SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Download to read offline
Một quan niệm mới về dân chủ
3
MỘT QUAN NIỆM MỚI VỀ DÂN CHỦ
PHẠM NGỌC QUANG*
Tóm tắt: Bài viết phân tích quan niệm phổ biến hiện nay ở nước ta về dân
chủ và kiến nghị một quan niệm mới về dân chủ. Theo tác giả bài viết, dân chủ
không chỉ là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước; dân chủ còn là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người; trong lịch sử có
dân chủ tự quản cộng sản chủ nghĩa, dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến, dân
chủ tư sản và tự quản văn minh trong xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta cần phải xác lập vững chắc cái
“kiềng ba chân” là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, phát
huy vai trò của các tổ chức phi Nhà nước, hoạt động phù hợp với pháp luật
hiện hành của đất nước và thông lệ quốc tế.
Từ khóa: dân chủ, trình độ dân chủ, dân chủ hóa, dân chủ xã hội chủ nghĩa.
1. Quan niệm phổ biến hiện nay ở
nước ta về dân chủ
Trong lịch sử tư tưởng và chính trị
của nhân loại, khái niệm “dân chủ” ra
đời từ khi có nhà nước đầu tiên: xã hội
chiếm hữu nô lệ. Các nhà nước phương
Tây cổ đại, do hoàn cảnh kinh tế, xã hội
đặc biệt nên đã thiết lập được những
thiết chế cộng hoà: Cộng hòa quí tộc
chủ nô (Xpác, La Mã), Cộng hòa chủ nô
Aten (Hi Lạp). Đặc biệt, ở Aten, với
thiết chế cộng hoà dân chủ chủ nô, với
nền kinh tế công - thương nghiệp phát
triển, với tầng lớp chủ nô công - thương
và bình dân chiến thắng trên vũ đài
chính trị, những tư tưởng dân chủ phát
triển mạnh mẽ. Có thể nói, Aten là khởi
thuỷ cho một nền cộng hoà dân chủ và
những tư tưởng dân chủ cho toàn thể
Châu Âu. Trong ngôn ngữ cổ Hy Lạp đã
ra đời khái niệm “Democratos”, trong
đó, “Demos” là nhân dân, “Cratos” là
quyền lực. “Dân chủ” có nghĩa là “quyền
lực nhân dân” (hay là “quyền lực của
nhân dân”). Xuất phát từ nguồn gốc trực
tiếp dẫn tới sự ra đời khái niệm
“Democratos”, thì “dân chủ” trước hết
là một khái niệm thuộc lĩnh vực chính
trị, có nghĩa quyền lực chính trị – quyền
lực nhà nước phải thuộc về nhân dân.
Dân chủ là hình thức tổ chức quyền lực
nhà nước dựa trên nguyên tắc nhân dân
là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực.(*)
Cùng với quan niệm đó, chúng ta cũng
lấy quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen,
(*)
Giáo sư, tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014
4
V.I.Lênin – những nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác-Lênin về dân chủ làm cơ sở
để hiểu nội hàm của khái niệm đó. Theo
các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác –
Lênin, dân chủ chỉ là một phạm trù chính
trị; nó ra đời, tồn tại, tiêu vong cùng với
sự ra đời, tồn tại, tiêu vong của chính trị,
trong đó, quan trọng nhất là nhà nước.
Dân chủ là một hình thức nhà nước. Bởi
vậy, tất nhiên dân chủ ra đời và tồn tại
cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà
nước, nó tiêu vong cùng với sự tiêu vong
của nhà nước. Điều đó chúng ta thấy rõ
trong luận điểm sau đây của V.I.Lênin:
“Đương nhiên, chế độ dân chủ cũng là
một hình thức nhà nước và sẽ phải mất đi
khi nhà nước tiêu vong, nhưng điều đó
chỉ xảy ra khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi
hoàn toàn và được củng cố, quá độ lên
chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn”(1)
.
Việc nhấn mạnh tính giai cấp của dân
chủ nói chung, của dân chủ tư sản nói
riêng đã đưa V.I.Lênin tới quan niệm về
sự cần thiết phải kết hợp giữa cuộc đấu
tranh cho dân chủ với thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội. Người xem chỉ thông qua
cuộc đấu tranh đó mới thúc đẩy sự chín
muồi của những tiền đề khách quan và
chủ quan cho thắng lợi của cách mạng
vô sản. Đấu tranh cho dân chủ, theo
ông, cũng không thể dừng lại ở dân chủ
tư sản. Sau khi thiết lập chính quyền,
việc phát triển triệt để nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa là tiền đề để thực hiện
thắng lợi hoàn toàn và triệt để mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, khi làm
rõ nội dung quan điểm về sự thống nhất
hữu cơ giữa dân chủ và chủ nghĩa xã
hội, V.I.Lênin chỉ ra rằng, mối quan hệ
đó phải được hiểu trên hai phương diện.
Một là, giai cấp vô sản không thể hoàn
thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa,
nếu họ không được chuẩn bị để tiến tới
cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu
tranh cho chế độ dân chủ. Hai là, chủ
nghĩa xã hội sẽ không duy trì được
thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ
chế độ dân chủ.
Trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đã
chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế
quốc, vấn đề giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa nổi lên như là một đòi
hỏi đầu tiên trên con đường tiến tới một
xã hội dân chủ, V.I.Lênin cho rằng, việc
thủ tiêu ách áp bức dân tộc chỉ trở thành
hiện thực khi thiết lập được nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa. “Sau khi chuyển biến
chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội,
giai cấp vô sản tạo ra khả năng thủ tiêu
hoàn toàn ách áp bức dân tộc; nhưng
khả năng ấy “chỉ” - “chỉ” sẽ biến thành
hiện thực, nếu hoàn toàn thiết lập được
nền dân chủ trong mọi lĩnh vực”(2)
. Như
vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa bao hàm
một nội dung tất yếu là thủ tiêu áp bức
dân tộc.
Tiếp cận với dân chủ từ góc độ khái
niệm chính trị, V.I.Lênin đã đưa ra quan
niệm của mình về con đường biện
chứng của quá trình phát triển dân chủ:
“Từ chuyên chế đến dân chủ tư sản; từ
(1)
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 27, tr.324.
(2)
V.I. Lênin, Sđd, tập 30, tr. 28.
Một quan niệm mới về dân chủ
5
dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản; từ
dân chủ vô sản đến không còn dân chủ
nữa”(3)
. Liên quan tới khái quát này, có
hai điểm cần lưu ý:
Một là, trong một số tác phẩm khoa
học quan trọng của mình, đặc biệt trong
Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và
nhà nước, Ph.Ăngghen đã mô tả khá chi
tiết loại hình dân chủ đầu tiên trong lịch
sử nhân loại mà ông gọi là “dân chủ tiền
chính trị”, “dân chủ quân sự”... Như
vậy, chính Ph.Ăngghen đã nói tới loại
hình dân chủ khi chưa có chính trị, chưa
có nhà nước.
Hai là, xét về tính chất thể chế chính
trị, phong kiến thuộc nền chuyên chế,
phi dân chủ. Nhưng nếu lưu ý rằng, sự
ra đời chế độ phong kiến dựa trên tiền
đề phát triển cao hơn cổ đại về kinh tế -
xã hội, từ đó, đã cơ bản xoá bỏ chế độ
chiếm hữu nô lệ, biến hầu hết nô lệ
thành người tự do, ít nhiều có quyền tư
hữu nhỏ...; đó là một bước tiến quan
trọng trong việc giải phóng con người.
Khát vọng cao nhất của dân chủ là mọi
tiềm năng sáng tạo của con người phải
được giải phóng. Hơn nữa, quan điểm
xem dân chủ trong chế độ phong kiến
hoàn toàn bằng không, thời kỳ này kéo
dài hàng ngàn năm, sau đó ra đời dân
chủ tư sản với trình độ cao hẳn về chất
so với dân chủ chủ nô vị tất đã là quan
điểm biện chứng. Sự phát triển biện
chứng bao giờ cũng là sự thống nhất
giữa liên tục và gián đoạn, sự loại bỏ và
giữ lại - sự kế thừa.
Thực tiễn gần 30 năm qua cho thấy,
trong khi xem dân chủ vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của đổi mới hệ thống
chính trị, chúng ta cũng đã có nhiều
bước tiến quan trọng trong dân chủ hóa
các lĩnh vực, các thiết chế - tổ chức và
nhiều quan hệ dân sự khác. Chẳng hạn,
nhờ có dân chủ hóa trong tổ chức, hoạt
động của các tổ chức phi nhà nước,
nâng cao tính tự quản của các tổ chức
này; đẩy mạnh công khai hóa, minh
bạch hóa, thu hút nhân dân địa phương
vào việc giám sát, kiểm tra khi xây dựng
