SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ KHẮC SƠN
VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ KHẮC SƠN
VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG
TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Ngô Khắc Sơn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....... 8
1.1. Những công trình nghiên cứu về John Locke, vấn đề nhà nước và
nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và các nhà tư
tưởng liên quan đến tư tưởng của John Locke........................................ 8
1.2. Những công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền và nhà nước
pháp quyền Việt Nam ........................................................................... 13
Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE
VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC................. 32
2.1. John Locke và những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng
của ông.................................................................................................. 32
2.2. Triết học John Locke và những kiến giải của ông về nguồn gốc,
chức năng của nhà nước........................................................................ 46
Chương3:VẤNĐỀNHÀNƯỚCPHÁPQUYỀNTRONGTƯTƯỞNGCỦAJOHNLOCKE.. 63
3.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền...................................................... 63
3.2. Nội dung vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke.......68
3.3. Ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. 97
Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ
TƯỞNG JOHN LOCKE ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 102
4.1. Quá trình đổi mới nhận thức và kiến tạo nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta................................................... 102
4.2. Kế thừa vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay .............................................................................. 109
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 148
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay trải qua nhiều hình thức nhà
nước khác nhau. Do yếu tố lịch sử - xã hội quy định, mỗi hình thức nhà nước
đều có vai trò lịch sử nhất định. Ngày nay, có thể khẳng định rằng, sự tồn tại
của nhà nước là tối cần thiết. Nhưng, quan trọng và cần thiết hơn là hiệu lực,
hiệu quả mà nó mang lại cho xã hội. Và, để thực hiện được điều đó, không gì
khác hơn, nhà nước phải thực thi tính pháp quyền của nó một cách đầy đủ để
chống lại sự lạm quyền và tùy tiện trong quản lý, điều hành mọi hoạt động
của bộ máy nhà nước. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của lý luận về nhà nước
pháp quyền.
Cho đến nay, có thể khẳng định rằng, xét ở hình thức cai trị thì nhà
nước pháp quyền là mô hình tổ chức nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử. So
với lịch sử lâu dài của hình thức nhà nước thần quyền và vương quyền, mô
hình nhà nước pháp quyền xuất hiện chỉ hơn 200 năm. Hiện nay, trên thế giới
chưa nhiều nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, nhưng xét về xu
thế dân chủ đang được rộng mở, thế giới đang phấn đấu cho một nhà nước
pháp quyền. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền dân chủ lâu đời, khai sinh
ra mô hình nhà nước pháp quyền thì vẫn không đóng khung cho mình một mô
hình gọi là lý tưởng, mà luôn tìm con đường, biện pháp, hướng đi phù hợp với
xu thế phát triển mới của thời đại. Nói thế để thấy rằng, mô hình nhà nước
pháp quyền không phải là cái có sẵn và rập khuôn, mỗi quốc gia - dân tộc tùy
thuộc vào lịch sử của mình, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
mà xác lập cho mình một mô hình thích hợp và khả dụng nhất có thể.
Ở Việt Nam, trước bài phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị
lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (29.11.1991), về mặt ngôn từ,
trong các văn bản có tính quyết sách chính trị ở nước ta, thuật ngữ “nhà nước
2
pháp quyền” chưa được sử dụng, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền có
thể thấy trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1992. Đến Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 thì thuật ngữ “nhà
nước pháp quyền” đã được sử dụng và tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã
được khẳng định trong nhiều chương, điều.
Trước Đại hội lần thứ VII, trong các Văn kiện và trong ngôn ngữ chính
trị thường ngày, khi nói đến chế độ chính trị, chế độ nhà nước ở Việt Nam,
thuật ngữ “chuyên chính vô sản” thường được sử dụng với dụng ý phân biệt
nhà nước xã hội chủ nghĩa với nhà nước “dân chủ tư sản” ở các nước tư bản
chủ nghĩa... Cách hiểu, cách làm này dẫn đến hiện tượng, trong thực tế, chủ
thể cầm quyền thường nhấn mạnh chuyên chính mà “quên đi” dân chủ; nhấn
mạnh mặt bản chất giai cấp mà chưa chú tâm đến mặt bản chất xã hội của nhà
nước - cụ thể ở đây là yếu tố dân chủ và pháp luật trong quá trình vận hành
quyền lực nhà nước.
Đến Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII, năm 1994),
thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chính thức được sử dụng trong văn kiện của
Đảng với việc khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà
nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr.224]. Đây là lần đầu tiên
những nội dung, nguyên tắc, nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền Việt Nam
được đề cập một cách chính thức trong các Văn kiện của Đảng. Nó thể hiện
một nhận thức mới mẻ hơn về những vấn đề lý luận trước đây bị cho là “nhạy
cảm”, trong đó có việc tranh cãi “có hay không nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ?”. Điều này cũng phù hợp với xu thế đổi mới lúc đó, trong đó tiên
phong là đổi mới tư duy lý luận, đưa lý luận gắn với thực tiễn và nhờ đó đã
góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu ra trong Đại hội lần thứ XI, đã khẳng
3
định: xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội “có nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo” [381, tr.70]. Đây là một trong hai đặc trưng mới
thêm vào 6 đặc trưng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội nêu ra trong Đại hội lần thứ VII. Cũng với ý nghĩa đó,
Đảng ta xác định “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân” là một trong những phương hướng chủ yếu
xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó thể hiện một
bước tiến mới của quá trình nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là quyết tâm xây dựng nhà nước pháp
quyền của Đảng, Nhà nước ta.
Như vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được
hiến định và đã được Đảng ta xác lập trong các văn kiện của Đảng (thể hiện
đậm nét nhất trong hai Cương lĩnh xác lập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội - văn bản có tính tuyên ngôn chính trị của Đảng). Từ đây nó trở thành
một công cụ hữu hiệu, là “cây gậy” định hướng quá trình đổi mới chính trị và
đổi mới mọi mặt đời sống xã hội ở Việt Nam.
Từ nhận thức trên có thể khẳng định rằng: vấn đề nhà nước pháp quyền
trong lịch sử và việc vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền của một nhà tư
tưởng cụ thể nào vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở các quốc gia -
dân tộc luôn là vấn đề lớn, mang tính lịch sử - xã hội.
Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền nước ta được Đảng ta
khẳng định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; nhà nước pháp quyền Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Thế nhưng, để xây dựng và
từng bước hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì
chúng ta không chỉ dựa hoàn toàn vào cách tiếp cận mác-xít mà phải biết kế
