SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THANH LONG
TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HUY CƢƠNG
HÀ NỘI - 2014
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................5
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................... 5
CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 9
1.1. Khái lƣợc về hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại............... 9
1.1.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại..................... 9
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại .................... 13
1.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại..................................... 15
1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của nhượng quyền thương mại ................ 20
1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại.......................................................................... 21
1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. 21
1.2.2. Đặc điểm của các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng
quyền thương mại. ........................................................................... 25
1.3. Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại.......................................................................... 27
1.3.1. Giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại và những tranh
chấp liên quan .................................................................................. 28
1.3.2. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại và những
tranh chấp liên quan......................................................................... 30
1.3.3. Hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại và những
tranh chấp liên quan......................................................................... 42
1.4. Các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại.......................................................................... 44
3
CHƢƠNG 2 .................................................................................... 46
2.1. Một số loại tranh chấp phổ biến phát sinh từ hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại............................................................ 46
2.2. Tranh chấp và giải pháp giải quyết tranh chấp cụ thể ....... 52
2.2.1. Tranh chấp về tài liệu công bố............................................... 52
2.2.2. Tranh chấp về thoả thuận ràng buộc...................................... 54
2.2.3. Tranh chấp do thay đổi hệ thống ........................................... 57
2.2.4. Tranh chấp do vi phạm thoả thuận cạnh tranh ...................... 58
2.2.5. Tranh chấp về chuyển nhượng quyền cho bên thứ ba.......... 63
2.3. Nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại...................................................................................... 67
2.4. Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại...................................................................................... 72
CHƢƠNG 3 .................................................................................... 74
3.1. Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại liên quan
trực tiếp đến giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại............................................................ 74
3.1.1. Điều khoản về chọn luật áp dụng .......................................... 74
3.1.2. Điều khoản về giải quyết tranh chấp ..................................... 75
3.2. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại.......................................................................... 76
3.2.1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
bằng toà án....................................................................................... 78
3.2.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
bằng thương lượng........................................................................... 79
4
3.2.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
bằng hoà giải.................................................................................... 80
3.2.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
bằng trọng tài ................................................................................... 84
3.3. Một số kiến nghị...................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 96
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UFOC : uniform franchise offering circular
ADR : Alternative Disputes Resolution
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Nhượng quyền thương mại mới xuất hiện ở Việt Nam hơn một thập
kỷ qua, nhưng đã nhận được sự chú ý không nhỏ từ giới thương nhân,
người tiêu dùng và người thiết kế chính sách. Nhiều cơ sở kinh doanh biểu
hiện rất rõ nét nhượng quyền thương mại. Luật Thương mại 2005 đã có các
qui định về nhượng quyền thương mại.
Trên thế giới hiện nay, ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, kinh
doanh nhượng quyền thương mại được xem một hoạt động kinh tế sôi
động bởi đây là phương thức đơn giản hóa những mối lo ngại trong kinh
doanh thông thường. Tại Mỹ, hiện có hơn 550.000 cửa hàng nhượng
quyền, chiếm 40% lợi nhuận. Theo số liệu mới đây, có đến 90% công ty sử
dụng hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm,
trong khi đó khoảng 82% công ty độc lập phải đóng cửa. Theo nhận định
chung, nhượng quyền thương mại được coi là hình thức đầu tư và kinh
doanh của tương lai bởi những lợi thế của nó như tiết kiệm chi phí nhập
cuộc cho bên nhận quyền, dễ dàng nhân rộng và mở rộng hệ thống phân
phối cho bên nhượng quyền,
Trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường và thực thi chủ trương
hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu, ở Việt Nam hiện nay, các tranh chấp
thương mại đang diễn ra ngày càng nhiều với tính chất ngày càng phức tạp
mà trong các tranh chấp đó có các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực
nhượng quyền thương mại, nhất là liên quan tới hợp đồng nhượng quyền
thương mại. Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền vốn
7
hàm chứa những mâu thuẫn, do đó khi mâu thuẫn nảy sinh cần có cơ chế
giải quyết cho phù hợp và đảm bảo sự vận động và phát triển của cả hệ
thống nhượng quyền.
Hiện nay pháp luật Việt Nam đã có những qui định tương đối phù
hợp với hoạt động nhượng quyền thương mại, song trong thực tiễn giải
quyết các tranh chấp về nhượng quyền thương mại đã xuất hiện nhiều vấn
đề nan giải. Các vấn đề đó có nguyên nhân từ thực tiễn là các dạng tranh
chấp về nhượng quyền rất phong phú, phức tạp và các cơ chế giải quyết
tranh chấp hiện tại khó đáp ứng.
Vì vậy “Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam” là đề tài nghiên cứu có tính
cấp thiết cao.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các mục tiêu sau:
+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan tới các dạng tranh chấp
về nhượng quyền thương mại và các cơ chế giải quyết chúng;
+ Tổng kết các dạng tranh chấp và việc giải quyết chúng trong thực
tiễn hiện nay ở Việt Nam;
+ Kiến nghị xóa bỏ các bất cập của pháp luật liên quan và kiến nghị
xây dựng mô hình giải quyết các tranh chấp về nhượng quyến thương mại.
Luận văn không đi sâu vào phân tích các nội dung cụ thể của hợp
đồng nhượng quyền thương mại và không phân tích thực trạng pháp luật
về các dạng hợp đồng này.
8
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phân tích qui phạm pháp luật;
+ Phân tích vụ việc thực tiễn;
+ Thống kê, tổng hợp;
+ So sánh pháp luật;
+ Điển hình hóa và mô hình hóa các quan hệ xã hội.
Các phương pháp này được xây dựng trên cơ sở phương pháp luật
của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác, Lê
Nin.
4. Kết cấu của Luận văn
Kết cấu luận văn tương lai bao gồm ba chương như sau ngoài lời nói
đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh
chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Chương 2: Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Chương 3: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương
mại và kiến nghị.
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP VÀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
1.1. Khái lƣợc về hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
“Nhượng quyền thương mại” mà tiếng Anh gọi là “franchise” có
nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc”. Dạng kinh doanh này đã manh nha ở
châu Âu khoảng hàng trăm năm trước, sau đó rộ lên và lan rộng tại Hoa
Kỳ từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày nay một số luật gia Hoa Kỳ
quan niệm: “Franchise là một hợp đồng mà theo đó chủ sở hữu (franchisor)
của một nhãn hiệu, tên thương mại, quyền tác giả, patent, bí mật kinh
doanh, hoặc một vài dạng hoạt động, qui trình hay hệ thống (system) kinh
doanh cho phép những người khác (franchisees) sử dụng tài sản, hoạt
động, qui trình hay hệ thống trong hoạt động cung cấp hàng hoá hoặc dịch
vụ” [1].
Xét dưới giác độ luật thương mại, nhượng quyền thương mại là một
hành vi thương mại do bản chất mà theo đó bên nhượng quyền cho phép và
yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ hay sản xuất theo các điều kiện nhất định dưới sự chỉ dẫn và
kiểm soát của bên nhượng quyền. Việc xác định nhượng quyền thương mại
là hành vi thương mại do bản chất bởi người nhượng quyền và người được
nhượng quyền đều là thương nhân tiếp cận tới nhượng quyền hoàn toàn vì
10
mục tiêu lợi nhuận, và thực tế cho thấy không ai nhượng quyền và nhận
nhượng quyền vì mục đích tiêu dùng. Phản ánh bản chất này, Uỷ ban
Thương mại Liên Bang Hoa Kỳ (The United States Federal Trade
Commission) định nghĩa:
“Một hợp đồng được xem là hợp đồng nhượng quyền thương mại
mà theo đó bên giao:
(i) hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp
hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên
nhận;
(ii) li-xăng nhãn hiệu cho bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc
dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoá của bên giao; và
(iii) yêu cầu bên nhận thanh toán cho bên giao một khoản chi phí tối
thiểu”.
Cũng với quan niệm không khác hơn, Bản quy tắc về hợp đồng
nhượng quyền thương mại của Italia định nghĩa: “Hợp đồng nhượng quyền
thương mại, dù là dưới bất kỳ hình thức nào, là hợp đồng giữa các bên
hoàn toàn độc lập về tài chính và pháp lý, trong đó, để đổi lấy một khoản
thù lao, một bên trao cho bên kia quyền được sử dụng quyền sở hữu trí tuệ
và công nghiệp, nhãn hiệu thương mại, tên thương mại, dấu hiệu cửa hàng,
mô hình, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, bí quyết, bằng sáng chế, trợ
giúp kỹ thuật và thương mại, với mục tiêu cho bên nhận quyền hoạt động
trên một khu vực lãnh thổ nhất định để phân phối hàng hoá và dịch vụ cụ
thể”.
Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật quan niệm:
11
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
(1) Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
(2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” (Điều 284, Luật
Thương mại 2005).
Các định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên của
mỗi nước đều có cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng tựu chung chúng có
chung một điểm mấu chốt là: bên nhận quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ
dưới nhãn hiệu hàng hoá, các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ và
hệ thống kinh doanh đồng bộ do bên nhượng quyền sở hữu và phát triển;
đổi lại, bên nhận quyền phải trả những chi phí và chấp nhận một số hạn
chế do bên nhượng quyền quy định. Các định nghĩa này không chú trọng
đến hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Điều đó không có
nghĩa hình thức của hợp đồng không phải là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng. Nói cách khác hợp đồng không có sự tự do thể hiện dưới bất kỳ hình
thức nào. Điều đó cũng không có nghĩa không có tranh chấp nào về hình
thức của hợp đồng được giải quyết nếu có chứng cứ chứng minh các bên
có quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại và chứng minh các bên có
sự thỏa thuận về các điều kiện cơ bản hay chủ yếu của loại hợp đồng này.
Luật Thương mại 2005 của Việt Nam qui định: “Hợp đồng nhượng quyền
thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị
12
pháp lý tương đương” (Điều 285). Điều luật này của Việt Nam cho thấy
sự phân biệt giữa hình thức văn bản của hợp đồng và hình thức thông điệp
dự liệu có giá trị pháp lý tương đương với văn bản hợp đồng.
Nhượng quyền thương mại đã du nhập vào Việt Nam khoảng từ
những thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Một trong những người nhượng quyền
của Việt Nam đầu tiên là: “Cà phê Trung Nguyên” bắt đầu vào năm 1996;
AQ Silk bắt đầu vào năm 2002... Thế nhưng phải sau một thời gian không
ngắn hình thức kinh doanh này được cho phép bằng cách “cấp phép đặc
quyền kinh doanh”, nhượng quyền thương mại mới chính thức được thừa
nhận trong Luật Thương mại 2005. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày
31/3/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động
nhượng quyền thương mại đã đưa ra khái niệm “hợp đồng phát triển quyền
thương mại” như sau: “Hợp đồng phát triển quyền thương mại là hợp đồng
nhượng quyền thương mại theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận
quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh
doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu
vực địa lý nhất định”; và hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp “là
hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa bên bên nhượng quyền thứ
cấp và bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung”. Hai qui
định này không đưa ra định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên dựa vào định nghĩa
nhượng quyền thương mại tại Điều 284, Luật Thương mại 2005 người ta
có thể hiểu được quan niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại theo
pháp luật Việt Nam. Hợp đồng nhượng quyền thương mại trước hết là một
hợp đồng thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận, được thể hiện dưới hình
thức văn bản mà trong đó chứa đựng thỏa thuận của bên nhượng quyền và
13
bên nhận quyền làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ của các bên liên quan tới hình thức kinh doanh này.
Tuy nhiên đặt trong sự đối chiếu với các định nghĩa của các nước
trên thế giới, có thể thấy định nghĩa của pháp luật Việt Nam về hợp đồng
nhượng quyền thương mại chưa mô tả được một cách đầy đủ các nội dung
chủ yếu, cần thiết của loại hợp đồng này, kể cả sự mô tả đối tượng quan
trọng của nhượng quyền thương mại (chẳng hạn: Điều 284, Luật Thương
mại 2005 quy định thiếu đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà hợp đồng
nhượng quyền thương mại thông thường trong thực tiễn đề cập tới. Đây là
điểm gây khó khăn trong việc xác định các tranh chấp liên quan tới hợp
đồng nhượng quyền thương mại.
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
Mặc dù không có sự thống nhất trong sự diễn đạt khái niệm về hợp
đồng nhượng quyền thương mại, cũng như thiếu thốn trong việc mô tả
hành vi nhượng quyền thương mại như trên đã nêu, nhưng có thể rút ra các
đặc điểm cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
+ Quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại là quan hệ pháp luật
thương mại chặt chẽ, liên tục và hỗ trợ lẫn nhau nhau giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền kể từ khí ký kết hợp đồng nhượng quyền, trong
suốt quá trình thực hiện hợp đồng cho tới khi chấm dứt hợp đồng.
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải thể hiện dưới hình thức
văn bản bởi quan hệ nhượng quyền phức tạp liên quan nhiều tới thương
hiệu, gắn với quy trình kinh doanh đã thành công được thừa nhận trên
phạm vi tương đối rộng và có khả năng mở rộng mô hình kinh doanh đó
14
trên thị trường. Bên nhận quyền tận dụng sự thành công và danh tiếng sẵn
có của thương hiệu đó để tiến hành kinh doanh dưới nhãn hiệu và tên
thương mại của bên nhượng quyền dưới nhiều dạng nhượng quyền khác
nhau.
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng dài hạn, kéo dài
nhiều năm. Khi hợp đồng nhượng quyền thương mại hết hạn, bên nhượng
quyền có thể gia hạn hợp đồng và sự rằng buộc lại có thể kéo dài nhiều
năm nữa [1].
+ Giá trị của hợp đồng nhượng quyền thương mại luôn gắn liền với
phí nhượng quyền thương mại. Khoản phí này có thể là phí trọn gói một
lần (initial fee) hoặc khoản phí chi trả hàng tháng dựa trên doanh số
(royalty fee), và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí trên tuỳ thuộc
vào danh tiếng và uy tín của thương hiệu của bên nhượng quyền, ngoài ra
còn phụ thuộc vào sự thương lượng và chính sách của bên nhượng quyền
(Chẳng hạn: tại năm 2005, đối với một cửa hàng “fastfood” theo kiểu
“McDonald's”, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền khởi đầu
khoảng 45.000 USD và cộng thêm một khoản phí là 1,9% doanh thu hàng
tháng).
Các đặc điểm này của hợp đồng nhượng quyền thương mại có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định tranh chấp và giải quyết tranh chấp
hợp đồng nhượng quyền thương mại, có nghĩa là xác định tranh chấp nào
được xem là tranh chấp nhượng quyền thương mại và cơ chế nào thích hợp
cho giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại, cũng như giải pháp
giải quyết tranh chấp được tìm kiếm như thế nào.
15
1.1.3. Phân loại nhƣợng quyền thƣơng mại
Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại nhượng quyền thương mại,
có nghĩa là có nhiều cách thức phân loại nhượng quyền thương mại khác
nhau. Tuy nhiên xét dưới giác độ pháp lý liên quan tới giải quyết tranh
chấp thương mại thì cách thức phân loại có hệ quả kéo theo sự phân loại
hợp đồng nhượng quyền thương mại là có giá trị cao.
Căn cứ vào phạm vi nhƣợng quyền thƣơng mại, có các phân loại
hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
(1) Hợp đồng nhượng quyền riêng lẻ (single-unit franchise
contract). Đây là loại hợp đồng nhượng quyền thương mại khá phổ biến.
Theo loại hợp đồng này, bên nhận quyền ký một hợp đồng nhượng quyền
thương mại trực tiếp với bên nhượng quyền mà bên nhượng quyền có thể
là chủ nhân của thương hiệu hoặc chỉ là một đại lý độc quyền (master
franchisee); còn bên nhận quyền có thể là một cá nhân hay một công ty
nhỏ được chủ nhân của thương hiệu hay đại lý độc quyền của chủ nhân của
thương hiệu cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm trong một thời gian
nhất định. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn. Bên nhượng
quyền có thể rút quyền kinh doanh thương hiệu trong trường hợp đối tác
không tuân thủ các quy định chung của hệ thống nhượng quyền hoặc kinh
doanh kém hiệu quả, gây ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu. Bên nhận
quyền theo phương thức này không được quyền nhượng quyền lại cho
người khác (sub-franchise) cũng như không được tự ý mở thêm một cửa
hàng mang cùng thương hiệu nhượng quyền. Mỗi một cửa hàng mới đều
phải ký thêm hợp đồng nhượng quyền mới nhưng còn tuỳ thuộc vào hiệu
quả kinh doanh và khả năng hợp tác với chủ thương hiệu tại cửa hàng hiện
16
tại. Nhiều hệ thống nhượng quyền còn yêu cầu bên nhận quyền không
được kinh doanh các mặt hàng tương tự tuy khác thương hiệu.
(2) Hợp đồng nhượng quyền độc quyền (master franchise contract).
Theo loại hợp đồng này, thông thường chủ nhân của thương hiệu cấp phép
cho bên nhận quyền độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong
phạm vi một khu vực, thành phố, lãnh thổ, hay quốc gia trong một khoảng
