SlideShare a Scribd company logo
1 of 45
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỲ PHẠ PỨ
Tên đề tài:
XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG
GỐC CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thunb )
TẠI TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính qui
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2015 - 2019
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỲ PHẠ PỨ
Tên đề tài:
XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG
GỐC CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thunb )
TẠI TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính qui
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Lớp : K47 - Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2015 - 2019
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm!
Thái Nuyên, ngày tháng năm 2019
XÁC NHẬN CỦA GVHD
PSG,TS. Trần Thị Thu Hà
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Lỳ Phạ Pứ
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Mục tiêu của Khoa lâm nghiệp - Trường đại học nông lâm là đào tạo được
những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi
vậy, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận
dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết sau này.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa lâm
nghiệp - Trường đại học nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp
với đề tài: “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà Thủ Ô Đỏ
(Fallopia multiflorum Thunb) tại tỉnh Hà Giang”
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ
công nhân viên viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp, công ty cổ phần phát triển
nông lâm nghiệp và môi trường, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô
giáo hướng dẫn: PGS.TS, Trần Thị Thu Hà đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa lâm
nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu
trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý
và nhận xét chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để
khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm 2019
Sinh viên thực tập
Lỳ Phạ Pứ
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên phân theo các nhóm đất ................................... 12
Bảng 3.1. Bảng đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng ............................................... 17
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Hà thủ ô đỏ đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc.......... 19
Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc........... 21
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc.......... 23
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây
Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc..................................................................... 24
Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính đối với giống cây
Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc..................................................................... 26
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Một số hình ảnh của cây Hà thủ ô đỏ .........................................................5
Hình 2.2. Cây mô Hà thủ ô đỏ ...................................................................................7
Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang .........................................9
Hình 3.1. Sơ đồ theo dõi ..........................................................................................17
Hình 4.1.....Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ tại thị trấn Vị Xuyên
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang ………………………………………………...…21
Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ
tại vườn giống gốc ....................................................................................................22
Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Hà thủ ô đỏ ..............................25
Hình 4.4. Hình ảnh một số loài gây hại cho cây Hà thủ ô đỏ ..................................27
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………iii
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………..…………………iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
Phần 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài.............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4
2.1. Giới thiệu chung cây Hà thủ ô đỏ ........................................................................4
2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới và trong nước .........6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới ......................6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam .....................7
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu.......................................................................8
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................15
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................15
3.3.Nội dung nghiên cứu……………………………………………………15
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15
3.4.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ...............15
3.4.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn
giống gốc...................................................................................................................16
vi
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................19
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................19
4.1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ..........................19
4.1.1. Kết quả lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ....19
4.1.2. Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Hà thủ ô đỏ....................................................20
4.1.3. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ .................................................20
4.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc.......21
4.2.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc .........................21
4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc .......23
4.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Hà thủ ô đỏ
trong vườn giống gốc ................................................................................................25
4.4. Một số bài học, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc
Hà thủ ô đỏ................................................................................................................27
4.4.1. Một số bài học chăm sóc vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ............................27
4.4.2. Ý nghĩa của việc duy trì được vườn giống gốc...............................................28
4.4.3. Giải pháp cụ thể để duy trì vườn giống gốc....................................................28
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................29
5.1. Kết luận ..............................................................................................................29
5.2. Kiến nghị............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................31
PHỤ LỤC.................................................................................................................32
1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi có một hệ sinh thái phong phú đa dạng
trong đó không thể không nói đến nguồn lâm sản ngoài gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ xưa
đến nay giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân từ trung
du đến vùng núi. Hiện nay nguồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao đó là nguồn sống
của một số hộ gia đình sống ở rừng và phụ thuộc chủ yếu vào rừng. Ở các nước
nghèo, nước đang phát triển cũng phụ thuộc vào nguồn lâm sản ngoài gỗ này để tiêu
dùng và là nguồn thu nhập của người dân. Và trong nhóm lâm sản ngoài gỗ thì
nhóm cây dược liệu cũng đang được người dân đặc biệt quan tâm.
Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Đài Loan…Ở Việt Nam, chúng thường mọc hoang ở rừng núi, nhiều đất ở Tây
Bắc, Lai Châu, Lào Cai hay ở vùng thấp như Sài Sơn (Sơn Tây) hoặc ở Thanh Hoá,
Nghệ - Tĩnh, ……Các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng thần kì của cây
Hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe con người, nó trở thành cây thuốc quý có giá trị , Hà
thủ ô bổ can thận, giúp tốc bạc lâu tăng cường sinh lực dưỡng huyết, bổ âm, giải
độc, nhuận tràng thông tiện, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, ù tai
điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, táo bón, hội chứng lỵ mãn tính, trĩ
xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tăng mỡ huyết, xơ vữa
động mạch, tăng tuổi thọ, tăng trí nhớ, ngừa bệnh Alhzeimer,, kháng khuẩn, trị bệnh
ngoài da, hạ đường huyết, bảo vệ tế bào gan. Ngoài ra, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng
kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng, giải độc và
giảm béo phì.
Trước đây Hà thủ ô đỏ ở nước ta khá dồi dào nhưng dân số hiện nay ngày
càng tăng, sinh ra nhiều bệnh, nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng tăng, hệ số
nhân giống thấp, tốc độ phát triển phụ thuộc vào môi trường ngoại cảnh, khai thác
quá mức nạn phá rừng dẫn đến không thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì
vậy cần có các biện pháp nhân giống mở rộng khu vực trồng cây để đáp ứng
2
được nhu cầu thị trường, để chủ động công tác nhân giống cần có vườn giống
cây mẹ đảm bảo.
Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình vườn giống gốc cho cây Hà thủ ô đỏ là
cần thiết nhằm cung cấp nguồn vật liệu nhân giống cho cây Hà thủ ô đỏ tốt nhất cả
về sinh trưởng, phát triển và hàm lượng dược liệu. Từ đó chúng tôi thực hiện đề
tài “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ
(Fallopia multiflorum Thunb) tại tỉnh Hà Giang” làm cơ sở cho công tác bảo
tồn, phát triển và nhân giống loài cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum
Thunb) của tỉnh Hà Giang.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng và đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xây dựng được vườn giống gốc cho cây Hà thủ ô đỏ.
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại cây Hà thủ ô đỏ tại vườn
giống gốc.
-Một số bài học, giải pháp chăm sóc, phát triển vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu cho các sinh
viên, các nhà khoa học trên đối tượng cây Hà thủ ô đỏ, góp phần duy trì, bảo tồn và
phát triển loài này tại tỉnh Hà Giang và các tỉnh khác.
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào
kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn.
- Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm
thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công
tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Nhu cầu sử dụng các loại dược liệu để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe hiện
3
nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền núi rất lớn, đây là cơ hội
để người dân miền núi gây trồng sản xuất cây Hà thủ ô đỏ làm cơ sở cho việc hình
thành vùng sản xuất, góp phần phát triển rừng, phát triển vùng cây dược liệu theo
hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài nhận biết được loài Hà thủ ô đỏ. Đồng
thời bước đầu xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống thích hợp, góp phần
nhân giống nhanh cây Hà thủ ô đỏ, đáp ứng nhu cầu về dược liệu mà thực tiễn đặt ra.
- Đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu về đa dạng sinh học thực vật,
nguồn gen cây Hà thủ ô đỏ ở nước ta.
4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung cây Hà thủ ô đỏ
* Phân loại:
Tên Khoa học: (Fallopia multiflora Thunb), tên đồng nghĩa (Fallopia
multiflorum Thunb). Theo hệ thống phân loại học thực vật mới nhất, Hà thủ ô đỏ
được phân loại như sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành (Division): Magnoliophita
Lớp (Class): Eudicots
Bộ (Ordo): Caryophyllales
Họ (Familia): Polygonaceae
Chi (Genus): Fallopia
Loài (Species): Fallopia multiflora
Hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là: Mã ôn, Dạ giao đằng, Khua lình (Thái),
Mán măng ón (Tày thổ) (Sách đỏ Việt Nam, 2007).
* Hình thái học: Hà thủ ô đỏ là loài dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng
thành củ, thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có
vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2.5 – 5cm, đầu
nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhăn. Bẹ chia mỏng, màu
nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc
cách xa nhau, ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số
đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình
mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận
ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên (Võ Văn Chi, 1997).
Rễ củ hình tròn, dài, không đều. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp
nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ
màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát.
* Phân bố: Hà thủ ô đỏ là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng;
thường mọc rải rác, leo trùm trên các cây bụi, cỏ cao ở ven rừng ẩm núi đá vôi, hai
5
bên bờ suối ở cửa rừng hay sót lại trong các bờ nương rẫy. Cây mọc hoang ở hầu
hết các tỉnh miền núi độ cao từ 800 - 1.700m, từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai
Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình. Hiện nay, Hà
thủ ô đỏ được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Phú Thọ) và phía Nam, cây mọc
tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định (Võ Văn Chi, 1997).
* Đặc điểm sinh thái học: Hà thủ ô đỏ thích hợp với nhiệt độ thích hợp 20-
.250
C Ở miền núi, có năm nhiệt độ xuống thấp về mùa đông, cây vẫn tồn tại trong
đất. Lượng mưa trung bình năm 1500-1800mm, pH = 5 - 6,5. Đất cao ráo, ẩm, thoát
nước. Thời vụ trồng vào mùa thu (tháng 8 - 9) và mùa xuân (tháng 2 - 3). Vụ sau tốt
hơn vì có mưa xuân, độ ẩm thích hợp. Trồng Hà thủ ô đỏ khoảng 2 - 3 năm là có thể
thu hoạch. Hà thủ ô đỏ thường tái sinh chủ yếu bằng hạt; tái sinh từ thân củ (Võ
Văn Chi, 1997).
Hình 2.1. Một số hình ảnh của cây Hà thủ ô đỏ
* Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Hà thủ ô đỏ chứa 1,7%
antraglucosid trong đó có crysophanol, emodin, rhein, 1.1% protid, 42.2% tinh bột,
3.1% lipid, 4.5% chất vô cơ, 26.4% chất tan trong nước và nhiều chất khác (Dược
điển Trung Quốc, 2000). Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ củ phơi hay sấy khô,
có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận
tràng. Hà thủ ô đỏ được dùng chữa thận suy, yếu gan; thần kinh suy nhược, ăn ngủ
kém; sốt rét mãn tính, thiếu máu, ít sữa; các bệnh của phụ nữ sau khi đẻ, xích bạch
đới; đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiện ra máu; đái buốt, đái dắt, đái ra
6
máu (lao lâm); mẩn ngứa, bệnh ngoài da, hạ Cholesterol, kháng viêm, tăng lưu
thông máu (Lê Trần Đức, 1997) [2].
* Giá trị dược liệu: Thân rễ Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, làm đen
tóc, tác dụng thông tiểu, giải độc, chữa cho phụ nữ sau đẻ, tràng nhạc, bổ gan thận,
ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, tăng lực, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần
kinh, còi xương. Chữa bệnh viêm da, mủ, lậu (John et al, 1999).
* Tình hình thị trường: Hà thủ ô đỏ là cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao
đang được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta. Giá bán trên thị trường Hà thủ ô đỏ
dạng củ khô có giá trị 250.000 đồng/kg. Hà thủ ô đỏ dạng củ tươi có giá khoảng
150.000 đồng/kg. Nhu cầu sử dụng thảo dược trong những năm gần đây ngày càng
tăng cao. Riêng công ty Traphaco mỗi năm có nhu cầu khoảng 100 tấn dược liệu Hà
thủ ô đỏ để sản xuất thuốc, công ty TNHH Thái Hòa - Thành phố Kon Tum mỗi
năm nhu cầu khoảng 20 tấn dược liệu Hà thủ ô đỏ để sản xuất và sử dụng phục vụ y
học cổ truyền. Ngoài ra còn nhiều công ty dược khác cũng sản xuất thuốc Hà thủ ô
đỏ, cộng với bốc thuốc thang. Tổng nhu cầu Hà thủ ô đỏ ở nước ta ước tính tới 500
tấn/năm, đứng thứ 24 trong tổng số 70 loài dược liệu được sử dụng nhiều nhất
(Phạm Thanh Huyền, 2016).
2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới
Hà thủ ô đỏ có thể được nhân giống hữu tính bằng hạt, hoặc vô tính bằng
giâm hom và nuôi cấy mô tế bào. Một số nghiên cứu nhân giống nuôi cấy mô đã
được công bố. Lin et al. (2003) đã nghiên cứu nhân giống invitro cây Hà thủ ô đỏ
trên môi trường MS. Hệ số nhân đạt 4,7 chồi/mẫu trên môi trường MS bổ sung
NAA (0,2 mg/l) và BA (2,0 mg/l), chiều dài chồi đạt 1,0 cm - 4,28 cm. Chang et al.
