SlideShare a Scribd company logo
1 of 45
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM TRUNG KIÊN
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO SU
TRỒNG TẠI HÀ GIANG
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60 62 60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ANH TUÂN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Trung Kiên
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm thực hiện chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Lâm
nghiệp tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đến nay tôi đã hoàn thành
luận văn để bảo vệ tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu về các lĩnh vực
khoa học, truyền cho tôi lòng yêu nghề, tâm huyết với công việc. Cảm ơn
các cán bộ nhân viên của khoa sau đại học Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan, gia đình đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn
thầy Đỗ Anh Tuân đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang,
Công ty Cổ phần cao su Hà Giang, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, Trung Tâm khí
tượng thủy văn Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu để
thực hiện luận văn đạt hiệu quả.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện tốt các nội dung của đề tài tuy nhiên trong
thời gian ngắn, tài liệu còn thiếu, năng lực bản thân còn hạn chế vì vậy chắc
chắn đề tài còn nhiều điểm khiếm khuyết, kính mong các thầy cô giáo, các
bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2011
Tác giả
Phạm Trung Kiên
iii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................3
1.1. Nguồn gốc, xuất sứ cây cao su ............................................................... 3
1.2. Đặc điểm thực vật học............................................................................ 4
1.3. Điều kiện sinh thái.................................................................................. 5
1.4. Vai trò của cây cao su đối với phát triển kinh tế.................................... 7
1.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển cây cao su ở nước ngoài................. 9
1.6. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su tại Việt Nam......................12
1.7. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su tại tỉnh Hà Giang...............18
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU......................................................................................20
2.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................20
2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................20
2.1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên......................................................21
2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội vùng Dự án...................................................25
2.2.1. Dân sinh - Kinh tế ..........................................................................25
2.2.2. Văn hóa- Giáo dục - Y tế ...............................................................26
2.3. Thực trạng ngành lâm nghiệp...............................................................27
Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................................29
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................29
3.2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................29
3.3. Giới hạn nghiên cứu..............................................................................29
3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................29
3.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................30
3.5.1. Phương pháp luận khoa học và căn cứ chọn loài cây trồng...........30
iv
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................32
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................39
4.1. Tìm hiểu phương thức, kỹ thuật trồng cây Cao su ...............................39
4.2. Đặc điểm điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu ..................................40
4.2.1. Khí hậu ...........................................................................................40
4.2.2 Địa hình...........................................................................................42
4.2.3. Đất đai ............................................................................................43
4.2. Kết quả theo dõi đánh giá sinh trưởng của cây cao su qua các năm....45
4.2.1. Sinh trưởng và phát triển cây cao su năm 2009.............................45
4.2.1.1. Điểm xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên.....................................45
4.3.2. Kết quả theo dõi đánh giá sinh trưởng cây cao su năm 2010 ........51
4.3.3. Kết quả theo dõi đánh giá sinh trưởng cây cao su năm 2011 ........54
4.4. So sánh sinh trưởng và phát triển của cây cao su trên hai điều kiện lập địa.59
4.4.1. Đánh giá sinh trưởng chiều cao......................................................59
4.4.2. Đánh giá sinh trưởng đường kính ..................................................60
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .......................................65
5.1. Kết luận.................................................................................................65
5.2. Tồn tại...................................................................................................66
5.3. Kiến nghị...............................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................68
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 71
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
OTC Ô tiêu chuẩn
Hvn Chiều cao vút ngọn
D00 Đường kính gốc
Dt Đường kính tán
D1.0 Đường kính thân cây tại vị trí 1,0 m
ORRAF Văn phòng vốn tái canh cao su
CRAM Chợ đấu giá trung tâm
FAO Tổ chức Nông lương thế giới
KTCB Kiến thiết cơ bản
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Dân số, lao động các huyện vùng dự án.........................................26
Bảng 4.1. Lượng phân vô cơ bón thúc cho vườn cao su..................................40
Bảng 4.2. Một số yếu tố thời tiết từ năm 2006 - 2010 tại Hà Giang ...............41
Bảng 4.3: Bảng so sánh đặc điểm điều kiện lập địa nơi trồng và yêu cầu
sinh thái của cây Cao su ...................................................................44
Bảng 4.4. Kết quả đo đếm, một số chỉ tiêu theo dõi cây cao su tại xã
Trung Thành .....................................................................................46
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp kết quả đo đếm một số chỉ tiêu nghiên cứu cây
cao su trồng tại xã vô Điếm - Bắc Quang.........................................46
Bảng 4.6. Sâu bệnh hại các giống cao su tại xã Trung Thành........................50
Bảng 4.7. Sâu bệnh hại các giống cao su tại xã Trung Thành........................50
Bảng 4.8. Kết quả quan trắc cây cao su trồng tại xã Trung Thành năm 2010...........51
Bảng 4.9. Kết quả quan trắc cây cao su trồng tại xã Vô Điếm năm 2010.......52
Bảng 4.10. Sâu bệnh hại các giống cao su tại 2 xã.........................................54
Bảng 4.11. Kết quả tổng hợp một số yếu tố thời tiết từ tháng 1- 4 năm 2011.....55
Bảng 4.12. Tỷ lệ sống của cây cao su tháng 4 năm 2011 ................................56
Bảng 4.13. Kết quả quan trắc cây cao su trồng tại xã Trung Thành................57
Bảng 4.14. Kết quả quan trắc cây cao su trồng tại xã Vô Điếm......................58
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao ở các dạng lập địa khác nhau.....59
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu sinh trưởng đường kính ở 2 dạng lập địa khác nhau.....60
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ vùng quy hoạch trồng cao su tỉnh Hà Giang .........................20
Biểuđồ1.1.Tỷtrọngdiệntíchtrồngcaosucủacácnướcđứngđầutrênthếgiới .............9
Biểu đồ 4.1. Mô phỏng tỷ lệ sống của các giống cao su năm 2009.................47
Biểu đồ 4.2. Mô phỏng về tăng trưởng đường kính gốc D00 ...........................48
Biểu đồ 4.3. Mô phỏng chiều cao vút ngọn cây cao su năm 1 ........................49
Biểu đồ 4.4. Mô phỏng tỷ lệ cây sống tại 2 hô hình năm 2010 .......................52
Biểu đồ 4.5. Mô phỏng tỷ lệ cây cao su sống tháng 4 năm 201 ......................56
Biểu đồ 4.6. Biểu đồ so sánh sinh trưởng chiều cao ở 2 dạng lập địa.............60
Biểu đồ 4.7. So sánh sinh trưởng đường kính trên các lập địa khác nhau......61
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên
792.321 ha, trong đó diện tích rừng và đất rừng 552.034 ha chiếm 70 % diện tích
tự nhiên của tỉnh, trên 80 % dân số sống ở nông thôn. Vì vậy sản xuất lâm
nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Những năm gần đây cùng với việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản
xuất, Ngành Nông lâm nghiệp tỉnh Hà Giang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi mạnh mẽ theo hướng gắn sản xuất nông lâm nghiệp với thị
trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước giúp người dân xoá đói
giảm nghèo và làm giàu.
Hiện nay một loại cây trồng đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền
của tỉnh rất quan tâm đó là trồng cây cao su với quy mô đại điền, để làm việc
này tỉnh Hà Giang đã tiến hành các công tác chuẩn bị như đưa cán bộ đi tham
quan học tập các tỉnh đã trồng thành công cây cao su, cử một phó giám đốc
Sở Nông nghiệp và PTNT phụ trách riêng về chương trình phát triển cây cao
su, ban hành các cơ chế, chính sách về phát triển cây cao su như Tỉnh uỷ đã ra
nghị quyết chuyên đề về cây cao su, Hội đồng nhân dân Tỉnh ra nghị quyết số
22/2008/NQ-HĐND về phát triển cây cao su. Đảng bộ tỉnh Hà Giang thống
nhất xác định chương trình phát triển cây cao su là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm, nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, phương thức sản xuất; giải quyết việc làm, nâng cao đời sống
và thu nhập cho nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa
XV, nhiệm kỳ 2010-2015 cũng đã khẳng định tiếp tục chương trình phát triển
trồng 10.000 ha trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015 [19].
Tỉnh đã tiến hành quy hoạch vùng phát triển cây cao su đại điền tại các
huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên giai đoạn 2010-2015 với tổng diện
2
tích quy hoạch trồng 10.000 ha [20], liên kết với Tập đoàn cao su Việt Nam
thành lập Công ty Cổ phần cao su Hà Giang.
Năm 2008 tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì
tiến hành trồng thử nghiệm 9,2 ha cây cao su (gồm 07 giống: IAN 873; RRIC
121, GT 1; RRIM 600; LH 88/72, RRIM 712; RRIV 1), sau một năm trồng
nhận thấy có tiềm năng phát triển cây cao su tại Hà Giang, trong 2 năm 2009
và 2010 Công ty cổ phần cao su Hà Giang đã tiến hành trồng được khoảng
1.115 ha trên địa bàn 03 huyện vùng dự án, các diện tích trồng chủ yếu là trên
đất trồng cam sau khi bị bệnh Greenning nhân dân chặt bỏ và diện tích đất
rừng nghèo kiệt chuyển đổi, qua 2 năm trồng (2008-2010) bước đầu đánh giá
cây cao su đã trồng trên địa bàn xã Vô Điếm huyện Bắc Quang và xã Trung
Thành huyện Vị xuyên cho thấy cây sinh trưởng khá tốt, ít bị sâu bệnh hại có
triển vọng để phát triển nhân rộng. Tuy nhiên việc đưa cây cao su là loài cây
mới lần đầu tiên trồng tại Hà Giang, suất đầu tư trồng lớn (từ khi trồng đến
khi bắt đầu khai thác khoảng 115 triệu đồng /ha), chu kỳ kinh doanh dài (6-8
tuổi mới bắt đầu cho khai thác), còn nhiều quan ngại về khả năng sinh trưởng
và phát triển, năng suất mủ của cây cao su trồng tại Hà Giang, cho đến nay
chưa có nghiên cứu cụ thể về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cao
su trên địa bàn tỉnh. Mặt khác cao su trồng ở Hà Giang không phải là vùng
truyền thống của loài cây này vì vậy cần có công tác nghiên cứu, đánh giá kỹ
lưỡng kết quả trồng thử nghiệm cao su từ mô hình sau đó lựa chọn chọn lựa
các giống có khả năng thích ứng với các điều kiện tự nhiên của địa phương,
có năng suất, chất lượng mủ cao để khuyến cáo nhân rộng toàn vùng dự án.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu
đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su trồng tại Hà Giang”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc, xuất sứ cây cao su
Cao su có tên khoa học Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu
Euphorbiaceae, vốn là cây mọc hoang dại trong lưu vực sông Amazon -
Brazil và các vùng kế cận, chính nhà thám hiểm Christopher Columbus và các
thuỷ thủ khi đi khám phá các vùng đất châu Mỹ vào các năm 1493 - 1496 đã
phát hiện ra chất cao su từ những quả bóng làm từ nhựa cây của thổ dân đảo
Haiti. Đến đầu thế kỷ 19, Brazil là nước duy nhất xuất khẩu cao su cho công
nghiệp thế giới.
Thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi
Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại
vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để
gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Thử nghiệm thứ hai sau đó đã được thực
hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4%
hạt giống đã nảy mầm, năm 1876 những cây giống đã được gửi tới Ceylon và
gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở các
nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân rộng khắp tại các thuộc địa của
Anh. Cây cao su có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm
1883. Vào năm 1898, một đồn điền đã được thành lập ở Malaysia, và ngày
nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại
khu vực châu Phi.
Hiện nay có 24 quốc gia trồng cao su tại 3 châu lục: Á, Phi và Mỹ La
Tinh. Tổng diện tích toàn thế giới khoảng 9,4 triệu ha, trong đó Châu Á chiếm
93%, Châu Phi 5%, Mỹ La Tinh quê hương của cây cao su chưa đến 2% diện
tích cao su thế giới. Việc mở rộng diện tích cao su vùng Nam Mỹ gặp khó
4
khăn do bị hạn chế bởi bệnh cháy lá Nam Mỹ (SALB). Indonesia có diện tích
cao su lớn nhất thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Malaisia, Trung Quốc, Ấn Độ
và Việt Nam. Hầu hết diện tích cao su của các nước đều nằm trong vùng
truyền thống trồng cao su. Hiện nay, nhiều nước đang mở rộng diện tích cao
su ra ngoài vùng truyền thống như một công cụ để bảo vệ môi trường và nâng
cao thu nhập của người dân.
1.2. Đặc điểm thực vật học
Cây cao su khi ở tình trạng hoang dại tại vùng nguyên quán thì mật độ
cây thưa thớt và với chu kỳ sống trên 100 năm, nên có dạng cây rừng lớn.
+ Thân cây cao su thuộc loại thân gỗ, to, cao. Ở những cây lâu năm
thân có thể cao tới 20 - 30m và đường kính thân tới 1m. Thân là phần kinh tế
chính của cây cao su cho mủ và gỗ.
+ Vỏ gồm 3 lớp chính:
Lớp da bần: Là lớp vỏ ngoài cùng tập hợp các tế bào chết, để bảo vệ
lớp trong.
Lớp vỏ cứng: Là lớp vỏ giữa, da cát, có chứa một số mạch mủ.
Lớp vỏ mềm: Là lớp vỏ trong cùng, da lụa, chứa nhiều mạch mủ, nơi
cung cấp latex. Mạch mủ xếp nghiêng từ phải qua trái tính từ dưới lên làm
thành một góc 50
so với đường thẳng đứng.
+ Lá cao su mọc cách, có 3 lá chét, cuống dài có hình bầu dục, đuôi
nhọn, mặt nhẵn, gân song song, có chức năng quang hợp góp phần sinh
trưởng tổng hợp mủ cao su.
+ Hoa cao su thuộc loại đơn tính, đồng chu, thụ phấn chéo (hoa đực,
hoa cái mọc riêng rẽ trên cùng một cành).
+ Quả cao su thuộc loại quả nang, có lớp vỏ dày cứng trong có chứa
các hạt, khi chín vỏ tự nứt hạt có thể tách ra ngoài.
+ Hạt cao su hình trứng hơi tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ
sừng cứng, có vân, bên trong có nhân gồm phôi nhũ và cây mầm.
5
+ Bộ rễ cao su bao gồm rễ trụ và rễ bàng:
Rễ trụ dài từ 3 - 5m.
Rễ bàng ăn rộng từ 4 - 6m.
Bộ rễ chiếm 10 - 15% tổng sinh khối của cây; nhìn chung bộ rễ cao su
khoẻ, tuy không phát triển sâu rộng như một số cây khác.
Khi được nhân trồng trên sản xuất, do việc tính toán hiệu quả của cây
trên việc sử dụng đất và vốn đầu tư nên cây cao su được trồng trong điều kiện
khác hẳn với tình trạng hoang dại, cụ thể:
- Mật độ trồng dày (18 - 25m2
/cây và 500 - 600 cây/ha).
- Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn là từ 30 - 35 năm, chia
làm 2 thời kỳ là thời kỳ kiến thiết cơ bản (5 - 8 năm tuỳ theo điều kiện sinh
thái và chăm sóc) và thời kỳ kinh doanh, đây là thời gian khai thác mủ cây
(từ 25 - 30 năm).
Do phải thích nghi với điều kiện sống nên kích thước và hình dáng cây
cao su trong sản xuất trở nên nhỏ hơn so với cao su hoang dại, tối đa chỉ cao
25 - 30m và đạt vanh tối đa là 1,0 m khi vào cuối chu kỳ khai thác.
Khác với cây cao su hoang dại ở dạng cây thực sinh có thân cây hình
nón với vanh thân giảm dần từ thấp lên cao, các cây cao su nhân trồng có
dạng cây ghép với thân cây hình trụ có một mối ghép (chân voi) phình to ra ở
ngay phía trên mặt đất và kích thước thân cây từ thấp đến cao thay đổi không
đáng kể (Tổng công ty cao su Việt Nam, 2004) [16].
1.3. Điều kiện sinh thái
Do nguồn gốc cây cao su ở vùng nhiệt đới cho nên cho nên khi nhân
trồng nên chọn các vùng trồng có điều kiện phù hợp:
a) Khí hậu
Cây cao su cần nhiệt độ cao và ít biến động với nhiệt độ thích hợp nhất
là từ 25 - 300
C, trên 400
C cây khô héo, dưới 100
C nếu kéo dài cây sẽ bị nguy
6
hại như héo và rụng lá, chồi ngọn ngưng sinh trưởng,... Ở nhiệt độ 250
C năng
suất mủ của của cây đạt mức cao nhất, nhiệt độ mát dịu vào sáng sớm cũng
giúp cây cao su cho năng suất mủ cao nhất. Các vùng trồng cao su lớn hiện
nay phần lớn là ở vùng khí hậu nhiệt đới.
b) Lượng mưa
Cây cao su có thể trồng ở những vùng đất có lượng mưa từ 1500 -
2000mm/năm, nếu lượng mưa thấp hơn thì cần phải phân bố đều trong năm,
đất phải giữ nước tốt.
c) Gió
Gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì giúp cho vườn cây thông
thoáng, khi gió cấp 5 - 6 sẽ làm lá cao su xoăn lại, rách lá, chậm tăng trưởng,
trồng cao su ở những nơi có gió mạnh thường xuyên, gió to, gió lốc sẽ gây hư
hại cho cây, gãy cành, trốc gốc nhất là ở những vùng đất nông rễ cây cao su
không phát triển sâu và rộng được.
d) Giờ chiếu sáng
Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao,
giờ chiếu sáng tốt cho cây cao su bình quân là 1600 - 2800 giờ/năm, tốt nhất
là vào khoảng 1600 - 1700 giờ/năm.
e) Đất đai
Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành phần và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề
cần lưu ý khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các
vùng đất thích hợp cho cây cao su cần được đặt ra.
+ Cao trình: Cây cao su thích hợp với vùng đất có cao trình tương đối
thấp (dưới 600m). Càng lên cao càng bất lợi do độ cao càng tăng thì nhiệt độ
càng giảm và gió mạnh. Tuy nhiên hiện nay với những tiến bộ về giống có thể
đưa cao trình trồng cao su lên cao hơn giới hạn cũ.
7
+ Độ dốc: Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất, đất càng dốc xói
mòn càng mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị
mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập
các hệ thống bảo vệ đất chóng xói mòn như làm đường đồng mức, băng chắn
nước... vừa bảo vệ được đất không bị xói mòn vừa dễ cạo mủ, thu mủ và vận
chuyển về nơi chế biến.
+ Lý và hoá tính đất: PH giới hạn để trồng cao su là từ 3,5 - 7,0; tốt
nhất là từ 4,5 - 5,5. Độ dày tầng đất cũng là một yếu tố quan trọng để giúp cho
sự tăng trưởng của rễ cao su, hiện nay đất có tầng canh tác từ 0,8m trở lên là
có thể xem là đạt yêu cầu để trồng được cao su [16].
Đối với cây cao su, các chất dinh dưỡng trong đất không phải là yếu tố
giới hạn nghiêm trọng, tuy nhiên trồng cao su trên các loại đất nghèo dinh
dưỡng cần đầu tư nhiều phân bón sẽ làm tăng chi phí đầu tư, thời gian kiến
thiết cơ bản kéo dài khiến hiệu quả kinh tế giảm đi.