thừa những giá trị tư tưởng nhân loại. Trong đó, nổi lên tư tưởng về nhà nước
4
pháp quyền của John Locke - nhà triết học chính trị vĩ đại không chỉ của châu
Âu mà cả thế giới.
John Locke được xem là người khơi nguồn tri thức cho phong trào
Khai sáng. Trong hệ thống tư tưởng triết học chính trị của ông, tư tưởng về
nhà nước pháp quyền là nổi bật nhất. Tầm mức lớn lao và ảnh hưởng sâu rộng
của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke đã thôi thúc
nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thế hệ trên thế giới khai thác và tìm cách luận
giải để vận dụng trong quá trình tạo lập nhà nước hợp lý, có hiệu quả.
Đề tài Luận án tôi nghiên cứu: “Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư
tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam” hy vọng
sẽ góp một phần vào sự tìm kiếm và thể nghiệm chung đó.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cách đặt vấn đề của John Locke về nhà nước, làm
rõ những nội dung cơ bản, giá trị và hạn chế của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke, Luận án kế thừa một cách có chọn lọc giá trị
thực tiễn của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Thứ nhất, chỉ rõ các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng của John
Locke về vấn đề nhà nước. Bên cạnh đó chỉ ra mối liên hệ nội tại của hệ
thống triết học của John Locke và tác động của nó đến việc hình thành quan
điểm của John Locke về vấn đề nhà nước.
Thứ hai, xác định những nội dung của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke, từ đó chỉ ra ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp
quyền trong hệ thống tư tưởng của John Locke.
Thứ ba, chỉ ra những giá trị thực tiễn của vấn đề nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng của John Locke cần vận dụng trong quá trình xây dựng và từng
5
bước hoàn thiện các thiết chế chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận của Luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta, đặc biệt là những những thành tựu lý
luận trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam liên quan đến vấn đề nhà nước pháp
quyền.
3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học với các phương pháp
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
như: lôgic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
trừu tượng hóa, văn bản học...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án lấy vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke làm đối tượng nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào 4 vấn đề cơ bản là: tư
tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, tính thượng tôn pháp luật, tư tưởng phân
chia quyền lực, vấn đề quyền con người, quyền công dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chủ yếu dựa vào tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền
– Chính quyền dân sự” John Locke viết năm 1689, do Lê Tuấn Huy dịch sang
tiếng Việt, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2007.
(Tác phẩm “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” chưa được dịch sang
tiếng Việt, nó được in chung trong “Two Treatises of Government: In The
Former the False Principles and Foundation of Sir Robert Filmer and His
Followers, are Detected and Overthrown. The Latter is An Essay Concerning
the True Original Extent and End of Civil Government” London: Awnsham
6
and John Churchill. 1698. Trong “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” Locke
chủ yếu phê phán cách thức bảo vệ chủ nghĩa chuyên chế vương quyền trên
quan điểm “thần trị” của Sir Robert Filmer (1588 - 1653) qua tác phẩm “Nền
gia trưởng, hay là quyền lực tự nhiên của vua chúa” (Patriacha, or the natural
power of Kings) xuất bản năm 1680. Tác phẩm này (theo dịch giả Lê Tuấn
Huy) chưa luận bàn nhiều đến chính quyền dân sự).
- Phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu: quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1991 đến nay.
5. Đóng góp của Luận án
Luận án đi sâu phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản
cấu thành vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Chỉ ra
những giá trị, hạn chế của từng nội dung.
Luận án kế thừa những giá trị cốt lõi, hạt nhân hợp lý trong quan niệm
của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền – những điểm tương đồng
với quan niệm mác-xít để vận dụng trong quá trình xây dựng và từng bước
hoàn chỉnh mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Ý nghĩa của Luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống vấn đề
nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, bổ sung, làm phong phú
thêm lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và rút ra ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên sau đại học,
những nhà nghiên cứu quan tâm đến triết học phương Tây nói chung, triết học
chính trị nói riêng và những ai nghiên cứu về mô hình nhà nước pháp quyền
trên thế giới và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7
Luận án cũng có thể là tư liệu tham khảo cho những nhà hoạch định
đường lối, nhà lãnh đạo trong việc tìm kiếm, thể nghiệm con đường, biện
pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận án được kết cấu làm 4 chương, 9 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ JOHN LOCKE, VẤN ĐỀ
NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE
VÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE
Samuel Enoch Stump & Donald C. Abel trong Nhập môn triết học
phương Tây [77] đã giới thiệu dưới dạng bài đọc một cách khái lược chương
II, chương VII, chương IX tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của
John Locke. Mặc dù trình bày hết sức sơ lược trong 4 trang nhưng Bài đọc
này đã khái quát được logic của tác phẩm, qua việc bắt đầu lịch sử xã hội từ
trạng thái tự nhiên, đến việc giải thích vì sao con người cần phải tham gia vào
xã hội chính trị qua việc ký kết với nhau bản khế ước để ủy quyền cho nhà
nước thay mình thực thi và bảo vệ các quyền tự nhiên của mình, đồng thời chỉ
ra mục đích của xã hội chính trị và chính quyền là để bảo vệ “mạng sống,
quyền tự do và tài sản” của các công dân trong nhà nước. Logic trình bày của
tác giả đã giúp tôi hệ thống hóa được những vấn đề cốt lõi trong tác phẩm
Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke, nhất là trong tìm hiểu và
luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
Lê Tuấn Huy trong Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [51] đã chỉ ra những đóng
góp của Montesquieu về tinh thần pháp quyền và những nguyên tắc để thực
thi nó. Nội dung tư tưởng của Montesquieu có những điểm thống nhất với
John Locke, có những điểm bổ sung, hoàn thiện tư tưởng của John Locke,
cũng có những điểm chưa vượt qua quan niệm của John Locke về pháp
quyền. Tuy nhiên, quan trọng hơn, những tư tưởng ấy của nhà tư tưởng vĩ đại
9
Montesquieu cùng với John Locke là những gợi mở tuyệt vời có thể kế thừa
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồi trong Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước [49] đã giành 30 trang (từ trang 44-
73) để trình bày và phân tích tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước (phân
quyền) của John Locke, chủ yếu là trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính
quyền”. Trong sách, tác giả phân tích mối quan hệ, giới hạn và sự phụ thuộc
giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, quyền lực lập pháp và quyền lực hành
pháp theo quan niệm của Locke. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích, chỉ ra
mối quan hệ, sự phụ thuộc giữa quyền hành pháp và liên bang theo quan niệm
của Locke, về đặc quyền hành động của chính phủ, về sự tan rã của chính
