SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tiễn trong nước và thế giới thời gian qua đã chứng minh vai trò to lớn của lý luận
đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Việc nhận thức một cách sâu sắc bản
chất của các quá trình xã hội, các quan hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các
quyết sách chính trị. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
cần phải được tiến hành trên cơ sở một khung lý luận vững chắc, có vai trò giá đỡ cho tư duy
khi giải quyết các nhiệm vụ cụ thể liên quan.
Từ khi xuất hiện đến nay, nhà nước luôn là một trong những vấn đề khó khăn nhất, phức
tạp nhất; đồng thời, cũng là vấn đề chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống chính trị của lịch
sử nhân loại. Trong thời đại ngày nay, khi tình hình thế giới đã có những thay đổi lớn lao, đặc
biệt là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, vấn đề xây dựng nhà nước cách
mạng ở một số nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam, càng trở nên cấp thiết và
quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc nghiên cứu quan niệm của triết học Mác – Lê nin về
nhà nước và quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là cần thiết.
Nhằm nghiên cứu, tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn về các vấn đề trên, e đã thực hiện đề
tài “Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.
Do kiến thức còn thiếu, trình độ còn hạn chế nên trong bài viết của em còn nhiều thiếu
sót. Em mong nhận được sự góp ý kiến của thầy cô giáo để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
Phần 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN VỀ NHÀ NƯỚC
Nguồn gốc và bản chất của nhà nước là một vấn đề phức tạp. Trong lịch sử tư tưởng
nhân loại đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề này. Sở
dĩ như vậy, một mặt, do vấn đề nhà nước vốn là vấn đề phức tạp hơn tất cả các vấn đề xã hội
khác; mặt khác, quan niệm như thế nào về nguồn gốc và bản chất của nhà nước sẽ đụng chạm
trực tiếp tới lợi ích của các giai cấp. Các giai cấp bóc lột giữ địa vị thống trị không thể hoàn
toàn vô tư trong việc lý giải vấn đề này. Họ luôn luôn tìm cách che đậy, xuyên tạc nguồn gốc và
bản chất thực sự của nhà nước nhằm biện hộ, bào chữa cho sự thống trị chính trị và những đặc
quyền của mình.
Những học thuyết nhà nước xuất hiện trước khi chủ nghĩa Mác ra đời thường tuyên
truyền tính chất thần bí, thần thánh và duy tâm về nhà nước. Ngày nay các nhà tư tưởng tư sản
xuyên tạc một cách tinh vi hơn, che đậy bản chất nhà nước một cách kín đáo hơn. Họ đã và
đang ra sức tuyên truyền cho tính chất “xã hội thuần tuý, siêu giai cấp” của nhà nước tư sản. Họ
cho rằng nhà nước tư bản hiện đại là nhà nước dân chủ nhất, là “nhà nước phúc lợi chung” thực
hiện ngày càng đầy đủ ý chí của nhân dân, phục vụ những nhu cầu của xã hội, đảm bảo phúc lợi
cho tất cả mọi người. Những quan điểm đó không những không phản ánh đúng đắn, khoa học
mà ngược lại, che đậy, xuyên tạc bản chất đích thực của nhà nước, làm cho vấn đề nhận thức về
nhà nước vốn đã phức tạp, càng trở nên rắc rối thêm.
Lý luận khoa học về nhà nước, nguồn gốc và bản chất của nhà nước chỉ có thể có được
khi vận dụng quan điểm duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu sự phát triển xã hội.
1. Nguồngốc của nhà nước
Sự tồn tại của nhà nước và xã hội không phải khi nào cũng gắn liền với nhau. Nhà nước
là một hiện tượng lịch sử, chỉ xuất hiện trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã
hội, giai đoạn xã hội có sự phân chia thành giai cấp.
Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, xã hội chưa phân chia thành giai cấp, nhà nước
chưa xuất hiện.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ cuối của xã hội nguyên thuỷ đã làm
xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội bị phân hoá thành những giai cấp có lợi ích đối lập nhau. Các
cơ quan quản lý xã hội trong chế độ thị tộc, bộ lạc trở nên bất lực. Bộ máy quản lý mới phù hợp
với xã hội có đối kháng giai cấp ra đời. Bộ máy đó chính là nhà nước.
Nói về nguồn gốc trực tiếp của sự xuất hiện và tồn tại nhà nước, V.I.Lênin viết: “Nhà
nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ
ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng
những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được”.
2. Bản chấtcủa nhà nước
Nhà nước xuất hiện từ sự cần thiết phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp, là sản
phẩm của đấu tranh giai cấp, cho nên theo quy luật chung, nó là nhà nước của giai cấp có thế
lực nhất, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà giai cấp này trở thành giai
cấp thống trị về mặt chính trị. Do đó, nhà nước về bản chất là quyền lực chính trị của giai cấp
thống trị về mặt kinh tế nhằm duy trì trật tự xã hội hiện hành, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị, trấn áp sự phản kháng của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác.
Nhà nước nào về bản chất cũng là quyền lực chính trị của một giai cấp. Hay nói cách
khác, nhà nước mang tính giai cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ mong muốn chủ quan, mà
chủ yếu là do cơ sở kinh tế trên đó nhà nước tồn tại quy định.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào cũng muốn giành, nắm, sử dụng chính quyền nhà
nước để bảo vệ và thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp mình. Do đó, một giai cấp mỗi khi đã
nắm được chính quyền nhà nước thì không bao giờ tự nguyện chia sẻ quyền lực cho bất kỳ một
giai cấp nào khác, nhất là cho giai cấp đối lập. Ngay nhà nước tư sản - thành quả của cuồc cách
mạng dân chủ, những quyền dân chủ này khác mà người dân lao động được hưởng không phải
là do nhà nước đó, giai cấp tư sản tự nguyện trao cho, ban phát cho mà là kết quả của cuộc đấu
tranh lâu dài và gian khổ của quần chúng lao động.
Nhưng sẽ là phiến diện nếu giải thích tính giai cấp của nhà nước như là sản phẩm thuần
tuý chủ quan của giai cấp cầm quyền.
Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, của cách mạng xã hội, nhưng không phải
giai cấp nào cũng có thể nắm được chính quyền nhà nước. Theo quy luật lịch sử, giai cấp nắm
chính quyền nhà nước phải là giai cấp thống trị về mặt kinh tế, do đó cũng là giai cấp được xã
hội thấy và “được thừa nhận là đại biểu chung của xã hội”1. Trong thời cổ đại đó là giai cấp chủ
nô; ở thời trung cổ là giai cấp quý tộc phong kiến; trong chủ nghĩa tư bản đó là giai cấp tư sản;
và ngày nay là giai cấp vô sản.
Cơ sở kinh tế không chỉ quy định giai cấp nào là giai cấp cầm quyền mà còn quy định
đường lối, chủ trương, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Đường lối, chủ trương,
chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước chỉ có tính khả thi và có tác dụng tích cực đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội khi nó phản ánh được cơ sở kinh tế. Mà phản ánh cơ sở kinh tế
suy cho cùng là phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị về kinh tế.
Như vậy nhà nước mang tính giai cấp không chỉ bắt nguồn từ mong muốn chủ quan của
giai cấp cầm quyền, mà còn là và chủ yếu là do cơ sở kinh tế quy định. Chính vì vậy, dù có chủ
trương hay không có chủ trương xây dựng nhà nước theo đường lối giai cấp thì nhà nước vẫn
mang tính giai cấp.
3. Quan điểm mác-xít về tính tất yếu và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Tổng kết kinh nghiệm lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và xét địa
1 C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb CTQG, ST, H, 1995, t.1, tr. 585.
