SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN PHÚC LINH
PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH:
LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa
học: QH – 2013 – L
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THUẬN
(Cơ quan công tác: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thuận. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội không
liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình
thực hiện (nếu có).
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm
2017
Người cam đoan
Sinh viên
Nguyễn Phúc Linh
2
MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ..............................................................7
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP......................................... 13
1.1 Những vấn đề lý luận ............................................................................................. 13
1.1.1 Khái niệm hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp.......................... 13
1.1.2 Đặc điểm khác biệt của thị trường sáp nhập và mua bán doanh nghiệp so
với các thị trường khác: ............................................................................................ 24
1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp....................... 24
1.2 Những vấn đề pháp lý về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ......................... 26
1.2.1 Khái niệm pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp...................... 26
1.2.2 Nội dung của pháp luật sáp nhập và mua bán doanh nghiệp...................... 26
1.2.3 Vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp..................................................................................................... 27
1.2.4 Quy định về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của một
số quốc gia trên thế giới............................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............................................................................... 31
2.1 Hoạt động M&A Việt Nam trong những năm gần đây: .................................... 31
2.2 Một số thương vụ M&A điển hình tại Việt Nam: .............................................. 37
2.3 Nội dung pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam......... 40
3
2.3.1 Một số quy định của Luật Doanh Nghiệp hiện hành đối với hoạt động
mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam....................................................... 41
2.3.2 Một số quy định của Luật Đầu tư hiện hành đối với hoạt động mua bán
sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam ...................................................................... 48
2.3.3 Một số quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành đối với hoạt động mua
bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam............................................................... 52
2.3.4 Một số quy định của Luật các tổ chức tín dụng hiện hành đối với hoạt
động mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............................. 53
2.3.5 Một số quy định của Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành 2014 đối
với hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.............................. 55
2.4 Một số những bất cập trong pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở
Việt Nam ........................................................................................................................ 58
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............................................................................... 66
3.1 Yêu cầu hoàn thiện..................................................................................................... 66
3.2 Nội dung hoàn thiện................................................................................................... 66
3.3 Giải pháp hoàn thiện.................................................................................................. 67
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 78
4
BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải
CTCP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
SKHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư
TCTD Tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TT-BKHĐT Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
TT-BTC Thông tư của Bộ Tài chính
TT-NHNN Thông tư của Ngân hàng Nhà nước
AEC ASEAN Economic Community: Cộng đồng kinh tế chung
ASEAN
BCC Business Cooperation Contract: Hợp đồng hợp tác kinh
doanh
CFA Financial Analyst Institute: Cơ quan phân tích tài chính
Hoa Kỳ
FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Aggrement: Hiệp định thương mại tự do
IMAA Institute of Mergers, Acquisitions and Alliances: Viện
Hợp nhất, Mua lại và Liên kết: một tổ chức tư vấn phi lợi
nhuận được công nhận và bảo đảm trên toàn thế giới
IPO Initial Public Offering: Phát hành cổ phiếu ra công chúng
M&A Mergers and Acquisitions: Hoạt động mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp
5
OTC
TPP
USD
VBF
VCA
Over the counter: là một loại cổ phiếu đã được phát hành
tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng chưa niêm
yết giá
Trans-Pacific Partnership Agreement: Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương
Đô la Mỹ
Vietnam Business Forum: Diễn đàn kinh doanh Việt Nam
Vietnam Competition Authority: Cục quản lý cạnh tranh
Việt Nam
6
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Bảng, đồ thị, sơ đồ Tên Trang
Hình 1.1 Tổng số thương vụ theo số lượng và giá trị từ 77
năm 2015 đến cuối năm 2016 (Theo Báo cáo
phân tích của KPMG; Capital IQ, thời điểm:
22/7/2016)
Hình 2.1 Tình hình M&A trên toàn cầu(Nguồn: 78
Thomson Financial, IMAA)
Hình 2.2 Tình hình M&A Khu vực Châu Á – Thái 78
Bình Dương(Nguồn: Thomson Financial,
IMAA)
Hình 2.3 Tình hình M&A tại Việt Nam(Nguồn: 78
Thomson Financial, IMAA)
Bảng 1.1 So sánh giữa thâu tóm, mua lại, sáp nhập, 22
hợp nhất
Bảng 2.1 Tổng hợp những thương vụ M&A nổi bật 37
trong năm 2015, 2016
Biểu đồ 2.1 Số lượng các khoản đầu tư cho Start-up 77
2011-2016. (Nguồn: Theo thống kê của
Topica Founder Institute)
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang và sẽ diễn ra sâu rộng chưa
từng có, với việc thực hiện lộ trình Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); đàm phán
và ký kết nhiều FTA thế hệ mới, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, không gian kinh tế của
Việt Nam đang được mở rộng hơn bao giờ hết. Không gian kinh tế mới này đang
mở ra cơ hội mới, sân chơi mới cho cộng đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Không gian kinh tế mới cộng hưởng với làn sóng M&A (Merger and
Acquisitions) đã và đang diễn ra sôi động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế,
với nhiều thương vụ quy mô lớn lên tới hàng tỉ USD sẽ tạo nên sự bùng nổ của thị
trường M&A như những dự đoán của các chuyên gia cách đây vài năm trở lại đây.
Trước đó, từ năm 2013 đến 2015, tổng giá trị thị trường M&A đã tăng từ 3,5
tỷ USD lên đến 5,2 tỷ USD. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị thị trường
đã đạt 3 tỷ USD và vượt ngưỡng mong đợi 5,3 USD[5]
Ở góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Việt nam đang rộng
mở và giàu tiềm năng hơn bao giờ hết. Việt nam là một nền kinh tế trẻ với dân số
hơn 93 triệu người. Cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, và sự hội nhập quốc
tế đã biến Việt Nam thành một địa điểm đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư nước
ngoài đến Việt nam để khai thác một thị trường tiêu thụ rộng lớn, cũng như dời các
cơ sở sản xuất của họ đến Việt Nam để hưởng các lợi thế từ hiệp định thương mại tự
do. Thông qua việc thâu tóm một doanh nghiệp nội địa, nhà đầu tư nước ngoài có
thể giảm thiểu thời gian bước vào thị trường cho dự án đầu tư của họ tại Việt nam.
Năm 2016, chúng ta được chứng kiến nhiều thương vụ M&A giá trị cao
trong lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng với bên mua là các nhà đầu tư đến từ Thái Lan và
Nhật Bản. Thương vụ chuyển nhượng Big C và Metro Cash & Carry nằm trong top
3 giao dịch M&A có giá trị cao nhất. Lĩnh vực bất động sản cũng sôi động với
thương vụ Keangnam Landmark Tower, Empire City và Kumho Asiana Plaza. Một
điểm chung của các thương vụ lớn này là hầy hết các nhà đầu tư nước ngoài đóng
vai trò là bên mua. ( Xem Hình 1.1 – Phụ lục – Trang 77 )
8
Tuy nhiên, pháp luật Việt nam chưa có một khung pháp lý thống nhất cho
M&A. Thay vào đó, các quy định pháp luật về M&A nằm rải rác ở nhiều luật khác
nhau. Đó cũng là lý do cần phải có công trình nghiên cứu luật học đánh giá pháp
luật và tình hình thực thi pháp luật để kiểm soát các thương vụ mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, hiệu quả, mang lại
phúc lợi chung cho xã hội.
Với những lý do đó, tôi lựa chọn : “Pháp luật về mua bán và sáp nhập
doanh nghiệp ở Việt Nam” là đề tài khóa luận của mình. Trong quá trình nghiên
cứu không thể tránh những thiếu sót, mong thầy cô và các bạn góp ý để tôi có thể
hoàn thành đề tài một cách hoàn thiện nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn !
2. Mục tiêuvà nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của khóa luận:
Mục đích của khóa luận là nghiên cứu hoạt động sáp nhập và mua bán doanh
nghiệp dưới góc độ pháp lý và xây dựng một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về
mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, khóa luận cần đạt được những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận của hoạt động sáp nhập và mua bán doanh
nghiệp bằng việc làm rõ khái niệm, quan niệm hoạt động sáp nhập và mua bán
doanh nghiệp ở một số quốc gia và Việt Nam; làm rõ đặc điểm mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với một số quan hệ pháp luật khác; phân
tích các nội dung cơ bản của pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Trong
quá trình phân tích, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp được xem xét dưới
góc độ so sánh với quy định của một số nước trên thế giới làm phong phú hơn cũng
như toàn diện hơn về hoạt động này.
Thứ hai, nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động mua bán
và sáp nhập doanh nghiệp, chỉ ra những tồn tại bất cập của hệ thống pháp luật về
mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; phân tích và bình luận những kinh nghiệm điều
chỉnh pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở một số quốc gia; Phân tích,
đánh giá thực tiễn hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp làm nền tảng đề đề
xuất giải pháp phù hợp.
9
Thứ ba, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán
doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay
Phạm vi:
- Thời gian: Trong những năm gần đây 2015-2017
- Không gian: Trong khuôn khổ phạm vi pháp lý hoạt động sáp nhập mua bán
doanh nghiệp Việt Nam
- Nội dung: Bài làm tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ các khái niệm liên
quan đến hoạt động mua bán sáp nhập M&A theo quy định của pháp luật
Việt Nam, nêu lên những điểm nổi bật trong quy định và những bất cập, hạn
chế để từ đó nêu lên một số những giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý
hoạt động M&A tại Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Bài làm tập trung trả lời cho một số các câu hỏi nghiên cứu:
- Thế nào là hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A ? Đặc điểm
và ý nghĩa của hoạt động M&A?
- Thế nào là pháp luật về hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A?
- Toàn cảnh thị trường M&A trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần
đây như thế nào?
- Hoạt động M&A được quy định trong pháp luật Việt Nam như thế nào?
- Có những khó khăn, bất cập gì trong các quy định pháp luật Việt Nam về
hoạt động M&A?
- Cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn bất cập trên?
10
5. Kết cấu đề tài
Kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động sáp nhập và mua
bán doanh nghiệp: Trọng tâm của chương là làm rõ vấn đề lý luận quan niệm, khái
niệm về hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, phân biệt được rõ những
khái niệm liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như: thâu tóm,
mua lại, sáp nhập, hợp nhất, tìm hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động sáp
nhập và mua bán doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương 1 nêu lên khái niệm chung
nhất về thế nào là pháp luật và nội dung pháp luật hoạt động sáp nhập và mua bán
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở
Việt Nam: Trọng tâm của chương có thể tóm gọn thành 3 phần chính. Phần thứ nhất
là về thực trạng hoạt động M&A Việt Nam nói chung trong những năm gần đây
2015-2017, tổng hợp một số thương vụ M&A tiêu biểu, điển hình. Phần thứ hai nêu
lên một số quy định trong pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A, được
tác giả chia theo các nhóm chế định cụ thể. Phần cuối cùng, tác giả nêu một số
những bất cập trong pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay đang gây nhức nhối cho các nhà hành luật.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt
Nam: Trong phạm vi kiến thức và hiểu biết, cũng như trong quá trình nghiên cứu đề
tài, tác giả nêu lên năm ý kiến giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về
hoạt động M&A mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.
6. Đóng góp của đề tài
Khóa luận với đề tài “Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt
Nam” đã thể hiện được những điểm sau:
- Tổng lược được toàn cảnh M&A Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
trong khoảng thời gian gần đây 2015-2017.
11
- Nêu lên được thực trạng một số những bất cập, vướng mắc hiện này liên
quan đến vấn đề hoạt động M&A tại Việt Nam gây khó dễ cho các nhà đầu
tư, các nhà hành luật.
- Làm rõ được các khái niệm liên quan đến hoạt động M&A dưới góc độ các
quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam: thâu tóm, mua lại, sáp nhập, hợp
nhất.
- Nêu lên một số giải pháp để hoàn thiện hơn khung pháp lý hoạt động M&A
tại Việt Nam.
12
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề lý luận
1.1.1 Khái niệm hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp
Mua bán (mua lại) và sáp nhập (M&A – viết tắt của cụm từ tiếng anh
“Mergers and Acquisitions”). Hai khái niệm này thường đi chung với nhau do có
nhiều nghiệp vụ giống nhau, khá nhiều trường hợp người ta không thể phân biệt sự
khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định. M&A có thể hiểu là hoạt động
giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc
sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Như vậy, nguyên tắc cơ bản của
M&A là phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình
trạng cũ không đạt được. Nói cách khác, M&A liên quan đến việc sở hữu và thực
thi quyền sở hữu để làm thay hoặc tạo ra những giá trị mới cho các cổ đông. Về một
khía cạnh khác, mua bán và sáp nhập là một giao dịch, trong đó chủ sở hữu của
công ty, cơ cấu và hoạt động kinh doanh được biến chuyển hoặc kết hợp. Nhìn nhận
dưới góc độ quản trị chiến lược, M&A có thể là đòn bảy cho phép công ty tăng
trưởng hoặc “chìm” và làm thay đổi lối kinh doanh vốn có và vị thế cạnh tranh trên
thị trường.
Mặc dù Mua bán và Sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ
quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ Mua bán và Sáp nhập vẫn có sự
khác biệt nhất định. Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt
mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là Mua bán. Dưới khía
cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên
bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng.
Theo nghĩa đen, Sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy
mô, đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu
riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả
hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành.
Trường hợp Daimler-Benz và Chrysler là một ví dụ về Sáp nhập: hai hãng Sáp nhập
và một công ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên DaimlerChrysler. Tuy nhiên,
13
trên thực tế, hình thức “Sáp nhập ngang bằng” không diễn ra thường xuyên do nhiều
lý do. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra công chúng cần có
lợi cho cả công ty bị mua và công ty mới sau khi Sáp nhập. Thông thường, một
công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị
mua tuyên bố với bên ngoài rằng, hoạt động này là “Sáp nhập ngang bằng” cho dù
về bản chất là hoạt động mua bán. Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là
Sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích chung. Nhưng khi
bên bị mua không không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ mua
bán. Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào
việc, thương vụ đó có được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay bị ép buộc
thâu tóm nhau.
Một số tình huống không được coi là M&A:[15]
• Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác nhưng không
tham gia hoạt động quản trị/điềuhành, chỉ thuần túy nhận cổ tức hoặc kỳ vọng nhận
thặng dư khi bán lại cổ phần cho nhà đầu tư khác;
• Một quỹ đầu tư chứng khoán mua cổ phiếu (niêm yết hoặc OTC) của một
doanh nghiệp đại chúng trên thị trường chứng khoán và cũng không tham gia quản
trị/điều hành tại doanh nghiệp đó.
• Một quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) khi đầu tư vốn với tư cách cổ
đông vào các doanh nghiệp và cử đại diện phần vốn góp tại Hội đồng quản trị
nhưng vai trò của các thành viên này chủ yếu chỉ mang tính tư vấn, hỗ trợ cho các
doanh nghiệp này với kỳ vọng khi doanh nghiệp phát triển sẽ có thể thoái vốn thông
qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO). Trường hợp doanh nghiệp do quỹ
đầu tư vào không thành công thì khoản đầu tư trên có thể mất theo đúng tính chất
“mạo hiểm” của quỹ.
Như vậy, hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu của một
doanh nghiệp đối với cổ phần hoặc tài sản mà còn làm thay đổi cả hoạt động quản
trị/điều hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ thay đổi về quản trị còn phụ
thuộc vào các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và các thỏa thuận của
các bên khi tiến hành thương vụ M&A.
14
Định nghĩa hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp theo quy định pháp
luật của một số nước:
Hoa Kỳ là quốc gia Liên bang nên tồn tại hai hệ thống pháp luật là pháp luật
liên bang và pháp luật của từng bang. Do đó, hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh
của hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Theo
pháp luật liên bang, sáp nhập có nghĩa là sự kết hợp giữa hai công ty mà một bên
hoàn toàn bị thâu tóm bởi công ty kia. Công ty kém quan trọng hơn sẽ mất đi đặc
điểm nhận diện của mình và trở thành một phần của công ty quan trọng hơn nơi vẫn
giữ được đặc điểm nhận diện của mình. Hoạt động sáp nhập làm lu mờ công ty bị
sáp nhập và công ty được sáp nhập sẽ nắm giữ các quyền, lợi ích và trách nhiệm của
công ty bị sáp nhập. Một hoạt động sáp nhập không giống với hoạt động hợp nhất
mà hai công ty cùng bị mất đi những đặc điểm nhận dạng của mình và tạo nên một
hình thức công ty hoàn toàn mới.
Dựa trên báo cáo của CFA(Financial Analyst) Institute: Các văn bản pháp lý
của Mỹ điều chỉnh hoạt động M&A được chia thành hai nhóm chính. Nhóm thứ
nhất là Luật chống độc quyền (Antitrust Law) và Luật chứng khoán (Securities
Law). Nhóm thứ nhất – Luật chống độc quyền gồm một số các văn bản pháp lý như:
Sherman Antitrust Act (1980) khung hình phạt cho hoạt động hạn chế cạnh tranh,
Clayton Antitrust Act (1914) bổ sung các hành vi bị cấm như phân biệt giá, độc
quyền, Celler-Kefauver Act(1950), Hart–Scott–Rodino Antitrust Improvements Act
(1976) yêu cầu khoảng thời gian chờ đợi trước khi một thương vụ M&A hoàn thành
và nêu ra các dữ liệu pháp lý cần đệ trình... Nhóm thứ hai – Luật chứng khoán gồm
Williams Act (1968) quy định về công khai thông tin…[17]
Cộng đồng chung Châu Âu: Cộng đồng Châu Âu đã có một định nghĩa cụ
thể về sáp nhập và mua lại tại Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu số
139/2004 ngày 20/01/2004 (EC Merger Regulation) như sau: (i) sự sáp nhập giữa
hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phận của hai pháp nhân; hoặc (ii) thâu tóm quyền
kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản
của một công ty khác; (iii) hoặc tạo ra một liên doanh mới. Quy định về Sáp nhập
của Cộng đồng Châu Âu đã đưa ra cách tính về doanh số, thủ tục cần thiết để tiến
hành việc sáp nhập và mua lại một cách cụ thể. Mặc dù hệ thống pháp luật của từng
quốc gia thuộc thành viên của Cộng đồng chung 3 Châu Âu là khác nhau, nhưng
15
Quy chế về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu được áp dụng chung và là văn bản có
hiệu lực điều chỉnh cao hơn pháp luật của từng quốc gia phê chuẩn. [4]
Pháp luật Việt Nam, trên cơ sở phân tích các quy định của Luật Cạnh
Tranh 2004, Luật Doanh Nghiệp 2014, chúng ta có được những khái niệm cơ bản
sau:
Thứ nhất, về vấn đề sáp nhập doanh nghiệp (Mergers):
Theo Điều 195 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014:“Một hoặc một số công
ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau
đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của công ty bị sáp nhập.”
