SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Download to read offline
Trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia mỗi quốc gia lại có những hình thức
chính thể riêng tạo nên sự đa dạng và đặc trưng riêng của mỗi nước trên thế giới. Sự khác
nhau đó phần nào mang đến nhiều sự khó khăn trong các nghi thức đón tiếp hay ngoại
giao,... Có những nước chính thể rất phức tạp gây khó khăn trong việc xác định vì có
những trường hợp có sự biến thể. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chỉ có hai loại hình
thức chính thể cơ bản đó là chính thể cộng hòa và chính thể quân chủ. Mỗi chính thể còn
có những hình thức nhỏ hơn mang những đặc điểm khác nhau tạo nên một hệ thống chính
thể cực kì độc đáo và đa dạng. Không phải bỗng dưng lại có những hình thức chính thể
như vậy mà chúng phải có những giai đoạn hình thành và lịch sử riêng của từng nước, vì
thế mới tạo nên từng đặc điểm riêng của mỗi quốc gia mỗi khu vực trên thế giới.
Sự khác biệt trong hình thức chính thể cũng tạo nên sự khác nhau trong tổ chức bộ
máy nhà nước. Do đó, ta phần nào xác định được hình thức chính thể của một quốc gia là
dựa vào cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và ngược lại. Tuy nhiên, có những trường
hợp một quốc gia vừa có đặc điểm của chính thể này vừa có đặc điểm của chính thể khác,
… Nhưng sẽ đừng nhầm lẫn giữa hình thức chính thể với hình thức cấu trúc nhà nước vì
chúng là hai khái niệm và hai hình thức khác biệt nhau nhưng cả hai đều là một trong
những đặc điểm tạo nên hình thức nhà nước mà thôi.
Nhằm giúp cho mọi người biết và hiểu rõ hơn các hình thức chính thể cơ bản trên
thế giới, tiến trình lịch sữ, giai đoạn và những đặc điểm đặc thù của mỗi chính thể, để
giúp chúng ta xác định được quốc gia đó là thuộc chính thể nào,... Cách xác định và phân
biệt các chính thể giữa các quốc gia là khá quan trọng và cũng không dễ dàng. Vấn đề
này không kém phần quan trọng và khá thú vị đối với những ai quan tâm đến hình thức
chính thể trên thế giới.
I. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
2.1. Khái niệm về hình thức chính thể.
Trong lịch sử hình thành nhà nước, sau khi giành được chính quyền thì việc lựa
chọn và áp dụng hình thức nhà nước sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức
mạnh và phát huy hiệu lực của nhà nước. Các nhà nước đa dạng về hình thức bởi trình độ
phát triển kinh tế, tương quan lực lượng giữa các giai cấp và mức độ mâu thuẩn giữa
chúng ở mỗi quốc gia là khác nhau. Trên thực tế hiện nay thế giới có hai hình thức nhà
nước chính là hình thức nhà nước tư sản và hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Xét ở
góc độ pháp lý hình thức nhà nước bao hàm hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà
nước và chế độ chính trị hay xét theo khái niệm chung thì nó được cấu thành từ ba yếu tố
cơ bản trên. Vì có sự mâu thuẩn giữa các giai cấp với nhau, sự cạnh tranh nhau trong
thương mại,…điều đó đồng thời xuất hiện trong xã hội nhiều hành vi khác nhau, xung đột
lẫn nhau,… nguyên nhân khách quan là do sự phát triển kinh tế đã đạt đến một trình độ
nhất định mang lại. Các khách quan đó, hiện thực xã hội đó đã đưa đến hình thành nhà
nước như “ một lực lượng cần thiết, có nhiệm vụ làm diệu bớt xung đột và giữ cho xung
đột đó nằm trong vòng trật tự, dưới một hình thức gọi là hợp pháp”.
Vậy nên, Nhà nước phải có một cơ chế quản lý tốt, một bộ máy hoàn chỉnh và
nhiệm vụ rõ ràng để giữ cho xã hội được trật tự và nằm trong vòng kiểm soát của nhà
nước. Những yếu tố dân tộc và thời đại cùng với lịch sử hình thành và đặc điểm địa lý,
con người đã đem lại những cách tổ chức và hình thành những cơ quan tối cao là khác
nhau để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh tại mỗi quốc gia đó. Do vậy sẽ tạo nên những
hình thức đa dạng và mang màu sắc riêng của mỗi quốc gia. Điều đó tạo nên cái hình
thức chính thể đa dạng và rất phức tạp trên thế giới. Nguyên thủ quốc gia trong mỗi chính
thể lại có những quyền lực nhất định phù hợp với chính thể đó, các cơ quan khác trong bộ
máy nhà nước như nghi viện, chính phủ cũng có những quyền hạn riêng theo đặc điểm
của chính thể mà nhà nước đó đang thực hiện. Mối quan hệ giữa các cơ quan này cũng là
điều đáng nói khi nhắc tới hình thức chính thể.
Như vậy, hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan nhà nước tối
cao của quyền lực nhà nước, xác lập những mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và
giữa nhà nước với nhân dân. Và là sự biều hiện bề goài thành mô hình, hình dáng của nhà
nước thông qua cách thức cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn trách
nhiệm và bản chất nguồn gốc của quyền lực nhà nước.
Hiện nay trên thế giới có hai hình thức chính thể cơ bản là chính thể quân chủ và
chính thể cộng hòa. Mỗi chính thể lại có những biến thể của nó.
2.2. Đặc điểm chủ yếu, tiến trình lịch sử của hai chính thể cơ bản trên thế giới.
2.2.1. Hình thức chính thể quân chủ
Hình thức chính thể được hình thành do tương quan lực lượng giai cấp trong xã
hội khi tiến hành cách mạng dân chủ tư sản nếu xét ở khía cạnh lịch sử. Ở những nước
cách mạng tư sản không đủ sức đánh bại được giai cấp phong kiến mà đại diện là các vị
hoàng đế, mặc dù lỗi thời nhưng vẫn còn đủ mạnh thì ở đó quyền lực buộc phải được chia
sẽ giữa hai giai cấp thống trị là tư sản và phong kiến. Tại đó tồn tại chính thể quân chủ.
Nhiều học giả còn có quan điểm cho rằng đây là biểu hện của sự thỏa hiệp giữa các giai
cấp thống trị. Sự thỏa hiệp là một trong những chức năng quan trọng của nhà nước thống
trị. Ngược lại, các học giả khác cho rằng đây là mong muốn của giai cấp tư sản, họ muốn
giai cấp thống trị cũ thích nghi với cách thống trị mới. Bằng việc sữ dụng chính thể này
họ muốn ngăn chặn cách mạng quần chúng do chính phong trào cach mạng tư sản dấy
lên. Mặc dù chính thể này không được thừa nhận là chính thể dân chủ tiên tiến nhưng nó
được sữ dụng rất rộng rãi, phổ biến trong thế giới tư sản. Có thể nói số lượng các nước
trên thế giới giữa chính thể quân chủ hiện nay là rất nhiều và nó trở thành loại hình phổ
biến của tổ chức nhà nước trong giới tư bản.
Sự tồn tại đến ngày nay của chính thể quân chủ ngay cả ở các nước phát triển cho
thấy sức sống mãnh liệt đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của chế độ phong kiến. Một chế độ đã
ăn sâu vào tiềm thức của nhiều dân tộc.
Hình thức này có thể xem là tàn dư của chế độ phong kiến, được giai cấp tư sản sử
dụng như một công cụ tiềm tàng phòng chống những biến đổi xã hội. Nhà vua được dựng
lên như một đấng siêu phàm, đứng trên mọi giai cấp mang hình tượng của đất nước, của
toàn dân và tượng trưng cho sự vĩnh hằng của dân tộc, chế độ xã hội.
Chính thể quân chủ là một thể chế hình thức chính quyền mà theo đó người đứng
đầu là nhà vua hay nữ hoàng. Hiện nay trên thế giới có tới 44 quốc gia còn tồn tại hình
thức này với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó nữ hoàng Anh đồng thời là nữ hoàng của 15
quốc gia quân chủ độc lập khác.
Chính thể quân chủ là một trong những hình thức chính thể lâu đời nhất và từng có
rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại.
2.2.2. Hình thức chính thể cộng hòa
Theo tiến trình của lịch sử những cuộc đấu tranh gia cấp, và có sự tương quan lực
lượng giữa các gia cấp mà khi tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản Ở những nước
này cách mạng tư sản giành được thắng lợi triệt để thì ở đó chính thể cộng hòa được thiết
lập (như ở Pháp, Mỹ,…). Theo đó chính thể cộng hòa của một quốc gia được lãnh đạo
bởi những người không dựa vào sức mạnh chính trị của họ vào bất kì một quy luật nào
vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong quốc gia đó.
Nó là hình thức chính quyền phổ biến nhất hiện nay ở các nước tư sản vì nó khắc
được những tàn dư của chế độ phong kiến. Leenin đã chỉ rõ: “quyền lực vô hạn” của “sự
giàu có” trong chế độ cộng hòa dân chủ sở dĩ đã trở thành chắc chắn hơn là vì nó không
lệ thuộc vào một số thiếu sót của cơ cấu chính trị, vào cái võ xấu xa của chủ nghĩa tư
bản. chế độ cộng hòa dân chủ là hình thức chính trị tốt nhất có thể có được của chủ