các công trình liên quan tới lợi ích thiết
thân của nhân dân địa phương; dân chủ
hóa quan hệ thầy – trò, quan hệ gia đình;
tôn trọng hình thức tự quản bằng hương
ước của nhân dân địa phương; dân chủ
trong quan hệ giữa các thành viên, các
tổ chức trong nhà trường, trên địa bàn
dân cư, trong tập thể lao động, trong gia
đình..., cho nên các quan hệ quyền lực
phi chính trị có sự phát triển. Dân chủ
hóa các quan hệ quyền lực này đã và
đang là yêu cầu không nhỏ và có vai trò
rất đáng kể đối với sự phát triển của đất
nước. Thực tiễn dân chủ hóa đã vượt ra
khỏi giới hạn chật hẹp của quan niệm
xem dân chủ chỉ là phạm trù chính trị, là
hinh thức tổ chức quyền lực nhà nước.
Cần có một quan niệm rộng hơn về khái
niệm này.(3)
2. Kiến nghị một quan niệm mới về
dân chủ
Thực tiễn thời đại và đất nước cho
thấy, những yêu cầu và giá trị dân chủ
(3)
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, tr. 206.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014
6
đạt được không chỉ trên lĩnh vực chính
trị, mà chúng còn thâm nhập ngày càng
rộng rãi vào mọi lĩnh vực xã hội. Sự mở
rộng này có xu hướng ngày càng gia
tăng, tác động của chúng tới việc phát
huy nhân tố con người ngày càng sâu
sắc và mang tính hiện thực hơn; do vậy,
vai trò của chúng đối với sự phát triển
xã hội ngày càng thể hiện rõ. Đây cũng
là quy luật của sự phát triển tiến bộ...
Những cứ liệu thực tiễn đó cho phép
và đòi hỏi phải có một quan niệm mềm
dẻo hơn, rộng hơn về dân chủ. Dân chủ
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch
sử, lịch sử phát triển xã hội loài người
là lịch sử vươn lên của dân chủ với
nghĩa rộng nhất của khái niệm đó. Trong
lịch sử có dân chủ tự quản cộng sản
nguyên thuỷ, dân chủ chủ nô, dân chủ
phong kiến, dân chủ tư sản và tự quản
văn minh trong xã hội cộng sản văn
minh mà bước quá độ lên hình thức dân
chủ này là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ
cách tiếp cận này, chúng ta thấy rằng sự
phát triển của dân chủ cũng đi theo quy
luật phủ định của phủ định.
Phù hợp với quan niệm xem dân chủ,
yêu cầu dân chủ là thuộc tính vốn có của
con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
chiều dài lịch sử nhân loại, dân chủ có
thể được hiểu lại như sau: với tư cách là
một khái niệm chỉ phương thức quan hệ
giữa người và người trên tất cả các lĩnh
vực xã hội, giữa các thiết chế xã hội,
giữa các con người trong tất cả mọi cấp
độ tồn tại khác nhau của nó(4)
, dân chủ
là một hình thức tổ chức quan hệ xã hội,
thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của
công dân; thừa nhận nhân dân là chủ
thể của quyền lực(5)
.
Theo cách hiểu này, dân chủ bao quát
tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
với các yêu cầu ngày một cao. Trong xã
hội có giai cấp, dân chủ chính trị có vị
trí chi phối hệ thống chuẩn mực dân chủ
trong xã hội; mặt khác, chuẩn mực dân
chủ trên các lĩnh vực khác cũng có tính
độc lập tương đối với dân chủ chính trị.
3. Các nhân tố quy định trình độ
dân chủ ở một xã hội trong nấc thang
phát triển cụ thể của nó
Dân chủ là một hiện thực mang tính
lịch sử – cụ thể. Tính chất và trình độ
dân chủ ở một xã hội phụ thuộc vào tính
chất và trình độ phát triển của kinh tế,
tính chất và trạng thái của thể chế chính
trị (trong xã hội có giai cấp), trình độ
trưởng thành cả về nhận thức lẫn năng
lực thực hành dân chủ của nhân dân,
năng lực và phẩm chất của giới nằm ở
nấc cao trong hệ thống quyền lực,
truyền thống văn hoá chính trị của mỗi
(4)
Con người - cá nhân; con người - gia đình,
con người - nhóm, con người - tầng lớp, con
nguời - cộng đồng dân tộc, sắc tộc; con người -
tôn giáo, con người - giai cấp,...
(5)
Cần lưu ý rằng, quyền lực và quyền lực chính
trị không phải là một. Trong xã hội khi nào
cũng tồn tại quan hệ quyền lực. Quan hệ giữa tù
trưởng, thủ lĩnh quân sự và nhân dân trong công
xã là quan hệ quyền lực. Trong chế độ mẫu hệ,
quyền lực gia đình tập trung vào tay một phụ
nữ... Quyền lực chính trị là một bộ phận của
quyền lực, nó chỉ xuất hiện và tồn tại khi xã hội
có chính trị.
Một quan niệm mới về dân chủ
7
quốc gia, dân tộc, năng lực của nhân dân
trong việc đưa ra yêu cầu dân chủ và
khả năng đấu tranh đạt được những yêu
cầu đó...
Ở mọi thời kỳ lịch sử, mức độ dân
chủ tuỳ thuộc vào thành quả đấu tranh
của nhân dân. Lịch sử đã chứng minh,
không ở đâu có nền dân chủ ban phát.
Mọi thành quả dân chủ có được đều do
đấu tranh mang lại. Không có cuộc đấu
tranh kiên cường của dân tộc ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng thì đất nước không
có độc lập tự do như ngày nay. Không
có những cuộc đấu tranh quyết liệt với
tệ quan liêu, tham nhũng, vi phạm
nghiêm trọng lợi ích của nông dân do
kiểu hợp tác xã theo mô hình cũ thì
không có chính sách “khoán hộ”. Không
có sự kiện Thái Bình thì không có Quy
chế dân chủ ở cơ sở mà sau này nâng
lên thành Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
Không có những sự phản ứng rất gay gắt
của nông dân ở hầu hết mọi vùng nông
thôn thì không có quy định khi thu hồi
đất hợp pháp của người dân vì mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng phải theo giá cả thị trường. Cho
nên, trình độ dân chủ đạt được tuỳ thuộc
vào bản lĩnh của người dân trong cuộc
đấu tranh cho những giá trị dân chủ
chân chính mà mình khao khát vươn tới.
Dân tộc ta phải trải qua biết bao hy
sinh gian khổ bằng máu và nước mắt
của nhiều thế hệ mới có được độc lập, tự
do như ngày nay. Giờ đây, để mở rộng
và làm sâu sắc hơn nữa các thành quả
dân chủ, Nhân dân cũng đang phải đấu
tranh chống lại biết bao lực cản từ ngoài
nước lẫn bên trong nội bộ quốc gia, nội
bộ các thể chế, các cộng đồng dân cư và
với cả nhân tố cản trở từ trong mỗi con
người. Trong không ít trường hợp, lực
cản lại phát sinh từ một bộ phận có chức
quyền, trong tay có cả một hệ thống tổ
chức sẵn sàng đẩy những người thực sự
có thiện chí đấu tranh cho dân chủ vào
vòng khó khăn cùng cực. Trong các
trường hợp này, có phải bao giờ mọi
người dân đều có đủ bản lĩnh hy sinh vì
chân lý?
Mọi giá trị dân chủ thực sự vì nhân
dân đều là thành quả đấu tranh của
nhân dân. Có bản lĩnh, có kỹ năng đấu
tranh cho những giá trị dân chủ chân
chính vì sự phát triển tiến bộ của xã hội
là nhân tố có ý nhĩa quyết định chiều
sâu, tính thiết thực, tính phổ quát và
hiệu quả thực tiễn của dân chủ.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách
loại hình đặc thù của dân chủ trong lịch
sử nhân loại, tất yếu mang trên mình
mọi đặc trưng nêu trên. Sự khu biệt của
nó với các loại hình dân chủ trước đó
thể hiện ở ba điểm sau. Một là, Đảng
Cộng sản có vai trò lãnh đạo trong hệ
thống các thiết chế và cơ chế thực hiện
dân chủ trong xã hội. Thể hiện tinh thần
đó, Đảng ta đã nêu lên khái quát: Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân
làm chủ. Hai là, thiết chế cơ bản nhất,
quan trọng nhất thông qua đó Nhân dân
thực hiện những quyền dân chủ của
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014
8
mình là Nhà nước xã hội chủ nghĩa -
một nhà nước thực sự của Dân, do Dân,
vì Dân, được xây dựng theo hệ tiêu chí
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
hiện đại. Ba là, mục tiêu căn bản của
dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, khai thác tối đa sức
mạnh của thời đại vì sự phát triển phồn
vinh của đất nước nhằm tiến tới giải
phóng toàn diện, triệt để mọi tiềm năng
sáng tạo của con người; tạo lập một xã
hội thực sự do con người, cho con
người, vì con người.
Với sự ra đời chế độ xã hội chủ
nghĩa, ở đó có kết cấu mới của chế độ sở
hữu, tính chất mới của thể chế chính trị
và trình độ phát triển mới của nhân tố
con người, dân chủ sẽ có bước tiến mới
