SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ
biểu hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay.
Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt bao gồm một lớp người
được tách ra khỏi hoạt động sản xuất, chỉ để chuyên thực thi quyền lực nhằm tổ
chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi íchchung của toàn xã hội cũng như lợi ích
của lực lượng cầm quyền. ( ví dụ: lực lượng công an, quân đội, cơ quan hành
chính.....)
Đặc trưng nhà nước:
 Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội.
 Nhà nước là một trong các tổ chức của xã hội nhưng có quyền quản
lí xã hội. Để quản lí xã hội, Nhà nước phải có quyền lực. Quyền lực
Nhà nước là khả năng và sức mạnh của Nhà nước có thể bắt buộc
các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí của Nhà
nước.
 Quyền lực Nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa Nhà nước và
các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội.
 Quyền lực Nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa Nhà nước và
các thành viên cũng như các cơ quan của nó.
 Quyền lực Nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi
tổ chức, cá nhân, mọi khu vực lãnh thổ và các lĩnh vực cơ bản của
đời sống.
 Để tham gia quản lí xã hội, Nhà nước có 1 lớp người tách ra khỏi
lao động sản xuất để chuyen thực thi qyền lực Nhà nước, họ tham
gia vào bộ máy Nhà nước để hình thành nên một hệ thống cơ quan
tự trung ương đến địa phương.
 Nhà nước thực hiện việc quản lí dân cư theo lãnh thổ.
Người dân không phân biệt giai cấp, huyết thống, dân tộc, giới tính,…
sinh sống trên một diện tích lãnh thổ nhất định thì phải chịu sự quản lý
của một nhà nước nhất định và do vậy người dân phải thực hiện nghĩa vụ
đối với nhà nước ở lãnh thổ mình cư trú. Nhà nước thực hiện việc quản lý
dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.
 Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc
gia trong quan hệ đốinội và quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong
quan hệ đối ngoại.
 Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lí xã hội.
Nhà nước ban hành pháp luật thông qua việc ban hành hệ thống các quy
tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đốivới các
cá nhân và tổ chức có liên quan trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia
mình; Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện
pháp như tuyên truyển, phổ biến giáo dục, thuyết phục, vận động, động
viên khen thưởng hay áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Vì vậy,
pháp luật được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi; Nhà nước sử
dụng pháp luật để quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục
đíchcủa nhà nước – pháp luật là một trong những công cụ quản lý xã hội
hiệu quả nhất của nhà nước.
 Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế.
Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà
nước theo quy định của pháp luật; Nhà nước hoạt động được bởi nguồn
thuế - nguồn của cải vật chất quan trọng phục vụ phát triển các mặt của
đời sống xã hội.
2. Phân biệt nhà nước và xã hội, phân tích tính chất đại diện xã hội của nhà
nước.
 PHÂN BIỆT NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI:
* Định nghĩa:
- Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt bao gồm một lớp người được tách
ra khỏi hoạt động sản xuất, chỉ để chuyên thực thi quyền lực nhằm tổ chức và
quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực
lượng cầm quyền.
- Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách
thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã
hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối.
* Nguồn gốc:
- Nhà nước xuất hiện do nguyên nhân kinh tế (chuyển từ chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất sang tư hữu về tư liệu sản xuất) và nguyên nhân xã hội (do nhu cầu
của xã hội khi xã hội phát triển đến một giai đoạnnhất định: sự xuất hiện cúa giai
cấp và mức độ mâu thuẫn đến mức không thể điều hòa được)
- Xã hội xuất hiện khi loài người bắt đầu có nhận thức về quyền lợi và nhu cầu
của bản thân. Khi đó sinh ra các thị tộc, bộ lạc. Con người sống theo bầy đàn như
một xã hội để giúp đỡ nhau và tự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân như ăn uống,
được bảo vệ,...
* Cơ cấu:
- Nhà nước được cấu thành từ một lớp người được tách ra từ xã hội chuyên thực
thi quyền lực nhằm đem lại lợi ích cho xã hội và lực lượng cầm quyền trong xã
hội.
- Xã hội gồm một cộng đồng người có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với nhau.
 TÍNH CHẤT ĐẠI DIỆN XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC:
Nhà nước được nhân dân trao quyền để tổ chức và quản lí xã hội. Nhà nước đại
diện cho xã hội làm các công việc đối nội, đối ngoại:
- Về đối nội, Nhà nước quản lí các vấn đề của đời sống xã hội bao gồm chính trị,
kinh tế, xã hội.
- Về đốingoại, Nhà nước thực hiện các hoạt động trên trường quốc tế như bảo vệ
chủ quyền quốc gia, hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động vì lợi ích chung của
cộng đồng, và hợp tác quốc tế.
3. Phân tích mối liên hệ giữa việc nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ với
quá trình hình thành bộ máy nhà nước.
* Nhà nước quản lí dân cư theo lãnh thổ: Người dân sống trên địa vực nhất
định thì chịu sự quản lí của một Nhà nước nhất định và những người dân ấy phải
thực hiện quyền và nghĩa vụ trước Nhà nước theo nơi họ cư trú.
* Quá trình hình thành bộ máy nhà nước: Mỗi nước, tùy thuộc vào điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mình, có thể có các cách thức tổ chức bộ
máy nhà nước riêng, theo những nguyên tắc riêng.
* Mối liên hệ:
- [Quá trình hình thành bộ máy nhà nước] -> [Nhà nước quản lí dân cư theo lãnh
thổ]: Theo nguyên tắc phân chia quyền lực, sự phân chia quyền lực của Nhà nước
có thể diễn ra theo chiều ngang (lập pháp - hành pháp - tư pháp)và theo chiều dọc
(giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa các cấp chính
quyền với nhau). Chính cách phân quyền theo chiều dọc giúp Nhà nước dễ dàng
quản lí dân cư theo lãnh thổ hơn. Chính quyền các địa phương quản lí dân cư khu
vực của các địa phương và chính quyền trung ương sẽ tiếp nhận thông tin phản
hồi từ chính quyền địa phương giúp Nhà nước dễ dàng nắm bắt các vấn đề thực
tiễn, nhanh chóng có biện pháp giải quyết các yêu cầu của nhân dân.
- [Nhà nước quản lí dân cư theo lãnh thổ] -> [Quá trình hình thành bộ máy nhà
nước]: Dân cư phân bố không đồng đều, Nhà nước ở trên không thể bao quát các
vấn đề củanhân dân, mà mọi người dân sốngtrên lãnh thổ quy định của Nhà nước
phải chịu sự quản lí của Nhà nước ấy và thực hiện quyền, nghĩa vụ trước Nhà
nước ấy. Vì vậy việc tổ chức bộ máy nhà nước theo lãnh thổ là vô cùng cần thiết
giúp Nhà nước đảm bảo thực hiện chức năng của mình.
4. Phân tíchsựthống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp củanhà nước. Trình
bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam
hiện nay.
Sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp
Tính giai cấp:
- Nhà nước là công cụ để bảo vệ cho các giai tầng trong xã hội, chủ
yếu là cho giai cấp thống trị để góp phần thực hiện những mục đích
của họ.
- Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của cá nhân cho giai
cấp thống trị.
- Nhà nước là công cụ để giai cấp thống trị áp đặt hệ tư tưởng của
mình lên toàn bộ xã hội, buộc mọi giai cấp khác làm theo.
- Tính giai cấp thể hiện rõ ở nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản,
song đã bị kiềm chế ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, khi cơ chế quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tính giai cấp giảm dần qua từng kiểu
nhà nước.
Tính xã hội :
- Nhà nước là một tổ chức được sinh ra trong lòng xã hội với mục đích
quản lý xã hội một cách hiệu quả, giải quyết các vấn đề chung.
- Nhà nước quan tâm đến quyền lợi của mọi giai tầng trong xã hội,
bảo vệ lợi íchcủa quốc gia, dân tộc mình.
- Nhà nước bảo đảm về quyền lợi của mọi tầng lớp trong việc tham
gia hoạt động chính trị.
- Nhà nước thừa nhận hệ tư tưởng của các tầng lớp trong xã hội với
điều kiệnkhông mâu thuẫn với tư tưởng của giai cấp thống trị
- Tính xã hội thể hiện rõ nhất ở nhà nước xã hội chủ nghĩa và tăng dần
qua từng kiểu nhà nước.
Nhìn bề ngoài thì có vẻ tính xã hội và tính giai cấp trong một nhà nước mâu
thuẫn với nhau, nhưng khi đi tìm hiểu chúng ta sẽ thấy nó thống nhất, bổ
trợ và làm tiền đề cho nhau. Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra, do đó
nhà nước phải mang tính giai cấp và phục vụ cho giai cấp thống trị, nhưng
điều gì xảy ra nếu nhà nước chỉ phục vụ cho mỗi giai cấp thống trị? Khi đó,
các mâu thuẫn, các yêu cầu bức thiết nảy sinh trong xã hội của các giai cấp
còn lại chiếm số đông không được giải quyết thì xã hội sẽ rơi vào tình trạng
bất ổn, nhà nước có nguy cơ bị đánh đổ... Do đó, muốn đảm bảo tính giai
cấp của mình, muốn duy trình lợi íchvà duy trì nhà nước thì bắt buộc nhà
nước phải tham gia giải quyết các công việc phát sinh từ trong lòng xã hội,
do đó, nhà nước cũng mang tính xã hội. Từ đó, chúng ta có thể thấy sự
thống nhất giữa hai đặc tính này của nhà nước.
Ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước CHXHCN Việt
Nam hiện nay:
Do đặc điểm về mặt bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam đó là sự
mờ
nhạt của tính giai cấp và sự lớn mạnh của tính xã hội, nên khi thực hiện
chức năng nhà nước được tiến hành khá dễ dàng khi nhà nước không phải
lo lắng, cân nhắc về sự xung độtlợi ích giữa giai cấp thống trị và các giai
cấp khác trong xã hội khi thực hiện chức năng của mình, bởi lẽ giai cấp
nắm quyền lãnh đạo đất nước và các giai cấp khác trong nhà nước XHCN
Việt Nam có sự dung hòa, bình đẳng về mặt lợi ích. Do đó, khi nhà nước
thực hiện chức năng của mình là phục vụ cho toàn xã hội chứ không phải
phục vụ cho một giai cấp nhất định
5. Phân tích các yếu tố quy định bản chất nhà nước.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quy định bản chất nhà nước như: Lịch
sử, xã hội, kinh tế ... thậm chí là cả điều kiện tự nhiên. Nhưng ở đây, chỉ phân
tích một số điều kiện mang tính quyết định trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến việc
quy định bản chất nhà nước.
- Lịch sử: Lịch sử tác động đến rất nhiều vấn đề, hiểu một cách đơn giản
là
bản chất của một nhà nước nhất định không mặc nhiên mà có, mà bản chất này
mang trong nó một số đặc điểm, tính chất của nhà nước trước đó. Tức là đặc
điểm nhà nước này được hình thành dựa trên một số yếu tố của nhà nước cũ.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, lịch sử bản chất nhà nước trước đó của nhà
nước này như thế nào thì cũng ảnh hưởng đến bản chất của nhà nước mới này
như vậy.
- Kinh tế: Kinh tế là kiến trúc hạ tầng, quyết định mạnh mẽ đến kiến trúc
thượng tầng. Do đó, nếu sự tư hữu tư liệu sản xuất và sự phân phối sản phẩm lao
động sẽ quy định đến bản chất nhà nước đó, tức là sẽ quyết định nhà nước đó
bảo vệ lợi íchcho giai cấp nào, do giai cấp nào thống trị.
VD: Trong nhà nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản nắm quyền tư hữu tư
liệu sản xuất và gần như toàn bộ sản phẩm lao động nên nhà nước tư bản có bản
chất là do giai cấp tư sản lãnh đạo, phục vụ lợi ích chính cho giai cấp tư sản.
- Xã hội: Nhắc đến xã hội thì cũng có nhiều yếu tố để bàn, nhưng chúng ta
cũng chỉ cần đề cập đến đặc điểm giai cấp của xã hội đó. Chẳng hạn như một xã
hội có sự mâu thuẫn giai cấp, các giai cấp đốilập lợi íchlẫn nhau thì cũng quyết
định bản chất nhà nước đó sẽ bảo vệ lợi íchcho giai cấp nào...
VD: Trong xã hội tồn tại hai giai cấp chính đốikháng lẫn nhau về mặt lợi ích là
giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Thì bản chất của nhà nước này cũng được quy
định là phục vụ lợi ích cho giai cấp chủ nô, là công cụ giúp chủ nô duy trì sự bóc
lột của mình đối với giai cấp còn lại – nô lệ.
6. Phân tích vai trò xã hội của nhà nước CHXHCNVN hiện nay.
Một nhà nước luôn mang trong mình bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Một quy luật mà chúng ta dễ dàng nhận thấy trong mỗi nhà nước đó là nhà nước
nào có tính giai cấp càng mạnh mẽ, rõ rệt thì tính xã hội càng bị mờ nhạt, lu mờ,
ở những nhà nước này thì vai trò, chức năng nhiệm vụ của nhà nước thiên về
phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị và ngược lại. Nhà nước CHXHCN Việt
Nam là nước do giai cấp công nhân lập nên thông qua cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, cách mạng vô sản, nhưng nhà nước CHXHCN Việt Nam không
chỉ phục vụ cho mỗi giai cấp công nhân mà phục vụ lợi ích cho toàn xã hội. Các
giai cấp và mọi tầng lớp trong xã hội đều bình đẳng với nhau. Do đó, ở nhà nước
này, vai trò xã hội của nhà nước được xem là vai trò chính, quan trọng nhất.
- Vai trò về kinhtế: Nhà nước thực hiện kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở
đa hình thức sở hữu. Với kinh tế nhiều thành phần, nhà nước đã thừa nhận lợi
ích, nhu cầu chính đáng về sản xuất - kinh doanh của mỗi cá nhân, tổ chức thuộc
mọi thành phần kinh tế, đồng thời hướng tới tạo điều kiện để các tổ chức, cá
nhân thực hiện nhu cầu lợi íchcủa mình một cách thuận tiện, dễ dàng hơn. Nhờ
đó đã huy động và phát huy được nguồn lực của xã hội vào sản xuất - kinh
doanh, góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Từ
việc quan tâm thực hiện chức năng xã hội trên lĩnh vực kinh tế, nhà nước đã
quan tâm thực hiện chức năng xã hội trên các lĩnh vực khác và đều thu được
những thành tựu quan trọng.
- Về giáodục: Với nhiệm vụ chính là xây dựng conngười XHCN, nâng cao
trình độ dân trí thì vai trò của nhà nước CHXHCN Việt Nam đã và đang được
thể hiện một cách mạnh mẽ và rõ rệt từ sau thời kì “đổimới” cho đến nay. Nhà
nước thể hiện vai trò của mình thông qua việc xây dựng mới hàng loạt trường
học, nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn lực giáo dục. Bên cạnh đó, nhà
nước còn đẩy mạnh hoạt động giao lưu hợp tác giáo dục với các nước khác trên
thế giới, nhằm học hỏi kinh nghiệm đào tạo và giao lưu quốc tế.
Nhà nước Việt Nam còn ban hành các đạo luật giáo dục, thành lập nhiều cơ
quan chuyên trách về quản lý giáo dục. Nhằm hướng đến việc hoàn thành nhiệm
vụ xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, mà mục tiêu cao nhất là đào tạo
con người XHCN.
- Về văn hóa: Nhà nước đã thể hiện vai trò của mình thông qua việc thành
lập các cơ quan, đạo luật về lĩnh vực văn hóa như: Luật di sản văn hóa 2012 ...
nhà nước còn đề ra các mục tiêu dài hạn mang tính chiến lược như xây dựng nền
văn hóa XHCN mang đậm đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ
chiến lược này, thì đòihỏi sự can thiệp mạnh mẽ từ phía nhà nước thông qua các
hoạt động như đầu tư, giao lưu hợp tác... nhà nước đã thể hiện vai trò của mình
đối với lĩnh vực văn hóa một cách trực tiếp và rõ nét nhất.
7. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân. Theo anh (chị), làm thế nào để một nhà nước thực sự là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
* “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”:
- Nhà nước của nhân dân: Trong nhà nước của nhân dân thì nhân dân là chủ,
người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì
mà pháp luật không cấm và chỉ có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của
nhân dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực
thi quyền làm chủ của người dân. Cũng với ý nghĩa đó, các vị đại diện 5 của
nhân dân, do nhân dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của nhân dân, chỉ là “công
bộc”của nhân dân. Nhân dân có quyền làm việc trong các cơ quan của nhà
nước. Nhân dân có quyền quyết định tối cao những vấn đề hệ trọng.
- Nhà nước do nhân dân: Nhà nước do nhân dân là nhà nước mà ở đó các cơ
quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc
gián tiếp thành lập để thực hiện quyền làm chủ nhà nước của mình. Mọi chủ
trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đều do nhân dân trực tiếp hay gián
tiếp xây dựng và thực hiện. Và mọi vấn đề quan trọng có ý nghĩa chung của cả
nước hay của địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thảo luận, bàn
bạc quyết định thực hiện. Nhà nước đó do có nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, nhân
dân đóng thuế mà có kinh phí để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước được
hoàn thiện là do được nhân dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Do đó, có thể thấy
tất cả các cơ quan Nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân
dân lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
- Nhà nước vì dân: Chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây
dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là Nhà nước vì dân được. Đó là nhà
nước phục vụ lợi íchvà nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi,
thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của
nhân dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân. Đầy tớ thì phải
trung thành, tận tuỵ, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người lãnh đạo phải trí
tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng
dụng hiền tài. Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức và tài,
phải vừa hiền lại vừa minh.
* Làm thế nào để một nhà nước thực sự là “Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân”.
- Của dân: cần đảm bảo quyền quyết định tối cao và cuối cùng mọi vấn đề
liên quan đến vận mệnh, chủ quyền quốc gia của nhân dân, bảo đảm quyền tự do
dân chủ rộng rãi của công dân.
- Do dân: cần đảm bảo quyền tổ chức, thành lập các cơ quan nhà nước của
nhân dân, đảm bảo quyền giám sát, đảm bảo quyền bầu cử và quyền giám sát
của nhân dân.
- Vì dân: phải đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, đảm bảo mọi hoạt
động của nhà nước đều hướng tới lợi íchnhân dân, chú ý đào tạo cán bộ phẩm
chất tốt, luôn trung thành tận tụy phục vụ nhân dân.
8. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước dân chủ. Theo anh/chị, làm
thế nào để một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi.
Nhà nước dân chủ là nhà nước sử dụng các biện pháp dân chủ trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong bộ máy nhà nước luôn tồn tại các cơ
quan đại điện cho ý chí, nguyện vọng và lợi íchcủa nhân dân và các cơ quan
này thành lập bằng con đường bầu cử. Nhà nước dân chủ luôn coi trọng và thực
hiện nghiêm túc quy tắc tập trung dân chủ. Công dân được tham gia quản lí nhà
nước và xã hội, tham gia bàn bạc thảo luận, chất vấn, kiến nghị lên các cơ quan
nhà nước về các vấn đề quan trọng, được bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Nhà
nước tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tự do dân chủ, công khai minh
bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến nhân dân. Quyết định của nhân dân là
quyết định cuối cùng và nhà nước phải có nghĩa vụ tôn trọng đồng thời nhà nước
phải đảm bảo phương châm : dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Để nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi, trước hết cần dân chủ thực sự về
mặt kinh tế. Nhà nước cần tạo điều kiện cho công dân phát huy quyền dân chủ
trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo cho công dân quyền lao động và
hưởng thành quả lao động của mình. Tiếp theo đó, quyền lực nhà nước phải
thuộc về nhân dân. Nhân dân phải là chủ thể của quyền lực nhà nước chứ không
phải bất cứ một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ nào. Bên cạnh đó, các quyền tự do
của công dân như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, cư trú,
…cần phải được đảm bảo
9. Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc xác
định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản, phù hợp với bản chất, mục
đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế - xã hội của
đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn,
chức năng nhà nước là những việc nhà nước phải làm và nhà nước có thể làm
được, những công việc đó gắn liền với tính chất vốn có, sự tồn tại và phát triển
của nhà nước. Như vậy, chức năng của nhà nước là mặt hoạt độngcơ bản, thường
xuyên và ổn định của nó. Chức năng nhà nước có một số đặc điểm sau:
1. Chức năng nhà nước luôn phản ánh bản chất nhà nước: Có thể nói, bản chất
như nào thì biểu hiện như thế. Một biểu hiện rõ ràng rằng không một nhà nước
theo khuynh hướng dân chủ nào lại có những chính sách pháp luật phản dân chủ,
hay không nhà nước nào mang bản chất phản dân chủ lại thi hành những chính
sáchcho phép người dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước. VD: Nhà nước
XHCN mang bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên các chức năng như
kinh tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật là những chức năng phổ biến của nhà nước
này.
2. Chức năng nhà nước phụ thuộc vào nhiệm vụ cơ bản của nhà nước: Giữa chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước vừa có sựthống nhất, vừa có sự khác biệt, vừa có
mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhiệm vụ của nhà nước là những côngviệc đặt ra
đòi hỏi nhà nước phải giải quyết theo những mục tiêu đã định sẵn. Nhà nước có
hai loại nhiệm vụ là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài và nhiệm vụ trước mắt,
cấp bách. Ví dụ, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước Việt Nam
có hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, tất cả các chức năng của nhà nước ta đều được xác định và
thực hiện nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược này. Nhiệm vụ trước mắt, cấp
bách là những công việc mà nhà nước phải giải quyết trong ngắn hạn, ngay lập
tức đểthực hiện một chức năng nào đó của nhà nước, do vậy, nhiệm vụ trước mắt,
cấp bách có phạm vi hẹp hơn so với chức năng nhà nước, được xác định nhằm
thực hiện chức năng, do chức năng quyết định. VD: nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
việc thực hiện pháp luật môi trường của các doanh nghiệp hiện nay được xác định
và thực hiện nhằm thực hiện chức năng quản lý môi trường của nhà nước.
3. Chức năng nhà nước có tính lịch sử:Chức năng nhà nước là một phạm trù mang
tính lịch sử bởiở mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển khác nhau thì nhà nước sẽ thực
hiện những chức năng khác nhau. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ có chức năng chính là phát triển kinh
tế, bảo vệ tổ quốc là chủ yếu. Tuy nhiên, Nhà nước CHXHCNVN hiện nay lại có
chức năng chính liên quan tới điều hành và quản lý kinh tế, phát triển văn hoá,
giáo dục… Không phải trong giai đoạn hiện nay thì nhà nước không thực hiện