vị kinh tế của giai cấp đó trong nền sản xuất hiện đại, C.Mác đã kết luận rằng: để đi tới một xã
hội không còn giai cấp, giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị và nắm lấy quyền lực
nhà nước để thực hiện sự thống trị chính trị của mình. Nhưng giai cấp vô sản không chỉ đơn
giản chiếm lấy và sử dụng bộ máy nhà nước sẵn có, trái lại phải “đập tan” bộ máy quân phiệt
và quan liêu của nhà nước cũ, thay thế nhà nước của giai cấp bóc lột bằng một nhà nước kiểu
mới, nhà nước của giai cấp vô sản.
Khẳng định điều đó, C.Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ
nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy,
là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền
chuyên chính cách mạng của giaicấp vô sản”1.
Bảo vệ, phát triển một cách sáng tạo học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen về nhà nước
trong thời đại đế quốc và cách mạng vô sản, V.I. Lênin đã phê phán, vạch trần sai lầm của
những quan điểm cơ hội chủ nghĩa về nhà nước của phái Bécxtanh và Cauxki. Những người
này đã thần thánh hoá nền dân chủ tư sản, sùng bái chế độ đại nghị, tuyên truyền “dân chủ
thuần tuý”, đối lập một cách siêu hình dân chủ với chuyên chính. Về thực chất, họ phủ nhận
việc giai cấp vô sản thống trị xã hội thông qua việc nắm chính quyền nhà nước, phủ nhận
chuyên chính của giai cấp vô sản. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Chỉ những người đã hiểu rằng
chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung,
không những cho giai cấp vô sản sau khi lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho suốt cả thời kỳ lịch
sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủ nghĩa,
chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học thuyết của Mác về nhà nước”2.
Ngày nay trước những biến động lớn do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, nhất là trước những biến cố chính trị dữ dội trong mấy thập kỷ qua, lý luận về nhà nước
vô sản và bản thân nhà nước vô sản trong hiện thực đang đứng trước những thử thách sống còn.
Do đó, bảo vệ học thuyết chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin là một nhiệm vụ bức
thiết. Nhiệm vụ đó đòi hỏi, một mặt phải khắc phục những lệch lạc trong nhận thức và vận dụng
học thuyết đó trong thực tế, đồng thời phải nâng cao cảnh giác đập tan những luận điệu xuyên
tạc chuyên chính vô sản của tư tưởng tư sản, cũng như của chủ nghĩa xét lại đủ mọi màu sắc;
mặt khác, phải tiếp tục bổ sung một cách căn bản lý luận về nhà nước vô sản và phát triển lý
luận đó cho phù hợp với điều kiện mới.
Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới, về bản chất nó là chính quyền của nhân dân, là
quyền lực của nhân dân. Đây là điểm khác nhau cơ bản của nhà nước vô sản so với nhà nước
của các giai cấp bóc lột. Xét về phương diện giai cấp cũng như nền tảng kinh tế, nhà nước vô
sản là nhà nước duy nhất có cơ sở khách quan cho sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính nhân
dân. Vả lại sự thống nhất này là đòi hỏi của chính nhà nước vô sản. Không đảm bảo sự thống trị
chính trị của giai cấp vô sản thì nhân dân không có quyền lực thực sự, ngược lại quyền lực nhà
nước có thuộc về nhân dân thì giai cấp vô sản mới thực hiện được mục đích thống trị chính trị
của mình.
4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính tất yếu và bản chất nhà nước xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - như Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011 đã
khẳng định - là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”1. Đó là
nhà nước thuộc phạm trù nhà nước vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG, ST, H, 1995, t.19,tr.47.
2
V.I.Lênin: Toàntập, NxbTB, M, 1977, t.33,tr. 43-44.
1
ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ XI, Nxb, CTQG- Sự thật,H, 2011, tr.85.
Việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam là một tất yếu
khách quan. Tính tất yếu đó không chỉ bắt nguồn từ đặc điểm của thời đại ngày nay, thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà còn xuất phát từ thực tế và đòi hỏi của cách
mạng Việt Nam, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”2.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa là một quá trình,
hơn nữa đối với nước ta đó là một quá trình lâu dài. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không
phải từ một nước tư bản phát triển, mà từ một xã hội tiền tư bản, bỏ qua chế độ tư bản xây dựng
chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa; không phải từ chế độ dân chủ tư sản, mà từ chế độ dân chủ
nhân dân, hơn nữa từ một chế độ dân chủ nhân dân chủ yếu thích ứng với nhiệm vụ đấu tranh
giải phóng dân tộc và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Với xuất phát điểm thấp như vậy
chúng ta không có khả năng tạo lập ngay được cơ sở kinh tế - xã hội đầy đủ cho chủ nghĩa xã
hội, cho nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước
ta là một quá trình lâu dài, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời không phải bằng cách “đập tan” nhà nước
cũ, mà trên cơ sở chuyển biến “từ Nhà nước dân chủ nhân dân từng bước tiến dần lên kiểu Nhà
nước xã hội chủ nghĩa”3. Nhà nước dân chủ nhân dân và nhà nước xã hội chủ nghĩa không đối
lập với nhau, về bản chất, chúng đều là nhà nước của nhân dân, được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do đó, sự
chuyển biến từ nhà nước dân chủ nhân dân lên nhà nước xã hội chủ nghĩa không có ranh giới
tuyệt đối.
Nhà nước ở nước ta hiện nay chưa phải là nhà nước xã hội chủ nghĩa đích thực, nhưng nó
không còn là nhà nước dân chủ nhân dân. Nhà nước dân chủ nhân dân gắn liền với giai đoạn
cách mạng dân tộc dân chủ, có nhiệm vụ chống đế quốc; chống địa chủ phong kiến nhằm giải
phóng dân tộc, giành dân chủ cho nhân dân. Còn nhà nước ta hiện nay lấy việc bảo vệ và xây
dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa làm nhiệm vụ chủ yếu, hơn nữa, cơ sở kinh tế
của nó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo. Nhà nước trong thời kỳ quá độ tuy vẫn mang một số tính chất của nhà nước dân
chủ nhân dân, nhưng cũng đã có một số tính chất xã hội chủ nghĩa, vượt khỏi giới hạn của nhà
nước dân chủ nhân dân. Sự chuyển biến từ nhà nước dân chủ nhân dân lên nhà nước xã hội chủ
nghĩa diễn ra dần dần, trong đó sự khắc phục những hạn chế của nhà nước dân chủ nhân dân
cũng có nghĩa là làm tăng thêm tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước. Nhà nước xã hội chủ
nghĩa chỉ được xác lập hoàn toàn khi chủ nghĩa xã hội về cơ bản đã được xây dựng xong.
Như vậy, về lý luận cũng như trong thực tiễn, cần phải thấy sự thống nhất và sự khác biệt
giữa ba trình độ phát triển của nhà nước cách mạng ở Việt Nam: nhà nước dân chủ nhân dân,
nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, nhà nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn được xác
lập trên cơ sở của chính nó. Ở ba thời kỳ này nhà nước có cùng bản chất, đều là quyền lực của
nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nên chúng thống nhất với nhau. Song sẽ là sai lầm nếu từ
đó đem đồng nhất, lẫn lộn chúng với nhau. Đồng nhất nhà nước trong thời kỳ qúa độ với nhà
nước dân chủ nhân dân là không thấy được cách mạng nước ta chuyển giai đoạn, không thấy
được những sự biến đổi căn bản trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại, muốn
có ngay một nhà nước đầy đủ tính chất xã hội chủ nghĩa tiên tiến, khi chưa có cơ sở kinh tế – xã
hội tương ứng với nó, thì là tả khuynh, ảo tưởng, duy ý chí. Quan liêu, thiếu dân chủ, dân chủ