về chất. Đến giai đoạn cao của hình thái
kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi
tính xã hội hoá - quốc tế hoá của lực
lượng sản xuất đạt tới sự chín muồi, chế
độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản
xuất chấm dứt tồn tại, nhà nước tiêu
vong, thì dân chủ chính trị kết thúc vai
trò lịch sử của nó, nhưng dân chủ với tư
cách giá trị sống, phương thức quan hệ
giữa người với người sẽ đạt tới đỉnh cao,
chế độ dân chủ tự quản nguyên thủy
được khôi phục trên toàn bộ thành quả
của xã hội hiện đại. Lịch sử hoàn thành
một chu kỳ vận động của dân chủ.
4. Các điều kiện bảo đảm dân chủ
xã hội chủ nghĩa
Một là, dân chủ hoá, công khai hoá,
minh bạch hoá thông tin và năng lực
của nhân dân trong việc tiếp cận, xử lý,
làm chủ các thông tin.
Nhận thức, tình cảm, hành vi là ba
mặt đời sống tâm lý cơ bản của con
người. Khi xét từ giác độ các hiện tượng
tâm lý, dân chủ vừa là thành quả, vừa
thâm nhập vào và tạo ra nội dung của cả
ba mặt đó.
Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân
dân. Trước hết, nhân dân cần hiểu (nhận
thức được) mình có những quyền gì cả ở
tầm tổng quát, lâu dài lẫn quyền cụ thể
“ở đây”, “lúc này”, “về vấn đề này”
trong quan hệ với vấn đề đã và đang
diễn ra mà cần có sự xem xét từ chủ thể
quyền lực. Đó mới là thông tin về chủ
thể. Để có dân chủ, còn cần có thông tin
về khách thể (đó là cái gì, tình hình gì
đã diễn ra, sự biến đổi của tình hình đó,
tác động của sự biến đổi ấy tới môi
trường xã hội và tự nhiên, những thông
tin khác nhau về các vấn đề đó). Đây
chính là những thông tin “đầu vào” để
chủ thể quyền lực – nhân dân - có thể
phân tích, phát hiện tình huống có vấn
đề nhằm tham gia giám sát, phản biện,
đề xuất giải pháp...
Để dân “hiểu” rõ mọi vấn đề, họ cần
có cơ hội tiếp cận thông tin như nhau,
bình đẳng về thông tin (trừ những thông
tin mật hoặc tuyệt mật)... là điều kiện
đầu tiên bảo đảm dân chủ khi tranh luận,
thảo luận, tham gia vào việc giải quyết
các vấn đề của cuộc sống. Bưng bít
thông tin, cung cấp thông tin không
chân thật, bí mật thông tin để thu lợi do
Một quan niệm mới về dân chủ
9
mất cân đối về thông tin là mất dân chủ.
Từ hiểu biết về quyền mà có tình cảm
thực hiện quyền đó. “Tình cảm” ở đây
được hiểu là sự thôi thúc nội tâm, sự
quyết tâm, sự ham muốn thực hiện
quyền đó của mình, dù có gặp khó khăn,
trở ngại cũng kiên quyết vượt qua... Bản
lĩnh thực hiện quyền đã đựơc khởi động
để đi tới bước thứ ba: hành vi thực hiện
quyền, từ đó có sự tham gia thực tế vào
sự kiện cần có sự xem xét của chủ thể
quyền lực. Có được sự thống nhất cơ
bản về nhận thức, tâm lý và hành vi giữa
các chủ thể quyền lực trong mối quan hệ
với hiện thực đang được xem xét là cơ
sở để có dân chủ.
Hai là, năng lực thể chế hoá đúng
đắn, kịp thời các giá trị dân chủ đã đạt
được; có một bộ máy nhà nước đủ mạnh
để vận hành có hiệu quả các chuẩn mực
dân chủ đã được thể chế hoá đó trong
thực tiễn quản lý đất nước; có một đội
ngũ cán bộ ngang tầm đòi hỏi của một
thể chế dân chủ, họ thực sự là những
người gần dân, thân dân, vì nhân dân.
Trong xã hội hiện đại, nhà nước pháp
quyền là giá trị phổ quát. Trong nhà
nước đó, mọi quyền công dân, quyền
con người, những chuẩn mực trong các
mối quan hệ giữa người và người (trừ
chuẩn mực đạo đức) đều được thể chế
hoá thành các quy định nhà nước và
pháp quyền, được thực hiện bằng nhà
nước cùng các thiết chế khác của xã hội.
Nếu các chuẩn mực đó phản ánh đúng ý
chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp
với tiến bộ xã hội và được thực thi một
cách thực tế bởi một bộ máy nhà nước
mạnh, một đội ngũ công chức trong
sạch, thực sự vì nước vì dân, không làm
sai lạc và biến dạng các quy định nhà
nước đã được hoạch định một cách đúng
đắn sẽ mang lại một xã hội dân chủ,
đoàn kết, đồng thuận.
Ba là, có được thủ lĩnh tập thể và thủ
lĩnh cá nhân thực sự anh minh, sáng
suốt, nhạy bén, nắm bắt đựơc chiều
hướng phát triển khách quan của tiến bộ
xã hội, nắm được ý nguyện dân chủ của
nhân dân và hóa thành chủ trương,
đường lối phát triển đất nước, làm cho
chúng thực sự là sự tự quyết định của
chính nhân dân.
Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là
dân. Nhưng nhân dân chỉ thực sự có sức
mạnh như vậy, khi họ được tổ chức chặt
chẽ, được chỉ đạo bởi những lãnh tụ kiệt
suất, anh minh, có đường lối đúng đắn
để quy sức mạnh của nhân dân về một
mối. Hàng chục triệu người dân trong
tính lẻ tẻ, rời rạc thì không làm nên
được sự nghiệp gì to tát. Ngay đối với
người cộng sản – những phần tử tiên
tiến nhất của giai cấp công nhân và dân
tộc, cũng chỉ phát huy đựơc sức mạnh
của mình trong tổ chức, thông qua tổ
chức. V.I.Lênin nói: “Hãy cho chúng tôi
một tổ chức những người cách mạng,
chúng tôi sẽ làm đảo lộn nước Nga”. Đã
có tổ chức thì ắt có người đứng đầu.
Người đứng đầu đó có thể là một tập
thể, có thể là một cá nhân. Đó phải là
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014
10
những người có tài trí thông minh, có sự
mẫn cảm về chính trị, có tác phong gần
gũi với nhân dân, sâu sát thực tiễn, biết
tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân
dân, lấy đó làm cơ sở xuất phát hoạch
định đường hướng phát triển, không
chạy theo mọi nhu cầu của nhân dân -
nếu đó là nhu cầu không phù hợp với
tiến bộ xã hội ở giai đoạn lịch sử đó. Từ
ý kiến của nhân dân, người đứng đầu
“hoá” nó thành chủ trương của mình để
quy tụ sức mạnh của nhân dân nhằm
hiện thực hoá ý định của nhân dân. Khi
đó, nhân dân sẽ tiếp nhận quyết định của
người lãnh đạo, của cơ quan lãnh đạo
như là tiếp nhận quyết định của chính
mình. Chỉ như vậy, dân chủ mới đạt
mức tối đa, tạo thuận lợi cho việc phát
huy sức mạnh của toàn dân trong việc
hiện thực hoá các quyết định đó.
Sự phát triển hiện đại của khoa học
chính trị và những giá trị thực tiễn đã
cho phép các nhà lý luận nhấn mạnh ba
tiền đề cơ bản để có một xã hội thực sự
dân chủ: kinh tế thị trường, nhà nước
pháp quyền, xã hội dân sự. Tính chất và
mức độ trưởng thành của ba nhân tố này
quy định tính chất và trình độ của dân
chủ trong xã hội tương ứng.
Bốn là, bảo đảm vững chắc vai trò
lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh
của toàn dân tộc trong tiến trình đẩy
mạnh dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ chúng ta cần có là dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Tính chất đó của dân
chủ chỉ đạt được với điều kiện tiên
quyết là giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng trong tiến trình thực hiện dân chủ
hoá. Đảng mang lại cho tiến trình đó
một định hướng đúng đắn; mang lại khả
năng xây dựng và vận hành có hiệu quả
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa; mang lại khả năng phát
huy trí tuệ của Nhân dân, quy tụ, tập
hợp quần chúng có hiệu quả vào tiến
trình đó.
Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng. Xét trên phương diện nhất định,
dân chủ hoá toàn diện đời sống xã hội,
mang lại một xã hội thực sự dân chủ là
một cuộc cách mạng. Sự thành bại của
cuộc cách mạng này tuỳ thuộc vào việc
nó có đáp ứng được nhu cầu dân chủ
hoá của Nhân dân hay không; vào việc
nhân dân có tích cực, chủ động, tự
giác, sáng tạo tham gia vào triến trình
đó hay không.
Để xây dựng dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta cần
phải làm nhiều việc, trước hết và chủ
yếu là xác lập lập vững chắc “cái kiềng
3 chân”, phù hợp với điều kiện đặc thù
của nước ta và mang lại cho “cái kiềng 3
chân” đó thuộc tính mới: kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân; phát huy vai trò của các tổ chức phi
Nhà nước hoạt động phù hợp với pháp
luật hiện hành của đất nước và thông lệ
quốc tế.
Một quan niệm mới về dân chủ
11

