụng vào thực tiễn nhằm đưa ra những gợi ý để nhà quản lý vĩ mô có những hướng hoạch định CSNT phù hợp trong bối cảnh mới và chiến
  • 5. 2 lược phát triển kinh tế và thương mại của đất nước hướng tới năm 2020 và những năm tiếp theo. Xuất phát từ những yêu cầu trên, NCS lựa chọn đề tài: Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về điều chỉnh CSNT, phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh CSNT Việt Nam và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về điều chỉnh CSNT khi gia nhập WTO. - Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh CSNT của Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Phân tích những thành công và hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó. - Phân tích cơ hội và thách thức của ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, tình hình trong nước và chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam đến năm 2020. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức thương mại thế giới bao gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về CSNT nói chung và CSNT Việt Nam nói riêng. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu sự điều chỉnh CSNT Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với WTO. Giới hạn trong khuôn khổ nghiên cứu trong luận án là hoạt động thương mại hàng hóa, không nghiên cứu thương mại dịch vụ.
  • 6. 3 - Về không gian: Luận án tập trung vào nghiên cứu việc điều chỉnh CSNT của Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thời gian sau khi Việt Nam gia nhập WTO cho đến năm 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận của CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của KTCT như phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với lịch sử. Bên cạnh đó luận án kết hợp sử dụng phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, phương pháp phân tích định tính SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức), phương pháp chuyên gia và sử dụng chỉ số RCA (Revealed Comparative Advantage) để phân tích lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. 4. Những đóng góp mới của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: - Luận án đưa ra khái niệm về điều chỉnh chính sách ngoại thương và chỉ ra 4 nội dung chính của chính sách ngoại thương cần phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện cam kết với WTO gồm: Chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu, chính sách thuế quan và phi thuế quan. - Luận án đã xác định và chứng minh có năm nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO đó là: + Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngoại thương. + Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. + Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ xây dựng và thực thi chính sách ngoại thương ngoại thương. + Bối cảnh phát triển của thương mại quốc tế. + Chiến lược cơ cấu kinh tế của quốc gia.
  • 7. 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh CSNT của Việt Nam giai đoạn từ 2007 cho đến năm 2013. Đánh giá những thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án: Luận án đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh CSNTVN trong quá trình thực hiện cam kết với WTO: 1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách mặt hàng. 2. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách thị trường. 3. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu. 4. Nhóm giải pháp về chính sách thuế quan và phi thuế quan. 5. Nhóm các giải pháp khác. 5. Những hạn chế của nghiên cứu Luận án chưa tiếp cận được đến các đối tượng chịu ảnh hưởng tác động của việc điều chỉnh chính sách và chưa sử dụng được các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu như phương pháp dự báo tác động điều chỉnh chính sách - RIA (Regulation impact assessment). 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách ngoại thương trong quá trình hội nhập WTO. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Chương 3: Thực trạng điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO . Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO.