(2003) đã nghiên cứu vi nhân giống Hà thủ ô đỏ cho thấy nhân chồi từ chồi nách
cây Hà thủ ô đỏ với tỉ lệ mẫu đạt cụm chồi rất cao (97%) trên môi trường MS có bổ
sung NAA 0.2mg/l và BA 2.0mg/l sau 06 tuần nuôi cấy, 80 - 100% số chồi tạo rễ
khi được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung NAA hoặc IBA và xác định hoạt
chất avthraquinunes emodin và physcion trong cây cấy mô. Kết quả cho thấy hàm
7
lượng hoạt chất trong cây cấy mô sau 3 tháng trồng đạt cao hơn đáng kể so với hàm
lượng trong dược liệu trên thị trường tại Đài Loan.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam
Hà thủ ô đỏ được nhân giống hữu tính hoặc vô tính bằng giâm hom và nuôi
cấy mô tế bào. Trần Thị Liên (2004) đã nghiên cứu nuôi cấy đoạn thân cây Hà thủ ô
đỏ trên môi trường MS chứa NAA (0,1 mg/l) + BAP (0,5 mg/l), số chồi đạt 7 lần
sau 5 tuần nuôi cấy. Trương Thị Bích Phượng và cs. (2008) đã xây dựng hoàn chỉnh
quy trình nhân giống vô tính invitro và thu được số lượng chồi trung bình tạo thành
trên một mẫu ở môi trường nhân chồi tốt nhất đạt trung bình 6,5 chồi. Hoàng Thị
Kim Hồng (2011) đã nghiên cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong môi
trường MS + BAP 4 mg/l + NAA 0,1 mg/l (hệ số nhân đạt 8,54 lần). Nguyễn Xuyến
Thành Thắng và cs (2012) đã xây dựng thành công quy trình nhân giống in vitro
cây Hà thủ ô đỏ. Môi trường MS + BA 4mg/l + KIN 1,5 mg/l kích thích đoạn thân
của chồi invitro cây Hà thủ ô đỏ tái sinh chồi tốt nhất, tỷ lệ tái sinh chồi là 88,88%
và số chồi tái sinh là 3,33 chồi/mẫu. Các đoạn thân invitro cũng có khả năng tạo
cụm chồi tốt trên môi trường MS + BA 4mg/l + NAA 0,5 mg/l.
Hình 2.2. Cây mô Hà thủ ô đỏ
8
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
* Vị trí địa lý
Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà
Giang huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 220
29’30’’B đến 230
02’30’’B và
1040
23’30’’Đ đến 1050
09’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía
đông giáp thành phố Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang).
Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích
1.478,4095 km2
. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên, nằm cách thành phố Hà
Giang 20km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị
Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao
núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn
thành phố Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện
dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị
trí địa lý như vậy huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với
các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có
vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên
giới phía bắc Tổ quốc.
9
Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang
* Thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên 147.840,95 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất
nông - lâm nghiệp là 126.506,41 ha, chiếm 85,57%; diện tích đất phi nông nghiệp
7.227,93 ha, chiếm 4,89%; đất chưa sử dụng 14.106,61 ha, chiếm 9,54% tổng diện
tích đất tự nhiên toàn huyện.
10
Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất
nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất
thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng kể. Nhìn
chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp.
Trên địa bàn huyện gồm những nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa: Có diện tích 1.998,57 ha chiếm 1,352% diện tích tự
nhiên, phân bố rải rác ở các sông, suối lớn trong huyện. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ, độ dốc dưới 30
là chủ yếu, đất có phản ứng chua vừa (PHKCl = 5,3 - 5,5), hàm
lượng các chất dinh dưỡng trung bình, thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây
công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất đen (Đất đen các bo nát Rv):Có diện tích 76,88ha chiếm 0,052%
diện tích tự nhiên. Kết cấu đất viên, hoặc cục nhỏ, đất tương đối tơi xốp, thích hợp
trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất đỏ vàng:
+ Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Có diện tích 6.862,68
ha, chiếm 4,642% đất tự nhiên, đất có độ dốc từ 8 - 150
C, tầng đất dày 100 cm, có
thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá, thích
hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
+ Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích 4.214,46 ha, chiếm 2,851% đất tự
nhiên. Đất có nhiều đá lộ đầu, đá lẫn, nhiều tầng mỏng dưới 50 cm, thích hợp trồng
ngô và các loại hoa màu như đậu tương. Những nơi tầng đất dầy 70 cm thích hợp
trồng cà phê, chè và các loại cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Có diện tích 55.805,88 ha, chiếm
37,747% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu các xã phía nam huyện trên địa hình
đồi bát úp kéo dài, đất chủ yếu có thành phần cơ giới thịt trung bình, thích hợp
trồng chè, cây ăn quả và hoa màu lương thực
+ Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Có diện tích 32.667,03 ha, chiếm
22,096% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ dốc trên 150
, (PHKCl = 4,5 - 5),
đất có thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho trồng chè, mơ mận và hoa màu.
11
+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Có diện tích 12.534,59 ha chiếm 8,478%
diện tích tự nhiên, phân bố ở dạng địa hình bị chia cắt, độ dốc trên 150
C. Đất có
thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo, những nơi có độ dốc
cao nên bố trí nông lâm kết hợp hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Có diện tích 1.115,23 ha, chiếm 0,754%
diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có độ phì khá, phân bố chủ yếu ở độ dốc từ 8 -
150
, thích hợp trồng chè và cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Có diện tích 943,36 ha, chiếm
0,638% diện tích tự nhiên. Phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, đây là loại đất
được hình thành từ đất feralit trên các nền đá mẹ khác nhau như: Đá sét, đá biến
chất, đá macma axít, đá cát kết....được con người khai phá thành ruộng bậc thang để
trồng lúa nước
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao:
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit (Ha): Có diện tích 10.682,96 ha,
chiếm 7,226% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 900 m, thích hợp trồng cây
lâm nghiệp ưa lạnh
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): Có diện tích 498,55 ha,
chiếm 0,337% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 900m, nơi đất có độ dốc từ
nhỏ hơn 250
thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh, đất có độ dốc cao hơn thực
hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng.
+ Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): Có diện tích 2.356,36 ha, chiếm
1,594% diện tích tự nhiên. phân bố ở độ cao trên 900 m, thích hợp trồng cây lâm
nghiệp ưa lạnh, đất có độ dốc cao hơn thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao (A): Có diện tích 3.920,14 ha, chiếm
2,652% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 1800 m, thích hợp trồng cây lâm
nghiệp ưa lạnh và khoanh nuôi bảo vệ rừng
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D): Có diện tích 1.776,27 ha, chiếm 1,201%
diện tích tự nhiên. Phân bố hầu hết các xã trong huyện, ở các thung lũng vùng đồi
núi. Đất được hình thành do các sản phẩm bồi tụ từ trên các đồi núi xung quanh đưa
xuống, tầng đất thường lẫn đá, nơi thấp thường có glay thích hợp với trồng lúa ở
những nơi chủ động được nguồn nước, trồng hoa màu những nơi thiếu nước.
12
Bảng 2.1: Diện tích tự nhiên phân theo các nhóm đất
TT Tên đất
Ký
hiệu
Diện tích Tỷ lệ %
I Nhóm đất phù sa 1.998,57 1,352
1 Đất phù sa được bồi Pb 34,65 0,023
2
Đất Ps không được bồi không có tầng
glay và loang lỗ
P 104,93 0,071
3 Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng Pf 37,99 0,026
4 Đất phù sa ngòi suối Py 1.821,00 1,232
II Nhóm đất đen 76,88 0,052
5 Đất đen cacbo nát Rv 76,88 0,052
III Nhóm đất đỏ vàng 114.143,23 77,207
6
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và
trung tính
Fk 6.862,68 4,642
7 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 4.214,46 2,851
8 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 55.805,88 37,747
9 Nhóm đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa 32.667,03 22,096
10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 12.534,59 8,478
11 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.115,23 0,754
12 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 943,36 0,638
IV Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao 13.537,87 9,157
13 Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit Ha 10.682,96 7,226
14 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs 498,55 0,337
15 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 2.356,36 1,594
V Nhóm đất mùn trên núi cao 3.920,14 2,652
16 Đất mùn vàng nhạt trên núi cao A 3.920,14 2,652
VI
Nhóm đất thung lũng do sản phẩm
dốc tụ
1.119,94 0,758
17 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 1.119,94 0,758
VII Núi đá Ô 11.268,05 7,622
VIII Sông suối, ao hồ 1.776,27 1,201
Tổng diện tích tự nhiên 147.840,95 100
(Nguồn: Bản đồ tỉnh Hà Giang)
13
* Khí hậu - thủy văn
Vị Xuyên nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt,
mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh kéo dài, khô hạn. Nhiệt độ trung bình
năm 230
C, biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 120
C, tháng nóng nhất là tháng 6
và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến tháng 1; tổng lượng nhiệt trong
năm từ 8300 – 850000
C, số giờ nắng trung bình năm trên 1200 giờ. Lượng mưa
trung bình khá lớn 3000 - 4000 mm/năm. Độ ẩm trung bình 84%, độ ẩm cao ở hầu
hết các mùa trong năm, lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 (trên 87%) và thấp nhất vào
tháng 3 (80%). Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi như sương muối trong mùa đông,
mùa hè mưa nhiều nên thường xảy ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng không nhỏ đến phát
triển KTXH của huyện.
Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt
nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy
(Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông chảy qua địa bàn huyện
dài 70 km; diện tích lưu vực khoảng 8700 km2
, có chế độ thủy chế phức tạp và khác
biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Huyện Vị Xuyên còn là nơi bắt nguồn của sông
Chảy, Sông Miện chảy qua Thuận Hòa và sông Nậm Điêng chảy qua Minh Tân. Hệ
thống suối, ao hồ khá phát triển đã đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện nhỏ, sản
xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng,
nhất là các xã vùng cao.
* Tài nguyên sinh vật:
Huyện Vị Xuyên có diện tích rừng khá lớn, trong đó diện tích đất lâm nghiệp
có rừng 85196,36 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích rừng
sản xuất có 14283,22 ha; diện tích rừng phòng hộ 41684,39 ha, diện tích rừng đặc
dụng 29228,75 ha. Độ che phủ rừng luôn đạt trên 50% (năm 2009 là 59%). Diện
tích rừng trồng tập trung 15942,24 ha; trong đó trồng mới 2231,10 ha. Các loài gỗ
quý: pơ mu, ngọc am, lát, nghiến, thông đá, trò chỉ, ...; các loài thực vật đặc hữu:
cây Vù Hương, Bồ an, Bồ đề lá bời bời; các loài cây dược liệu quý: sa nhân, thảo
quả, quế, đỗ trọng... huyện còn có thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày (chè,
14
cam), cây ăn quả và cây đặc sản. Trên địa bàn huyện còn có Khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Côn Lĩnh II. Rừng có vai trò rất lớn bảo vệ môi trường, cung cấp nguyên
liệu phục vụ công nghiệp, xây dựng, y tế và là những điểm du lịch sinh thái. Tài
nguyên động vật tương đối phong phú, có nhiều loài quý hiếm: gấu ngựa, gà lôi, đại
bàng... Tuy nhiên, do diện tích rừng bị suy giảm trong những thập niên qua, cùng
với tập quán săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài thú quý hiếm đã bị suy giảm về cả số
loài và cá thể.
- Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,4 ha,
chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích rừng trồng tập
trung là 13711,14 ha; trồng rừng kinh tế tập trung ở các xã Việt Lâm, Đạc Đức,
Trung Thành, Linh Hồ. Năm 2009 trồng mới được 2331+ha; độ che phủ rừng đạt
59%, cao hơn mức trung bình của Hà Giang và của cả nước tương ứng 52,6% và
38,6%. Thực hiện giao đất giao rừng cho người dân, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng
rừng tập trung, tích cực trồng mới; phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp.
15
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là cây Hà thủ ô đỏ.
+ Xây dựng, đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ
- Phạm vị nghiên cứu là 2000m2
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Tại vườn ươm công nghệ cao giống cây trồng nông
lâm nghiệp, cây ăn quả, hoa cây cảnh và dược liệu, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên tỉnh Hà Giang .
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc.
- Một số bài hoc, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc Hà thủ ô
đỏ.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ
3.4.1.1. Phương pháp lựa chọn vật liệu giống
Kế thừa những kết quả” trước của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, triển
khai xây dượng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ thuộc đề tài: “ Nghiên cứu chọn
giống và phát triển công nghệ nhân giống với quy mô công nghệ cho một số loài
cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía
Bắc Việt Nam” chúng tôi lựa chọn được 3 xuất xứ cây Hà thủ ô đỏ (xuất xứ Bắc
Kạn, xuất xứ Hà Giang và xuất xứ Lai Châu) để làm vật liệu giống xây dựng vườn
giống gốc tại Hà Giang.
16
Chúng tôi lựa chọn những củ phát triển tốt không bị sâu bệnh hại, đường
kính, chiều cao củ >15% so với các cây khác.