nghĩa tư bản cho nên khi nắm được hình thức tôt nhất ấy thì giai cấp tư sản nâng nó để
xây dựng quyền lực của mình”. Hình thức này có những đặc điểm sau:
 Người đứng đầu nhà nước
Trong hầu hết nền cộng hòa hiện đại người đứng đầu nhà nước được gọi là tổng
thống. Các danh xưng khác được sử dụng là consul, doge, archon và nhiều danh xưng
khác. Trong các nền cộng hòa và cũng là dân chủ người đứng đầu nhà nước được chỉ định
theo kết quả của một cuộc bầu cử. cuộc bầu cử này có thể là gián tiếp, chẳng hạn như nếu
một hội đồng theo một dạng nào đó được bầu lên bởi người dân và hội đồng này sau này
sẽ bầu ra người đứng đầu nhà nước. Trong các nền cộng hòa này nhiệm kỳ tổng thống
thường là bốn năm đến sáu năm. Trong một số nước, Hiến pháp giới hạn số nhiệm kì một
người có thể bầu lên vị trí tổng thống. Nếu như người đứng đầu nhà nước của một nền
cộng hòa đồng thời là người đứng đầu chính phủ thì thể chế này gọi là tổng thống chế ví
dụ như Hoa kỳ. Trong bán tổng thống chế thì người nguyên thủ quốc gia không đồng thời
là người đứng đầu chính phủ. Người sau thường được gọi là thủ tướng. Tùy theo từng
nghĩa vụ cụ thể của tổng thống (ví dụ như tư vấn trong việc thành lập chính phủ sau cuộc
bầu cử) và các quy ước khác nhau vai trò của tổng thống có thể dao động từ chỉ mang
tính lễ nghi và phi chính trị cho đến có ảnh hưởng lớn và đầy tính chính trị. Thủ tướng có
trách nhiệm điều hành các chính sách và nhà nước trung ương. Có những quy định cho
việc chỉ định tổng thống và người đứng đầu chính phủ. Ở một số nền cộng hòa cho phép
sự chỉ định một tổng thống và một thủ tướng là thuộc hai đảng đối lập: ở Pháp, khi những
thành viên của chính phủ đương nhiệm và tổng thống thuộc các đảng phái đối lập nhau,
tình huống này gọi là sống chung chính trị. Tuy nhiên trong một số nước như Đức, Ấn độ
tổng thống bắt buộc phải là không theo đảng phái nào. Một số nước khác như Thụy sỹ,
San marino thì đứng đầu nhà nước không phải là một người mà là một ủy ban (hội đồng)
của một vài người đang nắm văn phòng đó.
 Các nền cộng hòa giảm đi ảnh hưởng của tôn giáo vào nhà nước.
Một lý do quan trọng tại sao người dân lại chọn xã hội của họ như một tổ chức
“cộng hòa” là khả năng được tự do khỏi tôn giáo của nhà nước: trong cách tiếp cận này
sống dưới một chế độ quân chủ được xem là dễ tạo ra tôn giáo thuần nhất. Tất cả các
chính thể quân chủ lớn đều có một tôn giáo của nhà nước điều này dẫn đến một tôn giáo
mà quốc vương (hoàng gia) được phong cho một địa vị giống như thượng đế. Trên một
mức độ khác, các nền quân chủ có thể vướng vào một dạng đặc biệt nào đó của tôn giáo:
Công giáo ở Bỉ, Thần đạo ở Nhật Bản,…Tuy nhiên, hình thức này ở một số nước không
còn tồn tại nữa do không phù hợp với điều kiện thực tế ( ví dụ như Nga hoàng,…)
Sự vắng mặt của chế độ quân chủ sẽ không có một vị vua nào thúc đầy về một tôn
giáo. Bởi vì điều này là cảm nhận chung của thời đại khai sáng. Không là điều đáng ngạc
nhiên khi các nền cộng hòa đều nhận thấy bởi các nhà tư tưởng thời Khai sáng như là một
dạng tổ chức thích hợp nhất nếu như người ta muốn tránh những điều xuống cấp bởi một
sống dưới một tôn giáo nhà nước có sức ảnh hưởng quá lớn.
 Trong thời cổ đại
Trong Ấn Độ cổ đại, một số Maha Janapadas được thiết lập như là những cộng
hòa vào thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên. Vaishali, cổ xưa nhất trong các cộng hòa đó,
được xem như là nền cộng hòa đầu tiên trên thế giới. Trong vùng Cận Đông cổ đại, một
số thành phố của Levant đã được một cách điều hành tập thể. Arwad đã được dẫn ra như
là một ví dụ khác về nước cộng hòa xưa nhất được biết, trong đó người dân, chứ không
phải vua, được miêu tả là có quyền tự chủ. Những bản sách quan trọng về triết học chính
trị thời cổ đại sống sót cho đến thời trung cổ hiếm khi có một một ảnh hưởng nào lên sự
nổi lên hay làm mạnh thêm những nền cộng hòa vào thời điểm mà chúng được viết ra.
Khi Plato viết những đối thoại mà sau này, trong các nước nói tiếng Anh, trở nên được
biết đến như là The Republic (một bản dịch không chính xác theo một số người), nền dân
chủ xứ Athena đã được thiết lập, và không bị ảnh hưởng bởi luận thuyết đó (nếu nó đã bị
ảnh hưởng, nó sẽ trở nên "ít" bản chất cộng hòa hơn theo hiểu biết hiện đại). Những thí
nghiệm của Plato với những nguyên tắc chính trị của ông ở vùng Syracuse là một thất
bại. De re publica của Cicero, rất xa trong khả năng định hướng lại những nước La Mã
trong việc củng cố dạng nhà nước cộng hòa của họ, mà đúnh hơn nên được xem là khúc
dạo đầu của Đế chế La Mã thật sự thành hình sau khi Cicero qua đời.
 Trong thời Phục hưng
Sự nổi lên của thời Phục hưng, mặt khác, được đánh dấu bằng sự chấp thuận của
nhiều tác phẩm từ thời Cổ đại này, không nhiều thì ít dẫn đến một quan điểm chặt chẽ,
quay lại với "chủ nghĩa cộng hòa cổ điển". Tuy nhiên những khác biệt vẫn tồn tại về việc
loại "hỗn hợp" nào trong một kiểu nhà nước hỗn hợp của một nước lý tưởng sẽ được gọi
là "cộng hòa". Đối với những thể chế cộng hòa nổi lên sau sự xuất bản của các triết lý
Phục hưng về cộng hòa, như là Liên hiệp các tỉnh Hà Lan, luôn luôn không rõ ràng là vai
trò chính xác của chủ nghĩa cộng hòa - trong một loạt các lý do khác - dẫn đến chọn lựa
"cộng hòa" như là một dạng nhà nước.
 Chủ nghĩa cộng hòa khai sáng
Thời đại Khai sáng đã đem lại một thế hệ các nhà tư tưởng chính trị mới, cho
thấy rằng, giữa nhiều thứ khác, "triết học" chính trị đang ở trong quá trình tập trung trở
lại vào "khoa học" chính trị. Lần này thì ảnh hưởng của những nhà tư tưởng chính trị,
như John Locke, vào sự nổi lên của những nền cộng hòa ở Mỹ và Pháp sớm xảy ra sau
đó là không thể sai được: sự phân tách của quyền lực, sự phân tách của nhà thờ và nhà
nước, v.v. được giới thiệu với một mức thành công nào đó trong các nước cộng hòa mới,
cùng với những tư tưởng khác của nhà chính trị lớn khác của thời đại đó. Thật ra, thời
Khai sáng đã đặt ra tiêu chuẩn cho những nền cộng hòa, cũng như là là nhiều trường hợp
khác cho các chế độ quân chủ, trong thế kỉ tiếp theo. Những nguyên tắc quan trọng nhất
được thiết lập lúc kết thúc thời Khai sáng là luật pháp, là điều kiện rằng các nhà nước
phản ánh lợi ích cá nhân phải theo pháp luật, rằng các nhà nước hành xử theo lợi ích
quốc gia, trong những cách thức hiểu được bởi đại chúng, rằng phải có một số phương
tiện cho quyền tự quyết định.
 Chủ nghĩa cộng hòa vô sản
Phân nhánh chính tiếp theo trong tư tưởng chính trị được Karl Marx thúc đẩy.
Ông cho rằng các giai cấp, chứ không phải quốc gia có quyền lợi. Marx tranh luận rằng
các chính phủ đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, và vì vậy cuối cùng thì các
quốc gia trong thời đại của ông sẽ bị lật đổ bởi giai cấp vô sản thống trị. Một lần nữa hình
thành nền cộng hòa theo đường lối triết lý chính trị mới nhanh chóng theo sau sự nổi lên
của triết học: từ đầu thế kỷ 20, các nền cộng hòa dạng "cộng sản" được thiết lập. Nhiều
nước trong số đó đứng vững cả thế kỷ nhưng có sự căng thẳng đang gia tăng giữa họ với
những nước kế thừa trực tiếp hơn từ ý tưởng của Phong trào Khai sáng.
 Các yếu tố kinh tế
Khái niệm cổ xưa của res publica, khi áp dụng vào chính trị, luôn luôn suy diễn
rằng công dân trên một mức độ nào đó "tham gia" vào việc điều hành đất nước: ít nhất là
công dân không thờ ơ với những quyết định được quyết bởi những người điều hành đất
nước, và có thể tham gia vào các tranh luận chính trị. Một ý thường được theo đuổi bởi
các sử gia là các công dân, dưới những hoàn cảnh thông thường, chỉ trở nên hoạt động về
chính trị nếu như họ có thời gian rãnh rỗi trên và vượt khỏi những cố gắng thường ngày
chỉ để duy trì sự tồn tại. Nói một cách khác, một lớp trung lưu đủ đông (mà không bị ảnh
hưởng về mặt chính trị bởi một vị vua như tầng lớp quý tộc) thường được xem là những
điều kiện cần trước khi thành lập một dạng nhà nước cộng hòa. Trong cách suy luận này,
trong những thành phố của Hanseatic League, lẫn Catalonia của thế kỉ 19, cũng như Hà
Lan trong thời hoàng kim của họ, sự hình thành của một nền cộng hòa không là điều đáng
ngạc nhiên, bởi tấ cả họ đều ở mức đỉnh của tài sản tích lũy được qua thương mại và