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập,Nxb, Chínhtrị quốc gia, H, 1996, t.9tr. 314.
3
Đỗ Mười: Xây dựngnhànướccủanhândân – thànhtựu,kinhnghiệm đổi mới, Nxb. Sự thật, H, 1991, tr. 14.
hình thức, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả - những khiếm khuyết đó của Nhà nước ta trong
mấy thập kỷ vừa qua có nguyên nhân từ những quan điểm sai lầm đó.
Phần 2: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Để thể hiện và thực hiện đầy đủ bản chất quyền lực của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa
phải tồn tại dưới hình thức chế độ dân chủ, hơn nữa phải là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa,
chế độ dân chủ cao nhất, triệt để nhất và rộng rãi nhất.
Hình thức chế độ dân chủ là hình thức bắt buộc đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, nếu
không muốn làm tha hóa bản chất quyền lực của mình. Khẳng định điều đó, Ph.Ăngghen viết:
“Nếu có một điều gì chắc chắn thì đó là đảng ta và giai cấp công nhân chỉ có thể đi đến nắm
quyền thống trị dưới một hình thức chính trị, như nền cộng hòa dân chủ. Nền cộng hòa này
cũng chính là hình thức đặc thù của chuyên chính vô sản, như Đại cách mạng Pháp đã chứng
minh”1.
Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một
quá trình lâu dài. Trong điều kiện nước ta hiện nay mà áp đặt một chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa đầy đủ là không phù hợp. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hiện nay chúng ta
chưa nên phát huy dân chủ, mở rộng dân chủ. Ngược lại, như V.I Lê nin đã chỉ ra: “Phát triển
dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức
ấy trong thực tiễn”2, là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa,
là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong đổi mới, Đảng ta chủ trương dân chủ hoá xã hội, dân chủ hoá tổ chức và phương
thức hoạt động của Nhà nước. Chủ trương đó không chỉ phản ánh đòi hỏi tất yếu khách quan
của quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa từ một đất nước không trải qua chế độ dân
chủ tư sản, mà còn bắt nguồn từ yêu cầu phải khắc phục tình trạng thiếu dân chủ và dân chủ còn
mang nặng tính hình thức trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta. Một trong những lý do
chủ yếu của tình trạng đó là do Nhà nước chưa thực sự tồn tại dưới hình thức chế độ dân chủ,
chưa xây dựng được những thiết chế, cơ chế nhà nước thực hiện một cách hữu hiệu quyền dân
chủ quyền làm chủ của nhân dân. Mặt khác do ảnh hưởng của chiến tranh và những nguyên
nhân khác, nên Nhà nước ta còn mang nặng tính chất là một hệ thống quan liêu, mệnh lệnh
hành chính. Vì vậy, dân chủ hoá tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước ở nước ta
phải gắn liền với quá trình đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Chủ trương
từng bước xây dựng Nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đánh dấu
mốc quan trọng trong quá trình đổimới và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bước vào đổi mới, nhận thức của Đảng ta về nhà nước pháp quyền ngày càng đầy đủ
hơn, rõ ràng, cụ thể hơn và quyết tâm xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới hình thức nhà
nước pháp quyền cũng ngày càng cao hơn.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, trong chủ trương đổi mới nhà nước, đã manh nha một số
nội dung về nhà nước pháp quyền. Đó là sự khẳng định “quản lý nhà nước bằng pháp luật, chứ
không phải chỉ bằng đạo lý”1. “Phải quan tâm xây dựng pháp luật. Từng bước bổ sung và hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật để bảo đảm cho bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo
pháp luật”2. Đến Đại hội VII, trong quan điểm đổi mới nhà nước được bổ sung thêm nội dung:
“Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công
rành mạch ba quyền đó”3. Như vậy qua hai nhiệm kỳ Đại hội của thời kỳ đổi mới, tư duy về đổi
mới nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng có những bước tiến quan
1 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.346.
2
V.I Lênin: Toàntập, Nxb,TB, M, 1976, tập33,tr.97.
1, 2
ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiệnĐại hội đạibiểu toànquốc lầnthứ VI, Nxb, Sự thật, H, 1987,tr. 120 – 121.
3
ĐảngCộngsản Việt Nam: Cương lĩnhxây dựngđất nước trong thời kỳ quáđộ lênchủnghĩaxã hội, Nxb, Sự thật,H, 1991,tr. 20.
trọng. Tuy nhiên, chỉ đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) chủ
trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta mới được chính thức khẳng
định. Thuật ngữ nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được chính thức sử dụng trong Văn kiện
quan trọng của Đảng.
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với nước ta là điều mới mẻ, hiểu
biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm. Vì vậy, cần
thận trọng trong quyết định, cũng như tiến hành thực hiện. Trong Văn kiện Đại hội VIII, Đảng
coi xây dựng nhà nước pháp quyền như một trong năm quan điểm cần quán triệt trong việc tiếp
tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Đến Đại hội IX, qua tổng kết những thành tựu trong nghiên cứu lý luận, cũng như
thực tiễn từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, Đảng đã coi “xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng”4 là một nhiệm vụ có tính chiến lược
và xuyên suốt, trong “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ,
tăng cường pháp chế”5. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Đảng ta cho rằng: “Việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành
pháp và tư pháp”1. Nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới việc “tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”2 vẫn là nhiệm vụ đang đặt ra trước chúng
ta.
Mô hình nhà nước pháp quyền đã được nhân loại thử nghiệm, chọn lọc qua nhiều thế kỷ
và đang trở thành hình thức phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam, không có nghĩa là “bê nguyên” những mô hình ấy áp đặt vào nước ta.
Nhà nước pháp quyền mà ta chủ trương xây dựng là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, nhà nước đó về bản chất là đối lập với nhà nước pháp quyền tư sản. Hơn nữa, ngay ở
phương Tây, các nhà nước pháp quyền cũng không hoàn toàn giống nhau. Nhà nước pháp
quyền là hình thức nhà nước ngày nay được nhiều nước lựa chọn, song nó phải được xây dựng
sao cho phù hợp với đặc điểm và truyền thống dân tộc, cũng như trình độ phát triển kinh tế, văn
hoá, dân trí của xã hội. Vì vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta phải có sự chuẩn bị về
mặt lý luận, thận trọng trong từng bước đi cho phù hợp với thực tế, tránh nôn nóng, chủ quan.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời
gian vừa qua, có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở nước ta như sau:
Một là, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân.
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát chặt
chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ba là, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm
cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao
trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ
cương, kỷ luật.
Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
4 ,5
ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đạibiểu toànquốc lầnthứ IX, Nxb, CTQG, H, 2001, tr. 131.
1, 2
ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiệnĐại hội đạibiểu toànquốc lầnthứ X, Nxb, CTQG, H, 2006,tr.60,126.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng
ta chỉ rõ cần phải xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các
quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến,
hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Đồng thời, Đảng ta khẳng định lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân là trọng trách của Đảng cầm quyền, là một tất yếu khách quan và
yêu cầu mà thực tiễn đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta đặt ra. Giành được độc lập
dân tộc, giành được chính quyền về tay nhân dân mới chỉ là bước đầu của sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản còn phải
xây dựng nhà nước cách mạng và hệ thống chính trị tiên tiến mà Đảng là hạt nhân lãnh đạo.
Nhà nước là công cụ hùng mạnh và sắc bén để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính
sách của Đảng, bảo đảm cho Đảng thực hiện được sự lãnh đạo của mình nhằm xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Những đặc trưng của nhà nước và nhiệm vụ xây
dựng nhà nước mà Đảng ta đặt ra chính là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng của học thuyết Mác-
Lênin về nhà nước kiểu mới với những tư tưởng cốt lõi về pháp quyền trong điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Đây cũng là những căn cứ lý luận và thực tiễn để chúng ta khẳng định Điều 4
trong Hiến pháp hiện nay là không thể thay đổi. Không được mơ hồ về vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với nhà nước nói riêng, xã hội nói chung.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa không dung hoà với chủ nghĩa quan liêu, bệnh quan liêu.
Quan liêu làm tha hoá bản chất quyền lực nhà nước, làm suy yếu chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ
tịch Hồ Chí Minh coi quan liêu là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, là một thứ
“giặc trong lòng”, “giặc nội xâm”. Chính vì vậy phải loại trừ bệnh quan liêu ra khỏi bộ máy nhà
nước.
Quan liêu là hiện tượng xa lạ với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng lại là
một căn bệnh rất dễ phát sinh, nhất là khi nhà nước đó chưa tồn tại trên cơ sở của chính nó.
Trên thực tế, nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa đã nhiễm phải căn bệnh này ở những mức
độ khác nhau. Để bảo đảm nhà nước trong sạch, vững mạnh, phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ
căn bệnh nguy hiểm này.
Tuy nhiên, còn nhà nước là còn khả năng quan liêu. Do đó cuộc đấu tranh chống quan
liêu đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ và lâu dài. Nói về điều đó V.I Lê nin
viết : “Chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia quản lý thì khi ấy mới có thể đả phá chủ
nghĩa quan liêu đến cùng, đến thắng lợi hoàn toàn được.”1 Vì vậy để đoạn tuyệt với quan liêu,
theo V.I Lê nin phải “thi hành ngay những biện pháp khiến tất cả mọi người đều làm chức năng
kiểm sát và giám thị, khiến tất cả mọi người đều tạm thời biến thành “quan liêu”, và do đó,
khiến không một ai có thể biến thành quan liêu được.”2
Nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa từ một xã hội không kinh qua chế độ dân
chủ tư sản, một xã hội mà trình độ kinh tế, văn hoá còn thấp kém, thì cuộc đấu tranh đó càng
khó khăn, phức tạp và lâu dài. Trong quá trình xây dựng chính quyền cách mạng, chính quyền
nhân dân Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến cuộc đấu tranh chống quan liêu. Tuy nhiên,
hiện nay quan liêu, tham nhũng ở nước ta đang thực sự là nguy cơ lớn, nó đang có chiều hướng
lộng hành, gây bất bình trong nhân dân, làm suy yếu Nhà nước, cuộc đấu tranh này do đó đang
nổi lên như một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết.
1
V.I Lê nin: Toàn tập, Nxb, TB,M, 1977, tập 38, tr.205.
2
V.I Lê nin: Toàn tập, Nxb, TB,M, 1976, tập 33, tr.134.
Trong thời kỳ đổi mới, sau một số năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về
lĩnh vực đấu tranh phòng và chống quan liêu, tham nhũng Hội nghị Trung ương 4 khoá IX đã
chỉ ra rằng : chúng ta đã đạt được một số kết quả có tác dụng cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa, kiềm
chế nhất định nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được các tệ nạn đó.
Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta đã và đang là vấn đề bức xúc.
Nói về quyết tâm trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, Văn kiện Đại hội
lần thứ X chỉ rõ: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi
bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và
quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn doạ sự sống còn của
chế độ ta”1.
Đồng thời trong Văn kiện này, Đảng cũng đã chỉ ra một số biện pháp cụ thể phải tiến
hành sắp tới. Phải thi hành một cách kiên quyết và đồng bộ hệ thống các biện pháp phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, bao gồm: bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý kinh tế – tài
chính, về thanh tra, kiểm tra; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp, tổ chức bộ máy
gọn nhẹ; bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn
vị; tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức. Khẩn trương và nghiêm chỉnh
thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bổ sung
sửa đổi Luật khiếu nại và tố cáo. Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham
nhũng bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ
sở; phát huy vai trò của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và
của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền; phát hiện, đấu
tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí2.
Tuy vậy đến Đại hội lần thứ XI Đảng vẫn thấy rằng “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí
vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây
bức xúc xã hội. ”1 và khẳng định phải tiếp tục đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
KẾT LUẬN
Quyền lực nhà nước ở nước ta là quyền lực nhà nước thống nhất. Sự thống nhất đó là ở
mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam là một quá trình vận dụng và phát triến học thuyết Mac lenin về Nhà
nước và pháp luật kiểu mới, lại vừa phải tìm tòi, chọn lọc, kế thừa các nhân tố hợp lý trong các
học thuyết về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn áp dụng ở các nước. Xây dựng Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân và vì dân chính là tạo điều kiện cho nhân dân có một cuộc sống ấm no,
hạnh phúc. Để đạt tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó cần
có sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư về trí tuệ, sức người, sức của, của toàn xã
hội. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp với sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm thực hiện của toàn bộ hệ thống chính trị, nhất định
chúng ta sẽ xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân, mang đậm nét dân tộc và nhân đạo thực sự với bao nhiêu
"quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước.
Danh sách tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học - Viện triết học, Nhà xuất bản lý luận chính trị 2015
2. Website Tạp chí cộng sản.
3. Website Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
4. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI và XII.
5. Tạp chí Triết học, lý luận, kinh tế.
1
ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểutoànquốc lầnthứ X, Nxb, CTQG, H, 2006, tr. 45-46.
2
xem, ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiệnĐại hội đại biểu toànquốc lầnthứ X, Nxb, CTQG, H, 2006,tr.47.
1
ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đạibiểu toànquốc lầnthứ XI, Nxb, CTQG-ST,H, 2011, tr. 172.