1.4. Vai trò của cây cao su đối với phát triển kinh tế
Cây cao su chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp
nước ta, cây cao su vừa cho mủ, lấy gỗ, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói
mòn. Sản phẩm cao su đã và đang được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như:
cao su thiên nhiên gắn với ngành sản xuất lốp xe mà ngành này gắn với phát
triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển, cao su tổng hợp, đồ gỗ…
Về giá trị kinh tế: Cây cao su là một trong những cây trồng mang lại
hiệu quả kinh tế cao, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng. Năm 2007
kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỉ USD, năm 2008, năm 2009; năm 2010 đạt 2,32
tỷ USD, 5 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu 240 nghìn tấn, đạt hơn 1 tỷ USD;
ước năm 2011 đạt trên 3 tỷ USD; Cao sư trở thành nông sản xuất khẩu lớn thứ
2 sau gạo và vượt qua cà phê. Hiện nay sản phẩm cao su của Việt Nam xuất
khẩu ra 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2009 Tập đoàn cao su
8
Việt Nam có 93.000 CNVC, mức lương trên 4,5 triệu đồng /tháng, nộp ngân
sách trên 2.418 tỷ đồng (Tạp chí Cao su Việt Nam số 312; 1-4-2010)[13].
Ngoài sản phẩm chính là mủ, mỗi hecta cao su hàng năm có thể cung
cấp khoảng 450 kg hạt, có thể ép được 56 kg dầu phục vụ cho công nghệ chế
biến sơn, xà phòng, thức ăn chăn nuôi và làm phân bón rất tốt. Cao su có thể
tổng hợp được công nghệ hóa dầu, diễn biến giá dầu thô và giá cao su thiên
nhiên tỷ lệ thuận với nhau. Sau chu kỳ kinh doanh mủ, khi chặt hạ để trồng
lại, cây cao su còn cho một lượng gỗ tương đối lớn (bình quân từ 130 -
258m2
/ha) phục vụ cho chế biến đồ gỗ gia dụng và xuất khẩu, gỗ cao su được
đánh giá cao vì có thớ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn được đánh giá như là loại
gỗ “ thân thiện với môi trường” và giá trị tương đương gỗ nhóm III. Hiện nay
tùy theo nguồn gốc giống, mật độ vườn cây và trình độ thâm canh, năng suất
một số giống đang trồng ở nước ta cho thấy sau 20 - 21 năm tuổi, 1hecta cao
su có thể đạt sản lượng gỗ từ 162 - 389m3
, trong đó trữ lượng gỗ thân chính
chiếm khoảng 75 - 77%.
Về xã hội: Sản xuất cao su cần nhiều lao động cho chăm sóc, bảo vệ,
khai thác, chế biến, dịch vụ và lao động trong các nhà máy chế biến sản phẩm
từ cây cao su, tạo việc làm cho hàng triệu lao động góp phần xóa đói, giảm
nghèo, đời sống cán bộ công nhân, nông dân được cải thiện rõ rệt, tăng thu
nhập cho đồng bào các dân tộc miền núi, trung du; nhiều hộ đã thoát khỏi
nghèo đói, vươn lên làm giàu từ việc trồng cây cao su. Phát triển trồng cao su
đi đôi với việc phát triển cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, xây dựng
mở mang các khu kinh tế mới, tạo nên các vùng đô thị, đời sống của nhân dân
ổn định, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng được giữ vững.
- Về môi trường: Theo báo cáo kết quả nghiên cứu tác động môi
trường của rừng trồng cao su ở Việt Nam năm 2009 của PGS.TS.
Vương Văn Quỳnh [10]:
9
+ Độ tàn che của rừng cao su không khác biệt so với rừng trồng đối
chứng nhưng nhỏ hơn so với rừng tự nhiên.
+ Chưa có sự khác biệt rõ rệt về độ chặt đất giữa rừng cao su và rừng
đối chứng. Độ chặt tầng đất mặt ở rừng cao su tăng lên một chút so với rừng
đối chứng nhưng không rõ ở các tầng sâu.
+ Cường độ xói mòn ở rừng cao su trung bình là 0,46 mm/năm, còn ở
rừng đối chứng là 0,34 mm/năm.
+ Độ ẩm ở rừng đối chứng là 20% còn ở rừng cao su là 25,6 %.
- Rừng cao su còn có khả năng tích lũy các bon làm giảm hiệu ứng nhà
kính, chống biến đổi khí hậu.
1.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển cây cao su ở nước ngoài
Cây cao su được xem là loại cây công nghiệp quan trọng, diện tích đã
vượt ra xa vùng nguyên quán phân bố từ vĩ tuyến 150
Nam đến vĩ tuyến 60
B
(Brazin: Acre, Mato Grosso, Rondonio và Parana; một phần của Polivia và Peru)
và đã được trồng trên nhiều vùng có điều kiện khí hậu khác xa so với vùng
nguyên quán như ở Assam (Ấn Độ) 200
B, Vân Nam (Trung Quốc) 22 -23,50
B.
Những nước trồng và xuất khẩu cao su nhiều nhất là Indonesia,
Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Liberia và
Cote d’Ivoire. Tỷ trọng về diện tích cao su của các quốc gia được thể hiện
ở hình sau:
Indonesia; 33,4
Việt nam; 5,4
Ấn Độ; 5
Malaysia; 16
;Các nước còn lại
20,1 Thái lan; 20,1
Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng diện tích trồng cao su của các nước đứng đầu trên thế giới
10
Trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới
tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 8 triệu tấn năm 2005. Nhu cầu này được dự
báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong thời gian dài, có thể đạt đến 10
triệu tấn (năm 2010) và 15 triệu tấn (năm 2035). Nhằm đáp ứng nhu cầu trên,
các nước trồng cao su đều tập trung mở rộng diện tích, đặc biệt ở các vùng có
điều kiện sinh thái ít thuận lợi (vĩ độ cao, độ cao lớn, đất kém…) và nâng cao
năng suất trên đơn vị diện tích đất thông qua con đường cải tiến giống và phát
triển các tiến bộ kỹ thuật nông học đi kèm. Phương hướng cải tiến giống được
tất cả các Viện nghiên cứu cao su trên thế giới tập trung đẩy mạnh.
Ngày nay, bên cạnh mục tiêu tạo tuyển giống năng suất mủ cao, chống
chịu bệnh hại và thích nghi môi trường, năng suất gỗ cũng trở thành tiêu chí
quan trọng trong chọn tạo giống cao su vì nhu cầu gỗ cao su để thay cho gỗ
rừng ngày càng cao. Để đáp ứng mục tiêu trên, Malaysia đã đạt mục tiêu tạo
tuyển giống cao su đạt năng suất 3,5 tấn mủ/ha/năm bình quân chu kỳ và năng
suất gỗ toàn cây đạt 1,5 m3
/cây vào cuối kỳ kinh doanh. Hiệp hội nghiên cứu
và phát triển cao su Quốc tế (IRRDB) cũng đề xướng chương trình hợp tác
giữa các Viện cao su để phát triển giống đạt năng suất trên 3 tấn mủ/ha.
Indonesia là nước trồng cao su lớn nhất thế giới hiện nay, năm 1940,
Indonesia đã trồng được 1.430.000 ha cao su, trong đó 640.000 ha là đại điền
và 790.000 ha là tiểu điền. Năm 1995, sản lượng cao su thiên nhiên đạt
1.456.000 tấn. Cao su tiểu điền Indonesia có đặc điểm cây bắt đầu cạo mủ vào
năm thứ 8, sản lượng mủ cao nhất vào năm thứ 16 với năng suất tối đa là 1,35
tấn/ha. Cao su đại điền bắt đầu cạo mủ vào năm tuổi thứ 7, đạt sản lượng cao
nhất vào năm tuổi thứ 12, Indonesia thành lập các tổ chức hỗ trợ cho việc phát
triển cao su tiểu điền như: NES (Nuclear Estate Schemes - Kế hoạch đại điền
hạt nhân) nhằm hỗ trợ sự phát triển diện tích canh tác mới của cây cao su cho
thành phần nông dân nghèo không có đất, tổ chức này ký hợp đồng với nhà
11
nước và sử dụng đại điền làm hạt nhân để hỗ trợ sự phát triển tiểu điền xung
quanh như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trồng và chăm sóc vườn cây cho tới
khi khai thác.
Thái Lan di nhập cao su từ Java Indonesia vào trồng tại tỉnh Trang,
vùng Tây Nam vào năm 1899, từ đó cây cao su lan sang phía Nam và phía
Đông nước này, tính từ năm 1966 đến năm 1993 diện tích cao su Thái Lan đã
tăng thêm 880.000 ha với các vườn cây trồng các giống cao sản như RRIM
600 năng suất đạt bình quân 1,375 kg/ha/năm. Hàng năm Thái Lan tái canh
được 40.000 ha, với cơ cấu diện tích là 28% cao su kiến thiết cơ bản, 30% là
cây cạo mủ dưới 6 tuổi, 16% là cây cạo mủ từ 6 -12 tuổi còn lại là cây trên 20
tuổi, cây đạt năng suất cao nhất vào lúc cây được 13 tuổi, cao su tiểu điền
Thái Lan chiếm 95% tổng diện tích cao su cả nước. Ngày nay, Thái Lan đã
phát triển cao su ra phía Bắc và Đông Bắc nước này lên đến vĩ tuyến 19o
là
những vùng đất cao ít thích hợp cho cây cao su nhưng vẫn đạt năng suất
1.500kg/ha. Thái Lan cũng có các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển cao su
tiểu điền như ORRAF (Office of the Rubber Aid Fund - Văn phòng vốn tái
canh cao su), CRAM (Central Rubber Auction Market - Chợ đấu giá trung
tâm)… (Nuchanat Na - Ranong, 2006) [26].
Trước năm 1990, Malaysia là nước trồng và sản xuất cao su thiên nhiên
hàng đầu thế giới, sản lượng cao su đạt cao nhất 1.661.000 tấn vào năm 1988,
tiểu điền cao su chiếm 80% diện tích và 70% sản lượng, dự kiến đến năm
2010 diện tích trồng cao su của nước này sẽ tăng lên tới 1,5 triệu ha. Malaysia
là một điển hình trong nghiên cứu chọn lọc và khuyến cáo giống cao su thích
nghi theo điều kiện sinh thái của môi trường để tối ưu hóa tiềm năng của
giống. Việc phân vùng chủ yếu dựa vào mức độ gây hại của gió và các loại
bệnh gây hại cao su như bệnh nấm hồng, bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu
lá và bệnh rụng lá Corynespora.
12
Ấn Độ cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để
phát triển cây cao su ở ngoài vùng truyền thống (từ vĩ độ 15 - 200
B), kết quả
đạt được rất khả quan và năng suất mủ cây cao su có thể đạt được trên 1,5
tấn/ha/năm (S.K.Dey và T.K.Pal, 2006) [27].
Trung Quốc là nước trồng cao su rất đặc thù so với các nước khác.
Diện tích cao su của Trung Quốc nằm hoàn toàn ngoài vùng truyền thống từ
vĩ tuyến 18o
B đến 24o
B và tập trung ở các tỉnh: Vân Nam, Hải Nam, Quảng
Đông, Quảng Tây... Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển cây cao
su có hiệu quả trong điều kiện môi trường không thuận lợi (tới hạn) đối với
cây cao su. Các yếu tố bất thuận cơ bản đối cây cao su ở Trung Quốc là khí
hậu mùa đông lạnh, cao trình cao, đối với một số vùng như đảo Hải Nam thì
thường xuyên đối diện với sự gây hại của gió bão, để hạn chế tác hại của các
yếu tố không thuận Trung Quốc đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp
kỹ thuật canh tác và tạo hình thích hợp đối với từng vùng trồng cao su cụ
thể. Kết quả là năng suất của một số vùng như XishuaBana thuộc tỉnh Vân
Nam năng suất mủ bình quân đạt trên 2 tấn/ha/năm với các giống PR 107,
RRIM 600 và GT 1. Hai giống mới có khả năng chống chịu lạnh và khô hạn
tốt là Vân Nghiên 77-2, Vân Nghiên 77-4 (Xiong Daiqun và Jiang Jusheng,
2006) [25].
Ngày nay đã có xu hướng phát triển cao su mới trên thế giới đó là:
Trồng cao su theo mô hình nông lâm kết hợp để thay thế dần cho mô hình
trồng cao su độc canh (Laxman Joshi, Eric Penot, 2006) [24].
1.6. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su tại Việt Nam
Cây cao su được di nhập vào Việt Nam từ năm 1897, sau thời gian thử
nghiệm, năm 1906 - 1907 hình thành các đồn điền có quy mô ở Đông Nam
Bộ đánh dấu giai đoạn sản suất lớn của ngành cao su Việt Nam. Tại Tây
Nguyên vào năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 - 1962.
13
Vào năm 1976, diện tích cao su tại nước ta có khoảng 76.600 ha cho sản
lượng mủ 40.200 tấn (năng suất bình quân 0,52 tấn/ha). Sau trên 30 năm phát
triển với chính sách và đầu tư phù hợp của Nhà nước, kết hợp với sự đóng góp
của các thành phần kinh tế khác nhau, cùng có sự góp phần của các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, tính đến năm 2003 diện tích cao su thuộc Tổng công ty cao
su Việt Nam là 215.610 ha, đưa vào khai thác 173.143 ha với năng suất bình
quân 1,51 tấn/ha/năm (Lê Hồng Tiễn, 2006) [15]. Đến cuối năm 2007, tổng
diện tích cao su cả nước đạt 549.000 ha cho tổng sản lượng 601.700 tấn (năng
suất bình quân 1,612 tấn/ha/năm). Năng suất trên diện tích do Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam quản lý đạt 1,716 tấn/ha/năm, Trong khi năng suất
của cao su tiểu điền tại Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp, bình quân đạt 1,44
tấn/ha/năm. Giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam không những tăng về số lượng
mà còn tăng đáng kể về mặt chất lượng, chỉ tính riêng năm 2007, Việt Nam đã
xuất khẩu 741.000 tấn cao su với 15 chủng loại khác nhau mang về nguồn
ngoại tệ gần 1,4 tỷ USD (Trần Thị Thúy Hoa, 2008) [23].
Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, diện tích sản xuất cao su
trong nước trong năm 2009 tăng 6,8% so với năm 2008. Tổng diện tích bao
phủ bởi cây cao su năm 2009 là 674,2 nghìn ha. Trong đó, tổng diện tích cao
su bước vào độ tuổi khai thác và đang khai thác là 421,6 nghìn ha, chiếm
62,5%. Ngoài diện tích cao su trồng mới ở những vùng truyền thống ở miền
Trung Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, cây cao su đã được trồng mới tại một số
tỉnh Tây Bắc và đầu tư trồng mới tại Lào và Campuchia, Nam Phi và
Myanmar. Theo mục tiêu của ngành cao su Việt Nam, đến năm 2015 tổng
diện tích cao su tại mỗi quốc gia nêu trên đạt 100.000 ha, đồng thời tổng diện
tích cao su nội địa sẽ đạt 800.000 ha.
Thời gian qua, ngành cao su Việt Nam chú trọng đầu tư thâm canh,
nâng cao đáng kể năng suất, từ 1,65 tấn/ha (năm 2008) tăng lên 1,72 tấn/ha
14
(năm 2009). Trong đó, năng suất sản lượng mủ bình quân toàn Tập đoàn Cao
su đạt 1,77 tấn/ha. Tuy nhiên, có một số nông trường đạt năng suất cao, trên 2
tấn/ha (Công ty cổ phần cao su Đồng Phú 2,255 tấn/ha, công ty cổ phần cao
su Tây Ninh 2,238 tấn/ha)... Về sản lượng khai thác, theo đánh giá của Hiệp
hội Nghiên cứu cao su (Intemational Rubber Study Group - IRSG), sản lượng
cao su tự nhiên của Việt Nam là 7,2%, xếp thứ 5 trong tổng sản lượng cao su
thế giới. Trong khi đó, sản lượng cao su thế giới tập trung chủ yếu ở các nước
châu Á; đặc biệt 3 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia hiện chiếm 80% sản
lượng cao su tự nhiên của thế giới.
Cùng với sự phát triển của cây cao su ở Việt Nam ngày càng có nhiều
công trình nghiên cứu về cây cao su, không chỉ ở những lĩnh vực như giống,
kỹ thuật canh tác mà các tác giả Phạm Hải Dương [4], Trần Thị Thúy Hoa
[5], Lê Mậu Túy [18],cùng rất nhiều tác giả khác đi sâu nghiên cứu về cao su
ở các lĩnh vực khác nhau.
Tác giả Tống Viết Thịnh đã có công trình nghiên cứu về đánh giá và
phân hạng sử dụng đất trồng cao su. Theo tác giả căn cứ vào mức độ hạn chế
của 9 chỉ tiêu khí hậu (chế độ mưa, cân bằng nước, chế độ nhiệt, sương mù và
tốc độ gió) và 10 chỉ tiêu đất (tầng dày, thành phần cơ giới, độ phì, sỏi đá và
độ dốc), áp dụng nguyên tắc của FAO để phân hạng sử dụng đất trồng cao su
bao gồm 3 hạng đất trồng được cao su và 2 hạng đất không thể trồng được cao
su. Từ năm 1990 đến nay, đã ứng dụng thành công trên diện tích rộng tại các
công ty cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trên các diện tích áp dụng
phân hạng đất trồng cao su theo FAO, các cơ sở áp dụng để định suất đấu thầu
và khoán vườn cây hợp lý và hiệu quả hơn; không còn hiện tượng vườn cao
su bị thanh lý do trồng trên đất kém. Tiến bộ này đã được Tập đoàn công
nghiệp cao su Việt Nam (VRG) chính thức đưa vào áp dụng trong toàn ngành
(Tống Viết Thịnh, 2008) [14].
15
Cũng tác giả này đã nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây cao su
theo phương pháp chuẩn đoán dinh dưỡng. căn cứ vào mức độ thiếu hụt,
thặng dư và tỷ lệ cân đối của từng nguyên tố dinh dưỡng qua phân tích và
đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong đất và lá trên vườn cao su theo các
thang chuẩn và căn cứ vào hiện trạng vườn cây (giống, năng suất, sinh trưởng
và lịch sử chăm sóc, bón phân của vườn cây) để đề xuất liều lượng và tỷ lệ
các nguyên tố dinh dưỡng hợp lý, tạo ra sinh trưởng và năng suất mủ vườn
cây đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật tối ưu. Từ năm 2002 đến nay, đã ứng dụng
thành công trên diện rộng tại các công ty cao su Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên. Trên các diện tích áp dụng bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng đã
mang lại các hiệu quả; tiết kiệm phân bón, gia tăng và ổn định sinh trưởng và
sản lượng mủ trong nhiều năm. Với các kết quả trên, từ năm 2004, VRG đã
chính thức đưa kỹ thuật bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng vào quy trình
của ngành (Tống Viết Thịnh, 2008) [14].
Từ năm 2004 đến nay Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã lai tạo được
trên 40 dòng vô tính và đưa vào sản xuất trên các vùng trong toàn quốc, trong
đó có một số giống đạt năng suất cao như RRIV1(LH/88/122) năng suất đạt
2,5 tấn/ha/năm; LH 83/85 năng suất 2,5 - 3 tấn/ha/năm… ngoài ra Viện
nghiên cứu cao su Việt Nam còn đưa ra khuyến cáo cơ cấu giống cao su theo
các giai đoạn như 2002-2005; 2006-2010; 2011-2015 nhằm khuyến cáo trồng
các giống mới năng xuất cao, phù hợp với từng vùng sinh thái, hạn chế hoặc
loại bỏ những giống năng suất thấp, thường bị sâu bệnh [21].
