SlideShare a Scribd company logo
1 of 162
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ KHẮC SƠN
VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ KHẮC SƠN
VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Ngô Khắc Sơn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....... 8
1.1. Những công trình nghiên cứu về John Locke, vấn đề nhà nước và
nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và các nhà tư
tưởng liên quan đến tư tưởng của John Locke........................................ 8
1.2. Những công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền và nhà nước
pháp quyền Việt Nam ........................................................................... 13
Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE
VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC................. 32
2.1. John Locke và những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng
của ông.................................................................................................. 32
2.2. Triết học John Locke và những kiến giải của ông về nguồn gốc,
chức năng của nhà nước........................................................................ 46
Chương3:VẤNĐỀNHÀNƯỚCPHÁPQUYỀNTRONGTƯTƯỞNGCỦAJOHNLOCKE.. 63
3.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền...................................................... 63
3.2. Nội dung vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke.......68
3.3. Ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. 97
Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ
TƯỞNG JOHN LOCKE ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 102
4.1. Quá trình đổi mới nhận thức và kiến tạo nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta................................................... 102
4.2. Kế thừa vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay .............................................................................. 109
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 148
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay trải qua nhiều hình thức nhà
nước khác nhau. Do yếu tố lịch sử - xã hội quy định, mỗi hình thức nhà nước
đều có vai trò lịch sử nhất định. Ngày nay, có thể khẳng định rằng, sự tồn tại
của nhà nước là tối cần thiết. Nhưng, quan trọng và cần thiết hơn là hiệu lực,
hiệu quả mà nó mang lại cho xã hội. Và, để thực hiện được điều đó, không gì
khác hơn, nhà nước phải thực thi tính pháp quyền của nó một cách đầy đủ để
chống lại sự lạm quyền và tùy tiện trong quản lý, điều hành mọi hoạt động
của bộ máy nhà nước. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của lý luận về nhà nước
pháp quyền.
Cho đến nay, có thể khẳng định rằng, xét ở hình thức cai trị thì nhà
nước pháp quyền là mô hình tổ chức nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử. So
với lịch sử lâu dài của hình thức nhà nước thần quyền và vương quyền, mô
hình nhà nước pháp quyền xuất hiện chỉ hơn 200 năm. Hiện nay, trên thế giới
chưa nhiều nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, nhưng xét về xu
thế dân chủ đang được rộng mở, thế giới đang phấn đấu cho một nhà nước
pháp quyền. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền dân chủ lâu đời, khai sinh
ra mô hình nhà nước pháp quyền thì vẫn không đóng khung cho mình một mô
hình gọi là lý tưởng, mà luôn tìm con đường, biện pháp, hướng đi phù hợp với
xu thế phát triển mới của thời đại. Nói thế để thấy rằng, mô hình nhà nước
pháp quyền không phải là cái có sẵn và rập khuôn, mỗi quốc gia - dân tộc tùy
thuộc vào lịch sử của mình, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
mà xác lập cho mình một mô hình thích hợp và khả dụng nhất có thể.
Ở Việt Nam, trước bài phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị
lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (29.11.1991), về mặt ngôn từ,
trong các văn bản có tính quyết sách chính trị ở nước ta, thuật ngữ “nhà nước
2
pháp quyền” chưa được sử dụng, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền có
thể thấy trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1992. Đến Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 thì thuật ngữ “nhà
nước pháp quyền” đã được sử dụng và tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã
được khẳng định trong nhiều chương, điều.
Trước Đại hội lần thứ VII, trong các Văn kiện và trong ngôn ngữ chính
trị thường ngày, khi nói đến chế độ chính trị, chế độ nhà nước ở Việt Nam,
thuật ngữ “chuyên chính vô sản” thường được sử dụng với dụng ý phân biệt
nhà nước xã hội chủ nghĩa với nhà nước “dân chủ tư sản” ở các nước tư bản
chủ nghĩa... Cách hiểu, cách làm này dẫn đến hiện tượng, trong thực tế, chủ
thể cầm quyền thường nhấn mạnh chuyên chính mà “quên đi” dân chủ; nhấn
mạnh mặt bản chất giai cấp mà chưa chú tâm đến mặt bản chất xã hội của nhà
nước - cụ thể ở đây là yếu tố dân chủ và pháp luật trong quá trình vận hành
quyền lực nhà nước.
Đến Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII, năm 1994),
thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chính thức được sử dụng trong văn kiện của
Đảng với việc khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà
nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr.224]. Đây là lần đầu tiên
những nội dung, nguyên tắc, nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền Việt Nam
được đề cập một cách chính thức trong các Văn kiện của Đảng. Nó thể hiện
một nhận thức mới mẻ hơn về những vấn đề lý luận trước đây bị cho là “nhạy
cảm”, trong đó có việc tranh cãi “có hay không nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ?”. Điều này cũng phù hợp với xu thế đổi mới lúc đó, trong đó tiên
phong là đổi mới tư duy lý luận, đưa lý luận gắn với thực tiễn và nhờ đó đã
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu ra trong Đại hội lần thứ XI, đã khẳng
3
định: xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội “có nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo” [381, tr.70]. Đây là một trong hai đặc trưng mới
thêm vào 6 đặc trưng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội nêu ra trong Đại hội lần thứ VII. Cũng với ý nghĩa đó,
Đảng ta xác định “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân” là một trong những phương hướng chủ yếu
xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó thể hiện một
bước tiến mới của quá trình nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là quyết tâm xây dựng nhà nước pháp
quyền của Đảng, Nhà nước ta.
Như vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được
hiến định và đã được Đảng ta xác lập trong các văn kiện của Đảng (thể hiện
đậm nét nhất trong hai Cương lĩnh xác lập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội - văn bản có tính tuyên ngôn chính trị của Đảng). Từ đây nó trở thành
một công cụ hữu hiệu, là “cây gậy” định hướng quá trình đổi mới chính trị và
đổi mới mọi mặt đời sống xã hội ở Việt Nam.
Từ nhận thức trên có thể khẳng định rằng: vấn đề nhà nước pháp quyền
trong lịch sử và việc vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền của một nhà tư
tưởng cụ thể nào vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở các quốc gia -
dân tộc luôn là vấn đề lớn, mang tính lịch sử - xã hội.
Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền nước ta được Đảng ta
khẳng định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; nhà nước pháp quyền Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Thế nhưng, để xây dựng và
từng bước hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì
chúng ta không chỉ dựa hoàn toàn vào cách tiếp cận mác-xít mà phải biết kế
thừa những giá trị tư tưởng nhân loại. Trong đó, nổi lên tư tưởng về nhà nước
4
pháp quyền của John Locke - nhà triết học chính trị vĩ đại không chỉ của châu
Âu mà cả thế giới.
John Locke được xem là người khơi nguồn tri thức cho phong trào
Khai sáng. Trong hệ thống tư tưởng triết học chính trị của ông, tư tưởng về
nhà nước pháp quyền là nổi bật nhất. Tầm mức lớn lao và ảnh hưởng sâu rộng
của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke đã thôi thúc
nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thế hệ trên thế giới khai thác và tìm cách luận
giải để vận dụng trong quá trình tạo lập nhà nước hợp lý, có hiệu quả.
Đề tài Luận án tôi nghiên cứu: “Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư
tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam” hy vọng
sẽ góp một phần vào sự tìm kiếm và thể nghiệm chung đó.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cách đặt vấn đề của John Locke về nhà nước, làm
rõ những nội dung cơ bản, giá trị và hạn chế của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke, Luận án kế thừa một cách có chọn lọc giá trị
thực tiễn của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, chỉ rõ các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng của John
Locke về vấn đề nhà nước. Bên cạnh đó chỉ ra mối liên hệ nội tại của hệ
thống triết học của John Locke và tác động của nó đến việc hình thành quan
điểm của John Locke về vấn đề nhà nước.
Thứ hai, xác định những nội dung của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke, từ đó chỉ ra ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp
quyền trong hệ thống tư tưởng của John Locke.
Thứ ba, chỉ ra những giá trị thực tiễn của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke cần vận dụng trong quá trình xây dựng và từng
5
bước hoàn thiện các thiết chế chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận của Luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta, đặc biệt là những những thành tựu lý
luận trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam liên quan đến vấn đề nhà nước pháp
quyền.
3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học với các phương pháp
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
như: lôgic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
trừu tượng hóa, văn bản học...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án lấy vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke làm đối tượng nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào 4 vấn đề cơ bản là: tư
tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, tính thượng tôn pháp luật, tư tưởng phân
chia quyền lực, vấn đề quyền con người, quyền công dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chủ yếu dựa vào tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền
– Chính quyền dân sự” John Locke viết năm 1689, do Lê Tuấn Huy dịch sang
tiếng Việt, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2007.
(Tác phẩm “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” chưa được dịch sang
tiếng Việt, nó được in chung trong “Two Treatises of Government: In The
Former the False Principles and Foundation of Sir Robert Filmer and His
Followers, are Detected and Overthrown. The Latter is An Essay Concerning
the True Original Extent and End of Civil Government” London: Awnsham
6
and John Churchill. 1698. Trong “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” Locke
chủ yếu phê phán cách thức bảo vệ chủ nghĩa chuyên chế vương quyền trên
quan điểm “thần trị” của Sir Robert Filmer (1588 - 1653) qua tác phẩm “Nền
gia trưởng, hay là quyền lực tự nhiên của vua chúa” (Patriacha, or the natural
power of Kings) xuất bản năm 1680. Tác phẩm này (theo dịch giả Lê Tuấn
Huy) chưa luận bàn nhiều đến chính quyền dân sự).
- Phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu: quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1991 đến nay.
5. Đóng góp của Luận án
Luận án đi sâu phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản
cấu thành vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Chỉ ra
những giá trị, hạn chế của từng nội dung.
Luận án kế thừa những giá trị cốt lõi, hạt nhân hợp lý trong quan niệm
của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền – những điểm tương đồng
với quan niệm mác-xít để vận dụng trong quá trình xây dựng và từng bước
hoàn chỉnh mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Ý nghĩa của Luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống vấn đề
nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, bổ sung, làm phong phú
thêm lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và rút ra ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên sau đại học,
những nhà nghiên cứu quan tâm đến triết học phương Tây nói chung, triết học
chính trị nói riêng và những ai nghiên cứu về mô hình nhà nước pháp quyền
trên thế giới và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7
Luận án cũng có thể là tư liệu tham khảo cho những nhà hoạch định
đường lối, nhà lãnh đạo trong việc tìm kiếm, thể nghiệm con đường, biện
pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận án được kết cấu làm 4 chương, 9 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ JOHN LOCKE, VẤN ĐỀ
NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE
VÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE
Samuel Enoch Stump & Donald C. Abel trong Nhập môn triết học
phương Tây [77] đã giới thiệu dưới dạng bài đọc một cách khái lược chương
II, chương VII, chương IX tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của
John Locke. Mặc dù trình bày hết sức sơ lược trong 4 trang nhưng Bài đọc
này đã khái quát được logic của tác phẩm, qua việc bắt đầu lịch sử xã hội từ
trạng thái tự nhiên, đến việc giải thích vì sao con người cần phải tham gia vào
xã hội chính trị qua việc ký kết với nhau bản khế ước để ủy quyền cho nhà
nước thay mình thực thi và bảo vệ các quyền tự nhiên của mình, đồng thời chỉ
ra mục đích của xã hội chính trị và chính quyền là để bảo vệ “mạng sống,
quyền tự do và tài sản” của các công dân trong nhà nước. Logic trình bày của
tác giả đã giúp tôi hệ thống hóa được những vấn đề cốt lõi trong tác phẩm
Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke, nhất là trong tìm hiểu và
luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
Lê Tuấn Huy trong Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [51] đã chỉ ra những đóng
góp của Montesquieu về tinh thần pháp quyền và những nguyên tắc để thực
thi nó. Nội dung tư tưởng của Montesquieu có những điểm thống nhất với
John Locke, có những điểm bổ sung, hoàn thiện tư tưởng của John Locke,
cũng có những điểm chưa vượt qua quan niệm của John Locke về pháp
quyền. Tuy nhiên, quan trọng hơn, những tư tưởng ấy của nhà tư tưởng vĩ đại
9
Montesquieu cùng với John Locke là những gợi mở tuyệt vời có thể kế thừa
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồi trong Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước [49] đã giành 30 trang (từ trang 44-
73) để trình bày và phân tích tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước (phân
quyền) của John Locke, chủ yếu là trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính
quyền”. Trong sách, tác giả phân tích mối quan hệ, giới hạn và sự phụ thuộc
giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, quyền lực lập pháp và quyền lực hành
pháp theo quan niệm của Locke. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích, chỉ ra
mối quan hệ, sự phụ thuộc giữa quyền hành pháp và liên bang theo quan niệm
của Locke, về đặc quyền hành động của chính phủ, về sự tan rã của chính
quyền khi quyền lực bị lạm dụng. Trong các mối quan hệ đó, tác giả cũng chỉ
ra quan niệm nhất quán, xuyên xuốt của John Locke về vai trò tối thượng của
nhân dân, vai trò quyết định của nhân dân trong các mối quan hệ công việc
của chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước. Có thể khẳng định, phần
nghiên cứu về John Locke trong sách này là sâu nhất trong các nghiên cứu về
John Locke khi tác phẩm “Two treatises of Government” chưa được dịch sang
tiếng Việt. Logic các vấn đề tác giả giới thiệu trong sách đã bao quát nội dung
chính yếu của tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền
dân sự” do Lê Tuấn Huy dịch sau này (2007). Đây là nội dung rất gần nội
dung Luận án của tôi.
Đinh Ngọc Thạch trong bài viết Một số tư tưởng triết học chính trị của
Gi.Lốccơ: Thực chất và ý nghĩa lịch sử [85] đã trình bày tư tưởng về nhà
nước pháp quyền với tư cách sản phẩm tất yếu của xã hội công dân, về quyền
con người, về mối quan hệ giữa quyền và luật pháp, về sự phân quyền trong
quyền lực nhà nước, về sự tự do của công dân trong quan niệm của John
Locke và có đặt trong sự so sánh với quan điểm của các nhà triết học trước và
10
sau ông. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định quan điểm của John Locke:
“nhà nước là sự kế thừa và củng cố các quyền con người đã có trong trạng
thái tự nhiên”. Đây là tư tưởng cốt yếu của John Locke và là sự dẫn dắt quan
trọng và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng về vấn đề nhà nước pháp quyền của
John Locke. Điều khẳng định này đã nói lên thực chất vấn đề nhà nước pháp
quyền trong tư tưởng của John Locke và là một gợi ý quan trọng cho tôi trong
định hướng nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke trong Luận án.
Dagobert D. Runes trong Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại
[16] dù chỉ giới thiệu về John Locke trong hơn 1 trang sách nhưng đã đưa ra
nhiều khẳng định quan trọng: (1) “Có một sự kiện không thể chối cãi được là
những mầm mống của bản tuyên ngôn độc lập Mỹ nằm trong tập thứ hai của
cuốn Two Treatises on Government (Hai khái luận về chính quyền của John
Locke)” [16, tr.335], (2) “Trong nhiều thập niên của thế kỷ 18, người Mỹ rất
có lý khi cho mình là những người thừa kế ý chí chính trị của Locke, điều mà
người ta xao lãng ở Anh, quê hương của triết gia. Chủ nghĩa tự do Anh đã
mạnh lên khi trở lại với Locke, mà những ý tưởng, với Montesquieu và
Voltaire là trung gian, đã chinh phục nước Pháp và sau đó đã thấm đượm tinh
thần của Hà Lan và Scandinavia” [16, tr.335-336]. Hai khẳng định trên của
tác giả đã nói lên tầm vóc lớn lao và ảnh hưởng của tư tưởng John Locke đối
với nhiều quốc gia và nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc sau ông. Điều này đã giúp tôi
mở rộng góc nhìn về những đánh giá giá trị và hạn chế cũng như tầm ảnh
hưởng của tư tưởng John Locke trong lịch sử nhân loại.
Trần Văn Phòng, Nguyễn Thanh Hải trong Tư tưởng của J.Locke về
tính chủ thể của nhân dân đối với chính quyền [68] đã trình bày những nội
dung cơ bản của tư tưởng về chính quyền của John Locke. Trong bài, các tác
giả đã phân tích một cách có hệ thống quá trình ra đời, tồn tại, tổ chức hoạt
11
động của các cơ quan quyền lực trong chính quyền dân sự và đặc biệt nhấn
mạnh quan điểm cốt lõi trong tư tưởng về chính quyền của John Locke, đó là
vai trò tối thượng của nhân dân, quyền lực của nhân dân trong chính quyền