chức năng bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên, giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ
thì chức năng này được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.
Ý nghĩa của việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện
nay:
1. Việc xác định đúng đắn chức năng nhà nước hiện nay giúp nhà nước có định
hướng phát triển một cách phù hợp trong thời kỳ mới: Như đã phân tích, ở môi
thời kỳ, ở mỗi giai đoạnphát triển khác nhau thì nhà nước lại có những chức năng
và yêu cầu về thực hiện các chức năng đó hoàn toàn khác nhau. Việc xác định
đúng chức năng nhà nước hiện nay giúp nhà nước có khả năng hội nhập tốt trong
thời kỳ Đổimới, bắt kịp xu thế toàn cầu hoá. VD: Việc bảo tồn và phát huy truyền
thống văn hoá dân tộc là một vấn đềđang rất được nhà nước ta quan tâm bởi trong
giai đoạnhội nhập hiện nay, các xu hướng văn hoá dunhập vào nước ta ngày càng
nhiều và để tránh tình trạng “hoà nhập nhưng bị hoà tan” thì nhà nước cần xác
định rõ chức năng, vai trò của mình, từ đó có hướng thực hiện đúng đắn, phù hợp
chức năng đã được xác định;
2. Việc xác định và thực hiện đúng đắn chức năng nhà nước giúp thực hiện đúng
đắn mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà nước đề ra: Trong từng giai đoạn phát triển, nhà
nước lại có những mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi việc xác định và thực
hiện chức năng nhà nước phải thật chính xác để góp phần đạt được mục tiêu đề
ra. VD: Một trong những nhiệm vụ mà nhà nước ta xác định trong giai đoạn hiện
nay là xoá đói, giảm nghèo bền vững thì chức năng quản lý, phát triển kinh tế cần
được đẩy mạnh.
10.Phân tích các yếu tố quy định chức năng nhà nước.
Các yếu tố quyết định chức năng của Nhà nước là: bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ.
 Bản chất của Nhà nước được thể hiện thông qua 2 thuộc tính cơ bản là tính
xã hội và tính giai cấp. Nhà nước thực hiện chức năng của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu của xã hội (tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ vì lợi íchcủa xã
hội, kiến tạo sự phát triển cho xã hội) và nhu cầu của giai cấp (điều hòa các
mâu thuẫn giai cấp, bảo vệ lợi íchcho giai cấp thống trị).
 Mục tiêu của Nhà nước được xác định dựa trên tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội của đất nước đó để bảo vệ và phát triển. Chức năng của mỗi Nhà nước
phải dựa trên mục tiêu định hướng của Nhà nước để đảm bảo các hoạt động
của Nhà nước phù hợp và đúng đắn với tình hình của đất nước đó.
 Nhiệm vụ của Nhà nước là những công việc Nhà nước cần làm để đảm bảo
chức năng của nó không bị sai lệch. Ví dụ một đất nước có nguy cơ bị xâm
lược thì nhiệm vụ hàng đầu mà Nhà nước đó cần đặt ra là Bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, từ đó chức năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của Nhà nước sẽ được
yêu cầu và thực hiện.
11.Phân tíchnhững yêu cầu, đòihỏi đốivới chức năng của nhà nước Việt Nam
hiện nay (số lượng chức năng, nội dung chức năng, phương pháp thực hiện
chức năng).
A, Nhà nước Việt Nam hiện nay có 5 chức năng:
- Chức năng kinh tế
- Chức năng xã hội
- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức trong xã hội
- Chức năng bảo vệ đất nước
- Chức năng đốingoại
B, Nộidung chức năng.
- Chức năng kinh tế: Là chức năng quan trọng nhất. Hiện nay VN phát
triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì vậy đòihỏi nhà nước phải có
những chính sách và hoạt động phù hợp để phát triển kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
- Chức năng kinh tế bao gồm hai mặt:
+ Tổ chức kinh tế: Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh
tế, nhằm phát huy nguồn lực, tận dụng được nhiều yếu tố tíchcực, tiến
hành cổ phần hóa các doanh nghiệp của nhà nước,....
+ Quản lý kinh tế: Nhà nước quản lý kinh tế một cách vĩ mô thông qua
hoạt
động tạo lập môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng,
hướng
dẫn cho các hoạt động kinh tế, thực hiện quản lý thống nhất nhưng cũng
chú trọng đến các vùng đặc quyền kinh tế. Tùy vào tình hình thực tiễn,
nhà nước sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ tác động có hiệu quả vào
nền kinh tế, sử dụng hợp lí thuế, phí để điều tiết nền kinh tế.
- Chức năng xã hội:
 Yêu cầu đòi hỏi đối với nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện
chức năng xã hội là:
- Đầu tiên phải duy trì được trật tự xã hội, xóa bỏ sự bất bình đẳng, phân
biệt
đối xử trong xã hội.
- Loại bỏ sự bóc lột giai cấp, làm mờ đi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.
Tăng cường phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống người dân. Thúc đẩy sự
tiến bộ xã hội.
 Phương pháp thực hiện:
- Thông qua việc ban hành các văn bản luật.
- Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, giao thông... nâng
cao đời sống cho nhân dân.
- Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn.
- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cho đại bộ phận
người
dân trong xã hội.....
- Chức năng bảovệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức trong xã hội:
Để đạt được mục tiêu xây dựng xã hội ngày càng dân chủ văn minh, nhà
nước Việt Nam luôn chú trọng đến hoạt động bảo vệ pháp luật nhằm đảm
bảo sự ổn định của xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, tổ chức.
Nhà nước ban hành pháp luật quy định cụ thể cách thức xử sự của tất cả
các
thành viên trong xã hội: những hành vi được làm, những hành vi phải làm
và
những hành vị cấm làm.
Luôn đảm bảo các điều kiện thực tế cho các chủ thể thực hiện quyền và
nghĩa vụ và đồng thời xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Nhà nước tiến hành nhiều hoạt động khuyến khích động viên công dân
tích cực tham gia phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, kiểm tra
giám sát hoạt động của nhà nước
- Chức năng bảovệ đấtnước: Trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều
biến động phức tạp, Nhà nước Việt Nam cũng như toàn xã hội đều phải
luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đốiphó với mọi tình huống có
thể xảy ra. Để thực hiện chức năng này, nhà nước không ngừng củng cố
quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng quân độichính quy, tinh nhuệ,
hiện đại, tuyệt đối trung thành với tổ quốc với nhân dân, kết hợp kinh tế
với quốc phòng an ninh,.... Chức năng này luôn được nhà nước đặc biệt
quan tâm ở bất cứ giai đoạn nào.
- Chức năng đốingoại: Với quan điểm chỉ đạo, lợi íchdân tộc cao hơn
hết
thảy, nhà nước ta đã đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đốingoại Nhà
nước thực hiện chính sách hòa bình hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở
tôn trọng độc lập, hòa bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Luôn cân nhắc
kĩ lưỡng xem xét trước tiên đến lợi íchcủa quốc gia khi tham gia bất cứ
diễn đàn quốc tế nào. Hợp tác hòa nhập để phát triển nhưng vẫn giữ vững
độc lập, chủ quyền, tránh phụ thuộc về kinh tế
- Hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác với khoảng hơn 100
quốc
gia vùng lãnh thổ, không phân biệt sự khác nhau về chế độ chính trị. Tuy
nhiên điều kiện thế giới ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường đòihỏi
nhà nước và toàn xã hội hết sức tỉnh táo trong quan hệ đối ngoại.
12.Phân tích ý nghĩa của hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với việc
thực hiện chức năng nhà nước.
Hoạt động của 3 nhánh cơ quan này có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan
trọng
đối với việc thực hiện chức năng của nhà nước.
- Lập pháp đối với việc thực hiện chức năng nhà nước: Cơ quan lập
pháp
thay mặt nhà nước thực hiện chức năng ban hành pháp luật, do đó ý nghĩa
của việc này vô cùng quan trọng bởi vì nhà nước muốn hoàn thành nhiệm
vụ quản lý trật tự xã hội thì phải dùng pháp luật. Mà việc ban hành pháp
luật được giao cho cơ quan lập pháp chứng tỏ vai trò, tầm quan trọng của
cơ quan này là điều kiện tiên quyết quyết định việc một nhà nước có hoàn
thành chức năng, nhiệm vụ của mình hay
không.
- Hành pháp đối với việc thực hiện chức năng nhà nước: Cơ quan này
giúp nhà nước quản lý xã hội trên mọi lĩnh lực, bằng nhiều phương thức –
hình thức quản lý khác nhau. Thông qua đó, nhà nước hoàn thành chức
năng quản lý xã hội, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm
quyền thông qua các hoạt động của cơ quan hành pháp trên tất cả mọi lĩnh
vực của đời sống.
- Tư pháp đối với việc thực hiện chức năng nhà nước: Nhà nước còn
có chức năng giáo dục, răn đe và loại bỏ các chủ thể vi phạm ra khỏi đời
sống xã hội. Mặt khác, nhà nước cònlà làm chức năng phân xử, trả lại
quyền lợi và côngbằng cho công dân, giúp công dân giải quyết các vấn đề
nảy sinh hàng ngày. Nhưng bản thân nhà nước không trực tiếp thực hiện
chức năng này mà trao quyền cho ngành tư pháp, ngành tư pháp thay mặt
nhà nước hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ nêu trên.
Dù dưới góc độ nào đi nữa, thì một nhà nước muốn hoàn thành chức
năng,
nhiệm vụ của mình thì phải thông qua ba cơ quan này. Do đó, ý nghĩa của
3 cơ quan này đối với vấn đề hoàn thành chức năng nhà nước là vô cùng
to lớn.
Câu 13:Phân tích mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và chức năng nhà
nước của nhà nước Việt Nam hiện nay.
Bộ máy nhà nước và chức năng nhà nước có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau.
 BMNN được thành lập và hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà
nước, do vậy quy mô, cơ cấu của BMNN cũng như cách thức tổ chức và
hoạt động của từng cơ quan nhà nước… chịu sự chi phối có tính chất quyết
định của chức năng nhà nước. Để thực hiện chức năng nhà nước, nhà nước
cần thành lập những cơ quan chuyên trách. Việc thành lập những cơ quan
cấu thành nên bộ máy nhà nước luôn cần có sự phù hợp với chức năng mà
nhà nước đã xác định từ trước. Mỗi cơ quan nhà nước sẽ thực hiện một số
hoạt động nhất định: cơ quan chuyên quản lý kinh tế, cơ quan xây dựng
pháp luật,… Vì vậy, nhà nước xác định chức năng của mình là gì thì sẽ
thành lập những cơ quan tương ứng để thực hiện những chức năng đó. Ví
dụ, nhà nước phong kiến có chức năng chủ yếu là trấn áp nên trong BMNN
các cơ quan như quân đội, binh lính,… sẽ được chú trọng phát triển hơn.
 Chức năng của nhà nước càng nhiều, càng đa dạng, phong phú thì BMNN
càng phức tạp, số lượng các cơ quan và nhân viên trong BMNN càng đông
hơn và cáchtổ chức, hoạt độngcủa BMNN càng phải khoa học, hợp lý hơn.
Xã hội ngày càng phát triển nên chức năng nhà nước cũng có sự thay đổi.
Ví dụ, chức năng của nhà nước Việt Nam hiện nay nhiều hơn, đa dạng và
phong phú hơn so với chức năng của các nhà nước phong kiến Việt Nam.
Do vậy, BMNN Việt Nam cũng thành lập nhiều cơ quan hơn, phát triển và
hoàn thiện hơn so với các nhà nước phong kiến trước đây.
 Vì được thành lập để thực hiện các chức năng nhà nước nên tổ chức bộ máy
nhà nước có ảnh hưởng to lớn tới hiệu quả của việc thực hiện chức năng
nhà nước. Nếu BMNN được tổ chức hợp lý, phù hợp với chức năng, hoạt
động có hiệu quả thì hiệu quả thực hiện các chức năng của nhà nước sẽ cao
và ngược lại, nếu tổ chức của BMNN kém hiệu quả thì hiệu quả thực hiện
chức năng nhà nước sẽ thấp. Một BMNN được tổ chức khoa học, hợp lý thì
sẽ đảm bảo thực hiện tốt chức năng của nhà nước đồng thời giảm bớt chi
tiêu cho ngân sách nhà nước.
Câu 14 : Phân tích khái niệm CQNN, phân biệt CQNN với bộ phận khác
của nhà nước?
Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nên nhà nước bao gồm số
lượng người nhất định, được tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân
danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.
Một số đặc điểm của cơ quan nhà nước
 Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nên nhà nước
+ Ta có thể hiểu CQNN là bộ phận quan trọng, then chốt mà thiếu nó thì
nhà nước khó có thể vận hành được.Nếu ví nhà nước như một cơ thể sống
thì mỗi cơ quan nhà nước chính là những bộ phận cơ bản cấu thành nên
cơ thể sống đó. CQNN gồm một số lượng người nhất định, có thể là một
người ( nguyên thủ quốc gia ở nhiều nước ) hoặc một nhóm người ( như
Quốc hội, Chính phủ).
 Cơ quan nhà nước được thành lập theo cách thức hay trình tự khác nhau
như thế tập, bầu cử, bầu nhiệm.Vd Chủ tịch nước do quốc hội bầu.
 Tổ chức và hoạt động của CQNN do pháp luật quy định
+ Trong Hiến pháp và bộ luật quy định rất cụ thể về vị trí, tính chất, vai
trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức và phương pháp
hoạt động của từng CQNN để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan.
Tránh tình trạng lạm quyền hay chồng chéo nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn
trong việc thực thi quyền lực nhà nước.
 Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ riêng do luật quy định.
+ Chức năng, nhiệm vụ là việc nhà nước được làm và phải làm, việc quy
định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của CQNN trong đó cơ quan cấp trên
không được can thiệp quá thô bạo tới chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
cấp dưới nhằm đảm bảo sự chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động
trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
 Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Cơ quan nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng nhà nước
nên các cơ quan này cần có quyền năng nhất định để thực hiện quyền lực
đó. Toàn bộ những nhiệm vụ và quyền hạn mà một cơ quan Nhà nước
được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan Nhà
nước .
+ CQNN có quyền ban hành những quyết định nhất đinh, có quyền yêu
cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh
những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành,
có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế các quy định đó, có thể sử dụng các biện pháp cần thiết trong đó có
cả các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
Phân biệt Cơ quan nhà nước Bộ phận khác của nhà nước
Định
nghĩa
Cơ quan nhà nước là bộ
phận cơ bản cấu thành nhà
nước, bao gồm số lượng
người nhất định, được tổ
chức và hoạt động theo quy
định của pháp luật, nhân
danh nhà nước thực hiện
QLNN.
Bộ phận khác của nhà nước là những
bộ phận tham mưu, giúp việc được
thành lập để hỗ trợ cho hoạt động
của CQNN.
Tính
QLNN
Cơ quan nhà nước được
trao QLNN để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình.
Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt
thì mới được thay mặt nhà nước để
thực hiện QLNN. VD: Trường Đại
học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp
công lập do Bộ Tư pháp thành lập và
trực thuộc Bộ Tư pháp. Trong một
số trường hợp, Trường Đại học Luật
có thể được nhà nước trao quyền để
thực hiện các biện pháp khẩn cấp
như khám người, phương tiện...
Cơ cấu,
tổ chức
Là bộ phận cấu thành nên
bộ máy nhà nước, có cơ
cấu, tổ chức do pháp luật
quy định. VD: Quốc hội -
Luật Tổ chức Quốc hội;
Toà án - Luật Tổ chức Toà
án nhân dân
Là bộ phận cấu thành nên CQNN, có
cơ cấu, tổ chức do CQNN quy định.
VD: Ban tư pháp xã, phường...
Chức
năng,
nhiệm
vụ,
quyền
hạn
Do pháp luật quy định chặt
chẽ. VD: UBND cấp tỉnh -
Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương...
Do CQNN quy định. VD: Văn
phòng Chính phủ có nhiệm vụ,
quyền hạn do Chính phủ quyết định.
Nguồn
lực tài
chính
Ngân sách nhà nước chi trả. Có thể do ngân sách nhà nước hoặc
tự bộ phận đó chi chi trả. VD:
Trường Đại học Ngoại thương tự chi
trả hoạt động của mình.
Câu 15: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.
1. Các yếu tố từ bên trong: hình thái kinh tế xã hội, sắc tộc, dân tộc, lịch sử
hình thành lãnh thổ, học thuyết chính trị pháp lý, tình hình đấu tranh giai cấp, và
cả biến động chính trị.
Thứ nhất, hình thái kinhtế xã hội mà nhà nước đang trải qua. Đây là yếu tố
quan trọng nhất quyết định đến hình thức nhà nước. Tương ứng với mỗi hình
thái kinh tế xã hội là một kiểu nhà nước riêng. Mỗi kiểu nhà nước lại có cách lựa
chọn hình thức nhà nước đặc thù. Nói cách khác, kiểu nhà nước ảnh hưởng đến
hình thức nhà nước. Ví dụ: Đối với quốc gia đang trải qua hình thái kinh tế xã
hội chiếm hữu nô lệ, sẽ có hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ hay còn gọi là
nhà nước chủ nô.
Thứ hai, các yếu tố liên quan đến sắc tộc, dân tộc (nhân chủng, ngữ hệ, văn
hoá, tôn giáo, chính trị, lịch sử...). Đây là yếu tố quyết định đến hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc của nhà nước. Đối với các quốc gia đa sắc tộc, đa
văn hóa, nếu các yếu tố thuộc về dân tộc, sắc tộc giữa các cộng đồng người càng
rõ nét, thì thông thường các quốc gia đó có hình thức chính thể là quân chủ để
thực hiện đoàn kết dân tộc (VD: Thái Lan, Campuchia…). Về hình thức cấu
trúc, các quốc gia này thường có cấu trúc liên bang để trao cho các cộng đồng
dân cư tính độc lập cao (Bỉ, Nga, Đức...).
Thứ ba, lịchsử hình thành các vùng lãnhthổ của đấtnước. Đây là yếu tố có
liên quan mật thiết đến yếu tố sắc tộc, dân tộc. Thông thường, biên giới của các
nhà nước hiện đại được hình thành từ sự sáp nhập hay chia tách lãnh tổ của các
quốc gia, vùng lãnh thổ xa xưa. Điều này giải thích cho sự đa dạng về sắc tộc,
dân tộc, văn hóa, tôn giáo… của các quốc gia trên thế giới. Khi các vùng lãnh
thổ này có được sự độc lập mạnh mẽ bằng nhiều cách khác nhau (như đấu tranh
đòi độc lập, góp công lao lớn trong việc hình thành lãnh thổ đất nước, quá trình
sáp nhập hay chia tách diễn ra không triệt để…), điều này đòi hỏi cấu trúc nhà
nước phải mang yếu tố liên bang. Ví dụ: 23 nước cộng hòa thành viên thuộc Nga
ngày nay là các vùng lãnh thổ do Đế quốc Nga trước đây chinh phục. Các nước
này một mặt vẫn lệ thuộc vào Đế quốc Nga, mặt khác vẫn giành được độc lập
nhất định nhờ khác biệt tương đối về bản sắc cùng sự đấu tranh đòiđộc lập
mạnh mẽ của cư dân bản địa. Nhờ vậy mà các nước này trở thành các chủ thể
liên bang bình đẳng thuộc Nga và tồn tại cho đến ngày nay. Trung Quốc là quốc
gia có cấu trúc đơn nhất. tuy nhiên, nước này lại tồn tại một số yếu tố liên bang
tại các khu tự trị Nội Mông, Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ, Choang Quảng Tây, Hồi
Ninh Hạ và Tây Tạng. Đây là các vùng lãnh thổ có lịch sử thần phục các triều
đại phong kiến Trung Hoa không liên tục, do đó, quá trình Hán hóa diễn ra đứt
đoạn và không mạnh mẽ, cho đến ngày nay vẫn có những khu vực không ổn
định về chính trị, có tư tưởng ly khai. Do đó, các vùng lãnh thổ này được hưởng
quy chế tự trị.
Thứ tư, học thuyết chính trị pháp lý mà nhà nước theo đuổi. Các nhà nước
phong kiến phương Đông thường lấy tư tưởng Nho giáo làm cơ sở, ở các nhà
nước này, hình thức chính thể là quân chủ chuyên chế, hình thức cấu trúc là đơn
nhất, chế độ chính trị phản dân chủ. Đốivới các nước lấy học thuyết của
Rousseau, Montesquieu, John Locke… làm hệ tư tưởng thì có hình thức chính
thể là cộng hòa dân chủ hoặc quân chủ hạn chế, hình thức cấu trúc cũng đa dạng
hơn, có thể là đơn nhất hoặc liên bang, ngày nay còncó dạng cấu trúc nhà nước
không cơ bản là nhà nước liên minh.
Thứ năm, tìnhhình đấu tranh giai cấp trong xã hội. Đây là yếu tố ảnh hưởng
chủ yếu tới chế độ chính trị của nhà nước. Ở các nhà nước có chế độ chính trị
phản dân chủ, đấu tranh giai cấp thường diễn ra gay gắt. Trước đây, ở nhà nước
chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, khi
đấu tranh giai cấp gay gắt, nhà nước dập tắt bằng cáchtăng cường đàn áp, hạn
chế dân chủ, chế độ chính trị có xu hướng chuyển sang chế độ chính trị phản dân
chủ, tuy nhiên, điều này cũng khiến cho nhà nước tiến nhanh đến chỗ sụp đổ.
Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống xã hội chủ nghĩa được
thiết lập, cổ vũ cho phong trào công nhân và phong trào hòa bình trên thế giới,
làm cho đấu tranh giai cấp tại các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa trở nên
gay gắt hơn. Nhiều nhà nước tư sản phải đốiphó bằng cách chuyển sang chế độ
chính trị dân chủ, gia tăng phúc lợi xã hội, từ đó làm dịu bớt đấu tranh giai cấp.
Thứ sáu, biến động chính trị. Đây là những tình huống làm thay đổiđột ngột
lực lượng lãnh đạo nhà nước, hình thức nhà nước, chức năng nhà nước, thậm chí
là bản chất nhà nước. Về hình thức nhà nước, biến động chính trị có thể làm
thay đổihình thức chính thể từ quân chủ sang cộng hòa và ngược lại, thay đổi
dạng chính thể, thay đổi cấu trúc nhà nước từ đơn nhất sang liên bang và ngược
lại, thay đổichế độ chính trị từ dân chủ sang phản dân chủ và ngược lại. Ví dụ:
Khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993 đã biến hình thức chính thể của Nga từ
cộng hòa nghị viện sang cộng hòa lưỡng tính và được duy trì đến ngày nay.
2. Các yếu tố từ bên ngoài
Thứ nhất, xu hướng của thế giới. Đây là yếu tố quyết định tới chế độ chính trị
là chủ yếu. Cùng với xu hướng mở rộng bản chất xã hội, thu hẹp bản chất giai
cấp của các nhà nước trên thế giới, chế độ chính trị cũng có xu hướng chuyển
dịch từ phản dân chủ sang dân chủ.
Thứ hai, tác động của quốc tế. Đây có thể là tác động do nhà nước tham gia
vào các thỏa thuận quốc tế hoặc do can thiệp đơn phương từ nước ngoài. Ví dụ:
Các hiệp định thương mại, các tổ chức xuyên quốc gia thường đi kèm với yêu
cầu đòihỏi các quốc gia thành viên phải đáp ứng các điều kiện về mở rộng dân
chủ tự do. Điều này có tác động thúc đẩy chuyển đổi sang chế độ chính trị dân
chủ.
Câu 16: Phân tích mối liên hệ giữa chế độ chính trị với hệ thống chính trị.
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp Nhà Nước sử dụng để tổ chức và
thực hiện quyền lực nhà nước. Chia thành hai dạng cơ bản là chế độ chính trị dân chủ
và chế độ chính trị phản dân chủ
 Dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân có quyền tham gia vào việc tổ
chức, hoạt động của cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước
 Phản dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân không có quyền tham gia
vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, không có quyền
bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị xã hội có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau cùng tham gia vào đời sống chính trị của đất nước cùng tham gia thực thi
quyền lực nhà nước
 Mối liên hệ: Chế độ chính trị ảnh hưởng tới tổ chức, hoạt động quyền lực
Nhà nước từ đó ảnh hưởng tới hệ thống chính trị mà nhà nước giữ vị trí
trung tâm trong hệ thống chính trị
+ Chế độ chính trị ảnh hưởng tới chức năng, nhiệm vụ của hệ
thống chính trị cho thấy việc nhà nước sử dụng những phương pháp nào
để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
+ Chế độ chính trị ảnh hưởng tới phương thức của hệ thống chính
trị