Về kỹ thuật khai thác, chăm sóc cây cao su cũng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu. Năm 2004, Tổng công ty cao su Việt Nam đã xuất bản Quy trình
kỹ thuật cây cao su. Trong quy trình này đã quy định rõ các biện pháp kỹ
thuật trong quy trình sản xuất, quy trình khai thác mủ và chăm sóc cây cao su,
quy trình bảo vệ thực vật, phân hạng đất trồng cây cao su [16]. Những năm
16
tiếp theo các nhà nghiên cứu đã không ngừng đưa ra các cải tiến kỹ thuật
nhằm nâng cao năng suất và sản lượng mủ cao su. Đỗ kim Thành đã nghiên
cứu chế độ cạo nhịp độ tháp và kích thích mủ cao su. Áp dụng chế độ cạo
nhịp độ thấp kết hợp kích thích sớm đã tiết kiệm được 20% công cạo mủ, tăng
năng suất lao động cạo mủ, đồng thời tiết kiệm được lớp vỏ cạo nguyên sinh
từ 2,5 - 3cm/năm. Hơn nữa, việc giảm nhịp độ cạo kết hợp sử dụng chất kích
thích mủ làm tăng từ 24 - 52% sản lượng thu hoạch, giảm 25 - 30% lao động
trên đơn vị diện tích vườn cây, từ đó góp phần vào việc giảm từ 8 - 10% chi
phí trực tiếp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tăng từ 22 - 43% lãi ròng
hàng năm cho mỗi phần cây. Ngay từ khi cao su được trồng và khai thác ở
quy mô thương mại, người ta đã nghĩ đến làm thế nào để kích thích cây sản
xuất nhiều mủ cao su, áp dụng kích thích có thể giúp làm giảm nhịp độ cạo
nhưng vẫn duy chì được sản lượng hợp lý, lâu dài. Hoạt chất kích thích được
dùng phổ biến hiện nay là ethephon với các nồng độ 1,25; 2,5 và 5% và số lần
bôi biến thiên từ 2 - 6 lần/năm tùy dòng vô tính, tuổi cây và tình trạng sinh lý
cây (Đỗ Kim Thành, 2006) [12]. Tác giả Hà Văn Khương đã nghiên cứu để
áp dụng các tiến bộ KHKT vào vườn cao su Tổng công ty cao su Việt Nam
(Hà Văn Khương, 2006) [9]. Tác giả Trần Thanh có công trình nghiên cứu về
ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng kích thích phát triển rễ và chồi
tum cao su (Trần Thanh, 2007) [11].
Ở Việt Nam cây cao su được phát triển trên nhiều vùng khác nhau
trong nước, ngoài vùng truyền thống tại Đông Nam Bộ còn có Tây Nguyên,
Duyên hải miền Trung và Tây Bắc. Cao su là loại cây dài ngày được trồng
độc canh trên diện tích lớn trong vùng có khí hậu nóng ẩm, nên bệnh cũng
xuất hiện và gây hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và sản lượng
của cây cao su, nên cũng đã có nhiều nghiên cứu về sâu bệnh hại cao su
(Nguyễn Thị Huệ, 1997) [8]. Tác giả Phan Thành Dũng đã theo dõi trong thời
17
gian từ năm 1996 - 2005, có 7 loại bệnh chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và
sản lượng mủ của cây cao su, trong đó có loại mới xuất hiện là nứt vỏ do nấm
Botrydiplodia theobromae Pat (1998), Bệnh rụng lá Corynespora (1999) và
rễ nâu do nấm Phellinus noxius (Corner) G. H. Cunn (2002). Các loại bệnh
gây hại cho cây cao su tại nước ta chủ yếu do nấm và một số tác nhân truyền
nhiễm khác, không có mycoplasma, virus, vi khuẩn, tuyến trùng (Phan Thành
Dũng, 2006) [3].
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của phong trào trồng cao su,
diện tích đất thuộc vùng truyền thống đã không còn đáp ứng được, từ đó đã có
một số nghiên cứu để đưa cao su ra ngoài vùng truyền thống ở Việt Nam.
Năm 1994, Viện nghiên cứu cao su phối hợp với Trung tâm cây ăn quả Phú
Hộ nay thuộc Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc đã đưa vào khảo nghiệm
hàng chục giống cao su tại Phú Hộ (Phú Thọ, vĩ độ 21,27o
B). Quy mô khảo
nghiệm 3,2 ha bao gồm:
+ 2,0 ha vườn sơ tuyển giống (STPH94 và QTPH97).
+ 1,2 ha vườn lưu trữ quỹ gen cây cao su được trồng năm 1998 gồm
142 giống. Hiện vườn khảo nghiệm đang được Bộ môn nông lâm kết hợp
Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc quan trắc và chăm sóc. Kết quả bước đầu
cho phép xác định một số giống cao su gồm cả giống nhập nội và lai tạo tại
Việt Nam có tiềm năng thích nghi với vùng phía Bắc (Hội nghị Khoa học và
Công nghệ Nông nghiệp 2008 các tỉnh miền núi phía Bắc) [7].
Qua kết quả theo dõi quan trắc cho thấy tại Phú Hộ với điều kiện khí
hậu môi trường đặc trưng cho vùng trung du miền núi phía Bắc (Khí hậu lạnh,
mùa đông kéo dài, gió lốc... không tốt cho cao su) nhưng tập đoàn cao su hiện
có tại đây vẫn sinh trưởng phát triển tương đối tốt và hiện tại đang cho khai
thác mủ với năng suất tương đối ổn định, đạt 60 - 70% năng suất bình quân
cao su của Đông Nam Bộ. Tốc độ tăng vanh của cao su cũng khá nhanh, đặc
18
biệt có 5 giống cho năng suất mủ trên 1,2 tấn/ha, trong đó có 2 giống có
nguồn gốc từ Trung Quốc (Hội thảo tổng kết khoa học của Viện khoa học kỹ
thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, 2007) [6].
Trước xu hướng tăng nhanh về diện tích trồng cao su, đã xuất hiện một
số ý kiến trái ngược nhau về tác động môi trường của rừng trồng cao su, nên
đã có nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng cao su ở Việt Nam
(Vương Văn Quỳnh, 2009) [10].
Do hiệu quả kinh tế cao và ổn định, cây cao su đã được phát triển
nhanh chóng ở Việt Nam. Tổng diện tích trồng cao su đến nay đã đạt xấp xỉ
700.000 ha. Những nơi trồng nhiều nhất là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và
một số tỉnh Nam Trung Bộ. Ngoài ra, cao su cũng đã được trồng thành công ở
một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.
Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu nhằm mở rộng diện
tích trồng cao su ra các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo quy hoạch đến năm
2015 các tỉnh Tây Bắc và trung du miền núi phía Bắc quy hoạch 77.500 ha
trong đó Sơn La 20.000 ha, Điện Biên 17.500 ha, Lai Châu 20.000 ha, Hà
Giang 10.000 ha, Yên Bái 500 ha, Lào Cai 7.500 ha, Phú Thọ 2.000 ha. Cây
cao su sẽ là một trong những loài cây chủ đạo cho phát triển kinh tế ở miền
núi Việt Nam. Theo dự đoán thì diện tích trồng cao su có thể tăng lên hàng
triệu ha nhờ cải thiện giống, áp dụng kỹ thuật trồng trên đất dốc và nhờ sự
tham gia tích cực của hàng triệu hộ nông dân miền núi.
1.7. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su tại tỉnh Hà Giang
Cùng với chủ trương của nhà nước là đưa cây cao su ra các tỉnh miền
núi phía Bắc, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang ra nghị quyết số 22/2008/NQ-
HĐND về phát triển cây cao su… tỉnh cũng đã thuê đơn vị tư vấn thiết kế của
Tập đoàn cao su Việt Nam tiến hành quy hoạch vùng phát triển cây cao su đại
điền tại các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên giai đoạn 2010-2015
với tổng diện tích quy hoạch là 10.000 ha.
19
Tháng 7 năm 2008 tỉnh Hà Giang giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT
phối hợp cùng Tập đoàn Cao su Việt Nam tiến hành trồng thử nghiệm 9,2 ha
cao su tại hai địa điểm vùng quy hoạch dự án gồm xã Vô Điếm huyện Bắc
Quang (5,0 ha), xã Trung Thành huyện Vị Xuyên 4,2 ha, cơ cấu trồng gồm 7
giống IAN 873; RRIC 121, GT 1; RRIM 600; LH 88/72, RRIM 712; RRIV 1.
Đây là lần đầu tiên cây cao su được trồng tại Hà Giang.
Năm 2009 Công ty CP cao su Hà Giang đã tiến hành trồng 300 ha, năm
2010 trồng trên 800 ha, cơ cấu giống gồm 7 giống trên. Việc tiến hành trồng
cây cao su với quy mô lớn khi chưa được trồng khảo nghiệm đánh giá kỹ
đang gây nên nhiều sự hoài nghi và tranh luận trong giới khoa học và nhân
dân vùng dự án.
20
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Sơ đồ vùng quy hoạch trồng cao su tỉnh Hà Giang
3575750
21
Khu vực quy hoạch xây dựng Dự án trồng cây cao su nằm trên địa bàn
03 huyện phía Nam của tỉnh Hà Giang gồm Bắc Quang, Quang Bình, Vị
Xuyên với tổng diện tích quy hoạch là 10.000 ha, cụ thể như sau:
- Huyện Bắc Quang: Gồm các xã Bằng hành, Tân Thành, Đồng Tâm,
Liên Hiệp, Việt Hồng, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Tiên Kiều, Vô Điếm, Quang
Minh, Kim Ngọc. Diện tích quy hoạch 4.580 ha;
- Huyện Quang Bình, gồm các xã Bằng Lang, Yên Bình, Yên Thành,
Yên Hà, Tân Trịnh, Tân Bắc, Tiên Yên, Vĩ thượng, Xuân Giang, Hương Sơn;
diện tích quy hoạch 3.870 ha;
- Huyện Vị Xuyên: Gồm các xã Trung Thành, Linh Hồ, Phú Linh, tổng
diện tích quy hoạch 1.550 ha.
Vùng dự án nằm trong tọa độ địa lý: 220
11'49" - 220
49'20" vĩ độ Bắc;
1040
11'49" - 1050
05' 34" kinh độ Đông.
2.1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Khí hậu, thuỷ văn
Theo trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Giang: Vùng dự án nằm trong
khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt; Mùa mưa:
Nóng ẩm từ tháng 4- tháng 10; Mùa khô: Lạnh từ tháng 11 - tháng 3 hàng
năm. Vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,30
C
- Nhiệt độ tối cao trung bình năm: 27,40
C
- Nhiệt độ tối thấp trung bình năm: 19,50
C
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 40,00
C
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 2,20
C
- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm trung bình năm: 7,90
C
* Chế độ mưa ẩm: Khu vực có lượng mưa lớn.
- Lượng mưa trung bình năm của khu vực từ 2.500 - 4.900 mm/năm.
22
- Lượng mưa năm thấp nhất: 1.385mm/năm.
- Lượng mưa ngày cực đại: 234 mm.
- Lượng mưa tháng cực đại: 1020 mm.
- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 10,4 mm (tháng 2)
- Số ngày mưa trung bình năm: 160 ngày.
Tổng lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa
thường bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Tháng cực đại của
lượng mưa là tháng 8, tiếp theo là các tháng 7 và 6. Lượng mưa trong mùa
mưa thường chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm. Nửa đầu của mùa đông là
thời kỳ ít mưa nhất trong năm nhưng tổng lượng mưa tháng cũng đạt 10 mm
đến 30 mm. Trong nửa cuối mùa đông, số ngày mưa tăng lên rõ rệt nhưng
tổng lượng mưa cũng không tăng nhiều, vào khoảng 70 - 80mm/tháng.
* Các yếu tố khí hậu khác
- Số giờ nắng trung bình năm: 1.300 giờ.
- Số ngày có sương mù trong năm từ: 33 - 34 ngày.
- Số ngày có mưa phùn trong năm từ: 24 - 26 ngày.
- Số ngày có sương muối trong năm từ: 1 - 2 ngày.
- Độ ẩm: Là vùng có độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm; độ ẩm
bình quân đạt 85 - 87 %, trong đó tháng lớn nhất là 93 % (tháng 2);
- Gió: Hướng gió thay đổi theo khu vực và các mùa trong năm, phổ
biến nhất là gió Đông Nam, Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 1 m/s, tốc độ gió
cao nhất 10 m/s thường xảy ra ở các tháng đầu mùa mưa (tháng 3-5). Nhìn
chung khu vực ít bị ảnh hưởng của gió mạnh, lốc xoáy.
Nhìn chung, nền khí hậu của khu vực khá thuận lợi cho các loài cây
trồng phát triển quanh năm.
23
2.1.2.2. Địa hình
Địa hình khu vực xây dựng dự án tương đối đồng nhất, chủ yếu đồi núi
đất thấp, đồi bát úp phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực, độ dốc trung bình
từ 150
đến 250
, cá biệt có nơi dốc 350
. Do địa hình khá bằng phẳng, đất đai
màu mỡ lại gần nguồn nước nên các khe đồi tạo thành thung lũng nhỏ được
khai thác và sử dụng triệt để trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.2.3. Đất đai
Căn cứ vào tài liệu thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch thiết kế Nông
nghiệp lập năm 1999, huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên hiện có 08
nhóm đất chính gồm.
- Nhóm đất xám X (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích lớn nhất, phân
bố đều ở các xã thuộc 03 huyện. Thành phần cơ giới của đất biến động từ nhẹ
đến trung bình và nặng, đất có phản ứng chua và rất chua; hàm lượng mùn và
đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình và khá; lân tổng số và lân dễ tiêu trong
đất nghèo; nghèo Kali. Nhóm đất này thích hợp với cây trồng ngắn ngày,
vùng đất có địa hình cao thích hợp với các cây dài ngày, tuy nhiên cần chú ý
đến chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.
- Nhóm đất đỏ F (Ferasols): Chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở 03 huyện,
đất có TP cơ giới nặng, phản ứng chua và rất chua. Hàm lượng mùn và đạm tổng
số ở tầng đất mặn giàu và khá. Lân tổng số giàu nhưng lân dễ tiêu nghèo, Ka li
tổng số trao đổi nghèo. Đất đỏ phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Nhóm đất phù sa P (Fluvisols): Diện tích nhỏ, tập trung nhiều ở khu
vực ven sông, suối. Phản ứng của đất thay đổi từ trung bình đến hơi chua,
hàm lượng đạm tổng số ở lớp mặt trung bình khá, kali tổng số trung bình
nhưng dễ tiêu ở mức nghèo. Thành phần cơ giới của đất biến động phức tạp,
thay đổi từ trung bình đến nặng. Nhóm đất này phù hợp với trồng cây ngắn
ngày, đặc biệt là các loại cây lương thực.
24
- Nhóm đất glay GL (Glaysols): Diện tích nhỏ, nhóm đất này được
hình thành từ nơi địa hình thấp, luôn giữa ẩm. Nhóm đất này chủ yếu để
trồng lúa nước.
- Nhóm đất đen R (Luvisols): Chiếm diện tích nhỏ phân bố ở Vị Xuyên,
được hình thành ở ven châncác dãy núi đá vôi, hoặc thung lũng đá vôi. Thành
phần cơ giới của đất nặng, đất có phản ứng trung tính, hàm lượng mùn và
đạm tổng số khá, giàu lân tổng số và dễ tiêu, kali tổng số và kali trao đổi
nghèo, đất dễ bị khô hạn. Nhóm đất này thích hợp với trồng một số loại cây
ngắn ngày như ngô, đậu tương, lạc…
- Nhóm đất Than bùn (histosols): Có diện tích không đáng kể, tập trung
ở xã Vô Điếm huyện Bắc Quang, đất có tính lầy. Thành phần cơ giới nhẹ và
trung bình; đất có phản ứng chua; hàm lượng đạm và mùn tổng số giàu, lân
tổng số và dễ tiêu trung bình, kali nghèo. Nhóm đất này ít có ý nghĩa trong
sản xuất nông nghiệp.
- Nhóm đất tích vôi V (Calcisols): Chiếm diện tích nhỏ phân bố ở
huyện Vị Xuyên, đất được hình thành ở thung lũng đá vôi, Calci tích lũy
nhiều trong đất. Thành phần cơ giới của đất nặng, hàm lượng mùn và đạm
tổng số giàu. Nhóm đất này thích hợp với trông cây ngắn ngày.
- Nhóm đất mùn Alit A (Acrisols): có diện tích nhỏ, phân bố ở huyện Vị
Xuyên. Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng chua và rất chua, hàm
lượng mùn và đạm tổng số trong đất giàu, lân tổng số và lân dễ tiêu trung
bình, kali tổng số nghèo. Loại đất này thích hợp cho các loại cây dài ngày.
Nhìn chung đất trên địa bàn 3 huyện thuộc loại đất hơi chua, dinh
dưỡng khá. Trong các nhóm đất trên sơ bộ có khả năng phát triển cao su ở
nhóm đất xám và đất đỏ ở nơi có độ dốc và tầng đất dày cho phép.
25
2.1.2.3. Thảm thực vật
a/ Thực vật trồng:
Trong khu vực gồm có một số diện tích cây ăn quả lâu năm như Cam,
quýt khoảng 3000 ha; chè khoảng 5.000 ha, cây ngắn ngày như lúa nước, lúa
nương, khoai, ngô, sắn, lạc, đậu tương…
Diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh gồm các loài cây chủ yếu như Keo,
Mỡ, Dó trầm với tổng diện tích khoảng 25.000 ha.
b/ Thảm thực vật rừng tự nhiên:
Đây là khu vực có độ che phủ rừng cao nhất tỉnh (55-60%), là loại rừng
thường xanh như rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, rừng thuần loại vầu. Thành phần
loài cây rất đa dạng có giá trị kinh tế cao như: Nghiến, trai, lý, đinh, sến, dổi,
mỡ, dâu, kháo núi đá, kim giao…
2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội vùng Dự án
2.2.1. Dân sinh - Kinh tế
Dân số vùng dự án là 260.134 người, chiếm 37 % dân số của tỉnh, mật
độ dân số trung bình là 76 người/km2
, huyện có mật độ dân số thấp nhất là
Vị Xuyên 63 người/km2
, tiếp đến là Quang Bình, huyện có mật độ dân số
cao nhất là Bắc Quang 93 người/km2
.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,33 % thấp hơn so với tỷ lệ tăng toàn tỉnh
(1,55 %), tuy nhiên tỷ lệ tăng này là khá cao so với toàn quốc.
Cơ cấu dân tộc: Vùng có 20 dân tộc với các dân tộc chính là: Tày và
Dao, Kinh, Nùng, La Chí, Hoa, Mông, Ngạn, Thái,… cùng chung sống, an
ninh chính trị ổn định.
Lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 45 % tổng dân số; trong đó lao
động nông, lâm nghiệp chiếm 80 %. Số lao động dôi dư còn khá lớn, tỷ lệ sử
dụng thời gian lao động thấp vì sản xuất nông nghiệp theo thời vụ.
26
Bảng 2.1. Dân số, lao động các huyện vùng dự án
Huyện Dân số (người) Ước lao động (người)
Bắc Quang 108.704 48.373
Quang Bình 55.834 27.457
Vị Xuyên 95.596 41.106
Tổng 260.134 116.936
Khu vực thực hiện dự án có điều kiện kinh tế xã hội phát triển chưa
đồng đều, trình độ dân trí chưa cao nhất là các thôn, xóm ở vùng sâu vùng xa.