dân sự. Các tác giả cũng nêu bật được những giá trị mang tính thời đại và
những hạn chế cơ bản trong tư tưởng về chính quyền của John Locke. Đây là
những gợi ý quan trọng cho tôi trong quá trình làm Luận án.
Nguyễn Thị Châu Loan trong Luận án Tiến sĩ Triết học chính trị J.J.
Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay [58] đã trình bày quan niệm của Rousseau về triết học
chính trị và những quan niệm nền tảng về triết học chính trị của Rousseau như
quan niệm về quyền tự nhiên, về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, về ý chí
chung, về chủ quyền tối cao, về khế ước xã hội… Đặc biệt, Luận án trình bày
một cách cơ bản tư tưởng của Rousseau về nhà nước pháp quyền với quan
điểm đây là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người và nó được
cụ thể hóa thông qua phương thức tổ chức, phân định, phân chia và kiểm soát
quyền lực nhà nước – dù là được cụ thể hóa như thế nhưng Rousseau khẳng
định quyền lực nhà nước là không thể phân chia, do nó là quyền lực của nhân
dân giao cho nhà nước nên nhà nước không có quyền phân chia – đây là cốt
lõi của tư tưởng tập quyền không được nhiều nhà nước pháp quyền tư sản kế
thừa. Trong nội dung tư tưởng về triết học chính trị và nhà nước pháp quyền
của Rousseau có những quan niệm gần giống với John Locke, kế thừa và phát
triển vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Thế nên
nội dung Luận án có giá trị tham chiếu đối với Luận án của tôi. Luận án của
tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke với những quan niệm ban đầu còn chưa đầy đủ, rõ ràng như Rousseau
nhưng đã mang tính hệ thống, tính cách mạng triệt để. Có thể khẳng định, tư
tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền đã tạo nguồn cảm
12
hứng và khai mở tư tưởng của các nhà Khai sáng sau này, trong đó có
Rousseau, Motesquieu.
Nguyễn Đăng Dung trong Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất,
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền theo tinh thần của
Hiến pháp năm 2013 [20] đã khẳng định rằng: từ lâu học thuyết phân quyền
“đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên
thế giới” [20, tr.3]. Tác giả đã phân tích và luận giải rằng: sự thống nhất
quyền lực nhà nước nằm trong sự phân quyền và việc tổ chức tốt các chức
năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tinh thần này đã từng được John Locke
và Montesquieu khẳng định. Đồng thời, tác giả còn phân tích mối quan hệ tác
động qua lại giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, xem nó như là cơ sở để tạo
nên sự thống nhất và kiểm soát quyền lực. Từ đó, tác giả đi đến việc khẳng
định phải xác lập một nền hành pháp mạnh, kể cả việc hành pháp can thiệp
vào lập pháp. Đây là lý lẽ đã được John Locke phân tích. Việc này cũng cần
thiết ở Việt Nam hiện nay. Ở góc độ này thì có thể khẳng định rằng: cơ chế
phân quyền theo tư tưởng của John Locke đáng để chúng ta lưu tâm trong
việc xác lập phương thức phân công, phối hợp, kiểm soát giữa ba cơ quan
quyền lực nhà nước, nhất là giữa cơ quan lập pháp và hành pháp.
Nguyễn Đình Tường, Lê Văn Tùng trong Vấn đề giáo dục đạo đức qua
một số lý thuyết triết học giáo dục phương Tây [102] đã phân tích các lý
thuyết giáo dục đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây, trong đó các tác
giả có dẫn ra tư tưởng tabula rasa của John Locke, xem như là luận điểm gốc
của chủ nghĩa hành vi (Behaviorism) trong giáo dục. Dẫn ra luận điểm của
John Locke trong tác phẩm Một số tư tưởng giáo dục (Some Thoughts
concerning Education – còn dịch là Một số suy nghĩ về giáo dục - tg) viết năm
1693: “sự trải nghiệm về việc học (và thực hành) là cơ sở của hiểu biết và
chúng thể hiện ra một cách khác nhau ở những cá nhân khác nhau… Giáo dục
đạo đức là con đường đưa trẻ em đến đức hạnh, lịch thiệp và học tập” [102,
13
tr.70]. Quan điểm này ngoài việc khẳng định sự cần thiết của giáo dục đối với
việc hoàn thiện nhân cách của con người, nó còn thể hiện chủ nghĩa duy
nghiệm trong quan niệm của John Locke. Quan điểm nhận thức luận này của
ông đã được thống nhất từ trước và nó có tác động rất lớn đến những trải
nghiệm thực tiễn của ông, giúp ông đúc rút thực tiễn nước Anh thành những
lý luận vượt thời đại, nhất là trong các quan niệm về nhà nước của ông.
Đỗ Thị Kim Hoa trong Quyền con người trong tư tưởng của John
Locke về nhà nước [45] đã phân tích quan niệm của John Locke về các quyền
tự nhiên của con người như: quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, quyền
bình đẳng và khẳng định rằng: việc đảm bảo thực hiện các quyền này là “cơ
sở cho sự tồn tại của chính quyền dân sự. Nó phản ánh chân thực sự hiện diện
của một nhà nước pháp quyền. Phải có được sự đảm bảo các quyền đó thì nhà
nước mới là nhà nước pháp quyền” [45, tr.57]. Qua phân tích nội dung tư
tưởng các quyền con người theo quan niệm của John Locke, tác giả cũng chỉ
ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm này của John Locke, cuối cùng đi
đến khẳng định: “Mặc dù còn mang những hạn chế về mặt thế giới quan, hạn
chế của lịch sử, nhưng những tư tưởng của ông đã góp phần làm giàu có thêm
kho tàng lý luận về nhà nước pháp quyền của nhân loại” [45, tr.63].
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
Lê Minh Quân trong Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp
quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [72] đã
luận giải mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước pháp quyền với sự phát triển
của xã hội thông qua những dẫn chứng trong lịch sử tư tưởng về nhà nước
pháp quyền nhân loại. Từ đó tác giả khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở những kiến
giải đó, tác giả đã đề xuất những phương hướng cơ bản giải quyết mối quan
hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự phát triển
14
của xã hội Việt Nam. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan
trọng khẳng định là “có” nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nó đang
được xây dựng ở Việt Nam, rằng nó là giá trị của nhân loại, không phải là
“đặc sản” của nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có thể kế thừa
và phát triển trong quá trình xây dựng, củng cố và hoàn thiện mô hình của nhà
nước mình. Luận án này rất có giá trị tham khảo, nhất là ở những kiến giải,
kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nhà nước pháp quyền với
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đỗ Quang Khắc trong Thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao
động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay [54] đã
phân tích một cách khá cơ bản thực trạng thực thi quyền lực chính trị của
nhân dân lao động ở nước ta trong thời kỳ đổi mới; chỉ ra nguyên nhân của
những hạn chế trong việc thực thi quyền lực đó và bước đầu đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực chính trị của nhân dân
lao động ở nước ta. Luận án đã nêu lên một vấn đề bức thiết trong xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nội dung lý luận của
Luận án có những gợi ý quan trọng cho Luận án của tôi. Từ Luận án này tôi
nhận thức rằng: quyền lực chính trị của nhân dân trong nhà nước xã hội chủ
nghĩa là rất rộng, trong đảm bảo xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì càng rộng lớn, không chỉ dừng lại trong phạm
vi hệ thống chính trị. Thế nên, bên cạnh hệ thống chính trị, trong nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lực của nhân dân còn phải thể
hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Nguyễn Đăng Thông trong Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng
giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay [93] đề cập đến việc thực hiện chức năng
giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước nói chung và Nhà nước xã hội chủ
15
nghĩa ở nước ta nói riêng - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ cơ sở lý luận đó, Luận án nêu, luận giải tính chất, nội dung của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đề xuất những nhân tố đảm
bảo cho việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, tác giả còn nêu
ra những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện chức năng giai cấp và chức
năng xã hội của Nhà nước ta thời gian qua, qua đó cũng đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng
xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cách tiếp cận vấn đề của Luận án rất hợp lý và có tính
thực tiễn. Đến nay, dù thực tế nước ta đã thay đổi và đạt được nhiều kết quả
nhưng cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu của Luận án vẫn luôn có giá trị.
Vũ Anh Tuấn trong Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công
bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [101] đã đưa ra quan niệm về công bằng xã
hội và luận chứng ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Tác giả
đã khẳng định rằng: để đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở
nước ta phải dựa trên nền tảng pháp luật, đảm bảo tính tối thượng của pháp
luật trong thi hành các chính sách xã hội. Tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề
dưới góc độ lý luận về pháp luật, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, khái
quát những cái riêng, cái đặc thù của các luật đơn lẻ để khẳng định cái chung,
cái phổ biến – vai trò của pháp luật trong quá trình thực hiện công bằng xã hội
ở Việt Nam. Hướng tiếp cận nghiên cứu này phản ánh một khía cạnh của vấn
đề nhà nước pháp quyền – tính thượng tôn pháp luật, là mặt rất quan trọng có
giá trị tham khảo cho Luận án của tôi.
Đào Ngọc Tuấn trong Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam [99] luận giải sự kết hợp tính phổ biến và tính
đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra
16
tính đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam. Nội dung này được gắn kết
với nền tảng lý luận được tác giả dẫn ra, đó là logic và lịch sử hình thành và
phát triển khái niệm nhà nước pháp quyền. Luận án còn lý giải cội nguồn của
lý luận về nhà nước pháp quyền và chỉ ra tính tất yếu và đặc thù trong xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Phạm Ngọc Anh – Bùi Đình Phong trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam [2] đã trình bày quan niệm,
quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp
quyền kiểu mới ở Việt Nam – đó là Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân
mang bản chất giai cấp công nhân, trong đó đặt ra yêu cầu để thực thi một
cách có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân thì nguyên tắc là phải thống
nhất thượng tôn pháp luật gắn với thực hành đạo đức, tổ chức bộ máy và đội
ngũ cán bộ công chức trong Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải đại
diện cho quyền lợi và ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phải
là công bộc của dân, thực thi quyền lực công và bảo vệ nhân dân… Cùng với
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước pháp quyền, tác phẩm đã
góp phần củng cố quan điểm mác-xít về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp
quyền Việt Nam. Đây là nội dung có tính định hướng về mặt quan điểm quan
trọng cho Luận án của tôi.
Đỗ Trung Hiếu trong Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay [44] đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề dân chủ đặt trong mối quan
hệ với nhà nước. Trong sách này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống
tiến trình dân chủ hóa nhà nước trong lịch sử nhân loại với điểm nhấn là
nghiên cứu tác động của thời đại toàn cầu hóa ngày nay đối với sự biến đổi
nhà nước và nền dân chủ, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia
chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu thế này. Với Việt Nam, quá trình hội nhập
quốc tế sâu rộng đã đặt ra yêu cầu nhà nước phải mở rộng nền dân chủ và xây
17
dựng nhà nước pháp quyền là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
quá trình dân chủ hóa. Dù chỉ là thể hiện cách tiếp cận và đặt vấn đề nhưng
trong sách này, tác giả đã gợi mở cho tôi nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn trong Luận án của mình, đó là mối quan hệ biện chứng
giữa nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ, giữa dân chủ và pháp luật,
giữa xây dựng nhà nước pháp quyền với xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật…
Trần Ngọc Đường trong Quyền con người quyền công dân trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [37] đã tiếp cận nghiên cứu vấn
đề Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gắn với quá trình toàn cầu hóa và xu thế nhân loại đang tiến
lên xây dựng, quản lý xã hội theo mô hình nước pháp quyền – mô hình ưu
việt và hiệu quả nhất cho đến nay. Trong sách này, tác giả cũng trình bày
bước phát triển quan niệm về Quyền con người, quyền công dân trong các bản
Hiến pháp của nước ta, trong đó khẳng định những tiến bộ trong quan niệm về
Quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 1992 so với các Hiến
pháp trước. Cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề quan niệm Quyền con người,
quyền công dân của tác giả rất hợp lý và dẫn chứng rõ ràng nhưng bị những
giới hạn lịch sử. Đến nay, có thể khẳng định quan niệm về Quyền con người,
quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã có những tiến bộ vượt bậc so
với các quan niệm trong các Hiến pháp trước và quan niệm về Quyền con
người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã tiệm cận với quan niệm
về Quyền con người, quyền công dân trong Hiến chương và các văn bản liên
quan vấn đề này của Liên hợp quốc và nhân loại tiến bộ.
Mai Đình Chiến trong Vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam [10] trình bày lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
18
kiến trúc thượng tầng và việc vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa cơ sở hạ
tầng với kiến trúc thượng tầng trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam. Trong Luận án, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của nhà nước pháp
quyền mang sắc thái Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp vận dụng
mối quan hệ này trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Việc luận
giải từ góc độ triết học vấn đề nhà nước pháp quyền và chỉ ra đặc thù của nhà
nước pháp quyền Việt Nam là những cơ sở quan trọng cho Luận án của tôi.
Đào Trí Úc (chủ biên) trong Mô hình tổ chức hoạt động của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [103] đã trình bày một cách khá cơ
bản về đặc trưng, các yêu cầu, đòi hỏi và nguyên tắc của việc xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam. Từ đó nhóm tác giả đã đi sâu trình bày mô hình
tổng thể về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp,
chính quyền địa phương… Những nội dung này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
và làm rõ hơn mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nó
có giá trị tham khảo đối với Luận án của tôi.
Đỗ Tiến Sâm trong Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa [78] đã luận giải quan niệm cơ bản của Trung Quốc
về nhà nước pháp quyền, sự cần thiết phải xây dựng nhà nước pháp quyền và
những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra,
tác giả còn đi vào phân tích hệ thống thiết chế đảm bảo xây dựng thành công
mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, trong đó không
quên đề cập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những nội
dung lý luận và thực tiễn này có giá trị tham chiếu đối với nước ta trong xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – mô hình tương tự Trung Quốc.
Luận án của tôi ngoài sự thống nhất với tác giả về sự cần thiết xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn đi sâu phân tích chi tiết hệ thống thiết
19
chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Hồ Xuân Quang trong Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ 1996 đến năm 2006 [70]
đã nêu và đánh giá quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua hai kỳ Đại hội lần thứ VIII và IX (từ 6/1996
- 4/2006). Trong đó có rút ra những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm.
Luận án tuy không đi sâu vào trình bày nội dung về nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng đã chỉ ra tiến trình thay đổi nhận thức, tư duy,
hành động của Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nội dung của Luận án giúp tôi định hướng được quan điểm chỉ đạo,
chủ trương trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Mặc dù thuộc chuyên ngành Lịch sử nhưng Luận án đã có ý
nghĩa quan trọng đối với tôi trong quá trình viết, hoàn chỉnh Luận án của mình.
Trong Luận án của tôi đã tiếp tục trình bày quá trình đổi mới tư duy về nhà
nước pháp quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng trình bày quá
trình đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền của Nhà nước ta trong các bản
Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013.
Trương Quốc Chính trong Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà
nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay [11] nghiên cứu quan điểm của Mác,
Ăngghen, Lênin về nhà nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa và áp dụng quan
điểm đó trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả Luận án đã nêu ra và luận
giải một số quan điểm có tính nguyên tắc trong xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam – nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân. Luận án của tôi cũng thống nhất những quan điểm có tính nguyên tắc như:
20
tính thượng tôn pháp luật, quyền lực thuộc về nhân dân, vấn đề về vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cơ sở lý luận của Luận án là tư liệu tham khảo bổ ích cho
Luận án của tôi, giúp tôi củng cố lập trường mác-xít-lênin-nít.
Phạm Ngọc Dũng trong Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền [21] đã trình bày một
cách có hệ thống quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước pháp
quyền, về sự vận dụng sáng tạo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà
nước pháp quyền của Hồ Chí Minh và Đảng ta, về vấn đề xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc sắc nhất là tác giả đã giới
thiệu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền dân chủ nhân
dân (từ trang 86-112) với những khẳng định: (1) Nhà nước dân chủ nhân dân
phải là nhà nước có nền dân chủ thực sự và toàn diện, (2) Nhà nước pháp
quyền dân chủ nhân dân phải là nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng hệ
thống pháp luật dân chủ, (3) Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải là
công cụ bảo vệ và phát triển con người và quyền con người, (4) Nhà nước
pháp quyền phải là nhà nước có sự phân quyền trong việc thực hiện quyền lực