  • 8. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP WTO 1.1. Các công trình nghiên cứu về ngoại thương và chính sách ngoại thương 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động ngoại thương - Các công trình ngoài nước - Các công trình trong nước 1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách ngoại thương trong hội nhập WTO - Các công trình ngoài nước - Các công trình trong nước 1.2. Những kết quả nghiên cứu đạt được và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được Tổng quan tài liệu các công trình quốc tế có thể thấy rằng các học giả nước ngoài có ít công trình nghiên cứu về CSNT Việt Nam. Đa số các công trình chú trọng nghiên cứu theo hai hướng: Một là, đưa ra những lý thuyết về thương mại nói chung, hoặc tìm hiểu những cam kết và hoạt động của WTO. Hai là, tập trung nghiên cứu về chính sách thương mại và hoạt động thương mại của những nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản. Những nước đang phát triển như Trung Quốc và Thái Lan được các học giả tập trung nghiên cứu về chính sách thương mại nông nghiệp và ảnh hưởng của việc cải cách chính sách thương mại tới môi trường. Do vậy nghiên cứu về CSNT Việt Nam vẫn là chủ đề nghiên cứu còn nhiều khoảng trống đối với các học giả nước ngoài. Qua việc tổng quan các công trình trong nước có thể rút ra kết luận các học giả Việt Nam dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu CSNT
  • 9. 6 Việt Nam hơn các học giả nước ngoài. Những công trình nghiên cứu về chính sách ngoại thương giai đoạn trước khi gia nhập WTO đã được các tác giả nghiên cứu ở rất nhiều góc độ khác nhau. Từ việc tóm lược quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam trong những năm đổi mới cho đến việc nghiên cứu thực trạng hoạt động thương mại từ 1986 – 2000. Bên cạnh đó lại có tác giả tập trung nghiên cứu chính sách thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc hoặc có tác giả lại nghiên cứu mức độ tác động của FDI lên hoạt động xuất nhập khẩu. Những công trình nghiên cứu về chính sách ngoại thương sau khi Việt Nam gia nhập WTO nổi bật lên các vấn đề sau: + Đánh giá về những đổi mới của chính sách thương mại nông nghiệp Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO. + Phân tích quá trình điều chỉnh chính sách thương mại trong mối quan hệ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam. + Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế. + Chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN. + Đánh giá tác động của chính sách xuất nhập khẩu đến môi trường. + Đánh giá tác động của chính sách thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Có thể nói tất cả những công trình nghiên cứu này đã đưa đến cho người đọc một bức tranh khá toàn diện về CSNT và hoạt động ngoại thương đặt trong mối quan hệ với công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tất cả những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đi sâu vào một khía cạnh của nền kinh tế hoặc nghiên cứu tổng thể về các hoạt động xuất nhập khẩu và các chiến lược kinh tế đối ngoại trong giai đoạn từ 2005- 2011. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chuyên sâu về điều chỉnh CSNT Việt Nam cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu đặt trong chuỗi thời gian từ khi Việt Nam gia nhập WTO cho tới năm 2013.
  • 10. 7 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Kết quả của các công trình nghiên cứu đã tổng quan ở trên đây còn có những “khoảng trống” đặt ra cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn đó là: Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là coi trọng xuất khẩu, coi xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên xuất khẩu mặt hàng nào để mang lại lợi thế so sánh cho nền kinh tế và đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đang đặt ra yêu cầu cấp bách của việc điều chỉnh chính sách kinh tế nói chung và CSNT nói riêng. Do vậy, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về CSNT nhằm xây dựng khung khổ lý thuyết, chỉ rõ thực trạng điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO từ năm 2007 đến nay; trong đó, cần phân tích, đánh giá những mặt thành công và hạn chế của việc điều chỉnh chính sách, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó; đồng thời, chỉ rõ cơ hội và thách thức của ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh mới và chiến lược phát triển kinh tế và thương mại của đất nước hướng tới năm 2020 và những năm tiếp theo. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp đề điều chỉnh CSNT nhằm hạn chế thách thức và tận dụng thời cơ khi Việt Nam đã tham gia vào sân chơi thương mại rộng lớn toàn cầu (WTO). Như vậy chủ đề nghiên cứu của luận án “Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức thương mại thế giới” dưới góc độ kinh tế chính trị không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và đây là vấn đề cấp thiết. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chiến lược phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn sau khi gia nhập WTO. 1.2.3. Khung phân tích về chính sách ngoại thương Câu hỏi nghiên cứu: 1. Hiểu thế nào là điều chỉnh CSNT? Tại sao sau khi gia nhập WTO Việt Nam phải điều chỉnh CSNT? Quá trình điều chỉnh CSNT phụ thuộc vào những nhân tố nào, nội dung cơ bản của điều chỉnh CSNT là gì? 2. CSNT của Việt Nam trước khi gia nhập WTO có những thay đổi gì? Sau khi gia nhập WTO, CSNT của Việt Nam đã được điều chỉnh như thế nào để tuân thủ các cam kết với WTO?