Câu 17:Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với pháp luật trong nhà nước pháp
quyền.
Định nghĩa:
NNPQ: Nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và
xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở 1 hệ thống pháp luật dân chủ, công
bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực
nhà nước nhằm bảo đảm quyền conngười, tự do cá nhân cũng như công bằng,
bình đẳng trong xã hội
Pháp luật: hệ thống quy tắc xử xự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định
hướng của nhà nước
 Yêu cầu đòi hỏi:
1. Pháp luật chứa đựng những giá trị thừa nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền côngdân: Để pháp luật được thượng tôn, nhân dân phải tự
giác thực hiện và tôn trọng pháp luật. Để làm được điều đó, những quyền
lợi cơ bản của công dân phải được pháp luật thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm,
đó là quyền conngười chính đáng và quyền công dân của họ. Khi nhà
nước thừa nhận những quyền đó trong pháp luật, nhà nước đang thể hiện
sự tôn trọng với người dân của mình. Khi nhận được sự tôn trọng, người
dân cũng sẽ có ý thức tôn trọng ngược lại đối với nhà nước, đốivới pháp
luật
2. Pháp luật đảm bảo tính dân chủ: Trước hết, pháp luật phải đảm bảo tính
dân chủ, nghĩa là nhân dân phải được tham gia quá trình xây dựng pháp
luật. người dân cần được tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật như
tiến hành góp ý cho dự thảo luật, tham gia vào việc quyết định ban hành
hoặc không ban hành một văn bản pháp luật. Việc làm như vậy sẽ tạo cho
người dân một suy nghĩ rằng pháp luật cũng là một sản phẩm của mình,
mình góp phần tạo ra pháp luật. Từ đó, bản thân mỗi người dân có ý thức
tôn trọng giá trị của chính mình làm ra và tự giác thực hiện pháp luật
3. Pháp luật mang tính công bằng: Tính công bằng được hiểu là mỗi người
được đối xử hợp lý trước pháp luật mà không phải ai cũng được đối xử
như nhau trước pháp luật.
4. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật rõ ràng, cô đọng, súc tích: Ngôn ngữ
trong văn bản pháp luật bộc lộ khả năng tư duy của nhà lập pháp. Ngôn
ngữ phải rõ ràng, một nghĩa, dễ hiểu, dễ áp dụng, ngắn gọn để mọi chủ thể
đều có thể hiểu và dễ dàng thực hiện theo thì pháp luật mới được biết tới
một cách rộng rãi, tạo tiền đề cho việc tôn trọng pháp luật nơi người dân.
5. Pháp luật phù hợp với đời sống, khả thi
Câu 18:Trình bày quan điểm của anh (chị) về nhận định: “Việcquá đề cao
pháp luậtcó thể dẫn đến tình trạng lạm dụngpháp luật”.
Theo từ điển tiếng Việt, đề cao là nêu nổi bật, làm cho được đánh giá cao hơn,
quá là đến mức độ cao hơn hẳn mức bình thường. Như vậy, quá đề cao pháp
luật là việc pháp luậtđược làm nổi bật, đánh giá vai trò đến mức độ cao hơn
hẳn mức bình thường. Tiếp theo, ta định nghĩa “lạm dụng pháp luật”. Lạm dụng
được hiểu là sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định. Như vậy,
lạm dụng phápluậtlà sử dụng phápluậtmột cách quá mức, vượt quá giới hạn.
Với định nghĩa như vậy, tác giả đồng tình với quan điểm đề bài. Việc các chủ
thể đề cao quá mức sự cần thiết cũng như vị trí của pháp luật trong khi tham gia
QHXH có thể khiến cho các chủ thể có xu hướng sử dụng pháp luật một cách
bừa bãi, cứng nhắc và không hợp lý. Một số biểu hiện thực tế như sau:
1. Với những chủ thể không nắm trong tay QLNN để quản lý nhà nước, nếu
có xu hướng quá đề cao pháp luật, họ thường đem pháp luật vào hầu hết
các quan hệ mà họ tham gia mà không để tâm đến việc nên sử dụng quy
phạm xã hội nào . Ví dụ: Với quan hệ tình cảm nam - nữ bình thường, pháp
luật không có khả năng điều chỉnh tốt bằng đạo đức cũng như tập quán.
Nếu một người lúc nào cũng đem pháp luật ra để giải quyết các vấn đề phát
sinh khi yêu đương bình thường, lúc này quan hệ tình cảm giữa hai người
sẽ cứng nhắc, làm mất đi vẻ đẹp của quan hệ tình cảm tự nhiên của con
người;
2. Một biểu hiện khác của việc quá coi trọng pháp luật là đối với chủ thể có
thẩm quyền trong quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Một chủ thể
quá đề cao pháp luật, lúc nào cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của
pháp luật sẽ dẫn tới tình trạng ADPL khuôn mẫu, không có tính sáng tạo,
gây phiền hà cho người dân. Ví dụ: Trong một thủ tục hành chính, là một
người biết đề cao đúng mực vai trò của pháp luật trong mối quan hệ hành
chính này, chủ thể có thẩm quyền sẽ vận dụng một cách linh hoạt, thủ tục
nào rút gọn được thì sẽ cố gắng rút gọn để tạo thuận tiện cho người dân.
Mặt khác, nếu thủ tục được tiến hành bởi một chủ thể quá đề cao vai trò
của pháp luật, họ sẽ nói một câu quen thuộc: “Cứ theo quy định mà làm.”
Nghĩa là có bước nào thì phải làm bước đó, làm đúng y những gì pháp luật
quy định mà không có ý thức rút gọn thủ tục hành chính khi có thể. Tuy
đây chỉ là một biểu hiện giả tạo của việc quá đề cao pháp luật, nghĩa là việc
quá đề cao pháp luật của những chủ thể này không xuất phát từ ý thức đề
cao pháp luật thực sự mà chỉ nhằm hạch sách, vòi vĩnh, gây khó dễ cho
nhân dân nhưng các biểu hiện này thậm chí cònảnh hưởng tiêu cực tới hình
ảnh của nhà nước và gây bức xúc trong nhân dân.
Có thể thấy, nguyên nhân của việc một số chủ thể quá đề cao pháp luật và dẫn tới
việc lạm dụng pháp luật trước hết bắt nguồn từ việc giáo dục chưa thực sự tốt.
Trước khi thành niên, trẻ em được giáo dục ở gia đình và nhà trường. Hai nhân tố
này có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức đạo đức và bước đầu ý
thức pháp luật cho trẻ em. Nếu giáo dục quá hà khắc, khuôn khổ, trẻ em sẽ có xu
hướng sợ rồi làm theo mà không hiểu ý nghĩa của hành vi đó. Lớn lên, theo một
thói quen, trẻ có xu hướng tương tự với những quan hệ mà mình tham gia. Phần
nào đó, đứa trẻ mặc nhiên coinhững quy tắc xử sự đó là cực kỳ quan trọng nhưng
vì không hiểu được ý nghĩa nên chúng đem đi sử dụng một cách bừa bãi, không
hợp lý. Mặt khác, nếu giáo dục một cách hợp lý, khi tự mình tham gia vào các
QHXH, trẻ sẽ hiểu được vai trò của các quy phạm tới đâu, không quá đề cao vai
trò của pháp luật trong mọi quan hệ mà biết cân nhắc, suy xét để vận dụng quy
phạm xã hội một cách hợp lý. Như vậy, để hạn chế tình trạng đề cao quá mức
pháp luật dẫn tới việc lạm dụng pháp luật, ta có một số giải pháp sau:
1. Gia đình, nhà nước làm tốt nhiệm vụ của mình trong giáo dục đạo đức,nhận
thức về hành xử đúng mức cho trẻ em. Bởi vì, khi trẻ hiểu được lý do cho một
cách hành xử, trẻ sẽ biết khi nào nên hành xử như vậy, khi nào không nên;
2. Giáo dục ý thức pháp luật ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường để trẻ hiểu
được tầm quan trọng của việc hành xử theo pháp luật, hiểu đúng đắn giá trị của
pháp luật cũng như ý nghĩa của các quy phạm xã hội khác; từ đó, trẻ nhận biết
được những tình huống nên sử dụng pháp luật, những tình huống nào không nên
dùng;
3.Mỗi cá nhân cần tíchcực trau dồi kiến thức, tiếp thu những tư tưởng tiến
bộ,đúngđắn về pháp luật để nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luật trong đời
sống.
Câu19:Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với bộ máy nhà nước trong nhà
nước pháp quyền.
 Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật
trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một
hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân
dân, phân côngvà kiểm soátQLNN nhằm đảm bảo quyền conngười, tự do
cá nhân, công bằng, bình đẳng trong xã hội.
 Để trở thành một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa, để phát huy những giá
trị của nhà nước pháp quyền, bộ máy nhà nước đóng một vai trò cực kỳ
quan trọng. Bộ máy nhà nước trong nhà nước pháp quyền phải đáp ứng
được những yêu cầu, đòi hỏi sau:
 Có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp: Nhà nước pháp quyền hoàn toàn khác với nhà
nước chuyên quyền, độc tài, chuyên chế là QLNN không tập trung
trong tay một hoặc một số cá nhân mà được phân công cho nhiều
CQNN khác nhau cùng thực hiện. Mỗi CQNN có chức năng, thẩm
quyền riêng do pháp luật quy định, thường là nghị viện (quốc hội),
chính phủ và tòa án. Hiến pháp trao cho mỗi cơ quan một phạm vi
thẩm quyền cụ thổ và quy định quan hệ tương hồ cũng như cơ chế
kiềm chế, kiểm soát, thậm chí cả sự đối trọng giữa các CQNN. Mỗi
CQNN có thể độc lập, chuyên môn hóa trong hoạt động của mình,
đồng thời phối hợp hoạt động với các cơ quan khác để tạo nên sự
thống nhất trong hoạt động của nhà nước. Ngoài ra, mỗi CQNN có
thể kiềm chế, ngăn cản cơ quan khác, ngăn ngừa tình trạng lạm
quyền, chuyên quyền độc đoán, sựthiếu trách nhiệm của cơ quan có,
bảo vệ quyền con người, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước.
 Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có khả năng vận dụng pháp luật
đúng đắn, linh hoạt: Khả năng ADPL đúng đắn, linh hoạt của các
chủ thể có thẩm quyền là một trong những yêu cầu của bộ máy nhà
nước trong nhà nước pháp quyền. Vì một trong giá trị của nhà nước
pháp quyền là đảm bảo quyền con người, quyền công dân nên nếu
các CQNN có khả năng ADPL một cách đúng đắn, phù hợp và linh
hoạt thì những lợi íchcủa chủ thể trong các QHXH sẽ được đảm bảo
và tối ưu.
 Mỗi bộ phận của bộ máy nhà nước cần có khả năng góp ý, xây dựng
một hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, phù hợp, khả thi: Trong quá
trình ADPL, các CQNN cần có ý thức phát hiện ra những điểm thiếu
sót của pháp luật, từ đó có những góp ý, bổ sung để hoàn thiện hệ
thống pháp luật. Nếu chỉ dựa vào mỗi vai trò của cơ quan lập pháp
thì rất khó cho ra đời được một hệ thống pháp luật đáp ứng các điều
kiện của nhà nước pháp quyền. Vì vậy, cần có sợ phối hợp giữa các
CQNN khác trong việc thảo luận chính sách, góp ý hoàn thiện để
giúp pháp luật của nhà nước nhà một tiến bộ, dân chủ và đáp ứng
được yêu cầu của một xã hội thượng tôn pháp luật.
Câu 20:Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với đạo
đức.
Trong cuộc sống, luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa các công cụ vì quan điểm,
góc nhìn của các chủ thể tạo ra công cụ khác nhau là khác nhau. Giải pháp để
giải quyết mâu thuẫn thực tế là để hạn chế mâu thuẫn, chứ không thể giải quyết
triệt để hoàn toàn mâu thuẫn.Bởi mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, nếu
triệt tiêu những mâu thuẫn thì tất cả các công cụ điều chỉnh đều không có cơ hội
hoàn thiện hơn.
Cụ thể đi vào giải quyết mâu thuẫn giữa pháp luật và đạo đức,đâylà vấn đề
được đặt ra từ rất lâu. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này là rất khó khăn bởi
pháp luật có những nguyên tắc riêng, nếu coipháp luật đại diện cho lý trí thì đạo
đức đại diện cho tình cảm giữa người với người. Trong một mối quan hệ tình
cảm, việc đem quá nhiều lý trí vào sẽ là không đúng; cũng tương tự, trong mối
quan hệ làm ăn, buôn bán, kinh doanh, việc đem tình cảm cá nhân vào cũng sẽ
không hợp lý. Thực tế, hai phạm trù này luôn có những mâu thuẫn với
nhau. Một số giải pháp có thể kể đến như sau:
1.Khi pháp luật đang mâu thuẫn với đạo đức,việc lựa chọn công cụ nào hay
thiên về sử dụng công cụ nào hơn thì phụ thuộc vào quan điểm, góc nhìn của
chủ thể sử dụng công cụ để điều chỉnh quan hệ xã hội. Nhưng trước khi đưa ra
lựa chọn phải cân nhắc đến hậu quả sẽ gặp phải khi bỏ qua công cụ còn lại
2.Nhận thức đúng vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong điều chỉnh
QHXH:
Đây là vấn đề cần được lưu tâm hàng đầu bởi có hiểu được đúng đắn vị trí, vai
trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã hội ta mới có
cách kết hợp chúng và giảm tối đa sự mâu thuẫn giữa chúng. Ta cần nhận thức
đúng đắn trong một quan hệ cụ thể, dùng pháp luật hay dùng đạo đức để điều
chỉnh sẽ phù hợp và hiệu quả hơn. Ví dụ: Không nên dùng PL để điều chỉnh
quan hệ tình yêu đôilứa hay tình cảm vợ chồng;
3.Sửdụng hợp lý pháp luật và đạo đức, không để pháp luật điều chỉnh vượt giới
hạn tới những quan hệ mà đạo đức điều chỉnh tốt:
Có thể thấy, một số quy định pháp luật của nước ta hiện nay đang đi quá giới
hạn hiệu quả điều chỉnh của mình. Pháp luật không nên can thiệp vào những mối
quan hệ mang tính cảm xúc, tình cảm của con người bởi khi được điều chỉnh
bằng đạo đức, quan hệ đó sẽ đi đúng hướng hơn. Ví dụ: Tình cảm, sự tôn trọng,
yêu thương dành cho một ai đó không thể do cưỡng ép mà có, nó phải xuất phát
từ sâu thẳm trong tiềm thức của conngười. Nếu đem quy định những vấn đề này
vào pháp luật sẽ gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Ví dụ: Khoản 1 Điều
19 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định như sau: “Vợ chồng có nghĩa vụ
thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng
nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.” Rõ ràng, những nghĩa vụ
mà Luật đưa ra để các chủ thể tuân theo khá vô lý vì những nghĩa vụ đó xuất
phát từ tình cảm, nếu cưỡng ép thực hiện thì lúc này, pháp luật đang không bảo
đảm, bảo vệ quyền tự do của conngười. Như vậy, nhà nước cần xem xét để sử
dụng pháp luật và đạo đức một cách hợp lý, để tránh tình trạng “lấn sân” không
cần thiết của pháp luật với đạo đức;
4.Loại bỏ triệt để những quy phạm đạo đức đã lỗi thời, lạc hậu:
Những quan niệm đạo đức cổ hủ, lạc hậu có thể là nguyên nhân dẫn tới việc
pháp luật có mâu thuẫn với đạo đức. Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 17
Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh
dân số, các cặp vợ chồng có nghĩa vụ “Thực hiện quy mô gia đình ít con - có
một hoặc hai con…” Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Tuy nhiên, ở những vùng sâu, vùng xa, quan niệm “đẻ nhiều
con là có phúc” vẫn còn tồn tại. Vì vậy, nhà nước cần giáo dục, tuyên truyền để
bài trừ những quan điểm đạo đức đã lỗi thời, để phần nào giải quyết mâu thuẫn
giữa pháp luật và đạo đức;
5.Tiếp thu kinh nghiệm xử lý mâu thuẫn, kết hợp điều chỉnh giữa pháp luật với
đạo đức từ lịch sử dân tộc cũng như các nước trên thế giới:
Ý tưởng này đã có từ thời Lê sơ. Tuy nhiên, thời điểm đó, các nhà tư tưởng cho
rằng việc kết hợp giữa pháp luật và đạo đức dựa trên nguyên tắc “đức chủ, pháp
bổ”. Quan điểm này không còn phù hợp trong hoàn cảnh nước ta đang hướng tới
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên quan điểm kia cần được
thay bằng “pháp chủ, đức bổ” - nghĩa là dùng pháp luật làm công cụ điều chỉnh
chính, bên cạnh có đạo đức hỗ trợ thêm. Ngoài ra, việc tiếp thu những cách làm
của các quốc gia khác cũng cần được chú trọng. Tuy nhiên cần lưu tâm rằng mỗi
quốc gia có những đặc điểm về pháp luật và đạo đức khác nhau nên không được
“bê nguyên” cáchthức xử lý của các quốc gia khác vào nước ta;
6.Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dựa trên những chuẩn mực đạo đức
xã hội:
Hiện nay, nước ta tồn tại nhiều hệ thống đạo đức khác nhau như đạo đức của
giai cấp, đạo đức của tầng lớp… Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật cần dựa trên những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, đảm bảo sự
ủng hộ của đại đa số người dân. Lúc này, pháp luật vừa tận dụng được điểm
mạnh của đạo đức, biến điểm mạnh đó thành của mình. Mặt khác, pháp luật còn
hỗ trợ bảo tồn, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp thông qua việc ghi nhận
của mình;
7.Nghiên cứu để ban hành chế tài một cáchphù hợp với những VPPL:
Việc ban hành một chế tài phù hợp là điều hết sức cần thiết bởi nhìn vào chế tài,
ta biết được mức độ nghiêm trọng của những VPPL - chế tài tương xứng với
mức độ vi phạm. Tuy nhiên, những biện pháp giáo dục, thuyết phục cần được
đặt lên hàng ưu tiên bởi tính nhân văn và phù hợp với những giá trị đạo đức tốt
đẹp của nó. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, quân đội nhân dân của ta cũng
hành xử một cách rất tử tế, dùng biện pháp thuyết phục với những tù binh chiến
tranh để họ trở thành những người bạn của chúng ta và cách thức đó đã rất thành
công. Tóm lại, suy cho cùng, cách giải quyết mâu thuẫn giữa pháp luật với đạo
đức tốt nhất chính là giáo dục. Giáo dục tốt ý thức đạo đức cũng như pháp luật
sẽ là cơ sở để mâu thuẫn giữa pháp luật với đạo đức được giảm xuống mức tối
thiểu.
Câu21:Phân tíchbiệnpháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với tập
quán.
Tập quán: là những quy tắc xử sự chung hình thành từ những thói quen xử
sự có tính chất lặp đi lặp lại hàng ngày trong một cộng đồng dân cư nào đó và
được barp đảm thực hiện bằng thói quen, niềm tin nội tâm của mỗi cá nhân cũng
như dư luận xã hội. Ví dụ: tình trạng tảo hôn. –
Pháp luật: hệ thống các quy tắc xử sự chung ….
1. Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của pháp luật và tập quán: Nhận thức đúng
đắn tầm quan trọng, vị trí cũng như vai trò của pháp luật và tập quán giúp việc
cân nhắc điều chỉnh QHXH bằng pháp luật hay tập quán hợp lý. Ví dụ: Không
nên can thiệp pháp luật vào quan hệ mua bán hàng hoá theo tập quán ở một địa
phương nếu tập quán đó là tập quán tốt đẹp, không lỗi thời cũng như phù hợp với
hoàn cảnh của địa phương đó.
2. Kếthợp pháp luậtvà tập quántrong điều chỉnhQHXH:Việc kết hợp điều chỉnh
giữa pháp luật và tập quán là một trong những phương pháp giảm tối đa những
mâu thuẫn giữa hai công cụ điều chỉnh này. Trong quá trình ADPL, các chủ thể
có thẩm quyền cần cân nhắc đến việc dùng pháp luật hay tập quán để giải quyết
những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, muốn kết hợp được
thì chủ thể có thẩm quyền ADPL cần đạt trình độ về tư duy và nhận thức nhất
định để có thể vận dụng linh hoạt pháp luật và kết hợp PL với tập quán;
3. Xoá bỏ những tập quánlạchậu:Những tập quán lạc hậu có thể là cơ sở dẫn tới
những mâu thuẫn giữa pháp luật và tập quán, vì vậy, nhà nước cần có biện pháp
để xoá bỏ những tập quán lạc hậu, đồng thời phát huy những giá trị tập quán tốt
đẹp;
4. Xem xét để đưa những tập quán có giá trị tốt đẹp, phù hợp với hoàn cảnh đất
nước thành phápluật:Việc thừa nhận tập quán thành pháp luật không phải là mới
mẻ ở nước ta. Ví dụ: Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Cánhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc củachađẻ, mẹ đẻ. Trường
hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định
theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp
không có thỏa thuận thì dân tộc của conđược xác định theo tập quán; trường hợp
tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc
ít người hơn.” Khi nâng các tập quán thành pháp luật, nhà nước có thể bảo tồn và
phát huy những giá trị tốt đẹp của tập quán và huy đồng thời dung hoà được mối
quan hệ giữa hai công cụ này.
Câu 22:Vì sao pháp luật không phải là công cụ duy nhất để điều chỉnh quan
hệ xã hội?
Mặc dù sở hữu những ưu điểm vượt trội so với các công cụkhác, pháp luật không
trở thành công cụ duy nhất để điều chỉnh các QHXH vì cả lý do khách quan lẫn
chủ quan.
1. Chủ quan
Trong hệ thống công cụ điều chỉnh QHXH, mỗi công cụ có vị trí, vai trò khác
nhau tùy thuộc vào từng thời kỳ cũng như điều kiện kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã
hội, địa lý, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng,... của mỗi quốc gia. Trong lịch sử, ở
một số quốc gia trên thế giới, có thời kỳ, các chuẩn mực đạo đức hay các tín điều
tôn giáo nổi lên vị trí hàng đầu trong các công cụ điều chỉnh và được coi trọng
hơn pháp luật. VD: Ở Trung Quốc trong suốt hàng nghìn năm, đạo đức được coi
trọng hơn pháp luật. Các triều đại phong kiến Trung Quốc, từ nhà Hán đến nhà
Thanh, nhân trị luôn thắng pháp trị, đạo đức luôn là công cụ chủ đạo để xác lập
và giữ gìn kỷ cương, trật tự xã hội. Chủ trương Đức trị trở thành đường lối chính
trị chủ yếu của các nhà nước phong kiến Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỷ
lý do là vì Trong những thời kỳ này, tư tưởng Nho giáo đang đặc biệt phổ biến
đồng thời số lượng lớn dân chúng không biết chữ, trình độ thấp. Hay ở các quốc
gia Hồi giáo, hệ thống tín điều của đạo Hồi có vai trò đặc biệt quan trọng trong
đờisống xã hội, được coilà chân lý, được lấy làm chuẩn mực cho conngười. Luật
Hồi giáo điều chỉnh từ những mối quan hệ trong gia đìnhđến những mối quan hệ
với láng giềng, với cộng đồng, nói chung là tất cả các mối QHXH trong đời sống
kinh tế , chính trị của quốc gia. Do đó, pháp luật trở thành công cụ thứ cấp bên
cạnh tôn giáo, để cụ thể hóa luật Hồi giáo hoặc điều chỉnh những QHXH mà luật
Hồi giáo bỏ trống. Từnhững ví dụ trên, có thể thấy mặc dù pháp luật tồn tại nhiều
ưu điểm vượt trội nhưng việc lựa chọn loại công cụ để điều chỉnh QHXH nhất
định có phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ thể quản lý xã hội. Chủ thể quản lý xã
hội sẽchọn áp dụng loại côngcụ phù hợp nhất tùy vào mục đíchquảnlý cũng như
điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia khác nhau.
2. Khách quan
Các QHXH rất phong phú, đa dạng, phức tạp, bởi vậy, để điều chỉnh chúng một
cách có hiệu quả, cần phải có nhiều công cụ khác nhau chứ không thể áp dụng
duy nhất pháp luật được. Pháp luật không thể và cũng không cần thiết phải điều
chỉnh tất cảcác QHXH, đặc biệt những quan hệ được thiết lập trên cơ sở tình cảm
của conngười. Thứ nhất, việc ADPL để điều chỉnh những loại quan hệ này là đặc
biệt khó khăn bởi phải tác động đến ý thức, tình cảm của các chủ thể - những cái
không được biểu hiện ra bên ngoài hoặc biểu hiện không rõ ràng và không thể
định lượng được. Thứ hai, việc ADPL cũng rất tốn kém khi phải thực hiện hoạt
động xây dựng pháp luật, thi hành và kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật.
Hơn nữa, những QHXH này không làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội hoặc ảnh
hưởng không đáng kể nên không cần sử dụng công cụ pháp luật. Mặt khác, pháp
luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, tuy nhiên,
không phải khi nào các biện pháp cưỡng chế này cũng đem lại hiệu quả như mong
muốn. Đối với những chủ thể trong những “điều kiện” không còn gì để mất thì
cưỡng chế chưa hẳn có ý nghĩa đối với họ, kể cả những biện pháp nghiêm khắc
nhất. Hay hiện nay lực lượng chức năng chưa thể đảm bảo giám sát hành vi của
mọi chủ thể trong xã hội để ADPL điều chỉnh được nên dẫn đến việc bỏ sót nhiều
hành vi trái pháp luật diễn ra trên thực tế, ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Ngược lại,
sự tác động của dư luận xã hội (biện pháp bảo đảm của các thể chế phi quan
phương - đạo đức, phong tục, tập quán,...) nhiều khi có tác dụng tốt hơn. VD:
Trong đợt dịch vừa qua, mặc dù có quy định bắt buộc đeo khẩu trang và giữ
khoảng cách xã hội, nhưng nếu người dân không có đủ ý thức, trách nhiệm, nhắc
nhở lẫn nhau thì việc thực hiện là đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, niêm tin, đặc biệt
là niềm tin tôn giáo là nhân tố sức mạnh to lớn thúc đẩy conngười thực hiện hành
vi một cách triệt để, tận cùng.
Câu 23:Tại sao cầnphải kết hợp giữa pháp luật với các công cụ khác trong
điều chỉnh quan hệ xã hội?
- Điều chỉnh quan hệ xã hội là công việc phức tạp, cần một hệ thống
những cách xử sự khác nhau tham gia kết hợp điều chỉnh. Pháp luật mặc dù là
công cụ hữu hiệu nhất nhưng không phải công cụ vạn năng để có thể điều chỉnh
tất cả các quan hệ xã hội. Hơn thế, pháp luật hình thành do con đường nhà nước
nên nó thể hiện ý chí của nhà nước, ý chí của giai cấp cầm quyền và ý chí của
người làm luật nên pháp luật cũng có phần nào mang tính chủ quan. Song cùng
với đó pháp luật là những gì được nhà nước công nhận và đảm bảo thực hiện
bằng nhiều biện pháp nên vẫn mang tính hà khắc, cứng nhắc, không mềm dẻo.
- Trong khi đó, những công cụ điều chỉnh quan hệ khác như đạo đức, tập
quán lại có thể điều chỉnh một số quan hệ xã hội một cách có tình và lại đạt lý
hơn. Ví dụ như xung đột anh em trong nhà không nhất thiết cứ phải kiện tụng,
kéo nhau ra tòa để xử lí những công việc cũng được nhắc đến trong pháp luật
như phân chia tài sản, anh em hòa thuận có thể cùng nhau bàn bạc, giải quyết
nội bộ mà không cần đến tòa án. pháp luật là công cụ hiệu quả những nên là
công cụ cuối cùng để giải quyết các mâu thuẫn quan hệ xã hội
Câu 24: Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của pháp
luật. Trình bày ý nghĩa của vấn đề này trong xây dựng, tổ chức thực hiện và
bảo vệ pháp luật ở nước ta hiện nay.
Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt đối lập của một hiện tượng - pháp luật.
Chúng vừa mâu thuẫn, đấu tranh với nhau nhưng cũng thống nhất với nhau.
1. Tính xã hội:(i) Pháp luật là quy tắc xử sự hình thành từ đời sống, quy luật của
xã hội, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân; (ii) Pháp luật là quy tắc xử sự để
thay đổi, cải thiện mối quan hệ giữa người với người, từ đó đảm bảo, duytrì, củng
cố trật tự xã hội; (iii) Pháp luật là sựghi nhận những cáchứng xử mang tính khách
quan;
2. Tính giai cấp thể hiện ở việc pháp luật là công cụ để thể hiện và áp đặt ý chí
của chủ thể cầm quyền, giai cấp thống trị lên các chủ thể khác trong xã hội. Có
thể thấy, tính xã hội thể hiện sự đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội thông
qua các quy định thừa nhận thực tiễn khách quan, đảm bảo quyền lợi cho phần
đông người dân; trong khi tính giai cấp lại thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền.
Hai thuộc tính này mâu thuẫn với nhau nhưng không thể tách rời nhau. Nhà nước
nắm trong tay quyền lực để quản lý nhà nước, đó không chỉ là khả năng mà còn
là điều nhà nước phải làm. Mục đích của giai cấp thống trị khi lên cầm quyền là
để có được quyền lực, để dùng quyền lực đó áp đặt lên các chủ thể khác và để đạt
được những lợi ích nhất định. Như vậy, nếu pháp luật do chính họ ban hành chỉ
đảm bảo hay đem lại lợi ích cho bộ phần còn lại của xã hội mà không phải giai
cấp cầm quyền thì họ còn mong muốn “đứng trên xã hội để quản lý xã hội” nữa
hay không? Mặt khác, nếu pháp luật bộc lộ quá mạnh mẽ ý chí của giai cấp thống
trị, lợi ích của phần còn lại của xã hội không được đảm bảo, liệu nhà nước của
giai cấp thống trị có thể tồn tại được không? Hiện thực lịch sử đã chứng minh đó
là điều không thể. Khi pháp luật quá bất công, chỉ mang tính giai cấp, đảm bảo
quyền lợi của giai cấp thống trị, người dân sẽ bất bình và đứng dậy đấu tranh đòi
quyền lợi. Khi người dân đã chống đối nhà nước, dù nhà nước có dập tắt được
cuộc đấu tranh này thì cuộc đấu tranh khác sẽ nổi lên. Đến khi nhà nước của giai
cấp thống trị hoàn toàn sụp đổ, một nhà nước của giai cấp khác lên thay thế đảm
bảo quyền lợi cho người dân thì họ mới dừng lại. Như vậy, hai thuộc tính này đối
lập nhau nhưng không thể tách rời nhau. Mức độ biểu hiện của chúng trong pháp
luật phụ thuộc và bản chất nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị và một số yếu tố
khác. Tuy nhiên, xu hướng của pháp luật hiện đại là giảm nhẹ hơn tính giai cấp,
gia tăng tính xã hội.
Ý nghĩa của sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của pháp luật trong
xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật:
1. Giúp việc ban hành quy định pháp luậtphù hợp: Trên cơ sở hiểu đúng đắn về
sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp sẽ giúp việc ban hành quy định
pháp luật đảm bảo sự cân bằng cần thiết giữa tính xã hội và tính giai cấp. Trong
giai đoạn hiện nay, khi xây dựng pháp luật dân chủ, bảo đảm quyền và lợi íchcho
đại bộ phận người dân đang là xu hướng thì việc nắm chắc sự thống nhất giúp
những quy định đảm bảo quyền lợi cho đại đa số người dân nhưng cũng không
quên đảm bảo quyền lợi cho giai cấp cầm quyền;
2. Giúp việc tổ chức thực hiện pháp luậtmộtcách linh hoạt:việc tổ chức thực hiện
và ADPL chính là côngtác đưa pháp luật vào đờisống. Trong quá trình thực hiện
pháp luật, việc hiểu sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội giúp các chủ
thể vận dụng pháp luật một cách phù hợp. Ví dụ: Con cái của công nhân trong
những khu công nghiệp có thể được nhà nước hỗ trợ đến trường học nếu không
có điều kiện...;
3. Trong quá trình bảo vệ pháp luật: Nhận thức đúng đắn sự thống nhất sẽ giúp
chống lại những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch về pháp luật của
nhà nước nhằm chống phá nhà nước, chống phá cách mạng. Mặt khác, việc hiểu
đúng đắn còn giúp quá trình xét xử tại các toà án đảm bảo tính công bằng, đem
lại công lý cho các chủ thể.