quyền khi quyền lực bị lạm dụng. Trong các mối quan hệ đó, tác giả cũng chỉ
ra quan niệm nhất quán, xuyên xuốt của John Locke về vai trò tối thượng của
nhân dân, vai trò quyết định của nhân dân trong các mối quan hệ công việc
của chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước. Có thể khẳng định, phần
nghiên cứu về John Locke trong sách này là sâu nhất trong các nghiên cứu về
John Locke khi tác phẩm “Two treatises of Government” chưa được dịch sang
tiếng Việt. Logic các vấn đề tác giả giới thiệu trong sách đã bao quát nội dung
chính yếu của tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền
dân sự” do Lê Tuấn Huy dịch sau này (2007). Đây là nội dung rất gần nội
dung Luận án của tôi.
Đinh Ngọc Thạch trong bài viết Một số tư tưởng triết học chính trị của
Gi.Lốccơ: Thực chất và ý nghĩa lịch sử [85] đã trình bày tư tưởng về nhà
nước pháp quyền với tư cách sản phẩm tất yếu của xã hội công dân, về quyền
con người, về mối quan hệ giữa quyền và luật pháp, về sự phân quyền trong
quyền lực nhà nước, về sự tự do của công dân trong quan niệm của John
Locke và có đặt trong sự so sánh với quan điểm của các nhà triết học trước và
10
sau ông. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định quan điểm của John Locke:
“nhà nước là sự kế thừa và củng cố các quyền con người đã có trong trạng
thái tự nhiên”. Đây là tư tưởng cốt yếu của John Locke và là sự dẫn dắt quan
trọng và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng về vấn đề nhà nước pháp quyền của
John Locke. Điều khẳng định này đã nói lên thực chất vấn đề nhà nước pháp
quyền trong tư tưởng của John Locke và là một gợi ý quan trọng cho tôi trong
định hướng nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke trong Luận án.
Dagobert D. Runes trong Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại
[16] dù chỉ giới thiệu về John Locke trong hơn 1 trang sách nhưng đã đưa ra
nhiều khẳng định quan trọng: (1) “Có một sự kiện không thể chối cãi được là
những mầm mống của bản tuyên ngôn độc lập Mỹ nằm trong tập thứ hai của
cuốn Two Treatises on Government (Hai khái luận về chính quyền của John
Locke)” [16, tr.335], (2) “Trong nhiều thập niên của thế kỷ 18, người Mỹ rất
có lý khi cho mình là những người thừa kế ý chí chính trị của Locke, điều mà
người ta xao lãng ở Anh, quê hương của triết gia. Chủ nghĩa tự do Anh đã
mạnh lên khi trở lại với Locke, mà những ý tưởng, với Montesquieu và
Voltaire là trung gian, đã chinh phục nước Pháp và sau đó đã thấm đượm tinh
thần của Hà Lan và Scandinavia” [16, tr.335-336]. Hai khẳng định trên của
tác giả đã nói lên tầm vóc lớn lao và ảnh hưởng của tư tưởng John Locke đối
với nhiều quốc gia và nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc sau ông. Điều này đã giúp tôi
mở rộng góc nhìn về những đánh giá giá trị và hạn chế cũng như tầm ảnh
hưởng của tư tưởng John Locke trong lịch sử nhân loại.
Trần Văn Phòng, Nguyễn Thanh Hải trong Tư tưởng của J.Locke về
tính chủ thể của nhân dân đối với chính quyền [68] đã trình bày những nội
dung cơ bản của tư tưởng về chính quyền của John Locke. Trong bài, các tác
giả đã phân tích một cách có hệ thống quá trình ra đời, tồn tại, tổ chức hoạt
11
động của các cơ quan quyền lực trong chính quyền dân sự và đặc biệt nhấn
mạnh quan điểm cốt lõi trong tư tưởng về chính quyền của John Locke, đó là
vai trò tối thượng của nhân dân, quyền lực của nhân dân trong chính quyền
dân sự. Các tác giả cũng nêu bật được những giá trị mang tính thời đại và
những hạn chế cơ bản trong tư tưởng về chính quyền của John Locke. Đây là
những gợi ý quan trọng cho tôi trong quá trình làm Luận án.
Nguyễn Thị Châu Loan trong Luận án Tiến sĩ Triết học chính trị J.J.
Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay [58] đã trình bày quan niệm của Rousseau về triết học
chính trị và những quan niệm nền tảng về triết học chính trị của Rousseau như
quan niệm về quyền tự nhiên, về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, về ý chí
chung, về chủ quyền tối cao, về khế ước xã hội… Đặc biệt, Luận án trình bày
một cách cơ bản tư tưởng của Rousseau về nhà nước pháp quyền với quan
điểm đây là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người và nó được
cụ thể hóa thông qua phương thức tổ chức, phân định, phân chia và kiểm soát
quyền lực nhà nước – dù là được cụ thể hóa như thế nhưng Rousseau khẳng
định quyền lực nhà nước là không thể phân chia, do nó là quyền lực của nhân
dân giao cho nhà nước nên nhà nước không có quyền phân chia – đây là cốt
lõi của tư tưởng tập quyền không được nhiều nhà nước pháp quyền tư sản kế
thừa. Trong nội dung tư tưởng về triết học chính trị và nhà nước pháp quyền
của Rousseau có những quan niệm gần giống với John Locke, kế thừa và phát
triển vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Thế nên
nội dung Luận án có giá trị tham chiếu đối với Luận án của tôi. Luận án của
tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John
Locke với những quan niệm ban đầu còn chưa đầy đủ, rõ ràng như Rousseau
nhưng đã mang tính hệ thống, tính cách mạng triệt để. Có thể khẳng định, tư
tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền đã tạo nguồn cảm
12
hứng và khai mở tư tưởng của các nhà Khai sáng sau này, trong đó có
Rousseau, Motesquieu.
Nguyễn Đăng Dung trong Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất,
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền theo tinh thần của
Hiến pháp năm 2013 [20] đã khẳng định rằng: từ lâu học thuyết phân quyền
“đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên
thế giới” [20, tr.3]. Tác giả đã phân tích và luận giải rằng: sự thống nhất
quyền lực nhà nước nằm trong sự phân quyền và việc tổ chức tốt các chức
năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tinh thần này đã từng được John Locke
và Montesquieu khẳng định. Đồng thời, tác giả còn phân tích mối quan hệ tác
động qua lại giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, xem nó như là cơ sở để tạo
nên sự thống nhất và kiểm soát quyền lực. Từ đó, tác giả đi đến việc khẳng
định phải xác lập một nền hành pháp mạnh, kể cả việc hành pháp can thiệp
vào lập pháp. Đây là lý lẽ đã được John Locke phân tích. Việc này cũng cần
thiết ở Việt Nam hiện nay. Ở góc độ này thì có thể khẳng định rằng: cơ chế
phân quyền theo tư tưởng của John Locke đáng để chúng ta lưu tâm trong
việc xác lập phương thức phân công, phối hợp, kiểm soát giữa ba cơ quan
quyền lực nhà nước, nhất là giữa cơ quan lập pháp và hành pháp.
Nguyễn Đình Tường, Lê Văn Tùng trong Vấn đề giáo dục đạo đức qua
một số lý thuyết triết học giáo dục phương Tây [102] đã phân tích các lý
thuyết giáo dục đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây, trong đó các tác
giả có dẫn ra tư tưởng tabula rasa của John Locke, xem như là luận điểm gốc
của chủ nghĩa hành vi (Behaviorism) trong giáo dục. Dẫn ra luận điểm của
John Locke trong tác phẩm Một số tư tưởng giáo dục (Some Thoughts
concerning Education – còn dịch là Một số suy nghĩ về giáo dục - tg) viết năm
1693: “sự trải nghiệm về việc học (và thực hành) là cơ sở của hiểu biết và
chúng thể hiện ra một cách khác nhau ở những cá nhân khác nhau… Giáo dục
đạo đức là con đường đưa trẻ em đến đức hạnh, lịch thiệp và học tập” [102,
13
tr.70]. Quan điểm này ngoài việc khẳng định sự cần thiết của giáo dục đối với
việc hoàn thiện nhân cách của con người, nó còn thể hiện chủ nghĩa duy
nghiệm trong quan niệm của John Locke. Quan điểm nhận thức luận này của
ông đã được thống nhất từ trước và nó có tác động rất lớn đến những trải
nghiệm thực tiễn của ông, giúp ông đúc rút thực tiễn nước Anh thành những
lý luận vượt thời đại, nhất là trong các quan niệm về nhà nước của ông.