  • 11. 8 3. Việc điều chỉnh CSNTVN đã đạt được những thành tựu gì? Còn những tồn tại, hạn chế nào? Nguyên nhân của những hạn chế là gì? 4. Việt Nam cần phải tiếp tục điều chỉnh CSNT như thế nào để tận dụng cơ hội, vượt qua các thách thức trong quá trình thực hiện cam kết với WTO đến năm 2020? Câu hỏi nghiên cứu và tổng quan tài liệu là cơ sở để xây dựng khung lý thuyết. Luận án sử dụng khung lý thuyết sau đây để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Khung phân tích TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương một đi vào nghiên cứu tổng quan các công trình quốc tế và trong nước liên quan đến chủ đề của luận án và đi tìm đáp án cho câu hỏi: Liệu có còn những khoảng trống nghiên cứu để luận án có thể tiếp tục nghiên cứu và đề xuất những giải pháp tiếp tục điều chỉnh CSNT theo hướng mang lại những lợi ích thật sự cho nền kinh tế. Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có thể rút ra kết luận luận án có thể kế thừa các công trình đi trước và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO: + Động lực điều chỉnh + Trọng tâm điều chỉnh Kết quả của sự điều chỉnh đến hoạt động XNK. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO: + Các cam kết gia nhập + Thực hiện các cam kết Kết quả của sự điều chỉnh: + Thành công trong thực hiện cam kết + Hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong thực hiện cam kết Quan điểm và giải pháp tiếp tục điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO Điều chỉnh CSNT Việt Nam
  • 12. 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI WTO 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại quốc tế 2.1.1. Khái niệm, nội dung và những nét mới về đặc điểm của thương mại quốc tế 2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế và WTO 2.1.3. Các xu hướng vận động của chính sách thương mại quốc tế Thứ nhất, xu hướng tự do hóa thương mại Thứ hai, xu hướng bảo hộ thương mại Thứ ba, xu hướng kết hợp tự do hóa và bảo hộ trong thương mại quốc tế 2.1.4. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế liên quan đến điều chỉnh chính sách ngoại thương + Thuyết về coi trọng vai trò của ngoại thương - chủ nghĩa trọng thương + Các lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế + Một số lý thuyết thương mại của chủ nghĩa thực tế cuối thế kỷ XX 2.2. Quan niệm, nội dung, nguyên tắc và công cụ điều chỉnh chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO 2.2.1. Quan niệm về ngoại thương, chính sách ngoại thương và điều chỉnh chính sách ngoại thương Ngoại thương là hoạt động mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới của một quốc gia với các quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. CSNT là hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp kinh tế mà Nhà nước tác động vào hoạt động ngoại thương nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ nhất định của quốc gia. Điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO là quá trình rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp
  • 13. 10 luật mới của quốc gia về CSNT từng bước phù hợp với các quy định chung của WTO theo lộ trình cam kết với WTO nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia trong những thời kỳ nhất định. 2.2.2. Nội dung về điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO Nội dung điều chỉnh chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO bao gồm: Thứ nhất, Chính sách mặt hàng Thứ hai, Chính sách thị trường Thứ ba, Chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu Thứ tư, Chính sách thuế quan và phi thuế quan 2.2.3. Nguyên tắc điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO Một là, phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại thương trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Hai là, phải tuân thủ thẩm quyền, hình thức trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Nhà nước. Ba là, phải đảm bảo tính công khai và tính khả thi của những văn bản pháp luật được sửa đổi và ban hành. Bốn là, phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Năm là, phải đảm bảo nguyên tắc tương hỗ tức là khi Việt Nam có quan hệ ngoại thương với một nước nào đó thì sẽ dành cho nước kia những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng với những gì mà nước đó đối xử với Việt Nam trong quan hệ buôn bán. Sáu là, phải đảm bảo nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi trong quan hệ ngoại thương giữa một quốc gia này với các đối tác thương mại quốc tế.