Sáp nhập doanh nghiệp còn được định nghĩa trong Luật Cạnh Tranh 2004 tại
Khoản 1 - Điều 17: “1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh
nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang
một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp
nhập […].”
Thứ hai, quan niệm về hợp nhất doanh nghiệp (Consolidations):
Theo Điều 194 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014: “Hai hoặc một số công
ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau
đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp
nhất.”
Luật Cạnh Tranh 2004 quy định vấn đề này tại Khoản 1 – Điều 17: “Hợp
nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.”
Thứ ba, quan niệm về mua bán doanh nghiệp ( Acquisitions): Mặc dù Luật
Doanh Nghiệp không đề cập đến khái niệm mua bán doanh nghiệp nhưng chúng ta
lại có Điều luật quy định về bán doanh nghiệp – Điều 187 Luật Doanh Nghiệp
2014:
16
“1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho
người khác. 2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh
trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua,
người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.[…].”
Luật Cạnh Tranh cũng đưa ra được khái niệm về mua lại doanh nghiệp tại
Khoản 3 – Điều 17: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ
hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ
hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”
Thứ tư, khái niệm về thâu tóm doanh nghiệp (Takeovers): Thâu tóm là khái
niệm được sử dụng để chỉ một công ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với
một công ty khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc
tài sản của công ty mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công
ty đó.
Tỷ lệ này có thể khác nhau theo quy định cụ thể trong Luật Công ty của từng
nước. Ví dụ ở Việt Nam, tỷ lệ này là 75% (tối thiểu là 65%) cụ thể theo Khoản 3
Điều 60 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014:
“3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội
đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:
a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên
dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên
dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một
tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều
lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.”
Sau khi kết thúc chuyển nhượng, công ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động (bị
sáp nhập) hoặc trở thành một công ty con của công ty thâu tóm.
Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo hai doanh nghiệp không thống nhất được
để đi đến một vụ mua bán thân thiện (friendly takeover) và bên đi mua trở thành kẻ
thôn tính bằng cách dùng nhiều biện pháp để gạt lãnh đạo công ty bị thôn tính sang
một bên. Hình thức giao dịch này được gọi là thôn tính thù nghịch (hostile
17
takeover). Có ba biện pháp chính dành cho bên đi thôn tính trong trường hợp bị lãnh
đạo doanh nghiệp bên kia cự tuyệt. Thứ nhất là tiếp xúc thuyết phục, đàm phán với
các cổ đông của công ty bị thôn tính để các cổ đông này ủng hộ việc thay thế ban
lãnh đạo của công ty bị thôn tính bằng một ban lãnh đạo mới ủng hộ việc sáp nhập.
Thứ hai là đưa ra một chào mua tế nhị (tender offer), theo đó bên thôn tính công bố
công khai sẵn sàng mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của bên bị thôn tính với
một mức giá nhất định (thường là cao hơn nhiều so với giá thị trường) từ bất kỳ cổ
đông nào muốn bán. Thứ ba là âm thầm gom cổ phiếu trên thị trường (phương pháp
này đôi khi bị gọi là creeping tender offer). Trong bất cứ trường hợp thôn tính thù
nghịch nào thì bên thôn tính đều bị ban lãnh đạo của công ty bị thôn tính chống lại,
và mục tiêu của kẻ đi thôn tính cũng là thay đổi ban lãnh đạo của công ty bị mua
lại(proxy battle).
Nhận xét:
Thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” được hiểu phổ biến hiện nay ở Việt Nam
không những không chuyển tải hết khái niệm M&A (về mặt ngôn ngữ) mà còn chưa
thể hiện đầy đủ các hình thức hoạt động này. Trường hợp thôn tính mang tính thù
địch đối thủ cạnh tranh (tạm dịch thuật ngữ hostile takeovers) thông qua phương
thức “lôi kéo cổ đông bất mãn” rõ ràng không phải là “mua lại”. Còn “sáp nhập’
thực tế chỉ là một bộ phận trong khái niệm “thâu tóm” công ty. Sáp nhập để chỉ sự
thâu tóm toàn phần, và công ty mục tiêu chấm dứt sự tồn tại (như khái niệm được
quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014); trong khi “thâu tóm” còn được sử dụng
để chỉ việc tìm cách nắm giữ một số lượng cổ phần dưới 100% nhưng đủ để chi
phối công ty mục tiêu. Bên cạnh đó, thuật ngữ ‘sáp nhập và mua lại’ cũng không
tính đến hình thức “hợp nhất”, tuy không phổ biến nhưng không thể coi là một
trường hợp cá biệt của sáp nhập (trong Luật Doanh nghiệp cũng tách biệt hai khái
niệm này).
Do đó, thuật ngữ “mua bán và sáp nhập” sẽ được giới thiệu và trình bày
trong bài viết này để bao quát tất cả các hình thức của M&A từ khía cạnh quản trị
công ty. Mặc dù vậy, nhằm mục phân tích, hiểu hơn về bản chất của từng khái niệm
nhỏ liên quan đến hoạt động M&A, tác giả đã thực hiện bảng so sánh chi tiết các
khái niệm liên quan đến hoạt động M&A.
18
Thâu tóm (Takeovers) Mua lại (Acquisitions) Sáp nhập (Mergers) Hợp nhất (Consolidations)
Khái Là thuật ngữ được sử dụng Là thuật ngữ sử dụng Là thuật ngữ sử dụng khi Là thuật ngữ được sử dụng khi
niệm khi một doanh nghiệp (gọi là khi cá nhân hay doanh một hoặc một số doanh hai hoặc nhiều doanh nghiệp
doanh nghiệp thâu tóm) tìm nghiệp mua lại toàn bộ nghiệp sáp nhập vào một cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản,
cách nắm giữ quyền kiểm tài sản và các khoản nợ doanh nghiệp khác bằng thị phần, thương hiệu của nhau
soát đối với doanh nghiệp của doanh nghiệp khác cách chuyển toàn bộ tài sản , để hình thành một doanh
khác(gọi là doanh nghiệp với một giá nào đó đã quyền, nghĩa vụ hợp pháp nghiệp hoàn toàn mới, với tên
mục tiêu) thông qua thâu tóm được thỏa thuận bằng sang doanh nghiệp nhận sáp gọi mới (có thể gộp tên của hai
toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ tiền mặt, chứng khoán nhập, đồng thời chấm dứt sự doanh nghiệp cũ) và chấm dứt
phần hoặc tài sản của doanh hoặc cả hai. Bên mua tồn tại của doanh nghiệp bị sự tồn tại của các doanh nghiệp
nghiệp mục tiêu đủ để khống doanh nghiệp đăng ký sáp nhập. bị hợp nhất.
chế các quyết định của doanh thay đổi chủ doanh
nghiệp. nghiệp để trở thành chủ (Về cơ bản sáp nhập là một
sở hữu mới của doanh trường hợp đặc biệt của thâu
nghiệp. tóm khi thâu tóm toàn bộ cổ
phần và chấm dứt hoạt động
của công ty bị sáp nhập.)
19
Ý Sau khi kết thúc việc chuyển Đối với hoạt động mua Sau khi kết thúc hoạt động Song hành với tiến trình này,
nghĩa nhượng, doanh nghiệp mục lại doanh nghiệp: doanh sáp nhập doanh nghiệp: cổ phiếu của các doanh nghiệp
của tiêu sẽ chấm dứt hoạt động nghiệp mục tiêu sẽ vẫn doanh nghiệp mục tiêu – bị hợp nhất sẽ không còn tồn
nghiệp hoặc trở thành doanh nghiệp tồn tại trước, trong và doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ tại mà doanh nghiệp mới ra đời
vụ con của doanh nghiệp thâu sau quá trình mua bán. chấm dứt sự tồn tại. sẽ phát hành cổ phiếu mới thay
tóm. thế.
Nói chính xác hơn, trên góc
độ pháp lý, doanh nghiệp
mục tiêu sẽ ngừng hoạt động,
doanh nghiệp thâu tóm nắm
toàn bộ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp mục tiêu,
tuy nhiên cổ phiếu của doanh
nghiệp thâu tóm vẫn được
tiếp tục giao dịch bình
thường.
Sơ đồ TH1: Thâu tómtoàn bộ
DNA
DN A DNA+DNB DNA+DNB
minh

DN A (Doanh nghiệp có

DNC
Sáp nhập. ( Thay đổi chủ sở hữu)
họa cơ TH2: Thâu tóm một phần. quy mô lớn hơn) (Doanh nghiệp mới)
20
bản Trong đó:
Ví dụ: DN A thâu tóm một - DN A và DN B là hai doanh
phần DN B. nghiệp có ý định hợp nhất.
Cơ cấu cổ phần vốn góp của - DN C là doanh nghiệp được
DN B: DN A(70%), DN hình thành dựa trên sự kết hợp
D(20%), DN E(10%). của hai DN A và DN B.
Kết Không có doanh nghiệp mới Không có doanh nghiệp Không có doanh nghiệp mới Xuất hiện doanh nghiệp mới và
quả xuất hiện. mới xuất hiện. xuất hiện. cổ phiếu mới
hoạt
động
M&A
Quyền Quyền quyết định sẽ thuộc về Quyền quyết định và Quyền quyết định và kiểm Các doanh nghiệp tham gia
quyết doanh nghiệp có quy mô và kiểm soát doanh nghiệp soát doanh nghiệp thuộc về hợp nhất có quyền quyết định
định và tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn hơn sẽ thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp nhận sáp trong Hội đồng quản trị công ty
kiểm trong Hội đồng quản trị. mới (bên mua lại doanh nhập. được hợp nhất tùy vào số vốn
soát Trong trường hợp, “thâu tóm nghiệp). đóng góp của mỗi bên.
doanh mang tính thù địch (hostile
nghiệp takeovers), cổ đông của
21
doanh nghiệp mục tiêu được
trả tiền để bán lại cổ phiếu
của mình và hoàn toàn mất
quyền kiểm soát doanh
nghiệp.
Tính Hình thức này có tính phổ Việc chia sẻ quyền sở hữu,
phổ biến nhiều hơn do tính chất quyền lực và lợi ích một cách
biến đơn giản hơn khi chia sẻ đồng đều và lâu dài luôn khó
quyền lợi sau quá trình thâu khăn và khó thực hiện giữa các
tóm doanh nghiệp. cổ đông với nhau. Vì lâu dần
do tính chất độc chiếm sẽ hình
thành xu hướng liên kết giữa
các cổ đông.
Ví dụ - Công ty cổ phần Tập đoàn - Thương vụ Central - Thương vụ Ngân hàng Vào thời điểm 07/5/1998: hãng
một số Masan (Bên bán) đã ký kết Group mua BigC TMCP Phát triển Mê Daimler – thương hiệu nổi
thương thỏa thuận hợp tác Chiến Vietnam (Giá trị: 1.140 Kong(MDB) sáp nhập vào tiếng của Mercedes Benz của
vụ lược đối với Tập đoàn Singha triệu USD) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Đức công bố việc chi 27 tỷ
(Bên mua) của Thái Lan. - Thương vụ VNG mua Việt Nam (Maritime bank) Euro để tiến hành hợp nhất
22
Giá trị thỏa thuận lên tới 1,1
tỷ USD bao gôm vốn mới
cho phép Singha sở hữu 25%
cổ phần của Masan
Consumer Holdings và
33,3% cổ phần Masan
Brewery. Thương vụ này
hoàn tất trong tháng 1/2016.
Với thương vụ này, Masan và
Singha ngay lập tức mở rộng
thị trường kinh doanh thực
phẩm và đồ uống của hai
công ty thành quy mô khu
vực, trọng tâm là các nước
ASEAN: Việt Nam, Lào,
Thái Lan, Myanmar…
Tiki (Giá trị: 17,1 triệu
USD)
- Thương vụ Vinamilk
mua Driftwood Dairy
(Giá trị: 3 triệu USD)
(Giá trị: 529 triệu USD)
- Thương vụ Công ty cổ
phần Thành Thành Công
Tây Ninh sáp nhập vào
Công ty cổ phần Mía đường
Nhiệt điện Gia Lai
( Giá trị: 50,5 triệu USD
hãng Chrysler đang thua lỗ ở
Mỹ. Đây là vụ hợp nhất lớn
nhất tính đến thời điểm đó, tên
gọi sau khi hợp nhất là Daimler
Chrysler. Daimler Chrysler trở
thành nhà sản xuất xe hơi lớn
thứ ba thế giới. Với mục tiêu
sau hợp nhất, thương hiệu
Daimler Chrysler sẽ đứng đầu
trong phạm vị toàn thế giới, tuy
nhiên kết quả không như mong
đợi.
Bảng 1.1: So sánh giữa thâu tóm, mua lại, sáp nhập, hợp nhất
23
1.1.2 Đặc điểm khác biệt của thị trường sáp nhập và mua bán doanh
nghiệp so với các thị trường khác:
Hoạt động M&A được thực hiện dựa trên rất nhiều mục tiêu tùy thuộc vào
chiến lược của nhà đầu tư. Nhất là đối với hoạt động mua lại doanh nghiệp, việc
mua lại không chỉ đơn thuần là việc tiếp quản khối lượng tài sản, nhân lực hiện có
của doanh nghiệp, đó còn là việc mua lại cả một thương hiệu, các khách hàng mục
tiêu , tiềm năng, bí mật kinh doanh… của doanh nghiệp. Nhưng cũng có nhiều
trường hợp đơn thuần, mục đích của nhà đầu tư chỉ là việc muốn đầu tư và hưởng
lời từ khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, hoạt động M&A về cơ bản là hoạt động
của một bên tìm cách giành quyền kiểm soát một bên khác qua việc nắm giữ một
phần hoặc toàn bộ cổ phần, vốn góp, tài sản của bên mục tiêu. “Quyền kiểm soát” là
quyền đủ để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng thông qua việc đạt mức
sở hữu nhất định về vốn hoặc cổ phần doanh nghiệp, đây là một trong những yếu tố
quan trọng để phân biệt thị trường M&A với các thị trường khác.
Bên cạnh đó, hàng hóa của thị trường M&A là một loại tài sản đặc biệt, đó là
những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức – là một tập hợp của nhiều loại tài
sản nhỏ khác và có giá trị rất lớn. Hàng hóa đó có mức trao đổi mua bán không
thường xuyên và việc trao đổi mua bán diễn ra tốn nhiều thời gian và công sức.
Hoạt động của thị trường bao quát tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động
kinh doanh. Quy mô của thị trường M&A không bị hạn chế bởi giới hạn địa lý, hoạt
động M&A xuyên quốc gia rất phát triển. Hoạt động M&A có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề mà nó tham gia, thậm chí ảnh hưởng đến sự
phát triển của nền kinh tế một nước. Chính vì vậy hoạt động M&A chịu sự chi phối
và điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, đặc biệt là các quy định về chống độc quyền
và chính sách bảo hộ của Chính phủ.
1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp
M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng,
sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng - synergies) nhờ giảm chi phí, mở
rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng
24
hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả
và giá trị DN sau M&A được nâng cao.
Đồng thời, M&A còn góp phần cải thiện tình hình tài chính của DN. Sau
M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn,
chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính. Có thể thấy rằng, một trong
những yêu cầu đặt ra cho việc đổi mới tái cơ cấu ngành Ngân hàng Việt Nam, đó
chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thông qua việc gia tăng
nguồn vốn điều lệ của các ngân hàng. Do đó, M&A trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng diễn ra khá sôi động và đã đáp ứng được nhu cầu cải thiện nguồn vốn kinh
doanh trong lĩnh vực này. Trong thời gian qua, một loạt các thương vụ M&A ngân
hàng đã được tiến hành thành công như: Sáp nhập Ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Đại
Tín; sáp nhập Tiên Phong Bank – Doji; Habubank – SHB; PVcomBank - Ngân
hàng Phương Tây; Ngân hàng MHB vào BIDV; Ngân hàng MDB sáp nhập vào
Maritime Bank; Southern Bank vào Sacombank…
M&A còn giúp DN đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi DN có
thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay
mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án… Hơn
nữa, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự
trùng lắp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản
lý... Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau,
tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ,
từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc
làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các DN sàng lọc và
sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả, từ đó góp phần không nhỏ vào việc tinh
gọn bộ máy của DN. Qua đó, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ
năng tốt và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, thông qua việc M&A, DN có thể tận
dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn
vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công
nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.
Ngoài các yếu tố nêu trên, thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng tác
động đến sự thành công của 1 thương vụ M&A. Bên đi mua phải trả một khoản chi
25
phí tương đối lớn cho “thương hiệu” - thứ tài sản không thể hiện trên bảng cân đối
kế toán cũng như trên báo cáo tài chính. Điều mà các công ty đi mua hướng đến
chính là những khách hàng lâu năm, trung thành với một thương hiệu, những mối
quan hệ với các đối tác chiến lược được gây dựng trong một thời gian dài. Điển hình
cho mục đích này chính là việc công ty đa quốc gia Unilever mua lại thương hiệu
kem đánh răng P/S của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan thuộc Sở Công nghiệp
TP. Hồ Chí Minh vào năm 1995 với giá 5 triệu USD, từ đó đặt nền móng cho việc
xâm nhập và bành trướng thị trường của nhãn hiệu này. Đến nay, Unilever đã chiếm
thị phần rộng lớn với rất nhiều sản phẩm tiêu dùng đa dạng.
Năm 2017 và những năm tiếp theo, thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ có thêm
nhiều thương vụ M&A đình đám khác. Với xu thế hòa nhập với nền kinh tế thế giới,
dòng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam chắn chắc sẽ gia tăng
nhanh thông qua con đường M&A. Do đó, Việt Nam cần xây dựng một khung pháp
lý an toàn để vừa có thể thu hút được nhà đầu tư nước ngoài vừa có thể bảo vệ được
quyền lợi của nhà đầu tư trong nước.
1.2 Những vấn đề pháp lý về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp
Theo nghĩa rộng, pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp là tổng hợp
các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các bên tiến hành hoạt động sáp nhập và
mua bán doanh nghiệp.
Theo nghĩa hẹp, pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp là hệ thống
các quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh giữa các
bên có liên quan trong việc ký kết hợp đồng liên quan đến sáp nhập và mua bán
doanh nghiệp và các quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền với
doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan hay thực hiện
kiểm soát Nhà nước về tập trung kinh tế được quy định trong pháp luật cạnh tranh.