3.4.1.2. Phương pháp bố trí vườn giống gốc
- Diện tích: 2000m2
- Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp vào vụ xuân (tháng 2 - 3 âm lịch)
- Yêu cầu về đất: Đất cày bừa kỹ, sạch cỏ. Nếu đất phẳng thì cần tiến hành lên
luống để tránh ngập úng thối rễ. Đất dốc nên tiến hành đào hố sâu 30 x rộng 30 cm.
- Khoảng cách, mật độ: Khoảng cách giữa các cây trồng 60 - 80cm trên một
luống.
- Phân bón: Lượng phân bón lót: 3kg phân chuồng hoai cho mỗi hố. Cách
bón: Trộn đều phân với đất trước khi trồng từ 10 - 15 ngày. Bón thúc: Hàng năm
bón phân 2 lần vào tháng 4 - 5 và cuối tháng 6 - 7. Lượng bón 0,2 kg phân vi
sinh/cây.
- Chăm sóc: Định kỳ làm cỏ, đặc biệt làm cỏ lúc mới trồng, hàng năm nên xới
xáo, vun gốc từ hai đến ba lần để tạo đất thoáng cho cây phát triển. Luôn đảm bảo
đủ ẩm để cây phát triển tốt. Khi ngập úng thoát nước ngay tránh làm cây chết.Làm
giàn leo: Khi cây cao 30 cm cần làm giàn cho cây dạng chữ A cao 1,5 - 1,7 m.
3.4.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn
giống gốc
Dụng cụ: Thước đo chiều dài (20cm,1m), thước panme đo đường kính, máy
ảnh, sổ và bút ghi.
Phương pháp: Trên diện tích, tổng diện tích trồng, chọn 5 điểm theo đường
chéo góc như sau:
17
Hình 3.1. Sơ đồ theo dõi
Mỗi điểm có kích thước 45m2
(9mx5m) tiến hành đo đếm và quan sát.
Chỉ tiêu theo dõi vườn giống gốc:
+ Động thái chiều cao (cm): Đo từ gốc đến vút ngọn
+ Số lá: Đếm số lá trên thân chính
+ Đường kính gốc thân
+ Diễn biến số thân/khóm/gốc
+ Tính đồng nhất về hình thái: Theo dõi tỉ lệ số cây khác dạng
+ Khả năng về chống chịu: Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: 15 ngày/lần, chỉ
tiêu: Thời gian xuất hiện, tỉ lệ cây bị bệnh, vị trí xuất hiện trên cây, mô tả vị trí bị
hại. Theo dõi khả năng chịu rét, nóng, hạn, ngập úng,...
+ Tính đồng nhất về hình thái: Theo dõi tỉ lệ số cây khác dạng
Bảng 3.1. Bảng đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng
Chỉ tiêu theo
dõi
Ngày
trồng
Ngày theo dõi
Số cây sống
(cây)
Chiều cao cây
(cm)
45m2
45m2
45m2
45m2
45m2
18
Đường kính
thân cây (cm)
Chiều dài lá
(cm)
Chiều rộng lá
(cm)
Tình hình sâu
bệnh hại
Chất lượng cây
- Đặc điểm hình thái:
+ Kiểu sinh trưởng
+ Màu sắc thân lá
+ Hình dạng thân lá, kiểu cuống lá
+ Hoa: Màu sắc, hình dạng
+ Quả: Màu sắc, hình dạng
+ Hạt: Màu sắc, hình dạng
- Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
+ Thời gian từ gieo đến thu dược liệu và chọn củ giống (ngày)
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ vị trí sát mặt đất đến đỉnh vuốt lá cao nhất
+ Số lá/cây: Đếm tổng số lá/cây
+ Chiều dài cuống lá (cm): Đo khoảng cách cuống lá từ thân cây đến chân lá
+ Chiều dài lá (cm): Đo khoảng cách giữa chân lá đến ngọn lá
+ Chiều rộng lá (cm): Đo khoảng cách chiều rộng giữa 2 mép lá
+ Đường kính tán (cm): Đo khoảng cách giữa 2 mép tán lá (thường đo 2
chiều vuông góc sau lấy trung bình)
- Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại
Theo dõi mức độ sâu, bệnh hại theo Quy chuẩn QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT
19
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học trên các phần
mềm IRRISTAT 5.0, Excel, …
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ
4.1.1. Kết quả lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước của Viện nghiên cứu và Phát triển Lâm
nghiệp, triển khai xây dượng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ thuộc đề tài: “Nghiên
cứu chọn giống và phát triển công nghệ nhân giống với quy mô công nghệ cho
một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng
núi phía Bắc Việt Nam” chúng tôi tiến hành trồng 3 xuất xứ của cây Hà thủ ô đỏ là
Bắc Kạn, Hà Giang, Lai Châu. Chúng tôi tiến hành lựa chọn các cây vượt trội về
kích thước, đường kính >15% các cây xung quanh, các cây được lựa chọn có sinh
trưởng vượt trội và không bị sâu bệnh hại. Kết quả lựa chọn được các cây Hà thủ ô
đỏ có các tiêu chí sau làm vật liệu giống trồng vườn giống gốc:
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Hà thủ ô đỏ đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc
TT Chỉ tiêu ĐVT Mức yêu cầu Ghi chú
1 Chiều dài củ Cm > 16 Đo từ đỉnh củ đển ngọn củ
2 Đường kính củ Cm > 2.5 Đo chỗ to nhất của củ
3 Số lá thật Lá > 5 Phát triển đầy đủ
4 Chiều rộng lá Cm > 1.5 Đo tại lá thứ 5
5 Chiều dài lá Cm > 3 Đo tại lá thứ 5
6 Sâu bệnh hại Cây giống không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình
Những cây được lựa chọn để làm nguồn vật liệu trồng vườn giống gốc đảm
20
bảo các tiêu chí sau: Chiều dài củ > 16cm; Đường kính củ > 2.5cm; cây có ít nhất 5
lá thật, chiều rộng lá > 1.5cm, chiều dài lá >3cm và các cây lựa chọn đều không bị
nhiễm bệnh hay dị hình.
4.1.2. Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Hà thủ ô đỏ
- Chọn vùng trồng: Chọn đất nơi cao ráo, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có
nhiều chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoải, ruộng bậc thang hay chấn ruộng cao là
thích hợp nhất. Các loại đất khác có thể trồng được nhưng năng suất thấp, pH thích
hợp 5,5 - 6,5.
- Kỹ thuật làm đất: Đất cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại. Nếu đất phẳng thì cần tiến
hành lên luống để tránh ngập úng thối rễ. Đất dốc nên tiến hành đào hố sâu 30 x rộng 30
cm.
- Phân bón:
+ Bón lót: Lượng phân bón lót: 3kg phân chuồng hoai cho mỗi hố. Cách bón:
Trộn đều phân với đất trước khi trồng từ 10 - 15 ngày.
+ Bón thúc: Hàng năm bón phân 2 lần vào tháng 4 - 5 và cuối tháng 6 - 7.
Lượng bón 0,2 kg phân vi sinh/cây.
- Kỹ thuật trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh cây trồng theo hốc, mỗi
hốc 1 cây. Đặt rễ cây thẳng đứng, lấy tay lấp đất và ấn chặt gốc. Trồng xong cần
tưới ngay. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7 ngày cây bắt đầu bén rễ hồi xanh.
- Chăm sóc: Định kỳ làm cỏ, đặc biệt làm cỏ lúc mới trồng, hàng năm nên
xới xáo, vun gốc từ hai đến ba lần để tạo đất thoáng cho cây phát triển. Luôn đảm bảo
đủ ẩm để cây phát triển tốt. Khi ngập úng thoát nước ngay tránh làm cây chết. Làm
giàn leo: Khi cây cao 30 cm cần làm giàn cho cây dạng chữ A cao 1,5 - 1,7 m.
+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Hà thủ ô đỏ ít bị sâu bệnh hại, cần thường xuyên
làm cỏ, không để ngập úng, rắc vôi (0,5 kg) xung quanh khu vực trồng tránh sâu ăn lá
và động vật phá hại. Nếu phát hiện sâu bệnh sử dụng thuốc thảo mộc để phòng trừ.
4.1.3. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ
* Sơ đồ bố trí vườn giống gốc
21
Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ tại thị trấn Vị Xuyên huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
4.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc
4.2.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc
Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về tỷ lệ sống của các cây Hà thủ ô đỏ thời điểm
sau trồng 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày. Ta được kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc
Xuất xứ Kí hiệu
Số cây
ban
đầu
(cây)
Tỷ lệ cây
sống sau
15 ngày
(%)
Tỷ lệ cây
sống sau
30 ngày
(%)
Tỷ lệ cây
sống sau
60 ngày
(%)
Tỷ lệ cây
sống sau
90 ngày
(%)
Bắc Kạn 1 300 87.33 84.33 82.33 75.33
Hà Giang 2 300 99.00 97.67 97.67 93.67
Lai Châu 3 300 90.67 90.33 88.33 82.33
LSD0.05 2.07 1.51 2.72 6.31
CV 1.0 0.7 1.4 3.3
Nhìn vào bảng 4.2, ta thấy sau khi trồng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ,
với xuất xứ Bắc Kạn sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 87.33%; sau 30 ngày trồng đạt
22
84.33%; sau 60 ngày trồng đạt 82.33%; và sau 90 ngày trồng đạt 75.33%. Với xuất
xứ Hà Giang tỷ lệ sống sau 15 ngày trồng đạt 99.00%; sau 30 ngày trồng đạt
97.67%; sau 60 ngày trồng đạt 97.67%; và sau 90 ngày trồng đạt 93.67%. Với xuất
xứ Lai Châu tỷ lệ sống sau 15 ngày trồng đạt 90.67%; sau 30 ngày trồng đạt
90.33%; sau 60 ngày trồng đạt 88.33%; và sau 90 ngày trồng đạt 82.33%.
Nhìn vào bảng ta thấy sau 90 ngày trồng tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ có
xuất xứ Hà Giang là cao nhất đạt 93.67%; xuất xứ ở Bắc Kạn là thấp nhất đạt
75.33%.
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0.05 có ý
nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ sống khác nhau là có ý nghĩa.
Cây Hà thủ ô đỏ khi chuẩn bị trồng Cây Hà thủ ô đỏ sau trồng 15 ngày
Cây Hà thủ ô đỏ sau 90 ngày trồng
Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn
giống gốc
23
4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc
Sau thời gian trồng 90 ngày tiến hành theo dõi các chỉ tiêu biến động về kích
thước đường kính thân, chiều dài lá, chiều rộng lá và chất lượng của cây ta được kết
quả ở bảng sau:
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hà thủ ô đỏ
tại vườn giống gốc
Xuất xứ
Ký
hiệu
Tổng
số cây
(cây)
Tỷ lệ bật
chồi mới
(%)
Thời gian
bật chồi
(ngày)
Chất lượng chồi
Bắc Kạn 1 90 73.33 8.38 Chồi nhỏ
Hà Giang 2 90 95.57 7.27 Chồi mập, thân mập, khoẻ
Lai Châu 3 90 82.22 6.13 Chồi mập, thân mập, khoẻ
LSD0.05 6.67 8.38
CV 3.5 4.7
Nhìn vào bảng kết quả 4.3 ta thấy: Tỷ lệ bật chồi mới sau 90 ngày trồng với
các xuất xứ lần lượt là: xuất xứ Bắc Kạn đạt tỷ lệ 73.33%; xuất xứ Hà Giang 95.57
%; xuất xứ Lai Châu đạt tới 82.22%. Thời gian bật chồi của các xuất xứ lần lượt là:
xuất xứ Bắc Kạn trung bình là 8.38 ngày; xuất xứ Hà Giang trung bình là 7.27 ngày;
xuất xứ Lai Châu trung bình là 6.13ngày. Chất lượng của chồi sau 90 ngày trồng
như sau: Với xuất xứ Bắc Kạn chồi mới thường nhỏ; xuất xứ Hà Giang chồi mới
thân mập và khỏe, xuất xứ Lai Châu chồi mới thân mập và khỏe.
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0.05 có ý
nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác
nhau là có ý nghĩa.
Theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc sau 90 ngày
trồng ta có kết quả ở bảng 4.4 dưới đây:
24
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Hà thủ ô đỏ
tại vườn giống gốc
Xuất xứ
Ký
hiệu
Tổng
số cây
Số thân TB
trên 1 gốc
(thân)
Chiều dài lá
tăng thêm
(cm)
Chiều rộng lá
tăng thêm (cm)
Bắc Kạn 1 90 4.05 2.16 2.17
Hà Giang 2 90 6.06 3.9 2.76
Lai Châu 3 90 3.13 1.48 1.3
LSD0.05 0.28 0.57 0.45
CV 2.8 4.5 3.0
Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy: Sau 90 ngày trồng số thân trung bình/ gốc với các
xuất xứ lần lượt như sau: xuất xứ Bắc Kạn trung bình là 4.05 thân/gốc, xuất xứ Hà
Giang trung bình là 6.06 thân/gốc, xuất xứ Lai Châu trung bình là 3.13 thân/gốc.
Sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Bắc Kạn là 2.16cm;
Hà Giang là 3.9cm, Lai Châu là 1.48cm. Sau 90 ngày trồng chiều rộng lá tăng thêm
trung bình lần lượt là Bắc Kạn là 2.17cm, Hà Giang 2.76cm, Lai Châu là 1.3cm.
Nhìn vào bảng ta thấy xuất xứ có số thân trung bình trên 1 gốc cao nhất là
Hà Giang 6.06 thân/gốc, xuất xứ có số thân trung bình trên 1 gốc ít nhất là Lai Châu
3.13 thân/gốc.
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0.05 có ý
nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác
nhau là có ý nghĩa.
25
Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Hà thủ ô đỏ
4.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Hà thủ ô đỏ trong vườn
giống gốc
Qua quá trình theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc,
ta thấy các loại sâu chính đối với cây Hà thủ ô đỏ thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây:
26
Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính đối với giống cây Hà thủ ô đỏ
tại vườn giống gốc
Giống cây
Đối tượng gây hại
Bộ phận bị hại
Tên Việt Nam Tên khoa học
Bắc Kạn
Dế Gryllotalpidae Thân non
Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân
Rầy mềm Aphis gossipii Lá
Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ
Hà Giang
Dế Gryllotalpidae Thân non
Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân
Rầy mềm Aphis gossipii Lá
Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ
Lai Châu
Dế Gryllotalpidae Thân non
Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân
Rầy mềm Aphis gossipii Lá
Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ
Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy cây Hà thủ ô đỏ với 3 xuất xứ Bắc Kạn, Hà Giang
và Lai Châu đều xuất hiện các loại sâu bệnh chính đó là Dế, Sâu xám, Rầy mềm, và
bệnh lở cổ rễ.
- Dế (Gryllotalpidae): Thường gây hại cho cây thời kỳ cây còn non. Chúng
cắn đứt thân non của cây.
- Sâu xám (Agrotis ipsilon): thường gây hại ở thời kỳ cây con. Loài sâu này
thường gây hại vào ban đêm, ăn lá non hoặc cắn đứt ngang các thân và cành non.
Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có những chấm đen mờ.
- Rầy mềm (Aphis gossipii): Ban đầu rầy chỉ tập trung gây hại ở những búp
non, lá non. Về sau do tích lũy nhiều, mật độ tăng nhanh, chúng xuất hiện trên cả
những lá già và thường tập trung ở mặt dưới của lá. Rầy chích hút nhựa cây làm búp
non, lá non bị quăn queo, biến dạng, lá chuyển sang màu vàng, cây còi cọc, sinh
27
trưởng kém.
- Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonic sp): Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện ở giai đoạn
cây con, đặt biệt trong giai đoạn vườn ươm. Triệu chứng bắt đầu với vết đốm màu
nâu nhỏ ở gốc, thân và lan rộng đến rễ. Vùng rễ nhiễm bệnh bị thối, cây con héo rễ
và chết.
Dế Sâu xám
Rầy mềm
Hình 4.4. Hình ảnh một số loài gây hại cho cây Hà thủ ô đỏ
4.4. Một số bài học, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc Hà thủ ô
đỏ
4.4.1. Một số bài học chăm sóc vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ
Qua quá trình trồng, chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ
tại vườn giống gốc, có thể đưa ra những bài học chăm sóc và phát triển vườn giống
gốc như sau:
28
- Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn
vươn lên.
- Làm dàn cho cây leo.
- Thường xuyên làm cỏ, không xới cỏ quá sâu tránh ảnh hưởng đến cây, cuốc
xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép.
- Định kỳ bón phân cho cây
- Thường xuyên theo dõi và kịp thời loại bỏ các sâu bệnh hại cho cây.
4.4.2. Ý nghĩa của việc duy trì được vườn giống gốc
- Vườn giống gốc bảo tồn được nguồn gen cây Hà thủ ô đỏ tại tỉnh Hà
Giang.
- Vườn giống gốc cung cấp nguồn giống, chất lượng tốt, sạch bệnh, khả
năng chống chịu sâu bệnh cao làm vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển.
4.4.3. Giải pháp cụ thể để duy trì vườn giống gốc
- Nguồn giống ban đầu để trồng vườn giống gốc phải qua các quá trình
khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu.
- Cần áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây Hà thủ ô
đỏ trong vườn giống gốc.
29
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ
Vườn giống gốc cây cây Hà thủ ô đỏ tại thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên
tỉnh Hà Giang với diện tích 2000m2
, kích thước trồng là 30cm x 30cm. Trồng 3 xuất
xứ cây Hà thủ ô đỏ ở vườn giống gốc.
2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc
-Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc: tỷ lệ
cây sống sau 90 ngày trồng đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ bật chồi từ 95.57% trở lên; có
thời gian bật chồi trung bình từ 6.13 ngày – 8.38 ngày.
- Sau 90 ngày trồng số thân trung bình/gốc cây Hà thủ ô đỏ đạt 3.13 –
6.06 thân/gốc; chiều dài lá tăng thêm từ 1.48 – 3.9cm; chiều rộng lá tăng thêm
từ 1.3 – 2.76cm.
3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc
Cây Hà thủ ô đỏ trồng tại vườn giống gốc chủ yếu xuất hiện 3 loại sâu chính
đó là: Dế, Sâu xám, và Rầy mềm. Hà thủ ô đỏ chủ yếu xuất hiện bệnh lở cổ rễ.
4. Một số giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc
- Kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ: Thường xuyên kiểm
tra, tưới nước đủ ẩm, làm giàn che cho cây, làm cỏ, xới đất, theo dõi tình hình sâu
bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thới.
- Việc duy trì vườn giống gốc có ý nghĩa lớn đối với bảo tồn nguồn gen cây
Hà thủ ô đỏ và cung cấp nguồn vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển loài này.
- Đưa ra một số giải pháp để duy trì vườn giống gốc: Phải khảo nghiệm và
kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu của cây tại vườn giống gốc; Áp dụng
đúng và đồng bộ các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc.
30
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng phát triển các xuất xứ cây Hà thủ
ô đỏ tại vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn cây mẹ ở vườn giống gốc. Đưa
ra được tiêu chuẩn cây mẹ ở vườn giống gốc.
Đảm bảo cung cấp nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho nhân giống, bảo tồn
và phát triển nguồn gen cây Hà thủ ô đỏ.
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
1. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb
Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội
2. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam,NXB Y học, tr. 937 - 938
3. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Hoàng Thị Kim Hồng, Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong
nuôi cấy in vitro cây Hà thủ ô đỏ ( Fallopia multiflorum Thunb), Trường Đại
học Khoa học, Đại học Huế, 2011
5. Phạm Thanh Huyền và cs (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả KH&CN Nhiệm vụ
“Khai thác và phát triển nguồn gen Hà thủ ô đỏ và Đảng sâm Việt Nam làm
nguyên liệu sản xuất thuốc”, NVQG-2011/10, Bộ Khoa học và Công nghệ
6. Trần Thị Liên (2004), Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống vô tính loài
Hà thủ ô bằng kỹ thuật invitro, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội.
7. Trương Thị Bích Phượng, Trần Thị Kim Thụ, Nguyễn Hoàng Lộc (2008)
“Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia Thunb)”. Tạp chí
Công nghệ sinh học, 6(4B):889-895.
8. Nguyễn Xuyến Thành Thắng, Trương Công Phi, Trịnh Thị Thanh Huyền, Ngô
Quang Hưởng, Phí Thị Thu Hiền (2012), Xây dựng quy trình nhân giống in
vitro cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb), Trường Đại học Lạc Hồng.
II. Tiếng anh
9. Chang Lin.L, Nalawede.SM, Mulabagal.V, Yeh.MS, Tsay.HS (2003),
Micropropagation of Fallopia multiflorum Thunb and quantitative analysis of
the avthraquinunes emodin and physcion formed in in vitro propagated shoots
and plants, Birl. Pharn. Bull , pp. 1467-1471
10.John H. Wiersema, Blanca Leson (1999), Second Edition World Economic
Plants, Taylor& Francis Group.
32
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tỷ lệ cây Hà thủ ô đỏ sống sau các lần theo dõi
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V003 15%
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 216.667 108.333 130.00 0.001 3
2 LL 2 2.00000 1.00000 1.20 0.392 3
* RESIDUAL 4 3.33335 .833337
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 222.000 27.7500
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 30% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
VARIATE V004 30%
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 267.556 133.778 301.00 0.000 3
2 LL 2 .222222 .111111 0.25 0.791 3
* RESIDUAL 4 1.77779 .444447
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 269.556 33.6944
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 60% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
VARIATE V005 60%
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 281.555 140.778 97.46 0.001 3
2 LL 2 1.55556 .777778 0.54 0.623 3
* RESIDUAL 4 5.77783 1.44446
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 288.889 36.1111
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 75% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
VARIATE V006 75%
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 440.222 220.111 43.07 0.003 3
33
2 LL 2 13.5556 6.77778 1.33 0.362 3
* RESIDUAL 4 20.4445 5.11112
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 474.222 59.2778
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 90% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
VARIATE V007 90%
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 513.556 256.778 33.01 0.005 3
2 LL 2 14.8889 7.44445 0.96 0.459 3
* RESIDUAL 4 31.1111 7.77779
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 559.556 69.9444
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
MEANS FOR EFFECT XX
-------------------------------------------------------------------------------
XX NOS 15% 30% 60% 75%
1 3 87.3333 84.3333 82.3333 77.6667
2 3 99.0000 97.6667 96.0000 94.6667
3 3 90.6667 90.3333 88.3333 84.3333
SE(N= 3) 0.527048 0.384901 0.693892 1.30526
5%LSD 4DF 2.06591 1.50873 2.71991 5.11634
XX NOS 90%
1 3 75.3333
2 3 93.6667
3 3 82.3333
SE(N= 3) 1.61015
5%LSD 4DF 6.31146
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT LL
-------------------------------------------------------------------------------
LL NOS 15% 30% 60% 75%
1 3 93.0000 90.6667 89.0000 87.0000
2 3 92.0000 90.6667 88.3333 85.6667
3 3 92.0000 91.0000 89.3333 84.0000
SE(N= 3) 0.527048 0.384901 0.693892 1.30526
5%LSD 4DF 2.06591 1.50873 2.71991 5.11634
LL NOS 90%
1 3 85.0000
2 3 84.3333
3 3 82.0000
SE(N= 3) 1.61015
5%LSD 4DF 6.31146
34
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL |
(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
15% 9 92.333 5.2678 0.91287 1.0 0.0008 0.3916
30% 9 90.778 5.8047 0.66667 0.7 0.0004 0.7907
60% 9 88.889 6.0093 1.2019 1.4 0.0012 0.6230
75% 9 85.556 7.6992 2.2608 2.6 0.0033 0.3623
90% 9 83.778 8.3633 2.7889 3.3 0.0048 0.4590
Phụ lục 2: kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống
gốc
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SCBC FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V003 SCBC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 67.5556 33.7778 43.43 0.003 3
2 LL 2 .222222 .111111 0.14 0.871 3
* RESIDUAL 4 3.11111 .777778
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 70.8889 8.86111
-----------------------------------------------------------------------------BALANCED
ANOVA FOR VARIATE TLBC FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
VARIATE V004 TLBC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 3291.40 1645.70 2.51 0.197 3
2 LL 2 1143.15 571.577 0.87 0.487 3
* RESIDUAL 4 2627.25 656.814
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 7061.81 882.727
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGBC FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
VARIATE V005 TGBC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
35
1 XX 2 7.54909 3.77454 33.02 0.005 3
2 LL 2 .142955 .714777E-01 0.63 0.583 3
* RESIDUAL 4 .457245 .114311
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 8.14929 1.01866
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
MEANS FOR EFFECT XX
-------------------------------------------------------------------------------
XX NOS SCBC TLBC TGBC
1 3 22.0000 50.0000 8.37667
2 3 24.6667 82.2200 7.26667
3 3 28.6667 95.5567 6.13333
SE(N= 3) 0.509175 14.7965 0.195202
5%LSD 4DF 1.99586 57.9993 0.765149
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT LL
------------------------------------------------------------------------------
LL NOS SCBC TLBC TGBC
1 3 25.0000 60.0000 7.14000
2 3 25.0000 83.3333 7.43333
3 3 25.3333 84.4433 7.20333
SE(N= 3) 0.509175 14.7965 0.195202
5%LSD 4DF 1.99586 57.9993 0.765149
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL |
(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SCBC 9 25.111 2.9768 0.88192 3.5 0.0032 0.8705
TLBC 9 75.926 29.711 25.628 33.8 0.1970 0.4873
TGBC 9 7.2589 1.0093 0.33810 4.7 0.0048 0.5826
Phụ lục 3: Kết quả theo dõi sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc
BALANCED ANOVA FOR VARIATE STTT FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V003 STTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 13.4714 6.73570 432.23 0.000 3
2 LL 2 .286665E-02 .143333E-02 0.09 0.913 3
* RESIDUAL 4 .623338E-01 .155834E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 13.5366 1.69207
36
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDLTT FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
VARIATE V004 CDLTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PR
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 9.17389 4.58694 355.73 0.000 3
2 LL 2 .148889E-02 .744447E-03 0.06 0.945 3
* RESIDUAL 4 .515779E-01 .128945E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 9.22696 1.15337
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRLTT FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
VARIATE V005 CRLTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 XX 2 3.22109 1.61054 3.91 0.115 3
2 LL 2 .580022 .290011 0.70 0.549 3
* RESIDUAL 4 1.64871 .412178
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 5.44982 .681228
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
MEANS FOR EFFECT XX
-------------------------------------------------------------------------------
XX NOS STTT CDLTT CRLTT
1 3 4.05000 2.16333 2.16667
2 3 6.06000 3.88000 2.75667
3 3 3.13000 1.48000 1.30000
SE(N= 3) 0.720727E-01 0.655603E-01 0.370665
5%LSD 4DF 0.282510 0.256982 1.45293
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT LL
-------------------------------------------------------------------------------
LL NOS STTT CDLTT CRLTT
1 3 4.41667 2.51333 1.97333
2 3 4.43333 2.49000 2.42333
3 3 4.39000 2.52000 1.82667
SE(N= 3) 0.720727E-01 0.655603E-01 0.370665
5%LSD 4DF 0.282510 0.256982 1.45293
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
37
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL |
(N= 9) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
STTT 9 4.4133 1.3008 0.12483 2.8 0.0003 0.9135
CDLTT 9 2.5078 1.0740 0.11355 4.5 0.0003 0.9448
CRLTT 9 2.0744 0.82537 0.64201 30.9 0.1151 0.5494

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lí của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lí của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lí của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lí của ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang nataliej4
 
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Nguyen Vu Quang
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lí của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lí của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lí của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lí của ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
 
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
 
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậyĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
 

Similar to Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia multiflorum thunb) tại tỉnh hà giang

Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...
Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...
Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia multiflorum thunb) tại tỉnh hà giang (20)

Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
 
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
 
Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...
Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...
Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
Bài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận theo ứng dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.docTìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia multiflorum thunb) tại tỉnh hà giang

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỲ PHẠ PỨ Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thunb ) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỲ PHẠ PỨ Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thunb ) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Thị Thu Hà THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Thái Nuyên, ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD PSG,TS. Trần Thị Thu Hà NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Lỳ Phạ Pứ XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN (Ký, họ và tên)
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Mục tiêu của Khoa lâm nghiệp - Trường đại học nông lâm là đào tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết sau này. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa lâm nghiệp - Trường đại học nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà Thủ Ô Đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) tại tỉnh Hà Giang” Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp, công ty cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: PGS.TS, Trần Thị Thu Hà đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa lâm nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và nhận xét chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm 2019 Sinh viên thực tập Lỳ Phạ Pứ
  • 5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên phân theo các nhóm đất ................................... 12 Bảng 3.1. Bảng đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng ............................................... 17 Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Hà thủ ô đỏ đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc.......... 19 Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc........... 21 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc.......... 23 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc..................................................................... 24 Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính đối với giống cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc..................................................................... 26
  • 6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Một số hình ảnh của cây Hà thủ ô đỏ .........................................................5 Hình 2.2. Cây mô Hà thủ ô đỏ ...................................................................................7 Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang .........................................9 Hình 3.1. Sơ đồ theo dõi ..........................................................................................17 Hình 4.1.....Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ tại thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang ………………………………………………...…21 Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc ....................................................................................................22 Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Hà thủ ô đỏ ..............................25 Hình 4.4. Hình ảnh một số loài gây hại cho cây Hà thủ ô đỏ ..................................27
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………iii DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………..…………………iv MỤC LỤC...................................................................................................................v Phần 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài.............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4 2.1. Giới thiệu chung cây Hà thủ ô đỏ ........................................................................4 2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới và trong nước .........6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới ......................6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam .....................7 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu.......................................................................8 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................15 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................15 3.3.Nội dung nghiên cứu……………………………………………………15 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15 3.4.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ...............15 3.4.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc...................................................................................................................16
  • 8. vi 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................19 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................19 4.1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ..........................19 4.1.1. Kết quả lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ....19 4.1.2. Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Hà thủ ô đỏ....................................................20 4.1.3. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ .................................................20 4.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc.......21 4.2.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc .........................21 4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc .......23 4.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc ................................................................................................25 4.4. Một số bài học, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ................................................................................................................27 4.4.1. Một số bài học chăm sóc vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ............................27 4.4.2. Ý nghĩa của việc duy trì được vườn giống gốc...............................................28 4.4.3. Giải pháp cụ thể để duy trì vườn giống gốc....................................................28 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................29 5.1. Kết luận ..............................................................................................................29 5.2. Kiến nghị............................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................31 PHỤ LỤC.................................................................................................................32
  • 9. 1 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi có một hệ sinh thái phong phú đa dạng trong đó không thể không nói đến nguồn lâm sản ngoài gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ xưa đến nay giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân từ trung du đến vùng núi. Hiện nay nguồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao đó là nguồn sống của một số hộ gia đình sống ở rừng và phụ thuộc chủ yếu vào rừng. Ở các nước nghèo, nước đang phát triển cũng phụ thuộc vào nguồn lâm sản ngoài gỗ này để tiêu dùng và là nguồn thu nhập của người dân. Và trong nhóm lâm sản ngoài gỗ thì nhóm cây dược liệu cũng đang được người dân đặc biệt quan tâm. Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan…Ở Việt Nam, chúng thường mọc hoang ở rừng núi, nhiều đất ở Tây Bắc, Lai Châu, Lào Cai hay ở vùng thấp như Sài Sơn (Sơn Tây) hoặc ở Thanh Hoá, Nghệ - Tĩnh, ……Các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng thần kì của cây Hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe con người, nó trở thành cây thuốc quý có giá trị , Hà thủ ô bổ can thận, giúp tốc bạc lâu tăng cường sinh lực dưỡng huyết, bổ âm, giải độc, nhuận tràng thông tiện, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, táo bón, hội chứng lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tăng mỡ huyết, xơ vữa động mạch, tăng tuổi thọ, tăng trí nhớ, ngừa bệnh Alhzeimer,, kháng khuẩn, trị bệnh ngoài da, hạ đường huyết, bảo vệ tế bào gan. Ngoài ra, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng, giải độc và giảm béo phì. Trước đây Hà thủ ô đỏ ở nước ta khá dồi dào nhưng dân số hiện nay ngày càng tăng, sinh ra nhiều bệnh, nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng tăng, hệ số nhân giống thấp, tốc độ phát triển phụ thuộc vào môi trường ngoại cảnh, khai thác quá mức nạn phá rừng dẫn đến không thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy cần có các biện pháp nhân giống mở rộng khu vực trồng cây để đáp ứng
  • 10. 2 được nhu cầu thị trường, để chủ động công tác nhân giống cần có vườn giống cây mẹ đảm bảo. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình vườn giống gốc cho cây Hà thủ ô đỏ là cần thiết nhằm cung cấp nguồn vật liệu nhân giống cho cây Hà thủ ô đỏ tốt nhất cả về sinh trưởng, phát triển và hàm lượng dược liệu. Từ đó chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) tại tỉnh Hà Giang” làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát triển và nhân giống loài cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) của tỉnh Hà Giang. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng và đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Xây dựng được vườn giống gốc cho cây Hà thủ ô đỏ. - Đánh giá được tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc. -Một số bài học, giải pháp chăm sóc, phát triển vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu cho các sinh viên, các nhà khoa học trên đối tượng cây Hà thủ ô đỏ, góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển loài này tại tỉnh Hà Giang và các tỉnh khác. - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn. - Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Nhu cầu sử dụng các loại dược liệu để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe hiện
  • 11. 3 nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền núi rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi gây trồng sản xuất cây Hà thủ ô đỏ làm cơ sở cho việc hình thành vùng sản xuất, góp phần phát triển rừng, phát triển vùng cây dược liệu theo hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình. - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài nhận biết được loài Hà thủ ô đỏ. Đồng thời bước đầu xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống thích hợp, góp phần nhân giống nhanh cây Hà thủ ô đỏ, đáp ứng nhu cầu về dược liệu mà thực tiễn đặt ra. - Đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu về đa dạng sinh học thực vật, nguồn gen cây Hà thủ ô đỏ ở nước ta.
  • 12. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu chung cây Hà thủ ô đỏ * Phân loại: Tên Khoa học: (Fallopia multiflora Thunb), tên đồng nghĩa (Fallopia multiflorum Thunb). Theo hệ thống phân loại học thực vật mới nhất, Hà thủ ô đỏ được phân loại như sau: Giới Thực vật (Plantae) Ngành (Division): Magnoliophita Lớp (Class): Eudicots Bộ (Ordo): Caryophyllales Họ (Familia): Polygonaceae Chi (Genus): Fallopia Loài (Species): Fallopia multiflora Hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là: Mã ôn, Dạ giao đằng, Khua lình (Thái), Mán măng ón (Tày thổ) (Sách đỏ Việt Nam, 2007). * Hình thái học: Hà thủ ô đỏ là loài dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ, thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2.5 – 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhăn. Bẹ chia mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau, ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên (Võ Văn Chi, 1997). Rễ củ hình tròn, dài, không đều. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát. * Phân bố: Hà thủ ô đỏ là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng; thường mọc rải rác, leo trùm trên các cây bụi, cỏ cao ở ven rừng ẩm núi đá vôi, hai
  • 13. 5 bên bờ suối ở cửa rừng hay sót lại trong các bờ nương rẫy. Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi độ cao từ 800 - 1.700m, từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình. Hiện nay, Hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Phú Thọ) và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định (Võ Văn Chi, 1997). * Đặc điểm sinh thái học: Hà thủ ô đỏ thích hợp với nhiệt độ thích hợp 20- .250 C Ở miền núi, có năm nhiệt độ xuống thấp về mùa đông, cây vẫn tồn tại trong đất. Lượng mưa trung bình năm 1500-1800mm, pH = 5 - 6,5. Đất cao ráo, ẩm, thoát nước. Thời vụ trồng vào mùa thu (tháng 8 - 9) và mùa xuân (tháng 2 - 3). Vụ sau tốt hơn vì có mưa xuân, độ ẩm thích hợp. Trồng Hà thủ ô đỏ khoảng 2 - 3 năm là có thể thu hoạch. Hà thủ ô đỏ thường tái sinh chủ yếu bằng hạt; tái sinh từ thân củ (Võ Văn Chi, 1997). Hình 2.1. Một số hình ảnh của cây Hà thủ ô đỏ * Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Hà thủ ô đỏ chứa 1,7% antraglucosid trong đó có crysophanol, emodin, rhein, 1.1% protid, 42.2% tinh bột, 3.1% lipid, 4.5% chất vô cơ, 26.4% chất tan trong nước và nhiều chất khác (Dược điển Trung Quốc, 2000). Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ củ phơi hay sấy khô, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Hà thủ ô đỏ được dùng chữa thận suy, yếu gan; thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém; sốt rét mãn tính, thiếu máu, ít sữa; các bệnh của phụ nữ sau khi đẻ, xích bạch đới; đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiện ra máu; đái buốt, đái dắt, đái ra
  • 14. 6 máu (lao lâm); mẩn ngứa, bệnh ngoài da, hạ Cholesterol, kháng viêm, tăng lưu thông máu (Lê Trần Đức, 1997) [2]. * Giá trị dược liệu: Thân rễ Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, làm đen tóc, tác dụng thông tiểu, giải độc, chữa cho phụ nữ sau đẻ, tràng nhạc, bổ gan thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, tăng lực, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương. Chữa bệnh viêm da, mủ, lậu (John et al, 1999). * Tình hình thị trường: Hà thủ ô đỏ là cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao đang được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta. Giá bán trên thị trường Hà thủ ô đỏ dạng củ khô có giá trị 250.000 đồng/kg. Hà thủ ô đỏ dạng củ tươi có giá khoảng 150.000 đồng/kg. Nhu cầu sử dụng thảo dược trong những năm gần đây ngày càng tăng cao. Riêng công ty Traphaco mỗi năm có nhu cầu khoảng 100 tấn dược liệu Hà thủ ô đỏ để sản xuất thuốc, công ty TNHH Thái Hòa - Thành phố Kon Tum mỗi năm nhu cầu khoảng 20 tấn dược liệu Hà thủ ô đỏ để sản xuất và sử dụng phục vụ y học cổ truyền. Ngoài ra còn nhiều công ty dược khác cũng sản xuất thuốc Hà thủ ô đỏ, cộng với bốc thuốc thang. Tổng nhu cầu Hà thủ ô đỏ ở nước ta ước tính tới 500 tấn/năm, đứng thứ 24 trong tổng số 70 loài dược liệu được sử dụng nhiều nhất (Phạm Thanh Huyền, 2016). 2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới Hà thủ ô đỏ có thể được nhân giống hữu tính bằng hạt, hoặc vô tính bằng giâm hom và nuôi cấy mô tế bào. Một số nghiên cứu nhân giống nuôi cấy mô đã được công bố. Lin et al. (2003) đã nghiên cứu nhân giống invitro cây Hà thủ ô đỏ trên môi trường MS. Hệ số nhân đạt 4,7 chồi/mẫu trên môi trường MS bổ sung NAA (0,2 mg/l) và BA (2,0 mg/l), chiều dài chồi đạt 1,0 cm - 4,28 cm. Chang et al. (2003) đã nghiên cứu vi nhân giống Hà thủ ô đỏ cho thấy nhân chồi từ chồi nách cây Hà thủ ô đỏ với tỉ lệ mẫu đạt cụm chồi rất cao (97%) trên môi trường MS có bổ sung NAA 0.2mg/l và BA 2.0mg/l sau 06 tuần nuôi cấy, 80 - 100% số chồi tạo rễ khi được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung NAA hoặc IBA và xác định hoạt chất avthraquinunes emodin và physcion trong cây cấy mô. Kết quả cho thấy hàm
  • 15. 7 lượng hoạt chất trong cây cấy mô sau 3 tháng trồng đạt cao hơn đáng kể so với hàm lượng trong dược liệu trên thị trường tại Đài Loan. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam Hà thủ ô đỏ được nhân giống hữu tính hoặc vô tính bằng giâm hom và nuôi cấy mô tế bào. Trần Thị Liên (2004) đã nghiên cứu nuôi cấy đoạn thân cây Hà thủ ô đỏ trên môi trường MS chứa NAA (0,1 mg/l) + BAP (0,5 mg/l), số chồi đạt 7 lần sau 5 tuần nuôi cấy. Trương Thị Bích Phượng và cs. (2008) đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình nhân giống vô tính invitro và thu được số lượng chồi trung bình tạo thành trên một mẫu ở môi trường nhân chồi tốt nhất đạt trung bình 6,5 chồi. Hoàng Thị Kim Hồng (2011) đã nghiên cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong môi trường MS + BAP 4 mg/l + NAA 0,1 mg/l (hệ số nhân đạt 8,54 lần). Nguyễn Xuyến Thành Thắng và cs (2012) đã xây dựng thành công quy trình nhân giống in vitro cây Hà thủ ô đỏ. Môi trường MS + BA 4mg/l + KIN 1,5 mg/l kích thích đoạn thân của chồi invitro cây Hà thủ ô đỏ tái sinh chồi tốt nhất, tỷ lệ tái sinh chồi là 88,88% và số chồi tái sinh là 3,33 chồi/mẫu. Các đoạn thân invitro cũng có khả năng tạo cụm chồi tốt trên môi trường MS + BA 4mg/l + NAA 0,5 mg/l. Hình 2.2. Cây mô Hà thủ ô đỏ
  • 16. 8 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 220 29’30’’B đến 230 02’30’’B và 1040 23’30’’Đ đến 1050 09’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1.478,4095 km2 . Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên, nằm cách thành phố Hà Giang 20km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thành phố Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc.