More Related Content

What's hot

Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongDaochi Vu
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac leninTieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac leninSang Tuấn
 
81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac lenin81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac leninCamtu Uchi
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninVuKirikou
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướccuongnd11
 
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiếnSự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiếnSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hộiLenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hộiLan Anh
 
81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac lenin81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac leninvanadinh2019
 
Tồn Tại Xã Hội & Ý Thức Xã Hội | MLN101
Tồn Tại Xã Hội & Ý Thức Xã Hội | MLN101Tồn Tại Xã Hội & Ý Thức Xã Hội | MLN101
Tồn Tại Xã Hội & Ý Thức Xã Hội | MLN101Hoa PN Thaycacac
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 
Di cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoi
Di cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoiDi cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoi
Di cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoitripmhs
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 

What's hot (20)

Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac leninTieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
 
81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac lenin81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac lenin
 
Human right
Human rightHuman right
Human right
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
 
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiếnSự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
Sự tham gia của nhân dân vào Quy trình Lập hiến
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Mác le nin
Mác le ninMác le nin
Mác le nin
 
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hộiLenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Lenin_tồn tại xã hội và ý thức xã hội
 
Mac
MacMac
Mac
 
81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac lenin81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac lenin
 
Tồn Tại Xã Hội & Ý Thức Xã Hội | MLN101
Tồn Tại Xã Hội & Ý Thức Xã Hội | MLN101Tồn Tại Xã Hội & Ý Thức Xã Hội | MLN101
Tồn Tại Xã Hội & Ý Thức Xã Hội | MLN101
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
Di cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoi
Di cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoiDi cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoi
Di cu, gioi, cong bang xa hoi va an ninh con nguoi
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 

Similar to Tìm hiểu về tập trung dân chủ

Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docxDân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docxMyNguyn950420
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNNHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNTín Nguyễn-Trương
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đạiSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10ctt
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxHuyDng48
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...nataliej4
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Xuân Biên Trần
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NuioKila
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...akirahitachi
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961nataliej4
 

Similar to Tìm hiểu về tập trung dân chủ (20)

Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docxCơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docxDân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCNNHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XHCN
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Về Vấn Đề D...
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docx
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
 
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương Ôn GDCD 11a1 - An Nhơn 3
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
 

More from Phan Minh Trí

Các tiêu chí kỹ thuật lựa chọn phần mềm thư viện số tích hợp.pdf
Các tiêu chí kỹ thuật lựa chọn phần mềm thư viện số tích hợp.pdfCác tiêu chí kỹ thuật lựa chọn phần mềm thư viện số tích hợp.pdf
Các tiêu chí kỹ thuật lựa chọn phần mềm thư viện số tích hợp.pdfPhan Minh Trí
 