More Related Content

Similar to 11

De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuonglinhvan021088
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongDaochi Vu
 
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptxMinhHi89
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNVinh Phêrô
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướccuongnd11
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) nataliej4
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docNgThanh85
 
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxChương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxVnTrungL4
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...phamhieu56
 
Nhanuocvietnam
NhanuocvietnamNhanuocvietnam
NhanuocvietnamTinh Hoa
 
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docxNhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docxPhương Đinh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...phamhieu56
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nayQuyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nayNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...hieu anh
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTBùi Quang Xuân
 

Similar to 11 (20)

De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
 
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCN
 
On tap nnpl
On tap nnplOn tap nnpl
On tap nnpl
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
 
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxChương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
 
Nhanuocvietnam
NhanuocvietnamNhanuocvietnam
Nhanuocvietnam
 
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docxNhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
 
Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nayQuyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...  Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
Tiểu luận Quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát quyển lực nhà nước ở Việt ...
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 

Recently uploaded

Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfOrient Homes
 
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfCatalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfOrient Homes
 
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfcatalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfOrient Homes
 
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfCatalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfOrient Homes
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfOrient Homes
 
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Uy Hoàng
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfOrient Homes
 
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdfCatalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdfOrient Homes
 
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanhDuyL117995
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfOrient Homes
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfOrient Homes
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfOrient Homes
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoUy Hoàng
 
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfCatalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfOrient Homes
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfOrient Homes
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfOrient Homes
 
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfCatalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfOrient Homes
 
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdfCatalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdfOrient Homes
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfOrient Homes
 
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docxBlue Ribbon Secondhand
 

Recently uploaded (20)

Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
 
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfCatalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
 
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfcatalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
 
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfCatalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
 
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
 
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdfCatalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
Catalog Đen led Kingled - Kingeco 2024.pdf
 
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
 
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfCatalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
 
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfCatalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
 
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdfCatalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
 