Đỗ Thị Kim Hoa trong Quyền con người trong tư tưởng của John
Locke về nhà nước [45] đã phân tích quan niệm của John Locke về các quyền
tự nhiên của con người như: quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, quyền
bình đẳng và khẳng định rằng: việc đảm bảo thực hiện các quyền này là “cơ
sở cho sự tồn tại của chính quyền dân sự. Nó phản ánh chân thực sự hiện diện
của một nhà nước pháp quyền. Phải có được sự đảm bảo các quyền đó thì nhà
nước mới là nhà nước pháp quyền” [45, tr.57]. Qua phân tích nội dung tư
tưởng các quyền con người theo quan niệm của John Locke, tác giả cũng chỉ
ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm này của John Locke, cuối cùng đi
đến khẳng định: “Mặc dù còn mang những hạn chế về mặt thế giới quan, hạn
chế của lịch sử, nhưng những tư tưởng của ông đã góp phần làm giàu có thêm
kho tàng lý luận về nhà nước pháp quyền của nhân loại” [45, tr.63].
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
Lê Minh Quân trong Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp
quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [72] đã
luận giải mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước pháp quyền với sự phát triển
của xã hội thông qua những dẫn chứng trong lịch sử tư tưởng về nhà nước
pháp quyền nhân loại. Từ đó tác giả khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở những kiến
giải đó, tác giả đã đề xuất những phương hướng cơ bản giải quyết mối quan
hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự phát triển
14
của xã hội Việt Nam. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan
trọng khẳng định là “có” nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nó đang
được xây dựng ở Việt Nam, rằng nó là giá trị của nhân loại, không phải là
“đặc sản” của nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có thể kế thừa
và phát triển trong quá trình xây dựng, củng cố và hoàn thiện mô hình của nhà
nước mình. Luận án này rất có giá trị tham khảo, nhất là ở những kiến giải,
kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nhà nước pháp quyền với
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đỗ Quang Khắc trong Thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao
động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay [54] đã
phân tích một cách khá cơ bản thực trạng thực thi quyền lực chính trị của
nhân dân lao động ở nước ta trong thời kỳ đổi mới; chỉ ra nguyên nhân của
những hạn chế trong việc thực thi quyền lực đó và bước đầu đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực chính trị của nhân dân
lao động ở nước ta. Luận án đã nêu lên một vấn đề bức thiết trong xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nội dung lý luận của
Luận án có những gợi ý quan trọng cho Luận án của tôi. Từ Luận án này tôi
nhận thức rằng: quyền lực chính trị của nhân dân trong nhà nước xã hội chủ
nghĩa là rất rộng, trong đảm bảo xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì càng rộng lớn, không chỉ dừng lại trong phạm
vi hệ thống chính trị. Thế nên, bên cạnh hệ thống chính trị, trong nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lực của nhân dân còn phải thể
hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Nguyễn Đăng Thông trong Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng
giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay [93] đề cập đến việc thực hiện chức năng
giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước nói chung và Nhà nước xã hội chủ
15
nghĩa ở nước ta nói riêng - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ cơ sở lý luận đó, Luận án nêu, luận giải tính chất, nội dung của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đề xuất những nhân tố đảm
bảo cho việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, tác giả còn nêu
ra những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện chức năng giai cấp và chức
năng xã hội của Nhà nước ta thời gian qua, qua đó cũng đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng
xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Cách tiếp cận vấn đề của Luận án rất hợp lý và có tính
thực tiễn. Đến nay, dù thực tế nước ta đã thay đổi và đạt được nhiều kết quả
nhưng cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu của Luận án vẫn luôn có giá trị.
Vũ Anh Tuấn trong Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công
bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [101] đã đưa ra quan niệm về công bằng xã
hội và luận chứng ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Tác giả
đã khẳng định rằng: để đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở
nước ta phải dựa trên nền tảng pháp luật, đảm bảo tính tối thượng của pháp
luật trong thi hành các chính sách xã hội. Tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề
dưới góc độ lý luận về pháp luật, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, khái
quát những cái riêng, cái đặc thù của các luật đơn lẻ để khẳng định cái chung,
cái phổ biến – vai trò của pháp luật trong quá trình thực hiện công bằng xã hội
ở Việt Nam. Hướng tiếp cận nghiên cứu này phản ánh một khía cạnh của vấn
đề nhà nước pháp quyền – tính thượng tôn pháp luật, là mặt rất quan trọng có
giá trị tham khảo cho Luận án của tôi.
Đào Ngọc Tuấn trong Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam [99] luận giải sự kết hợp tính phổ biến và tính
đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra
16
tính đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam. Nội dung này được gắn kết
với nền tảng lý luận được tác giả dẫn ra, đó là logic và lịch sử hình thành và
phát triển khái niệm nhà nước pháp quyền. Luận án còn lý giải cội nguồn của
lý luận về nhà nước pháp quyền và chỉ ra tính tất yếu và đặc thù trong xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Phạm Ngọc Anh – Bùi Đình Phong trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam [2] đã trình bày quan niệm,
quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp
quyền kiểu mới ở Việt Nam – đó là Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân
mang bản chất giai cấp công nhân, trong đó đặt ra yêu cầu để thực thi một
cách có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân thì nguyên tắc là phải thống
nhất thượng tôn pháp luật gắn với thực hành đạo đức, tổ chức bộ máy và đội
ngũ cán bộ công chức trong Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải đại
diện cho quyền lợi và ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phải
là công bộc của dân, thực thi quyền lực công và bảo vệ nhân dân… Cùng với
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước pháp quyền, tác phẩm đã
góp phần củng cố quan điểm mác-xít về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp
quyền Việt Nam. Đây là nội dung có tính định hướng về mặt quan điểm quan
trọng cho Luận án của tôi.
Đỗ Trung Hiếu trong Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay [44] đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề dân chủ đặt trong mối quan
hệ với nhà nước. Trong sách này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống
tiến trình dân chủ hóa nhà nước trong lịch sử nhân loại với điểm nhấn là
nghiên cứu tác động của thời đại toàn cầu hóa ngày nay đối với sự biến đổi
nhà nước và nền dân chủ, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia
chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu thế này. Với Việt Nam, quá trình hội nhập
quốc tế sâu rộng đã đặt ra yêu cầu nhà nước phải mở rộng nền dân chủ và xây
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 53751
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nướcTử Long
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namnguoitinhmenyeu
 