Cẩm nang Chuyển đổi số 2021
Cẩm nang Chuyển đổi số 2021Cẩm nang Chuyển đổi số 2021
Cẩm nang Chuyển đổi số 2021Phan Minh Trí
 
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thôngQuy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thôngPhan Minh Trí
 
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM  ĐÃ THAM GIACÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM  ĐÃ THAM GIA
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM ĐÃ THAM GIAPhan Minh Trí
 
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdfPhương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdfPhan Minh Trí
 
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpĐổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpPhan Minh Trí
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAMGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAMPhan Minh Trí
 
Liên kết chuỗi cung ứng, bài học từ dịch bệnh Covid 19
Liên kết chuỗi cung ứng, bài học từ dịch bệnh Covid 19Liên kết chuỗi cung ứng, bài học từ dịch bệnh Covid 19
Liên kết chuỗi cung ứng, bài học từ dịch bệnh Covid 19Phan Minh Trí
 
Tài liệu 600 câu hỏi lý thuyết - đáp án lái xe ô tô
Tài liệu 600 câu hỏi lý thuyết - đáp án lái xe ô tôTài liệu 600 câu hỏi lý thuyết - đáp án lái xe ô tô
Tài liệu 600 câu hỏi lý thuyết - đáp án lái xe ô tôPhan Minh Trí
 
Xây dựng thương hiệu cá nhân - sinh viên
Xây dựng thương hiệu cá nhân - sinh viênXây dựng thương hiệu cá nhân - sinh viên
Xây dựng thương hiệu cá nhân - sinh viênPhan Minh Trí
 
Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực bá...
Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực bá...Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực bá...
Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực bá...Phan Minh Trí
 
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014Phan Minh Trí
 
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...Phan Minh Trí
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtTư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtPhan Minh Trí
 
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...Phan Minh Trí
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHPhan Minh Trí
 
Lý thuyết điều khiển tự động 8
Lý thuyết điều khiển tự động 8Lý thuyết điều khiển tự động 8
Lý thuyết điều khiển tự động 8Phan Minh Trí
 
Lý thuyết điều khiển tự động 7
Lý thuyết điều khiển tự động 7Lý thuyết điều khiển tự động 7
Lý thuyết điều khiển tự động 7Phan Minh Trí
 
Lý thuyết điều khiển tự động 6
Lý thuyết điều khiển tự động 6Lý thuyết điều khiển tự động 6
Lý thuyết điều khiển tự động 6Phan Minh Trí
 

More from Phan Minh Trí (20)

Các tiêu chí kỹ thuật lựa chọn phần mềm thư viện số tích hợp.pdf
Các tiêu chí kỹ thuật lựa chọn phần mềm thư viện số tích hợp.pdfCác tiêu chí kỹ thuật lựa chọn phần mềm thư viện số tích hợp.pdf
Các tiêu chí kỹ thuật lựa chọn phần mềm thư viện số tích hợp.pdf
 
Cẩm nang Chuyển đổi số 2021
Cẩm nang Chuyển đổi số 2021Cẩm nang Chuyển đổi số 2021
Cẩm nang Chuyển đổi số 2021
 
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thôngQuy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
 
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM  ĐÃ THAM GIACÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM  ĐÃ THAM GIA
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
 
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdfPhương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
Phương thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia.pdf
 
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tậpĐổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
Đổi mới phương pháp dạy học định hướng tích cực hóa hoạt động học tập
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAMGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM
 
Liên kết chuỗi cung ứng, bài học từ dịch bệnh Covid 19
Liên kết chuỗi cung ứng, bài học từ dịch bệnh Covid 19Liên kết chuỗi cung ứng, bài học từ dịch bệnh Covid 19
Liên kết chuỗi cung ứng, bài học từ dịch bệnh Covid 19
 
Tài liệu 600 câu hỏi lý thuyết - đáp án lái xe ô tô
Tài liệu 600 câu hỏi lý thuyết - đáp án lái xe ô tôTài liệu 600 câu hỏi lý thuyết - đáp án lái xe ô tô
Tài liệu 600 câu hỏi lý thuyết - đáp án lái xe ô tô
 
Xây dựng thương hiệu cá nhân - sinh viên
Xây dựng thương hiệu cá nhân - sinh viênXây dựng thương hiệu cá nhân - sinh viên
Xây dựng thương hiệu cá nhân - sinh viên
 
Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực bá...
Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực bá...Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực bá...
Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực bá...
 
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
 
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhấtTư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
Tư tưởng Hồ Chí Minh: ôn tập toàn bộ các nội dung cần thiết nhất
 
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
 
Tế bào học
Tế bào họcTế bào học
Tế bào học
 
Lý thuyết điều khiển tự động 8
Lý thuyết điều khiển tự động 8Lý thuyết điều khiển tự động 8
Lý thuyết điều khiển tự động 8
 
Lý thuyết điều khiển tự động 7
Lý thuyết điều khiển tự động 7Lý thuyết điều khiển tự động 7
Lý thuyết điều khiển tự động 7
 
Lý thuyết điều khiển tự động 6
Lý thuyết điều khiển tự động 6Lý thuyết điều khiển tự động 6
Lý thuyết điều khiển tự động 6
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tìm hiểu về tập trung dân chủ