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
 

11

  • 1. 1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ biểu hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay. Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt bao gồm một lớp người được tách ra khỏi hoạt động sản xuất, chỉ để chuyên thực thi quyền lực nhằm tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi íchchung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền. ( ví dụ: lực lượng công an, quân đội, cơ quan hành chính.....) Đặc trưng nhà nước:  Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội.  Nhà nước là một trong các tổ chức của xã hội nhưng có quyền quản lí xã hội. Để quản lí xã hội, Nhà nước phải có quyền lực. Quyền lực Nhà nước là khả năng và sức mạnh của Nhà nước có thể bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí của Nhà nước.  Quyền lực Nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội.  Quyền lực Nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa Nhà nước và các thành viên cũng như các cơ quan của nó.  Quyền lực Nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức, cá nhân, mọi khu vực lãnh thổ và các lĩnh vực cơ bản của đời sống.  Để tham gia quản lí xã hội, Nhà nước có 1 lớp người tách ra khỏi lao động sản xuất để chuyen thực thi qyền lực Nhà nước, họ tham gia vào bộ máy Nhà nước để hình thành nên một hệ thống cơ quan tự trung ương đến địa phương.  Nhà nước thực hiện việc quản lí dân cư theo lãnh thổ. Người dân không phân biệt giai cấp, huyết thống, dân tộc, giới tính,… sinh sống trên một diện tích lãnh thổ nhất định thì phải chịu sự quản lý của một nhà nước nhất định và do vậy người dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước ở lãnh thổ mình cư trú. Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.  Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc gia trong quan hệ đốinội và quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong quan hệ đối ngoại.  Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lí xã hội.
  • 2. Nhà nước ban hành pháp luật thông qua việc ban hành hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đốivới các cá nhân và tổ chức có liên quan trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình; Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp như tuyên truyển, phổ biến giáo dục, thuyết phục, vận động, động viên khen thưởng hay áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Vì vậy, pháp luật được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi; Nhà nước sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đíchcủa nhà nước – pháp luật là một trong những công cụ quản lý xã hội hiệu quả nhất của nhà nước.  Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế. Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật; Nhà nước hoạt động được bởi nguồn thuế - nguồn của cải vật chất quan trọng phục vụ phát triển các mặt của đời sống xã hội. 2. Phân biệt nhà nước và xã hội, phân tích tính chất đại diện xã hội của nhà nước.  PHÂN BIỆT NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI: * Định nghĩa: - Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt bao gồm một lớp người được tách ra khỏi hoạt động sản xuất, chỉ để chuyên thực thi quyền lực nhằm tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền. - Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối. * Nguồn gốc: - Nhà nước xuất hiện do nguyên nhân kinh tế (chuyển từ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất sang tư hữu về tư liệu sản xuất) và nguyên nhân xã hội (do nhu cầu của xã hội khi xã hội phát triển đến một giai đoạnnhất định: sự xuất hiện cúa giai cấp và mức độ mâu thuẫn đến mức không thể điều hòa được) - Xã hội xuất hiện khi loài người bắt đầu có nhận thức về quyền lợi và nhu cầu của bản thân. Khi đó sinh ra các thị tộc, bộ lạc. Con người sống theo bầy đàn như một xã hội để giúp đỡ nhau và tự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân như ăn uống, được bảo vệ,... * Cơ cấu: - Nhà nước được cấu thành từ một lớp người được tách ra từ xã hội chuyên thực thi quyền lực nhằm đem lại lợi ích cho xã hội và lực lượng cầm quyền trong xã hội. - Xã hội gồm một cộng đồng người có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với nhau.
  • 3.  TÍNH CHẤT ĐẠI DIỆN XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC: Nhà nước được nhân dân trao quyền để tổ chức và quản lí xã hội. Nhà nước đại diện cho xã hội làm các công việc đối nội, đối ngoại: - Về đối nội, Nhà nước quản lí các vấn đề của đời sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội. - Về đốingoại, Nhà nước thực hiện các hoạt động trên trường quốc tế như bảo vệ chủ quyền quốc gia, hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng, và hợp tác quốc tế. 3. Phân tích mối liên hệ giữa việc nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ với quá trình hình thành bộ máy nhà nước. * Nhà nước quản lí dân cư theo lãnh thổ: Người dân sống trên địa vực nhất định thì chịu sự quản lí của một Nhà nước nhất định và những người dân ấy phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trước Nhà nước theo nơi họ cư trú. * Quá trình hình thành bộ máy nhà nước: Mỗi nước, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mình, có thể có các cách thức tổ chức bộ máy nhà nước riêng, theo những nguyên tắc riêng. * Mối liên hệ: - [Quá trình hình thành bộ máy nhà nước] -> [Nhà nước quản lí dân cư theo lãnh thổ]: Theo nguyên tắc phân chia quyền lực, sự phân chia quyền lực của Nhà nước có thể diễn ra theo chiều ngang (lập pháp - hành pháp - tư pháp)và theo chiều dọc (giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền với nhau). Chính cách phân quyền theo chiều dọc giúp Nhà nước dễ dàng quản lí dân cư theo lãnh thổ hơn. Chính quyền các địa phương quản lí dân cư khu vực của các địa phương và chính quyền trung ương sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi từ chính quyền địa phương giúp Nhà nước dễ dàng nắm bắt các vấn đề thực tiễn, nhanh chóng có biện pháp giải quyết các yêu cầu của nhân dân. - [Nhà nước quản lí dân cư theo lãnh thổ] -> [Quá trình hình thành bộ máy nhà nước]: Dân cư phân bố không đồng đều, Nhà nước ở trên không thể bao quát các vấn đề củanhân dân, mà mọi người dân sốngtrên lãnh thổ quy định của Nhà nước phải chịu sự quản lí của Nhà nước ấy và thực hiện quyền, nghĩa vụ trước Nhà nước ấy. Vì vậy việc tổ chức bộ máy nhà nước theo lãnh thổ là vô cùng cần thiết giúp Nhà nước đảm bảo thực hiện chức năng của mình. 4. Phân tíchsựthống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp củanhà nước. Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay. Sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp Tính giai cấp: - Nhà nước là công cụ để bảo vệ cho các giai tầng trong xã hội, chủ yếu là cho giai cấp thống trị để góp phần thực hiện những mục đích của họ. - Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của cá nhân cho giai cấp thống trị.
  • 4. - Nhà nước là công cụ để giai cấp thống trị áp đặt hệ tư tưởng của mình lên toàn bộ xã hội, buộc mọi giai cấp khác làm theo. - Tính giai cấp thể hiện rõ ở nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản, song đã bị kiềm chế ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, khi cơ chế quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tính giai cấp giảm dần qua từng kiểu nhà nước. Tính xã hội : - Nhà nước là một tổ chức được sinh ra trong lòng xã hội với mục đích quản lý xã hội một cách hiệu quả, giải quyết các vấn đề chung. - Nhà nước quan tâm đến quyền lợi của mọi giai tầng trong xã hội, bảo vệ lợi íchcủa quốc gia, dân tộc mình. - Nhà nước bảo đảm về quyền lợi của mọi tầng lớp trong việc tham gia hoạt động chính trị. - Nhà nước thừa nhận hệ tư tưởng của các tầng lớp trong xã hội với điều kiệnkhông mâu thuẫn với tư tưởng của giai cấp thống trị - Tính xã hội thể hiện rõ nhất ở nhà nước xã hội chủ nghĩa và tăng dần qua từng kiểu nhà nước. Nhìn bề ngoài thì có vẻ tính xã hội và tính giai cấp trong một nhà nước mâu thuẫn với nhau, nhưng khi đi tìm hiểu chúng ta sẽ thấy nó thống nhất, bổ trợ và làm tiền đề cho nhau. Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra, do đó nhà nước phải mang tính giai cấp và phục vụ cho giai cấp thống trị, nhưng điều gì xảy ra nếu nhà nước chỉ phục vụ cho mỗi giai cấp thống trị? Khi đó, các mâu thuẫn, các yêu cầu bức thiết nảy sinh trong xã hội của các giai cấp còn lại chiếm số đông không được giải quyết thì xã hội sẽ rơi vào tình trạng bất ổn, nhà nước có nguy cơ bị đánh đổ... Do đó, muốn đảm bảo tính giai cấp của mình, muốn duy trình lợi íchvà duy trì nhà nước thì bắt buộc nhà nước phải tham gia giải quyết các công việc phát sinh từ trong lòng xã hội, do đó, nhà nước cũng mang tính xã hội. Từ đó, chúng ta có thể thấy sự thống nhất giữa hai đặc tính này của nhà nước. Ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay: Do đặc điểm về mặt bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam đó là sự mờ nhạt của tính giai cấp và sự lớn mạnh của tính xã hội, nên khi thực hiện chức năng nhà nước được tiến hành khá dễ dàng khi nhà nước không phải lo lắng, cân nhắc về sự xung độtlợi ích giữa giai cấp thống trị và các giai cấp khác trong xã hội khi thực hiện chức năng của mình, bởi lẽ giai cấp nắm quyền lãnh đạo đất nước và các giai cấp khác trong nhà nước XHCN Việt Nam có sự dung hòa, bình đẳng về mặt lợi ích. Do đó, khi nhà nước thực hiện chức năng của mình là phục vụ cho toàn xã hội chứ không phải phục vụ cho một giai cấp nhất định 5. Phân tích các yếu tố quy định bản chất nhà nước.
  • 5. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quy định bản chất nhà nước như: Lịch sử, xã hội, kinh tế ... thậm chí là cả điều kiện tự nhiên. Nhưng ở đây, chỉ phân tích một số điều kiện mang tính quyết định trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến việc quy định bản chất nhà nước. - Lịch sử: Lịch sử tác động đến rất nhiều vấn đề, hiểu một cách đơn giản là bản chất của một nhà nước nhất định không mặc nhiên mà có, mà bản chất này mang trong nó một số đặc điểm, tính chất của nhà nước trước đó. Tức là đặc điểm nhà nước này được hình thành dựa trên một số yếu tố của nhà nước cũ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, lịch sử bản chất nhà nước trước đó của nhà nước này như thế nào thì cũng ảnh hưởng đến bản chất của nhà nước mới này như vậy. - Kinh tế: Kinh tế là kiến trúc hạ tầng, quyết định mạnh mẽ đến kiến trúc thượng tầng. Do đó, nếu sự tư hữu tư liệu sản xuất và sự phân phối sản phẩm lao động sẽ quy định đến bản chất nhà nước đó, tức là sẽ quyết định nhà nước đó bảo vệ lợi íchcho giai cấp nào, do giai cấp nào thống trị. VD: Trong nhà nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản nắm quyền tư hữu tư liệu sản xuất và gần như toàn bộ sản phẩm lao động nên nhà nước tư bản có bản chất là do giai cấp tư sản lãnh đạo, phục vụ lợi ích chính cho giai cấp tư sản. - Xã hội: Nhắc đến xã hội thì cũng có nhiều yếu tố để bàn, nhưng chúng ta cũng chỉ cần đề cập đến đặc điểm giai cấp của xã hội đó. Chẳng hạn như một xã hội có sự mâu thuẫn giai cấp, các giai cấp đốilập lợi íchlẫn nhau thì cũng quyết định bản chất nhà nước đó sẽ bảo vệ lợi íchcho giai cấp nào... VD: Trong xã hội tồn tại hai giai cấp chính đốikháng lẫn nhau về mặt lợi ích là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Thì bản chất của nhà nước này cũng được quy định là phục vụ lợi ích cho giai cấp chủ nô, là công cụ giúp chủ nô duy trì sự bóc lột của mình đối với giai cấp còn lại – nô lệ. 6. Phân tích vai trò xã hội của nhà nước CHXHCNVN hiện nay. Một nhà nước luôn mang trong mình bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Một quy luật mà chúng ta dễ dàng nhận thấy trong mỗi nhà nước đó là nhà nước nào có tính giai cấp càng mạnh mẽ, rõ rệt thì tính xã hội càng bị mờ nhạt, lu mờ, ở những nhà nước này thì vai trò, chức năng nhiệm vụ của nhà nước thiên về phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị và ngược lại. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nước do giai cấp công nhân lập nên thông qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng vô sản, nhưng nhà nước CHXHCN Việt Nam không chỉ phục vụ cho mỗi giai cấp công nhân mà phục vụ lợi ích cho toàn xã hội. Các giai cấp và mọi tầng lớp trong xã hội đều bình đẳng với nhau. Do đó, ở nhà nước này, vai trò xã hội của nhà nước được xem là vai trò chính, quan trọng nhất. - Vai trò về kinhtế: Nhà nước thực hiện kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở đa hình thức sở hữu. Với kinh tế nhiều thành phần, nhà nước đã thừa nhận lợi ích, nhu cầu chính đáng về sản xuất - kinh doanh của mỗi cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời hướng tới tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện nhu cầu lợi íchcủa mình một cách thuận tiện, dễ dàng hơn. Nhờ
  • 6. đó đã huy động và phát huy được nguồn lực của xã hội vào sản xuất - kinh doanh, góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Từ việc quan tâm thực hiện chức năng xã hội trên lĩnh vực kinh tế, nhà nước đã quan tâm thực hiện chức năng xã hội trên các lĩnh vực khác và đều thu được những thành tựu quan trọng. - Về giáodục: Với nhiệm vụ chính là xây dựng conngười XHCN, nâng cao trình độ dân trí thì vai trò của nhà nước CHXHCN Việt Nam đã và đang được thể hiện một cách mạnh mẽ và rõ rệt từ sau thời kì “đổimới” cho đến nay. Nhà nước thể hiện vai trò của mình thông qua việc xây dựng mới hàng loạt trường học, nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn lực giáo dục. Bên cạnh đó, nhà nước còn đẩy mạnh hoạt động giao lưu hợp tác giáo dục với các nước khác trên thế giới, nhằm học hỏi kinh nghiệm đào tạo và giao lưu quốc tế. Nhà nước Việt Nam còn ban hành các đạo luật giáo dục, thành lập nhiều cơ quan chuyên trách về quản lý giáo dục. Nhằm hướng đến việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, mà mục tiêu cao nhất là đào tạo con người XHCN. - Về văn hóa: Nhà nước đã thể hiện vai trò của mình thông qua việc thành lập các cơ quan, đạo luật về lĩnh vực văn hóa như: Luật di sản văn hóa 2012 ... nhà nước còn đề ra các mục tiêu dài hạn mang tính chiến lược như xây dựng nền văn hóa XHCN mang đậm đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ chiến lược này, thì đòihỏi sự can thiệp mạnh mẽ từ phía nhà nước thông qua các hoạt động như đầu tư, giao lưu hợp tác... nhà nước đã thể hiện vai trò của mình đối với lĩnh vực văn hóa một cách trực tiếp và rõ nét nhất. 7. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Theo anh (chị), làm thế nào để một nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. * “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”: - Nhà nước của nhân dân: Trong nhà nước của nhân dân thì nhân dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và chỉ có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của nhân dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng với ý nghĩa đó, các vị đại diện 5 của nhân dân, do nhân dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của nhân dân, chỉ là “công bộc”của nhân dân. Nhân dân có quyền làm việc trong các cơ quan của nhà nước. Nhân dân có quyền quyết định tối cao những vấn đề hệ trọng. - Nhà nước do nhân dân: Nhà nước do nhân dân là nhà nước mà ở đó các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập để thực hiện quyền làm chủ nhà nước của mình. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đều do nhân dân trực tiếp hay gián tiếp xây dựng và thực hiện. Và mọi vấn đề quan trọng có ý nghĩa chung của cả
  • 7. nước hay của địa phương đều do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thảo luận, bàn bạc quyết định thực hiện. Nhà nước đó do có nhân dân ủng hộ, giúp đỡ, nhân dân đóng thuế mà có kinh phí để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước được hoàn thiện là do được nhân dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Do đó, có thể thấy tất cả các cơ quan Nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. - Nhà nước vì dân: Chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là Nhà nước vì dân được. Đó là nhà nước phục vụ lợi íchvà nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của nhân dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân. Đầy tớ thì phải trung thành, tận tuỵ, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài. Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh. * Làm thế nào để một nhà nước thực sự là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. - Của dân: cần đảm bảo quyền quyết định tối cao và cuối cùng mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh, chủ quyền quốc gia của nhân dân, bảo đảm quyền tự do dân chủ rộng rãi của công dân. - Do dân: cần đảm bảo quyền tổ chức, thành lập các cơ quan nhà nước của nhân dân, đảm bảo quyền giám sát, đảm bảo quyền bầu cử và quyền giám sát của nhân dân. - Vì dân: phải đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, đảm bảo mọi hoạt động của nhà nước đều hướng tới lợi íchnhân dân, chú ý đào tạo cán bộ phẩm chất tốt, luôn trung thành tận tụy phục vụ nhân dân. 8. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước dân chủ. Theo anh/chị, làm thế nào để một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi. Nhà nước dân chủ là nhà nước sử dụng các biện pháp dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong bộ máy nhà nước luôn tồn tại các cơ quan đại điện cho ý chí, nguyện vọng và lợi íchcủa nhân dân và các cơ quan này thành lập bằng con đường bầu cử. Nhà nước dân chủ luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc quy tắc tập trung dân chủ. Công dân được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bàn bạc thảo luận, chất vấn, kiến nghị lên các cơ quan nhà nước về các vấn đề quan trọng, được bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Nhà nước tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tự do dân chủ, công khai minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến nhân dân. Quyết định của nhân dân là quyết định cuối cùng và nhà nước phải có nghĩa vụ tôn trọng đồng thời nhà nước phải đảm bảo phương châm : dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Để nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi, trước hết cần dân chủ thực sự về