Phap luat ve thua ke
Phap luat ve thua kePhap luat ve thua ke
Phap luat ve thua keHung Nguyen
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...phamhieu56
 
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...jackjohn45
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNVinh Phêrô
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongDaochi Vu
 
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  noTu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua nonguoitinhmenyeu
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Kien Thuc
 
Câu hỏi phân tích về nhà nước
Câu hỏi phân tích về nhà nướcCâu hỏi phân tích về nhà nước
Câu hỏi phân tích về nhà nướcLa Vender
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướccuongnd11
 
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)VuKirikou
 
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (16)

Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
Phap luat ve thua ke
Phap luat ve thua kePhap luat ve thua ke
Phap luat ve thua ke
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
 
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
 
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCN
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
 
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  noTu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
 
Câu hỏi phân tích về nhà nước
Câu hỏi phân tích về nhà nướcCâu hỏi phân tích về nhà nước
Câu hỏi phân tích về nhà nước
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
 
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nướcLuận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
 
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
Dân chủ và Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội khoa học Marx - Lenin)
 
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
 
Luật Hiến pháp và Chính trị học
Luật Hiến pháp và Chính trị họcLuật Hiến pháp và Chính trị học
Luật Hiến pháp và Chính trị học
 

Similar to Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam

Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...jackjohn45
 
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...Man_Ebook
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961nataliej4
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamYenPhuong16
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...nataliej4
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NuioKila
 

Similar to Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam (20)

Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp q...
 
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG VĂ...
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cách
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cáchTư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cách
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vận dụng trong cải cách
 
Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.doc
Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.docBài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.doc
Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.doc
Tiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.docTiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.doc
Tiểu luận về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.doc
 
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
 
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
Luận án: Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> ...
 
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docxCơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
Cơ sở lý luận, pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn.docx
 
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOTĐề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
Đề tài: Hình thức chính thể Việt Nam qua các bản Hiến pháp, HOT
 
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
 
BÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAYBÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, HAY
 
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng nhà...
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAYChế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
Chế độ dân chủ đại diện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, HAY
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
 