nhà nước. Những khẳng định trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng
định hướng cơ sở lý luận và những nội dung thực tiễn trong Luận án của tôi.
Trần Ngọc Liêu trong Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà
nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [57]
tiếp cận nghiên cứu vấn đề nhà nước trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin
và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước để giải quyết
những vấn đề đang đặt ra trong quá trình tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung tư tưởng về nhà nước
theo quan niệm mác-xít được tác giả nêu lên có một số nội dung trùng hợp với
21
quan niệm về nhà nước pháp quyền của John Locke. Những vấn đề lý luận đặt
ra trong Luận án của tác giả có giá trị tham khảo quan trọng đối với Luận án
của tôi, ở chỗ nó như “cây gậy” định hướng cho lập trường mác-xít.
Cao Anh Đô trong Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam [3535] đã
luận giải vấn đề nguồn gốc của quyền lực nhà nước - từ nhân dân - quyền lực
công cộng, mang tính giai cấp, tính xã hội và được tất cả các chủ thể trong xã
hội phục tùng, lý giải việc cần thiết phải phân công cho các cơ quan nhà nước
để tránh lạm quyền, tha hóa quyền lực. Tuy nhiên, Luận án chưa nêu, phân
tích nội dung, mối quan hệ phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực
nhà nước từ phương diện lý luận. Điều này làm hạn chế góc nhìn, góc tiếp
cận. Do đó dẫn đến những khó khăn trong luận giải những vấn đề thực tiễn
Việt Nam mà trong Luận án tác giả cũng thừa nhận. Đây là một điểm lưu ý
cho tôi trong Luận án của mình.
Mai Thị Thanh trong Hình thức nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [88] tiếp cận vấn đề nhà nước dưới
góc độ hình thức chính trị của nhà nước để chỉ ra tính hợp lý của việc lựa
chọn hình thức chính thể cộng hòa dân chủ của nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (trước đây là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà
nước kiểu mới), đồng thời làm rõ tính tất yếu của việc cai trị theo hình thức
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong sách, tác giả cũng
không quên chỉ ra những bất cập của hình thức nhà nước kiểu mới này ở
nước ta trước những yêu cầu của thực tiễn đổi mới. Từ đó đề ra những
phương hướng nhằm nâng cao chất lượng của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Thị Thúy Vân trong Khái niệm nhà nước pháp quyền từ cách
tiếp cận triết học [107] đã tập trung phân tích 4 quan điểm đặc trưng về nhà
22
nước pháp quyền, đó là: (1) nhà nước mà trong đó, luật pháp giữ vị trí tối
thượng (thượng tôn pháp luật); (2) nhà nước mà nhân dân là chủ thể quyền
lực; (3) nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; (4)
nhà nước hoạt động dựa trên sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan (nhà
nước pháp quyền tư sản). Từ sự diễn giải và phân tích trên, tác giả chỉ ra
những biểu hiện của dân chủ trong nhà nước pháp quyền, đó là: (1) sự thể
hiện và thực hiện tự do trong nhà nước pháp quyền; (2) cách thức thực hiện
quyền lực của nhân dân; (3) nội dung của pháp luật trong nhà nước pháp
quyền. Cách tiếp cận và diễn giải những nội dung của vấn đề nhà nước pháp
quyền trong bài viết rất gần cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp
quyền của tôi trong Luận án.
Hoàng Thị Hạnh trong Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [41] đã
khái quát lý luận về nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Trên nền tảng lý luận đó, Luận án đã chú ý phân tích những
nét đặc thù của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua đó phân tích những ảnh hưởng
của nó đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đóng góp lớn của Luận án là đã đề xuất những giải pháp xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn với những nét đặc thù đó của nền
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đào Trí Úc trong Học thuyết và thực tiễn lịch sử về tính thống nhất của
quyền lực nhà nước và cơ chế phân quyền [105] đã luận giải về quan niệm và
thực tiễn tính thống nhất của quyền lực nhà nước trong lịch sử. Từ đó, tác giả
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tính thống nhất và sự phân quyền để
đi đến nhận thức rằng: “sự phân quyền chỉ là biểu hiện về mặt tổ chức-pháp lý
23
của một quyền lực thống nhất về bản chất và về định hướng chính trị-xã hội
trên những mặt quan trọng nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước” [105,
tr.5]. Luận giải này cung cấp một góc nhìn khác logic vấn đề nhận thức và
phương pháp luận của John Locke nhưng nó đã chỉ ra rằng đây là một thực tế
tổ chức quyền lực ở nhiều nước và đã góp phần quan trọng trong việc kiểm
soát quyền lực nhà nước. Luận giải này rất phù hợp với phương thức tổ chức
quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay. Nó là cơ sở thực tiễn quan trọng để tôi kế thừa những điểm hợp lý
trong tư tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền, đồng thời
phải gạt bỏ những điểm không phù hợp với thực tiễn và lịch sử tổ chức nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Trọng Chuẩn trong Một số vấn đề về dân chủ [12] đã phân
tích, lý giải câu hỏi vì sao từ thời cổ đại đến nay dân chủ luôn là vấn đề nóng
bỏng của nhân loại. Tác giả đã lược lại những quan niệm dân chủ trong
trường ca Illiad của Homer đến quan niệm dân chủ (Desmos kratos) của thời
cổ đại Hy Lạp với Solon, Platon (trong tác phẩm Cộng hòa), Aristote (trong
tác phẩm Chính trị luận) đến thời Phục hưng, Khai sáng với John Locke,
Montesquieu, J.S. Mill, đến sự diễn giải của Mác, Hồ Chí Minh, đến việc
phân tích những ưu điểm và hạn chế của nền dân chủ hiện đại ở nhiều nước
và đi đến khẳng định: dân chủ là vấn đề có tính lịch sử lâu dài và mục đích
của nó là hướng đến tạo cho con người một cuộc sống tự do, công bằng, bình
đẳng, sung túc, hạnh phúc đúng nghĩa CON NGƯỜI. Sự phân tích vấn đề dân
chủ vừa mang tính logic vừa mang tính lịch sử của tác giả dù không xoáy vào
nội dung trọng tâm nào nhưng nó toát lên vấn đề quyền được làm chủ bản
thân, quyền được làm chủ xã hội của con người theo đúng nghĩa CON
NGƯỜI là một nhu cầu tự thân và chính đáng trong mọi chế độ và thời kỳ
lịch sử. Đây là khía cạnh pháp quyền của vấn đề dân chủ trong bài viết rất
đáng để tôi lưu tâm trong Luận án của mình.
24
Nguyễn Đức Minh trong Mối quan hệ giữa quyền con người và nhà
nước pháp quyền trong một số học thuyết về nhà nước [62] đã phân tích, lý
giải và khẳng định về mối quan hệ giữa quyền con người và nhà nước pháp
quyền. Tác giả dẫn dắt vấn đề từ thời cổ đại ở cả phương Đông và phương
Tây, sau đó tập trung phân tích các tư tưởng nổi bật của các nhà tư tưởng thời
Phục hưng và Khai sáng, từ Hobbes đến John Locke, J.J. Rousseau và Kant.
Qua đó chỉ ra sự phát triển nhận thức của các nhà tư tưởng sau so với tền bối.
Từ sự luận giải đó, tác giả đi đến phân tích và trả lời một cách biện chứng câu
hỏi: quyền con người có trước hay nhà nước pháp quyền có trước, quyền con
người có phụ thuộc vào nhà nước không? Cuối cùng, tác giả viện dẫn những
điểm hợp lý, tiến bộ mối quan hệ này trong Hiến pháp nước ta năm 2013.
Cách đặt vấn đề và luận giải của tác giả đã giải quyết được logic và lịch sử
của vấn đề, làm tăng tính thuyết phục. Đây là điều rất đáng để học hỏi đối với
tôi trong quá trình làm Luận án.
Đỗ Thị Thạch, Nguyễn Văn Quyết trong Xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam qua gần 30 năm đổi mới [87] đã phân tích quá trình đổi
mới nhận thức của Đảng ta về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa qua
thực tiễn tổng kết 20, 25 năm đổi mới. Từ đó, các tác giả đã đề xuất: (1) cần
có một định nghĩa tường minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa; (2) cần làm rõ
thước đo kiểm chứng tính hiệu quả của dân chủ xã hội chủ nghĩa; (3) vấn đề
nhận thức và thực tiễn thực thi dân chủ để nó thực sự là động lực có thực sự
ăn khớp chưa. Trên cơ sở những phân tích lý luận và thực trạng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa nước ta, các tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp tương đối
hợp lý, đó là: (1) tiếp tục nghiên cứu sâu hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin về dân chủ, kinh nghiệm xây dựng nền dân chủ ở các quốc gia trên thế
giới, tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm hay phù hợp với thực tiễn Việt
Nam; (2) cần nhận thức rộng hơn những tiêu chí kiểm chứng tính hiệu quả
của việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; (3) mỗi đảng viên và tổ chức
25
đảng phải thực hành dân chủ để làm gương, mặt khác phải tạo ra “áp lực lành
mạnh” từ xã hội. Đây là những câu hỏi “mở” và những giải pháp “mở” rất có
giá trị cho Luận án của tôi.
Nguyễn Văn Quân trong Nhà nước pháp quyền - nhận thức của cộng
đồng quốc tế [73] đã xem nhà nước pháp quyền “như một phương thức tổ
chức quyền lực nhà nước với các thuộc tính về hình thức cũng như nội dung”
[73, tr.73]. Đây là cách tiếp cận có giá trị về mặt thực tiễn, nó gợi mở cho tôi
hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam từ góc độ phương thức tổ chức quyền lực nhà nước. Qua sự diễn giải
quá trình quốc tế hóa nhà nước pháp quyền, tác giả đã khẳng định nó dần trở
thành một chuẩn mực mang tính quốc tế, bao hàm cả những giá trị về dân chủ
và việc đảm bảo quyền con người. Từ đây có thể khẳng định: nhà nước pháp
quyền mặc dù ban đầu được phổ biến ở phương Tây nhưng nhờ quá trình
quốc tế hóa, nó dần dần trở thành giá trị chung của nhân loại, không còn là
“đặc sản”, là “của riêng” của chủ nghĩa tư bản. Do vậy, nó không phụ thuộc
vào thể chế chính trị, các quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như
Việt Nam cũng có thể xác lập cho mình mô hình nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Luận chứng này rất có giá trị và củng cố thêm cơ sở lý luận và
thực tiễn cho Luận án của tôi.
Nguyễn Trọng Chuẩn trong Một số giải pháp thực hành dân chủ trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
[13] đã phân tích, luận giải và đi đến khẳng định rằng: Chỉ có nhà nước pháp
quyền mới có khả năng và đầy đủ quyền hạn trên cơ sở luật pháp dân chủ để…
huy động được tối đa và tốt nhất sức mạnh của toàn thể dân tộc,… tạo được sự
đồng thuận cao nhất, sự đoàn kết thực lòng của tất cả các lực lượng…, để bảo
đảm và thực thi đầy đủ tất cả các quyền cơ bản cho mọi thành viên của mình
[13, tr.4]. Từ khẳng định đó, tác giả đi đến đề xuất 5 giải pháp cơ bản giúp thực
hành dân chủ trong nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo và cầm quyền của
26
một đảng duy nhất. Sự luận giải về vai trò của nhà nước pháp quyền và hệ các
giải pháp do tác giả đề ra trong bài viết đã gợi mở cho tôi nhiều ý tưởng và
hướng giải quyết những vấn đề liên quan trong Luận án.
Đào Trí Úc trong Giáo trình nhà nước pháp quyền [106] đã trình bày
những nội dung cơ bản, có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của
tư tưởng nhà nước pháp quyền (phần thứ nhất), quan niệm chung về nhà nước
pháp quyền (chương III), vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
(phần thứ tư). Trong Giáo trình này, tác giả cũng trình bày một cách ngắn gọn
lý thuyết về tự do của John Locke (trang 37-38) trong dòng chảy lịch sử tư
tưởng nhà nước pháp quyền nhân loại. Có thể nói, những nội dung trong Giáo
trình thể hiện sự công phu, bài bản, sự dày công của tác giả trong nghiên cứu,
biên soạn. Qua Giáo trình, những vấn đề về lịch sử, lý luận, thực tiễn xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và thế giới được hệ thống hóa, được
trình bày một cách sinh động, toàn diện. Giáo trình đã giúp tôi có cách nhìn
bao quát hơn về những vấn đề của nhà nước pháp quyền.
Nguyễn Đình Hòa trong Về một số đặc điểm của dân chủ ở Việt Nam
hiện nay [47] đã khẳng định những nhận thức chung và thực tiễn thực hành
dân chủ ở các nước, đó là: “nhà nước dân chủ là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân; quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân; nhà
nước thừa nhận và bảo vệ quyền tự do dân chủ của mọi công dân; trong đời
sống xã hội, pháp luật là tối thượng…” [47, tr.32]. Đây cũng là những nội
hàm cấu thành nhà nước pháp quyền – những vấn đề mà Luận án đang nghiên
cứu. Từ những khẳng định trên, tác giả trình bày những đặc điểm của dân chủ
ở Việt Nam, đó là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với những đặc thù do lịch sử
quy định và qua phân tích cũng đi đến khẳng định, trong nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa chúng ta đang xây dựng, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân.
Phạm Văn Đức trong Thực hành dân chủ ở Việt Nam – Một số thành
tựu cơ bản và yêu cầu mới đặt ra [36] đã phân tích, đánh giá thành tựu thực
27
hành dân chủ của 30 năm đổi mới trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội. Qua đó đề ra những yêu cầu để thực hành dân chủ ngày càng rộng rãi và
hiệu quả hơn ở nước ta, đó là: (1) cần quán triệt cách tiếp cận khoa học, đúng
đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực
hành dân chủ; (2) coi trọng cả hình thức dân chủ trực tiếp và hninhf thức dân
chủ đại diện; (3) cần quán triệt nguyên tắc: trong điều kiện một đảng duy nhất
cầm quyền vẫn có thể đảm bảo và thực hành dân chủ một cách thực sự và
hiệu quả; (4) đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; (5) coi trọng nghiên cứu kinh nghiệm
thực hiện dân chủ của thế giới. Trong yêu cầu đẩy mạnh xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa để thực hành dân chủ rộng rãi hơn, tác giả đã đề
xuất: “Nhà nước cần thể chế hóa và bảo đảm thực thi quyền làm chủ của nhân
dân bằng pháp luật. Bên cạnh việc thể chế hóa các quyền dân chủ, Đảng và
Nhà nước cần xây dựng, ban hành và thực thi cơ chế giám sát, kiểm tra việc
thực hành dân chủ” [36, tr.10]. Đây là biện pháp vừa mang tính lý luận vừa có
giá trị thực tiễn quan trọng nhằm phát huy dân chủ gắn với xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở
nước ta hiện nay.
Trần Thái Dương trong Bàn về khái niệm pháp quyền, nguyên tắc pháp
quyền [222] đã phân tích, bình luận về các khái niệm pháp quyền, nguyên tắc
pháp quyền. Trong đó, tác giả dẫn ra quan niệm về pháp quyền của Hồ Chí
Minh trong Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị
Vécxây năm 1919: “Bảy xin hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh
pháp quyền” [222, tr.3] và bình luận rằng, nguyên tắc pháp quyền là nền tảng
và quan trọng nhất đối với nhà nước và cả xã hội trong thời đại ngày nay. Từ
đó, tác giả đi đến đặt vấn đề về đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp quyền
trong tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo tinh thần Đại hội lần thứ XII của Đảng trên 4 phương diện. Tư duy
28
“mở” của tác giả trong đặt vấn đề và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam đã làm
phong phú thêm góc nhìn về quan niệm pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền
và phương hướng vận dụng những quan niệm này vào thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vũ Thư trong Bàn về vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước [955] đã phân
tích, luận giải và khẳng định: quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm của nền
chính trị và nó có quan hệ chặt chẽ với pháp luật và vấn đề quyền con người.
Trong bài tác giả còn phân tích và khẳng định, (1) dân chủ là một trong những
phương tiện quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước một
cách chính đáng, đúng đắn và hài hòa; (2) kiểm soát quyền lực là hướng đến
phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan quyền lực nhà nước trong thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Từ đó, tác giả cũng đặt ra những
vấn đề về kiểm soát quyền lực và phát huy dân chủ trong quá trình tổ chức
quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những
vấn đề lý luận và thực tiễn của bài viết là những gợi ý quan trọng đối với
Luận án của tôi.
Trần Viết Quang, Đinh Trung Thành trong Quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về nhà nước và đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam [71] đã phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về
nhà nước trong các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen và Lênin. Qua
phân tích, tác giả đã lược lại các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng của nhà nước. Đây là cơ sở lý luận quan
trọng để tác giả nêu lên những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là: (1) Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân; (2) nền tảng của Nhà nước là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;
(3) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động trên cơ
29
sở Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; (4) quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; (5)
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản ánh tính chất dân chủ
trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và xã hội, bảo vệ quyền con
người; (6) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời
bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Đây là những nội dung cốt
lõi trong quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền, nó có ý nghĩa định
hướng quan trọng cho Luận án của tôi.
* Tiểu kết chương 1:
Từ những công trình đã tổng quan có thể đưa ra một số nhận định sau
về tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu trong phần 1.1 đã bàn đến nội
dung tư tưởng của John Locke và những nhà tư tưởng có liên quan đến tư
tưởng về vấn đề nhà nước pháp quyền của John Locke. Trong đó, có tác giả
nghiên cứu trực tiếp tư tưởng của John Locke, có tác giả đề cập đến tư tưởng
về pháp quyền của các nhà tư tưởng trong lịch sử tư tưởng và có liên quan
đến tư tưởng của John Locke. Giá trị của những công trình này là đã chỉ ra
tính đa dạng, sự giao thoa, nối tiếp tư tưởng về pháp quyền và nhà nước pháp
quyền của các nhà tư tưởng trong lịch sử tư tưởng trước và sau John Locke.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu trong phần 1.2 đã trực tiếp hoặc
gián tiếp bàn đến một số khía cạnh của tư tưởng pháp quyền, vấn đề nhà nước
pháp quyền, có công trình bàn trực tiếp đến cấu trúc, chức năng, giải pháp cụ
thể xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có
công trình bàn đến sự vận dụng tư tưởng mác-xít xây dựng, hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có công trình bàn đến sự vận
dụng tư tưởng của những nhà tư tưởng phi mác-xít trong xây dựng, hoàn thiện
30
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giá trị của những công
trình này là đã tạo nên bức tranh đa chiều, nhiều sắc thái trong nghiên cứu về
tư tưởng pháp quyền, vấn đề nhà nước pháp quyền và vấn đề xây dựng, hoàn
thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nhà
nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, chưa có công trình nghiên
cứu một cách có hệ thống cấu trúc của vấn đề nhà nước pháp quyền và bàn
trực tiếp vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, cũng
chưa có công trình nào nghiên cứu vận dụng vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke vào quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng, do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác
nhau, việc nghiên cứu và kế thừa, vận dụng triết học phi mác-xít nói chung,
triết học John Locke nói riêng trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chưa nhiều. Tuy nhiên, do hệ tư tưởng
khác nhau nên cách tiếp cận và luận giải nội hàm của các vấn đề nhà nước
pháp quyền là khác nhau. Đặc biệt, trong quá trình xác lập quan điểm, kiến
tạo, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì yếu tố
Đảng Cộng sản Việt Nam chi phối rất lớn. Thế nên, mô hình nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính đặc thù, có một số khác biệt so
với mô hình nhà nước pháp quyền tư sản – kế thừa trực tiếp hệ tư tưởng của
John Locke và một số nhà tư tưởng tư sản khác; đó là vai trò lãnh đạo, dẫn dắt
quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày nay, trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và từng bước hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với việc phát
31
huy quyền làm chủ của nhân dân thì việc xây dựng và từng bước hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân trên cơ sở quan điểm mác-xít và sự kế thừa một cách có chọn lọc tư tưởng
phi mác-xít nói chung, vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John
Locke nói riêng là một kênh tham khảo quan trọng trong quá trình đổi mới
nhận thức, tư duy và từng bước hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa và các thiết chế chính trị ở nước ta hiện nay.
32
Chương 2
ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
CỦA JOHN LOCKE VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG
VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC
2.1. JOHN LOCKE VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA ÔNG
2.1.1. John Locke – cuộc đời và sự nghiệp
John Locke (1632-1704) là một nhà triết học duy vật người Anh. Trong
lịch sử tư tưởng nhân loại, ông được đánh giá là người có nhiều cống hiến to
lớn trong các lĩnh vực từ triết học cho đến chính trị và pháp luật. Từ phương
diện này, ông được xem là một nhà tư tưởng khởi nguồn cho các cuộc cách
mạng dân chủ tư sản. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn của thế kỷ XVII và
XVIII: Cách mạng Anh, Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp đều bắt rễ từ
trong tư tưởng về “pháp quyền tự nhiên” của John Locke.
John Locke sinh 29.8.1632 tại Wrington, một làng nhỏ ở Somerset,
nước Anh trong một gia đình Thanh giáo. Cha ông hành nghề luật sư tại nông
thôn và đã từng tham gia phong trào Nội chiến ủng hộ phe Nghị viện chống
lại vua Charles I trong phe của Cromwell (1599 - 1658). Gia đình ông vốn
không giàu có nhưng nhờ sự bảo trợ của một nghị sĩ địa phương thân tín với
gia đình nên Locke được học hành chu đáo.
Năm 1647, Locke vào học trường Westminster ở London - trường
trung học hàng đầu nước Anh.
Năm 1652, Locke học trường Christ Church của Đại học Oxford -
trường đại học hàng đầu tại Oxford.
Năm 1656, Locke tốt nghiệp Cử nhân. Đến 1658 ông nhận học vị Thạc
sĩ văn chương.
Từ 1659, Locke được nhận làm giảng viên dạy tiếng Hy Lạp và môn
hùng biện tại trường Đại học Oxford.
33
Từ 1661, Locke bắt đầu theo học ngành Y và kết bạn với bác sĩ David
Thomas. Qua David Thomas, Locke lại quen biết và trở thành bạn thân của
Lord Ashley, tức Bá tước Shaftesbury - người giàu có nhất nước Anh, người
có chân trong chính quyền và là lãnh tụ của nhóm đối lập với vua Charles II
trong Nghị viện.
Từ 1666, Locke làm thư ký cho Ashley. Khi Ashley thuyết phục
Charles II thành lập Ủy ban thương mại và thuộc địa thì Locke trở thành thư
ký của ban này.
Năm 1688, Locke trở thành Hội viên Hội Hoàng gia Anh.
Từ 1674, khi Ashley rời khỏi chính trường thì Locke quay lại Đại học
Oxford hoàn thành chương trình Cử nhân Y khoa. Sau đó ông sang Pháp để
nghiên cứu Triết học, Chính trị học và tiếp xúc với nhiều nhà tư tưởng vĩ đại
lúc bấy giờ.
Năm 1679, Ashley quay lại chính trường thì Locke từ Pháp trở về Anh.
Năm 1681, Bá tước Shaftesbury bị vào tù do vận động (bất thành)
thông qua một dự luật nhằm loại trừ Quốc vương James II và ngăn chặn em
của ông kế vị. Sau đó ông được tha nhưng lại cùng với Đảng Quê hương của
mình lập kế hoạch ám sát anh em James II. Lần này cũng không thành công
nên Bá tước Shaftesbury chạy sang Hà Lan vào tháng 11.1682 và chết ở đó
tháng 1.1683.
Là thư ký thân tín của Bá tước Shaftesbury nên Locke cũng sang Hà
Lan sống lưu vong vào năm 1683. Tại Hà Lan, Locke tham gia cố vấn cho
William Orange - con rể của James II, và vạch kế hoạch ủng hộ William
thành Hoàng đế nước Anh.
Cuộc Cách mạng vinh quang năm 1688 thành công, Locke trở về Anh
trên du thuyền của Công nương Mary - hoàng hậu nước Anh, cùng William
Orange bấy giờ đã là Vua nước Anh.
34
Sau khi trở về Anh, Locke tiếp tục tham gia hoạt động chính trị và viết,
xuất bản nhiều tác phẩm quan trọng, đưa ông lên hàng tư tưởng gia lừng danh
trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Có thể kể đến những tác phẩm lớn như:
Hai khảo luận về chính quyền (1689)
Luận về sự hiểu biết của con người (1689)
Thư về lòng khoan dung (1689)
Lá thư thứ hai về lòng khoan dung (1690)
Lá thư thứ ba về lòng khoan dung (1692)
Lá thư thứ tư về lòng khoan dung (xuất bản sau khi Locke mất)
Một số suy nghĩ về giáo dục (1693)
Tính hợp lý của Ki-tô giáo (1695)
Biện hộ tiếp theo cho tính hợp lý của Ki-tô giáo (1695)
Thuyết trình về phép màu của Chúa (xuất bản sau khi Locke mất)
Con đường của trí tuệ (xuất bản sau khi Locke mất)
Năm 1696, Ban thương mại và thuộc địa được phục hồi, Locke giữ
chức Ủy viên nhưng lại có vai trò quan trọng hàng đầu.
Năm 1700, Locke về hưu, sống tại Oates, Essex cùng với Quý bà
(Lady) Masham - một người bạn thân thiết.
Ngày Chúa nhật 28.10.1704, thời tiết giá lạnh của mùa đông nước Anh
đã tiếp sức cho chứng hen suyển mãn tính, đưa Locke thanh thản “về với
Chúa” trên chiếc ghế bành của mình. Cái chết của Locke như Lady Masham
tuyên đọc: “thật sự kính tín, nhưng tự nhiên, dịu dàng và giản dị”.
Sinh ra và được giáo dục trong một gia đình Thanh giáo sùng đạo sâu
sắc. Lúc trẻ tuổi đến đại học được học trong những ngôi trường bậc nhất nước
Anh. Sau đó tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị sôi
động của nước Anh. Cuối đời chết thanh thản bên người phụ nữ thân thiết
nhưng không phải là vợ (Quý bà Masham). Cuộc đời Locke là những chuỗi
thăng trầm bất tận.
35
Tác phẩm chính của John Locke về chính trị là cuốn “Khảo luận thứ hai
về chính quyền - Chính quyền dân sự”. Trong tác phẩm này, ông đã trình bày
những nội dung căn bản về triết học chính trị của mình và những giá trị rút ra
từ tác phẩm đó đã đưa ông trở thành ông tổ của chủ nghĩa tự do chính trị.
Tuy nhiên, tư tưởng của ông dù rất cách mạng nhưng chưa rõ ràng và
đầy đủ như Marcel Prélot nhận xét: “nếu chúng được cụ thể hóa hay đúng
hơn, nếu nhờ vào một thiên tài khác thì chúng sẽ trở thành đối tượng của một
“khai sáng thứ hai” ảnh hưởng đến dư luận của Toàn thế giới” [14, tr.514].
Quả không sai, Voltaire, Rousseau, Montesquieu, Alexander Hamilton, James
Madison, Thomas Jefferson… là những nhà “khai sáng thứ hai”. Cùng với
Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng tư sản Mỹ đã nâng tầm mức của Locke
lên, tư tưởng của ông ghi dấu ấn trong hầu hết các cuộc cách mạng tư sản, ảnh
hưởng đến nhiều người và đến nhiều hệ thống tư tưởng và thực tiễn chính trị
ở nhiều quốc gia tư bản chủ nghĩa sau này.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tác động trực tiếp đến việc
hình thành vấn đề nhà nước pháp quyền trong hệ tư tưởng của John Locke
Nước Anh là một đảo quốc, trong đó đảo lớn nhất là đảo Đại Britain,
nằm biệt lập với phần châu Âu lục địa, diện tích 244.100 km². Đảo Đại
Britain phân thành ba khu vực: Anh và Bắc Ireland, Scotland và Xứ Wales.
Về chính trị, Anh và Bắc Ireland cấu thành Vương quốc liên hiệp Anh.
Điều kiện tự nhiên của nước Anh vô cùng thuận lợi so với châu Âu lục
địa do được bao bọc bởi biển nhưng mùa đông thì không lạnh dưới -10°C,
mùa hè thì không quá 32°C. Trong nội địa thì hệ thống sông ngòi chằng chịt.
Lịch sử nước Anh bắt đầu từ thời “Rừng đá” Salisbury - thời đồ đá
mới, khoảng 2900 - 2500 TCN và trải qua quá trình biến động phức tạp với
nhiều cuộc xâm lược từ bên ngoài và nội chiến bên trong. Đến thời Cận đại,
người Anh đã đi khắp thế giới bằng đường biển để khảo sát địa lý và tiến
36
hành giao thương, buôn bán với bên ngoài. Từ thế kỷ XVI trở đi, trung tâm
mậu dịch thế giới từ Địa Trung Hải đã chuyển về Đại Tây Dương, trong đó
nước Anh trở thành trung tâm của nền văn minh thế giới.
Do vị trí địa lý thuận lợi, nước Anh phát triển hoạt động kinh tế từ rất
sớm. Đến cuối thế kỷ XVI, thời Nữ hoàng Elizabeth của vương triều Tudor
thì nước Anh là nước phát triển nhất châu Âu.
Thời Elizabeth, những phát minh kỹ thuật mới được áp dụng vào nông
nghiệp làm cho kỹ thuật canh tác phát triển nhanh, năng suất lao động tăng
lên, đời sống xã hội có nhiều biến đổi lớn. Công nghiệp thời kỳ này cũng phát
triển, nước Anh nổi tiếng với ngành dệt, khai thác than... Thời kỳ này các
công ty tư nhân cũng đã hình thành với hai hình thức: công ty qui ước và công
ty cổ phần, tiến hành giao dịch trên toàn thế giới.
Về kết cấu xã hội: từ thời kỳ đầu vương triều Tudor cho đến thời
Elizabeth thì địa vị, thân phận, đẳng cấp của mọi người được quy định dựa
trên tài sản, thành phần xuất thân, nghề nghiệp, phương thức sống... Trong đó,
tài sản, đặc biệt ruộng đất là điều kiện để tạo nên địa vị xã hội.
Giáo chủ William Harrison, năm 1577 chia xã hội Anh thành 4 đẳng cấp:
Đẳng cấp thứ nhất, gồm: thân sĩ (đứng đầu là quốc vương), sau đó là
quý tộc, kỵ sĩ và hương thân. 4 thành phần này chiếm lĩnh một lượng đất đai
lớn, có lúc chiếm ½ đất đai của nước Anh.
Đẳng cấp thứ hai: dân tự do thành thị, thị dân có đặc quyền công dân.
Đẳng cấp thứ ba: Yeomanry - nông dân tự do có thu nhập 40 bảng một
năm, là người thuê đất của thân sĩ để thành lập nông trường.
Đẳng cấp thứ tư là: những người làm công nhật, làm mướn, bị người
khác thống trị.
Năm 1600, Thomas Smith chia người Anh thành 5 đẳng cấp: quý tộc,
thị dân tự do, Yeomanry, thợ thủ công, công nhân nông nghiệp. Quý tộc gồm
37
hai loại: Đại quý tộc (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam), Tiểu quý tộc (kỵ sĩ, hương
thân). Những người hành nghề luật sư, học giả, cha cố, quan lại cũng thuộc
đẳng cấp thứ nhất.
Năm 1603, Nữ hoàng Elizabeth qua đời, do không có con thừa kế ngai
vàng nên sau bà vương triều Tudor kết thúc. James IV, quốc vương Scotland
lên kế vị, lấy hiệu là James I, bắt đầu nền thống trị của vương triều Stuart.
Dưới thời vương triều Stuart, số lượng hương thân ngày càng tăng lên,
tài sản và quyền lực của họ cũng tăng theo. Nghị viện lúc này cũng tăng dần
ảnh hưởng và lấn át vương quyền. Thanh giáo vốn bị trấn áp dưới thời
Elizabeth thì bây giờ không ngừng phát triển, trở thành một thách thức đối với
vương quyền.
Do James I vốn sinh trưởng ở Scotland nên thiếu hiểu biết về nền văn
hóa chính trị Anh, đặc biệt là thiếu hiểu biết về chế độ nghị viện Anh nên mâu
thuẫn kịch liệt với nghị viện và do thiếu kinh nghiệm nên không thể khống
chế nổi Hạ viện và thường rơi vào thế bị động trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa quốc vương và nghị viện.
James I luôn dùng lý luận thần quyền để bảo vệ vương quyền nhưng
trong thực thi chính sách thì dựa vào nghị viện để lập pháp và thu thuế. Vì
thế, nhân dân Anh cho rằng, chính phủ Anh là chính phủ hỗn hợp do quốc
vương và nghị viện cấu kết với nhau mà thành. Quốc vương, Thượng viện, Hạ
viện dựa vào nhau, hạn chế nhau mà không bài xích nhau.
Năm 1625, James I qua đời, Charles I kế vị, nhưng là người nhu nhược,
mất uy tín, thiếu nhạy bén, xa rời dân chúng... nên gặp nhiều rắc rối.
Rắc rối lớn nhất Charles I gặp phải là mâu thuẫn với nghị viện, khi ông
cho rằng: quân quyền là do thần ban cho nên quốc vương phải đứng trên nghị
viện. Nghị viện thì cho rằng: người Anh sinh ra là đã có tự do, quyền lực của
nghị viện là đã có từ trong lịch sử, bắt đầu từ thời “Đại hiến chương” năm
1215, nó không thể tùy ý bị chà đạp. Sau đó Charles I giải tán nghị viện và từ
38
1629 - 1640, Charles I thực hiện nền thống trị chuyên chế không nghị viện.
Như vậy, nguyên tắc “vua dưới luật pháp và quyền lợi tự do của nhân dân” kể
từ phong trào Đại hiến chương đã bị xâm hại.
Rắc rối nữa Charles I gặp phải là mâu thuẫn với người Anh trong vấn
đề tôn giáo. Năm 1633, Charles I đưa Laud - con một người thợ may lên làm
Giáo chủ Canterbury. Laud đã thi hành chính sách bức hại tín đồ Thanh giáo,
thủ tiêu tín đồ, giải tán hoạt động của Thanh giáo, lập tòa án tôn giáo... Bên
cạnh đó thì tạo mọi điều kiện tăng cường quyền lực và uy danh của Giáo chủ,
mục sư Thiên Chúa giáo nhằm khôi phục việc chiếm lại ruộng đất của Giáo
hội. Hành động này làm nhân dân Anh lo sợ Thiên Chúa giáo sẽ hồi phục, thế
là nhân dân Anh tiến hành cuộc đấu tranh phản đối chủ nghĩa giáo quyền và
chống nền quân chủ chuyên chế. Từ đây nền thống trị của Charles I bị lung lay.
Năm 1639, Scotland tấn công Anh nhưng do tài chính cạn kiệt, Charles
I không thể chống cự lại được, đành ký hòa ước với Scotland và quay sang
tìm sự ủng hộ trong nước để chống lại Scotland bằng cách lập nghị viện sau
11 năm vắng bóng, vào tháng 3.1640. Nghị viện mới thành lập đã chỉ trích
Charles I và cự tuyệt thảo luận về thu thuế. Tức giận, Charles I giải tán nghị
viện (13.4.1640) khi chỉ mới tồn tại được ba tuần. Sau đó chiến tranh giữa
Anh và Scotland tiếp tục. Dưới áp lực có tiền để ký hòa ước với Scotland và
đòi hỏi thành lập nghị viện của các giai tầng trong xã hội nên Charles I buộc
phải thành lập nghị viện vào ngày 3.11.1640. Nghị viện này thông qua nhiều
pháp lệnh tước bỏ quyền lực của nhà vua. Tuy nhiên, trong nghị viện cũng
chia ra nhiều phe phái và mâu thuẫn với nhau nên dẫn đến suy yếu. Từ đó
Charles I lạm quyền và càng làm mất đi sự ủng hộ của dân chúng. Thấy tình
thế bất lợi, Charles I tuyên bố: nghị viện đã chống lại nhà vua và phải bị trừng
trị. Cách mạng tư sản Anh bùng nổ.
Trong cách mạng tư sản, lực lượng cách mạng của nhà vua và nghị viện
đều tương đồng về thành phần xã hội, đều có quý tộc, hương thân, nhà buôn,
39
tiểu nông, thợ thuyền. Lính của hai bên chủ yếu là nông dân - những tá điền
của quý tộc bị buộc phải đi lính.
Ranh giới phân chia lực lượng hai bên là tôn giáo. Phái ủng hộ quốc
giáo thì cũng ủng hộ nhà vua, phái phản đối quốc giáo thì ủng hộ nghị viện.
Do đó, cách mạng tư sản Anh còn được gọi là cách mạng tôn giáo, đặc điểm
nổi bật của nó là chính trị hóa tôn giáo và tôn giáo hóa chính trị.
Khẩu hiệu của cách mạng là “tự do”. Đây là đòi hỏi bức thiết của nhân
dân Anh từ thời Đại hiến chương. Nghị viện đã giương cao khẩu hiệu này nên
hiệu triệu được người dân Anh đứng về phía mình làm cách mạng. Nghị viện
với danh nghĩa là nhân dân yêu cầu chủ quyền, xóa bỏ chế độ chuyên chế.
Tinh thần cách mạng của nghị viện là phù hợp với tinh thần của nhân dân và
thời đại nên thắng lợi của nó là tất yếu. Như thế là sứ mạng của vương quyền
chuyên chế đã kết thúc. Cách mạng tư sản Anh kết thúc.
Sau Cách mạng tư sản, nhận thấy quân đội không còn tác dụng nên
nghị viện yêu cầu giải tán quân đội và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía
quân đội, đứng đầu là Cromwell - vị công thần của cách mạng. Sự đối lập
giữa quân đội và nghị viện ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến bạo lực. Nghị
viện bị phân tán nên suy yếu và bị quân đội khống chế. Cùng lúc đó phong
trào đấu tranh đòi giai cấp tư sản thực hiện lời hứa với nhân dân khi làm cách
mạng tăng cao khiến giai cấp tư sản dưới sự điều hành của quân đội đã đàn áp
nhân dân, thủ tiêu nền cộng hòa. Nước Anh lại từ chế độ cộng hòa khôi phục
lại nền quân chủ. Cromwell từ địa vị nhà bảo trợ đã trở thành kẻ độc tài, nắm
trong tay mọi lực lượng quân đội, tài chính, luật lệ...
Nền bảo hộ độc tài của Cromwell đã làm cho tình hình càng tồi tệ hơn.
Làn sóng đấu tranh của quần chúng vẫn không ngừng lan rộng, kinh tế đình
trệ và suy thoái. Sau khi Cromwell mất, các tướng lĩnh không ủng hộ con ông
là Richard Cromwell, còn đại tư sản và quý tộc mới thì không tin tưởng sức
mạnh của chính quyền bảo hộ và muốn thay thế bằng chính phủ khác. Ngày
40
25.4.1660, nghị viện mới ra đời lấy tên là “Hội nghị quốc dân”. Ngày
25.5.1660, lực lượng bảo hoàng đưa Charles II - con Charles I lên làm vua,
triều đại Stuart được phục hồi.
Thời kỳ phục hồi vương triều, quốc vương và nghị viện ở vào thế cân
bằng, nhà vua không có quyền lập pháp nhưng có quyền phủ quyết dự luật
của nghị viện, nhà vua phụ trách hành chính, nghị viện nắm tài chính... Vì
quyền lực giữa nhà vua và nghị viện cân bằng nên bên nào cũng ngấm ngầm
giành giật vị thế cao hơn. Lạm dụng quyền lực, từ 1660 - 1681, Charles II bốn
lần lập mới và giải tán nghị viện. Từ 1681 đến khi mất 1685, Charles II trị vì
không có nghị viện.
Năm 1685, James II - em trai Charles II lên nối ngôi nhưng cũng trị vì
được 3 năm, vì cũng giống như những vị vua trước, vương triều Stuart không
bao giờ chịu chia sẻ quyền lực với nghị viện để duy trì chế độ quân chủ nghị
viện mà muốn khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. Vì thế, giai cấp tư sản
luôn thấy vương triều Stuart là mối đe dọa địa vị chính trị và tài sản của mình
nên “bắt tay nhau” lật đổ James II để đưa người ủng hộ giai cấp mình lên.
Ngày 30.7.1688, bảy lãnh tụ quý tộc bí mật họp bàn với nhau và viết
một lá thư gửi sang Hà Lan yêu cầu William Orange - quốc vương Hà Lan -
chồng của Công nương Mary - con vua James II, dẫn quân sang giúp nước
Anh bảo vệ tự do. Cuộc “Cách mạng vinh quang” thắng lợi, William Orange
lên làm vua nước Anh, hiệu là William III.
Cuộc Cách mạng vinh quang 1688 đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân
chủ chuyên chế, lập nên chế độ quân chủ lập hiến ở nước Anh, quyền lực tối
cao từ tay nhà vua giờ đây chuyển sang nghị viện - gồm những đại biểu tư sản
và quý tộc giàu có. Cuộc Cách mạng vinh quang đã thay đổi chính thể nước
Anh một cách hòa bình, đem lại tự do cho giai cấp tư sản, quý tộc và toàn thể
nhân dân Anh.
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VNVer 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VNTuan Le
 