  • 8. mặt kinh tế. Nhà nước cần tạo điều kiện cho công dân phát huy quyền dân chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo cho công dân quyền lao động và hưởng thành quả lao động của mình. Tiếp theo đó, quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Nhân dân phải là chủ thể của quyền lực nhà nước chứ không phải bất cứ một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ nào. Bên cạnh đó, các quyền tự do của công dân như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, cư trú, …cần phải được đảm bảo 9. Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn, chức năng nhà nước là những việc nhà nước phải làm và nhà nước có thể làm được, những công việc đó gắn liền với tính chất vốn có, sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Như vậy, chức năng của nhà nước là mặt hoạt độngcơ bản, thường xuyên và ổn định của nó. Chức năng nhà nước có một số đặc điểm sau: 1. Chức năng nhà nước luôn phản ánh bản chất nhà nước: Có thể nói, bản chất như nào thì biểu hiện như thế. Một biểu hiện rõ ràng rằng không một nhà nước theo khuynh hướng dân chủ nào lại có những chính sách pháp luật phản dân chủ, hay không nhà nước nào mang bản chất phản dân chủ lại thi hành những chính sáchcho phép người dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước. VD: Nhà nước XHCN mang bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên các chức năng như kinh tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật là những chức năng phổ biến của nhà nước này. 2. Chức năng nhà nước phụ thuộc vào nhiệm vụ cơ bản của nhà nước: Giữa chức năng và nhiệm vụ của nhà nước vừa có sựthống nhất, vừa có sự khác biệt, vừa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhiệm vụ của nhà nước là những côngviệc đặt ra đòi hỏi nhà nước phải giải quyết theo những mục tiêu đã định sẵn. Nhà nước có hai loại nhiệm vụ là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài và nhiệm vụ trước mắt, cấp bách. Ví dụ, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tất cả các chức năng của nhà nước ta đều được xác định và thực hiện nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược này. Nhiệm vụ trước mắt, cấp bách là những công việc mà nhà nước phải giải quyết trong ngắn hạn, ngay lập tức đểthực hiện một chức năng nào đó của nhà nước, do vậy, nhiệm vụ trước mắt, cấp bách có phạm vi hẹp hơn so với chức năng nhà nước, được xác định nhằm thực hiện chức năng, do chức năng quyết định. VD: nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường của các doanh nghiệp hiện nay được xác định và thực hiện nhằm thực hiện chức năng quản lý môi trường của nhà nước. 3. Chức năng nhà nước có tính lịch sử:Chức năng nhà nước là một phạm trù mang tính lịch sử bởiở mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển khác nhau thì nhà nước sẽ thực hiện những chức năng khác nhau. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
  • 9. giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ có chức năng chính là phát triển kinh tế, bảo vệ tổ quốc là chủ yếu. Tuy nhiên, Nhà nước CHXHCNVN hiện nay lại có chức năng chính liên quan tới điều hành và quản lý kinh tế, phát triển văn hoá, giáo dục… Không phải trong giai đoạn hiện nay thì nhà nước không thực hiện chức năng bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên, giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ thì chức năng này được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Ý nghĩa của việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay: 1. Việc xác định đúng đắn chức năng nhà nước hiện nay giúp nhà nước có định hướng phát triển một cách phù hợp trong thời kỳ mới: Như đã phân tích, ở môi thời kỳ, ở mỗi giai đoạnphát triển khác nhau thì nhà nước lại có những chức năng và yêu cầu về thực hiện các chức năng đó hoàn toàn khác nhau. Việc xác định đúng chức năng nhà nước hiện nay giúp nhà nước có khả năng hội nhập tốt trong thời kỳ Đổimới, bắt kịp xu thế toàn cầu hoá. VD: Việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc là một vấn đềđang rất được nhà nước ta quan tâm bởi trong giai đoạnhội nhập hiện nay, các xu hướng văn hoá dunhập vào nước ta ngày càng nhiều và để tránh tình trạng “hoà nhập nhưng bị hoà tan” thì nhà nước cần xác định rõ chức năng, vai trò của mình, từ đó có hướng thực hiện đúng đắn, phù hợp chức năng đã được xác định; 2. Việc xác định và thực hiện đúng đắn chức năng nhà nước giúp thực hiện đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà nước đề ra: Trong từng giai đoạn phát triển, nhà nước lại có những mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước phải thật chính xác để góp phần đạt được mục tiêu đề ra. VD: Một trong những nhiệm vụ mà nhà nước ta xác định trong giai đoạn hiện nay là xoá đói, giảm nghèo bền vững thì chức năng quản lý, phát triển kinh tế cần được đẩy mạnh. 10.Phân tích các yếu tố quy định chức năng nhà nước. Các yếu tố quyết định chức năng của Nhà nước là: bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ.  Bản chất của Nhà nước được thể hiện thông qua 2 thuộc tính cơ bản là tính xã hội và tính giai cấp. Nhà nước thực hiện chức năng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội (tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ vì lợi íchcủa xã hội, kiến tạo sự phát triển cho xã hội) và nhu cầu của giai cấp (điều hòa các mâu thuẫn giai cấp, bảo vệ lợi íchcho giai cấp thống trị).  Mục tiêu của Nhà nước được xác định dựa trên tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước đó để bảo vệ và phát triển. Chức năng của mỗi Nhà nước phải dựa trên mục tiêu định hướng của Nhà nước để đảm bảo các hoạt động của Nhà nước phù hợp và đúng đắn với tình hình của đất nước đó.  Nhiệm vụ của Nhà nước là những công việc Nhà nước cần làm để đảm bảo chức năng của nó không bị sai lệch. Ví dụ một đất nước có nguy cơ bị xâm lược thì nhiệm vụ hàng đầu mà Nhà nước đó cần đặt ra là Bảo vệ chủ quyền
  • 10. lãnh thổ, từ đó chức năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của Nhà nước sẽ được yêu cầu và thực hiện. 11.Phân tíchnhững yêu cầu, đòihỏi đốivới chức năng của nhà nước Việt Nam hiện nay (số lượng chức năng, nội dung chức năng, phương pháp thực hiện chức năng). A, Nhà nước Việt Nam hiện nay có 5 chức năng: - Chức năng kinh tế - Chức năng xã hội - Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội - Chức năng bảo vệ đất nước - Chức năng đốingoại B, Nộidung chức năng. - Chức năng kinh tế: Là chức năng quan trọng nhất. Hiện nay VN phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì vậy đòihỏi nhà nước phải có những chính sách và hoạt động phù hợp để phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Chức năng kinh tế bao gồm hai mặt: + Tổ chức kinh tế: Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế, nhằm phát huy nguồn lực, tận dụng được nhiều yếu tố tíchcực, tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp của nhà nước,.... + Quản lý kinh tế: Nhà nước quản lý kinh tế một cách vĩ mô thông qua hoạt động tạo lập môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng, hướng dẫn cho các hoạt động kinh tế, thực hiện quản lý thống nhất nhưng cũng chú trọng đến các vùng đặc quyền kinh tế. Tùy vào tình hình thực tiễn, nhà nước sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ tác động có hiệu quả vào nền kinh tế, sử dụng hợp lí thuế, phí để điều tiết nền kinh tế. - Chức năng xã hội:  Yêu cầu đòi hỏi đối với nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện chức năng xã hội là: - Đầu tiên phải duy trì được trật tự xã hội, xóa bỏ sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong xã hội. - Loại bỏ sự bóc lột giai cấp, làm mờ đi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Tăng cường phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống người dân. Thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.  Phương pháp thực hiện: - Thông qua việc ban hành các văn bản luật. - Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, giao thông... nâng cao đời sống cho nhân dân.
  • 11. - Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn. - Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cho đại bộ phận người dân trong xã hội..... - Chức năng bảovệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội: Để đạt được mục tiêu xây dựng xã hội ngày càng dân chủ văn minh, nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến hoạt động bảo vệ pháp luật nhằm đảm bảo sự ổn định của xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Nhà nước ban hành pháp luật quy định cụ thể cách thức xử sự của tất cả các thành viên trong xã hội: những hành vi được làm, những hành vi phải làm và những hành vị cấm làm. Luôn đảm bảo các điều kiện thực tế cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ và đồng thời xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước tiến hành nhiều hoạt động khuyến khích động viên công dân tích cực tham gia phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, kiểm tra giám sát hoạt động của nhà nước - Chức năng bảovệ đấtnước: Trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, Nhà nước Việt Nam cũng như toàn xã hội đều phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đốiphó với mọi tình huống có thể xảy ra. Để thực hiện chức năng này, nhà nước không ngừng củng cố quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng quân độichính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tuyệt đối trung thành với tổ quốc với nhân dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh,.... Chức năng này luôn được nhà nước đặc biệt quan tâm ở bất cứ giai đoạn nào. - Chức năng đốingoại: Với quan điểm chỉ đạo, lợi íchdân tộc cao hơn hết thảy, nhà nước ta đã đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đốingoại Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, hòa bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Luôn cân nhắc kĩ lưỡng xem xét trước tiên đến lợi íchcủa quốc gia khi tham gia bất cứ diễn đàn quốc tế nào. Hợp tác hòa nhập để phát triển nhưng vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền, tránh phụ thuộc về kinh tế - Hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác với khoảng hơn 100 quốc gia vùng lãnh thổ, không phân biệt sự khác nhau về chế độ chính trị. Tuy nhiên điều kiện thế giới ngày càng diễn ra phức tạp, khó lường đòihỏi nhà nước và toàn xã hội hết sức tỉnh táo trong quan hệ đối ngoại. 12.Phân tích ý nghĩa của hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với việc thực hiện chức năng nhà nước.
  • 12. Hoạt động của 3 nhánh cơ quan này có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện chức năng của nhà nước. - Lập pháp đối với việc thực hiện chức năng nhà nước: Cơ quan lập pháp thay mặt nhà nước thực hiện chức năng ban hành pháp luật, do đó ý nghĩa của việc này vô cùng quan trọng bởi vì nhà nước muốn hoàn thành nhiệm vụ quản lý trật tự xã hội thì phải dùng pháp luật. Mà việc ban hành pháp luật được giao cho cơ quan lập pháp chứng tỏ vai trò, tầm quan trọng của cơ quan này là điều kiện tiên quyết quyết định việc một nhà nước có hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình hay không. - Hành pháp đối với việc thực hiện chức năng nhà nước: Cơ quan này giúp nhà nước quản lý xã hội trên mọi lĩnh lực, bằng nhiều phương thức – hình thức quản lý khác nhau. Thông qua đó, nhà nước hoàn thành chức năng quản lý xã hội, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền thông qua các hoạt động của cơ quan hành pháp trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. - Tư pháp đối với việc thực hiện chức năng nhà nước: Nhà nước còn có chức năng giáo dục, răn đe và loại bỏ các chủ thể vi phạm ra khỏi đời sống xã hội. Mặt khác, nhà nước cònlà làm chức năng phân xử, trả lại quyền lợi và côngbằng cho công dân, giúp công dân giải quyết các vấn đề nảy sinh hàng ngày. Nhưng bản thân nhà nước không trực tiếp thực hiện chức năng này mà trao quyền cho ngành tư pháp, ngành tư pháp thay mặt nhà nước hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ nêu trên. Dù dưới góc độ nào đi nữa, thì một nhà nước muốn hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình thì phải thông qua ba cơ quan này. Do đó, ý nghĩa của 3 cơ quan này đối với vấn đề hoàn thành chức năng nhà nước là vô cùng to lớn. Câu 13:Phân tích mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và chức năng nhà nước của nhà nước Việt Nam hiện nay. Bộ máy nhà nước và chức năng nhà nước có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.  BMNN được thành lập và hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước, do vậy quy mô, cơ cấu của BMNN cũng như cách thức tổ chức và hoạt động của từng cơ quan nhà nước… chịu sự chi phối có tính chất quyết định của chức năng nhà nước. Để thực hiện chức năng nhà nước, nhà nước cần thành lập những cơ quan chuyên trách. Việc thành lập những cơ quan cấu thành nên bộ máy nhà nước luôn cần có sự phù hợp với chức năng mà nhà nước đã xác định từ trước. Mỗi cơ quan nhà nước sẽ thực hiện một số
  • 13. hoạt động nhất định: cơ quan chuyên quản lý kinh tế, cơ quan xây dựng pháp luật,… Vì vậy, nhà nước xác định chức năng của mình là gì thì sẽ thành lập những cơ quan tương ứng để thực hiện những chức năng đó. Ví dụ, nhà nước phong kiến có chức năng chủ yếu là trấn áp nên trong BMNN các cơ quan như quân đội, binh lính,… sẽ được chú trọng phát triển hơn.  Chức năng của nhà nước càng nhiều, càng đa dạng, phong phú thì BMNN càng phức tạp, số lượng các cơ quan và nhân viên trong BMNN càng đông hơn và cáchtổ chức, hoạt độngcủa BMNN càng phải khoa học, hợp lý hơn. Xã hội ngày càng phát triển nên chức năng nhà nước cũng có sự thay đổi. Ví dụ, chức năng của nhà nước Việt Nam hiện nay nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn so với chức năng của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Do vậy, BMNN Việt Nam cũng thành lập nhiều cơ quan hơn, phát triển và hoàn thiện hơn so với các nhà nước phong kiến trước đây.  Vì được thành lập để thực hiện các chức năng nhà nước nên tổ chức bộ máy nhà nước có ảnh hưởng to lớn tới hiệu quả của việc thực hiện chức năng nhà nước. Nếu BMNN được tổ chức hợp lý, phù hợp với chức năng, hoạt động có hiệu quả thì hiệu quả thực hiện các chức năng của nhà nước sẽ cao và ngược lại, nếu tổ chức của BMNN kém hiệu quả thì hiệu quả thực hiện chức năng nhà nước sẽ thấp. Một BMNN được tổ chức khoa học, hợp lý thì sẽ đảm bảo thực hiện tốt chức năng của nhà nước đồng thời giảm bớt chi tiêu cho ngân sách nhà nước. Câu 14 : Phân tích khái niệm CQNN, phân biệt CQNN với bộ phận khác của nhà nước? Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nên nhà nước bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước. Một số đặc điểm của cơ quan nhà nước  Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nên nhà nước + Ta có thể hiểu CQNN là bộ phận quan trọng, then chốt mà thiếu nó thì nhà nước khó có thể vận hành được.Nếu ví nhà nước như một cơ thể sống thì mỗi cơ quan nhà nước chính là những bộ phận cơ bản cấu thành nên cơ thể sống đó. CQNN gồm một số lượng người nhất định, có thể là một người ( nguyên thủ quốc gia ở nhiều nước ) hoặc một nhóm người ( như Quốc hội, Chính phủ).  Cơ quan nhà nước được thành lập theo cách thức hay trình tự khác nhau như thế tập, bầu cử, bầu nhiệm.Vd Chủ tịch nước do quốc hội bầu.  Tổ chức và hoạt động của CQNN do pháp luật quy định + Trong Hiến pháp và bộ luật quy định rất cụ thể về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động của từng CQNN để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan.
  • 14. Tránh tình trạng lạm quyền hay chồng chéo nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn trong việc thực thi quyền lực nhà nước.  Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ riêng do luật quy định. + Chức năng, nhiệm vụ là việc nhà nước được làm và phải làm, việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của CQNN trong đó cơ quan cấp trên không được can thiệp quá thô bạo tới chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cấp dưới nhằm đảm bảo sự chuyên môn hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.  Mỗi cơ quan nhà nước được trao cho những quyền năng nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. + Cơ quan nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng nhà nước nên các cơ quan này cần có quyền năng nhất định để thực hiện quyền lực đó. Toàn bộ những nhiệm vụ và quyền hạn mà một cơ quan Nhà nước được thực hiện và phải thực hiện tạo nên thẩm quyền của cơ quan Nhà nước . + CQNN có quyền ban hành những quyết định nhất đinh, có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành, có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quy định đó, có thể sử dụng các biện pháp cần thiết trong đó có cả các biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Phân biệt Cơ quan nhà nước Bộ phận khác của nhà nước Định nghĩa Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện QLNN. Bộ phận khác của nhà nước là những bộ phận tham mưu, giúp việc được thành lập để hỗ trợ cho hoạt động của CQNN. Tính QLNN Cơ quan nhà nước được trao QLNN để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì mới được thay mặt nhà nước để thực hiện QLNN. VD: Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tư pháp thành lập và trực thuộc Bộ Tư pháp. Trong một số trường hợp, Trường Đại học Luật có thể được nhà nước trao quyền để thực hiện các biện pháp khẩn cấp như khám người, phương tiện...