Thu nhập bình quân đầu người khoảng 4,5 - 5,5 triệu đồng/năm, còn nhiều hộ
đói nghèo .
2.2.2. Văn hóa- Giáo dục - Y tế
2.2.2.1. Văn hóa
Tại các trung tâm huyện và một số xã đều có nhà văn hóa, tỷ lệ phủ
sóng phát thanh đạt 100 %, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90 %. Các hoạt
động văn hóa văn nghệ được tổ chức thường xuyên vào các ngày lễ, tết. Văn
hóa các dân tộc được bảo tồn, phát triển.
2.2.2.2. Giáo dục
Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm, các xã đều có trường tiểu
học, trung học cơ sở, các huyện đều có trường trung học phổ thông tại trung
tâm huyện và cụm xã, các xã đã phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh công tác
phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cơ sở trường lớp, sách giáo khoa trang thiết
bị dạy và học được tăng cường, mạng lưới trường học được mở rộng.
2.2.2.3. Y tế
Hiện nay 100% các xã đều có trạm y tế và được kiên cố hoá, ngoài ra
còn có mạng lưới y tế thôn bản. Cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh
được tăng cường đầu tư.
27
2.2.2.4. Giao thông
Giao thông đi lại tương đối thuận lợi có quốc lộ 2 và quốc lộ 279 chạy
qua, 80 % đường đến trung tâm xã là đường nhựa, đường bê tông. Đường liên
thôn, bản đều có đường cấp phối ô tô có thể vận xuất hàng hoá lưu thông, đặc
biệt hiện nay các xã đang triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới vì
vậy nhiều đường liên thôn, liên gia và đường hộ gia đình được bê tông hóa.
2.3. Thực trạng ngành lâm nghiệp
Theo kết quả thống kê, tổng diện tích đất lâm nghiệp 3 huyện là
194.328 ha, trong đó:
- Rừng sản xuất: 67.760,15 ha;
- Rừng phòng hộ: 97.339,38 ha;
- Rừng đặc dụng: 29.228,75 ha.
Huyện Bắc Quang có tỷ lệ đất lâm nghiệp/ đất tự nhiên cao nhất (60%),
Vị Xuyên 56 % và Quang Bình 54 %. Độ che phủ rừng từ 54,5 % - 58%;
Tại địa bàn xã đã thực hiện tốt chính sách giao đất giao rừng đến nay cơ
bản diện tích rừng và đất rừng đã có chủ quản lý (gồm 3 chủ thể chính là hộ gia
đình, xã, thôn quản lý). Đi đôi với giao đất giao rừng công tác tuyên truyền phổ
biến thực hiện luật bảo vệ phát triển rừng được chú trọng, các hộ gia đình tham
gia thực hiện tốt chương trình trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng bằng vốn
đầu tư của các chương trình dự án 327 và hiện nay là chương trình dự án 661
với mức đầu tư cho (khoanh nuôi, bảo vệ là 100.000 đồng/ha, trồng rừng mới:
phòng hộ 10 triệu đồng/ha/ 4 năm; sản xuất 2 triệu đồng/ha ).
Những năm gần đây Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích mạnh
mẽ cho phát triển lâm nghiệp, dự án trồng rừng sản xuất được triển khai trên
diện rộng tại địa phương thông qua chương trình 661 trên địa bàn các huyện Bắc
Quang, Quang Bình, Vị Xuyên từ năm 2006 - 2010 đã trồng được trên 25.000
ha. Ba đơn vị trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam là Công ty Lâm nghiệp
Cầu Ham, Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo, Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo trồng
rừng nguyên liệu với tổng diện tích trồng trong 4 năm qua khoảng 6.000 ha.
28
2.4. Đánh giá chung
Những thuận lợi
Lực lượng lao động trong vùng dồi dào, đất đai phì nhiêu, nhân dân cần
cù chịu khó, cộng đồng các dân tộc sống đoàn kết, có nhiều kinh nghiệm canh
tác trên đất dốc.
- Các chương trình Dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã thúc đẩy
nền kinh tế của các huyện trong vùng phát triển, nhân dân yên tâm sản xuất và
tin tưởng vào chủ trương hỗ trợ phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Những khó khăn
Kinh tế của các xã còn khó khăn, số hộ nghèo chiếm cao, chất lượng
lao động thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào
các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp chiếm
tỷ lệ lớn, đất lâm nghiệp tương đối tốt, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng thế
mạnh của sản xuất lâm nghiệp trong đó trồng rừng sản xuất chưa được phát
huy hết, giá trị từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp thấp. Các loại hình dịch
vụ cũng như các ngành nghề khác chưa phát triển và chưa giải quyết được
công ăn việc làm cho người lao động trong vùng cũng như cải thiện thu nhập
của người dân.
Các dự án, chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp đã và đang được
triển khai trên địa bàn các huyện, xã. Tuy nhiên quá trình đầu tư đang ở giai
đoạn đầu nên người dân mới chỉ được hưởng các hợp phần về đầu tư hạ tầng,
còn nguồn thu từ rừng chưa đáng kể.
Nhìn chung kinh tế của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn,
phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, kinh tế chậm phát triển, nguồn lao động dồi
dào nhưng lao động kỹ thuật ít, trình độ kỹ thuật hạn chế, phương thức canh
tác ở một số xã vùng sâu còn lạc hậu.
29
Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển
rừng trồng Cao su tại Hà Giang.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được khả năng thích nghi của một số giống cây Cao su
được trồng ở tỉnh Hà Giang.
+ Bước đầu đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trồng Cao su tại
khu vực nghiên cứu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là sự sinh trưởng và phát triển của 07 giống cây
Cao su (IAN 873; RRIC 121, GT 1; RRIM 600; LH 88/72, RRIM 712; RRIV
1) trồng mô hình trên địa bàn 2 xã Trung Thành huyện Vị Xuyên và xã Vô
Điếm huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang đã trồng từ tháng 7/2008.
3.3. Giới hạn nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2010 - tháng 7/2011
- Diện tích mô hình nghiên cứu: 9,2 ha
- Địa điểm nghiên cứu: tại 02 xã Vô Điếm huyện Bắc Quang và xã
Trung Thành huyện Vị Xuyên
- Về nội dung giới hạn ở đánh giá, so sánh sinh trưởng và phát triển của
7 giống cây Cao su
3.4. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu gồm 04 nội dung:
i) Tìm hiểu phương thức, kỹ thuật trồng cây Cao su tại khu vực nghiên cứu
ii) Điều tra, đánh giá lập địa tại 02 địa điểm xây dựng mô hình trồng
cây Cao su;
30
iii) Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của 7 giống cây Cao su (IAN
873; RRIC 121, GT 1; RRIM 600; LH 88/72, RRIM 712; RRIV) trên cùng
điều kiện lập địa;
iv) Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để trồng cây Cao su tại Hà Giang.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp luận khoa học và căn cứ chọn loài cây trồng
Một số năm gần đây hầu hết các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nói
chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đều xây dựng dự án trồng cây Cao su tại địa
phương với tổng diện tích quy hoạch từ năm 2006 -2010 là 150.000 ha. Tuy
nhiên việc đưa cây Cao su "Bắc tiến" ra khỏi vùng trồng truyền thống, nơi có
khí hậu khắc nghiệt đã gây không ít trang cãi trong giới khoa học, các nhà
quản lý, cũng như sự hoài nghi trong nhân dân. Do vậy trước khi tiến hành
trồng mở rộng cây Cao su cần phải có nghiên cứu, đánh giá mức độ thích nghi,
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường... Vấn đề đặt ra là lựa chọn được bộ giống
thích hợp và xây dựng được quy trình thâm canh phù hợp với điều kiện của
tỉnh Hà Giang.
Sự thành bại của công tác trồng rừng được quyết định bởi việc xác định
loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng có chính xác hay không, trong đó
chọn loài cây trồng là biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quyết định nhất [17] .
Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên có ba mâu thuẫn cơ bản đó là: Mâu
thuẫn giữa các cá thể thực vật trong trong quá trình sống với điều kiện tự
nhiên, mâu thuẫn giữa các cá thể trong quần thể, mâu thuẫn giữa quần thể với
điều kiện tự nhiên.
Rừng trồng tốt hay xấu, hiệu quả kinh tế của rừng trồng cao hay thấp
do ba yếu tố chủ đạo chi phối đó là: Đặc tính sinh vật học của loài, điều kiện
hoàn cảnh gây trồng và các biện pháp tác động của con người. Có nhiều biện
pháp kỹ thuật tác động, nhưng chọn loài cây trồng giữa vai trò chủ đạo.
31
Căn cứ để chọn loài cây trồng
Cây trồng có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên (Khí hậu, đất đai,
địa hình), muốn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trong một điều
kiện tự nhiên nhất định chỉ có thể thực hiện một trong ba giải pháp sai đây:
Một là đem cây đến trồng ở nơi có điều kiện tự nhiên hoàn toàn thích
hợp với yêu cầu sinh thái của nó.
Hai là đem cây đến nơi có điều kiện tự nhiên cơ bản đáp ứng được đặc
tính sinh vật học của cây trồng, có một số không thích hợp nhưng có thể áp
dụng các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tưới nước, trồng những dải rưng
phòn hộ cải thiện điều kiện hoàn cảnh. Nói cách khác, xuất phát từ điều kiện
tự nhiên đã có , sau đó chọn cây có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao để
gây trồng. Trong sản xuất đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi và phổ
biến nhất.
Ba là làm thay đổi đặc tính di truyền, tạo ra giống mới làm cho nó có
thể thích ứng với điều kiện tự nhiên mới, phương pháp này còn ít trong sản
xuất hiện nay.
Căn cứ và điều kiện tự nhiên để chọn loài cây trồng cần hải dựa vào
nhân tố như khí hậu, đất đai, và địa hình sao cho đáp ứng tốt nhất mục đích
kinh doanh.
i) Khí hậu: Là nhân tố hàng đầu, quyết định sự phân bố của một loài
cây. Mỗi loài cây đều có một điều kiện khí hậu thích hợp nhất và có giới hạn
thích ứng nhất định. Chính vì vậy mỗi loài cây đều có trung tâm phân bố tự
nhiên, càng xa trung tâm phân bố tự nhiên cây càng sinh trưởng phát triển
kém. Trong chọn loài cây trồng cần phân biệt rõ điều kiện khí hậu thích hợp
với điều kiện mà nó có thể thích ứng. Các yếu tố của điều kiện khí hậu có ảnh
hưởng tổng hợp đến cây trồng nhưng nhiệt độ và lượng mưa là hai yêu tố
quan trọng nhất. Yếu tố nhiệt độ cần chý ý đến nhiệt độ bình quân năm và
32
nhiệt độ tối thấp. Nhiệt độ bình quân năm có ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển bình thường của cây trồng, còn nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp
quyết định sinh tồn của nó. Lượng mưa cần xem xét tổng lượng mưa cả năm
và lượng mưa trong năm (các tháng).
ii) Đất đai: Tương tự như khí hậu, đất đai có ảnh hưởng khá rõ đến cây
trồng, mỗi loài cây đều có phạm vi thích hợp và thích ứng với một số loại đất
nhất định. Trên đất thích hợp cây sinh trưởng nha, khả năng kháng sâu bệnh
cao, tuổi thọ, chất lượng và sản lượng đều cao. Vì vậy khi chọn cây trồng phải
chú ý các yêu cầu của cây đối với đất đai.
iii) Địa hình: Địa hình có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm thổ nhưỡng
và điều kiện khí hậu, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn năng lượng
mặt trời, tạo nên các hướng phơi khác nhau, quá trình phong hóa cũng khác
nhau, vì vậy nó quyết định đến quá trình hình thành đất. Sự thay đổi của địa
hình nhất là độ cao so với mực nước biển và hướng dốc có ảnh hưởng rõ đến
tiểu khí hậu và quá trình hình thành đất.
3.5.2. Phương pháp thu thập và sử lý số liệu
Đề tài tiến hành thu thập số liệu cả từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp.
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Đề tài tiến hành thu thập có nguồn số liệu thứ cấp như các tài liệu, báo
cáo liên quan đến điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế vùng dự án trồng Cao su
tại tỉnh Hà Giang, từ các trường đại học, Viện nghiên cứu, Tổng công ty Cao su
Việt Nam, công ty cổ phần Cao su Hà Giang, Công ty Cao su Vân Nam -
Trung Quốc, một số doanh nghiệp trồng rừng Cao su của Vân Nam - Trung
Quốc và từ một số nguồn thông tin từ các công trình nghiên cứu về Cao su đã
được công bố lên mạng internet dưới dạng các bài báo khoa học, các bài báo
đăng tải thông tin đại chúng và các dạng ấn phẩm khác.
33
b. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra thực địa, bao gồm việc
điều tra lập địa (đất) ở khu vực và tiến hành điều tra sinh trưởng và phát triển
của cây Cao su ở thực địa.
c. Đánh giá phân loại lập địa tại 2 địa điểm trồng Cao su
Đề tài tiến hành điều tra một số đặc điểm đất tại 2 điểm trông Cao su
để xác định độ dày tầng đất, độ phì của đất, phân loại đất, tỷ lệ đá lẫn… Tiến
hành đào phẫu diện có kích thước: Chiều dải 1,2 m, chiều rộng 0,8 m, chiều
sâu 1,2 m, sau đó điều tra mô tả đất và ghi vào mẫu sau:
Phiếu điều tra đất
- Vị trí - Độ dốc
- Số hiệu phẫu diện - Thực bì
- Hướng dốc - Độ cao
- Ngày điều tra - Thời tiết ngày điều tra
- Đá mẹ - Người điều tra
Tên
đất
Tầng
đất
Độ sâu
tầng
đất
Màu
sắc
Độ
chặt
Thành
phần
cơ giới
Kết
cấu
Tỷ lệ
rễ cây
(%)
Tỷ lệ
đá lẫn
(%)
Chất
mới
Sinh
Tải bản FULL (86 trang): bit.ly/3eLBqiz
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
34
d. Đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây Cao su
Tổng diện tích nghiên cứu là 9,2 ha, nằm ở 2 xã Vô Điếm và Trung
Thành. Với 07 giống Cao su. Các giống này được trồng theo các hàng (6 đến
17 hàng mỗi giống, với số cây mỗi giống 120 đến 473 cây), các hàng được
trồng theo đường đồng mức, cụ thể như sau:
Điểm trồng xã Trung Thành huyện vị Xuyên (diện tích 4,2 ha)
IAN 873
(458 cây,
6 hàng)
RRIC 121
(437 cây,
6 hàng)
GT1
(160 cây,
08 hàng)
RRIM 600
(160 cây,
8 hàng)
LH 88/72
(278 cây,
07 hàng)
RRIM 712
(216 cây, 6
hàng)
RRIV 1
(120 cây,
7 hàng)
Điểm trồng xã Vô Điếm (diện tích 5 ha)
IAN 873
(443 cây,
14 hàng)
RRIC 121
(457 cây,
10 hàng)
GT1
(473 cây,
12 hàng)
RRIM 600
(400 cây,
17 hàng)
LH 88/72
(403 cây,
12 hàng)
RRIM 712
(410 cây,
10 hàng)
RRIV 1
(458 cây,
8 hàng)
Việc đánh giá sinh trưởng, phát triển thông qua điều tra các ô tiêu
chuẩn cố định. Mỗi giống Cao su (07 giống ) lập 01 OTC có diện tích khoảng
1.000 m2 (48 cây/giống). Đánh số thứ tự các cây trong OTC, định kỳ 04
tháng tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về đường kính thân ở vị trí: Đường kính
vanh gốc (D00) m và đường kính vanh thân cây ở vị trí 1,0 m (Theo quy định
chung của Tập đoàn Cao su VN đo đường kính vanh thân cây ở vị trí 1m),
chiều cao vút ngọn, số tầng tán, chiều rộng của tán lá, tình hình sâu bệnh hại.
+ Đo chiều cao toàn thân cây (Hvn) bằng sào, đơn vị đo bằng mét (m);
+ Đo chu vi thân tại vị trí D00 và D1.0 (đo chu vi thân tại vị trí 1m), dụng
cụ đo bằng thước dây có độ chính xác đến mm;
+ Chiều rộng của tán lá đo bằng thước dây (theo hai hướng DT, NB);
+ Tình hình sâu bệnh hai: Chọn 5 điểm trên /giống, điều tra theo đường
chéo góc, cấp bệnh phân thành 05 cấp gồm:
35
+ Cấp 0: Không bệnh;
+ Cấp 1: Rất nhẹ (Rnh): (+) Gây hại: dưới 10%;
+ Cấp 2: Nhẹ (Nh): (++)Gây hại: 10 - 25%;
+ Cấp 3: Trung bình (TB): (++++) Gây hại: 25 -50%;
+ Cấp 4: Nặng (N): (++++) Gây hại: 50 - 75%;
+ Cấp 5: Rất nặng (RN): (+++++) Gây hại: >75%
- Phân loại cây: tốt, trung bình, xấu;
Tiêu chuẩn cây tốt: Là những cây phát triển cân đối, chiều cao và đường
kính lớn hơn chiều cao và đường kình trung bình của các cây trong ô tiêu
chuẩn, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn…
Tiêu chuẩn cây trung bình: Là những cây có chiều cao và đường kính
không quá thấp hoặc vượt trội, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn…
Tiêu chuẩn cây xấu: Là những cây có chiều cao và đường kính nhỏ hơn
cây trinh bình, thân cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc…
- So sánh sinh trưởng và phát triển của 07 giống cây Cao su với nhau
trên cùng 1 điều kiện lập địa; So sánh sinh trưởng của cùng một giống Cao su
trên 2 điều kiện lập địa khác nhau lựa chọn giống có tính thích ứng (Khả năng
sinh trưởng, phát triển tốt nhất).
- So sánh kết quả đo đếm về sinh trưởng và phát triển của cây trồng
trên địa bàn với các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu bắt buộc đối với cây Cao su
trồng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản do Tập đoàn Cao su Việt Nam ban
hành. Đưa ra kết luận về mức độ phù hợp của cây Cao su tại các địa điểm
trồng và những khuyến cáo cần thiết.
e. Sử lý số liệu
Khi sử lý số liệu nội nghiệp sử dụng bảng tính XL...
+ Các chỉ tiêu về chu vi, chiều cao, đường kính tán lá được tính theo
công thức bình quân gia quyền (n>30);
36
+ Chỉ tiêu Hdc, Dt được tính theo công thức bình quân cộng;
+ Tính lượng tăng trưởng hàng năm về chu vi thân, chiều cao;
Ha
∆H=
a
;
Da
∆D=
a
Trong đó:
∆H, ∆D : Là lượng tăng trưởng bình quân chung năm về chiều cao và
chu vi.
Ha,, Da: Là trị số chiều cao vút ngọn trung bình và chu vi trung bình ở
tuổi a.
* Phân loại chất lượng cây (%)
Cây tốt =
∑cây tốt x 100
N
Cây trung bình =
∑cây trung bình x 100
N
Cây xấu =
∑cây xấu x 100
N
(N: là tổng số cây điều tra).