  • 14. 11 2.2.4. Các công cụ điều chỉnh chính sách ngoại thương Một là, thuế quan (Tariff) Hai là, hạn ngạch (Quota) Ba là, hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraint- VER) Bốn là, những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical barriers) Năm là, trợ cấp xuất khẩu (Export subsidise) Sáu là, tín dụng xuất khẩu (Export Credits) Bẩy là, bán phá giá (Dumping) 2.3. Nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO 2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam Thứ nhất, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngoại thương. Thứ hai, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ ba, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ xây dựng và thực thi chính sách ngoại thương. Thứ tư, bối cảnh phát triển của thương mại quốc tế. Thứ năm, chiến lược cơ cấu kinh tế của quốc gia. 2.3.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh CSNTVN trong quá trình thực hiện cam kết với WTO Thứ nhất, do yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu tuân thủ các cam kết với WTO Thứ hai, do yêu cầu phát triển ngoại thương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Thứ ba, do yêu cầu điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế mới 2.4. Kinh nghiệm điều chỉnh chính sách ngoại thương của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
  • 15. 12 2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia 2.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 2.3.1.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ 2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Một là, thực hiện việc “xanh hóa nền nông nghiệp” theo kinh nghiệm của Thái Lan. Hai là, cải thiện chất lượng hàng hóa xuất khẩu và bảo hộ các sản phẩm nông sản nội địa một cách “khéo léo”. Ba là, tăng cường nhập khẩu thiết bị công nghệ cao. Bốn là, có chính sách khuyến khích tăng cường các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) cho những ngành sản xuất trọng điểm. Năm là, xây dựng các biện pháp ứng phó đối với các điều khoản bất lợi của WTO. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chương 2 đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến việc điều chỉnh CSNT gồm ba nội dung chính như sau: + Một số lý thuyết về thương mại quốc tế bắt đầu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỷ XV) cho đến giữa thế kỷ XX. + Những vấn đề lý luận về ngoại thương và CSNT. + Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh CSNT lựa chọn nghiên cứu mô hình Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ.
  • 16. 13 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI WTO 3.1. Khái quát chính sách ngoại thương Việt Nam giai đoạn từ khi đổi mới đến trước khi gia nhập WTO 3.2. Thực hiện điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO 3.2.1. Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa khi gia nhập WTO Thứ nhất, về dệt may Thứ hai, về trợ cấp phi nông nghiệp Thứ hai, về trợ cấp phi nông nghiệp Thứ tư, về quyền kinh doanh Thứ năm, về thuế tiêu thụ đặc biệt Thứ sáu, về doanh nghiệp Nhà nước Thứ bẩy, về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu Thứ tám, về yêu cầu minh bạch hóa Thứ chín, về các nội dung khác liên quan đến cam kết đa phương về thuế xuất khẩu Thứ mười, về cam kết mở cửa thị trường hàng hóa 3.2.2. Tình hình điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO 3.2.2.1. Tổng quan về điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam sau khi gia nhập WTO 3.2.2.2. Về chính sách mặt hàng Chính sách mặt hàng thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các mặt hàng XNK được thực hiện theo các nguyên tắc: Thứ nhất, tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.
  • 17. 14 Thứ hai, tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế. Thứ ba, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. 3.2.2.3. Về chính sách thị trường Về chính sách thị trường quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương là phải hình thành được các thị trường chính, chủ lực đồng thời cũng phải mở rộng sang các thị trường khác theo hướng đa phương hóa trong quan hệ thương mại và giảm dần việc xuất khẩu sang thị trường trung gian. 3.2.2.4. Về chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu Theo cam kết với WTO, Việt Nam phải bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản ngay sau khi gia nhập với các khoản hỗ trợ trong nước được duy trì ở mức 10% giá trị sản lượng như các nước đang phát triển khác trong WTO. Trong quá trình điều chỉnh chính sách Việt Nam đã tuân thủ đúng các cam kết với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. 3.2.2.5. Về chính sách thuế quan và phi thuế quan Theo các hiệp định với WTO, các cam kết được đưa vào và thực thi nhiều nhất chủ yếu liên quan đến việc cắt giảm hàng rào thuế quan. Những cam kết về cắt giảm thuế quan của Việt Nam với WTO được thực hiện theo lộ trình 12 năm (từ 11/1/2007 đến 11/1/2019), theo các cam kết thuế suất tính theo giá trị trung bình tại thời điểm gia nhập WTO là 17,5% và phải giảm xuống còn 11,4% vào năm 2019. 3.3. Đánh giá về điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO 3.3.1. Những thành tựu đạt được 3.1.1.1. Thành tựu về điều chỉnh chính sách Thứ nhất, chính sách mặt hàng đã đáp ứng được phần nào yêu cầu đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu.