1.2.2 Nội dung của pháp luật sáp nhập và mua bán doanh nghiệp
Nội dung của pháp luật về mua bán doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa hẹp
như đã trình bày ở nhóm tiểu mục 1.2.1 bao gồm các quy định cụ thể sau: Quy định
về các hình thức mua bán doanh nghiệp, quy định về chù thể mua bán doanh
26
nghiệp; Quy định về hợp đồng- phương thức thực hiện các giao dịch mua bán doanh
nghiệp và quy định về thủ tục mua bán doanh nghiệp… Tuy nhiên, nội dung của
pháp luật sáp nhập và mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam được đề cập tại Chương
2 sẽ được tiếp cận theo một hướng khác: Hệ thống một số các quy định của pháp
luật Việt Nam trong một số văn bản pháp luật hiện hành cụ thể về hoạt động mua
bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A.
1.2.3 Vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động mua bán và
sáp nhập doanh nghiệp
Trong bối cảnh, Việt Nam đang dần mở cửa, thực thi rất nhiều những hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng đang diễn ra,
hoạt động M&A luôn đóng vai trò quan trọng, không chỉ đối với quá trình tái cấu
trúc nền kinh tế, mà với cả hoạt động thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất –
kinh doanh. Và làm thế nào để hoạt động M&A thực sự trở thành công cụ ngày
càng hữu hiệu cho quá trình tái trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp, đồng
thời là một kênh huy động vốn hiệu quả, đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn vốn đầu
tư phát triển trong giai đoạn mới mà vẫn đảm bảo được tính an toàn, tạo được sân
chơi bình đẳng, công bằng cho các chủ thể, tránh tình trạng cạnh tranh, độc quyền
thì công cụ pháp lý là phương thức hiệu quả thực hiện sứ mệnh này.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt kết quả tích cực trong các quy định pháp lý
hiện hành điều chỉnh về hoạt động M&A thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần
khắc phục, một số quy định còn ở mức độ lý thuyết, chưa có tính thực tiễn cao. Do
đó, đòi hỏi các nhà làm luật phải thực sự nắm bắt xu thế, tình hình thực tế kinh tế để
sửa đổi, bổ sung, phát huy vai trò của pháp luật một cách toàn diện nhất trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Việt
Nam.
1.2.4 Quy định về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
của một số quốc gia trên thế giới
Tác giả tham khảo một số tai liệu từ một số các nghiên cứu trước đó: [4]
Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những nước thu hút nhiều vốn đầu
tư nước ngoài dưới hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) nhất ở Châu Á những
27
năm gần đây. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia M&A với các doanh nghiệp
nội địa theo nhiều cách thức khác nhau. Trước khi tiến hành M&A các nhà đầu tư
phải đệ trình một bản kế hoạch tái tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước trong đó nêu
rõ những thông tin về nhà đầu tư nước ngoài, tình hình tài chính, quy mô kinh
doanh, cơ cấu cổ phần, kế hoạch ổn định nhân sự và đặc biệt là cách thức quản lý
công ty mới. Trung Quốc yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp kế hoạch để
cải tiến cơ cấu quản lý và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp nhà
nước.
Về vấn đề giá cả mua lại doanh nghiệp: Trung Quốc quyết định giá mua lại
doanh nghiệp phải dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị cổ phần do một công ty đánh
giá tài sản ở Trung Quốc đưa ra. Phương pháp đánh giá tài sản hoặc cổ phần phải là
phương pháp được quốc tế công nhận. Nếu như giá mua lại doanh nghiệp thấp hơn
giá trị đó thì cuộc chuyển nhượng này không được phép thực hiện. Về thuế áp dụng
cho các giao dịch M&A, Trung Quốc căn cứ vào từng hình thức M&A để áp dụng
mức thuế suất khác nhau đối với từng giao dịch.
Thái Lan: Mua lại và sáp nhập hai hoặc nhiều công ty có thể dưới các hình
thức sau: i, Sáp nhập (hợp nhất) ii, Mua lại cổ phần iii, Mua lại tài sản. Trong ba
hình thức trên thì hình thức hợp nhất là ít phổ biến tại Thái Lan do Thái Lan không
khuyến khích hình thức hợp nhất các công ty.
Trong một số lĩnh vực nhất định (Ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm
nhân thọ, đại lý du lịch, hàng hải, hàng không…) Thái Lan đều có những giới hạn
về vốn và số lượng người nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý.
Về thuế, Thái Lan dành nhiều ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thuế doanh lợi là 30% đối với sáp nhập và mua lại bằng hình thức tài sản. Còn đối
với mua lại cổ phiếu, Thái Lan áp dụng thuế lũy tiến từ 5% - 37% đối với công dân
Thái và 30% cho các công ty nội địa và 15% khấu trừ trước cho công dân và công
ty nước ngoài. Thuế trước bạ là 0,5 % trên số bất động sản ( được miễn nếu như các
điều kiện đặt ra được đáp ứng ) đối với hình thức đầu tư mua lại bằng tài sản và sáp
nhập. Và 0,1% giá bán ra hoặc giá trị cổ phiếu đã trả ( tùy theo giá trị nào lớn hơn ).
28
Hình thức đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu và sáp nhập được miễn thuế
VAT, còn mua lại tài sản chỉ bị đánh 7% trên bất động sản và được miễn nếu
chuyển nhượng toàn bộ công ty.
Về vấn đề người lao động, Thái Lan quy định tất cả người lao động phải
đồng ý với bản kế hoạch nhân sự do bên mua đưa ra. Bản kế hoạch đó phải đảm bảo
được quyền lợi của người lao động. Đối với những người xin thôi việc, công ty phải
đền bù cho họ theo quy định của luật lao động tùy theo thời gian làm việc cho công
ty.
Malaysia: Mặc dù, luôn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chính
phủ Malaysia vẫn cố gắng tăng tỷ lệ sở hữu của công dân Malaysia và Bumiputra
(người Malaysia bản địa ) ở các công ty bị M&A. Với mục đích đó, Malaysia luôn
đảm bảo rằng tỷ lệ sở hữu trong nền kinh tế Malaysia theo tỷ lệ tối thiểu là 30% sở
hữu thuộc về Bumiputra, 40% thuộc về người Malaysia khác và tối đa 30% thuộc về
người nước ngoài.
Đối với hình thức đầu tư mua lại cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài phải xin
phép Cục đầu tư nước ngoài nếu như mua mua lại hơn 15% cổ phiếu của công ty
nội địa hoặc mua cổ phiếu với tổng giá trị hơn 10 triệu ringgit Malaysia ( RM
10.000.000). Đối với hình thức đầu tư mua lại tài sản, nhà đầu tư nước ngoài cũng
phải xin phép cục đầu tư nước ngoài và chỉ được phép mua tài sản có giá trị lớn hơn
150.000 Ringgít Malaysia, đồng thời không bị giới hạn số tài sản được mua.
Về vấn đề người lao động, trước khi tiến hành M&A thì nhà đầu tư nước
ngoài không cần phải lấy ý kiến người lao động. Công ty mới chỉ cần đảm bảo sao
cho người lao động vẫn giữ được các điều kiện làm việc như trước đây. Các công ty
phải cố gắng tuyển dụng và đào tạo người Malaysia sao cho họ có thể tham gia vào
các vị trí trong công ty.
Nói chung, Malaysia không có luật chống độc quyền áp dụng với tất cả các
ngành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông thì có luật về chống
độc quyền theo đó. nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào những dự án
làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường viễn thông.
Về thuế, Malaysia chỉ đánh thuế thu nhập 20% đối với 500.000 Ringgit đầu
tiên và 25% đối với số thu nhập còn lại.
29
Singapore: Trước khi Luật công ty của Singapore có hiệu lực (ngày
15/6/2005), các giao dịch thường được gọi là “sáp nhập” thực chất là công ty B mua
lại tài sản của công ty A nhờ đó công ty B phát hành cổ phiếu của công ty mình cho
công ty A. Hay công ty A và công ty B có thể cùng góp tài sản để lập thành công ty
C và công ty C sẽ phát hành cổ phiếu cho hai công ty trên. Mặc dù về tài sản là
chung trong một công ty nhưng về tư cách pháp nhân thì công ty A, công ty B và
công ty C (nếu phù hợp) vẫn là ba công ty riêng biệt. Sau khi luật công ty ra đời,
Singapore đặt ra những quy định chặt chẽ hơn đối với hình thức hợp nhất (sáp nhập)
công ty. Sau khi hợp nhất hai hay nhiều công ty thì có thể hình thành một công ty
hợp nhất hoặc là hình thành một công ty mới.
Mua lại các công ty ở Singapore cũng giống như các nước khác có thể thông
qua hình thức mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản. Về luật chống độc quyền,
Singapore không có luật chống độc quyền. Nhưng trong một số ngành như viễn
thông, bưu chính, ngành dịch vụ công có những quy định về chống độc quyền.
Hoa Kỳ: Hoa Kỳ có lẽ là một trong những nước đi đầu trong kinh nghiệm
thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động M&A. Luật chống độc quyền
Sherman được ban hành từ năm 1890.
Về định chế quản lý M&A, đạo luật ủy ban Thương mại liên bang (FTC)
năm 1975 đã quy định “ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh
tranh của thị trường” và trao cho cơ quan hành pháp này chức năng độc lập thực thi
các luật chống độc quyền của liên bang. Tiếp theo, năm 1976 Luật chống độc quyền
Hart-Scott-Rodino (HSR) bắt buộc các bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ
thẩm tra lên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ sáp nhập. Quy định này được
áp dụng đối với tất cả những vụ sáp nhập mà một trong hai bên có doanh thu trên
100 triệu USD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng vượt quá
15 triệu USD. Nếu các công ty thuộc đối tượng như trên thực hiện sáp nhập mà
không qua thẩm tra của FTC và Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và
có thể bị phạt lên đến 10000 USD/ngày.
30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP VÀ
MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1 Hoạt động M&A Việt Nam trong những năm gần đây:
Tổng quan M&A thế giới trong những năm 2015, 2016: Nếu như năm 2015
được thúc đẩy bởi những điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi, mức tiền mặt cao cùng
mức lãi suất thấp, thị trường mua bán và sáp nhập M&A đã ghi nhận nhiều thương
vụ ở hầu hết các khu vực địa lý và trải dài khắp các lĩnh vực thì bước vào năm 2016,
thị trường M&A phải đón nhận vài tác động xấu có thể cản trở dòng chảy giao dịch
và định giá.
Số lượng các giao dịch và giá trị thương vụ M&A được ghi nhận trên toàn
thế giới đạt mức kỷ lục trong năm 2015. Khối lượng các thương vụ M&A trên toàn
thế giới đã tăng 4% từ con số 31.963 trong năm 2014 tăng lên mức 33.365 thương
vụ vào năm 2015 và làm lu mờ đi con số 32.856 giao dịch vào thời kỳ đỉnh cao của
thị trường trong năm 2005. Nối tiếp thị trường M&A tăng trưởng mạnh mẽ năm
2014, giá trị của các thương vụ M&A trên toàn cầu đã tăng thêm 29% từ 3.890 tỷ
USD trong năm 2014 lên mức 3.890 tỷ USD vào năm 2015, tăng gấp đôi giá trị so
với mức trung bình ba năm trước năm 2014 là 1.930 tỷ USD. Trên toàn thế giới, số
lượng các giao dịch có giá trị hàng tỷ USD đã tăng 10% từ con số 489 năm 2014 lên
536 giao dịch trong năm 2015. Tổng giá trị các thương vụ tỷ USD trên toàn cầu đã
tăng 45% từ 2.020 tỷ USD đến 2.940 tỷ USD.[18]
(Thao khảo hình 2.1, hình 2.2, hình 2.3 – Phụ lục – Trang 78)
Cùng với sự sôi động của thị trường M&A khu vực và thế giới, thị trường
Việt Nam cũng có những ảnh hưởng tích cực. Tại Việt Nam, hoạt động M&A năm
2015 đã trở lại mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD được thiết lập từ năm 2012. Trong năm 2016
cũng đã diễn ra nhiều thương vụ quy mô và có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ảnh hưởng của xu hướng M&A thế giới và khi vực, các yếu tố chính
thúc đẩy hoạt dộng M&A tại Việt Nam trong những năm qua là làn sóng tiếp cận thị
trương của các nước trong khi vực mà điển hình là Thái Lan, Singapore, Nhật Bản.
Ngoài ra, sự phục hồi của thị trường bất động sản và sự kỳ vọng vào việc Việt Nam
31
gia nhập vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thành viên của
Cộng đồng chung kinh tế ASEAN (AEC) cũng là những yếu tố quan trọng.
Bên cạnh đó, cuối năm 2015 và đầu năm 2016 là khởi đầu của một nhiệm kỳ
mới cùng với những động thái mạnh mẽ của Chính phủ về quá trình cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân, cải cách một số luật lệ liên quan
đến doanh nghiệp và đầu tư, môi trường vĩ mô ổn định cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy
các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn hơn trong hoạt động M&A.
Xét về số lượng thương vụ, các thương vụ giữa các doanh nghiệp nội chiếm
đã số vơi trên 60%. Tuy nhiên, giá trị các thương vụ này chủ yếu ở quy mô nhỏ và
vừa, quanh ức 5 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan tọng
với các thương vụ quy mô lớn từ 30 đến trên 100 triệu USD. Đáng chú ý, đã xuất
hiện những thương vụ chuyển nhượng những công ty hoặc hệ thống có tài sản lớn,
quy mô trên 1 tỷ USD tại thị trường Việt Nam.[12]
Thái Lan, Singapore, Nhât Bản vẫn là những người mua chủ yêu tại thị
trường Việt nam. Trong khi Nhật Bản tham gia đầu tư chiến lược vào các công ty
hàng không, xăng dầu, dược phẩm, thì Singapore nổi lên với những thương vụ bất
động sản thương mại và Thái Lan tiếp tục tập trung vào mảng bán lẻ với mục tiêu
mở rộng thị trường.
Các ngành bán lẻ, công nghệ, tiêu dùng, bất động sản tiếp tục chiếm tủ trọng
lớn trong giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam. Đây cũng là những lĩnh vực thu
hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư có tiềm lực
trong nước. Ngành ngân hàng đã bước vào ổn định dần sau các thương vụ tái cấu
trúc và sắp xếp của ngân hàng nhà nước và phát triển thêm xu hướng đầu tư vào các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài chính tiêu dùng.
Qua đó ta có cái nhìn chung về xu hướng chính củ thị trường M&A Việt
Nam trong những năm gần đây:
Thứ nhất, lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng: những thương vụ tiếp cận thị
trường hơn 93 triệu dân. Đi đầu các thương vụ M&A trong năm qua là ngành bán lẻ
và hàng tiêu dùng, chiếm tới 38,46% tổng giá trị. Trong đó quy mô của 2 thương vụ
M&A từ Thái Lan đã chiếm 24,8% giá trị M&A năm 2015 nửa đầu năm 2016. Tuy
khong có nhiều thương vụ diễn ra, nhưng nhàng sản xuất thực phẩm và bán lẻ lại có
những thương vụ tỷ đô với sự tha gia của của các doanh nghiệp ngoại. Trong ngành
32
bán lẻ, thương vụ đáng chú ý nhất đó là Central Group mua lại BigC Việt Nam với
giá 1.140 tỷ USD với tham vọng chi phối ngành bán lẻ Việt. Cũng trong ngành bán
lẻ, thương vụ Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Maximark tuy không được tiết lộ
giá trị nhưng theo giới chuyên môn, đây cũng là một thương vụ có giá trị lớn. Bên
cạnh đó thương vụ tỷ đô khác là Singha trở thành đối tác chiến lược của Masan với
giá trị 1,1 tỷ USD thông qua việc nắm giữa 25% cổ phần của Masan Consumer
Holding và 33% cổ phần Masan Brewery.
Lĩnh vực thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á đã trở thành trọng
tâm cho các công ty hàng tiêu dùng. Trước đó, công ty thương mại điện tử lớn nhất
Trung Quốc Alibaba Group Holding đã chi 1 tỷ USD mua cổ hần kiểm soát tại khi
vực Đông Nam A của Lazada, trang bán lẻ trực tuyến đang giữ ngôi vương tại Việt
nam. Tại thị trường Việt Nam, theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt
Nam (VECOM) lĩnh vực thương mại điện tử được dự đoán sẽ tăng trưởng hơn 30%
mỗi năm từ năm 2016 đến 2020, với quy mô giá trị vào năm 2020 ước tính đạt 10 tỷ
USD, chiếm khoản 5% thị trường bán lẻ. [12]
Thứ hai, khối ngoại chiếm ưu thế, với các nhà đầu tư Thái lan, Nhật Bản và
Singapore.
Thứ ba, Bất động sản tiếp tục đón đầu TPP. Đã phục hồi từ cuối năm
2014 kéo thị trường bất động sản 2015 tiếp tục khởi sắc với những tín hiệu tích cực
của thị trường và theo nhận định là đang bước vào thời kỳ phát triển mới. Bất động
sản tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài Hàn Quốc, Nhật
Bản, và Singapore. Giao địch đáng chú ý nhất là thương vụ giữa Keppel Land và
chủ đầu tư dự án Empire City tại quận 2, TP HCM, trong đó Keppel đã nhận chuyển
nhượng 40% cổ phần, tương đương với 93,9 triệu USD. Ở trong nước, các nhà phát
triển dự án nội địa cũng không ngừng mở rộng và tìm mua các dự án tốt. Ví dụ như
Bitexco có những động thái mở rộng vào bất động sản du lịch, với thương vụ mua
cổ phần Công ty Du lịch Hương Giang (Huế).
Diễn biến của thị trường đã cho thấy doanh nghiệp nào sớm xác định M&A
là hướng đi chiến lược đang thu hoạch được nhiều thành công lớn. Nhìn lại quá
trình M&A của một số doanh nghiệp được đánh giá nổi trội trong lĩnh vực BĐS có
thể khẳng định đây là một trong những yếu tố để nắm được cơ hội kinh doanh ở
33
thời điểm thị trường tốt nhất. Thông qua M&A, một loạt doanh nghiệp BĐS đã “lột
xác” hoàn toàn.
Chẳng hạn như Novaland, với 4 dự án ở năm 2013, đến nay đã phát triển trên
40 dự án ở phân khúc trung và cao cấp. Trong năm 2016, số lượng dự án đã hoàn
thành và bàn giao là 7 dự án, và 21 dự án mới đã và đang được phát triển. Một tên
tuổi khác đáng chú ý về lĩnh vực M&A trong năm qua là Công ty CP Địa ốc Đất
Xanh, với 7 dự án đã M&A, nâng tổng số dự án đang triển khai lên 20 dự án. Dự án
M&A quy mô lớn trong năm 2016 của doanh nghiệp này là tại khu trung tâm Nam
Rạch Chiếc (Phường An Phú, Quận 2) - Zem Riverside với tổng vốn 1.071 tỷ đồng,
quy mô 6,7ha.