  • 17. 9 Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang * Thổ nhưỡng Tổng diện tích đất tự nhiên 147.840,95 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp là 126.506,41 ha, chiếm 85,57%; diện tích đất phi nông nghiệp 7.227,93 ha, chiếm 4,89%; đất chưa sử dụng 14.106,61 ha, chiếm 9,54% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
  • 18. 10 Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp. Trên địa bàn huyện gồm những nhóm đất chính sau: - Nhóm đất phù sa: Có diện tích 1.998,57 ha chiếm 1,352% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các sông, suối lớn trong huyện. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ dốc dưới 30 là chủ yếu, đất có phản ứng chua vừa (PHKCl = 5,3 - 5,5), hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình, thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Nhóm đất đen (Đất đen các bo nát Rv):Có diện tích 76,88ha chiếm 0,052% diện tích tự nhiên. Kết cấu đất viên, hoặc cục nhỏ, đất tương đối tơi xốp, thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Nhóm đất đỏ vàng: + Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Có diện tích 6.862,68 ha, chiếm 4,642% đất tự nhiên, đất có độ dốc từ 8 - 150 C, tầng đất dày 100 cm, có thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. + Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích 4.214,46 ha, chiếm 2,851% đất tự nhiên. Đất có nhiều đá lộ đầu, đá lẫn, nhiều tầng mỏng dưới 50 cm, thích hợp trồng ngô và các loại hoa màu như đậu tương. Những nơi tầng đất dầy 70 cm thích hợp trồng cà phê, chè và các loại cây ăn quả. + Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Có diện tích 55.805,88 ha, chiếm 37,747% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu các xã phía nam huyện trên địa hình đồi bát úp kéo dài, đất chủ yếu có thành phần cơ giới thịt trung bình, thích hợp trồng chè, cây ăn quả và hoa màu lương thực + Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Có diện tích 32.667,03 ha, chiếm 22,096% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ dốc trên 150 , (PHKCl = 4,5 - 5), đất có thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho trồng chè, mơ mận và hoa màu.
  • 19. 11 + Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Có diện tích 12.534,59 ha chiếm 8,478% diện tích tự nhiên, phân bố ở dạng địa hình bị chia cắt, độ dốc trên 150 C. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo, những nơi có độ dốc cao nên bố trí nông lâm kết hợp hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng. + Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Có diện tích 1.115,23 ha, chiếm 0,754% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có độ phì khá, phân bố chủ yếu ở độ dốc từ 8 - 150 , thích hợp trồng chè và cây ăn quả. + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Có diện tích 943,36 ha, chiếm 0,638% diện tích tự nhiên. Phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, đây là loại đất được hình thành từ đất feralit trên các nền đá mẹ khác nhau như: Đá sét, đá biến chất, đá macma axít, đá cát kết....được con người khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: + Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit (Ha): Có diện tích 10.682,96 ha, chiếm 7,226% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 900 m, thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh + Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): Có diện tích 498,55 ha, chiếm 0,337% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 900m, nơi đất có độ dốc từ nhỏ hơn 250 thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh, đất có độ dốc cao hơn thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng. + Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): Có diện tích 2.356,36 ha, chiếm 1,594% diện tích tự nhiên. phân bố ở độ cao trên 900 m, thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh, đất có độ dốc cao hơn thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng. - Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao (A): Có diện tích 3.920,14 ha, chiếm 2,652% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 1800 m, thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh và khoanh nuôi bảo vệ rừng - Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D): Có diện tích 1.776,27 ha, chiếm 1,201% diện tích tự nhiên. Phân bố hầu hết các xã trong huyện, ở các thung lũng vùng đồi núi. Đất được hình thành do các sản phẩm bồi tụ từ trên các đồi núi xung quanh đưa xuống, tầng đất thường lẫn đá, nơi thấp thường có glay thích hợp với trồng lúa ở những nơi chủ động được nguồn nước, trồng hoa màu những nơi thiếu nước.
  • 20. 12 Bảng 2.1: Diện tích tự nhiên phân theo các nhóm đất TT Tên đất Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ % I Nhóm đất phù sa 1.998,57 1,352 1 Đất phù sa được bồi Pb 34,65 0,023 2 Đất Ps không được bồi không có tầng glay và loang lỗ P 104,93 0,071 3 Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng Pf 37,99 0,026 4 Đất phù sa ngòi suối Py 1.821,00 1,232 II Nhóm đất đen 76,88 0,052 5 Đất đen cacbo nát Rv 76,88 0,052 III Nhóm đất đỏ vàng 114.143,23 77,207 6 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk 6.862,68 4,642 7 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 4.214,46 2,851 8 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 55.805,88 37,747 9 Nhóm đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa 32.667,03 22,096 10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 12.534,59 8,478 11 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.115,23 0,754 12 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 943,36 0,638 IV Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao 13.537,87 9,157 13 Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit Ha 10.682,96 7,226 14 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs 498,55 0,337 15 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 2.356,36 1,594 V Nhóm đất mùn trên núi cao 3.920,14 2,652 16 Đất mùn vàng nhạt trên núi cao A 3.920,14 2,652 VI Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 1.119,94 0,758 17 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 1.119,94 0,758 VII Núi đá Ô 11.268,05 7,622 VIII Sông suối, ao hồ 1.776,27 1,201 Tổng diện tích tự nhiên 147.840,95 100 (Nguồn: Bản đồ tỉnh Hà Giang)
  • 21. 13 * Khí hậu - thủy văn Vị Xuyên nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh kéo dài, khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm 230 C, biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 120 C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến tháng 1; tổng lượng nhiệt trong năm từ 8300 – 850000 C, số giờ nắng trung bình năm trên 1200 giờ. Lượng mưa trung bình khá lớn 3000 - 4000 mm/năm. Độ ẩm trung bình 84%, độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 (trên 87%) và thấp nhất vào tháng 3 (80%). Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi như sương muối trong mùa đông, mùa hè mưa nhiều nên thường xảy ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KTXH của huyện. Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông chảy qua địa bàn huyện dài 70 km; diện tích lưu vực khoảng 8700 km2 , có chế độ thủy chế phức tạp và khác biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Huyện Vị Xuyên còn là nơi bắt nguồn của sông Chảy, Sông Miện chảy qua Thuận Hòa và sông Nậm Điêng chảy qua Minh Tân. Hệ thống suối, ao hồ khá phát triển đã đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện nhỏ, sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng, nhất là các xã vùng cao. * Tài nguyên sinh vật: Huyện Vị Xuyên có diện tích rừng khá lớn, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,36 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích rừng sản xuất có 14283,22 ha; diện tích rừng phòng hộ 41684,39 ha, diện tích rừng đặc dụng 29228,75 ha. Độ che phủ rừng luôn đạt trên 50% (năm 2009 là 59%). Diện tích rừng trồng tập trung 15942,24 ha; trong đó trồng mới 2231,10 ha. Các loài gỗ quý: pơ mu, ngọc am, lát, nghiến, thông đá, trò chỉ, ...; các loài thực vật đặc hữu: cây Vù Hương, Bồ an, Bồ đề lá bời bời; các loài cây dược liệu quý: sa nhân, thảo quả, quế, đỗ trọng... huyện còn có thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày (chè,
  • 22. 14 cam), cây ăn quả và cây đặc sản. Trên địa bàn huyện còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh II. Rừng có vai trò rất lớn bảo vệ môi trường, cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp, xây dựng, y tế và là những điểm du lịch sinh thái. Tài nguyên động vật tương đối phong phú, có nhiều loài quý hiếm: gấu ngựa, gà lôi, đại bàng... Tuy nhiên, do diện tích rừng bị suy giảm trong những thập niên qua, cùng với tập quán săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài thú quý hiếm đã bị suy giảm về cả số loài và cá thể. - Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng 85196,4 ha, chiếm 56,8% diện tích đất tự nhiên toàn huyện; trong đó diện tích rừng trồng tập trung là 13711,14 ha; trồng rừng kinh tế tập trung ở các xã Việt Lâm, Đạc Đức, Trung Thành, Linh Hồ. Năm 2009 trồng mới được 2331+ha; độ che phủ rừng đạt 59%, cao hơn mức trung bình của Hà Giang và của cả nước tương ứng 52,6% và 38,6%. Thực hiện giao đất giao rừng cho người dân, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng tập trung, tích cực trồng mới; phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp.
  • 23. 15 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cây Hà thủ ô đỏ. + Xây dựng, đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ - Phạm vị nghiên cứu là 2000m2 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Tại vườn ươm công nghệ cao giống cây trồng nông lâm nghiệp, cây ăn quả, hoa cây cảnh và dược liệu, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang . - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ. - Đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc. - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc. - Một số bài hoc, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ 3.4.1.1. Phương pháp lựa chọn vật liệu giống Kế thừa những kết quả” trước của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, triển khai xây dượng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ thuộc đề tài: “ Nghiên cứu chọn giống và phát triển công nghệ nhân giống với quy mô công nghệ cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam” chúng tôi lựa chọn được 3 xuất xứ cây Hà thủ ô đỏ (xuất xứ Bắc Kạn, xuất xứ Hà Giang và xuất xứ Lai Châu) để làm vật liệu giống xây dựng vườn giống gốc tại Hà Giang.