  • 18. 15 Thứ hai, chính sách thị trường đã có sự cởi mở và linh hoạt hơn đã đạt được mục tiêu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. 24.4 23.7 18.5 13.06 13.1 6.7 0 5 10 15 20 25 30 EU Mỹ ASEAN Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Đơnvị:TỷUSD Hình 3.3: Những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2013 Nguồn: Tổng cục thống kê. Thứ ba, chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu đã được điều chỉnh theo hướng tuân thủ nghiêm túc các cam kết với WTO. Thứ tư, chính sách thuế quan đã được điều chỉnh phù hợp với các cam kết WTO. 3.1.1.2. Kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu sau khi điều chỉnh chính sách ngoại thương khi gia nhập WTO Kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Năm 2012 tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 114,631 tỷ USD tăng 18,3% so với năm 2011, nếu so với tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu là 114,347 tỷ USD thì lần đầu tiên sau hơn 20 năm kể từ thời điểm năm 1992 Việt Nam thặng dư trong lĩnh vực xuất khẩu. Bước sang năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục thặng dư, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012 và năm 2014 tiếp tục tăng lên 150 tỷ USD.
  • 19. 16 62.0 57.0 72.0 96 80.0 69.0 84.0 106 114.6 132.2 150.0 114.3 131.3 148.0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 160.0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Năm ĐVT:TỷUSD Xuất khẩu Nhập khẩu Hình 3.4: Xuất nhập khẩu thời kỳ 2007- 2014 Nguồn: Tổng cục thống kê. 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế 3.3.2.1. Chính sách mặt hàng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của hàng hóa xuất khẩu. Biểu hiện: Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đa số vẫn là những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Luận án đã sử dụng chỉ số Lợi thế so sánh RCA (Revealed Comparative Advantage) để tính toán riêng cho từng nhóm hàng SITC 1 chữ số từ cấp 0 đến cấp 9 ở các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012. Kết quả tính toán được thể hiện ở Bảng 3.4.
  • 20. 17 Bảng 3.4: Chỉ số RCA đối với các nhóm hàng xuất khẩu theo phân loại SITC 1 chữ số của Việt Nam từ 2007 – 2012 Nhóm mặt hàng Mã 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Lương thực và động vật sống SITC 0 2,74 2,80 2,91 2,69 2,59 2,37 Đồ uống và thuốc lá SITC 1 0,29 0,27 0,37 0,37 0,33 0,36 Nguyên liệu thô, không ăn được, ngoại trừ nguyên liệu SITC 2 1,20 1,05 0,89 1,22 1,29 0,99 Nhiên liệu khoáng, dầu nhờn và các sản phẩm liên quan SITC 3 3,10 3,02 2,23 1,65 1,70 1,48 Dầu, mỡ làm từ động, thực vật SITC 4 0,20 0,33 0,29 0,29 0,45 0,56 Hóa chất và các sản phẩm liên quan SITC 5 0,22 0,24 0,23 0,27 0,31 0,34 Các mặt hàng công nghiệp chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu sản xuất SITC 6 0,53 0,65 0,59 0,75 0,72 0,69 Máy móc và phương tiện giao thông SITC 7 0,28 0,29 0,32 0,39 0,48 0,66 Các mặt hàng chế biến khác SITC 8 2,67 2,49 2,83 2,80 2,53 2,30 Các mặt hàng và giao dịch khác chưa phân loại trong các nhóm SITC khác SITC 9 0,24 0,42 0,69 0,21 0,21 0,13 Nguồn: Tính toán của tác giả từ cơ sở dữ liệu UN COMTRADE.
  • 21. 18 Bảng 3.4 cho thấy, nhóm mặt hàng mà Việt Nam không có lợi thế so sánh tuyệt đối thời kỳ 2007 – 2012 (khi chỉ số RCA < 1) đó là SITC-1 (Đồ uống và thuốc lá), SITC-4 (Dầu, mỡ làm từ động, thực vật), SITC-5 (Hóa chất và các sản phẩm liên quan), SITC-6 (Các mặt hàng công nghiệp chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu sản xuất), SITC-7 (Máy móc và phương tiện giao thông), và SITC-9 (Các mặt hàng và giao dịch khác chưa phân loại trong các nhóm SITC khác). Mặc dù nhỏ hơn 1 nhưng chỉ số RCA của các nhóm hàng này có xu hướng tăng lên đôi chút từ 2007 - 2012. Việt Nam chỉ duy trì được lợi thế so sánh tuyệt đối trong xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm SITC-0 (lương thực và động vật sống), SITC-3 (nhiên liệu khoáng, dầu nhờn và các sản phẩm liên quan), và SITC-8 (các mặt hàng chế biến khác). Thứ hai, một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là tài nguyên khoáng sản. Theo bảng 3.5 những mặt hàng này nằm trong nhóm SITC-3 và là những mặt hàng mang lại lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu đồng nghĩa với gia tăng khai thác tài nguyên. Sản lượng xuất khẩu than đá và dầu thô của Việt Nam gia tăng liên tục từ năm 1995 và lên tới đỉnh điểm vào năm 2007 khi sản lượng xuất khẩu than đá lên tới trên 32 triệu tấn và dầu thô là hơn 17,9 triệu tấn (Hình 3.6). Nếu so với năm 1995 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu 2,82 triệu tấn than đá và 7,65 triệu tấn dầu thô thì đến năm 2007 sản lượng xuất khẩu than đá tăng hơn 11 lần và dầu thô tăng hơn 2,3 lần. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nghìntấn Dầu thô Than đá Hình 3.6: Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá của Việt Nam thời kỳ 2005 - 2013 Nguồn: Tổng cục thống kê.