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ T...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ KHẮC SƠN VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ KHẮC SƠN VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Ngô Khắc Sơn
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....... 8 1.1. Những công trình nghiên cứu về John Locke, vấn đề nhà nước và nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và các nhà tư tưởng liên quan đến tư tưởng của John Locke........................................ 8 1.2. Những công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền Việt Nam ........................................................................... 13 Chương 2: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE VÀ NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA ÔNG VỀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC................. 32 2.1. John Locke và những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của ông.................................................................................................. 32 2.2. Triết học John Locke và những kiến giải của ông về nguồn gốc, chức năng của nhà nước........................................................................ 46 Chương3:VẤNĐỀNHÀNƯỚCPHÁPQUYỀNTRONGTƯTƯỞNGCỦAJOHNLOCKE.. 63 3.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền...................................................... 63 3.2. Nội dung vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke.......68 3.3. Ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. 97 Chương 4: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 102 4.1. Quá trình đổi mới nhận thức và kiến tạo nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta................................................... 102 4.2. Kế thừa vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay .............................................................................. 109 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 148
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay trải qua nhiều hình thức nhà nước khác nhau. Do yếu tố lịch sử - xã hội quy định, mỗi hình thức nhà nước đều có vai trò lịch sử nhất định. Ngày nay, có thể khẳng định rằng, sự tồn tại của nhà nước là tối cần thiết. Nhưng, quan trọng và cần thiết hơn là hiệu lực, hiệu quả mà nó mang lại cho xã hội. Và, để thực hiện được điều đó, không gì khác hơn, nhà nước phải thực thi tính pháp quyền của nó một cách đầy đủ để chống lại sự lạm quyền và tùy tiện trong quản lý, điều hành mọi hoạt động của bộ máy nhà nước. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của lý luận về nhà nước pháp quyền. Cho đến nay, có thể khẳng định rằng, xét ở hình thức cai trị thì nhà nước pháp quyền là mô hình tổ chức nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử. So với lịch sử lâu dài của hình thức nhà nước thần quyền và vương quyền, mô hình nhà nước pháp quyền xuất hiện chỉ hơn 200 năm. Hiện nay, trên thế giới chưa nhiều nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, nhưng xét về xu thế dân chủ đang được rộng mở, thế giới đang phấn đấu cho một nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền dân chủ lâu đời, khai sinh ra mô hình nhà nước pháp quyền thì vẫn không đóng khung cho mình một mô hình gọi là lý tưởng, mà luôn tìm con đường, biện pháp, hướng đi phù hợp với xu thế phát triển mới của thời đại. Nói thế để thấy rằng, mô hình nhà nước pháp quyền không phải là cái có sẵn và rập khuôn, mỗi quốc gia - dân tộc tùy thuộc vào lịch sử của mình, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà xác lập cho mình một mô hình thích hợp và khả dụng nhất có thể. Ở Việt Nam, trước bài phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (29.11.1991), về mặt ngôn từ, trong các văn bản có tính quyết sách chính trị ở nước ta, thuật ngữ “nhà nước
  • 6. 2 pháp quyền” chưa được sử dụng, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền có thể thấy trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1992. Đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 thì thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” đã được sử dụng và tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được khẳng định trong nhiều chương, điều. Trước Đại hội lần thứ VII, trong các Văn kiện và trong ngôn ngữ chính trị thường ngày, khi nói đến chế độ chính trị, chế độ nhà nước ở Việt Nam, thuật ngữ “chuyên chính vô sản” thường được sử dụng với dụng ý phân biệt nhà nước xã hội chủ nghĩa với nhà nước “dân chủ tư sản” ở các nước tư bản chủ nghĩa... Cách hiểu, cách làm này dẫn đến hiện tượng, trong thực tế, chủ thể cầm quyền thường nhấn mạnh chuyên chính mà “quên đi” dân chủ; nhấn mạnh mặt bản chất giai cấp mà chưa chú tâm đến mặt bản chất xã hội của nhà nước - cụ thể ở đây là yếu tố dân chủ và pháp luật trong quá trình vận hành quyền lực nhà nước. Đến Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII, năm 1994), thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chính thức được sử dụng trong văn kiện của Đảng với việc khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr.224]. Đây là lần đầu tiên những nội dung, nguyên tắc, nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền Việt Nam được đề cập một cách chính thức trong các Văn kiện của Đảng. Nó thể hiện một nhận thức mới mẻ hơn về những vấn đề lý luận trước đây bị cho là “nhạy cảm”, trong đó có việc tranh cãi “có hay không nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?”. Điều này cũng phù hợp với xu thế đổi mới lúc đó, trong đó tiên phong là đổi mới tư duy lý luận, đưa lý luận gắn với thực tiễn và nhờ đó đã góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu ra trong Đại hội lần thứ XI, đã khẳng
  • 7. 3 định: xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội “có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo” [381, tr.70]. Đây là một trong hai đặc trưng mới thêm vào 6 đặc trưng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nêu ra trong Đại hội lần thứ VII. Cũng với ý nghĩa đó, Đảng ta xác định “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” là một trong những phương hướng chủ yếu xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó thể hiện một bước tiến mới của quá trình nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền của Đảng, Nhà nước ta. Như vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được hiến định và đã được Đảng ta xác lập trong các văn kiện của Đảng (thể hiện đậm nét nhất trong hai Cương lĩnh xác lập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - văn bản có tính tuyên ngôn chính trị của Đảng). Từ đây nó trở thành một công cụ hữu hiệu, là “cây gậy” định hướng quá trình đổi mới chính trị và đổi mới mọi mặt đời sống xã hội ở Việt Nam. Từ nhận thức trên có thể khẳng định rằng: vấn đề nhà nước pháp quyền trong lịch sử và việc vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền của một nhà tư tưởng cụ thể nào vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở các quốc gia - dân tộc luôn là vấn đề lớn, mang tính lịch sử - xã hội. Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền nước ta được Đảng ta khẳng định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhà nước pháp quyền Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Thế nhưng, để xây dựng và từng bước hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không chỉ dựa hoàn toàn vào cách tiếp cận mác-xít mà phải biết kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại. Trong đó, nổi lên tư tưởng về nhà nước
  • 8. 4 pháp quyền của John Locke - nhà triết học chính trị vĩ đại không chỉ của châu Âu mà cả thế giới. John Locke được xem là người khơi nguồn tri thức cho phong trào Khai sáng. Trong hệ thống tư tưởng triết học chính trị của ông, tư tưởng về nhà nước pháp quyền là nổi bật nhất. Tầm mức lớn lao và ảnh hưởng sâu rộng của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke đã thôi thúc nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thế hệ trên thế giới khai thác và tìm cách luận giải để vận dụng trong quá trình tạo lập nhà nước hợp lý, có hiệu quả. Đề tài Luận án tôi nghiên cứu: “Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam” hy vọng sẽ góp một phần vào sự tìm kiếm và thể nghiệm chung đó. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích cách đặt vấn đề của John Locke về nhà nước, làm rõ những nội dung cơ bản, giá trị và hạn chế của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, Luận án kế thừa một cách có chọn lọc giá trị thực tiễn của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Thứ nhất, chỉ rõ các điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước. Bên cạnh đó chỉ ra mối liên hệ nội tại của hệ thống triết học của John Locke và tác động của nó đến việc hình thành quan điểm của John Locke về vấn đề nhà nước. Thứ hai, xác định những nội dung của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, từ đó chỉ ra ý nghĩa của vấn đề nhà nước pháp quyền trong hệ thống tư tưởng của John Locke. Thứ ba, chỉ ra những giá trị thực tiễn của vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke cần vận dụng trong quá trình xây dựng và từng