  • 15. Cơ cấu, tổ chức Là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước, có cơ cấu, tổ chức do pháp luật quy định. VD: Quốc hội - Luật Tổ chức Quốc hội; Toà án - Luật Tổ chức Toà án nhân dân Là bộ phận cấu thành nên CQNN, có cơ cấu, tổ chức do CQNN quy định. VD: Ban tư pháp xã, phường... Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Do pháp luật quy định chặt chẽ. VD: UBND cấp tỉnh - Luật Tổ chức Chính quyền địa phương... Do CQNN quy định. VD: Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn do Chính phủ quyết định. Nguồn lực tài chính Ngân sách nhà nước chi trả. Có thể do ngân sách nhà nước hoặc tự bộ phận đó chi chi trả. VD: Trường Đại học Ngoại thương tự chi trả hoạt động của mình. Câu 15: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hình thức nhà nước. 1. Các yếu tố từ bên trong: hình thái kinh tế xã hội, sắc tộc, dân tộc, lịch sử hình thành lãnh thổ, học thuyết chính trị pháp lý, tình hình đấu tranh giai cấp, và cả biến động chính trị. Thứ nhất, hình thái kinhtế xã hội mà nhà nước đang trải qua. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hình thức nhà nước. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội là một kiểu nhà nước riêng. Mỗi kiểu nhà nước lại có cách lựa chọn hình thức nhà nước đặc thù. Nói cách khác, kiểu nhà nước ảnh hưởng đến hình thức nhà nước. Ví dụ: Đối với quốc gia đang trải qua hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, sẽ có hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ hay còn gọi là nhà nước chủ nô. Thứ hai, các yếu tố liên quan đến sắc tộc, dân tộc (nhân chủng, ngữ hệ, văn hoá, tôn giáo, chính trị, lịch sử...). Đây là yếu tố quyết định đến hình thức chính thể, hình thức cấu trúc của nhà nước. Đối với các quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, nếu các yếu tố thuộc về dân tộc, sắc tộc giữa các cộng đồng người càng rõ nét, thì thông thường các quốc gia đó có hình thức chính thể là quân chủ để thực hiện đoàn kết dân tộc (VD: Thái Lan, Campuchia…). Về hình thức cấu trúc, các quốc gia này thường có cấu trúc liên bang để trao cho các cộng đồng dân cư tính độc lập cao (Bỉ, Nga, Đức...).
  • 16. Thứ ba, lịchsử hình thành các vùng lãnhthổ của đấtnước. Đây là yếu tố có liên quan mật thiết đến yếu tố sắc tộc, dân tộc. Thông thường, biên giới của các nhà nước hiện đại được hình thành từ sự sáp nhập hay chia tách lãnh tổ của các quốc gia, vùng lãnh thổ xa xưa. Điều này giải thích cho sự đa dạng về sắc tộc, dân tộc, văn hóa, tôn giáo… của các quốc gia trên thế giới. Khi các vùng lãnh thổ này có được sự độc lập mạnh mẽ bằng nhiều cách khác nhau (như đấu tranh đòi độc lập, góp công lao lớn trong việc hình thành lãnh thổ đất nước, quá trình sáp nhập hay chia tách diễn ra không triệt để…), điều này đòi hỏi cấu trúc nhà nước phải mang yếu tố liên bang. Ví dụ: 23 nước cộng hòa thành viên thuộc Nga ngày nay là các vùng lãnh thổ do Đế quốc Nga trước đây chinh phục. Các nước này một mặt vẫn lệ thuộc vào Đế quốc Nga, mặt khác vẫn giành được độc lập nhất định nhờ khác biệt tương đối về bản sắc cùng sự đấu tranh đòiđộc lập mạnh mẽ của cư dân bản địa. Nhờ vậy mà các nước này trở thành các chủ thể liên bang bình đẳng thuộc Nga và tồn tại cho đến ngày nay. Trung Quốc là quốc gia có cấu trúc đơn nhất. tuy nhiên, nước này lại tồn tại một số yếu tố liên bang tại các khu tự trị Nội Mông, Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ, Choang Quảng Tây, Hồi Ninh Hạ và Tây Tạng. Đây là các vùng lãnh thổ có lịch sử thần phục các triều đại phong kiến Trung Hoa không liên tục, do đó, quá trình Hán hóa diễn ra đứt đoạn và không mạnh mẽ, cho đến ngày nay vẫn có những khu vực không ổn định về chính trị, có tư tưởng ly khai. Do đó, các vùng lãnh thổ này được hưởng quy chế tự trị. Thứ tư, học thuyết chính trị pháp lý mà nhà nước theo đuổi. Các nhà nước phong kiến phương Đông thường lấy tư tưởng Nho giáo làm cơ sở, ở các nhà nước này, hình thức chính thể là quân chủ chuyên chế, hình thức cấu trúc là đơn nhất, chế độ chính trị phản dân chủ. Đốivới các nước lấy học thuyết của Rousseau, Montesquieu, John Locke… làm hệ tư tưởng thì có hình thức chính thể là cộng hòa dân chủ hoặc quân chủ hạn chế, hình thức cấu trúc cũng đa dạng hơn, có thể là đơn nhất hoặc liên bang, ngày nay còncó dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản là nhà nước liên minh. Thứ năm, tìnhhình đấu tranh giai cấp trong xã hội. Đây là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới chế độ chính trị của nhà nước. Ở các nhà nước có chế độ chính trị phản dân chủ, đấu tranh giai cấp thường diễn ra gay gắt. Trước đây, ở nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, khi đấu tranh giai cấp gay gắt, nhà nước dập tắt bằng cáchtăng cường đàn áp, hạn chế dân chủ, chế độ chính trị có xu hướng chuyển sang chế độ chính trị phản dân chủ, tuy nhiên, điều này cũng khiến cho nhà nước tiến nhanh đến chỗ sụp đổ. Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập, cổ vũ cho phong trào công nhân và phong trào hòa bình trên thế giới, làm cho đấu tranh giai cấp tại các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa trở nên gay gắt hơn. Nhiều nhà nước tư sản phải đốiphó bằng cách chuyển sang chế độ chính trị dân chủ, gia tăng phúc lợi xã hội, từ đó làm dịu bớt đấu tranh giai cấp.
  • 17. Thứ sáu, biến động chính trị. Đây là những tình huống làm thay đổiđột ngột lực lượng lãnh đạo nhà nước, hình thức nhà nước, chức năng nhà nước, thậm chí là bản chất nhà nước. Về hình thức nhà nước, biến động chính trị có thể làm thay đổihình thức chính thể từ quân chủ sang cộng hòa và ngược lại, thay đổi dạng chính thể, thay đổi cấu trúc nhà nước từ đơn nhất sang liên bang và ngược lại, thay đổichế độ chính trị từ dân chủ sang phản dân chủ và ngược lại. Ví dụ: Khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993 đã biến hình thức chính thể của Nga từ cộng hòa nghị viện sang cộng hòa lưỡng tính và được duy trì đến ngày nay. 2. Các yếu tố từ bên ngoài Thứ nhất, xu hướng của thế giới. Đây là yếu tố quyết định tới chế độ chính trị là chủ yếu. Cùng với xu hướng mở rộng bản chất xã hội, thu hẹp bản chất giai cấp của các nhà nước trên thế giới, chế độ chính trị cũng có xu hướng chuyển dịch từ phản dân chủ sang dân chủ. Thứ hai, tác động của quốc tế. Đây có thể là tác động do nhà nước tham gia vào các thỏa thuận quốc tế hoặc do can thiệp đơn phương từ nước ngoài. Ví dụ: Các hiệp định thương mại, các tổ chức xuyên quốc gia thường đi kèm với yêu cầu đòihỏi các quốc gia thành viên phải đáp ứng các điều kiện về mở rộng dân chủ tự do. Điều này có tác động thúc đẩy chuyển đổi sang chế độ chính trị dân chủ. Câu 16: Phân tích mối liên hệ giữa chế độ chính trị với hệ thống chính trị. Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp Nhà Nước sử dụng để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Chia thành hai dạng cơ bản là chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ  Dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân có quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước  Phản dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân không có quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, không có quyền bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cùng tham gia vào đời sống chính trị của đất nước cùng tham gia thực thi quyền lực nhà nước  Mối liên hệ: Chế độ chính trị ảnh hưởng tới tổ chức, hoạt động quyền lực Nhà nước từ đó ảnh hưởng tới hệ thống chính trị mà nhà nước giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị + Chế độ chính trị ảnh hưởng tới chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị cho thấy việc nhà nước sử dụng những phương pháp nào để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. + Chế độ chính trị ảnh hưởng tới phương thức của hệ thống chính trị
  • 18.  Câu 17:Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Định nghĩa: NNPQ: Nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở 1 hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền conngười, tự do cá nhân cũng như công bằng, bình đẳng trong xã hội Pháp luật: hệ thống quy tắc xử xự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước  Yêu cầu đòi hỏi: 1. Pháp luật chứa đựng những giá trị thừa nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền côngdân: Để pháp luật được thượng tôn, nhân dân phải tự giác thực hiện và tôn trọng pháp luật. Để làm được điều đó, những quyền lợi cơ bản của công dân phải được pháp luật thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm, đó là quyền conngười chính đáng và quyền công dân của họ. Khi nhà nước thừa nhận những quyền đó trong pháp luật, nhà nước đang thể hiện sự tôn trọng với người dân của mình. Khi nhận được sự tôn trọng, người dân cũng sẽ có ý thức tôn trọng ngược lại đối với nhà nước, đốivới pháp luật 2. Pháp luật đảm bảo tính dân chủ: Trước hết, pháp luật phải đảm bảo tính dân chủ, nghĩa là nhân dân phải được tham gia quá trình xây dựng pháp luật. người dân cần được tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật như tiến hành góp ý cho dự thảo luật, tham gia vào việc quyết định ban hành hoặc không ban hành một văn bản pháp luật. Việc làm như vậy sẽ tạo cho người dân một suy nghĩ rằng pháp luật cũng là một sản phẩm của mình, mình góp phần tạo ra pháp luật. Từ đó, bản thân mỗi người dân có ý thức tôn trọng giá trị của chính mình làm ra và tự giác thực hiện pháp luật 3. Pháp luật mang tính công bằng: Tính công bằng được hiểu là mỗi người được đối xử hợp lý trước pháp luật mà không phải ai cũng được đối xử như nhau trước pháp luật. 4. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật rõ ràng, cô đọng, súc tích: Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật bộc lộ khả năng tư duy của nhà lập pháp. Ngôn ngữ phải rõ ràng, một nghĩa, dễ hiểu, dễ áp dụng, ngắn gọn để mọi chủ thể đều có thể hiểu và dễ dàng thực hiện theo thì pháp luật mới được biết tới một cách rộng rãi, tạo tiền đề cho việc tôn trọng pháp luật nơi người dân. 5. Pháp luật phù hợp với đời sống, khả thi
  • 19. Câu 18:Trình bày quan điểm của anh (chị) về nhận định: “Việcquá đề cao pháp luậtcó thể dẫn đến tình trạng lạm dụngpháp luật”. Theo từ điển tiếng Việt, đề cao là nêu nổi bật, làm cho được đánh giá cao hơn, quá là đến mức độ cao hơn hẳn mức bình thường. Như vậy, quá đề cao pháp luật là việc pháp luậtđược làm nổi bật, đánh giá vai trò đến mức độ cao hơn hẳn mức bình thường. Tiếp theo, ta định nghĩa “lạm dụng pháp luật”. Lạm dụng được hiểu là sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định. Như vậy, lạm dụng phápluậtlà sử dụng phápluậtmột cách quá mức, vượt quá giới hạn. Với định nghĩa như vậy, tác giả đồng tình với quan điểm đề bài. Việc các chủ thể đề cao quá mức sự cần thiết cũng như vị trí của pháp luật trong khi tham gia QHXH có thể khiến cho các chủ thể có xu hướng sử dụng pháp luật một cách bừa bãi, cứng nhắc và không hợp lý. Một số biểu hiện thực tế như sau: 1. Với những chủ thể không nắm trong tay QLNN để quản lý nhà nước, nếu có xu hướng quá đề cao pháp luật, họ thường đem pháp luật vào hầu hết các quan hệ mà họ tham gia mà không để tâm đến việc nên sử dụng quy phạm xã hội nào . Ví dụ: Với quan hệ tình cảm nam - nữ bình thường, pháp luật không có khả năng điều chỉnh tốt bằng đạo đức cũng như tập quán. Nếu một người lúc nào cũng đem pháp luật ra để giải quyết các vấn đề phát sinh khi yêu đương bình thường, lúc này quan hệ tình cảm giữa hai người sẽ cứng nhắc, làm mất đi vẻ đẹp của quan hệ tình cảm tự nhiên của con người; 2. Một biểu hiện khác của việc quá coi trọng pháp luật là đối với chủ thể có thẩm quyền trong quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Một chủ thể quá đề cao pháp luật, lúc nào cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật sẽ dẫn tới tình trạng ADPL khuôn mẫu, không có tính sáng tạo, gây phiền hà cho người dân. Ví dụ: Trong một thủ tục hành chính, là một người biết đề cao đúng mực vai trò của pháp luật trong mối quan hệ hành chính này, chủ thể có thẩm quyền sẽ vận dụng một cách linh hoạt, thủ tục nào rút gọn được thì sẽ cố gắng rút gọn để tạo thuận tiện cho người dân. Mặt khác, nếu thủ tục được tiến hành bởi một chủ thể quá đề cao vai trò của pháp luật, họ sẽ nói một câu quen thuộc: “Cứ theo quy định mà làm.” Nghĩa là có bước nào thì phải làm bước đó, làm đúng y những gì pháp luật quy định mà không có ý thức rút gọn thủ tục hành chính khi có thể. Tuy đây chỉ là một biểu hiện giả tạo của việc quá đề cao pháp luật, nghĩa là việc quá đề cao pháp luật của những chủ thể này không xuất phát từ ý thức đề cao pháp luật thực sự mà chỉ nhằm hạch sách, vòi vĩnh, gây khó dễ cho
  • 20. nhân dân nhưng các biểu hiện này thậm chí cònảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của nhà nước và gây bức xúc trong nhân dân. Có thể thấy, nguyên nhân của việc một số chủ thể quá đề cao pháp luật và dẫn tới việc lạm dụng pháp luật trước hết bắt nguồn từ việc giáo dục chưa thực sự tốt. Trước khi thành niên, trẻ em được giáo dục ở gia đình và nhà trường. Hai nhân tố này có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức đạo đức và bước đầu ý thức pháp luật cho trẻ em. Nếu giáo dục quá hà khắc, khuôn khổ, trẻ em sẽ có xu hướng sợ rồi làm theo mà không hiểu ý nghĩa của hành vi đó. Lớn lên, theo một thói quen, trẻ có xu hướng tương tự với những quan hệ mà mình tham gia. Phần nào đó, đứa trẻ mặc nhiên coinhững quy tắc xử sự đó là cực kỳ quan trọng nhưng vì không hiểu được ý nghĩa nên chúng đem đi sử dụng một cách bừa bãi, không hợp lý. Mặt khác, nếu giáo dục một cách hợp lý, khi tự mình tham gia vào các QHXH, trẻ sẽ hiểu được vai trò của các quy phạm tới đâu, không quá đề cao vai trò của pháp luật trong mọi quan hệ mà biết cân nhắc, suy xét để vận dụng quy phạm xã hội một cách hợp lý. Như vậy, để hạn chế tình trạng đề cao quá mức pháp luật dẫn tới việc lạm dụng pháp luật, ta có một số giải pháp sau: 1. Gia đình, nhà nước làm tốt nhiệm vụ của mình trong giáo dục đạo đức,nhận thức về hành xử đúng mức cho trẻ em. Bởi vì, khi trẻ hiểu được lý do cho một cách hành xử, trẻ sẽ biết khi nào nên hành xử như vậy, khi nào không nên; 2. Giáo dục ý thức pháp luật ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc hành xử theo pháp luật, hiểu đúng đắn giá trị của pháp luật cũng như ý nghĩa của các quy phạm xã hội khác; từ đó, trẻ nhận biết được những tình huống nên sử dụng pháp luật, những tình huống nào không nên dùng; 3.Mỗi cá nhân cần tíchcực trau dồi kiến thức, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ,đúngđắn về pháp luật để nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luật trong đời sống. Câu19:Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với bộ máy nhà nước trong nhà nước pháp quyền.  Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân côngvà kiểm soátQLNN nhằm đảm bảo quyền conngười, tự do cá nhân, công bằng, bình đẳng trong xã hội.
  • 21.  Để trở thành một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa, để phát huy những giá trị của nhà nước pháp quyền, bộ máy nhà nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Bộ máy nhà nước trong nhà nước pháp quyền phải đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi sau:  Có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp: Nhà nước pháp quyền hoàn toàn khác với nhà nước chuyên quyền, độc tài, chuyên chế là QLNN không tập trung trong tay một hoặc một số cá nhân mà được phân công cho nhiều CQNN khác nhau cùng thực hiện. Mỗi CQNN có chức năng, thẩm quyền riêng do pháp luật quy định, thường là nghị viện (quốc hội), chính phủ và tòa án. Hiến pháp trao cho mỗi cơ quan một phạm vi thẩm quyền cụ thổ và quy định quan hệ tương hồ cũng như cơ chế kiềm chế, kiểm soát, thậm chí cả sự đối trọng giữa các CQNN. Mỗi CQNN có thể độc lập, chuyên môn hóa trong hoạt động của mình, đồng thời phối hợp hoạt động với các cơ quan khác để tạo nên sự thống nhất trong hoạt động của nhà nước. Ngoài ra, mỗi CQNN có thể kiềm chế, ngăn cản cơ quan khác, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền độc đoán, sựthiếu trách nhiệm của cơ quan có, bảo vệ quyền con người, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước.  Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có khả năng vận dụng pháp luật đúng đắn, linh hoạt: Khả năng ADPL đúng đắn, linh hoạt của các chủ thể có thẩm quyền là một trong những yêu cầu của bộ máy nhà nước trong nhà nước pháp quyền. Vì một trong giá trị của nhà nước pháp quyền là đảm bảo quyền con người, quyền công dân nên nếu các CQNN có khả năng ADPL một cách đúng đắn, phù hợp và linh hoạt thì những lợi íchcủa chủ thể trong các QHXH sẽ được đảm bảo và tối ưu.  Mỗi bộ phận của bộ máy nhà nước cần có khả năng góp ý, xây dựng một hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, phù hợp, khả thi: Trong quá trình ADPL, các CQNN cần có ý thức phát hiện ra những điểm thiếu sót của pháp luật, từ đó có những góp ý, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nếu chỉ dựa vào mỗi vai trò của cơ quan lập pháp thì rất khó cho ra đời được một hệ thống pháp luật đáp ứng các điều kiện của nhà nước pháp quyền. Vì vậy, cần có sợ phối hợp giữa các CQNN khác trong việc thảo luận chính sách, góp ý hoàn thiện để giúp pháp luật của nhà nước nhà một tiến bộ, dân chủ và đáp ứng được yêu cầu của một xã hội thượng tôn pháp luật. Câu 20:Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với đạo đức.