  • 22. 19 3.3.2.2. Chính sách thị trường điều chỉnh chưa hợp lý, chưa giảm được sự phụ thuộc của hoạt động nhập khẩu với thị trường bên ngoài Những hạn chế trong chính sách thị trường kể trên đã khiến cho thâm hụt thương mại kéo dài từ năm 2007 – 2011 và thị trường nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. 3.3.2.3. Chính sách hỗ trợ phát triển xuất chưa mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Chính sách hỗ trợ phát triển xuất chưa mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thể hiện ở 4 điểm hạn chế: Thứ nhất, trong thời gian vừa qua các chương trình thay thế nhập khẩu của Chính Phủ không đạt được hiệu quả như mong đợi. Thứ hai, những lỗ hổng trong chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu đã khiến cho người được hưởng lợi trong hoạt động xuất khẩu là các doanh nghiệp FDI chứ không phải là các doanh nghiệp trong nước. Thứ ba, trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được nhiều các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp để “xanh hóa nền nông nghiệp” như WTO cho phép. Thứ tư, các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ dừng lại ở việc “hỗ trợ trên giấy”. 3.3.2.4. Chính sách phi thuế quan chưa cung cấp được đủ các biện pháp tự vệ sau hội nhập WTO 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 3.3.3.1. Nguyên nhân về điều chỉnh chính sách - Thiếu cơ chế và chính sách hợp lý để nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. - Chưa có sự gắn kết phù hợp giữa chính sách nhập khẩu và chính sách xuất khẩu. - Thiếu các biện pháp tự vệ trong hoạt động ngoại thương.
  • 23. 20 - Quy phạm pháp luật ngoại thương thời kỳ 2007 - 2013 vừa chồng chéo, vừa mâu thuẫn gây khó khăn cho cơ quan thực thi và các chủ thể tham gia vào hoạt động XNK. 3.3.3.2. Nguyên nhân về những mặt hạn chế của nền kinh tế - Cơ cấu ngành kinh tế không hợp lý do mô hình kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. - Cách thức sản xuất cho xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn tùy tiện và manh mún, năng lực cạnh tranh quốc gia thấp. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Chương 3 đánh giá về thực trạng điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam để tìm ra những thành công và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình điều chỉnh chính sách. Qua việc phân tích thực trạng điều chỉnh chính sách ngoại thương luận án đã rút ra bốn thành tựu và bốn hạn chế lớn cùng với bảy nguyên nhân của những hạn chế.