* Tỷ lệ cây sống T% được tính theo công thức:
T% =
Cây sống
x 100
Tổng số cây thí nghiệm
f. Phân tích số liệu
Số liệu về sinh trưởng sẽ được phân tích thông qua việc sử dụng phần
mềm Excel. Cụ thể:
Tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của Doo, Hvn, D1.0 :
Vào Excel sau đó nhập các số liệu về Doo, Hvn, D1.0 của mỗi OTC
Trên thanh công cụ Tools vào Data Analysis
Tải bản FULL (86 trang): bit.ly/3eLBqiz
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
37
Trong hộp hội thoại Data Analysis chọn mục Desriptive statistic
Hộp thoại xuất hiện ta lần lượt thực hiện các bước sau:
Khai vùng số liệu đã được nhập vào mục Input range
Khai vùng xuất kết quả vào mục Output range
Chọn và tích vào mục Summary statistic; Confidence Level for Mean
Bấm OK ta sẽ được một bảng kết quả, trong đó:
Mean: Là trị số trung bình mẫu (X) cần tính
Standard Deviation: Là sai tiêu chuẩn mẫu (S) cần tính
Sau khi tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của D1.0 , HVn ,
từ đó tiến hành tính hệ số biến động (% S) theo công thức:
( )
S
S % = ×100
X
g. Kiểm tra giả thuyết thống kê
- So sánh hai phương sai mẫu
Giả thuyết
Ho: 2 2
1 2
S =S Hai phương sai bằng nhau
H1: 2 2
1 2
S S≠ Hai phương sai có sự khác biệt
Lập tỷ số
2
1
2
2
S
F=
S
(Nếu 2 2
1 2
S >S hoặc ngược lại)
Kết quả tính toán được so sánh với F05(n1-1, n2-2)
Nếu F < F05(n1-1, n2-2) thì giả thuyết Ho được chấp nhận, bác bỏ giả
thuyết H1, có nghĩa là hai phương sai mẫu không có sự khác biệt
Nếu F > F05(n1-1, n2-2) thì giả thuyết H1 được chấp nhận, bác bỏ giả
thuyết H0, có nghĩa là hai phương sai mẫu có sự khác biệt.
3575750

More Related Content

What's hot

đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo trình pha chế cocktail - Phạm Thị Hưng.pdf
Giáo trình pha chế cocktail - Phạm Thị Hưng.pdfGiáo trình pha chế cocktail - Phạm Thị Hưng.pdf
Giáo trình pha chế cocktail - Phạm Thị Hưng.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018https://www.facebook.com/garmentspace
 
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose nataliej4
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chihttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
 
Giáo trình pha chế cocktail - Phạm Thị Hưng.pdf
Giáo trình pha chế cocktail - Phạm Thị Hưng.pdfGiáo trình pha chế cocktail - Phạm Thị Hưng.pdf
Giáo trình pha chế cocktail - Phạm Thị Hưng.pdf
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
 
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
 
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
 

Similar to Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 

Similar to Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang (20)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOTLuận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà GiangLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
 
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyenbai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO SU TRỒNG TẠI HÀ GIANG Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ANH TUÂN THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Trung Kiên
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Sau hai năm thực hiện chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn để bảo vệ tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu về các lĩnh vực khoa học, truyền cho tôi lòng yêu nghề, tâm huyết với công việc. Cảm ơn các cán bộ nhân viên của khoa sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan, gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Anh Tuân đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, Công ty Cổ phần cao su Hà Giang, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, Trung Tâm khí tượng thủy văn Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu để thực hiện luận văn đạt hiệu quả. Mặc dù đã cố gắng thực hiện tốt các nội dung của đề tài tuy nhiên trong thời gian ngắn, tài liệu còn thiếu, năng lực bản thân còn hạn chế vì vậy chắc chắn đề tài còn nhiều điểm khiếm khuyết, kính mong các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2011 Tác giả Phạm Trung Kiên
  • 4. iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................3 1.1. Nguồn gốc, xuất sứ cây cao su ............................................................... 3 1.2. Đặc điểm thực vật học............................................................................ 4 1.3. Điều kiện sinh thái.................................................................................. 5 1.4. Vai trò của cây cao su đối với phát triển kinh tế.................................... 7 1.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển cây cao su ở nước ngoài................. 9 1.6. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su tại Việt Nam......................12 1.7. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su tại tỉnh Hà Giang...............18 Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU......................................................................................20 2.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................20 2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................20 2.1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên......................................................21 2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội vùng Dự án...................................................25 2.2.1. Dân sinh - Kinh tế ..........................................................................25 2.2.2. Văn hóa- Giáo dục - Y tế ...............................................................26 2.3. Thực trạng ngành lâm nghiệp...............................................................27 Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................29 3.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................29 3.2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................29 3.3. Giới hạn nghiên cứu..............................................................................29 3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................29 3.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................30 3.5.1. Phương pháp luận khoa học và căn cứ chọn loài cây trồng...........30
  • 5. iv 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................32 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................39 4.1. Tìm hiểu phương thức, kỹ thuật trồng cây Cao su ...............................39 4.2. Đặc điểm điều kiện lập địa khu vực nghiên cứu ..................................40 4.2.1. Khí hậu ...........................................................................................40 4.2.2 Địa hình...........................................................................................42 4.2.3. Đất đai ............................................................................................43 4.2. Kết quả theo dõi đánh giá sinh trưởng của cây cao su qua các năm....45 4.2.1. Sinh trưởng và phát triển cây cao su năm 2009.............................45 4.2.1.1. Điểm xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên.....................................45 4.3.2. Kết quả theo dõi đánh giá sinh trưởng cây cao su năm 2010 ........51 4.3.3. Kết quả theo dõi đánh giá sinh trưởng cây cao su năm 2011 ........54 4.4. So sánh sinh trưởng và phát triển của cây cao su trên hai điều kiện lập địa.59 4.4.1. Đánh giá sinh trưởng chiều cao......................................................59 4.4.2. Đánh giá sinh trưởng đường kính ..................................................60 Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .......................................65 5.1. Kết luận.................................................................................................65 5.2. Tồn tại...................................................................................................66 5.3. Kiến nghị...............................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................68 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 71
  • 6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT OTC Ô tiêu chuẩn Hvn Chiều cao vút ngọn D00 Đường kính gốc Dt Đường kính tán D1.0 Đường kính thân cây tại vị trí 1,0 m ORRAF Văn phòng vốn tái canh cao su CRAM Chợ đấu giá trung tâm FAO Tổ chức Nông lương thế giới KTCB Kiến thiết cơ bản
  • 7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Dân số, lao động các huyện vùng dự án.........................................26 Bảng 4.1. Lượng phân vô cơ bón thúc cho vườn cao su..................................40 Bảng 4.2. Một số yếu tố thời tiết từ năm 2006 - 2010 tại Hà Giang ...............41 Bảng 4.3: Bảng so sánh đặc điểm điều kiện lập địa nơi trồng và yêu cầu sinh thái của cây Cao su ...................................................................44 Bảng 4.4. Kết quả đo đếm, một số chỉ tiêu theo dõi cây cao su tại xã Trung Thành .....................................................................................46 Bảng 4.5. Bảng tổng hợp kết quả đo đếm một số chỉ tiêu nghiên cứu cây cao su trồng tại xã vô Điếm - Bắc Quang.........................................46 Bảng 4.6. Sâu bệnh hại các giống cao su tại xã Trung Thành........................50 Bảng 4.7. Sâu bệnh hại các giống cao su tại xã Trung Thành........................50 Bảng 4.8. Kết quả quan trắc cây cao su trồng tại xã Trung Thành năm 2010...........51 Bảng 4.9. Kết quả quan trắc cây cao su trồng tại xã Vô Điếm năm 2010.......52 Bảng 4.10. Sâu bệnh hại các giống cao su tại 2 xã.........................................54 Bảng 4.11. Kết quả tổng hợp một số yếu tố thời tiết từ tháng 1- 4 năm 2011.....55 Bảng 4.12. Tỷ lệ sống của cây cao su tháng 4 năm 2011 ................................56 Bảng 4.13. Kết quả quan trắc cây cao su trồng tại xã Trung Thành................57 Bảng 4.14. Kết quả quan trắc cây cao su trồng tại xã Vô Điếm......................58 Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao ở các dạng lập địa khác nhau.....59 Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu sinh trưởng đường kính ở 2 dạng lập địa khác nhau.....60
  • 8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Sơ đồ vùng quy hoạch trồng cao su tỉnh Hà Giang .........................20 Biểuđồ1.1.Tỷtrọngdiệntíchtrồngcaosucủacácnướcđứngđầutrênthếgiới .............9 Biểu đồ 4.1. Mô phỏng tỷ lệ sống của các giống cao su năm 2009.................47 Biểu đồ 4.2. Mô phỏng về tăng trưởng đường kính gốc D00 ...........................48 Biểu đồ 4.3. Mô phỏng chiều cao vút ngọn cây cao su năm 1 ........................49 Biểu đồ 4.4. Mô phỏng tỷ lệ cây sống tại 2 hô hình năm 2010 .......................52 Biểu đồ 4.5. Mô phỏng tỷ lệ cây cao su sống tháng 4 năm 201 ......................56 Biểu đồ 4.6. Biểu đồ so sánh sinh trưởng chiều cao ở 2 dạng lập địa.............60 Biểu đồ 4.7. So sánh sinh trưởng đường kính trên các lập địa khác nhau......61
  • 9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 792.321 ha, trong đó diện tích rừng và đất rừng 552.034 ha chiếm 70 % diện tích tự nhiên của tỉnh, trên 80 % dân số sống ở nông thôn. Vì vậy sản xuất lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Những năm gần đây cùng với việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, Ngành Nông lâm nghiệp tỉnh Hà Giang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mạnh mẽ theo hướng gắn sản xuất nông lâm nghiệp với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước giúp người dân xoá đói giảm nghèo và làm giàu. Hiện nay một loại cây trồng đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền của tỉnh rất quan tâm đó là trồng cây cao su với quy mô đại điền, để làm việc này tỉnh Hà Giang đã tiến hành các công tác chuẩn bị như đưa cán bộ đi tham quan học tập các tỉnh đã trồng thành công cây cao su, cử một phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phụ trách riêng về chương trình phát triển cây cao su, ban hành các cơ chế, chính sách về phát triển cây cao su như Tỉnh uỷ đã ra nghị quyết chuyên đề về cây cao su, Hội đồng nhân dân Tỉnh ra nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND về phát triển cây cao su. Đảng bộ tỉnh Hà Giang thống nhất xác định chương trình phát triển cây cao su là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phương thức sản xuất; giải quyết việc làm, nâng cao đời sống và thu nhập cho nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015 cũng đã khẳng định tiếp tục chương trình phát triển trồng 10.000 ha trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015 [19]. Tỉnh đã tiến hành quy hoạch vùng phát triển cây cao su đại điền tại các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên giai đoạn 2010-2015 với tổng diện
  • 10. 2 tích quy hoạch trồng 10.000 ha [20], liên kết với Tập đoàn cao su Việt Nam thành lập Công ty Cổ phần cao su Hà Giang. Năm 2008 tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì tiến hành trồng thử nghiệm 9,2 ha cây cao su (gồm 07 giống: IAN 873; RRIC 121, GT 1; RRIM 600; LH 88/72, RRIM 712; RRIV 1), sau một năm trồng nhận thấy có tiềm năng phát triển cây cao su tại Hà Giang, trong 2 năm 2009 và 2010 Công ty cổ phần cao su Hà Giang đã tiến hành trồng được khoảng 1.115 ha trên địa bàn 03 huyện vùng dự án, các diện tích trồng chủ yếu là trên đất trồng cam sau khi bị bệnh Greenning nhân dân chặt bỏ và diện tích đất rừng nghèo kiệt chuyển đổi, qua 2 năm trồng (2008-2010) bước đầu đánh giá cây cao su đã trồng trên địa bàn xã Vô Điếm huyện Bắc Quang và xã Trung Thành huyện Vị xuyên cho thấy cây sinh trưởng khá tốt, ít bị sâu bệnh hại có triển vọng để phát triển nhân rộng. Tuy nhiên việc đưa cây cao su là loài cây mới lần đầu tiên trồng tại Hà Giang, suất đầu tư trồng lớn (từ khi trồng đến khi bắt đầu khai thác khoảng 115 triệu đồng /ha), chu kỳ kinh doanh dài (6-8 tuổi mới bắt đầu cho khai thác), còn nhiều quan ngại về khả năng sinh trưởng và phát triển, năng suất mủ của cây cao su trồng tại Hà Giang, cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cao su trên địa bàn tỉnh. Mặt khác cao su trồng ở Hà Giang không phải là vùng truyền thống của loài cây này vì vậy cần có công tác nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng kết quả trồng thử nghiệm cao su từ mô hình sau đó lựa chọn chọn lựa các giống có khả năng thích ứng với các điều kiện tự nhiên của địa phương, có năng suất, chất lượng mủ cao để khuyến cáo nhân rộng toàn vùng dự án. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su trồng tại Hà Giang”.
  • 11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn gốc, xuất sứ cây cao su Cao su có tên khoa học Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae, vốn là cây mọc hoang dại trong lưu vực sông Amazon - Brazil và các vùng kế cận, chính nhà thám hiểm Christopher Columbus và các thuỷ thủ khi đi khám phá các vùng đất châu Mỹ vào các năm 1493 - 1496 đã phát hiện ra chất cao su từ những quả bóng làm từ nhựa cây của thổ dân đảo Haiti. Đến đầu thế kỷ 19, Brazil là nước duy nhất xuất khẩu cao su cho công nghiệp thế giới. Thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Thử nghiệm thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, năm 1876 những cây giống đã được gửi tới Ceylon và gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở các nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Cây cao su có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn điền đã được thành lập ở Malaysia, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi. Hiện nay có 24 quốc gia trồng cao su tại 3 châu lục: Á, Phi và Mỹ La Tinh. Tổng diện tích toàn thế giới khoảng 9,4 triệu ha, trong đó Châu Á chiếm 93%, Châu Phi 5%, Mỹ La Tinh quê hương của cây cao su chưa đến 2% diện tích cao su thế giới. Việc mở rộng diện tích cao su vùng Nam Mỹ gặp khó
  • 12. 4 khăn do bị hạn chế bởi bệnh cháy lá Nam Mỹ (SALB). Indonesia có diện tích cao su lớn nhất thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Malaisia, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Hầu hết diện tích cao su của các nước đều nằm trong vùng truyền thống trồng cao su. Hiện nay, nhiều nước đang mở rộng diện tích cao su ra ngoài vùng truyền thống như một công cụ để bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập của người dân. 1.2. Đặc điểm thực vật học Cây cao su khi ở tình trạng hoang dại tại vùng nguyên quán thì mật độ cây thưa thớt và với chu kỳ sống trên 100 năm, nên có dạng cây rừng lớn. + Thân cây cao su thuộc loại thân gỗ, to, cao. Ở những cây lâu năm thân có thể cao tới 20 - 30m và đường kính thân tới 1m. Thân là phần kinh tế chính của cây cao su cho mủ và gỗ. + Vỏ gồm 3 lớp chính: Lớp da bần: Là lớp vỏ ngoài cùng tập hợp các tế bào chết, để bảo vệ lớp trong. Lớp vỏ cứng: Là lớp vỏ giữa, da cát, có chứa một số mạch mủ. Lớp vỏ mềm: Là lớp vỏ trong cùng, da lụa, chứa nhiều mạch mủ, nơi cung cấp latex. Mạch mủ xếp nghiêng từ phải qua trái tính từ dưới lên làm thành một góc 50 so với đường thẳng đứng. + Lá cao su mọc cách, có 3 lá chét, cuống dài có hình bầu dục, đuôi nhọn, mặt nhẵn, gân song song, có chức năng quang hợp góp phần sinh trưởng tổng hợp mủ cao su. + Hoa cao su thuộc loại đơn tính, đồng chu, thụ phấn chéo (hoa đực, hoa cái mọc riêng rẽ trên cùng một cành). + Quả cao su thuộc loại quả nang, có lớp vỏ dày cứng trong có chứa các hạt, khi chín vỏ tự nứt hạt có thể tách ra ngoài. + Hạt cao su hình trứng hơi tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ sừng cứng, có vân, bên trong có nhân gồm phôi nhũ và cây mầm.
  • 13. 5 + Bộ rễ cao su bao gồm rễ trụ và rễ bàng: Rễ trụ dài từ 3 - 5m. Rễ bàng ăn rộng từ 4 - 6m. Bộ rễ chiếm 10 - 15% tổng sinh khối của cây; nhìn chung bộ rễ cao su khoẻ, tuy không phát triển sâu rộng như một số cây khác. Khi được nhân trồng trên sản xuất, do việc tính toán hiệu quả của cây trên việc sử dụng đất và vốn đầu tư nên cây cao su được trồng trong điều kiện khác hẳn với tình trạng hoang dại, cụ thể: - Mật độ trồng dày (18 - 25m2 /cây và 500 - 600 cây/ha). - Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn là từ 30 - 35 năm, chia làm 2 thời kỳ là thời kỳ kiến thiết cơ bản (5 - 8 năm tuỳ theo điều kiện sinh thái và chăm sóc) và thời kỳ kinh doanh, đây là thời gian khai thác mủ cây (từ 25 - 30 năm). Do phải thích nghi với điều kiện sống nên kích thước và hình dáng cây cao su trong sản xuất trở nên nhỏ hơn so với cao su hoang dại, tối đa chỉ cao 25 - 30m và đạt vanh tối đa là 1,0 m khi vào cuối chu kỳ khai thác. Khác với cây cao su hoang dại ở dạng cây thực sinh có thân cây hình nón với vanh thân giảm dần từ thấp lên cao, các cây cao su nhân trồng có dạng cây ghép với thân cây hình trụ có một mối ghép (chân voi) phình to ra ở ngay phía trên mặt đất và kích thước thân cây từ thấp đến cao thay đổi không đáng kể (Tổng công ty cao su Việt Nam, 2004) [16]. 1.3. Điều kiện sinh thái Do nguồn gốc cây cao su ở vùng nhiệt đới cho nên cho nên khi nhân trồng nên chọn các vùng trồng có điều kiện phù hợp: a) Khí hậu Cây cao su cần nhiệt độ cao và ít biến động với nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 - 300 C, trên 400 C cây khô héo, dưới 100 C nếu kéo dài cây sẽ bị nguy
  • 14. 6 hại như héo và rụng lá, chồi ngọn ngưng sinh trưởng,... Ở nhiệt độ 250 C năng suất mủ của của cây đạt mức cao nhất, nhiệt độ mát dịu vào sáng sớm cũng giúp cây cao su cho năng suất mủ cao nhất. Các vùng trồng cao su lớn hiện nay phần lớn là ở vùng khí hậu nhiệt đới. b) Lượng mưa Cây cao su có thể trồng ở những vùng đất có lượng mưa từ 1500 - 2000mm/năm, nếu lượng mưa thấp hơn thì cần phải phân bố đều trong năm, đất phải giữ nước tốt. c) Gió Gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì giúp cho vườn cây thông thoáng, khi gió cấp 5 - 6 sẽ làm lá cao su xoăn lại, rách lá, chậm tăng trưởng, trồng cao su ở những nơi có gió mạnh thường xuyên, gió to, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây, gãy cành, trốc gốc nhất là ở những vùng đất nông rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được. d) Giờ chiếu sáng Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao, giờ chiếu sáng tốt cho cây cao su bình quân là 1600 - 2800 giờ/năm, tốt nhất là vào khoảng 1600 - 1700 giờ/năm. e) Đất đai Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành phần và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su cần được đặt ra. + Cao trình: Cây cao su thích hợp với vùng đất có cao trình tương đối thấp (dưới 600m). Càng lên cao càng bất lợi do độ cao càng tăng thì nhiệt độ càng giảm và gió mạnh. Tuy nhiên hiện nay với những tiến bộ về giống có thể đưa cao trình trồng cao su lên cao hơn giới hạn cũ.
