SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
CÁC CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT
XỨ HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN
NGHỊ CHO VIỆC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
Họ và tên sinh viên: Phan Văn Khải
Mã số sinh viên: 1111110401
Lớp: Anh 6 KT
Khóa: 50
Người hướng dẫn khoa học: Ths. Nguyễn Cương
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
MỤC LỤC
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ
DN Doanh nghiệp
DNƯT Doanh nghiệp ưu tiên
EU-MED Euro – Mediterranean
Khu vực châu Âu-Địa Trung
Hải
FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
NK Nhập khẩu
PEM Pan-Euro-Mediterranean
Toàn khu vực châu Âu-Địa
Trung Hải
QLRR Quản lý rủi ro
TTHQĐT Thủ tục Hải quan điện tử
WCO
World Customs
Organization
Tổ chức Hải quan Thế giới
XK Xuất khẩu
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Tựa đề
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Thủ tục cấp C/O
HÌNH
Hình 1.1: Số lượng các hiệp
Hình 1.2: Tỷ lệ áp dụng các
Hình 2.1: Quy trình xác min
Hình 2.2: Quy trình xác min
Hình 2.3: Hải quan nước nh
Hình 2.4: Hải quan nước nh
Hình 2.5: FTA của Mỹ với c
Hình 2.6: So sánh nghĩa vụ
Hình 2.7: So sánh nghĩa vụ
Hình 3.1: Tỷ lệ tận dụng ưu
Hình 3.2: Tỷ lệ tận dụng C/O
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất xứ hàng hóa là một trong các công cụ quan trọng thực hiện chính sách
thương mại, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa và việc áp
dụng các biện pháp phi thuế quan. Mức chênh lệch thuế suất của hàng hóa có xuất
xứ ưu đãi và không có xuất xứ ưu đãi theo một Hiệp định thương mại có thể rất lớn,
làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa đó khi xuất khẩu vào lãnh thổ của một quốc
gia thành viên. Hàng hóa có xuất xứ ưu đãi cũng gặp nhiều thuận lợi khi tiếp cận thị
trường vì tránh được các biện pháp đối xử không ưu đãi như áp thuế chống bán phá
giá, chống trợ cấp, tự vệ… Chính vì những lợi ích đó, xuất xứ hàng hóa cùng các
quy tắc để xác định xuất xứ luôn là một trong các vấn đề được các bên đặc biệt chu
trọng khi tham gia đàm phán một Hiệp định thương mại tự do và luôn chiếm một
phần đáng kể trong toàn nội dung Hiệp định.
Cùng với các tiêu chí xác định xuất xứ, thì quy trình chứng nhận xuất xứ là
một trong các yếu tố không thể thiếu trong bất cứ quy tắc xuất xứ nào. Hàng hóa
muốn được hưởng các ưu đãi về xuất xứ thì xuất xứ của hàng hóa đó phải được
chứng nhận và được công nhận ở nước nhập khẩu. Do đó, quy trình chứng nhận
xuất xứ đơn giản hay phức tạp, tiết kiệm hay tốn kém chi phí ảnh hưởng trực tiếp
đến việc tận dụng ưu đãi xuất xứ trong các Hiệp định thương mại.
Trên thế giới hiện nay tồn tại song song hai mô hình chứng nhận xuất xứ:
chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền và tự chứng nhận xuất xứ. Điểm
khác biệt cơ bản nhất giữa hai mô hình này là ở người thực hiện việc chứng nhận
xuất xứ; trong mô hình đầu tiên là cơ quan nhà nước, còn mô hình thứ hai là khu
vực tư nhân. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, hàng hóa được lưu chuyển dê
dàng, nhanh chóng và với quy mô lớn trên thị trường toàn cầu, mô hình tự chứng
nhận xuất xứ với nhiều ưu điểm đang ngày càng được áp dụng rộng rãi vì đáp ứng
được yêu cầu của thời đại. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời, được rất nhiều quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ sử dụng
nhưng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vốn chỉ quen thuộc với
mô hình chứng nhận truyền thống bởi cơ quan có thẩm quyền, hãy còn là một điều
mới mẻ và xa lạ.
6
Năm 2015 có thể là một năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Việt
Nam khi nước ta sắp sửa ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan
trọng với các đối tác lớn như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - EU, Việt Nam - Hàn Quốc… Trong các FTA thế
hệ mới này, vấn đề áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trở thành một vấn đề đặc
biệt được quan tâm bởi các cơ quan quản lý cũng như nhận được nhiều sự chu ý của
đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, ASEAN cũng đang có lộ
trình áp dụng tự chứng nhận xuất xứ cho toàn khối vào cuối năm 2015. Nghiên cứu
để hiểu rõ và làm chủ cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm
từ các quốc gia đã áp dụng cơ chế này là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết.
Vì lý do này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa trên thế giới và khuyến nghị cho việc áp dụng tại Việt Nam trong bối cảnh tự
do hóa thương mại” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài khóa luận có mục đích nghiên cứu trước hết giới thiệu, cung cấp thông
tin một cách cơ bản nhất về tự chứng nhận xuất xứ và các dạng cơ chế tự chứng
nhận xuất xứ khác nhau được áp dụng trên thế giới. Sau đó, trên cơ sở đánh giá ưu,
nhược điểm của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ kết hợp với nghiên cứu thực trạng
tận dụng ưu đãi xuất xứ ở Việt Nam, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho việc áp
dụng cơ chế này tại Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong văn bản của một số Hiệp
định thương mại tự do trên thế giới, bao gồm quy trình chứng nhận và kiểm tra
xuất xứ
- Thực trạng tận dụng ưu đãi xuất xứ trong các FTA ở Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong văn bản của
một số Hiệp định thương mại tự do trên thế giới, đối với mỗi dạng cơ chế tác giả
chọn nghiên cứu mô hình của một khu vực, quốc gia, cụ thể lần lượt là khu vực
châu Âu – Địa Trung Hải EU-MED, khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA và
nước Mỹ. Lựa chọn những khu vực, quốc gia này là bởi đây là những nơi có truyền
thống áp dụng tự chứng nhận xuất xứ, có hệ thống pháp luật quy định về tự chứng
7
nhận xuất xứ hoàn chỉnh, có nhiều kinh nghiệm áp dụng thực tiên, tiêu biểu cho
từng dạng cơ chế khác nhau, là hình mẫu cho các khu vực, quốc gia khác học tập.
Về mặt thời gian, đối với các quy định về tự chứng nhận xuất xứ, tác giả đều
dẫn chiếu và phân tích trên cơ sở sử dụng phiên bản mới nhất, đã sửa đổi (nếu có)
của các văn bản Hiệp định thương mại tự do. Đối với thực trạng tận dụng ưu đãi
xuất xứ ở Việt Nam, tác giả tập trung trong khoảng thời gian 5 năm kể từ thời điểm
nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp
nghiên cứu tình huống case study, thông qua việc mô tả và phân tích đặc điểm của
các mô hình từ quan điểm tác giả để rut ra đánh giá, kết luận. Ngoài ra bài khóa
luận còn sử dụng kết hợp một số phương pháp khác như tổng hợp, so sánh – đối
chiếu, thống kê,…
5. Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của bài khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong
bối cảnh tự do hóa thương mại
Chương 2: Các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên thế giới
Chương 3: Khuyến nghị áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
tại Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu phức tạp cộng thêm khó khăn trong việc tiếp cận các
nguồn tài liệu, trong khuôn khổ của một bài khóa luận không thể bao quát được
toàn bộ nội dung của vấn đề nghiên cứu. Tác giả mong các thầy cô và độc giả có thể
tha thứ cho những thiếu sót này, đồng thời hy vọng bài khóa luận có được nhiều
góp ý, đóng góp để được thêm hoàn thiện.
Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên hướng dẫn của
tác giả, Thạc sĩ Nguyên Cương, đã giup đỡ tận tình và sát sao trong suốt quá trình
thực hiện đề tài, từ hình thành và đặt tên đề tài, xây dựng đề cương đến khi bài khóa
luận được hoàn thiện. Thầy cũng rất nhiệt tình giải đáp thắc mắc và hỗ trợ rất nhiều
về mặt tài liệu. Ngoài ra, tác giả cũng chân thành cảm ơn tới tất cả các giảng viên
trường Đại học Ngoại thương đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua để tác giả có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN
XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA
THƯƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề cơ bản về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng
hóa
1.1.1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa
“Xuất xứ hàng hóa” hay “Nước xuất xứ của hàng hóa” là khái niệm được sử
dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không có một định nghĩa thống
nhất cho xuất xứ hàng hóa trên toàn thế giới. Mỗi một quốc gia, khu vực lại có định
nghĩa riêng về khái niệm này.
Ở góc độ luật pháp quốc tế, Chương 1, Phụ lục chuyên đề K của Công ước
Kyoto sửa đổi năm 1999 quy định rằng: “Nước xuất xứ của hàng hóa” là quốc gia
nơi hàng hóa được sản xuất/chế tạo, theo các tiêu chí đặt ra cho các mục đích áp
dụng thuế quan, hạn ngạch hoặc bất kỳ biện pháp nào khác liên quan đến thương
mại. .
Trong Mục 134.1, Phần phụ A, Phần 134, Chương I, Tiêu đề 19 Bộ pháp
điển các quy định liên bang của Mỹ định nghĩa: “Nước xuất xứ” là nước sản xuất,
chế tạo, hoặc nuôi trồng bất cứ thứ gì có nguồn gốc nước ngoài được đưa vào nước
Mỹ. Gia công hoặc phần nguyên vật liệu thêm vào ở một nước khác phải tạo ra sự
thay đổi đáng kể đối với hàng hóa để nước đó được coi là “nước xuất xứ” như định
nghĩa ở phần này; tuy nhiên, đối với hàng hóa của một nước thành viên NAFTA,
quy tắc xuất xứ của NAFTA sẽ xác định nước xuất xứ của hàng hóa.
Đối với quy định của Việt Nam, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định
nghĩa xuất xứ hàng hóa tại Khoản 14 Điều 3 như sau: “Xuất xứ hàng hóa là nước
hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn
chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc
vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó.”
Như vậy, nói đến xuất xứ của hàng hóa là nói đến quốc tịch của hàng hóa đó.
Mỗi hàng hóa trong thương mại quốc tế phải có một quốc tịch, đó là nơi mà hàng
hóa được sản xuất, gia công, chế biến, chế tạo. Nếu hàng hóa được sản xuất, chế tạo
toàn bộ tại một nước thì hàng hóa nghiêm nhiên có xuất xứ từ quốc gia đó, hay còn
gọi là có “xuất xứ thuần túy”. Trong trường hợp có nhiều nước cùng tham gia vào
quá trình sản xuất, chế tạo hàng hóa, thì hàng hóa có “xuất xứ không thuần túy”, và
9
xuất xứ của hàng hóa sẽ được xác định theo những quy tắc nhất định được mỗi quốc
gia, khu vực đặt ra. Những quy tắc đó được gọi là “quy tắc xuất xứ”.
Quy tắc xuất xứ phân loại theo mục đích sử dụng gồm: Quy tắc xuất xứ
không ưu đãi và quy tắc xuất xứ ưu đãi. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được dùng để
xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu từ những nước mà quốc gia đó có quan hệ
thương mại thông thường hoặc quan hệ tối huệ quốc (Most Favoured Nation –
MFN). Quy tắc xuất xứ ưu đãi được dùng để xác định xem hàng hóa nhập khẩu từ
các thành viên của Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc khu vực có được
hưởng mức thuế quan ưu đãi hay không. Có sự chênh lệch đáng kể giữa mức thuế
MFN – mức thuế không ưu đãi và mức thuế ưu đãi trong các hiệp định. Ví dụ như
các mặt hàng nông sản trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ATIGA hầu
hết được miên thuế, trong khi mức thuế không ưu đãi khá cao, có thể lên tới 30%
như ở mặt hàng quả sầu riêng mã HS 08106000, hay 25% như với các loại quả khác
như thanh long, nhãn, chôm chôm… Tuy nhiên đạt được những ưu đãi về thuế này
là rất khó vì quy tắc xuất xứ ưu đãi thường khắt khe hơn quy tắc xuất xứ không ưu
đãi.
Việc một nước xây dựng quy tắc xuất xứ không ưu đãi thường là để áp dụng
các biện pháp thương mại không ưu đãi cho hàng hóa nhập khẩu như: chống bán
phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan; nếu không
nó chỉ phục vụ cho việc thống kê thương mại hay mua sắm chính phủ. Vì thế,
không phải quốc gia nào cũng xây dựng quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Trên thực tế,
theo một khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO, cho tới tháng 3 năm 2012,
chỉ có 83 quốc gia có quy tắc xuất xứ không ưu đãi trong hệ thống luật của mình,
“và trong một vài trường hợp chỉ bao gồm một hoặc hai dòng văn bản” (WCO, n.
d., p.11).
1.1.2. Chứng nhận xuất xứ và vai trò của chứng nhận xuất xứ
1.1.2.1. Khái niệm chứng nhận xuất xứ
Chung ta có thể áp dụng các quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ của hàng
hóa, tuy nhiên xác định không thôi là chưa đủ và trong thương mại quốc tế, cần một
bằng chứng rõ ràng, hợp pháp chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Việc xác
nhận xuất xứ của hàng hóa thể hiện ra bằng một chứng từ cụ thể có ý nghĩa về mặt
pháp lý là “chứng nhận xuất xứ”, chứng từ thể hiện xuất xứ của hàng hóa được gọi
là “chứng từ xuất xứ” (documentary evidence of origin).
10
Chương 2, Phụ lục chuyên đề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 định
nghĩa: “Chứng từ xuất xứ” có thể là một Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of
origin – C/O), một Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận (certified declaration of
origin) hoặc một Tuyên bố xuất xứ (declaration of origin).”
“Giấy chứng nhận xuất xứ” là một mẫu cụ thể xác định hàng hóa, trong đó
các cơ quan có thẩm quyền cấp nó xác nhận rõ ràng rằng hàng hóa đó có nguồn gốc
từ một quốc gia cụ thể. Giấy chứng nhận này có thể cũng bao gồm một tuyên bố của
nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền.
“Tuyên bố xuất xứ” là một tuyên bố phù hợp về xuất xứ của hàng hóa được
lập bởi nhà sản xuất, chế tạo, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có
thẩm quyền trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ nào liên quan đến hàng
hóa.
“Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận” là một tuyên bố xuất xứ được chứng
nhận bởi một cơ quan có thẩm quyển được ủy quyền làm việc đó.
Như vậy, chứng từ xuất xứ có thể đơn giản ở dưới dạng một tuyên bố trên
hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ thương mại khác, lập ra bởi nhà sản xuất,
cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền. Trong một số trường
hợp, những tuyên bố xuất xứ này phải được chứng thực bởi một cơ quan có thẩm
quyền độc lập với cả người xuất khẩu và người nhập khẩu. Trong các trường hợp
khác, chứng từ xuất xứ phải được phát hành dưới dạng một mẫu đặc biệt (giấy
chứng nhận xuất xứ) trong đó cơ quan có thẩm quyền phát hành một giấy chứng
nhận nhằm chứng thực xuất xứ của hàng hóa. Trên giấy chứng nhận xuất xứ có thể
bao gồm cả tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu… Giấy
chứng nhận xuất xứ hay C/O có nhiều mẫu khác nhau tùy theo quy định của từng
hiệp định. Muốn hưởng ưu đãi của hiệp định ưu đãi nào phải sử dụng đung mẫu
C/O quy định trong hiệp định đó.
Nhìn chung, việc xuất trình chứng từ xuất xứ – kết quả của việc chứng nhận
xuất xứ, là cần thiết khi người nhập khẩu muốn hưởng những ưu đãi thuế quan và
phi thuế quan; hàng hóa thuộc diện quản lý nhập khẩu hoặc đang trong thời kỳ có
dịch bệnh cần kiểm soát; trong thời điểm nước người nhập khẩu áp dụng các biện
pháp thương mại không ưu đãi. Tuy nhiên trong thương mại cũng có một số trường
hợp không cần thiết đến các chứng từ xuất xứ như trong Chương 2 Phụ lục chuyên
11
đề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 đã đưa ra, ví dụ như: lô hàng nhỏ giá trị
không quá 60 USD, hàng hóa được cấp tạm nhập, hàng hóa quá cảnh,.v.v..
1.1.2.2. Các cơ chế chứng nhận xuất xứ
Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới xuất xứ của hàng
hóa, không có định nghĩa về “chứng từ xuất xứ” mà chỉ có định nghĩa về “giấy
chứng nhận xuất xứ”. Khoản 4 điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP định nghĩa:
"Giấy chứng nhận xuất xứ" là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất
xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.
Nếu so sánh với định nghĩa về chứng từ xuất xứ trong Công ước Kyoto sửa
đổi, có thể thấy định nghĩa của Việt Nam hẹp hơn. Ở Việt Nam chỉ có một trường
hợp giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng
hóa cấp, trong khi Công ước Kyoto sửa đổi, chứng từ xuất xứ còn có thể ở dạng một
tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm
quyền. Sự khác biệt này xuất phát từ thực tiên, quy định trong luật pháp của Việt
Nam hay ở trong các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia đều chỉ tồn tại một mô
hình chứng nhận xuất xứ là mô hình chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Thực tế, trên thế giới có hai hình thức chứng nhận xuất xứ: chứng nhận xuất
xứ bởi cơ quan có thẩm quyền (chứng nhận bởi bên thứ ba) và tự chứng nhận xuất
xứ (chứng nhận bởi các bên tham gia vào giao dịch thương mại).
 Chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền
Hình thức chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền là hình thức mà ở
đó, cơ quan có thẩm quyền ở nước người xuất khẩu phát hành chứng từ xuất xứ.
Chứng từ xuất xứ được phát hành dưới dạng một giấy chứng nhận theo mẫu quy
định theo từng hiệp định thương mại đề ra.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ ở nước người xuất
khẩu phải là cơ quan được nhà nước ủy quyền. Tùy theo quy định của từng nước,
từng chế độ khác nhau mà cơ quan này là khác nhau. Có thể là cơ quan hải quan,
một Bộ (Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp…), Phòng Thương mại
Công nghiệp… (WCO, n.d., p4). Ở Việt Nam, Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức
việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc
ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác
thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, các phòng quản lý
12
xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu
công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau:
C/O form D, C/O form E, C/O form AK, C/O form AJ, C/O form VJ, C/O form AI,
C/O form AANZ, C/O form VC… Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép
xuất khẩu sang EU).
Nội dung cơ bản được trình bày trên C/O xuất phát từ đặc điểm chung của
nó. Thứ nhất, C/O chỉ được cấp đối với lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu cụ thể: điều
này có nghĩa, C/O chỉ được cấp cho hàng hóa tham gia vào lưu thông quốc tế và đã
được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu. Vì vậy, các thông tin sau phải có trên
các C/O: Tên, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu; Tiêu chí về vận tải (tên
phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng, dỡ hàng, số vận tải đơn…); Tiêu chí
về hàng hóa (tên hàng, bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng, số lượng, trị giá…); Xác
nhận của các bên có liên quan (người xuất khẩu, cơ quan cấp, cơ quan kiểm tra…).
Thứ hai, C/O phải tuân theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được
nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận. C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì
được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành
cho các ưu đãi đó. Do đó ngoài những thông tin trên, một C/O phải thể hiện được
quy tắc xuất xứ được áp dụng (mỗi quy tắc xuất xứ thường quy định một mẫu C/O
riêng, tên mẫu C/O thường nằm ở phần trên cùng) và tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa
đáp ứng được. C/O thường được viết bằng tiếng Anh và được đánh máy.
Thủ tục xin cấp C/O tương đối giống nhau ở các nước áp dụng mô hình
chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam, đối với doanh nghiệp
lần đầu xin cấp C/O, thủ tục cấp C/O theo 3 bước như sau:
Sơ đồ 1.1: Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O ở Việt Nam
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho tổ chức cấp C/O
Bước 3: Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, kiểm tra và cấp C/O cho doanh nghiệp
13
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O
Đối với những doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ lần đầu, trước
hết phải nạp bộ hồ sơ đăng ký thương nhân. Đây là việc chỉ phải làm một lần và
giấy chứng nhận xuất xứ chỉ được cấp cho Doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương
nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O, ký C/O
và mẫu con dấu của thương nhân;
- Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của
thương nhân;
- Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu
có);
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) ra hàng hóa đề nghị cấp C/O;
Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân phải được cập nhật
hai năm một lần.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho tổ chức cấp C/O
Người đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu phải nộp
cho tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực
về nội dung bộ hồ sơ đó. Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
- Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại;
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương;
- Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá
trị khu vực); hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS
14
của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí
công đoạn gia công chế biến cụ thể).
Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc sản phẩm mới xuất khẩu
lần đầu, trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp C/O có thể kiểm tra thực tế tại cơ
sở sản xuất người xin C/O hoặc yêu cầu nộp thêm các tài liệu, chứng từ về quy trình
sản xuất, các nguyên phụ liệu, giấy phép xuất khẩu,v.v..
Bước 3: Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, kiểm tra và cấp C/O cho doanh nghiệp
Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác
định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất xứ và thu lệ phí phát
hành. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu không
đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ. Trong
trường hợp cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia người nhập khẩu
yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hóa, tổ chức cấp giấy chứng nhận
xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hóa này và thông báo lại cho cơ
quan đã yêu cầu. Vì vậy, nhà sản xuất/người xuất khẩu đề nghị cấp C/O có trách
nhiệm lưu lại C/O và các chứng từ liên quan trong vòng ít nhất 3 năm để phục vụ
cho công tác hậu kiểm xuất xứ này. Tổ chức cấp C/O cũng phải lưu trữ hồ sơ
thương nhân, hồ sơ đề nghị cấp C/O theo năm, tháng. Việc lưu trữ này cần đảm bảo
khoa học, rõ ràng, tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra sau này.
Mô hình chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền xuất hiện ở nhiều
khu vực trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở các quốc gia châu Á và châu Phi.
Theo một khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO công bố vào tháng 2 năm
2014, tất cả 4 FTA nội châu Phi áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có
thẩm quyền. Đối với châu Á, có tới 31 trên 36 FTA nội châu Á lựa chọn cơ chế này.
Tất cả 9 hiệp định liên khu vực áp dụng cơ chế trên đều có một quốc gia châu Á là
một bên ký kết (Phụ lục 1). Có thể thấy rằng cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ
quan có thẩm quyền thường được sử dụng trong các hiệp định mà có ít nhất một bên
có hệ thống thủ tục hải quan phần lớn còn dựa trên giấy tờ, thủ tục hải quan điện tử
chưa thực sự phát triển mạnh, mức độ tuân thủ pháp luật thương mại chưa cao
(Newzealand, 2011).
 Mô hình tự chứng nhận xuất xứ
Mô hình tự chứng nhận xuất xứ là mô hình mà nhà sản xuất, người xuất khẩu
hoặc người nhập khẩu tự phát hành bằng chứng xuất xứ. Theo cơ chế này, trách
15
nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan
chuyên trách sang doanh nghiệp (nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập
khẩu). Điều này có nghĩa nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu sẽ tự
thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu
chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố
đó (Trung tâm WTO – VCCI, 2014).
Phụ thuộc vào người phát hành bằng chứng xuất xứ là ai mà mô hình tự
chứng nhận xuất xứ được phân loại thành 3 cơ chế khác nhau. Trong một số hiệp
định, chỉ có một số nhà xuất khẩu được cấp phép bởi một cơ quan có thẩm quyền
của nước xuất khẩu (thường là cơ quan hải quan, Bộ Thương mại, Bộ Công
nghiệp…) mới được tự chứng nhận xuất xứ. Những nhà xuất khẩu muốn được cấp
phép phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, tuy nhiên nguyên tắc cơ bản là
người xuất khẩu vào bất cứ thời điểm nào cũng có khả năng chứng minh được
nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo các tiêu chí của một quy tắc xuất
xứ cụ thể. Đây là cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép (Approved exporter). Nếu là
người xuất khẩu (nhà sản xuất/cung cấp) bất kỳ tự chứng nhận xuất xứ, chung ta có
cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu (Full exporter based
certification). Nếu trách nhiệm chứng minh xuất xứ của hàng hóa thuộc về người
nhập khẩu, đó là cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu (importer based
certification system).
Về bằng chứng xuất xứ, đối với mỗi loại cơ chế tự chứng nhận lại có một
dạng riêng. Đối với cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, bằng chứng xuất xứ ở
dưới dạng một tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ
thương mại nào liên quan đến hàng hóa. Cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toàn
vào nhà xuất khẩu lại yêu cầu người xuất khẩu (nhà sản xuất/cung cấp) phát hành
một giấy chứng nhận xuất xứ hay C/O. C/O này có điểm giống với C/O trong mô
hình chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền là theo mẫu quy định, tuy nhiên đây là
C/O do người xuất khẩu tự khai và xác nhận, không có sự tham gia của cơ quan
quản lý trong việc phát hành. Bằng chứng xuất xứ trong cơ chế chứng nhận dựa vào
nhà nhập khẩu là một bản xác nhận xuất xứ của hàng hóa không phải theo khuôn
mẫu nào, do nhà nhập khẩu tự chuẩn bị và nộp cho cơ quan hải quan nước mình,
dựa vào hiểu biết của bản thân về hàng hóa hoặc có thể dựa trên cơ sở yêu cầu
16
người xuất khẩu, nhà sản xuất… cung cấp các chứng từ, tài liệu để chứng minh xuất
xứ hàng hóa. Cho dù ở dạng nào, bằng chứng xuất xứ trong mô hình tự chứng nhận
xuất xứ vẫn phải chứa đựng những nội dung cơ bản như: thông tin về người xuất
khẩu, nhập khẩu; thông tin về hàng hóa; quốc gia xuất xứ của hàng hóa; quy tắc
xuất xứ được áp dụng; tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đạt được và xác nhận của
người phát hành.
Nếu như trong mô hình chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, tổ
chức cấp C/O có trách nhiệm xác minh tính xác thực của mỗi tuyên bố xuất xứ
trước khi phát hành C/O, thì trong mô hình tự chứng nhận xuất xứ, người xuất khẩu
có thể chuyển bằng chứng xuất xứ của mình trực tiếp cho người nhập khẩu mà
không bị can thiệp bởi các cơ quan quản lý. Điều này không có nghĩa trong mô hình
tự chứng nhận xuất xứ không có sự kiểm soát về tính xác thực của bằng chứng xuất
xứ được đưa ra, mà trách nhiệm xác minh xuất xứ được chuyển sang cho cơ quan
hải quan ở nước người nhập khẩu. Việc áp dụng mô hình tự chứng nhận xuất xứ
cũng đồng nghĩa với việc tăng cường công tác hậu kiểm. Các nhà xuất khẩu, nhà
sản xuất, cung cấp sẽ được cơ quan quản lý kiểm tra ngẫu nhiên theo nguyên tắc
quản lý rủi ro hoặc bất cứ khi nào có nghi ngờ về tình hình tuân thủ các quy định
trong cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Gian lận xuất xứ sẽ bị xử phạt rất nặng. Ví dụ
theo quy định của Singapore, lần vi phạm đầu tiên doanh nghiệp có thể bị phạt tiền
đến 100,000 USD hoặc 3 lần giá trị của lô hàng; hoặc phạt tù đến 2 năm hoặc áp
dụng cả hai hình thức trên (Singapore, 2011). Để phục vụ cho công tác xác minh và
hậu kiểm xuất xứ, bằng chứng xuất xứ và tất cả tài liệu chứng từ có liên quan phải
được người xuất khẩu, nhà sản xuất, người nhập khẩu lưu giữ trong vòng từ 3-5
năm tùy theo quy định của mỗi quốc gia và từng hiệp định.
Mô hình tự chứng nhận xuất xứ thường được sử dụng ở các FTA mà tất cả
các bên đều có hệ thống thông quan điện tử hiện đại, có chương trình quản lý rủi ro
hiệu quả, công tác kiểm tra nghiêm ngặt và mức độ tuân thủ pháp luật thương mại
cao. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ phân bố không đều trên thế giới mà có sự phân
khu vực khá rõ ràng theo từng loại cơ chế. Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép chủ
yếu được sử dụng bởi các quốc gia châu Âu trong khi cơ chế chứng nhận dựa hoàn
toàn vào nhà xuất khẩu xuất hiện nhiều trong các FTA nội hoặc liên khu vực của
các quốc gia châu Mỹ. Đặc biệt với cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu, cơ
17
chế này chỉ có trong các hiệp định thương mại mà Mỹ là một bên tham gia, ngoại
trừ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (Phụ lục 1).
1.1.2.3. Vai trò của chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cần thiết và có vai trò quan trọng trong
thương mại quốc tế, đó là lý do mà các quốc gia xây dựng các quy tắc xuất xứ và áp
dụng các cơ chế chứng nhận khác nhau. Có thể tổng kết vai trò của chứng nhận xuất
xứ như sau:
- Thực hiện chính sách thương mại: ưu đãi thuế quan, phi thuế quan; hạn chế
thương mại; trừng phạt…
Lý do các quốc gia muốn xác định và chứng nhận xuất xứ của hàng hóa là vì
sự tồn tại của những chính sách khác biệt trong thương mại quốc tế. Quy tắc xuất
xứ và hệ thống chứng nhận xuất xứ sẽ không cần thiết trong một nền kinh tế hoàn
toàn mở, vì tất cả hàng hóa sẽ được đối xử như nhau không cần phải xét đến xuất
xứ. Trong một hệ thống mà các biện pháp hạn chế thương mại được áp dụng trên cơ
sở không phân biệt đối xử, việc phân biệt xuất xứ của hàng hóa là không quan trọng
vì những biện pháp hạn chế thương mại này sẽ được áp dụng rộng rãi cho tất cả các
nước. Tuy nhiên trong thực tế, các nước không áp dụng các biện pháp tương tự đối
với các nước khác trong thương mại hàng hóa quốc tế, dẫn đến việc phải có các
chính sách khác nhau được đưa ra đối với hàng hóa có xuất xứ khác nhau. Các
chính sách đó là thuế nhập khẩu, hạn ngạch, áp thuế chống bán phá giá hoặc áp
dụng các biện pháp chống tự vệ khác, v.v… (WCO, 2014a) Chính vì vậy, có những
trường hợp một số nước cố tình xác định sai xuất xứ của hàng hóa khi nhập khẩu
vào một nước có những biện pháp hạn chế thương mại hoặc trừng phạt đối với hàng
hóa nước mình để lẩn tránh những biện pháp đó.
- Thống kê thương mại
Số liệu hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được thống kê dê dàng, nhất là số liệu
đối với một nước hay một khu vực cụ thể, đặc biệt đối với những cơ chế sử dụng
giấy chứng nhận xuất xứ. Trên cơ sở những số liệu đó có thể xác định được xu
hướng thương mại, các thị trường xuất nhập khẩu chủ lực hoặc tiềm năng… từ đó
đề ra các chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó, thống kê thương mại qua xuất xứ góp
phần kiểm soát sự xâm nhập vào thị trường nội địa của hàng hóa nước ngoài. Thông
qua việc tính toán và dự đoán lượng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt đối với những
hàng hóa có thể gây hại đến nền sản xuất trong nước, các nhà hoạch định chính sách
18
có thể đưa ra các biện pháp thương mại phù hợp, chẳng hạn như điều chỉnh thuế
suất, áp dụng hạn ngạch, áp thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng,v.v…
- Xúc tiến thương mại
Việc chứng nhận xuất xứ có vai trò xuc tiến thương mại vì xuất xứ của hàng
hóa gắn liền với thương hiệu của quốc gia, thể hiện uy tín chất lượng của hàng hóa.
Đặc biệt đối với những đặc sản hay sản phẩm nông thủy hải sản, xuất xứ của hàng
hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng vì những sản phẩm có xuất xứ từ những quốc gia
đó có chất lượng hơn hẳn cùng sản phẩm đó ở các quốc gia khác, ví dụ Sô cô la Bỉ,
Rượu vang Pháp, Gạo Thái Lan, Cà phê Brazil… Chính vì những hàng hóa làm nên
thương hiệu này, các quốc gia thường chặt chẽ hơn trong việc chứng nhận xuất xứ
cho những hàng hóa đó, tránh việc hàng hóa kém phẩm chất lợi dụng xuất xứ của
nước mình để tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế (VCCI, 2011).
1.2. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại
1.2.1. Tự do hóa thương mại và xu hướng áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất
xứ trên thế giới
Tự do hóa thương mại là quá trình dỡ bỏ dần dần mọi rào cản đối với thương
mại, hay nói cách khác là quá trình giảm dần sự can thiệp của nhà nước vào các
hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nhằm tạo điều kiện thông thoáng và
thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển. Hoạt động thương mại theo cách hiểu
hiện nay không chỉ giới hạn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn bao gồm cả
đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong thương mại quốc tế, vào năm 2013 tổng giá trị hàng hóa được trao đổi
toàn thế giới là 18,5 nghìn tỷ USD so với 4,7 nghìn tỷ USD của thương mại dịch vụ,
chiếm khoảng 78% (UNCTAD, 2014). Đối với hàng hóa, những rào cản có thể chia
thành hai nhóm lớn là rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan. Thuế quan là
biện pháp bảo hộ mang tính định lượng, thể hiện trong mức thuế suất của các loại
mặt hàng; trong khi đó các biện pháp phi thuế quan lại thiên về các luật lệ, chính
sách, quy định như: hạn ngạch, giấy phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ,
các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, chống trợ cấp, chống bán phá giá,
quyền sở hữu trí tuệ…
Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngày càng được cắt giảm và dỡ bỏ
thông qua những quy định của WTO và quy định trong các hiệp định thương mại tự
do của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế như EU, NAFTA, ASEAN… hay của các
19
quốc gia. Có thể thấy xu thế tự do hóa thương mại khu vực và song phương đang
phát triển nhanh chóng cùng sự bùng nổ của các hiệp định thương mại tự do (Free
Trade Agreement – FTA). Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,
tính đến tháng 1 năm 2015, WTO đã nhận được 604 thông báo về hiệp định thương
mại khu vực (Regional Trade Agreement – RTA), trong đó 398 hiệp định đã có hiệu
lực. Về thương mại hàng hóa và dịch vụ, có 446 thông báo, trong đó 259 hiệp định
đã đi vào hiệu lực. Trong số đó, các FTA chiếm tới 90%, 10% còn lại là các hiệp
định về liên minh thuế quan (Customs Unions – CU). Điều đáng chu ý là từ năm
2008 đến nay, đã có tới 106 (41%) hiệp định thương mại khu vực đi vào hiệu lực,
đó là chưa kể đến rất nhiều hiệp định khác đang trong quá trình đàm phán (WTO,
2015). Riêng với Việt Nam trong năm 2015 này đang trong quá trình đàm phán và
có thể đi tới ký kết 7 hiệp định thương mại tự do nữa, bao gồm Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh thuế quan
Nga-Belarus-Kazakhstan, Việt Nam – EFTA và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến
lược xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực RCEP
(Trung tâm WTO Việt Nam, 2015).
Hình 1.1: Số lượng các hiệp định thương mại khu vực đã thông báo cho
GATT/WTO từ năm 1948 – 2015
Nguồn: WTO, 2015, Regional trade agreements
Có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải cho sự bùng nổ của các hiệp định
thương mại khu vực, nhưng tập trung trong ba nguyên nhân chính sau. Một là, sự
20
gần gũi về địa lý và nhu cầu hợp tác cùng phát triển. Hai là, việc tham gia các hiệp
định thương mại khu vực là bước thử nghiệm để các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển, tham gia vào hệ thống tự do hóa thương mại toàn cầu. Ba là, quan
trọng hơn cả, đáp ứng nhu cầu của các nước về một thể chế thương mại đa phương
trong điều kiện các vòng đàm phán của WTO chưa đạt được kết quả. Các hiệp định
thương mại khu vực là sự thỏa thuận giữa các bên cùng nhau đưa ra cam kết loại bỏ
các rào cản thương mại trên cơ sở cân bằng lợi ích của các bên, thường thì chỉ có sự
tham gia của một số ít quốc gia. Trong khi đó, WTO có tới 160 thành viên (tính đến
ngày 26/6/2014), khiến cho việc đi tới sự đồng thuận cuối cùng giữa các thành viên
là hết sức khó khăn. Bằng chứng là, vòng đàm phán gần nhất của WTO, vòng đàm
phán Doha về nông nghiệp, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, khởi động từ năm 2001 nhưng
ít có tiến triển và phải tạm ngừng vào năm 2008. Từ năm 2008 đến nay các nỗ lực
nối lại vòng đàm phán vẫn lâm vào bế tắc. Nguyên nhân chính là sự xung đột lợi ích
giữa các nước và các nhóm nước, trong khi các quyết định của WTO lại theo
nguyên tắc đồng thuận (quyết định được đưa ra khi và chỉ khi đạt được sự chấp
nhận của tất cả các quốc gia thành viên). Vì thế đàm phán và ký kết các hiệp định
thương mại khu vực là nhanh và dê dàng hơn nhiều, ngoài ra lĩnh vực của các hiệp
định thương mại này còn có thể rộng hơn phạm vi mà WTO bao quát.
Lợi ích chủ yếu và trực tiếp từ các FTA là việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường các quốc gia thành viên. Hàng hóa
muốn hưởng những ưu đãi đó phải có xuất xứ từ các quốc gia tham gia FTA đó.
Chính vì vậy, quy tắc xuất xứ cùng với vấn đề chứng nhận xuất xứ rất được quan
tâm và luôn đóng vai trò quan trọng trong các FTA. Cơ chế chứng nhận bởi cơ quan
có thẩm quyền bên cạnh một số ưu điểm như: thông tin về xuất xứ của hàng hóa
được kiểm tra trước khi xuất khẩu bởi một bên thứ ba không đại diện cho bên nào,
doanh nghiệp được tư vấn những vướng mắc về xuất xứ thì cũng tồn tại nhiều
nhược điểm: quy trình thủ tục phức tạp có thể gây ra chậm trê trong việc gửi hàng,
tốn kém chi phí, tính chính xác không đảm bảo do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan
có thẩm quyền trong chứng nhận hoặc kiểm tra. Trong bối cảnh tự do hóa thương
mại yêu cầu hàng hóa phải được lưu chuyển nhanh chóng, những nhược điểm trên
là khó có thể chấp nhận. Vì những lý do này, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ngày
càng trở nên phổ biến trong thương mại quốc tế. Theo một khảo sát của Tổ chức
21
Hải quan thế giới WCO thực hiện vào năm 2013, bao gồm 149 FTA có hiệp lực từ
năm 1994 - 2013 (20 năm), 100 trên 149 FTA (67,1%) sử dụng một dạng cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ, hoặc cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, hoặc cơ chế chứng
nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu hoặc cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập
khẩu. Chỉ 49 FTA (32,9%) sử dụng duy nhất cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ
quan có thẩm quyền (WCO, 2014b).
Hình 1.2: Tỷ lệ áp dụng các cơ chế chứng nhận trong các FTA giai đoạn
1994 – 2013
Nguồn: WCO, 2014, Compartive study on certificate of origin
Có thể thấy cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đang là cơ chế chủ đạo trong các
FTA hiện nay. Trong các FTA mới có hiệu lực từ năm 2014 đến tháng 1 năm 2015,
cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tiếp tục giữ vị thế chủ đạo của mình. Điều đáng nói
là, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ không chỉ được áp dụng trong các FTA mà quốc
gia thành viên là những quốc gia/tổ chức kinh tế có truyền thống sử dụng cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ như EU, NAFTA, EFTA, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ,… mà còn ở
các quốc gia mới trước đó chưa hề áp dụng. Có thể kể tới những quốc gia mới
chuyển sang áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong những năm trở lại đây
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Chính Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á ASEAN mà Việt Nam là quốc gia thành viên, cũng đang có lộ trình
triển khai dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ với mục tiêu đến hết năm 2015 sẽ
có hệ thống tự chứng nhận xuất xứ chung cho toàn khối (Hoàng Hải, 2014).
1.2.2. Vai trò của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa
thương mại
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại đang ngày càng tăng cao ở cả cấp độ
khu vực và toàn cầu, luồng hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia đã trở nên dê
dàng hơn nhờ các thỏa thuận hợp tác khu vực và toàn thế giới, thể hiện ở tổng giá
trị hàng hóa trao đổi trên toàn thế giới ngày càng tăng. Có được điều này là do sự
22
tạo thuận lợi thương mại của các quốc gia thông qua cắt giảm các rào cản thương
mại thuế quan và phi thuế quan. Và áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, kết hợp
song song hoặc thay thế cho cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền
là một trong những biện pháp tạo thuận lợi thương mại phi thuế quan đó. Vai trò
của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại được thể
hiện như sau:
 Đối với doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian, chi phí
Doanh nghiệp không mất thời gian chờ xét cấp C/O. Doanh nghiệp không
phải chuẩn bị bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, không phải
nộp phí đề nghị cấp C/O. Chi phí của người xuất khẩu để chứng minh hàng hóa có
xuất xứ và chi phí xác nhận của tổ chức cấp C/O phản ánh vào giá của hàng hóa.
Với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, những chi phí này được cắt giảm khiến giá của
hàng hóa giảm theo, tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Tạo thuận lợi thương mại và thuc đẩy việc tận dụng ưu đãi từ các FTA
Quy trình thủ tục tự chứng nhận xuất xứ đơn giản, không nặng về giấy tờ.
Không còn tình trạng hàng hóa bị trì hoãn do không xin được C/O, đặc biệt đối với
những chuyến hàng vào cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật các cơ quan nhà nước không
làm việc), vì cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có thể hoạt động 24/7; hoặc khi nhập
khẩu, trì hoãn do các lỗi nhỏ trên C/O (ví dụ thủ tục xác minh chữ ký của cán bộ
cấp C/O). Doanh nghiệp chủ động về thời gian phát hành bằng chứng xuất xứ cho
các chuyến hàng. Giảm thời gian lưu chuyển hàng hóa giữa các nước.
 Đối với cơ quan nhà nước
- Tiết kiệm nguồn nhân lực, tinh giảm bộ máy hành chính
Cơ quan nhà nước không còn phải duy trì một hệ thống cồng kềnh và tốn
kém để kiểm tra thực tế, kiểm tra bộ hồ sơ và cấp C/O. Tiết kiệm được chi phí hành
chính phát sinh từ việc vận hành hệ thống như văn phòng, máy móc, thiết bị,…
Không còn phải kiểm tra đối với mỗi một chuyến hàng mà thay vào đó là kiểm tra
người xuất khẩu hoặc hậu kiểm xuất xứ theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Không còn
phải lưu giữ giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từ có liên quan khác.
- Giảm rủi ro cho cơ quan nhà nước
Mỗi khi có nghi ngờ về tính xác thực của bằng chứng xuất xứ, cơ quan hải
quan của nước người nhập khẩu sẽ yêu cầu người phát hành bằng chứng xuất xứ
chứng minh. Cơ quan hải quan nước người nhập khẩu có thể yêu cầu sự hợp tác của
cơ quan hải quan nước người xuất khẩu tuy nhiên trách nhiệm chứng minh vẫn
23
thuộc về người xuất khẩu/người nhập khẩu. Nếu phát hiện sai sót hoặc gian lận
người phát hành bằng chứng xuất xứ, người xuất khẩu/người nhập khẩu, phải chịu
trách nhiệm và bị xử phạt theo luật định. Người xuất khẩu, nhập khẩu nên gánh rủi
ro này vì họ là những người được hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp từ bằng chứng xuất
xứ, nắm rõ về hàng hóa và có tất cả tài liệu, bằng chứng về quy trình sản xuất, các
nguyên phụ liệu… Bắt buộc doanh nghiệp có trách nhiệm hơn đối với xuất xứ hàng
hóa của mình.
Tiểu kết chương 1: Trong chương 1 tác giả đưa ra các khái niệm về xuất xứ
hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, các dạng chứng nhận xuất xứ (chứng nhận bởi cơ
quan có thẩm quyền và tự chứng nhận xuất xứ) và vai trò của chứng nhận xuất xứ
trong thương mại quốc tế. Tiếp theo tác giả giới thiệu thêm về cơ chế tự chứng
nhận xuất xứ, đặc biệt nhấn mạnh xu hướng áp dụng ngày càng rộng rãi và vai trò
quan trọng của cơ chế này trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Đây là các cơ sở
lý thuyết phục vụ cho việc phân tích cụ thể các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên
thế giới ở chương 2.
24
CHƯƠNG 2: CÁC CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI
Trở lại khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO đã đề cập ở phần 1.2
trong chương 1, trong 149 FTA của các thành viên trả lời khảo sát có 100 FTA có
sử dụng một trong các các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể hơn, bài tổng kết
khảo sát chỉ ra rằng, trong 100 FTA đó, 55 FTA sử dụng cơ chế nhà xuất khẩu
được cấp phép, 33 hiệp định sử dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toàn vào
nhà xuất khẩu và chỉ 12 hiệp định sử dụng cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập
khẩu. Mặc dù con số 100 trong cuộc khảo sát chỉ tượng trưng cho rất nhiều FTA
khác cũng sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, nhưng qua đó chung ta có thể có
một cái nhìn khái quát về tình hình áp dụng các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa trên toàn thế giới. Mặc dù quy định về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là khác
nhau trong các hiệp định khác nhau, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn vào các quy định
đó có thể thấy rằng hầu như tất cả các đặc điểm được tìm thấy trong các mô hình
chứng nhận xuất xứ ở các quốc gia đều xuất phát từ mô hình của khu vực châu Âu
– Địa Trung Hải (Euro – Med), mô hình của Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ
NAFTA và mô hình của Mỹ; tương ứng lần lượt với 3 dạng cơ chế tự chứng nhận
xuất xứ: Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, Cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa
hoàn toàn vào nhà xuất khẩu và Cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu (WCO,
n.d.b). Từ việc nghiên cứu những mô hình này chung ta có thể hiểu được hầu hết
các mô hình tự chứng nhận xuất xứ khác trên thế giới.
2.1. Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép
2.1.1. Giới thiệu về khu vực EU-MED và Hệ thống cộng gộp xuất xứ PAN-
EURO-MEDITERRANEAN
Khu vực EU-MED (châu Âu – Địa Trung Hải) bao gồm 28 nước thành viên
Liên minh châu Âu EU, 4 nước thành viên Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu
EFTA (Iceland, Na Uy, Thụy Sỹ and Liechtenstein), Thổ Nhĩ Kỳ, Quần đảo Faroe
và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải tham gia ký Tuyên bố Barcelona (Albania,
Algeria, Bosnia and Herzegovina, Ai Cập, Israel, Jordan, Lebanon, Mauritania,
Monaco, Montenegro, Morocco, Palestine, Syria, Tunisia). Quan hệ đối tác EU-
MED đã được thiết lập bởi một tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao từ
các quốc gia EU và các nước vành đai Địa Trung Hải ở thành phố Barcelona vào
25
tháng 11 năm 1995 – do đó tuyên bố này được gọi là Tuyên bố Barcelona – với mục
tiêu cung cấp một khuôn khổ đối thoại và tăng cường hợp tác toàn diện ở khu vực
Địa Trung Hải. Các quốc gia tham gia đã thống nhất một chiến lược nhằm tạo ra
một khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung thông qua việc đến thiết lập các
quan hệ thương mại tự do giữa EU và các đối tác Địa Trung Hải, và giữa các quốc
gia thành viên với nhau.
Hệ thống cộng gộp xuất xứ PAN-EURO-MED là sự mở rộng của hệ thống
cộng gộp xuất xứ PAN-EURO trước đây. Hệ thống cộng gộp PAN-EURO được
thành lập năm 1997 trên cơ sở Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu EEA năm
1994 giữa Cộng đồng châu Âu EC, các nước EFTA, các nước CEEC và các quốc
gia vùng Baltics; sau đó được mở rộng ra với sự gia nhập của Slovenia và Thổ Nhĩ
Kỳ. Sau khi thiết lập quan hệ đối tác với Quần đảo Faroe và các quốc gia vùng Địa
Trung Hải, hiện nay hệ thống này được mở rộng và thường được gọi là hệ thống
cộng gộp xuất xứ PAN-EURO-MED. Hệ thống được dựa trên một mạng lưới các
hiệp định ưu đãi mà trong đó các điều khoản về xuất xứ phải bao gồm các quy tắc
giống hệt nhau. Có điểm đặc biệt này là do vào tháng 10 năm 2007 tại Lisbon, các
Bộ trưởng thương mại đã đưa ra đề nghị thay thế mạng lưới các điều khoản song
phương về quy tắc xuất xứ trong khoảng 60 Hiệp định thương mại tự do đang có
hiệu lực trong khu vực EU-MED với một công cụ pháp lý duy nhất dưới hình thức
một công ước khu vực. Mục đích chính của đề nghị này là cho phép quản lý hệ
thống PAN-EU-MED hiệu quả hơn và cung cấp một bộ quy tắc xuất xứ chung
thuận lợi hơn cho việc cộng gộp xuất xứ của hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia
thành viên. Ngoài ra, các quy tắc xuất xứ thường xuyên phải thay đổi để phù hợp
với thực tiên thương mại vì thế với một công cụ pháp lý duy nhất, khi có sửa đổi sẽ
dê dàng hơn là với một mạng lưới các điều khoản phức tạp.
Sau nhiều năm đàm phán, chuẩn bị, Công ước khu vực về quy tắc xuất xứ ưu
đãi của khu vực PAN-EURO-MED cũng đã mở ra cho các quốc gia tham gia ký vào
ngày 15 tháng 6 năm 2011. Kể từ đó, EU, EFTA, Macedonia, Montenegro, Croatia,
Albania và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký tên vào Công ước. Các quốc gia đã phê chuẩn Công
ước này chỉ cần dẫn chiếu tới nó trong điều khoản xuất xứ của các hiệp định thương
mại với các đối tác khu vực EU-MED cũng đã phê chuẩn khác (European
Commission, 2015).
26
2.1.2. Quy định về cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED
 Quy định về nhà xuất khẩu được cấp phép
Công ước khu vực về quy tắc xuất xứ ưu đãi của khu vực PAN-EURO-MED
(sau đây gọi là Công ước PEM) không đưa ra một định nghĩa cụ thể về khái niệm
“nhà xuất khẩu được cấp phép”. Khoản 1 Điều 22 Công ước PEM nêu các quy định
về “nhà xuất khẩu được cấp phép” như sau:
“Các cơ quan hải quan của nước xuất khẩu có thể cho phép bất cứ nhà xuất
khẩu nào, sau đây gọi là “nhà xuất khẩu được cấp phép”, những người thường
xuyên thực hiện các chuyến hàng theo những điều khoản của Công ước này được
phát hành tuyên bố trên hóa đơn, hay tuyên bố trên hóa đơn EUR-MED không phụ
thuộc vào giá trị của hàng hóa có liên quan. Nhà xuất khẩu muốn có sự cho phép
đó phải cung cấp đầy đủ cho cơ quan hải quan tất cả sự bảo đảm cần thiết để xác
minh tình trạng xuất xứ của hàng hóa cũng như sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
khác của Nghị định thư này.
Văn bản hướng dẫn (Explanatory Notes) của EU phát hành có giải thích chi
tiết hơn về các quy định này như sau:
“Thuật ngữ “nhà xuất khẩu” chỉ những người thực hiện việc xuất khẩu từ
lãnh thổ của một nước tham gia hiệp định, bất kể họ là nhà sản xuất hay thương
nhân, miễn là họ tuân thủ tất cả các quy định khác của Nghị định thư này. Đại lý
làm thủ tục hải quan không được cấp tư cách nhà xuất khẩu được cấp phép trong
phạm vi ý nghĩa của Công ước này.” Như vậy, có thể hiểu “nhà xuất khẩu” là người
sở hữu hàng hóa hoặc có quyền bán hàng hóa hợp pháp, không nhất thiết phải là
người sản xuất ra hàng hóa.
Từ Khoản 1 Điều 22 Công ước PEM chung ta thấy được hai đặc điểm phân
biệt “nhà xuất khẩu được cấp phép” và nhà xuất khẩu không được cấp phép bất kỳ
là:
- Thường xuyên thực hiện những chuyến hàng theo các điều khoản của Công ước
này
- Được phát hành tuyên bố trên hóa đơn, hay tuyên bố trên hóa đơn EUR-MED
không phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa có liên quan
Như vậy những nhà xuất khẩu không thường xuyên xuất khẩu hàng hóa,
hoặc thường xuyên xuất khẩu hàng hóa nhưng xuất khẩu sang các quốc gia không
phải là quốc gia ký kết Công ước thì không được cấp tư cách “nhà xuất khẩu được
cấp phép”. Ngoài ra, những “nhà xuất khẩu được cấp phép” có quyền phát hành
27
tuyên bố xuất xứ hàng hóa của mình trên hóa đơn mà không phụ thuộc vào giá trị
của hàng hóa có liên quan. Quy định này nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục, tạo
thuận lợi cho những nhà xuất khẩu thường xuyên xuất khẩu hàng hóa đến các nước
đối tác trong khu vực EU-MED. Đối với từng chuyến hàng, những nhà xuất khẩu
này sẽ không phải xin tổ chức cấp giấy chứng nhận dịch chuyển (movement
certificate) EUR.1 hoặc EU-MED nữa. Tuy nhiên, trước khi được cấp phép để làm
điều đó, các nhà xuất khẩu phải đáp ứng được một số tiêu chí nhất định.
Về những tiêu chí để cấp phép cho những nhà xuất khẩu, Khoản 2 Điều 22
Công ước PEM quy định: “Các cơ quan hải quan có thể cấp tư cách nhà xuất khẩu
được cấp phép theo bất cứ tiêu chí nào mà họ thấy là phù hợp”. Đây là một quy
định mở, cho phép các cơ quan hải quan ở các quốc gia thành viên có thể linh hoạt
tự đặt ra các tiêu chí cấp phép mà họ thấy là hợp lý và phù hợp với thực tiên quốc
gia mình. Số lượng thành viên của Công ước này khá lớn, ở mỗi nước số lượng các
doanh nghiệp là khác nhau, mức độ tuân thủ pháp luật, chính sách quản lý xuất
nhập khẩu… cũng khác nhau. Khó có thể áp đặt một hệ thống tiêu chí chung cho
toàn bộ các quốc gia, ngoài ra việc liệt kê các chỉ tiêu cụ thể có thể vừa khó đầy đủ
vừa có thể dẫn tới việc tận dụng kẽ hở để lách luật.
Công ước PEM không quy định về thủ tục cấp phép cho các nhà xuất khẩu,
nhưng Văn bản hướng dẫn do EU phát hành có quy định thêm: “Tư cách nhà xuất
khẩu được cấp phép chỉ được cấp khi một nhà xuất khẩu nộp một đơn xin cấp phép
bằng văn bản.” Cộng với các yêu cầu đối với nhà xuất khẩu được cấp phép được
nêu trong Khoản 1 Điều 22 Công ước PEM, các tiêu chí cơ bản để trở thành một
nhà xuất khẩu được cấp phép trong khuôn khổ ý nghĩa của Công ước là:
- Phải nộp đơn xin cấp phép bằng văn bản cho cơ quan quản lý
- Phải là nhà xuất khẩu hàng hóa thường xuyên theo các điều khoản của Công ước
- Có khả năng cung cấp đầy đủ những bằng chứng liên quan đến tình trạng xuất
xứ của hàng hóa và đáp ứng được những yêu cầu khác của Công ước (Ví dụ
nghĩa vụ về lưu giữ bằng chứng xuất xứ…)
 Quy định về bằng chứng xuất xứ
Mỗi chuyến hàng muốn được hưởng ưu đãi xuất xứ đều phải được đi kèm
với một bằng chứng xuất xứ. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của khu vực EU-MED
cung cấp một sự lựa chọn khác ngoài việc xin cấp một giấy chứng nhận dịch chuyển
EUR.1 hoặc EUR-MED, đó là tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có thể được phát hành
bởi (1) nhà xuất khẩu được cấp phép đối với bất kỳ chuyến hàng nào, không phụ
28
thuộc vào giá trị chuyến hàng, hoặc (2) bất kỳ nhà xuất khẩu nào đối với những
chuyến hàng có tổng giá trị không vượt quá 6 000 EUR (Khoản 1 điều 21 Công ước
PEM). Văn bản hướng dẫn do EU phát hành còn quy định thêm: “Giá ex-works (giá
xuất xưởng) được dùng làm cơ sở cho việc xác định khi nào một tuyên bố xuất xứ
trên hóa đơn có thể được sử dụng thay cho giấy chứng nhận dịch chuyển EUR.1
hoặc EU-MED. Trong trường hợp không có giá ex-works do chuyến hàng là miễn
phí, trị giá hải quan tính toán bởi cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu được coi
là cơ sở cho giới hạn giá trị phát hành tuyên bố xuất xứ.” Trong thực tiên thương
mại ở châu Âu thì những lô hàng có giá trị từ 6 000 EUR trở xuống là những lô
hàng có giá trị nhỏ, không phổ biến; đối với những lô hàng có giá trị lớn hơn, các
nhà xuất khẩu không được cấp phép bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Mặc dù bằng chứng xuất xứ theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ không phải
theo một mẫu nhất định như trong cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm
quyền, nhưng trong cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED,
vẫn có những quy định về hình thức và nội dung của một tuyên bố xuất xứ trên hóa
đơn mà các nhà xuất khẩu phải tuân theo khi phát hành. Trước hết cần phải phân
biệt một tuyên bố xuất xứ hóa đơn bình thường với một tuyên bố xuất xứ hóa đơn
EU-MED. Điểm khác biệt cơ bản là tuyên bố trên hóa đơn EU-MED được sử dụng
trong các trường hợp hàng hóa phải sử dụng tiêu chí cộng gộp để được coi là có
xuất xứ EU-MED, hàng hóa được sử dụng làm nguyên vật liệu để cộng gộp xuất xứ
cho hàng hóa khác được sản xuất tại nước nhập nguyên vật liệu, hàng hóa được tái
xuất khẩu. Nếu hàng hóa có xuất xứ EU-MED mà không cần sử dụng tiêu chí cộng
gộp thì không cần phải phát hành tuyên bố trên hóa đơn EU-MED (Khoản 3, 4 Điều
21 Công ước PEM).
Đối với nội dung và hình thức của tuyên bố hóa đơn, tuyên bố hóa đơn phải
sử dụng cách diên đạt nêu tại Phụ lục IVa của Công ước, cụ thể là: “Nhà xuất khẩu
của những hàng hóa đi kèm với chứng từ này (mã số hải quan Số … (1)) tuyên bố
rằng, trừ trường hợp khác có quy định rõ ràng, những hàng hóa này được hưởng
ưu đãi xuất xứ… (2).” Đối với tuyên bố hóa đơn EU-MED, nếu có sử dụng tiêu chí
cộng gộp thì phải thêm dòng "CUMULATION APPLIED WITH … (name of the
country/countries) (“Cộng gộp được áp dụng với … (tên nước/tên các nước)); nếu
không sử dụng tiêu chí cộng gộp thì phải thêm dòng "NO CUMULATION
29
APPLIED" (Cộng gộp không được áp dụng). (1) điền Mã số hải quan là mã số do
cơ quan hải quan các nước cấp cho các nhà xuất khẩu được cấp phép ở nước mình.
(2) điền tên nước xuất xứ của hàng hóa. Trong Phụ lục Iva và b, dòng văn bản này
được dịch ra tất cả các thứ tiếng hiện hành của các quốc gia thành viên Công ước,
khi phát hành các nhà xuất khẩu nên tìm trong Phụ lục đó để có thể có được phiên
bản phù hợp với ngôn ngữ nước mình. Tuy nhiên trong trường hợp tuyên bố hóa
đơn EU-MED được dùng, những chữ "CUMULATION APPLIED WITH … (name
of the country/countries) và "NO CUMULATION APPLIED" vẫn phải được để ở
tiếng Anh. Cách quy định cụ thể cách diên đạt tuyên bố xuất xứ này nhằm tránh
trường hợp các nhà xuất khẩu đưa ra những tuyên bố xuất xứ mơ hồ, dê gây nhầm
lẫn hoặc không đầy đủ các thông tin cần thiết.
Tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có thể được phát hành dưới dạng đánh máy,
đóng dấu hoặc in lên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc một chứng từ thương mại khác.
Nếu được viết tay, tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn phải được viết bằng mực và bằng
chữ in (Khoản 6 Điều 21 Công ước PEM). Có thể thấy đây là một quy định mềm
dẻo, linh hoạt cho các nhà xuất khẩu về hình thức của tuyên bố xuất xứ. Văn bản
hướng dẫn do EU phát hành thậm chí còn tạo ra những điều kiện thông thoáng hơn,
cho phép phát hành tuyên bố xuất xứ trên bản sao hóa đơn thương mại (miên là
được ký), ở mặt sau hóa đơn hoặc một trang riêng biệt nếu đó là một phần của hóa
đơn thương mại. Các chứng từ thương mại thay thế phải cho thấy đầy đủ tên và địa
chỉ của người giao hàng, nhận hàng cũng như ngày phát hành.
Khoản 7 điều 21 Công ước PEM quy định về việc xác nhận của nhà xuất