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămJada Harber
 
Thế nào là mô hình học tập suốt đời
Thế nào là mô hình học tập suốt đờiThế nào là mô hình học tập suốt đời
Thế nào là mô hình học tập suốt đờidinhtrongtran39
 
Thiet lap tu duy thinh vuong trong 90 ngay
Thiet lap tu duy thinh vuong trong  90 ngayThiet lap tu duy thinh vuong trong  90 ngay
Thiet lap tu duy thinh vuong trong 90 ngaySupportmarketingonline
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kỹ năng bán hàng_P2
Kỹ năng bán hàng_P2Kỹ năng bán hàng_P2
Kỹ năng bán hàng_P2Cat Van Khoi
 
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơCho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơHằng Six
 
Cocacola pepsi
Cocacola  pepsiCocacola  pepsi
Cocacola pepsiTên Lửa
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
7 thoi quen cua nguoi hieu qua (2011 12-20) (2015-08-07)
7 thoi quen cua nguoi hieu qua (2011 12-20) (2015-08-07)7 thoi quen cua nguoi hieu qua (2011 12-20) (2015-08-07)
7 thoi quen cua nguoi hieu qua (2011 12-20) (2015-08-07)Khánh Phan Quốc
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
Nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingNghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingZelda NGUYEN
 

What's hot (20)

Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VNVer 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
Ver 2 - Từ nông thôn đến triệu đô - hay lược sử 15 năm Thương mại điện tử VN
 
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca ColaPhân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
 
Thế nào là mô hình học tập suốt đời
Thế nào là mô hình học tập suốt đờiThế nào là mô hình học tập suốt đời
Thế nào là mô hình học tập suốt đời
 
Tài liệu đào tạo Sales B2B năm 2020 (Sales Training)
Tài liệu đào tạo Sales B2B năm 2020 (Sales Training)Tài liệu đào tạo Sales B2B năm 2020 (Sales Training)
Tài liệu đào tạo Sales B2B năm 2020 (Sales Training)
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Thiet lap tu duy thinh vuong trong 90 ngay
Thiet lap tu duy thinh vuong trong  90 ngayThiet lap tu duy thinh vuong trong  90 ngay
Thiet lap tu duy thinh vuong trong 90 ngay
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Kỹ năng bán hàng_P2
Kỹ năng bán hàng_P2Kỹ năng bán hàng_P2
Kỹ năng bán hàng_P2
 
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơCho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
 
Cocacola pepsi
Cocacola  pepsiCocacola  pepsi
Cocacola pepsi
 
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan niệm duy vậ...
 
Luận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng Bắc Á
Luận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng Bắc ÁLuận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng Bắc Á
Luận văn: Đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng Bắc Á
 
7 thoi quen cua nguoi hieu qua (2011 12-20) (2015-08-07)
7 thoi quen cua nguoi hieu qua (2011 12-20) (2015-08-07)7 thoi quen cua nguoi hieu qua (2011 12-20) (2015-08-07)
7 thoi quen cua nguoi hieu qua (2011 12-20) (2015-08-07)
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
 
Luận án: Hiệu suất công việc của cán bộ trường ĐH Hùng Vương
Luận án: Hiệu suất công việc của cán bộ trường ĐH Hùng VươngLuận án: Hiệu suất công việc của cán bộ trường ĐH Hùng Vương
Luận án: Hiệu suất công việc của cán bộ trường ĐH Hùng Vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
Nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingNghiên cứu Marketing
Nghiên cứu Marketing
 

Similar to Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...jackjohn45
 
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...Man_Ebook
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...jackjohn45
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961nataliej4
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamYenPhuong16
 

Similar to Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
 
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
 
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cách
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cáchTư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cách
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cách
 
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyềnLuận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
 
Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.doc
Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.docBài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.doc
Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.doc
Tiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.docTiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.doc
Tiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.doc
 
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
 
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
 
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HAY
 
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docxCơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOTĐề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
 
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
 
BÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAYBÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAY
 