Những ngày cuối cùng của năm 2016, Đất Xanh cũng đã chính thức công bố
hợp tác đầu tư với Công ty Địa ốc Sài gòn để cùng phát triển dự án SaigonRes
Riverside (P.Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp.HCM) với quy mô đất 67.221 m
2, tổng vốn là 950 tỷ đồng, trong đó Đất Xanh góp 75%, tương đương 712,5 tỷ
đồng. Trước đó, Đất Xanh cũng đã thỏa thuận xong thương vụ chuyển nhượng cổ
phần từ Công ty CP Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu Khí (Dầu khí Thăng Long – Petrol
Land) trị giá 564 tỷ đồng để nhận quyền phát triển dự án khu nhà ở chung cư cao
tầng (P.Phước Long B, Quận 9, Tp.HCM) với diện tích 8,57ha, được UBND Thành
phố chấp thuận đầu tư vào năm 2014.[12]
Với Vingroup, năm qua, nhờ đẩy mạnh chiến lược đầu tư vào các dự án bất
động sản thông qua các thương vụ mua lại nhiều công ty địa ốc những năm trước
đó, doanh nghiệp này liên tục bung nguồn hàng ra thị trường ở khắp các tỉnh thành,
nhất là Tp.HCM, Hà Nội. Vào thời điểm thị trường khó khăn, M&A thể hiện mình
là công cụ giảm hàng tồn kho và giải thoát cho những doanh nghiệp sa lầy. Doanh
nghiệp ngày càng chuộng việc mua lại các dự án để rút ngắn tối đa thời gian đưa sản
phẩm ra thị trường. Bởi vậy, hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố tất yếu.
Theo các chuyên gia dự đoán trong năm 2017 hoạt động mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án sẽ phát triển mạnh hơn trước đây. Trong đó,
bất động sản là một trong hai lĩnh vực có mức độ M&A sôi động nhất hiện nay bên
cạnh ngành bán lẻ.
"Năm 2017, mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ mạnh hơn, bởi cơ hội và
điều kiện cho các thương vụ M&A rất lớn. Tp.HCM đang có 500 dự án tạm ngưng
34
triển khai", theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho
biết. Cũng theo ông Châu, doanh nghiệp nội với kinh nghiệm và sự am hiểu thị
trường sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong thời gian tới: "Dù rằng, dòng vốn ngoại
rót vào thị trường bất động sản vẫn lớn, thị trường bất động sản Tp.HCM chiếm đến
40,9% (326,8 triệu USD) vốn FDI của thành phố, nhưng doanh nghiệp nội đang dẫn
dắt thị trường bán hàng lẫn M&A chứ không phải doanh nghiệp ngoại".[15]
Thứ tư, Ngân hàng, tài chính – các thương vụ liên quan đến tài chính
tiêu dùng. Xu hướng mua lại các công ty tài chính cũng được thể hiện rõ với sự
tham gia của các ngân hàng trong nước cũng như các đối tác nước ngoài. Các ngân
hàng SHB, VPBank, MB đều tham gia mua lại công ty tài chính từ các tập đoàn
tổng công ty nhà nước và tái cơ cấu thành các công ty cung cấp tài chính tiêu dùng.
Thương vụ đáng chú ý trong năm là Credit Saigon Nhật Bản đầu tư vào HDBank
Finance và thương vụ Công ty TNHH Bảo hiểm Dongbu – một công ty bảo hiểm
đến từ Hàn Quốc đầu tư vào Công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI.
Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ có hai thương vụ chuyển đổi đáng chú ý.
Tháng 10/2015, ACE – một trong những tập đoàn bảo hiểm tài sản và Tập đoàn bảo
hiểm Chubb – một “thương hiệu Mỹ” nổi tiếng với lịch sử hoạt động trên 130 năm,
đã đi đến thỏa thuận sáp nhạp thành một tập đoàn bảo hiểm lớn thứ 4 toàn cầu mang
tên Chubb. Tháng 4/2016, ACE Life đã chính thức đổi tên thành Chubb Life tại thị
trường Việt Nam.
Thứ năm, Xu hướng khởi nghiệp – nguồn tiềm năng cho các thương vụ
M&A. Chưa năm nào, khởi nghiệp và start-up được nhắc nhiều đến như thời điểm
những năm gần đây. Số lượng các doanh nghiệp start-up đầu tư cũng tăng 2,4 lần, từ
28 doanh nghiệp năm 2014 lên đến 67 doanh nghiệp năm 2015, 50 doanh nghiệp
năm 2016.[12]
(Xem biểu đồ 2.1 – Phụ lục – Trang 77)
4 lĩnh vực được đầu tư mạnh trong là thương mại điện tử, truyền thông, tài
chính trên nền tảng công nghệ (fintech), giáo dục trên nền tảng công nghệ (edtech).
Trong đó, gần nửa số đầu tư ban đầu (angel/seed) cho các doanh nghiệp Việt đến từ
các nhà đầu tư nước ngoài.
Một số thương vụ mua lại điển hình như: Vietnamm mua lại Foodpanda,
Weeby.co mua lại Tappy, Yellow Mobile mua lại Clever Ads Corp và Websosanh.
35
Một trong những thương vụ ấn tượng và tạo khích lệ nhất cho cộng đồng Startup
người Việt Nam cả trong nước và nước ngoài, đó là tập đoàn quốc tế Fossil mua lại
Misfit – một doanh nghiệp đặt tại Việt nam với trị giá 260 triệu USD.
Và có thể nói rẳng, trong không gian kinh tế mở này, một cuộc đua mới đã
thực sự bắt đầu:
- Với AEC được hình thành, khu vực ASEAN trở thành một khu vực kinh tế
quan trọng và trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Tổng giá trị vốn
FDI đầu tư vào ASEAN năm 2014 đã đạt mốc 136,2 tỷ USD, đưa ASEAN thành
khu vực tiếp nhận đầu tư lớn nhất trong các quốc gia đang phát triển. Ở phạm vi
quốc gia và khu vực, các quốc gia sẽ phải cạnh tranh để thu hút dòng vốn FDI và
M&A vào quốc gia mình. [15]
- Các nhà đầu tư cũng đang nằm trong cuộc đua tìm cơ hội đầu tư tốt nhất
trong giai đoạn này. Cuộc đua tim cơ hội mới trong các lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng,
công nghiệp , bất động sản, nông nghiệp sẽ diễn ra mạnh mẽ. Cơ hội cho thoái vốn
cho các doanh nghiệp nhà nước lớn tại Việt Nam vẫn còn rộng mở cho các nhà đầu
tư nước ngoài và cả các nhà đầu tư trong nước có tiềm lực.
- Ở phạm vi doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang trong cuộc
đua để cạnh tranh thu hút các dòng vốn ngoại cũng như cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam và khu vực. Các thương
vụ M&A tiếp tục tập trung nhiều vào lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng, bất động sản.
Ngoài ra các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng bao gồm hạ tầng cảng biển và
hàng không, vật liệu có thể sẽ xuất hiện những thương vụ lớn, đóng góp giá trị đáng
kể cho hoạt động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Những thương vụ lớn sẽ tiếp tục lộ diện dần trong những năm tới. Thị trường
có thể trông đợi các thương vụ phát hành riêng lẻ để chọn đối tác chiến lược của
doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa và sự tham gia của các nhà đầu tư nước
ngoài. Mặt khác, những thương vụ chuyển nhượng liên quan đến các dự án đầu tư
nước ngoài có thể sẽ đóng góp nhiều hơn vào bức tranh M&A Việt Nam.
36
2.2 Một số thương vụ M&A điển hình tại Việt Nam:
Dưới đây là bảng tổng hợp những thương vụ M&A nổi bật trong năm 2015, 2016 theo báo cáo phân tích của KPMG; Capital IQ,
trích ngày 22/07/2016:
Bên mua Bên bán Doanh nghiệp mục tiêu % Triệu USD
(hoạt động tại Việt
Nam
Năm 2016
1 Tập đoàn Central Thái Lan Tập đoàn Casino Pháp Big C Việt Nam 100% 1,145
Group Guichard-Perrachon
2 Công ty Singha Singapore - - Tập đoàn Thực phẩm 25%; 1,100
Asia Holding Masan 33%
3 Tập đoàn TCC Thái Lan Tập đoàn Metro Đức Metro Cash&Carry Việt 100% 695
Holding Cash&Carry Nam
International
4 Công ty Mapletree Singapore Công ty Kumho Hàn Quốc Kumho Asiana Plaza Sài 100% 215
Investments Industrial; Asiana Gòn
Arilines
5 Công ty Far Đài Loan - - Far Eastern Polytex - 210
Eastern Investment
37
6 Tập đoàn ANA Nhật Bản Việt Nam Airlines Việt Nam Việt Nam Airlines 8% 109
Holdings
7 Công ty Taisho Nhật Bản Công ty dược Hậu Việt Nam Công ty dược Hậu Giang 25% 98
Pharmaceutical Giang(DHG) (DHG)
8 Ngân hàng Public Malaysia Ngân hàng BIDV Việt Nam Public Bank Việt Nam 50% 77
Bank Berhad
9 Công ty BĐS Khải Việt Nam Công ty VinaLand; Việt Nam Công ty Phát triển Quốc 100% 74
Hưng VinaCapital tế Thể kỷ 21
10 Công ty kinh Việt Nam Công ty Dalton Singapore Công ty Vinametric 100% 49
doanh địa ốc New Investment
Life
Năm 2015
1 Tập đoàn Modelez Hoa Kỳ Tập đoàn KIDO Việt Nam Công ty Kinh Do Binh 80% 597
International Duong
2 Tập đoàn CREED Nhật Bản - - Công ty bất động sản An 20% 200
Corporation Gia
3 Power Buy Thái Lan Công ty NKT New - Tập đoàn thương mại 49% 200
Solution technology Nguyễn Kim
4 Công ty CP Đầu tư Việt Nam - - Ngân hàng Quân đội 10% 191
38
Quốc tế Viettel MBB
Investment
5 Tập đoàn JX Nhật Bản Tập đoàn Việt Nam Tập đoàn Petrolimex 8% 184
Nippon Oil Energy Petrolimex
6 Công ty Chứng Việt Nam - - Ngân hàng TMCP Phát 100% 164
khoán BIDV triển Nhà Đồng bằng
sông Cửu Long MHB
7 Nord Anglia Hồng Kong - - British International 90% 155
Education School
8 Tập đoàn TNR Việt Nam Vingroup Việt Nam Tháp TNR tại Hà Nội 100% 110
Holdings Việt
Nam
9 Công ty Gaw Hồng Kong Công ty Indochina Việt Nam Dự án BĐS Vinaland 100% 106
Capital; Gaw NP Land; Indochina Việt Nam
Capital Land 2
10 Tập đoàn Warburg Hoa Kỳ Vingroup Việt Nam Trung tâm thương mại - 100
Pincus Vincom
Bảng 2.1: tổng hợp những thương vụ M&A nổi bật trong năm 2015, 2016
39
2.3 Nội dung pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt
Nam
Để thực hiện giao dịch M&A, nhà đầu tư phải tuân thủ nhiều quy định pháp
luật điều chỉnh cụ thể từng khía cạnh của hoạt động này, như Luật Cạnh tranh, Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Bộ luật Lao động...
Xét ở góc độ quyền của doanh nghiệp, các quy định pháp luật của Việt Nam
đã công nhận quyền thực hiện giao dịch M&A của nhà đầu tư, như Luật Đầu tư,
Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín
dụng... Quyền này được thể hiện thông qua một số quyền như: quyền được chào bán
cổ phần, hoặc giá trị phần góp vốn của người chủ sở hữu vốn, hoặc giá trị phần vốn
được quyền chào bán của doanh nghiệp, quyền bán doanh nghiệp (bao gồm bán tài
sản của doanh nghiệp, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đang sở hữu, hoặc bán
toàn bộ doanh nghiệp nhà nước), quyền mua lại doanh nghiệp của các tổ chức kinh
tế Việt Nam.
Đánh giá chung thì có thể thấy rằng, Việt Nam không có một khung pháp lý
thống nhất cho M&A. Thay vào đó, các quy định pháp luật về M&A nẳm rải rác ở
nhiều luật khác nhau. Một số luật quan trọng mà một người giao dịch M&A ở Việt
Nam cần lưu ý khi xem xét một thương vụ M&A bao gồm: Bộ luật Dân sự, Luật
Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và Luật Chứng khoán.
Đối với việc mua lại một công ty mục tiêu hoạt động trong các lĩnh vực có
điều kiện nhất đinh, luật quản lý các lĩnh vực cụ thể được áp dụng. Ví dụ, việc mua
lại một ngân hàng đồng thời được điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng và các
quy định hướng dẫn có liên quan (các nghị định và thông tư). Các quy định này,
cùng với các nghị định và thông tư hướng dẫn điều chỉnh và ảnh hưởng đến cấu trúc
giao dịch và thủ tục của mỗi vụ M&A.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào một công ty bằng cách góp thêm
vốn hoặc mua lại cổ phần hiện hữu trong công ty mục tiêu. Nếu công ty mục tiêu có
một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh có quy định về điều kiện đối với nhà đầu tư
nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện đó để tiến hành
việc mua lại.
Có hai nguồn để tìm các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đó là
các hiệp định thương mại/đầu tư mà Việt Nam đã tham gia và pháp luật Việt Nam.
40
Các hiệp định thương mại/đầu tư, tùy thuộc vào quốc tịch của nhà đầu tư, điều ước
chung để tìm kiếm là các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại
khác nhau (Biểu cam kết dịch vụ số WT/ACC/VNM/48/Add.2 của Việt Nam khi
gia nhập WTO, Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN – ACIA, Hiệp định khung
ASEAN về dịch vụ - AFAS, Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước
khác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia/New Zealand, Nhật Bản và Ấn Độ và
Hiệp định đầu tư/đối tác/thương mại song phương giữa Việt Nam và các quốc gia
khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…)
Về pháp luật của Việt Nam, một số điều kiện đầu tư được quy định tại pháp
luật luật của Việt Nam. Ví dụ đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản phải
đáp ứng điều kiện quy định trong Luật Kinh doanh Bất động sản của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
FIA để cung cấp cho chúng các thông tin về điều kiện đầu tư và cũng là nơi tiện lợi
cho việc tra cứu các văn bản pháp lý, thủ tục liên quan
Và dưới đây là tổng hợp một số các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt
động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A):
2.3.1 Một số quy định của Luật Doanh Nghiệp hiện hành đối với hoạt động
mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
2.3.1.1 Các hình thức, trìnhtự thủ tục hoạt động M&A:
Dựa trên các quy định trong Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014, các hình
thức, trình tự thủ tục M&A được quy định cụ thể như sau:
(1) Hình thức thứ nhất: Nhận chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn
góp của các cổ đông, thành viên: Đây là trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông, thành viên
của doanh nghiệp để chi phối việc ra quyết định của doanh nghiệp hoặc thâu tóm
hoàn toàn doanh nghiệp.
C A
B
B
E
41
Tuy nhiên, phương thức chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp có
những phạm vi nhất định, đòi hỏi các bên tham gia cần nắm chắc luật: Hạn chế về
mặt thủ tục, theo quy định của pháp luật và điều lệ. Ví dụ, thành viên Công ty
TNHH phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên khác trong Công ty TNHH
trước khi có quyền chào bán cho bên thứ ba (cụ thể tại Khoản 1 – Điều 53 Luật
Doanh Nghiệp 2014) . Đối với công ty cổ phần, hạn chế chuyển nhượng cổ phần
chủ yếu áp dụng đối với cổ đông sáng lập và cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu
quyết. Cổ đông sáng lập không được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho
người không phải là cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày CTCP được
cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ khi được sự đồng ý của Đại hội
đồng cổ đông (cụ thể tại Khoản 3 – Điều 119 Luật Doanh Nghiệp 2014). Cổ đông
sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng cổ phần ưu đãi
biểu quyết cho người khác (cụ thể tại Khoản 3 – Điều 116 Luật Doanh Nghiệp
2014). Ngoài ra điều lệ công ty cổ phần có thể quy định các hạn chế khác áp dụng
cho việc chuyển nhượng cổ phần (cụ thể tại Khoản 1 – Điều 126 Luật Doanh
Nghiệp 2014).
Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH sẽ dẫn đến
thay đổi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cần phải được cơ quan cấp
phép chấp thuận thông qua việc sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với công ty cổ phần, việc thay đổi cổ đông sáng lập không dẫn đến việc sửa đổi
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng công ty cổ phần vẫn phải gửi thông
báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Về phương thức chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Điều 126 Luật
Doanh Nghiệp hiện hành 2014: “2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp
đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng
khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải
được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của
họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng
khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp
luật về chứng khoán.[…] 6. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì
cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã
chuyển nhượng và số cổ phần còn lại. 7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp
42
quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của
họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ
đông.”
(2) Hình thức thứ hai: Mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp trong
trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ: Đây là trường hợp tổ chức, cá
nhân(không phải là thành viên, cổ đông) mua cổ phần phát hành thêm, góp thêm
vốn vào doanh nghiệp khi tăng vốn điều lệ dẫn tới tổ chức, cá nhân này chi phối
việc ra quyết định của doanh nghiệp. Hay ta có thể hiểu đây là trường hợp tiếp nhận
vốn góp của thành viên mới tại Điểm b Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh Nghiệp 2014.
C A
B
BCA
(3) Hình thứ thứ ba: Mua hoặc bán doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh
nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Người mua
doanh nghiệp tư nhân đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp để trở thành chủ doanh
nghiệp tư nhân.
Trường hợp này được quy định tại Điều 187 Luật Doanh Nghiệp 2014:
“Điều 187. Bán doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời
gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán
và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về
lao động.
4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo
quy định của Luật này.”
Thay đổi Chủ sở hữu
A doanh nghiệp
A
43
Chú thích: Doanh nghiệp A sau khi được mua lại, người mua doanh nghiệp
trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp A
Về trình tự, thủ tục thì theo Khoản 4 Điều 187 Luật Doanh Nghiệp 2014:
Sau khi ký kết xong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và hoàn tất việc chuyển
nhượng, người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp
tư nhân. Người mua gửi Hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi
doanh nghiệp đã đăng ký. Các căn cứ pháp lý : Nghị định 78/2015 NĐ-CP về đăng
ký doanh nghiệp và Thông tư 20/2015 TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh
nghiệp.