  • 1. Một quan niệm mới về dân chủ 3 MỘT QUAN NIỆM MỚI VỀ DÂN CHỦ PHẠM NGỌC QUANG* Tóm tắt: Bài viết phân tích quan niệm phổ biến hiện nay ở nước ta về dân chủ và kiến nghị một quan niệm mới về dân chủ. Theo tác giả bài viết, dân chủ không chỉ là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước; dân chủ còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người; trong lịch sử có dân chủ tự quản cộng sản chủ nghĩa, dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến, dân chủ tư sản và tự quản văn minh trong xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta cần phải xác lập vững chắc cái “kiềng ba chân” là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, phát huy vai trò của các tổ chức phi Nhà nước, hoạt động phù hợp với pháp luật hiện hành của đất nước và thông lệ quốc tế. Từ khóa: dân chủ, trình độ dân chủ, dân chủ hóa, dân chủ xã hội chủ nghĩa. 1. Quan niệm phổ biến hiện nay ở nước ta về dân chủ Trong lịch sử tư tưởng và chính trị của nhân loại, khái niệm “dân chủ” ra đời từ khi có nhà nước đầu tiên: xã hội chiếm hữu nô lệ. Các nhà nước phương Tây cổ đại, do hoàn cảnh kinh tế, xã hội đặc biệt nên đã thiết lập được những thiết chế cộng hoà: Cộng hòa quí tộc chủ nô (Xpác, La Mã), Cộng hòa chủ nô Aten (Hi Lạp). Đặc biệt, ở Aten, với thiết chế cộng hoà dân chủ chủ nô, với nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển, với tầng lớp chủ nô công - thương và bình dân chiến thắng trên vũ đài chính trị, những tư tưởng dân chủ phát triển mạnh mẽ. Có thể nói, Aten là khởi thuỷ cho một nền cộng hoà dân chủ và những tư tưởng dân chủ cho toàn thể Châu Âu. Trong ngôn ngữ cổ Hy Lạp đã ra đời khái niệm “Democratos”, trong đó, “Demos” là nhân dân, “Cratos” là quyền lực. “Dân chủ” có nghĩa là “quyền lực nhân dân” (hay là “quyền lực của nhân dân”). Xuất phát từ nguồn gốc trực tiếp dẫn tới sự ra đời khái niệm “Democratos”, thì “dân chủ” trước hết là một khái niệm thuộc lĩnh vực chính trị, có nghĩa quyền lực chính trị – quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Dân chủ là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực.(*) Cùng với quan niệm đó, chúng ta cũng lấy quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen, (*) Giáo sư, tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
  • 2. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014 4 V.I.Lênin – những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ làm cơ sở để hiểu nội hàm của khái niệm đó. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ chỉ là một phạm trù chính trị; nó ra đời, tồn tại, tiêu vong cùng với sự ra đời, tồn tại, tiêu vong của chính trị, trong đó, quan trọng nhất là nhà nước. Dân chủ là một hình thức nhà nước. Bởi vậy, tất nhiên dân chủ ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà nước, nó tiêu vong cùng với sự tiêu vong của nhà nước. Điều đó chúng ta thấy rõ trong luận điểm sau đây của V.I.Lênin: “Đương nhiên, chế độ dân chủ cũng là một hình thức nhà nước và sẽ phải mất đi khi nhà nước tiêu vong, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi hoàn toàn và được củng cố, quá độ lên chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn”(1) . Việc nhấn mạnh tính giai cấp của dân chủ nói chung, của dân chủ tư sản nói riêng đã đưa V.I.Lênin tới quan niệm về sự cần thiết phải kết hợp giữa cuộc đấu tranh cho dân chủ với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Người xem chỉ thông qua cuộc đấu tranh đó mới thúc đẩy sự chín muồi của những tiền đề khách quan và chủ quan cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Đấu tranh cho dân chủ, theo ông, cũng không thể dừng lại ở dân chủ tư sản. Sau khi thiết lập chính quyền, việc phát triển triệt để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là tiền đề để thực hiện thắng lợi hoàn toàn và triệt để mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, khi làm rõ nội dung quan điểm về sự thống nhất hữu cơ giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin chỉ ra rằng, mối quan hệ đó phải được hiểu trên hai phương diện. Một là, giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nếu họ không được chuẩn bị để tiến tới cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho chế độ dân chủ. Hai là, chủ nghĩa xã hội sẽ không duy trì được thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ. Trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa nổi lên như là một đòi hỏi đầu tiên trên con đường tiến tới một xã hội dân chủ, V.I.Lênin cho rằng, việc thủ tiêu ách áp bức dân tộc chỉ trở thành hiện thực khi thiết lập được nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. “Sau khi chuyển biến chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản tạo ra khả năng thủ tiêu hoàn toàn ách áp bức dân tộc; nhưng khả năng ấy “chỉ” - “chỉ” sẽ biến thành hiện thực, nếu hoàn toàn thiết lập được nền dân chủ trong mọi lĩnh vực”(2) . Như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa bao hàm một nội dung tất yếu là thủ tiêu áp bức dân tộc. Tiếp cận với dân chủ từ góc độ khái niệm chính trị, V.I.Lênin đã đưa ra quan niệm của mình về con đường biện chứng của quá trình phát triển dân chủ: “Từ chuyên chế đến dân chủ tư sản; từ (1) V.I.Lênin, Toàn tập, tập 27, tr.324. (2) V.I. Lênin, Sđd, tập 30, tr. 28.
  • 3. Một quan niệm mới về dân chủ 5 dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa”(3) . Liên quan tới khái quát này, có hai điểm cần lưu ý: Một là, trong một số tác phẩm khoa học quan trọng của mình, đặc biệt trong Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước, Ph.Ăngghen đã mô tả khá chi tiết loại hình dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại mà ông gọi là “dân chủ tiền chính trị”, “dân chủ quân sự”... Như vậy, chính Ph.Ăngghen đã nói tới loại hình dân chủ khi chưa có chính trị, chưa có nhà nước. Hai là, xét về tính chất thể chế chính trị, phong kiến thuộc nền chuyên chế, phi dân chủ. Nhưng nếu lưu ý rằng, sự ra đời chế độ phong kiến dựa trên tiền đề phát triển cao hơn cổ đại về kinh tế - xã hội, từ đó, đã cơ bản xoá bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ, biến hầu hết nô lệ thành người tự do, ít nhiều có quyền tư hữu nhỏ...; đó là một bước tiến quan trọng trong việc giải phóng con người. Khát vọng cao nhất của dân chủ là mọi tiềm năng sáng tạo của con người phải được giải phóng. Hơn nữa, quan điểm xem dân chủ trong chế độ phong kiến hoàn toàn bằng không, thời kỳ này kéo dài hàng ngàn năm, sau đó ra đời dân chủ tư sản với trình độ cao hẳn về chất so với dân chủ chủ nô vị tất đã là quan điểm biện chứng. Sự phát triển biện chứng bao giờ cũng là sự thống nhất giữa liên tục và gián đoạn, sự loại bỏ và giữ lại - sự kế thừa. Thực tiễn gần 30 năm qua cho thấy, trong khi xem dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi mới hệ thống chính trị, chúng ta cũng đã có nhiều bước tiến quan trọng trong dân chủ hóa các lĩnh vực, các thiết chế - tổ chức và nhiều quan hệ dân sự khác. Chẳng hạn, nhờ có dân chủ hóa trong tổ chức, hoạt động của các tổ chức phi nhà nước, nâng cao tính tự quản của các tổ chức này; đẩy mạnh công khai hóa, minh bạch hóa, thu hút nhân dân địa phương vào việc giám sát, kiểm tra khi xây dựng các công trình liên quan tới lợi ích thiết thân của nhân dân địa phương; dân chủ hóa quan hệ thầy – trò, quan hệ gia đình; tôn trọng hình thức tự quản bằng hương ước của nhân dân địa phương; dân chủ trong quan hệ giữa các thành viên, các tổ chức trong nhà trường, trên địa bàn dân cư, trong tập thể lao động, trong gia đình..., cho nên các quan hệ quyền lực phi chính trị có sự phát triển. Dân chủ hóa các quan hệ quyền lực này đã và đang là yêu cầu không nhỏ và có vai trò rất đáng kể đối với sự phát triển của đất nước. Thực tiễn dân chủ hóa đã vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của quan niệm xem dân chủ chỉ là phạm trù chính trị, là hinh thức tổ chức quyền lực nhà nước. Cần có một quan niệm rộng hơn về khái niệm này.(3) 2. Kiến nghị một quan niệm mới về dân chủ Thực tiễn thời đại và đất nước cho thấy, những yêu cầu và giá trị dân chủ (3) V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, tr. 206.