khẩu được cấp phép như sau: “Tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn hoặc tuyên bố xuất
xứ trên hóa đơn EU-MED phải có chữ ký gốc viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy
nhiên, một nhà xuất khẩu được cấp phép trong phạm vi ý nghĩa của Điều 22 thì
không phải ký vào tuyên bố xuất xứ đó với điều kiện anh ta cung cấp cho các cơ
quan hải quan của nước xuất khẩu một văn bản cam kết rằng anh ta chịu hoàn toàn
trách nhiệm với bất kỳ tuyên bố xuất xứ nào định danh anh ta và coi như tuyên bố
đó đã được ký bằng tay.” Việc không phải ký xác nhận rất có ý nghĩa với những
nhà xuất khẩu được cấp phép, bởi họ là những nhà xuất khẩu hàng hóa thường
xuyên, số lượng hóa đơn thương mại phát hành ra lớn khó có thể ký tay được toàn
bộ. Ngoài ra quy định còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành chứng từ
30
thương mại điện tử (không phải in ra và ký), tiết kiệm chi phí giấy tờ và thời gian
lưu chuyển chứng từ giữa người xuất khẩu và nhập khẩu. Về phía người nhập khẩu,
quy định này giup họ tránh được những rắc rối khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng từ
các nhà xuất khẩu được cấp phép và hưởng ưu đãi thuế suất, chẳng hạn như tuyên
bố xuất xứ trên hóa đơn thương mại chưa được ký hay cơ quan hải quan nghi ngờ
tính xác thực chữ ký của nhà xuất khẩu. Những rắc rối đó có thể làm trì hoãn việc
giao nhận hàng.
Khoản 8 điều 21 Công ước PEM quy định về thời gian phát hành tuyên bố
xuất xứ trên hóa đơn: “Một tuyên bố trên hóa đơn hoặc một tuyên bố trên hóa đơn
EU-MED có thể được phát hành khi hàng hóa mà nó liên quan được xuất khẩu,
hoặc sau khi xuất khẩu với điều kiện nó được xuất trình ở nước nhập khẩu trong
vòng 2 năm sau khi nhập khẩu hàng hóa đó.” Về thời hạn hiệu lực của tuyên bố
xuất xứ trên hóa đơn, Điều 23 Công ước PEM quy định thời hạn là 4 tháng kể từ
ngày phát hành ở nước người xuất khẩu, trong thời hạn đó bằng chứng xuất xứ phải
được xuất trình cho cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu. Tuy nhiên trong những
trường hợp bất khả kháng thì bằng chứng xuất xứ vẫn được hải quan nước nhập
khẩu chấp nhận. Điều 24 Công ước quy định rằng việc nộp các bằng chứng xuất xứ
phải được thực hiện theo các thủ tục được áp dụng tại nước nhập khẩu. Đối với
những lô hàng giao nhiều lần hàng hóa được tháo rời, Điều 25 quy định bằng chứng
xuất xứ chỉ cần xuất trình trong chuyến hàng đầu tiên. Nhìn chung những quy định
về thời gian phát hành, thời hạn hiệu lực và việc xuất trình bằng chứng xuất xứ
trong cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép tương đồng với những quy định trong cơ
chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền.
 Quy định về nghĩa vụ kiểm tra của các cơ quan hải quan
Trong mô hình nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED, cơ quan
hải quan của nước xuất khẩu có trách nhiệm quản lý, theo dõi và giám sát những
nhà xuất khẩu được cấp phép phát hành tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn (Khoản 3, 4
Điều 22 Công ước PEM). Về việc kiểm tra các nhà xuất khẩu được cấp phép, Văn
bản hướng dẫn của EU quy định thêm: “Các cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm
tra thường xuyên đối với các nhà xuất khẩu được cấp phép. Những cuộc kiểm tra
này phải đảm bảo sự tuân thủ liên tục của việc sử dụng sự cho phép và có thể thực
hiện trong khoảng thời gian được xác định, nếu có thể, trên cơ sở các tiêu chí phân
31
tích rủi ro.” Nếu như Công ước PEM trao quyền cho các cơ quan hải quan các nước
thành viên cấp phép cho các nhà xuất khẩu đủ điều kiện thì Khoản 5 Điều 22 cũng
yêu cầu các cơ quan này tước sự cho phép ấy vào bất kỳ thời điểm nào nếu “nhà
xuất khẩu được cấp phép không còn cung cấp được sự bảo đảm được nêu tại khoản
1, không còn đáp ứng được những tiêu chí được nêu ở khoản 2 hoặc sử dụng không
đúng sự cho phép.” Đây là những quy định nhằm kiểm soát tình hình chấp hành
luật pháp của các nhà xuất khẩu được cấp phép, bởi vì bằng chứng xuất xứ là do họ
tự phát hành, không có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Ngay cả với cơ
chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, tình trạng gian lận xuất xứ vẫn
xảy ra bởi, hơn ai hết, nhà sản xuất/nhà xuất khẩu mới là những người có đầy đủ
thông tin cần thiết về việc hàng hóa có thỏa mãn các tiêu chí để được coi là hàng
hóa có xuất xứ ưu đãi theo một hiệp định thương mại tự do nào đó hay không. Để
tránh các nhà xuất khẩu lợi dụng sự nới lỏng trong việc được tự chứng nhận xuất xứ
này, cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép rất chu trọng trong việc kiểm soát các nhà
xuất khẩu đã được cấp phép. Thực tiên ở các quốc gia, giấy phép của các nhà xuất
khẩu chỉ được cấp trong một thời gian nhất định. Ví dụ như ở Iceland, giấy phép chỉ
được cấp với thời hạn 5 năm; đối với những trường hợp đặc biệt (nhà sản xuất, nhà
xuất khẩu mới, sản phẩm mới…) giấy phép có thể chỉ được cấp với thời hạn 1 năm,
nếu tuân thủ đầy đủ thì sau 1 năm đó mới được cấp phép thời hạn 5 năm. Còn ở Na
Uy, thời hạn đối với những nhà xuất khẩu xin cấp phép lần đầu chỉ là 2 năm, sau 2
năm đó nếu tuân thủ tốt, giấy phép sẽ được cấp với thời hạn 5 năm. Cơ quan hải
quan địa phương có nghĩa vụ kiểm tra các nhà xuất khẩu được cấp phép vào bất cứ
luc nào. Đặc điểm chung của các nước áp dụng cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép
ở khu vực EU-MED là nhà xuất khẩu khó được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ
(thông qua hệ thống các tiêu chí) nhưng dê bị tước giấy phép nếu có dấu hiệu sai
phạm. Đối với những trường hợp sai phạm lớn còn bị phạt theo luật định.
Đối với việc kiểm tra bằng chứng xuất xứ, mô hình nhà xuất khẩu được cấp
phép của khu vực EU-MED dựa trên cơ sở hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau của các cơ
quan hải quan liên quan (Điều 31 Công ước PEM). Các cơ quan hải quan của nước
xuất khẩu, nhập khẩu hỗ trợ lẫn nhau trong việc kiểm tra tính xác thực của các bằng
chứng xuất xứ và tính chính xác của các thông tin được đưa ra trong các chứng từ
này.
32
Hình 2.1: Quy trình xác minh bằng chứng xuất xứ ở nước nhập khẩu theo cơ
chế nhà xuất khẩu được cấp phép
Nguồn: WCO, 2012, Origin Verfications
Khi cơ quan hải quan của nước nhập khẩu có những “nghi vấn hợp lý” về
hình thức hoặc nội dung của bằng chứng xuất xứ, họ có thể yêu cầu cơ quan hải
quan của nước xuất khẩu xác minh bằng cách trả lại hóa đơn (hoặc hóa đơn thương
mại) có tuyên bố xuất xứ, cùng yêu cầu hậu kiểm trong đó nói rõ lý do tại sao việc
hậu kiểm phải được tiến hành và những tài liệu cùng thông tin cần thiết, thông qua
Trụ sở trung tâm của văn phòng Hải quan khu vực (Khoản 1, 2 Điều 32 Công ước
PEM – Kiểm tra bằng chứng xuất xứ). Thông thường, hải quan nước nhập khẩu sẽ
tạm đình chỉ việc cấp ưu đãi thuế quan đối với những hàng hóa đang được xác
minh.
Hình 2.2: Quy trình xác minh bằng chứng xuất xứ ở nước xuất khẩu theo cơ
chế nhà xuất khẩu được cấp phép
33
Nguồn: WCO, 2012, Origin Verfications
Cơ quan hải quan nước xuất khẩu tiến hành việc điều tra theo yêu cầu và trả
lời cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong thời gian sớm nhất có thể. Kết quả
trả lời phải chỉ ra được các bằng chứng xuất xứ có đáng tin cậy và liệu hàng hóa có
đung là có xuất xứ như trong tuyên bố xuất xứ hay không (Khoản 5 Điều 32 Công
ước PEM). Để phục vụ cho mục đích này, cơ quan hải quan nước xuất khẩu có thể
yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp bất cứ bằng chứng gì hoặc tiến hành các cuộc kiểm
tra cơ sở của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nếu cần thiết (Khoản 3 Điều 32 Công ước
PEM). Cơ quan hải quan nước xuất khẩu phải trả lời trong vòng muộn nhất là 10
tháng, quá thời gian trên, cơ quan hải quan nước nhập khẩu sẽ đình chỉ vĩnh viên
việc cấp ưu đãi thuế quan cho hàng hóa đó, trừ các trường hợp bất khả kháng
(Khoản 6 Điều 32 Công ước PEM). Trường hợp phát hiện ra sai phạm của nhà xuất
khẩu, họ sẽ phải nộp phạt theo quy định tại Điều 34 Công ước PEM. Với những
tranh chấp giữa các bên liên quan vẫn tồn tại sau quá trình xác minh bằng chứng
xuất xứ, các bên phải thành lập một hội đồng chung để giải quyết; không có tòa án
giải quyết tranh chấp trong các hiệp định thương mại tự do (Điều 33 - Giải quyết
tranh chấp).
Chu ý việc hậu kiểm bằng chứng xuất xứ cũng có thể được cơ quan hải quan
nước xuất khẩu tiến hành một cách ngẫu nhiên chứ không nhất thiết chỉ khi có yêu
cầu từ cơ quan hải quan nước nhập khẩu (Khoản 1 Điều 32 Công ước PEM).
 Quy định về nghĩa vụ lưu giữ chứng từ
34
Cho dù là phục vụ cho công tác hậu kiểm hay một lý do gì khác, sẽ có những
luc phải xem lại bằng chứng xuất xứ và các tài liệu liên quan khác đối với một lô
hàng nhất định. Vì vậy cho dù bản thân bằng chứng xuất xứ chỉ có thời hạn hiệu lực
là 4 tháng, trong cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, nhà xuất khẩu phát hành
tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có nghĩa vụ lưu giữ bản sao tuyên bố này cũng như
các tài liệu hỗ trợ chứng minh xuất xứ của hàng hóa trong thời gian ít nhất là 3 năm
(Khoản 2 Điều 28 Công ước PEM). Điều 27 Công ước quy định cụ thể một số loại
tài liệu được coi là tài liệu hỗ trợ, chẳng hạn như bằng chứng trong hồ sơ hoặc sổ
sách kế toán nội bộ về quy trình nhận hàng của nhà xuất khẩu, nhà cung cấp; tài liệu
chứng minh xuất xứ của nguyên vật liệu đầu vào; tài liệu chứng minh quá trình gia
công chế biến. Đối với các cơ quan hải quan, cơ quan hải quan nước nhập khẩu mới
là cơ quan phải có trách nhiệm lưu giữ tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn do nhà nhập
khẩu xuất trình (Khoản 4 điều 28 Công ước PEM).
2.2. Cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu
2.2.1. Giới thiệu về khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ và Hiệp định NAFTA
Vào năm 1992, chính phủ 3 nước Canada, Mexico và Mỹ đã ký kết Hiệp
định Thương mại Tự do Bắc Mỹ NAFTA, tạo ra một khối thương mại 3 bên ở Bắc
Mỹ. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1994, thay thế và mở
rộng Hiệp định thương mại tự do Canada – Mỹ thành lập năm 1989. Mục tiêu ban
đầu mà NAFTA đề ra là loại bỏ các rào cản đối với thương mại giữa các quốc gia
thành viên, tạo thuận lợi di chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới. Từ khi bắt
đầu có hiệu lực, Hiệp định NAFTA đã thuc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao
mức sống của toàn bộ người dân 3 nước thành viên, thể hiện rõ ràng nhất ở mức
tăng khối lượng thương mại nội khối, từ 289 nghìn tỷ USD vào năm 1993 đạt tới
1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2012, nghĩa là tăng gần gấp 3,7 lần trong vòng 20 năm.
Thành công của khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ là nhờ sự kết hợp của vốn và kỹ
thuật của Mỹ, Canada cùng nguồn tài nguyên dồi dào và nguồn nhân công giá rẻ
của Mexico. Ngày nay, đây là một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất
thế giới, với quy mô diện tích 21,6 triệu km2
, dân số hơn 470 triệu người và GDP
đạt 20,1 nghìn tỷ USD (số liệu năm 2013) (Foreign Affairs, Trade and
Development Canada, 2014).
Hiệp định thương mại tự do NAFTA là hiệp định thương mại toàn diện nhất
hiện nay, bao gồm các quy định về rất nhiều lĩnh vực như: thương mại hàng hóa,
35
dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hành chính, lao động,
môi trường… Khác với Liên minh châu Âu EU, NAFTA chỉ hướng tới tạo thuận lợi
thương mại giữa các quốc gia thành viên chứ không tiến tới xóa bỏ biên giới quốc
gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ. Những đặc điểm chính
của Hiệp định thương mại tự do NAFTA bao gồm:
- Xóa bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ giữa 3 nước: cụ
thể, khoảng 50% thuế quan được cắt giảm ngay khi hiệp định có hiệu lực và
phần còn lại được cắt giảm dần dần trong vòng 15 năm và xóa bỏ hoàn toàn vào
năm 2008. Mỹ và Canada đã thỏa thuận cắt giảm thuế quan từ năm 1989 nên
thực chất chỉ có sự cắt giảm thuế quan giữa Mexico và hai thành viên còn lại.
- Xóa bỏ hoàn toàn hàng rào phi thuế quan vào năm 2008
- Thiết lập các quy chuẩn: 3 quốc gia thành viên NAFTA thỏa thuận thiết lập các
tiêu chuẩn chung về y tế, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn công nghiệp…; các tiêu
chuẩn kỹ thuật quốc gia không còn được sử dụng như một rào cản đối với
thương mại tự do nữa.
- Tăng cơ hội đầu tư, mở cửa thị trường bảo hiểm và tài chính
- Tăng cường quyền sở hữu trí tuệ
- Thiết lập hội đồng chung xử lý các vấn đề về lao động và môi trường
Riêng về thương mại hàng hóa, đặc điểm chính của khu vực thương mại tự
do Bắc Mỹ NAFTA là tính bảo hộ cao. Chỉ những hàng hóa có xuất xứ Bắc Mỹ mới
đủ điều kiện để miên thuế. Tuy nhiên để đạt được xuất xứ Bắc Mỹ thì tiêu chí hàm
lượng giá trị khu vực của sản phẩm phải rất lớn, ví dụ đối với giày dép, hóa chất
phải chứa ít nhất 50% thành phần sản xuất ở Bắc Mỹ, đối với ô tô tỷ lệ nội địa hóa
bắt buộc có thể lên tới 62,5%. Ngoài các yêu cầu nghiêm ngặt về xuất xứ, những
quy định về sở hữu trí tuệ, nhãn mác, tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động… đều ở mức rất
cao, ngăn chặn hàng hóa của các nước khác nhập khẩu vào khu vực này (Lê Hồng
Hiệp, 2014).
2.2.2. Quy định về cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu của
NAFTA
 Quy định về người phát hành bằng chứng xuất xứ
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của NAFTA cũng là cơ chế mà người xuất
khẩu phát hành bằng chứng xuất xứ. Tuy nhiên đây là cơ chế chứng nhận dựa hoàn
toàn vào nhà xuất khẩu, có nghĩa là không có sự liên quan của cơ quan có thẩm
quyền trong việc phát hành bằng chứng xuất xứ, các nhà xuất khẩu tự phát hành
36
chung mà không phải chịu bất kỳ sự kiểm soát, quản lý nào từ các cơ quan có thẩm
quyền. Cụ thể Khoản 3 Điều 501 Hiệp định NAFTA quy định:
“Mỗi bên phải:
a) yêu cầu nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của mình hoàn thành và ký một Giấy
chứng nhận xuất xứ đối với bất kỳ lô hàng xuất khẩu nào mà nhà nhập khẩu có
thể được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu khẩu lô hàng đó vào lãnh thổ
của Bên kia; và
b) trong trường hợp nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của bên đó không phải là nhà
sản xuất của hàng hóa, nhà xuất khẩu có thể hoàn thành và ký một Giấy chứng
nhận xuất xứ trên cơ sở
(i) kiến thức của mình về việc hàng hóa có đủ điều kiện là một hàng hóa có
xuất xứ,
(ii) sự căn cứ hợp lý của nhà xuất khẩu vào văn bản của nhà sản xuất chỉ ra
rằng hàng hóa là có xuất xứ, hoặc
(iii) một Giấy chứng nhận xuất xứ điền đầy đủ và được ký của hàng hóa do
nhà sản xuất cung cấp tự nguyện cho nhà xuất khẩu.”
Như vậy, chỉ nhà xuất khẩu trực tiếp hàng hóa có trách nhiệm phát hành và
xác nhận Giấy chứng nhận xuất xứ. Nhà phân phối, nhà sản xuất hàng hóa không
thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa không có trách nhiệm này. Việc tự phát hành
Giấy chứng nhận xuất xứ phụ thuộc vào sự hiểu biết của nhà xuất khẩu về hàng
hóa, tuy nhiên nếu không nắm rõ có thể sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ do nhà
sản xuất hàng hóa điền và xác nhận làm cơ sở. Tuy nhiên, việc nhà sản xuất cung
cấp Giấy chứng nhận xuất xứ do họ phát hành là dựa trên cơ sở tự nguyện, và Giấy
chứng nhận xuất xứ này chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho việc tự phát hành bằng chứng
xuất xứ của nhà xuất khẩu, chứ không có giá trị hưởng ưu đãi thuế quan. Bằng
chứng xuất xứ được chuyển cho người nhập khẩu là Giấy chứng nhận xuất xứ của
nhà xuất khẩu, chứ không phải là của nhà sản xuất.
Nhà xuất khẩu phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ và nhà sản xuất cung cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu có trách nhiệm cung cấp bản sao của
các chứng từ đó khi được yêu cầu cho cơ quan hải quan nước họ. Những người này
khi phát hiện có sai sót trong Giấy chứng nhận xuất xứ do mình phát hành phải
không chậm trê thông báo bằng văn bản cho các bên được chuyển Giấy chứng nhận
xuất xứ này những thay đổi có thể ảnh hưởng đến tính chính xác và hiệu lực của
37
Giấy chứng nhận xuất xứ (Khoản 1 điều 504 Hiệp định NAFTA). Bằng cách tự
nguyện thông báo không chậm trê bằng văn bản, nhà xuất khẩu/nhà sản xuất có thể
tránh được các khoản phạt về việc phát hành bằng chứng xuất xứ không chính xác
(Khoản 3 Điều 504 Hiệp định NAFTA). Qua quy định này, có thể thấy đặc điểm
của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của NAFTA là ngoài tạo sự thông thoáng: nhà
xuất khẩu tự phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ, cơ quan nhà nước không tham gia
vào bất kỳ quy trình nào trong việc chứng nhận xuất xứ, đây là cơ chế đề cao tinh
thần tự giác chấp hành pháp luật của các nhà xuất khẩu.
 Quy định về bằng chứng xuất xứ
Bằng chứng xuất xứ sử dụng trong cơ chế chứng nhận xuất xứ của NAFTA
là một Giấy chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu phát hành và ký xác nhận. Điểm
khác biệt so với cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép của EU là, không có quy định
về việc nhà xuất khẩu nào thì được phép tự phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ,
cũng như không có sự ràng buộc nào về giá trị của lô hàng. Mọi nhà xuất khẩu đều
có thể tự phát hành bằng chứng xuất xứ không phụ thuộc vào giá trị của lô hàng.
Tuy nhiên không phải mọi lô hàng đều cần có Giấy chứng nhận xuất xứ. Chỉ những
lô hàng đáp ứng đủ điều kiện để đạt xuất xứ NAFTA và muốn hưởng ưu đãi thuế
quan theo Hiệp định NAFTA mới cần phải đi kèm với Giấy chứng nhận xuất xứ.
Cho mục đích thông quan đơn thuần, Giấy chứng nhận xuất xứ NAFTA là không
cần thiết. Ngoài ra đối với những lô hàng thương mại, phi thương mại có giá trị
thấp, dưới 1000 USD hoặc tương đương theo đơn vị tiền tệ của Canada và Mexico
hoặc lô hàng không yêu cầu Giấy chứng nhận xuất xứ thì việc nhà xuất khẩu phát
hành Giấy chứng nhận xuất xứ cũng là không cần thiết (Điều 503 Hiệp định
NAFTA). Thay vào đó, nhà xuất khẩu chỉ cần đánh máy/in/đóng dấu một tuyên bố
xuất xứ trên hóa đơn thương mại đi kèm với hàng hóa. Trường hợp ngoại lệ này tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn như các nhà bán lẻ trực tuyến – hình
thức rất phổ biến ở Bắc Mỹ, khi gửi những lô hàng giá trị thấp đến các nước
NAFTA.
Cơ chế chứng nhận xuất xứ của Hiệp định NAFTA sử dụng một mẫu Giấy
chứng nhận xuất xứ chung cho cả ba nước (Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu 434 –
C/O form 434) (Phụ lục 2). Ngôn ngữ của C/O có thể là tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc
tiếng Tây Ban Nha (người Mỹ sử dụng tiếng Anh, người Canada sử dụng hai thứ
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại
Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Haiyen Nguyen
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thép Hòa Phát, 9đ
Đề tài: Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thép Hòa Phát, 9đĐề tài: Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thép Hòa Phát, 9đ
Đề tài: Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thép Hòa Phát, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳ
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 
Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia
Câu hỏi phỏng vấn chuyên giaCâu hỏi phỏng vấn chuyên gia
Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAYLuận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
 