(4) Hình thức thứ tư: Sáp nhập doanh nghiệp: Sáp nhập doanh nghiệp là
việc một hoặc một số doanh nghiệp sáp nhập vào một doanh nghiệp khác bằng cách
chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang cho doanh nghiệp
nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Cụ thể
các quy định của sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 195 Luật Doanh
Nghiệp hiện hành 2014.
A B B
Chú thích: Doanh nghiệp A sáp nhập vào doanh nghiệp B.
Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp B được mở rộng.
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2, hồ sơ và
trình tự đăng ký doanh nghiệp được quy định rất cụ thể, chi tiết tại các Khoản 3, 4,
5 Điều 195 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014.
(5) Hình thức thứ năm: Hợp nhất doanh nghiệp: Hợp nhất là việc hai
hoặc một số doanh nghiệp hợp nhất thành một doanh nghiệp mới bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp được hợp
nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Cụ thể các quy
định về hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại Điều 194 Luật Doanh Nghiệp hiện
hành 2014.
A B C
44
Chú thích: Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B hợp nhất tạo ra doanh nghiệp C
Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2, hồ sơ và
trình tự đăng ký doanh nghiệp được quy định rất cụ thể, chi tiết tại các Khoản 4, 5,
6 Điều 194 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014.
(6) Hình thức thứ sáu: Chia doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể được
chia thành một số doanh nghiệp khác và doanh nghiệp bị chia chấm dứt tồn tại. Cụ
thể các trường hợp chia doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 – Điều 192 Luật
Doanh Nghiệp 2014:
“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành
viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các
trường hợp sau đây:
a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản
tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới
theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho
công ty mới;
b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng
với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho
các công ty mới;
c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.”
A B C
Chú thích: Doanh nghiệp A được chia thành doanh nghiệp B và doanh nghiệp
C và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp A
Thủ tục chia doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 192 Luật
Doanh Nghiệp hiện hành 2014.
(7) Hình thức thứ bảy: Tách doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tách
bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp hiện có để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp mới mà không chấm dứt
tồn tại của doanh nghiệp bị tách. Cụ thể các phương thức tách công ty được quy
định tại Khoản 2 Điều 193 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014.
“2. Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
45
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ        TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ        TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAYLuận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ        TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ        TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT ĐẦU TƯ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 ĐiểmLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 
Đề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đ
Đề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đĐề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đ
Đề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đ
 
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
 

Similar to Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ  Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ  Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Pháp Luật Hiện Hành Về Mua Bán, Sáp Nhập Doanh Nghiệp Và Giải Pháp Hoàn Thiện...
Pháp Luật Hiện Hành Về Mua Bán, Sáp Nhập Doanh Nghiệp Và Giải Pháp Hoàn Thiện...Pháp Luật Hiện Hành Về Mua Bán, Sáp Nhập Doanh Nghiệp Và Giải Pháp Hoàn Thiện...
Pháp Luật Hiện Hành Về Mua Bán, Sáp Nhập Doanh Nghiệp Và Giải Pháp Hoàn Thiện...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM (20)

BÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận sáp nhập công ty, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp, HOT
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.docHợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tham Nhũng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tham Nhũng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tham Nhũng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tham Nhũng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Dịch vụ bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
Giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoàiGiải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
Giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
 
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ  Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ  Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
 
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nayluan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
luan van phap luat ve doanh nghiep tu nhan hien nay
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
 
Đồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docx
Đồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docxĐồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docx
Đồ án pháp luật về đăng ký doanh nghiệp ở việt nam.docx
 
Luận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
Luận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt NamLuận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
Luận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
 
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luậtTổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
 
Đề tài: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩuĐề tài: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu
 
Thực trạng pháp luật hiện hành về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và giải pháp...
Thực trạng pháp luật hiện hành về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và giải pháp...Thực trạng pháp luật hiện hành về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và giải pháp...
Thực trạng pháp luật hiện hành về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và giải pháp...
 
Pháp Luật Hiện Hành Về Mua Bán, Sáp Nhập Doanh Nghiệp Và Giải Pháp Hoàn Thiện...
Pháp Luật Hiện Hành Về Mua Bán, Sáp Nhập Doanh Nghiệp Và Giải Pháp Hoàn Thiện...Pháp Luật Hiện Hành Về Mua Bán, Sáp Nhập Doanh Nghiệp Và Giải Pháp Hoàn Thiện...
Pháp Luật Hiện Hành Về Mua Bán, Sáp Nhập Doanh Nghiệp Và Giải Pháp Hoàn Thiện...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại, 9 Điểm.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại, 9 Điểm.docLuận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại, 9 Điểm.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại, 9 Điểm.doc
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHÚC LINH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2013 – L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THUẬN (Cơ quan công tác: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thuận. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2017 Người cam đoan Sinh viên Nguyễn Phúc Linh 2
  • 3. MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ..............................................................7 CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP......................................... 13 1.1 Những vấn đề lý luận ............................................................................................. 13 1.1.1 Khái niệm hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp.......................... 13 1.1.2 Đặc điểm khác biệt của thị trường sáp nhập và mua bán doanh nghiệp so với các thị trường khác: ............................................................................................ 24 1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp....................... 24 1.2 Những vấn đề pháp lý về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ......................... 26 1.2.1 Khái niệm pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp...................... 26 1.2.2 Nội dung của pháp luật sáp nhập và mua bán doanh nghiệp...................... 26 1.2.3 Vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp..................................................................................................... 27 1.2.4 Quy định về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của một số quốc gia trên thế giới............................................................................................ 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............................................................................... 31 2.1 Hoạt động M&A Việt Nam trong những năm gần đây: .................................... 31 2.2 Một số thương vụ M&A điển hình tại Việt Nam: .............................................. 37 2.3 Nội dung pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam......... 40 3
  • 4. 2.3.1 Một số quy định của Luật Doanh Nghiệp hiện hành đối với hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam....................................................... 41 2.3.2 Một số quy định của Luật Đầu tư hiện hành đối với hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam ...................................................................... 48 2.3.3 Một số quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành đối với hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam............................................................... 52 2.3.4 Một số quy định của Luật các tổ chức tín dụng hiện hành đối với hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............................. 53 2.3.5 Một số quy định của Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành 2014 đối với hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.............................. 55 2.4 Một số những bất cập trong pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam ........................................................................................................................ 58 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............................................................................... 66 3.1 Yêu cầu hoàn thiện..................................................................................................... 66 3.2 Nội dung hoàn thiện................................................................................................... 66 3.3 Giải pháp hoàn thiện.................................................................................................. 67 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 78 4
  • 5. BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp NĐ-CP Nghị định Chính phủ SKHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT-BKHĐT Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư TT-BTC Thông tư của Bộ Tài chính TT-NHNN Thông tư của Ngân hàng Nhà nước AEC ASEAN Economic Community: Cộng đồng kinh tế chung ASEAN BCC Business Cooperation Contract: Hợp đồng hợp tác kinh doanh CFA Financial Analyst Institute: Cơ quan phân tích tài chính Hoa Kỳ FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Aggrement: Hiệp định thương mại tự do IMAA Institute of Mergers, Acquisitions and Alliances: Viện Hợp nhất, Mua lại và Liên kết: một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận được công nhận và bảo đảm trên toàn thế giới IPO Initial Public Offering: Phát hành cổ phiếu ra công chúng M&A Mergers and Acquisitions: Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 5
  • 6. OTC TPP USD VBF VCA Over the counter: là một loại cổ phiếu đã được phát hành tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng chưa niêm yết giá Trans-Pacific Partnership Agreement: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Đô la Mỹ Vietnam Business Forum: Diễn đàn kinh doanh Việt Nam Vietnam Competition Authority: Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam 6
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Bảng, đồ thị, sơ đồ Tên Trang Hình 1.1 Tổng số thương vụ theo số lượng và giá trị từ 77 năm 2015 đến cuối năm 2016 (Theo Báo cáo phân tích của KPMG; Capital IQ, thời điểm: 22/7/2016) Hình 2.1 Tình hình M&A trên toàn cầu(Nguồn: 78 Thomson Financial, IMAA) Hình 2.2 Tình hình M&A Khu vực Châu Á – Thái 78 Bình Dương(Nguồn: Thomson Financial, IMAA) Hình 2.3 Tình hình M&A tại Việt Nam(Nguồn: 78 Thomson Financial, IMAA) Bảng 1.1 So sánh giữa thâu tóm, mua lại, sáp nhập, 22 hợp nhất Bảng 2.1 Tổng hợp những thương vụ M&A nổi bật 37 trong năm 2015, 2016 Biểu đồ 2.1 Số lượng các khoản đầu tư cho Start-up 77 2011-2016. (Nguồn: Theo thống kê của Topica Founder Institute) 7
  • 8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang và sẽ diễn ra sâu rộng chưa từng có, với việc thực hiện lộ trình Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); đàm phán và ký kết nhiều FTA thế hệ mới, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc, không gian kinh tế của Việt Nam đang được mở rộng hơn bao giờ hết. Không gian kinh tế mới này đang mở ra cơ hội mới, sân chơi mới cho cộng đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không gian kinh tế mới cộng hưởng với làn sóng M&A (Merger and Acquisitions) đã và đang diễn ra sôi động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, với nhiều thương vụ quy mô lớn lên tới hàng tỉ USD sẽ tạo nên sự bùng nổ của thị trường M&A như những dự đoán của các chuyên gia cách đây vài năm trở lại đây. Trước đó, từ năm 2013 đến 2015, tổng giá trị thị trường M&A đã tăng từ 3,5 tỷ USD lên đến 5,2 tỷ USD. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị thị trường đã đạt 3 tỷ USD và vượt ngưỡng mong đợi 5,3 USD[5] Ở góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Việt nam đang rộng mở và giàu tiềm năng hơn bao giờ hết. Việt nam là một nền kinh tế trẻ với dân số hơn 93 triệu người. Cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, và sự hội nhập quốc tế đã biến Việt Nam thành một địa điểm đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt nam để khai thác một thị trường tiêu thụ rộng lớn, cũng như dời các cơ sở sản xuất của họ đến Việt Nam để hưởng các lợi thế từ hiệp định thương mại tự do. Thông qua việc thâu tóm một doanh nghiệp nội địa, nhà đầu tư nước ngoài có thể giảm thiểu thời gian bước vào thị trường cho dự án đầu tư của họ tại Việt nam. Năm 2016, chúng ta được chứng kiến nhiều thương vụ M&A giá trị cao trong lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng với bên mua là các nhà đầu tư đến từ Thái Lan và Nhật Bản. Thương vụ chuyển nhượng Big C và Metro Cash & Carry nằm trong top 3 giao dịch M&A có giá trị cao nhất. Lĩnh vực bất động sản cũng sôi động với thương vụ Keangnam Landmark Tower, Empire City và Kumho Asiana Plaza. Một điểm chung của các thương vụ lớn này là hầy hết các nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò là bên mua. ( Xem Hình 1.1 – Phụ lục – Trang 77 ) 8
  • 9. Tuy nhiên, pháp luật Việt nam chưa có một khung pháp lý thống nhất cho M&A. Thay vào đó, các quy định pháp luật về M&A nằm rải rác ở nhiều luật khác nhau. Đó cũng là lý do cần phải có công trình nghiên cứu luật học đánh giá pháp luật và tình hình thực thi pháp luật để kiểm soát các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, hiệu quả, mang lại phúc lợi chung cho xã hội. Với những lý do đó, tôi lựa chọn : “Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam” là đề tài khóa luận của mình. Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh những thiếu sót, mong thầy cô và các bạn góp ý để tôi có thể hoàn thành đề tài một cách hoàn thiện nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 2. Mục tiêuvà nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích của khóa luận: Mục đích của khóa luận là nghiên cứu hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý và xây dựng một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, khóa luận cần đạt được những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận của hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp bằng việc làm rõ khái niệm, quan niệm hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở một số quốc gia và Việt Nam; làm rõ đặc điểm mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với một số quan hệ pháp luật khác; phân tích các nội dung cơ bản của pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp được xem xét dưới góc độ so sánh với quy định của một số nước trên thế giới làm phong phú hơn cũng như toàn diện hơn về hoạt động này. Thứ hai, nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, chỉ ra những tồn tại bất cập của hệ thống pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; phân tích và bình luận những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở một số quốc gia; Phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp làm nền tảng đề đề xuất giải pháp phù hợp. 9
  • 10. Thứ ba, đề xuất giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Phạm vi: - Thời gian: Trong những năm gần đây 2015-2017 - Không gian: Trong khuôn khổ phạm vi pháp lý hoạt động sáp nhập mua bán doanh nghiệp Việt Nam - Nội dung: Bài làm tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động mua bán sáp nhập M&A theo quy định của pháp luật Việt Nam, nêu lên những điểm nổi bật trong quy định và những bất cập, hạn chế để từ đó nêu lên một số những giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý hoạt động M&A tại Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Bài làm tập trung trả lời cho một số các câu hỏi nghiên cứu: - Thế nào là hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A ? Đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động M&A? - Thế nào là pháp luật về hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A? - Toàn cảnh thị trường M&A trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây như thế nào? - Hoạt động M&A được quy định trong pháp luật Việt Nam như thế nào? - Có những khó khăn, bất cập gì trong các quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động M&A? - Cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn bất cập trên? 10
  • 11. 5. Kết cấu đề tài Kết cấu của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp: Trọng tâm của chương là làm rõ vấn đề lý luận quan niệm, khái niệm về hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, phân biệt được rõ những khái niệm liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như: thâu tóm, mua lại, sáp nhập, hợp nhất, tìm hiểu được đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương 1 nêu lên khái niệm chung nhất về thế nào là pháp luật và nội dung pháp luật hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam: Trọng tâm của chương có thể tóm gọn thành 3 phần chính. Phần thứ nhất là về thực trạng hoạt động M&A Việt Nam nói chung trong những năm gần đây 2015-2017, tổng hợp một số thương vụ M&A tiêu biểu, điển hình. Phần thứ hai nêu lên một số quy định trong pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A, được tác giả chia theo các nhóm chế định cụ thể. Phần cuối cùng, tác giả nêu một số những bất cập trong pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang gây nhức nhối cho các nhà hành luật. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam: Trong phạm vi kiến thức và hiểu biết, cũng như trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nêu lên năm ý kiến giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về hoạt động M&A mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. 6. Đóng góp của đề tài Khóa luận với đề tài “Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam” đã thể hiện được những điểm sau: - Tổng lược được toàn cảnh M&A Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong khoảng thời gian gần đây 2015-2017. 11