  • 4. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014 6 đạt được không chỉ trên lĩnh vực chính trị, mà chúng còn thâm nhập ngày càng rộng rãi vào mọi lĩnh vực xã hội. Sự mở rộng này có xu hướng ngày càng gia tăng, tác động của chúng tới việc phát huy nhân tố con người ngày càng sâu sắc và mang tính hiện thực hơn; do vậy, vai trò của chúng đối với sự phát triển xã hội ngày càng thể hiện rõ. Đây cũng là quy luật của sự phát triển tiến bộ... Những cứ liệu thực tiễn đó cho phép và đòi hỏi phải có một quan niệm mềm dẻo hơn, rộng hơn về dân chủ. Dân chủ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử, lịch sử phát triển xã hội loài người là lịch sử vươn lên của dân chủ với nghĩa rộng nhất của khái niệm đó. Trong lịch sử có dân chủ tự quản cộng sản nguyên thuỷ, dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến, dân chủ tư sản và tự quản văn minh trong xã hội cộng sản văn minh mà bước quá độ lên hình thức dân chủ này là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Từ cách tiếp cận này, chúng ta thấy rằng sự phát triển của dân chủ cũng đi theo quy luật phủ định của phủ định. Phù hợp với quan niệm xem dân chủ, yêu cầu dân chủ là thuộc tính vốn có của con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại, dân chủ có thể được hiểu lại như sau: với tư cách là một khái niệm chỉ phương thức quan hệ giữa người và người trên tất cả các lĩnh vực xã hội, giữa các thiết chế xã hội, giữa các con người trong tất cả mọi cấp độ tồn tại khác nhau của nó(4) , dân chủ là một hình thức tổ chức quan hệ xã hội, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân; thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực(5) . Theo cách hiểu này, dân chủ bao quát tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với các yêu cầu ngày một cao. Trong xã hội có giai cấp, dân chủ chính trị có vị trí chi phối hệ thống chuẩn mực dân chủ trong xã hội; mặt khác, chuẩn mực dân chủ trên các lĩnh vực khác cũng có tính độc lập tương đối với dân chủ chính trị. 3. Các nhân tố quy định trình độ dân chủ ở một xã hội trong nấc thang phát triển cụ thể của nó Dân chủ là một hiện thực mang tính lịch sử – cụ thể. Tính chất và trình độ dân chủ ở một xã hội phụ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của kinh tế, tính chất và trạng thái của thể chế chính trị (trong xã hội có giai cấp), trình độ trưởng thành cả về nhận thức lẫn năng lực thực hành dân chủ của nhân dân, năng lực và phẩm chất của giới nằm ở nấc cao trong hệ thống quyền lực, truyền thống văn hoá chính trị của mỗi (4) Con người - cá nhân; con người - gia đình, con người - nhóm, con người - tầng lớp, con nguời - cộng đồng dân tộc, sắc tộc; con người - tôn giáo, con người - giai cấp,... (5) Cần lưu ý rằng, quyền lực và quyền lực chính trị không phải là một. Trong xã hội khi nào cũng tồn tại quan hệ quyền lực. Quan hệ giữa tù trưởng, thủ lĩnh quân sự và nhân dân trong công xã là quan hệ quyền lực. Trong chế độ mẫu hệ, quyền lực gia đình tập trung vào tay một phụ nữ... Quyền lực chính trị là một bộ phận của quyền lực, nó chỉ xuất hiện và tồn tại khi xã hội có chính trị.
  • 5. Một quan niệm mới về dân chủ 7 quốc gia, dân tộc, năng lực của nhân dân trong việc đưa ra yêu cầu dân chủ và khả năng đấu tranh đạt được những yêu cầu đó... Ở mọi thời kỳ lịch sử, mức độ dân chủ tuỳ thuộc vào thành quả đấu tranh của nhân dân. Lịch sử đã chứng minh, không ở đâu có nền dân chủ ban phát. Mọi thành quả dân chủ có được đều do đấu tranh mang lại. Không có cuộc đấu tranh kiên cường của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng thì đất nước không có độc lập tự do như ngày nay. Không có những cuộc đấu tranh quyết liệt với tệ quan liêu, tham nhũng, vi phạm nghiêm trọng lợi ích của nông dân do kiểu hợp tác xã theo mô hình cũ thì không có chính sách “khoán hộ”. Không có sự kiện Thái Bình thì không có Quy chế dân chủ ở cơ sở mà sau này nâng lên thành Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Không có những sự phản ứng rất gay gắt của nông dân ở hầu hết mọi vùng nông thôn thì không có quy định khi thu hồi đất hợp pháp của người dân vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng phải theo giá cả thị trường. Cho nên, trình độ dân chủ đạt được tuỳ thuộc vào bản lĩnh của người dân trong cuộc đấu tranh cho những giá trị dân chủ chân chính mà mình khao khát vươn tới. Dân tộc ta phải trải qua biết bao hy sinh gian khổ bằng máu và nước mắt của nhiều thế hệ mới có được độc lập, tự do như ngày nay. Giờ đây, để mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa các thành quả dân chủ, Nhân dân cũng đang phải đấu tranh chống lại biết bao lực cản từ ngoài nước lẫn bên trong nội bộ quốc gia, nội bộ các thể chế, các cộng đồng dân cư và với cả nhân tố cản trở từ trong mỗi con người. Trong không ít trường hợp, lực cản lại phát sinh từ một bộ phận có chức quyền, trong tay có cả một hệ thống tổ chức sẵn sàng đẩy những người thực sự có thiện chí đấu tranh cho dân chủ vào vòng khó khăn cùng cực. Trong các trường hợp này, có phải bao giờ mọi người dân đều có đủ bản lĩnh hy sinh vì chân lý? Mọi giá trị dân chủ thực sự vì nhân dân đều là thành quả đấu tranh của nhân dân. Có bản lĩnh, có kỹ năng đấu tranh cho những giá trị dân chủ chân chính vì sự phát triển tiến bộ của xã hội là nhân tố có ý nhĩa quyết định chiều sâu, tính thiết thực, tính phổ quát và hiệu quả thực tiễn của dân chủ. Dân chủ xã hội chủ nghĩa với tư cách loại hình đặc thù của dân chủ trong lịch sử nhân loại, tất yếu mang trên mình mọi đặc trưng nêu trên. Sự khu biệt của nó với các loại hình dân chủ trước đó thể hiện ở ba điểm sau. Một là, Đảng Cộng sản có vai trò lãnh đạo trong hệ thống các thiết chế và cơ chế thực hiện dân chủ trong xã hội. Thể hiện tinh thần đó, Đảng ta đã nêu lên khái quát: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Hai là, thiết chế cơ bản nhất, quan trọng nhất thông qua đó Nhân dân thực hiện những quyền dân chủ của