  • 15. 7 + Độ dốc: Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất, đất càng dốc xói mòn càng mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chóng xói mòn như làm đường đồng mức, băng chắn nước... vừa bảo vệ được đất không bị xói mòn vừa dễ cạo mủ, thu mủ và vận chuyển về nơi chế biến. + Lý và hoá tính đất: PH giới hạn để trồng cao su là từ 3,5 - 7,0; tốt nhất là từ 4,5 - 5,5. Độ dày tầng đất cũng là một yếu tố quan trọng để giúp cho sự tăng trưởng của rễ cao su, hiện nay đất có tầng canh tác từ 0,8m trở lên là có thể xem là đạt yêu cầu để trồng được cao su [16]. Đối với cây cao su, các chất dinh dưỡng trong đất không phải là yếu tố giới hạn nghiêm trọng, tuy nhiên trồng cao su trên các loại đất nghèo dinh dưỡng cần đầu tư nhiều phân bón sẽ làm tăng chi phí đầu tư, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài khiến hiệu quả kinh tế giảm đi. 1.4. Vai trò của cây cao su đối với phát triển kinh tế Cây cao su chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp nước ta, cây cao su vừa cho mủ, lấy gỗ, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn. Sản phẩm cao su đã và đang được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như: cao su thiên nhiên gắn với ngành sản xuất lốp xe mà ngành này gắn với phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển, cao su tổng hợp, đồ gỗ… Về giá trị kinh tế: Cây cao su là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỉ USD, năm 2008, năm 2009; năm 2010 đạt 2,32 tỷ USD, 5 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu 240 nghìn tấn, đạt hơn 1 tỷ USD; ước năm 2011 đạt trên 3 tỷ USD; Cao sư trở thành nông sản xuất khẩu lớn thứ 2 sau gạo và vượt qua cà phê. Hiện nay sản phẩm cao su của Việt Nam xuất khẩu ra 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2009 Tập đoàn cao su
  • 16. 8 Việt Nam có 93.000 CNVC, mức lương trên 4,5 triệu đồng /tháng, nộp ngân sách trên 2.418 tỷ đồng (Tạp chí Cao su Việt Nam số 312; 1-4-2010)[13]. Ngoài sản phẩm chính là mủ, mỗi hecta cao su hàng năm có thể cung cấp khoảng 450 kg hạt, có thể ép được 56 kg dầu phục vụ cho công nghệ chế biến sơn, xà phòng, thức ăn chăn nuôi và làm phân bón rất tốt. Cao su có thể tổng hợp được công nghệ hóa dầu, diễn biến giá dầu thô và giá cao su thiên nhiên tỷ lệ thuận với nhau. Sau chu kỳ kinh doanh mủ, khi chặt hạ để trồng lại, cây cao su còn cho một lượng gỗ tương đối lớn (bình quân từ 130 - 258m2 /ha) phục vụ cho chế biến đồ gỗ gia dụng và xuất khẩu, gỗ cao su được đánh giá cao vì có thớ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn được đánh giá như là loại gỗ “ thân thiện với môi trường” và giá trị tương đương gỗ nhóm III. Hiện nay tùy theo nguồn gốc giống, mật độ vườn cây và trình độ thâm canh, năng suất một số giống đang trồng ở nước ta cho thấy sau 20 - 21 năm tuổi, 1hecta cao su có thể đạt sản lượng gỗ từ 162 - 389m3 , trong đó trữ lượng gỗ thân chính chiếm khoảng 75 - 77%. Về xã hội: Sản xuất cao su cần nhiều lao động cho chăm sóc, bảo vệ, khai thác, chế biến, dịch vụ và lao động trong các nhà máy chế biến sản phẩm từ cây cao su, tạo việc làm cho hàng triệu lao động góp phần xóa đói, giảm nghèo, đời sống cán bộ công nhân, nông dân được cải thiện rõ rệt, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc miền núi, trung du; nhiều hộ đã thoát khỏi nghèo đói, vươn lên làm giàu từ việc trồng cây cao su. Phát triển trồng cao su đi đôi với việc phát triển cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, xây dựng mở mang các khu kinh tế mới, tạo nên các vùng đô thị, đời sống của nhân dân ổn định, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng được giữ vững. - Về môi trường: Theo báo cáo kết quả nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng cao su ở Việt Nam năm 2009 của PGS.TS. Vương Văn Quỳnh [10]:
  • 17. 9 + Độ tàn che của rừng cao su không khác biệt so với rừng trồng đối chứng nhưng nhỏ hơn so với rừng tự nhiên. + Chưa có sự khác biệt rõ rệt về độ chặt đất giữa rừng cao su và rừng đối chứng. Độ chặt tầng đất mặt ở rừng cao su tăng lên một chút so với rừng đối chứng nhưng không rõ ở các tầng sâu. + Cường độ xói mòn ở rừng cao su trung bình là 0,46 mm/năm, còn ở rừng đối chứng là 0,34 mm/năm. + Độ ẩm ở rừng đối chứng là 20% còn ở rừng cao su là 25,6 %. - Rừng cao su còn có khả năng tích lũy các bon làm giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu. 1.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển cây cao su ở nước ngoài Cây cao su được xem là loại cây công nghiệp quan trọng, diện tích đã vượt ra xa vùng nguyên quán phân bố từ vĩ tuyến 150 Nam đến vĩ tuyến 60 B (Brazin: Acre, Mato Grosso, Rondonio và Parana; một phần của Polivia và Peru) và đã được trồng trên nhiều vùng có điều kiện khí hậu khác xa so với vùng nguyên quán như ở Assam (Ấn Độ) 200 B, Vân Nam (Trung Quốc) 22 -23,50 B. Những nước trồng và xuất khẩu cao su nhiều nhất là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Liberia và Cote d’Ivoire. Tỷ trọng về diện tích cao su của các quốc gia được thể hiện ở hình sau: Indonesia; 33,4 Việt nam; 5,4 Ấn Độ; 5 Malaysia; 16 ;Các nước còn lại 20,1 Thái lan; 20,1 Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng diện tích trồng cao su của các nước đứng đầu trên thế giới
  • 18. 10 Trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 8 triệu tấn năm 2005. Nhu cầu này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong thời gian dài, có thể đạt đến 10 triệu tấn (năm 2010) và 15 triệu tấn (năm 2035). Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, các nước trồng cao su đều tập trung mở rộng diện tích, đặc biệt ở các vùng có điều kiện sinh thái ít thuận lợi (vĩ độ cao, độ cao lớn, đất kém…) và nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích đất thông qua con đường cải tiến giống và phát triển các tiến bộ kỹ thuật nông học đi kèm. Phương hướng cải tiến giống được tất cả các Viện nghiên cứu cao su trên thế giới tập trung đẩy mạnh. Ngày nay, bên cạnh mục tiêu tạo tuyển giống năng suất mủ cao, chống chịu bệnh hại và thích nghi môi trường, năng suất gỗ cũng trở thành tiêu chí quan trọng trong chọn tạo giống cao su vì nhu cầu gỗ cao su để thay cho gỗ rừng ngày càng cao. Để đáp ứng mục tiêu trên, Malaysia đã đạt mục tiêu tạo tuyển giống cao su đạt năng suất 3,5 tấn mủ/ha/năm bình quân chu kỳ và năng suất gỗ toàn cây đạt 1,5 m3 /cây vào cuối kỳ kinh doanh. Hiệp hội nghiên cứu và phát triển cao su Quốc tế (IRRDB) cũng đề xướng chương trình hợp tác giữa các Viện cao su để phát triển giống đạt năng suất trên 3 tấn mủ/ha. Indonesia là nước trồng cao su lớn nhất thế giới hiện nay, năm 1940, Indonesia đã trồng được 1.430.000 ha cao su, trong đó 640.000 ha là đại điền và 790.000 ha là tiểu điền. Năm 1995, sản lượng cao su thiên nhiên đạt 1.456.000 tấn. Cao su tiểu điền Indonesia có đặc điểm cây bắt đầu cạo mủ vào năm thứ 8, sản lượng mủ cao nhất vào năm thứ 16 với năng suất tối đa là 1,35 tấn/ha. Cao su đại điền bắt đầu cạo mủ vào năm tuổi thứ 7, đạt sản lượng cao nhất vào năm tuổi thứ 12, Indonesia thành lập các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển cao su tiểu điền như: NES (Nuclear Estate Schemes - Kế hoạch đại điền hạt nhân) nhằm hỗ trợ sự phát triển diện tích canh tác mới của cây cao su cho thành phần nông dân nghèo không có đất, tổ chức này ký hợp đồng với nhà
  • 19. 11 nước và sử dụng đại điền làm hạt nhân để hỗ trợ sự phát triển tiểu điền xung quanh như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trồng và chăm sóc vườn cây cho tới khi khai thác. Thái Lan di nhập cao su từ Java Indonesia vào trồng tại tỉnh Trang, vùng Tây Nam vào năm 1899, từ đó cây cao su lan sang phía Nam và phía Đông nước này, tính từ năm 1966 đến năm 1993 diện tích cao su Thái Lan đã tăng thêm 880.000 ha với các vườn cây trồng các giống cao sản như RRIM 600 năng suất đạt bình quân 1,375 kg/ha/năm. Hàng năm Thái Lan tái canh được 40.000 ha, với cơ cấu diện tích là 28% cao su kiến thiết cơ bản, 30% là cây cạo mủ dưới 6 tuổi, 16% là cây cạo mủ từ 6 -12 tuổi còn lại là cây trên 20 tuổi, cây đạt năng suất cao nhất vào lúc cây được 13 tuổi, cao su tiểu điền Thái Lan chiếm 95% tổng diện tích cao su cả nước. Ngày nay, Thái Lan đã phát triển cao su ra phía Bắc và Đông Bắc nước này lên đến vĩ tuyến 19o là những vùng đất cao ít thích hợp cho cây cao su nhưng vẫn đạt năng suất 1.500kg/ha. Thái Lan cũng có các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển cao su tiểu điền như ORRAF (Office of the Rubber Aid Fund - Văn phòng vốn tái canh cao su), CRAM (Central Rubber Auction Market - Chợ đấu giá trung tâm)… (Nuchanat Na - Ranong, 2006) [26]. Trước năm 1990, Malaysia là nước trồng và sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới, sản lượng cao su đạt cao nhất 1.661.000 tấn vào năm 1988, tiểu điền cao su chiếm 80% diện tích và 70% sản lượng, dự kiến đến năm 2010 diện tích trồng cao su của nước này sẽ tăng lên tới 1,5 triệu ha. Malaysia là một điển hình trong nghiên cứu chọn lọc và khuyến cáo giống cao su thích nghi theo điều kiện sinh thái của môi trường để tối ưu hóa tiềm năng của giống. Việc phân vùng chủ yếu dựa vào mức độ gây hại của gió và các loại bệnh gây hại cao su như bệnh nấm hồng, bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá và bệnh rụng lá Corynespora.
  • 20. 12 Ấn Độ cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để phát triển cây cao su ở ngoài vùng truyền thống (từ vĩ độ 15 - 200 B), kết quả đạt được rất khả quan và năng suất mủ cây cao su có thể đạt được trên 1,5 tấn/ha/năm (S.K.Dey và T.K.Pal, 2006) [27]. Trung Quốc là nước trồng cao su rất đặc thù so với các nước khác. Diện tích cao su của Trung Quốc nằm hoàn toàn ngoài vùng truyền thống từ vĩ tuyến 18o B đến 24o B và tập trung ở các tỉnh: Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây... Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển cây cao su có hiệu quả trong điều kiện môi trường không thuận lợi (tới hạn) đối với cây cao su. Các yếu tố bất thuận cơ bản đối cây cao su ở Trung Quốc là khí hậu mùa đông lạnh, cao trình cao, đối với một số vùng như đảo Hải Nam thì thường xuyên đối diện với sự gây hại của gió bão, để hạn chế tác hại của các yếu tố không thuận Trung Quốc đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác và tạo hình thích hợp đối với từng vùng trồng cao su cụ thể. Kết quả là năng suất của một số vùng như XishuaBana thuộc tỉnh Vân Nam năng suất mủ bình quân đạt trên 2 tấn/ha/năm với các giống PR 107, RRIM 600 và GT 1. Hai giống mới có khả năng chống chịu lạnh và khô hạn tốt là Vân Nghiên 77-2, Vân Nghiên 77-4 (Xiong Daiqun và Jiang Jusheng, 2006) [25]. Ngày nay đã có xu hướng phát triển cao su mới trên thế giới đó là: Trồng cao su theo mô hình nông lâm kết hợp để thay thế dần cho mô hình trồng cao su độc canh (Laxman Joshi, Eric Penot, 2006) [24]. 1.6. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su tại Việt Nam Cây cao su được di nhập vào Việt Nam từ năm 1897, sau thời gian thử nghiệm, năm 1906 - 1907 hình thành các đồn điền có quy mô ở Đông Nam Bộ đánh dấu giai đoạn sản suất lớn của ngành cao su Việt Nam. Tại Tây Nguyên vào năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 - 1962.
  • 21. 13 Vào năm 1976, diện tích cao su tại nước ta có khoảng 76.600 ha cho sản lượng mủ 40.200 tấn (năng suất bình quân 0,52 tấn/ha). Sau trên 30 năm phát triển với chính sách và đầu tư phù hợp của Nhà nước, kết hợp với sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác nhau, cùng có sự góp phần của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tính đến năm 2003 diện tích cao su thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam là 215.610 ha, đưa vào khai thác 173.143 ha với năng suất bình quân 1,51 tấn/ha/năm (Lê Hồng Tiễn, 2006) [15]. Đến cuối năm 2007, tổng diện tích cao su cả nước đạt 549.000 ha cho tổng sản lượng 601.700 tấn (năng suất bình quân 1,612 tấn/ha/năm). Năng suất trên diện tích do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quản lý đạt 1,716 tấn/ha/năm, Trong khi năng suất của cao su tiểu điền tại Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp, bình quân đạt 1,44 tấn/ha/năm. Giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam không những tăng về số lượng mà còn tăng đáng kể về mặt chất lượng, chỉ tính riêng năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 741.000 tấn cao su với 15 chủng loại khác nhau mang về nguồn ngoại tệ gần 1,4 tỷ USD (Trần Thị Thúy Hoa, 2008) [23]. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, diện tích sản xuất cao su trong nước trong năm 2009 tăng 6,8% so với năm 2008. Tổng diện tích bao phủ bởi cây cao su năm 2009 là 674,2 nghìn ha. Trong đó, tổng diện tích cao su bước vào độ tuổi khai thác và đang khai thác là 421,6 nghìn ha, chiếm 62,5%. Ngoài diện tích cao su trồng mới ở những vùng truyền thống ở miền Trung Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, cây cao su đã được trồng mới tại một số tỉnh Tây Bắc và đầu tư trồng mới tại Lào và Campuchia, Nam Phi và Myanmar. Theo mục tiêu của ngành cao su Việt Nam, đến năm 2015 tổng diện tích cao su tại mỗi quốc gia nêu trên đạt 100.000 ha, đồng thời tổng diện tích cao su nội địa sẽ đạt 800.000 ha. Thời gian qua, ngành cao su Việt Nam chú trọng đầu tư thâm canh, nâng cao đáng kể năng suất, từ 1,65 tấn/ha (năm 2008) tăng lên 1,72 tấn/ha
  • 22. 14 (năm 2009). Trong đó, năng suất sản lượng mủ bình quân toàn Tập đoàn Cao su đạt 1,77 tấn/ha. Tuy nhiên, có một số nông trường đạt năng suất cao, trên 2 tấn/ha (Công ty cổ phần cao su Đồng Phú 2,255 tấn/ha, công ty cổ phần cao su Tây Ninh 2,238 tấn/ha)... Về sản lượng khai thác, theo đánh giá của Hiệp hội Nghiên cứu cao su (Intemational Rubber Study Group - IRSG), sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam là 7,2%, xếp thứ 5 trong tổng sản lượng cao su thế giới. Trong khi đó, sản lượng cao su thế giới tập trung chủ yếu ở các nước châu Á; đặc biệt 3 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia hiện chiếm 80% sản lượng cao su tự nhiên của thế giới. Cùng với sự phát triển của cây cao su ở Việt Nam ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về cây cao su, không chỉ ở những lĩnh vực như giống, kỹ thuật canh tác mà các tác giả Phạm Hải Dương [4], Trần Thị Thúy Hoa [5], Lê Mậu Túy [18],cùng rất nhiều tác giả khác đi sâu nghiên cứu về cao su ở các lĩnh vực khác nhau. Tác giả Tống Viết Thịnh đã có công trình nghiên cứu về đánh giá và phân hạng sử dụng đất trồng cao su. Theo tác giả căn cứ vào mức độ hạn chế của 9 chỉ tiêu khí hậu (chế độ mưa, cân bằng nước, chế độ nhiệt, sương mù và tốc độ gió) và 10 chỉ tiêu đất (tầng dày, thành phần cơ giới, độ phì, sỏi đá và độ dốc), áp dụng nguyên tắc của FAO để phân hạng sử dụng đất trồng cao su bao gồm 3 hạng đất trồng được cao su và 2 hạng đất không thể trồng được cao su. Từ năm 1990 đến nay, đã ứng dụng thành công trên diện tích rộng tại các công ty cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trên các diện tích áp dụng phân hạng đất trồng cao su theo FAO, các cơ sở áp dụng để định suất đấu thầu và khoán vườn cây hợp lý và hiệu quả hơn; không còn hiện tượng vườn cao su bị thanh lý do trồng trên đất kém. Tiến bộ này đã được Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) chính thức đưa vào áp dụng trong toàn ngành (Tống Viết Thịnh, 2008) [14].