  • 12. - Nêu lên được thực trạng một số những bất cập, vướng mắc hiện này liên quan đến vấn đề hoạt động M&A tại Việt Nam gây khó dễ cho các nhà đầu tư, các nhà hành luật. - Làm rõ được các khái niệm liên quan đến hoạt động M&A dưới góc độ các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam: thâu tóm, mua lại, sáp nhập, hợp nhất. - Nêu lên một số giải pháp để hoàn thiện hơn khung pháp lý hoạt động M&A tại Việt Nam. 12
  • 13. CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề lý luận 1.1.1 Khái niệm hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp Mua bán (mua lại) và sáp nhập (M&A – viết tắt của cụm từ tiếng anh “Mergers and Acquisitions”). Hai khái niệm này thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau, khá nhiều trường hợp người ta không thể phân biệt sự khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định. M&A có thể hiểu là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Như vậy, nguyên tắc cơ bản của M&A là phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được. Nói cách khác, M&A liên quan đến việc sở hữu và thực thi quyền sở hữu để làm thay hoặc tạo ra những giá trị mới cho các cổ đông. Về một khía cạnh khác, mua bán và sáp nhập là một giao dịch, trong đó chủ sở hữu của công ty, cơ cấu và hoạt động kinh doanh được biến chuyển hoặc kết hợp. Nhìn nhận dưới góc độ quản trị chiến lược, M&A có thể là đòn bảy cho phép công ty tăng trưởng hoặc “chìm” và làm thay đổi lối kinh doanh vốn có và vị thế cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù Mua bán và Sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ Mua bán và Sáp nhập vẫn có sự khác biệt nhất định. Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là Mua bán. Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng. Theo nghĩa đen, Sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành. Trường hợp Daimler-Benz và Chrysler là một ví dụ về Sáp nhập: hai hãng Sáp nhập và một công ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên DaimlerChrysler. Tuy nhiên, 13
  • 14. trên thực tế, hình thức “Sáp nhập ngang bằng” không diễn ra thường xuyên do nhiều lý do. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra công chúng cần có lợi cho cả công ty bị mua và công ty mới sau khi Sáp nhập. Thông thường, một công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng, hoạt động này là “Sáp nhập ngang bằng” cho dù về bản chất là hoạt động mua bán. Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là Sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích chung. Nhưng khi bên bị mua không không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ mua bán. Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc, thương vụ đó có được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay bị ép buộc thâu tóm nhau. Một số tình huống không được coi là M&A:[15] • Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác nhưng không tham gia hoạt động quản trị/điềuhành, chỉ thuần túy nhận cổ tức hoặc kỳ vọng nhận thặng dư khi bán lại cổ phần cho nhà đầu tư khác; • Một quỹ đầu tư chứng khoán mua cổ phiếu (niêm yết hoặc OTC) của một doanh nghiệp đại chúng trên thị trường chứng khoán và cũng không tham gia quản trị/điều hành tại doanh nghiệp đó. • Một quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) khi đầu tư vốn với tư cách cổ đông vào các doanh nghiệp và cử đại diện phần vốn góp tại Hội đồng quản trị nhưng vai trò của các thành viên này chủ yếu chỉ mang tính tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp này với kỳ vọng khi doanh nghiệp phát triển sẽ có thể thoái vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO). Trường hợp doanh nghiệp do quỹ đầu tư vào không thành công thì khoản đầu tư trên có thể mất theo đúng tính chất “mạo hiểm” của quỹ. Như vậy, hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu của một doanh nghiệp đối với cổ phần hoặc tài sản mà còn làm thay đổi cả hoạt động quản trị/điều hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ thay đổi về quản trị còn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và các thỏa thuận của các bên khi tiến hành thương vụ M&A. 14
  • 15. Định nghĩa hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật của một số nước: Hoa Kỳ là quốc gia Liên bang nên tồn tại hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Do đó, hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Theo pháp luật liên bang, sáp nhập có nghĩa là sự kết hợp giữa hai công ty mà một bên hoàn toàn bị thâu tóm bởi công ty kia. Công ty kém quan trọng hơn sẽ mất đi đặc điểm nhận diện của mình và trở thành một phần của công ty quan trọng hơn nơi vẫn giữ được đặc điểm nhận diện của mình. Hoạt động sáp nhập làm lu mờ công ty bị sáp nhập và công ty được sáp nhập sẽ nắm giữ các quyền, lợi ích và trách nhiệm của công ty bị sáp nhập. Một hoạt động sáp nhập không giống với hoạt động hợp nhất mà hai công ty cùng bị mất đi những đặc điểm nhận dạng của mình và tạo nên một hình thức công ty hoàn toàn mới. Dựa trên báo cáo của CFA(Financial Analyst) Institute: Các văn bản pháp lý của Mỹ điều chỉnh hoạt động M&A được chia thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất là Luật chống độc quyền (Antitrust Law) và Luật chứng khoán (Securities Law). Nhóm thứ nhất – Luật chống độc quyền gồm một số các văn bản pháp lý như: Sherman Antitrust Act (1980) khung hình phạt cho hoạt động hạn chế cạnh tranh, Clayton Antitrust Act (1914) bổ sung các hành vi bị cấm như phân biệt giá, độc quyền, Celler-Kefauver Act(1950), Hart–Scott–Rodino Antitrust Improvements Act (1976) yêu cầu khoảng thời gian chờ đợi trước khi một thương vụ M&A hoàn thành và nêu ra các dữ liệu pháp lý cần đệ trình... Nhóm thứ hai – Luật chứng khoán gồm Williams Act (1968) quy định về công khai thông tin…[17] Cộng đồng chung Châu Âu: Cộng đồng Châu Âu đã có một định nghĩa cụ thể về sáp nhập và mua lại tại Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu số 139/2004 ngày 20/01/2004 (EC Merger Regulation) như sau: (i) sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phận của hai pháp nhân; hoặc (ii) thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản của một công ty khác; (iii) hoặc tạo ra một liên doanh mới. Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu đã đưa ra cách tính về doanh số, thủ tục cần thiết để tiến hành việc sáp nhập và mua lại một cách cụ thể. Mặc dù hệ thống pháp luật của từng quốc gia thuộc thành viên của Cộng đồng chung 3 Châu Âu là khác nhau, nhưng 15
  • 16. Quy chế về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu được áp dụng chung và là văn bản có hiệu lực điều chỉnh cao hơn pháp luật của từng quốc gia phê chuẩn. [4] Pháp luật Việt Nam, trên cơ sở phân tích các quy định của Luật Cạnh Tranh 2004, Luật Doanh Nghiệp 2014, chúng ta có được những khái niệm cơ bản sau: Thứ nhất, về vấn đề sáp nhập doanh nghiệp (Mergers): Theo Điều 195 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014:“Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.” Sáp nhập doanh nghiệp còn được định nghĩa trong Luật Cạnh Tranh 2004 tại Khoản 1 - Điều 17: “1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập […].” Thứ hai, quan niệm về hợp nhất doanh nghiệp (Consolidations): Theo Điều 194 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014: “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.” Luật Cạnh Tranh 2004 quy định vấn đề này tại Khoản 1 – Điều 17: “Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.” Thứ ba, quan niệm về mua bán doanh nghiệp ( Acquisitions): Mặc dù Luật Doanh Nghiệp không đề cập đến khái niệm mua bán doanh nghiệp nhưng chúng ta lại có Điều luật quy định về bán doanh nghiệp – Điều 187 Luật Doanh Nghiệp 2014: 16
  • 17. “1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. 2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.[…].” Luật Cạnh Tranh cũng đưa ra được khái niệm về mua lại doanh nghiệp tại Khoản 3 – Điều 17: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” Thứ tư, khái niệm về thâu tóm doanh nghiệp (Takeovers): Thâu tóm là khái niệm được sử dụng để chỉ một công ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một công ty khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công ty đó. Tỷ lệ này có thể khác nhau theo quy định cụ thể trong Luật Công ty của từng nước. Ví dụ ở Việt Nam, tỷ lệ này là 75% (tối thiểu là 65%) cụ thể theo Khoản 3 Điều 60 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014: “3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây: a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này; b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.” Sau khi kết thúc chuyển nhượng, công ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động (bị sáp nhập) hoặc trở thành một công ty con của công ty thâu tóm. Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo hai doanh nghiệp không thống nhất được để đi đến một vụ mua bán thân thiện (friendly takeover) và bên đi mua trở thành kẻ thôn tính bằng cách dùng nhiều biện pháp để gạt lãnh đạo công ty bị thôn tính sang một bên. Hình thức giao dịch này được gọi là thôn tính thù nghịch (hostile 17
  • 18. takeover). Có ba biện pháp chính dành cho bên đi thôn tính trong trường hợp bị lãnh đạo doanh nghiệp bên kia cự tuyệt. Thứ nhất là tiếp xúc thuyết phục, đàm phán với các cổ đông của công ty bị thôn tính để các cổ đông này ủng hộ việc thay thế ban lãnh đạo của công ty bị thôn tính bằng một ban lãnh đạo mới ủng hộ việc sáp nhập. Thứ hai là đưa ra một chào mua tế nhị (tender offer), theo đó bên thôn tính công bố công khai sẵn sàng mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của bên bị thôn tính với một mức giá nhất định (thường là cao hơn nhiều so với giá thị trường) từ bất kỳ cổ đông nào muốn bán. Thứ ba là âm thầm gom cổ phiếu trên thị trường (phương pháp này đôi khi bị gọi là creeping tender offer). Trong bất cứ trường hợp thôn tính thù nghịch nào thì bên thôn tính đều bị ban lãnh đạo của công ty bị thôn tính chống lại, và mục tiêu của kẻ đi thôn tính cũng là thay đổi ban lãnh đạo của công ty bị mua lại(proxy battle). Nhận xét: Thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” được hiểu phổ biến hiện nay ở Việt Nam không những không chuyển tải hết khái niệm M&A (về mặt ngôn ngữ) mà còn chưa thể hiện đầy đủ các hình thức hoạt động này. Trường hợp thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh (tạm dịch thuật ngữ hostile takeovers) thông qua phương thức “lôi kéo cổ đông bất mãn” rõ ràng không phải là “mua lại”. Còn “sáp nhập’ thực tế chỉ là một bộ phận trong khái niệm “thâu tóm” công ty. Sáp nhập để chỉ sự thâu tóm toàn phần, và công ty mục tiêu chấm dứt sự tồn tại (như khái niệm được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014); trong khi “thâu tóm” còn được sử dụng để chỉ việc tìm cách nắm giữ một số lượng cổ phần dưới 100% nhưng đủ để chi phối công ty mục tiêu. Bên cạnh đó, thuật ngữ ‘sáp nhập và mua lại’ cũng không tính đến hình thức “hợp nhất”, tuy không phổ biến nhưng không thể coi là một trường hợp cá biệt của sáp nhập (trong Luật Doanh nghiệp cũng tách biệt hai khái niệm này). Do đó, thuật ngữ “mua bán và sáp nhập” sẽ được giới thiệu và trình bày trong bài viết này để bao quát tất cả các hình thức của M&A từ khía cạnh quản trị công ty. Mặc dù vậy, nhằm mục phân tích, hiểu hơn về bản chất của từng khái niệm nhỏ liên quan đến hoạt động M&A, tác giả đã thực hiện bảng so sánh chi tiết các khái niệm liên quan đến hoạt động M&A. 18
  • 19. Thâu tóm (Takeovers) Mua lại (Acquisitions) Sáp nhập (Mergers) Hợp nhất (Consolidations) Khái Là thuật ngữ được sử dụng Là thuật ngữ sử dụng Là thuật ngữ sử dụng khi Là thuật ngữ được sử dụng khi niệm khi một doanh nghiệp (gọi là khi cá nhân hay doanh một hoặc một số doanh hai hoặc nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp thâu tóm) tìm nghiệp mua lại toàn bộ nghiệp sáp nhập vào một cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, cách nắm giữ quyền kiểm tài sản và các khoản nợ doanh nghiệp khác bằng thị phần, thương hiệu của nhau soát đối với doanh nghiệp của doanh nghiệp khác cách chuyển toàn bộ tài sản , để hình thành một doanh khác(gọi là doanh nghiệp với một giá nào đó đã quyền, nghĩa vụ hợp pháp nghiệp hoàn toàn mới, với tên mục tiêu) thông qua thâu tóm được thỏa thuận bằng sang doanh nghiệp nhận sáp gọi mới (có thể gộp tên của hai toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ tiền mặt, chứng khoán nhập, đồng thời chấm dứt sự doanh nghiệp cũ) và chấm dứt phần hoặc tài sản của doanh hoặc cả hai. Bên mua tồn tại của doanh nghiệp bị sự tồn tại của các doanh nghiệp nghiệp mục tiêu đủ để khống doanh nghiệp đăng ký sáp nhập. bị hợp nhất. chế các quyết định của doanh thay đổi chủ doanh nghiệp. nghiệp để trở thành chủ (Về cơ bản sáp nhập là một sở hữu mới của doanh trường hợp đặc biệt của thâu nghiệp. tóm khi thâu tóm toàn bộ cổ phần và chấm dứt hoạt động của công ty bị sáp nhập.) 19
  • 20. Ý Sau khi kết thúc việc chuyển Đối với hoạt động mua Sau khi kết thúc hoạt động Song hành với tiến trình này, nghĩa nhượng, doanh nghiệp mục lại doanh nghiệp: doanh sáp nhập doanh nghiệp: cổ phiếu của các doanh nghiệp của tiêu sẽ chấm dứt hoạt động nghiệp mục tiêu sẽ vẫn doanh nghiệp mục tiêu – bị hợp nhất sẽ không còn tồn nghiệp hoặc trở thành doanh nghiệp tồn tại trước, trong và doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ tại mà doanh nghiệp mới ra đời vụ con của doanh nghiệp thâu sau quá trình mua bán. chấm dứt sự tồn tại. sẽ phát hành cổ phiếu mới thay tóm. thế. Nói chính xác hơn, trên góc độ pháp lý, doanh nghiệp mục tiêu sẽ ngừng hoạt động, doanh nghiệp thâu tóm nắm toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu, tuy nhiên cổ phiếu của doanh nghiệp thâu tóm vẫn được tiếp tục giao dịch bình thường. Sơ đồ TH1: Thâu tómtoàn bộ DNA DN A DNA+DNB DNA+DNB minh  DN A (Doanh nghiệp có  DNC Sáp nhập. ( Thay đổi chủ sở hữu) họa cơ TH2: Thâu tóm một phần. quy mô lớn hơn) (Doanh nghiệp mới) 20
  • 21. bản Trong đó: Ví dụ: DN A thâu tóm một - DN A và DN B là hai doanh phần DN B. nghiệp có ý định hợp nhất. Cơ cấu cổ phần vốn góp của - DN C là doanh nghiệp được DN B: DN A(70%), DN hình thành dựa trên sự kết hợp D(20%), DN E(10%). của hai DN A và DN B. Kết Không có doanh nghiệp mới Không có doanh nghiệp Không có doanh nghiệp mới Xuất hiện doanh nghiệp mới và quả xuất hiện. mới xuất hiện. xuất hiện. cổ phiếu mới hoạt động M&A Quyền Quyền quyết định sẽ thuộc về Quyền quyết định và Quyền quyết định và kiểm Các doanh nghiệp tham gia quyết doanh nghiệp có quy mô và kiểm soát doanh nghiệp soát doanh nghiệp thuộc về hợp nhất có quyền quyết định định và tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn hơn sẽ thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp nhận sáp trong Hội đồng quản trị công ty kiểm trong Hội đồng quản trị. mới (bên mua lại doanh nhập. được hợp nhất tùy vào số vốn soát Trong trường hợp, “thâu tóm nghiệp). đóng góp của mỗi bên. doanh mang tính thù địch (hostile nghiệp takeovers), cổ đông của 21
  • 22. doanh nghiệp mục tiêu được trả tiền để bán lại cổ phiếu của mình và hoàn toàn mất quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tính Hình thức này có tính phổ Việc chia sẻ quyền sở hữu, phổ biến nhiều hơn do tính chất quyền lực và lợi ích một cách biến đơn giản hơn khi chia sẻ đồng đều và lâu dài luôn khó quyền lợi sau quá trình thâu khăn và khó thực hiện giữa các tóm doanh nghiệp. cổ đông với nhau. Vì lâu dần do tính chất độc chiếm sẽ hình thành xu hướng liên kết giữa các cổ đông. Ví dụ - Công ty cổ phần Tập đoàn - Thương vụ Central - Thương vụ Ngân hàng Vào thời điểm 07/5/1998: hãng một số Masan (Bên bán) đã ký kết Group mua BigC TMCP Phát triển Mê Daimler – thương hiệu nổi thương thỏa thuận hợp tác Chiến Vietnam (Giá trị: 1.140 Kong(MDB) sáp nhập vào tiếng của Mercedes Benz của vụ lược đối với Tập đoàn Singha triệu USD) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Đức công bố việc chi 27 tỷ (Bên mua) của Thái Lan. - Thương vụ VNG mua Việt Nam (Maritime bank) Euro để tiến hành hợp nhất 22
  • 23. Giá trị thỏa thuận lên tới 1,1 tỷ USD bao gôm vốn mới cho phép Singha sở hữu 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Thương vụ này hoàn tất trong tháng 1/2016. Với thương vụ này, Masan và Singha ngay lập tức mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống của hai công ty thành quy mô khu vực, trọng tâm là các nước ASEAN: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar… Tiki (Giá trị: 17,1 triệu USD) - Thương vụ Vinamilk mua Driftwood Dairy (Giá trị: 3 triệu USD) (Giá trị: 529 triệu USD) - Thương vụ Công ty cổ phần Thành Thành Công Tây Ninh sáp nhập vào Công ty cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai ( Giá trị: 50,5 triệu USD hãng Chrysler đang thua lỗ ở Mỹ. Đây là vụ hợp nhất lớn nhất tính đến thời điểm đó, tên gọi sau khi hợp nhất là Daimler Chrysler. Daimler Chrysler trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn thứ ba thế giới. Với mục tiêu sau hợp nhất, thương hiệu Daimler Chrysler sẽ đứng đầu trong phạm vị toàn thế giới, tuy nhiên kết quả không như mong đợi. Bảng 1.1: So sánh giữa thâu tóm, mua lại, sáp nhập, hợp nhất 23
  • 24. 1.1.2 Đặc điểm khác biệt của thị trường sáp nhập và mua bán doanh nghiệp so với các thị trường khác: Hoạt động M&A được thực hiện dựa trên rất nhiều mục tiêu tùy thuộc vào chiến lược của nhà đầu tư. Nhất là đối với hoạt động mua lại doanh nghiệp, việc mua lại không chỉ đơn thuần là việc tiếp quản khối lượng tài sản, nhân lực hiện có của doanh nghiệp, đó còn là việc mua lại cả một thương hiệu, các khách hàng mục tiêu , tiềm năng, bí mật kinh doanh… của doanh nghiệp. Nhưng cũng có nhiều trường hợp đơn thuần, mục đích của nhà đầu tư chỉ là việc muốn đầu tư và hưởng lời từ khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, hoạt động M&A về cơ bản là hoạt động của một bên tìm cách giành quyền kiểm soát một bên khác qua việc nắm giữ một phần hoặc toàn bộ cổ phần, vốn góp, tài sản của bên mục tiêu. “Quyền kiểm soát” là quyền đủ để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng thông qua việc đạt mức sở hữu nhất định về vốn hoặc cổ phần doanh nghiệp, đây là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt thị trường M&A với các thị trường khác. Bên cạnh đó, hàng hóa của thị trường M&A là một loại tài sản đặc biệt, đó là những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức – là một tập hợp của nhiều loại tài sản nhỏ khác và có giá trị rất lớn. Hàng hóa đó có mức trao đổi mua bán không thường xuyên và việc trao đổi mua bán diễn ra tốn nhiều thời gian và công sức. Hoạt động của thị trường bao quát tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động kinh doanh. Quy mô của thị trường M&A không bị hạn chế bởi giới hạn địa lý, hoạt động M&A xuyên quốc gia rất phát triển. Hoạt động M&A có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề mà nó tham gia, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế một nước. Chính vì vậy hoạt động M&A chịu sự chi phối và điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, đặc biệt là các quy định về chống độc quyền và chính sách bảo hộ của Chính phủ. 1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng - synergies) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng 24