  • 9. 5 bước hoàn thiện các thiết chế chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận của Luận án Luận án dựa trên cơ sở lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta, đặc biệt là những những thành tựu lý luận trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam liên quan đến vấn đề nhà nước pháp quyền. 3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học với các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như: lôgic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, văn bản học... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án lấy vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke làm đối tượng nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào 4 vấn đề cơ bản là: tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân, tính thượng tôn pháp luật, tư tưởng phân chia quyền lực, vấn đề quyền con người, quyền công dân. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án chủ yếu dựa vào tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự” John Locke viết năm 1689, do Lê Tuấn Huy dịch sang tiếng Việt, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2007. (Tác phẩm “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” chưa được dịch sang tiếng Việt, nó được in chung trong “Two Treatises of Government: In The Former the False Principles and Foundation of Sir Robert Filmer and His Followers, are Detected and Overthrown. The Latter is An Essay Concerning the True Original Extent and End of Civil Government” London: Awnsham
  • 10. 6 and John Churchill. 1698. Trong “Khảo luận thứ nhất về chính quyền” Locke chủ yếu phê phán cách thức bảo vệ chủ nghĩa chuyên chế vương quyền trên quan điểm “thần trị” của Sir Robert Filmer (1588 - 1653) qua tác phẩm “Nền gia trưởng, hay là quyền lực tự nhiên của vua chúa” (Patriacha, or the natural power of Kings) xuất bản năm 1680. Tác phẩm này (theo dịch giả Lê Tuấn Huy) chưa luận bàn nhiều đến chính quyền dân sự). - Phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu: quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1991 đến nay. 5. Đóng góp của Luận án Luận án đi sâu phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản cấu thành vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Chỉ ra những giá trị, hạn chế của từng nội dung. Luận án kế thừa những giá trị cốt lõi, hạt nhân hợp lý trong quan niệm của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền – những điểm tương đồng với quan niệm mác-xít để vận dụng trong quá trình xây dựng và từng bước hoàn chỉnh mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6. Ý nghĩa của Luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke, bổ sung, làm phong phú thêm lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung và rút ra ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên sau đại học, những nhà nghiên cứu quan tâm đến triết học phương Tây nói chung, triết học chính trị nói riêng và những ai nghiên cứu về mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • 11. 7 Luận án cũng có thể là tư liệu tham khảo cho những nhà hoạch định đường lối, nhà lãnh đạo trong việc tìm kiếm, thể nghiệm con đường, biện pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay. 7. Bố cục của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được kết cấu làm 4 chương, 9 tiết.
  • 12. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ JOHN LOCKE, VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG TƯ TƯỞNG JOHN LOCKE VÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG CỦA JOHN LOCKE Samuel Enoch Stump & Donald C. Abel trong Nhập môn triết học phương Tây [77] đã giới thiệu dưới dạng bài đọc một cách khái lược chương II, chương VII, chương IX tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke. Mặc dù trình bày hết sức sơ lược trong 4 trang nhưng Bài đọc này đã khái quát được logic của tác phẩm, qua việc bắt đầu lịch sử xã hội từ trạng thái tự nhiên, đến việc giải thích vì sao con người cần phải tham gia vào xã hội chính trị qua việc ký kết với nhau bản khế ước để ủy quyền cho nhà nước thay mình thực thi và bảo vệ các quyền tự nhiên của mình, đồng thời chỉ ra mục đích của xã hội chính trị và chính quyền là để bảo vệ “mạng sống, quyền tự do và tài sản” của các công dân trong nhà nước. Logic trình bày của tác giả đã giúp tôi hệ thống hóa được những vấn đề cốt lõi trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke, nhất là trong tìm hiểu và luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Lê Tuấn Huy trong Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [51] đã chỉ ra những đóng góp của Montesquieu về tinh thần pháp quyền và những nguyên tắc để thực thi nó. Nội dung tư tưởng của Montesquieu có những điểm thống nhất với John Locke, có những điểm bổ sung, hoàn thiện tư tưởng của John Locke, cũng có những điểm chưa vượt qua quan niệm của John Locke về pháp quyền. Tuy nhiên, quan trọng hơn, những tư tưởng ấy của nhà tư tưởng vĩ đại
  • 13. 9 Montesquieu cùng với John Locke là những gợi mở tuyệt vời có thể kế thừa trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyễn Thị Hồi trong Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước [49] đã giành 30 trang (từ trang 44- 73) để trình bày và phân tích tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước (phân quyền) của John Locke, chủ yếu là trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính quyền”. Trong sách, tác giả phân tích mối quan hệ, giới hạn và sự phụ thuộc giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp theo quan niệm của Locke. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích, chỉ ra mối quan hệ, sự phụ thuộc giữa quyền hành pháp và liên bang theo quan niệm của Locke, về đặc quyền hành động của chính phủ, về sự tan rã của chính quyền khi quyền lực bị lạm dụng. Trong các mối quan hệ đó, tác giả cũng chỉ ra quan niệm nhất quán, xuyên xuốt của John Locke về vai trò tối thượng của nhân dân, vai trò quyết định của nhân dân trong các mối quan hệ công việc của chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước. Có thể khẳng định, phần nghiên cứu về John Locke trong sách này là sâu nhất trong các nghiên cứu về John Locke khi tác phẩm “Two treatises of Government” chưa được dịch sang tiếng Việt. Logic các vấn đề tác giả giới thiệu trong sách đã bao quát nội dung chính yếu của tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự” do Lê Tuấn Huy dịch sau này (2007). Đây là nội dung rất gần nội dung Luận án của tôi. Đinh Ngọc Thạch trong bài viết Một số tư tưởng triết học chính trị của Gi.Lốccơ: Thực chất và ý nghĩa lịch sử [85] đã trình bày tư tưởng về nhà nước pháp quyền với tư cách sản phẩm tất yếu của xã hội công dân, về quyền con người, về mối quan hệ giữa quyền và luật pháp, về sự phân quyền trong quyền lực nhà nước, về sự tự do của công dân trong quan niệm của John Locke và có đặt trong sự so sánh với quan điểm của các nhà triết học trước và
  • 14. 10 sau ông. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định quan điểm của John Locke: “nhà nước là sự kế thừa và củng cố các quyền con người đã có trong trạng thái tự nhiên”. Đây là tư tưởng cốt yếu của John Locke và là sự dẫn dắt quan trọng và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng về vấn đề nhà nước pháp quyền của John Locke. Điều khẳng định này đã nói lên thực chất vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke và là một gợi ý quan trọng cho tôi trong định hướng nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke trong Luận án. Dagobert D. Runes trong Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại [16] dù chỉ giới thiệu về John Locke trong hơn 1 trang sách nhưng đã đưa ra nhiều khẳng định quan trọng: (1) “Có một sự kiện không thể chối cãi được là những mầm mống của bản tuyên ngôn độc lập Mỹ nằm trong tập thứ hai của cuốn Two Treatises on Government (Hai khái luận về chính quyền của John Locke)” [16, tr.335], (2) “Trong nhiều thập niên của thế kỷ 18, người Mỹ rất có lý khi cho mình là những người thừa kế ý chí chính trị của Locke, điều mà người ta xao lãng ở Anh, quê hương của triết gia. Chủ nghĩa tự do Anh đã mạnh lên khi trở lại với Locke, mà những ý tưởng, với Montesquieu và Voltaire là trung gian, đã chinh phục nước Pháp và sau đó đã thấm đượm tinh thần của Hà Lan và Scandinavia” [16, tr.335-336]. Hai khẳng định trên của tác giả đã nói lên tầm vóc lớn lao và ảnh hưởng của tư tưởng John Locke đối với nhiều quốc gia và nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc sau ông. Điều này đã giúp tôi mở rộng góc nhìn về những đánh giá giá trị và hạn chế cũng như tầm ảnh hưởng của tư tưởng John Locke trong lịch sử nhân loại. Trần Văn Phòng, Nguyễn Thanh Hải trong Tư tưởng của J.Locke về tính chủ thể của nhân dân đối với chính quyền [68] đã trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng về chính quyền của John Locke. Trong bài, các tác giả đã phân tích một cách có hệ thống quá trình ra đời, tồn tại, tổ chức hoạt
  • 15. 11 động của các cơ quan quyền lực trong chính quyền dân sự và đặc biệt nhấn mạnh quan điểm cốt lõi trong tư tưởng về chính quyền của John Locke, đó là vai trò tối thượng của nhân dân, quyền lực của nhân dân trong chính quyền dân sự. Các tác giả cũng nêu bật được những giá trị mang tính thời đại và những hạn chế cơ bản trong tư tưởng về chính quyền của John Locke. Đây là những gợi ý quan trọng cho tôi trong quá trình làm Luận án. Nguyễn Thị Châu Loan trong Luận án Tiến sĩ Triết học chính trị J.J. Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay [58] đã trình bày quan niệm của Rousseau về triết học chính trị và những quan niệm nền tảng về triết học chính trị của Rousseau như quan niệm về quyền tự nhiên, về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, về ý chí chung, về chủ quyền tối cao, về khế ước xã hội… Đặc biệt, Luận án trình bày một cách cơ bản tư tưởng của Rousseau về nhà nước pháp quyền với quan điểm đây là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người và nó được cụ thể hóa thông qua phương thức tổ chức, phân định, phân chia và kiểm soát quyền lực nhà nước – dù là được cụ thể hóa như thế nhưng Rousseau khẳng định quyền lực nhà nước là không thể phân chia, do nó là quyền lực của nhân dân giao cho nhà nước nên nhà nước không có quyền phân chia – đây là cốt lõi của tư tưởng tập quyền không được nhiều nhà nước pháp quyền tư sản kế thừa. Trong nội dung tư tưởng về triết học chính trị và nhà nước pháp quyền của Rousseau có những quan niệm gần giống với John Locke, kế thừa và phát triển vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Thế nên nội dung Luận án có giá trị tham chiếu đối với Luận án của tôi. Luận án của tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke với những quan niệm ban đầu còn chưa đầy đủ, rõ ràng như Rousseau nhưng đã mang tính hệ thống, tính cách mạng triệt để. Có thể khẳng định, tư tưởng của John Locke về vấn đề nhà nước pháp quyền đã tạo nguồn cảm