  • 23. 15 Cũng tác giả này đã nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây cao su theo phương pháp chuẩn đoán dinh dưỡng. căn cứ vào mức độ thiếu hụt, thặng dư và tỷ lệ cân đối của từng nguyên tố dinh dưỡng qua phân tích và đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong đất và lá trên vườn cao su theo các thang chuẩn và căn cứ vào hiện trạng vườn cây (giống, năng suất, sinh trưởng và lịch sử chăm sóc, bón phân của vườn cây) để đề xuất liều lượng và tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng hợp lý, tạo ra sinh trưởng và năng suất mủ vườn cây đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật tối ưu. Từ năm 2002 đến nay, đã ứng dụng thành công trên diện rộng tại các công ty cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trên các diện tích áp dụng bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng đã mang lại các hiệu quả; tiết kiệm phân bón, gia tăng và ổn định sinh trưởng và sản lượng mủ trong nhiều năm. Với các kết quả trên, từ năm 2004, VRG đã chính thức đưa kỹ thuật bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng vào quy trình của ngành (Tống Viết Thịnh, 2008) [14]. Từ năm 2004 đến nay Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã lai tạo được trên 40 dòng vô tính và đưa vào sản xuất trên các vùng trong toàn quốc, trong đó có một số giống đạt năng suất cao như RRIV1(LH/88/122) năng suất đạt 2,5 tấn/ha/năm; LH 83/85 năng suất 2,5 - 3 tấn/ha/năm… ngoài ra Viện nghiên cứu cao su Việt Nam còn đưa ra khuyến cáo cơ cấu giống cao su theo các giai đoạn như 2002-2005; 2006-2010; 2011-2015 nhằm khuyến cáo trồng các giống mới năng xuất cao, phù hợp với từng vùng sinh thái, hạn chế hoặc loại bỏ những giống năng suất thấp, thường bị sâu bệnh [21]. Về kỹ thuật khai thác, chăm sóc cây cao su cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Năm 2004, Tổng công ty cao su Việt Nam đã xuất bản Quy trình kỹ thuật cây cao su. Trong quy trình này đã quy định rõ các biện pháp kỹ thuật trong quy trình sản xuất, quy trình khai thác mủ và chăm sóc cây cao su, quy trình bảo vệ thực vật, phân hạng đất trồng cây cao su [16]. Những năm
  • 24. 16 tiếp theo các nhà nghiên cứu đã không ngừng đưa ra các cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng mủ cao su. Đỗ kim Thành đã nghiên cứu chế độ cạo nhịp độ tháp và kích thích mủ cao su. Áp dụng chế độ cạo nhịp độ thấp kết hợp kích thích sớm đã tiết kiệm được 20% công cạo mủ, tăng năng suất lao động cạo mủ, đồng thời tiết kiệm được lớp vỏ cạo nguyên sinh từ 2,5 - 3cm/năm. Hơn nữa, việc giảm nhịp độ cạo kết hợp sử dụng chất kích thích mủ làm tăng từ 24 - 52% sản lượng thu hoạch, giảm 25 - 30% lao động trên đơn vị diện tích vườn cây, từ đó góp phần vào việc giảm từ 8 - 10% chi phí trực tiếp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tăng từ 22 - 43% lãi ròng hàng năm cho mỗi phần cây. Ngay từ khi cao su được trồng và khai thác ở quy mô thương mại, người ta đã nghĩ đến làm thế nào để kích thích cây sản xuất nhiều mủ cao su, áp dụng kích thích có thể giúp làm giảm nhịp độ cạo nhưng vẫn duy chì được sản lượng hợp lý, lâu dài. Hoạt chất kích thích được dùng phổ biến hiện nay là ethephon với các nồng độ 1,25; 2,5 và 5% và số lần bôi biến thiên từ 2 - 6 lần/năm tùy dòng vô tính, tuổi cây và tình trạng sinh lý cây (Đỗ Kim Thành, 2006) [12]. Tác giả Hà Văn Khương đã nghiên cứu để áp dụng các tiến bộ KHKT vào vườn cao su Tổng công ty cao su Việt Nam (Hà Văn Khương, 2006) [9]. Tác giả Trần Thanh có công trình nghiên cứu về ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng kích thích phát triển rễ và chồi tum cao su (Trần Thanh, 2007) [11]. Ở Việt Nam cây cao su được phát triển trên nhiều vùng khác nhau trong nước, ngoài vùng truyền thống tại Đông Nam Bộ còn có Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Tây Bắc. Cao su là loại cây dài ngày được trồng độc canh trên diện tích lớn trong vùng có khí hậu nóng ẩm, nên bệnh cũng xuất hiện và gây hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và sản lượng của cây cao su, nên cũng đã có nhiều nghiên cứu về sâu bệnh hại cao su (Nguyễn Thị Huệ, 1997) [8]. Tác giả Phan Thành Dũng đã theo dõi trong thời
  • 25. 17 gian từ năm 1996 - 2005, có 7 loại bệnh chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng mủ của cây cao su, trong đó có loại mới xuất hiện là nứt vỏ do nấm Botrydiplodia theobromae Pat (1998), Bệnh rụng lá Corynespora (1999) và rễ nâu do nấm Phellinus noxius (Corner) G. H. Cunn (2002). Các loại bệnh gây hại cho cây cao su tại nước ta chủ yếu do nấm và một số tác nhân truyền nhiễm khác, không có mycoplasma, virus, vi khuẩn, tuyến trùng (Phan Thành Dũng, 2006) [3]. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của phong trào trồng cao su, diện tích đất thuộc vùng truyền thống đã không còn đáp ứng được, từ đó đã có một số nghiên cứu để đưa cao su ra ngoài vùng truyền thống ở Việt Nam. Năm 1994, Viện nghiên cứu cao su phối hợp với Trung tâm cây ăn quả Phú Hộ nay thuộc Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc đã đưa vào khảo nghiệm hàng chục giống cao su tại Phú Hộ (Phú Thọ, vĩ độ 21,27o B). Quy mô khảo nghiệm 3,2 ha bao gồm: + 2,0 ha vườn sơ tuyển giống (STPH94 và QTPH97). + 1,2 ha vườn lưu trữ quỹ gen cây cao su được trồng năm 1998 gồm 142 giống. Hiện vườn khảo nghiệm đang được Bộ môn nông lâm kết hợp Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc quan trắc và chăm sóc. Kết quả bước đầu cho phép xác định một số giống cao su gồm cả giống nhập nội và lai tạo tại Việt Nam có tiềm năng thích nghi với vùng phía Bắc (Hội nghị Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2008 các tỉnh miền núi phía Bắc) [7]. Qua kết quả theo dõi quan trắc cho thấy tại Phú Hộ với điều kiện khí hậu môi trường đặc trưng cho vùng trung du miền núi phía Bắc (Khí hậu lạnh, mùa đông kéo dài, gió lốc... không tốt cho cao su) nhưng tập đoàn cao su hiện có tại đây vẫn sinh trưởng phát triển tương đối tốt và hiện tại đang cho khai thác mủ với năng suất tương đối ổn định, đạt 60 - 70% năng suất bình quân cao su của Đông Nam Bộ. Tốc độ tăng vanh của cao su cũng khá nhanh, đặc
  • 26. 18 biệt có 5 giống cho năng suất mủ trên 1,2 tấn/ha, trong đó có 2 giống có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hội thảo tổng kết khoa học của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, 2007) [6]. Trước xu hướng tăng nhanh về diện tích trồng cao su, đã xuất hiện một số ý kiến trái ngược nhau về tác động môi trường của rừng trồng cao su, nên đã có nghiên cứu tác động môi trường của rừng trồng cao su ở Việt Nam (Vương Văn Quỳnh, 2009) [10]. Do hiệu quả kinh tế cao và ổn định, cây cao su đã được phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Tổng diện tích trồng cao su đến nay đã đạt xấp xỉ 700.000 ha. Những nơi trồng nhiều nhất là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Trung Bộ. Ngoài ra, cao su cũng đã được trồng thành công ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu nhằm mở rộng diện tích trồng cao su ra các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo quy hoạch đến năm 2015 các tỉnh Tây Bắc và trung du miền núi phía Bắc quy hoạch 77.500 ha trong đó Sơn La 20.000 ha, Điện Biên 17.500 ha, Lai Châu 20.000 ha, Hà Giang 10.000 ha, Yên Bái 500 ha, Lào Cai 7.500 ha, Phú Thọ 2.000 ha. Cây cao su sẽ là một trong những loài cây chủ đạo cho phát triển kinh tế ở miền núi Việt Nam. Theo dự đoán thì diện tích trồng cao su có thể tăng lên hàng triệu ha nhờ cải thiện giống, áp dụng kỹ thuật trồng trên đất dốc và nhờ sự tham gia tích cực của hàng triệu hộ nông dân miền núi. 1.7. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su tại tỉnh Hà Giang Cùng với chủ trương của nhà nước là đưa cây cao su ra các tỉnh miền núi phía Bắc, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang ra nghị quyết số 22/2008/NQ- HĐND về phát triển cây cao su… tỉnh cũng đã thuê đơn vị tư vấn thiết kế của Tập đoàn cao su Việt Nam tiến hành quy hoạch vùng phát triển cây cao su đại điền tại các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên giai đoạn 2010-2015 với tổng diện tích quy hoạch là 10.000 ha.
  • 27. 19 Tháng 7 năm 2008 tỉnh Hà Giang giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp cùng Tập đoàn Cao su Việt Nam tiến hành trồng thử nghiệm 9,2 ha cao su tại hai địa điểm vùng quy hoạch dự án gồm xã Vô Điếm huyện Bắc Quang (5,0 ha), xã Trung Thành huyện Vị Xuyên 4,2 ha, cơ cấu trồng gồm 7 giống IAN 873; RRIC 121, GT 1; RRIM 600; LH 88/72, RRIM 712; RRIV 1. Đây là lần đầu tiên cây cao su được trồng tại Hà Giang. Năm 2009 Công ty CP cao su Hà Giang đã tiến hành trồng 300 ha, năm 2010 trồng trên 800 ha, cơ cấu giống gồm 7 giống trên. Việc tiến hành trồng cây cao su với quy mô lớn khi chưa được trồng khảo nghiệm đánh giá kỹ đang gây nên nhiều sự hoài nghi và tranh luận trong giới khoa học và nhân dân vùng dự án.
  • 28. 20 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Hình 2.1. Sơ đồ vùng quy hoạch trồng cao su tỉnh Hà Giang 3575750
  • 29. 21 Khu vực quy hoạch xây dựng Dự án trồng cây cao su nằm trên địa bàn 03 huyện phía Nam của tỉnh Hà Giang gồm Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên với tổng diện tích quy hoạch là 10.000 ha, cụ thể như sau: - Huyện Bắc Quang: Gồm các xã Bằng hành, Tân Thành, Đồng Tâm, Liên Hiệp, Việt Hồng, Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Tiên Kiều, Vô Điếm, Quang Minh, Kim Ngọc. Diện tích quy hoạch 4.580 ha; - Huyện Quang Bình, gồm các xã Bằng Lang, Yên Bình, Yên Thành, Yên Hà, Tân Trịnh, Tân Bắc, Tiên Yên, Vĩ thượng, Xuân Giang, Hương Sơn; diện tích quy hoạch 3.870 ha; - Huyện Vị Xuyên: Gồm các xã Trung Thành, Linh Hồ, Phú Linh, tổng diện tích quy hoạch 1.550 ha. Vùng dự án nằm trong tọa độ địa lý: 220 11'49" - 220 49'20" vĩ độ Bắc; 1040 11'49" - 1050 05' 34" kinh độ Đông. 2.1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên 2.1.2.1. Khí hậu, thuỷ văn Theo trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Giang: Vùng dự án nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt; Mùa mưa: Nóng ẩm từ tháng 4- tháng 10; Mùa khô: Lạnh từ tháng 11 - tháng 3 hàng năm. Vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ trung bình năm: 23,30 C - Nhiệt độ tối cao trung bình năm: 27,40 C - Nhiệt độ tối thấp trung bình năm: 19,50 C - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 40,00 C - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 2,20 C - Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm trung bình năm: 7,90 C * Chế độ mưa ẩm: Khu vực có lượng mưa lớn. - Lượng mưa trung bình năm của khu vực từ 2.500 - 4.900 mm/năm.
  • 30. 22 - Lượng mưa năm thấp nhất: 1.385mm/năm. - Lượng mưa ngày cực đại: 234 mm. - Lượng mưa tháng cực đại: 1020 mm. - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 10,4 mm (tháng 2) - Số ngày mưa trung bình năm: 160 ngày. Tổng lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Tháng cực đại của lượng mưa là tháng 8, tiếp theo là các tháng 7 và 6. Lượng mưa trong mùa mưa thường chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm. Nửa đầu của mùa đông là thời kỳ ít mưa nhất trong năm nhưng tổng lượng mưa tháng cũng đạt 10 mm đến 30 mm. Trong nửa cuối mùa đông, số ngày mưa tăng lên rõ rệt nhưng tổng lượng mưa cũng không tăng nhiều, vào khoảng 70 - 80mm/tháng. * Các yếu tố khí hậu khác - Số giờ nắng trung bình năm: 1.300 giờ. - Số ngày có sương mù trong năm từ: 33 - 34 ngày. - Số ngày có mưa phùn trong năm từ: 24 - 26 ngày. - Số ngày có sương muối trong năm từ: 1 - 2 ngày. - Độ ẩm: Là vùng có độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm; độ ẩm bình quân đạt 85 - 87 %, trong đó tháng lớn nhất là 93 % (tháng 2); - Gió: Hướng gió thay đổi theo khu vực và các mùa trong năm, phổ biến nhất là gió Đông Nam, Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 1 m/s, tốc độ gió cao nhất 10 m/s thường xảy ra ở các tháng đầu mùa mưa (tháng 3-5). Nhìn chung khu vực ít bị ảnh hưởng của gió mạnh, lốc xoáy. Nhìn chung, nền khí hậu của khu vực khá thuận lợi cho các loài cây trồng phát triển quanh năm.
  • 31. 23 2.1.2.2. Địa hình Địa hình khu vực xây dựng dự án tương đối đồng nhất, chủ yếu đồi núi đất thấp, đồi bát úp phân bố ở hầu hết các xã trong khu vực, độ dốc trung bình từ 150 đến 250 , cá biệt có nơi dốc 350 . Do địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ lại gần nguồn nước nên các khe đồi tạo thành thung lũng nhỏ được khai thác và sử dụng triệt để trong sản xuất nông nghiệp. 2.1.2.3. Đất đai Căn cứ vào tài liệu thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp lập năm 1999, huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên hiện có 08 nhóm đất chính gồm. - Nhóm đất xám X (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích lớn nhất, phân bố đều ở các xã thuộc 03 huyện. Thành phần cơ giới của đất biến động từ nhẹ đến trung bình và nặng, đất có phản ứng chua và rất chua; hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình và khá; lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất nghèo; nghèo Kali. Nhóm đất này thích hợp với cây trồng ngắn ngày, vùng đất có địa hình cao thích hợp với các cây dài ngày, tuy nhiên cần chú ý đến chống xói mòn và giữ ẩm cho đất. - Nhóm đất đỏ F (Ferasols): Chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở 03 huyện, đất có TP cơ giới nặng, phản ứng chua và rất chua. Hàm lượng mùn và đạm tổng số ở tầng đất mặn giàu và khá. Lân tổng số giàu nhưng lân dễ tiêu nghèo, Ka li tổng số trao đổi nghèo. Đất đỏ phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. - Nhóm đất phù sa P (Fluvisols): Diện tích nhỏ, tập trung nhiều ở khu vực ven sông, suối. Phản ứng của đất thay đổi từ trung bình đến hơi chua, hàm lượng đạm tổng số ở lớp mặt trung bình khá, kali tổng số trung bình nhưng dễ tiêu ở mức nghèo. Thành phần cơ giới của đất biến động phức tạp, thay đổi từ trung bình đến nặng. Nhóm đất này phù hợp với trồng cây ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây lương thực.
  • 32. 24 - Nhóm đất glay GL (Glaysols): Diện tích nhỏ, nhóm đất này được hình thành từ nơi địa hình thấp, luôn giữa ẩm. Nhóm đất này chủ yếu để trồng lúa nước. - Nhóm đất đen R (Luvisols): Chiếm diện tích nhỏ phân bố ở Vị Xuyên, được hình thành ở ven châncác dãy núi đá vôi, hoặc thung lũng đá vôi. Thành phần cơ giới của đất nặng, đất có phản ứng trung tính, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, giàu lân tổng số và dễ tiêu, kali tổng số và kali trao đổi nghèo, đất dễ bị khô hạn. Nhóm đất này thích hợp với trồng một số loại cây ngắn ngày như ngô, đậu tương, lạc… - Nhóm đất Than bùn (histosols): Có diện tích không đáng kể, tập trung ở xã Vô Điếm huyện Bắc Quang, đất có tính lầy. Thành phần cơ giới nhẹ và trung bình; đất có phản ứng chua; hàm lượng đạm và mùn tổng số giàu, lân tổng số và dễ tiêu trung bình, kali nghèo. Nhóm đất này ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp. - Nhóm đất tích vôi V (Calcisols): Chiếm diện tích nhỏ phân bố ở huyện Vị Xuyên, đất được hình thành ở thung lũng đá vôi, Calci tích lũy nhiều trong đất. Thành phần cơ giới của đất nặng, hàm lượng mùn và đạm tổng số giàu. Nhóm đất này thích hợp với trông cây ngắn ngày. - Nhóm đất mùn Alit A (Acrisols): có diện tích nhỏ, phân bố ở huyện Vị Xuyên. Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng chua và rất chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số trong đất giàu, lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình, kali tổng số nghèo. Loại đất này thích hợp cho các loại cây dài ngày. Nhìn chung đất trên địa bàn 3 huyện thuộc loại đất hơi chua, dinh dưỡng khá. Trong các nhóm đất trên sơ bộ có khả năng phát triển cao su ở nhóm đất xám và đất đỏ ở nơi có độ dốc và tầng đất dày cho phép.
  • 33. 25 2.1.2.3. Thảm thực vật a/ Thực vật trồng: Trong khu vực gồm có một số diện tích cây ăn quả lâu năm như Cam, quýt khoảng 3000 ha; chè khoảng 5.000 ha, cây ngắn ngày như lúa nước, lúa nương, khoai, ngô, sắn, lạc, đậu tương… Diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh gồm các loài cây chủ yếu như Keo, Mỡ, Dó trầm với tổng diện tích khoảng 25.000 ha. b/ Thảm thực vật rừng tự nhiên: Đây là khu vực có độ che phủ rừng cao nhất tỉnh (55-60%), là loại rừng thường xanh như rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, rừng thuần loại vầu. Thành phần loài cây rất đa dạng có giá trị kinh tế cao như: Nghiến, trai, lý, đinh, sến, dổi, mỡ, dâu, kháo núi đá, kim giao… 2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội vùng Dự án 2.2.1. Dân sinh - Kinh tế Dân số vùng dự án là 260.134 người, chiếm 37 % dân số của tỉnh, mật độ dân số trung bình là 76 người/km2 , huyện có mật độ dân số thấp nhất là Vị Xuyên 63 người/km2 , tiếp đến là Quang Bình, huyện có mật độ dân số cao nhất là Bắc Quang 93 người/km2 . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,33 % thấp hơn so với tỷ lệ tăng toàn tỉnh (1,55 %), tuy nhiên tỷ lệ tăng này là khá cao so với toàn quốc. Cơ cấu dân tộc: Vùng có 20 dân tộc với các dân tộc chính là: Tày và Dao, Kinh, Nùng, La Chí, Hoa, Mông, Ngạn, Thái,… cùng chung sống, an ninh chính trị ổn định. Lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 45 % tổng dân số; trong đó lao động nông, lâm nghiệp chiếm 80 %. Số lao động dôi dư còn khá lớn, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động thấp vì sản xuất nông nghiệp theo thời vụ.
  • 34. 26 Bảng 2.1. Dân số, lao động các huyện vùng dự án Huyện Dân số (người) Ước lao động (người) Bắc Quang 108.704 48.373 Quang Bình 55.834 27.457 Vị Xuyên 95.596 41.106 Tổng 260.134 116.936 Khu vực thực hiện dự án có điều kiện kinh tế xã hội phát triển chưa đồng đều, trình độ dân trí chưa cao nhất là các thôn, xóm ở vùng sâu vùng xa. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 4,5 - 5,5 triệu đồng/năm, còn nhiều hộ đói nghèo . 2.2.2. Văn hóa- Giáo dục - Y tế 2.2.2.1. Văn hóa Tại các trung tâm huyện và một số xã đều có nhà văn hóa, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100 %, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90 %. Các hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức thường xuyên vào các ngày lễ, tết. Văn hóa các dân tộc được bảo tồn, phát triển. 2.2.2.2. Giáo dục Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm, các xã đều có trường tiểu học, trung học cơ sở, các huyện đều có trường trung học phổ thông tại trung tâm huyện và cụm xã, các xã đã phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cơ sở trường lớp, sách giáo khoa trang thiết bị dạy và học được tăng cường, mạng lưới trường học được mở rộng. 2.2.2.3. Y tế Hiện nay 100% các xã đều có trạm y tế và được kiên cố hoá, ngoài ra còn có mạng lưới y tế thôn bản. Cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh được tăng cường đầu tư.