những xã hội với một tầng lớp trung lưu giàu có và nhiều ảnh hưởng.
 Các nền cộng hòa
Trong thế kỷ 21, hầu hết các nước không quân chủ đều tự gọi là cộng hòa hoặc là
trong chính thức hoặc là trong hiến pháp. Có một vài ngoại lệ: Lybia arab jamahimiya,
nhà nước Israel, Liên bang Myanma, Liên bang Nga tuy vẫn thõa mản nhiều định nghĩa
của từ “ cộng hòa” bởi vì từ này bản thân là “ mơ hồ” rất nhiều nước thấy rằng cần thêm
vào những từ hạn định để làm rõ loài cộng hòa mà họ xưng. Hiện nay trên thế giới đa số
các quốc gia là thuộc chính thể cộng hòa hầu như là ở mọi khu vực lãnh thổ đều có chính
thể này.
 Cộng hòa trong lý thuyết chính trị
Trong lý thuyết chính trị và khoa học chính trị, từ "cộng hòa" nhìn chung được áp
dụng cho một nước nơi mà sức mạnh chính trị của nhà nước chỉ phụ thuộc vào sự đồng ý,
bất kì trên danh nghĩa nào, của người dân bị cai trị. Việc sử dụng này dẫn đến hai tập hợp
phân loại đều có vấn đề. Thứ nhất là các nước được cầm quyền bởi một nhóm thiểu số,
nhưng không phải là cha truyền con nối, giống như nhiều nước độc tài, thứ hai là các
nước mà tất cả, hay là gần như tất cả, quyền lực chính trị thực sự được nắm bởi các thể
chế dân chủ, nhưng vẫn có một vua/nữ hoàng như người đứng đầu nhà nước trên danh
nghĩa, được biết chung như là quân chủ lập hiến. Trường hợp thứ nhất làm cho nhiều
người bên ngoài từ chối xem nước đó như là một nước cộng hòa thực sự. Trong nhiều
nước loại thứ hai có một số phong trào "cộng hòa" vẫn hoạt động để khuếch trương việc
kết thúc một chế độ quân chủ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và vấn đế ngữ nghĩa thường
được giải quyết bằng cách gọi đó là một nước dân chủ. Nhìn chung, các nhà khoa học
chính trị cố gắng phân tích hiện thực ẩn bên trong hệ thống, chứ không phải bằng danh
nghĩa mà nước đó tự xưng: mặc cho một lãnh tụ chính trị tự xưng là "hoàng đế" hay
"tổng thống", và nhà nước ông ta đang lãnh đạo được gọi là một nhà nước "quân chủ"
hay "cộng hòa" không phải là đặc điểm quan trọng, liệu là ông ta sử dụng quyền lực như
người chuyên quyền hay là không mới là quan trọng. Trong nghĩa này những phân tích
gia về chính trị có thể nói rằng Thế chiến thứ nhất, trong nhiều khía cạnh, là điểm cáo
chung cho chế độ quân chủ, và sự thiết lập của chủ nghĩa cộng hòa, hoặc là trên thực tế
hay là de jure, như là những thiết yếu cho một nhà nước hiện đại. Đế chế Áo-Hung và Đế
chế Đức cả hai đều bị xóa bỏ bởi những điều khoản trong hiệp định hòa bình ký kết sau
đó, Đế quốc Nga bị lật đổ bởi Cách mạng Nga năm 1917. Ngay cả trong các nước thắng
trận, các hoàng gia đã dần dần bị tước bỏ quyền lực và đặc quyền, và càng nhiều hơn nhà
nước là ở trong tay của các cơ quan được bầu lên và các đảng chiếm đa số nắm quyền
hành pháp. Tuy nhiên trong nước Đức sau Thế chiến thứ hai, một cộng hòa de jure, phát
triển thành một chế độ chuyên chế trên thực tế vào giữa thập niên 1930: một hiệp ước hòa
bình mới, sau Thế chiến thứ hai, cẩn thận hơn trong việc soạn ra các điều khoản để cho
nước Đức trên thực tế (phần Tây) vẫn là một nước cộng hòa.
Thuật ngữ cộng hòa có nguồn gốc từ những tác giả của thời Phục hưng như
một thuật ngữ mô tả về về một quốc gia không có chế độ quân chủ. Những tác giả này,
như Machiavelli, cũng đã viết những tác phẩm quan trọng mô tả làm thế nào để các chính
phủ như vậy thực hiện chức năng của mình. Những ý tưởng về việc một chính phủ và xã
hội nên được xây dựng như thế nào là cơ sở cho một hệ tư tưởng được gọi là chủ nghĩa
cộng hòa cổ điển. Tư tưởng này dựa trên Cộng hòa La Mã và các thành bang của Hy Lạp
cổ đại và tập trung vào những ý tưởng như đạo đức công dân, quy định của luật pháp và
chính phủ hỗn hợp.
I. CÁC DẠNG HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
1.1 Chính thể quân chủ
Hình thức chính thể này có hai loại cơ bản là: quân chủ tuyệt đối và quân chủ lập
hiến.
1.1.1 Quân chủ tuyệt đối
Quân chủ tuyệt đối, hay quân chủ chuyên chế, là thể chế chính trị mà Hoàng gia
(Vua hay Nữ hoàng) nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ
quân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nô và các quốc gia phong kiến.
Chế độ này thịnh hành ở các nước trên thới giới vào các thế kỷ 17 và 18.
Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế châu Âu là nước Pháp dưới
triều vua Louis XIV. Các vua Pháp trước thời Louis XIV đã xây dựng chế độ quân chủ
tập quyền ở một mức độ nào đó, nhưng Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu thế kỷ 18,
tất cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và châu Âu đều coi uy
quyền của ông là độc đoán. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước
Nga, Phổ và Áo noi theo. Đời vua Pyotr Đại Đế, nhà vua cải cách xây dựng chế độ quân
chủ chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó. Cùng thời, vua
Phổ là Friedrich Wilhelm I tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vị
cha uy quyền chuyên chính của toàn dân. Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyên
chế thường được hỗ trợ bởi một lực lượng Quân đội thường trực , mà vị vua - chiến binh
kinh điển là Friedrich II Đại Đế - một vị vua lớn trong lịch sử nước Phổ. Trong thời đại
của trào lưu triết học Khai Sáng mới mẻ, nền quân chủ chuyên chế Pháp suy yếu trong
khi hai nền quân chủ chuyên chế của người Đức là Áo và Phổ thì tiến hành cải cách tiến
bộ và chấp nhận lý tưởng Khai Sáng, với những ông vua năng động như Joseph II nước
Áo và Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Đó gọi là chế độ "quân chủ chuyên chế Khai sáng",
tuy nhiên nó vẫn có hạn chế; đời vua Friedrich II Đại Đế, vị vua anh minh này vẫn trị vì
độc đoán, nền quân sự và hành chính Phổ vẫn khắc nghiệt. Ánh sáng của trào lưu triết
học đương thời cũng soi sáng cả chế độ quân chủ chuyên chế Tây Ban Nha đương thời.
Việt Nam thời kỳ này cũng theo hình thức chính thể này với sự chuyên quyền của các vị
hoàng đế, vua chúa. Điều đó tạo ra một quyền lực rất lớn mà lời nói của vua cũng chính
là luật pháp của quốc gia,… Đây là loại hình thức của nhà nước phong kiến, nhưng hiện
nay vẫn còn một số ít nước đi theo chính thể này, tất nhiên là có vài sự thay đổi nhỏ để
phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh.
Trên thế giới hiện còn bốn nước quân chủ chuyên chế: Va-ti-căng, Ả-rập Xê-út,
Bru-nây và Ô-man. Tại Va-ti-căng, Giáo hoàng là người nắm quyền lực tối cao của Tòa
thánh và chính quyền nhà nước Va-ti-căng, thâu tóm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Hội đồng Hồng y Giáo chủ đóng vai trò như cơ quan lập pháp, nhưng về thực tế chỉ
là cơ quan tư vấn cho Giáo hoàng, soạn thảo các thánh luật và văn bản khác để Giáo
hoàng công bố. Ả-rập Xê-út không có cơ quan lập pháp, chỉ có Hội đồng tư vấn được
thành lập từ tháng 12-1993. Các thành viên Hội đồng này do Quốc vương bổ nhiệm, có
quyền đề xuất lập pháp, tranh luận các chính sách của chính phủ, nhưng không có quyền
lập pháp, không có quyền thành lập hay bãi miễn chính phủ. Tại Bru-nây, phải đến tháng
9 - 2004, Hội đồng lập pháp mới được thành lập lại sau 20 năm không tồn tại. Các thành
viên Hội đồng do Quốc vương bổ nhiệm, sau đó sẽ được thay thế bằng một Hội đồng mới
với một số nghị sỹ được bầu trực tiếp. Chủ trì công việc của Hội đồng là Quốc vương. Ô-
man cũng có một cơ quan lập pháp hai viện, nhưng trên thực tế chỉ đóng vai trò tư vấn ...
Trừ Va-ti-căng là trung tâm Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, ba nước quân chủ chuyên
chế còn lại đều là các nước quân chủ Hồi giáo, tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống
pháp luật chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Hồi, những tàn tích phong kiến còn lưu lại đậm
nét trong đời sống xã hội. Gần đây, mặc dù có một số cải cách dân chủ được thực hiện,
nhưng sự phát triển toàn diện của đất nước vẫn phụ thuộc vào “đấng minh quân”, người
nắm giữ quyền lực tối cao trong bộ máy nhà nước. Cơ quan lập pháp nếu có cũng chỉ là
cơ quan tư vấn chứ không phải là một nhánh quyền lực đối trọng với Nhà vua.
3.1.2 Quân chủ lập hiến [quân chủ Đại nghị]
Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua
nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội
do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu. Trong các nhà nước theo chính
thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của nhà nước được trao một
phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấp
khác (như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng
cấp trong nhà nước phong kiến). Chính thể quân chủ hạn chế trong các nhà nước tư
sản gọi là quân chủ lập hiến. Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến,
quyền lực của nguyên thủ quốc gia (vua, nữ hoàng) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách
nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống,
cho sự thống nhất của quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế, "nhà vua trị vị
nhưng không cai trị". Chính thể quân chủ lập hiến theo quy mô hình đại nghị đang tồn tại
ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, v.v... do
những nguyên nhân lịch sử nhất định.
Là hình thức chính thể phổ biến hiện nay. Việc tổ chức quyền lực nhà nước vừa có
vua vừa có hiến pháp. Nhà vua chỉ có quyền lực thật sự khi không có hiến pháp. Một khi
đã có hiến pháp thì nhà vua không có quyền lưc tuyệt đối, như trong chế độ phong kiến
nữa. lúc ban đầu những nguyên tắc cơ bản của quân chủ lập hiến là dựa trên cơ sở của
hoc thuyết phân quyền của Montesquieu: Lập pháp do nghị viện có cơ cấu hai viện, một
viện thứ dân và một viện quý tộc; nắm hành pháp là hoạt động chỉ huy thực hiện bao giờ
cũng phải nhanh nhạy nên do một ông vua tốt hơn là nhiều người đảm nhiệm. Ngày nay
khi nói đến những nhà nước vừa có vua vừa có hiến pháp, người ta gọi những “ông vua
lập hiến”, tức là có hàm ý chỉ những ông vua hình thức, không có thực quyền theo công
thức “ Nhà Vua trị vì nhưng không cai trị”. Quyền lực nhà nước chủ yếu nằm trong tay
bộ máy hành pháp và người đứng đầu hành pháp.
Cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của chính thể quan chủ lập hiến không phải
ở chổ có chế độ trách nhiệm hình sự của từng vị bộ trưởng trước nghị viện mà là chế độ
chịu trách nhiệm chính trị của toàn bộ chính phủ trước nghị viện. Theo thông lệ, chính
phủ ở các nước theo chính thể này chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện và được thành
lập từ cơ sở của thành phần Hạ nghị viện.
Quân chủ lập hiến có hai loại: Thứ nhất quân chủ nhị nguyên và loại thứ hai là
quân chủ đại nghị.
Quân chủ nhị nguyên
Là loại hình tổ chức nhà nước, trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai
cơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước - quyền lực nhà vua và quyền lực của nghị viện.
Đây là loại hình tồn tại không lâu ở thời đầu của cách mạng tư sản. Thời kì quá độ
chuyển chính quyền từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản. Các bộ trưởng do nhà
vua bổ nhiệm, vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Hiện nay, còn mười nước có hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên: Mô-na-cô,
Ma- rốc, Xoa-di-len, Nê-pan, Bu-tan, Cô-oét, Ba-ranh, Qua-ta, Gioóc-đa-ni và Tông-ga.
Tại các nước này, mặc dù vị trí của Quốc vương vẫn là tối cao nhưng quyền lực lập pháp,
hành pháp, tư pháp phải chia sẻ cho các cơ quan khác. Cơ quan lập pháp các nước này có
quyền lực nhiều hơn so với cơ quan lập pháp các nước quân chủ chuyên chế cả trong lĩnh
vực lập pháp cũng như kiềm chế quyền hành pháp. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan lập
pháp tại các nước quân chủ nhị nguyên cũng không giống nhau.Tại Gioóc-đa- ni, Ma-rốc,
Nghị viện có quyền lực đáng kể nhưng tại Ba-ranh, Qua-ta là những nước mới thành lập
Nghị viện dân cử trong thời gian gần đây, cơ quan lập pháp trên thực tế vẫn chỉ đóng vai
trò cơ quan tư vấn.
Quân chủ đại nghị
Là loại quân chủ phổ biến hiện nay ở các nước tư bản kể cả các nước tư bản phát
triển (Anh, Nhật, Tây ban nha,…). Ở chính thể này nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng
đế được truyền ngôi cho con và chính phủ, bộ máy hành pháp được thành lập và được
hoạt động khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ nghị viện. Các bộ trưởng và người đứng
đầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện). Trên thực tế việc thành
lập và hoạt động của chính phủ đều nằm trong tay đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện.
Nhà Vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công việc của nhà nước theo một
loạt những nguyên tắc, mà sau này đã trở thành những thành ngữ dân gian:
"Nhà vua trị vì nhưng không cai trị"
"Nhà vua không bao giờ làm sai"
"Nhà vua không hại ai cả"
"Nhà vua không chịu trách nhiệm gì"
"Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm"....
Nhà vua được tuyệt đối hoá trở thành một nhân vật siêu phàm, tượng trưng cho sự
độc lập vĩnh hằng của dân tộc.
Mô hình quân chủ Anh quốc được coi là xuất phát điểm của mọi mô hình tổ chức
nhà nước hiện nay. Có thể nói rằng, mọi thể chế dân chủ đương đại đều có gốc tích từ
Anh quốc. Và Anh quốc có thể được xem như là quê hương của các thiết chế dân chủ cổ
điển. Nhà nước Mỹ quốc hiện nay là điển hình của các nhà nước được tổ chức theo hình
Tải bản FULL (file word 21 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
thức chính thể tổng thống cộng hoà, nhưng lại có sự rút kinh nghiệm từ chính nhà nước
Anh quốc.
Điều kỳ lạ là ở chỗ, các thiết chế của nhà nước Anh quốc được hình thành và tồn
tại cho mãi đến hiện nay, là kết quả của một sự vận động dần dần từng bước một của lịch
sử thực tế, như “một bức tường gạch được xây nên, theo một nguyên tắc hết viên gạch
thứ nhất, rồi mới được viên gạch thứ hai, không có điều ngược lại”, không theo một lý
thuyết nào cho trước. Chính Montesquieu, một trong những người sáng lập học thuyết
phân quyền, đã quan sát thực tế việc tổ chức nhà nước Anh, chứ không phải của nước
Pháp (quê hương ông) để phân tích sự phân chia quyền lực nhà nước. Vì vậy, đặc điểm
của loại hình quân chủ đại nghị cũng là đặc điểm của nhà nước Anh quốc.
Nhà vua hay nữ hoàng bị tước bỏ dần dần mọi quyền năng. Lúc đầu thì phải
nhường quyền năng lập pháp cho Quốc hội, sau đó dần dần lại phải nhường tiếp quyền
điều hành đất nước cho hành pháp (Chính phủ), mà đứng đầu là Thủ tướng. Nhà vua hay
nữ hoàng chỉ còn lại một phần của quyền hành pháp. Đó là hành pháp tượng trưng. Sự
nhường quyền dần dần này của nhà vua hay nữ hoàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thắng
lợi của Cách mạng Tư sản.
Khi còn ở thời kỳ đầu của cách mạng, giai cấp tư sản không đủ sức đánh đổ hoàn
toàn giai cấp phong kiến nên buộc phải chia sẻ quyền lực nhà nước cho người đại diện
giai cấp này là nhà vua. Sau này, theo tiến trình lịch sử, cùng với sự khẳng định chỗ đứng
của giai cấp tư sản và sự suy tàn của giai cấp phong kiến, đã dẫn đến vai trò ngày càng
hình thức của nhà vua.
Sự hình thức này có một ví dụ điển hình là: Nữ hoàng Elizabeth II không những là
nguyên thủ quốc gia của nước Anh, mà còn là nguyên thủ quốc gia của Canada và
Australia. Mặc dù là một quốc gia độc lập, Australia cũng như Canada vẫn duy trì mối
quan hệ chặt chẽ với nước Anh và trung thành với nữ hoàng Anh - người về mặt danh
nghĩa chính thức cũng là nữ hoàng của Australia và của Canada. Giúp việc cho nữ hoàng
ở các nước trên có chức danh Toàn quyền của nữ hoàng.
Tính hình thức của nữ hoàng Anh quốc đã dẫn đến một sự kiện: Cách đây không
lâu, khoảng năm cuối thế kỷ XX, một nghị sĩ thuộc Công đảng, ông W.Benn trình lên
Nghị viện bản dự luật đề nghị xoá bỏ chế độ quân chủ khỏi đời sống chính trị - xã hội của
nước Anh. Nhưng xét thấy nữ hoàng vẫn còn có những vai trò quyết định trong xã hội,
Nghị viện Anh đã gạt bỏ dự luật này. Với đầu óc “hoài cổ thực dụng”, dân chúng Anh vẫn
mến mộ nữ hoàng và hoàng gia. Đây là biểu tượng của nước Anh thống nhất. Trong lúc
nội các tượng trưng cho uy quyền, thì nữ hoàng tượng trưng cho sự chính đáng.
Với chức năng là biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nguyên thủ quốc gia
của các chính thể quân chủ có một vị trí rất quan trọng trong những thời điểm mà nền an
ninh, chủ quyền độc lập của các quốc gia bị xâm phạm. Khi nền an ninh của các quốc gia
4972284