  • 24. 16 Chúng tôi lựa chọn những củ phát triển tốt không bị sâu bệnh hại, đường kính, chiều cao củ >15% so với các cây khác. 3.4.1.2. Phương pháp bố trí vườn giống gốc - Diện tích: 2000m2 - Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp vào vụ xuân (tháng 2 - 3 âm lịch) - Yêu cầu về đất: Đất cày bừa kỹ, sạch cỏ. Nếu đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng thối rễ. Đất dốc nên tiến hành đào hố sâu 30 x rộng 30 cm. - Khoảng cách, mật độ: Khoảng cách giữa các cây trồng 60 - 80cm trên một luống. - Phân bón: Lượng phân bón lót: 3kg phân chuồng hoai cho mỗi hố. Cách bón: Trộn đều phân với đất trước khi trồng từ 10 - 15 ngày. Bón thúc: Hàng năm bón phân 2 lần vào tháng 4 - 5 và cuối tháng 6 - 7. Lượng bón 0,2 kg phân vi sinh/cây. - Chăm sóc: Định kỳ làm cỏ, đặc biệt làm cỏ lúc mới trồng, hàng năm nên xới xáo, vun gốc từ hai đến ba lần để tạo đất thoáng cho cây phát triển. Luôn đảm bảo đủ ẩm để cây phát triển tốt. Khi ngập úng thoát nước ngay tránh làm cây chết.Làm giàn leo: Khi cây cao 30 cm cần làm giàn cho cây dạng chữ A cao 1,5 - 1,7 m. 3.4.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc Dụng cụ: Thước đo chiều dài (20cm,1m), thước panme đo đường kính, máy ảnh, sổ và bút ghi. Phương pháp: Trên diện tích, tổng diện tích trồng, chọn 5 điểm theo đường chéo góc như sau:
  • 25. 17 Hình 3.1. Sơ đồ theo dõi Mỗi điểm có kích thước 45m2 (9mx5m) tiến hành đo đếm và quan sát. Chỉ tiêu theo dõi vườn giống gốc: + Động thái chiều cao (cm): Đo từ gốc đến vút ngọn + Số lá: Đếm số lá trên thân chính + Đường kính gốc thân + Diễn biến số thân/khóm/gốc + Tính đồng nhất về hình thái: Theo dõi tỉ lệ số cây khác dạng + Khả năng về chống chịu: Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: 15 ngày/lần, chỉ tiêu: Thời gian xuất hiện, tỉ lệ cây bị bệnh, vị trí xuất hiện trên cây, mô tả vị trí bị hại. Theo dõi khả năng chịu rét, nóng, hạn, ngập úng,... + Tính đồng nhất về hình thái: Theo dõi tỉ lệ số cây khác dạng Bảng 3.1. Bảng đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng Chỉ tiêu theo dõi Ngày trồng Ngày theo dõi Số cây sống (cây) Chiều cao cây (cm) 45m2 45m2 45m2 45m2 45m2
  • 26. 18 Đường kính thân cây (cm) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Tình hình sâu bệnh hại Chất lượng cây - Đặc điểm hình thái: + Kiểu sinh trưởng + Màu sắc thân lá + Hình dạng thân lá, kiểu cuống lá + Hoa: Màu sắc, hình dạng + Quả: Màu sắc, hình dạng + Hạt: Màu sắc, hình dạng - Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển + Thời gian từ gieo đến thu dược liệu và chọn củ giống (ngày) + Chiều cao cây (cm): Đo từ vị trí sát mặt đất đến đỉnh vuốt lá cao nhất + Số lá/cây: Đếm tổng số lá/cây + Chiều dài cuống lá (cm): Đo khoảng cách cuống lá từ thân cây đến chân lá + Chiều dài lá (cm): Đo khoảng cách giữa chân lá đến ngọn lá + Chiều rộng lá (cm): Đo khoảng cách chiều rộng giữa 2 mép lá + Đường kính tán (cm): Đo khoảng cách giữa 2 mép tán lá (thường đo 2 chiều vuông góc sau lấy trung bình) - Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại Theo dõi mức độ sâu, bệnh hại theo Quy chuẩn QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT
  • 27. 19 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học trên các phần mềm IRRISTAT 5.0, Excel, … Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ 4.1.1. Kết quả lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước của Viện nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, triển khai xây dượng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống và phát triển công nghệ nhân giống với quy mô công nghệ cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam” chúng tôi tiến hành trồng 3 xuất xứ của cây Hà thủ ô đỏ là Bắc Kạn, Hà Giang, Lai Châu. Chúng tôi tiến hành lựa chọn các cây vượt trội về kích thước, đường kính >15% các cây xung quanh, các cây được lựa chọn có sinh trưởng vượt trội và không bị sâu bệnh hại. Kết quả lựa chọn được các cây Hà thủ ô đỏ có các tiêu chí sau làm vật liệu giống trồng vườn giống gốc: Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Hà thủ ô đỏ đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc TT Chỉ tiêu ĐVT Mức yêu cầu Ghi chú 1 Chiều dài củ Cm > 16 Đo từ đỉnh củ đển ngọn củ 2 Đường kính củ Cm > 2.5 Đo chỗ to nhất của củ 3 Số lá thật Lá > 5 Phát triển đầy đủ 4 Chiều rộng lá Cm > 1.5 Đo tại lá thứ 5 5 Chiều dài lá Cm > 3 Đo tại lá thứ 5 6 Sâu bệnh hại Cây giống không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình Những cây được lựa chọn để làm nguồn vật liệu trồng vườn giống gốc đảm
  • 28. 20 bảo các tiêu chí sau: Chiều dài củ > 16cm; Đường kính củ > 2.5cm; cây có ít nhất 5 lá thật, chiều rộng lá > 1.5cm, chiều dài lá >3cm và các cây lựa chọn đều không bị nhiễm bệnh hay dị hình. 4.1.2. Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Hà thủ ô đỏ - Chọn vùng trồng: Chọn đất nơi cao ráo, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có nhiều chất dinh dưỡng. Các triền đồi thoải, ruộng bậc thang hay chấn ruộng cao là thích hợp nhất. Các loại đất khác có thể trồng được nhưng năng suất thấp, pH thích hợp 5,5 - 6,5. - Kỹ thuật làm đất: Đất cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại. Nếu đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng thối rễ. Đất dốc nên tiến hành đào hố sâu 30 x rộng 30 cm. - Phân bón: + Bón lót: Lượng phân bón lót: 3kg phân chuồng hoai cho mỗi hố. Cách bón: Trộn đều phân với đất trước khi trồng từ 10 - 15 ngày. + Bón thúc: Hàng năm bón phân 2 lần vào tháng 4 - 5 và cuối tháng 6 - 7. Lượng bón 0,2 kg phân vi sinh/cây. - Kỹ thuật trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh cây trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt rễ cây thẳng đứng, lấy tay lấp đất và ấn chặt gốc. Trồng xong cần tưới ngay. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7 ngày cây bắt đầu bén rễ hồi xanh. - Chăm sóc: Định kỳ làm cỏ, đặc biệt làm cỏ lúc mới trồng, hàng năm nên xới xáo, vun gốc từ hai đến ba lần để tạo đất thoáng cho cây phát triển. Luôn đảm bảo đủ ẩm để cây phát triển tốt. Khi ngập úng thoát nước ngay tránh làm cây chết. Làm giàn leo: Khi cây cao 30 cm cần làm giàn cho cây dạng chữ A cao 1,5 - 1,7 m. + Phòng trừ sâu bệnh hại: Hà thủ ô đỏ ít bị sâu bệnh hại, cần thường xuyên làm cỏ, không để ngập úng, rắc vôi (0,5 kg) xung quanh khu vực trồng tránh sâu ăn lá và động vật phá hại. Nếu phát hiện sâu bệnh sử dụng thuốc thảo mộc để phòng trừ. 4.1.3. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ * Sơ đồ bố trí vườn giống gốc
  • 29. 21 Hình 4.1. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ tại thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 4.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc 4.2.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về tỷ lệ sống của các cây Hà thủ ô đỏ thời điểm sau trồng 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày. Ta được kết quả ở bảng dưới đây: Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc Xuất xứ Kí hiệu Số cây ban đầu (cây) Tỷ lệ cây sống sau 15 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 30 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 60 ngày (%) Tỷ lệ cây sống sau 90 ngày (%) Bắc Kạn 1 300 87.33 84.33 82.33 75.33 Hà Giang 2 300 99.00 97.67 97.67 93.67 Lai Châu 3 300 90.67 90.33 88.33 82.33 LSD0.05 2.07 1.51 2.72 6.31 CV 1.0 0.7 1.4 3.3 Nhìn vào bảng 4.2, ta thấy sau khi trồng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ, với xuất xứ Bắc Kạn sau 15 ngày trồng đạt tỷ lệ 87.33%; sau 30 ngày trồng đạt
  • 30. 22 84.33%; sau 60 ngày trồng đạt 82.33%; và sau 90 ngày trồng đạt 75.33%. Với xuất xứ Hà Giang tỷ lệ sống sau 15 ngày trồng đạt 99.00%; sau 30 ngày trồng đạt 97.67%; sau 60 ngày trồng đạt 97.67%; và sau 90 ngày trồng đạt 93.67%. Với xuất xứ Lai Châu tỷ lệ sống sau 15 ngày trồng đạt 90.67%; sau 30 ngày trồng đạt 90.33%; sau 60 ngày trồng đạt 88.33%; và sau 90 ngày trồng đạt 82.33%. Nhìn vào bảng ta thấy sau 90 ngày trồng tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ có xuất xứ Hà Giang là cao nhất đạt 93.67%; xuất xứ ở Bắc Kạn là thấp nhất đạt 75.33%. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ sống khác nhau là có ý nghĩa. Cây Hà thủ ô đỏ khi chuẩn bị trồng Cây Hà thủ ô đỏ sau trồng 15 ngày Cây Hà thủ ô đỏ sau 90 ngày trồng Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc
  • 31. 23 4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc Sau thời gian trồng 90 ngày tiến hành theo dõi các chỉ tiêu biến động về kích thước đường kính thân, chiều dài lá, chiều rộng lá và chất lượng của cây ta được kết quả ở bảng sau: Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc Xuất xứ Ký hiệu Tổng số cây (cây) Tỷ lệ bật chồi mới (%) Thời gian bật chồi (ngày) Chất lượng chồi Bắc Kạn 1 90 73.33 8.38 Chồi nhỏ Hà Giang 2 90 95.57 7.27 Chồi mập, thân mập, khoẻ Lai Châu 3 90 82.22 6.13 Chồi mập, thân mập, khoẻ LSD0.05 6.67 8.38 CV 3.5 4.7 Nhìn vào bảng kết quả 4.3 ta thấy: Tỷ lệ bật chồi mới sau 90 ngày trồng với các xuất xứ lần lượt là: xuất xứ Bắc Kạn đạt tỷ lệ 73.33%; xuất xứ Hà Giang 95.57 %; xuất xứ Lai Châu đạt tới 82.22%. Thời gian bật chồi của các xuất xứ lần lượt là: xuất xứ Bắc Kạn trung bình là 8.38 ngày; xuất xứ Hà Giang trung bình là 7.27 ngày; xuất xứ Lai Châu trung bình là 6.13ngày. Chất lượng của chồi sau 90 ngày trồng như sau: Với xuất xứ Bắc Kạn chồi mới thường nhỏ; xuất xứ Hà Giang chồi mới thân mập và khỏe, xuất xứ Lai Châu chồi mới thân mập và khỏe. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa. Theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc sau 90 ngày trồng ta có kết quả ở bảng 4.4 dưới đây:
  • 32. 24 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc Xuất xứ Ký hiệu Tổng số cây Số thân TB trên 1 gốc (thân) Chiều dài lá tăng thêm (cm) Chiều rộng lá tăng thêm (cm) Bắc Kạn 1 90 4.05 2.16 2.17 Hà Giang 2 90 6.06 3.9 2.76 Lai Châu 3 90 3.13 1.48 1.3 LSD0.05 0.28 0.57 0.45 CV 2.8 4.5 3.0 Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy: Sau 90 ngày trồng số thân trung bình/ gốc với các xuất xứ lần lượt như sau: xuất xứ Bắc Kạn trung bình là 4.05 thân/gốc, xuất xứ Hà Giang trung bình là 6.06 thân/gốc, xuất xứ Lai Châu trung bình là 3.13 thân/gốc. Sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Bắc Kạn là 2.16cm; Hà Giang là 3.9cm, Lai Châu là 1.48cm. Sau 90 ngày trồng chiều rộng lá tăng thêm trung bình lần lượt là Bắc Kạn là 2.17cm, Hà Giang 2.76cm, Lai Châu là 1.3cm. Nhìn vào bảng ta thấy xuất xứ có số thân trung bình trên 1 gốc cao nhất là Hà Giang 6.06 thân/gốc, xuất xứ có số thân trung bình trên 1 gốc ít nhất là Lai Châu 3.13 thân/gốc. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.