thời gian nhất định mà khonagt hời gian này thông thường dài hơn nhiều
so với khoảng thời gian của hợp đồng nhượng quyền riêng lẻ. Bên nhận
quyền độc quyền (master franchisee) có thể nhượng lại quyền thương mại
cho người thứ ba dưới hình thức nhượng quyền riêng lẻ hay nhượng quyền
phát triển khu vực. Bên nhận quyền thương mại độc quyền thường phải
cam kết mở bao nhiêu cửa hàng trong một thời gian nhất định do chủ nhân
của thương hiệu quy định. Nếu không đáp ứng đúng tiến độ như thoả thuận
trong hợp đồng thì bên nhận quyền có nguy cơ bị cắt quyền độc quyền
trong khu vực hay lãnh thổ đó. Ngoài số lượng các cửa hàng phải mở theo
đúng kế hoạch đã thống nhất trong hợp đồng, bên nhận quyền độc quyền
phải cam kết xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo những người
nhận quyền sau này để đảm bào chất lượng và uy tín của thương hiệu. Do
đó nhiều chủ thương hiệu yêu cầu đối tác nhận quyền độc quyền tiềm năng
phải lên một kế hoạch phát triển kinh doanh và quản trị hệ thống nhượng
quyền trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm để xét duyệt trước khi quyết định cấp
phép. Vì thế, bên nhận quyền độc quyền, ngoài kinh nghiệm trong lĩnh vực
liên quan đến sản phẩm kinh doanh theo kiểu nhượng quyền, còn phải có
khả năng tài chính và quản trị tốt để có thể xây dựng một hệ thống phục vụ
cho tất cả các cửa hàng trong khu vực độc quyền kinh doanh của mình. Phí
17
nhượng quyền trong trường hợp này phụ thuộc vào sự thỏa thuận xuất phát
từ đánh giá chủ quan của hai bên.
(3) Hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực (area developement
franchise contract). Đây là loại hợp đồng nhượng quyền nằm giữa hai hình
thức single-unit và master franchise, có nghĩa là có cả một số yếu tô của cả
hai loại trên. Theo loại hợp đồng này, bên nhận quyền được cấp độc quyền
trong một khu vực hay một thành phố nhỏ trong một thời gian nhất định,
tuy nhiên không được phép nhượng quyền lại cho bất cứ ai. Bên nhận
quyền phát triển khu vực cũng bị ràng buộc trong hợp đồng là phải mở bao
nhiêu cửa hàng trong vòng mấy năm, nếu không sẽ bị chủ thương hiệu cắt
hợp đồng và rút quyền. Trong một số trường hợp, sau một thời gian kinh
doanh tốt bên nhận quyền phát triển khu vực có thể xin chuyển hợp đồng
thành hợp đồng nhượng quyền độc quyền nếu muốn nhượng quyền lại cho
người thứ ba. Bên nhận quyền thương mại thường được yêu cầu thanh toán
trước một khoản phí khá lớn để được độc quyền mở cửa hàng trong một
khu vực hay thành phố nào đó.
Căn cứ vào đối tƣợng của nhƣợng quyền thƣơng mại, hợp đồng
nhượng quyền thương mại được chia thành bốn loại như sau:
Loại thứ nhất, hợp đồng nhượng quyền phân phối sản phẩm
(product distribution franchise contract). Đây là hợp đồng mà theo đó bên
nhận quyền thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ bên nhượng
quyền (chủ nhân của thương hiệu hay đại lý độc quyền của người này)
ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng,
khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của chủ thương hiệu trong
một phạm vi khu vực và thời gian nhất định, có nghĩa là bên nhận quyền
quản lý điều hành cơ sở kinh doanh nhượng quyền của mình khá độc lập, ít
18
bị ràng buộc bởi những quy định của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền
có thể chế biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. Loại hợp
đồng nhượng quyền này tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing) mà
trong đó chủ thương hiệu quan tâm nhiều đến việc phân phối sản phẩm của
mình và không quan tâm mấy đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn
hình thức của cơ sở kinh doanh nhượng quyền. Do đó, mối quan hệ giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà
phân phối mà phổ biến nhất là các trạm xăng dầu, đại lý bán ô tô và các
công ty sản xuất nước giải khát.
Loại thứ hai, hợp đồng nhượng quyền mô hình kinh doanh mẫu
(business format franchise contract). Loại hợp đồng này bao gồm chuyển
giao qui trình kinh doanh và công thức điều hành, quản lý. Các chuẩn mực
của mô hình kinh doanh mẫu phải được giữ đúng. Quan hệ hợp tác giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền theo loại hợp đồng này rất chặt chẽ
và liên tục. Đây cũng chính là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất và
hiệu quả nhất hiện nay. Bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng
quyền cho bên nhượng quyền.
Loại thứ ba, hợp đồng nhượng quyền sản xuất (manufacturing or
processing arrangement contract). Với loại hợp đồng này, bên nhượng
quyền cung cấp cho bên nhận quyền thành phần hoặc công thức để sản
xuất một sản phẩm và rồi bên nhận quyền phải tiếp thị nó phù hợp với tiêu
chuẩn của bên nhượng quyền (ví dụ hợp đồng nhượng quyền nước giải
khát đóng chai) [1]. Thông thường bên nhượng quyền trao cho bên nhận
quyền quyền sản xuất và bán sản phẩm với nhãn hiệu và thương hiệu của
bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử
dụng các nguyên liệu và/hoặc kỹ thuật đặc trưng, riêng biệt của bên
19
nhượng quyền để thực hiện việc sản xuất và bán các sản phẩm mang nhãn
hiệu và dưới tên thương mại của bên nhượng quyền theo những chỉ dẫn
của bên nhượng quyền. Loại hợp đồng nhượng quyền này thường thấy
trong các ngành công nghiệp sản xuất đồ uống, thực phẩm, dược phẩm mà
trong đó bên nhượng quyền cung cấp các thành phần chủ yếu, nguyên liệu
hoặc bí quyết kỹ thuật và cấp li-xăng quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương
mại, và trong một số trường hợp là bí mật kinh doanh, sáng chế thuộc sở
hữu của mình để bên nhận quyền chế biến, sản xuất và bán các sản phẩm.
Loại thứ tư, hợp đồng nhượng quyền cơ hội kinh doanh (business
opportunity ventures or joint venture franchising contract). Hợp đồng này
là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó bên nhận quyền được quyền mua
và bán hàng hoá, dịch vụ hoặc một số công việc kinh doanh khác của bên
nhượng quyền. Bên nhượng quyền sắp xếp địa điểm kinh doanh, tìm công
việc kinh doanh cho bên nhận quyền thứ cấp và thậm chí còn cung cấp
nhân viên kỹ thuật hoặc thương mại cho bên nhận quyền (Ví dụ: bên
nhượng quyền tìm điểm đặt máy bán hàng tự động cho bên nhận quyền và
bán cho bên nhận quyền sản phẩm, nhưng bên nhận quyền thu tiền và hoàn
trả cho bên nhượng quyền).
Với các loại hợp đồng như vậy, mặc dù đều là hợp đồng nhượng
quyền thương mại, nhưng chúng có sự khác biệt đáng kể. Điều đó dẫn đến
các dạng tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại
khá đa dạng và phức tạp. Chúng đòi hỏi không thể nhìn nhận các dạng
tranh chấp này thông qua các qui định đơn thuần của pháp luật mà cần xuất
phát từ việc tìm hiểu thực tiễn kinh doanh và các tập quán phát sinh từ việc
kinh doanh nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên việc xem xét các qui
định cụ thể của hợp đồng giữa các bên là rất quan trọng.
20
1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của nhƣợng quyền thƣơng mại
Nhượng quyền thương mại đối với Việt Nam còn mới mẻ, tuy đã bắt
đầu được chú ý và phát triển. Sức hấp dẫn và những ưu điểm của hình thức
kinh doanh này trên thế giới đã được minh chứng qua thực tiễn ở nhiều
nước phát triển. Nhượng quyền thương mại được dự báo sẽ là hình thức
kinh doanh phát triển mạnh ở Việt Nam – một nền kinh tế chuyển đổi đang
cần sự du nhập của các ý tưởng kinh doanh, công nghệ và nghệ thuật quản
trị. Xét ở khía cạnh khác cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể có môi
trường thích hợp cho sự phát triển của hình thức kinh doanh này vì Việt
Nam có sự an toàn xã hội cao, không có xung đột về tôn giáo, chính trị, và
hệ thống pháp luật linh động....
Các doanh nghiệp trong nước hiện nay đang tìm cách kinh doanh
trên cả nước thông qua hình thức nhượng quyền. Các nhà đầu tư nước
ngoài cũng mong muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua
hình thức kinh doanh này, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt thương
nhân Việt Nam cũng đã trinh phục các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật,
Hàn Quốc bằng hình thức kinh doanh này và đã có nhứng thành công nhất
định, chẳng như “Cà phê Trung Nguyên”. Doanh thu từ hoạt động nhượng
quyền thương mại tăng lên rất nhiều so với những năm 1990. Do đó dẫn
đến công ăn việc làm của người lao động cũng được giải quyết tốt hơn.
Albert Kong, Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise Consultant, một trong
những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn Franchising tại Châu Á, cho
rằng: Hoàn cảnh để franchise trở thành cơ hội kinh doanh khi khủng hoảng
kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều nhà đầu tư tìm cơ hội kinh
21
doanh trong khi nhượng quyền sẽ giảm rủi ro cho doanh nghiệp; khi thị
trường chứng khoán gặp khó khăn, mức độ tiếp cận tín dụng bị hạn chế do
ngân hàng siết chặt cho vay. Do vậy nhượng quyền thương mại có ý nghĩa
rất lớn đối với nền kinh tế hậu khủng hoảng hiện nay ở Việt Nam [28].
Có thể nhận định rằng, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là
một sự lựa chọn cho cả các thương nhân nhượng quyền và thương nhân
nhận quyền trong những năm tới đây. Do đó tranh chấp liên quan tới hình
thức kinh doanh ngày sẽ càng gia tăng và càng trở nên phức tạp, đòi hỏi
chuyên môn sâu. Vì vậy việc giải quyết chúng là rất cần thiết để bảo đảm
sự bình ổn của kinh tế - xã hội nói chung, và cho nhượng quyền thương
mại nói riêng.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại.
1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
Tranh chấp là một từ ngữ thông thường được sử dụng thường ngày.
Nhưng trong khoa học pháp lý nó là một thuật ngữ chỉ những tranh chấp
có tính cách pháp lý. Hiểu một cách thông thường tranh chấp là “giành
nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào; hay đấu tranh
giằng co khi có ý kiến bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai
bên” [8]. Về phương diện pháp lý, Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng
của Việt Nam giải nghĩa: “Tranh chấp là những mâu thuẫn, bất hoà về
quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào một quan hệ
pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” [6].
Như vậy theo giải nghĩa này, tranh chấp được hiểu là những bất đồng, mâu
thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong một quan hệ xã hội nhất
22
định được pháp luật điều chỉnh. Đây là một định nghĩa khái quát một cách
tương đối rộng và đầy đủ về tranh chấp pháp lý nói chung. Định nghĩa này
không khác với định nghĩa tranh chấp pháp lý của nước ngoài. Deluxe
Black’s Law Dictionary định nghĩa: “Tranh chấp trong lĩnh vực pháp lý
được hiểu là các xung đột hay trái ngược liên quan tới các quyền, sự đòi
hỏi hay yêu cầu của một bên đối với bên kia, hoặc sự khẳng định về quyền,
sự đòi hỏi hay yêu cầu của một bên bị đáp lại bởi yêu cầu hay sự viện dẫn
trái ngược của bên kia” [11]. David Foskett cho rằng: “Một tranh chấp tất
nhiên không thể xuất hiện, trừ khi một trái quyền được khẳng định bởi một
bên mà lại bị một bên khác chống lại” [12, tr. 5].
Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại trước hết là một
tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh – một bộ phận của tranh
chấp pháp lý. Vì thế trước tiên phải nghiên cứu tranh chấp hợp đồng trong
kinh doanh là gì.
Ở Việt Nam hiện nay các luật gia có những định nghĩa tương đối
khác nhau về tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp
hợp đồng nói riêng.
Về tranh chấp kinh doanh thương mại, TS. Phan Chí Hiếu định
nghĩa: “Tranh chấp kinh tế được hiểu là những mâu thuẫn hay xung đột về
quyền và nghĩa vụ, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ
kinh tế” [4, tr. 98]. Định nghĩa này sử dụng thuật ngữ tranh chấp kinh tế,
tuy nhiên phải hiểu đó chính là tranh chấp kinh doanh bởi trước khi ban
hành Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005, ở Việt Nam vẫn tồn
tại một ngành luật được gọi là luật kinh tế với sự biểu hiện thông qua Pháp
lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Nay ngành luật này bị thay thế một phần bởi
ngành luật thương mại [2, tr. 17]. PGS. TS. Phạm Hữu Nghị có ý niệm
23
không khác với định nghĩa trên rằng: “Tranh chấp trong kinh doanh là mâu
thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh” [7, tr. 73]. Trường Đại học Luật
Hà Nội cho rằng: “Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng
hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện
các hoạt động thương mại” [9, tr. 432].
Về tranh chấp hợp đồng, Học viện Tư pháp định nghĩa: “Tranh chấp
hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ
hợp đồng liên quan tới việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và
nghĩa vụ theo hợp đồng” [5, tr. 53].
Có lẽ các định nghĩa này gây ảnh hưởng tới việc xây dựng luật thực
định. Điều 238 của Luật Thương Mại 1997 của Việt Nam định nghĩa:
“Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại”.
Không hoàn toàn đồng ý với các quan niệm trên ở Việt Nam hiện
nay, nói về tranh chấp hợp đồng, PGS. TS. Ngô Huy Cương phân tích:
“Các tranh chấp hợp đồng có thể được phân loại như sau: (1) Căn cứ vào
giai đoạn của quan hệ hợp đồng, có thể phân loại thành tranh chấp tiền hợp
đồng, tranh chấp về thực hiện hợp đồng, và tranh chấp khi đã kết thúc quan
hệ hợp đồng; (2) Căn cứ vào nội dung tranh chấp, có thể phân loại thành
tranh chấp về việc hiểu hay giải thích hợp đồng, và tranh chấp về thực hiện
hợp đồng” [3, tr. 58]. Như vậy tranh chấp hợp đồng không chỉ liên quan tới
việc thực hiện hợp đồng, mà còn liên quan tới cả các giai đoạn trước và sau
hợp đồng, cũng như tranh liên quan tới giải thích hợp đồng.
Nhượng quyền thương mại thực chất là hợp đồng, tạo lập nên mối
quan hệ hợp đồng thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
24
Nhượng quyền thương mại ngay tên gọi này đã khẳng định nó hoàn toàn
thuộc lĩnh vực thương mại dù rằng nó có liên quan rất nhiều tới sở hữu trí
tuệ. Hai bên trong quan hệ hợp đồng này trước hết đều là thương nhân và
việc nhượng quyền thương mại luôn luôn là hành vi tìm kiếm lợi nhuận vì
vậy việc quan niệm như trên hoàn toàn đúng đắn.
Quan hệ nhượng quyền thương mại luôn luôn tiềm ẩn những mâu
thuẫn và sung đột lợi ích. Chẳng hạn: Một mặt, bên nhượng quyền vì lợi
ích của mình muốn chi phối càng nhiều càng tốt hoạt động của bên nhận
quyền nhằm bảo vệ quyền liên quan tới tài sản mà mình đã phải mất nhiều
thời gian, công sức và chi phí để tạo dựng. Mặt đối lại, bên nhận quyền
luôn muốn chống lại những hạn chế của bên nhượng quyền và phát triển
các quyền thương mại được chuyển nhượng theo ý mình để tách khỏi sự lệ
thuộc. Ngoài ra bên nhận quyền có tâm lý không muốn trích lợi nhuận
kiếm được để chi trả cho bên nhượng quyền. Sự trái ngược bên trong của
hai bên dù xuất hiện tại thời điểm nào của mối quan hệ là những động cơ
thúc đẩy cho việc tranh chấp. Các tranh chấp này có thể xuất phát từ các
hoàn cảnh cụ thể sau:
Thứ nhất, vi phạm tiền hợp đồng. Tranh chấp phát sinh thường liên
quan tới việc công bố và trao đổi các tài liệu hay giấy tờ giao dịch cần thiết
trước khi giao kết hợp đồng.
Thứ hai, vi phạm về năng lực chủ thể của hợp đồng. Đây là nguyên
nhân để đưa đến tranh chấp. Tuy nhiên nó thường phát sinh khi mối quan
hệ nhượng quyền không suôn sẻ hoặc kinh doanh nhượng quyền lâm vào
tình trạng khó khăn, dù năng lực chủ thể có thể đã được xác định trước khi
giao kết hợp đồng.
25
Thứ ba, không thống nhất trong cách hiểu hợp đồng. Tranh chấp này
liên quan tới yêu cầu gải thích hợp đồng.
Thứ tư, không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các
điều kiện của hợp đồng. Tranh chấp này liên quan tới việc vi phạm nghĩa
vụ theo hợp đồng của một hoặc cả các bên.
Thứ năm, chấm dứt và vi phạm các qui định liên quan tới chấm dứt
hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tranh chấp này có thể liên quan tới
chấm dứt do sự vi phạm hợp đồng hoặc chấm dứt do sự tự nguyện của các
bên.
Qua đây có thể hiểu: Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương
mại là những tranh chấp pháp lý trong việc hiểu và thực hiện, cũng như
tiến hành giao kết và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa
các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại.
1.2.2. Đặc điểm của các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại.
Tranh chấp nhượng quyền thương mại có thể khẳng định là một
dạng của tranh chấp thương mại Do đó bản thân nó đã mang các đặc điểm
của tranh chấp thương mại, và hơn nữa lại mang thêm các đặc điểm riêng
có của tranh chấp hợp đòng nhượng quyền thương mại. Trước hết tranh
chấp này đòi hỏi: Có quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại giữa các
bên tranh chấp; có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên làm ảnh hưởng tới
quyền và lợi ích của bên kia hoặc có cách hiểu không thống nhất liên
qưuan tới hợp đồng hoặc một hoặc một số điều kiện hay từ ngữ hợp đồng
nhất định; có sự bất đồng quan điểm của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý
hậu quả phát sinh từ sự vi phạm. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền
26
thương mại thường có yếu tố tài sản, gắn liền với quyền và lợi ích của các
bên tranh chấp và phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, vì vậy các bên
luôn có quyền tự định đoạt và giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng, thoả
thuận.
Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại có các đặc thù sau:
Thứ nhất, về chủ thể của tranh chấp. Vì hợp đồng nhượng quyền
thương mại không phải là hợp đồng mua bán mà là hợp đồng cho thuê. Do
đó tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại là tranh chấp giữa
người cho thuê và người thuê. Thương hiệu hay các bí quyết kinh doanh…
của bên nhượng quyền không được chuyển nhượng hay bán cho bên nhận
quyền, mà chỉ cho phép bên nhận quyền được khai thác kinh doanh trên đó
trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, về đối tượng của tranh chấp. Đối tượng của hợp đồng
nhượng quyền thương mại là tài sản vô hình và các quyền thương mại khác
như: quyền khai thác sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ theo cách thức nhất
định; thương danh, bố trí không gian thương mại.... Lưu ý rằng: Cách thức
kinh doanh và các quyền khác thường phải có danh tiếng hoặc uy tín trên
thị trường bởi mục đích của bên nhận quyền là muốn tìm kiếm lợi nhuận
theo sự thành công của một thương hiệu nhất định. Nội dung của những
tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại gắn chặt với những quyền
thương mại này, nhất là các quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền này pháp luật
Việt Nam gọi là “quyền thương mại” mà có thể bao gồm:
+ Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc
dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với
27
nhãn hiệu, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
cách thức quảng cáo, tiếp thị của bên nhượng quyền;
+ Quyền do bên nhượng quyền (gốc) trao cho bên nhượng quyền thứ
cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp;
+ Quyền do bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền
thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
+ Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền
thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
Đây là những đối tượng đặc biệt, có độ phức tạp cao. Do đó nó
mang đến những đặc thù so với những đối tượng tranh chấp khác, chẳng
hạn: Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong
hoạt động nhượng quyền thương mại theo qui tắc do bên nhượng quyền ấn