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ KHẮC SƠN VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ KHẮC SƠN VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Ngô Khắc Sơn
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....... 8 1.1. Những công trình nghiên cứu về John Locke, vấn đề nhà nước và nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và các nhà tư tưởng liên quan đến tư tưởng của John Locke........................................ 8 1.2. Những công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền Việt Nam ........................................................................... 13 Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC................. 32 2.1. John Locke và những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của ông.................................................................................................. 32 2.2. Triết học John Locke và những kiến giải của ông về nguồn gốc, chức năng của nhà nước........................................................................ 46 Chương3:VẤNĐỀNHÀNƯỚCPHÁPQUYỀNTRONGTƯTƯỞNGCỦAJOHNLOCKE.. 63 3.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền...................................................... 63 3.2. Nội dung vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke.......68 3.3. Ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. 97 Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 102 4.1. Quá trình đổi mới nhận thức và kiến tạo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta................................................... 102 4.2. Kế thừa vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay .............................................................................. 109 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 148
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay trải qua nhiều hình thức nhà nước khác nhau. Do yếu tố lịch sử - xã hội quy định, mỗi hình thức nhà nước đều có vai trò lịch sử nhất định. Ngày nay, có thể khẳng định rằng, sự tồn tại của nhà nước là tối cần thiết. Nhưng, quan trọng và cần thiết hơn là hiệu lực, hiệu quả mà nó mang lại cho xã hội. Và, để thực hiện được điều đó, không gì khác hơn, nhà nước phải thực thi tính pháp quyền của nó một cách đầy đủ để chống lại sự lạm quyền và tùy tiện trong quản lý, điều hành mọi hoạt động của bộ máy nhà nước. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của lý luận về nhà nước pháp quyền. Cho đến nay, có thể khẳng định rằng, xét ở hình thức cai trị thì nhà nước pháp quyền là mô hình tổ chức nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử. So với lịch sử lâu dài của hình thức nhà nước thần quyền và vương quyền, mô hình nhà nước pháp quyền xuất hiện chỉ hơn 200 năm. Hiện nay, trên thế giới chưa nhiều nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, nhưng xét về xu thế dân chủ đang được rộng mở, thế giới đang phấn đấu cho một nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền dân chủ lâu đời, khai sinh ra mô hình nhà nước pháp quyền thì vẫn không đóng khung cho mình một mô hình gọi là lý tưởng, mà luôn tìm con đường, biện pháp, hướng đi phù hợp với xu thế phát triển mới của thời đại. Nói thế để thấy rằng, mô hình nhà nước pháp quyền không phải là cái có sẵn và rập khuôn, mỗi quốc gia - dân tộc tùy thuộc vào lịch sử của mình, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà xác lập cho mình một mô hình thích hợp và khả dụng nhất có thể. Ở Việt Nam, trước bài phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (29.11.1991), về mặt ngôn từ, trong các văn bản có tính quyết sách chính trị ở nước ta, thuật ngữ “nhà nước
  • 6. 2 pháp quyền” chưa được sử dụng, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền có thể thấy trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1992. Đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 thì thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” đã được sử dụng và tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được khẳng định trong nhiều chương, điều. Trước Đại hội lần thứ VII, trong các Văn kiện và trong ngôn ngữ chính trị thường ngày, khi nói đến chế độ chính trị, chế độ nhà nước ở Việt Nam, thuật ngữ “chuyên chính vô sản” thường được sử dụng với dụng ý phân biệt nhà nước xã hội chủ nghĩa với nhà nước “dân chủ tư sản” ở các nước tư bản chủ nghĩa... Cách hiểu, cách làm này dẫn đến hiện tượng, trong thực tế, chủ thể cầm quyền thường nhấn mạnh chuyên chính mà “quên đi” dân chủ; nhấn mạnh mặt bản chất giai cấp mà chưa chú tâm đến mặt bản chất xã hội của nhà nước - cụ thể ở đây là yếu tố dân chủ và pháp luật trong quá trình vận hành quyền lực nhà nước. Đến Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII, năm 1994), thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chính thức được sử dụng trong văn kiện của Đảng với việc khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr.224]. Đây là lần đầu tiên những nội dung, nguyên tắc, nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền Việt Nam được đề cập một cách chính thức trong các Văn kiện của Đảng. Nó thể hiện một nhận thức mới mẻ hơn về những vấn đề lý luận trước đây bị cho là “nhạy cảm”, trong đó có việc tranh cãi “có hay không nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?”. Điều này cũng phù hợp với xu thế đổi mới lúc đó, trong đó tiên phong là đổi mới tư duy lý luận, đưa lý luận gắn với thực tiễn và nhờ đó đã góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu ra trong Đại hội lần thứ XI, đã khẳng
  • 7. 3 định: xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội “có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo” [381, tr.70]. Đây là một trong hai đặc trưng mới thêm vào 6 đặc trưng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nêu ra trong Đại hội lần thứ VII. Cũng với ý nghĩa đó, Đảng ta xác định “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” là một trong những phương hướng chủ yếu xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó thể hiện một bước tiến mới của quá trình nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng, Nhà nước ta. Như vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được hiến định và đã được Đảng ta xác lập trong các văn kiện của Đảng (thể hiện đậm nét nhất trong hai Cương lĩnh xác lập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - văn bản có tính tuyên ngôn chính trị của Đảng). Từ đây nó trở thành một công cụ hữu hiệu, là “cây gậy” định hướng quá trình đổi mới chính trị và đổi mới mọi mặt đời sống xã hội ở Việt Nam. Từ nhận thức trên có thể khẳng định rằng: vấn đề nhà nước pháp quyền trong lịch sử và việc vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền của một nhà tư tưởng cụ thể nào vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở các quốc gia - dân tộc luôn là vấn đề lớn, mang tính lịch sử - xã hội. Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền nước ta được Đảng ta khẳng định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhà nước pháp quyền Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Thế nhưng, để xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không chỉ dựa hoàn toàn vào cách tiếp cận mác-xít mà phải biết kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại. Trong đó, nổi lên tư tưởng về nhà nước
  • 8. 4 pháp quyền của John Locke - nhà triết học chính trị vĩ đại không chỉ của châu Âu mà cả thế giới. John Locke được xem là người khơi nguồn tri thức cho phong trào Khai sáng. Trong hệ thống tư tưởng triết học chính trị của ông, tư tưởng về nhà nước pháp quyền là nổi bật nhất. Tầm mức lớn lao và ảnh hưởng sâu rộng của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke đã thôi thúc nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thế hệ trên thế giới khai thác và tìm cách luận giải để vận dụng trong quá trình tạo lập nhà nước hợp lý, có hiệu quả. Đề tài Luận án tôi nghiên cứu: “Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam” hy vọng sẽ góp một phần vào sự tìm kiếm và thể nghiệm chung đó. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích cách đặt vấn đề của John Locke về nhà nước, làm rõ những nội dung cơ bản, giá trị và hạn chế của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, Luận án kế thừa một cách có chọn lọc giá trị thực tiễn của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Thứ nhất, chỉ rõ các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước. Bên cạnh đó chỉ ra mối liên hệ nội tại của hệ thống triết học của John Locke và tác động của nó đến việc hình thành quan điểm của John Locke về vấn đề nhà nước. Thứ hai, xác định những nội dung của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, từ đó chỉ ra ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp quyền trong hệ thống tư tưởng của John Locke. Thứ ba, chỉ ra những giá trị thực tiễn của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke cần vận dụng trong quá trình xây dựng và từng
  • 9. 5 bước hoàn thiện các thiết chế chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận của Luận án Luận án dựa trên cơ sở lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta, đặc biệt là những những thành tựu lý luận trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam liên quan đến vấn đề nhà nước pháp quyền. 3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học với các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như: lôgic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, văn bản học... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án lấy vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke làm đối tượng nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào 4 vấn đề cơ bản là: tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, tính thượng tôn pháp luật, tư tưởng phân chia quyền lực, vấn đề quyền con người, quyền công dân. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án chủ yếu dựa vào tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự” John Locke viết năm 1689, do Lê Tuấn Huy dịch sang tiếng Việt, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2007. (Tác phẩm “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” chưa được dịch sang tiếng Việt, nó được in chung trong “Two Treatises of Government: In The Former the False Principles and Foundation of Sir Robert Filmer and His Followers, are Detected and Overthrown. The Latter is An Essay Concerning the True Original Extent and End of Civil Government” London: Awnsham
  • 10. 6 and John Churchill. 1698. Trong “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” Locke chủ yếu phê phán cách thức bảo vệ chủ nghĩa chuyên chế vương quyền trên quan điểm “thần trị” của Sir Robert Filmer (1588 - 1653) qua tác phẩm “Nền gia trưởng, hay là quyền lực tự nhiên của vua chúa” (Patriacha, or the natural power of Kings) xuất bản năm 1680. Tác phẩm này (theo dịch giả Lê Tuấn Huy) chưa luận bàn nhiều đến chính quyền dân sự). - Phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu: quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1991 đến nay. 5. Đóng góp của Luận án Luận án đi sâu phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản cấu thành vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Chỉ ra những giá trị, hạn chế của từng nội dung. Luận án kế thừa những giá trị cốt lõi, hạt nhân hợp lý trong quan niệm của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền – những điểm tương đồng với quan niệm mác-xít để vận dụng trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn chỉnh mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6. Ý nghĩa của Luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, bổ sung, làm phong phú thêm lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và rút ra ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên sau đại học, những nhà nghiên cứu quan tâm đến triết học phương Tây nói chung, triết học chính trị nói riêng và những ai nghiên cứu về mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • 11. 7 Luận án cũng có thể là tư liệu tham khảo cho những nhà hoạch định đường lối, nhà lãnh đạo trong việc tìm kiếm, thể nghiệm con đường, biện pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay. 7. Bố cục của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được kết cấu làm 4 chương, 9 tiết.
  • 12. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ JOHN LOCKE, VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE Samuel Enoch Stump & Donald C. Abel trong Nhập môn triết học phương Tây [77] đã giới thiệu dưới dạng bài đọc một cách khái lược chương II, chương VII, chương IX tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke. Mặc dù trình bày hết sức sơ lược trong 4 trang nhưng Bài đọc này đã khái quát được logic của tác phẩm, qua việc bắt đầu lịch sử xã hội từ trạng thái tự nhiên, đến việc giải thích vì sao con người cần phải tham gia vào xã hội chính trị qua việc ký kết với nhau bản khế ước để ủy quyền cho nhà nước thay mình thực thi và bảo vệ các quyền tự nhiên của mình, đồng thời chỉ ra mục đích của xã hội chính trị và chính quyền là để bảo vệ “mạng sống, quyền tự do và tài sản” của các công dân trong nhà nước. Logic trình bày của tác giả đã giúp tôi hệ thống hóa được những vấn đề cốt lõi trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke, nhất là trong tìm hiểu và luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Lê Tuấn Huy trong Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [51] đã chỉ ra những đóng góp của Montesquieu về tinh thần pháp quyền và những nguyên tắc để thực thi nó. Nội dung tư tưởng của Montesquieu có những điểm thống nhất với John Locke, có những điểm bổ sung, hoàn thiện tư tưởng của John Locke, cũng có những điểm chưa vượt qua quan niệm của John Locke về pháp quyền. Tuy nhiên, quan trọng hơn, những tư tưởng ấy của nhà tư tưởng vĩ đại
  • 13. 9 Montesquieu cùng với John Locke là những gợi mở tuyệt vời có thể kế thừa trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyễn Thị Hồi trong Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước [49] đã giành 30 trang (từ trang 44- 73) để trình bày và phân tích tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước (phân quyền) của John Locke, chủ yếu là trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính quyền”. Trong sách, tác giả phân tích mối quan hệ, giới hạn và sự phụ thuộc giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp theo quan niệm của Locke. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích, chỉ ra mối quan hệ, sự phụ thuộc giữa quyền hành pháp và liên bang theo quan niệm của Locke, về đặc quyền hành động của chính phủ, về sự tan rã của chính quyền khi quyền lực bị lạm dụng. Trong các mối quan hệ đó, tác giả cũng chỉ ra quan niệm nhất quán, xuyên xuốt của John Locke về vai trò tối thượng của nhân dân, vai trò quyết định của nhân dân trong các mối quan hệ công việc của chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước. Có thể khẳng định, phần nghiên cứu về John Locke trong sách này là sâu nhất trong các nghiên cứu về John Locke khi tác phẩm “Two treatises of Government” chưa được dịch sang tiếng Việt. Logic các vấn đề tác giả giới thiệu trong sách đã bao quát nội dung chính yếu của tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự” do Lê Tuấn Huy dịch sau này (2007). Đây là nội dung rất gần nội dung Luận án của tôi. Đinh Ngọc Thạch trong bài viết Một số tư tưởng triết học chính trị của Gi.Lốccơ: Thực chất và ý nghĩa lịch sử [85] đã trình bày tư tưởng về nhà nước pháp quyền với tư cách sản phẩm tất yếu của xã hội công dân, về quyền con người, về mối quan hệ giữa quyền và luật pháp, về sự phân quyền trong quyền lực nhà nước, về sự tự do của công dân trong quan niệm của John Locke và có đặt trong sự so sánh với quan điểm của các nhà triết học trước và
  • 14. 10 sau ông. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định quan điểm của John Locke: “nhà nước là sự kế thừa và củng cố các quyền con người đã có trong trạng thái tự nhiên”. Đây là tư tưởng cốt yếu của John Locke và là sự dẫn dắt quan trọng và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng về vấn đề nhà nước pháp quyền của John Locke. Điều khẳng định này đã nói lên thực chất vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke và là một gợi ý quan trọng cho tôi trong định hướng nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke trong Luận án. Dagobert D. Runes trong Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại [16] dù chỉ giới thiệu về John Locke trong hơn 1 trang sách nhưng đã đưa ra nhiều khẳng định quan trọng: (1) “Có một sự kiện không thể chối cãi được là những mầm mống của bản tuyên ngôn độc lập Mỹ nằm trong tập thứ hai của cuốn Two Treatises on Government (Hai khái luận về chính quyền của John Locke)” [16, tr.335], (2) “Trong nhiều thập niên của thế kỷ 18, người Mỹ rất có lý khi cho mình là những người thừa kế ý chí chính trị của Locke, điều mà người ta xao lãng ở Anh, quê hương của triết gia. Chủ nghĩa tự do Anh đã mạnh lên khi trở lại với Locke, mà những ý tưởng, với Montesquieu và Voltaire là trung gian, đã chinh phục nước Pháp và sau đó đã thấm đượm tinh thần của Hà Lan và Scandinavia” [16, tr.335-336]. Hai khẳng định trên của tác giả đã nói lên tầm vóc lớn lao và ảnh hưởng của tư tưởng John Locke đối với nhiều quốc gia và nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc sau ông. Điều này đã giúp tôi mở rộng góc nhìn về những đánh giá giá trị và hạn chế cũng như tầm ảnh hưởng của tư tưởng John Locke trong lịch sử nhân loại. Trần Văn Phòng, Nguyễn Thanh Hải trong Tư tưởng của J.Locke về tính chủ thể của nhân dân đối với chính quyền [68] đã trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng về chính quyền của John Locke. Trong bài, các tác giả đã phân tích một cách có hệ thống quá trình ra đời, tồn tại, tổ chức hoạt
  • 15. 11 động của các cơ quan quyền lực trong chính quyền dân sự và đặc biệt nhấn mạnh quan điểm cốt lõi trong tư tưởng về chính quyền của John Locke, đó là vai trò tối thượng của nhân dân, quyền lực của nhân dân trong chính quyền dân sự. Các tác giả cũng nêu bật được những giá trị mang tính thời đại và những hạn chế cơ bản trong tư tưởng về chính quyền của John Locke. Đây là những gợi ý quan trọng cho tôi trong quá trình làm Luận án. Nguyễn Thị Châu Loan trong Luận án Tiến sĩ Triết học chính trị J.J. Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay [58] đã trình bày quan niệm của Rousseau về triết học chính trị và những quan niệm nền tảng về triết học chính trị của Rousseau như quan niệm về quyền tự nhiên, về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, về ý chí chung, về chủ quyền tối cao, về khế ước xã hội… Đặc biệt, Luận án trình bày một cách cơ bản tư tưởng của Rousseau về nhà nước pháp quyền với quan điểm đây là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người và nó được cụ thể hóa thông qua phương thức tổ chức, phân định, phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước – dù là được cụ thể hóa như thế nhưng Rousseau khẳng định quyền lực nhà nước là không thể phân chia, do nó là quyền lực của nhân dân giao cho nhà nước nên nhà nước không có quyền phân chia – đây là cốt lõi của tư tưởng tập quyền không được nhiều nhà nước pháp quyền tư sản kế thừa. Trong nội dung tư tưởng về triết học chính trị và nhà nước pháp quyền của Rousseau có những quan niệm gần giống với John Locke, kế thừa và phát triển vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Thế nên nội dung Luận án có giá trị tham chiếu đối với Luận án của tôi. Luận án của tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke với những quan niệm ban đầu còn chưa đầy đủ, rõ ràng như Rousseau nhưng đã mang tính hệ thống, tính cách mạng triệt để. Có thể khẳng định, tư tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền đã tạo nguồn cảm
  • 16. 12 hứng và khai mở tư tưởng của các nhà Khai sáng sau này, trong đó có Rousseau, Motesquieu. Nguyễn Đăng Dung trong Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 [20] đã khẳng định rằng: từ lâu học thuyết phân quyền “đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên thế giới” [20, tr.3]. Tác giả đã phân tích và luận giải rằng: sự thống nhất quyền lực nhà nước nằm trong sự phân quyền và việc tổ chức tốt các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tinh thần này đã từng được John Locke và Montesquieu khẳng định. Đồng thời, tác giả còn phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, xem nó như là cơ sở để tạo nên sự thống nhất và kiểm soát quyền lực. Từ đó, tác giả đi đến việc khẳng định phải xác lập một nền hành pháp mạnh, kể cả việc hành pháp can thiệp vào lập pháp. Đây là lý lẽ đã được John Locke phân tích. Việc này cũng cần thiết ở Việt Nam hiện nay. Ở góc độ này thì có thể khẳng định rằng: cơ chế phân quyền theo tư tưởng của John Locke đáng để chúng ta lưu tâm trong việc xác lập phương thức phân công, phối hợp, kiểm soát giữa ba cơ quan quyền lực nhà nước, nhất là giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Nguyễn Đình Tường, Lê Văn Tùng trong Vấn đề giáo dục đạo đức qua một số lý thuyết triết học giáo dục phương Tây [102] đã phân tích các lý thuyết giáo dục đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây, trong đó các tác giả có dẫn ra tư tưởng tabula rasa của John Locke, xem như là luận điểm gốc của chủ nghĩa hành vi (Behaviorism) trong giáo dục. Dẫn ra luận điểm của John Locke trong tác phẩm Một số tư tưởng giáo dục (Some Thoughts concerning Education – còn dịch là Một số suy nghĩ về giáo dục - tg) viết năm 1693: “sự trải nghiệm về việc học (và thực hành) là cơ sở của hiểu biết và chúng thể hiện ra một cách khác nhau ở những cá nhân khác nhau… Giáo dục đạo đức là con đường đưa trẻ em đến đức hạnh, lịch thiệp và học tập” [102,
  • 17. 13 tr.70]. Quan điểm này ngoài việc khẳng định sự cần thiết của giáo dục đối với việc hoàn thiện nhân cách của con người, nó còn thể hiện chủ nghĩa duy nghiệm trong quan niệm của John Locke. Quan điểm nhận thức luận này của ông đã được thống nhất từ trước và nó có tác động rất lớn đến những trải nghiệm thực tiễn của ông, giúp ông đúc rút thực tiễn nước Anh thành những lý luận vượt thời đại, nhất là trong các quan niệm về nhà nước của ông. Đỗ Thị Kim Hoa trong Quyền con người trong tư tưởng của John Locke về nhà nước [45] đã phân tích quan niệm của John Locke về các quyền tự nhiên của con người như: quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, quyền bình đẳng và khẳng định rằng: việc đảm bảo thực hiện các quyền này là “cơ sở cho sự tồn tại của chính quyền dân sự. Nó phản ánh chân thực sự hiện diện của một nhà nước pháp quyền. Phải có được sự đảm bảo các quyền đó thì nhà nước mới là nhà nước pháp quyền” [45, tr.57]. Qua phân tích nội dung tư tưởng các quyền con người theo quan niệm của John Locke, tác giả cũng chỉ ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm này của John Locke, cuối cùng đi đến khẳng định: “Mặc dù còn mang những hạn chế về mặt thế giới quan, hạn chế của lịch sử, nhưng những tư tưởng của ông đã góp phần làm giàu có thêm kho tàng lý luận về nhà nước pháp quyền của nhân loại” [45, tr.63]. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Lê Minh Quân trong Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [72] đã luận giải mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước pháp quyền với sự phát triển của xã hội thông qua những dẫn chứng trong lịch sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền nhân loại. Từ đó tác giả khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở những kiến giải đó, tác giả đã đề xuất những phương hướng cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự phát triển