More Related Content

What's hot

Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhBee Bee
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trịxuancon
 
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý nataliej4
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2Tử Long
 
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TS. BÙI QUANG XUÂN
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN   TS. BÙI QUANG XUÂNTÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN   TS. BÙI QUANG XUÂN
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam nataliej4
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đạiSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chínhTử Long
 

What's hot (20)

Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
 
Luận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Sự lựa chọn mô hình bảo hiếm ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyềnLuận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
 
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trịHệ thống chính trị
Hệ thống chính trị
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sựLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOTLuận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
Tiểu Luận Môn Luật Hiến Pháp Việt Nam Hiến Pháp Đạo Luật Bảo Vệ Các Quyền Cơ ...
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt NamLuận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
 
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TS. BÙI QUANG XUÂN
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN   TS. BÙI QUANG XUÂNTÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN   TS. BÙI QUANG XUÂN
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chính
 

Similar to PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN

hinh-thuc-nha-nuoc-duong-dai-cuongggg.pdf
hinh-thuc-nha-nuoc-duong-dai-cuongggg.pdfhinh-thuc-nha-nuoc-duong-dai-cuongggg.pdf
hinh-thuc-nha-nuoc-duong-dai-cuongggg.pdf22029089HongLong
 
hinh-thuc-nha-nuoc-duonngfaadddg-dai.pdf
hinh-thuc-nha-nuoc-duonngfaadddg-dai.pdfhinh-thuc-nha-nuoc-duonngfaadddg-dai.pdf
hinh-thuc-nha-nuoc-duonngfaadddg-dai.pdf22029089HongLong
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
Nghịch dân chủ luận (tổng quan về dân chủ và thể chế chính trị liên quan đến ...
Nghịch dân chủ luận (tổng quan về dân chủ và thể chế chính trị liên quan đến ...Nghịch dân chủ luận (tổng quan về dân chủ và thể chế chính trị liên quan đến ...
Nghịch dân chủ luận (tổng quan về dân chủ và thể chế chính trị liên quan đến ...Loc Nguyen
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...phamhieu56
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướccuongnd11
 
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nayQuyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nayNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...hieu anh
 
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongDaochi Vu
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuonglinhvan021088
 
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là saiCm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là saiThoNguynTh36
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủPhan Minh Trí
 

Similar to PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN (20)

Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
 
hinh-thuc-nha-nuoc-duong-dai-cuongggg.pdf
hinh-thuc-nha-nuoc-duong-dai-cuongggg.pdfhinh-thuc-nha-nuoc-duong-dai-cuongggg.pdf
hinh-thuc-nha-nuoc-duong-dai-cuongggg.pdf
 
hinh-thuc-nha-nuoc-duonngfaadddg-dai.pdf
hinh-thuc-nha-nuoc-duonngfaadddg-dai.pdfhinh-thuc-nha-nuoc-duonngfaadddg-dai.pdf
hinh-thuc-nha-nuoc-duonngfaadddg-dai.pdf
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
Nghịch dân chủ luận (tổng quan về dân chủ và thể chế chính trị liên quan đến ...
Nghịch dân chủ luận (tổng quan về dân chủ và thể chế chính trị liên quan đến ...Nghịch dân chủ luận (tổng quan về dân chủ và thể chế chính trị liên quan đến ...
Nghịch dân chủ luận (tổng quan về dân chủ và thể chế chính trị liên quan đến ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
 
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nayQuyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
 
BÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAYBÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAY
 
11
1111
11
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
 
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
 
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
 
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là saiCm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
Cm hiến pháp 1959 là hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của việt nam là sai
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN

  • 1. Trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia mỗi quốc gia lại có những hình thức chính thể riêng tạo nên sự đa dạng và đặc trưng riêng của mỗi nước trên thế giới. Sự khác nhau đó phần nào mang đến nhiều sự khó khăn trong các nghi thức đón tiếp hay ngoại giao,... Có những nước chính thể rất phức tạp gây khó khăn trong việc xác định vì có những trường hợp có sự biến thể. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chỉ có hai loại hình thức chính thể cơ bản đó là chính thể cộng hòa và chính thể quân chủ. Mỗi chính thể còn có những hình thức nhỏ hơn mang những đặc điểm khác nhau tạo nên một hệ thống chính thể cực kì độc đáo và đa dạng. Không phải bỗng dưng lại có những hình thức chính thể như vậy mà chúng phải có những giai đoạn hình thành và lịch sử riêng của từng nước, vì thế mới tạo nên từng đặc điểm riêng của mỗi quốc gia mỗi khu vực trên thế giới. Sự khác biệt trong hình thức chính thể cũng tạo nên sự khác nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, ta phần nào xác định được hình thức chính thể của một quốc gia là dựa vào cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và ngược lại. Tuy nhiên, có những trường hợp một quốc gia vừa có đặc điểm của chính thể này vừa có đặc điểm của chính thể khác, … Nhưng sẽ đừng nhầm lẫn giữa hình thức chính thể với hình thức cấu trúc nhà nước vì chúng là hai khái niệm và hai hình thức khác biệt nhau nhưng cả hai đều là một trong những đặc điểm tạo nên hình thức nhà nước mà thôi. Nhằm giúp cho mọi người biết và hiểu rõ hơn các hình thức chính thể cơ bản trên thế giới, tiến trình lịch sữ, giai đoạn và những đặc điểm đặc thù của mỗi chính thể, để giúp chúng ta xác định được quốc gia đó là thuộc chính thể nào,... Cách xác định và phân biệt các chính thể giữa các quốc gia là khá quan trọng và cũng không dễ dàng. Vấn đề này không kém phần quan trọng và khá thú vị đối với những ai quan tâm đến hình thức chính thể trên thế giới. I. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ 2.1. Khái niệm về hình thức chính thể. Trong lịch sử hình thành nhà nước, sau khi giành được chính quyền thì việc lựa chọn và áp dụng hình thức nhà nước sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh và phát huy hiệu lực của nhà nước. Các nhà nước đa dạng về hình thức bởi trình độ phát triển kinh tế, tương quan lực lượng giữa các giai cấp và mức độ mâu thuẩn giữa chúng ở mỗi quốc gia là khác nhau. Trên thực tế hiện nay thế giới có hai hình thức nhà nước chính là hình thức nhà nước tư sản và hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Xét ở góc độ pháp lý hình thức nhà nước bao hàm hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị hay xét theo khái niệm chung thì nó được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản trên. Vì có sự mâu thuẩn giữa các giai cấp với nhau, sự cạnh tranh nhau trong thương mại,…điều đó đồng thời xuất hiện trong xã hội nhiều hành vi khác nhau, xung đột lẫn nhau,… nguyên nhân khách quan là do sự phát triển kinh tế đã đạt đến một trình độ nhất định mang lại. Các khách quan đó, hiện thực xã hội đó đã đưa đến hình thành nhà
  • 2. nước như “ một lực lượng cần thiết, có nhiệm vụ làm diệu bớt xung đột và giữ cho xung đột đó nằm trong vòng trật tự, dưới một hình thức gọi là hợp pháp”. Vậy nên, Nhà nước phải có một cơ chế quản lý tốt, một bộ máy hoàn chỉnh và nhiệm vụ rõ ràng để giữ cho xã hội được trật tự và nằm trong vòng kiểm soát của nhà nước. Những yếu tố dân tộc và thời đại cùng với lịch sử hình thành và đặc điểm địa lý, con người đã đem lại những cách tổ chức và hình thành những cơ quan tối cao là khác nhau để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh tại mỗi quốc gia đó. Do vậy sẽ tạo nên những hình thức đa dạng và mang màu sắc riêng của mỗi quốc gia. Điều đó tạo nên cái hình thức chính thể đa dạng và rất phức tạp trên thế giới. Nguyên thủ quốc gia trong mỗi chính thể lại có những quyền lực nhất định phù hợp với chính thể đó, các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước như nghi viện, chính phủ cũng có những quyền hạn riêng theo đặc điểm của chính thể mà nhà nước đó đang thực hiện. Mối quan hệ giữa các cơ quan này cũng là điều đáng nói khi nhắc tới hình thức chính thể. Như vậy, hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan nhà nước tối cao của quyền lực nhà nước, xác lập những mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và giữa nhà nước với nhân dân. Và là sự biều hiện bề goài thành mô hình, hình dáng của nhà nước thông qua cách thức cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn trách nhiệm và bản chất nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Hiện nay trên thế giới có hai hình thức chính thể cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Mỗi chính thể lại có những biến thể của nó. 2.2. Đặc điểm chủ yếu, tiến trình lịch sử của hai chính thể cơ bản trên thế giới. 2.2.1. Hình thức chính thể quân chủ Hình thức chính thể được hình thành do tương quan lực lượng giai cấp trong xã hội khi tiến hành cách mạng dân chủ tư sản nếu xét ở khía cạnh lịch sử. Ở những nước cách mạng tư sản không đủ sức đánh bại được giai cấp phong kiến mà đại diện là các vị hoàng đế, mặc dù lỗi thời nhưng vẫn còn đủ mạnh thì ở đó quyền lực buộc phải được chia sẽ giữa hai giai cấp thống trị là tư sản và phong kiến. Tại đó tồn tại chính thể quân chủ. Nhiều học giả còn có quan điểm cho rằng đây là biểu hện của sự thỏa hiệp giữa các giai cấp thống trị. Sự thỏa hiệp là một trong những chức năng quan trọng của nhà nước thống trị. Ngược lại, các học giả khác cho rằng đây là mong muốn của giai cấp tư sản, họ muốn giai cấp thống trị cũ thích nghi với cách thống trị mới. Bằng việc sữ dụng chính thể này họ muốn ngăn chặn cách mạng quần chúng do chính phong trào cach mạng tư sản dấy lên. Mặc dù chính thể này không được thừa nhận là chính thể dân chủ tiên tiến nhưng nó được sữ dụng rất rộng rãi, phổ biến trong thế giới tư sản. Có thể nói số lượng các nước trên thế giới giữa chính thể quân chủ hiện nay là rất nhiều và nó trở thành loại hình phổ biến của tổ chức nhà nước trong giới tư bản.
  • 3. Sự tồn tại đến ngày nay của chính thể quân chủ ngay cả ở các nước phát triển cho thấy sức sống mãnh liệt đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của chế độ phong kiến. Một chế độ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều dân tộc. Hình thức này có thể xem là tàn dư của chế độ phong kiến, được giai cấp tư sản sử dụng như một công cụ tiềm tàng phòng chống những biến đổi xã hội. Nhà vua được dựng lên như một đấng siêu phàm, đứng trên mọi giai cấp mang hình tượng của đất nước, của toàn dân và tượng trưng cho sự vĩnh hằng của dân tộc, chế độ xã hội. Chính thể quân chủ là một thể chế hình thức chính quyền mà theo đó người đứng đầu là nhà vua hay nữ hoàng. Hiện nay trên thế giới có tới 44 quốc gia còn tồn tại hình thức này với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó nữ hoàng Anh đồng thời là nữ hoàng của 15 quốc gia quân chủ độc lập khác. Chính thể quân chủ là một trong những hình thức chính thể lâu đời nhất và từng có rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại. 2.2.2. Hình thức chính thể cộng hòa Theo tiến trình của lịch sử những cuộc đấu tranh gia cấp, và có sự tương quan lực lượng giữa các gia cấp mà khi tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản Ở những nước này cách mạng tư sản giành được thắng lợi triệt để thì ở đó chính thể cộng hòa được thiết lập (như ở Pháp, Mỹ,…). Theo đó chính thể cộng hòa của một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa vào sức mạnh chính trị của họ vào bất kì một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong quốc gia đó. Nó là hình thức chính quyền phổ biến nhất hiện nay ở các nước tư sản vì nó khắc được những tàn dư của chế độ phong kiến. Leenin đã chỉ rõ: “quyền lực vô hạn” của “sự giàu có” trong chế độ cộng hòa dân chủ sở dĩ đã trở thành chắc chắn hơn là vì nó không lệ thuộc vào một số thiếu sót của cơ cấu chính trị, vào cái võ xấu xa của chủ nghĩa tư bản. chế độ cộng hòa dân chủ là hình thức chính trị tốt nhất có thể có được của chủ nghĩa tư bản cho nên khi nắm được hình thức tôt nhất ấy thì giai cấp tư sản nâng nó để xây dựng quyền lực của mình”. Hình thức này có những đặc điểm sau:  Người đứng đầu nhà nước Trong hầu hết nền cộng hòa hiện đại người đứng đầu nhà nước được gọi là tổng thống. Các danh xưng khác được sử dụng là consul, doge, archon và nhiều danh xưng khác. Trong các nền cộng hòa và cũng là dân chủ người đứng đầu nhà nước được chỉ định theo kết quả của một cuộc bầu cử. cuộc bầu cử này có thể là gián tiếp, chẳng hạn như nếu một hội đồng theo một dạng nào đó được bầu lên bởi người dân và hội đồng này sau này sẽ bầu ra người đứng đầu nhà nước. Trong các nền cộng hòa này nhiệm kỳ tổng thống thường là bốn năm đến sáu năm. Trong một số nước, Hiến pháp giới hạn số nhiệm kì một người có thể bầu lên vị trí tổng thống. Nếu như người đứng đầu nhà nước của một nền cộng hòa đồng thời là người đứng đầu chính phủ thì thể chế này gọi là tổng thống chế ví dụ như Hoa kỳ. Trong bán tổng thống chế thì người nguyên thủ quốc gia không đồng thời