định (mang đến hệ quả gần như có sự thiếu bình đẳng trong quan hệ này).
1.3. Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại
Việc nghiên cứu những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng
nhượng quyền thương mại không thể tách rời việc nghiên cứu giao kết, nội
dung và hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nói cách khác,
thông qua giao kết, nội dung và hiệu lực của hợp đồng này người ta có thể
nắm bắt được các trường hợp tranh chấp có thể xảy ra.
28
1.3.1. Giao kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và những tranh
chấp liên quan
Để tiến tới thống nhất ý chí trong quá trình xác lập hợp đồng mua
bán hàng hoá hay một số chủng loại hợp đồng dịch vụ thông thường khác,
một bên thường đưa ra những điều kiện của hợp đồng, khi những điều kiện
này được bên kia chấp nhận thì hợp đồng được coi là giao kết. Hợp đồng
mua bán hàng hóa thông thường được giao kết qua qui trình: chào hàng,
chấp nhận chào hàng, hoặc các bên thoả thuận nội dung của hợp đồng, và
hợp đồng có hiệu lực nếu hình thức và nội dung hợp pháp.
Điều 404, Bộ luật Dân sự 2005 quy định hợp đồng có hiệu lực vào
thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Điều này cũng
có nghĩa bên được đề nghị chỉ cần trả lời chấp nhận là đủ để giao kết hợp
đồng, không cần thêm bất kỳ điều kiện bổ sung hay một sự trao đổi,
thương lượng nào nữa. Do đó, yêu cầu trước hết và đương nhiên của đề
nghị giao kết hợp đồng là phải nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng, nếu
không chỉ được coi là lời mời giao kết hợp đồng hoặc lời mời đàm phán để
giao kết hợp đồng.
Đối với quan hệ mua bán thông thường, người bán chào hàng và đề
nghị giao kết với người mua hoặc ngược lại. Tuy nhiên trong quan hệ
nhượng quyền thương mại có một chút khác biệt. Đa số mối quan hệ
nhượng quyền thường là bên muốn nhận nhượng quyền đề nghị với bên
nhượng quyền. Sau đó bên nhượng quyền xem xét các điều kiện thực tế
của bên đề nghị nhận quyền có đáp ứng được các tiêu chuẩn của mình đặt
ra hay không để phát triển hệ thống nhượng quyền hiện tại. Nếu bên
nhượng quyền nhận thấy bên đề nghị nhận nhượng quyền đáp ứng được
các yêu cầu của mình thì bên nhượng quyền có trách nhiệm phải gửi các
29
thông tin cần thết về hệ thống nhượng quyền của mình (các tài liệu công
bố). Sau khi nghiên cứu những thông tin, tài liệu này trong một thời hạn
nhất định do bên nhượng quyền ấn định, bên đề nghị nhận nhượng quyền
hoàn toàn có thể rút lại đề nghị nhận nhượng quyền này. Ngược lại, thời
điểm giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại là khi bên đề nghị nhận
nhượng quyền bày tỏ ý muốn tiến tới giao kết hợp đồng thiết lập quan hệ
nhượng quyền thương mại với bên nhượng quyền. Thông thường một trả
lời chấp thuận có thể thông qua lời nói, văn bản hoặc bằng sự im lặng,
nhưng đối với tính chất phức tạp của hợp đồng nhượng quyền thương mại,
nên pháp luật qui định một hình thức trả lời cụ thể và có tính ràng buộc
pháp lý cao. Vì vậy tranh chấp về hình thức của hợp đồng nhượng quyền ít
xảy ra. Tuy nhiên tranh chấp liên quan tới các trao đổi tiền hợp đồng có thể
xảy ra bởi tiêu chuẩn hay tài liệu của bên nhượng quyền có thể thiếu rõ
ràng hay có cách hiểu khác nhau về những điểm có liên quan của các tài
liệu này.
Một hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường có thể được thể hiện
bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy
nhiên, vì nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm rất
nhiều điều khoản quan trọng, nhất là có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ, vì vậy hợp đồng nhượng quyền thương mại bắt buộc phải
được lập thành văn bản. Điều 285, Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp
đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức có giá trị
tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình
thức khác theo quy định của pháp luật. Nếu giao kết bằng hình thức khác
như lời nói hoặc hành động, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có
30
hiệu lực đối với các bên, các bên vẫn có thể thực hiện hợp đồng nhưng nếu
có tranh chấp xảy ra mà giải quyết tại toà án thì hợp đồng này có thể bị
tuyên bố vô hiệu.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ có hiệu lực khi thoả mãn
các điều kiện: Các bên ký kết phải đủ thẩm quyền và thoả mãn điều kiện
ký kết hợp đồng nhượng quyền và tham gia hợp đồng một cách tự nguyện;
mục đích và nội dung của hợp đồng không trái quy định pháp luật và đạo
đức xã hội; hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
1.3.2. Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và những
tranh chấp liên quan
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả
thuận phù hợp với hình thức kinh doanh nhượng quyền và pháp luật của
nước do các bên thỏa thuận hoặc của nước của bên nhận nhượng quyền.
Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính Phủ quy định:
“Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp
đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp” (Điều 11).
Quy định của Nghị định này quan niệm các điều kiện của hợp đồng
nói trên không bắt buộc các bên phải đưa vào hợp đồng. Qui định mở này
31
có thể dẫn đến những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng
và nhiều khi làm giảm giá trị của việc bắt buộc hình thức của hợp đồng
phải bằng văn bản.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm nhiều điều khoản
ràng buộc các bên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Dù pháp luật
Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể về hợp đồng nhượng quyền
thương mại, và cũng không bắt buộc các nội dung của hợp đồng, nhưng
nhưungx điều kiện chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
* Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên.
Bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền sử dụng tài sản
trí tuệ của mình. Đối với bên nhận quyền, các quyền được cấp còn là một
hình thức tìm kiếm khả năng đầu tư và khả năng đánh giá mức độ sẵn sàng
của bên nhượng quyền trước những thách thức và nhu cầu của thị trường
bản địa.
Phạm vi các quyền được cấp khá rộng và có thể bao gồm tập hợp
nhãn hiệu, bài trí thương mại, bí quyết kinh doanh, cahs thức tiếp thị, các
hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên, quyền sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm
độc quyền, hàng hiệu của bên nhượng quyền.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một hệ thống kinh doanh
muốn nhượng quyền phải đáp ứng điều kiện về thời gian hoạt động tối
thiểu là một năm. Khi đáp ứng được điều kiện này cùng với các quy định
về đăng ký, về hàng hoá kinh doanh thì các bên có thể tiến tới xác lập mối
quan hệ nhượng quyền. Bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận
quyền tương lai đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết. Nghị định
35/2006/NĐ-CP quy định: “Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp
bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về
32
nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là
15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu
không có thoả thuận khác” (Điều 8).
Trong quan hệ nhượng quyền, bên nhượng quyền có nghĩa vụ:
+ Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho
bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền
thương mại;
+ Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi
phí của bên nhận quyền;
+ Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong
hợp đồng nhượng quyền (Luật Thương mại 2005, Điều 286).
Sau khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhượng
quyền nhận phí nhượng quyền và có quyền kiểm soát bên nhận quyền
trong quá trình hoạt động kinh doanh theo hợp đồng nhượng quyền. Những
quyền được cấp cho bên nhận quyền ngoài quyền được sử dụng thương
hiệu, bí quyết, bí mật kinh doanh…, bên nhận quyền còn được sự hỗ trợ
thường xuyên và lâu dài từ bên nhượng quyền.
Trong trường hợp bên nhận quyền không đảm bảo tuân thủ các cam
kết và các yêu cầu của bên nhượng quyền trong quan hệ hợp đồng nhượng
quyền, tranh chấp có thể xảy ra. Có thể nhận xét các yêu cầu, các tiêu
chuẩn và các điều kiện mà bên nhận quyền phải tuân thủ khá rộng và mơ
hồ khiến cho những nhân viên bình thường của bên nhận quyền khó có thể
nhận thức đầy đủ để tuân thủ. Hơn nữa quyền kiểm soát thường xuyên và
các quyền khác của bên nhượng quyền khá rộng và cũng khong kém phần
mơ hồ khiến cho bên nhượng quyền dễ có được những yêu sách về sự vi
phạm của bên nhận quyền. Vì vậy đây là khu vực dễ xảy ra tranh chấp.
33
* Thứ hai, nội dung nhượng quyền.
Hợp đồng nhượng quyền cần xác định rõ sản phẩm, dịch vụ mà bên
nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền, kể cả các dịch vụ hỗ trợ
thường xuyên trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng nhượng
quyền. Vì vậy hợp đồng cần chi tiết hóa các sản phẩm và dịch vụ này như:
bí mật thương mại và giấy phép bản quyền sử dụng cẩm nang hoạt động
lưu hành nội bộ, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, hệ thống kế toán và lưu
trữ sổ sách, thông số kỹ thuật của thiết bị, hàng hoá, quy chuẩn xây dựng,
thiết kế nội thất, hỗ trợ quản cáo và xúc tiến sản phẩm khi mở đại lý…
Trong đó chất lượng và phạm vi chương trình đào tạo là dịch vụ quan
trọng nhất mà công ty nhượng quyền phải cung cấ cho đại lý trước khi mở
cửa. Hình thức hỗ trợ này phải bao gồm cả lớp học và dịch vụ tư vấn tại
chỗ. Dịch vụ sau này bao gồm việc hỗ trợ tại chỗ và giải quyết sự cố,
nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, xây dựng các chiến dịch
quảng cáo và xúc tiến trên toàn quốc, sắp xếp các chương trình mua sắm
theo nhóm khách hàng...
Hầu hết các hệ thống nhượng quyền dựa trên sản phẩm đều có một
hoặc nhiều sản phẩm độc quyền do bên nhượng quyền sản xuất hoặc kiểm
soát. Bên nhận quyền có nghĩa vụ phải mua sản phẩm này hoặc bán lại cho
khách hàng hoặc sử dụng cho việc cung ứng dịch vụ. Công ty nhượng
quyền có nghĩa vụ cung cấp các sản phẩm này đúng thời gian, có chất
lượng tốt và giá cả hợp lý. Nhưng với hệ thống nhượng quyền dựa trên
dịch vụ thì các quy định trên không cần thiết vì mối quan hệ nhượng quyền
không hình thành trên kênh phân phối cho các sản phẩm độc quyền của
công ty nhượng quyền.
34
Do tính chất phức hợp của sản phẩm và dịch vụ nêu trên, nên các
tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền rất đa dạng, có thể liên
quan tới chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc tiết lộ thông tin hay vi phạm
qui trình… Việc này đòi hỏi tính đa dang về nguồn của pháp luật liên quan
mà không chỉ dừng lại ở luật thương mại đơn thuần.
* Thứ ba, phí nhượng quyền.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng song vụ, có đền
bù, vì khi tiếp nhận đối tượng nhượng quyền, bên nhận quyền có nghĩa vụ
trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền nhất định do các bên thoả thuận
căn cứ vào các đánh giá và phân tích giá trị của đối tượng nhượng quyền
thương mại, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm… Việc xác định phí
nhượng quyền thường là vấn đề gây tranh luận và khó thoả thuận giữa các
bên. Bên nhượng quyền có xu hướng nâng cao giá cả đến tối đa để thu
được lợi nhuận cao, còn bên nhận quyền lại muốn chi phí thấp để có lợi
nhuận cao. Do đó trong hợp đồng nhượng quyền phải quy định rõ bản chất
và số lượng các khoản phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng
quyền. Phí nhượng quyền ban đầu thường là những khoản phí không hoàn
lại và thanh toán một lần khi bắt đầu thực hiện hợp đồng nhượng quyền.
Về bản chất, khoản phí này là khoản tiền bù đắp cho những thiệt thòi do
việc cấp quyền thương mại, thương hiệu, giấy phép bí mật thương mại, đào
tạo và hỗ trợ trước khi mở đại lý, cung cấp nguyên vật liệu trong thời gian
đầu mở đại lý mà bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền. Loại
phí thứ hai là phí thường xuyên dưới mang bản chất là khoản tiền thuê
thương hiệu cụ thể tính theo tỷ lệ tổng doanh thu. Tỷ lệ phần trăm có thể
được xác định hoặc căn cứ vào thang đối chiếu với các mức doanh thu
khác nhau tại một điểm cho trước hoặc mục tiêu hoạt động đã thực hiện.
35
Thông thường, các khoản phí thuê nhãn hiệu tối thiểu là bắt buộc, bất kể
hiệu quả hoạt động thực tế của đại lý nhận quyền là thế nào. Các khoản phí
này phải được thanh toán định kỳ hàng tuần cho công ty nhượng quyền
cùng với mẫu báo cáo chuẩn để phục vụ mục đích kiểm soát của và theo
dõi nội bộ. Kế hoạch thanh toán định kỳ giúp đại lý chuẩn bị ngân sách
thanh toán và có thể cảnh báo sớm cho công ty nhượng quyền nếu có vấn
đề phát sinh. Đặc biệt, nó cũng giúp đại lý nhận quyền đối phó với số tiền
thuê nhãn hiệu quá hạn và tồn đọng, không thể thanh toán. Khoản phí thứ
ba là khoản phí định kỳ dưới hình thức quỹ quảng cáo và xúc tiến hợp tác
quốc gia. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ xác định được mức độ kiểm soát
cụ thể trong hợp đồng nhượng quyền đối với loại quỹ này, nhằm bảo vệ
nhãn hiệu nhượng quyền và bảo đảm sự nhất quán trong hoạt động kinh
doanh của cả hệ thống. Các khoản phí khác mà bên nhận quyền phải thanh
toán cho bên nhượng quyền bao gồm doanh thu bán sản phẩm và dịch vụ
độc quyền cho đại lý, phí tư vấn, phí kiểm toán và thanh tra, phí thiết kế
địa điểm, phí quản lý tài sản cho thuê và phí gia hạn, chuyển nhượng hợp
đồng.
Tính chất phức tạp của các khoản phí nói trên và mối liên hệ trực
tiếp đến lợi nhuận của nó khiến cho các bên hết sức lưu ý, nhưng dễ gây
mâu thuẫn với nhau. Do vậy đây là khu vực dễ xảy ra tranh chấp nhất và
tranh chấp cũng rất phức tạp bởi không chỉ đơn thuần là vấn đề pháp lý,
mà còn liên quan tới cả vấn đề tài chính, kinh tế và kỹ nghệ. Nhều khi đòi
hỏi sự hiện diện của các chuyên gia trong các lĩnh vực để đánh giá và giám
định.
* Thứ tư, phạm vi và địa điểm được nhượng quyền thương mại.
36
Thoả thuận về lãnh thổ được nhượng quyền giữa bên nhượng quyền
và bên nhận quyền trước hết xác định được phạm vi hoạt động nhượng
quyền tương ứng với loại hợp đồng nhượng quyền, đồng thời loại bỏ sự
cạnh tranh không cần thiết giữa các bên nhận quyền. Giới hạn lãnh thổ này
bắt buộc phải quy định trong hợp đồng một cách rõ ràng, cụ thể.
Trách nhiệm tìm kiếm một địa điểm cụ thể cho hoạt động kinh
doanh nhượng quyền thuộc vệ bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền
theo thỏa thuận. Nếu bên nhận quyền tự do chọn lựa địa điểm riêng, thì
hợp đồng nhượng quyền thường quy định sự lựa chọn đó phải được bên
nhượng quyền chấp thuận. Một số thương nhân nhượng quyền hỗ trợ rất
tích cực cho việc lựa chọn địa điểm của bên nhận quyền như nghiên cứu
thị trường, dân số, đàm phán thuê địa điểm, đảm bảo xin giấy phép của địa
phương. Tuy nhiên, vì lựa chọn địa điểm là vấn đề khó nhất, quy định sự
thành công của bên nhận quyền, nên hầu hết bên nhượng quyền dù không
muốn nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định trong hợp đồng. Để
có thể bảo hộ và kiểm soát chặt chẽ hơn, một số bên nhượng quyền sau khi
lựa chọn được một địa điểm phù hợp đã cho thuê bên nhận quyền thuê lại
địa điểm đó. Ngoài ra, một phương pháp duy trì mức độ bảo vệ tương tự
nhưng ít phức tạp hơn là quy định chuyển nhượng tự động việc thuê địa
điểm cho bên nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng nhượng quyền.
Sự thành công của việc nhượng quyền thương mại phụ thuộc rất
nhiều vào sự đánh giá, nghiên cứu thị trường bên nhận quyền dự định đặt
cơ sở kinh doanh. Sự đánh giá, nhận định về tiềm năng của thị trường cũng
như giá trị của địa điểm kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào dân số, mức
sống, thói quen và nhu cầu của khách hàng, những biến động của thị
trường, thuận tiện về giao thông và các yêu tố liên quan khác. Bên nhận
37
quyền cũng phải lưu ý đến giới hạn lãnh thổ cũng như những ảnh hưởng,
uy tín của các bên nhượng quyền đang kinh doanh gần khu vực. Pháp luật
các quốc gia trao cho bên nhượng quyền quyền quyết định phạm vi địa
phận và có thể cả địa điểm kinh doanh, bởi suy cho cùng, mục đích của
nhượng quyền thương mại là phát triển thương hiệu và tăng hiệu quả kinh
doanh, trong đó các bên đều có lợi. Việc phân chia thị trường một cách
khoa học sẽ giảm sự cạnh tranh không cần thiết và tăng lợi nhuận cho cả
hai bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
* Thứ năm, kiểm soát chất lượng sử dụng quyền và tính nhất quán
của quyền được nhượng.
Khi xây dựng mối quan hệ nhượng quyền, bên nhượng quyền đã
trao cho bên nhận quyền tài sản trí tuệ nhằm tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận. Tuy nhiên để đảm bảo tài sản đó được sử dụng đúng mục đích, bên
nhượng quyền phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với bên nhận quyền.
Một hợp đồng nhượng quyền hoàn chỉnh luôn có đầy đủ quy định bảo đảm
quyền kiểm soát chất lượng và tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống. Các
quy định đó thường xuất hiện trong hợp đồng dưới hình thức các ràng buộc
về nguồn cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu, hướng dẫn và thông số kỹ
thuật nghiêm ngặt trong quy trình hoạt động của đại lý. Quá trình hoạt
động thường chỉ rõ tiêu chuẩn dịch vụ, kiểu dáng thương mại, yêu cầu nhất
quán, điều kiện và mẫu mã của thiết bị, số giờ làm việc, yêu cầu bảo hiểm
tối thiểu, hệ thống kế toán, các tập quán tín dụng. Bất kỳ ràng buộc nào đối
với khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc các yêu cầu mua từ nguồn
cụ thể của bên nhận quyền cần được nghiên cứu kỹ trong khuôn khổ quy
định của luật chống độc quyền. Nếu bên nhượng quyền đóng vai trò là bên
cung cấp hoặc sản xuất độc quyền của một hoặc nhiều sản phẩm mà đại lý
38
sử dụng trong hoạt động kinh doanh thường nhật thì sự độc quyền đó phải
được chứng minh bằng nột sản phẩm độc quyền thực sự.
Sự kiểm soát này là một giải pháp vừa bảo đảm chất lượng sử dụng
quyền và bảo đảm tính nhất quán của các quyền được cấp, vừa tránh những
vi phạm của bên nhận quyền. Tuy nhiên nếu do động cơ không đúng nó
cũng chính là vũ khí quan trọng để o ép bên nhận quyền. Vì vậy việc giải
quyết tranh chấp trở nên khó khăn hơn khi bên nhận quyền khởi kiện.
* Thứ sáu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và điều khoản chống cạnh
tranh.
Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là “các quyền
thương mại”, thông thường là các quyền khai thác sản xuất hàng hoá theo
phương thức của bên nhượng quyền, các dịch vụ theo cách thức của bên
nhượng quyền. Trong hợp đồng nhượng quyền còn bao gồm cả quyền sở
hữu trí tuệ, sự dùng chung nhãn hiệu, chung tên thương mại, chung cách
bài trí kinh doanh, chung bí mật kinh doanh. Trường hợp bên nhượng
quyền chuyển giao cho bên nhận quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp thì sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, quyền sở hữu trí tuệ
được bảo vệ trước tiên qua các quy định về nghĩa vụ của các bên khi sử
dụng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền, nhất
là đối với bên nhận quyền. Hợp đồng nhượng quyền luôn phải quy định
riêng nghĩa vụ của bên nhận quyền và các nhân viên của bên nhận quyền
trong việc bảo vệ và chống các hành vi sử dụng sai lệch, tiết lộ bí mật
thương mại và nhãn hiệu đã được cấp phép. Bên nhượng quyền phải đưa ra
điều khoản quy định rõ nhãn hiệu và tên thương mại được cấp phép là tài
sản độc quyền và bất kỳ động thái nào cũng phải dựa trên cơ sở lợi ích duy
39
nhất của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền hoặc các nhân viên không
được phép sử dụng bí mật thương mại trong và sau thời hạn hợp đồng nếu