  • 18. 14 của xã hội Việt Nam. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan trọng khẳng định là “có” nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nó đang được xây dựng ở Việt Nam, rằng nó là giá trị của nhân loại, không phải là “đặc sản” của nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có thể kế thừa và phát triển trong quá trình xây dựng, củng cố và hoàn thiện mô hình của nhà nước mình. Luận án này rất có giá trị tham khảo, nhất là ở những kiến giải, kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nhà nước pháp quyền với phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đỗ Quang Khắc trong Thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay [54] đã phân tích một cách khá cơ bản thực trạng thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta trong thời kỳ đổi mới; chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực thi quyền lực đó và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta. Luận án đã nêu lên một vấn đề bức thiết trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nội dung lý luận của Luận án có những gợi ý quan trọng cho Luận án của tôi. Từ Luận án này tôi nhận thức rằng: quyền lực chính trị của nhân dân trong nhà nước xã hội chủ nghĩa là rất rộng, trong đảm bảo xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì càng rộng lớn, không chỉ dừng lại trong phạm vi hệ thống chính trị. Thế nên, bên cạnh hệ thống chính trị, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lực của nhân dân còn phải thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Nguyễn Đăng Thông trong Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay [93] đề cập đến việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước nói chung và Nhà nước xã hội chủ
  • 19. 15 nghĩa ở nước ta nói riêng - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ cơ sở lý luận đó, Luận án nêu, luận giải tính chất, nội dung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đề xuất những nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, tác giả còn nêu ra những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của Nhà nước ta thời gian qua, qua đó cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cách tiếp cận vấn đề của Luận án rất hợp lý và có tính thực tiễn. Đến nay, dù thực tế nước ta đã thay đổi và đạt được nhiều kết quả nhưng cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu của Luận án vẫn luôn có giá trị. Vũ Anh Tuấn trong Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [101] đã đưa ra quan niệm về công bằng xã hội và luận chứng ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Tác giả đã khẳng định rằng: để đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở nước ta phải dựa trên nền tảng pháp luật, đảm bảo tính tối thượng của pháp luật trong thi hành các chính sách xã hội. Tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề dưới góc độ lý luận về pháp luật, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, khái quát những cái riêng, cái đặc thù của các luật đơn lẻ để khẳng định cái chung, cái phổ biến – vai trò của pháp luật trong quá trình thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam. Hướng tiếp cận nghiên cứu này phản ánh một khía cạnh của vấn đề nhà nước pháp quyền – tính thượng tôn pháp luật, là mặt rất quan trọng có giá trị tham khảo cho Luận án của tôi. Đào Ngọc Tuấn trong Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam [99] luận giải sự kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra
  • 20. 16 tính đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam. Nội dung này được gắn kết với nền tảng lý luận được tác giả dẫn ra, đó là logic và lịch sử hình thành và phát triển khái niệm nhà nước pháp quyền. Luận án còn lý giải cội nguồn của lý luận về nhà nước pháp quyền và chỉ ra tính tất yếu và đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Phạm Ngọc Anh – Bùi Đình Phong trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam [2] đã trình bày quan niệm, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam – đó là Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, trong đó đặt ra yêu cầu để thực thi một cách có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân thì nguyên tắc là phải thống nhất thượng tôn pháp luật gắn với thực hành đạo đức, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức trong Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải đại diện cho quyền lợi và ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phải là công bộc của dân, thực thi quyền lực công và bảo vệ nhân dân… Cùng với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước pháp quyền, tác phẩm đã góp phần củng cố quan điểm mác-xít về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đây là nội dung có tính định hướng về mặt quan điểm quan trọng cho Luận án của tôi. Đỗ Trung Hiếu trong Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay [44] đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề dân chủ đặt trong mối quan hệ với nhà nước. Trong sách này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống tiến trình dân chủ hóa nhà nước trong lịch sử nhân loại với điểm nhấn là nghiên cứu tác động của thời đại toàn cầu hóa ngày nay đối với sự biến đổi nhà nước và nền dân chủ, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu thế này. Với Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã đặt ra yêu cầu nhà nước phải mở rộng nền dân chủ và xây
  • 21. 17 dựng nhà nước pháp quyền là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy quá trình dân chủ hóa. Dù chỉ là thể hiện cách tiếp cận và đặt vấn đề nhưng trong sách này, tác giả đã gợi mở cho tôi nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong Luận án của mình, đó là mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ, giữa dân chủ và pháp luật, giữa xây dựng nhà nước pháp quyền với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật… Trần Ngọc Đường trong Quyền con người quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [37] đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn với quá trình toàn cầu hóa và xu thế nhân loại đang tiến lên xây dựng, quản lý xã hội theo mô hình nước pháp quyền – mô hình ưu việt và hiệu quả nhất cho đến nay. Trong sách này, tác giả cũng trình bày bước phát triển quan niệm về Quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp của nước ta, trong đó khẳng định những tiến bộ trong quan niệm về Quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 1992 so với các Hiến pháp trước. Cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề quan niệm Quyền con người, quyền công dân của tác giả rất hợp lý và dẫn chứng rõ ràng nhưng bị những giới hạn lịch sử. Đến nay, có thể khẳng định quan niệm về Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã có những tiến bộ vượt bậc so với các quan niệm trong các Hiến pháp trước và quan niệm về Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã tiệm cận với quan niệm về Quyền con người, quyền công dân trong Hiến chương và các văn bản liên quan vấn đề này của Liên hợp quốc và nhân loại tiến bộ. Mai Đình Chiến trong Vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [10] trình bày lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
  • 22. 18 kiến trúc thượng tầng và việc vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Trong Luận án, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của nhà nước pháp quyền mang sắc thái Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp vận dụng mối quan hệ này trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Việc luận giải từ góc độ triết học vấn đề nhà nước pháp quyền và chỉ ra đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam là những cơ sở quan trọng cho Luận án của tôi. Đào Trí Úc (chủ biên) trong Mô hình tổ chức hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [103] đã trình bày một cách khá cơ bản về đặc trưng, các yêu cầu, đòi hỏi và nguyên tắc của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Từ đó nhóm tác giả đã đi sâu trình bày mô hình tổng thể về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, chính quyền địa phương… Những nội dung này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và làm rõ hơn mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nó có giá trị tham khảo đối với Luận án của tôi. Đỗ Tiến Sâm trong Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [78] đã luận giải quan niệm cơ bản của Trung Quốc về nhà nước pháp quyền, sự cần thiết phải xây dựng nhà nước pháp quyền và những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, tác giả còn đi vào phân tích hệ thống thiết chế đảm bảo xây dựng thành công mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, trong đó không quên đề cập vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những nội dung lý luận và thực tiễn này có giá trị tham chiếu đối với nước ta trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – mô hình tương tự Trung Quốc. Luận án của tôi ngoài sự thống nhất với tác giả về sự cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn đi sâu phân tích chi tiết hệ thống thiết
  • 23. 19 chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ Xuân Quang trong Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ 1996 đến năm 2006 [70] đã nêu và đánh giá quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua hai kỳ Đại hội lần thứ VIII và IX (từ 6/1996 - 4/2006). Trong đó có rút ra những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm. Luận án tuy không đi sâu vào trình bày nội dung về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng đã chỉ ra tiến trình thay đổi nhận thức, tư duy, hành động của Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung của Luận án giúp tôi định hướng được quan điểm chỉ đạo, chủ trương trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù thuộc chuyên ngành Lịch sử nhưng Luận án đã có ý nghĩa quan trọng đối với tôi trong quá trình viết, hoàn chỉnh Luận án của mình. Trong Luận án của tôi đã tiếp tục trình bày quá trình đổi mới tư duy về nhà nước pháp quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng trình bày quá trình đổi mới nhận thức về nhà nước pháp quyền của Nhà nước ta trong các bản Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013. Trương Quốc Chính trong Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay [11] nghiên cứu quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa và áp dụng quan điểm đó trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả Luận án đã nêu ra và luận giải một số quan điểm có tính nguyên tắc trong xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Luận án của tôi cũng thống nhất những quan điểm có tính nguyên tắc như:
  • 24. 20 tính thượng tôn pháp luật, quyền lực thuộc về nhân dân, vấn đề về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ sở lý luận của Luận án là tư liệu tham khảo bổ ích cho Luận án của tôi, giúp tôi củng cố lập trường mác-xít-lênin-nít. Phạm Ngọc Dũng trong Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng nhà nước pháp quyền [21] đã trình bày một cách có hệ thống quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước pháp quyền, về sự vận dụng sáng tạo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh và Đảng ta, về vấn đề xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc sắc nhất là tác giả đã giới thiệu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân (từ trang 86-112) với những khẳng định: (1) Nhà nước dân chủ nhân dân phải là nhà nước có nền dân chủ thực sự và toàn diện, (2) Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải là nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật dân chủ, (3) Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải là công cụ bảo vệ và phát triển con người và quyền con người, (4) Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước có sự phân quyền trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Những khẳng định trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng định hướng cơ sở lý luận và những nội dung thực tiễn trong Luận án của tôi. Trần Ngọc Liêu trong Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [57] tiếp cận nghiên cứu vấn đề nhà nước trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước để giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong quá trình tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung tư tưởng về nhà nước theo quan niệm mác-xít được tác giả nêu lên có một số nội dung trùng hợp với
  • 25. 21 quan niệm về nhà nước pháp quyền của John Locke. Những vấn đề lý luận đặt ra trong Luận án của tác giả có giá trị tham khảo quan trọng đối với Luận án của tôi, ở chỗ nó như “cây gậy” định hướng cho lập trường mác-xít. Cao Anh Đô trong Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam [3535] đã luận giải vấn đề nguồn gốc của quyền lực nhà nước - từ nhân dân - quyền lực công cộng, mang tính giai cấp, tính xã hội và được tất cả các chủ thể trong xã hội phục tùng, lý giải việc cần thiết phải phân công cho các cơ quan nhà nước để tránh lạm quyền, tha hóa quyền lực. Tuy nhiên, Luận án chưa nêu, phân tích nội dung, mối quan hệ phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước từ phương diện lý luận. Điều này làm hạn chế góc nhìn, góc tiếp cận. Do đó dẫn đến những khó khăn trong luận giải những vấn đề thực tiễn Việt Nam mà trong Luận án tác giả cũng thừa nhận. Đây là một điểm lưu ý cho tôi trong Luận án của mình. Mai Thị Thanh trong Hình thức nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [88] tiếp cận vấn đề nhà nước dưới góc độ hình thức chính trị của nhà nước để chỉ ra tính hợp lý của việc lựa chọn hình thức chính thể cộng hòa dân chủ của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trước đây là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước kiểu mới), đồng thời làm rõ tính tất yếu của việc cai trị theo hình thức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong sách, tác giả cũng không quên chỉ ra những bất cập của hình thức nhà nước kiểu mới này ở nước ta trước những yêu cầu của thực tiễn đổi mới. Từ đó đề ra những phương hướng nhằm nâng cao chất lượng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyễn Thị Thúy Vân trong Khái niệm nhà nước pháp quyền từ cách tiếp cận triết học [107] đã tập trung phân tích 4 quan điểm đặc trưng về nhà
  • 26. 22 nước pháp quyền, đó là: (1) nhà nước mà trong đó, luật pháp giữ vị trí tối thượng (thượng tôn pháp luật); (2) nhà nước mà nhân dân là chủ thể quyền lực; (3) nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; (4) nhà nước hoạt động dựa trên sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan (nhà nước pháp quyền tư sản). Từ sự diễn giải và phân tích trên, tác giả chỉ ra những biểu hiện của dân chủ trong nhà nước pháp quyền, đó là: (1) sự thể hiện và thực hiện tự do trong nhà nước pháp quyền; (2) cách thức thực hiện quyền lực của nhân dân; (3) nội dung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Cách tiếp cận và diễn giải những nội dung của vấn đề nhà nước pháp quyền trong bài viết rất gần cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền của tôi trong Luận án. Hoàng Thị Hạnh trong Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [41] đã khái quát lý luận về nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên nền tảng lý luận đó, Luận án đã chú ý phân tích những nét đặc thù của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, qua đó phân tích những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đóng góp lớn của Luận án là đã đề xuất những giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn với những nét đặc thù đó của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào Trí Úc trong Học thuyết và thực tiễn lịch sử về tính thống nhất của quyền lực nhà nước và cơ chế phân quyền [105] đã luận giải về quan niệm và thực tiễn tính thống nhất của quyền lực nhà nước trong lịch sử. Từ đó, tác giả phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tính thống nhất và sự phân quyền để đi đến nhận thức rằng: “sự phân quyền chỉ là biểu hiện về mặt tổ chức-pháp lý
  • 27. 23 của một quyền lực thống nhất về bản chất và về định hướng chính trị-xã hội trên những mặt quan trọng nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước” [105, tr.5]. Luận giải này cung cấp một góc nhìn khác logic vấn đề nhận thức và phương pháp luận của John Locke nhưng nó đã chỉ ra rằng đây là một thực tế tổ chức quyền lực ở nhiều nước và đã góp phần quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Luận giải này rất phù hợp với phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Nó là cơ sở thực tiễn quan trọng để tôi kế thừa những điểm hợp lý trong tư tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền, đồng thời phải gạt bỏ những điểm không phù hợp với thực tiễn và lịch sử tổ chức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyễn Trọng Chuẩn trong Một số vấn đề về dân chủ [12] đã phân tích, lý giải câu hỏi vì sao từ thời cổ đại đến nay dân chủ luôn là vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Tác giả đã lược lại những quan niệm dân chủ trong trường ca Illiad của Homer đến quan niệm dân chủ (Desmos kratos) của thời cổ đại Hy Lạp với Solon, Platon (trong tác phẩm Cộng hòa), Aristote (trong tác phẩm Chính trị luận) đến thời Phục hưng, Khai sáng với John Locke, Montesquieu, J.S. Mill, đến sự diễn giải của Mác, Hồ Chí Minh, đến việc phân tích những ưu điểm và hạn chế của nền dân chủ hiện đại ở nhiều nước và đi đến khẳng định: dân chủ là vấn đề có tính lịch sử lâu dài và mục đích của nó là hướng đến tạo cho con người một cuộc sống tự do, công bằng, bình đẳng, sung túc, hạnh phúc đúng nghĩa CON NGƯỜI. Sự phân tích vấn đề dân chủ vừa mang tính logic vừa mang tính lịch sử của tác giả dù không xoáy vào nội dung trọng tâm nào nhưng nó toát lên vấn đề quyền được làm chủ bản thân, quyền được làm chủ xã hội của con người theo đúng nghĩa CON NGƯỜI là một nhu cầu tự thân và chính đáng trong mọi chế độ và thời kỳ lịch sử. Đây là khía cạnh pháp quyền của vấn đề dân chủ trong bài viết rất đáng để tôi lưu tâm trong Luận án của mình.
  • 28. 24 Nguyễn Đức Minh trong Mối quan hệ giữa quyền con người và nhà nước pháp quyền trong một số học thuyết về nhà nước [62] đã phân tích, lý giải và khẳng định về mối quan hệ giữa quyền con người và nhà nước pháp quyền. Tác giả dẫn dắt vấn đề từ thời cổ đại ở cả phương Đông và phương Tây, sau đó tập trung phân tích các tư tưởng nổi bật của các nhà tư tưởng thời Phục hưng và Khai sáng, từ Hobbes đến John Locke, J.J. Rousseau và Kant. Qua đó chỉ ra sự phát triển nhận thức của các nhà tư tưởng sau so với tền bối. Từ sự luận giải đó, tác giả đi đến phân tích và trả lời một cách biện chứng câu hỏi: quyền con người có trước hay nhà nước pháp quyền có trước, quyền con người có phụ thuộc vào nhà nước không? Cuối cùng, tác giả viện dẫn những điểm hợp lý, tiến bộ mối quan hệ này trong Hiến pháp nước ta năm 2013. Cách đặt vấn đề và luận giải của tác giả đã giải quyết được logic và lịch sử của vấn đề, làm tăng tính thuyết phục. Đây là điều rất đáng để học hỏi đối với tôi trong quá trình làm Luận án. Đỗ Thị Thạch, Nguyễn Văn Quyết trong Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua gần 30 năm đổi mới [87] đã phân tích quá trình đổi mới nhận thức của Đảng ta về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa qua thực tiễn tổng kết 20, 25 năm đổi mới. Từ đó, các tác giả đã đề xuất: (1) cần có một định nghĩa tường minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa; (2) cần làm rõ thước đo kiểm chứng tính hiệu quả của dân chủ xã hội chủ nghĩa; (3) vấn đề nhận thức và thực tiễn thực thi dân chủ để nó thực sự là động lực có thực sự ăn khớp chưa. Trên cơ sở những phân tích lý luận và thực trạng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nước ta, các tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp tương đối hợp lý, đó là: (1) tiếp tục nghiên cứu sâu hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về dân chủ, kinh nghiệm xây dựng nền dân chủ ở các quốc gia trên thế giới, tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm hay phù hợp với thực tiễn Việt Nam; (2) cần nhận thức rộng hơn những tiêu chí kiểm chứng tính hiệu quả của việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; (3) mỗi đảng viên và tổ chức
  • 29. 25 đảng phải thực hành dân chủ để làm gương, mặt khác phải tạo ra “áp lực lành mạnh” từ xã hội. Đây là những câu hỏi “mở” và những giải pháp “mở” rất có giá trị cho Luận án của tôi. Nguyễn Văn Quân trong Nhà nước pháp quyền - nhận thức của cộng đồng quốc tế [73] đã xem nhà nước pháp quyền “như một phương thức tổ chức quyền lực nhà nước với các thuộc tính về hình thức cũng như nội dung” [73, tr.73]. Đây là cách tiếp cận có giá trị về mặt thực tiễn, nó gợi mở cho tôi hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam từ góc độ phương thức tổ chức quyền lực nhà nước. Qua sự diễn giải quá trình quốc tế hóa nhà nước pháp quyền, tác giả đã khẳng định nó dần trở thành một chuẩn mực mang tính quốc tế, bao hàm cả những giá trị về dân chủ và việc đảm bảo quyền con người. Từ đây có thể khẳng định: nhà nước pháp quyền mặc dù ban đầu được phổ biến ở phương Tây nhưng nhờ quá trình quốc tế hóa, nó dần dần trở thành giá trị chung của nhân loại, không còn là “đặc sản”, là “của riêng” của chủ nghĩa tư bản. Do vậy, nó không phụ thuộc vào thể chế chính trị, các quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như Việt Nam cũng có thể xác lập cho mình mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luận chứng này rất có giá trị và củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho Luận án của tôi. Nguyễn Trọng Chuẩn trong Một số giải pháp thực hành dân chủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay [13] đã phân tích, luận giải và đi đến khẳng định rằng: Chỉ có nhà nước pháp quyền mới có khả năng và đầy đủ quyền hạn trên cơ sở luật pháp dân chủ để… huy động được tối đa và tốt nhất sức mạnh của toàn thể dân tộc,… tạo được sự đồng thuận cao nhất, sự đoàn kết thực lòng của tất cả các lực lượng…, để bảo đảm và thực thi đầy đủ tất cả các quyền cơ bản cho mọi thành viên của mình [13, tr.4]. Từ khẳng định đó, tác giả đi đến đề xuất 5 giải pháp cơ bản giúp thực hành dân chủ trong nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo và cầm quyền của
  • 30. 26 một đảng duy nhất. Sự luận giải về vai trò của nhà nước pháp quyền và hệ các giải pháp do tác giả đề ra trong bài viết đã gợi mở cho tôi nhiều ý tưởng và hướng giải quyết những vấn đề liên quan trong Luận án. Đào Trí Úc trong Giáo trình nhà nước pháp quyền [106] đã trình bày những nội dung cơ bản, có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền (phần thứ nhất), quan niệm chung về nhà nước pháp quyền (chương III), vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (phần thứ tư). Trong Giáo trình này, tác giả cũng trình bày một cách ngắn gọn lý thuyết về tự do của John Locke (trang 37-38) trong dòng chảy lịch sử tư tưởng nhà nước pháp quyền nhân loại. Có thể nói, những nội dung trong Giáo trình thể hiện sự công phu, bài bản, sự dày công của tác giả trong nghiên cứu, biên soạn. Qua Giáo trình, những vấn đề về lịch sử, lý luận, thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và thế giới được hệ thống hóa, được trình bày một cách sinh động, toàn diện. Giáo trình đã giúp tôi có cách nhìn bao quát hơn về những vấn đề của nhà nước pháp quyền. Nguyễn Đình Hòa trong Về một số đặc điểm của dân chủ ở Việt Nam hiện nay [47] đã khẳng định những nhận thức chung và thực tiễn thực hành dân chủ ở các nước, đó là: “nhà nước dân chủ là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân; nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền tự do dân chủ của mọi công dân; trong đời sống xã hội, pháp luật là tối thượng…” [47, tr.32]. Đây cũng là những nội hàm cấu thành nhà nước pháp quyền – những vấn đề mà Luận án đang nghiên cứu. Từ những khẳng định trên, tác giả trình bày những đặc điểm của dân chủ ở Việt Nam, đó là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với những đặc thù do lịch sử quy định và qua phân tích cũng đi đến khẳng định, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chúng ta đang xây dựng, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân. Phạm Văn Đức trong Thực hành dân chủ ở Việt Nam – Một số thành tựu cơ bản và yêu cầu mới đặt ra [36] đã phân tích, đánh giá thành tựu thực