  • 25. hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị DN sau M&A được nâng cao. Đồng thời, M&A còn góp phần cải thiện tình hình tài chính của DN. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính. Có thể thấy rằng, một trong những yêu cầu đặt ra cho việc đổi mới tái cơ cấu ngành Ngân hàng Việt Nam, đó chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thông qua việc gia tăng nguồn vốn điều lệ của các ngân hàng. Do đó, M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra khá sôi động và đã đáp ứng được nhu cầu cải thiện nguồn vốn kinh doanh trong lĩnh vực này. Trong thời gian qua, một loạt các thương vụ M&A ngân hàng đã được tiến hành thành công như: Sáp nhập Ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Đại Tín; sáp nhập Tiên Phong Bank – Doji; Habubank – SHB; PVcomBank - Ngân hàng Phương Tây; Ngân hàng MHB vào BIDV; Ngân hàng MDB sáp nhập vào Maritime Bank; Southern Bank vào Sacombank… M&A còn giúp DN đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi DN có thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án… Hơn nữa, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lắp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý... Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các DN sàng lọc và sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả, từ đó góp phần không nhỏ vào việc tinh gọn bộ máy của DN. Qua đó, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, thông qua việc M&A, DN có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh. Ngoài các yếu tố nêu trên, thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của 1 thương vụ M&A. Bên đi mua phải trả một khoản chi 25
  • 26. phí tương đối lớn cho “thương hiệu” - thứ tài sản không thể hiện trên bảng cân đối kế toán cũng như trên báo cáo tài chính. Điều mà các công ty đi mua hướng đến chính là những khách hàng lâu năm, trung thành với một thương hiệu, những mối quan hệ với các đối tác chiến lược được gây dựng trong một thời gian dài. Điển hình cho mục đích này chính là việc công ty đa quốc gia Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan thuộc Sở Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh vào năm 1995 với giá 5 triệu USD, từ đó đặt nền móng cho việc xâm nhập và bành trướng thị trường của nhãn hiệu này. Đến nay, Unilever đã chiếm thị phần rộng lớn với rất nhiều sản phẩm tiêu dùng đa dạng. Năm 2017 và những năm tiếp theo, thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ có thêm nhiều thương vụ M&A đình đám khác. Với xu thế hòa nhập với nền kinh tế thế giới, dòng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam chắn chắc sẽ gia tăng nhanh thông qua con đường M&A. Do đó, Việt Nam cần xây dựng một khung pháp lý an toàn để vừa có thể thu hút được nhà đầu tư nước ngoài vừa có thể bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư trong nước. 1.2 Những vấn đề pháp lý về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp Theo nghĩa rộng, pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các bên tiến hành hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp. Theo nghĩa hẹp, pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh giữa các bên có liên quan trong việc ký kết hợp đồng liên quan đến sáp nhập và mua bán doanh nghiệp và các quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan hay thực hiện kiểm soát Nhà nước về tập trung kinh tế được quy định trong pháp luật cạnh tranh. 1.2.2 Nội dung của pháp luật sáp nhập và mua bán doanh nghiệp Nội dung của pháp luật về mua bán doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa hẹp như đã trình bày ở nhóm tiểu mục 1.2.1 bao gồm các quy định cụ thể sau: Quy định về các hình thức mua bán doanh nghiệp, quy định về chù thể mua bán doanh 26
  • 27. nghiệp; Quy định về hợp đồng- phương thức thực hiện các giao dịch mua bán doanh nghiệp và quy định về thủ tục mua bán doanh nghiệp… Tuy nhiên, nội dung của pháp luật sáp nhập và mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam được đề cập tại Chương 2 sẽ được tiếp cận theo một hướng khác: Hệ thống một số các quy định của pháp luật Việt Nam trong một số văn bản pháp luật hiện hành cụ thể về hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M&A. 1.2.3 Vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Trong bối cảnh, Việt Nam đang dần mở cửa, thực thi rất nhiều những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng đang diễn ra, hoạt động M&A luôn đóng vai trò quan trọng, không chỉ đối với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, mà với cả hoạt động thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Và làm thế nào để hoạt động M&A thực sự trở thành công cụ ngày càng hữu hiệu cho quá trình tái trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp, đồng thời là một kênh huy động vốn hiệu quả, đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn mới mà vẫn đảm bảo được tính an toàn, tạo được sân chơi bình đẳng, công bằng cho các chủ thể, tránh tình trạng cạnh tranh, độc quyền thì công cụ pháp lý là phương thức hiệu quả thực hiện sứ mệnh này. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt kết quả tích cực trong các quy định pháp lý hiện hành điều chỉnh về hoạt động M&A thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục, một số quy định còn ở mức độ lý thuyết, chưa có tính thực tiễn cao. Do đó, đòi hỏi các nhà làm luật phải thực sự nắm bắt xu thế, tình hình thực tế kinh tế để sửa đổi, bổ sung, phát huy vai trò của pháp luật một cách toàn diện nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam. 1.2.4 Quy định về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của một số quốc gia trên thế giới Tác giả tham khảo một số tai liệu từ một số các nghiên cứu trước đó: [4] Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) nhất ở Châu Á những 27
  • 28. năm gần đây. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia M&A với các doanh nghiệp nội địa theo nhiều cách thức khác nhau. Trước khi tiến hành M&A các nhà đầu tư phải đệ trình một bản kế hoạch tái tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước trong đó nêu rõ những thông tin về nhà đầu tư nước ngoài, tình hình tài chính, quy mô kinh doanh, cơ cấu cổ phần, kế hoạch ổn định nhân sự và đặc biệt là cách thức quản lý công ty mới. Trung Quốc yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp kế hoạch để cải tiến cơ cấu quản lý và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp nhà nước. Về vấn đề giá cả mua lại doanh nghiệp: Trung Quốc quyết định giá mua lại doanh nghiệp phải dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị cổ phần do một công ty đánh giá tài sản ở Trung Quốc đưa ra. Phương pháp đánh giá tài sản hoặc cổ phần phải là phương pháp được quốc tế công nhận. Nếu như giá mua lại doanh nghiệp thấp hơn giá trị đó thì cuộc chuyển nhượng này không được phép thực hiện. Về thuế áp dụng cho các giao dịch M&A, Trung Quốc căn cứ vào từng hình thức M&A để áp dụng mức thuế suất khác nhau đối với từng giao dịch. Thái Lan: Mua lại và sáp nhập hai hoặc nhiều công ty có thể dưới các hình thức sau: i, Sáp nhập (hợp nhất) ii, Mua lại cổ phần iii, Mua lại tài sản. Trong ba hình thức trên thì hình thức hợp nhất là ít phổ biến tại Thái Lan do Thái Lan không khuyến khích hình thức hợp nhất các công ty. Trong một số lĩnh vực nhất định (Ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm nhân thọ, đại lý du lịch, hàng hải, hàng không…) Thái Lan đều có những giới hạn về vốn và số lượng người nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý. Về thuế, Thái Lan dành nhiều ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thuế doanh lợi là 30% đối với sáp nhập và mua lại bằng hình thức tài sản. Còn đối với mua lại cổ phiếu, Thái Lan áp dụng thuế lũy tiến từ 5% - 37% đối với công dân Thái và 30% cho các công ty nội địa và 15% khấu trừ trước cho công dân và công ty nước ngoài. Thuế trước bạ là 0,5 % trên số bất động sản ( được miễn nếu như các điều kiện đặt ra được đáp ứng ) đối với hình thức đầu tư mua lại bằng tài sản và sáp nhập. Và 0,1% giá bán ra hoặc giá trị cổ phiếu đã trả ( tùy theo giá trị nào lớn hơn ). 28
  • 29. Hình thức đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu và sáp nhập được miễn thuế VAT, còn mua lại tài sản chỉ bị đánh 7% trên bất động sản và được miễn nếu chuyển nhượng toàn bộ công ty. Về vấn đề người lao động, Thái Lan quy định tất cả người lao động phải đồng ý với bản kế hoạch nhân sự do bên mua đưa ra. Bản kế hoạch đó phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Đối với những người xin thôi việc, công ty phải đền bù cho họ theo quy định của luật lao động tùy theo thời gian làm việc cho công ty. Malaysia: Mặc dù, luôn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chính phủ Malaysia vẫn cố gắng tăng tỷ lệ sở hữu của công dân Malaysia và Bumiputra (người Malaysia bản địa ) ở các công ty bị M&A. Với mục đích đó, Malaysia luôn đảm bảo rằng tỷ lệ sở hữu trong nền kinh tế Malaysia theo tỷ lệ tối thiểu là 30% sở hữu thuộc về Bumiputra, 40% thuộc về người Malaysia khác và tối đa 30% thuộc về người nước ngoài. Đối với hình thức đầu tư mua lại cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài phải xin phép Cục đầu tư nước ngoài nếu như mua mua lại hơn 15% cổ phiếu của công ty nội địa hoặc mua cổ phiếu với tổng giá trị hơn 10 triệu ringgit Malaysia ( RM 10.000.000). Đối với hình thức đầu tư mua lại tài sản, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải xin phép cục đầu tư nước ngoài và chỉ được phép mua tài sản có giá trị lớn hơn 150.000 Ringgít Malaysia, đồng thời không bị giới hạn số tài sản được mua. Về vấn đề người lao động, trước khi tiến hành M&A thì nhà đầu tư nước ngoài không cần phải lấy ý kiến người lao động. Công ty mới chỉ cần đảm bảo sao cho người lao động vẫn giữ được các điều kiện làm việc như trước đây. Các công ty phải cố gắng tuyển dụng và đào tạo người Malaysia sao cho họ có thể tham gia vào các vị trí trong công ty. Nói chung, Malaysia không có luật chống độc quyền áp dụng với tất cả các ngành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông thì có luật về chống độc quyền theo đó. nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào những dự án làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường viễn thông. Về thuế, Malaysia chỉ đánh thuế thu nhập 20% đối với 500.000 Ringgit đầu tiên và 25% đối với số thu nhập còn lại. 29
  • 30. Singapore: Trước khi Luật công ty của Singapore có hiệu lực (ngày 15/6/2005), các giao dịch thường được gọi là “sáp nhập” thực chất là công ty B mua lại tài sản của công ty A nhờ đó công ty B phát hành cổ phiếu của công ty mình cho công ty A. Hay công ty A và công ty B có thể cùng góp tài sản để lập thành công ty C và công ty C sẽ phát hành cổ phiếu cho hai công ty trên. Mặc dù về tài sản là chung trong một công ty nhưng về tư cách pháp nhân thì công ty A, công ty B và công ty C (nếu phù hợp) vẫn là ba công ty riêng biệt. Sau khi luật công ty ra đời, Singapore đặt ra những quy định chặt chẽ hơn đối với hình thức hợp nhất (sáp nhập) công ty. Sau khi hợp nhất hai hay nhiều công ty thì có thể hình thành một công ty hợp nhất hoặc là hình thành một công ty mới. Mua lại các công ty ở Singapore cũng giống như các nước khác có thể thông qua hình thức mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản. Về luật chống độc quyền, Singapore không có luật chống độc quyền. Nhưng trong một số ngành như viễn thông, bưu chính, ngành dịch vụ công có những quy định về chống độc quyền. Hoa Kỳ: Hoa Kỳ có lẽ là một trong những nước đi đầu trong kinh nghiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động M&A. Luật chống độc quyền Sherman được ban hành từ năm 1890. Về định chế quản lý M&A, đạo luật ủy ban Thương mại liên bang (FTC) năm 1975 đã quy định “ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh tranh của thị trường” và trao cho cơ quan hành pháp này chức năng độc lập thực thi các luật chống độc quyền của liên bang. Tiếp theo, năm 1976 Luật chống độc quyền Hart-Scott-Rodino (HSR) bắt buộc các bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra lên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ sáp nhập. Quy định này được áp dụng đối với tất cả những vụ sáp nhập mà một trong hai bên có doanh thu trên 100 triệu USD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng vượt quá 15 triệu USD. Nếu các công ty thuộc đối tượng như trên thực hiện sáp nhập mà không qua thẩm tra của FTC và Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và có thể bị phạt lên đến 10000 USD/ngày. 30
  • 31. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Hoạt động M&A Việt Nam trong những năm gần đây: Tổng quan M&A thế giới trong những năm 2015, 2016: Nếu như năm 2015 được thúc đẩy bởi những điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi, mức tiền mặt cao cùng mức lãi suất thấp, thị trường mua bán và sáp nhập M&A đã ghi nhận nhiều thương vụ ở hầu hết các khu vực địa lý và trải dài khắp các lĩnh vực thì bước vào năm 2016, thị trường M&A phải đón nhận vài tác động xấu có thể cản trở dòng chảy giao dịch và định giá. Số lượng các giao dịch và giá trị thương vụ M&A được ghi nhận trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục trong năm 2015. Khối lượng các thương vụ M&A trên toàn thế giới đã tăng 4% từ con số 31.963 trong năm 2014 tăng lên mức 33.365 thương vụ vào năm 2015 và làm lu mờ đi con số 32.856 giao dịch vào thời kỳ đỉnh cao của thị trường trong năm 2005. Nối tiếp thị trường M&A tăng trưởng mạnh mẽ năm 2014, giá trị của các thương vụ M&A trên toàn cầu đã tăng thêm 29% từ 3.890 tỷ USD trong năm 2014 lên mức 3.890 tỷ USD vào năm 2015, tăng gấp đôi giá trị so với mức trung bình ba năm trước năm 2014 là 1.930 tỷ USD. Trên toàn thế giới, số lượng các giao dịch có giá trị hàng tỷ USD đã tăng 10% từ con số 489 năm 2014 lên 536 giao dịch trong năm 2015. Tổng giá trị các thương vụ tỷ USD trên toàn cầu đã tăng 45% từ 2.020 tỷ USD đến 2.940 tỷ USD.[18] (Thao khảo hình 2.1, hình 2.2, hình 2.3 – Phụ lục – Trang 78) Cùng với sự sôi động của thị trường M&A khu vực và thế giới, thị trường Việt Nam cũng có những ảnh hưởng tích cực. Tại Việt Nam, hoạt động M&A năm 2015 đã trở lại mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD được thiết lập từ năm 2012. Trong năm 2016 cũng đã diễn ra nhiều thương vụ quy mô và có giá trị kinh tế cao. Ngoài ảnh hưởng của xu hướng M&A thế giới và khi vực, các yếu tố chính thúc đẩy hoạt dộng M&A tại Việt Nam trong những năm qua là làn sóng tiếp cận thị trương của các nước trong khi vực mà điển hình là Thái Lan, Singapore, Nhật Bản. Ngoài ra, sự phục hồi của thị trường bất động sản và sự kỳ vọng vào việc Việt Nam 31
  • 32. gia nhập vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thành viên của Cộng đồng chung kinh tế ASEAN (AEC) cũng là những yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, cuối năm 2015 và đầu năm 2016 là khởi đầu của một nhiệm kỳ mới cùng với những động thái mạnh mẽ của Chính phủ về quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân, cải cách một số luật lệ liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư, môi trường vĩ mô ổn định cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn hơn trong hoạt động M&A. Xét về số lượng thương vụ, các thương vụ giữa các doanh nghiệp nội chiếm đã số vơi trên 60%. Tuy nhiên, giá trị các thương vụ này chủ yếu ở quy mô nhỏ và vừa, quanh ức 5 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan tọng với các thương vụ quy mô lớn từ 30 đến trên 100 triệu USD. Đáng chú ý, đã xuất hiện những thương vụ chuyển nhượng những công ty hoặc hệ thống có tài sản lớn, quy mô trên 1 tỷ USD tại thị trường Việt Nam.[12] Thái Lan, Singapore, Nhât Bản vẫn là những người mua chủ yêu tại thị trường Việt nam. Trong khi Nhật Bản tham gia đầu tư chiến lược vào các công ty hàng không, xăng dầu, dược phẩm, thì Singapore nổi lên với những thương vụ bất động sản thương mại và Thái Lan tiếp tục tập trung vào mảng bán lẻ với mục tiêu mở rộng thị trường. Các ngành bán lẻ, công nghệ, tiêu dùng, bất động sản tiếp tục chiếm tủ trọng lớn trong giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam. Đây cũng là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư có tiềm lực trong nước. Ngành ngân hàng đã bước vào ổn định dần sau các thương vụ tái cấu trúc và sắp xếp của ngân hàng nhà nước và phát triển thêm xu hướng đầu tư vào các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài chính tiêu dùng. Qua đó ta có cái nhìn chung về xu hướng chính củ thị trường M&A Việt Nam trong những năm gần đây: Thứ nhất, lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng: những thương vụ tiếp cận thị trường hơn 93 triệu dân. Đi đầu các thương vụ M&A trong năm qua là ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng, chiếm tới 38,46% tổng giá trị. Trong đó quy mô của 2 thương vụ M&A từ Thái Lan đã chiếm 24,8% giá trị M&A năm 2015 nửa đầu năm 2016. Tuy khong có nhiều thương vụ diễn ra, nhưng nhàng sản xuất thực phẩm và bán lẻ lại có những thương vụ tỷ đô với sự tha gia của của các doanh nghiệp ngoại. Trong ngành 32
  • 33. bán lẻ, thương vụ đáng chú ý nhất đó là Central Group mua lại BigC Việt Nam với giá 1.140 tỷ USD với tham vọng chi phối ngành bán lẻ Việt. Cũng trong ngành bán lẻ, thương vụ Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Maximark tuy không được tiết lộ giá trị nhưng theo giới chuyên môn, đây cũng là một thương vụ có giá trị lớn. Bên cạnh đó thương vụ tỷ đô khác là Singha trở thành đối tác chiến lược của Masan với giá trị 1,1 tỷ USD thông qua việc nắm giữa 25% cổ phần của Masan Consumer Holding và 33% cổ phần Masan Brewery. Lĩnh vực thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á đã trở thành trọng tâm cho các công ty hàng tiêu dùng. Trước đó, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba Group Holding đã chi 1 tỷ USD mua cổ hần kiểm soát tại khi vực Đông Nam A của Lazada, trang bán lẻ trực tuyến đang giữ ngôi vương tại Việt nam. Tại thị trường Việt Nam, theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) lĩnh vực thương mại điện tử được dự đoán sẽ tăng trưởng hơn 30% mỗi năm từ năm 2016 đến 2020, với quy mô giá trị vào năm 2020 ước tính đạt 10 tỷ USD, chiếm khoản 5% thị trường bán lẻ. [12] Thứ hai, khối ngoại chiếm ưu thế, với các nhà đầu tư Thái lan, Nhật Bản và Singapore. Thứ ba, Bất động sản tiếp tục đón đầu TPP. Đã phục hồi từ cuối năm 2014 kéo thị trường bất động sản 2015 tiếp tục khởi sắc với những tín hiệu tích cực của thị trường và theo nhận định là đang bước vào thời kỳ phát triển mới. Bất động sản tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài Hàn Quốc, Nhật Bản, và Singapore. Giao địch đáng chú ý nhất là thương vụ giữa Keppel Land và chủ đầu tư dự án Empire City tại quận 2, TP HCM, trong đó Keppel đã nhận chuyển nhượng 40% cổ phần, tương đương với 93,9 triệu USD. Ở trong nước, các nhà phát triển dự án nội địa cũng không ngừng mở rộng và tìm mua các dự án tốt. Ví dụ như Bitexco có những động thái mở rộng vào bất động sản du lịch, với thương vụ mua cổ phần Công ty Du lịch Hương Giang (Huế). Diễn biến của thị trường đã cho thấy doanh nghiệp nào sớm xác định M&A là hướng đi chiến lược đang thu hoạch được nhiều thành công lớn. Nhìn lại quá trình M&A của một số doanh nghiệp được đánh giá nổi trội trong lĩnh vực BĐS có thể khẳng định đây là một trong những yếu tố để nắm được cơ hội kinh doanh ở 33