không được bên nhượng quyền chấp thuận. Tuỳ theo mức độ, các điều
khoản có thể áp dụng trong phạm vi quyền hạn pháp lý của địa phương,
hợp đồng nhượng quyền phải có các quy định chống cạnh tranh đối với đại
lý nhận quyền, cả trong thời hạn hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực và
sau khi chấm dứt hoặc hủy hợp đồng.
Các tranh chấp liên quan tới sở hữu trí tuệ và cạnh tranh làm cho
việc hải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại càng phức
tạp. Tính phức tạp này không chỉ dừng lại ở việc áp dụng luật, mà còn
phức tạp trong việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Rõ ràng
không chỉ Luật Thương mại 2005 qui định về các hình thức giải quyết
tranh chấp thương mại mà các đạo luật khác cũng có các qui định về việc
giải quyết tranh chấp thương mại. Vậy việc sử dụng hình thức giải quyết
tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng là một dạng tranh
chấp liên quan tới tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại.
* Thứ bảy, thời hạn, gia hạn và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền.
Pháp luật Việt Nam thường quy định thời hạn của hợp đồng nhượng
quyền thương mại do các bên thoả thuận, trong khi đó pháp luật các nước
trên thế giới lại quy định rõ thời hạn tối thiểu của hợp đồng nhượng quyền,
mà thông thường thời hạn này là năm năm (Malaysia, Australia,…). Theo
quan điểm các nhà kinh tế học thì không nên giới hạn về thời hạn của hợp
đồng bởi điều này sẽ hạn chế rất nhiều hiệu quả cũng như lợi ích của cả hai
bên. Bên nhận quyền thông thường mong muốn có một thời hạn hợp đồng
để đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi của mình một cách chắc chắn nhất,
trong khi Bên nhượng quyền lại muốn có một khoảng thời gian ngắn hơn
40
để có thể thay đổi, bổ sung hợp đồng cho phù hợp với sự phát triển chung
của hệ thống kinh doanh và tăng thêm những lợi ích cho mình.
Trên thực tế có một số vấn đề phát sinh xung quanh điều khoản
này. Chẳng hạn bên nhận quyền cố tình chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
khi hoạt động kinh doanh không thuận lợi, hay khi họ đã đạt được những
thành công nhất định. Bên nhượng quyền ép buộc bên nhận quyền phải
thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian dài để
có được lợi nhuận và tránh phiền phức do thay đổi bên nhận quyền.Việc
gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại được thực hiện trên cơ sở sự
thoả thuận của cả hai bên được ghi nhận trong hợp đồng. Nếu trước khi
chuẩn bị kết thúc thời hạn hợp đồng, cả hai bên đều nhận thấy việc tiếp tục
thực hiện hợp đồng là cần thiết và mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thì sẽ tiến
hành việc gia hạn hợp đồng theo một khoản thời gian mà hai bên đã thoả
thuận. Pháp luật một số nước còn quy định bên nhượng quyền phải chấp
nhận đề nghị gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại của bên nhận
quyền:
“Bên nhận quyền bị xem là phạm tội nếu bên này từ chối gia hạn
hợp đồng nhượng quyền thương mại mà không bồi thường cho bên nhận
quyền bằng một khoản thoả thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền sau khi cân nhắc giá trị giảm bớt của hoạt động kinh doanh nhượng
quyền…” (Điều 32, Luật nhượng quyền thương mại của Malaysia).
Điều khoản chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại được
xem là một trong những điều khoản có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của
các chủ thể tham gia quan hệ này, cũng như các chủ thể có liên quan khác.
Có nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:
trường hợp chấm dứt thông thường và chấm dứt bất thường. Trường hợp
41
chấm dứt thông thường là trường hợp chấm dứt hợp đồng khi kết thúc thời
hạn ghi trong hợp đồng. Chấm dứt hợp đồng bất thường là việc chấm dứt
trước khi kết thúc thời hạn ghi trong hợp đồng, chấm dứt khi một trong hai
bên chủ thể phá sản hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Theo pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại của một số
quốc gia trên thế giới thì các bên có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời
hạn khi có một trong các cơ sở sau: do một bên không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng các điều khoản được ghi trong hợp đồng; thay đổi chủ thể
mà không có sự chuyển giao thực hiện hợp đồng cho chủ thể mới; một bên
bị giải thể, phá sản.
Theo quy định của luật pháp Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền
thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường
hợp:
+ Bên nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng do bên nhượng
quyền vi phạm các nghĩa vụ đã được quy định trong luật (vi phạm về cung
cấp tài liệu, đào tạo và trợ giúp ban đầu, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ
được ghi trong hợp đồng,…)
+ Bên nhượng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng do: Bên nhận
quyền không còn giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
cần có để tiến hành kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương
mại; bên nhận quyền bị giải thể hoặc phá sản; bên nhận quyền vi phạm
pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ
thống nhượng quyền thương mại; bên nhận quyền không khắc phục những
vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong
một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu
cầu khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền.
42
Luật của Malaysia về nhượng quyền thương mại (Đạo luật 590)
cũng đưa ra quy định về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:
“Một hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước
thời hạn tối thiểu năm năm trong những trường hợp sau:
- Khi cả hai bên đều đồng ý chấm dứt hợp đồng; hoặc
- Toà án tuyên bố có những điều kiện chắc chắn trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại làm cho hợp đồng phải bị chấm dứt trước thời
hạn tối thiểu (Điều 33).
Khi chấm dứt hợp đồng, cho dù là chấm dứt thông thường hay bất
thường thì các bên phải thanh toán tất cả quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Trường hợp chấm dứt bất hường do lỗi của bên nào thì bên đó có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, cũng như phải trả tiền phạt vi phạm hợp đồng
cho bên kia theo quy định pháp luật hoặc thoả thuận của hai bên.
Đây cũng là một khu vực có nhiều tranh chấp và tranh chấp quyết
liệt bởi mối quan hệ hai bên về hình thức đã chấm dứt nên các bên cố gắng
đòi lại những gì có thể thông qua các chế tài mà pháp luật đã qui định.
Dạng tranh chấp này phức tạp ở việc áp dụng chế tài.
1.3.3. Hiệu lực của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và những
tranh chấp liên quan
Sau khi được giao kết hợp pháp, hợp đồng nhượng quyền thương
mại có hiệu lực bắt buộc đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền và
trở thành “luật” buộc các bên phải tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ đã
thoả thuận, nếu không có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp
luật. Các quyền và nghĩa vụ này do bên nhượng quyền và bên nhận quyền
tự thoả thuận cùng với nội dung của hợp đồng. Về cơ bản, trong quá trình
43
thực hện hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên phải tôn trọng và
tuân thủ các nguyên tác: (1) thực hiện hợp đồng một cách trung thực, hợp
tác, đảm bảo tin cậy lẫn nhau; (2) thực hiện hợp đồng đúng đối tượng, chất
lượng, số lượng, phương thức, chủng loại,…(3) không xâm phạm đến lợi
ích nhà nước, lợi ích công cộng và lợi ích của người khác. Trong trường
hợp cần điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền, để việc thực hiện hợp đồng
diễn ra phù hợp với lợi ích của nhau, các bên cần có nghĩa vụ thông báo
cho nhau những thông tin liên quan, thương lượng, đàm phán với nhau.
Việc điều chỉnh này có thể dẫn tới sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp
đồng nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền thương mại thường là hợp
đồng dài hạn, vì vậy thông thường quan hệ nhượng quyền sẽ chấm dứt
trong khoảng thời gian được quy định trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại vô hiệu toàn bộ khi hợp đồng
ký kết trái với các quy định của pháp luật và không làm phát sinh bất kỳ
nghĩa vụ nào giữa các bên ngay từ khi ký kết. Hợp đồng nhượng quyền
thương mại vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp: (1) Nội dung hợp đồng
nhượng quyền vi phạm điều cấm của pháp luật. Ví dụ hợp đồng vi phạm
nguyên tắc tự do tự nguyên giao kết hợp đồng của các bên; hàng hoá dịch
vụ dùng trong kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá dịch vụ
thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của Nhà nước; (2) Bên
nhượng quyền hoặc bên nhận quyền không đăng ký hoạt động nhượng
quyền thương mại tại cơ quan có thẩm quyền, không vận hành hệ thống
kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh đủ ít nhất 1 năm trước khi tham gia
vào quan hệ nhượng quyền thương mại; và (3) Người ký hợp đồng nhượng
quyền không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Khi người ký kết
44
hợp đồng nhượng quyền thì ý chí mà họ thể hiện trong hợp đồng có thể
không phải là ý chí của bên mà họ đại diện và hợp đồng bị coi là vô hiệu
toàn bộ.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại vô hiệu từng phần khi trong
hợp đồng có những nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu
nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung còn lại của hợp đồng. Ví dụ,
bên nhận quyền nhận mua từ bên nhượng quyền một số loại hàng hoá, vật
dụng nhất định phù hợp với hệ thống kinh doanh do bên nhượng quyền
quy định, trong đó có một loại hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh
doanh nhưng việc mua bán loại hàng hoá vật dụng này không ảnh hưởng
đến các loại hàng khác thì hợp đồng này là hợp đồng vô hiệu từng phần.
Vấn đề thời hạn có hiệu lực của hợp đồng và hiệu lực ràng buộc đối
với các đối tượng của nhượng quyền là khu vực có tranh chấp. Các tranh
chấp này thông thường liên quan tới vệc áp dụng các qui tắc của luật dân
sự bởi hợp đồng nhượng quyền thương mại là một hợp đồng phức hợp
không chỉ liên quan tới quyền đối nhân, mà còn liên quan cả tới quyền đối
vật, nhất là đối với các sản phẩm và tài liệu do bên nhượng quyền cung cấp
cho bên nhận quyền.
1.4. Các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại
Trước hết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại như trên
đã nghiên cứu thuộc tranh chấp kinh doanh, thương mại. Như vậy các hình
thức giải quyết tranh chấp thương mại là hình thức chủ đạo trong việc giải
quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. Các hình thức này
45
theo pháp luật Việt Nam bao gồm: (1) Thương lượng; (2) Hòa giải; (3)
Trọng tài thương mại; và (4) Tòa án.
Tuy nhiên do tính chất tranh chấp phức tạp đa lĩnh vực nên khó có
thể tuân thủ hoàn toàn các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nêu
trên. Chẳng hạn trong loại hợp đồng này có nhiều vấn đề của sở hữu trí tuệ
mà đây được xem là phạm vi truyền thống của luật dân sự. Vậy có thể tiến
hành giải quyết tranh chấp liên quan hoàn toàn tới vấn đề này tại trọng tài
thương mại được không là một câu hỏi lớn đối với pháp luật Việt Nam
hiện nay.
46
Chương 2
THỰC TIỄN TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
2.1. Một số loại tranh chấp phổ biến phát sinh từ hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại
Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền vốn đã
chứa đựng mâu thuẫn và căng thẳng tiềm ẩn. Bên nhượng quyền đã đầu tư
thời gian, công sức cũng như tiền bạc lớn để tạo ra một hệ thống kinh
doanh nhượng quyền thương mại. Việc này bao gồm những hướng dẫn về
quản lý chất lượng cần phải được tuân thủ. Các đại lý nhận quyền, mặt
khác, thường muốn chống lại những hạn chế hoặc quy định bất công hoặc
áp chế và không có ý nghĩa. Những căng thẳng đó thường hàm chứa nhiều
cơ hội tạo ra xung đột và các ý tưởng xấu. Tuy vậy trong nhiều trường
hợp, sự căng thẳng là phần tất yếu trong các mối quan hệ nhượng quyền
thương mại và thường khiến cho các bên tham gia quên mất mục tiêu
chung. Các nhà nghiên cứu đã liệt kê những lĩnh vực chính hay dẫn tới
tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm:
(1) Lựa chọn bên nhận quyền.
Rất nhiều bên nhượng quyền đã phát hiện ra những lời buộc tội liên
quan tới các vụ làm ăn gian dối, không đúng sự thật và các vi phạm thông
thường khác thường xuất phát từ việc tuyển chọn đại lý nhận quyền và bán
hàng. Một số bên nhượng quyền đưa ra nhận xét vô tình về khả năng kiếm
được nhiều tiền của đại lý nhận quyền khiến cho đại lý nhận quyền tiềm
năng nghĩ rằng mình sẽ được đảm bảo một khoản lợi nhuận chắc chắn.
47
Trong một số trường hợp khác, những người bán hàng có thể hứa hẹn
những sự hỗ trợ mà công ty nhượng quyền không có khả năng đáp ứng.
Những hiểu ầm như vậy thường dẫn tới các vụ tranh chấp kiện tụng.
(2) Lựa chọn địa điểm và quyền lãnh thổ.
Phạm vi lãnh thổ của Bên nhận quyền cũng như việc xác định địa
điểm phù hợp cho hoạt động kinh doanh của Bên nhận quyền thường dẫn
đến nhiều mâu thuẫn và tranh chấp do liên quan đến vấn đề về chống cạnh
tranh và đảm bảo lợi ích cho các bên.
(3) Các quy chuẩn và thực tế của các hoạt động kế toán.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại đặt ra khá nhiều yêu cầu với
đại lý nhận quyền, như phải cung cấp rất nhiều biên bản, báo cáo và thông
tin kế toán cho công ty nhượng quyền. Những tài liệu đó phải giúp công ty
nhượng quyền quyết định chính xác độ trung thành của đại lý nhận quyền,
ngân quỹ cho các hoạt động quảng cáo, độ chính xác của báo cáo các
doanh thu bán hàng. Một hợp đồng nhượng quyền thương mại chính xác sẽ
đưa ra các quy định về cách thức và thời gian của những bản báo cáo này.
Để làm điều đó, công ty nhượng quyền cần phải thực hiện công việc
nhanh, hiệu quả và đảm bảo đúng thời hạn quy định. Nếu một khoản tiền
chi trả cho quảng cáo hoặc một báo cáo tì chính quá hạn, công ty nhượng
quyền phải ngay lập tức thông báo cho đại lý nhận quyền và yêu cầu đại lý
cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan. Việc đại lý thường xuyên không
đáp ứng được những điều trên là lý do để công ty nhượng quyền chấm dứt
hợp đồng đó. Công ty nhượng quyền cần phải thận trọng khi quan sát và
ghi nhận các báo cáo này vì chúng thường là dấu hiệu báo trước sự thiếu
năng lực của đại lý nhận quyền và đòi hỏi đại lý phải bổ sung một số kỹ
48
năng. Khi không thông báo kịp thời điều này với đại lý, công ty nhượng
quyền có thể bị đánh giá là bỏ mặc đối tác và thiếu trách nhiệm.
(4) Sử dụng sai các quỹ dành cho quảng cáo.
Nhiều trường hợp Bên nhượng quyền yêu cầu Bên nhận quyền dành
một khoản tiền cho quảng cáo trong các chương trình mang tính khu vực.
Các khoản phí dành cho quảng cáo cần phải tách biệt khỏi những khoản
quỹ khác của bên nhượng quyền. Những nhà nhượng quyền gặp phải vấn
đề khó khăn tạm thời liên quan đến tài chính thường có xu hướng “vay
mượn” tà các quỹ quảng cáo này cho tới khi tình hình tài chính được cải
thiện. Khoản vay này rất dễ dẫn đến việc kiện tụng do bên nhượng quyền
sử dụng quỹ không đúng mục đích. Để hạn chế điều này, cần phải thành
lập nhiều bộ phận kế toán riêng biệt mà các thành viên là những nhà nhận
quyền.
(5) Hướng dẫn và hỗ trợ.
Trong khi Bên nhận quyền thường có mong muốn kinh doanh độc
lập, họ cũng quan tâm tới các vụ nhượng quyền thương mại dựa vào những
hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ mà Bên nhượng quyền cung cấp. Thông
thường, một nhà nhượng quyền thành công không chỉ thoả mãn các điều
kiện cam kết trong hợp đồng mà còn cung cấp những hướng dẫn và hỗ trợ
cho Bên nhận quyền. Việc hỗ trợ bổ sung này sẽ mang lại hai kết quả cho
Bên nhượng quyền: (-) biết được khó khăn mà bên nhận quyền gặp phải
trong kinh doanh, (-) Thể hiện sự quan tâm đối với hệ thống. Bên nhượng
quyền nên trả lời thẳng thắn và nhanh chóng những vấn đề mà Bên nhượng
quyền đặt ra. Nếu không, sẽ dẫn tới hậu quả là mâu thuẫn trong mối quan
hệ giữa các bên ngày càng xấu đi. Bên nhượng quyền không nên can thiệp
hoặc áp đặt đối với việc các nhà nhận quyền thành lập hiệp hội.
49
(6) Kiểm soát chất lượng.
Điểm cốt yếu dẫn tới thành công của một nhà nhượng quyền là có
khả năng bảo vệ hình thức kinh doanh, hình ảnh, nhãn hiệu, chất lượng và
bản chất của nhữg hàng hoá, dịch vụ cũng như sự thống nhất trong hoạt
động kinh doanh. Bên nhượng quyền cần thường xuyên theo dõi để đảm
bảo bên nhận quyền không thay thế mặt hàng kém chất lượng vào nhữg
mặt hàng đạt chuẩn. Nếu không, sẽ làm mất đi thiện chí và hình ảnh mà
doanh nghiệp muốn tạo dựng nên trong khu vực nhằm tạo ra sự khác biệt
với các doanh nghiệp khác. Nếu bên nhượng quyền để hành động này xảy
ra thì đó là dấu hiệu báo động cho các đại lý nhận quyền rằng bên nhượng
quyền không quan tâm để bảo vệ khoản đầu tư trong toàn bộ hệ thống.
(7) Đối xử không công bằng.
Trong một số trường hợp, bên nhượng quyền có thể sẽ đưa cho một
vài bên nhận quyền khoản lợi nhuận lớn hơn những bên nhận quyền khác.
Có rất nhiều lý do cho hành động này như: khoảng thời gian thanh toán
ngắn dù gặp phải rắc rối về tài chính. Tuy nhiên việc này chỉ nên thực hiện
khi đã có sự nghiên cứu cẩn thận tình hình thực tế. Tất cả các bên nhận
quyền đều mong muốn một hệ thóng hột động đồng nhất và bất kỳ một
hành động không công bằng nào cũng có thể khiến họ không đồng tình
thậm chí là thù địch. Bên cạnh đó, việc bên nhượng quyền làm chệch
hướng quy trình đã được thiết lập từ trước cũng đặt ra vấn đề liệu bên
nhượng quyền có đặt ra vấn đề yêu cầu bên nhận quyền phải tuân thủ các
hợp đồng đề ra trước đó hay không. Ngoài ra, bên nhượng quyền không
nên khiến bên nhận quyền đang kinh doanh kém hiệu quả cảm thấy mình
bị trả đũa. Tất cả những vi phạm hay tình trạng vỡ nợ của bên nhận quyền
nên được lưu giữ cẩn thận và xử lý nghiêm túc theo đúng quy trình trong
50
hợp đồng. Những bên nhận quyền đệ đơn kiện hợp lệ chống lại bên
nhượng quyền hoặc hệ thống không nên đối xử bằng hanh động trả đũa.
Bất kỳ hình thức trả đũa nào của Bên nhượng quyền chỉ dẫn tới kiện tụng
và cản trở hoạt động của hệ thống.
(8) Những giao dịch thực hiện bởi bên nhận quyền.
Bên nhượng quyền nên hỗ trợ cho bên nhận quyền muốn nhượng lại
hoạt động kinh doanh, vì bất kỳ phản ứng tiêu cực nào của họ sẽ chỉ đem
lại kết quả tồi tệ cho toàn bộ hệ thống. Bên nhượng quyền nên giúp cho
những nhà nhận quyền tiềm năng khác nhận nhượng lại, thận chí nên xem
xét việc mua lại địa điẻm và vận hành doanh nghiệp như là một phần công
việc trong lúc đợi đối tác.
(9) Huấn luyện kỹ năng quan lý cho đội bán hàng của bên nhượng
quyền.
Nếu đội ngũ bán hàng của bên nhượng quyền không được huấn
luyện cẩn thận sẽ dẫn tới những vụ kiện tụng không đáng có. Nhiều trường
hợp các nhận viên quá nỗ lực bán hàng nên bỏ qua việc chuyển các tài liệu
cho bên nhận quyền tiềm năng trong thời hạn trước khi ký kết hợp đồng
(theo pháp luật Việt Nam thời hạn này là mười lăm ngày). Trong một số
trường hợp khác, các nhận viên bán hàng tuyên bố với bên nhận quyền
rằng họ muônc hưởng mức lợi nhuận cao hơn hoặc điều kiện tốt hơn so với
thực tế. Và bên nhượng quyền cũng bị ràng buộc vào điều đó. Vì vậy, Bên
nhượng quyền cần phải có một chương trình đào tạo tương thích để hướng
dẫn đội ngũ quản lý và bán hàng. Việc dào tạo cần phải đựoc báo cáo hàng
ngày vì những nhà quản lý và nhân viên bán hàng thường có xu hướng
phóng đại sự việc nên cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo họ không “bán
đứng” doanh nghiệp.
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