  • 31. 27 hành dân chủ của 30 năm đổi mới trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Qua đó đề ra những yêu cầu để thực hành dân chủ ngày càng rộng rãi và hiệu quả hơn ở nước ta, đó là: (1) cần quán triệt cách tiếp cận khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ; (2) coi trọng cả hình thức dân chủ trực tiếp và hninhf thức dân chủ đại diện; (3) cần quán triệt nguyên tắc: trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền vẫn có thể đảm bảo và thực hành dân chủ một cách thực sự và hiệu quả; (4) đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; (5) coi trọng nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện dân chủ của thế giới. Trong yêu cầu đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để thực hành dân chủ rộng rãi hơn, tác giả đã đề xuất: “Nhà nước cần thể chế hóa và bảo đảm thực thi quyền làm chủ của nhân dân bằng pháp luật. Bên cạnh việc thể chế hóa các quyền dân chủ, Đảng và Nhà nước cần xây dựng, ban hành và thực thi cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hành dân chủ” [36, tr.10]. Đây là biện pháp vừa mang tính lý luận vừa có giá trị thực tiễn quan trọng nhằm phát huy dân chủ gắn với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay. Trần Thái Dương trong Bàn về khái niệm pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền [222] đã phân tích, bình luận về các khái niệm pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền. Trong đó, tác giả dẫn ra quan niệm về pháp quyền của Hồ Chí Minh trong Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Vécxây năm 1919: “Bảy xin hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [222, tr.3] và bình luận rằng, nguyên tắc pháp quyền là nền tảng và quan trọng nhất đối với nhà nước và cả xã hội trong thời đại ngày nay. Từ đó, tác giả đi đến đặt vấn đề về đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Đại hội lần thứ XII của Đảng trên 4 phương diện. Tư duy
  • 32. 28 “mở” của tác giả trong đặt vấn đề và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam đã làm phong phú thêm góc nhìn về quan niệm pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền và phương hướng vận dụng những quan niệm này vào thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vũ Thư trong Bàn về vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước [955] đã phân tích, luận giải và khẳng định: quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm của nền chính trị và nó có quan hệ chặt chẽ với pháp luật và vấn đề quyền con người. Trong bài tác giả còn phân tích và khẳng định, (1) dân chủ là một trong những phương tiện quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước một cách chính đáng, đúng đắn và hài hòa; (2) kiểm soát quyền lực là hướng đến phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan quyền lực nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Từ đó, tác giả cũng đặt ra những vấn đề về kiểm soát quyền lực và phát huy dân chủ trong quá trình tổ chức quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của bài viết là những gợi ý quan trọng đối với Luận án của tôi. Trần Viết Quang, Đinh Trung Thành trong Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [71] đã phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước trong các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen và Lênin. Qua phân tích, tác giả đã lược lại các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng của nhà nước. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nêu lên những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là: (1) Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; (2) nền tảng của Nhà nước là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; (3) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động trên cơ
  • 33. 29 sở Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; (4) quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; (5) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản ánh tính chất dân chủ trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và xã hội, bảo vệ quyền con người; (6) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Đây là những nội dung cốt lõi trong quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền, nó có ý nghĩa định hướng quan trọng cho Luận án của tôi. * Tiểu kết chương 1: Từ những công trình đã tổng quan có thể đưa ra một số nhận định sau về tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu trong phần 1.1 đã bàn đến nội dung tư tưởng của John Locke và những nhà tư tưởng có liên quan đến tư tưởng về vấn đề nhà nước pháp quyền của John Locke. Trong đó, có tác giả nghiên cứu trực tiếp tư tưởng của John Locke, có tác giả đề cập đến tư tưởng về pháp quyền của các nhà tư tưởng trong lịch sử tư tưởng và có liên quan đến tư tưởng của John Locke. Giá trị của những công trình này là đã chỉ ra tính đa dạng, sự giao thoa, nối tiếp tư tưởng về pháp quyền và nhà nước pháp quyền của các nhà tư tưởng trong lịch sử tư tưởng trước và sau John Locke. Thứ hai, những công trình nghiên cứu trong phần 1.2 đã trực tiếp hoặc gián tiếp bàn đến một số khía cạnh của tư tưởng pháp quyền, vấn đề nhà nước pháp quyền, có công trình bàn trực tiếp đến cấu trúc, chức năng, giải pháp cụ thể xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có công trình bàn đến sự vận dụng tư tưởng mác-xít xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có công trình bàn đến sự vận dụng tư tưởng của những nhà tư tưởng phi mác-xít trong xây dựng, hoàn thiện
  • 34. 30 nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giá trị của những công trình này là đã tạo nên bức tranh đa chiều, nhiều sắc thái trong nghiên cứu về tư tưởng pháp quyền, vấn đề nhà nước pháp quyền và vấn đề xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống cấu trúc của vấn đề nhà nước pháp quyền và bàn trực tiếp vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu vận dụng vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke vào quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rằng, do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau, việc nghiên cứu và kế thừa, vận dụng triết học phi mác-xít nói chung, triết học John Locke nói riêng trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chưa nhiều. Tuy nhiên, do hệ tư tưởng khác nhau nên cách tiếp cận và luận giải nội hàm của các vấn đề nhà nước pháp quyền là khác nhau. Đặc biệt, trong quá trình xác lập quan điểm, kiến tạo, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì yếu tố Đảng Cộng sản Việt Nam chi phối rất lớn. Thế nên, mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính đặc thù, có một số khác biệt so với mô hình nhà nước pháp quyền tư sản – kế thừa trực tiếp hệ tư tưởng của John Locke và một số nhà tư tưởng tư sản khác; đó là vai trò lãnh đạo, dẫn dắt quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với việc phát
  • 35. 31 huy quyền làm chủ của nhân dân thì việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trên cơ sở quan điểm mác-xít và sự kế thừa một cách có chọn lọc tư tưởng phi mác-xít nói chung, vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke nói riêng là một kênh tham khảo quan trọng trong quá trình đổi mới nhận thức, tư duy và từng bước hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các thiết chế chính trị ở nước ta hiện nay.
  • 36. 32 Chương 2 ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC 2.1. JOHN LOCKE VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA ÔNG 2.1.1. John Locke – cuộc đời và sự nghiệp John Locke (1632-1704) là một nhà triết học duy vật người Anh. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, ông được đánh giá là người có nhiều cống hiến to lớn trong các lĩnh vực từ triết học cho đến chính trị và pháp luật. Từ phương diện này, ông được xem là một nhà tư tưởng khởi nguồn cho các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn của thế kỷ XVII và XVIII: Cách mạng Anh, Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp đều bắt rễ từ trong tư tưởng về “pháp quyền tự nhiên” của John Locke. John Locke sinh 29.8.1632 tại Wrington, một làng nhỏ ở Somerset, nước Anh trong một gia đình Thanh giáo. Cha ông hành nghề luật sư tại nông thôn và đã từng tham gia phong trào Nội chiến ủng hộ phe Nghị viện chống lại vua Charles I trong phe của Cromwell (1599 - 1658). Gia đình ông vốn không giàu có nhưng nhờ sự bảo trợ của một nghị sĩ địa phương thân tín với gia đình nên Locke được học hành chu đáo. Năm 1647, Locke vào học trường Westminster ở London - trường trung học hàng đầu nước Anh. Năm 1652, Locke học trường Christ Church của Đại học Oxford - trường đại học hàng đầu tại Oxford. Năm 1656, Locke tốt nghiệp Cử nhân. Đến 1658 ông nhận học vị Thạc sĩ văn chương. Từ 1659, Locke được nhận làm giảng viên dạy tiếng Hy Lạp và môn hùng biện tại trường Đại học Oxford.
  • 37. 33 Từ 1661, Locke bắt đầu theo học ngành Y và kết bạn với bác sĩ David Thomas. Qua David Thomas, Locke lại quen biết và trở thành bạn thân của Lord Ashley, tức Bá tước Shaftesbury - người giàu có nhất nước Anh, người có chân trong chính quyền và là lãnh tụ của nhóm đối lập với vua Charles II trong Nghị viện. Từ 1666, Locke làm thư ký cho Ashley. Khi Ashley thuyết phục Charles II thành lập Ủy ban thương mại và thuộc địa thì Locke trở thành thư ký của ban này. Năm 1688, Locke trở thành Hội viên Hội Hoàng gia Anh. Từ 1674, khi Ashley rời khỏi chính trường thì Locke quay lại Đại học Oxford hoàn thành chương trình Cử nhân Y khoa. Sau đó ông sang Pháp để nghiên cứu Triết học, Chính trị học và tiếp xúc với nhiều nhà tư tưởng vĩ đại lúc bấy giờ. Năm 1679, Ashley quay lại chính trường thì Locke từ Pháp trở về Anh. Năm 1681, Bá tước Shaftesbury bị vào tù do vận động (bất thành) thông qua một dự luật nhằm loại trừ Quốc vương James II và ngăn chặn em của ông kế vị. Sau đó ông được tha nhưng lại cùng với Đảng Quê hương của mình lập kế hoạch ám sát anh em James II. Lần này cũng không thành công nên Bá tước Shaftesbury chạy sang Hà Lan vào tháng 11.1682 và chết ở đó tháng 1.1683. Là thư ký thân tín của Bá tước Shaftesbury nên Locke cũng sang Hà Lan sống lưu vong vào năm 1683. Tại Hà Lan, Locke tham gia cố vấn cho William Orange - con rể của James II, và vạch kế hoạch ủng hộ William thành Hoàng đế nước Anh. Cuộc Cách mạng vinh quang năm 1688 thành công, Locke trở về Anh trên du thuyền của Công nương Mary - hoàng hậu nước Anh, cùng William Orange bấy giờ đã là Vua nước Anh.
  • 38. 34 Sau khi trở về Anh, Locke tiếp tục tham gia hoạt động chính trị và viết, xuất bản nhiều tác phẩm quan trọng, đưa ông lên hàng tư tưởng gia lừng danh trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Có thể kể đến những tác phẩm lớn như: Hai khảo luận về chính quyền (1689) Luận về sự hiểu biết của con người (1689) Thư về lòng khoan dung (1689) Lá thư thứ hai về lòng khoan dung (1690) Lá thư thứ ba về lòng khoan dung (1692) Lá thư thứ tư về lòng khoan dung (xuất bản sau khi Locke mất) Một số suy nghĩ về giáo dục (1693) Tính hợp lý của Ki-tô giáo (1695) Biện hộ tiếp theo cho tính hợp lý của Ki-tô giáo (1695) Thuyết trình về phép màu của Chúa (xuất bản sau khi Locke mất) Con đường của trí tuệ (xuất bản sau khi Locke mất) Năm 1696, Ban thương mại và thuộc địa được phục hồi, Locke giữ chức Ủy viên nhưng lại có vai trò quan trọng hàng đầu. Năm 1700, Locke về hưu, sống tại Oates, Essex cùng với Quý bà (Lady) Masham - một người bạn thân thiết. Ngày Chúa nhật 28.10.1704, thời tiết giá lạnh của mùa đông nước Anh đã tiếp sức cho chứng hen suyển mãn tính, đưa Locke thanh thản “về với Chúa” trên chiếc ghế bành của mình. Cái chết của Locke như Lady Masham tuyên đọc: “thật sự kính tín, nhưng tự nhiên, dịu dàng và giản dị”. Sinh ra và được giáo dục trong một gia đình Thanh giáo sùng đạo sâu sắc. Lúc trẻ tuổi đến đại học được học trong những ngôi trường bậc nhất nước Anh. Sau đó tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị sôi động của nước Anh. Cuối đời chết thanh thản bên người phụ nữ thân thiết nhưng không phải là vợ (Quý bà Masham). Cuộc đời Locke là những chuỗi thăng trầm bất tận.
  • 39. 35 Tác phẩm chính của John Locke về chính trị là cuốn “Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự”. Trong tác phẩm này, ông đã trình bày những nội dung căn bản về triết học chính trị của mình và những giá trị rút ra từ tác phẩm đó đã đưa ông trở thành ông tổ của chủ nghĩa tự do chính trị. Tuy nhiên, tư tưởng của ông dù rất cách mạng nhưng chưa rõ ràng và đầy đủ như Marcel Prélot nhận xét: “nếu chúng được cụ thể hóa hay đúng hơn, nếu nhờ vào một thiên tài khác thì chúng sẽ trở thành đối tượng của một “khai sáng thứ hai” ảnh hưởng đến dư luận của Toàn thế giới” [14, tr.514]. Quả không sai, Voltaire, Rousseau, Montesquieu, Alexander Hamilton, James Madison, Thomas Jefferson… là những nhà “khai sáng thứ hai”. Cùng với Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng tư sản Mỹ đã nâng tầm mức của Locke lên, tư tưởng của ông ghi dấu ấn trong hầu hết các cuộc cách mạng tư sản, ảnh hưởng đến nhiều người và đến nhiều hệ thống tư tưởng và thực tiễn chính trị ở nhiều quốc gia tư bản chủ nghĩa sau này. 2.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tác động trực tiếp đến việc hình thành vấn đề nhà nước pháp quyền trong hệ tư tưởng của John Locke Nước Anh là một đảo quốc, trong đó đảo lớn nhất là đảo Đại Britain, nằm biệt lập với phần châu Âu lục địa, diện tích 244.100 km². Đảo Đại Britain phân thành ba khu vực: Anh và Bắc Ireland, Scotland và Xứ Wales. Về chính trị, Anh và Bắc Ireland cấu thành Vương quốc liên hiệp Anh. Điều kiện tự nhiên của nước Anh vô cùng thuận lợi so với châu Âu lục địa do được bao bọc bởi biển nhưng mùa đông thì không lạnh dưới -10°C, mùa hè thì không quá 32°C. Trong nội địa thì hệ thống sông ngòi chằng chịt. Lịch sử nước Anh bắt đầu từ thời “Rừng đá” Salisbury - thời đồ đá mới, khoảng 2900 - 2500 TCN và trải qua quá trình biến động phức tạp với nhiều cuộc xâm lược từ bên ngoài và nội chiến bên trong. Đến thời Cận đại, người Anh đã đi khắp thế giới bằng đường biển để khảo sát địa lý và tiến
  • 40. 36 hành giao thương, buôn bán với bên ngoài. Từ thế kỷ XVI trở đi, trung tâm mậu dịch thế giới từ Địa Trung Hải đã chuyển về Đại Tây Dương, trong đó nước Anh trở thành trung tâm của nền văn minh thế giới. Do vị trí địa lý thuận lợi, nước Anh phát triển hoạt động kinh tế từ rất sớm. Đến cuối thế kỷ XVI, thời Nữ hoàng Elizabeth của vương triều Tudor thì nước Anh là nước phát triển nhất châu Âu. Thời Elizabeth, những phát minh kỹ thuật mới được áp dụng vào nông nghiệp làm cho kỹ thuật canh tác phát triển nhanh, năng suất lao động tăng lên, đời sống xã hội có nhiều biến đổi lớn. Công nghiệp thời kỳ này cũng phát triển, nước Anh nổi tiếng với ngành dệt, khai thác than... Thời kỳ này các công ty tư nhân cũng đã hình thành với hai hình thức: công ty qui ước và công ty cổ phần, tiến hành giao dịch trên toàn thế giới. Về kết cấu xã hội: từ thời kỳ đầu vương triều Tudor cho đến thời Elizabeth thì địa vị, thân phận, đẳng cấp của mọi người được quy định dựa trên tài sản, thành phần xuất thân, nghề nghiệp, phương thức sống... Trong đó, tài sản, đặc biệt ruộng đất là điều kiện để tạo nên địa vị xã hội. Giáo chủ William Harrison, năm 1577 chia xã hội Anh thành 4 đẳng cấp: Đẳng cấp thứ nhất, gồm: thân sĩ (đứng đầu là quốc vương), sau đó là quý tộc, kỵ sĩ và hương thân. 4 thành phần này chiếm lĩnh một lượng đất đai lớn, có lúc chiếm ½ đất đai của nước Anh. Đẳng cấp thứ hai: dân tự do thành thị, thị dân có đặc quyền công dân. Đẳng cấp thứ ba: Yeomanry - nông dân tự do có thu nhập 40 bảng một năm, là người thuê đất của thân sĩ để thành lập nông trường. Đẳng cấp thứ tư là: những người làm công nhật, làm mướn, bị người khác thống trị. Năm 1600, Thomas Smith chia người Anh thành 5 đẳng cấp: quý tộc, thị dân tự do, Yeomanry, thợ thủ công, công nhân nông nghiệp. Quý tộc gồm
  • 41. 37 hai loại: Đại quý tộc (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam), Tiểu quý tộc (kỵ sĩ, hương thân). Những người hành nghề luật sư, học giả, cha cố, quan lại cũng thuộc đẳng cấp thứ nhất. Năm 1603, Nữ hoàng Elizabeth qua đời, do không có con thừa kế ngai vàng nên sau bà vương triều Tudor kết thúc. James IV, quốc vương Scotland lên kế vị, lấy hiệu là James I, bắt đầu nền thống trị của vương triều Stuart. Dưới thời vương triều Stuart, số lượng hương thân ngày càng tăng lên, tài sản và quyền lực của họ cũng tăng theo. Nghị viện lúc này cũng tăng dần ảnh hưởng và lấn át vương quyền. Thanh giáo vốn bị trấn áp dưới thời Elizabeth thì bây giờ không ngừng phát triển, trở thành một thách thức đối với vương quyền. Do James I vốn sinh trưởng ở Scotland nên thiếu hiểu biết về nền văn hóa chính trị Anh, đặc biệt là thiếu hiểu biết về chế độ nghị viện Anh nên mâu thuẫn kịch liệt với nghị viện và do thiếu kinh nghiệm nên không thể khống chế nổi Hạ viện và thường rơi vào thế bị động trong việc giải quyết mối quan hệ giữa quốc vương và nghị viện. James I luôn dùng lý luận thần quyền để bảo vệ vương quyền nhưng trong thực thi chính sách thì dựa vào nghị viện để lập pháp và thu thuế. Vì thế, nhân dân Anh cho rằng, chính phủ Anh là chính phủ hỗn hợp do quốc vương và nghị viện cấu kết với nhau mà thành. Quốc vương, Thượng viện, Hạ viện dựa vào nhau, hạn chế nhau mà không bài xích nhau. Năm 1625, James I qua đời, Charles I kế vị, nhưng là người nhu nhược, mất uy tín, thiếu nhạy bén, xa rời dân chúng... nên gặp nhiều rắc rối. Rắc rối lớn nhất Charles I gặp phải là mâu thuẫn với nghị viện, khi ông cho rằng: quân quyền là do thần ban cho nên quốc vương phải đứng trên nghị viện. Nghị viện thì cho rằng: người Anh sinh ra là đã có tự do, quyền lực của nghị viện là đã có từ trong lịch sử, bắt đầu từ thời “Đại hiến chương” năm 1215, nó không thể tùy ý bị chà đạp. Sau đó Charles I giải tán nghị viện và từ
  • 42. 38 1629 - 1640, Charles I thực hiện nền thống trị chuyên chế không nghị viện. Như vậy, nguyên tắc “vua dưới luật pháp và quyền lợi tự do của nhân dân” kể từ phong trào Đại hiến chương đã bị xâm hại. Rắc rối nữa Charles I gặp phải là mâu thuẫn với người Anh trong vấn đề tôn giáo. Năm 1633, Charles I đưa Laud - con một người thợ may lên làm Giáo chủ Canterbury. Laud đã thi hành chính sách bức hại tín đồ Thanh giáo, thủ tiêu tín đồ, giải tán hoạt động của Thanh giáo, lập tòa án tôn giáo... Bên cạnh đó thì tạo mọi điều kiện tăng cường quyền lực và uy danh của Giáo chủ, mục sư Thiên Chúa giáo nhằm khôi phục việc chiếm lại ruộng đất của Giáo hội. Hành động này làm nhân dân Anh lo sợ Thiên Chúa giáo sẽ hồi phục, thế là nhân dân Anh tiến hành cuộc đấu tranh phản đối chủ nghĩa giáo quyền và chống nền quân chủ chuyên chế. Từ đây nền thống trị của Charles I bị lung lay. Năm 1639, Scotland tấn công Anh nhưng do tài chính cạn kiệt, Charles I không thể chống cự lại được, đành ký hòa ước với Scotland và quay sang tìm sự ủng hộ trong nước để chống lại Scotland bằng cách lập nghị viện sau 11 năm vắng bóng, vào tháng 3.1640. Nghị viện mới thành lập đã chỉ trích Charles I và cự tuyệt thảo luận về thu thuế. Tức giận, Charles I giải tán nghị viện (13.4.1640) khi chỉ mới tồn tại được ba tuần. Sau đó chiến tranh giữa Anh và Scotland tiếp tục. Dưới áp lực có tiền để ký hòa ước với Scotland và đòi hỏi thành lập nghị viện của các giai tầng trong xã hội nên Charles I buộc phải thành lập nghị viện vào ngày 3.11.1640. Nghị viện này thông qua nhiều pháp lệnh tước bỏ quyền lực của nhà vua. Tuy nhiên, trong nghị viện cũng chia ra nhiều phe phái và mâu thuẫn với nhau nên dẫn đến suy yếu. Từ đó Charles I lạm quyền và càng làm mất đi sự ủng hộ của dân chúng. Thấy tình thế bất lợi, Charles I tuyên bố: nghị viện đã chống lại nhà vua và phải bị trừng trị. Cách mạng tư sản Anh bùng nổ. Trong cách mạng tư sản, lực lượng cách mạng của nhà vua và nghị viện đều tương đồng về thành phần xã hội, đều có quý tộc, hương thân, nhà buôn,
  • 43. 39 tiểu nông, thợ thuyền. Lính của hai bên chủ yếu là nông dân - những tá điền của quý tộc bị buộc phải đi lính. Ranh giới phân chia lực lượng hai bên là tôn giáo. Phái ủng hộ quốc giáo thì cũng ủng hộ nhà vua, phái phản đối quốc giáo thì ủng hộ nghị viện. Do đó, cách mạng tư sản Anh còn được gọi là cách mạng tôn giáo, đặc điểm nổi bật của nó là chính trị hóa tôn giáo và tôn giáo hóa chính trị. Khẩu hiệu của cách mạng là “tự do”. Đây là đòi hỏi bức thiết của nhân dân Anh từ thời Đại hiến chương. Nghị viện đã giương cao khẩu hiệu này nên hiệu triệu được người dân Anh đứng về phía mình làm cách mạng. Nghị viện với danh nghĩa là nhân dân yêu cầu chủ quyền, xóa bỏ chế độ chuyên chế. Tinh thần cách mạng của nghị viện là phù hợp với tinh thần của nhân dân và thời đại nên thắng lợi của nó là tất yếu. Như thế là sứ mạng của vương quyền chuyên chế đã kết thúc. Cách mạng tư sản Anh kết thúc. Sau Cách mạng tư sản, nhận thấy quân đội không còn tác dụng nên nghị viện yêu cầu giải tán quân đội và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía quân đội, đứng đầu là Cromwell - vị công thần của cách mạng. Sự đối lập giữa quân đội và nghị viện ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến bạo lực. Nghị viện bị phân tán nên suy yếu và bị quân đội khống chế. Cùng lúc đó phong trào đấu tranh đòi giai cấp tư sản thực hiện lời hứa với nhân dân khi làm cách mạng tăng cao khiến giai cấp tư sản dưới sự điều hành của quân đội đã đàn áp nhân dân, thủ tiêu nền cộng hòa. Nước Anh lại từ chế độ cộng hòa khôi phục lại nền quân chủ. Cromwell từ địa vị nhà bảo trợ đã trở thành kẻ độc tài, nắm trong tay mọi lực lượng quân đội, tài chính, luật lệ... Nền bảo hộ độc tài của Cromwell đã làm cho tình hình càng tồi tệ hơn. Làn sóng đấu tranh của quần chúng vẫn không ngừng lan rộng, kinh tế đình trệ và suy thoái. Sau khi Cromwell mất, các tướng lĩnh không ủng hộ con ông là Richard Cromwell, còn đại tư sản và quý tộc mới thì không tin tưởng sức mạnh của chính quyền bảo hộ và muốn thay thế bằng chính phủ khác. Ngày
  • 44. 40 25.4.1660, nghị viện mới ra đời lấy tên là “Hội nghị quốc dân”. Ngày 25.5.1660, lực lượng bảo hoàng đưa Charles II - con Charles I lên làm vua, triều đại Stuart được phục hồi. Thời kỳ phục hồi vương triều, quốc vương và nghị viện ở vào thế cân bằng, nhà vua không có quyền lập pháp nhưng có quyền phủ quyết dự luật của nghị viện, nhà vua phụ trách hành chính, nghị viện nắm tài chính... Vì quyền lực giữa nhà vua và nghị viện cân bằng nên bên nào cũng ngấm ngầm giành giật vị thế cao hơn. Lạm dụng quyền lực, từ 1660 - 1681, Charles II bốn lần lập mới và giải tán nghị viện. Từ 1681 đến khi mất 1685, Charles II trị vì không có nghị viện. Năm 1685, James II - em trai Charles II lên nối ngôi nhưng cũng trị vì được 3 năm, vì cũng giống như những vị vua trước, vương triều Stuart không bao giờ chịu chia sẻ quyền lực với nghị viện để duy trì chế độ quân chủ nghị viện mà muốn khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. Vì thế, giai cấp tư sản luôn thấy vương triều Stuart là mối đe dọa địa vị chính trị và tài sản của mình nên “bắt tay nhau” lật đổ James II để đưa người ủng hộ giai cấp mình lên. Ngày 30.7.1688, bảy lãnh tụ quý tộc bí mật họp bàn với nhau và viết một lá thư gửi sang Hà Lan yêu cầu William Orange - quốc vương Hà Lan - chồng của Công nương Mary - con vua James II, dẫn quân sang giúp nước Anh bảo vệ tự do. Cuộc “Cách mạng vinh quang” thắng lợi, William Orange lên làm vua nước Anh, hiệu là William III. Cuộc Cách mạng vinh quang 1688 đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên chế độ quân chủ lập hiến ở nước Anh, quyền lực tối cao từ tay nhà vua giờ đây chuyển sang nghị viện - gồm những đại biểu tư sản và quý tộc giàu có. Cuộc Cách mạng vinh quang đã thay đổi chính thể nước Anh một cách hòa bình, đem lại tự do cho giai cấp tư sản, quý tộc và toàn thể nhân dân Anh.