More Related Content

What's hot

Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Vcoi Vit
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNVinh Phêrô
 
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhBee Bee
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nướcTử Long
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 

What's hot (20)

Luận văn: Quyền tiếp cận thông tin và đảm bảo thực hiện, HOT
Luận văn: Quyền tiếp cận thông tin và đảm bảo thực hiện, HOTLuận văn: Quyền tiếp cận thông tin và đảm bảo thực hiện, HOT
Luận văn: Quyền tiếp cận thông tin và đảm bảo thực hiện, HOT
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình ĐịnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
 
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nướcLuận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
 
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAYLuận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
Luận văn: Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, HAY
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCN
 
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
 
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOTĐề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
Đề tài: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo luật, HOT
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà NguyễnLuận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 

Similar to Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongDaochi Vu
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...akirahitachi
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNnataliej4
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxKhanhLinh716771
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủPhan Minh Trí
 
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGHỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGnataliej4
 
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docxDân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docxMyNguyn950420
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...Ho Quang Thanh
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Xuân Biên Trần
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộiVuJonny
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhlekimhuong
 
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdfTRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdfYnPhmTh4
 
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkhAf210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkhTerryTran17
 

Similar to Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (20)

Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
 
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nayĐề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
 
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
 
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docxBài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
Bài giảng môn CNXH KH - Chương 6.docx
 
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủTìm hiểu về tập trung dân chủ
Tìm hiểu về tập trung dân chủ
 
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGHỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
 
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docxDân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
Dân chủ XHCN trong nền KTTT định hướng XHCN.docx
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
 
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
Toàn văn bài viết của tbt nguyễn phú trọng ngày 23
 
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hộivận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội
 
Kinh điển chính trị.docx
Kinh điển chính trị.docxKinh điển chính trị.docx
Kinh điển chính trị.docx
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh hiệu...
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh hiệu...Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh hiệu...
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh hiệu...
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
 
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdfTRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
TRIẾT HỌC- GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP.pdf
 