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
 
Luận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOT
Luận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOTLuận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOT
Luận văn: Biện pháp mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại, HOT
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty LOGICTICS!
 
CHIẾN LƯỢC FTG
CHIẾN LƯỢC FTGCHIẾN LƯỢC FTG
CHIẾN LƯỢC FTG
 
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 

Similar to Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại

Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Luanvan84
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Nguyễn Công Huy
 
de an mon hoc (48).doc
de an mon hoc  (48).docde an mon hoc  (48).doc
de an mon hoc (48).doc
Luanvan84
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).doc
Luanvan84
 
Thamkhaokinhdoanhquocte
ThamkhaokinhdoanhquocteThamkhaokinhdoanhquocte
Thamkhaokinhdoanhquocte
oanhqtb
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (57)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (57)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (57)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (57)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại (20)

Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
 
QT134.doc
QT134.docQT134.doc
QT134.doc
 
QT136.doc
QT136.docQT136.doc
QT136.doc
 
QT053.doc
QT053.docQT053.doc
QT053.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Sản Xuất May Mặc.docx
 
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAYChính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
Chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu trên thế giới, HAY
 
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
Thực Trạng Áp Dụng Các Biện Pháp Phòng Vệ Thương Mại Tại Các Nước Nhóm Brics ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt NamPháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
 
Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
 Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
Pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại - Thực tiễn tại Việt Nam
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
 
Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.
Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.
Chống Bán Phá Giá Theo Hiệp Định Thương Mại Của Tổ Chức Quốc Tế Wto.
 
Qt053
Qt053Qt053
Qt053
 
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
Luận Văn Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập kh...
 
de an mon hoc (48).doc
de an mon hoc  (48).docde an mon hoc  (48).doc
de an mon hoc (48).doc
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).doc
 
Thamkhaokinhdoanhquocte
ThamkhaokinhdoanhquocteThamkhaokinhdoanhquocte
Thamkhaokinhdoanhquocte
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (57)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (57)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (57)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (57)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (66).doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí TuệLuận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Các Cơ Chế Tự Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Trên Thế Giới Và Khuyến Nghị Cho Việc Áp Dụng Tại Việt Nam Trong Bối Cảnh Tự Do Hóa Thương Mại