  • 33. 25 Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Hà thủ ô đỏ 4.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc Qua quá trình theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc, ta thấy các loại sâu chính đối với cây Hà thủ ô đỏ thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây:
  • 34. 26 Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính đối với giống cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc Giống cây Đối tượng gây hại Bộ phận bị hại Tên Việt Nam Tên khoa học Bắc Kạn Dế Gryllotalpidae Thân non Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân Rầy mềm Aphis gossipii Lá Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ Hà Giang Dế Gryllotalpidae Thân non Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân Rầy mềm Aphis gossipii Lá Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ Lai Châu Dế Gryllotalpidae Thân non Sâu xám Agrotis ipsilon Lá non, thân Rầy mềm Aphis gossipii Lá Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonic sp Thân, rễ Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy cây Hà thủ ô đỏ với 3 xuất xứ Bắc Kạn, Hà Giang và Lai Châu đều xuất hiện các loại sâu bệnh chính đó là Dế, Sâu xám, Rầy mềm, và bệnh lở cổ rễ. - Dế (Gryllotalpidae): Thường gây hại cho cây thời kỳ cây còn non. Chúng cắn đứt thân non của cây. - Sâu xám (Agrotis ipsilon): thường gây hại ở thời kỳ cây con. Loài sâu này thường gây hại vào ban đêm, ăn lá non hoặc cắn đứt ngang các thân và cành non. Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có những chấm đen mờ. - Rầy mềm (Aphis gossipii): Ban đầu rầy chỉ tập trung gây hại ở những búp non, lá non. Về sau do tích lũy nhiều, mật độ tăng nhanh, chúng xuất hiện trên cả những lá già và thường tập trung ở mặt dưới của lá. Rầy chích hút nhựa cây làm búp non, lá non bị quăn queo, biến dạng, lá chuyển sang màu vàng, cây còi cọc, sinh
  • 35. 27 trưởng kém. - Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonic sp): Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện ở giai đoạn cây con, đặt biệt trong giai đoạn vườn ươm. Triệu chứng bắt đầu với vết đốm màu nâu nhỏ ở gốc, thân và lan rộng đến rễ. Vùng rễ nhiễm bệnh bị thối, cây con héo rễ và chết. Dế Sâu xám Rầy mềm Hình 4.4. Hình ảnh một số loài gây hại cho cây Hà thủ ô đỏ 4.4. Một số bài học, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ 4.4.1. Một số bài học chăm sóc vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ Qua quá trình trồng, chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc, có thể đưa ra những bài học chăm sóc và phát triển vườn giống gốc như sau:
  • 36. 28 - Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên. - Làm dàn cho cây leo. - Thường xuyên làm cỏ, không xới cỏ quá sâu tránh ảnh hưởng đến cây, cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. - Định kỳ bón phân cho cây - Thường xuyên theo dõi và kịp thời loại bỏ các sâu bệnh hại cho cây. 4.4.2. Ý nghĩa của việc duy trì được vườn giống gốc - Vườn giống gốc bảo tồn được nguồn gen cây Hà thủ ô đỏ tại tỉnh Hà Giang. - Vườn giống gốc cung cấp nguồn giống, chất lượng tốt, sạch bệnh, khả năng chống chịu sâu bệnh cao làm vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển. 4.4.3. Giải pháp cụ thể để duy trì vườn giống gốc - Nguồn giống ban đầu để trồng vườn giống gốc phải qua các quá trình khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu. - Cần áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc.
  • 37. 29 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ Vườn giống gốc cây cây Hà thủ ô đỏ tại thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang với diện tích 2000m2 , kích thước trồng là 30cm x 30cm. Trồng 3 xuất xứ cây Hà thủ ô đỏ ở vườn giống gốc. 2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc -Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc: tỷ lệ cây sống sau 90 ngày trồng đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ bật chồi từ 95.57% trở lên; có thời gian bật chồi trung bình từ 6.13 ngày – 8.38 ngày. - Sau 90 ngày trồng số thân trung bình/gốc cây Hà thủ ô đỏ đạt 3.13 – 6.06 thân/gốc; chiều dài lá tăng thêm từ 1.48 – 3.9cm; chiều rộng lá tăng thêm từ 1.3 – 2.76cm. 3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc Cây Hà thủ ô đỏ trồng tại vườn giống gốc chủ yếu xuất hiện 3 loại sâu chính đó là: Dế, Sâu xám, và Rầy mềm. Hà thủ ô đỏ chủ yếu xuất hiện bệnh lở cổ rễ. 4. Một số giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc - Kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ: Thường xuyên kiểm tra, tưới nước đủ ẩm, làm giàn che cho cây, làm cỏ, xới đất, theo dõi tình hình sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thới. - Việc duy trì vườn giống gốc có ý nghĩa lớn đối với bảo tồn nguồn gen cây Hà thủ ô đỏ và cung cấp nguồn vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển loài này. - Đưa ra một số giải pháp để duy trì vườn giống gốc: Phải khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu của cây tại vườn giống gốc; Áp dụng đúng và đồng bộ các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc.
  • 38. 30 5.2. Kiến nghị Tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng phát triển các xuất xứ cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn cây mẹ ở vườn giống gốc. Đưa ra được tiêu chuẩn cây mẹ ở vườn giống gốc. Đảm bảo cung cấp nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho nhân giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Hà thủ ô đỏ.
  • 39. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội 2. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam,NXB Y học, tr. 937 - 938 3. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 4. Hoàng Thị Kim Hồng, Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong nuôi cấy in vitro cây Hà thủ ô đỏ ( Fallopia multiflorum Thunb), Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 2011 5. Phạm Thanh Huyền và cs (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả KH&CN Nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen Hà thủ ô đỏ và Đảng sâm Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất thuốc”, NVQG-2011/10, Bộ Khoa học và Công nghệ 6. Trần Thị Liên (2004), Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống vô tính loài Hà thủ ô bằng kỹ thuật invitro, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 7. Trương Thị Bích Phượng, Trần Thị Kim Thụ, Nguyễn Hoàng Lộc (2008) “Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia Thunb)”. Tạp chí Công nghệ sinh học, 6(4B):889-895. 8. Nguyễn Xuyến Thành Thắng, Trương Công Phi, Trịnh Thị Thanh Huyền, Ngô Quang Hưởng, Phí Thị Thu Hiền (2012), Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb), Trường Đại học Lạc Hồng. II. Tiếng anh 9. Chang Lin.L, Nalawede.SM, Mulabagal.V, Yeh.MS, Tsay.HS (2003), Micropropagation of Fallopia multiflorum Thunb and quantitative analysis of the avthraquinunes emodin and physcion formed in in vitro propagated shoots and plants, Birl. Pharn. Bull , pp. 1467-1471 10.John H. Wiersema, Blanca Leson (1999), Second Edition World Economic Plants, Taylor& Francis Group.
  • 40. 32 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tỷ lệ cây Hà thủ ô đỏ sống sau các lần theo dõi BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 15% LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 216.667 108.333 130.00 0.001 3 2 LL 2 2.00000 1.00000 1.20 0.392 3 * RESIDUAL 4 3.33335 .833337 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 222.000 27.7500 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 30% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 30% LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 267.556 133.778 301.00 0.000 3 2 LL 2 .222222 .111111 0.25 0.791 3 * RESIDUAL 4 1.77779 .444447 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 269.556 33.6944 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 60% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 60% LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 281.555 140.778 97.46 0.001 3 2 LL 2 1.55556 .777778 0.54 0.623 3 * RESIDUAL 4 5.77783 1.44446 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 288.889 36.1111 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 75% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 VARIATE V006 75% LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 440.222 220.111 43.07 0.003 3
  • 41. 33 2 LL 2 13.5556 6.77778 1.33 0.362 3 * RESIDUAL 4 20.4445 5.11112 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 474.222 59.2778 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 90% FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 VARIATE V007 90% LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 513.556 256.778 33.01 0.005 3 2 LL 2 14.8889 7.44445 0.96 0.459 3 * RESIDUAL 4 31.1111 7.77779 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 559.556 69.9444 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 MEANS FOR EFFECT XX ------------------------------------------------------------------------------- XX NOS 15% 30% 60% 75% 1 3 87.3333 84.3333 82.3333 77.6667 2 3 99.0000 97.6667 96.0000 94.6667 3 3 90.6667 90.3333 88.3333 84.3333 SE(N= 3) 0.527048 0.384901 0.693892 1.30526 5%LSD 4DF 2.06591 1.50873 2.71991 5.11634 XX NOS 90% 1 3 75.3333 2 3 93.6667 3 3 82.3333 SE(N= 3) 1.61015 5%LSD 4DF 6.31146 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LL ------------------------------------------------------------------------------- LL NOS 15% 30% 60% 75% 1 3 93.0000 90.6667 89.0000 87.0000 2 3 92.0000 90.6667 88.3333 85.6667 3 3 92.0000 91.0000 89.3333 84.0000 SE(N= 3) 0.527048 0.384901 0.693892 1.30526 5%LSD 4DF 2.06591 1.50873 2.71991 5.11634 LL NOS 90% 1 3 85.0000 2 3 84.3333 3 3 82.0000 SE(N= 3) 1.61015 5%LSD 4DF 6.31146
  • 42. 34 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HTOD TLS 27/ 5/19 9: 3 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 7 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 15% 9 92.333 5.2678 0.91287 1.0 0.0008 0.3916 30% 9 90.778 5.8047 0.66667 0.7 0.0004 0.7907 60% 9 88.889 6.0093 1.2019 1.4 0.0012 0.6230 75% 9 85.556 7.6992 2.2608 2.6 0.0033 0.3623 90% 9 83.778 8.3633 2.7889 3.3 0.0048 0.4590 Phụ lục 2: kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE SCBC FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 SCBC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 67.5556 33.7778 43.43 0.003 3 2 LL 2 .222222 .111111 0.14 0.871 3 * RESIDUAL 4 3.11111 .777778 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 70.8889 8.86111 -----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLBC FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 TLBC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 3291.40 1645.70 2.51 0.197 3 2 LL 2 1143.15 571.577 0.87 0.487 3 * RESIDUAL 4 2627.25 656.814 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 7061.81 882.727 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGBC FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 TGBC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN =============================================================================
  • 43. 35 1 XX 2 7.54909 3.77454 33.02 0.005 3 2 LL 2 .142955 .714777E-01 0.63 0.583 3 * RESIDUAL 4 .457245 .114311 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 8.14929 1.01866 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 MEANS FOR EFFECT XX ------------------------------------------------------------------------------- XX NOS SCBC TLBC TGBC 1 3 22.0000 50.0000 8.37667 2 3 24.6667 82.2200 7.26667 3 3 28.6667 95.5567 6.13333 SE(N= 3) 0.509175 14.7965 0.195202 5%LSD 4DF 1.99586 57.9993 0.765149 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LL ------------------------------------------------------------------------------ LL NOS SCBC TLBC TGBC 1 3 25.0000 60.0000 7.14000 2 3 25.0000 83.3333 7.43333 3 3 25.3333 84.4433 7.20333 SE(N= 3) 0.509175 14.7965 0.195202 5%LSD 4DF 1.99586 57.9993 0.765149 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCW 14 29/ 5/19 16:18 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SCBC 9 25.111 2.9768 0.88192 3.5 0.0032 0.8705 TLBC 9 75.926 29.711 25.628 33.8 0.1970 0.4873 TGBC 9 7.2589 1.0093 0.33810 4.7 0.0048 0.5826 Phụ lục 3: Kết quả theo dõi sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE STTT FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 STTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 13.4714 6.73570 432.23 0.000 3 2 LL 2 .286665E-02 .143333E-02 0.09 0.913 3 * RESIDUAL 4 .623338E-01 .155834E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 13.5366 1.69207
  • 44. 36 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDLTT FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 CDLTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PR SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 9.17389 4.58694 355.73 0.000 3 2 LL 2 .148889E-02 .744447E-03 0.06 0.945 3 * RESIDUAL 4 .515779E-01 .128945E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 9.22696 1.15337 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRLTT FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 CRLTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 XX 2 3.22109 1.61054 3.91 0.115 3 2 LL 2 .580022 .290011 0.70 0.549 3 * RESIDUAL 4 1.64871 .412178 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 5.44982 .681228 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 MEANS FOR EFFECT XX ------------------------------------------------------------------------------- XX NOS STTT CDLTT CRLTT 1 3 4.05000 2.16333 2.16667 2 3 6.06000 3.88000 2.75667 3 3 3.13000 1.48000 1.30000 SE(N= 3) 0.720727E-01 0.655603E-01 0.370665 5%LSD 4DF 0.282510 0.256982 1.45293 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LL ------------------------------------------------------------------------------- LL NOS STTT CDLTT CRLTT 1 3 4.41667 2.51333 1.97333 2 3 4.43333 2.49000 2.42333 3 3 4.39000 2.52000 1.82667 SE(N= 3) 0.720727E-01 0.655603E-01 0.370665 5%LSD 4DF 0.282510 0.256982 1.45293 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCW 15 29/ 5/19 16:40 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
  • 45. 37 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | STTT 9 4.4133 1.3008 0.12483 2.8 0.0003 0.9135 CDLTT 9 2.5078 1.0740 0.11355 4.5 0.0003 0.9448 CRLTT 9 2.0744 0.82537 0.64201 30.9 0.1151 0.5494