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkhAf210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Thực tiễn trong nước và thế giới thời gian qua đã chứng minh vai trò to lớn của lý luận đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Việc nhận thức một cách sâu sắc bản chất của các quá trình xã hội, các quan hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các quyết sách chính trị. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay cần phải được tiến hành trên cơ sở một khung lý luận vững chắc, có vai trò giá đỡ cho tư duy khi giải quyết các nhiệm vụ cụ thể liên quan. Từ khi xuất hiện đến nay, nhà nước luôn là một trong những vấn đề khó khăn nhất, phức tạp nhất; đồng thời, cũng là vấn đề chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống chính trị của lịch sử nhân loại. Trong thời đại ngày nay, khi tình hình thế giới đã có những thay đổi lớn lao, đặc biệt là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, vấn đề xây dựng nhà nước cách mạng ở một số nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam, càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc nghiên cứu quan niệm của triết học Mác – Lê nin về nhà nước và quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là cần thiết. Nhằm nghiên cứu, tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn về các vấn đề trên, e đã thực hiện đề tài “Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”. Do kiến thức còn thiếu, trình độ còn hạn chế nên trong bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý kiến của thầy cô giáo để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG Phần 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN VỀ NHÀ NƯỚC Nguồn gốc và bản chất của nhà nước là một vấn đề phức tạp. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề này. Sở dĩ như vậy, một mặt, do vấn đề nhà nước vốn là vấn đề phức tạp hơn tất cả các vấn đề xã hội khác; mặt khác, quan niệm như thế nào về nguồn gốc và bản chất của nhà nước sẽ đụng chạm trực tiếp tới lợi ích của các giai cấp. Các giai cấp bóc lột giữ địa vị thống trị không thể hoàn toàn vô tư trong việc lý giải vấn đề này. Họ luôn luôn tìm cách che đậy, xuyên tạc nguồn gốc và bản chất thực sự của nhà nước nhằm biện hộ, bào chữa cho sự thống trị chính trị và những đặc quyền của mình. Những học thuyết nhà nước xuất hiện trước khi chủ nghĩa Mác ra đời thường tuyên truyền tính chất thần bí, thần thánh và duy tâm về nhà nước. Ngày nay các nhà tư tưởng tư sản xuyên tạc một cách tinh vi hơn, che đậy bản chất nhà nước một cách kín đáo hơn. Họ đã và đang ra sức tuyên truyền cho tính chất “xã hội thuần tuý, siêu giai cấp” của nhà nước tư sản. Họ cho rằng nhà nước tư bản hiện đại là nhà nước dân chủ nhất, là “nhà nước phúc lợi chung” thực hiện ngày càng đầy đủ ý chí của nhân dân, phục vụ những nhu cầu của xã hội, đảm bảo phúc lợi cho tất cả mọi người. Những quan điểm đó không những không phản ánh đúng đắn, khoa học mà ngược lại, che đậy, xuyên tạc bản chất đích thực của nhà nước, làm cho vấn đề nhận thức về nhà nước vốn đã phức tạp, càng trở nên rắc rối thêm. Lý luận khoa học về nhà nước, nguồn gốc và bản chất của nhà nước chỉ có thể có được khi vận dụng quan điểm duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu sự phát triển xã hội. 1. Nguồngốc của nhà nước Sự tồn tại của nhà nước và xã hội không phải khi nào cũng gắn liền với nhau. Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, chỉ xuất hiện trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội, giai đoạn xã hội có sự phân chia thành giai cấp.
  • 2. Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, xã hội chưa phân chia thành giai cấp, nhà nước chưa xuất hiện. Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ cuối của xã hội nguyên thuỷ đã làm xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội bị phân hoá thành những giai cấp có lợi ích đối lập nhau. Các cơ quan quản lý xã hội trong chế độ thị tộc, bộ lạc trở nên bất lực. Bộ máy quản lý mới phù hợp với xã hội có đối kháng giai cấp ra đời. Bộ máy đó chính là nhà nước. Nói về nguồn gốc trực tiếp của sự xuất hiện và tồn tại nhà nước, V.I.Lênin viết: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được”. 2. Bản chấtcủa nhà nước Nhà nước xuất hiện từ sự cần thiết phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, cho nên theo quy luật chung, nó là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, của giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà giai cấp này trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị. Do đó, nhà nước về bản chất là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm duy trì trật tự xã hội hiện hành, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, trấn áp sự phản kháng của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Nhà nước nào về bản chất cũng là quyền lực chính trị của một giai cấp. Hay nói cách khác, nhà nước mang tính giai cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ mong muốn chủ quan, mà chủ yếu là do cơ sở kinh tế trên đó nhà nước tồn tại quy định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào cũng muốn giành, nắm, sử dụng chính quyền nhà nước để bảo vệ và thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp mình. Do đó, một giai cấp mỗi khi đã nắm được chính quyền nhà nước thì không bao giờ tự nguyện chia sẻ quyền lực cho bất kỳ một giai cấp nào khác, nhất là cho giai cấp đối lập. Ngay nhà nước tư sản - thành quả của cuồc cách mạng dân chủ, những quyền dân chủ này khác mà người dân lao động được hưởng không phải là do nhà nước đó, giai cấp tư sản tự nguyện trao cho, ban phát cho mà là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của quần chúng lao động. Nhưng sẽ là phiến diện nếu giải thích tính giai cấp của nhà nước như là sản phẩm thuần tuý chủ quan của giai cấp cầm quyền. Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, của cách mạng xã hội, nhưng không phải giai cấp nào cũng có thể nắm được chính quyền nhà nước. Theo quy luật lịch sử, giai cấp nắm chính quyền nhà nước phải là giai cấp thống trị về mặt kinh tế, do đó cũng là giai cấp được xã hội thấy và “được thừa nhận là đại biểu chung của xã hội”1. Trong thời cổ đại đó là giai cấp chủ nô; ở thời trung cổ là giai cấp quý tộc phong kiến; trong chủ nghĩa tư bản đó là giai cấp tư sản; và ngày nay là giai cấp vô sản. Cơ sở kinh tế không chỉ quy định giai cấp nào là giai cấp cầm quyền mà còn quy định đường lối, chủ trương, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Đường lối, chủ trương, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước chỉ có tính khả thi và có tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội khi nó phản ánh được cơ sở kinh tế. Mà phản ánh cơ sở kinh tế suy cho cùng là phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị về kinh tế. Như vậy nhà nước mang tính giai cấp không chỉ bắt nguồn từ mong muốn chủ quan của giai cấp cầm quyền, mà còn là và chủ yếu là do cơ sở kinh tế quy định. Chính vì vậy, dù có chủ trương hay không có chủ trương xây dựng nhà nước theo đường lối giai cấp thì nhà nước vẫn mang tính giai cấp. 3. Quan điểm mác-xít về tính tất yếu và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa Tổng kết kinh nghiệm lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và xét địa 1 C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb CTQG, ST, H, 1995, t.1, tr. 585.
  • 3. vị kinh tế của giai cấp đó trong nền sản xuất hiện đại, C.Mác đã kết luận rằng: để đi tới một xã hội không còn giai cấp, giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị và nắm lấy quyền lực nhà nước để thực hiện sự thống trị chính trị của mình. Nhưng giai cấp vô sản không chỉ đơn giản chiếm lấy và sử dụng bộ máy nhà nước sẵn có, trái lại phải “đập tan” bộ máy quân phiệt và quan liêu của nhà nước cũ, thay thế nhà nước của giai cấp bóc lột bằng một nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp vô sản. Khẳng định điều đó, C.Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy, là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giaicấp vô sản”1. Bảo vệ, phát triển một cách sáng tạo học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen về nhà nước trong thời đại đế quốc và cách mạng vô sản, V.I. Lênin đã phê phán, vạch trần sai lầm của những quan điểm cơ hội chủ nghĩa về nhà nước của phái Bécxtanh và Cauxki. Những người này đã thần thánh hoá nền dân chủ tư sản, sùng bái chế độ đại nghị, tuyên truyền “dân chủ thuần tuý”, đối lập một cách siêu hình dân chủ với chuyên chính. Về thực chất, họ phủ nhận việc giai cấp vô sản thống trị xã hội thông qua việc nắm chính quyền nhà nước, phủ nhận chuyên chính của giai cấp vô sản. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không những cho giai cấp vô sản sau khi lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho suốt cả thời kỳ lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học thuyết của Mác về nhà nước”2. Ngày nay trước những biến động lớn do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là trước những biến cố chính trị dữ dội trong mấy thập kỷ qua, lý luận về nhà nước vô sản và bản thân nhà nước vô sản trong hiện thực đang đứng trước những thử thách sống còn. Do đó, bảo vệ học thuyết chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin là một nhiệm vụ bức thiết. Nhiệm vụ đó đòi hỏi, một mặt phải khắc phục những lệch lạc trong nhận thức và vận dụng học thuyết đó trong thực tế, đồng thời phải nâng cao cảnh giác đập tan những luận điệu xuyên tạc chuyên chính vô sản của tư tưởng tư sản, cũng như của chủ nghĩa xét lại đủ mọi màu sắc; mặt khác, phải tiếp tục bổ sung một cách căn bản lý luận về nhà nước vô sản và phát triển lý luận đó cho phù hợp với điều kiện mới. Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới, về bản chất nó là chính quyền của nhân dân, là quyền lực của nhân dân. Đây là điểm khác nhau cơ bản của nhà nước vô sản so với nhà nước của các giai cấp bóc lột. Xét về phương diện giai cấp cũng như nền tảng kinh tế, nhà nước vô sản là nhà nước duy nhất có cơ sở khách quan cho sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính nhân dân. Vả lại sự thống nhất này là đòi hỏi của chính nhà nước vô sản. Không đảm bảo sự thống trị chính trị của giai cấp vô sản thì nhân dân không có quyền lực thực sự, ngược lại quyền lực nhà nước có thuộc về nhân dân thì giai cấp vô sản mới thực hiện được mục đích thống trị chính trị của mình. 4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính tất yếu và bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011 đã khẳng định - là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”1. Đó là nhà nước thuộc phạm trù nhà nước vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa. 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG, ST, H, 1995, t.19,tr.47. 2 V.I.Lênin: Toàntập, NxbTB, M, 1977, t.33,tr. 43-44. 1 ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ XI, Nxb, CTQG- Sự thật,H, 2011, tr.85.
  • 4. Việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu đó không chỉ bắt nguồn từ đặc điểm của thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà còn xuất phát từ thực tế và đòi hỏi của cách mạng Việt Nam, “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”2. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa là một quá trình, hơn nữa đối với nước ta đó là một quá trình lâu dài. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không phải từ một nước tư bản phát triển, mà từ một xã hội tiền tư bản, bỏ qua chế độ tư bản xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa; không phải từ chế độ dân chủ tư sản, mà từ chế độ dân chủ nhân dân, hơn nữa từ một chế độ dân chủ nhân dân chủ yếu thích ứng với nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Với xuất phát điểm thấp như vậy chúng ta không có khả năng tạo lập ngay được cơ sở kinh tế - xã hội đầy đủ cho chủ nghĩa xã hội, cho nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình lâu dài, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời không phải bằng cách “đập tan” nhà nước cũ, mà trên cơ sở chuyển biến “từ Nhà nước dân chủ nhân dân từng bước tiến dần lên kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa”3. Nhà nước dân chủ nhân dân và nhà nước xã hội chủ nghĩa không đối lập với nhau, về bản chất, chúng đều là nhà nước của nhân dân, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do đó, sự chuyển biến từ nhà nước dân chủ nhân dân lên nhà nước xã hội chủ nghĩa không có ranh giới tuyệt đối. Nhà nước ở nước ta hiện nay chưa phải là nhà nước xã hội chủ nghĩa đích thực, nhưng nó không còn là nhà nước dân chủ nhân dân. Nhà nước dân chủ nhân dân gắn liền với giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, có nhiệm vụ chống đế quốc; chống địa chủ phong kiến nhằm giải phóng dân tộc, giành dân chủ cho nhân dân. Còn nhà nước ta hiện nay lấy việc bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa làm nhiệm vụ chủ yếu, hơn nữa, cơ sở kinh tế của nó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước trong thời kỳ quá độ tuy vẫn mang một số tính chất của nhà nước dân chủ nhân dân, nhưng cũng đã có một số tính chất xã hội chủ nghĩa, vượt khỏi giới hạn của nhà nước dân chủ nhân dân. Sự chuyển biến từ nhà nước dân chủ nhân dân lên nhà nước xã hội chủ nghĩa diễn ra dần dần, trong đó sự khắc phục những hạn chế của nhà nước dân chủ nhân dân cũng có nghĩa là làm tăng thêm tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ được xác lập hoàn toàn khi chủ nghĩa xã hội về cơ bản đã được xây dựng xong. Như vậy, về lý luận cũng như trong thực tiễn, cần phải thấy sự thống nhất và sự khác biệt giữa ba trình độ phát triển của nhà nước cách mạng ở Việt Nam: nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, nhà nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn được xác lập trên cơ sở của chính nó. Ở ba thời kỳ này nhà nước có cùng bản chất, đều là quyền lực của nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nên chúng thống nhất với nhau. Song sẽ là sai lầm nếu từ đó đem đồng nhất, lẫn lộn chúng với nhau. Đồng nhất nhà nước trong thời kỳ qúa độ với nhà nước dân chủ nhân dân là không thấy được cách mạng nước ta chuyển giai đoạn, không thấy được những sự biến đổi căn bản trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại, muốn có ngay một nhà nước đầy đủ tính chất xã hội chủ nghĩa tiên tiến, khi chưa có cơ sở kinh tế – xã hội tương ứng với nó, thì là tả khuynh, ảo tưởng, duy ý chí. Quan liêu, thiếu dân chủ, dân chủ 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập,Nxb, Chínhtrị quốc gia, H, 1996, t.9tr. 314. 3 Đỗ Mười: Xây dựngnhànướccủanhândân – thànhtựu,kinhnghiệm đổi mới, Nxb. Sự thật, H, 1991, tr. 14.
  • 5. hình thức, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả - những khiếm khuyết đó của Nhà nước ta trong mấy thập kỷ vừa qua có nguyên nhân từ những quan điểm sai lầm đó. Phần 2: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Để thể hiện và thực hiện đầy đủ bản chất quyền lực của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tồn tại dưới hình thức chế độ dân chủ, hơn nữa phải là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ cao nhất, triệt để nhất và rộng rãi nhất. Hình thức chế độ dân chủ là hình thức bắt buộc đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, nếu không muốn làm tha hóa bản chất quyền lực của mình. Khẳng định điều đó, Ph.Ăngghen viết: “Nếu có một điều gì chắc chắn thì đó là đảng ta và giai cấp công nhân chỉ có thể đi đến nắm quyền thống trị dưới một hình thức chính trị, như nền cộng hòa dân chủ. Nền cộng hòa này cũng chính là hình thức đặc thù của chuyên chính vô sản, như Đại cách mạng Pháp đã chứng minh”1. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình lâu dài. Trong điều kiện nước ta hiện nay mà áp đặt một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đầy đủ là không phù hợp. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hiện nay chúng ta chưa nên phát huy dân chủ, mở rộng dân chủ. Ngược lại, như V.I Lê nin đã chỉ ra: “Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn”2, là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong đổi mới, Đảng ta chủ trương dân chủ hoá xã hội, dân chủ hoá tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước. Chủ trương đó không chỉ phản ánh đòi hỏi tất yếu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa từ một đất nước không trải qua chế độ dân chủ tư sản, mà còn bắt nguồn từ yêu cầu phải khắc phục tình trạng thiếu dân chủ và dân chủ còn mang nặng tính hình thức trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta. Một trong những lý do chủ yếu của tình trạng đó là do Nhà nước chưa thực sự tồn tại dưới hình thức chế độ dân chủ, chưa xây dựng được những thiết chế, cơ chế nhà nước thực hiện một cách hữu hiệu quyền dân chủ quyền làm chủ của nhân dân. Mặt khác do ảnh hưởng của chiến tranh và những nguyên nhân khác, nên Nhà nước ta còn mang nặng tính chất là một hệ thống quan liêu, mệnh lệnh hành chính. Vì vậy, dân chủ hoá tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước ở nước ta phải gắn liền với quá trình đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Chủ trương từng bước xây dựng Nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình đổimới và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bước vào đổi mới, nhận thức của Đảng ta về nhà nước pháp quyền ngày càng đầy đủ hơn, rõ ràng, cụ thể hơn và quyết tâm xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới hình thức nhà nước pháp quyền cũng ngày càng cao hơn. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, trong chủ trương đổi mới nhà nước, đã manh nha một số nội dung về nhà nước pháp quyền. Đó là sự khẳng định “quản lý nhà nước bằng pháp luật, chứ không phải chỉ bằng đạo lý”1. “Phải quan tâm xây dựng pháp luật. Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để bảo đảm cho bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật”2. Đến Đại hội VII, trong quan điểm đổi mới nhà nước được bổ sung thêm nội dung: “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó”3. Như vậy qua hai nhiệm kỳ Đại hội của thời kỳ đổi mới, tư duy về đổi mới nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng có những bước tiến quan 1 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.346. 2 V.I Lênin: Toàntập, Nxb,TB, M, 1976, tập33,tr.97. 1, 2 ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiệnĐại hội đạibiểu toànquốc lầnthứ VI, Nxb, Sự thật, H, 1987,tr. 120 – 121. 3 ĐảngCộngsản Việt Nam: Cương lĩnhxây dựngđất nước trong thời kỳ quáđộ lênchủnghĩaxã hội, Nxb, Sự thật,H, 1991,tr. 20.