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại CÁC CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Họ và tên sinh viên: Phan Văn Khải Mã số sinh viên: 1111110401 Lớp: Anh 6 KT Khóa: 50 Người hướng dẫn khoa học: Ths. Nguyễn Cương Hà Nội, tháng 5 năm 2015
  • 3. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ DN Doanh nghiệp DNƯT Doanh nghiệp ưu tiên EU-MED Euro – Mediterranean Khu vực châu Âu-Địa Trung Hải FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do NK Nhập khẩu PEM Pan-Euro-Mediterranean Toàn khu vực châu Âu-Địa Trung Hải QLRR Quản lý rủi ro TTHQĐT Thủ tục Hải quan điện tử WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan Thế giới XK Xuất khẩu
  • 4. 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Tựa đề SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Thủ tục cấp C/O HÌNH Hình 1.1: Số lượng các hiệp Hình 1.2: Tỷ lệ áp dụng các Hình 2.1: Quy trình xác min Hình 2.2: Quy trình xác min Hình 2.3: Hải quan nước nh Hình 2.4: Hải quan nước nh Hình 2.5: FTA của Mỹ với c Hình 2.6: So sánh nghĩa vụ Hình 2.7: So sánh nghĩa vụ Hình 3.1: Tỷ lệ tận dụng ưu Hình 3.2: Tỷ lệ tận dụng C/O
  • 5. 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất xứ hàng hóa là một trong các công cụ quan trọng thực hiện chính sách thương mại, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa và việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan. Mức chênh lệch thuế suất của hàng hóa có xuất xứ ưu đãi và không có xuất xứ ưu đãi theo một Hiệp định thương mại có thể rất lớn, làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa đó khi xuất khẩu vào lãnh thổ của một quốc gia thành viên. Hàng hóa có xuất xứ ưu đãi cũng gặp nhiều thuận lợi khi tiếp cận thị trường vì tránh được các biện pháp đối xử không ưu đãi như áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ… Chính vì những lợi ích đó, xuất xứ hàng hóa cùng các quy tắc để xác định xuất xứ luôn là một trong các vấn đề được các bên đặc biệt chu trọng khi tham gia đàm phán một Hiệp định thương mại tự do và luôn chiếm một phần đáng kể trong toàn nội dung Hiệp định. Cùng với các tiêu chí xác định xuất xứ, thì quy trình chứng nhận xuất xứ là một trong các yếu tố không thể thiếu trong bất cứ quy tắc xuất xứ nào. Hàng hóa muốn được hưởng các ưu đãi về xuất xứ thì xuất xứ của hàng hóa đó phải được chứng nhận và được công nhận ở nước nhập khẩu. Do đó, quy trình chứng nhận xuất xứ đơn giản hay phức tạp, tiết kiệm hay tốn kém chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến việc tận dụng ưu đãi xuất xứ trong các Hiệp định thương mại. Trên thế giới hiện nay tồn tại song song hai mô hình chứng nhận xuất xứ: chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền và tự chứng nhận xuất xứ. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai mô hình này là ở người thực hiện việc chứng nhận xuất xứ; trong mô hình đầu tiên là cơ quan nhà nước, còn mô hình thứ hai là khu vực tư nhân. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, hàng hóa được lưu chuyển dê dàng, nhanh chóng và với quy mô lớn trên thị trường toàn cầu, mô hình tự chứng nhận xuất xứ với nhiều ưu điểm đang ngày càng được áp dụng rộng rãi vì đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, được rất nhiều quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ sử dụng nhưng đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vốn chỉ quen thuộc với mô hình chứng nhận truyền thống bởi cơ quan có thẩm quyền, hãy còn là một điều mới mẻ và xa lạ.
  • 6. 6 Năm 2015 có thể là một năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Việt Nam khi nước ta sắp sửa ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng với các đối tác lớn như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Việt Nam - Hàn Quốc… Trong các FTA thế hệ mới này, vấn đề áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trở thành một vấn đề đặc biệt được quan tâm bởi các cơ quan quản lý cũng như nhận được nhiều sự chu ý của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, ASEAN cũng đang có lộ trình áp dụng tự chứng nhận xuất xứ cho toàn khối vào cuối năm 2015. Nghiên cứu để hiểu rõ và làm chủ cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã áp dụng cơ chế này là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết. Vì lý do này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên thế giới và khuyến nghị cho việc áp dụng tại Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Bài khóa luận có mục đích nghiên cứu trước hết giới thiệu, cung cấp thông tin một cách cơ bản nhất về tự chứng nhận xuất xứ và các dạng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khác nhau được áp dụng trên thế giới. Sau đó, trên cơ sở đánh giá ưu, nhược điểm của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ kết hợp với nghiên cứu thực trạng tận dụng ưu đãi xuất xứ ở Việt Nam, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho việc áp dụng cơ chế này tại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong văn bản của một số Hiệp định thương mại tự do trên thế giới, bao gồm quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ - Thực trạng tận dụng ưu đãi xuất xứ trong các FTA ở Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong văn bản của một số Hiệp định thương mại tự do trên thế giới, đối với mỗi dạng cơ chế tác giả chọn nghiên cứu mô hình của một khu vực, quốc gia, cụ thể lần lượt là khu vực châu Âu – Địa Trung Hải EU-MED, khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA và nước Mỹ. Lựa chọn những khu vực, quốc gia này là bởi đây là những nơi có truyền thống áp dụng tự chứng nhận xuất xứ, có hệ thống pháp luật quy định về tự chứng
  • 7. 7 nhận xuất xứ hoàn chỉnh, có nhiều kinh nghiệm áp dụng thực tiên, tiêu biểu cho từng dạng cơ chế khác nhau, là hình mẫu cho các khu vực, quốc gia khác học tập. Về mặt thời gian, đối với các quy định về tự chứng nhận xuất xứ, tác giả đều dẫn chiếu và phân tích trên cơ sở sử dụng phiên bản mới nhất, đã sửa đổi (nếu có) của các văn bản Hiệp định thương mại tự do. Đối với thực trạng tận dụng ưu đãi xuất xứ ở Việt Nam, tác giả tập trung trong khoảng thời gian 5 năm kể từ thời điểm nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp nghiên cứu tình huống case study, thông qua việc mô tả và phân tích đặc điểm của các mô hình từ quan điểm tác giả để rut ra đánh giá, kết luận. Ngoài ra bài khóa luận còn sử dụng kết hợp một số phương pháp khác như tổng hợp, so sánh – đối chiếu, thống kê,… 5. Kết cấu của khóa luận Kết cấu của bài khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh tự do hóa thương mại Chương 2: Các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên thế giới Chương 3: Khuyến nghị áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam Vấn đề nghiên cứu phức tạp cộng thêm khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu, trong khuôn khổ của một bài khóa luận không thể bao quát được toàn bộ nội dung của vấn đề nghiên cứu. Tác giả mong các thầy cô và độc giả có thể tha thứ cho những thiếu sót này, đồng thời hy vọng bài khóa luận có được nhiều góp ý, đóng góp để được thêm hoàn thiện. Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên hướng dẫn của tác giả, Thạc sĩ Nguyên Cương, đã giup đỡ tận tình và sát sao trong suốt quá trình thực hiện đề tài, từ hình thành và đặt tên đề tài, xây dựng đề cương đến khi bài khóa luận được hoàn thiện. Thầy cũng rất nhiệt tình giải đáp thắc mắc và hỗ trợ rất nhiều về mặt tài liệu. Ngoài ra, tác giả cũng chân thành cảm ơn tới tất cả các giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua để tác giả có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
  • 8. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề cơ bản về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa 1.1.1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa “Xuất xứ hàng hóa” hay “Nước xuất xứ của hàng hóa” là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không có một định nghĩa thống nhất cho xuất xứ hàng hóa trên toàn thế giới. Mỗi một quốc gia, khu vực lại có định nghĩa riêng về khái niệm này. Ở góc độ luật pháp quốc tế, Chương 1, Phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 quy định rằng: “Nước xuất xứ của hàng hóa” là quốc gia nơi hàng hóa được sản xuất/chế tạo, theo các tiêu chí đặt ra cho các mục đích áp dụng thuế quan, hạn ngạch hoặc bất kỳ biện pháp nào khác liên quan đến thương mại. . Trong Mục 134.1, Phần phụ A, Phần 134, Chương I, Tiêu đề 19 Bộ pháp điển các quy định liên bang của Mỹ định nghĩa: “Nước xuất xứ” là nước sản xuất, chế tạo, hoặc nuôi trồng bất cứ thứ gì có nguồn gốc nước ngoài được đưa vào nước Mỹ. Gia công hoặc phần nguyên vật liệu thêm vào ở một nước khác phải tạo ra sự thay đổi đáng kể đối với hàng hóa để nước đó được coi là “nước xuất xứ” như định nghĩa ở phần này; tuy nhiên, đối với hàng hóa của một nước thành viên NAFTA, quy tắc xuất xứ của NAFTA sẽ xác định nước xuất xứ của hàng hóa. Đối với quy định của Việt Nam, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa xuất xứ hàng hóa tại Khoản 14 Điều 3 như sau: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó.” Như vậy, nói đến xuất xứ của hàng hóa là nói đến quốc tịch của hàng hóa đó. Mỗi hàng hóa trong thương mại quốc tế phải có một quốc tịch, đó là nơi mà hàng hóa được sản xuất, gia công, chế biến, chế tạo. Nếu hàng hóa được sản xuất, chế tạo toàn bộ tại một nước thì hàng hóa nghiêm nhiên có xuất xứ từ quốc gia đó, hay còn gọi là có “xuất xứ thuần túy”. Trong trường hợp có nhiều nước cùng tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo hàng hóa, thì hàng hóa có “xuất xứ không thuần túy”, và
  • 9. 9 xuất xứ của hàng hóa sẽ được xác định theo những quy tắc nhất định được mỗi quốc gia, khu vực đặt ra. Những quy tắc đó được gọi là “quy tắc xuất xứ”. Quy tắc xuất xứ phân loại theo mục đích sử dụng gồm: Quy tắc xuất xứ không ưu đãi và quy tắc xuất xứ ưu đãi. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được dùng để xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu từ những nước mà quốc gia đó có quan hệ thương mại thông thường hoặc quan hệ tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN). Quy tắc xuất xứ ưu đãi được dùng để xác định xem hàng hóa nhập khẩu từ các thành viên của Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc khu vực có được hưởng mức thuế quan ưu đãi hay không. Có sự chênh lệch đáng kể giữa mức thuế MFN – mức thuế không ưu đãi và mức thuế ưu đãi trong các hiệp định. Ví dụ như các mặt hàng nông sản trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ATIGA hầu hết được miên thuế, trong khi mức thuế không ưu đãi khá cao, có thể lên tới 30% như ở mặt hàng quả sầu riêng mã HS 08106000, hay 25% như với các loại quả khác như thanh long, nhãn, chôm chôm… Tuy nhiên đạt được những ưu đãi về thuế này là rất khó vì quy tắc xuất xứ ưu đãi thường khắt khe hơn quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Việc một nước xây dựng quy tắc xuất xứ không ưu đãi thường là để áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi cho hàng hóa nhập khẩu như: chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan; nếu không nó chỉ phục vụ cho việc thống kê thương mại hay mua sắm chính phủ. Vì thế, không phải quốc gia nào cũng xây dựng quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Trên thực tế, theo một khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO, cho tới tháng 3 năm 2012, chỉ có 83 quốc gia có quy tắc xuất xứ không ưu đãi trong hệ thống luật của mình, “và trong một vài trường hợp chỉ bao gồm một hoặc hai dòng văn bản” (WCO, n. d., p.11). 1.1.2. Chứng nhận xuất xứ và vai trò của chứng nhận xuất xứ 1.1.2.1. Khái niệm chứng nhận xuất xứ Chung ta có thể áp dụng các quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ của hàng hóa, tuy nhiên xác định không thôi là chưa đủ và trong thương mại quốc tế, cần một bằng chứng rõ ràng, hợp pháp chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Việc xác nhận xuất xứ của hàng hóa thể hiện ra bằng một chứng từ cụ thể có ý nghĩa về mặt pháp lý là “chứng nhận xuất xứ”, chứng từ thể hiện xuất xứ của hàng hóa được gọi là “chứng từ xuất xứ” (documentary evidence of origin).
  • 10. 10 Chương 2, Phụ lục chuyên đề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 định nghĩa: “Chứng từ xuất xứ” có thể là một Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin – C/O), một Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận (certified declaration of origin) hoặc một Tuyên bố xuất xứ (declaration of origin).” “Giấy chứng nhận xuất xứ” là một mẫu cụ thể xác định hàng hóa, trong đó các cơ quan có thẩm quyền cấp nó xác nhận rõ ràng rằng hàng hóa đó có nguồn gốc từ một quốc gia cụ thể. Giấy chứng nhận này có thể cũng bao gồm một tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền. “Tuyên bố xuất xứ” là một tuyên bố phù hợp về xuất xứ của hàng hóa được lập bởi nhà sản xuất, chế tạo, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ nào liên quan đến hàng hóa. “Tuyên bố xuất xứ được chứng nhận” là một tuyên bố xuất xứ được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyển được ủy quyền làm việc đó. Như vậy, chứng từ xuất xứ có thể đơn giản ở dưới dạng một tuyên bố trên hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ thương mại khác, lập ra bởi nhà sản xuất, cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền. Trong một số trường hợp, những tuyên bố xuất xứ này phải được chứng thực bởi một cơ quan có thẩm quyền độc lập với cả người xuất khẩu và người nhập khẩu. Trong các trường hợp khác, chứng từ xuất xứ phải được phát hành dưới dạng một mẫu đặc biệt (giấy chứng nhận xuất xứ) trong đó cơ quan có thẩm quyền phát hành một giấy chứng nhận nhằm chứng thực xuất xứ của hàng hóa. Trên giấy chứng nhận xuất xứ có thể bao gồm cả tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu… Giấy chứng nhận xuất xứ hay C/O có nhiều mẫu khác nhau tùy theo quy định của từng hiệp định. Muốn hưởng ưu đãi của hiệp định ưu đãi nào phải sử dụng đung mẫu C/O quy định trong hiệp định đó. Nhìn chung, việc xuất trình chứng từ xuất xứ – kết quả của việc chứng nhận xuất xứ, là cần thiết khi người nhập khẩu muốn hưởng những ưu đãi thuế quan và phi thuế quan; hàng hóa thuộc diện quản lý nhập khẩu hoặc đang trong thời kỳ có dịch bệnh cần kiểm soát; trong thời điểm nước người nhập khẩu áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi. Tuy nhiên trong thương mại cũng có một số trường hợp không cần thiết đến các chứng từ xuất xứ như trong Chương 2 Phụ lục chuyên
  • 11. 11 đề K, Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 đã đưa ra, ví dụ như: lô hàng nhỏ giá trị không quá 60 USD, hàng hóa được cấp tạm nhập, hàng hóa quá cảnh,.v.v.. 1.1.2.2. Các cơ chế chứng nhận xuất xứ Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới xuất xứ của hàng hóa, không có định nghĩa về “chứng từ xuất xứ” mà chỉ có định nghĩa về “giấy chứng nhận xuất xứ”. Khoản 4 điều 3 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP định nghĩa: "Giấy chứng nhận xuất xứ" là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó. Nếu so sánh với định nghĩa về chứng từ xuất xứ trong Công ước Kyoto sửa đổi, có thể thấy định nghĩa của Việt Nam hẹp hơn. Ở Việt Nam chỉ có một trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa cấp, trong khi Công ước Kyoto sửa đổi, chứng từ xuất xứ còn có thể ở dạng một tuyên bố của nhà sản xuất, nhà cung cấp, người xuất khẩu hoặc người khác có thẩm quyền. Sự khác biệt này xuất phát từ thực tiên, quy định trong luật pháp của Việt Nam hay ở trong các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia đều chỉ tồn tại một mô hình chứng nhận xuất xứ là mô hình chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền. Thực tế, trên thế giới có hai hình thức chứng nhận xuất xứ: chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền (chứng nhận bởi bên thứ ba) và tự chứng nhận xuất xứ (chứng nhận bởi các bên tham gia vào giao dịch thương mại).  Chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền Hình thức chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền là hình thức mà ở đó, cơ quan có thẩm quyền ở nước người xuất khẩu phát hành chứng từ xuất xứ. Chứng từ xuất xứ được phát hành dưới dạng một giấy chứng nhận theo mẫu quy định theo từng hiệp định thương mại đề ra. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ ở nước người xuất khẩu phải là cơ quan được nhà nước ủy quyền. Tùy theo quy định của từng nước, từng chế độ khác nhau mà cơ quan này là khác nhau. Có thể là cơ quan hải quan, một Bộ (Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp…), Phòng Thương mại Công nghiệp… (WCO, n.d., p4). Ở Việt Nam, Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, các phòng quản lý
  • 12. 12 xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau: C/O form D, C/O form E, C/O form AK, C/O form AJ, C/O form VJ, C/O form AI, C/O form AANZ, C/O form VC… Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU). Nội dung cơ bản được trình bày trên C/O xuất phát từ đặc điểm chung của nó. Thứ nhất, C/O chỉ được cấp đối với lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu cụ thể: điều này có nghĩa, C/O chỉ được cấp cho hàng hóa tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu. Vì vậy, các thông tin sau phải có trên các C/O: Tên, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu; Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng, dỡ hàng, số vận tải đơn…); Tiêu chí về hàng hóa (tên hàng, bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng, số lượng, trị giá…); Xác nhận của các bên có liên quan (người xuất khẩu, cơ quan cấp, cơ quan kiểm tra…). Thứ hai, C/O phải tuân theo một quy tắc xuất xứ cụ thể và quy tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận. C/O được cấp theo quy tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Do đó ngoài những thông tin trên, một C/O phải thể hiện được quy tắc xuất xứ được áp dụng (mỗi quy tắc xuất xứ thường quy định một mẫu C/O riêng, tên mẫu C/O thường nằm ở phần trên cùng) và tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng được. C/O thường được viết bằng tiếng Anh và được đánh máy. Thủ tục xin cấp C/O tương đối giống nhau ở các nước áp dụng mô hình chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam, đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O, thủ tục cấp C/O theo 3 bước như sau: Sơ đồ 1.1: Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/O ở Việt Nam
  • 13. Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho tổ chức cấp C/O Bước 3: Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, kiểm tra và cấp C/O cho doanh nghiệp 13 Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O Đối với những doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ lần đầu, trước hết phải nạp bộ hồ sơ đăng ký thương nhân. Đây là việc chỉ phải làm một lần và giấy chứng nhận xuất xứ chỉ được cấp cho Doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm: - Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O, ký C/O và mẫu con dấu của thương nhân; - Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân; - Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có); - Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) ra hàng hóa đề nghị cấp C/O; Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân phải được cập nhật hai năm một lần. Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho tổ chức cấp C/O Người đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung bộ hồ sơ đó. Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ; - Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh; - Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan; - Bản sao hóa đơn thương mại; - Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương; - Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS
  • 14. 14 của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể). Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu, trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp C/O có thể kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất người xin C/O hoặc yêu cầu nộp thêm các tài liệu, chứng từ về quy trình sản xuất, các nguyên phụ liệu, giấy phép xuất khẩu,v.v.. Bước 3: Tổ chức cấp C/O tiếp nhận, kiểm tra và cấp C/O cho doanh nghiệp Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất xứ và thu lệ phí phát hành. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ. Trong trường hợp cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia người nhập khẩu yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hóa, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hóa này và thông báo lại cho cơ quan đã yêu cầu. Vì vậy, nhà sản xuất/người xuất khẩu đề nghị cấp C/O có trách nhiệm lưu lại C/O và các chứng từ liên quan trong vòng ít nhất 3 năm để phục vụ cho công tác hậu kiểm xuất xứ này. Tổ chức cấp C/O cũng phải lưu trữ hồ sơ thương nhân, hồ sơ đề nghị cấp C/O theo năm, tháng. Việc lưu trữ này cần đảm bảo khoa học, rõ ràng, tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra sau này. Mô hình chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền xuất hiện ở nhiều khu vực trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở các quốc gia châu Á và châu Phi. Theo một khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO công bố vào tháng 2 năm 2014, tất cả 4 FTA nội châu Phi áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền. Đối với châu Á, có tới 31 trên 36 FTA nội châu Á lựa chọn cơ chế này. Tất cả 9 hiệp định liên khu vực áp dụng cơ chế trên đều có một quốc gia châu Á là một bên ký kết (Phụ lục 1). Có thể thấy rằng cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền thường được sử dụng trong các hiệp định mà có ít nhất một bên có hệ thống thủ tục hải quan phần lớn còn dựa trên giấy tờ, thủ tục hải quan điện tử chưa thực sự phát triển mạnh, mức độ tuân thủ pháp luật thương mại chưa cao (Newzealand, 2011).  Mô hình tự chứng nhận xuất xứ Mô hình tự chứng nhận xuất xứ là mô hình mà nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự phát hành bằng chứng xuất xứ. Theo cơ chế này, trách
  • 15. 15 nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu). Điều này có nghĩa nhà sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó (Trung tâm WTO – VCCI, 2014). Phụ thuộc vào người phát hành bằng chứng xuất xứ là ai mà mô hình tự chứng nhận xuất xứ được phân loại thành 3 cơ chế khác nhau. Trong một số hiệp định, chỉ có một số nhà xuất khẩu được cấp phép bởi một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu (thường là cơ quan hải quan, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp…) mới được tự chứng nhận xuất xứ. Những nhà xuất khẩu muốn được cấp phép phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, tuy nhiên nguyên tắc cơ bản là người xuất khẩu vào bất cứ thời điểm nào cũng có khả năng chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo các tiêu chí của một quy tắc xuất xứ cụ thể. Đây là cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép (Approved exporter). Nếu là người xuất khẩu (nhà sản xuất/cung cấp) bất kỳ tự chứng nhận xuất xứ, chung ta có cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu (Full exporter based certification). Nếu trách nhiệm chứng minh xuất xứ của hàng hóa thuộc về người nhập khẩu, đó là cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu (importer based certification system). Về bằng chứng xuất xứ, đối với mỗi loại cơ chế tự chứng nhận lại có một dạng riêng. Đối với cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, bằng chứng xuất xứ ở dưới dạng một tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào liên quan đến hàng hóa. Cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu lại yêu cầu người xuất khẩu (nhà sản xuất/cung cấp) phát hành một giấy chứng nhận xuất xứ hay C/O. C/O này có điểm giống với C/O trong mô hình chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền là theo mẫu quy định, tuy nhiên đây là C/O do người xuất khẩu tự khai và xác nhận, không có sự tham gia của cơ quan quản lý trong việc phát hành. Bằng chứng xuất xứ trong cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu là một bản xác nhận xuất xứ của hàng hóa không phải theo khuôn mẫu nào, do nhà nhập khẩu tự chuẩn bị và nộp cho cơ quan hải quan nước mình, dựa vào hiểu biết của bản thân về hàng hóa hoặc có thể dựa trên cơ sở yêu cầu