  • 22. Trong cuộc sống, luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa các công cụ vì quan điểm, góc nhìn của các chủ thể tạo ra công cụ khác nhau là khác nhau. Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn thực tế là để hạn chế mâu thuẫn, chứ không thể giải quyết triệt để hoàn toàn mâu thuẫn.Bởi mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, nếu triệt tiêu những mâu thuẫn thì tất cả các công cụ điều chỉnh đều không có cơ hội hoàn thiện hơn. Cụ thể đi vào giải quyết mâu thuẫn giữa pháp luật và đạo đức,đâylà vấn đề được đặt ra từ rất lâu. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này là rất khó khăn bởi pháp luật có những nguyên tắc riêng, nếu coipháp luật đại diện cho lý trí thì đạo đức đại diện cho tình cảm giữa người với người. Trong một mối quan hệ tình cảm, việc đem quá nhiều lý trí vào sẽ là không đúng; cũng tương tự, trong mối quan hệ làm ăn, buôn bán, kinh doanh, việc đem tình cảm cá nhân vào cũng sẽ không hợp lý. Thực tế, hai phạm trù này luôn có những mâu thuẫn với nhau. Một số giải pháp có thể kể đến như sau: 1.Khi pháp luật đang mâu thuẫn với đạo đức,việc lựa chọn công cụ nào hay thiên về sử dụng công cụ nào hơn thì phụ thuộc vào quan điểm, góc nhìn của chủ thể sử dụng công cụ để điều chỉnh quan hệ xã hội. Nhưng trước khi đưa ra lựa chọn phải cân nhắc đến hậu quả sẽ gặp phải khi bỏ qua công cụ còn lại 2.Nhận thức đúng vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong điều chỉnh QHXH: Đây là vấn đề cần được lưu tâm hàng đầu bởi có hiểu được đúng đắn vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã hội ta mới có cách kết hợp chúng và giảm tối đa sự mâu thuẫn giữa chúng. Ta cần nhận thức đúng đắn trong một quan hệ cụ thể, dùng pháp luật hay dùng đạo đức để điều chỉnh sẽ phù hợp và hiệu quả hơn. Ví dụ: Không nên dùng PL để điều chỉnh quan hệ tình yêu đôilứa hay tình cảm vợ chồng; 3.Sửdụng hợp lý pháp luật và đạo đức, không để pháp luật điều chỉnh vượt giới hạn tới những quan hệ mà đạo đức điều chỉnh tốt: Có thể thấy, một số quy định pháp luật của nước ta hiện nay đang đi quá giới hạn hiệu quả điều chỉnh của mình. Pháp luật không nên can thiệp vào những mối quan hệ mang tính cảm xúc, tình cảm của con người bởi khi được điều chỉnh bằng đạo đức, quan hệ đó sẽ đi đúng hướng hơn. Ví dụ: Tình cảm, sự tôn trọng, yêu thương dành cho một ai đó không thể do cưỡng ép mà có, nó phải xuất phát từ sâu thẳm trong tiềm thức của conngười. Nếu đem quy định những vấn đề này vào pháp luật sẽ gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Ví dụ: Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định như sau: “Vợ chồng có nghĩa vụ
  • 23. thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.” Rõ ràng, những nghĩa vụ mà Luật đưa ra để các chủ thể tuân theo khá vô lý vì những nghĩa vụ đó xuất phát từ tình cảm, nếu cưỡng ép thực hiện thì lúc này, pháp luật đang không bảo đảm, bảo vệ quyền tự do của conngười. Như vậy, nhà nước cần xem xét để sử dụng pháp luật và đạo đức một cách hợp lý, để tránh tình trạng “lấn sân” không cần thiết của pháp luật với đạo đức; 4.Loại bỏ triệt để những quy phạm đạo đức đã lỗi thời, lạc hậu: Những quan niệm đạo đức cổ hủ, lạc hậu có thể là nguyên nhân dẫn tới việc pháp luật có mâu thuẫn với đạo đức. Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh dân số, các cặp vợ chồng có nghĩa vụ “Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con…” Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ở những vùng sâu, vùng xa, quan niệm “đẻ nhiều con là có phúc” vẫn còn tồn tại. Vì vậy, nhà nước cần giáo dục, tuyên truyền để bài trừ những quan điểm đạo đức đã lỗi thời, để phần nào giải quyết mâu thuẫn giữa pháp luật và đạo đức; 5.Tiếp thu kinh nghiệm xử lý mâu thuẫn, kết hợp điều chỉnh giữa pháp luật với đạo đức từ lịch sử dân tộc cũng như các nước trên thế giới: Ý tưởng này đã có từ thời Lê sơ. Tuy nhiên, thời điểm đó, các nhà tư tưởng cho rằng việc kết hợp giữa pháp luật và đạo đức dựa trên nguyên tắc “đức chủ, pháp bổ”. Quan điểm này không còn phù hợp trong hoàn cảnh nước ta đang hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên quan điểm kia cần được thay bằng “pháp chủ, đức bổ” - nghĩa là dùng pháp luật làm công cụ điều chỉnh chính, bên cạnh có đạo đức hỗ trợ thêm. Ngoài ra, việc tiếp thu những cách làm của các quốc gia khác cũng cần được chú trọng. Tuy nhiên cần lưu tâm rằng mỗi quốc gia có những đặc điểm về pháp luật và đạo đức khác nhau nên không được “bê nguyên” cáchthức xử lý của các quốc gia khác vào nước ta; 6.Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dựa trên những chuẩn mực đạo đức xã hội: Hiện nay, nước ta tồn tại nhiều hệ thống đạo đức khác nhau như đạo đức của giai cấp, đạo đức của tầng lớp… Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần dựa trên những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, đảm bảo sự ủng hộ của đại đa số người dân. Lúc này, pháp luật vừa tận dụng được điểm mạnh của đạo đức, biến điểm mạnh đó thành của mình. Mặt khác, pháp luật còn
  • 24. hỗ trợ bảo tồn, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp thông qua việc ghi nhận của mình; 7.Nghiên cứu để ban hành chế tài một cáchphù hợp với những VPPL: Việc ban hành một chế tài phù hợp là điều hết sức cần thiết bởi nhìn vào chế tài, ta biết được mức độ nghiêm trọng của những VPPL - chế tài tương xứng với mức độ vi phạm. Tuy nhiên, những biện pháp giáo dục, thuyết phục cần được đặt lên hàng ưu tiên bởi tính nhân văn và phù hợp với những giá trị đạo đức tốt đẹp của nó. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, quân đội nhân dân của ta cũng hành xử một cách rất tử tế, dùng biện pháp thuyết phục với những tù binh chiến tranh để họ trở thành những người bạn của chúng ta và cách thức đó đã rất thành công. Tóm lại, suy cho cùng, cách giải quyết mâu thuẫn giữa pháp luật với đạo đức tốt nhất chính là giáo dục. Giáo dục tốt ý thức đạo đức cũng như pháp luật sẽ là cơ sở để mâu thuẫn giữa pháp luật với đạo đức được giảm xuống mức tối thiểu. Câu21:Phân tíchbiệnpháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với tập quán. Tập quán: là những quy tắc xử sự chung hình thành từ những thói quen xử sự có tính chất lặp đi lặp lại hàng ngày trong một cộng đồng dân cư nào đó và được barp đảm thực hiện bằng thói quen, niềm tin nội tâm của mỗi cá nhân cũng như dư luận xã hội. Ví dụ: tình trạng tảo hôn. – Pháp luật: hệ thống các quy tắc xử sự chung …. 1. Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của pháp luật và tập quán: Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, vị trí cũng như vai trò của pháp luật và tập quán giúp việc cân nhắc điều chỉnh QHXH bằng pháp luật hay tập quán hợp lý. Ví dụ: Không nên can thiệp pháp luật vào quan hệ mua bán hàng hoá theo tập quán ở một địa phương nếu tập quán đó là tập quán tốt đẹp, không lỗi thời cũng như phù hợp với hoàn cảnh của địa phương đó. 2. Kếthợp pháp luậtvà tập quántrong điều chỉnhQHXH:Việc kết hợp điều chỉnh giữa pháp luật và tập quán là một trong những phương pháp giảm tối đa những mâu thuẫn giữa hai công cụ điều chỉnh này. Trong quá trình ADPL, các chủ thể có thẩm quyền cần cân nhắc đến việc dùng pháp luật hay tập quán để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, muốn kết hợp được thì chủ thể có thẩm quyền ADPL cần đạt trình độ về tư duy và nhận thức nhất định để có thể vận dụng linh hoạt pháp luật và kết hợp PL với tập quán; 3. Xoá bỏ những tập quánlạchậu:Những tập quán lạc hậu có thể là cơ sở dẫn tới những mâu thuẫn giữa pháp luật và tập quán, vì vậy, nhà nước cần có biện pháp
  • 25. để xoá bỏ những tập quán lạc hậu, đồng thời phát huy những giá trị tập quán tốt đẹp; 4. Xem xét để đưa những tập quán có giá trị tốt đẹp, phù hợp với hoàn cảnh đất nước thành phápluật:Việc thừa nhận tập quán thành pháp luật không phải là mới mẻ ở nước ta. Ví dụ: Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Cánhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc củachađẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của conđược xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.” Khi nâng các tập quán thành pháp luật, nhà nước có thể bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của tập quán và huy đồng thời dung hoà được mối quan hệ giữa hai công cụ này. Câu 22:Vì sao pháp luật không phải là công cụ duy nhất để điều chỉnh quan hệ xã hội? Mặc dù sở hữu những ưu điểm vượt trội so với các công cụkhác, pháp luật không trở thành công cụ duy nhất để điều chỉnh các QHXH vì cả lý do khách quan lẫn chủ quan. 1. Chủ quan Trong hệ thống công cụ điều chỉnh QHXH, mỗi công cụ có vị trí, vai trò khác nhau tùy thuộc vào từng thời kỳ cũng như điều kiện kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội, địa lý, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng,... của mỗi quốc gia. Trong lịch sử, ở một số quốc gia trên thế giới, có thời kỳ, các chuẩn mực đạo đức hay các tín điều tôn giáo nổi lên vị trí hàng đầu trong các công cụ điều chỉnh và được coi trọng hơn pháp luật. VD: Ở Trung Quốc trong suốt hàng nghìn năm, đạo đức được coi trọng hơn pháp luật. Các triều đại phong kiến Trung Quốc, từ nhà Hán đến nhà Thanh, nhân trị luôn thắng pháp trị, đạo đức luôn là công cụ chủ đạo để xác lập và giữ gìn kỷ cương, trật tự xã hội. Chủ trương Đức trị trở thành đường lối chính trị chủ yếu của các nhà nước phong kiến Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỷ lý do là vì Trong những thời kỳ này, tư tưởng Nho giáo đang đặc biệt phổ biến đồng thời số lượng lớn dân chúng không biết chữ, trình độ thấp. Hay ở các quốc gia Hồi giáo, hệ thống tín điều của đạo Hồi có vai trò đặc biệt quan trọng trong đờisống xã hội, được coilà chân lý, được lấy làm chuẩn mực cho conngười. Luật Hồi giáo điều chỉnh từ những mối quan hệ trong gia đìnhđến những mối quan hệ với láng giềng, với cộng đồng, nói chung là tất cả các mối QHXH trong đời sống kinh tế , chính trị của quốc gia. Do đó, pháp luật trở thành công cụ thứ cấp bên cạnh tôn giáo, để cụ thể hóa luật Hồi giáo hoặc điều chỉnh những QHXH mà luật
  • 26. Hồi giáo bỏ trống. Từnhững ví dụ trên, có thể thấy mặc dù pháp luật tồn tại nhiều ưu điểm vượt trội nhưng việc lựa chọn loại công cụ để điều chỉnh QHXH nhất định có phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ thể quản lý xã hội. Chủ thể quản lý xã hội sẽchọn áp dụng loại côngcụ phù hợp nhất tùy vào mục đíchquảnlý cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia khác nhau. 2. Khách quan Các QHXH rất phong phú, đa dạng, phức tạp, bởi vậy, để điều chỉnh chúng một cách có hiệu quả, cần phải có nhiều công cụ khác nhau chứ không thể áp dụng duy nhất pháp luật được. Pháp luật không thể và cũng không cần thiết phải điều chỉnh tất cảcác QHXH, đặc biệt những quan hệ được thiết lập trên cơ sở tình cảm của conngười. Thứ nhất, việc ADPL để điều chỉnh những loại quan hệ này là đặc biệt khó khăn bởi phải tác động đến ý thức, tình cảm của các chủ thể - những cái không được biểu hiện ra bên ngoài hoặc biểu hiện không rõ ràng và không thể định lượng được. Thứ hai, việc ADPL cũng rất tốn kém khi phải thực hiện hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành và kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật. Hơn nữa, những QHXH này không làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội hoặc ảnh hưởng không đáng kể nên không cần sử dụng công cụ pháp luật. Mặt khác, pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, tuy nhiên, không phải khi nào các biện pháp cưỡng chế này cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Đối với những chủ thể trong những “điều kiện” không còn gì để mất thì cưỡng chế chưa hẳn có ý nghĩa đối với họ, kể cả những biện pháp nghiêm khắc nhất. Hay hiện nay lực lượng chức năng chưa thể đảm bảo giám sát hành vi của mọi chủ thể trong xã hội để ADPL điều chỉnh được nên dẫn đến việc bỏ sót nhiều hành vi trái pháp luật diễn ra trên thực tế, ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Ngược lại, sự tác động của dư luận xã hội (biện pháp bảo đảm của các thể chế phi quan phương - đạo đức, phong tục, tập quán,...) nhiều khi có tác dụng tốt hơn. VD: Trong đợt dịch vừa qua, mặc dù có quy định bắt buộc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội, nhưng nếu người dân không có đủ ý thức, trách nhiệm, nhắc nhở lẫn nhau thì việc thực hiện là đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, niêm tin, đặc biệt là niềm tin tôn giáo là nhân tố sức mạnh to lớn thúc đẩy conngười thực hiện hành vi một cách triệt để, tận cùng. Câu 23:Tại sao cầnphải kết hợp giữa pháp luật với các công cụ khác trong điều chỉnh quan hệ xã hội? - Điều chỉnh quan hệ xã hội là công việc phức tạp, cần một hệ thống những cách xử sự khác nhau tham gia kết hợp điều chỉnh. Pháp luật mặc dù là công cụ hữu hiệu nhất nhưng không phải công cụ vạn năng để có thể điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. Hơn thế, pháp luật hình thành do con đường nhà nước nên nó thể hiện ý chí của nhà nước, ý chí của giai cấp cầm quyền và ý chí của người làm luật nên pháp luật cũng có phần nào mang tính chủ quan. Song cùng
  • 27. với đó pháp luật là những gì được nhà nước công nhận và đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp nên vẫn mang tính hà khắc, cứng nhắc, không mềm dẻo. - Trong khi đó, những công cụ điều chỉnh quan hệ khác như đạo đức, tập quán lại có thể điều chỉnh một số quan hệ xã hội một cách có tình và lại đạt lý hơn. Ví dụ như xung đột anh em trong nhà không nhất thiết cứ phải kiện tụng, kéo nhau ra tòa để xử lí những công việc cũng được nhắc đến trong pháp luật như phân chia tài sản, anh em hòa thuận có thể cùng nhau bàn bạc, giải quyết nội bộ mà không cần đến tòa án. pháp luật là công cụ hiệu quả những nên là công cụ cuối cùng để giải quyết các mâu thuẫn quan hệ xã hội Câu 24: Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của pháp luật. Trình bày ý nghĩa của vấn đề này trong xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật ở nước ta hiện nay. Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt đối lập của một hiện tượng - pháp luật. Chúng vừa mâu thuẫn, đấu tranh với nhau nhưng cũng thống nhất với nhau. 1. Tính xã hội:(i) Pháp luật là quy tắc xử sự hình thành từ đời sống, quy luật của xã hội, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân; (ii) Pháp luật là quy tắc xử sự để thay đổi, cải thiện mối quan hệ giữa người với người, từ đó đảm bảo, duytrì, củng cố trật tự xã hội; (iii) Pháp luật là sựghi nhận những cáchứng xử mang tính khách quan; 2. Tính giai cấp thể hiện ở việc pháp luật là công cụ để thể hiện và áp đặt ý chí của chủ thể cầm quyền, giai cấp thống trị lên các chủ thể khác trong xã hội. Có thể thấy, tính xã hội thể hiện sự đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội thông qua các quy định thừa nhận thực tiễn khách quan, đảm bảo quyền lợi cho phần đông người dân; trong khi tính giai cấp lại thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Hai thuộc tính này mâu thuẫn với nhau nhưng không thể tách rời nhau. Nhà nước nắm trong tay quyền lực để quản lý nhà nước, đó không chỉ là khả năng mà còn là điều nhà nước phải làm. Mục đích của giai cấp thống trị khi lên cầm quyền là để có được quyền lực, để dùng quyền lực đó áp đặt lên các chủ thể khác và để đạt được những lợi ích nhất định. Như vậy, nếu pháp luật do chính họ ban hành chỉ đảm bảo hay đem lại lợi ích cho bộ phần còn lại của xã hội mà không phải giai cấp cầm quyền thì họ còn mong muốn “đứng trên xã hội để quản lý xã hội” nữa hay không? Mặt khác, nếu pháp luật bộc lộ quá mạnh mẽ ý chí của giai cấp thống trị, lợi ích của phần còn lại của xã hội không được đảm bảo, liệu nhà nước của giai cấp thống trị có thể tồn tại được không? Hiện thực lịch sử đã chứng minh đó là điều không thể. Khi pháp luật quá bất công, chỉ mang tính giai cấp, đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị, người dân sẽ bất bình và đứng dậy đấu tranh đòi
  • 28. quyền lợi. Khi người dân đã chống đối nhà nước, dù nhà nước có dập tắt được cuộc đấu tranh này thì cuộc đấu tranh khác sẽ nổi lên. Đến khi nhà nước của giai cấp thống trị hoàn toàn sụp đổ, một nhà nước của giai cấp khác lên thay thế đảm bảo quyền lợi cho người dân thì họ mới dừng lại. Như vậy, hai thuộc tính này đối lập nhau nhưng không thể tách rời nhau. Mức độ biểu hiện của chúng trong pháp luật phụ thuộc và bản chất nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị và một số yếu tố khác. Tuy nhiên, xu hướng của pháp luật hiện đại là giảm nhẹ hơn tính giai cấp, gia tăng tính xã hội. Ý nghĩa của sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của pháp luật trong xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật: 1. Giúp việc ban hành quy định pháp luậtphù hợp: Trên cơ sở hiểu đúng đắn về sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp sẽ giúp việc ban hành quy định pháp luật đảm bảo sự cân bằng cần thiết giữa tính xã hội và tính giai cấp. Trong giai đoạn hiện nay, khi xây dựng pháp luật dân chủ, bảo đảm quyền và lợi íchcho đại bộ phận người dân đang là xu hướng thì việc nắm chắc sự thống nhất giúp những quy định đảm bảo quyền lợi cho đại đa số người dân nhưng cũng không quên đảm bảo quyền lợi cho giai cấp cầm quyền; 2. Giúp việc tổ chức thực hiện pháp luậtmộtcách linh hoạt:việc tổ chức thực hiện và ADPL chính là côngtác đưa pháp luật vào đờisống. Trong quá trình thực hiện pháp luật, việc hiểu sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội giúp các chủ thể vận dụng pháp luật một cách phù hợp. Ví dụ: Con cái của công nhân trong những khu công nghiệp có thể được nhà nước hỗ trợ đến trường học nếu không có điều kiện...; 3. Trong quá trình bảo vệ pháp luật: Nhận thức đúng đắn sự thống nhất sẽ giúp chống lại những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch về pháp luật của nhà nước nhằm chống phá nhà nước, chống phá cách mạng. Mặt khác, việc hiểu đúng đắn còn giúp quá trình xét xử tại các toà án đảm bảo tính công bằng, đem lại công lý cho các chủ thể.