More Related Content

What's hot

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTOCơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTOToru Yukiyo
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ nataliej4
 
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạilehaiau
 

What's hot (20)

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTOCơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAYLuận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luậtLuận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
Luận văn: Trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa theo luật
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOTLuận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
 
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và UncitralQuy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại
 

Similar to Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...huynhminhquan
 
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạianh hieu
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...sividocz
 

Similar to Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại (20)

Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại.docxGiải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại.docx
 
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mạiĐề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
 
Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại Theo Phá...
Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại Theo Phá...Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại Theo Phá...
Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại Theo Phá...
 
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂMLuận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đThỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
 
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.docHợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
 
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
 
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
 
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.docPháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOTLuận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
 
Luận án: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HAY
Luận án: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HAYLuận án: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HAY
Luận án: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOTLuận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
 
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.docThực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
 
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
 
Luận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH LONG TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HUY CƢƠNG HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................5 LỜI MỞ ĐẦU................................................................................... 5 CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 9 1.1. Khái lƣợc về hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại............... 9 1.1.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại..................... 9 1.1.2. Đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại .................... 13 1.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại..................................... 15 1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của nhượng quyền thương mại ................ 20 1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại.......................................................................... 21 1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. 21 1.2.2. Đặc điểm của các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại. ........................................................................... 25 1.3. Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại.......................................................................... 27 1.3.1. Giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại và những tranh chấp liên quan .................................................................................. 28 1.3.2. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại và những tranh chấp liên quan......................................................................... 30 1.3.3. Hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại và những tranh chấp liên quan......................................................................... 42 1.4. Các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại.......................................................................... 44
  • 3. 3 CHƢƠNG 2 .................................................................................... 46 2.1. Một số loại tranh chấp phổ biến phát sinh từ hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại............................................................ 46 2.2. Tranh chấp và giải pháp giải quyết tranh chấp cụ thể ....... 52 2.2.1. Tranh chấp về tài liệu công bố............................................... 52 2.2.2. Tranh chấp về thoả thuận ràng buộc...................................... 54 2.2.3. Tranh chấp do thay đổi hệ thống ........................................... 57 2.2.4. Tranh chấp do vi phạm thoả thuận cạnh tranh ...................... 58 2.2.5. Tranh chấp về chuyển nhượng quyền cho bên thứ ba.......... 63 2.3. Nguyên nhân của tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại...................................................................................... 67 2.4. Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại...................................................................................... 72 CHƢƠNG 3 .................................................................................... 74 3.1. Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại liên quan trực tiếp đến giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại............................................................ 74 3.1.1. Điều khoản về chọn luật áp dụng .......................................... 74 3.1.2. Điều khoản về giải quyết tranh chấp ..................................... 75 3.2. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại.......................................................................... 76 3.2.1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng toà án....................................................................................... 78 3.2.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng thương lượng........................................................................... 79
  • 4. 4 3.2.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng hoà giải.................................................................................... 80 3.2.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng trọng tài ................................................................................... 84 3.3. Một số kiến nghị...................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 96
  • 5. 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UFOC : uniform franchise offering circular ADR : Alternative Disputes Resolution
  • 6. 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Nhượng quyền thương mại mới xuất hiện ở Việt Nam hơn một thập kỷ qua, nhưng đã nhận được sự chú ý không nhỏ từ giới thương nhân, người tiêu dùng và người thiết kế chính sách. Nhiều cơ sở kinh doanh biểu hiện rất rõ nét nhượng quyền thương mại. Luật Thương mại 2005 đã có các qui định về nhượng quyền thương mại. Trên thế giới hiện nay, ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, kinh doanh nhượng quyền thương mại được xem một hoạt động kinh tế sôi động bởi đây là phương thức đơn giản hóa những mối lo ngại trong kinh doanh thông thường. Tại Mỹ, hiện có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền, chiếm 40% lợi nhuận. Theo số liệu mới đây, có đến 90% công ty sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong khi đó khoảng 82% công ty độc lập phải đóng cửa. Theo nhận định chung, nhượng quyền thương mại được coi là hình thức đầu tư và kinh doanh của tương lai bởi những lợi thế của nó như tiết kiệm chi phí nhập cuộc cho bên nhận quyền, dễ dàng nhân rộng và mở rộng hệ thống phân phối cho bên nhượng quyền, Trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường và thực thi chủ trương hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu, ở Việt Nam hiện nay, các tranh chấp thương mại đang diễn ra ngày càng nhiều với tính chất ngày càng phức tạp mà trong các tranh chấp đó có các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, nhất là liên quan tới hợp đồng nhượng quyền thương mại. Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền vốn
  • 7. 7 hàm chứa những mâu thuẫn, do đó khi mâu thuẫn nảy sinh cần có cơ chế giải quyết cho phù hợp và đảm bảo sự vận động và phát triển của cả hệ thống nhượng quyền. Hiện nay pháp luật Việt Nam đã có những qui định tương đối phù hợp với hoạt động nhượng quyền thương mại, song trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp về nhượng quyền thương mại đã xuất hiện nhiều vấn đề nan giải. Các vấn đề đó có nguyên nhân từ thực tiễn là các dạng tranh chấp về nhượng quyền rất phong phú, phức tạp và các cơ chế giải quyết tranh chấp hiện tại khó đáp ứng. Vì vậy “Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam” là đề tài nghiên cứu có tính cấp thiết cao. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào các mục tiêu sau: + Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan tới các dạng tranh chấp về nhượng quyền thương mại và các cơ chế giải quyết chúng; + Tổng kết các dạng tranh chấp và việc giải quyết chúng trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam; + Kiến nghị xóa bỏ các bất cập của pháp luật liên quan và kiến nghị xây dựng mô hình giải quyết các tranh chấp về nhượng quyến thương mại. Luận văn không đi sâu vào phân tích các nội dung cụ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại và không phân tích thực trạng pháp luật về các dạng hợp đồng này.
  • 8. 8 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây: + Phân tích qui phạm pháp luật; + Phân tích vụ việc thực tiễn; + Thống kê, tổng hợp; + So sánh pháp luật; + Điển hình hóa và mô hình hóa các quan hệ xã hội. Các phương pháp này được xây dựng trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác, Lê Nin. 4. Kết cấu của Luận văn Kết cấu luận văn tương lai bao gồm ba chương như sau ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. Chương 2: Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại. Chương 3: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại và kiến nghị.
  • 9. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 1.1. Khái lƣợc về hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại “Nhượng quyền thương mại” mà tiếng Anh gọi là “franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc”. Dạng kinh doanh này đã manh nha ở châu Âu khoảng hàng trăm năm trước, sau đó rộ lên và lan rộng tại Hoa Kỳ từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày nay một số luật gia Hoa Kỳ quan niệm: “Franchise là một hợp đồng mà theo đó chủ sở hữu (franchisor) của một nhãn hiệu, tên thương mại, quyền tác giả, patent, bí mật kinh doanh, hoặc một vài dạng hoạt động, qui trình hay hệ thống (system) kinh doanh cho phép những người khác (franchisees) sử dụng tài sản, hoạt động, qui trình hay hệ thống trong hoạt động cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ” [1]. Xét dưới giác độ luật thương mại, nhượng quyền thương mại là một hành vi thương mại do bản chất mà theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hay sản xuất theo các điều kiện nhất định dưới sự chỉ dẫn và kiểm soát của bên nhượng quyền. Việc xác định nhượng quyền thương mại là hành vi thương mại do bản chất bởi người nhượng quyền và người được nhượng quyền đều là thương nhân tiếp cận tới nhượng quyền hoàn toàn vì
  • 10. 10 mục tiêu lợi nhuận, và thực tế cho thấy không ai nhượng quyền và nhận nhượng quyền vì mục đích tiêu dùng. Phản ánh bản chất này, Uỷ ban Thương mại Liên Bang Hoa Kỳ (The United States Federal Trade Commission) định nghĩa: “Một hợp đồng được xem là hợp đồng nhượng quyền thương mại mà theo đó bên giao: (i) hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên nhận; (ii) li-xăng nhãn hiệu cho bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoá của bên giao; và (iii) yêu cầu bên nhận thanh toán cho bên giao một khoản chi phí tối thiểu”. Cũng với quan niệm không khác hơn, Bản quy tắc về hợp đồng nhượng quyền thương mại của Italia định nghĩa: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại, dù là dưới bất kỳ hình thức nào, là hợp đồng giữa các bên hoàn toàn độc lập về tài chính và pháp lý, trong đó, để đổi lấy một khoản thù lao, một bên trao cho bên kia quyền được sử dụng quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp, nhãn hiệu thương mại, tên thương mại, dấu hiệu cửa hàng, mô hình, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, bí quyết, bằng sáng chế, trợ giúp kỹ thuật và thương mại, với mục tiêu cho bên nhận quyền hoạt động trên một khu vực lãnh thổ nhất định để phân phối hàng hoá và dịch vụ cụ thể”. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật quan niệm:
  • 11. 11 “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: (1) Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” (Điều 284, Luật Thương mại 2005). Các định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên của mỗi nước đều có cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng tựu chung chúng có chung một điểm mấu chốt là: bên nhận quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hoá, các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống kinh doanh đồng bộ do bên nhượng quyền sở hữu và phát triển; đổi lại, bên nhận quyền phải trả những chi phí và chấp nhận một số hạn chế do bên nhượng quyền quy định. Các định nghĩa này không chú trọng đến hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Điều đó không có nghĩa hình thức của hợp đồng không phải là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nói cách khác hợp đồng không có sự tự do thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Điều đó cũng không có nghĩa không có tranh chấp nào về hình thức của hợp đồng được giải quyết nếu có chứng cứ chứng minh các bên có quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại và chứng minh các bên có sự thỏa thuận về các điều kiện cơ bản hay chủ yếu của loại hợp đồng này. Luật Thương mại 2005 của Việt Nam qui định: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị
  • 12. 12 pháp lý tương đương” (Điều 285). Điều luật này của Việt Nam cho thấy sự phân biệt giữa hình thức văn bản của hợp đồng và hình thức thông điệp dự liệu có giá trị pháp lý tương đương với văn bản hợp đồng. Nhượng quyền thương mại đã du nhập vào Việt Nam khoảng từ những thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Một trong những người nhượng quyền của Việt Nam đầu tiên là: “Cà phê Trung Nguyên” bắt đầu vào năm 1996; AQ Silk bắt đầu vào năm 2002... Thế nhưng phải sau một thời gian không ngắn hình thức kinh doanh này được cho phép bằng cách “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, nhượng quyền thương mại mới chính thức được thừa nhận trong Luật Thương mại 2005. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại đã đưa ra khái niệm “hợp đồng phát triển quyền thương mại” như sau: “Hợp đồng phát triển quyền thương mại là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định”; và hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp “là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa bên bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung”. Hai qui định này không đưa ra định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên dựa vào định nghĩa nhượng quyền thương mại tại Điều 284, Luật Thương mại 2005 người ta có thể hiểu được quan niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam. Hợp đồng nhượng quyền thương mại trước hết là một hợp đồng thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận, được thể hiện dưới hình thức văn bản mà trong đó chứa đựng thỏa thuận của bên nhượng quyền và
  • 13. 13 bên nhận quyền làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan tới hình thức kinh doanh này. Tuy nhiên đặt trong sự đối chiếu với các định nghĩa của các nước trên thế giới, có thể thấy định nghĩa của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại chưa mô tả được một cách đầy đủ các nội dung chủ yếu, cần thiết của loại hợp đồng này, kể cả sự mô tả đối tượng quan trọng của nhượng quyền thương mại (chẳng hạn: Điều 284, Luật Thương mại 2005 quy định thiếu đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà hợp đồng nhượng quyền thương mại thông thường trong thực tiễn đề cập tới. Đây là điểm gây khó khăn trong việc xác định các tranh chấp liên quan tới hợp đồng nhượng quyền thương mại. 1.1.2. Đặc điểm hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Mặc dù không có sự thống nhất trong sự diễn đạt khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại, cũng như thiếu thốn trong việc mô tả hành vi nhượng quyền thương mại như trên đã nêu, nhưng có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau: + Quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại là quan hệ pháp luật thương mại chặt chẽ, liên tục và hỗ trợ lẫn nhau nhau giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền kể từ khí ký kết hợp đồng nhượng quyền, trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng cho tới khi chấm dứt hợp đồng. + Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải thể hiện dưới hình thức văn bản bởi quan hệ nhượng quyền phức tạp liên quan nhiều tới thương hiệu, gắn với quy trình kinh doanh đã thành công được thừa nhận trên phạm vi tương đối rộng và có khả năng mở rộng mô hình kinh doanh đó
  • 14. 14 trên thị trường. Bên nhận quyền tận dụng sự thành công và danh tiếng sẵn có của thương hiệu đó để tiến hành kinh doanh dưới nhãn hiệu và tên thương mại của bên nhượng quyền dưới nhiều dạng nhượng quyền khác nhau. + Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng dài hạn, kéo dài nhiều năm. Khi hợp đồng nhượng quyền thương mại hết hạn, bên nhượng quyền có thể gia hạn hợp đồng và sự rằng buộc lại có thể kéo dài nhiều năm nữa [1]. + Giá trị của hợp đồng nhượng quyền thương mại luôn gắn liền với phí nhượng quyền thương mại. Khoản phí này có thể là phí trọn gói một lần (initial fee) hoặc khoản phí chi trả hàng tháng dựa trên doanh số (royalty fee), và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí trên tuỳ thuộc vào danh tiếng và uy tín của thương hiệu của bên nhượng quyền, ngoài ra còn phụ thuộc vào sự thương lượng và chính sách của bên nhượng quyền (Chẳng hạn: tại năm 2005, đối với một cửa hàng “fastfood” theo kiểu “McDonald's”, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền khởi đầu khoảng 45.000 USD và cộng thêm một khoản phí là 1,9% doanh thu hàng tháng). Các đặc điểm này của hợp đồng nhượng quyền thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại, có nghĩa là xác định tranh chấp nào được xem là tranh chấp nhượng quyền thương mại và cơ chế nào thích hợp cho giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại, cũng như giải pháp giải quyết tranh chấp được tìm kiếm như thế nào.