  • 6. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014 8 mình là Nhà nước xã hội chủ nghĩa - một nhà nước thực sự của Dân, do Dân, vì Dân, được xây dựng theo hệ tiêu chí Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện đại. Ba là, mục tiêu căn bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy sức mạnh toàn dân tộc, khai thác tối đa sức mạnh của thời đại vì sự phát triển phồn vinh của đất nước nhằm tiến tới giải phóng toàn diện, triệt để mọi tiềm năng sáng tạo của con người; tạo lập một xã hội thực sự do con người, cho con người, vì con người. Với sự ra đời chế độ xã hội chủ nghĩa, ở đó có kết cấu mới của chế độ sở hữu, tính chất mới của thể chế chính trị và trình độ phát triển mới của nhân tố con người, dân chủ sẽ có bước tiến mới về chất. Đến giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa, khi tính xã hội hoá - quốc tế hoá của lực lượng sản xuất đạt tới sự chín muồi, chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất chấm dứt tồn tại, nhà nước tiêu vong, thì dân chủ chính trị kết thúc vai trò lịch sử của nó, nhưng dân chủ với tư cách giá trị sống, phương thức quan hệ giữa người với người sẽ đạt tới đỉnh cao, chế độ dân chủ tự quản nguyên thủy được khôi phục trên toàn bộ thành quả của xã hội hiện đại. Lịch sử hoàn thành một chu kỳ vận động của dân chủ. 4. Các điều kiện bảo đảm dân chủ xã hội chủ nghĩa Một là, dân chủ hoá, công khai hoá, minh bạch hoá thông tin và năng lực của nhân dân trong việc tiếp cận, xử lý, làm chủ các thông tin. Nhận thức, tình cảm, hành vi là ba mặt đời sống tâm lý cơ bản của con người. Khi xét từ giác độ các hiện tượng tâm lý, dân chủ vừa là thành quả, vừa thâm nhập vào và tạo ra nội dung của cả ba mặt đó. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Trước hết, nhân dân cần hiểu (nhận thức được) mình có những quyền gì cả ở tầm tổng quát, lâu dài lẫn quyền cụ thể “ở đây”, “lúc này”, “về vấn đề này” trong quan hệ với vấn đề đã và đang diễn ra mà cần có sự xem xét từ chủ thể quyền lực. Đó mới là thông tin về chủ thể. Để có dân chủ, còn cần có thông tin về khách thể (đó là cái gì, tình hình gì đã diễn ra, sự biến đổi của tình hình đó, tác động của sự biến đổi ấy tới môi trường xã hội và tự nhiên, những thông tin khác nhau về các vấn đề đó). Đây chính là những thông tin “đầu vào” để chủ thể quyền lực – nhân dân - có thể phân tích, phát hiện tình huống có vấn đề nhằm tham gia giám sát, phản biện, đề xuất giải pháp... Để dân “hiểu” rõ mọi vấn đề, họ cần có cơ hội tiếp cận thông tin như nhau, bình đẳng về thông tin (trừ những thông tin mật hoặc tuyệt mật)... là điều kiện đầu tiên bảo đảm dân chủ khi tranh luận, thảo luận, tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Bưng bít thông tin, cung cấp thông tin không chân thật, bí mật thông tin để thu lợi do
  • 7. Một quan niệm mới về dân chủ 9 mất cân đối về thông tin là mất dân chủ. Từ hiểu biết về quyền mà có tình cảm thực hiện quyền đó. “Tình cảm” ở đây được hiểu là sự thôi thúc nội tâm, sự quyết tâm, sự ham muốn thực hiện quyền đó của mình, dù có gặp khó khăn, trở ngại cũng kiên quyết vượt qua... Bản lĩnh thực hiện quyền đã đựơc khởi động để đi tới bước thứ ba: hành vi thực hiện quyền, từ đó có sự tham gia thực tế vào sự kiện cần có sự xem xét của chủ thể quyền lực. Có được sự thống nhất cơ bản về nhận thức, tâm lý và hành vi giữa các chủ thể quyền lực trong mối quan hệ với hiện thực đang được xem xét là cơ sở để có dân chủ. Hai là, năng lực thể chế hoá đúng đắn, kịp thời các giá trị dân chủ đã đạt được; có một bộ máy nhà nước đủ mạnh để vận hành có hiệu quả các chuẩn mực dân chủ đã được thể chế hoá đó trong thực tiễn quản lý đất nước; có một đội ngũ cán bộ ngang tầm đòi hỏi của một thể chế dân chủ, họ thực sự là những người gần dân, thân dân, vì nhân dân. Trong xã hội hiện đại, nhà nước pháp quyền là giá trị phổ quát. Trong nhà nước đó, mọi quyền công dân, quyền con người, những chuẩn mực trong các mối quan hệ giữa người và người (trừ chuẩn mực đạo đức) đều được thể chế hoá thành các quy định nhà nước và pháp quyền, được thực hiện bằng nhà nước cùng các thiết chế khác của xã hội. Nếu các chuẩn mực đó phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với tiến bộ xã hội và được thực thi một cách thực tế bởi một bộ máy nhà nước mạnh, một đội ngũ công chức trong sạch, thực sự vì nước vì dân, không làm sai lạc và biến dạng các quy định nhà nước đã được hoạch định một cách đúng đắn sẽ mang lại một xã hội dân chủ, đoàn kết, đồng thuận. Ba là, có được thủ lĩnh tập thể và thủ lĩnh cá nhân thực sự anh minh, sáng suốt, nhạy bén, nắm bắt đựơc chiều hướng phát triển khách quan của tiến bộ xã hội, nắm được ý nguyện dân chủ của nhân dân và hóa thành chủ trương, đường lối phát triển đất nước, làm cho chúng thực sự là sự tự quyết định của chính nhân dân. Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. Nhưng nhân dân chỉ thực sự có sức mạnh như vậy, khi họ được tổ chức chặt chẽ, được chỉ đạo bởi những lãnh tụ kiệt suất, anh minh, có đường lối đúng đắn để quy sức mạnh của nhân dân về một mối. Hàng chục triệu người dân trong tính lẻ tẻ, rời rạc thì không làm nên được sự nghiệp gì to tát. Ngay đối với người cộng sản – những phần tử tiên tiến nhất của giai cấp công nhân và dân tộc, cũng chỉ phát huy đựơc sức mạnh của mình trong tổ chức, thông qua tổ chức. V.I.Lênin nói: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúng tôi sẽ làm đảo lộn nước Nga”. Đã có tổ chức thì ắt có người đứng đầu. Người đứng đầu đó có thể là một tập thể, có thể là một cá nhân. Đó phải là
  • 8. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(74) - 2014 10 những người có tài trí thông minh, có sự mẫn cảm về chính trị, có tác phong gần gũi với nhân dân, sâu sát thực tiễn, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, lấy đó làm cơ sở xuất phát hoạch định đường hướng phát triển, không chạy theo mọi nhu cầu của nhân dân - nếu đó là nhu cầu không phù hợp với tiến bộ xã hội ở giai đoạn lịch sử đó. Từ ý kiến của nhân dân, người đứng đầu “hoá” nó thành chủ trương của mình để quy tụ sức mạnh của nhân dân nhằm hiện thực hoá ý định của nhân dân. Khi đó, nhân dân sẽ tiếp nhận quyết định của người lãnh đạo, của cơ quan lãnh đạo như là tiếp nhận quyết định của chính mình. Chỉ như vậy, dân chủ mới đạt mức tối đa, tạo thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh của toàn dân trong việc hiện thực hoá các quyết định đó. Sự phát triển hiện đại của khoa học chính trị và những giá trị thực tiễn đã cho phép các nhà lý luận nhấn mạnh ba tiền đề cơ bản để có một xã hội thực sự dân chủ: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự. Tính chất và mức độ trưởng thành của ba nhân tố này quy định tính chất và trình độ của dân chủ trong xã hội tương ứng. Bốn là, bảo đảm vững chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong tiến trình đẩy mạnh dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa. Dân chủ chúng ta cần có là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tính chất đó của dân chủ chỉ đạt được với điều kiện tiên quyết là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong tiến trình thực hiện dân chủ hoá. Đảng mang lại cho tiến trình đó một định hướng đúng đắn; mang lại khả năng xây dựng và vận hành có hiệu quả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; mang lại khả năng phát huy trí tuệ của Nhân dân, quy tụ, tập hợp quần chúng có hiệu quả vào tiến trình đó. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Xét trên phương diện nhất định, dân chủ hoá toàn diện đời sống xã hội, mang lại một xã hội thực sự dân chủ là một cuộc cách mạng. Sự thành bại của cuộc cách mạng này tuỳ thuộc vào việc nó có đáp ứng được nhu cầu dân chủ hoá của Nhân dân hay không; vào việc nhân dân có tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo tham gia vào triến trình đó hay không. Để xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta cần phải làm nhiều việc, trước hết và chủ yếu là xác lập lập vững chắc “cái kiềng 3 chân”, phù hợp với điều kiện đặc thù của nước ta và mang lại cho “cái kiềng 3 chân” đó thuộc tính mới: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; phát huy vai trò của các tổ chức phi Nhà nước hoạt động phù hợp với pháp luật hiện hành của đất nước và thông lệ quốc tế.
  • 9. Một quan niệm mới về dân chủ 11