  • 4. là người đứng đầu chính phủ. Người sau thường được gọi là thủ tướng. Tùy theo từng nghĩa vụ cụ thể của tổng thống (ví dụ như tư vấn trong việc thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử) và các quy ước khác nhau vai trò của tổng thống có thể dao động từ chỉ mang tính lễ nghi và phi chính trị cho đến có ảnh hưởng lớn và đầy tính chính trị. Thủ tướng có trách nhiệm điều hành các chính sách và nhà nước trung ương. Có những quy định cho việc chỉ định tổng thống và người đứng đầu chính phủ. Ở một số nền cộng hòa cho phép sự chỉ định một tổng thống và một thủ tướng là thuộc hai đảng đối lập: ở Pháp, khi những thành viên của chính phủ đương nhiệm và tổng thống thuộc các đảng phái đối lập nhau, tình huống này gọi là sống chung chính trị. Tuy nhiên trong một số nước như Đức, Ấn độ tổng thống bắt buộc phải là không theo đảng phái nào. Một số nước khác như Thụy sỹ, San marino thì đứng đầu nhà nước không phải là một người mà là một ủy ban (hội đồng) của một vài người đang nắm văn phòng đó.  Các nền cộng hòa giảm đi ảnh hưởng của tôn giáo vào nhà nước. Một lý do quan trọng tại sao người dân lại chọn xã hội của họ như một tổ chức “cộng hòa” là khả năng được tự do khỏi tôn giáo của nhà nước: trong cách tiếp cận này sống dưới một chế độ quân chủ được xem là dễ tạo ra tôn giáo thuần nhất. Tất cả các chính thể quân chủ lớn đều có một tôn giáo của nhà nước điều này dẫn đến một tôn giáo mà quốc vương (hoàng gia) được phong cho một địa vị giống như thượng đế. Trên một mức độ khác, các nền quân chủ có thể vướng vào một dạng đặc biệt nào đó của tôn giáo: Công giáo ở Bỉ, Thần đạo ở Nhật Bản,…Tuy nhiên, hình thức này ở một số nước không còn tồn tại nữa do không phù hợp với điều kiện thực tế ( ví dụ như Nga hoàng,…) Sự vắng mặt của chế độ quân chủ sẽ không có một vị vua nào thúc đầy về một tôn giáo. Bởi vì điều này là cảm nhận chung của thời đại khai sáng. Không là điều đáng ngạc nhiên khi các nền cộng hòa đều nhận thấy bởi các nhà tư tưởng thời Khai sáng như là một dạng tổ chức thích hợp nhất nếu như người ta muốn tránh những điều xuống cấp bởi một sống dưới một tôn giáo nhà nước có sức ảnh hưởng quá lớn.  Trong thời cổ đại Trong Ấn Độ cổ đại, một số Maha Janapadas được thiết lập như là những cộng hòa vào thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên. Vaishali, cổ xưa nhất trong các cộng hòa đó, được xem như là nền cộng hòa đầu tiên trên thế giới. Trong vùng Cận Đông cổ đại, một số thành phố của Levant đã được một cách điều hành tập thể. Arwad đã được dẫn ra như là một ví dụ khác về nước cộng hòa xưa nhất được biết, trong đó người dân, chứ không phải vua, được miêu tả là có quyền tự chủ. Những bản sách quan trọng về triết học chính trị thời cổ đại sống sót cho đến thời trung cổ hiếm khi có một một ảnh hưởng nào lên sự nổi lên hay làm mạnh thêm những nền cộng hòa vào thời điểm mà chúng được viết ra. Khi Plato viết những đối thoại mà sau này, trong các nước nói tiếng Anh, trở nên được biết đến như là The Republic (một bản dịch không chính xác theo một số người), nền dân
  • 5. chủ xứ Athena đã được thiết lập, và không bị ảnh hưởng bởi luận thuyết đó (nếu nó đã bị ảnh hưởng, nó sẽ trở nên "ít" bản chất cộng hòa hơn theo hiểu biết hiện đại). Những thí nghiệm của Plato với những nguyên tắc chính trị của ông ở vùng Syracuse là một thất bại. De re publica của Cicero, rất xa trong khả năng định hướng lại những nước La Mã trong việc củng cố dạng nhà nước cộng hòa của họ, mà đúnh hơn nên được xem là khúc dạo đầu của Đế chế La Mã thật sự thành hình sau khi Cicero qua đời.  Trong thời Phục hưng Sự nổi lên của thời Phục hưng, mặt khác, được đánh dấu bằng sự chấp thuận của nhiều tác phẩm từ thời Cổ đại này, không nhiều thì ít dẫn đến một quan điểm chặt chẽ, quay lại với "chủ nghĩa cộng hòa cổ điển". Tuy nhiên những khác biệt vẫn tồn tại về việc loại "hỗn hợp" nào trong một kiểu nhà nước hỗn hợp của một nước lý tưởng sẽ được gọi là "cộng hòa". Đối với những thể chế cộng hòa nổi lên sau sự xuất bản của các triết lý Phục hưng về cộng hòa, như là Liên hiệp các tỉnh Hà Lan, luôn luôn không rõ ràng là vai trò chính xác của chủ nghĩa cộng hòa - trong một loạt các lý do khác - dẫn đến chọn lựa "cộng hòa" như là một dạng nhà nước.  Chủ nghĩa cộng hòa khai sáng Thời đại Khai sáng đã đem lại một thế hệ các nhà tư tưởng chính trị mới, cho thấy rằng, giữa nhiều thứ khác, "triết học" chính trị đang ở trong quá trình tập trung trở lại vào "khoa học" chính trị. Lần này thì ảnh hưởng của những nhà tư tưởng chính trị, như John Locke, vào sự nổi lên của những nền cộng hòa ở Mỹ và Pháp sớm xảy ra sau đó là không thể sai được: sự phân tách của quyền lực, sự phân tách của nhà thờ và nhà nước, v.v. được giới thiệu với một mức thành công nào đó trong các nước cộng hòa mới, cùng với những tư tưởng khác của nhà chính trị lớn khác của thời đại đó. Thật ra, thời Khai sáng đã đặt ra tiêu chuẩn cho những nền cộng hòa, cũng như là là nhiều trường hợp khác cho các chế độ quân chủ, trong thế kỉ tiếp theo. Những nguyên tắc quan trọng nhất được thiết lập lúc kết thúc thời Khai sáng là luật pháp, là điều kiện rằng các nhà nước phản ánh lợi ích cá nhân phải theo pháp luật, rằng các nhà nước hành xử theo lợi ích quốc gia, trong những cách thức hiểu được bởi đại chúng, rằng phải có một số phương tiện cho quyền tự quyết định.  Chủ nghĩa cộng hòa vô sản Phân nhánh chính tiếp theo trong tư tưởng chính trị được Karl Marx thúc đẩy. Ông cho rằng các giai cấp, chứ không phải quốc gia có quyền lợi. Marx tranh luận rằng các chính phủ đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, và vì vậy cuối cùng thì các quốc gia trong thời đại của ông sẽ bị lật đổ bởi giai cấp vô sản thống trị. Một lần nữa hình thành nền cộng hòa theo đường lối triết lý chính trị mới nhanh chóng theo sau sự nổi lên
  • 6. của triết học: từ đầu thế kỷ 20, các nền cộng hòa dạng "cộng sản" được thiết lập. Nhiều nước trong số đó đứng vững cả thế kỷ nhưng có sự căng thẳng đang gia tăng giữa họ với những nước kế thừa trực tiếp hơn từ ý tưởng của Phong trào Khai sáng.  Các yếu tố kinh tế Khái niệm cổ xưa của res publica, khi áp dụng vào chính trị, luôn luôn suy diễn rằng công dân trên một mức độ nào đó "tham gia" vào việc điều hành đất nước: ít nhất là công dân không thờ ơ với những quyết định được quyết bởi những người điều hành đất nước, và có thể tham gia vào các tranh luận chính trị. Một ý thường được theo đuổi bởi các sử gia là các công dân, dưới những hoàn cảnh thông thường, chỉ trở nên hoạt động về chính trị nếu như họ có thời gian rãnh rỗi trên và vượt khỏi những cố gắng thường ngày chỉ để duy trì sự tồn tại. Nói một cách khác, một lớp trung lưu đủ đông (mà không bị ảnh hưởng về mặt chính trị bởi một vị vua như tầng lớp quý tộc) thường được xem là những điều kiện cần trước khi thành lập một dạng nhà nước cộng hòa. Trong cách suy luận này, trong những thành phố của Hanseatic League, lẫn Catalonia của thế kỉ 19, cũng như Hà Lan trong thời hoàng kim của họ, sự hình thành của một nền cộng hòa không là điều đáng ngạc nhiên, bởi tấ cả họ đều ở mức đỉnh của tài sản tích lũy được qua thương mại và những xã hội với một tầng lớp trung lưu giàu có và nhiều ảnh hưởng.  Các nền cộng hòa Trong thế kỷ 21, hầu hết các nước không quân chủ đều tự gọi là cộng hòa hoặc là trong chính thức hoặc là trong hiến pháp. Có một vài ngoại lệ: Lybia arab jamahimiya, nhà nước Israel, Liên bang Myanma, Liên bang Nga tuy vẫn thõa mản nhiều định nghĩa của từ “ cộng hòa” bởi vì từ này bản thân là “ mơ hồ” rất nhiều nước thấy rằng cần thêm vào những từ hạn định để làm rõ loài cộng hòa mà họ xưng. Hiện nay trên thế giới đa số các quốc gia là thuộc chính thể cộng hòa hầu như là ở mọi khu vực lãnh thổ đều có chính thể này.  Cộng hòa trong lý thuyết chính trị Trong lý thuyết chính trị và khoa học chính trị, từ "cộng hòa" nhìn chung được áp dụng cho một nước nơi mà sức mạnh chính trị của nhà nước chỉ phụ thuộc vào sự đồng ý, bất kì trên danh nghĩa nào, của người dân bị cai trị. Việc sử dụng này dẫn đến hai tập hợp phân loại đều có vấn đề. Thứ nhất là các nước được cầm quyền bởi một nhóm thiểu số, nhưng không phải là cha truyền con nối, giống như nhiều nước độc tài, thứ hai là các nước mà tất cả, hay là gần như tất cả, quyền lực chính trị thực sự được nắm bởi các thể chế dân chủ, nhưng vẫn có một vua/nữ hoàng như người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa, được biết chung như là quân chủ lập hiến. Trường hợp thứ nhất làm cho nhiều người bên ngoài từ chối xem nước đó như là một nước cộng hòa thực sự. Trong nhiều
  • 7. nước loại thứ hai có một số phong trào "cộng hòa" vẫn hoạt động để khuếch trương việc kết thúc một chế độ quân chủ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và vấn đế ngữ nghĩa thường được giải quyết bằng cách gọi đó là một nước dân chủ. Nhìn chung, các nhà khoa học chính trị cố gắng phân tích hiện thực ẩn bên trong hệ thống, chứ không phải bằng danh nghĩa mà nước đó tự xưng: mặc cho một lãnh tụ chính trị tự xưng là "hoàng đế" hay "tổng thống", và nhà nước ông ta đang lãnh đạo được gọi là một nhà nước "quân chủ" hay "cộng hòa" không phải là đặc điểm quan trọng, liệu là ông ta sử dụng quyền lực như người chuyên quyền hay là không mới là quan trọng. Trong nghĩa này những phân tích gia về chính trị có thể nói rằng Thế chiến thứ nhất, trong nhiều khía cạnh, là điểm cáo chung cho chế độ quân chủ, và sự thiết lập của chủ nghĩa cộng hòa, hoặc là trên thực tế hay là de jure, như là những thiết yếu cho một nhà nước hiện đại. Đế chế Áo-Hung và Đế chế Đức cả hai đều bị xóa bỏ bởi những điều khoản trong hiệp định hòa bình ký kết sau đó, Đế quốc Nga bị lật đổ bởi Cách mạng Nga năm 1917. Ngay cả trong các nước thắng trận, các hoàng gia đã dần dần bị tước bỏ quyền lực và đặc quyền, và càng nhiều hơn nhà nước là ở trong tay của các cơ quan được bầu lên và các đảng chiếm đa số nắm quyền hành pháp. Tuy nhiên trong nước Đức sau Thế chiến thứ hai, một cộng hòa de jure, phát triển thành một chế độ chuyên chế trên thực tế vào giữa thập niên 1930: một hiệp ước hòa bình mới, sau Thế chiến thứ hai, cẩn thận hơn trong việc soạn ra các điều khoản để cho nước Đức trên thực tế (phần Tây) vẫn là một nước cộng hòa. Thuật ngữ cộng hòa có nguồn gốc từ những tác giả của thời Phục hưng như một thuật ngữ mô tả về về một quốc gia không có chế độ quân chủ. Những tác giả này, như Machiavelli, cũng đã viết những tác phẩm quan trọng mô tả làm thế nào để các chính phủ như vậy thực hiện chức năng của mình. Những ý tưởng về việc một chính phủ và xã hội nên được xây dựng như thế nào là cơ sở cho một hệ tư tưởng được gọi là chủ nghĩa cộng hòa cổ điển. Tư tưởng này dựa trên Cộng hòa La Mã và các thành bang của Hy Lạp cổ đại và tập trung vào những ý tưởng như đạo đức công dân, quy định của luật pháp và chính phủ hỗn hợp. I. CÁC DẠNG HÌNH THỨC CHÍNH THỂ 1.1 Chính thể quân chủ Hình thức chính thể này có hai loại cơ bản là: quân chủ tuyệt đối và quân chủ lập hiến. 1.1.1 Quân chủ tuyệt đối Quân chủ tuyệt đối, hay quân chủ chuyên chế, là thể chế chính trị mà Hoàng gia (Vua hay Nữ hoàng) nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nô và các quốc gia phong kiến. Chế độ này thịnh hành ở các nước trên thới giới vào các thế kỷ 17 và 18.