  • 16. 12 hứng và khai mở tư tưởng của các nhà Khai sáng sau này, trong đó có Rousseau, Motesquieu. Nguyễn Đăng Dung trong Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa ba quyền theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 [20] đã khẳng định rằng: từ lâu học thuyết phân quyền “đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên thế giới” [20, tr.3]. Tác giả đã phân tích và luận giải rằng: sự thống nhất quyền lực nhà nước nằm trong sự phân quyền và việc tổ chức tốt các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tinh thần này đã từng được John Locke và Montesquieu khẳng định. Đồng thời, tác giả còn phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, xem nó như là cơ sở để tạo nên sự thống nhất và kiểm soát quyền lực. Từ đó, tác giả đi đến việc khẳng định phải xác lập một nền hành pháp mạnh, kể cả việc hành pháp can thiệp vào lập pháp. Đây là lý lẽ đã được John Locke phân tích. Việc này cũng cần thiết ở Việt Nam hiện nay. Ở góc độ này thì có thể khẳng định rằng: cơ chế phân quyền theo tư tưởng của John Locke đáng để chúng ta lưu tâm trong việc xác lập phương thức phân công, phối hợp, kiểm soát giữa ba cơ quan quyền lực nhà nước, nhất là giữa cơ quan lập pháp và hành pháp. Nguyễn Đình Tường, Lê Văn Tùng trong Vấn đề giáo dục đạo đức qua một số lý thuyết triết học giáo dục phương Tây [102] đã phân tích các lý thuyết giáo dục đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây, trong đó các tác giả có dẫn ra tư tưởng tabula rasa của John Locke, xem như là luận điểm gốc của chủ nghĩa hành vi (Behaviorism) trong giáo dục. Dẫn ra luận điểm của John Locke trong tác phẩm Một số tư tưởng giáo dục (Some Thoughts concerning Education – còn dịch là Một số suy nghĩ về giáo dục - tg) viết năm 1693: “sự trải nghiệm về việc học (và thực hành) là cơ sở của hiểu biết và chúng thể hiện ra một cách khác nhau ở những cá nhân khác nhau… Giáo dục đạo đức là con đường đưa trẻ em đến đức hạnh, lịch thiệp và học tập” [102,
  • 17. 13 tr.70]. Quan điểm này ngoài việc khẳng định sự cần thiết của giáo dục đối với việc hoàn thiện nhân cách của con người, nó còn thể hiện chủ nghĩa duy nghiệm trong quan niệm của John Locke. Quan điểm nhận thức luận này của ông đã được thống nhất từ trước và nó có tác động rất lớn đến những trải nghiệm thực tiễn của ông, giúp ông đúc rút thực tiễn nước Anh thành những lý luận vượt thời đại, nhất là trong các quan niệm về nhà nước của ông. Đỗ Thị Kim Hoa trong Quyền con người trong tư tưởng của John Locke về nhà nước [45] đã phân tích quan niệm của John Locke về các quyền tự nhiên của con người như: quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu, quyền bình đẳng và khẳng định rằng: việc đảm bảo thực hiện các quyền này là “cơ sở cho sự tồn tại của chính quyền dân sự. Nó phản ánh chân thực sự hiện diện của một nhà nước pháp quyền. Phải có được sự đảm bảo các quyền đó thì nhà nước mới là nhà nước pháp quyền” [45, tr.57]. Qua phân tích nội dung tư tưởng các quyền con người theo quan niệm của John Locke, tác giả cũng chỉ ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm này của John Locke, cuối cùng đi đến khẳng định: “Mặc dù còn mang những hạn chế về mặt thế giới quan, hạn chế của lịch sử, nhưng những tư tưởng của ông đã góp phần làm giàu có thêm kho tàng lý luận về nhà nước pháp quyền của nhân loại” [45, tr.63]. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM Lê Minh Quân trong Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [72] đã luận giải mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước pháp quyền với sự phát triển của xã hội thông qua những dẫn chứng trong lịch sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền nhân loại. Từ đó tác giả khẳng định tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trên cơ sở những kiến giải đó, tác giả đã đề xuất những phương hướng cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự phát triển
  • 18. 14 của xã hội Việt Nam. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan trọng khẳng định là “có” nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nó đang được xây dựng ở Việt Nam, rằng nó là giá trị của nhân loại, không phải là “đặc sản” của nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có thể kế thừa và phát triển trong quá trình xây dựng, củng cố và hoàn thiện mô hình của nhà nước mình. Luận án này rất có giá trị tham khảo, nhất là ở những kiến giải, kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nhà nước pháp quyền với phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đỗ Quang Khắc trong Thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay [54] đã phân tích một cách khá cơ bản thực trạng thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta trong thời kỳ đổi mới; chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực thi quyền lực đó và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta. Luận án đã nêu lên một vấn đề bức thiết trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nội dung lý luận của Luận án có những gợi ý quan trọng cho Luận án của tôi. Từ Luận án này tôi nhận thức rằng: quyền lực chính trị của nhân dân trong nhà nước xã hội chủ nghĩa là rất rộng, trong đảm bảo xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì càng rộng lớn, không chỉ dừng lại trong phạm vi hệ thống chính trị. Thế nên, bên cạnh hệ thống chính trị, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lực của nhân dân còn phải thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Nguyễn Đăng Thông trong Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay [93] đề cập đến việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước nói chung và Nhà nước xã hội chủ
  • 19. 15 nghĩa ở nước ta nói riêng - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ cơ sở lý luận đó, Luận án nêu, luận giải tính chất, nội dung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đề xuất những nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không dừng lại ở đó, tác giả còn nêu ra những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội của Nhà nước ta thời gian qua, qua đó cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng giai cấp và chức năng xã hội trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cách tiếp cận vấn đề của Luận án rất hợp lý và có tính thực tiễn. Đến nay, dù thực tế nước ta đã thay đổi và đạt được nhiều kết quả nhưng cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu của Luận án vẫn luôn có giá trị. Vũ Anh Tuấn trong Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay [101] đã đưa ra quan niệm về công bằng xã hội và luận chứng ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Tác giả đã khẳng định rằng: để đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở nước ta phải dựa trên nền tảng pháp luật, đảm bảo tính tối thượng của pháp luật trong thi hành các chính sách xã hội. Tác giả tiếp cận nghiên cứu vấn đề dưới góc độ lý luận về pháp luật, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, khái quát những cái riêng, cái đặc thù của các luật đơn lẻ để khẳng định cái chung, cái phổ biến – vai trò của pháp luật trong quá trình thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam. Hướng tiếp cận nghiên cứu này phản ánh một khía cạnh của vấn đề nhà nước pháp quyền – tính thượng tôn pháp luật, là mặt rất quan trọng có giá trị tham khảo cho Luận án của tôi. Đào Ngọc Tuấn trong Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam [99] luận giải sự kết hợp tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra
  • 20. 16 tính đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam. Nội dung này được gắn kết với nền tảng lý luận được tác giả dẫn ra, đó là logic và lịch sử hình thành và phát triển khái niệm nhà nước pháp quyền. Luận án còn lý giải cội nguồn của lý luận về nhà nước pháp quyền và chỉ ra tính tất yếu và đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Phạm Ngọc Anh – Bùi Đình Phong trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam [2] đã trình bày quan niệm, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam – đó là Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, trong đó đặt ra yêu cầu để thực thi một cách có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân thì nguyên tắc là phải thống nhất thượng tôn pháp luật gắn với thực hành đạo đức, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức trong Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân phải đại diện cho quyền lợi và ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phải là công bộc của dân, thực thi quyền lực công và bảo vệ nhân dân… Cùng với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước pháp quyền, tác phẩm đã góp phần củng cố quan điểm mác-xít về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đây là nội dung có tính định hướng về mặt quan điểm quan trọng cho Luận án của tôi. Đỗ Trung Hiếu trong Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay [44] đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề dân chủ đặt trong mối quan hệ với nhà nước. Trong sách này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống tiến trình dân chủ hóa nhà nước trong lịch sử nhân loại với điểm nhấn là nghiên cứu tác động của thời đại toàn cầu hóa ngày nay đối với sự biến đổi nhà nước và nền dân chủ, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu thế này. Với Việt Nam, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã đặt ra yêu cầu nhà nước phải mở rộng nền dân chủ và xây
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 53751 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562