  • 15. 15 1.1.3. Phân loại nhƣợng quyền thƣơng mại Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại nhượng quyền thương mại, có nghĩa là có nhiều cách thức phân loại nhượng quyền thương mại khác nhau. Tuy nhiên xét dưới giác độ pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp thương mại thì cách thức phân loại có hệ quả kéo theo sự phân loại hợp đồng nhượng quyền thương mại là có giá trị cao. Căn cứ vào phạm vi nhƣợng quyền thƣơng mại, có các phân loại hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau: (1) Hợp đồng nhượng quyền riêng lẻ (single-unit franchise contract). Đây là loại hợp đồng nhượng quyền thương mại khá phổ biến. Theo loại hợp đồng này, bên nhận quyền ký một hợp đồng nhượng quyền thương mại trực tiếp với bên nhượng quyền mà bên nhượng quyền có thể là chủ nhân của thương hiệu hoặc chỉ là một đại lý độc quyền (master franchisee); còn bên nhận quyền có thể là một cá nhân hay một công ty nhỏ được chủ nhân của thương hiệu hay đại lý độc quyền của chủ nhân của thương hiệu cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm trong một thời gian nhất định. Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn. Bên nhượng quyền có thể rút quyền kinh doanh thương hiệu trong trường hợp đối tác không tuân thủ các quy định chung của hệ thống nhượng quyền hoặc kinh doanh kém hiệu quả, gây ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu. Bên nhận quyền theo phương thức này không được quyền nhượng quyền lại cho người khác (sub-franchise) cũng như không được tự ý mở thêm một cửa hàng mang cùng thương hiệu nhượng quyền. Mỗi một cửa hàng mới đều phải ký thêm hợp đồng nhượng quyền mới nhưng còn tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh doanh và khả năng hợp tác với chủ thương hiệu tại cửa hàng hiện
  • 16. 16 tại. Nhiều hệ thống nhượng quyền còn yêu cầu bên nhận quyền không được kinh doanh các mặt hàng tương tự tuy khác thương hiệu. (2) Hợp đồng nhượng quyền độc quyền (master franchise contract). Theo loại hợp đồng này, thông thường chủ nhân của thương hiệu cấp phép cho bên nhận quyền độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong phạm vi một khu vực, thành phố, lãnh thổ, hay quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định mà khonagt hời gian này thông thường dài hơn nhiều so với khoảng thời gian của hợp đồng nhượng quyền riêng lẻ. Bên nhận quyền độc quyền (master franchisee) có thể nhượng lại quyền thương mại cho người thứ ba dưới hình thức nhượng quyền riêng lẻ hay nhượng quyền phát triển khu vực. Bên nhận quyền thương mại độc quyền thường phải cam kết mở bao nhiêu cửa hàng trong một thời gian nhất định do chủ nhân của thương hiệu quy định. Nếu không đáp ứng đúng tiến độ như thoả thuận trong hợp đồng thì bên nhận quyền có nguy cơ bị cắt quyền độc quyền trong khu vực hay lãnh thổ đó. Ngoài số lượng các cửa hàng phải mở theo đúng kế hoạch đã thống nhất trong hợp đồng, bên nhận quyền độc quyền phải cam kết xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo những người nhận quyền sau này để đảm bào chất lượng và uy tín của thương hiệu. Do đó nhiều chủ thương hiệu yêu cầu đối tác nhận quyền độc quyền tiềm năng phải lên một kế hoạch phát triển kinh doanh và quản trị hệ thống nhượng quyền trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm để xét duyệt trước khi quyết định cấp phép. Vì thế, bên nhận quyền độc quyền, ngoài kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm kinh doanh theo kiểu nhượng quyền, còn phải có khả năng tài chính và quản trị tốt để có thể xây dựng một hệ thống phục vụ cho tất cả các cửa hàng trong khu vực độc quyền kinh doanh của mình. Phí
  • 17. 17 nhượng quyền trong trường hợp này phụ thuộc vào sự thỏa thuận xuất phát từ đánh giá chủ quan của hai bên. (3) Hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực (area developement franchise contract). Đây là loại hợp đồng nhượng quyền nằm giữa hai hình thức single-unit và master franchise, có nghĩa là có cả một số yếu tô của cả hai loại trên. Theo loại hợp đồng này, bên nhận quyền được cấp độc quyền trong một khu vực hay một thành phố nhỏ trong một thời gian nhất định, tuy nhiên không được phép nhượng quyền lại cho bất cứ ai. Bên nhận quyền phát triển khu vực cũng bị ràng buộc trong hợp đồng là phải mở bao nhiêu cửa hàng trong vòng mấy năm, nếu không sẽ bị chủ thương hiệu cắt hợp đồng và rút quyền. Trong một số trường hợp, sau một thời gian kinh doanh tốt bên nhận quyền phát triển khu vực có thể xin chuyển hợp đồng thành hợp đồng nhượng quyền độc quyền nếu muốn nhượng quyền lại cho người thứ ba. Bên nhận quyền thương mại thường được yêu cầu thanh toán trước một khoản phí khá lớn để được độc quyền mở cửa hàng trong một khu vực hay thành phố nào đó. Căn cứ vào đối tƣợng của nhƣợng quyền thƣơng mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại được chia thành bốn loại như sau: Loại thứ nhất, hợp đồng nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise contract). Đây là hợp đồng mà theo đó bên nhận quyền thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ bên nhượng quyền (chủ nhân của thương hiệu hay đại lý độc quyền của người này) ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định, có nghĩa là bên nhận quyền quản lý điều hành cơ sở kinh doanh nhượng quyền của mình khá độc lập, ít
  • 18. 18 bị ràng buộc bởi những quy định của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền có thể chế biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. Loại hợp đồng nhượng quyền này tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing) mà trong đó chủ thương hiệu quan tâm nhiều đến việc phân phối sản phẩm của mình và không quan tâm mấy đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn hình thức của cơ sở kinh doanh nhượng quyền. Do đó, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân phối mà phổ biến nhất là các trạm xăng dầu, đại lý bán ô tô và các công ty sản xuất nước giải khát. Loại thứ hai, hợp đồng nhượng quyền mô hình kinh doanh mẫu (business format franchise contract). Loại hợp đồng này bao gồm chuyển giao qui trình kinh doanh và công thức điều hành, quản lý. Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh mẫu phải được giữ đúng. Quan hệ hợp tác giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền theo loại hợp đồng này rất chặt chẽ và liên tục. Đây cũng chính là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền. Loại thứ ba, hợp đồng nhượng quyền sản xuất (manufacturing or processing arrangement contract). Với loại hợp đồng này, bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền thành phần hoặc công thức để sản xuất một sản phẩm và rồi bên nhận quyền phải tiếp thị nó phù hợp với tiêu chuẩn của bên nhượng quyền (ví dụ hợp đồng nhượng quyền nước giải khát đóng chai) [1]. Thông thường bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền sản xuất và bán sản phẩm với nhãn hiệu và thương hiệu của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng các nguyên liệu và/hoặc kỹ thuật đặc trưng, riêng biệt của bên
  • 19. 19 nhượng quyền để thực hiện việc sản xuất và bán các sản phẩm mang nhãn hiệu và dưới tên thương mại của bên nhượng quyền theo những chỉ dẫn của bên nhượng quyền. Loại hợp đồng nhượng quyền này thường thấy trong các ngành công nghiệp sản xuất đồ uống, thực phẩm, dược phẩm mà trong đó bên nhượng quyền cung cấp các thành phần chủ yếu, nguyên liệu hoặc bí quyết kỹ thuật và cấp li-xăng quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, và trong một số trường hợp là bí mật kinh doanh, sáng chế thuộc sở hữu của mình để bên nhận quyền chế biến, sản xuất và bán các sản phẩm. Loại thứ tư, hợp đồng nhượng quyền cơ hội kinh doanh (business opportunity ventures or joint venture franchising contract). Hợp đồng này là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó bên nhận quyền được quyền mua và bán hàng hoá, dịch vụ hoặc một số công việc kinh doanh khác của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền sắp xếp địa điểm kinh doanh, tìm công việc kinh doanh cho bên nhận quyền thứ cấp và thậm chí còn cung cấp nhân viên kỹ thuật hoặc thương mại cho bên nhận quyền (Ví dụ: bên nhượng quyền tìm điểm đặt máy bán hàng tự động cho bên nhận quyền và bán cho bên nhận quyền sản phẩm, nhưng bên nhận quyền thu tiền và hoàn trả cho bên nhượng quyền). Với các loại hợp đồng như vậy, mặc dù đều là hợp đồng nhượng quyền thương mại, nhưng chúng có sự khác biệt đáng kể. Điều đó dẫn đến các dạng tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại khá đa dạng và phức tạp. Chúng đòi hỏi không thể nhìn nhận các dạng tranh chấp này thông qua các qui định đơn thuần của pháp luật mà cần xuất phát từ việc tìm hiểu thực tiễn kinh doanh và các tập quán phát sinh từ việc kinh doanh nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên việc xem xét các qui định cụ thể của hợp đồng giữa các bên là rất quan trọng.
  • 20. 20 1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của nhƣợng quyền thƣơng mại Nhượng quyền thương mại đối với Việt Nam còn mới mẻ, tuy đã bắt đầu được chú ý và phát triển. Sức hấp dẫn và những ưu điểm của hình thức kinh doanh này trên thế giới đã được minh chứng qua thực tiễn ở nhiều nước phát triển. Nhượng quyền thương mại được dự báo sẽ là hình thức kinh doanh phát triển mạnh ở Việt Nam – một nền kinh tế chuyển đổi đang cần sự du nhập của các ý tưởng kinh doanh, công nghệ và nghệ thuật quản trị. Xét ở khía cạnh khác cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể có môi trường thích hợp cho sự phát triển của hình thức kinh doanh này vì Việt Nam có sự an toàn xã hội cao, không có xung đột về tôn giáo, chính trị, và hệ thống pháp luật linh động.... Các doanh nghiệp trong nước hiện nay đang tìm cách kinh doanh trên cả nước thông qua hình thức nhượng quyền. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng mong muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt thương nhân Việt Nam cũng đã trinh phục các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc bằng hình thức kinh doanh này và đã có nhứng thành công nhất định, chẳng như “Cà phê Trung Nguyên”. Doanh thu từ hoạt động nhượng quyền thương mại tăng lên rất nhiều so với những năm 1990. Do đó dẫn đến công ăn việc làm của người lao động cũng được giải quyết tốt hơn. Albert Kong, Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise Consultant, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn Franchising tại Châu Á, cho rằng: Hoàn cảnh để franchise trở thành cơ hội kinh doanh khi khủng hoảng kinh tế khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều nhà đầu tư tìm cơ hội kinh
  • 21. 21 doanh trong khi nhượng quyền sẽ giảm rủi ro cho doanh nghiệp; khi thị trường chứng khoán gặp khó khăn, mức độ tiếp cận tín dụng bị hạn chế do ngân hàng siết chặt cho vay. Do vậy nhượng quyền thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế hậu khủng hoảng hiện nay ở Việt Nam [28]. Có thể nhận định rằng, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là một sự lựa chọn cho cả các thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận quyền trong những năm tới đây. Do đó tranh chấp liên quan tới hình thức kinh doanh ngày sẽ càng gia tăng và càng trở nên phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu. Vì vậy việc giải quyết chúng là rất cần thiết để bảo đảm sự bình ổn của kinh tế - xã hội nói chung, và cho nhượng quyền thương mại nói riêng. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại. 1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Tranh chấp là một từ ngữ thông thường được sử dụng thường ngày. Nhưng trong khoa học pháp lý nó là một thuật ngữ chỉ những tranh chấp có tính cách pháp lý. Hiểu một cách thông thường tranh chấp là “giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào; hay đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên” [8]. Về phương diện pháp lý, Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng của Việt Nam giải nghĩa: “Tranh chấp là những mâu thuẫn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” [6]. Như vậy theo giải nghĩa này, tranh chấp được hiểu là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong một quan hệ xã hội nhất
  • 22. 22 định được pháp luật điều chỉnh. Đây là một định nghĩa khái quát một cách tương đối rộng và đầy đủ về tranh chấp pháp lý nói chung. Định nghĩa này không khác với định nghĩa tranh chấp pháp lý của nước ngoài. Deluxe Black’s Law Dictionary định nghĩa: “Tranh chấp trong lĩnh vực pháp lý được hiểu là các xung đột hay trái ngược liên quan tới các quyền, sự đòi hỏi hay yêu cầu của một bên đối với bên kia, hoặc sự khẳng định về quyền, sự đòi hỏi hay yêu cầu của một bên bị đáp lại bởi yêu cầu hay sự viện dẫn trái ngược của bên kia” [11]. David Foskett cho rằng: “Một tranh chấp tất nhiên không thể xuất hiện, trừ khi một trái quyền được khẳng định bởi một bên mà lại bị một bên khác chống lại” [12, tr. 5]. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại trước hết là một tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh – một bộ phận của tranh chấp pháp lý. Vì thế trước tiên phải nghiên cứu tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh là gì. Ở Việt Nam hiện nay các luật gia có những định nghĩa tương đối khác nhau về tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp hợp đồng nói riêng. Về tranh chấp kinh doanh thương mại, TS. Phan Chí Hiếu định nghĩa: “Tranh chấp kinh tế được hiểu là những mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ kinh tế” [4, tr. 98]. Định nghĩa này sử dụng thuật ngữ tranh chấp kinh tế, tuy nhiên phải hiểu đó chính là tranh chấp kinh doanh bởi trước khi ban hành Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005, ở Việt Nam vẫn tồn tại một ngành luật được gọi là luật kinh tế với sự biểu hiện thông qua Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Nay ngành luật này bị thay thế một phần bởi ngành luật thương mại [2, tr. 17]. PGS. TS. Phạm Hữu Nghị có ý niệm
  • 23. 23 không khác với định nghĩa trên rằng: “Tranh chấp trong kinh doanh là mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh” [7, tr. 73]. Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: “Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại” [9, tr. 432]. Về tranh chấp hợp đồng, Học viện Tư pháp định nghĩa: “Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan tới việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng” [5, tr. 53]. Có lẽ các định nghĩa này gây ảnh hưởng tới việc xây dựng luật thực định. Điều 238 của Luật Thương Mại 1997 của Việt Nam định nghĩa: “Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại”. Không hoàn toàn đồng ý với các quan niệm trên ở Việt Nam hiện nay, nói về tranh chấp hợp đồng, PGS. TS. Ngô Huy Cương phân tích: “Các tranh chấp hợp đồng có thể được phân loại như sau: (1) Căn cứ vào giai đoạn của quan hệ hợp đồng, có thể phân loại thành tranh chấp tiền hợp đồng, tranh chấp về thực hiện hợp đồng, và tranh chấp khi đã kết thúc quan hệ hợp đồng; (2) Căn cứ vào nội dung tranh chấp, có thể phân loại thành tranh chấp về việc hiểu hay giải thích hợp đồng, và tranh chấp về thực hiện hợp đồng” [3, tr. 58]. Như vậy tranh chấp hợp đồng không chỉ liên quan tới việc thực hiện hợp đồng, mà còn liên quan tới cả các giai đoạn trước và sau hợp đồng, cũng như tranh liên quan tới giải thích hợp đồng. Nhượng quyền thương mại thực chất là hợp đồng, tạo lập nên mối quan hệ hợp đồng thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
  • 24. 24 Nhượng quyền thương mại ngay tên gọi này đã khẳng định nó hoàn toàn thuộc lĩnh vực thương mại dù rằng nó có liên quan rất nhiều tới sở hữu trí tuệ. Hai bên trong quan hệ hợp đồng này trước hết đều là thương nhân và việc nhượng quyền thương mại luôn luôn là hành vi tìm kiếm lợi nhuận vì vậy việc quan niệm như trên hoàn toàn đúng đắn. Quan hệ nhượng quyền thương mại luôn luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn và sung đột lợi ích. Chẳng hạn: Một mặt, bên nhượng quyền vì lợi ích của mình muốn chi phối càng nhiều càng tốt hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo vệ quyền liên quan tới tài sản mà mình đã phải mất nhiều thời gian, công sức và chi phí để tạo dựng. Mặt đối lại, bên nhận quyền luôn muốn chống lại những hạn chế của bên nhượng quyền và phát triển các quyền thương mại được chuyển nhượng theo ý mình để tách khỏi sự lệ thuộc. Ngoài ra bên nhận quyền có tâm lý không muốn trích lợi nhuận kiếm được để chi trả cho bên nhượng quyền. Sự trái ngược bên trong của hai bên dù xuất hiện tại thời điểm nào của mối quan hệ là những động cơ thúc đẩy cho việc tranh chấp. Các tranh chấp này có thể xuất phát từ các hoàn cảnh cụ thể sau: Thứ nhất, vi phạm tiền hợp đồng. Tranh chấp phát sinh thường liên quan tới việc công bố và trao đổi các tài liệu hay giấy tờ giao dịch cần thiết trước khi giao kết hợp đồng. Thứ hai, vi phạm về năng lực chủ thể của hợp đồng. Đây là nguyên nhân để đưa đến tranh chấp. Tuy nhiên nó thường phát sinh khi mối quan hệ nhượng quyền không suôn sẻ hoặc kinh doanh nhượng quyền lâm vào tình trạng khó khăn, dù năng lực chủ thể có thể đã được xác định trước khi giao kết hợp đồng.
  • 25. 25 Thứ ba, không thống nhất trong cách hiểu hợp đồng. Tranh chấp này liên quan tới yêu cầu gải thích hợp đồng. Thứ tư, không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều kiện của hợp đồng. Tranh chấp này liên quan tới việc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng của một hoặc cả các bên. Thứ năm, chấm dứt và vi phạm các qui định liên quan tới chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tranh chấp này có thể liên quan tới chấm dứt do sự vi phạm hợp đồng hoặc chấm dứt do sự tự nguyện của các bên. Qua đây có thể hiểu: Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại là những tranh chấp pháp lý trong việc hiểu và thực hiện, cũng như tiến hành giao kết và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại. 1.2.2. Đặc điểm của các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại. Tranh chấp nhượng quyền thương mại có thể khẳng định là một dạng của tranh chấp thương mại Do đó bản thân nó đã mang các đặc điểm của tranh chấp thương mại, và hơn nữa lại mang thêm các đặc điểm riêng có của tranh chấp hợp đòng nhượng quyền thương mại. Trước hết tranh chấp này đòi hỏi: Có quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại giữa các bên tranh chấp; có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên kia hoặc có cách hiểu không thống nhất liên qưuan tới hợp đồng hoặc một hoặc một số điều kiện hay từ ngữ hợp đồng nhất định; có sự bất đồng quan điểm của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền
  • 26. 26 thương mại thường có yếu tố tài sản, gắn liền với quyền và lợi ích của các bên tranh chấp và phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, vì vậy các bên luôn có quyền tự định đoạt và giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng, thoả thuận. Tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại có các đặc thù sau: Thứ nhất, về chủ thể của tranh chấp. Vì hợp đồng nhượng quyền thương mại không phải là hợp đồng mua bán mà là hợp đồng cho thuê. Do đó tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại là tranh chấp giữa người cho thuê và người thuê. Thương hiệu hay các bí quyết kinh doanh… của bên nhượng quyền không được chuyển nhượng hay bán cho bên nhận quyền, mà chỉ cho phép bên nhận quyền được khai thác kinh doanh trên đó trong một thời gian nhất định. Thứ hai, về đối tượng của tranh chấp. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là tài sản vô hình và các quyền thương mại khác như: quyền khai thác sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ theo cách thức nhất định; thương danh, bố trí không gian thương mại.... Lưu ý rằng: Cách thức kinh doanh và các quyền khác thường phải có danh tiếng hoặc uy tín trên thị trường bởi mục đích của bên nhận quyền là muốn tìm kiếm lợi nhuận theo sự thành công của một thương hiệu nhất định. Nội dung của những tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại gắn chặt với những quyền thương mại này, nhất là các quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền này pháp luật Việt Nam gọi là “quyền thương mại” mà có thể bao gồm: + Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với