  • 6. trọng. Tuy nhiên, chỉ đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta mới được chính thức khẳng định. Thuật ngữ nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được chính thức sử dụng trong Văn kiện quan trọng của Đảng. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với nước ta là điều mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm. Vì vậy, cần thận trọng trong quyết định, cũng như tiến hành thực hiện. Trong Văn kiện Đại hội VIII, Đảng coi xây dựng nhà nước pháp quyền như một trong năm quan điểm cần quán triệt trong việc tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến Đại hội IX, qua tổng kết những thành tựu trong nghiên cứu lý luận, cũng như thực tiễn từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, Đảng đã coi “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng”4 là một nhiệm vụ có tính chiến lược và xuyên suốt, trong “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế”5. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Đảng ta cho rằng: “Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp”1. Nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới việc “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”2 vẫn là nhiệm vụ đang đặt ra trước chúng ta. Mô hình nhà nước pháp quyền đã được nhân loại thử nghiệm, chọn lọc qua nhiều thế kỷ và đang trở thành hình thức phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, không có nghĩa là “bê nguyên” những mô hình ấy áp đặt vào nước ta. Nhà nước pháp quyền mà ta chủ trương xây dựng là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước đó về bản chất là đối lập với nhà nước pháp quyền tư sản. Hơn nữa, ngay ở phương Tây, các nhà nước pháp quyền cũng không hoàn toàn giống nhau. Nhà nước pháp quyền là hình thức nhà nước ngày nay được nhiều nước lựa chọn, song nó phải được xây dựng sao cho phù hợp với đặc điểm và truyền thống dân tộc, cũng như trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, dân trí của xã hội. Vì vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta phải có sự chuẩn bị về mặt lý luận, thận trọng trong từng bước đi cho phù hợp với thực tế, tránh nôn nóng, chủ quan. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời gian vừa qua, có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta như sau: Một là, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba là, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. 4 ,5 ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đạibiểu toànquốc lầnthứ IX, Nxb, CTQG, H, 2001, tr. 131. 1, 2 ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiệnĐại hội đạibiểu toànquốc lầnthứ X, Nxb, CTQG, H, 2006,tr.60,126.
  • 7. Để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng ta chỉ rõ cần phải xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Đồng thời, Đảng ta khẳng định lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là trọng trách của Đảng cầm quyền, là một tất yếu khách quan và yêu cầu mà thực tiễn đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta đặt ra. Giành được độc lập dân tộc, giành được chính quyền về tay nhân dân mới chỉ là bước đầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản còn phải xây dựng nhà nước cách mạng và hệ thống chính trị tiên tiến mà Đảng là hạt nhân lãnh đạo. Nhà nước là công cụ hùng mạnh và sắc bén để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm cho Đảng thực hiện được sự lãnh đạo của mình nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Những đặc trưng của nhà nước và nhiệm vụ xây dựng nhà nước mà Đảng ta đặt ra chính là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng của học thuyết Mác- Lênin về nhà nước kiểu mới với những tư tưởng cốt lõi về pháp quyền trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đây cũng là những căn cứ lý luận và thực tiễn để chúng ta khẳng định Điều 4 trong Hiến pháp hiện nay là không thể thay đổi. Không được mơ hồ về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước nói riêng, xã hội nói chung. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không dung hoà với chủ nghĩa quan liêu, bệnh quan liêu. Quan liêu làm tha hoá bản chất quyền lực nhà nước, làm suy yếu chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi quan liêu là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, là một thứ “giặc trong lòng”, “giặc nội xâm”. Chính vì vậy phải loại trừ bệnh quan liêu ra khỏi bộ máy nhà nước. Quan liêu là hiện tượng xa lạ với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng lại là một căn bệnh rất dễ phát sinh, nhất là khi nhà nước đó chưa tồn tại trên cơ sở của chính nó. Trên thực tế, nhà nước ở các nước xã hội chủ nghĩa đã nhiễm phải căn bệnh này ở những mức độ khác nhau. Để bảo đảm nhà nước trong sạch, vững mạnh, phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, còn nhà nước là còn khả năng quan liêu. Do đó cuộc đấu tranh chống quan liêu đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, bền bỉ và lâu dài. Nói về điều đó V.I Lê nin viết : “Chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia quản lý thì khi ấy mới có thể đả phá chủ nghĩa quan liêu đến cùng, đến thắng lợi hoàn toàn được.”1 Vì vậy để đoạn tuyệt với quan liêu, theo V.I Lê nin phải “thi hành ngay những biện pháp khiến tất cả mọi người đều làm chức năng kiểm sát và giám thị, khiến tất cả mọi người đều tạm thời biến thành “quan liêu”, và do đó, khiến không một ai có thể biến thành quan liêu được.”2 Nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa từ một xã hội không kinh qua chế độ dân chủ tư sản, một xã hội mà trình độ kinh tế, văn hoá còn thấp kém, thì cuộc đấu tranh đó càng khó khăn, phức tạp và lâu dài. Trong quá trình xây dựng chính quyền cách mạng, chính quyền nhân dân Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến cuộc đấu tranh chống quan liêu. Tuy nhiên, hiện nay quan liêu, tham nhũng ở nước ta đang thực sự là nguy cơ lớn, nó đang có chiều hướng lộng hành, gây bất bình trong nhân dân, làm suy yếu Nhà nước, cuộc đấu tranh này do đó đang nổi lên như một nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. 1 V.I Lê nin: Toàn tập, Nxb, TB,M, 1977, tập 38, tr.205. 2 V.I Lê nin: Toàn tập, Nxb, TB,M, 1976, tập 33, tr.134.
  • 8. Trong thời kỳ đổi mới, sau một số năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về lĩnh vực đấu tranh phòng và chống quan liêu, tham nhũng Hội nghị Trung ương 4 khoá IX đã chỉ ra rằng : chúng ta đã đạt được một số kết quả có tác dụng cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa, kiềm chế nhất định nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được các tệ nạn đó. Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta đã và đang là vấn đề bức xúc. Nói về quyết tâm trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, Văn kiện Đại hội lần thứ X chỉ rõ: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn doạ sự sống còn của chế độ ta”1. Đồng thời trong Văn kiện này, Đảng cũng đã chỉ ra một số biện pháp cụ thể phải tiến hành sắp tới. Phải thi hành một cách kiên quyết và đồng bộ hệ thống các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bao gồm: bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý kinh tế – tài chính, về thanh tra, kiểm tra; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp, tổ chức bộ máy gọn nhẹ; bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức. Khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bổ sung sửa đổi Luật khiếu nại và tố cáo. Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền; phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí2. Tuy vậy đến Đại hội lần thứ XI Đảng vẫn thấy rằng “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội. ”1 và khẳng định phải tiếp tục đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. KẾT LUẬN Quyền lực nhà nước ở nước ta là quyền lực nhà nước thống nhất. Sự thống nhất đó là ở mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là một quá trình vận dụng và phát triến học thuyết Mac lenin về Nhà nước và pháp luật kiểu mới, lại vừa phải tìm tòi, chọn lọc, kế thừa các nhân tố hợp lý trong các học thuyết về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn áp dụng ở các nước. Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân chính là tạo điều kiện cho nhân dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để đạt tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó cần có sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư về trí tuệ, sức người, sức của, của toàn xã hội. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm thực hiện của toàn bộ hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mang đậm nét dân tộc và nhân đạo thực sự với bao nhiêu "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước. Danh sách tài liệu tham khảo 1. Giáo trình triết học - Viện triết học, Nhà xuất bản lý luận chính trị 2015 2. Website Tạp chí cộng sản. 3. Website Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. 4. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI và XII. 5. Tạp chí Triết học, lý luận, kinh tế. 1 ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểutoànquốc lầnthứ X, Nxb, CTQG, H, 2006, tr. 45-46. 2 xem, ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiệnĐại hội đại biểu toànquốc lầnthứ X, Nxb, CTQG, H, 2006,tr.47. 1 ĐảngCộngsản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đạibiểu toànquốc lầnthứ XI, Nxb, CTQG-ST,H, 2011, tr. 172.