  • 16. 16 người xuất khẩu, nhà sản xuất… cung cấp các chứng từ, tài liệu để chứng minh xuất xứ hàng hóa. Cho dù ở dạng nào, bằng chứng xuất xứ trong mô hình tự chứng nhận xuất xứ vẫn phải chứa đựng những nội dung cơ bản như: thông tin về người xuất khẩu, nhập khẩu; thông tin về hàng hóa; quốc gia xuất xứ của hàng hóa; quy tắc xuất xứ được áp dụng; tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đạt được và xác nhận của người phát hành. Nếu như trong mô hình chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, tổ chức cấp C/O có trách nhiệm xác minh tính xác thực của mỗi tuyên bố xuất xứ trước khi phát hành C/O, thì trong mô hình tự chứng nhận xuất xứ, người xuất khẩu có thể chuyển bằng chứng xuất xứ của mình trực tiếp cho người nhập khẩu mà không bị can thiệp bởi các cơ quan quản lý. Điều này không có nghĩa trong mô hình tự chứng nhận xuất xứ không có sự kiểm soát về tính xác thực của bằng chứng xuất xứ được đưa ra, mà trách nhiệm xác minh xuất xứ được chuyển sang cho cơ quan hải quan ở nước người nhập khẩu. Việc áp dụng mô hình tự chứng nhận xuất xứ cũng đồng nghĩa với việc tăng cường công tác hậu kiểm. Các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, cung cấp sẽ được cơ quan quản lý kiểm tra ngẫu nhiên theo nguyên tắc quản lý rủi ro hoặc bất cứ khi nào có nghi ngờ về tình hình tuân thủ các quy định trong cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Gian lận xuất xứ sẽ bị xử phạt rất nặng. Ví dụ theo quy định của Singapore, lần vi phạm đầu tiên doanh nghiệp có thể bị phạt tiền đến 100,000 USD hoặc 3 lần giá trị của lô hàng; hoặc phạt tù đến 2 năm hoặc áp dụng cả hai hình thức trên (Singapore, 2011). Để phục vụ cho công tác xác minh và hậu kiểm xuất xứ, bằng chứng xuất xứ và tất cả tài liệu chứng từ có liên quan phải được người xuất khẩu, nhà sản xuất, người nhập khẩu lưu giữ trong vòng từ 3-5 năm tùy theo quy định của mỗi quốc gia và từng hiệp định. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ thường được sử dụng ở các FTA mà tất cả các bên đều có hệ thống thông quan điện tử hiện đại, có chương trình quản lý rủi ro hiệu quả, công tác kiểm tra nghiêm ngặt và mức độ tuân thủ pháp luật thương mại cao. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ phân bố không đều trên thế giới mà có sự phân khu vực khá rõ ràng theo từng loại cơ chế. Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép chủ yếu được sử dụng bởi các quốc gia châu Âu trong khi cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu xuất hiện nhiều trong các FTA nội hoặc liên khu vực của các quốc gia châu Mỹ. Đặc biệt với cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu, cơ
  • 17. 17 chế này chỉ có trong các hiệp định thương mại mà Mỹ là một bên tham gia, ngoại trừ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (Phụ lục 1). 1.1.2.3. Vai trò của chứng nhận xuất xứ hàng hóa Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là cần thiết và có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, đó là lý do mà các quốc gia xây dựng các quy tắc xuất xứ và áp dụng các cơ chế chứng nhận khác nhau. Có thể tổng kết vai trò của chứng nhận xuất xứ như sau: - Thực hiện chính sách thương mại: ưu đãi thuế quan, phi thuế quan; hạn chế thương mại; trừng phạt… Lý do các quốc gia muốn xác định và chứng nhận xuất xứ của hàng hóa là vì sự tồn tại của những chính sách khác biệt trong thương mại quốc tế. Quy tắc xuất xứ và hệ thống chứng nhận xuất xứ sẽ không cần thiết trong một nền kinh tế hoàn toàn mở, vì tất cả hàng hóa sẽ được đối xử như nhau không cần phải xét đến xuất xứ. Trong một hệ thống mà các biện pháp hạn chế thương mại được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử, việc phân biệt xuất xứ của hàng hóa là không quan trọng vì những biện pháp hạn chế thương mại này sẽ được áp dụng rộng rãi cho tất cả các nước. Tuy nhiên trong thực tế, các nước không áp dụng các biện pháp tương tự đối với các nước khác trong thương mại hàng hóa quốc tế, dẫn đến việc phải có các chính sách khác nhau được đưa ra đối với hàng hóa có xuất xứ khác nhau. Các chính sách đó là thuế nhập khẩu, hạn ngạch, áp thuế chống bán phá giá hoặc áp dụng các biện pháp chống tự vệ khác, v.v… (WCO, 2014a) Chính vì vậy, có những trường hợp một số nước cố tình xác định sai xuất xứ của hàng hóa khi nhập khẩu vào một nước có những biện pháp hạn chế thương mại hoặc trừng phạt đối với hàng hóa nước mình để lẩn tránh những biện pháp đó. - Thống kê thương mại Số liệu hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được thống kê dê dàng, nhất là số liệu đối với một nước hay một khu vực cụ thể, đặc biệt đối với những cơ chế sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ. Trên cơ sở những số liệu đó có thể xác định được xu hướng thương mại, các thị trường xuất nhập khẩu chủ lực hoặc tiềm năng… từ đó đề ra các chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó, thống kê thương mại qua xuất xứ góp phần kiểm soát sự xâm nhập vào thị trường nội địa của hàng hóa nước ngoài. Thông qua việc tính toán và dự đoán lượng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt đối với những hàng hóa có thể gây hại đến nền sản xuất trong nước, các nhà hoạch định chính sách
  • 18. 18 có thể đưa ra các biện pháp thương mại phù hợp, chẳng hạn như điều chỉnh thuế suất, áp dụng hạn ngạch, áp thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng,v.v… - Xúc tiến thương mại Việc chứng nhận xuất xứ có vai trò xuc tiến thương mại vì xuất xứ của hàng hóa gắn liền với thương hiệu của quốc gia, thể hiện uy tín chất lượng của hàng hóa. Đặc biệt đối với những đặc sản hay sản phẩm nông thủy hải sản, xuất xứ của hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng vì những sản phẩm có xuất xứ từ những quốc gia đó có chất lượng hơn hẳn cùng sản phẩm đó ở các quốc gia khác, ví dụ Sô cô la Bỉ, Rượu vang Pháp, Gạo Thái Lan, Cà phê Brazil… Chính vì những hàng hóa làm nên thương hiệu này, các quốc gia thường chặt chẽ hơn trong việc chứng nhận xuất xứ cho những hàng hóa đó, tránh việc hàng hóa kém phẩm chất lợi dụng xuất xứ của nước mình để tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế (VCCI, 2011). 1.2. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại 1.2.1. Tự do hóa thương mại và xu hướng áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên thế giới Tự do hóa thương mại là quá trình dỡ bỏ dần dần mọi rào cản đối với thương mại, hay nói cách khác là quá trình giảm dần sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nhằm tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển. Hoạt động thương mại theo cách hiểu hiện nay không chỉ giới hạn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn bao gồm cả đầu tư và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thương mại quốc tế, vào năm 2013 tổng giá trị hàng hóa được trao đổi toàn thế giới là 18,5 nghìn tỷ USD so với 4,7 nghìn tỷ USD của thương mại dịch vụ, chiếm khoảng 78% (UNCTAD, 2014). Đối với hàng hóa, những rào cản có thể chia thành hai nhóm lớn là rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan. Thuế quan là biện pháp bảo hộ mang tính định lượng, thể hiện trong mức thuế suất của các loại mặt hàng; trong khi đó các biện pháp phi thuế quan lại thiên về các luật lệ, chính sách, quy định như: hạn ngạch, giấy phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, chống trợ cấp, chống bán phá giá, quyền sở hữu trí tuệ… Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngày càng được cắt giảm và dỡ bỏ thông qua những quy định của WTO và quy định trong các hiệp định thương mại tự do của các tổ chức liên kết kinh tế quốc tế như EU, NAFTA, ASEAN… hay của các
  • 19. 19 quốc gia. Có thể thấy xu thế tự do hóa thương mại khu vực và song phương đang phát triển nhanh chóng cùng sự bùng nổ của các hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA). Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, tính đến tháng 1 năm 2015, WTO đã nhận được 604 thông báo về hiệp định thương mại khu vực (Regional Trade Agreement – RTA), trong đó 398 hiệp định đã có hiệu lực. Về thương mại hàng hóa và dịch vụ, có 446 thông báo, trong đó 259 hiệp định đã đi vào hiệu lực. Trong số đó, các FTA chiếm tới 90%, 10% còn lại là các hiệp định về liên minh thuế quan (Customs Unions – CU). Điều đáng chu ý là từ năm 2008 đến nay, đã có tới 106 (41%) hiệp định thương mại khu vực đi vào hiệu lực, đó là chưa kể đến rất nhiều hiệp định khác đang trong quá trình đàm phán (WTO, 2015). Riêng với Việt Nam trong năm 2015 này đang trong quá trình đàm phán và có thể đi tới ký kết 7 hiệp định thương mại tự do nữa, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan, Việt Nam – EFTA và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực RCEP (Trung tâm WTO Việt Nam, 2015). Hình 1.1: Số lượng các hiệp định thương mại khu vực đã thông báo cho GATT/WTO từ năm 1948 – 2015 Nguồn: WTO, 2015, Regional trade agreements Có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải cho sự bùng nổ của các hiệp định thương mại khu vực, nhưng tập trung trong ba nguyên nhân chính sau. Một là, sự
  • 20. 20 gần gũi về địa lý và nhu cầu hợp tác cùng phát triển. Hai là, việc tham gia các hiệp định thương mại khu vực là bước thử nghiệm để các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, tham gia vào hệ thống tự do hóa thương mại toàn cầu. Ba là, quan trọng hơn cả, đáp ứng nhu cầu của các nước về một thể chế thương mại đa phương trong điều kiện các vòng đàm phán của WTO chưa đạt được kết quả. Các hiệp định thương mại khu vực là sự thỏa thuận giữa các bên cùng nhau đưa ra cam kết loại bỏ các rào cản thương mại trên cơ sở cân bằng lợi ích của các bên, thường thì chỉ có sự tham gia của một số ít quốc gia. Trong khi đó, WTO có tới 160 thành viên (tính đến ngày 26/6/2014), khiến cho việc đi tới sự đồng thuận cuối cùng giữa các thành viên là hết sức khó khăn. Bằng chứng là, vòng đàm phán gần nhất của WTO, vòng đàm phán Doha về nông nghiệp, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, khởi động từ năm 2001 nhưng ít có tiến triển và phải tạm ngừng vào năm 2008. Từ năm 2008 đến nay các nỗ lực nối lại vòng đàm phán vẫn lâm vào bế tắc. Nguyên nhân chính là sự xung đột lợi ích giữa các nước và các nhóm nước, trong khi các quyết định của WTO lại theo nguyên tắc đồng thuận (quyết định được đưa ra khi và chỉ khi đạt được sự chấp nhận của tất cả các quốc gia thành viên). Vì thế đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại khu vực là nhanh và dê dàng hơn nhiều, ngoài ra lĩnh vực của các hiệp định thương mại này còn có thể rộng hơn phạm vi mà WTO bao quát. Lợi ích chủ yếu và trực tiếp từ các FTA là việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường các quốc gia thành viên. Hàng hóa muốn hưởng những ưu đãi đó phải có xuất xứ từ các quốc gia tham gia FTA đó. Chính vì vậy, quy tắc xuất xứ cùng với vấn đề chứng nhận xuất xứ rất được quan tâm và luôn đóng vai trò quan trọng trong các FTA. Cơ chế chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền bên cạnh một số ưu điểm như: thông tin về xuất xứ của hàng hóa được kiểm tra trước khi xuất khẩu bởi một bên thứ ba không đại diện cho bên nào, doanh nghiệp được tư vấn những vướng mắc về xuất xứ thì cũng tồn tại nhiều nhược điểm: quy trình thủ tục phức tạp có thể gây ra chậm trê trong việc gửi hàng, tốn kém chi phí, tính chính xác không đảm bảo do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong chứng nhận hoặc kiểm tra. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại yêu cầu hàng hóa phải được lưu chuyển nhanh chóng, những nhược điểm trên là khó có thể chấp nhận. Vì những lý do này, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ngày càng trở nên phổ biến trong thương mại quốc tế. Theo một khảo sát của Tổ chức
  • 21. 21 Hải quan thế giới WCO thực hiện vào năm 2013, bao gồm 149 FTA có hiệp lực từ năm 1994 - 2013 (20 năm), 100 trên 149 FTA (67,1%) sử dụng một dạng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, hoặc cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, hoặc cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu hoặc cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu. Chỉ 49 FTA (32,9%) sử dụng duy nhất cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền (WCO, 2014b). Hình 1.2: Tỷ lệ áp dụng các cơ chế chứng nhận trong các FTA giai đoạn 1994 – 2013 Nguồn: WCO, 2014, Compartive study on certificate of origin Có thể thấy cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đang là cơ chế chủ đạo trong các FTA hiện nay. Trong các FTA mới có hiệu lực từ năm 2014 đến tháng 1 năm 2015, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tiếp tục giữ vị thế chủ đạo của mình. Điều đáng nói là, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ không chỉ được áp dụng trong các FTA mà quốc gia thành viên là những quốc gia/tổ chức kinh tế có truyền thống sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như EU, NAFTA, EFTA, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ,… mà còn ở các quốc gia mới trước đó chưa hề áp dụng. Có thể kể tới những quốc gia mới chuyển sang áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong những năm trở lại đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Chính Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN mà Việt Nam là quốc gia thành viên, cũng đang có lộ trình triển khai dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ với mục tiêu đến hết năm 2015 sẽ có hệ thống tự chứng nhận xuất xứ chung cho toàn khối (Hoàng Hải, 2014). 1.2.2. Vai trò của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại Trong bối cảnh tự do hóa thương mại đang ngày càng tăng cao ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu, luồng hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia đã trở nên dê dàng hơn nhờ các thỏa thuận hợp tác khu vực và toàn thế giới, thể hiện ở tổng giá trị hàng hóa trao đổi trên toàn thế giới ngày càng tăng. Có được điều này là do sự
  • 22. 22 tạo thuận lợi thương mại của các quốc gia thông qua cắt giảm các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan. Và áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, kết hợp song song hoặc thay thế cho cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền là một trong những biện pháp tạo thuận lợi thương mại phi thuế quan đó. Vai trò của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong bối cảnh tự do hóa thương mại được thể hiện như sau:  Đối với doanh nghiệp - Tiết kiệm thời gian, chi phí Doanh nghiệp không mất thời gian chờ xét cấp C/O. Doanh nghiệp không phải chuẩn bị bộ hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, không phải nộp phí đề nghị cấp C/O. Chi phí của người xuất khẩu để chứng minh hàng hóa có xuất xứ và chi phí xác nhận của tổ chức cấp C/O phản ánh vào giá của hàng hóa. Với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, những chi phí này được cắt giảm khiến giá của hàng hóa giảm theo, tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Tạo thuận lợi thương mại và thuc đẩy việc tận dụng ưu đãi từ các FTA Quy trình thủ tục tự chứng nhận xuất xứ đơn giản, không nặng về giấy tờ. Không còn tình trạng hàng hóa bị trì hoãn do không xin được C/O, đặc biệt đối với những chuyến hàng vào cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật các cơ quan nhà nước không làm việc), vì cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có thể hoạt động 24/7; hoặc khi nhập khẩu, trì hoãn do các lỗi nhỏ trên C/O (ví dụ thủ tục xác minh chữ ký của cán bộ cấp C/O). Doanh nghiệp chủ động về thời gian phát hành bằng chứng xuất xứ cho các chuyến hàng. Giảm thời gian lưu chuyển hàng hóa giữa các nước.  Đối với cơ quan nhà nước - Tiết kiệm nguồn nhân lực, tinh giảm bộ máy hành chính Cơ quan nhà nước không còn phải duy trì một hệ thống cồng kềnh và tốn kém để kiểm tra thực tế, kiểm tra bộ hồ sơ và cấp C/O. Tiết kiệm được chi phí hành chính phát sinh từ việc vận hành hệ thống như văn phòng, máy móc, thiết bị,… Không còn phải kiểm tra đối với mỗi một chuyến hàng mà thay vào đó là kiểm tra người xuất khẩu hoặc hậu kiểm xuất xứ theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Không còn phải lưu giữ giấy chứng nhận xuất xứ và các chứng từ có liên quan khác. - Giảm rủi ro cho cơ quan nhà nước Mỗi khi có nghi ngờ về tính xác thực của bằng chứng xuất xứ, cơ quan hải quan của nước người nhập khẩu sẽ yêu cầu người phát hành bằng chứng xuất xứ chứng minh. Cơ quan hải quan nước người nhập khẩu có thể yêu cầu sự hợp tác của cơ quan hải quan nước người xuất khẩu tuy nhiên trách nhiệm chứng minh vẫn
  • 23. 23 thuộc về người xuất khẩu/người nhập khẩu. Nếu phát hiện sai sót hoặc gian lận người phát hành bằng chứng xuất xứ, người xuất khẩu/người nhập khẩu, phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt theo luật định. Người xuất khẩu, nhập khẩu nên gánh rủi ro này vì họ là những người được hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp từ bằng chứng xuất xứ, nắm rõ về hàng hóa và có tất cả tài liệu, bằng chứng về quy trình sản xuất, các nguyên phụ liệu… Bắt buộc doanh nghiệp có trách nhiệm hơn đối với xuất xứ hàng hóa của mình. Tiểu kết chương 1: Trong chương 1 tác giả đưa ra các khái niệm về xuất xứ hàng hóa, chứng nhận xuất xứ, các dạng chứng nhận xuất xứ (chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền và tự chứng nhận xuất xứ) và vai trò của chứng nhận xuất xứ trong thương mại quốc tế. Tiếp theo tác giả giới thiệu thêm về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, đặc biệt nhấn mạnh xu hướng áp dụng ngày càng rộng rãi và vai trò quan trọng của cơ chế này trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Đây là các cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc phân tích cụ thể các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trên thế giới ở chương 2.
  • 24. 24 CHƯƠNG 2: CÁC CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI Trở lại khảo sát của Tổ chức Hải quan thế giới WCO đã đề cập ở phần 1.2 trong chương 1, trong 149 FTA của các thành viên trả lời khảo sát có 100 FTA có sử dụng một trong các các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể hơn, bài tổng kết khảo sát chỉ ra rằng, trong 100 FTA đó, 55 FTA sử dụng cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, 33 hiệp định sử dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu và chỉ 12 hiệp định sử dụng cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu. Mặc dù con số 100 trong cuộc khảo sát chỉ tượng trưng cho rất nhiều FTA khác cũng sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, nhưng qua đó chung ta có thể có một cái nhìn khái quát về tình hình áp dụng các cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên toàn thế giới. Mặc dù quy định về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ là khác nhau trong các hiệp định khác nhau, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn vào các quy định đó có thể thấy rằng hầu như tất cả các đặc điểm được tìm thấy trong các mô hình chứng nhận xuất xứ ở các quốc gia đều xuất phát từ mô hình của khu vực châu Âu – Địa Trung Hải (Euro – Med), mô hình của Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA và mô hình của Mỹ; tương ứng lần lượt với 3 dạng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ: Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, Cơ chế chứng nhận xuất xứ dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu và Cơ chế chứng nhận dựa vào nhà nhập khẩu (WCO, n.d.b). Từ việc nghiên cứu những mô hình này chung ta có thể hiểu được hầu hết các mô hình tự chứng nhận xuất xứ khác trên thế giới. 2.1. Cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép 2.1.1. Giới thiệu về khu vực EU-MED và Hệ thống cộng gộp xuất xứ PAN- EURO-MEDITERRANEAN Khu vực EU-MED (châu Âu – Địa Trung Hải) bao gồm 28 nước thành viên Liên minh châu Âu EU, 4 nước thành viên Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu EFTA (Iceland, Na Uy, Thụy Sỹ and Liechtenstein), Thổ Nhĩ Kỳ, Quần đảo Faroe và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải tham gia ký Tuyên bố Barcelona (Albania, Algeria, Bosnia and Herzegovina, Ai Cập, Israel, Jordan, Lebanon, Mauritania, Monaco, Montenegro, Morocco, Palestine, Syria, Tunisia). Quan hệ đối tác EU- MED đã được thiết lập bởi một tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao từ các quốc gia EU và các nước vành đai Địa Trung Hải ở thành phố Barcelona vào
  • 25. 25 tháng 11 năm 1995 – do đó tuyên bố này được gọi là Tuyên bố Barcelona – với mục tiêu cung cấp một khuôn khổ đối thoại và tăng cường hợp tác toàn diện ở khu vực Địa Trung Hải. Các quốc gia tham gia đã thống nhất một chiến lược nhằm tạo ra một khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung thông qua việc đến thiết lập các quan hệ thương mại tự do giữa EU và các đối tác Địa Trung Hải, và giữa các quốc gia thành viên với nhau. Hệ thống cộng gộp xuất xứ PAN-EURO-MED là sự mở rộng của hệ thống cộng gộp xuất xứ PAN-EURO trước đây. Hệ thống cộng gộp PAN-EURO được thành lập năm 1997 trên cơ sở Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu EEA năm 1994 giữa Cộng đồng châu Âu EC, các nước EFTA, các nước CEEC và các quốc gia vùng Baltics; sau đó được mở rộng ra với sự gia nhập của Slovenia và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi thiết lập quan hệ đối tác với Quần đảo Faroe và các quốc gia vùng Địa Trung Hải, hiện nay hệ thống này được mở rộng và thường được gọi là hệ thống cộng gộp xuất xứ PAN-EURO-MED. Hệ thống được dựa trên một mạng lưới các hiệp định ưu đãi mà trong đó các điều khoản về xuất xứ phải bao gồm các quy tắc giống hệt nhau. Có điểm đặc biệt này là do vào tháng 10 năm 2007 tại Lisbon, các Bộ trưởng thương mại đã đưa ra đề nghị thay thế mạng lưới các điều khoản song phương về quy tắc xuất xứ trong khoảng 60 Hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực trong khu vực EU-MED với một công cụ pháp lý duy nhất dưới hình thức một công ước khu vực. Mục đích chính của đề nghị này là cho phép quản lý hệ thống PAN-EU-MED hiệu quả hơn và cung cấp một bộ quy tắc xuất xứ chung thuận lợi hơn cho việc cộng gộp xuất xứ của hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia thành viên. Ngoài ra, các quy tắc xuất xứ thường xuyên phải thay đổi để phù hợp với thực tiên thương mại vì thế với một công cụ pháp lý duy nhất, khi có sửa đổi sẽ dê dàng hơn là với một mạng lưới các điều khoản phức tạp. Sau nhiều năm đàm phán, chuẩn bị, Công ước khu vực về quy tắc xuất xứ ưu đãi của khu vực PAN-EURO-MED cũng đã mở ra cho các quốc gia tham gia ký vào ngày 15 tháng 6 năm 2011. Kể từ đó, EU, EFTA, Macedonia, Montenegro, Croatia, Albania và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký tên vào Công ước. Các quốc gia đã phê chuẩn Công ước này chỉ cần dẫn chiếu tới nó trong điều khoản xuất xứ của các hiệp định thương mại với các đối tác khu vực EU-MED cũng đã phê chuẩn khác (European Commission, 2015).
  • 26. 26 2.1.2. Quy định về cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED  Quy định về nhà xuất khẩu được cấp phép Công ước khu vực về quy tắc xuất xứ ưu đãi của khu vực PAN-EURO-MED (sau đây gọi là Công ước PEM) không đưa ra một định nghĩa cụ thể về khái niệm “nhà xuất khẩu được cấp phép”. Khoản 1 Điều 22 Công ước PEM nêu các quy định về “nhà xuất khẩu được cấp phép” như sau: “Các cơ quan hải quan của nước xuất khẩu có thể cho phép bất cứ nhà xuất khẩu nào, sau đây gọi là “nhà xuất khẩu được cấp phép”, những người thường xuyên thực hiện các chuyến hàng theo những điều khoản của Công ước này được phát hành tuyên bố trên hóa đơn, hay tuyên bố trên hóa đơn EUR-MED không phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa có liên quan. Nhà xuất khẩu muốn có sự cho phép đó phải cung cấp đầy đủ cho cơ quan hải quan tất cả sự bảo đảm cần thiết để xác minh tình trạng xuất xứ của hàng hóa cũng như sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác của Nghị định thư này. Văn bản hướng dẫn (Explanatory Notes) của EU phát hành có giải thích chi tiết hơn về các quy định này như sau: “Thuật ngữ “nhà xuất khẩu” chỉ những người thực hiện việc xuất khẩu từ lãnh thổ của một nước tham gia hiệp định, bất kể họ là nhà sản xuất hay thương nhân, miễn là họ tuân thủ tất cả các quy định khác của Nghị định thư này. Đại lý làm thủ tục hải quan không được cấp tư cách nhà xuất khẩu được cấp phép trong phạm vi ý nghĩa của Công ước này.” Như vậy, có thể hiểu “nhà xuất khẩu” là người sở hữu hàng hóa hoặc có quyền bán hàng hóa hợp pháp, không nhất thiết phải là người sản xuất ra hàng hóa. Từ Khoản 1 Điều 22 Công ước PEM chung ta thấy được hai đặc điểm phân biệt “nhà xuất khẩu được cấp phép” và nhà xuất khẩu không được cấp phép bất kỳ là: - Thường xuyên thực hiện những chuyến hàng theo các điều khoản của Công ước này - Được phát hành tuyên bố trên hóa đơn, hay tuyên bố trên hóa đơn EUR-MED không phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa có liên quan Như vậy những nhà xuất khẩu không thường xuyên xuất khẩu hàng hóa, hoặc thường xuyên xuất khẩu hàng hóa nhưng xuất khẩu sang các quốc gia không phải là quốc gia ký kết Công ước thì không được cấp tư cách “nhà xuất khẩu được cấp phép”. Ngoài ra, những “nhà xuất khẩu được cấp phép” có quyền phát hành