  • 35. 27 2.2.2.4. Giao thông Giao thông đi lại tương đối thuận lợi có quốc lộ 2 và quốc lộ 279 chạy qua, 80 % đường đến trung tâm xã là đường nhựa, đường bê tông. Đường liên thôn, bản đều có đường cấp phối ô tô có thể vận xuất hàng hoá lưu thông, đặc biệt hiện nay các xã đang triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới vì vậy nhiều đường liên thôn, liên gia và đường hộ gia đình được bê tông hóa. 2.3. Thực trạng ngành lâm nghiệp Theo kết quả thống kê, tổng diện tích đất lâm nghiệp 3 huyện là 194.328 ha, trong đó: - Rừng sản xuất: 67.760,15 ha; - Rừng phòng hộ: 97.339,38 ha; - Rừng đặc dụng: 29.228,75 ha. Huyện Bắc Quang có tỷ lệ đất lâm nghiệp/ đất tự nhiên cao nhất (60%), Vị Xuyên 56 % và Quang Bình 54 %. Độ che phủ rừng từ 54,5 % - 58%; Tại địa bàn xã đã thực hiện tốt chính sách giao đất giao rừng đến nay cơ bản diện tích rừng và đất rừng đã có chủ quản lý (gồm 3 chủ thể chính là hộ gia đình, xã, thôn quản lý). Đi đôi với giao đất giao rừng công tác tuyên truyền phổ biến thực hiện luật bảo vệ phát triển rừng được chú trọng, các hộ gia đình tham gia thực hiện tốt chương trình trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng bằng vốn đầu tư của các chương trình dự án 327 và hiện nay là chương trình dự án 661 với mức đầu tư cho (khoanh nuôi, bảo vệ là 100.000 đồng/ha, trồng rừng mới: phòng hộ 10 triệu đồng/ha/ 4 năm; sản xuất 2 triệu đồng/ha ). Những năm gần đây Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích mạnh mẽ cho phát triển lâm nghiệp, dự án trồng rừng sản xuất được triển khai trên diện rộng tại địa phương thông qua chương trình 661 trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên từ năm 2006 - 2010 đã trồng được trên 25.000 ha. Ba đơn vị trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam là Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham, Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo, Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích trồng trong 4 năm qua khoảng 6.000 ha.
  • 36. 28 2.4. Đánh giá chung Những thuận lợi Lực lượng lao động trong vùng dồi dào, đất đai phì nhiêu, nhân dân cần cù chịu khó, cộng đồng các dân tộc sống đoàn kết, có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc. - Các chương trình Dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã thúc đẩy nền kinh tế của các huyện trong vùng phát triển, nhân dân yên tâm sản xuất và tin tưởng vào chủ trương hỗ trợ phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Những khó khăn Kinh tế của các xã còn khó khăn, số hộ nghèo chiếm cao, chất lượng lao động thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, đất lâm nghiệp tương đối tốt, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng thế mạnh của sản xuất lâm nghiệp trong đó trồng rừng sản xuất chưa được phát huy hết, giá trị từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp thấp. Các loại hình dịch vụ cũng như các ngành nghề khác chưa phát triển và chưa giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động trong vùng cũng như cải thiện thu nhập của người dân. Các dự án, chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp đã và đang được triển khai trên địa bàn các huyện, xã. Tuy nhiên quá trình đầu tư đang ở giai đoạn đầu nên người dân mới chỉ được hưởng các hợp phần về đầu tư hạ tầng, còn nguồn thu từ rừng chưa đáng kể. Nhìn chung kinh tế của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, kinh tế chậm phát triển, nguồn lao động dồi dào nhưng lao động kỹ thuật ít, trình độ kỹ thuật hạn chế, phương thức canh tác ở một số xã vùng sâu còn lạc hậu.
  • 37. 29 Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển rừng trồng Cao su tại Hà Giang. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá được khả năng thích nghi của một số giống cây Cao su được trồng ở tỉnh Hà Giang. + Bước đầu đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trồng Cao su tại khu vực nghiên cứu. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là sự sinh trưởng và phát triển của 07 giống cây Cao su (IAN 873; RRIC 121, GT 1; RRIM 600; LH 88/72, RRIM 712; RRIV 1) trồng mô hình trên địa bàn 2 xã Trung Thành huyện Vị Xuyên và xã Vô Điếm huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang đã trồng từ tháng 7/2008. 3.3. Giới hạn nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2010 - tháng 7/2011 - Diện tích mô hình nghiên cứu: 9,2 ha - Địa điểm nghiên cứu: tại 02 xã Vô Điếm huyện Bắc Quang và xã Trung Thành huyện Vị Xuyên - Về nội dung giới hạn ở đánh giá, so sánh sinh trưởng và phát triển của 7 giống cây Cao su 3.4. Nội dung nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu gồm 04 nội dung: i) Tìm hiểu phương thức, kỹ thuật trồng cây Cao su tại khu vực nghiên cứu ii) Điều tra, đánh giá lập địa tại 02 địa điểm xây dựng mô hình trồng cây Cao su;
  • 38. 30 iii) Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của 7 giống cây Cao su (IAN 873; RRIC 121, GT 1; RRIM 600; LH 88/72, RRIM 712; RRIV) trên cùng điều kiện lập địa; iv) Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để trồng cây Cao su tại Hà Giang. 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp luận khoa học và căn cứ chọn loài cây trồng Một số năm gần đây hầu hết các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đều xây dựng dự án trồng cây Cao su tại địa phương với tổng diện tích quy hoạch từ năm 2006 -2010 là 150.000 ha. Tuy nhiên việc đưa cây Cao su "Bắc tiến" ra khỏi vùng trồng truyền thống, nơi có khí hậu khắc nghiệt đã gây không ít trang cãi trong giới khoa học, các nhà quản lý, cũng như sự hoài nghi trong nhân dân. Do vậy trước khi tiến hành trồng mở rộng cây Cao su cần phải có nghiên cứu, đánh giá mức độ thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường... Vấn đề đặt ra là lựa chọn được bộ giống thích hợp và xây dựng được quy trình thâm canh phù hợp với điều kiện của tỉnh Hà Giang. Sự thành bại của công tác trồng rừng được quyết định bởi việc xác định loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng có chính xác hay không, trong đó chọn loài cây trồng là biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quyết định nhất [17] . Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên có ba mâu thuẫn cơ bản đó là: Mâu thuẫn giữa các cá thể thực vật trong trong quá trình sống với điều kiện tự nhiên, mâu thuẫn giữa các cá thể trong quần thể, mâu thuẫn giữa quần thể với điều kiện tự nhiên. Rừng trồng tốt hay xấu, hiệu quả kinh tế của rừng trồng cao hay thấp do ba yếu tố chủ đạo chi phối đó là: Đặc tính sinh vật học của loài, điều kiện hoàn cảnh gây trồng và các biện pháp tác động của con người. Có nhiều biện pháp kỹ thuật tác động, nhưng chọn loài cây trồng giữa vai trò chủ đạo.
  • 39. 31 Căn cứ để chọn loài cây trồng Cây trồng có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên (Khí hậu, đất đai, địa hình), muốn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trong một điều kiện tự nhiên nhất định chỉ có thể thực hiện một trong ba giải pháp sai đây: Một là đem cây đến trồng ở nơi có điều kiện tự nhiên hoàn toàn thích hợp với yêu cầu sinh thái của nó. Hai là đem cây đến nơi có điều kiện tự nhiên cơ bản đáp ứng được đặc tính sinh vật học của cây trồng, có một số không thích hợp nhưng có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tưới nước, trồng những dải rưng phòn hộ cải thiện điều kiện hoàn cảnh. Nói cách khác, xuất phát từ điều kiện tự nhiên đã có , sau đó chọn cây có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao để gây trồng. Trong sản xuất đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Ba là làm thay đổi đặc tính di truyền, tạo ra giống mới làm cho nó có thể thích ứng với điều kiện tự nhiên mới, phương pháp này còn ít trong sản xuất hiện nay. Căn cứ và điều kiện tự nhiên để chọn loài cây trồng cần hải dựa vào nhân tố như khí hậu, đất đai, và địa hình sao cho đáp ứng tốt nhất mục đích kinh doanh. i) Khí hậu: Là nhân tố hàng đầu, quyết định sự phân bố của một loài cây. Mỗi loài cây đều có một điều kiện khí hậu thích hợp nhất và có giới hạn thích ứng nhất định. Chính vì vậy mỗi loài cây đều có trung tâm phân bố tự nhiên, càng xa trung tâm phân bố tự nhiên cây càng sinh trưởng phát triển kém. Trong chọn loài cây trồng cần phân biệt rõ điều kiện khí hậu thích hợp với điều kiện mà nó có thể thích ứng. Các yếu tố của điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tổng hợp đến cây trồng nhưng nhiệt độ và lượng mưa là hai yêu tố quan trọng nhất. Yếu tố nhiệt độ cần chý ý đến nhiệt độ bình quân năm và
  • 40. 32 nhiệt độ tối thấp. Nhiệt độ bình quân năm có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển bình thường của cây trồng, còn nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp quyết định sinh tồn của nó. Lượng mưa cần xem xét tổng lượng mưa cả năm và lượng mưa trong năm (các tháng). ii) Đất đai: Tương tự như khí hậu, đất đai có ảnh hưởng khá rõ đến cây trồng, mỗi loài cây đều có phạm vi thích hợp và thích ứng với một số loại đất nhất định. Trên đất thích hợp cây sinh trưởng nha, khả năng kháng sâu bệnh cao, tuổi thọ, chất lượng và sản lượng đều cao. Vì vậy khi chọn cây trồng phải chú ý các yêu cầu của cây đối với đất đai. iii) Địa hình: Địa hình có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn năng lượng mặt trời, tạo nên các hướng phơi khác nhau, quá trình phong hóa cũng khác nhau, vì vậy nó quyết định đến quá trình hình thành đất. Sự thay đổi của địa hình nhất là độ cao so với mực nước biển và hướng dốc có ảnh hưởng rõ đến tiểu khí hậu và quá trình hình thành đất. 3.5.2. Phương pháp thu thập và sử lý số liệu Đề tài tiến hành thu thập số liệu cả từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp. a. Thu thập số liệu thứ cấp Đề tài tiến hành thu thập có nguồn số liệu thứ cấp như các tài liệu, báo cáo liên quan đến điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế vùng dự án trồng Cao su tại tỉnh Hà Giang, từ các trường đại học, Viện nghiên cứu, Tổng công ty Cao su Việt Nam, công ty cổ phần Cao su Hà Giang, Công ty Cao su Vân Nam - Trung Quốc, một số doanh nghiệp trồng rừng Cao su của Vân Nam - Trung Quốc và từ một số nguồn thông tin từ các công trình nghiên cứu về Cao su đã được công bố lên mạng internet dưới dạng các bài báo khoa học, các bài báo đăng tải thông tin đại chúng và các dạng ấn phẩm khác.
  • 41. 33 b. Thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra thực địa, bao gồm việc điều tra lập địa (đất) ở khu vực và tiến hành điều tra sinh trưởng và phát triển của cây Cao su ở thực địa. c. Đánh giá phân loại lập địa tại 2 địa điểm trồng Cao su Đề tài tiến hành điều tra một số đặc điểm đất tại 2 điểm trông Cao su để xác định độ dày tầng đất, độ phì của đất, phân loại đất, tỷ lệ đá lẫn… Tiến hành đào phẫu diện có kích thước: Chiều dải 1,2 m, chiều rộng 0,8 m, chiều sâu 1,2 m, sau đó điều tra mô tả đất và ghi vào mẫu sau: Phiếu điều tra đất - Vị trí - Độ dốc - Số hiệu phẫu diện - Thực bì - Hướng dốc - Độ cao - Ngày điều tra - Thời tiết ngày điều tra - Đá mẹ - Người điều tra Tên đất Tầng đất Độ sâu tầng đất Màu sắc Độ chặt Thành phần cơ giới Kết cấu Tỷ lệ rễ cây (%) Tỷ lệ đá lẫn (%) Chất mới Sinh Tải bản FULL (86 trang): bit.ly/3eLBqiz Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 42. 34 d. Đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây Cao su Tổng diện tích nghiên cứu là 9,2 ha, nằm ở 2 xã Vô Điếm và Trung Thành. Với 07 giống Cao su. Các giống này được trồng theo các hàng (6 đến 17 hàng mỗi giống, với số cây mỗi giống 120 đến 473 cây), các hàng được trồng theo đường đồng mức, cụ thể như sau: Điểm trồng xã Trung Thành huyện vị Xuyên (diện tích 4,2 ha) IAN 873 (458 cây, 6 hàng) RRIC 121 (437 cây, 6 hàng) GT1 (160 cây, 08 hàng) RRIM 600 (160 cây, 8 hàng) LH 88/72 (278 cây, 07 hàng) RRIM 712 (216 cây, 6 hàng) RRIV 1 (120 cây, 7 hàng) Điểm trồng xã Vô Điếm (diện tích 5 ha) IAN 873 (443 cây, 14 hàng) RRIC 121 (457 cây, 10 hàng) GT1 (473 cây, 12 hàng) RRIM 600 (400 cây, 17 hàng) LH 88/72 (403 cây, 12 hàng) RRIM 712 (410 cây, 10 hàng) RRIV 1 (458 cây, 8 hàng) Việc đánh giá sinh trưởng, phát triển thông qua điều tra các ô tiêu chuẩn cố định. Mỗi giống Cao su (07 giống ) lập 01 OTC có diện tích khoảng 1.000 m2 (48 cây/giống). Đánh số thứ tự các cây trong OTC, định kỳ 04 tháng tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về đường kính thân ở vị trí: Đường kính vanh gốc (D00) m và đường kính vanh thân cây ở vị trí 1,0 m (Theo quy định chung của Tập đoàn Cao su VN đo đường kính vanh thân cây ở vị trí 1m), chiều cao vút ngọn, số tầng tán, chiều rộng của tán lá, tình hình sâu bệnh hại. + Đo chiều cao toàn thân cây (Hvn) bằng sào, đơn vị đo bằng mét (m); + Đo chu vi thân tại vị trí D00 và D1.0 (đo chu vi thân tại vị trí 1m), dụng cụ đo bằng thước dây có độ chính xác đến mm; + Chiều rộng của tán lá đo bằng thước dây (theo hai hướng DT, NB); + Tình hình sâu bệnh hai: Chọn 5 điểm trên /giống, điều tra theo đường chéo góc, cấp bệnh phân thành 05 cấp gồm:
  • 43. 35 + Cấp 0: Không bệnh; + Cấp 1: Rất nhẹ (Rnh): (+) Gây hại: dưới 10%; + Cấp 2: Nhẹ (Nh): (++)Gây hại: 10 - 25%; + Cấp 3: Trung bình (TB): (++++) Gây hại: 25 -50%; + Cấp 4: Nặng (N): (++++) Gây hại: 50 - 75%; + Cấp 5: Rất nặng (RN): (+++++) Gây hại: >75% - Phân loại cây: tốt, trung bình, xấu; Tiêu chuẩn cây tốt: Là những cây phát triển cân đối, chiều cao và đường kính lớn hơn chiều cao và đường kình trung bình của các cây trong ô tiêu chuẩn, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn… Tiêu chuẩn cây trung bình: Là những cây có chiều cao và đường kính không quá thấp hoặc vượt trội, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn… Tiêu chuẩn cây xấu: Là những cây có chiều cao và đường kính nhỏ hơn cây trinh bình, thân cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc… - So sánh sinh trưởng và phát triển của 07 giống cây Cao su với nhau trên cùng 1 điều kiện lập địa; So sánh sinh trưởng của cùng một giống Cao su trên 2 điều kiện lập địa khác nhau lựa chọn giống có tính thích ứng (Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất). - So sánh kết quả đo đếm về sinh trưởng và phát triển của cây trồng trên địa bàn với các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu bắt buộc đối với cây Cao su trồng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản do Tập đoàn Cao su Việt Nam ban hành. Đưa ra kết luận về mức độ phù hợp của cây Cao su tại các địa điểm trồng và những khuyến cáo cần thiết. e. Sử lý số liệu Khi sử lý số liệu nội nghiệp sử dụng bảng tính XL... + Các chỉ tiêu về chu vi, chiều cao, đường kính tán lá được tính theo công thức bình quân gia quyền (n>30);
  • 44. 36 + Chỉ tiêu Hdc, Dt được tính theo công thức bình quân cộng; + Tính lượng tăng trưởng hàng năm về chu vi thân, chiều cao; Ha ∆H= a ; Da ∆D= a Trong đó: ∆H, ∆D : Là lượng tăng trưởng bình quân chung năm về chiều cao và chu vi. Ha,, Da: Là trị số chiều cao vút ngọn trung bình và chu vi trung bình ở tuổi a. * Phân loại chất lượng cây (%) Cây tốt = ∑cây tốt x 100 N Cây trung bình = ∑cây trung bình x 100 N Cây xấu = ∑cây xấu x 100 N (N: là tổng số cây điều tra). * Tỷ lệ cây sống T% được tính theo công thức: T% = Cây sống x 100 Tổng số cây thí nghiệm f. Phân tích số liệu Số liệu về sinh trưởng sẽ được phân tích thông qua việc sử dụng phần mềm Excel. Cụ thể: Tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của Doo, Hvn, D1.0 : Vào Excel sau đó nhập các số liệu về Doo, Hvn, D1.0 của mỗi OTC Trên thanh công cụ Tools vào Data Analysis Tải bản FULL (86 trang): bit.ly/3eLBqiz Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 45. 37 Trong hộp hội thoại Data Analysis chọn mục Desriptive statistic Hộp thoại xuất hiện ta lần lượt thực hiện các bước sau: Khai vùng số liệu đã được nhập vào mục Input range Khai vùng xuất kết quả vào mục Output range Chọn và tích vào mục Summary statistic; Confidence Level for Mean Bấm OK ta sẽ được một bảng kết quả, trong đó: Mean: Là trị số trung bình mẫu (X) cần tính Standard Deviation: Là sai tiêu chuẩn mẫu (S) cần tính Sau khi tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của D1.0 , HVn , từ đó tiến hành tính hệ số biến động (% S) theo công thức: ( ) S S % = ×100 X g. Kiểm tra giả thuyết thống kê - So sánh hai phương sai mẫu Giả thuyết Ho: 2 2 1 2 S =S Hai phương sai bằng nhau H1: 2 2 1 2 S S≠ Hai phương sai có sự khác biệt Lập tỷ số 2 1 2 2 S F= S (Nếu 2 2 1 2 S >S hoặc ngược lại) Kết quả tính toán được so sánh với F05(n1-1, n2-2) Nếu F < F05(n1-1, n2-2) thì giả thuyết Ho được chấp nhận, bác bỏ giả thuyết H1, có nghĩa là hai phương sai mẫu không có sự khác biệt Nếu F > F05(n1-1, n2-2) thì giả thuyết H1 được chấp nhận, bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là hai phương sai mẫu có sự khác biệt. 3575750