  • 27. 27 nhãn hiệu, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, cách thức quảng cáo, tiếp thị của bên nhượng quyền; + Quyền do bên nhượng quyền (gốc) trao cho bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp; + Quyền do bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; + Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại. Đây là những đối tượng đặc biệt, có độ phức tạp cao. Do đó nó mang đến những đặc thù so với những đối tượng tranh chấp khác, chẳng hạn: Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo qui tắc do bên nhượng quyền ấn định (mang đến hệ quả gần như có sự thiếu bình đẳng trong quan hệ này). 1.3. Những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Việc nghiên cứu những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại không thể tách rời việc nghiên cứu giao kết, nội dung và hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nói cách khác, thông qua giao kết, nội dung và hiệu lực của hợp đồng này người ta có thể nắm bắt được các trường hợp tranh chấp có thể xảy ra.
  • 28. 28 1.3.1. Giao kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và những tranh chấp liên quan Để tiến tới thống nhất ý chí trong quá trình xác lập hợp đồng mua bán hàng hoá hay một số chủng loại hợp đồng dịch vụ thông thường khác, một bên thường đưa ra những điều kiện của hợp đồng, khi những điều kiện này được bên kia chấp nhận thì hợp đồng được coi là giao kết. Hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường được giao kết qua qui trình: chào hàng, chấp nhận chào hàng, hoặc các bên thoả thuận nội dung của hợp đồng, và hợp đồng có hiệu lực nếu hình thức và nội dung hợp pháp. Điều 404, Bộ luật Dân sự 2005 quy định hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Điều này cũng có nghĩa bên được đề nghị chỉ cần trả lời chấp nhận là đủ để giao kết hợp đồng, không cần thêm bất kỳ điều kiện bổ sung hay một sự trao đổi, thương lượng nào nữa. Do đó, yêu cầu trước hết và đương nhiên của đề nghị giao kết hợp đồng là phải nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng, nếu không chỉ được coi là lời mời giao kết hợp đồng hoặc lời mời đàm phán để giao kết hợp đồng. Đối với quan hệ mua bán thông thường, người bán chào hàng và đề nghị giao kết với người mua hoặc ngược lại. Tuy nhiên trong quan hệ nhượng quyền thương mại có một chút khác biệt. Đa số mối quan hệ nhượng quyền thường là bên muốn nhận nhượng quyền đề nghị với bên nhượng quyền. Sau đó bên nhượng quyền xem xét các điều kiện thực tế của bên đề nghị nhận quyền có đáp ứng được các tiêu chuẩn của mình đặt ra hay không để phát triển hệ thống nhượng quyền hiện tại. Nếu bên nhượng quyền nhận thấy bên đề nghị nhận nhượng quyền đáp ứng được các yêu cầu của mình thì bên nhượng quyền có trách nhiệm phải gửi các
  • 29. 29 thông tin cần thết về hệ thống nhượng quyền của mình (các tài liệu công bố). Sau khi nghiên cứu những thông tin, tài liệu này trong một thời hạn nhất định do bên nhượng quyền ấn định, bên đề nghị nhận nhượng quyền hoàn toàn có thể rút lại đề nghị nhận nhượng quyền này. Ngược lại, thời điểm giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại là khi bên đề nghị nhận nhượng quyền bày tỏ ý muốn tiến tới giao kết hợp đồng thiết lập quan hệ nhượng quyền thương mại với bên nhượng quyền. Thông thường một trả lời chấp thuận có thể thông qua lời nói, văn bản hoặc bằng sự im lặng, nhưng đối với tính chất phức tạp của hợp đồng nhượng quyền thương mại, nên pháp luật qui định một hình thức trả lời cụ thể và có tính ràng buộc pháp lý cao. Vì vậy tranh chấp về hình thức của hợp đồng nhượng quyền ít xảy ra. Tuy nhiên tranh chấp liên quan tới các trao đổi tiền hợp đồng có thể xảy ra bởi tiêu chuẩn hay tài liệu của bên nhượng quyền có thể thiếu rõ ràng hay có cách hiểu khác nhau về những điểm có liên quan của các tài liệu này. Một hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, vì nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm rất nhiều điều khoản quan trọng, nhất là có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy hợp đồng nhượng quyền thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản. Điều 285, Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức có giá trị tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nếu giao kết bằng hình thức khác như lời nói hoặc hành động, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có
  • 30. 30 hiệu lực đối với các bên, các bên vẫn có thể thực hiện hợp đồng nhưng nếu có tranh chấp xảy ra mà giải quyết tại toà án thì hợp đồng này có thể bị tuyên bố vô hiệu. Hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ có hiệu lực khi thoả mãn các điều kiện: Các bên ký kết phải đủ thẩm quyền và thoả mãn điều kiện ký kết hợp đồng nhượng quyền và tham gia hợp đồng một cách tự nguyện; mục đích và nội dung của hợp đồng không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội; hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. 1.3.2. Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và những tranh chấp liên quan Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận phù hợp với hình thức kinh doanh nhượng quyền và pháp luật của nước do các bên thỏa thuận hoặc của nước của bên nhận nhượng quyền. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính Phủ quy định: “Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Nội dung của quyền thương mại. 2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền. 3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền. 4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán. 5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. 6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp” (Điều 11). Quy định của Nghị định này quan niệm các điều kiện của hợp đồng nói trên không bắt buộc các bên phải đưa vào hợp đồng. Qui định mở này
  • 31. 31 có thể dẫn đến những khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và nhiều khi làm giảm giá trị của việc bắt buộc hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản. Hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm nhiều điều khoản ràng buộc các bên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Dù pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể về hợp đồng nhượng quyền thương mại, và cũng không bắt buộc các nội dung của hợp đồng, nhưng nhưungx điều kiện chủ yếu của hợp đồng bao gồm: * Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền sử dụng tài sản trí tuệ của mình. Đối với bên nhận quyền, các quyền được cấp còn là một hình thức tìm kiếm khả năng đầu tư và khả năng đánh giá mức độ sẵn sàng của bên nhượng quyền trước những thách thức và nhu cầu của thị trường bản địa. Phạm vi các quyền được cấp khá rộng và có thể bao gồm tập hợp nhãn hiệu, bài trí thương mại, bí quyết kinh doanh, cahs thức tiếp thị, các hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên, quyền sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm độc quyền, hàng hiệu của bên nhượng quyền. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một hệ thống kinh doanh muốn nhượng quyền phải đáp ứng điều kiện về thời gian hoạt động tối thiểu là một năm. Khi đáp ứng được điều kiện này cùng với các quy định về đăng ký, về hàng hoá kinh doanh thì các bên có thể tiến tới xác lập mối quan hệ nhượng quyền. Bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền tương lai đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết. Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định: “Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về
  • 32. 32 nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu không có thoả thuận khác” (Điều 8). Trong quan hệ nhượng quyền, bên nhượng quyền có nghĩa vụ: + Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; + Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của bên nhận quyền; + Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền (Luật Thương mại 2005, Điều 286). Sau khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền nhận phí nhượng quyền và có quyền kiểm soát bên nhận quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh theo hợp đồng nhượng quyền. Những quyền được cấp cho bên nhận quyền ngoài quyền được sử dụng thương hiệu, bí quyết, bí mật kinh doanh…, bên nhận quyền còn được sự hỗ trợ thường xuyên và lâu dài từ bên nhượng quyền. Trong trường hợp bên nhận quyền không đảm bảo tuân thủ các cam kết và các yêu cầu của bên nhượng quyền trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền, tranh chấp có thể xảy ra. Có thể nhận xét các yêu cầu, các tiêu chuẩn và các điều kiện mà bên nhận quyền phải tuân thủ khá rộng và mơ hồ khiến cho những nhân viên bình thường của bên nhận quyền khó có thể nhận thức đầy đủ để tuân thủ. Hơn nữa quyền kiểm soát thường xuyên và các quyền khác của bên nhượng quyền khá rộng và cũng khong kém phần mơ hồ khiến cho bên nhượng quyền dễ có được những yêu sách về sự vi phạm của bên nhận quyền. Vì vậy đây là khu vực dễ xảy ra tranh chấp.
  • 33. 33 * Thứ hai, nội dung nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần xác định rõ sản phẩm, dịch vụ mà bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền, kể cả các dịch vụ hỗ trợ thường xuyên trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền. Vì vậy hợp đồng cần chi tiết hóa các sản phẩm và dịch vụ này như: bí mật thương mại và giấy phép bản quyền sử dụng cẩm nang hoạt động lưu hành nội bộ, tuyển dụng và đào tạo nhân sự, hệ thống kế toán và lưu trữ sổ sách, thông số kỹ thuật của thiết bị, hàng hoá, quy chuẩn xây dựng, thiết kế nội thất, hỗ trợ quản cáo và xúc tiến sản phẩm khi mở đại lý… Trong đó chất lượng và phạm vi chương trình đào tạo là dịch vụ quan trọng nhất mà công ty nhượng quyền phải cung cấ cho đại lý trước khi mở cửa. Hình thức hỗ trợ này phải bao gồm cả lớp học và dịch vụ tư vấn tại chỗ. Dịch vụ sau này bao gồm việc hỗ trợ tại chỗ và giải quyết sự cố, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, xây dựng các chiến dịch quảng cáo và xúc tiến trên toàn quốc, sắp xếp các chương trình mua sắm theo nhóm khách hàng... Hầu hết các hệ thống nhượng quyền dựa trên sản phẩm đều có một hoặc nhiều sản phẩm độc quyền do bên nhượng quyền sản xuất hoặc kiểm soát. Bên nhận quyền có nghĩa vụ phải mua sản phẩm này hoặc bán lại cho khách hàng hoặc sử dụng cho việc cung ứng dịch vụ. Công ty nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp các sản phẩm này đúng thời gian, có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Nhưng với hệ thống nhượng quyền dựa trên dịch vụ thì các quy định trên không cần thiết vì mối quan hệ nhượng quyền không hình thành trên kênh phân phối cho các sản phẩm độc quyền của công ty nhượng quyền.
  • 34. 34 Do tính chất phức hợp của sản phẩm và dịch vụ nêu trên, nên các tranh chấp liên quan đến hợp đồng nhượng quyền rất đa dạng, có thể liên quan tới chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc tiết lộ thông tin hay vi phạm qui trình… Việc này đòi hỏi tính đa dang về nguồn của pháp luật liên quan mà không chỉ dừng lại ở luật thương mại đơn thuần. * Thứ ba, phí nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng song vụ, có đền bù, vì khi tiếp nhận đối tượng nhượng quyền, bên nhận quyền có nghĩa vụ trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền nhất định do các bên thoả thuận căn cứ vào các đánh giá và phân tích giá trị của đối tượng nhượng quyền thương mại, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm… Việc xác định phí nhượng quyền thường là vấn đề gây tranh luận và khó thoả thuận giữa các bên. Bên nhượng quyền có xu hướng nâng cao giá cả đến tối đa để thu được lợi nhuận cao, còn bên nhận quyền lại muốn chi phí thấp để có lợi nhuận cao. Do đó trong hợp đồng nhượng quyền phải quy định rõ bản chất và số lượng các khoản phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền. Phí nhượng quyền ban đầu thường là những khoản phí không hoàn lại và thanh toán một lần khi bắt đầu thực hiện hợp đồng nhượng quyền. Về bản chất, khoản phí này là khoản tiền bù đắp cho những thiệt thòi do việc cấp quyền thương mại, thương hiệu, giấy phép bí mật thương mại, đào tạo và hỗ trợ trước khi mở đại lý, cung cấp nguyên vật liệu trong thời gian đầu mở đại lý mà bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền. Loại phí thứ hai là phí thường xuyên dưới mang bản chất là khoản tiền thuê thương hiệu cụ thể tính theo tỷ lệ tổng doanh thu. Tỷ lệ phần trăm có thể được xác định hoặc căn cứ vào thang đối chiếu với các mức doanh thu khác nhau tại một điểm cho trước hoặc mục tiêu hoạt động đã thực hiện.
  • 35. 35 Thông thường, các khoản phí thuê nhãn hiệu tối thiểu là bắt buộc, bất kể hiệu quả hoạt động thực tế của đại lý nhận quyền là thế nào. Các khoản phí này phải được thanh toán định kỳ hàng tuần cho công ty nhượng quyền cùng với mẫu báo cáo chuẩn để phục vụ mục đích kiểm soát của và theo dõi nội bộ. Kế hoạch thanh toán định kỳ giúp đại lý chuẩn bị ngân sách thanh toán và có thể cảnh báo sớm cho công ty nhượng quyền nếu có vấn đề phát sinh. Đặc biệt, nó cũng giúp đại lý nhận quyền đối phó với số tiền thuê nhãn hiệu quá hạn và tồn đọng, không thể thanh toán. Khoản phí thứ ba là khoản phí định kỳ dưới hình thức quỹ quảng cáo và xúc tiến hợp tác quốc gia. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ xác định được mức độ kiểm soát cụ thể trong hợp đồng nhượng quyền đối với loại quỹ này, nhằm bảo vệ nhãn hiệu nhượng quyền và bảo đảm sự nhất quán trong hoạt động kinh doanh của cả hệ thống. Các khoản phí khác mà bên nhận quyền phải thanh toán cho bên nhượng quyền bao gồm doanh thu bán sản phẩm và dịch vụ độc quyền cho đại lý, phí tư vấn, phí kiểm toán và thanh tra, phí thiết kế địa điểm, phí quản lý tài sản cho thuê và phí gia hạn, chuyển nhượng hợp đồng. Tính chất phức tạp của các khoản phí nói trên và mối liên hệ trực tiếp đến lợi nhuận của nó khiến cho các bên hết sức lưu ý, nhưng dễ gây mâu thuẫn với nhau. Do vậy đây là khu vực dễ xảy ra tranh chấp nhất và tranh chấp cũng rất phức tạp bởi không chỉ đơn thuần là vấn đề pháp lý, mà còn liên quan tới cả vấn đề tài chính, kinh tế và kỹ nghệ. Nhều khi đòi hỏi sự hiện diện của các chuyên gia trong các lĩnh vực để đánh giá và giám định. * Thứ tư, phạm vi và địa điểm được nhượng quyền thương mại.
  • 36. 36 Thoả thuận về lãnh thổ được nhượng quyền giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trước hết xác định được phạm vi hoạt động nhượng quyền tương ứng với loại hợp đồng nhượng quyền, đồng thời loại bỏ sự cạnh tranh không cần thiết giữa các bên nhận quyền. Giới hạn lãnh thổ này bắt buộc phải quy định trong hợp đồng một cách rõ ràng, cụ thể. Trách nhiệm tìm kiếm một địa điểm cụ thể cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền thuộc vệ bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền theo thỏa thuận. Nếu bên nhận quyền tự do chọn lựa địa điểm riêng, thì hợp đồng nhượng quyền thường quy định sự lựa chọn đó phải được bên nhượng quyền chấp thuận. Một số thương nhân nhượng quyền hỗ trợ rất tích cực cho việc lựa chọn địa điểm của bên nhận quyền như nghiên cứu thị trường, dân số, đàm phán thuê địa điểm, đảm bảo xin giấy phép của địa phương. Tuy nhiên, vì lựa chọn địa điểm là vấn đề khó nhất, quy định sự thành công của bên nhận quyền, nên hầu hết bên nhượng quyền dù không muốn nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định trong hợp đồng. Để có thể bảo hộ và kiểm soát chặt chẽ hơn, một số bên nhượng quyền sau khi lựa chọn được một địa điểm phù hợp đã cho thuê bên nhận quyền thuê lại địa điểm đó. Ngoài ra, một phương pháp duy trì mức độ bảo vệ tương tự nhưng ít phức tạp hơn là quy định chuyển nhượng tự động việc thuê địa điểm cho bên nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng nhượng quyền. Sự thành công của việc nhượng quyền thương mại phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, nghiên cứu thị trường bên nhận quyền dự định đặt cơ sở kinh doanh. Sự đánh giá, nhận định về tiềm năng của thị trường cũng như giá trị của địa điểm kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào dân số, mức sống, thói quen và nhu cầu của khách hàng, những biến động của thị trường, thuận tiện về giao thông và các yêu tố liên quan khác. Bên nhận
  • 37. 37 quyền cũng phải lưu ý đến giới hạn lãnh thổ cũng như những ảnh hưởng, uy tín của các bên nhượng quyền đang kinh doanh gần khu vực. Pháp luật các quốc gia trao cho bên nhượng quyền quyền quyết định phạm vi địa phận và có thể cả địa điểm kinh doanh, bởi suy cho cùng, mục đích của nhượng quyền thương mại là phát triển thương hiệu và tăng hiệu quả kinh doanh, trong đó các bên đều có lợi. Việc phân chia thị trường một cách khoa học sẽ giảm sự cạnh tranh không cần thiết và tăng lợi nhuận cho cả hai bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại. * Thứ năm, kiểm soát chất lượng sử dụng quyền và tính nhất quán của quyền được nhượng. Khi xây dựng mối quan hệ nhượng quyền, bên nhượng quyền đã trao cho bên nhận quyền tài sản trí tuệ nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên để đảm bảo tài sản đó được sử dụng đúng mục đích, bên nhượng quyền phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với bên nhận quyền. Một hợp đồng nhượng quyền hoàn chỉnh luôn có đầy đủ quy định bảo đảm quyền kiểm soát chất lượng và tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống. Các quy định đó thường xuất hiện trong hợp đồng dưới hình thức các ràng buộc về nguồn cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu, hướng dẫn và thông số kỹ thuật nghiêm ngặt trong quy trình hoạt động của đại lý. Quá trình hoạt động thường chỉ rõ tiêu chuẩn dịch vụ, kiểu dáng thương mại, yêu cầu nhất quán, điều kiện và mẫu mã của thiết bị, số giờ làm việc, yêu cầu bảo hiểm tối thiểu, hệ thống kế toán, các tập quán tín dụng. Bất kỳ ràng buộc nào đối với khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc các yêu cầu mua từ nguồn cụ thể của bên nhận quyền cần được nghiên cứu kỹ trong khuôn khổ quy định của luật chống độc quyền. Nếu bên nhượng quyền đóng vai trò là bên cung cấp hoặc sản xuất độc quyền của một hoặc nhiều sản phẩm mà đại lý
  • 38. 38 sử dụng trong hoạt động kinh doanh thường nhật thì sự độc quyền đó phải được chứng minh bằng nột sản phẩm độc quyền thực sự. Sự kiểm soát này là một giải pháp vừa bảo đảm chất lượng sử dụng quyền và bảo đảm tính nhất quán của các quyền được cấp, vừa tránh những vi phạm của bên nhận quyền. Tuy nhiên nếu do động cơ không đúng nó cũng chính là vũ khí quan trọng để o ép bên nhận quyền. Vì vậy việc giải quyết tranh chấp trở nên khó khăn hơn khi bên nhận quyền khởi kiện. * Thứ sáu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và điều khoản chống cạnh tranh. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là “các quyền thương mại”, thông thường là các quyền khai thác sản xuất hàng hoá theo phương thức của bên nhượng quyền, các dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền. Trong hợp đồng nhượng quyền còn bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, sự dùng chung nhãn hiệu, chung tên thương mại, chung cách bài trí kinh doanh, chung bí mật kinh doanh. Trường hợp bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ trước tiên qua các quy định về nghĩa vụ của các bên khi sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền, nhất là đối với bên nhận quyền. Hợp đồng nhượng quyền luôn phải quy định riêng nghĩa vụ của bên nhận quyền và các nhân viên của bên nhận quyền trong việc bảo vệ và chống các hành vi sử dụng sai lệch, tiết lộ bí mật thương mại và nhãn hiệu đã được cấp phép. Bên nhượng quyền phải đưa ra điều khoản quy định rõ nhãn hiệu và tên thương mại được cấp phép là tài sản độc quyền và bất kỳ động thái nào cũng phải dựa trên cơ sở lợi ích duy