  • 27. 27 tuyên bố xuất xứ hàng hóa của mình trên hóa đơn mà không phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa có liên quan. Quy định này nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho những nhà xuất khẩu thường xuyên xuất khẩu hàng hóa đến các nước đối tác trong khu vực EU-MED. Đối với từng chuyến hàng, những nhà xuất khẩu này sẽ không phải xin tổ chức cấp giấy chứng nhận dịch chuyển (movement certificate) EUR.1 hoặc EU-MED nữa. Tuy nhiên, trước khi được cấp phép để làm điều đó, các nhà xuất khẩu phải đáp ứng được một số tiêu chí nhất định. Về những tiêu chí để cấp phép cho những nhà xuất khẩu, Khoản 2 Điều 22 Công ước PEM quy định: “Các cơ quan hải quan có thể cấp tư cách nhà xuất khẩu được cấp phép theo bất cứ tiêu chí nào mà họ thấy là phù hợp”. Đây là một quy định mở, cho phép các cơ quan hải quan ở các quốc gia thành viên có thể linh hoạt tự đặt ra các tiêu chí cấp phép mà họ thấy là hợp lý và phù hợp với thực tiên quốc gia mình. Số lượng thành viên của Công ước này khá lớn, ở mỗi nước số lượng các doanh nghiệp là khác nhau, mức độ tuân thủ pháp luật, chính sách quản lý xuất nhập khẩu… cũng khác nhau. Khó có thể áp đặt một hệ thống tiêu chí chung cho toàn bộ các quốc gia, ngoài ra việc liệt kê các chỉ tiêu cụ thể có thể vừa khó đầy đủ vừa có thể dẫn tới việc tận dụng kẽ hở để lách luật. Công ước PEM không quy định về thủ tục cấp phép cho các nhà xuất khẩu, nhưng Văn bản hướng dẫn do EU phát hành có quy định thêm: “Tư cách nhà xuất khẩu được cấp phép chỉ được cấp khi một nhà xuất khẩu nộp một đơn xin cấp phép bằng văn bản.” Cộng với các yêu cầu đối với nhà xuất khẩu được cấp phép được nêu trong Khoản 1 Điều 22 Công ước PEM, các tiêu chí cơ bản để trở thành một nhà xuất khẩu được cấp phép trong khuôn khổ ý nghĩa của Công ước là: - Phải nộp đơn xin cấp phép bằng văn bản cho cơ quan quản lý - Phải là nhà xuất khẩu hàng hóa thường xuyên theo các điều khoản của Công ước - Có khả năng cung cấp đầy đủ những bằng chứng liên quan đến tình trạng xuất xứ của hàng hóa và đáp ứng được những yêu cầu khác của Công ước (Ví dụ nghĩa vụ về lưu giữ bằng chứng xuất xứ…)  Quy định về bằng chứng xuất xứ Mỗi chuyến hàng muốn được hưởng ưu đãi xuất xứ đều phải được đi kèm với một bằng chứng xuất xứ. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của khu vực EU-MED cung cấp một sự lựa chọn khác ngoài việc xin cấp một giấy chứng nhận dịch chuyển EUR.1 hoặc EUR-MED, đó là tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có thể được phát hành bởi (1) nhà xuất khẩu được cấp phép đối với bất kỳ chuyến hàng nào, không phụ
  • 28. 28 thuộc vào giá trị chuyến hàng, hoặc (2) bất kỳ nhà xuất khẩu nào đối với những chuyến hàng có tổng giá trị không vượt quá 6 000 EUR (Khoản 1 điều 21 Công ước PEM). Văn bản hướng dẫn do EU phát hành còn quy định thêm: “Giá ex-works (giá xuất xưởng) được dùng làm cơ sở cho việc xác định khi nào một tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có thể được sử dụng thay cho giấy chứng nhận dịch chuyển EUR.1 hoặc EU-MED. Trong trường hợp không có giá ex-works do chuyến hàng là miễn phí, trị giá hải quan tính toán bởi cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu được coi là cơ sở cho giới hạn giá trị phát hành tuyên bố xuất xứ.” Trong thực tiên thương mại ở châu Âu thì những lô hàng có giá trị từ 6 000 EUR trở xuống là những lô hàng có giá trị nhỏ, không phổ biến; đối với những lô hàng có giá trị lớn hơn, các nhà xuất khẩu không được cấp phép bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Mặc dù bằng chứng xuất xứ theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ không phải theo một mẫu nhất định như trong cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, nhưng trong cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED, vẫn có những quy định về hình thức và nội dung của một tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn mà các nhà xuất khẩu phải tuân theo khi phát hành. Trước hết cần phải phân biệt một tuyên bố xuất xứ hóa đơn bình thường với một tuyên bố xuất xứ hóa đơn EU-MED. Điểm khác biệt cơ bản là tuyên bố trên hóa đơn EU-MED được sử dụng trong các trường hợp hàng hóa phải sử dụng tiêu chí cộng gộp để được coi là có xuất xứ EU-MED, hàng hóa được sử dụng làm nguyên vật liệu để cộng gộp xuất xứ cho hàng hóa khác được sản xuất tại nước nhập nguyên vật liệu, hàng hóa được tái xuất khẩu. Nếu hàng hóa có xuất xứ EU-MED mà không cần sử dụng tiêu chí cộng gộp thì không cần phải phát hành tuyên bố trên hóa đơn EU-MED (Khoản 3, 4 Điều 21 Công ước PEM). Đối với nội dung và hình thức của tuyên bố hóa đơn, tuyên bố hóa đơn phải sử dụng cách diên đạt nêu tại Phụ lục IVa của Công ước, cụ thể là: “Nhà xuất khẩu của những hàng hóa đi kèm với chứng từ này (mã số hải quan Số … (1)) tuyên bố rằng, trừ trường hợp khác có quy định rõ ràng, những hàng hóa này được hưởng ưu đãi xuất xứ… (2).” Đối với tuyên bố hóa đơn EU-MED, nếu có sử dụng tiêu chí cộng gộp thì phải thêm dòng "CUMULATION APPLIED WITH … (name of the country/countries) (“Cộng gộp được áp dụng với … (tên nước/tên các nước)); nếu không sử dụng tiêu chí cộng gộp thì phải thêm dòng "NO CUMULATION
  • 29. 29 APPLIED" (Cộng gộp không được áp dụng). (1) điền Mã số hải quan là mã số do cơ quan hải quan các nước cấp cho các nhà xuất khẩu được cấp phép ở nước mình. (2) điền tên nước xuất xứ của hàng hóa. Trong Phụ lục Iva và b, dòng văn bản này được dịch ra tất cả các thứ tiếng hiện hành của các quốc gia thành viên Công ước, khi phát hành các nhà xuất khẩu nên tìm trong Phụ lục đó để có thể có được phiên bản phù hợp với ngôn ngữ nước mình. Tuy nhiên trong trường hợp tuyên bố hóa đơn EU-MED được dùng, những chữ "CUMULATION APPLIED WITH … (name of the country/countries) và "NO CUMULATION APPLIED" vẫn phải được để ở tiếng Anh. Cách quy định cụ thể cách diên đạt tuyên bố xuất xứ này nhằm tránh trường hợp các nhà xuất khẩu đưa ra những tuyên bố xuất xứ mơ hồ, dê gây nhầm lẫn hoặc không đầy đủ các thông tin cần thiết. Tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có thể được phát hành dưới dạng đánh máy, đóng dấu hoặc in lên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc một chứng từ thương mại khác. Nếu được viết tay, tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn phải được viết bằng mực và bằng chữ in (Khoản 6 Điều 21 Công ước PEM). Có thể thấy đây là một quy định mềm dẻo, linh hoạt cho các nhà xuất khẩu về hình thức của tuyên bố xuất xứ. Văn bản hướng dẫn do EU phát hành thậm chí còn tạo ra những điều kiện thông thoáng hơn, cho phép phát hành tuyên bố xuất xứ trên bản sao hóa đơn thương mại (miên là được ký), ở mặt sau hóa đơn hoặc một trang riêng biệt nếu đó là một phần của hóa đơn thương mại. Các chứng từ thương mại thay thế phải cho thấy đầy đủ tên và địa chỉ của người giao hàng, nhận hàng cũng như ngày phát hành. Khoản 7 điều 21 Công ước PEM quy định về việc xác nhận của nhà xuất khẩu được cấp phép như sau: “Tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn hoặc tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn EU-MED phải có chữ ký gốc viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, một nhà xuất khẩu được cấp phép trong phạm vi ý nghĩa của Điều 22 thì không phải ký vào tuyên bố xuất xứ đó với điều kiện anh ta cung cấp cho các cơ quan hải quan của nước xuất khẩu một văn bản cam kết rằng anh ta chịu hoàn toàn trách nhiệm với bất kỳ tuyên bố xuất xứ nào định danh anh ta và coi như tuyên bố đó đã được ký bằng tay.” Việc không phải ký xác nhận rất có ý nghĩa với những nhà xuất khẩu được cấp phép, bởi họ là những nhà xuất khẩu hàng hóa thường xuyên, số lượng hóa đơn thương mại phát hành ra lớn khó có thể ký tay được toàn bộ. Ngoài ra quy định còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành chứng từ
  • 30. 30 thương mại điện tử (không phải in ra và ký), tiết kiệm chi phí giấy tờ và thời gian lưu chuyển chứng từ giữa người xuất khẩu và nhập khẩu. Về phía người nhập khẩu, quy định này giup họ tránh được những rắc rối khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng từ các nhà xuất khẩu được cấp phép và hưởng ưu đãi thuế suất, chẳng hạn như tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn thương mại chưa được ký hay cơ quan hải quan nghi ngờ tính xác thực chữ ký của nhà xuất khẩu. Những rắc rối đó có thể làm trì hoãn việc giao nhận hàng. Khoản 8 điều 21 Công ước PEM quy định về thời gian phát hành tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn: “Một tuyên bố trên hóa đơn hoặc một tuyên bố trên hóa đơn EU-MED có thể được phát hành khi hàng hóa mà nó liên quan được xuất khẩu, hoặc sau khi xuất khẩu với điều kiện nó được xuất trình ở nước nhập khẩu trong vòng 2 năm sau khi nhập khẩu hàng hóa đó.” Về thời hạn hiệu lực của tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn, Điều 23 Công ước PEM quy định thời hạn là 4 tháng kể từ ngày phát hành ở nước người xuất khẩu, trong thời hạn đó bằng chứng xuất xứ phải được xuất trình cho cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng thì bằng chứng xuất xứ vẫn được hải quan nước nhập khẩu chấp nhận. Điều 24 Công ước quy định rằng việc nộp các bằng chứng xuất xứ phải được thực hiện theo các thủ tục được áp dụng tại nước nhập khẩu. Đối với những lô hàng giao nhiều lần hàng hóa được tháo rời, Điều 25 quy định bằng chứng xuất xứ chỉ cần xuất trình trong chuyến hàng đầu tiên. Nhìn chung những quy định về thời gian phát hành, thời hạn hiệu lực và việc xuất trình bằng chứng xuất xứ trong cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép tương đồng với những quy định trong cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền.  Quy định về nghĩa vụ kiểm tra của các cơ quan hải quan Trong mô hình nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED, cơ quan hải quan của nước xuất khẩu có trách nhiệm quản lý, theo dõi và giám sát những nhà xuất khẩu được cấp phép phát hành tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn (Khoản 3, 4 Điều 22 Công ước PEM). Về việc kiểm tra các nhà xuất khẩu được cấp phép, Văn bản hướng dẫn của EU quy định thêm: “Các cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra thường xuyên đối với các nhà xuất khẩu được cấp phép. Những cuộc kiểm tra này phải đảm bảo sự tuân thủ liên tục của việc sử dụng sự cho phép và có thể thực hiện trong khoảng thời gian được xác định, nếu có thể, trên cơ sở các tiêu chí phân
  • 31. 31 tích rủi ro.” Nếu như Công ước PEM trao quyền cho các cơ quan hải quan các nước thành viên cấp phép cho các nhà xuất khẩu đủ điều kiện thì Khoản 5 Điều 22 cũng yêu cầu các cơ quan này tước sự cho phép ấy vào bất kỳ thời điểm nào nếu “nhà xuất khẩu được cấp phép không còn cung cấp được sự bảo đảm được nêu tại khoản 1, không còn đáp ứng được những tiêu chí được nêu ở khoản 2 hoặc sử dụng không đúng sự cho phép.” Đây là những quy định nhằm kiểm soát tình hình chấp hành luật pháp của các nhà xuất khẩu được cấp phép, bởi vì bằng chứng xuất xứ là do họ tự phát hành, không có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Ngay cả với cơ chế chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền, tình trạng gian lận xuất xứ vẫn xảy ra bởi, hơn ai hết, nhà sản xuất/nhà xuất khẩu mới là những người có đầy đủ thông tin cần thiết về việc hàng hóa có thỏa mãn các tiêu chí để được coi là hàng hóa có xuất xứ ưu đãi theo một hiệp định thương mại tự do nào đó hay không. Để tránh các nhà xuất khẩu lợi dụng sự nới lỏng trong việc được tự chứng nhận xuất xứ này, cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép rất chu trọng trong việc kiểm soát các nhà xuất khẩu đã được cấp phép. Thực tiên ở các quốc gia, giấy phép của các nhà xuất khẩu chỉ được cấp trong một thời gian nhất định. Ví dụ như ở Iceland, giấy phép chỉ được cấp với thời hạn 5 năm; đối với những trường hợp đặc biệt (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu mới, sản phẩm mới…) giấy phép có thể chỉ được cấp với thời hạn 1 năm, nếu tuân thủ đầy đủ thì sau 1 năm đó mới được cấp phép thời hạn 5 năm. Còn ở Na Uy, thời hạn đối với những nhà xuất khẩu xin cấp phép lần đầu chỉ là 2 năm, sau 2 năm đó nếu tuân thủ tốt, giấy phép sẽ được cấp với thời hạn 5 năm. Cơ quan hải quan địa phương có nghĩa vụ kiểm tra các nhà xuất khẩu được cấp phép vào bất cứ luc nào. Đặc điểm chung của các nước áp dụng cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép ở khu vực EU-MED là nhà xuất khẩu khó được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ (thông qua hệ thống các tiêu chí) nhưng dê bị tước giấy phép nếu có dấu hiệu sai phạm. Đối với những trường hợp sai phạm lớn còn bị phạt theo luật định. Đối với việc kiểm tra bằng chứng xuất xứ, mô hình nhà xuất khẩu được cấp phép của khu vực EU-MED dựa trên cơ sở hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau của các cơ quan hải quan liên quan (Điều 31 Công ước PEM). Các cơ quan hải quan của nước xuất khẩu, nhập khẩu hỗ trợ lẫn nhau trong việc kiểm tra tính xác thực của các bằng chứng xuất xứ và tính chính xác của các thông tin được đưa ra trong các chứng từ này.
  • 32. 32 Hình 2.1: Quy trình xác minh bằng chứng xuất xứ ở nước nhập khẩu theo cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép Nguồn: WCO, 2012, Origin Verfications Khi cơ quan hải quan của nước nhập khẩu có những “nghi vấn hợp lý” về hình thức hoặc nội dung của bằng chứng xuất xứ, họ có thể yêu cầu cơ quan hải quan của nước xuất khẩu xác minh bằng cách trả lại hóa đơn (hoặc hóa đơn thương mại) có tuyên bố xuất xứ, cùng yêu cầu hậu kiểm trong đó nói rõ lý do tại sao việc hậu kiểm phải được tiến hành và những tài liệu cùng thông tin cần thiết, thông qua Trụ sở trung tâm của văn phòng Hải quan khu vực (Khoản 1, 2 Điều 32 Công ước PEM – Kiểm tra bằng chứng xuất xứ). Thông thường, hải quan nước nhập khẩu sẽ tạm đình chỉ việc cấp ưu đãi thuế quan đối với những hàng hóa đang được xác minh. Hình 2.2: Quy trình xác minh bằng chứng xuất xứ ở nước xuất khẩu theo cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép
  • 33. 33 Nguồn: WCO, 2012, Origin Verfications Cơ quan hải quan nước xuất khẩu tiến hành việc điều tra theo yêu cầu và trả lời cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong thời gian sớm nhất có thể. Kết quả trả lời phải chỉ ra được các bằng chứng xuất xứ có đáng tin cậy và liệu hàng hóa có đung là có xuất xứ như trong tuyên bố xuất xứ hay không (Khoản 5 Điều 32 Công ước PEM). Để phục vụ cho mục đích này, cơ quan hải quan nước xuất khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp bất cứ bằng chứng gì hoặc tiến hành các cuộc kiểm tra cơ sở của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nếu cần thiết (Khoản 3 Điều 32 Công ước PEM). Cơ quan hải quan nước xuất khẩu phải trả lời trong vòng muộn nhất là 10 tháng, quá thời gian trên, cơ quan hải quan nước nhập khẩu sẽ đình chỉ vĩnh viên việc cấp ưu đãi thuế quan cho hàng hóa đó, trừ các trường hợp bất khả kháng (Khoản 6 Điều 32 Công ước PEM). Trường hợp phát hiện ra sai phạm của nhà xuất khẩu, họ sẽ phải nộp phạt theo quy định tại Điều 34 Công ước PEM. Với những tranh chấp giữa các bên liên quan vẫn tồn tại sau quá trình xác minh bằng chứng xuất xứ, các bên phải thành lập một hội đồng chung để giải quyết; không có tòa án giải quyết tranh chấp trong các hiệp định thương mại tự do (Điều 33 - Giải quyết tranh chấp). Chu ý việc hậu kiểm bằng chứng xuất xứ cũng có thể được cơ quan hải quan nước xuất khẩu tiến hành một cách ngẫu nhiên chứ không nhất thiết chỉ khi có yêu cầu từ cơ quan hải quan nước nhập khẩu (Khoản 1 Điều 32 Công ước PEM).  Quy định về nghĩa vụ lưu giữ chứng từ
  • 34. 34 Cho dù là phục vụ cho công tác hậu kiểm hay một lý do gì khác, sẽ có những luc phải xem lại bằng chứng xuất xứ và các tài liệu liên quan khác đối với một lô hàng nhất định. Vì vậy cho dù bản thân bằng chứng xuất xứ chỉ có thời hạn hiệu lực là 4 tháng, trong cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép, nhà xuất khẩu phát hành tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn có nghĩa vụ lưu giữ bản sao tuyên bố này cũng như các tài liệu hỗ trợ chứng minh xuất xứ của hàng hóa trong thời gian ít nhất là 3 năm (Khoản 2 Điều 28 Công ước PEM). Điều 27 Công ước quy định cụ thể một số loại tài liệu được coi là tài liệu hỗ trợ, chẳng hạn như bằng chứng trong hồ sơ hoặc sổ sách kế toán nội bộ về quy trình nhận hàng của nhà xuất khẩu, nhà cung cấp; tài liệu chứng minh xuất xứ của nguyên vật liệu đầu vào; tài liệu chứng minh quá trình gia công chế biến. Đối với các cơ quan hải quan, cơ quan hải quan nước nhập khẩu mới là cơ quan phải có trách nhiệm lưu giữ tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn do nhà nhập khẩu xuất trình (Khoản 4 điều 28 Công ước PEM). 2.2. Cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu 2.2.1. Giới thiệu về khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ và Hiệp định NAFTA Vào năm 1992, chính phủ 3 nước Canada, Mexico và Mỹ đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ NAFTA, tạo ra một khối thương mại 3 bên ở Bắc Mỹ. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1994, thay thế và mở rộng Hiệp định thương mại tự do Canada – Mỹ thành lập năm 1989. Mục tiêu ban đầu mà NAFTA đề ra là loại bỏ các rào cản đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên, tạo thuận lợi di chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới. Từ khi bắt đầu có hiệu lực, Hiệp định NAFTA đã thuc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của toàn bộ người dân 3 nước thành viên, thể hiện rõ ràng nhất ở mức tăng khối lượng thương mại nội khối, từ 289 nghìn tỷ USD vào năm 1993 đạt tới 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2012, nghĩa là tăng gần gấp 3,7 lần trong vòng 20 năm. Thành công của khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ là nhờ sự kết hợp của vốn và kỹ thuật của Mỹ, Canada cùng nguồn tài nguyên dồi dào và nguồn nhân công giá rẻ của Mexico. Ngày nay, đây là một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với quy mô diện tích 21,6 triệu km2 , dân số hơn 470 triệu người và GDP đạt 20,1 nghìn tỷ USD (số liệu năm 2013) (Foreign Affairs, Trade and Development Canada, 2014). Hiệp định thương mại tự do NAFTA là hiệp định thương mại toàn diện nhất hiện nay, bao gồm các quy định về rất nhiều lĩnh vực như: thương mại hàng hóa,
  • 35. 35 dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hành chính, lao động, môi trường… Khác với Liên minh châu Âu EU, NAFTA chỉ hướng tới tạo thuận lợi thương mại giữa các quốc gia thành viên chứ không tiến tới xóa bỏ biên giới quốc gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ. Những đặc điểm chính của Hiệp định thương mại tự do NAFTA bao gồm: - Xóa bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ giữa 3 nước: cụ thể, khoảng 50% thuế quan được cắt giảm ngay khi hiệp định có hiệu lực và phần còn lại được cắt giảm dần dần trong vòng 15 năm và xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2008. Mỹ và Canada đã thỏa thuận cắt giảm thuế quan từ năm 1989 nên thực chất chỉ có sự cắt giảm thuế quan giữa Mexico và hai thành viên còn lại. - Xóa bỏ hoàn toàn hàng rào phi thuế quan vào năm 2008 - Thiết lập các quy chuẩn: 3 quốc gia thành viên NAFTA thỏa thuận thiết lập các tiêu chuẩn chung về y tế, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn công nghiệp…; các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia không còn được sử dụng như một rào cản đối với thương mại tự do nữa. - Tăng cơ hội đầu tư, mở cửa thị trường bảo hiểm và tài chính - Tăng cường quyền sở hữu trí tuệ - Thiết lập hội đồng chung xử lý các vấn đề về lao động và môi trường Riêng về thương mại hàng hóa, đặc điểm chính của khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA là tính bảo hộ cao. Chỉ những hàng hóa có xuất xứ Bắc Mỹ mới đủ điều kiện để miên thuế. Tuy nhiên để đạt được xuất xứ Bắc Mỹ thì tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực của sản phẩm phải rất lớn, ví dụ đối với giày dép, hóa chất phải chứa ít nhất 50% thành phần sản xuất ở Bắc Mỹ, đối với ô tô tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc có thể lên tới 62,5%. Ngoài các yêu cầu nghiêm ngặt về xuất xứ, những quy định về sở hữu trí tuệ, nhãn mác, tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động… đều ở mức rất cao, ngăn chặn hàng hóa của các nước khác nhập khẩu vào khu vực này (Lê Hồng Hiệp, 2014). 2.2.2. Quy định về cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu của NAFTA  Quy định về người phát hành bằng chứng xuất xứ Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của NAFTA cũng là cơ chế mà người xuất khẩu phát hành bằng chứng xuất xứ. Tuy nhiên đây là cơ chế chứng nhận dựa hoàn toàn vào nhà xuất khẩu, có nghĩa là không có sự liên quan của cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hành bằng chứng xuất xứ, các nhà xuất khẩu tự phát hành
  • 36. 36 chung mà không phải chịu bất kỳ sự kiểm soát, quản lý nào từ các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể Khoản 3 Điều 501 Hiệp định NAFTA quy định: “Mỗi bên phải: a) yêu cầu nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của mình hoàn thành và ký một Giấy chứng nhận xuất xứ đối với bất kỳ lô hàng xuất khẩu nào mà nhà nhập khẩu có thể được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu khẩu lô hàng đó vào lãnh thổ của Bên kia; và b) trong trường hợp nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của bên đó không phải là nhà sản xuất của hàng hóa, nhà xuất khẩu có thể hoàn thành và ký một Giấy chứng nhận xuất xứ trên cơ sở (i) kiến thức của mình về việc hàng hóa có đủ điều kiện là một hàng hóa có xuất xứ, (ii) sự căn cứ hợp lý của nhà xuất khẩu vào văn bản của nhà sản xuất chỉ ra rằng hàng hóa là có xuất xứ, hoặc (iii) một Giấy chứng nhận xuất xứ điền đầy đủ và được ký của hàng hóa do nhà sản xuất cung cấp tự nguyện cho nhà xuất khẩu.” Như vậy, chỉ nhà xuất khẩu trực tiếp hàng hóa có trách nhiệm phát hành và xác nhận Giấy chứng nhận xuất xứ. Nhà phân phối, nhà sản xuất hàng hóa không thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa không có trách nhiệm này. Việc tự phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ phụ thuộc vào sự hiểu biết của nhà xuất khẩu về hàng hóa, tuy nhiên nếu không nắm rõ có thể sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ do nhà sản xuất hàng hóa điền và xác nhận làm cơ sở. Tuy nhiên, việc nhà sản xuất cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ do họ phát hành là dựa trên cơ sở tự nguyện, và Giấy chứng nhận xuất xứ này chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho việc tự phát hành bằng chứng xuất xứ của nhà xuất khẩu, chứ không có giá trị hưởng ưu đãi thuế quan. Bằng chứng xuất xứ được chuyển cho người nhập khẩu là Giấy chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khẩu, chứ không phải là của nhà sản xuất. Nhà xuất khẩu phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ và nhà sản xuất cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu có trách nhiệm cung cấp bản sao của các chứng từ đó khi được yêu cầu cho cơ quan hải quan nước họ. Những người này khi phát hiện có sai sót trong Giấy chứng nhận xuất xứ do mình phát hành phải không chậm trê thông báo bằng văn bản cho các bên được chuyển Giấy chứng nhận xuất xứ này những thay đổi có thể ảnh hưởng đến tính chính xác và hiệu lực của
  • 37. 37 Giấy chứng nhận xuất xứ (Khoản 1 điều 504 Hiệp định NAFTA). Bằng cách tự nguyện thông báo không chậm trê bằng văn bản, nhà xuất khẩu/nhà sản xuất có thể tránh được các khoản phạt về việc phát hành bằng chứng xuất xứ không chính xác (Khoản 3 Điều 504 Hiệp định NAFTA). Qua quy định này, có thể thấy đặc điểm của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của NAFTA là ngoài tạo sự thông thoáng: nhà xuất khẩu tự phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ, cơ quan nhà nước không tham gia vào bất kỳ quy trình nào trong việc chứng nhận xuất xứ, đây là cơ chế đề cao tinh thần tự giác chấp hành pháp luật của các nhà xuất khẩu.  Quy định về bằng chứng xuất xứ Bằng chứng xuất xứ sử dụng trong cơ chế chứng nhận xuất xứ của NAFTA là một Giấy chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu phát hành và ký xác nhận. Điểm khác biệt so với cơ chế nhà xuất khẩu được cấp phép của EU là, không có quy định về việc nhà xuất khẩu nào thì được phép tự phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ, cũng như không có sự ràng buộc nào về giá trị của lô hàng. Mọi nhà xuất khẩu đều có thể tự phát hành bằng chứng xuất xứ không phụ thuộc vào giá trị của lô hàng. Tuy nhiên không phải mọi lô hàng đều cần có Giấy chứng nhận xuất xứ. Chỉ những lô hàng đáp ứng đủ điều kiện để đạt xuất xứ NAFTA và muốn hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định NAFTA mới cần phải đi kèm với Giấy chứng nhận xuất xứ. Cho mục đích thông quan đơn thuần, Giấy chứng nhận xuất xứ NAFTA là không cần thiết. Ngoài ra đối với những lô hàng thương mại, phi thương mại có giá trị thấp, dưới 1000 USD hoặc tương đương theo đơn vị tiền tệ của Canada và Mexico hoặc lô hàng không yêu cầu Giấy chứng nhận xuất xứ thì việc nhà xuất khẩu phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ cũng là không cần thiết (Điều 503 Hiệp định NAFTA). Thay vào đó, nhà xuất khẩu chỉ cần đánh máy/in/đóng dấu một tuyên bố xuất xứ trên hóa đơn thương mại đi kèm với hàng hóa. Trường hợp ngoại lệ này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn như các nhà bán lẻ trực tuyến – hình thức rất phổ biến ở Bắc Mỹ, khi gửi những lô hàng giá trị thấp đến các nước NAFTA. Cơ chế chứng nhận xuất xứ của Hiệp định NAFTA sử dụng một mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ chung cho cả ba nước (Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu 434 – C/O form 434) (Phụ lục 2). Ngôn ngữ của C/O có thể là tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha (người Mỹ sử dụng tiếng Anh, người Canada sử dụng hai thứ