  • 24. 21 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI WTO 4.1. Quan điểm điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới 4.1.1. Những căn cứ để đề xuất quan điểm điều chỉnh sách ngoại thương Việt Nam 4.1.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế 4.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước 4.1.1.3. Chiến lược phát triển thương mại Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 – cơ hội và thách thức 4.1.2. Quan điểm cơ bản điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam đến năm 2020 4.1.2.1. Điều chỉnh CSNT phải gắn với đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và thực hiện hiệu quả các cam kết với WTO 4.1.2.2. Điều chỉnh CSNT phải nhằm ổn định và phát triển bền vững hoạt động XNK của đất nước 4.1.2.3. Điều chỉnh CSNT phải gắn với đảm bảo phát huy tối đa lợi thế so sánh của nền kinh tế 4.1.2.4. Điều chỉnh CSNT phải tranh thủ tận dụng được các nguồn lực bên ngoài thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước 4.1.2.5. Điều chỉnh CSNT phải nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế 4.1.2.6. Điều chỉnh CSNT phải giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. 4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO
  • 25. 22 4. 2.1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách mặt hàng Nhóm giải pháp về mặt hàng đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Đối với hàng hóa nhập khẩu chú trọng thực thi các giải pháp kiểm soát nhập khẩu để tránh nguy cơ nhập siêu quay trở lại, nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu. 4.2.2. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách thị trường Nhóm giải pháp về thị trường nêu các giải pháp để Nhà nước giúp đỡ các doanh nghiệp “vượt khó” ở các thị trường kiện chống bán phá giá cũng như các giáp pháp mở rộng thị trường gồm: - Xây dựng chính sách thông tin thị trường và chính sách điều tiết thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu. - Nhà nước cần giúp đỡ các doanh nghiệp “vượt khó” ở các thị trường kiện chống bán phá giá. - Hình thành các thị trường nhập khẩu cung ứng công nghệ nguồn. 4.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu Nhóm giải pháp về hỗ trợ phát triển xuất khẩu tập trung vào các giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và đổi mới khâu thực thi các văn bản pháp luật. 4.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách thuế quan và phi thuế quan Nhóm giải pháp về chính sách thuế quan và phi thuế quan, đề xuất hai giải pháp gồm: - Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc sử dụng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát nhập khẩu tránh nguy cơ nhập siêu quay trở lại - Sử dụng hàng rào phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước 4.2.5. Nhóm các giải pháp khác Nhóm các giải pháp khác đã đề xuất các giải pháp về cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng
  • 26. 23 lực cạnh tranh và cải cách cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động ngoại thương. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 Chương 4 tập trung vào nghiên cứu bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và thương mại Việt Nam thời kỳ 2011- 2020. Phân tích cơ hội và thách thức của hoạt động động ngoại thương giai đoạn 2012 – 2020, đề xuất 6 quan điểm cơ bản điều chỉnh CSNTVN đến năm 2020. Để thực hiện 6 quan điểm đó luận án đã đưa ra 5 nhóm giải pháp điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO.
  • 27. 24 KẾT LUẬN Hơn 7 năm gia nhập “sân chơi” thương mại rộng lớn toàn cầu (WTO) Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc điều chỉnh chính sách ngoại thương để thực thi một cách nghiêm túc các cam kết với WTO. Việc cắt giảm hàng rào thuế quan và bãi bỏ các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu đã được thực hiện theo đúng lộ trình cam kết thậm chí một số nhóm hàng đã cắt giảm thuế nhanh hơn so với quy định. Chính phủ đã từng bước bãi bỏ các chính sách hỗ trợ không còn phù hợp và triển khai các biện pháp hỗ trợ theo quy định của WTO. Môi trường pháp lý minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn đã mở ra nhiều cơ hội “tạo đà” cho hoạt động ngoại thương phát triển. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên, thị trường xuất khẩu mở rộng, Việt Nam đã lọt vào danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động ngoại thương vẫn còn nhiều hạn chế. Sau 7 năm gia nhập WTO việc điều chỉnh chính sách của Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở việc thụ động tuân thủ các cam kết gia nhập chứ chưa có những đột phá để cải thiện cơ cấu kinh tế trong nước. Việc nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu chưa được coi là ưu tiên hàng đầu, hoạt động ngoại thương vẫn “tận khai” việc khai thác tài nguyên để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam vẫn chưa tận dụng được cơ hội dùng ngân sách nhà nước để trợ cấp cho các hoạt động nông nghiệp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển vì một nền nông nghiệp xanh và bền vững như WTO cho phép. Bên cạnh đó chính sách nhập khẩu và xuất khẩu chưa có sự gắn kết phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến những chương trình thay thế nhập khẩu của chính phủ không đạt kết quả. Các biện pháp tự vệ trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam chưa bảo vệ được nhiều ngành sản xuất trong nước do thiếu các văn bản và tính pháp lý chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục điều chỉnh chính sách ngoại thương để giảm thiểu thách thức và đón bắt cơ hội thành công.