  • 39. 39 nhất của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền hoặc các nhân viên không được phép sử dụng bí mật thương mại trong và sau thời hạn hợp đồng nếu không được bên nhượng quyền chấp thuận. Tuỳ theo mức độ, các điều khoản có thể áp dụng trong phạm vi quyền hạn pháp lý của địa phương, hợp đồng nhượng quyền phải có các quy định chống cạnh tranh đối với đại lý nhận quyền, cả trong thời hạn hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực và sau khi chấm dứt hoặc hủy hợp đồng. Các tranh chấp liên quan tới sở hữu trí tuệ và cạnh tranh làm cho việc hải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại càng phức tạp. Tính phức tạp này không chỉ dừng lại ở việc áp dụng luật, mà còn phức tạp trong việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Rõ ràng không chỉ Luật Thương mại 2005 qui định về các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại mà các đạo luật khác cũng có các qui định về việc giải quyết tranh chấp thương mại. Vậy việc sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng là một dạng tranh chấp liên quan tới tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. * Thứ bảy, thời hạn, gia hạn và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền. Pháp luật Việt Nam thường quy định thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận, trong khi đó pháp luật các nước trên thế giới lại quy định rõ thời hạn tối thiểu của hợp đồng nhượng quyền, mà thông thường thời hạn này là năm năm (Malaysia, Australia,…). Theo quan điểm các nhà kinh tế học thì không nên giới hạn về thời hạn của hợp đồng bởi điều này sẽ hạn chế rất nhiều hiệu quả cũng như lợi ích của cả hai bên. Bên nhận quyền thông thường mong muốn có một thời hạn hợp đồng để đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi của mình một cách chắc chắn nhất, trong khi Bên nhượng quyền lại muốn có một khoảng thời gian ngắn hơn
  • 40. 40 để có thể thay đổi, bổ sung hợp đồng cho phù hợp với sự phát triển chung của hệ thống kinh doanh và tăng thêm những lợi ích cho mình. Trên thực tế có một số vấn đề phát sinh xung quanh điều khoản này. Chẳng hạn bên nhận quyền cố tình chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi hoạt động kinh doanh không thuận lợi, hay khi họ đã đạt được những thành công nhất định. Bên nhượng quyền ép buộc bên nhận quyền phải thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian dài để có được lợi nhuận và tránh phiền phức do thay đổi bên nhận quyền.Việc gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại được thực hiện trên cơ sở sự thoả thuận của cả hai bên được ghi nhận trong hợp đồng. Nếu trước khi chuẩn bị kết thúc thời hạn hợp đồng, cả hai bên đều nhận thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng là cần thiết và mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thì sẽ tiến hành việc gia hạn hợp đồng theo một khoản thời gian mà hai bên đã thoả thuận. Pháp luật một số nước còn quy định bên nhượng quyền phải chấp nhận đề nghị gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền: “Bên nhận quyền bị xem là phạm tội nếu bên này từ chối gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại mà không bồi thường cho bên nhận quyền bằng một khoản thoả thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền sau khi cân nhắc giá trị giảm bớt của hoạt động kinh doanh nhượng quyền…” (Điều 32, Luật nhượng quyền thương mại của Malaysia). Điều khoản chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại được xem là một trong những điều khoản có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ này, cũng như các chủ thể có liên quan khác. Có nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại: trường hợp chấm dứt thông thường và chấm dứt bất thường. Trường hợp
  • 41. 41 chấm dứt thông thường là trường hợp chấm dứt hợp đồng khi kết thúc thời hạn ghi trong hợp đồng. Chấm dứt hợp đồng bất thường là việc chấm dứt trước khi kết thúc thời hạn ghi trong hợp đồng, chấm dứt khi một trong hai bên chủ thể phá sản hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại của một số quốc gia trên thế giới thì các bên có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi có một trong các cơ sở sau: do một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản được ghi trong hợp đồng; thay đổi chủ thể mà không có sự chuyển giao thực hiện hợp đồng cho chủ thể mới; một bên bị giải thể, phá sản. Theo quy định của luật pháp Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp: + Bên nhận quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng do bên nhượng quyền vi phạm các nghĩa vụ đã được quy định trong luật (vi phạm về cung cấp tài liệu, đào tạo và trợ giúp ban đầu, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ được ghi trong hợp đồng,…) + Bên nhượng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng do: Bên nhận quyền không còn giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương cần có để tiến hành kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại; bên nhận quyền bị giải thể hoặc phá sản; bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại; bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền.
  • 42. 42 Luật của Malaysia về nhượng quyền thương mại (Đạo luật 590) cũng đưa ra quy định về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: “Một hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn tối thiểu năm năm trong những trường hợp sau: - Khi cả hai bên đều đồng ý chấm dứt hợp đồng; hoặc - Toà án tuyên bố có những điều kiện chắc chắn trong hợp đồng nhượng quyền thương mại làm cho hợp đồng phải bị chấm dứt trước thời hạn tối thiểu (Điều 33). Khi chấm dứt hợp đồng, cho dù là chấm dứt thông thường hay bất thường thì các bên phải thanh toán tất cả quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trường hợp chấm dứt bất hường do lỗi của bên nào thì bên đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cũng như phải trả tiền phạt vi phạm hợp đồng cho bên kia theo quy định pháp luật hoặc thoả thuận của hai bên. Đây cũng là một khu vực có nhiều tranh chấp và tranh chấp quyết liệt bởi mối quan hệ hai bên về hình thức đã chấm dứt nên các bên cố gắng đòi lại những gì có thể thông qua các chế tài mà pháp luật đã qui định. Dạng tranh chấp này phức tạp ở việc áp dụng chế tài. 1.3.3. Hiệu lực của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại và những tranh chấp liên quan Sau khi được giao kết hợp pháp, hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực bắt buộc đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền và trở thành “luật” buộc các bên phải tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận, nếu không có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ này do bên nhượng quyền và bên nhận quyền tự thoả thuận cùng với nội dung của hợp đồng. Về cơ bản, trong quá trình
  • 43. 43 thực hện hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên phải tôn trọng và tuân thủ các nguyên tác: (1) thực hiện hợp đồng một cách trung thực, hợp tác, đảm bảo tin cậy lẫn nhau; (2) thực hiện hợp đồng đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, phương thức, chủng loại,…(3) không xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng và lợi ích của người khác. Trong trường hợp cần điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền, để việc thực hiện hợp đồng diễn ra phù hợp với lợi ích của nhau, các bên cần có nghĩa vụ thông báo cho nhau những thông tin liên quan, thương lượng, đàm phán với nhau. Việc điều chỉnh này có thể dẫn tới sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền thương mại thường là hợp đồng dài hạn, vì vậy thông thường quan hệ nhượng quyền sẽ chấm dứt trong khoảng thời gian được quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hợp đồng nhượng quyền thương mại vô hiệu toàn bộ khi hợp đồng ký kết trái với các quy định của pháp luật và không làm phát sinh bất kỳ nghĩa vụ nào giữa các bên ngay từ khi ký kết. Hợp đồng nhượng quyền thương mại vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp: (1) Nội dung hợp đồng nhượng quyền vi phạm điều cấm của pháp luật. Ví dụ hợp đồng vi phạm nguyên tắc tự do tự nguyên giao kết hợp đồng của các bên; hàng hoá dịch vụ dùng trong kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của Nhà nước; (2) Bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan có thẩm quyền, không vận hành hệ thống kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh đủ ít nhất 1 năm trước khi tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại; và (3) Người ký hợp đồng nhượng quyền không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo. Khi người ký kết
  • 44. 44 hợp đồng nhượng quyền thì ý chí mà họ thể hiện trong hợp đồng có thể không phải là ý chí của bên mà họ đại diện và hợp đồng bị coi là vô hiệu toàn bộ. Hợp đồng nhượng quyền thương mại vô hiệu từng phần khi trong hợp đồng có những nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung còn lại của hợp đồng. Ví dụ, bên nhận quyền nhận mua từ bên nhượng quyền một số loại hàng hoá, vật dụng nhất định phù hợp với hệ thống kinh doanh do bên nhượng quyền quy định, trong đó có một loại hàng thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh nhưng việc mua bán loại hàng hoá vật dụng này không ảnh hưởng đến các loại hàng khác thì hợp đồng này là hợp đồng vô hiệu từng phần. Vấn đề thời hạn có hiệu lực của hợp đồng và hiệu lực ràng buộc đối với các đối tượng của nhượng quyền là khu vực có tranh chấp. Các tranh chấp này thông thường liên quan tới vệc áp dụng các qui tắc của luật dân sự bởi hợp đồng nhượng quyền thương mại là một hợp đồng phức hợp không chỉ liên quan tới quyền đối nhân, mà còn liên quan cả tới quyền đối vật, nhất là đối với các sản phẩm và tài liệu do bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền. 1.4. Các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Trước hết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại như trên đã nghiên cứu thuộc tranh chấp kinh doanh, thương mại. Như vậy các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại là hình thức chủ đạo trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. Các hình thức này
  • 45. 45 theo pháp luật Việt Nam bao gồm: (1) Thương lượng; (2) Hòa giải; (3) Trọng tài thương mại; và (4) Tòa án. Tuy nhiên do tính chất tranh chấp phức tạp đa lĩnh vực nên khó có thể tuân thủ hoàn toàn các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nêu trên. Chẳng hạn trong loại hợp đồng này có nhiều vấn đề của sở hữu trí tuệ mà đây được xem là phạm vi truyền thống của luật dân sự. Vậy có thể tiến hành giải quyết tranh chấp liên quan hoàn toàn tới vấn đề này tại trọng tài thương mại được không là một câu hỏi lớn đối với pháp luật Việt Nam hiện nay.
  • 46. 46 Chương 2 THỰC TIỄN TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 2.1. Một số loại tranh chấp phổ biến phát sinh từ hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền vốn đã chứa đựng mâu thuẫn và căng thẳng tiềm ẩn. Bên nhượng quyền đã đầu tư thời gian, công sức cũng như tiền bạc lớn để tạo ra một hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại. Việc này bao gồm những hướng dẫn về quản lý chất lượng cần phải được tuân thủ. Các đại lý nhận quyền, mặt khác, thường muốn chống lại những hạn chế hoặc quy định bất công hoặc áp chế và không có ý nghĩa. Những căng thẳng đó thường hàm chứa nhiều cơ hội tạo ra xung đột và các ý tưởng xấu. Tuy vậy trong nhiều trường hợp, sự căng thẳng là phần tất yếu trong các mối quan hệ nhượng quyền thương mại và thường khiến cho các bên tham gia quên mất mục tiêu chung. Các nhà nghiên cứu đã liệt kê những lĩnh vực chính hay dẫn tới tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm: (1) Lựa chọn bên nhận quyền. Rất nhiều bên nhượng quyền đã phát hiện ra những lời buộc tội liên quan tới các vụ làm ăn gian dối, không đúng sự thật và các vi phạm thông thường khác thường xuất phát từ việc tuyển chọn đại lý nhận quyền và bán hàng. Một số bên nhượng quyền đưa ra nhận xét vô tình về khả năng kiếm được nhiều tiền của đại lý nhận quyền khiến cho đại lý nhận quyền tiềm năng nghĩ rằng mình sẽ được đảm bảo một khoản lợi nhuận chắc chắn.
  • 47. 47 Trong một số trường hợp khác, những người bán hàng có thể hứa hẹn những sự hỗ trợ mà công ty nhượng quyền không có khả năng đáp ứng. Những hiểu ầm như vậy thường dẫn tới các vụ tranh chấp kiện tụng. (2) Lựa chọn địa điểm và quyền lãnh thổ. Phạm vi lãnh thổ của Bên nhận quyền cũng như việc xác định địa điểm phù hợp cho hoạt động kinh doanh của Bên nhận quyền thường dẫn đến nhiều mâu thuẫn và tranh chấp do liên quan đến vấn đề về chống cạnh tranh và đảm bảo lợi ích cho các bên. (3) Các quy chuẩn và thực tế của các hoạt động kế toán. Hợp đồng nhượng quyền thương mại đặt ra khá nhiều yêu cầu với đại lý nhận quyền, như phải cung cấp rất nhiều biên bản, báo cáo và thông tin kế toán cho công ty nhượng quyền. Những tài liệu đó phải giúp công ty nhượng quyền quyết định chính xác độ trung thành của đại lý nhận quyền, ngân quỹ cho các hoạt động quảng cáo, độ chính xác của báo cáo các doanh thu bán hàng. Một hợp đồng nhượng quyền thương mại chính xác sẽ đưa ra các quy định về cách thức và thời gian của những bản báo cáo này. Để làm điều đó, công ty nhượng quyền cần phải thực hiện công việc nhanh, hiệu quả và đảm bảo đúng thời hạn quy định. Nếu một khoản tiền chi trả cho quảng cáo hoặc một báo cáo tì chính quá hạn, công ty nhượng quyền phải ngay lập tức thông báo cho đại lý nhận quyền và yêu cầu đại lý cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan. Việc đại lý thường xuyên không đáp ứng được những điều trên là lý do để công ty nhượng quyền chấm dứt hợp đồng đó. Công ty nhượng quyền cần phải thận trọng khi quan sát và ghi nhận các báo cáo này vì chúng thường là dấu hiệu báo trước sự thiếu năng lực của đại lý nhận quyền và đòi hỏi đại lý phải bổ sung một số kỹ
  • 48. 48 năng. Khi không thông báo kịp thời điều này với đại lý, công ty nhượng quyền có thể bị đánh giá là bỏ mặc đối tác và thiếu trách nhiệm. (4) Sử dụng sai các quỹ dành cho quảng cáo. Nhiều trường hợp Bên nhượng quyền yêu cầu Bên nhận quyền dành một khoản tiền cho quảng cáo trong các chương trình mang tính khu vực. Các khoản phí dành cho quảng cáo cần phải tách biệt khỏi những khoản quỹ khác của bên nhượng quyền. Những nhà nhượng quyền gặp phải vấn đề khó khăn tạm thời liên quan đến tài chính thường có xu hướng “vay mượn” tà các quỹ quảng cáo này cho tới khi tình hình tài chính được cải thiện. Khoản vay này rất dễ dẫn đến việc kiện tụng do bên nhượng quyền sử dụng quỹ không đúng mục đích. Để hạn chế điều này, cần phải thành lập nhiều bộ phận kế toán riêng biệt mà các thành viên là những nhà nhận quyền. (5) Hướng dẫn và hỗ trợ. Trong khi Bên nhận quyền thường có mong muốn kinh doanh độc lập, họ cũng quan tâm tới các vụ nhượng quyền thương mại dựa vào những hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ mà Bên nhượng quyền cung cấp. Thông thường, một nhà nhượng quyền thành công không chỉ thoả mãn các điều kiện cam kết trong hợp đồng mà còn cung cấp những hướng dẫn và hỗ trợ cho Bên nhận quyền. Việc hỗ trợ bổ sung này sẽ mang lại hai kết quả cho Bên nhượng quyền: (-) biết được khó khăn mà bên nhận quyền gặp phải trong kinh doanh, (-) Thể hiện sự quan tâm đối với hệ thống. Bên nhượng quyền nên trả lời thẳng thắn và nhanh chóng những vấn đề mà Bên nhượng quyền đặt ra. Nếu không, sẽ dẫn tới hậu quả là mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các bên ngày càng xấu đi. Bên nhượng quyền không nên can thiệp hoặc áp đặt đối với việc các nhà nhận quyền thành lập hiệp hội.
  • 49. 49 (6) Kiểm soát chất lượng. Điểm cốt yếu dẫn tới thành công của một nhà nhượng quyền là có khả năng bảo vệ hình thức kinh doanh, hình ảnh, nhãn hiệu, chất lượng và bản chất của nhữg hàng hoá, dịch vụ cũng như sự thống nhất trong hoạt động kinh doanh. Bên nhượng quyền cần thường xuyên theo dõi để đảm bảo bên nhận quyền không thay thế mặt hàng kém chất lượng vào nhữg mặt hàng đạt chuẩn. Nếu không, sẽ làm mất đi thiện chí và hình ảnh mà doanh nghiệp muốn tạo dựng nên trong khu vực nhằm tạo ra sự khác biệt với các doanh nghiệp khác. Nếu bên nhượng quyền để hành động này xảy ra thì đó là dấu hiệu báo động cho các đại lý nhận quyền rằng bên nhượng quyền không quan tâm để bảo vệ khoản đầu tư trong toàn bộ hệ thống. (7) Đối xử không công bằng. Trong một số trường hợp, bên nhượng quyền có thể sẽ đưa cho một vài bên nhận quyền khoản lợi nhuận lớn hơn những bên nhận quyền khác. Có rất nhiều lý do cho hành động này như: khoảng thời gian thanh toán ngắn dù gặp phải rắc rối về tài chính. Tuy nhiên việc này chỉ nên thực hiện khi đã có sự nghiên cứu cẩn thận tình hình thực tế. Tất cả các bên nhận quyền đều mong muốn một hệ thóng hột động đồng nhất và bất kỳ một hành động không công bằng nào cũng có thể khiến họ không đồng tình thậm chí là thù địch. Bên cạnh đó, việc bên nhượng quyền làm chệch hướng quy trình đã được thiết lập từ trước cũng đặt ra vấn đề liệu bên nhượng quyền có đặt ra vấn đề yêu cầu bên nhận quyền phải tuân thủ các hợp đồng đề ra trước đó hay không. Ngoài ra, bên nhượng quyền không nên khiến bên nhận quyền đang kinh doanh kém hiệu quả cảm thấy mình bị trả đũa. Tất cả những vi phạm hay tình trạng vỡ nợ của bên nhận quyền nên được lưu giữ cẩn thận và xử lý nghiêm túc theo đúng quy trình trong
  • 50. 50 hợp đồng. Những bên nhận quyền đệ đơn kiện hợp lệ chống lại bên nhượng quyền hoặc hệ thống không nên đối xử bằng hanh động trả đũa. Bất kỳ hình thức trả đũa nào của Bên nhượng quyền chỉ dẫn tới kiện tụng và cản trở hoạt động của hệ thống. (8) Những giao dịch thực hiện bởi bên nhận quyền. Bên nhượng quyền nên hỗ trợ cho bên nhận quyền muốn nhượng lại hoạt động kinh doanh, vì bất kỳ phản ứng tiêu cực nào của họ sẽ chỉ đem lại kết quả tồi tệ cho toàn bộ hệ thống. Bên nhượng quyền nên giúp cho những nhà nhận quyền tiềm năng khác nhận nhượng lại, thận chí nên xem xét việc mua lại địa điẻm và vận hành doanh nghiệp như là một phần công việc trong lúc đợi đối tác. (9) Huấn luyện kỹ năng quan lý cho đội bán hàng của bên nhượng quyền. Nếu đội ngũ bán hàng của bên nhượng quyền không được huấn luyện cẩn thận sẽ dẫn tới những vụ kiện tụng không đáng có. Nhiều trường hợp các nhận viên quá nỗ lực bán hàng nên bỏ qua việc chuyển các tài liệu cho bên nhận quyền tiềm năng trong thời hạn trước khi ký kết hợp đồng (theo pháp luật Việt Nam thời hạn này là mười lăm ngày). Trong một số trường hợp khác, các nhận viên bán hàng tuyên bố với bên nhận quyền rằng họ muônc hưởng mức lợi nhuận cao hơn hoặc điều kiện tốt hơn so với thực tế. Và bên nhượng quyền cũng bị ràng buộc vào điều đó. Vì vậy, Bên nhượng quyền cần phải có một chương trình đào tạo tương thích để hướng dẫn đội ngũ quản lý và bán hàng. Việc dào tạo cần phải đựoc báo cáo hàng ngày vì những nhà quản lý và nhân viên bán hàng thường có xu hướng phóng đại sự việc nên cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo họ không “bán đứng” doanh nghiệp.