  • 8. Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế châu Âu là nước Pháp dưới triều vua Louis XIV. Các vua Pháp trước thời Louis XIV đã xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở một mức độ nào đó, nhưng Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu thế kỷ 18, tất cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và châu Âu đều coi uy quyền của ông là độc đoán. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước Nga, Phổ và Áo noi theo. Đời vua Pyotr Đại Đế, nhà vua cải cách xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó. Cùng thời, vua Phổ là Friedrich Wilhelm I tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vị cha uy quyền chuyên chính của toàn dân. Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyên chế thường được hỗ trợ bởi một lực lượng Quân đội thường trực , mà vị vua - chiến binh kinh điển là Friedrich II Đại Đế - một vị vua lớn trong lịch sử nước Phổ. Trong thời đại của trào lưu triết học Khai Sáng mới mẻ, nền quân chủ chuyên chế Pháp suy yếu trong khi hai nền quân chủ chuyên chế của người Đức là Áo và Phổ thì tiến hành cải cách tiến bộ và chấp nhận lý tưởng Khai Sáng, với những ông vua năng động như Joseph II nước Áo và Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Đó gọi là chế độ "quân chủ chuyên chế Khai sáng", tuy nhiên nó vẫn có hạn chế; đời vua Friedrich II Đại Đế, vị vua anh minh này vẫn trị vì độc đoán, nền quân sự và hành chính Phổ vẫn khắc nghiệt. Ánh sáng của trào lưu triết học đương thời cũng soi sáng cả chế độ quân chủ chuyên chế Tây Ban Nha đương thời. Việt Nam thời kỳ này cũng theo hình thức chính thể này với sự chuyên quyền của các vị hoàng đế, vua chúa. Điều đó tạo ra một quyền lực rất lớn mà lời nói của vua cũng chính là luật pháp của quốc gia,… Đây là loại hình thức của nhà nước phong kiến, nhưng hiện nay vẫn còn một số ít nước đi theo chính thể này, tất nhiên là có vài sự thay đổi nhỏ để phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh. Trên thế giới hiện còn bốn nước quân chủ chuyên chế: Va-ti-căng, Ả-rập Xê-út, Bru-nây và Ô-man. Tại Va-ti-căng, Giáo hoàng là người nắm quyền lực tối cao của Tòa thánh và chính quyền nhà nước Va-ti-căng, thâu tóm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hội đồng Hồng y Giáo chủ đóng vai trò như cơ quan lập pháp, nhưng về thực tế chỉ là cơ quan tư vấn cho Giáo hoàng, soạn thảo các thánh luật và văn bản khác để Giáo hoàng công bố. Ả-rập Xê-út không có cơ quan lập pháp, chỉ có Hội đồng tư vấn được thành lập từ tháng 12-1993. Các thành viên Hội đồng này do Quốc vương bổ nhiệm, có quyền đề xuất lập pháp, tranh luận các chính sách của chính phủ, nhưng không có quyền lập pháp, không có quyền thành lập hay bãi miễn chính phủ. Tại Bru-nây, phải đến tháng 9 - 2004, Hội đồng lập pháp mới được thành lập lại sau 20 năm không tồn tại. Các thành viên Hội đồng do Quốc vương bổ nhiệm, sau đó sẽ được thay thế bằng một Hội đồng mới với một số nghị sỹ được bầu trực tiếp. Chủ trì công việc của Hội đồng là Quốc vương. Ô- man cũng có một cơ quan lập pháp hai viện, nhưng trên thực tế chỉ đóng vai trò tư vấn ... Trừ Va-ti-căng là trung tâm Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, ba nước quân chủ chuyên
  • 9. chế còn lại đều là các nước quân chủ Hồi giáo, tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Hồi, những tàn tích phong kiến còn lưu lại đậm nét trong đời sống xã hội. Gần đây, mặc dù có một số cải cách dân chủ được thực hiện, nhưng sự phát triển toàn diện của đất nước vẫn phụ thuộc vào “đấng minh quân”, người nắm giữ quyền lực tối cao trong bộ máy nhà nước. Cơ quan lập pháp nếu có cũng chỉ là cơ quan tư vấn chứ không phải là một nhánh quyền lực đối trọng với Nhà vua. 3.1.2 Quân chủ lập hiến [quân chủ Đại nghị] Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu. Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấp khác (như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến). Chính thể quân chủ hạn chế trong các nhà nước tư sản gọi là quân chủ lập hiến. Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của nguyên thủ quốc gia (vua, nữ hoàng) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, cho sự thống nhất của quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế, "nhà vua trị vị nhưng không cai trị". Chính thể quân chủ lập hiến theo quy mô hình đại nghị đang tồn tại ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, v.v... do những nguyên nhân lịch sử nhất định. Là hình thức chính thể phổ biến hiện nay. Việc tổ chức quyền lực nhà nước vừa có vua vừa có hiến pháp. Nhà vua chỉ có quyền lực thật sự khi không có hiến pháp. Một khi đã có hiến pháp thì nhà vua không có quyền lưc tuyệt đối, như trong chế độ phong kiến nữa. lúc ban đầu những nguyên tắc cơ bản của quân chủ lập hiến là dựa trên cơ sở của hoc thuyết phân quyền của Montesquieu: Lập pháp do nghị viện có cơ cấu hai viện, một viện thứ dân và một viện quý tộc; nắm hành pháp là hoạt động chỉ huy thực hiện bao giờ cũng phải nhanh nhạy nên do một ông vua tốt hơn là nhiều người đảm nhiệm. Ngày nay khi nói đến những nhà nước vừa có vua vừa có hiến pháp, người ta gọi những “ông vua lập hiến”, tức là có hàm ý chỉ những ông vua hình thức, không có thực quyền theo công thức “ Nhà Vua trị vì nhưng không cai trị”. Quyền lực nhà nước chủ yếu nằm trong tay bộ máy hành pháp và người đứng đầu hành pháp. Cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của chính thể quan chủ lập hiến không phải ở chổ có chế độ trách nhiệm hình sự của từng vị bộ trưởng trước nghị viện mà là chế độ chịu trách nhiệm chính trị của toàn bộ chính phủ trước nghị viện. Theo thông lệ, chính phủ ở các nước theo chính thể này chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện và được thành lập từ cơ sở của thành phần Hạ nghị viện.
  • 10. Quân chủ lập hiến có hai loại: Thứ nhất quân chủ nhị nguyên và loại thứ hai là quân chủ đại nghị. Quân chủ nhị nguyên Là loại hình tổ chức nhà nước, trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước - quyền lực nhà vua và quyền lực của nghị viện. Đây là loại hình tồn tại không lâu ở thời đầu của cách mạng tư sản. Thời kì quá độ chuyển chính quyền từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản. Các bộ trưởng do nhà vua bổ nhiệm, vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện. Hiện nay, còn mười nước có hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên: Mô-na-cô, Ma- rốc, Xoa-di-len, Nê-pan, Bu-tan, Cô-oét, Ba-ranh, Qua-ta, Gioóc-đa-ni và Tông-ga. Tại các nước này, mặc dù vị trí của Quốc vương vẫn là tối cao nhưng quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp phải chia sẻ cho các cơ quan khác. Cơ quan lập pháp các nước này có quyền lực nhiều hơn so với cơ quan lập pháp các nước quân chủ chuyên chế cả trong lĩnh vực lập pháp cũng như kiềm chế quyền hành pháp. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan lập pháp tại các nước quân chủ nhị nguyên cũng không giống nhau.Tại Gioóc-đa- ni, Ma-rốc, Nghị viện có quyền lực đáng kể nhưng tại Ba-ranh, Qua-ta là những nước mới thành lập Nghị viện dân cử trong thời gian gần đây, cơ quan lập pháp trên thực tế vẫn chỉ đóng vai trò cơ quan tư vấn. Quân chủ đại nghị Là loại quân chủ phổ biến hiện nay ở các nước tư bản kể cả các nước tư bản phát triển (Anh, Nhật, Tây ban nha,…). Ở chính thể này nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng đế được truyền ngôi cho con và chính phủ, bộ máy hành pháp được thành lập và được hoạt động khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ nghị viện. Các bộ trưởng và người đứng đầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện). Trên thực tế việc thành lập và hoạt động của chính phủ đều nằm trong tay đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện. Nhà Vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công việc của nhà nước theo một loạt những nguyên tắc, mà sau này đã trở thành những thành ngữ dân gian: "Nhà vua trị vì nhưng không cai trị" "Nhà vua không bao giờ làm sai" "Nhà vua không hại ai cả" "Nhà vua không chịu trách nhiệm gì" "Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm".... Nhà vua được tuyệt đối hoá trở thành một nhân vật siêu phàm, tượng trưng cho sự độc lập vĩnh hằng của dân tộc. Mô hình quân chủ Anh quốc được coi là xuất phát điểm của mọi mô hình tổ chức nhà nước hiện nay. Có thể nói rằng, mọi thể chế dân chủ đương đại đều có gốc tích từ Anh quốc. Và Anh quốc có thể được xem như là quê hương của các thiết chế dân chủ cổ điển. Nhà nước Mỹ quốc hiện nay là điển hình của các nhà nước được tổ chức theo hình Tải bản FULL (file word 21 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 11. thức chính thể tổng thống cộng hoà, nhưng lại có sự rút kinh nghiệm từ chính nhà nước Anh quốc. Điều kỳ lạ là ở chỗ, các thiết chế của nhà nước Anh quốc được hình thành và tồn tại cho mãi đến hiện nay, là kết quả của một sự vận động dần dần từng bước một của lịch sử thực tế, như “một bức tường gạch được xây nên, theo một nguyên tắc hết viên gạch thứ nhất, rồi mới được viên gạch thứ hai, không có điều ngược lại”, không theo một lý thuyết nào cho trước. Chính Montesquieu, một trong những người sáng lập học thuyết phân quyền, đã quan sát thực tế việc tổ chức nhà nước Anh, chứ không phải của nước Pháp (quê hương ông) để phân tích sự phân chia quyền lực nhà nước. Vì vậy, đặc điểm của loại hình quân chủ đại nghị cũng là đặc điểm của nhà nước Anh quốc. Nhà vua hay nữ hoàng bị tước bỏ dần dần mọi quyền năng. Lúc đầu thì phải nhường quyền năng lập pháp cho Quốc hội, sau đó dần dần lại phải nhường tiếp quyền điều hành đất nước cho hành pháp (Chính phủ), mà đứng đầu là Thủ tướng. Nhà vua hay nữ hoàng chỉ còn lại một phần của quyền hành pháp. Đó là hành pháp tượng trưng. Sự nhường quyền dần dần này của nhà vua hay nữ hoàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thắng lợi của Cách mạng Tư sản. Khi còn ở thời kỳ đầu của cách mạng, giai cấp tư sản không đủ sức đánh đổ hoàn toàn giai cấp phong kiến nên buộc phải chia sẻ quyền lực nhà nước cho người đại diện giai cấp này là nhà vua. Sau này, theo tiến trình lịch sử, cùng với sự khẳng định chỗ đứng của giai cấp tư sản và sự suy tàn của giai cấp phong kiến, đã dẫn đến vai trò ngày càng hình thức của nhà vua. Sự hình thức này có một ví dụ điển hình là: Nữ hoàng Elizabeth II không những là nguyên thủ quốc gia của nước Anh, mà còn là nguyên thủ quốc gia của Canada và Australia. Mặc dù là một quốc gia độc lập, Australia cũng như Canada vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nước Anh và trung thành với nữ hoàng Anh - người về mặt danh nghĩa chính thức cũng là nữ hoàng của Australia và của Canada. Giúp việc cho nữ hoàng ở các nước trên có chức danh Toàn quyền của nữ hoàng. Tính hình thức của nữ hoàng Anh quốc đã dẫn đến một sự kiện: Cách đây không lâu, khoảng năm cuối thế kỷ XX, một nghị sĩ thuộc Công đảng, ông W.Benn trình lên Nghị viện bản dự luật đề nghị xoá bỏ chế độ quân chủ khỏi đời sống chính trị - xã hội của nước Anh. Nhưng xét thấy nữ hoàng vẫn còn có những vai trò quyết định trong xã hội, Nghị viện Anh đã gạt bỏ dự luật này. Với đầu óc “hoài cổ thực dụng”, dân chúng Anh vẫn mến mộ nữ hoàng và hoàng gia. Đây là biểu tượng của nước Anh thống nhất. Trong lúc nội các tượng trưng cho uy quyền, thì nữ hoàng tượng trưng cho sự chính đáng. Với chức năng là biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nguyên thủ quốc gia của các chính thể quân chủ có một vị trí rất quan trọng trong những thời điểm mà nền an ninh, chủ quyền độc lập của các quốc gia bị xâm phạm. Khi nền an ninh của các quốc gia 4972284