  • 34. thời điểm thị trường tốt nhất. Thông qua M&A, một loạt doanh nghiệp BĐS đã “lột xác” hoàn toàn. Chẳng hạn như Novaland, với 4 dự án ở năm 2013, đến nay đã phát triển trên 40 dự án ở phân khúc trung và cao cấp. Trong năm 2016, số lượng dự án đã hoàn thành và bàn giao là 7 dự án, và 21 dự án mới đã và đang được phát triển. Một tên tuổi khác đáng chú ý về lĩnh vực M&A trong năm qua là Công ty CP Địa ốc Đất Xanh, với 7 dự án đã M&A, nâng tổng số dự án đang triển khai lên 20 dự án. Dự án M&A quy mô lớn trong năm 2016 của doanh nghiệp này là tại khu trung tâm Nam Rạch Chiếc (Phường An Phú, Quận 2) - Zem Riverside với tổng vốn 1.071 tỷ đồng, quy mô 6,7ha. Những ngày cuối cùng của năm 2016, Đất Xanh cũng đã chính thức công bố hợp tác đầu tư với Công ty Địa ốc Sài gòn để cùng phát triển dự án SaigonRes Riverside (P.Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp.HCM) với quy mô đất 67.221 m 2, tổng vốn là 950 tỷ đồng, trong đó Đất Xanh góp 75%, tương đương 712,5 tỷ đồng. Trước đó, Đất Xanh cũng đã thỏa thuận xong thương vụ chuyển nhượng cổ phần từ Công ty CP Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu Khí (Dầu khí Thăng Long – Petrol Land) trị giá 564 tỷ đồng để nhận quyền phát triển dự án khu nhà ở chung cư cao tầng (P.Phước Long B, Quận 9, Tp.HCM) với diện tích 8,57ha, được UBND Thành phố chấp thuận đầu tư vào năm 2014.[12] Với Vingroup, năm qua, nhờ đẩy mạnh chiến lược đầu tư vào các dự án bất động sản thông qua các thương vụ mua lại nhiều công ty địa ốc những năm trước đó, doanh nghiệp này liên tục bung nguồn hàng ra thị trường ở khắp các tỉnh thành, nhất là Tp.HCM, Hà Nội. Vào thời điểm thị trường khó khăn, M&A thể hiện mình là công cụ giảm hàng tồn kho và giải thoát cho những doanh nghiệp sa lầy. Doanh nghiệp ngày càng chuộng việc mua lại các dự án để rút ngắn tối đa thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Bởi vậy, hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố tất yếu. Theo các chuyên gia dự đoán trong năm 2017 hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án sẽ phát triển mạnh hơn trước đây. Trong đó, bất động sản là một trong hai lĩnh vực có mức độ M&A sôi động nhất hiện nay bên cạnh ngành bán lẻ. "Năm 2017, mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ mạnh hơn, bởi cơ hội và điều kiện cho các thương vụ M&A rất lớn. Tp.HCM đang có 500 dự án tạm ngưng 34
  • 35. triển khai", theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho biết. Cũng theo ông Châu, doanh nghiệp nội với kinh nghiệm và sự am hiểu thị trường sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong thời gian tới: "Dù rằng, dòng vốn ngoại rót vào thị trường bất động sản vẫn lớn, thị trường bất động sản Tp.HCM chiếm đến 40,9% (326,8 triệu USD) vốn FDI của thành phố, nhưng doanh nghiệp nội đang dẫn dắt thị trường bán hàng lẫn M&A chứ không phải doanh nghiệp ngoại".[15] Thứ tư, Ngân hàng, tài chính – các thương vụ liên quan đến tài chính tiêu dùng. Xu hướng mua lại các công ty tài chính cũng được thể hiện rõ với sự tham gia của các ngân hàng trong nước cũng như các đối tác nước ngoài. Các ngân hàng SHB, VPBank, MB đều tham gia mua lại công ty tài chính từ các tập đoàn tổng công ty nhà nước và tái cơ cấu thành các công ty cung cấp tài chính tiêu dùng. Thương vụ đáng chú ý trong năm là Credit Saigon Nhật Bản đầu tư vào HDBank Finance và thương vụ Công ty TNHH Bảo hiểm Dongbu – một công ty bảo hiểm đến từ Hàn Quốc đầu tư vào Công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ có hai thương vụ chuyển đổi đáng chú ý. Tháng 10/2015, ACE – một trong những tập đoàn bảo hiểm tài sản và Tập đoàn bảo hiểm Chubb – một “thương hiệu Mỹ” nổi tiếng với lịch sử hoạt động trên 130 năm, đã đi đến thỏa thuận sáp nhạp thành một tập đoàn bảo hiểm lớn thứ 4 toàn cầu mang tên Chubb. Tháng 4/2016, ACE Life đã chính thức đổi tên thành Chubb Life tại thị trường Việt Nam. Thứ năm, Xu hướng khởi nghiệp – nguồn tiềm năng cho các thương vụ M&A. Chưa năm nào, khởi nghiệp và start-up được nhắc nhiều đến như thời điểm những năm gần đây. Số lượng các doanh nghiệp start-up đầu tư cũng tăng 2,4 lần, từ 28 doanh nghiệp năm 2014 lên đến 67 doanh nghiệp năm 2015, 50 doanh nghiệp năm 2016.[12] (Xem biểu đồ 2.1 – Phụ lục – Trang 77) 4 lĩnh vực được đầu tư mạnh trong là thương mại điện tử, truyền thông, tài chính trên nền tảng công nghệ (fintech), giáo dục trên nền tảng công nghệ (edtech). Trong đó, gần nửa số đầu tư ban đầu (angel/seed) cho các doanh nghiệp Việt đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một số thương vụ mua lại điển hình như: Vietnamm mua lại Foodpanda, Weeby.co mua lại Tappy, Yellow Mobile mua lại Clever Ads Corp và Websosanh. 35
  • 36. Một trong những thương vụ ấn tượng và tạo khích lệ nhất cho cộng đồng Startup người Việt Nam cả trong nước và nước ngoài, đó là tập đoàn quốc tế Fossil mua lại Misfit – một doanh nghiệp đặt tại Việt nam với trị giá 260 triệu USD. Và có thể nói rẳng, trong không gian kinh tế mở này, một cuộc đua mới đã thực sự bắt đầu: - Với AEC được hình thành, khu vực ASEAN trở thành một khu vực kinh tế quan trọng và trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Tổng giá trị vốn FDI đầu tư vào ASEAN năm 2014 đã đạt mốc 136,2 tỷ USD, đưa ASEAN thành khu vực tiếp nhận đầu tư lớn nhất trong các quốc gia đang phát triển. Ở phạm vi quốc gia và khu vực, các quốc gia sẽ phải cạnh tranh để thu hút dòng vốn FDI và M&A vào quốc gia mình. [15] - Các nhà đầu tư cũng đang nằm trong cuộc đua tìm cơ hội đầu tư tốt nhất trong giai đoạn này. Cuộc đua tim cơ hội mới trong các lĩnh vực bán lẻ, tiêu dùng, công nghiệp , bất động sản, nông nghiệp sẽ diễn ra mạnh mẽ. Cơ hội cho thoái vốn cho các doanh nghiệp nhà nước lớn tại Việt Nam vẫn còn rộng mở cho các nhà đầu tư nước ngoài và cả các nhà đầu tư trong nước có tiềm lực. - Ở phạm vi doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang trong cuộc đua để cạnh tranh thu hút các dòng vốn ngoại cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam và khu vực. Các thương vụ M&A tiếp tục tập trung nhiều vào lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng, bất động sản. Ngoài ra các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng bao gồm hạ tầng cảng biển và hàng không, vật liệu có thể sẽ xuất hiện những thương vụ lớn, đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn tới. Những thương vụ lớn sẽ tiếp tục lộ diện dần trong những năm tới. Thị trường có thể trông đợi các thương vụ phát hành riêng lẻ để chọn đối tác chiến lược của doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, những thương vụ chuyển nhượng liên quan đến các dự án đầu tư nước ngoài có thể sẽ đóng góp nhiều hơn vào bức tranh M&A Việt Nam. 36
  • 37. 2.2 Một số thương vụ M&A điển hình tại Việt Nam: Dưới đây là bảng tổng hợp những thương vụ M&A nổi bật trong năm 2015, 2016 theo báo cáo phân tích của KPMG; Capital IQ, trích ngày 22/07/2016: Bên mua Bên bán Doanh nghiệp mục tiêu % Triệu USD (hoạt động tại Việt Nam Năm 2016 1 Tập đoàn Central Thái Lan Tập đoàn Casino Pháp Big C Việt Nam 100% 1,145 Group Guichard-Perrachon 2 Công ty Singha Singapore - - Tập đoàn Thực phẩm 25%; 1,100 Asia Holding Masan 33% 3 Tập đoàn TCC Thái Lan Tập đoàn Metro Đức Metro Cash&Carry Việt 100% 695 Holding Cash&Carry Nam International 4 Công ty Mapletree Singapore Công ty Kumho Hàn Quốc Kumho Asiana Plaza Sài 100% 215 Investments Industrial; Asiana Gòn Arilines 5 Công ty Far Đài Loan - - Far Eastern Polytex - 210 Eastern Investment 37
  • 38. 6 Tập đoàn ANA Nhật Bản Việt Nam Airlines Việt Nam Việt Nam Airlines 8% 109 Holdings 7 Công ty Taisho Nhật Bản Công ty dược Hậu Việt Nam Công ty dược Hậu Giang 25% 98 Pharmaceutical Giang(DHG) (DHG) 8 Ngân hàng Public Malaysia Ngân hàng BIDV Việt Nam Public Bank Việt Nam 50% 77 Bank Berhad 9 Công ty BĐS Khải Việt Nam Công ty VinaLand; Việt Nam Công ty Phát triển Quốc 100% 74 Hưng VinaCapital tế Thể kỷ 21 10 Công ty kinh Việt Nam Công ty Dalton Singapore Công ty Vinametric 100% 49 doanh địa ốc New Investment Life Năm 2015 1 Tập đoàn Modelez Hoa Kỳ Tập đoàn KIDO Việt Nam Công ty Kinh Do Binh 80% 597 International Duong 2 Tập đoàn CREED Nhật Bản - - Công ty bất động sản An 20% 200 Corporation Gia 3 Power Buy Thái Lan Công ty NKT New - Tập đoàn thương mại 49% 200 Solution technology Nguyễn Kim 4 Công ty CP Đầu tư Việt Nam - - Ngân hàng Quân đội 10% 191 38
  • 39. Quốc tế Viettel MBB Investment 5 Tập đoàn JX Nhật Bản Tập đoàn Việt Nam Tập đoàn Petrolimex 8% 184 Nippon Oil Energy Petrolimex 6 Công ty Chứng Việt Nam - - Ngân hàng TMCP Phát 100% 164 khoán BIDV triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long MHB 7 Nord Anglia Hồng Kong - - British International 90% 155 Education School 8 Tập đoàn TNR Việt Nam Vingroup Việt Nam Tháp TNR tại Hà Nội 100% 110 Holdings Việt Nam 9 Công ty Gaw Hồng Kong Công ty Indochina Việt Nam Dự án BĐS Vinaland 100% 106 Capital; Gaw NP Land; Indochina Việt Nam Capital Land 2 10 Tập đoàn Warburg Hoa Kỳ Vingroup Việt Nam Trung tâm thương mại - 100 Pincus Vincom Bảng 2.1: tổng hợp những thương vụ M&A nổi bật trong năm 2015, 2016 39
  • 40. 2.3 Nội dung pháp luật về sáp nhập và mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam Để thực hiện giao dịch M&A, nhà đầu tư phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể từng khía cạnh của hoạt động này, như Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Bộ luật Lao động... Xét ở góc độ quyền của doanh nghiệp, các quy định pháp luật của Việt Nam đã công nhận quyền thực hiện giao dịch M&A của nhà đầu tư, như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng... Quyền này được thể hiện thông qua một số quyền như: quyền được chào bán cổ phần, hoặc giá trị phần góp vốn của người chủ sở hữu vốn, hoặc giá trị phần vốn được quyền chào bán của doanh nghiệp, quyền bán doanh nghiệp (bao gồm bán tài sản của doanh nghiệp, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đang sở hữu, hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước), quyền mua lại doanh nghiệp của các tổ chức kinh tế Việt Nam. Đánh giá chung thì có thể thấy rằng, Việt Nam không có một khung pháp lý thống nhất cho M&A. Thay vào đó, các quy định pháp luật về M&A nẳm rải rác ở nhiều luật khác nhau. Một số luật quan trọng mà một người giao dịch M&A ở Việt Nam cần lưu ý khi xem xét một thương vụ M&A bao gồm: Bộ luật Dân sự, Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và Luật Chứng khoán. Đối với việc mua lại một công ty mục tiêu hoạt động trong các lĩnh vực có điều kiện nhất đinh, luật quản lý các lĩnh vực cụ thể được áp dụng. Ví dụ, việc mua lại một ngân hàng đồng thời được điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng và các quy định hướng dẫn có liên quan (các nghị định và thông tư). Các quy định này, cùng với các nghị định và thông tư hướng dẫn điều chỉnh và ảnh hưởng đến cấu trúc giao dịch và thủ tục của mỗi vụ M&A. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào một công ty bằng cách góp thêm vốn hoặc mua lại cổ phần hiện hữu trong công ty mục tiêu. Nếu công ty mục tiêu có một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh có quy định về điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện đó để tiến hành việc mua lại. Có hai nguồn để tìm các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đó là các hiệp định thương mại/đầu tư mà Việt Nam đã tham gia và pháp luật Việt Nam. 40
  • 41. Các hiệp định thương mại/đầu tư, tùy thuộc vào quốc tịch của nhà đầu tư, điều ước chung để tìm kiếm là các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại khác nhau (Biểu cam kết dịch vụ số WT/ACC/VNM/48/Add.2 của Việt Nam khi gia nhập WTO, Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN – ACIA, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ - AFAS, Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước khác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia/New Zealand, Nhật Bản và Ấn Độ và Hiệp định đầu tư/đối tác/thương mại song phương giữa Việt Nam và các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…) Về pháp luật của Việt Nam, một số điều kiện đầu tư được quy định tại pháp luật luật của Việt Nam. Ví dụ đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản phải đáp ứng điều kiện quy định trong Luật Kinh doanh Bất động sản của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài FIA để cung cấp cho chúng các thông tin về điều kiện đầu tư và cũng là nơi tiện lợi cho việc tra cứu các văn bản pháp lý, thủ tục liên quan Và dưới đây là tổng hợp một số các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A): 2.3.1 Một số quy định của Luật Doanh Nghiệp hiện hành đối với hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam 2.3.1.1 Các hình thức, trìnhtự thủ tục hoạt động M&A: Dựa trên các quy định trong Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014, các hình thức, trình tự thủ tục M&A được quy định cụ thể như sau: (1) Hình thức thứ nhất: Nhận chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của các cổ đông, thành viên: Đây là trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông, thành viên của doanh nghiệp để chi phối việc ra quyết định của doanh nghiệp hoặc thâu tóm hoàn toàn doanh nghiệp. C A B B E 41
  • 42. Tuy nhiên, phương thức chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp có những phạm vi nhất định, đòi hỏi các bên tham gia cần nắm chắc luật: Hạn chế về mặt thủ tục, theo quy định của pháp luật và điều lệ. Ví dụ, thành viên Công ty TNHH phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên khác trong Công ty TNHH trước khi có quyền chào bán cho bên thứ ba (cụ thể tại Khoản 1 – Điều 53 Luật Doanh Nghiệp 2014) . Đối với công ty cổ phần, hạn chế chuyển nhượng cổ phần chủ yếu áp dụng đối với cổ đông sáng lập và cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết. Cổ đông sáng lập không được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày CTCP được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ khi được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông (cụ thể tại Khoản 3 – Điều 119 Luật Doanh Nghiệp 2014). Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác (cụ thể tại Khoản 3 – Điều 116 Luật Doanh Nghiệp 2014). Ngoài ra điều lệ công ty cổ phần có thể quy định các hạn chế khác áp dụng cho việc chuyển nhượng cổ phần (cụ thể tại Khoản 1 – Điều 126 Luật Doanh Nghiệp 2014). Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH sẽ dẫn đến thay đổi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cần phải được cơ quan cấp phép chấp thuận thông qua việc sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, việc thay đổi cổ đông sáng lập không dẫn đến việc sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng công ty cổ phần vẫn phải gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Về phương thức chuyển nhượng cổ phần được quy định tại Điều 126 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014: “2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.[…] 6. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại. 7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp 42
  • 43. quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.” (2) Hình thức thứ hai: Mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ: Đây là trường hợp tổ chức, cá nhân(không phải là thành viên, cổ đông) mua cổ phần phát hành thêm, góp thêm vốn vào doanh nghiệp khi tăng vốn điều lệ dẫn tới tổ chức, cá nhân này chi phối việc ra quyết định của doanh nghiệp. Hay ta có thể hiểu đây là trường hợp tiếp nhận vốn góp của thành viên mới tại Điểm b Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh Nghiệp 2014. C A B BCA (3) Hình thứ thứ ba: Mua hoặc bán doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Người mua doanh nghiệp tư nhân đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp để trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp này được quy định tại Điều 187 Luật Doanh Nghiệp 2014: “Điều 187. Bán doanh nghiệp 1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. 2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. 3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động. 4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.” Thay đổi Chủ sở hữu A doanh nghiệp A 43
  • 44. Chú thích: Doanh nghiệp A sau khi được mua lại, người mua doanh nghiệp trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp A Về trình tự, thủ tục thì theo Khoản 4 Điều 187 Luật Doanh Nghiệp 2014: Sau khi ký kết xong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và hoàn tất việc chuyển nhượng, người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân. Người mua gửi Hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Các căn cứ pháp lý : Nghị định 78/2015 NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư 20/2015 TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. (4) Hình thức thứ tư: Sáp nhập doanh nghiệp: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp sáp nhập vào một doanh nghiệp khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Cụ thể các quy định của sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 195 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014. A B B Chú thích: Doanh nghiệp A sáp nhập vào doanh nghiệp B. Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp B được mở rộng. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2, hồ sơ và trình tự đăng ký doanh nghiệp được quy định rất cụ thể, chi tiết tại các Khoản 3, 4, 5 Điều 195 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014. (5) Hình thức thứ năm: Hợp nhất doanh nghiệp: Hợp nhất là việc hai hoặc một số doanh nghiệp hợp nhất thành một doanh nghiệp mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp được hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Cụ thể các quy định về hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại Điều 194 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014. A B C 44
  • 45. Chú thích: Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B hợp nhất tạo ra doanh nghiệp C Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2, hồ sơ và trình tự đăng ký doanh nghiệp được quy định rất cụ thể, chi tiết tại các Khoản 4, 5, 6 Điều 194 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014. (6) Hình thức thứ sáu: Chia doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể được chia thành một số doanh nghiệp khác và doanh nghiệp bị chia chấm dứt tồn tại. Cụ thể các trường hợp chia doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 – Điều 192 Luật Doanh Nghiệp 2014: “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây: a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới; b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới; c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.” A B C Chú thích: Doanh nghiệp A được chia thành doanh nghiệp B và doanh nghiệp C và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp A Thủ tục chia doanh nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 192 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014. (7) Hình thức thứ bảy: Tách doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp hiện có để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp mới mà không chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị tách. Cụ thể các phương thức tách công ty được quy định tại Khoản 2 Điều 193 Luật Doanh Nghiệp hiện hành 2014. “2. Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây: 45